text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
John Phillip Key (sinh ngày 09 tháng 8 năm 1961) là Thủ tướng Chính phủ lần thứ 38 của New Zealand, giữ chức này từ năm 2008. Ông đã lãnh đạo Đảng Dân tộc New Zealand kể từ năm 2006. Sinh ra tại Auckland trước khi chuyển đến Christchurch khi còn là một đứa trẻ, Key đã học tại Đại học Canterbury và tốt nghiệp năm 1981 với bằng cử nhân thương mại. Ông bắt đầu sự nghiệp trong thị trường ngoại hối ở New Zealand trước khi chuyển ra nước ngoài làm việc cho Merrill Lynch, trong đó ông đã trở thành người đứng đầu ngoại hối toàn cầu trong năm 1995, một vị trí ông đảm nhiệm trong sáu năm. Năm 1999, ông được bổ nhiệm làm thành viên của Ủy ban Ngoại hối của Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York. Ông đã làm dân biểu Quốc hội New Zealand đại diện cho cử tri của khu vực bầu cử Helensville của Auckland như một trong số ít các thành viên Đảng Dân tộc mới của quốc hội trong cuộc bầu cử năm 2002 sau thất bại lớn của Đảng Dân tộc. Ông đã nắm giữ ghế dân biểu kể từ đó. Năm 2004, ông được bổ nhiệm làm Người phát ngôn Tài chính cho Đảng Dân tộc và cuối cùng đã thay thế Don Brash là người lãnh đạo Đảng Dân tộc vào năm 2006. Sau hai năm làm lãnh đạo của phe đối lập, ông đã lãnh đạo chính đảng của ông đến thắng lợi trong các cuộc tổng tuyển cử 2008 và 2011. Ông là người đã kế nhiệm Helen Clark làm thủ tướng.
Vào ngày 5 tháng 12 năm 2016, Key bất ngờ tuyên bố từ chức Thủ tướng New Zealand và lãnh đạo của Đảng Quốc gia, có hiệu lực ngày 12 tháng 12. Ông bày tỏ sự quan tâm, muốn dành nhiều thời gian với gia đình của mình. | 1 | null |
Hydrocynus goliath, cũng được biết đến như Cá hổ goliath, Cá hổ khổng lồ, hay mbenga, là một loài cá nước ngọt châu Phi rất lớn trong họ cá Alestidae.
Phân bố.
"Hydrocynus goliath" được tìm thấy trong lưu vực sông Congo (bao gồm cả sông Lualaba và hồ Upemba), và hồ Tanganyika.
Mô tả.
Trung bình loài cá ăn thịt răng lớn này phát triển đến chiều dài 1,5 mét (4,9 ft) và trọng lượng 50 kg (110 lb). | 1 | null |
Helen Elizabeth Clark, ONZ SSI (sinh ngày 26 tháng 2 năm 1950) là một chính trị gia New Zealand, từng là Thủ tướng Chính phủ lần thứ 37 của New Zealand phục vụ ba nhiệm kỳ liên tiếp 1999-2008. Bà là người phụ nữ đầu tiên được bầu vào chức vụ này trong một cuộc tổng tuyển cử, và là người thứ năm phục vụ dài nhất nắm giữ chức vụ đó. Bà đã làm quản trị viên của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), vị trí cao thứ ba của Liên Hợp Quốc, kể từ năm 2009. | 1 | null |
USS "MacLeish" (DD-220/AG-87) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất, và đã tiếp tục phục vụ cho đến hết Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Đại úy Hải quân Kenneth MacLeish.
Thiết kế và chế tạo.
"MacLeish" được đặt lườn vào ngày 19 tháng 8 năm 1919 tại xưởng tàu của hãng William Cramp & Sons ở Philadelphia. Nó được hạ thủy vào ngày 18 tháng 12 năm 1919, được đỡ đầu bởi cô Ishbel MacLeish, em gái Đại úy MacLeish; và được đưa ra hoạt động vào ngày 2 tháng 8 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân F. T. Berry.
Lịch sử hoạt động.
Giữa hai cuộc thế chiến.
Sau một lượt phục vụ ngắn cùng Hạm đội Thái Bình Dương, "MacLeish" khởi hành từ Philadelphia vào ngày 5 tháng 6 năm 1922 để gia nhập Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ tại vùng biển Thổ Nhĩ Kỳ. Cho đến tháng 6 năm 1924, nó hoạt động tại Hắc Hải và khu vực Đông Địa Trung Hải, bảo vệ các quyền lợi của Hoa Kỳ và trợ giúp di tản người tị nạn. Vào tháng 10 năm 1922, thủy thủ của nó đã tham gia vào cuộc đổ bộ lên Smyrna (Izmir), Thổ Nhĩ Kỳ. Gia nhập Lực lượng Tuần tiễu vào năm 1924, chiếc tàu khu trục đã viếng thăm nhiều cảng Châu Âu trước khi quay về Hoa Kỳ vào tháng 7.
Không lâu sau khi về đến Boston, Massachusetts, "MacLeish" lại khởi hành để nhận nhiệm vụ tại vùng bờ Tây Hoa Kỳ. Đến ngày 7 tháng 5 năm 1925, nó lên đường để phục vụ cùng Hạm đội Á Châu, đi đến Thượng Hải, Trung Quốc vào ngày 21 tháng 6. Hoạt động giữa các cảng Trung Quốc và Philippines, chiếc tàu khu trục huấn luyện và tuần tra đồng thời bảo vệ các quyền lợi của Hoa Kỳ. Vào năm 1925, thủy thủ của nó đã tham gia lực lượng đổ bộ lên Thượng Hải vào lúc xảy ra những biến động bất ổn tại đây. Nó tiếp tục ở lại vùng biển Viễn Đông và Thái Bình Dương cho đến ngày 11 tháng 3 năm 1938, khi nó được cho xuất biên chế và gia nhập hạm đội dự bị tại San Diego, California.
Thế Chiến II.
Khi Chiến tranh Thế giới thứ Hai bùng nổ tại châu Âu vào năm 1939, "MacLeish" được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 25 tháng 9 năm 1939. Được phân về lực lượng tuần tra duyên hải phía Đông, nó sẵn sàng ra khơi vào ngày 1 tháng 2 năm 1940, và đã tham gia các hoạt động tuần tra và cơ động tại vùng biển Caribe, trước khi được tái vũ trang chuẩn bị cho nhiệm vụ hộ tống. Vào cuối tháng 1 năm 1941, với vũ khí mới và các thùng nhiên liệu bổ sung, và sau các đợt huấn luyện khẩn trương, nó được giao nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại ven biển. Vào tháng 7, nó được chuyển sang hoạt động tuần tra và hộ tống Bắc Đại Tây Dương, và tiếp tục nhiệm vụ này sau khi Hoa Kỳ chính thức tham chiến. Vào mùa Xuân năm 1942, nó được phân trở lại nhiệm vụ hộ tống vận tải ven biển, và vào ngày 2 tháng 5 được ghi nhận có thể có một chiến công ngoài khơi bờ biển Florida. Cho đến tháng 2 năm 1943, "MacLeish" đã hộ tống an toàn 12 đoàn tàu vận tải đi lại giữa Norfolk, Virginia và Key West cùng 9 đoàn khác giữa New York và vịnh Guantánamo, Cuba.
Khi cuộc tấn công của Đồng Minh tại Bắc Phi đòi hỏi một luồng tiếp liệu gia tăng, đến tháng 2 năm 1943, mọi tàu hộ tống sẵn có đều được huy động vào nhiệm vụ vượt Đại Tây Dương. "MacLeish" đã thực hiện hai chuyến đi giữa New York và Casablanca. Đến tháng 6, nó gia nhập một trong những đội tàu sân bay hộ tống đầu tiên, và trong bảy tháng tiếp theo đã di chuyển trên bảo vệ cho tuyến đường vận chuyển Norfolk -Casablanca. Trong chuyến đi thứ hai vào tháng 7, máy bay thuộc đội của "MacLeish" có thể đã đánh chìm được ba tàu ngầm đối phương.
Nó phục vụ trong ba tháng đầu của năm 1944 như một tàu mục tiêu cho việc huấn luyện máy bay ném bom-ngư lôi thủy quân lục chiến ngoài khơi Key West. Sau khi được đại tu, nó quay lại nhiệm vụ hộ tống, khởi hành vào tháng 5, và đi đến các cảng Địa Trung Hải như là soái hạm của Lực lượng Đặc nhiệm 63. Sau ngày D, nó hộ tống thêm một đoàn tàu vận tải khác vượt Đại Tây Dương, lần này đến Cherbourg; rồi sau đó phục vụ như tàu mục tiêu cho việc huấn luyện tàu ngầm tại khu vực kênh đào Panama. Nó được xếp lại lớp với ký hiệu lườn AG-87 tại Boston, Massachusetts vào ngày 5 tháng 1 năm 1945, đồng thời các vũ khí nặng bên trên cũng được tháo dỡ. Sau khi hoàn tất cải biến, nó quay trở lại khu vực Panama tiếp tục nhiệm vụ như một tàu mục tiêu, huấn luyện cho 25 tàu ngầm trước khi lên đường đi Rhode Island làm nhiệm vụ kéo mục tiêu thực hành cho viêc huấn luyện máy bay hải quân.
Được cho ngừng hoạt động vào ngày 8 tháng 3 năm 1946, "MacLeish" được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 13 tháng 11, và bị bán cho hãng Boston Metals Company ở Baltimore, Maryland vào ngày 18 tháng 12 để tháo dỡ.
Phần thưởng.
"MacLeish" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. | 1 | null |
USS "Simpson" (DD-221/APD-27/AG-97) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất, và đã tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai cho đến khi xung đột kết thúc. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Chuẩn đô đốc Edward Simpson.
Thiết kế và chế tạo.
"Simpson" được đặt lườn vào ngày 9 tháng 10 năm 1919 tại xưởng tàu của hãng William Cramp and Sons ở Philadelphia. Nó được hạ thủy vào ngày 28 tháng 4 năm 1920, được đỡ đầu bởi cô Caroline Sterett Simpson, con gái đô đốc Simpson; và được đưa ra hoạt động vào ngày 3 tháng 11 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân P. T. Berry.
Lịch sử hoạt động.
Giữa hai cuộc thế chiến.
Trong năm phục vụ đầu tiên, "Simpson" thực hiện các cuộc thực tập huấn luyện cùng Hạm đội Thái Bình Dương, bao gồm một chuyến đi đến Valparaíso, Chile. Nó sau đó băng qua kênh đào Panama vào ngày 12 tháng 12 năm 1921, và sau một đợt đại tu tại Philadelphia, đã khởi hành từ Newport, Rhode Island vào ngày 6 tháng 6 năm 1922 để đi sang Địa Trung Hải. Từ ngày 29 tháng 6 năm 1922 đến ngày 26 tháng 2 năm 1924, nó phục vụ như một đơn vị của Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ tại vùng biển Thổ Nhĩ Kỳ dưới quyền Chuẩn đô đốc Mark L. Bristol, có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ tại khu vực Cận Đông đầy bất ổn sau khi kết thúc Thế Chiến I. Nó đã tham gia bảo vệ công dân Hoa Kỳ và hỗ trợ hoạt động của các tổ chức cứu trợ tại Hắc Hải và vùng Đông Địa Trung Hải. Sau một lượt viếng thăm các cảng tại khu vực Tây Địa Trung Hải và eo biển Manche, nó khởi hành từ Southampton, Anh Quốc vào ngày 1 tháng 7 năm 1924 quay về Hoa Kỳ để được đại tu tại Norfolk, Virginia. Sau đó nó tiến hành huấn luyện tại vùng biển Caribe và vùng bờ Đông, trước khi vượt Thái Bình Dương để phục vụ cùng Hạm đội Á Châu.
Sau khi đi đến Yên Đài, Trung Quốc vào ngày 14 tháng 6 năm 1925, "Simpson" tham gia các hoạt động thường lệ của Hạm đội Á Châu, tiến hành huấn luyện tại các căn cứ Thanh Đảo và Yên Đài vào mùa Hè và Manila, Philippines vào mùa Đông, và viếng thăm các cảng Trung Quốc trên đường đi. Trong năm 1925, sự bất ổn tại Trung Quốc gia tăng do sự lớn mạnh của các lực lượng Quốc Dân Đảng cùng các vụ bạo loạn chống người nước ngoài tại Thượng Hải và Quảng Châu. Các tàu khu trục thuộc Hạm đội Á Châu được phái đi tăng cường cho các pháo hạm tuần tra trên sông Dương Tử và dọc theo bờ biển phía Nam gần Quảng Châu. "Simpson" đã giúp giải cứu một số nhà truyền giáo tại Deep Bay, Hong Kong vào ngày 2 và 3 tháng 7 năm 1925, và trong nhiều năm tiếp theo đã thực hiện nhiều chuyến tuần tra tại vùng biển Trung Quốc bảo vệ tính mạng và tài sản của công dân Hoa Kỳ. Chiếc tàu khu trục đã có mặt tại Nam Kinh khi Nhật Bản tấn công bằng không quân và hải quân tại Thượng Hải vào cuối tháng 1 năm 1932, và nó đã hỗ trợ cho các nhà ngoại giao Hoa Kỳ tại thủ đô phía Nam của Trung Quốc vào những ngày đầu nguy cấp của vụ khủng hoảng này, cũng như gửi các báo cáo quan trọng về Washington. Vào ngày 11 tháng 2, nó đi đến Thượng Hải, và đến ngày 23 tháng 2 lại đi đến Sán Đầu, nơi nó ở lại cho đến ngày 2 tháng 4 năm 1932. Vào ngày 18 tháng 4, chiếc tàu khu trục cùng với đội của nó rời Manila quay trở về Hoa Kỳ.
Sau khi được đại tu tại Xưởng hải quân Mare Island, "Simpson" gia nhập Hải đội Khu trục trực thuộc Lực lượng Chiến trận tại San Diego, California vào ngày 28 tháng 9 năm 1932, và tiến hành các hoạt động tập trận hạm đội và huấn luyện dọc theo vùng bờ Tây trong nhiều năm tiếp theo. Khi thực tập ban đêm trong khuôn khổ một cuộc tập trận Vấn đề Hạm đội ngoài khơi vịnh Guantánamo, Cuba, nó mắc tai nạn va chạm với tàu tuần dương hạng nhẹ vào ngày 7 tháng 5 năm 1934, và phải được sửa chữa tại Xưởng hải quân Philadelphia. Nó tiến hành huấn luyện mùa Hè tại Newport trước khi quay trở lại San Diego vào ngày 10 tháng 11, và tiếp nối các hoạt động huấn luyện cùng Hạm đội Thái Bình Dương cũng như tham gia các cuộc tập trận Vấn đề Hạm đội hàng năm vào các năm 1936, 1937 và 1938.
Vào ngày 6 tháng 3 năm 1939, "Simpson" băng qua kênh đào Panama để đi sang khu vực Đại Tây Dương, và từ ngày 5 tháng 6 đến ngày 30 tháng 8 năm 1939 đã thực hiện ba chuyến đi huấn luyện cho học viên sĩ quan của Học viện Hải quân Hoa Kỳ. Sau đó nó tiến hành các chuyến đi huấn luyện cho nhân sự Hải quân Dự bị, nhưng do xung đột bắt đầu nổ ra tại Châu Âu, nó được phân nhiệm vụ Tuần tra Trung lập, và lên đường đi đến vùng biển Caribe vào ngày 6 tháng 9. Tại đây, nó thực hiện tuần tra cũng như tham gia các cuộc thực tập, bao gồm một cuộc tập trận đổ bộ của hạm đội tại Culebra, Puerto Rico từ ngày 14 tháng 2 đến ngày 10 tháng 3 năm 1940. Sau một chuyến đi huấn luyện học viên sĩ quan và một đợt huấn luyện quân nhân dự bị trong mùa Hè, nó tiếp nối nhiệm vụ Tuần tra Trung lập tại vùng biển Caribe vào tháng 10.
Thế Chiến II.
"Simpson" nằm trong thành phần một lực lượng được hình thành vào ngày 18 tháng 3 năm 1941, sau khi có thỏa thuận Cho thuê-Cho mượn, để bảo vệ các đoàn tàu tàu vận tải Hoa Kỳ và Anh Quốc tại vùng biển Bắc Đại Tây Dương. Sau nhiều tháng hoạt động tuần tra và hộ tống ven biển, nó hộ tống hai đoàn tàu khởi hành từ Argentia, Newfoundland, để gặp gỡ các tàu hộ tống Hải quân Anh ngoài khơi Greenland từ ngày 30 tháng 6 đến ngày 3 tháng 9 năm 1941. Vào ngày 24 tháng 9 ngoài khơi Iceland, nó tham gia đoàn tàu vận tải đầu tiên hướng sang phía Tây được các tàu chiến Hoa Kỳ hộ tống, và đưa chúng đến Argentia an toàn vào ngày 4 tháng 10. Sau khi Hoa Kỳ tham chiến vào tháng 12, các chuyến hộ tống vận tải của nó kéo dài đến vùng quần đảo Anh, và nó tiếp tục nhiệm vụ hộ tống vận tải vượt đại dương cho đến ngày 28 tháng 4 năm 1942, khi nó đi vào Xưởng hải quân Boston để đại tu.
Trong gần một năm sau khi rời xưởng tàu vào tháng 5 năm 1942, "Simpson" hộ tống các đoàn tàu vận tải đi dọc theo bờ biển phía Đông của Hoa Kỳ, thực hiện một chuyến đi đến Casablanca vào tháng 2 năm 1943, vào ngày 28 tháng 4 năm 1943 bắt đầu được đại tu tại Xưởng hải quân New York. Trở ra khơi vào tháng 5, "Simpson" hộ tống một đoàn tàu vận tải đi từ New York đến Curaçao, Tây Ấn, rồi thực hiện hai chuyến đi khứ hồi từ Curaçao đến Londonderry Port, Bắc Ireland. Vào ngày 29 tháng 8 năm 1943, "Simpson" tham gia một đội đặc nhiệm tàu sân bay hộ tống hình thành chung quanh chiếc và hộ tống một đoàn tàu vận tải đi từ Bermuda đến Casablanca, Bắc Phi. Đội đặc nhiệm sau đó thực hiện tuần tra chống tàu ngầm ngoài khơi quần đảo Azores, tham gia một đoàn tàu vận tải hướng sang phía Tây vào ngày 22 tháng 9, nhưng lại tiếp nối hoạt động tuần tra sau khi một tàu ngầm đối phương được báo cáo xuất hiện gần Azores vào ngày 26 tháng 9. "Simpson" quay trở về Hoa Kỳ vào ngày 12 tháng 10, nhưng quay lại khu vực Azores cho các cuộc tuần tra khác từ ngày 28 tháng 10 đến ngày 9 tháng 12 năm 1943.
"Simpson" được đề cử vào ngày 1 tháng 12 năm 1943 để được cải biến thành một tàu vận chuyển cao tốc với ký hiệu lườn APD-27, nhưng được thay thế vào tháng 1 năm 1944 bởi chiếc tàu chị em , mà đến lượt nó việc cải biến lại bị hủy bỏ. Tiếp nối nhiệm vụ hộ tống vận tải, "Simpson" hộ tống cho chiếc trong hơn ba tháng từ ngày 29 tháng 12 năm 1943 đến ngày 9 tháng 4 năm 1944 khi chiếc này vận chuyển binh lính dọc theo vùng bờ Đông. Trong thời gian còn lại của năm 1944 và đầu năm 1945, nó hộ tống cho các tàu chiến hạng nặng vừa mới nhập biên chế trong các chuyến đi chạy thử máy và huấn luyện dọc theo vùng bờ Đông. Trong số các tàu chiến mà nó từng phục vụ bao gồm các thiết giáp hạm và , tàu tuần dương và các tàu sân bay và .
"Simpson" được xếp lại lớp như một tàu phụ trợ với ký hiệu lườn AG-97 vào ngày 23 tháng 5 năm 1945. Mọi vũ khí được tháo dỡ, và nó được trang bị giá mang ngư lôi thực hành cùng một tời kéo mục tiêu. Nó đi đến vịnh Guantánamo, Cuba vào ngày 16 tháng 6 năm 1945, và làm nhiệm vụ huấn luyện tại đây trong gần một năm. Đến ngày 11 tháng 5 năm 1946, chiếc tàu khu trục kỳ cựu đi đến Xưởng hải quân Philadelphia để ngừng hoạt động. Được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 19 tháng 6 năm 1946, "Simpson" bị bán cho hãng Northern Metals Company ở Philadelphia, Pennsylvania vào ngày 21 tháng 11 năm 1946 để tháo dỡ. | 1 | null |
USS "Bulmer" (DD-222/AG-86) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất, và đã tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai cho đến khi xung đột kết thúc. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Đại tá Hải quân Roscoe Bulmer.
Thiết kế và chế tạo.
"Bulmer" được đặt lườn vào ngày 11 tháng 8 năm 1919 tại xưởng tàu của hãng William Cramp and Sons ở Philadelphia. Nó được hạ thủy vào ngày 22 tháng 1 năm 1920, được đỡ đầu bởi cô Anita Paor Bulmer, con gái Đại tá Bulmer; và được đưa ra hoạt động vào ngày 16 tháng 8 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân J. C. Jennings.
Lịch sử hoạt động.
Giữa hai cuộc thế chiến.
Vào năm 1920, "Bulmer" gia nhập Hạm đội Thái Bình Dương, đặt căn cứ tại San Diego, California. Đến năm 1923, nó được điều động sang Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ tại Châu Âu, và được phái đến vùng biển Thổ Nhĩ Kỳ. Đến đầu năm 1925, nó lại được điều động sang Hạm đội Á Châu. Nó hoạt động như một đơn vị của Đội khu trục 14 trực thuộc Hải đội Khu trục 5, luân phiên đặt căn cứ vào mùa Đông tại Manila và Cavite, Philippines, và vào mùa Hè tại Yên Đài, Trung Quốc. Đến đầu năm 1939, chiếc tàu khu trục được phân nhiệm vụ Tuần tra Nam Trung Quốc, và sau đó được điều về Đội khu trục 58 trực thuộc Hải đội Khu trục 29 và thực hiện Tuần tra Trung lập dưới quyền Tư lệnh Quân khu Hải quân 16. Đến tháng 1 năm 1941, nó tham gia cuộc tập trận Vấn đề Hạm đội Á Châu, và sau đó tiếp tục tuần tra tại khu vực Philippines.
Thế Chiến II.
Khi Hải quân Nhật Bản bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, "Bulmer" vẫn đang trong thành phần Hạm đội Á Châu và đặt căn cứ tại Philippines. Trong những tháng đầu tiên của chiến tranh, nó tham gia tuần tra, hộ tống và chống tàu ngầm suốt khu vực Tây Nam Thái Bình Dương. Vào ngày 9 tháng 1 năm 1942, nó cùng các tàu khu trục , , và cùng các tàu tuần dương và , khởi hành từ Darwin đi Surabaya hộ tống cho chiếc tàu vận tải "Bloemfontein". Đây là một phần của Đoàn tàu vận tải Pensacola rời Brisbane ngày 30 tháng 12 năm 1941 cùng lực lượng Lục quân tăng cường, bao gồm Lữ đoàn Pháo dã chiến 26 và Tiểu đoàn 1 Lữ đoàn Pháo dã chiến 131, cùng hàng tiếp liệu cho chúng, để hướng đến Java.
Hoạt động như một đơn vị của Hải đội Khu trục 29 thuộc Lực lượng Đặc nhiệm 5, "Bulmer" tham gia Trận chiến biển Bali ngày 4 tháng 2 năm 1942, nơi lực lượng hải quân Đồng Minh bị đánh bại. Nó cũng tham gia một nỗ lực không thành công của phe Đồng Minh nhằm đánh chặn các đoàn tàu vận tải Nhật ngoài khơi Palembang, Sumatra. Vào ngày 19 tháng 2, nó cùng với tàu khu trục và tàu tiếp liệu rời Tjilatjap, Java, để đi vịnh Exmouth, Australia, và được đại tu tại đây. Nó phục vụ tuần tra tại nhiều cảng Australia cho đến tháng 5, rồi đi đến Trân Châu Cảng để trình diện và phục vụ dưới quyền Tư lệnh Lực lượng Dịch vụ Hạm đội Thái Bình Dương. Từ tháng 6 năm 1942 đến tháng 5 năm 1943, nó hoạt động như một tàu hộ tống cho các đoàn tàu vận tải đi lại giữa Trân Châu Cảng và San Francisco.
"Bulmer" được phân về Hạm đội Đại Tây Dương vào tháng 5 năm 1943, và đi đến New York vào ngày 14 tháng 6. Nhiệm vụ đầu tiên của nó tại khu vực này là tham gia Đội đặc nhiệm 21.12 từ ngày 14 tháng 6 đến ngày 22 tháng 9; và trong đợt càn quét chống tàu ngầm tại Bắc Đại Tây Dương, máy bay từ tàu sân bay hộ tống của đội đặc nhiệm đã đánh chìm tàu ngầm U-boat Đức "U-487" vào ngày 13 tháng 7.
Sau đó "Bulmer" thực hiện một chuyến đi vượt Đại Tây Dương đến Swansea, Wales, rồi làm nhiệm vụ hộ tống vận tải giữa các cảng Đông Bắc Đại Tây Dương và Bắc Phi từ ngày 4 tháng 10 năm 1943 đến ngày 31 tháng 7 năm 1944. Trong một chuyến đi như vậy vào ngày 13-14 tháng 1, nó cùng các tàu tháp tùng đã thực hiện nhiều đợt tấn công vào một nhóm "bầy sói" (wolf pack) tàu ngầm U-boat đối phương tại khu vực Đông Đại Tây Dương. Nó đã tấn công quyết liệt, và cho dù không được ghi công chính thức, nhiều khả năng là nó đã đánh chìm hoặc gây hư hại nặng cho tàu ngầm "U-377". Vào sáng ngày 14 tháng 1, nó vớt được 17 người sống sót, bao gồm Hạm trưởng của một tàu ngầm đối phương bị đánh chìm, được tin là chiếc "U-231" vốn bị một thủy phi cơ Anh đánh chìm vào ngày 13 tháng 1.
Từ ngày 1 tháng 8 đến ngày 4 tháng 10 năm 1944, nó tiến hành các hoạt động tại vùng vịnh Narragansett. "Bulmer" được xếp lại lớp như một tàu phụ trợ với ký hiệu lườn AG-86 vào ngày 1 tháng 12, và đi đến vùng kênh đào Panama vào ngày 27 tháng 12 để làm nhiệm vụ huấn luyện các tàu ngầm mới đưa vào hoạt động. Đến tháng 7 năm 1945, nó quay trở về Hoa Kỳ và được phối thuộc hoạt động dưới quyền Tư lệnh Không lực, Hạm đội Đại Tây Dương, và hoạt động ngoài khơi Port Everglades, Florida. "Bulmer" được cho ngừng hoạt động vào ngày 16 tháng 8 năm 1946 và bị bán để tháo dỡ vào ngày 19 tháng 2 năm 1947.
Phần thưởng.
"Bulmer" được tặng thưởng hai Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. | 1 | null |
Hoàng Tích Mịnh sinh ngày 10 tháng 11 năm 1904 tại Đông Ngạc, Từ Liêm (nay là Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm), Hà Nội và mất năm 2001, là vị bác sĩ đã có công đặt nền móng cho nền y học dự phòng Việt Nam. Ông đã được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học Y - Dược vào năm 1996.
Tiểu sử.
Sau khi học xong những năm đầu ở Trường Y Hà Nội, Hoàng Tích Mịnh cùng anh trai của mình là Hoàng Tích Trí sang Pháp để tiếp tục việc học để sau này có thể công tác độc lập và không phải làm phụ tá cho người Pháp, do tại thời điểm đó người Pháp không cho Trường Y Hà Nội đào tạo bác sĩ mà chỉ đào tạo đến y sĩ phụ tá hoặc y sĩ bản xứ để làm phụ tá cho họ. Sau thời gian theo học, Hoàng Tích Mịnh tốt nghiệp bác sĩ y khoa tại Trường Đại học Y khoa Bordeaux vào năm 1934, chuyên ngành Vi trùng học (có tài liệu ghi là chuyên ngành Vệ sinh hàng hải). Vốn sinh ra trong gia đình trí thức có truyền thống yêu nước nên Hoàng Tích Mịnh đã hăng hái tham gia kháng chiến chống Pháp ngay từ những ngày đầu của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945. Ông đã được giao chức Trạm trưởng Trạm Kiểm dịch Hải Phòng vào năm 1945. Sau ngày Toàn quốc kháng chiến, ông được giao nhiệm vụ tổ chức Viện Vi trùng học Liên khu 3, sau đó là Viện Vi trùng Trung ương tại chiến khu Việt Bắc với nhiệm vụ vừa giảng dạy, đào tạo vừa xây dựng hệ thống các phòng thí nghiệm để đảm bảo cung cấp các loại vắc-xin thiết yếu phòng dịch cho nhân dân cũng như quân đội trong kháng chiến. Hoàng Tích Mịnh được cử làm Giám đốc Phân khu Y tế Hà Nam Ninh vào năm 1947. Từ năm 1948 đến năm 1953, ông là Giám đốc Viện Vi trùng học Bắc Bộ (trong hệ thống các Viện Vi trùng học Việt Nam do bác sĩ Hoàng Tích Trí làm Tổng Giám đốc).
Sau ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng, bác sĩ Hoàng Tích Mịnh tiếp tục được giao nhiệm vụ tổ chức Viện Vi trùng học Việt Nam và Viện Vệ sinh học Việt Nam, sau này hợp nhất lại với tên gọi Viện Vệ sinh Dịch tễ học, ngày nay là Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Ông đảm nhiệm chức vụ Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương trong khoảng thời gian từ năm 1954 đến năm 1975. Ông cũng là người sáng lập nên Bộ môn Vệ sinh Dịch tễ (ngày nay là Khoa Y tế Công cộng) cũng như tham gia xây dựng Bô môn Vi sinh của Trường Đại học Y Hà Nội. Trong thời gian từ năm 1954 đến năm 1975, bác sĩ Hoàng Tích Mịnh được cử làm Chủ nhiệm Bộ môn Vệ sinh - Dịch tễ. Ông tham gia chỉ đạo xây dựng công tác đào tạo nghiên cứu sinh ở các chuyên ngành vi sinh học, virut học, dịch tễ học, miễn dịch học, vệ sinh học và bệnh nghề nghiệp sau khi Viện Vệ sinh Dịch tễ học được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học vào năm 1979. Ông đã cùng với những người học trò giỏi của mình tham gia biên soạn hàng loạt các sách giáo khoa dành cho giáo dục đại học và sau đại học. Những quyển sách này được sử dụng làm giáo trình cơ bản của Đại học Y Hà Nội cũng như các trường Đại học Y trên toàn quốc. Hoàng Tích Mịnh cũng đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội Vệ sinh Phòng dịch Việt Nam (ngày nay là Hội Y học Dự Phòng Việt Nam) trong nhiều năm.
Các công trình nghiên cứu.
Hoàng Tích Mịnh là tác giả cũng như đồng tác giả của nhiều công trình nghiên cứu đã được áp dụng rộng rãi về vệ sinh môi trường, vệ sinh lao động, vệ sinh thực phẩm, vệ sinh học đường, dịch tễ học, vi sinh học. Ông cũng biên soạn nhiều sách giáo khoa dành cho giáo dục đại học và sau đại học trong thời gian giảng dạy tại Trường Đại học Y Hà Nội:
Những nghiên cứu khoa học của Hoàng Tích Mịnh về cung cấp nước, chất lượng vệ sinh - an toàn về nước đã trở thành những luật định, những tiêu chuẩn của Nhà nước Việt Nam về việc cung cấp nước an toàn, trở thành những phương pháp chuẩn trong đánh giá vệ sinh nguồn nước. Ông cũng là người đã đặt nền móng cho kỹ thuật xử lý chất thải ở Việt Nam, cụ thể là xử lý phân bắc bằng hình thức "hố xí hai ngăn ủ phân tại chỗ", được áp dụng trong nhiều tài liệu của nước ngoài, của nhiều tổ chức quốc tế.
Hoàng Tích Mịnh cũng là người đi tiên phong của ngành vệ sinh thực phẩm dinh dưỡng Việt Nam. Những kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng học, về vệ sinh thực phẩm của ông đã được Bộ Y tế trình lên Trung ương, Chính phủ để làm cơ sở cho các nghị quyết, các chỉ thị của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ Việt Nam về việc cải thiện đời sống, tăng cường sức dân cho những mục tiêu chính trị của Nhà nước Việt Nam.
Giải thưởng, danh hiệu.
Cụm công trình nghiên cứu về vệ sinh nước sinh hoạt, nước ăn, nước thải và các quyển sách giáo khoa do ông biên soạn cũng như 38 công trình về vệ sinh thực phẩm - dinh dưỡng của ông vào những năm 1960 đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I vào năm 1996 trong lĩnh vực Khoa học Y - Dược.
Trong dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 90 vào năm 1994, bác sĩ Hoàng Tích Mịnh đã được Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhì. Ngoài ra, ông còn được phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân.
Gia đình.
Có một điều khá lý thú là trong gia đình, ngoài bác sĩ Hoàng Tích Mịnh còn có ba người khác cũng làm việc trong lĩnh vực Vi sinh học, là anh của ông (Giáo sư Hoàng Tích Trí, tốt nghiệp chuyên ngành Vi trùng học, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thời kỳ từ năm 1946 đến năm 1958) và hai người cháu của ông (Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Thủy Long, tốt nghiệp chuyên ngành Vi khuẩn học và Giáo sư Hoàng Thủy Nguyên, tốt nghiệp chuyên ngành Virus học). Một điều đặc biệt hơn là cả bốn người đều từng có thời gian công tác và giữ những chức vụ quan trọng tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Nếu kể thêm hai người cháu khác của bác sĩ Hoàng Tích Mịnh là Hoàng Thủy Lạc (Tổng Giám đốc công ty thiết bị Y tế Việt Nam) và Hoàng Thủy Tiến (Cục phó Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm của Bộ Y tế) thì riêng dòng họ của ông đã có sáu người công tác trong ngành Y, đều đóng góp công sức và giữ những chức vụ quan trọng trong hệ thống y tế Cách mạng từ năm 1945 cho đến nay.
Vợ ông là bà Vũ Thanh Tâm, lại là em gái của bà Vũ Văn Nghiễn vợ GS. Hoàng Tích Trí. 2 bà là em gái của nhà văn Vũ Ngọc Phan.
Ngoài ra, ông còn có một người anh họ là Hoàng Minh Giám, cố Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa - Thông tin. | 1 | null |
Luigi Nono (1924-1990) là nhà soạn nhạc, nhạc trưởng, nhà phê bình người Ý. Ông là một trong những nhà soạn nhạc góp sức cho sự phát triển của opera Ý thế kỷ XX. Ngoài ra, ông còn là đảng viên của Đảng Cộng sản Ý.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Luigi Nono chào đời tại thành Venice nổi tiếng. Ông bắt đầu học sáng tác với các thầy Malipiero và Maderna. Năm 1946, ông trở thành tiến sĩ môn luật. Ông ra đi vào năm 1990 cũng tại thành Venice.
Phong cách sáng tác.
Trong nhiều tác phẩm của mình, Luigi Nono đã phản ánh nhiều chủ đề mang tính xã hội tiến bộ. Ví dụ, trong vở opera "Không thể chịu đưng nổi", ông đã phản ánh cuộc đấu tranh chống hiểm họa chiến tranh và chủ nghĩa phát xít. Nono đã áp dụng nhất quán và kiên trì kỹ thuật sáng tác serial-pointillist và các thủ pháp sáng tác hiện đại khác.
Các tác phẩm.
Luigi Nono đã viết vở opera xuất sắc nhất của mình "Không thể chịu đựng nổi" vào năm 1960. Ngoài ra ông còn viết bản concerto cho piano và dàn nhạc giao hưởng số 1 (1972), số 2 (1973); các tác phẩm thanh nhạc-giao hưởng như "Văn bia tưởng nhớ Lorca" (gồm 3 phần gồm: "cantata Tây Ban Nha trong tim", phần cho sáo và dàn nhạc dây và "Bản romance về đội cận vệ nhân dân", được sáng tác vào năm 1953); các tác phẩm cho nhạc cụ như "Varianti" cho violin, dàn nhạc gồm đàn dây và kèn (1957), "Con Luigi Dallapiccola" cho 6 nhạc cụ gõ và đàn điện tử (1979-1980). | 1 | null |
Danh sách toà nhà cao nhất Hàn Quốc xếp hạng những nhà cao tầng ở Hàn Quốc. Toà nhà cao nhất Hàn Quốc hiện nay là Lotte World Tower 123 tầng, cao hoàn thành vào ngày 22 tháng 12 năm 2016, nó trở thành toà nhà cao thứ 6 trên thế giới và được thêm vào danh sách 75 toà nhà cao nhất thế giới. Bốn toà nhà cao hơn 300m đang được xây dựng ở Hàn Quốc. Busan Lotte Town Tower ở Busan cao sẽ hoàn thành vào 2016, nó sẽ trở thành toà nhà cao thứ 10 trên thế giới.
Toà nhà cao nhất ở Hàn Quốc.
Chỉ tính những toà nhà cao hơn 180m.
Toà nhà cao nhất đang xây dựng.
Đây là danh sách toà nhà đang được xây dựng ở Hàn Quốc.
Toà nhà cao nhất đã được phê duyệt.
Đây là danh sách toà nhà đã được phê duyệt ở Hàn Quốc | 1 | null |
Étienne André Jolivet (, 8 tháng 8 năm 1905 – 20 tháng 12 năm 1974) là nhà soạn nhạc, nhạc trưởng người Pháp.
Cuộc đời và sự nghiệp.
André Jolivet sinh năm 1905 tại thủ đô Paris họa lệ của Pháp. Ông là học trò của Paul Le Flem và Edgard Varèse. Jolivet là thành viên của nhóm sáng tác "Nước Pháp trẻ". Từ năm 1945, ông trở thành nhạc trưởng của nhà hát Comédie Francais. Ông qua đời năm 1974 cũng tại Paris.
Phong cách sáng tác.
André Jolivet là một trong những người hăng hái tìm tòi các lối kết hợp âm thanh mới, sử dụng những nhạc cụ điện tử nhằm tạo ra một ngôn ngữ tổng hợp được âm nhạc Tây phương và Đông phương.
Các tác phẩm.
André Jolivet sáng tác vở opera Dolorès, hay điều kỳ diệu của người đàn bà xấu xí (1942); vở ballet Người đàn bà lạ mặt (1950) và nhiều vở khác; các tác phẩm cho dàn nhạc giao hưởng gồm tổ khúc Guignol và Pandore)(1943), ba bản giao hưởng (1953, 1959, 1964); các bản concerto cho piano (1950), 2 cho cello (1960, 1966), 2 cho kèn trumpet (1948, 1954), 2 cho sáo (1949), một bản cho hạc cầm (1952), một bản cho fagott (1954); các tác phẩm thính phòng, tiêu biểu có Serenade cho ngũ tấu kèn và các tác phẩm thanh nhạc, nhạc sân khấu. | 1 | null |
Dmitri Borisovich Kabalevsky (tiếng Nga: Дми́трий Бори́сович Кабале́вский) (1904-1987) là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ đàn piano người Nga. Ông là một trong những nhà soạn nhạc lớn của âm nhạc Xô viết.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Dmitri Kabalevsky sinh ra tại thành phố Sankt Petersburg. Ông học chơi piano tại Viện âm nhạc Scriabin. Sau đó, Kabalevsky dạy piano và chơi nhạc cho phim câm trong khoảng thời gian 1922-1925. Sau ông lại học sáng tác tại Nhạc viện Moscow với các thầy Catoire và Myaskovsky. Năm 1929, ông nổi tiếng ở Liên Xô với bản concerto cho piano. Năm 1932, khi Hội Nhạc sĩ Liên Xô ra đời, Kabalevsky tổ chức chi nhánh tại Moskva và giữ nhiều chức vụ quan trọng về quản lý và viết nhiều bài bình luận vầ âm nhạc Xô viết. Trong 5 năm sau đó, ông sáng tác cũng khá, tiêu biểu là ba bản giao hưởng, bản Requiem tưởng nhớ Lenin. Từ năm 1939, Kabalevsky là giáo sư môn sang tác tại Nhạc viện Moscow. Trong thời gian Chiến tranh vệ quốc, ông sáng tác nhiều bài ca yêu nước. Ông được trao tặng nhiều danh hiệu cao quý về nghệ thuật và nhiều giải thưởng quốc gia như Giải thưởng Lenin, Huân chương Lenin, Anh hùng lao động Xã hội chủ nghĩa (được phong cào năm 1974). Ông qua đời tại Moskva.
Phong cách sáng tác.
Qua các tác phẩm của mình, Dmitri Kabalevsky đã phản ánh chân thực cuộc sống, luôn toát lên niềm lạc quan và sự trong sáng, đa dạng về thể loại, phong phú về giai điệu. Kabalevsky hay nói tới tuổi trẻ. Chính vì vậy, ông có đóng góp không nhỏ về số lượng các tác phẩm dành cho thanh thiếu niên.
Các sáng tác.
Dmitri Kabalevsky đã viết:
Ngoài ra, Kabalevsky còn viết các công trình nghiên cứu và các bài báo. | 1 | null |
Dự trữ vàng là thuật ngữ kinh tế chỉ lượng vàng do một ngân hàng trung ương hay một quốc gia nắm giữ với ý định tích lũy giá trị và một đảm bảo cho các trái chủ (những người sở hữu tiền giấy, trái phiếu chính phủ...) hay một phương tiện thanh toán, hay để đảm bảo giá trị của một đồng tiền. Cuối năm 2004, các ngân hàng trung ương và quỹ đầu tư nắm giữ 19% tổng số lượng vàng tồn tại trên hành tinh ở hình thức tài sản dự trữ. Ước tính toàn bộ lượng vàng đã được đào lên vào cuối năm 2011 là 171.300 tấn. Với giá 1.500 USD một ounce, vào ngày 12 tháng 4 năm 2013, một tấn vàng có giá khoảng 48,2 triệu USD. Tổng giá trị vàng đã được khai thác do đó vượt qua mức 8,2 nghìn tỉ USD. | 1 | null |
USS "McCormick" (DD-223/AG-118) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất, và đã tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai cho đến khi xung đột kết thúc. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Trung úy Hải quân Alexander Agnew McCormick (1897-1918), một phi công Hải quân tử thương trong Thế Chiến I.
Thiết kế và chế tạo.
"McCormick" được đặt lườn vào ngày 11 tháng 8 năm 1919 tại xưởng tàu của hãng William Cramp & Sons ở Philadelphia. Nó được hạ thủy vào ngày 14 tháng 2 năm 1920, được đỡ đầu bởi cô Katherine McCormick, em gái Trung úy McCormick; và được đưa ra hoạt động vào ngày 30 tháng 8 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân L. C. Scheibla.
Lịch sử hoạt động.
Giữa hai cuộc thế chiến.
Sau khi hoàn tất chạy thử máy, "McCormick" đã phục vụ một năm cùng Hải đội Khu trục 5 trực thuộc Hạm đội Thái Bình Dương. Nó quay trở lại vùng bờ Đông Hoa Kỳ để được điều động sang Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ tại vùng biển châu Âu, và hoạt động hầu như trong vai trò ngoại giao tại khu vực Đông Địa Trung Hải cho đến mùa Xuân năm 1924, sau khi các cuộc thương lượng thành công cho một hiệp ước hòa bình giữa các nước Đồng Minh và Thổ Nhĩ Kỳ. Trong năm tiếp theo, nó được phân về Hạm đội Á Châu, và hoạt động từ căn cứ tại Cavite, Philippines. Nó phục vụ như là soái hạm của Đội khu trục 39 và sau đó là Đội khu trục 14 để hỗ trợ cho việc Tuần tra sông Dương Tử và Tuần tra Nam Trung Quốc cho đến năm 1932. Vào ngày 15 tháng 3, nó được lệnh quay trở về Hoa Kỳ, đặt cảng nhà tại San Diego, nơi nó được cho xuất biên chế vào ngày 14 tháng 10 năm 1938.
Thế Chiến II.
Trong năm tiếp theo, khi xung đột tại châu Âu bùng nổ, "McCormick" được đưa ra khỏi thành phần dự bị. Nó nhập biên chế trở lại vào ngày 26 tháng 9 năm 1939, và được phân nhiệm vụ Tuần tra Trung lập tại Đại Tây Dương. Việc Hoa Kỳ chính thức tham chiến đưa đến việc gia tăng hoạt động tuần tra chống tàu ngầm khi nó tiếp tục các chuyến đi vượt Đại Tây Dương đến Iceland. Cho đến cuối năm 1942, nó hộ tống các đoàn tàu vận tải đi Halifax, Nova Scotia, Argentia và Londonderry Port. Dịch chuyển xuống phía Nam vào ngày 7 tháng 2 năm 1943, nó hộ tống các đoàn tàu vận tải đi Casablanca.
Vào ngày 12 tháng 7, trong một chuyến đi quay trở về, tàu sân bay hộ tống , vốn cung cấp sự hỗ trợ trên không cho đoàn tàu vận tải, được thay phiên bởi chiếc . Nhưng trước khi "Santee" có thể rời khi vực, bốn tàu ngầm U-boat Đức được phát hiện ở khu vực lân cận. Trong bốn ngày tiếp theo, với sự giúp đỡ của các tàu khu trục "McCormick" và , máy bay xuất phát từ các tàu sân bay hộ tống "Santee" và "Core" đã truy tìm và tiêu diệt được cả bốn chiếc tàu ngầm: "U-487" vào ngày 13 tháng 7, "U-160" vào ngày 14 tháng 7, "U-509" vào ngày 15 tháng 7, và "U-67" vào ngày 16 tháng 7. Vào ngày cuối cùng, "McCormick" đã vớt được ba người sống sót từ chiếc "U-67".
"McCormick" quay trở về New York vào ngày 24 tháng 7, và tiếp tục nhiệm vụ hộ tống vận tải cho đến ngày 5 tháng 12. Sau đó nó gia nhập Đội đặc nhiệm 27.4 hình thành chung quanh tàu sân bay hộ tống , cho một chuyến đi nhanh đến Casablanca và quay trở về, trước khi được đại tu tại New York. Nhiệm vụ tiếp theo của chiếc tàu khu trục đưa nó đến Natal, Brazil, rồi đi đến Casablanca hộ tống cho chiếc . Vào ngày 1 tháng 4 năm 1944, nó được lệnh đi đến Boston, Massachusetts tiếp tục nhiệm vụ hộ tống vận tải và tuần tra chống tàu ngầm. Sang tháng 5, nó quay lại nhiệm vụ hộ tống vượt đại dương với một chuyến đi đến Bắc Phi. Trong bốn tháng tiếp theo, nó ghé qua nhiều cảng bao gồm Bizerte, Oran, Cherbourg, Falmouth, Belfast và Milford Haven. Sau khi quay về Boston vào ngày 1 tháng 10, nó trải qua ba tháng tiếp theo làm nhiệm vụ tuần tra và hộ tống dọc theo bờ Đông Hoa Kỳ và vùng biển Caribe trước khi thực hiện một chuyến đi khác đến Casablanca vào tháng 1 năm 1945.
Vào ngày 31 tháng 3, "McCormick" rời Norfolk để làm nhiệm vụ tạm thời cùng Hải đội Tàu ngầm 3 tại Balboa, Panama. Đến ngày 30 tháng 6 năm 1945, nó được xếp lại ớp như một tàu phục trợ với ký hiệu lườn AG-118. Hai tuần sau, nó lên đường quay trở về Boston để đại tu, đến nơi vào ngày 21 tháng 7. Chiến tranh kết thúc vào lúc còn đang được sửa chữa, "McCormick" được cho ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 10 năm 1945. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 24 tháng 10 năm 1945, và lườn tàu được bán cho hãng Boston Metals Company ở Baltimore, Maryland vào ngày 15 tháng 12 năm 1946 để tháo dỡ. | 1 | null |
USS "Pope" (DD-225) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất, và đã tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai cho đến khi bị đánh chìm trong trận chiến biển Java thứ hai vào ngày 1 tháng 3 1942. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Thiếu tướng Hải quân John Pope (1798-1876).
Thiết kế và chế tạo.
"Pope" được đặt lườn vào ngày 9 tháng 9 năm 1919 tại xưởng tàu của hãng William Cramp and Sons ở Philadelphia. Nó được hạ thủy vào ngày 23 tháng 3 năm 1920, được đỡ đầu bởi bà William S. Benson; và được đưa ra hoạt động vào ngày 27 tháng 10 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân Richard S. Galloway.
Lịch sử hoạt động.
Giữa hai cuộc thế chiến.
"Pope" thoạt tiên được đặt trong biên chế giảm thiểu tại Philadelphia, và được phân về Đội khu trục 39 thuộc Hải đội 3, Hạm đội Dự bị Đại Tây Dương. Trong năm 1921, nó luân phiên hoạt động giữa căn cứ mùa Đông tại Charleston, South Carolina và căn cứ mùa Hè tại Newport, Rhode Island, từng hộ tống cho Tổng thống Warren G. Harding đi Plymouth, Massachusetts từ ngày 30 tháng 7 đến ngày 1 tháng 8. Nó tham gia cuộc cơ động tập trận cùng các đội thiết giáp hạm ngoài khơi vịnh Guatánamo, Cuba từ ngày 12 tháng 1 năm 1922 cho đến khi quay trở về Philadelphia vào ngày 27 tháng 4.
Sau một đợt tái trang bị, "Pope" lên đường vào ngày 12 tháng 5 để nhận nhiệm vụ tại khu vực Thái Bình Dương. Nó đi qua eo biển Gibraltar ngày 3 tháng 7; băng qua kênh đào Suez từ ngày 15 đến ngày 25 tháng 7; và gia nhập Đội khu trục 43, Hải đội Khu trục 15 trực thuộc Hạm đội Á Châu tại Yên Đài, Trung Quốc vào ngày 26 tháng 8. Nó tham gia các cuộc tập trận hạm đội ngoài khơi Yên Đài cho đến khi khởi hành vào ngày 28 tháng 10 để quay về căn cứ mùa Đông của nó ở Cavite, Philippines. Tại Viễn Đông, nó tham gia bảo vệ tính mạng và quyền lợi của công dân Hoa Kỳ trong khi diễn ra cuộc nội chiến tại Trung Quốc; thoạt tiên phục vụ cùng Tuần tra sông Dương Tử từ ngày 9 tháng 9 đến ngày 9 tháng 10 năm 1923, và tiếp tục chứng tỏ sự hiện diện qua các cuộc tuần tra lặp lại cho đến năm 1931.
Các hoạt động đáng kể khác bao gồm nhiệm vụ cột mốc dẫn đường hỗ trợ cho chuyến bay tiên phong vòng quanh thế giới từ ngày 9 tháng 4 đến ngày 28 tháng 9 năm 1924 do Quân đoàn Không quân Hoa Kỳ (tiền thân của Không quân Hoa Kỳ ngày nay) thực hiện. Nó còn thực hiện một chuyến viếng thăm Đông Dương thuộc Pháp vào năm 1926 và một chuyến viếng thăm Nhật Bản vào năm 1929. Từ năm 1931 đến năm 1937, nó tiếp tục "biểu dương lực lượng" ngoài khơi bờ biển Trung Quốc trong mùa Hè, và trải qua mùa Đông tại Philippines tham gia các cuộc cơ động hải đội. Nó được điều sang Đội 15 trực thuộc Hải đội Khu trục 5 vào ngày 3 tháng 2 năm 1933, viếng thăm Đông Dương thuộc Pháp vào năm 1935 và 1938, hai lần viếng thăm Nhật Bản vào các năm 1934 và 1935 cùng một lần viếng thăm Đông Ấn thuộc Hà Lan vào năm 1936.
Sự căng thẳng gia tăng tại vùng biên giới phía Bắc Trung Quốc do việc Nhật Bản chiếm đóng Mãn Châu, khiến "Pope" phải tham gia vào việc triệt thoái công dân Hoa Kỳ khỏi các cảng phía Bắc Trung Quốc như Thanh Đảo đến Thượng Hải, bắt đầu từ ngày 19 tháng 9 năm 1937. Từ ngày 15 tháng 7 đến ngày 20 tháng 9 năm 1938, nó tuần tra tại vùng biển Trung Quốc ngoài khơi Tần Hoàng Đảo, và quay trở lại cùng lực lượng Tuần tra Nam Trung Quốc vào ngày 5 tháng 6 năm 1939 để di tản lãnh sự và công dân Hoa Kỳ. Chiếc tàu khu trục đã đặt căn cứ ngoài khơi Sán Đầu từ ngày 14 tháng 6 đến ngày 19 tháng 8, quan sát cuộc tiến quân của Lục quân Nhật Bản đến Sán Đầu cũng như cuộc ném bom và chiếm đóng thành phố diễn ra sau đó. Nó ở lại khu vực này cho đến khi quay về Manila vào ngày 12 tháng 10 để Tuần tra Trung lập ngoài khơi Philippines. Nó được chuyển sang Đội khu trục 59 thuộc Hạm đội Á Châu vào ngày 6 tháng 5 năm 1940, và tiếp nối hoạt động tuần tra dọc bờ biển Trung Quốc từ ngày 11 tháng 5 đến ngày 24 tháng 6. Nó quay trở về Manila vào cuối tháng 6, và hoạt động Tuần tra Trung lập tại đây cho đến ngày 11 tháng 12 năm 1941, khi nó lên đường đi Balikpapan tại Đông Ấn thuộc Hà Lan.
Thế Chiến II.
"Pope" đã tham gia các cuộc chiến ác liệt tại Đông Ấn thuộc Hà Lan vào những ngày đầu của Chiến tranh Thế giới thứ hai. Vào ngày 9 tháng 1 năm 1942, nó cùng các tàu khu trục , , và , cùng các tàu tuần dương và , khởi hành từ Darwin đi Surabaya hộ tống cho chiếc tàu vận tải "Bloemfontein". Đây là một phần của Đoàn tàu vận tải Pensacola rời Brisbane ngày 30 tháng 12 năm 1941 cùng lực lượng Lục quân tăng cường, bao gồm Lữ đoàn Pháo dã chiến 26 và Tiểu đoàn 1 Lữ đoàn Pháo dã chiến 131, cùng hàng tiếp liệu cho chúng, để hướng đến Java.
Trong trận Balikpapan, "Pope" đã tiến hành tấn công tầm gần bằng ngư lôi và hải pháo, giúp trì hoãn việc đổ bộ lực lượng Nhật Bản tại Balikpapan; và sau đó trong trận chiến eo biển Badung nó đã ngăn trở việc đối phương xâm chiếm đảo Bali. Trong Trận chiến biển Java thứ hai, nó cùng tàu khu trục Anh được phái đến giúp đỡ cho chiếc tàu tuần dương Anh bị hư hại nặng rút lui khỏi trận chiến. Lúc chiều tối ngày 28 tháng 2 năm 1942, "Exeter" và hai chiếc tàu khu trục rời Soerabaja tiến lên phía Bắc. Lực lượng mặt biển và không lực Nhật Bản tung ra cuộc tấn công sáng hôm sau ở vị trí khoảng giữa Java và Borneo. Khi tìm cách thoát đi, ba chiếc tàu Đồng Minh đã đụng độ với một lực lượng bốn tàu tuần dương hạng nặng và bốn tàu khu trục đối phương trong một trận chiến ác liệt éo dài ba giờ rưỡi, gây hư hại cho một số tàu đối phương. "Pope" đã bắn hết toàn bộ số ngư lôi nó mang theo cùng 140 loạt hải pháo.
Ngay trước giữa trưa ngày 1 tháng 3 năm 1942, hai chiếc tàu chiến Anh bị phá hủy bởi hỏa lực pháo đối phương, và một giờ sau đó "Pope" bị tấn công bởi 12 máy bay ném bom bổ nhào, và bị đắm sau khi trúng nhiều quả bom ở tọa độ . Ngày hôm sau, tàu khu trục Nhật "Ikazuchi" đã cứu vớt 442 người từ "Pope" và "Encounter". Những người sống sót đã trôi dạt trong hơn 20 giờ trên bè cứu sinh hay áo phao hoặc bám vào bất kỳ vật nào nổi được, nhiều người bị phủ đầy dầu nhớt. Quyết định đầy nhân đạo của Thiếu tá Hải quân Shunsaku Kudō đã đặt chiếc "Ikazuchi" trong nguy cơ bị tấn công, cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tác chiến của nó, thuần túy là do số người được cứu vớt quá lớn. Hành động này sau đó là đề tài của một quyển sách và một chương trình truyền hình vào năm 2007.
"Pope" được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 8 tháng 5 năm 1942.
Tái khám phá.
Xác tàu đắm của "Pope" được chiếc tàu lặn MV "Empress" phát hiện và xác định vào tháng 12 năm 2008, ở cách xác tàu đắm của HMS "Exeter" vốn cũng do "Empress" khám phá vào năm 2007, khoảng . Không may là các tay săn cổ vật đã khám phá "Pope" trước đó, nên không còn gì đáng kể tại nơi con tàu đắm. Cùng với việc tìm thấy và xác định nó, mọi con tàu bị mất trong trận chiến biển Java và các hoạt động tiếp theo đã được tìm thấy và xác định.
Phần thưởng.
"Pope" được tặng thưởng chín Ngôi sao Chiến trận và danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Tổng thống do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. | 1 | null |
Đỗ Kham/Khám (chữ Hán: 杜龛, ? – 556), nguyên quán Đỗ Lăng, Kinh Triệu , sinh quán quận Tương Dương, Ung Châu , tướng lãnh nhà Lương. Sau khi Vương Tăng Biện – là chủ tướng kiêm cha vợ của ông – bị đối thủ chính trị là Trần Bá Tiên giết chết, Kham dấy binh, nhưng thất bại và bị diệt môn.
Thân thế.
Họ Đỗ ở Đỗ Lăng, Kinh Triệu là sĩ tộc từ đời Tây Hán, nguyên tổ là Ngự sử đại phu Đỗ Chu, những hậu duệ nổi tiếng có Đỗ Độ (nhà thư pháp đời Đông Hán), Đỗ Dự (tướng lãnh đời Tây Tấn), Đỗ Viện, Đỗ Tuệ Độ (Giao Châu thứ sử đời Đông Tấn – Lưu Tống), Đỗ Như Hối (khai quốc công thần đời Đường), Đỗ Hữu (tể tướng, sử gia đời Đường), Đỗ Mục (nhà thơ đời Đường)...
Ông cụ là Linh Khải, làm Cấp sự trung nhà Nam Tề. Ông nội là Hoài Bảo, hưởng ứng Tiêu Diễn dấy binh chống lại Đông Hôn hầu, làm đến Lương Châu thứ sử. Cha là Sầm, con trai thứ hai của Hoài Bảo .
Kham là con rể của Vương Tăng Biện, sử cũ không chép rõ thời điểm Tăng Biện gả con gái cho ông.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Kham từ nhỏ đã kiêu dũng, giỏi dùng binh, trong những năm Thái Thanh (547 – 549), theo các chú về với Tương Đông vương Tiêu Dịch, được làm Trì tiết, Trung vũ tướng quân, Vân Châu thứ sử, Trung Lư huyện hầu, thực ấp 1000 hộ. Kham cùng chú út Đỗ Ấu An theo Vương Tăng Biện đánh Hà Đông vương Tiêu Dự, dẹp được. Lại theo Tăng Biện tiến xuống kinh đô, nối theo Từ Văn Thịnh đã đến Ba Lăng, thì nghe tin Hầu Cảnh đã hạ được Dĩnh Châu, tây tiến sắp đến, nên cùng nhau giữ Ba Lăng để đợi. Cảnh đến, vây được vài tuần, không hạ được nên lui về. Ông được thăng Thái phủ khanh, An bắc tướng quân, Đốc Định Châu chư quân sự, Định Châu thứ sử, gia Thông trực tán kỵ thường thị, tăng 5 thực ấp 500 hộ. Tiếp tục theo Tăng Biện đuổi theo Cảnh đến Giang Hạ, vây thành. Tướng Cảnh là Tống Tử Tiên bỏ thành trốn, Kham đuổi theo đến Dương Phổ, bắt sống được. Năm Đại Bảo thứ 3 (552), quân Kinh Châu đến Cô Thục, Kham cùng Trần Bá Tiên, Vương Lâm đưa đội ngũ tinh nhuệ đánh cho tướng Cảnh là Hầu Tử Giám đại bại, rồi tiến đến Thạch Đầu. Cảnh đích thân đưa quân tấn công, quân Kinh Châu hăng hái đánh trả; Cảnh đại bại, chạy về phía đông. Luận công là cao nhất, được thụ Bình đông tướng quân, Đông Dương Châu thứ sử, thêm phong 1000 hộ .
Năm Thừa Thánh thứ 2 (553), Kham theo Vương Tăng Biện đánh dẹp bọn Lục Nạp ở Trường Sa, khuyên hàng được. Lại tham gia đánh Vũ Lăng vương Tiêu Kỷ ở Tây Lăng, cũng dẹp được. Sau khi Giang Lăng thất thủ - Nguyên đế Tiêu Dịch bị giết, Trinh Dương hầu Tiêu Uyên Minh được Tăng Biện thỏa hiệp với nhà Bắc Tề đưa về nối ngôi, lấy ông làm Chấn Châu thứ sử, Ngô Hưng thái thú. Lại được nhận chức Trấn nam tướng quân, Đô đốc Nam Dự Châu chư quân sự, Nam Dự Châu thứ sử, Lật Dương huyện hầu, cấp một bộ Cổ xuy. Lại được gia Tán kỵ thường thị, Trấn đông đại tướng quân. Gặp lúc Trần Bá Tiên tập kích kinh sư, bắt Tăng Biện giết đi. Từ trước Kham vẫn cho rằng Bá Tiên xuất thân hèn kém, quân đội ô hợp nên không xem ra gì; có lần Bá Tiên ghé đến Ngô Hưng, ông tiếp đãi tồi tệ, khiến Bá Tiên nghiến răng căm giận. Nay Kham chiếm cứ Ngô Hưng chống lại, sai quân phó Đỗ Thái đánh Trần Thiến (cháu Bá Tiên) ở Trường Thành, thất bại. Bá Tiên bèn sai Chu Văn Dục đánh, ông lại thua, chạy đi Nghĩa Hưng. Bá Tiên tự soái quân đến vây, gặp lúc tướng Tề là bọn Liễu Đạt Ma tập kích kinh đô, Bá Tiên buộc phải lui về .
Kham thích uống rượu, say sưa suốt ngày, trong không có sách lược gì để quật khởi, ngoài bị Trần Thiến uy hiếp. Đỗ Thái ngầm tư thông với Trần Thiến, rồi khuyên ông đầu hàng; lại nghe tin Trần Bá Tiên và Bắc Tề đã ký hòa ước, quân Tề đã rút về bắc, nên đồng ý. Nhưng vợ ông là Vương thị phản đối, đem tài sản riêng ra mộ quân, đẩy lui quân đội của Trần Thiến. Về sau Đỗ Thái làm phản, Kham vẫn còn say chưa tỉnh thì bị bắt. Trần Thiến sai chém ông trước nhiệm sở của mình, bắt Vương thị cắt tóc xuất gia, giết cả nhà họ Đỗ. | 1 | null |
Tông Cáo (danh pháp khoa học: Vulpini) là một tông gồm các loài dạng cáo thuộc phân họ Chó (Caninae), và là nhóm chị em với tông Canini gồm các loài dạng chó.
Phân loại học.
Sơ đồ phát sinh chủng loại dưới đây dựa trên nghiên cứu phát sinh học của Lindblad-Toh (2005) đã được sửa đổi và bổ sung các phát hiện mới về chi "Vulpes". | 1 | null |
Làng văn hóa dân tộc Vân Nam () là một công viên chủ đề trưng bày các văn hóa dân gian, văn hóa và kiến trúc khác nhau của 26 dân tộc ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Mục tiêu chính của công viên chủ yếu là trưng bày một số khía cạnh về dân tộc, sự đa dạng văn hóa và di sản của Vân Nam. Nằm ở ngoại ô phía tây nam Côn Minh, cạnh hồ Điền Trì, Làng Dân tộc Vân Nam có diện tích 89 ha bao gồm 31 ha mặt nước, và đã được xếp hạng du lịch Quốc gia 4A - là di tích quan trọng cấp quốc gia. Nơi này hiện là căn cứ của Ủy ban Sự vụ dân tộc Quốc gia Trung Quốc, Ban chấp hành Văn hóa Truyền thống Dân gian của CIOFF Trung Quốc và là một trong những địa điểm liên lạc về công tác dân tộc của Ủy ban dân tộc Trung Quốc. Mỗi ngày, Làng dân tộc mở cửa đón khách du lịch từ 9 giờ sáng đến 16 giờ 30 phút.
Làng văn hóa này mô phỏng và thu nhỏ mô hình kiến trúc của các dân tộc với tỷ lệ 1:1, sau đó làng của người dân tộc nào thì đưa người của dân tộc đó đến ở để tạo thành làng văn hóa dân tộc, nơi đây là hình ảnh thu gọn của các dân tộc tỉnh Vân Nam.
Tỉnh Vân Nam là tỉnh rất đặc biệt, bởi trong số 56 dân tộc, thì riêng Vân Nam có 25 dân tộc thiểu số và dân tộc Hán nữa là 26 dân tộc, chiếm gần 50% tổng số các dân tộc của cả nước Trung Quốc và là vùng có người dân tộc thiểu số đông nhất Trung Quốc. Vân Nam cũng là nơi ngoài phong cảnh đẹp ra còn có nhiều phong tục, tập quán và bản sắc văn hóa dân tộc nhất Trung Quốc. Nhưng do Vân Nam là tỉnh nhiều rừng núi nhất, phát triển không đồng đều, vùng sâu, vùng xa giao thông chưa phát triển nên không tiện đi lại cho du khách. Bởi vậy,làng văn hóa dân tộc là nơi thu nhỏ bản sắc văn hóa dân tộc, mang đến cho du khách cái nhìn về bản sắc văn hóa dân tộc của Trung Hoa.
8 làng của các dân tộc Thái (Dai), Bạch (Bai), Di (Yi), Nạp Tây (Naxi), Ngõa (Wa), Bố Lãng (Bulang), Ki Nô (Jino), Lạp Thổ (Lahu) và nhà của người Ma Thoa (Mosuo) đã được xây dựng xong. Mỗi làng đều có kiến trúc khác nhau (nhà cửa, đình, chùa…) của mỗi dân tộc và những cô gái mặc y phục, đồ trang sức sặc sỡ. Vào giờ quy định, các nghệ nhân trong làng tuần tự trình diễn ca múa nhạc truyền thống hết làng này đến làng khác. Thỉnh thoảng, làng còn tổ chức lễ hội tưng bừng đầy màu sắc và lễ nghi cưới hỏi cổ truyền. | 1 | null |
Kim Điện, trước kia gọi là "Thái Hòa Cung", tọa lạc trên núi Minh Phượng cách Thành phố Côn Minh 07 km về phía Đông Bắc là một quần thể cung điện trong đó nổi bật nhất là "Kim Điện" được đúc hoàn toàn bằng đồng. Đây là di tích khá quan trọng và là điểm tham quan hấp dẫn nhất thành phố Côn Minh, Trung Quốc.
Đây là di tích mà từ cột, kèo, mái ngói, khung cửa cho đến vách, hoành phi, bàn thờ, tượng thần, lư hương đều bằng đồng. Tổng trọng lượng ước tới hơn 200 tấn. Những đường nét tinh xảo mô tả rồng, mây, ngọn lửa, thần tiên, muông thú… cho thấy trình độ nghệ thuật đúc đồng của Trung Quốc 400 năm về trước (Triều nhà Minh năm 1602). Năm Khang Hy thứ 10, Kim Điện đã trở thành chùa Đồng lớn nhất, và trở thành chùa Đồng có giá trị văn hóa được giữ gìn tốt.
"Minh Chuông lầu", cao 30m, gồm 3 tầng mái cong với quả chuông đồng cao 2,1m, chu vi 6,7m, nặng 14tấn. Ngoài những đồ cổ có giá trị, Kim Điện còn có những cây cổ được trồng vào triều Minh như cây hoa trà, cây Tường Vi. Mặc dù đã 400 năm nhưng mỗi độ xuân về lại nở hàng ngàn đóa hoa rực rỡ. Tại khu "Kim Điện" còn có Trà Hoa Viên lớn nhất Trung Quốc được trồng và chăm sóc.
Trong tự viện, các họa tiết mô tả câu chuyện về danh tướng Ngô Tam Quế cùng câu chuyện của Trần Viên Viên được tái hiện trong các bức danh họa giúp du khách phần nào hiểu rõ hơn về Kim Điện. | 1 | null |
Đám mây cung là một loại đám mây thấp được hình thành theo phương ngang. Nó là loại mây phụ, xuất hiện kèm theo mây vũ tích. Đám mây cuộn và đám mây thềm là hai loại của đám mây cung. Một đám mây thềm thường liên kết với đỉnh đầu của dòng chảy ngoài cơn dông; những đám mây cuộn thường hình thành bởi những dòng chảy ngoài của không khí lạnh từ gió biển hoặc các frông lạnh trong trường hợp không có dông.
Loại.
Đám mây thềm.
Một đám mây thềm là một loại thấp, ngang, nêm hình dạng của đám mây cung. Một đám mây thềm gắn vào căn cứ của đám mây cha mẹ, mà thường là một cơn dông, nhưng có thể hình thành trên bất kỳ loại hình của các đám mây đối lưu. Sự nổi lên của đám mây chuyển động đám mây nổi lên thường có thể được nhìn thấy trong hàng đầu (bên ngoài) một phần của đám mây thềm, trong khi mặt dưới thường xuất hiện hỗn loạn và gió xâu xé. Mát mẻ, không khí chìm từ một đám mây bão, dòng hút xuống lây lan ra trên bề mặt đất, với cạnh hàng đầu gọi là gió giật phía trước. Dòng chảy ngoài này cắt dưới không khí ấm đang được hút vào updraft của cơn bão. Như không khí thấp hơn mát hơn nhấc không khí ấm và ẩm, nước của nó ngưng tụ, tạo ra một đám mây thường cuộn với những cơn gió khác nhau ở trên và dưới (chịu cắt gió).
Người nhìn thấy một đám mây thềm có thể tin rằng họ nhìn thấy một đám mây tường. Điều này có khả năng là một sai lầm, vì một đám mây thềm tiếp cận, xuất hiện để tạo thành một bức tường được làm bằng đám mây. Một đám mây thềm thường xuất hiện trên các cạnh hàng đầu của một cơn bão, và một đám mây tường thường sẽ là ở phía sau của cơn bão.
Trước cơn gió giật mạnh sẽ gây ra phần thấp nhất của cạnh hàng đầu của một đám mây thềm là rách rưới và lót với sự mọc lên của những đám mây fractus. Trong trường hợp nghiêm trọng sẽ có các xoáy dọc theo cạnh, với khối lượng xoắn của chạy thẳng và mau mà có thể đạt đến mặt đất hoặc được đi kèm theo sự mọc lên của bụi. Một đám mây thềm rất thấp kèm theo những dấu hiệu là chỉ số tốt nhất mà một cơn gió bạo lực có khả năng đang đến gần. Một ví dụ cực đoan của hiện tượng này trông gần giống như một cơn lốc xoáy và được biết đến như một gustnado.
Đám mây cuộn.
Một đám mây cuộn là một loại thấp, ngang, hình ống, và tương đối hiếm hoi của đám mây cung. Nó khác nhau từ những đám mây thềm bằng cách hoàn toàn tách rời từ các tính năng đám mây khác. Đám mây cuộn thường xuất hiện để được "lăn" khoảng một trục ngang. Họ là một sóng đơn độc gọi là soliton, đó là một làn sóng mà có một mào duy nhất và di chuyển mà không thay đổi tốc độ hoặc hình dạng. Một trong những sự cố thường xuyên nổi tiếng nhất là đám mây Morning Glory ở Queensland, Úc, có thể xảy ra lên đến bốn trong số mười ngày trong tháng Mười. Một trong những nguyên nhân chính của đám mây Morning Glory là sự lưu thông mesoscale liên kết với gió biển mà phát triển ở bán đảo Cape York và Vịnh Carpentaria. Tuy nhiên, tính năng tương tự có thể được tạo ra bởi những đònh hút xuống từ những cơn dông và không độc quyền liên kết với các vùng ven biển.
Đám mây cuộn ven biển đã được nhìn thấy ở nhiều nơi, kể cả California, eo biển Manche, quần đảo Shetland, bờ Biển Bắc, và khu vực ven biển của Úc. | 1 | null |
Trận Osan (tiếng Triều Tiên: 오산 전투, tiếng Trung Quốc: 烏山戰役 / Ô Sơn chiến dịch, tiếng Anh: "Battle of Osan") là trận đánh đầu tiên giữa Quân đội Hoa Kỳ và Quân đội Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên diễn ra vào ngày 5 tháng 7 năm 1950. Quân lực Hoa Kỳ gồm một lực lượng đặc nhiệm có 400 lính bộ binh được pháo binh yểm trợ đã đến Osan, phía nam Seoul với nhiệm vụ bọc hậu chặn đà tiến của quân Bắc Triều Tiên trong khi người Mỹ đưa quân tăng viện đến phía nam. Tuy nhiên lực lượng này không có cả pháo chống tăng lẫn vũ khí chống tăng bộ binh hiệu quả mà chỉ được trang bị bazooka đã lỗi thời và súng không giật M18 57mm. Về pháo binh, tình thế cũng không khả quan hơn khi cơ số đạn chất nổ mạnh chống tăng HEAT của lựu pháo 105mm chỉ có sáu viên cộng với loại pháo đủ uy lực đánh gục xe tăng Liên Xô T-34 thời điểm này chưa được quân Mỹ đưa sang chiến trường Triều Tiên.
Một đội hình xe tăng Bắc Triều Tiên gồm 33 xe tăng T-34/85 do Liên Xô sản xuất thuộc Trung đoàn Xe tăng 107, Sư đoàn Thiết giáp 105 tiến đến vị trí phòng tuyến Mỹ tại quốc lộ phía bắc Osan trúng đạn pháo 105mm, pháo không giật 75mm và bazooka của lực lượng đặc nhiệm Mỹ nhưng chỉ có bốn chiếc bị đứt xích bất động và số còn lại tiếp tục tiến về phía nam, bỏ qua phòng tuyến quân Mỹ. Sau khi đội hình xe tăng đã đi qua, lính Mỹ chuyển sang mục tiêu tiếp theo là 5.000 lính Bắc Triều Tiên của Sư đoàn Bộ binh 4 tiến đến vị trí của họ. Lính Mỹ đã tạm thời cầm chân được quân Bắc Triều Tiên trong vài giờ trước khi bị tràn ngập bởi các cuộc tấn công thọc sườn và cuối cùng đã phải rút lui trong hỗn loạn và thương vong nặng nề.
Kết quả trận đánh cho thấy lính Mỹ trong thời gian đầu tham gia Chiến tranh Triều Tiên thua kém lính Bắc Triều Tiên về gần như mọi mặt và đó là nguyên nhân của những thất bại liên tiếp sau đó của quân đội Hoa Kỳ trước khi cục diện chiến tranh đổi chiều với hai chiến thắng của Hoa Kỳ tại Inchon và Pusan.
Bối cảnh.
Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ.
Rạng sáng ngày 25 tháng 6 năm 1950, được pháo binh yểm trợ, Quân đội Nhân dân Triều Tiên vượt vĩ tuyến 38 tấn công về phía nam, bắt đầu cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Đối đầu với 89.000 quân Bắc Triều Tiên được trang bị đầy đủ xe tăng, máy bay là một lực lượng Nam Triều Tiên ít hơn và không sẵn sàng chiến đấu khi thiếu tổ chức cũng như trang bị. Quân số áp đảo của quân đội Bắc Triều Tiên đã nhanh chóng tiêu diệt những sự kháng cự dọc biên giới của 38.000 Nam quân và tiến sâu về phía nam. Lính Nam Triều Tiên tháo lui hoặc đào ngũ hàng loạt sang miền Bắc. Seoul, thủ đô Nam Triều Tiên bị Bắc quân chiếm vào ngày 28 tháng 6.
Để ngăn không cho Nam Triều Tiên sụp đổ, Liên Hiệp quốc đã bỏ phiếu thông qua việc giúp Nam Triều Tiên vào ngày 27 tháng 6. Hạm đội 7 Hoa Kỳ đưa Lực lượng Lực lượng Đặc nhiệm 77, dẫn đầu là hàng không mẫu hạm USS "Valley Forge"; Hạm đội Viễn Đông Anh cũng đưa một số tàu, trong đó có hàng không mẫu hạm HMS "Triumph" đến để yểm trợ sức mạnh không quân và hải quân. Các hoạt động hải quân đã phong tỏa được Bắc Triều Tiên và các cuộc không kích đã làm trì hoãn đà tiến của Bắc quân nhưng không vì thế mà cuộc tấn công của Bắc Triều Tiên dừng lại. Tổng thống Mỹ Harry S. Truman quyết định đưa bộ binh đến để hỗ trợ các cuộc không kích. Tuy nhiên, sức mạnh của quân đội Hoa Kỳ tại Viễn Đông năm năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã giảm sút và đơn vị gần mặt trận Triều Tiên nhất là Sư đoàn Bộ binh số 24 thuộc Quân đoàn 8, căn cứ chính tại Nhật Bản. Ngoài ra việc cắt giảm chi phí quân sự còn khiến cho sư đoàn này không đủ sức chiến đấu và được trang bị lạc hậu.
Tư lệnh Sư đoàn 24 là Thiếu tướng William F. Dean xác định Trung đoàn Bộ binh số 21 là đơn vị đủ sức chiến đấu nhất trong số ba trung đoàn của sư đoàn mình. Dean sau đó quyết định tách Tiểu đoàn 1 thuộc Trung đoàn 21 ra riêng vì đơn vị này được chỉ huy bởi Trung tá Charles Bradford Smith là một quân nhân nhiều kinh nghiệm, từng tham gia chiến đấu trong Trận Guadalcanal thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai. Tiểu đoàn này sẽ được các máy bay vận tải C-54 Skymaster đưa đến Triều Tiên để chặn bước tiến của quân Bắc Triều Tiên, trong khi phần còn lại của sư đoàn sẽ đến Nam Triều Tiên sau bằng đường biển.
Lực lượng Đặc nhiệm Smith.
Đơn vị đầu tiên của Sư đoàn 24 rời Căn cứ Không quân Itazuke, Nhật Bản vào ngày 30 tháng 6. Lực lượng Đặc nhiệm Smith, mang tên chỉ huy trưởng của nó là Trung tá Smith, có quân số 406 người thuộc Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Bộ binh 21 và 134 người thuộc Đại đội A, Tiểu đoàn Pháo Dã chiến 52 dưới quyền Trung tá Miller O. Perry. Cả hai đơn vị này đều bị trang bị yếu kém và không đủ quân số: Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 21 chỉ có hai đại đội bộ binh (B và C) trong khi một đơn vị tiểu đoàn lục quân Hoa Kỳ theo tiêu chuẩn là ba đại đội. Hậu quả là quân số tối thiểu của Đại đội Chỉ huy, trung đội thông tin, trung đội vũ khí hạng nặng bị cắt giảm phân nửa. Vũ khí được trang bị chỉ vỏn vẹn 6 khẩu Bazooka M9A1 đã lỗi thời, 2 khẩu pháo không giật 75 mm, 2 khẩu súng cối 4,2 inch (107mm) và 4 khẩu súng cối 60mm. Hầu hết số vũ khí này được lấy từ phần còn lại của Trung đoàn 21, đơn vị vốn cũng đã không đủ sức mạnh. Khẩu đội pháo A, đơn vị yểm trợ pháo binh cho Lực lượng Đặc nhiệm được trang bị 6 khẩu lựu pháo 105mm. Các khẩu pháo này được cho cơ số đạn là 1.200 quả đạn trái phá không đủ sức xuyên thủng lớp giáp của các xe tăng và chỉ có 6 quả đạn chống tăng dùng thuốc nổ mạnh (HEAT). Ngoài pháo, Đại đội A còn có 4 khẩu súng máy hạng nặng M2 Browning.
Hầu hết những người lính thuộc Lực lượng Đặc nhiệm đều chưa đến 20 tuổi, không có kinh nghiệm chiến đấu và chỉ được 8 tuần huấn luyện cơ bản. Chỉ 1/3 số sĩ quan của Lực lượng Đặc nhiệm có kinh nghiệm chiến đấu trong Chiến tranh thế giới thứ hai, và chỉ 1/6 số lính tuyển mộ có kinh nghiệm chiến đấu. Tuy nhiên nhiều người trong số đó đã tình nguyện gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm. Mỗi người lính được trang bị cơ số đạn 120 viên và 2 ngày khẩu phần C.
Ngày 1 tháng 7, Lực lượng Đặc nhiệm Smith đến Nam Triều Tiên và nhanh chóng thiết lập tổng hành dinh tại Taejon. Lực lượng Đặc nhiệm tiến về phía bắc bằng đường sắt và xe tải để đối đầu với quân Bắc Triều Tiên. Lực lượng Đặc nhiệm Smith là một trong số vài đơn vị Hoa Kỳ được đưa đến Triều Tiên với mục đích gây tâm lý "sốc" ban đầu cho đà tiến của Bắc quân và trì hoãn các đơn vị Bắc quân càng lâu càng tốt trước khi nhiều lính Mỹ sau đó được đưa đến Triều Tiên. Nhiệm vụ cụ thể của Lực lượng Đặc nhiệm Smith là tiến về phía bắc càng xa càng tốt và đối đầu với quân Bắc Triều Tiên giúp cho phần còn lại của Sư đoàn 24 kịp đến Nam Triều Tiên tăng viện. Tư lệnh Sư đoàn 24 William F. Dean đã ra lệnh Trung tá Smith ngăn Bắc quân dọc quốc lộ từ Suwon và càng xa Pusan càng tốt.
Ba ngày sau đó, đơn vị đã đào công sự tại hai ngọn đồi ngang quốc lộ phía bắc làng Osan, cách Suwon 9,7 km và Seoul khoảng 40 km về phía nam. Hai đỉnh đồi cao 91 m, từ đó có thể trông thấy toàn bộ con đường đến Suwon. Tiểu đoàn thiết lập tuyến phòng thủ dài 1,6 km trên cả hai ngọn đồi đó để đánh chặn quân bắc Triều Tiên đang tiến tới. Lính Mỹ bố trí dọc theo quốc lộ với 2 đội hình bộ binh trên hai ngọn đồi, 5 khẩu lựu pháo cách đội hình bộ binh 1,6 km còn khẩu lựu pháo thứ 6 được trang bị cả sáu quả đạn chống tăng dùng thuốc nổ mạnh bố trí giữa đội hình bộ binh và 5 khẩu pháo còn lại. Mưa lớn khiến cho việc yểm trợ không lực không thể thực hiện do đó Smith và Perry buộc phải tái tổ chức khẩu đội pháo theo cách như trên với hi vọng nó sẽ phát huy hiệu quả.
Diễn biến.
Cuộc tấn công vào đội hình xe tăng Bắc Triều Tiên.
7 giờ 30 phút sáng ngày 5 tháng 7, Lực lượng Đặc nhiệm Smith phát hiện một đội hình hàng dọc 8 chiếc xe tăng T-34/85 của Trung đoàn Xe tăng 107, Sư đoàn Thiết giáp 105 Bắc Triều Tiên đang tiến về phía mình. Đây là lực lượng Bắc quân đang trên đường truy kích tàn quân Nam Triều Tiên tháo chạy khỏi Seoul. Lúc 8 giờ 16 phút, khẩu đội pháo khai hỏa quả đạn đầu tiên vào đội hình xe tăng đang đi tới. Những chiếc xe tăng, lúc này còn cách bộ binh Mỹ 2 km trúng phải nhiều quả đạn pháo 105mm nhưng không hề hấn gì. Khi đoàn xe tăng chỉ còn cách 700 m, khẩu pháo không giật 75mm bắn trúng chiếc xe tăng đi đầu nhưng không có chuyện gì xảy ra. Các xe tăng Bắc Triều Tiên bị tấn công bất ngờ và không phát hiện được vị trí hỏa lực đã tấn công họ nên chỉ bắn đáp trả mà không nhắm bằng pháo và súng máy
Cuối cùng khi trông thấy những chiếc xe tăng chạm trán phòng tuyến bộ binh, thiếu úy Ollie Connor bắn 22 trái hỏa tiễn ở khoảng cách 14 mét bằng khẩu Bazooka M9A1. Một số trái không nổ, một số trái đâm vào lớp giáp đuôi, nơi giáp mỏng nhất của T-34, nhưng đầu đạn không đủ sức xuyên qua lớp giáp. Những chiếc xe tăng đoán rằng những cuộc tấn công chặn đường từ nãy giờ là của lính Nam Triều Tiên nên càng không coi là mối đe dọa và tiếp tục tiến lên bình thường. Khi đoàn xe tăng lên đến đỉnh của con đường, khẩu lựu pháo duy nhất được trang bị đạn chống tăng khai hỏa, bắn trúng hai chiếc đi đầu và làm một chiếc bốc cháy. Một lính tăng chạy khỏi chiếc tăng bốc cháy với khẩu tiểu liên PPSh-41 và giết chết một lính Mỹ thuộc đội súng máy trước khi tự sát; tên người lính Mỹ chết sau đó được xác định nhưng có thể không chính xác là Kenneth R. Shadrick, thương vong đầu tiên của lực lượng lục quân Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên. Khẩu lựu pháo sau đó không còn đạn chống tăng đã phải bắn đạn trái phá trước khi bị chiếc T-34 thứ ba tiêu diệt. Những chiếc xe tăng còn lại tiếp tục tiến lên phía trước mà không quan tâm đến hỏa lực pháo và bazooka của lính Mỹ mặc dù thêm một chiếc T-34 nữa bị tê liệt do một quả đạn pháo 105mm bắn trúng xích. Xích tăng làm đứt đường dây liên lạc giữa bộ binh và pháo binh Mỹ, làm tình hình thêm hỗn loạn. Trung tá Perry bị thương khi cố bắt sống chiếc xe tăng tê liệt còn những khẩu pháo của ông vẫn khai hỏa nhưng bất lực trước xe tăng Bắc Triều Tiên.
Trong chưa đến một giờ sau đó, một đội hình xe tăng thứ hai gồm 25 chiếc T-34 tiến đến vị trí Lực lượng Đặc nhiệm. Đội hình này không được tổ chức nên những chiếc tăng đi riêng lẻ hoặc theo nhóm hai, ba chiếc. Pháo binh Mỹ bắn đứt xích một chiếc và làm bị thương ba chiếc khác. Đổi lại, các xe tăng Bắc Triều Tiên tiêu diệt được một khẩu pháo, làm bị thương một số pháo thủ, giết hoặc làm bị thương khoảng 20 lính bộ binh và phá hủy toàn bộ các chiếc xe đậu phía sau phòng tuyến bộ binh. Một trong năm khẩu lựu pháo còn lại hư hại nhẹ do một quả đạn pháo suýt trúng vào nó. Nhiều pháo thủ Mỹ bắt đầu rời bỏ vị trí nhưng Trung tá Perry đã thuyết phục thành công họ quay lại. Mặc dù sau này Trung tá Smith cho rằng những viên đạn để quá lâu khiến cho những khẩu bazooka vô tác dụng nhưng thực tế bazooka 2.36-inch khi sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai cũng không làm được gì trước lớp giáp xe tăng Đức. Việc cắt giảm ngân sách sau chiến tranh khiến cho Sư đoàn Bộ binh 24 không được nhận phiên bản bazooka được cải tiến M20 3.5-inch trang bị đạn chống tăng M28A2 đủ sức đánh gục xe tăng Liên Xô. Khi đoàn xe tăng đi qua, gần một giờ sau đó không có một lực lượng Bắc Triều Tiên nào tiếp tục xuất hiện.
Cuộc tấn công vào đội hình bộ binh Bắc Triều Tiên.
Lúc 11 giờ, thêm ba chiếc xe tăng nữa xuất hiện từ hướng bắc. Phía sau chúng là một đội hình hàng dọc xe tải dài 9,7 km, đó là hai trung đoàn bộ binh Bắc Triều Tiên: Trung đoàn Bộ binh số 16 và Trung đoàn Bộ binh số 18 thuộc Sư đoàn Bộ binh số 4, quân số khoảng 5.000 người do Thiếu tướng Lee Kwon Mu chỉ huy từ Seoul tiến đến. Đội hình bộ binh này có vẻ như đã không liên lạc với đội hình xe tăng đi trước nên lính Bắc Triều Tiên không hề biết về sự hiện diện của lính Mỹ trong khu vực.
Lúc 11 giờ 45 phút, khi đội hình bộ binh cách phòng tuyến Mỹ 910 mét, Trung tá Smith hạ lệnh lính Mỹ khai hỏa mọi thứ có thể vào Bắc quân. Hỏa lực súng trường, súng máy, súng cối và pháo tiêu diệt một vài xe tải làm cho đội hình hỗn loạn. Ba chiếc xe tăng đi đầu tiến đến gần Lực lượng Đặc nhiệm Smith trong phạm vi 300 mét rồi bắt đầu khai hỏa. Khoảng 1.000 lính bộ binh Bắc Triều Tiên từ cánh đồng lúa phía đông con đường xông lên bao vây lính Mỹ nhưng bị đẩy lùi. Smith muốn gọi hỏa lực pháo nhắm vào bộ binh Bắc Triều Tiên nhưng người truyền tin không thể tìm lại được vị trí các khẩu pháo do đó đã cho rằng số pháo này đã bị xe tăng tiêu diệt. Trong vòng 45 phút sau đó, một lực lượng Bắc Triều Tiên nữa tấn công bao vây từ phía tây con đường, buộc Smith phải triệt thoái một trung đội về phía đông con đường. Ngay sau đó, lính Mỹ bắt đầu phải chịu hỏa lực pháo và súng cối từ lính Bắc Triều Tiên.
Lính Mỹ rút lui.
Lực lượng Đặc nhiệm Smith cố gắng giữ phòng tuyến cho đến 14 giờ 30 phút thì Trung tá Smith buộc phải ra lệnh triệt thoái do không còn đạn và hệ thống liên lạc đã bị cắt đứt. Thời điểm này, lính Bắc Triều Tiên đang bao vây cả hai cánh sườn quân Mỹ và cả từ phía sau. Smith hạ lệnh triệt thoái lần lượt từng đơn vị một để các đơn vị còn lại có thể yểm trợ cho đơn vị triệt thoái. Thứ tự triệt thoái lần lượt là Đại đội C, quân y, trung đội chỉ huy và sau cùng là Đại đội B. Tuy nhiên Trung đội 2, Đại đội B không nhận được lệnh triệt thoái do đó khi trung đội này phát hiện đơn vị mình chỉ còn một mình trên chiến trường thì lệnh triệt thoái đã đưa ra quá lâu và không thể kịp đưa những người bị thương đi. Trung đội buộc phải để lại hầu hết vũ khí. Hầu hết những người còn khỏe mạnh chạy trốn thành công nhưng các thương binh Mỹ nằm trên cán buộc phải để lại cùng với các quân y. Các thương binh Mỹ này sau đó tìm thấy bị bắn chết còn các quân y thì vĩnh viễn mất tích.
Cuộc triệt thoái nhanh chóng biến thành một cuộc tháo cháy tán loạn vô tổ chức. Lực lượng Đặc nhiệm Smith gánh chịu thương vong lớn trong lúc rút lui do phơi mình ra trước hỏa lực địch. Khi lính Mỹ chạy đến vị trí các khẩu pháo, các pháo thủ vô hiệu hóa các khẩu lựu pháo của mình bằng cách lấy đi bộ phận ngắm và tấm thép đóng khóa nòng súng trước khi cùng bộ binh chạy đến khu vực ngoại vi phía bắc Osan, nơi một số xe vận tải được giấu kín đang chờ đợi họ. Những chiếc xe này may mắn chạy đến Pyongtaek và Cheonan mà không bị ngăn trở, đón thêm nhiều lính lang thang dọc đường đi trước khi đến phòng tuyến thứ hai mà Sư đoàn Bộ binh 24 đã thiết lập.
250 lính Mỹ thuộc Lực lượng Đặc nhiệm Smith trở về phòng tuyến Mỹ trước khi trời sập tối. Khoảng 150 lính Mỹ hoặc hơn tử trận, bị thương hoặc mất tích. Nhiều ngày sau đó, nhiều lính Mỹ bị tụt lại đã tìm được đến phòng tuyến Mỹ trong đó người cuối cùng thuộc Trung đội 2, Đại đội B đến Chonan năm ngày sau đó, chỉ trước quân Bắc Triều Tiên 30 phút. Theo ước tính ban đầu, Lực lượng Đặc nhiệm Smith có 20 người tử trận (KIA), 130 người bị thương (WIA) hoặc mất tích (MIA) và khoảng 36 người bị bắt làm tù binh. Sau chiến tranh, con số chính thức được đưa ra là 60 người tử trận, 21 người bị thương và 82 người bị bắt làm tù binh, trong đó có 32 người chết trong thời gian bị bắt. Người lính đầu tiên tử trận được xác định là Kenneth R. Shadrick. Thương vong này chiếm đến 40% quân số Lực lượng Đặc nhiệm Smith. Sau này khi lính Mỹ tiến về phía bắc đã phát hiện ra nhiều nấm mộ sơ sài chôn xác lính Mỹ thuộc Sư đoàn 24. Tất cả đều bị bắn vào đầu từ phía sau với bàn tay bị trói bởi dây truyền tin. Thương vong của lính Bắc Triều Tiên là 42 người chết và 85 người bị thương, cộng thêm bốn xe tăng bị tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa. Trận đánh này làm cuộc tiến quân của lính Bắc Triều Tiên về phía nam bị đình trệ lại trong khoảng bảy giờ sau đó.
Kết quả.
Trận Osan là lần đầu tiên bộ binh Mỹ tham gia Chiến tranh Triều Tiên. Trận đánh này cho thấy lính Mỹ không được chuẩn bị cho cuộc chiến và yếu kém hơn lính Bắc Triều Tiên cả về trang bị, huấn luyện và kinh nghiệm chiến đấu – chưa tính đến chênh lệch về quân số. Một sĩ quan Bắc Triều Tiên sau này đã nói với sử gia John Toland rằng lính Mỹ trong trận này có vẻ như "quá sợ phải chiến đấu". Nghiêm trọng hơn, nhiều lính Mỹ bỏ vị trí phòng thủ quá sớm, để vũ khí và thương binh ở lại. Trung tá Smith tự nhận đã không chịu triệt thoái sớm để cho lính Bắc Triều Tiên bao vây và gây thương vong lớn. Những khuyết điểm của lính Mỹ trong trận này tiếp tục bị các đơn vị Hoa Kỳ khác mắc phải trong tháng 7 khiến cho quân đội Hoa Kỳ bị quân đội Bắc Triều Tiên đẩy lùi ngày càng sâu hơn về phía nam.
Mặc dù bị đánh bại với thương vong nặng nề, Lực lượng Đặc nhiệm Smith đã thành công trong việc trì hoãn cuộc tiến quân của lính Bắc Triều Tiên thêm nhiều giờ. Khi trận đánh này đang diễn ra, Trung đoàn Bộ binh 34 cũng thuộc Sư đoàn 24 đã thiết lập tuyến phòng thủ tại Pyeongtaek, cách Osan 24 km về phía nam. Tuy nhiên sau đó Trung đoàn 34 cũng bị đánh bại với kịch bản tương tự trong Trận Pyongtaek và nhiều trận đánh khác trong suốt tháng bảy, mặc dù tiếp tục làm trì hoãn đà tiến của Bắc quân. Từ ngày 14 đến 21 tháng 7, Taejon thất thủ. Tuy nhiên quân đội Bắc Triều Tiên cuối cùng cũng đã bị Hoa Kỳ đánh bại trong Trận Vành đai Pusan kéo dài từ đầu tháng 8 đến giữa tháng 9 năm 1950.
Ba tháng sau đó vào ngày 19 tháng 9, Osan trở thành nơi mà các lực lượng Hoa Kỳ và Liên hiệp quốc dưới sự chỉ huy của Quân đoàn 8 trên đường tiến quân về phía nam gặp Quân đoàn X, đang tiến quân theo chiều ngược lại sau thành công tại Inchon để đẩy lùi hoàn toàn quân Bắc Triều Tiên ra khỏi Nam Triều Tiên.
Nhiều năm sau Chiến tranh Triều Tiên, khu vực nơi Lực lượng Đặc nhiệm Smith được huấn luyện tại Nhật Bản trước khi đến Triều Tiên đã trở thành một địa điểm tưởng niệm. Một đài kỷ niệm cũng được đặt tại cánh đồng Osan, nơi mà Quân đoàn 8, vẫn còn đóng quân tại Hàn Quốc, đến đây hàng năm để kỷ niệm Trận Osan. Ngày 16 tháng 7 năm 2010, 60 năm sau Trận Osan, chỉ huy Quân đoàn 8 cùng với các quan chức của Osan trong lễ kỷ niệm đã nói về Lực lượng Đặc nhiệm Smith và miêu tả trận đánh là "phát súng đầu tiên cho một cuộc chiến mà lý tưởng của nó vẫn tồn tại đến ngày nay." Trong lễ kỷ niệm lần thứ 61, một lần nữa có sự góp mặt của cả quân nhân Mỹ và chính trị gia Osan để tưởng nhớ Lực lượng Đặc nhiệm Smith. | 1 | null |
Ủy ban Bảo vệ Cách mạng (), viết tắt CDR, là một mạng lưới gồm các ủy ban khu dân cư trên khắp Cuba. Mà theo lời chính phủ thì nó được mô tả là "tai mắt của cách mạng," tồn tại để thúc đẩy phúc lợi xã hội và báo cáo về các hoạt động "phản cách mạng". Tính đến năm 2010, có tới 8,4 triệu người Cuba trên tổng dân số 11,2 triệu người đã đăng ký làm thành viên Ủy ban Bảo vệ Cách mạng.
Lịch sử.
Hệ thống CDR được lãnh tụ Fidel Castro thành lập vào ngày 28 tháng 9 năm 1960 nhằm phát hiện và đập tan mọi âm mưu chống phá cách mạng của các thế lực thù địch trong và ngoài nước, với mục đích bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ của Cuba từ sau cuộc cách mạng năm 1959 lật đổ nhà độc tài Fulgencio Batista. Khẩu hiệu của CDR là, "¡En cada barrio, Revolución!" ("Trong mỗi khu phố, Cách mạng!"). Fidel Castro tuyên bố đó là "một hệ thống cảnh giác cách mạng tập thể," được thành lập "để mọi người đều biết ai đang sống trong từng khu, làm gì trên mỗi khu, mối quan hệ của họ với chế độ độc tài, trong những hoạt động mà họ tham gia và với người mà họ gặp gỡ."<ref name="DISCURSO PRONUNCIADO POR EL COMANDANTE Fidel Castro RUZ 09/28/1960">Departamento de Versiones Taquigraficas del Gobierno Revolucionario (Cuban government archive of Fidel Castro's 09/28/60 CDR establishment speech)</ref>
Hoạt động và tranh cãi.
Các quan chức của CDR có nhiệm vụ giám sát các hoạt động của từng người trên các khu phố riêng của họ. CDR còn có một bộ hồ sơ cá nhân được lưu trữ dựa trên từng khu dân cư, một số cho thấy động lực nội bộ của mỗi hộ gia đình. Ngay cả sau sự tồn tại trong suốt 54 năm của mình, hoạt động của CDR vẫn còn tiếp tục gây tranh cãi.
Những nhà phê bình mạnh mẽ như A. Rivera Caro, một nhà báo làm việc cho tờ El Nuevo Herald, đã lần ra nguồn gốc hệ thống CDR của Fidel Castro là từ "Ủy ban cảnh giác lãnh thổ" tương tự được đặt tên và chỉ đạo do Adolf Hitler thành lập vào năm 1935. Những người phản đối CDR khác tiếp tục cáo buộc những người cung cấp tin tức cho hệ thống CDR của Cuba kèm theo sự kiểm soát tự do cá nhân, dẫn đến sự tan vỡ đơn vị gia đình Cuba, mối bất hòa của con người được lan truyền và làm mất lòng tin giữa các cá nhân ở mọi nơi, mọi tầng lớp xã hội Cuba.
Những người bảo vệ CDR đã phản bác luận điệu này cho rằng họ có trọng trách khác ngoài việc giám sát lý lịch chính trị và đạo đức cá nhân; bao gồm chuẩn bị các lễ hội cộng đồng, quản lý các dự án cộng đồng tình nguyện và tổ chức cộng động tham dự các cuộc mít tinh lớn. Những người ủng hộ tiếp tục nhấn mạnh điều đó đã giúp CDR thực hiện các chiến dịch y tế, giáo dục, hoặc số khác có hiệu lực ở tầm mức quốc gia và trên hết là được tổ chức trên cơ sở địa lý, Họ cũng đóng vai trò là trung tâm đối với nhiều người thất nghiệp trong các trang trại hoặc nhà máy, do đó bao gồm một phần lớn thành viên là nữ. CDR còn đóng một vai trò tích cực trong các chiến dịch tiêm phòng, ngân hàng máu, tái chế, tiến hành công tác sơ tán bão lũ và hỗ trợ chính phủ trong cuộc chiến chống tham nhũng.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế năm 2006 lưu ý CDR đã nhiều lần tham gia vào các vụ vi phạm nhân quyền bao gồm bằng lời cũng như xâm phạm thể chất. Các nhà phê bình còn cho rằng CDR thực chất chỉ là một công cụ đàn áp, giúp cho chính phủ đề phòng các hoạt động bất đồng chính kiến ở tầm mức địa phương bằng cách ba hoa về việc không tuân thủ pháp luật. Họ còn xác định CDR là "một trong những đơn vị chịu trách nhiệm chính về làn sóng đàn áp quét qua Cuba," mà gần đây nhất là vụ đánh đập tàn nhẫn và bắt giữ 75 thành viên của phong trào Các bà mặc y phục trắng ở Havana vào năm 2011 và 2012.
Elizardo Sanchez, một nhà bất đồng chính kiến Cuba đã mô tả CDR như là "một công cụ vi phạm nhân quyền có hệ thống và quy mô, phân biệt đối xử và đàn áp tư tưởng. Họ còn hỗ trợ cảnh sát và mật vụ," trong khi đó một người ủng hộ CDR là Lazaro Sanchez đã nói rằng CDR theo kiểu "Kẻ thù (Mỹ) cũng như những kẻ phản bội Cuba đã tận dụng lợi thế hỗn loạn để gieo rắc sự nghi ngờ. Nếu chúng ta phải hành động thì chúng ta sẽ hành động. Đường phố của chúng ta không thể thuộc về bọn tội phạm hay những tên phản cách mạng. Đế quốc Mỹ có FBI thì Cách mạng đã có CDR." | 1 | null |
USS "Peary" (DD-226) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất, và đã tiếp tục hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ hai cho đến khi bị máy bay Nhật Bản đánh chìm ngoài khơi Darwin, Australia vào năm 1942. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Chuẩn đô đốc Robert Edwin Peary (1856-1920).
Thiết kế và chế tạo.
"Peary" được đặt lườn vào ngày 9 tháng 9 năm 1919 tại xưởng tàu của hãng William Cramp and Sons ở Philadelphia. Nó được hạ thủy vào ngày 6 tháng 4 năm 1920, được đỡ đầu bởi bà Edward Stafford, con gái đô đốc Peary; và được đưa ra hoạt động vào ngày 22 tháng 10 năm 1920.
Lịch sử hoạt động.
"Peary" đã phục vụ tại Viễn Đông từ năm 1922. Nó thực hiện nhiệm vụ Tuần tra sông Dương Tử từ năm 1923 đến năm 1931, và sau đó được bố trí hàng năm đến vùng biển Trung Quốc để bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ từ năm 1931 cho đến khi Thế Chiến II bùng nổ.
Nó đang neo đậu tại Cavite, Philippines vào ngày 7 tháng 12 năm 1941 (8 tháng 12 theo giờ địa phương), khi nhận được tin tức về vụ Hải quân Nhật Bản bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng, và đã chịu đựng cuộc không kích của đối phương xuống Xưởng hải quân Civite hai ngày sau đó. Vào trưa ngày 10 tháng 12, hơn 50 máy bay ném bom hai động cơ tầm cao đã xuất hiện bên trên Cavite, ở độ cao bên ngoài tầm bắn của hỏa lực phòng không, và phá hủy hầu như toàn bộ xưởng hải quân. "Peary" neo đậu tại một bến tàu nhỏ, trúng phải một quả bom phía trước khiến phá hủy cấu trúc thượng tầng và ống khói và làm thiệt mạng 8 thành viên thủy thủ đoàn. Nó ở trong một hoàn cảnh ngặt nghèo, khi đám cháy bắt đầu làm kích nổ các đầu đạn tại một xưởng bảo trì ngư lôi ở cầu tàu bên cạnh. May mắn là chiếc đã kịp thời kéo nó ra xa, và "Whippoorwill" cùng với đã tiếp cận và dập tắt được đám cháy trên tàu trong vòng năm phút. Hạm trưởng chỉ huy tàu, Trung tá Hải quân H. H. Keith, bị thương trong vụ tấn công và được thay thế bởi Trung tá J. M. Bermingham.
Vào ngày 26 tháng 12 năm 1941, "Peary" đang trên đường đi khi máy bay Nhật lại xuất hiện và ném nhiều quả bom gần tàu. Đến sáng ngày 27 tháng 12, nó có mặt trong vịnh Campomanes thuộc đảo Negros khi quyết định ra khơi vào ban ngày. Thủy thủ của nó đã ngụy trang con tàu bằng lớp sơn màu xanh lá và những chùm lá cọ, hy vọng có thể đánh lừa máy bay ném bom tuần tra đối phương. Năm chiếc đã bay ngang trên đầu mà không phát hiện chiếc tàu khu trục trong buổi sáng hôm đó, và khi đêm đến, nó băng qua biển Celebes để hướng đến eo biển Makassar. Một máy bay ném bom Nhật Bản phát hiện ra nó sáng hôm sau, và theo dõi cho đến đầu buổi chiều, khi ba chiếc máy bay ném bom khác cùng tham gia một đợt tấn công kéo dài hai giờ. Chúng ném các quả bom rồi phóng ra hai quả ngư lôi chỉ cách con tàu . "Peary" lập tức chạy lùi với một động cơ và cả hai quả ngư lôi suýt trúng vào mũi tàu. Vài giây sau, hai quả ngư lôi khác sượt ngang cách đuôi tàu . Các máy bay ném bom sau đó rút lui.
Vào ngày đầu năm mới 1 tháng 1 năm 1942, "Peary" có mặt tại Darwin, Australia. Trong suốt tháng 1 và đầu tháng 2, nó hoạt động ngoài khơi Darwin chủ yếu làm nhiệm vụ tuần tra chống tàu ngầm. Vào ngày 15- 16 tháng 2, nó tham gia một nhiệm vụ vận chuyển lực lượng tăng viện và hàng tiếp liệu cho lực lượng Đồng Minh tại Timor thuộc Hà Lan, nhưng chiến dịch phải hủy bỏ do bị không kích ác liệt. Đến ngày 19 tháng 2, Darwin chịu đựng một cuộc ném bom ác liệt. "Peary" bị máy bay ném bom bổ nhào tấn công, và bị trúng năm quả bom. Quả thứ nhất đánh trúng đuôi tàu; quả bom cháy thứ hai đánh trúng sàn trước; quả thứ ba không kích nổ; quả thứ tư đánh trúng sàn trước và làm nổ hầm đạn phía trước; và quả bom cháy thứ năm phát nổ ở phòng động cơ phía sau. Một khẩu súng máy.30-caliber ở sàn sau cùng một khẩu.50-caliber vẫn tiếp tục bắn trả cho đến khi chiếc máy bay đối phương cuối cùng bay khỏi. Chiếc tàu khu trục chịu tổn thất 88 người thiệt mạng và 13 người bị thương, nó đắm với đuôi chìm trước. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 8 tháng 5 năm 1942.
Phần thưởng.
"Peary" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Di sản.
Xác tàu đắm của "Peary" nằm ở độ sâu dưới mặt nước ngoài khơi cảng Darwin, ở tọa độ . Bản thân xác tàu đắm là một đài tưởng niệm những người đã ngã xuống trong cuộc ném bom đầu tiên lên đất nước Australia và những người phòng thủ Darwin.
Một đài tưởng niệm được dựng trên bờ tại Darwin nhằm vinh danh. Được đặt tại công viên Bicentennial, đài tưởng niệm bao gồm một biển danh dự và một khẩu pháo 4-inch trục vớt từ chiếc "Peary". Khẩu pháo được hướng về địa điểm an nghỉ của chiếc tàu khu trục trong cảng Darwin. | 1 | null |
Công quốc (, , ), hay lãnh địa công tước (), là lãnh thổ quốc gia có chủ quyền do một công tước / nữ công tước (hoặc vương công / nữ vương công) sở hữu và cai trị. Thuật ngữ "công quốc" hầu như chỉ được sử dụng ở Châu Âu.
Tước vị công tước là tước vị quý tộc tôn quý có địa vị chỉ đứng sau Quốc vương hoặc Nữ vương trong truyền thống châu Âu. Mặc dù vậy, có sự khác biệt quan trọng giữa "công tước lãnh địa" và "công tước phi lãnh địa". Khác với các "công tước phi lãnh địa", vốn là những thuộc hạ của Quốc vương hoặc Hoàng đế, được phong tước hiệu danh dự nhưng không sở hữu và cai trị lãnh địa cụ thể, các "công tước lãnh địa" () là những nhà cai trị và là quân chủ thực sự của các công quốc. Lịch sử châu Âu từng chứng kiến sự hình thành và tan rã của nhiều công quốc. Hầu hết các công quốc lịch sử có chủ quyền thời cận đại ngày nay trở thành những vùng lãnh thổ cấp bang ở một số quốc gia liên bang như Đức. Trong khi đó, các lãnh địa công tước về sau được chuyển thành lãnh thổ trực thuộc các những vương quốc đã thống nhất một phần hoặc hoàn toàn trong thời kỳ Trung cổ, như Pháp, Tây Ban Nha... ngày nay là những vùng hành chính có địa vị quan trong trong các quốc gia đó.
Một số lãnh thổ công quốc được xem là có địa vị trên các công quốc khác được gọi là Đại công quốc, như Đại công quốc Áo, Đại công quốc Moskva... Một số lãnh thổ khác cũng được xem là tương đương công quốc, nhưng có địa vị thấp hơn như Thân vương quốc.
Nguồn gốc tên gọi.
Thời La Mã cổ đại.
Tước vị "công tước" có nguồn gốc từ thời Đế quốc La Mã, trong tiếng Latinh được viết là "dux" (số nhiều: "duces"). Tận đến thế kỷ 3 thì "dux" mới chính thức trở thành cấp bậc cụ thể trong hệ thống cấp bậc La Mã, còn trước đó nó chỉ là một từ được dùng để chỉ một người huấn luyện quân sự hoặc vị chỉ huy quân sự. Những cải cách quân sự dưới thời Diocletianus và Constantinus đã giao công tác phòng thủ biên giới cho các dân quân địa phương, đặt dưới quyền hành của "dux". Phạm vi lãnh trách nhiệm của "dux" có thể vượt quá một tỉnh và đôi khi là rất rộng lớn. Khi quản lý dân sự và quản lý quân sự được tách biệt vào thế kỷ 4 và 5, "dux" (đảm trách phòng thủ các tỉnh biên cương) càng trở nên quan trọng, mở rộng sang quản lý dân sự và tư pháp.
Thời Francia.
Thời Francia (Vương quốc Frank), đất nước được cấu thành từ các lãnh thổ giống với công quốc. Nạn xâm lăng của những tộc người man thực sự đã khiến hầu hết các "dux" giành được quyền tự chủ. Các thủ lĩnh người man chấp nhận tước vị do La Mã ban và tiếp tục giữ tước vị này cả sau khi Đế quốc Tây La Mã tan rã. Từ thế kỷ 6-7, công tước là nhà lãnh đạo cao nhất của cả vùng, đóng vai trò quan trọng trong sự định hình cấu trúc Francia. Một số công quốc như thế là Công quốc Bayern và Công quốc Alemanni.
Xét về tính chất quyền lực quân sự và tư pháp đối với một nhóm các lãnh địa bá tước, Công tước có quyền hạn tương tự một vị toàn quyền nhân danh quốc chủ. Chẳng hạn, Công quốc Maine (tiếng Latinh: "Ducatus Cenomannicus" hoặc "Cenomannensis") quản hạt 12 lãnh địa bá tước ("comitatus") nằm giữa hai con sông Seine và Loire.
Các công quốc trong lịch sử.
Tại Trung Quốc.
Vào thời Tây Chu có một số công quốc như Tống, Quắc, Châu và Ngu.
Tại Anh.
Công quốc đầu tiên ở Anh xuất hiện vào thời kỳ nhà Plantagenet. Thân vương xứ Wales cũng là người đứng đầu Công quốc Cornwall.
Tại Đức.
Vào thế kỷ 10, Frank Đông dưới thời Liudolfinger được cấu thành từ năm công quốc, gồm Công quốc Lotharingia (trước đó là Vương quốc Lothair II) và bốn công quốc quốc gia (mỗi công quốc này đại diện cho một quốc gia của người German) là Công quốc Sachsen (người Sachsen), Công quốc Franken (người Frank), Công quốc Schwaben (người Alemanni) và Công quốc Bayern (người Baiern).
Năm 977, Công quốc Lotharingia bị phân thành Công quốc Thượng Lotharingia và Công quốc Hạ Lotharingia. Năm 1101, Bá tước xứ Limburg là Henry I được phong cho đất Hạ Lotharingia và cai trị đất này đến năm 1106. Tuy vậy, ông và các hậu duệ vẫn được gọi là Công tước.
Năm 1011, mark Carinthia được nâng làm công quốc.
Năm 1041, Công quốc Bohemia trở thành đất phong của Đế quốc La Mã Thần thánh. Năm 1156, Áo được nâng làm công quốc.
Năm 1180, Heinrich Sư tử bị lật đổ. Hoàng đế La Mã Thần thánh cắt đất từ các công quốc trước đây do Heinrich Sư tử cai trị để nâng thành các công quốc mới: Công quốc Steiermark tách khỏi Công quốc Bayern, Công quốc Pommern tách khỏi Công quốc Sachsen, một phần phía nam Công quốc Sachsen trở thành một phần của Công quốc Westfalen. Công quốc Sachsen vẫn tồn tại song lãnh thổ chỉ bằng một phần nhỏ trước đó và được ban cho Bá tước Bernhard xứ Anhalt.
Năm 1190, tước vị Công tước Hạ Lotharingia được phong cho Công tước xứ Brabant. Công quốc Hạ Lotharingia mất quyền cai trị lãnh thổ của mình.
Năm 1235, Công quốc Braunschweig-Lüneburg được thành lập.
Năm 1260, Công quốc Sachsen bị chia thành hai công quốc là Sachsen-Lauenburg và Sachsen-Wittenberg.
Năm 1339, Lãnh địa bá tước Geldern được nâng thành công quốc. Về sau, công quốc này bị phân thành các công quốc nhỏ: Mecklenburg-Schwerin, Mecklenburg-Güstrow và Mecklenburg-Strelitz. Lần lượt trong các năm 1354, 1355, 1356, 1380 và 1417, các lãnh địa bá tước gồm Lãnh địa bá tước Bar, Lãnh địa bá tước Luxembourg, Lãnh địa bá tước Jülich, Lãnh địa bá tước Berg và Lãnh địa bá tước Kleve được nâng thành công quốc.
Năm 1442, Công quốc Sachsen-Wittenberg, Lãnh địa bá tước Meißen và Thüringen cùng nhau hợp thành Công quốc Sachsen mới. Về sau, công quốc này lại bị chia thành nhiều công quốc nhỏ: Sachsen-Eisenach, Sachsen-Coburg, Sachsen-Weimar, Sachsen-Gotha, Sachsen-Coburg-Eisenach, Sachsen-Altenburg...
Năm 1474, Lãnh địa bá tước Holstein được nâng thành công quốc, tương tự cho Lãnh địa bá tước Württemberg vào năm 1495.
Năm 1505, Công quốc Pfalz-Neuburg được thành lập.
Năm 1644, Thân vương quốc Aremberg được nâng làm công quốc.
Năm 1774, Lãnh địa bá tước Oldenburg được nâng thành công quốc.
Năm 1806, Napoléon lập các công quốc: Nassau, Anhalt-Bernburg, Anhalt-Dessau và Anhalt-Köthen.
Tại Pháp.
Các mark và lãnh thổ chính nằm dưới quyền công tước tại Pháp hình thành vào thời kỳ Karolinger, sau trở thành đất phong nằm dưới quyền của nhà vua trong thế kỷ 9, nhưng sang thế kỷ 10 thì càng ngày các công tước càng thu được nhiều quyền tự trị hơn. Louis V băng hà năm 987 mà không nắm trong tay bất kỳ công quốc nào.
Vào thế kỷ 11, tại Pháp có các công quốc là: Công quốc Aquitaine (sau đổi thành Công quốc Guyenne), Công quốc Bourgogne, Công quốc France và Công quốc Normandie. Đến thế kỷ 14, các vùng đất phong được nâng lên cấp công quốc khi được ban làm thái ấp cho các hoàng tử Pháp. Các công quốc đó là: Công quốc Alençon, Công quốc Anjou, Công quốc Berry, Công quốc Bourbonnais, Công quốc Orléans, Công quốc Valois.
Thế kỷ 16, nhiều lãnh địa bá tước và trang viên của những công thần trung thành với nhà vua Pháp được nâng làm công quốc. Một trong các công quốc cổ nhất thuộc loại này là Công quốc Uzès.
Từ thế kỷ 17, rất nhiều lãnh thổ ở Pháp được phong làm công quốc. Về mặt lãnh thổ, Cách mạng 1789 xóa bỏ tất cả các công quốc ở Pháp, chỉ còn sót lại tước vị Công tước xứ Normandy (lãnh thổ là phần hải đảo quần đảo Eo Biển, thuộc địa Hoàng gia Anh) hiện vẫn tồn tại trên danh nghĩa, hiện do Nữ hoàng Elizabeth II của Anh Quốc nắm.
Ghi chú rằng Công quốc Lorraine và Công quốc Bar nhập vào Pháp vào năm 1766, còn Công quốc Savoy nhập vào năm 1860. Đại diện của các công quốc này tại triều đình Pháp từng được xem là thuộc triều đình ngoại bang.
Tại Ý.
Khi người Lombard xâm chiếm Ý, họ chia đất nước thành các công quốc để quản lý. Nhiều công quốc được lập ra ở Bắc Ý (Friuli, Ceneda, Treviso, Vicenza, Verona, Trento, Parma, Persiceto, Reggio, Piacenza, Brescia, Bergamo, San Giulio, Pavia, Turin, Asti, Tuscia, Milan và Ivrea), sau bị người Frank xóa bỏ trong cuộc xâm lược năm 774 hoặc chuyển thành các lãnh địa bá tước như mô hình hành chính Đế quốc Karolinger. Ở Nam Ý, người Lombard chỉ lập có hai công quốc song phạm vi quản hạt rất rộng lớn, đó là Công quốc Spoleto và Công quốc Benevento. Chúng bị người Norman xâm chiếm năm 1053. Năm 1198, Công quốc Spoleto bị sáp nhập vào Lãnh thổ Giáo hoàng.
Thế kỷ 8, các thành thị thương mại thuộc Đế quốc Đông La Mã được tổ chức thành các công quốc tự trị, gồm Công quốc Amalfi, Công quốc Sorrento, Công quốc Napoli, Công quốc Gaeta và đặc biệt là Công quốc Venezia (sau trở thành Cộng hòa Venezia).
Từ năm 1395 trở đi, các trang viên ở Bắc Ý được Hoàng đế La Mã Thần thánh hoặc Giáo hoàng phong tước công, khiến ngày càng có nhiều công quốc được thành lập. Các công quốc được lập năm 1395 là: Công quốc Milan, Công quốc Mantua, Công quốc Lucca, Công quốc Parma, Công quốc Massa và Carrara, Công quốc Urbino, Công quốc Camerino và Công quốc Castro. Lưu ý Công quốc Savoy có quyền quản hạt cả Piemonte. Ở Nam Ý, Giáo hoàng cùng với các vua của Napoli và Sicily dùng tước công như tước vị quý tộc hàng thứ hai, xếp sau thân vương: Công quốc Galliera, Công quốc Genova và Công quốc Sora. | 1 | null |
USS "Pillsbury" (DD-227) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất, và đã tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai cho đến khi bị đánh chìm trong trận chiến biển Java thứ hai vào năm 1942. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Chuẩn đô đốc John E. Pillsbury (1846-1919), nhà địa lý học tiên phong từng khám phá ra dòng hải lưu Gulf Stream.
Thiết kế và chế tạo.
"Pillsbury" được đặt lườn vào ngày 23 tháng 10 năm 1919 tại xưởng tàu của hãng William Cramp and Sons ở Philadelphia. Nó được hạ thủy vào ngày 3 tháng 8 năm 1920, được đỡ đầu bởi cô Helen Langdon Richardson; và được đưa ra hoạt động vào ngày 15 tháng 12 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Đại úy Hải quân H. W. Barnes.
Lịch sử hoạt động.
"Pillsbury" đã phục vụ nhiều năm cùng Hạm đội Á Châu, và đã tham gia nhân sự kiện Nam Kinh năm 1927 trong thành phần hải đội Hải quân Hoa Kỳ để bảo vệ tính mạng và tài sản của công dân Hoa Kỳ. Theo chỉ thị của Tư lệnh Hạm đội Á Châu, Đô đốc Thomas C. Hart, vào ngày 27 tháng 11 năm 1941, nó cùng các đơn vị khác của hạm đội rời Manila, Philippines dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Hải quân Harold C. Pound. Khi Hải quân Đế quốc Nhật Bản bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941 (8 tháng 12 theo giờ địa phương), nó đang có mặt tại vùng phụ cận Borneo.
Sau khi chiến tranh nổ ra, "Pillsbury" cùng các đơn vị khác của Hải quân Hoa Kỳ và các tàu chiến của Hà Lan và Australia hoạt động ngoài khơi Balikpapan trong các chuyến đi trinh sát và tuần tra chống tàu ngầm. Sau đó nó di chuyển đến Surabaya, Java, và từ đây thực hiện các chuyến tuần tra ban đêm cùng các tàu tuần dương và cùng các tàu khu trục thuộc Đội khu trục 58, bao gồm trận chiến eo biển Badoeng vào ngày 4 tháng 2 năm 1942. Đến ngày 18 tháng 2, lực lượng Nhật Bản bắt đầu đổ bộ lên bờ tại Bali, và các đơn vị tàu nổi dưới quyền Bộ chỉ huy Mỹ-Anh-Hà Lan-Australia (ABDA), bao gồm "Pillsbury", được gửi đi nhằm ngăn chặn các cuộc đổ bộ tiếp theo của một đoàn tàu vận tải khác được báo cáo hiện diện trong khu vực.
Đang khi di chuyển qua eo biển Badung trong đêm 19-20 tháng 2, "Pillsbury" đã bắn ba quả ngư lôi nhắm vào các tàu chiến Nhật trong trận chiến eo biển Badung mà không có kết quả. Một đèn pha tìm kiếm đối phương đã chiếu vào nó, và nó bị nhắm bắn nhiều phát; con tàu đã phải bẻ lái sang mạn phải và thả một làn khói để lẩn tránh. Lực lượng tương đối ít của phía Đông Minh vào lúc này buộc phải áp dụng chiến thuật tấn công chớp nhoáng rồi nhanh chóng rút lui lẩn tránh do phải đối đầu với một lực lượng Nhật Bản vượt trội, với hy vọng mong manh có thể ngăn cản việc tiến quân của đối phương. Lúc 02 giờ 10 phút, "Pillsbury" phát hiện một tàu đứng im trước mặt nó và đã khai hỏa với dàn pháo chính và súng máy.50-caliber. Khẩu đội pháo giữa tàu của chiếc tàu chiến Nhật bị vô hiệu hóa bởi loạt đạn súng máy.50-caliber đầu tiên, rồi sau đó nó trúng một phát đạn pháo trực tiếp có thể từ "Pillsbury" hoặc của chiếc tàu khu trục đồng đội bên hàng đối diện, khiến con tàu bị dạt sang mạn phải. Sau đó trinh sát viên chứng kiến ba phát đạn pháo của "Pillsbury" trúng đích trực tiếp: một trúng cầu tàu, một trúng giữa tàu và một phía đuôi tàu. Sau khi trúng phát đạn pháo cuối cùng, chiếc tàu Nhật bốc cháy và ngừng bắn.
Vào lúc này "Pillsbury" và được cho tách ra khỏi lực lượng tấn công và được gửi đến Tjilatjap. Sau các hoạt động chung quanh Bali, các con tàu chỉ còn lại một ít ngư lôi và đang rất cần được tu sửa. Vài ngày sau "Pillsbury" kết thúc số phận của nó. Không có nhật ký hải trình hay báo cáo chiến trận nào của phía Hoa Kỳ ghi lại hoàn cảnh chi tiết mà "Pillsbury", và bị đánh chìm, và số phận của chúng là một bí ẩn cho đến hết chiến tranh, khi có thể nghiên cứu nhật ký hải trình của các tàu chiến Nhật. Một lực lượng tàu nổi Nhật Bản hùng hậu đã hoạt động ở phía Nam Java để ngăn cản việc chạy thoát của các tàu Đồng Minh khỏi khu vực này, bao gồm bốn thiết giáp hạm, năm tàu tuần dương thuộc Đội tuần dương 4, hai tàu sân bay và các tàu khu trục thuộc Hải đội Khu trục 4.
Trong một trận chiến vào đêm 2 tháng 3 năm 1942, "Pillsbury" bị áp đảo bởi hai tàu tuần dương thuộc Đội Tuần dương 4 Nhật Bản. Nó đối đầu với "Takao" và "Atago", và bị đắm lúc 21 giờ 02 phút với tổn thất toàn bộ thủy thủ đoàn, ở tọa độ .
Trước đó, "Edsall" bị đánh chìm trong trận chiến biển Java vào ngày 1 tháng 3 năm 1942. Lúc 18 giờ 24 phút, nó chịu đựng một phát bắn trúng trực tiếp từ thiết giáp hạm "Hiei", rồi một phát khác lúc 18 giờ 35 phút từ tàu tuần dương "Tone". "Edsall" còn bị chín máy bay ném bom bổ nhào Aichi D3A từ tàu sân bay "Sōryū" và tám chiếc khác từ tàu sân bay "Akagi" tấn công, trúng nhiều quả bom, khiến nó chết đứng giữa biển lúc 18 giờ 50 phút. Nó bị chiếc tàu tuần dương "Chikuma" kết liễu, đắm lúc 19 giờ 00, và chỉ với 5 đến 8 người sống sót. Thi thể của 5 thủy thủ của "Edsall" còn lại bị hành quyết được khám phá tại Indonesia vào năm 1952.
Bị chậm lại do gặp trục trặc động cơ, "Asheville" bị các tàu khu trục Nhật "Arashi" và "Nowaki" bắt kịp lúc 09 giờ 06 phút ngày 3 tháng 3, và bị đánh chìm sau một trận chiến kéo dài 30 phút. Một thủy thủ được cứu vớt khỏi mặt nước, nhưng từ trần sau đó trong trại tù binh. Cả ba chiếc đều bị đánh chìm trong phạm vi khoảng về phía Đông đảo Christmas. Sau khi đánh chìm các tàu chiến Đồng Minh, lực lượng Nhật Bản rút lui khỏi khu vực chiến trường.
Phần thưởng.
"Pillsbury" được tặng thưởng hai Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. | 1 | null |
Truyện kinh dị Mỹ (tựa gốc: American Horror Story) là loạt phim truyền hình nhiều tập kinh dị của Mỹ được sản xuất bởi Ryan Murphy và Brad Falchuk. Được biên kịch dưới dạng series, mỗi mùa được sản xuất dưới dạng phim truyền hình ngắn, trong khoảng 9 đến 13 tập. Sau mỗi mùa, bối cảnh, cũng như các nhân vật được thay mới hoàn toàn, kể cả với các diễn viên từng tham gia mùa trước nên các mùa phim có cốt truyện độc lập với nhau, sở hữu cao trào và kết thúc riêng. Một số yếu tố trong phim lấy cảm hứng từ những câu chuyện và nhân vật có thật.
Mùa thứ nhất, về sau được đặt thêm tên là ', xảy ra tại Los Angeles, California năm 2011 xoay quanh một gia đình dọn vào ở trong căn nhà bị ám bởi những người chủ cũ đã chết ở đó. Mùa thứ hai mang tên ', xảy ra tại Massachusetts trong năm 1964, kể câu chuyện về các bệnh nhân và bác sĩ ở trong một bệnh viện dành cho các tội phạm tâm thần. Mùa thứ ba mang tên ', xảy ra tại New Orleans, Louisiana năm 2013 và xoay quanh một hội phù thủy đang chiến đấu sống còn trong vòng vây kẻ thù. Mùa thứ tư: ', xảy ra tại Jupiter, Florida trong năm 1952 kể về một trong những gánh hát quái nhân cuối cùng của Mỹ. Mùa thứ năm: ', xảy ra tại Los Angeles, California trong năm 2015, theo chân một vị khách và nhân viên của một khách sạn siêu nhiên bí ẩn, nơi từng diễn ra nhiều vụ tự tử và giết chóc. Mùa thứ sáu: ' kể về những trải nghiệm kinh hoàng của một đôi vợ chồng khi dời vào sống trong một căn nhà tại vùng quê Roanoke mà họ mua với giá rẻ. Mùa thứ bảy: ' kể về cuộc sống bị đảo lộn tại thị trấn Brookfield Heights sau chiến thắng của tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump khiến một bộ phận dân chúng lâm vào các hành động cực đoan đến nỗi phải thành lập hội kín. Mùa thứ tám: , có nội dung kết nối giữa ' và "." Mùa thứ chín: , lấy bối cảnh những năm 80, kể về một nhóm bạn đại học tham gia trại hè Redwood tại vùng quê xa xôi hẻo lánh. Tuy nhiên, sự xuất hiện của kẻ sát nhân bí ẩn đã khiến từng thành viên trong nhóm bỏ mạng, và bí mật đen tối về quá khứ phía sau lửa trại dần được hé lộ. Mùa thứ mười: "" tập trung vào một gia đình di chuyển tới Provincetown, Massachusetts trong phần đầu tiên mang tựa đề "Thủy triều đỏ (Red Tide)", khi mà họ phải đối diện với cư dân của thị trấn. Phần thứ hai mang tựa đề "Thung lũng chết (Death Valley)" kể câu chuyện về một nhóm bạn đại học trong một chuyến đi cắm trại chạm trán với người ngoài hành tinh. Mùa thứ mười một: được lấy bối cảnh ở New York vào thập niên 80 và tập trung vào những vụ án giết người, trong đó nạn nhân đều là đàn ông đồng tính cùng với sự xuất hiện của một chủng loại virus mới. Vào tháng 1 năm 2020, FX gia hạn hợp đồng tới mùa 13.
"Truyện Kinh dị Mỹ" đã được giới phê bình đánh giá cao, đặc biệt khen ngợi dàn diễn viên, nhất là Jessica Lange, người đã thắng hai giải Emmy, một giải Quả Cầu Vàng, và một giải thưởng của Hiệp hội diễn viên Mỹ cho các phần diễn xuất của bà. Thêm vào đó, Kathy Bates và Lady Gaga mỗi người lần lượt cũng thắng một giải Emmy và một Quả Cầu Vàng cho các vai diễn của họ. Loạt phim liên tục đạt xếp hạng cao trên kênh FX, với mùa đầu tiên là serie phim truyền hình cáp mới bom tấn nhất năm 2011. Có 3 diễn viên từng tham gia 9 mùa phim trên tất cả 10 mùa là Evan Peters, Sarah Paulson và Lily Rabe.
Tổng quan.
Mùa 1: Murder House (2011) (Ngôi Nhà Sát Nhân).
Mùa đầu tiên với tiêu đề "American Horror Story" về sau mở rộng là American Horror Story: Murder House. Câu chuyện diễn ra vào năm 2011, gia đình Harmon gồm Bác sĩ tâm lý Ben (Dylan McDermott), vợ ông Vivien (Connie Britton) và con gái tuổi thiếu niên Violet (Taissa Farmiga) chuyển từ Boston đến Los Angeles sau khi Vivien phát hiện Ben ngoại tình và bị sẩy thai. Họ chuyển đến một căn biệt thự cổ để nỗ lực hàn gắn mối quan hệ trên đà rạn vỡ, ở đó những người hàng xóm kì lạ như người cô hầu gái Moira O'Hara (Frances Conroy), gia đình Langdon với góa phụ Constance (Jessica Lange) và hai người con Tate (Evan Peters), Addie (Jamie Brewer) và gã Larry Harvey (Denis O'Hare) bị bỏng một bên mặt. Dần dần họ phát hiện đây là nơi cư ngụ của những hồn ma của những người đã từng chết ở đây. Phim tập trung vào chủ đề tình cảm gia đình, hôn nhân, mối quan hệ vợ chồng, bạo lực học đường và giấc mơ nổi tiếng. Mùa phim chủ yếu được đặt ra trong thời hiện đại, với cảnh hồi tưởng ở những năm 1920, 1940, 1960, 1970, 1980, 1990 và 2000.
Mùa 2: Asylum (2012-2013) (Nhà Thương Điên).
Mùa thứ hai mang tên American Horror Story: Asylum. Câu chuyện diễn ra vào năm 1964, khi bệnh viện Briarcliff được thành lập để điều trị cho các bệnh nhân tâm thần dưới sự giúp đỡ của các bác sĩ và nữ tu. Người đứng đầu viện gồm xơ Jude (Jessica Lange), xơ Mary Eunice (Lily Rabe) và Đức cha Timothy Howard (Joseph Fiennes). Các bác sĩ ở đây bị buộc tội điều trị vô nhân đạo cho các bệnh nhân bao gồm bác sĩ tâm thần Oliver Thredson (Zachary Quinto) và nhà khoa học tàn bạo - Tiến sĩ Arthur Arden (James Cromwell). Nhiều người bị đối xử một cách bất công, bao gồm nhà báo đồng tính Lana Winters (Sarah Paulson), người bị buộc tội giết người hàng loạt Kit Walker (Evan Peters) và người bị cáo buộc giết gia đình mình Grace Bertrand (Lizzie Brocheré). Bệnh nhân ở Briarcliff chịu ảnh hưởng thường xuyên của các hiện tượng siêu nhiên và khoa học, bao gồm cả quỷ ám và bị bắt cóc bởi người ngoài trái đất. Bối cảnh chủ yếu xảy ra trong suốt những năm 1960 với những hồi tưởng vào những năm 1940, 1970, 1980 và 2012.
Mùa 3: Coven (2013-2014) (Hội Phù Thủy).
Mùa thứ ba mang tên American Horror Story: Coven. Sau sự kiện treo cổ phù thủy ở Salem, phù thủy gần như đã tuyệt chủng. Những phù thủy còn sống sót đang gặp nguy hiểm một lần nữa. Một trường học được mở ra ở New Orleans để dạy các phù thủy trẻ làm thế nào để tự bảo vệ mình. Phù thủy tối cao là Fiona (Jessica Lange) đến để đảm bảo sự an toàn về bí mật của họ còn con gái của Fiona - Cordelia (Sarah Paulson) thì thực hiện công việc giảng dạy tại trường học. Bộ phim tiết lộ một cuộc chiến giữa học viên ở Salem và các phù thủy Voodoo của New Orleans, cũng như mối hận thù lịch sử giữa Nữ hoàng Voodoo - Marie Laveau (Angela Bassett) và kẻ giết người hàng loạt Delphine LaLaurie (Kathy Bates). Các chủ đề khác bao gồm phù thủy, Voodoo, phân biệt chủng tộc và tình mẫu tử. Mùa này được thiết lập chủ yếu trong thời hiện đại bao gồm những đoạn hồi tưởng đến đầu những năm 1910, 1960, 1970, và 1830.
Mùa 4: Freak Show (2014-2015) (Gánh Xiếc Quái Dị).
Mùa thứ tư mang tên American Horror Story: Freak Show. Mùa thứ tư diễn ra vào năm 1952, tại Jupiter, Florida, xoay quanh những người dị tật bẩm sinh có hình dạng quái dị khốn khổ, kém may mắn được Elsa Mars (Jessica Lange) cứu vớt và thu thập để tạo một gánh xiếc quái dị, gồm: Bette & Dot (cô gái 2 đầu do Sarah Paulson thủ vai), Jimmy Darling (chàng trai có bàn tay giống càng tôm do Evan Peters thủ vai), Ethel Darling (người đàn bà có râu do Kathy Bates thủ vai)... Nhưng Elsa làm vậy không phải vì lòng thương người mà là vì khát khao được hát cho công chúng biết tới bà nhằm thỏa mãn giấc mơ nổi tiếng mà bà đã ao ước từ lâu. Theo thời gian, các quái nhân khác cũng tới gánh xiếc để xin được biểu diễn như Dell Toledo (người đàn ông khỏe mạnh nhất thế giới do Micheal Chiklis thủ vai), Desiree Dupree (Người đàn bà ba vú do Angela Bassett thủ vai).. Từ khi gánh xiếc di động này chuyển tới vùng Jupiter, có rất nhiều chuyện xảy ra: Xuất hiện một chú hề tên Twisty (John Carroll Lynch) giết người dân hàng loạt nơi đây, gã nhà giàu tên Dandy Mott (Finn Wittrock) yêu đơn phương Bette & Dot và cố xin được biểu diễn chung với gánh xiếc, nhưng mẹ của hắn thì lại ngăn con mình không tham gia vào gánh xiếc đó... Không những vậy, sau đó, có một người đàn ông đồng tính mang tên Stanley Spencer (Denis O'Hare) tự nhận mình là mình là người đến từ Hollywood và đang tìm kiếm tài năng, không ai khác, đó là Elsa, đi cùng với ông là Maggie Esmerelda (Emma Roberts), Maggie tự nhận mình là thầy bói và được tham gia vào gánh xiếc. Nhưng thực ra, họ đang âm mưu trà trộn, thâm nhập vào gánh xiếc, chờ đợi cơ hội để giết từng quái nhân một để bán cho một bảo tàng chuyên trưng bày xác, đầu lâu của những người quái dị với giá rất cao. Những sự kiện hồi tưởng được thiết lập vào những năm 1930, 1940 và năm 1960.
Mùa 5: Hotel (2015-2016) (Khách sạn).
Mùa thứ năm có tên gọi American Horror Story: Hotel. Câu chuyện xảy ra năm 2015 tại Los Angeles, California trong một khách sạn hoài cổ ma ám tên Cortez ban đầu được xây để làm hầm tra tấn bởi chủ sáng lập James Patrick March (Evan Peters). Cư ngụ trong đó là ma cà rồng 111 tuổi Elizabeth Johnson (Lady Gaga), quản lý kiêm tiếp tân Iris (Kathy Bates), con ma nghiện ngập Sally McKenna (Sarah Paulson), đứa con nghiện ngập hư hỏng của Iris và là bạn trai của Elizabeth tên Donovan (Matt Bomer), bartender chuyển giới Liz Taylor (Denis O'Hare), minh tinh màn bạc và là tình địch của Elizabeth tên Ramona Royale (Angela Bassett), người mẫu cuồng sát Tristan Duffy (Finn Wittrock), nhà thiết kế thời trang từ New York và là chủ mới của khách sạn Will Drake (Cheyenne Jackson), và thám tử sắp phát điên John Lowe (Wes Bentley) cùng cô vợ của anh ta là Alex (Chloe Sevigny). Khi Lowe nhận phòng ở trong khách sạn, anh không biết rằng mình đang trong tầm ngắm của tên sát thủ Mười Điều Răn. Phim xoay quanh chủ đề tình mẫu tử, danh vọng, sự bất tử, nghiện ngập, điên loạn và tha thứ. Bên cạnh nội dung chính ở thời hiện tại với các đoạn hồi tưởng về những thập niên 1920, 1970, 1980, và 1990, với phần kết thúc năm 2022.
Mùa 6: Roanoke (2016) (Thuộc địa Roanoke).
Kênh FX đã đặt hàng mùa thứ sáu của loạt phim khi mùa 5 còn chưa công chiếu. Mùa phim mới sẽ ra mắt vào ngày 14/9/2016. Không giống như các mùa trước, mùa thứ 6 sẽ kéo dài 10 tập, không ra mắt vào tháng 10 và được giữ bí mật về nội dung kỹ lưỡng. Các teaser và poster được công bố đều dùng ký hiệu ?6 để chỉ mùa phim này. "Roanoke" được trình bày dưới dạng những bộ phim tài liệu:
Matt (André Holland) là một trình dược viên, còn Shelby (Lily Rabe) là giáo viên Yoga, cặp vợ chồng đang sống hạnh phúc tại Los Angeles và định sinh con tại đây. Không may vì một tai nạn ngoài ý muốn, Matt bị thương và Shelby bị sẩy thai, cả hai quyết định chuyển tới Bắc Carolina để bắt đầu cuộc đời mới và quên đi những ký ức buồn bã. Họ muốn sốngmột cách bình yên và gần gũi với gia đình hơn. Tại đây, cặp đôi mua được một căn nhà lớn, tương đối đẹp với giá rẻ bất ngờ. Nhưng chuyển vào sống chưa được bao lâu thì những chuyện quái dị như mưa răng từ trên trời rơi xuống, những tiếng động lạ lúc nửa đêm,…cứ lần lượt xuất hiện. Để yên tâm về vợ mình những lúc vắng nhà, Matt đã nhờ chị gái Lee (Adina Porter) đến sống cùng. Vốn dĩ Lee và Shelby vốn chẳng ưa nhau, cho đến khi họ cùng phát hiện thêm những bí mật ở căn nhà ma ám và cả khu rừng gần đó…Họ nhận ra rằng căn nhà nằm trên vùng đất thuộc địa Roanoke. Và trong đêm Trăng Máu, các hồn ma từ thuộc địa sẽ tắm máu họ để dâng hiến cho mảnh đất. Rất nhiều người đã bị lôi kéo vào căn nhà và bỏ mạng trong khi Matt và Shelby bằng mọi giá thoát khỏi nó. Các diễn viên (Cuba Gooding Jr., Sarah Paulson, Angela Bassett) thể hiện lại câu chuyện theo lời kể của các nhân vật thật.
Sau thành công vang dội của Ác mộng Roanoke, nhà sản xuất Sidney Aaron James (Cheyenne Jackson) quyết tâm thực hiện chương trình thực tế Trở về Roanoke. Chương trình sẽ cho các nhân vật thật và các diễn viên trong Ác mộng Roanoke chung sống 3 ngày trong căn nhà tại Roanoke trong kỳ Trăng máu. Dù có phần bất thường, nhưng từng người một, kể cả Matt và Shelby vẫn ưng thuận tham gia vì nhiều lý do khó giải thích. Kết quả là tất cả mọi người đều tử nạn, trừ Lee.
Mùa phim này chủ yếu đề cập đến các chủ đề: sự lợi dụng, danh tiếng, tình mẫu tử, tình cảm gia đình, trả thù, sự sai lệch truyền thông.
Mùa 7: Cult (2017) (Hội Kín).
Mùa thứ bảy mang tên "American Horror Story: Cult," có cốt truyện bắt đầu trong đêm tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 tại trấn giả tưởng Brookfield Heights, Michigan. Sau chiến thắng gây tranh cãi của Donald Trump, cộng đồng dân cư dần chia rẽ. Cặp đôi đồng tính Ally Mayfair-Richards (Sarah Paulson) và bạn đời là Ivy (Alison Pill) cùng sở hữu và điều hành một nhà hàng. Dù đã có sự trợ giúp nhiệt tình từ bác sỹ Rudy Vincent (Cheyenne Jackson), nhưng tâm trạng thất vọng về kết quả bầu cử đã khiến Ally bị suy sụp tâm lý, đến nỗi cô lâm vào nhiều chứng tâm bệnh như bệnh sợ hề, sợ máu và sợ lỗ. Cùng lúc đó, Kai Anderson (Evan Peters) lại vô cùng hân hoan với kết quả bầu cử và bắt đầu chiến dịch tranh cử vào ghế Hội đồng thành phố. Em gái hắn là Winter (Billie Lourd) được nhận vào nhà của Ally và Ivy để làm vú em cho đứa con của họ là Oz (Cooper Dodson). Khủng hoảng khi cố gắng vượt qua bệnh tật, Ally đụng độ một nhóm hề ma quái và bị chúng khủng bố tâm lý liên hoàn. Sau nhiều án mạng bí ẩn và sự lên ngôi của Kai tại Hội đồng, Ally dần nhận ra các mối liên kết và xâu chuỗi lại mọi chuyện. Cô nhận ra tất cả bạn cô, hàng xóm, kẻ thù lẫn người vú em và cả vợ của cô đều có dính dáng tới chuỗi vụ việc trên. Mùa phim này phần lớn đề cập đến vấn đề định kiến, chính trị, chính phủ, âm mưu, hoang tưởng, sợ hãi, quyền lực, bất công, truyền thông sai lệch, chủ nghĩa phân biệt giới tính và áp bức.
Mùa 8: Apocalypse (2018) (Tận thế).
Mùa thứ tám mang tên American Horror Story: Apocalypse có tông truyện giống với và , đóng vai trò nối kết hai phần này lại với nhau Ngày 1 tháng 10 năm 2017, gương mặt quen thuộc Sarah Paulson công bố sẽ trở lại với mùa tám và nhân vật của cô sẽ đeo các dụng cụ nha khoa. Ngày 20 tháng 3 năm 2018, Kathy Bates và Evan Peters cũng được xác nhận sẽ trở lại trong các vai chính cùng Paulson. Ngày 4 tháng 4 năm 2018, minh tinh Joan Collins tham gia với trong vai bà của nhân vật của Evan Peters và Peters sẽ thủ vai một thợ làm tóc hài hước. Adina Porter, Cheyenne Jackson, Billy Eichner, và Leslie Grossman cũng sẽ tham gia. Trước khi tên chính thức được công bố, một tựa đề tạm dùng trên trường quay là "Truyện kinh dị Mỹ: Phóng xạ" đã được đăng ký độc quyền thương hiệu. Mùa này kể về âm mưu đưa cả thế giới đến Khải Huyền bằng vũ khí hạt nhân của Michael Langdon (Cody Fern thủ vai) - đứa con trai của Satan, đồng thời là con ngoài giá thú của Tate Langdon và Vivian Harmon từ mùa thứ nhất. Cậu được Hội Pháp Sư nam mong chờ sẽ soán ngôi Phù Thủy Tối Cao từ Cordelia Goode (Sarah Paulson), tuy nhiên, sau khi chứng kiến nhiều hành động bất thường của Michael, họ đã cùng Hội Phù Thủy điều tra về lai lịch của cậu và phát hiện nhiều bí mật đen tối hơn nữa. Đồng thời, cuộc hành trình chống lại Michael lẫn việc thế giới tận diệt của Hội Phù Thủy cũng bắt đầu. Mùa phim đề cập đến vấn đề tôn giáo, Satan giáo, mặt tối của sự giàu sang, Khải Huyền, năng lượng nguyên tử hạt nhân.
Mùa 9ː 1984 (2019).
Ngày 12 tháng 1 năm 2017, kênh FX đã đặt hàng mùa thứ chín của series, lên lịch công chiếu năm 2019. Vào ngày 10 tháng 4 năm 2019, Ryan Murphy công bố tiêu đề của mùa thứ 9ː "1984." Lấy bối cảnh vào năm 1984, cô nàng Brooke Thompson (Emma Roberts) đến một trại hè mới mở ở vùng quê xa xôi hẻo lánh mang tên Trại hè Redwood, nhằm giải tỏa tâm trí bất an sau cuộc chạm trán kinh hoàng với kẻ giết người hàng loạt Richard Ramirez (Zach Villa). Những người đi với Brooke bao gồm Xavier Plympton (Cody Fern), Chet Clancy (Gus Kenworthy), Ray Powell (DeRon Horton), và Montana Duke (Billie Lourd). Khi đến trại, nhóm bạn được gặp vị hướng dẫn viên trưởng là cô Margaret Booth (Leslie Grossman), người có niềm tin tôn giáo sâu sắc cũng đã từng sống sót thoát khỏi một kẻ sát nhân hồi còn trẻ, giống như Brooke. Ngoài ra, trong trại hè còn có một số nhân viên và phục vụ viên khác bao gồm y tá Rita (Angelica Ross), huấn luyện viên Trevor Kirchner (Matthew Morrison), và đầu bếp Bertie (Tara Karsian). Không lâu sau khi nhóm bạn hòa mình vào lửa trại được một tuần, tin tức về kẻ giết người điên loạn Benjamin Richter - còn được gọi là Mr. Jingles (John Carroll Lynch) người đã từng gây ra một vụ án đẫm máu tại Trại hè Redwood nhiều năm về trước, đã trốn khỏi trại thương điên địa phương và được cho là đang quay trở về trại. Tuy nhiên, dần về sau, nhiều bí mật kinh hoàng và tàn nhẫn về các nhân viên trại, cũng như lịch sử đen tối của Redwood được tiết lộ và những vụ thảm sát đẫm máu tại trại hè cũng bắt đầu.
Mùa 10: Double Feature (2021) (Hai câu chuyện).
Mùa thứ 10 sẽ có sự góp mặt của ngôi sao "Ở nhà một mình" Macaulay Culkin cùng sự trở lại của Frances Conroy, Leslie Grossman, Billie Lourd, Evan Peters, Adina Porter, Lily Rabe, Angelica Ross, Finn Wittrock. Trên các phương tiện mạng xã hội, Ryan đã hé lộ các bối cảnh liên quan đến miền duyên hải.
Ngày 26 tháng 5 năm 2020, mùa thứ 10 hủy lịch quay vì dịch COVID-19. Ngày 28 tháng 8, có tin giai đoạn quay phim bắt đầu lại vào tháng 10 cùng năm. Phim được quay tại Los Angeles, bang California và Provincetown, bang Massachusetts. Tựa đề mùa thứ 10 được công bố ngày 19 tháng 3 năm 2021. Mùa thứ 10 với nhan đề "Truyện kinh dị Mỹ: Hai câu chuyện" bao gồm một truyện bên bờ biển và một truyện trên bãi cát trong cùng một mùa phim.
Ở phần đầu tiên, mang tựa đề "Thủy triền đỏ (Red Tide)", người chồng làm biên kịch Harry Gardner (Finn Wittrock), người vợ đang mang bầu Doris (Lily Rabe) và người con gái của họ Alma (Ryan Kiera Armstrong) chuyển tới Provincetown, một thị trấn biển ở Massachusetts để giúp cho Harry có một nơi làm việc bình yên không bị phân tán. Ngay sau khi họ tới nơi, cư dân thực sự của thị trấn bắt đầu lộ diện. Harry gặp writer's block và sau đó đi tới quán bar tên The Muse và gặp nhạc sĩ Austin Sommers (Evan Peters) và tiểu thuyết gia Sarah Cunningham với bút danh Belle Noir (Frances Conroy) giúp đỡ anh trong công việc biên kịch của mình. Austin giới thiệu cho Harry một loại thuốc màu đen bí ẩn có thể giúp những người có tài và sáng tạo nâng cao chất lượng tác phẩm của mình. Tuy nhiên, người sử dụng viên thuốc sẽ chịu một tác dụng phụ kinh hoàng. Xuyên suốt cả mùa phim, nhiều sự kiện đáng sợ diễn ra cùng với nhiều nhân vật khác, bao gồm Mickey bẩn thỉu (Macaulay Culkin), quản lý khó tính của Harry, Ursula (Leslie Grossman), thợ xăm Lark (Billie Lourd), một người phụ nữ kỳ quặc vô gia cư có tên gọi là Karen Lao Phổi (Sarah Paulson), cảnh sát trưởng nghiệp dư tọc mạch Burleson (Adina Porter), một người phụ nữ bí ẩn mang tên Nhà Hóa học (Angelica Ross) và nhà thiết kế nội thất Holden Vaughn (Denis O'Hare).
Phần thứ hai mang tựa đề "Thung lũng chết (Death Valley)", Kendall Carr (Kaia Gerber), Cal Cambon (Nico Greetham), Troy Lord (Isaac Cole Powell) và Jamie Howard (Rachel Hilson), bốn sinh viên đại học trong chuyến đi cắm trại chạm trán với một kế hoạch tuyệt mật kinh hoàng của người ngoài hành tinh đang được triển khai hàng thế kỷ nay. Thủ tướng Hoa Kỳ Dwight D. Eisenhower (Neal McDonough) đã được giao một nhiệm vụ để dùng lý lẽ với những vị khách không mời tới Trái Đất trong khi vợ của ngài, Mamie Eisenhower (Sarah Paulson) lén lút đưa ra một quyết định chết người.
Mùa 11: New York City (2022) (Thành Phố New York).
Vào ngày 17 tháng 6 năm 2022, Billie Lourd được công bố sẽ quay trở lại với bộ phim, cùng với Charlie Carver tham gia dàn diễn viên. Mùa phim bắt đầu được bấm máy vào ngày 14 tháng 6 năm 2022 tại New York - bối cảnh của mùa phim. Vào ngày 2 tháng 8 năm 2022, Sarah Paulson công bố cô sẽ không trở lại mùa phim này.
Vào ngày 9 tháng 8 năm 2022, Sandra Bernhard và Isaac Cole Powell được bắt gặp tại đang quay phim cùng Charlie Carver. Ngày 9 tháng 8 năm 2022, Zachary Quinto được xác nhận sẽ quay trở lại bộ phim kể từ mùa thứ hai, từ 10 năm trước. Leslie Grossman, Russell Tovey, Joe Mantello, Gideon Gluck và Lee Aaron Rosen đều được xác nhận sẽ tham gia vào bộ phim vào cuối tháng 8 cùng với Rebecca Dayan, người đã góp mặt trong và American Horror Stories mùa thứ hai. Vào ngày 30 tháng 8 năm 2022, Denis O'Hare xác nhận sự góp mặt của ông qua mạng xã hội Twitter.
Vào ngày 20 tháng 9 năm 2022, mùa phim được xác nhận sẽ công chiếu vào ngày 19 tháng 10 năm 2022, với hai tập phim sẽ được lên sóng mỗi tuần tới ngày 19 tháng 11, tổng cộng mùa phim sẽ bao gồm 10 tập.
Các mùa tương lai.
Vào ngày 5 tháng 12 năm 2018, Ryan Murphy nói rằng các phù thủy từ mùa và sẽ trở lại trong một mùa phim trong tương lai. Vào ngày 9 tháng 1 năm 2020, bộ phim được gia hạn tới mùa thứ 13.
Sản xuất.
Thiết kế.
Ryan Murphy và Brad Falchuk bắt đầu làm việc với American Horror Story trước khi "Glee" đi vào sản xuất. Murphy muốn làm điều trái ngược với những gì ông đã làm trước đây. Ông nói: ""Tôi đi từ Nip/Tuck tới Glee, đó là điều hợp lý khi tôi muốn làm gì đó thử thách và đen tối. Và giống như Brad, tôi đã luôn mê mẩn thể loại kinh dị. Nên với tôi nó cũng tự nhiên thôi."" Brad Falchuk đã cảm thấy thích thú với ý tưởng đặt một cái nhìn khác vào thể loại kinh dị, nói rằng mục đích của hai người khi tạo ra series là để hù dọa khán giả: "Sau cùng thì, tôi cũng muốn mọi người bị choáng váng đôi chút".
Tháng hai năm 2011, FX chính thức tuyên bố đã đặt hàng một tập pilot cho một series tiềm năng của Ryan Murphy và Brad Falchuk, với chính họ viết và đạo diễn. Dante Di Loreto được công bố là giám đốc sản xuất. Công việc sản xuất cho loạt phim bắt đầu trong tháng 4 năm 2011. Tháng 7 năm 2011, FX chính thức tuyên bố dự án được nâng lên thành series truyền hình dài.
Ngay từ đầu, Murphy và Falchuk dự định mỗi mùa phim sẽ kề về một câu chuyện khác nhau. Sau khi mùa 1 kết thúc, Murphy nói về dự định sẽ thay đổi dàn diễn viên và địa điểm cho mùa kế tiếp. Tuy nhiên, một số diễn viên tham gia từ phần một vẫn sẽ trở lại tham gia: "Họ sẽ thủ vai những nhân vật hoàn toàn khác. Chuyện của nhà Harmons đã xong rồi. Những diễn viên tái xuất sẽ trong vai các nhân vật hoàn toàn mới". Tháng 11 năm 2012, Giam đốc điều hành kênh FX, John Landgraf, miêu tả phong cách đặc trưng của series: "Việc thực hiện một chuỗi các series ngắn độc lập với dàn diễn viên tái xuất liên tục đã chứng tỏ độ bom tấn, đặc biệt thành công và sẽ trở thành xu hướng mới."
Murphy sau đó đã giải thích quá trình lên lịch một mùa phim mất khoảng một năm: "Chúng tôi chốt câu chuyện trước rồi đến nhân vật sau. Đó là quá trình lặp đi lặp lại, nên chúng tôi cứ xoay vòng nhân sự và đôi khi không có sẵn vai cho ai đó. Như khi bắt đầu mùa hai, tôi chẳng thể nào ngờ được là Dylan McDermott sẽ đóng vai con của Sarah. Hẳn là sẽ rất tuyệt."
Trong một bài báo vào tháng 8 năm 2015 của "Entertainment Weekly", Murphy hé lộ rằng ông đang nghĩ đến việc sản xuất hai mùa một năm. Một sẽ chiếu vào mùa phim truyền hình Xuân và một vào mùa phim Thu. Ông giải thích, "Chúng tôi đang làm một số thứ chưa từng làm trước đây khi cho hai nhóm biên kịch làm việc độc lập. Một số biên kịch của chúng tôi sẽ khá bận rộn ở thời điểm hiện tại nhưng một nhóm khác sẽ xuất hiện vào cuối tháng Tám. Cái tiếp theo mà chúng tôi đang xây dựng sẽ rất khác với mùa Khách sạn. Không nhỏ hơn. Nhưng cũng không sang trọng đến thế. Nó sẽ bí ẩn và đen tối hơn."
Diễn viên.
Mùa thứ nhất: Connie Britton là người đầu tiên được chọn tham gia serie, thủ vai nữ chính Vivien Harmon trong Nhà sát nhân. Denis O'Hare được chọn thứ hai trong vai Larry Harvey. Jessica Lange tham gia vai Constance, vai chính truyền hình đầu tiên của bà. Dylan McDermott tham gia sau Lange trong vai nam chính Ben Harmon. Taissa Farmiga và Evan Peters là hai người cuối cùng được tuyển vai Violet Harmon và Tate Langdon.
Mùa thứ hai: Tháng 3 năm 2012, Murphy cho biết mùa 2 sẽ xoay quanh Jessica Lange, người thủ vai Sơ Jude, một ma sơ vận hành nhà thương điên. Evan Peters, Sarah Paulson, Lily Rabe và Zachary Quinto cũng trở lại tham gia vai chính. Peters thủ vai Kit Walker, một bệnh nhân bị buộc tội giết vợ. Sarah Paulson thủ vai Lana, phóng viên đồng tính nữ bị nhốt vào trại thương điên vì xâm nhập trái phép. Rabe thủ vai Sơ Mary Eunice, tay sai hậu đậu của Sơ Jude. Quinto thủ vai Bác sĩ Thredson, một người làm việc tại bệnh viện. Lizzie Brocheré tham gia vai Grace Bertrand, một nhân vật được mô tả là "mãnh liệt, cuồng dâm và nguy hiểm", tuy nhiên vai diễn về sau được chỉnh sửa nhiều. James Cromwell tham gia vai Bác sĩ Arthur Arden, người tự xưng là quản lý bệnh viện và thực hiện các thử nghiệm đen tối trên bệnh nhân. Joseph Fiennes thủ vai Hồng y Timothy Howard, người trong mộng của Sơ Jude.
Mùa thứ ba: Ryan Murphy và Brad Falchuk khẳng định "nhiều diễn viên" sẽ trở lại với các vai mới, bắt đầu với Jessica Lange. Evan Peters và Sarah Paulson được khẳng định sẽ trở lại, trong vai Kyle Spencer và Cordelia Foxx. Murphy thêm vào rằng Lange sẽ vào vai "một qúy bà miêu nữ sang chảnh đích thực", về sau có tên là Fiona Goode. Taissa Farmiga, tham gia vai chính Zoe Benson, nhân vật có mối lương duyên nảy nở. Lily Rabe thủ vai Misty Day. Frances Conroy, từng tham gia vai phụ, vào vai chính Myrtle Snow. Nữ diễn viên đoạt giải Oscar Kathy Bates được xác nhận vào vai "một phụ nữ ban đầu là bạn thân của nhân vật của Lange nhưng sẽ trở thành kẻ thù lớn nhất", nhưng điều này đã bị thay đổi về sau. Murphy nói rằng nhân vật của Bates sẽ "5 lần kinh khủng hơn vai của bà trong "Misery"" và dựa trên "chuyện thật". Bà thủ vai Madame Delphine LaLaurie, một kẻ phân biệt chủng tộc bất tử. Tháng năm năm 2013, Emma Roberts được tuyển vào vai Madison Montgomery.
Mùa thứ tư: Tháng 11 năm 2013, Ryan Murphy khẳng định Jessica Lange sẽ trở lại trong mùa 4, dù với mức độ hạn chế hơn. Về sau bà được công bố tham gia vai bà chủ gánh hát Elsa Mars. Kathy Bates trở lại với vai chính, qúy bà có râu Ethel Darling. 29 tháng 3 năm 2014, Murphy công bố Sarah Paulson, Evan Peters, Frances Conroy, Emma Roberts, Denis O'Hare, và Angela Bassett sẽ trở lại. Paulson thủ vai cặp sinh đôi dính liền Bette và Dot Tattler; Peters thủ vai "Cậu bé Tôm Hùm" Jimmy Darling; Conroy tham gia với vai bà đại gia Gloria Mott; Bassett thủ vai cô gái ba vú Desiree Dupree; và O'Hare vai siêu lừa đảo Stanley, làm việc với trợ lý Maggie Esmerelda do Emma Roberts thủ vai. Tại PaleyFest 2014, Michael Chiklis được công bố tham gia vai Dell Toledo, bố của Jimmy, chồng cũ của Ethel, và là chồng hiện tại của Desiree. Finn Wittrock tham gia vai cậu công tử hư hỏng Dandy Mott.
Mùa thứ năm: Ngày 25 tháng 2 năm 2015, ca sĩ Lady Gaga được công bố sẽ tham gia mùa 5 của serie, tên là "Khách sạn" Tại PaleyFest 2015, Matt Bomer và Cheyenne Jackson được công bố tham gia vai chính và Lange sẽ không trở lại. Wes Bentley, Chloë Sevigny, Kathy Bates, Sarah Paulson, Evan Peters, Angela Bassett, và Finn Wittrock lần lượt được công bố sẽ tham gia. Ngày 18 tháng 6 năm 2015, Murphy hé lộ với Deadline.com rằng Denis O'Hare cũng sẽ trở lại.
Quay phim.
Tập pilot của phim được quay tại hiện trường trong một căn nhà tại Country Club Park, Los Angeles, California. Trong phim, căn nhà bị ám và là hiện trường tội ác. Được thiết kế và xây năm 1908 bởi Alfred Rosenheim, chủ tịch Viện kiến trúc Hoa Kỳ chi nhánh Los Angeles, từng dùng làm nữ tu viện. Mùa đầu tiên được quay tại phim trường mô phỏng chính xác căn nhà thật. Các chi tiết như cửa kính Louis Comfort Tiffany hay đèn chùm bằng đồng được làm như thật để đảm bảo độ chính xác trên phim.
Phân cảnh tựa đề.
Các phân cảnh tựa đề của "American Horror Story" thường báo trước nội dung phim. Murphy từng miêu tả: "Tới lúc bạn xem tới tập 9, mọi hình ảnh trong đoạn tựa đề sẽ được giải thích".
Các phân cảnh tựa đề được tạo ra bởi Kyle Cooper và công ty của ông là Prologue. Nhạc chủ đề phim do Cesar Davila-Irizarry và Charlie Clouser thực hiện với Juan Ruiz Anchía quay phim và Gabriel J. Diaz biên tập. Các tiêu đề phim được thể hiện với font chữ rất giống với phong cách của nhà thiết kế kiểu Scotland Charles Rennie Mackintosh.
Quảng bá.
Như một phần của chiến dịch quảng bá, FX cho ra mắt chiến dịch "House Call", cho phép khán giả tại nhà có thể đăng ký và gặp mặt đối mặt với các nhân vật trong phim. Trước ngày ra mắt, FX bật mí nhiều manh mối hé lộ về serie. Chúng được đăng lên kênh YouTube chính thức của loạt phim với tổng cộng mười manh mối. Tháng 9 năm 2011, FX cho hoạt động một website cho phép người xem tham quan căn nhà sát nhân qua nhiều thập kỷ và đi tìm manh mối.
Tháng 8 năm 2012, quảng bá cho mùa hai của phim bắt đầu với một hình ảnh trên trang Facebook chính thức của phim tên là "Giao hàng đặc biệt", với một nữ tu xách hai xô chứa các bộ phận của con người qua đồng, khi chuông nhà thờ vang, cô đổ một xô, bỏ luôn cái xô máu và bỏ đi. Có hơn 20 teaser được ra mắt sau đó. Bốn hình ảnh cũng được ra mắt trên EW.com. Hai teaser dành cho truyền hình, tên là "Meet the Residents", được ra mắt 31 tháng 8 năm 2012. Clip giới thiệu các nhân vật chính gồm bệnh nhân và các nhân viên (như Bác sĩ Thredson, và Sơ Mary Eunice) nằm trên giường bệnh trong khi các nhân viên (Jessica Lange, Joseph Fiennes và James Cromwell) theo dõi. Bài hát "Que Sera, Sera", được mix với bản nhạc chủ đề phim.
Phát sóng.
Serie ra mắt ngày 5 tháng 10 năm 2011 trên kênh truyền hình cáp FX tại Mỹ. Tháng 11 năm 2011, nó công chiếu ra thế giới qua kênh Fox International Channels. Mùa đầu tiên ra mắt ngày 5 tháng 10 năm 2011, và kết thúc ngày 21 tháng 12 năm 2011. Mùa thứ hai công chiếu ngày 17 tháng 10 năm 2012, và kết thúc ngày 23 tháng 1 năm 2013. Mùa thứ ba công chiếu ngày 9 tháng 10 năm 2013, và kết thúc ngày 29 tháng 1 năm 2014. Mùa thứ tư ra mắt ngày 8 tháng 10 năm 2014, và kết thúc ngày 21 tháng 1 năm 2015. Mùa thứ năm ra mắt ngày 7 tháng 10 năm 2015, và kết thúc ngày 13 tháng 1 năm 2016. Ba mùa 3,4 và 5 khởi chiếu cùng lúc với Mỹ tại Canada, trong khi mùa đầu tiên hơi khác do kênh của Canada được lên sóng ngày 31 tháng 10 năm 2011. Tại Ấn Độ, phim chiếu trên STAR World Premiere HD một thời gian ngắn sau Mỹ cũng như trên FX India ở định dạng thường.
Tiếp nhận.
of "American Horror Story" nhận phê bình từ trái chiều đến khả quan từ phía giới phê bình. Rotten Tomatoes thống kê có 72% trên 40 nhà phê bình cho nhận xét tích cực với số điểm trung bình 6.55/10. Trang này tổng hợp: "Rắc rối nhưng hiệu quả, "American Horror Story" kỳ lạ, máu me và đủ lắt léo để giữ chân khán giả." Mùa đầu tiên nhận 62 trên 100 điểm từ Metacritic dựa trên 30 lời nhận xét. Ken Tucker của trang "Entertainment Weekly" cho điểm tập pilot là B+, nói rằng: ""AHS" gần như toàn sợ hãi, lúc nào cũng: một đống la hét, sex, gây sốc, mặt mũi bấy nhầy, hành động tâm thần, và trẻ em chết." Hank Stuever từ tờ "The Washington Post" cho rằng: "Làm lố là khuyết điểm đặc trưng của Murphy, nhưng show này có phong cách thu hút và các màn kinh dị gây hoang mang." Không phải lời nhận xét nào cũng khả quan: Alan Sepinwall từ HitFix cho điểm D−: "Quá nhiều âm thanh lạ, góc nhìn và nhân vật không thể quên- dù nhiều người sẽ muốn." Sepinwall về sau gọi đó là phim truyền hình tệ nhất 2011. Từ tờ "Los Angeles Times", Mary McNamara cho một nhận xét chung chung: "nhiều lần rơi vào tình cảnh quá trau chuốt" nhưng cũng cho rằng "khó mà rời mắt đi được."
", nhận phản ứng tích cực từ giới phê bình. Rotten Tomatoes thống kê có 84% với số điểm trung bình 7.25/10 trên 44 nhà phê bình cho nhận xét tích cực với lời tổng hợp: "American Horror Story: Asylum" phá vỡ các giới hạn gây sốc và dọa dẫm với tuyến truyện phụ gợi cảm và các sáng tạo tiên phong cho các vấn đề xã hội hiện tại." Mùa phim đạt 65 trên 100 điểm tại Metacritic với 23 nhận xét. James Poniewozik từ báo "Time" cho rằng: ""AHS: Asylum" tập trung hơn" và "với một góc nhìn về nhà điên thập kỷ 60 quá chi tiết đến múc nghe được cả mùi hôi của nơi đó." Maureen Ryan từ "The Huffington Post" bình luận: "Xin ghi danh các biên kịch của "Nhà điên," đạo diễn và diễn viên khi mà nỗi đau nội tâm của nhân vật thường cảm thấy thật như sự chơi vơi và nỗi sợ của họ." Verne Gay từ "Newsday" cho điểm hạng C: "có những hiệu ứng đặc biệt tốt, nhưng câu chuyện không đủ." Linda Stasi từ tờ "New York Post" cho rằng mùa phim là "đỉnh": "Tôi cần phải tự mình tham quan [một nhà điên] sau hai tiếng điên khùng này." Entertainment Weekly đã chọn tập 13 của mùa hai (Madness Ends), là một trong 10 tập phim truyền hình xuất sắc nhất năm 2013.
"" nhận đánh giá khả quan. Rotten Tomatoes báo cáo có 85% trên 34 ý kiến chuyên môn cho kết quả tích cực. Trang này tổng hợp: "một dàn diễn viên xuất sắc với câu chuyện rùng rợn và kịch tính ghê rợn đưa "American Horror Story: Coven" thành một bữa tiệc hù dọa được sắp xếp có tiềm năng." Mùa phim đạt 71 trên 100 trên trang Metacritic dựa trên 24 nhận xét chuyên môn, cao nhất toàn loạt phim. Dù vậy, không phải mọi đánh giá đều tích cực, các ý kiến chê bai tập trung vào tiến triển của câu chuyện và một số nhân vật ở nửa sau mùa phim. "The A.V. Club" cho điểm thấp là D+, với nhà phê bình Todd Van DerWerff nhấn mạnh: "Nó bay loạng choạng từ ý tưởng này qua ý tưởng khác và không bao giờ đậu lại một chỗ đủ lâu để xây dựng một cái gì đáng giá."
"" nhận ý kiến đa số là tích cực với trang Rotten Tomatoes cho điểm 77% trên 35 ý kiến chuyên môn là tích cực. Trang này tổng hợp: "dù các khán giả mới có thể bỏ cuộc vì không quen với sự kì dị, "Freak Show" vẫn mang nhiều kịch tính nhờ phần trình diễn trau chuốt và dàn diễn viên tốt." Mùa phim đạt 69 trên 100 điểm tại Metacritic dựa trên 19 đánh giá "nhìn chung là tốt".
"" thu về các ý kiến trái chiều từ giới phê bình. Rotten Tomatoes báo cáo có 64% của 48 nhà phê bình cho đánh giá tích cực với tổng hợp: "phong cách lòe loẹt lấn át cách kể chuyện hiệu quả, phần 5 của American Horror Story làm dàn diễn viên tài năng bị mắc cạn trong khách sạn của Ryan Murphy." Các fan cũng đưa ra ý kiến trái chiều khi 58% khán giả cho nhận xét tốt. "Hotel" đạt 60 trên 100 điểm tại Metacritic dựa trên 24 ý kiến "trung bình" từ giới chuyên môn.
"" nhận được sự phê bình tích cực từ giới chuyên môn. Trang đánh gía Rotten Tomatoes cho mùa phim tỷ lệ tán thưởng 74% với điểm trung bình 6.65/10 dựa trên 15 nhận xét. Trang này tổng hợp: "American Horror Story: Roanoke đã rẽ hướng bất ngờ ra khỏi các cấu trúc AHS cũ, quay về với nhịp phim của các mùa đầu tiên với không khí rợn người, quy mô nhỏ hơn kể cả khi format "tội ác có thực" được làm quá mức. Trên Metacritic, mùa phim đạt 72 trên 100 dựa trên 9 nhận xét, một kết quả "khả quan". Đây là mùa phim "American Horror Story" được đánh giá cao nhất trên trang này.
" nhận được phản hồi tích cực từ giới phê bình. Trang Rotten Tomatoes cho mùa phim 73% tỷ lệ tán dương, với điểm trung bình 7.05/10, trên 49 nhận xét. Trang này đánh giá, " Truyện kinh dị Mỹ: Hội kín " khơi dậy một sự rùng rợn rất hợp thời - nhiều những chú hề - dù bị vướng víu bởi tính chất chính trị quá bao quát và một số lỗ hổng trong mạch truyện." Trên Metacritic, mùa phim đạt 66 trên 100 dựa trên 24 nhận xét, tức một kết quả "tích cực".
"" nhận được phản hồi tích cực từ giới phê bình, với một số người cho rằng mùa phim này có tiến bộ hơn những mùa trước. Trang Rotten Tomatoes cho mùa phim 79% tỷ lệ tán dương với số điểm trung bình 6.95/10 dựa trên 9 bài đánh giá. Trang đánh giá, "Ryan Murphy cùng dàn phù thủy của ông ấy thực sự đã cứu cả thế giới -- và cả bộ phim -- trong "Tận thế", màn crossover đầy tham vọng của ông." Trên Metacritic, mùa phim đạt 63 điểm dựa trên 6 bài nhận xét.
"" nhận được đánh giá rất khả quan từ giới phê bình. Trang Rotten Tomatoes cho mùa phim 88% tỷ lệ tán dương với số điểm trung bình 7.45/10 dựa trên 8 bài đánh giá. Trang đánh giá, "Là một sự pha trộn hoàn hảo giữa tropes chém giết và cú twist thương hiệu của "Truyện Kinh dị Mỹ", "1984" là một mùa phim hay tuyệt."
nhận được đánh gia khả quan từ giới phê bình. Trang Rotten Tomatoes cho mùa phim 80% tỷ lệ tán dương với số điểm trung bình 9.00/10 dựa trên 61 bài đánh giá, với một số người cho rằng đây là một trong những mùa phim hay nhất, trong khi một số khác thì chỉ trích tập thứ 6, "Winter Kills", cho rằng đây là tập phim tệ nhất trong cả bộ phim. Trang đánh giá, "Mặc dù câu chuyện thứ hai vẫn còn bí ẩn, nửa đầu của "Hai câu chuyện" đã cho thấy đây là một mùa phim thú vị cùng với diễn xuất đáng kinh ngạc - đặc biệt đến từ Leslie Grossman tài năng.
Ratings.
Tập pilot của "American Horror Story" thu hút 3.2 triệu lượt xem với điểm rating trung bình 1.6 trong thị phần khán giả từ 18–49 tuổi. Đây là con số tốt nhất kênh FX từng thu được từ một sự khai màn serie phim. Tập phim được xem bởi 3.2 triệu người tại 59 quốc gia. Rating tăng về cuối serie, với tập kết thúc mùa 1 được xem bởi 3.22 triệu người và đạt điểm 1.7 rating cho thị phần khán giả 18–49 tuổi. Phim công chiếu tháng 11 năm 2011 tại châu Âu và Châu Mỹ Latin trên kênh Fox International Channels, và đứng đầu hoặc thứ hai trong danh sách những chương trình được xem nhiều nhất trong khung giờ chiếu của nó trên toàn bộ các hệ thống truyền hình trả tiền trong hầu hết các thị trường có thống kê. "Các con số quá mạnh, thật dễ sợ. "American Horror Story" đã lùa các khán giả mới đến với một hiện tượng "giết chóc" toàn cầu," Hernan Lopez, chủ tịch kênh Fox International Channels đã nói.
Mùa thứ hai mở màn với điểm 2.2 cho rating của lứa tuổi 18–49 và 3.85 triệu lượt xem, con số cao nhất serie. Tập thứ sáu của mùa hai đạt thấp kỷ lục với 0.9 cho lứa tuổi 18–49 và 1.89 triệu lượt xem, tuy nhiên các tập về sau đã bật lại và đạt 2 triệu mỗi tập, và tập cuối mùa 2 đạt 2.29 triệu lượt xem. Tập mở màn mùa năm là tập được xem nhiều thứ nhì lịch sử toàn hệ thống kênh, chỉ thua tập mở màn của mùa 4 của chính serie này với 6.13 triệu lượt xem. John Landgraf, CEO của hệ thống kênh FX, bình luận rằng "American Horror Story" " đã không còn nghi ngờ gì đặt chân vào hàng ngũ các serie truyền hình tạo bước ngoặt lớn."
Giải thưởng.
"American Horror Story" đã thắng 55 trên 227 đề cử giải thưởng. Loạt phim thu về 28 đề cử Primetime Emmy, với Jessica Lange chiến thắng giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất trong một Miniserie hay phim truyền hình và Nữ diễn viên chính xuất sắc trong một Miniserie hay phim truyền hình, James Cromwell chiến thắng giải Nam diễn viên phụ xuất sắc trong một Miniserie hay phim truyền hình, và Kathy Bates chiến thắng giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất trong một Miniserie hay phim truyền hình. Phim còn nhận thêm 50 đề cử giải Creative Arts Emmy, trong đó thắng chín giải, bao gồm: làm tóc xuất sắc, phục trang xuất sắc, biên tập âm thanh xuất sắc, hóa trang xuất sắc (cho serie truyền hình hoặc phim truyền hình). Phim nhận chín đề cử Quả Cầu Vàng, với Lange thắng giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc trong Series, Miniserie hoặc phim truyền hình, và Lady Gaga chiến thắng giải Nữ diễn viên chính xuất sắc trong Series, Miniserie hoặc phim truyền hình. Ngoài ra phim còn giành ba đề cử của hiệp hội diễn viên, với Lange chiến thắng giải nữ chính xuất sắc, 18 đề cử Giải thưởng của giới phê bình truyền hình với 4 chiến thắng, Giải Miniserie xuất sắc của GLAAD Media Award, 4 đề cử của hiệp hội thiết kế phục trang với ba chiến thắng, thắng 8 trên 10 giải của hiệp hội hóa trang và làm tóc, thắng một trên năm đề cử của Giải thưởng: "Sự lựa chọn của khán giả", và 11 đề cử Satellite Awards, thắng ba giải. | 1 | null |
Stenodus leucichthys là một loài cá trong họ Salmonidae. Theo nghĩa hẹp phân bố tự nhiên của nó được giới hạn tại lưu vực biển Caspian, và nó được gọi là beloribitsa. "Beloribitsa" hiện được coi là đã tuyệt chủng trong tự nhiên, nhưng vẫn sống sót nhờ nuôi dự trữ. | 1 | null |
Hiện tượng siêu nhiên (tiếng Anh: Paranormal Activity) là một bộ phim kinh dị siêu nhiên của Mỹ năm 2007, được viết kịch bản và đạo diễn bởi Oren Peli. Bộ phim nói về một cặp vợ chồng trẻ là Katie và Micah và đặc biệt là Katie đang bị ám ảnh bởi sự kiện siêu nhiên trong nhà của họ. Bộ phim được trình bày theo phong cách "Found footage (thể loại)", từ máy quay phim được lấp đặt bởi cặp vợ chồng trong một nỗ lực để ghi lại những gì đang ám ảnh họ.
Bộ phim được phát triển như là một phim độc lập và được chiếu tại liên hoan phim năm 2007, bộ phim đã được mua lại bởi hãng Paramount Pictures và được sửa đổi với một kết thúc mới. Phim đã được đưa ra một thông cáo hạn chế ở Mỹ vào ngày 25, 2009 và sau đó phát hành trên toàn quốc vào ngày 16 tháng 10 năm 2009. Bộ phim kiếm được gần 108,000,000$ tại các rạp ở Mỹ và hơn 85.000.000$ trên toàn thế giới với tổng doanh số trên toàn thế giới là 193,000,000$. Paramount/DreamWorks mua bản quyền với giá 350,000$. Đây là bộ phim có lợi nhuận nhất dựa trên lợi tức đầu tư, mặc dù con số đó rất khó để xác minh một cách độc lập như thế này là có khả năng loại trừ chi phí tiếp thị.
Phần tiếp theo, Paranormal Activity 2 được phát hành vào ngày 22 tháng 10 năm 2010. Sự thành công của hai bộ phim đầu tiên đã sinh ra Paranormal Activity 3, phát hành vào ngày 21 Tháng Mười năm 2011, Paranormal Activity 4 phát hành vào ngày 19 Tháng 10 năm 2012, và phát hành vào ngày 03 tháng 1 năm 2014.
Nội dung.
Tháng Chín năm 2006, một cặp vợ chồng trẻ là Katie và Micah chuyển đến sống tại một ngôi nhà mới ở San Diego. Katie nói với Micah rằng ma quỷ đang ám ảnh cô ấy. Sau đó Micah lấp đặt một máy quay phim trong phòng ngủ của họ để ghi lại những hoạt động xảy ra trong khi họ ngủ. Katie nhờ đến Tiến sĩ tâm linh Fredrichs, ông nói rằng Katie bị ám ảnh bởi một con quỷ và có ý định hành hạ Katie. Ông khuyên gia đình không liên lạc với con quỷ và liên lạc với Tiến sĩ Johann Averies nếu cần thiết. Katie có vẻ quan tâm, nhưng Micah không thực hiện việc này nghiêm túc.
Trải qua từng đêm, hiện tượng kỳ lạ được ghi nhận trong máy quay, chẳng hạn như tiếng ồn, ánh sáng nhấp nháy và cửa ra vào tự chuyển động. Trong đêm 15, Katie bị mộng du, cô đứng bên cạnh phía giường Micah và nhìn chằm chằm vào anh ta trong hai giờ trước khi đi ra ngoài. Micah cố gắng thuyết phục Katie quay trở lại bên trong, nhưng cô từ chối và dường như cô quên nó ngay vào ngày hôm sau.
Một ngày, Micah mang về nhà một bảng Ouija, Katie tức giận và hét lên bảo Micah mang nó đi. Khi họ ra khỏi nhà, máy ảnh ghi lại một sức mạnh vô hình di chuyển cái bảng để tạo thành một thông điệp không rõ ràng, sau đó nó tự nhiên bốc cháy. Katie nhìn thấy video và xin Micah liên lạc với Tiến sĩ Johann Averies, nhưng một lần nữa ông từ chối. Trong đêm 17, Micah rắc bột talc trên hành lang và phòng ngủ. Hai vợ chồng bị đánh thức, và họ tìm thấy dấu chân con người không dẫn đến phòng ngủ từ tầng áp mái, nơi Micah tìm thấy một bức ảnh bị cháy của Katie thời trẻ. Cuối cùng Katie gọi cho Tiến sĩ Averies, nhưng ông nói không thể. Các sự kiện tiếp tục diễn ra, nhưng nó dần dần phát triển tồi tệ hơn khi Micah thiếu thận trọng và chế nhạo con quỷ, làm cho nó tức giận.
Cuối cùng, họ gọi Tiến sĩ Fredrichs thay vì Tiến sĩ Averies, nhưng ông cảm thấy năng lượng ma quỷ tràn ngập khi vào. Ông xin lỗi bất chấp lời cầu xin của họ, ông nói rằng sự hiện diện của mình chỉ làm cho con quỷ tức giận hơn. Trong đêm 20, Katie bị kéo ra khỏi phòng ngủ bởi một sức mạnh vô hình. Khi Micah chạy đến giúp đỡ, con quỷ đóng sầm cửa vào anh ta. Micah cuối cùng cứu cô nhưng họ cảm thấy rằng con quỷ vẫn ẩn nấp ở tầng trên, họ đi xuống cầu thang với chăn ngủ và họ ngủ trên ghế. Sáng hôm sau Micah phát hiện ra dấu cắn trên lưng anh. Sau đó, Micah tìm thấy Katie trong trạng thái thôi miên ngồi trên hành lang, nắm chặt một thập tự giá trong bàn tay. Ông giận dữ đốt cháy thánh giá và ảnh trong lò sưởi. Sau đó họ rời khỏi đó, Katie dường như mất liên lạc với thực tế nhưng Micah khẳng định họ sẽ không sao từ bây giờ.
Đêm sau, Katie ra khỏi giường và nhìn chằm chằm vào Micah trong hai giờ trước khi đi xuống cầu thang. Sau một lúc im lặng, Katie hét lên tên Micah cùng với một giọng nói kì lạ, ông vội chạy đến cô. Dừng la hét, Katie bước đi lên cầu thang. Cô ném cơ thể của Micah vào phía máy quay. Cô từ từ bước vào phòng, lại gần cơ thể Micah và sau đó nhìn lên máy ảnh với một nụ cười. Khi cô hướng về phía máy ảnh, khuôn mặt của cô mang một diện mạo ma quỷ. Cuối phim, một văn bản bằng lời rằng cơ thể Micah được phát hiện bởi cảnh sát ngày 11 tháng 10 năm 2006, và nơi ở của Katie vẫn chưa được biết. | 1 | null |
Tenxơ ứng suất–năng lượng (hoặc tenxơ ứng suất-năng lượng-động lượng hay tenxơ năng lượng-động lượng) là đại lượng tenxơ trong vật lý miêu tả mật độ và thông lượng của năng lượng và động lượng trong không thời gian, nó tổng quát hóa tenxơ ứng suất của vật lý Newton. Đại lượng này thể hiện các thuộc tính của vật chất, bức xạ, và của các trường lực phi hấp dẫn. Tenxơ ứng suất–năng lượng là nguồn của trường hấp dẫn trong phương trình trường Einstein của thuyết tương đối rộng, giống như mật độ khối lượng là nguồn của trường trong lý thuyết hấp dẫn Newton. | 1 | null |
Zachary "Zack" Martin (Dylan Sprouse thủ vai) là nhân vật chính trong sê-ri phim "The Suite Life of Zack and Cody" do Danny Kallis và Jim Geoghan tạo ra và đồng thời cũng là nhân vật chính trong sê-ri "The Suite Life on Deck". Zack cũng xuất hiện ở một vài tập đan xen trong các sê-ri khác của Disney Channel, như "That's So Raven", "Wizards of Waverly Place", "Hannah Montana", "I'm in the Band", "So Random!" và đặc biệt là trong "Studio DC: Almost Live".
Ý tưởng và tạo hình.
Dylan Sprouse đã nói rằng ý tưởng về cặp song sinh sống trong một khách sạn là điều mà Dylan và em trai của mình đã nghĩ ra khi họ đang tham gia bộ phim "Big Daddy" và phải ở khách sạn trong 4 tháng. Cole Sprouse đã nói về nhân vật Zack và Cody rằng, "Đây là hai nhân vật dựa trên tính cách thật của họ. Do đó, lúc đầu, hai nhân vật có tên là Dylan và Cole".
Thông tin nhân vật.
Zack sinh ra ở bệnh viện St. Joseph's ở Seattle, Washington lúc 6:40 ngày thứ bảy, còn năm sinh thì không rõ ràng. Trong "The Suite Life on Deck" tập "Das Boots", năm sinh của Cody và Zack là 1993. Tuy nhiên, trong "The Suite Life of Zack and Cody" tập "Poor Little Rich Girl", băng video lúc mới sinh của hai anh em ghi là ngày 23, tháng chín, 1992.
Zack thì luôn tự cho mình là trung tâm và thoải mái hơn so với Cody. Zack không "người lớn" như em trai của mình, nhưng thỉnh thoảng, cậu vẫn luôn bày tỏ tình thương và sự quan tâm của mình đối với mọi người. Cậu luôn nhận điểm xấu ở trường. Trong 1 tập của phần "The Suite Life on Deck", Cody và Zack đã cãi nhau chỉ vì Zack lấy trộm bài làm văn cũ của Cody để nộp. Cậu đã thừa nhận rằng cậu không bao giờ có thể đuổi kịp Cody trong việc học và cảm thấy thấp kém hơn em trai của mình. Đáp lại, Cody đã chỉ ra rằng việc cậu cố gắng học thật giỏi bởi vì Zack luôn hơn cậu về mọi mặt, từ thể thao, bạn gái đến độ nổi tiếng trong trường. Điều này cũng tạo nên sự đối lập thú vị trong suốt sê-ri. Trong tập "The Swede Life" của phần "The Suite Life on Deck", Zack được chứng minh rằng có nguồn gốc là người Thuỵ Điển.
Zack còn được biết đến là một tay chơi, luôn hẹn hò với nhiều cô gái, trái ngược hẳn với Cody, người luôn mong muốn một mối quan hệ dài lâu.
Xuất hiện.
"The Suite Life of Zack & Cody".
Sau khi đi du lịch vòng quanh đất nước, cặp song sinh và mẹ Carey đã đến Boston, nơi sẽ trở thành nhà mới của họ cho đến khi Zack và Cody lên tàu trong sê-ri "The Suite Life on Deck". Họ kết bạn với Maddie Fitzpatrick (Ashley Tisdale đóng), và Zack sau này đã phải lòng cô. Thậm chí, cậu còn giữ tấm hình của Maddie trong khoang của mình khi lên tàu SS "Tipton".
Giống như Cody, cậu thừa hưởng năng khiếu âm nhạc từ cả cha và mẹ của mình. Cậu có giọng hát tuyệt vời từ mẹ, được thể hiện trong tập "Lip-Syncing in the Rain" và "Sleepover Suite". Cậu rất thích chơi ghi-ta điện, tuy nhiên, những nhạc cụ còn lại cậu đều không rành.
Trong phần đầu tiên, Zack là một kẻ chuyên đi phá hoại. Cậu luôn bày ra những trò xảo quyệt và lôi kéo Cody tham gia.
Trong phần 3, Cody đi làm nhân viên thu ngân ở siêu thị Paul Revere suốt mùa hè, và nơi đây cũng trở thành khung cảnh chính cho các tập phim "Summer of Our Discontent", "Who's the Boss" và "Baggage".
"The Suite Life on Deck".
Lúc đầu, Zack được xếp chung phòng với Bailey Pickett, một học sinh thông minh và ưu tú, nhưng thật ra là một cô gái giả trai. Khi đi học trên tàu SS "Tipton", Cody bất đắc dĩ phải trở thành "Cậu bé khăn tắm" để kiếm tiền trang trải việc học sau khi Zack đã sử dụng hết tiền tiết kiệm của hai anh em vào những thứ vô bổ, đặc biệt là đồ ăn và quà tặng cho những cô gái mà Zack thích.
Ban đầu, Zack có cảm tình với Bailey khi phát hiện ra cô là con gái. Cậu thậm chí còn đánh nhau với Cody để dành cho được trái tim "người đẹp", nhưng sau khi Mr. Moseby kể với họ chuyện Bailey vẫn chưa quên được bạn trai cũ là Moose, Zack đã nhường lại cho Cody bởi vì theo Zack, Bailey có quá nhiều vấn đề còn cậu thì muốn kiếm một cô nàng năng động hơn.
Trong phần 3, Zack bắt đầu có tình cảm với một cô nàng tên Maya Bennett. Lúc đầu, cô nàng từ chối cậu vì Zack là một tay chơi. Do đó, Zack đã sử dụng kế hoạch 6 tháng của Cody để làm quen với Maya, nhưng bởi vì Maya sinh ra ở New York nên cô nàng không một chút ấn tượng. Sau đó, họ quyết định sẽ chỉ là bạn tốt của nhau. Nhưng cuối cùng, Zack và Maya cũng đến với nhau trong tập "Party On!".
Trong tập "Graduation on Deck", cũng là tập cuối của sê-ri, Maya tham gia tổ chức Hoà bình ở châu Phi, và điều đó cũng có nghĩa là cô chia tay với Zack bởi vì cô tin rằng xa mặt sẽ cách lòng. Tuy nhiên, họ vẫn xem nhau là bạn.
"The Suite Life Movie".
Cody và Bailey đã lên kế hoạch để nghỉ xuân cùng nhau, nhưng Cody đã quyết định làm giáo sinh cho bác sĩ Spaulding bởi vì buổi thực tập sẽ giúp Cody có cơ hội kiếm được học bổng ở Yale. Cody đã viết một lá thư dài không tưởng gửi cho Bailey để giải thích tại sao cậu chọn buổi thực tập, nhưng cậu đã cãi nhau với Zack và lá thư bị đánh mất. Bởi vì không được giải thích thỏa đáng tình hình, Bailey đã giận cậu.
Cody đến phòng thí nghiệm sinh vật biển nơi cậu thực tập, nhưng bởi vì Zack tức giận sau cuộc cãi vả nên cậu đã phá hết vật dụng trong phòng thí nghiệm, nên cuối cùng, buổi thực tập của Cody chấm dứt. Việc này khiến cho Cody điên tiết với Zack. Zack đã cố gắng làm lành, và đã giúp Cody trở lại buổi thực tập với Bác sĩ Olsen trong Đề án về cặp song sinh.
Khi tham gia đề án, Zack và Cody phải ăn trái cây dẫn đến cảm ứng từ xa giữa họ: đầu tiên là qua sự cảm nhận xúc giác, sau đó là qua sự đồng cảm hay cảm xúc, và cuối cùng là qua một quá trình gọi là "kết hợp". Việc trải qua bước đầu tiên giúp cho anh em họ trở nên thân thiết hơn bằng cách cho phép họ cảm nhận được ý nghĩ và cảm giác của người kia, nhưng sau khi khám phá ra rằng "sự kết hợp" sẽ hòa nhập cả hai làm một, họ đã cố gắng trốn thoát. | 1 | null |
Hoàng Như Tiếp (30 tháng 12 năm 1910 – 28 tháng 3 năm 1982) là một kiến trúc sư người Việt Nam. Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về lĩnh vực Kiến trúc vào năm 1996, được coi là cây đại thụ của nền kiến trúc Việt Nam. Ông là một trong những người đã sáng lập nên Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam, tiền thân của Hội Kiến trúc sư Việt Nam hiện nay.
Tiểu sử.
Hoàng Như Tiếp được sinh ra ở Phú Vang, Thừa Thiên – Huế trong một gia đình khoa bảng có truyền thống yêu nước. Năm 1927, ông ra Hà Nội để học và thi đỗ vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa II. Sau năm năm theo học, ông tốt nghiệp với tấm bằng Kiến trúc sư loại ưu và hành nghề tự do. Sau đó, ông cùng với hai người bạn thân là Kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện và Kiến trúc sư Nguyễn Gia Đức mở Văn phòng Thiết kế Luyện – Tiếp – Đức tại số 58 phố Tràng Thi ở Hà Nội vào năm 1936, đồng thời dạy vẽ ở Trường Tư thục Thăng Long.
Trong giai đoạn từ năm 1936 đến năm 1939, văn phòng của ông đã cho ra mắt mẫu nhà "Ánh sáng" dành cho người lao động nghèo được dư luận xã hội lúc bấy giờ, đặc biệt là tầng lớp trí thức đánh giá rất cao. Năm 1940, Hoàng Như Tiếp cộng tác với một số kiến trúc sư người Pháp, thiết kế chỉnh trang mặt đứng rạp chiếu phim Eden ở phố Tràng Tiền, Hà Nội. Nhưng dấu ấn đậm nét nhất của Hoàng Như Tiếp trong thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám chính là ngôi biệt thự ông thiết kế cho người chị vợ của vua Bảo Đại, một công trình mang đậm phong cách phương Đông.
Sau ngày Toàn quốc kháng chiến, Hoàng Như Tiếp cùng với gia đình rời Hà Nội lên chiến khu Việt Bắc. Ngày 27 tháng 4 năm 1948, ông là một trong những người đã sáng lập nên Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam, tiền thân của Hội Kiến trúc sư Việt Nam hiện nay, tại Hội nghị Kiến trúc sư toàn quốc ở làng Thản Sơn, xã Chiến Thắng, huyện Lập Thạch thuộc tỉnh Vĩnh Yên. Hoàng Như Tiếp đảm nhiệm chức vụ Tổng Thư ký của Hội. Năm 1949, tại Đảng bộ cơ quan Liên khu I Việt Bắc, Hoàng Như Tiếp được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Trong thời gian sống và làm việc tại Việt Bắc, ông đã thiết kế nên nhiều công trình bằng tre, nứa phục vụ cho kháng chiến. Đặc biệt nhất trong số đó là cụm công trình phục vụ cho Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ II tại Chiêm Hóa, Tuyên Quang vào năm 1952. Nhờ đó, ông đã được mời làm Đại biểu dự thính của Đại hội mặc dù lúc đó ông chỉ mới được ba tuổi Đảng. Ngoài ra, công trình kiến trúc này còn được dành để tổ chức Đại hội Thống nhất Mặt trận Việt Minh và Liên Việt cũng như Hội nghị ba nước Việt - Miên - Lào. Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, ông còn là Ủy viên Ủy ban Kháng chiến hành chính tỉnh Phúc Yên, Ủy viên Ban Thường vụ Hội Văn Nghệ Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam.
Sau cuộc kháng chiến chống Pháp, Hoàng Như Tiếp trở về Hà Nội làm việc ở Bộ Kiến trúc. Năm 1957, ông chủ trì thiết kế công trình cải tạo cửa hàng Bách hóa Tổng hợp ở góc phố Hàng Bài – Tràng Tiền, vốn là cửa hàng Godart cũ (hiện nay được xây lại là Tràng Tiền Plaza). Ông trở thành Quyền Cục trưởng Cục Đô thị - Nông thôn vào năm 1960. Trong thời gian từ năm 1962 đến năm 1971, ông là Viện trưởng đầu tiên của Viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn. Hoàng Như Tiếp là người đi tiên phong trong lĩnh vực thiết kế quy hoạch và phát triển đô thị, một lĩnh vực còn rất mới mẽ ở Việt Nam lúc bấy giờ. Dựa vào những kinh nghiệm quy hoạch đô thị của Liên Xô, Cuba cùng với các nước tiên tiến khác trên thế giới, ông thực hiện quy hoạch nông thôn vùng Tam Thiên Mẫu và thiết kế cụ thể các công trình nông thôn ở Đào Viên thuộc tỉnh Hải Hưng trong giai đoạn từ năm 1967 đến năm 1970, các công trình này đã làm tiền đề cho công tác quy hoạch xây dựng nông thôn Xã hội chủ nghĩa sau này ở Việt Nam. Ông cũng là tác giả thiết kế của công trình Bảo tàng Kim Liên tại Nam Đàn, Nghệ An. Công trình kiến trúc tiêu biểu nhất của Hoàng Như Tiếp ở giai đoạn này là Bảo tàng Việt Bắc (nay là Bảo tàng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam) xây dựng năm 1962 nằm bên bờ sông Cầu ở thành phố Thái Nguyên thuộc tỉnh Thái Nguyên với phong cách trang trí đậm chất miền núi. Đến năm 1970, ông chủ trì thiết kế Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh của Viện Thiết kế Quy hoạch Đô thị – Nông thôn, và được đánh giá là một trong ba phương án có giá trị cao về nghệ thuật kiến trúc. Hoàng Như Tiếp cũng là người chỉ đạo thực hiện việc quy hoạch thủ đô Hà Nội mở rộng.
Tham gia viết sách.
Hoàng Như Tiếp còn tham gia viết sách trong lĩnh vực kiến trúc và quy hoạch. Trong những năm 1970, ông cho ra đời tác phẩm "Mối quan hệ giữa quy hoạch lãnh thổ với quy hoạch xây dựng đô thị" sau một quá trình làm việc công phu, quyển sách này đã thể hiện được tư duy khoa học cùng tầm nhìn xa trông rộng của ông. Bên cạnh đó là bài viết "Hà Nội hôm nay và ngày mai" đăng trên Tạp chí Kiến trúc Liên Xô với những tiên liệu chính xác của ông về công tác quy hoạch thủ đô Hà Nội trong tương lai. Ông mất vào ngày 28 tháng 3 năm 1982 sau một cơn đau đột ngột, khi đó ông vẫn còn đang viết dang dở hai quyển sách "Quy hoạch nông thôn Việt Nam" và "Kiến trúc hiện đại" (viết chung với Kiến trúc sư Tôn Đại).
Lãnh đạo Hội Kiến trúc sư Việt Nam.
Từ khi thành lập Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam cho đến khi qua đời vào năm 1982, Hoàng Như Tiếp đã có 34 năm làm lãnh đạo của Hội, trong đó có 24 năm ông đảm nhiệm chức vụ Tổng Thư ký. Trong thời gian tại vị, ông đã có những đóng góp quan trọng để xây dựng Hội trở thành một tổ chức có uy tín trong xã hội. Năm 1958, với tư cách Trưởng đoàn tham dự Hội nghị Quốc tế lần thứ 5 về Xây dựng Đô thị tại Moskva, Liên Xô, ông đã thay mặt Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam gặp gỡ ban lãnh đạo Liên hiệp Hội Kiến trúc sư quốc tế (UIA) và nộp đơn xin gia nhập. Sau đó, vào ngày 25 tháng 9 năm 1959 tại Lisbon, Bồ Đào Nha, Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam đã chính thức được UIA công nhận là thành viên chính thức. Hoàng Như Tiếp cũng góp công lớn trong việc thiết lập mối quan hệ hợp tác với Hội Kiến trúc sư Liên Xô và Hội Kiến trúc sư ở các nước Xã hội chủ nghĩa khác. Hoàng Như Tiếp đã tham gia xây dựng và phát triển tờ nội san Kiến trúc, là cơ sở ra đời của Tạp chí Kiến trúc, cơ quan ngôn luận của Hội Kiến trúc sư Việt Nam, cũng như quan tâm đến việc thành lập Xưởng sáng tác Kiến trúc của Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam.
Giải thưởng, Danh hiệu.
Kiến trúc sư Hoàng Như Tiếp đã được Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất và Huân chương Lao động hạng nhất. Năm 1981, ông được Hội Kiến trúc sư Liên Xô trao tặng danh hiệu Hội viên Danh dự. Sau khi qua đời, ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về lĩnh vực Kiến trúc vào năm 1996 cho các tác phẩm Bảo tàng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam; Quy hoạch vùng Tam Thiên Mẫu và thiết kế các công trình xây dựng ở thôn Đào Viên, tỉnh Hải Hưng (1967 – 1970) cùng với quyển sách "Mối quan hệ giữa quy hoạch lãnh thổ với quy hoạch xây dựng đô thị" (1979). | 1 | null |
Quân đội Đàng Trong thời Lê trung hưng là tổng thể tổ chức quân sự của chúa Nguyễn bắt đầu từ khi Nguyễn Hoàng ly khai chính quyền Lê-Trịnh, cát cứ tại Thuận Quảng đến cuối thế kỷ 18.
Vì sự chia cắt Đàng Ngoài – Đàng Trong, kể từ năm 1600, quân đội Đàng Trong dưới quyền chúa Nguyễn được hình thành và có cơ cấu tổ chức riêng, phân biệt với quân đội Đàng Ngoài của chúa Trịnh ở Bắc Hà.
Tổ chức.
Do nhu cầu sống còn về việc phải chống trả các cuộc tấn công từ Đàng Ngoài của chúa Trịnh với lực lượng đông đảo hơn, chúa Nguyễn quan tâm xây dựng quân đội hùng mạnh ngay từ thời gian đầu cát cứ tại đây.
Quân đội chúa Nguyễn được chia làm ba loại: quân túc vệ ở kinh thành Phú Xuân, quân chính quy thường trực tại các dinh và thổ binh tại các địa phương.
Về binh chủng, quân Đàng Trong cũng khá giống với Đàng Ngoài, gồm có bộ binh, thủy binh, pháo binh và thêm tượng binh. Thủy binh Đàng Trong khá mạnh, mỗi thuyền có khoảng 30 chèo, có 3 khẩu đại bác ở mũi và 2 khẩu ở đuôi. Trong cuộc chiến với chúa Trịnh, chúa Nguyễn đã tranh thủ mua vũ khí phương Tây và học cách đóng tàu thuyền, đúc súng của họ. Tại Phú Xuân có xưởng đúc súng do người Bồ Đào Nha giúp, được mở năm 1631 và hiện nay vẫn còn di tích ở Huế.
Chế độ tuyển mộ.
Chế độ tuyển mộ khá nghiêm ngặt. Từ khi lên thay Nguyễn Hoàng, Nguyễn Phúc Nguyên bỏ các chức vụ thuộc cơ cấu tổ chức của nhà Lê, thiết lập Tam ty.
Năm 1632, Nguyễn Phúc Nguyên bắt đầu áp dụng phép duyệt tuyển, chia dân đinh làm nhiều loại để đánh thuế và xét tuyển.
Thể lệ tuyển cũng phỏng theo thời Hồng Đức: 3 năm 1 lần tiểu điển, 6 năm 1 lần đại điển, theo đó các xã trưởng mang sổ lên kinh khai báo số dân. Đến kỳ các đợt thì tháng giêng làm hộ tịch, tháng 6 duyệt tuyển.
Dân đinh chia làm 8 hạng: tráng, quân, dân, lão, tật, cố, cùng, đào vong. Tráng là người khỏe mạnh để sung vào quân đội, quân là hạng ở nhà làm ruộng, khi cần mới gọi vào lính. Tất cả dân thuộc loại tráng từ 18-50 tuổi đều nằm trong diện điều động. Ai trốn tránh hoặc người tuyển mộ mà tuyển người không đủ tiêu chuẩn đều sẽ bị chém.
Thành tựu.
Quân chúa Nguyễn được xây dựng khá hùng hậu vì nhu cầu tự vệ. Trong 100 năm đầu tiên, quân đội Đàng Trong đã lập được 2 thành tích quan trọng: | 1 | null |
Đại Sở () là một triều đại đoản mệnh tồn tại trong năm 1127 do Trương Bang Xương trị vì, ông là một hoàng đế bù nhìn và đăng cơ với sự ủng hộ của triều Kim Nữ Chân.
Người Nữ Chân chinh phục Hoa Bắc từ Bắc Tống và đến tháng 1 năm 1127 thì chiếm được thủ đô Khai Phong của Bắc Tống trong sự kiện Tĩnh Khang, song họ không đủ nguồn lực để quản lý các lãnh thổ mới giành được. Thay vì trực tiếp sáp nhập, họ thành lập nên Đại Sở làm nước vùng đệm, và lập cựu tể tướng Trương Bang Xương của Bắc Tống làm hoàng đế của Đại Sở vào ngày Đinh Dậu (7) tháng 3 ÂL cùng năm (tức 20 tháng 4). Ông từ chối mặc y phục chính thức của hoàng đế ngoài những lúc phải gặp gỡ với các quan người Kim. Kiến Khang, tức Nam Kinh ngày nay, trở thành kinh đô của Đại Sở. Sự ủng hộ của Nguyên Hựu thái hậu, hoàng hậu đầu tiên của Tống Triết Tông, được tranh thủ nhằm củng cố tính hợp pháp của chính quyền bù nhìn.
Trong khi đó, một hoàng tử của Bắc Tống thoát được cuộc bao vây Khai Phong của người Kim, đến ngày 12 tháng 6 thì tức vị, trở thành Tống Cao Tông. Đại Sở kết thúc vào tháng 4 ÂL khi Trương Bang Xương chấp thuận Cao Tông là quân chủ mới của Nam Tống. Trương Bang Xương quy phục Tống Cao Tông, song bị ban chết vào ngày Nhâm Tý (25) tháng 9 (1 tháng 11). Tống Cao Tông ra lệnh này dưới sức ép của thành viên phái chủ chiến là Lý Cương.
Việc trừ khử Trương Bang Xương và Đại Sở vi phạm hiệp nghị mà Kim và Nam Tống đã dàn xếp. Kim sau đó tái khởi chiến tranh với Tống. | 1 | null |
Trương Sở (chữ Hán: 张所, ? – 1127), người Thanh Châu , quan viên, tướng lĩnh kháng Kim đầu đời Nam Tống. Ông là thành viên tích cực của phái chủ chiến, và là vị chủ tướng đầu tiên của danh tướng Nhạc Phi.
Sự nghiệp.
Sở xuất thân tiến sĩ, được làm đến quan Giám sát ngự sử. Tống Cao Tông lên ngôi, sai Sở xem xét lăng tẩm; sau khi trở về, ông dâng sớ nói: "Hà Đông, Hà Bắc là căn bản của thiên hạ. Gần đây dùng lầm mưu của gian thần, mới cắt 3 trấn, kế đó cắt Lưỡng Hà, dân ở đấy oán hận vào tận xương tủy, đến nay chẳng ai không bất bình. Nếu nhân đây mà dùng họ, thì có thể nằm mà lấy được; còn không thì binh dân Lưỡng Hà không có chỗ nào để trông vào, việc của bệ hạ hỏng mất!" Sở còn nói rằng trở lại kinh sư (tức Khai Phong) có 5 điều lợi, lại nói an nguy của nước nhà, nằm ở sự mạnh – yếu của quân đội, tài năng của quan lại, không nằm ở việc dời đô hay không; tiếp đó ông điều trần về mặt lợi – hại của Lưỡng Hà. Tống Cao Tông tỏ ý muốn giao việc ấy cho Sở, ngay sau đó bắt lỗi Sở khi ông nói rằng Hoàng Tiềm Thiện gian tà không thể dùng, sẽ gây hại cho triều đình mới dựng. Vì thế Sở chịu bãi quan Ngự sử, đổi làm Binh bộ lang trung; ít lâu sau ông bị trách , chịu làm Phượng Châu đoàn luyện phó sứ, an trí ở Giang Châu .
Sau khi Lý Cương làm tể tướng, muốn tiến cử Sở làm Kinh lược Lưỡng Hà, nhưng ông từng chỉ trích Hoàng Tiềm Thiện, nên Cương e ngại bị Tiềm Thiện cản trở. Vì thế Lý Cương tìm cơ hội nửa đùa nửa thật nói với Tiềm Thiện rằng: "Nay Hà Bắc chưa có người, một mình Trương Sở đáng dùng, lại chịu kết tội cuồng ngôn. Bất đắc dĩ bỏ qua mà dùng hắn ta, sai làm chiêu phủ, liều chết chuộc tội, chẳng tốt lắm ru?" Tiềm Thiện nhận lời. Lý Cương bèn lấy Sở làm Trực Long Đồ các, sung Hà Bắc chiêu phủ sứ. Sở được ban trăm vạn quan tiền của Nội phủ, cấp hơn ngàn đạo Không danh cáo ; còn có 3000 lính Kinh Tây để bảo vệ, nhưng tướng tá, quan thuộc thì phải tự vời gọi, mọi việc được tùy nghi mà làm. Sở vào gặp hoàng đế, trình bày lợi hại; Tống Cao Tông ban cho y phục ngũ phẩm, mệnh Trực bí các Vương Khuê làm Tuyên phủ tư Tham mưu quan để phụ tá.
Hà Bắc chuyển vận phó sứ Trương Ích Khiêm theo ý của Hoàng Tiềm Thiện, tâu rằng Sở đặt tư ở Bắc Kinh là trái lẽ, còn nói nếu Sở tự đặt tư Chiêu phủ, giặc cướp Hà Bắc càng hung hăng, chẳng bằng bãi đi, đem việc của Sở giao cho Soái tư. Lý Cương nói: "Trương Sở nay lưu lại kinh sư, chiêu tập tướng tá, còn chưa lên đường, Ích Khiêm sao đã biết ông ấy gây rối? Triều đình cho rằng dân Hà Bắc không có nơi theo về, tự tập làm cướp, nên đặt tư để chiêu phủ, mượn lực lượng của họ mà dùng, há bởi việc đặt tự mới có giặc cướp ru? Nay những bọn cướp ở Kinh Đông, Kinh Tây cùng đi lại, cùng cướp bóc quận huyện, há cũng là lỗi của tư Chiêu phủ à? Đương lúc gian nguy, triều đình muốn Sở kinh lý, Ích Khiêm là quan nhỏ, dám lấy cớ phi lý để kềm nén, ắt là có kẻ sai khiến!" Cao Tông mệnh cho Ích Khiêm giải thích, mệnh giao vấn đề xuống Xu mật viện, Uông Bá Ngạn cũng dùng lời tâu ấy vặn hỏi về tư Chiêu phủ. Lý Cương cùng Bá Ngạn tranh cãi trước mặt Cao Tông, kết quả Bá Ngạn nghẹn lời.
Vào lúc Sở mời gọi hào kiệt, lấy Vương Ngạn làm Đô thống chế, Nhạc Phi làm Chuẩn bị tướng, thì Lý Cương bị bãi tướng. Triều đình lấy Vương Khuê thay thế Sở, khiến ông rụng quan, chịu làm Trực Long Đồ các, an trí ở Lĩnh Nam.
Sở mất tại nơi lưu đày. Con trai là Trương Tông Bản, được Nhạc Phi tâu xin bổ quan. | 1 | null |
Microsoft Lumia (trước kia là "Nokia Lumia") là dòng điện thoại thông minh và máy tính bảng thiết kế và bán ra bởi Microsoft Mobile và trước đó bởi Nokia. Được giới thiệu vào tháng 11 năm 2011, dòng sản phẩm là kết quả của sự hợp tác lâu dài giữa Nokia và Microsoft—như vậy, tất cả điện thoại thông minh Lumia đều chạy hệ điều hành Windows Phone, mục đích để cạnh tranh với iOS iPhone và thiết bị Android. Từ Lumia có nguồn gốc từ số nhiều của từ 'lumi', có nghĩa là 'tuyết' trong tiếng Phần Lan.
Ngày 3 tháng 9 năm 2013, Microsoft công bố kế hoạch mua lại mảng kinh doanh điện thoại di động của Nokia, với các thoả thuận kết thúc vào 25 tháng 4 năm 2014. Kết quả là dòng Lumia giờ sẽ thuộc về Microsoft Mobile. Trong một phần của quá trình chuyển đổi, Microsoft tiếp tục sử dụng thương hiệu Nokia trên các thiết bị Lumia đến tháng 10 năm 2014, khi họ chính thức bắt đầu kết thúc việc sử dụng cái tên Nokia trong các chương trình tiếp thị và sản xuất của các điện thoại thông minh để Microsoft xây dựng thương hiệu của mình.
Bán ra.
Biểu đồ doanh thu quý toàn cầu của Nokia Lumia (triệu đơn vị): | 1 | null |
USS "John D. Ford" (DD-228/AG-119) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất, và đã tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai cho đến khi xung đột kết thúc. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Chuẩn đô đốc John Donaldson Ford (1840-1918).
Thiết kế và chế tạo.
"John D. Ford" được đặt lườn vào ngày 11 tháng 11 năm 1919 tại xưởng tàu của hãng William Cramp & Sons ở Philadelphia. Nó được hạ thủy vào ngày 2 tháng 9 năm 1920, được đỡ đầu bởi cô F. Faith Ford, con gái đô đốc Ford; và được đưa ra hoạt động vào ngày 30 tháng 12 năm 1920 dưới quyền chỉ huy tạm thời của Trung úy Hải quân L. T. Forbes.
Lịch sử hoạt động.
Giữa hai cuộc thế chiến.
Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy ngoài khơi New England, "John D. Ford" đặt dưới quyền chỉ huy chính thức của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân C. A. Pownall, vào ngày 16 tháng 7 năm 1921. Sau khi tiến hành huấn luyện tại vùng biển Caribe, nó khởi hành từ Newport,Rhode Island vào ngày 20 tháng 6 năm 1922 để nhận nhiệm vụ cùng Hạm đội Á Châu. Đi ngang qua Địa Trung Hải, kênh đào Suez và Ấn Độ Dương, nó đi đến Cavite, vịnh Manila thuộc Philippines vào ngày 21 tháng 8, bất đầu một giai đoạn phục vụ kéo dài gần hai thập niên tại Viễn Đông.
Trước khi Thế Chiến II nổ ra tại Thái Bình Dương, "John D. Ford" hoạt động từ căn cứ ở Manila, tuần tra các vùng biển châu Á từ Nam Trung Quốc đến phía Bắc Nhật Bản. Trong tháng 4 và tháng 5 năm 1924, nó thiết lập các căn cứ không lực tạm thời tại quần đảo Kurile và đảo Hokkaidō, Nhật Bản để hỗ trợ cho chuyến bay tiên phong vòng quanh thế giới từ ngày 9 tháng 4 đến ngày 28 tháng 9 do Quân đoàn Không quân Hoa Kỳ (tiền thân của Không quân Hoa Kỳ ngày nay) thực hiện.
Vào ngày 6 tháng 6 năm 1925, "John D. Ford" được bố trí đến Thượng Hải, Trung Quốc để bảo vệ tính mạng và tài sản của công dân Hoa Kỳ tại đây, vốn bị đe dọa do những biến động và bất ổn sinh ra do cuộc Nội chiến Trung Quốc. Khi bất ổn ngày càng tăng cao vào tháng 5 năm 1926, nó tham gia tuần tra dọc bờ biển Trung Quốc bảo vệ các đoàn tàu chống các băng nhóm cướp biển. Vào ngày 24 tháng 3 năm 1927, nó hỗ trợ cho cuộc di tản công dân Hoa Kỳ và người nước ngoài đang lẫn trốn cuộc bạo loạn tại Nam Kinh, bao gồm một cuộc bắn phá bằng hải pháo vào thành phố.
Việc thành lập chính phủ Quốc Dân Đảng dưới quyền Tưởng Giới Thạch năm 1928 đã giúp giảm thiểu việc bạo loạn, nhưng mối quan hệ Trung-Nhật trở nên căng thẳng, buộc chiếc tàu khu trục phải tiếp tục ở lại khu vực Trung Quốc. sau khi Nhật Bản chiếm đóng phía Bắc Trung Quốc vào tháng 7 năm 1937, nó giúp di tản công dân Hoa Kỳ khỏi Bắc Bình trong lúc tàu chiến Nhật Bản phong tỏa bờ biển Trung Quốc. Đi đến Manila vào ngày 21 tháng 11, nó hoạt động giữa Philippines và miền Nam Trung Quốc trong các cuộc cơ động hạm đội. Sau khi xung đột nổ ra tại Châu Âu vào tháng 9 năm 1939, nó tăng cường các hoạt động huấn luyện ngoài khơi Philippines và tiến hành Tuần tra Trung lập tại vùng biển Philippines và biển Hoa Nam.
Thế Chiến II.
Sau khi Hải quân Nhật Bản bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941 (8 tháng 12 theo giờ địa phương), "John D. Ford" sẵn sàng để hoạt động tại Cavite như một đơn vị thuộc Đội khu trục 59. Không bị hư hại bởi cuộc không kích mang tính hủy diệt của Nhật Bản xuống vịnh Manila vào ngày 10 tháng 12, nó lên đường đi về phía Nam cùng ngày hôm đó để tuần tra tại biển Sulu và eo biển Makassar cùng Lực lượng Đặc nhiệm 6, và tiếp tục ở lại khu vực eo biển Makassar cho đến ngày 23 tháng 12, khi nó lên đường từ Balikpapan, Borneo để đi Surabaya, Java, đến nơi vào ngày 24 tháng 12.
Khi quân Nhật tăng sức ép về phía Nam qua Philippines và hướng đến Đông Ấn thuộc Hà Lan, lực lượng Đồng Minh khó có hy vọng chống đỡ được cuộc tấn công của quân Nhật. Với một số ít tàu chiến và hầu như không có sự hỗ trợ của không quân, họ chỉ quấy phá lực lượng Nhật Bản trong một cố gắng trì hoãn sự tiến quân, và ngăn cản việc chiếm đóng Australia. Lo lắng trong việc đánh trả quân Nhật, "John D. Ford" rời Surabaya vào ngày 11 tháng 1 năm 1942 để đi Kupang, Timor, đến nơi vào ngày 18 tháng 1 để gia nhập một lực lượng khu trục. Hai ngày sau, lực lượng khởi hành đi Balikpapan thực hiện một cuộc tấn công chớp nhoáng. Đi đến ngoài khơi Balikpapan trong đêm 24 tháng 1, bốn tàu khu trục bất ngờ tấn công bằng ngư lôi vào các tàu vận tải Nhật trong khi các tàu khu trục hộ tống Nhật tuần tra ngoài eo biển Makassar truy tìm tàu ngầm Hoa Kỳ. Trong hơn một giờ, chúng bắn ngư lôi và hải pháo vào đối phương đang hoảng loạn, và trước khi rút lui đã đánh chìm bốn tàu đối phương, một trong số đó là bởi ngư lôi của "John D. Ford". Lực lượng tấn công về đến Surabaya ngày 25 tháng 1.
Gọng kìm tấn công của Nhật Bản vẫn tiếp tục hướng về Đông Ấn thuộc Hà Lan bất chấp sự quấy phá của Đồng Minh. Vào ngày 3 tháng 2, Nhật Bản bắt đầu ném bom Surabaya, và "John D. Ford" rút lui cùng đoàn tàu vận tải đến Tjilatjap trên bờ biển phía Nam Java. Đến giữa tháng 2, Nhật Bản siết chặt sự kiểm soát các đảo phía Đông và phía Tây Java, và đến ngày 18 tháng 2, chúng đổ bộ lên Bali kế cận phần cực Đông của Java, để chống trả "John D. Ford", cùng các tàu chiến Hoa Kỳ và Hà Lan khác di chuyển qua eo biển Badoeng theo hai đợt để đối đầu một lực lượng khu trục-vận tải đối phương trong đêm 19-20 tháng 2, vốn trở thành Trận chiến eo biển Badung. Nằm trong thành phần đợt thứ nhất, "John D. Ford" đối đầu với hai tàu khu trục Nhật mà không có kết quả. Diễn biến sau cùng của trận chiến đối phương là một chiến thắng cho phía Nhật Bản: họ đổ bộ lên Bali thành công, đánh chìm tàu khu trục Hà Lan HNLMS "Piet Hein" trong khi chỉ chịu hư hại nhẹ.
Quay trở về Tjilatjap vào ngày 21 tháng 2 để tiếp nhiên liệu, "John D. Ford" và "Pope" lập tức lên đường đi Kiritimati để nhận lấy những dự trữ cuối cùng gồm 17 đến 18 quả ngư lôi từ tàu tiếp liệu ; rồi lại lên đường đi Surabaya, đến nơi vào ngày 24 tháng 2 để gia nhập lực lượng đã bị tiêu hao thuộc Bộ chỉ huy Mỹ-Anh-Hà Lan-Australia (ABDA). Bị ảnh hưởng bởi thiếu hụt nhiên liệu, đạn dược, ngư lôi cũng như giảm sút lực lượng do bị đánh chìm, hư hại trong chiến đấu và yêu cầu sửa chữa, lực lượng Đồng Minh đang ở tình tình huống ngặt nghèo. Chỉ có bốn tàu khu trục Hoa Kỳ tiếp tục hoạt động cùng lực lượng tấn công. Đến ngày 25 tháng 2, "John D. Ford" lên đường từ Surabaya cùng với hải đội để truy tìm một lực lượng đổ bộ lớn đối phương trong biển Java. Quay trở về cảng vào ngày hôm sau, có thêm năm tàu chiến Anh cùng gia nhập, và lực lượng lại khởi hành để truy tìm đối phương. Sau một đợt tấn công bất thành của máy bay đối phương vào sáng ngày 27 tháng 2, lực lượng Đồng Minh đi đến Surabaya. Trong khi đi qua bãi mìn, các con tàu đổi hướng và được bố trí để đối đầu lực lượng đối phương ngoài khơi bờ biển phía Bắc Java.
Trận chiến biển Java diễn ra lúc 16 giờ 16 phút và kéo dài trong bảy giờ. Lực lượng Đồng Minh bao gồm 5 tàu tuần dương và 9 tàu khu trục đã đối đầu với 4 tàu tuần dương và 13 tàu khu trục đối phương trong một trận chiến săn đuổi náo loạn xen kẻ với các cuộc đấu pháo và ngư lôi. "John D. Ford" thoát ra khỏi trận chiến mà không bị hư hại, nhưng một lần nữa kết quả lại là một thất bại toàn diện đối với Đồng Minh: họ không thể ngăn cản cuộc đổ bộ lên Java, và năm tàu chiến Đồng Minh đã bị đánh chìm. Rút lui về Surabaya, "John D. Ford" và ba tàu khu trục khác thuộc Đội khu trục 58 lên đường vào đêm 28 tháng 2 để đi Australia. Băng qua các luồng hẹp của eo biển Bali trong đêm 1 tháng 3, mà không bị phát hiện, chúng lại đụng độ với ba tàu khu trục Nhật đang canh gác phần cực Nam của eo biển. Hết ngư lôi và gần cạn đạn dược, các tàu chiến Mỹ rút lui tránh lực lượng tuần tra Nhật để hướng đến Fremantle, thuộc Perth, Western Australia, đến nơi an toàn vào ngày 4 tháng 3.
Sau hai tháng làm nhiệm vụ hộ tống vận tải dọc theo bờ biển Australia, "John D. Ford" rời Brisbane vào ngày 9 tháng 5 để đi Trân Châu Cảng. Đến nơi vào ngày 2 tháng 6, nó lại lên đường ba ngày sau đó để đi San Francisco, đến nơi vào ngày 12 tháng 6. Nó rời San Francisco ngày 23 tháng 6 để quay lại Trân Châu Cảng, và trong 11 tháng tiếp theo đã hộ tống chín đoàn tàu vận tải đi lại giữa San Francisco và Hawaii. Quay về vùng bờ Tây vào ngày 20 tháng 5 năm 1943, nó rời San Francisco vào ngày 24 tháng 5 để chuyển sang khu vực Đại Tây Dương, làm nhiệm vụ hộ tống vận tải và tuần tra chống tàu ngầm.
Được phân về Hạm đội 10, nó đi qua kênh đào Panama vào ngày 4 tháng 6, và gia nhập một đoàn tàu vận tải hướng đi Trinidad vào ngày 6 tháng 6. Trong sáu tháng tiếp theo, "John D. Ford" hoạt động tại khu vực Bắc và Nam Đại Tây Dương, kéo dài từ New York và Charleston, South Carolina đến Casablanca, Maroc và Recife, Brazil, bảo vệ các đoàn tàu vận tải khỏi các cuộc tấn công của tàu ngầm U-boat Đức. Sau một đợt huấn luyện chống tàu ngầm vào cuối tháng 12, nó gia nhập cùng tàu sân bay hộ tống ngoài khơi Norfolk, Virginia vào ngày 5 tháng 1 năm 1944 cho nhiệm vụ tuần tra chống tàu ngầm tại Đại Tây Dương. Nó đã hỗ trợ cho việc tiêu diệt tàu ngầm "U-544" của các máy bay xuất phát từ "Guadalcanal", vốn đã bất ngờ tấn công bằng mìn sâu chiếc tàu ngầm khi nó đang được tiếp nhiên liệu về phía Tây Azores vào ngày 16 tháng 1.
Sau khi quay về vùng bờ Đông vào ngày 16 tháng 2, "John D. Ford" rời Norfolk vào ngày 14 tháng 3 cho một chuyến hộ tống vận tải sang Địa Trung Hải. Đang khi ở lại Gibraltar vào ngày 29 tháng 3, nó bị hư hại do va chạm với một tàu chở dầu Anh. Sau khi được sửa chữa, nó quay trở về Norfolk, đến nơi vào ngày 1 tháng 5. Nó lại rời Norfolk vào ngày 24 tháng 5 hộ tống một đoàn tàu vận tải đi đến vùng kênh đào Panama, và tiếp tục nhiệm vụ tuần tra và hộ tống trong gần một năm từ các cảng bờ Đông đến Recife, Reykjavík và Casablanca. Từ ngày 24 tháng 5 đến ngày 27 tháng 6 năm 1945, nó hoạt động như tàu hộ tống và canh phòng máy bay cho trong chuyến đi chạy thử máy của chiếc tàu sân bay tại vùng biển Caribe, rồi quay trở về Norfolk.
"John D. Ford" khởi hành vào ngày 8 tháng 7, để đi đến Xưởng hải quân Boston, đến nơi vào ngày 9 tháng 7, và được cải biến thành một tàu phục trợ với ký hiệu lườn AG-119. Nó quay trở lại Norfolk vào ngày 9 tháng 9, rồi được cho xuất biên chế vào ngày 2 tháng 11 năm 1945. Lườn tàu được bán cho hãng Northern Metal Company tại Philadelphia để tháo dỡ vào ngày 5 tháng 10 năm 1947.
Phần thưởng.
"John D. Ford" được tặng thưởng bốn Ngôi sao Chiến trận cùng danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Tổng thống do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. | 1 | null |
Các môn nghệ thuật (tiếng Anh: "the arts") hay loại hình/hình thức nghệ thuật là một phần quan trọng của văn hóa, bao gồm nhiều lĩnh vực/hình thức nghệ thuật mà tất cả đều sử dụng sự thôi thúc mang tính sáng tạo của con người. Thuật ngữ chỉ một loạt nhiều lĩnh vực, hình thức tồn tại ổn định của nghệ thuật là hình họa, kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, văn học, sân khấu, xiếc, nhiếp ảnh, điện ảnh,v.v. chứ không phải chỉ có "nghệ thuật" trong nghĩa hiện đại thường dùng để chỉ các môn nghệ thuật thị giác mà thôi. Những lĩnh vực nghệ thuật chính yếu khác là các môn nghệ thuật văn chương, thường gọi là văn chương – bao gồm thơ, tiểu thuyết, và truyện ngắn, cùng những hình thức khác – và nghệ thuật trình diễn, trong đó có âm nhạc, múa, ảo thuật, kịch nghệ và điện ảnh.
Nguồn gốc sâu xa của sự phát sinh và phát triển của các loại hình nghệ thuật trong lịch sử là tính đa dạng của các quá trình, các hiện tượng trong thực tại, và sự khác biệt của những phương thức cũng như nhiệm vụ phản ánh thẩm mỹ và cải tạo hiện thực do nhu cầu nhiều mặt của con người.
Mỗi loại hình nghệ thuật có những đặc trưng riêng, được quy định bởi đặc điểm của đối tượng miêu tả, phương thức tái hiện. nhiệm vụ nghệ thuật và bởi cả những phương tiện vật chất chủ yếu tạo nên hình tượng nghệ thuật.
Ví dụ: văn học xây dựng hình tượng bằng ngôn từ; hội hoạ – đường nét, màu sắc – sáng tối; âm nhạc – âm thanh, nhịp diệu; điêu khắc – đường nét, hình khối – không gian…
Trước kia cũng như hiện nay, đã và đang tồn tại nhiều cách phân loại khác nhau về loại hình nghệ thuật. Có khi người ta chia nghệ thuật thành nghệ thuật có tính tạo hình (như hội họa, điêu khắc…) và nghệ thuật có tính biểu hiện (như âm nhạc, vũ đạo, kiến trúc…). Có khi người ta lại chia nghệ thuật thành nhóm các nghệ thuật không gian (như: hội họa, điêu khắc, kiến trúc…), nhóm các nghệ thuật thời gian (như: âm nhạc…) và nhóm nghệ thuật không gian – thời gian (như kịch câm, vũ đạo…).Văn học thường được xếp vào nhóm các nghệ thuật thời gian và có tính tạo hình (loại "tự sự") hoặc có tính biểu hiện (loại "trữ tình").
Tuy nhiên, tất cả những sự phân loại trên đều có tính chất ước định. Mối liên hệ qua lại, sự làm phong phú cho nhau, sự tổng hợp các loại hình nghệ thuật đều có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn phát triển nghệ thuật nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của con người. | 1 | null |
Itzhak Perlman (; sinh ngày 31 tháng 8 năm 1945) là một nghệ sĩ vĩ cầm, nhà giáo dục và chỉ huy dàn nhạc người Hoa Kỳ gốc Do Thái. Ông được đánh giá là một trong những nghệ sĩ vĩ cầm vĩ đại nhất nửa sau của thế kỷ 20.
Tiểu sử.
Perlman sinh ra ở Tel Aviv, nay là Israel. Cha mẹ ông là người Ba Lan và di cư tự do vào Palestine vào giữa thập niên 1930 trước khi họ gặp và lấy nhau. Perlman trở nên thích thú với đàn violin sau khi nghe một bản nhạc cổ điển trên radio. Lúc 3 tuổi, ông không được phép vào nhạc viện Shulamit vì còn quá bé để chơi đàn violin. Ông tự học chơi nhạc cụ này bằng một cây vĩ cầm đồ chơi cho tới khi đủ lớn để học với Rivka Goldgart tại nhạc viện Shulamit và Học viện Âm nhạc Tel Aviv, nơi ông có buổi biểu diễn đầu tiên khi mười tuổi, trước khi tới Mỹ để học tại trường Juilliard với thầy giáo violin Ivan Galamian và người trợ giảng Dorothy Delay của ông.
Perlman bị liệt từ năm bốn tuổi. Ông lấy lại được sự phục hồi tốt, học cách đi dùng nạng. Hiện nay ông sử dụng nạng hoặc xe điện Amgio để di chuyển và ngồi biểu diễn trên sân khấu. | 1 | null |
Thân vương quốc (; ; ; ), hay Lãnh địa vương hầu, là một danh xưng để chỉ một vùng lãnh thổ tương đương công quốc, có chủ quyền hoặc một lãnh địa thân vương, do một quý tộc địa vị thân vương () hoặc vương công () đứng đầu. Ngày nay vẫn còn một số thân vương quốc có chủ quyền còn tồn tại, đó là Thân vương quốc Liechtenstein, Thân vương quốc Monaco và Thân vương quốc Andorra. Ngoài ra, một số trữ quân của các quốc gia quân chủ châu Âu được phong lãnh địa thân vương trên danh nghĩa như Thân vương xứ Wales ("Prince of Wales") của Anh, Thân vương xứ Asturias ("Príncipe de Asturias") của Tây Ban Nha...
Thuật ngữ.
Thuật ngữ "thân vương quốc" thường được dùng không chính thức để chỉ Wales, dù rằng cách dùng từ này không có cơ sở hiến định. Thân vương quốc Wales từng tồn tại ở miền bắc và miền tây xứ Wales trong giai đoạn từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVI. Vào thế kỷ XV, Wales thực tế gồm hai thực thể hành chính riêng rẽ: Thân vương quốc Wales (đứng đầu là Thân vương xứ Wales, ) và các mark của Wales (tự trị hoàn toàn, nằm dưới quyền các quý tộc). Về phương diện pháp lý, các "Laws in Wales Act" năm 1536 và 1543 đã hợp nhất Wales vào lòng Anh Cách Lan ("England"); các mark bị bãi bỏ và Wales được chia thành nhiều "shire" với cung cách quản lý tương tự các hạt của Anh Cách Lan. Kể từ đó thì theo truyền thống, tước vị Thân vương xứ Wales - cùng với Công tước xứ Cornwall ("Duke of Cornwall") và Công tước xứ Rothesay ("Duke of Rothesay") - được phong cho người kế vị của quốc vương đang trị vì Anh Quốc, tuy nhiên người này không có trách nhiệm cai trị Wales. Ở vùng đông bắc Tây Ban Nha trong giai đoạn từ thế kỷ IX đến thế kỷ XVIII từng tồn tại Thân vương quốc Catalonia - có chủ quyền căn cứ theo "Hiến pháp về Thân vương quốc Catalonia" cho đến khi chiến bại dưới tay người Catala trong cuộc chiến tranh giành quyền kế vị ngai vàng "các vương quốc Tây Ban Nha" (1701-1714, tên theo cách gọi vào thời kỳ lịch sử đó).
Có nhiều hình thái thân vương quốc; đó có thể là một lãnh địa bá tước, một mark hoặc một công quốc. Thỉnh thoảng, thuật ngữ "thân vương quốc" cũng được dùng để chỉ một nền quân chủ bé nhỏ, do một quân chủ có cấp bậc thấp hơn vua cai trị - chẳng hạn fürst (như ở Liechtenstein) hoặc đại công tước. Ngày nay không có công quốc có chủ quyền nào còn tồn tại, riêng Luxembourg là ví dụ duy nhất về đại công quốc còn tồn tại.
Các thân vương quốc châu Âu.
Sự phát triển.
Mặc dù thân vương quốc đã có từ thời cổ, ngay cả trước thời kỳ đỉnh cao của Đế quốc La Mã, song thân vương quốc như ngày nay biết đến mới chỉ phát triển trong thời kỳ Trung cổ 350-1450 khi hình thái kinh tế - xã hội phong kiến chiếm ưu thế ở châu Âu. Chế độ phong kiến tăng thêm quyền lực cho các thân vương bản xứ trong phạm vi thiên hạ của nhà vua. Theo thời gian, do các thân vương không ngừng thâu tóm nhiều quyền lực nên quyền lực của nhà vua bị lu mờ ở nhiều khu vực. Điều này gây ra tình trạng cát cứ chính trị, nói cách khác là đất đai của vua bị phân thành nhiều tiểu quốc dưới quyền các thân vương và công tước. Tình trạng này đặc biệt phổ biến ở châu Âu, cụ thể là trong lòng Đế quốc La Mã Thần thánh.
Vào thời Phục hưng 1200-1500, các thân vương quốc thường xuyên ở trong tình trạng chiến tranh với nhau do các triều đình phong kiến khẳng định chủ quyền đối với các thân vương quốc nhỏ hơn. Những cuộc chiến tranh này gây bất ổn nghiêm trọng và tàn phá nền kinh tế. Từng đợt bệnh dịch hạch cũng góp phần làm giảm khả năng giữ được độc lập của các thân vương quốc. Tuy nhiên, các tiến bộ trong nông nghiệp và sự phát triển trao đổi hàng hóa - dịch vụ đã nâng cao thương mại giữa các thân vương quốc. Các thân vương và công tước phát triển lãnh thổ mình cai trị, lập ra các hải cảng mới. Một số dùng của cải mới kiếm được để xây dựng cung điện và các công trình mà ngay nay còn tồn tại.
Hợp nhất.
Không phải thân vương quốc nào cũng giữ được nền độc lập. Một số duy trì độc lập và hưởng sự thịnh vượng, trong khi một số bị các nước lớn hơn thôn tính. Lịch sử châu Âu ghi nhận nhiều sự hợp nhất lãnh thổ các thân vương quốc nhỏ thành các vương quốc và đế quốc lớn. Xu hướng này diễn ra ở Anh Cách Lan trong thiên niên kỷ 1 và tiếp tục ở giai đoạn kế, dẫn đến sự hình thành các nhà nước Pháp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Một dạng hợp nhất lãnh thổ khác được gia tộc Medici tiến hành ở Ý trong thời kỳ Phục hưng. Xuất thân làm nghề ngân hàng, gia tộc Medici đã chiếm quyền kiểm soát nhiều vùng ở Ý và thậm chí ngôi vị giáo hoàng. Họ cử các thành viên gia đình vào các vị trí thân vương và đảm bảo sự bảo hộ đối với Vatican. Về sau, Phổ cũng bành trướng lãnh thổ bằng cách đoạt lấy lãnh thổ của nhiều nước khác.
Tuy vậy, trong các thế kỷ từ 17 đến 19 cũng diễn ra tình trạng ngược lại, đặc biệt là trong phạm vi Đế quốc La Mã Thần thánh. Nhiều quốc gia có chủ quyền được lập mới do hệ quả của việc chuyển nhượng đất đai vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
Chủ nghĩa dân tộc.
Chủ nghĩa dân tộc trở nên phổ biến vào cuối thế kỷ XIX. Một đặc trưng của chủ nghĩa dân tộc là sự nhận thức về tính đồng nhất trên một phạm vi lớn hơn, chẳng hạn một vùng cùng chung ngôn ngữ và văn hóa. Bởi thế, người ta không còn ưa chuộng thân vương quốc nữa. Nhiều thân vương quốc sát nhau thỏa hiệp thống nhất lại và lập nên các chính thể lập hiến, trong đó hoàng gia chỉ còn là biểu tượng không có thực quyền. Xu hướng trong thế kỷ XIX và XX là bãi bỏ các chế độ quân chủ và lập mới các chính thể cộng hòa có tổng thống do tổng tuyển cử mà ra.
Các thân vương quốc khác.
Ở ngoài châu Âu.
Không chỉ châu Âu mà châu Phi, châu Á, châu Mỹ thời kỳ tiền Colombo và châu Đại Dương cũng có thân vương quốc. Trong ngữ cảnh giai đoạn thuộc địa, người ta hay dùng thuật ngữ "princely state" hơn, đặc biệt là đối với những thực thể lệ thuộc các thế lực thực dân châu Âu. Chẳng hạn, ở Ấn Độ thuộc Anh, có các tiểu quốc do các quân chủ được thực dân Anh gọi là thân vương, bất kể sự khác biệt mang tính bản địa bởi tước vị của những người này có thể tương đương vua.
Thân vương quốc vi quốc gia.
Một số vi quốc gia (thực thể do tư nhân tự lập ra và không được công nhận) cũng tự cho mình là thân vương quốc có chủ quyền, chẳng hạn Sealand - nguyên là một pháo đài quân sự cũ nằm ở biển Bắc. | 1 | null |
Điểu thú nhân vật hý họa (鳥獣人物戯画- Chōjū jinbutsu giga) hay gọi tắt là "điểu thú hý họa" (Chōjū giga) là tên một bộ tranh cuộn được chỉ định là quốc bảo Nhật Bản ở chùa Kōzan-ji (Cao Sơn tự) thuộc quận Ukyō, Kyōto. Bộ tranh gồm 4 cuộn: giáp, ất, bính, đinh với nội dung phản ánh về thế sự đương thời thông qua các loài động vật và nhân vật được vẽ theo lối hý họa. Đặc biệt là cuộn giáp vẽ thỏ, ếch và khỉ được nhân hóa rất nổi tiếng. Một phần của bộ tranh vận dụng thủ pháp giống với lối vẽ truyện tranh (Manga) hiện đại nên nó còn được gọi là bộ Manga cổ nhất Nhật Bản.
Về thời gian thành lập thì giữa các cuộn không có mối liên hệ rõ ràng, mà phong cách vẽ, bút tích cũng khác nhau và được cho là xuất hiện trong khoảng thời gian từ thế kỷ 12~thế kỷ 13 (cuối thời Heian - đầu thời Kamakura) với nhiều tác giả, khi lưu truyền ở Kōzan-ji thì được tập hợp thành điểu thú nhân vật hý họa.
Cũng có thuyết cho rằng tác giả chính là vị Tăng Chánh nổi tiếng với hý họa là sư Toba Sōjō Kakuyū, nhưng hoàn toàn không có tư liệu nào nhắc đến việc này và vì niên đại thành lập và tác giả khác nhau nên chỉ nghi ngờ rằng Tăng Chánh Toba Sōjō cũng chỉ là một trong những người chấp bút. Có lẽ tác giả là một vị tăng lữ vô danh nào đó trong lịch sử đã mượn các loài động vật để thể hiện sự u uất của mình với thế sự, đôi khi lại là cách nhìn châm biếm trào phúng.
Hiện tại, các cuộn giáp và bính được bảo quản ở viện bảo tàng quốc lập Tōkyō, còn cuộn ất và đinh thì bảo quản ở viện bảo tàng quốc lập Kyōto.
Nội dung và bản sao của các cuộn.
Hiện tại, trong 4 cuộn tranh thì không có cuộn nào đi kèm với phần văn bản. Điểu thú nhân vật hý họa đã trải qua hơn 800 năm và mang tính cách là một tập hợp nhiều tác phẩm nên không còn giữ được hình thái ban đầu khi nó được vẽ đương thời. Có nhiều chỗ thiếu sót và tồn tại nhiều đoạn tranh khiến người ta nghĩ rằng chúng là một phần của điểu thú nhân vật hý họa nhưng có thể phỏng đoán rằng đây đều là những bản sao vẽ lại hình ảnh thế sự đương thời trước khi có được hình thái như ngày nay, hoặc giả là một sự sắp xếp nhầm theo thời gian.
Vẽ lại cảnh nhiều loài động vật chơi đùa như nghịch nước, thi bắn cung, đánh vật và cả cảnh làm pháp sự, cãi nhau của chúng. Bối cảnh trong tranh có vẽ hoa Hagi, loại hoa chỉ nở vào mùa thu nên có thể thấy quang cảnh trong tranh là mùa thu. Từ bản sao và các đoạn tranh rời có thể thấy cuộn giáp ban đầu gồm từ hai cuộn trở lên có nội dung độc lập. Trong số đó có một cuộn vẽ cảnh con rắn xuất hiện từ trong bụi cỏ khiến đám động vật bỏ chạy tán loạn, kết thúc cuộc chơi.
Trong cuộn giáp hiện tại, có thể thấy một phần là do người đời sau chấp bút vẽ thêm để bổ khuyết cho những phần bị cháy vì hỏa hoạn, mất mát vào thời đại sau này.
Không chỉ vẽ các loài động vật quen thuộc với người Nhật đương thời như ngựa, trâu, chó, gà, sơn dương mà còn có cả những loài động vật ngoại lai và động vật không tưởng như báo, hổ, voi, sư tử, kỳ lân, rồng. Đây là cuộn tranh mang đậm tính chất là cuốn minh họa về các loài động vật và có nhiều khả năng đây là cuốn mẫu cho các họa sư khi vẽ động vật.
10 bức trước trong cuộn này vẽ cảnh du hý của con người, còn 10 bức sau vẽ cảnh động vật vui chơi giống như trong cuộn giáp. Nửa sau của cuộn này được cho là hình mẫu của cuộn giáp, và phong cách cũng khác với nửa cuộn trước nên được cho là các cuộn tranh khác nhau, sau hợp thành một cuộn, nhưng từ quá trình tu sửa của viện bảo tàng Kyōto thì có thể biết được ban đầu vốn chỉ là một cuộn tranh vẽ trên giấy Washi, mặt trước vẽ người còn mặt sau vẽ động vật, sau đó hai mặt được tách ra thành một cuộn như ngày nay.
Bức thứ 19 trong cuộn tranh vẽ con ếch đi bộ, còn bức thứ hai vẽ cảnh người đang chơi trò đổ xí ngầu Sugoroku, nếu chồng hai bức lên nhau thì vết mực ở bức thứ 19 trùng khớp với vị trí phần mũ của nhân vật ở bức thứ 2. Ngoài ra, vết mực ở các bức thứ 1 và thứ 20, thứ 3 và thứ 18 cũng đều trùng khớp nhau nên người ta suy đoán rằng ban đầu chỉ gồm 10 bức, mặt trước vẽ người còn mặt sau vẽ động vật, đến thời Edo được tách ra làm hai để dễ thưởng lãm.
Đây là cuộn tranh vẽ cảnh du hý của người, cảnh pháp sự và các nghi lễ trong cung đình. Đường nét phóng túng và khác hẳn với các cuộn còn lại. | 1 | null |
1562 - 5 tháng 2 năm 1597 là một chủng sinh thuộc Dòng Tên người Nhật, ông được Giáo hội Công giáo Rôma tôn vinh là thánh tử đạo và là một trong hai mươi sáu vị thánh tử đạo Nhật Bản.
Tiểu sử.
Phaolô Miki sinh ra trong một gia đình giàu có ở Nhật Bản. Ông thụ nhận nền giáo dục của các linh mục Dòng Tên ở Azuchi và Takatsuki. Ông gia nhập Dòng Tên và trở thành một nhà truyền giáo nổi tiếng và thành công, thu hút nhiều người Nhật theo đạo Công giáo. Daimyō Nhật Bản là Toyotomi Hideyoshi vì sợ ảnh hưởng của Dòng Tên nên có ý định bách hại người Công giáo. Trong đó, Miki đã bị bắt giam cùng với những người đồng sự khác. Ông và đồng sự bị giải giáp 600 dặm (966 km) từ Kyoto đến Nagasaki, trên đường đi họ hát bài "Te Deum" (Lạy Thiên Chúa). Khi đến Nagasaki - thành phố có lượng người Công giáo lớn nhất ở Nhật Bản, Miki chịu đóng đinh vào ngày 5 tháng 2 năm 1597. Trên cây thập tự giá, ông đã có bài giảng đạo cuối cùng và ông đã tha thứ cho người đao phủ, và nói rằng chính vì bản thân ông là một người Nhật. Cùng chịu khổ hình với ông là Joan Soan (de Gotó) và Santiago Kisai - cũng thuộc Dòng Tên; cùng hai mươi ba giáo sĩ và giáo dân khác. Tất cả những người này đều đã được Giáo hoàng Piô IX tuyên thánh vào năm 1862. | 1 | null |
Đại vương công (; ; ), một số tài liệu ghi là Đại thân vương theo thuật ngữ tiếng Anh "grand prince", "great prince", là tước vị quý tộc dưới hoàng đế và sa hoàng nhưng trên thân vương (hay "Fürst").
Trong nhóm ngôn ngữ Rôman cũng như Anh ngữ, "đại vương công" thường được dịch là "đại công tước" bởi các ngôn ngữ này thường không dùng từ riêng biệt để chỉ hai loại "prince": "prince" trị vì lãnh thổ với tư cách quân chủ ("thân vương") và "prince" không trị vì ("hoàng tử"). Ngược lại, tiếng Đức, tiếng Hà Lan, các ngôn ngữ Slav và Scandinavia đều dùng từ riêng để diễn đạt hai loại trên, được chuyển ngữ sang tiếng Việt là "hoàng tử" hay "hoàng thân" đối với "prinz" trong tiếng Đức hay "принц" trong tiếng Nga; và "vương công" hay "thân vương" đối với "fürst" trong tiếng Đức hay "князь" trong tiếng Nga. Trong các ngôn ngữ này, "đại vương công" (tiếng Đức: "Großfürst", tiếng Nga: "Великий князь") là tước vị riêng biệt với "đại công tước" (tiếng Đức: "Großherzog", tiếng Nga: "Великий герцог"). Về địa vị, đại vương công cai quản nhiều công quốc chư hầu, trong khi đại công tước chỉ cai quản công quốc thuộc sở hữu của mình.
Tước vị đại vương công nguyên thủy giữ địa vị quân chủ của đại công quốc cai quản nhiều công quốc chư hầu (tiếng Anh: "grand principality", tiếng Đức: "Großfürstentum", tiếng Nga: "Великое Княжество"). Tuy nhiên, từ thế kỷ 16, tước vị này dần bị lấn át bởi các tước vị Hoàng đế (tiếng Đức: "Kaiser") hoặc Sa hoàng (tiếng Nga: "Царь"). Các lãnh thổ đại công quốc (trên danh nghĩa) như Litva, Transilvania và Phần Lan trong thời gian dài nằm dưới sự cai trị trực tiếp của hoàng đế hoặc sa hoàng. Vị đại vương công độc lập cuối cùng là Ivan IV của Nga, người mà về sau đã đổi tước hiệu của mình "Sa hoàng của toàn Nga" ("Царь всея Руси").
Kể từ thế kỷ 17, ở nước Nga Sa hoàng còn có tước vị xã giao "Velikiy knjaz" (thường được dịch là "đại thân vương") dành cho các thành viên hoàng tộc Nga, mặc dù những người này không cai trị lãnh thổ nào, tương tự các tước hiệu Infante, Prince và Đại vương công Áo trong các hoàng gia châu Âu.
Cách dùng trong thời Trung cổ.
Trong ngữ tộc Slav và nhóm ngôn ngữ gốc Balt, đại vương công là tước vị của một quân chủ thời Trung cổ; người này đứng đầu một liên minh lỏng lẻo gồm các công quốc cấu thành do các vương công đứng đầu. Nó tương tự như hình thái tổ chức của nhà Chu ở Trung Quốc, với Chu vương giữ vai trò quân chủ trên danh nghĩa, đứng đầu liên minh với các quốc gia chư hầu. Trong thực tế, ' trong ngôn ngữ Slav và ' trong ngôn ngữ Balt có cùng từ nguyên với "vua". Việc sử dụng tước vị đại vương công được xác lập ở Rus Kiev và ở Đại công quốc Litva (từ thế kỷ 14).
Từ thế kỷ 10, tước vị của vương công cai trị Rus Kiev được gọi là "Великий князь" ("Veliky knyaz"), được chuyển ngữ sang tiếng Việt là "Đại vương công". Về sau, một số vương công cai quản các thành phố có tầm quan trọng quốc gia (chẳng hạn Moskva, Tver, Yaroslavl, Ryazan, Smolensk) cũng tự xưng tước vị đại vương công. Từ năm 1328, Đại công quốc Moskva trỗi dậy hùng mạnh, giữ vai trò lãnh đạo trên danh nghĩa của toàn Nga và từ từ tập trung hóa quyền lực về tay các Đại vương công Moskva. Đến năm 1547, Ivan IV đăng quang ngôi vị Sa hoàng. Kể từ đó cho đến Cách mạng Nga 1917, tước vị "Великий князь" chấm dứt cha truyền con nối và chỉ còn là một tước vị chung chung dành cho các thành viên hoàng tộc nhà Romanov. Vì vậy, chúng thường được chuyển ngữ sang tiếng Việt là "Đại thân vương".
Trong tiếng Litva, "Didysis kunigaikštis" là tước vị của những người cai trị Litva, đồng thời cũng là một trong hai tước vị được quân chủ Thịnh vượng chung Ba Lan & Litva sử dụng. Các vua Ba Lan của nhà Vasa cũng dùng tước vị này cho những người đứng đầu các lãnh thổ ngoài Ba Lan. Tước vị "Didysis kunigaikštis" thỉnh thoảng còn được Latinh hóa thành "Magnus Dux", tức đại công tước.
Năm 1582, vua Johan III của Thụy Điển bổ sung tước vị Đại vương công Phần Lan vào danh sách tước vị thay thế dành cho các vua Thụy Điển, tuy nhiên điều này không hàm ý lãnh thổ; Phần Lan khi này đã nằm trong địa hạt của Thụy Điển.
Nhà Habsburg - cai trị Đế quốc La Mã Thần thánh - cũng dựng nên một thực thể gọi là Đại công quốc Transilvania (tiếng Đức: "Siebenbürgen") vào năm 1765.
Sau khi thôn tính Litva và Phần Lan, Sa hoàng Nga tiếp tục dùng tước vị Đại vương công khi nói đến tư cách cai trị Litva (1793-1918) và Phần Lan tự trị (1809-1917). Các tước vị mang tính danh nghĩa khác của Sa hoàng Nga trong thời kỳ này là: "Đại vương công Smolensk, Volynia, Podolia", "Lãnh chúa và Đại vương công Nizhny Novgorod, Chernihiv"...
Cách viết trong nhiều ngôn ngữ.
Dưới đây là cách viết "đại vương công" trong nhiều ngôn ngữ khác nhau: | 1 | null |
"Do I Wanna Know?" là một bài hát của ban nhạc indie rock Anh Arctic Monkeys từ album phòng thu thứ năm của họ, AM. Bài hát đã được phát hành như một đĩa đơn vào ngày 19 tháng 6 năm 2013 cùng với một video âm nhạc kèm theo, và hiện cho tải kỹ thuật số thông qua iTunes.
"Do I Wanna Know?" đạt vị trí số 11 trên UK Singles Chart, được xếp hạng ở một số nước khác, và là bài hát đầu tiên của Arctic Monkeys được xếp hạng trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 của Mỹ, đạt vị trí số 70 vào tháng ba, 2014.
Video âm nhạc.
Một video âm nhạc cho "Do I Wanna Know?", đạo diễn bởi David Wilson, lần đầu tiên được phát hành trên YouTube ngày 18 tháng 6 năm 2013. Nó đã được xem hơn 100 triệu lần, đến 11 tháng 1 năm 2014, nó vượt qua số lượt xem "Fluorescent Adolescent" và trở thành video được xem nhiều nhất của Arctic Monkeys. | 1 | null |
GS.TSKH. Hoàng Thủy Nguyên (sinh ngày 18 tháng 3 năm 1929 tại Đông Ngạc, Từ Liêm (nay là Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm), Hà Nội, qua đời ngày 20 tháng 7 năm 2018) là người đã đặt nền móng cho việc Việt Nam tự chủ sản xuất vaccine, là người có công lớn trong việc phát triển hệ thống y tế dự phòng tại Việt Nam . Ông đã được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về lĩnh vực Khoa học Y - Dược, danh hiệu Anh hùng Lao động vào năm 2000.
Tiểu sử.
Hoàng Thủy Nguyên được sinh ra trong một gia đình trí thức nổi tiếng với truyền thống yêu nước. Cha của ông là Giáo sư Hoàng Tích Trí, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam.
Vài năm sau ngày Toàn quốc kháng chiến, Hoàng Thủy Nguyên bắt đầu theo học tại Trường Đại học Y Hà Nội, sau đó công tác ở nhiều lĩnh vực trong ngành y tế. Trong khoảng thời gian từ năm 1949 đến khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng vào năm 1954, ông công tác tại các đơn vị quân y ngoài mặt trận phục vụ trong nhiều chiến dịch, trong đó Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngay tại chiến trường, Hoàng Thủy Nguyên đã được giao nhiệm vụ lập phòng thí nghiệm vi sinh vật - hóa học nhằm phục vụ cho công tác chiến đấu.
Sau khi tốt nghiệp bác sĩ y khoa vào năm 1955, ông về làm việc tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Năm 1956, Hoàng Thủy Nguyên làm thực tập sinh tại Cộng hòa Dân chủ Đức và lấy bằng tiến sĩ vào năm 1958, đến năm 1962 được cấp bằng tiến sĩ khoa học và được Viện Hàn lâm Y học Erfurt công nhận Phó Giáo sư. Năm 1959, ông được giao phụ trách phòng Siêu vi trùng tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và đảm nhiệm chức vụ trưởng phòng từ năm 1963. Năm 1965, Hoàng Thủy Nguyên được đề bạt giữ chức Phó Viện trưởng và được giao đảm nhiệm chức vụ Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương trong khoảng thời gian từ năm 1974 đến năm 1994. Ông được công nhận chức danh giáo sư y học vào năm 1980, chuyên ngành virus học.
Ngoài ra, ông còn đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng Khoa học Bộ Y tế. Trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến năm 1995, Hoàng Thủy Nguyên là Ủy viên Hội đồng xét duyệt Học vị và chức danh Khoa học Nhà nước. Từ năm 1995 đến năm 2000, ông là Ủy viên Hội đồng Học hàm Nhà nước. Song song đó, ông cũng đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ Nhà nước từ năm 1997 đến năm 2002. Hoàng Thủy Nguyên còn là thành viên của Tổ chức Dịch tễ Thế giới, Tổ chức nghiên cứu về tế bào thế giới thuộc UNESCO của Liên hiệp quốc. Hiện nay, ông đang là Ủy viên Hội đồng Tư vấn của Tạp chí Y học dự phòng, diễn đàn khoa học của Hội Y học dự phòng Việt Nam.
Nghiên cứu khoa học.
Từ năm 1957 đến năm 1959, ở miền Bắc của Việt Nam, bệnh bại liệt ở trẻ em phát thành dịch. Vào năm 1959, tỷ lệ tử vong do dịch bệnh này lên đến 13%. Trước tình hình đó, trong điều kiện cơ sở vật chất rất thô sơ lúc bấy giờ, Hoàng Thủy Nguyên đã lần đầu tiên phân loại và định lập được virus cúm và virus bại liệt, thành lập phòng thí nghiệm virus và xây dựng nên ngành Virus học ở Việt Nam.
Ông được Bộ trưởng Bộ Y tế Phạm Ngọc Thạch cử sang Liên Xô để tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin bại liệt ở dạng uống với tên gọi vắc-xin Sabin, loại vắc-xin do Tiến sĩ Albert Sabin (người Mỹ gốc Ba Lan) nghiên cứu thành công vào khoảng những năm 1954 và 1955, trực tiếp từ nhà vi sinh vật học người Liên Xô Mikhail Chumakov vào mùa hè năm 1960. Ba tháng sau, Hoàng Thủy Nguyên trở về nước và nhanh chóng thành lập một nhóm những nhà khoa học để triển khai sản xuất vắc-xin bại liệt tại Việt Nam. Trong thời gian đó, ông đã gặp Sabin và Sabin trao cho ông ba giống virus không độc lực và đồng ý để ông sử dụng sản xuất vắc-xin. Loại vắc-xin này được sản xuất trên tế bào thận của loài khỉ Vàng (tên khoa học là "Macaca mutala"). Tuy nhiên, tại thời điểm đó Việt Nam chưa có cơ sở chăn nuôi loài khỉ này. Nhóm nghiên cứu của Hoàng Thủy Nguyên đã quyết định thành lập ngay khu nuôi khỉ Vàng ở đảo Rều nằm giữa vịnh Bái Tử Long ở Quảng Ninh.
Lúc đó, Việt Nam còn rất khó khăn, thiếu thốn cả về vật chất lẫn con người. Tuy nhiên, vì sự cấp bách của việc sản xuất vắc-xin, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã cấp riêng cho Hoàng Thủy Nguyên khoản kinh phí 2000 bảng Anh một năm để nghiên cứu. Ông đã dùng số tiền đó để mua hóa chất và dụng cụ từ Hồng Kông và mua thêm một chiếc máy đông khô của Tây Đức trị giá 2000 bảng sau vài năm dành dụm tiền. Trụ sở làm việc của nhóm là những phòng ở của các nữ sinh tại số 5 phố Quang Trung, nằm ngay sau trường Saint Marie (ngày nay là bệnh viện Việt Nam – Cuba). Đến năm 1962, phòng thí nghiệm virus học của Hoàng Thủy Nguyên đã sản xuất được 2 triệu liều vắc-xin Sabin.
Vào thời điểm ban đầu vẫn còn nhiều nghi ngờ về độ an toàn của những liều vắc-xin được sản xuất tại Việt Nam do người dân chưa thực sự tin tưởng vào khả năng của các nhà khoa học trong nước. Lúc đó, rất ít người tin rằng Bác sĩ Hoàng Thủy Nguyên có thể làm được loại vắc-xin hiện đại đó. Vì thế, bên cạnh quá trình kiểm định chính thống, để làm yên lòng mọi người, tại một hội nghị gồm các cán bộ chủ chốt của Bộ Y tế, Hoàng Thủy Nguyên đã cùng với Bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch mỗi người uống thử nghiệm một trăm liều vắc-xin để chứng minh về độ an toàn của loại vắc-xin này. Kết quả là không có vấn đề gì xảy ra và loại vắc-xin này đã được triển khai phòng ngừa cho trẻ em trong toàn xã hội. Vắc-xin này đã góp phần bảo vệ hàng triệu người Việt Nam khỏi các di chứng của bệnh bại liệt. Theo đó, đến năm 2000, Tổ chức Y tế Thế giới chính thức công bố rằng Việt Nam đã thanh toán được bệnh bại liệt.
Trong khoảng thời gian từ năm 1960 đến năm 1999, Hoàng Thủy Nguyên đã chủ trì và cùng các cộng sự ở Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương thực hiện tổng cộng 128 công trình khoa học, cho ra đời nhiều loại vắc-xin dùng trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, đặc biệt là đối với trẻ em. Ngoài loại vắc-xin Sabin phòng bệnh bại liệt kể trên còn có vắc-xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản và viêm gan B. Các loại vắc-xin này đã được Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương tiếp thu công nghệ sản xuất mới nhất của Liên Xô, Mỹ, Nhật Bản và đã sản xuất thành công ở Việt Nam, giúp tiết kiệm một khoảng ngân sách hàng chục tỷ đồng mỗi năm cho Nhà nước Việt Nam. Sau đó, Hoàng Thủy Nguyên cũng là người đã xác định được căn nguyên của dịch SARS và dịch cúm gia cầm về những tính chất đặc trưng của hai virut SARS – CoV và Myxoviruts influenzae. Từ tháng 4 năm 2004, Hoàng Thủy Nguyên phụ trách nhóm nghiên cứu cho ra đời loại vắc-xin cúm H5N1 có thể dùng để tiêm phòng cho cả gia cầm và người.
Hoàng Thủy Nguyên cũng có những đóng góp rất lớn trong việc hợp tác khoa học với các nước phát triển như Pháp và Mỹ, tranh thủ nguồn viện trợ để đổi mới công nghệ, trang bị xây dựng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cũng như ngành y tế dự phòng của Việt Nam. Ông cũng tham gia giúp đỡ nước Lào láng giềng trong việc đào tạo cán bộ y tế.
Giáo sư Hoàng Thủy Nguyên cũng rất trăn trở về vấn đề biến đổi khí hậu. Theo ông vấn đề này sẽ có tác động lớn đến hệ sinh thái, mà đặc biệt là thế giới các vi sinh vật sẽ bị tác động nhiều nhất. Khi đó, những tái tổ hợp xảy ra ở các vi sinh vật sẽ làm xuất hiện các tác nhân gây bệnh mới, nhất là những tác nhân ở các loài côn trùng có thể gây bệnh cho người. Từ nhận thức đó, ông đã cùng với Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương bắt tay vào việc xây dựng Trung tâm quốc tế đào tạo sinh y học. Đề án này đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt và đang hoàn thành khâu thiết kế trước khi triển khai xây dựng tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Giải thưởng, danh hiệu.
Hoàng Thủy Nguyên đã được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, được Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Chiến thắng hạng ba, Huân chương Kháng chiến hạng nhất và hạng ba, Huân chương Lao động hạng ba, Huân chương Độc lập hạng nhì, Huân chương Bảo vệ an ninh Tổ Quốc, cùng với danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân. Năm 2000, ông đã vinh dự được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động và Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học Y - Dược với công trình nghiên cứu vắc-xin phòng bệnh bại liệt. Ngoài ra, ông còn được tặng thưởng Huy chương Khoa học của Viện Hàn lâm Y học Erfurt, Cộng hòa Dân chủ Đức.
Tháng 9 năm 2016, ông đã được trao tặng Giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho Công trình “Ứng dụng công nghệ tiên tiến sản xuất vắc xin phòng bệnh cho người” của ông và cố Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Đặng Đức Trạch - Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
Gia đình.
Hoàng Thủy Nguyên sinh ra trong gia tộc trí thức yêu nước, có nhiều cống hiến cho đất nước. Cha ông là Giáo sư Hoàng Tích Trý, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế đầu tiên của Chính phủ lâm thời Việt Nam. Hơn 200 năm qua, dòng tộc họ Hoàng ở Đông Ngạc có những nhà trí thức, yêu nước nhiệt thành như Hoàng Nguyễn Thự, Hoàng Phạm Thạch (Quan Thượng thư Bộ Lễ),Hoàng Tế Mỹ (Quan Thượng thư Bộ Lễ), Hoàng Tướng Hiệp (Quan Tham tán Quân vụ Đại thần), Hoàng Tăng Bí (một trong số những người sáng lập phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục), Hoàng Minh Giám (nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Văn hoá và Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội khoá VI).Hiện ở Hà Nội, có ba con phố mang tên các nhà trí thức của gia tộc họ Hoàng làng Đông Ngạc: Hoàng Tăng Bí, Hoàng Minh Giám, Hoàng Tích Trý (là thân sinh giáo sư Hoàng Thủy Nguyên).
Hoàng Thủy Nguyên có ba anh em trai, tất cả đều hoạt động trong lĩnh vực y tế: Giáo sư Hoàng Thủy Long, Kỹ sư Hoàng Thủy Lạc Tổng Giám đốc Tổng công ty Thiết bị y tế Việt Nam, Hoàng Thủy Tiến là Phó cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế. Giáo sư Hoàng Thủy Nguyên, Hoàng Thủy Long cũng từng giữ chức Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và cả hai là Anh hùng lao động thời đổi mới. Giáo sư Hoàng Tích Mịnh (chú của Giáo sư Hoàng Thủy Nguyên) và Giáo sư Hoàng Thủy Nguyên sau này đều được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh trong lĩnh vực y - dược.
Anh ruột mẹ Giáo sư Hoàng Thủy Nguyên là cố nhà văn Vũ Ngọc Phan.
Cháu nội ông là Hoàng Diễm Huyền, chuyên gia truyền thông y tế. Cô là tác giả của dự án truyền thông phòng chống dịch COVID-19 "Ghen Cô Vy", phụ trách sản xuất và quản lý dự án này | 1 | null |
Haru no umi (春の海, biển mùa xuân) là một sáng tác Sōkyoku (tranh khúc, khúc nhạc cho đàn Koto) của nhạc sĩ Miyagi Michio. Nhạc cụ của bài này nguyên thủy gồm hai loại là đàn Koto và sáo Shakuhachi, sau này người ta còn chơi bằng hai loại nhạc cụ Tây phương là đàn Violin và sáo Tây. Tiếng đàn trong bản nhạc trầm, đại diện cho tiếng sóng biển, còn tiếng sáo bổng tượng trưng cho tiếng chim biển.
"Haru no umi" được sáng tác vào cuối năm 1929 cho chủ đề "bờ biển" do Thiên Hoàng Nhật Bản ra đề trong hội thơ ca "Utakai no hajime" trong cung đình vào năm 1930. Đây là một nhạc khúc tiêu biểu cho nền âm nhạc mới của Nhật Bản, nó được chỉ định trong sách giáo khoa âm nhạc cho học sinh tiểu học, ngoài ra còn được sử dụng làm nhạc hiệu của các chương trình TV, Radio, các công ty trong những ngày đầu năm. Ngày nay "Haru no umi" được biết đến như một khúc nhạc không thể thiếu trong ngày đầu năm ở Nhật.
Đặc trưng.
Nhạc sư Miyagi Michio bị mù từ năm lên 8 tuổi, nhưng trước đó ông sống với ông bà nội ở vùng Seto, cảnh biển tuyệt đẹp của vịnh Tomo-no-ura thuộc thành phố Fukuyama đã in sâu vào tâm trí ông và trở thành đề tài cho khúc nhạc "Haru no umi" sau này.
Miyagi sáng tác "Haru no umi" với ảnh hưởng của âm nhạc Tây phương chứ không phải Hōgaku (nhạc truyền thống Nhật Bản) cận đại nhưng lại mang ấn tượng, khí sắc Nhật Bản sâu đậm.
Biểu diễn.
Sơ diễn.
"Haru no umi" được biểu diễu lần đầu tiên vào cuối năm 1929 do chính tác giả Miyagi Michio và nhạc sư sáo Shakuhachi là Yoshida Seifū tại công hội đường Hibiya. Miyagi thuật lại rằng đến nghe buổi biểu diễn có nhà phê bình âm nhạc Ushiyama Mitsuru, Ushiyama cười rằng "giờ là lúc bận rộn, vẫn chưa đến xuân mà các cậu chơi được biển mùa xuân thì quả là nhàn nhã, thật hạnh phúc", và theo tập tùy bút "Yume no sugata" (hình tướng giấc mơ) của ông thì buổi biểu diễn đầu tiên thực sự là vào mùa xuân năm sau. | 1 | null |
USS "Stewart" (DD-224) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất, và đã tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai cho đến khi bị đánh đắm tại Surabaya năm 1942. Được Hải quân Đế quốc Nhật Bản trục vớt, sửa chữa và sử dụng như Tàu tuần tra số 102, nó bị Hải quân Mỹ tái chiếm khi xung đột kết thúc năm 1945, đổi tên thành Tàu khu trục DD-224 rồi bị đánh chìm như một mục tiêu huấn luyện. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Chuẩn đô đốc Charles Stewart (1778-1869).
Thiết kế và chế tạo.
"Stewart" được đặt lườn vào ngày 9 tháng 9 năm 1919 tại xưởng tàu của hãng William Cramp and Sons ở Philadelphia. Nó được hạ thủy vào ngày 4 tháng 3 năm 1920, được đỡ đầu bởi bà Margaretta Stewart Stevens, cháu đô đốc Stewart; và được đưa ra hoạt động vào ngày 15 tháng 9 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Đại úy Hải quân S. G. Lamb.
Lịch sử hoạt động.
Hải quân Hoa Kỳ.
Giữa hai cuộc thế chiến.
Sau một năm hoạt động tuần tra duyên hải cùng một hải đội dự bị, "Stewart" gia nhập Hải đội Khu trục trực thuộc Hạm đội Đại Tây Dương vào ngày 12 tháng 10 năm 1921. Nó tham gia các cuộc thực hành hạm đội tại vùng biển Caribe từ ngày 12 tháng 1 đến ngày 22 tháng 4 năm 1922; và sau khi được sửa chữa, nó khởi hành từ Newport, Rhode Island vào ngày 20 tháng 6, đi ngang qua Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương đến Philippines để phục vụ cùng Hạm đội Á Châu. Nó đã không quay trở về Hoa Kỳ trong 23 năm tiếp theo sau.
Đi đến Yên Đài, Trung Quốc vào ngày 26 tháng 8, "Stewart" tham gia các hoạt động thường lệ của Hạm đội Á Châu, tiến hành các cuộc thực tập huấn luyện từ các căn cứ tại Yên Đài và Thanh Đảo trong mùa Hè và từ Manila, Philippines trong mùa Đông, ghé thăm các cảng Trung Quốc trên đường đi. Hoạt động thường lệ này bị phá vỡ từ ngày 6 đến ngày 21 tháng 9 năm 1923 cho một chuyến đi đến Yokosuka, Nhật Bản để cứu trợ những nạn nhân của trận động đất Kantō vốn đã phá hủy nặng nề thành phố này lẫn Tokyo vào ngày 30 và 31 tháng 8. Từ ngày 25 tháng 5 đến ngày 16 tháng 6, nó hỗ trợ như cột mốc dẫn đường, thoạt tiên là ở Nhật Bản và sau đó là tại Thượng Hải, cho chuyến bay tiên phong vòng quanh thế giới từ ngày 9 tháng 4 đến ngày 28 tháng 9 do Quân đoàn Không quân Hoa Kỳ (tiền thân của Không quân Hoa Kỳ ngày nay) thực hiện.
Từ năm 1924 đến năm 1928 đã xảy ra các cuộc bạo loạn chống người nước ngoài tại Thượng Hải và Quảng Châu. "Stewart" đã vận chuyển binh lính Thủy quân Lục chiến đến Thượng Hải vào tháng 1 năm 1925; và trong những năm tiếp theo đã thực hiện nhiều đợt tăng cường cho lực lượng pháo hạm tuần tra thường lệ trên sông Dương Tử và dọc theo bờ biển gần Quảng Đông. Nó đã có mặt tại Thượng Hải vào ngày 24 tháng 3 năm 1927, khi lực lượng Cộng sản Trung Quốc tấn công người nước ngoài tại Nam Kinh; và trong ba tháng rưỡi tiếp theo, chiếc tàu khu trục đã đặt căn cứ tại Vu Hồ, Nam Kinh và Thượng Hải để bảo vệ công dân và tàu bè Hoa Kỳ dọc theo sông Dương Tử. Nó cũng có mặt tại vùng bờ biển Trung Quốc khi Nhật Bản tung ra cuộc tấn công bằng không quân và hải quân xuống Thượng Hải vào cuối tháng 1 năm 1932, và đã bảo vệ cho kiều dân Mỹ tại Sán Đầu (từ ngày 1 đến ngày 3 tháng 2), Hạ Môn (từ ngày 9 đến ngày 24 tháng 2), và Thượng Hải (từ ngày 26 tháng 2 đến ngày 23 tháng 5).
Sau khi Chiến tranh Trung-Nhật phát triển thành cuộc xung đột toàn diện vào năm 1937, "Stewart" một lần nữa thường xuyên canh phòng tại các cảng Trung Quốc, tại Thanh Đảo và Thượng Hải, từ ngày 15 tháng 8 đến ngày 18 tháng 12 năm 1937, từ ngày 21 tháng 2 đến ngày 21 tháng 3 năm 1938, và từ ngày 3 tháng 6 đến ngày 4 tháng 9 năm 1939. Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra tại Châu Âu, nó được lệnh đi về phía Nam để tuần tra tại vùng biển Philippines, kéo dài cho đến khi nó đi đến Xưởng hải quân Cavite để đại tu vào ngày 5 tháng 4 năm 1940. Sau khi rời xưởng tàu vào ngày 1 tháng 6, "Stewart" hoạt động như tàu canh phòng cho các chuyến bay thủy phi cơ đi lại giữa Guam và Philippines, rồi thực hiện chuyến viếng thăm cuối cùng đến các cảng Trung Quốc tại Hoàng Hải từ ngày 7 tháng 7 đến ngày 23 tháng 9 năm 1940. Trong năm 1941, nó tiếp tục ở lại Philippines trong bối cảnh thế giới ngày càng xấu đi; và vào ngày 27 tháng 11, nó được lệnh cùng với hầu hết các hạm tàu nổi của Hạm đội Á Châu đi đến Đông Ấn thuộc Hà Lan.
Mở màn Thế Chiến II.
"Stewart" đang có mặt tại Tarakan Roads, Borneo cùng các tàu chiến Hoa Kỳ và Hà Lan khác, khi nhận được tin tức về việc Hải quân Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 8 tháng 12. Trong những tuần cuối cùng của năm 1941, nó hộ tống các tàu bè phân tán từ Philippines đến Darwin, Australia. Vào ngày 9 tháng 1 năm 1942, nó cùng các tàu khu trục , , và , cùng các tàu tuần dương và , khởi hành từ Darwin đi Surabaya hộ tống cho chiếc tàu vận tải "Bloemfontein". Đây là một phần của Đoàn tàu vận tải Pensacola rời Brisbane ngày 30 tháng 12 năm 1941 cùng lực lượng Lục quân tăng cường, bao gồm Lữ đoàn Pháo dã chiến 26 và Tiểu đoàn 1 Lữ đoàn Pháo dã chiến 131, cùng hàng tiếp liệu cho chúng, để hướng đến Java.
Vào ngày 30 tháng 1, "Stewart" gia nhập với "Marblehead", và cùng với nó khởi hành từ Bunda Roads vào ngày 4 tháng 2 để đánh chặn một lực lượng Nhật Bản ở lối vào phía Nam của eo biển Macassar. Tuy nhiên "Marblehead" bị hư hại nặng do không kích ngày hôm đó, và "Stewart" phải hộ tống cho "Marblehead" quay trở lại căn cứ của nó ở Tjilatjap, Java. Sau đó nó gia nhập lực lượng tấn công thuộc Bộ chỉ huy Mỹ-Anh-Hà Lan-Australia (ABDA) dưới quyền Đô đốc Karel Doorman vào ngày 14 tháng 2 cho một cuộc tấn công vào lực lượng Nhật Bản đang tiến quân dọc theo bờ biển phía Bắc của Sumatra. Trong lúc di chuyển, "Stewart" đã phải chạy lùi động cơ để tránh va chạm với một tàu khu trục Hà Lan trước mũi vốn bị mắc cạn do va vào một rạng san hô trong eo biển Stolze, và vào ngày hôm sau, 15 tháng 2, nó thoát được nhiều cuộc không kích trong eo biển Bangka. Cho dù không gây hư hại cho bất kỳ tàu Đồng Minh nào, việc không kích này đã khuất phục Đô đốc Doorman rằng mọi sự tiến quân tiếp theo mà không được không quân hỗ trợ sẽ rất liều lĩnh, và lực lượng Đồng Minh rút lui. "Stewart" được cho tách ra vào ngày 16 tháng 2 để tiếp nhiên liệu tại vịnh Ratai, Sumatra.
Lực lượng của Đô đốc Doorman bị phân tán khi quân Nhật đổ bộ lên Bali vào ngày 19 tháng 2, và ông đã tung các con tàu của mình chống trả đối phương theo ba nhóm trong đêm 19 và 20 tháng 2 trong trận chiến eo biển Badung. "Stewart" là chiếc dẫn đầu của nhóm thứ hai, và sau nhiều cuộc đụng độ đêm ngắn nhưng ác liệt, phải chịu đựng hỏa lực cực kỳ chính xác của các tàu khu trục Nhật. Những chiếc xuồng của nó bị bắn tung, dàn phóng ngư lôi và bếp tàu bị bắn trúng cũng như một quả đạn pháo trúng phía sau bên dưới mực nước làm bung các mối nối và ngập nước phòng động cơ bánh lái. Dù sao động cơ bánh lái vẫn hoạt động bên dưới nước, và con tàu vẫn duy trì được vị trí trong đội hình và quay trở về Surabaya sáng hôm sau.
Là chiếc bị hư hại nặng nề nhất, "Stewart" là chiếc đầu tiên đi vào ụ tàu nổi tại Surabaya vào ngày 22 tháng 2. Tuy nhiên, nó không được chống đỡ đúng mức trong ụ tàu, nên khi ụ được cho nổi lên, con tàu bị rơi khỏi các khối chống đỡ lườn tàu, lật nghiêng khiến uốn cong trục chân vịt và hư hại thêm lườn tàu. Đang khi cảng chịu đựng sự không kích của đối phương và nằm trong nguy cơ rơi vào tay đối phương, con tàu không thể sửa chữa được. Trách nhiệm phá hủy con tàu được giao cho giới chức hải quân trên bờ, và những thủy thủ cuối cùng của "Stewart" rời cảng đang chiến đấu vào chiều ngày 22 tháng 2.
Các khối chất nổ được cài trong con tàu sau đó, và một quả bom Nhật ném trúng giữa tàu khiến nó hư hại thêm; và trước khi cảng được triệt thoái vào ngày 2 tháng 3, ụ tàu chứa nó bị đánh đắm. Tên nó được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 25 tháng 3 năm 1942 và sau đó được sử dụng cho một tàu khu trục hộ tống mới thuộc lớp "Edsall", chiếc .
Hải quân Đế quốc Nhật Bản.
Sau đó trong chiến tranh, phi công Hoa Kỳ bắt đầu báo cáo về một tàu chiến Hoa Kỳ hoạt động sâu bên trong vùng biển đối phương. Con tàu có một ống khói nhập chung kiểu Nhật, nhưng những đường nét lườn tàu của một "tàu khu trục bốn ống khói" không thể nhầm lẫn được. Sau gần một năm chìm dưới nước, "Stewart" được quân Nhật trục vớt vào tháng 2 năm 1943 và nhập biên chế cùng Hải quân Đế quốc Nhật Bản vào ngày 20 tháng 9 năm 1943 như là "Tàu tuần tra số 102". Nó được trang bị hai khẩu pháo 3-inch và hoạt động cùng Hạm đội Khu vực Tây Nam Nhật Bản trong vai trò hộ tống. Vào ngày 23 tháng 8 năm 1944, dưới quyền chỉ huy của Đại úy Hải quân Tomoyoshi Yoshima, nó phối hợp cùng tàu chống tàu ngầm CD-22 trong việc đánh chìm tàu ngầm Hoa Kỳ bằng mìn sâu, khiến tổn thất nhân mạng toàn bộ thủ thủ đoàn "Harder". Đến tháng 11 năm 1944, nó đi đến Kure để sửa chữa, nơi dàn hỏa lực phòng không được tăng cường và một cột ăn-ten ba chân nhẹ phía trước. Nó dự định quay trở lại khu vực Tây Nam Thái Bình Dương, nhưng việc Đồng Minh tái chiếm Philippines đã chặn mất đường đi. Vào ngày 28 tháng 4 năm 1945, vẫn thuộc quyền Hạm đội Khu vực Tây Nam, nó trúng bom và bị hư hại tại Mokpo, Triều Tiên. Nó được chuyển thuộc dưới quyền Quân khu Hải quân Kure vào ngày 30 tháng 4, và vào tháng 8 năm 1945 bị lực lượng chiếm đóng Hoa Kỳ bắt gặp đang bỏ không tại vịnh Hiro gần Kure.
Quay lại phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ.
Trong một buổi lễ tổ chức vào ngày 29 tháng 10 năm 1945, con tàu được nhập biên chế trở lại cùng Hải quân Hoa Kỳ tại Kure. Cho dù được chính thức gọi đơn giản là "DD-224", nó được thủy thủ đoàn đặt tên lóng "RAMP-224", là viết tắt của "Recovered Allied Military Personnel" (quân nhân Đồng Minh được giải cứu). Trên đường quay trở về nhà, động cơ của nó bị hỏng gần Guam, và nó được kéo về đến San Francisco, California vào đầu tháng 3 năm 1946. "DD-224" một lần nữa được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 17 tháng 4 năm 1946, ngừng hoạt động vào ngày 23 tháng 5 năm 1946 và bị đánh đắm một ngày sau đó ngoài khơi San Francisco, ở tọa độ , như một mục tiêu để huấn luyện máy bay.
Phần thưởng.
"Stewart" được tặng thưởng hai Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. | 1 | null |
USS "Truxtun" (DD-229) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất, và đã tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai cho đến khi bị đắm do mắc cạn năm 1942. Nó là chiếc tàu chiến thứ ba của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Thiếu tướng Hải quân Thomas Truxtun (1755-1822).
Thiết kế và chế tạo.
"Truxtun" được đặt lườn vào ngày 3 tháng 12 năm 1919 tại xưởng tàu của hãng William Cramp & Sons ở Philadelphia. Nó được hạ thủy vào ngày 28 tháng 9 năm 1920, được đỡ đầu bởi cô Isabelle Truxtun Brumby; và được đưa ra hoạt động tại Xưởng hải quân Philadelphia vào ngày 16 tháng 2 năm 1921 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Melville S. Brown.
Lịch sử hoạt động.
Giữa hai cuộc thế chiến.
Sau khi nhập biên chế, "Truxtun" hoàn tất việc chạy thử máy và bắt đầu nhiệm vụ dọc theo vùng bờ Đông Hoa Kỳ cùng Hạm đội Đại Tây Dương như một đơn vị của Đội khu trục 39, Hải đội Khu trục 3. Nó hoạt động tại vùng bờ biển Đại Tây Dương cho đến mùa Thu năm 1921 khi nó được chuyển sang Đội khu trục 43, Hải đội 15. Trong mùa Đông năm 1921-1922, chiếc tàu khu trục tham gia các cuộc cơ động và thực tập hạm đội gần vịnh Guantánamo, Cuba.
Vào tháng 3 năm 1922, Đội khu trục 43 đi lên phía Bắc đến Newport, Rhode Island, để chuẩn bị cho việc phục vụ tại Viễn Đông cùng Hạm đội Á Châu. Vào ngày 22 tháng 6 năm 1922, "Truxtun" khởi hành từ Newport, đi ngang qua Địa Trung Hải, kênh đào Suez và Ấn Độ Dương, và đến Viễn Đông vào giữa tháng 8. Đến đầu tháng 9, nó cùng các tàu khu trục chị em thuộc Đội 43 gia nhập lực lượng chủ yếu của Hạm đội Á Châu ngoài khơi Yên Đài, trên bờ biển Đông Bắc Trung Quốc. Đến cuối tháng 10, hạm đội hướng về phía Nam đến căn cứ mùa Đông ở Manila, Philippines, nơi nó tiến hành các cuộc thực tập cho đến mùa Xuân năm sau.
"Truxtun" phục vụ trong mười năm tiếp theo cùng Hạm đội Á Châu, luân phiên các chuyến đi mùa Hè đến các vùng biển Trung Quốc cùng các cuộc cơ động mùa Đông tại vùng biển Philippines, nhưng cũng ngắt quãng bởi những nhiệm vụ đặc biệt bất thường. Vào tháng 6 năm 1924, nó cùng năm tàu khu trục khác thuộc Đội 43 đã giúp hình thành nên một chuỗi cột mốc ngang qua biển Hoàng Hải để hỗ trợ cho chuyến bay tiên phong vòng quanh thế giới từ ngày 9 tháng 4 đến ngày 28 tháng 9 do Quân đoàn Không quân Hoa Kỳ (tiền thân của Không quân Hoa Kỳ ngày nay) thực hiện. Thường xuyên hơn, tình trạng bất ổn tại Trung Quốc đã buộc chiếc tàu khu trục phải có mặt để bảo vệ tính mạng và tài sản của công dân Hoa Kỳ. Nó trải qua tổng cộng tám trong số 13 tháng từ tháng 9 năm 1926 đến tháng 10 năm 1927 làm nhiệm vụ tuần tra sông Dương Tử trong khi các phe phái xung đột nhau trong cuộc Nội chiến Trung Quốc; và nó quay lại hoạt động Tuần tra sông Dương Tử thêm hai lần, từ ngày 1 tháng 3 đến ngày 14 tháng 4 năm 1930 và từ tháng 1 đến tháng 3 năm 1932, khi có mối đe dọa đến tính mạng và tài sản người nước ngoài.
Vào ngày 18 tháng 4 năm 1932, "Truxtun" rời Manila và Hạm đội Á Châu khi nó được điều động về Lực lượng Chiến trận. Sau các chặng dừng tại Guam, Midway và Hawaii, nó về đến Xưởng hải quân Mare Island vào ngày 13 tháng 5. Trong bảy năm tiếp theo, nó tuần tra tại Thái Bình Dương, xa về phía Bắc đến tận Alaska và về phía Nam đến vùng kênh đào Panama, tham gia các cuộc cơ động thực tập cùng các tàu chiến chủ lực của Lực lượng Chiến trận. Chỉ một lần nó rời khu vực Thái Bình Dương vào năm 1934, khi nó rời San Diego vào ngày 9 tháng 4, băng qua kênh đào Panama, ghé qua Port-au-Prince, Haiti trước khi đi đến New York vào ngày 31 tháng 5. Sau chuyến viếng thăm, nó hoạt động tuần tra tại vùng bờ Đông trước khi rời Hampton Roads vào ngày 15 tháng 9, đi trở qua kênh đào và quay về đến San Diego vào ngày 9 tháng 11 để tiếp tục các hoạt động cùng Lực lượng Chiến trận.
Thế Chiến II.
Ngày 27 tháng 4 năm 1939, "Truxtun" khởi hành từ San Diego một lần nữa băng qua vùng kênh đào Panama. Nó đi đến Norfolk, Virginia vào ngày 15 tháng 5, và gia nhập Đội khu trục 27 trực thuộc Hải đội Đại Tây Dương, làm nhiệm vụ tuần tra tại vùng bờ Đông Hoa Kỳ trong khi bóng mây chiến tranh đang đe dọa khắp Châu Âu. Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra vào tháng 9, chiếc tàu khu trục thực thi tuyên bố của Tổng thống Franklin D. Roosevelt về trạng thái trung lập của Hoa Kỳ qua việc tiến hành Tuần tra Trung lập cũng như nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải ngoài khơi bờ biển Đại Tây Dương, vịnh Mexico và vùng biển Caribe. Vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6 năm 1940, nó thực hiện một chuyến đi đến Casablanca, Bắc Phi, rồi tiếp nối nhiệm vụ tuần tra ngoài khơi Florida và vùng biển Caribe.
Sau khi được sửa chữa tại Norfolk vào tháng 12 năm 1940 và tháng 1 năm 1941, "Truxtun" rời Hampton Roads vào ngày 6 tháng 2, và đi đến Newport, Rhode Island vào ngày hôm sau, nơi nó gia nhập Đội khu trục 63 trực thuộc Hải đội 31. Từ cuối tháng 2 đến giữa tháng 3, nó thực hiện hai chuyến đi đến Halifax, Nova Scotia, Canada, và quay trở về Xưởng hải quân Washington trong cả hai dịp này. Đến ngày 15 tháng 3, nó quay trở lại Norfolk tiếp nối hoạt động tuần tra và thực tập. Trong suốt thời gian còn lại của quãng đời hoạt động, nó tuần tra tại các tuyến đường hàng hải và hộ tống vận tải từ các cảng New England và Canada ngang qua Newfoundland để đến Reykjavík, Iceland.
Vào ngày Giáng sinh 1941, "Truxtun" khởi hành từ Boston, Massachusetts hộ tống cho Đoàn tàu HX-168. Nó đi đến Reykjavík vào ngày 13 tháng 1 năm 1942, và lên đường quay trở lại Argentia sáu ngày sau đó cùng với Đoàn tàu ON-57. Lúc 04 giờ 10 phút ngày 18 tháng 2, đang khi hoạt động như một tàu hộ tống cho chiếc tại vịnh Placentia, Newfoundland, "Truxtun" bị mắc cạn trong một cơn cuồng phong dữ dội tại khu vực giữa Lawn và St. Lawrence, gần Chambers Cove, ở tọa độ . Con tàu bị vỡ hầu như ngay lập tức sau khi bị mắc cạn, và cho dù đã có những nỗ lực anh dũng để cứu hộ của cư dân địa phương, 110 thành viên thủy thủ đoàn đã bị mất cùng con tàu. "Pollux" cũng bị đắm với tổn thất 93 người thiệt mạng; tàu khu trục cũng mắc cạn, nhưng thoát được và không chịu thương vong.
Tên của "Truxtun" được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 25 tháng 3 năm 1942. | 1 | null |
USS "Paul Jones" (DD-230/AG–120) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất, và đã tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai cho đến khi xung đột kết thúc. Nó là chiếc tàu chiến thứ ba của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Thuyền trưởng John Paul Jones (1747-1792).
Thiết kế và chế tạo.
"Paul Jones" được đặt lườn vào ngày 23 tháng 12 năm 1919 tại xưởng tàu của hãng William Cramp & Sons ở Philadelphia. Nó được hạ thủy vào ngày 30 tháng 9 năm 1920, được đỡ đầu bởi cô Ethel Bagley; và được đưa ra hoạt động vào ngày 19 tháng 4 năm 1921.
Lịch sử hoạt động.
Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy, "Paul Jones" gia nhập Hạm đội Đại Tây Dương để cơ động, huấn luyện và tuần tra dọc bờ biển cho đến khi được điều sang khu vực Thái Bình Dương vào năm 1923. Nó băng qua Thái Bình Dương để gia nhập Hạm đội Á Châu nhằm bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ tại vùng Viễn Đông đầy biến động. Nó tham gia Tuần tra sông Dương Tử cùng các hoạt động tuần tra khác dọc bờ biển Trung Quốc, xen kẻ với những chuyến đi đến Manila, Philippines. Đang trong vai trò soái hạm của Hải đội Khu trục 29 trực thuộc Hạm đội Á Châu, nó nhận được tin tức về vụ tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941 (8 tháng 12 theo giờ địa phương) khi đang neo đậu tại Tarakan, Borneo, và lập tức chuẩn bị để hành động. Nó lên đường hướng đến eo biển Makassar cùng với tàu tuần dương và các tàu khu trục , và , và trong thời gian còn lại của tháng 12, đã hoạt động như tàu canh phòng tại khu vực phụ cận eo biển Lombok và Surabaya, Java.
Hoạt động tác chiến đầu tiên của nó là tiếp xúc với các đơn vị Hải quân Hoàng gia Hà Lan để truy tìm một tàu ngầm đối phương trong biển Java, được báo cáo là đã đánh chìm chiếc tàu buôn Hà Lan "Langkoems", gặp gỡ những người sống sót tại vùng đảo Bawean và tìm kiếm những ngời sống sót khác tại vùng biển lân cận. "Paul Jones" không thể tiếp xúc với tàu ngầm đối phương, nhưng đã cứu vớt các thủy thủ Hà Lan. Vào ngày 9 tháng 1 năm 1942, sau khi một tàu ngầm Nhật Bản đánh chìm một tàu buôn Hà Lan thứ hai, "Paul Jones" đã cứu vớt 101 người sống sót trên các bè cứu sinh trôi nổi. Cùng với chiếc "Van Ghent", nó đã cứu hộ chiếc tàu chở hàng USAT "Liberty" của Lục quân Hoa Kỳ bị bỏ lại vào ngày 12 tháng 1, và kéo nó về đến Bali an toàn. Sau đó nó gia nhập một lực lượng bao gồm các tàu tuần dương "Marblehead" và cùng ba tàu khu trục khác: , và "Parrott", với hy vọng ngăn chặn một đoàn tàu vận tải lớn của Nhật đang hướng về phía Nam đến Balikpapan. "Boise" phải rút lui sớm khỏi lực lượng do một tai nạn mắc cạn, và "Marblehead" lại gặp trục trặc turbine buộc nó phải giảm tốc độ, và ở lại phía sau các tàu khu trục để bảo vệ cho việc rút lui. Các tàu khu trục Hoa Kỳ đã đụng độ với đoàn tàu vận tải và các tàu hộ tống chúng trong đêm 23-24 tháng 1; cho dù bị áp đảo về lực lượng, chúng rút lui khỏi trận chiến chỉ với những hư hại nhẹ cho "John D. Ford". Đối phương chịu tổn thất do đợt tấn công bằng ngư lôi được các tàu khu trục tung ra, khi chúng đi lại giữa đội hình các tàu vận tải.
Vào ngày 5 tháng 2, "Paul Jones" gặp gỡ chiếc ngoài khơi đảo Sumbawa để hộ tống nó đi đến Timor. Không lâu sau khi gặp gỡ, chúng bị ba đợt máy bay ném bom Nhật Bản riêng biệt tấn công. Chiếc tàu khu trục né tránh thành công khoảng 20 quả bom, nhưng "Tidore" bị mắc cạn và xem như tổn thất toàn bộ. Mười lăm thành viên thủy thủ đoàn được vớt từ một bè cứu sinh, năm người từ xác tàu đang chìm, cùng sáu người khác tập trung trên bãi biển. "Paul Jones" sau đó tiếp tục đi đến Java.
Bộ chỉ huy Mỹ-Anh-Hà Lan-Australia (ABDA) tung ra các cuộc càn quét vào ngày 24 tháng 2 để truy tìm các lực lượng tàu nổi đối phương vốn có thể tìm cách đổ bộ lên khu vực Java, và nỗ lực bằng mọi cách để ngăn chặn cuộc tiến quân của Nhật Bản. Họ đụng độ một lực lượng hộ tống Nhật Bản vào xế trưa ngày 27 tháng 2, và phía Đồng Minh đã nổ sung, khởi đầu cho Trận chiến biển Java. Đến 18 giờ 21 phút, "Paul Jones" tiêu phí toàn bộ số ngư lôi của nó; bị thiếu hụt nhiên liệu trầm trọng, nó rút lui về Surabaya. Sáng hôm sau, "Paul Jones" cùng ba tàu khu trục Mỹ khác thoát khỏi sự bao vây của lực lượng Nhật Bản đang khép chặt mọi hướng chung quanh Java, bằng cách bám sát bờ biển và thả các màn khói ngụy trang đang khi rút lui với tốc độ nhanh khi bị phát hiện tại eo biển Bali. "Paul Jones" và "John D. Ford" sau đó hộ tống cho chiếc đi Fremantle, Australia, đến nơi vào ngày 4 tháng 3.
Sau khi được sửa chữa tại Fremantle và Melbourne, "Paul Jones" lên đường vào ngày 12 tháng 5 để đi San Francisco. Nó đi đến San Francisco vào ngày 29 tháng 6, và được phân nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại giữa California và Trân Châu Cảng, vốn tiếp tục cho đến cuối tháng 3 năm 1943. Lên đường cùng với "Parrott" và "Barker", nó rời San Francisco vào ngày 30 tháng 3, băng qua kênh đào Panama vào ngày 6 tháng 5 để đi New York, nơi từ ngày 28 tháng 5, nó lại đảm nhiệm việc hộ tống vận tải đi lại giữa Hoa Kỳ và các cảng Bắc Phi.
Nhiệm vụ hộ tống vận tải kéo dài cho đến tháng 4 năm 1944, khi "Paul Jones" được điều động tạm thời làm nhiệm vụ tuần tra chống tàu ngầm tại vùng biển ngoài khơi vịnh Chesapeake. Sau đó nó thực hiện nhiều chuyến vận tải đến các cảng Anh Quốc, và đến ngày 9 tháng 11 được phân vai trò tàu huấn luyện cho các tàu ngầm mới đưa vào hoạt động tại Balboa, Panama. Nhiệm vụ này kết thúc vào ngày 6 tháng 4 năm 1945, khi nó lên đường quay về New York; và tiếp theo được điều về một đội đặc nhiệm bao gồm tàu chở dầu và tàu khu trục, để phục vụ tiếp nhiên liệu cho các đoàn tàu vận tải qua lại cả hai hướng giữa Horta, Azores và Casablanca, Maroc.
"Paul Jones" thả neo tại Norfolk, Virginia vào ngày 11 tháng 6. Nó được xếp lại lớp như một tàu phụ trợ với ký hiệu lườn AG–120 vào ngày 30 tháng 6 năm 1945, và được phân vai trò tàu hộ tống và canh phòng máy bay cho tàu sân bay trong giai đoạn chạy thử máy huấn luyện. Nó đảm nhiệm vai trò này cho đến ngày 4 tháng 8, khi nó di chuyển độc lập từ vịnh Guantánamo, Cuba quay trở về Norfolk để chuẩn bị ngừng hoạt động. Đến tháng 10, con tàu được tháo dỡ thiết bị và bàn giao cho Tư lệnh Quân khu Hải quân 5. Nó xuất biên chế vào ngày 5 tháng 11 năm 1945, rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 28 tháng 11 năm 1945, và đến ngày 5 tháng 10 năm 1947 được bán cho hãng Northern Metal Company tại Norfolk để tháo dỡ. Việc tháo dỡ được tiến hành vào tháng 4 năm 1948.
Phần thưởng.
"Paul Jones" được tặng thưởng hai Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. | 1 | null |
All This Bad Blood (cách điệu như ∆LL THIS B∆D BLOOD) là album tái phát hành của album đầu tay của Bastille, "Bad Blood". Nó được phát hành vào ngày 25 tháng 11 năm 2013 như là một album đôi, với "Bad Blood" trên đĩa đầu tiên, và các bài hát phát hành trước đó như mặt B hoặc bài hát thêm, cũng như ghi âm mới, trên đĩa thứ hai. Album này được thúc đẩy bằng đĩa đơn "Of the Night". | 1 | null |
Bí tích Rửa Tội, Bí tích Thanh Tẩy hay Phép Rửa Tội là một trong 7 Bí tích trong Giáo hội Công giáo Rôma, cũng như trong Chính thống giáo và Anh giáo. Trong cả ba Giáo hội này đều sử dụng chung công thức Chúa Ba Ngôi, riêng ở các hệ phái Tin Lành vẫn có cử hành nghi thức này, nhưng tùy theo hệ phái có hoặc không sử dụng công thức Chúa Ba Ngôi, do đó Giáo hội Công giáo Roma cũng tùy theo đó mà công nhận tính cách Bí tích ở từng hệ phái này.
"Bí tích Thánh Tẩy là nền tảng của toàn bộ đời sống Kitô hữu, là cửa ngõ dẫn vào đời sống thần linh và mọi Bí tích khác". Với định nghĩa đó của Giáo hội Công giáo thì nghi thức này được cử hành như là dấu chỉ kết nạp một người vào tôn giáo. Do đó, bất cứ ai chưa lãnh nhận cũng có thể lãnh Bí tích này để trở thành một Kitô hữu (Bí tích này chỉ được lãnh nhận một lần).
Từ nguyên.
Nguồn gốc tên của Bí tích này được dịch từ "Baptizein" trong tiếng Hy Lạp. Từ này có nghĩa là "dìm xuống": đây là nghi thức chính yếu trong bí tích Thánh Tẩy. Dìm xuống nước tượng trưng cho việc người dự tòng chịu mai táng trong cái chết của Đức Kitô, và từ đó cùng sống lại với Người (x. Rm 6,3-4; Cl 2,12), trở thành "thụ tạo mới" (x. 2Cr 5,17; Gl 6,15).
Nghi thức.
Nghi thức của Bí tích là dìm xuống hoặc đổ nước lên đầu người lãnh nhận, đồng thời đọc lời sau: "("Tên Thánh của người lãnh nhận")"," tôi rửa ("đại từ xưng hô") nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần." Khi cử hành Bí tích này thì mỗi người lãnh nhận cần một hoặc hai người đỡ đầu để hướng dẫn và nêu gương trong đời sống giáo lý của mình. Nghi thức này do Giám mục, linh mục hoặc phó tế cử hành nhưng trong trường hợp khẩn thiết thì mọi người – miễn là có ý hướng đúng đắn và theo nghi thức của Hội Thánh – cũng có thể cử hành.
Ở các giáo hội Công giáo Đông phương theo nghi lễ Bidantinô, việc rửa tội được thực hiện bằng cách dìm hoặc ngâm mình xuống nước ba lần, đồng thời đọc công thức: "Tôi tớ Thiên Chúa là (tên), được rửa tội nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần."
Ân huệ.
Theo đức tin Kitô giáo, Bí tích Rửa Tội ban cho người lãnh 4 ơn sau đây: | 1 | null |
Trịnh Thiên Thọ (chữ Hán: 鄭天壽, bính âm: "Zhèng Tiānshòu") là một nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết Thủy hử. Trịnh Thiên Thọ nguyên là thủ lĩnh trại Thanh Phong và sau này trở thành một đầu lĩnh ở Lương Sơn Bạc. Ở Lương Sơn Bạc, Trịnh Thiên Thọ là đầu lĩnh thứ 74, được sao Địa Dị Tinh (chữ Hán: 地異星; tiếng Anh: Different Star) chiếu mệnh.
Ngoại hình.
Trịnh Thiên Thọ là một thanh niên trẻ trung, đẹp trai, có khuôn mặt trắng, râu ba chòm, dáng người mảnh dẻ, vai rộng nên có ngoại hiệu "Bạch diện lang quân" (chữ Hán: 白面郎君; tiếng Anh: Fair Skinned Gentleman; nghĩa Việt: Anh chàng mặt trắng).
Thân thế.
Trịnh Thiên Thọ quê ở Tô Châu. Ông chăm chỉ tập luyện võ nghệ từ khi còn nhỏ. Ông từng làm thợ bạc, sau này lưu lạc giang hồ và kết bạn với nhiều hảo hán khác.
Đánh nhau với Vương Anh.
Một hôm Trịnh Thiên Thọ qua núi Thanh Phong, bị toán giặc cướp trên núi do Vương Anh chỉ huy chặn lại đòi tiền mãi lộ. Trịnh Thiên Thọ đấu với Vương Anh nhiều hiệp không phân thắng bại. Trại chủ Thanh Phong là Yến Thuận thấy võ nghệ siêu phàm của Trịnh Thiên Thọ, bèn mời lên núi Thanh Phong, ngồi ghế đầu lĩnh thứ ba.
Gặp Tống Giang.
Trên đường đến trại Thanh Phong gặp Hoa Vinh, Tống Giang đi qua núi Thanh Phong. Không ngờ Vương Anh đã cho lính đi tuần và bắt được Tống Giang. Vương Anh hù doạ sẽ giết Tống Giang, lấy tim gan làm thang. Tống Giang than rằng "Tiếc cho Tống Giang chết ở đất này !". Cả ba đầu lĩnh Thanh Phong nghe thấy, nhận ra đó chính là Tống Công Minh nên tự cởi trói, thả ông ngay lập tức, xin lỗi và đãi ông như khách quý.
Thả vợ Lưu Cao.
Trong khi đó, Vương Anh bắt gặp một phụ nữ lên núi, đó chính là vợ của tri trại Lưu Cao, đồng liêu của Hoa Vinh. Thấy Lưu phu nhân xinh đẹp, Vương Anh liền bắt về phòng mình. Trịnh Thiên Thọ đã nói với Tống Giang về tật háo sắc của Vương Anh. Khi biết thân thế của Lưu phu nhân, Tống Giang khuyên nhủ Vương Anh thả bà ra.
Cứu Tống Giang và Hoa Vinh.
Tống Giang rời núi, đến trại Thanh Phong. Vào dịp tết nguyên tiêu, ông đi xem hội thì tình cờ bị vợ chồng Lưu Cao bắt gặp. Vợ Lưu Cao lấy oán trả ơn, vu cho Tống Giang là đại vương trên núi, từng định cưỡng bức bà. Lưu Cao tin vợ nên bắt giam Tống Giang. Hoa Vinh can thiệp, giải cứu Tống Giang. Lưu Cao cầu cứu Hoàng Tín, khiến Hoa Vinh bị mắc mưu Hoàng Tín nên cũng bị bắt. Cả hai bị Hoàng Tín và Lưu Cao giải lên quan phủ Thanh Châu. Lâu la của Vương Anh đã báo lên ông chuyện này. Trịnh Thiên Thọ sai lâu la tinh thạo đi dò xét tin tức. Khi biết Hoàng Tín cùng Lưu Cao đã bắt cả Hoa Vinh cùng Tống Giang mà đóng xe tù, họ đem lâu la chặn đánh giữa đường, cứu được Tống Giang đưa về núi, còn Hoa Vinh đi giết Lưu Cao.
Dụ hàng Tần Minh.
Mộ Dung Ngạn Đạt - tri phủ thành Thanh Châu nhận được thư cầu cứu của Lưu Cao đã phái Tần Minh đi đánh dẹp thảo khấu Thanh Phong. Cùng lúc đó Lưu Đường đến núi Thanh Phong tái ngộ ba thủ lĩnh. Tần Minh trúng kế của Hoa Vinh, bị Vương Anh bắt sống đem về. Tống Giang đối đãi tử tế với Tần Minh và thuyết phục ông ở lại Thanh Phong. Nhưng trong lúc Tần Minh ở lại, Lưu Đường và Vương Anh đã dùng mũ sắt, áo giáp, vũ khí và ngựa của Tần Minh, dẫn quân đến thành Thanh Châu tàn sát dân chúng, cắt đường trở về của Tần Minh, kết quả là gia đình Tần Minh bị Mộ Dung Ngạn Đạt giết hết, ông đành phải quay lại trại Thanh Phong. Mọi chuyện được tiết lộ, biết Tần Minh giận dữ, Yến Thuận và Trịnh Thiên Thọ lấy lời lẽ thuyết phục ông tha thứ cho Lưu Đường và Vương Anh, và hứa sẽ giúp ông trả thù Mộ Dung Ngạn Đạt.
Tần Minh theo lời Tống Giang, đến Thanh Phong thu phục Hoàng Tín về. Vương Anh lại bắt sống được vợ Lưu Cao, đưa bà về trại. Tống Giang lệnh cho bà ra, bắt bà nhận tội. Bà xin tha tội nhưng không được chấp nhận, bị Yến Thuận giết chết. Vương Anh nổi giận định đánh nhau với Yến Thuận nhưng Trịnh Thiên Thọ ra sức ngăn lại. Bị Tống Giang chỉ trích, Vương Anh mới thôi.
Gia nhập Lương Sơn Bạc.
Dẹp xong thù hận, Lưu Đường cho biết Tiều Cái ở Lương Sơn rất trọng dụng hảo hán và muốn mời toàn bộ các hảo hán Thanh Phong lên núi. Được sự đồng ý của Yến Thuận, Vương Anh và Trịnh Thiên Thọ thu xếp cùng lên Lương Sơn.
Sau khi chiêu an và tử trận.
Khi được triều đình chiêu an, đi đánh Phương Lạp ở Tuyên Châu, Trịnh Thiên Thọ bị tấm ván trên thành rơi xuống đè chết.
Trong Đãng Khấu Chí.
Tại hồi 55, Từ Hổ Lâm tương kế tựu kế, giả cách rút lui khỏi đầu quan, Trịnh Thiên Thọ đem quân đánh vào trong thành, bỗng đâu một tấm bảng nặng ngàn cân hạ xuống, Bạch Diện Lang Quân cả người và ngựa nát như tương. | 1 | null |
Tống Vạn "(宋万)" là nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết Thủy hử của tác giả Thi Nại Am.
Ngoại hình.
Tống Vạn thân hình to cao nên ông có biệt hiệu là Vân Lý Kim Cương (thần Kim Cương đường mây).
Xuất thân.
Tống Vạn là một trong 4 thành viên đầu tiên của Lương Sơn Bạc. Ông cùng với 2 người còn lại là Đỗ Thiên và Chu Quý hoạt động dưới sự chỉ huy của Vương Luân - chủ trại Lương Sơn. Khi ở Lương Sơn lập trại, Tống Vạn cùng các thành viên ngày ngày xuống núi cướp của cải của nhà giàu để hưởng thụ.
Sau này Lương Sơn hưng thịnh hơn, thu nạp được nhiều hảo hán khác, trong đó có Lâm Xung, Tiều Cái, Ngô Dụng. Nhưng khi có quá nhiều hảo hán cùng nương nhờ ở trại, chủ trại Vương Luân vì hẹp hòi keo kiệt nên không chịu cho nhóm Tiều Cái ở lại Lương Sơn. Điều này khiến Lâm Xung nổi giận, sau này ông giết chết Vương Luân. Tống Vạn không ngăn cản được Lâm Xung nhưng vẫn được Lâm Xung tha chết. Sau sự kiện đó, các hảo hán Lương Sơn tôn Tiều Cái lên làm chủ trại mới.
Sau cái chết của Tiều Cái.
Sau khi Tiều Cái chết trong trận chiến chống tướng ở Tăng Đầu thị, hảo hán Lương Sơn tôn Tống Giang lên làm chủ trại. Khi đó Lương Sơn đã tụ hội 108 đầu lĩnh, Tống Vạn là đầu lĩnh thứ 82.
Tử trận.
Tống Vạn theo Tống Công Minh và các đầu lĩnh khác tham gia đánh nước Liêu, bình định Điền Hổ, Vương Khánh và Phương Lạp. Trong chiến dịch chinh phạt Phương Lạp, Tống Vạn và Đỗ Thiên bị ngã ngựa và bị thương nặng rồi chết trong tàn quân.
Trong Đãng Khấu Chí.
Tại hồi 57, Vân Thiên Bưu cất quân đánh vào núi Thiên Trường, một mặt cử Cáp Lan Sinh, Cáp Vân Sinh đem quân người Hồi đánh chiếm núi Ngao Sơn. Tống Giang cử Sử Tiến, Đỗ Thiên, Tống Vạn đến đánh. Hai bên dàn trận, hôm đầu Sử Tiến đánh Cáp Lan Sinh hơn 30 hiệp không phân thắng bại. Hôm sau, Cáp Vân Sinh ra trận bị Sử Tiến đâm vào đùi, Lan Sinh liền ra ứng cứu, hai bên lại đánh nhau kịch liệt. Bên quân Hồi, Sa Chí Nhân, Miễn Dĩ Tín lao lên, bên này Đỗ Thiên, Tống Vạn cũng xuất mã. 6 tướng quần nhau, ngờ đâu Vân Sinh đã băng bó vết thương, đặt tên bắn lén, Tống Vạn ngã ngựa. Đỗ Thiên bị Miễn Dĩ Tín đâm chết. Sử Tiến bị ba tướng vây đánh và bị bắt sống | 1 | null |
Tống Thanh là một nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết "Thủy hử" của nhà văn Thi Nại Am. Ông là đầu lĩnh thứ 76 trong 108 đầu lĩnh Lương Sơn Bạc, biệt hiệu là Thiết Phiến Tử (tiếng Trung: 鐵扇子, tiếng Anh: Iron Fan, tiếng Việt: Tay quạt sắt), được sao Địa Tuấn Tinh (Hán ngữ: 地俊星, tiếng Anh: Handsome Star) chiếu mệnh.
Thân thế.
Tống Thanh (Tống Tứ Lang) là em trai của Tống Giang (tức Tống Công Minh).
Tống Giang được cứu ở Hàng Châu sợ cha và em bị tri phủ bắt bèn đem họ vào Tống phủ khi trời tối nhưng lại bị đô đầu truy đuổi. May mắn gặp Cửu Thiên Huyền Nữ và được cứu. Sau đó Tống Thanh được Ngô Dụng sai người đưa lên Lương Sơn. Tống Thanh làm nhiệm vụ coi yến tiệc ở Lương Sơn. Sau này triều đình chiêu an, Tống Thanh may mắn không tử trận trong chiến dịch Phương Lạp. Ông là người trông coi miếu tự của 108 anh hùng Lương Sơn Bạc và được phong Vũ Dịch Lang. | 1 | null |
Vương quốc Afghanistan (, "Dǝ Afġānistān wākmanān"; tiếng Dari: , "Pādešāhī-ye Afġānistān") là một nền quân chủ lập hiến ở miền nam Trung Á do vị vua đầu tiên Amanullah Khan thành lập vào năm 1926 để thay thế Tiểu vương quốc Ả Rập Hồi giáo Afghanistan, về sau bị người anh rể Mohammed Daoud Khan lật đổ vào năm 1973.
Bối cảnh.
Amanullah Khan rất quan tâm đến việc hiện đại hóa đất nước, kết quả là khiến cho lực lượng bảo thủ thỉnh thoảng gây ra các biến động xã hội. Khi ông đến thăm châu Âu vào năm 1927, thì trong nước lại xảy ra nổi loạn lần nữa. Ông đã thoái vị chỉ để nhằm ủng hộ người anh trai Inayatullah Khan lên ngôi trị vì trong ba ngày ngắn ngủi trước khi nhà lãnh đạo bộ tộc Habibullah Kalakani lên nắm quyền và phục hồi Tiểu vương quốc Ả Rập Hồi giáo.
Rồi sau 10 tháng, Bộ trưởng Bộ chiến tranh của Amanullah Khan đang lưu vong ở Ấn Độ là Mohammed Nadir đã quay trở về nước. Quân đội của ông do người Anh ủng hộ tràn vào cướp phá Kabul, buộc Habibullah Kalakani phải thảo luận về một thỏa thuận ngừng bắn. Tuy nhiên, quân đội của Mohammed Nadir đã tráo trở ra lệnh bắt giữ và xử tử Kalakani. Nhận thấy không còn thế lực dám chống đối mình, Mohammed Nadir bèn tái lập vương quốc và tự xưng là Vua Afghanistan vào tháng 10 năm 1929 rồi tiếp tục trở lại con đường cải cách của vị vua cuối cùng Amanullah Khan. Về sau con của Nadir lên kế vị là Mohammed Zahir Shah bắt đầu trị vì vào năm 1933 và kéo dài trong suốt 39 năm. Mohammed Zahir Shah là vị vua cuối cùng của Afghanistan về sau bị người anh rể Mohammed Daoud Khan lật đổ vào năm 1973 kết thúc hàng thế kỷ chế độ quân chủ cũ và thành lập một chính phủ cộng hòa Afghanistan. Chính phủ Afghanistan dưới sự lãnh đạo của Zahir Shah đã chủ động tìm kiếm mối quan hệ với thế giới bên ngoài, đặc biệt là với Liên Xô, Anh và Hoa Kỳ.
Ngày 27 tháng 9 năm 1934, dưới thời trị vì của Zahir Shah, Vương quốc Afghanistan đã chính thức gia nhập Hội Quốc Liên. Trong suốt Thế chiến II, Afghanistan chủ trương trung lập và theo đuổi một chính sách ngoại giao không liên kết. Mohammed Daoud Khan, Thủ tướng Afghanistan vào thời điểm đó đã cố gắng phát triển các ngành công nghiệp hiện đại và giáo dục trong nước với mục đích nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế. | 1 | null |
Đây là danh sách vua Hy Lạp, có nghĩa là vua của nhà nước Hy Lạp hiện đại. Chỉ mỗi Othon I mới thực sự được gọi là "Vua Hy Lạp" (). Người kế vị Georgios I được gọi là "Vua của người Hy Lạp" (Βασιλεύς τῶν Ἑλλήνων), cũng như tất cả các vị vua tương lai. Nhà Wittelsbach nắm giữ ngôi vua Hy Lạp từ năm 1832 đến năm 1862 thì chuyển sang Nhà Glücksburg. Rồi tới khi nền cộng hòa được thành lập và chế độ quân chủ bị bãi bỏ sau một cuộc trưng cầu dân ý năm 1973 do chính quyền quân sự cầm quyền tổ chức. Việc bãi bỏ chế độ quân chủ đã được tái khẳng định trong một cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1974, sau khi khôi phục nền dân chủ. Chế độ quân chủ cũng đã bị bãi bỏ trong thời Đệ nhị Cộng hoà Hy Lạp (1924-1935). | 1 | null |
UN Watch là một tổ chức phi chính phủ được thành lập vào năm 1993, đặt trụ sở tại Geneva, nhiệm vụ tự nêu ra là để giám sát hoạt động, và các biểu quyết của Liên Hợp Quốc với thước đo là tiêu chuẩn được ghi trong Hiến chương của Liên Hợp Quốc. Nó có vai trò cố vấn đặc biệt cho Hội đồng kinh tế và xã hội và cơ quan thông tin của Liên Hợp Quốc (United Nations Economic and Social Council) và (UN Department of Public Information). UN Watch có liên kết chặt chẽ với Ủy ban Người Hoa kỳ Gốc Do thái (American Jewish Committee).. Hiện thời chủ tịch của UN Watch là cựu đại sứ và đại diện đặc biệt của Hoa Kỳ tại Âu châu Alfred H. Moses, cũng là chủ tịch danh dự của Ủy ban Người Hoa kỳ Gốc Do thái. Giám đốc điều hành là ông Hillel Neuer. | 1 | null |
Ân Hiếu Tổ (chữ Hán: 殷孝祖, 415 – 466), người Trường Bình, Trần Quận , tướng lãnh nhà Lưu Tống trong lịch sử Trung Quốc.
Thân thế.
Họ Ân ở Trần Quận là đại tộc từ đời Hán, thủy tổ là Bắc Địa thái thú Ân Tục, nhưng cho đến các con của Ân Thức là Ân Tiện, Ân Dung cuối đời Tây Tấn mới bắt đầu hiển đạt, dự vào hàng ngũ sĩ tộc cấp cao. Ân Hạo – con trai của Ân Tiện – được xem là người họ Ân nổi tiếng nhất. Cháu nội Ân Dung là Ân Trọng Văn (nhà văn, con rể Hoàn Ôn), Ân Trọng Kham (thủ lĩnh quân phiệt) hoạt động cuối đời Đông Tấn; chắt nội là Ân Cảnh Nhân làm tể tướng thời Lưu Tống Văn đế. Những hậu duệ của Ân Bao (đồng thời với Ân Thức) có 6 anh em Ân Bất Hại nổi tiếng về đức nghĩa, học vấn; cháu nội Bất Hại là Ân Khai Sơn – khai quốc công thần nhà Đường.
Hiếu Tổ là chắt của Ân Tiện, ông cha đều không hiển đạt.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Hiếu Tổ thiếu thời phóng túng, ưa thích tửu sắc, có khí phách và tài năng. Cuối những năm Nguyên Gia (424 – 453), được nhiệm chức Phụng triều thỉnh, Viên ngoại tán kỵ thị lang. Hiếu Vũ đế thấy ông có tài quân sự, ban chức phấn vũ tướng quân, Tế Bắc thái thú. Vào triều làm Tích xạ tướng quân. Đầu những năm Đại Minh (457 – 464), quân Bắc Ngụy xâm phạm Thanh Châu, đế sai Hiếu Tổ cứu viện, chịu sự chỉ huy của thứ sử Nhan Sư Bá, nhiều lần thắng trận. Trở về được thụ Thái tử Lữ bôn trung lang tướng, gia Long tương tướng quân. Cánh Lăng vương Lưu Đản chiếm cứ Quảng Lăng nổi loạn, ông theo Thẩm Khánh Chi đánh dẹp, lại có chiến công, được thăng làm Phủ quân, Ninh sóc tướng quân, Nam Tế Âm thái thú dưới quyền Tây Dương vương Lưu Tử Thượng. Ra làm Hu Dị thái thú, tướng quân như cũ. Về triều làm Hổ bôn trung lang tướng, vẫn nhận chức Ninh sóc tướng quân, Dương Bình, Đông Bình 2 quận thái thú. Lại được thăng Tế Nam, Nam Quận 2 quận thái thú, tướng quân như cũ.
Năm Cảnh Hòa đầu tiên (465) thời Tiền Phế đế, giữ nguyên quân hiệu làm Đốc Duyện Châu chư quân sự, Duyện Châu thứ sử. Minh đế mới lên ngôi, nhiều nơi chống đối, cháu bên ngoại của Hiếu Tổ là Tư đồ tham quân Cát Tăng Thiều (người Dĩnh Xuyên) tiến cử ông, đế đồng ý. Bấy giờ Từ Châu thứ sử Tiết An Đô sai bọn Tiết Sách Nhi chẹn giữ đường lớn, Tăng Thiều theo lối nhỏ mới đến được, đề nghị Hiếu Tổ làm tiền khu cho Minh đế. Ông hỏi rõ tình hình, ngay hôm ấy bỏ lại vợ con, soái 2000 thủ hạ theo Tăng Thiều về kinh đô.
Khi ấy triều đình chỉ giữ được mỗi quận Đan Dương, không lâu sau huyện Vĩnh Thế lại nổi loạn. Phản quân ở Nghĩa Hưng áp sát Duyên Lăng, trong ngoại lo lắng, bàn nhau bỏ trốn. Hiếu Tổ chợt đến, binh lực không ít, đều là tráng sĩ, lòng người trấn định trở lại. Được tiến hiệu Quan quân, Giả tiết, Đốc tiền phong chư quân sự, sai đi Hổ Hạm, đánh dẹp Lưu Tử Huân. Xa trượng ngự dụng vốn có mũ giáp, ống tay bằng đồng của Gia Cát Lượng, nỏ sức bắn 25 thạch không xuyên qua, Minh đế ban cả cho ông. Hiếu Tổ cậy mình được tín nhiệm, đe nẹt chư tướng, còn muốn làm tội những người trong đài quân có thân nhân tham gia quân đội của Lưu Tử Huân. Vì thế lòng người rời rã, chẳng vui lòng đi theo ông. Được tiến Sứ trì tiết, Đô đốc Duyện Thanh Ký U 4 châu chư quân sự, Phủ quân tướng quân, thứ sử như cũ. Khi ấy phản quân chiếm cứ Giả Kỳ, Hiếu Tổ sắp tiến đánh, cùng chủ tướng Vương Huyền Mô từ biệt, tỏ ra rất đỗi bi thương, khiến mọi người kinh ngạc. Ngày 3 tháng 3 ÂL năm Thái Thủy thứ 2 (466), ông cùng phản quân giao chiến, thường đặt cờ trống bên cạnh mình, trong quân có người bàn rằng: "Ân thống quân sắp chết đến nơi rồi. Nay cùng giặc giao phong, mà bày cờ hiệu làm lộ vị trí, nếu những kẻ thiện xạ tập trung mà bắn, muốn không bị giết, có được không?" Hôm ấy, trong trận trúng tên mà chết, được 52 tuổi.
Được truy tặng Tán kỵ thường thị, Chinh bắc tướng quân, trì tiết, đô đốc như cũ; phong Tỷ Quy huyện hầu, thực ấp 1000 hộ. Năm thứ 4 (469), được truy cải phong Kiến An huyện, thụy là Trung hầu. Các con của Hiếu Tổ đều bị Tiết An Đô giết, nên triều đình lấy cháu họ là Tuệ Đạt kế phong. | 1 | null |
Yawalapiti là một bộ lạc ở lưu vực Amazon ở Brasil. Bộ lạc này sinh sống giữa rừng già thuộc vườn quốc gia Xingu, bang Mato Grosso, Brasil. Bộ lạc Yawalapiti dân bộ lạc sinh sống trong những ngôi nhà được xây bằng tre trúc, mái lợp bằng cỏ tranh phủ xuống tận nền nhà. Thức ăn chủ yếu của bộ lạc là cá. Ngay từ nhỏ, những cậu bé 6-7 tuổi đã bắt đầu tập luyện bắt cá bằng cung tên. Người Yawalapiti thường bắt cá trên sông Xingu và những kênh rạch trong vùng. Bộ lạc này có nhiều cách bắt cá khác nhau, trong đó có cách sử dụng chất độc tự nhiên từ cây Timbo để làm tê liệt đàn cá dưới nước. | 1 | null |
Trần Thừa Dung (chữ Hán: "陳承瑢", 1821-1856) là một thủ lĩnh quân sự cao cấp của chính quyền Thái Bình Thiên Quốc (1851-1864).
Cuộc đời và sự nghiệp.
Trần Thừa Dung, còn có tên là Trần Tác Dung ("陳作鎔"), người Quảng Tây, chú họ của Trần Ngọc Thành, một tướng lĩnh khác của Thái Bình Thiên quốc. Khi khởi nghĩa Kim Điền nổ ra năm 1848, ông cùng Trần Ngọc Thành (khi đó vẫn còn mang tên Trần Phôi Thành) đến đầu quân, tham gia cuộc chiến phản Thanh, dần trở thành thân tín của Đông vương Dương Tú Thanh, người nắm thực quyền quân chính của Thái Bình Thiên quốc.
Khi quân Thái Bình chiếm được Nam Kinh, ông được thăng phong làm Địa quan Phó thừa tướng, không lâu sau được thăng làm Thiên quan Chánh thừa tướng, đứng đầu 24 chức vị Thừa tướng, tương đương chức vụ Thủ tướng ngày nay. Năm 1854, được phong tước Hưng Quốc hầu, về sau đổi thành Tả Thiên hầu.
Tháng 8 năm 1855, ông phụng mệnh xuất kinh chỉ huy quân sự, cùng Yến vương Tần Nhật Cương tấn công quân Thanh tại Điền gia trấn. Chức vụ Thiên quan Chánh thừa tướng do Tăng Thủy Nguyên tiếp nhậm. Sau sự kiện Dương Tú Thanh giả thác Thượng đế nhập xác trách phạt Thiên vương Hồng Tú Toàn, do buông lời không tốt, ông bị Đông vương trách phạt. Từ đó Trần Thừa Dung nắm được mâu thuẫn Hồng - Dương, ngầm ngả theo phe Hồng Tú Toàn.
Năm 1856, ông mật báo Thiên vương Hồng Tú Toàn việc Đông vương Dương Tú Thanh mưu đồ soán vị thí quân, sau đó nhận mật lệnh của Thiên vương, cùng Bắc vương Vi Xương Huy, Yến vương Tần Nhật Cương giết Đông vương Dương Tú Thanh. Tuy nhiên, cả ba người đều mượn cớ này để tàn sát toàn bộ người của Đông vương phủ để trừ hậu hoạn, đồng thời ra tay diệt trừ những người không cùng phe cánh như Thiên quan Chánh thừa tướng Tăng Thủy Nguyên và Đông điện Lại bộ thượng thư Lý Thọ Xuân, làm nổ ra Sự biến Thiên kinh.
Đến lượt Bắc vương Vi Xương Huy lộng quyền, lấn át Thiên vương, bức ép Dực vương Thạch Đạt Khai trốn khỏi Thiên Kinh, sai Trần Thừa Dung cùng Tần Nhật Cương tàn sát Dực vương phủ. Tuy về sau, ông cùng Tần Nhật Cương nhận lệnh của Thiên vương giết chết Vi Xương Huy và bè đảng Bắc phương phủ, nhưng khi Thạch Đạt Khai hồi kinh và hặc tội ông cùng Yến vương hùa theo Bắc vương gây loạn, Thiên vương Hồng Tú Toàn đã cho xử tử cả ông lẫn Tần Nhật Cương. | 1 | null |
Tần Nhật Cương (chữ Hán: "秦日綱", 1821–1856), còn được viết là Tần Nhật Xương ("秦日昌"), là một thủ lĩnh quân sự cao cấp của chính quyền Thái Bình Thiên Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông gốc người Hẹ, từng giữ chức Đính Thiên hầu trong bộ máy nhà nước này. Về sau được Đông vương Dương Tú Thanh tiến cử với Thiên vương Hồng Tú Toàn nên năm 1854 ông được phong làm Yến vương nhưng theo như Bắc vương nói chuyện với ông thì đây là ý của Thiên vương, mặc dù Đông vương phản đối quyết liệt nhưng thấy không được nên đã quay sang lấy danh nghĩa tiến cử để lôi kéo ông thành bè phái. Nhưng sau này chính ông đã quay lưng với Đông vương Dương Tú Thanh vì xảy ra nhiều hiềm khích như vụ ông say rượu khi nói chuyện với Trần Thừa Dung mà nói Đông vương là kẻ hại nước sau này bị vũ nữ của Đông điện tâu lại, vụ đánh mã phu của ông đánh người Đông điện khiến ông phải chịu 200 gậy sát uy. Ông đã tạo phe cánh với Bắc vương Vi Xương Huy, Tả thiên hầu Trần Thừa Dung, nhạc phụ của Dực vương Thạch Đạt Khai là Vệ Quốc hầu Hoàng Ngọc Côn cùng một số người khác để chống lại Đông vương, sau trong sự kiện Thiên kinh chi biến ông đã có phần lật đổ Đông vương. Kế ngay sau đó ông lại theo lệnh Thiên vương diệt trừ Bắc vương, Thiên vương đã mượn danh nghĩa là tổ chức mừng thọ cho thân mẫu ông bảo ông mời Vi Xương Huy đến Yến vương phủ dạ tiệc vì ông lúc này đang thuộc phe cánh với Bắc vương rất dễ hành động. Ông còn cùng Trần Thừa Dung nhúng tay vào việc thảm sát gia quyến họ Vi lên tới hàng vạn người và còn bị Bắc vương ép chính tay giết gia quyến trong Dực vương phủ trước đó khiến ông kết thù với Dực vương. Cuối cùng ông bị Dực vương tố cáo trước mặt Thiên vương và yêu cầu giết ông và Trần Thừa Dung thì mới chịu về giúp Thiên Kinh. Ông bị giết và trừ tước sau khi chết vì có tội. Có tài liệu thì nói khi Bắc vương đến bao vây phủ Yến vương của ông thì ông đã chạy ra hỏi và bị giết ngay tại chỗ. | 1 | null |
Phân khoa đại học (tiếng Anh: "faculty"), gọi tắt là phân khoa, là một đơn vị thành viên của một viện đại học chuyên về một lĩnh vực học thuật hay một số các lĩnh vực liên quan với nhau. Như vậy, phân khoa tương đương với một trường đại học đơn ngành theo mô hình phân tán ngành học. Dưới phân khoa là các khoa (tiếng Anh: "department"; trước 1975 ở miền Nam Việt Nam gọi là "ban"). Ở một số viện đại học, dưới một số phân khoa còn có thể là "trường" ("school").
Ở Hoa Kỳ, những đơn vị thành viên như vậy thường được gọi là "college" (trường đại học), chẳng hạn "college of arts and sciences" (trường đại học khai phóng và khoa học), hay "school" (trường), chẳng hạn "school of business" (trường kinh doanh); nhưng cũng có thể dùng lẫn lộn, chẳng hạn Viện Đại học Harvard có "faculty of arts and sciences" (phân khoa khai phóng và khoa học) nhưng cũng có "school of law" (trường luật).
Thời Trung cổ, Viện Đại học Bologna, cơ sở giáo dục đại học được lấy làm hình mẫu cho hầu hết các viện đại học sau đó ở châu Âu, có bốn phân khoa đại học: Thần học, Luật, Y khoa, và Khai phóng. Phân khoa Khai phóng (Faculty of Arts) giảng dạy các ngành khai phóng (liberal arts). Con số các phân khoa ở các viện đại học hiện đại thường nhiều hơn, ngoài bốn phân khoa truyền thống vừa nói còn có phân khoa trong các lĩnh vực như kỹ thuật, nông nghiệp, v.v... | 1 | null |
Vieraella là một chi ếch tuyệt chủng từ kỷ Jura của Argentina, và là loài ếch thực sự lâu đời nhất được biết đến.
Mặc dù sống khoảng 200 triệu năm trước, giải phẫu "Vieraella" rất giống với ếch hiện đại. Ví dụ, hai chân sau của nó đã được điều chỉnh cho việc nhảy, và hộp sọ có dạng giống lưới tìm thấy ở các loài hiện đại. Nó là, tuy nhiên, một con ếch nhỏ bất thường, chiều dài chỉ 3 cm (1.2 in). Mặc dù những sinh vật giống ếch xưa hơn được biết đến, chẳng hạn như Triadobatrachus, nhưng chúng sở hữu nhiều đặc điểm nguyên thủy, và không thể là con ếch "thực sự". | 1 | null |
Valve Anti-Cheat (viết tắt là VAC) là một giải pháp giúp chống gian lận trong game được phát triển bởi Valve Corporation như một phần của nền tảng Steam, được phát hành lần đầu tiên năm 2002 cùng với trò chơi Counter-Strike. Cho đến tháng 7 năm 2014, người ta ước đoán có hơn 2,1 triệu tài khoản Steam đã bị trục xuất khỏi hệ thống và nó được sử dụng cho rất nhiều trò chơi phát hành trong Steam. Valve Anti-Cheat xuất hiện lần đầu trong Counter-Strike vào năm 2002.
Khi phần mềm VAC phát hiện sự gian lận trong máy của người chơi, nó sẽ trục xuất tài khoản đó vào một thời điểm trong tương lai, có thể là vài ngày hoặc nhiều tuần sau lần phát hiện ban đầu. VAC có thể đẩy người chơi thoát ra khỏi game nếu nó phát hiện có lỗi trong bộ nhớ RAM hay phần cứng. Không có bất kì thông tin gì được tiết lộ cho người chơi, kể cả thởi điểm hay loại gian lận bị phát hiện.
Lịch sử.
Vào năm 2001, Even Balance Inc, nhà phát triển của chương trình chống gian lận PunkBuster thiết kế cho Counter-Strike và bản mod của Half-Life ngừng hỗ trợ cho các trò chơi của Valve. Valve cũng đã từ chối lời mời của các doanh nghiệp về việc tích hợp trực tiếp công nghệ vào game của họ.
Valve bắt đầu làm việc cho một 'giải pháp dài hạn' cho vấn đề gian lận vào năm 2001. VAC được ra mắt lần đầu tiên cùng với "Counter-Strike" vào năm 2002, trong thời gian đầu hoạt động, VAC chỉ khóa người chơi trong vòng 24 giờ. Thời lượng khóa ngày càng được tăng lên theo thời gian, người chơi đã bị khóa trong vòng 1 và 5 năm, cho tới tận năm 2005 với sự ra mắt của VAC2, mọi hành vi gian lận đều bị khóa vĩnh viễn. VAC2 đã được công bố vào tháng 2 năm 2005, và bắt đầu công đoạn kiểm tra thử nghiệm vào tháng tới. Vào ngày 17 tháng 11 năm 2006, Valve công bố rằng "Công nghệ VAC mới" đã phát hiện hơn 10,000 hành vi gian lận chỉ trong vòng một tuần. | 1 | null |
Trong thời cổ đại, lễ mừng năm mới của Nhật Bản (tiếng Nhật: "shōgatsu" 正月 (Chính Nguyệt) hay là "oshōgatsu") cũng tương ứng với lễ mừng năm mới của Tết Trung Quốc, Tết Hàn Quốc và Tết Việt Nam theo âm lịch và theo ảnh hưởng Vòng văn hóa Đông Á. Kể từ năm 1873, Nhật Bản theo lịch Gregorian và năm mới là ngày đầu tiên của tháng Giêng dương lịch. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng nhất trong năm, được tổ chức trong nhiều thế kỷ và đã phát triển phong tục độc đáo của riêng mình.
Lịch sử.
Trước thời kỳ Minh Trị, ngày năm mới của Nhật Bản được dựa theo lịch âm của Việt Nam, cũng như những người Việt Nam đương đại, Hàn Quốc, và Trung Quốc. Tuy nhiên, vào năm 1873, năm năm sau khi Minh Trị Duy Tân, Nhật Bản đã thông qua lịch Gregorian và ngày đầu tiên của tháng đã chính thức trở thành ngày văn hóa năm mới ở Nhật Bản.
Món ăn truyền thống.
Người Nhật ăn một món ăn được lựa chọn trong các món ăn trong lễ kỉ niệm gọi là osechi-ryori (御 節 料理 hoặc お 節 料理?) thường được gọi là osechi
Chúc mừng.
Người Nhật cũng lì xì cho trẻ nhỏ với những phong bao đựng tiền, gọi là "otoshidama-bukuro" (お年玉袋?).
Ẩm thực.
Người Nhật thường dùng những món ăn đặc biệt trong ngày năm mới, được gọi là "Osechi". Trong đó, ngoài những thứ khác, còn có súp Miso với Mochi (bánh giầy), cá thu quấn trong rong biển Seetang ("Kombu, kobumaki"), cá xay nhuyễn ("Kamaboko"), khoai lang xay nhuyễn với hạt dẻ ("kurikinton") và đậu đen ngọt ("kuromame").
Tham khảo.
Lễ hội Oshogatsu tại Nhật Bản | 1 | null |
"Amor, Amor, Amor" (tạm dịch: "Tình yêu", tên tiếng Anh là "More and more Amor") là một bài hát được sáng tác bởi Gabriel Ruiz Galindo, một nhạc sĩ nổi tiếng người México. Lời nguyên thủy tiếng Tây Ban Nha do Ricardo López Méndez viết, còn lời tiếng Anh do Sunny Skylar viết. Bài hát được phát hành lần đầu tiên vào năm 1943.
Hai bản thu âm bán chạy nhất của bài hát tại Hoa Kỳ do Bing Crosby và Andy Russell thực hiện. Bản thu âm của Bing Crosby được phát hành bởi Decca Records với số danh mục là 18608. Nó xuất hiện lần đầu tiên trong bảng xếp hạng những bài hát bán chạy nhất của tạp chí "Billboard" vào ngày 29 tháng 6 năm 1944 và đứng vững trong bảng này suốt 7 tuần, với thứ hạng cao nhất là hạng 4. Mặt bên kia của đĩa thu âm là bài "Long Ago (and Far Away)" cũng đứng trong bảng xếp hạng này. Bản thu âm của Andy Russell được phát hành bởi Capitol Records với số danh mục 156. Nó nằm trong bảng xếp hạng của Billboard lần đầu vào ngày 25 tháng 5 năm 1944 và tồn tại trong bảng suốt 8 tuần, thứ hạng cao nhất là hạng 5.
Năm 1961, ca sĩ nhạc soul nổi tiếng Ben E. King thu âm bài hát này và nó xuất hiện trong album "Spanish Harlem". King cũng phát hành bài này dưới dạng bài hát đơn và nó đứng thứ 18 trong bảng xếp hạng 100 bài bán chạy nhất của Billboard. Bài hát này cũng đứng trong bảng 10 bài hát bán chạy nhất của "Hot R&B/Hip-Hop Songs".
Rod McKuen thu âm một phiên bản disco năm 1977.
Phiên bản nguyên thủy tiếng Tây Ban Nha được một số ca sĩ thu âm, như Julio Iglesias, Luis Miguel (bài mở đầu trong album "Mis Romances" năm 2001, xếp thứ 13 trong bảng xếp hạng "Hot Latin Songs" của Billboard), hay Helmut Lotti (trong album "Latino Love Songs").
Phiên bản tiếng Việt của bài hát do ca sĩ Tuấn Ngọc trình bày (xem). | 1 | null |
Thuật ngữ J-Core (コアJ), hay Japanese Hardcore (Hardcore Nhật Bản) được dùng để chỉ đến một biến thể của âm nhạc điện tử có nguồn gốc từ hardcore techno, đến từ Nhật Bản, có nhịp độ trong khoảng 160-250 BPM, trong khi phạm vi BPM thỉnh thoảng thay đổi tùy theo các thể loại liên quan. Khác với những thể loại trước, J-Core chủ yếu chịu ảnh hưởng mạnh của văn hóa Otaku. Hầu hết, người chơi Hardcore Nhật Bản có sử dụng các yếu tố như crossover thrash, thrash metal, anarcho-punk, horror punk, D-beat grindcore trong bản nhạc của họ.
Danh sách các nghệ sĩ/ ban nhạc chơi dòng nhạc này.
==Label nổi bật=
Một số ban nhạc và các nghệ sĩ như Sharpnel, M-dự án hoặc REDALiCE sản xuất âm nhạc của họ trong các sự kiện doujin như Comiket. Mỗi năm, kể từ những năm 2000, cảnh địa phương J-core được tổ chức trên khắp nước Nhật. Chick'ndom Maddest, Hardcore Tano * C là các nhãn danh nhân của các biến thể khác nhau của họ. Giống như hầu hết các nhãn Nhật Bản, họ bán sản phẩm của họ trực tuyến và ghi lại sưu tập mới nhất của họ sau khi kết thúc mỗi vòng 9. Nhãn Maddest Chick'ndom được nhiều cuộc phỏng vấn trên một tạp chí Nhật Bản gọi là Tạp chí cốt lõi Tháng 10 năm 2002 cho đến tháng 10 năm 2003 10. Các nhãn bị ảnh hưởng các trang web được điều hành bởi người sáng tạo của mình. Mặc dù một số được liệt kê như nhãn hoạt động thông qua các tour du lịch địa phương của họ, những người khác chỉ chuyên bán đĩa và MP3. | 1 | null |
Tem phiếu hay còn gọi là chế độ tem phiếu là các con tem hoặc giấy được chính phủ cấp cho phép người sở hữu được nhận thực phẩm hoặc các loại hàng hóa hoặc nhu yếu phẩm thiếu thốn trong thời chiến hoặc khi đang trong tình trạng khẩn cấp. Tem phiếu được cả hai phe sử dụng rộng rãi trong Thế chiến II khi chiến sự làm cho việc cung cấp hàng hóa bị gián đoạn. Hệ thống tem phiếu cũng được sử dụng sau khi chiến tranh kết thúc khi nền kinh tế của các bên tham chiến đang trong giai đoạn dần dần phục hồi. | 1 | null |
Máy gặt đập liên hợp là một loại máy được dùng để thu hoạch ngũ cốc. Gọi là "liên hợp" vì nó bao hàm các bộ phận đủ để thực hiện cùng lúc 3 chức năng: gặt, đập và sàng. Theo một công văn của UBND tỉnh Thái Bình, máy gặt đập liên hợp có 6 chức năng: vơ -> cắt -> chuyển -> đập -> làm sạch -> đóng bao. Nói cách khác, công đoạn gặt, đập và làm sạch sẽ được thực hiện ngay ở trên ruộng bởi cùng một loại máy. Các ngũ cốc có thể được gặt bởi máy này, ví dụ, bao gồm lúa mì, yến mạch, lúa mạch đen, đại mạch, ngô, đậu nành và lanh.
Máy gặt đập liên hợp được cho là một trong những phát minh quan trọng nhất về mặt kinh tế, giúp tiết kiệm nhân công và khiến xã hội chỉ cần một số nhỏ lao động để tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp. | 1 | null |
Chester William Nimitz GCB (24 tháng 2, 1885 – ngày 20 tháng 2, 1966) là một Thủy sư đô đốc của Hải quân Hoa Kỳ Ông giữ chức Tổng Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ (CinCPac) cho lực lượng hải quân Mỹ và Tổng tư lệnh khu vực Thái Bình Dương (CinCPOA), cho Mỹ và đồng minh không quân, lục quân, hải quân và các lực lượng trên biển trong chiến tranh thế giới thứ II.
Nimitz là chỉ huy hàng đầu của Hải quân Mỹ trên tàu ngầm, cũng như trưởng của Hải quân Cục Danh mục chính trong năm 1939. Ông là Tư lệnh Hải quân từ năm 1945 cho đến năm 1947. Ông là người Mỹ cuối cùng còn sống là Thủy sư đô đốc. | 1 | null |
Một ngày nghỉ lễ, ngày lễ quốc gia, ngày nghỉ công cộng hoặc kỳ nghỉ theo pháp luật là một ngày lễ chính thức của một quốc gia, thường được thông qua bởi Quốc hội, và thường là ngày nghỉ lễ có trả lương cho tất cả người lao động.
Các quốc gia và vùng lãnh thổ có chủ quyền thiết lập ngày lễ này dựa trên các sự kiện của ý nghĩa lịch sử của họ. Ví dụ, người Úc kỷ niệm Ngày Quốc khánh Úc. Ngày lễ thường là lễ kỷ niệm, như kỷ niệm một sự kiện lịch sử quan trọng, như ngày Quốc Khánh, hoặc có thể là một lễ kỷ niệm tôn giáo như lễ Giáng sinh, lễ Phật Đản. Ngày lễ có thể cố định trên một ngày cụ thể trong năm, được gắn với một ngày nhất định trong tuần trong một số tháng hoặc theo hệ thống lịch khác như âm lịch.
Các ngày lễ khác nhau tùy theo quốc gia và đôi khi không cố định mà thay đổi theo năm. Campuchia có hơn 20 ngày nghỉ lễ chính thức mỗi năm. Hồng Kông và Ai Cập có 16 ngày nghỉ lễ mỗi năm. Việt Nam hiện có 6 ngày nghĩ lễ chính thức. | 1 | null |
Titanis là loài chim ăn thịt không bay được đã tuyệt chủng thuộc họ Phorusrhacidae sinh sống tại Bắc Mỹ trong gian đoạn Blancan của kỷ Pliocene khoảng 1.8-4.9 triệu năm trước đây và tồn tại khoảng 3.1 triệu năm.Chúng cao khoảng 2.5 mét và nặng tầm 150 Kg.
Titanis được cho là có khả năng chạy tới 65 Km/giờ. | 1 | null |
Trong thuật ngữ sinh học, một loài điển hình là loài có tên được thành lập đầu tiên trong lịch sử bởi các nhà sinh học, nó là loài có đặc tính sinh học điển hình trong đơn vị phân loại. Một loài điển hình là một hệ thống khái niệm và thực tế được dùng trong phân loại sinh học và thuật ngữ về tên gọi của động vật và thực vật. Giá trị của "loài điển hình" nằm ở chỗ nó làm sáng tỏ ý nghĩa bởi một tên đặc trưng của chi. | 1 | null |
Flappy Bird (tạm dịch là "Chú chim vỗ cánh") là một trò chơi điện tử trên điện thoại do Nguyễn Hà Đông, một lập trình viên ở Hà Nội, Việt Nam phát triển, và do dotGEARS, một studio phát triển game quy mô nhỏ, hoạt động độc lập có trụ sở tại Việt Nam phát hành vào năm 2013. Trò chơi được trình bày theo phong cách side-scroller (phong cách game với các đối tượng được nhìn thấy ở mặt bên (side-view) và di chuyển từ cạnh trái sang cạnh phải của màn hình), trong đó người chơi điều khiển một chú chim, cố gắng vượt qua các hàng ống màu xanh lá cây mà không chạm vào chúng. Nguyễn Hà Đông tạo ra "Flappy Bird" trong vòng một vài ngày, sử dụng một nhân vật chú chim mà anh đã thiết kế cho một dự án trò chơi bị hủy bỏ vào năm 2012.
Ban đầu, "Flappy Bird" được phát hành vào tháng 5 năm 2013 trên hệ điều hành iOS 5, sau đó nâng cấp cho hệ máy iOS 6 vào tháng 9 năm 2013. Vào tháng 1 năm 2014, trò chơi bất ngờ trở nên nổi tiếng, đứng đầu bảng thể loạt miễn phí trên iOS App Store của Mỹ và Trung Quốc, sau đó là trên UK App Store khi nó được mệnh danh là "trò Angry Birds mới". Vào cuối tháng 1, "Flappy Bird" là ứng dụng được tải về nhiều nhất trên App Store cũng như trên Google Play.
"Flappy Bird" đã bị chỉ trích về mức độ khó của trò chơi, cũng như các cáo buộc về sao chép hình ảnh, âm thanh cũng như cách vận hành của một số trò chơi khác và tính gây nghiện của trò chơi này. Việc "Flappy Bird" bỗng nhiên nhảy vọt từ vị trí 1454 lên số 1 vào đầu năm 2014 chỉ trong vòng 26 ngày cũng gây nghi ngờ.
"Flappy Bird" đã bị gỡ xuống trên cửa hàng App Store và Google Play bởi chính tác giả vào ngày 10 tháng 2 năm 2014, do những tội lỗi của nó - mà như tác giả cảm thấy - là gây nghiện và bị lạm dụng quá mức. Độ nổi tiếng và việc gỡ xuống đột ngột của trò chơi khiến cộng đồng sôi sục, thậm chí những chiếc điện thoại đã cài sẵn "Flappy Bird" được rao bán trên mạng Internet với giá cao Các trò chơi tương tự "Flappy Bird" trở nên nổi tiếng trên iTunes App Store sau khi trò chơi này bị gỡ bỏ, và cả Apple và Google đã gỡ bỏ những trò chơi từ chợ ứng dụng vì lý do quá giống với nguyên tác. Trò chơi cũng đã được phân phối thông qua các kênh không chính thức trên nhiều nền tảng.
Tháng 8 năm 2014, một phiên bản chỉnh sửa của "Flappy Bird" mang tên "Flappy Birds Family" được phát hành độc quyển cho Amazon Fire TV. Bay Tek Games cũng cho ra mắt một phiên bản trò chơi hành động "Flappy Bird" thanh toán bằng tiền xu.
Mục tiêu.
Mục tiêu của trò chơi là điều khiển một chú chim bay qua những cái ống. Nếu chú chim chạm vào chướng ngại vật thì trò chơi sẽ kết thúc. Mỗi khi chú chim vượt qua một cặp ống thì người chơi nhận được một điểm. Nó sử dụng đồ họa tương tự như Super Mario Bros., với một hệ thống điều khiển vô cùng đơn giản.
Đón nhận.
"Huffington Post" gọi ứng dụng này là "một trò chơi điên rồ, khó chịu, khó nhằn và gây bực bội khi kết hợp một đường cong khó siêu dốc với đồ họa nhàm chán, xấu xí và chuyển động giật". Tuy nhiên, một đánh giá tích cực hơn đến từ Jenifer Whiteside của Amongtech.com, cho rằng nó có thể che mờ đi "Candy Crush Saga" với tư cách là tựa game phổ biến nhất 2014 vì tính gây nghiện của nó.
Độ khó của trò chơi thường gây ra sự tức giận cho người chơi, một trong số đó tuyên bố anh ta đã mất đến nửa giờ để giành được năm điểm. Phiên bản trên Android dễ chơi hơn một chút so với phiên bản trên iOS, theo người sáng tạo ra trò chơi. Flappy Bird cũng được mệnh danh là "Ma túy trên App Store".
IGN cho trò chơi này 5.4/10 điểm, nhận định rằng tuy nó gây nghiện nhưng cũng nông cạn, cực kỳ đơn điệu, thiếu sáng tạo, không có sự tiến triển, và chỉ là thứ để giết thời gian. Khung cảnh trong trò chơi được cho là giống Super Mario, còn nhân vật chính thì giống con cá một mắt hơn là chim. Người đánh giá Vince Ingenito cho rằng Flappy Bird có thể hút hồn người chơi, hoặc khiến họ nhấn lên màn hình vài cái rồi xóa đi trong vòng 2 phút. Một số người dùng IGN đã lên tiếng phản đối bài đánh giá của Vince Ingenito, bình luận rằng IGN không nên phí thời gian viết bài đánh giá "thứ rác rưởi" này.
Theo đánh giá của Patrick O'Rourke, biên tập viên chuyên về công nghệ và các trò chơi của Canada.com thì "Flappy Bird" là một trò chơi tồi tệ và thuộc loại dở nhất mà anh ta từng chơi.
Tranh cãi.
The Daily Telegraph đặt dấu hỏi về sự nổi tiếng bất thường của trò chơi, khi mà nó chẳng được chú ý gì trong nhiều tháng sau khi phát hành vào tháng 5 năm 2013, nhưng đến tháng 1 năm 2014 lại đột ngột nhảy từ vị trí số 1454 trong bảng (thống kê của GB Family) lên số 1 chỉ trong vòng 26 ngày (1 tháng 1 đến 27 tháng 1). Tờ Telegraph nghi ngờ tác giả đã tự tạo những lượt truy cập giả nhằm đẩy trò chơi của mình lên vị trí cao hơn trên bảng xếp hạng của các cửa hàng phần mềm. Nguyễn Hà Đông đã từ chối không bình luận về vấn đề này khi được hỏi.
Kotaku nhấn mạnh rằng chẳng có gì trong trò chơi này là nguyên bản, và cáo buộc Flappy Bird đã nhái Super Mario từ cảnh vật trong trò chơi, những ống cống màu xanh, đến tạo hình con chim.
Biên tập viên Patrick O'Rourke của Canada.com cáo buộc Flappy Bird đã bắt chước gần như giống hệt trò chơi tên Piou Piou vs. Cactus (được phát hành cho iOS và Android vào năm 2011). Một số trang tin của Pháp như 20 Minutes, Metronews cũng nghi ngờ Flappy Bird là "hàng nhái" bởi nó "giống đến mức kỳ lạ" Piou Piou vs. Cactus từ cách chơi (gõ gõ vào màn hình) đến tạo hình con chim (màu vàng với cái mỏ to màu đỏ), và các chướng ngại (màu xanh lá).
Kek, tác giả người Pháp của trò chơi Piou Piou vs. Cactus cũng đã lên tiếng về sự tương đồng quá lớn giữa hai trò chơi (Flappy Bird ra đời sau Piou Piou vs. Cactus khoảng 2 năm). Khi Kek liên hệ với Nguyễn Hà Đông thì Đông nói rằng "không hề biết gì về Piou Piou vs. Cactus". Pocket Gamer cho rằng có lẽ đủ chứng cứ để khẳng định Flappy Bird là game nhái, nhưng Kek nói anh ta sẽ không kiện ra tòa mà sẽ dùng số tiền và thời gian đi thưa kiện để đầu tư làm game mới thì hơn.
Bị "khai tử".
Vào lúc 2:09 sáng ngày 9 tháng 2 năm 2014, giờ Việt Nam, Nguyễn Hà Đông tuyên bố trên tài khoản Twitter của mình là ""trong 22 tiếng tới, tôi sẽ gỡ trò Flappy Bird xuống. Tôi không thể chịu đựng nổi nữa"." Trước đó Đông đã viết: ""Flappy Bird là một thành công của tôi. Nhưng nó cũng đã phá hoại cuộc sống đơn giản của tôi. Thế nên giờ đây, tôi rất ghét nó"."
Ngày 10/2/2014, Nguyễn Hà Đông gỡ Flappy Bird. Sau đó, Kotaku có bài xin lỗi cha đẻ Flappy Bird.
Trong một lá thư gửi cho tờ Wall Street Journal, người phát ngôn Yasuhiro Minagawa của Nintendo nhấn mạnh rằng hãng không có lời than phiền nào liên quan đến game Flappy Bird. Ông nói: “Mặc dù chúng tôi thường không bình luận gì về tin đồn và những nghi vấn, nhưng chúng tôi đã bác bỏ nghi ngờ này.” Trước đây có những thông tin không xác thực nói rằng Nintendo đang muốn kiện Flappy Bird vì sử dụng những hình ảnh tương tự như trò chơi nổi tiếng Super Mario Bros, và đó cũng là một trong những lý do khiến tác giả Nguyễn Hà Đông quyết định gỡ bỏ Flappy Bird ra khỏi các kho ứng dụng App Store cũng như Google Play.
Trong những dòng tweet, Đông chia sẻ rằng trò chơi này bị gỡ đơn giản là do nó “làm hỏng cuộc đời đơn giản” của anh và những áp lực từ báo chí, không phải vì vấn đề pháp lý hay bản quyền. Tuy nhiên theo dư luận đánh giá anh còn bị áp lực từ chính sự than phiền của phụ huynh game thủ, game khiến người chơi dễ nóng giận, ức chế đập phá máy và đồ đạc - tạo ra game là giúp người chơi thư giãn, bớt căng thẳng nhưng game này lại đem lại tiêu cực cho xã hội và cuộc sống của anh. Tuy nhiên không thể không công nhận trò chơi của anh đã tạo cảm hứng cho rất nhiều studio game độc lập phát triển mạnh mẽ sau khi thấy được sự thành công vang dội và khoản thu nhập khổng lồ do game đem lại. Hà Đông cũng khẳng định không bán game của mình cho bất kì công ty nào.
Khởi động lại.
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với tờ "Rolling Stone", Nguyễn Hà Đông cho biết anh đang cân nhắc đến việc đưa Flappy Bird trở lại. Anh đã hồi sinh trò chơi "Flappy Bird" nhưng với tên gọi là "Flappy Birds Family" và thay vì xuất hiện trên nền tảng di động như trước, giờ đây game này chỉ có trên Amazon Fire TV. | 1 | null |
"Of the Night" là một bài hát của ban nhạc alternative rock Anh, Bastille, phát hành vào ngày 11 tháng 10 năm 2013 như đĩa đơn từ All This Bad Blood (2013), một album tái phát hành của album phòng thu đầu tay của họ, Bad Blood (2013). Bài hát đứng vị trí số hai trên UK Singles Chart, và vào bảng xếp hạng ở một số nước khác. "Of the Night" là một hỗn hợp của hai bài hát dance hit những năm 1990, hit 1993 "The Rhythm of the Night" của ban nhạc Eurodance Ý Corona và hit 1992 "Rhythm Is a Dancer" của ban nhạc Eurodance Đức Snap!.
Video âm nhạc.
Một video âm nhạc chính thức quảng bá bài hát đã được phát hành trên YouTube vào ngày 09 tháng 10 năm 2013. Nó được đạo diễn bởi Dave Ma (người trước đây đã làm việc với Foals, Ghostpoet và Delphic) và ngôi sao diễn viên người Mỹ James Russo (Once Upon a Time in America, Django Unchained) như nhân vật chính, một thám tử đến thăm một vài cảnh tội phạm với xác chết, video cho thấy xác chết hát, cuối cùng trong số đó là thám tử tự chảy máu từ ruột sau khi có lẽ bắn hoặc bị đâm. Mike Wass của Idolator gọi video là "có thể là video thất vọng nhất của năm".
Danh sách bài hát.
Limited 10" vinyl release.
On ngày 18 tháng 11 năm 2013, "Of the Night" was released in a 10" vinyl format, in a limited edition of 1000 copies. | 1 | null |
Philip Seymour Hoffman (23 tháng 7 năm 1967 – 2 tháng 2 năm 2014) là một diễn viên điện ảnh Mỹ. Anh đã đoạt giải Oscar cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất trong phi Capote năm 2006. Anh cũng từng ba lần được đề cử giải Oscar cho nam diễn viên phụ xuất sắc nhất trong các phim "Charlie Wilson's War" (2007), "Doubt" (2008), và "The Master" (2012). Trước khi mất, Philip Seymour Hoffman tham gia vào bộ phim ' và hoàn tất quá trình quay của phần tiếp theo, '.
Tiểu sử.
Hoffman sinh năm 1967 tại Thành phố New York. Năm 1987, anh tốt nghiệp đại học New York, chuyên ngành nghệ thuật kịch.
Năm 1991, Hoffman khởi nghiệp điện ảnh và sau đó, anh để lại nhiều ấn tượng với các vai diễn trong các phim: Nobody’s Fool (1994), Twister (1996), The Big Lebowski (1998), Happiness (1998) hay Boogie Nights (1997), Long Day’s Journey Into Night (2003), True West (2000), Death of a Salesman (2012).
Hoffman nổi tiếng với những vai phụ song đỉnh cao trong sự nghiệp của anh là vai diễn trong phim Capote. Bộ phim trên đã đem lại cho Hoffman giải Oscar nam diễn viên chính xuất sắc nhất vào năm 2006.
Anh bị mắc chứng nghiện rượu và nghiện ma túy. Ngày 2 tháng 2 năm 2014, bạn anh là David Bar Katz phát hiện anh chết trong phòng tắm của căn hộ văn phòng West Village, Manhattan. Theo Cảnh sát Thành phố New York, cái chết của anh rõ ràng là do sử dụng ma túy quá liều. Các nhân viên điều tra phát hiện số lượng lớn heroin và một số thuốc kê toa trong căn hộ của anh. | 1 | null |
Li Na đánh bại Dominika Cibulková trong trận chung kết, 7–6(7–3), 6–0 để giành chức vô địch Đơn nữ tại Giải quần vợt Úc Mở rộng 2014. Li trở thành tay vợt châu Á đầu tiên vô địch Asian Giải quần vợt Úc Mở rộng và tay vợt nữ thứ 6 giành chức vô địch sau khi cứu được một match point (ở vòng ba trước Lucie Šafářová).
Victoria Azarenka là hai lần đương kim vô địch, tuy nhiên bị đánh bại bởi Agnieszka Radwańska ở tứ kết, vì vậy kết thúc chuỗi 18 trận thắng liên tiếp tại Giải quần vợt Úc Mở rộng.
Với việc giành chiến thắng ở vòng ba, hạt giống số 1 Serena Williams phá vỡ kỉ lục 60 trận thắng tại Giải quần vợt Úc Mở rộng của Margaret Court.
Eugenie Bouchard trở thành tay vợt người Canada đầu tiên vào đến bán kết của một giải Grand Slam kể từ Carling Bassett-Seguso tại Giải quần vợt Mỹ Mở rộng 1984. Đây là mùa giải Grand Slam thứ tư của cô ở đội hình chính (lần đầu tiên được xếp hạt giống).
Hạt giống.
Serena Williams "(Vòng 4)
Victoria Azarenka "(Tứ kết)
Maria Sharapova "(Vòng 4)
Lý Na (Vô địch)
Agnieszka Radwańska "(Bán kết)
Petra Kvitová "(Vòng 1)
Sara Errani "(Vòng 1)
Jelena Janković "(Vòng 4)
Angelique Kerber "(Vòng 4)
Caroline Wozniacki "(Vòng 3)
Simona Halep "(Tứ kết)
Roberta Vinci "(Vòng 1)
Sloane Stephens "(Vòng 4)
Ana Ivanovic "(Tứ kết)
Sabine Lisicki "(Vòng 2)
Carla Suárez Navarro "(Vòng 3)
Samantha Stosur "(Vòng 3)
Kirsten Flipkens "(Vòng 2)
Svetlana Kuznetsova "(Vòng 1)
Dominika Cibulková "(Chung kết)
Sorana Cîrstea "(Vòng 1)
Ekaterina Makarova "(Vòng 4)
Elena Vesnina "(Vòng 1)
Kaia Kanepi "(Vòng 1)
Alizé Cornet "(Vòng 3)
Lucie Šafářová "(Vòng 3)
Jamie Hampton "(Rút lui khỏi giải đấu do chấn thương)
Flavia Pennetta "(Tứ kết)
Anastasia Pavlyuchenkova "(Vòng 3)
Eugenie Bouchard "(Bán kết)
Daniela Hantuchová "(Vòng 3)
Magdaléna Rybáriková "(Vòng 2)
Bojana Jovanovski "(Vòng 2) | 1 | null |
Phàn Thụy (chữ Hán: 樊瑞; bính âm: "Fán Ruì"), ngoại hiệu Hỗn Thế Ma Vương (chữ Hán: 混世魔王; tiếng Anh: Demon King of Chaos; tiếng Việt: Ma Vương Càn Quấy) là một nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết văn học cổ điển Trung Hoa Thủy Hử. Phàn Thụy xếp thứ 61 trong 108 vị đầu lĩnh Lương Sơn Bạc và xếp thứ 25 trong 72 vị sao Địa Sát, được sao Địa Khôi Tinh (chữ Hán: 地魁星; tiếng Anh: Leader Star) chiếu mệnh.
Xuất thân.
Vốn xuất thân thảo khấu tại núi Mang Đãng (芒碭山 thuộc huyện Bái, Từ Châu), Phàn Thụy chuyên sử dụng Lưu Tinh Đồng Chùy (chữ Hán: ; tiếng Anh: mace) và Hỗn Thế Ma Vương Bảo Kiếm. Thủy Hử mô tả Phàn Thụy là người có thể điều khiển thời tiết và ma quỷ. Phàn Thụy là một trong 3 đầu đảng (cùng Lý Cổn, Hạng Sung) thảo khấu ở núi Mang Đãng, dưới trướng có hơn 3000 người ngựa.
Gia nhập Lương Sơn Bạc.
Phàn Thụy, Lý Cổn và Hạng Sung ban đầu định đến đánh và chiếm Lương Sơn Bạc, do đó Tống Giang và Tiều Cái quyết định đánh núi Mang Đãng. Sử Tiến, Chu Vũ, Trần Đạt và Dương Xuân đem quân đi đầu, tuy nhiên bị đánh tan tác và chạy thoát thân.
Hôm sau, Công Tôn Thắng đề nghị Phàn Thụy phá trận Bát Quái của mình. Phàn Thụy sử dụng pháp thuật làm trời tối đen, hô mưa gọi gió làm quân Lương Sơn rối loạn, sau đó sai Lý Cổn, Hạng Sung đem 500 quân phá trận, song cả hai người đều bị bắt. Công Tôn Thắng đánh bại Phàn Thụy trong một trận chiến phép thuật. Phàn Thụy chạy thoát.
Tống Công Minh đối đãi tử tế với Lý Cổn, Hạng Sung và thuyết phục hai người gia nhập Lương Sơn Bạc. Lý Cổn, Hạng Sung sau đó quay về núi Mang Đãng thuyết phục Phàn Thụy đi cùng họ, Phàn Thụy ưng thuận và trở thành học trò của Công Tôn Thắng.
Chức vụ.
Khi phân định ngôi thứ ở Lương Sơn Bạc, Phàn Thụy xếp thứ 61 trong 108 vị đầu lĩnh Lương Sơn Bạc và xếp thứ 25 trong 72 vị sao Địa Sát, chức Bộ Quân Tướng Hiệu (步军将校), là một trong các đầu lĩnh chỉ huy bộ binh quân Lương Sơn Bạc.
Sau khi chiêu an và vân du.
Sau khi nhận chiêu an, Phàn Thụy cùng các đầu lĩnh Lương Sơn Bạc tham gia các chiến dịch bình quân Liêu, các lực lượng khác chống đối triều đình nhà Tống và trong chiến dịch bình Phương Lạp.
Là một trong số ít các đầu lĩnh Lương Sơn Bạc sống sót trở về từ chiến dịch bình Phương Lạp, Phàn Thụy đã không về kinh để nhận thưởng mà đã cùng Chu Vũ theo Công Tôn Thắng biệt tích vân du, học đạo thần tiên.
Trong Đãng Khấu Chí.
Tại hồi 65, Công Tôn Thắng cùng Phàn Thụy, Chu Đồng và Lôi Hoành trấn giữ Tam quan. Trương Thúc Dạ lệnh cho Trần Hy Chân đấu phép với Công Tôn Thắng. Trần Tử Đạo lập đàn dùng Càn Nguyên kính bắt hồn Nhập Vân Long. Công Tôn Thắng thấy tinh thần hoảng loạn, bèn dùng phép nội quan của La Chân nhân định lại nguyên thần, sau lại đọc chú triệu hồi thần tướng, bảo vệ. Bỗng nhiên các thần tướng nói: "chúng ta phụng pháp chỉ đến đây bảo vệ người, nhưng Cửu Thiên Huyền Nữ trách chúng ta bỏ thuận giúp nghịch, đòi trị tội. Nay đanh phải bỏ thầy mà đi thôi". Công Tôn Thắng thất kinh đang muốn đọc thần chú thì bất giác thần hồn bay mất, Công Tôn Thắng lạnh cứng trên giường. Quân lính tam quan biết tin thì rối loạn. Quân triều đình tràn lên cửa quan. Chu, Lôi liều chết không lui. Chu Đồng bị Đặng Tông Bật và Thân Tòng Trung vây công, chống không nổi bị chém vào chân và bị bắt sống. Lôi Hoành không cự được với Trương Ứng Lôi và Đào Chấn Đình, bị bắt sống. Tam Quan đã vỡ, quân triều đình toàn thắng. Phạm Thành Long vào trướng trói Công Tôn Thắng lại. Phàn Thụy định dùng phép thì bị Hy Chân trấn định, rồi bắt sống. | 1 | null |
SECHSKIES hay 6KIES (Tiếng Triều Tiên: 젝스키스; được phát âm là Giéc-sư Ki-sư) là nhóm nhạc nam Hàn Quốc nổi tiếng khoảng cuối thập niên 1990 được thành lập bởi Daesung Entertainment. Tên nhóm "Sechs Kies" có nguồn gốc từ tiếng Đức nghĩa là "sáu viên sỏi" tượng trưng cho 6 thành viên. Là một nhóm nhạc phổ biến và được nhớ tới trong lòng người hâm mộ với cái tên ngắn gọn hơn là "Jekki". Fandom của nhóm có tên chính thức là YellowKies, màu chính thức là màu vàng.
SechsKies ra mắt vào ngày 15 tháng 4 năm 1997 và tan rã vào ngày 20 tháng 5 năm 2000, đã trình diễn "Bye" và "Remember Me" cho lần xuất hiện cuối cùng tại Dream Concert. Nhóm đã tổ chức một buổi hòa nhạc tái hợp vào năm 2016 do đề xuất của Infinite Challenge. Vào ngày 11 tháng 5 năm 2016, YG Entertainment chính thức thông báo rằng họ đã chính thức ký hợp đồng với Sechskies (Eun Jiwon, Lee Jaijin, Kim Jaeduck, và Jang Suwon). Và thành viên Kang Sung Hoon đã rời nhóm do vướng vào một vụ bê bối đột nhập vào nhà quản lý cũ.
Hình thành.
Eun Ji-won đã được chiêu mộ bởi DSP khi đang du học ở Hawaii, cùng với người bạn Kang Sung-hoon trong một hộp đêm. Công ty đã lên kế hoạch để ra mắt Eun Ji-won và Kang Sung-hoon như một bộ đôi hip-hop, nhưng với sự thành công của nhóm nhạc thần tượng nam H.O.T. thuộc S.M Entertainment, công ty đã quyết định thay đổi để ra mắt một nhóm nhạc thần tượng nam với sáu thành viên.
Kim Jae-duc và Lee Jae-jin vào thời điểm đó là thành viên của một nhóm nhảy gọi là "Quicksilver" ở thành phố quê của họ là Busan và đã gửi một băng thử giọng tới Daesung Entertainment. Jang Su-won đã được tuyển chọn trong một cuộc thi thử giọng mở, và cuối cùng, Ko Ji-yong, một người bạn thời thơ ấu của Sung-hoon, được chọn là thành viên cuối cùng của SechsKies. Nhóm được chia thành hai nhóm với tên gọi khác nhau. "Black Kies" gồm Eun Ji-won, Lee jae-jin, Kim Jae-duc. "White Kies" gồm Kang Sung-hoon, Jang Su-won, Ko Ji-yong.
Ngày 1 tháng 6 năm 2016, SechsKies là khách mời trên Radio Star. Kang Sunghoon đã nói rằng anh tự tay gom tất cả thành viên Sechskies với nhau.
Sự nghiệp.
1997: Debut.
SechsKies ra mắt vào ngày 15 tháng 4 năm 1997 trên KMTV Music Tank. Vào tháng Bảy, nhóm cho ra đĩa đơn đầu tiên của họ, "School Song (학원 별곡)". Album đầu tay của họ "학원 별곡," đặt theo tên của ca khúc chủ đề, được phát hành vào ngày 15 tháng 5 năm 1997. Trong tháng Bảy, nhóm quảng bá với đĩa đơn "The Way This Guy Lives" cho đến hết mùa hè năm 1997.
Ngay sau đó, SechsKies đã trở lại nhiều dự đoán của họ trong tháng 10 năm 1997 trên KMTV 's "Recharge 100% Show" và đã bắt đầu hoạt động quảng bá cho album thứ hai của họ. Album thứ hai của họ mang tên ""Welcome to the Sechskies Land"," một album gồm 20 ca khúc định dạng như một công viên giải trí hư cấu được gọi là "Vùng đất Sechskies", được phát hành vào ngày 15 tháng 11 năm 1997. Họ nhanh chóng bắt đầu quảng bá ca khúc chủ đề của album "Chivalry (기사 도)" trên các chương trình âm nhạc khác nhau, trong đó nhóm đã giành được hạng nhất trên SBS Inkigayo vào ngày 07 tháng 12 năm 1997.
SechsKies nhanh chóng được công nhận là tân binh của năm và đã được trao nhiều giải thưởng âm nhạc tại các lễ trao giải. Trong tháng mười hai, họ đã đạt được giải Bonsang của SBS Music Awards, Nghệ sĩ mới tại KMTV Korean Music Awards, và giải Bonsang KBS Golden Disk Awards.
Vào ngày 21 tháng 12 năm 1997, SechsKies tổ chức buổi hòa nhạc đầu tiên của họ tại Seoul tại Trung tâm Sejong, vé đã được báo là bán hết trong vòng 5 giờ.
1998: Trở nên phổ biến, Phim điện ảnh "Seventeen", album "Roadfighter".
Cộng đồng hâm mộ SechsKies phát triển nhanh chóng vào mùa xuân năm 1998. Sau khi kết thúc quảng bá album thứ hai vào tháng 2, họ bắt đầu một chuỗi hòa nhạc mùa xuân trên toàn quốc, trong đó có buổi biểu diễn tại Busan, Ulsan, Gwangju, và Daegu.
SechsKies đóng vai chính trong vở nhạc kịch của trẻ em, "Alibata và 40 Thieves" cùng với ca sĩ Jinjoo. Vở nhạc kịch kéo dài từ 25/4 - 5/5 năm 1998 tại Trung tâm Sejong.
SechsKies bắt đầu quảng bá cho album thứ ba của họ, trở lại với "Crying Game" trên SBS Inkigayo vào ngày 12 tháng 7 năm 1998. SechsKies phát hành album thứ ba của họ "ROADFIGHTER" vào ngày 15 tháng 7 năm 1998, album là sự pha trộn giữa hip-hop và nhạc điện tử, trưởng nhóm Eun Ji-won đã tham gia sản xuất album.
Ngày 17 tháng 7 năm 1998, bộ phim riêng của SechsKies - "Seventeen" - đã được phát hành trên toàn quốc và nhóm tổ chức sự kiện ký tên với người hâm mộ để quảng bá phát hành ra mắt bộ phim.
Vào ngày 13 và 20 tháng 9, SechsKies giành được hai chiến thắng liên tiếp cho ca khúc chủ đề "Roadfighter" trên SBS Inkigayo. Họ cũng đã dành cho vị trí số 1 trên SBS Inkigayo cho lượt theo dõi "Reckless Love (무모한 사랑)" trong tháng Mười.
Trên 31 tháng 10 năm 1998, SechsKies phát hành một album nhạc phim "Seventeen" tiêu đề "Special Album" (Album đặc biệt)"," mà sau này được gọi là album 3,5 của nhóm. Bắt đầu chương trình quảng bá cho "Album đặc biệt" trên KBS Music Bank, quảng bá hai bài hát trong album, "Couple" và "As I Let You Go (너를 보내며)". Sách ảnh đặc biệt dành cho người hâm mộ cũng được phát hành cùng với album trong tháng mười một.
SechsKies đã thu về nhiều giải thưởng cuối năm, bao gồm cả giải thưởng âm nhạc Hàn Quốc KMTV Bonsang Award, giải Bonsang của SBS Music Awards,và Bonsang của Golden Disk Awards.
1999: Com'Back.
SechsKies dành nhiều thời gian của tháng 1 năm 1999, tổ chức các buổi hòa nhạc trên khắp Hàn Quốc. Bắt đầu từ ngày 04 tháng 1 năm 1999 trong Mokpo Gongyun và kết thúc vào ngày 21 tháng 1 năm 1999 tại Daegu. SechsKies bây giờ là một huyền thoại sống trong ngành công nghiệp, phá vỡ những rào cản của các thể loại âm nhạc khác nhau, chứng minh rằng âm nhạc Hàn Quốc có nhiều hơn so với nhạc trot truyền thống, buộc chúng tôi phải lắng nghe.
Trên 05 Tháng 4 năm 1999 SechsKies phát hành video hòa nhạc đầu tiên của họ, ghi lại buổi hòa nhạc lớn nhất của họ cho đến nay, Concert Seoul vào ngày 25/2/1999. Họ cũng phát hành một video hòa nhạc vào ngày 10 tháng 4 năm 1999. Họ đã biểu diễn một bài hát được hát bởi Kang Sung-hoon được gọi là "My Love" từ album này. Trên 18 tháng 4 năm 1999, SechsKies đã tổ chức một cuộc gặp đặc biệt cho câu lạc bộ người hâm mộ chính thức vào kỉ niệm hai năm thành lập.
Sau khi buổi hòa nhạc của họ đã kết thúc, SechsKies trở lại phòng thu để tạo ra album thứ tư của họ. Phát hành vào đầu tháng 9 năm 1999, SechsKies thực hiện một bài hát phù hợp với tựa đề "Com'Back", "Yeh Gam," và "Dae Ro Mum Chu". So với tác phẩm trước đây của họ, album này có đầu tư vào nhiều hơn từ các thành viên của nhóm, một số trong số họ viết và sản xuất bài hát. Nhóm đã không ở lại trong ánh đèn sân khấu trong thời gian dài sau khi phát hành album thứ tư, do sắp xảy ra sự tan rã của họ.
2000: Tan rã.
Ngày 18 tháng 5 năm 2000 vào lúc 2:00 chiều, SechsKies đã tổ chức một cuộc họp báo đột ngột công bố sự tan rã chính thức của nhóm. Mặc dù xảy ra giữa những tin đồn trước đây, chẳng hạn như hành vi sai trái của công ty họ, việc họ chia tay nhau vẫn đột ngột và bất ngờ đối với nhiều người hâm mộ. Tình hình của họ đã được giải thích trong ít chi tiết tại buổi họp báo, một vài thành viên đã rơi nước mắt. Gần một thập kỷ sau khi chia tay SechsKies, nhóm trưởng Eun Ji-won thú nhận trên đài KBS trong chương trình "100 Points out of 100" rằng các thành viên đã đồng ý chung về việc giải tán nhóm nhạc ở đỉnh cao sự nghiệp sẽ là tốt nhất, trong khi "mọi người vẫn vỗ tay cho họ ".
SechsKies biểu diễn lần cuối cùng trước công chúng tại Dream Concert 2000 vào ngày 20 Tháng 5 năm 2000, với hai bài hát "Will you remember? (기억해 줄래) " và "Goodbye". Vào ngày 28 tháng 5 năm 2000, phát hành cuối cùng của họ, "BLUE NOTE," " Best Of " biên soạn, được phát hành. Trong tháng 8 năm đó, các thành viên của SechsKies tự phát hành một ca khúc cuối cùng và video âm nhạc mang tên "Thanks" cho người hâm mộ của họ, mà đã được tải lên trực tuyến.
Hoạt động cá nhân.
Eun Ji-won bắt đầu sự nghiệp solo của mình như là một rapper ngay sau khi chia tay SechsKies, và từ đó đã phát hành một số album. Kang Sung-hoon cũng theo đuổi sự nghiệp solo trong âm nhạc ballad. Kim Jae-duc và Jang Su-won tạo thành một bộ đôi được gọi là J-Walk, và vào năm 2004, một thời gian ngắn hợp tác với Click-B, cựu đồng nghiệp cùng hãng dưới DSP để tạo thành JNC. Lee Jae-jin cũng phát hành ba album solo, sau đó quyết định rời khỏi làng giải trí sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự bắt buộc của mình. Ko Ji -yong đã bước đầu bày tỏ quan tâm trong việc theo đuổi sự nghiệp diễn xuất, nhưng sau sự tan rã của nhóm, anh rời Hàn Quốc để đi du học tại Hoa Kỳ.
2000 - 2015.
Trong số tất cả các thành viên SechsKies, Eun Ji-won hiện là tích cực nhất trong làng giải trí, với một sự nghiệp tương đối thành công xuất hiện trên chương trình truyền hình khác nhau, đáng chú ý nhất trên Season 1 của 1 Night 2 Days. Bên cạnh sự nghiệp rap solo của mình, trong năm 2011, anh cũng bắt đầu nhóm bộ ba dự án, Clover, cùng với rapper, Mr.Tyfoon và nữ ca sĩ & rapper, Gilme. Trong năm 2010, Ji-won kết hôn với bạn học thời trung học của mình, người mà anh ấy gặp vào năm 1994 trong khi học tập tại Hawaii. Cặp vợ chồng đã ly dị sau 2 năm kết hôn vào tháng 8 năm 2012.
Kim Jae-duc gần đây đã trở lại ánh đèn sân khấu và đã được giới thiệu trên chương trình truyền hình khác nhau cùng với bạn bè - cựu đối thủ công nghiệp - Tony An của H.O.T. Cả hai kết bạn với nhau trong khi phục vụ trong quân đội trong năm 2008. Hiện nay, Kim xuất hiện trên chương trình thực tế của đài KBS2 "Thế giới là ngon" với Tony An, trong đó họ đi du lịch đến các quốc gia khác nhau, học hỏi về lịch sử thực phẩm giàu tương ứng của đất nước và văn hóa.
Vào tháng 1 năm 2013, với sự giúp đỡ của em rể Yang Hyun Suk, Lee Jae-jin đã mở một vị trí nhượng quyền thương mại của nhà hàng chuỗi phản ứng tổng hợp phổ biến" Thực phẩm Trường" tại huyện Hongdae của Seoul. [7]
Sau khi biến mất khỏi ánh đèn sân khấu trong nhiều năm trong khi đang du học tại các nước Mỹ, Ko Ji-yong trở về Hàn Quốc và đang làm việc trong một công ty lớn. Kể từ khi trở về Hàn Quốc và những tin đồn gần đây của một cuộc hôn nhân, một vài nỗ lực đã được thực hiện bởi cả người hâm mộ cũ và phương tiện truyền thông để liên lạc với Ko, nhưng sự từ chối lịch sự của anh đã cho thấy rất rõ ràng rằng ông không còn muốn có bất kỳ sự xuất hiện nào trong thế giới giải trí.
Jang Su-won đã trở về từ nghĩa vụ quân sự vào cuối năm 2011. Hiện nay, Jang và Kim Jae-duc đang chuẩn bị cho bộ đôi J-Walk trở lại.
2016: Trở lại trên chương trình tạp kỹ cùng nhau.
Vào ngày 14 tháng 4, sau gần 16 năm tan rã, SechsKies đã tổ chức một buổi hòa nhạc tái hợp tại sân vận động Seoul World Cup (còn gọi là sân vận động Sangam). Ý tưởng về một buổi hòa nhạc tái hợp được khởi xướng và tổ chức bởi chương trình "Infinity Challenge" - một chương trình truyền hình nổi tiếng của Hàn Quốc (Tập 476 - 477 - 478). Vài tháng trước buổi hòa nhạc, đội ngũ chương trình đã gặp gỡ các thành viên của SechsKies và đưa ra đề nghị về buổi hòa nhạc tái hợp. Sau đó, năm trong số sáu thành viên đồng ý và bắt đầu chuẩn bị buổi hòa nhạc trong bí mật. Dự kiến ban đầu của chương trình là khoảng 1 tuần trước, ngày 7/4, nhưng nó bị hủy vì thông tin bị rò rỉ trên báo chí. Tuần sau đó, vào buổi chiều ngày 14, 1 ngày trước kỉ niệm 20 năm thành lập nhóm (ngày 15/4/1997), Chương trình thông báo về buổi hòa nhạc tái hợp trên trang chủ của chương trình. Buổi biểu diễn diễn ra lúc 8h tối tại sân vận động Seoul World Cup. Mặc dù chỉ là thông báo ngắn nhưng 5808 người đã tham dự buổi hòa nhạc, dù chỉ có vài giờ sau khi biết thông tin. Hầu hết người tham dự đều mặc trang phục chính thức là áo mưa vàng và cầm bóng vàng. Buổi hòa nhạc kết thúc trong nước mắt và nụ cười của cả nhóm nhạc và người hâm mộ.
Tháng 5 năm 2016: Ký hợp đồng độc quyền với YG Entertainment.
Ngày 11 tháng 5 YG Entertainment thông báo: "Chúng tôi đã chính thức ký hợp đồng với Sechskies. Từ bây giờ Sechskies sẽ tiếp tục quảng bá với sự hỗ trợ của YG. Thành viên Go Ji Yong hiện đang bận rộn việc kinh doanh nên không ký cùng các thành viên khác, nhưng nếu có thời gian phù hợp vẫn sẽ tham gia biểu diễn và thu âm album cùng cả nhóm. Trường hợp của Eun Ji-won, các hoạt động solo của anh vẫn sẽ được quản lý bởi công ty cũ là GYM Entertainment, cũng là công ty do anh lãnh đạo."
Sân khấu âm nhạc, giải thưởng.
Đây là tập hợp các chiến thắng của SechsKies trên các chương trình âm nhạc trên truyền hình của Hàn Quốc.
Và các show nhóm tham gia.
Trại âm nhạc.
Các show truyền hình thực tế | 1 | null |
Đây là danh sách sản phẩm sử dụng thương hiệu Nokia của Nokia Corporation, bao gồm cả các sản phẩm được sản xuất bởi các công ty khác được Nokia Corporation cấp phép quyền sử dụng thương hiệu Nokia. Danh sách này tập trung vào những sản phẩm hiện đại của Nokia.
Hầu hết các điện thoại Nokia sẽ hiển thị mã sản phẩm nếu người dùng nhấn *#0000# trên bàn phím ở chế độ chờ và mở khóa, cũng như số IMEI nếu nhấn *#06#. Các sản phẩm sau này hầu hết đều có sẵn trên điện thoại (không chỉ riêng Nokia).
Điện thoại di động.
Điện thoại trong in đậm chỉ ra điện thoại đó là Symbian, Maemo/MeeGo hoặc smartphone Windows Phone.
S.: tình trạng, nơi chốn
DCT (Digital Core Technology) 1, 2, 3 và 4 là thế hệ công nghệ nội bộ của Nokia.
Dòng 4-digit.
Nokia 1xxx – Dòng Ultra basic(1996–2010).
Dòng Nokia 1000 bao gồm các điện thoại giá rẻ của Nokia. Chú yếu hướng tới các nước đang phát triển và người dùng không đòi hỏi các chức năng cao cấp ngoài việc gọi và nhắn tin SMS, báo thức, nhắc nhở...
Nokia 2xxx – Dòng Basic (1994–2010).
Giống như dòng 1000, dòng 2000 điện thoại giá rẻ. Tuy nhiên, dòng 2000 thường có các tính năng tiên tiến hơn so với dòng 1000; một số điện thoại mới của dòng 2000 có màn hình màu và máy ảnh, Bluetooth và thậm chí là A-GPS, GPS chẳng hạn như Nokia 2710. Dòng 2000 nằm ở giữa dòng điện thoại 1000 và 3000 về tính năng.
Nokia 3xxx – Dòng Expression (1997–2009).
Dòng Nokia 3000 chủ yếu là điện thoại tầm trung hướng tới giới trẻ. Một số sản phẩm trong dòng này hướng đến người dùng nam trẻ tuổi, ngược lại định hướng kinh doanh đến cả nam lẫn nữ của dòng 6000 và thời trang phái nữ với dòng 7000. Tính năng thông minh, dòng 3000 nằm giữa dòng 2000 và 6000.
Dòng Nokia 4000 đã được bỏ qua như thể hiện sự kính trọng của Nokia đối với khách hàng khu vực Đông Á
Nokia 5xxx – Dòng Active (1998–2010).
Dòng Nokia 5000 có những tính năng tương tự như dòng 3000, nhưng có nhiều tính năng cá nhân hơn. Một số sản phẩm dòng 5000 có tính năng có thể chơi nhạc.
Nokia 7xxx – Dòng Fashion và Experimental (1999–2010).
Dòng Nokia 7000 trong gia đình Nokia nhằm 2 mục tiêu chính. Hầu hết điện thoại dòng 7000 hướng đến người dùng quan tâm đến thời trang, đặc biệt là phụ nữ. Một số điện thoại được trang bị tính năng mới. Dòng 7000 hướng tới thị trường người tiêu dùng trong khi đó dòng 6000 hướng đến doanh nghiệp.
7110 là điện thoại đầu tiên của Nokia với trình duyệt WAP. WAP đã phát triển nhanh đáng kể trong sự bùng nổ Internet năm 1998–2000. Tuy nhiên WAP không đạt được như kì vọng và gặp nhiều hạn chế. 7110 cũng là điện thoại duy nhất sử dụng con lăn navi.
7250i là phiên bản cải tiến của Nokia 7250. Nó bao gồm XHTML và OMA Forward khóa quyền quản lý kĩ thuật số. Điện thoại có thiết kế tương tự như 7250. Điện thoại này phổ biến hơn 7250 và nó bao gồm gói cước trả trước và do đó nó rất phổ biến đối với giỏi trẻ ở Anh và một số quốc gia châu Âu khác.
7510 Supernova là điện thoại độc quyền của T-Mobile USA. Một số đơn vị mới hơn trên sản phẩm này có chip Wi-Fi với UMA. Wi-Fi adapter trên điện thoại hỗ trợ đến mã hóa WPA2 nếu có. Điện thoại sử dụng Xpress-On Covers.
7650 là điện thoại thông minh Series 60 của Nokia. Nó khá cơ bản so với điện thoại thông minh mới, nó không có khe MMC, nhưng nó có máy ảnh.
7610 điện thoại thông minh đầu tiên của Nokia máy ảnh có megapixel (1,152x864 pixels), và hướng tới người tiêu dùng quan tâm đến thời trang. Người dùng cưới có thể sử dụng 7610 với Nokia Lifeblog. Các ứng dụng cài sẵn khác bao gồm Opera và Kodak Photo Sharing. Điều đáng chú ý là vẻ ngoài của nó, có 2 đường cong đối lập nhau.
7710 màn hình 640x320 là cảm ứng.
Nokia 8xxx – Dòng Premium (1996–2007).
Dòng này đặc trưng cho sự hấp dẫn. Bên trong điện thoại tương tự như các dòng khác, tuy nhiên mặt trước bao gồm bán phím trượt làm tăng chi phí và do tính độc quyền của thiết bị cầm tay.
Nokia 9xxx – Dòng Communicator (1996–2007).
Dòng Nokia 9000 dành riêng cho dòng Communicator, nhưng Communicator mới nhất, E90 Communicator, là một điện thoại Eseries.
Dòng Lettered (C/E/N/X).
Cseries (2010–2011).
Nokia Cseries là dòng giá cả phải chăng cho mạng xã hội và chia sẻ. Phạm vi bao gồm điện thoại chạy Series 40 và một vài điện thoại thông minh chạy Symbian.
C1-00 và C2-00 là điện thoại 2 SIM, nhưng Nokia C1-00 cả hai SIM không hoạt động cùng một lúc.
Eseries (2006–2011).
Nokia Eseries là dòng đẳng cấp doanh nghiệp với sản phẩm kinh doanh tối ưu. Tất cả đều là điện thoại thông minh và chạy Symbian.
Nseries (2005–2011).
Nseries dòng điện thoại thông minh cao cấp, với đa phương tiện mạnh mẽ, tính năng kết nối và nhiều tính năng tốt trên một thiết bị.
Chú ý:
Xseries (2009–2011).
Nokia Xseries hướng đến người tiêu dùng trẻ tập trung vào âm nhạc và giải trí. Giống như Cseries, nó pha trộn tính năng giữa Series 40 và điện thoại thông minh Symbian.
Dòng Worded (Asha/Lumia).
Lumia (2011–2017).
Lumia là dòng điện thoại thông minh chạy Windows Phone, và máy tính bảng.
Điện thoại được thiết kế, sản xuất và phát triển bởi HMD Global và FIH Mobile (2017-nay).
Điện thoại thông minh chạy Android.
Dưới đây là các thiết bị sử dụng thương hiệu Nokia chạy hệ điều hành Android do HMD Global nghiên cứu, thiết kế và phát triển. Các thiết bị này nằm trong chương trình Android One của Google, với giao diện "thuần" Android cho phép thiết bị hoạt động mượt mà và không có ứng dụng rác. HMD cam kết hỗ trợ nâng cấp phần mềm trong 2 năm và cập nhật bảo mật hàng tháng trong 3 năm cho các thiết bị của mình. Điện thoại thông minh Android thương hiệu Nokia được đánh giá là những thiết bị cập nhật phần mềm nhanh nhất với 96% thiết bị đã được nâng cấp lên hệ điều hành mới nhất là Android 9.0 Pie.
Nokia Morph.
"Bài chi tiết của Nokia Morph nằm tại đây (Wikipedia tiếng Anh)."
Nokia Morph là một ý tưởng (concept) điện thoại di động do Nokia sáng tạo ra, được công bố tại bảo tàng Nghệ thuật Đương đại ở New York ngày 25 tháng 2 năm 2008, nhằm giới thiệu ý tưởng ứng dụng công nghệ nano vào lĩnh vực điện tử tiêu dùng trong tương lai. Theo hình mẫu của Nokia, Nokia Morph chạy hệ điều hành Morph độc quyền, có thể uốn dẻo linh hoạt để đeo vào cổ tay hoặc giữ nó trên mặt phẳng. Màn hình của Nokia Morph trong suốt, có khả năng tự làm sạch và hấp thụ năng lượng mặt trời (gọi là Nanograss) để sạc cho pin có dung lượng 900mAh. Tại thời điểm đó, Nokia tin rằng một số tính năng tưởng tượng của Nokia Morph có thể được xuất hiện trên các thiết bị di động cao cấp vào năm 2015.
Phần mềm, dịch vụ và giải pháp.
Phụ kiện.
Nokia sản xuất phụ kiện cho sản phẩm của họ được liệt kê dưới đây. Gồm:
Thiết bị chăm sóc sức khỏe (Nokia Health).
Năm 2016, Nokia Corporation mua lại hãng sản xuất thiết bị chăm sóc sức khỏe Withings của Pháp và chuyển vào bộ phận Nokia Health. Một số sản phẩm được ra mắt sử dụng thương hiệu Nokia:
Năm 2018, do kinh doanh thua lỗ, Nokia Corporation bán lại mảng kinh doanh thiết bị chăm sóc sức khỏe Nokia Health cho nhà sáng lập Withings - Éric Carreel, trang chính thức của Withings thông báo các thiết bị sẽ quay lại sử dụng thương hiệu Withings và cam kết tiếp tục hỗ trợ các thiết bị sử dụng thương hiệu Nokia còn tồn tại.
Nokia OZO.
Nokia OZO là giải pháp hình ảnh và âm thanh của Nokia. | 1 | null |
Ễnh ương (Kaloula pulchra) là một loài ếch trong họ Microhylidae. Con đực có cổ họng đậm hơn so với con cái. Ễnh ương phát triển đến 7–8 cm với con cái nói chung là lớn hơn so với con đực. Nó có thể sống lâu đến 10 năm.Ếch ương lớn ưa sống trong nước hơn trên cạn. Chúng nuốt khí vào cơ thể rồi căng phồng lên, khiến kẻ thù phải sợ hãi.Vào mùa mưa chúng sẽ phát ra những tiếng kêu rất to.
Vật nuôi.
Ễnh ương thường được bán trong các cửa hàng vật nuôi phương Tây. Chúng nhạy cảm với clo trong nước. Chúng cần độ ẩm cao và thích nhiệt độ .
Liên kết ngoài.
Đặc điểm
Ễnh ương là một loài động vật hiền lành nhưng bên trong nội tạng chứa chất độc mạnh, vì thế khi chế biến món ăn cần phải chế biến đúng cách.. | 1 | null |
Resident Evil (tựa Việt: Vùng đất dữ) là một bộ phim khoa học viễn tưởng kinh dị năm 2002, kịch bản và đạo diễn: Paul WS Anderson. Diễn viên tham gia: Milla Jovovich,
Michelle Rodriguez và Colin Salmon. Đây là phần đầu tiên trong Loạt phim Resident Evil, dựa trên game sống còn kinh dị của Capcom và loạt video game Resident Evil.
Dựa trên yếu tố từ trò chơi video Resident Evil và Resident Evil 2, bộ phim kể về nhân vật nữ chính bị mất trí nhớ tên là Alice và một đội quân của Tổng công ty Umbrella cố gắng để tìm hiểu sự bùng nổ của T-virus tại một cơ sở bí mật dưới lòng đất. Bộ phim nhận được đánh giá tiêu cực từ các nhà phê bình nhưng chỉ thu về hơn 102,000,000$ trên toàn thế giới.
Nội dung.
Bên dưới lòng Thành phố Raccoon tồn tại một cơ sở nghiên cứu di truyền được gọi là Tổ Ong, thuộc sở hữu của Tập đoàn Umbrella. Một tên trộm đánh cắp T-virus biến đổi gen và làm cả nhân viên của Tổ Ong nhiễm nó. Sau đó, trí tuệ nhân tạo của tập đoàn là Red Queen, đóng cửa Tổ Ong và giết chết tất cả mọi người bên trong.
Alice tỉnh dậy trong một ngôi biệt thự bỏ hoang và dường như không nhớ chuyện gì đã xảy ra. Cô mặc quần áo, đi vòng quanh ngôi biệt thự và cô bị tấn công bởi một người không rõ tên. Một nhóm biệt kích đột nhập vào dinh thự và bắt giữ người đã tấn công cô, người đó tự giới thiệu mình là Matt Addison, một cảnh sát trong Raccoon P.D.. Nhóm biệt kích giải thích rằng tất cả mọi người trong nhóm, ngoại trừ Matt là nhân viên của tập đoàn Umbrella. Họ nói rằng Alice và đối tác của mình tên Spence là người bảo vệ cho một lối vào Tổ Ong dưới sự ngụy trang là một cặp vợ chồng sống trong biệt thự. Năm giờ trước khi Red Queen đóng cửa toàn bộ cơ sở và nó đã thải ra khí làm mất trí nhớ. Đội biệt kích không biết lý do tại sao Red Queen lại niêm phong cơ sở. Nhóm tiếp tục đến tàu ngầm dưới dinh thự dẫn đến Tổ Ong, nơi họ tìm thấy Spence. Họ lên xe lửa và đi vào Tổ Ong.
Họ đến phòng của Red Queen, nhưng nó được bảo vệ bởi một hệ thống phòng thủ laser và đã giết chết bốn người lính. Kaplan vô hiệu hóa Red Queen và hệ thống phòng thủ, mở tất cả các cánh cửa bên trong Tổ Ong. Nhưng họ không biết chính việc làm đó đã giải phóng cho những thấy ma đã từng là nhân viên của Tổ Ong nhưng bị biến đổi bởi T-virus và những động vật đột biến. Trong một trận chiến với thây ma, Rain bị cắn và JD đã chết. Alice bắt đầu nhớ lại những ký ức của mình, nhưng Matt và Alice bị tách ra khỏi nhóm. Matt tìm kiếm thông tin về cô em gái Lisa, trong khi Alice gặp một vài con chó bị nhiễm bệnh và cô đã hạ tất cả chúng.
Matt tìm thấy em gái mình nhưng cô cũng đã biến thành thây ma. Alice cứu Matt và Matt giải thích rằng ông và Lisa là nhà hoạt động môi trường. Lisa thâm nhập vào Umbrella để có bằng chứng thí nghiệm bất hợp pháp. Alice nhớ lại cô đã có tiếp xúc với Lisa trong Tổ Ong và đã đưa cô xuống Umbrella, nhưng cô không kể với Matt. Có vài người sống sót tại căn phòng của Red Queen. Nhóm biệt kích nói rằng họ có một giờ trước khi Tổ Ong sẽ đóng cửa tự động, giữ những thây ma bên trong. Alice và Kaplan kích hoạt Red Queen để tìm một lối ra và giàn khoan ngắt mạch Red Queen để buộc Red Queen hợp tác với mình. Khi họ thoát ra qua đường hầm bảo trì, họ bị phục kích bởi những thây ma. Kaplan bị cắn và tách ra khỏi nhóm.
Alice nhớ rằng một thứ thuốc ngừa virus vẫn còn trong phòng thí nghiệm, nhưng khi họ đến nơi nó dã bị mất. Spence lấy lại trí nhớ của mình, anh nhận ra mình là người đã đánh cắp và phát tán virus. Anh đã giấu T-virus và thuốc chống virus trên tàu. Spence bị cắn và anh cố lên tàu. Anh lấy thuốc chống virus, nhưng bị phục kích và bị giết bởi một licker (những thứ được tiêm trực tiếp virus T). Red Queen cung cấp thông tin cho Alice và Matt nếu họ giết Rain, nó nói nếu một người bị nhiễm quá lâu thì thuốc chống virus không đáng tin cậy. Một licker cố gắng tiếp cận họ, Rain nói với Alice hãy giết cô. Alice từ chối, sau đó đột nhiên xảy ra cúp điện. Cửa phòng thí nghiệm mở ra để lộ Kaplan, người đã vô hiệu hóa Red Queen để mở cửa. Họ đến tàu, nơi mà Alice đã có thứ thuốc chống virus.
Trên tàu, Alice tiêm cho Rain và Kaplan thuốc. Tuy nhiên, một đang licker đang trốn trên tàu, nó tấn công họ và cào Matt, rồi giết Kaplan. Alice và Matt cố gắng giết licker. Rain biến thành thây ma và tấn công Matt, nhưng anh đã kịp giết cô. Họ mở một cửa sập, thả licker dưới tàu và giết chết nó. Matt và Alice thoát khỏi Tổ Ong và đóng cửa hầm.
Tại dinh thự, vết thương của Matt bắt đầu biến đổi. Trước khi Alice tiêm cho anh ta thuốc chống virus thì cửa ra vào ngôi biệt thự bật mở và một nhóm các nhà khoa học Umbrella vào bên trong. Họ khuất phục Alice và đưa Matt đi, ông sẽ được đưa vào chương trình Nemesis và họ có ý định mở lại Tổ Ong. Alice cố gắng chống lại chúng, nhưng bị đánh bất tỉnh.
Một thời gian sau, Alice tỉnh dậy tại bệnh viện thành phố Raccoon, cô không nhớ về những gì đã xảy ra kể từ khi bị bắt. Sau khi thoát, cô đi ra ngoài thành phố và nhận ra thành phố đã bị bỏ hoang. Một thông báo cho thấy T-Virus lây lan đến thành phố sau khi Umbrella mở cửa trở lại Tổ Ong và đã tạo ra một đội quân thây ma tàn phá thành phố. Alice mang theo một khẩu súng ngắn từ một chiếc xe cảnh sát bị bỏ rơi. | 1 | null |
Phân chia chủng tộc là một sự phân chia ép buộc con người vì phân biệt chủng tộc trong một vài hay mọi phạm vi của cuộc sống. Chủng tộc ở đây thường ám chỉ các nhóm người có màu da khác nhau, phân loại một cách gượng ép, nhấn mạnh một cách quá lố nguồn gốc của một người. Nó có thể áp dụng vào những sinh hoạt như đi ăn tiệm, lấy nước từ một giếng nước, dùng nhà vệ sinh, các chính sách về giáo dục, đi xem chiếu bóng, đi xe buýt, hay nơi cư ngụ.
Lịch sử.
Trong việc phân chia chủng tộc thường là bị cấm không được làm hôn thú (hay trong trường hợp ở Nam Phi trước đây không được cả quan hệ tình dục) giữa các nhóm người mà bị định nghĩa là khác biệt.
Thông thường các cơ sở công cộng như phương tiện chuyên chở công cộng, tiệm ăn, nhà hát và đặc biệt là trường học cũng bị chia cách. Theo đó các cơ sở của nhóm thống trị thường được trang bị tốt hơn là của những nhóm bị đẩy ra rìa.
Thí dụ cho việc phân chia chủng tộc dựa vào những luật lệ chẳng hạn như: | 1 | null |
Thạch Đạt Khai (tháng 3 năm 1831 – 25 tháng 6 năm 1863) () là Dực vương của Thái Bình Thiên Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Gia đình.
Thạch Đạt Khai sinh ra ở sinh ở Quý Cảng, Quảng Tây trong một gia đình nông dân khá giả, có dòng máu lai giữa người Khách Gia và người Tráng. Ông có nhận một người con gái nuôi tên là Thạch Ích Dương.
Tính cách.
Có thể nói ông khá là tiêu biểu trong số các vị vương gia bao gồm cả Thiên vương về tài năng và nhân cách, tính tình ông ôn hòa, luôn luôn hướng nội, ông không hống hách như Đông vương, không mu muội như Thiên vương và không tiểu nhân cơ hội như Bắc vương và Yến vương, ông luôn vì lợi ích chung của quốc gia và luôn muốn cầu toàn điều gì cho qua được thì cho qua song cuộc đời ông cũng đã vấp phải những sai lầm rất lớn mà có phần dẫn đến sự sụp đổ của Thái Bình Thiên Quốc "Thiếu quyết đoán trong hành động. Tính cầu toàn quá cao, đó là nhận xét của Đông vương về ông, Dực vương làm việc gì cũng quá chi li, cẩn thận bàn trước tính sau, hỏi người này người khác thiếu hẳn sự quyết đoán cần có ở một vị tướng.
Cuộc đời.
Vào sự kiện Thiên kinh chi biến diệt trừ Đông vương Dương Tú Thanh ông đã không về kinh theo lệnh Thiên vương vì sợ liên lụy còn mang tiếng sát hại anh em tuy nhiên đó chỉ là suy nghĩ thiển cận của ông, ít ra nếu ông về kinh, với binh lực của mình, ông cũng khiến Bắc vương không thể lộng quyền. Vừa kiềm chế được Bắc vương, vừa tránh được trận thảm sát Đông điện và cả trận thảm sát Dực vương phủ của Vi Xương Huy sau này, tránh tổn thương nguyên khí của Thái Bình quân đến 2 lần, nói ông đã gián tiếp giết hại gia đình mình cũng không sai, nhạc phụ Vệ thiên hầu Hoàng Ngọc Côn của ông cũng đã từng nói: "Lúc cần về thì không về, bây giờ lại dẫn xác về làm gì?".
Trong sự kiện thứ hai của Thái bình chi biến khi Bắc Vương Vi Xương Huy thảm sát Dực vương phủ ông đã trốn thoát được ra ngoài và mang binh về để phục thù, kết hợp với đó là danh nghĩa mật chỉ diệt Bắc vương của Hồng Thiên vương ngoài ra vô tình còn tàn dư quân sĩ trung thành của Đông vương cũng về tay ông do ông bị Bắc vương tung tin ông là đồng đảng với Dương Tú Thanh, nhưng khác với Vi Xương Huy sau khi diệt trừ Bắc vương ông đã không lạm sát bạo ngược như Vi Xương Huy trước đó đã thảm sát Đông điện mặc dù trong lòng rất ấm ức vì Bắc vương đã giết người nhà mình. Về sau ông đã phạm một sai lầm nghiêm trọng nhất là mang 20 vạn hùng binh ra đi mà không về trợ thủ cho Thiên kinh có ý vạch nửa giang sơn tạo bầu trời riêng cho mình, ông đã mang theo niềm hi vọng cuối cùng của Thái Bình Thiên Quốc ra đi và đây được coi là một sai lầm nghiêm trọng nhất trong mười sai lầm dẫn đến sự lụi tàn của Thái Bình Thiên Quốc mà Trung vương Lý Tú Thành đã nêu ra trước khi bị xử tử. Ông đã trúng kế giặc mang đại binh vượt Kim Sa hướng tây lên thẳng đường tới Việt Hòa Sảnh tự sa vào lưới. Quân của ông binh bại chạy đến Quảng Tây, đến bờ vực sông Đại Đô thì lâm vào đường cùng bị kẹt không thể qua sông do nước sông chảy xiết. Lúc này tướng sĩ của ông chỉ còn vài ngàn vì không muốn tướng sĩ bỏ mạng oan uổng ông đã một mình đầu hàng và lên thuyền con của quân Thanh, nhưng vừa xuống khỏi thuyền thì quân Thanh đã nuốt lời nã đại pháo giết sạch quân còn lại bên kia bờ của ông trong số đó có cả thân cận mà ông yêu quý tin tưởng đó là Trương Toái Mưu. Ông bị Lạc Bỉnh Chương đưa về Thành Đô (thủ đô Ba Thục) và bị lăng trì xử tử sau đó phanh thây ngoài chợ Thành Đô khi đó ông mới 30 tuổi độ là tuổi cận trung niên còn rất trẻ, trước khi chết bị mang ra lấy khẩu cung ông còn rất khẳng khái mắng chửi các quan nhà Thanh ông nói ông luôn chuẩn bị cái chết cho mình từ khi bắt đầu khởi nghĩa và không hề hối hận rằng sợ chết thì ông đã không tham gia phản Thanh, ông tự hào vì mình đã oai phong lẫm liệt mấy chục năm trời giết hàng vạn Thanh yêu giết hơn 200 tổng binh của địch và tạo phúc cho hàng vạn bá tánh, ông còn chê bai các tướng lĩnh của cả hai bên duy chỉ khen ngợi Tăng Quốc Phiên của quân Thanh. Từ đó Thái Bình Thiên Quốc mất đi một vị tướng tài và dần dần sụp đổ nhanh chóng. | 1 | null |
HMS "Vanguard" là một thiết giáp hạm dreadnought thuộc lớp "St Vincent" của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc. Là chiếc tàu chiến thứ tám của Hải quân Anh mang cái tên này, nó là một sự cải tiến dựa trên chiếc thiết giáp hạm mang tính cách mạng , và được chế tạo bởi hãng đóng tàu Vickers ở Barrow-in-Furness. Nó được thiết kế và chế tạo trong cao trào của cuộc chạy đua vũ trang Anh-Đức, và trải qua quãng đời hoạt động của nó cùng Hạm đội Nhà Anh Quốc. Khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra, "Vanguard" gia nhập Hải đội Chiến trận 1 tại Scapa Flow, và đã tham gia trận Jutland trong thành phần Hải đội Chiến trận 4. Nó tham gia tác chiến từ đầu đến cuối cuộc đụng độ hải quân lớn nhất chiến tranh này, nhưng không bị thiệt hại và tổn thất nhân mạng.
Ngay trước nữa đêm ngày 9 tháng 7 năm 1917 tại Scapa Flow, "Vanguard" chịu đựng một vụ nổ, có thể là do thuốc nổ cordite bị nóng lên trong khi lưu trữ cạnh vách ngăn liền kề một trong hai hầm đạn dành cho các tháp pháo giữa tàu "P" và "Q". Nó bị chìm gần như ngay lập tức, giết chết khoảng 804 người; chỉ có ba người sống sót. Trong số những người thiệt mạng có Đại tá Hải quân Kyōsuke Eto, một tùy viên quân sự của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, vốn là đồng minh của Hải quân Hoàng gia trong giai đoạn Liên minh Anh-Nhật. Xét về mức độ tổn thất nhân mạng, việc phá hủy "Vanguard" là tai nạn nổ hầm đạn thảm khốc nhất trong lịch sử Anh Quốc, và là một trong những tổn thất nhân mạng tồi tệ nhất của Hải quân Hoàng gia. Địa điểm đắm tàu ngày nay được chỉ định là một địa điểm được bảo vệ theo Đạo luật Bảo vệ Di sản Hải quân.
Thiết kế và chế tạo.
Nguồn gốc.
Dự thảo ngân sách hải quân 1907-1908 được Bộ trưởng Bộ Hải quân Anh đệ trình lên Quốc hội Anh dự trù ngân quỹ để chế tạo hai thiết giáp hạm kiểu dreadnought, có dự trù tăng lên ba chiếc tùy theo kết quả thương lượng với các cường quốc hải quân khác tại Hội nghị Hague. Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, lớp "St Vincent" vốn nguyên chỉ bao gồm hai chiếc và , sẽ được mở rộng và bao gồm "Vanguard".
HMS "Vanguard" được đặt hàng vào ngày 6 tháng 2 năm 1908 cho xưởng tàu của hãng Vickers ở Barrow. Nó được đặt lườn vào ngày 2 tháng 4 năm 1908 và hạ thủy vào ngày 22 tháng 2 năm 1909. Nó bắt đầu chạy thử vào tháng 11 năm 1909, hoàn tất vào tháng 2 năm 1910, và đến ngày 1 tháng 3 năm 1910 nó được nhập biên chế tại Devonport trong Hải đội thứ nhất của Hạm đội Nhà Anh Quốc.
Vũ khí.
Dàn vũ khí chính bao gồm mười khẩu pháo BL /50 caliber Mark XI bố trí trên năm tháp pháo nòng đôi; bao gồm tháp pháo "A" bố trí ở sàn trước, tháp pháo "X" giữa ống khói sau và cấu trúc thượng tầng phía sau và tháp pháo "Y" ở sàn sau, tất cả được bố trí trên trục giữa tàu; cùng hai tháp pháo cánh "P" và "Q" hai bên mạn tàu ngay phía sau ống khói trước; mọi tháp pháo ngoại trừ tháp pháo "A" được đặt trên sàn chính. Tháp pháo "A" và "Y" có góc bắn khoảng 270° ra phía mũi và đuôi tàu tương ứng; tháp pháo "X" có góc bắn khoảng 100° qua hai bên mạn; còn tháp pháo cánh "P" và "Q" trên lý thuyết có góc bắn 180°, nhưng trong thực tế mọi góc bắn nhỏ hơn 30° sẽ gây ra chớp lửa đầu nòng mạnh đến mức gây hư hại cho chính cấu trúc thượng tầng của con tàu. Pháo Mark XI bắn ra đạn pháo nặng , và có thể bắn hai phát mỗi phút, nhưng trong thực hành thường chỉ bắn một phát mỗi phút để trinh sát điểm đạn rơi. Cho dù mang đến mười khẩu pháo, sự giới hạn bắn chéo qua mạn của các tháp pháo "P" và "Q" khiến một loạt bắn toàn bộ qua mạn chỉ có tám khẩu pháo.
Vào lúc hoàn tất, dàn pháo hạng hai của con tàu bao gồm hai mươi khẩu pháo QF 50-calibre Mk III trên các bệ nòng đơn, bố trí trên cấu trúc thượng tầng và trên nóc các tháp pháo "A" và "Y". Cho dù có bệ che chắn, khẩu pháo trên nóc tháp pháo "A" bị ảnh hưởng nặng bởi chớp lửa đầu nòng của các khẩu 4-inch lân cận trên cấu trúc thượng tầng, nên bị tháo dỡ trước khi Thế Chiến I nổ ra. Các khẩu pháo khác được bố trí trên cấu trúc thượng tầng phía trước, nhưng sau này trong chiến tranh, do nhu cầu ưu tiên vũ trang cho các tàu buôn để chống lại các cuộc tấn công của tàu ngầm tại Đại Tây Dương, pháo cỡ nòng nhỏ được tháo dỡ bớt khỏi nó và các thiết giáp hạm khác. Đến năm 1917, "Vanguard" chỉ còn giữ lại mười ba khẩu cỡ nòng 4-inch.
"Vanguard" còn có bốn khẩu pháo chào 3-pounder. Ngoài ra nó còn có ba ống phóng ngư lôi 18-inch, gồm một ống mỗi bên mạn và một ống phía đuôi tàu. Không có ghi nhận về việc nó từng phóng ngư lôi trong tác chiến.
Vỏ giáp.
Toàn bộ lườn tàu ở mực nước được bảo vệ ở một chừng mực nào đó. Đai giáp chính dày kéo dài từ một điểm ngang mép trước của bệ tháp pháo "A" cho đến cuối tháp pháo "Y". Một lớp giáp dày mở rộng từ đai giáp cho đến hết mũi và đuôi con tàu. Một đai giáp trên dày mở rộng bên trên toàn bộ chiều dài của đai giáp chính. Vách ngăn sau dày đặt ngang con tàu giữa các đầu cuối của đai giáp chính. Phía trước có hai vách ngăn: một dày phía trước bệ tháp pháo "A", và một dày ở khoảng giữa vách trước và đuôi tàu. Vỏ giáp của sàn tàu thay đổi theo một cấu trúc phức tạp, dựa trên sự hiện diện hay vắng mặt của các cấu trúc bên trên. Kể từ trên xuống, vỏ giáp của sàn chính dày ; sàn giữa dày ; và sàn dưới dày . Các mặt tháp pháo có vỏ giáp dày , trong khi bệ tháp pháo dày , mỏng hơn ở những nơi được bảo vệ bởi các cấu trúc lân cận. Tháp chỉ huy có vỏ giáp dày , một lần nữa thay đổi dựa trên mức độ được bảo vệ bởi các cấu trúc lân cận.
Động lực.
"Vanguard" được cung cấp động lực bởi bốn turbine hơi nước Parsons dẫn động trực tiếp đến bốn trục chân vịt. Hơi nước được cung cấp từ 18 nồi nơi Babcock and Wilcox ống lớn với áp suất hoạt động , cho phép có được công suất tối đa và một tốc độ thiết kế . Khi chất đầy nhiên liệu gồm than và dầu, nó có tầm xa hoạt động ở tốc độ đường trường . Khi chạy thử máy, nó vượt hơn tốc độ thiết kế, đạt đến ở công suất .
Lịch sử hoạt động.
Sau khi được đưa vào hoạt động, "Vanguard" gia nhập Hạm đội Grand, tham gia các cuộc tập trận thường kỳ. Nó có mặt trong cuộc Duyệt binh Hạm đội Đăng quang ngày 24 tháng 6 năm 1910, rồi trải qua một đợt tái trang bị trong những năm 1911-1912. Cùng với phần lớn hạm đội, nó chuyển đến Scapa Flow vào ngày 29 tháng 7, lúc đó là căn cứ chính của hạm đội chiến trận trong thời gian chiến tranh. Vào ngày 1 tháng 9 năm 1914, lúc khoảng 18 giờ 00, nó nổ súng nhắm vào cái được cho là một tàu ngầm, nhưng không thể được xác nhận sau đó.
Vào tháng 4 năm 1916, nó được điều động sang Hải đội Chiến trận 4, một động thái làm thay đổi vị trí của nó trong chuỗi chỉ huy nhưng không thay đổi vị trí địa lý. Vào ngày 31 tháng 5, nó lên đường cùng với Hạm đội Grand, và đã hiện diện trong trận Jutland; và sau khi hạm đội chiến trận được bố trí, "Vanguard" ở vị trí thứ 16 trong hàng chiến trận. Nó tham gia đối đầu với tốp đầu của Hạm đội Biển khơi Đức, rồi với lực lượng tàu chiến-tuần dương Đức. Không rõ là nó có bắn trúng đích hay không, nhưng bản thân nó không bị trúng phát nào. Nó cùng với hạm đội quay trở về Scapa Flow sau đó.
Vào xế chiều ngày 9 tháng 7 năm 1917, thủy thủ của con tàu tiến hành thực tập các lối thoát hiểm trong trường hợp phải bỏ tàu. "Vanguard" neo đậu ở phần phía Bắc của Scapa Flow lúc khoảng 18 giờ 30 phút. Không ghi nhận được bất kỳ điều gì khác thường cho đến khi con tàu phát nổ lúc 23 giờ 20 phút, và đắm ở tọa độ . 804 người đã thiệt mạng trong tai nạn này, và chỉ có ba người sống sót.
Một ủy ban điều tra đã lắng nghe lời khai của nhiều người chứng kiến trên những con tàu khác. Họ thống nhất với nhau rằng có một vụ nổ nhỏ kèm một ánh chớp trắng giữa cột ăn-ten trước và tháp pháo "A", tiếp nối sau một chốc bởi hai vụ nổ lớn hơn. Ủy ban điều tra đã quyết định rằng, căn cứ vào những cân nhắc dựa trên những chứng cứ thực tế, họ chấp nhận những kết luận rằng vụ nổ chính xảy ra tại hầm đạn tháp pháo "P" hoặc "Q", hoặc cả hai. Một lượng lớn các mảnh vỡ rơi trúng các tàu lân cận, một phần các mảnh vỡ kích thước rơi trúng chiếc thiết giáp hạm . Chúng được cho là phù hợp với cấu trúc của chiếc tàu chị em, có nguồn gốc từ phòng phát điện trung tâm, củng cố cho giả thuyết rằng vụ nổ bắt đầu từ phần trung tâm của con tàu.
Cho dù vụ nổ xảy ra rõ ràng là do kích nổ các liều thuốc cordite trong hầm đạn chính, nguyên nhân của việc này không rõ ràng, và có một loạt các giả thuyết được đưa ra. Ủy ban điều tra nhận thấy một số thuốc phóng cordite vốn được tạm thời tháo dỡ vào tháng 12 năm 1916 đã vượt quá hạn sử dụng an toàn. Có khả năng chúng được kích nổ một cách tự nhiên, nhưng điều này không được chứng minh rõ ràng. Cũng ghi nhận rằng một số nồi hơi đang hoạt động, và một số cửa kín nước vốn phải đóng kín khi tác chiến đã được mở ra khi con tàu ở trong cảng. Người ta cho rằng điều này góp phần khiến nhiệt độ tăng cao một cách nguy hiểm tại các hầm đạn. Kết luận cuối cùng của ủy ban điều tra cho rằng một đám cháy bắt đầu từ hầm đạn pháo 4-inch, có thể do nhiệt độ tăng cao gây kích nổ tự nhiên thuốc phóng cordite, lan sang một hay các hầm đạn pháo chính đã gây ra vụ nổ. | 1 | null |
Vượn mày trắng miền tây ("Hoolock hoolock") là một loài linh trưởng trong họ Hylobatidae. Loài này được tìm thấy ở Assam, Bangladesh và Myanmar phía tây của sông Chindwin.
Phân loại.
Mootnick và Groves tuyện bố rằng vượn mày trắng không thuộc về chi Bunopithecus, và đặt chúng trong một chi mới, Hoolock. Chi này đã được tranh luận để chứa hai loài riêng biệt mà trước đây được cho là phân loài: "Hoolock hoolock" và "Hoolock leuconedys" mà sau đó đã phát hiện ra rằng 2 loài có một sự khác biệt lớn.
Môi trường sống.
Tại Ấn Độ và Bangladesh nó được tìm thấy nơi có rừng lá rộng, thường xanh ẩm ướt và bán thường xanh, rừng khộp thường ở miền núi. Loài này là một chất phân tán hạt giống quan trọng;. Chế độ ăn uống của nó bao gồm chủ yếu là các loại trái cây chín, với một số hoa, lá và chồi.Loài này đã được ghi nhận ở độ cao 2.500 mét.
Phân bố.
Loài này được tìm thấy ở đông Bangladesh, đông bắc Ấn Độ (Arunachal Pradesh, Assam, Manipur, Meghalaya, Mizoram, Nagaland và Tripura), và tây bắc Myanmar (tây sông Chindwin). Loài này có thể phân bố ở Trung Quốc (cực đông nam Tây Tạng). Sự phân bố ở Ấn Độ bị giới hạn ở các điểm phía nam của sông Brahmaputra và phía đông của sông Dibang. Các cá thể của loài đã từng phổ biến ở vùng đồng bằng Arunachal Pradesh (cực đông bắc Ấn Độ) trước khi môi trường sống đó được chuyển đổi đất trồng để làm nông nghiệp và trà thì nay không còn nữa. Ranh giới giữa hai loài là sông Chindwin, đổ vào sông Ayerawady. Ở đầu nguồn phía bắc có một vùng lai tạp hoặc vùng cline giữa hai loài (vì chúng gần như chắc chắn không bị cô lập về mặt sinh sản). Báo cáo đã phát hiện ra một quần thể Hoolock leuconedys ở Arunachal Pradesh, đông bắc Ấn Độ, được coi là một phần của phạm vi Vượn mày trắng miền tây.
Dân số.
Ước tính có khoảng 200-280 con vượn mày trắng ở Bangladesh. Ở Trung Quốc, một quần thể đã được xác định trong Khu bảo tồn Thiên nhiên Medog ở đông nam Tây Tạng, ngay bên kia biên giới từ Arunachal Pradesh, nhưng chưa được xác nhận và cũng không có cuộc khảo sát nào được thực hiện để xác định số lượng quần thể. Loài này xuất hiện ở một số bang phía đông bắc của Ấn Độ, nhưng các quần thể ở đó có xu hướng bị cô lập. Loài phổ biến ở một số khu vực xuất hiện, nhưng hiếm ở những nơi khác do sự săn lùng ráo riết của các bộ lạc địa phương và được coi là hiếm trong toàn bộ phạm vi của nó. Loài này được tìm thấy ở tất cả các khu rừng ở đông bắc Ấn Độ khoảng 30 năm trước, nhưng hiện nay chúng đã giảm xuống còn một vài mảnh rừng. Tổng dân số ở đông bắc Ấn Độ hiện nay ước tính là hơn 12.000 cá thể, trong đó khoảng 2.000 cá thể ở bang Assam và phần lớn còn lại ở Arunachal Pradesh. Một quần thể khoảng 170 con vượn gần đây đã được xác định là H. leuconedys và nên được trừ khỏi ước tính dân số nếu danh tính này được chứng minh. Hơn nữa, cần có các cuộc điều tra ở vùng Mehao, nơi không chắc chắn loài vượn ở đó đại diện cho loài nào. Không có ước tính dân số cho Myanmar. Có thể là quần thể hoolock phương tây lớn nhất và sinh tồn nhất được tìm thấy ở quốc gia này, nơi hiện nay hầu như không được chú ý đến nó. Có vài nghìn km vuông sinh cảnh rừng hoang sơ ở miền trung tây và tây bắc của đất nước này, đặc biệt cần phải khảo sát các khu vực phía tây phía tây sông Chindwin / Ayerawady. Có nhiều báo cáo về vượn ở Dãy voi Rakhine Yoma, nhưng không có kiến thức về mức độ dân số thực tế ở đó. Phần phía tây của Khu bảo tồn hổ Hukuang với diện tích rừng lớn (> 1.000 km²) chưa được khảo sát, nhưng có khả năng có loài này. Giới hạn phía bắc là ngay phía nam của Vườn quốc gia Hkakaraborazi. | 1 | null |
Đỗ Thiên là một nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết Thủy hử của Thi Nại Am là thủ lĩnh thứ 83 trong 108 anh hùng Lương Sơn Bạc. Ban đầu Đỗ Thiên cùng Tống Vạn và Vương Luân chiếm lấy Lương Sơn làm trại chủ.
Ở Lương Sơn.
Sau này Lâm Xung lên Lương Sơn nộ trảm Vương Luân lập Tiều Cái lên làm trại chủ nhưng tha chết cho Đỗ Thiên và Tống Vạn. Đỗ Thiên được người đời xưng tụng là Mô Trước Thiên (sờ được trời) thuộc 72 Địa Sát tại Lương Sơn Bạc. Nhân xưng ngồi ghế 83 nhưng năng lực của Đỗ Thiên lại rất bình thường không bằng những người đứng sau như Thời Thiên, Cố Đại Tẩu, Trương Thanh...
Tử trận.
Đỗ Thiên theo Tống Công Minh và các đầu lĩnh khác tham gia đánh Liêu quốc, bình định Điền Hổ và Vương Khánh và Phương Lạp. Trong chiến dịch chinh phạt Phương Lạp, Đỗ Thiên cùng Tống Vạn bị đánh ngã ngựa và chết trong đám tàn quân.
Trong Đãng Khấu Chí.
Tại hồi 57, Vân Thiên Bưu cất quân đánh vào núi Thiên Trường, một mặt cử Cáp Lan Sinh, Cáp Vân Sinh đem quân người Hồi đánh chiếm núi Ngao Sơn. Tống Giang cử Sử Tiến, Đỗ Thiên, Tống Vạn đến đánh. Hai bên dàn trận, hôm đầu Sử Tiến đánh Cáp Lan Sinh hơn 30 hiệp không phân thắng bại. Hôm sau, Cáp Vân Sinh ra trận bị Sử Tiến đâm vào đùi, Lan Sinh liền ra ứng cứu, hai bên lại đánh nhau kịch liệt. Bên quân Hồi, Sa Chí Nhân, Miễn Dĩ Tín lao lên, bên này Đỗ Thiên, Tống Vạn cũng xuất mã. 6 tướng quần nhau, ngờ đâu Vân Sinh đã băng bó vết thương, đặt tên bắn lén, Tống Vạn ngã ngựa. Đỗ Thiên bị Miễn Dĩ Tín đâm chết. Sử Tiến bị ba tướng vây đánh và bị bắt sống. | 1 | null |
Khang Hi Bộ Thủ (康熙部首) là danh sách 214 "Bộ thủ" của chữ Hán, được liệt kê trong các sách "Tự vựng" của Mai Ưng Tộ (梅膺祚) và sau đó là sách "Khang Hi tự điển". Các bộ thủ được đánh số và sắp xếp theo thứ tự tăng dần của số nét viết nên bộ thủ đó.
Trên máy tính, bộ thủ Khang Hy sử dụng mã unicode U+2F00 – 2FD5, 110 mã bổ sung bộ CJKV U+2E80 – 2EF3 và các dạng biến thể.
Khang Hy tự điển liệt kê 47035 chữ Hán chia làm 214 bộ. Trong đó có 7 bộ hàm chứa hơn 1.000 chữ.
Mã Unicode của các bộ thủ.
Các bộ thủ sử dụng mã Unicode riêng biệt so với các chữ Hán. Ví dụ như, bộ "nhất" (一) có mã U+2F00 trong khi chữ "nhất" (一) lại có mã là U+4E00. Các bộ thủ phụ thêm được tìm thấy trong các mã Bộ thủ CJK bổ sung (2E80–2EFF). | 1 | null |
Frederick Townsend Ward (29 tháng 11 năm 1831 - 22 tháng 9 năm 1862) là một thủy thủ và lính đánh thuê người Mỹ nổi tiếng tham gia vào chiến trường Trung Hoa giữa Thái Bình Thiên Quốc và nhà Thanh cùng Anh quốc và Pháp. Ông là người sáng lập và là chỉ huy đầu tiên của Thường Thắng Quân, đóng góp rất lớn cho nhà Thanh trong việc dập tắt phong trào nổi loạn của quân Thái Bình Thiên Quốc. Ông đã tử trận tại trận chiến với quân Thái Bình năm 1862 ở tuổi 31. | 1 | null |
Satya Narayana Nadella (, ; sinh ngày 19 tháng 8 năm 1967) là một giám đốc điều hành kinh doanh người Mỹ gốc Ấn Độ. Ông là chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc điều hành của Microsoft, kế nhiệm cho Steve Ballmer vào năm 2014 với tư cách là giám đốc điều hành và John W. Thompson vào năm 2021 với tư cách là chủ tịch. Trước khi trở thành tổng giám đốc điều hành, ông là phó chủ tịch điều hành nhóm doanh nghiệp và đám mây của Microsoft, chịu trách nhiệm xây dựng và điều hành các nền tảng điện toán của công ty.
Tiểu sử.
Nadella sinh ra ở Hyderabad, nay thuộc Telangana, Ấn Độ. trong một gia đình theo Ấn Độ giáo nói tiếng Telugu. Mẹ Prabhavati là giảng viên tiếng Phạn và cha Bukkapuram Nadella Yugandhar là nhân viên Dịch vụ Hành chính Ấn Độ từ năm 1962.
Nadella học Trường Công lập Hyderabad, Begumpet trước khi nhận bằng cử nhân kỹ thuật điện từ Học viện Công nghệ Manipal ở Karnataka vào năm 1988. Nadella sau đó đến Hoa Kỳ để học lấy bằng MS về khoa học máy tính tại Đại học Wisconsin – Milwaukee, và nhận bằng vào năm 1990. Sau đó, ông nhận bằng MBA tại Trường Kinh doanh Booth của Đại học Chicago vào năm 1996.
Nadella nói, "Tôi luôn biết tôi muốn xây dựng mọi thứ."
Nghề nghiệp.
Sun Microsystems.
Nadella đã làm việc tại Sun Microsystems với tư cách là nhân viên công nghệ trước khi gia nhập Microsoft vào năm 1992.
Microsoft.
Tại Microsoft, Nadella đã lãnh đạo các dự án lớn bao gồm việc công ty chuyển sang điện toán đám mây và phát triển một trong những cơ sở hạ tầng đám mây lớn trên thế giới.
Nadella từng là phó chủ tịch cấp cao của Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển (R&D) cho Bộ phận Dịch vụ Trực tuyến và phó chủ tịch Bộ phận Kinh doanh của Microsoft. Sau đó, ông làm chủ tịch mảng Máy chủ và Công cụ trị giá 19 tỷ USD của Microsoft và dẫn đầu sự chuyển đổi văn hóa kinh doanh và công nghệ của công ty từ dịch vụ khách hàng sang cơ sở hạ tầng và điện toán đám mây. Ông đã giúp đưa Microsoft SQL Server, Windows Server và các công cụ dành cho nhà phát triển lên đám mây Azure. Doanh thu từ dịch vụ đám mây đã tăng từ 16,6 tỷ đô la khi ông tiếp quản vào năm 2011 lên 20,3 tỷ đô la vào tháng 6 năm 2013. Ông được nhận lương 84,5 triệu đô la năm 2016.
Mức lương năm 2013 của Nadella là gần 700.000 đô la, đưa tổng số lương bổng kèm theo cổ phiếu thưởng lên đến 17,6 triệu đô la.
Các chức vụ trước đây do Nadella nắm giữ bao gồm:
Vào ngày 4 tháng 2 năm 2014, Nadella được chọn làm Giám đốc điều hành mới của Microsoft, đồng thời là Giám đốc điều hành thứ ba trong lịch sử của công ty, sau Bill Gates và Steve Ballmer.
Vào tháng 10 năm 2014, Nadella tham dự một sự kiện về Phụ nữ trong Máy tính, sau đó gây tranh cãi khi ông đưa ra tuyên bố rằng phụ nữ không nên đòi hỏi tăng mức lương và nên tin tưởng vào hệ thống. Nadella đã bị chỉ trích vì phát ngôn này và sau đó ông đã xin lỗi trên Twitter. Sau đó, ông gửi một email đến các nhân viên của Microsoft thừa nhận rằng mình đã "hoàn toàn sai."
Dưới sự lãnh đạo của Nadella, Microsoft đã thay đổi sứ mệnh của mình để "trao quyền cho mọi người và mọi tổ chức trên hành tinh để đạt được nhiều hơn". Ông đã tổ chức một sự thay đổi văn hóa tại Microsoft bằng cách nhấn mạnh vào sự đồng cảm, hợp tác và 'tư duy phát triển', và biến văn hóa doanh nghiệp của Microsoft thành một nền văn hóa nhấn mạnh vào sự học hỏi và phát triển không ngừng.
Năm 2014, thương vụ mua lại đầu tiên của Nadella với Microsoft là Mojang, một công ty trò chơi Thụy Điển nổi tiếng với trò chơi máy tính "Minecraft", trị giá 2,5 tỷ USD. Ông cũng mua Xamarin với số tiền không được tiết lộ. Ông giám sát việc mua mạng xã hội LinkedIn vào năm 2016 với giá 26,2 tỷ đô la. Vào ngày 26 tháng 10 năm 2018, Microsoft đã mua lại GitHub với giá 7,5 tỷ đô la Mỹ.
Kể từ khi Nadella trở thành giám đốc điều hành đến tháng 9 năm 2018, cổ phiếu của Microsoft đã tăng gấp ba lần, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 27%.
Giải thưởng và chứng nhận.
Năm 2018, ông là một trong 100 nhân vật được tạp chí "Time" vinh danh"." Năm 2019, Nadella được vinh danh là nhân vật của năm theo tờ "Financial Times và" người kinh doanh của năm trên tạp chí "Fortune." Năm 2020, Nadella được công nhận là Biểu tượng Doanh nghiệp Ấn Độ toàn cầu tại Giải thưởng Lãnh đạo Doanh nghiệp Ấn Độ của CNBC-TV18 ở Mumbai.
Đời tư.
Năm 1992, Nadella kết hôn với Anupama, con gái của một người bạn học cùng khóa IAS của cha ông. Bà từng học tại Manipal sau ông vài năm và theo đuổi bằng cử nhân B.Arch tại Khoa Kiến trúc. Cặp đôi có ba người con, một con trai và hai con gái, sống ở Clyde Hill và ở Bellevue, Washington. Con trai của ông, Zain là người khiếm thị liệt tứ chi và có chứng bại não.
Ông là một người rất thích đọc thơ Mỹ và thơ Ấn Độ. Ông cũng đam mê cricket, và từng chơi trong đội của trường mình. Nadella và vợ Anupama thuộc nhóm sở hữu Seattle Sounders FC, một câu lạc bộ bóng đá thuộc Major League Soccer.
Nadella là tác giả của một cuốn sách có tên "Hit Refresh" nói về cuộc đời, sự nghiệp của mình ở Microsoft và cách anh ông tin rằng công nghệ sẽ định hình tương lai. Ông thông báo rằng lợi nhuận từ cuốn sách sẽ được chuyển đến quỹ từ thiện của Microsoft và thông qua đó cho các tổ chức phi lợi nhuận. | 1 | null |
Saraswati () là một vị thần trong đạo Hindu (Nữ thần Devi), thần của tri thức, âm nhạc, nghệ thuật và thiên nhiên. Bà là một trong ba vị thần nữ (Tridevi) bao gồm Saraswati, Lakshmi và Parvati. Ba nữ thần cùng nhau hỗ trợ các nam thần là Brahma, Vishnu và Shiva trong sự sáng tạo, duy trì sự sống và sự hủy diệt của vũ trụ.
Tên vị thần trong Tiếng Miến Điện là "Thurathadi" (, hay ) hay "Tipitaka Medaw" (, ), trong Tiếng Hoa là Biện Tài Thiên (pinyin: ), trong Tiếng Nhật là "Benzaiten" () và trong Tiếng Thái là "Surasawadee" ().
Tên gọi.
Dòng sông Sarasvati là một trong các sông nữ thần ở Rigveda. Tên Sanskrit nghĩa là "có nhiều hồ bơi".
Trong tiếng Telugu, Sarasvati có tên phổ biến là Chaduvula Thalli (చదువుల తల్లి), Sharada (శారద). Trong tiếng Konkan, nữ thần này được gọi là Sharada, Veenapani, Pustaka dharini, Vidyadayini. Trong tiếng Kannada, các biến thể tên gọi vị thần này gồm Sharade, Sharadamba, Vani, Veenapani trong ngôi đền nổi tiếng Sringeri. Trong tiếng Tamil, nữ thần được gọi là Kalaimagal (கலைமகள்), Kalaivaani (கலைவாணி), Vaani (வாணி). | 1 | null |
Dogecoin (/ˈdoʊʒkɔɪn/, ký hiệu: DOGE, biểu tượng: Đ hoặc D), là một loại tiền tệ kỹ thuật số được dựa trên Litecoin. Thiết kế của nó lấy ý tưởng từ meme "Doge" . Nó được ra mắt vào ngày 8 tháng 12 năm 2013 . Dogecoin có tốc độ tạo xu ban đầu nhanh hơn so với các loại tiền tệ kỹ thuật số khác. Đã có xấp xỉ 100 tỉ xu được lưu hành vào cuối năm 2014. Sau đó, 5,2 tỉ xu sẽ được tạo ra mỗi năm. Cho đến ngày 14 tháng 2 năm 2020, đã có 123.309.637.248 xu được tạo . Mặc dù hiện tại Dogecoin có ít ứng dụng thương mại, loại tiền tệ này đang tiến tới việc được sử dụng rộng rãi để tặng tiền boa qua mạng sau khi một người đăng thông tin thú vị hoặc hữu ích lên các cộng đồng trên mạng . Khẩu hiệu của Dogecoin là "To the moon!" .
Ký hiệu của Dogecoin là chữ eth của tiếng Iceland, tức chữ hoa của ð, chứ không phải chữ Đ của tiếng Việt.
Khái quát và lịch sử.
Dogecoin được tạo ra bởi lập trình viên và cựu kỹ sư IBM, Billy Markus ở Portland, Oregon. Ban đầu ông đang thử nghiệm với một loại tiền tệ kỹ thuật số khác của chính ông tên là "Bells" dựa trên series Animal Crossing của Nintendo. Ông hy vọng loại tiền tệ kỹ thuật số này sẽ vươn tới được những nhóm người dùng khác ngoài những nhà đầu tư mà đã tạo ra nền kinh tế của Bitcoin và không dính đến những tranh cãi trong lịch sử Bitcoin (như thực hiện giao dịch chợ đen ở web Silkroad) .
Vào cùng thời gian đó, bạn của ông, Jackson Palmer, một nhân viên bộ phận marketing của Adobe Systems ở Sydney, Úc, và là người ban đầu nghĩ ra ý tưởng về Dogecoin, đã được một học sinh ở Đại học Front Range thuyết phục qua Twitter để biến ý đó tưởng thành hiện thực . Điều này dẫn Palmer tới gặp Markus .
Sau khi được nhắc đến vài lần trên Twitter, Palmer đã mua tên miền dogecoin.com, sau đó cho Markus xem và nhanh chóng tạo sự hợp tác giữa Markus và Palmer. Dogecoin được phát hành một thời gian ngắn sau khi Markus hoàn thành ví Dogecoin . Markus tạo Dogecoin dựa trên Litecoin , nghĩa là nó cũng sử dụng thuật toán scrypt. Mạng lưới Dogecoin ban đầu có giới hạn 100 tỉ xu .
Vào ngày 19 tháng 12, giá trị của Dogecoin tăng 300% trong vòng 24 giờ, từ $0.00026 lên $0.00095 , với khối lượng giao dịch hàng trăm Bitcoin mỗi ngày trong lúc Bitcoin và nhiều loại tiền tệ kỹ thuật số khác đang mất giá do quyết định cấm các ngân hàng đầu tư Nhân dân tệ vào nền kinh tế Bitcoin của Trung Quốc . Vào ngày 22 tháng 12, Dogecoin chứng kiến cuộc sụt giá mạnh đầu tiên với việc sụt 80% giá trị do các pool lớn lợi dụng yêu cầu sức mạnh tính toán thấp để đào xu tại thời điểm đó .
Vào ngày 24 tháng 12, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ cảnh báo người dùng Dogecoin và các loại tiền tệ kỹ thuật số khác về những nguy cơ liên quan tới chúng .
Vào Giáng sinh năm 2013, vụ cướp Dogecoin lớn đầu tiên xảy ra khi hàng triệu xu đã bị đánh cắp trong một vụ tấn công vào dịch vụ ví nền web Dogewallet và Instadoge . Kẻ tấn công đã truy cập vào dữ liệu của dịch vụ và thay đổi địa chỉ gửi/nhận để gửi toàn bộ xu vào một địa chỉ ví nhất định . Sự việc này đã đột ngột tăng số lượng tweet về Dogecoin, biến nó thành loại tiền tệ kỹ thuật số được nhắc đến nhiều nhất trên Twitter. Sau đó, một chương trình gây quỹ có tên Save Dogemas đã dặt mục tiêu ủng hộ 15 triệu xu cho nạn nhân của cuộc tấn công. Cho đến tháng 2 năm 2014, 15.006.219 Dogecoin đã được ủng hộ.
Duy nhất tại thời điểm tháng 1 năm 2014, khối lượng giao dịch của Dogecoin đã vượt Bitcoin và tất cả các loại tiền tệ kỹ thuật số thay thế khác cộng lại .
Vào ngày 19 tháng 1 năm 2014, một chương trình gây quỹ đã được thành lập bởi cộng đồng Dogecoin để ủng hộ $30.000 cho đội trượt tuyết xe Jamaica do họ đủ tiêu chuẩn nhưng không có đủ tiền để dự Thế vận hội Olymic Mùa đông Sochi. Trong vòng hai ngày, chương trình đã đạt được mục tiêu $30.000 , và tỷ giá Dogecoin/Bitcoin tăng 50% . Sau đó, cộng đồng Dogecoin tiếp tục ủng hộ cho vận động viên Sochi Olympic thứ hai Shiva Keshavan.
Ứng dụng và giao dịch.
Một vài sàn giao dịch trên mạng đã hỗ trợ quy đổi DOGE/BTC và DOGE/LTC . Có duy nhất một sàn giao dịch hỗ trợ quy đổi DOGE/CNY đó là Bter .
Vào ngày 8 tháng 1 năm 2014, Altquick.co trở thành sàn giao dịch đầu tiên hỗ trợ quy đổi DOGE/USD .
Vào ngày 30 tháng 1 năm 2014, sàn giao dịch Vault of Satoshi đặt tại Canada cũng thông báo hỗ trợ quy đổi DOGE/USD và DOGE/CAD . Vào ngày giao dịch đầu tiên, Dogecoin là loại tiền tệ kỹ thuật số được giao dịch nhiều thứ hai, sau Bitcoin .
Vào ngày 31 tháng 1 năm 2014, khối lượng giao dịch trên những sàn giao dịch lớn đạt 1,5 triệu USD. Giá trị vốn hóa thị trường là 60 triệu USD. Phần lớn giao dịch được thực hiện trên ba sàn giao dịch: Bter (60%), Cryptsy (23%) và Vircurex (10%). Ba cặp tiền tệ được trao đổi nhiều nhất là DOGE/BTC (50%), DOGE/CNY (44%) và DOGE/LTC (6%) .
Trao đổi hàng hóa ngoài đời thực với DOGE được thực hiện qua các cộng đồng trên mạng như Reddit và Twitter .
Phương thức giao dịch.
Dogecoin hoạt động dựa trên mã hóa mật khẩu công cộng. Mỗi địa chỉ có một mật khẩu công cộng và một mật khẩu cá nhân. Chỉ mật khẩu cá nhân mới có khả năng giải mã dữ liệu mã hóa đi kèm với mật khẩu công cộng, vì vậy mật khẩu công cộng có thể được chia sẻ mà vẫn đảm bảo an toàn. Các địa chỉ Dogecoin là mật khẩu công cộng đã được băm, có độ dài 34 ký tự, bắt đầu bằng chữ "D".
Ví dụ: Địa chỉ của Dogecoin Foundation: DJ7zB7c5BsB9UJLy1rKQtY7c6CQfGiaRLM
Khối lượng xu.
Dogecoin đang đứng thứ 33 về khối lượng xu với khoảng gần 300 triệu USD (vào 28/02/2020) và đang có xu hướng giảm dần do sự lạm phát Dogecoin, ảnh hưởng đến giá trị xu.
Thông số đào mỏ.
Thông số của Dogecoin có vài điểm khác biệt so với Litecoin mặc dù dùng chung một thuật toán. Thời gian tạo khối của Dogecoin là 1 phút, và thời gian thay đổi mục tiêu là 4 giờ. Mỗi khối thưởng cho người tìm thấy một số xu nhất định theo bảng bên dưới. Từ khối thứ 600.001 trở đi, mỗi khối sẽ có mức thưởng cố định là 10.000 xu.
Nguồn cung cấp xu.
Không có giới hạn về số xu. Theo lịch, vào tháng 1 năm 2015, khi khối thứ 600.000 được tìm thấy, sẽ có xấp xỉ 98 tỉ xu đang lưu hành. Sau đó, mỗi năm sẽ có khoảng 5,2 tỉ xu được đào | 1 | null |
Thiên kinh chi biến (hay Thái Bình chi biến) là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của Thái Bình Thiên Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Đây là một trận thảm sát tự giết lẫn nhau của triều đình Thái Bình Thiên Quốc diễn ra vào năm 1856 khiến hàng vạn người thiệt mạng, làm nguyên khí của quốc gia này tổn thương trầm trọng.
Thiên kinh chi biến bắt nguồn từ sự hống hách của Đông vương Dương Tú Thanh khi ông ta luôn mượn danh nghĩa "Thiên phụ nhập thể" để ra lệnh cho Thiên vương Hồng Tú Toàn phải quỳ xuống tiếp chỉ và nghe theo lời ông ta rất nhiều lần. Điều này khiến Thiên vương nổi giận ra lệnh cho Bắc vương tiêu diệt Đông vương. Trận thảm sát ở đã giết gần hết gia quyến của Dương Tú Thanh, các quan lại ở Đông điện và khoảng 20.000 thuộc hạ của Đông vương. Việc thanh trừng Đông vương lại dẫn đến sự lộng hành của Bắc vương Vi Xương Huy khi ông ta giết sạch cả Dực vương phủ của Thạch Đạt Khai với lý do là đồng đảng với Dương Tú Thanh vì sợ ông này sẽ là vật cản của mình. Thiên vương lại sai Dực vương và Yến vương giết Bắc vương gây ra một vụ thảm sát phủ họ Vi giết chết không biết bao nhiêu người. Thiên kinh chi biến đã đặt dấu chấm hết cho Thái Bình Thiên quốc. Vương triều này dần dần lụi tàn. Đây được coi là cột mốc chia cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc ra hai giai đoạn gồm giai đoạn đầu phát triển mạnh mẽ và giai đoạn sau thoái hóa trầm trọng | 1 | null |
Công chúa tóc xù (tên gốc tiếng Anh: Brave) (còn có tên gọi khác là Nàng công chúa can đảm) là phim hoạt hình máy tính thể loại tưởng tượng của Mỹ phát hành năm 2012 do Pixar Animation Studios sản xuất và Walt Disney Pictures phát hành. Cốt truyện của phim do nhà biên kịch/đạo diễn Brenda Chapman sáng tạo, lấy cảm hứng từ mối quan hệ giữa chính bà và con gái. Với bộ phim này, Chapman trở thành nữ đạo diễn đầu tiên của Pixar đảm nhiệm vai trò đạo diễn một sản phẩm phim chiếu rạp. "Công chúa tóc xù" do Chapman, Mark Andrews, Steve Purcell, và Irene Mecchi viết kịch bản, Chapman và Andrews làm đạo diễn, và đồng đạo diễn bởi Purcell. Bộ phim có sự tham gia của các diễn viên lồng tiếng Kelly Macdonald, Julie Walters, Billy Connolly, Emma Thompson, Kevin McKidd, Craig Ferguson, và Robbie Coltrane. Để tạo ra những hiệu ứng hình ảnh phức tạp nhất có thể, Pixar đã viết lại hoàn toàn toàn bộ hệ thống hoạt hình của họ, lần đầu tiên trong 25 năm lịch sử của hãng. Đây là bộ phim đầu tiên sử dụng định dạng âm thanh Dolby Atmos.
Lấy bối cảnh ở vùng Cao nguyên xứ Scotland, bộ phim kể câu chuyện về một nàng công chúa tên là Merida, người vô tình gây ra một vụ hỗn loạn trong vương quốc chỉ vì phản đối việc hứa hôn, một tục lệ cổ xưa giữa các bộ lạc. Sau khi tới hỏi ý một mụ phù thủy, Merida đã vô tình biến mẹ mình thành một con gấu và buộc phải hoá giải lời nguyền ấy trước khi quá muộn. "Công chúa tóc xù" công chiếu lần đầu vào ngày 10 tháng 6 năm 2012, tại Liên hoan phim quốc tế Seattle, và được phát hành tại Bắc Mỹ vào ngày 22 tháng 6 năm 2012. Phim thu được nhiều thành công cả về chuyên môn và doanh thu, và giành Giải Oscar cho phim hoạt hình hay nhất, Giải Quả cầu vàng cho phim hoạt hình hay nhất, cùng với Giải BAFTA cho phim hoạt hình hay nhất.
Tại các rạp, chiếu trước "Công chúa tóc xù" là một phim ngắn có nhan đề "La Luna", do Enrico Casarosa đạo diễn.
Cốt truyện.
Một công chúa trẻ tên là Merida của bộ lạc Dunbroch được Vua Fergus, cha nàng, tặng cho một chiếc cung tên nhân dịp sinh nhật, bất chấp sự lo lắng của mẹ nàng, Hoàng hậu Elinor. Một lần, trong khi mạo hiểm vào rừng tìm mũi tên bị mất, Merida bắt gặp một đốm sáng xanh bí ẩn. Ít lâu sau, Mor'du, một con quỷ dưới hình dạng một con gấu, tấn công gia đình. Merida chạy thoát trên lưng ngựa với hoàng hậu Elinor, còn Fergus đánh bại con gấu, nhưng phải trả giá bằng chân trái của ông. Giờ đây, là một cô gái tự lập và bướng bỉnh với ba em trai sinh ba giống hệt nhau, Merida mới biết rằng nàng được hứa hôn với một trong số những bộ tộc đồng minh của cha nàng. Elinor nhắc lại cho Merida nghe truyền thuyết về một hoàng tử đã phá huỷ chính vương quốc của mình chỉ vì sự kiêu ngạo và từ chối làm theo những mong muốn của cha, cảnh báo nàng rằng việc nàng không ưng thuận chuyện hôn nhân có thể đe doạ tới Dunbroch, nhưng Merida vẫn tỏ ra không hài lòng với sự sắp đặt này.
Các bộ lạc đối địch tới cùng những người con trai trưởng của mình để tham gia thi đấu nhằm giành cơ hội kết hôn với Merida. Nhưng Merida đã phá lệ, tuyên bố rằng nàng đủ tư cách tham gia tranh đấu vì là con trưởng của bộ lạc Dunbroch và đánh bại tất cả những người đến cầu hôn trong một cuộc thi bắn cung, khiến các bộ lạc kia mất mặt. Sau một cuộc cãi vã với Elinor, Merida bỏ đi. Trong rừng, nàng lần theo những làn khói xanh tới túp lều của một mụ phù thủy đóng giả làm thợ chạm khắc gỗ. Merida nài xin và mụ phù thủy đồng ý cho nàng một chiếc bánh có phép thuật để thay đổi suy nghĩ của mẹ mình.
Merida trở lại lâu đài và đưa cho Elinor ăn chiếc bánh, và nó đã biến Hoàng hậu thành một con gấu đen. Nhận ra rằng mình đã làm mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn, Merida cùng với Elinor (lúc này bà vẫn giữ được hầu hết tính người) tới túp lều của mụ phù thủy, nhưng chỉ tìm thấy một lời nhắn. Họ nhận ra rằng, trừ khi Merida có thể "vá được mối quan hệ đã bị lòng kiêu hãnh phá vỡ" trước khi mặt trời mọc lần thứ hai, lời nguyền sẽ trở thành vĩnh cửu. Sau đó Merida và Elinor được những làn khói xanh dẫn tới một khu tàn tích cổ xưa, ở đó họ gặp Mor'du, và Merida được biết rằng xưa kia nó chính là một chàng hoàng tử ham muốn quyền lực quá mức trong truyền thuyết mà Elinor đã kể cho nàng nghe, và nó cũng bị biến hình như vậy bởi một lời nguyền tương tự như lời nguyền Hoàng hậu đang phải chịu. Merida thề với mẹ rằng nàng sẽ không để mẹ biến thành một con thú hoang dại như Mor'du, và giải thích rằng nàng có thể hoá giải lời nguyền bằng cách vá lại tấm thảm trước đó nàng đã làm rách khi xảy ra tranh cãi với bà.
Ở lâu đài, các bộ lạc đang trên bờ vực chiến tranh, nhưng Merida tới cắt ngang cuộc tranh luận giữa họ, và tuyên bố rằng con cái đáng ra phải được quyền quyết định sẽ kết hôn khi nào và với ai tuỳ thích. Các bộ lạc đồng ý, họ cùng nhau thắt chặt tình đoàn kết và đồng ý thay đổi tục lệ xưa. Merida lén vào phòng để thảm cùng với Elinor. Elinor, do bản năng loài gấu trỗi dậy, đã tấn công Fergus, nhưng khi chợt nhớ ra mình vẫn là một con người, bà đã chạy trốn khỏi lâu đài. Fergus, cho rằng Hoàng hậu đã bị Mor'du giết hại, đã cùng các bộ lạc khác đuổi theo con gấu. Với sự giúp đỡ của các em trai, những người cũng đã ăn chiếc bánh có phép thuật và bị biến thành gấu con, Merida đuổi theo bố và trên đường đi nàng đã khâu lại tấm thảm. Các thành viên bộ lạc cùng với Fergus bắt được Elinor, nhưng Merida ngăn họ lại, vừa lúc đó Mor'du xuất hiện và tấn công họ. Một trận đánh nổ ra sau đó, Mor'du đánh bật tất cả các chiến binh của bộ lạc và suýt nữa thì giết chết Merida. Elinor tới kịp, sử dụng sức mạnh của loài gấu để kìm chân Mor'du, và một cột đá cao gần đó đổ đã đè chết nó. Linh hồn của hoàng tử thoát ra khỏi cơ thể con gấu sau khi nó chết. Trước khi lên thiên đường, anh ta đã thầm cảm ơn Merida vì cuối cùng đã giải thoát cho anh khỏi chính bản thân mình.
Đến rạng đông thứ hai, Merida đã nhận ra ý nghĩa thực ẩn trong câu đố của mụ phù thủy, và hoà giải với mẹ. Hoàng hậu và ba đứa em của nàng trở lại thành người, và cả gia đình hạnh phúc đoàn tụ bên nhau. Vài ngày sau, Merida và Elinor cùng nhau thêu một tấm thảm mới có Merida và Elinor trong hình dạng con gấu, trong lúc đó họ được gọi tới bến tàu để chào tạm biệt với các vị vua của những bộ lạc khác. Họ cùng nhau cưỡi ngựa qua Scotland với tình cảm mẹ con mới được hàn gắn.
Sản xuất.
Được công bố vào tháng 4 năm 2008 dưới tên gọi "The Bear and the Bow" (Con gấu và chiếc cung tên), "Công chúa tóc xù" là bộ phim cổ tích đầu tiên của Pixar. Nhà biên kịch và đạo diễn Brenda Chapman coi đây là một câu chuyện cổ tích theo truyền thống của nhà văn Hans Christian Andersen và anh em Grimm. Bà cũng lấy cảm hứng cho cốt truyện từ mối quan hệ giữa chính bà và con gái. Chapman chắp bút cho dự án và sau đó được giao vai trò đạo diễn của phim, khiến bà trở thành nữ đạo diễn đầu tiên của Pixar, nhưng tới tháng 10 năm 2010, bà bị thay thế bởi Mark Andrews do những bất đồng về sáng tạo. Chapman cho rằng tin bà bị thay thế thật là "kinh khủng", tuy nhiên sau đó phát biểu rằng "tầm nhìn của bà vẫn ảnh hưởng xuyên suốt tác phẩm" và do đó bà vẫn "rất tự hào về bộ phim, vì cuối cùng tôi cũng đã dám đứng lên cho chính bản thân mình."
"Công chúa tóc xù" là bộ phim Pixar đầu tiên có một nhân vật nữ chính. Merida ban đầu dự định do Reese Witherspoon lồng tiếng, nhưng sau đó cô từ chối vì không xếp được lịch. Thay vào đó, nhân vật này do nữ diễn viên người Scotland Kelly Macdonald đảm nhiệm.
Phần chạy chữ cuối phim bao gồm lời đề tặng đặc biệt tới nhà đồng sáng lập và CEO của Pixar Steve Jobs, người đã qua đời năm 2011.
Nhạc phim.
Phần nhạc nền cho "Công chúa tóc xù" do Patrick Doyle biên soạn và Dàn nhạc giao hưởng London biểu diễn. Để truyền tải hương vị địa phương của Scotland cho phần âm nhạc, Doyle sử dụng các nhạc cụ đặc trưng của Scotland như kèn túi, độc tấu vĩ cầm, đàn hạc Celtic, sáo và trống bodhrán, cùng với một chiếc đàn ximbalum và cimbalom điện tử để mang đến cảm giác hiện đại hơn. "Tôi sử dụng nhiều điệu nhảy cổ điển Scotland như điệu vũ quay, điệu jig, và múa strathspey, vốn không những hợp với các hoạt động của nhân vật mà còn khiến chúng thêm chân thực hơn," Doyle nói.
Doyle cũng đã viết một bài tửu ca (ca khúc hát lúc say rượu) cho Vua Fergus và đã phải di chuyển liên tục tới Scotland để nghiên cứu. Nhà soạn nhạc cũng đã thu âm một "đoạn thánh ca bằng tiếng Gaelic không có nhạc đệm."
Cùng với phần nhạc nền của Doyle, bộ phim cũng có sự góp mặt của ba ca khúc. "Touch the Sky" (nhạc của Alex Mandel, lời của Mark Andrews & Mandel) và "Into the Open Air" (nhạc và lời của Alex Mandel) do Julie Fowlis, người lồng tiếng giọng hát ngoài đời thực cho Merida, thể hiện. Nhóm nhạc Mumford & Sons cũng mang tới cho phim ca khúc "Learn Me Right" cùng với nhạc sĩ Birdy.
Walt Disney Records phát hành album nhạc phim dưới cả hai định dạng đĩa CD và tải về kỹ thuật số vào ngày 19 tháng 6 năm 2012.
Phát hành.
Ban đầu bộ phim được lên kế hoạch phát hành vào ngày 15 tháng 6 năm 2012, nhưng sau đó lùi lại tới ngày 22 tháng 6 năm 2012. Vào ngày 3 tháng 4 năm 2012, Pixar chiếu thử 30 phút đầu của bộ phim, và nhận được phản hồi tích cực từ những người xem. Phim công chiếu lần đầu vào ngày cuối cùng của Liên hoan phim quốc tế Seattle, 10 tháng 6 năm 2012. Phim ra mắt lần đầu ở Australia vào ngày 11 tháng 6 năm 2012, tại Liên hoan phim Sydney, ra mắt ở Mỹ vào ngày 18 tháng 6 năm 2012, tại Rạp chiếu phim Dolby ở Hollywood, trong Liên hoan phim Los Angeles, ra mắt ở châu Âu tại Liên hoan phim Taormina ở Sicily ngày 23 tháng 6 năm 2012, và ra mắt ở Anh tại Liên hoan phim quốc tế Edinburgh vào ngày 30 tháng 6 năm 2012.
Tại Hoa Kỳ và Canada, "Công chúa tóc xù" là bộ phim chiếu rạp đầu tiên sử dụng định dạng âm thanh Dolby Atmos. Gần một nửa trong số 14 rạp được lắp đặt hệ thống âm thanh để trình chiếu bộ phim dưới định dạng Atmos là ở California (Burbank, Century City, Fremont, Hollywood, San Francisco, và Sherman Oaks), các rạp còn lại nằm ở bảy bang khác (Lake Buena Vista, Florida; Kansas City, Missouri; Paramus, New Jersey; Las Vegas, Nevada; Chicago; West Plano, Texas; Vancouver, Washington) và Toronto, Ontario. Còn tại các rạp khác, phim được phát hành ở định dạng âm thanh Dolby Surround 7.1. Tổng cộng, phim được phát hành tại 4.164 rạp, một kỷ lục của Pixar; kỷ lục trước do phim "Cars 2" thiết lập (4.115 rạp). 2.790 trong số đó chiếu phim này dưới định dạng 3D.
Tại Việt Nam, bộ phim được phát hành vào ngày 6 tháng 7 năm 2012 với tựa đề chính thức là "Công chúa tóc xù". Phiên bản lồng tiếng Việt có sự tham gia của Bảo Thy trong vai Merida, Hữu Châu trong vai Vua Fergus.
Giải trí tại gia đình.
"Công chúa tóc xù" được phát hành trên đĩa Blu-ray, Blu-ray 3D, DVD, và cho tải về kỹ thuật số vào ngày 13 tháng 11 năm 2012. Lần phát hành này bao gồm cả "La Luna" và một phim ngắn khác có tựa đề "The Legend of Mor'du" (Truyền thuyết về Mor'du). Giới thiệu về lịch sử của Mor'du, bộ phim ngắn này cho người xem cơ hội tìm hiểu sâu về huyền thoại ẩn sau chàng hoàng tử này, qua lời kể của mụ phù thủy lập dị đã phù phép chàng.
Phản hồi.
Phản hồi về chuyên môn.
"Công chúa tóc xù" nhận được đánh giá tích cực từ các nhà phê bình. Bộ phim nhận được 78% nhận xét tích cực trên trang tổng hợp kết quả đánh giá Rotten Tomatoes, dựa trên 217 đánh giá với điểm số trung bình là 6,9/10. Nhận xét chung của trang này viết: ""Công chúa tóc xù" mang tới cho các khán giả nhỏ tuổi và những người yêu thích cổ tích một cuộc phiêu lưu sôi động và hài hước với một nút thắt gai góc và chiều sâu đáng kinh ngạc." Một trang tổng hợp đánh giá khác, Metacritic, chuyên cho điểm số trung bình dựa trên 100 đánh giá hàng đầu từ các nhà phê bình chính thống, cho bộ phim 69/100 điểm dựa trên 37 đánh giá, với nhận xét "nhìn chung là tán thành." Bộ phim cũng nhận được những phản hồi tích cực từ khán giả Mỹ, nhận được điểm "A" trên thang đánh giá CinemaScore.
Nhà báo Roger Ebert của tờ "Chicago Sun-Times" cho bộ phim 3 trên 4 sao. Ông viết, "Tin tốt là các em nhỏ có thể sẽ thích bộ phim này, nhưng tin xấu là các bậc phụ huynh sẽ thất vọng nếu họ đang mong chờ một bom tấn mới từ Pixar. Khác với các bộ phim nguyên bản sáng chói của hãng trước đây như "Câu chuyện đồ chơi", "Đi tìm Nemo", "WALL-E", và "Vút bay", bộ phim này dường như cho thấy Pixar đang lấn sang thể loại truyền thống của Disney." Ông cũng nói rằng bộ phim thực sự truyền tải một thông điệp tích cực về mối quan hệ giữa mẹ và con gái, "mặc dù việc đột nhiên biến mẹ mình thành một con gấu có vẻ là một khởi đầu hơi quá." Peter Debruge của tờ "Variety" cho bộ phim nhận xét tích cực, viết rằng phim "mang tới một nhân vật nữ chính cứng cỏi và tự lập hơn trong một kỷ nguyên mà các chàng hoàng tử không còn quá quyến rũ; lấy bối cảnh ở thiên nhiên Scotland lộng lẫy và chi tiết, nơi tâm hồn nàng chói sáng như chính mái tóc đỏ như lửa ấy." Debruge nói rằng "có thêm một nữ đạo diễn, Brenda Chapman, vào câu lạc bộ đầy những nam sáng tạo viên, xưởng phim Pixar đã dệt nên một mối quan hệ giữa mẹ và con gái đầy ấn tượng và cảm động ngang ngang tầm với những tác phẩm về tình cha con được yêu thích như "Đi tìm Nemo"."
Ngược lại, Todd McCarthy của tờ "The Hollywood Reporter" lại có bài đánh giá tiêu cực, cho rằng bộ phim "càng về sau càng thu nhỏ dần về quy mô, còn đỉnh điểm của cốt truyện vừa bị bó buộc quá mức lại chỉ xoay quanh những yếu tố kỳ ảo khiến người xem bối rối." Leonard Maltin của tờ "IndieWire" nói, "Tôi cho điểm bộ phim về mặt ý tưởng, nhưng nút thắt cốt truyện thật quá kỳ quặc khiến nó dường như trói cả tôi lại luôn. Bộ phim cố gắng bù đắp cho thiếu sót này bằng một kết thúc lay động, nhưng con đường dẫn tới khoảnh khắc ấy thì lại không mấy trơn tru, nên nó không gây được ấn tượng như mong đợi."
Một số nhà phê bình cho rằng nhân vật Merida là một bước ngoặt mới lạ so với truyền thống của những nàng công chúa Disney. Một số khán giả và nhà hoạt động vì nữ quyền đã chỉ trích khi nhân vật này được lên kế hoạch trở thành một nàng công chúa Disney, từ đó các họa sĩ bắt đầu vẽ nàng gầy hơn, tóc bớt xoăn và mắt tròn hơn, giống như các nàng công chúa từ những bộ phim trước đây của Disney. Website "A Mighty Girl" đã thành lập một bản kêu gọi Disney đừng thay đổi nhân vật của họ nữa. Một trong số 108.000 chữ ký tán thành trên trang này là của Brenda Chapman, đồng đạo diễn bộ phim, bà cho rằng Disney đã "đi ngược lại với những gì chúng ta đang thực sự làm với Merida — là mang tới cho phụ nữ và các bé gái một nhân vật tốt đẹp hơn, mạnh mẽ hơn," và rằng việc sửa đổi này "rõ ràng là một việc làm nhằm quảng cáo dựa trên lợi nhuận."
Doanh thu phòng vé.
"Công chúa tóc xù" mang về 237.283.207 USD ở khu vực Bắc Mỹ, và 301.700.000 USD ở các quốc gia khác, tổng lợi nhuận toàn cầu của phim là 538.983.207 USD. Đây là bộ phim có doanh thu cao thứ 13 của năm 2012, bộ phim có doanh thu cao thứ tám của Pixar, và là bộ phim hoạt hình có doanh thu cao thứ ba của năm đó, sau ' (875,3 triệu USD) và ' (746,9 triệu USD).
Ở Bắc Mỹ, các cuộc thăm dò trước khi phát hành dự đoán bộ phim có thể thu về khoảng từ 55 triệu tới 65 triệu USD ở Bắc Mỹ vào dịp cuối tuần đầu tiên phát hành, một con số hơi thấp so với mức trung bình của Pixar. Họ cho rằng bộ phim có thể không thu hút lắm với các khán giả nam.
Bộ phim khởi chiếu ngày 22 tháng 6 năm 2012, với 24,6 triệu USD và mang về 66,3 triệu USD vào dịp cuối tuần đầu tiên (ở mức tương đương với "Cars 2", bộ phim trước đó của Pixar), một con số ở mức trên cùng trong khoảng các nhà phân tích dự đoán. Đây là bộ phim có doanh thu dịp cuối tuần mở đầu vào tháng sáu cao thứ bảy, và là bộ phim có doanh thu dịp cuối tuần đầu tiên cao thứ sáu của Pixar. Bất chấp con số dự đoán đưa ra trước đó, lượng khán giả tới rạp ước tính gồm 43% nam và 57% nữ. Ở Bắc Mỹ, đây là bộ phim có doanh thu cao thứ chín của Pixar, phim hoạt hình có doanh thu cao nhất của năm 2012, và là bộ phim có doanh thu cao thứ tám của năm 2012.
Ngoài Bắc Mỹ, bộ phim thu về 14 triệu USD từ 10 thị trường vào dịp cuối tuần đầu tiên phát hành, đứng thứ ba sau "Madagascar 3: Europe's Most Wanted" và "Bạch Tuyết và người thợ săn". Tổng hợp lại, các thị trường mang về doanh thu cao nhất dịp cuối tuần mở đầu của phim là Pháp và vùng Maghreb (6,5 triệu USD), Mexico (5,53 triệu USD), và Nga và Khối Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) (5,37 triệu USD). Xét về tổng doanh thu, các quốc gia mang về lợi nhuận lớn nhất cho phim bao gồm Vương quốc Anh, Ireland và Malta (34,9 triệu USD), Pháp và vùng Maghreb (26,8 triệu USD), và Mexico (21,6 triệu USD).
Trò chơi điện tử.
Một trò chơi điện tử dựa theo bộ phim đã được Disney Interactive Studios phát hành vào ngày 19 tháng 6 năm 2012, cho các dòng máy PlayStation 3, PlayStation 4, Xbox 360, Wii, máy tính cá nhân, và Nintendo DS. Một trò chơi cho nền tảng di động có tên gọi "" (phiên bản "Công chúa tóc xù" của trò chơi "Temple Run") được phát hành ngày 14 tháng 6 năm 2012, cho hệ điều hành iOS và Android, và vào ngày 7 tháng 6 năm 2013, cho Windows Phone.
Khả năng về phần tiếp theo.
Một tạp chí của Scotland, "The Scotsman" hỏi đạo diễn Mark Andrews về khả năng hãng sẽ thực hiện một phần tiếp theo của bộ phim. Andrews trả lời, "Tôi không biết liệu sẽ có phần tiếp theo nào hay không. Chúng tôi chưa bao giờ làm bộ phim nào ở Pixar để có phần tiếp theo. Nhưng sẽ thật tuyệt vời khi bạn thực hiện một bộ phim và kiểu như chúng tôi có niềm tin rằng nếu chúng tôi có thể tìm được một cốt truyện hợp lý thì chúng tôi sẽ làm. Chắc chắn rằng việc quảng cáo và thành công của "Công chúa tóc xù" cho thấy rằng bạn có thể làm một phần tiếp theo và họ sẽ làm." | 1 | null |
Thiên Kinh là tên gọi khác của thành Nam Kinh thời nhà Thanh bị quân Thái Bình Thiên Quốc chiếm được và đặt làm thủ đô rồi được đổi tên sau đó. Nơi đây đã từng là một thành phố lớn trong lịch sử và văn hóa Trung Hoa, đã từng là thủ đô Trung Hoa trong nhiều triều đại, được xem như một trong bốn cố đô lớn của Trung Hoa. Với diện tích là 6598 km², thành phố này nằm tại hạ lưu sông Dương Tử (Trường Giang) và nằm trong Khu kinh tế Đồng bằng Sông Dương Tử. Vào thời Tam Quốc, Khổng Minh đã viết "Chung Sơn long bàn, thạch đầu hổ cứ, chân nại đế vương chi trạch dã" có nghĩa là ca ngợi nơi đây là đất rồng cuộn hổ ngồi dành cho bậc đế vương muôn đời. Tại đây đã xảy ra những biến cố lớn như sự kiện Thiên kinh chi biến vào năm 1856 dưới thời Thái Bình Thiên Quốc hay vụ Thảm sát Nam Kinh năm 1937 khi thành phố này rời vào tay quân đội Thiên hoàng Nhật Bản, những sự kiện đó đã cướp đi hàng chục vạn sinh mạng, những dấu mốc đáng nhớ của một thành phố lịch sử. | 1 | null |
Hiến chương Đại Tây Dương là tuyên bố chung của Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt và Thủ tướng Anh Quốc Winston S. Churchill vào ngày 14 tháng 8 năm 1941 sau 3 ngày thảo luận sôi nổi trên tàu tuần dương hạng nặng Hoa Kỳ và thiết giáp hạm Anh, đậu tại vịnh Placentia ở Newfoundland, khi Chiến tranh Thế giới thứ hai bắt đầu. Hiến chương Đại Tây Dương chứa đựng những nguyên tắc chung trong chính sách quốc gia của từng nước mà hai nhà lãnh đạo Anh - Mỹ hy vọng dựa vào đó sẽ tạo ra một thế giới mới tốt đẹp hơn.
Ngày 1/1/1942, đại biểu 26 nước Đồng Minh gặp nhau tại Washington ký Tuyên bố Liên Hợp Quốc cam kết ủng hộ Hiến chương Đại Tây Dương.
Nội dung.
Hiến chương Đại Tây Dương gồm 8 điều: | 1 | null |
Lotte World Tower (Hangul: 롯데월드 타워), trước đây gọi là Lotte World Premium Tower, là một siêu cao ốc với 123 tầng, hiện đã hoàn thành trong phức hợp thế hệ thứ hai của Lotte World ở Seoul, Hàn Quốc. Đây là toà tháp cao thứ 5 trên thế giới cũng như cao nhất trong OECD, vượt qua One World Trade Center ở thành phố New York (Mỹ).
Sau 13 năm lên kế hoạch và chuẩn bị, tháp chính thức bắt đầu khởi công bởi chính phủ Hàn Quốc vào tháng 11 năm 2010 và lễ động thổ đóng cọc và lắp khung tại công trường xây dựng từ tháng 3 năm 2011.
Ý tưởng thiết kế là hình nón thon dài, uốn nhẹ hai bên. Bên ngoài là kính nhạt lấy cảm hứng từ đồ gốm Hàn Quốc và các đường nhấn kim loại. Toạ lạc gần sông Hán, toà nhà gồm các cửa hàng bán lẻ (tầng 1-6), văn phòng (7-60), chung cư (61-85), khách sạn cao cấp (86-119) và tầng công cộng (120-123) với một đài quan sát.
Toà nhà nằm cạnh bên Lotte World thế hệ đầu tiên mở cửa vào năm 1989, người dân hoặc du khách có thể đi tới đây bằng tàu điện ngầm Seoul Line 2 và Line 8 tại trạm Jamsil. | 1 | null |
HMS "Ilex" (D61) là một tàu khu trục lớp I được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo ngay trước Chiến tranh Thế giới thứ hai, đã phục vụ cho đến cuối năm 1943, và từng đánh chìm năm tàu ngầm đối phương. Khi xung đột kết thúc, nó bị bán để tháo dỡ vào năm 1946.
Thiết kế và chế tạo.
"Ilex" được đặt hàng vào ngày 30 tháng 10 năm 1935 cho hãng John Brown and Company, tại Clydebank, Scotland trong Chương trình Chế tạo Hải quân 1935. Nó được đặt lườn vào ngày 10 tháng 3 năm 1936, được hạ thủy vào ngày 28 tháng 1 năm 1937 và nhập biên chế vào ngày 7 tháng 7 năm 1937 với chi phí 255.072 Bảng Anh, không tính đến những thiết bị do Bộ Hải quân Anh cung cấp như vũ khí, đạn dược và trang bị thông tin liên lạc.
"Ilex" có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải. Con tàu có chiều dài chung , mạn thuyền rộng và chiều sâu của mớn nước là . Nó được cung cấp động lực bởi hai turbine hơi nước hộp số Parsons, dẫn động hai trục chân vịt, cung cấp một công suất tổng cộng và cho phép có được tốc độ tối đa . Hơi nước được cung cấp cho các turbine bởi ba nồi hơi ống nước Admiralty 3 nồi. Nó mang theo tổng cộng dầu đốt, cho phép một tầm xa hoạt động khi di chuyển ở tốc độ đường trường . Thủy thủ đoàn của con tàu gồm 145 sĩ quan và thủy thủ trong thời bình.
Con tàu được trang bị bốn khẩu pháo QF Mk. IX 45-calibre trên các bệ nòng đơn. Cho mục đích phòng không, "Ilex" có hai khẩu đội súng máy Vickers 0,5 inch (12,7 mm) Mk.I bốn nòng. Nó còn có hai dàn 5 ống phóng ngư lôi trên mặt nước dành cho ngư lôi. Một đường ray thả mìn sâu cùng hai máy phóng được trang bị, và ban đầu có 30 quả mìn sâu được mang theo, nhưng được tăng lên 35 quả không lâu sau khi chiến tranh nổ ra.
Lịch sử hoạt động.
Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra, "Ilex" đang được bố trí tại Địa Trung Hải cùng Chi hạm đội Khu trục 3. Nó cùng chi hạm đội được lập tức điều sang dưới quyền Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây để làm nhiệm vụ hộ tống vận tải. Vào ngày 13 tháng 10, dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Hải quân Philip Lionel Saumarez, và cùng với tàu chị em , nó đã tấn công và đánh chìm tàu ngầm U-boat Đức Quốc xã "U-42" về phía Tây Nam Ireland.
Trong nữa đầu năm 1940, "Ilex" hoạt động hộ tống hạm đội tại khu vực Bắc Hải. Đến tháng 5, nó chuyển sang Chi hạm đội Khu trục 2 để phục vụ tại Địa Trung Hải. Vào ngày 27 tháng 6, cùng với các tàu khu trục , , và tàu khu trục Australia HMAS "Voyager", nó thả mìn sâu tấn công tàu ngầm Ý "Console Generale Liuzzi" ngoài khơi đảo Crete. Chiếc tàu ngầm buộc phải nổi lên mặt nước và tự đánh đắm. Hai ngày sau, 29 tháng 6, cũng các con tàu trên đã tấn công và có thể đã đánh chìm tàu ngầm Ý "Argonauta" vào khoảng 06 giờ 15 phút, cho dù rất có thể chiếc tàu ngầm này bị một máy bay Short Sunderland của Không quân Hoàng gia Anh đánh chìm trễ hơn cùng ngày hôm đó. Cũng trong ngày 29 tháng 6, "Dainty" và "Ilex" chia sẻ chiến công đánh chìm tàu ngầm Ý "Uebi Scebeli" về phía Tây Nam đảo Crete. "Ilex" đã tham gia trận Calabria, vào ngày 19 tháng 6, nó đã hộ tống cho tàu tuần dương Australia HMAS "Sydney" trong việc đánh chìm tàu ngầm Ý "Bartolomeo Colleoni" ngoài khơi mũi Spada, cứu vớt được 230 người sống sót. Nó tiếp tục phục vụ cùng Hạm đội Địa Trung Hải trong suốt năm 1940, vào ngày 11 tháng 11 được bố trí trong thành phần hộ tống cho tàu sân bay trong trận Taranto, cuộc không kích nhắm vào Hạm đội Ý tại cảng Taranto.
Vào ngày 20 tháng 3 năm 1941, "Ilex" tham gia thành phần hộ tống cho các tàu chiến chủ lực của hạm đội trong trận chiến mũi Matapan. Vào ngày 14 tháng 6, trong một hoạt động nhằm ngăn cản sự can thiệp của các tàu chiến thuộc phe Vichy Pháp, nó chịu đựng hư hại nặng cấu trúc do các quả bom ném suýt trúng từ máy bay ném bom bổ nhào đối phương. Nó được kéo đến Haifa, và trải qua một loạt các sửa chữa tạm thời tại Haifa, Suez, Aden, Mombassa và Durban để có thể đi đến Hoa Kỳ, nơi nó được sửa chữa toàn diện và tái trang bị. "Ilex" chỉ hoạt động trở lại vào tháng 9 năm 1942, và trải qua thời gian còn lại của năm 1942 hoạt động tại Freetown, Sierra Leone trong vai trò hộ tống vận tải.
Vào tháng 2 năm 1943, "Ilex" quay trở lại khu vực Địa Trung Hải, rồi trong tháng 7 và tháng 8 đã tham gia các cuộc đổ bộ của lực lượng Đồng Minh lên Sicily và Salerno. Vào ngày 13 tháng 7, với sự trợ giúp của tàu khu trục , nó đã đánh chìm tàu ngầm Ý "Nereide" về phía Đông Nam eo biển Messina. Đến tháng 12, nó được rút khỏi hoạt động thường trực do tình trạng vật chất quá kém. Nó bị bỏ không tại Bizerte, Tunisia, rồi được chuyển đến Ferryville vào tháng 6 năm 1944, và tiếp tục bị bỏ không tại đây. Đến tháng 3 năm 1945, nó được kéo đến Malta để sửa chữa, và đến tháng 4 được xếp loại"hạng dự bị loại C", được đánh giá qua khảo sát là"không còn nhu cầu sử dụng trong tương lai". Nó được đưa vào danh sách loại bỏ vào tháng 8.
"Ilex" bị bán để tháo dỡ tại Malta vào ngày 22 tháng 1 năm 1946, và được tháo dỡ tại Sicily, Ý vào năm 1948. | 1 | null |
Busan Lotte Town Tower, được biết đến Busan Lotte World Tower là siêu cao ốc 108 tầng, cao đang được xây dựng ở Busan, Hàn Quốc. Toà nhà được quy hoạch cạnh bên nhà ga to Nampo-dong trên tàu điện ngầm Busan Line 1 và dự kiến hoàn thành sớm nhất vào năm 2016.
Toà nhà là trung tâm của Busan Lotte Town và xây dựng trong bốn giai đoạn. Giai đoạn đầu bao gồm cửa hàng, hoàn thành vào 2009. Giai đoạn hai, bổ sung thêm các cửa hàng, hoàn thành vào 2010. Giai đoạn ba sẽ là khu mua sắm và rạp chiếu phim, sẽ hoàn thành vào 2014, và giai đoạn cuối gồm khách sạn cao cấp, đài quan sát, văn phòng, và cơ sở văn hoá ở tầng thứ 107 của toà nhà. Thiết kế của toà nhà như một con tàu đang đứng, hướng về phía bến cảng. Tầng hầm của toà nhà có sức chứa 2,400 chiếc xe hơi. | 1 | null |
x265 là một phần mềm mã nguồn mở miễn phí và dùng để mã hóa video bằng cách sử dụng chuẩn Mã hóa video Hiệu suất cao (HEVC/H.265). x265 hiện đang được cấp phép hai giấy phép Giấy phép Công cộng GNU (GPL) và giấy phép thương mại, tương tự như dự án x264.
Lịch sử.
Vào 23 tháng 7 năm 2013, MulticoreWare phát hành pre-alpha mã nguồn cho x265. Phát triển trên x265 bắt đầu từ tháng 3 năm 2013. Dự án x265 được tài trợ bởi một số công ty sẽ trực tiếp yêu cầu phát triển và nhận thương mại giấy phép sử dụng x265 trong sản phẩm của họ mà không cần phải phát hành sản phẩm của mình theo 2 giấy phép GPL. Dự án x265 đã cấp phép quyền sử dụng mã nguồn x264 cho những tính năng có thể được sử dụng với HEVC. x265 được viết bằng C + + và ngôn ngữ Assembly.
Chi tiết kỹ thuật.
Việc phát hành hiện tại của x265 hỗ trợ hồ sơ cá nhân chính của HEVC, trong đó 8-bit cho mỗi mẫu YCbCr với 04:02:00 sắc độ lấy mẫu con, với sự hỗ trợ hạn chế cho 10 hồ sơ chính. x265 hỗ trợ nhiều tính năng của x264 bao gồm cả mã hóa liên tục QP, Trung bình kiểm soát bitrate, và lookahead. Một số tính năng như dự đoán trọng và mã hóa 10-bit được hỗ trợ nhưng tối ưu hoá. MulticoreWare đã nói rằng dựa trên đỉnh tín hiệu tỷ lệ noise (PSNR) giảm trong tỷ lệ bit khi đi từ x264 để x265 sẽ là từ 25% đến 35% và mã hóa hiệu quả cho x265 sẽ tăng lên khi cải tiến được thực hiện cho các bộ mã hóa. Trong một so sánh phim thực hiện trong tháng 7 năm 2013 của ExtremeTech với một cài sẵn cần thời gian 129 giây để mã hóa một đoạn video clip với x264 và 247 giây để mã hóa nó với x265. | 1 | null |
Địa (地) còn gọi là đại địa (大地) có nghĩa là đất. Được hiểu là phần nằm trên bề mặt của Trái Đất mà không bị nước bao phủ, thường được phân biệt với bầu trời (thiên không: 天空) và biển cả trong tín ngưỡng dân gian. Tuy nhiên, trong các ngành khoa học thì đất có những khái niệm hay thuật ngữ hoàn toàn khác nhau, chẳng hạn:
Ngoài ra, Địa còn có thể là: | 1 | null |
Cheo cheo đốm Ấn Độ (tên khoa học Moschiola indica) là một loài thú của bộ Guốc chẵn trong họ Tragulidae được tìm thấy tại Ấn Độ và có thể tại Nepal. Nó có cơ thể dài 23 in (57.5 cm), với một cái đuôi dài 1 in (2.5 cm); nó nặng khoảng 7 lb (3 kg). Nó sống trong rừng nhiệt đới và là loài sống về đêm. | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.