text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Samsung YP-S3 (hoặc Samsung S3) là máy nghe nhạc được sản xuất bởi Samsung Electronics phát hành vào năm 2008. Hỗ trợ tập tin. Samsung YP-S3 hỗ trợ MP3, WMA, MPEG4, Ogg, SVI, JPEG, và TXT. Chức năng. Samsung YP-S3 có nhiều chức năng. It gồm: Quản lý dữ liệu, pin & lưu trữ. Tập tin MP3 trong Samsung S3 được quản lý thông qua album, bài hát, nghệ sĩ, và thể loại. Dung lượng bộ nhớ. Samsung YP-S3 gồm bộ nhớ 4GB hoặc 8GB. Thời lượng pin. Samsung xác nhận 25 giờ phát nhạc (với tập tin MP3 128kbps và âm lượng 15/30) và 4 giờ phát video.
1
null
Samsung C&T (Hangul: 삼성물산) là một công ty xây dựng đa quốc gia của Hàn Quốc, trực thuộc tập đoàn Samsung. Khái quát. Công ty được thành lập vào năm 1938 với xuất phát điểm ban đầu là một đơn vị chuyên về kỹ thuật xây dựng của tập đoàn Samsung. Công ty đổi tên từ Samsung Corporation thành Samsung C&T Corporation (SCTC) như ngày nay vào năm 2007. Hiện nay, không chỉ phát triển mảng xây dựng, SCTC đã mở rộng sang cả một số lĩnh vực khác như thương mại, công nghệ, năng lượng và đầu tư.
1
null
Sikorsky H-5, (còn gọi là R-5, S-51, HO2S-1, HO3S-1) (R-5 cho đến năm 1948; định danh công ty VS-327) là một loại trực thăng do Sikorsky Aircraft Corporation chế tạo, được Không quân Hoa Kỳ sử dụng (trước là Không quân Lục quân Hoa Kỳ) và cả Hải quân Hoa Kỳ và Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ (với định danh HO2S và HO3S). Nó cũng được Bộ bưu chính Hoa Kỳ sử dụng. Tháng 12 năm 1946, một thỏa thuận được ký kết giữa công ty Westland Aircraft của Anh và Sikorsky để sản xuất một phiên bản Anh của H-5 hoặc S-51, được chế tạo bởi ở Anh theo giấy phép với tên gọi Westland-Sikorsky WS-51 Dragonfly. Trên 300 chiếc thuộc tất cả các loại S-51/H-5 đã được chế tạo.
1
null
Cầu Yeongjong Grand là cây cầu treo nằm ở Incheon, Hàn Quốc, nối Đảo Yeongjong với phần đất liền Hàn Quốc. Cây cầu là một phần của đường cao tốc sân bay quốc tế Incheon và được hoàn thành vào năm 2000. Tổng chiều dài cây cầu là , trong đó phần chính của cây cầu treo dài , giàn cầu và một cây cầu sắt .
1
null
Firestone XR-9, định danh công ty Model 45, là một loại trực thăng thử nghiệm của Hoa Kỳ trong thập niên 1940, do hãng Firestone Aircraft Company chế tạo cho Không quân Lục quân Hoa Kỳ. Chỉ có 2 mẫu được chế tạo (mẫu quân sự XR-9B và mẫu dân sự).
1
null
Cầu Incheon (còn được gọi là Cầu Incheon Grand) là một cây cầu bê tông mới được xây dựng ở Hàn Quốc. Nó được khánh thành vào tháng 10 năm 2009, nó trở thành sự kết nối thứ hai cho Đảo Yeongjong và phần đất liền Incheon. Cầu Incheon là cây cầu dây văng dài nhất Hàn Quốc. Trong bảng so sánh, cầu Incheon là một trong bảy cây cầu dài nhất thế giới tính đến tháng 10 năm 2010. Mục đích chính của cây cầu là cung cấp sự kết nối giữa Songdo và Sân bay quốc tế Incheon, giảm thời gian vận chuyển lên đến 1 giờ. Phần cầu vượt biển, được nhượng quyền bởi Incheon Bridge Corporation, được tài trợ bởi khối tư nhân. Korea Expressway Corporation và Korean Ministry of Land, Transport and Maritime Affairs (MLTM) quản lý dự án. Công trình. Phần thiết kế chính và nhà thầu xây dựng là Samsung C&T Corporation. Nhà thầu đóng góp bổ sung trong việc xây dựng cây cầu là SK Engineering and Construction Co. Ltd, AMEC, Halcrow, Dasan Consultants, và Arup. Tổng chi phí lên đến $1,4 tỉ (~1,25 triệu KRW) để xây dựng. Phần dự án cao tốc dài bao gồm các bộ phận của chính phủ tại 3 đầu và phần giữa được xây dựng với nguồn vốn tư nhân, phần cầu dài . Cây cầu có phần dây cáp vượt biển đường đến cảng Incheon. Đây là phần khó khăn nhất trong việc xây dựng, với tòa tháp chính cao , và năm nhịp: nhịp chính là hai bên nhịp chính là nhịp và . Phần thấp nhất là kết nối mỗi đầu của cây cầu. Sự cố nổi bật. Vào 20 tháng 5 năm 2010, mười hai hành khách đã chết do tại nạn xe buýt trên cầu.
1
null
Châu bản triều Nguyễn (chữ Hán: "阮朝硃本"), là tập hợp toàn bộ các văn bản hành chính của triều Nguyễn từ khi vua Gia Long lên ngôi (1802) cho đến khi vua Bảo Đại thoái vị (1945). Châu bản triều Nguyễn gồm các tập tấu, sớ, phụng thượng dụ, chiếu, chỉ dụ, tư trình, bẩm, truyền, sai, phó, khiển... được đích thân vua ngự lãm hoặc ngự phê bằng mực màu son, truyền đạt ý chỉ hoặc giải quyết các vấn đề chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, xã hội... Nội dung. Bút phê của các vua nhà Nguyễn trên các Châu bản triều Nguyễn có sáu loại, gồm: Tình trạng bảo tồn. Dưới thời Nguyễn, ở triều đại của vua Gia Long, Châu bản được giữ gìn, quản lý bởi Thị thư viện, Thị hàn viện, Nội hàn viện và Thượng bảo ty, là các văn phòng giúp việc trực tiếp cho nhà vua, chuyên trách việc soạn thảo, chuyển phát văn thư cùng các chiếu, dụ; quản lý các ngự chế, thư từ riêng của nhà vua và quản lý ấn tín. Năm Minh Mệnh thứ nhất (1820), vua Minh Mạng cho gộp các viện này thành một cơ quan gọi tên là Văn thư phòng rồi năm Minh Mệnh 10 (1829), lại đổi Văn thư phòng thành Nội các. Châu bản tiếp tục được lưu trữ ở Nội các. Năm 1942, Châu bản được chuyển về lưu trữ tại Viện Văn hóa Huế. Năm 1959, theo lệnh của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm, Châu bản được chuyển sang bảo quản tại Viện Đại học Huế.Trước năm 1959, toàn bộ Châu bản Triều Nguyễn có 743 tập, với hàng trăm nghìn bản ghi bằng chữ Hán, chưa được sắp xếp, phân loại. Khi Viện Đại học Huế thuộc Việt Nam Cộng hòa tiếp nhận toàn bộ Châu bản còn lại thì chỉ còn khoảng hơn 600 tập. Năm 1961, để tránh khí hậu nóng ẩm tại Huế có thể gây hư hại cho tài liệu, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã chuyển toàn bộ khối tài liệu này lên văn khố Đà Lạt. Tháng 3 năm 1975, nhận thấy Châu bản là khối tài liệu đặc biệt quan trọng, chính quyền này đã lên kế hoạch đưa Châu bản về bảo quản tại Sở Lưu trữ thuộc Nha Văn khố để chuẩn bị mang ra nước ngoài. Tuy nhiên vì khối tài liệu này đã không kịp chuyển đi do Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975. Năm 1978, Cục Lưu trữ Phủ Thủ tướng của chính quyền Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nay là Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Việt Nam đã tiếp quản và giao cho Kho Lưu trữ trung ương II tại Thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp quản lý. Năm 1991, theo Quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, toàn bộ Châu bản triều Nguyễn được chuyển ra bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I ở Hà Nội. Hiện nay, Châu bản triều Nguyễn vẫn đang được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, tuy nhiên theo thông tin từ Trung tâm này thì số lượng Châu bản được lưu trữ lại là 773 tập gốc. Từ năm 1959, Ủy ban phiên dịch sử liệu thuộc Viện Đại học Huế tiến hành chỉnh lý tài liệu theo thứ tự các đời vua, rồi biên dịch tài liệu theo phương pháp tóm lược thành từng bản phiếu có phần trích yếu nội dung bằng song ngữ Hán Việt được gọi là "Mục lục Châu bản Triều Nguyễn". Từ đó đến nay, Mục lục Châu bản triều Nguyễn bị mất mát rất nhiều. Khi Viện Đại học Huế tiếp nhận Châu bản Triều Nguyễn, triều Minh Mạng còn 83 tập mục lục, thì nay chỉ còn 33 tập, triều Thiệu Trị còn 35 trong 51 tập, triều Tự Đức bị mất mát nhiều nhất, chỉ còn 53 tập so với 352 tập, thiếu hẳn đi 25 năm, từ năm thứ 11 đến năm thứ 35. Còn các tập châu bản từ triều Kiến Phúc đến Bảo Đại thì bị thất lạc. Hiện nay, thư viện Đại học Khoa học Huế tiếp nhận và lưu giữ được 121 tập bản gốc viết tay của Mục lục Châu bản Triều Nguyễn với 18.191 bản phiếu ghi. Đại học Huế cũng còn lưu trữ 2 tập Mục lục Châu bản Triều Nguyễn đã được Viện Đại học Huế xuất bản năm 1960 (triều Gia Long), và năm 1962 (triều Minh Mạng, phần I, từ năm 1820 đến 1824). Mãi đến năm 1998, nhờ sự tài trợ của quốc tế, thư viện Trường Đại học Khoa học Huế phối hợp với Cục Lưu trữ Nhà nước và Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Giao lưu Văn hoá thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã biên tập và xuất bản tiếp được quyển sách Mục lục Châu bản Triều Nguyễn tập II Minh Mạng 6 (1825) và 7 (1826). Đầu năm 2014, Việt Nam đã trình hồ sơ lên UNESCO đề cử Châu bản triều Nguyễn trở thành di sản tư liệu thế giới. Ngày 14/5/2014, Châu bản triều Nguyễn của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu Chương trình Ký ức thế giới Khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
1
null
Dean Gooderham Acheson (phát âm ; 11 tháng 4 năm 1893 – 12 tháng 10 năm 1971) là một chính trị gia và luật sư Hoa Kỳ. Là ngoại trưởng Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Harry S. Truman từ 1949 đến 1953, ông đã đóng vai trò trung tâm trong việc xác định chính sách ngoại giao của Mỹ trong suốt Chiến tranh Lạnh. Acheson đã có đóng góp trong việc thiết kế kế hoạch Marshall đồng thời giữ vai trò quan trọng trong việc phát triền chủ thuyết Truman và sáng lập ra NATO. Quyết định nổi tiếng nhất của Acheson là thuyết phục Tổng thống Truman can thiệp vào chiến tranh Triều Tiên tháng 6 năm 1950. Ông cũng thuyết phục Truman gửi viện trợ và cố vấn hỗ trợ cho quân Pháp ở Đông Dương dù rằng rốt cuộc năm 1968 ông đã khuyên Tổng thống Lyndon B. Johnson đàm phán hòa bình với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, tổng thống John F. Kennedy đã cho triệu tập Acheson để hỏi ý kiến, đưa ông vào uỷ ban chấp hành (EXCOMM), một nhóm cố vấn chiến lược. Cuối thập niên 1940, Acheson bị công kích mạnh mẽ xoay quanh chính sách của Truman với Trung Quốc và việc Acheson bảo vệ cho những nhân viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (ví dụ như Alger Hiss) bị buộc tội trong các cuộc điều tra trong Khủng hoảng đỏ chống cộng sản và Khủng hoảng Lavender chống đồng tính của thượng nghị sĩ Joseph McCarthy và những người khác.
1
null
Bavar 2 (باور ٢) là loại ekranoplan được dùng cho việc trinh sát tầm thấp tránh bị phát hiện bởi ra đa được sử dụng trong lực lượng hải quân của Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran. Nó đã được công bố giới thiệu trước công chúng lần đầu trong tháng 9 năm 2010 sau khi việc thử nghiệm hoàn tất. Loại ekranoplan này sử dụng thiết kế cánh ngược, có thể được trang bị vũ khí là súng máy, tên lửa hay RPG còn với việc điều khiển thì có hệ thống nhìn đêm và các thiết bị phục vụ trinh sát. Tốc độ khi bay đường trường là 130 km/h và có thể đạt độ cao 300m. Được biết Iran hiện có ba phi đội Bavar 2.
1
null
HMS "Ivanhoe" (D16) là một tàu khu trục lớp I được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào giữa thập niên 1930. Trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha (1936-1939), trong thành phần Hạm đội Địa Trung Hải, con tàu thực thi chính sách của Anh và Pháp cấm vận vũ khí cho cả hai bên xung đột. Trước khi Chiến tranh Thế giới thứ hai bắt đầu, nó được cải biến để có thể sử dụng vào việc rải thủy lôi bằng các tháo dỡ một số vũ khí. "Ivanhoe" được điều sang Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây không lâu sau khi chiến tranh bùng nổ, và đã giúp vào việc đánh chìm một tàu ngầm Đức vào tháng 10 năm 1939. Nó được cải biến thành một tàu rải mìn trong một đợt tái trang bị vào tháng 11-tháng 12 năm 1939, và đã rải các bãi mìn tại vùng biển duyên hải Đức cũng như các bãi mìn chống tàu ngầm ngoài khơi bờ biển Anh, cho đến khi quay lại cấu hình như một tàu khu trục vào tháng 2 năm 1940. "Ivanhoe" quay lại vai trò tàu rải mìn trong Chiến dịch Na Uy vào tháng 4 năm 1940, và sau đó rải một số bãi mìn dọc bờ biển Hà Lan trong trận Hà Lan vào tháng 5. Con tàu đã tham gia vào cuộc triệt thoái Dunkirk cho đến khi bị hư hại do bị máy bay Đức ném bom trúng vào ngày 1 tháng 6. Trong một chiến dịch rải mìn đầu tiên sau khi việc sửa chữa hoàn tất, nó trúng một quả mìn Đức và phải bị đánh đắm vào ngày 1 tháng 9 năm 1940 trong vụ thảm họa Texel. Thiết kế và chế tạo. "Ivanhoe" được đặt hàng vào ngày 30 tháng 10 năm 1935 cho hãng Yarrow Shipbuilders tại Scotstoun trong Chương trình Chế tạo Hải quân 1935. Nó được đặt lườn vào ngày 12 tháng 2 năm 1936, được hạ thủy vào ngày 11 tháng 2 năm 1937 như là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoàng gia mang cái tên này, và hoàn tất vào ngày 24 tháng 8 năm 1937 với chi phí 259.371 Bảng Anh, không tính đến những thiết bị do Bộ Hải quân Anh cung cấp như vũ khí, đạn dược và trang bị thông tin liên lạc. "Ivanhoe" có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải. Con tàu có chiều dài chung , mạn thuyền rộng và chiều sâu của mớn nước là . Nó được cung cấp động lực bởi hai turbine hơi nước hộp số Parsons, dẫn động hai trục chân vịt, cung cấp một công suất tổng cộng và cho phép có được tốc độ tối đa . Hơi nước được cung cấp cho các turbine bởi ba nồi hơi ống nước Admiralty 3 nồi. Nó mang theo tổng cộng dầu đốt, cho phép một tầm xa hoạt động khi di chuyển ở tốc độ đường trường . Thủy thủ đoàn của con tàu gồm 145 sĩ quan và thủy thủ trong thời bình. Con tàu được trang bị bốn khẩu pháo QF Mk. IX 45-calibre trên các bệ nòng đơn. Cho mục đích phòng không, "Ivanhoe" có hai khẩu đội súng máy Vickers 0,5 inch (12,7 mm) Mk.I bốn nòng. Nó còn có hai dàn 5 ống phóng ngư lôi trên mặt nước dành cho ngư lôi. Một đường ray thả mìn sâu cùng hai máy phóng được trang bị, và ban đầu có 30 quả mìn sâu được mang theo, nhưng được tăng lên 35 quả không lâu sau khi chiến tranh nổ ra. Nó là một trong số bốn tàu khu trục lớp I được trang bị dụng cụ rải mìn từ cuối năm 1938 đến tháng 1 năm 1939 tại Malta. Việc này bao gồm bố trí các đường ray mang thủy lôi cùng một tời điện để di chuyển các quả mìn. Một cặp bệ nhô được bổ sung phía đuôi tàu để các quả mìn cách xa chân vịt tàu khi thả xuống biển. Tháp pháo "A" và "Y" cùng cả hai bộ ống phóng ngư lôi đều được cải biến để có thể tháo dỡ được, bù trừ cho trọng lượng của các quả thủy lôi. Con tàu có thể mang theo tối đa 72 quả thủy lôi. "Ivanhoe" còn được trang bị hệ thống dò âm ASDIC để phát hiện tàu ngầm dưới nước. Lịch sử hoạt động. Sau khi nhập biên chế, "Ivanhoe" được phân về Chi hạm đội Khu trục 3 thuộc Hạm đội Địa Trung Hải và đã tham gia thực tập huấn luyện cùng Hải quân Pháp từ tháng 12 năm 1937 đến tháng 1 năm 1938. Con tàu buộc phải rút sớm khỏi cuộc tập trận do gặp trục trặc những nồi hơi siêu áp của nó, và chúng được thay thế tại Malta từ ngày 15 tháng 1 đến ngày 19 tháng 3. Sau đó nó được điều đến Gibraltar, nơi nó tuần tra tại vùng biển Tây Ban Nha để thực thi chính sách không can thiệp vào cuộc nội chiến tại nước này cho đến khi xung đột kết thúc. Nó đã có mặt tại Cartagena từ tháng 2 đến tháng 3 năm 1939 để bảo vệ tính mạng và tài sản của công dân Anh trong khi người nước ngoài, binh lính phe Cộng Hòa và những người ủng hộ họ triệt thoái khỏi thành phố. "Ivanhoe" đang trên đường di chuyển từ Alexandria đến Malta khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra vào tháng 9 năm 1939. Nó có mặt tại Plymouth từ ngày 14 tháng 9, khi toàn bộ Chi hạm đội Khu trục 3 được chuyển thuộc sang dưới quyền Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây để làm nhiệm vụ hộ tống vận tải. Cùng các tàu khu trục chị em , và , nó đã đánh chìm tàu ngầm U boat Đức "U-45" vào ngày 14 tháng 10. Nó được tái trang bị tại Xưởng tàu Sheerness và được cải biến thành một tàu rải mìn từ ngày 14 tháng 11 đến ngày 13 tháng 12; rồi được điều động sang Chi hạm đội Khu trục 20, một đơn vị chuyên rải mìn, vào ngày 12 tháng 12, và cùng với các tàu đồng đội bắt đầu rải bãi thủy lôi đầu tiên của nó tại cửa sông Ems trong đêm 17-18 tháng 12. Một bãi mìn khác được "Ivanhoe" và "Intrepid" rải trong đêm 2/3 tháng 1 năm 1940; sau đó chúng rải một loạt các bãi mìn chống tàu ngầm cho đến cuối tháng. Con tàu được tháo dỡ một phần các khẩu pháo và ống phóng ngư lôi tại Portland từ ngày 27 tháng 1 đến ngày 3 tháng 2 trước khi tiếp nối nhiệm vụ. Vào đầu tháng 4, "Ivanhoe" cùng ba tàu rải mìn khác được Chi hạm đội Khu trục 2 hộ tống khi chúng rải mìn như một phần của Chiến dịch Wilfred, một hoạt động rải mìn tại Vestfjord, Na Uy nhằm ngăn cản việc vận chuyển quặng sắt của Thụy Điển từ Narvik về Đức. Các bãi mìn được rải vào sáng ngày 8 tháng 4, trước khi quân Đức bắt đầu cuộc tấn công của chúng; và sau khi hoàn tất việc thả 60 quả ngư lôi, các tàu rải mìn đã gia nhập cùng chiếc tàu chiến-tuần dương và các tàu tháp tùng. Con tàu đã có mặt, nhưng có vai trò không đáng kể, khi "Renown" có trận đụng độ ngắn tại Lofoten với các thiết giáp hạm Đức "Scharnhorst" và "Gneisenau" vào ngày 9 tháng 4. Cuối tháng đó, nó vận chuyển binh lính thuộc Lữ đoàn 15 Bộ binh đến Åndalsnes, rồi sau đó cùng với "Icarus" và rải một bãi mìn tại các lối tiếp cận Trondheim trong đêm 29-30 tháng 4. Sau khi được tẩy sạch nồi hơi từ ngày 7 đến ngày 15 tháng 5, "Ivanhoe" cùng với và đã rải một bãi mìn ngoài khơi Hook of Holland trong đêm 15-16 tháng 5; ba tàu quét mìn Đức sau đó đã bị đánh chìm bởi bãi mìn này vào ngày 26 tháng 7. Ba ngày sau, cũng ba con tàu trên, được tăng cường thêm "Intrepid", "Impulsive" và tàu rải mìn phụ trợ đã rải một bãi mìn ngoài khơi bờ biển Hà Lan. Trên đường quay trở về nhà, "Princess Victoria" trúng một quả mìn Đức và bị đắm, các tàu khu trục đã cứu vớt những người sống sót. Chúng còn rải thêm năm bãi mìn ngoài khơi bờ biển Hà Lan cho đến cuối tháng đó. Đến ngày 29 tháng 5, nó được điều động vào cuộc triệt thoái Dunkirk, và đã vận chuyển 930 binh lính đến Dover trong ngày hôm đó. Nó cũng đón lên tàu thủy thủ đoàn của chiếc tàu khu trục bị hư hại nặng, và sau đó đã đánh đắm "Grafton". Nó được cho rút khỏi nhiệm vụ triệt thoái vào ngày 30 tháng 5, do hoạt động này được cho là quá nguy hiểm, nhưng mệnh lệnh này bị đảo ngược vào ngày hôm sau, và "Ivanhoe" đã di tản thêm 1.290 người đến Dover. Đến sáng ngày 1 tháng 6, sau khi đã chất đầy binh lính trên tàu, nó bị máy bay Đức tấn công ngoài khơi cảng Dunkerque. Hai quả bom đã suýt trúng bên mạn trái và mạn phải, rồi một quả thứ ba phát nổ bên trên sàn tàu và làm ngập nước hai phòng nồi hơi phía trước. Quả bom đã làm thiệt mạng 26 người, bao gồm 5 binh sĩ, và làm bị thương nhiều người khác. Hầu hết binh lính và những người bị thương được chuyển sang tàu quét mìn và tàu khu trục . Phòng nồi hơi số 3 vẫn tiếp tục hoạt động được, và con tàu về đến Dover bằng chính động lực của nó. Việc sửa chữa tại xưởng tàu Sheerness kéo dài cho đến ngày 28 tháng 8, và "Ivanhoe" được cải biến trở lại như một tàu rải mìn tại Immingham từ ngày 28 đến ngày 31 tháng 8, khi được điều trở lại Chi hạm đội Khu trục 20. Đêm đó, nó khởi hành cùng với "Intrepid", "Icarus", "Esk" và "Express" để rải một bãi mìn ngoài khơi bờ biển Hà Lan, phía Bắc Texel. "Express" trúng phải một quả mìn từ một bãi mìn mới rải của Đức, và bị thổi tung mũi tàu, "Ivanhoe" tiến đến gần để trợ giúp nó nhưng lại trúng một quả mìn khác ngay sau đó. Vụ nổ làm con tàu bị mất động lực trong nhiều giờ, nhưng cuối cùng nó có lại được hơi nước lúc 01 giờ 45 phút ngày 1 tháng 9, và nó chạy lùi với tốc độ để tránh áp lực lên mũi tàu bị hư hại nặng. Tuy nhiên, đến khoảng 04 giờ 00, cả hai chân vịt tàu không hoạt động, có thể do chân vịt bị rơi hay gảy trục, mà nó mất hoàn toàn tốc độ. Lúc khoảng 08 giờ 00, bốn xuồng máy đến nơi, ba chiếc đón nhận hầu hết thủy thủ đoàn ngoại trừ 37 người, trong khi chiếc thứ tư túc trực gần chiếc tàu khu trục để cứu những người còn lại nếu cần. Con tàu tiếp tục bị ngập nước và nghiêng; đến xế chiều nó mất điện cung cấp cho các bơm nước, và hạm trưởng ra lệnh bỏ tàu sau khi mở các van để đẩy nhanh việc đắm tàu. Không lâu sau đó, nó bị một máy bay Đức phát hiện và làm hư hại thêm, nhưng vẫn chưa chìm. Cuối cùng nó bị đánh đắm bởi một quả ngư lôi phóng từ tàu khu trục vào cuối buổi chiều hôm đó. Nó đắm nhanh chóng ở tọa độ .
1
null
HMS "Inconstant" (H49) là một tàu khu trục lớp I của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc. Nguyên được Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ đặt hàng cho hãng Vickers Armstrong như là chiếc TCG "Muavenet", nó bị Hải quân Hoàng gia mua lại sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra, và đưa vào hoạt động năm 1942. "Inconstant" đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, ngừng hoạt động và trả lại cho Thổ Nhĩ Kỳ, nơi nó đổi tên trở lại thành TCG "Muavenet" và hoạt động cho đến khi bị tháo dỡ năm 1960. Thiết kế và chế tạo. "Inconstant" được Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ đặt hàng như là chiếc TCG "Muavenet" cho hãng Vickers Armstrong tại Barrow-in-Furness. Nó được đặt lườn vào ngày 24 tháng 5 năm 1939, nhưng được Hải quân Hoàng gia mua lại vào tháng 9 năm 1939 và đổi tên thành HMS "Inconstant". Nó được hạ thủy vào ngày 24 tháng 2 năm 1941 và nhập biên chế cùng Hải quân Hoàng gia vào ngày 24 tháng 1 năm 1942. "Inconstant" có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải. Con tàu có chiều dài chung , mạn thuyền rộng và chiều sâu của mớn nước là . Nó được cung cấp động lực bởi hai turbine hơi nước hộp số Parsons, dẫn động hai trục chân vịt, cung cấp một công suất tổng cộng và cho phép có được tốc độ tối đa . Hơi nước được cung cấp cho các turbine bởi ba nồi hơi ống nước Admiralty 3 nồi. Nó mang theo tổng cộng dầu đốt, cho phép một tầm xa hoạt động khi di chuyển ở tốc độ đường trường . Thủy thủ đoàn của con tàu gồm 145 sĩ quan và thủy thủ trong thời bình. Con tàu được trang bị bốn khẩu pháo QF Mk. IX 45-calibre trên các bệ nòng đơn. Cho mục đích phòng không, "Inconstant" có hai khẩu đội súng máy Vickers 0,5 inch (12,7 mm) Mk.I bốn nòng. Nó còn có hai dàn 5 ống phóng ngư lôi trên mặt nước dành cho ngư lôi. Một đường ray thả mìn sâu cùng hai máy phóng được trang bị, và ban đầu có 30 quả mìn sâu được mang theo, nhưng được tăng lên 35 quả không lâu sau khi chiến tranh nổ ra. Lịch sử hoạt động. "Inconstant" đã tham gia cuộc tấn công Madagascar vào tháng 5 năm 1942, và đã tấn công và đánh chìm tàu ngầm U-boat Đức "U-409" tại Địa Trung Hải về phía Đông Bắc Algiers vào ngày 12 tháng 7 năm 1943. Nó cũng phối hợp với các tàu khu trục và trong việc đánh chìm tàu ngầm "U-767" trong eo biển Manche về phía Tây Nam Guernsey vào ngày 18 tháng 6 năm 1944. Sau chiến tranh, "Inconstant" được hoàn trả cho Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 9 tháng 3 năm 1946 và được đổi trở lại cái tên TCG "Muavenet". Nó bị tháo dỡ vào năm 1960.
1
null
Một phần mềm ứng dụng trên thiết bị di động, còn được gọi tắt là ứng dụng di động, hoặc chỉ ứng dụng, (tiếng Anh: mobile application hoặc mobile app hoặc app) là phần mềm ứng dụng được thiết kế để chạy trên điện thoại thông minh, máy tính bảng và các thiết bị di động khác. Các ứng dụng thường có sẵn thông qua các nền tảng phân phối ứng dụng (còn gọi là cửa hàng ứng dụng), bắt đầu xuất hiện vào năm 2008 và thường được điều hành bởi các chủ sở hữu của hệ điều hành di động, như Apple App Store, Google Play, Windows Phone Store, và BlackBerry App World. Một số ứng dụng miễn phí, trong khi một số ứng dụng phải được mua. Thuật ngữ "ứng dụng" là một rút ngắn của thuật ngữ "phần mềm ứng dụng". Trong tiếng Anh, thường được viết là app và đã trở thành rất phổ biến và trong năm 2010 đã được liệt kê như là " từ ngữ của năm" do Hiệp hội American Dialect Society chọn lọc. Ứng dụng di động ban đầu được cung cấp với mục đích thông tin tổng quát và các dịch vụ thông dụng trên mạng toàn cầu, bao gồm email, lịch, danh bạ, và thị trường chứng khoán và thông tin thời tiết. Tuy nhiên, nhu cầu chung của những người sử dụng thiết bị di động và khả năng phát triển của các nhà lập trình đã mở rộng thành các loại khác, chẳng hạn như trò chơi di động, tự động hóa nhà máy, GPS và các dịch vụ dựa trên địa điểm, định vị và ngân hàng, để theo dõi, mua vé và các ứng dụng y tế di động gần đây. Sự bùng nổ về số lượng và sự đa dạng của các ứng dụng đã tạo ra 1 tiềm năng và thị trường lớn. Sự phổ biến của các ứng dụng di động đã tiếp tục tăng. Theo công ty nghiên cứu thị trường Gartner, 102 tỷ ứng dụng sẽ được tải về trong năm 2013 (91% trong số đó là miễn phí) nhưng chúng vẫn sẽ tạo ra 26 tỷ USD, tăng 44,4% so với 18 tỷ USD vào năm 2012. Báo cáo phân tích ước tính rằng nền kinh doanh ứng dụng tạo ra doanh thu hơn 10 tỷ € cho mỗi năm trong Liên minh châu Âu, trong khi hơn 529.000 công ăn việc làm đã được tạo ra trong 28 quốc gia EU do sự tăng trưởng của thị trường ứng dụng.
1
null
, tên đầy đủ là "D-Fragments", là 1 sê-ri manga của Haruno Tomoya được phát hành tuần tự trong cuốn "Monthly Comic Alive" của nhà xuất bản Media Factory vào tháng 9 năm 2008. Nó đã được nhóm lại thành 15 tập "tankōbon", và được ra mắt vào tháng 12 năm 2013. Một sê-ri anime truyền hình do hãng phim Brain's Base thực hiện đã chính thức lên sóng từ 6 tháng 1 năm 2014. Các phiên bản chuyển thể. Anime. Anime đã chính thức phát sóng từ tháng 1 năm 2014 và được chiếu trên TV Tokyo và một số kênh khác. Bài hát chủ đề. Ca sĩ trình bày: IOSYS jk GIRLS Ca sĩ trình bày: Shibasaki Roka (Hanazawa Kana), Takao (Shizuka Itō), Funabori (Aki Toyosaki) Drama CD. Đã có hai tác phẩm được sản xuất. Hajime Asano là người phụ trách kịch bản của cả hai tập. Được ra mắt vào 23 tháng 7 năm 2010, được Toranoana phát hành độc quyền. Được ra mắt vào 22 tháng 12 năm 2011, và cũng được Toranoana phát hành độc quyền.
1
null
Martin Landau (20 tháng 6 năm 1928 – 15 tháng 7 năm 2017) là một diễn viên điện ảnh và phim truyền hình người Mỹ. Sự nghiệp của ông bắt đầu vào những năm 1950, với vai phụ trong "North by Northwest" (1959) của Alfred Hitchcock. Ông đóng vai trong loạt phim truyền hình ' (mà ông đã nhận được một số đề cử giải Emmy) và '. Ông đã được trao Giải Quả cầu vàng cho nam diễn viên điện ảnh phụ xuất sắc nhất và đề cử giải Oscar cho nam diễn viên phụ xuất sắc nhất cho vai Tucker trong "" (1988); ông nhận thêm đề cử giải Oscar thứ hai cho diễn xuất trong "Crimes and Misdemeanors" (1989). Vai phụ Bela Lugosi trong "Ed Wood" (1994) mang về cho ông một giải Oscar, một giải Nghiệp đoàn diễn viên màn ảnh và giải Quả cầu vàng. Ông tiếp tục diễn xuất và đứng trong hàng ngũ của Actors Studio cho đến khi qua đời ngày 15 tháng 7 năm 2017, tại Trung tâm Y tế UCLA Ronald Reagan, California.
1
null
Lịch sử phiên bản của hệ điều hành di động Android bắt đầu với việc phát hành công khai phiên bản beta đầu tiên vào ngày 5 tháng 11 năm 2007. Phiên bản thương mại đầu tiên, Android 1.0, được phát hành vào ngày 23 tháng 9 năm 2008. Hệ điều hành này được Google phát triển theo chu kỳ hàng năm từ năm 2011. Các bản phát hành lớn được công bố tại Google I/O cùng với phiên bản beta công khai đầu tiên dành cho các thiết bị Google Pixel được hỗ trợ. Phiên bản ổn định sau đó sẽ được phát hành cùng năm. Tổng quan. Quá trình phát triển của Android bắt đầu vào năm 2003 bởi Android, Inc., công ty sau đó được Google mua lại vào năm 2005. Có ít nhất hai bản phát hành nội bộ của phần mềm bên trong Google và Liên minh thiết bị cầm tay mở trước khi phiên bản beta được phát hành. Bản beta được phát hành vào ngày 5 tháng 11 năm 2007, trong khi bộ công cụ phát triển phần mềm (SDK) được phát hành vào ngày 12 tháng 11 năm 2007. Một số phiên bản beta công khai của SDK đã được phát hành. Những bản phát hành này được thực hiện thông qua giả lập phần mềm vì các thiết bị vật lý không tồn tại để kiểm thử hệ điều hành. Cả hệ điều hành và SDK đều được phát hành cùng với mã nguồn của chúng, dưới dạng phần mềm miễn phí theo Giấy phép Apache. Bản phát hành công khai đầu tiên của Android 1.0 diễn ra cùng với việc phát hành T-Mobile G1 (còn gọi là HTC Dream) vào tháng 10 năm 2008. Android 1.0 và 1.1 không được phát hành dưới tên mã cụ thể. Tên mã "Astro Boy" và "Bender" đã được gắn thẻ nội bộ trên một số bản dựng đầu tiên trước phiên bản 1.0 và chưa bao giờ được sử dụng làm tên mã thực tế của các bản phát hành 1.0 và 1.1 của hệ điều hành. Người quản lý dự án, Ryan Gibson, đã nảy ra ý tưởng sử dụng sơ đồ đặt tên theo chủ đề bánh kẹo cho các bản phát hành công khai, bắt đầu với Android 1.5 Cupcake. Google đã thông báo vào tháng 8 năm 2019 rằng họ sẽ chấm dứt kế hoạch đặt tên theo chủ đề bánh kẹo để sử dụng thứ tự số cho các phiên bản trong tương lai. Bản phát hành đầu tiên theo định dạng số thứ tự là Android 10, được phát hành vào tháng 9 năm 2019. Vào năm 2017, Google đã thông báo rằng Google Play sẽ bắt đầu yêu cầu các ứng dụng nhắm đến phiên bản Android gần đây. Kể từ đó, một phiên bản Android lớn mới sẽ được phát hành vào nửa cuối mỗi năm và các ứng dụng phải nhắm đến phiên bản đó vào ngày 1 tháng 8 năm sau đối với các ứng dụng mới hoặc ngày 1 tháng 11 đối với các bản cập nhật. Phiên bản phát hành trước thương mại (2007–2008). Android alpha 1.0. Có ít nhất hai phiên bản nội bộ trong Google và Liên minh thiết bị cầm tay mở trước khi Android beta phát hành vào tháng 11 năm 2007. Trong sự kiện quan trọng trong nội bộ được phát hành, tên của robot hư cấu đã được chọn, với các phiên bản khác nhau tên-mã "Astro Boy", "Bender" và "R2-D2". Dan Morrill đã tạo ra một số biểu tượng đầu tiên, nhưng hiện nay màu xanh trên logo Android được thiết kế bởi Irina Blok. Android beta 1.2. Android beta được phát hành vào 5 tháng 11 năm 2007, trong khi bộ phát triển phần mềm (SDK) được phát hành vào 12 tháng 11 năm 2007. Ngày 5 tháng 11 được tổ chức như "sinh nhật" của Android. Phiên bản beta của SDK được phát hành như sau: Lịch sử phiên bản. Dưới đây là bảng thể hiện ngày phát hành và tính năng chính trong các bản cập nhật hệ điều hành Android, được liệt kê theo thứ tự thời gian chính thức của cấp độ giao diện lập trình ứng dụng (API).
1
null
Lê Quốc Lộc (sinh ngày 20 tháng 10 năm 1918 - mất ngày 8 tháng 5 năm 1987) là một họa sĩ người Việt Nam. Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật vào năm 2000. Tiểu sử. Lê Quốc Lộc quê ở Phùng Hưng, Khoái Châu, Hưng Yên. Ông tốt nghiệp Khoa Sơn mài, Trường Mỹ thuật Đông Dương khóa 1937 - 1942. Từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Lê Quốc Lộc bắt đầu hoạt động cách mạng và gia nhập Việt Minh. Sau cách mạng, từ năm 1945 đến năm 1946 ông công tác tại Sở Tuyên truyền Bắc Bộ. Sau đó, ông được giao phụ trách ngành Họa ở Sở Tuyên truyền Liên khu III từ năm 1947 đến năm 1954. Từ năm 1957 ông là hội viên ngành Hội họa Hội Mỹ thuật Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ năm 1955 đến năm 1959, Lê Quốc lộc làm việc tại Xưởng họa Hội Văn nghệ Việt Nam. Ông được giao chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội vào năm 1959. Đến năm 1968, ông chuyển sang làm việc tại Hội Mỹ thuật Việt Nam cho đến năm 1978. Lê Quốc lộc là Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên thường vụ Hội Mỹ thuật Việt Nam khóa I từ năm 1968 đến năm 1983 và là Ủy viên Hội đồng Nghệ thuật chuyên ngành Trang trí khóa II (1983 - 1989). Ngoài ra, từ năm 1966, ông còn là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam nhiệm kỳ I. Năm 1987, ông qua đời tại Hà Nội. Sáng tác. Chủ đề trong các tác phẩm của Lê Quốc Lộc là kháng chiến và cách mạng. Ông là một họa sĩ chuyên vẽ tranh sơn mài bằng kỹ thuật truyền thống. Ông luôn tìm tòi, sáng tạo ra những cái mới và thể hiện nó bằng những bố cục độc đáo trong những bức tranh của ông. Lê Quốc lộc rất am hiểu về thủ công mỹ nghệ truyền thống và là người có công trong việc đào tạo, phát triển ngành Mỹ thuật Công nghiệp ở Việt Nam. Giải thưởng, danh hiệu. Trong suốt quá trình công tác, Lê Quốc Lộc đã được Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng nhì và Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất. Ngoài ra còn có Huy chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam và Huy chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam. Bên cạnh đó, các tác phẩm của ông luôn được đánh giá cao và giành được nhiều giải thưởng quan trọng trong nước lẫn quốc tế: Đặc biệt, sau khi qua đời, Lê Quốc Lộc đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật vào năm 2000 cho các tác phẩm: "Qua bản cũ" (sơn mài, 1957), "Ánh sáng đến (sơn mài, 1957), "Tiêu thổ kháng chiến" (sơn mài, 1958), "Giữ lấy hòa bình" (sơn mài, 1962) và "Từ trong bóng tối" (sơn mài, 1982). Cuộc sống cá nhân. Lê Quốc Lộc có bảy người con, nhiều người thành danh bằng con đường nghệ thuật như họa sĩ Lê Huy Văn, hoạ sĩ Lê Kim Mỹ, họa sĩ Lê Trí Dũng
1
null
Vu Thần (chữ Hán: 巫臣), còn gọi là Khuất Vu (屈巫), tự Tử Linh (子灵), là một đại phu nước Sở thời Xuân Thu, về sau phù tá Tấn Cảnh Công, kiến nghị 2 nước Tấn – Ngô giáp kích nước Sở. Ông tự đi sứ đến nước Ngô, dạy người nước Ngô sử dụng chiến xa, giúp nước Ngô trở nên cường thịnh, uy hiếp dữ dội nước Sở. Cuộc đời và sự nghiệp. Vu Thần vốn thuộc vương tộc của nước Sở, có tính là Mị (芈姓), thuộc thị tộc Khuất (屈氏); về sau được phong ở đất Thân Lữ, gọi là Thân Công (申公), nên quy về thị tộc Thân. Tiểu thuyết thông tục "Đông Chu liệt quốc" kể rằng Khuất Vu sang nước Tấn, lấy Vu làm họ, Thần làm tên là hoàn toàn không có căn cứ. Mùa đông năm 597 TCN, nước Tiêu đánh bại quân Sở, bắt sống và giết chết tướng Sở là bọn Hùng Tướng Nghi Liêu, công tử Bính. Sở Trang vương nổi giận, thúc quân vây khốn nước Tiêu. Vu Thần báo cáo tình hình quân đội khổ sở vì cái lạnh của mùa đông, Trang vương nghe xong, tự mình xem xét rồi vỗ về, an ủi mọi người. Tướng sĩ nước Sở cảm thấy ấm lòng, hăng hái chiến đấu, diệt nước Tiêu. Tử Trọng (tức công tử Anh Tề, em Trang vương) có công đánh nước Tống (598 TCN), xin được thưởng đất Thân Lữ, Trang vương muốn cho, Vu Thân can ngăn, bèn thôi. Sau đó Trang vương phong đất Thân Lữ cho Vu Thần, ông nghiễm nhiên nhận lấy, gọi là Thân công. Quân Sở phá nước Trần (mùa đông 598 TCN), Sở Trang vương và Tử Phản (tức công tử Trắc, em Trang vương) thấy mẹ của Hạ Trưng Thư là Hạ Cơ vô cùng xinh đẹp, đều muốn lấy làm vợ. Vu Thần uyển chuyển khuyên răn, nên Trang vương đem Hạ cơ gả cho Liên doãn Tương Lão. Tháng 6 ÂL năm 597 TCN, Tương Lão tử trận ở đất Bật, thây bị quân Tấn lấy đi. Tháng 9 ÂL năm 589 TCN thời Sở Cung vương, Vu Thần nói giúp cho Hạ Cơ về nước Trịnh (Hạ cơ là con gái Trịnh Mục công), để nhờ nước Trịnh làm trung gian với nước Tấn mà xin thây của Tương Lão, tự mình mượn cớ đi sứ nước Tề, rồi trốn sang nước Trịnh, nạp sính lễ xin cưới Hạ Cơ làm vợ. Nước Trịnh trả lại sính lễ, ông vốn muốn sang nước Tề, nhưng quân Tề mới bị quân Tấn đánh bại, bèn đổi ý, đưa Hạ cơ sang nước Tấn. Thành ra Vu Thần kết oán với Tử Trọng và Tử Phản. Tấn Cảnh Công lấy ông làm Hình đại phu. Tháng 8 ÂL năm 584 TCN, Tử Trọng, Tử Phản diệt tộc của Vu Thần, cùng các đại phu nước Sở chia nhau gia sản của ông. Vu Thần gởi thư cho 2 người, dọa sẽ khiến họ vất vả, mệt mỏi mà chết. Ông tự xin đi sứ nước Ngô, Tấn Cảnh Công đồng ý. Vu Thần thuyết phục 2 nước Tấn – Ngô liên minh chống Sở, dạy người nước Ngô cưỡi ngựa đánh xe, dạy họ bày trận, để con trai là Hồ Dung làm quan ở nước Ngô . Về sau Tử Phản thua quân Tấn mà tự sát, Tử Trọng thua quân Ngô, phát bệnh mà chết, đúng như lời của Vu Thần. Năm 583 TCN, Vu Thần đi sứ nước Ngô, ghé quá nước Cử, chê thành trì nước Cử đã bị hư hại, Cử tử cho rằng nước Cử ở nơi xa xôi, chẳng việc gì phải lo. Ông phản bác rằng hiện nay các nước đều có xu hướng mở rộng lãnh thổ, không thể không đề phòng. Mùa đông năm sau, quân Sở đánh nước Cử, thành trì nước Cử liên tiếp vỡ lỡ trước sức tấn công của quân Sở, quả như lời của Vu Thần. Không rõ hậu sự của Vu Thần.
1
null
Chùa Nhân Bồi còn được gọi là Kim Ngưu Tự có cách đây gần 1000 năm khi Uy Minh Vương Lý Nhật Quang vào làm tri châu xứ Nghệ Chùa nằm trong quần thể di tích thuộc vùng Bạch Ngọc cũ nay là xã Ngọc Sơn, Lam Sơn và xã Bồi Sơn. Toạ lạc tại Cồn Chùa thuộc xóm 2 xã Bồi Sơn Đô Lương Nghệ An Chùa có khuôn viên rộng 4.550m2 trong Chùa có nhiều pho tượng cổ và nhiều loại đồ tế khí có giá trị Năm 1948 do giặc Pháp ném bom ở Đền Quả Sơn toàn bộ pho tượng và đồ tế khí ở chùa được nhân dân di dời lên chùa Bà Bụt nay là xã Lam Sơn để lấy Chùa Nhân Bồi làm nơi thờ đức thánh Uy Minh Vương Lý Nhật Quang cũng từ đó mà chùa lại có tên gọi là Đền Quả Năm 1997 Đền Quả Sơn được tôn tạo lại, toàn bộ tế khí ở Chùa lại chuyển về Đền. Chùa nhân Bồi trở thành phế tích không người trông nom bảo quản. Trước tình hình đó đảng bộ và nhân dân xã nhà cùng bà con phật tử quyết tâm tu tạo lại đến năm 2007-2008 Chùa được tu bổ hoàn chỉnh như vốn có trước đây gồm 2 toà nhà kiến trúc cổ dạng chữ đinh (còn nguyên bản) Tượng phật được bài trí sắp xếp trong chánh điện trên cùng là 3 pho Tượng Tam Thế cao 0,65m rộng 0,45m xuống tầng 2 là pho Tượng đức Phật A Di Đà cao 0,75m rộng 0,60m, xuống tầng 3 là pho Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát cao 0,65m rộng 0,65m, tiếp là toà Cửu Long Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật cao 1m rộng 1m tiếp là bộ ngũ sự thờ gồm cọc đăng, bình hoa, đèn thờ rồi đến 1 bộ bàn thờ cho phật tử bày soạn lễ vật dài 2m rộng 1,5m tiếp đến là hình tượng Bổn Sư Thích Ca rồi đến Hương án bày Ngũ Sự xuống bục lễ Phật, phía bên tả có Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát hai bên có 2 vị Tả Hữu cao 1,65m rộng 0,50m và hai Tượng Hạc Cổ cao 1,2m rộng 0,60m trước cửa Chùa có hai con Sấu chầu ra cao 0,65m dài 1,2m tất cả các góc mái cong cổ kính được trang trí hoa văn hoạ tiết theo nhà Nguyễn, sân chùa rộng 150m2 trước sân có Tượng đài Quan Âm Bồ Tát cao 3,5m rộng 1m x1,2m cảnh quan khuôn viên xanh sạch đẹp sơn thủy hữu tình Tượng Phật bài trí sắp xếp trong ngoài rất chu đáo. Đây cũng là tâm nguyện, nguyện vọng chính đáng để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ văn hóa tâm linh. Từ đó bà con phật tử khắp nơi đến chùa cầu lễ thường xuyên. Đồng thời cũng phát huy gìn giữ bản sắc và bảo tồn các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể theo tinh thần NQ TW 5 của Đảng. Các hoạt động tín ngưỡng tại Chùa từ trước tới nay luôn thực hiện đúng pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, luôn hướng thiện, tu nhân tích đức, tri ân nhà phật, uống nước nhớ nguồn. Luôn phát huy được bản sắc phật giáo, là một tổ chức yêu nước, yêu đồng loại dân tộc. Góp phần tham gia tích cực công tác giữ gìn an ninh, bảo vệ Tổ quốc, tham gia các hoạt động từ thiện.
1
null
Phạm Chí Trung (sinh ngày 8 tháng 11 năm 1961), thường được biết đến với nghệ danh Chí Trung, là một nam diễn viên kiêm nghệ sĩ hài người Việt Nam. Tiểu sử. Chí Trung là con trai của nghệ sĩ Quý Dương và nghệ sĩ violon Phùng Thúy Lan. Chị gái là Phạm Thu Hương - giảng viên dạy piano, em gái là Phạm Quỳnh Trang - thạc sĩ piano, giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và em trai út học piano jazz tại Mỹ. Quê ông ở huyện Gia Lâm, Hà Nội. Do truyền thống nghệ thuật của gia đình nên thuở nhỏ Chí Trung bị ép phải học violon. Tuy nhiên sau 4 năm việc học violon không thành công. Học hết trung học, Chí Trung không thi đại học mà thi vào Nhà hát Tuổi trẻ. Ông trúng tuyển vào Nhà hát trong cuộc thi hơn 2000 thí sinh và gắn bó với ánh đèn sân khấu. Sự nghiệp. Chí Trung có những thành công với chính kịch. Ông đã có những vai diễn điển hình trong các vở lớn như Romeo trong "Romeo và Juliet", Đôn-sứt trong "Lời thề thứ 9", Tạ Quay trong "Trò đời". Khán giả biết đến Chí Trung nhiều hơn với vai trò nghệ sĩ hài. Ông từng đóng vai Táo Giao thông nhiều năm trong chương trình "Gặp nhau cuối năm". Trong một phỏng vấn, Chí Trung cho rằng sở trường của ông là hài trí tuệ, thể loại chuyển tải thông điệp, triết lý sâu xa đến khán giả. Trong vai trò là MC, NSƯT Chí Trung tham gia trò chơi truyền hình "Những ẩn số vàng" được phát sóng trên Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội. Chí Trung còn là một diễn viên điện ảnh. Ông thường đóng trong các bộ phim hài như "Tết này ai đến xông nhà". Ông còn có những vai diễn ấn tượng trong các bộ phim truyền hình như "Kiều nữ và đại gia", "Thái sư Trần Thủ Độ". Chí Trung cũng đã đạo diễn một số vở kịch và có những thành công nhất định. Sau nhiều năm công tác ở Nhà hát Tuổi trẻ, ngày 1 tháng 6 năm 2017, Chí Trung được bổ nhiệm Quyền Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ nhiệm kỳ 2017-2022. Đến ngày 1 tháng 6 năm 2022, ông chính thức về hưu. Vinh danh. Năm 1997, Chí Trung được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Năm 2013, tại "Liên hoan các vở diễn của Lưu Quang Vũ", ông được trao "Giải thưởng dành cho đạo diễn" cho vở kịch "Mùa hạ cuối cùng". Sở thích. Ngoài nghệ thuật, Chí Trung còn có niềm đam mê sưu tầm đồ cổ. Ông có một bộ sưu tập lên đến hơn một nghìn món cổ vật. Chí Trung còn yêu thích bóng đá. Ông là Chủ tịch Hội cổ động viên của câu lạc bộ Hà Nội T&T. Đời tư. Chí Trung kết hôn với Ngọc Huyền, cũng là một nghệ sĩ kịch của Nhà hát Tuổi trẻ. Cả 2 người gặp nhau từ năm 18 tuổi. Hai người đã có một con gái và một con trai; cả hai con đều không theo con đường nghệ thuật như bố mẹ. Tuy nhiên, sau 30 năm chung sống, hai người đã chính thức ly hôn đầu năm 2018. Hiện nay, Chí Trung đang có quan hệ tình cảm với á hậu, doanh nhân Ý Lan.
1
null
Juanita Hall (6 tháng 11 năm 1901 – 28 tháng 2 năm 1968) là một diễn viên sân khấu nhạc kịch và điện ảnh người Mỹ. Bà được biết đến trong các vai diễn trên sân khấu và màn ảnh trong các vở nhạc kịch của Rodgers và Hammerstein: "South Pacific" trong vai Bloody Mary và "Flower Drum Song" trong vai Auntie Liang. Tiểu sử. Bà sinh ra tại Keyport, New Jersey, và được đào tạo theo lối cổ điển tại Trường Juilliard. Trong thập niên 1930, bà là một ca sĩ hát riêng và giám đốc phụ của Dàn nhạc Hall Johnson. Là một diễn viên da đen hàng đầu vào thời đó, bà được cả Richard Rodgers và Oscar Hammerstein II đích thân chọn để đóng vai bà đã diễn xuất trong các vở nhạc kịch "South Pacific" và "Flower Drum Song", trong các vai một phụ nữ Bắc Kỳ và một người Mỹ gốc Hoa. Trong năm 1950, bà trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên giành Giải Tony trong vai phụ Bloody Mary trong vở kịch "South Pacific". Bà cũng diễn trong vở nhạc kịch Broadway "House of Flowers" trong năm 1954, trong đó bà hát và múa bài "Slide Boy Slide" của Harold Arlen. Bà đã diễn vai Bloody Mary trong 1.925 lần trên Broadway tại Sân khấu Majestic kể từ ngày 7 tháng 4 năm 1949. Các bạn diễn của bà gồm có Ezio Pinza và Mary Martin. Ngoài vai diễn trên vở nhạc kịch "South Pacific", bà còn biểu diễn trên các hộp đêm ở Greenwich Village, nơi bà đã từng cuốn hút khán giả với các bài hát "Am I Blue?", "Lament Over Love", và "Cool Saturday Night" của Langston Hughes. Trước khi biểu diễn trên sân khấu, bà đã thành lập Ban Hợp xướng Juanita Hall và biểu diễn trong các buổi hòa nhạc, trong đĩa thu âm, trên màn ảnh, và truyền thanh. Sau đó bà đã biểu diễn trên truyền thanh trong vở kịch xà phòng "The Story Of Ruby Valentine" trên National Negro Network. Vở kịch được phát sóng trên 35 đài và được các doanh nghiệp như Philip Morris và Pet Milk mua quảng cáo. Năm 1957, bà thu âm "Juanita Hall Sings the Blues" (tại Beltone Studios ở Thành phố New York), với sự cộng tác của nhiều nhạc sĩ jazz như Claude Hopkins, Coleman Hawkins, Buster Bailey, Doc Cheatham, và George Duvivier. Năm 1958 bà diễn lại vai Bloody Mary trong phiên bản phim của "South Pacific", nhưng trong phim thì phần hát của bà đã được ca sĩ khác lồng âm, theo yêu cầu của Richard Rodgers, bởi ca sĩ Muriel Smith, người từng đảm nhiệm vai này trong lần biểu diễn ở Luân Đôn. Cùng năm đó, bà cũng diễn xuất trong một vở kịch khác của Rodgers and Hammerstein trên Broadway, "Flower Drum Song". Đời sống riêng tư. Bà kết hôn với diễn viên Clement Hall trong lúc chưa đầy 20 tuổi. Ông qua đời trong thập niên 1920 và họ không có con. Bà mắc bệnh tiểu đường và qua đời vì bệnh này tại Bay Shore, Long Island. Trước khi qua đời, bà đã sống tại nhà dưỡng dành cho các diễn viên tại East Islip, NY.
1
null
Triệu Lệ Dĩnh (; sinh ngày 16 tháng 10 năm 1987) là nữ diễn viên người Trung Quốc. Cô hiện là siêu sao hạng A, thuộc top tiểu hoa đán và là đỉnh lưu Cbiz, cô kết hôn với Phùng Thiệu Phong, có 1 cậu con trai chung nhưng đã ly hôn. Tiểu sử. 2006-2012: Khởi đầu sự nghiệp. Năm 2006, Triệu Lệ Dĩnh tham gia Trò chơi Ngôi sao tìm kiếm của Yahoo và trở thành người chiến thắng cuối cùng. Sau đó, cô ký hợp đồng với Hoa Nghị Huynh Đệ như một tài năng mới. Năm 2007, Dĩnh lần đầu tiên tham gia diễn xuất trong bộ phim truyền hình gia đình "Đám cưới vàng" của đạo diễn Trịnh Hiểu Long. Năm 2009, Lệ Dĩnh đảm nhận vai diễn phim cổ trang đầu tiên của cô trong "Thương Khung Chi Mão". Bộ phim được phát sóng trên kênh NHK của Nhật Bản và nhận được sự hoan nghênh của giới phê bình. Triệu Lệ Dĩnh nhận được giải thưởng Nữ diễn viên được yêu thích nhất tại Chinese Creative Short Video Awards. Năm 2010, lần đầu tiên bắt đầu nhận được sự công nhận của khán giả đại lục sau khi đóng vai chính trong "Tân Hồng Lâu Mộng", dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Tào Tuyết Cần. Năm 2011, sự nổi tiếng của Dĩnh tăng lên sau vai diễn Công chúa Tình Nhi trong "Tân Hoàn Châu Cách Cách". Năm 2012, cô đóng vai nữ chính lần đầu tiên trong phim "Se nhầm nhân duyên/Thác điểm uyên ương". 2013-2015: Sự nghiệp đột phá của nàng tiểu hoa đán. Năm 2013, Triệu Lệ Dĩnh đóng vai chính trong bộ phim cổ trang "Lục Trinh Truyền Kỳ", mô tả một cô gái bình thường cố gắng vươn lên trở thành nữ vương đầu tiên. Bộ phim đã thành công vang dội trong nước, và cả ở nước ngoài như Hàn Quốc và Nhật Bản, dẫn đến sự công nhận ngày càng tăng đối với Lệ Dĩnh trong khu vực. Triệu Lệ Dĩnh đã giành được một số giải thưởng dành cho người mới và sự nổi tiếng tại các lễ trao giải địa phương. Cùng năm, Dĩnh đóng vai chính trong bộ phim lãng mạn lịch sử "Cung Toả Trầm Hương". Trái ngược với hình ảnh ngoan hiền thường thấy, Triệu Lệ Dĩnh vào vai một công chúa mưu mô và độc ác trong phim. Năm 2014, Dĩnh đóng vai chính trong bộ phim hài lãng mạn "Sam Sam Tới Rồi", dựa trên cuốn tiểu thuyết nổi tiếng cùng tên của Cố Mạn. Bộ phim đứng đầu xếp hạng trong khung thời gian của phát sóng ở Trung Quốc, và cũng giành được sự yêu thích cao ở nước ngoài. Triệu Lệ Dĩnh tiếp tục củng cố sự nổi tiếng của mình với một số bộ phim truyền hình được đánh giá cao vào năm 2014, bao gồm "Truy Ngư Truyền Kỳ" và "Bí Mật Của Người Vợ". Sự nổi tiếng tăng vọt của Lệ Dĩnh nhờ nhiều dự án diễn xuất thành công đã giúp cô được trao vương miện "Nữ Thần Kim Ưng" tại LHP truyền hình Kim Ưng lần thứ 10, nơi cô biểu diễn mở màn cho buổi lễ. Năm 2015, Triệu Lệ Dĩnh đóng vai chính trong bộ phim tình cảm "Hoa Thiên Cốt". Bộ phim đã thành công rực rỡ ở Trung Quốc, đạt mức rating cao nhất là 3,89 và cũng trở thành bộ phim truyền hình Trung Quốc đầu tiên vượt qua 20 tỷ lượt xem trực tuyến. Thành công của bộ phim đã đưa sự nghiệp của Dĩnh lên một tầm cao mới. Triệu Lệ Dĩnh đã giành được nhiều giải thưởng cho vai diễn trong "Hoa Thiên Cốt", bao gồm cả Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại Giải thưởng Golden Eagle của Truyền hình Trung Quốc lần thứ 28, cô còn giành Giải "Hoa sen vàng" Nữ diễn viên truyền hình xuất sắc nhất - LHP điện ảnh truyền hình quốc tế Macau lần thứ 6. Dĩnh cũng được đề cử tại Giải thưởng Magnolia cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất trong phim truyền hình. Cùng năm, cô đóng vai chính trong bộ phim truyền hình nơi làm việc hiện đại "Cố Lên Thực Tập Sinh", và bộ phim truyền hình võ thuật ""Thục Sơn Chiến Kỷ"." 2016-nay: Độ phủ sóng vượt bậc. Năm 2016, Triệu Lệ Dĩnh vinh dự được đề cử Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất của Giải Bạch Ngọc Lan lần thứ 22 (Liên hoan phim truyền hình Thượng Hải) với vai diễn Hoa Thiên Cốt trong phim "Hoa Thiên Cốt". Ngày 23 tháng 9 năm 2016, Triệu Lệ Dĩnh chính thức trở thành Đại sứ Du lịch tỉnh Hà Bắc, quê nhà của cô. Ngoài ra cũng với vai diễn Hoa Thiên Cốt, Triệu Lệ Dĩnh trở thành "Nữ diễn viên được yêu thích nhất" ̣̣̣ tại Giải thưởng truyền hình Kim Ưng Trung Quốc lần thứ 28. Ngày 21 tháng 11 năm 2016 cô trở thành Phó Tổng tài công ty kỹ thuật khoa học Nhất Hạ. Năm 2016, Dĩnh đóng vai chính trong bộ phim phiêu lưu hành động "Lão Cửu Môn", hoá thân một nữ thừa kế ngổ ngáo và kiêu kỳ. Bộ truyện đã thành công về mặt thương mại, thu về tổng cộng hơn 10 tỷ lượt xem. Zhao đã giành được giải thưởng Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại Liên hoan phim và truyền hình Hengdian lần thứ 3 của Trung Quốc cho vai diễn của cô. Sau đó cô được chọn vào vai một trong hai nữ chính, Bích Dao trong "Thanh Vân Chí". Bộ phim có hơn 23 tỷ lượt xem trực tuyến, kỷ lục cao nhất mà một bộ phim truyền hình Trung Quốc nắm giữ tại thời điểm đó. Cùng năm, Lệ Dĩnh lần đầu tiên đóng vai chính phim chiến tranh, "Lam Yên Chi". VLinkage báo cáo rằng tính đến tháng 12 năm 2016, lượt xem các bộ phim truyền hình kết hợp của Dĩnh đã đạt hơn 110 tỷ lượt xem, đây là lượt xem nhiều nhất của một diễn viên Trung Quốc vào thời điểm hiện tại. Năm 2017, Triệu Lệ Dĩnh đóng vai chính trong bộ phim do Hàn Hàn chỉ đạo, "Đạp gió rẽ sóng" cùng với Đặng Siêu và Bành Vu Yến. Cô đã giành được giải thưởng điện ảnh đầu tiên của mình, Nữ diễn viên được yêu thích nhất tại Liên hoan phim sinh viên Đại học Bắc Kinh, đồng thời Lệ Dĩnh cũng lọt vào danh sách đề cử Nữ diễn viên của năm 2017 do Hiệp hội đạo diễn điện ảnh Trung Quốc bình chọn cho vai Tiểu Hoa trong phim "Đạp Gió Rẽ Sóng". Sau đó, cô đóng vai chính trong bộ phim truyền hình cách mạng "Mật Chiến" cùng với Aaron Kwok, kể về hoạt động của các điệp viên ngầm của Đảng Cộng sản (CPC) hoạt động ở Thượng Hải vào những năm 1930 chống lại quân Nhật. Lệ Dĩnh trở lại màn ảnh nhỏ với bộ phim cổ trang hành động "Sở Kiều Truyện" được chuyển thể từ tiểu thuyết Hoàng Phi Sở Đặc Công số 11 của tác giả Tiêu Tương Đông Nhi kể về một cô gái nô lệ vươn lên trở thành một nữ tướng quyền lực và trở thành bộ phim cổ trang được các bạn trẻ yêu thích, phim được phát sóng trên Đài Hồ Nam. "Sở Kiều Truyện" là một thành công thương mại ở cả trong nước và quốc tế, phim có rating cao nhất khung giờ khuya năm 2017 và xếp thứ 2 trong lịch sử khung giờ khuya ở Trung Quốc (sau Hoa Thiên Cốt). Phim kết thúc phát sóng với 42.9 tỷ lượt xem online (trong 58 ngày), thiết lập kỷ lục drama có lượt view cao nhất từ trước đến nay, drama đầu tiên cán mốc 30 tỷ lượt xem trong thời gian phát sóng với 48 tập, drama đầu tiên cán mốc 40 tỷ lượt xem trong thời gian phát sóng với 64 tập, và giữ kỷ lục là bộ phim truyền hình Trung Quốc được xem nhiều nhất vào thời điểm đó. "Forbes" Trung Quốc đã liệt kê Triệu Lệ Dĩnh vào danh sách 30 Under 30 Asia 2017 của họ, bao gồm 30 người dưới 30 tuổi có ảnh hưởng và đã tạo được hiệu quả đáng kể trong các lĩnh vực của họ. Năm 2018, Triệu Lệ Dĩnh đóng vai chính trong bộ phim phiêu lưu giả tưởng "Tây Du Ký 3: Nữ Nhi Quốc", với vai nữ vương Nữ Nhi Quốc. Dĩnh sau đó đóng vai chính trong bộ phim lịch sử "Minh Lan Truyện" do Daylight Entertainment sản xuất. Bộ phim đã nhận được sự hoan nghênh của giới phê bình và đứng đầu về xếp hạng truyền hình với hơn 2% trong các tập cuối cùng của nó. Lệ Dĩnh được đề cử tại Giải thưởng Magnolia cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất trong phim truyền hình dài tập lần thứ hai. Năm 2018, Triệu Lệ Dĩnh được chọn vào bảng Nhân vật (nữ diễn viên) của Lễ kỷ niệm 60 năm truyền hình Trung Quốc do Tổ chức xã hội phát hành điện ảnh truyền hình Trung Quốc liên hợp với Hội ủy Hội diễn viên Trung Quốc bình chọn, trở thành nữ diễn viên trẻ tuổi nhất trong số 66 người được chọn. Tháng 9 năm 2019, Lệ Dĩnh đóng vai nữ chính Chu Phỉ trong bộ phim Hữu phỉ, chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Priest, hợp tác với nam diễn viên Vương Nhất Bác. Cùng năm, Triệu Lệ Dĩnh được đề cử Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất của Giải Bạch Ngọc Lan lần thứ 22 (Liên hoan phim truyền hình Thượng Hải) với vai diễn Thịnh Minh Lan trong phim ""Minh Lan Truyện"." Năm 2020, Triệu Lệ Dĩnh đạt giải "Nữ diễn viên được yêu thích nhất" tại Giải thưởng truyền hình Kim Ưng Trung Quốc lần thứ 30 và được đề cử giải "Nữ diên viên xuất sắc nhất" tại Giải thưởng truyền hình Kim Ưng Trung Quốc lần thứ 30 (vai diễn Thịnh Minh Lan) Đời tư. Ngày 16 tháng 10 năm 2018, Triệu Lệ Dĩnh và Phùng Thiệu Phong đăng Weibo công bố hai người đã đăng ký kết hôn. Ngày 1 tháng 1 năm 2019, Thiệu Phong đăng weibo thông báo Lệ Dĩnh đã mang thai. Ngày 8 tháng 3 năm 2019, Lệ Dĩnh hạ sinh một bé trai đầu, theo tiết lộ gần đây của Phùng Thiệu Phong trong một show truyền hình thì tên ở nhà của bé là Tưởng Tưởng. Ngày 23 tháng 4 năm 2021, qua công ty quản lý, Triệu Lệ Dĩnh và Phùng Thiệu Phong cho biết đã chính thức ly hôn. Lệ Dĩnh, Thiệu Phong cho biết sẽ cùng gánh trách nhiệm nuôi con trai hai tuổi và mong khán giả không tung tin đồn thất thiệt, làm tổn thương con trai họ cũng như những người thân khác.
1
null
Oleksandr Valentynovych Turchynov (tiếng Ukraina: Олександр Валентинович Турчинов) (sinh 31 tháng 3 năm 1964) là một chính trị gia, nhà biên kịch và tiến sĩ Khoa học Kinh tế người Ukraina. Ông đã được bầu làm chủ tịch Quốc hội Ukraina vào ngày 22/2/2014, sau khi tổng thống Viktor Yanukovych bỏ chạy ngày 21/2/2014, và Quốc hội Ukraina đã phế truất ông. Ngày 23.02, Oleksandr Turchynov đã được chỉ định làm tổng thống kiêm thủ tướng tạm thời cho đến khi tổng thống mới đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống dự định vào tháng 5/2014. Ông là phó chủ tịch đảng Liên minh toàn Ukraina - Tổ quốc.]). Phát biểu sau khi nhậm chức Turchynov nói nước này sẽ cố gắng cải thiện quan hệ với Nga nhưng khẳng định Kiev sẽ ưu tiên hội nhập Liên minh châu Âu. Turchynov là mặc nhiên (ex officio) giữ quyền thủ tướng Chính phủ, khi ông đang giữ chức phó thủ tướng Chính phủ đầu tiên khi vắng mặt của thủ tướng sau khi chính phủ Yulia Tymoshenko đã bị phế truất vào ngày 3 tháng 3 năm 2010 cho đến khi Quốc hội Ukraina bầu Mykola Azarov làm thủ tướng mới ngày 31/3/2010 . Tiểu sử. Oleksandr Turchynov sinh ra ở Dnipropetrovsk. Ông tốt nghiệp Học viện Luyện kim Dnipropetrovsk vào năm 1986, sau đó ông làm việc tại Kryvorizhstal. Từ năm 1987 đến 1990, ông giữ chức vụ người đứng đầu ban tuyên truyền đoàn thanh niên cộng sản tỉnh Dnipropetrovsk.
1
null
Công Văn Trung (16 tháng 9 năm 1907 tại Hà Nội – 17 tháng 5 năm 2003 tại Hà Nội) là một họa sĩ Việt Nam. Ông là học viên khoá I của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Sự nghiệp. Công Văn Trung sinh tại xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm (nay là phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) trong một gia đình trung lưu. Năm 1925, trong cuộc thi đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Công Văn Trung thay vì nộp hồ sơ tại Hà Nội, lại gửi hồ sơ sang tận Paris. Đến gần ngày thi cuối, hồ sơ của ông mới quay trở lại Hà Nội, đến tay ban giám khảo. Họa sĩ Nam Sơn, chủ khảo cuộc thi, đã đặc cách cho ông thi ngày cuối và thi các môn còn lại một mình do chính Nam Sơn coi thi. Ông đỗ thứ năm trong mười thí sinh trúng tuyển trong hơn 500 thí sinh. Nhớ ơn hoạ sư Nam Sơn, năm 2003 ông đã phát biểu: "Không có thầy Nam Sơn thì không có họa sĩ Công Văn Trung ngày nay". Mười người trúng tuyển thì hai người học kiến trúc, còn lại tám người học hội họa. Qua năm năm học, hai người bỏ ngang. Công Văn Trung tốt nghiệp hạng năm trong sáu sinh viên, bằng thứ hạng với khi thi vào. Cả sáu người sau này đều là những tên tuổi lớn của nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam. Ngay khi còn là sinh viên năm thứ ba, Công Văn Trung đã được Học viện Viễn đông Bác Cổ sang trường Mỹ thuật Đông Dương xin về làm việc, làm công việc đo đạc khảo cổ. Tại đây ông là người giỏi bậc nhất môn vẽ viễn cận. Ông là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam từ khi thành lập hội (năm 1957). Công Văn Trung dạy ở trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội một thời gian dài từ năm 1957, rồi sau này dạy ở Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội và nghỉ hưu ở đó. Nhiều học trò của ông trở thành họa sĩ danh tiếng như Đường Ngọc Cảnh, Kim Bạch, Lê Thiệp, Vũ Giáng Hương, Trần Khánh Chương... Những tác phẩm của Công Văn Trung đậm gam màu nâu, thô mộc, thôn dã rất đặc thù dân tộc. Những tác phẩm tiêu biểu có "Tháp chùa Bảo Minh", "Bình minh đất nước", "Mỏ Tĩnh Túc", "Tham quan di tích lịch sử", "Hoa đại đỏ chùa Thầy". Tác phẩm sơn khắc "Phong cảnh Sài Sơn" đã được Huy chương vàng ở triển lãm toàn quốc năm 1990 khi ông đã 83 tuổi. Công trình nghiên cứu từ hơn 30 năm "Truyền thống nghệ thuật dân tộc Việt Nam" được họa sĩ hoàn tất trước lúc qua đời. Với tài năng và những tác phẩm của mình, Công Văn Trung đã được trao tặng Nhà nước Việt Nam Huân chương Lao động hạng nhì. Năm 2003, ông là người cuối cùng trong số những học viên khoá đầu tiên Trường Mỹ thuật Đông Dương qua đời. Gia đình. Ông có ba người con: con trưởng Công Văn Nghĩa, con thứ Công Đức Viên (đều là giảng viên trường đại học Mỹ thuật), con gái út Công Thị Kim (giáo viên)
1
null
Cá đuối điện nhỏ (Narcine bancroftii), là một loài cá đuối điện trong họ Narcinidae. Phân bố. Loài này được tìm thấy tại Vịnh Mexico, và vùng nước ven biển phía tây Đại Tây Dương từ vùng đông bắc Brazil đến Bắc Carolina. Nó cũng phổ biến tại biển Caribbean và Tây Ấn. Môi trường sống. Cá đuối điện nhỏ thường được tìm thấy dưới cát hoặc bùn, trong vùng triều nông, nhưng đã được tìm thấy ở độ sâu lên đến 180 feet (55 m). Hành vi. Loài này sống ban đêm. Nó không di chuyển vào ban ngày, và tìm thức ăn tại chất nền vào ban đêm.
1
null
Lưu Gia (chữ Hán: 刘嘉, ? - 152 TCN), hay Yên Khang vương (燕康王) là chư hầu vương thứ sáu của nước Yên dưới thời nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Lưu Gia là con trai của Lưu Trạch, chư hầu vương thứ năm của nước Yên dưới triều Hán. Năm 178 TCN, Lưu Trạch mất, truy thụy là Kính. Lưu Gia tập tước Yên vương. Năm 152 TCN, Lưu Gia mất, thụy là Khang vương. Ông làm Yên vương 26 năm, không rõ bao nhiêu tuổi. Con ông là Lưu Định Quốc nối tước. Sau Định Quốc tư thông với vợ lẽ của ông và vợ của em trai, nên bị phế tước vương năm 128 TCN.
1
null
Lưu Định Quốc (chữ Hán: 刘定国, ? - 128 TCN), là chư hầu vương thứ bảy của nước Yên dưới thời nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Lưu Định Quốc là con trai của Lưu Gia, chư hầu vương thứ sáu của nước Yên dưới triều Hán. Năm 152 TCN, Lưu Gia mất, truy thụy là Khang. Lưu Định Quốc tập tước Yên vương. Lưu Định Quốc là người ham mê nữ sắc, sau khi cha mất cướp vợ lẽ của cha làm hậu phi, sịnh một con trai, sau lại cướp vợ của em trai. Ông còn muốn giết đại thần là Lệnh Dĩnh Nhân. Dĩnh Nhân lo sợ nên muốn tố cáo Định Quốc lên Hán đế. Định Quốc bèn giết Dĩnh Nhân để diệt họa miệng. Năm Nguyên Sóc đời Hán Vũ Đế, em Dĩnh Nhân dâng thư tố cáo Định Quốc lên triều đình. Hán Vũ Đế nghe theo, ra lệnh buộc Định Quốc uống thuốc độc tự sát. Lưu Định Quốc làm Yên vương 24 năm, không rõ bao nhiêu tuổi. Nước Yên bị trừ, trở lại làm một quận trực thuộc nhà Hán.
1
null
Người Sắt 3 (tựa gốc tiếng Anh: Iron Man 3, viết cách điệu trên màn ảnh là Iron Man Three) là phim điện ảnh siêu anh hùng của Mỹ năm 2013 dựa trên nhân vật truyện tranh cùng tên của Marvel Comics. Phim do hãng Marvel Studios sản xuất và Walt Disney Studios Motion Pictures chịu trách nhiệm phân phối. Đây là phần phim tiếp theo của hai phim điện ảnh "Người Sắt" (2008) và "Người Sắt 2" (2010), đồng thời là bộ phim thứ 7 mở đầu cho Giai đoạn 2 trong Vũ trụ Điện ảnh Marvel (MCU). Phim do Shane Black đạo diễn, với phần kịch bản do chính anh và Drew Pearce chắp bút. Phim có sự tham gia của nam diễn viên Robert Downey Jr. trong vai Tony Stark / Người Sắt, cùng với đó là sự tham gia diễn xuất của Gwyneth Paltrow, Don Cheadle, Guy Pearce, Rebecca Hall, Stéphanie Szostak, James Badge Dale, Jon Favreau và Ben Kingsley. Trong "Người Sắt 3", Tony Stark đối mặt với căng thẳng và vết thương tâm lý do những sự kiện trong "Biệt đội siêu anh hùng" gây ra, trong khi đang điều tra một loạt các vụ tấn công khủng bố do nhân vật Mandarin bí ẩn lãnh đạo, đồng thời tạo nên xung đột với kẻ thù cũ là Aldrich Killian. Sau khi phát hành "Người Sắt 2" vào tháng 5 năm 2010, đạo diễn phần phim là Favreau quyết định không trở lại ghế chỉ đạo; và vào tháng 2 năm 2011, Black được thuê để viết kịch bản và đạo diễn phim. Black và Pearce lựa chọn để kịch bản tập trung nhiều hơn vào nhân vật và những yếu tố giật gân, trong đó có sử dụng các khái niệm từ tiểu phần "Extremis" của Warren Ellis. Suốt tháng 4 và tháng 5 năm 2012, quá trình tuyển vai phụ của phim đã hoàn tất khi Kingsley, Pearce và Hall hóa thân vào những vai diễn chủ chốt. Phim khởi quay vào ngày 23 tháng 5 và kéo dài đến ngày 17 tháng 12 năm 2012, chủ yếu tại xưởng phim EUE/Screen Gems Studios ở Wilmington, Bắc Carolina. Khâu ghi hình phụ diễn ra tại nhiều địa điểm xung quanh Bắc Carolina, Florida, Trung Quốc và Los Angeles. Có 17 công ty chịu trách nhiệm xử lý phần hiệu ứng hình ảnh như Scanline VFX, Digital Domain và Weta Digital. Phim được chuyển đổi sang định dạng 3D trong giai đoạn hậu kỳ. Ngày 14 tháng 4 năm 2013, "Người Sắt 3" có buổi lễ ra mắt tại Grand Rex ở Paris. Phim lần lượt khởi chiếu tại Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 5 và tại Việt Nam vào ngày 26 tháng 4 năm 2013. Phim nhận nhiều lời tán dương về diễn xuất, hiệu ứng hình ảnh, chuỗi phân cảnh hành động, nét hài hước, nội dung phim và nhạc nền của Brian Tyler, trong khi lượng đón nhận plot twist của phim gây trái chiều. Tác phẩm giành được thành công lớn từ doanh thu phòng vé khi thu về hơn 1.2 tỷ USD trên toàn cầu, trở thành phim điện ảnh có doanh thu cao thứ hai trong năm 2013 và phim điện ảnh có doanh thu cao thứ hai phát hành trong năm chỉ tính riêng tại thị trường Hoa Kỳ và Canada. Bộ phim cũng trở thành phim điện ảnh thứ sáu vượt qua mốc 1 tỷ USD và phim điện ảnh có doanh thu cao thứ năm mọi thời đại; trong dịp cuối tuần mở màn, phim xếp thứ sáu trong các phim có doanh thu mở màn cao nhất mọi thời đại. Tác phẩm giành một đề cử Oscar ở hạng mục hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất, đồng thời nhận thêm một đề cử BAFTA ở cùng một hạng mục. Nội dung. Câu chuyện bắt đầu bằng một ký ức của Tony Stark xảy ra vào đêm giao thừa năm 1999. Khi đó anh đang tham gia một hội nghị khoa học ở Zürich cùng với nhà khoa học Maya Hansen, tác giả của một công trình nghiên cứu có tên gọi Extremis (một huyết thanh thử nghiệm cho phép phục hồi các vết thương nhanh chóng dù là nặng nhất). Tại đây, họ gặp nhà khoa học khuyết tật Aldrich Killian. Killian đã mời cả hai người cùng đến nghiên cứu tại công ty A.I.M. Nhưng Stark đã làm ngơ khiến cho Killian cảm thấy vô cùng nhục nhã. Bảy tháng sau cuộc chiến bảo vệ thành phố New York của biệt đội "Avengers", quá khứ kinh hoàng của cuộc chiến này vẫn ám ảnh Stark hằng đêm. Anh làm việc không ngừng nghỉ để chế tạo ra hàng tá những bộ giáp, điều đó vô tình đã gây ra xích mích giữa anh với người yêu, Pepper Potts. Trong khi đó, một loạt vụ đánh bom gây ra bởi một nhân vật bí hiểm, Mandarin đã khiến cho các cơ quan tình báo vô cùng lúng túng vì không tìm thấy tác nhân gây nổ. Bước ngoặt đã xảy ra khi Giám đốc an ninh của Tập đoàn Công nghiệp Stark Happy Hogan bị thương nặng trong một vụ như thế. Tony Stark vô cùng tức giận và ngay lập tức khiêu khích Mandarin trên truyền hình bằng việc tiết lộ công khai địa chỉ tư gia. Mandarin đã đáp trả bằng một vụ tấn công kinh hoàng phá hủy nhà của Stark. Maya Hansen, đến để cảnh báo cho Stark, đã may mắn sống sót cùng với Pepper. Stark thoát nạn nhờ bộ giáp Mark XLII vẫn đang thử nghiệm và được JARVIS đưa đến miền quê Tennessee - nơi một vụ đánh bom tương tự xảy ra trước các vụ của Mandarin. Bộ Mark XLII đã hết năng lượng khi đến nơi và cả thế giới đều tin rằng anh đã chết. Ở Tennessee, anh hợp tác với Harley, một cậu bé 10 tuổi thông minh. Anh phát hiện ra nguyên nhân xảy ra các vụ việc là do các đối tượng thí nghiệm Extremis trở nên quá căng thẳng khiến cơ thể họ quá nhiệt và phát nổ. Cái chết của họ được ngụy tạo thành khủng bố để che đậy cho khuyết điểm của huyết thanh này. Stark đã được chứng kiến tận mắt sức mạnh của nó: tăng thân nhiệt dẫn tới khả năng hồi phục nhanh chóng, thể chất phi thường và tạo ra lửa, khi anh bị tấn công bởi hai thuộc hạ là Mandarin là Brandt và Savin. Stark giết được Brandt và đánh ngất Savin, nhưng bỏ lại Harley sạc bộ giáp mark XLII. Với sự giúp đỡ của Harley, Stark đã lần ra dấu vết của Mandarin ở Miami. anh đột nhập vào đại bản doanh của hắn nhờ những trang bị tự chế và tài ứng biến khéo léo. Nhưng "Mandarin" hóa ra chỉ là một gã diễn viên kịch người Anh nghiện ma túy tên Trevor Slattery. Hắn thật thà khai rằng không biết gì về những việc làm mà hắn phải diễn dưới danh nghĩa Mandarin - vai mà Killian đã khoác cho mình. Killian đã hợp tác với Hansen phát triển Extremis để chữa trị cho chính hắn và mở rộng cho những cựu binh bị thương trong chiến tranh. Giữa lúc đó, Savin bất ngờ xuất hiện và đánh gục Stark. Khi anh tỉnh lại, Killian cho anh biết rằng Potts đã bị hắn bắt cóc và đang được truyền Extremis vào cơ thể. Hắn muốn Stark hợp tác để cải thiện Extremis. Bất ngờ, Hansen thay đổi ý định, đòi Killian phải thả Stark ngay, nhưng hắn đã ngay lập tức bắn chết cô. Trước đó, Killian đã khôn khéo nhử được Người Sắt Ái Quốc James Rhodes (trước đây là War Machine) vào một cái bẫy rồi đánh cắp bộ giáp của anh. Stark thoát được và hợp tác với Rhodes phát hiện ra Killian sai Savin tấn công Không lực I đang chở Tổng thống Ellis. Stark đã điều khiển bộ giáp Mark XLII từ xa giết chết Savin và cứu toàn bộ phi hành đoàn nhưng lại không thể tìm thấy Tổng thống. Lần theo dấu vết, 2 người tìm đến một con tàu chở dầu hư hỏng nơi Killian định sát hại Tổng thống Ellis và truyền hình trực tiếp trên TV. Hắn cũng đã mua chuộc được phó Tổng thống khi hứa sẽ dùng Extremis để chữa trị cho con gái khuyết tật của ông. Stark triệu hồi binh đoàn Người Sắt từ tầng hầm nhà của mình đến để đối phó với tay sai của Killian. Trong khi Rhodes nhanh chóng cứu được Tổng thống và đưa ông tới nơi an toàn thì Stark cũng đã tìm được Potts Pepper. Tuy nhiên Potts bị kéo rơi xuống một đám lửa đang cháy. Stark vô cùng đau đớn và tức giận. Anh giáp mặt với Killian, chiến đấu một mất một còn với hắn. Anh giam hắn trong bộ giáp Mark XLII và cho nổ tung, nhưng Killian vẫn sống sót. Bất ngờ thay, Pepper Potts, cũng sống sót nhờ Extremis trong cơ thể, xuất hiện và giết chết Killian. Sau đó, Stark ra lệnh cho JARVIS phá hủy tất cả các bộ giáp còn lại để thể hiện sự thành tâm của mình dành cho Potts Pepper. Cuối truyện, phó Tổng thống và Trevor Slattery bị bắt. Happy Hogan dần bình phục. Cậu bé Harley được cải thiện cuộc sống. Stark giúp ổn định Extremis trong cơ thể Potts Pepper. Anh cũng quyết định phẫu thuật gắp những mảnh đạn còn sót lại trong ngực và tháo lò phản ứng hồ quang ra khỏi cơ thể. Rồi anh đã ném lò phản ứng hồ quang một thời từng gắn bó với mình xuống biển. Phải chăng anh sẽ mãi là Người Sắt? Cuối cùng, sau màn giới thiệu đoàn làm phim, xuất hiện cảnh Tony Stark đánh thức tiến sĩ Bruce Banner, người ngồi nghe anh kể chuyện nhưng đã ngủ gật từ khi câu chuyện mới bắt đầu. Sản xuất. Sau khi phát hành phần 2, một vụ tranh chấp bản quyền đã nổ ra giữa Paramount Pictures và The Walt Disney Company - công ty mẹ của Marvel Entertainment từ năm 2009 - trong đó có quyền phân phối các sản phẩm hợp pháp của Marvel. Cuối cùng, ngày 18 tháng 10 năm 2010, Walt Disney đã đồng ý trả cho Paramount ít nhất 115 triệu USD, đổi lại là quyền được phát hành "The Avengers" và "Người Sắt 3" trên phạm vi toàn thế giới. Disney, Marvel và Paramount cùng công bố ngày phát hành "Người Sắt 3" tại Hoa Kỳ, ngày 3 tháng 5 năm 2013. Đạo diễn của 2 phần trước, Jon Favreau khẳng định ông sẽ rời vị trí đạo diễn của phần thứ 3, thay vào đó ông sẽ chỉ đạo phim "Magic Kingdom". Tuy vậy ông vẫn tham gia điều hành cùng đạo diễn Joss Whedon trong "The Avengers" và phục vụ sản xuất "Người Sắt 3". Tháng 2 năm 2011, Shane Black được bổ nhiệm làm đạo diễn của phim, đồng thời tham gia viết kịch bản. Tháng 3 năm 2011, Black hợp tác với Drew Pearce, người từng được Marvel thuê viết kịch bản cho "Runaways", cùng xây dựng một kịch bản mới cho phim. Robert Downey, Jr., diễn viên của Black trong "Kiss Kiss Bang Bang" chia sẻ: "Đưa Shane Black vào vai trò đạo diễn và biên kịch với tôi chỉ là một sự chuyển đổi cơ bản từ Favreau tới 'điều tiếp theo' mà Marvel, Favreau, khán giả và tôi có thể thực sự chấp thuận." Phát triển. Shane Black và Drew Pearce đã dựng lên một kịch bản hoàn toàn mới lạ so với 2 phần trước đó. Điểm nổi bật nhất của kịch bản này là Tony sẽ phải chiến đấu với một con người thật sự, kẻ lấy sức mạnh từ một loại virus có tên là Extremis, chứ không phải sử dụng một bộ giáp kẻ thù như trước đây. Ngoài ra, họ còn tránh không đưa các yếu tố ma thuật và ngoài hành tinh vào phim, bởi "Người Sắt 3" "là một tác phẩm khoa học đặt trong thế giới thực nhiều hơn khi so sánh với "The Avengers"". Họ dành nhiều thời gian trao đổi, thảo luận về chủ đề, ý tưởng và các hình ảnh trong phim trước khi bắt tay vào viết kịch bản. Trong quá trình viết, trọng tâm của họ là tránh các cảnh chỉ giải thích một cách thuần túy. Họ muốn mỗi khoảnh khắc được tạo ra đều dẫn tới những sự việc có liên quan tiếp theo. Một số yếu tố trong truyện tranh cũng được sử dụng với nhiều ý tưởng khác nhau, chẳng hạn như bộ giáp Người Sắt ái Quốc của Rhodes được sản xuất bởi tập đoàn "Norman Osborn", hay tên của một số nhân vật không hề liên quan tới "Marvel Universe", ví dụ Eric Savin, Jack Taggart... Nội dung phim chủ yếu được xây dựng dựa trên cốt truyện của bộ truyện tranh 6 tập "Extremis" của Warren Ellis. Phần đầu tiên của kịch bản vẫn sẽ xoay quanh nhân vật chính. Phần thứ hai được nhiều người so sánh với tác phẩm "Sullivan's Travel" của đạo diễn Preston Sturges, khi mà Tony gặp rất nhiều người khác nhau trên con đường lưu lạc. Phần thứ ba được đẩy lên cao trào với những pha hành động mãn nhãn mà biên kịch Drew Pearce đã mô tả giống như "một cảm giác của Opera". Trong dự thảo ban đầu, chính Maya Hansen mới là kẻ gây ra các hoạt động tội ác. Mandarin và Killian chỉ được đưa vào ở phiên bản sau. Trong một cuộc họp xây dựng ý tưởng, Perce đã đưa ra một đề nghị quan trọng, Mandarin sẽ là một kẻ giả mạo. Black đã đồng ý với điều kiện hắn phải là một diễn viên. Do đó, Perce đã cụ thể nhân vật này thành một diễn viên kịch người Anh. Black giải thích rằng: "Ai lại đủ ngu ngốc đễn mức công khai rằng mình là một tên khủng bố quốc tế cơ chứ? Nếu bạn thông minh, dù bạn là bất cứ thành phần nào của một chế độ cai trị, bạn ắt hẳn sẽ tạo ra một tổ chức con rối và vẫn giữ được "ngôi nhà" của mình". Sau đó, Killian thuê Slattery, giam lỏng hắn trong một căn nhà, sử dụng ma túy để lợi dụng hắn và giữ bí mật. Phần mở đầu và kết thúc của phim đều được xem xét và sửa đổi nhiều lần theo nhiều hướng khác nhau. Ý tưởng đầu tiên của biên kịch là mở màn bằng một đoạn dẫn kể về thời thơ ấu của Tony Stark. Sau đó, như "Người Sắt 2008", họ muốn xây dựng kịch bản theo kiểu hồi tưởng: một vụ tai nạn của Tony ở Tennessee xảy ra trước khi một giọng nói xuất hiện, dẫn dắt câu chuyện và giải thích vì sao ông đến được đó... Về trận chiến gay cấn cuối phim, ban đầu, ý tưởng "Anh hùng cứu mỹ nhân" đã được đưa ra. Nhưng sau đó, họ lại đảo ngược mô-tuýp thông thường ấy, để chính Pepper mới là người giải cứu Tony Stark. Còn về đoạn độc thoại cuối cùng trước khi kết thúc phim, đầu tiên nó được viết: "Tôi là Tony Stark", nhưng cuối cùng đã được đổi thành: "Tôi là Người Sắt" nhằm tạo sự tương đồng với phần 1 và nâng cao tính thần thoại cho phim. Tiền kỳ. Tháng 9 năm 2011, Marvel Studios đạt được một thỏa thuận quay phim ở xưởng EUE/Screen Gems Studios, Wilmington, Bắc Carolina. Michigan cũng từng cạnh tranh đất sản xuất nhưng không thể đấu lại với chính sách ưu đãi thuế ở Bắc Carolina. Tháng 4 năm 2012, Ben Kingsley được chọn để đóng vai Mandarin. Sau đó, Marvel Studios nhanh chóng hợp tác với Công ty Casting Tona B. Dahlquist để tuyển chọn các vai phụ cho phim trong khu vực Bắc Carolina. Tiêu đề giả của phim cũng được bên sản xuất tiết lộ, Caged Heat. Ngay tuần sau đó, nhà sản xuất Kevin Feige cho biết "Người Sắt 3" sẽ được quay ở Bắc Carolina trong vòng 5 tuần, và rằng: "Đây là câu chuyện đầy đủ về nhân vật trung tâm Tony Stark... rất nhiều cảm hứng đến ngay từ nửa đầu của "Iron Man"... Anh ấy bị tước đoạt tất cả mọi thứ, anh ấy bị dồn vào một bức tường, nhưng sẽ sử dụng tất cả trí thông minh để thoát ra khỏi đó. Anh ấy không thể gọi Thor, anh ấy không thể gọi Đại úy, anh ấy không thể gọi Nick Fury, và càng không thể tìm kiếm Helicarrier trên bầu trời." Ít ngày sau, Walt Disney Trung Quốc, Marvel Studios và DMG Entertainment công bố họ đã đạt được một thỏa thuận quay phim ở Trung Quốc. DMG tài trợ một phần vốn, sản xuất cùng Marvel tại Trung Quốc và giải quyết các vấn đề phát sinh. Họ cũng chịu trách nhiệm phát hành phim ở Trung Quốc song song với Walt Disney. Một tuần sau, Guy Pearce bước vào cuộc đàm phán cuối cùng và sẽ đảm nhiệm vai phản diện Aldric Killian. Diễn viên người Trung Quốc, Lưu Đức Hoa cũng được đề xuất vào vai một người bạn cũ của Tony Stark, bác sĩ Vũ, người thực hiện ca phẫu thuật gắp những mảnh đạn còn sót và tháo lò phản ứng hồ quang ra khỏi ngực ông.. Tuy nhiên Lưu Đức Hoa đã từ chối, vì vậy đoàn làm phim chọn Wang Xueqi để thay thế. Tương tự là trường hợp của Jessica Chastain. Cô từ chối đóng vai nhà khoa học Maya Hansen bởi lịch làm việc dày đặc. Rebecca Hall đã được gọi thay thế vị trí của cô. Vài tuần sau, những vai diễn phụ còn lại được lấp đầy. Favreau trở lại trong vai Happy Hogan, ông sẽ xuất hiện chủ yếu trong nửa đầu phim. James Badge Dale được phân vai Eric Savin, một tên tay sai máu lạnh, trung thành của Killian. Ashley Hamilton vào vai Jack Taggert, một cựu binh được thử nghiệm Extremis. Diễn viên kì cựu William Sadler đảm nhiệm vai Tổng thống Hoa Kỳ Ellis... Bên lề, nữ diễn viên Cobie Smulders viết trên trang Twitter cá nhân rằng, cô sẽ không tham gia phim trong vai Maria Hill "(The Avengers)" như báo chí đã đưa tin trước đó. Quay phim. Phim chính thức khởi quay vào ngày 23 tháng 5 năm 2012 tại xưởng phim EUE/Screen Gems Studios, Wilmington, Bắc Carolina. Đạo diễn hình ảnh John Toll lần đầu tiên đã chọn máy quay kỹ thuật số để ghi hình bởi ông thấy chúng thuận tiện cho quá trình xử lý đồ họa công nghệ cao. Ông chủ yếu sử dụng máy quay Arri Alexa. Từ ngày 4 tháng 6 đến ngày 6 tháng 6 năm 2012, quá trình quay phim diễn ra tại Cary, Bắc Carolina tại trụ sở Epic Games - một công ty phát triển trò chơi video - và Viện SAS - một trong những trung tâm nghiên cứu phần mềm bảo mật lớn nhất thế giới. Một số cảnh khác được quay tại sân bay quốc tế và cảng Wilmington. Cuối tháng 6 năm 2012, được biết một bể nước lớn đã được chuyển tới xưởng EUE/Screen Gems Studios để thực hiện cảnh quay biệt thự Malibu của Tony Stark bị phá hủy và đổ sập xuống biển. Quá trình phá hủy được điều khiển bởi hệ thống sàn thủy lực cho phép rẽ hướng và tách thành 2 phần riêng biệt. Tất cả các cảnh bên trong tòa nhà đều sử dụng hiệu ứng Vật Lý, bao gồm các mảnh vụn và tiếng nổ. Công nghệ CGI chỉ được dùng để xử lý bề mặt bên ngoài và bộ giáp "Iron Man". Từ ngày 19 tháng 7 tới ngày 1 tháng 8 năm 2012, đoàn làm phim chuyển đến Oak Island, Bắc Carolina để thực hiện cảnh Tony Stark cứu toàn bộ phi hành đoàn trên không lực I bị thả rơi xuống biển Đại Tây Dương. Họ đã thực hiện thành công cảnh quay nhờ việc hợp tác với đội bay "Red Bull skydiving" thay vì sử dụng phông xanh như ý tưởng ban đầu. Máy tính chỉ được sử dụng để thêm mây, phá hủy máy bay, vẽ mờ bãi biển Miami làm nền, thay một diễn viên đóng thế bằng bộ giáp "Iron Man" và ghép kỹ thuật số kết nối đội bay với nhau. Sau đó, quá trình tiếp tục diễn ra tại Rose Hill, Bắc Carolina vào đầu tháng 8 năm 2012. Họ đã kết hợp tên của thị trấn với tên của ngôi làng mà Tony Stark lưu lạc khi tới Tennessee. Ngày 14 tháng 8 năm 2012, nữ diễn viên Dale Dickey nói rằng bà đã được tuyển chọn vào phim và đang thực hiện những cảnh quay của mình. Ngày tiếp theo, quá trình sản xuất phải tạm ngưng vì Robert Downey, Jr. bị thương ở mắt cá chân. Trong khoảng thời gian đó, Shane Black và Drew Pearce đã xem xét và chỉnh sửa lại kịch bản trước khi họ bắt đầu sản xuất trở lại vào ngày 24 tháng 8. Đoàn làm phim bắt đầu di chuyển đến Florida vào ngày 1 tháng 11 để thực hiện một số cảnh quay trên bãi biển Dania và xung quanh khu vực Nam Florida. Cùng ngày, Robert Downey, Jr. đã trở lại phim trường sau khi bình phục chấn thương ở mắt cá chân. Những ngày đầu tháng 10, quá trình quay diễn ra ở "Bảo tàng và Vườn Vizcaya" - một khu biệt thự và đất đai của doanh nhân James Deering - và tại một bản sao của nhà hàng Neptune's Net, Malibu. Một số cảnh quay khác được quay vào ban ngày bên trong khu nghỉ dưỡng và bãi biển Miami. Ngày 1 tháng 11, phim một lần nữa được bấm máy tại "Bảo tàng và Vườn Vizcaya". Bên cạnh đó, đội ngũ sản xuất cũng đã chọn một nhà máy xi măng bỏ hoang để dựng thành một khu chợ của người Afghanistan. Quá trình sản xuất ở Hoa Kỳ chính thức đóng gói vào ngày 7 tháng 11 tại Wilmington. Phim bắt đầu được quay ngoại cảnh tại Bắc Kinh, Trung Quốc trong tháng 10. Quá trình thực hiện tại Trung Quốc không bao gồm đoàn làm phim chính. Theo dự kiến, phim sẽ được hoàn thành và đóng gói 1 tuần sau đó. Ngoài ra, theo báo chí đưa tin, từ ngày 20 đến 24 tháng 1 năm 2013, một nhóm sản xuất dẫn đầu bởi Shane Black sẽ tới Hyderabad, thủ phủ bang Andhra Pradesh và Bangalore, thủ phủ bang Karnataka, Ấn Độ để trinh sát. Cũng trong tháng 1, Don Cheadle xác nhận một số cảnh đang được quay lại trên bãi biển Manhattan, California. Một phần quan trọng trong nội dung phim liên quan đến Mandarin cũng được thực hiện lại vì theo như Drew Pearce, rằng: "Không cảm nhận được đầy đủ tính chân thực, không cảm nhận được rằng hắn là một phần của thế giới thực bởi hầu như hắn chỉ biết nhìn vào ống kính và đe dọa thế giới." Hậu kỳ. Chris Townsend là người quản lý hiệu ứng hình ảnh cho phim với hơn 2000 cảnh quay cần xử lý. 17 công ty chuyên nghiệp đã tham gia sản xuất, bao gồm Weta Digital, Digital Domain, Scanline VFX, Trixter, Framestore, Luma Pictures, Fuel VFX, Cantina Creative, Cinesite, The Embassy Visual Effects, Lola, Capital T, Prologue,Rise FX, Method Studios, Animal Logic VFX, Legacy Effects. Townsend cho biết, từ tháng 1 năm 2013 tới khi kết thúc phim vào tháng 4, đội ngũ sản xuất có một ngày tạm ngừng, ngoài ra họ phải làm việc liên tục từ 14 đến 18 tiếng 1 ngày và 7 ngày 1 tuần. Digital Domain, Scanline VFX và Trixter làm việc với những cảnh quay độc lập bao gồm bộ giáp Mark XLII với nhiều mô hình số khác nhau. Các xưởng phim luôn chia sẻ với nhau những file dữ liệu để đảm bảo tính ổn định giữa các cảnh quay. Với bộ giáp Mark XLII và Người Sắt ái Quốc, Legacy Effects đã thiết kế các phần của bộ đồ để mặc trong phim trường. Townsend giải thích rằng: "Hầu như chúng tôi chỉ quay Downey với một bộ đồ mềm có gắn các nút chụp chuyển động. Anh ấy cũng phải mang giày độn hoặc đứng trên một cái hộp để đạt được chiều cao chính xác của "Iron Man", 6'5" "(tương đương 196 cm)". Trong suốt quá trình quay, chúng tôi sử dụng rất nhiều camera dòng "Canon C300s" và luôn luôn có 2 đến ba cái hoạt động bất cứ khi nào có cảnh "Iron Man" hoặc các nhân vật "Extremis"." Các họa sĩ còn nghiên cứu những bức ảnh chụp hoa quả đang phân hủy ở nhiều khoảng thời gian khác nhau và các hiện tượng phi thường trong thực tế như cực quang ở Bắc Cực để lấy ý tưởng xây dựng hiệu ứng cho các nhân vật Extremis. Quá trình sản xuất phải tạm dừng bởi chấn thương chân của Robert Downey. Và để đảm bảo cho các cảnh quay, đội ngũ sản xuất buộc phải tạo ra một bản sao khác cho Downey. Townsend giải thích rằng: "Những người giám sát của VFX và người đứng đầu đơn vị đã chạy vào phòng ngay khi mọi việc vừa xảy ra. Họ phải cố gắng tìm ra những cảnh quay mà họ có thể tiếp tục thực hiện." Những cảnh sau đó được quay bởi diễn viên đóng thế trong phim trường và Weta Digital đã xây dựng những mô hình kỹ thuật số cho họ. Tổng cộng có 3 giờ 15 phút phim được đưa vào xử lý. Sau khi biên tập, độ dài phim còn lại 130 phút "(119 không kể phần giới thiệu đoàn làm phim)", giúp "Người Sắt 3" trở thành phim dài nhất trong 3 phần của series. Phim cũng được chuyển sang định dạng 3D và nâng cao chất lượng kỹ thuật số dành cho các bản phát hành của IMAX. Âm nhạc. Tháng 11 năm 2012, Brian Tyler ký kết hợp đồng soạn nhạc cho "Người Sắt 3". Anh trở thành nhạc sĩ thứ ba tham gia sáng tác cho "Người Sắt", sau Ramin Djawadi "(phần 1)" và John Debney "(phần 2)". Theo như Brian, nội dung của album sẽ gần với giai điệu của một số tác phẩm trước đó mà anh đã sáng tác như "The Greatest Game Ever Played, Annapolis" và "Partition" hơn là một tác phẩm hiện đại giống như "The Fast and Furious" bởi Kevin Feige đã yêu cầu một chủ đề dễ nhận biết và bao gồm những giai điệu kịch tính. Để tiếp thu được "các thành phần của chủ đề một cách sâu sắc bằng một giai điệu mạnh mẽ", bản nhạc yêu cầu phải sử dụng hầu hết dàn nhạc giao hưởng. Nội dung của "Iron Man 3 OST" nổi bật lên bởi âm thanh của kèn đồng và trumpet, khiến nó vừa như một bản hành khúc, vừa như một bản thánh ca. Taylor cho biết chính tác phẩm của John Williams trong "Raiders of the Lost Ark" đã tạo cảm hứng cho anh. Trong đó, bản nhạc "The Well of the Souls" đã ảnh hưởng đến mô-tuýp của các nhân vật "Extremis", bởi theo Brian nó có thể nâng cao tinh thần của việc có "một công nghệ hiện đại đến mức gần như kỳ diệu". Còn với cá tính Mandarin, Brian đã sử dụng âm nhạc tôn giáo được vay mượn từ nhiều nền văn hóa khác nhau, từ "Monastic, Gothic", thánh ca đến những giai điệu tới từ Trung Đông. Các bản nhạc được thu cùng dàn nhạc giao hưởng London tại Abbey Road Studios. Song song với tác phẩm của Brian Tyler, Hollywood Records phối hợp cùng Marvel Music đã cho phát hành một album ý tưởng lấy cảm hứng từ phim, "Heroes Fall". Nó bao gồm 12 bản nhạc thuộc thể loại alternative rock và indie rock. Trong đó, bản "Some Kind of Joke" đã được sử dụng trong phim. Marketing. Tháng 7 năm 2012, tại San Diego, ban tổ chức hội nghị Comic-con đã cho trưng bày các bộ giáp Mark I - VII cùng với Mark XLII, bộ giáp của phần 3 để phục vụ công chúng. Một cuộc hội thảo đã được tổ chức. Shane Black, Robert Downey, Jr., Don Cheadle, Jon Favreau và Kevin Feige lần lượt chia sẻ về quá trình sản xuất phim. Sau đó, một vài trích đoạn của phim cũng đã được công chiếu. "Người Sắt 3" được quảng cáo qua sóng truyền hình lần đầu trong trận đấu "Super Bowl XLVII" trên "CBS Network". Ngày 25 tháng 3 năm 2013, Marvel và Disney tiết lộ trang Facebook chính thức của phim: "Iron Man 3: Armor Unlock", công bố hình ảnh những bộ giáp do Tony Stark chế tạo trước các sự kiện trong phim. Tháng 1 năm 2013, Marvel Comics cho phát hành 2 số của bộ truyện tranh sáng tác bởi Christos Gage và Will Corona Pilgrim, mỹ thuật bởi Steve Kurth và Drew Geraci. Câu chuyện đặt trong bối cảnh giữa phần 2 và phần 3 của phim, tập trung chủ yếu vào nhân vật War Machine, tiết lộ nguyên nhân vì sao anh lại vắng mặt trong trận chiến bảo vệ thành phố New York trong "The Avengers". Giống như ở 2 phần trước, hãng Audi một lần nữa trở thành nhà tiếp thị sản phẩm cho phim thông qua rất nhiều phương tiện truyền thông khác nhau. Bên cạnh đó, Oracle Corporation đã cho trưng bày hệ thống "Oracle Cloud" và máy chủ "Oracle Exadata" với hình ảnh của "Người Sắt 3". Các giao dịch quảng cáo khác cũng được sắp xếp với một số công ty cho phép họ sử dụng hình ảnh của "Người Sắt 3" trên các sản phẩm của mình, ví dụ như Subway và Schwan Food Company "(thực phẩm)", Lego và Hasbro "(đồ chơi)", Gameloft "(trò chơi trên Smartphone)"... Disney cũng tham quảng bá cho sản phẩm của mình thông qua hệ thống công viên giải trí "Disneyland". "Disneyland's Innoventions" tổ chức một cuộc triển lãm về "Tập đoàn công nghiệp Stark" bắt đầu từ ngày 13 tháng 4. Một sự kiện khác có tên "Công nghệ "Người Sắt" giới thiệu bởi tập đoàn công nghiệp Stark" trưng bày các bộ giáp từng xuất hiện trong Comic-con San Diego đã thu hút đông đảo người tham gia. Trong sự kiện này, một trò chơi mô phỏng sử dụng công nghệ Kinect với tên gọi "Trở thành "Người Sắt"" là một trong những điểm mới lạ và hấp dẫn. Nó cho phép người chơi có thể "mặc" bộ giáp Mark XLII và tham gia vào một cuộc thử nghiệm theo đó bạn sẽ bắn ra tia phản lực và bay qua xưởng của Tony Stark. Trò chơi được hướng dẫn bởi JARVIS do Paul Bettany lồng tiếng. Triển lãm cũng bao gồm nhiều không gian nhỏ trưng bày những chiếc mũ bảo hiểm, tấm chắn ngực, bao tay và giày sắt trong các phần của phim... Bên cạnh các sự kiện trên, công ty vận tải một đường ray của Walt Disney cũng đã cho tân trang lại tàu "Monorail Black" của hãng này với hình của "Người Sắt 3" bên ngoài. Phát hành. Rạp phim. "Người Sắt 3" được phát hành trên toàn thế giới bởi Walt Disney Studios Motion Pictures. Riêng tại Trung Quốc nó được phân phối bởi DMG Entertainment và tại Đức, Áo bởi Tele München Group. Đặc biệt, phiên bản dành cho Trung Quốc được thêm một đoạn phim độc quyền dành tặng cho khán giả của đất nước đông dân nhất thế giới này. Nó bao gồm 4 phút phim "(đã được cắt ở bản phát hành Hoa Kỳ)" chiếu cảnh Bác sĩ Vũ đang nghe điện thoại của Tony Stark và cảnh ông đang trong ca phẫu thuật gắp bỏ những mảnh đạn và tháo lò phản ứng hồ quang ra khỏi cơ thể của Tony. Đoạn phim cũng gồm các sản phẩm tiếp thị khác nhau của Trung Quốc. Buổi ra mắt "Người Sắt 3" được tổ chức tại rạp phim Le Grand Rex, thủ đô Paris, Pháp vào ngày 14 tháng 4 năm 2013 với sự tham gia của Robert Downey, Jr. và Gwyneth Paltrow. Tại Anh, phim được công chiếu chính thức vào ngày 18 tháng 4 thay vì ngày 17 như dự kiến để tránh đám tang của cựu thủ tướng Anh Margaret Thatcher. Downey, Ben Kingsley và Rebecca Hall cùng xuất hiện trước rạp "Odeon Leicester Square" để quảng bá cho sự kiện này. Tại Hoa Kỳ, Nhà hát "El Capitan Theatre", Los Angeles là nơi tổ chức lễ ra mắt phim vào ngày 24 tháng 4. Trước đó, từ ngày 22 đến 24 tháng 4, 46 quốc gia đã mở cửa rạp đón khách với bản phát hành của Hoa Kỳ. Một tuần sau, 4,253 rạp chiếu phim trên toàn thế giới đã công chiếu "Người Sắt 3". Cụm rạp IMAX bắt đầu công chiếu "Người Sắt 3" trên toàn cầu vào ngày 25 tháng 4 và tại Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 5. Phim còn được chiếu dưới dạng 4DX, bao gồm các hiệu ứng ánh sáng nhấp nháy, ghế lắc, gió thổi, sương mù và mùi hương ở các quốc gia được lựa chọn. Ở Nhật Bản, công nghệ này xuất hiện lần đầu tiên trong rạp phim Korona World theatre, tỉnh Nagoya cùng với bản phát hành Hoa Kỳ của phim. 2 tuần trước ngày ra mắt "Người Sắt 3" tại Hoa Kỳ, 3 hệ thống rạp phim là Regal Cinemas, AMC Theatres và Carmike Cinemas đã đồng loạt ngừng dịch vụ đặt vé trước bởi có sự tranh chấp hợp đồng giữa họ và Walt DIsney. Các công ty này muốn nhận được nhiều lợi nhuận từ tiền bán vé hơn hiện tại, chủ yếu dựa trên lượng tiền sẽ thu được trong tuần lễ ra mắt của phim. Carmike là công ty đầu tiên đạt được thỏa thuận với Disney. Sau đó, theo báo chí đưa tin, Cinemark Theatres, một hệ thống rạp lớn có mặt ở châu Mỹ và Đài Loan, cũng cho ngừng bán vé đặt trước. Trong khi đó Regal Cinemas đã yêu cầu gỡ bỏ tất cả hoạt động Marketing của phim khỏi địa bàn của mình. Cuối cùng, vào ngày 24 tháng 4, Regal, AMC và Disney đã kết thúc vụ tranh chấp của họ, đồng nghĩa với việc các công ty này sẽ tiếp tục bán vé ra thị trường. Gia đình. "Người Sắt 3" được Walt Disney Studios Home Entertainment phát hành dưới định dạng kỹ thuật số từ ngày 3 tháng 9 năm 2013, bao gồm đĩa Blu-ray, 3D Blu-ray, DVD, và bản copy kỹ thuật số. Riêng bản video dành cho gia đình có thêm một đoạn phim ngắn có chủ đề "Agent Carter" với sự tham gia của Hayley Atwell trong vai Peggy Carter đến từ "". "Người Sắt 3" đứng đầu trên bảng xếp hạng DVD và Blu-ray của Hoa Kỳ và thứ 2 trong bảng xếp hạng cho thuê chỉ sau "World War Z". Nó đứng thứ 8 trong danh sách những phim có sản phẩm DVD và Blu-ray bán chạy nhất năm 2013. Doanh thu phòng vé. "Người Sắt 3" thu về tổng cộng 1.215.439.994 USD toàn cầu, trong đó, thị trường Bắc Mỹ đạt 409.013.994 USD "(33,7%)", thị trường nước ngoài đạt $806,426,000" (66,3%)", đưa tác phẩm này trở thành phim có doanh thu cao thứ chín của điện ảnh thế giới, cao thứ nhì trong năm 2013, cao thứ ba của Marvel Cinematic Universe "(sau The Avengers" và ""), cao nhất trong series "Người Sắt", cao thứ tư trong số các phim phát hành bởi Walt Disney và là phần thứ ba cao nhất so với các phim có cùng 3 phần khác. Nó giành được vị trí thứ sáu trong danh sách những phim có doanh thu tuần mở màn cao nhất với 372.544.585 USD (không tính đế lạm phát). Trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 tháng 5, phim lập kỉ lục khi thu về cho các rạp của IMAX trên 28,6 triệu USD. Sau ngày thứ 23 ra rạp, "Người Sắt 3" trở thành phim thứ 16 có tổng doanh thu trên 1 tỉ USD, đồng thời là tác phẩm thứ sáu của Disney, thứ hai của Marvel và đầu tiên của series "Người Sắt" đạt được điều này. Theo một thỏa thuận trước đó với Disney, Paramount Pictures nhận về 9% tổng doanh thu phát sinh của "Người Sắt 3". Thị trường Bắc Mỹ. Tính riêng trong thị trường Bắc Mỹ, "Người Sắt 3" có tổng doanh thu cao thứ 14 trong lịch sử điện ảnh Hoa Kỳ, thứ hai năm 2013 cũng như thứ tư trong số các tác phẩm siêu anh hùng được chuyển thể từ truyện tranh. Kết thúc ngày công chiếu mở màn, phim thu về 68,9 triệu USD (gồm 15,6 triệu USD của buổi chiếu thứ Năm tuần trước đó), xếp vị trí thứ 7 trong danh sách những phim có doanh thu ngày mở màn cao nhất. Sau tuần đầu ra rạp, tổng số tiền vé đã nâng lên thành 174,1 triệu USD, giúp "Người Sắt 3" trở thành tác phẩm điện ảnh có doanh thu tuần mở màn cao thứ hai mọi thời đại "(sau The Avengers)". Trong khi đó, các rạp IMAX cũng đã đem về cho phim con số 16,5 triệu USD ngay trong tuần đầu ra mắt. "Người Sắt 3" đứng đầu bảng xếp hạng doanh thu của thị trường Bắc Mỹ trong 2 tuần liên tiếp. Thị trường ngoài Bắc Mỹ. "Người Sắt 3" là phim có doanh thu cao thứ sáu của điện ảnh thế giới, cao thứ nhì năm 2013 (sau "Frozen"), thứ hai trong số các tác phẩm kể về siêu anh hùng và là bản phát hành lớn thứ hai sau "The Avengers" của Walt Disney. Nó đứng đầu bảng xếp hạng những phim có doanh thu phòng vé cao nhất trong 3 tuần liên tiếp. Trong tuần đầu ra rạp, "Người Sắt 3" thu về 13,2 triệu USD trên 12 quốc gia tính từ thứ Tư, ngày 24 tháng 4 năm 2013. Từ Chủ Nhật, ngày 28 tháng 4, trong 5 ngày ra rạp, nó thu về 198.4 triệu USD từ 42 quốc gia và 7,1 triệu USD từ các rạp của IMAX. Tại thời điểm trình chiếu, phim lập kỉ lục ngày công chiếu mở màn tại Philippines (sau đó bị "Man of Steel" vượt qua), Đài Loan, Singapore, Việt Nam, Malaysia, Trung Quốc, Ukraina, Nga và CIS. Nó cũng đạt được vị trí thứ hai về doanh thu ngày đầu ra rạp tại Argentina (chỉ sau "Harry Potter và Bảo bối Tử thần - Phần 2"). Phim xác lập kỉ lục tuần mở màn tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ Latinh và từng quốc gia bao gồm Hong Kong, Indonesia, Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Nam Phi, Argentina "(sau đó bị Fast & Furious 6 vượt qua)", Ecuador và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Đồng thời, nó đạt doanh thu tuần đầu cao thứ hai tại Mexico, Brazil, Nga và CIS, Ấn Độ (sau "The Amazing Spider-Man"). Phim thiết lập kỉ lục về tổng doanh thu tại Indonesia, Malaysia và Việt Nam, thứ hai tại Singapore và Philippines (sau "The Avengers"). Còn với hệ thống rạp IMAX, "Người Sắt 3" cũng tạo ra kỉ lục tại Đài Loan, Hà Lan, Brazil và Philippines. Tại Trung Quốc, nơi một phần của phim được thực hiện, "Người Sắt 3" lập kỉ lục đêm chiếu cao nhất với trên 2,1 triệu USD, cũng như ngày mở màn với 21,5 triệu USD. Sau tuần đầu ra rạp, nó thu về hơn 64,1 triệu USD, vượt qua Nga và CIS (23,1 triệu USD), Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (21,1 triệu USD), Hàn Quốc (16,5 triệu USD) và Pháp (14,9 triệu USD) vươn lên dẫn đầu khu vực ngoài Bắc Mỹ. Với tổng doanh thu là 121.200.000 USD, Trung Quốc trở thành quốc gia thu về nhiều lợi nhuận nhất cho nhà sản xuất ở khu vực ngoài Bắc Mỹ, theo sau là Hàn Quốc (64,2 triệu USD), Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (75,0 triệu USD), Mexico (48,5 triệu USD), Pháp (38,9 triệu USD)... Đánh giá. Tích cực. Trang web đánh giá tổng hợp Rotten Tomatoes đưa ra con số 78% ý kiến tán thành cho phim với điểm số 6,9/10 dựa trên 280 bài phê bình. Website đồng thuận viết: "Với sự giúp sức của tính thuyết phục hàng đầu, những cảnh quay gây ấn tượng và thậm chí có cả một chút bất ngờ, "Người Sắt 3" thực sự là một cuộc phiêu lưu dí dỏm, thú vị và là một sự bổ sung mạnh mẽ cho "khẩu đại bác" Marvel." Trong khi đó, trang web đánh giá Metacritic đã tặng cho phim số điểm 62/100 dựa trên 44 bài bình luận, trang IMDb chấm 7,4/10 dựa trên 357.611 người sử dụng. Trong một bài bình luận trước đó trên tạp chí thương mại "The Hollywood Reporter", Todd McCarthy nói rằng: "Sau khi gần như phá tan tành và thiêu rụi trong màn bay solo của mình vào năm 2010, "Người Sắt" đã trở lại thật tươi mới và sẵn sàng cho những pha hành động trong phần thứ 3 đầy mạnh mẽ này... Điều đó vô cùng có lợi và chủ yếu đến từ tính cách hiếu động, bất kính, hài hước của đồng biên kịch và đạo diễn Shane Black." Gọi tác phẩm này là "đen tối và đáng gờm hơn so với 2 phần trước", nhà phê bình điện ảnh Kenneth Turan của báo "Los Angeles Times" công nhận Shane Black đã "thực sự thay đổi giai điệu của một tác phẩm tỷ đô, khiến nó trở nên hay hơn trong khi vẫn giữ nguyên diễn viên đóng vai Tony Stark... Có một chút dáng dấp mang tính thương hiệu cũng như sự hài hước của Black ở đây, những thứ giống như một tài liệu tham khảo không sử dụng nữa lấy từ phim khoa học viễn tưởng cổ điển "Westworld", hay một anh chàng ngốc nghếch người có một hình xăm của Tony Stark trên cánh tay của mình... Black và công ty sản xuất đã tung tất cả mọi thứ về phía khán giả, và mặc dầu không phải tất cả đều hoạt động, nhưng rất nhiều trong số đó đã thực sự mang lại thành công. Sự nỗ lực để trở nên khác biệt và tạo ra một "vòng xoắn" không đoán trước được luôn luôn được đánh giá cao." Trong khi đó, Rafer Guzman của tờ "Newsday" mô tả "Người Sắt 3" giống như "một kì phùng địch thủ của "Người Dơi", cả về sức sống và cách trả thù. Anh ấy, cũng rất bất ngờ, khá hợp với gia đình. Một số khoảnh khắc tuyệt vời nhất trong phim được sẻ chia bởi Tony và Harley, cậu bé luôn phải trở về căn nhà vắng bóng cha mẹ sau mỗi buổi tan học." Còn tạp chí "Psychology Today" kết luận phim đã cho thấy một bức chân dung chính xác của Tony Stark khi ông phải chịu đựng "Hội chứng chấn thương tâm lý". Chỉ trích. Dành tặng cho "Người Sắt 3" 4/5 ngôi sao nhưng Nick De Semlyen của tờ tạp chí "Empire", Vương Quốc Anh vẫn đưa ra lời phê bình về các nhân vật phản diện rằng: "Những siêu binh lính có khả năng tái tạo một phần cơ thể và khả năng sống sót đáng kinh ngạc trông khá thú vị... nhưng động cơ của họ lại mờ mịt và không có sức thuyết phục." Phản ứng tiêu cực hơn, Stephen Whitty của tờ "The Star-Ledger" nói: "Phần hiệu ứng hình ảnh của phim khá suôn sẻ... Nhưng vẫn còn thứ gì đó còn trống trong phim. Chẳng hạn như những bộ giáp của Tony, chúng vốn tỏa sáng và thanh nhã, nhưng lần này lại chẳng có ai ở bên trong... Phim không có được sự đa cảm như trong phần 1 cũng như những kẻ ác thích phô trương như trong phần 2. Mối quan hệ của Tony và Pepper Potts rơi vào tình trạng nguy hiểm không thể giải thích nổi, vậy mà nó vẫn tự hàn gắn được. Một đứa trẻ cộng tác được cho là dễ thương - một dấu hiệu của sự liều lĩnh trong tuyệt vọng - được giới thiệu, và sau đó liền bị bỏ rơi..." Đồng tình với những lời nói trên, Michael Phillips của báo "Chicago Tribune" viết: "Stark đã kết bạn với một cậu bé 8 tuổi thường xuyên bị bắt nạt, người sẽ trở thành bạn đồng hành và vị cứu tinh của ông... Đó là một lời mời chào hân hoan nhưng đầy hoài nghi hướng tới các khán giả dưới 13 tuổi (ý tôi muốn nói là còn có những đứa trẻ còn quá bé để được xem các cảnh bạo lực trong "Người Sắt 3")... Còn với những bộ giáp, ông không cần mặc chúng nữa mà có thể điều khiển từ xa khi cần. "Người Sắt 3" là như thế đấy. Nó hợp với khuôn mẫu của một tác phẩm bom tấn, nhưng khá xa lạ và phỏng như đã nghe qua ở đâu đó. Tại thời điểm đó, ta thấy những bộ giáp ít nhiều không còn tự chăm sóc bản thân nó nữa, vốn là điều mang lại một nửa sự hóm hỉnh và thú vị của "Người Sắt" phần một" Còn Mick LaSalle của "San Francisco Chronicle" bình luận: "Cứ như thể phim được làm không phải dành cho người Mỹ vậy, thậm chí cả khán giả nước ngoài cũng khó hiểu được nội dung phim, đại khái, họ chỉ muốn xem cái được gọi là "quy mô của Hollywood" mà thôi... Trong khi đó, quy tắc của phim cứ thay đổi liên tục. Có khi bộ giáp "Iron Man" có thể làm mọi việc, có khi lại không. Những binh lính được tái tạo có lúc chỉ mạnh hơn người thường một chút.. có lúc lại bất khả chiến bại. Đôi lúc, Tony có thể tự chiến đấu một mình mà không cần mặc giáp..." Tương lai. Theo đạo diễn Shane Black, bản hợp đồng ban đầu của Downey ký kết với Marvel, vốn đã hết hiệu lực sau khi " Người Sắt 3" được phát hành, có thể sẽ được mở rộng để ông tiếp tục góp mặt trong phần 2 của "The Avengers" và ít nhất một phần nữa của phim "Người Sắt". Black nói: "Đã có rất nhiều cuộc thảo luận về vấn đề này, kiểu như "Đây có phải là lần cuối Robert Downey, Jr. đóng phim "Người Sắt"?" Tôi tự nhủ đây không phải là vấn đề. Anh ấy sẽ xuất hiện trong phần 4, hay cả phần 5 nữa." Trong khi đó, Kevin Feige, chủ tịch của Marvel Studios khẳng định nhân vật Tony Stark sẽ tiếp tục là một phần quan trọng của Marvel Cinematic Universe bất chấp sự có mặt của Downey hay không. Feige còn cho biết thêm "Người Sắt" là một nhân vật không thể thiếu trong phần tiếp theo của "The Avengers", theo như đạo diễn kiêm biên kịch Joss Whedon đã xác nhận. Downey nói ông sẽ để ngỏ khả năng gia hạn hợp đồng với Marvel, bởi ông cảm thấy: "[vẫn còn] một vài thứ khác cần làm" với nhân vật này. Trong một buổi phỏng vấn vào tháng 4 năm 2013, Don Cheadle đề cập đến khả năng James Rhodes sẽ xuất hiện trong "Captain America: The Winter Soldier" và phần tiếp theo của "The Avengers". Cheadle nói với tạp chí "Empire" rằng "Người Sắt 3" có thể là phần cuối cùng của series: "Cánh cửa luôn luôn bỏ ngỏ với những phim thuộc thể loại này nhất là khi họ bắt tay vào thực hiện cũng như khi đã hoàn thành. Tôi biết có những lời nói khẳng định chúng tôi đã làm đúng, và nếu nó thành công thì nó có thể là lần cuối cùng. Luôn có nhiều công việc hơn cho những nhân vật như thế này. Chúng tôi đang đạt được những điều ngọt ngào với Tony và Rhodey, nhưng dầu sao đi chăng nữa, Robert thực sự bận rộn, anh ấy vừa có con, và nếu anh ấy nói rằng mình cần nghỉ ngơi đôi chút, tôi sẽ không trách cứ anh ấy." Tháng 9 năm 2014, khi được hỏi về việc tiếp tục đóng vai nhân vật Pepper Potts, nữ diễn viên Gwyneth Paltrow đã nói: "Tôi vừa mới hoàn thành một tác phẩm lớn, "Người Sắt 3"... Vì vậy, được tham gia một phim nào đó như "Thanks for Sharing", nơi nó thật là nhỏ bé, rất vui, hứng khởi và quả thực là tuyệt vời. Tôi không biết về dự án "The Avengers" 2. [Có lẽ] tôi đã già để quan tâm tới điều vô nghĩa đó, anh hiểu ý tôi rồi đó..." Còn đối với Ty Simpkins, cậu bé mới ký một thỏa thuận theo đó sẽ tiếp tục tham gia 3 phim khác của hãng Marvel. Tháng 6 năm 2013, Marvel thông báo rằng họ đã có chữ ký của Robert Downey, Jr. trong một bản hợp đồng mới với hãng này. Ông đã đồng ý tham gia phần 2 và 3 của "The Avengers". Tháng 12 năm 2013, tờ báo "USA Today" đưa tin Don Cheadle sẽ tiếp tục vai diễn James Rhodes trong "Avengers: Age of Ultron". Năm 2014, Marvel đã phát hành một phim ngắn mang tên "All Hail the King" trong bản "Thor: The Dark World" dành cho gia đình, với vai chính Trevor Slattery do Ben Kingsley đảm nhiệm, tiếp nối câu chuyện của hắn sau khi kết thúc "Người Sắt 3". Phụ lục. Danh sách nhạc phim của "Người Sắt 3". Iron Man 3 (Original Motion Picture Soundtrack) Iron Man 3: Heroes Fall (Music Inspired by the Motion Picture)
1
null
Lưu Hoành (chữ Hán: 劉閎, ? - 110 TCN), tức Tề Hoài vương (齊懷王), là vị chư hầu vương thứ 8 của nước Tề, một chư hầu nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông con trai thứ hai của Hán Vũ Đế, vua thứ 7 của nhà Hán. Mẹ ông là Vương phu nhân. Ngày 28 tháng 4 năm 117 TCN, Hán Vũ Đế sai Ngự sử đại phu Thang Miêu viết chiếu phong cho Lưu Hoành làm vua ở nước Tề. Do Vương phu nhân đang được sủng ái nên Lưu Hoành cũng được Vũ Đế thương yêu. Năm 110 TCN, Lưu Hoành qua đời. Ông làm Tề vương 7 năm, không rõ bao nhiêu tuổi. Lưu Hoành không con nối ngôi, nước Tề do đó bị trừ, nhập vào làm quận thuộc nhà Hán.
1
null
Tổng thống Ukraina "(, "Prezydent Ukrayiny) là nguyên thủ quốc gia của Ukraina. Tổng thống đại diện cho quốc gia trong quan hệ quốc tế, quản lý các hoạt động chính trị đối ngoại, tiến hành đàm phán và ký kết các hiệp ước quốc tế. Tổng quan. Tổng thống cũng là tổng tư lệnh quân đội Ukraina và đứng đầu Hội đồng An ninh Quốc gia và Quốc phòng, cơ quan tham mưu cho Tổng thống, phối hợp và kiểm soát hoạt động của các cơ quan thi hành trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng. Theo Hiến pháp Ukraina, tổng thống là người bảo đảm chủ quyền của nhà nước, tính không thể chia cắt lãnh thổ, việc tuân thủ hiến pháp Ukraina và đảm bảo nhân quyền và quyền tự do công dân. Như với chế độ tam quyền phân lập, Tổng thống có quyền hạn chế về thẩm quyền của Quốc hội và hệ thống tư pháp. Ví dụ, luật được thông qua tại Quốc hội có thể bị Tổng thống phủ quyết, tuy nhiên Quốc hội có thể vượt qua sự phủ quyết này bằng việc bỏ phiếu hiến pháp đa số với 2/3 phiếu thuận. Tổng thống có quyền hạn chế đối với việc giải tán Verkhovna Rada (Quốc hội) và đề cử ứng cử viên cho chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong Nội các Ukraina. Cựu Tổng thống Ukraina. Còn 5 người còn sống tính đến thời điểm hiện tại:
1
null
Vodafone là một công ty thông tin di động đa quốc gia Anh quốc. Công ty đóng trụ sở ở Luân Đôn và có trụ sở đăng ký ở Newbury, Birkshire. Đây là xếp thứ ba tính theo số thuê bao và doanh thu 2013, sau China Mobile. Thời điểm tháng 6/2013, công ty có 453 triệu thuê bao. Vodafone sở hữu và điều hành mạng lưới tại 21 quốc gia và có mạng lưới đối tác ở trên 40 quốc gia khác. Đơn vị thuộc Vodafone là Vodafone Global Enterprise của nó cung cấp viễn thông và dịch vụ công nghệ thông tin ở 65 quốc gia. Vodafone có niêm yết sơ cấp trên Sở giao dịch chứng khoán London và là một thành phần của chỉ số FTSE 100. Công ty có giá trị vốn hóa thị trường khoảng 89,1 tỷ bảng Anh thời điểm ngày 6 tháng 7 năm 2012, công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn thứ ba trong các công ty niêm yết trên sàn London. Tên gọi. Tên Vodafone xuất phát từ voice data fone (từ cuối là một kiểu phiên âm của "điện thoại"), được công ty chọn để "phản ánh việc cung cấp dịch vụ thoại và dữ liệu qua điện thoại di động". Lịch sử. Sự phát triển của Vodafone bắt đầu từ năm 1982 với sự thành lập công ty Racal Strategic Radio Ltd của Racal Electronics, nhà sản xuất công nghệ radio quân sự lớn nhất Vương quốc Anh, thành lập liên doanh với Millicom gọi là 'Racal', là tiền thân của Vodafone ngày nay. Hoạt động. Châu Phi và Trung Đông. Vào tháng 11 năm 1998, mạng Vodafone Egypt đi vào hoạt động dưới cái tên ClickGSM. Vào ngày 8 tháng 11 năm 2006, công ty đã thông báo thỏa thuận với Telecom Ai Cập, với kết quả là hợp tác hơn ở thị trường Ai Cập và tăng cổ phần của họ trong Vodafone Ai Cập. Sau thỏa thuận này, công ty sở hữu 55% của Vodafone Ai Cập, trong khi 45% còn lại do Telecom Egypt sở hữu. Vào ngày 18 tháng 9 năm 2002, Vodafone đã ký một Thỏa thuận Mạng lưới Đối tác (Partner Network Agreement) với tập đoàn MTC của Kuwait. Thỏa thuận liên quan đến việc đổi thương hiệu của MTC sang MTC-Vodafone. Ngày 29 tháng 12 năm 2003, Vodafone ký kết một Thỏa thuận Mạng lưới Đối tác khác với tập đoàn MTC của Kuwait. Thỏa thuận thứ hai này liên quan đến hợp tác ở Bahrain và thương hiệu của mạng lưới như MTC-Vodafone. Vào ngày 3 tháng 11 năm 2004, Công ty thông báo rằng công ty chi nhánh ở Nam Phi Vodacom đã đồng ý giới thiệu dịch vụ quốc tế của Vodafone, như Vodafone live! và các thỏa thuận đối tác, tới thị trường địa phương. Tháng 12 năm 2007, một liên minh do Vodafone Group dẫn đầu đã được trao giấy phép điện thoại di động thứ hai ở Qatar dưới tên gọi "Vodafone Qatar". Vodafone Qatar có trụ sở ở QSTP, Công viên Khoa học và Công nghệ Qatar Ngày 3 tháng 7 năm 2008, Vodafone đồng ý mua 70% cổ phần của Ghana Telecom với giá 900 triệu USD. Việc mua lại đã được hoàn thành vào ngày 17 tháng 8 năm 2008. Vào ngày 28 tháng 1 năm 2009, nhóm đã công bố thỏa thuận hợp tác với Du, nhà mạng lớn thứ hai ở United Arab Emirates. Thỏa thuận bao gồm hợp tác về khách hàng quốc tế, mua sắm thiết bị cầm tay, băng thông rộng di động... Vào ngày 24 tháng 2 năm 2010, nhóm đã ký thỏa thuận mạng đối tác với nhà khai thác lớn thứ hai ở Libya, al Madar.. Cameroon Vào ngày 23 tháng 9 năm 2016, Vodafone mở rộng hoạt động sang Cameroon bằng cách ký kết hợp tác với Afrimax, nhà khai thác viễn thông 4G-LTE ở Châu Phi. Vodafone Cameroon đưa ra chương trình "Youth Program" ở các trường đại học để hỗ trợ và khuyến khích sinh viên Cameroon. Sáng kiến này được thực hiện đầu tiên ở trường đại học Yaounde II ở Soa, và các thỏa thuận tương tự sẽ đến với các trường đại học khác.
1
null
Viktor Ahn (; sinh ngày 23 tháng 11 năm 1985), được biết đến với cái tên Ahn Hyun-soo () và Victor An, là một vận động viên Nga trượt băng tốc độ cự ly ngắn có gốc Hàn Quốc. Sau khi thi đấu cho Hàn Quốc từ thời thơ ấu, năm 2011, anh trở thành công dân Nga và hiện thi đấu cho đội Nga. Ahn là một trong những vận động viên trượt băng cự ly ngắn xuất sắc mọi thời đại, anh đã giành được 3 huy chương vàng và 1 huy chương đồng ở Thế vận hội Mùa đông 2006 tổ chức tại Torino, Ý, trở thành vận động thành công nhất tại giải này. Ahn cũng giành được 3 huy chương vàng và 1 huy chương đồng ở Thế vận hội Mùa đông 2014 được tổ chức tại Sochi, Nga. Anh cũng là Quán quân Giải vô địch trượt băng tốc độ cự ly ngắn thế giới với 5 lần giành được từ 2003 đến 2007. Sau khi giành giải huy chương vàng ở Sochi, Ahn đã giải thích lý do anh gia nhập đội Nga rằng: "Tôi đã muốn tập luyện trong môi trường tốt nhất và tôi đã chứng minh được rằng quyết định của mình là không sai". Đúng như dự kiến, sự việc Ahn rời đội tuyển quốc gia gây nên một chấn động lớn ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, dư luận không nhắm vào Ahn mà nhắm vào liên đoàn trượt băng nước này. Đa số người hâm mộ Hàn Quốc thể hiện quan điểm thông cảm cho Ahn trong một cuộc thăm dò ý kiến. Thời thơ ấu. Ahn bắt đầu học trượt băng khi còn ở trường tiểu học. Lần đầu tiên anh đã xem thể thao trên tivi trong suốt Thế vận hội Mùa đông 1994 diễn ra ở Lillehammer, nơi một trong những thần tượng của mình, Chae Ji-Hoon, giành được huy chương vàng 500m và bạc 1000m cho Hàn Quốc. Huấn luyện viên của Ahn là Kim Ki-Hoon, 3 lần vô địch Olympic, người đã phát hiện ra Ahn và tiếp tục huấn luyện cho anh. Ahn tập luyện từ kỹ thuật, tốc độ và độ bền đến phân tích video 10 tiếng mỗi ngày. Sự nghiệp. Thế vận hội 2002. Ahn tham dự Thế vận hội Mùa đông 2002 ở Thành phố Salt Lake và lọt vào vòng chung kết 1000m nhưng trở về nhà mà không có huy chương nào sau khi dính vào vụ ngã gây tranh cãi với Apolo Ohno, Li Jiajun và Mathieu Turcotte. Vì vậy, điều đó cho phép vận động viên người Úc Steven Bradbury (vận động viên trượt băng tốc độ) giành huy chương vàng. Sau Thế vận hội 2002. Ahn giành vô địch giải trẻ thế giới năm 2002 và đứng thứ 2 sau Kim Dong-Sung tại giải Vô địch Trượt băng tốc độ cự ly ngắn thế giới 2002 cùng năm. Anh là vận động viên trượt băng nam đầu tiên đạt được kỳ tích đó. Ahn Hyun Soo đứng đầu trong Bảng xếp hạng Thế giới trong hai giai đoạn mùa giải 2003-2004 và 2005-2006. Anh cũng đang giữ kỷ lục thế giới với nội dung 1500 m. Thế vận hội 2006. Ở Thế vận hội Mùa đông 2006, Ahn giành huy chương vàng ở nội dung 1500 m và 1000 m. Anh lập kỷ lục Olympic với thời gian 1:26.739 ở nội dung 1000 m, về nhất trước đồng đội Lee Ho-Suk và đối thủ Ohno. Ahn cũng giành huy chương vàng ở nội dung 5000 m tiếp sức nam cùng với các đồng đội Lee Ho-Suk (이호석), Seo Ho-Jin, và Song Suk-Woo. Anh trở thành vận động viên Hàn Quốc thứ 2 có được 3 huy chương vàng trong 1 kỳ Thế vận hội, người đầu tiên là Jin Sun-Yu (진선유). Ahn cũng có được huy chương đồng ở nội dung 500m. Ít khi có được vị trí dẫn đầu trong toàn bộ cuộc đua, chiến thuật của Ahn là theo sau người dẫn đầu, sau đó dùng làn trượt ngoài (hoặc đôi khi là làn trượt trong nếu có cơ hội) để bứt phá với 2 hoặc 3 vòng đua. Ở nội dung 5000 m tiếp sức tại Thế vân hội Mùa đông 2006, Ahn có được cú bứt phá xuất sắc vượt qua nhà vô địch Olymic Canada ở vòng đua cuối, giúp Hàn Quốc có chiến thắng. Các nhà bình luận thể thao cho rằng Ahn có "tài năng bứt phá làn ngoài" với sự ổn định và hiệu quả rất cao. Ahn Hyun Soo chiến thắng với 4 huy chương tại Thế vận hội 2006, một kết quả chưa từng có ở bất cứ vận động viên nào trong bộ môn trượt băng. Anh là người Hàn Quốc đầu tiên giành được ít nhất 3 huy chương trong 1 kỳ Thế vận hội Mùa đông. Sau Thế vận hội 2006. Mặc dù bị loại trong trận chung kết ở nội dung 500 m và 3000 m tại giải Vô địch Trượt băng tốc độ cự ly ngắn thế giới 2006 ở Minneapolis, Ahn đã có thể khẳng định chức vô địch chung cuộc của mình với các chiến thắng ở hai nội dung 1000 m, 1500 m và trở thành nhà vô địch thế giới với 68 điểm, kế tiếp là đồng hương Lee Ho-Suk với 60 điểm. Mâu thuẫn với Liên đoàn Trượt băng Hàn Quốc. Sau giải Vô địch Trượt băng tốc độ cự ly ngắn thế giới 2006, Ahn bay về lại Hàn Quốc. Tại Sân bay quốc tế Incheon, cha của Ahn, Ahn Ki-Won đã có tranh cãi lớn tiếng với phó chủ tịch Liên đoàn Trượt băng Hàn Quốc (KSU) rằng huấn luyện viên không hợp tác với Ahn và âm mưu với các vận động viên trượt ván khác để ngăn chặn Ahn có được danh hiệu vô địch chung cuộc. Sau đó, đội trượt băng cự ly ngắn Hàn Quốc sau đó đã chia thành 2 phe, một phe là huấn luyện viên nữ ủng hộ Ahn và phe kia là huấn luyện viên nam chống lại Ahn. Căng thẳng lên cao đến mức các vận động viên từ chối ăn cơm trưa trong cùng phòng, ngồi cạnh nhau trên máy bay và ngay cả chia sẻ cùng tầng nhà với nhau. Ahn và Lee Ho-Suk từng học chung trường trung học, và đã chung phòng với nhau năm ngoái tại khu trượt băng, nhưng từ sau đó họ rất hiếm khi nói chuyện với nhau. Ahn từng nhắc đến trên trang cá nhân của mình rằng căng thẳng đến mức anh muốn từ bỏ sự nghiệp thi đấu thể thao. Vì vấn đề này, KSU cho biết bắt đầu từ mùa giải mới sau đó, đội tuyển sẽ được dẫn dắt bởi một huấn luyện viên trưởng để ngăn chặn sự ganh đua gây hại. Sau mâu thuẫn. Sau giải Vô địch Trượt băng tốc độ cự ly ngắn thế giới 2007 tổ chức ở Milan, Ý từ ngày 9 đến ngày 11, tháng 03 năm 2007, Ahn giành chức vô địch thứ năm, kết thúc vị trí đầu ở nội dung 1000 m và 5000 m tiếp sức cùng đồng đội, Sung Si-Bak, Song Kyung-Taek, và Kim Hyun-Kon. Ahn cũng giành huy chương bạc ở nội dung 3000 m, sau đồng hương Song Kyung-Taek, và 2 huy chương đồng ở nội dung 500 m và 1500 m. Anh là người đầu tiên giành 5 chức vô địch Trượt băng cự ly ngắn trên thế giới. Chấn thương đầu gối năm 2008. Vào ngày 16 tháng 01 năm 2008, Liên đoàn Trượt băng Hàn Quốc (KSU) đã thông báo rằng Ahn bị chấn thương đầu gối sau khi va cham với hàng rào trong quá trình tập luyện tại Trung tâm Huấn luyện Hàn Quốc ở Taeneung. Ahn sau đó được đưa đến bệnh viện, chấn thương được chẩn đoán là gãy xương đầu gối. Do chấn thương, KSU thông báo Ahn sẽ không tham dự thi đấu Cúp thế giới Samsung Liên đoàn Trượt băng Quốc tế lần thứ 5 và 6 diễn ra tương ứng ở thành phố Quebec và Salt Lake. Cơ quan này cũng thông báo Ahn cũng không tham gia thi đấu ở giải Vô địch Trượt băng tốc dộ cự ly ngắn thế giới 2008 ở Gangeung hay giải Vô địch đội tuyển thế giới 2008 ở Cáp Nhĩ Tân, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Do kết quả của chấn thương không mong muốn, rõ ràng Ahn không thể bảo vệ 6 danh hiệu Thế giới, để cho các đồng đội Lee Ho-suk, Song Kyung-taek và Lee Seung-hoon có cơ hội vươn lên. Sau chấn thương, giai đoạn phục hồi chức năng của Ahn được dự đoán là khoảng 2-3 tháng. Sau 8 tháng dưỡng thương, một tờ báo Hàn Quốc đưa tin vào ngày 5 tháng 09 năm 2008, Ahn đã quay trở lại tập luyện, trải qua khoảng 2 giờ tăng cường thể chất và trượt băng cùng với khoảng 5 giờ phục hồi chức năng đi kèm với tập luyện sức mạnh cơ bắp. Bài báo cũng nói Ahn đang chú ý đến Thế vận hội Mùa đông 2010 ở Vancouver, Canada. Vì chấn thương, Ahn không tham gia thi đấu tại giải Vô địch Trượt băng tốc độ cự ly ngắn thế giới 2009 tại Vienna, Áo diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 03. Thế vận hội 2010. Trong các buổi thử nghiệm của đội tuyển quốc gia Hàn Quốc, nhằm để xác định đội hình Thế vận hội và Cúp Thế giới Mùa thu, Ahn không đủ điều kiện. Anh hoàn thành với tổng số điểm ở vị trí thứ 7 chung cuộc (vì Ahn không tham gia thi đấu ở 2 mùa Cúp Thế giới trước, anh cần phải có mặt trong top 3 tổng điểm mới có đủ điều kiện). Do đó, Ahn không tham dự Thế vận hội Mùa đông 2010 ở Vancouver. Tuy nhiên, sau đó anh đã thi đấu tại Thế vận hội Mùa đông 2014 ở Sochi, với tư cách là công dân Nga. Di chuyển đến Nga. Ahn dẫn dầu nội dung 3000 m ở mùa giải 2011–2012. Anh cũng ở vị trí thứ một trong đội tiếp sức 5000 m. Thế vận hội 2014. Tại Thế vận hội Mùa đông Sochi 2014, Ahn giành huy chương đồng môn Trượt băng tốc độ cư ly ngắn. Đây là huy chương Trượt băng tốc độ cự ly ngắn đầu tiên khi anh chơi cho đội Nga. Ahn sau đó giành huy chương vàng nội dung 1000m, một người Nga khác thi đấu ở nội dung cự ly ngắn này, Vladimir Grigorev giành huy chương bạc. Ngày 21 tháng 02, Ahn có được chiến thắng chung cuộc thứ 7 và huy chương vàng thế giới thứ 5 Thế vận đội Mùa đông sau khi anh dẫn đầu nội dung chung kết 500 m nam. Với huy chương vàng này, anh trở thành vận động viên trượt băng cự ly ngắn đầu tiên chiến thắng 4 huy chương vàng ở Thế vận hội, 500 m, 1000m, 1500m, 5000 m tiếp sức. Anh cũng trở thành vận động viên trượt băng tốc độ cự ly ngắn với nhiều huy chương vàng Thế vận hội nhất, 5 huy chương, và tăng lên thành 6 với nội dung 5000 m tiếp sức sau đó cùng ngày. Với huy chương vàng này, anh trở thành vận động viên cự ly ngắn có nhiều huy chương Thế vận hội nhất, với 8 huy chương cùng với Apolo Anton Ohno. Sau Thế vận hội 2014. Sau khi kết thúc sự nghiệp trượt băng, Ahn sẽ là huấn luyện viên trượt băng cho đội tuyển quốc gia liên bang Nga. Công dân Nga. Ahn được đào tạo ở Nga và đã nhập quốc tịch Nga để thi đấu cho Nga ở nội dung trượt băng tốc độ cự ly ngắn tại Thế vận hội Mùa đông 2014. Cha của Ahn tuyên bố rằng quyết định này là do thiếu sự hỗ trợ từ phía Liên đoàn Trượt băng Hàn Quốc. Trước khi đến Nga, Ahn không biết tiếng Nga và cũng không có mối quan hệ gia đình với nước Nga. Anh đã cân nhắc việc thi đấu cho Hoa Kỳ nhưng nhận thấy rằng quá trình nhập tịch Nga dễ hơn nhiều. Ahn chọn tên "Viktor" là tên tiếng Nga của mình với nghĩa gốc là chiến thắng và để vinh danh cho Viktor Tsoi, một ngôi sao nhạc rock Xô Viết có gốc Triều Tiên nổi tiếng. Ở Hàn Quốc, một cuộc tranh cãi nổ ra xung quanh việc mất Ahn vào tay đội tuyển Nga, sau khi anh tham dự Thế vận hội Mùa đông 2014. Một số tờ báo bày tỏ thái độ khinh bỉ của dư luận Hàn Quốc và các biên tập viên về những hành động của Liên đoàn Trượt băng Hàn Quốc. Nhà báo Yoo Jee-ho chia sẻ với tờ New York Times rằng công chúng Hàn Quốc có thiện cảm với Ahn sau khi anh đóng góp nhiều huy chương cho đất nước. Họ cũng nói rằng "sự đối xử thiếu công bằng của Liên đoàn cùng các khía cạnh chính trị đã ngăn cản Ahn đến với chiến thắng". "Kết quả xứng đáng cho Viktor", tờ Nhật báo Hàn Quốc JoongAng đăng tin sau khi Ahn giành huy chương vàng 1.000 mét tại Sochi 2014. Tờ Sports Seoul dành ba trang làm rõ lý do Ahn thi đấu cho đội Nga. Bên cạnh đó, tờ Dong-A Ilbo lại nêu "đã đến lúc phải làm rõ những góc tối trong nền thể thao nước nhà" trước khi Olympic 2018 được tổ chức tại Pyeongchang, Hàn Quốc. Bộ trưởng thể thao và tổng thống Hàn Quốc cam kết sẽ điều tra tận gốc vụ với nỗ lực làm trong sạch nền thể thao trong trước để chuẩn bị cho Thế vận hội Mùa đông 2018 ở Hàn Quốc. Dư luận Hàn Quốc đa số ủng hộ Ahn.
1
null
GSMA Triển lãm di động toàn cầu (GSMA Mobile World Congress) là sự kết hợp hội nghị triển lãm ngành công nghiệp di động lớn nhất thế giới và hội nghị gồm có giám đốc điều hành đại diện cho mỗi hãng điện thoại di động, sản xuất thiết bị, nhà cung cấp công nghệ, nhà cung cấp và sở hữu nội dung từ khắp quốc gia trên thế giới. Sự kiện này, ban đầu được đặt tên là "GSM World Congress" và sau đó đổi tên thành "3GSM World Congress", vẫn thường được gọi là "3GSM" hoặc "3GSM World." Thông tin chi tiết. GSMA Triển lãm di động toàn cầu gần đây nhất được tổ chức vào tháng 2 tại Fira Gran Via venue ở Barcelona, Catalonia, Tây Ban Nha. Khách đến tham dự hằng năm khoảng 60.000-70.000 người. Cho đến 2006 sự kiện được tổ chức tại Cannes và được biết đến như 3GSM World. Tham dự gồm đại diện từ hơn 200 quốc gia từ khắp thế giới. GSMA Triển lãm di động toàn cầu 2013 được tổ chức từ 25 đến 28 tháng 2 năm 2013. Chủ đề của nó là "Chân trời mới của điện thoại di động" với sự tham gia của hơn 70.000 người. GSMA Triển lãm di động toàn cầu 2014 sẽ được tổ chức vào 24-27 tháng 2 năm 2014. Sự kiện trước. Vào năm 2011 ứng dụng miễn phí của Android và iPhone đã được thiết kế, cung cấp khả năng điều hướng tiêu chuẩn tại Barcelona và Tây Ban Nha trong suốt sự kiện MWC 2011 trước và sau một tuần. Vào năm 2011, nó được công bố rằng Barcelona, Tây Ban Nha được chọn như là "GSMA Mobile. World Capital" và tiếp tục tổ chứ GSMA Mobile World Congress đến năm 2018.
1
null
Leonid Danylovych Kuchma (tiếng Ukraina: Леонід Данилович Кучма, sinh ngày 9 tháng 8 năm 1938) là tổng thống thứ nhì của quốc gia Ukraina độc lập từ 19 tháng 7 năm 1994-23 tháng 1 năm 2005. Kuchma nhậm chức sau khi chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1994, chiến thắng trước đối thủ là đương kim tổng thống thời đó Leonid Kravchuk. Kuchma tái đắc cử một nhiệm kỳ năm năm nữa vào năm 1999. Thời kỳ ông làm tổng thống có bởi rất nhiều vụ bê bối tham nhũng và việc giảm bớt các quyền tự do truyền thông. Mức độ tham nhũng tăng tốc sau cuộc bầu cử đưa Kuchma lên tổng thống vào năm 1994, nhưng năm 2000-2001, quyền lực của ông bắt đầu suy yếu sau khi các thông tin được tiết lộ trước truyền thông.
1
null
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô () là danh hiệu được trao cho lãnh tụ của Đảng Cộng sản Liên Xô. Với một số trường hợp ngoại lệ, chức danh này là đồng nghĩa với nhà lãnh đạo của Liên Xô. Trong suốt lịch sử tồn tại chức vụ này có tới bốn tên gọi khác nhau: Bí thư chuyên trách (1917–1918), Chủ tịch Ban Bí thư (1918–1919), Bí thư phụ trách (1919–1922) và Bí thư thứ nhất (1953–1966). Joseph Stalin đã nâng chức vụ này lên thành tổng chỉ huy Đảng Cộng sản và mở rộng ra cả Liên bang Xô viết. Lịch sử. Trong hai lần hóa thân đầu tiên thì chức vụ này chủ yếu thực hiện công việc là bí thư. Chức danh Bí thư trách nhiệm sau đó được thành lập vào năm 1919 để thực hiện công việc hành chính. Năm 1922 chức vụ Tổng Bí thư tiếp nối chỉ đơn thuần là vị trí hoàn toàn hành chính và kỷ luật mà vai trò của nó không khác gì việc xác định thành phần đảng viên. Stalin trong lần đương nhiệm đầu tiên của mình đã sử dụng các nguyên tắc tập trung dân chủ để chuyển đổi chức vụ của ông trở thành lãnh đạo đảng và sau đó là lãnh đạo của Liên Xô. Năm 1934, Đại hội Đảng lần thứ 17 đã kiềm chế từ việc bầu lại chính thức Stalin làm Tổng Bí thư. Tuy nhiên, Stalin đã tái đắc cử vào các vị trí khác và vẫn lãnh đạo đảng mà quyền lực không hề suy giảm. Trong thập niên 1950, Stalin ngày càng rút khỏi công việc của Ban Bí thư và giao lại sự giám sát ban cho Georgy Malenkov nhằm kiểm tra thân tín của mình như một người kế nhiệm tiềm năng. Vào tháng 10 năm 1952, tại Đại hội Đảng lần thứ 19, Stalin đã tiến hành tái cơ cấu quyền lãnh đạo đảng. Yêu cầu của Stalin được Malenkov phát biểu là giảm bớt trách nhiệm của ông trong Ban Bí thư Đảng do tuổi cao sức yếu đã bị Đại hội Đảng từ chối, cũng vì các đại biểu đã không chắc chắn về ý định của Stalin. Cuối cùng, Đại hội mới chính thức bãi bỏ chức vụ Tổng Bí thư của Stalin, dù Stalin vẫn là một trong các bí thư đảng và nắm quyền kiểm soát cuối cùng của Đảng. Khi Stalin qua đời vào ngày 5 tháng 3 năm 1953, Malenkov được xem là thành viên quan trọng nhất của Ban Bí thư bao gồm luôn cả Nikita Khrushchev. Malenkov trở thành Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nhưng đã buộc phải từ chức khỏi Ban Bí thư vào ngày 14 tháng 3 năm 1953 giúp cho Khrushchev nắm quyền kiểm soát hiệu quả ban này. Khrushchev được bầu vào chức vụ mới là Bí thư thứ nhất trong phiên họp toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng vào ngày 14 tháng 9 năm 1953. Ban đầu hình thành như một tập thể lãnh đạo, rồi Khrushchev dần dần loại bỏ đối thủ chính trị của mình trong cả hai năm 1955 và 1957 và củng cố uy quyền của Bí thư thứ nhất. Năm 1964 đã xảy ra sự đối lập trong Bộ Chính trị và Trung ương Đảng dẫn đến việc cách chức Bí thư thứ nhất của Khrushchev. Leonid Brezhnev đã kế thừa Khrushchev vị trí này và chức vụ được đổi tên thành Tổng Bí thư vào năm 1966. Dưới thời Brezhnev tập thể lãnh đạo đã hạn chế quyền hạn của Tổng Bí thư. Yuri Andropov và Konstantin Chernenko buộc phải thông qua nghị quyết để cai trị đất nước theo cùng một cách như Brezhnev đã làm. Mikhail Gorbachev cai trị Liên Xô nhờ chức danh Tổng Bí thư cho đến năm 1990, khi Đảng Cộng sản mất độc quyền về quyền lực trong hệ thống chính trị. Chức danh Tổng thống Liên Xô được thành lập để Gorbachev vẫn còn giữ lại vai trò của mình như là nhà lãnh đạo của Liên Xô. Sau thất bại từ cuộc đảo chính tháng 8 năm 1991, Gorbachev đã từ chức Tổng Bí thư. Người kế nhiệm ông là cấp phó Vladimir Ivashko chỉ tại vị được năm ngày trong cương vị quyền Tổng Bí thư trước khi Tổng thống Nga Boris Yeltsin ra lệnh đình chỉ tất cả các hoạt động của Đảng Cộng sản. Sau lệnh cấm của đảng, Liên minh các Đảng Cộng sản - Đảng Cộng sản Liên Xô (UCP–CPSU) được Oleg Shenin thành lập vào năm 1993. UCP–CPSU hoạt động như một khuôn khổ nhằm phục hồi và khôi phục Đảng Cộng sản Liên Xô. Tổ chức có những thành viên trong tất cả các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Lãnh đạo hiện tại là Gennady Zyuganov và đồng thời là Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Liên bang Nga.
1
null
Samsung Galaxy Beam i8530 (còn được gọi là Galaxy Beam) là điện thoại thông minh sản xuất bởi Samsung. Tính năng chính của nó là được tích hợp máy chiếu DLP nHD lên đến với kích thước 15 lumens. Vào tháng 2 năm 2012 i8530 Galaxy Beam được giới thiệu tại Mobile World Congress ở Barcelona. Bản cập nhật phiên bản mới của Android 4.1 Jelly Bean đã được lên kết hoạch.
1
null
Đinh Đăng Định (sinh ngày 20 tháng 4 năm 1920 - mất ngày 11 tháng 8 năm 2003) là một nhà báo, nhiếp ảnh gia người Việt Nam. Ông được biết đến là người chuyên chụp ảnh về Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật vào năm 2000. Tiểu sử. Đinh Đăng Định quê ở xã Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội, sinh trưởng trong gia đình lao động nghèo và có đông anh em. Ông có niềm đam mê chụp ảnh ngay từ thuở nhỏ. Năm 16 tuổi, ông tham gia Hội Ái hữu thợ ảnh do Phan Trọng Tuệ làm hội trưởng. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đinh Đăng Định làm thợ ảnh ở hiệu ảnh Bel Photo tại số 4 Tràng Thi, Hà Nội và tham gia hoạt động cách mạng. Ông tham gia phong trào chống Nhật nhổ lúa trồng đay ở Bắc Ninh cũng như tham gia vẽ phục vụ tuyên truyền cho Báo Cứu quốc. Từ năm 1938, ông được giao nhiệm vụ chụp ảnh cuộc mít tinh đòi quyền dân sinh, dân chủ của các tầng lớp nhân dân tại nhà Đấu xảo Hà Nội (hiện nay là Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội) trong phong trào cách mạng ở Việt Nam và hoạt động nghệ thuật trong Ban Trinh sát Thành bộ Việt Minh Thành Hoàng Diệu từ năm 1944 đến năm 1946. Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia chụp ảnh ủng hộ cho các phong trào "Tuần lễ Vàng", "Hũ gạo chống đói", "Bình dân học vụ" do Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động. Đặc biệt, sau ngày 2 tháng 9 năm 1945, Đinh Đăng Định vinh dự là một trong sáu người được ông Trần Kim Xuyến, Giám đốc Nha Thông tin - Tuyên truyền, giao nhiệm vụ chụp ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bắc Bộ phủ cũng như tham gia chụp ảnh khi Hồ Chí Minh trở về nước sau Hội nghị Fontainebleau năm 1946. Năm 1946, sau thời gian bám trụ lại Hà Nội để chiến đấu trong khoảng 100 ngày đêm, ông đã cùng với đoàn quân kháng chiến lui về chiến khu 10 để tiếp tục hoạt động và sau đó tham gia công tác tại Ty Văn hóa Thông tin Phú Thọ. Trong những năm đầu sau ngày Toàn quốc kháng chiến, ông đi khắp địa bàn các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái để chụp ảnh đời sống lao động và chiến đấu của nhân dân và quân đội. Tháng 8 năm 1948, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại Đại hội Đảng bộ khu 10, ông đã cho phóng hơn 100 bức ảnh để trưng bày triển lãm phục vụ đại hội. Chánh văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lúc bấy giờ, ông Lê Văn Lương, trên đường đi công tác cũng đã ghé vào để xem triển lãm và đánh giá cao các tác phẩm của Đinh Đăng Định về mặt nội dung cũng như hình thức. Sau cuộc triển lãm, Đinh Đăng Định đã được ông Lê Văn Lương đưa về làm việc ở Văn phòng Trung ương ở chân đèo Re thuộc xã Điềm Mặc, Định Hóa, Thái Nguyên và đến năm 1949 đảm nhận trọng trách chụp ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một trong những lần chụp đầu tiên là lần Đinh Đăng Định chụp Hồ Chí Minh tiếp đón Chủ tịch Mặt trận Lào Yêu nước, Souphanouvong. Trong điều kiện hết sức khó khăn lúc bấy giờ, để rửa ảnh, ông phải làm buồng tối ngay bên bờ suối với mái lợp lá cọ, tường đất trộn rơm và lấy nước suối làm nước tráng ảnh, phải tự dùng gỗ để chế tạo máy phóng và hòm in. Kể từ đó, ông đã có khoảng thời gian 17 năm sống và làm việc bên cạnh Hồ Chí Minh, với nhiệm vụ chụp ảnh Hồ Chí Minh khi làm việc, khi ở mặt trận cũng như trong sinh hoạt đời thường và đặc biệt là ông cũng được học hỏi rất nhiều về kỹ thuật chụp ảnh từ Hồ Chí Minh, một người vốn từng làm nghề thợ ảnh khi còn ở Paris vào những năm 1920. Sau đó, ông được giao nhiệm vụ tập hợp các cán bộ, phóng viên nhiếp ảnh thuộc các cơ quan báo chí, văn hóa, các công ty ảnh cũng như các hợp tác xã nhiếp ảnh để thành lập Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Đinh Đăng Định đã được bầu làm Tổng thư ký đầu tiên của hội ở Đại hội Nhiếp ảnh lần thứ I vào năm 1966, ông đã giữ cương vị này trong suốt 17 năm. Ngoài ra, ông còn là người tổ chức nên tờ Tạp chí Nhiếp ảnh và đảm nhiệm vai trò Tổng biên tập trong suốt gần 20 năm. Ngoài ra, Đinh Đăng Định còn là phóng viên nhiếp ảnh của Phủ Thủ tướng, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp Các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Đinh Đăng Định có tổng cộng 11 cuộc triển lãm ảnh cá nhân, trong số đó nổi bật nhất là vào năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 79 tác phẩm nhiếp ảnh về Hồ Chí Minh của Đinh Đăng Định đã được Hội Nhiếp ảnh Nghệ thuật Hà Nội chọn để trưng bày trong buổi triển lãm ảnh "Chủ tịch Hồ Chí Minh - hình ảnh của dân tộc" tại thủ đô Hà Nội. Đinh Đăng Định mất vào ngày 11 tháng 8 năm 2003 do bệnh hiểm nghèo và được an táng tại quê nhà, Gia Lâm, Hà Nội. Giải thưởng, danh hiệu. Trong cuộc đời hoạt động và sáng tác nghệ thuật, Đinh Đăng Định đã được Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng ba, Huân chương Lao động hạng ba, Huân chương Kháng chiến hạng ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhất và Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng. Đặc biệt, với bộ ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật vào năm 2000.
1
null
Tổng thống Liên Xô (), chính thức được gọi là Tổng thống LBCHXHCNXV () hoặc Tổng thống Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết () là người đứng đầu nhà nước của Liên Xô từ ngày 15 tháng 3 năm 1990 đến ngày 25 tháng 12 năm 1991. Mikhail Gorbachev là người duy nhất nắm giữ chức vụ này. Ngoài ra ông còn là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô từ tháng 3 năm 1985 đến tháng 8 năm 1991. Ông còn phải rút bớt một phần chia sẻ quyền lực ngày càng lớn hơn của mình trên cương vị tổng thống cho đến khi buộc phải từ chức Tổng Bí thư sau nỗ lực đảo chính của Liên Xô vào năm 1991. Trước khi việc tạo ra chức danh Tổng thống, người đứng đầu nhà nước hợp pháp của Liên Xô là Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao thường được các nguồn tài liệu không phải của Liên Xô gọi là "Chủ tịch nước". Đối với hầu hết sự tồn tại của Liên Xô, tất cả quyền lực chính trị điều hành hiệu quả là trong tay của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, với Chủ tịch Đoàn Chủ tịch thực hiện nhiệm vụ mang tính biểu tượng và bù nhìn. Bắt đầu từ thời Leonid Brezhnev vào năm 1977, bốn vị Tổng Bí thư cuối cùng gồm Brezhnev, Yuri Andropov, Konstantin Chernenko và Gorbachev cùng một lúc giữ chức Chủ tịch Xô viết Tối cao trong suốt thời gian tại vị. Trong cuộc bầu cử Tổng thống Liên Xô đã có nhiều ứng cử viên được đề cử, trong số những ứng cử viên hàng đầu có người của KGB là Vadim Bakatin và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Nikolai Ryzhkov. Phó Tổng thống Liên Xô là Gennady Yanayev đã có một thời gian ngắn đoạt lấy chức vụ Tổng thống của Gorbachev trong cuộc đảo chính năm 1991 làm lãnh đạo Ủy ban Nhà nước về Tình trạng Khẩn cấp.
1
null
Vũ Hắc Bồng (1 tháng 10 năm 1927 - 17 tháng 5 năm 2022) là nguyên Đại sứ Việt Nam tại Guinée, Mali, Mauritanie, Chile và Angola, nguyên Giám đốc Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh, cố vấn cao cấp của Bộ Ngoại giao Việt Nam. Sự nghiệp. Vũ Hắc Bồng sinh ngày 01 tháng 10 năm 1927 tại Nghệ An, tên thật là Đậu Đình Phức. Ông từng giữ chức vụ Tỉnh đội trưởng Hải Dương trước khi vào chiến trường Nam Bộ năm 1950. Tham gia quân đội. Từ năm 1945 đến 1946, ông hoạt động Việt Minh ở Vinh và vào bộ đội làm huấn luyện quân sự cho Bộ tổng tham mưu Quốc phòng. Từ năm 1947 đến 1948 ông được cử về làm tỉnh đội trưởng Hải Dương chiến đấu ở vùng địch hậu và đường số 5 Hà Nội - Hải Phòng. Năm 1949 ông vào đoàn quân Nam tiến làm phó ban tác huấn kiêm trưởng ban dân quân Bộ tư lệnh Miền Đông Nam bộ. Hoạt động trong ngành ngoại giao. Năm 1954, ông Bồng được phiên chế tại Ban Thi hành Hiệp định đình chiến Nam Bộ làm việc với phái đoàn quân sự Pháp trong thời hạn 300 ngày thực hiện tập kết. Sau khi tập kết ra Bắc, ông Vũ Hắc Bồng tiếp tục làm việc ở phái đoàn liên lạc quân sự Việt Nam bên cạnh Ủy ban Quốc tế giám sát Hiệp nghị Genève. Năm 1954, ông được phụ trách công việc ở ban quản lý Hiệp định Genève. Năm 1962, ông được phong hàm Trung tá. Tháng 5 năm 1969, ông là một trong những đại sứ cuối cùng được Chủ tịch Hồ Chí Minh cử làm đại sứ nước Cộng hòa Guinée(kiêm nhiệm Mali và Mauritanie). Ông đại sứ tại đây cho đến năm 1972. Năm 1973, ông làm đại sứ Việt Nam tại Chile. Từ năm 1976 đến 1981, ông làm đại sứ tại Angola (kiêm nhiệm Seychelles, Ghana, Ghi-nê Xích Đạo). Trong thời gian 12 năm đại sứ Vũ Hắc Bồng làm việc ở Guinée, Chile và Angola thì cả ba nước đều có đảo chính, vì vậy ông thường được gọi đùa là "Đại sứ đảo chính". Từ năm 1982 đến 2002, ông làm giám đốc Sở Ngoại vụ TP.HCM và cố vấn cho Bộ Ngoại giao đến khi nghỉ hưu năm 2006. Trên cương vị này, ông đã tham gia đón tiếp Chủ tịch Cuba Fidel Castro và Tổng thống Pháp François Mitterrand, tham gia chương trình giải quyết nhân đạo, hợp pháp cho nhiều người Việt Nam đoàn tụ thành công tốt đẹp..., Gia đình. Vợ của ông là bà Phạm Thị Cúc, thư ký đánh máy của quân báo Nam bộ. Sau này bà lấy bằng kỹ sư điện tử Đại học Bách Khoa Hà Nội. Ông bà quen nhau ở Chiến khu Dương Minh Châu và làm đám cưới ở Chiến khu 1. Bà Cúc về hưu, với hơn 50 năm tuổi Đảng. Ông bà có hai con trai và một con gái.
1
null
Biệt đội đánh thuê 3 (tiếng Anh: "The Expendables 3") là một bộ phim hành động tâm lý Hoa Kỳ của đạo diễn Patrick Hughes, được phát hành năm 2014. Đây chính là phần tiếp theo của phim hành động "Biệt Đội đánh thuê 2" năm 2012. Diễn viên cũ trong phim gồm có Sylvester Stallone, Jason Statham, Lý Liên Kiệt, Dolph Lundgren, Randy Couture, Terry Crews, và Arnold Schwarzenegger. Các vai diễn mới là Wesley Snipes, Antonio Banderas, Mel Gibson, Harrison Ford, Kelsey Grammer, Kellan Lutz, Ronda Rousey, Victor Ortiz, Glen Powell và Robert Davi.
1
null
Samsung Gear 2 là smartwatch chạy trên nền tảng Tizen sản xuất bởi Samsung Electronics. Gear 2 là sự kế thừa của Galaxy Gear chạy trên nền tảng Android. Không giống như thiết bị trước, nó không có thương hiệu 'Galaxy'. Nó được công bố vào 23 tháng 2 năm 2014, một ngày trước Mobile World Congress. Gear 2 sẽ có một sản phẩm tầm trung là Gear 2 Neo. Thiết bị thứ ba, Gear Fit, có màn hình cong AMOLED và nhằm theo dõi việc tập thể dục.
1
null
Samsung i8520 (còn được gọi là Galaxy Beam, Beam, hoặc trước là Halo) là điện thoại thông minh sản xuất bởi Samsung. Tính năng chính của nó là một máy chiếu DLP WVGA có thế trình chiếu hình ảnh với kích thước 15 lumens. i8520 có máy ảnh 8-megapixel, có thể sử dụng với máy chiếu cho phép người dùng trình chiếu trực tiếp những gì ở trước máy ảnh. Máy ảnh có thể quay video HD với độ phân giả 720p 30 khung/giây. Điện thoại được cung cao61 kết nối Wi-Fi, e-mail, và trình duyệt web, cũng như thu GPS. Nó được phát hành tại Singapore vào 17 tháng 7 năm 2010 với nhà mạng StarHub. Kế thừa. Vào tháng 2 năm 2012, i8530 Galaxy Beam được giới thiệu tại Mobile World Congress ở Barcelona. Bên trong nó là máy chiếu 15 lumens và bộ nhớ trong 8GB. Điện thoại mỏng 12,5mm và nặng 145,3 gram. Chạy hệ điều hành Android 2.3 Gingerbread của Google, vi xử lý 1.0 GHz lõi-kép. Bản cập nhật mới nhất là Android 4.0 Ice Cream Sandwich được lên kế hoạch.
1
null
Cá đuối điện Thái Bình Dương (tên khoa học Torpedo californica) là một loài cá đuối điện trong họ Torpedinidae, đặc hữu của vùng nước ven biển vùng đông bắc Thái Bình Dương từ Baja California đến British Columbia. Nó thường sinh sống ở mặt cát phẵng, đá san hô, và rừng tảo bẹ từ bề mặt đến độ sâu 200 m (660 ft).
1
null
Sony Xperia Z2 là dòng điện thoại thông minh cao cấp Android sản xuất bởi Sony. Dưới tên mã "Sirius", là sự kế thừa thành công của Sony Xperia Z1. Điện thoại được công bố trong suốt 2014 Mobile World Congress tại Barcelona, Tây Ban Nha, từ 24 đến 27 tháng 2.
1
null
SSM-700K Hải Tinh (Haeseong / C-Star) (해성 미사일) là một dòng tên lửa hạm đối hạm do Cơ quan Phát triển Quốc phòng Hàn Quốc thiết kế, thông tin xuất hiện lần đầu ra công chúng vào tháng 11 năm 1998 và bắt đầu đưa vào phục vụ năm 2006 với tầm bắn 150 km. Các chi tiết thiết kế của loại tên lửa này chưa được biết trừ việc nó trông rất giống với tên lửa Harpoon. Phát triển. Việc phát triển các tên lửa chống hạm đã được Cơ quan Phát triển Quốc phòng Hàn Quốc tiến hành từ năm 1979. Với kết quả là tên lửa Haeryong, hoạt động nhìn chung là tốt trong cuộc thử nghiệm năm 1984 và được đánh giá là có thể cạnh tranh với các mẫu nước ngoài. Nhưng do hệ thống tìm mục tiêu của nó lại phụ thuộc vào chỉ điểm laser vốn không hoạt động tốt trong thời tiết xấu và sương mù lúc mà quân đội bắt đầu thử nghiệm chúng cùng áp lực từ Hoa Kỳ khiến cho dự án bị hủy. Sau đó cơ quan Phát triển Quốc phòng Hàn Quốc đã bỏ ra 100 tỷ won để phát triển loại tên lửa mới trong khoảng năm 1996 đến 2003 để thay thế các tên lửa Harpoon của Hoa Kỳ. Công việc bắt đầu từ năm 1996 với việc hợp tác cùng LG Innotek (nay là LIG Nex1) để sản xuất. Ban đầu dự án dự tính sẽ mất 270 tỷ won. Việc thử nghiệm bắt đầu trên một tàu hộ vệ săn ngầm lớp Pohang, đến ngày 21 tháng 8 năm 2003 thì bắt đầu phóng các mẫu thử có mang đầu đạn. Dòng tên lửa này được chính thức giới thiệu ra công chúng năm 2004 với biệt danh Haeseong (), định danh chính thức là SSM-700K. Mẫu chế tạo trong dây chuyền sản xuất hàng loạt được thử nghiệm thành công ngày 20 tháng 12 năm 2005 và dây chuyền được đưa vào hoạt động chính thức năm 2006 sau khi được thông qua. Vào năm 2006, loại tên lửa này được tuyên bố là sẽ sản xuất 100 quả cho đến năm 2010 theo hợp đồng và trang bị trên các tàu hộ vệ và các lớp tàu chiến lớn hơn, nhất là các khu trục hạm đề KDX-II và KDX-III cũng như có thể trang bị cho một số tàu ngầm.
1
null
Tượng đài Vladimir Lenin ở Kiev là một bức tượng để tưởng nhớ Vladimir Lenin, người sáng lập Liên Xô, ở Kiev, thủ đô của Ukraina. Tượng đài Lênin lớn hơn kích thước thật (3,45 mét [11,32 feet]) do nhà điêu khắc người Nga Sergey Merkurov khắc từ cùng một loại đá Karelian màu đỏ như Lăng Lênin. Nó được trưng bày tại Hội chợ Thế giới New York năm 1939 và được dựng lên trên Phố Khreshchatyk chính của Kyiv (tại ngã tư Đại lộ Shevchenko, đối diện Chợ Bessarabsky) vào ngày 5 tháng 12 năm 1946. Bức tượng đã bị giật xuống khỏi bệ và bị người biểu tình đập nát vào ngày 8 tháng 12 năm 2013, như một phần của sự kiện Euromaidan, khi nhiều bức tượng khác của Liên Xô bị lật đổ. Chân tượng vẫn được giữ nguyên, và đôi khi trở thành địa điểm trưng bày các tác phẩm nghệ thuật và là nơi tranh luận chính trị. Kể từ năm 2016, nhiều tác phẩm điêu khắc hoặc sắp đặt khác nhau đã được trưng bày phía trước cột chân tượng. Kể từ năm 2015 các tượng đài có liên quan đến chủ đề hoặc các nhân vật cộng sản đều là bất hợp pháp ở Ukraine. Việc giật sập tượng Vladimir Lenin ở Kiev. Sự kiện giật sập tượng Lenin tại Kiev như để thể hiện sự chống lại nước Nga và đặc biệt đó là thể hiện ý thức chống cộng của người dân Ukraina. Sự kiện này đã xảy ra vào ngày 8 tháng 12 năm 2013 trong bối cảnh biểu tình Euromaidan và lật đổ chính phủ Ukraina 2014 vào 1 năm sau đó vì phản đối các thái độ cũng như các lập trường thiên tả và yếu kém và thân Nga của chính quyền đương thời. Những người biểu tình đã giật sập tượng Vladimir Lenin nhằm phản đối và lên án tình trạng tham nhũng của chính phủ. Ngày 13 tháng 2 năm 2014, tượng được thay thế bởi 100 người mẫu mạ vàng như một công trình nghệ thuật. Việc tượng Lenin không được dựng lại cho thấy làn sóng lớn chống Nga cũng như chống chủ nghĩa cộng sản ở nơi đây. Bối cảnh. Tượng Lenin (cao 3.45m) được tạo bởi nhà điêu khắc Liên Xô Sergey Merkurov bằng loại đá đỏ Karelian giống như Lăng Lenin. Tượng được đặt tại Kiev vào ngày 5 tháng 12 năm 1946. Theo như sắc luật của cựu tổng thống Ukraina, Viktor Yushchenko, bức tượng tiêu biểu cho sự độc tài toàn trị của Liên Xô nên bị hạ xuống sau khi Ukraina giành được độc lập. Tuy nhiên, do sự phản đối của đảng Cộng sản Ukraina và nghị viên quốc hội Verhovna Rada, bức tượng cuối cùng của Lenin tại Kiev vẫn còn tồn tại. Từ khi Ukraina độc lập khỏi Liên Xô, bức tượng này vẫn còn tồn tại mặc dù bị phá hoại nhiều lần, dẫn tới việc tuần tra thường xuyên của cảnh sát trong khu vực cũng như việc gia tăng canh gác của những người ủng hộ cộng sản. Đập phá. Vào ngày 1 tháng 12 năm 2013, một nhóm người che mặt đã thử giật sập bức tượng trong lúc phong trào phản đối Euromaidan đang dâng cao. Cảnh sát liền gửi một đơn vị cảnh sát chống biểu tình tới nhưng họ bị tấn công và phải rút lui. Các nhà lãnh đạo phong trào Euromaidan ngay lập tức lên án hành động này và việc xung đột với cảnh sát, cho đó là những thành phần kích động không liên quan tới cuộc biểu tình. Tiếp theo đó, vào ngày 8 tháng 12 năm 2013, nhiều người đã giật sập bức tượng trong khi lực lượng cảnh sát chỉ đứng nhìn sự việc. Bức tượng bị vỡ khi rơi xuống đất. Đảng cực hữu Svoboda sau đó đã lên tiếng chịu trách nhiệm cho hành động này. Sau khi tượng bị lật xuống, đám đông bắt đầu hát quốc ca Ukraina. Một số người biểu tình sau đó nhặt các mảnh vỡ để làm kỷ niệm. Tiếp nối. Khởi đầu từ đó, tượng của Lenin trở thành mục tiêu tại các thành phố Ukraina khác. Cơ sở báo chí của Euromaidan tường thuật là vào đêm 21.02.2014 tượng Lenin cũng bị hạ đổ tại thành phố Zhytomyr. Các nguồn tin khác đăng tin, hình và video về tượng Lenin bị giật sập tại Boyarka, Slavuta, Bila Tserkva, Khmelnitsky và Bila Tservka.,
1
null
Văn Hiến hoàng hậu (chữ Hán: 文獻皇后, 544 - 10 tháng 9, 602), hay thường gọi Độc Cô hoàng hậu (獨孤皇后), là vị Hoàng hậu duy nhất dưới thời Tùy Văn Đế Dương Kiên, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Tùy trong lịch sử Trung Quốc. Bà là mẹ của người kế nhiệm, Tùy Dạng Đế Dương Quảng. Xuất thân danh giá, Độc Cô hoàng hậu có vai trò lớn trong sự nghiệp lập nên Đế nghiệp của Tùy Văn Đế, tạo nên giai đoạn Khai Hoàng chi trị (開皇之治) lừng lẫy. Tuy vậy, bà được nhận xét là khá độc đoán và tàn nhẫn, không cho Tùy Văn Đế nạp thêm phi tần, và ra tay hạ sát cháu gái của Uất Trì Huýnh là Uất trì thị, tạo nên điều tiếng không hay. Những năm cuối đời, bà lại ủng hộ việc Phế trưởng lập thứ, hạ bệ con trai cả là Thái tử Dương Dũng để con trai thứ Tấn vương Dương Quảng (Tùy Dượng Đế sau này) lên thay thế; đây cũng là mầm mống cho sự bại vong của triều Tùy sau này. Gia thế và thời trẻ. Văn Hiến hoàng hậu nguyên danh Độc Cô Già La (獨孤伽羅), chào đời vào năm 544, nguyên quán ở thành Lạc Dương. Gia tộc Độc Cô của bà nguyên là người tộc Tiên Ti, về sau di cư xuống Trung Nguyên cùng với sự trỗi dậy của vương triều Tiên Ti Bắc Ngụy, cuối cùng dần đồng hóa thành người Hán. Phụ thân bà là Đại tư mã, Hà Nội công triều Bắc Chu Độc Cô Tín, người có công giúp Bắc Chu Vũ Văn Thái lập bình định đất nước. Độc Cô Già La là con thứ 7 của Độc Cô Tín với chính thất. Năm 557, cũng là năm triều Bắc Chu thành lập, Đại tướng quân Dương Trung hỏi cưới bà cho con trai mình là Dương Kiên. Nhà Độc Cô đồng ý gả bà. Năm đó Dương Kiên 17 tuổi, còn Độc Cô vừa được 14. Khi về nhà họ Dương, Độc Cô Già La sống cùng Dương Kiên rất hòa hợp, lần lượt sinh cho Dương Kiên 6 người con, 5 trai 1 gái, lần lượt là Dương Lệ Hoa (sau trở thành hoàng hậu Bắc Chu, sinh 561), Dương Dũng (杨勇; Thái tử thứ nhất của Văn Đế), Dương Quảng (tức Tùy Dạng Đế, sinh 569), Dương Tuấn (楊俊; sinh 571), Dương Tú (楊秀; sinh 573) và Dương Nhượng (楊諒; sinh 575). Độc Cô Già La có hai người chị. Một trong hai người là Minh Kính hoàng hậu của Minh Đế nhà Bắc Chu. Người còn lại là Nguyên Trinh Hoàng Hậu, mẹ của Đường Cao Tổ Lý Uyên. Năm 557, Độc Cô Tín bị gán tội và phải tự sát không bao lâu sau ngày cưới của Độc Cô Già La. Lúc bà còn trẻ, bà rất được Dương Kiên sủng ái, và Dương Kiên từng hứa rằng chỉ có mỗi mình Độc Cô được phép sinh con cho ông. Năm 569, Dương Kiên thay cha, tập tước Tùy quốc công (随国公), Độc Cô Già La từ đó trở thành Tùy quốc phu nhân (随国夫人). Sau này, khi Bắc Chu Tuyên Đế nối ngôi, đã cho lập con gái bà, tức Dương Lệ Hoa làm một trong 5 Hoàng hậu của ông ta. Trong một lần, Tuyên Đế bất hòa với Dương Lệ Hoa và muốn giết đi, Độc Cô thị đích thân vào cung khuyên ngăn, cuối cùng Tuyên Đế chấp nhận bỏ lệnh này. Hoàng hậu nhà Tùy. Phò tá hoàng đế trị quốc. Năm 580, Bắc Chu Tuyên Đế chết sau khi đã nhường ngôi cho con là Bắc Chu Tĩnh Đế. Dương Kiên dần dần thu tóm quyền hành trong triều đình Bắc Chu. Độc Cô thường khuyên chồng nên thừa cơ đoạt ngôi xưng đế. Năm 581, Dương Kiên đánh bại đại tướng Uất Trì Quýnh, sau đó buộc Bắc Chu Tĩnh Đế nhường ngôi, lập ra nhà Tùy. Ngày 4 tháng 3 năm 581, Tùy Văn Đế sắc phong Độc Cô làm hoàng hậu, sau đó lập con trai trưởng của bà là Dương Dũng làm thái tử, những người con khác đều được phong vương. Độc Cô hoàng hậu đã từng được học chữ và có tài trị quốc, nên được Văn Đế coi trọng và thường bàn việc nước cùng bà. Các đại thần trong cung thường gọi Tùy Văn Đế và Độc Cô hoàng hậu là "nhị thánh". Bà thường đứng gần nghe Văn Đế bàn việc với đại thần và can thiệp vào các quyết định của Văn Đế, do đó đi vượt quá chức trách của hoàng hậu. Bà cũng tỏ ra nhân từ. Một lần, Đột Quyết dâng cho nhà Tùy minh châu có giá trị tới 800 vạn lượng vàng. Tổng quản U châu Bạch Thọ dâng lên Độc Cô. Bà cho rằng quân sĩ ở ngoài biên ải phải chiến đấu vất vả lao nhọc, bèn đem phân ra thưởng cho họ. Do cha mẹ mất sớm, nên Độc Cô hoàng hậu rất đau buồn và xúc động khi thấy nhiều đại thần mặc dù đã lớn tuổi mà cha mẹ họ đều sống, nên luôn dùng lễ tiếp đãi đối với cha mẹ các đại thần trong triều. Triều đình từng bàn luận rằng, theo quy định trong thời nhà Chu, mỗi khi đại thần kết hôn hay nạp thiếp phải có sự đồng ý của hoàng hậu, nhưng Độc Cô từ chối vì cho rằng điều này đi vượt quá quyền hạn của bà. Anh họ của Độc Cô hoàng hậu là Thôi Trường Nhân, giữ chức Đại đô đốc, phạm tội, theo luật phải xử chém. Văn Đế nể tình bà muốn tha cho Trường Nhân, nhưng bà không muốn vì mình mà làm Văn Đế bỏ qua luật pháp, cuối cùng Trường Nhân bị giết Về sau, năm 598 chị gái khác mẹ của bà cũng phạm tội dùng bùa chú hại bà, nhưng bà lại nhịn ăn ba ngày để xin cho, sau Đà được miễn tội chết. Năm 595, Việt quốc công Dương Tố phụng mệnh xây cung Nhân Thọ, xây cực kì nguy nga. Văn Đế chủ trương tiết kiệm, nên không hài lòng, muốn trị tội Dương Tố. Dương Tố vào cửa sau nơi ở của Độc Cô, nói với bà: "Phép đế vương là phải có li cung biệt quán, ngày nay thiên hạ thái bình, chỉ xây có một cung, thì có tốn hao gì chứ !". Độc Cô nói lại với Văn Đế. Văn Đế nghe xong, chẳng những không phạt mà còn khen thưởng thêm cho Dương Tố. Chế độ độc thê. Bà đề cao chế độ độc thê, khuyến khích các đại thần chỉ nên có con với vợ cả. Ở trong cung, Độc Cô đố kị tàn bạo, không cho Văn Đế gần gũi các phi tần. Con trai cả của bà là Hoàng thái tử Dương Dũng có vợ lẽ sinh ra con trai, bà cũng không hài lòng và không ưa Dương Dũng, mà lại yêu thương con thứ là Dương Quảng. Khi Thái tử phi Nguyên thị bất ngờ qua đời năm 591, Độc Cô nghi ngờ do ái thiếp của Dương Dũng là Văn Chiêu Huấn đầu độc, nên lại giết Văn thị và ghét bỏ Dương Dũng. Con thứ của bà là Dương Quảng muốn chiếm ngôi nên giả vờ hiếu thuận, xa lánh ái thiếp, nên được Độc Cô thương yêu. Cuối cùng, bà xúi giục Văn Đế phế Dương Dũng, lập Dương Quảng làm Đông cung Hoàng thái tử, chính vị Trữ quân. Sau Quảng lên ngôi, trở thành Tùy Dạng Đế. Cháu gái Úy Trì Huýnh là Úy Trì thị vốn bị bắt sung vào cung Tùy, nhưng có nhan sắc đẹp đẽ. Văn Đế gặp Uất Trì ở cung Nhân Thọ, lòng ham muốn nổi lên, bèn lâm hạnh. Độc Cô biết chuyện rất tức giận, nhân lúc Văn Đế ra ngoài, đích thân đến chỗ Uất Trì rồi sai đánh chết Uất Trì. Văn Đế giận lắm, nhưng sợ bà, đành dong ngựa bỏ đi lên núi giải sầu. Bà bèn sai Cao Quýnh, Dương Tố tới thuyết phục, cuối cùng Văn Đế phải chịu hòa giải với bà. Ban đầu, Độc Cô hoàng hậu thấy Cao Quýnh không gần gũi vợ lẽ, nên tôn trọng. Tuy nhiên khi vợ của Quýnh chết, vợ lẽ lại có thai. Độc Cô tức giận Cao Quýnh, lại dèm pha với Văn Đế, khiến Văn Đế xa lánh Cao Quýnh. Qua đời. Ngày Giáp Tý (19) tháng 8 năm Nhâm Tuất (tức ngày 10 tháng 9 năm 602), Độc Cô hoàng hậu qua đời ở cung Vĩnh An, thọ 59 tuổi, được an táng ở Thái lăng vào ngày 28 tháng 10 cùng năm (tức ngày 17 tháng 12 năm ấy). Sau cái chết của bà, Tùy Văn Đế Dương Kiên rất đau buồn, nhưng không lâu sau lại sủng hạnh Trần Tuyên Hoa Niên hiệu Đại Nghiệp thứ 2 (605), Tùy Dạng Đế Dương Quảng truy tôn thụy hiệu cho mẹ mình làm Văn Hiến hoàng hậu (文獻皇后).
1
null
Torpedo là một chi cá đuối điện và là chi đơn thuộc họ Torpedinidae. Chúng di chuyển chậm ở mặt đáy và có khả năng phóng điện để bảo vệ bản thân hoặc tấn công con mồi. Các loài. Có 22 loài được công nhận trong chi này: Loài hóa thạch, "Torpedo acarinata" và "Torpedo pessanti" , được biết đến từ Eocene ở tây nam Pháp.
1
null
Lưu Đán (chữ Hán: 刘旦, ? - 80 TCN), tức Yên Thích vương hay Yên Lạt vương (燕剌王), là vị chư hầu vương thứ tám của nước Yên thời Tây Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông là con trai thứ ba của Hán Vũ Đế Lưu Triệt, vua thứ 7 của nhà Hán. Mẹ ông là Lý cơ. Sử ký cũng như Hán thư không nêu rõ Lưu Đán được sinh vào năm nào. Năm Nguyên Thứ thứ sáu đời Hán Vũ Đế (117 TCN), Lưu Đán được vua cha lập làm Yên vương do vua Yên trước đó là Lưu Định Quốc đã phạm tội và tự sát. Ông được Hán thư giới thiệu là người giỏi về tinh lịch và sổ thuật. Cuối thời Hán Vũ Đế, triều đình nhà Hán phát sinh rối loạn. Năm 91 TCN, huynh trưởng của ông là thái tử Lưu Cứ chết, trong khi người anh thứ hai là Tề vương Lưu Hoành cũng sớm qua đời, Lưu Đán trở thành người con lớn tuổi nhất của Hán Vũ Đế còn sống. Năm 89 TCN, ông dâng thư lên Hán Vũ Đế xin vào cung làm túc vệ, ý định muốn nhân đó ở gần Vũ Đế, nắm binh quyền mà dễ dàng chiếm ngôi thái tử. Vũ Đế đoán được ý đồ này, nên không chấp nhận và sinh ra phản cảm với ông. Cuối cùng, Vũ Đế phong cho con út là Lưu Phất Lăng làm thái tử. Năm 87 TCN, Vũ Đế chết. Lưu Phất Lăng mới 8 tuổi nối ngôi, tức Chiêu Đế. Lưu Đán oán giận vì mình là con lớn mà không được lập, nên liên kết cùng đại thần Thượng Quan Kiệt âm mưu chống lại Hán Chiêu Đế và đại thần phụ chính Hoắc Quang. Dưới thời Chiêu Đế, triều đình ban thêm cho Lưu Đán 30 vạn tiền và 13000 hộ để tăng thực ấp, nhưng vẫn không làm ông bỏ ý đồ cướp ngôi. Năm 86 TCN, do sự xúi giục của Lang trung Thành Chẩn, chuẩn bị nổi loạn. Ông liên kết với cháu của Hiếu vương nước Tề là Lưu Trạch, chiêu mộ quân sĩ các quận, tích trữ vũ khí lương thảo chuẩn bị nổi loạn. Lang trung Hàn Nghĩa lựa lời khuyên can, bị Lưu Đán sai giết chết cùng 15 quan khác. Sau đó, Lưu Trạch khởi binh ở Lâm Tri, tuy nhiên sự việc bị phát giác. Bình hầu Lưu Thành bắt được Lưu Đán và Lưu Trạch, giao cho triều đình. Triều đình ra lệnh giết Lưu Trạch nhưng xá miễn cho Lưu Đán. Tuy nhiên sang năm 80 TCN, Lưu Đán lại liên kết với cha con Thượng Quan Kiệt, Thượng Quan An và Cái Trưởng công chúa khởi loạn, không may lần này sự việc bị tiết lộ. Cha con Thượng Quan bị giết, còn Lưu Đán bị buộc phải tự sát, được truy tặng thụy hiệu là Thích vương. Lưu Đán làm Yên vương 37 năm, không rõ bao nhiêu tuổi. Sang năm 73 TCN, Hán Tuyên Đế lập con ông là Lưu Kiến làm Quảng Dương Khoảnh vương.
1
null
Vũ Văn Sĩ Cập (tiếng Trung: 宇文士及, bính âm: Yǔwén Shìjí) (? - 11 tháng 11 năm 642), tự Nhân Nhân (仁人), thụy hiệu Dĩnh Túng Công (郢縱公), là người Trường An, Ung Châu. Ông là đại quan phục vụ hai triều đại Trung Quốc Tuỳ và Đường, giữ chức "Thị trung" (侍中) (625–626) và "Trung thư Lệnh" (中書令) (626–627) dưới thời Đường Cao Tổ, Đường Thái Tông. Ông cũng là em trai của Vũ Văn Hoá Cập, người tự xưng là Hoàng đế nước Hứa (许). Thời Tuỳ Văn Đế. Không có thông tin chính xác về thời gian Vũ Văn Sĩ Cập được sinh ra. Ông là con trai thứ ba của quan nhà Tuỳ Vũ Văn Thuật, có hai người anh trai là Vũ Văn Hoá Cập và Vũ Văn Trí Cập. Dưới thời của vị vua khai quốc Văn Đế, nhờ những đóng góp của cha ông cho nhà Tuỳ, ông được phong Tân Thành huyện công (新城县公). Văn Đế từng triệu Sĩ Cập vào phòng ngủ để nói chuyện và lấy làm yêu thích nên đã ban hôn với Nam Dương công chúa (con gái của thái tử Dương Quảng). Họ có chung một con trai tên Vũ Văn Thiện Sư (宇文禅师). Vì được tấn phong phò mã, Sĩ Cập trở nên coi thường anh trai Trí Cập, nhưng đối với Hoá Cập vẫn giữ quan hệ thân thiết. Thời Tuỳ Dạng Đế. Năm 604, Văn Đế băng hà, thái tử Dương Quảng kế vị, tức Tuỳ Dạng Đế. Không có nhiều thông tin về hoạt động quan trường của Sĩ Cập trong thời gian này, ông giữ chức "Thượng liễn phụng ngự" (尚辇奉御), quản lý việc đi lại của hoàng cung. Đối với Đường quốc công Lý Uyên, Sĩ Cập có mối quan hệ rất tốt, hai người thường cùng nhau thảo luận vấn đề quân sự. Năm 616, Tuỳ Dạng Đế từ Đông đô Lạc Dương tuần du đến Giang Đô () cùng cha con Vũ Văn Thuật. Tại đây, Thuật lâm bệnh và qua đời sau đó không lâu. Sĩ Cập từ chức để thủ hiếu chăm lo tang gia cho cha, nhưng sau đó ít lâu ông trở lại triều đình nhậm chức "Hồng lư thiếu khanh" (鸿胪少卿), quản lý kho lương hoàng gia. Mùa xuân năm 618, Vũ Văn Hóa Cập, Trí Cập cùng thống lĩnh Kiêu Quả quân (驍果军) lập mưu giết Tùy Dạng Đế, lo sợ Sĩ Cập vốn là con rể của Dạng Đế sẽ làm lộ chuyện nên không báo cho Sĩ Cập biết. Hoá Cập sau khi ép Dạng Đế thắt cổ chết đã đưa Tần vương Dương Hạo, cháu gọi Dạng Đế bằng bác, lên làm Hoàng đế. Dưới trướng Vũ Văn Hóa Cập. Vũ Văn Hóa Cập phong cho Sĩ Cập làm "Nội sử lệnh". Hóa Cập sau đó rời bỏ Giang Đô, dẫn Kiêu Quả quân về Lạc Dương, giữa đường chạm trán Ngõa Cương quân của Ngụy công Lý Mật và bị đánh bại liên tục nhiều trận. Cùng lúc đó, Lý Uyên đã kiến lập nhà Đường đóng đô ở Trường An, sau phái mật sứ đến Lê Dương () gặp Sĩ Cập. Vũ Văn Sĩ Cập giao mật sứ mang về cho Lý Uyên một chiếc vòng tay ngụ ý muốn về Trường An quy thuận nhà Đường (chữ 環 "hoàn" ["vòng"] cùng âm với 還 "hoàn" ["trở về"]). Vũ Văn Hóa Cập, do không thắng được quân Lý Mật, đã vượt Hoàng Hà đến Ngụy huyện (), Vũ Văn Sĩ Cập kiến nghị nên về Tây quy thuận Trường An nhưng bị cự tuyệt. Sau đó, Hóa Cập phế truất Dương Hạo, tự xưng Hoàng đế, lấy quốc hiệu là Hứa (许), phong Sĩ Cập làm Thục vương (蜀王). Về sau, Vũ Văn Hóa Cập bị Hoài An vương Lý Thần Thông của nhà Đường đánh lùi về Liêu Thành (聊城), Vũ Văn Sĩ Cập cùng Phong Đức Di xin đến Tế Bắc () để tiếp trợ quân lương. Tuy nhiên, sau đó, Hạ vương Đậu Kiến Đức tấn công và mùa xuân năm 619 đã chiếm được Liêu Thành. Đậu Kiến Đức cho xử tử Vũ Văn Hóa Cập, Vũ Văn Trí Cập, và Vũ Văn Thiện Sư (ban đầu Đậu Kiến Đức muốn miễn tội chết cho Vũ Văn Thiện Sư, nhưng Nam Dương công chúa cho rằng theo luật nhà Tùy cần xử tử cả cháu trai kẻ phản nghịch, và đồng ý cho xử tử con trai). Thuộc hạ của Vũ Văn Sĩ Cập khuyên chủ soái tấn công chiếm Hà Bắc nhưng Sĩ Cập bác đi rồi cùng Phong Đức Di đến Trường An quy phục nhà Đường. Thời Đường Cao Tổ. Đường Cao Tổ Lý Uyên quở trách sao đến giờ mới hàng Đường, Sĩ Cập thưa rằng thân mang tội khó tha, nhưng khi ở Trác Quận () đã cùng Lý Uyên uống trà bàn chuyện thiên hạ và cũng đã tỏ ý muốn quy phục từ trước. Đường Cao Tổ cười to, nhân lúc ấy là em gái Sĩ Cập Vũ Văn chiêu nghi () đã là phi tần của mình, liền ban chức cho Sĩ Cập. Sau đó Sĩ Cập theo Tần vương Lý Thế Dân thảo phạt Định Dương khả hãn Lưu Vũ Chu, và nhờ đó ông được phong lại tước Tân Thành huyện công và được ban hôn với Thọ Quang huyện chúa (寿光县主, em gái trong họ tộc của Đường Cao Tổ). Năm 620–621, Sĩ Cập cùng Tần vương Lý Thế Dân thảo phạt Trịnh đế Vương Thế Sung, Hạ vương Đậu Kiến Đức. Sau khi thảo phạt Đậu Kiến Đức, Vũ Văn Sĩ Cập gặp lại Nam Dương công chúa, lúc này đã xuất gia, tại Lạc Dương khi đang đưa quân từ Minh Châu (洺州) trở về Trường An. Sĩ Cập muốn tái hợp cùng nàng, nhưng công chúa đã cự tuyệt: "Dương gia nhà ta và Vũ Văn gia nhà ngươi là kẻ thù không đội trời chung, vì ngươi không trực tiếp tham gia mưu nghịch nên ta mới không giết. Đừng bao giờ tìm gặp ta, trừ phi ngươi muốn chết." Biết rằng không thể thuyết phục, Sĩ Cập đành bỏ đi. Nhờ tham gia thảo phạt Trịnh và Hạ, Vũ Văn Sĩ Cập được phong tước Dĩnh Quốc công (郢国公). Ông cũng được phong làm "Trung thư thị lang". Năm 625, Sĩ Cập được phong làm "Thị trung" kiêm "Chiêm sự" () cho Thái tử lúc bấy giờ là Lý Kiến Thành. Sau đó làm "Tư mã" Thiên Sách phủ cho Tần vương Lý Thế Dân. Thời gian này diễn ra cuộc tranh đoạt quyền lực dữ dội giữa Lý Kiến Thành và Lý Thế Dân, tuy nhiên không đủ thông tin về việc Vũ Văn Sĩ Cập có ủng hộ thế lực của người nào hay không. Thời Đường Thái Tông. Năm 626, Tần Vương Lý Thế Dân e ngại Lý Kiến Thành sẽ gây hại cho mình nên đã phát động sự biến Huyền Vũ môn, phục kích và giết chết Thái tử Lý Kiến Thành cùng Tề vương Lý Nguyên Cát tại Huyền Vũ môn, sau đó ép Đường Cao Tổ phong làm Thái tử. Không lâu sau đó, Lý Thế Dân lên ngôi Hoàng đế, gọi là Đường Thái Tông. Đường Thái Tông phong cho Vũ Văn Sĩ Cập làm "Trung thư lệnh". Năm 627, Vũ Văn Sĩ Cập từ chức "Trung thư lệnh", trở thành "Đô đốc" Lương Châu (涼州). Truyền rằng trong thời gian làm Đô đốc, ông được người dân Lương Châu ái mộ vì phẩm chất và lịch thiệp, tăng cường công tác binh vệ và chống lại sự tấn công của Đột Quyết. Sau đó Sĩ Cập được triệu về Trường An và phong làm "Điện trung giám". Về sau nhân có bệnh, ông trở về làm Thứ sử Bồ Châu (), nhưng một thời gian lại được triệu về kinh đô làm "Hữu vệ Đại tướng quân" (右卫大将军). Vũ Văn Sĩ Cập thường được Hoàng đế mời dự yến tiệc cung đình, nhưng hiếm khi tiết lộ về những chuyện xảy ra tại các buổi yến tiệc, ngay cả với vợ con. Đường Thái Tông nhân xem xét Sĩ Cập có công lập quốc đã phong con trai ông làm Tân Thành huyện công. Sau đó, năm 635, Sĩ Cập được tái nhiệm chức "Điện trung giám". Ngày Bính Thân (14) tháng 10 năm Nhâm Dần (11 tháng 11 năm 642), Vũ Văn Sĩ Cập qua đời, được phong làm "Tả vệ Đại tướng quân" (左卫大将军), "Đô đốc Lương Châu" và được an táng tại Đường Chiêu lăng (), cũng là nơi chôn cất Trưởng Tôn hoàng hậu, về sau chính Đường Thái Tông cũng được chôn cất ở đây. Vũ Văn Sĩ Cập được ca ngợi là người luôn quan tâm và đối xử tử tế với các anh em, con cháu, và rộng lượng với họ hàng, đặc biệt là những người nghèo khó. Tuy vậy, ông cũng được đánh giá là có lối sống rất xa xỉ. Có một lần Đường Thái Tông tán dương vẻ đẹp của một cái cây, Sĩ Cập đã tán thưởng cây đó liên tục và bị Thái Tông quở trách: Vũ Văn Sĩ Cập mới tạ lỗi rồi phân trần rằng Hoàng đế thường ít khi có được sự đồng tình của người khác, và bảo rằng ông chỉ muốn làm vui lòng Hoàng đế. Thái Tông nghe vậy bèn tha không trách phạt. Ban đầu, các quan phụ trách đặt thụy hiệu cho Vũ Văn Sĩ Cập đề xuất chữ Cung (恭, nghĩa là "đáng kính"). Hoàng môn thị lang Lưu Kịp () đã chỉ ra lối sống xa xỉ của Sĩ Cập không hợp với chữ Cung nên kiến nghị đổi thành Túng (縱, nghĩa là "hoang phí"). Từ đó thụy hiệu của Vũ Văn Sĩ Cập trở thành Dĩnh Túng công.
1
null
Trung Quốc tham gia Thế vận hội Mùa đông 2014 tại Sochi, Nga từ 7–23 tháng 2 năm 2014. Trượt tuyết Alpes. Theo chỉ tiêu phân phối được đưa ra vào ngày 20 tháng 1 năm 2014, Trung Quốc có hai vận động viên có tư cách tham gia. Trượt tuyết bắn súng. Dựa trên thành tích của họ tại các giải vô địch thế giới năm 2012 và 2013, Trung Quốc có 1 vận động viên nam và bốn vận động viên nữ đủ tư cách tham gia. Trượt tuyết băng đồng. Theo phân bổ hạn ngạch được đưa ra vào ngày 20 tháng 1 năm 2014, Trung Quốc có bốn vận động viên đủ tư cách. Bi đá trên băng. Theo kết quả từ giải vô địch bi đá trên băng nam thế giới năm 2012 và 2013, đội tuyển nam Trung Quốc đủ điều kiện với địa vị trong nhóm 7 quốc gia hàng đầu. Đội tuyển nữ đủ tư cách khi giành chiến thắng trong sự kiện thay đổi tư cách cuối cùng vào tháng 12 năm 2013. Đội tuyển nam gồm Lưu Duệ, Từ Hiểu Minh, Ba Đức Hâm, Tang Gia Lượng và Trâu Đức Giai. Đội tuyển nữ gồm Vương Băng Ngọc, Liễm Ấm, Nhạc Thanh Sảng, Chu Nghiên và người mới thay thế là Khương Ý Luân. Cuộc thi của nam. Trung Quốc nghỉ trong các lượt trận 2, 6 và 10. "thứ 2, 10 tháng 2, 9:00 am" "thứ 2, 11 tháng 2, 2:00 pm" <no "thứ 4, 12 tháng 2, 9:00 am" "thứ 4, 12 tháng 2, 7:00 pm" "thứ 6, 14 tháng 2, 9:00 am" "thứ 6, 14 tháng 2, 7:00 pm" "thứ 7, 15 tháng 2, 2:00 pm" "chủ nhật, 16 tháng 2, 7:00 pm" "thứ 2, 17 tháng 2, 2:00 pm" Cuộc thi đấu của nữ. Trung Quốc được nghỉ trong lượt trận 2, 6 và 10. "thứ 2, 10 tháng 2, 2:00 pm" "thứ 3, 11 tháng 2, 7:00 pm" "thứ 4, 12 tháng 2, 2:00 pm" "thứ 5, 13 tháng 2, 9:00 am" "thứ 6, 14 tháng 2, 2:00 pm" "thứ 7, 15 tháng 2, 9:00 am" "thứ 7, 15 tháng 2, 7:00 pm" "thứ 2, 17 tháng 2, 9:00 am" "thứ 2, 17 tháng 2, 7:00 pm" Trượt băng nghệ thuật. Trung Quốc giành được hạn ngạch như sau: đội tuyển gồm tám vận động viên. Đội tuyển cũng đủ tư cách tham gia nội dung đồng đội. Trượt tuyết tự do. Trung Quốc giành được hạn ngach chín vận động viên cho các sự kiện sau đây. Danh sách đội tuyển trượt tuyết tự do Trung Quốc được chính thức công bố vào ngày 26 tháng 1 năm 2014. Trượt băng tốc độ vòng ngắn. Mỗi giới Trung Quốc có năm vận động viên trượt băng giành quyền tham gia nội dung trong giải vô địch trượt băng tốc độ vòng ngắn thế giới 2013-1014 diễn ra vào tháng 11 năm 2013. Họ đủ điều kiện để có số vận động viên tối đa cho mỗi giới là ba ở mỗi nội dung (500m, 1000m, & 1500m) và cả đội tuyển tiếp sức nam và nữ. Vương Mông bị gãy xương ở mắt cá chân trong một tai nạn tập dượt vào ngày 15 tháng 1 năm 2014 và không tham gia thi đấu tại Thế vận hội.
1
null
Patrick Maynard Stuart Blackett, Nam tước Blackett là nhà vật lý người Anh. Ông được trao Giải Nobel Vật lý vào năm 1948 nhờ phát triển phương pháp buồng mây trong nghiên cứu Vật lý hạt nhân và bức xạ vũ trụ. Ngoài ra, ông cùng với Carl David Anderson cho thấy rằng, tia gamma có thể sinh ra các cặp điện tử-phản điện tử và ngược lại các hạt này có thể tự hủy nhau để sinh ra tia gamma. Ngoài giải thưởng danh giá nhất là Giải Nobel, Blackett còn được nhận danh hiệu "giáo sư Langworthy" trong khoảng thời gian từ năm 1937 đến năm 1953.
1
null
Đội hình con rùa ("Testudo formation") là một đội hình rất an toàn khi chiến đấu. Đội quân La Mã là đội quân đã sáng tạo ra đội hình này. Đội quân La Mã được chia làm nhiều toán gọi là legion. Khi tấn công, các đội quân đột kích này xếp thành hình con rùa, quân lính tự lấy khiên bọc quanh mình, còn quân lính ở giữa thì lấy khiên che trên đầu, bảo vệ đầu mình và bảo vệ đầu của những người lính ở vòng ngoài. Đội quân tiến lên một cách an toàn, nên đội hình con rùa là bất khả xâm phạm, bảo vệ những người lính bằng "Bức tường sắt thép" này. Đây là cách chiến đấu hữu hiệu nhất.
1
null
William James Sidis (; 1 tháng 4 năm 1898 – 17 tháng 7 năm 1944) là một thần đồng người được biết đến với khả năng toán học và ngôn ngữ đáng kinh ngạc. Sau khi William qua đời, em gái ông đã đưa ra tuyên bố chưa xác thực về IQ của anh trai là "cao nhất từng đạt được", nhưng bằng chứng về bài kiểm tra IQ mà Sidis thực sự từng làm đã bị thất lạc do biến động của lịch sử. Ông ghi danh vào Đại học Harvard năm 11 tuổi và khi trưởng thành, theo ghi nhận là thông thạo tới hơn 40 ngôn ngữ và phương ngữ. Tuy nhiên có một số ghi nhận được tạo nên nhờ phóng đại, một nhà nghiên cứu cho biết "Tôi đã nghiên cứu tính xác thực về các thông tin từ một số nguồn chính trong khoảng 28 năm và chưa bao giờ tôi tìm thấy một chủ đề nào ứng với những lời bịa đặt, giai thoại, nửa sự thật, phóng đại và những dạng thông tin sai sự thật khác theo như lịch sử về William Sidis". William ban đầu nổi tiếng nhờ trí tuệ phát triển sớm, còn về sau tính tình trở nên kỳ quặc, dần tách rời hoạt động xã hội. Cuối cùng, ông hoàn toàn rời bỏ toán học, tập trung viết về các lĩnh vực khác dưới nhiều bút danh. Tiểu sử. Những năm đầu đời (1898–1909). William James Sidis được sinh tại New York, là con của những người Do Thái di cư từ Ukraine. Cha là ông Boris Sidis sinh năm 1867, có học vị tiến sĩ, bác sĩ y khoa, di cư sang Hoa Kỳ từ năm 1887 khi mới 20 tuổi để thoát khỏi đàn áp chính trị. Mẹ là bác sĩ Sarah Mandelbaum Sidis (sinh năm 1874) tốt nghiệp trường Y khoa thuộc Đại học Boston năm 1897. Sarah đã theo gia đình sang Mỹ để tránh khỏi các cuộc tàn sát vào năm 1889 khi 15 tuổi. William được đặt theo tên của người cha đỡ đầu, người bạn kiêm đồng nghiệp của ông Boris, triết gia người Mỹ William James. Ông Boris là một nhà tâm thần học đã xuất bản nhiều cuốn sách và bài viết, đi tiên phong trong nghiên cứu về tâm lý học dị thường thuộc tâm bệnh học. Ông cũng là người sử dụng đa ngôn ngữ và cậu bé William cũng bộc lộ khả năng này từ rất sớm. Ông bà Boris có tình yêu mãnh liệt với tri thức và niềm tin vào giáo dục trí tuệ sớm tạo ra thần đồng, cũng chính vì điều này mà cả hai nhận nhiều chỉ trích. Con trai của họ bắt đầu đọc tờ báo "The New York Times" khi mới 18 tháng. William được dạy học tại nhà, chưa từng đi học trường mẫu giáo hay trường tiểu học. Đến năm lên 8, theo ghi nhận cậu bé đã tự học 8 ngôn ngữ (tiếng Latin, tiếng Hy Lạp, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức, Hebrew, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Armenia) và tự sáng tạo ngôn ngữ riêng có tên là Vendergood. Quãng thời gian học Đại học Harvard (1909–1915). Dù ngôi trường này đã nhiều lần từ chối nguyện vọng nhận con trai 9 tuổi của ông Boris vào học vì lý do cậu bé còn quá nhỏ. Năm 1909, cậu bé đã lập kỷ lục trở thành người trẻ nhất theo học tại Đại học Harvard. Đầu năm 1910, Sidis nắm vững toán học bậc cao đến mức đã diễn thuyết trong Câu lạc bộ Toán học Harvard về các vật thể bốn chiều. William bắt đầu chương trình đào tạo chính quy năm 1910 và nhận bằng cử nhân hạng giỏi ("cum laude") vào ngày 18 tháng 6 năm 1914, khi 16 tuổi. Một thần đồng khác, nhà tiên phong về điều khiển học là Norbert Wiener cũng theo học Harvard cùng thời điểm với William Sidis. Ngay sau khi tốt nghiệp, William nói với phóng viên rằng mình muốn sống cuộc đời trọn vẹn, nghĩa là được sống ẩn dật tránh xa những kỳ vọng về thần đồng. Ông đã nhận lời phỏng vấn của một phóng viên tờ "Boston Herald". Bài báo ghi lại lời thề một đời độc thân không đổi của William Sidis nói rằng sẽ không bao giờ kết hôn, vì theo ông, phụ nữ không có sức hấp dẫn mình. Về sau, ông nảy sinh tình cảm mãnh liệt với nhà hoạt động xã hội Martha Foley. Sau khi nhận bằng cử nhân, William tiếp tục học lên Cao học Nghệ thuật và Khoa học của Harvard. Theo "The Prodigy: a Biography of William James Sidis", ông từng có thời gian làm tại Hội Quốc Liên nhưng ra đi do tin Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson sẽ không rút quân đội đã triển khai trong Thế chiến thứ nhất. William thẳng thắn chia sẻ quan điểm về chủ nghĩa hòa bình của cá nhân. Giảng dạy và học thêm (1915–1919). Sau khi một nhóm sinh viên Harvard đe dọa Sidis về mặt thể chất, cha mẹ đã kiếm cho ông một công việc tại Viện nghiên cứu vì sự tiến bộ Văn Khoa và Nghệ thuật William Marsh Rice (nay là Đại học Rice) ở Houston, Texas với vai trò trợ giảng môn toán. William tới Rice vào tháng 9 năm 1915 khi mới 17 tuổi. Lúc này ông là một nghiên cứu sinh sau đại học đang nỗ lực đạt tới học vị tiến sĩ. Sidis dạy 3 lớp: hình học Euclid, hình học phi Euclid và lượng giác. Sau không hơn 1 năm, thất vọng về khoa chuyên ngành, yêu cầu giảng dạy của bản thân và những hành xử của các sinh viên lớn tuổi hơn, Sidis đã rời khỏi vị trí và trở lại New England. Khi một người bạn hỏi lý do rời bỏ ngôi trường, ông đáp lại: "Tôi không biết vì sao họ đem đến cho tôi công việc đó ngay từ đầu— tôi không phải là một giáo viên. Tôi không bỏ đi - tôi đã được yêu cầu rời đi." William Sidis đã từ bỏ việc theo đuổi tấm bằng thạc sĩ toán học và ghi danh vào trường Luật Harvard vào tháng 9 năm 1916, nhưng đã từ bỏ vị trí tốt vào năm cuối, tháng 3 năm 1919. Cuối đời (1921–1944). Sau khi trở về Bờ Đông Hoa Kỳ vào năm 1921, Sidis đã quyết tâm sống ẩn dật. William chỉ làm các công việc chạy máy cộng tiền hoặc những việc khá nghèo nàn khác. Ông làm việc tại thành phố New York và xa lánh cha mẹ mình. Phải mất nhiều năm trước khi ông được giải phóng hợp pháp để được quay về Massachusetts và ông lo ngại về nguy cơ bị bắt trong nhiều năm. Ông bị ám ảnh bởi sở thích sưu tầm vé xe điện, tự viết và xuất bản các tạp chí định kỳ và giảng dạy theo nhóm nhỏ cho những người bạn yêu thích các bài giảng về lịch sử Hoa Kỳ của ông. Năm 1933, Sidis vượt qua kỳ thi Công chức Dân chính ở New York, nhưng chỉ đạt thứ hạng thấp 254. Trong một lá thư riêng, Sidis viết rằng việc đó "không đáng khích lệ". Năm 1944, Sidis đã thắng một vụ giàn xếp với tờ "The New Yorker" vì một bài viết xuất bản năm 1937. William đã cáo buộc nó chứa nhiều tuyên bố sai sự thật. Dưới tiêu đề "Bây giờ họ ở đâu?", bài viết mạo danh mô tả cuộc sống của Sidis là cô đơn, tại một "phòng ngủ rộng lớn tại South End tồi tàn của Boston". Tòa án cấp thấp đã bác bỏ tư cách nhân vật quần chúng của Sidis vì thế ông không có quyền khước từ việc công khai bản nhân. Ông đã mất quyền kháng cáo về vụ xâm phạm quyền riêng tư tại Tòa phúc thẩm khu vực địa hạt thứ hai (United States Court of Appeals for the Second Circuit) năm 1940 với cùng một bài viết. Thẩm phán Charles Edward Clark bày tỏ sự cảm thông với Sidis - người tuyên bố rằng ấn bản này đã đem William ra "khi dễ, khinh miệt và nhạo báng công khai" và làm cho ông "tổn thương tinh thần trầm trọng và bẽ mặt"—nhưng nhận thấy rằng tòa án không có khả năng "đem đến cách thức miễn nhiễm tuyệt đối khỏi sự tò mò của báo giới đối với những điều vụn vặt liên quan đến đời tư". William Sidis qua đời năm 1944 vì xuất huyết não tại Boston ở tuổi 46. Cha ông cũng qua đời trước đó vì cùng chứng bệnh năm 1923 khi 56 tuổi. Di sản. Sau khi William qua đời, cô em gái của ông tuyên bố về chỉ số thông minh của anh trai, nó được ghi trong cuốn sách "Psychology for the Millions" của Abraham Sperling năm 1946 là "mức cao nhất từng ghi nhận", nhưng sau đó các tác giả nhận thấy rằng một số người viết tiểu sử về William, như Amy Wallace đã phóng đại mức độ IQ và những gì Sperling thực sự đã tuyên bố. Sperling thực ra đã viết: Người ta nhận thấy rằng Helena và mẹ cô, bà Sarah thường khuếch trương danh tiếng bằng các tuyên bố phóng đại về gia đình nhà Sidis. Helena cũng tuyên bố sai rằng kỳ thi công chức dân chính mà William tham dự năm 1933 là một bài kiểm tra IQ và xếp hạng điểm số IQ là 254. Theo suy đoán về con số "254" thực chất là thứ tự tên William trên danh sách sau khi ông vượt qua kỳ thi, như ông đã nêu trong lá thư gửi cho gia đình. Cô em gái Helena cũng tuyên bố rằng "anh trai Billy biết tất cả các ngôn ngữ trên thế giới, trong khi cha tôi chỉ biết 27. Tôi luôn tự hỏi liệu có thứ gì mà anh Billy không biết không." Tuyên bố này không được chứng thực từ bất kỳ nguồn nào ngoại trừ gia đình nhà Sidis, thêm vào đó bà Sarah Sidis cũng đưa ra một tuyên bố không tưởng trong cuốn sách "The Sidis Story" (1950) của bà rằng con trai William có thể học 1 ngôn ngữ chỉ trong một ngày. Ông Boris Sidis từng một lần bác bỏ các bài kiểm tra IQ là "ngu ngốc, giả tạo, vô lý và lừa dối trắng trợn". Cuộc đời và sự nghiệp của William Sidis, đặc biệt là những ý tưởng về thổ dân châu Mỹ, được thảo luận rộng rãi trong cuốn sách "Lila: An Inquiry into Morals" của Robert M. Pirsig (1991). Sidis cũng được nhắc đến trong cuốn tự truyện có tên Ex-Prodig của nhà toán học Norbert Wiener (1894-1964), cũng là một thần đồng và một người đồng niên của Sidis tại Harvard. Một tác giả Đan Mạch là Morten Brask đã viết một cuốn tiểu thuyết hư cấu dựa trên cuộc đời của Sidis; "The Perfect Life of William Sidis" được xuất bản ở Đan Mạch vào năm 2011. Một cuốn tiểu thuyết khác dựa trên tiểu sử của William đã được xuất bản bởi tác giả Đức Klaus Cäsar Zehrer năm 2017. Thảo luận về giáo dục. Cuộc tranh luận về cách thức nuôi dạy của gia đình Sidis đã diễn ra tại một buổi tọa đàm cởi mở về cách thức tốt nhất để giáo dục trẻ em. Các tờ báo chỉ trích phương pháp nuôi dạy con của ông Boris Sidis. Hầu hết các nhà giáo dục hôm đó đều cho rằng các trường học nên cho trẻ nhỏ tiếp xúc với trải nghiệm đời thường để nuôi dưỡng trẻ thành người công dân có ích. Hầu hết các nhà tâm lý học cho rằng trí thông minh là di truyền, một quan điểm hướng tới xóa bỏ giáo dục mầm non tại nhà. Những khó khăn mà William gặp phải trong việc ứng phó với môi trường xã hội khi bắt đầu vào đại học có thể đã tạo quan điểm không nên cho phép những đứa trẻ thần đồng bước chân vào đại học quá sớm trong thời của William. Nghiên cứu thì chỉ ra rằng một chương trình giáo dục mang tính kích thích có thể hạn chế bớt những khó khăn về mặt xã hội và cảm xúc mà trẻ thiên tài thường gặp phải. Đi theo những phát hiện này, một vài trường đại học hiện nay có các thủ tục với nhập học sớm. Viện Nghiên cứu Phát triển Tài năng sớm Davidson đã phát triển một sách hướng dẫn về chủ đề này. William Sidis bị nhạo báng trên báo chí thời đó. Ví dụ trên "The New York Times", miêu tả ông là "kết quả thành công tuyệt vời của một thí nghiệm khoa học ép buộc".
1
null
Yepp là thương hiệu máy nghe nhạc kỹ thuật số của Samsung Electronics cho đến khi Samsung quyết định chấm dứt thương hiệu này vào tháng 2 năm 2011. Kể từ đó, máy MP3 đơn giản chỉ mang thương hiệu "Samsung" toàn cầu. Thương hiệu bao gồm một loạt các sản phẩm dựa trên phần cứng cũng như bộ nhớ trong. Tên được viết tắt từ chữ "Trẻ trung (Young), năng động (Energetic), người đam mê (Passionate Person)". Lịch sử. Thương hiệu Yepp lần đầu tiên giới thiệu tại CES 1999 ở Las Vegas nơi mà lần đầu tiên máy mp3 của Samsung mp3 được trình làng (YP-E, YP-B và YP-D series). Máy MP3 của Samsung mang thương hiệu "Yepp" toàn cầu cho đến năm 2003. Đến nay Samsung chỉ giữ thương hiệu này cho thị trường Hàn Quốc trong khi các máy nghe nhạc được bán trên thế giới chỉ đơn giản mang thương hiệu "Samsung". Samsung cuối cùng đã bỏ thương hiệu Yepp ở Hàn Quốc cho đến năm 2011. Mặc dù đã biến mất tại châu Âu và châu Mỹ được 10 năm, nó vẫn còn phổ biến đối với một số người dùng máy nghe nhạc Samsung MP3 cũng như "Yepp". Tháng 11 2013, Samsung ngưng sản xuất dòng máy nghe nhạc MP3 ở hầu hết các quốc gia. Chỉ có YP-W1 và YP-U7 là có sẵn tại một số quốc gia. Galaxy Player series ngưng sản xuất tại một số quốc gia. Samsung phát hành kế thừa của YP-GI1, YP-GI2 (Galaxy Player 070) chỉ tại Hàn Quốc vào tháng 8 năm 2013. Samsung đóng cửa tất cả các trang web và blog chính thức của máy nghe nhạc tại Hàn Quốc và toàn cầu. Do đó, mặc dù Samsung không công bố chính thức rằng họ đã dừng sản xuất máy nghe nhạc, có vẻ như họ đã làm điều đó. So sánh sản phẩm. Các đặt tên của máy nghe nhạc Samsung luôn luôn giống nhau. Ví dụ như YP-P2JEB, J đại diện cho Janus (sản phẩm MTP, không chữ nếu UMS), E đại diện cho 16GB (V:256MB; X:512MB; Z:1GB; Q:2GB; A:4GB; C:8GB; E:16GB; N:32GB) và B đại diện cho màu đen (W:trắng; P:hồng; S:bạc...). Trên một số sản phẩm, R chỉ ra hỗ trợ RDS (ví dụ: YP-F2R) hoặc F chỉ ra bắt được sóng FM (ví dụ: YP-Z5F); tuy nhiên, một số sản phẩm với các tính năng không được ghi trên đó. Mộ vài máy nghe nhạc MP3 của Samsung, bao gồm YH-820/920/925, YP-R0, YP-R1, và YP-Z5 là một phần hoặc hỗ trợ đầy đủ từ Rockbox. Yepp R Series. Dòng R series được giới thiệu vào năm 2009 với YP-R0 và YP-R1. YP-R2 phát hành vào năm 2011 kế thừa sự thành công của YP-R1 nhưng YP-R1 không kế thừa sự thành công của YP-R0, nó làm cho cách đặt tên của Samsung trở nên khó hiểu. Yepp S Series. YP-S2. YP-S2 là máy nghe nhạc MP3 có màn hình ít như một viên sỏi với các nút nằm bên dưới. YP-S3. S3 là máy nghe nhạc MP3 với thiết kế bo tròn các cạnh tương tự như YP-T9, nhưng nó cảm mặt cảm ứng như YP-T10. Không giống như YP-S5, nó chỉ hỗ trợ định dạng video của Samsung (.svi). YP-S5. Máy nghe nhạc MP4 với dung lượng 2 hoặc 4 GB và loa ngoài dạng trượt. S5 hỗ trợ MPEG4, JPEG, MP3, AAC và WMA. Bluetooth. Yepp Q Series. YP-Q1 Diamond. Phiên bản mới của T10, có màn hình 2,4", nhưng không có bluetooth. YP-Q2. Có màn hình 2,4" (độ phân giải 320x240) và Samsung công bố thời lượng pin 50 giờ nhưng thực tế chỉ có 25 giờ. Nó là sự kết hợp giữa Q1 và S3 nó có màn hình và tính năng của Q1, nhưng không có cảm ứng của S3. Nó có biểu tượng màu trên menu từ Samsung P3. Nó được phát hành với bản 8, và 16 GB tháng 4 năm 2009.
1
null
USS "Hatfield" (DD-231/AG-84) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất, và đã tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai cho đến khi xung đột kết thúc. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo John Hatfield (1795-1813), một sĩ quan hải quân tử trận trong cuộc Chiến tranh 1812. Thiết kế và chế tạo. "Hatfield" được đặt lườn vào ngày 17 tháng 3 năm 1919 tại xưởng tàu của hãng New York Shipbuilding Corporation. Nó được hạ thủy vào ngày 23 tháng 12 năm 1919, được đỡ đầu bởi bà J. Edmond Haugh; và được đưa ra hoạt động vào ngày 16 tháng 4 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Đại úy Hải quân N. Vytlacil. Lịch sử hoạt động. Giữa hai cuộc thế chiến. Sau các chuyến đi huấn luyện vào mùa Hè, "Hatfield" khởi hành từ Brooklyn, New York vào ngày 6 tháng 9 năm 1920 để đi Key West, Florida, và tiếp tục việc thực tập dọc theo bờ biển Đại Tây Dương cho đến hết năm 1920. Từ ngày 4 tháng 1 năm 1921 đến ngày 24 tháng 4, nó hoạt động tại vùng biển Caribe, trước khi quay trở về Hampton Roads kịp thời để tham gia cuộc duyệt binh hạm đội của Tổng thống Warren G. Harding vào ngày 28 tháng 4. Nó tiếp tục các cuộc cơ động cho đến ngày 7 tháng 11, khi nó được phân về Hải đội 14 trực thuộc Hạm đội Đại Tây Dương. Vào đầu năm 1922, "Hatfield" hoạt động ngoài khơi Charleston, South Carolina, và vào ngày 2 tháng 10 đã khởi hành đi sang Địa Trung Hải để tham gia Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ tại Thổ Nhĩ Kỳ. Nó làm nhiệm vụ tuần tra tại đây cho đến ngày 31 tháng 7 năm 1923 viếng thăm nhiều cảng bao gồm Smyrna, Jaffa, Beirut, Rhodes, và Varna. Khi quay về đến New York vào ngày 11 tháng 8 năm 1923, nó được phân về Hạm đội Tuần tiễu. Trong bảy năm tiếp theo, "Hatfield" hoạt động luyện tập và cơ động dọc theo vùng bờ Đông, khu vực Cuba, Trung Mỹ và vịnh Mexico. Vào ngày 15 tháng 1 năm 1928, hải đội của nó đã tháp tùng Tổng thống Calvin Coolidge trong chuyến đi đến Cuba và Haiti nhân dịp Hội nghị Liên Mỹ. Vào tháng 11 năm 1930, nó lên đường đi Philadelphia, Pennsylvania, nơi nó được cho xuất biên chế vào ngày 13 tháng 1 năm 1931. Đến ngày 1 tháng 4 năm 1932, nó nhập biên chế trở lại trong thành phần dự bị luân phiên, và đã khởi hành vào ngày 29 tháng 6 để đi đến cảng nhà mới của nó là San Diego, California. "Hatfield" hoạt động ngoài khơi San Diego cho đến ngày 27 tháng 4 năm 1936, khi nó khởi hành cho một chuyến đi sang Châu Âu, đưa nó đến Tây Ban Nha, Pháp, Ý và Algiers. Nó lên đường quay trở về Hoa Kỳ vào ngày 9 tháng 11 năm 1937, và về đến Charleston vào giữa tháng 12. Sau bốn tháng hoạt động dọc theo vùng bờ Đông, "Hatfield" lại được cho xuất biên chế vào ngày 28 tháng 4 năm 1938. Thế Chiến II. Một lần nữa "Hatfield" lại được cho nhập biên chế vào ngày 25 tháng 9 năm 1939, và được phân nhiệm vụ Tuần tra Trung lập cho đến tháng 8 năm 1940. Nó khởi hành vào ngày 2 tháng 8 để đi sang vùng bờ Tây, và được điều về lực lượng phòng thủ trực thuộc Quân khu Hải quân 13. Nó hoạt động tại khu vực này cho đến ngày 11 tháng 12 năm 1941, khi nó lên đường làm nhiệm vụ tuần tra tại vùng biển Alaska. Trong những tháng đầu không ổn định của cuộc chiến tranh tại Thái Bình Dương, nó hộ tống các tàu buôn đến cáng cảng Alaska, giúp vận chuyển hàng tiếp liệu cần thiết để xây dựng các căn cứ phía Bắc. Nó tiếp tục nhiệm vụ tại vùng biển phía Bắc lạnh giá và sóng gió cho đến ngày 13 tháng 3 năm 1944, khi nó quay trở về Seattle, Washington. "Hatfield" làm nhiệm vụ tuần tra chống tàu ngầm ngoài khơi Seattle cho đến tháng 8, rồi đi vào Xưởng hải quân Puget Sound vào tháng 9 để được cải biến thành một tàu kéo mục tiêu. Được xệp lại lớp với ký hiệu lườn AG-84 vào ngày 1 tháng 10 năm 1944, nó đảm nhiệm vai trò mới từ ngày 25 tháng 10 tại Seattle. Trong thời gian trong biên chế còn lại, nó hoạt động ngoài khơi Port Angeles, Washington và San Diego, làm nhiệm vụ buồn tẻ nhưng cần thiết là kéo mục tiêu cho việc thực hành máy bay ném bom. Nó cũng trải qua một giai đoạn ngắn như một tàu huấn luyện ngoài khơi San Diego trước khi đi đến Bremerton, Washington vào ngày 12 tháng 11 năm 1946. "Hatfield" ngừng hoạt động lần cuối cùng vào ngày 13 tháng 12 năm 1946, kết thúc 26 năm phục vụ, và được bán cho hãng National Metal and Steel Corporation, tại đảo Terminal, Los Angeles, California để tháo dỡ vào ngày 9 tháng 5 năm 1947.
1
null
Đài Bắc Trung Hoa tham gia Thế vận hội Mùa đông 2014 tại Sochi, Nga từ ngày 7 đến 23 tháng 2 năm 2014. Đội tuyển Đài Bắc Trung Hoa gồm ba vận động viên tại ba môn thể thao, bao gồm lần đầu tiên tham gia trượt băng tốc độ vòng ngắn và trượt băng tốc độ. Trượt băng nằm ngửa. Đài Bắc Trung Hoa được tái phân phối một hạn ngạch trong môn trượt băng nằm ngửa. Trượt băng tốc độ vòng ngắn. Một vận động viên của Đài Bắc Trung Hoa giành được tư cách tham dự Thế vận hội thông qua giải Vô địch Thế giới Trượt băng tốc độ vòng ngắn 2013–14 diễn ra vào tháng 11 năm 2013. Trượt băng tốc độ. Dựa trên các kết quả từ Cúp Thế giới Mùa thu mùa Cúp Thế giới Trượt băng tốc độ ISU 2013–14, Đài Bắc Trung Hoa giành được hạn ngạch sau đây:
1
null
Ronald Gerald Wayne (sinh ngày 17 tháng 5 năm 1934) là một công nhân ngành công nghiệp điện tử Mỹ đã nghỉ hưu. Ông đồng sáng lập hãng máy tính Apple (nay là Apple Inc.) với Steve Wozniak và Steve Jobs, cung cấp giám sát hành chính quan trọng cho các liên doanh mới. Ông đã sớm được nhiều tiền, tuy nhiên, đã từ bỏ cổ phần của mình trong công ty mới với tổng số US $2,300. Tham khảo. Ronald Wayne là một trong những nhà sáng lập của Apple. Ông là người vẽ nên logo đầu tiên của hãng và viết hướng dẫn sử dụng cho chiếc máy tính Apple I. Năm 1976, ông quyết định bán 10% cổ phần với giá 800 USD, chủ yếu bởi ông sở hữu một số tài sản có thể rút được nếu công ty phá sản. Quả là một quyết định vội vàng: nếu giữ lại số cổ phần đó, ông có lẽ đã trở thành một tỷ phú ở thời điểm này, khi giá trị của chúng nay đã tăng lên đến 80 tỷ USD.
1
null
Cá đuối điện thông thường hoặc cá đuối điện (tên khoa học Torpedo torpedo) là một loài trong họ Torpedinidae, được tìm thấy ở vùng biển Địa Trung Hải và phía đông Đại Tây Dương từ Vịnh Biscay tới Angola. Đây là một loài cá tầng đáy, thường xuất hiện trong vùng nước nông có phần chất nền mềm. Nó không có giá trị kinh tế và chủ yếu bị bỏ đi khi bắt gặp trong lúc đánh bắt thủy sản. Cá đực và cái có chiều dài trung bình tương ứng ; cá thể dài nhất thường được ghi nhận phát triển đến . Khi tấn công và tự vệ, cá đuối điện thông thường có thể tạo nên một cú sốc điện có hiệu điện thế 200 vôn.
1
null
Absolut Vodka là một thương hiệu rượu vodka được sản xuất ở Åhus, Skåne, miền nam Thụy Điển. Absolut thuộc sở hữu của tập đoàn Pernod Ricard (Pháp); tập đoàn này đã mua lại Absolut năm 2008 từ chính phủ Thụy Điển vởi giá 5,63 tỉ €. Absolut là thương hiệu rượu mạnh lớp thứ 3 thế giới, sau Bacardi và Smirnoff, có mặt tại 126 quốc gia.
1
null
Danh hiệu Huấn luyện viên xuất sắc nhất mùa giải tại Giải bóng đá Ngoại hạng Anh là 1 giải thưởng dành cho các huấn luyện viên, nhằm chọn ra huấn luyện viên xuất sắc nhất để nhận giải thưởng. Huấn luyện viên được chọn giành giải thưởng theo sự bầu chọn từ phía nhà tài trợ (hiện tại: Barclays) và được công bố vào tuần thứ 2 hoặc thứ ba của tháng. Còn với mục đích tài trợ, từ 1994-2001 gọi là huấn luyện viên xuất sắc nhất năm của Carling; từ 2001-2004, huấn luyện viên Barclaycard của năm; năm 2013, gọi là Huấn luyện viên xuất sắc nhất mùa của Barclays. Premier League thành lập năm 1992, khi các câu lạc bộ chuyên nghiệp của giải hạng nhất tách ra. Các câu lạc bộ thành lập một ban về việc đàm phán các thỏa thuận phát sóng và tài trợ. Mùa khai mạc chưa có nhà tài trợ chính thức, cho đến khi Carling đồng ý tài trợ trong 4 năm với mức phí 12 triệu bảng từ mùa giải 1993-94. Đó là mùa đầu tiên Carling giới thiệu huấn luyện viên xuất sắc nhất tháng và xuất sắc nhất mùa giải. Cùng với giải thưởng Huấn luyện viên xuất sắc nhất năm của Hiệp hội huấn luyện viên giải đấu. Alex Ferguson là vị huấn luyện viên đầu tiên nhận giải thưởng này, khi ông cùng Manchester United lên ngôi vô địch Giải bóng đá Ngoại hạng Anh. Ferguson là huấn luyện viên giành nhiều danh hiệu này nhất với 11 lần khi được trao vào mùa 2012-13. Arsène Wenger là huấn luyện viên không phải người Anh đầu tiên giành được giải thưởng này và còn giành thêm danh hiệu này trong 2 lần nữa cùng với Arsenal. José Mourinho là huấn luyện viên duy nhất không phải Alex Ferguson giành được danh hiệu này trong 2 mùa liên tiếp. George Burley giành danh hiệu này vào mùa giải 2000-01, khi giúp cho Ipswich Town đứng ở vị trí thứ 5 sau khi lên hạng từ mùa giải trước. Harry Redknapp giúp Tottenham cán đích ở vị trí trong top 4 sau 20 năm, ở mùa giải 2009-10, và Alan Pardew mùa 2011-12, đã giúp cho Newcastle United đứng ở vị trí cao nhất trong 9 năm. Mùa giải 2013-14, Tony Pulis trở thành huấn luyện viên xứ Wales đầu tiên giành danh hiệu này. Lịch sử. Huấn luyện viên đầu tiên nhận được giải thưởng này là Alex Ferguson, khi ông cùng với Man Utd giành chức vô địch Premier League mùa giải thứ 2 liên tiếp. Kenny Dalglish giành giải thưởng này mùa bóng 1994-95 khi giúp Blackburn Rovers giành chức vô địch đầu tiên sau 81 năm. Mặc dù thua Liverpool ở vòng cuối nhưng đội bóng của ông này vẫn giành chức vô địch khi Man Utd không thể đánh bại West Ham cùng ngày. Manchester United đã giành lại chức vô địch mùa bóng 1995-96 sau khi vượt qua đội cạnh tranh với họ là Newcastle United và họ bảo vệ thành công chức vô địch mùa giải sau, giúp Ferguson giành danh hiệu này 2 lần liên tiếp. Arsène Wenger là huấn luyện viên không phải người Anh đầu tiên giành được giải thưởng trên, vào mùa bóng 1997-98 khi giúp cho Arsenal giành chức vô địch, mùa đầu tiên của ông ở câu lạc bộ. Thành tích này của Arsenal một phần nhờ vào giai đoạn mà Arsenal hơn đối thủ Manchester United 12 điểm. Sau đỉnh điểm thành công của Manchester United mùa bóng 1998-99, Alex Ferguson lại giành danh hiệu này lần thứ năm của ông cho chức vô địch cùng Man United. Họ đánh bại Tottenham ở lượt trận cuối cùng và vô địch lần thứ 5 trong 7 mùa giải. Sau đó một tuần họ giành được cú ăn ba (bao gồm vô địch Premier League, FA Cup và UEFA Champions League). Mùa bóng sau Ferguson lại giành được danh hiệu này khi lại giúp Manchester Uinted vô địch với khoảng cách 18 điểm đến đội xếp sau Arsenal. Huấn luyện viên của Ipswich Town Geogre Burley là người giành danh hiệu này mùa bóng 2000-01, đây là lần đầu tiên danh hiệu không được trao cho huấn luyện viên của đội vô địch. Ipswich vừa mới giành quyền lên hạng từ giải hạng nhất mùa bóng trước, đã đứng ở vị trí thứ 5 và có một suất dự cúp UEFA. Burley vượt qua Ferguson, người đã cùng Manchester United giành chức vô địch thứ 3 liên tiếp và Gérard Houllier, huấn luyện viên của Liverpool đã giúp cho đội bóng này vào trận chung kết Champions League. Wenger đã giành lại danh hiệu này khi giúp Arsenal giành chức vô địch trong mùa bóng 2001-02 với 14 chiến thắng liên tiếp vào cuối mùa và giành danh hiệu này vào mùa bóng ấy Ferguson giành giải thưởng này mùa bóng sau đó khi cùng với Man Utd giành chức vô địch thứ 8. Wenger là huấn luyện viên giành danh hiệu này mùa bóng 2003-04 khi giúp Arsenal có một mùa giải bất bại. Phản ánh về thành tích này, một phát ngôn viên của Barclaycard nói: "Arsene Wenger là một người rất xứng đáng để nhận giải thưởng này và đã đưa đội của mình vào lịch sử. Arsenal đã chơi thứ bóng đá tấn công hấp dẫn trong suốt mùa giải và hoàn thành mùa giải bất bại là một kỳ tích mà có thể không được lặp lại trong 100 năm nữa". Huấn luyện viên của Chelsea, José Mourinho giành danh hiệu này mùa bóng 2004-05 khi giúp Chelsea giành chức vô địch đầu tiên sau 50 năm. Chelsea kết thúc mùa giải với kỷ lục của giải đấu, 95 điểm và hơn đội nhì bảng Arsenal 12 điểm, ghi được 72 bàn và để thủng lưới 15 bàn. Mourinho đã giành giải thưởng này lần thứ hai liên tiếp ở mùa giải sau và trở thành huấn luyện viên nước ngoài đầu tiên làm được điều này khi Chelsea giành chức vô địch Premier League lần thứ hai liên tiếp. Ferguson giành danh hiệu này trong ba mùa liên tiếp: 2006-07,; 2007-08; 2008-09, khí cùng với Man Utd kể từ khi giành chức vô địch thứ 8 vào mùa bóng 2002-03, trải qua 4 năm không giành được chức vô địch giải đấu, đã vô địch mùa 2006-07 và trong hai mùa bóng tiếp theo họ đã bảo vệ thành công chức vô địch. Huấn luyện viên của Tottenham, Harry Redknapp đã giành danh hiệu này vào mùa bóng 2009-2010 sau khi giúp Tottenham giành vị trí thứ tư để dự Champions League mùa bóng tiếp theo. Tháng 5 năm 2011, Ferguson giành danh hiệu này lần thứ 10 vào mùa bóng 2010-11 khi giúp Man United lập kỉ lục giành 19 chức vô địch Anh. Tháng 5 năm 2012, Alan Pardew giành danh hiệu này khi giúp Newcastle United đứng ở vị trí thứ 5 - vị trí cao nhát của họ trong 9 năm. Tháng 5 năm 2013, Ferguson giành danh hiệu này lần thứ 11 khi giúp Man United lập kỉ lục giành 20 chức vô địch Anh.
1
null
Lò đốt rác thải sinh hoạt (tiếng Anh: ) là một thiết bị hữu hiệu trong công tác xử lý rác thải giữ gìn môi trường xanh, phát triển bền vững. Đốt rác (tiếng Anh: ) là quá trình phản ứng hóa học do nhiệt tạo thành trong đó Carbon, Hydrogen và các nguyên tố khác có trong rác kết hợp với Oxy không khí để tạo ra sản phẩm Oxy hóa hoàn toàn và tạo ra nhiệt.Quá trình  xử lý chất thải nhiệt độ cao còn được gọi là "xử lý nhiệt". Việc đốt các vật liệu thải sẽ biến đổi chất thải thành tro, khí lò và nhiệt. Tro phần lớn được hình thành bởi các thành phần vô cơ của chất thải, và có thể dưới dạng khối rắn hoặc hạt mang theo khí lò. Khí thải phải được làm sạch các chất ô nhiễm và các tạp chất trước khi chúng được phân tán vào khí quyển. Trong một số trường hợp, nhiệt phát sinh từ quá trình đốt có thể được sử dụng để tạo ra điện năng. Đốt rác để tái tạo lại năng lượng cũng là một trong những công nghệ tiết kiệm năng lượng như khí hoá, nhiệt phân và phân hủy kị khí. Mặc dù công nghệ đốt rác và khí hoá tương tự về nguyên tắc, quá trình đốt rác tạo ra nguồn nhiệt năng lớn trong khi đó quá trình khí hóa thường tạo ra sản phẩm chính là khí dễ cháy. Việc đốt và khí hoá cũng có thể được thực hiện mà không cần tiếp thêm năng lượng và vật liệu. Ở một số nước, vẫn có những mối quan ngại từ các chuyên gia và cộng đồng địa phương về tác động môi trường của lò đốt. Nhiều nước vài thập niên trước, lò đốt thường không bao gồm việc phân loại để loại bỏ vật liệu nguy hiểm, cồng kềnh hoặc có thể tái chế trước khi đốt. Các cơ sở này có xu hướng gây nguy hiểm cho sức khoẻ của nhân viên nhà máy và môi trường địa phương do mức độ kiểm soát và kiểm soát quá trình đốt không đủ. Hầu hết các cơ sở này không phát điện. Lò đốt rác thải đã làm giảm khối lượng rắn của chất thải ban đầu 80-85% và thể tích khoảng 95-96%, tùy thuộc vào thành phần và mức độ thu hồi các vật liệu như kim loại từ tro để tái chế. Điều này có nghĩa là mặc dù đốt rác không thay thế hoàn toàn bãi chôn lấp nhưng nó làm giảm đáng kể khối lượng phải thải bỏ. Xe chở rác thường làm giảm thể tích chất thải trong máy nén lắp sẵn trước khi đưa vào lò đốt. Ngoài ra, ở bãi chôn lấp, lượng rác thải không nén có thể giảm khoảng 70% bằng cách sử dụng máy nén thép cố định, mặc dù chi phí năng lượng là khá cao. Ở nhiều quốc gia, việc nén chặt chất thải đơn giản là một cách xử lý phổ biến để đầm chặt tại bãi chôn lấp. Đốt có những lợi ích đặc biệt mạnh mẽ đối với việc xử lý các loại rác nhất định trong các khu vực thích hợp như chất thải lâm sàng và các chất thải nguy hại nhất định nơi mà các mầm bệnh và chất độc có thể bị phá hủy bởi nhiệt độ cao. Ví dụ như các nhà máy sản xuất hóa chất đa dạng với các dòng thải độc hại hoặc độc hại đa dạng, không thể chuyển tới một nhà máy xử lý nước thải thông thường. Xử lý chất thải đặc biệt phổ biến ở các nước như Nhật Bản, nơi đất đai là một nguồn tài nguyên khan hiếm. Đan Mạch và Thu Sweden Điển đã và đang là những nhà lãnh đạo trong việc sử dụng năng lượng được tạo ra từ quá trình đốt trong hơn một thế kỷ trong các cơ sở nhiệt điện và nhiệt kết hợp địa phương hỗ trợ các chương trình sưởi ấm khu vực. Năm 2005, việc đốt rác thải chiếm 4,8% lượng tiêu thụ điện và 13,7% tổng tiêu thụ nhiệt nội địa ở Đan Mạch.  Một số nước châu Âu khác phụ thuộc rất nhiều vào việc đốt các chất thải đô thị, đặc biệt là Luxembourg, Hà Lan, Đức và Pháp. Lịch sử. Các lò đốt rác thải đầu tiên của Vương quốc Anh đã được xây dựng tại Nottingham bởi Manlove, Alliott & Co. Ltd. năm 1874 do Albert Fryer thiết kế. Ban đầu chúng được gọi là lò hủy rác. Lò đốt của Mỹ đầu tiên được xây dựng vào năm 1885 trên đảo Governors ở New York, NY. Cơ sở đầu tiên ở Cộng hòa Séc được xây dựng vào năm 1905 tại Brno.  Phân loại. Trên thế giới đã có rất nhiều nhà nghiên cứu và sản xuất loại thiết bị này với nhiều chủng loại khác nhau. Tuy nhiên lò đốt có thể được phân chia theo các cách sau: Chia theo nguyên liệu đốt. Lò đốt sử dụng nguyên liệu đốt là dầu DO Lò đốt sử dụng nguyên liệu đốt là Gas Lò đốt sử dụng nguyên liệu đốt là Điện Lò đốt sử dụng nguyên liệu đốt là Than Lò đốt không sử dụng nguyên liệu phụ trợ (Tự rác đốt rác - Đốt rác bằng không khí tự nhiên): Lò đốt này có công nghệ dựa hoàn toàn trên cơ sở đối lưu tự nhiên của dòng vật chất do sự chênh lệch nhiệt độ tạo ra. Việc kiểm soát và cung cấp oxy trong quá trình cháy được điều khiển bằng việc đóng mở các cửa cấp gió chuyên dụng. Công nghệ khí hóa của rác thải được tận dụng triệt để, tạo ra lượng khí cháy, cháy ngay các lớp trên của vật liệu. Lượng nhiệt duy trì quá trình cháy trong lò do bản thân rác thải tạo ra trên cơ sở tận dụng tối đa lượng nhiệt bức xạ, lượng nhiệt trong quá trình phản ứng hóa học phân hủy rác mà không cần dùng đến bất kỳ nguồn năng lượng nào từ bên ngoài. Công nghệ. Lò đốt là lò nung để đốt chất thải. Lò đốt hiện đại bao gồm thiết bị giảm thiểu ô nhiễm như làm sạch khí lò. Có nhiều loại thiết kế nhà máy đốt lò: rào di chuyển, lò cố định, lò nung quay, và lò nung tầng sôi. Đốt đống. Đốt đống là một trong những hình thức xử lý rác thải đơn giản và sớm nhất, bao gồm một đống vật liệu dễ cháy được xếp chồng lên nhau trên mặt đất và đốt cháy. Các đống bị đốt cháy có thể và lan truyền lửa không kiểm soát được, ví dụ như gió cuốn thổi vật liệu ra khỏi đống vào các bụi cháy xung quanh hoặc lên các tòa nhà. Khi chất thải cháy chúng làm thay đổi dần cấu trúc của đống dẫn đến sụp đổ, lan rộng diện tích cháy. Ngay cả trong trường hợp không có gió, các loại than có trọng lượng nhẹ nhỏ có thể nâng đống bằng cách đối lưu, và luồn không khí vào trong cỏ hoặc lên các tòa nhà và gây cháy. Đốt đống thường không phân hủy hoàn toàn chất thải và gây ô nhiễm môi trường. Đốt thùng. Thùng đốt  là một dạng đốt rác tư nhân được kiểm soát nhiều hơn, chứa vật liệu cháy bên trong một thùng kim loại, với một vỉ kim loại trên ống xả. Thùng ngăn ngừa sự lan truyền của vật liệu cháy trong điều kiện gió, và như là các chất dễ cháy được giảm chúng chỉ có thể lắng xuống thùng. Hệ thống xả thải giúp ngăn ngừa sự cháy lan ra của than. Thông thường, thùng 55-US-gallon (210 L) được sử dụng làm thùng đốt, có lỗ khoan lỗ khoan hoặc khoan quanh chân đế để hút không khí. Theo thời gian, nhiệt đốt nóng cao làm cho kim loại bị oxy hóa và rỉ sét, và cuối cùng bản thân thùng bị tiêu hao bởi nhiệt và phải được thay thế. Việc đốt riêng các sản phẩm xen lu lô khô / giấy nói chung là sạch sẽ, không gây ra khói, nhưng nhựa thải trong rác gia đình có thể gây cháy và tạo ra mùi hôi thối và khói gây cay mắt. Hầu hết các cộng đồng đô thị đều cấm đốt thùng,  một số cộng đồng nông thôn cũng có thể bị cấm, đặc biệt là nơi cư dân không quen thuộc với thực tế nông thôn. Lò đốt có rào di chuyển. Nhà máy đốt rác tiêu biểu cho chất thải rắn đô thị là lò đốt rào di chuyển. Các rào di chuyển cho phép chuyển động của chất thải thông qua buồng đốt để được tối ưu hóa để cho phép đốt cháy hiệu quả hơn và hoàn thành. Một nồi hơi rãnh di chuyển duy nhất có thể xử lý đến 35 tấn (39 tấn ngắn) chất thải mỗi giờ, và có thể hoạt động 8,000 giờ mỗi năm chỉ với một thời gian dừng để kiểm tra và duy trì khoảng một tháng thời gian. Lò đốt có rào di chuyển thường được gọi là lò đốt chất thải rắn đô thị. Chất thải được đưa vào bởi một máy xúc qua "họng" của rào, từ nơi này chất thải tiếp tục di chuyển xuống qua rãnh tới hố lò ở đầu kia. Ở đây, tro được loại bỏ thông qua một khóa nước. Một phần của không khí đốt (khí đốt sơ cấp) được cung cấp qua rãnh từ phía dưới. Luồng không khí này cũng có mục đích tự làm mát rãnh. Làm mát là quan trọng đối với sức mạnh cơ học của rào, và nhiều rãnh di chuyển cũng được làm mát bằng nước. Không khí đốt thứ cấp được cung cấp vào nồi hơi ở tốc độ cao thông qua các vòi phun trên rây. Nó tạo điều kiện đốt cháy hoàn toàn các khí lò bằng cách tạo ra sự hỗn loạn để trộn tốt hơn và bằng cách đảm bảo một lượng dư oxy. Trong lò đốt lò đốt nhiều tầng, lò không khí thứ cấp được đưa vào buồng riêng ở cuối buồng đốt nguyên sơ. Theo chỉ thị về lò đốt rác thải ở Châu Âu, các lò đốt phải được thiết kế để đảm bảo rằng khí lò đạt được nhiệt độ ít nhất là 850 °C (1.560 °F) trong 2 giây để đảm bảo sự phân hủy các chất hữu cơ độc hại. Để luôn luôn tuân thủ điều này, cần phải lắp đặt các vòi phụ trợ dự phòng (thường được bơm bằng dầu) được nung vào nồi hơi trong trường hợp giá trị gia nhiệt của chất thải trở nên quá thấp để tự đạt được nhiệt độ này. Các khí lò sau đó được làm lạnh trong các thiết bị gia nhiệt, trong đó nhiệt được chuyển sang hơi nước, sưởi ấm hơi đến 400 °C (752 °F) với áp suất 40 bar (580 psi) để tạo ra điện trong tuabin. Tại thời điểm này, khí lò có nhiệt độ khoảng 200 °C (392 °F), và được đưa vào hệ thống làm sạch khí thải. Tại Scandinavia, bảo trì định kỳ luôn được thực hiện trong mùa hè, nơi mà nhu cầu về sưởi ấm khu vực thấp. Thông thường, các lò đốt bao gồm một số "đường ống hơi" (nồi hõi và các thiết bị xử lý khí thải) riêng biệt, để chất thải tiếp tục được tiếp nhận tại một nồi hơi, trong khi các thiết bị khác đang được bảo dưỡng, sửa chữa hoặc nâng cấp. Lò đốt có rào cố định. Lò đốt cũ hơn và đơn giản hơn là một lò gạch lát bằng mái kim loại cố định trên hố lò thấp hơn, với một lỗ ở phía trên hoặc bên để nạp và một lỗ khác ở bên để loại bỏ chất rắn không cháy (clinkers). Nhiều lò đốt trước đây được tìm thấy trong nhà chung cư đã được thay thế bằng máy nén thải. Lò nung quay. Lò đốt lò quay được sử dụng bởi các đô thị và các nhà máy công nghiệp lớn. Thiết kế lò đốt có 2 buồng: buồng chính và buồng thứ cấp. Buồng chính trong lò đốt lò quay bao gồm một ống hình trụ lót bằng vật liệu chịu lửa. Lớp lót chịu lửa bên trong đóng vai trò như lớp hy sinh để bảo vệ cấu trúc lò. Lớp phủ chịu lửa này cần được thay thế theo thời gian. Sự dịch chuyển xi lanh trên trục của nó tạo điều kiện cho sự di chuyển của chất thải. Trong buồng sơ cấp, có sự chuyển đổi các phần rắn thành khí, thông qua sự bay hơi, chưng cất khô và các phản ứng đốt cháy một phần. Buồng thứ cấp là cần thiết để hoàn thành các phản ứng đốt cháy giai đoạn. Các clinker tràn ra ở cuối xi lanh. Một ống khói, ga, quạt, vòi phun hơi nước cao cung cấp sự chênh áp cần thiết. Tro đi qua rào, nhưng nhiều hạt lại được mang cùng với các khí nóng. Các hạt và bất kỳ khí dễ cháy có thể được đốt cháy trong "bộ đốt sau". Lò đốt tầng sôi. Một luồng không khí mạnh bị ép qua cát. Không khí qua cát cho đến khi đạt đến mức các hạt cát tách ra để cho không khí thông qua và trộn và sự tách giãn xảy ra, từ đó một tầng lỏng  được tạo ra và nhiên liệu và chất thải bây giờ có thể được đưa vào. Cát với chất thải hoặc nhiên liệu được xử lý trước được giữ lại trên dòng không khí bơm và có tính chất giống chất lỏng. Tầng sau đó pha trộn mạnh và tác động giữ các hạt nhỏ trơ và không khí ở trạng thái giống như chất lỏng. Điều này cho phép tất cả các khối lượng của chất thải, nhiên liệu và cát được lưu thông đầy đủ qua lò. Đốt đặc biệt. Nhà máy xưởng mùn cưa của nhà máy sản xuất đồ nội thất cần nhiều sự chú ý vì chúng phải xử lý bột nhựa và nhiều chất dễ bắt lửa. Việc đốt cháy có kiểm soát, các hệ thống chống cháy trở nên thiết yếu vì bụi khi bị cháy giống với hiện tượng cháy của bất kỳ loại dầu khí lỏng nào. Lò đốt chyển rác thành năng lượng. Nhiệt được sản xuất bởi lò đốt có thể được sử dụng để tạo ra hơi nước mà sau đó có thể được sử dụng để điều khiển một tuabin để sản xuất điện. Lượng năng lượng thực tế với rác thải đô thị ở VN có thể được sản xuất trên một tấn phế thải đô thị khoảng 0.4 MWh điện và 2 MWh của hệ thống sưởi ấm khu vực.  Như vậy, đốt khoảng 600 tấn/ngày) sẽ sản xuất khoảng 240 MWh điện / ngày (10 MW điện liên tục trong 24 giờ) và 1200 MWh năng lượng sưởi ấm mỗi ngày. Ô nhiễm. Đốt tạo ra tro và khí thải vào khí quyển. Trước khi hệ thống làm sạch khí thải được lắp đặt, các khí lò có thể chứa các hạt, kim loại nặng, dioxin, furan, sulfur dioxide và axit clohiđric. Nếu các nhà máy không làm sạch không khí, Khí lò có thể thêm một lượng ô nhiễm đáng kể vào lượng khí phát thải. Trong một nghiên cứu từ năm 1997, Cơ quan Quản lý Rác thải ở Delaware đã phát hiện ra rằng với cùng một lượng sản xuất, các lò đốt thải ra hydrocarbon và SO2, HCl, CO và NOx ít hơn các nhà máy điện đốt than, nhưng nhiều hơn các nhà máy điện khí tự nhiên.  Theo Bộ Môi trường Đức, lò đốt rác thải giảm một lượng lớn chất ô nhiễm trong không khí bằng cách thay thế năng lượng từ các nhà máy đốt than bằng năng lượng từ các nhà máy đốt rác thải. Phát thải khí nhà kính. Dioxin và furan. Sự quan ngại nhất của ​​các nhà môi trường về việc đốt các chất thải rắn đô thị  là sự tạo ra một lượng đáng kể lượng dioxin và phát thải furan. Dioxin và furan được coi là các mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với sức khoẻ. EPA đã công bố vào năm 2012 rằng giới hạn an toàn cho tiêu thụ của con người là 0,7 picograms tương đương về độc tính (TEQ) trên một kilogam trọng lượng mỗi ngày, nó hoạt động ở mức 17 tỷ phần trên gram cho mỗi người cân nặng 150 lb mỗi năm. Năm 2005, Bộ môi trường Đức, nơi có 66 lò đốt vào thời điểm đó, ước tính rằng "... mặc dù năm 1990 một phần ba lượng dioxin phát thải ở Đức là từ các lò thiêu, năm 2000 con số này ít hơn 1% Các ống khói và bếp lò tản nhiệt trong các hộ gia đình tư nhân thải ra khoảng 20 lần dioxin vào môi trường hơn là các lò đốt. " Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, tỷ lệ đốt cháy tổng lượng chất dioxin và furan từ tất cả các nguồn được biết và ước lượng ở Mỹ (không chỉ đổ rác) cho mỗi loại lò đốt là như sau: 35,1% thùng sau vườn; 26,6% chất thải y tế; 6,3% bùn xử lý nước thải đô thị; 5.9% đốt chất thải đô thị; 2,9% đốt gỗ công nghiệp. Như vậy, việc kiểm soát đốt cháy chất thải chiếm 41,7% tổng lượng tồn lưu dioxin. Năm 1987, trước khi các quy định của chính phủ yêu cầu sử dụng các biện pháp kiểm soát khí thải, đã có tổng lượng 8.905.1 grams (TEQ) lượng khí thải dioxin từ các bộ phận xử lý chất thải đô thị của Hoa Kỳ. Ngày nay, tổng lượng phát thải từ các nhà máy là 83,8 grams TEU / năm, giảm 99%. Việc đốt nhà vườn và rác thải ở sân sau, vẫn được cho phép ở một số khu vực nông thôn, tạo ra 580 gram dioxin mỗi năm. Các nghiên cứu được thực hiện bởi US-EPA đã chứng minh rằng phát thải từ một gia đình chỉ sử dụng thùng đốt tạo ra nhiều lượng khí thải hơn là một lò đốt thải ra 200 tấn / ngày vào năm 1997 và gấp năm lần 2007 do hóa chất gia tăng trong thùng rác của hộ gia đình và giảm phát thải bởi lò đốt đô thị sử dụng công nghệ tốt hơn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng ước tính ban đầu của họ đối với thùng đốt là quá cao và lò đốt được sử dụng để so sánh đại diện cho một nhà máy "sạch" chỉ mang tính lý thuyết. Các nghiên cứu sau này của họ phát hiện ra rằng các thùng đốt đốt sản xuất trung bình 24,95 nanograms TEQ mỗi lb cháy rác, để một gia đình đốt 5 lbs thùng rác mỗi ngày, hoặc 1825 lbs mỗi năm, sản xuất tổng cộng 0,0455 mg TEQ mỗi năm, Và số lượng thùng đốt tương đương cho 83,8 gram (2,96 oz) của 251 lò đốt đô thị do EPA kiểm kê tại Hoa Kỳ vào năm 2000, là 1.841.700, hoặc bình quân 7337 thùng đốt gia đình cho một lò đốt rác thải đô thị. Hầu hết các cải tiến trong lượng khí thải dioxin ở Mỹ đều là đối với lò đốt rác thải đô thị lớn. Vào năm 2000, mặc dù các lò đốt quy mô nhỏ (những người có công suất dưới 250 tấn / ngày) chỉ xử lý được 9% tổng lượng chất thải đốt, 83% dioxin và furan thải ra từ quá trình đốt chất thải đô thị. Sự phân hủy và hạn chế dioxin. Sự phân hủy dioxin đòi hỏi phải tiếp xúc với vòng phân tử với nhiệt độ cao đủ để gây ra sự phân hủy nhiệt của các liên kết phân tử mạnh gắn chặt với nhau. Những mảnh tro bay nhỏ có thể hơi dày và quá ngắn khi tiếp xúc với nhiệt độ cao chỉ có thể làm suy giảm dioxin trên bề mặt tro. Đối với khoang chứa khí dung tích lớn, việc tiếp xúc quá ngắn cũng có thể dẫn đến chỉ một số khí thải đạt được nhiệt độ phân hủy hoàn toàn. Vì lý do này, cũng có một yếu tố thời gian để tiếp xúc với nhiệt độ để đảm bảo sưởi ấm hoàn toàn thông qua độ dày của tro bay và khối lượng của khí thải. Có sự cân bằng giữa gia tăng nhiệt độ hoặc thời gian phơi nhiễm. Thông thường, khi nhiệt độ phân hủy cao hơn, thời gian tiếp xúc để sưởi ấm có thể ngắn hơn, nhưng nhiệt độ cao quá mức cũng có thể gây hao mòn và làm hỏng các bộ phận khác của thiết bị đốt. Tương tự như vậy, nhiệt độ phân hủy có thể giảm xuống một mức độ nào đó nhưng sau đó khí thải sẽ đòi hỏi thời gian kéo dài nhiều hơn có thể là vài phút, đòi hỏi phải có khoang xử lý lớn/dài và chiếm rất nhiều không gian nhà máy xử lý. Một tác dụng phụ của việc phá vỡ các liên kết phân tử mạnh của dioxin là khả năng phá vỡ liên kết khí nitơ (N2) và khí oxy (O2) trong không khí cung cấp. Khi dòng khí thải làm mát, các nguyên tử tách rời hoạt tính cao này tự đổi liên kết thành các oxit phản ứng như NOx trong khí lò, có thể dẫn đến sự hình thành sương mù và mưa acid nếu chúng được giải phóng trực tiếp vào môi trường địa phương. Các oxit phản ứng này phải được trung hòa thêm với việc giảm xúc tác chọn lọc (SCR) hoặc lọc không xúc tác chọn lọc. Phân hủy Dioxin trong thực tế. Nhiệt độ cần thiết để phá vỡ dioxin thường không đạt được khi đốt nhựa ở ngoài trời trong một cái hố đốt hoặc hố rác sẽ gây ra lượng dioxin cao như đã đề cập ở trên. Mặc dù chất dẻo thường cháy trong lửa ngoài trời, dioxin vẫn còn lưu lại sau khi bị đốt cháy hoặc trôi nổi vào trong khí quyển, hoặc có thể ở trong tro, nơi có thể dẫn xuống nước ngầm khi mưa rơi xuống. May mắn thay, các hợp chất của dioxin và furan liên kết rất mạnh với các bề mặt rắn và không bị hòa tan bởi nước, do đó các quá trình rửa được giới hạn ở vài milimet đầu tiên dưới đống tro. Các dioxin pha khí có thể bị phá huỷ đáng kể bằng cách sử dụng các chất xúc tác, một số trong đó có thể có mặt như là một phần của cấu trúc túi vải lọc. Thiết kế lò đốt đô thị hiện đại bao gồm một khu vực có nhiệt độ cao, nơi khí lò được giữ ở nhiệt độ trên 850 °C (1.560 °F) trong ít nhất 2 giây trước khi nó được làm mát. Chúng được trang bị máy sưởi bổ trợ để đảm bảo điều này ở tất cả thời điểm. Máy sưởi thường sử dụng bằng dầu hoặc khí tự nhiên và thường chỉ hoạt động trong một khoảng thời gian rất nhỏ. Hơn nữa, lò đốt hiện đại nhất sử dụng các bộ lọc vải (thường là với các màng Teflon để tăng cường thu thập các phân tử nhỏ hơn micron) có thể thu được dioxin có trong hoặc trên các hạt rắn. Đối với lò đốt đô thị rất nhỏ, nhiệt độ yêu cầu cho sự phân hủy nhiệt của dioxin có thể đạt được bằng cách sử dụng một bộ phận sưởi ấm nhiệt độ cao, cộng với một giai đoạn giảm xúc tác có chọn lọc. Mặc dù dioxin và furan có thể bị phá hủy bởi quá trình đốt cháy, sự cải tạo của chúng bằng một quá trình được gọi là 'tổng hợp de novo' như khí thải phát ra có nguy cơ tạo ra dioxin sẽ được kiểm tra bằng các nhà máy có nhiệt độ đốt cao hơn trong thời gian dài.  CO2. Đối với các quá trình đốt khác, gần như toàn bộ hàm lượng cacbon trong chất thải được phát ra dưới dạng CO2 vào khí quyển. Rác thải đô thị có chứa khoảng một phần carbon dạng CO2 (27%), do đó việc đốt 1 tấn rác thải đô thị tạo ra khoảng 0.27 tấn CO2. Nếu chất thải đã được chôn lấp, 1 tấn rác thải đô thị sẽ sản sinh khoảng 62 mét khối methanol thông qua quá trình phân hủy kị khí của phần phân huỷ sinh học. Vì tiềm năng ấm lên toàn cầu của khí metan là 34 và trọng lượng 62 mét khối metan ở 25 độ Celsius là 40,7 kg, tương đương với 1,38 tấn CO2, nhiều hơn 1 tấn CO2 mà sẽ được sản xuất bởi thiêu đốt. Tại một số quốc gia, lượng khí bãi rác được thu gom rất nhiều. Tiềm năng nóng lên toàn cầu của khí bãi rác thải ra khí quyển là đáng kể. Ở Mỹ, người ta ước tính rằng tiềm năng ấm lên toàn cầu của khí bãi rác thải ra vào năm 1999 đã cao hơn khoảng 32% so với lượng CO2 thải ra từ quá trình đốt. Kể từ nghiên cứu này, ước tính về sự ấm lên toàn cầu của khí metan đã được tăng lên từ 21 xuống 35, chôn lấp sẽ làm tăng nguy cơ ấm lên toàn cầu lên gấp 3 lần so với việc đốt chất thải. Ngoài ra, gần như tất cả các chất thải phân hủy sinh học đều có nguồn gốc sinh học. Vật liệu này đã được hình thành bởi các nhà máy sử dụng CO2 trong khí quyển điển hình là trong mùa vụ cuối. Nếu những cây này được tái sinh thì lượng CO2 phát ra từ quá trình cháy sẽ được lấy ra khỏi bầu khí quyển một lần nữa. Những cân nhắc như vậy là lý do chính tại sao nhiều quốc gia coi việc đốt các chất thải dễ phân huỷ sinh học như là năng lượng có thể tái tạo. Phần còn lại - chủ yếu là chất dẻo và các sản phẩm có nguồn gốc dầu mỏ - thường được coi là các chất không thể tái tạo. Các kết quả khác nhau cho dấu vết CO2 của việc đốt có thể đạt được với các giả định khác nhau. Các điều kiện địa phương (như yêu cầu sưởi ấm cục bộ của địa phương hạn chế, không có nhiên liệu hóa thạch tạo ra điện để thay thế hoặc mức nhôm cao trong dòng thải) có thể làm giảm lợi ích CO2 từ việc đốt. Phương pháp luận và các giả định khác cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả đáng kể. Các phát thải khác. Các phát thải khí khác trong khí lò từ lò đốt lò gồm có nitơ oxit, sulfur dioxide, axit clohiđric, kim loại nặng và các hạt mịn. Trong số các kim loại nặng, thủy ngân là mối quan tâm lớn do tính độc hại và độ bay hơi cao của nó, vì tất cả thủy ngân trong dòng thải đô thị đều có thể thoát ra nếu không được loại bỏ bằng các biện pháp kiểm soát khí thải. Hàm lượng hơi trong khói lò có thể tạo ra khói cản trở tầm nhìn, có thể được coi là ô nhiễm thị giác. Có thể tránh được bằng cách ngưng tụ khí lò và hâm nóng lại, hoặc bằng cách tăng nhiệt độ thoát khí lò cao hơn điểm ngưng sương. Sự ngưng đọng bằng khí thải từ ống khói cho phép làm nóng hơi nước trong quá trình bốc hơi nước, sau đó tăng hiệu suất nhiệt của nhà máy. 
1
null
Say độ cao hay còn gọi là say núi cấp tính () là ảnh hưởng bệnh lý của độ cao đối với con người, do tiếp xúc đột ngột với môi trường có áp suất riêng phần của khí oxy thấp ở độ cao lớn; thường là trên 2.400 mét (8.000 feet). Biểu hiện của say độ cao bao gồm những triệu chứng không đặc hiệu xuất hiện khi lên đến độ cao lớn hoặc khi áp suất không khí thấp, giống như triệu chứng của "cúm, ngộ độc khí cacbon mônôxít, hoặc như các triệu chứng sau khi say rượu (đau đầu, chóng mặt, buồn nôn)". Khó xác định được cá nhân nào có thể bị say độ cao, vì không có các yếu tố đặc trưng thể hiện mối tương quan với một sự nhạy cảm đối với chứng say độ cao. Tuy nhiên, hầu hết đều có thể lên đến độ cao 2.400m mà không gặp trở ngại gì. Say độ cao có thể biến chứng thành phù phổi hoặc phù não do độ cao, có thể dẫn đến tử vong. Say núi mạn tính, còn gọi là bệnh Monge, là một tình trạng khác, chỉ xảy ra khi ở độ cao một thời gian dài. Nguyên nhân. Lượng oxy trong khí quyển cần thiết để duy trì hoạt động của thể chất và tinh thần giảm dần theo độ cao. Oxy giảm khi tỷ trọng riêng của nó trong không khí giảm, số lượng phân tử (của cả oxy và nitơ) trong mỗi đơn vị thể tích giảm khi lên cao. Tuy nhiên, tỷ lệ oxy trong không khí luôn ở mức 21% và gần như không thay đổi khi lên đến độ cao . Vận tốc trung bình của các khí lưỡng nguyên tử nitơ và oxy rất giống nhau và do đó tỷ lệ oxy so với nitơ không thay đổi. Do càng lên cao thì lượng hơi nước thoát ra từ phổi càng lớn, làm cơ thể bị mất nước và góp phần tạo nên các triệu chứng của say độ cao. Độ dốc, độ cao đạt tới, và lượng hoạt động thể chất khi ở trên cao, cũng như tính nhạy cảm của từng cá nhân là những yếu tố ảnh hướng đến sự bộc phát và mức độ nghiêm trọng của say độ cao. Say độ cao thường xảy ra sau quá trình leo lên quá nhanh và thường có thể ngăn ngừa bằng cách đi lên từ từ. Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng chỉ xảy ra tạm thời và thường giảm đi khi thích nghi dần với môi trường ở trên cao. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, say độ cao có thể gây tử vong.
1
null
Torpedinidae là một họ cá sụn đuối điện gồm khoảng 22 loài trong 2 chi Tetronarce - Torpedo. Cũng giống như các họ cá đuối điện khác, chúng có khả năng sản xuất ra dòng điện như một cơ chế tự bảo vệ. Loài có kích thước lớn nhất trong họ là cá đuối Đại Tây Dương tối màu với những cá thể cân nặng lên đến , sản sinh ra dòng điện 220 vôn nhờ các cơ quan phát điện ở cá. Phân loại. Torpedinidae gốm 22 loài trong 2 chi tính đến đầu năm 2019.
1
null
Cá điện là những loài cá có khả năng phát ra điện. Một con cá có thể tạo ra điện được gọi là cá phát điện trong khi một con cá có khả năng phát hiện điện trường được cho là cá có thể cảm nhận điện. Cá phát điện cũng có khả năng cảm nhận điện. Loài cá điện có thể được tìm thấy cả trong đại dương và trong các con sông nước ngọt của Nam Mỹ (Gymnotiformes) và châu Phi (Mormyridae). Nhiều loài cá như cá mập, cá đuối và cá da trơn có thể phát hiện ra điện trường nhưng không phải là cá điện vì chúng không thể tạo ra điện trường.
1
null
USS "Brooks" (DD-232/APD-10) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất, đã tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai, được cải biến thành một tàu vận chuyển cao tốc với ký hiệu lườn APD-10, và hoạt động cho đến khi xung đột kết thúc. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Trung úy Hải quân John Brooks, Jr. (1783-1813), người tử trận trong cuộc Chiến tranh 1812. Thiết kế và chế tạo. "Brooks" được đặt lườn vào ngày 11 tháng 6 năm 1918 tại xưởng tàu của hãng New York Shipbuilding Company. Nó được hạ thủy vào ngày 24 tháng 4 năm 1919, được đỡ đầu bởi bà George S. Keyes, cháu Trung úy Brooks; và được đưa ra hoạt động vào ngày 18 tháng 6 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Đại úy Hải quân D. M. Dalton. Lịch sử hoạt động. Giữa hai cuộc thế chiến. "Brooks" rời Philadelphia, Pennsylvania vào ngày 26 tháng 8 năm 1920 để đi sang vùng biển Châu Âu. Nó thoạt tiên được phân công nhiệm vụ tuần tra tại biển Baltic trong một thời gian ngắn, và sau đó tham gia Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ tại vùng biển Adriatic trước khi được điều sang lực lượng tại vùng biển Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 6 năm 1921. Nó lên đường quay trở về Hoa Kỳ vào ngày 26 tháng 9 năm 1921 và về đến thành phố New York vào ngày 19 tháng 10. Sau đó nó được phân về Hạm đội Tuần tiễu, và đã tham gia các cuộc cơ động tại vùng biển Caribe, Đại Tây Dương và Thái Bình Dương cho đến khi được cho xuất biên chế và đưa về lực lượng dự bị tại Xưởng hải quân Philadelphia vào ngày 20 tháng 1 năm 1931. "Brooks" được cho nhập biên chế trở lại tại Xưởng hải quân Philadelphia vào ngày 18 tháng 6 năm 1932 và gia nhập Lực lượng Tuần tiễu. Nó tham gia các hoạt động hạm đội tại cả hai phía bờ biển cho đến khi được đưa về lực lượng dự bị tại Philadelphia vào ngày 2 tháng 9 năm 1938. Nó nhập biên chế trở lại vào ngày 25 tháng 4 năm 1939 và được phân vai trò Tuần tra Trung lập tại khu vực bờ biển Đại Tây Dương, cho đến khi được điều sang lực lượng phòng vệ trực thuộc Quân khu Hải quân 13 vào tháng 11 năm 1940. Nó hoạt động cùng lực lượng này cho đến khi Hoa Kỳ tham gia Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Thế Chiến II. Trong vai trò một tàu tuần tra và hộ tống, phạm vi hoạt động của "Brooks" trải rộng từ California đến Washington và Alaska trong năm đầu tiên của Thế Chiến II. Nó đi đến Seattle, Washington vào ngày 20 tháng 9 năm 1942 để được cải biến thành một tàu vận chuyển cao tốc, và đến ngày 1 tháng 12 năm 1942 được xếp lại lớp với ký hiệu lườn mới APD-10, rồi được điều về khu vực Nam Thái Bình Dương. Nó phục vụ như một tàu vận chuyển và quét mìn trong các cuộc đổ bộ tại: Lae, New Guinea từ ngày 4 đến ngày 14 tháng 9 năm 1943; Finschhafen, New Guinea từ ngày 22 đến ngày 30 tháng 9; mũi Gloucester, New Britain từ ngày 26 đến ngày 29 tháng 12; Saidor, New Guinea từ ngày 2 tháng 1 đến ngày 17 tháng 2 năm 1944; quần đảo Admiralty từ ngày 29 tháng 2 đến ngày 19 tháng 3; Hollandia, New Guinea từ ngày 22 đến ngày 28 tháng 4; chiếm đóng Saipan từ ngày 14 đến ngày 22 tháng 6; chiếm đóng Leyte từ ngày 18 tháng 11 đến ngày 4 tháng 12; chiếm đóng Mindoro từ ngày 12 đến ngày 18 tháng 12; và đổ bộ lên vịnh Lingayen, Luzon từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 1 năm 1945. Tại Luzon vào ngày 6 tháng 1 năm 1945, một máy bay tấn công cảm tử kamikaze Nhật Bản đã đâm vào mạn trái của "Brooks", gây một đám cháy lớn giữa tàu. Ống dẫn hơi nước chính và phụ đều bị hư hỏng; vỡ van dẫn nước đến buồng ngưng tụ khiến phòng động cơ phía trước bị ngập nước. Ba thành viên thủy thủ đoàn của "Brooks" thiệt mạng cùng 11 người khác bị thương. Nó được chiếc kéo quay trở về San Pedro, California, và được cho ngừng hoạt động tại đây vào ngày 2 tháng 8 năm 1945. Lườn tàu của "Brooks" bị bán để tháo dỡ vào ngày 30 tháng 1 năm 1946. Phần thưởng. "Brooks" được tặng thưởng danh hiệu Đơn vị Tưởng thưởng Hải quân cùng sáu Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
Tỉnh Tbong Khmum (tiếng Khmer: ខេត្ត ត្បូងឃ្មុំ, IPA: [tɓouŋ kʰmum]) là một tỉnh (khaet) của Campuchia nằm trên vùng đồng bằng trung bộ của sông Mekong. Tỉnh lỵ và thành phố lớn nhất của nó là Suong. Tên của tỉnh bao gồm hai từ tiếng Khmer, tboung (đá quý) và khmum (con ong), cùng nhau có nghĩa là hổ phách, vùng đất này còn được gọi là "Bình Xiêm" trong lịch sử Việt Nam thời kỳ nhà Nguyễn. Tỉnh Tbong Khmum được lập khi tỉnh Kampong Cham được chia tách thành hai tỉnh theo một sắc lệnh hoàng gia ban hành vào ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Quốc vương Norodom Sihamoni theo đề nghị của Thủ tướng Hun Sen. Địa lý. Tỉnh Tbong Khmum nằm ở phía đông tỉnh Kampong Chàm (mới). Tỉnh này giáp các tỉnh Kampong Cham về phía tây, tỉnh Kratié về phía bắc, tỉnh Prey Veng về phía nam, và có chung đường biên giới quốc tế với Việt Nam về phía đông (giáp hai tỉnh Bình Phước (đông) và Tây Ninh (đông nam)). Hành chính. Tỉnh có sáu huyện và một thành phố:
1
null
là một chính trị gia người Nhật Bản. Ông đã từng là Chánh Văn phòng Nội các trong nội các của Mori Yoshirō và cũng từng là Tổng thư ký của Đảng Dân chủ Tự do tại Tham Nghj viện. Ông học tại Đại học Waseda nhưng không tốt nghiệp. Ông từng làm quyền Thủ tướng của Nhật Bản khi Obuchi Keizō bị hôn mê năm 2000. Ông qua đời ngày 11 tháng 6 năm 2023, thọ 89 tuổi.
1
null
USS "Gilmer" (DD-233/APD-11) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất, đã tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai, được cải biến thành một tàu vận chuyển cao tốc với ký hiệu lườn APD-11, và hoạt động cho đến khi xung đột kết thúc. Nó là chiếc tàu chiến thứ nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Bộ trưởng Hải quân Thomas Walker Gilmer (1802-1844). Thiết kế và chế tạo. "Gilmer" được đặt lườn vào ngày 25 tháng 6 năm 1918 tại xưởng tàu của hãng New York Shipbuilding Corporation. Nó được hạ thủy vào ngày 24 tháng 5 năm 1919, được đỡ đầu bởi bà Elizabeth Gilmer Miles, cháu nội Bộ trưởng Gilmer; và được đưa ra hoạt động vào ngày 30 tháng 4 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung úy Hải quân Harold J. Wright. Lịch sử hoạt động. Giữa hai cuộc thế chiến. Từ ngày 27 tháng 8 năm 1920 đến ngày 11 tháng 8 năm 1923, "Gilmer" thực hiện hai chuyến đi khứ hồi vượt Đại Tây Dương từ New York đến các cảng Châu Âu và Địa Trung Hải. Sau đó nó tham gia các cuộc thực tập huấn luyện dọc theo vùng bờ Đông, khu vực biển Caribe và dọc theo vùng bờ Tây cho đến năm 1938. Các hoạt động đáng kể khác bao gồm một chuyến đi đến Nicaragua vào năm 1926 để bảo vệ tính mạng và tài sản của công dân Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh du kích do Augusto César Sandino khởi xướng, hộ tống cho chuyến đi đến Havana, Cuba của Tổng thống Calvin Coolidge trên chiếc thiết giáp hạm vào năm 1928, cùng hoạt động cứu trợ thiên tai tại vùng biển Caribe trong cùng năm đó. Được cho xuất biên chế tại Philadelphia, Pennsylvania vào ngày 31 tháng 8 năm 1938, "Gilmer" nhập biên chế trở lại vào ngày 25 tháng 9 năm 1939 sau khi Chiến tranh Thế giới thứ Hai nổ ra tại châu Âu, và được phân về Đội khu trục Hạm đội Đại Tây Dương trong vai trò soái hạm hải đội. Nó tiến hành tuần tra và tập trận tại Đại Tây Dương và biển Caribe cho đến khi được điều sang San Diego, California vào ngày 4 tháng 11 năm 1940, tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Hoa Kỳ tham gia chiến tranh. Thế Chiến II. "Gilmer" đang ở ngoài khơi Puget Sound, Washington khi Hải quân Đế quốc Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941. Nó lập tức làm nhiệm vụ hộ tống và tuần tra chống tàu ngầm, và tiếp tục vai trò này cho đến khi đi vào ụ tàu vào ngày 13 tháng 11 năm 1942. Nó được cải biến thành một tàu vận chuyển cao tốc, và được xếp lại lớp với ký hiệu lườn mới APD-11 vào ngày 22 tháng 1 năm 1943. Nó khởi hành từ Seattle, Washington vào ngày 29 tháng 1, đi ngang qua San Diego để đi Trân Châu Cảng, đến nơi vào ngày 13 tháng 2. Nó lại tiếp tục đi đến Espiritu Santo, nơi nó thả neo vào ngày 9 tháng 3, và tiến hành các cuộc thực tập huấn luyện đổ bộ cùng với Tiểu đoàn 4 Biệt kích Thủy quân Lục chiến. Vào ngày 5 tháng 4, "Gilmer" khởi hành từ Tulagi trong vai trò soái hạm của Đội vận chuyển 16, làm nhiệm vụ tuần tra chống tàu ngầm tại vùng biển này. Nó ghé qua Noumea vào ngày 22 tháng 4 và Townsville, Australia vào ngày 8 tháng 5, thực hiện hai chuyến đi hộ tống khứ hồi từ đây đến Brisbane từ ngày 13 tháng 5 đến ngày 22 tháng 6 năm 1943. Nhiệm vụ tuần tra và hộ tống từ Australia đến New Guinea được tiếp nối cho đến ngày 4 tháng 9 năm 1943, khi nó tham gia cuộc đổ bộ của Đồng Minh lên bán đảo Huon gần Lae, New Guinea, rồi tuần tra ngoài khơi Buna, New Guinea. Nó hỗ trợ cho lực lượng Hoa Kỳ và Australia trong chiến dịch New Guinea, thường xuyên thực hiện các chuyến đi hộ tống từ đây đến Australia và quay trở lại. Vào ngày 26 tháng 12 năm 1943, nó cho đổ bộ lực lượng của Sư đoàn 1 Thủy quân Lục chiến lên mũi Gloucester, New Britain, và trực chiến để hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lên Finschhafen ba ngày sau đó. Vào ngày 2 tháng 1 năm 1944, các đơn vị thuộc Trung đoàn Bộ binh 126 được cho đổ bộ lên Saidon. "Gilmer" tham gia tuần tra ngoài khơi Buna, mũi Sudest cũng như bắn phá vịnh Humboldt, New Guinea vào ngày 22 tháng 4 năm 1944 khi lực lượng Đồng Minh bắt đầu tấn công. Vào ngày 12 tháng 5, "Gilmer" khởi hành từ Hollandia, New Guinea để nhận lên tàu một Đội phá hoại dưới nước (UDT) tại Trân Châu Cảng, và đã gửi đội lên bờ vào ngày 14 tháng 6 năm 1944, trong khuôn khổ hoạt động chuẩn bị cho việc đổ bộ chính lên Saipan thuộc quần đảo Marianna. Hai ngày sau, nó phát hiện và đánh chìm bốn tàu hàng Nhật Bản, bắt giữ 24 tù binh. Thị trấn Tinian bị bắn phá vào ngày 23 tháng 6, và các hoạt động của đội UDT ngoài khơi đảo này tiếp nối cho đến ngày 14 tháng 7, khi "Gilmer" cùng với tàu khu trục hộ tống , vốn hình thành nên lực lượng tuần tra chống tàu ngầm, đã đánh chìm tàu ngầm Nhật Bản "I-6" ở tọa độ . "Gilmer" khởi hành từ Tinian vào ngày 12 tháng 8 để đi Trân Châu Cảng, và cho đến tháng 1 năm 1945 đã tiến hành các cuộc huấn luyện phá hoại và trinh sát cùng các đội UDT tại vùng biển Hawaii. Nó lên đường vào ngày 10 tháng 1 trong vai trò soái hạm cho cuộc thực tập tổng dượt tại Ulithi, vào ngày 16 tháng 2 đã tiếp cận Iwo Jima cho các hoạt động đổ bộ ban đầu. Các đội UDT được cho đổ bộ lên các bãi biển phía Đông và phía Tây, và "Gilmer" đã hộ tống cho thiết giáp hạm khi chiếc này bắn phá hệ thống phòng thủ của quân Nhật tại Iwo Jima. Các hoạt động tuần tra và bảo vệ được tiếp nối cho đến ngày 24 tháng 2, khi nó lên đường đi sang Leyte, đến nơi bốn ngày sau đó. Sau khi ghé qua Ulithi, nó tham gia trận Okinawa, tiến đến nơi đây vào ngày 25 tháng 3 trong vai trò soái hạm của đội UDT. Ngày hôm sau, một chiếc máy bay tấn công cảm tử kamikaze đã đâm trúng sàn tàu của nó, làm thiệt mạng một thành viên thủy thủ đoàn và làm bị thương ba người khác. Dù vậy, chiếc tàu khu trục vẫn tiếp tục hỗ trợ cuộc đổ bộ chiếm đóng cho đến ngày 9 tháng 4, khi nó lên đường quay trở về Trân Châu Cảng để sửa chữa, rồi quay lại Okinawa vào ngày 4 tháng 7 để tiếp tục làm nhiệm vụ tuần tra. Sau các hoạt động hộ tống chống tàu ngầm bảo vệ các đoàn tàu vận tải đi lại giữa Philippines và Okinawa, "Gilmer" neo đậu tại Nagasaki vào ngày 13 tháng 9 sau khi Nhật Bản đầu hàng để vận chuyển các cựu tù binh Đồng Minh từ đây đến Okinawa. Nó khởi hành từ đảo này vào ngày 15 tháng 10 để hộ tống một đoàn tàu đi Hong Kong, đến nơi vào ngày 22 tháng 10, và lại lên đường hai ngày sau đó hộ tống đoàn tàu vận chuyển Tập đoàn quân 13 Trung Quốc đi đến Tần Hoàng Đảo. Sau các hoạt động tuần tra và hộ tống khác dọc bờ biển Trung Quốc, nó khởi hành từ Thanh Đảo vào ngày 26 tháng 11 để quay trở về Hoa Kỳ, về đến Philadelphia vào ngày 11 tháng 1 năm 1946. Được cho ngừng hoạt động vào ngày 5 tháng 2 năm 1946, tên của "Gilmer" được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 25 tháng 2 năm 1946, và lườn tàu bị bạn để tháo dỡ vào ngày 3 tháng 12 năm 1946. Phần thưởng. "Gilmer" được tặng thưởng bảy Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
I.N.SKY là loại máy bay trực thăng không người lái tầm trung do phòng thiết kế KB INDELA tại Belarus phát triển. Đây là loại máy bay không người lái đa chức năng dùng cả hai mục đích dân sự và quân sự. Có thể dùng cho việc giám sát các cơ sở công nghiệp, các vùng lãnh thổ tách biệt, hệ thống giao thông, tội phạm cũng như có thể được dùng để kiểm tra đường dây điện, tiến hành hoạt động tìm kiếm cứu nạn, nắm tình hình để chi viện hỏa lực, chụp ảnh địa hình... Loại máy bay này hiện đã được bán và đặt hàng trên thị trường. Thiết kế. I.N.SKY sử dụng rotor một cánh quạt truyền thống với cánh đuôi với trọng lượng của hệ thống là 86 kg và tải trọng có thể cất cánh là 120 kg. Khi hoạt động máy bay sẽ truyền tín hiệu truyền hình trực tiếp cho trạm điều khiển được ghi lại bởi hệ thống quang điện tử được giữ ổn định bằng con quay hồi chuyển. Hệ thống này có thể khóa mục tiêu cần theo dõi và tự động nhìn theo mục tiêu. Với thiết kế theo dạng khối máy bay cho phép gắn các hệ thống khác nhau tùy theo yêu cầu. Hệ thống kiểm soát mặt đất có thể thiết lập chế độ tự động bay nếu để ở chế độ này thì người sử dụng sẽ truyền vào vị trí cần bay đến trong không gian như độ cao và vị trí, máy bay sẽ tự động bay đến đó. Người sử dụng cũng có thể tải bản đồ từ internet và phần mềm sẽ tự phân tích xác định các điểm để đường bay đạt hiệu quả. Máy bay sử dụng hệ thống định vị dẫn đường với thuật toán mạng nơ-ron nhân tạo. Trạm kiểm soát mặt đất gồm có hai phần, khoang điều khiển và khoang kín chứa các ăng ten phát sóng và máy bay. Việc vận hành hệ thống gồm 4 người: chỉ huy, điều khiểu, phân tích dữ liệu và bảo trì.
1
null
Lê Thị Hồng Gấm (1951 -1970) là một nhà cách mạng của Việt Nam, người đã tham gia vào công cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.Cô sinh ra trong một gia đình nông dân lao động ở xã Long Hưng, thuộc địa phận huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang). Hoạt động cách mạng. Tháng 12 năm 1967, Lê Thị Hồng Gấm đã tham gia cách mạng, và được phân công làm công tác giao liên xã. Cuối năm 1968 tổ còn lại duy nhất một mình cô. Đến tháng 12 năm 1968, cô trở thành xã đội phó, cùng lãnh đạo xã thuyết phục nhân dân bám đất, bám ruộng vườn sản xuất, ủng hộ cách mạng. Tháng 8 năm 1969, Lê Thị Hồng Gấm được cử làm trung đội phó du kích vành đai liên xã. Ngày 18 tháng 4 năm 1970, để chuẩn bị cho trận đánh đêm, cô cùng hai nữ du kích khác đi mua lương thực cho đồng đội. Khi ra giữa cánh đồng, các cô bị hai chiếc máy bay trực thăng của quân địch phát hiện. Trước tình hình đó, Lê Thị Hồng Gấm đã chỉ đường trốn thoát cho đồng đội, còn bản thân thì lợi dụng địa hình chiến đấu, đồng thời thu hút sự chú ý của quân địch về phía mình. Lúc này, 2 chiếc trực thăng lượn vòng uy hiếp, cô bắn trả, một chiếc bị rơi tại chỗ, chiếc thứ hai đổ quân bao vây, cô nổ súng diệt tiếp ba tên địch. Tuy nhiên, do số lượng quân địch quá đông, mà hỏa lực lại tập trung bắn về phía cô, khiến cô bị thương quá nặng, đạn đã hết nên dùng chút sức lực đập gãy khẩu súng để vũ khí không rơi vào tay địch và dũng cảm hy sinh. Vinh danh. Ngày 20 tháng 9 năm 1971, Lê Thị Hồng Gấm được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam truy tặng Huân chương Quân công giải phóng hạng ba, cùng với danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng. Năm 1980, bộ phim "Lê Thị Hồng Gấm" được làm để nói về bà; quay phim Lê Đình Ân, đạo diễn Huy Thành. Từ đó đến nay, cô được đặt cho rất nhiều tên đường phố tại Thành phố Hồ Chí Minh, Quy Nhơn, Pleiku, Đà Lạt, Mỹ Tho, Buôn Ma Thuột, Đà Nẵng, An Khê, Gia Nghĩa và tên rất nhiều trường học ở nhiều tỉnh, thành phố của Việt Nam.
1
null
USS "Fox" (DD-234/AG-85) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất, đã tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai và được cải biến thành một tàu phụ trợ khi cuộc xung đột kết thúc. Nó là chiếc tàu chiến thứ năm của Hải quân Hoa Kỳ mang tên và là chiếc đầu tiên được đặt theo tên Trợ lý Bộ trưởng Hải quân Gustavus Vasa Fox (1821-1883) trong giai đoạn cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. Thiết kế và chế tạo. "Fox" được đặt lườn vào ngày 25 tháng 6 năm 1918 tại xưởng tàu của hãng New York Shipbuilding Company. Nó được hạ thủy vào ngày 12 tháng 6 năm 1919, được đỡ đầu bởi cô Virginia Blair, cháu họ Gustavus V. Fox; và được đưa ra hoạt động vào ngày 17 tháng 5 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân A. D. Turnbull. Lịch sử hoạt động. Giữa hai cuộc thế chiến. "Fox" khởi hành từ Philadelphia, Pennsylvania vào ngày 20 tháng 8 năm 1920 để đi Newport, Rhode Island, nơi nó được chất đầy đạn dược và nhiên liệu, và đến ngày 28 tháng 8 đã lên đường đi sang vùng biển Địa Trung Hải. Nó đi đến Constantinople, Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 21 tháng 9 để trình diện phục vụ cùng Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ hoạt động tại vùng biển Thổ Nhĩ Kỳ. Nó tuần tra tại khu vực Đông Địa Trung Hải và Hắc Hải cho đến tháng 7 năm 1922, viếng thăm nhiều cảng tại Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Palestine, Syria, Tiểu Á, Romania, Nga và Ai Cập. Trong một giai đoạn đầy biến động suốt vùng Cận Đông và miền Nam nước Nga, nó đã hỗ trợ các hoạt động cứu trợ, vận chuyển thư tín, hàng hóa và nhân sự của hội Chữ thập đỏ và Ủy ban Thực phẩm; phục vụ như là tàu trạm tại nhiều cảng, trợ giúp vào việc di tản người tị nạn khỏi Crimea. Rời Constantinople vào ngày 8 tháng 7 năm 1922 để quay trở về Hoa Kỳ, "Fox" về đến Philadelphia vào ngày 27 tháng 7. Sau khi được đại tu và tham gia thực tập, nó đi đến Norfolk, Virginia vào ngày 28 tháng 9, để trang bị nhằm để được tiếp tục bố trí sang vùng Cận Đông. Nó rời Norfolk vào ngày 2 tháng 10 năm 1922 và đi đến Constantinople vào ngày 22 tháng 10, tham gia nhiệm vụ liên lạc và tình báo cùng Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ tại vùng biển Thổ Nhĩ Kỳ cho đến ngày 18 tháng 7 năm 1923, khi nó lên đường quay trở về Hoa Kỳ ngang qua Naples và Gibraltar, về đến New York vào ngày 11 tháng 8. Trong tháng 9 và tháng 10 năm 1923, "Fox" được phân về Hạm đội Tuần tiễu, tham gia các cuộc cơ động hạm đội tại khu vực Newport. Đến tháng 11, nó được điều động về Quân khu Hải quân 3, và trong suốt bảy năm tiếp theo đã tham gia vào việc huấn luyện quân nhân dự bị. Nó đi đến Philadelphia vào ngày 24 tháng 10 năm 1930, và được cho xuất biên chế tại Xưởng hải quân Philadelphia vào ngày 2 tháng 2 năm 1931. "Fox" được đưa vào biên chế dự bị luân phiên tại Philadelphia vào ngày 1 tháng 4 năm 1932. Đến ngày 18 tháng 6, nó được nhập biên chế đầy đủ trở lại và được phân về Đội khu trục 1 thuộc Hải đội 1, Lực lượng Tuần tiễu. Khởi hành từ Philadelphia vào ngày 29 tháng 6, "Fox" đi đến Hampton Roads và vào ngày 2 tháng 7 đã lên đường cùng Đội khu trục 1 để đi sang vùng bờ Tây Hoa Kỳ, ngang qua kênh đào Panama, đi đến San Diego, California vào ngày 22 tháng 7. Từ năm 1932 đến năm 1938, nó hoạt động chủ yếu tại khu vực Thái Bình Dương cùng với các hải đội khu trục của Lực lượng Tuần tiễu và Lực lượng Chiến trận, tham gia các cuộc thực tập chiến thuật và chiến lược hạm đội dọc theo bờ biển, cũng như các chuyến đi đến vùng kênh đào hay vùng biển Hawaii để tham gia các cuộc tập trận Vấn đề Hạm đội. Trong giai đoạn này nó từng thực hiện hai chuyến đi đến Đại Tây Dương và vùng biển Caribe từ tháng 4 đến tháng 10 năm 1934 và từ tháng 4 đến tháng 10 năm 1936. Vào ngày 14 tháng 5 năm 1938, nó rời San Diego đi sang vùng bờ Đông, đi đến Xưởng hải quân Philadelphia vào ngày 2 tháng 6, và được cho xuất biên chế tại đây vào ngày 16 tháng 9 năm 1938. Thế chiến II. "Fox" được cho nhập biên chế trở lại một lần nữa vào ngày 25 tháng 9 năm 1939, được phân về Hải đội Đại Tây Dương, và từ ngày 25 tháng 10 đã tham gia hộ tống và tuần tra dọc theo bờ biển Đại Tây Dương và vùng biển Caribe cho đến tháng 8 năm 1940. Đi đến Balboa, Panama vào ngày 25 tháng 8, nó tiến hành tuần tra gần bờ từ cảng này cho đến khi lên đường đi sang San Francisco, California vào ngày 25 tháng 10. Nó tuần tra cùng Lực lượng Phòng thủ tại chỗ thuộc Quân khu Hải quân 12 cho đến khi lên đường vào ngày 2 tháng 1 năm 1941 để đi Seattle, Washington. Nó tuần tra dọc bờ biển ngoài khơi Washington và Oregon cùng Lực lượng Phòng thủ tại chỗ thuộc Quân khu Hải quân 13 cho đến tháng 12 năm 1941, ngoại trừ một đợt đại tu từ tháng 3 đến tháng 6, cũng như một lượt bố trí tạm thời đến Quân khu Hải quân 12 từ ngày 20 tháng 8 đến ngày 9 tháng 10. Vào ngày 12 tháng 12 năm 1941, "Fox" khởi hành từ Bremerton, Washington để đi Alaska hộ tống cho chiếc . Nó đi đến Dutch Harbor vào ngày 18 tháng 12, và tiếp tục phục vụ trong vai trò hộ tống các tàu buôn đi đến Sitka và Kodiak, cho đến khi quay trở về Seattle vào ngày 12 tháng 2 năm 1942. Sau khi được sửa chữa tại Xưởng hải quân Puget Sound, nó làm nhiệm vụ tuần tra ngoài khơi Seattle, canh phòng tại Port Angeles từ ngày 14 đến ngày 18 tháng 3, và thực hiện ba chuyến đi hộ tống đến San Pedro, California cho đến ngày 10 tháng 5 năm 1942. Từ ngày 21 tháng 5 năm 1942 đến ngày 20 tháng 6 năm 1942, nó lên đường hộ tống cho một đoàn 12 tàu buôn đi đến nhiều cảng Alaska khác nhau; rồi sau khi được hiện đại hóa tại Seattle từ ngày 3 tháng 7 đến ngày 8 tháng 9, nó rời Seattle vào ngày 22 tháng 9 năm 1942 để đi Dutch Harbor. Sau khi hộ tống một tàu vận chuyển đi đến vịnh Chernofski, nó rời Dutch Harbor vào ngày 28 tháng 10 hộ tống một đoàn gồm bốn tàu ngầm Liên Xô đi San Francisco. Vào ngày 25 tháng 5 năm 1943, "Fox" khởi hành từ Seattle thực hiện nhiệm vụ lâu dài như tàu tuần tra và hộ tống dọc theo nhiều cảng khác nhau ở Alaska, hoạt động dưới quyền chỉ huy của Tư lệnh Tiền phương Biển Tây Bắc, cho đến ngày 25 tháng 3 năm 1944. Ngoài các hoạt động thực tập và tuần tra ven biển thường lệ, nó thực hiện nhiều chuyến đi đến vùng biển Alsaka, vận chuyển nhân sự Hải quân, Thủy quân Lục chiến và Tuần duyên giữa Seattle và các căn cứ tại Kodiak và Adak. Vào ngày 15 tháng 4, con tàu rời Seattle để đi San Diego, nơi nó gia nhập lực lượng Tiền phương Biển phía Tây tại vùng Nam California. Nó hoạt động tại khu vực San Diego cho đến tháng 9, tiến hành các cuộc thực tập chống tàu ngầm, huấn luyện học viên của trường thủy âm, vận chuyển hành khách, làm nhiệm vụ hộ tống và các chuyến đi quay phim. "Fox" khởi hành từ San Diego vào ngày 22 tháng 9 năm 1944 và đi đến Xưởng hải quân Puget Sound vào ngày 26 tháng 9 để được cải biến thành một tàu phụ trợ. Được xếp lại lớp với ký hiệu lườn mới AG-85 vào ngày 1 tháng 10, nó lên đường đi Seattle vào ngày 4 tháng 11, và sau một đợt thực hành lại lên đường vào ngày 8 tháng 11 để đi San Francisco. Đi đến Căn cứ Không lực Hải quân Alameda vào ngày 11 tháng 11, nó trình diện để phục vụ cùng Tư lệnh Không lực Hạm đội. Từ tháng 11 năm 1944 đến tháng 9 năm 1945, nó đặt căn cứ tại Alameda, tham gia các cuộc thực tập huấn luyện máy bay, và phục vụ như tàu mục tiêu để huấn luyện thả ngư lôi từ máy bay tại khu vực Monterey. Nó rời khu vực vịnh San Francisco vào ngày 18 tháng 10 năm 1945 để đi sang vùng bờ Đông, đi đến Norfolk, Virginia vào ngày 7 tháng 11. "Fox" được cho ngừng hoạt động tại Xưởng hải quân Norfolk, Portsmouth, Virginia vào ngày 29 tháng 11 năm 1945. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 19 tháng 12 năm 1945, và lườn tàu bị bán để tháo dỡ vào ngày 12 tháng 11 năm 1946. Tham khảo. http://www.history.navy.mil/danfs/f4/fox-iv.htm
1
null
Chauliognathus lugubris, thường được biết đến như Bọ chiến binh xanh lá, là một loài bọ chiến binh (Cantharidae) nguồn gốc Australia. Nó có cơ thể dẹp dài tới 15 mm với một sọc màu vàng-cam nổi bật sau đốt ngực trước màu đen. Bụng có màu vàng cam nhưng hầu hết bị che khuất bởi cánh cứng màu oliu xanh kim loại. Chúng thường tạo thành bầy giao phối lớn.
1
null
Apteronotidae là một họ cá vây tia trong bộ Gymnotiformes. Những con cá này sinh sống ở các vùng nước ngọt của Panama và Nam Mỹ. Chúng được phân biệt với các loài cá khác trong gymnotiformes bởi sự hiện diện của một vây đuôi (tất cả các họ khác thiếu vây đuôi) cũng như một bộ phận lưng thịt đại diện bởi một dải dọc theo tuyến giữa lưng. Loài cá dài nhất trong họ là Apteronotus magdalenensis, đạt 1,3 mét. Những con cá hoạt động ban đêm có đôi mắt nhỏ. Ngoài ra, tính dị hình lưỡng tính tồn tại trong một số chi ơt hình dạng mũi và hàm.
1
null
Trong sinh học, bào tử hay nha bào là những đơn vị của sinh sản vô tính mà có thể được thay đổi cho sự phân tán hoặc tồn tại, thường là trong những khoảng thời gian kéo dài, trong những điều kiện không thuận lợi. Ngược lại, giao tử là những đơn vị của sinh sản hữu tính. Những bào tử tạo nên một phần chu kỳ sống của các loài thực vật, tảo, nấm, và động vật nguyên sinh. Ở các loài vi khuẩn, bào tử không phải là một phần của chu kỳ hữu tính nhưng là những cấu trúc có khả năng chống chịu, được sử dụng để tồn tại trong những điều kiện không thuận lợi. Bào tử thường là đơn bội, đơn bào và được tạo ra bởi quá trình giảm phân trong một bọc bào tử của thể bào tử lưỡng bội. Trong những điều kiện thuận lợi, bào tử có thể phát triển thành một cơ thể mới bằng sự phân chia nguyên phân, tạo ra thể giao tử đa bào và cuối cùng là tạo ra các giao tử. Hai giao tử kết hợp với nhau tạo thành một hợp tử và phát triển thành một thể bào tử mới. Chu kỳ này được biết đến là sự luân phiên giữa các thế hệ. Tuy nhiên, bào tử của các loại thực vật có hạt giống thì được tạo ra ở bên trong. Các đại bào tử được hình thành ở trong các noãn. Còn tiểu bào tử có liên quan đến sự hình thành những cấu trúc phức tạp hơn mà từ đó tạo thành các đơn vị phân tán là hạt và phấn hoa. Định nghĩa. Thuật ngữ "bào tử" bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ đại σπορά "spora" có nghĩa là "hạt giống, sự gieo hạt", có liên quan với σπόρος "sporos" "sự gieo hạt" và σπείρειν "speirein" "gieo hạt". Theo cách nói thông thường, sự khác nhau giữa một "bào tử" và một "giao tử" đó là: bào tử sẽ nảy mầm và phát triển thành bào tử con. Trong khi một giao tử cần phải kết hợp với một giao tử khác để tạo thành một hợp tử trước khi phát triển thêm. Sự khác biệt chính giữa bào tử và hạt giống về phương diện phân tán là: bào tử có tính chất đơn bào còn hạt giống có chứa một thể giao tử đa bào bên trong chúng và từ đó tạo nên một phôi phát triển, là thể bào tử đa bào ở thế hệ kế tiếp. Những bào tử nảy mầm và tạo ra các thể giao tử đơn bội, còn những hạt giống nảy mầm và tạo ra các thể bào tử lưỡng bội, là những cấu trúc phức tạp mà từ đó tạo thành các đơn vị phân tán là hạt và phấn hoa. Sự phân loại các sinh vật tạo ra bào tử. Những bào tử của thực vật có mạch luôn là đơn bội. Những thực vật có mạch có thể là cùng dạng (homosporous) hoặc khác dạng bào tử (heterosporous). Những thực vật có cùng dạng bào tử sẽ tạo ra các bào tử có cùng kích cỡ và thể loại. Còn những thực vật khác dạng bào tử, chẳng hạn như thực vật có hạt giống, spikemoss, cây thủy phỉ (quillwort), và một vài loài dương xỉ thủy sinh tạo ra những bào tử với hai kích cỡ khác nhau: những bào tử lớn hơn (đại bào tử) có chức năng là bào tử giống cái và những bào tử nhỏ hơn (tiểu bào tử) với chức năng là bào tử giống đực. Sự phân loại bào tử. Những bào từ có thể được phân loại theo vài cách. Theo cấu trúc tạo bào tử. Ở nấm và những sinh vật giống như nấm, những bào tử thường được phân loại bởi cấu trúc mà ở đó sự giảm phâm và tạo bào tử xảy ra. Vì nấm thường được phân loại theo cấu trúc tạo bào tử của chúng, nên những bào tử này cũng thường mang đặc điểm của sự phân loại nấm đặc trưng. Theo tính chuyển động. Những bào tử có thể được phân biệt bởi tính chuyển động Giải phẫu nấm. Dưới độ phóng đại cao, các bào tử có thể được phân loại theo dạng đơn trục (monolete) hoặc ba trục (triplete). Ở những bào tử đơn trục, có một đường thẳng trên bào tử cho thấy một trục mà bào tử mẹ tách thành bốn dọc theo trục. Ở những bào tử ba trục, cả bốn bào tử đều có cùng một nguồn gốc và chúng nối tiếp với nhau. Vì thế khi tách ra, mỗi bào tử cho thấy ba đường thẳng tỏa ra từ tâm. Nhóm bốn bào tử và bào tử ba trục. Các nhóm bốn bào tử được bao trong màng kín là những bằng chứng sớm nhất về đời sống thực vật trên mặt đất, có niên đại từ giữa kỷ Ordovic (đầu thời kỳ Llanvirn, khoảng 470 triệu năm trước), là khoảng thời gian mà không có hóa thạch nào được tìm thấy. Những bào tử ba trục đơn lẻ giống như những bào tử của những thực vật không có hoa thời hiện đại, đã xuất hiện lần đầu tiên trong những mẫu hóa thạch vào thời kỳ cuối kỷ Ordivic. Sự phân tán. Ở các loài nấm, các bào tử hay bọc bào tử vô tính lẫn hữu tính ở các chủng loài nấm được phân tán một cách chủ động bằng sự đẩy mạnh từ các cấu trúc sinh sản của chúng. Lực đẩy này đảm bảo các bào tử thoát ra khỏi cấu trúc sinh sản cũng như có thể di chuyển một đoạn đường dài trong không khí. Do đó nhiều loại nấm có các cơ chế cơ học và sinh lý cũng như cấu trúc bề mặt bào tử, chẳng hạn như các chất kỵ nước, để đẩy bào tử đi. Những cơ chế này bao gồm lực đẩy của nang bào tử được kích hoạt bởi cấu trúc của nang và sự tích lũy các hợp chất osmolyte trong chất lỏng của nang, dẫn đến sự nổ bung và đẩy các nang bào tử vào trong không khí. Sự đẩy mạnh của những bào tử đơn lẻ được gọi là ballistospore có liên quan đến sự hình thành một giọt nước nhỏ (Buller’s drop), mà khi tiếp xúc với các bào tử sẽ gây ra một lực phóng với gia tốc ban đầu là hơn 10000 g. Những loại nấm khác phụ thuộc vào sự thay đổi cơ chế phân tán bào tử, chẳng hạn như lực cơ học bên ngoài, được minh họa bởi nấm puffball. Thu hút các loài côn trùng chẳng hạn như ruồi, đến các cấu trúc quả thể, với ưu điểm là có nhiều màu sắc rực rỡ với mùi thối rữa, để giúp phân tán các bào tử nấm là một chiến thuật khác, được sử dụng một cách nổi bật bởi nấm lõ chó (stink-horn). Ở trường hợp các loài thực vật có mạch phát tán bào tử chẳng hạn như cây dương xỉ, sự phát tán bởi gió của các bào tử rất nhẹ giúp bào tử được phát tán đi rất xa. Và các bào tử cũng ít bị các loài đông vật ăn phải hơn là các loại hạt bởi vì chúng gần như không có nguồn dưỡng chất dự trữ; tuy nhiên chúng vẫn bị các loài nấm và vi khuẩn tấn công. Thuận lợi chính của bào tử là với mọi hình thức của thế hệ sau, bào tử đòi hỏi rất ít năng lượng và vật chất để sinh sản. Ở loài rêu spikemoss có tên là "Selaginella lepidophylla", sự phân tán được thực hiện bởi một đơn vị phân tán bất thường (diaspore) là loài cỏ lăn.
1
null
Chi Báo sư tử (tên khoa học: Puma) là một chi trong họ Mèo bao gồm loài báo sư tử và mèo cây châu Mỹ, và có thể cũng bao gồm nhiều loài hóa thạch cựu thế giới chưa được biết đến nhiều (ví dụ như "Puma pardoides", hay "Owen's panther" một loài mèo lớn như báo sư tử trong Pleistocene của lục địa Á-Âu). Tên khoa học "puma" bắt nguồn từ tên gọi bản địa của loài báo sư tử trong tiếng Quechua.
1
null
Phân họ Mèo (Felinae) là một phân họ của Họ Mèo bao gồm những loài mèo có thể làm tiếng rừ rừ nhưng không thể gầm. Hầu hết các loài trong phân bộ này có kích thước nhỏ đến trung bình, mặc dù có một vài loài lớn hơn như báo sư tử và báo săn. Loài tồn tại sớm nhất trong phân họ này được ghi nhận là "Felis attica" từ thời kỳ cuối của thời Miocene, cách nay 9 triệu năm, ở phía tây Á-Âu.
1
null
Blackberry Z10 là một điện thoại thông minh với màn hình cảm ứng 4G được phát triển bởi hãng điện thoại nổi tiếng Blackberry (RIM trước đây). Đánh giá. Thiết kế. Blackberry Z10 đã thực sự thay đổi so với những phiên bản điện thoại trước đây của Blackberry. Ngay cả khi so sánh với những dòng máy cảm ứng đã ra mắt trước đây như Storm hay Torch thì cũng không còn nhiều điểm chung. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng Blackberry Z10 có hơi hướng của máy tính bảng BlackBerry Playbook. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia cũng như cảm nhận của người sử dụng thì Z10 sở hữu một màn hình khá tuyệt vời. Cũng không ngạc nhiên khi CEO của hãng BlackBerry rất tự tin khi giới thiệu model cảm ứng của mình là sản phẩm có màn hình rất đẹp với công nghệ hiển thị mới nhất.
1
null
Chiến dịch chống Đổng Trác (chữ Hán: 董卓討伐戰 "Đổng Trác thảo phạt chiến") là chiến dịch quân sự của các lực lượng quân phiệt do Viên Thiệu đứng đầu chống lại quyền thần Đổng Trác cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Hoàn cảnh và nguyên nhân. Mâu thuẫn giữa ngoại thích và hoạn quan trong triều đình Đông Hán đã tồn tại từ lâu. Đến thời Hán Linh Đế, tập đoàn ngoại thích do đại tướng quân Hà Tiến đứng đầu với tập đoàn hoạn quan do Trương Nhượng đứng đầu càng gay gắt. Tháng 4 năm 189, Hán Linh Đế mất, con nhỏ là Hán Thiếu Đế lên nối ngôi. Hà thái hậu chấp chính, anh thái hậu là đại tướng quân Hà Tiến làm phụ chính. Hà Tiến muốn nhân danh Hà thái hậu bãi chức tất cả các hoạn quan, nhưng trước đây Hà thái hậu từng mang ơn các hoạn quan (nhờ thập thường thị can Hán Linh Đế nên không bị truất ngôi hoàng hậu) nên không đồng tình. Hà Tiến bèn nghĩ ra một biện pháp khác, sai người ra nói với tướng Đổng Trác đang đóng quân ở quận Hà Đông và thứ sử Tinh châu là Đinh Nguyên hãy mang quân vào Lạc Dương "giả làm phản đòi dẹp hoạn quan", với mục đích là dọa Hà thái hậu phải bằng lòng bãi chức các hoạn quan. Đổng Trác nhận lệnh, khởi binh chưa kịp tới vào Lạc Dương thì Hà Tiến đã bị các hoạn quan giết trong cung. Thủ hạ của Hà Tiến là Viên Thiệu mang quân vào cung đánh giết hoạn quan. Kinh thành náo loạn, Hán Thiếu Đế và em là Lưu Hiệp chạy ra ngoài, ẩn trong nhà dân ở Bắc Mang. Đổng Trác trên đường đến Lạc Dương, nghe tin anh em vua Thiếu Đế ở Bắc Mang bèn đích thân đi đón, hộ tống về kinh. Đồng Trác nắm lấy thuộc hạ của Hà Tiến, dùng vũ lực thao túng triều đình. Tháng 9 năm 189, Đổng Trác tỏ ý định phế bỏ Hán Thiếu Đế, lập em là Trần Lưu vương Lưu Hiệp lên làm vua. Ông mang việc phế lập ra bàn với Viên Thiệu tại nhà. Viên Thiệu là người cùng phe Hà Tiến – anh Hà thái hậu, mẹ của Thiếu Đế, vì vậy không đồng ý phế lập. Đổng Trác tỏ ý giận dữ vì sự chống đối của Viên Thiệu. Hai bên chưa ra mặt đánh nhau. Đổng Trác ngại vì mình mới vào kinh và nhà họ Viên có gia thế mạnh nhiều đời nên chưa hành động; còn Viên Thiệu cũng lo lắng vội đi khỏi phủ Đổng Trác rồi bỏ kinh thành trốn lên Ký châu thuộc Hà Bắc. Việc lộng hành của Đổng Trác còn gặp phải sự chống đối của Thứ sử Tinh châu là Đinh Nguyên - viên tướng cũng vào Lạc Dương trước đó theo lệnh của Hà Tiến. Đổng Trác mang quân giao tranh và giết chết Đinh Nguyên. Đổng Trác nhân danh vua Hán bổ nhiệm Viên Thiệu làm Thái thú Bột Hải, tước Khang hương hầu để lung lạc họ Viên. Đồng thời, Đổng Trác vẫn phế Hán Thiếu Đế làm Hoằng Nông vương, lập Lưu Hiệp lên ngôi, tức là Hán Hiến Đế. Ít lâu sau, Đổng Trác giết vua Thiếu Đế bị phế và Hà thái hậu, ép Hán Hiến Đế phong mình làm tướng quốc, ngôi vị trên cả Tam công, lại ra tay cướp bóc, sát hại nhiều dân thường. Những việc làm của Đổng Trác khiến nhiều người bất bình. Nhân danh cứu nhà Hán, các trấn chư hầu họp nhau nổi dậy chống lại Đổng Trác. Diễn biến. Hội minh ở Toan Cức. Tuy đã nhận được chức Thái thú Bột Hải nhưng Viên Thiệu vẫn không bằng lòng, muốn khởi binh chống Đổng Trác. Châu mục Ký châu là Hàn Phức vừa được Đổng Trác bổ nhiệm, thấy kẻ sĩ nhiều người hướng về họ Viên, sợ sẽ bất lợi cho địa vị của mình, bèn sai người ngăn chặn ngoài cửa nhà Viên Thiệu không cho phát binh. Nhưng không chỉ có Viên Thiệu muốn chống Đổng Trác. Thái thú Đông quận (thuộc Duyện châu) là Kiều Mạo đã chủ mưu khởi xướng việc này. Để có lý do hiệu triệu các trấn chư hầu, Kiều Mạo giả nhân danh Tam công trong triều là Tư đồ Dương Bưu, Tư không Tuân Sảng và Thái úy Hoàng Uyển, phát hịch kể tội Đổng Trác, kêu gọi mọi người hãy cứu thiên tử Hán Hiến Đế. Lập tức có nhiều trấn chư hầu hưởng ứng. Trước khí thế chống Đổng Trác mạnh mẽ ở Ký châu, Hàn Phức buộc phải để Viên Thiệu xuất binh và mang quân cùng hưởng ứng. Hàn Phức vì sợ Viên Thiệu mạnh hơn mình, thường cắt xén lương thảo cung cấp cho Viên Thiệu, muốn cho quân đội của Viên Thiệu ly tán. Nhưng các chư hầu vẫn tập hợp quanh ông để chống Đổng Trác. Các lực lượng tham gia hội minh gồm có: Trong số này, Viên Thiệu, Hàn Phức, Viên Thuật, Lưu Đại và Khổng Độ là những người được chính Đổng Trác vừa nhân danh Hán Hiến Đế bổ nhiệm. Tào Tháo cũng tham gia hội minh, tập hợp được 5000 người ở dưới quyền Trương Mạo, được Viên Thiệu cử làm Phấn Vũ tướng quân. Các chư hầu tập kết tại huyện Hoài, quận Hà Nội, huyện Dương Trạc quận Dĩnh Xuyên, huyện Toan Cức và phía bắc huyện Nghiệp. Họ nhất trí tôn Viên Thiệu làm minh chủ. Khi làm lễ ăn thề, viên công tào quận Quảng Lăng (dưới quyền Trương Siêu) là Tang Hồng được các chư hầu nhất trí cử ra bưng mâm sáp huyết và đọc lời minh thệ. Đổng Trác căm thù Viên Thiệu, bèn bắt chú Viên Thiệu là Viên Ngỗi cùng toàn gia tộc họ Viên ở Lạc Dương mang giết hết. Chiến tích của Tôn Kiên. Giết Vương Duệ và Trương Tú. Một chư hầu hưởng ứng đánh Đổng Trác nhưng không đến hội minh với Viên Thiệu ở Toan Cức là Tôn Kiên. Tôn Kiên là thái thú Trường Sa thuộc Kinh châu, dưới quyền thứ sử Vương Duệ. Vương Duệ có thù với thái thú Vũ Lăng (cũng thuộc Kinh châu) là Tào Dần. Khi nghe tin các chư hầu hiệu triệu đánh Đổng Trác, Vương Duệ nhân loạn lạc tuyên bố đánh Tào Dần trước rồi mới đánh Đổng Trác. Tào Dần sợ hãi, bèn giả mạo làm hịch của Quang lộc đại phu Ôn Nghi gửi cho Tôn Kiên, kể tội Vương Duệ, sai Tôn Kiên giết Vương Duệ. Tôn Kiên nhận lệnh, sẵn có thù ghét Vương Duệ bèn mang quân đi đánh. Vương Duệ biết Tôn Kiên dũng mãnh, bèn sai quân đi dò la hỏi xem vì sao lại mang quân đến. Tôn Kiên sắp mưu từ trước, sai quân sĩ trá xưng là đói rét nên đến xin quần áo. Vương Duệ tưởng thật, truyền quân mở kho và cho quân Tôn Kiên tiến vào. Tôn Kiên bất thần tiến xộc tới lầu lăm lăm vũ khí. Vương Duệ giật mình hỏi lý do, Tôn Kiên tuyên bố theo lệnh của triều đình giết Vương Duệ. Quân của Duệ không kịp kháng cự, ông bắt giữ luôn Vương Duệ. Duệ vẫn không biết mình bị triều đình kết tội gì, vì Tôn Kiên tuyên bố chỉ làm theo lệnh, rồi bắt Vương Duệ nuốt vàng sống tự sát. Tôn Kiên mang quân lên đường đánh Đổng Trác, tập hợp được vài vạn quân. Em Viên Thiệu là Hậu tướng quân Viên Thuật dâng biểu lên triều đình cử Tôn Kiên làm giả Trung lang tướng. Thời loạn lạc khi đó, việc dâng biểu của Viên Thuật lên triều đình Hán Hiến Đế chỉ là danh nghĩa, vì Hiến Đế đang ở trong tay Đổng Trác; dù Đổng Trác thừa nhận hay không thì mọi người mặc nhiên thừa nhận Tôn Kiên là giả Trung lang tướng. Ông gửi thư cho thái thú Nam Dương (cũng thuộc Kinh châu) là Trương Tú đề nghị cung ứng lương thảo. Trương Tú theo lời thủ hạ, coi thường Tôn Kiên chỉ là viên quận thú ngang với mình nên không đáp ứng. Tôn Kiên sắp mưu đặt tiệc rượu mời Trương Tú đến dự. Trương Tú muốn giữ hòa khí bèn nhận lời. Uống rượu giữa chừng, Tôn Kiên sai thủ hạ kể tội Trương Tú không cấp lương làm chậm việc tiến quân, rồi hô quân bắt luôn Trương Tú ra chém. Các quan lại ở Nam Dương thấy Trương Tú bị giết vô cùng sợ hãi, vì vậy Tôn Kiên đòi gì cũng phải cung ứng đủ. Đẩy lui Hồ Chẩn. Tôn Kiên đến Lỗ Dương thì gặp Viên Thuật. Viên Thuật được Tôn Kiên bàn giao lại quận Nam Dương để tiếp tục tiến quân. Đổng Trác nghe tin Vương Duệ chết, bèn sai Lưu Biểu ra làm Thứ sử Kinh châu thay Vương Duệ. Lưu Biểu lên đường tới Kinh châu, nhưng vì trị sở Nam Dương đã bị Viên Thuật chiếm giữ, thế lực không đủ chống nên phải đến Tương Dương thuộc Nam quận đóng trị sở, lại phải ổn định tình hình nội chính trong châu nên chưa thể ra mặt chống lại Viên Thuật mà tự mình dâng biểu tiến cử Viên Thuật làm Thái thú Nam Dương thay Trương Tú. Viên Thuật lại dâng biểu xin phong cho Tôn Kiên làm Phá lỗ tướng quân kiêm thứ sử Dự châu. Được khích lệ, ông chỉnh đốn binh mã chuẩn bị tiến đánh Lạc Dương. Sau một thời gian củng cố lực lượng, cuối năm 190, Tôn Kiên xuất phát đánh Đổng Trác. Ông sai Trưởng sử Công Cừu Xứng đi đốc lương thảo. Trong lúc Tôn Kiên tập hợp chư tướng uống rượu tiễn Công Cừu Xứng thì Đổng Trác biết tin Tôn Kiên sắp ra quân bèn sai thái thú Đông quận là Hồ Chẩn mang quân đánh trước. Quân Hồ Chẩn đông đảo kéo đến trong lúc Tôn Kiên chưa kịp bày trận ứng phó. Ông hạ lệnh cho thủ hạ đi thu thập quân sĩ trở về hàng ngũ, còn mình vẫn ngồi uống rượu như thường, khiến quân sĩ không hoảng hốt rối loạn. Khi quân sĩ trở về thành gần đông đủ, ông mới đứng dậy chỉ huy rút lui vào trong. Hồ Chẩn thấy quân sĩ Tôn Kiên nghiêm chỉnh nên không dám tấn công thành Lỗ Dương mà hạ lệnh rút lui. Chiến sự giằng co. Chiến thắng của Từ Vinh. Tháng 1 năm 191, Tôn Kiên với danh nghĩa là Thứ sử Dự châu, tập hợp binh mã các quận được 10 vạn quân kéo đến Lương Đông và tiến đánh Lạc Dương. Đổng Trác sai bộ tướng Từ Vinh ra chống cự. Thái thú Dĩnh Xuyên dưới quyền Tôn Kiên là Lý Mân được lệnh ra đánh Từ Vinh. Từ Vinh đánh bại Lý Mân, bắt sống Lý Mân cùng nhiều quân lính. Ông sai quân nướng sống Lý Mân và dùng dầu sôi giết chết các tù binh dưới quyền Dĩnh Xuyên. Từ Vinh thừa thắng, truy kích Tôn Kiên. Trên đường chạy bị quân Từ Vinh truy đuổi, Tôn Kiên cởi chiếc mũ đỏ trên đầu đưa cho bộ tướng Tổ Mậu đội để đánh lạc hướng địch. Quân Từ Vinh cứ theo mũ đỏ mà đuổi, trong lúc Tôn Kiên theo đường nhỏ khác chạy thoát thì Tổ Mậu cũng nghĩ ra kế tháo chiếc mũ đội lên cái cột cháy dở trước ngôi mộ, còn mình nhảy vào bụi rậm nấp. Quân Từ Vinh đuổi đến nơi chỉ thấy cái cột cháy bèn lui về. Ý định lập triều đình mới của Viên Thiệu. Trong lúc chiến sự đang giằng co, Viên Thiệu định tìm lập một người tông thất khác làm hoàng đế để tổ chức triều đình riêng chống Đổng Trác, và muốn lập U châu mục là Lưu Ngu (người mới được Đổng Trác bổ nhiệm kiêm chức Đại tư mã) làm vua. Để tỏ ra tôn trọng Viên Thuật, Viên Thiệu sai người đến Nam Dương hỏi ý kiến Viên Thuật về việc đó, nhưng Thuật nhất định không tán thành. Viên Thiệu kiên trì ý định lập vua mới. Tháng giêng năm 191, ông sai sứ đến U châu gặp Lưu Ngu đề nghị tôn làm vua. Lưu Ngu cho rằng điều đó là loạn nghịch nên từ chối đề nghị của Viên Thiệu, mắng sứ giả của họ Viên. Ít lâu sau Viên Thiệu sai sứ đến U châu lần thứ 2 để thuyết phục Lưu Ngu, nhưng Lưu Ngu nhất quyết cự tuyệt rằng: Sứ giả đành trở về nói với Viên Thiệu. Việc từ chối làm vua trong bối cảnh loạn lạc và quyền thần Đổng Trác nắm triều chính của Lưu Ngu bị các sử gia xem là sai lầm, không hiểu đại nghĩa. Sau khi ý định lập vua mới không thành, Viên Thiệu bế tắc trong việc ra quân chống Đổng Trác. Đổng Trác thắng trận Hà Dương. Tháng 2 năm 191, Đổng Trác sai Chấp kim ngô Hồ Mẫu Ban, Tương tác đại tượng Ngô Tu và Việt kỵ hiệu úy Vương Hoàn đến huyện Hoài xin giảng hòa với Viên Thiệu. Ngoài ra ông còn sai Thiếu phủ Dương Tu và Đại hồng lô Hàn Dung tới điều đình với Viên Thuật. Viên Thiệu không nghe, sai Vương Khuông bắt cả ba người mang chém. Còn trong 2 người đến chỗ Viên Thuật, Dương Tu bị giết, chỉ có Hàn Dung nhờ đức độ và uy tín cao nên được thả. Vương Khuông theo lệnh Viên Thiệu mang sai quân quận Thái Sơn đóng quân ở bến Hà Dương để mưu đánh Đổng Trác. Đổng Trác sai nghi binh như muốn vượt bến Bình Âm, lại ngầm sai quân tinh nhuệ từ bến Tiểu Bình vượt sang bờ bắc, vây đánh phía sau, đại phá quân của Vương Khuông ở phía bắc bến, giết chết gần hết. Dù thắng trận đó nhưng Đổng Trác vẫn lo ngại về thế lớn của quân chư hầu. Ông định hạ lệnh tổng động viên toàn quốc để đánh dẹp chư hầu, nhưng Thượng thư Trịnh Thái khuyên rằng quân Tây Lương dũng mãnh, đủ mạnh để chống Viên Thiệu; nếu tổng động viên sợ thiên hạ oán thán sẽ bỏ trốn hoặc nổi lên chống lại. Đổng Trác nghe theo. Tôn Kiên đánh bại Hồ Chẩn lần thứ hai. Tôn Kiên bại trận dưới tay Từ Vinh nhưng không nản chí. Ông thu nhặt tàn quân, đánh chiếm thành Thái Cốc và Dương Nhân ở phía nam Lạc Dương. Thấy Tôn Kiên chiếm Dương Nhân, Đổng Trác lại sai Hồ Chẩn và con nuôi là Lã Bố mang 5000 quân đi đánh. Hồ Chẩn và Lã Bố bất hòa, Hồ Chẩn nóng tính và muốn nhanh chóng lập công, tuyên bố với quân sĩ phải lập tức quét sạch Tôn Kiên, khiến các tướng dưới quyền không đồng tình. Khi quân Hồ Chẩn còn cách vài chục dặm, quân sĩ đi xa mệt mỏi chuẩn bị nghỉ ngơi thì Lã Bố muốn phá Hồ Chẩn không cho lập công, bèn bàn rằng quân Tôn Kiên lơi lỏng nên đánh ngay. Hồ Chẩn nghe theo, bèn dẫn quân đi trong đêm, nhưng đến nơi thì Tôn Kiên đang phòng thủ rất nghiêm ngặt, không thể đánh úp. Lúc đó quân Hồ Chẩn đói khát, trong đêm không kịp đào hào phòng ngự, đang định cởi giáp ngủ thì Lã Bố lại phao tin nhảm rằng Tôn Kiên sắp kéo ra đánh úp. Quân Hồ Chẩn không phân biệt được thật giả, chạy nháo nhác, bỏ cả mũ và giáp, người ngựa rất hỗn loạn. Tôn Kiên được tin báo quân địch hỗn loạn bèn mang quân ra đuổi đánh khiến Hồ Chẩn đại bại, bộ tướng của Chẩn là Hoa Hùng bị chém chết. Liên quân bắt đầu rạn nứt. Sau trận thắng ở Dương Nhân, khí thế Tôn Kiên rất cao. Ông chuẩn bị mang quân đánh Lạc Dương. Nhưng giữa lúc đó lại có người gièm pha với Viên Thuật rằng nếu để ông lập công lớn thì khó kiềm chế, vì vậy Viên Thuật ngừng cấp lương thảo cho ông. Tôn Kiên bị thiếu lương rất lo lắng. Ông từ Dương Nhân phóng ngựa mấy trăm dặm đến Lỗ Dương gặp Viên Thuật trách móc Thuật không làm hết trách nhiệm. Viên Thuật xấu hổ phải phát lương cho ông. Đổng Trác thấy thanh thế Tôn Kiên lớn mạnh rất lo lắng, lại sai tướng là Lý Thôi đến xin kết thân, sắp đặt con em của Tôn Kiên giữ chức Thứ sử, Quận thú, hứa sẽ dâng biểu xin dùng họ. Tôn Kiên thẳng thừng từ chối, rồi đem quân iến đến Đại Cốc cách Lạc Dương 90 dặm Đổng Trác rút về phía tây. Chu Tuấn ngả theo chư hầu. Đổng Trác thấy Tôn Kiên áp sát kinh thành, bèn đích thân ra trận, giao chiến với Tôn Kiên một trận nhưng bị đánh bại. Đổng Trác sợ hãi, tính đường mang vua Hán bỏ kinh thành Lạc Dương chạy sang Trường An nên đặt ra những lời sấm truyền để triệu tập trăm quan bàn nên thiên đô. Tư đồ Dương Bưu trong số ít người phản đối mạnh mẽ ý định của Đổng Trác. Đổng Trác tức giận bèn mượn cớ có thiên tai xuất hiện làm điềm xấu, định cách chức Dương Bưu, nhưng chưa thực hiện thì vội vã mang vua Hiến Đế chạy. Tháng 3 năm 191, Đổng Trác cưỡng bức hàng trăm vạn dân Lạc Dương bỏ kinh thành về Trường An. Trước khi đi, Đông Trác hạ lệnh đốt cháy cung thất ở Lạc Dương, đào bới hết lăng mộ, lấy vật báu. Ông chỉ để lại tướng Chu Tuấn ở lại trấn thủ chặn hậu. Nhưng khi ông vừa đi khỏi, Chu Tuấn bèn tuyên bố chống lại ông. Sợ bị Đổng Trác tập kích, Chu Tuấn mang quân về Kinh châu. Đổng Trác bèn bổ nhiệm Dương Ý người Hoằng Nông làm Hà Nam doãn trấn thủ Lạc Dương. Chu Tuấn bèn mang quân về tấn công Lạc Dương, Dương Ý bỏ chạy. Chu Tuấn thấy Lạc Dương bị tàn phá, bèn mang quân sang đóng ở huyện Trung Mâu, đồng thời truyền tin đến các châu quận phát động đánh Đổng Trác. Thứ sử Từ châu là Đào Khiêm phái 3000 quân, các châu quận khác cũng phái vài trăm quân tới giúp Chu Tuấn. Đào Khiêm dâng biểu lên Hán Hiến Đế đề nghị phong Chu Tuấn làm Xa kỵ tướng quân. Đổng Trác được tin bèn sai bộ tướng là Lý Thôi, Quách Dĩ mang vài vạn quân ra đóng ở Hà Nội đánh Chu Tuấn. Chu Tuấn ra quân nhưng bị Lý Thôi đánh bại. Tuy nhiên Lý Thôi biết quân Chu Tuấn đông và mạnh hơn nên dừng lại không truy kích. Nỗ lực truy kích của Tào Tháo. Trong lúc Tôn Kiên nỗ lực tác chiến ngoài mặt trận thì Viên Thiệu và các chư hầu khác án binh bất động, say sưa tiệc rượu không bàn việc quân. Thấy Đổng Trác đốt kinh thành bỏ chạy, Tào Tháo kiến nghị Viên Thiệu ra quân truy kích nhưng Thiệu không dám ra quân. Tào Tháo làm ầm lên trong hội nghị chư hầu đòi đi đánh. Trương Mạo cũng đồng tình, trách cứ Viên Thiệu trước chư hầu. Viên Thiệu bất đắc dĩ cho Tào Tháo vài ngàn quân đi. Khi chưa tiến đến Thành Quần, vì ít quân nên ông bị Từ Vinh đánh bại, quân chết quá nửa. Tào Tháo chạy về Toan Cức tìm các chư hầu. Ông kiến nghị chư hầu chia quân: Viên Thiệu thống suất đại quân đánh Thành Cao, bao vây Lạc Dương; còn Viên Thuật thì ngầm đánh từ Nam Dương đánh úp vào cửa Vũ Quan, chiếm lấy Trường An, cắt đứt đường tiến lui của Đổng Trác. Nhưng Viên Thiệu và các chư hầu bỏ ngoài tai lời kiến nghị của ông. Tào Tháo tức giận bỏ đi, chiêu mộ được thêm 4000 quân mã đi đánh Lạc Dương. Tuy nhiên giữa đường quân mới mộ làm phản. Dù Tào Tháo ra sức trấn áp, tuốt gươm giết chết vài chục người nhưng số đông vẫn tản đi, chỉ còn lại 500 quân theo ông. Tôn Kiên tiến vào Lạc Dương. Kinh thành Lạc Dương bỏ trống. Tôn Kiên tiến vào cửa Nghi Dương, Lã Bố không chống nổi cũng bỏ chạy nốt. Tôn Kiên tiếp quản Lạc Dương, nhưng trước khi đi Đổng Trác đã đốt phá kinh thành, vì vậy Lạc Dương chỉ còn là đống hoang tàn. Ông ra lệnh cho quân sĩ quét dọn tông miếu nhà Hán và cúng tế. Khi đóng quân ở Lạc Dương, Tôn Kiên tìm được ngọc tỷ truyền quốc của nhà Hán vốn thất lạc từ loạn hoạn quan năm 189. Tôn Kiên chỉnh đốn binh mã tiếp tục tiến quân đánh Đổng Trác, sai một cánh quân vòng tới giữa Tân An và Thằng Trì để cắt đứt đường đi của Đổng Trác. Do Đổng Trác mang theo cả triều đình, nhiều người dân nên đi chậm. Thấy cánh quân Tôn Kiên chặn trước, Đổng Trác bèn sai tướng cùng họ là Đổng Việt giữ Thằng Trì, cử Đoàn Ổi giữ Hoa Âm để sẵn sàng cứu Đồng Quan; lại sai con rể là Ngưu Phụ giữ An Ấp làm thế ỷ dốc cho Đoàn Ổi. Sau khi phát binh xong, Đổng Trác tiếp tục lên đường về Trường An. Vì thế phòng ngự của Đổng Trác, Tôn Kiên không tiến lên được. Liên minh tan rã. Tào Tháo đành bỏ việc đánh Đổng Trác, trở về quê xây dựng lại lực lượng. Các chư hầu do Viên Thiệu đứng đầu cũng chia rẽ và tan rã; ai nấy trở về căn cứ hoặc mang quân chiếm đoạt đất đai của nhau. Đầu tiên là Lưu Đại mang quân tập kích giết chết Kiều Mạo, đoạt lấy quân đội. Anh em Viên Thiệu và Viên Thuật mâu thuẫn từ khi trái ý nhau trong việc tôn lập Lưu Ngu làm vua. Khi Viên Thuật tiến cử Tôn Kiên làm thứ sử Dự châu đi đánh Đổng Trác thì Viên Thiệu lại cho người phe mình là Chu Ngang làm thứ sử Dự châu (chiếm chức vị của Tôn Kiên) và đánh vào căn cứ của họ Tôn ở Dương Thành. Ít lâu sau Viên Thiệu đoạt Ký châu của Hàn Phức. Tôn Kiên đang muốn đánh Trường An, nghe tin chư hầu tan rã, rất thất vọng. Ông đành bỏ việc đánh Trường An, mang quân trở về đánh Chu Ngang. Ngang thua trận bỏ chạy. Hậu quả và ý nghĩa. Đổng Trác tuy không bị tiêu diệt, nhưng thế lực suy yếu, phải co về phía tây, tận dụng sự rối loạn ở phía đông để một mình tiếp tục thao túng triều đình Trường An, ép Hán Hiến Đế phong mình từ Tướng quốc lên làm Thái sư. Bản thân Đổng Trác tự liệu không thể ngay lập tức thay đổi thời cuộc, nên thực hiện kế hoạch phòng thủ lâu dài. Tại huyện My ở phía tây Trường An, ông cho xây một bảo đá rất lớn, chu vi 200 trượng, tường cao 7 trượng, dày 7 thước, chứa thóc đủ dùng trong 30 năm, cất giấu 2-3 vạn cân vàng, 8-9 vạn cân bạc, lụa là gấm vóc chất như núi. Ban đầu, khẩu hiệu của Viên Thiệu và các đồng minh là đánh Đổng Trác giúp nhà Hán, nhưng khi Đổng Trác đã thua trận bỏ chạy thì chiến dịch chống Đổng Trác bị bỏ dở. Phần lớn chư hầu bắt đầu lộ dã tâm tranh hùng thiên hạ, mà việc "cứu nhà Hán" chỉ là cớ khởi binh. Từ đó chiến tranh giữa các chư hầu Sơn Đông diễn ra ác liệt kéo dài nhiều năm trên diện rộng với sự tham gia thêm của các chư hầu khác không tham gia cuộc chiến này. Bản thân Đổng Trác 1 năm sau cũng bị tiêu diệt, nhưng không bởi lực lượng chư hầu nào mà do những người chống đối ngay tại Trường An. Không lâu sau, triều đình Trường An và phần phía tây Tư Lệ Bộ trở lại dưới quyền kiểm soát của các bộ tướng của Đổng Trác là Lý Thôi, Quách Dĩ. Cuộc chiến chống Đổng Trác không trừ được Đổng Trác mà chỉ làm yếu thế lực của ông, đồng thời lại mở ra một cuộc chiến mới với quy mô lớn hơn. Trong Tam Quốc diễn nghĩa. Trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, chiến dịch chống Đổng Trác bắt đầu từ hồi 5 đến hồi 6. Nội dung có khá nhiều hư cấu: Nguyên nhân khởi phát. Tương tự như sử sách, nguyên nhân là sự lộng hành của Đổng Trác. Tuy nhiên, người phát động chiến dịch không phải là Kiều Mạo mà là Tào Tháo. Chủ mưu chống Đổng Trác ban đầu là tư đồ Vương Doãn. Vương Doãn bất bình với Đổng Trác, bí mật họp các quan trong triều bàn kế. Không ai nghĩ ra kế gì, chỉ có Tào Tháo khẳng khái xin làm thích khách. Vương Doãn trao cho đao quý cho Tào Tháo. Nhưng Tào Tháo làm không khéo nên bị Đổng Trác nghi ngờ, phải giả dâng đao quý rồi bỏ chạy. Tào Tháo bị truy nã rồi bị Trần Cung ở Đông quận bắt được. Cảm kích nghĩa khí của Tào Tháo, Trần Cung bỏ cả chức vụ đi theo. Nhưng khi thấy Tào Tháo giết oan cả nhà Lã Bá Sa trên đường chạy trốn, Trần Cung bỏ đi. Tuy vậy, Tào Tháo vẫn tập hợp được lực lượng đáng kể ở quê nhà, phát hịch kêu gọi chư hầu đánh Đổng Trác. Lực lượng tham gia. La Quán Trung mô tả có tới 17 chư hầu tham gia hội minh. Ngoài 11 người trong sử sách nêu còn có Thái thú Tây Lương là Mã Đằng, Thái thú Bắc Bình là Công Tôn Toản (đi cùng là 3 anh em Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi), Thứ sử Từ châu là Đào Khiêm, Thái thú Bắc Hải là Khổng Dung, Thái thú Thượng Đảng là Trương Dương. Diễn biến. La Quán Trung có rất nhiều hư cấu đối với diễn biến chiến dịch. Ngoài trận thua của Tôn Kiên trước bộ tướng của Đổng Trác (Từ Vinh, nhưng được La Quán Trung miêu tả là Hoa Hùng) và trận thua của Tào Tháo (cũng dưới tay Từ Vinh), những diễn biến khác phần nhiều là hư cấu. Hoa Hùng, bộ tướng của Hồ Chẩn, được La Quán Trung đôn lên trở thành tướng cấp trên của Hồ Chẩn. Còn Hồ Chẩn thì bị mô tả chết ngay trong trận đầu ra quân. Hoa Hùng trở thành viên mãnh tướng chém được nhiều viên tướng của chư hầu khiến Viên Thiệu lo lắng. Đến lúc đó Quan Vũ sau lưng Công Tôn Toản xuất hiện và trổ tài giết Hoa Hùng trong nháy mắt khiến chư hầu kinh ngạc. Việc giết Hoa Hùng được La Quán Trung chuyển từ công của Tôn Kiên sang công của Quan Vũ. Sau đó, vai trò của ba anh em Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi còn được nhấn mạnh trong trận Hổ Lao. Ba người vây đánh viên tướng thiện chiến nhất của Đổng Trác là Lã Bố khiến Bố thua trận bỏ chạy. Tôn Kiên dưới ngòi bút của La Quán Trung không phải là người nhiệt huyết tận tâm đánh Đổng Trác mà lại là người đầu tiên làm trái lời giao ước với chư hầu. Sau khi bắt được ngọc tỷ truyền quốc ở Lạc Dương, Tôn Kiên nghe theo lời thủ hạ, mưu trở về Giang Đông lập nghiệp lớn, bèn cáo bệnh rút quân. Viên Thiệu được ngầm báo, hậm hực ngăn trở nhưng không được. Đây là nguyên nhân gây xung đột giữa Tôn Kiên với Lưu Biểu – người nghe theo lời Viên Thiệu - đã chặn đường Tôn Kiên khi Kiên đi qua Kinh châu. Xung đột đó là nguyên nhân của trận Tương Dương không lâu sau đó.
1
null
Snapdragon là họ chip hệ thống trên một vi mạch (SoC) cho điện thoại của Qualcomm. Qualcomm cân nhắc Snapdragon là "nền tảng" cho thiết bị điện thoại thông minh, máy tính bảng, và smartbook. Snapdragon CPU ban đầu có tên là Scorpion, là thiết kế của riêng Qualcomm. Nó có nhiều tính năng tương tự như ARM Cortex-A8 và dựa trên kiến trúc ARMv7, nhưng về mặt lý thuyết nhanh hơn nhiều so với SIMD. Kế thừa thành công của Scorpion, được tìm thấy trên S4 Snapdragon SoCs có tên là Krait và có nhiều điểm tương đồng với ARM Cortex-A15 CPU và dựa trên kiến trúc ARMv7. Phần lớn các bộ xử lý Snapdragon có chứa mạch giải mã video chất lượng cao (HD) độ phân giải 720p hoặc 1080p tùy thuộc vào chip Snapdragon. Adreno, công nghệ GPU độc quyền của công ty, tích hợp vào chip Snapdragon (và một số chip Qualcomm khác) là thiết kế riêng của Qualcomm, sử dụng tư liệu mua lại từ công ty AMD. Adreno 225 GPU trên Snapdragon S4 SoCs có thêm hỗ trợ cho DirectX 9/Shader phiên bản 3.0 mà nó tương thích với Windows 8 của Microsoft. So với hệ thống chip từ các đối thủ cạnh tranh, Snapdragon SoCs độc đáo ở chỗ có modem cho truyền thông di động. Có nghĩa là, họ không yêu cầu một modem riêng biệt bên ngoài trên PCB. Từ Snapdragon S4, phần lớn các tính năng S4 SoCs chết như Wi-Fi, GPS/GLONASS và Bluetooth. Tích hợp này làm giảm sự phức tạp và chi phí cho các thiết kế cuối cùng của OEM. Nó cũng có lợi thế là được hưởng lợi từ những tiến bộ trong quá trình sản xuất, ví dụ như 28 nm trên hầu hết S4 SoCs. Snapdragon 400. Snapdragon 410. Snapdragon 410 được công bố vào ngày 9 tháng 12 năm 2013, nó là chip 64-bit đầu tiên của Qualcomm chạy trên thiết bị di động. Nó cũng có đa chế độ 4G LTE, Bluetooth, Wi-Fi, NFC, GPS, GLONASS và BeiDou, và chứa Adreno 306 GPU. Nó có thể hỗ trợ màn hình 1080p và máy ảnh 13 Megapixel. Snapdragon 600. Snapdragon 602A. Vi xử lý Snapdragon 602A được công bố vào 6 tháng 1 năm 2014, nó là giải pháp Qualcomm đối với ngành công nghiệp xe hơi. Snapdragon 610. Snapdragon 610 được công bố vào 24 tháng 2 năm 2014 Snapdragon 615. Snapdragon 615 được công bố vào 24 tháng 2 năm 2014, nó là SoC tám lõi đầu tiên của Qualcomm. Snapdragon 800. Chip Snapdragon 802, 8092, trước đây công bố bởi Qualcomm trở thành một phần của dòng sản phẩm, nhưng sau đó Qualcomm tuyên bố không phát hành ra thị trường. Snapdragon 801. Snapdragon 801 được công bố vào 24 tháng 2 năm 2014. Nó được thiết kế tốc độ xoay vòng cao hơn biến thể Snapdragon 800, nó cũng thêm hỗ trợ eMMC 5.0 cho phép chuyển lên đến 400MB/s. Snapdragon 805. Tính năng đáng chú ý Snapdragon 808. Snapdragon 808 là SoC 6-lõi đầu tiên của Qualcomm, tính năng đáng chú ý bao gồm: Snapdragon 810. Snapdragon 810 là SoC 8-lõi đầu tiên của Qualcomm, tuy nhiên vướng phải lỗi quá nhiệt. Các tính năng đáng chú ý bao gồm : Snapdragon 888. Snapdragon 888 là bộ xử lý của hãng công nghệ Qualcomm được sản xuất bằng quy trình 5nm, cung cấp những cải tiến hàng đầu trong ngành về 5G (7,5 GB/s), trí tuệ nhân tạo, chơi trò chơi và nhiếp ảnh. Điều đáng chú ý: Snapdragon 888+. Snapdragon 888+ là bản nâng cấp của Snapdragon 888. Snapdragon 895. Snapdragon 895 là vi xử lí đầu tiên của Qualcomm được sản xuất trên tiến trình 4 nanomet của Samsung
1
null
Ramersdorf-Perlach lập thành quận 16, nằm ở vùng Đông Nam thủ phủ München của bang Bayern. Nó gồm 2 xã cũ "Ramersdorf" (nhập vào München ngày 1 tháng 1 năm 1864) và "Perlach" (nhập vào München ngày 1 tháng 1 năm 1930) cũng như hai vùng thuộc Perlach "Waldperlach" và "Neuperlach". Những làng mà trước kia thuộc Perlach như "Michaeliburg" và "Fasangarten" bây giờ thuộc quận 15 Trudering-Riem cũng như 17 Obergiesing. Quận này có 105.900 dân với diện tích là 1.988,07 mẫu tây. Số người ngoại quốc là 28,8%. Ostpark. Ostpark là một công viên ở phía tây bắc của khu vực Neuperlach. Năm 1969, Phần đầu tiên, 15,75 ha, được bắt đầu xây dưng và hoàn thành vào năm 1975. Năm 1979, phần thứ hai được bàn giao cho công chúng, vào năm 1982, Ostpark chính thức được mở rộng toàn bộ khu vực 56 ha. Ostpark giáp với hồ tắm ngoài trời Michaelibad ở phía bắc. Neuperlach. Năm 1960, Hội đồng thành phố München đã quyết định xây những khu phố mới đông dân cư ở địa bàn Perlach để giảm bớt tình trạng thiếu nhà ở, do München đang đang phát triển nhanh chóng vào những năm 1950. Với (ngày nay) khoảng 55.000 cư dân, Neuperlach là thành phố vệ tinh lớn nhất Tây Đức. Ba giai đoạn xây dựng đầu tiên của nó (Bắc, Đông Bắc, Đông) đã được thực hiện trong một cách nhanh chóng sau khi viên đá nền được đặt vào tháng 5 năm 1967; Trung tâm phần lớn được xây dựng từ năm 1974 đến 1978. Phần phía nam theo sau từ 1980 đến 1991.
1
null
Cá heo sông Araguaia hay Araguaian boto ("Inia araguaiaensis") là một loài cá heo sông được nhận dạng như một loài riêng biệt từ cá heo sông Amazon ("Inia geoffrensis") được công bố vào năm 2014. Nó có nguồn gốc ở lưu vực Araguaia - Tocantins của Brazil. Phát hiện. Công nhận "I. araguaiaensis" như một loài riêng biệt đã được công bố vào ngày 22 tháng 1 năm 2014. Nó được phân biệt với các thành viên khác của chi Inia trên cơ sở hạt nhân microsatellite và DNA ti thể cũng như sự khác biệt về hình thái hộp sọ (nó thường có một hộp sọ rộng hơn). Đây là loài cá heo sông mới đầu tiên được mô tả từ năm 1918. Phân loại. Loài này liên quan chặt chẽ nhất với cá heo sông Amazon ("Inia geoffrensis"), mà từ đó nó được cho là đã tách ra cách đây 2,08 triệu năm (Ma) trước đây, trên cơ sở so sánh trình tự DNA ti thể. Thác ghềnh lớn ở hạ lưu sông Tocantins (vào dòng chảy sông Araguaia) được cho là đã góp phần cô lập hai loài, vì sông Pará (vào dòng chảy sông Tocantins) kết nối với sông Amazon. Thời gian dự kiến của sự phân chia với I. boliviensis, P. blainvillei và L. vexillifer là 2,9; 12,0 và 16,2 triệu năm trước, tương ứng theo thứ tự.
1
null
Neuhausen và Nymphenburg là những khu vực thuộc thành phố München. Vào 1992 cả hai được nhập lại thành quận 9 Neuhausen-Nymphenburg. Vị trí. Nymphenburg về phía Tây Bắc có ranh giới với Obermenzing, ở Tây Nam với Pasing, về phía Bắc Moosach và Đông Nam với Neuhausen. Quận 9 với "Neuhausen" bắt đầu từ Marsfeld ranh giới trung tâm thành phố cho tới công viên lâu đài Nymphenburg về phía Tây. Về hướng Nam Bắc nó bắt đầu từ đường rày xe lửa Hauptbahnhof-Pasing chạy qua khu biệt thự Gern cho tới công viên thế vận hội München.
1
null
Doner kebab (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: "döner" hay "döner kebap") hay còn gọi là bánh mỳ Thổ Nhĩ Kỳ hay bánh mì tam giác là một thể loại bánh mỳ có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ. Món này phát triển rất mạnh tại Đức rồi lan rộng ra các châu lục khác và có mặt tại Việt Nam và rất được người Việt ưa chuộng. Đây là một loại bánh mì mềm, thông thường kẹp thịt cừu nướng, hay là một hỗn hợp của thịt bê hoặc thịt bò, hoặc đôi khi thịt gà, với vài loại rau, hành tây và sốt. Món này tương tự với "shawarma" của các nước Ả Rập hoặc "gyros" của Hy Lạp. Đặc điểm. Bánh mỳ Thổ Nhĩ Kỳ không có hình dáng giống như ổ bánh mì kẹp của Việt Nam, không phải dài như bánh mì que của Pháp, không phải 2 miếng bánh rời rạc kẹp thịt như sandwich, và cũng không tròn như Hamburger mà cấu trúc của nó là 1/5 của chiếc bánh tròn lớn phía ngoài được phủ lớp mè mỏng, khi ăn cho bánh vào máy ép nóng thơm mùi mè nướng, mùi bơ rồi mới cho nhân thịt, salad và nước xốt. Thịt (bò, hay là gà, cừu, và người Hồi giáo không ăn thịt heo), được kết hợp theo một tỷ lệ riêng biệt (tỷ lệ giữa các loại thịt với nhau) một công thức riêng biệt được cho là bí quyết của mỗi nhà hàng, không chỉ riêng thịt gà. Ngoài ra, điểm đặc biệt của loại bánh mỳ này là nguyên liệu của nó là thịt gà --> được xiên khối quay trên máy nướng, chỉ khi nào khách đến mua nhân viên mới cắt thịt nhồi vào bánh. Thịt được cắt bằng con dao dài, từng lát thịt cực mỏng đều. Bánh mỳ này có nhiều nhân kẹp bên trong đặc biệt là rất nhiều rau, dưa được cho vào ổ bánh mì, như hành tây, dưa leo, cà chua… Nước sốt cũng có nhiều loại cho khách hàng lựa chọn. Loại bánh mỳ này cũng khá phổ biến ở Việt Nam nhưng với biến tấu khác nhau, nhưng chủ yếu là ở Việt Nam dùng thịt lợn thay cho thịt bò, thịt gà, và thịt cừu một phần cũng vì lợi nhuận phần thứ hai cũng từ túi tiền của người dân, giá cả cũng khá bình dân thường được các bạn trẻ ưa chuộng. Loại bánh này cũng tương quan giống với Hamburger mặc dù món ăn này xuất xứ từ thành phố Hamburg, Đức nhưng cũng khó để nói rằng là hai món ăn này giống nhau mặc dù chúng có khá nhiều điểm tương đồng. Từ nguyên. Trong tên tiếng Anh của cụm từ "doner kebab", từ doner được mượn từ tiếng Thổ Nhĩ Kỳ döner kebap, với chữ cái tiếng Thổ Nhĩ Kỳ ö thường được viết là "o", mặc dù "döner kebab" là một cách viết thay thế trong tiếng Anh. Từ "kebab" được sử dụng, trong tiếng Anh từ tiếng Ả Rập: كَبَاب (kabāb), một phần thông qua tiếng Urdu, tiếng Ba Tư và tiếng Thổ Nhĩ Kỳ; nó có thể đề cập đến một số món kebab khác nhau được làm bằng thịt nướng hoặc nướng. Trong khi kebab đã được sử dụng trong tiếng Anh từ cuối thế kỷ 17, doner / döner kebab chỉ được biết đến từ giữa ngày 20 trở đi. Từ tiếng Thổ Nhĩ Kỳ döner xuất phát từ "dönmek" ("quay đều" hoặc "xoay"), vì vậy tên tiếng Thổ Nhĩ Kỳ döner kebap có nghĩa đen là "xoay xoay". Trong tiếng Đức, nó được đánh vần là Döner Kebab, cũng có thể được đánh vần là Doener Kebab nếu ký tự ö không có sẵn; bánh sandwich thường được gọi là ein Döner. Riêng trong tiếng Anh của người Anh, một bánh sandwich kebab döner có thể được gọi đơn giản là "một kebab". Một biến thể của Canada gọi là "donair". Trong tiếng Hy Lạp, ban đầu nó được gọi là döner nhưng sau đó được gọi là bánh mì con quay, từ ς ς ("biến"), một âm mưu của tên Thổ Nhĩ Kỳ. Tên tiếng Ả Rập اورما (shāwarmā) bắt nguồn từ một từ tiếng Thổ Nhĩ Kỳ khác, çevirme, cũng có nghĩa là "biến". Người Ba Tư gọi nó là ""kebab torki" Vấn đề sức khỏe. Những lo ngại về sức khỏe liên quan đến döner kebab, bao gồm cả việc vệ sinh liên quan đến việc bảo quản qua đêm và hâm nóng lại thịt nấu chín một phần, chất lượng của nó, cũng như mức độ muối, chất béo và calo cao, đã được khuyến cáo trên phương tiện truyền thông. Một số điều tra đã tìm thấy các thành phần chất lượng kém trong thịt döner kebab, hoặc các loại thịt khác với những gì được quảng cáo. Các quy định an toàn thực phẩm ở hầu hết các quốc gia đều đề cập đến sự nguy hiểm của vi khuẩn trong thịt chưa nấu chín các loại, được bán cho công chúng. Một số có hướng dẫn cụ thể để xử lý và chuẩn bị kebab döner. Sau nhiều vụ ngộ độc thực phẩm E.coli, chính phủ Canada năm 2008 đã đưa ra một số khuyến nghị, bao gồm thịt nên được nấu lại lần thứ hai, sau khi được cắt ra từ lò quay. Ở Đức, bất kỳ thịt kebab döner nào được đặt trên lò quay phải được bán cùng ngày. Nó là vi phạm các quy định y tế để đóng băng thịt nấu chín một phần để bán vào một ngày sau đó.
1
null
Roberto Ayala với tên đầy đủ là Roberto Fabián Ayala (; sinh ngày 14 tháng 4 năm 1973), biệt danh là "el Ratón" (tiếng Tây Ban Nha: "con chuột"), là một cựu cầu thủ bóng đá chơi ở vị trí trung vệ cho Đội tuyển bóng đá quốc gia Argentina, từng chơi cho câu lạc bộ của Tây Ban Nha là Valencia và Zaragoza, của Italia như Milan và Napoli, và đội bóng bóng quê hương River Plate. Được coi là một trong những trung vệ tốt nhất của thế hệ mình, Ayala làm đội trưởng của Đội tuyển bóng đá quốc gia Argentina trong 63 trận đấu. Ông chơi trong ba kì World Cup và có tổng cộng 115 lần khoác áo tuyển quốc gia, chỉ có Javier Zanetti có số lần khoác áo Argentina nhiều hơn. Ông thừa kế biệt danh "Ratón" (con chuột) từ Rubén Ayala, cầu thủ khoác áo tuyển Argentina trong World Cup 1974, mặc dù họ không liên quan đến nhau. Sự nghiệp bóng đá. Khởi nghiệp tại Argentina. Ayala bắt đầu sự nghiệp của mình ở quê hương Argentina, chơi cho câu lạc bộ Ferro Carril Oeste. Sau ba mùa giải, ông chuyển đến River Plate nơi ông thu hút sự chú ý của các câu lạc bộ châu Âu. Đến với châu Âu. Parma, Napoli và Milan. Câu lạc bộ Ý Parma FC ưa hậu vệ người Argentina đến châu Âu. Tuy nhiên, câu lạc bộ, sau khi đã được sử dụng hạn ngạch của họ trong ba cầu thủ ngoài EU, đã cho Napoli, người đã mua một nửa hợp đồng của mình về một thỏa thuận đồng sở hữu, mượn ông.. Ayala được mua bởi AC Milan vào cuối mùa 1997-1998 và chơi ở đó trong hai mùa cho đến khi Valencia CF mua ông với giá 6,25 triệu bảng Anh. Valencia. Trong bảy năm của mình tại Valencia CF, ông đã giúp họ tham dự chung kết UEFA Champions League vào năm 2001. Tuy nhiên, đội bóng của ông để thua Bayern Munich trong một loạt sút luân lưu sau khi hòa 1-1, mặc dù vậy, ông đã được bình chọn là Hậu vệ xuất sắc nhất của giải đấu. Năm sau Valencia giành danh hiệu vô địch La Liga 2001-2002. Trong năm 2003–04, Valencia thêm một lần nữa lên ngôi vô địch La Liga and có thêm UEFA Cup. Vào mùa giải 2004–05, chấn thương khiến Ayala bỏ lỡ chiến dịch La Liga và anh cũng đã bỏ lỡ chiến thắng UEFA Super Cup 2004 trước Porto. Trong thời gian của mình với Valencia, ông được coi là một trong những trung vệ hàng đầu trên thế giới. Villarreal và Real Zaragoza. Vào tháng 8 năm 2006, ông đã không được cung cấp một hợp đồng mới bởi giám đốc thể thao Amedeo Carboni. Vào ngày mồng 07 tháng 2 năm 2007, Ayala tuyên bố ông sẽ gia nhập đối thủ trong khu vực Villarreal CF vào cuối mùa giải. Tuy nhiên, trước khi chơi cho Villarreal, ông gia nhập Real Zaragoza với một bản hợp đồng ba năm vào ngày 14 Tháng Bảy 2007. Các điều khoản mua lại trong hợp đồng với Villarreal là 6.000.000 € (4,8 triệu bảng) đã được thanh toán đầy đủ bởi Real Zaragoza. Vào ngày 03 tháng năm 2008, Ayala đã ghi bàn thắng đầu tiên cho Real Zaragoza ở phút thứ 94 trong trận đấu với Deportivo La Coruña giúp Zaragoza giành chiến thắng 1–0. tuy nhiên Zaragoza vẫn bị xuống hạng sau khi kết thúc mùa giải. Vào ngày 22 Tháng 11 năm 2008, Ayala đã ghi bàn thắng thứ hai của mình cho Real Zaragoza, vào phút thứ 73 của chiến thắng 3-0 trước SD Eibar. Vào ngày 29 Tháng hai năm 2009, anh ghi bàn thắng thứ ba của mình, ở phút thứ 54 trong trận đấu với Real Murcia giúp Zaragoza thắng với tỉ số 4–1. Vào tháng 1 năm 2010, hợp đồng của Ayala với Real Zaragoza đã được chấm dứt theo thoả thuận chung. Racing Avellaneda. Vào ngày 02 tháng 2 năm 2010, câu lạc bộ Racing Club de Avellaneda ký hợp đồng với Ayala theo dạng chuyển nhượng tự do. Sự nghiệp huấn luyện. Vào ngày 30 tháng 12, ông nghỉ hưu từ bóng đá chuyên nghiệp, và trở thành huấn luyện viên của Racing Avellaneda. Sự nghiệp quốc tế. Anh có trận ra mắt cho Argentina vào ngày 16 tháng 11 năm 1994, đấu với Chile, dưới thời huấn luyện viên Daniel Passarella. Ayala chơi cho Argentina tại Thế vận hội mùa hè năm 1996, giành huy chương bạc. Anh chơi cho Argentina ở World Cup 1998 và là thành viên đội tuyển không chơi trong năm 2002 do một chấn thương do va chạm vào phút cuối trước trận đấu đầu tiên của họ với Nigeria. Sau đó ông là một cầu thủ quá tuổi cùng Argentina giành huy chương vàng tại kì Thế vận hội mùa hè 2004. Ayala là một phần không thể thiếu trong đội hình Argentina cho World Cup 2006 tại Đức. Anh đã chơi xuất sắc trong suốt giải đấu, và được chọn là một thành viên của đội All Star. Trong tứ kết với Đức anh ghi một bàn thắng bằng đầu giúp Argentina dẫn trước 1-0. Nhưng Argentina đã thua trong loạt sút luân lưu sau khi hòa 1-1, với quả phạt đền của Ayala bị bắt bởi Jens Lehmann. Ngày 30 tháng năm 2006, trong một trận đấu giao hữu với Angola, Ayala hoàn thành 100 lần khoác áo Argentina. Một trong những hậu vệ tốt nhất trong lịch sử của Argentina, vào ngày mồng 07 tháng 2 năm 2007, Ayala trở thành cầu thủ khoác áo đội tuyển nhiều nhất của đội tuyển quốc gia(phần lớn là làm đội trưởng), đánh bại người bạn của ông Diego Simeone, trong chiến thắng 1-0 trong trận giao hữu với Pháp tại Stade de France, Paris. Vào ngày 5 tháng 6 năm 2007, trong một trận giao hữu với Algeria, Roberto Ayala đã lập kỉ lục đeo băng đội trưởng đội tuyển Argentina lần thứ 58, trước đó đã san bằng kỉ lục 57 trận với Diego Maradona trong trận hòa 1–1 trong trận hòa 1-1 với Thụy Sĩ ở Basel vào thứ bảy 02 tháng 6. Vào ngày 17 tháng 7 năm 2007, sau khi chơi trong trận chung kết Copa América 2007 với Brazil, trong đó ông đã có một bàn phản lưới nhà, Ayala công bố giã từ đội tuyển quốc gia. Cuộc sống cá nhân. Ayala kết hôn với Veronica, và có bốn người con. Francisco, Sofía, Pilar và Martina. Thống kê sự nghiệp. Cập nhật vào ngày 14 tháng 6 năm 2009 Danh hiệu. Đội tuyển quốc gia. Vô địch Câu lạc bộ. River Plate. Vô địch Milan. Vô địch Valencia. Vô địch
1
null
Người Việt tại Ukraina là cư dân gốc Việt sinh sống ở Ukraina. Tính đến năm 2014 có khoảng 10.000 người dân gốc Việt ở Ukraina. Nguồn khác thì đưa ra con số 30.000 người. Ở thủ đô Kyiv có một nghìn người nhưng đến cuối năm 2014 thì ước đoán có đến 10.000 người. Nơi tập trung đông nhất trước kia là Kharkiv, có khoảng 5.000-6.000 người. Ngoài ra một số sinh sống ở hải cảng Odessa độ 3.000 người (2016) tập trung ở khu Làng Sen (chính tên là khu Lotos) và buôn bán ở Chợ Cây số 7. Mariupol cũng có vài chục gia đình người Việt. Người gốc Việt đa số làm nghề tiểu thương, buôn bán lẻ. Sự cố. Hôm 28/1/2016, một nhóm lính đặc nhiệm, nhiều người bịt mặt đã tràn vào khu Lotos (người Việt gọi là Làng Sen), khám nhà và tịch thu tiền của người Việt sống tại đây. Ngày 31/1, người phát ngôn của SBU, bà Elena Gitlyanskaya, cho hay SBU đã thực hiện 14 vụ lục soát trong chiến dịch đặc biệt truy quét những đường dây buôn người và di trú bất hợp pháp. Ngày 24/5, Bộ Ngoại giao Việt Nam triệu tập đại sứ Ukraine về việc người Việt Nam tại khu chung cư Làng Sen, thành phố Odessa bị khám xét và tịch thu tài sản vô cớ một ngày trước đó.
1
null
Vườn quốc gia đầu tiên được thành lập tại Ireland là Killarney nằm trong Kerry vào năm 1932. Kể từ đó đến nay, Ireland đã có thêm 5 vườn quốc gia nữa được thành lập, gần đây nhất là vườn quốc gia Ballycroy trong Mayo. Vườn quốc gia Dãy núi Wicklow là vườn quốc gia lớn nhất với 205 km2 còn vườn quốc gia Burren trong Clare là vườn quốc gia nhỏ nhất với chỉ 15 km2. Dưới đây là danh sách các vườn quốc gia tại Cộng hòa Ireland.
1
null
Vườn quốc gia tại Hà Lan đã được xác định trong những năm 1960 như là một khu vực có diện tích ít nhất là 10 km ², bao gồm địa hình tự nhiên, nước hoặc rừng, với một cảnh quan và hệ động thực vật đặc biệt. Hai vườn quốc gia đầu tiên được thành lập trong những năm 1930 là của các tổ chức tư nhân. Vườn quốc gia Schiermonnikoog là địa danh chính thức đầu tiên được thành lập vào năm 1989. Vườn quốc gia gần đây nhất đã được thành lập là Alde Feanen, vào tháng 4 năm 2006. Trong năm 2009, vườn quốc gia Weerribben được mở rộng thêm khu vực Wieden, nâng tổng diện tích bảo vệ bởi vườn quốc gia này là 10.500 ha và tổng diện tích bảo vệ của các vườn quốc gia tại Hà Lan là 130.000 ha, chiếm 3% diện tích. Trong năm 2011, Chính phủ quyết định các tỉnh sẽ chịu trách nhiệm về công tác quản lý các vườn quốc gia khiến Hà Lan có lẽ là quốc gia duy nhất mà Nhà nước không chịu trách nhiệm về việc quản lý các vườn quốc gia. Điều này đã khiến tương lai của các vườn quốc gia tại đây gặp nhiều nguy hiểm. Danh sách. Ngoài ra, một số vườn quốc gia nằm trong Caribe Hà Lan đã được công nhận như là vườn quốc gia của Antille thuộc Hà Lan vào ngày 10 tháng 10 năm 2010 bao gồm:
1
null
Arseniy Petrovych Yatsenyuk (tiếng Ukraina: Арсеній Петрович Яценюк, Arseniy Petrovych Yatseniuk; sinh ngày 22 tháng 5 năm 1974) là một chính trị gia, nhà kinh tế và luật sư người Ukraina và là Thủ tướng Ukraina từ 27 tháng 2 năm 2014 cho tới 24 tháng 7 năm 2014 . Yatsenyuk là bộ trưởng Bộ Kinh tế 2005-2006; sau đó ông Bộ trưởng Ngoại giao của Ukraina trong năm 2007 và Chủ tịch Verkhovna Rada (quốc hội) từ 2007-2008. Hiện nay ông là một trong những nhà lãnh đạo của Đảng lớn thứ hai của Ukraina, Liên minh toàn Ukraina "Tổ quốc" (chủ tịch Đảng là bà Yulia Volodymyrivna Tymoshenko) và lãnh đạo của phái nghị viện "Tổ quốc" (Fatherland).. Ngày 24 tháng 7 năm 2014 Yatsenyuk tuyên bố từ chức Thủ tướng. Tuy nhiên đa số đại biểu quốc hội vào ngày 31 tháng 7 năm 2014 đã bỏ phiếu bác đơn từ chức này. Tiểu sử. Arseniy Yatsenyuk Petrovych sinh ngày 22 tháng 5 năm 1974 ở Chernivtsi, Ukraina (lúc đó thuộc Liên Xô). Ông sinh ra trong một gia đình cha mẹ là giáo sư của Đại học Chernivtsi. Sau khi bắt đầu học ở Đại học Chernivtsi, anh đã lập một hãng luật sinh viên. Ông tốt nghiệp Đại học Chernivtsi năm 1996 và sau đó theo học Viện Thương mại Kinh tế Chernivtsi của "Viện Thương mại-Kinh tế Quốc gia Kiev" vào năm 2001. Từ chức Thủ tướng. Ngày 24 tháng 7 năm 2014 Yatsenyuk tuyên bố từ chức Thủ tướng, sau khi Đảng Quốc gia quá khích Svoboda và Đảng Udar của Klitschko tuyên bố rút khỏi liên minh chính phủ cầm quyền. Một lý do khác được đưa ra là thủ tướng bất lực trước việc Quốc hội không thể thống nhất được các bộ luật về đầu tư năng lượng và tăng ngân sách cho quân đội. Quốc hội hiện nay vẫn còn bị kiểm soát bởi những người ủng hộ ông Yanukovych. Tuy nhiên đa số đại biểu quốc hội vào ngày 31 tháng 7 năm 2014 đã bỏ phiếu bác đơn từ chức này.
1
null
Sikorsky S-52 là một loại trực thăng thông dụng được Sikorsky Aircraft phát triển cuối thập niên 1940. Nó được hải quân, thủy quân lục chiến và cảnh sát biển Hoa Kỳ sử dụng. Sikorsky S-52 là trực thăng đầu tiên của Hoa Kỳ có cánh quạt làm hoàn toàn bằng kim loại. Hải quân và thủy quân lục chiến định danh là "HO5S-1", cảnh sát biển định danh "HO5S-1G" và lục quân định danh "YH-18A".
1
null
Snitch (tựa tiếng Việt: Kẻ chỉ điểm) là một bộ phim hình sự - tâm lý Mỹ dựa trên một câu chuyện có thật, đạo diễn bởi Ric Roman Waugh, phát hành năm 2013. Diễn viên chính là Dwayne Johnson cùng các diễn viên Barry Pepper, Susan Sarandon, Jon Bernthal, Benjamin Bratt và Michael Kenneth Williams. Nội dung. John Matthews (Dwayne Johnson), chủ sở hữu một công ty xây dựng, nhận được một cuộc gọi từ người vợ cũ Sylvie Collins (Melina Kanakaredes). Con trai của anh, Jason (Rafi Gavron) đang bị tạm giam vì tội bán ma túy, bạn của Jason đã bẫy anh trong một hoạt động để giảm án của mình sau khi bị bắt. Án của Jason thực hiện tối thiểu là 10 năm tù giam. John cảm thấy có trách nhiệm vì anh chưa chăm sóc nhiều cho con trai mình, và anh trở nên tuyệt vọng khi nhận ra rằng Jason có thể bị giết trước khi kết thúc án tù của mình. Dùng mối quan hệ ngoại giao, John sắp xếp vài cuộc gặp với người Trưởng Tư Pháp địa phương, Joanne Keeghan (Susan Sarandon), cô đang chạy một chiến dịch chống ma túy rất tích cực để tăng điểm của mình cho cuộc bầu cử Quốc hội. Joanne đồng ý giảm án cho Jason nếu John có thể chỉ điểm kẻ bán ma túy. Đặc vụ Cooper (Barry Pepper) dẫn đầu một lực lượng đặc nhiệm sẽ giám sát mọi giao dịch John sắp xếp để sử dụng làm bằng chứng cho một vụ bắt giữ. John tìm được hồ sơ nhân viên của mình Daniel James (Jon Bernthal) hiện đang bắt đầu một cuộc sống lương thiện để chăm sóc vợ và con trai. John trả 20 ngàn USD nếu Daniel giới thiệu anh cộng tác với những kẻ buôn ma túy. Daniel ban đầu từ chối nhưng sau đó đồng ý với John để anh có chi phí dời đến một căn hộ an toàn hơn, mặc dù anh không hề biết John sẽ cung cấp tin cho đặc nhiệm. Daniel giới thiệu Malik (Michael Kenneth Williams), một tay buôn bán ma túy địa phương cấp cao và cực kỳ nguy hiểm. Giải thích rằng kinh doanh của mình không đứng vững trong nền kinh tế hiện nay, John cần bổ sung cho nguồn thu của mình, John sẽ vận chuyển hàng không giới hạn số lượng và gần như không có rủi ro trong xe tải vận chuyển vật liệu xây dựng của mình. Do là một công ty kinh doanh hợp pháp, các xe tải tránh được sự nghi ngờ và quá nhiều hàng hóa bên trong nên cảnh sát sẽ khó kiểm tra kỹ lưỡng để phát hiện điều gì. Malik đồng ý, với điều kiện John và Daniel phải đi cùng nhau trong lần thử thách đầu tiên. John và đặc vụ Cooper bố trí cho một cuộc vây bắt quả tang các giao dịch liên quan. John đến điểm nhận hàng gần Biên giới Mexico - Hoa Kỳ. Trong quá trình giấu hàng vào bao xi măng xếp lên xe, họ bị một băng đảng đối thủ phục kích, nhưng John đã có lối thoát táo bạo, gây ấn tượng với tên trùm Juan Carlos "El Topo" Pintera (Benjamin Bratt). John hoàn tất giao dịch cuối cùng của mình trong thỏa thuận, giao hàng cho Malik trong khi được Cooper theo dõi. Malik đề cập đến một cuộc tuyển dụng của "El Topo" với John, Cooper hi vọng sẽ bắt được đối tượng cấp cao hơn, nên từ chối bắt Malik. Keeghan tuyên bố Cooper đã làm đúng và từ chối giảm án của Jason trừ khi John hợp tác trong một cuộc gặp thứ hai. John miễn cưỡng, đồng ý chỉ khi Jason được thả ra khi công việc được hoàn thành, thay vì chỉ giảm án. Lúc này, Daniel phát hiện sự sắp xếp của John cộng tác với cảnh sát và giận dữ, nói rằng băng đảng sẽ giết John, Daniel, và gia đình của họ nếu chúng biết. John và Daniel thông báo cho gia đình của họ lẩn trốn. John gặp Juan Carlos Pintera, Juan muốn John vận chuyển gần 100 triệu USD lợi nhuận ma túy vào Mexico, và để John làm một thành viên của tổ chức bên trong nếu anh thành công. John mật báo cho Keeghan và Cooper, Keeghan ngây ngất trước việc tìm ra một mục tiêu lớn như vậy, nhưng Cooper đã lo lắng cho tính mạng của John khi bước vào trận chiến nguy hiểm sắp tới. John nghĩ ra một kế hoạch để giải thoát cho mình và Daniel. Trong lúc tải tiền, John thoát khỏi sự giám sát của Cooper. Đồng thời, Daniel tấn công căn nhà của Malik, giết chết các đồng bọn và làm Malik bị trọng thương. Trước khi chết, Malik tiết lộ số điện thoại Juan Carlos cho Daniel. John gọi Cooper và cho số điện thoại của Juan Carlos, khiến Cooper có được thông tin cả tiền và tên trùm cùng một lúc. Sau một cuộc rượt đuổi đấu súng trên đường cao tốc, do tên trùm được báo rằng John là kẻ chỉ điểm, John đã thoát nguy. Băng nhóm ma túy và tiền bị thu giữ bởi những đặc vụ của Cooper. Juan Carlos cũng bị bắt trên đường tẩu thoát cùng với con trai. Bộ phim kết thúc với cảnh Jason được thả ra vào ngày hôm sau. John và gia đình đi vào chương trình bảo vệ nhân chứng. Daniel từ chối chương trình này, nói rằng anh và gia đình mình sẽ tự "biến mất". Daniel đã bị mất việc làm của mình, John để lại cho Daniel phần thưởng lớn mà John được nhận để bắt giữ Juan Carlos. Phim có trích dẫn số liệu thống kê cho thấy phạm tội bán ma túy lần đầu nhận án tù nặng hơn so với những người bị kết tội hiếp dâm hoặc tội ngộ sát. Phát hành. "Snitch" ra mắt vào ngày 22 tháng 02 năm 2013 tại Hoa Kỳ và Canada. Phim được phân phối bởi công ty con Lionsgate Summit Entertainment. Nhận xét. Phim nhận được nhiều đánh giá khen chê từ các nhà phê bình với tỉ lệ 56% trên Rotten Tomatoes với 138 đánh giá. Nhiều nhà phê bình ca ngợi khả năng diễn xuất của Dwayne Johnson với vai trò dẫn đầu, trong khi cảm thấy rằng việc thực hiện thông điệp bộ phim bị lộn xộn.
1
null
Các khu bảo tồn tại Việt Nam bao gồm các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia và các khu dự trữ sinh quyển, cùng các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế theo Công ước Ramsar và BirdLife International ghi nhận. Vườn quốc gia. Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên và cũng là khu bảo tồn có diện tích lớn nhất tại Việt Nam, tiếp sau đó là Vườn quốc gia Cát Tiên và Côn Đảo được thành lập với mục tiêu là bảo vệ các khu vực sinh thái tự nhiên với việc dành một phần cho du lịch sinh thái, đảm bảo tính nguyên vẹn của môi trường tự nhiên và phần còn lại là khu vực bảo tồn, khu vực cấm dành cho nghiên cứu khoa học. Theo số liệu thống kê, hiện nay, Việt Nam có 30 vườn quốc gia gồm các vùng đất liền, đồng bằng châu thổ, ven biển trong đó: 5 vườn quốc gia tại trung du và miền núi phía Bắc, 4 tại Đồng bằng Bắc Bộ, 5 tại Bắc Trung Bộ, 7 tại Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, 4 tại Đông Nam Bộ và 5 tại Tây Nam Bộ. Khu bảo tồn thiên nhiên. Nhằm bảo vệ đa dạng sinh học, các khu bảo tồn thiên nhiên đã được thiết lập. Nhiều trong số đó đã được chuyển thành vườn quốc gia. Hiện nay vẫn còn 14 khu bảo tồn thiên nhiên bảo vệ các khu vực sinh thái đất ngập nước, ven biển rừng bao gồm:
1
null
Xử lý truyền thông hay là Điều tiết truyền thông là điều khiển hoặc hướng dẫn của phương tiện truyền thông đại chúng của các chính phủ và các cơ quan nhà nước khác, với mục đích hướng dẫn dư luận. Thao tác này, thông qua pháp luật, quy tắc, quy định hoặc thủ tục, có thể có những mục tiêu khác nhau, ví dụ như can thiệp để bảo vệ một tuyên bố "lợi ích công cộng", hoặc khuyến khích cạnh tranh và giám sát thị trường truyền thông hiệu quả, hoặc thiết lập các tiêu chuẩn kỹ thuật chung. Các mục tiêu chính của việc xử lý truyền thông là truyền thông báo chí, truyền thanh và truyền hình, tuyên truyền miệng nhưng cũng có thể bao gồm phim, âm nhạc, công nghệ ghi âm, phát sóng, truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, lưu trữ và phân phối công nghệ (đĩa, băng vv...), internet, điện thoại di động vv... Xử lý truyền thông cũng là một dạng tác động truyền thông, nhưng đến từ các cơ quan nhà nước.
1
null
Rắn sọc đốm đỏ (danh pháp khoa học: Oreocryptophis porphyraceus) là một loài rắn nước châu Á, được Cantor mô tả khoa học đầu tiên năm 1839 dưới danh pháp "Coluber porphyraceus", hiện được coi là loài duy nhất trong chi "Oreocryptophis"; trước đây nó từng được xếp vào chi "Elaphe". Các phân loài. Các phân loài sau được công nhận: Mô tả. Đầu nhỏ, nhọn và hơi vuông. Màu da bao gồm đỏ và cam với các sọc màu đen. Môi trường sống. Là loài sống trên cạn, nó ưa thích khí hậu mát mẻ nên phạm vi phân bố bị hạn chế trong khu vực cao nguyên nhiều đồi núi. Trong nhiều trường hợp được tìm thấy ở độ cao trên 800 m trong các khu rừng mưa ẩm ướt thường xanh hay các khu rừng gió mùa, phụ thuộc vào phân loài và khu vực. Phần lớn thời gian chúng ẩn nấp trong các ổ lá, dưới các thảm rêu hay dưới khe đá hoặc gốc cây. Nó hoạt động chủ yếu từ lúc hoàng hôn qua đêm tới rạng sáng ngày hôm sau.
1
null
Klasse 209 là loại tàu ngầm chạy bằng điện-diesel được phát triển bởi xưởng đóng tàu Howaldtswerke-Deutsche Werft tại Đức để dành riêng cho việc xuất khẩu. Phiên bản gốc Klasse 209/1100 được thiết kế vào cuối năm 1960. Mặc dù không được đưa vào hoạt động trong lực lượng hải quân Đức nhưng năm mẫu của nó là 209/1100, 209/1200, 209/1300, 209/1400 và 209/1500 đã xuất khẩu thành công cho 13 nước, với 61 tàu được đóng và chuyển giao từ năm 1971 đến năm 2008. Phát triển. Trong những năm 1970, lực lượng hải quân của nhiều nước bắt đầu có như cầu thay thế các tàu ngầm trong chiến tranh thế giới thứ hai đang bắt đầu bị lão hóa và lỗi thời. Trong thời gian này, rất ít thiết kế tàu ngầm phương Tây có sẵn để xuất khẩu vì hầu hết rất to, đắt tiền và được thiết kế cho chiến tranh lạnh còn một số khác thì được thiết kế để dùng cho một số nước cụ thể nào đó như tàu ngầm lớp Daphné, tàu ngầm lớp Oberon hay tàu ngầm Đề án 641. Vì thế Bộ Quốc phòng Đức đã quyết định thực hiện một thiết kế tàu ngầm để cung cấp một giải pháp với vũ trang đầy đủ và giá cả hợp lý. Thiết kế. Klasse 209 được thiết kế bởi Ingenieur Kontor Lübeck (IKL) chủ yếu là dựa trên thiết kế tàu ngầm của Đức trước đó (đặc biệt là Klasse 206) với nhiều trang bị hơn. Thiết kế một thân đồng nhất và cho phép các hoa tiêu chỉ huy có thể xem toàn bộ tàu ngầm từ mũi đến đuôi qua kính tiềm vọng và việc làm nó cũng tương đối đơn giản theo ý tưởng của giáo sư Gabler người chịu trách nhiệm chính trong thiết kế tàu. Phòng máy nằm ở đuôi tàu, còn phòng lái và điều khiển chiến đấu nằm ở giữa thân tàu nơi đặc kính tiềm vọng. Hệ thống đẩy của tàu ban đầu được trang bị động cơ diesel hút dầu trực tiếp sau đó chuyển sang động cơ tăng áp để tăng công suất. Phần dưới cùng của tàu ngầm là hai khoang chứa pin ớ trước và sau phòng điều khiển, hai khoang này chiếm 25% thể tích của tàu phục vụ việc hoạt động mô tơ điện có công suất 5000 hp để tàu chạy với vận tốc hơn 20 hải lý/giờ. Động cơ đẩy không cần không khí cũng có thể được trang bị trên tàu thông qua việc nâng cấp. Klasse 209 có 8 ống ngư lôi 533 mm và có thể mang theo 14 ngư lôi. Mẫu Klasse 209/1200 có thể phóng tên lửa Harpoon. Tàu có thể sử dụng nhiều loại ngư lôi khác nhau tùy theo yêu cầu chế tạo của nước đặt hàng nhưng có hai mảng chính là các loại ngư lôi vừa đánh trên mặt vừa đánh dưới nước và các loại ngư lôi chuyên dùng đẻ đánh chìm tàu mặt nước. Ngoài ra tùy theo mẫu mà tàu có thể mang 28 thủy lôi thay ngư lôi và tên lửa hoặc 24 thủy lôi gắn ngoài tàu. Biến thể. Tàu có 5 mẫu chính là: Klasse 209/1100, Klasse 209/1200, Klasse 209/1300, Klasse 209/1400 và Klasse 209/1500. Tàu còn được dùng để phát triển tàu ngầm lớp Dolphin của Isreal và tàu ngầm lớp Chang Bogo cho Hàn Quốc. Các nước sử dụng. Hiện có 61 chiếc đã được đóng cho các nước khác nhau trên thế giới ngoài ra trong năm 2012 Ai Cập đã đặc đóng hai chiếc.
1
null
Pachycephalosauria (, khủng long đầu vòm) là nhóm khủng long nằm trong nhánh khủng long hông chim. Các chi được nhiều người biết đến gồm "Pachycephalosaurus", "Stegoceras", "Stygimoloch" và "Dracorex". Phần lớn chúng sống ở Bắc Mĩ và châu Á vào cuối kỉ Phấn trắng. Tất cả chúng đều đi bằng hai chân, có thể là loài ăn thực vật hoặc ăn tạp với một hộp sọ dày. Một số hóa thạch cho thấy vòm sọ tròn và dày đến vài inch, trong khi những hóa thạch khác hộp sọ thẳng hoặc hình nêm.
1
null
Tác động truyền thông, lôi kéo truyền thông hay thao túng truyền thông là một loạt các kỹ thuật có liên quan trong đó ngầm tạo ra một hình ảnh hoặc tranh luận để ủng hộ lợi ích đặc biệt của họ, để xử lý truyền thông và qua đó tạo dư luận thuận lợi cho những lợi ích nhóm, thường là không bằng những phương cách công khai vận động hay chính quy. Chiến thuật và mưu lược này bao gồm việc sử dụng các logic ngụy biện và kỹ thuật tuyên truyền, và thường liên quan đến sự đàn áp của thông tin, quan điểm và tránh né, cản trở thông tin, gây dư luận thuận lợi, bằng cách tạo sự chú ý của nhiều người hay nhiều nhóm người vào những quan điểm nghe có vẻ chắc chắn, hoặc chỉ đơn giản chuyển hướng sự chú ý vào những nơi khác. Jacques Ellul viết trong sách "Propaganda: The Formation of Men's Attitudes" (Trong Tuyên truyền: Sự hình thành của thái độ của đám đông): Dư luận chỉ có thể thể hiện thông qua các kênh đã được cung cấp hoặc hướng dẫn bởi các phương tiện truyền thông đại chúng, mà có thể không có nếu không có tuyên truyền. Nó được sử dụng trong quan hệ công chúng, tuyên truyền, tiếp thị, chiến tranh tâm lý, vv... Trong khi mục tiêu cho từng bối cảnh hoàn toàn khác, hình thức theo nghĩa rộng của các kỹ thuật này thường tương tự giống nhau. Nhiều phương cách tác động phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại là những loại phân tâm, đánh lừa trên giả định rằng dư luận công chúng là một khoảng chú ý hạn chế, ngắn hạn.
1
null
Việt Hoàn, tên thật là Trần Việt Hoàn (sinh năm 1967 tại Thái Bình) là một ca sĩ Việt Nam, được nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Tiểu sử. Việt Hoàn tên khai sinh là Trần Việt Hoàn. Anh sinh năm 1967, quê ở Thái Bình, gia đình có cả bố và mẹ là nghệ sĩ hát Cải lương. Năm 18 tuổi, ngay sau khi tốt nghiệp trung học, anh đã đoạt giải nhất cuộc thi đơn ca toàn tỉnh Thái Bình năm 1985. Cũng trong năm này, anh được tuyển về Đội Văn nghệ Công an TP Hải Phòng. Tại đây, anh giành 2 HCV và 1 HCB trong các kì hội diễn sân khấu và các cuộc thi. Từ năm 1994 đến 1997, Việt Hoàn chuyển sang công tác tại Đoàn Ca múa Hải Phòng. Năm 1997, anh thi đỗ hệ đại học Thanh nhạc Nhạc viện Hà Nội, dưới sự dẫn dắt của Nghệ sĩ Nhân dân Lê Dung. Năm 2001, anh bắt đầu công tác tại Nhà hát Nhạc nhẹ Việt Nam, đến năm 2006 thì chuyển về công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam. Cũng trong năm này, anh được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú. Tháng 5 năm 2007, anh tổ chức lễ vu quy với người vợ hiện tại là ca sĩ Hoa Trần (hay Diễm Hoa). Hiện anh đã có 3 người con.
1
null
Nam Dương công chúa (chữ Hán: 南陽公主; 586 – ?), công chúa nhà Tùy, là Hoàng trưởng nữ của Tùy Dạng Đế Dương Quảng. Tiểu sử. Sử sách không cho biết rõ sinh mẫu của Nam Dương công chúa là ai, bà được ghi nhận sinh vào năm Khai Hoàng thứ 6 (586). Về dung mạo, Nam Dương công chúa được sử thư miêu tả tài hoa xinh đẹp: "mỹ phong nghi, hữu chí tiết, tạo thứ tất dĩ lễ". Năm Khai Hoàng thứ 19 (599), Nam Dương công chúa 14 tuổi được gả cho Vũ Văn Sĩ Cập, con thứ ba của Hứa quốc công Vũ Văn Thuật. Năm 618, anh trai của Vũ Văn Sĩ Cập là Vũ Văn Hóa Cập mưu phản, giết chết Tùy Dạng Đế. Khi Đậu Kiến Đức khởi binh thảo phạt Vũ Văn Hóa Cập, đã cho người dò hỏi Nam Dương công chúa muốn xử trí "Vũ Văn Thiện Sư" (宇文禅师), con chung của bà và Vũ Văn Sĩ Cập thế nào. Nam Dương công chúa bảo rằng: "Hoàng thất nhà Tùy phạm lỗi cũng đồng tội dân thường, nguyên cớ gì phải hỏi!" và cho phép xử tử con trai. Sau đó, Nam Dương công chúa xuất gia tu hành. Về sau, Đậu Kiến Đức bị nhà Đường đánh bại, Nam Dương công chúa trở về Trường An, tái ngộ Vũ Văn Sĩ Cập ở Lạc Dương. Vũ Văn Sĩ Cập mong được gặp mặt Nam Dương công chúa nhưng không được ưng thuận. Vũ Văn Sĩ Cập đứng bên ngoài, mong được nối lại tình phu phụ nhưng Nam Dương công chúa bảo rằng: "Ta và ngươi hai nhà không đội trời chung, giờ ta không tự tay giết chết ngươi vì ngày ấy ngươi không tham gia mưu nghịch" rồi bảo rời đi nhưng Vũ Văn Sĩ Cập vẫn kiên trì nài nỉ. Cuối cùng, Nam Dương công chúa giận quát: "Người muốn chết thì cứ gặp lại ta lần nữa!" Vũ Văn Sĩ Cập nghe vậy đành cúi lạy rồi rời đi. Sử sách không ghi chép chuyện về sau của Nam Dương công chúa, không rõ bà mất năm nào.
1
null
Lưu Toại (chữ Hán: 刘遂, ? - 154 TCN), hay Triệu vương Toại (趙王遂), là vị vương chủ thứ 7 của nước Triệu dưới thời nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Lưu Toại là con trai trưởng của Triệu U vương Lưu Hữu, cháu nội của Hán Cao Tổ Lưu Bang, vua đầu tiên của nhà Hán. Năm 181 TCN, Lưu Hữu bị Lã thái hậu bỏ đói đến chết, sau đó bỏ qua ông để lập người khác làm Triệu vương. Mãi đến năm 179 TCN, khi họ Lã bị diệt, Hán Văn Đế mới phong cho Lưu Toại làm Triệu vương, kế tục cha. Em ông là Lưu Tích Cương được phong làm Hà Gian Văn vương. Sang thời Hán Cảnh Đế, triều đình chủ trương giảm bớt đất phong và thế lực các chư hầu, trong đó nước Triệu bị tước đất Thường Sơn. Lưu Toại bèn liên kết với Ngô vương Lưu Tị và năm nước khác khởi binh chống lại triều đình. Tướng quốc Kiến Đức và Nội sử Vương Hãn can ngăn, ông không nghe, ra lệnh giết cả hai, sau đó xuất binh về phía tây, hội với quân Ngô, Sở. Quân Hán kéo đến đánh dẹp, Lưu Toại rút về Hàm Đan. Trong khi đó ở phía đông, Ngô vương bị giết, thế lực chư hầu dần tan rã. Lưu Toại cầm cự ở Hàm Đan được bảy tháng. Sang năm 154, Loan Bố sau khi bình định nước Tề liền kéo quân đánh Hàm Đan. Thành Hàm Đan bị phá, Lưu Toại sợ hãi tự sát. Lưu Toại làm Triệu vương 26 năm, không rõ bao nhiêu tuổi. Nước Triệu bị phế trừ. Về sau Hán Đế lại phong cho con là Bành Tổ làm Triệu vương, đóng ở thành Hàm Đan.
1
null
Kiểm duyệt là kiểm soát sự thể hiện quan điểm nào đó và có thể coi là bị xếp vào loại ""phản đối, độc hại, nhạy cảm, không chính xác về mặt chính trị" hoặc "bất tiện"" như những quy định, chỉ thị, phân loại của chính phủ và các cơ quan kiểm soát khác. Các chính phủ, các tổ chức và cá nhân có thể tham gia vào sự kiểm duyệt. Khi một tác giả hoặc một người sáng tạo tham gia vào các sự kiểm duyệt của các công trình riêng của mình, nó gọi là "tự kiểm duyệt". Kiểm duyệt có thể trực tiếp có thể là gián tiếp, trong trường hợp này, nó là "kiểm duyệt mềm". Sự kiểm duyệt khởi đầu bằng kiểm duyệt báo chí nhưng sau đó lan rộng và xảy ra trong một loạt các phương tiện truyền thông khác nhau, bao gồm bài phát biểu, sách, âm nhạc, phim ảnh, và nghệ thuật khác, báo chí, phát thanh, truyền hình và Internet vì một loạt các lý do bao gồm cả an ninh quốc gia, kiểm soát khiêu dâm, khiêu dâm trẻ em, đoàn kết dân tộc, và bài phát biểu tạo hiềm khích, để bảo vệ trẻ em hoặc các nhóm dễ bị tổn thương khác, để thúc đẩy hoặc hạn chế quan điểm chính trị hoặc tôn giáo, và để vu khống và phỉ báng, hướng dẫn dư luận, vv... Sự kiểm duyệt các phương tiện truyền thông có thể đi kèm với xử lý truyền thông để tăng thêm tác dụng.
1
null