text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Rắn hổ mang Philippines hay rắn hổ mang phun nọc Philippines (danh pháp hai phần: "Naja philippinensis") là một loài rắn hổ mang ngắn, nọc độc cao trong loài rắn hổ mang phun nọc có nguồn gốc từ các khu vực phía bắc Philippines.. Loài này được Taylor mô tả khoa học đầu tiên năm 1922.. Đây là loài rắn có nọc độc mạnh thứ hai trong chi rắn hổ mang thực sự (Naja) chỉ sau rắn hổ mang Caspi.
1
null
Samsung ZEQ 9000 (mã hiệu: SM-Z9000 cho bản một SIM, và SM-Z9005 cho bản hai SIM, SC-03F cho nhà mạng NTT DoCoMo) là điện thoại thông minh Tizen sẽ được phát hành bởi Samsung. Nó được ra mắt tại MWC 2014. Thông số kĩ thuật đã biết. Màn hình 4,8 inch với độ phân giải WXGA (1280x768) và vi xử lý 2,3 GHz lõi tứ Snapdragon 800.
1
null
Cardigan (từ tiếng Anh) là một loại áo len dệt hở phía trước ngực. Thông thường, những chiếc áo cardigan được thêu dệt nút cài áo ở phía trước và được sử dụng rộng rãi phù hợp với mọi giới tính. Áo Cardigan có nguồn gốc ở nước Anh Quốc, và được gọi theo tên của ông James Brudenel. Ông đã mặc một chiếc áo len cài nút trong chiến tranh Crimean. Sau chiến thắng oanh liệt, chiếc áo thời trang của ông cũng đã được trở nên nổi tiếng trong quần chúng thời bấy giờ. Từ Cardigan ban đầu chỉ ám chỉ những chiếc áo len dệt sát nách, nhưng qua thời gian và được kết hợp nhiều ý tưởng của nhiều người, nó đã trở thành mẫu áo như ngày nay. Những chiếc áo cardigan đơn giản được dùng làm áo khoác ngoài hoặc mặc trong áo vest rất sang trọng. Thích hợp cho những lúc có thời tiết mát, lạnh, áo khoác cardigan đã trở thành mẫu thời trang sành điệu không chỉ cho người lớn tuổi mà còn rất phù hợp với các bạn trẻ. Từ đó những chiếc áo cardigan sọc, họa tiết chữ đã ra đời với nhiều màu sắc nhằm phục vụ cho các đối tượng trẻ tuổi và năng động hơn. Khi mặc chung với áo vest, áo cardigan là một phần của sự sang trọng, lịch thiệp. Phối với áo thun, cardigan đem lại cho bạn cảm giác thoải mái hơn phù hợp cho những lúc vui chơi dạo phố. 
1
null
Các Thánh Kirilô và Mêthôđiô (, tiếng Slavơ Giáo hội Cổ: Кѷриллъ и Меѳодїи) là hai anh em người Hy Lạp Byzantine sinh ở Thessalonica thế kỷ thứ 9, là những nhà truyền giảng Kitô giáo cho người Slavơ ở vùng Đại Moravia và Pannonia. Các đóng góp của hai ông đã ảnh hưởng lên sự phát triển văn hóa của tất cả các sắc dân Slavơ, vì vậy hai ông được tôn vinh là "các tông đồ cho người Slavơ". Hai ông đã sáng chế ra bảng chữ cái Glagolitsa, hệ thống chữ viết đầu tiên cho tiếng Slavơ Giáo hội Cổ. Sau khi hai ông qua đời, các môn đệ và học trò của hai ông đã tiếp tục sự nghiệp truyền giáo cho các dân tộc Slavơ, họ cũng sáng chế ra bảng chữ cái Kyrill, đặt tên theo người thầy của mình. Hai anh em Mêthôđiô và Kirilô được tôn kính là thánh trong Chính thống giáo Đông phương với danh hiệu "đồng đẳng sứ đồ". Vào năm 1880, Giáo hoàng Lêô XIII đưa lễ kính hai thánh vào lịch Công giáo Rôma. Năm 1980, Giáo hoàng Gioan Phaolô II tuyên bố hai vị là các thánh đồng-bảo trợ của châu Âu, cùng với thánh Bênêđictô thành Nursia. Nguồn gốc. Nơi sinh của Kyrillô và Mêthôđiô được cho là thành phố Thessaloniki, thuộc đế chế Byzantine. Cha của 2 ông có tên là Lêô, rất giàu có, từng là một sĩ quan phụ tá cho Strategos (thống đốc toàn quyền) của thành phố Thessaloniki. Gia đình các ông có 7 bảy người con trai, với Mêthôđiô lớn nhất và Kyrillô là người trẻ nhất trong số họ.. Bấy giờ, Thessaloniki là một thành phố song ngữ. Ngoài tiếng Hy Lạp, ngôn ngữ Slavic cũng được sử dụng như một phương ngữ. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy Kyrillô và Mêthôđiô sử dụng ngôn ngữ Slav như tiếng mẹ đẻ.
1
null
Lý Di Xương (, ?- 909/910) là một quân phiệt người Đảng Hạng của triều Hậu Lương thời Ngũ Đại Thập Quốc. Ông cai quản Định Nan quân từ năm 908 cho đến khi mất vào năm 909 hay 910, với chức vụ tiết độ sứ. Các thư tịch cổ có mâu thuẫn về mối quan hệ của ông với người tiền nhiệm Lý Tư Gián. "Cựu Ngũ Đại sử", "Tân Ngũ Đại sử", và "Tư trị thông giám" đều chép rằng ông là con của Lý Tư Gián. Tuy nhiên, "Tống sử" lại chép rằng ông là cháu của Lý Tư Cung- đệ của Lý Tư Gián. Chu Vĩ Châu và Ngưu Đạt Sinh đều nhận định rằng trong Thác Bạt thị tại Hạ châu, chữ "di" thuộc bậc tôn của chữ "tư", do vậy Lý Di Xương thuộc hàng cháu của Lý Tư Gián. Tháng 11 ÂL năm Mậu Thìn (908), Lý Tư Gián qua đời, Lý Di Xương xưng là lưu hậu vào ngày Giáp Tuất (6) cùng tháng (2 tháng 12). Sau đó, Hậu Lương Thái Tổ Chu Toàn Trung chính thức bổ nhiệm Lý Di Xương là tiết độ sứ. Lý Di Xương cầm quyền không lâu, theo Tư trị thông giám, vào tháng 2 ÂL năm Nhâm Ngọ (910), Đô chỉ huy sứ Cao Tông Ích (高宗益) tiến hành binh biến và sát hại ông. Tướng lại của Định Nan sau đó cùng giết Cao Tông Ích và ủng hộ một người họ hàng của Lý Di Xương là Lý Nhân Phúc làm người cai trị mới của Định Nan. Lý Nhân Phúc sau đó được Hậu Lương Thái Tổ bổ nhiệm làm tiết độ sứ. (Theo "Cựu Ngũ Đại sử" và "Tân Ngũ Đại sử", Lý Di Xương mất vào năm sau khi tựu nhiệm.)
1
null
Lý Nhân Phúc (, ?-10 tháng 3 năm 933), là một quân phiệt người Đảng Hạng vào thời Ngũ Đại Thập Quốc. Ông cai quản Định Nan quân từ năm 909 hoặc 910 đến khi qua đời vào năm 933, với chức vụ tiết độ sứ. Thân thế. Lý Nhân Phúc thuộc Thác Bạt thị, cùng thị tộc với quân phiệt Lý Tư Cung (nguyên tên Thác Bạt Tư Cung) thời Đường mạt, tức tiết độ sứ người Đảng Hạng đầu tiên của Định Nan, và do đó thuộc dân tộc Đảng Hạng. Không rõ về mối quan hệ giữa ông và Lý Tư Cung, "Cựu Ngũ Đại sử" thể hiện rằng ông cũng nhận họ Lý của hoàng tộc Đường khi Lý Tư Cung được ban họ này do có công trong việc bình loạn Hoàng Sào; trong khi "Tư trị thông giám" chép rằng ông là 'tộc phụ' của Lý Di Xương- người kế nhiệm đệ của Lý Tư Cung là Lý Tư Gián, song quan hệ giữa Lý Di Xương và Lý Tư Cung cũng không đồng nhất giữa các nguồn khác nhau. (Mô tả trong "Tống sử" về Lý Nhân Phúc thì cho rằng chữ "nhân" thuộc bậc dưới của chữ "di", song các con của Lý Nhân Phúc cũng có chữ "di" trong tính danh.) Tháng 2 ÂL năm Nhâm Ngọ (910) (theo "Tư trị thông giám") hoặc năm 909 (theo "Cựu Ngũ Đại sử" và "Tân Ngũ Đại sử") Đô chỉ huy sứ Cao Tông Ích (高宗益) tiến hành binh biến và sát hại Lý Di Xương. Tướng lại Định Nan giết Cao Tông Ích và tôn Phiên-Hán đô chỉ huy sứ Lý Nhân Phúc làm soái. Lý Nhân Phúc sau đó tấu lại tình hình cho Hậu Lương Thái Tổ Chu Toàn Trung, đến ngày Giáp Tý (5) tháng 4 (16 tháng 5), Hoàng đế bổ nhiệm Lý Nhân Phúc làm Định Nan tiết độ sứ, kiểm hiệu tư không. Làm tiết độ sứ. Thời Hậu Lương. Tháng 7 ÂL cùng năm, một kình địch của Hậu Lương là Kỳ vương Lý Mậu Trinh cùng hai tiết độ sứ dưới quyền là Tĩnh Nan tiết độ sứ Lý Kế Huy và Chương Nghĩa tiết độ sứ Lưu Tri Tuấn khiển sứ cáo với Tấn vương Lý Tồn Úc (một kình địch khác của Hậu Lương), thỉnh hợp binh đánh Định Nan của Lý Nhân Phúc. Lý Tồn Úc khiển Chấn Vũ tiết độ sứ Chu Đức Uy đem binh đến hội cùng quân Kỳ. Liên quân gồm năm vạn bao vây thủ phủ của Định Nan là Hạ châu (夏州). Lý Nhân Phúc anh thành cự thủ. Tháng sau, Lý Nhân Phúc cáo cấp với triều đình Hậu Lương, đến ngày Giáp Thân (27) cùng tháng (3 tháng 10), Hậu Lương Thái Tổ sai Giáp mã chỉ huy sứ Lý Ngộ (李遇) và Lưu Oản (劉綰) đi cứu Lý Nhân Phúc. Sang tháng 9 ÂL, khi bọn Lý Ngộ đến Hạ châu, quân Kỳ và quân Tấn bỏ bao vây và triệt thoái. Vì có công chống đỡ quân Kỳ và Tấn, Hậu Lương Thái Tổ phong vượt cấp cho Lý Nhân Phúc làm kiểm hiệu "thái bảo", "đồng bình chương sự". Thời Hậu Đường. Năm 923, Hậu Đường Trang Tông Lý Tồn Úc tiêu diệt Hậu Lương. Trong những năm Trinh Minh-Long Đức (915-923) thời Hậu Lương và Đồng Quang (923-926) thời Hậu Đường, Lý Nhân Phúc được thêm các chức kiểm hiệu "thái sư", kiêm "trung thư lệnh", được phong tước Sóc Phương vương. Theo ghi chép thì trong nhiều năm, các trấn ở Hà Tây tấu với triều đình Hậu Đường rằng Lý Nhân Phúc ngầm qua lại với Khiết Đan (kình địch của Hậu Đường ở phía bắc), triều đình lo sợ họ liên minh đánh Hà Tây-Lũng Hữu và Quan Trung. (Tuy nhiên, sau khi Lý Nhân Phúc mất, một số người biết sự tình nói rằng Lý Nhân Phúc tung tin đồn như vậy vì sợ triều đình Hậu Đường chuyển ông đến nơi khác.) Ngày Mậu Ngọ (12) tháng 2 năm Quý Tị (10 tháng 3 năm 933), Lý Nhân Phúc mất, sau đó trong quân lập con ông là Lý Di Siêu làm lưu hậu. Trong cùng năm, ông được Hậu Đường Minh Tông Lý Tự Nguyên truy phong là Quắc vương (虢王). Sau đó, do tin vào tin đồn rằng Lý Nhân Phúc ngầm qua lại với Khiết Đan, Hậu Đường Minh Tông cố gắng chuyển Lý Di Siêu đến Chương Vũ (彰武, trị sở nay thuộc Diên An, Thiểm Tây) trong khi chuyển Chương Vũ tiết độ sứ An Tòng Tiến đến Định Nan. Nỗ lực này thất bại, gia tộc của Lý Nhân Phúc từ đó cát cứ Định Nan cho đến hết thời Ngũ Đại Thập Quốc.
1
null
Lý Di Siêu (chữ Hán: 李彝超; ?-935) là một quân phiệt người Đảng Hạng của triều Hậu Đường thời Ngũ Đại Thập Quốc. Ông cai quản Định Nan quân từ năm 933 đến khi mất năm 935, với chức vụ tiết độ sứ. Thân thế. Ông là thứ tử của Lý Nhân Phúc. Thời cha ông cai quản Định Nan quân, ông giữ chức 'tả đô áp nha', 'phòng át sứ' tại thủ phủ Hạ châu (夏州) của Định Nan quân. Chiến dịch chống quân Hậu Đường. Ngày Mậu Ngọ (12) tháng 2 năm Quý Tị (10 tháng 3 năm 933), Lý Nhân Phúc mất. Ngày Canh Thân (14) cùng tháng (12 tháng 3), trong quân lập Lý Di Siêu làm lưu hậu. Tuy nhiên, Hậu Đường Minh Tông Lý Tự Nguyên vốn nghi ngờ Lý Nhân Phúc ngầm qua lại với Khiết Đan, do đó muốn đưa Lý Nhân Phúc ra khỏi Định Nan. Ngày Quý Mùi (7) tháng 3 (4 tháng 4), Hậu Đường Minh Tông bổ nhiệm Lý Di Siêu làm Chương Vũ lưu hậu có trị sở nay thuộc Diên An, Thiểm Tây, chuyển Chương Vũ tiết độ sứ An Tòng Tiến làm Định Nan lưu hậu. Hậu Đường Minh Tông cũng mệnh Tĩnh Nan tiết độ sứ Dược Ngạn Trù đem năm vạn quân, cho Cung uyển sứ An Trọng Ích làm giám quân, hộ tống An Tòng Tiến đến Định Nan. Ngày Đinh Hợi (11) cùng tháng (8 tháng 4), Hậu Đường Minh Tông ra sắc dụ cho tướng sĩ lại dân các châu: Hạ, Ngân, Tuy, Hựu của Định Nan, nói rằng Lý Di Siêu còn ít tuổi để có thể phòng thủ khu vực biên thùy như Định Nan, nói rằng nếu ông tuân lệnh thì sẽ được phúc phú quý như Lý Tòng Nghiễm và Cao Doãn Thao (sau khi cha của họ mất), nếu làm trái mệnh thì sẽ gặp họa diệt tộc như Vương Đô và Lý Khuông Bân. Tháng 4 ÂL, Lý Di Siêu thượng ngôn rằng quân sĩ bách tính giữ lại, chưa đến được trấn, Hậu Đường Minh Tông ban chiếu lệnh lập tức dời đi. Lý Di Siêu không phụng chiếu, khiển huynh là A La vương đi phòng vệ Thanh Lĩnh môn (青嶺門, nay thuộc Diên An) để phòng quân Hậu Đường tiến công, và tập hợp người Đảng Hạng trong lãnh địa để tự cứu. Quân Hậu Đường dưới quyền Dược Ngạn Trù bao vây thành Hạ châu. Tuy nhiên, tường thành của được thuật lại là kiên cố như sắt đá, dựa trên cấu trúc gốc của Hách Liên Bột Bột (381–425), quân Hậu Đường không thể vào được. Hơn vạn kị binh Đảng Hạng cướp đoạt lương thực của quân Hậu Đường, quân Hậu Đường không có nơi cắt cỏ chăn nuôi, trong khi lại gặp khó khăn trong việc tái cung cấp. Tháng 7 ÂL, huynh đệ Lý Di Siêu lên tường thành xin An Tòng Tiến lui binh, nói rằng: Hậu Đường Minh Tông biết được, đến ngày Nhâm Ngọ (8) cùng tháng (1 tháng 8), lệnh cho An Tòng Tiến dẫn binh về. Từ đó, theo như tường thuật thì chính quyền Định Nan khinh triều đình, mỗi khi có nổi loạn chống triều đình, họ đều liên lạc với loạn quân để yêu cầu của cải để đổi lấy giúp đỡ. Định Nan tiết độ sứ. Lý Di Siêu sau đó thượng biểu tạ tội, cầu phục chức, ngày Nhâm Tuất (19) tháng 10 (9 tháng 11), Hậu Đường Minh Tông bổ nhiệm Lý Di Siêu làm Định Nan quân tiết độ sứ, kiểm hiệu tư đồ, phục hồi cống nạp như lúc đầu. Ngày Đinh Sửu tháng 2 năm Ất Mùi (19 tháng 3 năm 935), Lý Di Siêu thượng ngôn rằng do bệnh tật, xin cho huynh là Hành quân tư mã Lý Di Ân tạm quyền cai quản quân châu sự. Sau khi ông mất, đến tháng 3 ÂL, Hoàng đế Hậu Đường là Lý Tòng Kha bổ nhiệm Lý Di Ân làm tiết độ sứ. (Theo "Cựu Ngũ Đại sử" và "Tân Ngũ Đại sử", Lý Di Ân là đệ của Lý Di Siêu.
1
null
Vua Iraq (Ả Rập: ملك العراق, "Mālik al-‘Irāq"), là nguyên thủ quốc gia của Iraq và là quốc vương từ năm 1921 đến 1958. Ông là người đứng đầu nhà Hashim của nền quân chủ Iraq và được gọi bằng danh xưng Bệ hạ (صاحب الجلالة). Lịch sử. Sau Thế Chiến I và sự tan rã của đế chế Ottoman, ba tỉnh ("vilayets") của Iraq thuộc Ottoman phải chịu sự kiểm soát của Vương quốc Anh. Dưới sự chiếm đóng của Anh, những cuộc nổi dậy của nhân dân Iraq đã cho thấy bản thân nó là một vùng đất khó cai trị. Để thiết lập một chế độ phụ thuộc thân Anh, người Anh đã cho thành lập một triều đại các dòng vua Hashemite từ Ả Rập Xê Út, bắt đầu với con trai của Hussein bin Ali là Faisal I. Xuất phát từ một gia tộc có nguồn gốc ở Hejaz, nhà Hashim vẫn được xem là ngoại tộc ở Iraq. Chính phủ Anh đã bổ nhiệm họ làm hoàng tộc của Iraq sau một cuộc trưng cầu dân ý bị gian lận. Vương triều này phần lớn bị sự phản đối của đa số người Shi'is và Kurd ở Iraq. Vương quốc Iraq tồn tại cho đến cuộc đảo chính năm 1958 của phe quốc gia Iraq được gọi là cuộc Cách mạng ngày 14 Tháng Bảy thành lập nước Cộng hòa Iraq.
1
null
Bài này liệt kê các đảng phái chính trị ở Iraq. Iraq là một nhà nước đa đảng. Các đảng phái chính trị thường được nhóm lại theo ý thức hệ/liên kết dân tộc và bởi nhóm mà họ đã được liệt kê trên lá phiếu của cuộc bầu cử Quốc hội Iraq năm 2005.
1
null
Năm 1709, Mirwais Hotak và các tù trưởng bộ tộc Afghanistan của ông từ Kandahar đã tự tổ chức và giải phóng thành công đất đai của họ thoát khỏi ách thống trị Ba Tư. Mirwais cho xây dựng một pháo đài lớn của riêng mình và biến thị trấn Kandahar thành thủ đô của Đế chế Hotaki. Sau hàng loạt các cuộc chiến tranh, đế chế này cuối cùng đã được thay thế bởi Đế quốc Durrani của Afghanistan do Ahmad Shah Durrani sáng lập vào năm 1747. Ahmad Shah Durrani được coi là "Cha Già Dân tộc", Mirwais Hotak là" ông nội "và Mohammed Zahir Shah là vị vua cuối cùng của Afghanistan.
1
null
Bài này liệt kê danh sách các đảng phái chính trị ở Afghanistan. Afghanistan có một hệ thống đa đảng trong quá trình phát triển với nhiều đảng phái chính trị, mà thường thì chẳng có một đảng nào có cơ hội giành được quyền lực một mình, và các đảng phải làm việc với nhau để tạo thành các chính phủ liên hiệp. Không có chính đảng nào được phép tồn tại ủng hộ bất cứ điều gì được coi là đi ngược lại giáo lý đạo Hồi. Bộ luật thống trị hiện hành về sự hình thành của các chính đảng đã được ban hành vào năm 2009, yêu cầu mỗi đảng phải có ít nhất 10.000 thành viên, (trước đây họ chỉ cần 700 thành viên). Bộ Tư pháp Afghanistan đã đăng ký danh sách 84 đảng phái kể từ khi bộ luật mới có hiệu lực. Cựu đảng. Kể từ cuộc đảo chính năm 1973, Afghanistan đã có nhiều đảng phái chính trị khác nhau. Bao gồm Đảng Cách mạng Quốc gia Afghanistan của Mohammed Daoud Khan, Đảng Dân chủ Nhân dân và Đảng Dân chủ Watan Afghanistan từ thời cộng sản, cùng Liên minh phương Bắc lên nắm quyền sau khi Kabul thất thủ vào tháng 4 năm 1992 và quản lý đất nước cho đến cuộc đảo chính của Taliban vào năm 1996.
1
null
Me nước hay còn gọi me keo, găng tây, keo tây, là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu (Fabaceae). Loài này được (Roxb.) Benth. miêu tả khoa học đầu tiên. Mô tả. Cây gỗ có thể cao đến 10 m. Lá kèm biến đổi thành gai. Cuống lá chính dài 2-2,5 cm, mọc so le, phân thành hai cuống nhỏ dài 1 cm, mỗi cuống nhỏ mang hai lá chét, phiến lệch đến tù. Hoa nhỏ màu trắng mọc thành chùm ở đầu cành, gồm nhiều cụm hình đầu đường kính 0,8–1 cm. Quả dài 5–8 cm, rộng 1 cm, xoắn làm 2-3 lần cong queo thắt lại giữa các hạt. Hạt màu đen và bóng, nằm trong một lớp cơm quả. Nơi sống và thu hái: Cây ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, truyền vào Việt Nam, được trồng (thường trồng làm hàng rào) và trở thành hoang dại cả ở đồng bằng và miền núi. Trồng bằng hạt. Mùa hoa quả từ tháng 8 đến tháng 3 năm sau. Cơm quả (áo hạt) chín ăn được, có vị bùi và béo. Tính vị, công dụng. Theo Y học cổ truyền ở Việt Nam, vỏ và rễ cây me nước đều có tác dụng hạ nhiệt. Người ta có thể thu hái lá, rễ quanh năm để làm thuốc. Rễ thái nhỏ, phơi khô, lá thường dùng tươi. Lá me nước được dùng trị bệnh đái đường. Rễ dùng trị bệnh sốt rét. Thường dùng dưới dạng thuốc sắc, mỗi ngày 10-20 g. Ở Guyana, vỏ cây được sử dụng làm thuốc trị sốt. Ở Ấn Độ, nước sắc vỏ dùng làm thuốc thụt chống táo bón .
1
null
Đoàn Lê (15 tháng 4 năm 1943 – 6 tháng 11 năm 2017), còn có bút danh Hạ Thảo, tên thật là Đoàn Thị Lê, là một nhà văn, họa sĩ, diễn viên, nhà biên kịch, đạo diễn người Việt Nam. Bà nguyên là Giám đốc Trung tâm Văn hóa nghệ thuật thành phố Hải Phòng. Xuất thân và quá trình hoạt động. Đoàn Lê sinh năm 1943 tại Thành phố Hải Phòng trong một gia đình nho học, có nghề thuốc gia truyền. Khi còn là một nữ sinh lớp chín Trường cấp ba Phan Chu Trinh ở Hải Phòng, Đoàn Lê đã có thơ đăng báo. Năm mười tám tuổi, Đoàn Lê viết bài thơ "Bói hoa" được bạn yêu thơ hồ hởi đón nhận. Sau đó thi vào học Khoa Điện ảnh, Trường Sân khấu Điện ảnh Hà Nội. Ra trường Đoàn Lê được điều về Hãng Phim truyện Việt Nam. Đoàn Lê thuộc số những diễn viên điện ảnh đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam, cùng lớp với Lâm Tới, Trà Giang, Minh Đức... Bà từng đóng vai chính (cô giáo Hồng Vân) trong phim "Quyển vở sang trang" năm 1975 của đạo diễn Nguyễn Ngọc Chung. Sau khi có gia đình riêng, bà chuyển sang thiết kế mỹ thuật và dành thời gian đi học hội họa. Người truyền nghề cho bà là hai danh họa Dương Bích Liên và Bùi Xuân Phái. Bà đã vẽ được hàng trăm bức tranh sơn dầu khổ lớn. Tranh của bà đủ triển lãm riêng mấy cuộc và góp mặt trưng bày cùng các họa sĩ khác ở các Galery sang trọng ở Hải Phòng và Hà Nội. Năm 1963, Đoàn Lê chuyển sang viết văn xuôi, các truyện ngắn đầu tiên: Đôi mắt hoa nhài, Trương Viên, Cây xoan non của Đoàn Lê đã lần lượt được in trên hai tờ báo danh tiếng là Báo Văn nghệ và Báo Đại đoàn kết. Bước sang những năm bảy mươi, tám mươi của thế kỉ XX, Đoàn Lê lại thử sức viết kịch bản phim truyện và thành công với những phim: – Bình minh xôn xao; – Cha và con; – Làng Vũ Đại ngày ấy. Sau gần hai mươi năm có chùm truyện ngắn xuất hiện trên văn đàn, năm 1988 Đoàn Lê mới lại công bố thiên tiểu thuyết đầu tay "Cuốn gia phả để lại" và được Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng. Nhiều tác phẩm của bà không chỉ được phát hành tại Việt Nam mà còn được dịch sang tiếng nước ngoài. Giải thưởng. Đoàn Lê đã nhận được nhiều giải thưởng văn học, như giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam cho tiểu thuyết "Cuốn gia phả để lại", giải thưởng báo Văn Nghệ và Hội Liên hiệp văn học toàn quốc cho truyện "Trinh tiết xóm Chùa". Đánh giá. "Quả đúng là "huyền thoại" khi tập truyện ngắn Trinh tiết xóm Chùa của Đoàn Lê được dịch ra tiếng Anh và giới thiệu với bạn đọc Mỹ. Rất nhiều bài viết giới thiệu về tập sách cho thấy sự quan tâm của bạn đọc nước ngoài đối với đời sống, văn học Việt Nam rất tinh tế và sâu sắc. "Đoàn Lê được ghi nhận ở phong cách đa dạng và sức sáng tạo tươi mới. Với giới học giả, những truyện ngắn này cho một cái nhìn vào bên trong văn hóa Việt Nam sau Đổi mới. Với người đọc nói chung, đây là những tác phẩm bao quát và đầy nhân văn về những đề tài như lòng tham, hôn nhân, ly dị, tuổi già; đó là những tác phẩm về quyền con người, khảo sát tất cả những gì bí ẩn tinh tế của trái tim con người"... Tôi khâm phục văn tài của Đoàn Lê vì chị đã làm cho người đọc không thể không khắc khoải suy nghĩ và lo âu cho tương lai của nông thôn nước ta trước những diễn biến đi ngược lại với truyền thống nhân văn, nhân ái qua hàng nghìn năm qua...Tôi đã biết tới không ít các sáng tác của chị, Vua Minh Mệnh, Cuốn gia phả để lại, Lão già tâm thần, Tiền định, Trinh tiết xóm Chùa... Không ít chuyện ngắn đã gắn bó với địa danh xóm Chùa, nào là Đất xóm Chùa, Nghĩa địa xóm Chùa, Người đẹp xóm Chùa, Giường đôi xóm Chùa... và thật sự ấn tượng với cái Xóm Chùa của chị. Có lần tôi đã thẳng thắn nói giữa diễn đàn Quốc hội: "Mỗi chúng ta nên đọc tác phẩm Trinh tiết xóm Chùa của nữ sĩ Đoàn Lê, để hiểu thêm nông thôn nước ta đang có những diễn biển tiêu cực ra sao? Có biết thì mới hy vọng thay đổi được cái nơi mà phần lớn cư dân nước ta đang sinh sống". Tôi không ngờ sau đó chị từ Hải Phòng lên thăm tôi và đàm đạo khá lâu với tôi.
1
null
Cua bùn (danh pháp khoa học: Scylla serrata) là một loài cua có giá trị kinh tế cao sinh sống ở các khu vực thực vật ngập mặn. Loài này phân bố ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, được tìm thấy ở Nam Phi, xung quanh bờ biển của Ấn Độ Dương đến quần đảo Malay, cũng như từ miền nam Nhật Bản đến đông nam nước Úc, và tại miền đông Fiji và Samoa. Chúng chọn những gốc cây đước sú vẹt làm hang. Loài cua này thường được chọn làm nguyên liệu món cua sốt ớt nổi tiếng trong ẩm thực Singapore.
1
null
Lũy Hoa Phong có tên chữ là Hoa Phong Cổ Lũy, tục gọi là lũy Lão Cầm; là một công trình bằng đất được làm ra để bảo vệ trấn thành Gia Định vào khoảng năm 1700, dưới triều chúa Nguyễn Phúc Chu trong lịch sử Việt Nam. Lịch sử. Sách "Gia Định thành thông chí" của Trịnh Hoài Đức ở đầu thời Nguyễn chép: Về sau, chi tiết "bình định Cao Miên rồi đắp nên" có lẽ là không chính xác (vì Thống suất Cảnh đã mất ở Rạch Gầm [nay thuộc tỉnh Tiền Giang] vào tháng 4 năm ấy khi chưa về tới Gia Định), nên sách "Đại Nam nhất thống chí" soạn dưới triều Tự Đức đã điều chỉnh lại là lũy được đắp "trước khi" hành quân, và còn cho biết lũy dài 1.187 trượng. Theo nghiên cứu của nhà văn Sơn Nam, thì người chỉ huy công trình là một thuộc tướng của Thống suất Cảnh tên là Cầm (nói trại là Dầm, có thể vì kỵ húy). Hiện nay, lũy Hoa Phong (tục gọi là lũy Lão Cầm) chính là đường Phú Thọ Hòa, thuộc phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Và cũng theo nhà văn này, vào năm Tân Hợi (1731), lũy Tây Hoa được đắp nối với lũy Hoa Phong. Nguyên do là vì vào năm ấy, một người Lào tên là Sa Tốt cầm đầu một nhóm người Chân Lạp khá đông tràn đến Bến Lức (nay thuộc Long An), kéo qua Vườn Trầu (nay thuộc Hốc Môn). Khi ấy, tướng Trần Đại Định (con Trần Thượng Xuyên, và là rể Mạc Cửu) mang quân ra đánh chận được. Để bảo vệ trấn thành lâu dài, ông bèn đốc quân đắp thêm lũy Tây Hoa (1731). Thông tin liên quan. Hoàng Phủ Ngọc Phan lược dịch:
1
null
Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát còn được gọi là Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (tiếng Anh: Universal Periodic Review), viết tắt là UPR, là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền (HRC) Liên Hợp Quốc (UN) xuất hiện từ quá trình cải cách năm 2005 của Liên Hợp Quốc. Thường được gọi là UN-UPR, cơ chế này được thành lập theo nghị quyết Đại hội đồng 60/251 ngày 3 tháng 4 năm 2006. UPR định kỳ kiểm tra hoạt động nhân quyền của tất cả 193 quốc gia thành viên LHQ. Cơ chế này nhằm bổ sung, không trùng lặp với hoạt động của các cơ chế nhân quyền khác, bao gồm cả các cơ quan điều ước nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Đây là cơ chế nhân quyền quốc tế đầu tiên giải quyết vấn đề nhân quyền ở tất cả các quốc gia và tất cả các quyền con người. Nhóm làm việc về UPR, bao gồm 47 quốc gia thành viên của HRC và do Chủ tịch HRC chủ trì, tiến hành việc rà soát một quốc gia. Nguyên tắc và mục tiêu. Nghị quyết 5/1 ngày 18 tháng 6 năm 2007 và quyết định 6/102 ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Hội đồng Nhân quyền xác định các chức năng của UPR trong chu kỳ đầu tiên từ 2008 - 2012. Trong chu kỳ thứ hai và sau đó, một vài sửa đổi được đưa ra theo Nghị quyết 16/21 ngày 12 tháng 4 năm 2011 và quyết định 17/119 ngày 19 tháng 7 năm 2011 của Hội đồng Nhân quyền, sau khi HRC xem xét (để biết thêm chi tiết, xem quy trình đánh giá của HRC bên dưới). Nghị quyết 5/1 của HRC quy định rằng UPR phải: Mục tiêu của UPR là: Nghị quyết 16/21 của HRC quy định thêm rằng các chu kỳ thứ hai và tiếp theo nên tập trung vào việc thực hiện các khuyến nghị được chấp nhận và những diễn biến của tình hình nhân quyền tại quốc gia được rà soát. Thủ tục. Chu kỳ UPR. Chu kỳ UPR đầu tiên được thực hiện trong vòng 4 năm, chu kỳ thứ hai được kéo dài thành 4,5 năm và chu kỳ thứ ba thực hiện trong vòng 5 năm. Cứ mỗi năm Nhóm làm việc UPR của HRC rà soát được 42 quốc gia trong 3 kỳ họp, mỗi kỳ rà soát được 14 quốc gia. HRC xác định thứ tự rà soát cho chu kỳ UPR đầu tiên (2008-2012) vào ngày 21 tháng 9 năm 2007 thông qua việc rút thăm và thứ tự tương tự sẽ được duy trì trong các chu kỳ thứ hai và tiếp theo. Thứ tự rà soát đầu tiên tuân theo nghị quyết 5/1 yêu cầu rằng tất cả 47 quốc gia thành viên của HRC phải được rà soát trong nhiệm kỳ thành viên, bên cạnh một số tiêu chí khác. UPR đã trải qua hai chu kỳ và đang ở chu kỳ thứ ba. Theo Quyết định A/HRC/DEC/47/115 của Hội đồng Nhân quyền ngày 03/8/2021, chu kỳ thứ tư sẽ bắt đầu vào tháng 10-11/2022 sau khi kỳ họp thứ 50 của Hội đồng thông qua các văn bản cuối cùng về UPR chu kỳ thứ ba. Cơ sở của việc rà soát. Cơ sở của việc rà soát một quốc gia trong UPR là: (a) Hiến chương Liên hợp quốc; (b) Tuyên ngôn nhân quyền phổ quát; (c) Các điều ước nhân quyền mà một quốc gia là thành viên; và (d) các lời hứa và cam kết tự nguyện của Nhà nước, bao gồm cả những cam kết được đưa ra khi ứng cử vào HRC. Việc rà soát một quốc gia cũng có tính đến luật nhân đạo quốc tế phù hợp. Tài liệu làm cơ sở cho việc rà soát. Việc rà soát một quốc gia trong UPR được tiến hành dựa trên ba tài liệu: Trong quyết định 6/102, HRC đã hướng dẫn cho việc chuẩn bị thông tin trong UPR. Quyết định này chỉ dẫn cụ thể rằng, các quốc gia, khi chuẩn bị báo cáo quốc gia, nên đề cập / cung cấp: Toàn bộ các tài liệu về một rà soát của một quốc gia được đăng tải trên cổng thông tin về UPR của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ. Các tài liệu này bao gồm báo cáo của nhà nước, thông tin từ các cơ quan LHQ và bản tóm tắt thông tin từ các bên liên quan, kèm theo báo cáo cụ thể của từng bên liên quan, dự thảo và báo cáo chính thức của Nhóm công tác về UPR, Kết quả UPR (bao gồm quan điểm và trả lời của nước được rà soát), Nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền thông qua Kết quả UPR; ngoài ra còn có bản lưu Webcast của phiên đối thoại tương tác tại nhóm làm việc và phiên toàn thể của Hội đồng Nhân quyền thảo luận và thông qua kết quả UPR. Nhóm làm việc về UPR. Nhóm làm việc về UPR gồm 47 quốc gia thành viên của HRC, do Chủ tịch HRC chủ trì và tiến hành rà soát các quốc gia. Nhóm công tác đã tổ chức rà soát lần đầu tiên vào năm 2008. Mỗi phiên rà soát diễn ra trong ba giờ rưỡi, 70 phút dành cho Nhà nước được kiểm điểm thảo luận về khuôn khổ nhân quyền trong nước, các biện pháp đã thực hiện để thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở trong nước, các vấn đề nhân quyền liên quan và các bước đã thực hiện để giải quyết và khắc phục vi phạm. Đây cũng là cơ hội để Nhà nước trình bày lời hứa và cam kết nhân quyền tự nguyện. Sau phần trình bày của Nhà nước, phần đối thoại tương tác diễn ra trong vòng 140 phút tiếp theo. Trong phần này các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc đặt câu hỏi cho Nhà nước và đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện tình hình và hoạt động nhân quyền của mình. Điều đáng chú ý là tất cả 193 quốc gia thành viên LHQ (cả thành viên HRC và không) đều có thể tham gia đối thoại. Rất nhiều vấn đề đã được đề cập đến trong quá trình kiểm điểm định kỳ phổ quát. Có khả năng tất cả các vấn đề nhân quyền có thể được đề cập trong cơ chế này. Trong khi việc đếm số lượng khuyến nghị thực tế rất phức tạp do thực tế là các khuyến nghị được nhóm lại với nhau trong báo cáo của Nhóm công tác, một tổ chức phi chính phủ là UPR - Info đã đếm được 21.356 khuyến nghị và 599 cam kết tự nguyện trong chu kỳ UPR đầu tiên. Vai trò của Troika và việc soạn thảo báo cáo của Nhóm công tác. Mỗi phiên rà soát được hỗ trợ bởi một nhóm gồm ba quốc gia, được gọi là troika, đóng vai trò là báo cáo viên. Các troika có trách nhiệm nhận các câu hỏi do các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc gửi trước đến quốc gia đang được rà soát. Vai trò thứ hai của troika là chuẩn bị một tài liệu báo cáo kết quả rà soát, bao gồm một bản tóm tắt trình tự rà soát, các khuyến nghị được đề xuất từ các quốc gia, kết luận và các cam kết tự nguyện do Nhà nước được rà soát đưa ra. Tài liệu kết quả được chuẩn bị với sự hỗ trợ của Ban thư ký UPR và các khuyến nghị trong kết quả rà soát được phân cụm theo chủ đề. Những việc này được tiến hành với sự tham gia và chấp thuận đầy đủ của Nhà nước được rà soát và các Quốc gia đưa ra khuyến nghị.<ref name="HRCResolution16/21">"Review of the work and functioning of the Human Rights Council" at 4.</ref> Thông qua kết quả. Ba mươi phút được dành cho việc thông qua tài liệu kết quả ở giai đoạn sau trong cùng phiên họp của Nhóm công tác, trong đó Nhà nước được rà soát có cơ hội sơ bộ để cho biết liệu có ủng hộ các khuyến nghị được đề xuất bởi các quốc gia cũng như các kết luận phản ánh trong tài liệu kết quả. Sau khi được thông qua, tài liệu kết quả được chuyển đến HRC để thảo luận và thông qua trong phiên toàn thể. Vào giai đoạn từ khi kết thúc việc rà soát tại Nhóm công tác và Phiên toàn thể tiếp theo của Hội đồng Nhân quyền, Quốc gia được rà soát được trong đợi sẽ xác nhận những khuyến nghị UPR được chấp nhận hay là không. Phiên họp toàn thể của HRC. UPR là một mục thường trực trong chương trình nghị sự của HRC (mục 6). Mỗi kỳ họp của HRC đều phân bổ thời gian cho việc xem xét và thông qua các tài liệu kết quả được chuyển lên từ Nhóm công tác UPR. Mỗi tài liệu được dành một giờ để xem xét và thông qua, trong đó Nhà nước được rà soát có cơ hội trình bày câu trả lời cho các câu hỏi hoặc vấn đề chưa được giải quyết đầy đủ trong cuộc đối thoại tương tác tại Nhóm Công tác. Thành viên HRC và các quốc gia quan sát viên cũng có cơ hội bày tỏ quan điểm của họ về kết quả rà soát trước khi HRC có hành động. Các cơ quan nhân quyền quốc gia hạng 'A' và các tổ chức phi chính phủ có tư cách tham vấn với Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc (ECOSOC) có cơ hội đưa ra 'nhận xét chung' trước khi thông qua báo cáo kết quả. Đây là cơ hội duy nhất để xã hội dân sự phát biểu trong UPR. Tiếp nối kết quả UPR. UPR là một cơ chế hợp tác được thực hiện chủ yếu bởi các Nhà nước. Tuy vậy để có kết quả rà soát thực sự có ý nghĩa các quốc gia được khuyến khích tiến hành tham vấn rộng rãi với tất cả các bên liên quan về vấn đề này. Các quốc gia được khuyến khích cung cấp cho Hội đồng, trên cơ sở tự nguyện, mộ̣t bản cập nhật giữa kỳ về việc thực hiện các khuyến nghị được chấp nhận. Kể từ ngày 20 tháng 2 năm 2013 đến tháng 6/2016, 28 quốc gia đã gửi báo cáo giữa kỳ lên HRC. Theo Nghị quyết 16/21, các bên liên quan được khuyến khích đưa thông tin về việc theo dõi đánh giá thực hiện các khuyến nghị trước đó trong các báo cáo của họ. Bản tóm tắt thông tin của các bên liên quan cung cấp cũng dành một phần riêng cho đóng góp của Cơ quan nhân quyền quốc gia của Nhà nước được rà soát nếu cơ quan này được công nhận là tuân thủ đầy đủ các Nguyên tắc Paris. Quỹ Tự nguyện Hỗ trợ Tài chính và Kỹ thuật, được Hội đồng thành lập trong Nghị quyết 6/17 cung cấp nguồn hỗ trợ tài chính và kỹ thuật để giúp các quốc gia thực hiện các khuyến nghị phát sinh từ đánh giá của họ. Các quốc gia có thể yêu cầu đại diện của Liên Hợp Quốc ở cấp quốc gia hoặc khu vực hỗ trợ họ trong việc thực hiện các kết quả rà sóat. Việc hỗ trợ này cần tập trung vào các nhu cầu và ưu tiên quốc gia, như được phản ánh trong các kế hoạch quốc gia thực hiện kết quả rà soát. Từ năm 2011 đến năm 2014, UPR Info (Thông tin UPR), một tổ chức phi chính phủ, đã thực hiện 165 đánh giá hai năm sau khi rà soát diễn ra để xem các khuyến nghị (kết quả UPR chính) được thực hiện như thế nào, và tác dụng thực sự của UPR trên thực tế. Năm 2012, tổ chức này đã công bố nghiên cứu đầu tiên về đánh giá các triển khai này của 66 quốc gia. Ấn phẩm tiếp theo vào năm 2014, có tiêu đề Beyond Promising , đã đánh giá 165 quốc gia và chia sẻ các thực hành tốt nhất quan sát được từ các quốc gia, các cơ quan nhân quyền quốc gia và NGO. Ấn phẩm thứ ba, được phát hành vào năm 2016 và được đặt tên là Hiệu ứng cánh bướm , nhằm mục đích truyền bá các thực hành tốt nhất trong UPR và truyền cảm hứng cho tất cả các bên quan tâm. Nhà nước không hợp tác với UPR. Sau khi dùng hết mọi nỗ lực để khuyến khích một quốc gia hợp tác với cơ chế UPR, HRC sẽ giải quyết một cách phù hợp các trường hợp không hợp tác với cơ chế này. Trường hợp bất hợp tác dai dẳng đầu tiên được thảo luận là UPR của Israel. Israel đã không được rà soát như dự kiến vào ngày 29 tháng 1 năm 2013. Do đó, HRC đã thảo luận vào tháng 3 và tháng 6 2013 về vấn đề "không hợp tác dai dẳng". Cuối cùng, Israel đã nối lại hợp tác với HRC và được rà soát vào ngày 29 tháng 10 năm 2013, nhưng HRC đã bỏ lỡ cơ hội để xác định "không hợp tác dai dẳng" là gì. Cơ hội đóng góp cho UPR của các bên liên quan. Các quy tắc điều chỉnh sự tham gia của cơ quan nhân quyền quốc gia và NGO tại HRC, và do đó trong cơ chế UPR, được quy định bởi nghị quyết 5/1, trong đó nêu rõ rằng sự tham gia của các bên này sẽ dựa trên 'các hoạt động đã có tại Ủy ban Nhân quyền [trước đây], trong khi đảm bảo sự đóng góp hiệu quả nhất của các thực thể này '. Trong khi UPR là một quá trình liên chính phủ, có một số cơ hội đóng góp cho các bên liên quan phi chính phủ. Những cơ hội này bao gồm: Đánh giá về UPR của HRC. Trong nghị quyết 60/251, Đại hội đồng yêu cầu HRC phải xem xét và báo cáo về công việc và chức năng của mình sau năm năm đầu tiên. Vào tháng 10 năm 2009, HRC đã thành lập nhóm làm việc mở liên chính phủ về đánh giá công việc và chức năng của HRC (gồm 47 quốc gia thành viên của HRC) để dẫn dắt quá trình đánh giá này. Do Chủ tịch HRC lúc đó (Đại sứ Sihasak Phuangketkeow của Thái Lan) chủ trì, Nhóm công tác đã họp hai phiên họp quan trọng. Phiên làm việc nhóm đầu tiên diễn ra vào ngày 25 tháng 10 năm 2010; phiên thứ hai được tổ chức vào ngày 7, 17-18 và 23 tháng 24 năm 2011. Vào ngày 25 tháng 3 năm 2011, HRC đã thông qua nghị quyết 16/21 đánh giá kết quả công việc và chức năng của HRC, sau đó là quyết định 17/119 ngày 19 tháng 7 năm 2011 của HRC với những thay đổi sau đây đối với UPR:
1
null
Đây là danh sách các đĩa nhạc của Darin, là ca sĩ - nhạc sĩ người Thụy Điển. Anh đã phát hành được 6 album phòng thu, 22 đĩa đơn chính thức bao gồm cả những đĩa đơn chỉ phát hành dưới định dạng tải kỹ thuật số. Danh sách này còn bao gồm album không chính thức của anh ấy là Darin Zanyar; nó được phát hành trước khi anh tham gia show truyền hình "Thần tượng âm nhạc Thụy Điển".
1
null
Tizen () là hệ điều hành mở dựa trên Linux cho các thiết bị — bao gồm điện thoại thông minh, máy tính bảng, tivi thông minh, và máy ảnh thông minh. Mô hình cấp phép liên quan đến phần mềm sử dụng nhiều mã nguồn mở có thể không tương thích (xem mô hình cấp phép, dưới đây)—và độc quyền SDK. Nó nhằm mục đích cung cấp trải nghiệm cho người dùng ổn định trên các thiết bị. Tizen là dự án trong Linux Foundation và được quản lý bởi Tập đoàn chỉ đạo Kỹ thuật gồm Samsung, Intel và một số khác. Hiệp hội Tizen thành lập để hướng dẫn vai trò công nghiệp của Tizen, bao gồm yêu cầu thu nhập, xác định và tạo điều kiện cho mô hình dịch vụ, ngành công nghiệp tiếp thị và giáo dục. Thành viên của Hiệp hội Tizen gồm những đại diện cho mọi thành phần chủ yếu của ngành công nghiệp điện thoại hiện nay và tất cả khu vực trên thế giới. Các thành viên hiện tại bao gồm các nhà điều hành, OEM và các nhà lãnh đạo máy tính: Fujitsu, Huawei, Intel Corporation, KT, NEC CASIO Mobile Communications, NTT DOCOMO, Orange, Panasonic Mobile Communications, Samsung, SK Telecom, Sprint và Vodafone. Trong khi Hiệp hội Tizen quyết định cần làm gì để hoàn thiện Tizen, tập đoàn chỉ đạo kỹ thuật xác định những mã code nào thực sự cần thiết để đưa vào hệ điều hành để hoàn thành những mục tiêu. Gốc Tizen trở lại Samsung Linux Platform (SLP) và dự án LiMo và gần đây, Samsung sáp nhập dự án Bada của mình vào Tizen. Samsung ZEQ 9000 sẽ là thiết bị thương mại đầu tiên chạy hệ điều hành trên. Tổng quan. Hiệp hội Tizen thành lập để hướng dẫn vai trò công nghiệp của Tizen, bao gồm yêu cầu thu nhập, xác định và tạo điều kiện cho mô hình dịch vụ, ngành công nghiệp tiếp thị và giáo dục. Tizen cung cấp công cụ phát triển ứng dụng dựa thư viện JavaScript jQuery và jQuery Mobile. Kể từ phiên bản 2.0, một khung ứng dụng gốc đã có sẵn, dựa trên dịch vụ nền tảng mở từ nền tảng Bada. Bộ phát triển phần mềm (SDK) cho phép người phát triển sử dụng HTML5 và các công nghệ web có liên quan để viết ứng dụng chạy trên các thiết bị có hỗ trợ. X Window System với Enlightenment Foundation Libraries có thể sử dụng. Môi trường mở. Cộng đồng nhóm The Core Mobile Web Platform (Coremob) mang đến người phát triển, các nhà sản xuất thiết bị, các nhà cung cấp trình duyệt và nhà điều hành cùng nhau thống nhất các tính năng cốt lõi mà những người phát triển có thể phụ thuộc vào. Ứng dụng HTML5 chạy trên Tizen, Android, Firefox OS, Ubuntu Touch, và webOS mà không có trình duyệt. Vào cuối tháng 1 năm 2013, Tizen 2.0 đạt điểm cao nhất vào thời gian đó trong vài lần thử nghiệm một vài trình duyệt HTML5. Như các bài thử nghiệm HTML5 cũ đã được loại bỏ vào 13 tháng 11 năm 2013, Tizen 2.2 đứng dưới BlackBerry 10.2 tại 494 trên 555 điểm. Tuy nhiên, trình duyệt máy tính bàn hiện nay đã lấy lại lợi thế, và số điểm hiện tại của Tizen 2.2 trên thiết bị Samsung đạt số điểm cao nhất trong tất cả điện thoại, với 497 điểm.
1
null
Ludolph van Ceulen (1540-1610) là nhà toán học người Hà Lan. Ông là một trong những nhà toán học lớn thời kỳ Phục hưng. Ông đã dành gần 50 năm trong hơn 70 năm của đời mình để để có thể tìm ra số Pi chính xác đến 35 chữ số sau dấu phẩy. Ông đã tính toán ra được như vậy là nhờ việc xét đa giác đều 262 cạnh. Đây là một kết quả rất có ý nghĩa, bởi không chỉ giúp chúng ta biết số Pi có những gì mà còn phá kỷ lục mà Tổ Xung Chi lập ra hơn 1000 năm trước đó. Ludolph van Ceulen rất tự hào về việc mình đã làm, nên trước khi mất, ông khuyên mọi người hãy khắc số PI ông tìm được lên bia mộ của mình. Ông quả là tấm gương lớn về sự cần cù, hướng tới một mục đích tốt đẹp. Học trò nổi bật của ông có Willebrord Snell cũng là một nhà khoa học lớn thời Phục hưng, người đã tìm ra định luật về ánh sáng.
1
null
Các Giáo Phụ hay Giáo Phụ tiên khởi là những tác gia và nhà thần học Kitô giáo thời sơ khởi có ảnh hưởng sâu rộng, đã thiết lập nền tảng trí thức và giáo lý của Kitô giáo. Thuật từ này dành cho các tác gia và giảng sư của Giáo hội mà không nhất thiết phải có chức thánh (nghĩa là một trong 3 chức: phó tế, linh mục hoặc giám mục), cũng không nhất thiết là các vị Thánh – như Origênê và Tertullianô dù được xếp vào hàng ngũ các Giáo Phụ nhưng không được nhìn nhận là Thánh vì các quan điểm sau này của hai ông bị coi là lạc giáo. Tuy vậy, hầu hết các Giáo Phụ được tôn kính là thánh trong các giáo hội Công giáo Rôma, Chính thống giáo Đông phương, Anh giáo, Lutheran, v.v. Trong khi các giáo hội Tây phương coi thời kỳ Giáo Phụ kết thúc sớm – thường vào thời Công đồng Chalcedon (năm 451) hoặc vào thời Công đồng Nicaea II hay thời Gioan thành Damascus (thế kỷ thứ VIII), thì Chính thống giáo Đông phương vẫn dành tước hiệu 'Giáo Phụ' cho một số vị thánh thời mãi sau này, thậm chí cả thời nay. Giáo Phụ thời Tông đồ. Các Giáo Phụ đầu tiên thường được gọi là Giáo Phụ thời Tông đồ vì truyền thống cho rằng các ông hay thế hệ của các ông từng được chính các Tông đồ giảng dạy. Trong số này nổi bật là Clêmentê thành Roma (?–kh.99), Ignatiô thành Antiochia (kh.35–kh.110), Pôlycarpô thành Smyrna (kh.69–155) và Papias thành Hierapolis (kh.60–130). "Didache" ("Giáo huấn của Mười hai Tông đồ") và "Vị mục tử của Hermas", viết bằng tiếng Hy Lạp Phổ thông (Koine), thường được xếp vào nhóm các tác phẩm của các Giáo Phụ thời Tông đồ dù tác giả cụ thể của chúng chưa rõ. Đại Giáo Phụ. Các Đại Giáo Phụ của Kitô giáo Đông phương và Tây phương là: Giáo Phụ Hy Lạp. Một số Giáo Phụ viết tiếng Hy Lạp nổi tiếng gồm có: Justinô Tử đạo, Irênê thành Lugdunum (Lyon), Clêmentê thành Alexandria, Origênê thành Alexandria, Athanasiô thành Alexandria, Gioan Kim Khẩu, Cyrillô thành Alexandria, các Giáo Phụ Cappadocia (Basiliô thành Caesarea, Grêgôriô thành Nazianzus, Grêgôriô thành Nyssa), Maximô Tuyên tín, và Gioan thành Damascus. Giáo Phụ Latinh. Một số Giáo Phụ viết tiếng Latinh nổi tiếng gồm có: Tertullianô, Cyprianô thành Carthago, Hilariô thành Pictavium (Poitiers), Ambrôsiô thành Mediolanum (Milano), Đamasô I, Giêrônimô thành Strido, Augustinô thành Hippo, Grêgôriô Cả, Isiđôrô thành Hispalis (Sevilla). Giáo Phụ Syriac. Một vài Giáo Phụ chủ yếu viết bằng tiếng Syriac như Aphrahat, Ephrem xứ Syria, và Isaac thành Nineveh; nhiều tác phẩm của họ sau được dịch sang tiếng Hy Lạp và Latinh. Giáo Phụ sa mạc. Các Giáo Phụ sa mạc là những người sống đan tu trong những sa mạc ở Ai Cập, dù không để lại nhiều tác phẩm nhưng họ vẫn có sức ảnh hưởng lớn, như Antôn Cả và Pachomius Cả. Giáo Phụ học. Giáo Phụ học (tiếng Anh: "Patristics" hay "Patrology") là ngành nghiên cứu về các Giáo Phụ.
1
null
Samsung Galaxy Store (được tiếp thị là Galaxy Store; trước đây được gọi là Samsung Apps và Galaxy Apps) là cửa hàng ứng dụng của Samsung Electronics. Samsung Apps lần đầu tiên ra mắt vào tháng 9 năm 2009 trên thiết bị Omnia và Omnia 2 (Windows Mobile OS). Samsung Apps lúc đầu đã có sẵn trên các thiết bị chạy hệ điều hành Symbian, Windows Mobile, Bada, và Android, nhưng hiện chỉ có sẵn trên Windows Mobile (Omnia), Bada (Wave), Tizen (Samsung Gear và Samsung TV), và các thiết bị Android Galaxy. Thể loại. Galaxy Store gồm nhiều thể loại: Ứng dụng Trò chơi Lịch sử. Samsung Apps lần đầu tiên được giới thiệu từ mua sắp đến mua sắp trên thiết bị Omnia vào 14 tháng 9 năm 2009. Bằng cách kết hợp với S Suggest, Samsung Apps có thể giới thiệu ứng dụng từ cả hai Samsung Apps và Google Play. Phương thức thanh toán. Phương thức thanh toán bắt đầu có sẵn vào 14 tháng 9 năm 2009.
1
null
Nguyễn Sỹ Ngọc (sinh ngày 25 tháng 12 năm 1919 - mất ngày 6 tháng 4 năm 1990) là một họa sĩ người Việt Nam. Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật vào năm 2000. Tiểu sử. Nguyễn Sỹ Ngọc quê ở Thanh Trì, Hà Nội. Từ năm 1939 đến năm 1944, ông theo học tại Trường Mỹ thuật Đông Dương Khóa XIII. Sau khi tốt nghiệp, ông tham gia Hội Văn hóa Cứu quốc từ những ngày đầu của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Sỹ Ngọc tham gia Đoàn quân Nam tiến của Vệ quốc quân Việt Nam vào miền Nam Việt Nam để giúp quân dân miền Nam chống Pháp, ông phụ trách công việc ở Đoàn kịch Kháng chiến. Sau đó, ông công tác ở Xưởng họa Liên khu IV, và từ năm 1950 đến năm 1954, làm giảng viên ở Trường Mỹ thuật Việt Nam tại chiến khu Việt Bắc. Sau ngày miền Bắc Việt Nam được giải phóng, Nguyễn Sỹ Ngọc làm giảng viên tại Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội từ năm 1955 đến năm 1965. Có tài liệu cho rằng trong thời kỳ giữa thập niên 1950, ông đã từng có hành động chống đối lại chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về việc hạn chế quyền tự do phát biểu. Trong khoảng thời gian từ năm 1965 đến năm 1973, ông làm việc với trò họa sĩ của tổ sáng tác tại Hội Mỹ thuật Việt Nam. Sau đó, ông chuyển sang làm họa sĩ cho báo Văn nghệ. Từ năm 1957, Nguyễn Sỹ Ngọc là hội viên ngành hội họa của Hội Mỹ thuật Việt Nam và là Ủy viên Ban chấp hành Hội Mỹ thuật Việt Nam khóa I từ năm 1957 đến năm 1983. Ông đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng thư ký Hội Mỹ thuật Việt Nam từ năm 1957 đến năm 1958. Sáng tác. Nổi bật nhất trong các sáng tác của Nguyễn Sỹ Ngọc là các tác phẩm ông thực hiện trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp cũng như thời kỳ ông sáng tác ở vùng than Quảng Ninh. Đây là những bức tranh sơn mài thể hiện hình tượng người lính Quân đội nhân dân Việt Nam, tình quân dân cũng như cảnh lao động sản xuất của công nhân ở vùng than. Những bức tranh của Nguyễn Sỹ Ngọc phóng khoáng, sống động trong đường nét và màu sắc, có sức truyền cảm mạnh mẽ. Ngoài ra, ông còn làm công việc vẽ tranh minh họa cũng như tham gia viết bài về đề tài Mỹ thuật cho báo Văn nghệ. Giải thưởng, danh hiệu. Giải thưởng. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Nguyễn Sỹ Ngọc đã được tặng Giải thưởng Triển lãm Hội họa tại Việt Bắc vào năm 1951 cũng như Giải nhất Triển lãm Mĩ thuật Toàn quốc vào năm 1954. Đặc biệt, vào năm 2000, ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật cho các tác phẩm: "Tình quân dân" hay "Cái bát", "Đổi ca", "Chiến dịch Điện Biên Phủ" và "Một ngày mới lại bắt đầu". Danh hiệu. Nguyễn Sỹ Ngọc đã được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng ba, Huân chương Lao động hạng ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất. Ngoài ra, ông còn được trao tặng Huy chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam và Huy chương Vì sự nghiệp Mĩ thuật Việt Nam.
1
null
Huyền thoại Osiris là câu chuyện phức tạp và giàu ảnh hưởng nhất trong thần thoại Ai Cập. Nó liên quan tới việc sát hại thần Osiris, một vị pharaon khởi thủy, và những hậu quả của nó. Kẻ ám sát Osiris là em trai ông, Set, chiếm lấy ngai vàng. Trong khi đó, vợ của Osiris là Isis tìm cách khôi phục thân xác của chồng mình, để có thể thụ thai một đứa con trai là Horus. Phần còn lại của câu chuyện tập trung vào Horus, khi còn nhỏ được người mẹ che chở khỏi những nguy hiểm và lớn lên trở thành một địch thủ của Set. Cuộc tranh chấp khốc liệt giữa họ kết thúc với chiến thắng của Horus, khôi phục lại trật tự cho Ai Cập sau triều đại bất chính của Set và hoàn thành sự phục sinh Osiris. Huyền thoại này, với tính tượng trưng phức tạp của nó, gắn chặt với những quan niệm của Ai Cập về vương quyền và sự kế vị, mâu thuẫn giữa trật tự và hỗn mang, và đặc biệt là cái chết và thế giới bên kia. Nó cũng bộc lộ những đặc trưng chính yếu của 4 vị thần, và nhiều yếu tố trong tín ngưỡng thờ phụng họ trong Tôn giáo Ai Cập cổ đại bắt nguồn từ huyền thoại này. Huyền thoại Osiris đạt đến dạng cơ bản hoàn thiện trong hoặc trước thế kỉ 24 trước Công nguyên. Nhiều yếu tố trong nó bắt nguồn từ những quan niệm tôn giáo, nhưng cuộc đấu tranh giữa Horus và Set có lẽ một phần phản ánh một tranh chấp địa phương trong lịch sử hoặc thời tiền sử Ai Cập. Các học giả không ngừng tìm cách phân tích bản chất thực sự của những sự kiện liên quan tới câu chuyện, tuy nhiên tới nay vẫn chưa đạt được những kết luận chắc chắn nào. Nhiều phần của câu chuyện xuất hiện trong một loại các tư liệu Ai Cập cổ, từ các tụng ca lễ tang và các thần chú ma thuật cho tới những truyện ngắn. Do đó câu chuyện này chi tiết và mạch lạc hơn bất cứ huyền thoại Ai Cập cổ nào. Tuy vậy không có một tư liệu Ai Cập nào chép đầy đủ huyền thoại, và các nguồn thường khác biệt nhau trong một số chi tiết. Các văn bản Hy Lạp và La Mã, đặc biệt là "De Iside et Osiride" của Plutarchus, cung cấp thông tin đầy đủ hơn nhưng không phải lúc nào cũng phản ánh chính xác tín ngưỡng của người Ai Cập. Thông qua những văn bản này mà huyền thoại Osiris tồn tại ngay cả khi tri thức về hầu hết các tín ngưỡng khác của người Ai Cập mất mát, và nó vẫn nổi tiếng cho tới ngày nay. Tư liệu. Huyền thoại Osiris tối quan trọng trong tôn giáo Ai Cập cổ đại và được dân thường biết đến rộng rãi. Một lý do cho sự phổ biến này là ý nghĩa tôn giáo chính yếu của huyền thoại, ngu ý bất kì người nào chết đi có thể nhận được an lạc ở thế giới bên kia. Một lý do khác đó là các nhân vật và cảm xúc của họ gần gũi với đời sống của người thực hơn hầu hết các huyền thoại Ai Cập khác, khiến cho câu chuyện hấp dẫn hơn đối với công chúng thông thường. Đặc biệt, huyền thoại chuyển tải "một cảm thức mạnh mẽ về lòng trung thành và tận hiến với gia đinh", như nhà Ai Cập học J. Gwyn Griffiths đã xét nó trong mối quan hệ giữa Osiris, Isis, và Horus. Với tính hấp dẫn rộng rãi này, huyền thoại Osiris đã xuất hiện trong các tư liệu cổ đại nhiều hơn bất kì huyền thoại nào và trong một tập hợp rộng rãi hiếm có những thể loại văn phong khác nhau. Những tư liệu này cũng cung cấp một số lượng chi tiết khác thường. Các huyền thoại Ai Cập thường chắp vá mơ hồ, bởi vì các ẩn dụ tôn giáo chứa đựng trong chúng quan trọng hơn bản thân sự tường thuật chặt chẽ. Huyền thoại Osiris cũng có tính rời rạc ở một mức độ nhất định, và cũng giàu tính tượng trựng; nhưng so với các huyền thoại khác, nó có một sự tương đồng hơn hẳn với một câu chuyện mạch lạc. Những đề cập sớm nhất về huyền thoại Osiris là trong "Văn tự Kim Tự Tháp", những bài tụng lễ tang Ai Cập cổ đầu tiên, xuất hiện trên những bức tường hầm mộ trong các Kim tự tháp ở cuối Triều đại thứ năm, trong thế kỉ 24 trước Công nguyên. Những văn tự này, bao gồm các thần chú đủ loại, hay các "phát ngôn", chứa đựng những tư tưởng được cho là có từ những thời đại còn sớm hơn nữa. Các văn tự này nói về cuộc sống ở thế giới bên kia của vị pharaon được chôn trong kim tự tháp, do đó chúng thường xuyên dẫn tới huyền thoại Osiris vốn gắn bó chặt chẽ với quan niệm về vương quyền và thế giới bên kia. Các yếu tố chính của câu chuyện, như là cái chết và sự phục sinh của Osiris và xung đột giữa Horus và Set, đã xuất hiện trong những văn tự này. Cũng những yếu tố tái xuất hiện trong các bài khấn lễ tang viết trong những thời đại sau, Như "Văn tự quan tài" từ thời Trung Vương quốc (khoảng 2055–1650 tr.CN) và "Sách của Người chết" từ thời Tân Vương quốc (khoảng 1550–1070 tr.CN). Hầu hết những tài liệu này được soạn cho dân chúng thông thường, do đó chứng tỏ mối liên hệ trong chúng, giữa Osiris và người chết, không còn giới hạn trong hoàng gia. Ghi chép đầy đủ nhất về huyền thoại ở Ai Cập là Đại tụng ca cho Osiris, một bài ca khắc trên bia từ Triều đại thứ mười tám (khoảng 1550–1292 tr.CN) đem lại những nét phác chung về toàn thể câu chuyện nhưng lại chứa đựng ít chi tiết cụ thể. Một nguồn quan trọng khác là "Thần học Memphis" khắc trên Phiến đá Shabaka, một truyện kể tôn giáo chứa ghi chép về cái chết của Osiris và kết cục cuộc tranh chấp giữa Horus và Set. Truyện kể này gắn kết vương quyền mà Osiris và Horus đại diện với Ptah, vị thần sáng thế của Memphis. Văn bản này trong một thời gian dài được cho là có từ thời Cựu Vương quốc (khoảng 2686–2181 tr.CN), được xem như là nguồn thông tin về giai đoạn phát triển ban đầu của huyền thoại. Tuy nhiên kể từ những năm 1970, các nhà Ai Cập học kết luận rằng văn bản có từ sớm nhất là thời Tân Vương quốc. Các văn bản liên quan tới nghi thức thờ Osiris từ các bức tường trong đền thờ Ai Cập có từ thời Tân Vương quốc đến kỉ nguyên Ai Cập thuộc Hy Lạp giai đoạn 323–30 tr.CN cũng là một nguồn quan trọng khác để tìm hiểu về huyền thoại. Các thần chú chữa lành, được người Ai Cập thuộc mọi tầng lớp sử dụng cung cấp các chi tiết của câu chuyện, vì thường viện dẫn việc Horus bị đầu độc hoặc lâm bệnh, và Isis chữa trị cho Horus. Các câu thần chú này gắn kết một người bệnh với Horus khiến cho người đó có thể chịu phước từ sức mạnh của nữ thần. Chúng được lưu lại nhờ các bản sao giấy papyrus, phục vụ trong các nghi thức cầu khỏi bệnh, hoặc các bia đá đặc biệt được gọi là "cippus". Những người tìm cách chữa lành bệnh đổ nước lên những bia đó, một hành động được xem là để nhuộm dòng nước với quyền năng chữa bệnh của văn tự được khắc, và sau đó uống nước với hi vọng sẽ khỏi bệnh. Chủ đề về một đứa trẻ lâm nguy được bảo vệ bởi ma thuật cũng khắc trên các quyền trượng từ thời Trung Vương quốc, được tạo tác hàng thế kỉ trước khi những thần chú chữa lành chi tiết hơn gắn kết cụ thể chủ đề này với huyền thoại Osiris.
1
null
Tế bào sắc tố (tiếng Anh: chromatophore) là tế bào có chứa sắc tố ở một số bào quan của nó, hoặc là tế bào có khả năng cảm ứng với ánh sáng. Loại tế bào này được tìm thấy ở nhiều loài động vật như lưỡng cư, cá, bò sát, giáp xác, thân mềm và vi khuẩn giúp chúng có khả năng thay đổi màu sắc. Trái lại, các loài động vật có vú và các loài chim có một loại tế bào với chức năng tương tự là tế bào hắc tố (melanocyte). Tế bào sắc tố chịu trách nhiệm chính trong việc tạo ra màu của mắt và da ở các loài động vật máu lạnh, chúng được hình thành ở các mào thần kinh trong quá trình phát triển phôi. Các tế bào sắc tố trưởng thành được nhóm lại thành những phân lớp dựa trên màu của chúng (chính xác hơn thì là sắc) dưới ánh sáng trắng như xanthophore (màu vàng), erythrophore (màu đỏ), iridophore (phản xạ / óng ánh), leucophore (trắng), melanophore (đen / nâu), và cyanophore (màu xanh). Thuật ngữ này còn được dùng để chỉ các loại túi kết hợp với màng với nhiều màu sắc trong các loại vi khuẩn quang hợp. Một số loài có thể nhanh chóng thay đổi màu sắc thông qua các cơ chế chuyển dời sắc tố và định hướng lại các tấm phản xạ trong tế bào sắc tố. Quá trình này, thường được sử dụng như là một kiểu ngụy trang, được gọi là thay đổi màu sắc sinh lý hoặc metachrosis. Các loài động vật chân đầu (Cephalopod – cũng là thân mềm) như bạch tuộc có cơ quan tế bào sắc tố phức tạp được kiểm soát bởi cơ bắp để đạt được điều này, trong khi động vật có xương sống như tắc kè hoa thì tạo ra hiệu ứng tương tự bằng tín hiệu tế bào. Những tín hiệu như vậy có thể là kích thích tố hoặc là chất dẫn truyền thần kinh và có thể do những thay đổi trong tâm trạng, nhiệt độ, sự căng thẳng hoặc thay đổi có thể thấy được trong môi trường xung quanh. Tế bào sắc tố được nghiên cứu bởi các nhà khoa học để hiểu được các chứng bệnh của con người và là một công cụ trong việc nghiên cứu thuốc. Lịch sử. Aristoteles đã đề cập đến khả năng thay đổi màu sắc của bạch tuộc để ngụy trang và ra hiệu trong cuốn "Historia animalium" (vào khoảng năm 400 TCN). Bạch tuộc…tìm mồi bằng cách thay đổi màu sắc của mình, làm cho nó giống như màu của những tảng đá gần đó; nó cũng làm như thế khi được báo động. G.Sangiovanni là người đầu tiên mô tả các động vật không xương sống có tế bào sắc tố là "chromoforo" trong một tạp chí khoa học bằng tiếng Ý vào năm 1819. Charles Darwin đã mô tả những khả năng thay đổi màu sắc của loài mực trong cuốn "Hành trình của tàu Beagle" (The Voyage of the Beagle) vào năm 1860. Những con vật này thoát khỏi sự phát hiện bằng khả năng thay đổi màu sắc khác thường như loài tắc kè hoa. Chúng có vẻ như sẽ thay đổi màu sắc của mình tùy vào bản chất ở những nơi mà chúng đi qua. Khi ở vùng nước sâu, chúng thường chuyển sang màu tím nâu, nhưng khi được đem lên bờ hoặc ở vùng nước nông, trạng thái màu sắc của chúng sẽ chuyển từ tối sang xanh hơi ngả vàng. Phần màu này nếu được kiểm tra cẩn thận, thì là màu xám của Pháp, với nhiều chấm nhỏ có màu vàng rực rỡ. Phần màu trước thay đổi theo cường độ, còn phần sau hoàn toàn biến mất và xuất hiện trở lại theo lượt. Những sự thay đổi này bị ảnh hưởng theo cách giống như các vết che phủ trải dài trên cơ thể chúng liên tục, thay đổi từ màu đỏ của lan dạ hương đến màu nâu hạt dẻ. Bất kỳ bộ phận nào nếu chịu một tác động nhẹ từ một dòng diện nhỏ sẽ chuyển sang màu đen; và hiệu ứng này ở mức độ nhẹ hơn nếu ta dùng một cây kim làm xước cơ thể mực. Những vết che phủ này, hay còn gọi là sự ửng đỏ, được cho là do các túi nhỏ có chứa những chất lỏng nhiều màu sắc tạo ra bằng cách giãn ra hoặc co lại. Sự phân loại. Thuật ngữ "chromatophore" đã được thông qua (theo chữ "chromoforo" của Sangiovanni) và sử dụng làm tên gọi của những tế bào mang sắc tố chuyển hóa từ mào thần kinh của các loài động vật có xương sống máu lạnh và động vật chân đầu. Bản thân từ này xuất phát từ tiếng Hy Lạp là khrōma (χρωμα) có nghĩa là "màu sắc", và phoros (φορος) có nghĩa là "mang". Ngược lại, từ chromatocyte (cyte hoặc κυτε tiếng Hy Lạp là "tế bào") đã được dùng để chỉ các tế bào chịu trách nhiệm cho màu sắc được tìm thấy trong các loài chim và động vật có vú. Và chỉ có một loại tế bào như thế là melanocyte được nhận diện trong các loài động vật này. Chỉ vào những năm 1960 người ta mới hiểu rõ về các tế bào sắc tố để có thể phân loại chúng dựa vào vẻ bề ngoài. Hệ thống phân loại này vẫn tồn tại cho đến ngày nay, dù rằng tính chất hóa sinh của các sắc tố có thể hữu ích hơn là hiểu biết một cách khoa học về các chức năng của tế bào. Các phân tử tạo màu thường được chia làm hai loại riêng biệt: sắc tố sinh học (biochrome) và sự tạo màu theo cấu trúc (schemochrome). Sắc tố sinh học bao gồm các sắc tố thật như carotenoid và pteridine. Những sắc tố này hấp thụ một cách chọn lọc những phần thấy được của quang phổ tạo nên ánh sáng trắng và cho phép những bước sóng khác đến được mắt của người quan sát. Còn các màu thuộc dạng cấu trúc được tạo ra bằng nhiều sự kết hợp đa dạng của nhiễu xạ, phản xạ hay phân tán ánh sáng với quy mô bằng khoảng một phần tư bước sóng ánh sáng. Nhiều loại cấu trúc như vậy giao thoa với vài bước sóng (màu) ánh sáng và truyền sang những cấu trúc khác, đơn giản là vì chúng có cùng quy mô, vì thế chúng cũng tạo ra sự óng ánh, làm ta thấy được nhiều màu sắc khác nhau khi nhìn từ các hướng khác nhau. Trong khi tất cả tế bào sắc tố đều có sắc tố hoặc cấu trúc phản xạ (ngoại trừ những trường hợp đột biến sinh học, chẳng hạn như bạch tạng) thì không phải tất cả những tế bào có sắc tố đều là tế bào sắc tố. Ví dụ như Haem, là một sắc tố sinh học chịu trách nhiệm cho màu đỏ của máu. Nó được tìm thấy chủ yếu trong tế bào máu có màu đỏ (hồng cầu – "erythocyte"), được tạo thành trong tủy xương suốt quãng đời của một sinh vật chứ không phải được hình thành trong quá trình phát triển phôi thai. Do đó hồng cầu không được phân loại là tế bào sắc tố. Tế bào xanthophore (màu vàng) và tế bào erythrophore (màu đỏ) Những tế bào sắc tố có chứa một lượng lớn sắc tố pteridine màu vàng được gọi là xanthophore. Còn với các tế bào có chứa các carotenoid màu da cam hoặc đỏ là chủ yếu thì được gọi là erythrophore. Tuy nhiên, các túi tiết chứa pteridine và carotenoid đôi khi được tìm thấy trong cùng một tế bào, và trong trường hợp đó màu sắc tổng thể sẽ phụ thuộc vào tỉ lệ của sắc tố đỏ và vàng. Do đó, sự phân biệt giữa các loại tế bào sắc tố không phải lúc nào cũng rõ ràng. Hầu hết các tế bào sắc tố đều có thể tạo ra pteridine từ guanosine triphosphate, nhưng các tế bào xanthophore thì có những quá trình hóa sinh khác để tích lũy sắc tố vàng. Ngược lại, carotenoid được chuyển hóa và đưa đến các tế bào erythophore. Điều này lần đầu tiên được chứng minh bằng các nuôi những con ếch xanh với khẩu phần ăn là những con dế mèn không có carotene. Sự thiếu vắng carotene trong khẩu phần ăn của ếch có nghĩa là "màng lọc" màu carotenoid đỏ/cam không hiện diện trong các tế bào erythophore của chúng. Điều này làm ếch mang vẻ ngoài là xanh lam thay vì xanh lục. Tế bào iridophore (phản xạ / óng ánh) và tế bào leucophore (màu trắng) Các tế bào iridophore, đôi khi còn được gọi là guanophore, là những tế bào mang sắc tố phản xạ ánh sáng bằng các sử dụng những tấm schemochrome kết tinh được làm từ các hợp chất guanine. Khi được chiếu sáng, chúng tạo nên các màu sắc óng ánh bởi vì sự nhiễu xạ ánh sáng bên trong các tấm schemochrome xếp chồng lên nhau. Sự định hướng các tấm schemochrome sẽ quyết định bản chất của các màu sắc mà ta quan sát được. Bằng các sử dụng biochrome (sắc tố sinh học) làm các màng lọc màu, các tế bào iridophore tạo nên một hiệu ứng thị giác được biết với tên gọi Hiệu ứng Tyndall hoặc tán xạ Rayleigh, và chúng tạo ra các màu sắc xanh lam hoặc xanh lục rực rỡ. Một loại tế bào sắc tố có liên quan là leucophore, được tìm thấy trong vài loài cá, và đặc biệt là các loài tapetum lucidum (sinh vật có mắt phản xạ ánh sáng vào ban đêm). Như các tế bào iridophore, chúng sử dụng các hợp chất purine kết tinh (thường là các hợp chất guanine) để phản xạ ánh sáng. Tuy nhiên, không giống như các tế bào iridophore, các tế bào leucophore có các tinh thể được tổ chức tốt hơn, do đó làm giảm sự nhiễu xạ ánh sáng. Với một nguồn ánh sáng trắng cho sẵn, chúng sẽ tạo nên màu trắng sáng rực. Cũng như các tế bào xanthophore và erythophore, sự phân biệt giữa các tế bào iridophore và leucophore trong loài cá không phải luôn luôn rõ ràng. Nhưng về mặt tổng quát, các tế bào iridophore được cho là tạo nên các màu sắc óng ánh hoặc có ánh kim, trong khi các tế bào leucophore tạo nên các sắc trắng có tính phản xạ. Tế bào melanophore (màu đen / nâu) Các tế bào melanophore có chứa eumelanin, là một loại melanin (hắc tố), có màu đen hoặc nâu sẫm bởi vì đặc tính hấp thu ánh sáng của nó. Nó được bọc trong các túi gọi là melanosome và được đưa đi khắp tế bào. Eumelanin được tạo thành từ các hợp chất tyrosine trong một chuỗi các phản ứng hóa học có xúc tác. Nó là một hóa chất phức tạp có chứa các khối thống nhất của di-hydroxy-indole và axit di-hydroxy-indole-2-carboxylic với vài vòng pyrrole. Enzyme chủ chốt trong sự tổng hợp melanin là tyrosynase. Khi protein này bị khiếm khuyết, melanin không thể được tạo thành và hậu quả là gây nên chứng bệnh bạch tạng. Ở vài loài lưỡng cư có các sắc tố khác đi kèm với eumelanin. Ví dụ như sắc tố đỏ đậm (như rượu) được nhận diện trong các tế bào melanophore của loài ếch phyllomedusine. Chất này sau đó được nhận diện là pterorhodin, một dạng hợp chất pteridine dimer (chất nhị trùng) tích lũy xung quanh lõi của eumelanin, và nó cũng hiện diện trong nhiều loài ếch cây ở Úc và Papua New Guinea. Trong khi có vẻ như các loài ít được nghiên cứu khác có các sắc tố phức tạp của tế bào melanophore, thì sự thật vẫn là phần lớn các tế bào melanophore được nghiên cứu cho đến nay thì chắc chắn có chứa eumelanin. Con người chỉ có một loại tế bào sắc tố, tương đương với các tế bào melanophore của các loài động vật có vú, để tạo ra màu sắc của da, lông (tóc) và mắt. Ví lý do này, và cũng vì rất nhiều các màu sắc tương phản của tế bào thường làm cho chúng rất dễ hình dung ra, nên cho đến bây giờ các tế bào melanophore là các tế bào sắc tố vẫn được nghiên cứu rộng rãi nhất. Tuy nhiên, có vài sự khác biệt về mặt sinh học giữa các tế bào melanophore và tế bào hắc tố (melanocyte). Ngoài eumelanin ra, tế bào hắc tố có thể tạo ra một sắc tố màu vàng / đỏ gọi là phaeomelanin. Tế bào cyanophore (màu xanh lam) Gần như tất cả các màu xanh lam rực rỡ ở động vật và thực vật đều được tạo nên bởi các cấu trúc tạo màu chứ không phải là từ các sắc tố. Tuy nhiên, vài loài cá trạng nguyên (mandarinfish) có các túi chứa sắc tố sinh học màu xanh lam với cấu trúc hóa học chưa được biết rõ trong những tế bào có tên là cyanophore. Dù rằng chúng có vẻ bất thường trong phạm vi phân loại giới hạn của mình, có thể có các tế bào cyanphore (cũng như những loại tế bào sắc tố bất thường khác) tồn tại trong các loài cá và động vật lưỡng cư khác. Ví dụ, các tế bào sắc tố rực rỡ với các sắc tố chưa xác định được tìm thấy trong cả loài ếch phi tiêu độc và ếch thủy tinh, và các sắc tố lưỡng sắc không điển hình, được đặt tên là erythro-iridophore và đã được mô tả trong loài cá Pseudochromis diadema. Sự chuyển dời sắc tố. Nhiều loài có khả năng chuyển dời sắc tố bên trong các tế bào sắc tố của chúng, gây ra sự chuyển đổi màu sắc cơ thể rõ ràng. Quá trình này được biết với tên gọi "sự thay đổi màu sắc sinh lý", được nghiên cứu rộng rãi nhất ở các tế bào melanophore, vì melanin là sắc tố tối và dễ thấy nhất. Trong hầu hết các loài với lớp hạ bì tương đối mỏng, những tế bào melanophore ở lớp hạ bì có xu hướng phẳng và bao phủ một diện tích bề mặt khá lớn. Tuy nhiên, ở những loài động vật với lớp hạ bì dày, chẳng hạn như các loài bò sát trưởng thành, những tế bào melanophore ở lớp hạ bì thường tạo thành những khối thống nhất ba chiều với các tế bào sắc tố khác. Những khối tế bào sắc tố thống nhất ở lớp hạ bì (DCU) này bao gồm một lớp tế bào xanthophore hoặc erythophore ở trên cùng, rồi kế đến là một lớp tế bào iridophore, và cuối cùng là một lớp tế bào melanophore có dạng như chiếc giỏ và bao phủ lớp tế bào iridophore. Cả hai loại tế bào melanophore đều rất quan trọng trong sự thay đổi màu sắc sinh lý. Những tế bào melanophore hạ bì phẳng thường xếp chồng lên các tế bào sắc tố khác, vì thế khi sắc tố bị phân tán qua các tế bào thì da có vẻ tối. Khi sắc tố của những tế bào melanophore tập trung về hướng tâm của tế bào. Thì những sắc tố của các tế bào sắc tố khác lộ ra dưới ánh sáng và da sẽ có sắc của chúng. Và cũng thế, sau khi melanin tập trung ở những khối tế bào sắc tố thống nhất ở lớp hạ bì (DCUs), da có vẻ màu xanh lục vì khi qua lớp màng của tế bào xanthophore, ánh sáng phân tán từ lớp tế bào iridophore được lọc đi. Với sự phân tán của melanin, ánh sáng không bao giờ được phân tán và da có màu tối. Vì các tế bào sắc tố sinh học khác cũng có khả năng chuyển dời sắc tố, những động vật với nhiều loại tế bào sắc tố có thể tạo ra sự thay đổi ngoạn mục về màu da bằng cách sử dụng tốt hiệu ứng phân chia. Sự điều khiển và những cơ chế của sự chuyển dời sắc tố nhanh chóng đã được nghiên cứu cẩn thận ở nhiều chủng loài khác nhau, đặc biệt là các loài lưỡng cư và cá xương thật. Người ta đã chứng minh được rằng quá trình này có thể được điều khiển bới kích thích tố hay chất dẫn truyền thần kinh hoặc cả hai. Những chất dẫn truyền thần kinh được biết là có thể chuyển dời sắc tố bao gồm noadrenaline, dù rằng thụ thể của nó nằm ở trên bề mặt của các tế bào melanophore. Những kích thích tố chính liên quan đến việc điều chỉnh sự chuyển dời sắc tố có vẻ là melanocortin, melatonin, và kích thích tố tập trung melanin (MCH), được tạo ra chủ yếu ở tuyến yên, tuyến tùng, và vùng dưới đồi (não) tương ứng. Những hormone này cũng có thể được tạo ra theo kiểu truyền tín hiệu paracrine bởi các tế bào trong da. Tại bề mặt của tế bào melanophore, các kích thích tố đã cho thấy là kích hoạt thụ thể bắt cặp với protein G đặc trưng, và lần lượt chuyển đổi tín hiệu vào trong tế bào. Melanocortin gây ra sự phân tán của các sắc tố, trong khi melatonin và MCH tập hợp các sắc tố. Nhiều thụ thể của melanocortin, MCH và melatonin đã được xác định trong các loài cá và ếch, trong đó có một MC1R tương ứng, đó là một thụ thể melanocortin được biết là có khả năng điều chỉnh màu da và màu tóc ở người. Người ta đã chứng minh rằng MC1R là một chất cần thiết trong cá ngựa vằn để phân tán hắc tố melanin. Bên trong tế bào, monophosphate adenosine dạng vòng (cAMP) đã được chứng minh là một chất truyền tín hiệu quan trọng thứ hai của sự chuyển dời sắc tố. Thông qua một cơ chế chưa được hiểu rõ hoàn toàn, cAMP ảnh hưởng đến các protein khác như protein kinase A để "đưa" các "động cơ" dạng phân tử mang theo những túi có chứa sắc tố dọc theo các ống vi thể và những sợi cực nhỏ. Sự thích nghi với môi trường. Hầu hết các loài cá, bò sát và lưỡng cư đều trải qua một sự thay đổi màu sắc sinh lý hạn chế để đáp ứng với sự thay đổi trong môi trường. Hình thức này là ngụy trang, hay còn được gọi là "sự thích nghi với bối cảnh", phổ biến nhất là làm cho tông màu của da hơi tối hoặc sáng hơn để gần như bắt chước màu sắc của môi trường xung quanh ngay lập tức. Người ta đã chứng minh rằng quá trình thích nghi với bối cảnh mang tính phụ thuộc vào tầm nhìn (Có vẻ như động vật cần phải nhìn thấy được môi trường để thích nghi với nó), và sự chuyển dời sắc tố melanin trong các tế bào melanophore là nhân tố chính trong sự thay đổi màu sắc. Một số động vật, chẳng hạn như tắc kè hoa và thằn lằn nhiệt đới Mỹ, có sự thích nghi với bối cảnh phát triển cao nên chúng có khả năng tạo ra một số màu sắc khác nhau rất nhanh chóng. Chúng đã thích nghi với khả năng thay đổi màu sắc để đáp ứng với nhiệt độ, tâm trạng, mức độ căng thẳng, và các tín hiệu giao tiếp, chứ không phải chỉ đơn giản là bắt chước môi trường của chúng. Sự phát triển. Trong suốt quá trình phát triển phôi thai của động vật có xương sống, những tế bào sắc tố là một trong một số nhiều loại tế bào được tạo ra trong mào thần kinh, là hai dải tế bào gắn liền xuất hiện ở rìa của ống thần kinh. Những tế bào này có khả năng di chuyển quãng đường dài, cho phép những tế bào sắc tố đến được nhiều cơ quan của cơ thể, bao gồm cả da, mắt, tai và não. Rời khỏi mào thần kinh theo từng đợt, những tế bào sắc tố có thể theo hướng bên lưng thông qua lớp hạ bì, đi vào lớp ngoại bì thông qua các lỗ nhỏ ở màng đáy, hoặc theo hướng trong bụng giữa các đốt và ống thần kinh. Chỉ có một sự ngoại lệ là các tế bào melanophore của biểu mô sắc tố võng mạc của mắt. Chúng không được chuyển hóa từ mào thần kinh. Thay vào đó, một phần lộn ra ngoài của ống thần kinh sẽ tạo thành đài thị giác, và từ đó lần lượt tạo thành võng mạc. Khi nào và làm thế nào mà tiền tế bào sắc tố đa năng (được gọi là "chromatoblasts") phát triển thành các phân nhóm thế hệ sau của chúng là một lĩnh vực đang được nghiên cứu liên tục. Nó được biết đến trong phôi của cá ngựa vằn, ví dụ, chỉ 3 ngày sau khi thụ tinh, mỗi lớp tế bào được tìm thấy trong cá trưởng thành - melanophore, xanthophore và iridophore - đã hiện diện trong phôi. Nghiên cứu sử dụng cá đột biến đã chứng minh rằng các nhân tố chuyển mã như kit, sox10, và MITF rất quan trọng trong việc kiểm soát sự biệt hóa tế bào sắc tố. Nếu các protein này có khiếm khuyết, các tế bào sắc tố có thể mất đi một phần hoặc toàn bộ, dẫn đến rối loạn bạc màu. Ứng dụng thực tiễn. Ngoài việc nghiên cứu cơ bản để có sự hiểu biết tốt hơn về bản thân các tế bào sắc tố, các tế bào còn được sử dụng cho các mục đích nghiên cứu ứng dụng. Ví dụ, ấu trùng của cá ngựa vằn được sử dụng để nghiên cứu cách thức mà các tế bào sắc tố sắp xếp và giao tiếp để tạo ra chính xác mô hình sọc ngang bình thường như ở cá trưởng thành. Điều này được xem như một hệ thống mô hình hữu ích cho sự hiểu biết về khuôn mẫu trong lĩnh vực phát triển sinh học tiến hóa. Tế bào sắc tố sinh học cũng đã được sử dụng để làm mẫu về điều kiện con người hay bệnh tật, bao gồm cả khối u ác tính và bệnh bạch tạng. Gần đây, gen đặc trưng của tế bào melanophore là Slc24a5, chịu trách nhiệm về sự căng thẳng của cá ngựa vằn "màu vàng", đã được chứng minh là tương đương với gen của con người mà tương quan mạnh mẽ với màu da. Tế bào sắc tố cũng được sử dụng như một dấu hiệu sinh học của sự mù lòa ở những loài máu lạnh, cũng như động vật có khuyết tật thị giác nhất định không thích ứng với bối cảnh môi trường có ánh sáng. Các thụ thể tương đồng của con người mà làm trung gian trong sự chuyển dời sắc tố ở những tế bào melanophore được cho là có liên quan đến các quá trình như vậy, như ức chế sự thèm ăn và làm sạm da, và chúng trở thành những mục tiêu hấp dẫn cho các loại thuốc.. Vì vậy, các công ty dược phẩm đã phát triển một xét nghiệm sinh học để nhanh chóng xác định các hợp chất hoạt tính sinh học tiềm năng nhằm sử dụng các tế bào melanophore từ loài ếch có vuốt châu Phi. Các nhà khoa học khác đã phát triển kỹ thuật sử dụng các tế bào melanophore như cảm biến sinh học, và để phát hiện bệnh nhanh chóng (dựa trên việc phát hiện rằng các khối độc tố của bệnh ho gà ngăn chặn sự tập hợp sắc tố trong tế bào melanophore ở cá). Các ứng dụng quân sự tiềm năng qua sự đổi màu với các tế bào sắc tố làm trung gian đã được đề xuất, chủ yếu là một loại ngụy trang chủ động, cùng với tàng hình. Tế bào sắc tố ở động vật chân đầu. Các loài động vật chân đầu Coleoid có cơ quan đa bào phức tạp mà chúng dùng để thay đổi màu sắc nhanh chóng. Đây là điều đáng chú ý nhất ở các loài mực nang, mực ống, bạch tuộc có màu sắc rực rỡ. Mỗi khối tế bào sắc tố thống nhất bao gồm một tế bào đơn và nhiều cơ, dây thần kinh, tế bào thần kinh đệm, và các tế bào vỏ. Bên trong tế bào sắc tố, các hạt sắc tố được đặt trong một túi đàn hồi, được gọi là cytoelastic sacculus. Để thay đổi màu sắc, con vật làm biến dạng hình dáng hoặc kích cỡ của túi bởi sự co cơ bắp, qua đó thay đổi độ mờ, tính phản xạ, hoặc độ đục của túi. Điều này khác với cơ chế sử dụng của các loại cá, động vật lưỡng cư và bò sát ở sự thay đổi hình dạng của túi chứ không phải là sự chuyển dời sắc tố ở các túi trong tế bào. Tuy nhiên, hiệu ứng tương tự vẫn xảy ra. Bạch tuộc có thể vận dụng các tế bào sắc tố để hiển thị màu sắc theo từng đợt một cách phức tạp, kết quả là chúng thay đổi rất nhanh những cách phối màu đa dạng. Các dây thần kinh điều khiển các tế bào sắc tố để được cho là có vị trí trong não theo một mô hình tương tự như các tế bào sắc tố để mà chúng kiểm soát. Điều này có nghĩa các phương thức của sự thay đổi màu sắc phù hợp với phương thức của sự kích hoạt tế bào thần kinh. Do đó có thể giải thích tại sao, khi mà các tế bào thần kinh được kích hoạt lần lượt thì sự thay đổi màu sắc xảy ra theo đợt. Giống như tắc kè hoa, động vật chân đầu sử dụng sự thay đổi màu sắc sinh lý để tương tác với môi trường. Chúng cũng nằm trong số những sinh vật có kỹ năng thích nghi với bối cảnh hay nhất, có khả năng thay đổi sao cho phù hợp với cả màu sắc và kết cấu của môi trường xung quanh chúng với độ chính xác đáng kể. Vi khuẩn. Tế bào sắc tố cũng được tìm thấy trong màng của vi khuẩn quang dưỡng. Được sử dụng chủ yếu cho quang hợp, chúng có chứa sắc tố bacteriochlorophyll (sắc tố quang hợp) và các carotenoid. Ở vi khuẩn màu tím, như Rhodospirillum rubrum, các protein thu ánh sáng nằm bên trong những lớp màng của tế bào sắc tố. Tuy nhiên, ở vi khuẩn lưu huỳnh màu xanh lục, chúng được bố trí trong cụm phức tạp đặc biệt gọi là chlorosome.
1
null
Lý Mục (tiếng Hán: 李牧; khoảng 290 TCN – 229 TCN) là một danh tướng của nước Triệu trong thời Chiến Quốc. Lý Mục trấn thủ tại quận Đại, ngày nay là Nhạn Môn Quan, để chống lại quân Hung Nô. Sau khi đánh bại quân Tần tại trận Vu Phì, ông được phong tước Vũ An Quân, tuy nhiên sau này Lý Mục bị Triệu U Mục Vương xử tử. Sau cái chết của Lý Mục, quân Tần tiến vào thành Hàm Đan, Triệu U Mục Vương bị bắt sống. Lý Mục là một nhà quân sự tài ba. Cùng với Bạch Khởi, Vương Tiễn, Liêm Pha, ông được đánh giá là một trong bốn viên tướng xuất sắc nhất giai đoạn này. Sự nghiệp. Thân thế. Tổ tiên Lý Mục vốn mang họ Thôi ở huyện Thanh Hà (nay thuộc địa phận giáp ranh Sơn Đông và Hà Bắc). Ông nội ông là Lý Đan Nguyên. Cha ông là Lý Cơ, con trai thứ hai của Lý Đan Nguyên. Chống Hung Nô phía bắc. Vùng biên giới phía bắc của nước Triệu liên tục bị cướp bóc bởi tộc Hung Nô. Lý Mục nhận lệnh đồn trú quân để ngăn chặn sự tấn công của giặc Hung Nô. Lý Mục đề xuất các vùng biên giới có đặc quyền giữ lại thuế ruộng thế đất. Lý Mục huấn luyện quân sĩ cưỡi ngựa bắn tên. Ngoài ra, ông còn cài gián điệp để theo dõi tình hình quân địch. Ông sử dụng chiến thuật vườn không nhà trống để đối phó với Hung Nô. Những binh sĩ trái lệnh, tự ý tấn công đều bị xử chém. Nhờ chiến thuật này mà quân Hung Nô sau khi tấn công đành phải tự rút lui. Triệu Vương nhiều lần chỉ trích Lý Mục hèn nhát, tuy nhiên Lý Mục vẫn vờ như không biết và vẫn duy trì chiến lược cũ. Do đó, Triệu Vương tức giận và thay ông bằng tướng khác. Vị tướng mới không dùng chiến thuật vườn không nhà trống, mà chủ động tập kích Hung Nô. Kết quả là quân Triệu thất bại nhiều trận liên tiếp và chịu tổn thất lớn. Trước tình hình đó, Triệu Vương phục chức cho Lý Mục và buộc phải đáp ứng yêu cầu của Lý Mục là Triệu Vương không được can thiệp vào sách lượt quân sự của ông. Sau khi phục chức, Lý Mục sử dụng lại chiến thuật ban đầu khiến cho Hung Nô không có cơ hội tiến công. Trải qua vài năm, binh lực của Lý Mục trở nên hùng mạnh và sĩ khí quân sĩ lên cao, sẵn sàng tử chiến với Hung Nô. Quân của Lý Mục có 1300 chiến xa, 13000 chiến mã, 5 vạn binh, 10 vạn cung thủ. Khi quân Hung Nô tấn công, quân Triệu giả vờ bại và rút lui vứt bỏ binh khí. Quân Hung Nô trở nên khinh địch. Thiền vu Hung Nô thống lĩnh lượng lớn quân tấn công biên giới nhưng bị Lý Mục tập kích hai cánh đánh úp 10 vạn kỵ binh Hung Nô. Lý Mục thừa thắng tấn công, Thiền vu Hung Nô phải trốn vào rừng. Những năm sau đó, quân Hung Nô không dám xâm phạm biên giới. Đánh bại quân Tần. Năm 243 TCN, Lý Mục đi sứ nước Tần để ký kết hiệp ước đồng minh. Sau trận chiến Trường Bình, binh lực nước Triệu bị tổn thất nặng nề, các danh tướng của Triệu như Triệu Xa thì đã mất, còn Liêm Pha thì đã sang nước Sở. Nước Triệu thiếu đi tướng lĩnh tài ba. Do đó Lý Mục có cơ hội để thống lĩnh quân đội. Năm 243 TCN, Triệu Điệu Tương Vương phong cho Lý Mục làm đại tướng quân, dẫn quân tấn công nước Yên nhằm đoạt lại Vũ Toại và Phương Thành. Tần Vương Chính kế vị nước Tần, tăng cường tham vọng thống nhất 6 nước. Năm 234 TCN, Hoàn Ỷ thống lĩnh quân Tần đánh bại 10 vạn quân Triệu và chiếm Bình Dương và Vũ Thành. Năm sau, Hoàn Ỷ một lần nữa dẫn quân vượt qua Thái Hành Sơn, tấn công nước Triệu tại Xích Ly và Nghi An. Triệu U Mục Vương phong Lý Mục làm đại tướng quân, dẫn quân đánh bại quân Tần ở Vu Phì. Hoàn Ỷ sợ tội nên trốn sang nước Yên. Lý Mục được phong tước Vũ An Quân. Năm 232 TCN, quân Tần chia thành 2 ngã tiến đánh nước Triệu: một ngã tiến đánh Lang Mạnh, ngã quân chủ lực tiến đánh đất Nghiệp, nhưng một lần nữa bị Lý Mục đánh bại. Tuy giành được thắng lợi, quân Triệu chịu tổn thất nặng nề với 10 vạn quân tử trận, và số binh sĩ còn lại của nước Triệu chủ yếu là quân phòng thủ Hàm Đan. Cái chết. Năm 230 TCN, nước Triệu bị thiên tai nên mất mùa. Nhân cơ hội đó nước Tần đem quân ồ ạt tấn công. Năm 229 TCN, 10 vạn quân tần chia thành 3 đường tiến vào nước Triệu: 1 đường do Vương Tiễn thống soái vượt qua Thái Hành Sơn, tiến đánh miền trung nước Triệu; 1 đường do Dương Đoan Hòa tấn công vào phía bắc Triệu, vây Hàm đan; đường còn lại do Lý Tín dẫn đầu tấn công quận Đại. Triệu U Mục vương phái Lý Mục làm đại tướng quân, Tư Mã Thượng làm phó tướng, xuất quân đánh giặc. Tuy nhiên U Mục vương nghe lời ly gián của Quách Khai, Hàn Thương nên đã cách chức và xử tử Lý Mục. Sau khi Lý Mục qua đời, Vương Tiễn đánh bại quân Triệu tiến vào Hàm Đan bắt sống Triệu Mục U Vương. Đại vương Gia dẫn họ hàng chạy sang Đại, tự lập thành vương. Năm 222 TCN, quân Tần tấn công Đại, bắt sống Đại vương Gia. Nước Triệu diệt vong. Tư tưởng quân sự. Các tư tưởng chính:
1
null
Phùng Vân Sơn (? - 1852?) là Nam vương của Thái Bình Thiên Quốc, một cuộc khởi nghĩa vì bất mãn để chống lại triều đình nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Ông là vị lãnh tụ đứng thứ 2 trong Thái Bình Thiên Quốc lúc quốc gia này mới chỉ tồn tại dưới danh nghĩa giáo phái Thượng đế sau Hồng Tú Toàn. Ông đã cùng các bạn học là Hồng Tú Toàn, Dương Tú Thanh, Thạch Đạt Khai và Tiêu Triều Quý dấy binh nổi dậy ở Kim Điền - Quảng Tây năm 1847 - 1848 trong bối cảnh 2 tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây (Lưỡng Quảng) đang bị nạn đói. Khi Thái Bình Thiên Quốc được thành lập năm 1851 ông được phong là Tiền Đạo Phó Quân sư Nam vương Phùng Vân Sơn. Trong quá trình tiến quân ra Hồ Nam ông và Thái Bình quân đã gặp mai phục của tướng Thanh là Giang Trung Nguyên ở bên ngoài Toàn Châu, đây là một nơi địa thế hiểm trở và ông đã bị trúng đại pháo của quân Thanh trong lúc yểm trợ cho quân Thái Bình rút lui và bị thương nặng, sau đó được đưa về doanh trại, tuy đã được chạy chữa rất khẩn cấp nhưng ông vì mất quá nhiều máu mà đã tử trận, trận chiến đẫm máu dẫn tới cái chết của ông này cũng đã mở ra chiến dịch Soa Y Độ nổi danh trong lịch sử hình thành Thái Bình Thiên Quốc. Cái chết của ông là một mất mát lớn cho Thái Bình Thiên Quốc, ông có tài quân sự, giỏi mưu tính song lại qua đời sớm cũng có hệ quả tới việc Thái Bình Thiên Quốc sụp đổ sau này vì các vị vương còn lại đã tranh giành quyền lực mà tàn sát lẫn nhau, nếu còn ông thì chắc hẳn sẽ khác. Nam vương được chính tay Thiên vương Hồng Tú Toàn hỏa táng trên bè rồi thả trôi sông dưới sự thương tiếc của toàn thể tướng sĩ ba quân.
1
null
Tiêu Triều Quý, là Tây vương của Thái Bình Thiên Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông tham gia khởi nghĩa ở Kim Điền-Quảng Tây năm 1847-1848 trong bối cảnh 2 tỉnh Lưỡng Quảng bị giặc đói cùng với nhóm đồng hương bạn học là Hồng Tú Toàn, Dương Tú Thanh, Thạch Đạt Khai và Phùng Vân Sơn. Khi Thái Bình Thiên Quốc được thành lập ông được phong là Hữu Bật Hựu Chính Quân sư Tây vương, đứng ngang hàng với ba vị vương khác trong Thái Bình Thiên Quốc. Trong một lần đi công thành của quân Thanh, ông đã đứng lên phất lá cờ Thái Bình Thiên Quốc để cổ vũ sĩ khí quân đội và bị trúng đại pháo quân Thanh, bị thương nặng ông đã được đưa về và cấp cứu xong vẫn không qua khỏi và qua đời, sau cái chết của Nam vương Phùng Vân Sơn thì cái chết của ông là cái chết rất đáng tiếc thứ hai. Ông từng được Hồng Tú Toàn hứa gả em gái mình là Hồng Tuyên Kiều cho xong ông đã sớm hi sinh, ông được hỏa táng dưới sự tiễn đưa thương tiếc của tướng sĩ Thái Bình Thiên Quốc.
1
null
Hồ Dĩ Hoảng là một lãnh đạo quân sự cao cấp của Thái Bình Thiên Quốc, một nhà nước chống lại nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Ông giữ chức Hộ Quốc hầu khi Thái Bình Thiên Quốc được thành lập và sau đợt phong vương năm 1854 tại Thiên kinh ông được Thiên vương phong là Dự vương, là con trai Hồ Vạn Thăng tập tước, xưng là Ấu Dự vương Cường thiên tuế. Vai trò của ông trong Thái Bình Thiên Quốc thì cũng không có gì nổi bật mặc dù rằng ông là một trong hai vị vương gia bổ sung (sau khi Nam Vương và Tây Vương mất) của Thái Bình Thiên Quốc thời kỳ đầu, dù cùng là tước vương nhưng ông ở dưới Dực vương Thạch Đạt Khai và Yến vương Tần Nhật Cương trong Thái Bình Thiên Quốc lúc này, chữ Dự trong tước vị của ông là do ông từ tước Dự được phong thẳng lên tước Vương, cũng có thể hiểu là "danh dự", rất có thể ông được phong vương là do là người trong thân tộc với Thiên vương còn tài năng quân sự của ông và cuộc đời thì cũng không được nhắc tới nhiều.
1
null
Hồng Nhân Can là em họ của Thiên vương Hồng Tú Toàn trong hệ thống Thái Bình Thiên Quốc, một triều đại chống lại nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc, ông thuộc thân tộc họ Hồng. Khi Thái Bình Thiên Quốc được thành lập thì vai trò của ông gần như không được nhắc đến song đến giai đoạn cuối của Thái Bình Thiên Quốc thì lại rất quan trọng, ông được phong là Can vương gia.Sau khi Thiên vương qua đời và thành Thiên kinh bị phá ông đã cùng Mông Đắc Ân và một số vương khác của Thái Bình Thiên Quốc mang tiểu Thiên vương là Hồng Thiên Quý Phúc lúc này còn nhỏ chạy ra ngoài và trốn thoát dưới sự truy sát của tướng quân nhà Thanh do Tăng Quốc Thuyên, em trai Tăng Quốc Phiên chỉ huy phá thành trước đó.
1
null
Mông Đắc Ân (1806-1861) là một thủ lĩnh quân sự cao cấp, Tán vương của Thái Bình Thiên Quốc, một triều đại hình thành từ cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Ban đầu thời kỳ khai quốc ông là cận thần bên cạnh Thiên vương rất được tin tưởng. Tuy không có tài cán gì đặc biệt nhưng ông rất trung thành, Thiên vương là có lần nhận xét về con người ông:" "Mông Đắc Ân để làm người hầu hạ bên cạnh thì được thế nhưng để làm vương chỉ huy đại sự thì lại rất khó". Ông vẫn được phong là Tán vương sau đó vì quốc gia Thái Bình Thiên Quốc lúc này rất ít người dùng được. Ông là một trong số các vị vương quan trọng của Thái Bình Thiên Quốc thời kì cuối. Vào lúc Thiên kinh bị phá ông đã trốn ra ngoài thành cùng Can vương Hồng Nhân Can và một số vương khác mang theo tiểu Thiên vương Hồng Thiên Quý Phúc."
1
null
Tên gọi. Lưỡng Quảng: Liangguang (chữ Hán: 兩廣; pinyin: Liǎngguǎng; Cantonese Yale: loeng gwong; Pe̍h-ōe-jī: lióng-kńg) Lưỡng Quảng còn có tên là Quận Hợp Phố (Thời kỳ Bắc Thuộc) Địa lý. Lưỡng Quảng là tên của một vùng đất Việt cổ mà ngày nay bao gồm tỉnh Quảng Đông, Khu tự trị Choang Quảng Tây và tỉnh Hải Nam, Đặc khu hành chính Hong Kong và Đặc khu hành chính Ma Cao của Trung Quốc.
1
null
Abbé Nicolas Louis de La Caille (thường là Nicolas Louis de Lacaille) là một nhà thiên văn học người Pháp. Ông cùng với Jérôme Lalande là những người xác định một cách chính xác phỏng đoán của người xưa về khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng là khoảng 384000 km. Cả hai nhà thiên văn học người Pháp này đã thực hiện công việc đó vào năm 1751 nhờ việc áp dụng các hệ thức lượng trong tam giác. Ngoài ra, ông còn có những phát hiện về các thiên thể. Ông đã phát hiện ra 7 chòm sao tại thiên cầu nam, đó là Argo Navis, Điêu Cự, Hiển Vi Kính, Nam Thập Tự, Sơn Án, Thời Chung và Tức Đồng. Ông đã chia Argo Navis thành ba phần: Thuyền Phàm, Thuyền Vĩ và Thuyền Để. Ngoài ra, ông còn phát hiện ra tinh vân Carina. Để tưởng nhớ những đóng góp của ông, người ta đã dùng tên để đặt tên cho tiểu hành tinh 9135 Lacaille.
1
null
Thì hiện tại đơn (tiếng Anh: "Simple present" hoặc "Present simple") là một thì trong tiếng Anh hiện đại. Thì này diễn tả một hành động chung chung, tổng quát lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc một sự thật hiển nhiên hoặc một hành động diễn ra trong thời gian hiện tại. Nó được gọi là "simple" (đơn giản) vì cấu trúc hình thành bao gồm một từ đơn (như "write" hoặc "writes"), khác với các thì hiện tại khác như thì hiện tại tiếp diễn ("is writing") và thì hiện tại hoàn thành ("has written"). Đối với chủ ngữ I/You/We/They thì động từ khi sử dụng thì này sẽ là dạng nguyên mẫu, không chia. Ngược lại, đối với các chủ ngữ ở ngôi thứ 3 số ít như She/He/It thì chia động từ bằng cách thêm đuôi -s hoặc -es ở cuối động từ. Đuôi -es được sử dụng với các từ có tận cùng là "o","ch","sh","x","s","z". Riêng động từ tận cùng bằng " y " mà trước là một phụ âm thì đổi " y " thành " i " rồi mới thêm đuôi " es ". Cấu trúc. Động từ to be. Trong đó: N= Noun: danh từ Adj= Adjective: tính từ S = Subject: chủ ngữ V = verb: động từ
1
null
Nấm Agrocybe aegerita là một loài nấm thuộc họ nấm bụi Strophariaceae. Đây là một loại nấm ăn cũng như nấm dược liệu khá phổ biến ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và Trung Quốc. Đặc điểm. Phần mũ nấm có đường kính 5–10 cm, lúc nấm còn non có màu nâu và dạng hình bán cầu, nhưng dần trở thành dạng hình phẳng khi nấm già, khi này chỉ phần giữa của mũ nấm còn giữ được màu nâu. Phần lamen của nấm phân bố đều, có màu trắng và theo thời gian dần chuyển thành màu nâu (do sự hình thành bào tử nấm màu nâu). Phần cuống nấm (hay thân nấm) dài 5–12 cm, với đường kính khoảng 1 cm và có màu trắng. Trên cuống nấm thường có một vòng nấm (ring). Phần thịt nấm tương đối chắc và có màu trắng hơi nâu. Bào tử nấm màu nâu và có hình elip. Sinh thái. Nấm "A. aegerita" là loài ưa ấm, thường mọc trên thân một số cây lá rộng như cây dương (Populus) hay cây phong (Acer)... Ý nghĩa kinh tế-khoa học. Nấm "A. aegerita" là một loại nấm ăn có giá trị kinh tế cao. Người La Mã cổ đại đã trồng nấm "A. aegerita" bằng cách rải bào tử nấm lên gỗ cây dương. Tại Italia và Nhật Bản người ta đã phối giống nấm và bán trên thị trường với giá thành cao. Có thể coi nấm "A. aegerita" như một nguồn hoạt chất sinh học quý giá. Cụ thể như các gốc indole từ nấm có khả năng khử các gốc tự do (hoạt tính chống oxy hóa), chất cylindran của nấm có hoạt tính chống ung thư hay agrocybenine với hoạt tính kháng nấm. Ngoài ra nấm "A. aegerita" còn có khả năng tiết ra một loại enzym ngoại bào đặc biệt với tên gọi "Agrocybe"-"aegerita"-peroxidase (AaP) hay peroxygenase (EC 1.11.2.1). Enzym này có cấu trúc giống như các heme-thiolate protein P450, với hoạt tính xúc tác, biến đổi các chất thơm như phenol hoặc các chức oxy (có chứa nhóm -OH) thành các phân tử ít hoạt động hóa học hơn (ví dụ như benzen, naphtalen, pyridin, thianisol...). Ngoài "A. aegerita", hiện nay enzym peroxygenase cũng đã được tìm thấy trong một số nấm khác của bộ Agaricales (chi "Coprinus").
1
null
Google Play (cũng được gọi là Google Play Store; phiên bản tiếng Việt là Cửa hàng Play hay CH Play) trước đây là Android Market, là một nền tảng phân phối kỹ thuật số các ứng dụng cho hệ điều hành Android và cửa hàng truyền thông kỹ thuật số, điều hành bởi Google. Dịch vụ cho phép người dùng duyệt và tải về các ứng dụng phát triển bởi Android SDK và được đăng tải thông qua Google, như nhạc, tạp chí, sách, phim, chương trình truyền hình. Người dùng có thể mua phần cứng như Chromebook, Google Nexus (điện thoại di động), Chromecast, phụ kiện, thông qua Google Play. Các ứng dụng có sẵn trên Google Play gồm hai bản: miễn phí và tính phí. Họ có thể tải trực tiếp từ một thiết bị Android hoặc Google TV thông qua ứng dụng Play Store hoặc cài đặt ứng dụng đến thiết bị từ trang chủ Google Play. Ứng dụng có thể cài trực tiếp đến các thiết bị BlackBerry 10 như Z30, Z10... thông qua ứng dụng được gọi là SNAP nếu nó đang chạy OS10.2.1 hoặc cao hơn. Nhiều ứng dụng được hướng đến người dùng sử dụng dựa trên một số thuộc tính đặc biệt của phần cứng trên thiết bị, như cảm biến chuyển động (cho các trò chơi phụ thuộc vào chuyển động) hoặc cảm biến ở phía trước (cho cuộc gọi trực tuyến). Vào ngày 6 tháng 3 năm 2012, với sự hợp nhất của Android Market và Google Music, dịch vụ đổi tên thành Google Play để trùng với tên thương hiệu của Google. Tính đến tháng 7 năm 2013, cửa hàng Google Play chính thức vượt hơn 1 triệu ứng dụng xuất bản và hơn 50 tỉ lượt tải về. Thiết kế. Google đã nhiều lần thiết kế lại giao diện của Google Play. Vào tháng 2 năm 2011, Google đã giới thiệu giao diện trang web cho Android Market, cho phép người dùng mua và tải ứng dụng trên máy tính. Vào tháng 5 năm 2011, Google đã thêm các danh sách ứng dụng mới trên Android Market, bao gồm các ứng dụng trả phí cao nhất, miễn phí hàng đầu, được biên tập viên lựa chọn, có doanh thu cao nhất, của nhà phát triển hàng đầu và xu hướng. Vào tháng 7 năm 2012, Google đã giới thiệu giao diện mới cho Android Market, tập trung vào nội dung nổi bật, bộ lọc tìm kiếm và doanh số bán sách và cho thuê phim ở Hoa Kỳ. Vào tháng 5 năm 2013, giao diện trang web đã được thiết kế lại để phù hợp với ứng dụng Android mới. Vào tháng 7 năm 2014, ứng dụng Android trên Cửa hàng Google Play đã được cập nhật với các tính năng mới, bao gồm tiêu đề mới cho phần Sách/Phim, màn hình Thông tin bổ sung cung cấp thông tin chi tiết về ứng dụng, và đơn giản hóa các quyền của ứng dụng. Vào tháng 10 năm 2015, ứng dụng lại được cập nhật với các hoạt ảnh mới, chia nội dung thành hai danh mục và hỗ trợ thêm cho các ngôn ngữ đọc từ phải sang trái. Vào tháng 4 năm 2016, Google đã thiết kế lại tất cả các biểu tượng ứng dụng Play của mình, sử dụng phong cách tương tự và giao diện nhất quán. Vào tháng 5 năm 2017, Google đã loại bỏ túi mua sắm khỏi biểu tượng Google Play, chỉ còn lại hình tam giác và các màu liên quan. Vào năm 2018, Google đã thử nghiệm thay đổi định dạng ảnh chụp màn hình trên trang Ứng dụng. Tuy nhiên, việc thay đổi định dạng này khiến ảnh tải chậm hơn nên Google đã quay lại định dạng cũ. Vào tháng 7 năm 2022, Google đã công bố logo mới cho Cửa hàng Google Play có màu sắc đồng nhất hơn với các dịch vụ khác của Google. Cửa hàng Google Play trên Android. Cửa hàng Google Play là cửa hàng ứng dụng chính thức của Google dành cho thiết bị Android. Nó cung cấp ứng dụng, sách, tạp chí, nhạc, phim và chương trình truyền hình. Các thiết bị Android ở Trung Quốc không được bán kèm Cửa hàng Google Play mà sẽ có cửa hàng ứng dụng của nhà sản xuất. Cửa hàng Google Play chỉ hiển thị các ứng dụng tương thích với thiết bị của người dùng. Nhà phát triển có thể nhắm mục tiêu các ứng dụng cho các thiết bị cụ thể. Các nhà cung cấp dịch vụ cũng có thể hạn chế cài đặt ứng dụng, chẳng hạn như các ứng dụng chia sẻ kết nối. Người dùng có thể tải xuống ứng dụng Android từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm trang web của nhà phát triển và cửa hàng ứng dụng của bên thứ ba. Ứng dụng Google Play Store là các tệp APK, tương tự như tệp .exe trên Windows. Người dùng có thể cài đặt APK từ các nguồn khác ngoài Cửa hàng Google Play, và một số ứng dụng có thể được cài đặt vào thẻ nhớ ngoài. Danh mục nội dung. Play Âm Nhạc (Ngừng hoạt động). Google Play Music cung cấp cửa hàng âm nhạc trực tuyến với dịch vụ mua bán nhạc MP3, đám mây lưu trữ lên đến 20,000 bài hát không tính phí, và dịch vụ thuê nhạc trực tuyến gọi là All Access. Google Play Music hiện đã ngừng hoạt động và thay thế bằng YouTube Music. Play Sách. Google Play Books mang đến hơn 4 triệu đầu sách. Sách mua sẽ được lưu trữ trên đám mây và có sẵn cho trực tuyến và ngoại tuyến thông qua trình duyệt web hoặc ứng dụng chính thức cho Android và iOS. Vào 15 tháng 5 năm 2013, Google cập nhật ứng dụng Google Play Books cho cả Android và iOS hỗ trợ cho người dùng tải lên tập tin PDF và EPUB. Người dùng có thể lưu trữ đến 1.000 tập tin miễn phí, miễn là họ sử dụng dưới 50MB. Trên Google Play Book, tuy nhiên, chỉ có một giấy phép để đọc quyển sách. Nếu như người mua đi du lịch sang quốc gia nơi mà Google Play Books không được bán thì quyển sách trên thiết bị đó có thể bị xóa. Trong trường hợp này, cuốn sách sẽ tự động tải về sau khi bạn trở về quốc gia nơi mà quyển sách được bán. Google Play Books hiện có sẵn ở 75 quốc gia. Play Newsstand (Nay là Google Tin tức). Google Play cung cấp việc mua tạp chí ở Mỹ, Úc, Canada, và Anh. Vào 20 tháng 11 năm 2013, Google Play Magazines đổi tên thành Google Play Newsstand và kết hợp các tính năng của Google Currents và Magazines thành một sản phẩm, phục vụ cho việc đăng ký tạp chí. Play Phim & TV (Nay là Google TV). Theo Google, có 1.000 bộ phim và chương trình truyền hình có sẵn trên Google Play Movies & TV, một vài định dạng HD, bao gồm hài, phim truyền hình, hoạt hình, hành động và phim tài liệu. Phim có thể thuê hoặc mua và xem trên Google Play website hoặc thông qua ứng dụng trên thiết bị Android. Một vài bộ phim có sẵn để cho thuê, một vài để mua, và còn lại có thể thuê và mua. Chương trình truyền hình có thể mua từng tập hoặc phần nhưng không thể thuê. Ngoài ra, người dùng có thể tải xuống bộ phim và chương trình truyền hình cho người xem ngoại tuyến hoặc xem sau sử dụng ứng dụng Google Play Movie app. Phim có sẵn trên 25 quốc gia. Chương trình TV chỉ có sẵn ở Nhật Bản, Mỹ và Anh. Play Trò chơi. Google Play Games là dịch vụ thiết kế cho Android, iOS và web với tính năng nhiều người chơi cùng lúc, thành tích, dẫn đầu bảng và lưu trữ đám mây. Đây là dịch vụ giống như Game Center của Apple. Nó bắt đầu chỉ có sẵn giới hạn trong một số trò chơi như Super Stickman Golf 2, PBA Bowling, World of Goo, Osmos HD, và một số khác. Dịch vụ được giới thiết tại Google's I/O 2013 Developer Conference cùng với một số dịch vụ mới khác, và các ứng dụng độc lập được phát hành ngày 24 tháng 7 tại sự kiện gọi là "Ăn sáng với Sundar Pichai" cùng với Nexus 7 mới, Android 4.3 và Chromecast. Cửa hàng Play. Google Play Store, trước đây là Android Market, là nền tảng phân phối ứng dụng kỹ thuật số và cửa hàng nhạc cho Android phát triển và duy trì bởi Google. Dịch vụ cho phép người dùng duyệt và tải nhạc, sách, tạp chí, phim, chương trình truyền hình và ứng dụng từ Google Play. Android Market đổi thương hiệu thành Play Store vào 6 tháng 3 năm 2012. Android Market cập nhật chính nó trên các thiết bị trước đây. Danh sách sẵn có. Người dùng bên ngoài quốc gia/vùng được liệt kê dưới đây chỉ có thể truy cập các ứng dụng và trò chơi miễn phí thông qua Google Play. Giải thưởng Google Play. Năm 2016, Google bắt đầu trao Giải thưởng Google Play để vinh danh các ứng dụng và trò chơi xuất sắc nhất trên nền tảng Android. Các ứng dụng được đề cử dựa trên chất lượng, sự đổi mới và các cập nhật mới. Google từng công bố danh sách ứng dụng "tốt nhất" trên Google Play hàng năm. Năm 2017, Google công bố danh sách các ứng dụng, trò chơi, phim, nhạc và sách bán chạy nhất trên Google Play trong 5 năm qua. Cùng năm đó, Google ra mắt chương trình "Android Excellence" nhằm vinh danh các ứng dụng chất lượng cao nhất trên Google Play. Năm 2020, Disney+ và SpongeBob: Krusty Cook-Off là ứng dụng và trò chơi hàng đầu của năm trên Google Play ở Hoa Kỳ.
1
null
Quản lý tài nguyên thiên nhiên là việc quản lý các nguồn lực tự nhiên như đất,nước, thực vật, động vật và tập trung chủ yếu về các tác động đến chất lượng cuộc sống cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. Quản lý tài nguyên thiên nhiên đưa ra các kế hoạch, các phương hướng chiến lược cụ thể, các biện pháp quy hoạch và cùng với đó là các chế tài phù hợp, nghiêm khắc nhằm giúp cho công việc khai thác và sử dụng và tái tạo tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, đúng đắn để mang lại lợi ích tối ưu cho đất nước và toàn cầu, song song đó phải hạn chế tối đa mức độ ô nhiễm tới môi trường trong việc sử dụng tài nguyên. Quản lý tài nguyên thiên nhiên còn tập trung đặc biệt vào sự hiểu biết các tài nguyên mang tính khoa học và kỹ thuật, sinh thái học và khả năng hỗ trợ sự sống của các tài nguyên đó. Lịch sử. Tài nguyên thiên nhiên là một dạng của cải đặc biệt, là những giá trị hữu ích của môi trường tự nhiên có thể thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của con người bằng sự tham gia trực tiếp của chúng vào các quá trình kinh tế và đời sống nhân loại, bao gồm các dạng năng lượng vật chất, thông tin mà con người có thể sử dụng để phục vụ cho sự tồn tại và phát triển cuộc sống loài người. Có ba loại tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên tái tạo, tài nguyên không tái tạo và tài nguyên vĩnh cửu. Sự nhấn mạnh về mặt bền vững có thể lần theo các nỗ lực trước đó để hiểu thêm về sinh thái tự nhiên Bắc Mỹ vào cuối thế kỷ thứ 19 và các phong trào vận động bảo tồn cùng thời gian này. Vào năm 2005, chính phủ New South Wales thiết lập một "Tiêu chuẩn của việc Quản lý Tài nguyên Thiên nhiên chất lượng", nhằm nâng cấp tính bền vững trong thực tế dựa trên mục tiêu quản lý thích ứng. Ở Hoa Kỳ, các khu vực quản lý tài nguyên thiên nhiên là quản lý cuộc sống hoang dã thường có liên quan đến du lịch sinh thái và quản lý đồng cỏ. Ở Úc, chia sẻ nước như các lưu vực cũng là các lĩnh vực quản lý chính. Ở Việt Nam, việc quản lý tài nguyên khoáng sản, tài nguyên biển được chú trọng phát triển với mục tiêu năm 2050 Việt Nam là quốc gia khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả và bền vững. Sự phát triển. Kể từ khi con người bắt đầu có những nhận thức về vấn đề môi trường trong giai đoạn diễn ra cách mạng công nghiệp thì quản lý môi trường đã có những bước phát triển vì ba điều cơ bản ban đầu sau: Ví dụ từ thời Roman con người đã biết xây dựng những guồng nước để vận chuyển nước từ nơi thấp đến nơi cao hay xây dựng những hệ thống thoát nước dưới thành phố ra ngoài để tránh bị ngập nước. Bắt đầu từ thế kỷ 20th Hoa Kỳ đã nghiên cứu cho ban hành những đạo luật cơ bản và dần hoàn thiện nó về sau này về các chính sách bảo vệ, sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên Hiện trạng. Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên trên thế giới nói chung đang diễn ra theo chiều hướng tiêu cực. Hiện trạng của tài nguyên rừng Tài nguyên rừng trên Trái đất ngày càng bị thu hẹp về diện tích và trữ lượng. Sốl iệu thống kê cho thấy, diện tích rừng của Trái đất thay đổi theo thời gian như sau: Đầu thế kỷ XX: 6 tỷ ha; năm 1958: 4,4 tỷ ha; năm 1973: 3,8 tỷ ha; năm 1995: 2,3 tỷ ha. Rừng trên Thế giới ngày càng bị tàn phá với tốc độ chóng mặt mặc dù đã có những biện pháp bảo vệ và cấm phá rừng. Theo nghiên cứu năm 1980, khoảng 15,2 triệu ha rừng nhiệt đới bị phá mỗi năm và có xu hướng ngày càng tăng. Theo FAO - Tổ chức nông nghiệp và lương thực Liên Hợp Quốc, diện tích rừng tiếp tục bịgiảm nhanh, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Từ 1985 - 1995, rừng bị mất khoảng 200 triệu ha. Mặc dù việc trồng rừng và tái phát triển, mở rộng diện tích rừng ở các nước đang phát triển nhưng cũng chỉ bù đắp được khoảng 20 triệu ha. Như vậy, mỗi năm các nước này mấtkhoảng 12 triệu ha rừng. Ở các nước phát triển việc phá rừng rất ít nhưng sự suy thoái rừng đang ở mức rất báo động. Ở VN, năm 1943, có khoảng 14 triệu ha rừng, chiếm 43% DTTN, năm 1976 giảm xuống còn 11 triệu ha với tỷ lệ che phủ còn khoảng 34%, năm 1985 còn 9,3 triệu ha và tỷlệ che phủ là 30%, năm 1995 còn 8 triệu ha và tỷ lệ che phủ là 28%. Rừng nước ta ngày càng suy giảm cả về chất lượng và số lượng tỷ lệ che phủ thựcvật đang ở dưới ngưỡng cho phép về mặt sinh thái. Đặc biệt ở nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, khí hậu nhiệt đới gió mùa nên rừng có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ cân bằng sinh thái, nhất là vùng đồi núi và vùng đầu nguồn. Hiện trạng về tài nguyên nước: Trên thế giới trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh hoạt đổ ra sông hồ và biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý bị trực tiếp đổ vào các nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển. Đây là thống kê của Viện Nước quốc tế (SIWI) được công bố tại Tuần lễ Nước thế giới (World Water Week) khai mạc tại Stockholm, thủ đô Thụy Điển ngày 5/9. Thực tế trên khiến nguồn nước dùng trong sinh hoạt của con người bị ô nhiễm nghiêm trọng. Một nửa số bệnh nhân nằm viện ở các nước đang phát triển là do không được tiếp cận những điều kiện vệ sinh phù hợp (vì thiếu nước) và các bệnh liên quan đến nước. Thiếu vệ sinh và thiếu nước sạch là nguyên nhân gây tử vong cho hơn 1,6 triệu trẻ em mỗi năm.Tổ chức Lương Nông LHQ (FAO) cảnh báo trong 15 năm tới sẽ có gần 2 tỷ người phải sống tại các khu vực khan hiếm nguồn nước và 2/3 cư dân trên hành tinh có thể bị thiếu nước. Công tác quản lý. Công tác quản lý tài nguyên nước: Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Vai trò của nước với sự sống trên trái đất là vô cùng quan trọng. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải làm thế nào để bảo vệ, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên nước.Hiện nay công tác quản lý tài nguyên quý giá này còn rất nhiều bất cập từ khai thác cho đến sử dụng. Cụ thể việc cấp phép khai thác một cách bừa bãi cùng với việc khai thác quá mức đã làm hạ thấm mực nước ngầm đáng kể. Kéo theo nước ngầm bị ô nhiễm. Trên thế giới thì nhiều quốc gia đang phải đối mặt với việc thiếu nước sạch để sử dụng do việc quản lý không tốt. Công tác quản lý tài nguyên rừng: Những năm gần đây, tình trạng phá rừng xảy ra ngày một nhiều với các hành vi, thủ đoạn tinh vi làm nghèo tài nguyên rừng. Việc bảo vệ rừng khó khăn, cơ chế chính sách trong quản lý, khai thác còn nhiều bất cập. Nâng cao chất lượng rừng, ngăn chặn nạn phá rừng là việc làm cấp bách hiện nay.. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải tăng cường công tác quản lý tốt hơn để bảo vệ nguồn tài nguyên này. Phải ngăn chặn các hoạt động phá rừng và khắc phục các sự cố đã xảy ra. Phải nâng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm làm ảnh hưởng xấu tới tài nguyên rừng. Trên thế giới Hội đồng liên hiệp quốc về phát triển bền vững, thống nhất đẩy mạnh trách nhiệm trong việc bảo tồn rừng giúp cho các nước đang phát triển quản lý rừng và khuyến khíchcác tư nhân hình thành những quy tắc hướng dẫn để khuyến khích quản lý rừng bền vững. Sở hữu và quản lý. Các tiếp cận quản lý tài nguyên thiên nhiên có thể phân loại theo dạng và quyền sở hữu của các bên tham gia vào việc quản lý tài nguyên: Ở Việt Nam. Ở Việt Nam công tác Quản lý môi trường đã được quan tâm đến từ năm 1962, khi chúng ta thành lập Vườn Quốc gia Cúc Phương. Năm 1986, lần đầu tiên ở Việt Nam, với sự hợp tác của các chuyên gia Liên Hợp Quốc, Hội Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (IUCN), các nhà khoa học Việt Nam đã soạn thảo "chiến lược quốc gia bảo vệ thiên nhiên". Bản chiến lược có ý nghĩa như là khởi đầu cho quá trình quản lý tài nguyên, môi trường ở Việt Nam. Và cũng vào năm 1986 chương trình quốc gia nghiên cứu về tài nguyên và môi trường với sự cộng tác của IUCN, đã đề xuất với Nhà nước CHXHCN Việt Nam một chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường. Trên cơ sở chiến lược này, trong các năm 1990 - 1991 một kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững đã được Hội đồng Bộ trưởng CHXHCN Việt Nam chấp nhận và chính thức ban hành ngày 12 - 06 - 1991. Một sự kiện quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ môi trường, đó là tháng 12 năm 1993, Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam khoá IX kỳ họp thứ IV đã thông qua luật Bảo vệ Môi trường. Và ngày 18 tháng 10 năm 1973, Nghị định 175 CP đã ban hành để hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường. Về tổ chức bộ máy quản lý môi trường, năm 1992 Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường được thành lập, mà tiền thân của nó là UBKHKT Nhà nước, với chức năng là quản lý Nhà nước về môi trường. Các sở Khoa học - Công nghiệp - Môi trường các địa phương sau đó được thành lập với chức năng là quản lý Nhà nước về môi trường ở địa phương. Do yêu cầu nhiệm vụ của công tác quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường phù hợp với xu thế phát triển của đất nước trong thời kỳ mới, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam khoá XI, ngày 05 tháng 8 năm 2002 đã quyết định thành lập Bộ tài nguyên và môi trường trên cơ sở 3 đơn vị chủ yếu hiện có gồm cục môi trường; tổng cục địa chính và tổng cục khí tượng thủy văn. Cho đến nay, ở Việt Nam đã hình thành hệ thống tổ chức Quản lý Nhà nước về Môi trường từ trung ương đến địa phương. Đến năm 2013, ở Việt Nam có 15,4 triệu ha đất có rừng và 10,2 triệu ha đất sử dụng trong nông nghiệp (chiếm hơn 30% tổng diện tích đất tự nhiên), 2,95 triệu ha đất chưa sử dụng. Bình quân đất nông nghiệp tính theo đầu người là hơn 0,1 ha. Khả năng mở rộng đất nông nghiệp ở đồng bằng và miền núi là không nhiều. Về vấn đề suy thoái tài nguyên đất, tuy diện tích đất đồi trọc đã giảm mạnh nhưng diện tích đất bị suy thoái vẫn còn rất lớn. Ở đồng bằng đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn cao, ở đồi núi đất bị bạc màu trơ sỏi đá. Cả nước có khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe dọa sa mạc hóa (chiếm khoảng 23% diện tích đất cả nước). Giống như một số nước trên thế giới, Việt Nam cũng đang đứng trước thách thức hết sức lớn về nạn ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là tại các khu công nghiệp và đô thị. Theo ước tính của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) ở Việt Nam có khoảng 17 triệu (52%) trẻ em chưa được sử dụng nước sạch và khoảng 20 triệu (59%) chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh. "Thực trạng ô nhiễm nước mặt": Hiện nay chất lượng nước ở vùng thượng lưu các con song chính còn khá tốt. Tuy nhiên ở các vùng hạ lưu đã và đang có nhiều vùng bị ô nhiễm nặng nề. Đặc biệt mức độ ô nhiễm tại các con sông tăng cao vào mùa khô khi lượng nước đổ về các con sông giảm. Chất lượng nước suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như: BOD, COD, NH4, N, P cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Ở Việt Nam tình trạng thiếu nước sạch cũng đang được báo động rất mạnh mẽ. Chiến lược lâu dài là có thể cung cấp những nguồn nước sinh hoạt an toàn đã qua xử lý và cải thiện hệ thống vệ sinh. Chiến lược ngắn hạn là sử dụng những phương pháp xử lý nước đơn giản tại hộ gia đình như lọc nước, đun sôi nước bằng nhiệt lượng. Bên cạnh đó, chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức, cộng đồng có ý thức bảo vệ nguồn nước, đặc biệt là cần phải áp dụng những quy định nghiêm ngặt hơn đối với vấn đề kiểm soát ô nhiễm, buộc tất cả mọi doanh nghiệp – từ quy mô nhỏ đến lớn – phải đáp ứng được những tiêu chuẩn tối thiểu về nguồn nước thải trong sản xuất kinh doanh, tránh ô nhiễm môi trường. Ở Việt nam có Luật bảo vệ và phát triển rừng được Quốc hội thông qua năm 1994. Để đạt mục tiêu đưa tỷ lệ che phủ rừng của Việt nam đạt 43% (tỷ lệ của năm 1943). Chínhphủ Việt nam đã ban hành Quyết định đóng cửa rừng tự nhiên, chương trình trồng mới 5triệu ha rừng. Điều này khẳng định rõ lỗ lực của Việt Nam trong việc tiếp cận phát triển bền vững. Hiện nay tài nguyên đất đang bị chuyển đổi cơ cấu rất mạnh mẽ, đất nông nghiệp đang ngày một bị chuyển qua phục vụ cho công nghiệp và xây dựng. Đất bị nhiễm phèn, bị nhiễm mặn, bị sa mạc hóa ngày càng tăng thêm. Quản lý nhà nước về đất đai là nhu cầu khách quan là công cụ bảo vệ và điều tiết các lợi ích gắn liền với đất đai, và quan trọng nhất là bảo vệ chế độ sở hữu về đất đai. Nhiệm vụ này cần được đổi mới một cách cụ thể và phù hợp để đáp ứng các yêu cầu quản lý và tương xứng với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. Hệ thống tổ chức Quản lý môi trường ở Việt Nam theo quy định của luật Bảo vệ môi trường (điều 38) và nghị định 175 CP: Theo nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong cả nước. Điều 39 luật Bảo vệ Môi trường cũng quy định: Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, và quyền hạn của các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường do chính phủ quy định. Như vậy trong thực tế từ trước tới nay hệ thống quản lý môi trường ở Việt Nam vừa kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ.
1
null
Đây là danh sách đĩa nhạc của nhóm nhạc punk rock người Mỹ Boys Like Girls. Họ đã phát hành 3 album phòng thu, 1 album trực tiếp, 3 EP và 7 đĩa đơn. Boys Like Girls cho ra mắt album phòng thu đầu tiên mang tên nhóm vào ngày 22 tháng 8 năm 2006. Trong tuần đầu phát hành thì album có doanh thu không như mong đợi và chỉ vươn lên được nửa dưới của bảng xếp hạng Billboard 200. Đĩa đơn đầu tiên của họ, "Hero/Heroine", xếp hạng 43 tại Billboard Hot 100 nhưng đĩa đơn thứ hai, "The Great Escape", đã thực sự tạo tiếng vang khi làm tăng doanh số bán hàng cho album. Đĩa đơn lọt top 40 tại Hot 100 giúp album trở lại và vươn lên vị trí 55 tại Billboard 200; và điều này đã giúp album được Hiệp hội Công nghiệp Thu âm Mỹ chứng nhận đĩa vàng vào ngày 11 tháng 1 năm 2008. Đĩa đơn thứ ba từ album, "Thunder", không đạt được thành công khi chỉ vươn lên vị trí 76 tại Hot 100; tuy nhiên bài hát lại được chứng nhận đĩa vàng nhờ vào doanh số bán ra. Album phòng thu thứ hai mang tên Love Drunk được phát hành vào ngày 8 tháng 9 năm 2009. Đây là album thành công và phổ biến nhất của họ từ trước đến nay khi nó ra mắt Billboard 200 tại vị trí 8. Nó cũng ra mắt ở vị trí quán quân tại Billboard Top Rock Albums và vị trí 11 tại Canadian Albums Chart. Đĩa đơn chủ đề vươn lên vị trí 22 tại Hot 100, giúp họ có được đĩa đơn top 40 thứ hai. Đĩa đơn kỹ thuật số, "She's Got a Boyfriend Now", đạt vị trí 9 tại Billboard Bubbling Under Hot 100 tương ứng với vị trí 109 tại Billboard Hot 100. Đĩa đơn chính thức thứ hai từ album là "Two Is Better Than One" với sự góp giọng của nữ ca sĩ nhạc đồng quê Taylor Swift. Nó trở thành đĩa đơn top 40 thứ ba của họ, còn với Swift là đĩa đơn thứ 22; và nó cũng trở thành đĩa đơn thành công nhất của họ. Năm 2012, Boys Like Girls thông báo rằng họ đang thu âm cho album phòng thu thứ ba mang tên Crazy World. Album dự kiến phát hành vào mùa thu năm 2012 nhưng phải dời lại đến tận tháng 12 mới phát hành. Nó được phát hành vào ngày 11 tháng 12 năm 2012 khi mà trước đó nhiều bài hát trong album đã bị rò rỉ. Đây là album mang âm hưởng pop, là album đánh dấu sự thay đổi phong cách của nhóm tuy nhiên nó chỉ vươn lên được vị trí 134 tại Billboard 200.
1
null
Hổ Mang Vàng là cuộc tập trận lớn nhất châu Á - Thái Bình Dương được tổ chức hàng năm tại Thái Lan. Hổ Mang Vàng đầu tiên, được tổ chức vào năm 1982, với sự tham gia tập trận của quân đội hai nước Hoa Kỳ-Thái Lan. Các quốc gia có tham gia thường xuyên khác là Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Singapore và Hàn Quốc. Một số quốc gia quan sát viên thường được mời, bao gồm Campuchia, Trung Quốc, Lào, Myanmar, Hà Lan, New Zealand, Nga, Nam Phi, Sri Lanka, và Đông Timor.
1
null
Walter Eucken (; 17 tháng 1 năm 1891 – 20 tháng 3 năm 1950) là một nhà kinh tế Đức và là cha đẻ của chủ thuyết ordoliberalism (chủ nghĩa kinh tế tự do được điều tiết). Tên của ông hay được liên kết với sự phát triển của "Kinh tế thị trường xã hội". Tiểu sử. Walter Eucken sinh ra ở Jena, bây giờ thuộc Thüringen, là con trai của triết gia Rudolf Christoph Eucken, người đoạt được Giải Nobel Văn học năm 1908. Ban đầu ông ưa thích môn Lịch sử, nhưng sau này Walter Eucken chọn học ngành kinh tế tại Kiel, Jena và Bonn. Ông nhận được bằng tiến sĩ vào năm 1914, trước khi ông phải ra tiền tuyến trong Đệ Nhất thế chiến.Vào năm 1921 ở Berlin, Eucken sau khi hoàn thành những nghiên cứu tiếp theo, được bổ làm giáo sư tại đây. Năm 1927 ông chuyển về Freiburg, nơi mà ông dậy môn kinh tế học cho tới khi qua đời. Dưới thời Hitler, Eucken hoạt động cho phong trào chống đối của nhóm "Dietrich Bonhoeffer". Eucken mất vào năm 1950 trong một loạt giảng dạy tại trường London School of Economics, UK. Học viện Walter Eucken được thành lập 4 năm sau khi ông mất. Từ năm 2004 chủ tịch viện này là ông James M. Buchanan. Chủ thuyết. Chủ thuyết chủ nghĩa kinh tế tự do được điều tiết (ordoliberalism) của Eucken, một kiểu neoliberalism của Đức, cho là một nước độc lập có nhiệm vụ tạo ra một khung pháp lý cho nền kinh tế vận hành tự do lành mạnh, trái ngược với laissez-faire (tự do kinh tế). Chủ thuyết này ra đời do những kinh nghiệm tiêu cực về sự can thiệp của chính phủ vào kinh tế thay vì bảo đảm cho các quy tắc, luật lệ không bị vi phạm, cũng như do thiếu sót khung pháp lý hầu mọi người có thể cạnh tranh một cách bình đẳng và lành mạnh.
1
null
Thi Minh Đức (hay Shih Ming-teh; ; a.k.a. Nori; 15 tháng 1 năm 1941 – 15 tháng 1 năm 2024) là một tù nhân chính trị bị giam giữ với thời hạn 25 năm 6 tháng tại Đài Loan. Ông bị bắt giữ vào năm 1962 do bị buộc tội thành lập một nhóm nghiên cứu với ý định lật đổ chính phủ Quốc dân Đảng với án tù chung thân. Năm 1975, Bản án được giảm xuống chỉ còn 15 năm, và đến ngày 16 tháng 6 năm 1977 thì ông vượt ngục. Ông qua đời ngay lúc sinh nhật thứ 83 tuổi của mình vào ngày 15 tháng 1 năm 2024, theo một tuyên bố từ Bệnh viện Đa khoa Cựu chiến binh Đài Bắc.
1
null
Giáo dục khoa cử thời Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam phản ánh hệ thống trường học và chế độ khoa cử nước Đại Việt từ năm 1778 đến năm 1802 trong vùng đất do nhà Tây Sơn quản lý. Trong thời gian tồn tại ngắn ngủi, hai dấu ấn lớn nhất do nhà Tây Sơn để lại là việc đưa chữ Nôm vào khoa cử và mở rộng hệ thống trường học đến địa phương cấp xã. Giáo dục. Chữ Nôm là chữ được xây dựng trên cơ sở chữ Hán từ nhiều thế kỷ trước và trở thành thứ văn tự riêng ghi lại chân thực tiếng nói của người Việt. Từ cuối thời Trần, Hồ Quý Ly đã đưa chữ Nôm lên vị trí quan trọng, nhưng chỉ dừng lại ở việc dịch các tác phẩm chữ Hán ra chữ Nôm. Đến thời Tây Sơn, chữ Nôm được đưa vào văn bản chính thức của nhà nước, tại các bài hịch, thư từ, mệnh lệnh... Sau chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (1789), Quang Trung đã gạt bỏ tư tưởng độc tôn chữ Hán trong giáo dục và khoa cử của các triều đại phong kiến khác. Để tăng cường phổ biến chữ Nôm, Quang Trung cho lập ra "Viện Sùng chính" vào cuối năm 1791, do Nguyễn Thiếp làm viện trưởng. Viện được đặt ở Vĩnh Dinh, trên núi Nam Hoa (Nghệ An), nơi Nguyễn Thiếp từng ở ẩn. Quang Trung đã giao cho Nguyễn Thiếp việc tuyển các nhà nho làm thầy và khuyên dân học chữ. Ngoài ra, Quang Trung còn giao cho Nguyễn Thiếp việc dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để phổ biến rộng rãi. Tham gia công việc dịch sách ngoài Nguyễn Thiếp có các danh nho như Nguyễn Công, Nguyễn Thiện, Phan Tố Định, Bùi Dương Lịch. Đến tháng 5 năm 1792, các sách Tiểu học như "Dương tiết, Minh tâm, Thuyết ước"… và Tứ Thư gồm "Đại Học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử" được dịch xong, đóng thành 32 quyển và gửi vào Phú Xuân cho Quang Trung. Quang Trung khen ngợi và lệnh cho quan bản trấn (Nghệ An) cấp thêm cho Nguyễn Thiếp hơn 20 viên văn thuộc, từ lại giúp cho việc biên lục của "Viện Sùng chính" để dịch tiếp Kinh Thư, Kinh Dịch. Cùng việc lập "Viện Sùng chính", Quang Trung cho tu sửa Văn Miếu và Học Cung cũ của chúa Nguyễn ở xã Long Hồ, đặc biệt là mở rộng hệ thống trường học tới cấp xã mà các triều đại trước chưa làm được. Trong tờ Chiếu lập học quy định, các xã đều phải lập nhà xã học; những con nhà nho có học và có hạnh kiểm tốt được lựa chọn làm người dạy chữ trong xã, gọi là "Xã giảng dụ". Các "Xã giảng dụ" do xã lựa chọn và được triều đình cấp bằng công nhận. Do chưa kịp xây dựng đủ cơ sở vật chất như chủ trương, Quang Trung lệnh cho các địa phương được sử dụng một số đền chùa vào làm trường học phủ. Các thầy dạy trong các trường học phủ phải là chức huấn đạo do triều đình bổ nhiệm, được cử đến đảm trách. Nội dung học tập được chấn chỉnh lại cho phù hợp với tình hình mới, vì qua một thời gian dài, việc học tập thời Lê mạt tỏ ra bất cập vì cách học sáo rỗng, từ chương, cầu lợi của kẻ sĩ không hợp với đòi hỏi của xã hội mới. Điều đó được Nguyễn Thiếp chỉ ra trong thư gửi Quang Trung cuối năm 1791. Theo đề nghị của Nguyễn Thiếp, Quang Trung thống nhất quan điểm dạy và học là: Bản thân Quang Trung, xuất thân là một võ tướng, khi trở thành hoàng đế cũng cố gắng học Tứ Thư, Ngũ Kinh, Binh Thư... Mỗi tháng 6 lần, một viên quan Bí thư, có nhiệm vụ vào chầu để giảng giải cho hoàng đế Quang Trung về kinh sách. Khoa cử. Cũng như việc giáo dục, trong khoa cử, Quang Trung chấn chỉnh lại những tiêu cực thi cử cuối thời Lê – Trịnh (muốn dự thi Hương chỉ cần nộp 3 quan tiền là được dự thi không cần qua sát hạch; việc trông thi thả lỏng cho quay cóp bài và thi hộ...). Đồng thời, Quang Trung chính thức đưa chữ Nôm vào khoa cử. Đó là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, chữ Nôm được chính thức đưa vào khoa cử. Quang Trung ra quy định trong các kỳ thi, đề thi phải được ra bằng chữ Nôm và đến kỳ tam trường, thí sinh phải làm thơ phú bằng chữ Nôm<. Năm 1789, Quang Trung cho mở khoa thi Hương đầu tiên tại Nghệ An. Nguyễn Thiếp được cử làm Đề điệu trường thi kiêm Chánh chủ khảo. Những người thi Hương đỗ được gọi là Tú tài; hạng ưu được sung vào trường Quốc học, hạng thứ bổ vào Trường Phủ học. Để hạn chế và xóa bỏ hậu quả của chế độ thi cử không thực chất của thời Lê Mạt, Quang Trung ra quy định "các nho sinh và sinh đồ cũ phải đợi đến kỳ thi, nếu thi được hạng ưu mới được tuyển, hạng kém bị bãi về trường học xã". Đặc biệt với những "sinh đồ 3 quan" của triều Lê – Trịnh, ông hạ lệnh bãi miễn không sử dụng và bắt làm dân thường. Kết quả và ý nghĩa. Quang Trung ở ngôi trong thời gian ngắn ngủi. Những công việc ông cho thi hành trong 4 năm sau chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa mới thu được kết quả bước đầu. Những việc ông làm thể hiện hoài bão lớn muốn thoát ly khỏi sự lệ thuộc về văn hóa đối với bên ngoài, cụ thể là thay thế chữ Hán bằng tiếng mẹ đẻ, đưa chữ Nôm trở thành văn tự chính của quốc gia. Các nhà sử học cho rằng: đây là chính sách tiến bộ về mặt văn hóa; dù chưa có điều kiện để thực hiện triệt để, song nó đã đánh dấu một bước thắng lợi của tiếng nói dân tộc Việt trong bối cảnh xã hội đương thời khi có nhiều thế lực phong kiến đối lập có ý định phá hoại, gièm pha những kết quả tiến bộ đó. Dù còn một số phản ứng trái ngược của một số nhân sĩ ủng hộ nhà Lê và chống đối Tây Sơn, trào lưu văn hóa mới vẫn phát triển, với sự xuất hiện của nhiều nhà văn chữ Nôm xuất sắc như Phan Huy Ích, Nguyễn Huy Lượng, Lê Ngọc Hân… Sau khi Quang Trung đột ngột qua đời (tháng 9 năm 1792), việc dịch sách không được vua con Nguyễn Quang Toản tiếp tục cho thực hiện. Trong thời gian trị vì, Quang Trung chỉ mới tổ chức được 1 khoa thi Hương, còn khoa Tiến sĩ thì chưa tổ chức được khoa nào. Những chủ trương mà ông vạch ra không được thực thi triệt để.
1
null
Saffron (phiên âm or ) là một loại gia vị được sản xuất từ nhuỵ hoa của cây nghệ tây. Nghệ tây có thể phát triển cao đến 20–30 cm (8–12 in) và cho ra đến bốn hoa; mỗi hoa gồm ba đầu nhụy màu đỏ thẫm rực rỡ - là phần ngoài cùng của lá noãn. Cùng với các vòi nhụy, hay phần thân mà nối các đầu nhụy với cây của chúng, đầu nhụy khô được sử dụng chủ yếu trong các món ăn khác nhau như là gia vị và chất tạo màu. Saffron là một trong những loại gia vị đắt tiền nhất thế giới tính theo khối lượng, có nguồn gốc ở Hy Lạp hoặc Tây Nam Á và lần đầu tiên được trồng ở Hy Lạp. Vì là thực vật vô tính đơn hình về mặt di truyền, nó đã từ từ sinh sôi gần như trên toàn lục địa Á-Âu và sau đó đã được đưa đến các khu vực Bắc Phi, Bắc Mỹ, và Châu Đại Dương. Nghệ tây là loại thực vật không rõ nguồn gốc trong tự nhiên, có khả năng là hậu duệ của "Crocus cartwrightianus", có nguồn gốc ở Crete, "C. thomasii" và "C. pallasii" cũng có thể là tổ tiên khác của nó. Nghệ tây là một loại thực vật tam bội, không thể tự tương thích và vô sinh về mặt giống đực, nó trải qua quá trình giảm phân khác thường và do đó không có khả năng sinh sản độc lập. Tất cả mọi sự sinh sôi đều là do nhân giống thủ công với phương pháp "cắt và ghép" hoặc sử dụng một cây con vô tính ban đầu hay bằng cách lai giống giữa các loài. Nếu "C. sativus" là một dạng đột biến của "C. cartwrightianus", vậy thì có thể nó đã xuất hiện qua sự nhân giống cây trồng, và đã được lựa chọn vì có phần nhụy thon dài, ở Kríti vào cuối thời đại đồ đồng. Mùi vị và hương thơm như cỏ khô hay là như các chất hóa học gốc Iodine của saffron là do có chứa các hóa chất picrocrocin và safranal. Nó cũng có một chất nhuộm carotenoid là crocin, tạo ra một màu vàng óng ánh rực rỡ cho thực phẩm và vải dệt. Và lịch sử ghi nhận điều này đã được chứng thực trong một bài luận về thực vật học, được biên soạn vào thời của Ashurbanipal, thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, và saffron đã được giao dịch và sử dụng qua hơn bốn thiên niên kỷ. Hiện nay Iran chiếm khoảng 90% sản lượng saffron trên toàn thế giới do có chất lượng tốt nhất. Từ nguyên học. Có vài điều không chắc chắn về nguồn gốc của từ tiếng Anh "saffron", dù rằng theo dấu vết thì nó bắt nguồn từ tiếng Pháp cổ là "safran" ngay vào thế kỷ 12, xuất phát từ tiếng Latin là "safranum". "Safranum" là một từ trung gian trong tiếng Ba Tư: زعفران hay za'ferân. Tiếng Ba Tư cổ là ngôn ngữ đầu tiên được sử dụng để ghi chép lại cách sử dụng saffron trong âm thực, với các tài liệu từ hàng ngàn năm trước. Thực tế thì có vài nguồn thông tin tranh cãi rằng "saffron" bắt nguồn từ Trung Đông / Ba Tư và trở nên quen thuộc với nền ẩm thực của Hy Lạp, Tây Ban Nha, Ấn Độ. Chủng loài. Mô tả. Nghệ tây - "Crocus sativus"" - "là một loại cây lâu năm cho hoa vào mùa thu và không rõ nguồn gốc trong tự nhiên. Tổ tiên của nó có lẽ là cây "Crocus cartwrightianus" ra hoa và mùa thu ở Địa Trung Hải, mà còn được biết với tên là "saffron dại" bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp."Saffron crocus" có lẽ là kết quả của "Crocus cartwrightianus" sau khi được chọn lọc thủ công rộng rãi bởi người trồng để tìm phần nhụy dài hơn. "C. thomasii" và "C. pallasii" cũng có thể là nguồn gốc khác của nghệ tây. Vì là thực vật tam bội vô sinh, nên nó có ba bộ nhiễm sắc thể tương tự nhau tạo thành từng phần bổ sung di truyền của mỗi mẫu; nghệ tây có tám nhiễm sắc thể mỗi bộ, và tổng cộng là 24 nhiễm sắc thể. Vì là vô sinh, phần hoa màu tím của nghệ tây không thể tạo ra hạt. Sự sinh sản của nó xoay quanh sự hỗ trợ của con người: phần củ dạng giả thân hành (corm) dưới mặt đất với các bộ phận chứa tinh bột cần phải được đào lên, đập vỡ ra và trồng lại. Củ của nghệ tây sống được một mùa, cho ra được tối đa mười "củ con" bằng cách phân chia sinh dưỡng, và chúng sẽ phát triển thành cây mới vào mùa tiếp theo. Những củ này là dạng đặc ruột, nhỏ, có màu nâu với đường kính tối đa là 5 cm. Chúng có đáy phẳng, được bao phủ bởi một lớp sợi song song khá dày. Phần này được gọi là "áo củ". Củ cũng có những sợi dọc mỏng và như một chiếc lưới, có thể dài đến 5 cm trên phần cổ của cây. Cây phát triển đến chiều cao khoảng 20 – 30 cm, và cho ra 5 – 11 lá trắng không quang hợp được gọi là cataphyll (lá bao). Phần lá này có cấu trúc như các lớp màng sẽ bao phủ và bảo vệ lá thật của cây khi chúng nhú ra và phát triển. Các lá thật của cây thì có dạng tán, mỏng, thẳng và như lưỡi dao, với đường kính từ 1 – 3 mm. Lá có thể phát triển hơn sau khi hoa đã nở (hysteranthous) hoặc cùng phát triển với hoa (synanthous). Lá bao của nghệ tây được cho là sẽ phát triển sớm hơn hoa nếu cây được tưới nước tương đối sóm khi còn trong giai đoạn phát triển. Thân cây dạng trục, hoặc là cấu trúc mang hoa, tạo ra vài lá bắc con, là các lá đặc biệt nhú ra từ cuống hoa. Phần lá này con được gọi là cuống nhỏ (pedicel). Sau thời gian ngủ yên, cây sẽ mọc và phát triển các lá thật, có thể dài đến 40 cm. Vào mùa thu, các búp màu tím xuất hiện, đặc biệt là vào tháng 10 khi mà hầu hết các loại thực vật có hoa đều đã phân tán hạt giống, cho ra những bông hoa với màu sắc rực rỡ nhất. Hoa nghệ tây có màu tử đinh hương nhạt đến sẫm hay màu tím hoa cà với các vân. Hoa có hương thơm ngọt ngào, tựa như mật ong. Khi ra hoa, chiều cao trung bình của cây thấp hơn 30 cm (12 in). Một vòi nhụy gồm ba đầu nhọn mọc ra từ mỗi hoa, cuối mỗi vòi nhụy là một đầu nhụy có màu đỏ thẫm rực rỡ, dài khoang 25 – 30 mm (0.98 – 1.18 in). Trồng trọt. Nghệ tây phát triển mạnh trong vùng cây bụi Địa Trung Hải, với kiểu sinh thái bề ngoài tương tự như vùng cây bụi Bắc Mỹ, cùng những cơn gió mùa hè nóng và khô quét qua vùng đất bán khô hạn. Tuy nhiên, cây vẫn sống sót được trong mùa đông, chịu được sương giá với nhiệt độ khoảng âm 10 độ (14 độ F) và khoảng thời gian ngắn bi tuyết bao phủ. Việc tưới nước là rất cần thiết nếu cây được trồng ở ngoài môi trường ẩm chẳng hạn như Kashmir, nơi mà lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng 1000 – 1500 mm (36 – 59 in), những vùng trồng nghệ tây ở Hy Lạp (500 mm hay 20 in hàng năm) và Tây Ban Nha (400 mm hay 16 in hàng năm) còn khô hơn những vùng trồng trọt chính ở Iran. Điều quan trọng ở đây là thời điểm mùa mưa tùy vào các vùng. Mưa nặng hạt vào mùa xuân và khí hậu khô hơn vào mùa hè là điều kiện tốt nhất. Mưa ngay lập tức trước khi cây ra hoa sẽ làm tăng lượng saffron. Còn nếu mưa hoặc thời tiết trở lạnh khi cây đang ra hoa sẽ dễ gây bệnh và giảm sản lượng. Điều kiện nóng ẩm liên tục sẽ gây hại cho mùa vụ.[23] Thỏ, chuột và chim cũng gây hại cho cây khi chúng đào củ lên. Các loài giun tròn, bệnh gỉ sắt ở lá và củ bị thối cũng là những mối đe dọa khác. Tuy nhiên nếu tiêm vi khuẩn "Bacillus subtilis" cho cây thì có thể có ích vì củ sẽ phát triển nhanh hơn và tăng cường sinh khối ở đầu nhụy. Cây ít phát triển ở nơi tối; nhưng phát triển tốt nhất với đầy đủ ánh sáng mặt trời. Những cánh đồng có độ dốc nghiêng về phía có ánh sáng mặt trời là tốt nhất (ví dụ: nghiêng về phía Nam ở bán cầu Bắc). Giai đoạn gieo trồng hầu như hoàn tất và tháng sáu ở bán cầu Bắc, và củ nằm khoảng 7 – 15 cm (2.8 – 5.9 in) dưới mặt đất; rễ, cuống và lá có thể phát triển vào giữa tháng mười và tháng hai. Gieo trồng sâu và chừa không gian cho củ phát triển, phối hợp cùng với khí hậu, là những nhân tố quan trong trọng việc quyết định sản lượng. Củ mẹ được trồng sâu hơn sẽ cho ra saffron chất lượng cao hơn. Dù rằng như thế sẽ cho ra ít búp và củ con hơn. Những người trồng ở Ý tối ưu hóa sản lượng bằng cách trồng cây ở độ sâu khoảng 15 cm (5.9 in) và theo hàng cách nhau khoảng 2 – 3 cm (0.79 – 1.18 in). Với độ sâu từ 8 – 10 cm (3.1 – 3.9 in) sẽ tối ưu năng suất hoa và củ. Những người trồng ở Hy Lạp, Maroc và Tây Ban Nha áp dụng độ sâu và khoảng cách khác nhau phù hợp với điều kiện địa phương. Nghệ tây ưa đất sét có chứa đá vôi mềm, bở, mật độ thấp, tưới tiêu tốt và hàm lượng hữu cơ cao. Phương pháp trồng truyền thống theo kiểu nâng lớp đất sẽ cải thiện việc thoát nước. Hàm lượng hữu cơ trong đất được tăng lên theo thời gian bằng cách sử dụng 20 – 30 tấn phân bón cho mỗi hec-ta. Sau đó củ sẽ được gieo, và không sử dụng phân bón nữa. Sau một khoảng thời gian tiềm sinh qua suốt mùa hè, củ sẽ mọc ra các lá nhỏ và bắt đầu cho búp vào đầu mùa thu. Chúng chỉ ra hoa và khoảng giữa mùa thu. Việc thu hoạch cần phải được thực hiện nhanh chóng vì sau khi nở vào lúc bình minh, hoa sẽ héo rất nhanh khi hết ngày.[26]Mọi cây đều ra hoa trong thời gian khoảng một hoặc hai tuần. Cứ khoảng 150 hoa sẽ thu được 1 g (0.0035 oz) sợi saffron khô; để cho ra khoảng 12 g (0.42 oz) saffron khô (hoặc 72 g (2.5 oz) saffron ẩm vừa mới thu hoạch) thì cần 1 kg hoa (2.2 lb); 1 lb (0.45 kg) hoa cho ra khoảng 0.2 oz (5.7 g) saffron khô. Một bông hoa tươi vừa được hái cho khoảng 30 mg (0.0011 oz) saffron tươi hoặc 7 mg (0.00025 oz) saffron khô. Gia vị. Thành phần hóa học. Saffron có chứa hơn 150 hợp chất thơm dễ bay hơi. Có cũng có nhiều thành phần hoạt động không bay hơi, đa số là các carotenoid, bao gồm zeaxanthin, lycopene, và nhiều loại α- và β-carotene. Tuy nhiên, màu vàng cam của saffron chủ yếu là do α-crocin. Chất này là este trans-crocetin di-(β-D-gentiobiosyl); tên theo danh pháp IUPAC của nó là axit 8,8-diapo-8,8-carotenoic. Điều này có nghĩa là crocin nằm bên dưới vòng thơm của saffron là một este digentiobiose của carotenoid crocetin. Bản thân các crocin là một chuỗi những carotenoid ưa nước, có thể là polyene este monoglycosyl hoặc diglycosyl của crocetin. Crocetin là một axit polyene dicarboxylic liên hợp kỵ nước, và do đó tan trong dầu. Khi crocetin được este hóa bởi hai gentiobiose (là các chất đường) tan được trong nước, thì sản phẩm cũng sẽ tan được trong nước. Sản phẩm sau phản ứng là α-crocin, một loại bột màu carotenoid, có thể chiếm hơn 10% khối lượng saffron khô. Hai gentiobiose được este hóa làm cho α-crocin trở nên lý tưởng để tạo màu cho các thực phẩm có nước hoặc không có chất béo như các món ăn từ gạo. Glucoside picrocrocin có vị đắng chịu trách nhiệm cho hương vị của saffron. Picrocrocin (công thức hóa học: C16H26O7; tên hệ thống: 4-(β-D-glucopyranosyloxy)-2,6,6- trimethylcyclohex-1-ene-1-carboxaldehyde) là một liên kết, gồm một aldehyde của phần tử phụ là safranal (tên hệ thống: 2,6,6-trimethylcyclohexa-1,3-diene-1-carboxaldehyde) và một carbohydrate. Nó có tính diệt côn trùng và sâu bọ, và có thể chiếm đến 4% khối lượng saffron khô. Picrocrocin là một dạng cắt bớt của carotenoid zeaxanthin, được tạo thành qua phân tách oxy hóa, và là glycoside của terpene aldehyde safranal. Zeaxanthin màu đỏ lại tình cờ là một trong những carotenoid hiện diện một cách tự nhiên trong võng mạc của mắt người. Khi saffron được sấy khô sau khi thu hoạch, nhiệt độ sẽ kết hợp với các enzyme và tách picrocrocin thành D-glucose và một phân tử safranal tự do. [28] Safranal là một loại tinh dầu dễ bay hơi, tạo cho saffron hương thơm đặc thù của nó. Safranal thì ít đắng hơn picrocrocin và có thể chiếm đến 70% thành phần dễ bay hơi trong vài mẫu. Một phần tử thứ hai nằm bên dưới vòng thơm của saffron là 2-hydroxy-4,4,6-trimethyl-2,5-cyclohexadien-1-one, tạo ra một mùi hương của saffron là mùi cỏ khô. Các nhà hóa học nhận thấy rằng phần tử này đóng góp nhiều nhất vào hương thơm của saffron dù rằng nó hiện diện ít hơn safranal. Saffron khô rất nhạy với sự biến đổi độ pH, và nhanh chóng bị phân rã hóa học nếu có sự hiện diện của ánh sáng và các phần tử oxy hóa. Do đó, nó phải được trữ trong các thùng kín để giảm đến mức thấp nhất sự tiếp xúc với oxy trong khí quyển. Saffron có khả năng chịu nhiệt đến một mức độ nào đó. Xếp hạng. Saffron được xếp hạng thông qua sự đo lường của phòng thí nghiệm về hàm lượng crocin (màu sắc), picrocrocin (vị), safranal (hương thơm). Việc xác định các thành phần không thuộc về nhụy (lượng chất thải của hoa) và các tạp chất khác chẳng hạn như các chất vô cơ (tro) cũng rất quan trọng. Tiêu chuẩn xếp loại được thiết lập bởi Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, một liên đoàn của các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia. ISO 3632 độc quyền giải quyết các vấn đề về saffron và thiết lập bốn thứ hạng dựa trên cường độ màu sắc thực nghiệm: IV(chất lượng thấp nhất), III, II, I (chất lượng tốt nhất). Các mẫu được phân hạng bằng cách đo hàm lượng crocin của gia vị, cho ra kết quả bằng phương pháp quang phổ hấp thụ đặc trưng của crocin. Những người xếp loại sẽ đo khả năng hấp thụ bước sóng ánh sáng 400 Nm của các mẩu saffron. Khả năng hấp thụ cao hơn có nghĩa là nồng độ crocin cao hơn, và do đó cường độ màu sắc cũng cao hơn. Những dữ liệu này được đo dựa trên những báo cáo về quang phổ đã được chứng nhận ở các phòng thí nghiệm trên toàn thế giới. Những hạng được xếp theo màu sắc này bắt đầu từ khả năng hấp thụ dưới 80 (các loại saffron hạng IV - dòng Pushal) cho đến 190 hoặc cao hơn (hạng I). Các mẫu tốt nhất thế giới (là những đầu nhụy có màu đỏ hơi nâu sẫm nhất được hái từ những bông hoa đẹp nhất - có tên thường gọi là Super Negin hoặc Sargol) có khả năng hấp thụ lên đến 250. Giá thị trường của saffron trực tiếp dựa vào kết quả ISO này. Mặc dù với những nỗ lực như vậy để kiểm soát chất lượng và tiêu chuẩn nhưng hành vi làm giả saffron, cụ thể là với những loại rẻ nhất, đã có một lịch sử lâu dài và vẫn tiếp diễn đến ngày nay. Sự giả mạo lần đầu tiên được ghi nhận vào thời Trung cổ ở châu Âu. Các phương pháp thường thấy bao gồm trộn lẫn với các tạp chất như củ cải đường, sợi xơ quả lựu, sợi lụa nhuộm đỏ, hoặc phần nhị màu vàng không mùi vị của cây nghệ tây. Những phương pháp khác chẳng hạn như nhúng các sợi saffron vào các chất dính như mật ong hoặc dầu thực vật. Tuy nhiên, saffron dạng bột lại dễ bị giả mạo hơn, với các chất độn là bột nghệ, bột ớt hoặc các loại bột khác. Sự giả mạo cũng có thể là việc bán các loại saffron không nhãn mác, sau khi trộn chung với các loại saffron khác nhau. Giá saffron Ấn Độ luôn cao hơn saffron Iran đó là lý do vì sao hàng năm cảnh sát Ấn bắt các vụ nhập saffron Iran gắn mác Ấn Độ để bán sang Dubai vì ở Dubai không trồng được saffron. Sự đa dạng. Các giống cây saffron crocus đa dạng sẽ cho ra các loại sợi mà thường khác nhau về đặc tính cũng như sự phân phối theo vùng. Nhiều loại ở Tây Ban Nha, bao gồm các tên thương mại như "Spain Superior" hay "Creme" thường có màu, hương vị, hương thơm tốt hơn. Chúng thường được xếp hạng theo tiêu chuẩn áp dụng bởi chính phủ. Các giống cây ở Ý thì có vẻ tốt hơn là ở Tây Ban Nha. Tuy nhiên, chất lượng tốt nhất là ở Iran. Nhiều cây trồng kiểu "có sẵn trong cửa hàng" thường có sẵn ở New Zealand, Pháp, Thụy Sĩ, Anh, Mỹ, và một số nước khác. Vài loại trong số chúng được trồng theo phương pháp hữu cơ. Ở Mỹ, có loại saffron Hà Lan – Pennsylvania, được biết đến với vẻ "tự nhiên" nổi bật, được bán trên thị trường với số lượng nhỏ. Người tiêu dùng có thể xem vài giống cây nhất định là có chất lượng " khá cao cấp". Saffron "Aquilla" hay là zafferano dell'Aquila, được xác định bởi hàm lượng safranal và crocin khá cao, hình dạng sợi đặc biệt, mùi thơm và hăng, với màu sắc rực rỡ. Nó được trồng duy nhất trên tám héc-ta ở thung lũng Navelli, gần tỉnh L'Aquila, vùng Abruzzo nước Ý. Nó được đưa đến Ý lần đầu tiên bởi một tu sĩ dòng Dominican trong thời kỳ các tòa án dị giáo ở Tây Ban Nha. Nhưng nơi trồng nhiều nhất ở Ý là San Gavino Monreale, Sardinia. Với diện tích trồng khoảng 40 héc-ta, nơi này chiếm đến 60% sản lượng saffron ở Ý; và sản phẩm cũng có hàm lượng crocin, picrocrocin và safranal khá cao. Một loại khác là saffron "Mongra" hay "Lacha" ở Kashmir ("Crocus sativus" "Cashmirianus"), là một trong những loại mà người tiêu dùng yêu thích nhất và chất lượng vượt trội so với các loại saffron khác. Saffron Kashmir có thể nhận ra được bởi màu tím sẫm; nó là một trong những màu sẫm, với hương vị, hương thơm và hiệu ứng màu sắc khá tốt trên thị trường. Lịch sử. Các tài liệu lịch sử về việc trồng và thu hoạch saffron kéo dài hơn ba thiên niên kỷ. Tổ tiên trong thiên nhiên của cây saffron crocus thuần chủng hiện nay là Crocus cartwrightianus. Những người trồng đã nhân giống từ các chủng loài trong thiên nhiên bằng cách lựa chọn những cây với đầu nhụy dài bất thường. Do đó, một dạng đột biến vô sinh của "C. cartwrightianus" là "C. sativus" có lẽ đã xuất hiện ở Crete vào cuối Thời đại đồ đồng. Phương Đông. Saffron đã được mô tả chi tiết trong một bài luận về thực vật học, được biên soạn vào thời của Ashurbanipal, thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên. Tài liệu về cách sử dụng saffron trong việc điều trị hơn 90 chứng bệnh đã được phát hiện. Thật sự, các loại bột màu làm từ saffron đã được tìm thấy trên những bức họa 50000 năm tuổi trong các vị trí thời tiền sử ở Tây Bắc Iran. Về sau, những người Sumerians sử dụng saffron từ các cây mọc hoang dại để làm thuốc chữa bệnh và thuốc phép.Saffron đã là một mặt hàng trao đổi đường dài trước khi nền văn hóa cung điện Minoa hai thiên niên kỷ Trước Công Nguyên đạt đến đỉnh cao. Những người Ba Tư cổ đại đã trồng và thu hoạch saffron Ba Tư ("Crocus sativus" "Hausknechtii") ở Derbena, Isfahan, và Khorasan vào trước thế kỷ thứ 10, Trước Công Nguyên. Ở những nơi đó, sợi saffron được dệt thành vải, dâng lên các vị thần, và còn được sử dụng làm thuốc nhuộm, nước hoa, thuốc chữa bệnh, và chất tẩy rửa cơ thể. Sợi saffron cũng được trải khắp giường và pha vào trà nóng để chữa những cơn u sầu. Những dân tộc khác Ba Tư cũng đã sợ hãi trước việc sử dụng saffron làm thuốc chất kích dục.Trong cuộc chiến chinh phục châu Á, Alexandros Đại đế đã sử dụng saffron trong nước pha, gạo và cả nước tắm để chữa các vết thương. Quân đội của Alexandros Đại đế đã mô phỏng việc sử dụng của người Ba Tư và mang về Hy Lạp phương pháp tắm với saffron. Các lý thuyết mâu thuẫn giải thích hành trình đến Nam Á của saffron. Người Kashmir và người Trung Quốc tính toán rằng thời điểm đó nằm ở khoảng giữa 2500 đến 9000 năm Trước Công Nguyên. Những nhà sử học nghiên cứu các ghi chép Ba Tư cổ đại cho rằng thời điểm đó là khoảng 500 năm Trước Công Nguyên, quy nó cho việc ghép các củ của giống cây cho saffron để cung cấp cho các khu vườn và công viên mới. Những người Phoenicia sau đó đã đem bán saffron Kashmir làm thuốc nhuộm và thuốc chữa bệnh u sầu. Việc sử trong thực phẩm và làm thuốc nhuộm sau đó lan rộng khắp Nam Á. Các nhà sư mặc áo choàng màu saffron, tuy nhiên những áo choàng này không được nhuộm với saffron đắt tiền mà là với bột nghệ hoặc từ gỗ mít.[51] Áo choàng của các nhà sư được nhuộm cùng một màu để thể hiện sự bình đẳng, và bột nghệ hay màu hoàng thổ là rẻ nhất và có sẵn nhất. Ngày nay nhựa Campuchia được dùng để nhuộm áo choàng. Một số nhà sử học tin rằng saffron đến Trung Quốc cùng với những người Mông Cổ sau khi họ xâm chiếm Ba Tư. Tuy vậy, saffron được đề cập đến trong y văn cổ đại Trung Quốc, bao gồm dược điển 40 tập với tựa là Shennong Bencaojing (神農本草經: "Thần Nông bản thảo", cũng được gọi là Pen Ts'ao hay Pun Tsao), một bộ sách xuất hiện vào khoảng năm 200 đến 300 Trước Công Nguyên. Theo truyền thống thể hiện sự tôn trọng với Viêm Đế - Thần Nông huyền thoại, bộ sách này thảo luận 252 phương pháp điều trị các chứng rối loạn bằng cách áp dụng các chất trong thảo mộc. Tuy nhiên, vào thể kỷ thứ ba Sau Công Nguyên, người Trung Quốc đề cập đến saffron với Kashmir là nguồn cung cấp. Theo nhà thảo dược học Trung Quốc Wan Zhen: "Môi trường sống của cây saffron là ở Kashmir, nơi mọi người trồng chủ yếu để dâng lên Đức Phật". Wan cũng trả lời về cách sử dụng saffron vào thời của mình: "Hoa héo sau vài ngày, và saffron được thu lấy. Nó rất giá trị vì màu vàng đồng đều. Nó cũng được dùng để làm thơm rượu." Xa hơn về phía Đông và Phương Tây. Những người Minoa miêu tả saffron trong các bức vẽ trên tường ở các cung điện của họa vào khoảng năm 1600 đến năm 1500 Trước Công Nguyên. Chúng gợi ý về khả năng làm thuốc điều trị của saffron. Những truyền thuyết Hy Lạp cổ đại nói về những chuyến vượt biển đến Cilicia, nơi mà những nhà thám hiểm tìm kiếm những gì mà họ tin là các sợi chỉ giá trị nhất thế giới. Một truyền thuyết khác kể vè Crocus và Smilax, theo đó Crocus bị mê hoặc và biến thành cây saffron crocus đầu tiên.Những người buôn nước hoa ở Ai Cập cổ đại, các nhà vật lý học ở Gaza, người dân thị trấn ở đảo Rhodes, và các nàng hầu ở Hy Lạp đã sử dụng saffron trong các loại nước thơm, nước hoa, nước thảo dược, thuốc bôi mi mắt, thuốc mỡ, nghi lễ tôn giáo và điều trị y tế. Vào cuối thời Ai Cập – Hy Lạp, nữ hoàng Cleopatra sử dụng saffron để tắm nhằm mục đích cảm thấy dễ chịu hơn khi ân ái. Các thầy thuốc Ai Cập sử dụng saffron trong việc điều trị tất cả các loại bệnh đường tiêu hóa. Saffron cũng được sử dụng để nhuộm vải ở các thành phố vào thời Levant như Sidon và Tyre. Aulus Cornelius Celsus kê đơn thuốc với saffron cho các vết thương, cơn đau bụng, cơn ho, bệnh ghẻ, và trong thuốc giải độc mithridatium. Do người La Mã rất yêu thích saffron nên họ mang nó theo khi định cư ở phía nam Gaul, nơi mà nó được trồng rộng rãi cho đến lúc đế chế La Mã sụp đổ. Các giả thuyết cạnh tranh với nhau khẳng định rằng saffron chỉ trở lại Pháp với người Moor vào thế kỷ thứ 8 Sau Công Nguyên hay với giáo hoàng Avignon vào thế kỷ thứ 14 Sau Công Nguyên. Việc trồng và thu hoạch saffron giảm mạnh sau khi đế chế La Mã chìm vào quên lãng. Cũng như với Pháp, sự lan rộng của nền văn minh Hồi Giáo có thể đã giúp đưa giống cây này trở lại Tây Ban Nha và Ý. Cơn đại dịch vào thế kỷ 14 đã làm nhu cầu các loại dược phẩm với thành phần là saffron trở nên cấp thiết, và châu Âu đã nhập khẩu một lượng lớn sợi saffron thông qua những con thuyền Venice và Genoa từ những hòn đảo ở phía nam và ở vùng Địa Trung Hải như Rhodes. Hành vi trộm cắp hàng hóa như thế bởi các quý tộc đã gây ra cuộc chiến tranh saffron kéo dài 14 tuần. Những cuộc xung đột và nỗi sợ hãi do nạn cướp biển đã thúc đẩy việc trồng và thu hoạch củ saffron ở Basel; và nơi đó trở nên thịnh vượng. Và giống cây này lan rộng đến Nuremberg, nơi mà sự làm giả saffron với các thành phần độc hại đã dẫn đến luật Safranschou – thủ phạm thường bị phạt tiền, án tù, hoặc tử hình. Các củ nhanh chóng lan rộng khắp nước Anh, đặc biệt là Norfolk và Suffolk. Thị trấn Saffron Walden ở Essex, được đặt tên vì giống cây đặc biệt mới mẻ này, trở thành trung tâm đầu tiên trồng và buôn bán saffron ở Anh. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của các loại gia vị kỳ lạ như chocolate, ca-fe, trà, vani từ những đất nước vừa mới giao thương ở phương Đông hay bên kia đại dương đã làm việc trồng trọt, thu hoạch và sử dụng saffron giảm hẳn. Chỉ có các vùng miền nam nước Pháp, Ý và Tây Ban Nha là vẫn tiếp tục trồng. Những người châu Âu đã đưa giống cây này vào Mỹ khi các thành viên của Giáo hội Schwenkfelder rời châu Âu cùng với một thân cây có chứa các củ và nhập cư vào Mỹ. Họ đã trồng nó rộng rãi ở châu Âu. Cho đến năm 1730, những người Hà Lan Pennsylvania đã trồng và thu hoạch saffron khắp các vùng phía đông Pennsylvania. Các thuộc địa của Tây Ban Nha ở vùng Caribe đã mua một lượng lớn loại saffron mới ở châu Mỹ này, và nhu cầu cao đảm bảo rằng saffron có thể được dùng để trao đổi hàng hóa với giá trị tương đương với vàng. Việc trao đổi với vùng Caribe về sau không còn nữa, do cuộc chiến tranh năm 1812, khi nhiều tàu buôn saffron bị phá hủy. Tuy nhiên, những người Hà Lan Pennsylvania vẫn tiếp tục trồng với số lượng ít hơn để buôn bán trong địa phương và sử dụng trong các món bánh, mì, thịt gà hoặc cá hồi. Việc trồng và thu hoạch saffron ở Mỹ kéo dài cho đến ngày nay, chủ yếu là hạt Lancaster, Pennsylvania. Giao dịch và sử dụng. Giao dịch. Hầu như tất cả nghệ tây đều được trồng trong một vành đai bao quanh bởi Địa Trung Hải ở phía tây, và các khu vực gồ ghề bao gồm Iran và Kashmir ở phía đông. Những lục địa khác, ngoại trừ Nam Cực, chỉ sản xuất số lượng nhỏ. Khoảng 300 tấn sợi khô và bột được thu hái hàng năm, và khoảng 50 tấn trong số đó là saffron hạng nhất. Iran nắm giữ khoảng 90 – 93 % sản lượng toàn cầu và xuất khẩu khá nhiều. Vài vùng có khí hậu khô hơn về phía đông và đông nam của Iran, bao gồm Fars, Kerman, và những nơi thuộc vùng Khorasan, chiếm phần lớn sản lượng toàn cầu. Vào năm 2017, Hy Lạp, là nước xếp hạng thứ hai trong việc sản xuất saffron, cung cấp 5.7 tấn. Trong khi Maroc và Kashmir, xếp hạng thứ ba, với 2.3 tấn mỗi nước. Trong những năm gần đây, việc trồng và thu hoạch saffron ở Afghanistan đã tăng lên, còn ở Kashmir thì giảm xuống do tình hình bất ổn. Còn ở Azerbaijan, Maroc và Ý, việc sản xuất cũng giảm hẳn. Chi phí lao động quá cao cùng với nguồn nhập khẩu phong phú từ Iran đồng nghĩa với việc chỉ có một vài vùng địa phương ở Áo, Anh, Đức, và Thụy Sĩ tiếp tục việc thu hoạch tẻ nhạt này. Trong số này có làng Mund ở Thụy Sĩ, với sản lượng hàng năm chỉ khoảng vài kg. Tasmania, Trung Quốc, Ai Cập, Pháp, Israel, Mexico, New Zealand, Thổ Nhĩ Kỳ (chủ yếu là xung quanh thị trấn Safranbolu), California, và Trung Phi cũng chỉ trồng và thu hoạch rất ít. Để thu được 1 pound (450g) saffron khô thì cần hái khoảng 50000 đến 75000 bông hoa; và để được 1 kg saffron thì cần khoảng 110000 – 170000 bông hoa. Cần đến 40 giờ làm việc để hái 150000 bông hoa. Đầu nhụy khô rất nhanh sau khi được tách ra và thường được trữ trong thùng kín khí.Giá saffron bán sỉ và lẻ thường dao động từ 500 USD đến 5000 USD mỗi pound, hoặc 1100 USD đến 11000 USD mỗi kg, tương đương 2500 £ / 3500 € mỗi pound hoặc 5500 £ / 7500 € mỗi kg. Giá bán ở Canada gần đây đã tăng lên đến 18000 CAD mỗi kg. Ở các nước phương Tây, giá bán lẻ trung bình vào năm 1974 là 1000 $ / 500 £ / 700 € cho mỗi pound, hoặc Mỹ 2200 USD / 1100 £ / 1550 € cho mỗi kg. Vào tháng 2 năm 2013, một lọ nhỏ có chứa khoảng 0.06 ounce có thể được mua với giá 16.26 $ hoặc tương đương 4336 $ mỗi pound, hoặc với giá thấp hơn là 2000 $ mỗi pound nếu mua theo số lượng lớn. Một pound saffron có khoảng từ 70000 đến 200000 sợi. Màu đỏ thẫm rực rỡ, độ ẩm thấp, có độ đàn hồi và không có các sợi bị gãy là những đặc điểm của saffron tươi. Saffron là loại gia vị đắt nhất trên thế giới. Sử dụng. Hương thơm của saffron thường được mô tả bởi những người sành ăn saffron là gợi nên mùi mật ong thoang thoảng với đặc trưng là mùi kim loại cùng với mùi cỏ hay cỏ khô, vị của nó cũng hơi đắng. Saffron cũng tạo cho thực phẩm một màu vàng cam rực rỡ. Saffron được sử dụng rộng rãi trong các nền ẩm thực như Ấn Độ, Ba Tư, châu Âu, Ả Rập, và Thổ Nhĩ Kỳ. Các loại bánh kẹo và rượu cũng thường có saffron. Các chất thay thế saffron thông thường là cây rum (Carthamus tinctorius, thường được bán với tên gọi là "saffron Bồ Đào Nha" hay "açafrão"), hạt điều màu (annatto), và củ nghệ (Curcuma longa). Saffron cũng được dùng làm thuốc nhuộm vải, đặc biệt là ở Trung Quốc và Ấn Độ, hay trong làm nước hoa. Nó cũng được sử dụng cho những mục đích tôn giáo ở Ấn Độ, và được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực. Từ món cơm Milan ở Ý đến món bouillabaisse ở Pháp, và món Biryani gồm nhiều loại thịt đi kèm ở Nam Á. Saffron đã được sử dụng trong y học cổ truyền một thời gian dài; một số nghiên cứu hiện đại đã gợi ý rằng gia vị có khả năng chống bệnh ung thư (ức chế ung thư), chống đột biến (ngăn ngừa), tăng miễn dịch, và có các tính chất chống oxy hóa. Đầu nhụy của cây nghệ tây, kể cả các cánh hoa cũng có thể hữu ích trong điều trị trầm cảm. Những nghiên cứu đầu tiên cho thấy saffron có thể bảo vệ mắt khỏi ánh sáng trực tiếp và sự căng thẳng võng mạc do thoái hóa điểm vàng và viêm võng mạc sắc tố. (Hầu hết các nghiên cứu về saffron đều có liên quan đến phần đầu nhụy, nhưng điều này lại không được nói đến trong các tài liệu nghiên cứu) Những nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng saffron có những đặc tính chữa bệnh tiềm năng. Tham khảo. Sách Báo chí Liên quan Khác
1
null
Samsung Omnia 7 (được biết đến như SGH-i8700) là điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Windows Phone của Microsoft. Sử dụng vi xử lý Qualcomm Snapdragon QSD8250 SoC xung nhịp 1 GHz, màn hình 4.0-inch Super AMOLED với độ phân giải 480x800, và bộ nhớ trong 8GB hoặc 16GB. Điện thoại không có khe microSD để mở rộng bộ nhớ. Nó có sẵn ở châu Âu và Nam Phi, trong khi Samsung Focus được bán tại Mỹ. Samsung Omnia 7 hỗ trợ Windows Phone 7.8. Vấn đề phần mềm. Một số người dùng của Omnia 7 với Samsung Focus gặp vấn đề với gói nâng cấp đến tháng 3 năm 2011 và một lần nữa với cập nhật của NODO. Samsung và Microsoft cùng làm việc chung để giải quyết vấn đề cập nhật đến vấn đề nâng cấp điện thoại.
1
null
Đường hầm eo biển Bột Hải là đề xuất dự án đường hầm nối Đại Liên và Yên Đài ở Trung Quốc. Dự án đường hầm dự kiến hoàn tất khoảng giữa năm 2016 đến năm 2020, tổng kinh phí khoảng 36 tỷ USD. Đường hầm dài 123 km, trong đó có 90 km đi dưới nước. Khi xây xong đường hầm, xe cộ sẽ được vận chuyển trên các toa tàu chạy với vận tốc lên đến 220 km/giờ. Sau khi hoàn thành, đây sẽ là đường hầm dài nhất thế giới, dài hơn đường hầm Seikan tại Nhật Bản và đường hầm eo biển Manche nối Anh và Pháp.
1
null
Phocas (; , "Phokas"), (547 – 610) là Hoàng đế Đông La Mã từ năm 602 đến 610. Ông chiếm đoạt ngôi vị từ Hoàng đế Mauricius để rồi lại bị Heraclius lật đổ sau khi thua trận trong cuộc nội chiến. Gốc gác. Hầu như chẳng có tài liệu nào đề cập đến thuở ban đầu của Phocas, dù ông có thể là người quê quán ở xứ Thracia. Không rõ tên người cha, chỉ biết mẹ của ông tên là Domentia (hoặc Domentzia). Ông có tới hai người em gọi là Comentiolus và Domentziolus. Vào năm 600, ông chỉ là một sĩ quan cấp dưới trong quân đội Đông La Mã phục vụ trong các chiến dịch Balkan của Mauricius, theo lời các đồng đội thì Phocas đã tỏ ra là người có tố chất lãnh đạo từ lúc nhập ngũ. Ông còn là thành viên của một phái đoàn được quân đội gửi đến Constantinopolis cùng năm đó để trình bày nỗi bất bình với chính phủ. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc Đông La Mã bị người Avar đánh bại vào năm 598, với một số lượng lớn tù binh bắt được cùng yêu cầu trả một khoản tiền chuộc. Mauricius từ chối trả tiền khiến cho toàn bộ số tù binh bị giết chết, gây nên nỗi kinh hoàng trong quân đội. Khiếu nại của phái đoàn đã bị từ chối và theo một số nguồn sử liệu thì bản thân Phocas còn bị các quan chức quyền thế xông vào tát và làm nhục ngay giữa triều vào lúc đó. Lên ngôi. Năm 602, đã xuất hiện tình trạng bất ổn trong các quân đoàn lê dương do cuộc cải cách nhằm giảm bớt chi phí nuôi quân. Mauricius đã ra lệnh cho quân đội Balkan, sau chiến dịch chống lại người Avar tới trú đông trên bờ bắc sông Danube, đối diện ranh giới dòng sông không được bảo vệ. Quân đội gần như ngay lập tức nổi loạn và hành quân vào thủ đô với sự dẫn đầu của Phocas. Chỉ trong vòng một tháng, chính phủ Mauricius sụp đổ ngay tức khắc, hoàng đế thoái vị và bỏ trốn khỏi thành phố, khiến cho phe "Xanh" ở Constantinopolis đã hân hoan tôn Phocas làm hoàng đế. Phocas đã đăng quang trong nhà thờ Thánh Gioan Tẩy Giả và người vợ Leontia được phong chức danh "Augusta". Vì Mauricius vẫn còn chút mối đe dọa đối với Phocas nên khi lên ngôi ông đã ra lệnh sai người lôi Mauricius ra khỏi nơi trú ẩn trong tu viện ở Chalcedon đem ra xử tử cùng với sáu người con trai. Thi thể của họ đều bị quăng xuống biển và đầu thì được đem ra thị chúng ở Constantinopolis trước khi Phocas tiến hành chôn cất di hài của người tiền nhiệm sùng đạo của mình đúng theo nghi lễ Thiên Chúa giáo. Triều đại của Phocas đã được dân chúng hoan nghênh rộng rãi lúc đầu vì việc giảm bớt thuế má vốn đã rất cao dưới thời Mauricius. Những bức thư khen ngợi nhã nhặn thái quá từ Giáo hoàng Gregory I đã xác nhận điều này. Chính Giáo hoàng thấy rõ sự thừa nhận của ông về cuộc cải cách mà ông đã bắt đầu. Điển hình như cải cách ruộng đất của Giáo hội tại Ý và đặc biệt là ở Sicilia rồi sau đến lượt Ai Cập do Thượng phụ Chính Thống giáo tiến hành. Cuộc cải cách còn đặt thêm chức quan "rectores" kiểu như quan viên phụ trách quản lý điền trang lớn (gọi là "latifundia") và loại bỏ tất cả các loại thầu khoán và những kẻ trung gian ăn bám chuyên bóc lột tá điền, đẩy họ vào cảnh túng quẫn trong khi đục khoét lợi tức của địa chủ. Giáo hội cần tiền để chi trả cho các bệnh xá, nhà hộ sinh, trại trẻ mồ côi - tất cả cơ sở hạ tầng xã hội mà nhà nước đã để lại cho giới giáo sĩ. Tuy vậy Phocas phải đối mặt với sự phản đối tăng cao trong triều và được nhiều người coi là một "kẻ dân túy". Cuộc đảo chính của ông là sự thay đổi chế độ hung bạo đầu tiên ở Constantinopolis kể từ khi được Constantinus thành lập. Ông được cho là đã đáp lại sự phản đối này với sự tàn ác, bị cáo buộc giết chết hàng ngàn người trong một nỗ lực để giữ quyền kiểm soát của chính phủ. Chẳng có tài liệu lịch sử nào được viết dưới thời Phocas còn tồn tại đến nay, khiến cho các học giả phải tìm kiếm thông tin trong các nguồn sử liệu được viết dưới thời những hoàng đế kế nhiệm sau này. Triều đại. Cột trụ Phocas là trụ tưởng niệm đế chế cuối cùng được dựng lên tại Quảng trường La Mã. Dưới thời Phocas, Đông La Mã có chủ quyền đối với thành Roma, mặc dù Giáo hoàng là nhân vật quyền lực nhất trong thành phố. Phocas có xu hướng hỗ trợ các Giáo hoàng trong nhiều tranh cãi thần học thời đó, vì vậy hoàng đế rất thích mối quan hệ tốt đẹp với Tòa Thánh. Ông còn tặng Đền Pantheon cho Giáo hoàng Boniface IV sử dụng như một nhà thờ và can thiệp vào việc khôi phục chức Tổng trấn Ravenna cho Smaragdus. Để tỏ lòng biết ơn Smaragdus đã cho dựng một bức tượng mạ vàng trên đỉnh Cột trụ Phocas ở Quảng trường La Mã, trong đó có một dòng chữ mới nhằm tôn vinh hoàng đế. Cột trụ theo kiểu Corinth có rãnh và chân cột làm bằng đá cẩm thạch dựng đứng tại chỗ đã được vơ vét trước đó từ đài kỷ niệm nào khác. Mặc dù Phocas đã sớm có được sự yêu mến của nhân dân dưới thời trị vì của mình, thế nhưng vào thời kỳ của ông các tuyến biên giới truyền thống của Đế chế Đông La Mã bắt đầu suy sụp. Vùng Balkan đã được bình định dưới thời Mauricius, người Avar và người Slav thì bị nhốt tại vịnh. Cũng từ việc loại bỏ quân đội trú đóng dọc sông Danube sau năm 605 đã mở đường cho các cuộc tấn công mới đặt dấu chấm hết cho khu vực Balkan thuộc Đông La Mã. Ở phía đông, tình hình lại càng trầm trọng hơn. Vua Ba Tư Khosrau II vốn từng được sự giúp đỡ lên ngôi vị vào mấy năm trước của Mauricius trong một cuộc nội chiến ở Ba Tư. Giờ đây, ông lợi dụng cái chết của người bảo trợ xưa kia như một cái cớ để phá vỡ hiệp ước của mình với Đế chế. Ông lại nhận được một lời tuyên bố cá nhân giả dối của một kẻ đòi ngôi tại triều cứ tự xưng là con trưởng của Mauricius và đồng hoàng đế Theodosius. Khosrau chuẩn bị một lễ đăng quang cho kẻ đòi ngôi và yêu cầu Đông La Mã chấp nhận anh ta là hoàng đế. Ông còn tận dụng những khó khăn trong quân đội Đông La Mã, đến sự trợ giúp của Narses, một vị tướng Đông La Mã đã từ chối thừa nhận quyền lực của vị Hoàng đế mới và quân đội trung thành với Phocas bao vây tại Edessa. Cuộc chinh phạt này là một phần của một cuộc chiến tranh tiêu hao được Khosrau tiến hành để chống lại các pháo đài Đông La Mã ở phía bắc Lưỡng Hà vào năm 607 hoặc vì vậy mà ông đã đẩy mạnh sự kiểm soát vùng Euphrates của Ba Tư. Triều đại của Phocas cũng được đánh dấu bởi sự thay đổi trang phục hoàng gia vốn có từ thời Constantinus Đại đế. Constantinus và tất cả những người kế vị ông, ngoại trừ Julianus Tà giáo là không để râu. Đến thời Phocas mới giới thiệu việc để râu như là mốt thời đấy. Mất ngôi và qua đời. Năm 608, cả hai cha con Tổng trấn châu Phi đều mang tên Heraclius đã bắt đầu một cuộc nổi dậy chống lại Phocas, những đồng tiền được ban hành đều mô tả hai cha con trong y phục quan chấp chính (mặc dù không phải hoàng đế). Phocas đáp trả bằng cách hành quyết, trong đó có cựu Hoàng hậu Constantina và ba người con gái của bà. Nicetas, một người cháu của Heraclius Cha đã dẫn đầu một cuộc xâm lược Ai Cập bằng đường bộ, trong khi Heraclius trẻ bắt đầu dong buồm về phía đông với một đạo quân khác tiến tới Sicilia và Síp. Với việc nội chiến nổ ra đã dẫn đến sự náo loạn đô thị nghiêm trọng ở Syria và Palestine; Phocas liền phái tướng Bonosus mang quân đàn áp các cuộc nhiễu loạn và chiếm lại Ai Cập. Bonosus bình định các thành phố phía đông khốc liệt quá mức đến độ ông vẫn được tưởng nhớ đến nhiều thế kỷ sau đó. Kế đến ông đã gần như nắm toàn bộ quân đội phía đông tiến về Ai Cập, để rồi bị Nicetas đánh bại sau một vài trận đánh dữ dội. Người Ba Tư đã tận dụng cuộc xung đột này để chiếm một phần quan trọng của các tỉnh miền đông và thậm chí bắt đầu thâm nhập vào Anatolia. Đến năm 610, Heraclius con đã tiến gần đến vùng lân cận của Constantinopolis và hầu hết quân đội trung thành với Phocas lại chìm ngập trong thất bại hoặc đào ngũ. Một số quý tộc cấp cao của Đông La Mã đã kịp đến gặp Heraclius để dàn xếp đưa ông làm lễ đăng quang và tôn ông ta lên làm hoàng đế. Khi hành quân đến kinh đô, Excubitor, một đơn vị cấm quân tinh nhuệ dưới sự chỉ huy của người con rể Phocas là Priscus đã đào ngũ sang phía Heraclius, vì vậy mà ông ta dễ dàng tiến vào thành phố mà không gặp phải kháng cự nghiêm trọng nào. Phocas chưa kịp chạy trốn đã bị những kẻ phản bội bắt giữ và đưa đến diện kiến Heraclius với câu hỏi, "Ngươi trị vì kiểu gì đấy, kẻ bất hạnh kia?" Phocas trả lời, "Vậy ngươi sẽ cai trị tốt hơn sao?" Tức giận trước câu trả lời xấc xược, Heraclius đã tự tay mình giết chết và chặt đầu Phocas ngay tại chỗ vào ngày 5 tháng 10 cùng năm. Thi thể của Phocas bị tùng xẻo rồi bị đem đi diễu hành khắp kinh đô trước khi bị thiêu cháy thành tro bụi.
1
null
Dương Phụ Thanh là một lãnh đạo cao cấp, ông nắm giữ tước vị là "Phụ vương" của Thái Bình Thiên Quốc, một nhà nước chống lại nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Ông là em trai Đông vương Dương Tú Thanh,ông đã lấy em gái của Bắc vương Vi Xương Huy là Vi Ngọc Quyên.Trong sự biến Thiên kinh nổi tiếng, gia đình ông đã rơi vào một bi kịch éo le đó là anh trai ông lại bị chính anh vợ ông là Vi Xương Huy giết chết, sau đó ông đã trốn đi và hội quân với Dực vương Thạch Đạt Khai để về báo thù.Sau đó khi sự biến thảm sát Vi phủ diễn ra nhạc phụ ông là Vi Nguyên Giới cùng các người khác trong Bắc vương phủ đều bị giết sạch,chỉ còn vợ ông là Vi Ngọc Quyên thì được Thừa tướng Hồng Tuyên Kiều cứu về nhưng cũng đã bị hóa điên vì quá hoảng sợ, con trai ông thì bị rơi vào tay em trai của Bắc vương là Vy Tuấn.Vào giai đoạn cuối của Thái Bình Thiên Quốc ông được coi là một trong những vị vương quan trọng nhất của Thái Bình Thiên Quốc khi mà quốc gia này đã có đến hơn 2000 người được phong vương.
1
null
Joseph Jérôme Lefrançois de Lalande (1732-1807) là nhà thiên văn học người Pháp. Ông cùng Nicolas Lacaille xác lập một cách chắc chắn khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trăng là khoảng 384000 km. Hai người đã kết hợp với nhau rất tốt. Để có thể làm được công việc lớn lao này, họ đứng ở hai địa điểm rất xa nhau: một người đứng ở thủ đô Berlin của Đức, một người đứng ở Mũi Hảo Vọng. Họ lấy một điểm trên Mặt Trăng để dễ xác định. Từ hai điểm Berlin và Mũi Hảo Vọng, họ có thể tính khoảng cách giữa hai điểm đó, đồng thời có thể tính được các góc tạo bởi ba điểm nói trên. Ngoài ra, ông còn đề xuất tên gọi Herschel cho Thiên Vương tinh để tưởng nhớ người phát hiện ra nó, William Herschel. Để tưởng nhớ tới đóng góp của ông, người ta đã lấy tên ông để đặt cho tiểu hành tinh 9136 Lalande. Thêm vào đó, ông được ghi tên tại tháp Eiffel.
1
null
Lý Thế Hiền là một lãnh đạo quân sự cao cấp trong Thái Bình Thiên Quốc,một nhà nước chống lại nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc.Ông là em trai của Trung vương Lý Tú Thành, ông nắm giữ chức vị Thị vương trong bộ máy quân sự quốc gia này, ông đã từng dẫn quân bao vây Kỳ Môn vào tháng 11 năm 1858 và giao chiến với tướng Hoàng Thiếu Xuân do Tả Tông Đường của nhà Thanh cử tới.Khi anh ông rời khỏi Tô Châu đã từng trao cho ông thanh gươm báu đã cùng anh ông chinh chiến sa trường nhưng sau bị rơi vào tay tướng Anh quốc là Charles George Gordon tại Liyang,Trung Quốc. Vào thời kỳ cuối của Thái Bình Thiên Quốc ông và anh trai là những vị vương quan trọng bậc nhất của nhà nước Thái Bình Thiên Quốc.
1
null
Tăng Cẩm Khiêm là một lãnh đạo quân sự của Thái Bình Thiên Quốc, một nhà nước chống lại nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc,ông nắm giữ tước vị Vệ Thiên hầu của Thái Bình Thiên Quốc.Ông có một người cháu gái là Tăng Vãn Muội cũng phục vụ Thái Bình Thiên Quốc, ông còn có con trai là Tăng Thiên Dưỡng cũng đã hi sinh trong một trận chiến giải vây cho quân Thái Bình khi giao chiến với quân Thanh. Sau đó do đau lòng vì con trai đã chết ông đã mang quan tài, vận tang phục ra trận và tử chiến với Tăng Quốc Phiên.
1
null
Three Days (Hangul:쓰리 데이즈, tên tiếng Anh: Three Days) là bộ phim hành động-kinh dị Hàn Quốc với sự góp mặt của Park Yoochun, Son Hyun-joo, Park Ha-sun, Yoon Je-moon. "Three Days" được phát sóng trong tháng 3 vào thứ tư và thứ năm lúc 21:55. Câu chuyện nói về tổng thống Hàn Quốc có kỳ nghỉ tại biệt thự riêng với vệ sĩ cá nhân. Tổng thống đột nhiên mất tích sau ba phát súng. Các vệ sĩ phải tìm tổng thống trong ba ngày và hộ tống anh ta trở về một cách an toàn cho Nhà Xanh. Sản xuất. Phim "Three Days" được bắt đầu vào tháng 12 năm 2013. Bộ phim được cho là dự án lớn của SBS với hơn 10 tỉ won hoặc 10 triệu USD kinh phí sản xuất. Buổi đọc kịch bản đầu tiên được tổ chức vào 13 tháng 11 năm 2013. Vào 20 tháng 2013, SBS xác nhận Park Yoochun bắt đầu quay phim vào giữa tháng 1 năm 2014 do bộ quay bộ phim, Sea Fog. Bộ phim được xác nhận sẽ phát sóng vào 05 tháng 3 năm 2014.
1
null
Hoàng Ngọc Côn là một lãnh đạo của quân Thái Bình Thiên Quốc,một nhà nước chống lại nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc.Ông giữ chức vị Vệ Quốc hầu trong Thái Bình Thiên Quốc, về sau được đổi thành Vệ Thiên hầu.Ông là nhạc phụ của Dực vương Thạch Đạt Khai và có cháu gái nuôi là Thạch Ích Dương.Trong một lần kiệu của thúc thúc Đông vương Dương Tú Thanh là Dương Mậu Lâm đi qua thì tất cả mọi người đều quỳ xuống,nhưng có một vị quan trong phủ Yến Vương Tần Nhật Cương đã không quỳ mà vẫn đứng chải lông cho ngựa có ý khinh thường ông ta cho rằng chỉ là " cáo mượn oai hùm" nên đã bị đánh chưa hết Dương Mậu Lâm còn có ý làm khó ông nhưng ông chỉ nói " người thì cũng đã đánh rồi " và bỏ đi mặc kệ sự tức giận vẫn chưa dứt của Dương Mậu Lâm. Và Đông vương đã can thiệp vào và hóa thân thiên phụ để tuyên xử đánh ông 300 gậy ngay trước Thiên triều, trước mặt Thiên vương và bá quan văn võ, ngoài ra Yến vương Tần Nhật Cương và Tả Thiên hầu Trần Thừa Dung cũng bị xử đánh cùng ông.Vì lẽ đó ông và rất nhiều người đã kết thù với Đông vương và đây cũng là một nhân tố tạo nên sự kiện binh biến Thiên kinh sau này.Khi Dực vương phủ bị tàn sát ông cũng đã trách con trai Dực vương mình về quá muộn để Bắc vương lộng hành mà làm cả gia tộc phải chết thảm.
1
null
Quả tim máu (tựa tiếng Anh: Vengeful Heart) là bộ phim tâm lý, ly kỳ kinh dị của đạo diễn người Mỹ gốc Việt Victor Vũ, phim được công chiếu ra rạp vào ngày 14 tháng 2 năm 2014. "Quả tim máu" có sự tham gia của Nhã Phương, Thái Hòa, Quý Bình, Hoàng Bách, Tú Vi, NSƯT Kim Xuân, Nancy Nguyễn và Văn Tùng. Phim dựa theo một vở kịch kinh dị cùng tên của Thái Hòa, tác phẩm nổi tiếng một thời của Sân khấu kịch Phú Nhuận. Nội dung. Chuyện phim kể về chàng rể "chui gầm chạn" tên Sơn hộ tống cô vợ mới cưới là Linh đi nghỉ sau ca phẫu thuật thay tim. Sau khi thay tim, Linh liên tục gặp nhiều chuyện lạ và luôn nằm mơ về một ngôi nhà trên vùng quê Đà Lạt. Đúng 49 ngày sau, cơn mộng du kỳ lạ đưa Linh đến bên nấm mộ một cô gái tên Phương ở một nơi xa vắng, hẻo lánh. Linh gặp Tâm - chồng Phương tại đó. Tâm đưa Linh về nhà để gọi người lên đón, Linh nhận ra đó chính là ngôi nhà cô đã thấy trong mơ lâu nay. Khi vào nhà, Linh gặp được má Phương là bà Lê và Cu Hù (bạn của vợ chồng Phương). Sơn lên đón Linh về thì vô tình trong lúc nói chuyện họ phát hiện ra Linh đang mang trong người trái tim của Phương - người con gái cũng là người vợ xấu số của gia đình này. Bà Lê xúc động xin vợ chồng Linh ở lại dự lễ 49 ngày của Phương và họ đã đồng ý. Thế nhưng từ khi ở lại đó, nhiều chuyện lạ hơn xảy ra, Linh mộng du nhiều hơn, còn Sơn liên tục bị ma nhát, rồi những bóng ma lởn vởn trong nhà thường xuyên như muốn báo riêng cho Linh điều gì và thậm chí là Linh không thể rời khỏi ngôi nhà đó để về vì tim cô sẽ ngừng đập ngay khi rời khỏi. Cuối cùng, sau một lần bị ma nhát dữ dội, Sơn không chịu nổi đã khai ra rằng trước đây anh từng lái xe tông vào cô Phương giữa đường, xót cô vợ đang trong bệnh viện nên Sơn bỏ cô Phương đi luôn không cứu mà chỉ gọi báo 113. Ông công an Sáu Dũng liền mời Sơn về đồn để lấy lời khai. Tưởng mọi chuyện đã sáng tỏ, nhưng càng điều tra càng kỳ lạ hơn. Sơn khẳng định khi anh bỏ đi thì cô Phương vẫn còn sống và còn nguyên, chỉ đang bất tỉnh. Tuy nhiên, người phụ nữ công an tìm thấy lại bị xe cán nát bấy không nhận dạng được, chỉ có Tâm nhận là Phương rồi đưa về an táng. Cu Hù phát hiện ra Linh mang máu O nên không thể nhận tim của Phương vì Phương thuộc máu AB. Sau đó, Linh và Cu Hù phát hiện một bàn thờ bí ẩn của một cô gái tên Hồng, bạn làm ăn của Tâm, trong tủ áo của anh ta. Khi nghe công an báo là cô Hồng đang mất tích, Cu Hù lấy xe môtô chở Linh ra trại hoa nơi Tâm đang làm đêm, Linh bắt đầu có linh cảm lạ. Linh năn nỉ Cu Hù chở cô vô ngôi nhà hoang trên đồi Mã Tà, hóa ra Phương còn sống và đang bị nhốt ở ngôi nhà hoang đó. Phương kể rằng Hồng là nhân tình của Tâm dưới thành phố và họ có nhiều nợ nần với nhau trong công việc. Khi biết Tâm sẽ không từ bỏ cuộc tình với Phương (lúc đầu Tâm lấy Phương chỉ vì tài sản và định khi nào lấy hết sẽ ly dị Phương đến với Hồng nhưng về sau Tâm đã yêu Phương thật lòng) và sẽ bỏ mặc mình lãnh hết nợ nần dưới thành phố, Hồng lén nhắn tin kêu Phương ra ngôi nhà hoang trên đồi Mã Tà để "chứng kiến bộ mặt thật của chồng cô". Phương nấp bên ngoài phòng nghe hết mọi chuyện nhưng có ngờ đâu Tâm lấy xẻng đập Hồng bất tỉnh. Phương bỏ chạy rồi bị Tâm đuổi theo. Ra đến bìa rừng thì Phương băng ẩu qua đường nên bị xe của Sơn tông phải, Tâm trốn vào gốc cây, chờ cho Sơn lên xe chạy đi thì Tâm đi ra. Thấy Phương còn sống và luôn miệng bảo rằng sẽ tố cáo việc này nên Tâm tráo đổi quần áo của Phương và Hồng, Tâm nhốt Phương trong hầm và mang Hồng còn đang thoi thóp ra đường. Tâm lấy xe hơi của Phương cán qua cán lại cho Hồng chết và dựng hiện trường giả là cô Phương bị xe tông, đầu nát bấy. Thực ra trái tim Linh đang mang trong người chính là tim của Hồng. Biết hết mọi chuyện, Cu Hù gọi ngay cho ông Sáu Dũng. Thế nhưng, khi công an chưa kịp tới thì Tâm tấn công đánh Cu Hù bất tỉnh, còn Linh bị Tâm đuổi theo trong rừng. Vừa ra bìa rừng thì Linh té y như lúc Tâm đuổi theo Phương, Tâm rút dao toan giết Linh bịt miệng nhưng hồn ma Hồng kịp thời hiện ra cứu mạng Linh. Quá hoảng sợ khi thấy người con gái trên đường đang mang khuôn mặt của Hồng chứ không phải Linh, Tâm đứng chết trân như tượng trong kinh ngạc nhìn ánh mắt ma quái của Hồng thách thức mình. Ông Sáu Dũng cùng lực lượng công an ập tới, Tâm cố bỏ chạy nhưng bị một chiếc xe tải tông chết. Má con Phương được đoàn tụ, vợ chồng Linh lại hạnh phúc bên nhau. Phim kết thúc với cảnh Cu Hù chèo xuồng đưa Phương đi ngắm cảnh ở bờ hồ, Phương nhận ra mối tình thầm kín của Cu Hù đối với mình từ lâu nhưng không dám nói ra. Doanh thu. Chỉ sau ba ngày công chiếu, "Quả tim máu" đã thu về 24 tỷ đồng, tạo nên kỷ lục mới cho điện ảnh Việt Nam. Chưa dừng lại ở đó, đến ngày 24 tháng 2, tức là sau mười ngày công chiếu thì phim đã thu được 55 tỷ đồng. Tính đến ngày 2 tháng 3, sau 17 ngày công chiếu, "Quả tim máu" đã vượt con số một triệu vé. Đến ngày 6 tháng 3, bộ phim đã đạt doanh thu hơn 70 tỷ đồng. Nhận xét. VnExpress: "Bộ phim hấp dẫn ở những góc máy quay đẹp, từ cận cảnh đến toàn cảnh, khi mô tả con người lẫn không gian câu chuyện kể. Những góc máy đi theo bước chân mộng du của nhân vật Linh dễ khiến cho bạn trẻ yếu tim thỉnh thoảng giật mình. Kỹ thuật ánh sáng trong phim tạo nên những khuôn hình đẹp với bối cảnh khi là khu nghĩa trang âm u, mờ sương của phố núi, khi là buổi bình minh rạng rỡ đầy hoa, hay căn hồ rộng mênh mông với bóng ma ảo não trên mặt hồ. Rồi hình ảnh căn biệt thự cũ kỹ, những gian phòng mờ mờ bóng người, căn hầm tối tăm gợi cảm giác ẩm mốc, chiếc tủ gỗ với hai cánh cửa va lạch cạch ẩn chứa một điều gì đó ghê rợn... Đây là những thủ pháp điện ảnh rất cũ trong rất nhiều bộ phim ma, kinh dị của thế giới. Nhưng khi được xem ở một bộ phim trong nước, với bối cảnh Việt Nam, chúng vẫn gợi cảm giác thích thú cho khán giả. Âm thanh cũng góp phần tạo nên nét thu hút cho phim. Tiếng nhịp tim đập thình thịch, tiếng lách cách của những âm thanh lạ, hay tiếng gió ngoài rừng thông, tiếng củi gỗ thông nổ lép bép trong lò sưởi... tăng thêm nét kịch tính và ma mị".
1
null
ESCP Business School là một trường chuyên ngành kinh doanh của châu Âu với các học sở tại Paris, London, Berlin, Madrid và Turin. Được thành lập vào năm 1819, ESCP là trường chuyên ngành kinh doanh lâu đời nhất trên thế giới. Năm 2012, ESCP được xếp hạng thứ 10 trong danh sách các Trường chuyên ngành Kinh doanh ở châu Âu do Tạp chí Financial Times bầu chọn. Chương trình Cao Học Quản trị của trường được xếp hạng thứ nhất vào năm 2010 và thứ hai vào năm 2013 bởi Tạp chí Financial Times. Chương Trình Cao Học Quản trị Kinh doanh Cấp Cao (Executive MBA) của trường được xếp hạng thứ 21 trên toàn thế giới. Chương Trình Cao Học Quản trị Kinh doanh châu Âu (MEB) của trường cũng tương tự như chương trình Cao Học Quản trị Kinh doanh (MBA) toàn thời gian nhưng theo hướng tiếp cận giao thoa văn hóa. ESCP Europe cũng có chương trình Tiến sĩ PhD cùng các chương trình Cao Học khác trong các lĩnh vực quản trị như Marketing, Tài chính hoặc Doanh nghiệp. Các chương trình của trường được công nhận cùng lúc bởi các tổ chức chứng nhận quốc tế, châu Âu và Bắc Mỹ như AMBA, EQUIS và AACSB. Trường có hơn 40.000 cựu sinh viên đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và chính trị, như Patrick Thomas (Giám đốc Điều Hành Hèrmes), Ignacio Garcia Alves (Giám đốc Điều Hành Arthur D. Little), Nicolas Petrovic (Giám đốc Điều Hành Eurostar) và Michel Barnier, Ủy viên Hội đồng Liên Minh châu Âu về Thị Trường và Dịch vụ Trong Khu Vực. Lịch sử. Được thành lập vào ngày 1 tháng 12 năm 1819, ESCP Europe do một nhóm các học giả kinh tế và doanh nhân, trong đó có nhà kinh tế Jean-Baptiste Say và thương nhân Vital Roux sáng lập. ESCP Europe là trường chuyên ngành kinh doanh đầu tiên trên thế giới. Vì vậy, hai vị này có thể được xem là những người sáng lập trường chuyên ngành kinh doanh. Vào thời kỳ đầu, trường vận hành theo mô hình của Viện École Polytechnique nhưng đơn giản hơn nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là trường không được hỗ trợ từ nguồn kinh phí tiểu bang khi bắt đầu hoạt động. Ngay từ khi thành lập, ESCP Europe đã là trường quốc tế: Khóa học năm 1824 có tổng cộng 118 sinh viên, khoảng 30% trong số đó là người nước ngoài như Tây Ban Nha, Brazil, Hà Lan, Đức, Bồ Đào Nha và Mỹ. Học ngoại ngữ là một phần quan trọng trong chương trình học lúc bấy giờ với các khóa học tiếng Pháp, Anh, Đức và Tây Ban Nha. Năm 1873, hiệp hội cựu sinh viên ESCP Europe được thành lập. Năm 1921, ESCP Europe tổ chức kỷ niệm 100 năm thành lập trong một khán phòng rộng lớn tại Danh Tự Sorbonne, thay vì tổ chức hai năm trước đó vì khủng hoảng hậu chiến tranh. Học sở của ESCP Europe tại Vương Quốc Anh (Oxford, và giờ đây là London) và Đức (Düsseldorf, và giờ đây là Berlin) được thành lập lần lượt vào năm 1974 và 1975. Sau đó, một học sở được thành lập tại Madrid vào năm 1988 và tại Turin, Ý vào năm 2004. Học sở Düsseldorf được chuyển đến Berlin vào năm 1984. Năm 2005, ESCP Europe được chuyển từ Oxford về London. Tòa nhà Học Sở London trước đây là New College - trường trực thuộc Đại học London và là trường dòng thuộc Nhà thờ United Reformed Church. Năm 2011, ESCP Europe trở thành đối tác đồng sáng lập của HESAM - cụm các học viện nghiên cứu và giáo dục bậc danh tiếng chuyên về khoa học xã hội và nhân văn được cấu trúc xung quanh Đại học Sorbonne. Cao học Quản trị. Cao Học Quản trị là chương trình dự bị được tuyển sinh rất nghiêm ngặt dành cho đối tượng chưa có kinh nghiệm làm việc trong ngành. Điều này minh chứng cho chất lượng của ESCP Europe - trường châu Âu chuyên ngành kinh doanh có nguồn gốc Pháp hoạt động vững mạnh trong suốt hai thế kỷ qua. Đã có hơn 800 sinh viên theo học chương trình quản trị tổng quát kéo dài 2 năm này. Tổng cộng, chương trình đã kết nối sinh viên đến từ 70 quốc gia khác nhau. Sinh viên có thể theo học tại Paris, London, Berlin, Madrid, Turin hoặc một trong 100 học viện đối tác. Với chương trình quản trị tổng quát, sinh viên có thể tùy chọn trong số hơn 20 chuyên ngành và hơn 150 môn học tự chọn. Họ có thể đủ điều kiện nhận đến ba văn bằng khác nhau. MEB – Cao học Quản trị Kinh doanh châu Âu. Với chương trình học MBA theo hướng tiếp cận giao thoa văn hóa, MEB là chương trình cao học toàn thời gian kéo dài một năm về quản trị tổng quát. Chương trình được thiết kế cho sinh viên đã có bằng cử nhân các ngành ngoài lĩnh vực kinh doanh (như luật, kỹ thuật, khoa học, nhân văn, y học). Chương trình khuyến khích sinh viên có kinh nghiệm làm việc từ hai đến ba năm sau khi tốt nghiệp đại học. Khóa học mang tính quốc tế cao với sinh viên thuộc khoảng 40 quốc tịch khác nhau trải khắp năm học sở của chương trình. Trong đó, không có quốc tịch nào chiếm hơn 15% sĩ số lớp học.
1
null
Vụ án buôn lậu 12 tấn heroin, hay chuyên án 006N là một vụ án buôn lậu ma túy lớn với số lượng 32.000 bánh heroin có tổng khối lượng 12 tấn qua Lào - Việt Nam - Trung Quốc. Tính đến thời điểm xét xử sơ thẩm tháng 1 năm 2014, đây là vụ án ma túy lớn nhất tại Việt Nam. Cáo trạng. Theo cáo trạng của viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, từ tháng 10 năm 2007, Nguyễn Bích Ngọc bắt đầu mua ma túy của một đầu mối tại Thái Nguyên, sau đó vận chuyển lên cửa khẩu Móng Cái và đưa sang Trung Quốc tiêu thụ. Tháng 11, 2007, Bích Ngọc tiếp tục hợp tác với vợ chồng Đào Minh Tuấn, Nguyễn Thị Hạnh để tìm nguồn cung cấp ma túy. Trong chuyến đi đầu tiên, Bích Ngọc đã lấy của vợ chồng Tuấn 40 bánh heroin đưa sang Trung Quốc nhưng bị công an bắt nên phải tạm thời lẩn trốn. Năm 2011, Bích Ngọc gặp lại vợ chồng Minh Tuấn và lên phương án mở lại đường dây. Ngọc liên tục nhận hàng từ vợ chồng Tuấn và đưa sang Trung Quốc khoảng hơn 100 bánh heroin từ tháng 8 năm 2011 đến tháng 1 năm 2012. Tháng 2, 2012, công an Quảng Tây, Trung Quốc bắt 5 nghi phạm buôn ma túy. Họ khai nhận đầu mối của họ là Bích Ngọc. Sau đó công an Quảng Tây đề nghị cơ quan cảnh sát điều tra công an Quảng Ninh phối hợp phá án. Sau hai tháng điều tra, tháng 4 năm 2012, công an tỉnh Quảng Ninh bắt khẩn cấp Bích Ngọc tại sân bay quốc tế Nội Bài. Qua điều tra từ những lời khai của Nguyễn Bích Ngọc, công an phát hiện bốn đường dây ma túy xuyên quốc gia. Đường dây thứ nhất do Sa Văn Cầu cầm đầu, chuyên vận chuyển ma túy từ Lào sang Việt Nam rồi đưa sang Trung Quốc. Đường dây thứ hai do bị cáo Nguyễn Hùng Dũng và Sồng A Lâu cầm đầu. Đường dây thứ ba mua bán ma tuý heroin từ Việt Nam sang Trung Quốc do vợ chồng Nguyễn Thanh Tuân tổ chức. Đường dây thứ tư do Nguyễn Thị Hoàn, Nguyễn Ngọc Đoan cầm đầu. Cơ quan điều tra đã làm rõ chỉ trong 6 tháng đầu năm 2012, đường dây ma túy của Sồng A Lâu đã vận chuyển hơn 40 chuyến hàng với hàng trăm bánh heroin từ Sơn Lan về Hà Nội, Quảng Ninh và các tỉnh thành khác tiêu thụ. Còn tính từ năm 2011 đến tháng 7 năm 2012, đường dây này đã tiêu thụ 3.428 bánh heroin, hơn 260.000 viên ma túy tổng hợp và hơn 16 kg ma túy đá sang Trung Quốc và nhiều tỉnh thành ở Việt Nam. Trong quá trình vận chuyển, Lâu và Dũng cho đàn em sử dụng nhiều loại vũ khí như súng, lựu đạn, mìn tự chế… sẵn sàng chống trả lại lực lượng chức năng. Xét xử. Sơ thẩm. Phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án với 89 bị cáo bắt đầu từ sáng ngày 3 tháng 1 năm 2014, kéo dài đến ngày 20 tháng 1 năm 2014. Chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Nguyễn Văn Vương; đại diện viện Kiểm sát là các kiểm sát viên Nguyên Huy Thắng, Ngô Văn Canh; trong khi có tới 41 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo. Do số lượng bị cáo quá đông, phiên tòa đã được tổ chức ngay trong khuôn viên trại giam Công an tỉnh Quảng Ninh. Với bản cáo trạng hơn 100 trang, viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Quảng Ninh nhận định đây là đường dây mua bán, vận chuyển ma tuý xuyên quốc gia với số lượng đặc biệt lớn, nhiều chủng loại, thủ đoạn tinh vi, sẵn sàng sử dụng vũ khí chống trả. Ngoài hành vi mua bán vận chuyển trái phép chất ma túy, các bị cáo còn bị xét xử về tội Đưa hối lộ, Làm môi giới hối lộ, Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức, Giả mạo trong công tác, Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, Kinh doanh trái phép, Không tố giác tội phạm, v.v. Sau 10 ngày xét hỏi, phiên tòa bước vào phần tranh tụng vào sáng 13 tháng 1 năm 2014. Đại diện viện Kiểm sát đề nghị tuyên phạt 34 bị cáo án tử hình, 9 người án tù chung thân, 42 người từ 36 đến 20 năm tù, 4 người còn lại từ 9 tháng đến 12 tháng treo.. Phúc thẩm. Phiên tòa phúc thẩm bắt đầu vào ngày 16 tháng 6, 2014. Do số lượng bị cáo đông, TAND Tối cao đã phải dựng khung lều bạt dã chiến tại trại giam Công an tỉnh Quảng Ninh để tiến hành xét xử. Phiên tòa có sự tham gia bào chữa của 25 luật sư. Bản án. Ngày 20 tháng 1, 2014, tòa sơ thẩm tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã tuyên phạt 30 bị cáo án tử hình, 13 bị cáo lĩnh án tù chung thân, 46 bị cáo còn lại nhận mức án từ cảnh cáo tới 20 năm tù, tổng số ma túy là 32.000 bánh heroin, tương đương 12 tấn. Tòa án còn yêu cầu các bị cáo phải nộp lại khoản tiền lợi nhuận do làm ăn phi pháp để xung công quỹ Nhà nước là hơn 10 tỷ đồng. Sau phiên tòa sơ thẩm, có 40 bị cáo xin kháng cáo giảm hình phạt, 1 bị cáo xin xem xét lại tội danh và 1 người khác kêu oan. Chiều 19 tháng 6, 2014, sau bốn ngày xét xử phúc thẩm, tòa án Nhân dân Tối cao tại Hà Nội đã tuyên y án tử hình với 29 bị cáo, trong khi giảm mức hình phạt từ tử hình xuống chung thân cho bị cáo Nông Văn Len. Ngoài ra, hai bị cáo khác cũng được giảm mức hình phạt tù.. Phản ứng. Sau khi bản án sơ thẩm được tuyên, đồng loạt nhiều tờ báo lớn trên thế giới như AFP, Daily Mail, Telegraph đã đưa thông tin về vụ án. Ngày 12 tháng 2, phản ứng trước bản án này, ba tổ chức nhân quyền quốc tế là tố chức Giảm Thiệt hại Quốc tế, tổ chức Hoãn án Tử hình và Liên minh Thế giới Chống án Tử hình đã cùng kiến nghị Liên Hợp Quốc đóng băng khoản viện trợ phòng chống ma túy cho Việt Nam.
1
null
Márcio Rafael Ferreira de Souza, hay còn được biết đến với tên gọi Rafinha, (sinh ngày 7 tháng 9 năm 1985) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Brasil chơi ở vị trí hậu vệ phải cho câu lạc bộ São Paulo. Anh ấy đã có bốn lần khoác áo đội tuyển quốc gia Brasil. Biệt danh của anh được dịch theo nghĩa đen từ tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là "Tiểu Rafa". Anh là hậu vệ cánh với kĩ thuật cá nhân tốt, nhanh nhẹn, chuyền bóng tốt và có những cú sút xa từ ngoài vòng cấm. Sự nghiệp câu lạc bộ. Brasil và Schalke 04. Rafinha bắt đầu sự nghiệp bóng đá của mình khi mới 7 tuổi, chơi cho Gremio Londrinense, một đội futsal từ quê nhà Londrina, Paraná. Đến năm 12 tuổi, anh bắt đầu tập luyện với PSTC, một câu lạc bộ bóng đá địa phương, trước khi ký hợp đồng với Londrina Esporte Clube vào năm 2001 ở tuổi 16. Vào cuối năm đầu tiên của anh với Londrina, Rafinha đã được Coritiba ký hợp đồng. Điều này có nghĩa là phải di chuyển hàng trăm km từ quê nhà của anh ấy, nhưng nó cũng cho phép Rafinha thể hiện tài năng của mình trên sân khấu quốc gia. Đối với Coritiba, Rafinha đã có 23 lần ra sân trong mùa giải 2004 và ghi được 3 bàn thắng sau 13 lần ra sân ở mùa giải 2005. Tại Coritiba, Rafinha cuối cùng đã tìm được đường vào đội tuyển quốc gia dưới 20 tuổi của Brazil và chơi ở Giải vô địch trẻ thế giới năm 2005 tại Hà Lan. Trong suốt giải đấu, anh ấy đã ghi được hai bàn thắng và đóng góp một phần không thể thiếu giúp Brasil tiến tới huy chương đồng. Màn trình diễn của Rafinha tại giải đấu đã cảnh báo nhiều đội bóng châu Âu về khả năng của anh ấy, với câu lạc bộ Đức Schalke 04 cuối cùng đã ký hợp đồng với hậu vệ phải từ Coritiba với giá ước tính 5 triệu euro trong hợp đồng 4 năm. Tại Schalke, anh đã có 42 lần ra sân trong mùa giải 2005–06, hai bàn trong 35 lần ra sân trong mùa giải 2006–07, năm bàn sau 46 lần ra sân trongMùa giải 2007–08, hai bàn sau 40 lần ra sân trong mùa giải 2008–09, và hai bàn sau 35 lần ra sân trong mùa giải 2009–10. Genoa. Vào ngày 4 tháng 8 năm 2010, có thông tin xác nhận rằng Rafinha đã chuyển từ Schalke sang Genoa của Ý. Vụ chuyển nhượng này đã tiêu tốn của Genoa 8 triệu euro. Anh ghi hai bàn sau 34 lần ra sân trong mùa giải Serie A duy nhất của mình. Tuy nhiên, sau khi Genoa không thanh toán phí chuyển nhượng đúng hạn, CLB cũ của Rafinha là Schalke đã khởi kiện Genoa thông qua Tòa án Trọng tài Thể thao (CAS). Bayern Munich. Vào ngày 1 tháng 6 năm 2011, Bayern Munich xác nhận việc chuyển nhượng Rafinha từ Genoa cùng ngày họ ký hợp đồng với người đồng đội cũ ở Schalke của anh là Manuel Neuer. Rafinha đã ký hợp đồng ba năm và có tin nói rằng Bayern đã trả 5,75 triệu euro cho anh ấy. Anh ghi bàn thắng đầu tiên cho Bayern trước Villarreal, khi vào sân thay người trong chiến thắng 2–0 UEFA Champions League vào ngày 14 tháng 9 năm 2011. Anh kết thúc mùa giải 2011–12 với một bàn thắng sau 35 lần ra sân.   Vào sân thay người ở phút thứ 83 vào ngày 20 tháng 10 năm 2012 trong một trận đấu trên sân khách với Fortuna Düsseldorf, anh ghi bàn thắng đầu tiên tại Bundesliga cho Bayern trong chiến thắng 5–0. Anh chơi tổng cộng 13 trận Bundesliga trong suốt mùa giải, ghi thêm một bàn thắng nữa vào ngày 13 tháng 4 trong chiến thắng 4–0 trước 1. FC Nürnberg. Anh kết thúc mùa giải 2012–13 với hai bàn thắng sau 17 lần ra sân. Trong mùa giải 2013–14, sau khi hậu vệ phải Philipp Lahm được chuyển sang đá tiền vệ phòng ngự, Rafinha đã tìm thấy nhiều cơ hội để thi đấu thường xuyên hơn. Anh ấy đã có 46 lần ra sân trên mọi đấu trường, bao gồm toàn bộ trận Chung kết DFB-Pokal, trong đó Bayern giành cú đúp quốc nội thứ hai liên tiếp sau khi đánh bại Borussia Dortmund. Anh kết thúc mùa giải 2014–15 với 41 lần ra sân. Anh bắt đầu mùa giải 2015–16 bằng việc vào sân thay cho Robert Lewandowski ở phút 72 của Siêu cúp Đức. Anh kết thúc mùa giải 2015–16 với 34 lần ra sân. Anh bắt đầu mùa giải 2016–17 bằng việc vào sân thay cho Thomas Müller ở phút thứ 87 của Siêu cúp Đức. Anh kết thúc mùa giải 2016–17 với một bàn thắng sau 28 lần ra sân. Anh ấy bắt đầu mùa giải 2017–18 bằng việc đá chính ở Siêu cúp Đức. Anh kết thúc mùa giải 2017–18 với một bàn thắng sau 39 lần ra sân. Rafinha là cầu thủ dự bị không được sử dụng trong trận Siêu cúp Đức. Anh ấy có trận đấu đầu tiên trong mùa giải 2018–19 tại Cúp quốc gia Đức. Anh ấy bắt đầu trận đấu và chơi trọn vẹn 90 phút. Anh kết thúc mùa giải 2018–19 với một bàn thắng sau 26 lần ra sân. Flamengo. Vào ngày 9 tháng 6 năm 2019, Flamengo xác nhận việc chuyển nhượng Rafinha từ Bayern Munich. Rafinha ký hợp đồng hai năm. Olympiacos. Vào ngày 23 tháng 8 năm 2020, Rafinha gia nhập Olympiacos sau khi ký hợp đồng có thời hạn một năm. Anh chính thức được ra mắt vào ngày 2 tháng 2 năm 2021, vì anh không còn nằm trong kế hoạch của huấn luyện viên Pedro Martins, đặc biệt là sau khi ký hợp đồng với hậu vệ cánh phải Kenny Lala dưới dạng chuyển nhượng tự do vài ngày trước đó. Mặc dù trước khi hai bên chấm dứt hợp đồng, anh ấy đã giành được Cúp Hy Lạp và cùng với đó, Olympiacos đã đặt ra thỏa thuận rằng, sau khi giành chức vô địch Hy Lạp 2021, Rafinha sẽ nhận được một huy chương kỷ niệm cho danh hiệu đó. Grêmio. Vào ngày 29 tháng 3 năm 2021, Rafinha gia nhập Grêmio trong một thỏa thuận kéo dài đến tháng 12. Sự nghiệp quốc tế. U-23 Brasil. Vào mùa hè năm 2008, Rafinha vướng vào một vụ tranh chấp với câu lạc bộ của mình về việc anh tham dự Thế vận hội mùa hè 2008 tại Bắc Kinh. Schalke 04 (gửi Rafinha) cùng với Werder Bremen (Diego) và Barcelona (Lionel Messi) không muốn tung cầu thủ của mình tham dự Olympic để giúp họ thi đấu trong nước và châu Âu. Vụ việc đã được đưa lên FIFA, trong đó phán quyết rằng tất cả các câu lạc bộ nên để cầu thủ dưới 23 tuổi của họ tham dự Thế vận hội. Tuy nhiên, Schalke, Werder Bremen và Barcelona đã đưa vụ việc của họ lên Tòa án Trọng tài Thể thao (CAS), người cuối cùng đã đưa ra phán quyết có lợi cho các câu lạc bộ, tuyên bố, "Tòa án Trọng tài Thể thao (CAS) đã giữ nguyên kháng cáo của Schalke 04" Schalke tiếp tục cấm Rafinha tham dự Thế vận hội. Tuy nhiên, bất chấp mong muốn của câu lạc bộ, anh ấy cuối cùng vẫn thi đấu cho đội tuyển Brasil, đội sau đó đã giành được huy chương đồng. Brasil. Rafinha ra mắt đội tuyển Brasil vào ngày 26 tháng 3 năm 2008 trong một trận giao hữu với Thụy Điển. Sau đó, anh ấy trải qua sáu năm vắng bóng ở đội tuyển quốc gia, xuất hiện lần thứ hai trong trận giao hữu với Nam Phi vào ngày 5 tháng 3 năm 2014. Vào tháng 5 năm 2014, anh ấy được huấn luyện viên trưởng đội tuyển Brasil Luiz Felipe Scolari chỉ định là cầu thủ dự bị cho FIFA World Cup 2014. Vào ngày 17 tháng 9 năm 2015, Rafinha được huấn luyện viên trưởng Dunga triệu tập cho hai trận đấu thuộc vòng loại World Cup 2018, nhưng 5 ngày sau đó đã từ chối, đồng thời bác bỏ tuyên bố từ chối việc triệu tập đại diện cho quê hương nhận nuôi của anh là Đức. Vào tháng 6 năm 2017, Rafinha được triệu tập cho các trận giao hữu quốc tế với Argentina và Úc.
1
null
Franz "Bulle" Roth (sinh 27 tháng 4 năm 1946 tại Memmingen) là tiền vệ người Đức. Ông 4 lần chơi cho tuyển Tây Đức và được các fan của Hùm Xám đặt nicknames là "the Bull"(Bò Đực) để chỉ phong cách chơi mạnh mẽ của ông. Roth là một trong số những cầu thủ nổi tiếng nhất của Bayern Munich trong lịch sử và được bầu trong danh sách Hall of Fame.
1
null
FC Red Bull Salzburg là một câu lạc bộ bóng đá của Áo có trụ sở tại Wals-Siezenheim. Sân nhà của câu lạc bộ là Red Bull Arena. Câu lạc bộ còn có tên khác là FC Salzburg và là câu lạc bộ nổi tiếng nhất của nước Áo. Trước đây FC Salzburg có tên đầy đủ là SV Austria Salzburg, trước khi bị công ty nổi tiếng của Áo là Red Bull mua lại năm 2005, bị đổi tên và thay trang phục truyền thống của câu lạc bộ là màu tím trắng thành đỏ trắng. Sự thay đổi đó khiến các cổ động viên thành lập một câu lạc bộ mới với tên gọi cũ, SV Austria Salzburg. Thành lập vào năm 1933, đội bóng giành chức vô địch Áo lần đầu vào năm 1994, Đó là danh hiệu vô địch đầu tiên trong 3 chức vô địch mà họ giành được trong 4 mùa giả liên tiếp. Ngoài ra câu lạc bộ còn từng lọt vào đến trận Chung kết cúp UEFA 1994. Kể từ khi đổi tên đến nay, đội bóng đã đoạt được tổng cộng 7 danh hiệu. Danh hiệu. Giải vô địch bóng đá Áo Cúp bóng đá Áo Siêu cúp bóng đá Áo Cúp UEFA "* khi còn mang tên gọi Austria Salzburg"
1
null
Princess Tutu (プリンセスチュチュ Purinsesu Chuchu?) là anime về một câu chuyện hư cấu, lấy ba lê làm chủ đề, thuộc dòng anime magical-girl. Được tạo ra bởi bà Ikuko Itoh vào năm 2002 cho xưởng phim hoạt hình Hal Film Maker. Bộ anime nhiều tập này được chia làm hai phần chính: Phần đầu được phát sóng vào năm 2002 và phần sau phát sóng năm 2004 tại Nhật Bản. Sau đó được chuyển thể thành manga. Cả anime và manga của Princess Tutu đều được ADV Films cấp phép phát hành tại Bắc Mỹ, năm 2004. Nôi dung bộ phim mở rộng khái niệm của "định mệnh" và "khát vọng được tự do". Phần lớn người xem nhận xét rằng mặc dù Princess Tutu, trên danh nghĩa là phim về magical-girl, thật ra thiên về "ba lê dựa trên một loạt chuyện cổ tích với một ít yếu tố của magical-girl,". Việc dùng vũ điệu ba lê để giải quyết rắc rối thay cho vũ lực đã đem lại hiệu quả bất ngờ về tính hấp dẫn của bộ phim. Điểm đặc sắc nhất của bộ phim chính là phần âm nhạc. Cốt truyện. Lưu ý: Đây là phần tóm tắt cả bộ phim, xin đừng đọc nếu bạn chưa xem hết tập cuối, thay vào đó nên xem giới thiệu phim. Ngày xưa, Drosselmeyer ở thị trấn Gold Crown sở hữu khả năng đặc biệt là biến những câu chuyện hư cấu do mình viết ra thành hiện thực. Mọi người dần dần vì sợ hãi đã chặt tay để ông không viết truyện được nữa. Drosselmeyer qua đời, để lại một tác phẩm chưa hoàn thành: Hoàng Tử và Con Quạ (The Prince and The Raven). Câu chuyện vì thế không có hồi kết. Hoàng Tử và Con Quạ do quá mệt mỏi với cuộc chiến bất tận này, đã thoát khỏi câu chuyện ra thế giới thực. Hoàng Tử sau đó tự đâm vỡ trái tim mình để phong ấn Con Quạ. Từ đó anh ta mất hết cảm xúc. Cậu bé Fakir thấy Hoàng Tử cứu giúp mọi người mà không màng đến sự an toàn của mình, mang Hoàng Tử về và tự hứa sẽ bảo vệ anh ta. Fakir đặt tên Hoàng Tử là Mytho, nghĩa là "truyện thần thoại" (Myth/ Mythology). Drosselmeyer đã chế tạo một cỗ máy để ông có thể tiếp tục theo dõi những câu chuyện của mình sau khi chết. Có một chú vịt con ao ước được nhìn thấy nụ cười của Hoàng Tử và được nhảy với anh ta. Drosselmeyer quyết định tặng cho nó một sợi dây chuyền. Vịt con nhờ dây chuyền hóa thành người với tên "Ahiru", nghĩa là vịt. Nhiệm vụ của cô là hóa thành Princess Tutu (Công chúa ba lê) thu thập những mảnh trái tim bị vỡ của Mytho. Khi kêu Quạc thì cô sẽ hóa thành vịt, còn muốn trở lại thành người thì dội nước lên. "Tuy được chúc phúc với sắc đẹp, sự thông minh, và sức mạnh, nhưng Princess Tutu không được ở bên Hoàng Tử. Ngay giây phút thổ lộ tình cảm của mình, cô hóa thành tia sáng rồi tan biến.""', The Prince and The Raven" Món quà của Drosselmeyer không phải do tốt bụng mà chỉ vì ông ta muốn câu chuyện của mình được bắt đầu lại. Nhưng câu chuyện không thể bắt đầu trừ khi có đủ nhân vật. Mấu chốt ở chỗ, không ai trong truyện muốn đóng vai Princess Tutu. Vì thế ông chọn một con vịt có xuất xứ ngoài truyện. Câu chuyện bị điều khiển bởi Drosselmeyer, tất cả mọi người đều bị ông ta giao một vai trò. ""Không ai ngoài cô có thể chấp nhận số phận của Princess Tutu với nụ cười luôn trên môi!", Fakir" Rue, người yêu của Mytho, cùng là Princess Kraehe, con gái của Con Quạ. Cô tưởng Con Quạ là cha mình cho tới khi phát hiện ra bản thân thật sự chỉ là một con người bình thường, bị Con Quạ bắt cóc và nuôi bằng máu của nó. Suốt phim Princess Kraehe đóng vai phản diện, luôn đối đầu với Princess Tutu do sự ích kỉ và ghen tỵ. Mặt khác, Rue chỉ là một cô gái luôn muốn quên đi dòng máu quạ trong mình. Ahiru coi Rue như bạn, cả khi biết Rue là Princess Kraehe. "Ai bảo tình yêu của Odile (Thiên nga đen trong vở Hồ Thiên Nga, vai của Rue) là không tinh khiết?", Thầy Mèo. Càng lấy lại các mảnh trái tim, tuy chỉ là những mảnh của sự "đau khổ", "sợ hãi", "cô đơn"... Mytho càng yêu mến Princess Tutu. Nhưng Ahiru không dám nói cho Mytho biết đó là cô, vì cô chỉ là một con vịt. Trong "The Prince and The Raven", Fakir đóng vai Hiệp Sĩ và bị giết thảm bời Con Quạ. Ahiru ghét Fakir vì anh ta luôn chống đối Princess Tutu, nhưng Fakir thật ra không muốn mọi người phải chịu số phận trong truyện. Princess Kraehe đối đầu Princess Tutu vì không muốn mất Mytho. Cả Rue và Fakir đều tin rằng tốt hơn không nên để câu chuyện bắt đầu, nhưng nó đã bắt đầu rồi: Mytho muốn Princess Tutu thu thập cảm xúc lại cho mình. Edel, nhân vật phụ quan trọng, là con rối được Drosselmeyer tạo ra từ gỗ Cây Sồi thần. Edel biết hết mọi câu chuyện để giúp đỡ Ahiru, theo yêu cầu của Drosselmeyer. Xuyên suốt truyện, Edel từ một con rối không cảm xúc, khi ngắm nhìn Ahiru, đã tự hỏi cảm xúc là gì. Kết thúc phần một Edel hi sinh cứu Fakir. Fakir đem những mảnh gỗ còn sót lại, đóng thành cô bé Uzura, Uzura là kiếp sau của Edel, nhưng có cảm xúc. Mất Edel, câu chuyện của Drosselmeyer mất định hướng: không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo. Lần lượt Fakir và Ahiru đều thoát chết không giống như trong truyện. Mytho bị Princess Kraehe nhúng mảnh trái tim "tình yêu" vào máu của Con Quạ trước khi trả về. Khi mảnh trái tim đó bắt đầu phát huy ma thuật, Hoàng Tử trở thành nô lệ của Con Quạ. Những ngày cuối cùng, Mytho cảm thấy không thể chống lại máu của Con Quạ được nữa, đã thầm gọi Princess Tutu và làm động tác ba lê thể hiện "Ta yêu nàng", coi như lời cuối. Sau đó biến thành một Hoàng Tử ích kỉ, lợi dụng các cô gái để dâng trái tim của họ cho Con Quạ đang đói. May thay, Princess Tutu ngăn cản hết mọi âm mưu của họ. Cô bất lực nhìn Mytho càng xa tầm với. Fakir biết mình thuộc dòng dõi Drosselmeyer: anh có thể biến truyện viết thành sự thật. Hồi nhỏ do viết truyện mà vô tình làm cha mẹ ruột mình chết, Fakir không bao giờ viết nữa. Nhờ Ahiru thuyết phục, Fakir tìm cách viết lại nhưng không đủ sức thay đổi câu chuyện của Drosselmeyer. Trong một lần cứu Ahiru, Fakir phát hiện ra anh có thể viết truyện cho Ahiru. Khi các mảnh trái tim được thu thập gần hết, Con Quạ quyết định ăn trái tim của Hoàng Tử. Rue hi sinh thay cho Mytho. Anh bừng tỉnh. Nhận ra tình cảm của Rue bấy lâu mà anh không cảm nhận được, cộng với sự cảm thông về nỗi đau mang dòng máu Quạ mà Rue đã phải một mình trải qua từ nhỏ, Mytho thề rằng sẽ lấy Rue, người con gái được nuôi lớn bằng máu Quạ, làm vợ. Mytho xin Princess Tutu trả lại mảnh trái tim cuối cùng của mình: chính là sợi dây chuyền đã biến cô thành người và thành Princess Tutu... "Ta biết nàng sẽ quay lại. Những mảnh trái tim mà nàng đã trả lại, 'yêu', 'thương', 'buồn', 'cô đơn'... Tất cả đều bảo với ta rằng Tutu chắc chắn sẽ đến, không một chút nghi ngờ."" Mytho." Trong lòng Ahiru không muốn nên sợi dây không chịu ra. Cô trầm mình theo lời Drosselmeyer: nếu cô chết nó sẽ tự bay về với Mytho. Fakir vùng gượng lại sự điều khiển của Drosselmeyer đi cứu Ahiru, hứa sẽ ở bên cô mãi mãi dù sau này có ra sao. Uzura lúc này đã biết khóc khi biết Ahiru sẽ không làm người nữa. "Bài hát mở đầu của Princess Tutu, "Morning Grace", có cảnh Fakir làm tư thế ba lê "Ta yêu nàng" như báo trước rồi." Kết: Vịt con Ahiru đã mang lại "hi vọng" cho tất cả mọi người trong câu chuyện. Sau khi Princess Tutu trả lại sợi dây, Mytho cứu Rue và họ cùng nhau tiêu diệt Con Quạ. Ahiru cùng Fakir chống lại định mệnh, chống lại sự sắp đặt của Drosselmeyer, đã đưa câu chuyện của Hoàng Tử một kết thúc có hậu. Mytho tên thật là Hoàng Tử Siegfried (trong kịch bản Hồ Thiên Nga, Siegfried là hoàng tử đã thề yêu lầm Odile thay vì Odette). Cuối cùng Siegfried cưới Rue về vương quốc của mình. Uzura với Drosselmeyer đi đến thế giới của những câu chuyện khác. Trong khung cảnh vịt con bơi dưới hồ và Fakir cầm bút viết khi đang câu cá, tác giả viết "Và ngày xửa ngày xưa, có một người đàn ông bắt đầu viết truyện, một câu chuyện mang đầy "hi vọng", chỉ mới bắt đầu". Ngoài truyện. Cái tên Drosselmeyer trong vở ba lê Kẹp Hạt Dẻ là cha đỡ đầu của bé Clara. Ông tặng cô bé một món quà mở ra một thế giới trong mơ đầy kì ảo. Ahiru trong vai cô bé Clara. Drosselmeyer là người tặng Ahiru món quà khiến vịt con hóa thiên nga. Phần một, tập 4, câu chuyện về hồn ma của các thiếu nữ Wili được dựa trên vở ba lê Giselle. Phần âm nhạc trong tập này cũng từ đó mà ra. Princess Tutu trong vai nàng Giselle, cô gái quê yêu chàng công tước cao sang. Mytho là Hoàng Tử, quá cao sang so với vịt con. Phần một, tập 6, được dựa trên vở ba lê Người đẹp ngủ trong rừng, phần âm nhạc cũng lấy từ vở này. Mytho trong vai người đẹp: bị mất trái tim—đang ngủ say. Câu hỏi là liệu nhân vật chính có muốn thức dậy—thu thập lại trái tim—hay không. Phần một, tập 9, được dựa trên câu chuyện Đôi Giầy Đỏ. Rue trong vai cô bé Karen, bị trói buộc bởi đôi giầy tội lỗi không thể thoát ra được. Đôi giầy đỏ là đôi giày ba lê đen của Princess Kraehe Phần một, tập 10, là truyện cổ tích Cô bé Lọ Lem. Princess Tutu trong vai Cinderella: Cinderella phải bỏ chạy sau khi phép thuật hết hiệu nghiệm—Princess Tutu cũng giấu thân phận vịt của mình. Nhưng thay vì Hoàng Tử nhặt được chiếc giày thủy tinh, Fakir nhặt được sợi dây chuyền phép của Princess Tutu. Phần một, tập 11, là vở ba lê cổ điển La Sylphide, Mytho trong vai James, người bị bà phù thủy lừa gài bẫy nàng Tiên gió. Pricness Tutu trong vai nàng Tiên gió. Princess Kraehe là mụ phù thủy. Vì muốn trói buộc nàng Tiên gió với mình mà James đã bị mụ lừa giết nàng. Cùng nội dung, Kraehe ếm bùa món quà của Mytho, gián tiếp trói Tutu bằng tình cảm của anh. Cuối phần một, tập 13, khi Princess Tutu đối đầu với Princess Kraehe, bối cảnh bộ phim dựa trên vở ba lê nổi tiếng Hồ Thiên Nga. Thiên nga trắng, Odette, là Princess Tutu. Còn Thiên nga đen, Odile, là Princess Kraehe. Phần hai, tập 15, điệu múa ba lê của Pike và phần âm nhạc được dựa trên vở ba lê Coppelia: Swanhilde giả vờ làm búp bê Coppelia—Pike tự nguyện biến mình thành con rối. Franz nhân danh tình yêu mà hy sinh bản thân—Pike cũng làm vậy.
1
null
HMS "Dreadnought" là một thiết giáp hạm của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc vốn đã làm cuộc cách mạng về sức mạnh hải quân. Việc đưa nó vào hoạt động năm 1906 đánh dấu một bước tiến bộ đáng kể trong kỹ thuật hải quân khiến tên nó trở nên gắn liền với cả một thế hệ thiết giáp hạm mới, "dreadnought", cũng như của lớp tàu đặt tên theo nó. Thế hệ thiết giáp hạm trước đó mà nó khiến trở nên lạc hậu được biết đến dưới tên gọi thiết giáp hạm tiền-dreadnought. Nó là chiếc tàu chiến thứ sáu của Hải quân Hoàng gia mang cái tên này. Đô đốc Sir John "Jacky" Fisher, Thứ trưởng của Bộ Hải quân Anh, được ghi nhận là cha đẻ của "Dreadnought". Không lâu sau khi nhậm chức, ông ra lệnh nghiên cứu các thiết kế một thiết giáp hạm chỉ trang bị thuần túy pháo chính và một tốc độ . Ông thành lập một "Ủy ban Thiết kế" để đánh giá các phương án thiết kế và giúp vào việc thiết kế chi tiết. Một lợi ích phụ của Ủy ban là nó sẽ bảo vệ cho ông và Bộ Hải quân trước những công kích chính trị, cho rằng họ không tham khảo các chuyên gia hàng đầu trước khi thiết kế ra một thiết giáp hạm khác biệt đáng kể như vậy. "Dreadnought" là thiết giáp hạm đầu tiên trong thời đại của nó có một dàn pháo chính đồng nhất, hơn là một số ít pháo cỡ lớn bổ sung với nhiều khẩu pháo nhỏ hơn. Nó cũng là chiếc tàu chiến chủ lực đầu tiên vận hành bằng turbine hơi nước, khiến nó trở thành thiết giáp hạm nhanh nhất thế giới vào lúc nó hoàn tất. Việc hạ thủy nó đã kích thích một cuộc chạy đua vũ trang hải quân, khi các thế lực hải quân khắp thế giới, đặc biệt là Hải quân Đế quốc Đức đổ xô chạy theo trong việc chế tạo dreadnought, là một trong những nguyên nhân sâu xa của Chiến tranh Thế giới thứ nhất. "Dreadnought" không tham gia bất kỳ trận hải chiến nào trong Thế Chiến I. Nó đang được tái trang bị vào lúc diễn ra trận Jutland vào năm 1916, là lần duy nhất mà các thiết giáp hạm dreadnought Anh nổ súng vào đối thủ tương ứng Đức trong chiến tranh. Nó trở thành thiết giáp hạm duy nhất trong lịch sử từng đánh chìm một tàu ngầm vào năm 1915, khi nó húc vào "U-29" trong lúc chiếc này bất ngờ nổi lên sau khi phóng ngư lôi vào một thiết giáp hạm khác. Sau trận Jutland, "Dreadnought" được đưa về nhiệm vụ phòng thủ duyên hải tại eo biển Manche; gia nhập trở lại Hạm đội Grand vào năm 1918, nhưng được đưa về lực lượng dự bị năm 1919 và bị bán để tháo dỡ hai năm sau đó. Nguồn gốc. Bối cảnh. Sự phát triển kỹ thuật pháo vào cuối thập niên 1890 và đầu thập niên 1900, do Percy Scott tiến hành tại Anh Quốc và William Sims tại Hoa Kỳ, đã đẩy mạnh tầm xa đối đầu trong chiến trận lên đến khoảng cách chưa từng thấy , khoảng cách đủ lớn để buộc pháo thủ phải đợi cho đến khi đạn rơi trước khi áp dụng hiệu chỉnh cho loạt đạn tiếp theo. Một vấn đề liên quan là chớp đạn pháo của nhiều vũ khí cỡ nhỏ có xu hướng che khuất ánh chớp của pháo cỡ lớn. Do đó pháo cỡ nhỏ phải ngừng bắn đợi các khẩu pháo lớn có tốc độ bắn chậm, và do đó mất đi ưu thế tốc độ bắn nhanh; hoặc là không thể xác định ánh chớp là của pháo hạng nặng hay pháo hạng nhẹ, khiến cho việc đo tầm xa và ngắm bắn không tin cậy. Một vấn đề khác là ngư lôi tầm xa được cho là sẽ đưa ra sử dụng trong một tương lai gần, và chúng sẽ ngăn cản tàu chiến thu ngắn khoảng cách, nơi tốc độ bắn nhanh hơn của các cỡ pháo nhỏ trở nên có ưu thế. Giữ cho khoảng cách ở xa loại trừ mối đe dọa của ngư lôi đồng thời củng cố thêm yêu cầu pháo hạng nặng với cỡ nòng đồng nhất. Vào năm 1903, nhà thiết kế hải quân người Ý Vittorio Cuniberti lần đầu tiên viết ra khái niệm thiết giáp hạm toàn-súng-lớn. Khi Hải quân Ý không theo đuổi sáng kiến của ông, Cuniberti viết một bài trên tạp chí Jane's Fighting Ships biện luận cho khái niệm của mình. Ông đề xuất một thiết giáp hạm Anh "lý tưởng" trong tương lai có trong lượng choán nước , với một dàn pháo chính gồm một tá pháo trên tám tháp pháo, đai giáp chính dày 12 inch và một tốc độ tối đa . Hải quân Hoàng gia, Hải quân Đế quốc Nhật Bản và Hải quân Hoa Kỳ đều nhận thức vấn đề này trước năm 1905. Hải quân Hoàng gia đã cải biến thiết kế của lớp thiết giáp hạm "Lord Nelson" để dàn pháo hạng hai gồm những khẩu có tầm bắn xa hơn những khẩu trên những chiếc cũ hơn, nhưng một đề nghị chỉ trang bị thuần túy toàn pháo 12-inch đã bị từ chối. Thiết giáp hạm "Satsuma" được đặt lườn như một thiết giáp hạm toàn-súng-lớn năm tháng trước chiếc"Dreadnought", nhưng việc cung cấp pháo bị chậm trễ khiến nó chỉ được trang bị bốn khẩu pháo 12-inch theo như kế hoạch. Hoa Kỳ bắt đầu công việc thiết kế trên một thiết giáp hạm toàn-súng-lớn vào khoảng cùng thời gian năm 1904, nhưng công việc tiến triển chậm chạp và hai chiếc thuộc lớp "South Carolina" chỉ được đặt hàng vào tháng 3 năm 1906, năm tháng sau khi "Dreadnought" được đặt lườn, và chỉ một tháng trước khi nó được hạ thủy. Phát minh ra turbine hơi nước của Charles Algernon Parsons vào năm 1884 đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể tốc độ của các con tàu, qua việc trình diễn đầy ấn tượng cho dù không được phép của chiếc "Turbinia" với tốc độ lên đến nhân dịp kỷ niệm Ngọc khánh lễ Đăng quang của Nữ hoàng Victoria tại Spithead vào năm 1897. Sau các thử nghiệm khác trên hai tàu khu trục vận hành bằng động cơ turbine hơi nước và , cộng với sự phản hồi tích cực khi trải nghiệm với nhiều tàu chở hành khách nhỏ trang bị turbine, "Dreadnought" được đặt hàng với động cơ turbine. Các trận hải chiến Hoàng Hải và Tsushima được Ủy ban của Fisher phân tích, với nhận xét của Đại tá Hải quân William Pakenham rằng hỏa lực pháo 12-inch của cả hai phía phô bày khả năng đâm xuyên và độ chính xác, trong khi đạn pháo 10-inch vượt qua không thể nhận thấy. Đô đốc Fisher muốn ủy ban của mình xác nhận, hoàn chỉnh và áp dụng ý tưởng của ông về một tàu chiến đạt được tốc độ và trang bị pháo 12 inch; chỉ ra rằng trong trận Tsushima, Đô đốc Togo đã có thể cắt ngang chữ T hạm đội Nga nhờ ưu thế về tốc độ. Đặc biệt, đấu pháo ở tầm xa chưa từng nghe nói đến () trong trận Hải chiến Hoàng Hải, mặc dù chưa có hải quân nước nào trải nghiệm trước trận đánh, dường như xác nhận những gì Hải quân Hoàng gia tin tưởng. Việc phát triển "Dreadnought". Đô đốc Fisher đề nghị nhiều kiểu thiết kế thiết giáp hạm với dàn hỏa lực đồng nhất vào đầu những năm 1900, và ông đã tập họp một nhóm cố vấn không chính thức để hỗ trợ ông trong việc quyết định các đặc tính lý tưởng vào đầu năm 1904. Khi ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Hải quân vào ngày 21 tháng 10 năm 1904, ông đã thông qua Ban lãnh đạo Bộ Hải quân đưa ra quyết định trang bị thế hệ thiết giáp hạm tiếp theo với pháo 12 inch và một tốc độ không chậm hơn . Vào tháng 1 năm 1905, ông thành lập một "Ủ ban Thiết kế", bao gồm nhiều thành viên trong nhóm không chính thức của ông, để đánh giá những đề nghị thiết kế khác nhau và trợ giúp quá trình thiết kế chi tiết. Cho dù độc lập về danh nghĩa, Ủy ban đã phục vụ để làm chệch hướng những chỉ trích nhắm vào Fisher và Ban lãnh đạo Bộ Hải quân, vì nó không có khả năng cân nhắc các lựa chọn khác hơn những gì đã được Bộ Hải quân quyết định. Fisher chỉ định mọi thành viên của ủy ban, và bản thân ông đảm nhiệm vị trí Chủ tịch. Vào ngày 18 tháng 1 năm 1905, Ủy ban đã quyết định cách bố trí dàn pháo chính, loại bỏ mọi cách bố trí tháp pháo bắn thượng tầng do lo ngại ảnh hưởng của chớp lửa đầu nòng đến các vòm quan sát mở ra của nóc tháp pháo bên dưới, và lựa chọn động cơ turbine thay vì động cơ hơi nước chuyển động qua lại để tiết kiệm tổng tải trọng. Trước khi được giải tán vào ngày 22 tháng 2, Ủy ban còn quyết định trên một số vấn đề khác, bao gồm số trục chân vịt (từng cân nhắc cho đến 6), số vũ khí chống tàu phóng lôi, và quan trọng nhất là bổ sung những vách ngăn dọc để bảo vệ hầm đạn và phòng đạn pháo khỏi các vụ nổ dưới nước. Điều này trở nên cần thiết sau khi thiết giáp hạm Nga "Tsesarevich" được cho là đã sống sót sau khi trúng một quả ngư lôi Nhật trong cuộc Chiến tranh Nga-Nhật là nhờ những vách ngăn bên trong chắc chắn. Để tránh làm gia tăng trọng lượng choán nước con tàu, độ dày của đai giáp ở mực nước được giảm bớt . Mô tả. Tổng quan. "Dreadnought" lớn hơn đáng kể so với hai chiếc thuộc lớp "Lord Nelson" vốn cũng đang được chế tạo đồng thời. Nó có chiều dài chung , mạn thuyền rộng và độ sâu của mớn nước là khi đầy tải. Nó có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn là , và lên đến khi đầy tải, nặng hơn gần so với những chiếc trước đó. Nó có chiều cao khuynh tâm khi đầy tải và một đáy kép toàn bộ, Động lực. "Dreadnought" là thiết giáp hạm đầu tiên sử dụng turbine hơi nước thay cho động cơ hơi nước chuyển động qua lại loại cũ kiểu ba buồng bành trướng đặt dọc. Nó có hai cặp turbine Parsons dẫn động trực tiếp, mỗi bộ được đặt trong một phòng động cơ riêng biệt và dẫn động hai trục chân vịt. Các trục phía ngoài được nối với turbine áp lực cao và phía sau, trong khi turbine áp lực thấp được nối với các trục phía trong. Một turbine chạy đường trường cũng được nối với trục chân vịt phía trong, cho dù chúng không được thường sử dụng và sau cùng được tháo rời. Các chân vịt ba cánh có đường kính . Hơi nước được cung cấp cho turbine bởi 18 nồi hơi ống nước Babcock and Wilcox, bố trí trong ba phòng nồi hơi, làm việc ở áp suất tối đa . Các turbine được thiết kế để tạo ra tổng công suất , nhưng đạt đến gần khi chạy thử máy vào tháng 10 năm 1906. "Dreadnought" được thiết kế để có tốc độ , nhưng đã đạt đến khi chạy thử máy. "Dreadnought" mang theo than cùng bổ sung thêm dầu đốt để phun trên than nhằm làm tăng tốc độ cháy. Ở trữ lượng nhiên liệu tối đa, nó có thể đi được với tốc độ đường trường . Vũ khí. "Dreadnought" được trang bị mười khẩu pháo BL 12-inch/45-cailbre Mark X trên năm tháp pháo nòng đôi. Ba tháp pháo được bố trí theo cách truyền thống trên trục dọc con tàu, gồm tháp pháo "A" phía trước, và hai tháp pháo "X" và "Y" phía sau vốn được phân cách bởi một tháp điều khiển ngư lôi đặt trên một cột ăn-ten ba chân ngắn. Hai tháp pháo cánh "P" và "Q" được bố trí hai bên mạn trái và mạn phải tương ứng ngang phần cấu trúc thượng tầng phía trước. "Dreadnought" có thể bắn toàn bộ qua mạn tám nòng pháo từ góc 60° phía trước cho đến 50° phía sau. Ngoài giới hạn này, nó có thể bắn sáu pháo ra phía sau và bốn pháo ra phía trước. Ở một góc 1° so với mạn tàu, nó có thể bắn sáu pháo ra phía trước hoặc phía sau, nhưng chớp lửa đầu nòng sẽ gây hư hại cho cấu trúc thượng tầng. Các khẩu pháo ban đầu có thể hạ tối đa đến góc −3° và nâng tối đa đến góc +13,5°, cho dù trong Thế Chiến I các tháp pháo được cải biến để có thể nâng cho đến góc +16°. Chúng bắn ra đạn pháo nặng với lưu tốc đầu đạn ; cho phép có tầm xa tối đa ở góc nâng +13,5° với đạn pháo xuyên thép (AP) 2chr. Ở góc nâng +16°, tầm xa tối đa được mở rộng lên sử dụng đạn pháo 4chr AP có kiểu dáng khí động tốt hơn nhưng hơi nặng hơn. Tốc độ bắn của các khẩu pháo này là một đến hai phát mỗi phút. Con tàu mang theo 80 quả đạn cho mỗi khẩu pháo. Dàn pháo hạng hai bao gồm 27 khẩu QF 12-pounder 18 cwt Mark I 50-calibre đặt trên cấu trúc thượng tầng và trên nóc các tháp pháo chính. Khẩu pháo có thể hạ tối đa đến góc −10° và nâng tối đa đến góc +20°. Chúng bắn ra đạn pháo nặng với lưu tốc đầu đạn ; cho phép có tầm xa tối đa . Tốc độ bắn là 15 phát mỗi phút. Con tàu mang theo 300 quả đạn pháo cho mỗi khẩu pháo. Kế hoạch ban đầu dự định tháo dỡ tám khẩu pháo này trên sàn trước và sàn sau, giữ chúng trên gối đệm trên sàn tàu vào ban ngày để tránh không bị hư hại bởi chớp lửa đầu nòng của dàn pháo chính. Tuy nhiên, các thử nghiệm tác xạ vào tháng 12 năm 1906 cho thấy công việc này khó khăn hơn mong đợi, và hai khẩu pháo bên mạn trái của sàn trước cùng pháo phía ngoài mạn phải trên sàn sau được chuyển đến nóc tháp pháo, mỗi tháp pháo hai khẩu. Các khẩu pháo còn lại trên sàn trước và khẩu pháo phía ngoài mạn trái trên sàn sau được tháo dỡ vào cuối năm 1907, làm giảm số lượng pháo kiểu này xuống còn 24 khẩu. Trong đợt tái trang bị vào tháng 4-tháng 5 năm 1915, hai khẩu trên nóc tháp pháo "A" được bố trí lại về vị trí ban đầu bên mạn phải sàn sau. Một năm sau, hai khẩu phía cuối cấu trúc thượng tầng được tháo dỡ, giảm số lượng pháo xuống còn 22 khẩu. Hai khẩu ở sàn sau được cải biến đặt trên một bệ Mark IV*C góc cao cho nhiệm vụ phòng không và hai khẩu ngang với tháp chỉ huy được tháo dỡ vào năm 1917. Một cặp pháo phòng không QF 6 pounder Hotchkiss trên bệ góc cao được bổ sung ở sàn sau vào năm 1915. Chúng có thể hạ tối đa đến góc 8° và nâng tối đa đến 60°. Các khẩu pháo này bắn ra đạn pháo nặng với lưu tốc đầu đạn và một tốc độ bắn 20 phát mỗi phút. Chúng có trần bắn tối đa , nhưng tầm bắn hiệu quả chỉ có . Chúng được thay thế bằng một cặp pháo QF 3-inch 20 cwt trên bệ góc cao Mark II vào năm 1916. Kiểu vũ khí này có thể hạ tối đa đến 10° và nâng tối đa đến góc 90°. Chúng bắn ra đạn pháo nặng với lưu tốc đầu đạn và một tốc độ bắn 12 đến 14 phát mỗi phút. Chúng có trần bắn hiệu quả . "Dreadnought" mang năm ống phóng ngư lôi trong ba ngăn, mỗi ngăn có hai ống bên mạn tàu, ngoại trừ ngăn phía đuôi chỉ có một ống. Phòng ngư lôi phía trước được bố trí trước hầm đạn tháp pháo "A", trong khi phòng ngư lôi phía sau được bố trí sau hầm đạn tháp pháo "Y". Ngăn ngư lôi phía đuôi tàu được chia sẻ với hộp số bẻ lái. Con tàu mang theo 23 ngư lôi Whitehead Mark III, không tính đến sáu ngư lôi được mang theo trên các tàu gác hơi nước của nó. Chỗ ở cho thủy thủ đoàn. Theo thông lệ Hải quân Hoàng gia, sĩ quan thường được bố trí phía đuôi tàu, nhưng "Dreadnought" đã đảo ngược cách sắp xếp này, để sĩ quan ở gần vị trí hoạt động hơn. Điều này lại gây khó chịu cho sĩ quan vì giờ đây họ ngủ gần các phòng động cơ phụ ồn ào, trong khi các turbine mới phía đuôi tàu lại êm hơn so với các tàu hơi nước trước đây. Kiểu bố trí này kéo dài cho đến tận lớp thiết giáp hạm "King George V" vào năm 1910. Chế tạo và chạy thử máy. Nhằm mục đích đáp ứng mục tiêu của Đô đốc Fisher chế tạo "Dreadnought" chỉ trong vòng một năm, vật tư đã được tích trữ sẵn và một phần lớn thành phần chế tạo sẵn đã thực hiện trước khi nó chính thức đặt lườn vào ngày 2 tháng 10 năm 1905. Ngoài ra, nó được chế tạo tại Xưởng tàu Portsmouth, vốn được xem là xưởng đóng tàu nhanh nhất thế giới. Được hạ thủy với một chai rượu vang Australia, "Dreadnought" được hạ thủy bởi Vua Edward VII vào ngày 10 tháng 2 năm 1906, chỉ sau bốn tháng trên ụ đóng tàu; điểm thú vị là chai rượu hạ thủy đã phải được đập nhiều lần vào mũi tàu trước khi vỡ. Nó tiến ra biển vào ngày 3 tháng 10 năm 1906 để chạy thử máy, chỉ một năm và một ngày kể từ khi bắt đầu chế tạo, cho dù nó chỉ được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoàng gia vào ngày 11 tháng 12 năm 1906, mười lăm tháng kể từ khi đặt lườn. Con tàu có chi phí chế tạo tổng cộng 1.783.883 Bảng Anh. Các ý kiến cho rằng việc chế tạo nó được đẩy nhanh nhờ việc sử dụng nòng pháo hoặc tháp pháo nguyên được thiết kế cho lớp thiết giáp hạm "Lord Nelson" dẫn trước là không có cơ sở, vì pháo và tháp pháo chỉ được đặt hàng vào tháng 7 năm 1905. Có thể rằng việc chế tạo pháo và tháp pháo dành cho "Dreadnought" được xếp ưu tiên cao hơn những con tàu trước đó. "Dreadnought" lên đường đi Địa Trung Hải cho các đợt chạy thử máy khác vào tháng 12 năm 1906, rồi đi đến Port of Spain, Trinidad vào tháng 1 năm 1907. Động cơ và vũ khí của nó được thử nghiệm kỹ lưỡng dưới sự giám sát của Đại tá Reginald Bacon, nguyên phụ tá hải quân của Fisher và là một thành viên của Ủy ban Thiết kế. Báo cáo của ông viết: "Không một thành viên nào của Ủy ban Thiết kế có thể hy vọng mọi cải tiến đưa ra lại đạt đến thành công như trong trường hợp này". Trong thời gian này nó đạt được tốc độ trung bình , chỉ bị chậm lại do một bánh lái bị hư hại, một sự thể hiện tốc độ chưa từng thấy. Chuyến đi chạy thử máy cũng bộc lộ ra nhiều vấn đề cần giải quyết trong các đợt tái trang bị tiếp theo, đáng kể nhất là phải thay động cơ bẻ lái, và bổ sung thiết bị làm mát để giảm nhiệt độ trong hầm đạn; vì thuốc phóng cordite bị giảm phẩm chất nhanh chóng ở nhiệt độ cao. Vấn đề nghiêm trọng nhất, không thể xử lý được trong suốt quảng đời hoạt động của nó, là việc bố trí cột buồm trước phía sau ống khói trước, khiến nóc quan sát hỏa lực bên trên bị đặt ngay trong luồng khí nóng thoát ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tác chiến của nó. Lịch sử hoạt động. Từ năm 1907 đến năm 1911, "Dreadnought" phục vụ như là soái hạm của Hạm đội Nhà Hải quân Hoàng gia. Vào năm 1910, nó thu hút sự chú ý của công luận khi là mục tiêu của một trò đùa vô hại, sau này mang biệt danh trò đùa Dreadnought (Dreadnought Hoax). Horace de Vere Cole, một sinh viên Đại học Cambridge, đã thuyết phục Hải quân Hoàng gia tổ chức một bữa tiệc dành cho Hoàng gia Abyssinia, để có một chuyến viếng thăm con tàu. Trong thực tế "Hoàng gia Abyssinia" chỉ là những người bạn của Cole cải trang thành người châu Phi, trong đó có nhà văn Virginia Woolf và nhóm Bloomsbury của cô. Cole đã chọn "Dreadnought" vì con tàu lúc này là một biểu tượng nổi bật và dễ thấy nhất cho sự hùng mạnh của Hải quân Hoàng gia. Nó được thay thế trong vai trò soái hạm của Hạm đội Nhà bởi chiếc vào tháng 3 năm 1911, và được phân về Đội 1 thuộc Hạm đội Nhà. Nó tham gia buổi Duyệt binh Hạm đội nhân lễ Đăng quang của vua George V vào tháng 6 năm 1911. "Dreadnought" trở thành soái hạm của Hải đội Chiến trận 4 vào tháng 12 năm 1912 sau khi nó được điều đi từ Hải đội Chiến trận 1, vốn là Đội 1 được đổi tên trước đó cùng năm. Từ tháng 9 đến tháng 12 năm 1913, nó tiến hành huấn luyện tại vùng biển Địa Trung Hải; và sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra vào năm 1914, nó là soái hạm của Hải đội Chiến trận 4 tại Bắc Hải, đặt căn cứ tại Scapa Flow. Nó được chiếc thay phiên trong vai trò soái hạm vào ngày 10 tháng 12. Điều khôi hài đối với một con tàu vốn được thiết kế để đối đầu với thiết giáp hạm đối phương, hoạt động tác chiến đáng kể duy nhất đối với nó là đã húc và đánh chìm chiếc tàu ngầm Đức "U-29" do Thiếu tá Hải quân Otto Weddigen chỉ huy vào ngày 18 tháng 3 năm 1915. "U-29" đã nổi lên mặt nước ngay phía trước mũi "Dreadnought" sau khi phóng một quả ngư lôi nhắm vào HMS "Neptune", và "Dreadnought" đã cắt chiếc tàu ngầm làm đôi sau một cuộc truy đuổi ngắn. Nó suýt bị va chạm với chiếc vốn cũng đang tìm cách húc chiếc tàu ngầm. "Dreadnought" vì vậy trở thành thiết giáp hạm duy nhất từng đánh chìm một tàu ngầm. Nó được tái trang bị từ ngày 18 tháng 4 đến ngày 22 tháng 6 năm 1916, nên đã lỡ mất trận Jutland vào ngày 31 tháng 5, cuộc hải chiến có ý nghĩa nhất trong chiến tranh. "Dreadnought" trở thành soái hạm của Hải đội Chiến trận 3 vào ngày 9 tháng 7, đặt căn cứ tại Sheerness trên sông Thames, trong thành phần một lực lượng gồm các thiết giáp hạm tiền-dreadnought, được dự định để đối phó với mối đe dọa bắn phá bờ biển của các tàu chiến-tuần dương Đức. Vào lúc này nó từng bắn pháo phòng không vào máy bay Đức ngang trên đầu để tấn công London. Nó quay trở lại Hạm đội Grand vào tháng 3 năm 1918, tiếp tục vai trò soái hạm của Hải đội Chiến trận 4, nhưng trải qua một đợt tái trang bị khác vào tháng 7. "Dreadnought" được đưa về lực lượng dự bị tại Rosyth vào tháng 2 năm 1919; được đưa vào danh sách loại bỏ vào 31 tháng 3 năm 1920, và được bán cho hãng T.W. Ward & Company vào ngày 9 tháng 5 năm 1921 để tháo dỡ với trị giá 44.000 Bảng Anh. Nó được tháo dỡ tại cơ sở mới của hãng Ward tại Inverkeithing, Scotland sau khi được kéo đến nơi vào ngày 2 tháng 1 năm 1923.
1
null
Le Petit Nicolas (tiếng Việt: Nhóc Nicholas) là một bộ phim của điện ảnh Pháp sản xuất năm 2009 đạo diễn bởi Laurent Tirard dựa trên loạt truyện dành cho thiếu nhi cùng tên của tác giả René Goscinny. Bộ phim được phát hành tại Pháp ngày 30 tháng 9 năm 2009. Nội dung. Bộ phim kể về cậu bé Nicolas nghịch ngợm cùng với các bạn của mình. Nhiều trò phá phách là không chủ ý nhưng cũng có vài trò là tụi nhỏ cố tình nghĩ ra. Mọi chuyện tệ hơn khi nhóc Nicolas nhà ta nghĩ rằng mẹ cậu đang có em bé, và nhờ tụi bạn phá phách của mình cậu nghĩ rằng chắc hẳn ba mẹ sẽ không còn yêu thương mình và sẽ chở mình vào rừng và bỏ ở đó như câu chuyện "Cậu bé Ngón tay cái" mà cậu học tại trường. Nhiều quyết định quyết liệt của cậu đã được đưa ra trong đó có việc: tặng hoa hồng cho mẹ, điều này làm cô bán hoa hồng phải nằm trong chậu xương rồng; trở nên ngoan hơn bằng cách dọn dẹp nhà cho mẹ, nhưng cậu và lũ bạn lại phá hoại tất cả; rồi cậu nghĩ tới việc bỏ nhà ra đi; cuối cùng là nghĩ ra trò bắt cóc. Sau tất cả mọi thứ được bày ra, cuối cùng cậu cũng hiểu việc này đồng nghĩa với việc cậu sẽ trở thành anh lớn. Với suy nghĩ đó, sẽ thật tuyệt khi cậu chơi dàn trận cùng em mình, hay chở em đi xe đạp, rồi đá banh, đủ thứ trò như tụi bạn. Nhưng đời không như là mơ khi cậu nghĩ rằng mình sẽ có một cậu em trai thì hóa ra lại là một cô em gái. Phần tiếp theo. Tháng 8 năm 2013, nhà sản xuất của bộ phim khẳng định rằng phần tiếp theo mang tên "Les Vacances Du Petit Nicolas (Kỳ nghỉ của nhóc Nicolas)" sẽ được phát hành vào ngày 9 tháng 7 năm 2014. Valerie Lemercier và Kad Merad sẽ tiếp tục đảm nhận vai bố và mẹ của Nicolas, nhưng vai Nicolas sẽ được thể hiện bởi bé "Matheo Boisselier".
1
null
Bufotoxin là chất độc có trong gan, trứng, da, mủ (dịch tiết màu trắng đục từ các tuyến dưới da và mang tai), mắt và hạch thần kinh (dọc hai sống lưng) của một số loài cóc. Chất này có thể gây chết người trong thời gian rất ngắn. Người ta ước tính lượng bufotoxin trong một con cóc có thể gây chết cho 4 - 5 người khỏe mạnh. Các loài cóc có bufotoxin:
1
null
Cóc xanh châu Âu, tên khoa học Bufo viridis, là một loài cóc sinh sống ở lục địa châu Âu, châu Á và Bắc Phi. Chúng sinh sống trong nhiều khu vực, bao gồm cả thảo nguyên, miền núi, bán sa mạc, và các khu vực đô thị. Chúng bao gồm ít nhất 12 dòng tiến hóa lớn, và có những biến thể màu sắc và kiểu đốm. Các đốm trên lưng của chúng thường có màu từ xanh lá cây sang màu nâu sẫm và đôi khi cũng xuất hiện. Hầu hết các con cóc có bụng màu trắng hoặc màu rất nhẹ. Chúng ăn nhiều loại côn trùng và động vật không xương sống, chủ yếu là dế, ấu trùng tenebrio molitor, bướm nhỏ, giun đất, bướm đêm, bọ cánh cứng và sâu bướm.
1
null
De Re Militari là tác phẩm quân sự của đế chế La Mã được viết vào cuối thế kỉ 4 SCN bởi Vegetius. Đầu đề cuốn sách này nghĩa là "Bàn về quân sự" hay "Những vấn đề về quân sự" tuy nhiên tên gốc của nó là "Những lá thư viết về quân sự". Tác phẩm là công trình nghiên cứu thực tiễn của Vegetius. Cuốn sách này là một trong những tinh hoa về nghệ thuật quân sự thời Cổ đại và đã ảnh hưởng đến quân sự châu Âu đến tận thời kì sử dụng hỏa khí. Hoàn cảnh ra đời. Còn có những tranh cãi xung quanh thời gian ra đời của tác phẩm vì tác phẩm này không đề cập đến ngày tháng cụ thể nào cũng như những thông tin cá nhân về cuộc đời Vegetius - tác giả cuốn sách. Một số người cho rằng cuốn sách được viết khoảng những năm 430 - 435 dưới triều đại hoàng đế Valentinianus III vì có hai bản chép tay của cuốn sách này được tìm thấy trong 2 gia đình vào năm 450, nhưng đa số cho rằng nó được viết cuối thế kỉ 4 và cuối cùng được gửi tới hoàng đế Theodosius I. Dù sao, nó cũng ra đời ở thời kì đế chế La Mã sắp sụp đổ. Nội dung. Cuốn sách gồm 5 tập nhưng chỉ có 4 quyển đầu được biết đến phổ biến,quyển thứ 5 viết riêng về hải quân..Cuốn sách vừa tập hợp những nghiên cứu của những học giả La Mã đi trước nhưng cũng là thành quả thu thập từ thực tế của Vegetius,như chính ông đã từng nói trong lời mở đầu bộ sách: Nội dung chủ yếu của 4 cuốn sách đầu tiên: Nguồn tham khảo của tác phẩm. Trong chương 7 của quyển I,tác giả liệt kê ra 4 nguồn tư liệu quân sự Cổ La Mã được sử dụng,bao gồm: Hiện nay,những tài liệu này đều đã không còn,trừ cuốn "Chiến lược tác chiến" của Frontinus.
1
null
Trần Khải Lâm có tên tiếng Anh là Grace Chan (sinh ngày 23 tháng 06 năm 1991 tại Hồng Kông thuộc Anh) là diễn viên truyền hình - diễn viên điện ảnh kiêm người dẫn chương trình nổi tiếng người Canada gốc Hồng Kông. Cô hiện đang là diễn viên độc quyền của hãng TVB. Trần Khải Lâm từng đạt danh hiệu "Hoa hậu Quốc tế Trung Quốc" vào năm 2014 và còn là "Hoa hậu Hồng Kông" vào năm 2013. Cô được kỳ vọng sẽ là người đại diện cho Hồng Kông tham dự cuộc thi Hoa hậu Thế giới năm 2014 được tổ chức ở Luân Đôn, Anh vào tháng 11 năm 2014. Trước những suy đoán dựa trên khuôn mặt có nét giống người lai của mình, Trần Khải Lâm khẳng định cô là người Trung Quốc và cha mẹ mình là người gốc Hán hoàn toàn. Tiểu sử. Trần Khải Lâm sinh ra tại Hồng Kông nhưng chuyển tới Vancouver, British Columbia lúc 5 tuổi. Trần Khải Lâm còn có một chị gái và một anh em song sinh. Cô tuyên bố mình là người theo đạo Kitô giáo từ năm lên 8. Cha của Trần Khải Lâm được cho là đã thu về hàng triệu đô la Hồng Kông sau khi bán một số bất động sản nhằm tránh các thiệt hại trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997. Grace tốt nghiệp ngành truyền thông và xuất bản tại Đại học Simon Fraser . Theo tin tức của truyền thông, Trần Khải Lâm xuất thân giàu có cùng căn biệt thự hiện nay thuộc sở hữu của bà nội tại Cửu Long Đường có trị giá tới hơn 10 triệu HKD. Tuy nhiên, Trần Khải Lâm phủ nhận tin đồn và tuyên bố gia đình chỉ thuộc tầng lớp trung lưu, còn cuộc sống của gia mình hiện giờ rất hạnh phúc, thoải mái. Hoa hậu Hồng Kông. Ngay từ bé, Trần Khải Lâm đã có mơ ước được tham gia thử sức tại cuộc thi Hoa hậu Hồng Kông. Ngay sau khi hoàn thành luận án đại học, cô ngay lập tức bay về Hồng Kông để tham dự cuộc thi và thậm chí không tới được buổi lễ trao bằng tốt nghiệp tại Vancouver. Hệ thống bình chọn tại cuộc thi năm đó có điểm khác so với các năm trước được ban tổ chức nêu ra gồm ý kiến bình chọn của mỗi khán giả tại Hồng Kông (mỗi người là một lượt) và 50% từ hội đồng giám khảo cho kết quả chung cuộc. Giành được sự yêu mến của khán giả ngay từ đầu, số báo danh 17 Trần Khải Lâm đã vượt qua 9 ứng viên còn lại và giành chiến thắng chung cuộc với số phiếu bầu chọn hơn 170,000 phiếu, khi á hậu 1 mang số báo danh 15, Thái Tư Bối chỉ có khoảng 60,000 phiếu. Ngoài ra, trong đêm chung kết, cô còn giành giải Hoa hậu Ảnh, Đại sứ Du lịch, Khán giả và giới truyền thông bình chọn, giải khán giả yêu thích nhất, giải nhất phần thi hùng biện. Trong những phần thi công khai bắt buộc, tất cả có 20 ứng viên tham gia cuộc thi năm 2013 tham gia các môn thể thao, Trần Khải Lâm đã dẫn đầu và giành vô địch trong cuộc thi chạy. Sau cùng khi vượt qua rất nhiều vòng thi, Trần Khải Lâm đã đăng quang ngôi vị Hoa hậu Hồng Kông năm 2013 vào ngày 1 tháng 9 năm 2013.
1
null
Cầu vượt biển Đình Vũ – Cát Hải (hay còn được gọi là Cầu vượt biển Tân Vũ - Lạch Huyện) là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam (cầu vượt biển dài thứ hai Đông Nam Á sau Cầu Sultan Haji Omar Ali Saifuddien tại Brunei). Cầu vượt biển có bề rộng 16 m với 4 làn xe (2 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ). Cầu được thiết kế chạy với tốc độ 80 km/h. Cầu dài 5,44 km thuộc dự án Đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện với tổng chiều dài 15,63 km. Cây cầu được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát lệnh khởi công vào ngày 15/2/2014 và khánh thành vào ngày 2/9/2017. Điểm đầu nối từ đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (tại nút Tân Vũ) thuộc phường Tràng Cát, quận Hải An; điểm cuối là cổng Cảng Lạch Huyện (cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng) thuộc huyện Cát Hải. Trong đó, phần cầu có chiều dài 5,44 km; phần đường dẫn dài 10,19 km. Cầu Đình Vũ – Cát Hải được thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép dự ứng lực. Cầu được thi công theo công nghệ đúc hẫng cân bằng với tổng khối lượng khoảng 80 tấn. Cầu được thi công bởi 2000 chuyên gia, kỹ sư và công nhân cùng với hơn 200 thiết bị máy móc và 20 xà lan nặng 1500 tấn. Dầm cầu vượt biển Đình Vũ – Cát Hải được thiết kế, thi công theo công nghệ lắp ghép từng nhịp với 1475 đốt dầm. Bên trong dầm cầu tạo thành một đường hầm kéo dài 4,5 km. Cầu gồm 88 nhịp (mỗi nhịp 60m) được thông với nhau tạo nên một đường hầm dài 4,5 km theo chiều dài của cầu. Đường hầm dầm cầu rộng 9m, cao hơn 2,5m. Mỗi nhịp dầm cầu được thi công lắp đặt gồm 12 bó cáp dự ứng lực. Cáp này có tác dụng chịu lực chính của cầu. Bên trong đường hầm sẽ được lắp hệ thống điện chiếu sáng để phục vụ công tác duy tu, bảo dưỡng dầm cầu. Đây chính là đường hầm dầm cầu dài nhất tại Việt Nam. Dự án đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện giúp giảm chi phí và thời gian đi lại, giảm tai nạn và rủi ro do vận chuyển bằng phà và xà lan; giảm tai nạn và tắc nghẽn giao thông hàng hải tại kênh Nam Triệu; kích thích phát triển công nghiệp ở ven biển Hải Phòng và thúc đẩy hoạt động du lịch tại Quần đảo Cát Bà... Đây là công trình cầu đường vượt biển dài nhất Việt Nam hiện nay, có công nghệ phức tạp, kỹ thuật cao, là dự án đầu tiên được đầu tư theo hình thức PPP (Hợp tác công-tư) giữa Việt Nam-Nhật Bản. Dự án đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện do liên doanh các nhà thầu Sumitomo Mitsui Construction Co. Ltd cùng Tập đoàn Cienco4 và Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn thi công. Tổng mức đầu tư dự án đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện là 11.849 tỷ đồng từ vốn vay ODA Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
1
null
SS Andrea Doria là một con tàu của Ý (Società di navigazione Italia) có cảng nhà ở Genoa, Ý, được biết đến với vụ chìm tàu ​​vào năm 1956, trong đó có 1.706 hành khách và thủy thủ đoàn, 1.660 người đã được cứu, trong khi 46 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng. Được đặt theo tên của đô đốc Genova thế kỷ 16 Andrea Doria, con tàu có tổng trọng tải đăng ký là 29.100 và sức chứa khoảng 1.200 hành khách và 500 thủy thủ đoàn. Trong số tất cả các con tàu của Ý vào thời điểm đó, Andrea Doria là con tàu lớn nhất, nhanh nhất và được cho là an toàn nhất. Hạ thủy vào ngày 16 tháng 6 năm 1951, con tàu bắt đầu chuyến hành trình đầu tiên vào ngày 14 tháng 1 năm 1953. Diễn biến. Vào ngày 25 tháng 7 năm 1956, trong khi Andrea Doria đang tiến đến bờ biển Nantucket, Massachusetts, Hoa Kỳ, hướng đến Thành phố New York, hướng đông Stockholm của Tuyến Thụy Điển Mỹ đã va chạm với cô ấy. Bị va vào mạn phải tàu, Andrea Doria nặng hàng đầu ngay lập tức bắt đầu nghiêng hẳn sang mạn phải, khiến một nửa số xuồng cứu sinh của cô không thể sử dụng được. Do đó, việc thiếu xuồng cứu sinh có thể dẫn đến thiệt hại đáng kể về nhân mạng, nhưng con tàu vẫn nổi hơn 11 giờ sau vụ va chạm. Hành vi bình tĩnh, phù hợp của thủy thủ đoàn, cùng với những cải tiến trong thông tin liên lạc và phản ứng nhanh chóng của các tàu khác, đã ngăn chặn được thảm họa có quy mô tương tự thảm họa Titanic năm 1912. Trong khi 1.660 hành khách và thủy thủ đoàn được cứu và sống sót, 46 người trên tàu con tàu chết do hậu quả trực tiếp của vụ va chạm. Chiếc tàu sang trọng được sơ tán bị lật úp và chìm vào sáng hôm sau. Vụ tai nạn này vẫn là thảm họa hàng hải tồi tệ nhất xảy ra ở vùng biển Hoa Kỳ kể từ vụ lật úp tàu Eastland ở Chicago vào năm 1915. Vụ việc và hậu quả của nó đã được các phương tiện truyền thông đưa tin rầm rộ. Trong khi các nỗ lực giải cứu đều thành công, nguyên nhân của vụ va chạm với Stockholm và sự mất tích của Andrea Doria đã thu hút nhiều sự quan tâm của giới truyền thông và nhiều vụ kiện. Phần lớn là do một thỏa thuận giải quyết ngoài tòa án giữa hai công ty vận chuyển trong các phiên điều trần ngay sau thảm họa, không có nguyên nhân nào được xác định chính thức được công bố.
1
null
Vương Kỵ (tiếng Trung Quốc:王騎), là nhân vật trong tác phẩm manga "Kingdom" của tác giả Hara Yasuhisa, lấy ý tưởng từ ghi chép về nhân vật Vương Ỷ trong Sử ký Tư Mã Thiên. Trong manga, Vương Kỵ là thành viên của gia tộc họ Vương, một trong số các đại tướng quân Tần Quốc. Ông là một trong sáu đại tướng quân được gọi là "Lục Đại tướng Quân" của Tần Quốc.Cùng với thanh đại đao của mình, ông đã tung hoành trên rất nhiều các trận chiến. Trên chiến trường, tên ông là nỗi ám ảnh kinh hoàng cho tướng lãnh mỗi khi nhắc đến. Tuy nhiên, sau khi Tần Chiêu Tương Vương băng hà, ông đã thoái lui và từ chối mọi việc liên quan đến triều chính của Tần Quốc. Vương Kỵ vào phục vụ quân ngũ từ năm 13 tuổi.Trong suốt thời gian ông được đào tạo cho sự nghiệp quân ngũ của mình ở hậu phương, Liêu, một cô gái lớn lên dưới thân phận là một nô lệ cũng đã tham gia vào các khóa đào tạo quân ngũ của ông. Một lần cô ấy hỏi Vương Kỵ, ông khẳng định mình sẽ trở thành một đại tướng quân và đánh chiếm được nhiều thành trì trong tương lai. Liêu rất thích thú và cô cũng muốn trở thành một đại tướng quân giống như vậy. Chính vì thế cô nói rằng cô sẽ trở thành một đại tướng quân và sau khi chiếm được 100 thành trì sẽ lấy Vương Kỵ thành phu quân. Trên con đường trở thành tướng quân của mình, Vương Kỵ đã nhận Liêu phục vụ dưới trướng của mình, khi mà cô vẫn còn là một thiếu nữ. Trong suốt thời gian này, họ cũng Xương Văn Quân cùng nhau chinh phục mọi chiến trường cho tới khi xảy ra trận chiến Thành Mã Ương. " Nếu như có thể sải cánh bay, Ông ấy sẽ xuất hiện tại bất kỳ nơi đâu, và muôn nơi đều hứng chịu sự tàn khốc đó. Vương Kỵ được biết đến với cái tên Quái điểu của Tần quốc " Theo lời: Ngụy Gia (Triệu Quốc) Câu chuyện. Trong trận chiến tại Nam An, Vương Kỵ đã được đề bạt làm tướng quân, sau đó lại được thăng lên làm đại tướng quân (Tổng tư lệnh) sau khi tướng quân Kỷ Lục hi sinh trên chiến trường. Khi Vương Kỵ thông báo cho Xương Văn Quân về việc mình được đề bạt, ông cũng nói rõ quan điểm của mình về chốn thâm cung tàn độc, và cũng nói về sự việc một cung nữ đã có thai với Chiêu Vương. Người cung nữ này đã giao đứa con mình cho một tên lái buôn lén đem ra ngoài hoàng cung. Sau này đứa bé có tên là Liêu, điều này đã làm Xương Văn Quân hết sức bất ngờ. Vương Kỵ tiếp tục nói rằng đứa trẻ sau này đã được nuôi nấng dưới sự bảo hộ của Vương Kỵ, vì ông ngoại của Liêu đã từng là một thân cận của cha Vương Kỵ. Để tránh sự nghi ngờ, Liêu buộc phải trở thành một gia nô trong phủ. Xương Văn Quân lo lắng rằng liệu Tiên Đế hay chính Liêu bây giờ biết về chuyện này nhưng Vương Kỵ đã phủ định điều này. Sau này, Vương Kỵ đã thành công trong việc bình định chốn Nam An. Sau chiến công này, Đích thân Tần Chiêu Tương Vương đã ra đón ông nhân ngày khải hoàn. Chiêu Vương yêu cầu Liêu, một người đã đóng góp công lớn vào chiến thắng của quân đội Tần, ra gặp mặt. Khi Chiêu Vương nhận ra Liêu chính là con gái của mình, ngay lập tức người đã ban thưởng rất hậu cho cô và những binh sĩ còn lại, sau đó ngài trở về cung sau khi yêu cầu" Vương Kỵ nói chuyện này sau Trong khi Liêu không ngừng nỗ lực trên con đường trở thành một Đại tướng quân và chinh phục đủ một trăm thành, Vương Kỵ luôn chú ý để mắt tới tiến độ thành quả của cô. Khi Liêu đóng quân bên ngoài thành Mã Dương, Vương Kỵ đã tới thăm cô Vương Kỵ đã trả lời câu hỏi của Liêu vì sao ông tới đây, ông nói rằng trận chiến tiếp theo sẽ là sự liên thủ với việc ông là Phó Soái và Liêu giữ vai trò Đại Soái. Trong khi quay lưng bước ra khỏi lều, ông đã đề cập đến rằng chỉ còn một thành ông sẽ thực hiện lời hứa để Liêu làm thê tử. Qua đời. Khi Triệu Quốc xâm lược nước Tần, Vương Kỵ được sắc phong làm Đại Nguyên Soái thống lĩnh toàn quân Tần chống lại quân xâm lược, thay vì Mông Vũ từ thừa tướng Lã. Điều mà không ai hay biết đó là Vương Kỵ chỉ nhậm chức vì ông muốn đối đầu với Bàng Noãn, thống lãnh của quân Triệu, và đây là trận đánh cuối cùng trong cuộc đời chinh chiến của ông. Trong văn hóa. Truyện tranh. Kingdom (2006) Truyện tranh Nhật miêu tả về các trận đánh trong lịch sử của ông, nó có tính năng như là một câu chuyện bán giả tưởng cuộc đời của Vương Kỵ từ thời thơ ấu cho đến khi chết. Phim. Bản hùng ca thời Tần (1996) Truyền hình. "Tần Thủy Hoàng" (1986) - một bộ phim truyền hình 63 tập ghi lại những sự kiện từ khi sinh ra cho đến khi qua đời của Tần Thủy Hoàng. Nó được sản xuất bởi ATV của Hồng Kông. Ca từ của bài hát chủ đề mở tóm tắt câu chuyện như sau: "Mặt đất sẽ nằm ngay dưới chân ta; không ai sẽ ngang hàng với ta cả Tần Thủy Hoàng (2002) - một phim truyền hình do Trung Quốc đại lục sản xuất
1
null
Lư Phương (chữ Hán: 卢芳, ? - ?), tự Quân Kỳ, người huyện Tam Thủy, quận An Định, Lương Châu , thủ lĩnh quân phiệt đầu đời Đông Hán, tự nhận là Lưu Văn Bá, chắt của Hán Vũ đế. Cuộc đời và sự nghiệp. Phương sống ở Tả Cốc thuộc huyện Tam Thủy. Đời Tân, lòng người vẫn nhớ nhà Hán, ông bèn tự xưng là Lưu Văn Bá, chắt của Vũ đế. Phương tuyên truyền khắp quận An Định rằng chị của bà cụ nội của thủ lĩnh Hung Nô là Cốc Lễ Hồn Tà vương làm hoàng hậu của Vũ đế, sinh ba con trai. Bị Giang Sung mưu hại, thái tử bị giết, hoàng hậu bị tội chết; con thứ là Thứ Khanh lánh đi Trường Lăng, con nhỏ là Hồi Khanh trốn đến Tả Cốc. Hoắc Quang lập Thứ Khanh, đón Hồi Khanh. Hồi Khanh không về, ở lại Tả Cốc, sinh ra Tôn Khanh, Tôn Khanh sinh ra Văn Bá. Cuối đời Tân, ông liên kết với người Khương, Hung Nô khởi binh. Canh Thủy đế dời đô đến Trường An, lấy Phương làm Kỵ đô úy, sai trấn giữ An Định về phía tây. Sau khi Canh Thủy đế thất bại (25), hào kiệt Tam Thủy đề cử Phương làm Thượng tướng quân, Tây Bình vương, sai sứ hòa hảo với Tây Khương, Hung Nô. Sứ giả Hung Nô là Cú Lâm vương đưa mấy ngàn kỵ binh đến đón, đưa ông cùng anh trai Cầm, em trai Trình cùng vào Hung Nô. Người Hung Nô lập Phương làm Hán đế; lấy Trình làm Trung lang tướng, đưa kỵ binh trở về An Định. Từ trước, người quận Ngũ Nguyên là Lý Hưng, Tùy Dục, người quận Sóc Phương là Điền Táp, người quận Đại là Thạch Vị, Mẫn Kham đều khởi binh, tự xưng tướng quân. Năm Kiến Vũ thứ 4 (28), sứ giả Hung Nô là Vô Lâu Thư Cừ vương đến biên giới Ngũ Nguyên, cùng bọn Lý Hưng hòa hảo, đề nghị Hưng, Dục đón Phương về đất Hán làm đế. Tháng 12 ÂL năm thứ 5 (29), Lý Hưng, Mẫn Kham đưa quân đến đón ông, định đô ở huyện Cửu Nguyên. Phương chiếm lấy 5 quận Ngũ Nguyên, Sóc Phương, Vân Trung, Định Tương, Nhạn Môn, đặt các chức thú, lệnh; liên kết với quân Hung Nô, xâm nhiễu biên giới phía bắc. Năm thứ 6 (30), Phương sai tướng quân Giả Lãm đem kỵ binh Hung Nô đánh giết Đại quận thái thú Lưu Hưng. Mùa đông năm sau (31), ông tìm cớ giết chết anh em Ngũ Nguyên thái thú Lý Hưng, nên Sóc Phương thái thú Điền Táp, Vân Trung thái thú Kiều Hỗ sợ hãi, phản Phương, dâng quận đầu hàng Hán Quang Vũ đế. Tháng 6, ông bị tướng Hán là bọn Đại tư mã Ngô Hán, Phiếu kị đại tướng quân Đỗ Mậu tấn công, đẩy lui được. Năm thứ 12 (36), Phương cùng Giả Lãm đánh Vân Trung, lâu ngày không hạ được, Tùy Dục lưu thủ Cửu Nguyên, muốn ép ông hàng Hán. Tháng 2 ÂL năm sau (37), Phương biết trong ngoài ly tán, bèn bỏ lại xe cộ quân nhu, cùng hơn 10 kỵ binh chạy sang Hung Nô; Tùy Dục đưa tất cả bộ hạ của ông hàng Hán. Năm thứ 16 (40), Phương trở lại chiếm cứ Cao Liễu, đến tháng 10 ÂL bèn cùng anh Mẫn Kham là Lâm sai sứ xin hàng. Tháng 12 ÂL, Quang Vũ đế lập ông làm Đại vương, Kham làm Đại tướng (tướng quốc nước Đại), Lâm làm Đại thái phó (thái phó nước Đại), ban 2 vạn xúc lụa dày, nhân đó sai Phương làm trung gian hòa hảo với Hung Nô. Ông dâng sớ tạ ơn, xin vào triều. Có chiếu báo Phương vào tháng 1 năm sau được vào triều. Mùa đông năm ấy, ông lên đường, nam hạ đến Xương Bình, thì nhận được chiếu chỉ đợi đến năm sau nữa mới vào triều. Sau khi trở về, Phương nghĩ ngợi mà lo sợ, đến tháng 5 năm thứ 18 (42) thì phản Hán; đánh nhau với bọn Mẫn Kham, Mẫn Lâm nhiều tháng, người Hung Nô đưa mấy trăm kỵ binh đón ông và vợ con chạy ra khỏi biên tái. Ông ở đất Hung Nô hơn 10 năm thì bệnh mất.
1
null
Hôn nhân cùng giới được hợp pháp tại Uruguay ngày 5 tháng 8 năm 2013. Uruguay là một trong 15 quốc gia hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới. Vào ngày 20 tháng 1 năm 2008, Uruguay đã trở thành quốc gia Mỹ Latinh đầu tiên có luật kết hợp dân sự quốc gia. Kết hợp dân sự. Ngày 10 tháng 4 năm 2013, lập pháp Uruguay bỏ phiếu hợp thức hóa hôn nhân đồng tính, trở thành quốc gia thứ ba ở Châu Mỹ cho phép điều này, sau Canada và Argentina. Dân chúng ủng hộ luật này ngồi đầy tòa nhà lập pháp hò reo vui mừng khi kết quả được công bố. Luật được các thành viên Quốc hội thông qua với tỉ số phiếu 71/92. Luật cho phép mọi cặp lấy nhau tự quyết định chọn họ của một trong hai người cho con cái. Họ có quyền nuôi con nuôi, hay có con bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Đồng thời, các nhà lập pháp cũng tăng tuổi lập gia đình hợp pháp từ 12 cho con gái và 14 cho con trai lên 16 cho cả hai phái. Giáo hội Công giáo Uruguay yêu cầu các nhà lập pháp hãy bỏ phiếu theo lương tri và phê phán "hôn nhân bình đẳng" chẳng qua chỉ là một tiền đề ngụy tạo, chỉ làm cho cuộc hôn phối mất đi sự bền vững.
1
null
Myomorpha là một phân bộ gồm 1.137 loài gặm nhấm giống chuột, chúng chiếm gần 1/4 tất cả các động vật có vú. Liên bộ này gồm chuột nhắt, chuột cống, chuột nhảy hamster, lemming và chuột đồng. Chúng được phân nhóm dựa theo cấu trúc của hàm và răng. Myomorpha được tìm thấy trên khắp toàn cầu (một phần ở Antarctica) trong tất cả sinh cản trên đất liền. Phân loại. Hầu hết các loài myomorpha được xếp vào liên họ Muroidea: Về mặc lịch sử phân loại, định nghĩa liên họ Myomorpha bao gồm một hoặc hai:
1
null
Joel Thomas Zimmerman (sinh ngày 5 tháng 1 năm 1981), được biết đến với cái tên deadmau5 (phát âm là "dead mouse"), là nhà sản xuất nhạc điện tử và đồng thời cũng là một DJ đến từ Toronto, Ontario. Phong cách của Zimmerman rất đa dạng nhưng chủ yếu là các dòng nhạc house. Ngày nay deadmau5 là một trong những DJ được trả cát-xê cao nhất trong giới nghệ sĩ. Anh cũng được đề cử tổng cộng 6 giải Grammy trong sự nghiệp của mình. Một trong những sở thích của anh là nuôi mèo. Meowingtons là chú mèo anh đang nuôi. Âm nhạc của Deadmau5 rất đa dạng, anh được người hâm mộ gọi anh là phù thủy âm nhạc. Deadmau5 đang cố gắng và tiếp tục cho ra những sản phẩm âm nhạc chất lượng để phục vụ khán giả. Ngoài ra, anh được biết đến nhờ những màn chơi khăm hài hước với các DJ nổi tiếng khác.Như Martin Garrix, Nicky Romeo...
1
null
Euarchontoglires (đồng nghĩa Supraprimates) là một nhánh (liên bộ) động vật có vú, các thành viên còn sinh tồn trong nhánh này được chia thành 5 nhóm: Rodentia (gặm nhấm), Lagomorpha (thỏ), Scandentia (đồi, nhen), Dermoptera (chồn bay) và Primates (linh trưởng, bao gồm cả con người). Quan hệ tiến hóa. Nhánh Euarchontoglires dựa trên các phân tích trình tự DNA và sự có mặt/thiếu vắng retrotransposon, kết hợp nhánh Glires bao gồm Rodentia và Lagomorpha, với nhánh Euarchonta bao gồm Scandentia, Primates và Dermoptera. Vì thế, có rất ít đặc trưng giải phẫu để hỗ trợ cho Euarchontoglires, nhưng cũng không có chứng cứ mạnh từ giải phẫu để hỗ trợ cho các giả thuyết khác. Euarchontoglires hiện nay được công nhận như là một trong bốn nhóm chính trong phạm vi Eutheria (chứa các loài động vật có nhau thai). Bốn nhánh chính này thường được thảo luận mà không gán cho chúng các cấp bậc theo kiểu phân loại Linnaeus, nhưng đôi khi vẫn được gán ở cấp cohort hay đại bộ (magnorder) hoặc liên bộ (superorder). Mối quan hệ giữa bốn nhánh này (Euarchontoglires, Xenarthra, Laurasiatheria, Afrotheria) và việc nhận dạng nguồn gốc của động vật có nhau thai vẫn còn gây tranh cãi. Euarchontoglires có lẽ đã tách ra khỏi nhóm chị em là Laurasiatheria vào khoảng 85-95 triệu năm trước, trong kỷ Creta, phát triển trong nhóm đảo Laurasia mà sau này là châu Âu. Giả thuyết này được chứng cứ phân tử hỗ trợ; ngoài ra thì các hóa thạch sớm nhất đã biết có từ đầu thế Paleocen. Nhánh chứa Euarchontoglires và Laurasiatheria được coi là Boreoeutheria. Cả Euarchontoglires và thú có túi hai răng cửa đều có ruột thừa, nhưng điều này có lẽ chỉ là do tiến hóa hội tụ Phân loại. Một nghiên cứu dựa trên phân tích DNA gợi ý rằng Scandentia và Primates là các nhánh chị-em, nhưng không xem xét vị trí của Dermoptera. Mặc dù người ta biết rằng Scandentia là một trong những nhánh cơ sở nhất của Euarchontoglire, nhưng vị trí phát sinh chủng loài của nó cho đến năm 2018 vẫn chưa được dung giải, và nó có thể là chị-em của Glires, Primatomorpha, Dermoptera hay thậm chí của toàn bộ các nhánh còn lại của Euarchontoglires. Một số nghiên cứu gần đây đặt Scandentia làm nhóm chị em với Glires, làm mất tính đơn ngành của Euarchonta. Mối quan hệ giả thiết của Euarchontoglires như sau:
1
null
Bộ Nhiều răng (tên khoa học: Scandentia) là một bộ nhỏ gồm các loài động vật có vú sống trong các khu rừng nhiệt đới của Đông Nam Á. Bộ này gồm các họ Tupaiidae (đồi, nhen) và Ptilocercidae. Có 20 loài được xếp vào 5 chi. Scandentia có tỉ số não/cơ thể lớn hơn bất kỳ loài động vật có vú nào khác, kể cả con người,
1
null
Tăng Quốc Thuyên (1824 – 1890) là một vị tướng, quan lại của nhà Thanh trong thời kỳ vua Hàm Phong và Đồng Trị. Ông là em trai của Trung đường Tăng Quốc Phiên chủ tướng Tương quân nổi tiếng trong thời kỳ chống quân Thái Bình Thiên Quốc nổi dậy. Chính ông đã chỉ huy Tương quân thủy chiến bắn pháo công phá thành Thiên kinh của Thái Bình Thiên Quốc mang lại chiến thắng cuối cùng cho quân Thanh. Năm 1864 ông giữ chức vụ Tuần phủ Hồ bắc, sau đó trấn áp Niệm quân. Năm 1867, khi cuộc nổi loạn Niệm quân đang diễn ra, Tăng và Lý Hồng Chương đã áp dụng các cách tiếp cận khác nhau để tấn công phiến quân. Tăng ra lệnh cho Bào Siêu tấn công phiến quân. Tướng Lưu Minh Truyền bị đánh bại nhưng được Bào Siêu cứu. Lưu sau đó đã đổ lỗi cho thất bại cho Bào và Lưu Thường Tảo, dẫn đến việc hai người sau bị trừng phạt. Tăng cũng bị buộc phải nghỉ hưu, bề ngoài với lý do bị bệnh, nhưng thực sự là hình phạt cho sự thất bại. Sang thời vua Quang Tự, Tăng được trọng dụng, năm 1875 Tăng trở lại chính trường và liên tiếp giữ chức vụ Tổng đốc tỉnh Thiểm Tây và tỉnh Sơn Tây, và Tổng đốc Lưỡng Quảng. Năm 1884, ông được bổ nhiệm làm Tổng đốc Lưỡng Giang kiêm Nam dương đại thần. Ông qua đời vào năm 1890 và được đặt tên thụy "Trung Hương". Các hoạt động văn hóa. Trong triều đại của Hoàng đế Đồng Trị, Tăng, Quách Tung Đào và những người khác đã biên soạn cuốn sách Hồ Nam thông chí. Năm 1863, ông đã tài trợ 5.000 lượng bạc cho việc xuất bản một cuốn sách, Thuyền sơn Lạc thư của nhà tư tưởng Vương Phu Chi. Ông cũng đã cung cấp 300 lượng bạc cho Lí Thiện Lân để in một cuốn sách về toán học được viết bởi Li. Năm 1882, khi biết rằng Bành Ngọc Lâm muốn thành lập Học viện Thuyền sơn ở Hành dương, ông đã tặng bản sao Thuyền sơn lạc thư của mình và cung cấp kinh phí để giúp Bành bắt đầu đi học.
1
null
Kotaku là một blog chuyên về video game đồng thời là một phần của mạng lưới các trang web "Gawker" của Gawker Media. Lịch sử. Kotaku ra mắt lần đầu tiên tháng 10 năm 2004, và từ đó trang mạng này đã cho ra đời một số chuyên trang quốc gia cho Úc, Nhật Bản và Brazil. Hiện nay Kotaku được dẫn dắt bởi Stephen Totilo, sau khi Brian Crecente và Joel Johnson rời đi năm 2012. Trang mạng này đã nằm trong danh sách "Blog 100" của CNET và đứng thứ 50 trong danh sách "Top 100 Classic Web Sites" của "PC Magazine".
1
null
Bành Sủng (chữ Hán: 彭宠, ? – 29), tên tự là Bá Thông, người huyện Uyển, quận Nam Dương, Kinh Châu là thủ lĩnh quân phiệt đầu đời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông từng phục vụ nhà Tân, sau đó khởi binh rồi lần lượt quy thuận các chính quyền của Canh Thủy đế, Quang Vũ đế, cuối cùng tự lập làm Yên vương, trở thành một trong các thủ lĩnh quân phiệt. Quy thuận Canh Thủy. Cha Bành Sủng là Bành Hoành, thời Hán Ai đế làm đến thái thú Ngư Dương, dung mạo hùng vĩ, ăn uống rất khỏe, có oai ở vùng biên; vì không ăn cánh với Vương Mãng nên bị giết. Bành Sủng thiếu thời làm quận lại, trong những năm Địa Hoàng (20 – 23) làm Đại tư không sĩ. Tháng 4 (ÂL) năm 22, theo Vương Ấp đông hạ trấn áp nghĩa quân Lục Lâm. Sủng đến Lạc Dương, nghe tin em trai của mình gia nhập nghĩa quân, sợ tội, lập tức cùng người đồng hương là Ngô Hán trốn đi Ngư Dương, vốn là nhiệm sở cũ của cha. Tháng 9 (ÂL) năm 23, Canh Thủy lên ngôi, sai yết giả Hàn Hồng cầm cờ tiết kêu gọi các châu phía bắc, được phép đặt các quan chức lương bổng dưới 2000 thặng. Hồng vốn là người quận Nam Dương, đến đất Kế gặp Sủng, Hán, nhận đồng hương thì rất mừng, lập tức bái ông làm Thiên tướng quân, hành Ngư Dương thái thú sự, Hán làm An Nhạc lệnh. Quy thuận Lưu Tú. Tháng 10 (ÂL), Lưu Tú nhận lệnh đi phủ dụ Hà Bắc, đến đất Kế, gởi thư chiêu hàng, Sủng bày bò, rượu để đợi gặp mặt. Gặp lúc Vương Lang khởi binh, truyền hịch Yên, Triệu, kêu gọi nhân dân Ngư Dương, Thượng Cốc, người phương bắc đi theo ông ta rất nhiều, nhưng Ngô Hán thuyết phục ông đi theo Lưu Tú. Bấy giờ Thượng Cốc thái thú Cảnh Huống cũng sai Công tào Khấu Tuân đến gặp Sủng, đề nghị liên kết hưởng ứng Lưu Tú. Ông bèn phát 3000 bộ kỵ, lấy Ngô Hán làm hành Trưởng sử, cùng Đô úy Nghiêm Tuyên, Hộ quân Cái Diên, Hồ Nô lệnh Vương Lương, hợp với quân Thượng Cốc nam hạ, đuổi kịp Lưu Tú ở Quảng A. Lưu Tú thừa chế phong Sủng làm Kiến Trung hầu, ban hiệu Đại tướng quân. Khi quân Hán vây Hàm Đan (24), ông vận chuyển lương thực, trước sau không dứt. Tháng 5 (Âl) năm 25, Lưu Tú đuổi đánh nghĩa quân Đồng Mã, gặp Sủng ở đất Kế. Ông tự phụ công lớn, cho rằng Lưu Tú đối đãi với mình chưa tương xứng, có ý bất mãn. Lưu Tú biết, hỏi U Châu mục Chu Phù. Phù cho rằng Sủng muốn được đối đãi như các bậc đại hiền thời xưa, nhưng không được nên thất vọng, Lưu Tú bỏ qua việc này. Khi Lưu Tú lên ngôi (cùng năm 25), là Quang Vũ đế, bộ hạ cũ của ông là Ngô Hán, Vương Lương đều làm đến tam công, mà Sủng thì không được gia chức gì cả, càng ấm ức không vui, than rằng: "Công của ta đáng được làm vương, ấy thế mà, bệ hạ quên ta rồi chăng?" Phản Hán tự lập. Khi ấy các nơi phía bắc tan hoang vì chiến loạn, chỉ có Ngư Dương tương đối toàn vẹn, lại giữ được các cơ quan quản lý muối và sắt, Sủng đem đổi lấy lương thực, tích trữ tiền tài, ngày càng giàu mạnh, khiến Châu mục Chu Phù đố kỵ, nhiều lần gièm pha. Mùa xuân năm 26, Quang Vũ đế tin lời Chu Phù, hạ chiếu bắt Bành Sùng vào triều. Sủng sợ Phù hãm hại, dâng sớ xin cùng đi với Phù để đối chất, lại gửi thư cho Ngô Hán, Cái Diên, hết lời kể tội Phù, cố nài bắt ông ta cùng đi. Quang Vũ đế không đồng ý, Sủng càng ngờ vực. Mà vợ Sủng tính cứng rắn, không chịu uất ức, nên khuyên ông đừng đi. Sủng cùng thân tín bàn bạc, mọi người đều oán Phù, cũng khuyên như vậy. Hán Quang Vũ đế sai con của em họ của Bành Sủng là Tử Hậu Lan Khanh đến dụ. Sủng bèn giữ Tử Hậu Lan Khanh lại, rồi phát binh làm phản, tự làm tướng đưa 2 vạn quân tấn công Phù ở đất Kế, chia quân đánh các quận Quảng Dương, Thượng Cốc, Hữu Bắc Bình. Sủng sai sứ mời gọi Cảnh Huống, nhưng Huống bắt chém sứ giả. Mùa thu, Hán Quang Vũ đế sai Du kích tướng quân Đặng Long cứu đất Kế. Long đóng quân ở phía nam đất Lộ, Phù đóng quân ở Ung Nô, hai nơi cách nhau hàng trăm dặm. Sủng dốc quân xuôi Hoàng Hà đánh Long, phái riêng 3000 kỵ binh tập kích phía sau, đại phá quân Hán. Phù ở xa, không thể cứu, đành quay về Kế. Mùa xuân năm sau (27), Bành Sng chiếm được mấy huyện thuộc Hữu Bắc Bình, Thượng Cốc, sai sứ đem mỹ nữ, lụa là đút lót Hung Nô, lại liên kết với Trương Bộ cùng các lộ nghĩa quân tại Phú Bình, Hoạch Tác, trao đổi con tin với nhau. Sau đó, Sủng chiếm được Kế, tự lập làm Yên vương. Cái chết. Vợ của Sủng mơ thấy ác mộng, lại gặp nhiều chuyện lạ, thầy bói đoán rằng sẽ có nội loạn. Ông nghi ngờ cháu trai Tử Hậu Lan Khanh, bèn sai Tử Hậu Lan Khanh đưa quân ra ngoài, bên cạnh cũng không giữ bất cứ người thân tín nào. Mùa xuân năm 29, bọn gia Tử Mật gồm 3 người nhân dịp Sủng trai giới, đang nằm ngủ một mình, cho bắt trói, giả truyền mệnh của ông phân tán các nô tỳ đi chỗ khác, rồi lừa bắt cả vợ của Sủng. Sau khi lấy được một số tài sản, bọn Tử Mật ép Sủng viết giấy thông hành, xong, chém đầu cả hai vợ chồng, gói lại, ra khỏi thành chạy thẳng đến kinh đô. Hán Quang Vũ Đế phong cho bọn chúng làm Bất Nghĩa hầu. Thủ hạ của Sủng là thượng thư Hàn Lập cùng lập con của Sủng là Bành Ngọ làm vương, lấy Tử Hậu Lan Khanh làm tướng quân. Vài ngày sau, quốc sư Hàn Lợi phát động binh biến, giết cả họ của Sủng, đem đầu Ngọ đến chỗ Chinh lỗ tướng quân Sái Tuân xin hàng.
1
null
là manga hài lãng mạn được viết và minh họa bởi Komi Naoshi. "Nisekoi" lần đầu tiên được xuất bản dưới dạng one-shot manga ở cuốn tạp chí "Jump NEXT!" của nhà xuất bản Shueisha trước khi được đăng lên "Weekly Shōnen Jump". Ngày 26 tháng 11 năm 2012, "Nisekoi" đã được dịch sang tiếng Anh và xuất bản trên tạp chí điện tử của "Viz Media", "Weekly Shonen Jump". Trong tháng 1 năm 2014 series này đã được biên soạn thành 10 tập tankōbon tại Nhật Bản, trong khi đó bản tiếng Anh đang được xuất bản và in ra bởi Viz Media. Không chỉ vậy, một cuốn tiểu thuyết dựa trên nguồn cảm hứng từ manga đã được ra mắt với tiêu đề Nisekoi: Urabana, do Tanaka Hajime viết và được Nhà xuất bản Shueisha phát hành. Tiểu thuyết đã có 2 tập được xuất bản, vào ngày 4 tháng 6 và ngày 28 tháng 12 năm 2013. Vào tháng 5 năm 2013, đã có thông báo chính thức về việc sản xuất anime Nisekoi dựa trên tác phẩm tiểu thuyết cùng tên. Bộ anime do đạo diễn Shinboat Akiyuki và hãng phim Shaft thực hiện, chính thức lên sóng từ 11 tháng 1 năm 2014. Mùa thứ hai của bộ anime bắt đầu phát sóng từ tháng 4 năm 2015. Vào ngày 1 tháng 4 năm 2015, hãng phim Shaft bất ngờ tung ra thông tin về sự hợp tác giữa Nisekoi và Monogatari. Một hình ảnh và một đoạn video giới thiệu ngắn đã được công bố trên website chính thức của Nisekoi, tuy nhiên nhiều người cho rằng đây chỉ là một trò đùa ngày cá tháng tư của hãng và sự thật là không có một màn hợp tác nào cả. Cốt truyện. "Nisekoi" kể về chuyện tình tay ba xoay quanh Ichijō Raku, Kirisaki Chitoge và Onodera Kosaki. Raku là con trai của ông trùm băng đảng yakuza tên Shuei-gumi và cậu đang thầm thích bạn học cùng lớp Kosaki. Trong ngày đầu tiên đi học, một cô gái đã nhảy qua bức tường để vào kịp giờ học, và không may đạp đầu gối vào mặt Raku. Sau khi xin lỗi, cô liền vội chạy đi. Một lúc sau, ở trong lớp học, Raku mới nhận ra rằng mình làm rơi mất kỉ vật là chiếc ổ khóa của cô bé đã trao tặng cách đây 10 năm với lời hứa: "Cậu giữ khóa... Tớ giữ chìa... Sau khi chúng ta xa nhau rồi, cậu phải luôn cẩn thận mang theo nó nhé... Khi lớn lên, nếu cậu thấy có ai đó cầm chìa, hãy mở khoá...Và cùng kết hôn nhé...", mà Raku đang hi vọng rằng Kosaki có thể là người đang giữ chiếc chìa khóa. Ngay khi nhận ra Chitoge - học sinh mới chuyển vào lớp mình - là cô gái đạp mình, hai người cãi nhau dữ dội và Raku đã bắt Chitoge phải tìm lại kỉ vật của mình. Họ bắt đầu trở nên ghét nhau. Một hôm, Raku về nhà và được tin rằng các thành viên của Shuei-gumi và băng gangster có tên là Beehive đang xung đột lẫn nhau, nếu không giải quyết rất có thể sẽ xảy ra trận chiến tan hoang thành phố. Trước tình hình đó, hai thủ lĩnh của Shuei-gumi và Beehive vốn là bạn cũ của nhau và không muốn đại biến xảy ra, đã bắt hai đứa con của mình giả vờ hẹn hò với nhau để xoa dịu hai bên. Raku buộc phải làm bạn trai giả của con gái thủ lĩnh băng Beehive, nhưng không ngờ cô gái đó chính là Chitoge. Hàng ngày ở trên trường cũng như khi đi với nhau, vì bị theo dõi rất gắt, Raku và Chitoge phải miễn cưỡng đóng giả thành cặp đôi đang yêu nhau thắm thiết, nhằm giữ mối quan hệ hòa bình của hai băng đảng. Điều này đã trở thành thách thức lớn cho Raku, khi phải giả vờ làm người yêu với người mình ghét là Chitoge, lại không thể tỏ tình với người mình thích là Kosaki, và cũng không biết giải thích thế nào với các bạn cùng lớp. Chitoge và Kosaki sau đó cũng kết bạn với nhau. Kosaki cũng thích Raku nhưng quá nhút nhát để thổ lộ, đồng thời cô luôn nghĩ là Raku và Chitoge thích nhau dù cô biết họ chỉ là cặp đôi giả vờ. Một vài nhân vật nữa xuất hiện làm phức tạp thêm tình hình, gồm có một vệ sĩ của Chitoge, một nữ sát thủ, một cô gái nhận mình là vợ chưa cưới của Raku, và sự tồn tại của nhiều chiếc chìa khóa. Một cô gái nữa là người thân quen từ bé của Raku cũng nhập cuộc. Lâu dần theo thời gian, Chitoge cũng đã không còn ghét Raku nữa và bắt đầu thích cậu. Còn với Raku, dù đang thích Kosaki nhưng cậu cũng đã nhận ra mình có tình cảm dành cho Chitoge. Khi Chitoge vô tình biết rằng Raku và Kosaki đã thích nhau (đơn phương) từ khi họ học sơ trung, cô cố gắng ủng hộ họ bằng cách rời Nhật Bản và chạy trốn. Việc này khiến Raku, Kosaki và những người khác đi tìm Chitoge. Trong chuyến đi đó, những con người ấy đã cùng trở về cao nguyên xưa, nơi họ cùng chơi với nhau 10 năm trước. Đồng thời khám phá thêm về quyển sách kể câu chuyện của những chiếc chìa khóa, và gợi nhớ lại những gì đã thực sự xảy ra. Kosaki sau cùng cũng gạt được sự nhút nhát mà tỏ tình với Raku. Và Raku cũng nhận ra Kosaki là cô gái mà mình hẹn ước. Dù tiếc nuối nhưng Kosaki cũng như bản thân Raku hiểu rằng người mà cậu yêu thật sự bây giờ là Chitoge, và trao lại chìa khóa cho cậu. Mở chiếc ổ khóa và đọc lại lời nhắn năm xưa, Raku đau khổ khi phải bỏ lại những nuối tiếc của mối tình đơn phương cũ, nhưng cậu cũng hiểu mình phải có trách nhiệm và quyết định tỏ tình với Chitoge. Chitoge cũng nhận ra rằng mình đã yêu Raku rất nhiều và không muốn chạy trốn nữa. Hai người chính thức thành cặp đôi thật sự. Vài năm sau, Raku kế thừa Shuei-gumi đồng thời làm công chức, Chitoge cũng trở thành nhà thiết kế thời trang nổi tiếng. Những người khác cũng đã có những ổn định trong cuộc sống. Raku và Chitoge gặp lại nhau ở cao nguyên xưa, lập lời hẹn ước mới với cặp khóa mới, trước khi tổ chức kết hôn và trở thành vợ chồng. Các phiên bản chuyển thể. Manga. "Nisekoi" được viết và minh họa bởi Komi Naoshi và lúc đầu được xuất bản dưới dạng manga one-shot trong tạp chí thường niên "Jump NEXT!" của nhà xuất bản Shueisha vào ngày 8 tháng 1 năm 2011, trước khi trở thành một series trong tạp chí "Weekly Shōnen Jump" vào 7 tháng 11 năm 2011. Vào tháng 11 năm 2011, Shueisha đã xuất bản trực tuyến tập đầu tiên, đã được dịch sang tiếng Anh. Bộ manga đã được Viz Media mua bản quyền bản tiếng Anh, và được xuất bản trên tạp chí điện tử "Weekly Shonen Jump" của họ từ 26 tháng 11 năm 2012, với tiêu đề: "Nisekoi: False Love". Tiểu thuyết. Một loạt tiểu thuyết hai tập, có tựa đề "Nisekoi: Urabana", được xuất bản bởi nhà xuất bản Shueisha dưới nhánh nhà xuất bản Jump j-Books của họ. Cuốn tiểu thuyết được viết bởi Tanaka Hajime và minh họa bởi Komi Naoshi. Tập đầu tiên đã được xuất bản vào ngày 4 tháng 6 và tập thứ hai vào 28 tháng 12 năm 2013. Anime. Một bộ anime được sản xuất bởi hãng phim Shaft, do đạo diễn Shinbo Akiyuki thực hiện đã chính thức phát sóng từ ngày 11 tháng 1 năm 2014. Bài hát mở đầu là "Click" do ClariS trình bày, và bài hát kết thúc mang tên "Heart Pattern" được hát bởi Toyama Nao, dưới tên nhân vật của mình là Kirisaki Chitoge. Vào ngày 1 tháng 4 năm 2015, hãng phim Shaft bất ngờ tung ra thông tin về sự hợp tác giữa Nisekoi và Monogatari. Một hình ảnh và một đoạn video giới thiệu ngắn đã được công bố trên website chính thức của Nisekoi, tuy nhiên nhiều người cho rằng đây chỉ là một trò đùa ngày cá tháng tư của hãng và sự thật là không có một màn hợp tác nào cả. Doanh thu. Manga. Những tập manga đã được xếp hạng trong danh sách những manga bán chạy nhất Nhật Bản: Xếp hạng manga bán chạy nhất Bắc Mỹ:
1
null
Lý Hiến (chữ Hán: 李宪, ? – 30), người huyện Hứa Xương, quận Dĩnh Xuyên, Dự Châu , thủ lĩnh quân phiệt đầu đời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Cuộc đời và sự nghiệp. Ban đầu Hiến làm huyện lệnh trong quận Lư Giang. Cuối đời Tân, quân nổi dậy trên Trường Giang là bọn Vương Châu Công lên đến hơn 10 vạn người, đánh phá quận huyện, triều đình lấy ông làm Thiên tướng quân, Lư Giang liên soái, trấn áp Vương Châu Công. Nhà Tân mất (23), Hiến chiếm quận tự lập. Năm Canh Thủy đầu tiên (23), tự xưng Hoài Nam vương. Năm Kiến Vũ thứ 3 (27), ông xưng đế, đặt công khanh trăm quan, nắm giữ 9 thành, hơn 10 vạn quân. Mùa thu năm thứ 4 (28), Quang Vũ đế đến Thọ Xuân, sai Dương vũ tướng quân Mã Thành đánh Lý Hiến, vây đất Thư. Tháng giêng ÂL năm thứ 6 (30), thành vỡ, ông bỏ chạy, bị tên lính Bạch Ý giết chết, vợ con đều bị làm tội.
1
null
Phước tám ngón tên thật là Nguyễn Hữu Thành (sinh 1971 hoặc 1972 – mất 1998), là người đầu tiên đào thoát được khỏi trại giam Chí Hòa kể từ sau năm 1975 cho đến nay. Phước hai lần bị tòa tuyên án tử hình trong 2 phiên tòa diễn ra cách nhau 2 năm.. Biệt danh "tám ngón" xuất phát từ việc Phước tự chặt đứt 2 ngón trên bàn tay trái của mình nên chỉ còn 8 ngón tay lành lặn. Phước sinh ra trong một gia đình nghèo tại xã Dĩ An, huyện Thuận An, tỉnh Sông Bé, nay thuộc Bình Dương. Năm 1988, Phước bị Tòa án nhân dân quận Gò Vấp tuyên án 36 tháng tù về hành vi trộm cắp. Đến khi mãn hạn tù, Phước lại tiếp tục bị Công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt rồi di lý cho Công an Vũng Tàu đưa đi cưỡng bức lao động. Không chịu cải tạo, Phước trốn trại, mua vũ khí, tập hợp đàn em rồi thành lập băng cướp. Đây cũng là thời kỳ mà tên tuổi của Phước "tám ngón" nổi lên trong giới giang hồ như một ông trùm giết người máu lạnh. Hai lần bị tuyên án tử hình. Trong những năm 1990, băng cướp của Phước "tám ngón" liên tục gây ra những vụ cướp bóc vô cùng manh động. Phước nổi tiếng về độ hung hãn, luôn sử dụng súng AK cưa báng để cướp tài sản và bắn chết nạn nhân nếu có ý định chống cự. Công an Thành phố Hồ Chí Minh phải mất hơn 1 năm lập chuyên án mới bắt được Phước "tám ngón", và triệt phá được băng cướp. Ngày 24 tháng 6 năm 1994, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên án tử hình Phước "tám ngón" về các tội giết người và cướp tài sản. Đêm 26 tháng 3 năm 1995, Phước đã gây ra vụ vượt ngục tại trại giam Chí Hòa. Sau khi vượt ngục, Phước tiếp tục mua vũ khí, thành lập băng nhóm và gây ra những vụ cướp của giết người đặc biệt nghiêm trọng. Đến gần 200 ngày sau khi Phước đào tẩu thành công, Công an Thành phố Hồ Chí Minh mới bắt lại được Phước. Ngày 29 tháng 4 năm 1996, Băng nhóm của Phước tám ngón gồm có 13 bị cáo bị đưa ra xét xử tại Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Với hàng loạt tội ác đã gây ra, Nguyễn Hữu Thành tức Phước "tám ngón" tiếp tục lĩnh án tử hình lần thứ 2. Năm 1998, Phước tám ngón bị xử bắn tại pháp trường Long Bình thuộc Quận 9 (nay là thành phố Thủ Đức). Kế hoạch đào tẩu. Trong thời gian bị giam tại buồng biệt giam của Khám Chí Hòa, Phước cũng giống như những tử tù khác bị cùm chân bằng một cùm sắt phi 10 hình chữ U. Trong những ngày tháng sống trong buồng biệt giam, lúc nào Phước cũng nung nấu ý định trốn trại. Dụng cụ để vượt ngục của Phước gồm có 1 chiếc dao lam, 1 hộp quẹt gas, 1 khoen sắt tròn được uốn thẳng, và quần áo tù nhân chính mình đang mặc. Dao lam và hộp quẹt gas là do Phước xin được từ một phạm nhân được cử làm công tác dọn vệ sinh và đưa cơm vào buồng biệt giam. Khoen sắt tròn là Phước lấy từ khung cửa nhà vệ sinh. Sau khi có được lưỡi dao lam và hộp quẹt gas, Phước giấu vào lỗ hổng trong vách tường rồi dán giấy báo đè lên. Với chiếc dao lam, Phước bẻ làm đôi và kiên trì dùng 2 mảnh lưỡi dao lam để cưa đứt chiếc cùm chân của mình. Vì lưỡi dao mỏng, đường cưa nhỏ, do vậy quá trình Phước cưa cùm không phát ra tiếng động. Để tránh bị phát hiện, Phước luồn những sợi vải vào mạch cưa, rồi dùng hộp quẹt gas để tỉ mẩn đốt khiến nhựa vải chảy ra phủ kín vết cưa. Với chiếc khoen sắt tròn lấy từ khung cửa nhà vệ sinh, Phước cho vào cùm sắt uốn lại thành một thanh sắt thẳng. Đêm ngày 26/3/1995, khoảng 21 giờ, Phước bắt đầu tháo cùm chui vào nhà vệ sinh. Tại đây, Phước lấy thanh sắt đã được uốn thắng làm chiếc dùi để khoét vách tường thành một lỗ hổng vừa đủ lọt người qua. Do khu vực này tường ẩm thấp, nên Phước tiến hành khá dễ dàng. Số xi măng và cát vụn khoét từ tường ra, Phước trút vào lỗ cầu vệ sinh rồi đổ nước cho trôi đi. Còn số gạch thì Phước bê vào trong chỗ ngủ, sắp xếp thành một hình trông giống như hình người đang nằm, rồi lấy chăn (mền) phủ kín lên trên hình nộm đó để ngụy trang. Khoét tường xong, Phước khom người luồn qua lỗ hổng để chui ra phía cầu thang lầu bên ngoài buồng giam số 15, rồi men theo cầu thang xuống dưới. Khi nghe thấy tiếng bước chân tuần tra đêm của cán bộ quản giáo, Phước bèn leo cầu thang ngược trở lên nóc nhà rồi cứ thế đi trên nóc nhà để sang khu AH. Tại đây, Phước cởi quần áo tù nhân đang mặc để nối lại thành một sợi dây rồi cột một đầu vào kèo nhà còn đầu kia thả để theo dây mà đu xuống. Nhưng đang đu thì dây đứt nên Phước bị té sấp xuống mặt đất, bất tỉnh. Chừng hơn một tiếng sau thì Phước mới tỉnh lại, biết mình vẫn còn đang ở trong khu giam, Phước cố nén đau vùng dậy lết đến cây cột điện ở gần đó. Mặc dù cả chân và cột sống đều bị chấn thương nhưng Phước vẫn trèo lên được cột điện khá cao để rồi từ đó leo qua hàng rào tụt xuống đất. Đây là địa phận khu tập thể của gia đình cán bộ quản giáo nằm kề trại. Lúc này đã là tờ mờ sáng. Phước lết vào trong sân, thấy có một bộ đồ cảnh sát đang phơi, một chiếc xe đạp và một đôi dép. Phước lấy bộ đồ cảnh sát mặc vào người, xỏ dép, rồi dắt xe đạp đi thẳng ra cổng chính của trại Chí Hòa. Qua phòng trực cổng trại, Phước bình tĩnh bảo anh cảnh sát trực mở cổng để ra ngoài uống cà phê. Thấy Phước mặc cảnh phục dắt xe đạp đi ra từ khu gia đình cán bộ, viên cảnh sát trực cổng trại ngỡ đó là cán bộ trong trại nên đã mở cổng cho Phước dắt xe ra ngoài.
1
null
Cấp bậc so sánh quân sự của Triều Tiên đề cập đến sự so sánh tương đương của các hệ thống cấp bậc quân sự của 3 lực lượng quân sự đang hiện diện trên bán đảo Triều Tiên bao gồm: Quân đội Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên), Quốc quân Hàn Quốc (Hàn Quốc) và Quân đội Hoa Kỳ đang đồn trú tại Hàn Quốc. Sự khác biệt về hệ tư tưởng chính trị trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh đã dẫn đến sự khác biệt về hệ thống cấp hiệu quân sự. Nếu như Bắc Triều Tiên có hệ thống cấp hiệu chịu nhiều ảnh hưởng của hệ thống cấp hiệu Liên Xô thì Hàn Quốc chịu nhiều ảnh hưởng của hệ thống cấp hiệu Mỹ. Dù vậy, do đặc thù đồng văn hóa, ngoài vài vị trí khác biệt nhỏ, hầu hết danh xưng quân hàm của Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đều giống nhau, sử dụng chung cho các quân binh chủng. Cấp bậc đặc biệt. Cấp bậc đặc biệt là cấp bậc danh dự trong lực lượng vũ trang, là cấp bậc ngoại hạng, không nằm trong hệ thống cấp bậc chính.
1
null
Amen hay a-men (, ; , ; Hy Lạp: ἀμήν; , "ʾāmīn"; "Đúng như thế; thật vậy") là một lời tuyên bố xác nhận thường thấy trong Kinh thánh Hebrew và Tân Ước. Từ này được sử dụng trong những kinh sách đầu tiên của Do Thái giáo. Trong các nghi thức thờ phụng của Kitô giáo, "amen" được dùng như là một lời kết cho những lời cầu nguyện và thánh ca. Trong Hồi giáo, nó là từ chuẩn để kết thúc một Dua (lời xin) Từ nguyên. Từ "amen" được sử dụng trong các Thánh kinh được cho rằng được viết bằng tiếng Hebrew; tuy nhiên, gốc từ gồm 3 phụ âm cơ bản (" triconsonantal root; triliteral") mà từ được cấu thành lại cũng phổ biến trong một số ngôn ngữ Semit như tiếng Aramaic hay tiếng Syriac. Từ này được đưa vào tiếng Hy Lạp vào thời kỳ đầu của các giáo hội Do Thái giáo. Từ tiếng Hy Lạp, "amen" du nhập vào các ngôn ngữ khác của phương Tây. Theo một từ điển từ nguyên học tiêu chuẩn, thì "amen" vào tiếng Hy Lạp, sau đó sang hậu Latinh, và từ đó sang tiếng Anh. Gốc từ 3 phụ âm của "amen" giống như gốc từ của động từ "ʾāmán" trong tiếng Hebrew cổ. Theo ngữ pháp thì "ʾāmán" được viết dưới 3 phụ âm của nó (aleph-mem-nun) giống hệt như "ʾāmēn" (lưu ý trong tiếng Hebrew chữ aleph א là một âm ngừng trong thanh môn (âm cổ họng) cho nên nó đóng vai trò như một phụ âm trong hình thái học của tiếng Hebrew). Gốc từ 3 phụ âm này có nghĩa là "vững chắc, được chứng thực, đáng tin, chính xác". Trong tiếng Ả Rập, gốc 3 phụ âm của từ này cũng chung với từ ʾĀmana (), và cũng mang ý nghĩa tương tự như gốc từ của tiếng Hebrew. Trong Thông thiên học, hay những người ủng hộ sử thuyết Afrocentrism (hệ tư tưởng đề cao các dân tộc ở châu Phi), và tín đồ của Kitô giáo bí truyền phổ biến sự phỏng đoán cho rằng "amen" là có nguồn gốc từ tên vị thần Ai Cập là Amun (mà đôi khi cũng được đọc thành Amen). Một số tín đồ của các tôn giáo phương Đông tin rằng nguồn gốc của từ "amen" có liên hệ với từ "Aum" trong tiếng Phạn. Tuy nhiên, trong từ gốc của tiếng Hebrew, như đã nói ở trên, thì được bắt đầu bằng chữ aleph, trong khi từ trong tiếng Ai Cập lại bắt đầu với chữ yodh. Trong tiếng Armenia từ "ամեն" có nghĩa là "tất cả"; nhưng nó cũng được sử dụng trong các hình thức tương tự khi kết thúc lời cầu nguyện. Trong Kinh thánh Hebrew. Từ "amen" xuất hiện lần đầu trong Kinh thánh Hebrew là trong Sách Dân số 5:22, nói về một tư tế khi nguyền rủa một phụ nữ bị nghi là mất nết phản bội, cô ta sẽ trả lời "Amen, amen". Ba trường hợp khác nhau khi dùng "amen" cũng xuất hiện trong Thánh kinh, như: Tân Ước. Có 52 từ "amen" trong Phúc Âm Nhất Lãm và 25 từ trong Phúc âm Gioan. Từ "amen" đứng cuối đoạn như trong Ma-thi-ơ 6:13 được dùng tương tự như trong Thánh Vịnh. Tất cả các từ "amen" được dùng đầu câu đều là trong lời nói của Jesus. Theo Friedrich Delitzsch, thì các từ này không giống như trong Kinh thánh Hebrew, vì nó không đề cập đến lời của một người đã nói trước, mà là giới thiệu một tư tưởng mới.
1
null
Nepal Airlines là hãng hàng không quốc gia của Nepal. Trụ sở của hãng đóng ở tòa nhà NAC, thủ đô Kathmandu.Trung tâm hoạt động của hãng tại sân bay quốc tế Tribhuvan, Kathmandu. Hãng được lập tháng 7 năm 1958 với tên gọi Royal Nepal Airlines Coopration. Máy bay đầu tiên của hãng hàng không này là một chiếc Douglas DC-3, được sử dụng để phục vụ đường bay nội địa và một số điểm đến tại Ấn Độ. Hãng hàng không mua máy bay phản lực đầu tiên của mình, máy bay Boeing 727, vào năm 1972. Năm 2004, chính phủ Nepal quyết định bán 49% cổ phần của hãng cho tư nhân. Hãng này nằm trong danh sách các hãng hàng không bị Liên minh châu Âu cấm (đến tháng 12/2013).
1
null
Tammam Saeb Salam (tiếng Ả Rập: تمام صائب سلام; sinh năm 1945) là một chính trị gia Liban đã từng giữ chức bộ trưởng văn hóa trong chính phủ Lebanon giai đoạn 2008-2009. Ông được giao nhiệm vụ lập một chính phủ mới ngày 6 tháng 4 năm 2013. Salam là một trong những chính trị gia Sunni thân với trại ủng hộ Syria ở Liban. Tuy nhiên, sau đó ông đã trở nên thân hơn với Liên minh 14 tháng ba, mặc dù ông vẫn có mối quan hệ tốt với Liên minh 8 tháng 3. Salam đã được bầu làm thủ tướng vào ngày 15 tháng 1 năm 2014. Tiểu sử. Salam sinh ra trong một gia đình người Sunni ở Beirut năm 1945. Gia đình ông là một trong những gia đình chính trị và địa chủ mạnh nhất ở Liban. Ông là con trai cả của ông Saeb Salam, cựu thủ tướng Libang. Mẹ ông, bà Tamima Mardam Beik, người gốc Syria và đến từ Damas. Ông nội của ông, Salim Ali Salam, là một trong những quan chức Liban đã từng phục vụ trong thời kỳ Ottoman và thời kỳ Pháp.
1
null
Nhà thờ chính tòa Alexander Nevsky là một nhà thờ Chính Thống giáo ở phố cổ Tallinn, Estonia. Nhà thờ này được xây dựng theo một thiết kế của Mikhail Preobrazhensky theo một phong cách điển hình của phong cách kiến trúc hồi sinh Nga giữa năm 1894 và 1900, trong khoảng thời gian khi đất nước là một phần của Đế quốc Nga. Đây là nhà thờ chính tòa và nhà thờ có mái vòm Chính Thống giáo lớn nhất của Tallinn. Nhà thờ dành cho Thánh Alexander Nevsky người giành chiến thắng năm 1242 trong Trận hồ Chudskoe trên hồ Peipus, trong vùng lãnh hải nay thuộc Estonia. Khi Liên Xô theo đuổi chính sách phi tôn giáo, nhiều nhà thờ trong đó có nhà thờ này bị bỏ phế. Nhà thờ đã được phục hồi một cách tỉ mỉ từ khi Estonia giành được độc lập từ Liên Xô vào năm 1991.
1
null
Limassol hoặc Lemesos (tiếng Hy Lạp: Λεμεσός, Lemesos; tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Limasol hoặc Leymosun) là đô thị tự quản lớn nhất tại Cộng hòa Síp, với dân số 101.000 người, trong khi khu vực đô thị có dân số lên đến hơn 160.000 người. Thành phố này nằm trên phần phía nam của hòn đảo trên bờ biển Địa Trung Hải. Cảng Limassol là một trong những cảng mậu dịch quá cảnh qua Địa Trung Hải bận rộn nhất và đồng thời là hải cảng lớn nhất tại Síp. Thành phố hiện nay cũng đã trở thành một trong những trung tâm du lịch, thương mại và cung cấp dịch vụ quan trọng nhất tại nơi đây. Limassol đã được công ty TripAdvisor xếp hạng vào top những điểm đến du lịch hấp dẫn và có dịch vụ du lịch tốt nhất tại khu vực Nam Âu.
1
null
Kẹp Hạt Dẻ là vở balê hai màn của hai nhà biên đạo là Marius Petipa và Lev Ivanov với âm nhạc của Pyotr Ilyich Tchaikovsky. Nguyên gốc tên tác phẩm này trong tiếng Nga là Щелкунчик (tiếng Pháp: "Casse-Noisette", tiếng Anh: "The Nutcracker"). Đây là vở nhạc-vũ-kịch chuyển thể từ truyện của nhà văn Đức E.T.A. Hoffmann: " (kẹp hạt dẻ và vua chuột)," được công diễn lần đầu Nhà hát Mariinsky ở Sankt-Peterburg vào Chủ Nhật ngày 18 tháng 12 năm 1892. Sau đó, chính Tchaikovsky đã trích phần nhạc của mình trong tác phẩm trên, biên soạn lại thành tổ khúc cùng tên. Tổ khúc dài hai mươi phút ngay sau khi công diễn đã thành công, mặc dù toàn bộ vở nhạc-vũ-kịch không được người xem ca ngợi thời đó. Mãi đến cuối những năm 1960, phiên bản của vở này đã gây tiếng vang lớn, được công diễn bởi nhiều đoàn nghệ thuật ba lê, chủ yếu vào dịp Giáng Sinh, nhất là ở Mỹ. Những "công ty ba lê" ở Mỹ đã thu được 40% lợi nhuận hàng năm của họ từ vở Kẹp Hạt Dẻ này. Sự đóng góp của Tchaikovsky đã làm tác phẩm thành công vào giai đoạn sau, đồng thời tổ khúc cùng tên được coi là một trong các kiệt tác của ông, trong đó việc sử dụng đàn celesta biểu diễn giai điệu được coi là thành công nhất trong các nhạc phẩm cũng sử dụng nhạc cụ bàn phím này. Kịch bản. Dưới đây là bản tóm tắt dựa trên bản gốc vào năm 1892 bởi Marius Petipa. Câu chuyện đã được thay đổi ít nhiều qua các lần biểu diễn khác nhau, nhưng vẫn giữ các điểm cơ bản. Tên của nhân vật cũng bị thay đổi. Trong câu chuyện của nhà văn E.T.A. Hoffmann, cô bé nhân vật chính tên là Marie Stahlbaum, và Clara (Klärchen) là tên con búp bê của cô. Trong bản chuyển thể của Dumas, tên của cô là Marie Silberhaus. Trong những bản khác, như của Baryshnikov, Clara được hiểu là Clara Stahlbaum (nhân vật chính) chứ không phải Clara Silberhaus. Màn I. "Cảnh 1: "Nhà Stahlbaum. Giao thừa đêm Giáng sinh, gia đình cùng khách mời tụ họp trong phòng khách để trang trí cây thông Noel để chuẩn bị cho lễ hội đêm. Sau khi cây thông trang trí xong, bọn trẻ được bước vào. Chúng đứng ngẩn ngơ nhìn cây Noel lấp lánh với nến cùng đồ trang trí. Lễ hội bắt đầu. Người người đi diễu hành. Quà được phát tặng cho bọn trẻ. Khi chiếc đồng hồ con cú điểm tám giờ, một nhân vật bí ẩn bất ngờ bước vào căn phòng. Đó chính là Drosselmeyer, vừa là ủy viên hội đồng địa phương, vừa là ảo thuật gia và cha đỡ đầu của bé Clara. Ông rất giỏi trong việc chế tạo đồ chơi và đã đem theo nhiều món quà cho lũ trẻ, bao gồm bốn con búp bê biết nhảy múa vui mắt. Sau đó ông cất chúng đi. Clara và Fritz ủ rũ vì thấy những món đồ chơi thú vị bị đem cất, nhưng Drosselmeyer đã để dành một món khác cho chúng: một con búp bê kẹp hạt dẻ làm bằng gỗ hình chú lính, được dùng để làm nứt vỏ hạt. Những đứa trẻ khác khi trông thấy nó liền lờ đi, nhưng Clara vừa nhìn đã thích thú ngay lập tức. Drosslemeyer tặng chú kẹp hạt dẻ cho cô bé. Nhưng cậu bé Fritz cố tình làm gãy nó, vì thế Clara rất buồn. Drosslemeyer sửa nó cho cô và dặn hai đứa trẻ phải biết quý đồ chơi. Đêm, khi mọi người đã chìm vào giấc ngủ, Clara quay lại phòng khách thăm chú lính Kẹp Hạt Dẻ yêu quý. Khi cô đặt chân lên giường, chiếc đồng hồ điểm lúc nửa đêm và cô nhìn thấy Drosselmeyer đang ngồi trên đỉnh con cú của chiếc đồng hồ. Đột nhiên, lũ chuột khổng lồ bắt đầu kéo đến. Cây Noel trở nên cao vút. Chú Kẹp Hạt Dẻ cũng vụt lớn lên. Clara bị kẹt giữa cuộc chiến của đội quân bánh quy gừng và lũ chuột nhắt dưới sự điều khiển của Vua Chuột. Lũ chuột bắt đầu cắn binh lính bánh quy gừng. Kẹp Hạt Dẻ dẫn đầu đội quân bánh quy gừng cùng với sự giúp đỡ của những chú lính chì và y tá búp bê. Khi thấy Vua Chuột chiếm ưu thế so với Kẹp Hạt Dẻ đang bị thương, Clara ném một chiếc giày vào hắn, giúp cho chú Kẹp Hạt Dẻ chiến thắng. "Cảnh 2": Rừng thơm. Lũ chuột rút lui và Kẹp Hạt Dẻ hóa thành một chàng hoàng tử khôi ngô tuấn tú. Anh dẫn Clara đi qua vầng trăng sáng tới rừng thông, cùng những bông tuyết nhảy múa xung quanh, chào mừng cô đến với vương quốc của Kẹp Hạt Dẻ. Màn II. "Cảnh 1: Vương quốc Bánh Kẹo" Clara và Hoàng Tử trong chiếc thuyền vỏ hạt dẻ được bầy cá heo kéo tới Vương quốc Bánh Kẹo, đang được tạm cai quản bởi Tiên Sugar Plum (Kẹo bi) cho tới khi Hoàng Tử trở về. Anh thuật lại chuyện Clara đã giúp anh thắng Vua Chuột như thế nào. Clara được ca ngợi như một người anh hùng vì đã hóa giải được lời nguyền của Vua Chuột đối với Hoàng tử Kẹp Hạt Dẻ. Một lễ hội được tổ chức với muôn ngàn bánh kẹo từ trên khắp thế giới: sô cô la của Tây-ban-nha, cà phê từ Ả-rập Xê-út, và trà của Trung Quốc đều nhảy múa trong ngày vui; kẹo mía đến từ nước Nga, thợ chăn chiên Đan Mạch nhảy cùng những chiếc sáo; Mẹ kẹo gừng cùng những đứa con nhỏ xíu ùa ra từ chiếc váy khổng lồ của bà cũng tham gia; một chuỗi các bông hoa múa điệu van. Màn cuối, nàng tiên Sugar Plum cùng chàng Hiệp Sĩ biểu diễn một điệu múa đôi. Để kết màn, tất cả cũng nhau nhảy một điệu van, sau đó Clara và Hoàng Tử được trao vương miện Vương quốc Bánh Kẹo. Trong bản gốc, các điệu nhảy ba lê được cho là "thể hiện một tổ ong lớn với những con ong chiến bảo vệ tài sản của chúng." Sau này, có nhiều vở nhạc kịch tạo ra những cái kết khác nhau so với bản đầu tiên. Phối nhạc. Tác phẩm được soạn cho dàn nhạc giao hưởng với các nhạc cụ sau: Bộ đàn phím Giọng hát Bộ đàn dây
1
null
"Talkin' 'Bout a Revolution" là dĩa đơn thứ hai của Ca-Nhạc sĩ Tracy Chapman. Bản nhạc có khuynh hướng chính trị này không thành công như bản trước, "Fast Car", chỉ đạt được hạng 75 tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên ở ngoại quốc nó lại thành công và đạt được Top 40 tại nhiều nước, trong đó có Pháp và Tân Tây Lan, trở thành một trong những "bản ruột" của Chapman. Bản nhạc này được nghe tới rất nhiều trên các đài truyền thanh tại Tunisia vào năm 2011 trong cuộc cách mạng tại Tunisia. Bản này cũng được trình diễn bởi các ban nhạc khác, đầu tiên là nhóm "Living Colour", phát hành một bản trình diễn live trong dĩa nhạc "What's Your Favorite Color" (1995) (Sony Music Distribution). Sau đó nó được trình bày bởi ca sĩ Ben Jelen tại Russell Simmons/Babyface-produced all-star compilation "Wake Up Everybody" 2004. Ngoài ra còn được chơi bởi "Reel Big Fish" trong dĩa nhạc 2005 "We're Not Happy 'Til You're Not Happy" và ban nhạc Chamberlain ở mặt B cho dĩa "Five Year Diary". Vào năm 2010, bản này được dịch ra tiếng "Cree" (tiếng thổ dân da đỏ Bắc Mỹ và được trình bày bởi Art Napoleon trong dĩa nhạc "Creeland Covers". Vào tháng 2 năm 2011, ban nhạc Do thái Shmemel pha chế bản này do gây cảm hứng bởi cuộc cách mạng mùa xuân Ả Rập, với cái tựa mới là "Talking About an Arab Revolution".
1
null
Stéphane Courtois (sinh ngày 25 tháng 11 năm 1947) là một sử gia người Pháp, giám đốc nghiên cứu tại trung tâm French National Centre for Scientific Research (CNRS), giáo sư về Lịch sử tại Catholic Institute of Higher Studies (ICES) ở La Roche-sur-Yon, giám đốc một trung tâm thu thập chuyên về lịch sử của các phong trào và các chế độ Cộng sản. Tiểu sử. Stéphane Courtois (sanh ngày 25 tháng 11 năm 1947), là con của một giáo viên. Ông ta là một sử gia người Pháp, một nhà chuyên môn nổi tiếng quốc tế về các nghiên cứu về Chủ nghĩa Cộng sản, đặc biệt về lịch sử của chủ nghĩa Cộng sản và các cuộc tàn sát tập thể của các đảng Cộng sản và là tác giả nhiều cuốn sách. "Sách Đen của Chủ nghĩa cộng sản", một cuốn sách viết bởi Courtois, đã được dịch ra rất nhiều ngôn ngữ, đã được bán cả triệu bản và được xem là cuốn sách căn bản để nghiên cứu về các cuộc tàn sát tập thể của các đảng Cộng sản. Courtois là một giám đốc nghiêu cứu tại French National Centre for Scientific Research, cũng là giáo sư sử học tại Catholic Institute of Higher Studies – ICES. Ông ta là chủ bút của tờ "Communisme", mà ông cùng thành lập với Annie Kriegel vào năm 1982, và thuộc nhóm chuyên gia cố vấn "Cercle de l'Oratoire". Khi còn là sinh viên,từ 1968 cho tới 1971, Courtois theo chủ nghĩa Cộng sản của Mao Trạch Đông, nhưng sau đó lại trở thành một người thẳng thắn chống lại chủ nghĩa Cộng sản và một người cổ võ mạnh mẽ cho chế độ Dân chủ, Đa nguyên, Nhân quyền, và "Nhà nước pháp quyền". Courtois cho là chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Phát xít đều cùng là các chế độ độc tài toàn trị chỉ khác nhau chút ít, và chủ nghĩa Cộng sản chịu trách nhiệm cho việc thảm sát khoảng 100 triệu người trong thế kỷ thứ 20. Ông cho là những người Đức quốc xã đã bắt chước những phương pháp đàn áp từ Liên Xô. Hoạt động cực tả (1968–1971). Stéphane Courtois là thành viên tích cực của tổ chức theo chủ nghĩa Cộng sản của Mao Trạch Đông "Vive communism" từ 1968 cho tới 1971, mà đổi tên vào năm 1969 thành "Vive la Revolution" với Roland Castro. Vào thời gian này ông điều hành tiệm sách của tổ chức tại đường Geoffroy-Saint-Hilaire ở Paris.
1
null
Eth hay edh (phát âm như "ét-tờ"; chữ hoa: Ð; chữ thường: ð) là một chữ cái trong các tiếng Anh cổ, Anh trung cổ, tiếng Iceland, tiếng Faroe (gọi chữ này là "edd"), và tiếng Älvdalen. Nó từng được sử dụng trong Scandinavia vào thời Trung Cổ nhưng về sau được thay thế bằng "dh" rồi "d". Chữ eth vẫn được sử dụng tại Iceland và quần đảo Faroe. Dạng viết hoa là chữ D hoa có dấu gạch ngang vào nét dọc, vì thế dễ bị nhầm lẫn với chữ Đ của tiếng Việt. Dạng viết thường là chữ D thường viết theo kiểu chữ hòn đảo ("") có dấu gạch ngang qua cuống của chữ. Dạng viết thường của eth cũng có nghĩa âm tắc quặt lưỡi hữu thanh trong Bảng mẫu tự phiên âm quốc tế (IPA) và đôi khi xuất hiện trong sách vở toán học và kỹ sư để tượng trưng cho phép đạo hàm riêng có trọng lượng xoay. Dạng viết hoa của eth là ký hiệu của đơn vị tiền tệ mật mã Dogecoin.
1
null
"I'm Every Woman" là một bài hát của nghệ sĩ thu âm người Mỹ Chaka Khan nằm trong album phòng thu đầu tay của bà, "Chaka" (1978). Đây là bản hit đầu tiên của Khan sau khi tách khỏi ban nhạc funk Rufus. Nó được sản xuất bởi Arif Mardin và được viết lời bởi đội ngũ sáng tác thành công là Nickolas Ashford và Valerie Simpson. Bài hát cũng đánh dấu sự nghiệp hát đơn của Khan, người sẽ rời khỏi Rufus sau album phòng thu thứ tám "Masterjam" (1979). Phiên bản của Khan đạt vị trí thứ 21 trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100, vị trí quán quân trên Hot R&B/Hip -Hop Songs và thứ 11 ở Vương quốc Anh. Năm 1989, "I'm Every Woman" được phối lại và tái phát hành cho album phối lại "Life is a Dance - The Remix Project", và đạt vị trí thứ tám ở Vương quốc Anh. Sau đó, nữ ca sĩ người Mỹ Whitney Houston đã thu âm bài hát vào năm 1992 cho album "The Bodyguard", được sản xuất bởi David Cole và Robert Clivillés bên cạnh phần sản xuất giọng hát được thực hiện bởi Narada Michael Walden, và biến nó trở thành một hit lớn đối với thế hệ mới. Phiên bản của Whitney Houston. Năm 1992, Whitney Houston thu âm "I'm Every Woman" cho album "The Bodyguard", và phát hành nó như là đĩa đơn thứ hai trích từ album vào ngày 2 tháng 1 năm 1993 bởi Arista Records. Phiên bản của Houston được sản xuất bởi David Cole và Robert Clivillés bên cạnh phần sản xuất giọng hát được thực hiện bởi Narada Michael Walden. Phát hành. Khi "I'm Every Woman" được phát hành, đĩa đơn trước đó của Houston, "I Will Always Love You" vẫn đang thống trị bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 (và tiếp tục trụ vững ở vị trí số một trong tám tuần nữa). Phiên bản "I'm Every Woman" của cô đã gặt hái những thành công vượt trội về mặt thương mại, thậm chí còn lớn hơn so với bản gốc, đạt vị trí thứ tư trên "Billboard" Hot 100 chỉ trong tuần thứ bảy và thứ tám có mặt trên bảng xếp hạng, và tồn tại ở top 40 trong 19 tuần. Bài hát đạt vị trí quán quân trên bảng xếp hạng Hot Dance Club Play, thứ năm trên Hot R&B/Hip-Hop Songs, và nằm trong top 40 trên Hot Adult Contemporary Tracks. Nó cũng đạt được nhiều thành công đáng kể trên thị trường quốc tế, lọt vào top 10 ở Bỉ, Phần Lan, Ireland, Ý, Hà Lan, New Zealand, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ và Vương quốc Anh, và lọt vào top 20 ở những quốc gia khác. Trái ngược với những tin đồn trước đó, Houston đã không hát nền trong bản gốc năm 1978 của Khan. Sau đó, bà cũng khẳng định điều này trong một cuộc phỏng vấn với Lester Holt vào năm 2012. Video ca nhạc. Video ca nhạc được đạo diễn bởi Randee St. Nicholas, và được ghi hình trong khoảng thời gian Houston đang mang thai, bên cạnh những hình ảnh từ bộ phim. Video cũng có sự xuất hiện của Cissy Houston (mẹ của Houston), cũng như Chaka Khan, Valerie Simpson, Martha Wash và TLC. Bài hát đã giúp Houston chiến thắng một Giải thưởng NAACP Image cho Video ca nhạc ngoài sức tưởng tượng, và nhận được một đề cử giải Grammy trong năm 1994 ở hạng mục Trình diễn giọng R&B nữ xuất sắc nhất. Những phiên bản khác. Sau thành công của phiên bản do Whitney Houston trình bày, The Oprah Winfrey Show đã sử dụng "I'm Every Woman" làm nhạc nền trong giai đoạn 1993-1994, sử dụng phiên bản hát lại cùng với lời bài hát mới để quảng bá và một màn biểu diễn nhạc cụ đã được sử dụng như là chủ đề bài hát. Vào năm 2006, nó đã được hát lại trong mùa thứ năm của "American Idol" bởi Mandisa, và đưa vào album "". Từ 2012-2013, bài hát đã được hát lại bởi Heather Headley trong vở nhạc kịch The Bodyguard Musical.
1
null
Cel, viết tắt của từ celluloid, là một tấm giấy bóng trong suốt dùng để vẽ hay tô màu các đối tượng trong quy trình sản xuất hoạt hình vẽ tay truyền thống. Chất celluloid thực sự (gồm cellulose nitrat (xenlulôzơ nitrat) và long não) được sử dụng vào thời kỳ nửa đầu thế kỷ 20, nhưng do tính dễ cháy và không ổn định trong nhiều điều kiện khác nhau nên hầu như nó đã được thay thế hoàn toàn bởi cellulose axetat (xenlulôzơ axetat). Với sự xuất hiện của công nghệ sản xuất hoạt hình có sự giúp đỡ của máy tính, hầu hết các bộ phim lớn về sau này không còn sử dụng cel nữa. Hãng Disney ngừng sử dụng cel vào năm 1990 khi Hệ thống sản xuất phim hoạt hình trên máy tính (CAPS) thay thế công đoạn này trong quá trình sản xuất phim hoạt hình. Kỹ thuật. Nói chung, các nhân vật được vẽ trên những tấm cel và đặt lên trên một bức tranh cảnh nền tĩnh. Điều này giúp giảm bớt số lần phải vẽ lặp đi lặp lại một bức tranh và cho phép hãng sản xuất chia các công đoạn sản xuất cho nhiều nhóm chuyên biệt khác nhau. Sử dụng phương pháp dây chuyền này còn góp phần tiết kiệm chi phí làm phim hơn. Ngày nay mọi người thống nhất rằng người phát minh ra phương pháp này là Earl Hurd vào năm 1914. Đường nét bên ngoài của các bức hình được vẽ ở mặt trước của tấm cel, còn màu được tô ở mặt sau để tránh nhoè mực. Theo truyền thống, các nét viền của đối tượng được vẽ tay nhưng từ thập niên 1960 hầu như người ta chuyển sang sử dụng phương pháp in chụp tĩnh điện. Một bước tiến lớn nữa trong công nghệ hoạt hình sử dụng cel là việc phát triển Công đoạn Di chuyển hình ảnh hoạt hình (Animation Photo Transfer Process), lần đầu tiên được sử dụng trong phim "Vạc dầu đen", phát hành năm 1985. Đồ sưu tầm. Các tấm cel dùng trong sản xuất phim đôi khi được bán ra ngoài sau khi các công đoạn hoạt hình đã hoàn tất. Nhiều chương trình và các bộ phim nổi tiếng bán cel với giá cao, có những tấm lên tới hàng nghìn đô-la. Một số tấm cel không được sử dụng trong bản phim cuối cùng, nhưng có thể là một phiên bản "đặc biệt" hay "có hạn" của tác phẩm, một vài trường hợp còn được in ra ("in thạch bản") thay vì vẽ tay. Những phiên bản như vậy thường không bán được giá cao như những tấm cel gốc "chụp dưới máy quay", và đó mới là những vật phẩm thực sự được những nhà sưu tầm săn đón. Một số tấm cel đặc biệt còn bán được với mức giá kỷ lục tại các buổi đấu giá nghệ thuật. Ví dụ, một tấm cel siêu rộng vẽ các nhân vật trong cảnh cuối của phim "Who Framed Roger Rabbit" bán được 50.600 USD tại Sotheby's năm 1989, bao gồm cả bức vẽ nền gốc. Disney Store bán các tấm cel dùng trong giai đoạn sản xuất phim "Nàng tiên cá" (bộ phim cuối cùng của họ sử dụng cel) với mức giá từ 2.500 đến 3.500 USD, chưa có cảnh nền. Các "tấm cel hàng loạt" cũng của bộ phim này được in thạch bản có giá 250 USD, phát hành với số lượng từ 2.500–5.000 chiếc.
1
null
Vương Hoành (chữ Hán: 王闳, ? – ?), người Nguyên Thành, Ngụy Quận , nhân vật chính trị trải qua các triều đại Tây Hán, Tân, Đông Hán. Ông là thành viên duy nhất của gia tộc Vương Mãng bảo toàn được tính mạng và địa vị. Cuộc đời và sự nghiệp. Hoành là con của Bình A hầu Vương Đàm – chú của Vương Mãng, con rể của Trung lang tướng Tiêu Hàm. Thời Hán Ai đế, ngoại thích họ Vương bị ngoại thích họ Phó, họ Đinh chèn ép. Vì Thái hoàng thái hậu Vương Chánh Quân nài xin cho con cháu, đế lại thấy ông là em trai của Vương Khứ Tật, khi xưa rất thân thiết với mình, nên mới để cho Hoành vào triều làm Trung thường thị. Bấy giờ đế sủng hạnh Đổng Hiền, cho hắn ta làm Đại tư mã, quyền lực nghiêng ngửa triều đình; nhưng ông nhiều lần nói thẳng để can ngăn, trái với thánh ý. Trong một bữa tiệc rượu, đế ra vẻ học theo Nghiêu Thuấn, muốn thiện nhượng cho Hiền, Hoành dâng lời rằng: "Thiên hạ vốn là thiên hạ của Cao hoàng đế, không phải của riêng bệ hạ! Bệ hạ kế thừa tông miếu, nên truyền cho con cháu mãi mãi, thống - nghiệp rất trọng, thiên tử không được nói chơi." Đế im lặng không vui, mọi người đều sợ hãi, rồi đế đuổi ông ra ngoài, về sau không cho hầu tiệc nữa. Ai đế sắp băng, giao tỷ thụ cho Hiền. Hoành bẩm với Vương Chính Quân, xin đi giành lại. Ông chỉ mặt Hiền mà mắng, ông ta không dám chống lại, đành giao ra tỷ thụ. Hoành dâng tỷ thụ lên Vương Chính Quân, mọi người đều cảm phục. Đến khi Vương Mãng soán ngôi, đâm ra e dè, đẩy ông ra làm Đông Quận thái thú. Hoành sợ bị làm tội, thường giấu thuốc độc trong tay áo. Nhà Tân mất, Hoành đưa hơn 30 vạn hộ dân Đông Quận theo về với chính quyền Canh Thủy. Canh Thủy đế lấy Hoành làm Lang Da thái thú, sai đi đánh Trương Bộ. Ông làm hịch kêu gọi, thu được 6 huyện Cống Du, tập hợp mấy ngàn người tấn công Trương Bộ nhưng thất bại. Thế lực của Trương Bộ quá lớn, trong khi Canh Thủy đế bị giết, Hoành đành phải đầu hàng, nhưng vẫn giữ vững khí tiết của kẻ sĩ, khiến Trương Bộ khâm phục, đãi theo lễ thượng tân, cho ông làm Chưởng quận sự. Sau khi Lưu Vĩnh thất bại, Trương Bộ muốn lập con của Vĩnh làm đế, Hoành can ngăn, bèn thôi. Năm Kiến Vũ thứ 5 (29), Trương Bộ bị tướng Hán là Cảnh Yểm đánh bại phải đầu hàng, ông đến đất Kịch gặp Quang Vũ đế xin hàng. Không rõ hậu sự của Hoành. Quang Vũ đế xét đức nghĩa của ông, lại theo phép Chu Vũ vương đối với con cháu nhà Ân, bổ nhiệm con của ông làm quan.
1
null
Hoạt hình truyền thống (), (còn gọi là hoạt hình cổ điển, hoạt hình trên tấm cel, hay hoạt hình vẽ tay) là một kỹ thuật hoạt hình trong đó các khung hình được vẽ bằng tay. Đây là kỹ thuật chủ đạo trong điện ảnh sử dụng hoạt hình cho tới khi hoạt hình máy tính xuất hiện. Các công đoạn. Vẽ bảng truyện. Các tác phẩm hoạt hình truyền thống, cũng như các hình thức hoạt hình khác, thường bắt đầu bằng các "bảng truyện ()," thực chất là một dạng kịch bản có sự kết hợp giữa hình ảnh và lời thoại, giống như một cuốn truyện tranh lớn. Các hình ảnh giúp đội thực hiện hoạt hình lên ý tưởng cho mạch truyện và kết hợp hình ảnh một cách hợp lý. Các "họa sĩ bảng truyện" () thường có các cuộc gặp thường xuyên với các đạo diễn để thảo luận, và có thể sẽ phải vẽ đi vẽ lại một cảnh nhiều lần trước khi nó được duyệt lần cuối cùng. Thu âm. Trước khi các công đoạn hoạt hình thực sự bắt đầu, một bản thu tiếng tiền kỳ, hay còn gọi là "bản thu nháp" được thực hiện, để hình ảnh hoạt hình được trùng khớp với tiếng nói. Do quá trình thực hiện phần hoạt hình theo phương pháp truyền thống thường tỉ mỉ và rất chậm chạp, vì vậy trong hầu hết các trường hợp việc đồng bộ phần hoạt hình với âm thanh có sẵn thường dễ dàng hơn đồng bộ âm thanh với phần hoạt hình có sẵn. Âm thanh phim hoạt hình hoàn chỉnh thường bao gồm âm nhạc, hiệu ứng âm thanh và các đoạn hội thoại do diễn viên lồng tiếng nói. Tuy nhiên, bản thu nháp sử dụng trong khi thiết kế hoạt hình thường chỉ có tiếng nói và những ca khúc của nhân vật, cùng với nhạc nền tạm thời; còn bản nhạc nền chính thức và hiệu ứng âm thanh được thêm vào trong quá trình sản xuất hậu kỳ. Trong hầu hết các phim hoạt hình có âm thanh sản xuất trước năm 1930, âm thanh được "đồng bộ sau", có nghĩa là, phần âm thanh được thu sau khi phần hình ảnh được hoàn tất, bằng cách để diễn viên xem phim rồi thu âm các đoạn hội thoại, âm nhạc và hiệu ứng cần thiết. Một số hãng phim, đáng chú ý là Fleischer Studios, tiếp tục sử dụng phương pháp đồng bộ sau cho các phim hoạt hình trong suốt thập niên 1930. Animatic. Thông thường, một "animatic" hay còn gọi là "story reel" (cuộn truyện) sẽ được tạo ra sau khi thu xong phần âm thanh, nhưng trước khi đi vào giai đoạn hoạt hình chính. Một animatic bao gồm các tranh vẽ của bảng truyện được đồng bộ với âm thanh. Nó cho phép các họa sĩ hoạt hình và đạo diễn xử lý các lỗi kịch bản hay lỗi dòng thời gian còn tồn tại trong bảng truyện hiện tại. Bảng truyện và âm thanh sẽ được sửa lại nếu cần, và đoàn làm phim phải làm lại một animatic mới và chuyển cho đạo diễn duyệt tới khi bảng truyện thật hoàn chỉnh. Biên tập bộ phim ngay ở giai đoạn animatic giúp ngăn ngừa tình trạng có một phần hoạt hình bị cắt đi trong công đoạn biên tập sau này; bởi hoạt hình truyền thống là một công nghệ rất tốn kinh phí và thời gian, tạo ra một cảnh quay để rồi sau đó bị cắt khỏi bản phim hoàn chỉnh là một việc làm bị hạn chế hầu như tuyệt đối. Các hãng quảng cáo ngày nay sử dụng animatic để thử nghiệm các ý tưởng quảng cáo của họ trước khi đi vào thiết kế chính thức. Animatic sử dụng các bức vẽ tay, với các đối tượng chuyển động (ví dụ như một cánh tay với lấy sản phẩm, hay người nghiêng đầu). Các đoạn băng bảng truyện cũng tương tự như animatic, nhưng không có các đối tượng chuyển động. Phương pháp ghép các ảnh tĩnh với nhau thành một đoạn băng chuyển động là một lựa chọn khác khi thử nghiệm, nhưng thay vì dùng tranh vẽ tay, họ sẽ chụp khoảng vài trăm bức ảnh kỹ thuật số. Số lượng ảnh lớn này sẽ giúp quá trình sản xuất đoạn băng quảng cáo thử nghiệm dễ dàng hơn so với làm animatic, bởi thay đổi một bức vẽ tay sẵn có là một việc làm tốn kém thời gian và tiền bạc. Kỹ thuật này (còn gọi là photomatic) nói chung tốn kém hơn so với animatic, bởi chúng đòi hỏi có thiết bị chụp ảnh và thuê diễn viên. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các kho ảnh giá thành rẻ và phần mềm chỉnh sửa ảnh cho phép thực hiện photomatic giá rẻ bằng cách sử dụng những ảnh có sẵn trong thư viện chung và công nghệ ghép hình. Thiết kế và điều chỉnh thời gian. Khi animatic đã được duyệt, animatic và các bảng truyện sẽ được chuyển tới bộ phận thiết kế. Nhà thiết kế nhân vật sẽ thiết kế các tài liệu mẫu hình ("model sheet") cho các nhân vật và các cảnh quan trọng trong phim. Các tài liệu mẫu hình này thể hiện hình ảnh một nhân vật hay một đối tượng từ nhiều góc độ, với nhiều cử chỉ và thái độ khác nhau, để các họa sĩ thiết kế đối tượng sao cho thống nhất. Đôi khi, người ta còn làm các bức tượng nhỏ, còn gọi là "maquette", để các họa sĩ hoạt hình có thể quan sát nhân vật trong không gian ba chiều. Cùng lúc này, các "nhà thiết kế mẫu nền" cũng làm các công việc tương tự nhưng với phông nền và bối cảnh của phim, còn đạo diễn nghệ thuật và "nhà thiết kế mẫu màu" sẽ lựa chọn phong cách nghệ thuật và cách chọn màu cho tác phẩm.
1
null
Quân đội Nội Mông được thành lập vào năm 1929 bởi Đức vương Demchugdongrub với khoảng 900 lính bảo vệ sau này trở thành quân đội của Mông Cương. Mặc dù ban đầu chỉ được trang bị vài khẩu súng trường từ kho vũ khí Mãn Châu do Trương Học Lương tặng. Lực lượng trở nên phát triển nhờ các cố vấn Nhật Bản. Sau đó được nâng lên thành 9 Sư đoàn (trong đó 8 sư đoàn kỵ binh) với khoảng 10000 quân.Năm 1936 tham gia vào chiến dịch Tuy Viễn với sự hỗ trợ từ quân đội Mãn Châu tại Nhiệt Hà do Lý Thủ Tín, quân Mông Cổ tại Sát Cáp Nhĩ và Tuy Viễn và lính đào ngũ Trung Quốc. Vương Anh dẫn 6000 quân thuộc 4 lữ đoàn Đại Hán nghĩa quân. Sau thất bại tại Tuy Viễn, quân đổi được cải tổ lại thành 8 sư đoàn cỡ nhỏ kỵ binh với khoảng 20000 quân, tham gia cùng với quân đội Nhật Bản chiếm Tuy Viễn năm 1937. Sau đó là tham gia Trận Thái Nguyên.
1
null
Sáu người bạn đồng hành (tiếng Pháp: "Les Six Compagnons") là loạt truyện trinh thám gồm 38 tập của nhà văn Pháp Paul Jacques Bonzon, được nhà xuất bản Hachette phát hành từ 1961 đến 1980. Truyện xoay quanh cuộc hành trình điều tra đầy thú vị của một nhóm bạn trẻ gồm Tidou, Corget, Gnafron, La Guille, Bistèque, Le Tondu, ở vùng Lyon nước Pháp, đồng hành với họ là chú chó Kafi. Ngoài ra còn một em gái là Mady cũng thường tham gia cùng họ. Mỗi một tập truyện là một chuyến phiêu lưu đi tìm công lý. Sau khi tác giả qua đời năm 1978, 11 tập tiếp theo được xuất bản cho đến năm 1994 (như vậy tổng cộng là 49 tập). Những tập truyện này do Olivier Séchan (3 tập), Pierre Dautun (6 tập) và Maurice Périsset (2 tập) viết tiếp. Mở đầu cho chuyến phiêu lưu này là câu chuyện về cậu bé Tidou cùng gia đình rời khỏi ngôi làng nhỏ ven biển Reillanette đến sống ở vùng Lyon, bố mẹ không cho phép cậu mang theo chú chó Kafi mà Tidou rất yêu quý. Tidou sớm hòa nhập được với những người bạn mới và nhờ có sự giúp đỡ của họ cậu đã quay trở lại quê nhà và đón chú chó Kafi. Đó chính là hành trình đầu tiên gắn kết nhóm sáu người bạn đồng hành cho hàng loạt chuyến phiêu lưu sau này. Nhân vật chính. Tidou, thủ lĩnh<br> Mady, nữ tiên tri<br> Tondu, giác đấu<br> Guille, nghệ sĩ<br> Gnafron, hề xiếc<br> Bistèque, đầu bếp<br> Kafi, chú chó Đấu sĩ Tidou. Biệt hiệu Thủ lĩnh, 14 tuổi rưỡi, anh cả trong một gia đình thợ thuyền, chủ nhân của con chó lai sói lông đen Kafi và là sếp của nhóm " 6 người bạn đồng hành ". Tidou gốc người miền nam nước Pháp, tóc đen, mắt sáng, rất đẹp trai, luôn mang trong mình dòng máu phiêu lưu, muốn khám phá đến tận cùng bí ẩn của sự việc, để mang lại công bằng, đạo lý cho những con người không phương tự vệ. Là một người thẳng tính đến mức nóng nảy, Tidou luôn quyết đoán hành động. Ánh mắt của hắn chỉ dịu lại khi bắt gặp ánh mắt nhắc nhở của Mady, vì cô bé hẳn sẵn sàng hy sinh cả bản thân mình. Tidou quả xứng đáng với danh hiệu Thủ lĩnh của nhóm 6 người bạn đồng hành. Mady, Nữ Tiên Tri:<br> Sắp 14 tuổi, rất duyên dáng với mái tóc màu nâu sẫm, mắt đen, nước da bánh mật... Tạo hóa đã ban tặng cho cô bé xinh đẹp này sự phán đoán mẫn tiệp và trực giác tuyệt vời. Ngoài nét xinh xắn trời cho, Mady còn được các chiến hữu phong tặng biệt danh Nữ Tiên Tri bởi giác quan thứ sáu của một nữ thám tử. Thường song hành bên cạnh Tidou, cô bé nổi lên như một nhà hòa giải thông minh và góp phần quyết định trong mọi hành động khi đặc vụ đi vào bế tắc. Mady là một báu vật mà thượng đế ban phát cho nhóm 6 người. Tondu, Giác Đấu:<br> 15 tuổi, Tondu chỉ cần bỏ chiếc mũ Bê-rê ra là giống y chang một dũng sĩ La mã với cái đầu trọc lóc không một sợi tóc dính da bởi căn bệnh hiểm nghèo thời bé. Mặc kệ bạn bè thắc mắc với cái đầu trọc của mình. Tondu tỉnh bơ trong vai trò của một Giác Đấu. Lớn tuổi nhất, biết đấm đá, biết sửa chữa máy móc, xe cộ như một kĩ sư cơ khí, và nhất là biết liều lĩnh lúc cần thiết. Bằng phong cách đặc biệt của mình, Tondu là kẻ duy nhất trong băng có thể Tàng hình dễ dàng trong đám Xã hội đen. Guille, Nghệ sĩ:<br> Sắp 15 tuổi.,không thể lẫn lộn với ai bởi mái tóc đỏ độc đáo của mình. Là một thành viên chính thức từ những ngày đầu thành lập, chàng thám tử bất đắc dĩ Guillie đến Băng nhóm với cái cây kèn Armonica trên môi và những bài thơ trong đầu. Tối kỵ với bạo lực, Guillie đặt một chân dưới đất và một chân lên...mây, lãng mạn hóa mọi cuộc phiêu lưu nguy hiểm, trong bất cứ trường hợp nào cũng là nghệ sĩ giang hồ lãng tử. Nhưng có một điều chắc chắn, Guillie là nghệ sĩ - hiệp sĩ chứ không phải nghệ sĩ của thính phòng. Gnafron. Tên thật là Louis Gerland, có biệt danh như vậy vì cậu sống trên một cửa hàng đóng giày. Biệt danh Hề Xiếc. 13 tuổi rưỡi, còi xương bẩm sinh, tóc đen như lông quạ, rối mù đến nỗi những cái lược phải trào thua không cách nào chải được. Theo truyền thuyết, Gnafron là tên một nhân vật đóng giày trong sân khấu múa rối Pháp, trong khi Gnafron của chúng ta trên thực tế cư ngụ trong một cư xá có hiệu đóng giày, thế là coi như chết luôn tên... cúng cơm. Tuy nhiên với bạn bè, Gnafron không hề là Thợ giày chút nào. Nó nổi tiếng là Hề Xiếc bởi ngoài hình dáng gây cười bên ngoài ra, nó còn là cây tiếu lâm số một của cả nhóm và... cực kỳ đại láu cá. Sự ma lanh thiên phú của nó luôn luôn gây bất ngờ cho các đặc vụ của Sáu người bạn đồng hành. Bistèque, Đầu Bếp:<br> Hơn 14 tuổi, tóc hạt dẻ, thấp lùn, má đỏ môi hồng, mặt... bánh bao nhưng còn lâu mới là con gái như Mady cho dù mang tên Bít tết. Sở dĩ cu cậu bị dính biệt hiệu như vậy cũng vì ông bố thân sinh ra nó là chủ nhân một cửa hàng thịt chế biến, mà trong đó các món Bít tết, xúc xích bao giờ cũng được khách hàng có tâm hồn ăn uống ưa chuộng.Bisteque là thủ quỹ kiêm hậu cần của cả nhóm, chuyên cung cấp chất đạm cho các bạn sau những cuộc điều tra căng thẳng thần kinh. Có điều trong những cuộc mạo hiểm, đối với bọn bất lương, Bisteque khó xơi hơn bất cứ một... miếng Bít tết nào. Kafi, Đấu sĩ:<br> Gốc gác đến từ một hoang mạc của một xứ Ả Rập xa xôi, Kafi có nguồn cội kỳ dị ngay từ lúc còn nằm trong bụng mẹ cho đến khi lưu lạc giang hồ sang miền nam nước Pháp. Với đôi tai dựng đứng, lưỡi thè lè, lông đen, đuôi rậm, bốn bàn chân đỏ như lửa, Kafi đúng là sản phẩm của hai dòng máu cha sói, mẹ chó nhà. Từ khi được cậu chủ Tidou nuôi nấng và dạy dỗ làm chó săn chuyên nghiệp, Kafi chưa bao giờ làm thất vọng nhóm 6 người bạn đồng hành. Nó trung thành hết mực với Tidou, yêu quý Mady như người chủ thứ hai và là đại hung thần lúc ẩn lúc hiện làm bọn tội phạm kinh hồn mất vía. Kafi thực sự là một Thám tử bốn chân siêu hạng.
1
null
Paul-Jacques Bonzon (31/8/1908 - 24/9/1978) là nhà văn Pháp, Nổi tiếng với tác phẩm Sáu người bạn đồng hành Les Six Comganons. Ông sinh ra ở Sainte-Marie-du-Mont, Manche. Ông từng theo học tại Saint-Lô. Năm 1935 Ông kết hôn với một giáo viên ở Drôme nơi ông chuyển tới sinh sống và giảng dạy kiêm hiệu trưởng trong vòng hơn hai mươi năm. Ông mất tại Valence năm 1978.
1
null
La Sylphide (nàng Tiên gió) là một trong những vở ba lê lãng mạn cổ xưa nhất còn sót lại trên thế giới. Có hai phiên bản chính; bản được dàn dựng bởi nhóm múa Danish August Bournonville (1805-1879) là bản duy nhất còn sót lại. Các phiên bản. Tháng 3 ngày 12 năm 1832, phiên bản đầu tiên của "La Sylphide" được chiếu tại nhà hát Salle Le Peletier thuộc công ty Pháp Paris Opéra, với vũ đạo được sáng tạo bởi Filippo Taglioni và âm nhạc do Jean-Madeleine Schneitzhoeffer. sáng tác. Taglioni đã biên đạo vũ điệu như một buổi trưng bày cho cô con gái Marie xem. Lời nhạc trong vở ba lê này được viết bởi tenor Adolphe Nourrit, là anh chàng đầu tiên thủ vai Robert trong vở ô-pê-ra "Robert Le Diable" của ngài Meyerbeer, vở ô-pê-ra này đã giới thiệu vũ công Marie Taglioni trong đoạn "The ballet of nuns". Kịch bản của Nourrit được dựa trên câu chuyện do Charles Nodier sáng tác: "Trilby, ou Le lutin d'Argail", nhưng nhân vật chính đã bị Nourrit đổi giới tính: con yêu tinh và bà vợ của người đánh cá là bản của Nodier, còn trong bản ba lê là nàng tiên gió và anh nông dân. Năm 1836, 'La Sylphide' được biên đạo lại lần nữa bởi Danish balletmaster August Bournonville, âm nhạc bởi Herman Severin Løvenskiold. Bournonville có ý định làm sống lại bản gốc của Taglioni ở thủ đô Copenhagen cùng với công ty ba lê lâu đời Royal Danish Ballet, nhưng công ty Paris Opera đã yêu cầu một mức giá quá cao cho Schneitzhoeffer. Kết cục, Bournonville tự thân làm nên bản riêng của mình, dựa trên bản gốc. Buổi công chiếu diễn ra vào ngày 28 tháng 11 năm 1836. Bản của Bournonville sau này đã được Royal Danish Ballet nhảy lại theo đúng vũ đạo gốc mà ông tạo ra, và trở thành một trong những thành công vang dội nhất của Bournonville. Các diễn viên thực hiện bản của Bournonville bao gồm Eva Evdokimova và Lis Jeppesen, vũ đạo của cô đã được thu lại trong DVD. Năm 1892, Marius Petipa tái tạo lại bản gốc "La Sylphide" của Taglioni cho Imperial Ballet, phần âm nhạc của Riccardo Drigo được góp vào. Một biến bản Drigo được sáng tác dành cho vũ công Varvara Nikitina trong bản của Petipa, hiện nay được coi là cách múa truyền thống độc diễn (múa một mình) bởi vũ công hàng đầu nổi tiếng "Paquita" Grand Pas Classique, được đóng góp bởi Anna Pavlova năm 1904. Năm 1972, sự phục hồi của bản vũ đạo Taglioni được tạo lại bởi Pierre Lacotte cho nhà hát Paris Opera Ballet. Từ khi vũ đạo của Taglionit bị lãng quên và mất, bản của Lacotte phải dựa trên các bản in, ghi chú, tranh vẽ và tài liệu được lưu trữ vào thời điểm vở ba lê này được ra mắt. Vũ đạo của Lacotte dựa vào thời Taglioni, nhưng hoàn toàn được ông làm mới lại. Tuy nhiên nó vẫn bị chỉ trích như một sự gian dối. Các diễn viên trong bản của Lacotte tại nhà hát Opera National de Paris bao gồm Ghislaine Thesmar (Vợ của Lacotte) và Aurelie Dupont. Biểu diễn của cả hai nghệ sĩ này được thu lại trong DVD và video. "La Sylphide" hay bị nhầm lẫn với "Les Sylphides", một vở ba lê khác cũng có liên quan đến nàng tiên: sau này được dàn dựng bởi Michel Fokine cho vở Ballets Russes như một buổi biểu diễn ngắn gọn. Mặc dù lấy cảm hứng từ "La Sylphide", nhưng nó có vũ đạo riêng và giá trị đặc biệt của riêng nó. Vở ô-pê-ra "The Mountain Sylph" của John Barnett vào năm 1834 được dựa trên câu chuyện "La Sylphide"; kịch bản của vở này đã bị châm biếm bởi W. S. Gilbert vào năm 1882 Savoy Opera, "Iolanthe". Tóm tắt. Màn 1.. Trong đại sảnh ở trang trại nước Scotland, chàng trai tên James Ruben đang ngủ trên chiếc ghế gần lò sưởi. Một nàng Tiên gió xuất hiện nhìn anh ta đầy âu yếm và nhảy múa xung quanh anh. Nàng hôn James và tan biến khi anh tỉnh giấc. James lay anh bạn Gurn đang ngủ dậy và hỏi về nàng tiên. Gurn bảo không thấy một sinh vật nào như thế cả, nhân tiện nhắc James về việc anh sắp cưới vợ. James bỏ qua việc đã xảy ra và hứa sẽ quên nó đi. Effie, vợ sắp cưới của James, cùng với mẹ và các nàng phụ dâu đến. James hôn Effie theo nghĩa vụ, nhưng bất ngờ bị xao nhãng khi thấy cái bóng trong góc phòng. Nghĩ rằng đó là nàng Tiên, anh đuổi theo nhưng chỉ tìm thấy mụ phù thủy Old Madge đang sưởi ấm. James tức giận vì thất vọng. Effie và bạn bè của cô nài nỉ mụ phù thủy Old Madge bói tương lai của họ. Mụ niềm nở bảo Effie rằng James đã yêu người khác và cô sẽ kết hôn với Gurn. James điên tiết đuổi mụ phù thủy ra khỏi nhà. Effie vui vẻ yên tâm khi thấy James dám hành động như vậy vì cô. Effie và các nàng phụ dâu nhanh chóng đi chuẩn bị cho lễ cưới, anh chàng James ở lại trong phòng. Nàng Tiên gió lại xuất hiện và thú nhận rằng đã yêu anh mất rồi. Vì biểu hiện thờ ơ của anh mà nàng khóc. James lúc đầu cưỡng lại nhưng, do say đắm bởi vẻ đẹp thanh cao của nàng, đã chịu thua và dịu dàng hôn nàng Tiên gió. Gurn trông thấy những gì xảy ra qua bóng của họ, và thuật lại cho Effie biết. Khi Effie buồn bã bước vào cùng mọi người thì nàng Tiên đã biến mất. Khách khứa cho rằng Gurn đang ghent tỵ nên đã bịa chuyện. Trong lúc mọi người đang nhảy múa, nàng Tiên gió lại xuất hiện. Không ai nhìn thấy nàng ngoài James. Nàng Tiên gió bắt chước điệu nhảy của Effie và James đã phải cố gắng nhảy sao cho vừa lòng cả hai. Khi rước cô dâu, James đang nhìn chiếc nhẫn đính hôn định trao cho Effie, thì bất ngờ nàng Tiên giật chiếc nhẫn, tự đeo vào ngón tay mình, cười duyên và chạy vào rừng. James ngay lập tức cuồng nhiệt đuổi theo nàng. Các vị khách mời đều bối rối khi James đột nhiên bỏ đi. Effie bị phụ tình, cô nức nở khóc trong vòng tay của mẹ. Màn 2.. Trong khu rừng âm u, mụ Madge cùng những mụ phù thủy khác đang nhảy kệch cỡm xung quanh một cái vạc. Chúng hào hứng thêm các loại nguyên liệu bẩn thỉu vào cái vạc đang sôi sùng sục. Khi các thứ trong vạc phát sáng, mụ Madge lấy từ dưới đáy ra một chiếc khăn quàng mờ ảo. Sau đó cái vạc cùng các mụ phù thủy biến mất, lộ ra một khung cảnh đáng yêu trong rừng. James theo Tiên gió đến khu rừng tuyệt đẹp của nàng. Nàng đem nho rừng và nước uống cho chàng giải khát nhưng luôn tránh né khi James cố giang vòng tay ôm. Để làm James vui, nàng kêu gọi các chị em Tiên gió đến và biểu diễn các điệu nhảy gió. Chàng trai Scotland vui vẻ tham gia cuộc vui, nhưng sau đó tất cả các nàng Tiên chạy trốn đi mất. Cùng lúc, các vị khách khứa đang tiến vào khu rừng tìm James. Gurn tìm thấy chiếc nón của James, nhưng mụ Madge khuyên Gurn giữ im lặng và khi Effie đến, hãy cầu hôn nàng. Effie sau khi mệt mỏi vì kiếm tìm, đã chấp nhận lời cầu hôn của Gurn. James bước vào nơi khung cảnh đáng yêu và gặp mụ Madge. Mụ tặng James chiếc khăn quàng ma thuật, nói rằng chiếc khăn này sẽ ngăn không cho nàng Tiên gió bay đi mất. Mụ chỉ chàng hãy quàng chiếc khăn qua vai và cánh tay nàng. James sung sướng nhận chiếc khăn. Khi nàng Tiên gió trở lại và thấy chiếc khăn, nàng thích thú để James quàng nó lên người mình. Khi James vừa ôm được nàng vào lòng, đôi cánh của Tiên gió rơi ra. Nàng run rẩy chết trong vòng tay của anh. Anh đâu biết đôi cánh chính là nguồn sự sống của nàng. Các chị em Tiên gió đau khổ mang xác nàng đi. Đột nhiên đám rước của Effie và Gurn đi ngang qua đấy, James choáng váng. Mụ Madge chỉ cho chàng thấy ở trên thiên đường, các nàng Tiên gió đang nâng xác người chàng yêu lên. James sụp đổ khi nhận ra anh đã mất tất cả vì đã cố nắm giữ thứ không thể. Mụ Madge cười hả hê bên cạnh xác của anh: công bằng đã được thực thi.
1
null
Matteo Renzi (tiếng Ý phát âm: [mattɛo rɛntsi]; sinh ngày 11 tháng 1 năm 1975) là một chính trị gia người Ý. Ông là Thị trưởng thành phố Firenze từ năm 2009 và bí thư của Đảng Dân chủ kể từ năm 2013. Ông đã từng là Chủ tịch tỉnh Firenze giai đoạn 2004-2009. Ngày 17 tháng 2 năm 2014, Tổng thống Giorgio Napolitano yêu cầu ông thành lập chính phủ mới. Ông nhậm chức thủ tướng Ý ngày 22/2/2014. Renzi tuyên bố từ chức Thủ tướng vào ngày 05 tháng 12 năm 2016 sau thất bại trong cuộc trưng cầu dân ý hiến pháp Italia năm 2016. Ông ta theo dự kiến sẽ vẫn là người lãnh đạo của Đảng Dân chủ Ý. Tổng thống Ý Sergio Mattarella cùng ngày đã yêu cầu ông ở lại cho tới khi ngân sách quốc gia Ý 2017 được quốc hội thông qua, hạn chót là cuối tháng 12. Tiểu sử. Renzi sinh ra tại Firenze vào năm 1975. Ông đã tốt nghiệp ngành luật tại Đại học Firenze. Ông gia nhập Đảng Nhân dân Ý vào năm 1996, và trở thành bí thư tỉnh vào năm 1999. Ông được bầu làm chủ tịch tỉnh Firenze tháng 6 năm 2004 với 59% phiếu bầu, với tư cách là ứng viên liên minh trung tả. Sau năm năm làm chủ tịch tỉnh Firenze, Renzi tuyên bố rằng ông sẽ chạy đua tranh cử chức thị trưởng thành phố Firenze. Ngày 9 tháng 6 năm 2009, Renzi, lúc đó là một đảng viên viên của Đảng Dân chủ, đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử chức thị trưởng Firenze với 48% phiếu bầu so với đối thủ là 32% phiếu bầu. Il Rottamatore. Matteo Renzi tự gọi mình là „rottamatore" (tiếng Ý từ động từ "rottamare": „phế thải", „đổi những cái xưa cũ"). Cái tên này ông có được, vì ý định muốn thay thế cả giới chính trị gia già nua, mà bị đa số dân chúng Ý cho là tham nhũng, vô dụng. Việc ông sẽ trở thành thủ tướng Ý được nhiều người quan sát cho rằng đây là một việc thay đổi thế hệ rất cần thiết cho nước Ý. Hiện tại trong số những chính trị gia Ý ông được ưa chuộng nhất. Ông tự cho mình là có nhiều hoài bão, tuy nhiên cũng được xem là một lãnh tụ ôn hòa, phía giữa, công giáo và coi trọng phần nào truyền thống Thủ tướng Ý. Matteo Renzi nhậm chức thủ tướng Ý ngày 22/2/2014. Nội các của ông có nhiều điểm đặc biệt về thống kê: Renzi là một thủ tướng trẻ nhất nước Ý và cả Liên hiệp Âu châu. Phân nửa nội các của ông là phụ nữ (8 trong số 16 là bộ trưởng nữ), Ngoại trưởng Ý Federica Mogherini, 40 tuổi, là ngoại trưởng Ý trẻ nhất từ trước tới giờ. Nội các này tính tuổi trung bình 47,8 cũng chiếm kỷ lục Ý. Renzi tuyên bố từ chức Thủ tướng vào ngày 05 tháng 12 năm 2016 sau thất bại trong cuộc trưng cầu dân ý hiến pháp Italia năm 2016. Ông ta theo dự kiến sẽ vẫn là người lãnh đạo của Đảng Dân chủ Ý.
1
null
Tháp Hắc Long Giang còn được gọi là Tháp Rồng (Trung Quốc: 黑龙江塔 còn được gọi là: 龙塔; bính âm: "dài tǎ"), là một tháp lưới cao 336 m (1.102 ft) được sử dụng cho truyền hình và quan sát. Tháp được sử dụng để phát sóng truyền hình và viễn thông, truyền FM-/TV-phát thanh khắp tỉnh Hắc Long Giang, cùng với đó là sử dụng trong quan sát, cung cấp một cái nhìn đẹp như tranh vẽ ra các khu vực xung quanh. Ngoài ra là nhà hàng buffet nơi ăn uống trên cao. Tất cả những góp phần làm cho tháp được Tổng cục Du lịch Trung Quốc đánh giá AAAA (4A) về mức độ hấp dẫn. Về chiều cao, tháp Rồng, là tháp mạng lưới đứng tự do cao thứ hai trên thế giới, cao nhất ở châu Á, và là công trình cao thứ 7 tại Trung Quốc (xem Danh sách các tòa tháp cao nhất thế giới). Tháp có một ăng-ten tại độ cao 335,89 m (1.102 ft) và một sân thượng mà con người có thể đứng quan sát được ở độ cao 216,10 m (709 ft).
1
null
Nguyễn Hữu Chí (1931-1988) nguyên là một tướng lĩnh Hải quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Chuẩn tướng. Ông xuất thân từ những khóa đầu tiên tại trường sĩ quan Hải quân Nha Trang. Chức vụ cuối cùng của ông là Phụ tá Tư lệnh Hải quân đặc trách Hành quân Lưu động biển kiêm Tư lệnh Lực lượng Đặc nhiệm Duyên phòng 213, hải hàm Phó Đề đốc. Ngoài ra, ông còn được biết với bút danh Hữu Phương, từng xuất bản nhiều tập thơ với chủ đề về biển tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Tiểu sử và Binh nghiệp. Ông sinh vào tháng 11 năm 1931, trong một gia đình điền chủ khá giả theo đạo Công giáo tại Bến Tre, miền Nam Việt Nam. Thời trẻ, ông theo học Trung học Đệ nhất cấp tại Mỹ Tho, được cấp văn bằng Thành Chung. Sau đó, ông lên học Trung học Đệ nhị cấp chương trình Pháp tại Sài Gòn. Năm 1950 tốt nghiệp với văn bằng Tú tài bán phần (Part I). Năm 1951 ông theo học trường Hàng hải Thương thuyền ở Sài Gòn, tốt nghiệp và phục vụ ở ngành này cho đến khi gia nhập quân đội. Quân đội Quốc gia Việt Nam. Phục vụ trong Hải đoàn Xung phong. Giữa năm 1953, ông cùng với một số viên chức ngành hàng hải thi tuyển và nhập ngũ vào lực lượng hải quân của Quân đội Quốc gia Việt Nam vừa mới thành lập. Ông được cử theo học khóa 3 tại trường Sĩ quan Hải quân Nha Trang, khai giảng vào tháng 7 năm 1953. Tháng 1 năm 1954 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Hải quân Thiếu úy thuộc ngành chỉ huy. Giữa năm 1954, ông được điều động về phục vụ tại Hải đoàn Xung phong ("Divisions Navales d'Assaut") số 21 đóng ở Mỹ Tho dưới quyền chỉ huy trưởng của Hải quân Thiếu tá Lê Quang Mỹ. Bấy giờ, quân Pháp đã thất trận tại Điện Biên Phủ. Tháng 8 năm 1955, Thiếu tá Lê Quang Mỹ được Thủ tướng Ngô Đình Diệm bổ nhiệm giữ chức vụ Phụ tá Hải quân. Ông được đưa về làm Trưởng phòng 1 (Phòng Nhân viên), ban đầu đóng ở trại Cửu Long và sau đó dời về trại Bạch Đằng. Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Năm 1955, sau khi chính thể Việt Nam Cộng hòa được thành lập, ông được chuyển sang phục vụ cơ cấu mới. Giữa năm 1957, ông được thăng cấp Hải quân Trung úy tại nhiệm, sau đó được cử đi du học 1 năm tại Trường U.S. Naval Post Graduate School (General Line) của Hải quân Hoa Kỳ tại Monterey, bang California. Hạ tuần tháng 10 năm 1961, ông được thăng cấp Hải quân Đại úy tại nhiệm. Một năm sau ông được giao nhận lãnh Hải vận hạm Tiền Giang HQ-405 do Hải quân Hoa Kỳ chuyển giao lại cho Hải quân Việt Nam Cộng hòa. Đầu năm 1964, rong cuộc chỉnh lý tại Việt Nam Cộng hòa 1964, lực lượng Hải quân dưới quyền Đại tá Chung Tấn Cang đã ủng hộ tướng Nguyễn Khánh truất quyền các tướng lãnh trong Hội đồng Quân nhân Cách mạng để giành quyền lãnh đạo. Tháng 3 năm 1964, ông được thăng cấp Hải quân Thiếu tá tại nhiệm, được bổ nhiệm làm Chỉ huy trưởng Lực lượng Hải tuần. Đầu năm 1966, ông được bổ nhiệm làm Chỉ huy trưởng Hải quân Vùng 4 Duyên hải (Phú Quốc). Tháng 6 năm 1968, ông được thăng cấp Hải quân Trung tá và được cử đi du học lớp chỉ huy tại trường Hải chiến, Hoa Kỳ (The US Naval War College, Newport, Rhode Island). Tháng 3 năm 1969 về nước, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Lực lượng Duyên phòng (CTF-213) đóng tại Cam Ranh. Ngày 1 tháng 8 năm 1970, ông được thăng cấp Hải quân Đại tá tại nhiệm. Giữa năm 1971, ông được cử đi học khóa Cao đẳng Quốc phòng. Giữa năm 1972, Bộ Tư lệnh Hải quân Hành quân Lưu động Biển được thành lập. Ông được bổ nhiệm vào chức vụ Phụ tá Tư lệnh Hải quân đặc trách Hành quân Lưu động biển. Tháng 11 năm 1972, ông được thăng cấp Chuẩn tướng, hàm Phó Đề đốc tại nhiệm kiêm Tư lệnh Lực lượng Đặc nhiệm Duyên phòng 213. Thời gian giữ chức Phụ tá Tư lệnh Quân chủng Hải quân, ông đã trải qua các vị Tư lệnh: Đề đốc Trần Văn Chơn, Đề đốc Lâm Ngươn Tánh và Phó Đô dốc Chung Tấn Cang Văn nghiệp. Ông bắt đầu làm thơ vào cuối thập niên 1950, chủ yếu với chủ đề về biển. Mãi đến thập niên 1960, ông bắt đầu cho xuất bản những tập thơ của mình với bút danh Hữu Phương. Tác giả Nguyễn Đình Tuyến đã bình thơ của Hữu Phương cùng với những tác giả quen thuộc hơn như Bùi Giáng, Cung Trầm Tưởng, Thanh Tâm Tuyền: "Giữa những nhà thơ trẻ hiện đại, Hữu Phương là hình ảnh của trùng dương, biển cả, của xứ mênh mông bát ngát đang bủa vây chung quanh đất tổ của chúng ta, đang bủa vây quanh tất cả lục địa của loài người.". 1975 và cuộc sống lưu vong. Đầu năm 1975, trước sức tấn công của lực lượng vũ trang Cộng sản, Quân lực Việt Nam Cộng hòa tan rã phần lớn và chính thể Việt Nam Cộng hòa đứng bên bờ vực của sự sụp đổ. Đêm 29 tháng 4 năm 1975, ông cùng gia đình di tản ra khơi trên Tuần dương hạm Trần Quang Khải HQ-2. Sau đó, ông được Chính phủ Mỹ cho sang định cư tại Tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ. Ngày 28 tháng 6 năm 1988, ông từ trần tại Paix Hospital, Washington D.C, Hoa Kỳ. Hưởng dương 57 tuổi.
1
null