text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Stêphanô Trần Ngọc Hoàng (1928-2008) là một tu sĩ Công giáo người Việt. Ông là Viện phụ tiên khởi của Hội Dòng Xitô Việt Nam, bề trên của Đan viện Dòng Xi-tô Châu Sơn (Đơn Dương).
Thân thế vào đạo nghiệp.
Ông sinh ngày 10 tháng 12 năm 1928 tại Giáo xứ Quần Cống (nay thuộc Giáo xứ Thánh Mẫu), Giáo phận Bùi Chu, thuộc xã Thọ Nghiệp (Xuân Trường, Nam Định). Năm 14 tuổi, ông được gửi sang Thái Bình để học, trở thành người chú giúp lễ cho Linh mục Batholomeo Nguyễn Quang Ân, cũng chính là cậu ruột của ông.
Ngày 16 tháng 7 năm 1947, ông gia nhập Đan viện Châu Sơn (Nho Quan, Ninh Bình) và được khấn Dòng vào ngày 20 tháng 3 năm 1950. Sau đó, ông được gửi về Phát Diệm để học Triết học và Thần học.
Năm 1952, Bền trên của Đan viện Châu Sơn Nho Quan đã quyết định di cư vào Nam. Ông cùng một số tu sĩ khác thuộc phái đoàn đầu tiên dưới sự dẫn dắt của Linh mục Berchman Nguyễn Văn Thảo. Tuy nhiên, sau khi vào Nam không lâu, ông tuyển cử sang châu Âu, đến Đan viện Hauterive (Thụy Sĩ để tu học Thần học tại Đại học Freiburg.
Cuối tháng 6 năm 1957, ông tốt nghiệp Cử nhân Thần học. Ngày 24 tháng 8 cùng năm, ông được thụ phong chức Linh mục tại Thụy Sĩ. Tuy ý nguyện của ông định tiếp tục con đường học vấn để lấy bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ Thần học, nhưng do nhu cầu nhân sự, nên ông được triệu hồi về nước, nhận trách nhiệm tại Đan viện Châu Sơn Đơn Dương. Ngày 12 tháng 10 năm 1961, ông được bầu làm Viện trưởng Đan viện Châu Sơn – Đơn Dương – Lâm Đồng.
Ngày 13 tháng 11 năm 1963, chiếu theo lời đề nghị của Tổng phụ Dòng cùng với ý kiến của Đại hội Toàn Dòng Xi-tô thế giới, Tòa Thánh Vatican đã quyết định nâng ba Đan viện: Phước Sơn, Châu Sơn (Đơn Dương) và Phước Lý lên hàng Đan phụ viện. Ngày 2 tháng 3 năm 1964, Tổng phụ Dòng Xi-tô Sighard Kleiner đã đến Châu Sơn Đơn Dương chủ tọa Công nghị Đan sĩ để bầu chọn Viện phụ tiên khởi cho Đan viện. Công nghị Đan sĩ đã bầu Đan viện trưởng Stêphanô Trần Ngọc Hoàng làm Viện phụ tiên khởi của Đan viện. Ông chọn cho mình khẩu hiệu "Amator Regulae et Fratrum" (Yêu Thánh luật và anh em)... Ngày 19 tháng 3 năm 1964, lễ chúc phong Đan viện phụ tiên khởi của Hội Dòng Xitô Việt Nam được tổ chức tại Vương cung thánh đường Đức Bà Sài Gòn, do Khâm sứ Sighard Kleiner chủ sự.
Ngày 2 tháng 3 năm 1974, ông xin từ chức Viện phụ. Người kế vị ông là Viện phụ Lê-ô Vũ Đức Chính chỉ giữ nhiệm trong 2 năm thì bị chính quyền Việt Nam đưa đi cải tạo. Ông trở lại làm lãnh đạo Đan viện với tư cách Bề trên dự khuyết. Ngày 25 tháng 3 năm 1984, ông tái đắc cử Viện phụ và giữ nhiệm cho đến tháng 12 năm 1993 thì từ chức lần thứ 2. Mặc dù vậy, ông vẫn được giữ nhiệm Viện phó cho đến khi qua đời.
Ngày 10 tháng 5 năm 2008, ông qua đời, hưởng thọ 80 tuổi với 58 năm khấn dòng. | 1 | null |
Gaius Octavius là một cái tên dùng cho các thành viên nam của thị tộc Octavia. Nổi tiếng nhất trong số đó là Gaius Octavius Thurinus, còn được biết đến với cái tên nổi bật hơn là Augustus, hoàng đế đầu tiên của Đế quốc La Mã, là cháu gọi bằng ông cậu và con nuôi của Gaius Julius Caesar.
Ngoài ra, Gaius Octavius còn có thể là một trong những người sau đây: | 1 | null |
Cá sứt môi (tên khoa học: Garra fuliginosa) là một loài cá trong họ Cá chép. Loài này phân bố rộng khắp ở Đông Nam Á lục địa, từ vùng Mae Khlong và Chao Phrya ở Thái Lan đến lưu vực sông Mêkông và vùng bán đảo của Thái Lan. Chúng được tìm thấy ở sông Maetang, bắc Chiang Mai, miền Bắc Thái Lan. Loài này cũng được ghi nhận tại lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và tỉnh Thừa Thiên Huế ở miền Trung Việt nam, Vườn quốc gia Cát Tiên ở miền Nam Việt Nam. | 1 | null |
Natri đithionit (còn có tên natri hiđrosunfit) là một bột tinh thể màu trắng có mùi lưu huỳnh yếu. Nó là muối natri của axit đithionơ. Mặc dù bền ở nhiều điều kiện khác nhau, nó dễ bị phân hủy trong nước nóng và trong dung dịch axit. Nó có thể thu được từ natri bisulfit bởi phản ứng sau:
Tính chất và các phản ứng.
Natri đithionit bền khi đun nóng, nhưng bị oxy hóa chậm bởi không khí khi ở trong dung dịch. Thậm chí khi không có không khí, dung dịch natri đithionit cũng bị hỏng vì xảy ra phản ứng:
Do đó dung dịch natri đithionit không thể bảo quản trong thời gian dài.
Ở trạng thái khan là tinh thể đơn tà có mùi lưu huỳnh nhẹ. Nó tan trong nước và rất ít trong etanol. Ở trạng thái ngậm nước đihiđrat là tinh thể hình trụ, và nó không bền khi dễ dàng tách nước tạo thành dạng khan và dễ dàng bị oxy hóa bởi không khí.
Dạng khan phân hủy dần dần tạo natri sunfat và lưu huỳnh điôxit ở nhiệt độ trên 90 °C trong không khí. Khi vắng mặt không khí, nó sẽ phân hủy ở nhiệt độ trên 150 °C tạo thành natri sulfit, natri thiosulfat, lưu huỳnh dioxide và một lượng nhỏ dạng dấu vết của lưu huỳnh.
Natri đithionit khan dạng bột với một ít nước có thể bắt lửa trong không khí ở nhiệt độ phân hủy. Khi thiếu không khí (oxi), nó chỉ phân hủy chậm.
Dung dịch natri đithionit có tính axit và phân hủy tạo thành natri thiosulfat và natri bisulfit. Tốc độ phản ứng tăng khi tăng nhiệt độ. Ngoài ra, tốc độ cũng tăng khi xảy ra trong môi trường axit mạnh.
Khi có mặt oxi, nó phân hủy thành natri bisulfat và natri bisulfit.
Natri bisulfat và natri bisulfit làm giảm pH và vì thế làm tăng tốc độ phản ứng. Lưu huỳnh dioxide được tạo ra dưới điều kiện axit mạnh.
Trái lại, trong dung dịch kiềm (pH 9-11) natri đithionit bền và chỉ bị phân hủy khoảng 1% trong 1 giờ. Nó có tính khử mạnh và phân hủy thành muối sunfit và sulfide.
Cấu trúc.
Những nghiên cứu nhiễu xạ tia X đơn tinh thể và quang phổ Raman về natri đithionit ở trạng thái rắn phát hiện ra rằng natri đithionit tồn tại ở nhiều dạng khác nhau. Ở dạng khan, ion đithionit có dạng hình học C, hầu hết bị che bởi góc xoắn O-S-S-O 16°. Ở dạng hiđrat hóa, ion đithionit có độ dài liên kết S-S ngắn hơn và có góc xoắn 56°.
Liên kết S-S yếu tạo cho ion đithionit khả năng phân ly thành anion gốc [SO2]- trong dung dịch, điều này có thể được xác nhận bằng quang phổ ESR. Nó còn được nhìn thấy rằng 35S chuyển hóa nhanh giữa S2O42- và SO2 trong môi trường axit hay trung tính, phù hợp với liên kết S-S yếu trong anion.
Ứng dụng.
Công nghiệp.
Hợp chất này là muối tan được trong nước, và có thể được dùng làm chất khử trong dung dịch. Nó được dùng trong một số quá trình nhuộm công nghiệp, ở đó một thuốc nhuộm không tan khác bị khử thành muối kim loại kiềm tan được. Tính khử của natri đithionit còn dùng để loại bỏ thuốc nhuộm dư, oxit dư và các chất màu ngoài dự kiến, bằng cách này làm cải thiện chất lượng màu tổng quát. Phản ứng với formaldehyd tạo thành Rongalite, được dùng làm thuốc tẩy, chẳng hạn như trong việc tẩy bột giấy, cotton, len, da, chất thuộc da màu vàng và đất sét.
Natri đithionit có thể dùng để xử lý nước, lọc khí, làm sạch và tẩy gỉ. Nó có thể dùng trong các quá trình công nghiệp như là tác nhân sunfonat hóa hoặc nguồn cung cấp ion natri. Ngoài ra trong công nghiệp in ấn, chất này còn dùng trong các ngành liên quan đến da, gỗ, polyme, ảnh chụp và nhiều thứ khác nữa. Sự sử dụng rộng rãi của nó có thể là do độc tính thấp của nó, liều gây chết trung bình LD50 khoảng 5 g/kg.
Sinh học.
Natri đithionit dùng trong các thí nghiệm lý sinh như là một cách làm giảm thế khử của dung dịch (Eo' -0.66 V so với NHE ở pH 7). Kali ferrixianua thường dùng làm chất oxy hóa trong thí nghiệm trên (Eo' ~ 436 mV ở pH 7). Ngoài ra, natri đithionit còn dùng trong các cuộc thí nghiệm về hóa học đất để tìm kiếm lượng sắt không có trong các khoáng vật silicat ban đầu. Do đó, sắt tách ra bởi natri đithionit có thể xem là "sắt tự do". Ái lực mạnh của ion đithionit với các cation kim loại hóa trị hai và ba (M2+, M3+) giúp nó tăng độ tan của sắt, và vì thế đithionit là một chất tạo phức hữu ích.
Địa học.
Natri đithionit dùng trong việc thu hồi dầu tăng cường hóa học để làm ổn định các polyme poliacrylamit tránh khỏi sự biến chất cơ bản khi có mặt sắt. Nó còn dùng trong các ứng dụng môi trường để truyền mặt có Eh thấp xuống lòng đất để khử các chất ô nhiễm như crom.
Chụp ảnh.
Nó có thể làm thuốc tráng phim, nhưng rất ít khi được chọn. Nó thiên về làm giảm độ bắt sáng của phim và, nếu dùng sai cách, nhanh chóng làm mờ bức ảnh. | 1 | null |
Quầy ăn là một dạng quán ăn nhỏ, như quán cóc, Nơi mà thực khách ngồi trên ghế ở một bên bàn, đối diện với nhân viên phục vụ ở bên bàn kia, với một khu vực nhỏ làm bếp nấu. Dạng quán này rất phổ biến ở Hoa Kỳ, nơi người ta thường tới đây ăn trưa, vì thế ở Hoa Kỳ nó còn được gọi là Lunch counter hay luncheonette. | 1 | null |
Đường xa vạn dặm (tiếng Anh: The Road to Infinity) là dự án âm nhạc của nhạc sĩ Quốc Trung cùng ban nhạc Phương Đông được thực hiện vào đầu năm 2004. Đây chính là chương trình trình diễn phong cách world music đầu tiên ở Việt Nam, kết hợp âm nhạc điện tử phương Tây với chất liệu âm nhạc dân gian truyền thống của Việt Nam như chèo, xẩm, quan họ, hò Huế, ca trù.
Dự án được trình diễn lần đầu tại Tokyo, có cả sự có mặt của hoàng tử và công chúa Nhật Bản và cuối đêm diễn 100 đĩa CD đã được bán hết sạch. Sau đó, Quốc Trung cùng ban nhạc đã chính thức mang chương trình tới công chúng Việt Nam qua 2 đêm diễn ngày 13 và 14 tháng 3 năm 2004 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Mặc dù chỉ là sự thể nghiệm nhưng "Đường xa vạn dặm" cũng đã kịp để lại nhiều dấu ấn sâu sắc, làm nên một sự kiện lớn trong nền âm nhạc Việt Nam. Có thể nói, âm nhạc của "Đường xa vạn dặm" vừa lạ, vừa quen và khá kén người nghe. Trong buổi trình diễn đó, Quốc Trung đã giới thiệu cho công chúng 9 nhạc phẩm được anh "sáng tác" theo thể loại world music – một dòng nhạc chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam. "Đường xa vạn dặm" được xây dựng dựa trên tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ. Từ cốt truyện xưa, Quốc Trung sáng tạo thành 9 chương ("Hạc trong sương", "Đào liễu", "Ngồi tựa song đào", "Vọng nguyệt", "Lưu lạc", "Dòng sông một bờ", "Chiếc bóng", "Độc thoại" và "Đường xa vạn dặm") dựa trên các thể loại âm nhạc dân tộc, kể về từng giai đoạn thăng trầm của nhân vật.
CD "Đường xa vạn dặm" được phát hành vào cuối năm 2005 với 7 trong số 9 ca khúc của chương trình. Tuy nhiên số lượng phát hành là rất hạn chế. Nhìn chung dự án – bao gồm chương trình trình diễn và CD – đều được đánh giá cao bởi người hâm mộ và giới chuyên môn, góp phần tạo nên thương phẩm của Quốc Trung trong suốt sự nghiệp tới tận sau này.
Ấn bản CD.
Một thời gian sau khi chương trình diễn ra, nhạc sĩ Quốc Trung cho ra đời CD "Đường xa vạn dặm" với 7 nhạc phẩm chọn lọc và có sự chỉnh sửa phối ngẫu tốt hơn, vẫn giữ một cốt truyện mạch lạc, có đầu có kết. CD cũng bỏ đi hai bản nhạc là "Ngồi tựa song đào", "Chiếc bóng" do đó mất đi các bản phối với các làn điệu quan họ. Đĩa CD này chỉ phát hành 5.000 bản. Sau khi album được phát hành, chương trình tiếp tục được trình diễn tại châu Âu, trong đó có buổi diễn rất thành công tại Đan Mạch.
Danh sách ca khúc.
Toàn bộ các ca khúc được hòa âm phối khí bởi Quốc Trung.
Các giai điệu cổ truyền sử dụng.
Các yếu tố âm nhạc cổ truyền được sử dụng trong album:
Đánh giá.
Nhìn chung, album được giới chuyên môn cũng như khán giả quan tâm đánh giá cao, góp phần vào việc đưa các thể loại âm nhạc dân gian truyền thống của dân tộc đến gần gũi hơn với lớp khán giả hiện đại. Trước thành công của dự án, Quốc Trung nói: "Những giai điệu đầu tiên của chương trình này đã được thai nghén từ năm 1995 và tôi cùng các nghệ sĩ, bạn bè đã chuẩn bị cho đêm diễn này suốt 1 năm qua. Tôi xúc động và vô cùng hạnh phúc khi cuộc chơi âm nhạc của tôi đã được khán giả đón nhận". Chương trình sau đó được đề cử tại "Giải thưởng âm nhạc Tiền Cống hiến" năm 2004 cho "Chương trình của năm".
'Đường xa vạn dặm' sau này trở thành thương hiệu sự nghiệp của Quốc Trung, được Không gian âm nhạc đưa vào một phần trong chương trình 'Đường xa... Mây trắng' (2011) đánh dấu tái hợp sau 10 năm của bộ đôi Thanh Lam - Quốc Trung. Tới năm 2012, ê-kíp của 'Đường xa vạn dặm' tiếp tục cộng tác để tham gia vào dự án 'Nguồn cội' cùng Nguyên Lê, Dhafer Youssef, Rhani Krija, Kiều Anh và Thanh Lam, thử nghiệm world music pha trộn với jazz, nhạc điện tử, nhạc dân gian cùng experimental. Bản thân Quốc Trung khẳng định 'Nguồn cội' không phải là phiên bản mới của 'Đường xa vạn dặm', và nhìn chung dự án tiếp tục thành công và được công chúng tiếp tục đón nhận nhiệt liệt.
Năm 2016, trong dịp nhìn lại 30 năm âm nhạc Việt Nam kể từ ngày hội nhập văn hóa thế giới, báo "Thể thao & Văn hóa" coi 'Đường xa vạn dặm' là một trong những cột mốc quan trọng của nhạc nhẹ của đất nước, là "một tuyên ngôn đầy đủ cho dòng nhạc [world music]" ở Việt Nam khi dám loại bỏ quan điểm lỗi thời và trực tiếp "góp phần đưa nhạc dân gian, truyền thống Việt Nam đến với giới trẻ và là ngôn ngữ để đông đảo khán giả nước ngoài có thể cảm nhận âm nhạc dân gian, truyền thống Việt Nam". | 1 | null |
Phòng thí nghiệm vũ trụ học và hạt thiên văn (tiếng Anh: Astroparticle and Cosmology Laboratory (APC)) được thành lập vào tháng 1 năm 2005 để liên kết các nhà khoa học đã hợp tác trong khoảng thời gian từ năm 1999 đến 2004 trong ba lĩnh vực chính: thiên văn năng lượng cao,vũ trụ học và lực hấp dẫn và neutrinos. Nhóm các lĩnh vực bao gồm các nhà thực nghiệm, các nhà lý thuyết và các nhà quan sát. Phòng thí nghiệm được thành lập trùng với thời gian di chuyển của trường Đại học Paris Diderot đến khuôn viên mới tại Paris Rive Gauche trong năm 2006. Phòng thí nghiệm là đơn vị nghiên cứu phức hợp "Mixed Research Unit" MRU thành lập bởi trường Đại học Paris Diderot, trung tâm quốc gia về nghiên cứu khoa học Centre national de la recherche scientifique (Đại diện bởi ba viện nghiên cứu: IN2P3, INSU và INP), Commissariat à l'énergie atomique et aux énergies alternatives, và Đài thiên văn Paris.
Giám đốc đầu tiên của phòng thí nghiệm là Pierre Binetruy (2005-2013) và từ tháng 1 năm 2014 giám đốc là Stavros Katsanevas.
Hoạt động nghiên cứu.
Vũ trụ học và lực hấp dẫn.
Đứng đầu nhóm này là Yannick Giraud-Héraud, gồm có ba lĩnh vực nghiên cứu chính:
Vật lý thiên văn năng lượng cao.
Nghiên cứu thực hiện bởi nhóm này, đứng đầu là Etienne Parizot, nhằm mục đích tìm hiểu các hiện tượng mạnh mẽ của vũ trụ (thường xảy ra Sao đặc, Sao neutron, hoặc Lỗ đen). Nhóm nghiên cứu này đã thực hiện nhiều dự án quốc tế với kính thiên văn hoặc những thiết bị phát hiện photons, tia vũ trụ, hoặc hạt neutrinos. Những khảo sát về:
Neutrinos.
Nghiên cứu thực hiện bởi nhóm này, đứng đầu là Antoine Kouchner, một trong những hoạt động chính của phòng thí nghiệm là tìm hiểu những đặc tính của neutrinos. Các nhà nghiên cứu có liên quan đến các nghiên cứu về hiện tượng dao động (Borexino, Double Chooz) và các dự án tương lai giải quyết các đo lường của hệ thống phân cấp khối lượng neutrino ở tầng khí quyển và dưới biển sâu bởi kính thiên văn Cherenkov và dao động ký nghiên cứu tia dưới biển sâu "Oscillation Research with Cosmics in the Abyss" và dự án dao động neutrinos xuyên quốc gia Laguna-LBNO.
Dữ liệu khoa học và tính toán vật lý thiên văn.
Đứng đầu nhóm này (tên trước đây là ADAMIS) là Radek Stompor, chú trọng vào việc sử dụng khoa học máy tính, phương pháp tính hoặc kỹ thuật thống kê để giải quyết vẫn đề về phân tích dữ liệu vật lý hay là mô phỏng đề tài.
Lý thuyết.
Đứng đầu nhóm này là David Langlois, chịu trách nhiệm về các vấn đề về quan điểm lý thuyết, đề tài nghiên cứu của phòng thí nghiệm.
Cơ cấu tổ chức.
Phòng thí nghiệm có 75 nhà nghiên cứu thường trực và hơn 60 kỹ sư, kỹ thuật viên và nhân viên hành chính, cộng thêm khoảng 125 nhân viên không thường trực (sinh viên tiến sĩ, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ, khách mời). Thêm vào đó, Trung tâm Vật Lý và Vũ Trụ Học Paris "Paris Center for Cosmological Physics" giám đốc là George Smoot cũng là một phần của phòng thí nghiệm và một trong ba trung tâm chức năng cơ sở của tổ hợp vật lý và thiên văn hạt cơ bản châu Âu.
Một phòng thí nghiệm liên kết quốc tế "International Associated Laboratory" về vật lý thiên văn hạt được thành lập vào tháng 9 năm 2007. Phòng thí nghiệm này trợ giúp APC với viện nghiên cứu Kavli về vũ trụ học và hạt cơ bản vật lý thiên văn Kavli Institute for Particle Astrophysics and Cosmology (Stanford University)..
Đánh giá.
Phòng thí nghiệm được đánh giá hai lần bởi AERES: vào các năm 2008 và 2013. Trong lần đánh giá mới nhất, phòng thí nghiệm đã đạt điểm tuyệt đối (A hoặc A+ trên mọi tiêu chí). | 1 | null |
Đây là danh sách thành viên của Nightwish, một ban nhạc symphonic metal đến từ Kitee, Phần Lan, được thành lập năm 1996 bởi songwriter kiêm keyboard Tuomas Holopainen, guitarist Emppu Vuorinen, và cựu ca sĩ chính Tarja Turunen. Nightwish là ban nhạc thành công nhất của Phần Lan với hơn 7 triệu album được bán ra trên toàn thế giới, 1 chứng nhận bạc, 11 chứng nhận vàng và 30 chứng nhận bạch kim.
Mặc dù Nightwish là một trong những ban nhạc lớn của Phần Lan ngay từ khi ra mắt single đầu tiên, "The Carpenter" (1997) và album đầu tay "Angels Fall First," tuy nhiên danh tiếng toàn cầu chỉ đến với ban nhạc khi phát hành album "Oceanborn", "Wishmaster" và "Century Child", lần lượt vào các năm 1998, 2000 và 2002. Album năm 2004, "Once", bán được hơn 1 triệu bản đã mang Nightwish đến toàn nước Mỹ. Hit lớn nhất của họ tại Mỹ, "Wish I Had an Angel" (2004), được chọn làm soundtrack cho ba phim Mỹ để quảng bá cho tour diễn toàn Bắc Mỹ. Ban nhạc tung ra thêm ba đĩa đơn và hai video cho "Once", cùng với một bản thu âm lại của "Sleeping Sun" cho album tổng hợp "best of", "Highest Hopes" (2005), trước khi Turunen chia tay ban nhạc vào tháng 10 năm 2005.
Tháng 5 năm 2007, cựu ca sĩ chính Alyson Avenue, Anette Olzon, được tiết lộ là sẽ thay thế vị trí của Tarja Turunen vào mùa thu cùng năm, ban nhạc trình làng album thứ sáu, "Dark Passion Play", và bán được hơn 2 triệu bản. Đĩa đơn chủ lực của album, "Amaranth", trở thành một trong những đĩa đơn thành công nhất của Nightwish tại châu Âu. Chuyến lưu diễn quảng bá cho album - một trong những chuyến lưu diễn lớn nhất của ban nhạc - được khởi động từ tháng 10 năm 2007 và kết thúc vào tháng 9 năm 2009. Một E.P/live album mang tên, "Made in Hong Kong (And in Various Other Places)", phát hành tháng 3 năm 2009 dưới dạng Mini CD/DVD, và album phòng thu thứ bảy của họ, "Imaginaerum", được phát hành trên toàn thế giới vào những ngày khác nhau vào cuối năm 2011/đầu năm 2012.
Vào ngày 1 tháng 10 năm 2012, Nightwish thông báo rằng họ đã chia tay với Olzon và sẽ hoàn thành tour diễn hiện tại với ca sĩ Floor Jansen, thành viên của ReVamp và là cựu thành viên của After Forever. Tháng 10 năm 2013, Nightwish thông báo Floor Jansen và Troy Donockley chính thức là thành viên lâu dài của ban nhạc.
Nightwish đã nhận được mười một Giải Emma-gaala, từ mười ba đề cử, và một Giải Echo từ hai đề cử. Nightwish cũng đã nhận được 2 đề cử từ Metal Hammer Golden God Awards nhưng chưa từng giành giải; Nightwish đã giành được giải thưởng từ MTV Europe Music Awards và từ World Music Awards, và cũng đã được đề cử trong MTV Video Music Awards năm 2004. | 1 | null |
Renaud Lavillenie (sinh ngày 18 tháng 9 năm 1986) là một vận động viên nhảy sào người Pháp. Năm 2014 anh đã phá kỷ lục tồn tại 20 năm ở môn nhảy sào nắm giữ bởi Sergey Bubka với mức sà mới 6,16 mét. Năm nay 27 tuổi, Renaud Lavillenie đã giành huy chương vàng tại Thế vận hội London 2012 và danh hiệu vô địch thế giới cũng trong năm 2012 với thành tích ở sân ngoài trời là 6,02m. Với các giải đấu ở sân trong nhà, Lavillenie cũng đã đạt được độ cao 6,08m tại một giải đấu ở Bygdoszcz (Ba Lan) tháng 2/2014. Tối 15/2/2014, sau hai lần nhảy không thành công ở mức xà 6,01m, Lavillenie quyết định nâng độ cao lên 6,16m và vượt qua ngay cú nhảy đầu tiên.
Ngoài việc giành chiến thắng Olympic, anh đã giành được 1 huy chương vàng giải vô địch trong nhà thế giới, 2 huy chương vàng giải vô địch châu Âu huy và 3 huy chương vàng giải vô địch trong nhà châu Âu. Anh cũng đã giành được 1 huy chương bạc và 2 huy chương đồng tại giải vô địch thế giới. Tính đến ngày 15 tháng 2 năm 2014, anh đã giữ kỷ lục quốc gia Pháp môn nhảy sào bao gồm cả ở nội dung ngoài trời (6,06 m) và trong nhà (6,16 m). | 1 | null |
là vận động viên trượt băng nghệ thuật chuyên nghiệp và cựu vận động viên trượt băng nghệ thuật cạnh tranh người Nhật Bản thi đấu ở hạng mục đơn nam. Anh là nhà vô địch Olympic 2014 và 2018, Vô địch Thế giới 2014 và 2017, bốn lần liên tiếp vô địch Chung kết Grand Prix (2013-14 đến 2016-17), vô địch Bốn châu lục 2020, vô địch Thiếu niên Thế giới 2010 và Chung kết Grand Prix Thiếu niên 2009-10, sáu lần Vô địch Quốc gia Nhật Bản (2012-2015, 2020,2021). Anh còn năm lần đoạt huy chương trong giải Vô địch Thế giới gồm huy chương đồng năm 2012 và 2021, huy chương bạc năm 2015, 2016 và 2019, giúp anh trở thành vận động viên trượt băng đơn nam duy nhất cùng với Jan Hoffmann giành được bảy huy chương tại giải Vô địch Thế giới trong thời kỳ hậu chiến.
Hanyu đã đi vào lịch sử với tư cách vận động viên người châu Á đầu tiên đoạt huy chương vàng Olympic hạng mục Đơn nam tại Olympic Sochi 2014. Ở độ tuổi 19, anh trở thành vận động viên đơn nam trẻ nhất vô địch Olympic sau Dick Button (năm 1948). Năm 2018, tại Olympic Pyeongchang 2018, anh trở thành người đầu tiên giành hai huy chương vàng Olympic liên tiếp sau 66 năm kể từ danh hiệu liên tiếp của Button (năm 1948 và 1952). Hanyu là vận động viên đơn nam đầu tiên đạt được danh hiệu Super Slam (chiến thắng tất cả các giải đấu lớn của Liên đoàn Trượt băng Quốc tế ở cấp độ thiếu niên và trưởng thành, gồm: Olympic, Vô địch Thế giới, Chung kết Grand Prix, Vô địch Bốn châu lục, Vô địch Thiếu niên Thế giới và Chung kết Grand Prix Thiếu niên).
Được biết đến với tư cách là vận động viên trượt băng vĩ đại nhất trong lịch sử, Hanyu đã phá vỡ kỷ lục thế giới 19 lần (nhiều nhất trong số các vận động viên hạng mục đơn kể từ hệ thống đánh giá của ISU năm 2004), trong đó hầu hết là kỷ lục do chính anh thiết lập. Anh là một trong những người mở đường của kỷ nguyên quad (nhảy 4 vòng). Hanyu là vận động viên trượt băng nghệ thuật đầu tiên vượt mốc 100 điểm bài thi ngắn, 200 điểm bài thi tự do và 300 điểm tổng. Tại CS Autumn Classic International 2016, Hanyu đã trở thành vận động viên trượt băng nghệ thuật đầu tiên trong lịch sử hạ cánh thành công cú nhảy quadruple loop (4Lo) trong thi đấu chính thức. Anh là vận động viên trượt băng đơn nam người châu Á đầu tiên Vô địch Thế giới nhiều lần.
Nhờ những cống hiến của mình, Hanyu đã nhiều lần được trao tặng các danh hiệu danh giá, trong đó quan trọng nhất phải kể đến "Giải thưởng Quốc dân Danh dự" (Tiếng Nhật: 国民栄誉賞) được đích thân Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo trao tặng năm 2018 vì đã "đem lại dũng khí và sự cổ vũ lớn lao cho người dân cả nước, mang lại hi vọng về tương lai tươi sáng cho xã hội và trở thành thông điệp sống cho sự phục hồi sau thảm họa", huân chương danh dự ribbon tím (năm 2014 và 2018). Anh là vận động viên trượt băng nghệ thuật đầu tiên được đề cử Giải thưởng Thể thao Thế giới Laureus và được vinh danh là Vận động viên trượt băng nghệ thuật có giá trị nhất bởi Giải thưởng trượt băng ISU khai mạc vào năm 2020. Anh cũng góp mặt trong các danh sách uy tín như 30 Under 30 Asia của Forbes và World Fame 100, The Dominant 20 của ESPN.
Ngày 19 tháng 7 năm 2022, Hanyu tuyên bố quyết định "từ bỏ" thi đấu sau 12 năm sự nghiệp và tiếp tục trượt băng với tư cách là một vận động viên chuyên nghiệp, "đánh dấu sự kết thúc của một thời đại" theo "Nikkei Asia".
Đầu đời.
Hanyu sinh ra và lớn lên tại thành phố Sendai, tỉnh Miyagi, Nhật Bản. Anh có một người chị tên là Saya hơn 4 tuổi. Cha anh là Hanyu Hidetoshi, một giáo viên trung học cơ sở và mẹ là Hanyu Yumi, từng là nhân viên tại một cửa hàng bách hóa. Cha anh cũng là cố vấn cho câu lạc bộ bóng chày ở trường và giới thiệu môn thể thao này cho anh trước khi cuối cùng anh chọn Trượt băng nghệ thuật. Mẹ anh từng may tất cả trang phục thi đấu trong thời kì đầu sự nghiệp thi đấu của anh, bao gồm cả trang phục bài thi tự do mùa giải 2010-2011 do vận động viên trượt băng nghệ thuật người Mỹ Johnny Weir thiết kế. Bà đã đi cùng Hanyu trong thời gian đào tạo ở Toronto, Canada, trong khi cha anh và chị gái Saya ở lại Nhật Bản. Cha mẹ anh đặt tên "Yuzuru" (結弦 - Kết Huyền) mang ý nghĩa "dây cung được kéo căng", tượng trưng cho sự tự tin, sức mạnh và lòng ngay thẳng. Bố mẹ anh muốn anh có một cuộc sống chính trực, đường hoàng và mạnh mẽ, không cúi đầu trước khó khăn.
Anh được chẩn đoán mắc bệnh hen suyễn vào năm 2 tuổi và phải uống thuốc hằng ngày. Tình trạng bệnh được cải thiện theo thời gian nhưng vẫn là vấn đề với sự nghiệp thi đấu của anh. Biên đạo múa người Canada David Wilson nói rằng phải đến khi Hanyu chuyển sang thi đấu ở cấp độ trưởng thành, anh mới thành công trong việc học cách đối phó với các vấn đề về sức bền do bệnh hen suyễn gây ra và có kinh nghiệm trong nửa sau của bài thi.
Hanyu bắt đầu trượt băng năm 4 tuổi sau khi huấn luyện viên của chị gái anh là Mami Yamada đề nghị anh thử môn thể thao này thay vì gây phiền toái trong quá trình tập luyện của chị gái mình. Yamada nhận thấy sự thiếu kiên nhẫn của Hanyu khi anh lần đầu tiên đặt chân lên băng. Anh chạy đến và nhảy lên băng, sau đó ngã mạnh, đập mũ bảo hiểm xuống băng, nhanh chóng đứng dậy và chạy lại. Tuy nhiên, Yamada khen ngợi Hanyu về khả năng bày tỏ sự chân thành của mình. Sau khi huấn luyện Hanyu cho đến hết năm lớp Hai tiểu học, Yamada phải chuyển đến một tỉnh khác và nhờ Tsuzuki Shōichirō (huấn luyện viên trước đây của Sano Minoru - vận động viên Nhật Bản đầu tiên giành huy chương tại giải Vô địch Trượt băng nghệ thuật Thế giới) huấn luyện Hanyu để "tài năng của cậu không bị lãng phí".
Sự nghiệp thi đấu.
Bắt đầu thi đấu.
Hanyu tham gia thi đấu lần đầu tiên ở giải Thiếu nhi Toàn quốc (Novice) vào mùa giải 2004-2005. Anh thi đấu ở cấp độ Thiếu nhi B là cấp độ trẻ hơn trong hai cấp độ Thiếu nhi và giành huy chương vàng ở giải toàn quốc.
Sau đó sân băng tại quê nhà đóng cửa do vấn đề tài chính, khiến Hanyu thiếu thời gian tập luyện. Huấn luyện viên của anh lúc đó là Tsuzuki Shōichirō phải chuyển đến một sân tập khác. Abe Nanami trở thành huấn luyện viên của anh từ thời điểm này đến khi anh chuyển sang Brian Orser vào năm 2012. Trong mùa giải 2006-2007, Hanyu thi đấu ở cấp độ Thiếu nhi A và đạt huy chương đồng. Nhờ đó anh được mời tham gia giải Vô địch Thiếu niên (Junior) Nhật Bản 2006-07 và giành vị trí thứ 7.
Sân băng quê nhà tái mở cửa vào năm 2007 sau khi đóng cửa hai năm. Hanyu thi đấu ở cấp độ Thiếu nhi A Toàn quốc năm 2007 và giành chiến thắng. Nhờ đó anh được mời tham dự giải Vô địch Thiếu niên Nhật Bản 2007-08 và giành huy chương đồng.
Cấp độ Thiếu niên (Junior).
Mùa giải 2008-2009: Chuyển lên cấp độ Thiếu niên.
Năm 2008, Hanyu chuyển lên cấp độ Thiếu niên (Junior) và bắt đầu thi đấu trong chuỗi giải Grand Prix Thiếu niên của Liên đoàn Trượt băng Quốc tế (ISU). Anh đứng thứ sáu sau phần thi ngắn, thứ tư sau phần thi tự do và thứ năm chung cuộc tại giải đấu ở Merano, Ý. Sau loạt giải Grand Prix Thiếu niên, anh giành huy chương vàng tại giải Thiếu niên Nhật Bản 2008-2009. Ở tuổi 13, anh là vận động viên trượt băng nam trẻ nhất vô địch giải Thiếu niên Nhật Bản. Kết quả này giúp anh đủ điều kiện tham dự giải Vô địch Thiếu niên Thế giới 2009.
Với thành tích đạt được, Hanyu được mời tham gia thi đấu ở cấp độ Trưởng thành tại giải Vô địch Quốc gia Nhật Bản 2008-2009 khi mới 13 tuổi và đứng thứ tám. Tại giải Vô địch Thiếu niên Thế giới vào tháng Hai năm 2009, Hanyu đứng thứ mười một sau phần thi ngắn và xếp thứ mười ba sau phần thi tự do, xếp thứ mười hai chung cuộc với 161,77 điểm.
Mùa giải 2009-2010: Vô địch Thiếu niên Thế giới và Chung kết Grand Prix Thiếu niên.
Trong mùa giải 2009-2010, Hanyu chiến thắng cả hai giải đấu loại Grand Prix Thiếu niên tại Cộng hòa Croatia và Ba Lan, sau đó tham dự Chung kết Grand Prix Thiếu niên 2009-2010 với tư cách là người đứng đầu vòng loại, nơi anh giành chiến thắng và lập kỉ lục cá nhân mới với 206,77 điểm.
Trong cùng mùa giải, Hanyu giành huy chương vàng giải Vô địch Thiếu niên Nhật Bản 2009-2010. Sau đó anh được mời thi đấu ở cấp độ Trưởng thành tại giải Vô địch Nhật Bản 2009-2010, nơi anh đứng thứ sáu chung cuộc. Với thành tích của mình, Hanyu được chọn thi đấu tại giải Thiếu niên Thế giới 2010. Anh giành chiến thắng chung cuộc sau khi xếp thứ ba phần thi ngắn và thứ nhất phần thi tự do, lập kỉ lục cá nhân với tổng điểm là 216,10, trở thành vận động viên nam thứ tư và trẻ tuổi nhất của Nhật Bản chiến thắng giải Thiếu niên Thế giới.
Cấp độ Trưởng Thành (Senior).
Mùa giải 2010-2011: Huy chương bạc Bốn châu lục.
Hanyu chuyển lên cấp độ Trưởng thành vào mùa giải 2010-2011 ở tuổi 15. Trong hệ thống giải Grand Prix của ISU mùa này, anh thi đấu tại NHK Trophy 2010 và Cup of Russia 2010. Tại NHK Trophy, Hanyu đứng thứ năm sau phần thi ngắn (69,31 điểm), trong phần thi tự do, anh đã thực hiện thành công cú quad Toe loop (4T) đầu tiên của mình trong hệ thống giải ISU và xếp thứ tư (138,41 điểm), chung cuộc anh đứng thứ tư với 207,72 điểm. Hanyu kết thúc với vị trí thứ bảy tại Cup of Russia. Trong giải Vô địch Nhật Bản 2010, Hanyu xếp thứ hai sau phần thi ngắn, nhưng bị ngã trong phần thi tự do và xếp thứ tư chung cuộc. Nhờ thành tích này, anh được chọn đi thi đấu ở Giải Vô địch Bốn châu lục 2011, tại đây anh giành được huy chương bạc và đạt kỉ lục cá nhân mới.
Khi Hanyu đang tập trên sân trượt băng ở quê nhà Sendai thì trận động đất và sóng thần Tōhoku 2011 tấn công thành phố và các khu vực xung quanh. Đường ống nước dưới mặt băng bị bung ra vì tác động của động đất và sóng thần. Hanyu phải chuyển sang tập luyên ở Yokohama và Hachinohe, Aomori cho tới khi sân băng ở quê nhà được mở lại vào ngày 24 tháng 7 năm 2011. Suốt mùa hè năm 2011, anh đã tham gia 60 chương trình trượt băng và xem đó như là dịp để luyện tập. Vào tháng 4 năm 2011, anh và các vận động viên trượt băng khác tham gia vào một chương trình trượt băng để gây quỹ cho những nạn nhân của động đất và sóng thần Tōhoku 2011.
Mùa giải 2011-2012: Huy chương đồng giải Vô địch Thế giới.
Hanyu bắt đầu mùa giải 2011-2012 với chiến thắng tại giải Nebelhorn Trophy 2011. Anh đứng đầu ở cả hai phần thi với tổng điểm 226,26. Trong hệ thống giải Grand Prix 2011-2012, anh tham gia thi đấu tại Cup of China 2011 và Rostelecom Cup 2011. Anh đứng thứ tư tại Cup of China, sau đó chiến thắng Rostelecom Cup với một kỉ lục cá nhân mới, nhờ đó, anh đủ điều kiện tham gia Chung kết Grand Prix cấp độ Trưởng thành lần đầu tiên, tại đây anh đứng thứ tư.
Trong cùng mùa giải, Hanyu giành huy chương đồng tại giải Vô địch Nhật Bản 2011, giành được một suất trong đội tuyển Nhật Bản thi đấu tại giải Vô địch Thế giới 2012. Trong lần đầu tham gia giải Thế giới ở cấp độ Trưởng thành, Hanyu xếp thứ bảy ở phần thi ngắn và vươn lên vị trí thứ hai ở phần thi tự do. Anh giành được huy chương đồng chung cuộc với tổng điểm 251,06, xếp sau huy chương vàng Patrick Chan của Canada và huy chương bạc là đồng đội Takahashi Daisuke.
Tháng 4 năm 2012, Hanyu chuyển đến Toronto (Canada) để theo học huấn luyện viên Brian Orser. Brian Orser từng hai lần giành huy chương bạc Olympic và nổi tiếng với việc dẫn dắt Kim Yuna (Hàn Quốc) giành huy chương vàng Thế vận hội Mùa đông 2010. Từ đây, Hanyu phải thường xuyên bay tới Toronto trong khi vẫn đang học trung học ở Sendai. Sau khi chuyển tới Canada, Hanyu tăng thời gian luyện tập trên sân băng lên 3-4 tiếng/ngày so với 1-2 tiếng/ngày so với trước đó. Sự thay đổi này là do nhiều nguyên nhân, từ việc hạn chế thời gian luyện tập ở Sendai do phải đi học và căn bệnh hen suyễn bẩm sinh.
Mùa giải 2012-2013: Danh hiệu Vô địch Quốc gia đầu tiên.
Hanyu bắt đầu mùa giải bằng huy chương vàng tại giải Finlandia Trophy 2012. Anh đáp thành công hai cú nhảy quad gồm quad Toe loop (4T) và quad Salchow (4S) trong phần thi tự do. Đây là lần đầu tiên Hanyu đáp thành công 4S khi thi đấu.
Trong giải Grand Prix đầu tiên của mùa là Skate America 2012, Hanyu thiết lập kỷ lục thế giới mới với 95,07 điểm cho phần thi ngắn, giành huy chương bạc. Trong giải đấu thứ hai - NHK Trophy 2012 ở Sendai, anh ghi được 95,32 điểm phần thi ngắn, tiếp tục lập kỉ lục thế giới mới và giành huy chương vàng tại quê hương. Nhờ đó Hanyu đủ tiêu chuẩn tham gia Chung kết Grand Prix 2012-2013 ở Sochi, anh giành huy chương bạc trong giải này.
Tháng 12 năm 2012, khi mới 18 tuổi, Hanyu giành được danh hiệu Vô địch Quốc gia đầu tiên tại giải Vô địch Nhật Bản 2012-2013 sau khi đứng thứ nhất bài thi ngắn và đứng thứ hai bài thi tự do. Anh đạt huy chương bạc tại giải Bốn châu lục 2013 sau khi đứng đầu bài thi ngắn và đứng thứ ba bài thi tự do.
Ở giải Vô địch Thế giới 2013, anh thi đấu với chấn thương, đứng thứ chín ở phần thi ngắn, thứ ba phần thi tự do và thứ tư chung cuộc. Mặc dù không giành huy chương, nhưng thành tích này của Hanyu đã giúp cho đội tuyển Nhật Bản có được ba suất cho hạng mục Đơn nam tham dự Olympic Sochi được tổ chức vào năm 2014.
Mùa giải 2013-2014: Vận động viên Đơn nam châu Á đầu tiên Vô địch Thế vận hội.
Hanyu bắt đầu mùa thi đấu với giải Finlandia Trophy 2013, anh giành huy chương vàng sau khi đứng thứ nhất cả hai phần thi. Anh cũng giành được huy chương bạc ở hai giải đấu vòng loại Grand Prix là Skate Canada 2013 và Trophée Eric Bompard 2013, giúp anh đủ điều kiện tham gia Chung kết Grand Prix 2013-2014. Tại Chung kết Grand Prix 2013-2014 tổ chức tại Fukuoka, Hanyu lập kỉ lục thế giới mới trong phần thi ngắn với 99,84 điểm và giành được huy chương vàng chung cuộc sau khi đứng đầu ở cả hai bài thi.
Tháng 11 năm 2013, Hanyu giành được danh hiệu Vô địch Quốc gia thứ hai sau khi đứng nhất ở cả hai phần thi. Anh được gọi vào đội tuyển quốc gia Nhật Bản tham gia Thế vận hội Mùa đông 2014 và Vô địch Thế giới 2014.
Tại Olympic 2014 tổ chức tại Sochi, Hanyu tham gia phần thi ngắn đại diện cho đội Nhật Bản ở nội dung Đồng đội, anh đã giành chiến thắng và mang về cho đội Nhật 10 điểm. Hanyu sau đó đã phá vỡ kỉ lục thế giới do chính mình thiết lập và trở thành vận động viên trượt băng đầu tiên vượt mốc 100 điểm trong bài thi ngắn với 101,45 điểm. Hanyu giành chiến thắng chung cuộc và giành huy chương vàng Olympic đầu tiên cho Trượt băng nghệ thuật Nhật Bản hạng mục Đơn nam, đồng thời là vận động viên châu Á đầu tiên giành huy chương vàng Olympic ở hạng mục này.
Tháng 3 năm 2014, Hanyu xếp thứ ba phần thi ngắn, và xếp thứ nhất phần thi tự do và giành huy chương vàng chung cuộc tại giải Vô Địch Thế giới 2014 ở Saitama (Nhật Bản). Anh là người thứ hai chiến thắng cả ba giải đấu lớn là Olympic, Vô địch thế giới, Chung kết Grand Prix trong cùng một mùa giải sau Alexei Yagudin (mùa giải 2001-2002).
Mùa giải 2014-2015: Chiến thắng Chung kết Grand Prix lần thứ hai.
Hanyu rút tên khỏi danh sách tham gia Finlandia Trophy 2014 bởi chấn thương lưng. Trong mùa giải Grand Prix 2014-15, anh được chọn tham gia thi đấu tại Cup of China 2014 và NHK Trophy 2014.
Tháng 11 năm 2014, anh tham gia Cup of China 2014 tại Thượng Hải và xếp thứ hai sau phần thi ngắn. Ngày hôm sau, trong 6 phút khởi động trước phần thi tự do, anh đã va chạm mạnh trên sân băng với vận động viên người Trung Quốc Han Yan và bị nhiều chấn thương, phải băng bó ở trán và cằm, tuy nhiên anh vẫn quyết định thi đấu. Anh đã ngã năm lần, xếp thứ hai phần thi tự do và giành huy chương bạc. Sau cuộc thi, anh phải khâu vết thương trên đầu và cằm do va chạm và bị ngã nhiều lần. Anh quay về Nhật Bản để kiểm tra chấn thương. Ngoài vết thương tại đầu và cằm, anh bị thương ở cơ hoành và đùi trái, bong gân mắt cá chân phải.
Vài ngày trước NHK Trophy diễn ra, Hanyu thông báo rằng anh sẽ tiếp tục thi đấu nhưng không ở phong độ tốt nhất. Anh đấu tranh với chấn thương để thi đấu, xếp thứ năm phần thi ngắn và thứ ba phần thi tự do, đứng thứ tư chung cuộc. Anh vừa đủ điểm tham gia Chung kết Grand Prix 2014-2015 tại Barcelona, Tây Ban Nha vào tháng 12. Tại đây, anh về nhất cả phần thi ngắn (94,08 điểm) và phần thi tự do (194,08 điểm, điểm cá nhân tốt nhất và điểm phần thi tự do cao nhất mùa giải), vô địch Chung kết Grand Prix Final lần thứ hai liên tiếp, cách biệt 34,26 điểm với người về nhì Javier Fernández.
Cuối tháng 12, Hanyu thi đấu tại giải Vô địch Nhật Bản 2014-15. Anh đứng đầu cả hai phần thi với tổng điểm 286,86, mang về danh hiệu Vô địch Quốc qia Nhật Bản lần thứ ba liên tiếp. Anh rút khỏi buổi gala sau cuộc thi vì đau bụng. Anh phải tiến hành phẫu thuật bụng bởi một biến chứng bẩm sinh và phải nhập viện hai tuần, dự kiến sẽ tiếp tục luyện tập một tháng sau đó. Tuy nhiên, vào ngày 9 tháng 2, anh bị bong gân mắc cá chân phải và một lần nữa phải hoãn việc luyện tập trên băng hai tuần. Vào tháng 3, anh tiếp tục tập luyện tại Nhật Bản mà không có huấn luyện viên Brian Orser.
Hanyu thi đấu tại giải Vô địch Thế giới 2015, nơi anh đạt điểm số cao nhất mùa giải trong phần thi ngắn. Anh ghi được 175,88 điểm phần thi tự do và 271,08 điểm tổng, giành huy chương bạc cách biệt nhỏ hơn 3 điểm so với người chiến thắng.
Hanyu lần đầu tiên thi đấu tại World Team Trophy 2015 tại Tokyo, Nhật Bản. Anh đứng đầu cả phần thi ngắn (với điểm số cao nhất mùa giải) và phần thi tự do, nhận được 24 điểm giúp đội Nhật Bản giành huy chương đồng. Anh là vận động viên duy nhất thắng cả hai phần thi trong cuộc thi này.
Mùa giải 2015-2016: Sáu kỷ lục thế giới với "SEIMEI".
Hanyu sử dụng lại bài thi ngắn của mùa giải trước là Ballade no.1 (Chopin), do Jeffrey Buttle biên đạo, và bài thi tự do mới mang tên "SEIMEI" (ghép từ 7 bản nhạc nền của bộ phim Âm Dương sư), biên đạo bởi Shae-Lynn Bourne. Anh đã gặp Mansai Nomura (diễn viên đóng vai Abe no Seimei trong phim) để xin lời khuyên về cách thể hiện nhân vật. Hanyu bắt đầu mùa giải bằng huy chương vàng Autumn Classic 2015 tại Canada, cách biệt 36 điểm với người về nhì Nam Nguyen. Trong chuỗi giải Grand Prix 2015-16, Hanyu được chọn thi đấu tại Skate Canada và NHK Trophy.
Tại Skate Canada 2015, Hanyu đứng thứ sáu phần thi ngắn với 73,25 điểm sau khi bị lỡ cú nhảy quad Toe loop thành cú nhảy hai vòng. Trong phần thi tự do, anh vươn lên vị trí thứ hai với 186,29 điểm sau khi thực hiện ba lần nhảy quad (4S,4T ở nửa trước và 4T-2T ở nửa sau bài thi). Anh đứng thứ hai chung cuộc sau Patrick Chan với tổng số điểm 259,54. Tại NHK Trophy 2015, Hanyu đứng đầu phần thi ngắn với số điểm kỉ lục thế giới là 106,33. Anh đã thực hiện hoàn hảo các cú nhảy 4S, 4T-3T, 3A. Trong phần thi tự do, anh đáp hoàn hảo bốn lần nhảy 4 vòng và nhận được 216,07 điểm, tổng cộng là 322,4 điểm, phá vỡ kỉ lục thế giới cả phần thi tự do và tổng điểm. Với kết quả này, anh đủ điều kiện tham dự Chung kết Grand Prix ở vị trí thứ hai với 28 điểm trong bảng xếp hạng dựa trên thành tích của các giải đấu loại Grand Prix trước đó.
Tháng 12, Hanyu giành chiến thắng Chung kết Grand Prix 2015-2016 tổ chức ở Barcelona và phá vỡ ba kỷ lục thế giới mà chính anh lập ra 2 tuần trước đó, bao gồm 110,95 điểm phần thi ngắn, 219,48 điểm phần thi tự do và 330,43 điểm tổng. Hanyu và vận động viên nam đầu tiên vô địch Chung kết Grand Prix ba mùa giải liên tiếp. Anh giành chiến thắng cách biệt với Javier Fernández là 37,48 điểm, phá vỡ kỉ lục cách biệt điểm số trước đó của Evgeni Plushenko năm 2004 (35,1 điểm).
Ngày 26 tháng 12 năm 2015, Hanyu giành danh hiệu vô địch lần thứ tư liên tiếp tại giải Vô địch Nhật Bản 2015-16, sau khi dẫn đầu phần thi ngắn và phần thi tự do. Sau đó, Hanyu thông báo rằng anh sẽ không thi đấu tại giải Bốn châu lục 2016 vì anh có kế hoạch tập trung luyện tập cho giải Vô địch Thế giới 2016.
Hanyu tham dự giải Vô địch Thế giới 2016 tại Boston với một phần thi ngắn 'sạch sẽ' ghi được 110,56 điểm, đứng đầu và cách biệt 12,04 điểm với Javier Fernández đứng thứ hai. Trong phần thi tự do, Hanyu mắc một số lỗi trong bài thi khiến anh kết thúc cuộc thi ở vị trí thứ hai sau Javier.
Ngày 26 tháng 4, Liên đoàn Trượt băng Nhật Bản thông báo Hanyu sẽ nghỉ thi đấu hai tháng để chữa trị chấn thương. Anh đã phải đối mặt với cơn đau bàn chân trái kể từ đầu mùa giải, điều này trở nên tồi tệ hơn từ tháng Một. Chấn thương là lí do Hanyu quyết định nhảy Salchow thay vì Toe loop cho cú nhảy bốn vòng thứ ba trong phần thi tự do ở giải Vô địch Thế giới. Hanyu được chẩn đoán bị tổn thương dây chằng Lisfranc ở bàn chân trái.
Mùa giải 2016-2017: Danh hiệu Vô địch Thế giới thứ hai.
Trong loạt giải Grand Prix 2016-17, Hanyu được chọn thi đấu tại Skate Canada International và NHK Trophy. Mùa giải này anh sử dụng nhạc nền bài thi ngắn là "Let's go crazy" của danh ca quá cố Prince, bài thi tự do "Hope and Legacy", kết hợp từ hai bản nhạc "Asian Dream song" và "View of Silence" của Hisaishi Joe, do Shae-lynn Bourne biên đạo. Hanyu tham dự giải Autumn Classic International 2016, anh giành huy chương vàng và trở thành người đầu tiên trong lịch sử thực hiện thành công cú nhảy quad Loop (4Lo) trong thi đấu chính thức.
Tại Skate Canada International 2016, Hanyu đứng thứ tư phần thi ngắn, sau khi chạm đầu gối khi đáp cú nhảy thứ nhất, gần chạm tay lên băng và không hoàn thành nhảy kết hợp theo kế hoạch ở lần nhảy thứ hai. Trong phần thi tự do, anh vươn lên vị trí đầu tiên với 183,41 điểm. Chung cuộc anh giành huy chương bạc sau Patrick Chan. Tại NHK Trophy 2016, bài thi ngắn của Hanyu đạt 103,89 điểm, dẫn đầu và cách biệt gần 16 điểm với Nathan Chen. Trong phần thi tự do, anh đã đáp thành công ba lần nhảy quad (Loop, Salchow và Toe loop) nhưng mắc lỗi ở hai lần nhảy khác, nhận được 197,58 điểm (dẫn đầu). Anh nhận tổng điểm là 301,47 và giành huy chương vàng.
Tại Chung kết Grand Prix 2016-17 ở Marseille, Hanyu dẫn đầu phần thi ngắn với 106,53 điểm. Trong phần thi tự do, Hanyu có một khởi đầu mạnh mẽ với các cú nhảy được đáp hoàn hảo ở nửa đầu bài thi nhưng mắc lỗi ở cú nhảy thứ ba ở nửa sau. Anh đứng thứ ba ở phần thi tự do nhưng với lợi thế ở phần thi ngắn, anh đã giành chiến thắng và trở thành vận động viên trượt băng đơn nam đầu tiên chiến thắng Chung kết Grand Prix bốn lần liên tiếp.
Hanyu thông báo rút khỏi giải Vô địch Quốc gia Nhật Bản 2016 do mắc bệnh cúm. Mặc dù vậy anh vẫn được lựa chọn để cạnh tranh tại giải Bốn châu lục 2017 và giải Vô địch Thế giới 2017. Tại giải Bốn châu lục 2017, Hanyu xếp thứ ba sau phần thi ngắn với 97,04 điểm do mắc lỗi ở cú nhảy kết hợp. Trong phần thi tự do, mặc dù có khởi đầu tốt nhưng anh đã mắc lỗi ở cú nhảy kết hợp quad-triple. Hanyu sau đó đã ứng biến bố cục bài thi của mình ở nửa sau, thay đổi thành công ba cú nhảy anh bỏ lỡ trước đó thành những cú nhảy khó hơn để tối đa điểm số của mình sau khi mắc sai lầm. Anh đứng đầu phần thi tự do với 206,67 điểm nhưng đứng thứ hai chung cuộc sau Nathan Chen khoảng 4 điểm.
Tại giải Vô địch Thế giới 2017 tổ chức ở Phần Lan, Hanyu xếp thứ năm sau bài thi ngắn với số điểm 98,39 do mắc lỗi ở cú nhảy thứ hai trong combo nhảy kết hợp và bị trừ điểm thời gian. Trong phần thi tự do, Hanyu đã thực hiện hoàn hảo tất cả các cú nhảy một cách đẹp mắt (bao gồm bốn quad và hai triple Axel), đồng thời đạt Cấp độ 4 (cao nhất) cho các động tác chuyển hướng và xoay tại chỗ (spins). Anh ghi được 223,20 điểm trong bài thi tự do, lập kỷ lục thế giới mới và điểm cá nhân tốt nhất, kết thúc cuộc thi với 321,59 điểm và giành danh hiệu Vô địch Thế giới thứ hai.
Tại World Team Trophy 2017, Hanyu xếp thứ bảy phần thi ngắn sau khi mắc lỗi và bỏ lỡ cú nhảy kết hợp. Trong phần thi tự do, Hanyu đứng đầu với 200,49 điểm sau khi thực hiện một bài thi với bốn cú nhảy quad (ba trong số đó được nhận điểm cộng), trở thành vận động viên trượt băng đầu tiên hoàn thành ba lần nhảy quad ở nửa sau bài thi tự do. Tuy nhiên, anh đã biến hai cú nhảy khác thành cú nhảy đơn (single). Tóm lại, anh đã ghi thêm 18 điểm vào điểm số của đội và giành huy chương vàng với đội Nhật Bản.
Mùa giải 2017-2018: Huy chương vàng Olympic thứ hai.
Hanyu sử dụng lại bài thi ngắn "Ballade No.1" (mùa giải 2014-15, 2015-16) và bài thi tự do "Seimei" với cấu trúc khó hơn so với mùa giải 2015-16.
Tại giải Autumn Classic International 2017, bài thi ngắn của Hanyu đạt 112,72 điểm; phá vỡ kỷ lục thế giới do chính anh lập nên ở Chung kết Grand Prix 2015-16. Hanyu thực hiện tốt tất cả các cú nhảy, hai trong số đó nhận được điểm thưởng tuyệt đối (GOE +3). Anh không sử dụng cú 4Lo do cơn đau ở đầu gối phải. Ở phần thi tự do, anh nhảy hỏng cú nhảy đầu tiên từ 3Lz thành 1Lz, ngã ở cú 3A, tiếp đó không hoàn thành 3 cú nhảy theo dự định và tiếp đất xấu cú 4T, bị giảm độ khó. Hanyu được 155,52 điểm bài thi tự do và giành huy chương bạc chung cuộc sau Javier Fernandez.
Tại Rostelecom Cup 2017, Hanyu đứng thứ hai sau bài thi ngắn. Anh xoay không đủ vòng cú 4T đầu tiên và gần như mất thăng bằng sau khi tiếp đất, đồng thời ngã ở tổ hợp 4T+3T cuối cùng. Ngày tiếp theo, Hanyu lần đầu tiên thực hiện thành công cú nhảy 4Lz trong phần thi tự do. Mặc dù mắc lỗi ở 2 trong số những lần nhảy còn lại, anh về nhất phần thi tự do với 195,92 điểm. Chung cuộc, Hanyu giành huy chương bạc.
Ngày 9 tháng 11 năm 2017, Hanyu bị chấn thương dây chằng mắt cá chân phải trong khi tập cú nhảy 4Lz, khiến anh phải rút lui khỏi giải NHK Trophy, đồng nghĩa từ bỏ cơ hội giành chức vô địch Chung kết Grand Prix lần thứ 5 liên tiếp. Vì việc hồi phục kéo dài hơn dự tính, Hanyu tiếp tục phải rút lui khỏi giải Vô địch Quốc gia Nhật Bản 2017. Mặc dù không thể có mặt tại giải đấu quyết định suất tham dự Olympic này, anh vẫn được đại diện cho Nhật Bản tranh tài tại Olympic Pyeongchang 2018 và giải Vô địch Thế giới 2018 tại Milan, Ý nhờ giữ vị trí số 1 bảng xếp hạng thế giới với tư cách là đương kim vô địch thế giới và đương kim vô địch Olympic.
Ngày 3 tháng 2 năm 2018, Liên đoàn thông báo Hanyu sẽ không tham gia hạng mục Đồng đội ở Olympic để tập trung huấn luyện tại Toronto chuẩn bị cho hạng mục cá nhân.
Olympic Mùa Đông 2018
Hanyu có mặt tại Hàn Quốc vào ngày 11 tháng 2 năm 2018, dưới sự bảo vệ của đội ngũ an ninh và sự săn đón mạnh mẽ của giới truyền thông. Liên đoàn Trượt băng Nhật Bản đã đặc biệt yêu cầu Ủy ban Olympic Nhật Bản cho Hanyu được hưởng đặc quyền cao nhất ở Olympic. Anh cũng là vận động viên duy nhất ở Olympic có vệ sĩ đi theo bảo vệ. Các buổi tập luyện của anh ở Olympic luôn là mục tiêu của báo chí và có sự tham gia của hàng trăm phóng viên. Tại buổi họp báo chính thức của Hanyu ngày 13 tháng 2, anh cho biết đã không thể tập luyện trên sân băng cho đến tận tháng Một, bắt đầu tập nhảy 3 vòng chỉ ba tuần và nhảy 4 vòng chỉ hai tuần trước giải đấu, đồng thời vẫn chưa quyết định yếu tố kỹ thuật nào sẽ được sử dụng trong bài thi.
Ngày 16 tháng 2, Hanyu biểu diễn một bài thi ngắn hoàn hảo giúp anh dẫn đầu với 111,68 điểm. Ở phần thi tự do, anh giành được 206,17 điểm với một bài thi vững chắc. Tổng số điểm 317,85 giúp anh giành ngôi vô địch Olympic lần thứ 2 liên tiếp, một thành tích mà chưa một vận động viên đơn nam nào đạt được được kể từ thời Dick Button (1948, 1952). Huy chương vàng của Hanyu cũng là huy chương thứ 1000 trong lịch sử Thế vận hội mùa đông.
Trong buổi họp báo ngày 18 tháng 2, Hanyu cho biết anh đã phải sử dụng thuốc giảm đau liều mạnh khi tập luyện và thi đấu ở Olympic lần này, nhấn mạnh rằng nếu không dùng thuốc, anh không thể bật nhảy hoặc tiếp đất. Chấn thương mà Hanyu gặp phải từ tháng 11 khiến anh không thể thi đấu trong 3 tháng liên tục và phải giảm độ khó của bài thi nghiêm trọng hơn dự đoán. Anh chia sẻ rằng kế hoạch thi đấu trong tương lai của anh vẫn chưa được quyết định bởi chấn thương vẫn chưa lành và anh muốn tập trung hồi phục hoàn toàn. Mặc dù vậy, anh nói không có ý định giải nghệ, mục tiêu tiếp theo là thực hiện thành công cú quad Axel (4A: 4,5 vòng Axel), cú nhảy mà chưa một ai thực hiện được.
Ngày 7 tháng 3 năm 2018, Liên đoàn trượt băng Nhật Bản thông báo Hanyu đã quyết định rút lui khỏi giải Vô địch Thế giới 2018. Kiểm tra y tế sau Olympic cho thấy anh bị tổn thương dây chằng ở mắt cá chân phải và các chấn thương khác, theo đó anh cần ít nhất 2 tuần nghỉ ngơi và 3 tháng để phục hồi chấn thương.
Vào tháng 4, Hanyu đã biểu diễn các bài thi cũ trong chương trình "Continues with Wings" mà anh tự sản xuất tại Quảng trường thể thao Musashino Forest ở Tokyo, Nhật Bản, bỏ qua phần nhảy do chấn thương. Ngày 1 tháng 6 năm 2018, Hanyu được thông báo nhận Giải thưởng Quốc dân Danh dự, một giải thưởng danh giá của Chính phủ do Thủ tướng Nhật Bản trao tặng. Kể từ khi giải thưởng này được thành lập vào năm 1977, Hanyu là người trẻ nhất trong số 27 người được nhận giải và là vận động viên trượt băng nghệ thuật đầu tiên được vinh danh.
Mùa giải 2018-2019: Tái chấn thương và huy chương bạc Thế giới.
Mùa giải này Hanyu sử dụng các bản nhạc nền từ bài thi nổi tiếng nhất của Evgeni Plushenko (Nga) và Johnny Weir (Mỹ) - thần tượng trong giới trượt băng của anh để bày tỏ sự tôn vinh dành cho họ. Bài thi ngắn có tên "Otoñal" do Jeffrey Buttle biên đạo, bài thi tự do "Origin", biên đạo bởi Shae-Lynn Bourne. Về sự lựa chọn này, Hanyu chia sẻ: "(Trước đây) tôi phải đáp ứng kì vọng của mọi người và đạt kết quả tốt. Tôi đã gặp nhiều áp lực như vậy. Tuy nhiên, tôi hài lòng với kết quả (thành công ở Olympic), tôi đã được giải phóng khỏi áp lực phải đạt những kết quả đó. Tôi nghĩ và cảm thấy rằng từ bây giờ tôi có thể trượt băng cho chính mình. Tôi muốn quay trở lại cội nguồn trượt băng của mình."
Cuối tháng 9 năm 2018, tại giải Autumn Classic International 2018, anh đạt 97,74 điểm cho phần thi ngắn sau khi một động tác xoay tại chỗ (spin) của anh bị vô hiệu hóa. Hanyu nhận được 165,91 điểm cho phần thi tự do, giành huy chương vàng giải đấu với 263,65 điểm.
Đầu tháng 11 năm 2018, tại giải Grand Prix Helsinki (Phần Lan), Hanyu thiết lập 3 kỷ lục thế giới đối với phần thi ngắn (106,69 điểm), phần thi tự do (190,43 điểm) và điểm tổng (297,12 điểm) theo hệ thống tính điểm mới +5/-5 GOE, giành huy chương vàng với cách biệt gần 40 điểm. Ở phần thi tự do, Hanyu trở thành người đầu tiên thực hiện thành công chuỗi cú nhảy 4T+3A+SEQ trong thi đấu.
Tại giải Rostelecom Cup (Nga), Hanyu lập kỷ lục thế giới mới cho phần thi ngắn với 110,53 điểm. Ngày tiếp theo, anh bị tái chấn thương mắt cá chân phải khi tập cú nhảy 4Lo. Anh đã cân nhắc đến việc rút lui nhưng lựa chọn tiếp tục thi đấu với sự trợ giúp của thuốc giảm đau và thay đổi bố cục bài thi để không làm trầm trọng thêm trấn thương. Anh dẫn đầu phần thi tự do và chiến thắng với tổng điểm 278,42. Đây là lần đầu tiên Hanyu giành huy chương vàng ở cả 2 giải Grand Prix vòng loại. Sau đó, anh nói: "Tôi đã nghĩ đến việc rút lui vì chấn thương, nhưng đó là lựa chọn của tôi. Tôi thực sự muốn trượt bài thi này ở Nga." Tại lễ trao giải, Hanyu phải chống nạng để bước lên bục huy chương và rút tên khỏi Gala biểu diễn. Người đứng đầu bộ phận phát triển của Hiệp hội Trượt băng Nhật Bản Yoshiko Kobayashi cho biết cô đã khuyến nghị ba tuần nghỉ ngơi để mắt cá chân của Hanyu hồi phục.
Ngày 29 tháng 11 năm 2018, Liên đoàn Trượt băng Nhật Bản thông báo Hanyu sẽ rút lui khỏi Chung kết Grand Prix do chấn thương dây chằng và gân ở chân phải, anh cần khoảng một tháng để phục hồi. Việc rút lui khỏi giải Vô địch Nhật Bản được thông báo hai tuần sau đó.
Mặc dù không tham gia giải Vô địch Quốc gia, Hanyu được chọn đại diện cho Nhật Bản tại giải Vô địch Thế giới 2019 tổ chức ở Saitama, Nhật Bản dựa trên thành tích của anh từ các mùa giải trước. Trước cuộc thi, anh nói rằng mắt cá chân bị thương vẫn chưa hồi phục hoàn toàn, nhưng khẳng định anh "sẵn sàng 100%" cho cuộc thi. Anh đứng thứ ba sau phần thi ngắn với 94,87 điểm sau khi bỏ lỡ cú quad Salchow và biến nó thành một cú nhảy 2 vòng. Phần thi tự do anh trượt gần như sạch sẽ, đứng thứ hai với 106,10 điểm. Cả điểm phần thi tự do và điểm tổng 300,97 của anh đều là kỉ lục thế giới nhưng sau đó bị vượt qua bởi Nathan Chen. Chung cuộc, anh giành huy chương bạc. Trả lời phỏng vấn sau giải đấu, Hanyu bộc lộ sự tiếc nuối và khẳng định kết quả này đã thúc đẩy anh tiếp tục trượt băng và tiến bộ hơn trong mùa giải tiếp theo. Tương tự như khi chuẩn bị cho Thế vận hội, anh phải dựa vào thuốc giảm đau trước và trong cuộc thi để có thể nhảy. Thời gian phục hồi của anh không thể dự doán được. Sau đó, Liên đoàn Trượt băng Nhật Bản thông báo anh sẽ không tham dự World Team Trophy do chấn thương.
Mùa giải 2019-2020: Super Slam đơn nam đầu tiên.
Trong mùa giải này, Hanyu tái sử dụng bài thi của mùa giải 2018-2019 với cấu trúc dự kiến được tăng cường độ khó. Tháng 9 năm 2019, Hanyu mở đầu mùa giải bằng chiến thắng tại giải Autumn Classic International (Canada) với tổng số điểm là 279,05 sau khi đứng nhất cả hai phần thi. Huấn luyện viên Brian Orser khen ngợi Hanyu: "Tôi chưa bao giờ thấy cậu ấy tập trung như vậy vào thời điểm này trong năm."
Tháng 10 năm 2019, Hanyu thi đấu tại giải Skate Canada International thuộc chuỗi giải Grand Prix. Đây là lần thứ 4 anh thi đấu tại đây và giành huy chương bạc cả 3 lần trước đó. Hanyu đứng đầu bài thi ngắn với một bài thi sạch sẽ, dẫn trước Camden Pulkinen (Mỹ) 20 điểm. Đánh giá về màn trình diễn của mình, Hanyu nói rằng nó "không quá xuất sắc, nhưng tôi cảm thấy bản thân đã làm hết sức mình trong ngày hôm nay." Trong bài thi tự do, Hanyu hơi mất thăng bằng trong cú nhảy quad Loop đầu tiên nhưng tất cả các cú nhảy còn lại đều được đáp sạch sẽ, thiết lập điểm số cá nhân tốt nhất mới và giành chiến thắng. Khoảng cách 59,82 điểm của anh so với người về nhì Nam Nguyen là cách biệt điểm số lớn nhất trong lịch sử chuỗi giải Grand Prix. Trong giải đấu này, Hanyu trở thành người đầu tiên thực hiện thành công tổ hợp cú nhảy 4T+1Eu+3F trong thi đấu chính thức.
Tháng 11 năm 2019, Hanyu tham gia giải Grand Prix tiếp theo là NHK Trophy (Nhật Bản). Anh thi khá tốt phần thi ngắn, đạt 109,34 điểm. Trong phần thi tự do, Hanyu nhảy hỏng tổ hợp 4T+1Eu+3F, được 195,71 điểm. Chung cuộc anh vô địch với 305,05 điểm tổng và giành tấm vé tham dự Chung kết Grand Prix 2019-2020.
Đầu tháng 12 năm 2019, Hanyu tiến vào Chung kết Grand Prix 2019-2020 với tư cách là ứng cử viên vô địch cùng với Nathan Chen. Huấn luyện viên của anh Ghislain Briand bị trì hoãn trong việc di chuyển đến sự kiện, dẫn đến việc Hanyu không có huấn luyện viên nào bên cạnh trong khoảng thời gian đầu của cuộc thi. Trong phần thi ngắn, Hanyu không thực hiện đủ cú nhảy kết hợp, kết quả kém Nathan Chen gần 13 điểm. Trong phần thi tự do, Hanyu lần đầu tiên hạ cánh thành công 5 cú quad trong bài thi tự do, bao gồm cả cú quad Luzt đầu tiên kể từ chấn thương trong mùa giải Olympic 2018. Tuy nhiên anh bỏ lỡ cú nhảy kết hợp 3A-3A theo dự định, kết quả anh về nhì sau Nathan Chen trong phần thi tự do, giành huy chương bạc chung cuộc.
Giữa tháng 12, Hanyu tham dự giải Vô địch Quốc gia Nhật Bản. Anh đứng đầu bài thi ngắn, cách biệt 5,01 điểm với Uno Shoma. Tuy nhiên, do lịch thi đấu dày đặc khiến mệt mỏi tích tụ (trong vòng 4 tuần, anh đã tham gia liên tiếp 3 giải đấu tại 3 quốc gia khác nhau) và bị lên cơn hen trước khi thi đấu, anh không đủ sức thực hiện tốt phần thi tự do, liên tục mắc lỗi ở các cú nhảy và xếp thứ 3 phần thi này. Chung cuộc, anh giành huy chương bạc, xếp sau Uno Shoma.
Đầu tháng 2 năm 2020, Hanyu gây bất ngờ khi đột ngột thay đổi bài thi bằng cặp bài thi tiêu biểu của mình là "Ballade no. 1" và "SEIMEI" để thi đấu tại giải Bốn châu lục 2020. Tham khảo hai bài thi tại Thế vận hội Mùa đông 2018 tổ chức ở Pyeongchang, Hanyu tuyên bố rằng anh muốn giành huy chương vàng lần nữa tại Hàn Quốc và tập trung vào phong cách trượt băng nghệ thuật của bản thân hơn nữa. Trong bài thi ngắn, Hanyu phá vỡ kỷ lục thế giới của chính mình với 111,82 điểm. Hanyu gọi đó là: "màn trình diễn hoàn hảo nhất mà tôi từng thực hiện." Mặc dù mắc lỗi trong 2 lần nhảy quad, anh vẫn dẫn đầu phần thi tự do, vô địch Bốn châu lục lần đầu tiên với 299,42 điểm., đồng thời trở thành vận động viên trượt băng đơn nam đầu tiên và duy nhất giành được danh hiệu Super Slam - chiến thắng tất cả các giải đấu lớn của ISU từ cấp độ Thiếu niên đến Trưởng thành. Anh được cử đi thi đấu tại giải Vô địch Thế giới ở Montreal, nhưng giải đấu đã bị hủy bỏ do Đại dịch COVID-19.
Tại Lễ trao giải Trượt băng ISU năm 2020, Hanyu được đề cử Trang phục đẹp nhất và giành được giải thưởng Vận động viên trượt băng có giá trị nhất (Most Valuable Skater) cho mùa giải 2019-2020.
Mùa giải 2020-2021.
Do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, Hanyu quyết định không tham gia các giải thuộc chuỗi Grand Prix trong mùa này sau khi cân nhắc kĩ lưỡng về rủi ro mắc covid cho bản thân, các nhân viên tại cuộc thi và những người hâm mộ sẽ tập trung để ủng hộ anh. Mặc dù cảm thấy "mâu thuẫn" về việc liệu anh có nên thi đấu hay không khi COVID-19 vẫn tiếp tục và anh phải luyện tập mà không có huấn luyện viên bên cạnh, Hanyu đã quyết định thi đấu tại giải Vô địch Quốc gia Nhật Bản để tranh suất thi đấu tại giải Vô địch Thế giới ở Stockholm. Trong mùa giải này, anh sử dụng 2 bài trượt mới là "Let me entertain you" và "Heaven And Earth" (Ten to Chi to). Anh dẫn đầu bài thi ngắn (103,53 điểm) và bài thi tự do (215,83 điểm) với việc thực hiện hoàn hảo tất cả các yếu tố kỹ thuật, giành được danh hiệu vô địch quốc gia thứ 5 với 319,36 điểm.
Cuối tháng 3 năm 2021, Hanyu được đoàn Nhật cử đi thi đấu giải Vô địch Thế giới 2021 tổ chức ở Stockholm, Thụy Điển để tranh suất dự Olympics Bắc Kinh 2022. Tại đây, anh xếp thứ nhất ở phần thi ngắn với 106,98 điểm. Hanyu mở đầu phần thi tự do với ba cú nhảy bốn vòng liên tiếp nhưng chạm vào băng 2 lần, đạt 182,20 điểm, đứng thứ 4 ở phần thi tự do và thứ 3 chung cuộc. Đây là lần đầu tiên Hanyu đứng dưới hạng 2 kể từ năm 2014. Vào ngày hôm sau anh xác nhận bản tin của các phương tiện truyền thông nước ngoài về việc lên cơn hen suyễn. Hanyu nói rằng anh cảm thấy hơi đau sau bài thi tự do và giải thích: "Có một vài rắc rối nhỏ liên tục chồng chất lên nhau... Tuy nhiên, nếu được hỏi liệu đó có phải là nguyên nhân dẫn đến sai lầm lớn (trong bài thi tự do) hay không, tôi không nghĩ rằng đó là sai lầm lớn khi xét đến việc bỏ lỡ điểm số." Thành tích của anh góp phần giành cho Nhật Bản 3 xuất ở hạng mục đơn nam tham dự Thế vận hội Mùa đông 2022.
Giữa tháng 4 năm 2021, Hanyu cùng đội Nhật Bản tham dự World Team Trophy 2021 tại Osaka, Nhật Bản. Anh đứng thứ hai ở cả phần thi ngắn và phần thi tự do, phá kỉ lục điểm số cá nhân tốt nhất mùa giải ở cả bài thi ngắn (107,12 điểm) và bài thi tự do (193,76 điểm), giành được tổng cộng 22 điểm giúp đội Nhật giành huy chương Đồng.
Mùa giải 2021-2022: Thế vận hội Bắc Kinh.
Hanyu xác nhận kế hoạch thi đấu trong mùa giải Olympic 2021-22, dự kiến thi đấu tại NHK Trophy và Rostelecom Cup vào tháng 11 trong chuỗi giải Grand Prix. Ngày 4 tháng 11 năm 2021, Liên đoàn Trượt băng Nhật Bản (JSF) thông báo Hanyu rút lui khỏi NHK Trophy do chấn thương dây chằng mắt cá chân phải trong một lần ngã khi luyện tập. JSF sau đó thông báo Hanyu rút lui khỏi Rostelecom Cup ngay trước sự kiện diễn ra.
Hanyu ra mắt mùa giải tại giải Vô địch Quốc gia Nhật Bản 2021-22, dẫn đầu cả bài thi ngắn và bài thi tự do, giành chức vô địch quốc gia Nhật Bản lần thứ 6, nắm giữ kỉ lục nhiều lần vô địch quốc gia nhất trong 50 năm qua (cùng với Takeshi Honda). Anh đã nỗ lực nhảy quad Axel (cú nhảy 4,5 vòng) lần đầu tiên trong bài thi tự do, tuy nhiên cú nhảy bị downgrade thành triple Axel và đáp xuống bằng hai chân. Anh được chọn là 1 trong 3 đại diện Nhật Bản tại Olympic Bắc Kinh 2022 và giải Vô địch Thế giới 2022.
Tại Thế vận hội Mùa đông 2022, Hanyu bỏ lỡ cú nhảy quad Salchow mở màn trong bài thi ngắn do một lỗ trên mặt băng và xếp thứ 8 với 95,15 điểm, đủ điều kiện tham dự phần thi tự do. Đây là điểm số bài thi ngắn thấp nhất của anh kể từ Giải vô địch thế giới 2019. Trong phần thi tự do, Hanyu ngã ở hai cú nhảy đầu tiên là quad Axel và quad Salchow. Nỗ lực nhảy quad Axel của anh lần đầu tiên không bị downgrade thành triple Axel. Ngoài hai sai lầm này, anh đã trượt một bài thi sạch sẽ sau đó, xếp thứ 3 phần thi tự do và thứ 4 chung cuộc với tổng điểm 283,21. Sau bài thi tự do, Hanyu xác nhận trong một cuộc họp báo rằng anh đã bị tái chấn thương mắt cá chân phải trong buổi tập 1 ngày trước khi phần thi tự do diễn ra, nhưng vì đây là Thế vận hội và không phải là một cuộc thi bình thường, anh đã chọn thi đấu bằng thuốc giảm đau thay vì rút lui. Ngày 1 tháng 3 năm 2022, Liên đoàn Trượt băng Nhật Bản thông báo Hanyu rút khỏi Giải vô địch thế giới 2022 do chưa bình phục chấn thương.
Sự nghiệp trượt băng chuyên nghiệp.
Tại một buổi họp báo ngày 19 tháng 7 năm 2022, Hanyu thông báo quyết định giã từ sự nghiệp thi đấu và chuyển sang chuyên nghiệp, nói rằng "anh đã có được tất cả những gì mà anh có thể đạt được và không muốn bị đánh giá nữa". Anh cũng nói rõ ý định tiếp tục theo đuổi "trượt băng lí tưởng" của mình hoàn thành ước mơ nhảy quad Axel với tư cách là một vận động viên chuyên nghiệp. "Nikkei Asia" ghi rằng việc Hanyu rời khỏi cuộc đua cạnh tranh "đánh dấu sự kết thúc của một thời đại". Juliet Macur của "The New York Times" nhận xét rằng "chúng ta có thể không bao giờ thấy một vận động viên khác như Hanyu Yuzuru". Nhiều nhân vật thể thao trong và ngoài trượt băng nghệ thuật đã phản ứng với thông báo của Hanyu với lòng biết ơn và khen ngợi, bao gồm vận động viên thể dục dụng cụ Nhật Bản Kōhei Uchimura, vận động viên bóng chày Shohei Ohtani và vận động viên quần vợt Naomi Osaka.
Vào ngày 7 tháng 8 năm 2022, Hanyu ra mắt kênh YouTube chính thức nhằm biểu diễn trượt băng nghệ thuật của Hanyu Yuzuru sau khi rời khỏi các cuộc thi và tăng cơ hội cho mọi người xem nó, bao gồm những người không thể tham dự các buổi biểu diễn trên băng và sống ở nước ngoài. Trên một trong những video của mình, anh tuyên bố rằng anh không có kế hoạch làm video về cuộc sống hàng ngày. Ba ngày sau, Hanyu đã phát trực tiếp một buổi tập mở trên kênh của mình, nơi anh biểu diễn các bài thi tự do trước đây bao gồm cả màn trình diễn hoàn hảo của "Seimei" với các thành phần giống như anh đã biểu diễn tại Thế vận hội Mùa đông 2018. Tính đến ngày 29 tháng 8, kênh YouTube của Hanyu đã có hơn 700.000 lượt đăng kí với hơn 8 triệu lượt xem.
Vào ngày 30 tháng 9 năm 2022, Hanyu công bố chương trình biểu diễn trên băng đầu tiên với tư cách là một vận động viên trượt băng nghệ thuật chuyên nghiệp mang tên "Prologue". Buổi biểu diễn cá nhân có thời lượng 90 phút do chính Hanyu sản xuất và đạo diễn, bao gồm cả việc lựa chọn các bài trình diễn. Chương trình được tổ chức tại Pia Arena MM ở Yokohama (ngày 4–5 tháng 11) và Flat Arena ở Hachinohe (ngày 2–3 và 5 tháng 12) cùng năm. Buổi biểu diễn cuối cùng tại mỗi địa điểm được phát sóng trực tiếp trên đài truyền hình quốc gia và phát trực tiếp tại một số rạp chiếu phim chọn lọc trên toàn quốc. Vào ngày 5 tháng 12 năm 2022, Hanyu đã công bố chương trình biểu diễn trên băng cá nhân thứ hai của anh với tựa đề "Gift" sẽ được tổ chức tại Tokyo Dome vào ngày 26 tháng 2 năm 2023.
Huấn luyện viên và biên đạo múa trước đây.
Trước mùa giải 2011–12, phần lớn sự nghiệp của Hanyu được hướng dẫn bởi Nanami Abe ở Sendai. Tuy nhiên, sau khi giành huy chương đồng tại Giải Vô địch Trượt băng nghệ thuật Thế giới 2012, Hanyu đã chuyển sang huấn luyện viên Brian Orser, người đã huấn luyện Kim Yuna giành huy chương vàng tại Thế vận hội Mùa đông 2010. Khi chuyển đổi, Hanyu tiếp tục theo học trường trung học ở Sendai, nhưng thường xuyên đến Toronto Cricket, Skating and Curling Club, nơi Orser làm việc với tư cách là một huấn luyện viên trượt băng. Giám đốc trượt băng nghệ thuật tại Liên đoàn Trượt băng Nhật Bản Hidehito Ito cho biết sự thay đổi này là cần thiết để "thách thức" Hanyu và "nâng cao hơn trình độ trượt băng của anh".
Trong suốt sự nghiệp của Hanyu ở cấp độ thiếu niên, tất cả các chương trình của anh đều do Nanami Abe biên đạo. Bắt đầu từ mùa giải 2012–2013, các bài thi của anh ấy được biên đạo bởi những người khác, chẳng hạn như Shae-Lynn Bourne và Jeffrey Buttle. Biên đạo múa cho chương trình gala của anh là Kurt Browning, Kenji Miyamoto và cựu huấn luyện viên Nanami Abe.
Hanyu cũng đã làm việc với biên đạo múa người Canada David Wilson trong vài năm, bao gồm cả bài thi của anh cho Olympic Sochi 2014. Hanyu đã liên lạc với Wilson và yêu cầu thành khẩn Wilson biên đạo "Romeo và Juliet" của Nino Rota cho anh. Sau Thế vận hội, Wilson tiếp tục biên đạo nhiều chương trình gala cho Hanyu.
Do hạn chế đi lại liên quan đến đại dịch COVID-19, Hanyu tiếp tục tập luyện một mình ở Sendai kể từ đầu năm 2020 với một số tư vấn từ xa từ các huấn luyện viên của mình. Bất chấp những khó khăn khi luyện tập một mình, Hanyu đã tìm thấy một số lợi thế, đặc biệt là trong quá trình luyện tập quadruple Axel. Anh ấy nói, "Tôi cảm thấy mình có thể phát triển ngay cả khi tôi luyện tập ở Nhật Bản, vì vậy tôi không nghĩ đến việc quay trở lại Canada vào thời điểm này." Kể từ đó Hanyu cũng chọn nhận biên đạo từ xa cho các chương trình của mình và đóng góp đáng kể vào việc biên đạo các chương trình của mình trong mùa giải 2020-21.
Phong cách và kĩ thuật trượt băng.
Hanyu được các chuyên gia phân tích ghi nhận là vận động viên toàn diện với các động tác kĩ thuật có độ khó cao cùng tính nghệ thuật thành thục và linh loạt. Những màn trình diễn của anh thường đặc trưng bởi "sự kết hợp hoàn hảo giữa kĩ năng, sức mạnh và sự thanh lịch", "có xu hướng làm mờ ranh giới". Evgeni Plushenko, vận động viên 4 lần giành huy chương Olympic cho rằng Hanyu có một khía cạnh quyết định vượt lên trên các vận động viên trượt băng khác ở tính trọn vẹn trong màn trình diễn bao gồm các động tác xoay tại chỗ (spins), kĩ thuật trượt (skating skills), các động tác chuyển tiếp (transitions) giữa những cú nhảy và sự giải thích âm nhạc. Huy chương bạc Olympic 2006 Stephane Lambiel miêu tả Hanyu là "vận động viên toàn diện nhất trong môn trượt băng nghệ thuật, có lẽ là từ trước đến nay".
Hanyu được biết đến với khả năng tạo ra tốc độ trượt băng "out of nowhere" và có thể trượt một khoảng cách dài chỉ với vài động tác trượt. Tại giải Vô địch Quốc gia Nhật Bản 2021, Hanyu đã biểu diễn một bài thi ngắn sạch sẽ mà không sử dụng các động tác trượt chéo (crossovers) liên tục và giảm số lượng các động tác trượt cơ bản xuống mức tối thiểu. Đây là một kì tích mà từ lâu đã được coi là gần như không thể như cựu vận động viên trượt băng John Misha Petkevich đã tuyên bố trong cuốn sách của ông vào năm 1989: "Không nghi ngờ gì nữa, crossovers là động tác chủ yếu của mọi vận động viên trượt băng. Nó không những được sử dụng để trượt qua các khúc quanh mà còn được sử dụng để tăng tốc độ. Trượt băng mà không có crossovers sẽ gần như không thể tưởng tượng được". Khả năng này cho phép anh nhảy triple Axel với các cách đi vào cú nhảy (entry) khó, đặc trưng như counter turn từ phía sau, twizzle hoặc spread eagle.
Hanyu có thể thực hiện Biellmann spin và doughnut spin. Cả hai đều được thấy phổ biến ở nội dung đơn nữ và khó thực hiện ở các vận động viên đơn nam do cần tính mềm dẻo. Các động tác di chuyển đặc trưng khác bao gồm: layback Ina Bauner, hydroblading và side lunge. Các động tác kĩ thuật tính điểm của Hanyu được ca ngợi vì chất lượng thực hiện cao, các cú nhảy được ghi nhận về độ chính xác, độ trôi chảy, độ phủ băng rộng và hòa hợp với âm nhạc. Hanyu đã thực hiện thành công 4 loại quad khác nhau trong thi đấu (Toe loop, Salchow, Loop và Lutz). Anh cho biết sở thích đối với các cú nhảy sử dụng cạnh lưỡi trượt và đặc biệt thực hiện cả 3 kiểu nhảy này trong bài thi ngắn mùa giải 2016-17.
Các bài thi của Hanyu bao gồm nhiều thể loại âm nhạc bao gồm nhạc cổ điển, nhạc pop, rock hiện đại, nhạc kịch và nhạc truyền thống Nhật Bản. Anh đặc biệt khắc họa các nhân vật lịch sử Nhật Bản là Abe no Seimei và Uesugi Kenshin trong bài thi tự do tại Thế vận hội Mùa đông 2018 và 2022. Anh cũng dành nhiều tâm huyết cho các chương trình gala khác nhau gửi tới các nạn nhân của trận Động đất và sóng thần Tōhoku 2011 và biểu diễn chúng dưới dạng live hợp tác với các nghệ sĩ khác tại các ice show như Fantasy on Ice. Hanyu tham gia vào tất cả các khâu trong việc xây dựng các chương trình của mình, từ quá trình lựa chọn và biên tập âm nhạc đến thiết kế trang phục và vũ đạo. Biên đạo múa của anh Shae-Lynn Bourne nói rằng: "Cậu ấy biết mình muốn trang phục gì. Cậu ấy biết mình muốn thứ tự nhảy nào. Cậu ấy tự mình đưa ra rất nhiều quyết định. Bạn không thể nói "không" sau đó. Bạn biết đấy, đặc biệt đối với âm nhạc, bởi vì cậu ấy sẽ trượt băng với niềm tin mạnh mẽ".
Người của công chúng.
Quảng cáo và đại sứ thương hiệu.
Hanyu đã xuất hiện trong nhiều quảng cáo và chiến dịch quảng bá trong những năm qua. Năm 2013, Hanyu cùng đồng đội Takahashi Daisuke trở thành đại sứ cho chiến dịch Thế vận hội Mùa đông Sochi 2014 nằm trong chiến dịch toàn cầu "Proud Sponsor of Moms" của P&G. Anh kí hợp đồng với nhà tài trợ All Nippon Airways (ANA), từ ngày 8-23 tháng 2 năm 2014, anh đã quảng bá cho đồng phục tiếp viên hàng không mới được thiết kế bởi Prabal Gurung và xuất hiện trong quảng cáo truyền hình cho chiến dịch Thế vận hội Mùa đông Pyeongchang 2018 "Hello Blue Hello Future" của họ. Vào tháng 9 năm 2014, Hanyu đóng vai chính trong một quảng cáo truyền hình cho trò chơi điện tử mới Monster Hunter 4G của Capcom và quảng cáo cho dòng sô-cô-la sữa Ghana của Lotte cùng với Asada Mao, ca sĩ Airi Matsui, nữ diễn viên Hirose Suzu và Tao Tsuchiya. Những năm tiếp theo, anh tiếp tục quảng cáo cho Xylitol Whites và GUM FOR THE GAME của Lotte.
Hanyu cũng làm việc với các thương hiệu khác như quảng bá sản phẩm dinh dưỡng thể thao Amino Vital và các bữa ăn dinh dưỡng (cùng với các vận động viên khác) của Ajinomoto, muối tắm Bathclin Kikiyu, chăn ga gối đệm Nishikawa Sangyo, dòng sản phẩm vòng cổ Rakuwa nylon-coated của Phiten lấy cảm hứng từ vòng cổ 'Wings Gold' của Hanyu... Năm 2019, Hanyu trở thành đại sứ cho Citizen tại Trung Quốc, Hồng Kông và Ma Cao, đồng thời là đại sứ toàn cầu cho các sản phẩm Sekkisei của KOSÉ. Sau đó anh được bổ nhiệm làm "nàng thơ" toàn cầu của thương hiệu Sekkisei Miyabi vào năm 2020. Vào tháng 10 năm 2021, Hanyu được chọn làm gương mặt đại diện cho Towa Pharmaceutical, xuất hiện trong một quảng cáo truyền hình với nữ diễn viên kỳ cựu Tetsuko Kuroyanagi và quảng cáo cho dịch vụ dịch bay mới của ANA "avatarin".
Năm 2013 và 2021, Hanyu được bổ nhiệm làm người mẫu cho áp phích an toàn giao thông của Cảnh sát tỉnh Miyagi nhằm khuyến khích việc tuân thủ luật lệ giao thông và truyền bá ý thức lái xe an toàn. Theo một quan chức vào tháng 3 năm 2021, Hanyu được chọn vì "anh ấy là hiện thân của tinh thần thể thao".
Vào tháng 6 năm 2021, Hanyu được bổ nhiệm làm đại sứ của trò chơi Paralympics chính thức đầu tiên trên thế giới "The Pegasus Dream Tour", trò chơi điện tử ra mắt với hình đại diện của anh xuất hiện trong trò chơi. Theo đại diện của công ty phát triển trò chơi, Hanyu được chọn vì "anh là một vận động viên đồng thời là một người có tính nghệ thuật trong cách sống của mình".
Kể từ tháng 4 năm 2014, Hanyu là đại sứ du lịch của Sendai và xuất hiện trong các áp phích và sách hướng dẫn du lịch của thành phố.
Từ thiện.
Kể từ trận Động đất và sóng thần Tōhoku 2011 ở Nhật Bản, Hanyu đã ủng hộ và tham gia vào nhiều chiến dịch khác nhau để giúp đỡ các nạn nhân động đất, vì anh cũng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thảm họa: "Khi trận động đất xảy ra, tôi đang ở trên băng tại sân băng quê nhà Sendai". Không lâu sau thảm họa, anh và các vận động viên trượt băng khác đã trượt băng trong các buổi biểu diễn trên băng (ice show) để quyên góp tiền cho các nạn nhân, tổng số tiền thu được là hơn 150.000 USD (tức hơn 3,5 tỉ VND). Anh cũng bán đồ dùng cá nhân của mình tại buổi biểu diễn, gây quỹ thêm 2.954.323 Yên Nhật.
Hanyu đã quyên góp số tiền thưởng huy chương vàng Olympic 2014 là 6 triệu yên và huy chương vàng Olympic 2018 là 10 triệu yên nhận được từ Liên đoàn Trượt băng Nhật Bản và Ủy ban Olympic Nhật Bản cho Sendai và tỉnh Miyagi để giúp đỡ công tác phục hồi sau thảm họa. Anh đã ủng hộ toàn bộ tiền bản quyền và một phần lợi nhuận thu được từ hai cuốn tự truyện "Ngọn lửa xanh" và "Ngọn lửa xanh II" cho sân băng quê nhà Sendai (ban đầu sân băng bị phá hủy và không thể sử dụng được do thảm họa). Tổng số tiền sau đó được tiết lộ vào năm 2021 là 31.442.143 yên Nhật đã được đóng góp cho sân băng.
Vào tháng 9 năm 2014, Hanyu được bổ nhiệm làm Đại sứ Phòng chống Thảm họa Sóng thần trong một năm và tham gia các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng chống thảm họa sóng thần. Vào tháng 2 năm 2015, Hanyu trở thành người phát ngôn cho các nỗ lực tái thiết do Hiệp hội Chữ thập đỏ Nhật Bản lãnh đạo. Anh cũng mượn hình ảnh của mình với tư cách là người phát ngôn để quảng bá cho chiến dịch quyên góp "Hatachi no Kenketsu" của Hội Chữ thập đỏ, nơi anh đóng vai chính trong video quảng cáo với các bệnh nhân. Vào tháng 3 năm 2019, anh đã quyên góp một đôi giày trượt băng nghệ thuật cho một cuộc đấu giá từ thiện trực tuyến, thu được 7,12 triệu yên cho việc tái thiết những vùng bị ảnh hưởng bởi thảm họa. Anh cũng hợp tác với Line Corporation tạo ra "Yuzuru Hanyu 3.11 Smile Stamp" được bán ra và quyên góp toàn bộ lợi nhuận thu được cho "Quỹ đặc biệt để tái thiết thảm họa" của Quỹ Nippon (Nippon Foundation) để hỗ trợ các hoạt động tái thiết và chuẩn bị đối phó với thảm họa trong tương lai. Vào ngày 21 tháng 8 năm 2019, một tấm áp phích của Hanyu với nhân vật chính của anime "Yowamushi Pedal" đã được phát hành để quảng bá cho Tour de Tohoku, một sự kiện đạp xe từ thiện được tổ chức hàng năm với mục đích hỗ trợ công tác tái thiết và xoa dịu những kí ức về thảm họa. Anh đã xuất hiện trong năm (trong số chín áp phích) được phát hành. Năm 2021, đánh dấu kỷ niệm 10 năm trận động đất và sóng thần ở Tohoku, Hanyu tổ chức triển lãm "Together, Forward" ghi dấu hành trình của anh trong giai đoạn khó khăn đó, thăm lại những người dân và khu vực bị ảnh hưởng. Triển lãm được tổ chức tại nhiều thành phố của Nhật Bản với nỗ lực nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của việc chuẩn bị và phòng chống thiên tai.
Hanyu cũng thường xuyên tham gia chương trình từ thiện thường niên "24-Hour Television" của Nippon TV kể từ năm 2014, tổ chức các buổi biểu diễn trên băng đặc biệt và thăm hỏi các nạn nhân ở các vùng thiên tai. Năm 2014, anh đã tổ chức một buổi biểu diễn băng kéo dài một đêm để quyên góp. Năm 2015, anh và thành viên Chinen Yūri của Hey! Say! JUMP đã thiết kế "Chari-T-shirt" cho chương trình với khẩu hiệu "To connect: a smile beyond time". Những chiếc áo sơ mi đã được bán với lợi nhuận được trao cho tổ chức từ thiện. Anh cũng đến thăm các khu vực và người dân bị ảnh hưởng bởi động đất ở Fukushima và Ishinomaki.
Phim và truyền hình.
Vào ngày 31 tháng 12 năm 2015, Hanyu làm giám khảo cho chương trình ca nhạc đêm giao thừa nổi tiếng của Nhật Bản "Kōhaku Uta Gassen". Anh xuất hiện lần đầu trên màn ảnh với vai Date Shigemura, một lãnh chúa samurai, trong bộ phim "Tono, risoku de gosaru" năm 2016.
Album DVD/Blu-ray đầu tiên của Hanyu "Time of Awakening" tổng hợp sự nghiệp của anh trước Thế vận hội mùa đông 2014, được phát hành vào ngày 21 tháng 5 năm 2014, bán được 21.000 bản. Đây là DVD đầu tiên của một vận động viên đứng đầu bảng xếp hạng DVD của Oricon kể từ khi thành lập vào năm 1999. Album cũng đạt vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng Blu-ray. Vào ngày 18 tháng 12 năm 2015, NHK Enterprises phát hành DVD "The Flowers Bloom on Ice", bao gồm cảnh hậu trường và các cuộc phỏng vấn với Shizuka Arakawa và Yuzuru Hanyu khi họ cùng nhau trượt băng tại ice show để hỗ trợ tái thiết sau trận động đất ở Nhật Bản năm 2011.
Năm 2018, Hanyu tự sản xuất chương trình "Continues with Wings" được phát sóng trực tiếp trên TV Asahi và phát trực tiếp tại 66 rạp chiếu phim trên khắp Nhật Bản. Anh cũng là một trong những "nhân vật chính" tại chương trình lưu diễn trên băng (ice show) hàng năm Fantasy on Ice bên cạnh Stéphane Lambiel và Johnny Weir, anh đã tham gia vào tất cả buổi biểu diễn của chuyến lưu diễn kể từ năm 2010, ngoại trừ chấn thương dây chằng khiến anh bỏ lỡ các buổi diễn năm 2016.
Sách và tạp chí.
Ngoài hai cuốn tự truyện "Ngọn lửa xanh" và "Ngọn lửa xanh II", Hanyu còn phát hành một số sách ảnh (photobook). Cuốn sách ảnh đầu tiên của anh là "Yuzuru" được phát hành vào ngày 4 tháng 10 năm 2014, bán được hơn 23.000 bản, đứng đầu trong bảng xếp hạng hàng tuần của Oricon về các danh mục liên quan đến ảnh và thể thao, đồng thời xếp thứ hai trong danh mục sách chung của bảng xếp hạng. Vào ngày 25 tháng 9 năm 2015, "Yuzuru Hanyu Goroku" đã được phát hành có chứa các hình ảnh và trích dẫn của chính anh. Vào tháng 9 năm 2015, cuốn sách đứng đầu bảng xếp hạng doanh số đặt trước của Amazon.
Hanyu từng lên trang bìa của nhiều tạp chí thể thao Nhật Bản cũng như các tạp chí nổi tiếng, chẳng hạn như "An An" và "Aera".
Đời sống cá nhân và học vấn.
Hanyu học tại trường tiểu học và trung học Nanakita. Năm 2013, Hanyu tốt nghiệp cấp 3 tại sau đó theo học chương trình đào tạo từ xa qua mạng khoa Human Sciences (Khoa học con người) chuyên ngành Human Informatics & Cognitive Sciences (Nhân học số & Khoa học nhận thức) Đại học Waseda. Anh theo học đại học từ nơi anh đang luyện tập thi đấu là Canada. Vào tháng 8 năm 2020, luận văn tốt nghiệp đại học của anh được tiết lộ là nghiên cứu về ứng dụng và triển vọng tương lai của công nghệ ghi hình chuyển động 3D vào lĩnh vực trượt băng nghệ thuật, đặc biệt tiềm năng của nó có thể được sử dụng trong đánh giá trượt băng nghệ thuật. Anh đã ghi lại và phân tích chuyển động của bản thân trong khi thực hiện cú nhảy 3 vòng Axel để làm dữ liệu nghiên cứu với hi vọng AI (trí tuệ nhân tạo) có thể ứng dụng trong việc chấm điểm một cách chính xác và cải thiện kĩ năng của các vận động viên. Anh tốt nghiệp đại học vào tháng 9 năm 2020 nhưng không thể tham dự lễ tốt nghiệp vì Đại dịch COVID-19 tại Nhật Bản. Vào tháng 3 năm 2021, một bản tin tóm tắt luận văn tốt nghiệp của anh được xuất bản trên Tạp chí Khoa học con người Waseda. Thông qua tài khoản mạng xã hội chính thức của mình vào ngày 4 tháng 8 năm 2023, Hanyu thông báo đã kết hôn nhưng không tiết lộ về bạn đời. Đến ngày 17 tháng 11 năm 2023, anh bất ngờ tuyên bố đã ly hôn do bị truyền thông đeo bám quá mức.
Winnie-the-Pooh.
Kể từ năm 2010, khi Hanyu được nhìn thấy mang theo một hộp khăn giấy có biểu tượng Winnie-the-Pooh trên đó, những người ủng hộ và người hâm mộ Hanyu đã thể hiện tình cảm của mình bằng cách ném gấu Pooh lên mặt băng sau mỗi màn trình diễn của anh. Điều này đã trở thành dấu ấn trong các buổi biểu diễn của Hanyu, số lượng gấu ngày càng tăng, đỉnh điểm vào khoảng mùa giải 2017-2018 khi xuất hiện những "cơn mưa gấu Pooh" với hàng chục chú gấu được ném trên băng. Hanyu tặng gấu cho trẻ em ở khu vực xung quanh địa điểm anh thi đấu.
Giải thưởng và ảnh hưởng.
Nhiều nhà báo thể thao, bình luận viên và vận động viên trượt băng đã coi Hanyu là vận động viên trượt băng vĩ đại nhất trong lịch sử, đặc biệt là sau chiến thắng Olympic thứ hai của anh vì các kỹ năng toàn diện, thi đấu lâu dài ở vị trí hàng đầu trong các cuộc thi cấp cao và khả năng chịu đựng dưới áp lực. Quyết định của anh để nỗ lực nhảy quadruple Axel tại Thế vận hội Mùa đông 2022 thay vì chọn một lựa chọn an toàn hơn đã củng cố địa vị của anh.
Hanyu được coi là một trong những người tiên phong của cuộc cách mạng quad trong trượt băng nghệ thuật nam. Anh là một trong số ít vận động viên trượt băng đã thách thức quadruple Salchow tại Thế vận hội năm 2014. Anh được ghi nhận là vận động viên trượt băng nghệ thuật đầu tiên hạ cánh thành công quadruple loop trong thi đấu sau khi thực hiện nó trong bài thi ngắn tại Autumn Classic International ở Montreal, Canada vào ngày 30 tháng 9 năm 2016. Anh cũng là vận động viên trượt băng duy nhất nhảy thành công quadruple toe loop-triple Axel sequence (4T-3A-SEQ) trong thi đấu, thực hiện lần đầu tiên tại Grand Prix Helsinki 2018. Hanyu cũng là vận động viên trượt băng đầu tiên nhảy thành công cú nhảy kết hợp quadruple toe loop-Euler-triple flip tại Skate Canada 2019. Tại Thế vận hội Mùa đông 2022, Hanyu đã lần đầu tiên thử sức với quadruple Axel trong một cuộc thi quốc tế. Mặc dù bị ngã khi đang nhảy, anh vẫn nhận được điểm cơ bản của quad Axel trước khi bị giảm vì quay thiếu vòng, đây là nỗ lực gần nhất trong một cuộc thi cho đến nay. Tuy nhiên, liên quan đến cuộc tranh luận đang diễn ra về các cú nhảy so với tính nghệ thuật trong môn thể thao này, Hanyu đã nói chuyện thông qua một phiên dịch viên sau chiến thắng thứ hai tại Olympic năm 2018:
Để ghi nhận những thành tích của mình, Hanyu đã được trao nhiều giải thưởng, bao gồm Giải thưởng Quốc dân Danh dự vào năm 2018 đồng thời trở thành vận động viên trượt băng nghệ thuật đầu tiên và là người trẻ nhất nhận được giải thưởng này. Anh cũng đã được trao Huân chương Danh dự Ruy băng tím vào năm 2014 và 2018, nhận được hai tượng đài mô tả các tư thế đặc trưng mà anh thực hiện tại Thế vận hội 2014 và 2018 ở quê hương Sendai. Anh cũng được đề cử cho Giải thưởng Thể thao Thế giới Laureus cho hạng mục Comeback of the Year vào năm 2019, trở thành vận động viên trượt băng nghệ thuật đầu tiên được đề cử cho giải thưởng và được trao giải Vận động viên trượt băng nghệ thuật có giá trị nhất mùa giải 2019–20 tại Giải Trượt băng ISU khai mạc vào năm 2020. Năm 2021, anh được nhận Giải thưởng Tưởng niệm Azusa Ono, giải thưởng danh giá nhất có thể được trao cho sinh viên và được trao cho những người được công nhận là hình mẫu, từ Đại học Waseda.
Hanyu đã được giới thiệu trong các danh sách uy tín, chẳng hạn như 30 Under 30 Asia 2018 của Forbes cũng như World Fame 100, The Dominant 20 của ESPN và nhận được nhiều giải thưởng và xếp hạng cao trong nhiều danh sách và các cuộc thăm dò mức độ phổ biến từ các phương tiện truyền thông khác nhau.
Kỷ lục thế giới và các thành tựu khác.
Kỷ lục thế giới.
Trong suốt sự nghiệp của mình, Hanyu đã phá kỷ lục thế giới 19 lần, bao gồm 7 lần theo hệ thống GOE +5/-5 hiện tại và 12 lần trước mùa giải 2018-19. Anh nắm giữ kỉ lục thế giới bài thi ngắn, bài thi tự do và tổng điểm.
Các kỷ lục lịch sử.
Theo luật tính điểm trước mùa giải 2018-2019: | 1 | null |
Yulia Vyacheslavovna Lipnitskaya (tiếng Nga: Юлия Вячеславовна Липницкая; sinh ngày 5 tháng 6 năm 1998) là một nữ vận động viên trượt băng nghệ thuật người Liên bang Nga. Cô là nhà vô địch châu Âu năm 2014, vô địch giải trẻ thế giới năm 2012. Cô giành huy chương vàng tại Thế vận hội mùa Đông Sochi 2014 ở cuộc thi trượt băng nghệ thuật đồng đội. | 1 | null |
Hiệp hội Viện Đại học Mỹ (tiếng Anh: "Association of American Universities", viết tắt AAU) là một tổ chức quốc tế, phi lợi nhuận, của các viện đại học nghiên cứu hàng đầu. Mục đích của AAU là duy trì một hệ thống nghiên cứu học thuật và giáo dục mạnh mẽ. AAU bao gồm 60 viện đại học ở Hoa Kỳ (bao gồm cả tư thục lẫn công lập) và hai viện đại học ở Canada. | 1 | null |
Alan Sidney Patrick Rickman (21 tháng 2 năm 1946 – 14 tháng 1 năm 2016) là một diễn viên và đạo diễn người Anh. Được biết đến với chất giọng trầm, uể oải, ông được đào tạo tại Học viện Kịch nghệ Hoàng gia ở London và trở thành thành viên của Royal Shakespeare Company (RSC), biểu diễn trong các tác phẩm sân khấu hiện đại và cổ điển. Ông đóng vai Vicomte de Valmont trong vở kịch "Les Liaisons Dangereuses" của RSC năm 1985, và sau khi bộ phim chuyển sang West End năm 1986 và Broadway năm 1987, ông được đề cử giải Tony.
Vai diễn điện ảnh đầu tiên của Rickman đến khi anh được chọn vào vai thủ lĩnh khủng bố người Đức Hans Gruber trong "Die Hard" (1988). Ông xuất hiện với vai Cảnh sát trưởng Nottingham trong "Robin Hood: Prince of Thieves" (1991), nhờ đó ông đã nhận được Giải BAFTA cho Nam diễn viên chính xuất sắc nhất trong một vai phụ. Ông được giới phê bình chú ý nhờ các vai chính trong "Truly, Madly, Deeply" (1991) và "An Awesome Big Adventure" (1995) trước khi được đánh giá cao với các vai phụ như Đại tá Brandon trong "Sense and Sensibility" (1995) và Eamon DeValera trong "Michael Collins" (1996). Anh cũng được biết đến với các vai diễn hài hước trong "Dogma" (1999), "Galaxy Quest" (1999) và "The Hitchhiker's Guide to the Galaxy" (2005). Rickman nổi tiếng quốc tế nhờ vai diễn Severus Snape trong loạt phim "Harry Potter" (2001–2011). Trong thời gian này, ông cũng tham gia diễn xuất trong "Love Actually" (2003), "" (2007), và "Alice in Wonderland" (2010). Các vai diễn điện ảnh cuối cùng của ông là "Eye in the Sky" (2015) và "Alice Through the Looking Glass" (2016).
Rickman lần đầu tiên diễn xuất trên truyền hình với vai Tybalt trong "Romeo và Juliet" (1978) như một phần của loạt phim Shakespeare của BBC. Vai diễn đột phá của ông là Obadiah Slope trong bộ phim chuyển thể từ "The Barchester Chronicles" (1982) trên đài truyền hình BBC. Sau đó ông đóng vai chính trong các bộ phim truyền hình, đóng vai nhân vật chính trong "Rasputin: Dark Servant of Destiny" (1996), bộ phim đã mang về cho ông giải Quả cầu vàng, giải Emmy và giải của Hội diễn viên màn ảnh, và Alfred Blalock trong "Something the Lord Made" (2004). Rickman qua đời vì ung thư tuyến tụy vào ngày 14 tháng 1 năm 2016 ở tuổi 69.
Tiểu sử.
Rickman sinh ra ở Nam Hammersmith, Luân Đôn, Anh, trong 1 gia đình công nhân và là con trai của bà Margaret Doreen Rose (Bartlett) và ông Bernard Rickman. Cha của ông là một người Ai Len theo đạo Công giáo và mẹ ông là một người xứ Wales theo Phong trào Giám lý. Gia đình ông có bốn người con bao gồm người anh cả David (sinh năm 1944) làm thiết kế đồ họa, một người em trai Michael (sinh năm 1947) làm huấn luyện viên quần vợt và người em gái út Sheila (sinh năm 1950).
Bố của ông mất năm ông 8 tuổi, để lại người mẹ đơn thân cùng 4 đứa con. Bà ấy tái hôn nhưng lại ly dị sau 3 năm. Ông rất giỏi về thư pháp và vẽ tranh bằng màu nước. Ông tỏ ra là 1 người đam mê nghệ thuật khi tốt nghiệp tại trường Đại Học Nghệ thuật Hoàng Gia Anh và mơ ước trở thành 1 nghệ sĩ vẽ minh họa. Năm 26 tuổi, Alan giành được 1 giải thưởng Royal Academy of Dramatic Art nơi ông đã làm ở đó trong 3 năm. Sau đó, Alan bắt đầu tham gia đóng kịch và tỏ ra là diễn viên triển vọng. Và khán giả trên thế giới bắt đầu biết đến cái tên Alan Rickman qua một trong những bộ phim hành động xuất sắc nhất của thập niên 90 và mọi thời đại, đó là Die Hard – Đương đầu với thử thách cùng siêu sao Bruce Willis.
Đời tư.
Trước khi qua đời, ông đã tiết lộ rằng ông đã kết hôn với người yêu thời thơ ấu là bà Rima Horton (một ủy viên hội đồng Đảng Lao động) tại một đám cưới bí mật ở New York, Hoa Kỳ vào năm 2012. Họ gặp nhau từ năm 18 tuổi và đã sống chung với nhau từ năm 1977.
Qua đời.
Ngày 14/1/2016, gia đình của Alan đã thông báo rằng ông đã qua đời ở tuổi 69 tại Luân Đôn, sau một thời gian chống chọi với bệnh ung thư.
Trong tháng 8 năm 2015, Rickman đã trải qua một cơn đột quỵ nhỏ, dẫn đến việc chẩn đoán ung thư tuyến tụy. Ông đã che giấu sự thật rằng ông mắc bệnh nan y với tất cả mọi người, trừ những người thân cận nhất. Ngày 14 tháng 1 năm 2016, Alan qua đời tại một bệnh viện ở London trong vòng tay yêu thương của bạn bè và người thân. Ngay sau đó, các fan của Alan đã tạo ra một đài tưởng niệm bên dưới "Platform 9¾" (Sân ga 9¾ - một địa điểm đặc trưng cho loạt phim Harry Potter) tại ga đường sắt London King's Cross.
Quà biếu tặng Alan từ những bạn cùng diễn và đồng nghiệp của ông đã xuất hiện trên những phương tiện truyền thông sau tin này. Và vì căn bệnh ung thư được Alan giấu kín không cho giới truyền thông, các fan và công chúng biết đến, một số người từng cùng ông tham gia loạt phim Ralph Fiennes (thủ vai Chúa tể Voldemort) "không thể tin rằng ông đã biến mất", hay Jason Issacs "tránh né khỏi sự thật đau lòng" - bày tỏ sự bất ngờ và đáng tiếc của họ. Tác giả bộ truyện Harry Potter - J. K. Rowling coi Alan là "một diễn viên đầy ý nghĩa và tuyệt vời". Emma Watson (thủ vai Hermione) viết, "Tôi cảm thấy thật sự may mắn khi đã làm việc và dành thời gian cho người đàn ông và là một diễn viên tuyệt vời này. Tôi thật sự sẽ rất nhớ những cuộc trò chuyện của chúng tôi". Daniel Radcliffe (thủ vai Harry Potter) thật sự cảm kích tấm lòng chân thành và ủng hộ hết mình của ông, "Tôi chắc rằng bác ấy đã từng đến và chứng kiến tất cả những gì tôi đã làm trên sân khấu tại London và New York. Bác ấy chẳng cần phải làm như vậy. Evanna Lynch (thủ vai Luna Lovegood) chia sẻ rằng cô đã từng rất sợ va vào Alan trong vai Snape, nhưng thực chất ông lại là một người vô cùng tốt bụng và hào phóng khi không diễn vai ấy. Rupert Grint (thủ vai Ron) cũng chia sẻ rằng "Mặc dù bác ấy đã ra đi nhưng tôi vẫn sẽ luôn nghe thấy giọng nói của bác".
Kate Winslet ghi nhớ lại những hình ảnh ấm áp và độ lượng của Alan. Helen Mirren nói rằng giọng nói của Alan "ngọt ngào như mật ong và cũng sắc sảo như một lưỡi dao sâu kín". | 1 | null |
Maurice Émile Marie Leblanc (11 tháng 12 năm 1864 - 6 tháng 11 năm 1941) là một tiểu thuyết gia và nhà văn viết truyện ngắn người Pháp, được người ta biết đến chủ yếu là tác giả của nhân vật hư cấu tên trộm lịch lãm và thám tử Arsène Lupin, được so sánh là đối trọng với nhân vật thám tử Sherlock Holmes của tác gia người Anh Conan Doyle.
Leblanc sinh ra ở Rouen, Normandy, nơi ông đã theo học tại Lycée Pierre Corneille. Sau khi nghiên cứu ở một số nước và bỏ học luật, ông định cư tại Paris và bắt đầu sáng tác tiểu thuyết tâm lý, tiểu thuyết trinh thám, tiểu thuyết phiêu lưu và khoa học viễn tưởng.
Câu chuyện đầu tiên về Arsène Lupin xuất hiện trong một loạt truyện ngắn được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Je sais tout, bắt đầu từ số 6, ngày 15 tháng 7 năm 1905. Rõ ràng được tạo ra theo yêu cầu biên tập, có thể Leblanc cũng đã đọc Les của Octave Mirbeau. 21 jours d'un neurasthénique (1901), kể về một tên trộm quý ông tên là Arthur Lebeau, và anh ta đã xem bộ phim hài Scrupules (1902) của Mirbeau, có nhân vật chính là một tên trộm quý ông.
Đến năm 1907, Leblanc đã tốt nghiệp để viết tiểu thuyết dài tập về Lupin, và các bài đánh giá cũng như doanh thu tốt đến mức Leblanc đã dành phần còn lại của sự nghiệp của mình để thực hiện các câu chuyện về Lupin. Giống như Conan Doyle, người thường tỏ ra xấu hổ hoặc bị cản trở bởi sự thành công của Sherlock Holmes và dường như coi thành công của mình trong lĩnh vực tiểu thuyết tội phạm là sự cản trở những tham vọng văn học "đáng kính" hơn của mình, Leblanc cũng tỏ ra phẫn nộ với thành công của Lupin. Nhiều lần ông đã cố gắng tạo ra các nhân vật khác, chẳng hạn như thám tử tư Jim Barnett, nhưng cuối cùng ông đã hợp nhất họ với Lupin. Ông tiếp tục viết truyện Lupin cho đến những năm 1930.
Leblanc cũng viết hai cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng đáng chú ý: Les Trois Yeux [fr] (1919), trong đó một nhà khoa học tiếp xúc qua truyền hình với những người sao Kim ba mắt, và Le Formidable Evènement (1920), trong đó một trận động đất tạo ra một vùng đất mới giữa nước Anh và Pháp.
Leblanc đã được trao tặng Légion d'Honneur vì những đóng góp của ông cho văn học và qua đời ở Perpignan năm 1941. Ông được chôn cất tại Nghĩa trang Montparnasse. Georgette Leblanc là em gái của anh ấy. | 1 | null |
Trùn quế hay giun quế, giun đỏ ("Perionyx excavatus") là một loài giun đất được sản xuất thương mại. Loài này được bán trên thị trường vì có khả năng tạo ra bột trùn mịn để làm phân bón một cách nhanh chóng. Gần đây nó đã trở nên phổ biến hơn ở Bắc Mỹ cho mục đích làm phân trộn.
Loài này thuộc chi "Perionyx". Nó có thể có nguồn gốc từ dãy núi Himalaya. Loài này thích hợp làm phân trùn quế ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Chúng thuộc nhóm trùn ăn phân, thường sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy, trong tự nhiên ít tồn tại với phần thể lớn và không có khả năng cải tạo đất trực tiếp như một số loài trùn địa phương sống trong đất.
Sinh học.
Trùn quế là một trong những giống trùn đã được thuần hoá, nhập nội và đưa vào nuôi công nghiệp với các quy mô vừa và nhỏ. Đây là loài trùn mắn đẻ, xuất hiện rải rác ở vùng nhiệt đới, dễ bắt bằng tay, vì vậy rất dễ thu hoạch. Chúng được sử dụng rộng rãi trong việc chuyển hóa chất thải ở Philippines, Australia và một số nước khác.
Trùn quế có kích thước tương đối nhỏ, dài khoảng 10–15 cm, thân hơi dẹt, bề ngang của con trưởng thành có thể đạt 0,1 - 0,2 cm, có màu từ đỏ đến màu mận chín tuỳ theo tuổi, màu nhạt dần về phía bụng, hai đầu hơi nhọn. Cơ thể trùn có hình thon dài, nối với nhau bằng nhiều đốt, trên mỗi đốt có một vành tơ. Trùn quế hô hấp qua da, chúng có khả năng hấp thu O2 và thải CO2 trong môi trường nước, điều này giúp cho chúng có khả năng sống trong nước nhiều ngày, thậm chí trong nhiều tháng.
Hệ thống bài tiết bao gồm một cặp ở mỗi đốt. Các cơ quan này bảo đảm cho việc bài tiết các chất thải dưới dạng Amonia và Ure. Giun quế nuốt thức ăn bằng môi ở lỗ miệng. Thức ăn sau khi qua hệ thống tiêu hoá với nhiều vi sinh vật sống cộng sinh, chúng thải phân ra ngoài và những vi sinh vật cộng sinh có ích trong hệ thống tiêu hoá này cũng theo phân ra khỏi cơ thể giun nhưng vẫn còn hoạt động ở màng dinh dưỡng trong một thời gian dài.
Giun quế rất nhạy cảm, chúng có phản ứng mạnh với ánh sáng, nhiệt độ và biên độ nhiệt cao, độ mặn và điều kiện khô hạn. Nhiệt độ thích hợp nhật với giun quế từ 20 – 27oC, độ ẩm thích hợp là 60 – 70%. Giun quế rất thích sống trong môi trường ẩm ướt và có pH ổn định (khoảng 7 – 7,5). Giun có khả năng chịu được phổ pH khá rộng từ 4 – 9, nếu pH quá thấp chúng sẽ bỏ đi.
Sinh sản.
Giun quế sinh sản rất nhanh trong điều kiện khí hậu nhiệt đới. Từ một cặp giun ban đầu trong điều kiện sống thích hợp có thể tạo ra từ 1000 – 1500 cá thể trong một năm.
Là động vật lưỡng tính, giun quế có đai sinh dục và lỗ sinh dục nằm ở phía đầu cơ thể, có thể giao phối chéo cho nhau để hình thành kén ở mỗi con, kén được hình thành ở đai sinh dục, trong mỗi kén mang từ 1 – 20 trứng. Kén sau khi hình thành sẽ di chuyển về phía đầu và rơi ra đất để nở thành giun con.
Dinh dưỡng.
Thành phần hóa học trong cơ thể bao gồm nước chiếm khoảng 80 – 85%, chất khô khoảng 15 – 20%. Hàm lượng các chất (tính trên trọng lượng chất khô) như sau:
Do có hàm lượng protein cao nên trùn quế được xem là nguồn dinh dưỡng bổ sung quý giá cho các loại gia súc, gia cầm, thủy hải sản… Ngoài ra, Trùn Quế còn được dùng trong y học, công nghệ chế biến thức ăn gia súc. Phân trùn là loại phân hữu cơ sinh học có hàm lượng dinh dưỡng cao, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, không gây ra tình trạng "sốc" phân, yêu cầu trữ dễ dàng, đặc biệt thích hợp cho các loại hoa kiểng, làm giá thể vườn ươm và là nguồn phân thích hợp cho việc sản xuất rau sạch. | 1 | null |
Lý Kiên Nhu (), sinh ngày 15 tháng 8 năm 1986 tại thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc, là một vận động viên trượt băng tốc độ vòng ngắn. Cô lần đầu tiên tiếp xúc với thể thao vào năm 10 tuổi. Năm 2008, cô được tuyển vào đội quốc gia, song do biểu hiện bất ổn định nên phải lui về đội tỉnh. Năm 2011, cô trở lại đội quốc gia. Cùng năm, cô đoạt huy chương bạc tại Đại hội Thể thao Mùa đông Sinh viên thế giới, rồi đoạt một huy chương vàng và hai huy chương đồng tại Giải vô địch trượt băng tốc độ vòng ngắn Thế giới. Năm sau, trong Đại hội Thể thao Mùa Đông Toàn quốc Trung Quốc, cô đoạt hai huy chương vàng và một huy chương đồng. Tại giải trượt băng tốc độ vòng ngắn Thượng Hải năm 2012, cô giành chiến thắng trong nội dung 1500m nữ cá nhân.
Tại Thế vận hội Mùa đông 2014 tại Sochi, chủ lực của đội trượt băng tốc độ vòng ngắn Trung Quốc là Vương Mông bị chấn thương ngoài ý muốn, Lý Kiên Nhu tham gia vào nội dung 500m mặc dù nguyên là chủ công của đội Trung Quốc ở cự ly vừa và dài. Tại vòng bán kết, Lý Kiên Nhu và hai thành viên khác của đội Trung Quốc là Phạm Khả Tân và Lưu Thu Hoành cùng được phân vào một nhóm, song hai người kia đều gặp sự cố ngoài ý muốn nên bỏ lỡ vòng chung kết. Tại vòng chung kết, Lý Kiên Nhu vốn ở vị trí khá bất lợi, song ba tuyển thủ phía trước đều gặp sự cố ngã khỏi đường đua, Lý Kiên Nhu bất ngờ giành được huy chương vàng cự ly 500m, và cũng là đại biểu đầu tiên của Trung Quốc đoạt huy chương vàng tại Thế vận hội Mùa đông Sochi. | 1 | null |
Trương Hồng (; sinh ngày 12 tháng 4 năm 1988) là một vận động viên trượt băng tốc độ vòng dài, được biết đến với huy chương vàng mà cô giành được trong cự ly 1000 mét tại Thế vận hội Mùa đông 2014 tại Sochi.
Trước đó, Trương Hồng từng giành được một huy chương đồng tại Giải vô địch trượt băng tốc độ nước rút Thế giới 2012. Cô lập hai kỷ lục cá nhân và nhận huy chương đồng ở cự ly 500 mét. Tổng số điểm mà cô đạt được trong các giải vô địch (cả bốn kiểu đua) là tốt thứ ba mọi thời đại. Cô bắt đầu sự nghiệp trượt băng vào năm 2008 và giành những chiến thắng tại Đại hội Thể thao Mùa đông Toàn quốc Trung Quốc 2012, khi cô đại diện cho đoàn Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. | 1 | null |
Chu Dương (); sinh ngày 9 tháng 6 năm 1991) là một vận động viên trượt băng tốc độ cự ly ngắn người Trung Quốc. Cô giành huy chương vàng trong nội dung 1500 mét tại Thế vận hội Mùa đông 2010. Cô cũng giành huy chương vàng ở nội dung tương tự tại Thế vận hội Mùa đông 2014. Ngoài ra, tại Sochi, cô còn cùng đồng đội giành huy chương vàng trong nội dung 3.000 mét tiếp sức. Cô lập kỷ lục thế giới và thế vận hội mới trong vòng bán kết nội dung 1.000 mét.
Cô bắt đầu trượt băng khi tám tuổi, một huấn luyện viên trượt băng tốc độ nhận thấy tiềm năng thể thao của cô. | 1 | null |
Trong lập trình hướng đối tượng, nguyên tắc trách nhiệm duy nhất (tiếng Anh: single responsibility) phát biểu rằng mỗi lớp chỉ nên có một trách nhiệm duy nhất, và rằng trách nhiệm đó nên được đóng gói hoàn toàn bởi lớp đó. Tất cả các dịch vụ của lớp đó cần được định hướng chặt chẽ theo trách nhiệm đó.
Thuật ngữ 'trách nhiệm duy nhất' do Robert C. Martin đưa ra trong một bài viết cùng tên trong loạt bài "Principles of Object Oriented Design" của ông về các nguyên tắc thiết kế hướng đối tượng
. Nguyên tắc này được phổ biến bởi cuốn sách cùng tác giả, "Agile Software Development, Principles, Patterns, and Practices". Martin mô tả nguyên tắc này dựa trên nguyên tắc về tính mạch lạc ("cohesion") mà Tom DeMarco mô tả trong cuốn "Structured Analysis and Systems Specification".
Martin định nghĩa một trách nhiệm là một "lý do để sửa", và kết luận rằng một lớp hoặc một mô-đun chỉ nên có một và chỉ một lý do để sửa. Ví dụ, xét một mô-đun biên soạn và in một báo cáo. Một mô-đun như vậy có thể bị sửa vì hai lý do. Thứ nhất, nội dung của báo cáo có thể thay đổi. Thứ hai, định dạng của báo cáo có thể thay đổi. Hai thứ đó thay đổi vì những nguyên nhân rất khác nhau; một bên mang tính nội dung, bên kia mang tính hình thức. Nguyên tắc trách nhiệm duy nhất nói rằng hai khía cạnh đó của cùng một bài toán thực sự là hai trách nhiệm riêng biệt, và do đó nên nằm trong hai lớp hay mô-đun khác nhau. Sẽ là một thiết kế tồi nếu ghép cặp lại với nhau hai thứ có thể thay đổi vì những lý do khác nhau tại những thời điểm khác nhau.
Việc giữ cho một lớp chỉ tập trung vào một trách nhiệm duy nhất có tầm quan trọng ở chỗ nó cho phép lớp đó có sức bền cao. Xét tiếp ví dụ ở trên, trong tình huống có một thay đổi đối với quy trình biên soạn báo cáo, nếu phần chương trình xử lý in báo cáo nằm trong cùng một lớp với phần xử lý biên soạn nội dung, thì khả năng phần xử lý in đó bị sự cố là cao hơn. | 1 | null |
Vườn quốc gia Quần đảo Juan Fernández (tiếng Tây Ban Nha phát âm: [xwan fernandes]) là một vườn quốc gia nằm cách cảng đất liền San Antonio khoảng 667 km về phía Tây, trong quần đảo Juan Fernández. Khu bảo tồn rộng 96 km vuông bao gồm các đảo: Santa Clara, Alejandro Selkirk và hầu hết đại bộ phận của đảo Robinson Crusoe. | 1 | null |
Giselle, còn có tên khác là The Wilis (Tiếng Pháp: Giselle, ou Les Wilis) là một vở ba lê gồm hai màn. Do Jules-Henri Vernoy de Saint-Georges và Théophile Gautier viết kịch bản. Lấy ý tưởng từ bài văn về the Wilis in De l'Allemagne, của Heinrich Heine, và từ một bài thơ nói về cô gái sau một buổi dạ tiệc xuyên đêm đã chết: "Fantômes" trong Les Orientales, sáng tác bởi Victor Hugo. Adolphe Adam sáng tác nhạc; Jean Coralli và Jules Perrot sáng tác vũ đạo. Vai Giselle đầu tiên được giao cho Carlotta Grisi.
Vở ba lê kể về một cô gái nông dân tên Giselle, cô qua đời vì cú sốc phát hiện ra người yêu cô đã đính hôn với người khác và dối lừa cô. The Wilis là một nhóm gồm các linh hồn nữ, có nhiệm vụ dụ dỗ đàn ông nhảy với mình cho đến khi họ chết, đã triệu tập hồn Giselle dậy. Họ định giết người yêu của cô, nhưng tình yêu của Giselle đã cứu anh thoát án tử hình.
Vở Giselle đầu tiên được biểu diễn ở nhà hát Ballet du Théâtre de l'Académie Royale de Musique tại Salle Le Peletier, thành phố Paris của nước Pháp, vào hôm thứ hai ngày 28/06/1842. Lần diễn đầu tiên đã chiếm được sự ủng hộ của các nhà phê bình và người xem. Giselle trở nên vô cùng nổi tiếng trên khắp châu Âu, Nga, và Mỹ.
Kịch bản.
Màn I
Câu chuyện diễn ra vào mua thu ở Rhineland trong thời Trung cổ. Người người đang thu hoạch nho. Công tước Albrecht của vùng đất Silesia, là một chàng quý tộc trẻ, đã cải trang thành nông dân tên Loys đang thu hoạch yến mạch. Gạt bỏ lời khuyên của người hộ vệ, Albrecht đã tán tỉnh cô gái vùng quê xinh đẹp và nhút nhát Giselle. Công tước Albrecht thật ra sắp lấy Công chúa Bathilde, và Giselle chẳng biết tí gì về thân phận thật sự của anh.
Hilarion là người giám thủ đất cấm săn. Anh thật lòng yêu Giselle và cố cảnh báo cô đừng tin lời đường mật của Albrecht nhưng Giselle không chịu nghe. Khi Albert và Giselle nhảy một màn múa đôi, Giselle ngắt từng cánh của bông cúc để phỏng đoán sự thành thật của anh. Màn múa chấm dứt khi mẹ của Giselle can thiệp và đẩy nàng vào trong nhà. Bà lo lắng cho cô con gái yếu đuối nên phản đối chuyện cô với Albrecht.
Một bữa tiệc giải khát của giới quý tộc được tổ chức sau buổi săn bắn căng thẳng. Albrecht nhanh chóng lỉnh đi vì công chúa Bathilde cũng ở đó. Dân làng chào mừng giới quý tộc, mời họ thức uống và trình diễn nhảy múa. Công chúa Bathilde do có cảm tình với tính hiền lành và kín đáo của Giselle, đã tặng nàng một sợi dây chuyền mà không hề biết cô là người tình của hôn phu mình. Giselle coi sợi dây của công chúa tặng làm vinh dự vô cùng.
Hilarion cũng tham gia buổi tiệc. Anh phát hiện ra thanh kiếm của Albrecht, và lấy đó làm chứng cứ vạch trần thân thế Albrecht. Tất cả bàng hoàng trước vụ việc này, đau khổ nhất vẫn là Giselle. Trước sự lừa dối của người cô yêu thương hết mực và biết rằng họ sẽ không bao giờ được bên nhau, Giselle trong cơn đau khổ cùng cực đã nhảy múa điên cuồng rồi chết trong vòng tay Albrecht.
Màn II
Trong khung cảnh ánh trăng sáng soi mộ Giselle, Hilarion đang khóc thương cho nàng thì các hồn ma Willis đến, họ là những linh hồn uất hận của phụ nữ bị người tình bỏ rơi. Dẫn đầu là nữ hoàng tàn nhẫn Myrtha, bà thường lang thang trong rừng, tìm kiếm đàn ông để trả thù bằng cách ép họ nhảy cùng cho đến chết vì kiệt sức.
Nữ hoàng Myrtha cùng các Wilis đánh thức hồn Giselle dậy khỏi mộ và nhận cô làm thành viên trong gia tộc, sau đó họ biến vào rừng. Albrecht mang hoa đến viếng mộ Giselle, khóc thương cho nàng vì mặc cảm tội lỗi. Hồn Giselle hiện ra và Albrecht cầu xin nàng tha thứ. Vì Giselle vẫn còn yêu anh nhiều, nên đã dịu dàng tha thứ. Sau đó nàng biến mất để gia nhập cùng các linh hồn Wilis. Albrecht tuyệt vọng đuổi theo nàng.
Trong khi đó, Hilarion bị Wilis dồn vào đường cùng. Họ dùng ma thuật để ép anh nhảy múa cho tới khi kiệt sức, Hilarion chết đuối trong một cái hồ gần đó. Sau đó họ quay ra nhắm vào Albrecht, kết án tử hình anh ta. Albrecht cầu xin Myrtha tha mạng nhưng bị bà lạnh lùng từ chối. Giselle cũng cầu xin nhưng không thành, và Albrecht bị ép nhảy cho đến khi mặt trời mọc. Tuy nhiên, tình yêu mạnh mẽ của Giselle đã cứu Albrecht khỏi bị ma thuật của Wilis hại chết. Đêm kết thúc, các linh hồn Wilis trở lại bia mộ của họ nhưng vì Giselle đã chiến thắng cảm xúc hận thù và báo oán, những cảm xúc điều khiển các Wilis, nên cô được thả khỏi gia tộc của họ.
Hồn Giselle trở về bia mộ yên nghỉ trong thanh thản, bỏ lại Albrecht đau buồn một mình.
Diễn viên.
Giselle.
Vai của Giselle là một trong những vai diễn lãng mạn nổi tiếng nhất, được tạo nên và biểu diễn bởi nữ vũ công ba lê người Ý: Carlotta Grisi, vào tháng 6 năm 1841. Với tính cách hiền dịu, ngây thơ và xinh đẹp của một cô gái quê với niềm đam mê múa, bị mẹ ngăn cấm do lo sợ sức khỏe yếu đuối của cô. Giselle phát hiện ra người tình của mình, Loys, thật ra là chàng công tước Albrecht, và lại còn sắp lấy công chúa làm vợ. Cô suy sụp, hóa điên và chết trong đau khổ. Nhưng vì tình yêu của cô vẫn mành liệt nên đã cứu Albrecht khỏi bị các Wilis hại chết, thay vì trừng phạt anh. Tình yêu của Giselle đã vượt qua thù hận và cái chết.
Albrecht.
Albrecht là một chàng công tước trẻ và được thể hiện bởi vũ công ba lê người Pháp tên Lucien Petipa, anh ruột của Marius Petipa, vào tháng 6 năm 1841. Nhân vật trong truyện được miêu tả là chán ghét thân phận quý tộc của mình, ám chỉ việc kết hôn với công chúa Bathilde là do sắp xếp chứ không phải vì yêu. Việc dan díu với Giselle là do anh cảm nhận được cuộc sống tự do và đơn giản của cô. Không may, anh không nghĩ đến việc khả thi của mối quan hệ với Giselle mà dùng trái tim thay cho lý trí. Dẫn đến kết cục không ngờ là Giselle không thể vượt qua nỗi đau khi phát hiện ra sự thật và chết trong vòng tay anh. Vì đau buồn, mặc cảm tội lỗi cùng hối hận, Albrecht sau đó viếng mộ Giselle. Hồn nàng hiện ra và anh cầu xin nàng tha thứ. Giselle dịu dàng tha thứ cho anh. Sau đó anh bị các linh hồn Wilis kết án tử hình bằng cách nhảy cho tới khi kiệt sức mà chết. Ngay cả Giselle cũng không xin miễn tội cho anh được. Tuy nhiên, khi Albrecht đuối gần chết cũng là lúc tiếng chuông báo hiệu ngày mới bắt đầu. Tình yêu của Giselle đã cứu Albrecht thoát án tử hình. Bỏ mặc lời cầu xin của Albrecht, Giselle yên nghỉ trong mộ mình.
Hilarion.
Là một người giám thủ đất cấm săn, yêu Giselle. Anh được miêu là một người nông dân cường tráng, thô ráp và hay nghi ngờ. Suy nghĩ và hành động của Hilarion được thể hiện qua kịch câm, và anh thường nhảy rất ngắn gọn. M. Simon là người đầu tiên thủ vai Hilarion.
Bathilde and the Duke of Courland.
Bathilde là con gái của Công tước Courland. Cô có giao ước đính hôn với công tước trẻ Albrecht. Trong bản gốc, cô và cha mình đi ngựa đến làng. Nhưng cảnh này bị cắt trong các bản hiện đại sau này: Bathilde và cha cô chỉ đơn giản bước vào bữa tiệc.
Bathilde có nhiều phiên bản: nơi thì làm cô trở thành một phụ nữ nóng nảy, thiếu kiên nhẫn và rỗng tuếch (khiến hành động của Albrecht được thông cảm, nhưng vẫn không đáng được tha thứ), nơi thì cho cô là một công chúa xinh đẹp, duyên dáng và hào phóng (làm Albrecht thành kẻ ích kỉ, độc ác)
Trong một bản khác, cha của Bathilde cũng được ám chỉ là cha của Giselle, làm cho Giselle và Bathilde thành chị em cùng cha.
Trong bản gốc, kết thúc truyện là khi Bathilde cùng tùy tùng tìm được Albrecht gục ngã trong vòng tay họ. Trong các bản hiện đại, truyện kết thúc trong cảnh Bathilde đau khổ một mình.
Myrtha, Queen of the Wilis.
Myrtha, Nữ hoàng của Wilis (đôi khi viết là Myrta) lần đầu tiên được thực hiện bởi nữ diễn viên ba lê Adele Dumilâtre. Nhân vật của Myrtha có phần bí ẩn, nhưng những bản ba lê miêu tả dường như cho thấy cô ấy là nữ hoàng của thù hận, ma quái wilis (phát âm là villees), nắm giữ quyền lực tối cao so với các chị em khác. Các Wilis đánh cược trong khu rừng Bavarian mỗi đêm giữa hoàng hôn và bình minh, tìm kiếm nạn nhân là đàn ông. Với sự giúp đỡ của nhánh cây tầm gửi huyền diệu, làm cho họ nhảy cho đến khi họ đưa trái tim ra, hoặc cho đến khi họ yếu đến mức chỉ cần vài Wilis là có thể đẩy họ vào một hồ nước gần đó nếu có. | 1 | null |
là một chính trị gia Nhật Bản, người từng là Thủ tướng Nhật Bản nhiệm kỳ từ ngày 27 tháng 11 năm 1982 đến ngày 6 tháng 11 năm 1987. Ông là người duy nhất trong số các thủ tướng tại vị tròn 5 năm từ tháng 11 năm 1982 đến tháng 11 năm 1987, và là một trong những chính khách có ảnh hưởng lớn nhất trên chính đàn Nhật Bản. Ngoài ra ông còn là một trong hai thủ tướng Nhật Bản sống thọ hơn 100 tuổi tính tới nay..
Thân thế.
Nakasone Yasuhiro sinh ngày 27 tháng 5 năm 1918 trong một nhà bán buôn gỗ "Kokuya", là một trong những nhà bán buôn hàng đầu ở vùng Kanto, tại thành phố Takasaki, tỉnh Gunma. Nakasone được nuôi dạy như con trai thứ hai trong một gia đình sáu người, bao gồm cha ông Matsugoro, mẹ ông Yuku, con trai cả Yoshitaro, con trai thứ ba Ryosuke và con trai thứ tư Shokichi. Gia đình Nakasone thuộc giai cấp "samurai" trong thời kỳ Edo, và có nguồn gốc trực tiếp từ gia tộc Minamoto thông qua Minamoto no Yoshimitsu nổi tiếng và qua con trai ông Minamoto no Yoshikiyo (m. 1149). Theo ghi chép của gia đình, Tsunayoshi (k. 1417), một chư hầu của gia tộc Takeda và là hậu duệ đời thứ mười của Yoshikiyo, lấy tên là Nakasone Juro và bị giết trong trận Sagamigawa. Vào khoảng năm 1590, samurai Nakasone Sōemon Mitsunaga định cư tại thị trấn ở tỉnh Kōzuke. Con cháu của ông trở thành những người buôn bán tơ lụa và hiệu cầm đồ. Cha của Nakasone, tên khai sinh là Nakasone Kanichi, định cư ở Takasaki vào năm 1912 và thành lập một doanh nghiệp gỗ và xưởng sản xuất gỗ thành công do sự bùng nổ xây dựng sau Thế chiến thứ nhất.
Nakasone mô tả thời thơ ấu và tuổi trẻ của mình là một khoảng thời gian hạnh phúc, và bản thân là một "đứa trẻ trầm tính, dễ gần" với biệt danh "Yat-chan". Anh học tại một trường tiểu học địa phương ở Takasaki và là một học sinh nghèo cho đến năm lớp 4, sau đó anh đã xuất sắc và đứng đầu lớp. Ông vào trường trung học Shizuoka năm 1935, nơi ông học tốt môn lịch sử và văn học, đồng thời học nói thông thạo tiếng Pháp. Ông đã tốt nghiệp trường trung học cơ sở Takasaki hệ cũ (hiện là trường trung học phổ thông Takasaki tỉnh Gunma). Vào mùa thu năm 1938, Nakasone nhập học Đại học Hoàng gia Tokyo. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ông là một hạ sĩ quan và quân hàm trong Hải quân Đế quốc Nhật Bản.Ông đóng quân tại Balikpapan ở Đông Kalimantan, Indonesia, để xây dựng một sân bay khi còn là trung úy. Ông nhận ra rằng việc xây dựng sân bay đã bị đình trệ do sự phổ biến của tội phạm tình dục, cờ bạc và các vấn đề khác ở những người đàn ông của mình, vì vậy ông đã tập hợp Phụ nữ giải khuây và tổ chức một nhà chứa gọi là trạm thoải mái như một giải pháp. Ông đã mua được bốn phụ nữ Indonesia, và một báo cáo của Hải quân ca ngợi ông vì đã "giảm bớt tâm trạng của quân đội của anh ta". Quyết định cung cấp phụ nữ thoải mái cho quân đội của ông đã được hàng nghìn sĩ quan Hải quân và Quân đội Đế quốc Nhật Bản trên khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương lặp lại cả trước và trong Thế chiến II, như một vấn đề chính sách. Từ Nauru đến Việt Nam, từ Miến Điện đến Timor, phụ nữ được coi như phần thưởng đầu tiên của cuộc xâm lược." Sau đó, ông đã viết về việc trở lại Tokyo vào tháng 8 năm 1945 sau khi Nhật Bản đầu hàng: "Tôi đứng đờ đẫn giữa đống đổ nát của Tokyo, sau khi vứt bỏ thanh kiếm ngắn của sĩ quan và cởi bỏ bộ quân phục của mình. Khi nhìn quanh mình, tôi thề sẽ hồi sinh quê hương từ đống tro tàn bại trận".
Năm 1947, ông từ bỏ sự nghiệp đầy hứa hẹn trong một bộ của chính phủ để tranh cử vào Quốc hội với niềm tin rằng trong sự hối hận sau chiến tranh, Nhật Bản có nguy cơ loại bỏ các giá trị truyền thống của mình. Ông vận động trên nền tảng chủ nghĩa dân tộc, lập luận về việc mở rộng Lực lượng Phòng vệ, để sửa đổi Điều 9 của Hiến pháp Nhật Bản (đặt chiến tranh ra ngoài vòng pháp luật như một phương tiện giải quyết các tranh chấp quốc tế), và để phục hưng lòng yêu nước của người Nhật, đặc biệt là trong lòng tôn kính cho Thiên hoàng. Ông gia nhập Quốc hội Nhật Bản với tư cách là thành viên Hạ viện của Đảng Dân chủ.
Thủ tướng Nhật Bản.
Năm 1982, Nakasone trở thành Thủ tướng. Cùng với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Abe Shintarō, Nakasone đã cải thiện quan hệ của Nhật Bản với Liên Xô và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nakasone được biết đến nhiều nhất với mối quan hệ thân thiết với Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan, thường được gọi là tình bạn "Ron-Yasu". Nakasone tìm kiếm một mối quan hệ bình đẳng hơn với Hoa Kỳ, và nói: "Tổng thống Reagan là người ném bóng và tôi là người bắt bóng. Khi người ném bóng đưa ra các dấu hiệu, tôi sẽ hợp tác một cách không mệt mỏi, nhưng nếu đôi khi anh ta không làm theo. những dấu hiệu của người bắt, trò chơi không thể phân thắng bại”. Nakasone cho biết Nhật Bản sẽ là "hàng không mẫu hạm không thể chìm của Mỹ" ở Thái Bình Dương và Nhật Bản sẽ "kiểm soát hoàn toàn 4 eo biển đi qua các đảo của Nhật Bản, để ngăn chặn sự đi qua của tàu ngầm Liên Xô". Ông bị các đối thủ chính trị coi là phản động và là "quân phiệt nguy hiểm". Nakasone đáp lại bằng cách nói: "Một quốc gia phải loại bỏ bất kỳ cảm giác xấu xa nào và tiến lên phía trước để tìm kiếm vinh quang". Tuy nhiên, nỗ lực của ông để sửa đổi Điều 9 đã thất bại.
Năm 1984, Nakasone đến thăm Trung Quốc nhân kỷ niệm 12 năm ngày Nhật Bản công nhận nước Cộng hòa Nhân dân về mặt ngoại giao, chính phủ Trung Quốc đã sắp xếp các chuyến tham quan Trung Quốc cho 3.000 thanh niên Nhật Bản. Trong chuyến đi, con trai của Nakasone được đi cùng với con gái của Hồ Diệu Bang, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc bấy giờ. Sau sự kiện này, Hồ đã bị các thành viên khác của Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ trích vì sự xa hoa và nồng nhiệt của sự kiện này. Nakasone cũng đã đến thăm Tổng thống Corazon Aquino trong một loạt các cuộc hội đàm giữa Philippines và Nhật Bản trong chuyến thăm cấp nhà nước đặc biệt từ năm 1986 đến năm 1987, nhằm tạo ra các mối quan hệ kinh tế và thương mại tốt đẹp.
Nghỉ hưu.
Nakasone được kế nhiệm bởi Takeshita Noboru vào năm 1987, và cùng với các nhà lập pháp LDP khác, bị liên lụy trong vụ bê bối tuyển dụng xảy ra vào năm sau.
Ông vẫn muốn tham chính mặc dù đã ngoại bát tuần. Nếu không vì quy định mới do Thủ tướng Koizumi Junichirō đưa ra (cấm tranh cử đối với người từ 73 tuổi trở lên) thì mặc dù đã 81 tuổi, nhưng Nakasone vẫn quyết định ra tranh cử vào Thượng viện hồi tháng 11 năm 2003. Ngoài ra, ông Nakasone còn thường xuyên xuất hiện trên truyền hình, tuyên truyền chủ trương chính sách của cá nhân. Ông đã được trao tặng danh hiệu Công dân danh dự của tỉnh Gunma.
Vào năm 2010, "nhận thức được vị thế của mình là một trong số ít các nhà lãnh đạo được tôn kính trên toàn cảnh chính trị bị rạn nứt đột ngột của Nhật Bản" và là "chính khách lão thành được tôn kính nhất" của đất nước, Nakasone đã thực hiện một loạt các cuộc phỏng vấn để giải quyết chỉ đạo của thủ tướng Hatoyama Yukio của chính phủ. Trong một hồ sơ vào thời điểm đó, ông xem chính phủ "thiên tả thiếu kinh nghiệm" của Hatoyama là "thách thức trật tự chính trị thời hậu chiến của Nhật Bản và mối quan hệ thân thiết của nước này với Hoa Kỳ". Ngoài ra, LDP đã "vỡ vụn" sau chiến thắng của Hatoyama. Trong hồ sơ, Nakasone mô tả thời điểm này "như một sự mở cửa quốc gia ngang bằng với những thay đổi xã hội và chính trị tồi tệ sau thất bại trong chiến tranh [thế giới] [và] ca ngợi sự xuất hiện của một Đảng chính trị thứ hai] đầy mạnh mẽ như một bước tiến tới dân chủ thực sự". Một cơ hội tốt để học trong trường luyện thi của dư luận", ông được trích dẫn khi nói về LDP. Ông" có lỗi với ông Hatoyama vì đã tạo cho Washington ấn tượng rằng [Hatoyama] coi trọng mối quan hệ với Trung Quốc hơn những gì ông đã làm với Hoa Kỳ. Những trạng thái. Ông nói: “Vì những nhận xét thiếu thận trọng của thủ tướng, tình hình hiện nay đòi hỏi Nhật Bản phải nỗ lực cải thiện mọi thứ”. Ông nói, mối quan hệ của [Nhật Bản] với Hoa Kỳ khác với Trung Quốc, bởi vì 'nó được xây dựng trên một liên minh an ninh, và không chỉ dựa trên liên minh, mà dựa trên các giá trị chung của nền dân chủ tự do, và trên các lý tưởng chung của nó. "Và liên quan đến một nguồn xích mích cao độ khác giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ, Nakasone nói:" Các vấn đề như Okinawa [và căn cứ quân sự của Mỹ ở đó] có thể được giải quyết bằng cách nói chuyện cùng nhau."
Qua đời và quốc tang.
Nakasone qua đời tại Tokyo vào ngày 29 tháng 11 năm 2019, ở tuổi 101 năm 186 ngày. Ông là Thủ tướng có tuổi thọ cao thứ hai trong lịch sử chỉ sau Hoàng thân Higashikuni Naruhiko, người sống đến 102 tuổi 48 ngày. Cùng ngày, ông được Chính phủ Nhật Bản truy tặng vòng cổ Huân chương Hoa cúc, Huân chương cao quý nhất của Nhật Bản. Ông là Thủ tướng thứ 3 được trao tặng Huân chương Hoa cúc theo Hiến pháp thời hậu chiến, sau các cựu Thủ tướng Yoshida Shigeru, Satō Eisaku. Lễ quốc tang của ông dự kiến được tổ chức vào ngày 15 tháng 3 năm 2020 với Thủ tướng Abe Shinzō làm trưởng ban do ảnh hưởng của Đại dịch COVID-19 được dời lại sang ngày 17 tháng 10 năm 2020 với Thủ tướng Suga Yoshihide làm trưởng ban.
Đời tư.
Vào ngày 11 tháng 2 năm 1945, Nakasone kết hôn với Nakasone Tsutako (30 tháng 10 năm 1921 – 7 tháng 11 năm 2012).. Con trai của Nakasone, Nakasone Hirofumi, cũng là một thành viên của Quốc hội Nhật Bản; ông đã từng là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Nhìn bức ảnh của Nakasone khi còn trẻ, sống mũi rất cao, khuôn mặt được cho là đẹp trai ngay cả thời hiện đại và cao tới 178 cm. Ông khá cao trong số các thủ tướng dày dặn kinh nghiệm, và chỉ đứng sau Ōkuma Shigenobu với chiều cao là 180 cm. Ông là một anh chàng đẹp trai không chỉ về ngoại hình mà còn cả về dung mạo. | 1 | null |
TouchWiz là giao diện cảm ứng phát triển bởi Samsung Electronics với đối tác, gồm một giao diện người dùng cảm ứng đầy đủ. Đôi khi không chính xác khi gọi nó là một hệ điều hành. TouchWiz chỉ được sử dụng trong các sản phẩm của Samsung như điện thoại thông minh và máy tính bảng, và không khả dụng cho việc cấp phép ra bên ngoài. Phiên bản Android của TouchWiz đi cùng các ứng dụng của Samsung đã được cài đặt sẵn.
Phiên bản cao nhất của TouchWiz là TouchWiz Nature UX 2.0, được phát hành trên Galaxy S4 và TouchWiz Nature UX 2.5, trên Galaxy Note 3. Nó mang lại giao diện người dùng tinh tế hơn các phiên bản trước, TouchWiz Nature UX, trên Galaxy S III. Thanh trạng thái trong suốt trong chế độ màn hình chính trong TouchWiz Nature UX 2.0 và TouchWiz Nature UX 2.5. Trong TouchWiz 4.0 trên Galaxy S II và Samsung Galaxy Note (cả hai được cập nhật lên Nature UX) được thêm một vài tính năng mới bao gồm xoay và nghiêng, sử dụng gia tốc và con quay để phát hiện sự chuyển động của điện thoại.
TouchWiz được sử dụng trên hệ điều hành độc quyền của Samsung, Bada và REX, như các điện thoại chạy hệ điều hành Android khác. Nó sẽ có mặt trên điện thoại chạy hệ điều hành Tizen.
Phiên bản.
TouchWiz 3.0 Lite (Hỗ trợ Android 2.1 - Android 2.2) (2010).
Phiên bản Lite của 3.0 là phiên bản "đơn giản" của 3.0 gốc. Thiết bị đầu tiên với TouchWiz 3.0 Lite là Samsung Galaxy Proclaim.
TouchWiz 3.0 (Hỗ trợ Android 2.1 - Android 2.2) (2010).
Phiên bản gốc của TouchWiz được giới thiệu lần đầu tiên trên Samsung Galaxy S.
TouchWiz 4.0 (Hỗ trợ Android 2.3 - Android 4.0) (2011).
Phiên bản thứ hai của TouchWiz được cải thiện với khả năng tăng tốc phần cứng. Samsung Galaxy S II là thiết bị đầu tiên được cài sẵn TouchWiz 4.0. Nó có thêm tùy chọn tương tác cử chỉ được gọi là 'chuyển động' trong đó (trong một số thứ khác) cho phép người dùng phóng to và thu nhỏ bằng hai ngón tay trên màn hình và nghiêng thiết bị về phía trước và ngược lại để phóng to và thu nhỏ. Cử chỉ này hoạt động trên cả trình duyệt web và hình ảnh trong bộ sưu tập trên thiết bị. "Nghiêng" trên TouchWiz 4.0 cho phép các widget và icons phím tắt chuyển động giữa các màn hình, cho phép các thiết bị có thể giữ và di chuyển từ bên này sang bên kia màn hình chính.
-Ứng dụng cài sẵn (Chỉ các thiết bị được chọn)-
- Ứng dụng cài sẵn (Chỉ các thiết bị Samsung Galaxy Note)-
TouchWiz Nature UX Lite (Hỗ trợ Android 4.0) (2012).
Phiên bản Lite của Nature UX TouchWiz là phiên bản "đơn giản" của TouchWiz Nature UX gốc. Các thiết bị đầu tiên với TouchWiz Nature UX Lite là Samsung Galaxy Tab 2 7.0.
-Ứng dụng cài sẵn-
TouchWiz Nature UX (Hỗ trợ Android 4.0 - Android 4.1) (2012).
Đây là phiên bản thứ ba của TouchWiz được đổi tên thành TouchWiz Nature UX cùng với việc thiết kế lại cái nhìn và cảm nhận. Samsung Galaxy S III và Samsung Galaxy Note 10.1 là thiết bị đầu tiên cài sẵn TouchWiz Nature UX. Phiên bản "Thiên nhiên" sử dụng trên S III và Note 10.1 có thêm cảm giác "hữu cơ" hơn phiên bản trước, và chứa các yếu tố tương tác nhiều hơn như hiệu ứng nước gợn sóng trên màn hình khóa và âm thanh mới của thương hiệu. Để bổ sung cho giao diện TouchWiz, và cũng như phản hồi như Siri của Apple, điện thoại được giới thiệu S Voice, trợ lý thông minh mới của Samsung. S Voice có thể nhận diện tám ngôn ngữ bao gồm tiếng Anh, tiếng Hàn và Pháp. Dựa trên Vlingo, S Voice cho phép người dùng điều khiển bằng giọng nói với 20 vấn đề khách nhau như phát nhạc, cài đặt báo thức, hoặc kích hoạt chế độ lái xe; nó dựa vào Wolfram Alpha cho tìm kiếm trực tuyến. Tính năng theo dõi ánh mắt mới như Smart Stay có thể thấy trên thiết bị TouchWiz Nature UX.
-Ứng dụng cài sẵn (Chỉ các thiết bị được chọn)-
-Ứng dụng cài sẵn (Chỉ các thiết bị Samsung Galaxy Note)-
TouchWiz Nature UX 2.0 (Hỗ trợ Android 4.2) (2013).
Phiên bản thứ tư của TouchWiz vẫn dựa trên phiên bản "Thiên nhiên" trên S III với một số thay đổi nhỏ. Samsung Galaxy S4 là thiết bị đầu tiên cài sẵn TouchWiz Nature UX 2.0. Với cảm giác chạm ánh sáng mặt trời.
Thêm tính năng theo dõi ánh mắt mới được giới thiệu với S4 là Smart Scroll. Trình cài đặt được chia làm 4 lựa chọn: Kết nối, Thiết bị của tôi, Tài khoản, và Thêm (chỉ trên điện thoại).
-Ứng dụng cài sẵn (Chỉ các thiết bị được chọn)-
-Ứng dụng cài sẵn (Chỉ thiết bị Samsung Galaxy Note)-
TouchWiz Nature UX 2.5 (Hỗ trợ Android 4.3) (2013).
TouchWiz Nature UX 2.5 có sự thay đổi nhỏ trong thiết kế. Samsung GT-I8553 và Samsung Galaxy Note 10.1 2014 Edition là những thiết bị đầu tiên cài sẵn TouchWiz mới. Phiên bản thương hiệu mới của TouchWiz hoàn thành cùng với hỗ trợ chức năng bảo mật Samsung Knox. Trình cài đặt mới (Kết nối, Thiết bị, Điều khiển, Chung) từ Note 3 (với bốn danh mục phía trên màn hình) hiện hỗ trợ trên máy tính bảng, như Samsung Galaxy Note 3.
Ứng dụng cài sẵn (Chỉ các thiết bị được chọn)
-Ứng dụng cài sẵn (Chỉ thiết bị Samsung Galaxy Note)- | 1 | null |
Samsung Galaxy S4 Active là điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Android sản xuất bởi Samsung Electronics. Là một biến thể của Samsung Galaxy S4, S4 Active gồm các thông số kỹ thuật tương tự, nhưng có tính năng chống nước và bụi thiết kế theo tiêu chuẩn IP67, cùng với một thiết kế cứng cáp hơn.
Phát hành.
S4 Active lần đầu tiên phát hành tại Mỹ thông qua AT&T vào 21 tháng 6 năm 2013 với màu "xanh dương" (Diver Blue) và "xám" (Urban Grey).
Tính năng.
S4 Active kế thừa hầu hết phần cứng từ S4, bao gồm vi xử lý Snapdragon 600 lõi tứ giống nhau, 2 GB RAM, và màn hình 5-inch 1080p. Tuy nhiên, nó là màn hình TFT LCD thay vì Super AMOLED trên S4, và S4 Active sử dụng máy ảnh 8 megapixel thay vì máy ảnh 13 megapixel của S4. Thiết kế phần cứng tương tự như S4, ngoại trừ nó hơi dày hơn, sử dụng polycacbonat với đinh ốc kim loại, bao gồm nắp che cổng khi không sử dụng, và sử dụng ba phím cứng thay vì 2 cảm ứng điện dung và một phím cứng như S4. S4 Active được thiết kế theo tiêu chuẩn IP67, nghĩa là nó có thể chịu đựng 30 phút dưới nước ở độ sâu tối đa là 1 mét (3,3 feet), và khả năng chống bụi. S4 Active sử dụng phần mềm giống như S4, Android 4.2.2 với TouchWiz, mặc dù ứng dụng máy ảnh không bao gồm chế độ "Dual Shot", và cung cấp thêm chế độ "Aqua Mode" vô hiệu hóa màn hình cảm ứng và sử dụng phím âm lượng, đây là thiết kế dùng để chụp ảnh dưới nước. | 1 | null |
Lê Xuân Nghĩa (sinh ngày 2 tháng 2 năm 1952, tại Hà Tĩnh) là một nhà kinh tế Việt Nam. Ông được biết đến là một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ và ngân hàng; có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực kinh tế nhà nước và làm cố vấn kinh tế cho các đời Thủ tướng Việt Nam và Lào.
Tiểu sử.
Lê Xuân Nghĩa quê ở Thạch Châu, Lộc Hà, Hà Tĩnh. Năm 1986, ông theo học và lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Kỹ thuật Merseburg, Cộng hòa Dân chủ Đức. Sau đó ông lấy bằng chuyên gia nghiên cứu sau Tiến sĩ của Đại học Harvard, Hoa Kỳ. | 1 | null |
Natri hexametaphosphat (SHMP) là hexame có công thức (NaPO3)6. Natri hexametaphosphat trong thương mại là hỗn hợp các metaphosphat trùng hợp, hexame là một trong số đó, và là chất được gán cho cái tên này. Natri polymetaphosphat mới là tên gọi chính xác hơn. Nó được điều chế bằng cách nấu chảy natri đihiđrophosphat, sau đó làm lạnh nhanh. SHMP thủy phân trong dung dịch nước, đặc biệt trong môi trường axit, tạo thành natri trimetaphosphat và natri phosphat.
Sử dụng.
SHMP dùng làm phụ gia cô lập và có nhiều ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp, bao gồm làm phụ gia thực phẩm với số E là E452i. Natri cacbonat đôi khi được thêm vào SHMP để tăng pH lên 8.0-8.6, điều này giúp cho các sản phẩm SHMP được dùng trong việc làm mềm nước và tẩy rửa. Ngoài ra còn dùng làm chất khử keo tụ để phá hủy đất sét và các loại đất khác.
Một trong những ứng dụng ít được biết tới hơn của natri hexametaphosphat là làm chất giải keo tụ trong sản xuất gốm "terra sigillata", một kĩ thuật làm gốm sử dụng nước áo ít và mịn. Natri hexametaphosphat hay các chất giải keo tụ khác cho phép các hạt gốm của lớp nước áo thông thường tiếp tục lơ lửng trong khoảng thời gian dài hơn; sau 24 giờ hoặc hơn, lớp nước áo tách lớp với các hạt lớn hơn chìm xuống dưới, các hạt nhỏ mịn hơn có thể được dẫn ra ngoài và giúp bề mặt gốm trở nên đẹp mịn hơn. Nó còn dùng làm chất giải keo tụ cho Phương pháp kiểm tra tiêu chuẩn cho phân tích cỡ hạt đất ASTM D422 - 63(2007).
Gần đây nó được dùng làm thành phần hoạt động trong nhãn hàng kem đánh răng Crest thân thiện với sức khỏe với mục đích ngừa bựa răng và chống làm ố màu răng.
Trong thực phẩm.
Siro phong nhân tạo, sữa lon, bột và nến phô mai, phô mai giả, sữa đánh tơi, lòng trắng trứng đóng gói, thịt bò nướng, cá fillet, thạch trái cây, đồ ngọt đông lạnh, dầu giấm, cá trích, ngũ cốc ăn sáng, kem tươi, bia, nước giải khát đóng chai, v.v... | 1 | null |
Natri hexaflorosilicat(IV) là hợp chất vô cơ có công thức hóa học Na2SiF6.
Sản xuất.
Natri hexaflorosilicat(IV) được sản xuất bởi phản ứng trung hòa axit hexaflorosilixic(IV) với natri chloride hay natri sunfat.
Ứng dụng có thể có.
Nó được dùng ở nhiều quốc gia làm phụ gia cho quá trình flo hóa nước, vật liệu thô ngọc opal, tinh luyện quặng, hay các quá trình sản xuất hóa chất chứa flo khác (như natri fluoride, magie hexaflorosilicat(IV), criolit, nhôm(III) fluoride). | 1 | null |
Natri polyacrylat là muối natri của axit polyacrylic với công thức hóa học [-CH2-CH(COONa)-]n và có ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm tiêu dùng. Nó có khả năng hấp thụ nước lên đến gấp 200-300 lần khối lượng chính nó. Natri polyacrylat là polyme điện ly anion với nhóm cacboxylic mang điện tích âm trong mắt xích chính. Trong khi natri polyacrylat là chất thường dùng trong công nghiệp, cũng có các muối khác tồn tại như của kali, lithi và amoni.
Ứng dụng.
Natri polyacrylat và các dẫn xuất khác của axit poliacrylic có ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp và thương mại gồm: | 1 | null |
Natri methoxide là một hợp chất hóa học hữu cơ có công thức CH3ONa. Chất rắn không màu này được hình thành bởi quá trình tách proton metanol. Nó được dùng rộng rãi làm thuốc thử trong công nghiệp và phòng thí nghiệm. Nó còn là một base ăn da nguy hiểm.
Điều chế và cấu trúc.
Natri methoxide được điều chế bằng cách cho metanol phản ứng cẩn thận với natri:
Phản ứng trên tỏa nhiệt nên có thể gây cháy. Dung dịch không màu thu được thường dùng làm nguồn cung cấp natri methoxide, nhưng hóa chất tinh khiết có thể được cô lập khi làm bay hơi dung dịch sau khi đã đun nóng để làm bay hơi hết metanol còn dư. Natri methoxide thủy phân trong nước cho ra natri hydroxide, và các chất thành phẩm thương mại có thể có lẫn tạp chất hydroxide. Ở dạng rắn và nhất là ở dạng dung dịch, natri methoxide hấp thụ carbon dioxide từ không khí, do đó làm giảm hiệu lực base.
Ở dạng rắn, natri methoxide trùng hợp, với các chuỗi xếp lớp trung tâm Na+, mỗi nút này liên kết với bốn nguyên tử oxy.
Cấu trúc phân tử, và do đó tính base của nó, của natri methoxide trong dung dịch phụ thuộc vào dung môi. Nó là base mạnh trong DMSO khi bị ion hóa hoàn toàn và tạo thành các liên kết hydro tự do.
Ứng dụng.
Tổng hợp hữu cơ.
Natri methoxide là một base thông thường trong hóa hữu cơ, có ứng dụng trong việc tổng hợp nhiều hợp chất, trải đều từ dược phẩm cho đến hóa chất nông nghiệp. Là một base, nó tham gia vào các phản ứng tách hydro halide và nhiều phản ứng ngưng tụ khác. Nó còn là tác nhân nucleophin cho các phản ứng tổng hợp các ete metyl.
Ứng dụng công nghiệp.
Natri methoxide được dùng làm chất khơi mào gốc tự do của các phản ứng cộng polyme hóa anion với etylen oxit, tạo ra poliete với khối lượng phân tử lớn. Xăng sinh học được điều chế từ dầu rau quả và chất béo động vật, chủ yếu là các triglixerit của axit béo, bằng phản ứng trao đổi este hóa với metanol để tạo ra các este metyl của axit béo. Sự biến đổi này có xúc tác là natri methoxide.
An toàn.
Natri methoxide là chất ăn da mạnh, và thủy phân tạo ra methanol, một chất độc và dễ bay hơi.
NFPA 704.
Sự đánh giá về hóa chất này rất nhiều. | 1 | null |
Castejón là một đô thị trong tỉnh Cuenca, cộng đồng tự trị Castile-La Mancha Tây Ban Nha. Đô thị này có diện tích là 232,3 ki-lô-mét vuông, dân số năm 2013 là 151 người với mật độ 43,62người/km². Đô thị này có cự ly 60 km so với tỉnh lỵ Cuenca. | 1 | null |
Vương tôn nữ Ingrid Alexandra (Ingrid Alexandra av Norge/Noreg, sinh ngày 21 tháng 1 năm 2004) là con trưởng của Thái tử Haakon và hiện đang đứng thứ hai trong dòng kế vị ngai vàng của vương quốc Na Uy sau cha mình. Cô dự kiến sẽ trở thành Nữ vương thứ hai của Na Uy, sau Nữ vương Margrét ở thế kỷ thứ 15.
Cuộc sống.
Vương tôn nữ Ingrid Alexandra được sinh ra vào lúc 9:13 sáng ngày 21 tháng 1 năm 2004, tại Bệnh viện Đại học Rikshospitalet ở Oslo. Cô là con trưởng của Thái tử Haakon và Thái tử phi Mette-Marit, là cháu gái thứ hai của Vua Harald V và Vương hậu Sonja. Sau sự ra đời của Ingrid Alexandra, gia đình Vương thất vốn đã danh giá càng thêm sự nổi tiếng và nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ công chúng.
Tên Ingrid của cô được đặt theo tên của Vương hậu Ingrid của Đan Mạch. Tên thứ hai Alexandra đã được lựa chọn bởi vì Vua Olav V ban đầu được gọi là Vương tử Alexander của Đan Mạch. Vương tôn nữ Ingrid Alexandra được rửa tội ngày 17 tháng 4 năm 2004 ở Oslo. Cha mẹ đỡ đầu của cô là Harald V của Na Uy, Frederik X của Đan Mạch, Thái nữ Victoria của Thụy Điển, Felipe VI của Tây Ban Nha, Märtha Louise của Na Uy (bác) và Marit Tjessem (bà ngoại).
Địa vị theo hiến pháp.
Hiến pháp của Na Uy đã được sửa đổi vào năm 1990 về quyền con trưởng, đảm bảo rằng ngôi vị sẽ thuộc về người con trưởng mà không phân biệt giới tính. Tuy nhiên, những sửa đổi vẫn giữ nguyên ngôi vị của Thái tử Haakon trước người chị gái là Vương nữ Märtha Louise như đã có trước đó. Sự thay đổi đã được áp dụng lần đầu tiên đến những người con của họ. Vương tôn nữ Ingrid Alexandra do vậy đã thuộc dòng kế vị thứ hai từ khi được sinh ra, chỉ sau cha cô. Do sự cải cách này, vai trò và vị trí của cô đã không bị ảnh hưởng bởi sự ra đời của em trai mình, Vương tử Sverre Magnus, vào năm 2005. Cô dự kiến sẽ trở thành Nữ vương thứ hai của Na Uy sau Nữ vương Margrét, người đã trị vì Na Uy, Đan Mạch và Thụy Điển từ cuối thập niên 1380 cho đến khi bà qua đời năm 1412. Cô cùng với 4 người thừa kế khác là Estelle của Thụy Điển, Élisabeth của Bỉ, Catharina-Amalia của Hà Lan và Leonor của Tây Ban Nha sẽ trở thành những Nữ vương tương lai của châu Âu. Vương thất Na Uy cũng thuộc dòng kế tục ngai vàng nước Anh, hậu duệ của Vương tôn nữ Maud - con gái Vua Edward VII.
Vai trò trong Vương thất và học vấn.
Vương tôn nữ Ingrid Alexandra đã từng tham gia nhiều hoạt động của Vương thất và mang tính cộng đồng. Cô thường tham gia cùng với các thành viên khác của gia đình Vương thất trên ban công của cung điện để chào mừng cuộc diễu hành của trẻ em vào ngày 17 tháng 5 hàng năm.. Ngày 19 tháng 6 năm 2010, Vương tôn nữ Ingrid Alexandra đã làm một phù dâu tại đám cưới người mẹ đỡ đầu của cô, Thái nữ Victoria của Thụy Điển. Trong tháng 12 năm 2012, cô đã tham dự một cuộc phỏng vấn cùng với cha của mình trên một chương trình truyền hình Na Uy trong vai trò hỗ trợ cho tổ chức môi trường của trẻ em. Theo dự định thì mẹ cô là người tham dự, nhưng cha cô là Thái tử Haakon đã tham dự thay, vì mẹ cô đã bị bệnh vào thời điểm đó. Cô cũng đã tham gia vào lễ kỷ niệm truyền thống của Ngày Hiến pháp, cũng như các giải đấu trượt tuyết nhảy truyền thống tại Holmenkollen ở Oslo.
Vương tôn nữ Ingrid Alexandra đã đến trường ngày đầu tiên vào 19 Tháng 8 năm 2010 tại trường tiểu học Jansløkka, một trường công lập địa phương ở Asker thuộc hạt Akershus ngoại ô Oslo, nơi em trai cô cũng đã theo học sau đó vào năm 2011. Ingrid Alexandra đã học mẫu giáo ở Asker, và cô đã đến với trường lớp mới cùng với một số các bạn đã từng học chung ở mẫu giáo. Cô là thành viên đầu tiên của gia đình Vương thất Na Uy học tại một trường học địa phương. Các thành viên khác trong gia đình như cha và bác cô trước đây đều đã được gửi đến Oslo để học tại các trường ở đó. Cha mẹ cô đã chọn trường này vì họ muốn cô có một tuổi thơ thật bình dị. Các tờ báo tường thuật rằng Vương tôn nữ Ingrid Alexandra đã đi bộ đến trường cùng với bố mẹ, ông nội là Vua Harald V và bà ngoại Marit Tjessem của mình. Một tờ báo Na Uy đề tựa: "Cha mẹ và ông bà tự hào theo Vương tôn nữ đến trường". Những người dân địa phương mong đợi để nhìn thấy cô thỉnh thoảng cùng với các bạn cùng lớp đi chơi ở các buổi ngoại khoá của trường. Các viên chức của nhà trường hy vọng sẽ làm cho trường học trở thành một nơi mà Vương tôn nữ có thể kết bạn và vui thích với sự hỗ trợ và quan tâm của mọi người. | 1 | null |
Coppélia là vở ba lê hài kịch, ban đầu được dàn dựng bởi Arthur Saint- Léon, nhạc của Léo Delibes, với kịch bản ba lê của Charles Nuitter. Bản của Nuitter và mise -en -scene dựa trên hai câu chuyện của ETA Hoffmann: Der Sandmann (The Sandman), và Die Puppe (The Doll). Coppélia công chiếu vào 23/05/1870 tại nhà hát Théâtre Impérial l'Opéra. Cô bé Giuseppina Bozzacchi-16 tuổi được diễn vai chính Swanhilde. Vở diễn đầu tiên đã đem lại thành công nhưng bị gián đoạn bởi cuộc chiến tranh Pháp -Phổ, và sự bao vây của Paris. Cuộc chiến này lấy đi mạng sống của cô bé Giuseppina Bozzacchi vào ngày sinh nhật lần thứ 17. Nhưng cuối cùng, Coppélia đã trở thành vở ba lê với những điệu múa hay nhất, được biểu diễn tại nhà hát Opéra.
Các phiên bản ngày nay có nguồn gốc cổ truyền từ bản phục hồi lại của Marius Petipa, cho công ty múa ba lê của Nga Imperial Ballet của thành phố St Petersburg vào cuối thế kỷ 19. Vũ đạo của Petipa đã được chép lại thành phương pháp điệu múa Stepanov vào đầu thế kỷ 20. Những điệu múa này sau được dùng cho các phiên bản khác ở St Peterburg, trong đó có công ty Ballet Vic- Wells (tiền thân ngày hôm nay của Royal Ballet).
Kịch bản.
Búp bê Coppélia được tạo ra bởi nhà phát minh: tiến sĩ Coppelius. Ông đã chế tạo những con búp bê biết nhảy múa có kích cỡ to bằng người thật. Trông cô nàng búp bê Coppélia sống động đến mức làm chàng nông thôn Franz từ nhìn ngắm đến say mê, quên luôn cả người yêu thật của mình là nàng Swanhilde. Swanhilde phải đóng giả làm búp bê để cho Franz thấy mình đã điên dại thế nào, đồng thời cứu anh khỏi bị hại dưới bàn tay của tiến sĩ Coppelius.
Màn I
Câu chuyện bắt đầu vào dịp lễ hội. Thị trấn đang tổ chức mừng sự kiện người dân sắp có một cái chuông mới.
Người Burgomaster thông báo rằng lãnh chúa Manor sẽ tặng quà hồi môn cho các cặp đôi kết hôn vào những ngày này. Swanhilde và Franz định kết hôn nhân dịp lễ hội. Tuy nhiên Swanhilde đang giận dỗi Franz vì chứng kiến anh đưa tình với nàng Coppélia, cô gái thường ngồi đọc sách ngoài ban công gần đó. Chủ nhà của Coppélia là một nhà phát minh bí ẩn, trông yếu ớt và ma quái: Tiến sĩ Coppélius. Dù Coppélia dành hầu hết thời gian ngồi bất động và đọc sách, Franz vẫn say mê vẻ đẹp của nàng và quyết tâm lôi kéo sự chú ý của người đẹp.
Cha xứ bảo rằng nếu lắc nhánh lúa mì và nghe được âm thanh phát ra thì sẽ biết được ai là tình yêu đích thực. Swanhilde làm theo nhưng chẳng nghe thấy gì cả (có bản viết rằng cô có nghe nhưng vì giận nên nói dối là không nghe). Franz thấy vậy liền nói dối là anh có nghe thấy âm thanh phát ra, nhưng Swanhilde không tin, cho rằng mình bị phụ tình và bỏ chạy.
Tiến sĩ Coppelius vừa bước ra khỏi cửa thì bị một đám trai trẻ phá đám. Sau khi xua đuổi bọn họ, ông tiếp tục đi mà quên mất rằng đã bỏ quên chìa khóa nhà. Swanhilde tìm thấy chìa khóa và vì tò mò về nàng Coppélia, nên đã cùng bạn bè đột nhập vào nhà tiến sĩ. Trong khi đó Franz lập kế hoạch lẻn vào gặp Coppélia bằng cách leo thang.
Màn II
Swanhilde và các cô bạn bước vào căn phòng lớn. Trong đó có rất nhiều người bất động. Họ phát hiện ra đó không phải người thật mà chỉ là những con búp bê máy. Các cô bắt đầu khởi động chúng và nhìn búp bê di chuyển. Swanhilde tìm ra Coppélia, cũng chỉ là một con búp bê, ở đằng sau tấm rèn,
Tiến sĩ Coppélius về nhà và phát hiện ra các cô gái. Ông vừa nổi giận về việc họ vào nhà không xin phép, vừa bực việc họ đã làm lộn xộn phòng làm việc của mình. Sau khi đuổi họ ra khỏi nhà, ông bắt đầu dọn dẹp. Tuy nhiên, khi thấy anh chàng Franz lấp ló ngoài cửa sổ, tiến sĩ mời anh chàng bước vào. Ông muốn mang lại sự sống cho Coppélia, và để thành công, cần phải có một người hy sinh. Bằng cách sử dụng câu thần chú, ông sẽ tráo hồn của Franz cho nàng Coppélia. Sau khi uống rược pha thuốc ngủ của tiến sĩ Coppelius, Franz bắt đầu thiu ngủ, và ông tiến sĩ bắt đầu đọc thần chú.
Ngoài luồng dự đoán của tiến sĩ, Swanhilde vẫn chưa ra khỏi nhà mà đang núp sau tấm rèn. Cô mặc quần áo của Coppélia và giả làm búp bê đã biến thành người thật. Swanhilde đánh thức Franz dậy và khởi động tất cả những con búp bê khác để tiện đường chạy trốn. Tiến sĩ Coppelius bối rối trước sự việc xảy ra. Sau khi phát hiện búp bê Coppélia vẫn nằm yên bất động sau tấm rèn, ông trở nên buồn bã.
Màn III
Ngay lúc Swanhilde và Franz sắp kết hôn, ông tiến sĩ Coppelius giận dữ xuất hiện và tuyên bố việc cô làm đã gây tổn thất cho ông. Hốt hoảng khi biết mình đã gây chuyện, Swanhilde xin ông nhận quà hồi môn làm đền bù thiệt hại và tha thứ cho cô. Nhưng cha của Swanhilde đề nghị trả tiền bồi thường thay và cô cứ giữ lấy quà hồi môn.
Khi đó, ngài thị trưởng liền can thiệp và đưa cho tiến sĩ một túi tiền. Tiến sĩ Coppelius hoàn toàn hài lòng với số tiền đó.
Kết thúc màn, cả thị trấn nhảy mừng cho đôi vợ chồng mới cưới Swanhilde và Franz. | 1 | null |
là một bộ phim siêu anh hùng Nhật Bản của Toei Company, dự kiến công chiếu vào ngày 24 tháng 5 năm 2014. Bộ phim này là sự khởi động lại của loạt phim truyền hình Kikaider từ năm 1972.
Kikaider REBOOT do Shimoyama Ten đạo diễn, với sự tham gia của Irie Jingi trong vai nhân vật chính Jiro/Kikaider. Bộ phim cũng có sự xuất hiện trở lại của diễn viên từng thể hiện Kikaider cũ, Ban Daisuke.
Tóm lược.
Trong một tương lai gần tại Nhật Bản, tiến sĩ Komyoji Nobuhiko là người chịu trách nhiệm dự án nghiên cứu robot của chính phủ mang tên "ARK Project". Tuy nhiên, sau cái chết của ông, dự án đã rơi vào tay đối thủ của ông là Kanzaki và bộ trưởng bộ Quốc phòng Tsubakiya. Jiro/Kikaider, một người máy có ý thức được tạo ra bởi Komyoji, phải chiến đấu chống lại dự án vốn đã đi chệch hướng, cũng như bảo vệ hai người con của tiến sĩ là Mitsuko và Masaru, những người đang nắm giữ chìa khóa hoàn thành dự án này.
Phân vai.
Một số diễn viên khác như Nagashima Kazushige, Harada Ryuji, và Honda Hirotaro cũng tham gia vào bộ phim.
Sản xuất.
Kịch bản.
Kịch bản của bộ phim đã phải mất hai năm để được hoàn tất.
Quay phim.
Tháng 1, 2014, bộ phim thông báo tuyển 30 diễn viên quần chúng. Họ sẽ thực hiện quá trình quay phim sáu lần với các diễn viên quần chúng, bắt đầu từ 27 tháng 1 đến ngày 2 tháng 2. Địa điểm quay phim nằm ở tỉnh Saitama.
Quảng bá.
Teaser quảng bá cho bộ phim được chiếu chiếu sau phần credit của . Đoạn giới thiệu này đã được tạp chí Uchusen dự báo từ trước đó.
Đầu tháng 12 năm 2013, trang web của công ty sản xuất Kadokawa xác nhận rằng bộ phim sẽ được phát hành sang năm.
Hình ảnh đầu tiên về Kikaider mới, cũng như đối thủ của anh là Hakaider, đã được công bố vào ngày thứ Tư, 19 tháng 2 năm 2014, bên cạnh thông tin về dàn diễn phim và cốt truyện của phim.
Thứ tư, ngày 19 tháng 3, đoạn teaser dài 5 giây với cảnh Kikaider hành động đã được trình chiếu.
Tiểu thuyết hóa.
Một phiên bản tiểu thuyết hóa mang tên dựa trên bộ phim này được viết bởi Keisuke Sawamura. Tiểu thuyết này được phát hành vào tháng 7 năm 2013.
Xuất hiện trong "Kamen Rider Gaim".
Một tập phim "Kamen Rider Gaim" mang tên có sự xuất hiện đặc biệt của Kikaider sẽ được phát sóng vào ngày 18 tháng 5, một tuần trước khi Kikaider REBOOT được công chiếu. Trong tập phim này, Kikaider đến thành phố Zawame và nhanh chóng kết bạn với Gaim. Anh giải thích rằng mình đến đây là để đánh bại người máy tà ác Hakaider, kẻ được tạo ra để hủy diệt Kikaider. Trong khi đó, Hakaider được nhìn thấy hợp tác với Goat Inves với mục đích không rõ. Tập phim này do Mōri Nobuhiro viết kịch bản và Tasaki Ryuta đạo diễn. Đây sẽ là lần đầu tiên Kikaider xuất hiện trở lại trên truyền hình trong vòng 40 năm, kể từ khi phát sóng tập cuối của Kikaider 01 vào ngày 30 tháng 3 năm 1974. | 1 | null |
"Why'd You Only Call Me When You're High?" là một bài hát của ban nhạc indie rock Anh Arctic Monkeys và là đĩa đơn thứ ba từ album phòng thu thứ năm của họ AM, tiếp theo "Do I Wanna Know?".
Vào ngày 18 Tháng tám năm 2013, bài hát đứng vị trí số 8 trên UK Singles Chart, trở thành đĩa đơn top 10 đầu tiên của ban nhạc kể từ "Fluorescent Adolescent" năm 2007, bài hát cũng đạt vị trí số một trên UK Indie Chart. Mặt B của đĩa đơn, "Stop the World I Wanna Get Off with You" đạt vị trí số 74 trên UK Singles Chart vào 08 tháng 9 năm 2013.
Video âm nhạc.
Một video âm nhạc cho "Why'd You Only Call Me When You're High?", đạo diễn bởi Nabil Elderkin, bắt đầu quay vào đầu tháng 7 năm 2013 và được phát hành vào ngày 10 tháng 8 năm 2013.
Video cho thấy Alex Turner, Jamie Cook, Nick O'Malley và Matt Helders ở quán rượu 'Howl at the Moon' tại Đông London, đường Hoxton, để uống rượu. Bài hát "Do I Wanna Know?" được chon làm nền. Alex gửi nhiều tin nhắn văn bản với một cô gái được gọi là Stephanie để có tình một đêm, mà không có bất kỳ câu trả lời. Khi anh rời khỏi quán rượu, anh đi qua thành phố và bị ảo giác. Cuối cùng, anh đến sai nhà, đứng ngoài cửa. Máy quay cho thấy cô gái tại nhà bà, ném điện thoại và quyết định phớt lờ tin nhắn của Alex. | 1 | null |
Đồng Văn Lâm (1961-2022) là một chính khách Việt Nam. Ông nguyên là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh, Đại biểu Quốc hội. Ông có bằng Cử nhân Kinh tế.
Tiểu sử.
Ông sinh 15 tháng 7 năm 1961, quê ở xã Hưng Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, cha là Đồng văn Ánh, cán bộ tập kết. Cha mẹ ông có 6 người con, gồm 4 nam và 2 nữ, ông là con trai thứ 2. | 1 | null |
Natri metam là một hợp chất hóa học hữu cơ có công thức C2H4NNaS2. Nó được dùng làm thuốc phun mặt đất để tạo ra thuốc trừ dịch hại, thuốc diệt cỏ và thuốc diệt nấm. Nó là một trong những thuốc trừ dịch hại phổ biến nhất được dùng tại Hoa Kỳ, với khoảng xấp xỉ 60 triệu pound được sử dụng năm 2001. Natri metam là muối natri của gốc methyldithiocarbamat.
Natri metam có thể được điều chế từ methylamin, carbon disulfide và natri hydroxide; hay từ methyl isothiocyanat và natri bisulfide.
Khi ở ngoài môi trường, natri metam phân hủy tạo ra methyl isothiocyanat. | 1 | null |
Natri propanoat hay natri propionat là muối natri của axit propionic với công thức Na(C2H5COO). Muối không màu này có khả năng hòa tan trong nước.
Phản ứng.
Nó được sản xuất từ phản ứng của axit propionic và natri cacbonat hay natri hydroxide.
Sử dụng.
Nó được dùng làm chất bảo quản thực phẩm với số E là E281 ở châu Âu; nó được dùng chủ yếu làm chất ức chế tạo xốp trong các sản phẩm bánh mì. Nó được chấp thuận sử dụng làm phụ gia thực phẩm ở EU, Hoa Kỳ Úc và New Zealand. | 1 | null |
Oxudercinae là một phân họ thuộc họ cá Oxudercidae. Phân họ này gồm những loài cá hoàn toàn sống lưỡng cư, chúng có thể sử dụng vây ngực để đi bộ trên đất liền. Là loài lưỡng cư, chúng thích nghi với môi trường sống có thủy triều, không giống như hầu hết các loài cá trong môi trường sống như vậy sống sót khi thủy triều rút lui bằng cách ẩn dưới rong biển ẩm ướt hoặc trong hồ thủy triều. Chúng là các loài cá hoạt động khá tích cực khi ra khỏi nước, kiếm mồi và tương tác với nhau, ví dụ như để bảo vệ lãnh thổ của chúng. Chúng được tìm thấy ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới, bao gồm cả Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và bờ biển Đại Tây Dương của châu Phi. | 1 | null |
Periophthalmus là một chi gồm các loài cá thòi lòi bản địa rừng thực vật ngập mặn dọc các bờ biển châu Phi, Ấn Độ, và Nam châu Á. Tất cả các loài trong chi này hung hăng và bảo vệ lãnh thổ riêng.
Các loài.
Có 18 loài được công nhận trong chi này: | 1 | null |
Periophthalmus modestus là một loài cá thòi lòi có nguồn gốc từ vùng nước ngọt, nước lợ và biển của vùng Tây Bắc Thái Bình Dương từ Việt Nam sang bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản. Loài này sinh sồn ở các cửa sông bùn, bãi triều và các đầm lầy và đầm lầy và có khả năng cạn nước cho đến 60 giờ, miễn là khu vực đó được giữ ẩm. Loài cá này có thể đạt chiều dài đến 10 cm.
Tương tự cá thòi lòi ("Periophthalmodon schlosseri"), loài cá này có thể sống được cả trong nước và trên cạn. Ở dưới nước, hô hấp được thực hiện qua mang nhưng khi lên bờ thì thực hiện hô hấp là nhiệm vụ của đuôi. Đuôi của chúng ẩm ướt và có mạng lưới mạch máu dày đặc để trao đổi khí
Loài cá này được nuôi làm cá cảnh và được sử dụng làm thuốc trong Đông y. | 1 | null |
D quặt lưỡi (, ) là chữ Latinh có nghĩa âm tắc quặt lưỡi hữu thanh . Dạng viết hoa được gọi D châu Phi ("") trong tiêu chuẩn Unicode vì nó được sử dụng chủ yếu trong các ngôn ngữ châu Phi có bảng chữ cái phỏng theo bảng chữ cái mẫu châu Phi, bao gồm các tiếng Ewe, Fon, Aja, và Bassa. Dạng viết thường, tức "d có đuôi" hoặc "d có móc quặt lưỡi", cũng có nghĩa âm tắc quặt lưỡi hữu thanh trong Bảng phiên âm quốc gia. Tuy nhiên, trong các bảng phiên âm Ấn Độ, phụ âm này được ghi là chữ d có dấu nặng: .
Dạng viết hoa dễ bị nhầm lẫn với chữ eth (Ð, ð) của các tiếng Iceland, Faroe, và Anh cổ, cũng như chữ D có dấu gạch ngang (Đ, đ) của các tiếng Việt, Serbia-Croatia, và Sami.
Trong Unicode, dạng viết hoa là ký tự U+0189 trong khối , trong khi dạng viết thường là U+0256 trong khối . | 1 | null |
Metagenomics là nghiên cứu về metagenomes, nhằm thu vật liệu di truyền trực tiếp từ các mẫu trong môi trường. Lĩnh vực rộng lớn này có thể được hiểu là di truyền học môi trường, di truyền học sinh thái hay di truyền học quần xã. Nếu như di truyền học và vi sinh vật học truyền thống giải trình tự bộ gen (genome sequencing) của vi sinh vật dựa trên mẫu là các mẫu dòng đã nuôi cấy, thì ngay từ những nghiên cứu đầu tiên, di truyền học môi trường đã nhân dòng các đoạn trình tự gen đặc hiệu (thường là gen 16S rRNA) để xây dựng dữ liệu về đa dạng sinh học của các mẫu môi trường. Với những nghiên cứu bước đầu đó, người ta đã nhận ra rằng nếu chỉ tiếp tục nghiên cứu theo kiểu truyền thống thì sẽ không thể tìm hiểu về sự đa dạng sinh học của vi sinh vật được. Những nghiên cứu metagenomics gần đây thường thực hiện bằng phương pháp Sanger ("shotgun" Sanger sequencing), hoặc song song với phương pháp pyrosequencing để có các mẫu của tất cả các gen từ mỗi cá thể trong quần xã mẫu. Chính vì vai trò quan trọng trong việc khám phá đa dạng vi sinh vật mà metagenomics có thể được coi như một lăng kính giúp ta hiểu hơn về thế giới của các sinh vật nhỏ bé, đóng góp vào hiểu biết của nhân loại về toàn bộ thế giới sống.
Nguồn gốc từ.
Thuật ngữ "metagenomics" được giới thiệu bởi Jo Handelsman, Jon Clardy, Robert M. Goodman và một số người khác, và xuất hiện lần đầu trong một bài báo vào năm 1998. Thuật ngữ metagenome phản ánh ý tưởng về bộ sưu tầm các gen được giải mã trực tiếp từ môi trường với cách tương tự như nghiên cứu về từng genome. Kevin Chen and Lior Pachter (University of California, Berkeley) đã định nghĩa metagenomics là " việc ứng dụng các kỹ thuật di truyền hiện đại trong nghiên cứu về quần xã vi sinh vật một cách trực tiếp trong môi trường tự nhiên của chúng mà không cần phải phân lập và nuôi cấy chúng trong phòng thí nghiệm".
Lịch sử.
Việc giải trình tự theo kiểu truyền thống thường bắt đầu bằng việc nuôi cấy các tế bào giống hệt nhau để làm nguồn phân lập DNA. Các nghiên cứu metagenomic đã cho thấy vẫn còn rất nhiều nhóm vi sinh vật trong tự nhiên mà chúng ta không thể phân lập và nuôi cấy được, và vì vậy không thể giải trình tự của chúng được. Những nghiên cứu đầu tiên của metagenomic tập trung vào đoạn trình tự của rRNA 16S (16S ribosomal RNA), là đoạn trình tự tương đối ngắn, bảo thủ và đặc trưng cho mỗi loài. Từ đó người ta đã phát hiện ra rất nhiều đoạn trình tự rRNA 16S mới, không giống bất cứ một loài đã biết nào. Những khảo sát về gen trên rRNA thực hiện trực tiếp từ môi trường đã cho thấy, số lượng loài vi khuẩn và vi khuẩn cổ (archaea) đã tìm thấy trước đây bằng phương pháp giải trình tự theo kiểu truyền thống chỉ tương đương khoảng 1% số lượng thực của chúng trong môi trường.
Những nghiên cứu đầu tiên ở mức độ phân tử đã được thực hiện bởi Norman R. Pace và các cộng sự. Họ sử dụng PCR để khám phá ra sự đa dạng của các trình tự rRNA. Với những kết quả của nghiên cứu này, vào năm 1985 Pace đã đề xuất ý tưởng nhân dòng DNA trực tiếp từ môi trường. Tới năm 1991 ông và cộng sự tại Khoa Sinh học, trường đại học Indiana đã có báo cáo đầu tiên về nhân dòng một lượng lớn DNA từ môi trường. Nghiên cứu của họ đã khẳng định rằng không hề có lỗi trong quá trình thực hiện PCR và những loài mới trong quần xã vi sinh vật là thực sự tồn tại. Mặc dù chỉ thực hiện với đoạn trình tự bảo thủ và không mã hóa, công trình trên đã chứng minh và giải thích tại sao các nghiên cứu về đa dạng sinh học trước đây bằng phương pháp hình thái học thường mang lại nhiều kết quả hơn so với phương pháp phân tích qua phân lập và nuôi cấy. Ngay sau đó, vào năm 1995 Healy đã công bố kết quả phân lập metagenomic của các gen chức năng trong "thư viện động vật" xây dựng từ hệ sinh vật tự nhiên trên cỏ khô trong phòng thí nghiệm. Sau khi rời phòng thí nghiệm của Pace, Edward DeLong tiếp tục nghiên cứu về lĩnh vực này và đã xuất bản công trình làm nền móng cho phân loại sinh vật môi trường dựa trên trình tự 16S, đó là thành lập thư viện trình tự của các mẫu lấy từ biển.
Vào năm 2002, Mya Breitbart, Forest Rohwer và các cộng sự đã sử dụng phương pháp shotgun sequencing để chứng minh rằng trong 200 lít nước biển có chứa trên 5000 loài virus khác nhau. Nghiên cứu sau đó đã tìm ra khoảng hơn 1000 loài virus trong phân người và khoảng 1 triệu virus trong mỗi kilogam trầm tích biển, trong đó có rất nhiều thể thực khuẩn. Năm 2004 Gene Tyson, Jill Banfield và cộng sự tại trường đại học California, Berkeley và Joint Genome Institute đã giải mã DNA từ mẫu môi trường bị axit hóa do khai khoáng (acid mine drainage, AMD). Nghiên cứu đã tìm ra một số nhóm vi khuẩn và vi khuẩn cổ mà trước đó chưa thể phân lập được.
Năm 2005, Stephan C. Schuster ở trường đại học Penn State University và các cộng sự đã công bố những trình tự đầu tiên giải bằng phương pháp hiện đại (kỹ thuật Pyrosequencing phát triển bởi 454 Life Sciences). Năm 2006 Robert Edward, Forest Rohwer và cộng sự ở San Diego State University cũng đã công bố thêm một công trình thuộc lĩnh vực này.
Giải trình tự.
Phục hồi các đoạn trình tự DNA lớn hơn vài nghìn bp từ mẫu là việc làm rất khó và chỉ có thể thực hiện mới đây nhờ những tiến bộ trong kỹ thuật sinh học phân tử, cho phép ta thiết lập các thư viện nhiễm sắc thể nhân tạo của vi khuẩn (bacterial artificial chromosomes, BACs), tạo vector phục vụ cho việc nhân dòng.
Shotgun metagenomic.
Nhờ các tiến bộ trong ngành tin sinh học, trong khuếch đại DNA và sự phát triển của công nghệ tính toán mà ta có thể phân tích các đoạn trình tự DNA từ các mẫu môi trường và ứng dụng giải trình tự shotgun cho các mẫu metagenomic. Có thể kể đến một số kết quả giải trình tự của vi sinh vật và của hệ gen người, ghép nối các đoạn DNA ngẫu nhiên ngắn thành các đoạn trình tự consensus. Giải trình tự shotgun và sàng lọc thư viện dòng cho biết các gen tồn tại trong mẫu môi trường. Nhờ vậy mà ta sẽ biết được loại sinh vật nào hay quá trình trao đổi chất nào đang diễn ra trong quần xã , từ đó có thể hiểu rõ hơn về sinh thái học và so sánh các mẫu môi trường với nhau.
Bên cạnh đó có thể dùng Shotgun metagenomic để giải trình tự gần như hoàn toàn hệ gen của vi sinh vật trực tiếp từ môi trường. Phân tích DNA của một mẫu thường cho kết quả là dữ liệu DNA của vi sinh vật có nhiều nhất trong mẫu. Để có được cái nhìn toàn diện hơn ta cần tìm cách giải trình tự bộ gen của các thành viên khác trong quần xã bằng cách phân tích một lượng mẫu lớn. Với giải trình tự shotgun ngẫu nhiên ta có thể phát hiện được các thành viên này ngay chỉ với các đoạn trình tự vô cùng nhỏ bé.
Giải trình tự hiện đại (High-throughput sequencing).
Những nghiên cứu metagenomic giải trình tự hiện đại đầu tiên đều được thực hiện bằng phương pháp 454 Pyrosequencing. Các kỹ thuật tiếp theo được ứng dụng là Giải trình tự Ion Torrent PGM, Phân tích genome Illumina và Hệ thống SOLiD. Bằng những kỹ thuật này ta chỉ đạt được các đoạn trình tự ngắn hơn so với phương pháp giải trình tự Sanger: các reads với IonTorrent PGM và 454 Pyrosequencing thường có độ dài khoảng 400 bp, với Illumina và SOLiD dài 25-75 bp , trong khi đó với phương pháp Sanger ta có các reads với độ dài khoảng 750 bp. Tuy vậy, để bù lại điều này, các phương pháp mới cho số lượng reads nhiều hơn hẳn so với phương pháp Sanger truyền thống: Pyrosequencing cho 200-500 megabases, Illumina cho khoảng 20-50 gigabase metagenome. Một ưu điểm nữa của giải trình tự đoạn ngắn (short-read) là các phương pháp này không đòi hỏi phải nhân dòng trước khi giải trình tự, vì vậy có thể duy trì được tính đa dạng của mẫu phân tích.
Tin sinh học - Bioinformatics.
Dữ liệu của metagenomics thường rất lớn và tương đối nhiễu, vì nó chứa các mảnh dữ liệu của hàng chục ngàn loài sinh vật trong quần xã. Khi giải trình tự metagenome của dạ cỏ bò người ta đạt được dữ liệu chứa 279 gigabase (279 tỉ bp), và hệ quần xã ở ruột người có chứa các gen khoảng 3,3 triệu bp (sau khi đã ghép nối từ 567,7 gigabase dữ liệu). Chính vì thế việc thu thập và xử lý các dữ liệu này đã từ lâu trở thành thách thức không nhỏ cho các nhà nghiên cứu.
Bước đầu sàng lọc trình tự.
Bước đầu tiên của phân tích dữ liệu metagenome đòi hỏi thực hiện một số bước lọc nhất định (loại bỏ chất tạp, các đoạn trình tự chất lượng kém và các trình tự (có thể) của sinh vật nhân chuẩn eukaryotes). Một số phương pháp loại bỏ trình tự DNA của sinh vật nhân chuẩn có thể kể đến phương pháp Eu-Detect và DeConseq.
Assembly (ghép các đoạn trình tự).
Có thể nói dữ liệu DNA từ metagenomic và từ genomic tương tự nhau, nhưng dữ liệu của các trình tự genomic cho tỉ lệ coverage cao trong khi dữ liệu metagenomic thường rất ít khi dư thừa. Hơn nữa với sự phát triển của công nghệ giải trình tự thế hệ mới (với kết quả dưới dạng các short-read) thì việc bị lỗi trong xử lý dữ liệu là điều rất dễ mắc phải. Như vậy việc ghép nối các đoạn trình tự của metagenomic thành các hệ gen sẽ rất rắc rối và khó tin cậy, đặc biệt khi lắp ghép các đoạn DNA lặp hay khi ghép các đoạn trình tự của các loài khác nhau thành một contig.
Phrap hay Celera Assembler là một số chương trình chỉ phục vụ cho ghép trình tự genomic, nghĩa là giải trình tự của một bộ gen riêng biệt, chứ không hiệu quả cho metagenomic. Một số chương trình khác như Velvet assembler đã được thiết kế tối ưu để lắp ghép các short-read nhờ sử dụng Bruijn graphs.
Dự đoán gen.
Dự đoán gen của phân tích metagenomic sử dụng hai hướng tiếp cận trong việc chú thích (annotation) vùng mã hóa trong các contig đã được ghép nối trước đó. Hướng tiếp cận đầu tiên để phát hiện gen dựa trên sự tương đồng với các trình tự trong ngân hàng gen, thông thường bằng cách tìm kiếm BLAST. Hướng tiếp cận thứ hai là "ab initio", dựa trên những đặc điểm bên trong mỗi đoạn trình tự để dự đoán vùng mã hóa dựa trên đơn vị gen đã biết của những sinh vật họ hàng. Có thể kể đến một số chương trình như MEGAN4 phục vụ cho hướng thứ nhất và các GeneMark và GLIMMER phục vụ cho hướng thứ hai. Ưu điểm đầu tiên của dự đoán "ab initio" là nó cho phép dò các vùng mã hóa không có homolog tương đồng trên ngân hàng dữ liệu, tuy nhiên để phương pháp này thật chính xác thì cần có những đoạn DNA đủ lớn để so sánh.
Đa dạng loài.
Việc chú thích gen giúp trả lời cho câu hỏi "cái gì", trong khi việc xác định độ đa dạng loài giúp trả lời cho câu hỏi "ai". Để xác định cấu trúc và chức năng của quần xã trong metagenomes, các đoạn trình tự phải được cố định hóa. Việc cố định này được hiểu là quá trình gắn một đoạn trình tự với một sinh vật cụ thể. Cố định hóa dựa trên sự tương đồng bao gồm các phương pháp như BLAST, được sử dụng để tìm kiếm marker hoặc các đoạn trình tự tương tự trong những dữ liệu có sẵn đã công bố. Theo cách này có thể sử dụng chương trình MEGAN. Một công cụ nữa để cố định hóa các reads là PhymmBL. Cố định hóa dựa trên thành phần tập trung vào đặc tính của các đoạn trình tự, như tần số của các oligonucleotide hoặc codon biểu hiện (codon usage bias). Sau khi phân nhóm các đoạn trình tự có thể phân tích so sánh độ đa dạng và phong phú của chúng nhờ một số chương trình khác, vd. như Unifrac. | 1 | null |
Periophthalmus novaeguineaensis, hay Cá thòi lòi New Guinea, là một loài cá thòi lòi bản địa nước ngọt và nước lợ dọc các bờ biển Australia và Indonesia. Loài này sinh sống ở cửa sông và lạch thủy triều cũng như rừng ngập mặn và rừng cọ. Loài cá này có thể đạt chiều dài đến SL. | 1 | null |
Hiệp ước Xô-Nhật còn được gọi là hay là bản hiệp ước giữa Liên Xô và Đế quốc Nhật Bản được ký kết vào ngày 13 tháng 4 năm 1941, hai năm sau khi kết thúc chiến tranh biên giới Xô- Nhật (năm 1939). Hiệp ước được ký kết để đảm bảo tính trung lập giữa Liên Xô và Nhật Bản trong Thế chiến 2, trong đó cả hai nước đều tham gia.
Bối cảnh và lịch sử.
Năm 1940, với sự thất bại của Pháp và việc mở rộng của phe Phát xít, Liên Xô muốn hàn gắn mối quan hệ của mình với các nước ở Viễn Đông để bảo vệ biên giới phía đông và tập trung vào mặt trận châu Âu. Mặt khác Nhật Bản sa lầy tại chiến trường Trung Quốc với cuộc chiến gần như bất định và mối quan hệ với Hoa Kỳ ngày càng xấu đi nên tìm đến Liên Xô để cải thiện vị thế quốc tế của mình và cũng để đảm bảo biên giới phía bắc của Mãn Châu quốc khỏi mối đe dọa xâm lược.
Stalin lo sợ nếu Nhật Bản tấn công vào Liên Xô, Hoa Kỳ sẽ công khai ủng hộ và khuyến khích cuộc tấn công đó. Sau khi lễ ký kết thúc, một cử chỉ chưa từng có Stalin tiễn ngoại trưởng Matsuoka ra ga xe lửa. Đây là biểu tượng cho tầm quan trọng của Stalin gắn liền với các hiệp ước quốc tế. Nó cũng cho phép nâng cao vị thế trong việc đàm phán thương lượng với Đức.
Hiệp ước được ký tại Moskva vào ngày 13 tháng 4 năm 1941, đại diện cho phía Nhật Bản là Ngoại trưởng Yosuke Matsuoka và Đại sứ Yoshitsugu Tatekawa đại diện cho phía Liên Xô là Ngoại trưởng Vyacheslav Mikhailovich Molotov.
Cùng ngày cũng có các biên bản ký kết liên quan đến Mông Cổ và Mãn Châu quốc. Liên Xô đã cam kết tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và bất khả xâm phạm với Mãn Châu quốc, và Nhật Bản cũng làm điều tương tự với nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ.
Sau đó vào năm 1941, Nhật Bản tham gia vào Hiệp ước ba bên, việc đó khiến hiệp ước trung lập Xô-Nhật gần như bị loại bỏ. Đặc biệt là sự xâm lược Liên Xô của phát xít Đức. Nhưng quyết định quan trọng là việc Nhật Bản mở rộng xuống phía nam và xâm lược thuộc địa của các nước châu Âu trong khu vực Đông Nam Á.
Ngày 5 tháng 4 năm 1945 Liên Xô tuyên bố xóa bỏ hiệp ước, thông báo cho chính phủ Nhật Bản rằng "theo Điều Ba trong bản hiệp ước,trong đó quyền bãi ước 1 năm trước khi hết thời hạn 5 năm hoạt động của hiệp ước, Chính phủ Liên Xô cho biết Chính phủ Nhật Bản mong muốn của mình xóa bỏ hiệp ước của ngày 13 tháng 4 năm 1941" . Tạp chí Time cho rằng đây có thể là hành động sắp tuyên chiến Nhật Bản của Liên Xô . Tuy nhiên theo văn bản thì hiệp ước có thời hạn đến tháng 4 năm 1946.
Nửa đêm ngày 9 tháng 8 năm 1945,Liên Xô tấn công Mãn Châu quốc, tuyên bố chiến tranh được công bố sau 6 tiếng sau. Do khác biệt về múi giờ,có thể coi ngày 8 tháng 8 là ngày tuyên chiến, khi đó tại Moscow mới là 11 giờ tối.
Liên Xô đã giữ đúng lời hứa của mình với các nước đồng minh tại hội nghị Yalta về việc Liên Xô phải mở mặt trận chống Nhật từ 2-3 tháng sau khi chiến sự ở châu Âu kết thúc nhưng nó cũng là hành động vi phạm hiệp ước trung lập Xô-Nhật vẫn còn hiệu lực. | 1 | null |
Polytetrafluoroethylen là một chất fluoropolymer tổng hợp của tetrafluoroethylene có nhiều ứng dụng công nghiệp. Nhãn hiệu nổi tiếng nhất của công thức dựa trên chất này là Teflon của công ty Chemours. Chemours là một công ty spin-off năm 2015 của DuPont Co, nơi phát hiện ra hợp chất này vào năm 1938.
Lịch sử.
Tháng 4 năm 1938, Roy J. Plunkett, lúc ấy đang làm việc ở Phòng thí nghiệm hãng DuPont quyết định thử dùng tetrafluoroethylen làm khí sinh hàn cho máy lạnh. Ông mở van một bình thép chứa khí nén không thấy có khí thoát ra, cân lại thấy khối lượng bình không đổi. "Van không hỏng, khí đi đằng nào", ông bắt đầu cảm thấy tò mò. Ông cưa đôi bình thép và thấy một lớp polyme bám chặt phía trong thành bình, hơ nóng không chảy, trơ với mọi hoá chất mà ông thử. Đó chính là "teflon".
Ứng dụng.
Teflon được sử dụng rộng rãi vào nhiều ngành công nghiệp: công nghiệp đông lạnh, công nghiệp hoá học, công nghiệp điện, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp y dược... Cụ thể, teflon được dùng để:
Điều chế.
Teflon được sản xuất từ chloroform theo sơ đồ sau
CHCl3 +HF/SbF5> CHF2Cl 700 °C> CF2=CF2 peroxide> (CF2-CF2)n | 1 | null |
The Big Bang Theory là một sitcom Mỹ được sáng lập bởi Chuck Lorre và Bill Prady, cả hai đều có nhiệm vụ là người sản xuất điều hành của chương trình cùng với Steven Molaro. Cả ba cũng đều có nhiệm vụ là những người viết kịch bản chính. Chương trình lên sóng lần đầu tiên trên CBS vào ngày 24 tháng 9 năm 2007. Vào tháng 3 năm 2017, sê-ri này được thông báo sẽ có thêm hai mùa nữa, nâng tổng số mùa lên mười hai, và sẽ tiếp tục tại mùa truyền hình 2018-19. Mùa thứ 11 lên sóng lần đầu ngày 25 tháng 9 năm 2017. Tập cuối của bộ phim lên sóng lần đầu ngày 16 tháng 5 năm 2019 sau 12 mùa phát sóng.
Chương trình chủ yếu tập trung vào năm nhân vật sống tại Pasadena, California: đôi bạn cùng phòng Leonard Hofstadter và Sheldon Cooper, cả hai đều là nhà vật lý học tại Caltech; Penny, một cô bồi bàn có ước mơ làm diễn viên sau đó đã trở thành một đại diện dược phẩm sống ở căn hộ đối diện; và những người bạn cùng đồng nghiệp cũng mọt sách và giao tiếp tệ không kém là kĩ sư không gian Howard Wolowitz và nhà vật lý thiên văn Raj Koothrappali. Sự mọt sách và hiểu biết cao siêu của bốn chàng trai đối lập một cách hài hước với kĩ năng giao tiếp và hiểu biết thông thường của Penny.
Theo thời gian, những nhân vật phụ trở thành nhân vật chính: Leslie Winkle là một nhà khoa học và đồng nghiệp ở Caltech, từng là người yêu cũ của cả Leonard và Howard; Bernadette Rostenkowski là bạn gái của Howard (sau này là vợ), kiêm một nhà vi trùng học và trước đó là bồi bàn bán thời gian với Penny; nhà thần kinh học Amy Farrah Fowler, tham gia vào nhóm sau khi bị mai mối với Sheldon trên một trang web hẹn hò (và sau đó trở thành bạn gái Sheldon), và Stuart Bloom, ông chủ rỗng túi của một tiệm truyện tranh mà các nhân vật thường ghé qua.
Sản xuất.
Tập đầu tiên của chương trình được lên sóng lần đầu ngày 24 tháng 9 năm 2007. Đây là tập đầu tiên thứ hai được sản xuất cho chương trình. Một tập đầu tiên khác đã được sản xuất cho mùa truyền hình 2006-2007 nhưng chưa bao giờ được lên sóng. Cấu trúc của tập đầu tiên không được lên sóng ban đầu đã có thay đổi cơ bản so với cấu trúc hiện tại của series. Các nhân vật duy nhất có mặt ở cả hai tập đầu tiên là Leonard (Johnny Galecki) và Sheldon (Jim Parsons), người được đặt tên theo Sheldon Leonard, một nhân vật lâu năm trong ngành truyền hình dài tập với tư cách là nhà sản xuất, đạo diễn và diễn viên. Althea (Vernee Watson) là một nhân vật có mặt trong cả hai tập mở màn và tập series đầu tiên. Dàn diễn viên được phát triển thêm bởi hai phụ nữ chính: diễn viên người Canada Amanda Walsh trong vai Katie, "một người phụ nữ bươn chải, cứng rắn với tâm hồn dễ vỡ", người mà hai chàng trai gặp sau khi cô ấy chia tay bạn trai và mời cô tới sống cùng trong căn hộ (Katie được thay thế bởi Penny, đóng bởi Kaley Cuoco, trong tập mở màn thứ hai); và Iris Bahr trong vai Gilda, một nhà khoa học kiêm bạn và đồng nghiệp của hai chàng trai, sợ hãi bởi sự hiện diện của Katie. Bản pilot đầu sử dụng bài hát chủ đề là hit của Thomas Dolby: "She Blinded Me with Science". | 1 | null |
Búa và liềm (Unicode ☭) là biểu tượng của những người theo chủ nghĩa Cộng sản, đại diện cho 1 tổ chức Cộng sản, Đảng Cộng sản hay Nhà nước đi theo Chủ nghĩa Cộng sản, biểu tượng này hình thành từ Cách mạng Nga, với cái búa đại diện cho giai cấp công nhân và liềm đại diện cho giai cấp nông dân.
Biểu tượng này được thể hiện bằng một cái búa và một cái liềm đặt chéo nhau. Hai công cụ này tượng trưng tương ứng cho công nhân công nghiệp đô thị và các nông dân nông nghiệp nông thôn, và sự đặt chồng lên nhau tượng trưng cho sự thống nhất của hai giai cấp lao động.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (từ đó Nga rút lui vào năm 1917) và Nội chiến Nga, búa liềm được sử dụng rộng rãi hơn như một biểu tượng cho lao động trong Liên Xô và vì đoàn kết vô sản quốc tế. Nó được nhiều phong trào cộng sản trên khắp thế giới áp dụng, một số có các biến thể địa phương. Búa liềm phổ biến ở các nước xã hội chủ nghĩa, như Trung Quốc, Cuba, Bắc Triều Tiên, Lào, và Việt Nam, nhưng cũng có một số các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ sau Sự tan rã của Liên Xô, chẳng hạn như Belarus và Nga. Một số quốc gia đã áp đặt cấm biểu tượng cộng sản, cấm trưng bày búa liềm.
Lịch sử biểu tượng búa liềm của chủ nghĩa Cộng sản.
Ý tưởng ban đầu là sử dụng hình ảnh búa đặt trên lưỡi cày, nhưng hình ảnh búa và liềm được sử dụng và biết đến nhiều hơn khi cũng phản ánh sự thống nhất của người nông dân và công nhân. Biểu tượng Búa và liềm mặc dù sử dụng từ những năm 1917-1918 nhưng mãi đến năm 1922 mới trở thành biểu tượng chính thức.
Trước đó Búa và lưỡi cày được sử dụng trên đồng phục, huy chương, mũ của Hồng quân và Cảnh sát. Sau đó, Búa và liềm được thông qua vào năm 1923 để trở thành biểu tượng trên lá cờ của Liên Xô, và thông qua lần cuối trong Hiến pháp 1924 của Liên Xô, và là cờ của các nước Cộng hòa thuộc Liên Bang Xô Viết sau năm 1924.
Trước đó các nước Cộng hòa thường sử dụng cờ nền đỏ, cùng với dòng chữ vàng có tên của nước Cộng hòa đó, nó được viết trong Điều 6 trong Hiến pháp 1918 của Liên Xô.
Sử dụng ở hiện tại.
Một lá cờ với một búa liềm màu vàng và trên phông màu đỏ được sử dụng phổ biến ở Lào và ở Việt Nam. 2 chủ thể liên bang thuộc Liên bang Nga vẫn còn sử dụng biểu tượng này, tỉnh Vladimir sử dụng trên lá cờ và tỉnh Bryansk sử dụng trên huy hiệu chính thức. Ngoài ra, thành phố Oryol của Nga cũng sử dụng búa liềm trên lá cờ của họ.
Các biến thể của biểu tượng.
Những thành tố thể thiết kế bao gồm: Bút mực lông, liềm, búa, cuốc, xẻng, đuốc, mỏ lết, rìu, súng, compa.
Tình trạng pháp lý và những tranh cãi.
Ở một số nước trong khối Đông Âu trước đây từng xác định búa liềm là biểu tượng của "sự chuyên chế và là hệ tư tưởng độc ác", nếu sử dụng thì bị coi là hành vi của tội phạm hình sự. Tại Hungary (1994), Litva (2008), Ba Lan (2009) từng bị chính phủ các nước này ra lệnh cấm sử dụng, nhưng vào năm 2011 thì các lệnh cấm này bị tòa án Hiến pháp cho là vi hiến, và biểu tượng búa liềm được sử dụng tiếp tại các nước này.
Tại Moldova (2012) biểu tượng Cộng sản này cùng với các biểu tượng Cộng sản khác từng bị chính phủ cấm hiển thị trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng vào tháng 5 năm 2013, Tòa án Hiến pháp Moldova phán quyết rằng biểu tượng của Đảng Cộng sản Moldova - búa và liềm là hợp pháp và được phép sử dụng.
Một luật tương tự đã được xem xét ở Estonia, nhưng cuối cùng đã thất bại tại Ủy ban quốc hội. Nước này (cũng như Litva và Latvia) chỉ cấm sử dụng biểu tượng Liên Xô như sao đỏ vì họ cho là đã bị Liên Xô chiếm đóng bất hợp pháp theo như Hiệp ước Xô-Đức cho đến khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991. Các bộ trưởng ngoại giao của Litva, Latvia, Bulgaria, Hungary, Romania và Cộng hòa Séc từng kêu gọi một lệnh cấm toàn EU vào các biểu tượng Cộng sản trong năm 2010, nhưng không thành công.
Tại Indonesia, 1 sắc luật đã được ra theo đó cấm sự xuất hiện của biểu tượng này trên phương tiện đại chúng. | 1 | null |
Danh sách cầu thủ Arsenal F.C. liệt kê tất cả các cầu thủ đã từng thi đấu ít nhất một trận chính thức cho đội một của câu lạc bộ bóng đá Arsenal. Số lần xuất hiện và số bàn thắng được thống kê ở các trận đấu thuộc The Football League, Premier League, FA Cup, League Cup, UEFA Champions League, UEFA Cup Winners' Cup, Inter-Cities Fairs Cup và UEFA Cup. Số lần vào sân từ ghế dự bị cũng được tính đến trong danh sách này.
Các cầu thủ.
"Bao gồm 23 cầu thủ"
B.
"Bao gồm 86 cầu thủ"
C.
"Bao gồm 77 cầu thủ"
D.
"Bao gồm 37 cầu thủ"
E.
"Bao gồm 14 cầu thủ" | 1 | null |
Marek Michał Grechuta (sinh ngày 10 tháng 12 năm 1945 tại Zamość, Ba Lan - mất ngày 9 tháng 10 năm 2006 tại Kraków, Ba Lan) là ca sĩ, nhà thơ và nhà soạn nhạc người Ba Lan.
Ông chung sống cùng vợ Danuta (kết hôn năm 1970) và con trai Łukasz. Mất vào năm 2006, ông được chôn cất tại nghĩa trang Rakowicki thuộc thành phố Kraków. | 1 | null |
Định mệnh anh và em ("Kung Ako'y Iiwan Mo", tiếng Anh:"If You Leave Me", tựa phát hành quốc tế:" Without you") là một bộ phim truyền hình nổi tiếng của Philippines phát sóng trên kênh ABS-CBN từ 16/04/2012 đến 16/11/2012, bộ phim đã đạt tỷ suất bạn xem đài cao nhất tại Philippines trong năm 2012.
Tại Việt Nam bộ phim được chiếu trên kênh TodayTV từ năm 2013 đến năm 2014.
Nội dung chính.
Câu chuyện phim xoay quanh hai nhân vật chính là đôi bạn thân từ thời thơ ấu, dần dần từ tình bạn chuyển thành tình yêu, số phận của họ phải đương đầu với khó khăn trong cuộc hôn nhân của mình cũng như cố gắng chuẩn bị cho cuộc sống khó khăn như là một người lao động ở nước ngoài với mong muốn cho cuộc sống hôn nhân và gia đình của họ tốt hơn.
Phim còn nói về số phận và cuộc sống của những người lao động Philippines tại nước ngoài, họ hàng ngày phải trải qua rất nhiều vất vả tại nước ngoài chỉ để đạt được ước mơ cải thiện cuộc sống cho gia đình và bản thân.
Bố của Paul (Jake Cuenca) và Sarah (Shaina Magdayao) đều là những người lao động Philippines tại nước ngoài để nuôi gia đình. Số phận và cuộc sống của hai người sẽ phải trải qua những thử thách và đôi khi phải đối diện những trở ngại mà bố mẹ của họ từng đối diện trong quá khứ về thể chất lẫn tinh thần. Hơn nữa, bức tranh tình yêu của họ còn có sự chen ngang của Mia - người yêu cũ của Paul. Cô ấy cũng sẽ đấu tranh cho tình yêu của mình. Mia và sự không chung thủy của Paul là nguyên nhân gây ra những rắc rối khi mà gia đình của họ và Sarah biết được rằng Mia đang mang thai đứa con của Paul. Đây chính là điều khiến cả cuộc sống của Paul và Mia lâm vào cảnh khốn cùng khi cả hai cuối cùng bị bắt giam trong tù. Sau Khi ra tù, Paul trở về nhà với Sarah ở Philippines,liệu mối quan hệ này sẽ kết thúc cho một cuộc hôn nhân thất bại hay là sẽ là có một cái kết thúc tốt đẹp hơn để bảo vệ cho cuộc hôn nhân của họ? Họ đã từng trải qua rất nhiều thử thách, và họ sẽ tiếp tục cố gắng để chứng minh cho cả thế giới biết rằng tình yêu có thể tha thứ và quên đi những sai lầm và tình yêu hoàn toàn có thể thay đổi một ai đó. Mối quan hệ của hai người sẽ đi đến hạnh phúc mà quên đi sự ám ảnh của Mia và sự giúp đỡ của kẻ nhu nhược Rino.
Diễn viên.
Sự xuất hiện đặc biệt.
oài | 1 | null |
Viktor Feliksovich Vekselberg (, ); sinh ngày 14 tháng 4 năm 1957, tại Drohobych, Ukraina, là một doanh nhân giàu có, với tài sản trị giá khoảng 15,1 tỷ USD, được tạp chí Forbes xếp hạng 52 những người giàu nhất thế giới vào năm 2013. Ông ta là chủ nhân và cũng là chủ tịch tập đoàn Renova của Nga, có phần hùn ở nghiệp đoàn dầu khí Nga TNK-BP, công ty sản xuất thép lớn nhất thế giới RUSAL, và nhiều hãng lớn khác, trong đó có công ty kỹ thuật Thụy Sĩ OC Oerlikon.
Thời niên thiếu và học vấn.
Victor Vekselberg sinh ra vào năm 1957 tại Drohobych, Ukraine, cha gốc Do thái và mẹ là người Nga. Vào năm 1979, ông tốt nghiệp từ viện kỹ thuật giao thông Moscow. Sau đó, ông làm việc như là một kỹ sư và chuyên viên nghiên cứu tại một công ty nhà nước chế tạo máy bơm. | 1 | null |
Phó Tổng thống Afghanistan là chức vụ chính trị cấp cao thứ hai trong chính phủ Afghanistan. Phó Tổng thống được bầu trên cùng danh sách ứng cử như Tổng thống. Một ứng cử viên Tổng thống đề cử hai ứng cử viên cho chức danh Phó Tổng thống ngay trước cuộc bầu cử. Trong thời kỳ Chính phủ Lâm thời Afghanistan và Chính quyền Chuyển tiếp ở Afghanistan, khi Loya Jirga đã không chi định một Hiến pháp mới được nêu ra thì đã có tới hai Phó Tổng thống. Phó Tổng thống hiện nay là Mohammed Fahim và Karim Khalili (Phó Tổng thống thứ hai). | 1 | null |
Thủ tướng Afghanistan (tiếng Pashtun: د افغانستان لومړی وزیر; tiếng Dari: رئیسالوزرای افغانستان) là chức vụ lãnh đạo chính phủ củaAfghanistan. Chức danh Thủ tướng được tạo ra vào năm 1927 do đích thân nhà vua bổ nhiệm chủ yếu đóng vai trò cố vấn cho đến khi chế độ quân chủ kết thúc vào năm 1973. Trong thời kỳ Cộng sản Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ. Từ sau khi liên quân do Hoa Kỳ dẫn đầu lật đổ Taliban vào năm 2001, chức vụ Thủ tướng tồn tại trong thời gian 3 năm và bị bãi bỏ sau khi Hiến pháp Afghanistan được thông qua năm 2004.
Sau khi tiến quân vào thủ đô Kabul khiến chính phủ Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan do Tổng thống Ashraf Ghani lãnh đạo sụp đổ ngày 15 tháng 8 năm 2021, Lãnh tụ Taliban Hibatullah Akhundzada đã bổ nhiệm Hasan Akhund làm quyền Thủ tướng Afghanistan vào ngày 7 tháng 9 cùng năm, cùng với Abdul Ghani Baradar làm quyền Phó Thủ tướng.
Lịch sử.
Thời kỳ Vương quốc.
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng không do Thủ tướng đứng đầu mà do nhà vua đứng đầu. Chỉ trong thời gian ông vắng mặt là Thủ tướng quyền Chủ tịch Hội đồng. Cho đến năm 1963, nhà vua luôn luôn chỉ định một trong những người thân của mình làm Thủ tướng Chính phủ. Đức Vua cũng có quyền bác bỏ hoặc chuyển giao chức vụ Thủ tướng. Điều này đã được thay đổi, nói rằng người đứng đầu Chính phủ Afghanistan là Thủ tướng Chính phủ và nội các bao gồm các vị Bộ trưởng của nó. Đây là lần đầu tiên nhà vua đã không đóng một vai trò quan trọng nào trong Chính phủ và trao nó lại cho một cơ quan dân cử. Tuy nhiên có ý kiến nói rằng họ không thể tham gia vào bất kỳ ngành nghề nào khác trong nhiệm kỳ chức vụ của họ. Hiến pháp năm 1963 còn cho Thủ tướng được quyền triệu tập Cử Tri Đoàn trong trường hợp nhà vua băng hà. Thủ tướng chỉ trả lời cho Wolesi Jirga về chính sách chung của Chính phủ và từng chức trách cá nhân theo quy định.
Thời kỳ Cộng hòa Dân chủ.
Vào tháng 4 năm 1978, Mohammed Daoud Khan đã bị giết trong một cuộc đảo chính cộng sản đã bắt đầu cuộc "Cách mạng Saur". Chính quyền cộng sản cho phục hồi chức vụ Thủ tướng vào năm đó và nó vẫn tồn tại trong suốt thời kỳ cộng sản và các chính phủ hậu cộng sản. Tổng thống phụ trách việc bổ nhiệm Thủ tướng Chính phủ và họ lần lượt bổ nhiệm Hội đồng Bộ trưởng. Mục đích đã nêu của Hội đồng là xây dựng và thi hành chính sách trong và ngoài nước, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế và ngân sách nhà nước và đảm bảo trật tự công cộng.
Theo Hiến pháp năm 1987, Tổng thống đã yêu cầu chỉ định Thủ tướng để thành lập Chính phủ. Thủ tướng có quyền giải tán chính phủ. Một số Tổng thống Afghanistan trong thời kỳ Cộng hòa Dân chủ Afghanistan còn được bổ nhiệm làm Thủ tướng. Với sự kiện Liên Xô xâm lăng Afghanistan, chức danh Thủ tướng đã không còn chịu trách nhiệm trong chính phủ. Tổng Bí thư Đảng Dân chủ Nhân dân Afghanistan hoặc Giám đốc KHAD lại có quyền lực lớn hơn. Ngoài ra, Hiến pháp năm 1990 được thiết lập cho rằng chỉ công dân sinh ra ở Afghanistan mới có đủ điều kiện nắm giữ chức vụ, vốn dĩ không được quy định trong các văn kiện trước đây.
Thời kỳ Cộng hòa Hồi giáo.
Sau sự sụp đổ của Tổng thống Mohammad Najibullah, một nhà nước chuyển tiếp được tạo ra. Vì vậy chức vụ Thủ tướng một lần nữa lại đóng vai trò quan trọng trong lịch sử dân tộc. Do sự xích mích liên tục giữa Tổng thống và Thủ tướng trong thời kỳ này. Nhà nước đã sụp đổ và chẳng còn một chính phủ trung ương đủ mạnh từ năm 1992 đến năm 1996. Do đó chức vụ này chỉ còn mang tính nghi lễ với rất ít quyền lực trong những gì còn lại của Chính phủ. Chức danh Thủ tướng đã bị bãi bỏ khi Taliban chiếm được Kabul vào năm 1996 và lập nên Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan. Cấp Phó lãnh đạo của Taliban thường được gọi là Thủ tướng Chính phủ trong suốt thời kỳ cai trị của họ. Sau cái chết của Rabbani vào năm 2001, Taliban đã quyết định không khôi phục lại chức vụ này nữa.
Cho đến tháng 8 năm 1997, chính phủ vừa bị Taliban lật đổ vẫn còn trong cuộc nổi loạn cho đến khi chế độ Taliban chấm dứt vào năm 2001, đã có một Thủ tướng trong chính phủ nhưng chức vụ này mau chóng bị bãi bỏ. Tổng thống hiện tại của Afghanistan là Hamid Karzai, đôi khi được các phương tiện truyền thông quốc tế gọi là Thủ tướng trong những năm nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông.
Thời kỳ Tiểu vương quốc Hồi giáo (2021 - nay).
Ngày 7 tháng 9 năm 2021, Taliban đã cho khôi phục chức vụ thủ tướng bằng việc bổ nhiệm Hasan Akhund làm quyền Thủ tướng. | 1 | null |
Nội các Afghanistan là làm người đứng đầu tất cả các bộ của chính phủ. Tổng thống lựa chọn các thành viên của nội các với sự phê chuẩn từ Quốc hội của đất nước.
Các bộ trưởng hiện nay.
Sau khi chiến thắng nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Hamid Karzai đã đề cử 23 vị bộ trưởng vào tháng 12 năm 2009 là một phần trong chính quyền mới của ông nhưng chỉ có 7 vị là được sự phê chuẩn của Quốc hội Afghanistan. Tất cả các ứng cử viên khác được Karzai lựa chọn lúc đầu đã bị các thành viên của Quốc hội bác bỏ. Karzai lại trình một danh sách thứ hai gồm 18 ứng cử viên cho Wolesi Jirga vào ngày 9 tháng 1 năm 2010. Một tuần sau, Wolesi Jirga lại phê duyệt chỉ có bảy trong số các ứng cử viên. Kể từ đó, một phần của các bộ nằm dưới sự quản lý của các quyền bộ trưởng mà không được sự chấp thuận của cơ quan lập pháp Afghanistan.
Vào tháng 6 năm 2010, sau vụ từ chức của Bộ trưởng Nội vụ Hanif Atmar, Tổng thống Karzai đã đệ trình bảy cái tên cho một vòng xác nhận thứ ba trong Quốc hội. Năm trong số họ đã được sự chấp thuận của Quốc hội Afghanistan, chỉ để lại sáu trong số 25 Bộ trái với một 'Quyền Bộ trưởng'. Trong hàng biểu đồ dưới đây là danh sách các thành viên của Nội các Afghanistan hiện nay (2009-2014).
Chính quyền tiền nhiệm.
Chính quyền Karzai 2004–2009.
Trong hàng biểu đồ dưới đây là danh sách các thành viên của Nội các Afghanistan giai đoạn 2004-2009.
Chính quyền Chuyển tiếp Afghanistan.
Hội nghị Bonn vào tháng 12 năm 2001 đã thiết lập một chính phủ lâm thời, Loya Jirga năm 2002 sau đó đã bầu một chính phủ chuyển tiếp. Từ tháng 7 năm 2002 cho đến cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 10 năm 2004, chính phủ chuyển tiếp trực tiếp quản lý Afghanistan.
Chính quyền Lâm thời Afghanistan.
Sau khi lật đổ chế độ Taliban khoảng hai mươi nhà lãnh đạo Afghanistan đã họp ở Germany tại Hội nghị Bonn để lựa chọn một nhà lãnh đạo và dành một khoảng thời gian cho việc thông qua một bản hiến pháp mới cho một chính phủ Afghanistan mới, và thời gian cho việc lựa chọn một cơ quan hành pháp và lập pháp theo hình thức bầu cử dân chủ. trong biểu đồ dưới đây là danh sách các thành viên của chính quyền chuyển tiếp và lâm thời Afghanistan (20 tháng 12 năm 2001 – Tháng 10, 2004). Chính phủ Lâm thời Afghanistan (AIA) là chính quyền đầu tiên của Afghanistan sau sự sụp đổ của chế độ Taliban và là cơ quan cao nhất của đất nước từ ngày 22 tháng 12 năm 2001 cho đến ngày 13 tháng 7 năm 2002. | 1 | null |
Il Divo là album đầu tay của ban nhạc operatic pop Il Divo, vốn được thành lập bởi Simon Cowell vào năm 2004. Album được phát hành ngày 1 tháng 11 năm 2004 tại Anh qua hãng Syco Music, và ngày 19 tháng 4 năm 2005 tại Mỹ bởi Columbia Records. Ngoài bonus track, album bao gồm 3 ca khúc được hát bằng tiếng Anh, 6 ca khúc tiếng Ý và 3 ca khúc tiếng Tây Ban Nha. Tính tới tháng 12 năm 2013, album đã bán được 1,5 triệu bản chỉ riêng tại Anh. Doanh số trên toàn thế giới của album ước tính vào khoảng 5 triệu đĩa. | 1 | null |
Các vườn quốc gia tại Colombia bao gồm 56 vườn quốc gia, khu bảo tồn tọa thành hệ thống khu bảo tồn quốc gia tại Colombia. Hệ thống này bảo vệ 127.445,129 km 2 (49.206,839 sq mi) và chiếm hơn 10% diện tích của quốc gia Nam Mỹ này.
Hệ thống các khu bảo tồn quốc gia tại Colombia được chia thành các loài sau:
Dưới đây là 56 khu vực là các vườn quốc gia và các khu bảo tồn được coi như là vườn quốc gia tại Colombia.
Khu vực đề xuất.
Hiện nay, một số khu vực đang được đề xuất xem xét để hình thành vườn quốc gia cũng như các khu vực bảo tồn tự nhiên.
Khu vực bị gỡ bỏ.
Một số khu vực trước đây từng là vườn quốc gia nhưng đã bị gỡ bỏ do tác động tiêu cực của con người tới môi trường: | 1 | null |
Samsung Galaxy S II là điện thoại thông minh cảm ứng dạng thanh, chạy hệ điều hành Android. Nó được thiết kế, phát triển, và bán ra bởi Samsung Electronics. Nó có đủ các tính năng bổ sung, mở rộng phần cứng, và hình dáng tổng thể được thiết kế lại so với người tiền nhiệm Samsung Galaxy S, kế thừa thành công vang dội của nó là Samsung Galaxy S III vào tháng 5 năm 2012. S II chạy HĐH Android 2.3 "Gingerbread", có thể nâng cấp lên Android 4.0.4 "Ice Cream Sandwich", và hiện tại bản nâng cấp cao nhất là Android 4.1.2 "Jelly Bean".
Samsung công bố SII vào 13 tháng 2 năm 2011 tại Mobile World Congress (MWC). Nó là một trong những điện thoại mỏng nhất lúc đó, với độ dày ở điểm mỏng nhất là 8,49 mm, ngoài hai chỗ nhô lên có độ mỏng là 9,91 mm.
Galaxy S II sử dụng vi xử lý 1,2 GHz lõi-kép "Exynos" (SoC), 1 GB RAM, màn hình WVGA Super AMOLED Plus và máy ảnh 8-megapixel kèm đèn flash, có thể quay video chất lượng cao 1080p. Nó là một trong những thiết bị đầu tiên có MHL, có thể xuất video 1080p không nén đến MHL đến TV hoặc MHL đến thiết bị HDMI. USB On-The-Go (USB OTG) cũng được hỗ trợ trên SII.
Pin người dùng lên đến 10 giờ sử dụng liên tục, hoặc 2 ngày cho tác vụ nhẹ. Theo Samsung, Galaxy S II có thể cho 9 giờ trò chuyện với mạng 3G và 18,3 giờ với mạng 2G.
Galaxy S II được kế nhiệm bởi chiếc Samsung Galaxy S III vào tháng 5 năm 2012.
Phát hành.
Galaxy S II được phát hành chính thức trên toàn thế giới bắt đầu từ tháng năm 2011, từ hơn 140 nhà cung cấp trong khoảng 120 quốc gia. Vào ngày 9 tháng 5 năm 2011, Samsung thông báo rằng họ đã nhận được lượng đơn đặt hàng trước cho 3 triệu chiếc Galaxy SII trên toàn cầu.
Một thời gian sau khi phát hành của thiết bị, Samsung cũng đã phát hành một biến thể của Galaxy SII, đó là Galaxy R sử dụng chipset Nvidia Tegra 2.
Samsung cũng báo cáo vận chuyển miễn phí Galaxy SII cho một số nhà phát triển CyanogenMod (đặc biệt là những người duy trì các phương thức cho phép Galaxy S khả năng chạy CyanogenMod).
Các biến thể.
Galaxy S II - Model GT-I9100G.
Samsung Galaxy S II GT-I9100G được phát hành vào cuối năm 2011, và thường được bán thay vì bản gốc GT-I9100 tại một số thị trường nhất định (chủ yếu là ở châu Á và một bộ phận châu Âu). Tổng quan về Samsung Galaxy S II GT-I9100G có thể được nhìn thấy trên trang web chính thức của Samsung. Nó được nổi bật với SoC Texas Instruments OMAP4430 thay vì Exynos 4210 trong GT-I9100. Còn lại thì về tổng thế nó giống với GT-I9100, vì có cùng vi xử lý lõi kép tốc độ 1.2 GHz, công nghệ vi xử lý ARM Cortex A9. Tuy nhiên, các SoC có thiết kế khác nhau và GPU Mali-400 đã được thay thế bởi GPU PowerVR SGX 540. Sự khác biệt trong SoC này làm cho biến thể này không tương thích với ROM tùy chỉnh dành cho I9100, nhưng nó đã đạt được hỗ trợ hậu mãi riêng một cách đều đặn (chẳng hạn như hỗ trợ từ CyanogenMod) do sự phát triển dễ dàng và sự cởi mở của nền tảng TI OMAP.
Australia.
Telstra and Vodafone Australia - Models GT-I9100T.
Galaxy S II (Model GT-I9100T) được bán bởi Telstra, Vodafone Australia và một lượng nhất định các hãng khác ngoài nước Úc và hầu như giống với phiên bản I9100 về thiết kế cũng như tính năng.
Canada.
Bell Mobility - Models GT-I9100M and SGH-I757M.
Bell Galaxy S II (Model GT-I9100M) giống hệt với phiên bản quốc tế, ngoại trừ mã của nó là GT I9100M. Tất cả các ROM tùy chỉnh chạy trên các phiên bản quốc tế đều có thể được flash lên model Galaxy S II này.
Samsung Galaxy S II HD LTE Bell (Model SGH-I757M) giống hệt với chiếc Galaxy SII Skyrocket HD của AT&T do đó tạo ra một biến thể của model Hàn Quốc là Galaxy S II HD LTE. Một sự khác biệt giữa model của Hàn Quốc và các model Bell là không có nút home vật lý, thay vào đó, model này sử dụng bốn nút cảm ứng điện dung. Đặc điểm kỹ thuật của model này giống với model của Hàn Quốc. Tuy nhiên, thiết bị này được cài đặt để chạy với nhiều tần số sóng khác nhau.
Rogers - Models SGH-I727R and SGH-I927.
Những chiếc Galaxy S II LTE của Rogers (Model SGH-I727R) giống hệt với Skyrocket của AT&T, và cũng đi kèm với một màn hình 4,52 inch, dung lượng pin lớn hơn (1.850 mAh), kèm theo đó là bộ vi xử lý Qualcomm 1,5 GHz.
Galaxy S Glide Rogers (Model SGH-I927) là model với các thông số kỹ thuật tương tự như Captivate Glide của AT & T, ngoại trừ logo hãng ở mặt sau thay vì ở phía trên mặt trước.
Rogers ra mắt Samsung Galaxy S II LTE, ra mắt vào mùa thu năm 2011, ngay sau khi ra mắt mạng LTE của mình ở Toronto.
Lưu ý rằng Galaxy S II LTE có một số model khác nhau: I9210 và ra sau đó và chỉ trong thị trường lựa chọn, bao gồm Canada và Hàn Quốc.
Telus Mobility - Model SGH-T989D.
Chiếc Galaxy S II X sử dụng mạng 4G của Telus Mobility (Model SGH-T989D) có sử dụng vi xử lý Qualcomm 1,5 GHz lõi kép, màn hình lớn hơn (4,52 inch) và viên pin dung lượng 1.850 pin mAh, dày 9,4 mm và có thiết kế khác so với bản quốc tế. Có một đai viền chrome xung quanh mép và nhựa giả da ở mặt sau thiết bị. Thay vì nút Home cứng, nó cũng có bốn nút điện dung chuẩn. Các bộ vi xử lý Qualcomm cho phép sử dụng mạng tốc độ cao 42 Mbit/s HSPA + với tốc độ tải nhanh trong khi các mẫu sử dụng vi xử lý Samsung Exynos không thể. Nó được phát hành vào ngày 28 Tháng mười 2011.
Một công ty con của Telus, Koodo Mobile, cũng cung cấp các mẫu riêng với mã SGH-T989D.
Trung Quốc.
Trung Quốc - Model GT-I9108 (China Mobile), GT-i9100G, SCH-i919 (Duos).
Samsung Galaxy S II (Model GT-I9108) được phát hành tại Trung Quốc vào cuối năm 2011 và được bán tại China Mobile. Nó giống hệt với GT-I9100G, đều có Soc Texas Instruments OMAP4430 với bộ xử lý lõi kép ARM Cortex A9 1,2 GHz cùng bộ xử lý đồ họa PowerVR SGX 540. Tuy nhiên, GT-I9108 có hỗ trợ TD-SCDMA thay cho WCDMA trong các biến thể khác. GT-I9108 là một model dạng địa phương và có sẵn vài ROM tùy chỉnh riêng.
China Telecom thiết kế bởi LTE Design, Ap Qualcomm Snapdragon MSM8660 & hai sim GSM + CDMA.
Châu Âu - Model GT-I9100P.
Samsung Galaxy S II (Model GT-I9100P) được phát hành vào cuối năm 2011. Nó sở hữu phần cứng tương tự như GT-I9100 kèm theo chip NFC và pin (pin trên model này đặc biệt hơn bởi nó tích hợp ăng ten). Để kích hoạt NFC, người dùng phải cập nhật firmware sử dụng phiên bản P. Bất kỳ firmware I9100 nào cũng đều có thể được sử dụng, nhưng sẽ không hỗ trợ NFC trên model này.
India.
Model: GT-i9100.
GT-i9100 là một model không sim phát hành vào ngày 2 tháng 5 năm 2011 và chỉ hỗ trợ 2G/3G.
Japan.
KDDI AU - Model: ISW11SC.
Những chiếc Galaxy S II WiMAX của KDDI Au (Model: ISW11SC) được phát hành lần đầu vào ngày 20 Tháng 1 năm 2012 với chỉ một phiên bản màu Noble Black. Sau đó, model màu Trắng Gốm cũng được phát hành ngày 24 tháng 3 và cuối cùng là model màu Shiny Magenta ngày 20 tháng 7 năm 2012. Các Galaxy SII model ISW11SC hiện đang chạy Android 4.0.4 thông qua bản cập nhật OTA từ firmware gốc 2.3.6. Chúng sử dụng CPU Exynos 4210 lõi kép 1,4 GHz và chipset modem Qualcomm QSC6085 hoạt động ở băng tần 192 MHz. Nó có 1 GB RAM và 16 GB bộ nhớ trong (tuy nhiên khi bán ra người dùng chỉ còn 11 GB trống), hỗ trợ mở rộng bộ nhớ lên đến 64 GB thông qua khe cắm microSD. Thiết bị sở hữu viên pin 1850mAh. Các ISW11SC có màn hình HD 1280x720 Samsung SUPER AMOLED rộng 4,7 inch. Kết nối bao gồm CDMA 800 MHz / 2100 MHz; 3G EV-DO Rev A; Wi-Fi 802.11 chuẩn a/b/g/n 2,4 GHz / 5 GHz; 3.0 và một modem WiMAX tích hợp với tốc độ lên đến 40Mbit/s download và 15.4Mbit/s upload. Giống như hầu hết các mẫu điện thoại nội địa Nhật Bản, ISW11SC bán ra với nhiều ứng dụng Nhật Bản cài sẵn. Điện thoại hỗ trợ tính năng NFC tương thích về mặt kỹ thuật với FeliCa RFID (chẳng hạn như với PASMO và hệ thống thanh toán SUICA) Tuy nhiên, các phần mềm không hỗ trợ ví tiền di động "Osaifu Keitai"của Nhật Bản và do đó điện thoại không thể được sử dụng để thực hiện các giao dịch với NFC Ở Nhật.
NTT DoCoMo - Model SC-02C.
NTT DoCoMo ra mắt nhiều biến thể của Galaxy S II (Model SC-02C) vào ngày 23 tháng 6 năm 2011 để tiếp nối chiếc DoCoMo Galaxy S (Model SC-02B). The SC-02C hỗ trợ truyền hình sóng mặt đất 1seg, cũng như các phần mềm i-mode cho các tiết bị DoCoMo, như là i-channel, BeeTV, MelodyCall và tiện ích điều hướng bản đồ DoCoMo. The SC-02C chạy bằng vi xử lý lõi kép Samsung Exynos 4210 Orion 1.2 GHz (S5PC210). The SC-02C sử dụng hệ thống nhập liệu Wnn Japanese.
Hàn Quốc.
Tất cả các biến thể được tối ưu hóa để sử dụng với các nhà mạng Hàn Quốc do có hệ thống nhập liệu Hàn Quốc dành cho các điện thoại cơ bản, layout bàn phím ảo Dubeolsik và một bộ thu sóng T-DMB ở vị trí anten FM.
KT - Model SHW-M250K.
Các biến thể KT, Galaxy S II KT (Model SHW-M250K) sử dụng Wi-Fi CM KT thay vì Wi-Fi CM của Android để kết nối với mạng Wi-Fi. Các tính năng bổ sung cho người dùng KT được cài đặt sẵn theo mặc định.
LG U+ - Model SHW-M250L.
Thay vì WCDMA và HSPA, biến thể LG U+ của Galaxy S II (Model SHW-M250L) sử dụng EV-DO Rev.B (KPCS 1,8 GHz) để thích ứng với công nghệ mạng được triển khai bởi LG U+. Các SHW-M250L hơi dày (9,4 mm) so với biến thể của SK Telecom và các biến thể của KT (8.89 mm). Các tính năng bổ sung cho người dùng LG U+ được cài đặt sẵn theo mặc định.
SK Telecom - Model SHW-M250S.
Biến thể của SK Telecom (Model SHW-M250S) sử dụng hệ thống SK-MMS thay cho hệ thống OMA-MMS để gửi tin nhắn đa phương tiện. Các tính năng bổ sung cho người dùng SK Telecom được cài đặt theo mặc định.
Hoa Kỳ.
AT&T - Models SGH-I777, SGH-I727 and SGH-I927.
AT & T Mobility bắt đầu cung cấp phiên bản đầu tiên của Galaxy S II (Model SGH-I777) vào ngày 02 tháng 10 năm 2011. Trước khi phát hành, tên mã của phiên bản đầu tiên của AT & T Mobility là "Attain" (từ Samsung).
Các biến thể AT & T Mobility duy trì màn hình hiển thị 4,3 inch như phiên bản quốc tế, nhưng có bốn nút điện dung thay vì hai nút điện dung và một phím home cứng. Nó cũng có khả năng kết nối NFC.
AT & T Mobility giới thiệu một biến thể thứ hai của thiết bị được gọi là Galaxy S II Skyrocket (Model SGH-I727) vào 6 tháng 11 năm 2011. Trước khi phát hành, phiên bản thứ hai này đã có tên mã là "Skyrocket" (từ Samsung). Model này cũng tương tự như Samsung Galaxy S II LTE quốc tế và đáng chú ý là nó có một anten thu sóng LTE. Sự tích hợp này khiến nhà mạng đã phải thay đổi vi xử lý của thiết bị từ Exynos thành Snapdragon MSM8660 của Qualcomm vì khi đó các chip Exynos không hỗ trợ LTE. Model này có màn hình 4,52 inch như biến thể của Sprint. Skyrocket hỗ trợ Near Field Communications (NFC).
AT & T Mobility cũng đã giới thiệu một biến thể thứ ba gọi là Captivate Glide (Model SGH-I927) vào 20 tháng 11 năm 2011. Các Captivate Glide khác với hai model còn lại của AT & T Mobility chủ yếu là do có thêm bàn phím vật lý QWERTY dạng trượt. Các Captivate Glide cũng bao gồm vi xử lý lõi kép Tegra 2 1 GHz thay vì một bộ xử lý Exynos 1,2 GHz. Màn hình của biến thể thứ ba này là Super AMOLED thay vì Super AMOLED Plus và kích thước màn hình bị giảm xuống còn 4 inch.
Sprint - Model SPH-D710.
Các biến thể Galaxy S II của Sprint (Model SPH-D710) ban đầu được phát hành với tên gọi Galaxy S II Epic 4G Touch và sau đó được đổi tên thành Galaxy S II 4G. Trước khi phát hành, phiên bản của Sprint có tên mã là "Within" của Samsung. Những chiếc SPH-D710 đầu tiên lên kệ Sprint vào ngày 16 Tháng 9 năm 2011, điều đó giúp Sprint trở thành nhà mạng đầu tiên tại Hoa Kỳ cung cấp một biến thể của S II. SPH-D710 có sẵn cho khách hàng Sprint với ba màu: đen, xám titan hoặc màu trắng.
Các biến thể của Sprint có những khác biệt quan trọng so với các phiên bản quốc tế. Chúng bao gồm radio WiMax 2500 MHz. Màn hình hiển thị trên biến thể của Sprint là 4,52 inch. Các biến thể của Sprint có bốn nút cảm ứng điện dung thay vì hai nút điện dung và phím home cứng trên các phiên bản quốc tế. Những khác biệt khác bao gồm một đèn thông báo LED và viên pin 6,66 pin Wh.
Biến thể của Sprint không được trang bị NFC, không giống như các biến thể bên T-Mobile và AT & T Mobility.
Galaxy S II 4G là một thiết bị màn hình cảm ứng duy nhất, không giống như chiếc Epic 4G, sở hữu thêm một bàn phím QWERTY vật lý.
Ngày 28 tháng 3 năm 2013, bản cập nhật Android 4.1.2 Jelly Bean (GB27) được phát hành thông qua phần mềm Samsung Kies. Tính đến tháng 2 năm 2014, không có thêm bất kỳ thông tin nào xác nhận việc cập nhật cho biến thể này.
Tính đến nay, chiếc Galaxy S II 4G đã nhận được bảy bản cập nhật của Samsung kể từ khi được phát hành đầu tiên vào ngày 16 tháng 9 năm 2011.
Sprint đã thông báo rằng vào ngày 6 tháng 11 năm 2015 thì mạng Sprint WiMAX sẽ ngừng hoạt động có hiệu quả và loại bỏ chức năng 4G trên model SPH-D710. Người dùng vẫn có thể truy cập dịch vụ dữ liệu bằng cách sử dụng mạng 3G.
Boost Mobile and Virgin Mobile USA.
Các công ty con của Sprint là Boost Mobile cung cấp một biến thể Sprint SPH-D710 4G với hai tùy chọn màu: xám titan hoặc màu trắng. Virgin Mobile cũng ra mắt một biến thể là chiếc Galaxy S II (Model i9210).
Boost Mobile bắt đầu bán Samsung Galaxy S II 4G vào ngày 6 tháng 9 năm 2012 với giá $369,99. Virgin Mobile USA bắt đầu phát hành 4G Galaxy S II ngày 15 Tháng 10 năm 2012 với giá $369,99.
Vào tháng 3 năm 2013, các biến thể của Boost Mobile và Virgin Mobile cũng được cập nhật Android 4.1.2 Jelly Bean cùng với các biến thể của Sprint.
T-Mobile - Model SGH-T989.
T-Mobile USA đã bắt đầu lấy đơn đặt hàng trước cho biến thể của mình (Model SGH-T989) kể từ ngày 11 tháng 10 năm 2011 và bắt đầu bán nó tại các cửa hàng vào ngày 12 Tháng 10 năm 2011. Trước khi phát hành, biến thể của thiết bị T-Mobile là có tên mã là "Hercules" của Samsung.
Các biến thể T-Mobile có sự khác biệt quan trọng quan trọng so với phiên bản quốc tế của Galaxy S II. Các biến thể T-Mobile sử dụng bộ xử lý lõi kép Qualcomm Snapdragon APQ8060 (S3) 1,5 GHz, trái ngược với xử lý lõi kép Exynos 1,2 GHz của phiên bản quốc tế vì bộ xử lý Exynos không tương thích với mạng HSPA+ 42Mbit/s của T-Mobile. Radio trên biến thể này hỗ trợ UMTS băng tần I (2100 MHz), II (1900 MHz), IV (1700 MHz) và V (850 MHz). Màn hình hiển thị của các biến thể T-Mobile rộng 4,52 inch, lớn hơn so với phiên bản quốc tế. Các biến thể T-Mobile cũng dùng bốn nút cảm ứng điện dung, tương tự như các biến thể của Sprint và AT&T. Biến thể này sử dụng GPU Adreno 220 mạnh mẽ và hỗ trợ bản ROM Android 4.4.4 phiên bản T-Mobile, giống như các phiên bản AT & T, cũng hỗ trợ Near Field Communications (NFC) vì chip NFC đã được tích hợp trong pin.
Tính đến ngày 8 tháng 3 năm 2013, model của T-Mobile có thể được cập nhật cho Android 4.1.2 Jelly Bean thông qua Samsung Kies.
U.S. Cellular - Model SCH-R760.
Biến thể của US Cellular (Model SCH-R760) tương đương với biến thể của Sprint, ngoại trừ một vài đặc điểm kỹ thuật; các biến thể US Cellular không bao gồm radio Wimax 2500 MHz MHz.
Galaxy S II Plus - Model GT-I9105/P.
Galaxy S II Plus được công bố tại CES 2013. Chiếc điện thoại này có SoC Broadcom BC28155 với bộ vi xử lý lõi kép 1,2 GHz và một GPU VideoCore IV HW thay vì Mali 400MP trong bản gốc Galaxy S II. Thiết bị sở hữu 1GB bộ nhớ RAM, nhưng chỉ có 8GB bộ nhớ trong. Nó có thân máy dẻo kiểu hyperglazed (giống như Samsung Galaxy S III) và được bán ra với hai màu: Chic White và Dark Blue. Chiếc điện thoại này ban đầu chạy trên Android 4.1.2 "Jelly Bean" với TouchWiz Nature UX của Samsung. Bản cập nhật Android 4.2.2 có sẵn ở một số nước. Cũng phát hành là một mô hình I9105P, hỗ trợ NFC.
Đón nhận.
Các bài đánh giá về Galaxy S II thực sự là rất tích cực trên toàn thế giới. Nó đã được vinh danh bằng giải thưởng Global Mobile MWC là "Smartphone của năm 2012". Engadget cho Galaxy SII điểm 9/10, gọi đó là "điện thoại thông minh chạy Android tốt nhất " và "có thể là điện thoại thông minh tốt nhất". CNET UK cho Galaxy SII một đánh giá khả quan là điểm 4,5/5, và mô tả nó là "một trong những điện thoại di động mỏng nhất, nhẹ nhất mà chúng tôi từng có đặc quyền để giữ." TechRadar đánh giá Galaxy SII là 5/5 sao và mô tả các thiết bị như một mà "thiết lập một quán bar mới cho điện thoại thông minh trong năm 2011." Pocketnow đã bị "ấn tượng" bởi tốc độ của trình duyệt web. SlashGear rằng các thiết bị "đặt mốc cho điện thoại thông minh nói chung." GSMArena chỉ ra nhược điểm nhỏ là "làm hoàn toàn bằng nhựa" và là thiết bị cầm tay có "không có phím máy ảnh chuyên dụng", nhưng vẫn gọi điện thoại "mạnh mẽ một cách cực độ" và kết luận: "Chúng ta không thể tìm ra chiếc điện thoại nào tốt hơn flagship mới của Samsung nếu chúng ta phải tìm ra điện thoại thông minh tốt nhất."
Sau khoảng hơn một tháng kể từ khi ra mắt, hơn 1 triệu chiếc Samsung Galaxy S II đã được kích hoạt tại Hàn Quốc. Trên thế giới, 3 triệu chiếc đã được bán ra trong 55 ngày. Sau 85 ngày kể từ ngày phát hành đầu tiên, Samsung tuyên bố lô hàng toàn cầu của Galaxy S II là 5 triệu chiếc và 10 triệu chiếc sau 5 tháng. Do sức bán mạnh mẽ của loạt Galaxy, Samsung đã vượt Apple trong doanh số bán điện thoại thông minh trong quý 3 năm 2011, với tổng thị phần 23,8%, so với của Apple 14,6%.
Kế nhiệm.
Chiếc điện thoại kế nhiệm Galaxy S II là chiếc Galaxy S III, được công bố tại London vào ngày 3 tháng 5 năm 2012 và được bán ra từ ngày 29 tháng 5 năm 2012 với 10 triệu đơn đặt hàng trước. | 1 | null |
Samsung GT-i8510 (còn được gọi là i8510 hoặc INNOV8) là điện thoại thông minh sản xuất bởi Samsung. Chức năng của i8510 bao gồm một số của máy ảnh và máy nghe nhạc di động. Ngoài việc cung cấp e-mail, trình duyệt web, kết nối Wi-Fi và tin nhắn văn bản, i8510 sử dụng Symbian OS v9.3, S60 nền tảng thứ ba với Feature Pack 2. Điện thoại gồm bản 8 GB hoặc 16 GB bộ nhớ trong và khe thẻ nhớ MicroSDHC hỗ trở thẻ lên đến 32 GB.
Tính năng.
Samsung GT-i8510 có máy ảnh 8-megapixel, LED kép, Schneider-Kreuznach optics, 9x zoom kỹ thuật số, ổn định hình ảnh, auto-panorama shot, nhận diện khuôn mặt, nụ cười và ánh mắt, quay video VGA với 30 khung/giây và QVGA 120 khung/giây (sử dụng chế độ slow-motion). | 1 | null |
Quercetin , một flavonol, là một flavonoid, nói cách khác, một sắc tố thực vật với một cấu trúc phân tử như resveratrol và có nguồn gốc từ flavone. Nó có mặt trong trái cây, rau, lá và ngũ cốc. Nó có thể được sử dụng như một thành phần trong chất bổ sung, đồ uống, thực phẩm.
Sự xuất hiện.
Quercetin là một flavonoid phân bố rộng khắp trong tự nhiên. Tên gọi được sử dụng từ năm 1857, và có nguồn gốc từ "quercetum" - rừng sồi (oak forest), sau "Quercus". Nó là một chất ức chế cực vận chuyển auxin (polar auxin transport) tự nhiên.
Củ.
Trong hành đỏ, nồng độ cao hơn của quercetin nằm ở các vòng ngoài cùng và ở phần gần gốc, phần sau đó là một phần của cây với nồng độ cao nhất.
Quả.
Một nghiên cứu cho thấy cà chua trồng kiểu hữu cơ (organically grown - organic farming) có chứa quercetin nhiều hơn 79% so với loại trồng kiểu thông thường (conventionally grown - the green revolution). Quercetin có mặt trong các loại mật ong từ các nguồn thực vật khác nhau.
Tác dụng tốt đến sức khỏe.
Ngừa cảm cúm.
Có khả năng kháng virus. Nghiên cứu được thực hiện trên người cho thấy những người được tiêm quercetin ít bị cúm hơn sau 3 ngày tập luyện đến kiệt sức so với những người không tiêm quercetin. Davis cho biết: "Đây là nghiên cứu thử nghiệm có kiểm soát đầu tiên chứng minh lợi ích của việc ăn quercetin trong thời gian ngắn đối với khả năng lây nhiễm các bệnh lây lan qua đường hô hấp sau khi phải chịu đựng áp lực tập luyện. Ăn quercetin là chiến lược phòng ngừa hiệu quả để bù lại khả năng nhiễm bệnh bị tăng lên có liên quan đến việc tập luyện căng thẳng". | 1 | null |
Malpelo là một hòn đảo nhỏ ở phía Đông Thái Bình Dương, cách lục địa Colombia khoảng 500 km (310 dặm) về phía Tây. Ngoại trừ một đồn quân sự nhỏ của Lực lượng Quân đội Colombia quản lý, còn lại hòn đảo là vùng đất không có người ở. Nó bao gồm một khối đá cằn cỗi với ba đỉnh núi, cao nhất là Cerro de la Mona với chiều cao 300 mét (980 ft). Hòn đảo có chiều dài từ đông bắc đến tây nam là khoảng một dặm, và rộng khoảng 700 mét.
Hòn đảo nhô lên trên bề mặt từ Rặng núi Malpelo, là một sống núi đơn độc giữa đại dương kéo dài theo hướng đông bắc-tây nam với chiều dài 300 km (190 dặm) và có chiều rộng 100 km (62 dặm). Hòn đảo này được bao quanh bởi một số đảo đá nhỏ ngoài khơi. Góc phía đông bắc của hòn đảo là đảo đá Tres Mosqueteros, tây nam là các đảo đá Salomon, Saul, La Gringa và Escuba. Hầu hết các mặt của đảo chính là rất dốc, còn vùng biển xung quanh là những khu vực nước sâu, dòng chảy siết. Như một hòn đảo đơn độc giữa đại dương, nó không bao giờ được kết nối với bất kỳ hòn đảo nào khác hay đất liền.
Đảo Malpelo bao gồm dung nham gối Miocen, trầm tích núi lửa breccias, và con đê đá bazan 16-17.000.000 tuổi. Hòn đảo này hình thành trong thế Miocen bởi một sự tương tác rất phức tạp giữa các mảng Cocos - Nazca và điểm nóng Galápagos.
Động thực vật.
Thoạt nhìn, hòn đảo này có vẻ là một khối đá cằn cỗi, không có bất kỳ thảm thực vật nào. Nhưng phân chim đã giúp cho các loài tảo, địa y, rêu, một số cây bụi và dương xỉ phát triển, tất cả nguồn dinh dưỡng cần thiết đều từ phân chim. Hòn đảo chính là một khu bảo tồn hoang dã, bảo vệ các loài thực vật và động vật một cách tuyệt đối, trong một khu vực vòng tròn bán kính 9.656 km (6,000 dặm). Ngày 12 tháng 7 năm 2006, Malpelo được tuyên bố bởi UNESCO như là một Di sản thế giới. Một tổ chức bảo vệ của Colombia đang cố gắng để bảo tồn tính đa dạng sinh học của hòn đảo.
Mapelo là nhà của khoảng 500 con cá mập đầu búa và hàng trăm con "Carcharhinus falciformis" khiến nó trở thành một địa điểm lặn quan sát cá mập phổ biến. Một số loài quý hiếm khác gồm có Cá nhám hổ cát răng nhỏ, "Acanthemblemaria stephensi" hay loài chim điên Nazca. | 1 | null |
Montenegro có 5 vườn quốc gia, bảo vệ một khu vực khoảng 10% lãnh thổ. Các vườn quốc gia tại Montenegro được quản lý bởi Cục Công viên quốc gia, một cơ quan trực thuộc chính phủ Montenegro (Montenegro: "Nacionalni parkovi Crne Gore"). Durmitor là vườn quốc gia duy nhất tại Montenegro được công nhận là một di sản thế giới. | 1 | null |
Tính đến năm 2008, Iceland có 3 vườn quốc gia. Trước năm 2008, có 4 vườn quốc gia ở Iceland, trong năm đó Jökulsárgljúfur và Skaftafell đã được sáp nhập và hợp nhất vào Vườn quốc gia Vatnajökull. Vatnajökull cũng là vườn quốc gia có diện tích lớn nhất châu Âu về mặt địa lý. | 1 | null |
Peter James O'Toole (2 tháng 8 năm 1932 – 14 tháng 12 năm 2013) là một đạo diễn phim và sân khấu Anh.
Thiếu thời.
O'Toole sinh năm 1932. Một số nguồn tham khảo ghi rằng ông sinh tại Connemara, hạt Galway, Ireland trong khi các nguồn khác ghi Leeds ở West Riding of Yorkshire, Anh. O'Toole không rõ ngày hoặc năm sinh trong tiểu sử của ông, nhưng ông chọn ngày 2 tháng 8 làm ngày sin, ông có giấy chứng sinh ở các quốc gia này, với giấy chứng sinh của Ireland ghi tháng 6 năm 1932. Ông lớn lên ở khu công nghiệp Hunslet phía nam Leeds, là con của Constance Jane Eliot (née Ferguson), người Scotland làm y tá, và Patrick Joseph "Spats" O'Toole, cầu thủ bóng đá, Irish metal plater, và racecourse bookmaker. Khi O'Toole lên một, gia đình ông bắt đầu chuyến hành trình 5 năm sống ở các thị trấn đua ngựa chính ở bắc Anh. Ông theo đạo Công giáo. | 1 | null |
Hệ thống quân hàm Quân đội Trung Hoa Dân Quốc là hệ thống cấp bậc quân sự của Quốc quân Trung Hoa Dân Quốc hiện nay.
Lực lượng Quốc quân Trung Hoa Dân Quốc được phân thành 5 nhánh quân chủng, bao gồm cả Lục quân, Hải quân, Không quân. Riêng lực lượng Thủy quân lục chiến, mặc dù là một phần của Hải quân, nhưng lại duy trì một hệ thống cấp hiệu khác với cấp hiệu Hải quân. Lực lượng Hiến binh sử dụng hệ thống cấp hiệu tương tự với Lục quân, với màu nền cấp hiệu hơi khác một chút, cũng như bổ sung phù hiệu trên nền cấp hiệu.
Theo quy định hiện hành, hệ thống quân hàm Quốc quân Trung Hoa Dân Quốc được phân như sau:
Danh xưng quân hàm sử dụng thống nhất trong các nhánh quân sự. Tuy nhiên, khi dịch thuật trong các tài liệu Anh ngữ, chúng có thể khác nhau.
Lịch sử hình thành.
Sau khi Trung Hoa Dân quốc chính thức thành lập và Viên Thế Khải nhậm chức Tổng thống, tháng 8 năm 1912, chính phủ Bắc Dương của Viên tuyên bố cải tổ và thống nhất hệ thống quân hàm trên toàn quốc, cơ bản dựa trên hệ thống quân hàm của Bắc Dương quân nhưng có loại trừ những tàn tích của chế độ Bát kỳ Lục doanh. Theo đó, hệ thống quân hàm của Trung Hoa Dân quốc được phân thành 3 bậc 9 cấp, với 3 bậc Tướng, Hiệu, Úy; và 3 cấp Thượng, Trung, Thiếu. Bên cạnh đó, cấp bậc Chuẩn úy cũng được đặt ra. Thiết kế cấp hiệu cũng tương tự như cấp hiệu của quân Bắc Dương, vốn chịu nhiều ảnh hưởng của cấp hiệu Đức và Nhật Bản. Trong lực lượng Hải quân cũng đặt ra cấp bậc Thứ tướng (代將, "Đại tướng" (Chữ Đại ở đây có nghĩa là "đại diện", không cùng nghĩa với chữ Đại là "lớn"), tương đương cấp bậc Commodore trong Hải quân Anh quốc.
Trên thực tế, quân đội của Trung Hoa Dân quốc không thống nhất. Các quân phiệt địa phương tự hình thành các đội quân riêng, phát triển từ Tân quân nhà Thanh hoặc từ các đội vũ trang cách mạng, không chịu sự điều động của trung ương. Chính phủ của Viên chỉ dựa vào sức mạnh quân sự của Bắc Dương quân để kiểm soát một phần đất nước và sau khi Viên chết, chính các tướng lĩnh của Viên cũng trở thành những quân phiêt cát cứ.
Năm 1925, Trung Hoa Quốc dân Đảng hợp nhất các lực lượng vũ trang dưới quyền để thành lập lực lượng quân đội chính quy của Đảng, với tên gọi Quốc dân Cách mạng quân, gọi tắt là Cách mạng quân hoặc Quốc quân, để tiến hành cuộc chiến tranh Bắc phạt thống nhất Trung Quốc. Bắc phạt kết thúc với ưu thế thuộc về Quốc dân Đảng và lãnh tụ Tưởng Giới Thạch. Bất chấp sự ly khai của cánh tả trong Quốc dân Đảng và Cộng sản Đảng, Tưởng thành lập chính phủ riêng tại Nam Kinh và từng bước cải tổ chính quy hóa để đưa Quốc dân Cách mạng quân trở thành quân đội quốc gia.
Năm 1931, chính phủ của Tưởng xây dựng hệ thống quân hàm chính quy trong Quốc quân. Ban đầu, hệ thống quân hàm này kế thừa hệ thống quân hàm cũ của chính phủ Bắc Dương. Đến năm 1935, cấp hiệu được thay từ ngôi sao năm cánh thành ngôi sao 3 cánh thể hiện cho Tam Dân Chủ nghĩa. Cấp bậc Thượng tướng được phân làm 2 gồm Nhị cấp Thượng tướng và Nhất cấp Thượng tướng. Riêng Tưởng được phong cấp bậc Đặc cấp Thượng tướng để khẳng định vai trò thống soái tối cao của ông. Tuy vậy cả ba cấp bậc Thượng tướng đều sử dụng một cấp hiệu, trừ một vài khác biệt nhỏ trong lễ phục.
Năm 1947, Hiến pháp Trung Hoa Dân quốc được ban bố. Quốc dân Cách mạng quân cũng được đổi tên thành Trung Hoa Dân quốc Quốc dân, chính thức trở thành quân đội quốc gia của Trung Hoa Dân quốc. Hệ thống quân hàm mới của Trung Hoa Dân quốc Quốc dân dù vẫn giữ nguyên các danh xưng (trừ cấp bậc Thứ tướng Hải quân đổi thành Chuẩn tướng Hải quân), nhưng hệ thống cấp hiệu được cải tiến theo hệ thống cấp hiệu của Hoa Kỳ. Hệ thống quân hàm này hầu như vẫn được giữ ổn định cho đến ngày nay.
Năm 1956, cấp bậc Chuẩn tướng Hải quân bị bãi bỏ. Năm 1980, cấp bậc Chuẩn úy bị bãi bỏ. Năm 2000, cấp bậc Đặc cấp Thượng tướng cũng bị bãi bỏ để tôn vinh Tưởng Giới Thạch là Thống soái duy nhất của Trung Hoa Dân Quốc.
Cơ cấu cấp bậc.
Hệ thống cấp bậc của Quốc quân Trung Hoa Dân Quốc được dựa theo Wehrmacht trong thời kỳ hợp tác Trung-Đức trong những năm 1930.
Nhưng hiện nay cơ cấu cấp bậc lại gần tương tự Quân đội Hoa Kỳ. | 1 | null |
Sợi quang học là một loại sợi trong suốt, linh hoạt được làm từ thủy tinh (silica) hoặc chất dẻo thấm chất lượng cao, hơi dày hơn sợi tóc người. Nó có chức năng dẫn sóng hoặc truyền ánh sáng, giữa đầu và cuối sợi này.
Sợi quang là một môi trường truyền thông tin nhanh hơn cáp đồng trục nhiều lần. | 1 | null |
Clube de Regatas do Flamengo là một câu lạc bộ bóng đá Brasil có trụ sở ở Rio de Janeiro. Câu lạc bộ này chơi ở giải Campeonato Brasileiro Série A, giải đấu quốc gia của Brasil, và là một trong năm câu lạc bộ đã chưa bao giờ bị chuyển xuống hạng hai, cùng với Santos, São Paulo, Internacional và Cruzeiro.
Câu lạc bộ được thành lập vào năm 1885, mặc dù không thi đấu trận chính thức đầu tiên của mình cho đến năm 1912. Flamengo là một trong những câu lạc bộ thành công nhất trong nền bóng đá Brasil, đã giành được 6 giải Campeonato Brasileiro Série A và 3 giải Copa do Brasil. Do sức chứa thấp, sân vận động nhà của CLB Flamengo Gávea, hiếm khi được sử dụng, câu lạc bộ này chơi ở sân chính quyền bang Maracana, sân vận động bóng đá lớn nhất ở Brasil.
Flamengo là đội bóng có lượng người hâm mộ lớn nhất ở Brasil, với hơn 39,1 triệu người ủng hộ thời điểm năm 2010, và được FIFA bình chọn là một trong những câu lạc bộ bóng đá thành công nhất của thế kỷ 20. Đây cũng là câu lạc bộ giàu nhất Brasil với doanh số năm 2012 là 213 triệu real Brasil. | 1 | null |
Mikhail Pavlovich Shishkin (, sanh ngày 18 tháng 1 năm 1961) là một nhà văn người Nga. Ông được xem là một trong những văn sĩ Nga viết hay nhất hiện tại.
Tiểu sử.
Mikhail Shishkin sinh năm 1961 tại Moskva.
Shishkin học tiếng Anh và tiếng Đức tại đại học Sư phạm Moskva. Sau khi tốt nghiệp ông đã từng làm việc như là người quét đường, sửa xây đường sá, phóng viên, thầy giáo, và dịch giả. Ông bắt đầu viết văn vào năm 1993, năm mà truyện ngắn "Calligraphy Lesson" của ông được phổ biến trên tạp chí Znamya. Từ năm 1995 ông sống ở Zurich, Thụy Sĩ. Trung bình ông viết một quyển sách mỗi 5 năm.
Chú thích.
[[Thể loại:Nhà văn Nga]]
[[Thể loại:Sinh năm 1961]]
[[Thể loại:Nhân vật còn sống]] | 1 | null |
Cô dâu đại chiến 2 (tựa tiếng Anh: Battle of the Brides 2) là bộ phim hài hước - tình cảm - tâm lý Việt Nam của Victor Vũ làm đạo diễn và biên kịch, được công chiếu vào dịp Tết Nguyên Đán năm 2014. Phim có sự tham gia của Bình Minh, Lan Phương, Lê Khánh, Vân Trang, Maya và Yu Dương. Đây là phần tiếp theo của bộ phim hài chiếu Tết 2011 "Cô dâu đại chiến".
Nội dung.
Sau khi bị nhân vật Thái lừa tình trong phần phim trước, hai nhân vật Quyên và Mai Châu đã lập hội "Quả phụ áo đen" chuyên điều tra và lật tẩy những gã đàn ông trăng hoa, không sống chung thủy với vợ. Hội Quả phụ áo đen còn có hai thành viên nữa là cô giáo sexy Thu Huyền và quái kiệt máy tính Quỳnh Vy - em gái của Quyên.
Một ngày kia, cô gái tên Ngọc đến nhờ hội Quả phụ áo đen giúp đỡ điều tra người yêu cô là Việt - giám đốc công ty đóng tàu thuyền, rất đẹp trai và tốt bụng. Việt và Ngọc đã yêu nhau nhiều năm trời nhưng Ngọc vẫn chưa tin tình yêu Việt dành cho mình. Hội Quả phụ áo đen bắt đầu hành động, trước tiên họ sẽ thử lòng Việt để xem anh có chung thủy với Ngọc hay không. Thu Huyền đến phòng tập thể hình mà Việt thường hay tập rồi õng ẹo trước mặt Việt, nhiều ngày trôi qua mà Việt vẫn không thèm đếm xỉa Thu Huyền, Thu Huyền tức giận ném quả tạ nhỏ vào chân Việt.
Việt phải vào bệnh viện chữa trị bàn chân, anh vào đúng ngay bệnh viện Mai Châu đang làm bác sĩ, Mai Châu đã chăm sóc cho anh. Khi bàn chân Việt bình phục trở lại, Mai Châu rủ Việt đi vũ trường nhảy nhót. Mai Châu say rượu nên Việt đưa cô về nhà, sau đó anh ngủ lại nhà cô, nhưng anh không hề bị cô quyến rũ. Ngọc tính đi công tác ở Hồng Kông, trước khi đi Ngọc gọi Quyên đến nhà và giả vờ nói rằng Quyên là chuyên gia dinh dưỡng sẽ nấu ăn cho Việt trong thời gian cô đi vắng. Quyên nấu nhiều món ngon cho Việt ăn hằng ngày, cô cố tình mặc quần áo gợi cảm nhưng cũng không thể hấp dẫn anh. Quyên kết luận với Ngọc rằng Việt là một trong những người đàn ông chân chính còn sót lại trên cõi đời.
Khi thấy Việt là người hoàn hảo thật sự, Quyên, Mai Châu và Thu Huyền đã "lăn xả" vào yêu Việt; ai cũng muốn giành lấy Việt về tay riêng mình. Cuối cùng Việt cũng xiêu lòng cả ba cô nàng này. Khi biết chuyện Việt ngoại tình, Ngọc đã giận Việt rất nhiều, cô mặc kệ anh van xin năn nỉ. Bộ phim tiết lộ rằng Việt đang là thành viên của tổ chức bí mật mang tên "Ngựa hoang" - một tổ chức tập hợp những gã đàn ông trăng hoa, chuyên lừa dối vợ. Quyên nói nếu Việt đồng ý vạch mặt tổ chức Ngựa hoang thì cô sẽ tìm cách kêu Ngọc trở về với anh. Việt làm theo lời Quyên, anh tiết lộ căn cứ bí mật của tổ chức Ngựa hoang. Ngày hôm đó, hội Quả phụ áo đen cùng với hàng chục người phụ nữ tấn công vào căn biệt thự của tổ chức Ngựa hoang, đánh đập những gã đàn ông.
Ngọc chấp nhận tha lỗi cho Việt, không lâu sau cả hai làm đám cưới. Cứ tưởng đây sẽ là kết thúc tốt đẹp, nhưng ngờ đâu trong đám cưới, Việt đã mở một đoạn clip lên cho mọi người xem, đoạn clip đó kể về chuyện Ngọc phản bội Việt để cặp với nhiều gã đại gia khác. Việt đã lén cho người theo dõi Ngọc bấy lâu nay và bây giờ anh mở đoạn clip lên để mọi người thấy được bộ mặt giả dối của cô. Sau đó Việt bỏ đi, còn Ngọc chỉ biết khóc trong đau khổ.
Sản xuất.
"Cô dâu đại chiến 2" bị gắn mác cấm khán giả dưới 16 tuổi vì có chứa nhiều cảnh phim nhạy cảm liên quan đến vấn đề giới tính.
Tiếp nhận.
Đánh giá chuyên môn.
Báo 24h.com: "Ở đầu phim là những yếu tố đậm tính hành động và có phần giật gân với các cảnh hành động leo tường, phá nhà của nhóm Quả phụ áo đen. Giữa phim có nhiều cảnh mang yếu tố của phim ca nhạc khi các nhân vật vừa nhảy vừa múa hát. Trong cùng lúc đó, những yếu tố kiểu 16+ lại được đan cài. Cuối phim lại thêm yếu tố của chuyện tình lãng mạn và có phần hơi sến. Yếu tố hài hước xuyên suốt bộ phim giúp làm chặt và xâu chuỗi kịch bản."
Phóng viên Kim Chi và Bee từ Zing khen ngợi phần diễn xuất của Lê Khánh nhưng cho rằng cô vẫn không thể cứu được kịch bản "bế tắc" và "sự cẩu thả" trong chỉ đạo diễn xuất. | 1 | null |
Viên Khâu Đàn (환구단) còn gọi là Tế Thiên Đàn là một quần thể các tòa nhà ở nội thành Tây Nam Seoul, tại quận Xuanwu. Việc xây dựng quần thể Thiên Đàn bắt đầu năm 1897, và sau đó là nơi mà các hoàng đế Đại Hàn Đế quốc (Nhà Triều Tiên) thực hiện các nghi lễ tế trời - nghi lễ quan trọng nhất trong năm.
Liên kết ngoài.
giáo]]
[[Thể loại:Nho
[[Thể loại:Quận Trung]]
[[Thể loại:Quận Trung, Seoul]]
[[Thể loại:Đế quốc Đại Hàn]]
[[Thể loại:Công trình xây dựng Seoul]] | 1 | null |
Các Giáo hội Công giáo Đông phương là các giáo hội riêng biệt tự trị, hiệp thông hoàn toàn với Giáo hoàng, hợp cùng Giáo hội Latinh tạo thành toàn bộ Giáo hội Công giáo. Các giáo hội này bảo tồn nhiều truyền thống thần học, thực hành và phụng vụ lâu đời của Đông phương, chia sẻ hầu hết điểm chung với những giáo hội Kitô giáo Đông phương khác, như Chính thống giáo Đông phương, Chính thống giáo Cựu Đông phương và Cảnh giáo.
Về mặt lịch sử, các Giáo hội Công giáo Đông phương từng tọa lạc tại Đông Âu, Trung Đông, Bắc Phi và bang Kerala, Ấn Độ nhưng hiện nay do di cư nên cũng hiện diện ở Tây Âu, châu Mỹ và châu Đại Dương, thiết lập tại nơi đây các giáo phận Đông phương bên cạnh các giáo phận Latinh. Hiện tại có tất cả 23 Giáo hội hay "Lễ chế" Công giáo Đông phương, với các truyền thống phụng vụ: Alexandria, Antiochia, Armenia, Byzantium và Chaldea. | 1 | null |
Môi trường địa chất – MTĐC (Geological Environment) là phần trên cùng của vỏ Trái Đất, bao gồm lớp thổ nhưỡng, nham thạch, khoáng sản, nước dưới đất, cũng những trường vật lý hình thành trong đó, nơi bị con người khai phá để sinh sống và tiến hành các hoạt động nhân sinh và ngược lại, cũng tác động trở lại với con người, chi phối điều tiết một cách tự nhiên, tạo thuận lợi hoặc trở ngại cho cuộc sống và hoạt động của con người. | 1 | null |
Kỹ thuật hạt nhân là ngành kỹ thuật tập trung vào các ứng dụng của các quá trình phân hạch, nhiệt hạch, cùng với những hiện tượng vật lý hạ nguyên tử dựa trên những nguyên lý cơ bản nhất của vật lý hạt nhân. Đối với chuyên ngành phân hạch, kỹ thuật hạt nhân bao gồm luôn các vấn đề về thiết kế và bảo trì những hệ thống và chi tiết như lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện hạt nhân, hay thậm chí là vũ khí hạt nhân. Ngành này còn nghiên cứu về y học hạt nhân, và nhiều ứng dụng khác ví dụ như quá trình bức xạ ion hóa, an toàn hạt nhân, lưu chuyển nhiệt, chu kỳ nhiên liệu hạt nhân, cùng với những kỹ thuật như xử lý chất thải hạt nhân và những vấn đề về phổ biến vũ khí hạt nhân. | 1 | null |
Cơ học Lagrange là một phương pháp phát biểu lại cơ học cổ điển, do nhà toán học và thiên văn học người Pháp-Ý Joseph-Louis Lagrange giới thiệu vào năm 1788.
Trong cơ học Lagrange, quỹ đạo của một hệ hạt tìm được bằng cách giải phương trình Lagrange có một trong hai dạng, hoặc là phương trình Lagrange kiểu thứ nhất, mà coi các điều kiện giới hạn (hoặc liên kết) như là các phương trình phụ thêm, thường sử dụng nhân tử Lagrange; hoặc phương trình Lagrange kiểu thứ hai, trong đó kết hợp trực tiếp với các điều kiện liên kết bằng cách lựa chọn cẩn thận các tọa độ suy rộng. Trong mỗi trường hợp, một hàm số gọi là Lagrangian là một hàm của các tọa độ suy rộng, các đạo hàm của chúng theo thời gian, thời gian, và chứa các thông tin về động lực của hệ thống.
Không một nền vật lý mới nào được giới thiệu trong cơ học Lagrange so với cơ học Newton. Các định luật của Newton bao gồm cả những lực không bảo toàn như ma sát, tuy nhiên chúng phải chứa các lực liên kết cụ thể và do vậy phù hợp nhất khi miêu tả trong hệ tọa độ Descartes. Cơ học Lagrange miêu tả rất tốt hệ gồm những lực bảo toàn và cho những lực liên kết được miêu tả trong hệ tọa độ bất kỳ. Các lực tiêu tán và dẫn hướng được xét đến bằng cách phân tích lực thành tổng các lực thế năng và phi thế năng, dẫn tới tập hợp các phương trình Euler-Lagrange được sửa đổi cho hệ. Có thể chọn các tọa độ suy rộng sao cho thuận tiện cho sự áp dụng tính đối xứng của hệ hoặc cho tính chất hình học của các liên kết, giúp cho việc giải phương trình chuyển động trở lên đơn giản hơn. Cơ học Lagrange cũng hé lộ ra trực tiếp các đại lượng bảo toàn và đối xứng tương ứng, như phát biểu của trường hợp đặc biệt của định lý Noether.
Cơ học Lagrange có vai trò quan trọng không chỉ áp dụng rộng rãi vào các ứng dụng thực tế, nó cũng là công cụ quan trọng để tìm hiểu sâu hơn các lý thuyết vật lý. Mặc dù Lagrange lúc đầu chỉ tìm cách miêu tả cơ học cổ điển bằng ngôn ngữ phổ quát hơn trong chuyên luận của ông "Mécanique analytique" (Cơ học giải tích), về sau "nguyên lý Hamilton" dùng để tìm ra phương trình Lagrange đã được các nhà vật lý nhận thấy có thể áp dụng cho các lý thuyết vật lý cơ bản, đặc biệt là đối với cơ học lượng tử và thuyết tương đối.
Cơ học Lagrange được sử dụng rỗng rãi để giải các vấn đề cơ học trong vật lý và kỹ thuật khi không thuận tiện dùng các công thức của Newton trong cơ học cổ điển để giải. Cơ học Lagrange áp dụng cho động lực của các hạt, các trường được miêu tả sử dụng hàm mật độ Lagrange. Phương trình Lagrange cũng được sử dụng cho vấn đề tối ưu hóa cho hệ động lực. Trong cơ học, phương trình Lagrange loại hai được sử dụng nhiều hơn so với loại một.
Giới thiệu.
Giả sử có một viên bi trượt theo sợi dây xuyên qua nó, hoặc có một con lắc đơn, v.v. Nếu coi mỗi vật nặng (như viên bi, quả lắc, v.v.) là một chất điểm, việc tính toán chuyển động của hạt sử dụng cơ học Newton đòi hỏi giải phương trình lực liên kết biến đổi theo theo thời gian để giữ cho hạt tuân theo chuyển động có ràng buộc (phản lực tác dụng bởi sợi dây lên viên bi, hoặc sức căng của thanh nối quả lắc). Khi dùng cơ học Lagrange để giải cùng một vấn đề này, dựa vào quỹ đạo của hạt mà có thể thuận tiện lựa chọn một hệ các tọa độ suy rộng "độc lập" cho phép miêu tả hoàn toàn chuyển động khả dĩ của hạt. Cách lựa chọn này loại bỏ các lực liên kết cần thiết trong phương trình chuyển động của hạt. Có ít phương trình hơn do không còn phải cần tính ảnh hưởng của các điều kiện liên kết lên hạt tại từng thời điểm cụ thể.
Đối với một lớp rộng các hệ thống vật lý, nếu kích thước và hình dạng của một vật nặng là bỏ qua được, cơ hệ sẽ trở lên đơn giản hơn khi coi vật là một chất điểm (hoặc hạt điểm-point particle). Một hệ có "N" chất điểm với khối lượng lần lượt bằng "m"1, "m"2..., "mN", mỗi hạt có một vectơ vị trí, ký hiệu bằng r1, r2... r"N". Tọa độ Descartes thường là đủ, do vậy r1 = ("x"1, "y"1, "z"1), r2 = ("x"2, "y"2, "z"2) và cứ như thế. Trong không gian ba chiều, mỗi vectơ vị trí có ba tọa độ thành phần xác định duy nhất vị trí của điểm, do vậy có 3"N" tọa độ xác định duy nhất cấu hình của hệ. Đây là những điểm cụ thể trong không gian để định vị vị trí của các hạt, một điểm tổng quát trong không gian được viết là r = ("x", "y", "z"). Vận tốc của mỗi hạt là sự chuyển dịch quãng đường nhanh như thế nào dọc theo quỹ đạo của nó, và bằng đạo hàm thời gian của vị trí, do đó v1 = dr1/d"t", v2 = dr2/d"t" và vân vân.
Trong cơ học Newton, phương trình chuyển động được thiết lập dựa trên các định luật của Newton. Định luật hai nói rằng "tổng lực tác dụng bằng khối lượng nhân với gia tốc", Σ F = "m" d2r/d"t"2, áp dụng cho mỗi hạt. Đối với hệ có "N" hạt trong không gian 3 chiều, có 3"N" phương trình vi phân thường bậc hai theo vị trí của các hạt cần phải giải.
Thay vì lực, cơ học Lagrange sử dụng khái niệm năng lượng xác định trong hệ. Đại lượng trung tâm của cơ học Lagrange là Lagrangian, một hàm tổng kết tính động lực của toàn bộ cơ hệ. Nói chung, hàm Lagrangian có đơn vị của năng lượng, nhưng không có một biểu thức cụ thể nào cho mọi hệ vật lý. Bất kỳ hàm nào tạo ra phương trình chuyển động đúng, mà tuân theo các định luật vật lý, có thể coi là hàm Lagrangian. Tuy vậy có thể xây dựng một biểu thức tổng quát cho một lớp lớn các ứng dụng. Hàm Lagrangian "phi tương đối tính" của một hệ hạt được xác định bằng
với
là tổng động năng của hệ, bằng tổng Σ động năng của các hạt trong hệ, và "V" là thế năng của hệ.
Động năng là năng lượng có được từ chuyển động của hệ, và "vk"2 = v"k" · v"k" là bình phương độ lớn của vận tốc, tương đương với tích vô hướng của vectơ vận tốc với chính nó. Động năng là hàm chỉ của vận tốc v"k", không phụ thuộc vào vị trí r"k" hay thời gian "t", so "T" = "T"(v1, v2...).
Thế năng của hệ phản ánh năng lượng trong tương tác giữa các hạt, ví dụ như năng lượng mà một hạt bất kỳ chịu tác động từ những hạt khác trong hệ cũng như chịu các ngoại lực bên ngoài. Đối với lực bảo toàn (ví dụ lực hấp dẫn Newton), nó là hàm chỉ của vectơ vị trí của hạt, do vậy "V" = "V"(r1, r2...). Đối với những lực không bảo toàn mà có thể dẫn ra từ thế năng thích hợp (ví dụ thế năng điện từ), vận tốc cũng sẽ xuất hiện, "V" = "V"(r1, r2..., v1, v2...). Nếu có một trường ngoài hoặc lực bên ngoài tác động thay đổi theo thời gian, thế năng cũng sẽ thay đổi theo thời gian, do vậy nói chung "V" = "V"(r1, r2..., v1, v2..., "t").
Dạng của "L" ở trên không còn đúng trong trường hợp của cơ học Lagrange tương đối tính, và phải được thay bằng hàm phù hợp với thuyết tương đối hẹp hoặc thuyết tương đối rộng. Và đối với hệ có lực tiêu tán tác dụng, những hàm khác phải được đưa thêm vào trong hàm "L".
Một hoặc nhiều hạt có thể chịu một hoặc nhiều liên kết holonom (holonomic constraint), ví dụ như liên kết được miêu tả bằng phương trình có dạng "f"(r, "t") = 0. Nếu số lượng liên kết trong hệ bằng "C", thì mỗi liên kết có phương trình, "f"1(r, "t") = 0, "f"2(r, "t") = 0... "fC"(r, "t") = 0, mỗi phương trình có thể áp dụng cho bất kỳ hạt nào. Nếu hạt "k" chịu liên kết (ràng buộc) "i", thì "fi"(r"k", "t") = 0. Ở thời điểm bất kỳ, tọa độ của một hạt chịu liên kết được liên hệ với nhau và không độc lập hoàn toàn. Phương trình liên kết xác định quỹ đạo khả dĩ của các hạt, nhưng không xác định vị trí hay vận tốc của chúng tại thời điểm bất kỳ. Liên kết phi holonom (nonholonomic constraint) phụ thuộc vào vận tốc, gia tốc, hoặc đạo hàm bậc cao của vị trí của hạt. Cơ học Lagrange chỉ được áp dụng đối với hệ có liên kết holonom. Ba ví dụ nêu trong chú thích là khi phương trình liên kết không khả tích được, khi các liên kết có điều kiện bất đẳng thức, hoặc trường hợp các lực không bảo toàn phức tạp như ma sát. Liên kết phi holonom đòi hỏi cách xử lý đặc biệt, và có thể phải quay lại khuôn khổ của cơ học Newton hoặc sử dụng phương pháp khác.
Nếu "T" hoặc "V" hoặc cả hai phụ thuộc rõ vào thời gian do những điều kiện ràng buộc biến đổi theo thời gian hoặc do ảnh hưởng của bên ngoài, Lagrangian "L"(r1, r2... v1, v2... "t") là "hàm hiện phụ thuộc thời gian". Nếu cả thế năng và động năng không phụ thuộc vào thời gian, thì Lagrangian "L"(r1, r2... v1, v2...) là "hàm hiện độc lập thời gian". Trong cả hai trường hợp, hàm Lagrangian luôn luôn ẩn chứa tính phụ thuộc thời gian thông qua tọa độ suy rộng.
Với các định nghĩa trên, phương trình Lagrange loại 1 là
với "k" = 1, 2..., "N" là thứ tự các hạt, có nhân tử Lagrange "λi" cho mỗi phương trình liên kết "fi", và
là đạo hàm riêng của vectơ tương ứng với biến được nêu (không phải đạo hàm đối với toàn bộ vectơ). Các chấm bên trên ký hiệu cho đạo hàm theo thời gian. Thủ tục này làm tăng số lượng phương trình cần phải giải so với định luật Newton, từ 3"N" lên 3"N" + "C", bởi vì có 3"N" cặp phương trình vi phân thường bậc hai theo tọa độ vị trí và nhân tử, cộng với "C" phương trình ràng buộc. Tuy nhiên, khi giải theo tọa độ vị trí của hạt, các nhân tử có thể cho thông tin của các lực liên kết. Các tọa độ không cần thiết được loại bỏ bằng giải phương trình ràng buộc.
Trong hàm Lagrangian, các thành phần tọa độ vị trí và vận tốc là các biến độc lập, và đạo hàm của Lagrangian lấy theo các thành phần tách biệt này tuân theo quy tắc vi phân thông thường (ví dụ đạo hàm của "L" theo thành phần vận tốc "z" của hạt thứ 2, "v""z"2 = d"z"2/d"t", mà không cần phải có quy tắc dây chuyền hay đạo hàm toàn phần kỳ lạ nào để có thể liên hệ thành phần vận tốc tương ứng của tọa độ "z"2).
Trong mỗi phương trình ràng buộc, một tọa độ là thừa do nó được xác định từ hai tọa độ kia. Số tọa độ "độc lập" do vậy bằng "n" = 3"N" − "C". Chúng ta có thể biến đổi mỗi vectơ vị trí về một tập hợp chung chứa "n" tọa độ suy rộng, viết một cách thuận tiện là "n"-bộ q = ("q"1, "q"2... "qn"), bằng cách biểu diễn mỗi vectơ vị trí, và do đó các tọa độ vị trí, như là hàm số theo các tọa độ suy rộng và thời gian,
Vectơ q là một điểm trong không gian cấu hình (configuration space) của hệ. Đạo hàm thời gian của tọa độ suy rộng được gọi là vận tốc suy rộng, và đối với mỗi hạt phép biến đổi của vectơ vận tốc, đạo hàm toàn phần của vị trí theo thời gian bằng
Đối với vận tốc suy rộng v"k", động năng "trong tọa độ suy rộng" phụ thuộc vào vận tốc suy rộng, tọa độ suy rộng, và thời gian nếu vectơ vị trí phụ thuộc rõ ràng vào thời gian do các liên kết ràng buộc biến đổi theo thời gian, do vậy "T" = "T"(q, dq/d"t", "t").
Với các định nghĩa này ta có phương trình Euler–Lagrange, hay phương trình Lagrange loại 2
là các kết quả toán học từ phép tính biến phân, mà cũng được áp dụng trong cơ học. Thay thế vào hàm Lagrangian "L"(q, dq/d"t", "t"), thu được phương trình chuyển động của hệ. Số lượng phương trình đã giảm đi so với của cơ học Newton, từ 3"N" xuống còn "n" = 3"N" − "C" cặp phương trình vi phân thường bậc hai trong hệ tọa độ suy rộng. Các phương trình này không còn bao gồm các lực liên kết, chỉ có các lực phi liên kết mới phải tính đến.
Mặc dù phương trình chuyển động có chứa đạo hàm riêng, các kết quả của đạo hàm riêng vẫn là phương trình vi phân thường trong tọa độ vị trí của các hạt. Đạo hàm thời gian toàn phần ký hiệu bằng "d/dt" thường bao gồm lấy vi phân hàm ẩn. Các phương trình này có dạng tuyến tính theo Lagrangian, nhưng nói chung là hệ phương trình phi tuyến theo tọa độ.
Từ cơ học Newton đến Lagrange.
Các định luật Newton.
Để đơn giản, các định luật Newton có để minh họa cho một hạt mà không làm mất đi tính tổng quát (đối với hệ chứa "N" hạt, tất cả các phương trình này đều áp dụng cho từng hạt trong hệ). Phương trình chuyển động cho hạt có khối lượng "m" chính là định luật thứ hai của Newton phát biểu năm 1687, trong dạng ký hiệu vectơ hiện đại
với a là gia tốc của nó và F là hợp lực "tác dụng" lên nó. Trong không gian ba chiều, đây là hệ ba phương trình vi phân thường bậc hai cần phải giải, do có ba thành phần trong phương trình vectơ này. Nghiệm thu được là các vec tơ vị trí r của các hạt tại thời điểm "t", chịu những điều kiện đầu của r và v khi "t" = 0.
Các định luật Newton dễ dàng miêu tả trong hệ tọa độ Descarte, nhưng tọa độ Descarte không phải luôn luôn thuận tiện để giải, và đối với một số hệ tọa độ khác phương trình chuyển động có thể trở lên phức tạp hơn. Trong hệ tọa độ cong ξ = ("ξ"1, "ξ"2, "ξ"3), định luật 2 viết dưới dạng ký hiệu chỉ số tenxơ là "dạng Lagrangian"
với "Fa" là thành phần phản biến thứ "a" của hợp lực (resultant force) tác dụng lên hạt, Γ"abc" là ký hiệu Christoffel loại hai,
là động năng của hạt, và "gbc" là thành phần hiệp biến của "tenxơ mêtric" của hệ tọa độ cong. Mọi chỉ số "a", "b", "c", mỗi chỉ số lấy giá trị 1, 2, 3. Chú ý rằng hệ tọa độ cong có định nghĩa khác với hệ tọa độ suy rộng.
Có vẻ như quá phức tạp khi viết định luật Newton theo dạng này, nhưng cách viết này có một số thuận lợi riêng. Các thành phần gia tốc viết theo ký hiệu Christoffel giúp tránh khỏi phải tính đạo hàm theo động năng. Nếu không có hợp lực tác dụng lên hạt, F = 0, nó không chịu sự gia tốc, nhưng sẽ chuyển động với vận tốc không đổi theo một đường thẳng. Về mặt toán học, nghiệm của các phương trình vi phân là những "đường trắc địa", đường cong có độ dài cực trị nối giữa hai điểm trong không gian. Trong không gian thực 3 chiều, các đường trắc địa là những đường thẳng đơn giản. Do vậy đối với một hạt rơi tự do, phương trình của định luật hai Newton trùng với phương trình đường trắc đại, và trạng thái của các hạt rơi tự do tuân theo đường trắc địa, những quỹ đạo cực trị mà hạt di chuyển theo. Nếu hạt chịu lực tác dụng, F ≠ 0, nó sẽ chịu gia tốc do lực tác động lên nó, và đi lệch khỏi đường trắc địa mà nó đang rơi tự do. Với sự mở rộng phù hợp cho các đại lượng nêu ở trên từ không gian phẳng 3 chiều sang không thời gian cong 4 chiều, dạng trên của định luật Newton cũng áp dụng cho thuyết tương đối tổng quát của Einstein, mà các hạt rơi tự do đi theo các đường trắc địa trong không thời gian cong chứ không còn là "những đường thẳng" theo nghĩa thông thường.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần biết tổng hợp lực F tác dụng lên hạt, mà có thể phân tích thành những hợp lực không liên kết N cộng với hợp lực liên kết C,
Lực liên kết có thể có dạng phức tạp, do nói chung chúng phụ thuộc vào thời gian. Cũng vậy, nếu có có các liên kết, tọa độ cong không còn là độc lập nữa mà ràng buộc bởi một hay nhiều phương trình liên kết.
Lực liên kết có thể loại bỏ khỏi phương trình chuyển động do vậy chỉ còn lại các lực không liên kết, hoặc thu gọn lại bằng cách kết hợp phương trình liên kết vào trong phương trình chuyển động. | 1 | null |
HMS "Intrepid" (D10) là một tàu khu trục lớp I được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo ngay trước Chiến tranh Thế giới thứ hai, và đã phục vụ trong cuộc chiến tranh cho đến khi bị máy bay ném bom Đức Junkers Ju 88 đánh chìm trong biển Aegean năm 1943.
Thiết kế và chế tạo.
"Intrepid" được đặt hàng vào ngày 30 tháng 10 năm 1935 cho hãng J. Samuel White tại Cowes, đảo Wight trong Chương trình Chế tạo Hải quân 1935. Nó được đặt lườn vào ngày 13 tháng 1 năm 1936 và được hạ thủy vào ngày 17 tháng 12 năm 1936.
"Intrepid" có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải. Con tàu có chiều dài chung , mạn thuyền rộng và chiều sâu của mớn nước là . Nó được cung cấp động lực bởi hai turbine hơi nước hộp số Parsons, dẫn động hai trục chân vịt, cung cấp một công suất tổng cộng và cho phép có được tốc độ tối đa . Hơi nước được cung cấp cho các turbine bởi ba nồi hơi ống nước Admiralty 3 nồi. Nó mang theo tổng cộng dầu đốt, cho phép một tầm xa hoạt động khi di chuyển ở tốc độ đường trường . Thủy thủ đoàn của con tàu gồm 145 sĩ quan và thủy thủ trong thời bình.
Con tàu được trang bị bốn khẩu pháo QF Mk. IX 45-calibre trên các bệ nòng đơn. Cho mục đích phòng không, "Intrepid" có hai khẩu đội súng máy Vickers 0,5 inch (12,7 mm) Mk.I bốn nòng. Nó còn có hai dàn 5 ống phóng ngư lôi trên mặt nước dành cho ngư lôi. Một đường ray thả mìn sâu cùng hai máy phóng được trang bị, và ban đầu có 30 quả mìn sâu được mang theo, nhưng được tăng lên 35 quả không lâu sau khi chiến tranh nổ ra.
Lịch sử hoạt động.
Trong Thế Chiến II, "Intrepid" cùng với các tàu khu trục chị em và từng tấn công và đánh chìm tàu ngầm Đức "U-45" về phía Tây Nam Ireland vào ngày 14 tháng 10 năm 1939. Nó cũng từng tham gia cuộc truy đuổi thiết giáp hạm "Bismarck" vào tháng 5 năm 1941, rồi tham gia Chiến dịch Pedestal hộ tống một đoàn tàu vận tải đi đến Malta vào tháng 8 năm 1942.
"Intrepid" được thị trấn Uxbridge đỡ đầu vào năm 1942 cho một chiến dịch quyên góp gây quỹ đài thọ cho chi phí của con tàu.
Trong trận Leros, "Intrepid" bị máy bay ném bom Junkers Ju 88 của Đức tấn công và đánh chìm trong cảng Leros trong vùng biển Aegean vào ngày 27 tháng 9 năm 1943, ở tọa độ . Đây là chiếc tàu chiến Anh thứ hai bị mất dưới quyền chỉ huy của Trung tá Hải quân Charles de Winton Kitcat trong chiến tranh. Kitcat đã chỉ huy chiếc tàu chị em khi nó bị mất đang lúc triệt thoái binh lính khỏi đảo Crete năm 1941. | 1 | null |
HMS "Isis" (D87) là một tàu khu trục lớp I được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo ngay trước Chiến tranh Thế giới thứ hai, và đã phục vụ trong cuộc chiến tranh cho đến khi bị đắm do trúng mìn ngoài khơi Normandy vào ngày 20 tháng 7 năm 1944.
Thiết kế và chế tạo.
"Isis" được đặt hàng vào ngày 30 tháng 10 năm 1935 cho hãng Yarrow and Company tại Scotstoun, Glasgow trong Chương trình Chế tạo Hải quân 1935. Nó được đặt lườn vào ngày 6 tháng 2 năm 1936, được hạ thủy vào ngày 12 tháng 11 năm 1936 và nhập biên chế vào ngày 2 tháng 6 năm 1937.
"Isis" có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải. Con tàu có chiều dài chung , mạn thuyền rộng và chiều sâu của mớn nước là . Nó được cung cấp động lực bởi hai turbine hơi nước hộp số Parsons, dẫn động hai trục chân vịt, cung cấp một công suất tổng cộng và cho phép có được tốc độ tối đa . Hơi nước được cung cấp cho các turbine bởi ba nồi hơi ống nước Admiralty 3 nồi. Nó mang theo tổng cộng dầu đốt, cho phép một tầm xa hoạt động khi di chuyển ở tốc độ đường trường . Thủy thủ đoàn của con tàu gồm 145 sĩ quan và thủy thủ trong thời bình.
Con tàu được trang bị bốn khẩu pháo QF Mk. IX 45-calibre trên các bệ nòng đơn. Cho mục đích phòng không, "Isis" có hai khẩu đội súng máy Vickers 0,5 inch (12,7 mm) Mk.I bốn nòng. Nó còn có hai dàn 5 ống phóng ngư lôi trên mặt nước dành cho ngư lôi. Một đường ray thả mìn sâu cùng hai máy phóng được trang bị, và ban đầu có 30 quả mìn sâu được mang theo, nhưng được tăng lên 35 quả không lâu sau khi chiến tranh nổ ra.
Lịch sử hoạt động.
"Isis" tham gia vào cuộc triệt thoái khỏi Hy Lạp vào tháng 4 năm 1941. Nó bị hư hại trong trận Crete vào năm 1941, khi đang đuổi theo hai tàu khu trục Pháp chạy thoát, nó bị một máy bay ném bom Junkers Ju 88 tấn công ngoài khơi Beirut, Liban, và bị hư hại nặng. Nó được chiếc tàu khu trục kéo đến Haifa, Palestine. Trên đường đi, dây tời kéo bị đứt, nhưng nó khởi động lại được động cơ và đi đến Haifa an toàn.
Vào ngày 19 tháng 2 năm 1943, phối hợp cùng với tàu frigate và một máy bay ném bom tầm trung Vickers Wellington thuộc Không quân Hoàng gia Anh, "Isis" đã tấn công và đánh chìm tàu ngầm U boat Đức "U-562" tại Địa Trung Hải, về phía Đông Bắc Benghazi.
"Isis" trúng phải một quả mìn ngoài khơi các bãi đổ bộ Normandy, và bị đắm vào ngày 20 tháng 7 năm 1944. | 1 | null |
Samsung i8910 HD (còn được gọi là Omnia HD) là điện thoại thông minh đa phương tiện của Samsung, lần đầu tiên công bố tại MWC 2009 vào ngày 18 tháng 2 năm 2009. Điều đáng chú ý nhất đây là điện thoại đầu tiên có thể phát và quay 720p HD.
Tính năng và hỗ trợ.
HD gồm hai phiên bản: với 8 hoặc 16 GB bộ nhớ trong, cả hai đều có khe thẻ nhớ microSD thay thế lên đến 32 GB. i8910 HD gồm bốn băng thông GSM/GPRS/EDGE với hỗ trợ tri-band UMTS, HSDPA (lên đến 7,2 Mbit/s) và hỗ trợ HSUPA (lên đến 5,76 Mbit/s). Úc phát hành hỗ trợ băng tần UMTS 2100/900Mhz.
Cảm ứng điện dung 3,7-inch.
Điện thoại có màn hình cảm ứng điện dung 3,7-inch AMOLED (thay vì cảm ứng điện trở) độ phân giải 640 x 360 pixels, có thể hiển thị lên đến 16 triệu màu.(thay vì LCD(tỉ lệ 16:9)
Máy ảnh 8,1 MP với LED flash.
Điện thoại có máy ảnh 8-megapixel với công nghệ quay video 720p HD với 24 khung/giây. Ngoài chụp ảnh còn có gắn thẻ địa lý, nhận diện khuôn mặt, nhận diện nụ cười và cài dặtWDR (Wide Dynamic Range). i8910 HD chạy Symbian (trên Symbian s60 phiên bản 3), với giao diện TouchWiz của Samsung.**
Máy ảnh có thể tùy chọn hình ảnh ở tỉ lệ 4:3. Nhưng khi bấm vào tỉ lệ 16:9 chất lượng sẽ giảm xuống 6-megapixel (w6m).
Kết nối.
Thiết bị cung cấp Wi-Fi với DLNA, Bluetooth 2.0 với A2DP, cổng microUSB chuẩn, 3.5 mm audio jack và TV-out. Thiết bị thu GPS với S-GPS+Xtragps đã bao gồm, cùng với các tùy chọn Samsung Mobile Navigator bởi Route 66.
Firmware.
Hobbyists cung cấp cập nhật firmware không chính thức.
Windows Phone.
Mặc dù thiết bị này không chạy dựa trên Windows Mobile hay Windows Phone, vào 2010, Microsoft thông báo đã thành công trên thiết bị này có thể chạy Windows Phone trước sự ra mắt chính thức điện thoại thông minh chạy của Samsung, Omnia 7. | 1 | null |
(tạm dịch: "sô cô la nghĩa vụ, sô cô la lịch sự") là loại sô cô la mà phụ nữ tặng nam giới vào dịp Lễ tình nhân ở Nhật Bản. Đây là loại sô cô la có giá phải chăng, được phụ nữ tặng cho bạn bè, đồng liêu nhưng phải là những người mà người phụ nữ đó không có tình yêu.
Thông thường thì nam giới sẽ báo đáp lại nữ giới bằng bánh qui hoặc các món quà khác vào dịp Ngày Trắng, 14 tháng 3. | 1 | null |
Samsung B7610 (còn được gọi là Samsung Omnia Pro B7610) là điện thoại thông minh sản xuất bởi Samsung một phần của dòng sản phẩm Omnia Series. B7610 OmniaPRO chạy Windows Mobile 6.1 hoặc 6.5 Professional, với giao diện người dùng TouchWiz 2.0. Điện thoại có bàn phím vật lý và bàn phím QWERTY ảo.
Tính năng của nó bao gồm: bộ phu thiết bị định vị toàn cầu cho bản đồ và tùy chỉnh turn-by-turn navigation; máy ảnh kỹ thuật số tự động lấy nét 5-megapixel với LED flash, quay video; kết nối wireless thông qua HSDPA, DLNA, Wi-Fi 802.11 b/g và Bluetooth; trình duyệt nhạc đa phương tiện với tải dữ liệu qua không trung, xuất tổng hợp Video thông qua cáp tùy chọn; đa tác vụ cho phép chạy nhiều ứng dụng đồng thời; trình duyệt web hỗ trợ HTML, JavaScript và Adobe Flash; tin nhắn thông qua SMS, MMS và e-mail; Office suite và chức năng tổ chức; và khả năng cài đặt và chạy trên ứng dụng thứ ba Java ME hoặc ứng dụng Windows Mobile.
Lịch sử.
Samsung B7610 OmniaPRO là đặc trưng của Samsung tại sử kiện tổ chức ở CommunicAsia 2009 vào tháng 6 và được thông báo sẽ có sẵn vào tháng 7. | 1 | null |
HMS "Inglefield" (D02) là chiếc dẫn đầu cho Lớp tàu khu trục I được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo trước Chiến tranh Thế giới thứ hai; nó là chiếc soái hạm khu trục cuối cùng được Hải quân Anh chế tạo cho mục đích này. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoàng gia được đặt tên theo vị Đô đốc lừng danh thế kỷ 19 Sir Edward Augustus Inglefield (1820-1894). Nó đã phục trong suốt chiến tranh cho đến khi bị một quả bom lượn Henschel Hs 293 phóng từ máy bay đánh chìm ngoài khơi Anzio, Ý, vào ngày 25 tháng 2 năm 1944.
Thiết kế và chế tạo.
"Inglefield" được đặt hàng vào ngày 14 tháng 11 năm 1935 cho hãng Cammell Laird tại Birkenhead trong Chương trình Chế tạo Hải quân 1935. Nó được đặt lườn vào ngày 29 tháng 4 năm 1936, được hạ thủy vào ngày 15 tháng 10 năm 1936 và nhập biên chế vào ngày 25 tháng 6 năm 1937.
"Inglefield" có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải. Con tàu có chiều dài chung , mạn thuyền rộng và chiều sâu của mớn nước là . Nó được cung cấp động lực bởi hai turbine hơi nước hộp số Parsons, dẫn động hai trục chân vịt, cung cấp một công suất tổng cộng và cho phép có được tốc độ tối đa . Hơi nước được cung cấp cho các turbine bởi ba nồi hơi ống nước Admiralty 3 nồi. Nó mang theo tổng cộng dầu đốt, cho phép một tầm xa hoạt động khi di chuyển ở tốc độ đường trường . Thủy thủ đoàn của con tàu trong vai trò soái hạm của chi hạm đội khu trục, bao gồm 175 sĩ quan và thủy thủ trong thời chiến.
Con tàu được trang bị năm khẩu pháo QF Mk. IX 45-calibre trên các bệ nòng đơn. Cho mục đích phòng không, "Inglefield" có hai khẩu đội súng máy Vickers 0,5 inch (12,7 mm) Mk.I bốn nòng. Nó còn có hai dàn 5 ống phóng ngư lôi trên mặt nước dành cho ngư lôi. Một đường ray thả mìn sâu cùng hai máy phóng được trang bị, và ban đầu có 30 quả mìn sâu được mang theo, nhưng được tăng lên 35 quả không lâu sau khi chiến tranh nổ ra.
Lịch sử hoạt động.
Khi chiến tranh nổ ra, "Inglefield" đang đảm nhiệm vai trò soái hạm của Chi hạm đội Khu trục 3 thuộc Hạm đội Địa Trung Hải và đặt căn cứ tại Malta. Tuy nhiên, nó nhanh chóng được điều về Hạm đội Nhà vào cuối tháng 9 năm 1939 để tuần tra tại khu vực Tiếp cận phía Tây. Nó đã hộ tống cho tàu sân bay , nhưng lại đang tách ra để trợ giúp sau một tín hiệu cấp cứu của chiếc SS "Kafirstan" khi "Courageous" bị tấn công và đánh chìm. Nó đã tìm kiếm một cách vô vọng tàu ngầm U boat "U-83" đã đánh chìm "Courageous". Một tháng sau, cùng với các tàu khu trục chị em và , nó đã đánh chìm tàu ngầm "U-45" ngoài khơi bờ biển Tây Nam Ireland. Một lần nữa nó bị tàu ngầm đối phương đe dọa, khi chiếc "U-18" bắn nhiều quả ngư lôi nhắm vào nó, nhưng tất cả đều trượt. Vài ngày sau cuộc tấn công này, nó được yêu cầu kéo chiếc tàu ngầm quay trở về Stavanger, sau khi chiếc này bị hư hại trong lúc tuần tra tại Bắc Hải. Nó lại đánh chìm một tàu ngầm U boat khác, chiếc "U-63", vào đầu năm 1940 dưới sự giúp đỡ của các tàu khu trục và ; 24 thủy thủ Đức đã được cứu vớt.
Vào tháng 5 năm 1940, sau thất bại của lực lượng quân đội Anh tại Na Uy, "Inglefield" được huy động vào việc triệt thoái binh lính Anh khỏi thị trấn Åndalsnes của Na Uy. Đến tháng 6, nó hộ tống các tàu khu trục và bị hư hại, vốn va chạm với nhau đang khi hộ tống cho tàu sân bay trong chiến dịch không kích Trondheim, quay trở về cảng. Nó được bố trí đến Bắc Hải cùng với tàu khu trục để hộ tống các tàu chiến-tuần dương và trong một nỗ lực vô vọng nhằm truy tìm và tiêu diệt thiết giáp hạm Đức "Scharnhorst". Người ta nhầm lẫn "Scharnhorst" là chiếc tàu tuần dương "Deutschland", và Hải quân Hoàng gia đã thất bại trong một cố gắng lớn nhằm ngăn cản nó quay trở về một cảng Đức.
Có lẽ vai trò nổi tiếng nhất của nó là vào tháng 5 năm 1941, khi nó phục vụ trong thành phần hộ tống cho các thiết giáp hạm và trong cuộc truy đuổi và đánh chìm thiết giáp hạm Đức "Bismarck". Đến tháng 8, nó có mặt tại Scapa Flow cho chuyến viếng thăm thị sát của Vua George VI, đón Đức vua lên tàu cho chuyến đi xem xét nơi neo đậu và đưa trở về đất liền vào ngày 9 tháng 8.
"Inglefield" đã cùng với tàu sân bay , và sau đó với , nằm trong thành phần hộ tống cho đoàn tàu vận tải đầu tiên đi sang Liên Xô. Nó thường xuyên đảm nhiệm vai trò hộ tống vận tải tại Bắc Cực do thường xuyên nằm trong biên chế Hạm đội Nhà, nhưng cũng được thường xuyên phái đi nơi khác cho các nhiệm vụ đặc biệt. Vào đầu năm 1942 nó hỗ trợ các hoạt động quấy phá của biệt kích tại bờ biển Na Uy, rồi cùng với bắn phá Florø, một chiến dịch đã đánh chìm ba tàu và gây hư hại các nhà máy trên bờ. Đến tháng 4 năm 1942, nó được bố trí đến khu vực Địa Trung Hải để hộ tống tàu sân bay của Hải quân Hoa Kỳ cho chuyến đi tăng viện máy bay đến Malta đang bị bao vây. Vào ngày 3 tháng 7 năm 1942, nó được cho tách khỏi nhiệm vụ vận tải Bắc Cực để tham gia truy tìm thiết giáp hạm Đức "Tirpitz", vốn được cho là đã rời khỏi nơi neo đậu thường xuyên. Sang năm 1943, nó được điều khỏi nhiệm vụ vận tải Bắc Cực để bảo vệ các đoàn tàu vận tải vượt Đại Tây Dương, nhưng vẫn trải qua hầu hết thời gian tại vùng biển nhà.
Hoạt động đáng kể tiếp theo của "Inglefield" là vào tháng 7 năm 1943, khi nó tham gia cuộc đổ bộ lên Sicily. Nó là một trong số 18 tàu khu trục Anh, Hy Lạp và Ba Lan, vốn đã hợp cùng bốn tàu tuần dương Anh trong thành phần hộ tống cho các thiết giáp hạm , "Rodney", và cùng các tàu sân bay bay và trong biển Ionia. Nhiệm vụ chính của nó là tuần tra truy lùng tàu ngầm U boat và bắn phá các vị trí bờ biển đối phương. Trong suốt các chiến dịch tiếp theo tại Sicily, nó đặt căn cứ tại Malta. Khi Đồng Minh tiếp tục tấn công lên Ý, nó đã hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lên Salerno theo cách tương tự. Sau khi các bãi đổ bộ được thiết lập, nó tham gia lực lượng hộ tống quay về vùng biển nhà, nhưng rồi lại được gửi đến khu vực Địa Trung Hải cho các chiến dịch tại Ý. Nó từng hộ tống cho chiếc tàu chiến-tuần dương "Renown", với Thủ tướng Winston Churchill trên tàu, cho chuyến đi từ Algiers đến Alexandria.
Trong Chiến dịch Shingle vào đầu năm 1944, "Inglefield" thực hiện việc bắn phá nghi binh xuống Civitavecchia nhằm thu hút sự chú ý của lực lượng phe Trục khỏi mục tiêu chính là Anzio. Sau đó nó bắn phá con đường ven biển tại Formia trong hai ngày trước khi hỗ trợ lực lượng trên bờ tại Anzio. Nó hoạt động ngoài khơi Naples, vận chuyển tiếp liệu và binh lính tăng viện đến chiến trường, cũng như tiếp tục bắn pháo hỗ trợ và bắn phá các con đường duyên hải.
Vào ngày 15 tháng 2 năm 1944, "Inglefield" hộ tống một tàu chở đạn dược đi từ Naples đến Anzio. Sau đó nó chiếm lấy vị trí phòng thủ để bảo vệ khu vực neo đậu ngoài khơi Anzio, và đã ở trong vai trò này được mười ngày trước khi bị một quả bom lượn Henschel Hs 293 đánh trúng trực tiếp. Quả bom điều khiển bằng vô tuyến được thả từ một máy bay Đức trong một cuộc tấn công lúc chạng vạng, khiến con tàu bị đắm với tổn thất nhân mạng 35 thành viên thủy thủ đoàn tại tọa độ . 157 người sống sót được cứu vớt và được đưa trở về Anh. | 1 | null |
Samsung GT-B7330 (còn được gọi là Omnia Pro B7330) là điện thoại thông minh sản xuất bởi Samsung là một phần của dòng Samsung Omnia series. Nó chạy Windows Mobile 6.5 chuẩn. Điện thoại có bàn phím QWERTY. Tiền thân của điện thoại này là Samsung OmniaPRO B7320. Nó được phát hành vào tháng 10 năm 2009.
Tính năng.
Màn hình chủ.
Từ màn hình chủ mặc định của thiết bị, người dùng có thể kiểm tra thời tiết, phát nhạc, cập nhật dòng sự kiện CNN, xem ảnh, cài đặt cấu hình thiết bị, và đến các trang mạng xã hội như Facebook, Myspace, và YouTube. | 1 | null |
Sulforaphane là một phân tử trong nhóm isothiocyanate của các hợp chất organosulfur. Nó thể hiện đặc tính chống ung thư và kháng khuẩn trong các mô hình thực nghiệm. Nó được tạo ra khi enzyme myrosinase chuyển hóa glucoraphanin, một glucosinolate, thành sulforaphane trên tác động thương tổn đến thực vật (như bị nhai), cho phép hai hợp chất kết hợp và phản ứng. Mầm non của bông cải xanh và súp lơ đặc biệt giàu glucoraphanin..
Sự xuất hiện và phân lập.
Nồng độ cao nhất của sulforaphane đã được xác định trong mầm bông cải xanh. Nó cũng được tìm thấy trong các loại rau họ Cải (cruciferous vegetables) như bông cải xanh, cải bruxen, cải bắp, súp lơ, cải thìa, cải xoăn, cải búp, cải làn, cải rapini, su hào, mù tạc, củ cải (cây), cải củ, rau arugula và cải xoong.
Dược tính.
Đau bao tử, ung thư dạ dày.
Tiêu thụ mầm bông cải xanh đã thể hiện được khả năng hiệu quả trong việc ức chế sự phát triển của khuẩn "Helicobacter pylori", với liều lượng sulforaphane ít nhất của một trong những tác nhân tích cực.
Sulforaphane và chế độ ăn uống tiêu thụ các loại rau họ cải được biết là ảnh hưởng đến hoạt động của các enzym chuyển hóa thuốc "trong ống nghiệm" và trong các nghiên cứu trên người ban đầu. Mặc dù không có tác dụng phụ hoặc tương tác thuốc đã được báo cáo trực tiếp như năm 2008, người dùng thuốc theo toa nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng sulforaphane hoặc các chiết xuất mầm bông cải xanh.
Ung thư.
Các hoạt động chống ung thư có thể có của sulforaphane có thể liên quan đến sự khởi phát của enzyme giai đoạn II trong việc chuyển đổi xenobiotic
(như quinone reductase và glutathione S-transferase và tăng cường phiên mã của các protein ức chế khối u, có thể thông qua tác dụng ức chế trên histone deacetylase.
Sulforaphane và diindolylmethane (một hợp chất từ các loại cải Brassica) ức chế sự phát triển ung thư "trong ống nghiệm" và trong các nghiên cứu trên động vật. Sulforaphane làm giảm các Wnt / beta-catenin tiến trình tự đổi mới trong các tế bào gốc ung thư vú.
Khi bôi tại chỗ, sulforaphane có thể bảo vệ da chống lại tác hại bức xạ tia tử ngoại, và do đó có khả năng chống lại ung thư. Sulforaphane có thể ức chế hoạt động của histone deacetylase (HDAC).
Tim mạch.
Thí nghiệm sơ bộ cho thấy sulforaphane có thể bảo vệ tim khỏi viêm mạch máu và xơ vữa động mạch. | 1 | null |
, nghĩa là "mì xào", là một món ăn Nhật Bản nhưng có nguồn gốc từ Trung Quốc và được coi là một biến thể của miến xào (炒麵) Trung Quốc. Món ăn này lần đầu xuất hiện tại những tiệm ăn Nhật Bản khoảng thập niên 1930. Mặc dù từ "soba" là để chỉ sợi mì làm từ bột kiều mạch nhưng mì yakisoba lại được làm từ bột mì tương tự như ramen. Nó có mùi vị đặc trưng với nước sốt ngọt đặc quánh giống như sốt Worcestershire. | 1 | null |
"Bad Blood" là bài hát của ban nhạc Anh Bastille và là đĩa đơn thứ hai từ album phòng thu đầu tay cùng tên của họ. Nó được phát hành nó như một đĩa đơn tại Anh vào ngày 17 tháng 8 năm 2012.
Cả "Bad Blood" và bài hát mặt B "Haunt" (Demo) đều nằm trong EP 2012 "Haunt" của họ cùng với "Pompeii" và "Overjoyed". | 1 | null |
Chất xơ hay chất xơ thực phẩm hay thức ăn thô (roughage, ruffage), fiber trong tiếng Anh (Mỹ) hoặc fibre trong tiếng Anh (Anh), là phần khó tiêu hóa của thức ăn có nguồn gốc từ cây trồng ăn được, rau và nấm ăn được. Chất xơ gồm các phân tử cacbonhydrat (monosaccarit hoặc polisaccarit) và có hai thành phần chính:
Vai trò với sức khỏe.
Dinh dưỡng.
Hầu hết thức ăn có nhiều chất xơ cũng rất tốt cho bạn vì nhiều lý do khác. Ví dụ, ăn trái cây, rau xanh và ngũ cốc, chúng giàu chất xơ nhưng cũng giàu vitamin và nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Nói cách khác, nếu bạn dùng một bữa ăn giàu chất xơ, không chỉ bạn bảo vệ được sức khỏe của bạn bằng chất xơ ăn vào mà còn bởi vì bạn hấp thu được những chất dinh dưỡng cần thiết khác.
Chống táo bón.
Ở trong ruột, chất xơ không tan trương phồng và làm mềm phân, kích thích ruột tăng co bóp và chống lại táo bón rất tốt. Ăn nhiều chất xơ loại này rất cần uống đủ nước.
Bớt viêm ruột.
Sợi xơ không tan làm giảm áp lực trong ruột bằng cách kích thích nhu động ruột, làm cho thức ăn đi qua đường ruột nhanh hơn.
Trị béo phì.
Chế độ ăn giàu chất xơ có thể giúp kiểm soát một cách rõ rệt cân nặng của bản thân. Chất xơ trong cơ thể làm bạn no mà không cần thêm calo (calo của sợi không được hấp thu vào cơ thể) – điều này có thể giúp điều trị hoặc ngăn ngừa thừa cân, béo phì.
Bệnh tim mạch.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng thực phẩm có nhiều chất xơ tan được có thể làm giảm cholesterol máu bằng cách làm axít mật đi qua đường tiêu hóa nhanh hơn do đó lấy đi bớt cholesterol máu. Người mắc bệnh tiểu đường cũng hay có biến chứng vữa xơ động mạch vì triglyceride lên cao. Chất xơ có thể làm giảm triglyceride và mỡ xấu LDL và làm tăng mỡ lành HDL từ đó giảm thiểu nguy cơ các bệnh tim mạch như Mỡ máu, Bệnh tim mạch vành, Xơ vữa động mạch
Chữa tiểu đường.
Ăn nhiều chất xơ tan trong nước trong bữa ăn có tinh bột (ngũ cốc) giúp cho insulin hoạt động tốt hơn, làm thức ăn xuống ruột chậm hơn, ngăn cản không cho đường hấp thụ vào ruột và làm giảm đường trong máu tới 30% nên đường máu sau ăn không tăng nhanh (ổn định đường huyết). Điều đó cho phép bệnh nhân dùng ít thuốc chữa tiểu đường hơn. Người bị tiểu đường ăn nhiều chất xơ sẽ có khuynh hướng cần ít hơn insulin so với những người ăn ít chất xơ hơn.
Nhu cầu hằng ngày.
Các chuyên gia khuyến cáo ăn 25-30g chất xơ/ngày hay ăn 12g chất xơ cho 1.000 calo ăn vào. Hầu hết chúng ta chỉ ăn khoảng 10g chất xơ/ngày. Trẻ em ăn lượng chất xơ tùy theo tuổi, có thể tính một cách đơn giản theo công thức: tuổi + 5 = số g chất xơ cần ăn. Ví dụ trẻ 8 tuổi cần 8 + 5 = 13g chất xơ/ngày. Hầu hết các nhà dinh dưỡng học nói rằng tỉ lệ của chất xơ không tan được trên chất xơ tan được nên là 25% đến 75%, hoặc 3 phần chất xơ không tan trên một phần chất xơ tan được. Vì hầu hết thực phẩm chứa lượng chất xơ cao thường có cả hai loại, nên không cần thiết phải quá cẩn thận phân chia rạch ròi hai loại. Nên sử dụng chất xơ trong thiên nhiên hơn chất xơ chế biến, vì chất xơ trong thiên nhiên có hai loại tan trong nước và không tan trong nước. Lưu ý: Nếu thêm quá nhiều chất xơ và quá nhanh sẽ gặp một số biến chứng như táo bón, tiêu chảy, đầy sôi bụng. Những biểu hiện này không trầm trọng và sẽ qua đi trong thời gian ngắn. Nên uống nhiều nước vì chất xơ hút khá nhiều nước trong ruột. | 1 | null |
Samsung B7300 (còn được gọi là Omnia Lite) là điện thoại di động sản xuất bởi Samsung và là một phần của dòng sản phẩm Samsung Omnia series. Công bố vào tháng 3 năm 2009, Omnia Lite được phát hành vào tháng 9 năm 2009. Nó dựa trên Omnia và Tocco Ultra. | 1 | null |
Samsung Ativ (cách điệu: ATIV) là thương hiệu được sử dụng cho thiết bị máy tính cá nhân và di động sản xuất bởi Samsung Electronics chạy hệ điều hành Windows 8, Windows RT, và Windows Phone 8. Thuật ngữ "Ativ" là sự đảo ngược của từ "vita", nghĩa là "cuộc sống".
Thương hiệu ban đầu được sử dụng cho máy tính bảng và điện thoại thông minh chạy Windows 8 và Windows Phone 8 của Samsung; vào tháng 4 năm 2013, Samsung công bố sẽ mở rộng tên thương hiệu cho tất cả sản phẩm PC tương lai (bao gồm máy tính xách tay thông thường và máy tính bàn; chẳng hạn như Ativ Book 5 và Ativ Book 6 mới được giới thiệu), và tái thương hiệu cho một số dòng sản phẩm đã tồn tại và sản phẩm dưới tên Ativ, bao gồm "Ativ Book" (đối với máy tính xách tay), và "Ativ One" (đối với máy tính tất cả trong một). | 1 | null |
Tép mũi đỏ, tép mũi dài, tép tê giác đỏ hay tép ma mũi đỏ ("Caridina gracilirostris") là một loài tép nước lợ thuộc chi "Caridina" trong họ Atyidae. Nó có phạm vi bản địa rộng kéo dài từ Nhật Bản và Fiji qua Indonesia đến Madagascar. Nó là loài ăn tảo sống ở rừng ngập mặn và đầm lầy.
Mô tả.
"Caridina gracilirostris" có thân hình gần như trong suốt với đầu có một cái mũi dài màu đỏ. Cái mũi đỏ này là cơ sở cho nhiều cái tên phổ biến được đặt cho nó, như tép tê giác và tép muỗi. Trên mũi, có các cụm gai nhỏ và khít ở mặt bụng, mặt lưng được bao phủ bởi các gai lớn hơn và phân tán hơn. Nếu lớp vỏ của tép bị đứt ra, nó sẽ tự tái tạo lại. Con đực có những đường màu đỏ chạy dọc theo cơ thể, trong khi con cái ít màu sắc hơn và trong suốt hơn. Cả hai giới đều có một cái bướu riêng biệt trên bụng. Một con trưởng thành có thể đạt tới 3,5–4 cm.
Hành vi.
"Caridina gracilirostris" là loài ôn hòa và cùng tồn tại với đa số các loài tép có kích thước tương tự khác. Cách bơi của nó được mô tả là "thú vị".
Sinh sản.
Rất khó để làm nó sinh sản, vì nó chỉ giao phối trong nước lợ. Nó sẽ phát triển thành 3,5–4 cm. Nó thích nhiệt độ nước từ 20 đến 28 °C và độ pH từ 6,5 đến 7,5. Con cái thường có hàng trăm quả trứng màu xanh lá cây dưới cơ thể của chúng. Ấu trùng cần nước lợ để phát triển.
Trong điều kiện nuôi nhốt.
Những con tép này được ưa thích trong các bể thủy sinh và thường được nuôi làm thú cưng trong bể cá nước ngọt do: | 1 | null |
Relay (phiên âm tiếng Viêt: rơ le) hay relay điện, là một công tắc đổi mạch bằng dòng điện.
Các relay điện cơ sử dụng nam châm điện để vận hành cơ khí công tắc. Các "relay trạng thái rắn", hay relay bán dẫn, là mạch chứa linh kiện bán dẫn thực hiện đổi mạch không có phần cơ khí.
Tên gọi rơ le trong Tiếng Việt này bắt nguồn từ tiếng Pháp (tiếng Pháp: "relais électromagnétique").
Khái quát.
Relay được sử dụng khi cần kiểm soát một mạch điện bằng một tín hiệu công suất thấp (với đầy đủ cách điện giữa kiểm soát và mạch điều khiển), hoặc trong trường hợp một số mạch phải được kiểm soát bởi một tín hiệu. Các rơle đầu tiên được sử dụng trong các mạch điện báo đường dài với vai trò bộ khuếch đại: chúng lặp đi lặp lại các tín hiệu đến từ một mạch và truyền lại nó trên mạch khác. relay được dùng rộng rãi trong trao đổi điện thoại và các máy điện toán thời kỳ đầu với vai trò điều hành mạch lôgic. Một loại rơle có thể xử lý công suất cao cần thiết để trực tiếp kiểm soát một động cơ điện hoặc mức tải khác được gọi là một contactor.
Relay trạng thái rắn kiểm soát mạch điện không có bộ phận chuyển động.
Lối hoạt động.
Khi cuộn từ dẫn điện, cuộn từ tạo ra
Từ cảm
Từ lực của từ trường có hướng đi xuống với dòng điện đi xuống có từ lực
Cấu tạo chính.
Relay điện cơ.
relay gồm nam châm điện (1), cần dẫn động (2) và các ngõ vào ra (3). Khi có dòng điện chạy ở cuộn dây nam châm điện (1), cơ năng làm đổi mạch lối ra từ ngõ "thường đóng" (normally closed, ngõ vẽ bên trên trong sơ đồ) sang ngõ "thường mở" (normally open).
Các thanh đổi mạch có thể có lắp lẫy lò xo để quá trình đóng cắt diễn ra dứt khoát.
relay căn bản và sơ đồ nguyên lý
SSR.
SSR (Solid state relay, tiếng Việt: "Relay trạng thái rắn)" là tên gọi không chính thức để chỉ các mạch công tắc lập bằng linh kiện bán dẫn, và tên ưa dùng hiện là chuyển mạch (Switch). Trong mạch này tín hiệu điều khiển A tác động làm chuyển đổi cặp ngõ vào ra X Y từ "thường mở" (normally open) sang trạng thái "đóng" (closed) để dẫn thông mạch điện. Vì lý do công nghệ chế tạo và sự cần thiết, người ta không chế ra relay trạng thái rắn loại "thường đóng" (normally closed).
Các chuyển mạch tín hiệu nhỏ được chế thành vi mạch, như mạch CD4066 là "CMOS Quad Bilateral Switch". Các chuyển mạch tín hiệu có thể không cần phân biệt ngõ nào là vào hay ra, như ngõ X hay Y của vi mạch CD4066.
Các mạch công suất lớn thì phần tử đóng cắt dòng điện là transistor BJP, MOSFET hay TRiAC các loại. Khi đó phải phân biệt lối vào và ra của dòng năng lượng.
Phân loại.
Chủng loại relay rất đa dạng và luôn được phát triển phục vụ sự đổi mới thiết bị. Việc phân loại cũng dựa theo các đặc trưng vận hành khác nhau.
Chú ý rằng trạng thái "được cấp điện của nam châm điện" là trạng thái nam châm được cấp dòng đủ lớn để nó thực hiện trọn vẹn sự đổi mạch.
Theo số cụm ngõ vào ra.
Bộ ba "ngõ vào - ngõ ra thường đóng - ngõ ra thường mở" là bộ ngõ cơ bản của relay. Một relay cụ thể sản xuất ra sẽ có:
Lật và chốt.
relay chốt đổi mạch với điện áp cấp vào nam châm điện thấp (12 hoặc 24 V) được dùng nhiều ở châu Âu để bật tắt gián tiếp đèn và thiết bị điện ở cư xá. Chúng đảm ảo an toàn về điện, và các nút ấn cấp điện cho nam châm điện có thể bố trí nối song song với số lượng tùy ý, đặt tại vị trí thích hợp cho bật tắt. Khi một nút ấn cấp điện thì relay đảo bật⇔tắt cho dãy đèn, ví dụ dãy đèn chiếu sáng cầu thang, cho phép bật tắt đèn từ bất cứ tầng nào.
Các tính năng nâng cao.
Các relay được chế tạo đặc biệt để hoạt động ở các mạch đặc biệt. | 1 | null |
Lưu Kiến (chữ Hán: 刘建, ? - 181 TCN), tức Yên Linh vương (灵燕王), là chư hầu vương thứ ba của nước Yên dưới thời nhà Hán, con trai út của Hán Cao Tổ, vua đầu tiên của nhà Hán. Không rõ mẹ ông là ai.
Tiểu sử.
Năm 196 TCN, Yên vương Lư Quán chống lại Hán Cao Tổ rồi bỏ trốn sang Hung Nô. Cao Tổ lập Lưu Kiến làm Yên vương năm 195 TCN.
Năm 181, Lưu Kiến mất ở nước Yên, làm vương 14 năm. Ông ta có một mĩ nhân sinh một con trai. Lúc đó Lã thái hậu cầm quyền, muốn trọng dụng tôn tộc Lã thị, bèn giết đứa con đó đi rồi lập cháu mình là Lã Thông làm Yên vương.
Lưu Kiến làm Yên vương 14 năm, thụy là Linh vương, không rõ bao nhiêu tuổi. | 1 | null |
Lã Thông (chữ Hán: 吕通, ? - 180 TCN), là chư hầu vương thứ tư của nước Yên dưới thời nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc.
Tổ phụ của Lã Thông là Lã Trạch, huynh trưởng của Lã hậu, phụ thân ông là Lã Đài, dưới thời Hán Huệ Đế được phong làm Lã vương. Ông còn có người anh là Lã Gia.
Năm 181, Yên Linh vương Lưu Kiến chết. Ông ta có một mĩ nhân sinh một con trai. Lúc đó Lã thái hậu cầm quyền, muốn trọng dụng tôn tộc Lã thị, bèn giết đứa con đó đi rồi lập cháu mình là Lã Thông làm Yên vương vào năm 180 TCN.
Tháng 9 cùng năm Lữ thái hậu chết. Trần Bình và Chu Bột làm chính biến, lật đổ họ Lã rồi cho sát hại tôn tộc họ Lã. Lã Thông cũng bị giết
Lã Thông làm Yên vương chỉ 1 năm, không rõ bao nhiêu tuổi. | 1 | null |
Vũ Uy (Chữ Nho: 武威; ? – 1424), hay Lê Uy (黎威), là một trong những khai quốc công thần nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam.
Tiểu sử.
Có giả thuyết cho là Vũ Uy là cháu bốn đời của Phò mã đô uý Hưng Mỹ hầu Vũ Trung Khái ở thôn Hương Trù, ấp Tô Xuyên (nay là thôn Tô Đàm, xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình). Năm 1399, khi Hồ Quý Ly chuẩn bị soán ngôi, ông cùng 12 tông thất nhà Trần chạy về trang Tô Xuyên nhằm mưu đồ khôi phục cơ nghiệp nhà Trần. Đến khi quân Minh sang xâm lược, Trần Nguyên Hãn khi giả trang làm người bán dầu đã qua trang Tô Xuyên liên lạc với Vũ Uy và Trần Cẩn.
Ngày 29 tháng 2 năm 1399 (âm lịch), ông rời tổng Tô Xuyên vào Lam Sơn định cư ở thôn Thụ Mệnh, làm gia thần cho Lê Lợi Tham gia sự nghiệp khởi nghĩa cùng ông trong thôn còn có Trương Lôi, Trương Chiến, Phạm Lật, Lê Cẩm, Lê Văn Lễ và Lê Vũ Bị. Vũ Uy cùng Trương Chiến được giao cho phụ trách cày ruộng ở xứ Phật Hoàng, cùng với cha con Ngô Kinh, Ngô Từ đảm bảo vấn đề lương thực cho nghĩa quân Lam Sơn.
Năm 1416, Lê Lợi cùng các chiến hữu tổ chức cắt máu ăn thề tại hội thề Lũng Nhai. Vũ Uy là một trong 18 người tham gia hội thề. Năm 1418, Lê Lợi khởi binh, ông tham gia nhiều trận đánh lớn nhỏ ở Thanh Hóa, lập nhiều chiến công. Năm 1424, Lê Lợi nghe theo sách lược của Nguyễn Chích, tiến vào Nghệ An. Ông được cử làm tiên phong triệt hạ đồn Đa Căng do Lương Nhữ Hốt chỉ huy để mở đường cho nghĩa quân, mặc dù thắng lợi nhưng ông lại chủ quan dẫn quân đi xa truy kích quân địch nên hy sinh.
Sau khi nhà Lê sơ thành lập, Lê Thái Tổ truy tặng Vũ Uy tước Thiếu úy Tuy quốc công cùng quốc tính (họ Lê). Phu nhân của ông là bà Lương Thị Ngọc, sinh hạ ba con trai là Vũ Lực, Vũ Phấn, Vũ Lại.
Tại thôn Tô Đàm, xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình ngày nay, các hậu duệ họ Vũ đã lấy ngày ông rời quê hương (ngày 29 tháng 2 âm lịch) làm ngày Tế Xuân để tưởng nhớ công ơn của ông.
Hiện mộ và đền thờ Vũ Uy tọa lạc tại huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. | 1 | null |
Lưu Trạch (chữ Hán: 劉澤, ? - 178 TCN), tức Yên Kính vương (灵燕王), là chư hầu vương thứ năm của nước Yên dưới thời nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông từng trải qua các chức vị Lang trung, Tướng quân; tước vị Doanh Lăng hầu, Lang Nha vương rồi Yên vương
Lưu Trạch là cháu nội của Thái thượng hoàng nhà Hán Lưu Thái Công, cháu gọi Hán Cao Tổ Lưu Bang, vua đầu tiên của nhà Hán là thúc phụ. Lưu Trạch đi theo Lưu Bang khởi nghĩa từ những ngày đầu. Năm 204, ông được Lưu Bang phong làm Lang trung.
Năm 196 TCN, Lưu Trạch tham gia vào chiến dịch dẹp loạn Trần Hi lập công to, được Hán Cao Tổ phong làm Doanh Lăng hầu.
Sau khi Hán Cao Tổ qua đời, quyền hành trong triều lần lượt rơi vào tay Lã thái hậu và gia tộc họ Lã. Lưu Trạch thành hôn với Lã thị, cháu của Lã hậu nên vẫn được trọng vọng. Sang năm 181 TCN, Lã hậu phong ông làm Lang Nha vương.
Năm 180 TCN, Lã thái hậu chết, họ Lã tiến hành bạo loạn. Tề vương ở phía tây khởi binh muốn đánh vào Trường An dẹp loạn nhưng không đủ quân, bèn giả hẹn Lưu Trạch đến nước Tề rồi bắt làm con tin để đoạt hết quân Lang Nha. Lưu Trạch do đó oán hận nước Tề.
Sau khi loạn chư Lã bị dẹp, Lưu Trạch không muốn để Tề vương làm thiên tử, nên một mặt sai người tới TRường An đề nghị lập Tề vương, mặt khác lại rêu rao là cậu của Tề vương là Tứ Quân là người ác, e rằng sẽ lại như họ Lã. Quần thần lo sợ, bèn bỏ Tề vương mà lập Đại vương Lưu Hằng, con thứ tư của Hán Cao Tổ lên làm Hán Văn Đế.
Năm 179 TCN, Văn Đế xét công của ông trong việc dẹp họ Lã, bèn cải phong ông làm Yên vương. Tuy nhiên chỉ 1 năm sau, Lưu Trạch mất ở nước Yên thụy là Kính vương, không rõ bao nhiêu tuổi. Con là Lưu Gia nối tước, tức Yên Khang vương. | 1 | null |
là loại sô-cô-la mà phụ nữ Nhật Bản chỉ dành tặng cho đàn ông mà họ thực sự yêu thương nhân dịp lễ tình nhân. Honmei choco là loại sô cô la đặc biệt, thông thường do chính phụ nữ tự làm, có giá trị hơn hay là mắc hơn "giri choco" (loại sô cô la chỉ dành tặng cho những người đàn ông và bạn bè có mối quan hệ bình thường).
Để đáp lễ, vào ngày Trắng, 14 tháng 3, nam giới tặng lại nữ giới những món quà như sô cô la hoặc bánh kẹo. | 1 | null |
ATIV Book 9 là thương hiệu của máy tính thuộc một phần của dòng sản phẩm máy tính xách tay ATIV của Samsung Electronics Inc. Book 9 là sản phẩm chủ lực của dòng ATIV trong thiết kế và tính di động. Tất cả sản phẩm đều sử dụng Intel Core i5 hoặc i7 và bộ nhớ SSD. Là sản phẩm mỏng nhất () trong các sản phẩm, ATIV Book 9 là máy tính xách tay mỏng nhất thế giới. Một loạt sản phẩm Book 9 ra mắt với cầu hình khác nhau. Vào tháng 2 năm 2014, sẩn phẩm 13-inch và hai sản phẩm 15-inch trong dòng ATIV Book 9. Book 9 Plus có màn hình cảm ứng 13,3" với qHD+ Theo bài báo, các pixel dài và rộng của độ phân giải màn hình có thể khác với tỉ lệ tiêu chuẩn và ứng dụng của mô-đun tùy chỉnh màn hình. Độ phân giải màn hình (3200 x 1800) và phần thân bằng nhôm nguyên khối. Book 9 bao gồm bản màn hình 13,3" với độ phân giải FHD (1920 x 1080) và vỏ bằng magnesi, và bản màn hình 15,6" với độ phân giải FHD với thân nguyên khối. Cả hai phiên bản được bổ sung với vỏ nhựa cao cấp; Book 9 Lite với màn hình 13.3" độ phân giải HD và Book 9 Style với màn hình 15.6" độ phân giải FHD. | 1 | null |
Natus Vincere (thường được viết tắt là Na'Vi) là một đội thể thao điện tử hàng đầu của Ukraina. Tên đội bắt nguồn từ tiếng La-tinh và có thể được dịch trực tiếp là "sinh ra để chiến thắng". Natus Vincere ra đời năm 2009 với tư cách là một đội Counter-Strike sau sự sụp đổ của đội KerchNET. Na'Vi là đội đầu tiên trong lịch sử trò chơi Counter-Strike giành chiến thắng cùng lúc 3 giải đấu lớn trong cùng một năm dương lịch, bao gồm Intel Extreme Masters, Electronic Sports World Cup và World Cyber Games
Năm 2011, Na'Vi.Dota giành giải nhất trị giá 1 triệu USD tại The International - giải đấu Dota 2 vô địch thế giới lần thứ nhất. Na'Vi đã tham dự 52 giải đấu lớn nhỏ ở 25 quốc gia thuộc 3 châu lục trong vòng 2 năm trở lại đây.
Cống hiến cho sự phát triển nền thể thao điện tử quốc gia Ukraina.
Vào ngày 14 tháng 7 năm 2010, thủ tướng Ukraina Mykola Yanovych Azarov đã gặp mặt với đội Natus Vincere tại tòa nhà nội các. Trong buổi gặp gỡ, những vấn đề liên quan đến sự phát triển của ngành công nghiệp công nghệ thông tin ở Ukraina đã được đem ra thảo luận. Thủ tướng đưa ra lời hứa sẽ tổ chức giải thể thao điện tử quốc tế mở rộng của Ukraina trong năm 2011. Các game thủ người Ukraina được ghi danh vào "Dự trữ Vàng", nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ.
Đội hình CSGO.
Natus Vincere được thành lập ngày 18 tháng 12 năm 2009. Sau sự sụp đổ của đội Ucraina KerchNET, các cựu thành viên của đội được hỗ trợ bởi Murat "Arbalet" Tulemaganbetov một người nổi tiếng và là nhà tổ chức các giải đấu thể thao điện tử lúc bấy giờ. Đội mới có tên "Arbalet UA", bao gồm Oleksandr "s1mple" Kostyliev và Denis "electroNic" Sharipov từ Kharkiv, Ilya "Perfecto" Zalutskiy Ischuk từ Kiev, Valerii "b1t" Vakhovskyi từ Lviv và Kirill "Boombl4" Mikhailov từ Dnipropetrovsk. Đội hình Na`Vi.Counter-Strike thi đấu rất thành công và giành được nhiều giải thưởng quan trọng kể từ khi thành lập đến nay, luôn là 1 trong những đội mạnh nhất của bộ môn Counter-Strike trên toàn thế giới.
Đội hình Dota 2.
Đội game DotA (Defense of the Ancients) của Na`Vi được thành lập vào tháng 10 năm 2010 với các thành viên: Goblak, XBOCT, Mag~, Deff- và Axypa. Sau khi Mag~ và Deff- rời nhóm, họ đã mời Danil "Dendi" Ishutin và Ivan "Artstyle" Antonov. Đội hình này sau đó được mời đến "The International 2011", giành chiến thắng sau khi đánh bại đại diện Trung Quốc EHOME 3-1 trong trận chung kết.
Ngày 11 tháng 6 năm 2013, Na`Vi đã chọn một đội nữ. Sau đó Na`Vi mở rộng sang Bắc Mỹ với việc ký kết hợp đồng mang tên "North American Rejects" sau khi đủ điều kiện tham gia The International 2014 vào tháng 6 năm 2014. Vào ngày 5 tháng 12 năm đó, Natus Vincere thông báo rằng họ đã giải tán đội Na`Vi.US.
Ngày 16 tháng 10 năm 2015, sau khi không đủ điều kiện tham dự giải "Frankfurt Major 2015", Natus Vincere thông báo giải tán đội hình Dota 2. Bốn ngày sau, Natus Vincere thông báo rằng Dendi và SoNNeikO sẽ trở lại thành lập để tái lập một đội mới.
Tháng 7 năm 2016, Na`Vi đã vượt qua Team Secret 3-1 để giành giải "StarLadder i-League StarSeries Season 2" tại BTS Studios, Los Angeles. Đây là giải đấu đầu tiên giành chiến thắng kể từ năm 2014, sau 20 tháng khát danh hiệu.
Tháng 8 năm 2019, tại Thượng Hải, Trung Quốc, Natus Vincere quay lại góp mặt tại "The International 2019" sau nhiều năm lỡ hẹn. Tuy nhiên đôi chỉ giành được vị trí thứ 13-16 chung cuộc. Sau giải đấu này, Na`vi đã liên tục có sự thay đổi nhân sự trong thời gian tiếp theo và đội hình hiện tại của họ chỉ còn duy nhất Vladyslav "Crystallize" Krystanek là thành viên tham dự "The International 2019."
Tháng 9 năm 2020, Na`Vi ký hợp đồng với toàn bộ đội hình của FlyToMoon để đăng ký tham dự OGA Dota PIT Season 3 và ESL One Germany đồng thời Inactive đội hình cũ của mình.
Chú thích.
https://navi.gg/navi/players/ | 1 | null |
Trần Tuyên Hoa (chữ Hán: 陳宣華, 577 - 605), hay Tuyên Hoa phu nhân (宣華夫人), là công chúa Nam Trần và là một phi tần dưới thời nhà Tùy trong lịch sử Trung Quốc.
Bà nổi tiếng là một mỹ nhân dung mạo vô song, từng liên tục là thiếp của hai cha con Hoàng đế nhà Tùy là Tùy Văn Đế Dương Kiên và Tùy Dượng Đế Dương Quảng.
Thân thế.
Trần Tuyên Hoa là con gái của Trần Tuyên Đế Trần Húc, quốc chúa thứ ba của nước Nam Trần dưới thời Nam Bắc triều. Mẹ bà là Thi Cơ (施姬), sủng phi của Trần Tuyên Đế, người Kinh Triệu (nay là Tây An, Thiểm Tây), phụ thân là Thi Tích (施绩), làm Tả thường thị cho Thủy Hưng vương Trần Thúc Lăng.
Theo quyển "Gia Thái Ngô Hưng chí" (嘉泰吳興志) - quyển 16; bà là con gái thứ 14 của Trần Húc. Thời Tuyên Đế, bà được phong làm Ninh Viễn công chúa (寧遠公主). Ngoài Tuyên Hoa, Thi Cơ còn sinh cho Trần Tuyên Đế những người con là Lâm Hạ vương Trần Thúc Ngao (陈叔敖) và Nguyên Lăng vương Trần Thúc Hưng (陈叔兴). Tuyên Hoa được sử sách đánh giá là "tính thông tuệ, tư mạo vô song".
Nhập cung Tùy.
Sau khi Trần Tuyên Đế băng hà, Thái tử Trần Thúc Bảo kế vị. Mẹ bà Thi Cơ trở thành Lâm Hạ Thái phi (临贺太妃), theo con trai lớn là Lâm Hạ vương đến đất phong. Sau khi Trần Thúc Bảo nối ngôi nước Nam Trần, thì Trần triều ngày càng suy sụp, bên trong sủng ái Trương Lệ Hoa, khiến nội bộ nhà Trần nhanh chóng sụp đổ. Trong khi đó ở miền bắc, Tùy Văn Đế Dương Kiên lập ra triều Tùy, nhanh chóng ổn định đất nước, bình Trường Giang, Xuyên Thiểm rồi diệt Hậu Lương.
Năm Khai Hoàng thứ 9 (589), mùa xuân, quân nhà Tùy diệt Trần, thống nhất Trung Quốc. Ninh Viễn công chúa cùng mẹ Lâm Hạ thái phi cũng bị quân Tùy bắt sống và cùng với hoàng tộc họ Trần bị điều vào cung Tùy. Ninh Viễn công chúa được Văn Đế nạp vào cung. Sử sách ghi lại Trần thị tuy còn trẻ nhưng nhan sắc khác thường, lại thông minh, giỏi ứng đối. Lúc đó, Tấn vương Dương Quảng, con thứ hai của Tùy Văn Đế, muốn cướp ngôi Thái tử của anh là Dương Dũng nên ra sức lấy lòng Trần thị, nhiều lần tặng đồ quý cho bà để tranh thủ sự ủng hộ. Cuối cùng năm 600, Dương Quảng được lập làm Thái tử.
Năm Nhân Thọ thứ 2 (602), Độc Cô hoàng hậu qua đời. Tùy Văn Đế từ đó càng có cơ hội gần gũi các phi tần khi không còn bị vợ cấm cản. Ông sủng ái nhất là Trần thị và Dung Hoa phu nhân Thái thị. Không lâu sau, Trần thị được phong làm Quý nhân (贵人), được quyền [Chủ đoạn nội sự; 主断内事] với tư cách thống lĩnh nội cung. Sau bà lại được sách phong hiệu Tuyên Hoa phu nhân (宣華夫人). Cùng đó là Dung Hoa phu nhân Thái thị, vị trí so với Tuyên Hoa cũng tương đương.
Nhân Thọ cung biến.
Năm Nhân Thọ thứ 4 (604), Tùy Văn Đế bệnh nặng phải dưỡng bệnh ở Nhân Thọ cung (仁壽宮), đại sự trong triều giao cho Thái tử Dương Quảng.
Căn cứ Tùy thư cùng Tư trị thông giám, Thái tử Dương Quảng hay ra vào cung thăm Tùy Văn Đế, thấy Tuyên Hoa phu nhân dung mạo diễm lệ, yểu điệu thướt tha, ánh mắt long lanh như nước hồ thu, giọng nói nũng nịu, dáng đi mềm mại, trong lòng lại nổi lên sự ham muốn. Sau đó, Dương Quảng lên tiếng chọc ghẹo rồi giở trò cưỡng bức Tuyên Hoa phu nhân. Bà hoảng sợ, chạy về Nhân Thọ cung khóc lóc. Văn Đế hỏi nguyên do, bà khóc mà nói: "Thái tử vô lễ", và kể hết sự tình cho Văn Đế nghe.
Văn Đế nghe xong tức giận, bảo: "Súc sinh làm sao có thể gánh vác đại sự? Độc Cô làm hỏng việc lớn của ta rồi! Nếu không nhân lúc trẫm còn chút hơi thở phế bỏ tên súc sinh này, lập lại con trưởng Dương Dũng làm thái tử, hậu sự há có thể lường được chăng?"
Rồi sai Binh bộ Thượng thư Liễu Thuật (柳述) và Hoàng môn thị lang Nhan Nghiêm (元巖) vào nghị sự, chuẩn bị triệu hồi Phế Thái tử Dương Dũng, là ngầm ý muốn phế bỏ vị trí Thái tử của Dương Quảng. Dương Tố biết được, bèn báo Dương Quảng, cuối cùng Thái tử lập mưu, sai kẻ hầu Trương Hoành vào Nhân Thọ cung, đuổi Tuyên Hoa phu nhân và các phu nhân khác ra ngoài, rồi dùng rượu độc sát hại Tùy Văn Đế.
Tuyên Hoa phu nhân cùng các cung nhân biết sự tình không thích hợp, tương đương sợ hãi. Sau khi giết cha, Thái tử Dương Quảng sai người tới chỗ Tuyên Hoa phu nhân, tặng cho một hộp quà vàng. Nàng hoảng sợ, cho rằng trong đó là rược độc. Tuy nhiên sau khi mở hộp ra thì đó là những chiếc đồng tâm kết bằng gấm. Tuy không phải chết, nhưng bà lại tỏ ra lo buồn, lại định bỏ đi mà không đáp tạ món quà của Thái tử. Các cung nữ can ngăn, bà mới nhớ đến việc tạ ơn. Đêm đó, Thái tử đến cung của phu nhân, giở trò cưỡng bức. Tuy nhiên, tác giả thời sơ Đường là Triệu Nghị ghi trong 《Đại Nghiệp lược ký - 大业略记》, thì người nữ chính trong sự biến lại là Dung Hoa phu nhân.
Ngày 21 tháng 8, Thái tử Dương Quảng lên ngôi, tức Tùy Dượng Đế. Tuyên Hoa phu nhân theo chế độ cung Tùy, nhập Tiên Đô cung (仙都宮) để cầu đảo cho Tiên đế, thế nhưng bà ngay sau đó bị Dạng Đế bắt quay trở về hậu cung, ý định nạp làm thiếp. Tuyên Hoa phu nhân bất đắc dĩ phải thuận theo. Năm sau (605), Trần thị đột ngột qua đời, chung niên 29 tuổi. Dượng Đế thương tiếc, làm bài thơ "Thần thương phú" (神傷賦) để tưởng nhớ bà.
Trong Tùy Đường diễn nghĩa.
Nhân vật Tuyên Hoa phu nhân xuất hiện từ hồi 1 đến hồi 20 trong tiểu thuyết Tùy Đường diễn nghĩa của tác giả Chử Nhân Hoạch.
Bà được miêu tả gần giống với sử sách. Ở hồi 20, tác giả kể thêm một tình tiết hư cấu rằng do Dượng Đế quá sủng ái Tuyên Hoa phu nhân đã làm Tiêu Hậu ghen ghét, liền muốn làm nhục bà. Dượng Đế vốn sợ Tiêu Hậu, nên mới cho bà ra ở Tiên Đô cung, sau đó sủng hạnh trở lại. Một năm sau, Tuyên Hoa phu nhân qua đời. | 1 | null |
Evil Geniuses là một tổ chức gaming chuyên nghiệp đặt trụ sở tại Hoa Kỳ. Được thành lập vào năm 1999, Evil Geniuses được biết đến như một tổ chức thể thao điện tử Bắc Mỹ hàng đầu, kiêu hãnh sở hữu dàn gamer cực kì thành công trải dàn trên nhiều dòng game thi đấu khác nhau. Evil Geniuses hiện là một thành viên của liên đoàn G7 Teams và giành chức vô địch The International 2015 (giải đấu esport có tổng giá trị tiền thường lớn nhất lúc bấy giờ). | 1 | null |
Alisher Burkhanovich Usmanov () (sinh ngày 9 tháng 9 năm 1953) là một đại doanh nhân người Nga gốc Uzbek. Theo dữ liệu của Forbes vào tháng 3 năm 2013, nhà tỷ phú Usmanov là người giàu có nhất nước Nga, với tài sản khoảng chừng $17.6 tỷ, là người giàu thứ 34 trên thế giới. Theo tài liệu trong tháng 12 năm 2013 của Bloomberg, ông có khoảng $19.6 tỷ, người giàu thứ 37 trên thế giới. Vào tháng 4 năm 2013, tờ "Sunday Times" xếp ông vào hạng giàu nhất tại Anh Quốc qua mặt ông Lakshmi Mittal.
Ông làm giàu nhờ những buôn bán về kim loại, về hầm mỏ, và các đầu tư khác, là cổ đông chính tại Metalloinvest, một tập đoàn kỹ nghệ Nga, được nhập lại vào năm 2006 từ JSC METALLOINVEST (the Mikhailovsky GOK and the Ural Steel) với Gazmetall JSC (the Lebedinsky GOK and the Oskol Electrometallurgical Plant).
Ông cũng làm chủ nhà xuất bản Kommersant. Usmanov cũng cùng là chủ tập đoàn cung cấp dịch vụ điện thoại di động lớn thứ hai Nga MegaFon, và hãng Mail.ru, hãng Internet lớn nhất trong khu vực nói tiếng Nga, mà có phần hùn vào những trang mạng lớn như Odnoklassniki, Vkontakte.
Vào năm 2013, Usmanov được nói tới là đã đầu tư $100 triệu vào hãng Apple.
Usmanov cũng là cổ đông chính của đội đá banh Arsenal . Vào tháng 2 năm 2008, hãng Metalloinvest của ông ta cũng đỡ đầu cho đội Dinamo Moskva.
Tiểu sử.
Usmanov sinh ra ở Uzbekistan tại tỉnh Chust nhưng lớn lên ở thủ đô Tashkent nơi cha ông làm việc như là một công tố viên. Với dự định theo đuổi nghề nghiệp của một nhà ngoại giao, ông chuyển đến Planning to pursue a career of a diplomat, he later moved to Moskva và theo học tại Viện Quan hệ Quốc tế Moskva, tốt nghiệp ở đó về ngành luật Quốc tế. | 1 | null |
Tạp chí Cộng sản là cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, trước đây có tên là Tạp chí Học tập ra đời vào năm 1955 trong Hội nghị Trung ương 7 của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tòa soạn của tạp chí tọa lạc tại số 28 phố Trần Bình Trọng, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. | 1 | null |
Trang Mỹ Dung (tên thật Trương Thị Mỹ Dung, sinh ngày 10 tháng 4 năm 1951) là một nữ ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng người Việt Nam, thành danh tại Sài Gòn từ trước năm 1975. Bà vốn là học trò của nhóm nhạc sĩ Lê Minh Bằng, tên tuổi của bà gắn liền với các ca khúc "Hai mùa mưa", "Chuyện ba mùa mưa".. Hiện tại bà vẫn sống và sinh hoạt văn nghệ tại Việt Nam.
Tiểu sử.
Trang Mỹ Dung sinh năm 1951 tại Phan Thiết, Việt Nam trong một gia đình Phật tử không có ai theo con đường nghệ thuật, có pháp danh là Lệ Hạnh. Bà theo gia đình vào Sài Gòn sinh sống từ năm 6 tuổi.
Những ngày đầu đi hát, bà lấy nghệ danh là Mỹ Dung. Được một thời gian ngắn, bà vào ban Tạp Lục của nghệ sĩ Tùng Lâm hát hàng tuần trên sóng phát thanh. Bà sửa lại nghệ danh là Trang Mỹ Dung, tương tự các học trò khác của Tùng Lâm là Trang Thanh Lan, Trang Kim Yến và Trang Kim Phụng. Trước đó đã có ca sĩ khác có nghệ danh là Mỹ Dung.
Năm 1967, bà ghi danh vào cuộc thi tuyển lựa ca sĩ do Đài Truyền hình Sài Gòn tổ chức. Sau buổi sơ khảo, nhạc sĩ Anh Bằng đến làm quen, khuyến khích bà theo con đường ca hát, khuyên bà vào học lớp nhạc Lê Minh Bằng. Trong thời gian học, bà được ông giới thiệu đến thâu cho "hãng dĩa Asia - Sóng Nhạc" nổi tiếng. Ca khúc đầu tiên "Hai mùa mưa" một sáng tác của Anh Bằng, được ký với bút danh "Mạc Phong Linh - Mai Thiết Lĩnh" bán rất chạy và trở nên nổi tiếng khắp miền Nam. Sau thành công này, bà được nhiều hãng dĩa khác mời cộng tác và có mặt trong các đoàn văn nghệ đi lưu diễn từ miền Nam ra miền Trung, có khi sang Lào.
Tên tuổi Trang Mỹ Dung bừng sáng đến đỉnh điểm vào năm 1971. Không may vào cuối năm 1973 (có nơi ghi 1974), bà gặp tai nạn giao thông trong một chuyến đi diễn ở miền Trung gây bể xương hàm. Sự nghiệp của bà vì thế mà phải tạm dừng một thời gian.
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Trang Mỹ Dung ở lại Việt Nam và tiếp tục ca hát. Sau khi mẹ bà qua đời vào năm 1997, bà không còn hát nhiều, thi thoảng xuất hiện tại phòng trà, sân khấu ca nhạc, chủ yếu là tham gia các chương trình ca nhạc từ thiện, Phật giáo.
Trang Mỹ Dung từng lập gia đình nhưng không có con. Hiện bà đang sống tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
Băng, đĩa.
Trước sự kiện 1975, Trang Mỹ Dung có thâu âm cho nhiều dĩa nhạc của các hãng như Asia Sóng Nhạc, Việt Nam, Nhạc Ngày Xanh, Capitol, Hồng Hoa và Thiên Thai. Bà góp giọng trong các băng nhạc như "Kim Đằng", "Premier", "Sóng Nhạc"... Khoảng năm 2004, bà có làm album "Trả lại thời gian" để tặng bạn bè. Năm 2008, trung tâm băng nhạc Rạng Đông (trụ sở tại Việt Nam) phát hành CD "Giọt buồn trong mưa" gồm mười bài hát do bà thể hiện. Năm 2011, Apple Films (trụ sở tại Hoa Kỳ) phát hành album "Đèn đêm phố nhỏ" với tiếng hát Trang Mỹ Dung và nam ca sĩ trẻ Linh Vũ.
Đánh giá.
Soạn giả cải lương Kiên Giang nhận xét Trang Mỹ Dung có kỹ thuật truyền đạt lời hát rõ ràng, chính xác nhưng luyến láy theo cách rất riêng để làm rõ nghĩa thêm cho ca khúc. Ca sĩ Lan Ngọc đánh giá giọng ca Trang Mỹ Dung có chất trầm buồn, da diết nhưng không bi lụy, não nề. | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.