text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Định kiến hoặc thành kiến ​​là những ý kiến, quan điểm đã được hình thành​, trước khi nhận thức các dữ kiện có liên quan hoặc biết rõ những thông tin liên quan của một sự kiện cụ thể. Từ Định kiến thường được sử dụng để miêu tả những nếp suy nghĩ, quan điểm thường không thuận lợi, đánh giá chủ quan đối với người hoặc một nhóm người, bởi vì giới tính, quan điểm chính trị, quan hệ xã hội, tuổi tác, tôn giáo, chủng tộc/dân tộc, ngôn ngữ, quốc tịch, hình dáng bên ngoài hay là đặc điểm cá nhân khác, từ đó dẫn đến việc phân biệt đối xử. Trong trường hợp này, định kiến có thể đề cập đến một đánh giá tích cực hay là tiêu cực của một người dựa trên nhận thức của họ trong tư cách thành viên một nhóm hoặc qua những quan hệ xã hội của họ (bị lôi kéo, tác động ảnh hưởng của xã hội, đám đông, do tuyên truyền, tác động truyền thông hay là do cả nể, tư duy tập thể) Định kiến, do đó có thể hình thành từ những niềm tin có căn cứ hoặc vô căn cứ, và có thể bao gồm "bất kỳ thái độ không hợp lý và bất thường chống lại những ảnh hưởng hợp lý", Gordon Allport định nghĩa định kiến như là một "cảm giác, thuận lợi hoặc bất lợi, đối với một người hay một vật, trước khi tiếp cận, hoặc không dựa trên kinh nghiệm thực tế". Thường là trong ngôn ngữ dân gian, định kiến và thành kiến thường đi chung với nhau, và đôi khi cùng được sử dụng với ý nghĩa như nhau. Tuy nhiên có thể phân biệt: định kiến là ý nghĩ cố định về người hay vật, xuất phát từ cách nhìn sai lệch hoặc dựa trên cảm tính và thường xuyên có chiều hướng đánh giá thấp; thành kiến là những định kiến (nghĩa là cái "ý kiến" đã "thành" sẵn rồi) xuất hiện trong thời gian dài, thành nếp suy nghĩ cố chấp. Định kiến của một tập thể, một nhóm người, một xã hội, thường được gọi là định kiến xã hội. Định kiến, thành kiến, đôi khi cũng gọi là "thiên kiến". Tự Điển Hán Việt của Đào Duy Anh giải nghĩa "Thiên là nghiêng về một bên", Thiên kiến là "Ý kiến thiên lệch / thiên vị", "Ý kiến ngoan cố." Định kiến của một người có thể hình thành tiệm tiến từ môi trường giáo dục, môi trường sống và sinh hoạt, và quan hệ xã hội của người đó.
1
null
Hoa hậu Đại dương Việt Nam (tiếng Anh: Miss Ocean Vietnam) là một cuộc thi sắc đẹp cấp quốc gia tại Việt Nam, được tổ chức lần đầu vào năm 2014. Đương kim Hoa hậu Đại dương Việt Nam là cô Trần Thị Thu Uyên đến từ Sóc Trăng, đăng quang năm 2023. Cuộc thi Hoa hậu Đại dương Việt Nam trở lại vào năm 2023 sau 4 năm tạm dừng tổ chức và chung kết diễn ra vào ngày 25 tháng 08 năm 2023. Hoa hậu Đại dương Việt Nam 2019. Hoa Hậu Đại Dương Việt Nam 2019 : Nguyễn Trần Phương Mây (Mây Nguyễn) Á Hậu 1 : Võ Hoàng Anh Thi Á Hậu 2 : Hồ Thanh Thủy
1
null
Lưu Bành Tổ (chữ Hán: 刘彭祖, mất năm 92 TCN), tức Triệu Kính Túc vương (赵敬肃王), là vị vua đầu tiên của nước Quảng Xuyên và thứ 9 của nước Triệu, chư hầu nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Tiểu sử. Lưu Bành Tổ là con trai thứ 8 của Hán Cảnh Đế, vua thứ sáu của nhà Hán, mẹ là Giả phu nhân. Năm 155 TCN, ông được phong vương ở Quảng Xuyên, sang năm sau 154 TCN, Triệu vương Lưu Toại làm phản, phải tự sát, Lưu Bành Tổ được vua cha lập làm Triệu vương. Lưu Bành Tổ là người xảo nịnh, thích dùng luật pháp, lại tàn bạo háo sắc nên sinh được nhiều con cháu. Mỗi tướng quốc nước Triệu thường tại vị không dám hai năm cũng do sự khắt khe của ông. Ông thường giám sát chặt chẽ tướng quốc vì nghi ngờ họ là nội gián triều đình phái đến điều tra mình. Người nào lỡ kị húy đến tên ông đều bị phạt nặng. Thái tử nước Triệu là Lưu Đan phải lòng em gái Giang Sung, nhưng bản thân Sung lại gây hiềm khích với thái tử nên bị ghét bỏ phải chạy trốn đến Trường An. Sau đó Sung được cử đi sứ Hung Nô, được phong lên chức Thủy Hành đô úy. Được sự tin tưởng của Vũ Đế, Giang Sung bày cách hãm hại thái tử Lưu Đan, tố cáo Lưu Đan dâm loạn. Cuối cùng Vũ Đế ép Triệu vương phế Lưu Đan và tống giam vào ngục. Nhiều khách đến Hàm Đan thấy tính Lưu Bành Tổ cũng không dám ở lại lâu. Lưu Bành Tổ cướp vợ của anh là Giang Đô Dịch vương Lưu Phi, sinh con là Náo Tử. Ông muốn lập Náo Tử làm thái tử, song sau khi ông mất Hán Vũ Đế không chịu cho Náo Tử nối ngôi mà lấy Vũ Thủy hầu Lưu Xương làm Triệu vương. Năm 92 TCN, Lưu Bành Tổ chết, thụy là Kính Túc, làm vương ở Triệu được 62 năm. Lưu Xương nối ngôi, tức Triệu Khoảnh vương.
1
null
Nhân tố bí ẩn là phiên bản Việt Nam của chuơng trình "The X Factor", một trong những chương trình tìm kiếm tài năng âm nhạc nổi tiếng trên thế giới, phổ biến trên 40 quốc gia, được công ty Cát Tiên Sa mua bản quyền và sản xuất. Chương trình được phát sóng vào tối chủ nhật hàng tuần từ ngày 30/3/2014 đến hết ngày 21/8/2016 trên kênh VTV3 của Đài Truyền hình Việt Nam. Giới thiệu. Tại Anh và Mỹ trong nhiều năm liền từ khi chương trình phát sóng, "The X-Factor" đã đánh bại nhiều chương trình nổi tiếng khác để giành các giải thưởng: Chương trình giải trí phổ biến nhất của Giải thưởng truyền hình quốc gia Anh trong các năm 2005-2007 và 2009-2012, giải nhất hạng mục Chương trình cạnh tranh thực tế hay nhất và Chương trình đột phá nhất của bảng xếp hạng Teen Choice Awards Mỹ năm 2012. The X-Factor cũng là chương trình truyền hình thực tế được người dân Mỹ yêu thích nhất năm 2012 và tại Anh, nó đã lập kỉ lục với 200.000 người đăng ký tham dự, đạt 19,7 triệu lượt người xem, chiếm 63,2% lượng người xem truyền hình. Tổng quan và format. Vòng sơ tuyển" (Audition)". Có 2 cách thức đăng ký sơ tuyển: Các thí sinh vượt qua vòng sơ tuyển đầu tiên sẽ được Ban Tổ chức (BTC) thông báo trực tiếp để tiếp tục tham gia vòng sơ tuyển thứ 2 sẽ diễn ra sau đó. Vòng chung kết sơ tuyển là vòng tranh tài của các thí sinh vượt qua vòng sơ tuyển trực tiếp cùng các thí sinh được lựa chọn ở vòng thử giọng trực tuyến. Các thí sinh sẽ biểu diễn 1 ca khúc (sử dụng nhạc nền, không bè) và BGK sẽ quyết định loại trực tiếp hoặc chọn ra các thí sinh vào danh sách chờ. Các thí sinh nằm trong danh sách chờ sẽ được BGK và BTC kiểm tra chất lượng giọng hát 1 lần nữa (kiểm tra trực tiếp hoặc thông qua clip quay hình lại phần biểu tại vòng sơ tuyển) và lựa chọn ra các thí sinh chính thức bước tiếp cùng chương trình. Vòng Hội Ngộ" (Judges’ Auditions)". Đây là vòng sơ tuyển của BGK, có thể được tổ chức tại sân vận động hay trong phòng kín, v.v. Thí sinh sẽ hát trên nhạc nền trước mặt BGK và đám đông khán giả trực tiếp. Thí sinh có thể hát một hay hai bài hát tự chọn. Vòng Tranh Đấu" (Bootcamp)". Cả bốn giám khảo sẽ cùng nhau làm việc để chọn ra 24 suất (hoặc 32 – mỗi suất đại diện có thể là hát đơn hoặc và nhóm nhạc) để huấn luyện họ cho vòng tiếp theo. Các thí sinh sẽ trình diễn để thể hiện khả năng và giám khảo sẽ chọn ra những người tốt nhất để đưa vào vòng sau. Vòng Lộ Diện" (Judge's House)". Bước vào vòng này, các thí sinh sẽ được phân theo 4 nhóm: "Nam từ 16 – 25 tuổi," "Nữ từ 16 – 25 tuổi," "Nam, nữ 25 – 45 tuổi," "Các nhóm hát từ 16 tuổi." Mỗi giám khảo sẽ được BTC chỉ định huấn luyện cho một nhóm thí sinh bất kỳ. Các thí sinh sẽ được tham quan nhà và cùng tập luyện với các giám khảo. Buổi thi cuối cùng sẽ được tổ chức tại nhà của mỗi giám khảo. Kết thúc vòng này, mỗi giám khảo sẽ còn lại 4 thí sinh/nhóm đi tiếp vào vòng Liveshow. Vòng Chặng Đua Khắc Nghiệt "(Tourmalet)". Bước vào vòng biểu diễn trực tiếp. Mỗi tuần 4 đội sẽ cùng tham gia biểu diễn, ở vòng này tổng đài bình chọn dành cho khán giả bắt đầu có hiệu lực. Kết quả chung cuộc sẽ hoàn toàn dựa vào kết quả bình chọn của khán giả. Giải thưởng. Nhà vô địch của chương trình sẽ nhận được phần thưởng trị giá 500 triệu đồng và các phần quà khác của nhà tài trợ, được vinh danh là "Nhân tố bí ẩn". Tranh cãi. Thí sinh lừa dối khán giả về thông tin cá nhân. Trong tập đầu tiên lên sóng ngày 6 tháng 4 năm 2014, thí sinh Huyền Minh lừa dối khán giả về thông tin cá nhân của mình, khi thực chất thí sinh này chính là ca sĩ Anh Thúy. Lấy khăn Piêu làm khố. Tập phát sóng ngày 12 tháng 10 năm 2014 có tiết mục mashup các ca khúc Tây Nguyên của nhóm F-Band sử dụng chiếc khăn Piêu (biểu tượng văn hóa của đồng bào dân tộc Thái) để đóng khố, biểu diễn trên sân khấu, không đúng và không thích hợp, gây ảnh hưởng xấu trong dư luận xã hội nên VTV đã bị phạt 15 triệu đồng. Ngừng phát sóng. Chương trình đã lên sóng đêm thi cuối cùng của mùa 2 vào ngày 21/8/2016, chính thức chia tay khán giả sau 2 năm phát sóng. Thay thế cho khung giờ 21h10 chủ nhật hàng tuần là mùa 2 của chương trình "Bước nhảy ngàn cân".
1
null
USS "Kane" (DD-235/APD-18) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó đã tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai, được cải biến thành tàu vận chuyển cao tốc APD-18, và đã hoạt động cho đến khi xung đột kết thúc. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Elisha Kent Kane, một sĩ quan quân y Hải quân Hoa Kỳ và là nhà thám hiểm Bắc Cực. Thiết kế và chế tạo. "Kane" được đặt lườn vào ngày 3 tháng 7 năm 1918 tại xưởng tàu của hãng New York Shipbuilding Corporation. Nó được hạ thủy vào ngày 12 tháng 8 năm 1919, được đỡ đầu bởi cô Florence Kane, em họ Elisha Kent Kane; và được đưa ra hoạt động vào ngày 11 tháng 6 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân William Hall. Lịch sử hoạt động. Giữa hai cuộc thế chiến. "Kane" khởi hành từ Newport, Rhode Island vào ngày 20 tháng 8 năm 1920 cho chuyến đi chạy thử máy đến Gibraltar, Brest, Copenhagen, Danzig và vịnh Riga. Nó đang ở bên ngoài vịnh thuộc biển Baltic vào ngày 1 tháng 10 năm 1920, tại một khu vực được cho là đã được quét sạch mìn rải trong Thế Chiến I khi một quả thủy lôi phát nổ, uốn cong trục và gây hư hại chân vịt bên mạn trái. Sau khi được sửa chữa tại Landskrona, Thụy Điển, và đại tu tại xưởng tàu Chatham, Anh Quốc, nó lên đường vào ngày 21 tháng 5 năm 1921 để đi Địa Trung Hải. Vào ngày 22 tháng 6 năm 1921, "Kane" cứu giúp một tàu phóng lôi Ý đang trôi dạt cạnh các mỏm đá ngoài khơi mũi Spartivento. Nó đi đến Constantinople vào ngày 3 tháng 7 cho các hoạt động cứu trợ tại vùng biển Thổ Nhĩ Kỳ, quay trở về Newport vào ngày 23 tháng 8, rồi lại khởi hành cùng Hải đội Khu trục 14 vào ngày 2 tháng 10 để di tản người tị nạn cùng các hoạt động cứu trợ khác tại vùng Tiểu Á. Nó đi đến Constantinople vào ngày 22 tháng 10, và thường xuyên được huy động vào nhiệm vụ chuyên chở tiếp liệu, thuốc men, người tị nạn và viên chức cứu trợ giữa các cảng Hắc Hải và khu vực Đông Địa Trung Hải. Nó rời Constantinople vào ngày 18 tháng 5 năm 1923 để quay trở về Hoa Kỳ, trải qua năm năm tiếp theo cùng Hạm đội Tuần tiễu, hoạt động dọc theo vùng bờ Đông và vùng biển Caribe. Nó lên đường từ New York vào ngày 13 tháng 2 năm 1925 cho một chuyến đi huấn luyện hạm đội đến San Diego, California, và từ đây lên đường đi Trân Châu Cảng, và quay về vào ngày 17 tháng 7. Vào mùa Xuân năm 1927, chiếc tàu khu trục tuần tra ngoài khơi vùng biển Nicaragua và Honduras đầy dẫy cướp bóc. "Kane" được cho xuất biên chế tại Xưởng hải quân Philadelphia vào ngày 31 tháng 12 năm 1930. "Kane" được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 1 tháng 4 năm 1932, và khởi hành từ vào ngày 29 tháng 6 để đi San Diego, căn cứ nhà mới của nó trong bốn năm tiếp theo. Nó lên đường từ San Diego vào ngày 27 tháng 4 năm 1936 để tập trận hạm đội tại vùng biển Caribe, trước khi đi vào Xưởng hải quân New York chuẩn bị cho một nhiệm vụ đặc biệt. Nó rời New York vào ngày 17 tháng 8 năm 1936 để đi Tây Ban Nha, làm nhiệm vụ triệt thoái công dân Hoa Kỳ mà tính mạng đang bị cuộc nội chiến tại nước này đe dọa. Vào ngày 30 tháng 8, trên đường đi Bilbao, nó phải nổ súng ba lần để đánh đuổi một máy bay ba động cơ vốn đã ném những quả bom cách con tàu chỉ . Sự phản đối mạnh mẽ gửi đến cả hai phe xung đột đã ngăn ngừa được những sự cố tương tự. Nó ghé qua Bilbao và Gijon, nhận lên tàu những người tị nạn để chuyển đến St. Jean de Luz, Pháp. Tàu tuần dương hạng nhẹ đi đến Gibraltar vào ngày 27 tháng 9 năm 1936 trong vai trò soái hạm của Hải đội 40T dưới quyền Chuẩn đô đốc Arthur P. Fairfield. Đơn vị đặc biệt này, bao gồm "Raleigh", "Kane", và USCGC "Cayuga", đã cứu được hàng trăm công dân Hoa Kỳ cùng những người thuộc các quốc tịch khác khỏi nguy hiểm của chiến tranh tại Tây Ban Nha. "Kane" và "Hatfield" được thay phiên bởi và vào ngày 9 tháng 11 năm 1937, và chúng lên đường quay trở về nhà. "Kane" đi vào Xưởng hải quân Charleston vào ngày 22 tháng 11, nơi nó lại được cho xuất biên chế vào ngày 28 tháng 4 năm 1938. Thế Chiến II. "Kane" lại được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 23 tháng 9 năm 1939 để làm nhiệm vụ Tuần tra Trung lập tại vùng Bắc Đại Tây Dương. Vào ngày 7 tháng 8 năm 1940, nó đảm nhiệm việc tuần tra phòng thủ duyên hải ở cả hai phía bờ biển của Panama. Sau đó nó hướng đi SanDiego, đến nơi vào ngày 4 tháng 11 năm 1940 để tuần tra ngoài khơi bờ biển California. Nó được đại tu tại Xưởng hải quân Puget Sound từ ngày 4 tháng 1 năm 1940 đến ngày 3 tháng 3 năm 1941, rồi đặt căn cứ tại Seattle, Washington để tuần tra về phía Bắc đến tận Alaska và dọc theo bờ biển phía Tây. Sau khi Hải quân Đế quốc Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, nó rời Seattle để đi Kodiak, Alaska, và hộ tống các tàu chở quân quay trở lại Seattle vào ngày 23 tháng 12. Sau một chuyến đi hộ tống tương tự, nó đi đến Seaward vào ngày 19 tháng 4 năm 1942 để hộ tống vận tải đi lại giữa các đảo và tuần tra dọc theo các cảng Alaska. Vào ngày 11 tháng 6, "Kane" cứu vớt 11 người sống sót từ chiếc SS "Arcata" bị đắm do trúng ngư lôi. Sáng ngày 3 tháng 8 năm 1942, dàn hỏa lực phòng không của nó tỏ ra vô dụng đối với hai đợt tấn công bởi máy bay ném bom tầm cao của Nhật Bản; dù sao, việc tấn công ở tầm cao đối với tàu bè hiếm khi có hiệu quả, tốc độ và chiến thuật lẩn tránh giúp tàu khu trục né tránh dễ dàng các quả bom. Nó tiếp tục nhiệm vụ tuần tra và hộ tống tại vùng biển Alaska và khu vực quần đảo Aleut cho đến tháng 2 năm 1943, khi nó được cải biến thành một tàu vận chuyển cao tốc tại xưởng tàu Todd's Dry Docks ở Seattle, Washington, và được xếp lại lớp với ký hiệu lườn mới APD-18. Việc cải biến hoàn tất vào ngày 3 tháng 4 năm 1943, khi nó khởi hành để huấn luyện đổ bộ cùng với Sư đoàn 7 Bộ binh Lục quân Hoa Kỳ tại vịnh Monterey, California. "Kane" khởi hành từ San Francisco vào ngày 24 tháng 4, và đi đến Cold Bay, Alaska vào ngày 30 tháng 4 nhằm chuẩn bị cho việc tái chiếm Attu. Sáng ngày 11 tháng 5, các tàu ngầm và cho đổ bộ 100 lính do thám Lục quân lên phía Tây Bắc vịnh Holtz. Nhiều giờ sau, được dẫn đường qua làn sương mù dày đặc bởi radar của thiết giáp hạm , "Kane" cho đổ bộ 400 lính trinh sát lên bờ sáp nhập cùng đội do thám. Trong quá trình trận chiến trên bờ ở Attu, "Kane" phục vụ như một tàu vận chuyển cứu thương và chuyển tiếp hàng y tế giữa Holtz và vịnh Massacre. Ngoài khơi lối ra vào cảng Dutch vào ngày 17 tháng 7, nó cứu vớt 12 người sống sót từ một tàu Nga. Sau các cuộc thực tập đổ bộ ngoài khơi quần đảo Amchitka, nó cho đổ bộ các đơn vị thuộc Lực lượng Đặc biệt 1 lục quân lên Kiska vào ngày 14 tháng 8, và sau đó lên đảo Kiska Nhỏ; nhưng quân Nhật đã triệt thoái trước đó dưới sự che chở của sương mù. Điều này kết thúc vị trí chiếm giữ cuối cùng của Nhật Bản tại quần đảo Aleut. "Kane" tiếp tục làm nhiệm vụ giữa các cảng Alaska và Aleut cho đến ngày 20 tháng 11 năm 1943, rồi di chuyển về phía Nam cho một đợt đại tu tại Xưởng hải quân Mare Island cho đến ngày 7 tháng 1 năm 1944. "Kane" đi đến Trân Châu Cảng vào ngày 18 tháng 1 năm 1944 để tham gia cùng Lực lượng Đổ bộ 5 cho việc chiếm đóng quần đảo Marshall. Lực lượng Thủy quân Lục chiến đã chiếm đóng các đảo nhỏ thuộc lối ra vào vũng biển Majuro trong đêm 30-31 tháng 1 năm 1944, và sau đó chiếm các đảo về phía đông vũng biển Kwajalein. Nó lên đường vào ngày 25 tháng 2 để giúp bảo vệ các tàu đổ bộ trong việc chiếm đóng vịnh Milne, New Guinea, rồi tiến vào cảng Seeadler, Manus, trong khi Trung đoàn Kỵ binh 7 chiếm các cứ điểm phòng thủ mạnh còn lại thuộc quần đảo Admiralty. Chiếc tàu vận chuyển cao tốc đã cho đổ bộ binh lính của Trung đoàn Bộ binh 163 lên Aitape vào ngày 22 tháng 4 năm 1944, và bắn phá các vị trí của đối phương trước khi rút lui để bắn phá đảo Ali. Sau khi hộ tống một đoàn tàu vận tải đi đến quần đảo Solomon, nó quay trở về Trân Châu Cảng vào ngày 23 tháng 5 năm 1944. Sau khi huấn luyện ngoài khơi Trân Châu Cảng cùng các hoạt động chuẩn bị tại Eniwetok, "Kane" cho đổ bộ binh lính Thủy quân Lục chiến trong việc chiếm đóng Saipan vào ngày 15 tháng 6 năm 1944. Sau khi các tàu sân bay nhanh thuộc Đệ Ngũ hạm đội tiêu diệt không lực tàu sân bay Nhật trong Trận chiến biển Philippine, chiếc tàu vận chuyển đã hỗ trợ cho Đội Phá hoại Dưới nước (UDT) 4 trong các hoạt động tại Saipan. Vào ngày 23 tháng 6, nó né tránh được một quả bom ném suýt trúng, nhưng mảnh bom cũng làm bị thương ba người. Nó được tiếp tế tại Eniwetok, rồi đi vào vịnh Agat, Guam vào xế trưa ngày 17 tháng 7. Quân Nhật đồn trú đã bố trí ba lớp phòng thủ bằng cây dừa đổ đầy đá san hô, liên kết với nhau bằng dây thép gai đổ chống tàu đổ bộ. Các người nhái thuộc Đội UDT 4, được hỗ trợ bởi các đội khác, đã cho nổ tung hàng trăm chướng ngại vật như vậy, dọn đường cho cuộc đổ bộ của Thủy quân Lục chiến vào ngày 21 tháng 7 năm 1944. Vào ngày 24 tháng 7, trong lúc các người nhái đang hoạt động ban đêm, hỏa lực súng cối Nhật Bản đã suýt bắn trúng "Kane". Nó quay trở lại Trân Châu Cảng vào ngày 10 tháng 8 năm 1944, rồi lại đi đến vịnh Leyte vào ngày 18 tháng 10, chở theo 100 tấn chất nổ để sử dụng vào việc dọn đường cho cuộc đổ bộ lên Leyte hai ngày sau đó. Nó đưa các đội UDT của nó đến quần đảo Admiralty, rồi lên đường quay trở về nhà cho một đợt đại tu, về đến San Pedro, California vào ngày 4 tháng 12. "Kane" khởi hành từ San Diego vào ngày 20 tháng 4 năm 1945 để huấn luyện cùng Đội UDT 24 tại vùng biển Hawaii cho đến ngày 4 tháng 5, rồi đi đến ngoài khơi Kerama Retto vào ngày 12 tháng 6. Sau khi hộ tống cho chiếc rời khỏi vùng chiến sự, nó tuần tra về phía Tây Nam khu vực đổ bộ Ilinawa, và đã đánh trả hai cuộc tấn công của máy bay cảm tử Kamikaze vào ngày 21 tháng 6. Một tuần sau, nó lên đường cùng một đoàn tàu vận tải hướng đến Leyte. Nó trở thành một đơn vị thuộc lực lượng Tiền phương biển Philippine vào ngày 4 tháng 7, và đã tuần tra trên các tuyến đường hàng hải về phía Đông bảo vệ chống tàu ngầm cho đến khi xung đột kết thúc. "Kane" khởi hành từ vịnh San Pedro, Leyte vào ngày 13 tháng 9, hộ tống đoàn tàu vận tải chuyển quân đến Triều Tiên, đi đến Jinsen vào ngày 17 tháng 9. Tại đây nó trở thành một tàu tiếp đón không chính thức, cung cấp phương tiện liên lạc cho đại biểu của Lực lượng Đổ bộ 7. Được thay phiên vào ngày 12 tháng 11 năm 1945, nó lên đường quay trở về nhà, và về đến San Diego vào ngày 13 tháng 12 năm 1945. Sau khi tiễn 149 nhân sự hải quân rời tàu, nó băng qua kênh đào Panama để đi đến Xưởng hải quân Philadelphia, nơi nó được cho ngừng hoạt động vào ngày 24 tháng 1 năm 1946. Nó bị bán cho hãng Northern Metals Company ở Philadelphia để tháo dỡ vào ngày 21 tháng 6 năm 1946. Phần thưởng. "Kane" được tặng thưởng bảy Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
"Let It Go" là ca khúc trong bộ phim hoạt hình năm 2013 của Disney, "Nữ hoàng băng giá", nhạc và lời của Kristen Anderson-Lopez và Robert Lopez. Ca khúc được trình bày bởi nữ diễn viên, ca sĩ người Mỹ Idina Menzel trong vai của cô Nữ hoàng Elsa. Bài hát xuất hiện sau khi Elsa từ bỏ vương quốc của mình vì năng lực của cô bị phát hiện. Idina Menzel đã biểu diễn trực tiếp trên TV lần đầu tiên trong lễ trao giải Oscar lần thứ 86 vào ngày 2 tháng 3 năm 2014. Và là một trong những bài hát phổ biến và hay nhất thế giới. Biên soạn. "Let It Go" là ca khúc đầu tiên mà Kristen Anderson-Lopez và Robert Lopez viết cho bộ phim. Bộ đôi này lấy cảm hứng từ những bộ phim Disney khác như "Nàng Tiên Cá" và "Người đẹp và quái thú" và nhiều ca sĩ khác bao gồm Adele, Aimee Mann, Lady Gaga, Avril Lavigne, và Carole King. Bài hát được Elsa hát trong phim. Lúc đầu Elsa được các nhà sản xuất hình dung như một nhân vật phản diện, nhưng sau khi bát hát được sáng tác, các nhà sản xuất đã đổi ý và Elsa trở thành một nhân vật chính diện. Anderson-Lopez và Lopez viết ca khúc này riêng cho Idina Menzel, nói rằng cô như là "một trong những giọng ca vinh quang nhất ở Broadway và là biểu tượng trong nhạc kịch." Đón Nhận. "Let It Go" nhận được sự khen ngợi từ các nhà phê bình phim, nhà phê bình âm nhạc, và khán giả, và một vài thuận lợi của ca khúc "Defying Gravity" (trình bày bởi Menzel). "The Rochester City Newspaper" gọi là ca khúc hay nhất trong phim; "Trình bày bởi Idina Menzel, nó có yếu tố trở thành một bài hát yêu thích lâu dài...Menzel đã được ghi nhận đã bỏ nhiều công sức và đam mê trong phần trình diễn này như cô đã làm trong một số vai diễn nổi tiếng khác." "Entertainment Weekly"' Marc Snetiker mô tả bài hát như "như một bản thánh ca ca ngợi sự giải thoát" trong khi Joe Dziemianowicz của "The New York Daily News" gọi nó là "sự tưởng nhớ quyền lực của một cô gái và cần 'bỏ đi' sợ hãi và xấu hổ". "Let It Go" của Idina Menzel hiện đang là bài hát OST quốc tế có số lượng bán ra lớn nhất tại Hàn Quốc. Phiên bản Demi Lovato. Quyết định phát hành đĩa đơn cho "Let It Go" đã được thực hiện sau khi bài hát được viết và được trao cho Disney. Kristen Anderson-Lopez và Robert Lopez chọn ca sĩ người Mỹ và cựu ngôi sao Disney Channel Demi Lovato, người đã từng xuất hiện trên danh sách Hollywood Records của Disney, để hát lại ca khúc nhạc phim này. Bối cảnh và phát hành. Anderson-Lopez nói rằng Lovato được chọn bởi vì đời sống cá nhân của chính cô; "Cô có một quá khứ, cô khá cởi mở điều đó tương tự như cuộc hành trình thoát khỏi quá khứ đen tối và nỗi sợ hại và tiến về phía trước với sức mạnh của mình giống như Elsa." Phiên bản Lovato được phát hành dưới dạng đĩa đơn của Walt Disney Records vào 21 tháng 10 năm 2013. Video âm nhạc. Video âm nhạc được phát hành vào ngày 1 tháng 11 năm 2013. và được biên đạo bởi Declan Whitebloom. Bảng xếp hạng và chứng nhận. "Let It Go" của Demi Lovato bán ra 235,262 bản ở Hàn Quốc tính đến tháng 2 năm 2014. Ngôn ngữ khác. Bên cạnh phiên bản gốc là tiếng Anh, "Frozen" có thêm 41 ngôn ngữ khác trên toàn cầu.Ngoài những phiên bản Let it Go chính thức (42 thứ tiếng) thì bên cạnh đó, còn có những ngôn ngữ mà những người hâm mộ phim tự sáng tác và thu âm (những ngôn ngữ này là những ngôn ngữ không có phiên bản chính thức). Ví dụ: tiếng Hin-đi (Ấn Độ), tiếng Ta- ga- lót (Philippines), tiếng La tinh...
1
null
Quê nội là một truyện dài của nhà văn Võ Quảng, được xuất bản năm 1974 (có nguồn cho rằng 1973). Nội dung. Bối cảnh của tác phẩm ở quê hương của tác giả, làng Hòa Phước, tỉnh Quảng Nam, vào thời điểm sau Cách mạng tháng Tám. Hai nhân vật chính của tác phẩm là Cục, một cậu bé ở Hòa Phước, đứng nhân vật "tôi" trong truyện và Cù Lao, một cậu bé trạc tuổi Cục, ở xa mới theo cha trở lại làng. Chú Hai Quân, cha của Cù Lao, vốn ở làng. Vì bị cường hào ức hiếp nên Hai Quân bỏ làng, bỏ vợ con ra đi. Sau mấy năm, biết được tin vợ ở quê đã mất, trong một lần ra cù lao Chàm bán thuốc, Hai Quân được giới thiệu cho một cô gái. Chú lấy vợ mới và ở lại quê vợ. Khi Cù Lao lên ba tuổi thì mẹ mất. Khi cậu bé mười hai tuổi thì Tổng khởi nghĩa xảy ra. Chú Hai Quân đưa Cù Lao trở về làng. Tác phẩm miêu tả cuộc sống ở làng quê thông qua những hoạt động thường ngày của Cục và Cù Lao, như làm cỗ mừng chú Hai Quân trở về, đến thăm nhà ông Bảy Hóa từng làm thầy cúng, nhà bà Hiến, làm các công việc chăn trâu, nuôi tằm... Cục và Cù Lao sau đó được đi học ở lớp thầy Lê Hảo, được dự khán các hoạt động của đội tự vệ làng. Khi có tin Pháp chiếm Nam Bộ, các hoạt động chuẩn bị kháng chiến được đẩy mạnh như các cán bộ làng đi học các lớp huấn luyện, đội tự vệ tăng cường diễn tập, trường học cũng được xây lại. Cục và Cù Lao được theo thuyền ngược lên nguồn để lấy gỗ làm trường. Phần "Quê nội" kết thúc khi chú Hai Quân ra công tác ngoài Đà Nẵng, Cù Lao đi theo cha và chia tay Cục, tạm biệt Hòa Phước. Phần "Tảng sáng" bắt đầu khi Cù Lao từ Đà Nẵng trở về khi quân Pháp trở lại chiếm Đà Nẵng. Phần này chủ yếu nói về cuộc kháng chiến khi Pháp tái chiếm, nhiều đoàn người từ Đà Nẵng chạy nạn về Hòa Phước. Nhân dân ở Hòa Phước cũng lo tính chuyện lánh nạn sang nhà người thân ở xa. Cục và Cù Lao thuộc bộ phận đưa tin kháng chiến. Lúc này Hòa Phước đã bị tàn phá dữ dội, có nhiều nhân vật tới từ bộ chỉ huy về kháng chiến chung với nhân dân. Phần "Tảng sáng" kết thúc khi cuộc chiến ác liệt ở Hòa Phước diễn ra và nhân dân Hòa Phước còn phải chiến đấu cùng nhân dân cả nước thêm 10, 20 năm nữa. Đánh giá. "Quê nội" là một tác phẩm mang đậm phong vị đất và người xứ Quảng. Đây là một trong số ít tác phẩm thành công về đề tài Cách mạng Tháng Tám. Alice Kahn, người dịch tác phẩm này sang tiếng Pháp, so sánh "Quê nội" với "Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer" của Mark Twain và cho biết bà thích tác phẩm này hơn. "VnExpress" xếp "Quê nội" là một trong mười tác phẩm văn học thiếu nhi kinh điển của Việt Nam. "Quê nội" nằm trong số ba tác phẩm của Võ Quảng giúp nhà văn nhận được Giải thưởng nhà nước năm 2007. Bản dịch tiếng nước ngoài. Tác phẩm này từng được dịch ra các thứ tiếng như tiếng Pháp (Alice Kahn dịch), tiếng Nga (Inna Zimonina trích dịch).
1
null
Lưu Xương (chữ Hán: 刘昌, ? - 73 TCN), tức Triệu Khoảnh vương (赵顷王), là vị chư hầu vương thứ 9 của nước Triệu, chư hầu nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Lưu Xương là con trai thứ của Triệu Kính Túc vương Lưu Bành Tổ, vua thứ tám của nước Triệu. Ban đầu, ông được phong làm Vũ Thủy hầu. Người anh trưởng là thái tử Lưu Đan bị gian thần Giang Sung hãm hại rồi bị nhà Hán bỏ ngục. Triệu Kính Túc vương sau đó lại thương con nhỏ là Náo Nỉ, có mẹ nguyên là phi của Giang Đô vương, anh Bành Tổ. Năm 92 TCN, Bành Tổ mất, Hán Vũ Đế hỏi hoạn giả Náo Cơ về việc nên chọn ai kế tục ở Triệu. Náo Cơ rằng Náo Tử là người dâm tà, và Lưu Xương không có tội nhưng cũng không có gì đáng khen. Vũ Đế bèn chọn ông kế thừa tước Triệu vương. Người em là Yển cũng được phong làm Bình Can vương. Năm 73 TCN, Lưu Xương qua đời. Ông làm Triệu vương 19 năm. Con là Tôn kế tự, tức Triệu Hoài vương.
1
null
Lưu Tôn (chữ Hán: 刘尊, ? - 68 TCN), tức Triệu Hoài vương (趙懷王), là vị chư hầu vương thứ 10 của nước Triệu, chư hầu nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Lưu Cao là con trai của Triệu Khoảnh vương Lưu Xương, vua thứ 9 của nước Triệu. Năm 73 TCN, Lưu Xương chết, ông lên kế ngôi Năm 68 TCN, Lưu Tôn qua đời. Ông làm Triệu vương 5 năm, thụy là Hoài vương, không con nối dòng. Nước Triệu bị phế trừ, nhập vào nhà Hán trong 2 năm. Năm 66 TCN, Hán Tuyên Đế lại lập em ông là Lưu Côn làm Triệu Ai vương.
1
null
Lưu Cao (chữ Hán: 刘高, ? - 66 TCN), tức Triệu Ai vương (赵哀王), là vị chư hầu vương thứ 11 của nước Triệu, chư hầu nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Lưu Cao là con trai của Triệu Khoảnh vương Lưu Xương, chư hầu vương thứ 9 của nước Triệu, em của Triệu Hoài vương Lưu Tôn, chư hầu vương thứ 10 của nước Triệu. Năm 68 TCN, Lưu Tôn qua đời, không con nối dòng. Nước Triệu bị phế trừ, nhập vào nhà Hán trong 2 năm. Năm 66 TCN, Hán Tuyên Đế lại lập Lưu Cao làm Triệu vương, kế tục ở Triệu. Nhưng chỉ được vài tháng, Lưu Cao lại mất, thụy là Ai. Con ông là Lưu Sung kế tự, tức Triệu Cung vương.
1
null
Bất công (Không công bằng) là một tình trạng hay là cảm nhận liên quan đến việc bị đối xử không công bằng (bị phân biệt đối xử) hoặc nhận được kết quả không tương xứng. Thuật ngữ này có thể được áp dụng trong tham chiếu đến một sự kiện hoặc tình huống cụ thể, hoặc một hiện trạng (tình trạng hiện có) rộng hơn. Trong triết học và luật học phương Tây, bất công thường là -nhưng không phải luôn luôn- được xác định là một trong hai trường hợp không có hoặc là ngược lại với công lý và công bằng. Xử lý tùy tiện, độc tài là một trong những lý do chính cho sự bất công, bởi vì qua đó những nguyên tắc công bằng và trung lập bị phá vỡ. Việc không làm trọn những trách nhiệm, bổn phận cũng được xem là tạo ra bất công. Sự cảm nhận sự bất công là một tính năng phổ quát của con người, mặc dù hoàn cảnh cụ thể được coi là bất công có thể khác nhau từ nền văn hóa này đến văn hóa khác. Trong khi ngay cả hiện tượng của thiên nhiên đôi khi có thể khơi dậy cảm giác bất công, cảm giác thường thấy là liên quan đến hành động của con người như lạm dụng, áp bức, bỏ bê, hoặc những hành động phi pháp, sai sót mà không được sửa chữa, điều chỉnh hay là xử phạt bằng một hệ thống pháp luật hoặc con người đồng loại. Nhận thức sự bất công là một động lực quan trọng cho nhu cầu thiết lập công lý và cho một trách nhiệm tự nhiên để loại bỏ sự bất bình đẳng. Sự cảm nhận sự bất công có thể là một điều kiện tạo động lực mạnh mẽ, khiến mọi người hành động không chỉ để bảo vệ mình mà còn bảo vệ những người khác mà họ cảm nhận là bị đối xử bất công. Nhận thức về sự bất công. Nhà xã hội học người Pháp François Dubet trong một nghiên cứu về "Cảm nhận bất công tại nơi làm việc với một lý thuyết đa nguyên của sự nhận thức công bằng xã hội những vi phạm của công bằng" đã phân loại theo ba nguyên tắc:
1
null
Astropecten aranciacus là một loài sao biển trong họ Astropectinidae. Đây là loài bản địa phía đông Đại Tây Dương và biển Địa Trung Hải. Sao biển này là một loài động vật ăn thịt và ăn động vật thân mềm, mà nó bắt bằng cánh sao và sau đó đưa vào miệng. Con mồi sau đó bị mắc kẹt bởi các lông dài di chuyển xung quanh khoang miệng.
1
null
Vụ kiện đảo Palmas (tiếng Anh: "Island of Palmas Case") là một vụ kiện liên quan đến tranh chấp lãnh thổ, cụ thể là Đảo Palmas giữa Hà Lan và Hoa Kỳ được giải quyết bởi Tòa án Trọng tài thường trực vào năm 1928. Sau khi xem xét các luận điểm do Hà Lan và Hoa Kỳ đưa ra, ngày 4 tháng 4 năm 1928, trọng tài viên duy nhất, ông Max Huber, luật gia người Thụy Sĩ đã đưa ra kết luận Đảo Palmas thuộc về Đông Ấn Hà Lan (ngày nay là Cộng hòa Indonesia) thông qua việc Hà Lan "đã thực hiện liên tục và hòa bình quyền lực Nhà nước trong một thời gian dài". Phán quyết này thể hiện nhiều vấn đề cơ bản của giải quyết tranh chấp lãnh thổ về chiếm hữu thực tế, lãnh thổ vô chủ và thụ đắc lãnh thổ do chuyển nhượng. Tranh chấp đảo Palmas. Đảo Palmas có chiều dài khoảng 2 dặm (mile) và chiều rộng khoảng ¾ dặm, với số lượng dân cư khoảng 750 người vào thời điểm phán quyết của Tòa trọng tài thường trực La Haye được tuyên. Vị trí đảo Palmas ở giữa Đảo Mindanao của lãnh thổ Philippines và một quần đảo phía cực Bắc có tên là Nanusa. Tây Ban Nha chiếm đảo này vào năm 1606 nhưng đã rời bỏ đảo từ cuối thế kỷ XVII. Cũng vào khoảng thời đó, Hà Lan đã thiết lập chủ quyền trên đảo qua các Hiệp định ký giữa Hà Lan và các thủ lĩnh bản xứ. Theo Hiệp ước Paris 1898 giữa Hoa Kỳ và Tây Ban Nha được ký sau khi Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ kết thúc với thắng lợi thuộc về Hoa Kỳ, Tây Ban Nha phải chuyển giao quyền cai trị Philippines cho Hoa Kỳ. Căn cứ vào các tọa độ ghi trong Hiệp định Paris thì đảo Palmas nằm trong phạm vi lãnh thổ của Philippines. Ngày 21 tháng 1 năm 1906, tướng Mỹ Leonard Wood, Thống đốc tỉnh Moro chính thức đến thăm đảo lần đầu tiên. Tuy nhiên ông phát hiện trên đảo cắm cờ Hà Lan và đảo được tuyên bố thuộc về lãnh thổ Đông Ấn Hà Lan. Sau đó, Hoa Kỳ và Hà Lan trao đổi với nhau về vấn đề này nhưng không giải quyết được nên hai bên nhất trí đưa vụ tranh chấp ra trước trọng tài thường trực La Haye bằng thỏa thuận ngày 23 tháng 1 năm 1925. Văn bản phê chuẩn việc thỏa thuận được trao đổi tại Washington vào ngày 1 tháng 4 năm 1925. Thỏa thuận được đăng ký vào "Hội Quốc Liên Loạt Hiệp ước" (League of Nations Treaty Series) vào ngày 19 tháng 5 năm 1925. Trọng tài viên duy nhất giải quyết vụ tranh chấp này là luật gia người Thụy Sĩ Max Huber. Lập luận của các bên trong vụ tranh chấp. Lập luận của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ, với tư cách là người kế thừa chủ quyền của Tây Ban Nha tại Philippines, lập luận chủ yếu dựa vào nguyên tắc chiếm hữu đầu tiên. Căn cứ chủ yếu và duy nhất của Hoa Kỳ là bản Hiệp ước Paris ký với Tây Ban Nha năm 1898 nên họ tìm cách chứng minh chủ quyền của Tây Ban Nha theo các luận cứ sau. Về lịch sử, Tây Ban Nha đã phát hiện ra đảo Palmas từ thế kỷ XVI. Hoa Kỳ lập luận vào thời điểm thế kỷ XVI, hành vi phát hiện ra trước đã đem lại chủ quyền không thể tranh cãi được cho Tây Ban Nha. Về pháp lý, theo bản đồ đính kèm theo Hiệp ước Paris 1898 thì đảo Palmas thuộc Philippines. Năm 1899, Hoa Kỳ đã thông báo cho Hà Lan về hiệp ước Paris mà Hà Lan không có ý kiến gì. Theo Mỹ, chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ không được thiết lập đơn giản bởi hành vi vẽ bản đồ mà phải thông qua một Công ước và Mỹ đã viện dẫn Công ước Munster (Treaty of Munster) ngày 30 tháng 1 năm 1648 giữa Tây Ban Nha và Hà Lan có nội dung tuyên bố hòa bình giữa Tây Ban Nha và Hà Lan. Theo Mỹ, tại Điều V Công ước có quan hệ tới vấn đề lãnh thổ giữa Tây Ban Nha và Công ty Đông Ấn của Hà Lan. Như vậy, đảo Palmas là một phần của lãnh thổ Philippines và Mỹ đã chiếm giữ Philippines sau chiến thắng trong cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha. Như vậy, Mỹ đã thực hiện quyền chiếm hữu của người phát hiện đầu tiên thông qua sự chuyển nhượng quyền sở hữu hợp pháp từ Tây Ban Nha. Ngoài ra, Mỹ cũng đưa ra lập luận rằng đảo Palmas là một phần của lãnh thổ tiếp giáp với đất liền của lãnh thổ Philippines là thuộc địa của Mỹ bởi lẽ nó gần lãnh thổ của Philippines hơn là lãnh thổ của Indonesia, thuộc địa của Hà Lan. Lập luận của Hà Lan. Hà Lan bác bỏ các lập luận trên và lấy việc thực hiện thực sự, hòa bình và liên tục chủ quyền đối với đảo từ năm 1677 làm cơ sở để chứng minh cho chủ quyền lãnh thổ của mình đối với đảo Palmas. Theo Hà Lan, đảo Palmas và các đảo Nanusa, đảo Talauer, gọi chung là Quần đảo Talaud trước đó thuộc về nhà nước địa phương Tabukan. Như vậy, nhà nước Tabukan mới là chủ thể chiếm hữu trực tiếp trên thực tế đảo Palmas chứ không phải Tây Ban Nha dù Tây Ban Nha đã phát hiện ra đảo Palmas. Hà Lan cũng cho rằng dựa vào Công ước Munster năm 1648, vào năm 1677, Hà Lan đã đạt được thỏa thuận với nhà nước Tabukan về việc Hà Lan sẽ quản lý, kiểm soát đảo Palmas thông qua một hiệp định giữa Công ty Đông Ấn với nhà nước Tabukan, theo đó một yêu cầu đặt ra đối với những người theo đạo Tin lành và từ chối quyền kiểm soát của các quốc gia khác đối với hòn đảo. Như vậy, Hà Lan đã chứng minh được rằng Công ty Đông Ấn đã thực hiện quyền kiểm soát đối với đảo Palmas từ thế kỷ XVII. Phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực La Haye. Trọng tài viên duy nhất của Tòa Trọng tài Thường trực La Haye, ông Max Huber, luật gia người Thụy Sĩ đã đưa ra kết luận sau khi xem xét lập luận và chứng cứ của các bên: Về quan điểm Hoa Kỳ. Trọng tài Max Huber thừa nhận rằng Tây Ban Nha đã phát hiện ra đảo Palmas trước. Nhưng ít nhất là từ thế kỷ XIX, theo Max Huber, pháp luật quốc tế đã không còn thừa nhận việc phát hiện ra trước là cơ sở để phát hiện chủ quyền lãnh thổ. Việc phát hiện ra trước một vùng lãnh thổ chỉ đem lại cho quốc gia đã phát hiện ra lãnh thổ một danh nghĩa chưa hoàn chỉnh (danh nghĩa phôi thai hay là danh nghĩa ban đầu). Muốn xác định chủ quyền lãnh thổ, quốc gia đã phát hiện ra lãnh thổ đó phải bổ sung danh nghĩa chưa hoàn chỉnh nói trên bằng việc chiếm hữu thật sự trong một thời hạn hợp lý. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy có dấu hiệu gì về hoạt động của Tây Ban Nha trên đảo Palmas. Cũng không có một tài liệu chính thức nào nói rằng đảo Palmas thuộc quyền quản lý hành chính và tư pháp của một cơ quan chính quyền địa phương của Philippines. Trọng tài Max Huber cũng lập luận đúng là bản đồ đính theo Hiệp ước Paris năm 1898 cũng thể hiện đảo Palmas nằm trong lãnh thổ Philippines, nhưng Hiệp ước Paris không thể đem lại chủ quyền cho Hoa Kỳ nếu như Tây Ban Nha không có quyền đó: Tiếp theo, liên quan đến sự im lặng của Hà Lan theo Hiệp ước Paris, trọng tài cho rằng đúng là Hà Lan không phản đối hoặc bảo lưu khi được Hoa Kỳ thông báo về bản Hiệp ước Paris 1898, nhưng chủ quyền lãnh thổ của một quốc gia không thể bị ảnh hưởng chỉ vì nước đó đã im lặng trước một Hiệp nghị đã thông báo cho họ và trong Hiệp nghị đó hình như có quyết định về một bộ phận lãnh thổ của họ. Nếu đối với một danh nghĩa chưa hoàn chỉnh, chưa được việc thực hiện chủ quyền củng cố thì thái độ im lặng không phản đối có thể có một ảnh hưởng nhất định nào đó. Về tính kế cận của đảo đối với quần đảo Philippines mà Hoa Kỳ viện ra, trọng tài cho rằng ""không thể chứng minh rằng có một quy tắc pháp luật quốc tế hiện hành nói rằng các đảo ở ngoài lãnh hải của một quốc gia thuộc về quốc gia đó chỉ vì lãnh thổ của quốc gia là lục địa hay hòn đảo lớn gần nhất của các đảo đó"." Nguyên tắc kế cận không được coi là một phương pháp về pháp lý để giải quyết các vấn đề chủ quyền lãnh thổ vì trọng tài viên cũng cho rằng nếu chỉ dựa vào vị trí thì không đủ cơ sở pháp lý để tiến hành một vụ kiện đòi chủ quyền đối với một vùng đất. Nếu cộng đồng quốc tế đi theo hướng lập luận này của Mỹ nó sẽ dẫn đến những kết quả giải quyết tùy tiện và không có cơ sở pháp lý. Về quan điểm Hà Lan. Trọng tài Max Huber nhận xét lập luận của Hà Lan chủ yếu dựa vào việc thực hiện hòa bình và liên tục của nhà nước Hà Lan trên đảo Palmas. Theo Pháp luật quốc tế, danh nghĩa này có ưu thế hơn danh nghĩa thụ đắc chủ quyền không có sự thực hiện thực sự quyền lực Nhà nước. Nhưng cần xem xét lập luận đó có được chứng minh rõ ràng trên thực tế hay không. Qua các bằng chứng do Hà Lan đưa ra thì đảo Palmas đúng là lần lượt thuộc chủ quyền của hai quốc gia bản xứ trên đảo Sangi ít nhất là từ năm 1700. Các quốc gia bản xứ này đã lần lượt phụ thuộc vào công ty Đông Ấn của Hà Lan, hành động nhân danh Nhà nước Hà Lan từ năm 1677 và sau đó trực tiếp phụ thuộc vào Nhà nước Hà Lan qua các thỏa thuận công nhận quyền bảo hộ của Nhà nước Hà Lan. Bản thân việc tướng Wood thấy cờ của Hà Lan trên đảo và trên chiếc tàu tiến ra gặp ông ta là chứng cứ về sự có mặt của Hà Lan trên đảo. Liên quan đến những bằng chứng về những việc thực hiện chủ quyền đối với hòn đảo – một dấu hiệu quan trọng để xác định chủ quyền, thì trọng tài lập luận rằng, đã xác định được có những hành động thực hiện quyền lực Nhà nước trên đảo Palmas của Hà Lan hoặc của chính quyền do Hà Lan bảo hộ vào những thời kì khác nhau giữa năm 1700 và năm 1898 và năm 1906 là năm nảy sinh vụ tranh chấp. Những hành động đó không nhiều và không được liên tục. Nhưng theo ông, không thể mong rằng các biểu hiện chủ quyền được thực hiện thường xuyên trên một hòn đảo xa và không có người ở, cũng không cần thiết phải thực hiện quyền lực đó từ những thời rất xa xưa và việc thể hiện chủ quyền cũng không nhất thiết phải cần một mốc thời gian bắt đầu rõ ràng. Các chứng cứ liên quan đến nửa cuối thế kỷ XIX chứng minh rõ rằng Hà Lan thực sự coi đảo Palmas là một bộ phận lãnh thổ của họ và việc thực hiện quyền lực Nhà nước ở đây ngày càng tăng lên thể hiện qua việc thu thuế dân cư trên đảo và đưa quốc huy và quốc kỳ lên đảo trước năm 1898 là năm mà Hoa Kỳ nói rằng Tây Ban Nha đã chính thức chuyển giao cho mình đảo Palmas theo Hiệp ước Paris. Trong khi đó không có một chứng cứ nào nói lên một biểu hiện nào của việc thực hiện chủ quyền của Tây Ban Nha hoặc của một cường quốc nào khác có giá trị cân bằng hoặc thủ tiêu các biểu hiện thực hiện chủ quyền của Hà Lan. Việc trong suốt hơn 200 năm (1700-1906) không có sự xung đột và tranh chấp nào về chủ quyền đối với đảo Palmas là một chứng cứ gián tiếp về việc thực hiện quyền lực riêng biệt của Hà Lan. Phán quyết cuối cùng. Sau khi phân tích lập luận của hai bên, trọng tài Max Huber đã tuyên đảo Palmas thuộc chủ quyền Hà Lan: "như vậy, danh nghĩa về chủ quyền của Hà Lan giành được do việc thực hiện liên tục và hòa bình quyền lực Nhà nước trong một thời gian dài – có khả năng trước năm 1700 là có giá trị. Đúng là chủ quyền đó chưa thể hiện đầy đủ nhưng một danh nghĩa chưa hoàn chỉnh dựa vào việc thực hiện quyền lực Nhà nước vẫn có giá trị hơn một danh nghĩa chưa đầy đủ dựa vào việc phát hiện một vùng lãnh thổ nhất là danh nghĩa này trong một thời gian dài không được việc chiếm hữu thực sự bổ sung thêm". Những vấn đề về mặt pháp lý của vụ kiện. Thông qua phán quyết vụ kiện, nhiều học giả kết luận việc phát hiện đầu tiên một vùng lãnh thổ không thôi chưa đem lại cơ sở chủ quyền cho quốc gia phát hiện. Chủ quyền phải dựa trên sự chiếm hữu thực tế trong một thời gian hợp lý liên tục nếu không sẽ xem như sự từ bỏ chủ quyền. Từ đó cũng cho thấy nếu một quốc gia không phải là chủ thể đầu tiên phát hiện ra hòn đảo nhưng đã thực hiện chủ quyền trên thực tế đối với đảo và tuyên bố chủ quyền một cách công khai, liên tục mà không có sự phản đối từ quốc gia phát hiện đầu tiên cũng như các chủ thể khác thì có sẽ có cơ sở để kết luận hòn đảo đó thuộc về chủ quyền của quốc gia thực hiện quyền chiếm hữu thực tế. Tuy nhiên phán quyết của Max Huber cũng bị chỉ trích do áp dụng hồi tố nguyên tắc luật quốc tế vào thế kỷ XIX so với nguyên tắc chủ quyền dựa đơn thuần vào việc phát hiện của thế kỷ XVI. Phán quyết cũng kết luận vị trí địa lý của đảo hay tính chất liền kề của đảo với một quốc gia không phải là cơ sở pháp lý theo pháp luật quốc tế để khẳng định chủ quyền của quốc gia đó đối với đảo. Điều này có nghĩa quốc gia có bờ biển rất xa so với vị trí của đảo nhưng hoàn toàn có chủ quyền đối với đảo nếu như có đầy đủ các cơ sở pháp lý chứng minh chủ quyền của mình. Về giá trị chứng cứ của bản đồ trong giải quyết tranh chấp lãnh thổ quốc tế, phán quyết cũng thể hiện thái độ sử dụng "thận trọng" các chứng cứ bản đồ của cơ quan tài phán quốc tế thông qua kết luận của trọng tài Max Huber rằng bản đồ do hai bên đưa ra chỉ là "những chứng cứ gián tiếp" và "chỉ với một thái độ cực kì thận trọng mới có thể tính đến việc dùng các bản đồ để giải quyết một vấn đề về chủ quyền lãnh thổ". Theo lập luận của ông, "khi mà trọng tài biết chắc chắn rằng có những sự kiện pháp lý có tính chất quyết định mâu thuẫn với những nội dung khẳng định của những người vẽ bản đồ mà không rõ họ lấy nguồn thông tin ở đâu thì hoàn toàn có thể bỏ qua giá trị của các bản đồ, dù cho nó có nhiều và có được đánh giá cao đến đâu đi chăng nữa". Ngoài ra, "Dù sao các bản đồ cũng chỉ cho ta một chỉ dẫn đơn giản – mang tính gián tiếp – nếu như nó không được gắn với một văn kiện pháp lý thì nó không có giá trị của một văn kiện thuộc loại đó, bao hàm việc thừa nhận hay từ bỏ các quyền.
1
null
Toxocara canis hay giun đũa chó là một loài sán sống ký sinh trong chó và các loài họ Chó khác trên khắp thế giới. Đây là loài gonochoristic, con trưởng thành dài 9–18 cm. Chúng có màu trắng vàng, chúng hiện diện trong ruột của vật chủ. Ở chó trưởng thành, bệnh thường không có triệu chứng. Ngược lại, nhiễm trùng với số lượng lớn T. canis có thể gây tử vong cho chó con.
1
null
Sao biển hướng dương (Danh pháp khoa học: "Pycnopodia helianthoides") là một loài sao biển lớn được tìm thấy ở phía đông bắc Thái Bình Dương. Nó là loài sao biển lớn nhất thế giới, với sải cánh sao dài tối đa là 1 m (3.3 ft). Sao biển hướng dương thường có 16-24 cánh, màu sắc của chúng có thể rất khác nhau. Chúng là động vật ăn thịt, thức ăn chủ yếu là ăn cầu gai, sò, ốc, và động vật không xương sống nhỏ khác
1
null
Trichosomaptera gibbosa là loài duy nhất của chi Trichosomaptera trong họ Aradidae, bộ Hemiptera được các nhà khoa học Trung Quốc và Việt Nam phát hiện ra tại Lâm Đồng năm 2013, chấp nhận loài - chi mới và công bố trên tạp chí Zootaxa số 3768 (3): 395–400 26/2/2014. Mô tả. Mẫu vật đực có chiều dài 4,6 mm, rộng ngang bụng 2 mm; dài và rộng phần đầu là 1,1 và 0,8 mm; lưng ngắn, với dài 0,6, rộng 1,4 mm; Scutellum dài và rộng 0,5 và 0,6 mm; pygophore dài 0,4, rộng 0,7 mm. Phân bổ. Loài "Trichosomaptera gibbosa" hiện mới chỉ được phát hiện tại khu vực tỉnh Lâm Đồng thuộc Nam Trung Bộ Việt Nam. Xem thêm. 6 chi thuộc phân họ "Carventinae" đã được :
1
null
Nhím gai, tên khoa học Erinaceinae, là từ để chỉ các loài thuộc phân họ Erinaceidae (Nhím chuột), trong họ Erinaceomorpha. Có khoảng 17 loài nhím gai được chia thành 5 chi, 4 trong số đó phân bố tại châu Âu, châu Á, châu Phi và New Zealand. Không tồn tại nhím gai bản địa tại Úc, cũng như châu Mỹ. Nhím gai có họ hàng xa với chuột chù (họ Soricidae), với loài "Nhím chuột không gai" (gymnure) có thể là loài trung gian, chúng có ít nhiều thay đổi sau hơn 15 triệu năm. Cũng như nhiều loài thú đầu tiên khác, chúng thích nghi với đời sống về đêm, và ăn côn trùng là chủ yếu. Gai của nhím gai cũng có tác dụng bảo vệ tương tự như của loài nhím lông (thuộc Bộ Gặm nhấm, còn nhím gai thuộc Bộ Chuột voi, 2 loài này không có họ hàng với nhau) và thú lông nhím. Tên nhím gai trong tiếng Anh là "hedgehog" xuất hiện kể từ năm 1450, xuất phát từ một từ tiếng Anh thời trung cổ "heyghoge", với "heyg", "hegge" (có nghĩa là "rào chắn"), bởi vì chúng thường hay quanh quẩn gần hàng rào, và từ "hoge", "hogge" (có nghĩa là "heo"), từ chiếc mũi giống như heo của chúng. Một vài tên khác của nhím gai phải kể đến "urchin", "hedgepig" và "furze-pig".
1
null
Fateh-110 (فاتح-۱۱۰) là loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn được phát triển và chế tạo tại Iran bởi Tổ chức Công nghiệp Hàng không Iran. Loại tên lửa này đã được thử nghiệm hoàn tất năm 2002 và đã đưa vào sản xuất hàng loạt. Phát triển. Sau cuộc chiến tranh Iran-Iraq thì Iran đã nhận thấy là cần phải tăng độ chính xác cho các tên lửa đạn đạo tầm ngắn như Zelzal và Naze'at của mình khi thấy chúng không chính xác lắm. Sau khi nhập thử tên lửa của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thì Iran đã quyết định tự tạo ra một loại tên lửa riêng do các tên lửa nhập khẩu này có tầm quá ngắn, đầu đạn quá nhẹ nhưng lại cồng kềnh không đáp ứng yêu cầu. Việc phát triển bắt đầu từ năm 1995 với nền tảng đượcchọn là tên lửa Zelzal 2. Ban đầu các tên lửa có tầm hoạt động trong 200 km đến năm 2004 thì phiên bản nối dài tầm hoạt động ra 250 km được công bố. Phiên bản thứ ba có tầm hoạt động 300 km được giới thiệu năm 2010 và ít lâu sau phiên bản thứ tư cũng ra mắt với hệ thống dẫn đường mới vào năm 2012. Syria cũng tham gia vào chương trình phát triển này với kết quả là mẫu M-600. Phiên bản chống hạm của tên lửa có tên Khalij Fars. Thiết kế. Fateh-110 sử dụng một tầng nhiên liệu rắn để đẩy nó lên cao với khả năng mang đầu đạn 450 – 500 kg thuốc nổ mạnh hay bom chùm. Phía trước của tên lửa có ba cánh hình tam giác và phía sau có bốn cánh để giữ ổn định. Tên lửa có thể gắn trên ba hệ thống phóng di động. Thứ nhất là hệ thống giống S-75 Dvina, thứ hai là dùng chung với các tên lửa Zelzal và cuối cùng là hệ thống mới có tên Zolfaghar có thể chở được hai lửa. Sử dụng. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được tin là đang sở hữu một vài hệ thống tên lửa mẫu M-600. Cũng như có các thông tin về việc sử dụng loại tên lửa này trong cuộc nội chiến Syria.
1
null
Nguyễn Ngọc Độ (sinh ngày 1 tháng 11 năm 1934 ở xã Phong Thịnh, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) là một Giáo sư Khoa học Quân sự, Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân. Ông từng là phi công chiến đấu, trực tiếp bắn rơi 6 máy bay. Chiếc MiG-21 F-13 số hiệu 4420 do ông trực tiếp cầm lái. Tiểu sử. Năm 1950–1952, ông tham gia Thanh niên cứu quốc tạị quê nhà và tham gia làm liên lạc cho dân quân rồi làm Tổ trưởng thông tin văn nghệ, dạy học tạị quê nhà. Tháng 6 năm 1953, nhập ngũ là chiến sĩ Trung đoàn 44, Trung đoàn 9, Đại đoàn 304 tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Tháng 10 năm 1954, Tiểu đội phó, tiểu đội trưởng Đại đội 126 Tiểu đoàn 284 Trung đoàn 53 Sư đoàn 350 tham gia tiếp quản Thủ đô Hà Nội rồi đi làm nhiệm vụ tại khu 300 ngày tại Hải Phòng. Tháng 6 năm 1955, ông đi học văn hóa tại Tiểu đoàn 126 Tổng cục Chính trị. Tháng 10 năm 1956, học lái máy bay chiến đấu tại Trường Hàng không số 3 Trung Quốc. Năm 1961, tiếp tục theo học Chương trình đề cao về chiến thuật tại Căn cứ số 1 thuộc Quân khu Bắc Kinh, Trung Quốc. Trở về nước, tháng 8 năm 1964, ông là Biên đội trưởng, Đại đội phó, Đại đội trưởng, Trung đoàn phó (tháng 7 năm 1970) rồi Trung đoàn trưởng (tháng 1 năm 1972) Trung đoàn Không quân 921, Bộ Tư lệnh Không quân trực thuộc Quân chủng Phòng không – Không quân. Năm 1973, ông được cử đi học tại Học viện Không quân Liên Xô. Tháng 3 năm 1975, Phó Tư lệnh Sư đoàn Không quân 371 Quân chủng Phòng không – Không quân. Tháng 6 năm 1977, ông được cử giữ chức vụ Tham mưu trưởng Quân chủng Không quân. Tháng 8 năm 1978, Tư lệnh Sư đoàn Không quân 372 Quân chủng Không quân. Tháng 3 năm 1979, Tham mưu trưởng Quân chủng Không quân. Tháng 10 năm 1985, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân chủng Không quân. Tháng 12 năm 1985 ông được phong quân hàm Thiếu tướng. Tháng 3 năm 1987, được cử đi học tại Học viện Quân sự cấp cao. Tháng 2 năm 1988, Chủ nhiệm Khoa Không quân Học viện Quân sự cấp cao cho đến tháng 12 năm 1998 chuyển sang làm công tác nghiên cứu khoa học tại Học viện Quốc phòng. Ông nghỉ hưu tháng 1 năm 2000 và tiếp tục cộng tác nghiên cứu khoa học, hướng dẫn nghiên cứu sinh, thạc sĩ tại Học viện Quốc phòng. Ông được nhà nước phong tặng Phó Giáo sư năm 1992, Giáo sư năm 2002. Một số chiến công. Trong quá trình chiến đấu của mình, Nguyễn Ngọc Độ trực tiếp cầm lái MiG-21 F-13 số hiệu 4420 thuộc Trung đoàn không quân tiêm kích 921 và đã hạ 6 máy bay địch. Những lần hạ máy bay sau đây được VPAF ghi nhận là do ông thực hiện khi bay trên mẫu MiG-21 F-13: Tặng thưởng và danh hiệu. Ông được nhà nước tặng thưởng: Và nhiều huân, huy chương các loại khác.
1
null
Samsung Gear Fit là đồng hồ thông minh được sản xuất bởi Samsung Electronics. Được giới thiệu tại Mobile World Congress thường niên tại Barcelona, Tây Ban Nha, vào 24 tháng 2 cùng với Galaxy S5, Gear 2, Gear Neo. Là thiết bị sử dụng màn hình Super AMOLED cong đầu tiên, nó dùng để cập nhật cuộc gọi, emails, SMS, báo thức, đồng hồ bấm giờ, S-planner và một số phần mềm thứ ba. Tính năng đặc biệt của nó dùng để tập thể dục và đo nhịp tim. Ngoài ra nó còn có tính năng chống nước và chống bụi IP67.
1
null
Chihuahua là một hoang mạc, một vùng sinh thái nằm ​​giữa biên giới Hoa Kỳ-Mexico, trong vùng trung tâm và phía bắc cao nguyên Mexico. Nó được bao quanh bởi dãy Sierra Madre Occidental rộng lớn về phía Tây, cùng với dãy Sierra Madre Oriental ở phía Bắc. Tại Hoa Kỳ, nó bao phủ diện tích của Trung và Nam tiểu bang New Mexico, một phần của bang Texas, phía tây của sông Pecos, và Đông Nam Arizona. Phía Mexico, nó bao gồm nửa phía bắc của bang Chihuahua, cùng với phần lớn tại Coahuila, phía Đông Bắc Durango, phần cực bắc của Zacatecas và phần nhỏ phía tây Nuevo León. Với diện tích khoảng 362.000 km2 (139.769 sq mi), nó là sa mạc lớn thứ ba tại Tây Bán Cầu và lớn thứ hai ở Bắc Mỹ, sau hoang mạc Bồn Địa Lớn . Địa lý. Một số dãy núi lớn trong hoang mạc bao gồm Sierra Madre, Sierra del Carmen, dãy núi Organ, Franklin, Sacramento, Sandia-Manzano, Magdalena-San Mateo, Chisos, Guadalupe, dãy Davis. Những dãy núi này tạo ra "đảo bầu trời" có khí hậu lạnh, ẩm ướt giữa sa mạc, và các khu vực cao như vậy là nơi sinh trưởng của cả hai thảm thực vật rừng lá kim và lá rộng. Chihuahua là hoang mạc nằm ở độ cao cao hơn so với hoang mạc Sonoran về phía tây, chủ yếu là từ 600-1.675 m (1.969-5.495 ft). Kết quả là, nó có khí hậu ôn hòa hơn một chút trong mùa hè (mặc dù nhiệt độ ban ngày vào tháng 6 thường nằm trong khoảng từ 35 đến 40 °C tức là 95 đến 104 °F). Thời tiết mùa đông thay đổi từ ít đến tương đối lạnh, tùy thuộc vào độ cao và sự phát triển của gió bấc. Lượng mưa có phần phong phú hơn so với hầu hết phần phía Nam của hoang mạc Bồn Địa Lớn, Sonoran hay hoang mạc Mojave. Tuy nhiên, nó vẫn chỉ thường có lượng mưa ít hơn 254 mm (10.0 in) mỗi năm, với khoảng thời gian mưa chủ yếu là vào cuối mùa hè. Lượng mưa trung bình hàng năm của hoang mạc Chihuahua là 235 mm (9,3 in), dao động trong khoảng 150–400 mm (6–16 in). Gần hai phần ba hoang mạc có khí hậu khô cằn với tổng lượng mưa hàng năm chỉ từ 225 và 275 mm (8.9 và 10.8 in). Tuyết rơi là rất ít, ngoại trừ ở các khu vực núi nằm ở độ cao cao hơn. Có một vài khu vực đô thị trong hoang mạc này, lớn nhất là Ciudad Juárez với gần hai triệu dân, tiếp đó là Chihuahua và Torreon. Tại Hoa Kỳ thì có El Paso, Las Cruces và Roswell là một vài thành phố quan trọng trong vùng sinh thái này. Albuquerque, Saltillo và Monterrey là những đô thị nằm gần sa mạc Chihuahuan. Theo Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên, Chihuahuan có thể là hoang mạc đa dạng sinh học nhất trên thế giới, cho dù sự phong phú về các loài đặc hữu chưa được thống kê đầy đủ, cùng với sự suy thoái nặng nề theo thời gian, chủ yếu là do chăn thả gia súc. Nhiều loài bản địa đã được thay thế bằng loài "Larrea tridentata". Loài sói Mexico ("Canis lupus baileyi") từng là loài rất phong phú tại đây nhưng giờ chúng đã đứng bên bờ vực tuyệt chủng. Thực vật. "Larrea tridentata" là loài thực vật chiếm đa số ở hoang mạc Chihuahua. Các loài khác được tìm thấy phụ thuộc vào các yếu tố như đất, độ cao và độ dốc. Ngoài "Larrea tridentata" thì còn có "Acacia neovernicosa", và "Flourensia cernua" là hai loài chiếm ưu thế trong phần phía bắc của hoang mạc. Loài "Yucca" và Xương rồng "Opuntia" có nhiều ở khu vực trung tâm, trong khi Xương rồng cầu vồng Arizona ("Echinocereus polyacanthus") và Xương rồng lửa Mexico ("Ferocactus pilosus") sinh sống ở phần phía nam. Cây thân thảo như "Bouteloua gracilis", "B. breviseta", "B. hirsuta" là những loài chiếm ưu thế tại khu vực gần dãy Sierra Madre Occidental. Trong khi đó, những loài như "Agave lechuguilla", "Prosopis glandulosa", "Opuntia macrocentra" và "Echinocereus pectinatus" lại chiếm ưu thế ở phía tây Coahuila. "Cordia boissieri", "Fouquieria splendens", "Agave lechuguilla", và "Yucca filifera" là loài phổ biến nhất ở phía đông nam của hoang mạc mạc. "Euphorbia antisyphilitica", "Mimosa zygophylla", "Acacia glandulifera" và "Agave lechuguilla" được tìm thấy trong khu vực đất nông, dễ thoát nước. Các bụi cây tìm thấy gần dãy Sierra Madre Oriental là những loài không được tìm thấy ở bất cứ đâu khác như "Agave lechuguilla", "Hechtia glomerata", "Agave victoriae-reginae", "Dasylirion", và "Helietta parvifolia". Các loài cây phát triển tốt nhất bao gồm cây họ đậu và xương rồng. Đồng cỏ chiếm 20 % hoang mạc này và thường là sự pha trộn của cây bụi và cỏ, bao gồm "Aristida purpurea", "Bouteloua eriopoda", "Bouteloua curtipendula". Những cuộc thám hiểm ban đầu của người Tây Ban Nha theo ghi chép là đã gặp phải loài cỏ " cao đến bụng một con ngựa", rất có thể đây là "Sporobolus wrightii" và "Pleuraphis mutica" .
1
null
Lưu Sung (chữ Hán: 劉充, mất năm 10 TCN), tức Triệu Cung vương (趙共王), là vị chư hầu vương 13 của nước Triệu, chư hầu nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Lưu Sung là con trai của Triệu Ai vương Lưu Cao, chư hầu vương thứ 12 của nước Triệu, cháu chắt của Hán Cảnh Đế. Năm 66 TCN, khi vừa làm Triệu vương có vài tháng, Lưu Cao lại mất. Lưu Xương nối tước Triệu vương, tiếp tục đóng ở Hàm Đan. Hán thư không cho biết gì về những việc làm của ông lúc sinh thời cũng như lúc làm vua ở Triệu. Năm 10 TCN, Lưu Sung chết, được triều đình ban thụy là Cung vương. Ông làm Triệu vương 56 năm. Con ông là Lưu Ẩn kế tự, về sau Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán, Lưu Ẩn bị mất tước.
1
null
Lưu Ẩn (chữ Hán: 劉隱, ?-?), tức Triệu Chiêu vương (赵昭王), là vị chư hầu vương 14 của nước Triệu, chư hầu nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Lưu Ẩn là con trai của Triệu Cung vương Lưu Sung, chư hầu vương thứ 13 của nước Triệu thời Tây Hán. Năm 10 TCN, Lưu Sung mất, Lưu Ẩn nối tước Triệu vương. Hán thư không cho biết gì về những việc làm của ông lúc sinh thời cũng như lúc làm vua ở Triệu. Năm 8, Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán, lập ra nhà Tân. Tất cả chư hầu vương của nhà Hán đều bị cách tước, trong đó có cả Lưu Ẩn. Sau không rõ kết cục của ông ra sao.
1
null
Holodomor (tiếng Ukraina: "Голодомор", nghĩa đen: "Cái chết tập thể vì nạn đói"), nói về nạn đói ở Liên Xô vào thời kỳ 1932–1933 xảy ra ở vùng mà bây giờ thuộc Ukraina. Từ ngữ. Từ Holodomor là do 2 chữ ""Holod" và "Mor" của tiếng Ukraina. "Holod" (") có nghĩa "Đói", "Mor" là một tiếng cổ có nghĩa "Chết", "Bệnh dịch", "Chết tập thể"; theo nghĩa hiện tại (cả tiếng Ukraina lẫn tiếng Nga) "Sự tiêu diệt". Holodomor nghĩa đen có nghĩa là "Cái chết vì đói". Bối cảnh chính trị. Stalin theo đuổi các mục tiêu chính trị để ngăn chặn các phong trào đòi ly khai đòi độc lập ở Ukraina và để củng cố chính quyền Liên Xô tại Ukraina. Trước đó, Liên Xô đã hành động mạnh với giới trí thức và các giáo sĩ người Ukraina. Giữa năm 1926 và năm 1932, 10.000 giáo sĩ bị xử bắn hoặc trục xuất bởi những người Bolshevik. Vào năm 1931, hơn 50.000 trí thức bị trục xuất đến Siberia, trong số đó có 114 nhà thơ, nhà văn và nghệ sĩ quan trọng trong nước. Sau đó, Liên Xô bắt đầu đối phó với những người nông dân, những người vẫn còn ngoan cố chống lại tập thể hóa và công nghiệp hóa. Trong tinh thần "Nga hóa", văn hóa riêng của Ukraine bị loại bỏ để chỉ còn một nền văn hóa Xô Viết. Năm 1932. Stanislaw Franzewitsch Redens, một chính khách thân cận của Iosif Stalin, từ tháng 7 năm 1931 đứng đầu an ninh mật tại Ukraina, nhận được lệnh, cùng với bí thư thứ nhất của đảng Cộng sản Ukraina Stanislaw Wikentjewitsch Kossior, lập ra một kế hoạch coi như là một phần của chương trình tập thể hóa, tiêu diệt những thành phần địa chủ (Kulak) và "phản cách mạng". 2 ngàn Kolchos (Hợp tác xã) sau đó được thành lập trên những vùng đất được quốc hữu hóa. Vào năm 1933, khi số lượng ngũ cốc không đạt được như theo kế hoạch, Redens bị mất chức. Khởi đầu. Holodomor bắt đầu với một đợt hạn hán nghiêm trọng vào mùa đông và mùa xuân năm 1931/1932 và kéo dài cho đến tháng 7 năm 1933. Mặc dù dân cư nông thôn bị thiếu ăn, các cán bộ chính phủ tăng tỷ lệ thuế đến 44 phần trăm. Mặc dù thế, trong khi năm 1931 từ 7,2 triệu tấn ngũ cốc đã được trưng dụng ở Ukraine, trong năm 1932 đã giảm ở mức 4,3 triệu tấn. Các hạt lương thực đã được chủ yếu bán ra để có được ngoại tệ trên thị trường thế giới. Các khoản thu được cần thiết để công nghiệp hóa nền kinh tế của Liên Xô. Nạn đói đã được dự đoán từ năm 1930 bởi các viện nghiên cứu và cố vấn cho chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina, nhưng ít hoặc không có hành động phòng ngừa nào được thực hiện. Trong cuộc tập thể hóa nông nghiệp đã xảy ra nạn đói nhiều lần tại khu vực của Liên Xô, kể từ khi tiếp quản bởi những người Bolshevik từ năm 1917 sau Cách mạng tháng 10. Không giống như ở các vùng khác bị ảnh hưởng bởi hạn hán, chính quyền đã đóng cửa biên giới Ukraina để ngăn cấm xuất cảnh ngay từ đầu của nạn đói, làm cho người dân không còn cách ra khỏi khu vực bị ảnh hưởng bởi hạn hán. Các lữ đoàn Bolshevik truy lùng thực phẩm cất giấu của nông dân để bắt họ nộp thuế. Nhiều nông dân bị mất tất cả tài sản của họ và kết thúc như người ăn xin ở các thành phố. Tại một số nơi, trong dân chúng đã có nạn ăn xác người chết. Nạn đói tại Ukraina đã được các ký giả Gareth Jones và Malcolm Muggeridge thông báo cho quốc tế biết vào mùa xuân 1933. Những ký giả thân thiện với chế độ Liên Xô như Walter Duranty của tờ báo The New York Times cho đó là không có gì nghiêm trọng cả. Trong lúc đó, trên báo chí, người ta hầu như chỉ chú trọng tới việc Hitler trở thành nhà độc tài Đức. Số người chết. Theo con số của viện Khoa học Ukraina, công bố vào tháng 11 năm 2008 thì số người chết tại địa phận Ukraina ước tính khoảng chừng 2,4–3,5 triệu người. Một số sử gia phương Tây thậm chí còn đưa ra con số lên tới 7,5 triệu người chết. Tuy nhiên, căn cứ theo số liệu dân cư tại hồ sơ lưu trữ, thì các con số trên của phương Tây là phóng đại quá mức. Theo hồ sơ lưu trữ về dân số Ukraina, năm 1930, dân số là 29,62 triệu người, đến năm 1933 là 30,06 triệu người. Như vậy, bất chấp nạn đói, dân số Ukraina vẫn tăng khoảng 440.000 người trong 3 năm, do đó số lượng người chết đói không thể nào lên tới hàng triệu như ước tính của chính phủ Ukraina và phương Tây. Theo nghiên cứu của Jacques Vallin vào năm 2012, số người chết do mọi nguyên nhân (già, bệnh tật, tai nạn...) tại Ukraina năm 1931 là gần 515.000 người, con số này vào năm 1932 là 668.000, và năm 1933 là khoảng 1.850.000. Trừ đi số người chết do các nguyên nhân tự nhiên hoặc chiến tranh, hoặc việc số liệu đăng ký dân cư bị mất, thì số người chết vì đói ở Ukraina trong các năm 1932–1933 là khoảng 1,4 triệu (khoảng 150.000 vào năm 1932 và 1,25 triệu vào năm 1933). Theo số liệu thống kê dân số của Cục lưu trữ Liên Bang Nga vào năm 1993 cho thấy: trong năm 1931, toàn Liên Xô có hơn 4.008.000 người chết, trong 1932 có hơn 4.448.000 người chết (số người chết do mọi nguyên nhân, không phải chỉ tính chết vì đói). Trong khi đó, số người chết bình quân mỗi năm tại Liên Xô trong vòng 5 năm 1926–1930 là 3.735.000 người. Như vậy, trong hai năm 1931–1932, số người chết vì đói trên toàn Liên Xô chỉ vào khoảng gần 1 triệu người (1931 là khoảng 270.000 người và 1932 là khoảng hơn 700.000 người). Nếu trừ đi số người chết đói ở các vùng khác, thì số người chết vì nạn đói tại vùng Ukraina sẽ không thể vượt quá vài trăm nghìn người. Về nguyên nhân gây ra nạn đói. Về nguyên nhân của Holodomor có nhiều quan điểm trái hẳn nhau. Một số sử gia Ukraina cho rằng đó là một sự kiện cố ý. Sử gia người Hungary Miklós Kun cho rằng đó là việc phân phối lương thực một cách cố ý, trong khi tại các làng mạc Ukraina người dân bị nạn đói đe dọa, thì thực phẩm của Ukraina được chở tới các nước Cộng hòa khác theo lệnh của Stalin trong khuôn khổ phân phối thực phẩm với giá bao cấp...". Ngược lại, các sử gia người Nga thì cho rằng nạn đói Holodomor là kết quả của việc mất mùa do thiên tai (cụ thể là trận hạn hán kỷ lục năm 1932), cộng thêm với việc tập thể hóa nông trường và sự phản kháng của nông dân Ukraina làm cho tình trạng càng thê thảm hơn. Năm 1932, Ukraine có lượng mưa lớn bất thường (gấp 2–3 lần mức bình thường), dẫn đến cây trồng bị nhiễm nấm ký sinh nghiêm trọng, đặc biệt là bệnh gỉ sắt. Dịch bệnh cây trồng đã làm sụt giảm mạnh năng suất cây lương thực, khiến hàng triệu tấn lương thực bị mất tại Ukraina trong năm 1932. Gunnar Heinsohn, nhà xã hội học Đức, cho rằng tại Ukraina, Kazakhstan và một vài vùng tại Dãy núi Kavkaz, những nơi mà có chống đối mạnh về việc tịch thu tài sản trong quá trình tập thể hóa, thì chính phủ Liên Xô đã dùng biện pháp tịch thu lương thực để đập tan sự phản đối. Và ngay cả các phong trào đấu tranh đòi ly khai độc lập của các dân tộc thiểu số cũng bị dùng biện pháp tương tự để đối phó. Ông này cho rằng đảng Cộng sản Liên Xô đã không cho cung cấp lương thực với những người bị nạn đói, cũng như không cho phép họ được ra khỏi khu vực thiếu ăn này. Lối diễn tả này của Gunnar Heinsohn thường bị chỉ trích vì các lý do chính trị mang hàm ý bôi nhọ vì hiềm thù chống Cộng. Nhiều người khác chỉ trích từ Holodomor khi nó được dùng bởi một số người Ukraina, họ cho rằng Ukraina đã lợi dụng hậu quả của nạn đói không chỉ ở nước Ukraina với những mục đích chính trị dân tộc quá khích. Ngoài ra, những số liệu chỉ ra là nạn đói năm 1932 không chỉ có người Ukraina phải gánh chịu, mà nó còn xảy ra tại các vùng đất khác ở Liên Xô do hậu quả của thiên tai, nên không thể coi đây là hành vi cố ý nhắm riêng vào dân tộc Ukraina. Những vùng khác mà cũng bị ảnh hưởng trong đó có Nam Nga, các vùng giữa và dưới khu vực sông Volga, Nam Ural, Bắc Kazakhstan và Tây Sibiria. Một số sử gia, như Robert Conquest, cho là tổng số người bị ảnh hưởng lên tới 14,5 triệu người, bao gồm cả những người bị nạn đói lẫn những người bị ảnh hưởng gián tiếp (di cư sang vùng khác, bán bớt tài sản để mua lương thực...). Những nghiên cứu sau này của phương Tây, nhất là sau khi văn thư lưu trữ được tự do tham khảo vào thập niên 1990, cho thấy Holodomor là kết quả tổng hợp của một loạt hậu quả dây chuyền, cả chủ quan lẫn khách quan: một nền chính trị khắc nghiệt trong việc tập thể hóa, sự chống đối của nông dân địa phương khiến nhân lực sản xuất nông nghiệp bị tụt giảm, cũng như thiên tai đã đưa đến việc mất mùa trên diện rộng. Ngoài ra, cũng cần lưu ý là ngay cả ở Hoa Kỳ trong thời kỳ này cũng xảy ra nạn đói do chính sách kinh tế sai lầm (xem Nạn đói ở Hoa Kỳ 1932–1933). Trong 1 nghiên cứu công phu của Robert W. Davies và Stephen G. Wheatcroft vào năm 2004, dựa trên các tài liệu lưu trữ của Liên Xô, các ông kết luận rằng: quan điểm cho rằng "nạn đói được cố ý gây ra để chống lại Ukraine và các nhóm quốc gia" hay được diễn giải ở phương Tây (dựa trên cuốn sách của sử gia có tiếng là thiên vị chống Cộng là Robert Conquest) là hoàn toàn sai. Nạn đói diễn ra không chỉ giới hạn ở Ukraine, nó về cơ bản không phải do con người tạo ra, và nó cũng khác xa ý định của Stalin và những lãnh đạo của Liên Xô là muốn xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại trên cơ sở tập trung đất đai manh mún vào hợp tác xã. Năm 1933, chính phủ Liên Xô thực hiện cứu trợ rộng rãi mặc dù không đủ, hạt giống và thức ăn gia súc, và gửi đi hơn 20.000 công nhân công nghiệp, tất cả các thành viên Đảng Cộng sản, huy động họ tham gia việc đồng áng. Bất chấp những điều kiện tự nhiên khủng khiếp, vụ thu hoạch rất thành công vào năm 1933 đã chấm dứt nạn đói ở hầu hết các khu vực. Tranh cãi chính trị. Hiện nay, ngày tưởng niệm Holodomor tại Ukraina được chính phủ nước này ấn định vào ngày thứ Bảy thứ tư trong tháng 11. Raphael Lemkin, người mà sau Đệ Nhị thế chiến đã thành công trong việc đòi hỏi thành lập Quy ước Liên Hiệp Ước ngăn ngừa và trừng phạt tội ác diệt chủng (), ông này cho rằng nạn đói ở Ukraina là thí dụ cổ điển của một vụ diệt chủng. Chính phủ của Ukraina dưới thời của tổng thống Viktor Andriyovych Yushchenko, đã cố gắng vận động để được quốc tế công nhận Holodomor là một tội ác diệt chủng người Ukraina. Năm 2008, chính phủ Ukraina dưới thời tổng thống Viktor Andriyovych Yushchenko bỏ công sức vận động cho việc Holodomor được công nhận là một "tội ác diệt chủng dân tộc Ukraina". Sau cùng, ngoài Ukraina, có 13 nước gồm Argentina, Úc, Azerbaijan, Bỉ, Brazil, Ecuador, Estonia, Gruzia, Ý, Canada, Colombia, Latvia, Litva, Moldova, Paraguay, Peru, Ba Lan, Tây Ban Nha, Cộng hòa Séc, Hungary, Hoa Kỳ và tòa thánh Vatican công nhận Holodomor chính thức là tội diệt chủng. Tuy nhiên, đến năm 2010, chính phủ mới của Ukraina dưới thời tổng thống Viktor Fedorovych Yanukovych, đã bãi bỏ cuộc vận động và không công nhận việc gọi Holodomor là "tội diệt chủng" nữa. Nga không chấp nhận sử dụng từ diêt chủng cho nạn đói Holodomor. Theo ngoại trưởng của Nga thì nạn chết đói tại Liên Xô vào những năm 1932-1933 không chỉ có những người trong dân tộc Ukraina trở thành nạn nhân, mà cả người Nga và các dân tộc khác. Tại Nga, đa số mọi người cho rằng Holodomor là một trò tuyên truyền được một số các nhóm chính trị ở Ukraina lợi dụng cho những mưu đồ của họ. Vào ngày 23 tháng 10 năm 2008, Hội đồng Nghị viện của Ủy hội châu Âu trong một nghị quyết đã gọi Holodomor là Tội ác chống lại loài người. Tuy nhiên, Hội đồng Nghị viện của Ủy hội châu Âu (PACE) vào tháng 4 năm 2010 đã từ chối không dùng chữ "tội diệt chủng" mà phe đối lập ở Ukraina yêu cầu, trong nghị quyết về nạn đói lớn trong thập niên 1930 tại Liên Xô.
1
null
Anarrhichthys ocellatus là một loài động vật thuộc họ Anarhichadidae. Chúng ăn động vật giáp xác, cầu gai, sò, nghêu và một số loài cá, chúng nghiền với hàm mạnh mẽ của chúng. Chúng có thể phát triển đến kích cỡ 203 cm (80 in), 18,6 kg (41 lb) và được tìm thấy ở phía bắc Thái Bình Dương, từ vùng biển Nhật Bản và quần đảo Aleutian tới miền bắc California. Chúng có nơi cư ngụ trên rạn đá ngầm hoặc thềm đá từ nông sâu đến trung bình, chọn một lãnh thổ trong một kẽ hở, hang trong đá. Cá trưởng thành tò mò và thân thiện và hiếm khi hung hăng, nhưng có khả năng cắn gây đau đớn đối với con người. Thịt cá này có màu trắng có thể ăn được, ngọt và mặn.
1
null
Samsung Knox là giải pháp bảo mật dành cho doanh nghiệp trên di động được cung cấp bởi Samsung. Dịch vụ. Samsung Knox cung cấp tính năng bảo mật cho phép nội dung doanh nghiệp hoặc cá nhân cùng tồn tại trên thiết bị cầm tay. Người dùng nhấn vào biểu tượng chuyển đổi từ cá nhân thành làm việc để sử dụng mà không bị trì hoãn hoặc chờ reboot. Nhà sản xuất tuyên bố rằng tính năng này hoàn toàn tương thích với Android, Google và sẽ cung cấp tính năng tách dữ liệu hoàn chỉnh cho công việc hoặc dữ liệu cá nhân trên thiết bị di động và "giải quyết tất cả lỗi lỗ hổng bảo mật trên Android." Dịch vụ Knox là một phần của công ty Samsung for Enterprise (SAFE) dịch vụ dành cho điện thoại thông minh và máy tính bảng. Đối thủ cạnh tranh của Samsung Knox là Blackberry Balance, một dịch vụ chi dữ liệu cá nhân và công việc. Cái tên, Samsung Knox, được lấy cảm hứng từ Fort Knox. Vấn đề trì hoãn. Samsung lần đầu tiên công bố Knox tại MWC 2013, lần đầu tiên cài sẵn trên Samsung Galaxy S4, nhưng bị trì hoãn nên Samsung đã phát hành Knox vào cuối năm 2013. Samsung Galaxy Note 3 trở thành thiết bị đầu tiên cài sẵn Knox. Một số thiết bị khác như Samsung Galaxy S4, Samsung Galaxy S3 và Samsung Galaxy Note 2 sẽ nhận được Samsung Knox vào cuối năm 2013 với Android 4.3 bản nâng cấp cao cấp của Samsung.
1
null
François-Joseph Gossec (1734-1829) là nhà soạn nhạc, nhạc trưởng, nhà sư phạm người Pháp. Ông là một trong những nhà soạn nhạc lớn thời kỳ âm nhạc Cổ điển. Cuộc đời và sự nghiệp. François-Joseph Gossec đã được học nhạc và hát trong dàn hợp xướng nhà thờ lớn ở Antwerp. Năm 1751, Gossec chuyển sang Paris và được Jean-Philippe Rameau giúp đỡ, nâng cao những kiến thức âm nhạc. Gossec đã sáng tác cho Rameau bản giao hưởng đầu tiên trong sự nghiệp của mình. Bản đó ra đời vào năm 1754. Trong khoảng thời gian từ năm 1762 đến năm 1769, Gossec phục vụ hoàng thân Condé, sáng tác nhiều bản tứ tấu đàn dây. Năm 1773, ông sáng lập "Những buổi hòa nhạc tôn giáo", chỉ đạo những buổi đó cho đến năm 1777. Năm 1784, ông tổ chức và điều hành Trường dạy hát Hoàng gia. Khi trường chuyển thành Nhạc viện Paris, ông đã dạy môn sáng tác tại đó trong các năm 1795-1815. Các tác phẩm. François-Joseph Gossec đã sáng tác 29 bản giao hưởng, 20 vở opera, các bản nhạc nhà thờ và hợp xướng. Đặc biệt, bản "Te Deum" (1790) của ông đã có số lượng người biểu diễn rất lớn: 1200 ca sĩ và 300 kèn biểu diễn. Trong số này, có khá nhiều tác phẩm hưởng ứng Cách mạng Pháp. Danh mục tác phẩm. Thanh nhạc và hợp xướng. Gossec also wrote a piece by the name of tambourin for Flute & Guitar ca. 1790
1
null
Giovanni Paisiello (hay Paesiello) là nhà soạn nhạc, nhạc trưởng người Ý. Ông là nhà soạn nhạc thuộc thời kỳ âm nhạc Cổ điển. Cuộc đời và sự nghiệp. Giovanni Paisiello bắt đầu học nhạc tại Nhạc việc Napoli. Thời trẻ ông chủ yếu sáng tác nhạc nhà thờ, sau ông có thiên hướng sáng tác opera hài nên năm 1764 ông đã viết vở opera hài đầu tiên cho Bologna. Năm 1776, ông sang Sankt Petersburg, làm nhạc trưởng thanh tra opera Ý cho triều đình Nữ hoàng Ekaterina II của Nga. Năm 1784, ông trở về Napoli, làm nhạc trưởng trong cung đình vua Ferdinand IV. Trong các năm 1802 và 1803, Paisiello tổ chức và chỉ đạo dàn nhạc của triều đình Napoléon. Sau một lần nữa trở về Napoli vì bị triều đình Bourbon ruồng bỏ. Cuối cùng, ông chết trong cảnh nghèo khổ. Các tác phẩm. Giovanni Paisiello đã viết khoảng 100 vở opera, nổi bật có "Người thợ cạo thành Sevilla" (1782), "Cô thợ xay" (1788), "Nina, hay cô giá điên vì tình" (1789), 12 bản giao hưởng, sáu bản concerto cho piano và các bản cantata hài hước.
1
null
Đây là danh sách công ty công nghệ lớn nhất thế giới xếp theo doanh thu. Đây là danh sách các công ty có hoạt động kinh doanh chính liên quan đến ngành công nghiệp công nghệ gồm phần cứng máy tính, phần mềm, điện tử, bán dẫn, Internet, thiết bị viễn thông, e-commerce và dịch vụ máy tính. "Ghi chú:" Danh sách giới hạn các công ty với tổng doanh thu hằng năm lên đến 50 tỉ USD.
1
null
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Samsung (Tiếng Hàn: 삼성전자 주식회사 hay 삼성전자, Hanja: 三星電子株式會社, Romaja quốc ngữ: Samseong-jeonja Jusik-hoisa, Tiếng Anh: Samsung Electronics Co., Ltd., Từ Hán-Việt: "Tam Tinh điện tử chu thức hội xã") là một công ty điện tử đa quốc gia của Hàn Quốc có trụ sở chính được đặt tại thành phố Suwon, Gyeonggi-do. Đây là công ty con hàng đầu trong cơ cấu tổ chức của tập đoàn Samsung và đã trở thành công ty công nghệ lớn nhất trên thế giới tính theo doanh thu kể từ năm 2009. Samsung Electronics hiện đang điều hành rất nhiều các văn phòng đại diện, nhà máy lắp ráp sản phẩm và mạng lưới bán hàng trải rộng khắp 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu với số lượng nhân viên chính thức có thời điểm lên tới hàng trăm nghìn người. CEO của công ty năm 2012 là ông Kwon Oh-Hyun. Samsung vốn từ lâu đã là nhà sản xuất hàng đầu về các sản phẩm điện tử như: màn hình, pin lithium-ion, bán dẫn, chip, bộ nhớ, Ram và đĩa cứng cho các đối tác lớn trên toàn cầu như Apple, LG, Sony, HTC, Huawei, Xiaomi, Motorola và Nokia. Trong những năm gần đây, công ty đã tiến hành đa dạng hóa các mặt hàng điện tử tiêu dùng. Samsung Electronics hiện là nhà sản xuất thiết bị di động và điện thoại thông minh lớn nhất trên thế giới, tác nhân chính thúc đẩy cho thành quả này là sự phổ biến của các dòng thiết bị cao cấp Samsung Galaxy, đặc biệt với hai dòng Smartphone tiên phong trên thị trường là Galaxy S và Galaxy Note. Samsung Electronics đã và đang là nhà sản xuất tấm nền LCD lớn nhất thế giới kể từ năm 2002, nhà sản xuất TV lớn nhất thế giới từ năm 2006, nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới từ năm 2011 và nhà sản xuất chip bán dẫn lớn nhất thế giới năm 2021. Công ty là một phần rất quan trọng trong cấu trúc của cá nhân tập đoàn Samsung nói riêng cũng như nền kinh tế Hàn Quốc nói chung. Lịch sử. 1969 đến 1987 - Những năm đầu. Samsung Electric Industries được thành lập vào năm 1969 ở Suwon, Hàn Quốc. Các sản phẩm trong thời kì đầu là điện tử thiết bị điện gia dụng bao gồm truyền hình, máy tính, tủ lạnh, máy lạnh và máy giặt. Năm 1970, tập đoàn mẹ Samsung tiến hành thành lập các công ty con khác: Samsung-NEC, gia nhập với NEC Corporation của Nhật Bản để sản xuất thiết bị gia dụng và thiết bị nghe nhìn. Năm 1974, tập đoàn mở rộng sang kinh doanh bán dẫn, mua lại từ Korea Semiconductor, một trong những công ty sản xuất chip đầu tiên trong cả đất nước vào thời điểm đó. Việc mua lại Korea Telecommunications, một nhà sản xuất hệ thống chuyển mạch điện tử, cũng đã hoàn thành vào đầu những năm 1980. Năm 1981, Samsung Electric Industries đã sản xuất hơn 10 triệu máy truyền hình trắng đen mỗi năm. Vào tháng 2 năm 1983, nhà sáng lập Samsung, Lee Byung-chul, thông báo về chiến lược kinh doanh mới, và ý định của ông khi đó là sẽ đưa Samsung sẽ trở thành một nhà cung cấp DRAM (bộ truy cập ngẫu nhiên động) hàng đầu thế giới. Kết quả, một năm sau, Samsung trở thành công ty thứ ba trên thế giới phát triển thành công DRAM 64kb. Năm 1988, Samsung Electric Industries sáp nhập với Samsung Semiconductor & Communications tạo thành Samsung Electronics. 1988 đến 1995 - Cuộc đấu tranh giành thị phần. Samsung Electronics bán ra thiết bị điện thoại di động đầu tiên vào năm 1988, ở thị trường Hàn Quốc. Nhưng, doanh thu bán ra vào thời điểm đó rất thấp vì vào đầu những năm 1990, Motorola lúc đó là nhà sản xuất lớn nhất, chiếm thị phần lên đến 60% tại thị trường di động ở quốc gia này so với chỉ 10% của Samsung. Bộ phận điện thoại di động của Samsung cũng phải đấu tranh với hình ảnh chất lượng bình dân và sản phẩm kém cho đến giữa những năm thập kỷ 90, làm sao để thoát khỏi hình ảnh này là một vấn đề được tranh luận thường xuyên trong công ty. Vào tháng 2 năm 1995, Samsung Electronics thông báo đã hoàn tất việc mua lại 40% cổ phần của AST Research, một hãng sản xuất máy tính cá nhân Mỹ với số tiền vào khoảng hơn 378 triệu đô la. 1995 đến 2008 - Sản xuất linh kiện. Đó là chiến lược kinh doanh lâu dài, được quyết định và tiến hành bởi chủ tịch Lee Kun-Hee, Samsung cần phải thay đổi mục tiêu, rời bỏ khỏi hình ảnh cũ nhàm chán và tiến tới những tham vọng mới, với những phương pháp và cách tiếp cận mới. Công ty hủy bỏ việc sản xuất của một số dòng sản phẩm bán không chạy và, thay vì theo đuổi một quá trình thiết kế, sản xuất các linh kiện và đầu tư cho các công ty khác, Samsung vạch ra chiến lược tự chủ công nghệ cho riêng mình. Ngoài ra, Samsung cũng đưa ra kế hoạch 10 năm để dần loại bỏ hình ảnh "thương hiệu bình dân" hay "sản phẩm chất lượng thấp", chủ tịch Lee tham vọng sẽ một ngày sẽ đưa Samsung lên sánh vai, thách thức và cạnh tranh với Sony - một trong những công ty sản xuất hàng điện tử tiêu dùng lớn nhất thế giới lúc bấy giờ. Chiến lược này sau đó đã gặt hái được rất nhiều thành công cho Samsung vào cuối những năm 2000. Bước sang thế kỷ 21, Samsung chuyển từ nội địa sang thị trường tiêu dùng quốc tế, công ty nghĩ ra kế hoạch tài trợ cho một sự kiện thể thao lớn để ra mắt công chúng. Một trong những sự kiện được tài trợ là Thế vận hội Mùa đông 1998 tổ chức tại Nagano, Nhật Bản. Như mô hình kinh doanh "vòi bạch tuộc", Samsung mở thêm nhiều các công ty con, phần lớn hoạt động dưới tên thương hiệu "Samsung", các công ty này được phép tự đầu tư và phát triển công nghệ mới, xây dựng sản phẩm dựa trên sự hỗ trợ về mặt tài chính của tập đoàn mẹ. Bằng chiến lược kinh doanh, phát triển hợp lý, Samsung đã có hàng loạt đột phá công nghệ đặc biệt là trong lĩnh vực bộ nhớ - được sử dụng phổ biến trong hầu hết các sản phẩm điện tử ngày nay. Một số thành tựu tiêu biểu có thể kể đến bao gồm: 64Mb DRAM đầu tiên trên thế giới vào năm 1992, 256 Mb DRAM năm 1994, 1Gb DRAM năm 1996. Năm 2004, Samsung phát triển thành công chip bộ nhớ NAND 8Gb đầu tiên trên thế giới và sau đó thì đạt được một thỏa thuận sản xuất lâu dài với Apple vào năm 2005. Tính đến tháng 10 năm 2013, Samsung là nhà cung cấp hàng đầu cho Apple, với sản phẩm chính là vi xử lý A7 nằm bên trong sản phẩm iPhone 5s. 2008 đến nay: Sản phẩm tiêu dùng. Trong bốn năm liền, từ năm 2000 đến năm 2003, Samsung đăng tải thị phần lợi nhuận ròng tăng hơn 5%, vào thời điểm này khi 16 trong 30 công ty hàng đầu Hàn Quốc đã ngừng hoạt động trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế chưa từng có. Năm 2005, Samsung Electronics vượt mặt đối thủ Nhật Bản Sony, lần đầu tiên trở thành thương hiệu của người tiêu dùng lớn thứ 20 trên toàn cầu, được tính bằng Interbrand. Năm 2007, Samsung Electronics trở thành nhà sản xuất di động lớn thứ hai trên thế giới, vượt qua Motorola lần đầu tiên. Năm 2009, Samsung đạt tổng doanh thu 117.4 tỷ đô la Mỹ, vượt qua Hewlett-Packard trở thành công ty công nghệ lớn nhất thế giới theo doanh thu bán hàng. Năm 2009 và 2010, Mỹ và EU đã phạt công ty, cùng với 8 nhà sản xuất chip bộ nhớ khác, về một phần trong kế hoạch ấn định giá đã xảy ra vào giữa năm 1999 và 2002. Các công ty bị phạt khác bao gồm Infineon Technologies, Elpida Memory và Micron Technology. Vào tháng 12 năm 2010, EU miễn cung cấp cho Samsung Electronics về thông tin trong khi điều tra (LG Display, AU Optronics, Chimei InnoLux, Chunghwa Picture Tubes và HannStar Display có liên quan như trí tuệ của công ty này). Mặc dù tốc độ tăng trưởng phù hợp, Samsung, cùng với chủ tịch Lee Kun-hee, đã xây dựng uy tín cho an ninh liên quan đến ổn định tài chính và nguy cơ cho các cuộc khủng hoảng tương lai. Sau khi quay trở lại từ kỳ nghỉ hưu tạm thời vào tháng 3 năm 2010, chủ tịch Lee nói rằng "Tương lai của Samsung Electronics không được đảm bảo bởi vì những sản phẩm hàng đầu của chúng tôi sẽ bị lỗi thời trong 10 năm tới". Samsung đã nhấn mạnh chiến lược đổi mới trong quản lý từ đầu năm 2000 và một lần nữa đánh dấu sự đổi mới như một phần trong chiến lược chính khi công bố tầm nhìn đến năm 2020, theo đó công ty thiết lập mục tiêu là 400 triệu USD doanh thu hằng năm trong vòng 10 năm. Để củng cố vai trò lãnh đạo của mình trong lĩnh vực sản xuất chip bộ nhớ và truyền hình, công tư đã đẩy mạnh và đầu tư vào nghiên cứu. Công ty có 24 trung tâm nghiên cứu và phát triển trên toàn thế giới. Vào tháng 4 năm 2011, Samsung Electronics bán công ty thương mại HDD của mình cho Seagate Technology giá xấp xỉ 1,4 tỷ USD. Vào Q1 năm 2012, công ty trở thành công ty di động bán chạy nhất khi vượt qua Nokia, bán ra 93.5 triệu đơn vị so với 82.7 triệu đơn vị của Nokia. Samsung còn trở thành nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn nhất với doanh số bán hàng mạnh mẽ của các thiết bị Galaxy S II và Galaxy Note. Vào tháng 5 năm 2013, Samsung công bố rằng công ty cuối cùng đã thử nghiệm thành công công nghệ mạng thế hệ thứ năm (5G). Vào tháng 4 năm 2013, Samsung Electronics mới đưa vào Galaxy S series một loạt điện thoại thông minh, Galaxy S4 có sẵn để bán. Phát hành nâng cấp của Galaxy S III, S4 được bán tại một số thị trường quốc tế với chip xử lý Exynos do công ty tự thiết kế, lắp ráp. Vào tháng 7 năm 2013, Samsung Electronics dự báo lợi nhuận sẽ thấp hơn mong đợi vào tháng 4 đến tháng 6 của quý. Các nhà phân tích dự đoán doanh thu sẽ đạt khoảng 10,1 nghìn tỷ Won, trong khi Samsung Electronics ước tính lợi nhuận hoạt động dao động vào khoảng 9.5 nghìn tỷ Won. Trong cùng một tháng, Samsung mua lại nhà sản xuất thiết bị phương tiện truyền thông Boxee với giá 30 triệu đô la Mỹ. Ngày 5 tháng 8 năm 2013, công ty đã phát hành lời mời cho sự kiện "Samsung Unpacked 2013 Episode 2" vào ngày 4 tháng 9 cùng năm ở thủ đô Berlin, Đức trong khuôn khổ hội nghị công nghệ IFA hằng năm. Samsung sau đó ra mắt Galaxy Note III, phiên bản nâng cấp của Galaxy Note II đã ra mắt 1 năm trước đó. Giám đốc mảng kinh doanh di động Shin Jong-kyun của Samsung phát biểu với "Korea Times" vào 11 tháng 9 năm 2013 rằng "Samsung Electronics sẽ phát triển hơn nữa sự hiện diện của mình ở thị trường Trung Quốc để tăng cường cạnh tranh với Apple". Giám đốc điều hành Samsung xác nhận rằng điện thoại thông minh 64-bit sẽ được phát hành phù hợp với bộ xử lý A7 dựa trên ARM của iPhone 5s sẽ được phát hành vào tháng 9 năm 2013. Với việc doanh thu từ điện thoại thông minh, đặc biệt là phân khúc giá rẻ tại một số thị trường lớn như Ấn Độ, Trung Quốc và lợi nhuận từ việc bán chip cho Apple tăng mạnh, Samsung đã đạt được mức lợi nhuận kỷ lục trong Q3/2013. Giá trị thương hiệu trong khoảng thời gian này cũng tăng lên mức 10,1 nghìn tỷ Won. Samsung là nhà tài trợ cho lễ trao Giải Oscar lần thứ 86 vào năm 2014, công ty cũng quyên góp hơn 3 triệu đô la Mỹ vào quỹ từ thiện do Ellen DeGeneres sáng lập và điều hành. Samsung tuyên bố: "chúng tôi muốn đóng góp cho các tổ chức từ thiện Ellen's Choice: St Jude' và Hội nhân đạo. Samsung cam kết sẽ quyên góp 1.5 triệu đô la cho mỗi tổ chức". Ngày 17 tháng 4 năm 2014, Samsung thông báo sẽ ngừng hoạt động cửa hàng ebook của mình từ ngày 1 tháng 7 năm 2014 và đã hợp tác với Amazon để giới thiệu ứng dụng Kindle cho Samsung, cho phép người dùng thiết bị Galaxy sử dụng hệ điều hành Android từ phiên bản 4.0 trở lên mua và đọc nội dung từ danh mục báo và sách điện tử của Amazon. Samsung cũng cung cấp dịch vụ sách miễn phí, Samsung Book Deals, cho phép người dùng ứng dụng mang thương hiệu chung lựa chọn một cuốn sách miễn phí hàng tháng từ danh sách được cung cấp bởi Amazon. Khi đưa tin về thông báo ngày 5 tháng 6 năm 2014 từ Barnes & Noble rằng nhà bán sách này sẽ hợp tác với Samsung để phát triển máy tính bảng Nook, Associated Press ghi nhận:"Barnes & Noble cho biết họ sẽ tiếp tục sản xuất và bán máy đọc sách điện tử Nook Glowlight với giá 99 đô la Mỹ [sic] và cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng." "Công ty cũng cho biết họ đang di chuyển nhân viên Nook ra khỏi văn phòng tại Palo Alto, California để tiết kiệm chi phí. Dự kiến nhân viên sẽ chuyển đến một không gian nhỏ hơn tại Santa Clara, California vào tháng 7."Vào quý 1 năm 2015, lợi nhuận của Samsung giảm 39% xuống còn 4,35 tỷ đô la Mỹ do cạnh tranh mạnh hơn từ các đối thủ trong lĩnh vực smartphone như iPhone 6 và 6 Plus của Apple cũng như một loạt các đối thủ chạy hệ điều hành Android. Vào tháng 8 năm 2014, Samsung thông báo rằng họ đã đạt được thỏa thuận để mua lại SmartThings. Việc mua lại này được xem như một động thái của Samsung để tiến vào lĩnh vực Internet of Things (Internet vạn vật). Vào ngày 27 tháng 3 năm 2015, Samsung thông báo rằng họ đã bán trụ sở chính tại Roppongi T-Cube cho Mitsui Fudosan và nhân viên đã được chuyển đến Iidabashi. Vào tháng 5 năm 2015, Samsung thông báo về một đối tác với IKEA, theo đúng quy định của Wireless Power Consortium, để cùng phát triển nội thất cho phép sạc không dây Qi tại Mobile World Congress. Vào tháng 6, Samsung thành lập một công ty riêng biệt mang tên Samsung Display Solutions, chuyên cung cấp các sản phẩm LED thông minh của công ty. Dòng sản phẩm LED thông minh của công ty bao gồm Biển hiệu, Hiển thị Dịch vụ Đón khách, TV, Đèn LED, Đèn hiển thị đám mây, và Phụ kiện. Công ty phục vụ các ngành công nghiệp sau: Bán lẻ, Công ty, Đón khách, và Giao thông. Vào ngày 16 tháng 6 năm 2016, Samsung Electronics thông báo rằng họ đã đồng ý mua lại công ty dịch vụ đám mây Joyent. Họ cho biết việc mua lại này giúp Samsung phát triển dịch vụ dựa trên đám mây cho điện thoại thông minh và các thiết bị kết nối internet của họ. Vào ngày 14 tháng 11 năm 2016, Samsung Electronics thông báo đã đạt được thỏa thuận để mua lại công ty sản xuất thiết bị ô tô Mỹ Harman International Industries với giá 8 tỷ USD. Vào ngày 10 tháng 3 năm 2017, việc mua lại đã hoàn tất. Vào ngày 6 tháng 4 năm 2017, Samsung Electronics cho biết doanh thu của công ty đã tăng trong quý vừa qua. Trong năm trước đó, "chip bộ nhớ và màn hình linh hoạt chiếm khoảng 68% lợi nhuận hoạt động của Samsung trong quý cuối năm 2016, là một thay đổi so với các năm trước đó khi doanh nghiệp điện thoại thông minh là nguồn góp lớn nhất." Vào ngày 2 tháng 5 năm 2017, Samsung đã được Bộ Đất đai, Hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc cho phép bắt đầu thử nghiệm công nghệ ô tô tự lái. Theo Korea Herald, công ty sẽ sử dụng một chiếc xe Hyundai được tùy chỉnh cho các thử nghiệm này. Vào tháng 5 năm 2019, lần đầu tiên tại châu Âu, nội dung trình diễn 8K được nhận thông qua vệ tinh mà không cần một bộ thu hoặc bộ giải mã riêng biệt bằng một TV Samsung. Tại hội nghị Industry Days 2019 của SES tại Betzdorf, Luxembourg, nội dung 8K chất lượng cao (với độ phân giải 7680x4320 pixel và tốc độ khung hình 50 hình/giây) được mã hóa bằng bộ mã hóa HEVC của Spin Digital (với tốc độ dữ liệu 70 Mbit/giây), được truyền lên một bộ tách tín hiệu đơn trên các vệ tinh Astra 28.2°E của SES và nhận và hiển thị trên TV mẫu sản xuất Samsung Q950RB có kích thước 82 inch. Vào tháng 5 năm 2020, Lee Jae-yong, chủ tịch điều hành của Samsung Electronics, tuyên bố rằng con cái ông sẽ không thừa kế các vị trí lãnh đạo lớn trong công ty, điều này sẽ làm thay đổi hệ thống chaebol trong phân khúc này của Samsung. Vào năm 2021, Samsung đề xuất kế hoạch đầu tư 17 tỷ đô la để xây dựng một nhà máy sản xuất chip tại Arizona, Texas hoặc New York. Kế hoạch này là một phần kết quả của Hoa Kỳ cấp hàng tỷ đô la để phát triển ngành sản xuất chip nội địa nhằm giảm sự phụ thuộc của đất nước này vào Đài Loan, Trung Quốc và Hàn Quốc, như đã được thông qua trong Đạo luật Tổ chức Quốc phòng Quốc gia vào tháng 1. Nhà máy dự kiến sẽ tạo việc làm cho khoảng 1.900 người và hoạt động từ tháng 10 năm 2022. Vào ngày 24 tháng 11 năm 2021, Samsung thông báo rằng họ sẽ xây dựng một nhà máy sản xuất bán dẫn mới tại Taylor, Texas. Nhà máy này được ước tính là một khoản đầu tư 17 tỷ đô la và sẽ giúp tăng cường sản xuất các loại vi mạch logic tiên tiến, được cho là có độ phân giải tiến đến 3 nanometer. Vào ngày 7 tháng 12 năm 2021, Samsung Electronics thông báo sáp nhập các bộ phận di động và điện tử tiêu dùng. Công ty cũng đã thay đổi lãnh đạo của ba đơn vị kinh doanh. Kyung Kye-Hyun sẽ trở thành CEO của bộ phận linh kiện mạnh mẽ của Samsung trong khi Han Jong-hee sẽ trở thành CEO mới của bộ phận di động và điện tử tiêu dùng kết hợp. Vào cuối tháng 1 năm 2022, Samsung Electronics đăng ký lợi nhuận quý 4 cao nhất kể từ trước đại dịch COVID-19, chủ yếu nhờ doanh số bán chip mạnh mẽ trong bối cảnh thiếu hụt bán dẫn toàn cầu và một số tăng trưởng nhỏ trong doanh số bán điện thoại di động. Lợi nhuận hoạt động của Samsung vượt qua con số 11,5 tỷ đô la, tăng 53% so với quý 4 năm 2021, trong đó doanh nghiệp chip đóng góp gần hai phần ba tổng lợi nhuận. Vào tháng 3 năm 2022, giữa cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, Samsung cam kết tài trợ 5 triệu đô la cho Hội Chữ thập đỏ Ukraina và các tổ chức từ thiện khác, cùng với việc quyên góp 1 triệu đô la giá trị thiết bị điện tử cá nhân cho người dân Ukraine. Vào ngày 4 tháng 3 năm 2022, Samsung tạm dừng việc gửi hàng đến Nga do sự xâm lược của Nga đối với Ukraine. Sản phẩm. Samsung Electronics sản xuất màn hình LCD và LED, điện thoại di động, chip nhớ, NAND flash, ổ đĩa cứng thể rắn, truyền hình, màn hình rạp chiếu kỹ thuật số, máy tính xách tay và nhiều sản phẩm khác. Trước đây, công ty cũng sản xuất ổ đĩa cứng và máy in. Samsung liên tục đầu tư vào sáng tạo. Vào năm 2021, báo cáo hàng năm về Chỉ số Sở hữu Trí tuệ Thế giới của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) xếp hạng số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế của Samsung dựa trên Hệ thống Cộng tác Bằng sáng chế (PCT) đứng thứ 2 trên thế giới, với 3.093 đơn xin được công bố trong năm 2020. Vị trí này tăng lên từ vị trí thứ 3 trước đó trong năm 2019 với 2.334 đơn xin. Màn hình LCD và OLED. Vào năm 2004, Samsung trở thành nhà sản xuất OLED lớn nhất thế giới, chiếm 40% thị phần toàn cầu và tính đến năm 2018, họ nắm giữ 98% thị phần toàn cầu trong thị trường AMOLED. Trong năm 2006, công ty đạt doanh thu 100,2 triệu USD trong tổng doanh thu 475 triệu USD trên thị trường OLED toàn cầu. Đến năm 2006, công ty đã nắm giữ hơn 600 bằng sáng chế tại Hoa Kỳ và hơn 2.800 bằng sáng chế quốc tế, trở thành chủ sở hữu lớn nhất các bằng sáng chế công nghệ AMOLED. Các điện thoại thông minh AMOLED hiện tại của Samsung sử dụng nhãn hiệu Super AMOLED của mình, với việc ra mắt Samsung Wave S8500 và Samsung i9000 Galaxy S vào tháng 6 năm 2010. Vào tháng 1 năm 2011, hãng công bố màn hình Super AMOLED Plus - mang lại nhiều cải tiến so với các màn hình Super AMOLED cũ - ma trận sọc thật (50% nhiều sub pixel hơn), thiết kế mỏng hơn, hình ảnh sáng hơn và giảm 18% năng lượng tiêu thụ. Vào tháng 10 năm 2007, Samsung giới thiệu một màn hình truyền hình LCD 40 inch có độ dày chỉ mười mm, tiếp đó là màn hình đầu tiên trên thế giới có độ dày 7.9 mm vào tháng 10 năm 2008. Samsung đã phát triển các màn hình cho màn hình máy tính LCD 24 inch (3.5 mm) và máy tính xách tay 12.1 inch (1.64 mm). Năm 2009, Samsung đã thành công trong việc phát triển một màn hình cho các mẫu tivi LED 40 inch, có độ dày chỉ 3.9 mm (0.15 inch). Được gọi là "Needle Slim", màn hình này có độ dày tương đương hai đồng xu được đặt chồng lên nhau. Đây là khoảng một phần mười hai so với màn hình LCD truyền thống có độ dày khoảng 50 mm (1.97 inch). Trong khi giảm đáng kể độ dày, công ty đã duy trì hiệu suất của các mẫu trước đó, bao gồm độ phân giải Full HD 1080p, tần số làm tươi 120 Hz và tỷ lệ tương phản 5000:1. Vào ngày 6 tháng 9 năm 2013, Samsung đã ra mắt TV OLED cong 55 inch (mẫu KE55S9C) tại Vương quốc Anh với cửa hàng John Lewis. Vào tháng 10 năm 2013, Samsung đã phát hành thông cáo báo chí về công nghệ màn hình cong của họ với mẫu điện thoại thông minh Galaxy Round. Thông cáo báo chí mô tả sản phẩm này là "màn hình linh hoạt Super AMOLED full HD thương mại đầu tiên trên thế giới". Nhà sản xuất giải thích rằng người dùng có thể kiểm tra thông tin như giờ và thời lượng pin khi màn hình chính tắt, và có thể nhận thông tin từ màn hình bằng cách nghiêng thiết bị. Vào năm 2020, Samsung Display cho biết họ sẽ rút khỏi lĩnh vực LCD. Điện thoại thông minh. Mặc dù Samsung bắt đầu với dòng sản phẩm Solstice và đã sản xuất các điện thoại di động có thiết kế gập lại, Dòng điện thoại di động cao cấp của Samsung là dòng điện thoại thông minh Samsung Galaxy S series, mà nhiều người coi là đối thủ trực tiếp của iPhone của Apple. Ban đầu, nó được ra mắt tại Singapore, Malaysia và Hàn Quốc vào tháng 6 năm 2010, sau đó là Hoa Kỳ vào tháng 7. Nó đã bán hơn một triệu đơn vị trong vòng 45 ngày đầu tiên tại Hoa Kỳ. Trong khi nhiều nhà sản xuất điện thoại di động khác tập trung vào một hoặc hai hệ điều hành, Samsung trong một khoảng thời gian đã sử dụng một số hệ điều hành khác nhau bao gồm Symbian, Windows Phone, LiMo dựa trên Linux và các nền tảng TouchWiz, Bada và Tizen do Samsung sở hữu. Đến năm 2013, Samsung đã từ bỏ tất cả các hệ điều hành trừ Android và Windows Phone. Trong năm đó, Samsung phát hành ít nhất 43 điện thoại hoặc máy tính bảng chạy Android và hai điện thoại chạy Windows Phone. Vào cuối quý 3 năm 2010, công ty đã vượt qua mốc 70 triệu đơn vị trong việc xuất khẩu điện thoại, đạt tỷ lệ thị phần toàn cầu là 22%, xếp sau Nokia 12%. Tổng cộng, công ty đã bán được 280 triệu điện thoại di động vào năm 2010, tương ứng với tỷ lệ thị phần là 20,2%. Công ty đã vượt qua Apple trong doanh số bán hàng điện thoại thông minh trên toàn cầu trong quý 3 năm 2011, với tỷ lệ thị phần tổng cộng là 23,8%, so với tỷ lệ thị phần của Apple là 14,6%. Samsung trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới vào năm 2012, với doanh số bán hàng đạt 95 triệu trong quý đầu tiên. Trong quý 3 năm 2013, doanh số bán hàng điện thoại thông minh của Samsung đã cải thiện ở các thị trường mới nổi như Ấn Độ và Trung Đông, nơi các dòng điện thoại giá rẻ được ưa chuộng nhất. Đến tháng 10 năm 2013, công ty đã cung cấp 40 mẫu điện thoại thông minh trên trang web của mình tại Mỹ, chẳng hạn như Samsung Galaxy Flip Z. Vào năm 2019, Samsung thông báo rằng họ đã chấm dứt việc sản xuất điện thoại di động tại Trung Quốc do thiếu nhu cầu của thị trường Trung Quốc. Đến năm 2019, Samsung đã thuê hơn 200.000 nhân viên tại khu vực Hà Nội, Việt Nam để sản xuất điện thoại thông minh, trong khi một số công đoạn sản xuất được chuyển giao tới Trung Quốc và sản xuất một phần lớn điện thoại của mình tại Ấn Độ. Phiên bản Samsung Galaxy tại Hoa Kỳ không có tùy chọn mở khóa bootloader. Vào tháng 5 năm 2022, Samsung Electronics đã thông báo mở rộng nền tảng bảo mật di động doanh nghiệp Samsung Knox bằng việc giới thiệu Samsung Knox Guard. Nó cho phép các công ty nhanh chóng làm cho điện thoại không thể sử dụng để ngăn chặn việc mất cắp và giảm rủi ro gian lận và vi phạm dữ liệu. Bộ vi xử lý. Samsung Electronics đã trở thành nhà sản xuất chip bộ nhớ lớn nhất thế giới kể từ năm 1993, và công ty bán dẫn lớn nhất từ năm 2017. Phân phối Bán dẫn của Samsung sản xuất các thiết bị bán dẫn khác nhau, bao gồm các node bán dẫn, transistor MOSFET, chip mạch tích hợp và bộ nhớ bán dẫn. Từ những năm đầu thập kỷ 1990, Samsung Electronics đã giới thiệu thương mại nhiều công nghệ bộ nhớ mới. Họ đã giới thiệu thương mại SDRAM (bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên đồng bộ) vào năm 1992, và sau đó là DDR SDRAM (bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên hai lần tốc độ) và GDDR (bộ nhớ đồ họa DDR) SGRAM (bộ nhớ đồ họa RAM đồng bộ) vào năm 1998. Năm 2009, Samsung bắt đầu sản xuất hàng loạt bộ nhớ flash NAND 30 nm, và năm 2010 thành công trong việc sản xuất hàng loạt bộ nhớ DRAM 30 nm và flash NAND 20 nm, cả hai đều là lần đầu tiên trên thế giới. Họ cũng giới thiệu thương mại bộ nhớ flash NAND TLC (triple-level cell) vào năm 2010, flash V-NAND vào năm 2013, SDRAM LPDDR4 vào năm 2013, HBM2 vào năm 2016, GDDR6 vào tháng 1 năm 2018, và LPDDR5 vào tháng 6 năm 2018. Một lĩnh vực khác mà công ty đã có kinh doanh đáng kể trong nhiều năm là lĩnh vực foundry. Công ty đã bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực foundry từ năm 2006 và đặt nó là một trong những cột mốc chiến lược cho sự phát triển bán dẫn. Kể từ đó, Samsung đã trở thành một nhà lãnh đạo trong việc sản xuất thiết bị bán dẫn. Samsung bắt đầu sản xuất hàng loạt quy trình sản xuất bán dẫn lớp 20 nm vào năm 2010, tiếp đó là quy trình FinFET lớp 10 nm vào năm 2013, và các lớp FinFET 7 nm vào năm 2018. Họ cũng bắt đầu sản xuất các lớp 5 nm đầu tiên vào cuối năm 2018, với kế hoạch giới thiệu các lớp GAAFET 3 nm vào năm 2021. Theo công ty nghiên cứu thị trường Gartner, trong quý hai năm 2010, Samsung Electronics đã giành vị trí hàng đầu trong lĩnh vực DRAM nhờ doanh số bán chạy trên thị trường toàn cầu. Các nhà phân tích của Gartner nói trong báo cáo của họ rằng: "Samsung đã củng cố vị trí dẫn đầu của mình bằng cách chiếm 35% thị phần. Tất cả các nhà cung cấp khác chỉ có sự thay đổi nhỏ về thị phần của họ." Công ty này đứng đầu trong bảng xếp hạng, tiếp theo là Hynix, Elpida và Micron, theo Gartner. Vào năm 2010, công ty nghiên cứu thị trường IC Insights đã dự đoán rằng Samsung sẽ trở thành nhà cung cấp chip bán dẫn lớn nhất thế giới vào năm 2014, vượt qua Intel (điện tử). Trong khoảng thời gian 10 năm từ 1999 đến 2009, tỷ suất tăng trưởng hàng năm trung bình của Samsung trong doanh thu bán dẫn là 13,5%, so với 3,4% của Intel. Năm 2015, IC Insights và Gartner thông báo rằng Samsung là nhà sản xuất chip lớn thứ tư trên thế giới. Samsung sau đó vượt qua Intel để trở thành công ty bán dẫn lớn nhất thế giới vào năm 2017. Đến quý hai năm 2020, công ty đã có kế hoạch bắt đầu sản xuất hàng loạt chip 5 nm bằng phương pháp EUV và hướng đến trở thành nhà lãnh đạo trong việc sử dụng quy trình EUV. Vào ngày 30 tháng 11 năm 2021, công ty thông báo rằng họ sẽ sản xuất các chip ô tô mới cho các xe của Volkswagen. Các chip logic này sẽ được sử dụng trong hệ thống giải trí để cung cấp viễn thông 5G để đáp ứng nhu cầu tăng về video chất lượng cao khi di chuyển. Cơ sở tại Xi'an, Trung Quốc đã hoạt động từ năm 2014 và sản xuất khoảng 40% chip NAND flash memory của Samsung Electronics. Ổ cứng thể rắn (SSD). Năm 2016, Samsung cũng ra mắt thị trường một ổ cứng thể rắn có dung lượng 15,36TB với giá 10.000 đô la Mỹ sử dụng giao diện SAS, với kích thước hình dạng 2,5 inch nhưng dày hơn so với ổ cứng 3,5 inch. Đây là lần đầu tiên một ổ cứng thể rắn có dung lượng lớn hơn ổ cứng HDD lớn nhất hiện có trên thị trường. Năm 2018, Samsung giới thiệu một ổ cứng thể rắn 30,72TB sử dụng giao diện SAS. Cùng năm đó, Samsung cũng giới thiệu ổ cứng SSD M.2 NVMe có tốc độ đọc lên đến 3500 MB/s và tốc độ ghi lên đến 3300 MB/s. Năm 2019, Samsung giới thiệu ổ cứng SSD có khả năng đọc và ghi tuần tự với tốc độ 8 GB/giây và 1,5 triệu IOPS, có khả năng chuyển dữ liệu từ các chip bị hỏng sang các chip không hỏng để cho phép ổ cứng SSD tiếp tục hoạt động bình thường, mặc dù với dung lượng thấp hơn. Dòng sản phẩm ổ cứng SSD tiêu dùng của Samsung hiện tại bao gồm các mẫu 980 PRO, 970 PRO, 970 EVO plus, 970 EVO, 960 PRO, 960 EVO, 950 PRO, 860 QVO, 860 PRO, 860 EVO, 850 PRO, 850 EVO và 750 EVO. Các mẫu ổ cứng SSD bắt đầu bằng chữ số 9 sử dụng giao diện NVM Express, trong khi các mẫu khác sử dụng giao diện Serial ATA. Samsung cũng sản xuất các ổ cứng SSD tiêu dùng di động sử dụng kết nối USB-C USB 3.1 Gen 2. Các ổ cứng này có tốc độ đọc lên đến 1.050MB/s và tốc độ ghi lên đến 1.000MB/s, và có sẵn dưới dạng các mẫu 500GB, 1TB và 2TB. Giống như nhiều nhà sản xuất SSD khác, Samsung sử dụng bộ nhớ NAND flash do Samsung Electronics sản xuất. Ổ cứng. Trong lĩnh vực bộ nhớ lưu trữ, vào năm 2009, Samsung đạt được 10% thị phần toàn cầu nhờ việc giới thiệu ổ cứng hard disk drive mới có khả năng lưu trữ 250GB trên mỗi đĩa 2.5-inch. Năm 2010, công ty bắt đầu tiếp thị ổ cứng HDD với dung lượng 320GB mỗi đĩa, lớn nhất trong ngành công nghiệp. Ngoài ra, Samsung tập trung nhiều hơn vào việc bán ổ cứng di động. Sau khi gặp tổn thất tài chính, phân viện ổ cứng đã được bán cho Seagate vào năm 2011, đổi lại là 9,6% cổ phần của Seagate. Truyền hình. Năm 2009, Samsung bán được khoảng 31 triệu tivi màn hình phẳng, giúp công ty giữ vững thị phần lớn nhất thế giới trong năm thứ tư liên tiếp. Samsung ra mắt mẫu tivi full HD 3D LED đầu tiên của mình vào tháng 3 năm 2010. Samsung đã trưng bày sản phẩm tại Triển lãm Consumer Electronics Show (CES 2010) được tổ chức tại Las Vegas. Samsung đã bán được hơn một triệu tivi 3D trong vòng sáu tháng sau khi ra mắt. Đây là con số gần bằng với dự báo của nhiều nhà nghiên cứu thị trường về doanh số bán tivi 3D trên toàn cầu trong năm đó (1,23 triệu đơn vị). Samsung cũng giới thiệu hệ thống Âm thanh gia đình 3D (HT-C6950W) cho phép người dùng tận hưởng hình ảnh 3D và âm thanh vòm cùng lúc. Với việc ra mắt Hệ thống Âm thanh gia đình 3D, Samsung trở thành công ty đầu tiên trong ngành có đầy đủ dòng sản phẩm 3D, bao gồm tivi 3D, đầu đĩa Blu-ray 3D, nội dung 3D và kính 3D. Năm 2007, Samsung giới thiệu "Internet TV", cho phép người xem nhận thông tin từ Internet trong khi đồng thời xem chương trình truyền hình truyền thống. Sau đó, Samsung phát triển "Smart LED TV" (hiện đổi tên thành "Samsung Smart TV"), hỗ trợ thêm việc tải xuống các ứng dụng truyền hình thông minh. Năm 2008, công ty ra mắt dịch vụ Power Infolink, tiếp theo là Internet@TV hoàn toàn mới vào năm 2009. Năm 2010, Samsung bắt đầu tiếp thị tivi 3D đồng thời giới thiệu phiên bản nâng cấp Internet@TV 2010, cung cấp miễn phí (hoặc có phí) việc tải xuống ứng dụng từ Samsung Apps Store của mình, bên cạnh các dịch vụ hiện có như tin tức, thời tiết, thị trường chứng khoán, video YouTube và phim ảnh. Samsung Apps cung cấp dịch vụ cao cấp có phí tại một số quốc gia bao gồm Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Các dịch vụ sẽ được tùy chỉnh cho từng khu vực. Samsung kế hoạch cung cấp các ứng dụng dành cho gia đình như chương trình chăm sóc sức khỏe và khung ảnh số cũng như các trò chơi. Dòng tivi thông minh của Samsung bao gồm các ứng dụng như ITV Player và trò chơi Angry Birds điều khiển bằng chuyển động. Màn hình. Công ty bắt đầu với việc sản xuất màn hình giá rẻ trong những năm 1980, sản xuất các màn hình ống tia cathode (CRT) cho máy tính, từ đó công ty đã tiến triển. Vào cuối thập kỷ đó, Samsung trở thành nhà sản xuất màn hình lớn nhất thế giới, bán được hơn màn hình vào năm 1989. Trong thập kỷ 1990 đến 2000, Samsung bắt đầu sản xuất màn hình LCD sử dụng công nghệ TFT mà công ty vẫn nhấn mạnh vào thị trường giá rẻ so với đối thủ cạnh tranh trong khi đồng thời cũng tập trung vào phục vụ thị trường trung và cao cấp thông qua việc hợp tác với các thương hiệu như NEC và Sony thông qua một liên doanh. Khi công ty ngày càng phát triển và tiên tiến hơn, nó sau đó mua lại các công ty liên doanh để thành lập Samsung OLED hiện tại và Công ty S-LCD tương ứng từ các đối tác liên doanh trước đây. Tizen. Tính đến năm 2015, các tivi thông minh và màn hình thông minh của Samsung chạy trên hệ điều hành được tùy chỉnh từ hệ điều hành mã nguồn mở Tizen OS dựa trên Linux. Với thị phần cao trong thị trường tivi thông minh, khoảng 20% tivi thông minh được bán trên toàn cầu vào năm 2018 chạy trên nền tảng Tizen. Năm 2019, Samsung thông báo rằng họ sẽ mang ứng dụng Apple TV (trước đây là ứng dụng iTunes Movies và TV Shows) và hỗ trợ AirPlay 2 đến tivi thông minh 2019 và 2018 của họ (qua cập nhật firmware). Odyssey. Các màn hình chơi game Odyssey của Samsung được thiết kế dành cho các game thủ chuyên nghiệp và đam mê game. Đến năm 2022, dòng sản phẩm Odyssey bao gồm 4 series chính, mỗi series có độ phân giải, tần số làm tươi và tỷ lệ khung hình khác nhau. Năm 2022, Samsung ra mắt màn hình cong chơi game Odyssey Ark, là màn hình cong 55 inch 1000R đầu tiên trên thế giới. Màn hình này có độ phân giải 4K, tần số làm tươi 165Gz và thời gian đáp ứng 1ms. Máy in. Trước đây, Samsung sản xuất máy in cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp, bao gồm máy in laser đen trắng, máy in laser màu, máy in đa chức năng và các mẫu máy in đa chức năng số hóa tốc độ cao dành cho doanh nghiệp. Họ đã rời khỏi lĩnh vực máy in và bán bộ phận máy in của mình cho HP vào mùa thu năm 2017. Năm 2010, công ty giới thiệu máy in laser đen trắng nhỏ nhất thế giới ML-1660 và máy in laser màu đa chức năng CLX-3185. Loa. Năm 2017, Samsung đã mua lại Harman International. Harman sản xuất các tai nghe dưới nhiều thương hiệu như AKG, AMX, Becker, Crown, Harman Kardon, Infinity, JBL, Lexicon, dbx, DigiTech, Mark Levinson, Martin, Revel, Soundcraft, Studer, Arcam, Bang & Olufsen và BSS Audio. Máy ảnh. Samsung đã giới thiệu một số mẫu máy ảnh kỹ thuật số và máy quay phim bao gồm máy ảnh WB550, máy ảnh ST550 với hai màn hình LCD và máy quay phim full HD HMX-H106 (64GB SSD). Năm 2014, công ty đạt vị trí thứ hai trong phân khúc máy ảnh không gương lật. Kể từ đó, công ty đã tập trung nhiều hơn vào các sản phẩm có giá cao hơn. Năm 2010, công ty ra mắt mẫu máy ảnh có thể thay đổi ống kính thế hệ tiếp theo NX10. Khác. Samsung gia nhập thị trường máy nghe nhạc MP3 (máy nghe nhạc kỹ thuật số, DAP) vào năm 1999 với dòng sản phẩm Yepp của mình. Trong những năm đầu, công ty gặp khó khăn trong việc chiếm được vị trí vì sự xuất hiện của các startup Hàn Quốc như iRiver, Cowon và Mpio. Tuy nhiên, đến năm 2006, Samsung đã có được một phần thị phần đáng kể trên thị trường trong nước cũng như Nga và một số khu vực Trung Đông, Đông Nam Á và Châu Âu. Công ty cũng bắt đầu tăng cường thâm nhập vào thị trường Mỹ (tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn thấp hơn đáng kể so với nhà lãnh đạo thị trường, Apple). Samsung ra mắt R1, máy nghe nhạc MP3 DivX nhỏ nhất thế giới, vào năm 2009. Vào năm 2010, công ty giới thiệu một số sản phẩm tiết kiệm năng lượng hơn, bao gồm laptop R580 và netbook N210. Năm 2014, công ty thông báo rằng họ sẽ rút khỏi thị trường laptop ở Châu Âu. Năm 2015, Samsung thông báo một đề xuất cho một hệ thống vệ tinh gồm 4600 vệ tinh quay quanh Trái Đất ở độ cao , có thể cung cấp 200 gigabyte dữ liệu internet mỗi tháng cho "mỗi trong số 5 tỷ người trên thế giới". Hiện tại, đề xuất này chưa được triển khai hoàn toàn. Nếu được xây dựng, một hệ thống vệ tinh như vậy sẽ cạnh tranh với các hệ thống vệ tinh đã được công bố trước đó đang được phát triển bởi OneWeb và SpaceX. Vào ngày 13 tháng 7 năm 2017, màn hình LED cho rạp chiếu phim kỹ thuật số do Samsung Electronics phát triển với GDC Technology Limited đã được trình diễn công khai trên một màn hình tại Lotte Cinema World Tower ở Seoul.
1
null
Phương pháp học ngoại ngữ Pimsleur là phương pháp học ngoại ngữ dựa trên việc nghe. Được phát triển bởi Paul Pimsleur, nó đề cao việc chủ động trong việc học hơn là việc học vẹt, ghi nhớ một cách máy móc. Xuyên suốt các bài học, người nghe lặp lại các từ/ cụm từ được nói bởi người bản ngữ và sau đó tự mình xây dựng nên những cụm từ mới dựa trên những điều đã học. Trong khi nghe các cụm từ mới, người nghe cũng được yêu cầu lặp lại các cụm từ đã nghe trước đó. Yêu cầu về việc nói ra các cụm từ đã học được lặp lại trong suốt chương trình học. Khi đang dạy học tại trường Đại học California, Los Angeles từ năm 1963 đến năm 1971, Pimsleur tạo ra các chương trình học tiếng Hy Lạp, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức và tiếng Akan. Phương pháp Pimsleur chú trọng đến việc nói và đọc. Hai kỹ năng này được mài giũa qua những bài học kéo dài 30 phút. Bài học được xem là hoàn tất nếu người nghe hiểu được 80% nội dung. Trong các bài học, học viên được nghe những người bản ngữ hướng dẫn, có cả người nói tiếng mẹ đẻ của học viên và người bản ngữ của ngôn ngữ đang học. Tại những khoảng thời gian định trước, học viên được yêu cầu lặp lại các từ/ cụm từ đã được nghe trước đó. Trong khi học, số lượng từ vựng tăng dần. Chương trình còn có các bài học đọc ngắn. Nhà phát hành là Pimsleur Language Programs (Simon & Schuster). Phương pháp. Pimsleur phát triển chương trình dựa trên 4 nguyên tắc mà theo ông là quan trọng trong việc ghi nhớ bài học. Dự đoán. Các chương trình học ngoại ngữ thông thường hay yêu cầu học viên lặp lại lời nói của người hướng dẫn, nhưng Pimsleur cho rằng cách học này không đủ mạnh để tạo ra hiệu quả tốt. Pimsleur tạo ra kỹ thuật "hỏi và đáp", nghĩa là học viên được yêu cầu lập tức dịch một câu qua ngoại ngữ đang học. Kỹ thuật này buộc học viên phải chủ động hơn, buộc phải suy nghĩ trước khi trả lời. Pimsleur cho rằng nguyên tắc thúc đẩy này phản ánh một cuộc nói chuyện ngoài đời thật khi mà người nói chuyện phải nhanh chóng nói ra được một câu. Nhớ lại theo khoảng thời gian nhất định. Đây là phương pháp ôn lại các từ vựng đã học theo những khoảng thời gian tăng dần. Ví dụ như nếu một học viên được học từ "two" (từ tiếng Anh có nghĩa là hai), thì từ "two" này được kiểm tra sau đó khoảng vài giây, sau đó là vài phút, rồi vài giờ, rồi vài ngày sau. Mục tiêu của việc kiểm tra là giúp cho từ vựng này được lưu vào bộ nhớ dài hạn. Năm 1967, Pimsleur đã định các khoảng thời gian như sau: 5 giây, 25 giây, 2 phút, 10 phút, 1 giờ, 5 giờ, 1 ngày, 5 ngày, 25 ngày, 4 tháng, 2 năm. Từ vựng thông dụng nhất. Phương pháp Pimsleur chú trọng việc dạy các từ thông dụng nhất nhằm xây dựng nên hệ thống từ vựng cốt lõi của một ngôn ngữ. Việc thống kê các từ được sử dụng hàng ngày đã chỉ ra rằng chỉ một số ít các từ thông dụng nhất đã đóng góp phần lớn cho nội dung giao tiếp hàng ngày. Ví dụ như, trong tiếng Anh, 2000 từ vựng tạo nên 80% các văn bản. Các khóa học ngôn ngữ Pimsleur sử dụng trung bình 500 từ vựng trong mỗi học phần (gồm 30 bài học). Một số ngôn ngữ có 4 học phần trong khi số khác chỉ có 1 học phần. Phương pháp Pimsleur không bao giờ dạy ngữ pháp một cách trực tiếp. Thay vào đó, ngữ pháp được dạy thông qua những cấu trúc và cụm từ được nhắc sau những khoảng thời gian tăng dần. Pimsleur nói rằng đây là cách mà một đứa trẻ học ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ. Quá trình học hữu cơ. Chương trình học chỉ dựa vào việc nghe. Pimsleur cho rằng việc học chỉ dựa trên nghe và nói khác hẳn với việc học dựa trên đọc và viết. Ông ấy cho rằng phương pháp của mình là tự nhiên. Nó dạy cả ngữ pháp, từ vựng và phát âm đồng thời. Pimsleur cũng nhấn mạnh rằng việc học thông qua nghe sẽ giúp phát âm chuẩn. Phê bình. Mặc dù phương pháp luyện ngoại ngữ của Pimsleur có thể giúp người học nhanh chóng nói những từ ngữ đã học, nhưng các nhà phê bình cho là việc tiếp thu đầy đủ của một ngôn ngữ mà không có kiến thức rõ ràng của ngữ pháp là không thể. Tuy người học theo phương pháp Pimsleur cũng có thể ngầm biết ngữ pháp, qua việc họ có thể nhận biết cấu trúc ngữ pháp của những kiểu mẫu câu thường lặp đi lặp lại, nhưng kém nhiều so với người được học ngữ pháp một cách rõ ràng. Ngoài ra, phương pháp này cũng không giúp tiếp thu một vốn từ vựng phong phú. Họ cũng phê bình việc học ngôn ngữ mà không chú trọng việc viết. Đặc biệt trong những ngôn ngữ với một bảng ký tự lạ (như Nga hay tiếng Quan Thoại), những người học theo phương pháp này hầu như không thể tự lập tìm kiếm những từ ngữ hoặc tìm sự giúp đỡ của những sách dạy ngữ pháp.
1
null
Lưu Thắng ( ? - 113 TCN), tức Trung Sơn Tĩnh vương (中山靖王), là chư hầu vương đầu tiên của nước Trung Sơn, chư hầu nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông nổi tiếng khi được nhắc đến như là tổ tiên trực hệ của Hán Chiêu Liệt Đế Lưu Bị, vị hoàng đế khai quốc nước Thục Hán thời kỳ Tam Quốc. Tiểu sử. Lưu Thắng là con trai thứ 9 của Hán Cảnh Đế Lưu Khải, vua thứ sáu của nhà Hán với mẹ là Giả phu nhân. Tháng 6 Hán Cảnh Đế tiền tam niên (154 TCN), Lưu Thắng được vua cha lập làm Trung Sơn vương, cai quản nước Trung Sơn. Sau khi vua cha Hán Cảnh Đế qua đời (141 TCN), em trai ông là Lưu Triệt nối ngôi, tức là Hán Vũ Đế. Năm Kiến Nguyên thứ ba đời Hán Vũ Đế (138 TCN), Lưu Thắng cùng với các chư hầu vương là Đại vương Lưu Đăng, Trường Sa vương Lưu Phát, Tế Xuyên vương Lưu Minh vào Trường An, yết kiến Vũ Đế. Vũ Đế bày tiệc rượu và lễ nhạc tiếp đãi. Lưu Thắng nhân cơ hội này khóc lóc trước mặt Vũ Đế. Vũ Đế hỏi nguyên do, ông trình bày nỗi khổ của các vương chư hầu bởi vì từ sau thất quốc chi loạn, nhà Hán tăng cường giám sát các chư hầu vương vì lo ngại họ sẽ làm loạn, phái nhiều người đến phong quốc chư hầu giám sát. Các đại thần này lại tìm cớ gây sức ép với các vương chư hầu. Hán Vũ Đế tỏ ra thông cảm, ra lệnh giảm bớt yêu sách với chư hầu, nhưng về sau lại nghe lời , thực hiện chính sách chia đất lần lần cho tất cả con cháu của vua chư hầu trên lãnh thổ của chư hầu đó để làm giảm thế lực của họ. Lưu Thắng là người háo sắc và thích uống rượu, có tới 22 người con và 120 cháu. Nhưng ông lại chê anh mình là Triệu vương Lưu Bành Tổ thích thanh sắc và âm nhạc, rốt cuộc Bành Tổ đố lại việc ông cũng là người dâm loạn và không phải là năng thần phụ tá thiên tử. Tháng 2 xuân năm Nguyên Đỉnh thứ 4 (113 TCN), Lưu Thắng qua đời, làm Trung Sơn vương 42 năm rồi mất, không rõ bao nhiêu tuổi. Con ông là Lưu Xương nối tước, tức Trung Sơn Ai vương. Cháu 9 đời của ông là Lưu Bị (161 - 223), tức Chiêu Liệt đế thời Tam quốc. Năm 1968, ở huyện Bảo Định, tỉnh Hà Bắc, người ta khai quật được mộ của Lưu Thắng cùng với vương phi Đậu thị. Trong mộ táng có nhiều ngọc y bao bọc quanh thi thể. Đây là phát hiện quan trọng đối với ngành khảo cổ học Trung Quốc thời Hán.
1
null
Cù hậu (Chữ Hán: 樛后; ? - 112 TCN), thường được gọi Cù Thái hậu (樛太后), là Vương hậu của Triệu Minh Vương Anh Tề, vị quân chủ thứ ba của Nam Việt, triều đại nhà Triệu trong lịch sử Việt Nam. Bà là mẹ của người kế vị và cũng là quân chủ thứ tư của nhà Triệu, Triệu Ai Vương Hưng. Cù hậu nổi tiếng trong lịch sử vì việc chuyên quyền trên cương vị nhiếp chính, và chuyện tư thông đầy tai tiếng với người tình là An Quốc Thiếu Quý, một người sứ giả do nhà Hán phái đến. Cuối cùng, Cù hậu bị giết trong cơn binh biến do Tể tướng Lữ Gia đứng đầu. Tiểu sử. Cù thị (樛氏) là người thành Hàm Đan của nước Hán. Triệu Minh vương Anh Tề quen Cù thị khi đang là Vương Thế tử, lúc đó Thế tử là con tin ở thành Trường An. Ông đem lòng si mê, sinh được một người con tên là Triệu Hưng và muốn lập Cù thị làm Vương hậu nên xin Hán Đế, thấy vậy Hán Đế liền ưng thuận, vì lẽ Cù hậu là người Hán. Năm 113 TCN, Triệu Minh vương qua đời, con của bà là Triệu Hưng lên ngôi, khi mới chỉ 4 tuổi, tức Triệu Ai Vương. Cù hậu trở thành Thái hậu và có quyền nhiếp chính. Thái hậu chuyên quyền. Trước kia, Cù Thái hậu khi còn ở nước Hán đã từng thông dâm với An Quốc Thiếu Quý (安國少季), người huyện Bá Lăng. Sau khi Ai vương còn nhỏ lên ngôi, Hán Vũ Đế sai An Quốc Thiếu Quý làm sứ thần sang khuyên dụ Triệu Ai Vương và Cù Thái hậu vào chầu, như đối với các chư hầu ở trong, lại thêm Gián nghị đại phu là Chung Quân, Ngụy Thần giúp việc, vệ úy Lộ Bác Đức cũng đem quân đóng ở Quế Dương để đợi sứ giả. Khi ấy Triệu Ai Vương còn ít tuổi, Cù Thái hậu là người Hán, Thiếu Quý đến, lại tư thông. Người nước Nam Việt biết, phần nhiều không theo Thái hậu. Cù Thái hậu sợ loạn nổi, muốn dựa uy nhà Hán, nhiều lần khuyên Ai Vương và các quan xin nội phụ nhà Hán. Bèn nhờ sứ nhà Hán dâng thư, xin theo như các chư hầu ở trong, cứ 3 năm một lần vào chầu, triệt bỏ cửa quan ở biên giới. Hán Vũ Đế bằng lòng, ban cho Triệu Ai Vương và Thừa tướng Lữ Gia ấn bằng bạc và các ấn nội sử, trung úy, thái phó, còn các chức khác được tự đặt lấy. Bỏ hình phạt cũ thích chữ, cắt mũi, dùng pháp luật nhà Hán như các chư hầu ở trong. Các sứ giả đều ở lại để trấn giữ vỗ về. Năm 112 TCN, Triệu Ai Vương và Cù Thái hậu đã sửa soạn hành trang lễ vật quý giá để vào chầu. Bấy giờ, Tể Tướng Lữ Gia tuổi đã nhiều, làm Thừa tướng trải ba triều, người trong họ làm trưởng lại đến hơn 70 người, đều lấy người tôn thất, gia thế họ Lữ bấy giờ hiển phú vô cùng, trong nước rất được lòng dân hơn cả Quốc vương. Lữ Gia nhiều lần dâng thư can Ai vương, Thái hậu kiêng quyết không nghe, thế là Lữ Gia thường cáo ốm không tiếp sứ giả nhà Hán. Các sứ giả nhà Hán đều chú ý đến Gia, nhưng thế chưa thể giết được. Cù Thái hậu cũng sợ bọn Gia khởi sự trước, muốn nhờ sứ giả nhà Hán trù mưu giết bọn Gia. Năm đó, Cù Thái hậu muốn tiêu diệt thế lực của Lữ Gia nên mở tiệc rượu ở trong cung. Tiệc rượu mới bắt đầu, Cù thái hậu bảo Gia rằng: Cù Thái hậu nói vậy cốt để chọc tức sứ giả. Sứ giả còn đang hồ nghi, chần chừ chưa dám làm gì. Lữ Gia thấy tai mắt họ có vẻ khác thường, lập tức đứng dậy đi ra. Thái hậu giận, muốn lấy giáo đâm Gia, nhưng Ai Vương ngăn lại. Lữ Gia bèn ra chia lấy quân lính của em dẫn về nhà, cáo ốm không chịu gặp Thái hậu và sứ giả, ngầm cùng các đại thần mưu làm loạn. Tình trạng vẫn như vậy trong vài tháng dù Cù Thái hậu muốn một mình giết Lữ Gia nhưng sức không làm nổi. Bị giết. Hán Vũ Đế nghe tin Lữ Gia không nghe mệnh, mà Triệu Ai Vương và Cù Thái hậu thì cô lập, yếu ớt không chế ngự nổi, sứ giả thì nhút nhát không quyết đoán, lại thấy Ai Vương và Thái hậu đã nội phụ rồi, chỉ một mình Lữ Gia làm loạn, không đáng dấy quân, muốn sai Trang Sâm đem 2.000 người sang sứ. Trang Sâm nói: Sâm từ chối không nhận. Hán Vũ Đế bèn bãi chức Sâm. Tướng Tế Bắc cũ là Hàn Thiên Thu hăng hái nói: Không lâu sau, Hán Vũ Đế sai Thiên Thu và em Cù thái hậu là Cù Lạc (樛樂) đem 2.000 người tiến vào đất Nam Việt. Lữ Gia bèn hạ lệnh trong nước rằng: Gia bèn cùng với em đem quân đánh, giết Triệu Ai Vương và Thái hậu, cùng tất cả bọn sứ giả nhà Hán, rồi sai người đi báo cho Tần Vương Triệu Quang ở Thương Ngô và các quận ấp, lập con trưởng của Triệu Minh Vương là Thuật Dương hầu Kiến Đức lên kế vị.
1
null
Giáo hoàng đắc cử Stêphanô II là một linh mục thành Roma, được bầu làm Giáo hoàng vào ngày 23 tháng 3 năm 752 để kế vị Giáo hoàng Dacaria; ông mất sau đó 3 ngày do đột quỵ, trước khi được tấn phong Giám mục. Vì khi được bầu ra, ông chưa là giám mục nên cần phải được tấn phong giám mục - thời điểm đó mới được coi là thực sự bắt đầu triều đại Giáo hoàng của ông chiếu theo giáo luật đương thời; nhưng điều đó đã không bao giờ xảy ra, do vậy ông không được kể là một Giáo hoàng chính thức và bị quên đi trong các danh sách Giáo hoàng thời đó. Sau này có tất cả tám vị Giáo hoàng khác lấy tông hiệu là Stêphanô, được đặt số hiệu từ II tới IX. Trước thế kỷ thứ 10 - trong đó bao gồm thời của các vị từ Stêphanô II tới Stêphanô VIII, thì chưa có tục lệ dùng số hiệu, những số hiệu này được gán cho các ông sau khi qua đời. Đến thời Stêphanô IX, khi tục lệ này đã trở nên phổ biến, ông được gọi và cũng tự gọi mình như thế suốt triều đại của mình: ông đã ký tên "Stephanus Papa Nonus" trong các văn kiện. Tuy nhiên, giáo luật sau này chấp thuận rằng thời điểm đồng ý làm Giáo hoàng của người được bầu ra chính là thời điểm người đó trở thành Giáo hoàng; do đó vị Stêphanô mới chỉ đắc cử này lại được gọi là Stêphanô II. Một vài tác gia vì thế mà đã tăng số hiệu của các Giáo hoàng kế tiếp mang tông hiệu Stêphanô, tức là thành từ III tới X. "Annuario Pontifico" năm 1961 đã loại bỏ tên của Giáo hoàng này ra khỏi danh sách chính thức; như vậy sau một khoảng thời gian, quan điểm chính thức lại trở về như ban đầu. Một vài tài liệu như "Catholic Encyclopedia", "Annuario Pontificio" và "Encyclopaedia Britannica" đề cập đến các Giáo hoàng kế tiếp bằng cách dùng song hành cả hai cách đánh số: Stêphanô II (III) ~ Stêphanô IX (X).
1
null
Cuộc vây hãm Dapur xảy ra như một phần trong chiến dịch của Ramesses II nhằm đàn áp Galilee và chinh phục Syria vào năm 1269 TCN. Ông đã ghi lại chiến dịch của mình trên các bức tường trong đền thờ của mình là Ramesseum ở Thebes. Các bảng chữ khắc nói rằng Dapur là "vùng đất của Hatti". Mặc dù Dapur thường được xác nhận với Tabor ở Canaan, Kenneth Kitchen lập luận rằng việc xác định này là không chính xác và rằng Dapur trong câu hỏi là nằm tại Syria, phía bắc Kadesh. Từ các bức phù điêu Ai Cập đã cho thấy rằng Dapur là một thành phố được bảo vệ nghiêm ngặt với những bức tường thành cả trong lẫn ngoài, và nằm trên một ngọn đồi đá khá phổ biến với các thành phố Syria và nhiều thành phố khác trong thời đại đồ đồng. Những bức tranh minh họa đương đại của cuộc bao vây cho thấy việc sử dụng thang mây và chiến xa với những người lính leo lên những cái thang lớn được cung thủ yểm trợ. Sáu trong số những người con của Ramesses vẫn còn cầm chốt bên cạnh, cũng xuất hiện trên những cảnh miêu tả của cuộc bao vây. Số đó gồm:
1
null
Trận Uruk là một trong những trận đánh quyết định mà vua Sargon Đại đế của Akkad đã chinh phục Sumer và đặt nó dưới sự kiểm soát của mình. Thông tin duy nhất được biết đến về trận đánh này là từ một câu khắc được sao chép tại Nippur và niên đại cho cuộc chiến vẫn còn mơ hồ. Trong chiến dịch quân sự của mình, Sargon đã kéo quân tới tấn công thành phố Uruk và phá hủy nó. Những người sống sót trốn khỏi thành phố và tham gia với các đội quân khác từ năm mươi tỉnh Sumer dưới sự lãnh đạo của vua Lugal-zage-si của Umma, trước khi đối chọi Sargon. Trận quyết chiến giữa đôi bên xảy ra vào khoảng năm 2271 TCN, kẻ địch chính và đối thủ của Sargon là Lugal-zage-si đã bị đánh bại và quân sĩ của ông thì tan rã ngay lập tức. Sau trận chiến, chính Lugal-zage-si đã bị Sargon bắt sống và đưa đến Nippur 'treo cổ như một con chó'.
1
null
Lugal-Zage-Si (thường viết là "Lugalzaggesi", đôi lúc là "Lugalzagesi" hoặc "Lugal-Zaggisi") của Umma (trị vì khoảng năm 2294-2270 TCN) là vị vua Sumer cuối cùng trước khi Sargon của Akkad chinh phục Sumer và sự trỗi dậy của Đế quốc Akkad, đồng thời còn được xem là vị vua duy nhất của triều đại thứ ba của Uruk. Ông cũng là người cuối cùng đã thống nhất Sumer thành một vương quốc duy nhất trong một thời gian ngắn. Triều đại. Lugal-Zage-Si đã theo đuổi một chính sách bành trướng bờ cõi. Ông bắt đầu sự nghiệp của mình khi còn là "énsi" của Umma, từ đó nhà vua đã chinh phục một số thành bang ở vùng Sumer — bao gồm Kish, nơi ông đã lật đổ Ur-Zababa; Lagash, nơi ông đã lật đổ Urukagina; Ur, Nippur, và Larsa, cũng như Uruk, nơi ông thành lập thủ đô mới. Lugal-Zage-Si trị vì trong suốt 25 (hoặc 34) năm theo danh sách vua Sumer. Lugal-Zage-Si còn tuyên bố trong các bảng chữ khắc rằng thần Enlil đã ban cho ông "tất cả các vùng đất ở giữa vùng biển cao và thấp", có nghĩa là nằm giữa biển Địa Trung Hải và Vịnh Ba Tư. Mặc dù sự xâm nhập của ông đến Địa Trung Hải trong con mắt của một số học giả hiện đại trông chẳng khác gì "một toán đột kích thành công", những dòng chữ khắc "đánh dấu lần đầu tiên một hoàng tử Sumer tuyên bố họ đã tới tận rìa phía tây của thế giới". (Các nguồn sử liệu từ những tấm bảng về sau càng khẳng định rằng Lugal-Anne-Mundu của Adab, một vị vua nhỏ yếu trước đó cũng đã chinh phục đến tận Địa Trung Hải và vùng núi Taurus, nhưng những tài liệu hiện nay về toàn bộ thời kỳ trước Sargon vẫn còn quá sơ sài cho phép các học giả tái tạo lại các sự kiện thực tế với sự tự tin chắc chắn.) Theo các phiên bản chữ khắc của Sargon sau này của người Babylon thì Sargon của Akkad đã bắt được Lugal-Zage-Si sau khi phá hủy các bức tường thành của Uruk, rồi gông cổ ông ta đến đền thờ Enlil ở Nippur.
1
null
Lugal-Anne-Mundu (khoảng thế kỷ 25 trước Công nguyên) là vị vua quan trọng nhất của thành bang Adab tại Sumer. "Danh sách vua Sumer" xác nhận rằng ông trị vì tới 90 năm từ sau sự thất bại của Meskiaj-Nanna xứ Ur. Có vài bảng chữ khắc đương đại đích thực về triều đại của Lugal-Anne-Mundu; ông còn được biết đến chủ yếu từ một văn bản sau này, có nội dung được sao chép từ một trong những bảng chữ khắc của mình. Đế quốc của ông, có lẽ là lần đầu tiên trong lịch sử đã sụp đổ khi ông qua đời. Sau này, danh sách vua chỉ ra rằng "vương quyền" (tức là quyền bá chủ dựa vào Nippur) đã rơi vào một triều đại đến từ Mari, bắt đầu với Anbu, tuy nhiên, có ý kiến ​​cho rằng nhiều khả năng, chỉ có người cuối cùng trong số các vị vua Mari là Sharrumiter mới nắm quyền bá chủ sau Lugal-Anne-Mundu. Với sự tan rã của vương quốc Adab, các thành phố nổi bật khác xuất hiện đồng thời đã giành được độc lập của họ, bao gồm cả Lagash (Lugalanda), Akshak (mà không lâu sau đó đã giành được vương quyền từ Mari, có lẽ dưới thời Puzur-Nirah) và Umma (nơi vua Lugal-zage-si cuối cùng đã dựng lên đế chế riêng của mình trải dài khắp vùng Trăng Lưỡi Liềm Màu Mỡ). Bảng chữ khắc "Lugal-Anne-Mundu". Theo dòng chữ khắc rời rạc được quy cho (nhưng chỉ được biết đến từ hai bản sao niên đại từ triều đại của Abi-Eshuh và Ammi-Saduqa), ông đã khuất phục "Bốn Phần Tư" của thế giới - tức là toàn bộ vùng Trăng Lưỡi Liềm Màu Mỡ từ Địa Trung Hải đến dãy núi Zagros. Đế chế của ông được cho là bao gồm các tỉnh Elam, Marhashi, Gutium, Subartu, "vùng núi Cedar" (Liban), Amurru hoặc Martu, "Sutium" (?), và "dãy núi E-anna "(Uruk với ziggurat của nó?). Theo dòng chữ khắc này thì ông "khiến cho người dân của tất cả các vùng đất sống trong hòa bình như trên một đồng cỏ". Ông còn đề cập đến việc phải đối mặt với một liên minh của 13 viên thống đốc hoặc thủ lĩnh nổi loạn dưới sự lãnh đạo của Migir-Enlil của Marhashi; tất cả tên gọi của họ được xem là người Semit. Arno Poebel đã xuất bản một bản dịch sơ bộ của một trong những mảnh vỡ vào năm 1909, mặc dù ông không thể nào lần ra được tên của nhà vua mà ông dịch là "Lugal [...] ni-mungin". Hans Gustav Güterbock đã cho xuất bản một bản dịch hoàn chỉnh hơn vào năm 1934, nhưng nhanh chóng bác bỏ tài liệu này vì ngụy tạo và phần lớn là hư cấu. Tuy nhiên, một số nhà Sumer học gần đây nhất là Samuel Kramer, đã sẵn sàng cung cấp với sự tin tưởng rằng đây có thể là một bản sao của dòng chữ khắc sau cùng đúng thực của Lugal-Anne-Mundu.
1
null
Đôi dép là tên một bài thơ của tác giả Nguyễn Trung Kiên viết về tình yêu và nổi tiếng vì được lan truyền trên mạng toàn cầu. Hoàn cảnh ra đời. Bài thơ "Đôi dép" được tác giả sáng tác năm 1995 khi mới 22 tuổi, chưa có người yêu và đang mơ tưởng về một tình yêu chung thủy. Một lần tình cờ trong buổi sinh hoạt ở câu lạc bộ thơ, Nguyễn Trung Kiên và cô bạn có cuộc tranh luận nảy lửa về đôi dép, về vấn đề, một đôi dép thì cái nào mòn trước. Nhiều ý kiến trái ngược nhau. Về nhà, Nguyễn Trung Kiên suy nghĩ về đôi dép và bắt đầu hình thành những vần thơ nói về nó. Một ý tưởng mới được hình thành, ông đã mượn hình ảnh của tình yêu để nói về đôi dép. Buổi sinh hoạt lần sau, ông đã mang bài thơ lên tặng bạn hôm nọ và đọc cho cả CLB nghe. Bài thơ được in lần đầu ở tờ Thế giới Mới số 266 ngày 15/12/1997 (trang 91). Tác giả. Về tác giả của bài thơ, hiện có nhiều tranh cãi. Đa số cho là Nguyễn Trung Kiên, một số cho là Thuận Hóa, lại có một số ý kiến cho đây là một bài thơ dịch của nhà thơ Puskin. Các báo chí chính thức tại Việt Nam đều khẳng định tác giả của bài thơ "Đôi dép" là của Nguyễn Trung Kiên, như nhà báo Thanh Hải trên tờ Pháp Luật, chương trình Netviet stories trên kênh VTC10 Netviet, trang Áo trắng của báo Tuổi Trẻ (tháng 9/1997). Tuy nhiên, khi báo Dân Trí giới thiệu bài thơ "Đôi dép" của tác giả Nguyễn Trung Kiên vào ngày 8 tháng 10 năm 2011 thì có rất nhiều ý kiến phản hồi của độc giả về vấn đề tác giả của bài thơ. Sau 2 ngày, phóng viên báo Dân Trí đã viết một bài mới với tựa đề "Tác giả "Đôi dép" - anh là ai?" tóm tắt lại các ý kiến của độc giả với nhiều tác giả được đưa ra như Nguyễn Trung Kiên, Thuận Hóa, Pushkin, Hoàng Anh Tú, Nguyễn Quốc Huy. Năm 2012, báo Người đưa tin (cơ quan của Hội luật gia Việt Nam), báo Văn hóa và đời sống Thanh Hóa tiếp tục khẳng định Nguyễn Trung Kiên là tác giả bài thơ. Giải thưởng. Bài thơ đã được Giải Nhì chương trình "Tiếng thơ sinh viên" 1998 của Nhà Văn hóa Thanh Niên Thành phố Hồ Chí Minh (Giải Nhất là bài "Không đề" của Trần Đình Thọ). Ảnh hưởng. Bài thơ của Nguyễn Trung Kiên được đưa lên mạng toàn cầu, được cho là đã được truyền tay nhau đọc, rồi in photo, phóng to các cỡ. Báo chí tường thuật là có gia đình còn lồng khung kính treo ở vị trí trang trọng và đã có người so sánh bài thơ với sự trường cửu của "Màu tím hoa sim" (Hữu Loan), "Núi đôi" của Vũ Cao, "Quê hương" (Giang Nam)... Bài thơ đã được ông Nguyễn Bá Thanh (lúc còn là Bí thư Thành ủy Đà Nẵng) đọc trong buổi nói chuyện giữa ông và 130 ông chồng có hành vi bạo lực với vợ diễn ra vào ngày 5/8/2009. Theo bà Đoàn Thị Lam Luyến – Chủ tịch Hiệp hội Quyền Sao chép, việc khai thác và bảo vệ bản quyền thơ ở Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả, bởi nếu làm tốt, có những bài thơ thu được hàng tỷ đồng, chứ không phải chỉ vài trăm triệu... Bà Lam Luyến đã đưa ra dẫn chứng: Bài thơ về đôi dép của tác giả Nguyễn Trung Kiên, một người không phải là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, nhưng với bài thơ ca ngợi tình yêu với hình tượng về đôi dép, viết rất hay, đã đạt hơn 2 triệu người truy nhập trên mạng, nếu thu phí, bài thơ có thể thu được trên 2 tỷ đồng tiền tác quyền. Một nhà thơ khác là Phạm Trung đã sáng tác một ca khúc với tựa đề "Bài thơ đôi dép" phỏng theo bài thơ cùng tên của Nguyễn Trung Kiên.
1
null
Làng Cù Lần là một điểm tham quan hoàn toàn mới toanh trên bản đồ du lịch Đà Lạt. Làng Cù Lần là một ngôi làng nhỏ rộng chừng 30 héc-ta nằm lọt thỏm giữa hàng ngàn héc-ta rừng nguyên sinh hoang dã dưới chân đỉnh núi LangBiAng trải rộng. Làng Cù Lần cách Hồ Xuân Hương 21 km, cách khu du lịch Suối Vàng 9 km vào hướng Suối Vàng - Suối Bạc. Dòng suối Bạc là dòng suối nằm trong Làng Cù Lần. Du khách đi qua tỉnh lộ 722, một trong những con đường đẹp nhất Việt Nam để đến Làng Cù Lần. Lịch sử. Làng tồn tại từ thập niên 60 của thế kỷ 20. Dân tộc K'Ho của làng ngoài việc canh tác, săn bắt, hái lượm còn sống bằng hai nghề chính là khai thác cây Cù Lần - chế tác thành con Cù Lần trừu tượng mang ra Hồ Xuân Hương bán cho du khách (người ta thường gọi là con CuLi hoặc con cù lần có bộ lông màu vàng có tác dụng y học trong việc cầm máu). Đồng thời, người K'Ho lúc bấy giờ cũng vào rừng "nhặt" con Cù Lần dễ thương, có đôi mắt đẹp nhất thế gian đem về nuôi hoặc bán cho du khách phương xa. Cù Lần là loài động vật hiền lành chủ yếu sống về đêm. (Ngày nay, Cù Lần được liệt vào loại động vật quý hiếm trong Sách Đỏ). Cù lần nổi tiếng hiền lành, khi gặp bất kỳ sự nguy hiểm nào thì Cù Lần nằm cuộn tròn lại dùng hai tay che kín đôi mắt quý giá của mình. Người ta chỉ việc "nhặt" lấy con Cù Lần bỏ vào gùi mang về. Dân làng ở đây hiền lành, mộc mạc và cũng rất cù lần dí dỏm nói rằng khi gặp nguy hiểm, Cù Lần che mắt lại để không nhìn thấy sự nguy hiểm mà đối với cù lần không thấy sự nguy hiểm là không có hiểm nguy gì cả, ai muốn làm gì thì làm. Ngày nay Làng Cù Lần được Công ty GBQ đầu tư tôn tạo đưa vào khai thác du lịch. Làng Cù Lần phục vụ 5 mảng chính là đón khách tham quan, sân chơi teambuilding, căm trại, nghỉ dưỡng, nhà hàng và nhiều dịch vụ tuyệt vời gắn với thiên nhiên. Làng Cù Lần chính thức đón khách vào giữa năm 2011 và lập tức trở thành sự kiện đẹp ngay trong năm đầu tiên, góp phần thay đổi diện mạo du lịch của Lâm Đồng, làm phong phú thêm các tour du lịch trong và ngoài nước đến Đà Lạt, Lâm Đồng. Đặc biệt Làng Cù Lần đã làm hài lòng hơn 1,5 triệu du khách trong 2 năm qua bằng chính sự Cù Lần, độc đáo của riêng mình.
1
null
Thẩm Doãn Tuất (chữ Hán: 沈尹戌, ? – 506 TCN) hay Thẩm Doãn Thú (沈尹戍), tính là ' (芈, dòng dõi vua Sở), thị là ' (沈尹, thuộc dòng dõi , con trai của Sở Mục vương), vốn là quan doãn ở đất Thẩm , được lập riêng một tông, làm đến chức Tư mã của nước Sở đời Xuân Thu, tử trận khi giao chiến với quân Ngô. Cuộc đời và sự nghiệp. Mùa thu năm 523 TCN, Sở Bình vương cho đắp thành Châu Lai để uy hiếp nước Ngô, Doãn Tuất nhắc lại khi xưa nước Ngô từng phá Châu Lai, Tử Kỳ (tức Đấu/Mạn Thành Nhiên) xin thảo phạt, Sở Linh vương chưa an định lòng người trong nước nên đành bỏ qua, tình hình hiện nay cũng như vậy, ắt sẽ thất bại. Có người nói nếu Bình vương cho dân nghỉ ngơi 5 năm, thì có thể an định được lòng người. Ông phản bác: "An định lòng người cần phải hạn chế lao dịch, dẹp bỏ chiến tranh, dân quen an lạc, không lo giặc thù; hiện nay nội loạn mới dứt, dân còn lo sợ, vất vả chạy nạn, quên cả ăn ngủ, muốn an định sao lại làm thế?". Sở vương khen phải nên thôi. Mùa đông năm 519 TCN, lệnh doãn Nang Ngõa tu sửa đô thành Dĩnh , Doãn Tuất nói Tử Thường (tên tự của Nang Ngõa) ắt làm mất Dĩnh, bởi không lo chăm lo chính sự, hòa hảo lân bang mà chỉ lo đắp thành, thì chẳng thể giữ được nước. Mùa xuân năm 515 TCN, tướng Ngô là bọn công tử Yểm Dư, công tử Chúc Dung vây đất Tiềm, Doãn Tuất soái thân binh cùng các cánh quân Sở đến cứu, vây quân Ngô ở đất Cùng. Đến mùa hè, nước Ngô phát sinh nội loạn, bọn công tử Yểm Dư, công tử Chúc Dung bỏ trốn. Sau khi bãi binh, Lệnh doãn Nang Ngõa nghe lời gièm của bọn Phí Vô Cực, Yên Tương Sư mà giết Tả doãn Khích Uyển, diệt tộc họ Khích. Mùa thu, ông minh oan cho Khích Uyển, kể tội gian nịnh của bọn Vô Cực, nhắc nhở Nang Ngõa xử lý trước khi xảy ra tai họa. Nang Ngõa bèn diệt tộc của Phí Vô Cực, Yên Tương Sư. Mùa đông năm 506 TCN, liên quân Ngô, Sái, Đường tấn công nước Sở, bỏ thuyền bên sông Hoài, từ Dự Chương tiến đến sông Hán, cách sông đối mặt với quân Sở. Doãn Tuất bàn với Nang Ngõa rằng: "Tử Thường men sông Hán xuôi dòng đón đánh kẻ địch, tôi vòng ra ngoài đốt sạch thuyền của họ, quay về chẹn giữ Đại Toại, Trực Viên, Minh Ách . Tử Thường vượt sông Hán tấn công, tôi từ phía sau tập kích, ắt đánh cho bọn chúng đại bại." Nhưng sau khi ông lên đường, Nang Ngõa lại nghe lời xúc xiểm của Vũ Thành Hắc và Sử Hoàng, vượt sông Hán đón đánh liên quân, thua liền 3 trận mà bỏ trốn. Tháng 11 ÂL, quân Ngô thắng trận Bách Cử, thừa thắng chiếm được Dĩnh, Sở Chiêu vương bỏ chạy. Doãn Tuất lập tức đưa quân về, nhưng thua trận và bị thương ở Ung Phệ . Ông từng làm bề tôi nước Ngô, cho rằng bị bắt bởi quân Ngô ắt bị làm nhục, nên liều chiến chiến đấu. Doãn Tuất đánh liền 3 trận, thân bị trọng thương không gượng dậy được nữa, sai gia thần Ngô Câu Ty cắt đầu của mình, không để người Ngô lấy đi. Câu Ty cắt đầu, dùng vải gói lại, vùi thây chủ rồi đem đầu bỏ trốn. Về sau Sở Chiêu vương phong đất Diệp cho con của Doãn Tuất là Chư Lương, gọi là Diệp công.
1
null
Lee Byung-chul (sinh ngày 12 tháng 2 năm 1910 tại Uiryeong, Gyeongsangnam – mất ngày 19 tháng 11 năm 1987 ở Seoul) là nhà tư bản công nghiệp, doanh nhân, tỷ phú người Hàn Quốc, nhà sáng lập kiêm chủ tịch thế hệ đầu tiên của tập đoàn Samsung. Thời thơ ấu. Ông là con trai của một gia đình địa chủ giàu có (một chi nhánh của gia tộc Gyeong-ju Lee). Ông tham dự kỳ thi đại học và học tập tại Đại học Waseda ở Tokyo, Nhật Bản nhưng sau đó lại không hoàn thành chương trình học của mình. Sự nghiệp. Sau khi cha ông mất sớm, ông đã sử dụng tiền thừa kế của mình để mở một xưởng gạo tại quê hương Gyeongnam. Khởi đầu. Nỗ lực đó thực sự không thành công nên ông quyết định chuyển hướng đi mới - thành lập một doanh nghiệp vận tải ở Daegu vào 1 tháng 3 năm 1938, và đặt tên là Samsung Trading Co, tiền thân của Samsung. Samsung có nghĩa là "Ba ngôi sao" giải thích cho biểu tượng ban đầu của công ty. Năm 1945 Samsung vận chuyển tốt các loại hàng hóa trên khắp đất nước Hàn Quốc và phát triển sang một số quốc gia khác. Công ty đặt trụ sở chính tại Seoul vào năm 1947. Khi đó đã là một trong mười công ty thương mại lớn nhất tại khu vực Đông Á trước khi chiến tranh Triều Tiên bắt đầu vào năm 1950. Với cuộc xâm lược của Bắc Triều Tiên, Lee buộc phải di chuyển toàn bộ các hoạt động kinh doanh của mình đến thành phố cảng Pusan. Số lượng quân đội và trang thiết bị khổng lồ của quân đội Mỹ tràn vào Pusan vào những năm kế tiếp và một nửa cuộc chiến được minh chứng rằng rất có lợi cho công ty vận tải đường bộ của Lee. Vào năm 1961, khi bị chính phủ Park Chung-hee tịch thu tài sản, Lee sang Nhật Bản và một thời gian sau đó ông đã không quay trở lại Hàn Quốc. Cuối cùng thì một thỏa thuận đã được chấp nhận và Lee trở về nhưng Samsung phải từ bỏ quyền kiểm soát do các ngân hàng đã được mua lại và bắt buộc phải làm theo các chỉ thị kinh tế từ chính phủ Park. Cheil toàn cầu. Năm 1953, ông thành lập Cheil Sugar (hiện là CJ Cheil-Jedang) trở nên rất thành công và đạt được nhiều lợi nhuận. Sử dụng thu nhập từ Cheil Sugar, ông thành lập một số công ty khác nhằm mục đích bán và đưa các sản phẩm của mình thâm nhập vào trong một loạt các thị trường mới như: dệt may (Cheil Wool Textile Co.), xe hơi, bảo hiểm, cửa hàng bách hóa (Shinsegae), và điện tử tiêu dùng. Liên đoàn công nghiệp Hàn Quốc. Về sau, ông được bầu làm chủ tịch của Liên đoàn công nghiệp Hàn Quốc và được biết đến là người giàu nhất quốc gia này. Bộ sưu tập nghệ thuật cá nhân. Sau khi ông mất, khối tài sản của ông (Ho-Am) đã được trưng bày cho công chúng tham quan. Bộ sưu tập nghệ thuật của ông được coi là bộ sưu tập lớn và có giá trị nhất Hàn Quốc, trong đó, có một số tác phẩm thậm chí còn được chỉ định là "bảo vật quốc gia" của chính phủ Hàn Quốc. Ho-Am ngày nay nằm gần Everland, công viên giải trí nổi tiếng nhất của Hàn Quốc (hiện cũng đang thuộc quyền sở hữu của Samsung). Giải thưởng Ho-Am. Giải thưởng Ho-Am được thành lập vào năm 1991, nhằm tôn vinh những thành tựu và đóng góp của ông.
1
null
"Giải thưởng Ho-Am" là giải thưởng hằng năm Hàn Quốc trao "trong/ngoài nước Hàn Quốc người có những đóng góp xuất sắc cho sự phát triển khoa học, văn hóa và lợi ích của nhân loại," thường được xem là Giải Nobel Hàn Quốc. Giải thưởng được bắt đầu từ 1991, nó được thành lập bởi Samsung và sau đó được đặt tên theo cựu chủ tịch của họ, Lee Byung-chull (Ho-Am là bút danh của ông có nghĩa là "lấp đầy không gian bằng nước sạch như một cái hồ, và không thể lay chuyển nó như một tảng đá lớn"). Giải thưởng bao gồm huy chương vàng 6 oz, một bằng công nhân, và 300 triệu won Hàn Quốc (xấp xỉ $265.000 đô la Mỹ). Giải thưởng được trao trong lĩnh vực: Ngoài ra, Giải thưởng Ho-Am về truyền thông đại chúng được trao từ 1991 đến 1996.
1
null
Giải thưởng Ho-Am Prize về truyền thông đại chúng là giải thưởng hằng năm ở Hàn Quốc. Nó được trao cho những người hoặc tập đoàn thúc đẩy truyền thông đại chúng hoặc thông tin để "thúc đẩy lợi ích nhân loại". Nó là một trong những Giải thưởng Ho-Am, thành lập vào năm 1991 cùng với giải thưởng khoa học, giải thưởng y học, và giải thưởng dịch vụ cộng đồng, nhưng đã ngừng sau năm 1996. Người thắng Giải thưởng Ho-Am về truyền thông đại chúng:
1
null
Bảo tàng nghệ thuật Ho-Am (Tiếng Hàn: 호암미술관) là bảo tàng nghệ thuật ở Yongin, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc, xấp xỉ 40 km phía nam Seoul. Nó lưu giữ một số bức tranh truyền thống Hàn Quốc. Bảo tàng được xây dựng vào năm 1982 bởi Samsung và đặt tên theo cựu chủ tịch của họ, Lee Byung-chull. Ho-Am bút danh của ông có nghĩa là "lấp đầy không gian bằng nước sạch như một cái hồ, và không thể lay chuyển nó như một tảng đá lớn". Nó nằm trong công viên giải trí Everland. Bảo tàng bao gồm một khu vườn truyền thống Hàn Quốc được tái tạo, được biết đến như "Khu vường Hee Won".
1
null
Type 03 (03式中距離地対空誘導弾, まるさんしきちゅうきょりちたいくうゆうどうだん) hay Chū-Sam (中SAM), SAM-4 là một tổ hợp tên lửa đất đối không tầm trung được Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản thông qua để đưa vào phục vụ từ năm 2003. Phát triển. Trong những năm 1960, tên lửa phòng không tầm trung HAWK MIM-23 đã được đưa vào sử dụng tại các nước phương Tây sau đó đã được nâng cấp vài lần, nhưng khả năng nâng cấp loại tên lửa này cũng đã đến giới hạn và cần phát triển một hệ thống phòng không mới. Hoa Kỳ đã đưa ra một đề nghị mời cùng thiết kế một hệ thống tên lửa phòng không mới cho các nước đồng minh tại châu Âu cũng như Nhật Bản có tên Medium Extended Air Defense System (MEADS) nhưng Nhật Bản đã quyết định tự phát triển một hệ thống tên lửa phòng không tầm trung mới riêng của mình với lý do viện dẫn ba nguyên tắc về cấm xuất khẩu vũ khí trong hiến pháp. Nhật Bản đã có hệ thống tên lửa đất đối không Type 81 của lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản cho tầm gần còn tầm xa thì đã mua MIM-104 Patriot nên vẫn cần phát triển lớp phòng thủ tầm trung. Năm 1983, Bộ Quốc phòng Nhật Bản (khi đó là Cục Phòng vệ Nhật Bản) đã bắt đầu việc tiến hành xem xét thiết kế loại tên lửa mới. Đến năm 1995 thì hoàn tất việc thiết kế và việc phát triển toàn diện diễn ra năm 1996. Việc nghiên cứu hệ thống này ngoài tên lửa thì bao gồm cả ra đa, hệ thống phóng, hệ thống điều khiển, hệ thống vận chuyển... Hệ thống phòng không này được thông qua để đưa vào phục vụ năm 2003 nên nó có tên Type 03 và giống như các loại vũ khí hiện đại khác của Nhật Bản nó không bao giờ được xuất khẩu. Thiết kế. Hệ thống phóng của tên lửa cùng các trạm ra đa và chỉ huy được đặc trên các xe tải bánh lốp hạng nặng phát triển từ xe cẩu dòng NK để có được cơ động khi triển khai cũng như khả năng sống sót cao. Hệ thống chiến đấu này được tự động hóa cao nên chỉ cần 20 người để vận hành toàn bộ hệ thống tác chiến so với 50 như HAWK. Với hệ thống ra đa dò tìm thì hệ thống tác chiến sử dụng ra đa mảng pha chủ động các trạm ra đa có thể liên kết với nhau để truyền dữ liệu theo dõi mục tiêu cho trạm điều khiển. Chúng còn được trang bị các chức năng để chống đánh lạc hướng và áp chế điện tử cho việc xác định và đánh chặn các tên lửa đạn đạo cũng như các tên lửa không đối đất. Ngoài ra có thông tin chưa được xác nhận là hệ thống ra đa này có hệ thống mồi bẫy phát sóng triển khai từ các xe có độ cơ động cao để thu hút sự chú ý của các tên lửa dò bức xạ. Các máy bay cảnh báo sớm E-767 cũng có thể đóng vai trò là ra đa cho hệ thống. Các ống phóng có dạng hình hộp chữ nhật. Tên lửa sử dụng cơ cấu phóng thẳng đứng, vì lý đo đó nên diện tích trống trải yêu cầu để hệ thống hoạt động không cần nhiều nó có thể phóng từ các con đường bị bao quanh bởi các toà nhà. Khi được phóng ra tên lửa sẽ theo sự chỉ dẫn của các ra đa để tiến đến vị trí mục tiêu nhưng trong giai đoạn cuối nó sẽ kích hoạt ra đa chủ động của riêng mình để dò tìm mục tiêu cho việc sử dụng đầu nổ phân mảnh có định hướng sẽ điều chỉnh hướng nổ của đầu đạn dựa theo vị trí của mục tiêu trong ra đa với các tính toán hướng di chuyển của mục tiêu và sẽ phát nổ khi tiến lại gần trong một khoảng nhất định, ra đa của tên lửa có thể khoá và lựa chọn cùng lúc nhiều mục tiêu. Tầm hoạt động của loại tên lửa này không công bố chính xác nhưng theo các thông tin tại các triển lãm thì chúng có tầm trên 50 km.
1
null
Cá sói được gọi là con sói biển, là một họ cá Anarhichadidae, bộ Cá vược. Chúng có nguồn gốc từ vùng nước lạnh của Đại Tây Dương và Thái Bình Dương phía bắc, nơi họ sinh sống trên thềm lục địa và các sườn dốc, độ sâu khoảng 600 m (2.000 ft). Chúng là loài ăn tầng dưới, ăn động vật không xương vỏ cứng như sò, động vật da gai, và động vật giáp xác, mà chúng cắn vỡ bằng hàm khỏe. Loài. Có 5 loài trong 2 chi:
1
null
Hansol là một tập đoàn của Hàn Quốc, hoạt động chính là xây dựng, điện tử, du lịch, hóa chất, nội thất gia đình, sản xuất giấy, viễn thông, và dịch vụ hậu cần. Hansol từng là một phần của Samsung và Shinsegae. Lịch sử. Tháng 1/1965, thành lập công ty Seahan Paper thuộc Hansol. Chủ tịch tập đoàn là Ông Cho Don-gil. Năm 1991, công ty Seahan paper tách ra khỏi Samsung và đổi tên thành Hansol Paper. Từ đó, Hansol thành lập thêm các công ty con: Năm 1991 - Hansol Homedeco Năm 1992 - Hansol Chemical và Hansol Oakvalley Năm 1993 - Hansol Contruction Năm 1994 - Hansol CSN Năm 1995 - Hansol Technics và Hansol PNS Năm 2001 - Hansol EME
1
null
Anarhichas denticulatus là một loài cá được tìm thấy trên Bắc Đại Tây Dương từ phía bắc của Nga đến thềm Scotia ngoài khơi Nova Scotia. Quần thể ở phía tây Đại Tây Dương suy giảm đáng kể trong những năm 1980, một phần vì loài này thường bị người ta bắt chung khi đánh bắt các loại cá khác.
1
null
Yamatai-koku (邪馬台国?) hay Tà Mã Đài là tên của một quốc gia cổ thuộc Nhật Bản, quốc gia này được nhắc đến trong các thư tịch của Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên. Nước này được trị vì bởi nữ vương Himiko. Lịch sử. Ghi chép lịch sử đầu tiên về quốc gia được tìm thấy trong thư tịch cổ Trung Quốc, khoảng năm 297 "Tam Quốc chí" ("Sanguo Zhi" 三國志). Phần "Ngụy chí" ("Wei Zhi" 魏志) của nó, viết về lịch sử nhà Tào Ngụy (220-265), có phần "Worenchuan" (倭人傳 "Oải nhân truyện", tiếng Nhật là "Wajinden" 倭人伝) với sự miêu tả cổ nhất Yamatai. Người Wa [倭人] (Oải nhân) cư ngụ ở giữa đại dương trên một quân đảo có núi cao ở phí Đông Nam châu Tai-fang. Trước đây họ có hơn 100 bộ tộc. Dưới thời Hán, sứ thần người Wa đến triều đình; ngày nay, 30 bộ tộc vẫn còn giao thiệp với chúng ta qua các đoàn sứ thần và người ghi chép. (tr. Tsunoda 1951:8). Đất nước trước đây do đàn ông cai trị. Trong khoảng 70-80 năm trước, liên tục có chiến tranh loạn lạc. Do đó nhân dân đồng tình chọn một người phụ nữ lên cai trị. Tên của bà là Himiko [卑彌呼]. "Ngụy chí" cũng ghi lại việc giao tế giữa hai triều đình Ngụy và Wa. Các sứ thần của Himiko lần đầu đến triều kiến Hoàng đế Tào Duệ năm 238, và ông đã đáp từ. Cuối cùng, "Ngụy chí" (tr. Tsunoda 1951:15) ghi lại rằng năm 247 khi một Thái thú mới đến quận Đới Phương ở Triều tiên, Nữ hoàng Himiko chính thức than phiền về sự thù địch với Pimikukku (卑彌弓呼) Vua của Kunu (狗奴, "Cẩu Nô"). Viên Thái thú phát "Chang Chêng, Quyền Tổng trấn biên thùy" với "tuyên cáo khuyên nhủ hòa giải", và sau đó, Khi Himiko từ trần, một gò lớn nổi lên, đường kính đến hơn 100 bộ. Hơn một trăm người hầu nam nữ theo bà vào trong mộ. Sau đó, một vị vua được đặt lên ngai vàng, nhưng dân chúng không tuân lệnh ông. Ám sát và giết người tràn đến; hơn 1.000 người bị giết. Một người họ hàng của Himiko tên là Iyo [壹與] (Nhất Dữ), một cô gái 13 tuổi, sau đó lên ngôi vua và trật tự được phục hồi. Cheng ra tuyên bố rằng Iyo trở thành người cai trị. (tr. Tsunoda 1951:16) Những nhà chú giải coi chữ "Iyo" (壹與, with "Nhất", với một biến thể cổ hơn của ) là bản chép sai của chữ Toyo (臺與, với chữ "đài"), tương đương với việc "Ngụy chí" viết chữ "Yamatai" 邪馬臺 (Tà Mã Đài) thành "Yamaichi" 邪馬壹 (Tà Mã Nhất).
1
null
Samsung Engineering (, viết tắt: SEC) là một công ty kỹ thuật đa quốc gia của Hàn Quốc cũng như là một công ty con trực thuộc tập đoàn Samsung. Khái quát. Công ty được thành lập vào năm 1970, trụ sở đặt tại Seoul, hoạt động trong các lĩnh vực kỹ thuật, đấu thầu và xây dựng. SEC cung cấp đầy đủ các dịch vụ kỹ thuật từ nghiên cứu, thiết kế, đấu thầu đến xây dựng và vận hành. Công ty hiện kinh doanh trên toàn cầu, các thị trường chính bao gồm: Hoa Kỳ, Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Qatar, Lào, Philippines, Trinidad & Tobago và México... Lĩnh vực kinh doanh. Samsung Engineering kinh doanh và phát triển trong các lĩnh vực chính như sau:
1
null
Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) ngăn chặn tình trạng khóa bánh xe khi phanh trên xe hai bánh có động cơ. Dựa trên thông tin từ các bộ cảm biến tốc độ bánh xe, ABS điều chỉnh áp lực dầu phanh để duy trì độ bám và tránh trượt ngã (ví dụ, kéo dài sự giảm tốc). ABS của môtô giúp người lái duy trì trạng thái cân bằng khi phanh và rút ngắn khoảng cách dừng xe. Nó tạo độ bám ngay cả trên các bề mặt ma sát kém. Trong khi các mẫu ABS cũ hơn được lấy từ xe hơi thì mẫu ABS hiện tại lại là thành quả nghiên cứu, định hướng trên các mẫu môtô cụ thể cả về kích thước, trọng lượng và chức năng. Bước tiếp theo sẽ là một hệ thống hỗ trợ phanh khi ôm cua. Các tổ chức quốc tế và quốc gia đều đánh giá ABS trên môtô là yếu tố quan trọng để tăng cường độ an toàn và giảm số lượng tai nạn môtô. Năm 2012, Ủy ban Châu Âu đã thông qua pháp chế quy định phải lắp ABS cho tất cả các xe môtô trên 125ccm, thậm chí đây là quy định bắt buộc tính từ ngày 1 tháng 1 năm 2016. Lịch sử. Năm 1978, lần đầu tiên sau mười năm kể từ khi Daimler Benz và Bosh đưa hệ thống ABS đầu tiên trên xe hơi vào sản xuất hàng loạt, BMW đã bán ABS điện tử/thủy lực cho môtô. Dòng môtô BMWs K-100 được tùy ý trang bị thêm ABS 1 nặng 11 kg. Nó được phát triển cùng FAG Kugelfishcher, điều chỉnh áp lực trong các vòng phanh thông qua một pít tông chìm (pít tông trụ trượt), Hãng sản xuất Nhật đầu tiên bán môtô có ABS là Honda. Honda tùy ý trang bị thêm một môđun ABS điện tử/thủy lực cho dòng xe ST1100 vào năm 1992. Nhà sản xuất thiết bị chính hãng OEM thứ hai của Nhật là Yamaha cho gắn ABS trên môtô GST 1000 cũng trong cùng năm. Suzuki tiếp nối với việc trình làng dòng xe Bandit lần đầu tiên có ABS vào năm 1997. Đến năm 2006, châu Âu cho ra chiếc môtô tích hợp ABS (MIB) đầu tiên. Nó đã được cải tiến dựa trên sự cộng tác của BMW và nặng 2,3 kg. Nếu phiên bản đầu tiên của ABS dành cho môtô nặng khoảng 11 kg thì phiên bản hiện hành (2011) do Bosch sản xuất vào năm 2009 chỉ nặng 0,7 kg (ABS cơ bản) và 1,6 kg (ABS cải tiến) với phanh tích hợp. Hệ thống và chức năng. Nguyên tắc cơ bản. Các bộ cảm ứng tốc độ bánh xe được gắn đồng thời vào cả hai bánh trước và sau để đo vận tốc quay của mỗi bánh và truyền dữ liệu này tới Bộ điều khiển điện tử (ECU).). Một mặt, ECU dò tìm phát hiện nếu một bánh xe giảm tốc xuống dưới một ngưỡng nhất định, mặt khác ECU cũng dò tìm xem liệu hệ số trượt phanh – được tính toán dựa trên các thông số từ cả hai bánh xe, có vượt quá một tỉ lệ nhất định và rơi vào khoảng không ổn định hay không. Các bộ chỉ báo sẽ thông báo nếu xuất hiện khả năng khóa bánh cao. Để xử lý những tình huống bất thường này, ECU ra lệnh cho bộ thủy lực giữ hoặc giảm áp lực. Sau khi các tín hiệu báo đã trở về khoảng ổn định, áp lực sẽ tăng trở lại. Các môđen cũ sử dụng pít tông để điều khiển áp lực chất lỏng(áp lực dầu phanh). Phần lớn các môđen hiện hành điều chỉnh áp lực bằng cách đóng mở tức thì các van điện từ . ). Bên cạnh các nguyên tắc và cấu trúc cơ bản được đem từ ABS trên xe con, các đặc trưng điển hình của môtô vẫn luôn được xem xét trong quá trình phát triển và ứng dụng. Một trong những đặc điểm đó là sự thay đổi tải trọng động của bánh xe khi phanh. So với xe hơi, tải trọng bánh xe (môtô) thay đổi lớn hơn nhiều, đến mức có thể nhấc bổng bánh xe và gây trượt ngã. Hiện tượng này có thể bị khuếch đại lên khi xe bị treo nhẹ. Một số hệ thống được trang bị với chức năng hạn chế nhấc bánh sau. Khi các chỉ số cho thấy có khả năng nhấc bánh sau, hệ thống sẽ giảm áp lực phanh trên bánh trước để xử lý tình huống này. Một điểm khác biệt khác nữa là, đối với môtô, bánh trước có vai trò quan trọng hơn nhiều so với bánh sau trong việc giữ cân bằng. Nếu bánh trước bị khóa từ 0,2 – 0,7 giây, nó sẽ mất đi lực quay và môtô bắt đầu lắc do bị ảnh hưởng mạnh từ lực hông trên tiết diện bánh xe sau. Xe bắt đầu chao đảo rồi ngã. Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS). "Hệ thống pít tông" Sự giảm áp trong hệ thống này được nhận biết thông qua sự chuyển động của một pít tông lò xo. Khi áp lực chuẩn bị giảm, một động cơ tuyến tính sẽ kéo pít tông trụ trượt về để tạo nhiều không gian hơn cho chất lỏng. Hệ thống này đã được sử dụng trên ABS I (1988) và ABS II (1993) của BMW. ABS II có sự thay đổi về kích cỡ và được gắn khớp ly hợp ma sát điều khiển điện từ trên thân thay cho trụ trượt. Các chuyển động khác của các bộ cảm ứng ghi lại quãng đường đi của pít tông, cho phép bộ điều khiển điều chỉnh chính xác hơn. Honda cũng sử dụng hệ thống điều khiển áp lực này cho dòng xe Gig Sports và Touring Bikes. "Hệ thống van và bơm" Các phần chính, một phần trong hệ thống điều khiển áp lực, là các van nạp và xả điện từ, bơm, động cơ và bình ắc qui/bình chứa nhiên liệu. Số lượng van thay đổi tùy vào môđen do các chức năng cộng thêm vào và tùy vào số rãnh phanh. Dựa trên các thông số đầu vào của ECU, cuộn cảm điều khiển các van nạp và xả. Trong khi giảm áp, dầu phanh được giữ lại trong bình ắc qui. Sau đó, dầu phanh được bơm ngược về vòng phanh bằng bơm động cơ hoạt động dựa trên sự cảm nhận các xung động của cần phanh. Hệ thống phanh xe kết hợp (CBS). Khác với xe hơi, máy bay và tàu hỏa, bánh trước và bánh sau của xe môtô được điều khiển riêng rẽ. Nếu người lái chỉ kéo/đạp phanh của bánh trước hoặc bánh sau, bánh bị phanh sẽ khóa lại nhanh hơn như thể cả hai phanh đều được sử dụng. Hệ thống phanh xe kết hợp phân bổ lực phanh đồng thời lên bánh không bị phanh để giảm khả năng bị khóa bánh, kéo dài sự giảm tốc và giảm bước dừng/treo. Đối với CBS đơn, áp lực phanh trên bánh sau (pedal) được phân bổ đồng thời lên bánh trước. Một van trễ sẽ loại bỏ áp lực thủy lực để đảm bảo chỉ khi nào phanh đủ mạnh thì mới tạo áp lực lên bánh trước. Honda đã lắp đặt CBS đơn đầu tiên vào mẫu GL 1200 năm 1982. Trên các mẫu mô-tô thể thao lớn hơn có hai đĩa trước, Honda lắp hệ thống CBS đôi. Hệ thống đôi này được lắp lần đầu trên CBR1000F năm 1993. Ở đây, áp lực phanh tác dụng lên bánh trước được phân bổ sang bánh sau và ngược lại. Nếu kéo/đạp cần trước sẽ tạo ra áp lực tại mức 4 trên tổng số 6 nồi trong 2 caliper trước. Một xi lanh hãm chính thứ hai ở bánh trước phân bổ áp lực còn lại sang bánh sau thông qua van điều khiển tỷ lệ và tác động lên 2 trong số 3caliper. Nếu có lực phanh mạnh tác dụng lên bánh sau, lực phanh này cũng sẽ được phân bổ sang 2 trên tổng số 6 nồi của bánh trước. CBS và ABS. CBS giúp hạn chế rủi ro bị khóa bánh trong lúc hãm phanh và gây té ngã. Nhưng, trong một số tình huống nhất định, chính CBS lại có khả năng gây té ngã. Nếu áp lực phanh được phân bổ từ bánh sau lên bánh trước và ma sát bề mặt thay đổi đột ngột (ví dụ như có vũng nước, băng đóng trên mặt đường), bánh trước có thể bị khóa ngay cả khi chỉ sử dụng phanh sau. Như vậy sẽ gây ra sự mất cân bằng và ngã xe. Có thể tránh được trường hợp này bằng cách kết hợp CBS và ABS trên một môtô. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhận thấy sự kết hợp này: khi không có Phiên bản đơn Phục hồi áp lực hoạt động một kênh phụ thứ ba khác nối vòng bánh sau đi qua một van trễ sang bánh trước. Khi tác động lực phanh mạnh chỉ trên bánh sau hoặc bánh trước, dầu phanh sẽ được phân bổ sang cả hai vòng phanh nhưng thông qua sự đo lường tốc độ bánh xe, áp lực được điều chỉnh tùy theo tốc độ bánh xe và sự trượt phanh. Phiên bản đôi kết hợp CBS đôi của Honda với một xi lanh hãm chính thứ hai và một van điều khiển tỷ lệ với pít tông ABS, tại đó bộ điều biến điều chỉnh áp lực lên mỗi bánh. Với công nghệ Phục hồi Áp lực hoạt động năm 2009, Honda đã đưa ABS kết hợp được điều khiển điện tử vào các dòng xe thể thao phân khối lớn sử dụng phanh bằng công nghệ dây dẫn. Lực phanh của người lái được đo bằng các cảm biến áp lực và truyền dữ liệu đến ECU. Kết hợp với các dữ liệu từ bộ cảm ứng tốc độ bánh xe, ECU tính toán phân bổ áp lực một cách tối ưu để tránh hiện tượng bó cứng bánh xe và tạo sự giảm tốc khả thi nhất. Dựa trên kết quả đầu ra này, bơm động cơ gắn trên mỗi bánh xe sẽ có chức năng điều chỉnh áp lực phanh trên mỗi bánh. Hệ thống này cho thời gian phản ứng cao vì phanh theo chức năng dây. Hệ thống phanh tích hợp trên môtô (MIB) từ Continetal Teves và eCBS (CBS điện tử) trong ABS môtô do Bosch cải tiến là thành quả từ cách tiếp cận khác. Những hệ thống này dựa trên cách thức tiếp cận bơm và van. Thông qua các van hỗ trợ khác, các máy bơm mạnh hơn và động cơ công suất lớn hơn, hệ thống có thể nhanh chóng tăng áp lực. Áp lực đầu vào tạo ra từ người lái được đo đạc cùng các cảm biến áp lực trên cần phanh và pedal. Bơm có thể tăng thêm áp lực để điều chỉnh theo tình huống lái xe. Một hệ thống tích hợp từng phần được thiết kế để hoạt động theo chiều: bánh trước → bánh sau hoặc bánh sau → bánh trước. Mặt khác, hệ thống tích hợp toàn bộ có thể làm việc theo cả hai chiều: trước → sau hoặc sau → trước. Do các hệ thống này được điều khiển điện tử và có thể nhanh chóng phục hồi áp lực nên chúng tạo cơ hội cho người lái điều chỉnh thói quen phanh môtô. CBS và ABS có thể được chuyển đổi bởi người lái có kinh nghiệm và có thể chọn các môđun điều chỉnh khác nhau với các mức ngưỡng cao hoặc thấp hơn, giống như chế độ đi mưa hay dầu loang của BMW S1000RR. Nhận thức và pháp luật. Báo cáo của Ủy ban An toàn Giao thông châu Âu đã chỉ ra rằng, trên cùng một khoảng cách, lái xe môtô nguy hiểm hơn lái xe hơi tới 20 lần. Và thống kê tình trạng tai nạn ở Đức từ năm 1990 đến 2011 cũng cho thấy tổng số người chết vì tai nạn giao thông đã giảm đáng kể (từ 11.000 người xuống còn 4.009 người) nhưng số người chết vì tai nạn môtô vẫn giữ nguyên không đổi. Viện An toàn Giao thông Đường bộ Mỹ (IIHS) đã tiến hành một nghiên cứu về tính hiệu quả của ABS trên môtô và đi đến kết luận rằng, 37% môtô trên 250cc được trang bị ABS ít có khả năng xảy ra va chạm chết người và một nghiên cứu của Tổng cục đường bộ Thụy Điển đã kết luận rằng 48% tất cả các tai nạn nghiêm trọng và tai nạn làm chết người của môtô trên 125cc có thể tránh được nhờ hệ thống ABS trên môtô. Từ những nghiên cứu này, Ủy ban châu Âu đã đề xuất một quy trình lập pháp vào năm 2010 được thông qua năm 2012 quy định rằng môtô trên 125cc bắt buộc phải có ABS kể từ năm 2016 trở đi. Các tổ chức như Liên đoàn I’Automobile quốc tế và Hiệp hội môtô tiên tiến (IAM) yêu cầu cần triển khai ngay quy định này từ năm 2015. Mặt khác, một số người lái môtô phản đối quy định bắt buộc phải có ABS trên tất cả các dòng xe môtô vì họ yêu cầu phải có khả năng ngắt bỏ hệ thống này, ví dụ như khi chạy địa hình. Năm 2011, Liên Hợp Quốc (UN) đã khởi động Thập kỷ hành động vì an toàn đường bộ. Mục tiêu chính là cứu 5 triệu mạng người đến năm 2020 thông qua chương trình hợp tác toàn cầu. Một phần của chiến dịch toàn cầu này là: khuyến khích phát triển phổ biến các công nghệ tránh va chạm với hiệu quả đã được kiểm nghiệm, ví dụ như Hệ thống cân bằng điện tử và Hệ thống chống bó cứng phanh trên môtô.
1
null
Cá sói Bering ("Anarhichas orientalis") là một loài cá sói trong họ Anarhichadidae. Loài cá này được tìm thấy từ Đông Bắc Thái Bình Dương từ Hokkaido đến biển Okhotsk, đến Alaska. Mặc dù không được ghi chép đầy đủ trong các tài liệu, loài cá nó cũng được người ta nhận thấy có hiện diện trên khắp Tây Bắc Thái Bình Dương, biển Bering và Bắc Băng Dương.
1
null
Cá sói đốm, tên khoa học Anarhichas minor, là một loài cá sói thuộc họ Anarhichadidae. Loài cá sinh sống ở tầng đáy này được tìm thấy khắp bắc Đại Tây Dương từ phía bắc của Nga cho Thềm Scotia ngoài khơi Nova Scotia. Số lượng giảm khoảng 90% từ cuối những năm 1970 thông qua những năm 1990, đặc biệt là trong phía bắc phạm vi phân bố.
1
null
Đêm đông là sáng tác nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương trong thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám. Hoàn cảnh sáng tác. Về xuất xứ của "Đêm đông", nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương từng chia sẻ: Vào dịp Tết năm 1939 (thời gian này ông đang theo học tại Trường Thăng Long - Hà Nội), do không có tiền nên ông không thể về quê ăn Tết với gia đình. Lần đầu tiên phải ăn Tết xa nhà, ông rất buồn. Năm ấy, Hà Nội rất rét. Để chống lạnh, có bao quần áo, ông "nhồi" tất vào người. Như bản năng, ông cứ thế rời phòng trọ lững thững đi về phía Ga Hàng Cỏ, và nhớ ra là mình không có vé tàu. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương kể lại: "Khi tàu chuyển bánh, tôi cũng theo tàu đi về phương Nam, dọc theo đường Nam Bộ bây giờ. Tiếng còi tàu mỗi lúc một xa càng làm tăng thêm nỗi nhớ nhà da diết! Đến chỗ chắn tàu ở phố Khâm Thiên, tôi chợt nảy ra ý định đi tìm những người cùng cảnh ngộ với mình trong đêm nay. Phố Khâm Thiên hồi ấy có nhiều nhà hát ả đào. Tôi muốn xem trong đêm giao thừa này, có người nào không ở nhà với gia đình mà đi hát. Hoặc ca nhi nào, vì kế sinh nhai mà phải ở lại hành nghề không? Đêm ấy, có hai nhà còn để đèn ngoài cổng để chờ khách. Tôi đi qua nhà đầu tiên. Cửa mở, nhưng không có người ra. Đến nhà thứ hai thì có một ca nhi đi ra mở cửa. Nhưng khi nhìn thấy một cậu thanh niên, tuổi vừa đôi mươi, ăn mặc lôi thôi thì cô ta đã thất vọng. Khi quay trở vào, cô không quên soi mình trong tấm gương treo cạnh cửa, và đưa cánh tay trần vuốt nhẹ lên mái tóc. Tôi còn đi lang thang mãi trên nhiều đường phố Hà Nội tối hôm đó - cho đến khuya, khi thấy các bà mang hương, đèn ra cúng trước thềm nhà tôi mới quay về căn gác trọ số 10 ngõ Hội Vũ. Lên giường nằm, nhưng nỗi nhớ nhà và cảm giác cô đơn nơi đất khách khiến tôi không tài nào ngủ được. Và nảy ra ý định sáng tác một bài hát để nói lên cảm xúc và suy nghĩ của mình trong đêm giao thừa đầu tiên phải xa nhà. Tôi đã đưa vào ca khúc hình ảnh thực tế đã đập vào mắt tôi lúc đi qua phố Khâm Thiên. Đó là người "ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng". Còn "Thi nhân lắng nghe tâm hồn tương tư" hoặc "Cô lữ đêm đông không nhà" là hình ảnh của bản thân mình - còn "chinh phu", chinh phụ là những hình ảnh mượn từ trong Tiểu thuyết Thứ Bảy của Tự Lực văn đoàn rất thịnh hành lúc bấy giờ, chứ ta có đi chinh phục ai đâu mà có chinh phu để nói!" Đêm hôm ấy, bài hát mới chỉ chốt lại ở việc khổ nào cũng bắt đầu bằng điệp khúc "Đêm đông", trừ câu kết thì đổi thành "Có ai...". Sau một thời gian, Nguyễn Văn Thương và một học trò theo học guitar với ông tên là Kim Minh cùng trau chuốt lại lời ca, bài hát kể như mới chính thức hoàn thành. Nội dung. Đoạn điệp khúc thứ nhất thể hiện niềm thương cảm tới những số phận giống bản thân tác giả trong đêm đông: ca nhi, thi nhân, chinh phu, chinh phụ. Sau điệp khúc là sáu câu tả về gió được coi là hay nhất: Đoạn điệp khúc và kết thúc bài thể hiện cảm xúc thương chính bản thân mình và ước mong của tác giả trong đêm đông: Đánh giá. Rất nhiều người nghe hầu như đã thuộc lòng Đêm đông, và nếu nói về thời tiết thì không phải mùa đông nào cũng có nhiều gió, nhưng đặc biệt trong "Đêm đông" lại có rất nhiều gió và chính gió đã làm nhạc phẩm "Đêm đông" bất hủ với thời gian. Trước đây, căn cứ vào giai điệu của bài hát, cũng như vào câu "Đâu đấy buông lững lờ tiếng chuông" mà có ý kiến cho rằng, bài hát được sáng tác theo chiều hướng phục vụ nhà thờ Công giáo. Nhưng theo trả lời của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, trích từ lá thư viết ngày 4/11/1997 của ông thì: " "Đâu đấy buông lững lờ tiếng chuông". Tiếng chuông buông lững lờ, chỉ có thể là tiếng chuông chùa. Nhưng không cứ gì tôi phải đi ngang qua một ngôi chùa, mà chỉ cần nghe tiếng chuông; thường những người tu tại gia, khi niệm kinh buổi chiều, vẫn thỉnh thoảng gõ chuông từ một gác thờ nào đó. Vì tôi đi từ nhà ra Ga Hàng Cỏ, qua phố Khâm Thiên rồi đi lang thang khắp các nẻo đường trước khi trở về gác trọ thì có thể nghe được nhiều lần tiếng chuông ấy lững lờ buông. Còn nếu tiếng chuông nhà thờ thì phải dùng chữ chuông đổ, chứ không thể dùng buông lững lờ được." Ca sĩ và phong cách thể hiện. Ca khúc "Đêm đông" từng được rất nhiều thế hệ ca sĩ thể hiện, từ Ngọc Bảo, Bạch Yến, Lệ Thu, Lê Dung tới Cẩm Vân, Đàm Vĩnh Hưng... Trước năm 1975, người ta thường nhắc tới 3 bản thu thành công nhất của ca khúc Đêm Đông, ứng với 3 ca sĩ: Thanh Thuý, Lệ Thu và Bạch Yến. Trong đó ca sĩ Bạch Yến có công lớn trong việc đổi mới phong cách thể hiện bài hát này. Theo lời nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, lúc bài hát ra đời chỉ mới có các nhịp điệu như Foxtrot, Valse, Tango... mãi sau năm 1950 mới có Slow Rock. Lúc ban đầu "Đêm đông" mang giai điệu Tango. Chính ca sĩ Bạch Yến đã đổi "Đêm đông" từ Tango sang Slow Rock. Trong thư của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương kể về việc lần đầu tiên ông gặp ca sĩ Bạch Yến tại Pháp năm 1982, ông viết: "Tôi muốn nói là cám ơn Bạch Yến rất nhiều về sự đóng góp đầy ý nghĩa trong cách thể hiện tác phẩm của tôi. Và cũng đã từ lâu, sau khi nghe băng của Bạch Yến hát, tôi đã bỏ chữ "Tango" để thay vào đó là "Slow Rock"."
1
null
Lưu Xương (chữ Hán: 刘昌, ? - 110 TCN), tức Trung Sơn Ai Vương (中山哀王), là chư hầu vương thứ hai của nước Trung Sơn, chư hầu nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc Lưu Xương là con trai của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng, vương chư hầu đầu tiên ở nước Trung Sơn thời Hán. Năm 112 TCN, Lưu Thắng mất, Lưu Xương lên nối tước Trung Sơn vương. Hán thư không cho biết gì về những việc làm của ông lúc sinh tiền cũng như lúc làm vua Trung Sơn. Lưu Xương chỉ ở ngôi được 1 năm. Năm 110 TCN, ông qua đời, không rõ bao nhiêu tuổi. Con là Trung Sơn Khang vương Lưu Côn Xỉ nối tước.
1
null
Lưu Phụ (chữ Hán: 刘輔, ? - 86 TCN), tức Trung Sơn Khoảnh vương (中山頃王), là chư hầu vương thứ tư của nước Trung Sơn, chư hầu nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Lưu Phụ là con trai của Trung Sơn Khang vương Lưu Côn Xỉ, vương chư hầu thứ ba ở nước Trung Sơn thời Hán. Năm 89 TCN, Lưu Côn Xỉ, Lưu Phụ lên nối tước Trung Sơn vương. Hán thư không cho biết gì về những việc làm của ông lúc sinh tiền cũng như lúc làm vua Trung Sơn. Năm 86 TCN, Lưu Phụ qua đời, giữ tước Trung Sơn vương được 4 năm. Con ông là Lưu Phúc kế vị, tức Trung Sơn Hiến vương.
1
null
Lưu Phúc (chữ Hán: 刘福, ? - 69 TCN), tức Trung Sơn Hiến vương (中山頃王), là chư hầu vương thứ năm của nước Trung Sơn, chư hầu nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc Lưu Phúc là con trai của Trung Sơn Khoảnh vương Lưu Phụ, vương chư hầu thứ tư ở nước Trung Sơn thời Hán. Năm 86 TCN, Lưu Phụ qua đời, Lưu Phúc lên nối tước Trung Sơn vương. Hán thư không cho biết gì về những việc làm của ông lúc sinh tiền cũng như lúc làm vua Trung Sơn. Năm 69 TCN, Lưu Phúc qua đời, giữ tước Trung Sơn vương được 17 năm, truy thụy là Hiến vương. Con ông là Lưu Tuần kế vị, tức Trung Sơn Hoài vương.
1
null
Lưu Côn Xỉ (chữ Hán: 刘昆侈, ? - 89 TCN), tức Trung Sơn Khang vương (中山康王), là chư hầu vương thứ ba của nước Trung Sơn, chư hầu nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Lưu Côn Xỉ là con trai của Trung Sơn Ai vương Lưu Xương, vương chư hầu thứ hai ở nước Trung Sơn thời Hán. Năm 110 TCN, Lưu Xương qua đời, Lưu Côn Xỉ lên nối tước Trung Sơn vương. Hán thư không cho biết gì về những việc làm của ông lúc sinh tiền cũng như lúc làm vua Trung Sơn. Năm 89 TCN, Lưu Côn Xỉ qua đời, giữ tước Trung Sơn vương được 21 năm, được ban thụy là Khang. Con ông là Lưu Phụ kế vị, tức Trung Sơn Khoảnh vương.
1
null
Alexey I. Goloborodko được coi là người có cơ thể uốn dẻo nhất hành tinh. Anh sinh ra ở Tula (Nga) vào tháng 12/1994. Ngoài ra, anh còn biết nhảy các kiểu cổ điển và hiện đại. Nhờ cơ thể uốn dẻo, linh hoạt mà những điệu nhảy của anh có sức hút rất lớn. Anh đã tham gia rất nhiều cuộc thi, chương trình biểu diễn và tham gia trong một số rạp xiếc lớn.
1
null
Lưu Tuần (chữ Hán: 刘循, ? - 54 TCN), tức Trung Sơn Hoài vương (中山懷王), là chư hầu vương thứ sáu của nước Trung Sơn, chư hầu nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc Lưu Tuần là con trai của Trung Sơn Hiến vương Lưu Phúc, vương chư hầu thứ năm ở nước Trung Sơn thời Hán. Năm 69 TCN, Lưu Phúc qua đời, Lưu Tuần lên nối tước Trung Sơn vương. Hán thư không cho biết gì về những việc làm của ông lúc sinh tiền cũng như lúc làm vua Trung Sơn. Năm 54 TCN, Lưu Tuần qua đời, giữ tước Trung Sơn vương được 15 năm, truy thụy là Hoài vương, không rõ bao nhiêu tuổi. Ông không có con nối dõi, nên nước Trung Sơn bị phế trừ, trở lại làm quận phụ thuộc nhà Hán. Mãi đến năm 19 TCN, Hán Thành Đế lại phong cho chú ông là Lưu Vân Khách làm Quảng Đức vương để kế tục Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng.
1
null
Bảo tàng Lịch sử Seoul là bảo tàng nằm ở Sinmunno 1-ga, Jongno-gu, Seoul, Hàn Quốc. Seoul là thủ đô của triều đại Joseon, và bảo tàng mô tả sự phát triển của thành phố từ thời tiền sử cho đến nay. Nó minh họa lịch sử Seoul và triển lãm đặc biệt của máy chủ, như là "Panoramic Prague".
1
null
Lưu Cánh (chữ Hán: 刘竟, ? - 35 TCN), tức Trung Sơn Ai Vương (中山哀王), là chư hầu vương thứ bảy của nước Trung Sơn, chư hầu nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc Lưu Cánh là con trai thứ năm của Hán Tuyên Đế Lưu Tuân, vua thứ 9 của nhà Hán, mẫu thân ông là Nhung tiệp dư. Hán thư không cho biết ông chào đời vào năm nào. Năm Sơ Nguyên thứ hai (48 TCN), vua cha Tuyên Đế lập Lưu Cánh làm Thanh Hà vương, sang năm sau lại đổi phong là Trung Sơn vương, Nhung Tiệp dư do không còn được sủng ái nên phải theo ông về Trung Sơn quốc, làm Trung Sơn vương thái hậu. Hán thư không cho biết gì về những việc làm của ông lúc sinh tiền cũng như lúc làm vua Trung Sơn. Năm Kiến Chiêu thứ 4 (35 TCN), Lưu Cánh qua đời. Ông làm Thanh Hà vương 1 năm, Trung Sơn vương 13 năm, không rõ bao nhiêu tuổi và cũng không con nối dõi. Nước Trung Sơn bị phế trừ, trở lại làm một quận thuộc nhà Hán. Mẹ ông là Nhung Tiệp dư không thể về cung, đành về nhà mẹ đẻ sinh sống. Lưu Cánh được an táng ở Đỗ Lăng.
1
null
Họ Cá bướm gai (danh pháp khoa học: Pomacanthidae) là một họ cá biển theo truyền thống nằm trong bộ Cá vược, nhưng sau đó đã được xếp ở vị trí "incertae sedis" trong nhánh Eupercaria. Họ này có tất cả 7 chi với tổng cộng 86 loài, được tìm thấy ở vùng biển nhiệt đới của cả ba đại dương là Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Từ nguyên. Danh pháp khoa học của họ được ghép bởi hai từ trong tiếng Hy Lạp cổ đại: "poma" ("πῶμα", "nắp") và "akantha" ("άκανθα", "gai, ngạnh"), hàm ý đề cập đến ngạnh sắc trên nắp mang của tất cả các loài cá bướm gai. Mô tả chung. Các thành viên của chi "Centropyge" có kích thước nhỏ nhất so với những chi còn lại trong họ. Chiều dài của "Centropyge" đa số không vượt quá 10 cm. Đây cũng là chi có số lượng loài đông nhất trong họ. Các loài thuộc các chi "Pygoplites", "Apolemichthys", "Chaetodontoplus" và "Genicanthus" có chiều dài dao động trong khoảng từ 15 đến 35 cm, trong khi các loài của chi "Holacanthus" và "Pomacanthus" có kích thước lớn hơn, dao động từ 30 đến 50 cm. Loài lớn nhất trong họ là "Pomacanthus arcuatus" với chiều dài cơ thể đạt đến 60 cm. Các loài cá bướm gai có thân dẹt về phía sau, màu sắc tươi sáng và sặc sỡ, nhưng cũng có nhiều loài với màu sắc sẫm tối, như "Centropyge nox" có màu đen hoàn toàn. Cá bướm gai có họ hàng gần với họ Cá bướm, nhưng cá bướm gai có gai cứng ở mỗi bên nắp mang. Một số loài trong chi "Centropyge" là loài mẫu để cá đuôi gai con "Acanthurus pyroferus" bắt chước kiểu màu, là "Centropyge flavissima", "Centropyge vrolikii" hay "Centropyge heraldi". Bên cạnh đó, một loài còn có thể có nhiều kiểu hình khác nhau tùy theo khu vực địa lý mà chúng sinh sống, như "C. flavissima", "Centropyge loricula" hay "Pygoplites diacanthus". "Holacanthus", "Pomacanthus" và "Chaetodontoplus" có sự khác biệt về hình thái giữa cá con và cá trưởng thành, đặc biệt là ở "Chaetodontoplus" và "Pomacanthus". Trong khi đó, "Genicanthus" bao gồm tất cả những loài dị hình giới tính, tức cá đực và cá cái có sự khác biệt rõ rệt về hình thái. "Centropyge" cũng có một số loài là dị hình giới tính, nhưng không thể hiện rõ như "Genicanthus". Sinh thái học. "Holacanthus tricolor" cùng hầu hết các loài "Centropyge" và "Genicanthus" là những loài lưỡng tính tiền nữ, tức cá cái có thể chuyển giới thành cá đực vào một thời điểm nào đó trong đời. Ngoài ra, chúng còn sống theo chế độ hậu cung, trong đó một con cá đực trưởng thành đứng đầu và thống trị một nhóm cá cái. Những chi còn lại có xu hướng sống theo cặp, nhưng "Apolemichthys" cũng thường được quan sát là hợp thành nhóm. Trong một đàn, nếu cá đực biến mất, con cá cái lớn nhất đàn sẽ chuyển giới thành cá đực và tiếp quản hậu cung. Bên cạnh đó, có 4 loài cá bướm gai được biết là có thể chuyển đổi qua lại giữa giới tính đực và cái, đều thuộc chi "Centropyge", là "C. flavissima", "Centropyge fisheri", "Centropyge ferrugata" và "Centropyge acanthops". Cá con của một số loài "Pomacanthus" còn có hành vi làm vệ sinh cho những loài cá lớn hơn, và được xem là những loài cá dọn vệ sinh. "Pomacanthus imperator" trưởng thành cũng được bắt gặp trong một lần đang dọn vệ sinh cho cá mặt trăng. Ở "Centropyge", thức ăn phổ biến của chúng là tảo và vụn hữu cơ, trong khi các chi còn lại ăn chủ yếu là hải miên (bọt biển), nhưng chúng cũng có thể ăn bổ sung cả tảo và động vật hình rêu, riêng "Genicanthus" còn ăn những động vật phù du và loài thuộc phân ngành Sống đuôi. Lai tạp. Ngoại trừ "Pygoplites" là chi đơn loài, các chi còn lại đều có những cặp loài lai tạp với nhau. Số lượng cá thể lai được ghi nhận ở cá bướm gai nhiều thứ hai trong số các loài cá biển, chỉ đứng sau họ Cá bướm. Các chi. Có 86 loài được xếp vào 7 chi, bao gồm:
1
null
Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2019 (), tên gọi chính thức là Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 30 hay SEA Games 2019, SEA Games 30, Philippines 2019, là lần thứ 30 của Đại hội Thể thao Đông Nam Á – một sự kiện thể thao đa môn trong khu vực diễn ra hai năm một lần, được tổ chức tại Philippines từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 11 tháng 12 năm 2019. Đây là lần thứ tư Philippines đăng cai đại hội này, ba lần trước đó là vào các năm 1981, 1991, 2005. Quyền chủ nhà ban đầu được trao cho Brunei, nhưng Brunei đã rút lui vài ngày trước Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2015 vì "lý do tài chính và hậu cần". Philippines sau đó trở thành chủ nhà thay thế. Tuy nhiên, việc tổ chức của Philippines cũng không chắc chắn sau khi chính phủ có kế hoạch sử dụng số tiền dành cho đại hội để khôi phục lại Marawi sau khi bị những người ủng hộ ISIS chiếm đóng. Thái Lan tỏ ý sẵn sàng thay thế nếu không có nước nào khác bày tỏ sự quan tâm. Cuối cùng, Philippines quyết định tiếp tục làm chủ nhà vào ngày 16 tháng 8. Việc tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 30 được coi là một bước đệm cho việc giành quyền đăng cai Đại hội Thể thao châu Á 2030. Lựa chọn chủ nhà. Theo truyền thống của Đại hội Thể thao Đông Nam Á, nhiệm vụ chủ nhà được luân chuyển giữa các quốc gia thành viên của Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á (SEAGF). Mỗi quốc gia được chỉ định để tổ chức đại hội trong một năm được định trước, nhưng họ có thể chọn đăng cai hoặc không. Vào tháng 7 năm 2012, cuộc họp của SEAGF tại Myanmar đã xác định Malaysia sẽ tổ chức sự kiện trong năm 2017, nếu không có quốc gia nào khác sẵn sàng đấu thầu đại hội. Tổng thư ký Ủy ban Olympic Malaysia (OCM) Sieh Kok Chi, người tham dự cuộc họp, nói rằng Myanmar sẽ đăng cai Đại hội năm 2013, tiếp theo là Singapore vào năm 2015 và Brunei vào năm 2017. Tuy nhiên, đất nước Hồi giáo đã bỏ đăng cai Đại hội năm 2017, để đổi lấy nhiều thời gian hơn cho việc tổ chức kỳ năm 2019. Brunei chỉ mới tổ chức Đại hội một lần vào năm 1999 và có kế hoạch nâng cấp các cơ sở hạ tầng thể thao và xây dựng một sân vận động quốc gia mới ở Salambigar để phù hợp với Đại hội. Tuy nhiên, vào ngày 4 tháng 6 năm 2015, Brunei đã rút quyền chủ nhà tại cuộc họp ở Singapore sau khi Bộ Văn hóa, Thanh niên và Thể thao của quốc gia này nói rằng họ đã thất bại trong việc hỗ trợ cho Đại hội do thiếu các cơ sở hạ tầng thể thao, chỗ ở và chuẩn bị cho các vận động viên của họ. Với việc Brunei đã rút lui, Philippines đã bày tỏ sự quan tâm của mình để tổ chức Đại hội. Việt Nam, nước chủ nhà của Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021, cũng được đề nghị tổ chức kỳ này, nhưng đã từ chối. Vào ngày 10 tháng 7 năm 2015, Ủy ban Olympic Philippines (POC) đã tuyên bố Philippines sẽ tổ chức Đại hội. Thành phố Davao và Manila được mời chào là những ứng cử viên hàng đầu cho thành phố chủ nhà chính của Đại hội. Thành phố Cebu và Albay cũng bày tỏ sự quan tâm đến việc tổ chức một số sự kiện. Vào ngày 21 tháng 7 năm 2017, Ủy ban Thể thao Philippines (PSC) đã nói với POC rằng họ đang rút hỗ trợ cho việc tổ chức Đại hội Thể thao Philippines 2019, và rằng chính phủ đã quyết định tái phân bổ các khoản tiền dành cho nỗ lực phục hồi Marawi đã bị tàn phá sau trận đánh Marawi; và sau đó người ta báo cáo rằng sự khăng khăng của POC trong việc xử lý tất cả các vấn đề của việc chủ nhà; tài chính, an ninh và việc tiến hành Đại hội như đã làm cho Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2005 đã dẫn đến việc rút hỗ trợ của PSC. Tuy nhiên, vào ngày 16 tháng 8, Philippines thông qua chủ tịch POC lúc đó là Peping Cojuangco đã xác nhận rằng nước này sẽ đăng cai Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2019, sau khi Cojuangco đã viết thư cho Tổng thống Rodrigo Duterte và đề nghị xem xét lại. Cojuangco đã tuyên bố rằng Đại hội sẽ được tổ chức ở khu vực Trung Luzon, đặc biệt là ở các tỉnh Bulacan, Pampanga và Zambales. Ông nói thêm rằng Philippine Arena trong vùng đô thị tự trị của Bocaue ở tỉnh Bulacan sẽ "nhiều khả năng" được sử dụng trong Đại hội. Vào tháng 1 năm 2018, trong khi khởi công Trung tâm thể thao thành phố New Clark (lúc đó là Thành phố thể thao Philippines), đã có thông báo rằng ban tổ chức sẽ cố gắng tổ chức tất cả các sự kiện của đại hội bên ngoài Manila với thành phố New Clark ở Capas, Tarlac, Subic và Bulacan là địa phương chủ nhà chính. Lễ bàn giao. Trong lễ bế mạc của Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2017 diễn ra tại Kuala Lumpur, lá cờ hội đồng Liên đoàn Đại hội Thể thao Đông Nam Á mang tính biểu tượng đã được trao bởi chủ tịch Ủy ban Olympic Malaysia sắp mãn nhiệm HRH Tunku Tan Sri Imran cho chủ tịch Ủy ban Olympic Philippines (POC) Jose "Peping" Cojuangco, ông đã lần lượt trao cờ cho Bộ trưởng Ngoại giao lúc bấy giờ là Alan Peter Cayetano, người sẽ là Chủ tịch Ủy ban tổ chức Đại hội năm 2019. Trái ngược với các lễ bế mạc khác dã từng được tổ chức trong suốt lịch sử Đại hội Thể thao Đông Nam Á, chỉ có một đoạn phim quảng bá du lịch ở Philippines được trình bày thay vì một màn trình bày cho nước chủ nhà tiếp theo. Lý do cho điều này là Ủy ban Olympic Philippines đã quyết định hủy bỏ buổi biểu diễn được cho là tốn kém ở mức 8 triệu PhP. Một lý do khác là để tập trung vào lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Liên bang Mã Lai (nay là Malaysia). Chuẩn bị. Không giống như Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2005, Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2019 đã thông qua một cơ cấu tổ chức khác cho Ban tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á Philippines (PHILSGOC). Theo chủ tịch Ủy ban Thể thao Philippines William Ramirez, Ngoại trưởng (nay là Chủ tịch Hạ viện) Alan Peter Cayetano sẽ được bổ nhiệm làm chủ tịch ủy ban tổ chức, thay cho chủ tịch Ủy ban Olympic Philippines, người đã đảm nhận vai trò này vào năm 2005. Thượng nghị sĩ Juan Miguel Zubiri ban đầu là trưởng ban tổ chức trước khi được thay thế bởi Cayetano. Ít nhất ba cuộc họp sẽ được tổ chức để chuẩn bị đại hội. Cuộc họp đầu tiên đã được tổ chức ở Shangri-la tại Pháo đài từ ngày 16 đến ngày 17 tháng 5 năm 2018. Một cuộc họp khác đã được tổ chức vào ngày 23–24 tháng 11 năm 2018. Các quan chức của Hiệp hội Thể thao Quốc gia Philippines đã được chỉ định làm người quản lý thi đấu và được giao nhiệm vụ giải quyết các thỏa thuận địa phương liên quan đến môn thể thao của họ bao gồm hậu cần, địa điểm và thiết bị. Chi phí. Ngân sách cho đại hội ít nhất là (147 triệu đô la Mỹ tính đến ngày 31 tháng 7 năm 2019). (118 triệu đô la Mỹ) đã được chính phủ cung cấp trong khi phần còn lại được PHILSGOC bảo đảm từ các thỏa thuận tài trợ. Các quỹ của chính phủ đã được phân bổ cho Ủy ban Thể thao Philippines với (98 triệu đô la Mỹ) từ các quỹ được Quốc hội Philippines phê chuẩn và phần còn lại lấy từ quỹ tăng cường được Tổng thống Rodrigo Duterte phê duyệt. Duterte đã phê duyệt các quỹ bổ sung vào tháng 5 năm 2019. Bán vé. Ban tổ chức đã đàm phán với SM Tickets về hệ thống bán vé. Tất cả vé cho tất cả các sự kiện ban đầu được lên kế hoạch tính phí, với các môn thể thao được ban tổ chức xác định là ít phổ biến hơn, sẽ có mức phí tối thiểu. Vào ngày 3 tháng 10 năm 2019, vé cho lễ khai mạc và các sự kiện chọn lọc đã được bán trên tất cả các chi nhánh của SM Tickets và qua trực tuyến. Tuy nhiên, vài ngày trước lễ khai mạc, đã có những lùm xùm về việc đòi bán vé miễn phí cho công chúng. Các nhân vật và nhóm của công chúng, chẳng hạn như Chủ tịch Monico Puentevella của Bộ môn Cử tạ Samahang và Đại hội Liên đoàn Lao động-Công đoàn của Philippines đã kêu gọi Tổng thống Rodrigo Duterte miễn phí vé. Người phát ngôn của Tổng thống Salvador Panelo đề nghị ban tổ chức tặng vé miễn phí hoặc thu phí với giá ưu đãi cho sinh viên. Vào ngày 29 tháng 11 năm 2019, theo chỉ thị của Tổng thống Duterte, vé được phát miễn phí cho tất cả các sự kiện thể thao, ngoại trừ bóng rổ, bóng đá và bóng chuyền, đã được bán hết. Vé cũng được phát miễn phí cho lễ bế mạc, ban tổ chức tặng 10.000 vé cho SM Tickets để phân phối và hàng nghìn vé khác cho các đơn vị chính quyền địa phương. Vận chuyển. Các nhà tổ chức đã phối hợp với Sở Giao thông vận tải liên quan đến công tác hậu cần cho Đại hội bao gồm việc có thể đóng cửa Đường cao tốc Bắc Luzon trong 12 giờ trước lễ khai mạc. Xe bao gồm 362 xe buýt công cộng, 162 chiếc xe ô tô mui kín và 100 chiếc xe VIP, được lên kế hoạch để mua và 268 xe tải được sử dụng thông qua việc thuê để sử dụng cho đại hội trong khu vực. Ngoài ra, ba chiếc xe điện tự lái sẽ được cung cấp bởi công ty Mỹ Connected Autonomous Shared Transportation (COAST) để vận chuyển hành khách ở thành phố New Clark miễn phí cho chính phủ. Tình nguyện viên. Ban tổ chức đại hội đã khởi động một chương trình tình nguyện viên vào tháng 4 năm 2019 ở Taguig để hỗ trợ tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2019 với mục tiêu tình nguyện viên ban đầu là 12.000. Khoảng 9.000 cá nhân đã được tuyển dụng trong số 20.686 người đã bày tỏ sự quan tâm để tham gia chương trình tình nguyện viên, 14.683 trong số đó đã đăng ký thông qua các cổng trực tuyến chính thức. 2.960 ứng viên là người nước ngoài trong khi 6.003 được bầu bởi các tổ chức giáo dục. Sự phân bổ gần đúng số tình nguyện viên cho mỗi cụm bao gồm: 2.250 ở cụm Clark, 1.980 ở cụm Subic, 3.150 ở Vùng đô thị Manila và 1.620 ở các địa điểm khác không phải là một phần của ba cụm đầu tiên. Huy chương. Các bộ huy chương chính thức cho Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2019 được thiết kế bởi nhà điêu khắc kim loại người Philippines Daniel dela Cruz, người cũng đã thiết kế ngọn đuốc SEA Games, kết hợp các yếu tố lấy cảm hứng từ Philippines. Ở mặt trước của huy chương, phía trên logo SEA Games là một cánh buồm hay "layag", thường được các thuyền Philippines sử dụng. Bao quanh logo là những con sóng biển biểu thị quần đảo Philippines. Ở phía sau là hình ảnh nhìn từ trên không của sân vận động điền kinh thành phố New Clark, nơi diễn ra SEA Games, được thực hiện bằng cách sử dụng khắc mật độ cao. Biểu tượng của các môn thể thao khác nhau được khắc bằng cách sử dụng laser. Huy chương vàng được làm bằng vật liệu mạ vàng 24 karat với thiết kế hình sóng ở phía trước được làm bằng rhodium qua quá trình mạ hai lớp. Huy chương đồng được làm bằng màu "vàng hồng" thay vì màu nâu truyền thống. Ruy băng được sử dụng để giữ kỷ niệm chương có thiết kế hai mặt; một mặt mang màu sắc gắn liền với Đại hội Thể thao Đông Nam Á và mặt còn lại được trang trí bằng các họa tiết dệt truyền thống của Philippines. Chúng được đi kèm với một hộp đựng bằng gỗ, trong khi những người được huy chương cũng nhận được bó hoa, thú nhồi bông Pami và máy bay Philippine Airlines. Ngọn đuốc. Thiết kế của ngọn đuốc chính thức cho Đại hội được thiết kế bởi nhà điêu khắc kim loại người Philippines Daniel dela Cruz Ngọn đuốc được lấy cảm hứng từ sampaguita ("Jasminum sambac") - quốc hoa của Philippines và những phần búa của vật thể tượng trưng cho những tia sáng của mặt trời cờ Philippines. Theo các nhà tổ chức, mặt trời tượng trưng cho "sự thống nhất, chủ quyền, bình đẳng xã hội và độc lập" ngoài việc chia sẻ cùng một biểu tượng với mặt trời của quốc kỳ Philippines. Ngọn đuốc nặng khoảng 1,5 kg, không quá nặng đối với người cầm đuốc. Ngọn đuốc chính thức được công bố vào ngày 23 tháng 8 năm 2019 tại Trung tâm hội nghị quốc tế Philippines ở Pasay trong thời gian đếm ngược 100 ngày cho đại hội. Rước đuốc. Trước lễ rước đuốc ở Philippines là nghi thức thắp sáng chiếc đèn lồng tại sân vận động Quốc gia Bukit Jalil ở Kuala Lumpur vào ngày 3 tháng 10 năm 2019. Trong buổi lễ, quốc gia chủ nhà Malaysia của lần trước đã trao chiếc đèn lồng mang ngọn lửa Đại hội Thể thao Đông Nam Á sang Philippines. Sau lễ bàn giao, ngọn lửa trong chiếc đèn lồng được bay tới Philippines. Cuộc rước đuốc bắt đầu từ SM Lanang ở thành phố Davao vào ngày 30 tháng 10 năm 2019. Chặng thứ hai của cuộc chạy sẽ được tổ chức ở thành phố Cebu vào ngày 16 tháng 11 năm 2019 và sẽ kết thúc vào ngày 23 tháng 11 năm 2019 tại thành phố New Clark ở Capas, Tarlac. Trước đây đã có báo cáo về kế hoạch có Vùng đô thị Manila, Tagaytay là điểm dừng cho cuộc rước đuốc. Vạc. Chiếc vạc là một cấu trúc kim loại cao , được xây dựng bên ngoài sân vận động New Clark City Athletics ở Capas, Tarlac và được thắp sáng vào ngày 30 tháng 11 bởi hai võ sĩ Manny Pacquiao và Nesthy Petecio trong lễ khai mạc. Bên trong là một không gian rỗng chứa đầy sỏi, được nâng đỡ bởi một số cấu trúc kim loại ở mỗi bên của cấu trúc. Theo PHISGOC, chi phí ước tính cho việc xây dựng và bảo trì chiếc vạc vào khoảng 47 triệu peso. Chiếc vạc được thiết kế bởi Nghệ sĩ quốc gia về kiến ​​trúc, Francisco Mañosa. Đây là dự án cuối cùng của anh trước khi qua đời. Địa điểm. Có bốn cụm hoặc trung tâm được chỉ định cho các sự kiện thể thao của Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2019 là Clark, Subic, Vùng đô thị Manila và "Các khu vực khác". Trước đây, cụm thứ tư được biết đến là Cụm BLT (Batangas, La Union và Tagaytay). Trung tâm chính là Clark có khu liên hợp thể thao xây dựng tại khu phát triển thành phố New Clark ở Capas, Tarlac. Địa điểm thứ hai sẽ là Subic trong khi địa điểm thứ ba sẽ là Vùng đô thị Manila và các khu vực lân cận khác. Lễ khai mạc sẽ được tổ chức tại Philippine Arena ở Bulacan trong khi lễ bế mạc sẽ được tổ chức ở thành phố New Clark. Ủy ban Thể thao Philippines đã xác nhận rằng Manila sẽ tổ chức các nội dung quyền Anh, bóng rổ và bóng chuyền trong khi Subic sẽ tổ chức các nội dung thể thao dưới nước. Việc xây dựng các khu nhà lớn và biệt thự của NOC (Ủy ban Olympic Quốc gia) để có thể đón tiếp các đại biểu từ các quốc gia cạnh tranh đã được đề xuất xây dựng ở thành phố New Clark. Mỗi khu nhà lớn sẽ có từ 15 đến 17 phòng. Tiếp thị. Thương hiệu và ra mắt chính thức. Lễ đếm ngược và ra mắt chính thức của Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2019 đã được thực hiện tại Công viên Bayanihan tại Khu vực cảng tự do Clark ở Pampanga, với sự tham dự của đại diện 11 quốc gia tham gia Đại hội. Tại buổi lễ, biểu trưng và chủ đề của Đại hội đã chính thức được công bố. Một cấu trúc cao bao gồm 11 vòng đại diện cho 11 quốc gia cũng được thắp sáng như một phần của lễ đếm ngược. Linh vật nhanh chóng được xác nhận chính thức bên ngoài nghi lễ đếm ngược. Khẩu hiệu. Khẩu hiệu chính thức của Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2019 cũng như chủ đề của nó là "Chúng ta cùng chiến thắng" (). Biểu trưng. Một bản xem trước biểu trưng của Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2019 đã được trình bày trước Hội đồng Olympic châu Á vào ngày 20 tháng 8 năm 2018 ở Jakarta, Indonesia trong Đại hội Thể thao châu Á 2018. Biểu trưng chính thức mô tả 11 vòng từ biểu trưng của Liên đoàn Đại hội Thể thao Đông Nam Á tạo thành hình dạng đất nước Philippines và được tô màu đỏ, màu xanh dương, màu vàng và màu xanh lục. Biểu trưng đã trở thành chính thức trong lễ ra mắt ở Công viên Bayanihan. Dư luận có nhiều ý kiến trái chiều về biểu trưng này, trong đó có việc biểu trưng thiếu tính sáng tạo và sự quan tâm đến thiết kế. Linh vật. Linh vật của Đại hội là Pami, bắt nguồn từ "pamilya" từ tiếng Philippines có nghĩa là "gia đình". Theo giám đốc điều hành của Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2019 Ramon Suzara, linh vật đại diện cho mọi quốc gia, mọi vận động viên, mọi người đến với nhau để hỗ trợ lẫn nhau tại đại hội. Linh vật với một nhân vật vui đã được mô tả là được làm từ những quả bóng hình cầu. Giống như biểu trưng và chủ đề, nó cũng được công bố trước trong cuộc họp ở Jakarta, Indonesia, và trở thành chính thức trong lễ đếm ngược ở Công viên Bayanihan. Bài hát chủ đề. Ryan Cayabyab đã sáng tác bài hát chủ đề chính thức của Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2019, tên bài hát đồng thời là khẩu hiệu chính thức của đại hội "We Win As One". Floy Quintos đã viết lời cho bài hát được ra mắt chính thức vào ngày 11 tháng 7 năm 2019. Lea Salonga đã biểu diễn cho buổi phát hành chính thức bài hát chủ đề. Bài hát chủ đề và video âm nhạc cho "We Win As One" đã chính thức được phát hành vào ngày 3 tháng 9 năm 2019 tại Resorts World Manila. Video âm nhạc được quay tại Trung tâm thể thao thành phố New Clark được đạo diễn bởi Shem Hampac và được sản xuất bởi Equinox Manila. Ban đầu, Cayabyab đã sáng tác bài hát với mong muốn 11 ca sĩ sẽ biểu diễn chính thức. Bài hát đã được sửa đổi để phù hợp hơn cho buổi biểu diễn solo sau khi Lea Salonga được khai thác để thực hiện phần biểu diễn. Cayabyab và Jimmy Antiporda là những người chịu trách nhiệm dàn dựng bài hát. Sarah Geronimo đã phát hành "Who We Are", một bài hát kế thừa dành cho lực lượng lao động và tình nguyện viên của Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2019. Bài hát đã được phát trong một số buổi lễ chiến thắng có các vận động viên giành huy chương của Philippines. Video âm nhạc được quay tại một số địa điểm của Đại hội. Arnel Pineda và ban nhạc Philippines KO Jones cũng đã phát hành "Rock the SEA Games", bài hát cũng đã được phát trong một số kỳ SEA Games và được biểu diễn trong lễ bế mạc vào ngày 11 tháng 12 năm 2019. Tháng 3 năm 2020, "We Win as One" đã được phối lại thành "We Heal As One" để ứng phó với đại dịch coronavirus năm 2020 ở Philippines. Ryan Cayabyab cũng đã sáng tác bài hát với phần lời mới của Floy Quintos. Bài hát được thể hiện bởi nhiều ca sĩ Philippines. Trang phục chính thức. Quần áo để sử dụng chính thức được thiết kế cho đại hội sử dụng khác nhau. Những người trình bày các lễ trao thưởng của đại hội sẽ mặc trang phục lấy cảm hứng từ quần áo truyền thống của Philippines là mặc quần áo Balintawak, Barong Tagalog và Baro't Saya. Áo polo và áo khoác có mã màu cũng sẽ được phát minh: Đối với các quan chức Liên đoàn Đại hội Thể thao Đông Nam Á, nó sẽ có màu xanh lam, đối với các quan chức kỹ thuật là màu xanh lá cây, đối với các tình nguyện viên là màu đỏ và các quan chức của Ủy ban tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á Philippines (PHISGOC) là màu xanh hải quân. Đồng phục kinh doanh được thực hiện bởi nhà thiết kế thời trang Rajo Laurel cũng sẽ được sử dụng. Laurel đã thực hiện hai bộ đồng phục cho nữ (các bộ màu đen và màu trắng) và ba bộ cho nam (một bộ màu đen và hai bộ màu trắng). Barong Tagalog sẽ được sử dụng làm đồng phục chính thức cho cuộc diễu hành của Đội tuyển Philippines tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2019. Đồng phục chính thức được thiết kế bởi Francis Libiran. Trong khi trang phục tập luyện chính thức của các vận động viên người Philippines được tài trợ bởi Asics. Tài trợ. Có ít nhất ba hạng nhà tài trợ cho Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2019, phụ thuộc vào số tiền mà một công ty đóng góp cho đại hội. Các nhà tài trợ bạc đóng góp 500.000 đô la, các nhà tài trợ vàng đóng góp 2 triệu đô la và các nhà tài trợ bạch kim đóng góp 3 triệu đô la. Philippine Airlines là nhà cung cấp vận tải hàng không cho đại hội lần này. Razer Inc., công ty có trụ sở tại Singapore, sẽ tham gia vào việc tổ chức các nội dung Thể thao điện tử. Sáu công ty đã ký kết thỏa thuận hợp tác với PHISGOC trong buổi lễ ký kết tài trợ vào ngày 13 tháng 2 năm 2019. Atos, một công ty quốc tế cũng là Đối tác CNTT của Thế vận hội và Thế vận hội Người khuyết tật, được chỉ định là nhà cung cấp hệ thống quản lý đại hội chính thức. GL Eventscó trụ sở tại Pháp sẽ cung cấp các lớp phủ và cấu trúc tạm thời của 39 địa điểm thể thao sẽ được sử dụng cho Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2019. Grand Sport, một công ty may mặc thể thao từ Thái Lan, là nhà cung cấp đồng phục chính thức cho lực lượng lao động, các tình nguyện viên và các quan chức kỹ thuật. Bộ dụng cụ chính thức của các vận động viên quốc gia của nước chủ nhà sẽ được cung cấp bởi Asics. Mikasa, Marathon, và Molten là các nhà cung cấp những quả bóng thi đấu và dụng cụ thể thao chính thức của đại hội, tất cả đều do Sonak Corporation mang vào. PHISGOC được chỉ định MediaPro Asia là nhà sản xuất độc quyền chính thức, bản quyền phương tiện truyền thông, tiếp thị và tài trợ cho đại hội. Dịch vụ xe tự hành (AV) từ COAST Autonomous có trụ sở tại Hoa Kỳ sẽ được sử dụng để phục vụ các vận động viên và quan chức giữa làng vận động viên, trung tâm thể thao dưới nước và sân vận động điền kinh ở thành phố New Clark. Đây sẽ là lần đầu tiên triển khai dịch vụ AV trong một sự kiện thể thao lớn. SM Lifestyle, Inc., một chi nhánh của SM Prime Holdings, được đặt tên là đối tác địa điểm chính thức của đại hội trong khu vực với địa điểm cho bóng rổ nam và khúc côn cầu trên băng được tổ chức tại các cơ sở hạ tầng do Tập đoàn SM được quản lý. Tập đoàn NEP có trụ sở tại Pennsylvania, nhà phát sóng chính thức của Đại hội đã bán toàn bộ và một phần bản quyền phát sóng cho các nhà đài khác. Skyworth được coi là đối tác truyền hình chính thức trong Đại hội. Họ đã đưa tin về các sự kiện trước cuộc thi, bao gồm cả các sự kiện rước đuốc ở Philippines và Malaysia, cũng như Trung tâm trò chơi và Khu người hâm mộ. Tài trợ hạng bạch kim đã được hỗ trợ bởi công ty Mediapro Asia của Singapore. Mastercard là nhà tài trợ chính cho ứng dụng di động chính thức của đại hội, cho phép người dùng xem lịch thi đấu và kết quả cũng như mua vé và thức ăn tại địa điểm. Ban tổ chức đã đảm bảo bảo hiểm cho các vận động viên và quan chức của Đại hội từ Standard Insurance Co. Inc. trong khoảng thời gian từ ngày 15 tháng 10 đến ngày 15 tháng 12 năm 2019, mỗi người thụ hưởng có mức bảo hiểm là 300 thousand nghìn peso. Chế độ bảo hiểm bao gồm tử vong hoặc bất kỳ thương tích nào liên quan đến tai nạn phát sinh cả trong thi đấu và huấn luyện, cũng như tổn thất do hành động phá hoại và khủng bố. Standard Insurance có EMA-Global là đối tác cung cấp dịch vụ y tế của mình. Đại hội. Lễ khai mạc. Philippine Arena ở Bocaue, Bulacan được lên kế hoạch trở thành địa điểm tổ chức lễ khai mạc của Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2019. Vận động viên thể dục dụng cụ người Philippines Carlos Yulo được chỉ định là người cầm đuốc và sẽ thắp sáng vạc trong lễ khai mạc. Lễ khai mạc được lấy cảm hứng từ các lễ khai mạc của Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2017 ở Kuala Lumpur, Malaysia và Thế vận hội Mùa đông 2018 ở Pyeongchang, Hàn Quốc. Nhà tổ chức đã công bố kế hoạch tiến hành thắp sáng ngọn lửa kỹ thuật số trong sự kiện này cùng với kế hoạch dự phòng cho "lễ khai mạc truyền thống, bình thường". FiveCurrents, những người sáng tạo nội dung trực tiếp đã tạo ra lễ khai mạc và bế mạc London 2012, cũng sẽ tổ chức lễ khai mạc Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2019 cùng với các nhà sản xuất địa phương; Video Sonic và sân khấu thủ công. Nghệ sĩ người Mỹ gốc Philippines, Apl.de.ap của The Black Eyed Peas sẽ biểu diễn tại lễ khai mạc. Phối hợp với Ryan Cayabyab, anh sẽ biểu diễn một bản phối lại bài hát của nhóm nhạc, được thể hiện bằng nhạc cụ truyền thống của Philippines và nhạc đệm. Trước đây, ban tổ chức đã liên hệ với một nghệ sĩ người Mỹ gốc Philippines khác, Bruno Mars, để làm điều tương tự. Vào tháng 8 năm 2019, nhà tổ chức đã lên kế hoạch để các nghệ sĩ địa phương Lea Salonga và Arnel Pineda biểu diễn trong lễ khai mạc. Lễ bế mạc. Lễ bế mạc sẽ được tổ chức tại sân vận động điền kinh ở thành phố New Clark. The Black Eyed Peas, với tư cách là một nhóm, sẽ biểu diễn trong lễ bế mạc. Ngoài ra còn có kế hoạch cho các nghệ sĩ đại diện cho 11 quốc gia Đông Nam Á biểu diễn trong lễ khai mạc và bế mạc. Các quốc gia tham dự. Tất cả 11 thành viên của Liên đoàn Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEAGF) dự kiến ​​sẽ tham gia Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2019. Dưới đây là các NOC tham gia. Môn thể thao. 529 nội dung của 56 môn thể thao đã được chấp thuận để thi đấu tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2019, biến kì đại hội này trở thành Đại hội Thể thao Đông Nam Á có số lượng các môn thể thao và nội dung được tranh tài nhiều nhất. Một danh sách ban đầu gồm 32 môn thể thao sẽ được tranh tài tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2019 đã được thống nhất sau cuộc họp của Hội đồng Liên đoàn Đại hội Thể thao Đông Nam Á hai ngày từ ngày 16–17 tháng 5 năm 2018 tại Shangri-La at the Fort ở thành phố toàn cầu Bonifacio, Taguig, vùng đô thị Manila. Cầu lông ban đầu bị chủ nhà loại khỏi danh sách sơ bộ, nhưng đã được thêm trở lại sau sự phản đối của Malaysia, Indonesia, Myanmar, Singapore và Thái Lan. Vovinam sau đó đã bị loại khỏi danh sách môn thể thao được ban tổ chức đưa ra vào giữa tháng 12 năm 2018 và polo đã được đưa vào tháng 1 năm 2019. Dưới đây là các môn thể thao được tranh tài tại đại hội, với số lượng nội dung trong mỗi môn được đặt trong dấu ngoặc: Ngoài ra, còn có các nội dung biểu diễn: Đề xuất bao gồm các môn thể thao bổ sung đã được cho phép thông qua đề xuất của các NOC khác nhau cho đến ngày 13 tháng 6 năm 2018. Có thông tin cho rằng một môn thể thao được đề xuất phải được ít nhất bốn quốc gia ủng hộ để được đưa vào danh sách. Nằm trong số các môn thể thao được đề xuất đưa vào danh sách cuối cùng có thể thao điện tử, bóng lưới, vượt chướng ngại vật, sambo, trượt ván, đá cầu, lướt sóng, trượt nước, leo núi đá thể thao và thể thao aero. Malaysia dự định đề xuất quần vợt, trượt băng và võ thuật, những môn đã xuất hiện trong lần đại hội trước; trong khi Campuchia vận động để đưa vào đại hội quần vợt, bi sắt và vovinam. Vào ngày 30 tháng 9 năm 2018, trong cuộc họp của Hội đồng Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á tại Băng Cốc, các NOC của Đông Nam Á đã phê duyệt tổng cộng 56 môn thể thao được tranh tài tại đại hội; tất cả các môn được đề xuất bởi NOC của quốc gia chủ nhà ngoại trừ các phân môn khúc côn cầu trên sàn, vovinam và khúc côn cầu trong nhà được các NOC khác đề xuất. Arnis (võ gậy), một môn võ cổ truyền của Philippines, lần cuối cùng được giới thiệu như một môn thể thao biểu diễn vào kỳ năm 2005, sẽ là môn thể thao thông thường trong đại hội năm 2019. Hiệp hội thể thao quốc gia của Philippines đã vận động 20 nội dung cho phân môn (16 nội dung đối kháng; 4 nội dung "anyo" () Lần đầu tiên bóng rổ 3x3 được giới thiệu trong lịch sử các kỳ đại hội. Sau khi phê duyệt 56 môn thể thao được đề xuất, đã có báo cáo rằng không có môn thể thao bổ sung nào được thêm vào. Tuy nhiên, Ủy ban Olympic Philippines sau đó tuyên bố họ sẽ đề xuất bổ sung bóng ném bãi biển và bóng lưới bãi biển vào danh sách thi đấu chính thức vào tháng 11 sau khi tham khảo ý kiến ​​của các hiệp hội thể thao quốc gia Sau cuộc họp của Hội đồng Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á từ ngày 23–24 tháng 11 năm 2018, sự chấp thuận của 56 môn thể thao được đề xuất đã được hoàn tất với 529 nội dung dự kiến ​​sẽ được tranh tài. Số lượng nội dung đã được hoàn thành vào giữa tháng 12 năm 2018. Khúc côn cầu dưới nước đã được hạ xuống thành một môn thể thao biểu diễn do không đủ số nước tham gia vào các nội dung. Bảng tổng sắp huy chương. Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2019 có 529 nội dung thuộc 56 môn thể thao, tương ứng với 529 bộ huy chương sẽ được trao. Một số bộ huy chương khác sẽ được phân phối, sẽ được công bố trước lễ trao huy chương của các môn thể thao khác nhau trong đại hội. Trong bộ môn Điền kinh, ở nội dung Nhảy cao nữ, do có 2 vận động viên đạt thành tích ngang nhau, họ đều giành được Huy chương Vàng và vận động viên đứng thứ ba giành Huy chương Đồng, điều này dẫn đến việc số Huy chương Vàng nhiều hơn số Huy chương Bạc hai chiếc. Phát sóng. Chỉ có 15 trên tổng số 56 môn thi của kỳ đại hội được nước chủ nhà Philippines tổ chức truyền hình trực tiếp, chủ yếu là các môn Olympic (các môn dưới nước, thể dục dụng cụ, điền kinh, một số môn võ) và bóng đá. Ngoài ra, các sự kiện được chọn cũng có sẵn trên toàn thế giới thông qua trang Facebook chính thức của Đại hội Thể thao Đông Nam Á. Vào tháng 11 năm 2018, có thông tin cho rằng TV5 đang đàm phán về bản quyền phát sóng cho đại hội thể thao ở Philippines. ABS-CBN, PTV và 5 sẽ phát sóng miễn phí đại hội thể thao trên truyền hình. Quốc gia chủ nhà (Philippines) Quan ngại và tranh cãi. Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2019 đã được tổ chức với một loạt các tranh cãi, từ các cáo buộc tham nhũng đến việc đối xử với các phái đoàn.
1
null
Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021 (), thường được gọi là SEA Games 31 là một sự kiện thể thao đa môn diễn ra ở Hà Nội, Việt Nam vào năm 2022. Ban đầu dự kiến tổ chức từ ngày 21 tháng 11 đến ngày 2 tháng 12 năm 2021, đại hội dời ngày tổ chức sang từ ngày 12 đến ngày 23 tháng 5 năm 2022 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Có 40 môn thể thao, chủ yếu là những môn thể thao được thi đấu tại Đại hội Thể thao châu Á và Thế vận hội. Đây là lần thứ hai Hà Nội đăng cai Đại hội Thể thao Đông Nam Á kể từ năm 2003. Bầu chọn chủ nhà. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều nộp hồ sơ dự thầu để tổ chức đại hội thể thao. Trong khi Thành phố Hồ Chí Minh là địa điểm được ưa chuộng ban đầu bởi vai trò đầu tàu kinh tế và giải trí của cả nước, nhưng chưa được đầu tư hạ tầng thể thao xứng đáng, chưa từng được chọn làm địa điểm trung tâm cho sự kiện thể thao quốc tế lớn và quy mô, Hà Nội được coi là địa điểm ưu tiên do các cơ sở hạ tầng thể thao hiện có nhờ vai trò là thủ đô và đã được đầu tư để tổ chức SEA Games 2003. Hà Nội. Theo đề xuất của Hà Nội đệ trình lên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thành phố sẽ chi 1,4 nghìn tỷ đồng Việt Nam (77 triệu đô la Mỹ) cho việc chuẩn bị và tổ chức Đại hội thể thao 2 tuần diễn ra từ cuối tháng 11 đến tháng 12. 97 tỷ đồng (4,3 triệu đô la Mỹ) dự kiến ​​sẽ được kiếm lại từ bản quyền phát sóng, quảng cáo, nhà tài trợ và các khoản đóng góp khác. Thành phố Hồ Chí Minh. Vào tháng 12 năm 2017, Ủy ban Thường vụ Thành phố Hồ Chí Minh của Đảng Cộng sản Việt Nam đã phê chuẩn đề xuất chủ nhà của thành phố. Theo đề nghị này, chi phí trực tiếp để làm chủ nhà tại đại hội thể thao được ước tính là 7,48 nghìn tỷ đồng (330 triệu đô la Mỹ), trong đó 6,6 nghìn tỷ đồng (290 triệu đô la Mỹ) được chi tiêu vào các cơ sở hạ tầng thể thao đang nâng cấp và 904 tỷ đồng (40 triệu đô la Mỹ) về chi phí tổ chức. Tuy nhiên, cần thêm 8,2 nghìn tỷ đồng (360 triệu đô la Mỹ) để xây dựng Khu liên hợp thể thao Rạch Chiếc trong khi một làng vận động viên sẽ không được xây dựng. Đại hội thể thao sẽ diễn ra trong 12 ngày vào giữa tháng 8 và chứng kiến 30-36 môn thể thao được tranh tài. Các tỉnh Đồng Nai và Bình Dương cũng sẽ tổ chức một phần của đại hội thể thao. Quyết định. Vào ngày 9 tháng 7 năm 2018, Chính phủ Việt Nam đã chọn Hà Nội là nơi tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 và Đại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á 2021. Vào ngày 13 tháng 11 năm 2019, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định phê duyệt Hà Nội đăng cai Đại hội. Theo Quyết định 1616/QĐ-TTg, Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021 sẽ được tổ chức từ ngày 21 tháng 11 đến ngày 2 tháng 12 năm 2021 trong khi Đại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 11 sẽ được tổ chức vào cuối tháng 12 năm 2021. Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) được chỉ định làm tổ chức phát sóng trực tiếp Lễ Khai mạc, Lễ Bế mạc và các ngày thi đấu. Tác động của đại dịch COVID-19. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 kéo dài nên các hạng mục chuẩn bị chậm tiến độ hơn so với dự kiến, đặc biệt là việc sửa chữa, nâng cấp các công trình phục vụ SEA Games. Quan điểm của ban tổ chức là SEA Games chỉ có thể diễn ra trong điều kiện đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, mà trên hết là sự an toàn cho các vận động viên, huấn luyện viên và những người tham gia tổ chức SEA Games 31. Trước tình hình trên, ngành thể thao chỉ có thể tiến hành chuẩn bị các hạng mục trong phạm vi và điều kiện cho phép. Mọi công tác chuẩn bị cũng như đề xuất đều dựa trên diễn biến của dịch bệnh. Tạm hoãn và dời năm tổ chức. Dự kiến ​​ban đầu được tổ chức từ ngày 21 tháng 11 đến ngày 2 tháng 12 năm 2021, tuy nhiên đến ngày 9 tháng 6 năm 2021, Ủy ban Olympic Việt Nam đã kiến nghị tổ chức SEA Games 31 vào tháng 7 năm 2022 do "số ca nhiễm COVID-19 đang gia tăng ở nước này, đặc biệt là ở miền Bắc, nơi công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ SEA Games đang bị đình trệ", theo lời Chủ tịch Uỷ ban Olympic Malaysia Mohamad Norza. Myanmar và chủ nhà Việt Nam ủng hộ đề xuất này, trong khi Lào trung lập, còn lại Brunei, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Singapore và Đông Timor đồng loạt phản đối. Tới ngày 24 tháng 6, trong cuộc họp trực tuyến của Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á (SEAGF), một trong những đề xuất được đưa ra xem xét là dời SEA Games 31 tới tháng 4 hoặc tháng 5 năm 2022. Chiều ngày 8 tháng 7, trong buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng đã xác nhận SEA Games 31 sẽ được hoãn sang thời điểm khác phù hợp hơn, "nhằm đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch và an toàn cho các thành phần tham gia". Điều này cũng được thông qua tại phiên họp trực tuyến của SEAGF với Uỷ ban Olympic các quốc gia thành viên diễn ra cùng ngày, và nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của các quốc gia. Kể từ đó, Việt Nam vẫn chưa đưa ra câu trả lời rõ ràng về thời gian tổ chức SEA Games 31, và SEAGF đã cho Việt Nam thời hạn đến tháng 10 năm 2021 để đưa ra quyết định của mình, nếu không sự kiện sẽ bị hủy bỏ. Trong một diễn biến khác, Chính phủ và Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã đồng ý với đề nghị của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Ban tổ chức SEA Games 31 về việc lùi thời gian tổ chức SEA Games đến quý 2 năm 2022, nhưng sẽ không đăng cai tổ chức ASEAN Para Games 11 tại Hà Nội. Quyết định cuối cùng được đưa ra vào đầu tháng 11 năm 2021, nêu rõ Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021 sẽ được ấn định tổ chức từ ngày 12 tháng 5 đến 23 tháng 5 năm 2022. Mặc dù vậy, tên gọi "Hà Nội 2021" trong tên sự kiện vẫn được giữ nguyên, tương tự như UEFA Euro 2020, Olympic Tokyo 2020 và AFF Suzuki Cup 2020 dù các sự kiện này đều được dời sang năm 2021. Chuẩn bị. Ban tổ chức SEA Games (SEAGOC) đã được Việt Nam thành lập vào tháng 4 năm 2020 nhằm chuẩn bị, lên và thực hiện kế hoạch tổ chức Đại hội. Kinh phí. Do đại dịch COVID-19, Việt Nam buộc phải cắt giảm kinh phí tổ chức Đại hội. Tổng kinh phí chính phủ Việt Nam dành để tổ chức Đại hội ước tính vào khoảng 1,6 nghìn tỷ đồng (63,9 triệu đô la Mỹ). Trong đó, 980,3 tỷ đồng (42,3 triệu đô la Mỹ) là kinh phí tổ chức, còn 602,3 tỷ đồng (25,9 triệu đô la Mỹ) được dùng cho công tác nâng cấp và sửa chữa các công trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý. Chính quyền các tỉnh chịu trách nhiệm cải tạo các công trình do địa phương quản lý. Ngoài đường đua xe đạp mới ở Hòa Bình và cụm sân quần vợt trong khuôn viên Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hà Nội (do Ủy ban Nhân dân Hà Nội quản lý), không có thêm công trình nào được xây mới. Vào ngày 1 tháng 4 năm 2022, chính phủ Việt Nam đã phê duyệt khoản ngân sách bổ sung 449 tỷ đồng (19,65 triệu đô la Mỹ) cho Đại hội. Số tiền này được trích từ ngân sách quốc gia cho sự nghiệp thể dục thể thao năm 2022. Bốn bộ, ngành Trung ương sẽ được hỗ trợ 378,3 tỷ đồng, Hà Nội và 11 tỉnh khác được hỗ trợ thêm 70,7 tỷ đồng. Doanh thu từ công tác tổ chức Đại hội dự định đạt 226,6 tỷ đồng (9,7 triệu đô la Mỹ), trong đó 136,6 tỷ đồng là thu ăn ở của các đoàn tham dự và 65 tỷ đồng tới từ bản quyền phát sóng. Địa điểm. Thủ đô Hà Nội sẽ đóng vai trò trung tâm chính và 11 tỉnh, thành phố lân cận, gồm: Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ. Kỳ đại hội này sẽ không xây dựng làng vận động viên, các đoàn tham dự sẽ ở tại các khách sạn gần khu vực thi đấu. Theo kế hoạch ban đầu, một cụm sân quần vợt mới tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hà Nội sẽ được xây dựng cũng như xây dựng lại toàn bộ Sân vận động Hàng Đẫy để tổ chức các trận bóng đá nam. Cả hai dự án đều gặp vướng mắc, chậm triển khai và không thể hoàn thành kịp thời điểm tổ chức Đại hội. Do đó, địa điểm tổ chức môn quần vợt được đề xuất chuyển về tỉnh Bắc Ninh, còn vòng bảng môn bóng đá nam sẽ được tổ chức tại Sân vận động Việt Trì và Sân vận động Thiên Trường. Ngày 24 tháng 3 năm 2021, địa điểm tổ chức môn Thể thao điện tử được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam (VIRESA) công bố Tình nguyện viên. Ban tổ chức đã lên kế hoạch tuyển khoảng 3000 tình nguyện viên cho Đại hội, 2000 người trong số đó sống tại Hà Nội. Vào tháng 2 năm 2022, SEAGOC đã bắt đầu làm việc với các trường cao đẳng tại Hà Nội, chủ yếu là Đại học Hà Nội và Viện Đại học Mở Hà Nội để bắt đầu quá trình này. Người nộp đơn bắt buộc phải được tiêm phòng đầy đủ vắc-xin COVID-19. Các tình nguyện viên được chọn sẽ được đào tạo từ tháng 3 đến tháng 4 trước khi được chỉ định đến các địa điểm cụ thể vào tháng 4 năm 2022. Rước đuốc. Lễ rước đuốc bắt đầu 31 ngày trước lễ khai mạc, đại diện cho 31 kỳ Đại hội Thể thao Đông Nam Á. Hành trình bắt đầu tại Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ vào ngày 11 tháng 4 năm 2022 và đi qua tất cả các tỉnh đăng cai trước khi đến chân vạc tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội vào ngày 12 tháng 5 năm 2022. 10 vận động viên và cựu vận động viên tiêu biểu của Việt Nam tham gia vào quá trình rước đuốc và châm đuốc. Bán vé. Ban Tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á khuyến khích từng ban tổ chức cấp tỉnh cho phép khán giả vào các địa điểm thi đấu miễn phí, nhưng quyết định cuối cùng về việc phát hành và/hoặc thu phí vé phụ thuộc vào mỗi tỉnh. Ban tổ chức cho biết Lễ khai mạc sẽ không bán vé, chỉ phát vé mời. Theo một đại diện của Ban tổ chức thì chỉ tổ chức bán vé môn bóng đá nam, còn lại đều miễn phí. Nhiều nơi thi đấu như Bắc Giang, Hải Phòng, Nam Định và Quảng Ninh đã đề nghị hoặc thông báo miễn phí cho khán giả vào xem thi đấu. Phú Thọ, nơi tổ chức tất cả các trận đấu của Việt Nam ở môn bóng đá nam, đã lên kế hoạch bán vé. Đại hội. Các quy tắc đặc biệt do dịch COVID-19. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các vận động viên và quan chức phải xét nghiệm COVID-19 theo phương pháp PCR 72 giờ trước khi đến Việt Nam. Trong vòng 24 giờ sau khi nhập cảnh và trước khi thi đấu, các vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài sẽ được lấy mẫu xét nghiệm kháng nguyên nhanh. Nếu một vận động viên hay một thành viên dương tính với COVID-19, môn thi đấu mà vận động viên/thành viên đó tham dự vẫn diễn ra bình thường. Người mắc COVID-19 sẽ được cách ly tại các cơ sở được chỉ định hoặc chuyển đến bệnh viện trong trường hợp nghiêm trọng. Đối với các trường hợp cho kết quả xét nghiệm dương tính trước khi tham dự môn thi đấu, NOC có thể thay bằng vận động viên khác. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm COVID-19 trong quá trình thi đấu, vận động viên đó sẽ phải dừng thi đấu, bị hủy kết quả và không thể được thay thế bằng vận động viên khác. Khán giả đến các địa điểm thi đấu của SEA Games 31 không phải xét nghiệm COVID-19. Tuy nhiên, số lượng khán giả cho phép tại các địa điểm sẽ phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh trong khu vực vào thời điểm thi đấu. Lễ khai mạc. Lễ khai mạc được tổ chức vào lúc 20 giờ ngày 12 tháng 5 năm 2022 (giờ địa phương) tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình. NSƯT Trần Ly Ly, Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn Việt Nam là tổng đạo diễn của buổi lễ. Chỉ 31 vận động viên từ mỗi quốc gia, cũng tượng trưng cho lần thứ 31 của đại hội trong khu vực, tham gia cuộc diễu hành nhằm giảm lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Các quốc gia tham dự. Tất cả 11 thành viên của Liên đoàn Đại hội Thể thao Đông Nam Á được dự kiến tham gia vào Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021. Dưới đây là các NOC tham gia. Môn thể thao. Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 có 523 bộ huy chương (ban đầu là 526) với 40 môn thể thao, chủ yếu là những môn thể thao được thi đấu tại Thế vận hội và ASIAD. Chủ nhà Việt Nam cam kết không cắt giảm nội dung nào của các môn trong hệ thống Thế vận hội, ước chiếm khoảng 2/3 chương trình thi đấu chính thức. Có 9 trong 40 môn thể thao không nằm trong số các môn thi đấu tại Thế vận hội và ASIAD, bao gồm: Bi sắt, Cờ (cờ vua, cờ tướng), Khiêu vũ thể thao, Kickboxing, Muay, Pencak silat, Thể hình, Thể thao điện tử và Vovinam. Theo điều lệ của Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á (SEAGF), nước chủ nhà phải tổ chức tối thiểu 22 môn thi đấu, trong đó có 2 môn nhóm I (điền kinh và thể thao dưới nước), tối thiếu 14 môn thể thao nhóm II (các môn thi đấu bắt buộc tại Thế vận hội và Á vận hội) và tối đa 8 môn thể thao nhóm III Lễ bế mạc. Lễ bế mạc được tổ chức vào lúc 20 giờ ngày 23 tháng 5 năm 2022 (giờ địa phương) tại Cung điền kinh trong nhà Mỹ Đình. NSƯT Trần Ly Ly, Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Việt Nam) là Tổng đạo diễn của buổi lễ. Bảng tổng sắp huy chương. Đã có tổng cộng 1759 huy chương được trao, trong đó có 525 huy chương vàng, 522 huy chương bạc và 712 huy chương đồng được trao cho các vận động viên. Màn trình diễn của chủ nhà Việt Nam ở SEA Games lần này là tốt nhất trong lịch sử các kỳ Đại hội Thể thao Đông Nam Á, phá vỡ kỷ lục số huy chương vàng ở 1 kỳ SEA Games (kỷ lục cũ là 194 huy chương vàng của Indonesia tại SEA Games 19). Có 2 nội dung đã trao 2 huy chương vàng sau khi các vận động viên đạt thành tích ngang nhau ở nội dung Thể dục tự do nữ và Xà đơn nam, cùng ở môn Thể dục dụng cụ. Tiếp thị. Thương hiệu. Vào ngày 30 tháng 8 năm 2019, Ủy ban Olympic Việt Nam đã khởi động một cuộc thi toàn quốc để tìm biểu trưng, linh vật, khẩu hiệu và bài hát chính thức cho cả hai Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021 và Đại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á 2021. Cuộc thi sẽ diễn ra đến ngày 30 tháng 10 năm 2019. Ba tác phẩm đứng đầu trong mỗi hạng mục sẽ được giới thiệu và công dân Việt Nam sau đó có thể bỏ phiếu cho tác phẩm chiến thắng. Vào ngày 20 tháng 10 năm 2019, mẫu linh vật mang tên Vàng, dựa theo nhân vật chú chó trong truyện ngắn nổi tiếng "Lão Hạc" của nhà văn Nam Cao, được ban tổ chức trao giải linh vật được cộng đồng mạng yêu thích nhất. Tới ngày 26 tháng 10 năm 2019, 3 mẫu linh vật cuối cùng do ban giám khảo chọn lựa được công bố. Cả ba mẫu linh vật được lấy cảm hứng từ những loài động vật tại Việt Nam: sao la, nghê và hổ. Tuy nhiên, những mẫu linh vật được lựa chọn vấp phải phản hồi rất tiêu cực từ công chúng. Ban tổ chức sau đó phải rút lại bài công bố, đồng thời cho biết các mẫu thiết kế này mới chỉ là sơ bộ và sẽ được chỉnh sửa, cải thiện thêm. Do đó, thời hạn công bố bài dự thi chiến thắng vào ngày 31 tháng 10 được lùi sang tháng 11 năm 2019, rồi một lần nữa bị hoãn vô thời hạn. Tới ngày 19 tháng 11 năm 2020, các tác phẩm được chọn mới được công bố chính thức. Tuy nhiên cuộc thi không chọn được bài hát chủ đề nào. Ban tổ chức quyết định đặt hàng nhạc sĩ Quang Vinh, tác giả bài hát chính thức "Vì một thế giới ngày mai""" tại SEA Games 22, để sáng tác bài hát mới cho kỳ đại hội này. Tại Hội nghị Truyền thông quốc tế SEA Games 31 tổ chức ngày 28 tháng 2 năm 2022, Tiểu ban Thông tin - Truyền thông đã hé lộ bộ nhận diện, bài hát chính thức cho kỳ SEA Games diễn ra tại Việt Nam. Bài hát chủ đề. Bài hát chủ đề được lựa chọn là "Hãy tỏa sáng" (tên tiếng Anh: "Let's shine"), sáng tác của nhạc sĩ Huy Tuấn. Trong bản nhạc mẫu, nhạc sĩ Huy Tuấn chọn Tùng Dương là ca sĩ thể hiện. Ngoài ca sĩ Tùng Dương, bài hát cũng được góp giọng bởi nhiều nghệ sĩ nổi tiếng của Việt Nam như Hồ Ngọc Hà, Isaac, Văn Mai Hương, Tùng Dương và Đen Vâu. Biểu trưng. Biểu trưng của kỳ SEA Games thứ 31 là tác phẩm của họa sĩ Hoàng Xuân Hiếu. Thiết kế của họa sĩ Hiếu lấy cảm hứng từ hình ảnh chim bồ câu và bàn tay, kết hợp lại tạo thành hình chữ "V", biểu tượng cho "Victory" (chiến thắng) và "Việt Nam". Linh vật. Linh vật của kỳ Đại hội Thể thao Đông Nam Á năm 2021 là "Sao La", lấy cảm hứng từ sao la – một loài động vật quý hiếm ở miền trung Việt Nam. Thiết kế của họa sĩ Ngô Xuân Khôi đã đánh bại 557 mẫu thiết kế khác để chiến thắng cuộc thi sáng tác linh vật năm 2019. Khẩu hiệu. "Vì một Đông Nam Á mạnh mẽ hơn" được chọn làm khẩu hiệu chính thức cho kỳ đại hội này. Khẩu hiệu đại diện cho hi vọng của Việt Nam, với tư cách Chủ tịch ASEAN 2020, về một khu vực phát triển mạnh mẽ hơn, đồng thời thể hiện quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19 của cả khu vực Đông Nam Á. Tài trợ. Có 4 hạng nhà tài trợ cho SEA Games 31. Các nhà tài trợ kim cương đã đóng góp hơn 10 tỷ đồng (438.000 đô la Mỹ) tiền mặt hoặc sản phẩm, dịch vụ trị giá 13 tỷ đồng (569.000 đô la Mỹ). Các nhà tài trợ bạch kim đóng góp 5-10 tỷ đồng tiền mặt hoặc 8-13 tỷ đồng sản phẩm, dịch vụ. Các nhà tài trợ vàng đóng góp 3-5 tỷ đồng tiền mặt hoặc 6-8 tỷ đồng sản phẩm, dịch vụ. Đối tác tài trợ đóng góp tiền mặt dưới 3 tỷ đồng hoặc sản phẩm, dịch vụ trị giá dưới 6 tỷ đồng. Vietcontent là nhà tài trợ chính của Đại hội. Đã có tổng cộng 23 nhà tài trợ, trong đó có 7 nhà tài trợ kim cương, 3 nhà tài trợ bạch kim, 2 nhà tài trợ vàng và 12 đơn vị đồng hành đã cam kết đóng góp cho Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021. Đối tác truyền thông. Chỉ có khoảng 17 môn thi đấu trong số 40 môn của SEA Games 31 được VTV dự kiến tường thuật truyền hình trực tiếp. và trên toàn thế giới Trong văn bản gửi cho VTV vào ngày 24 tháng 4 năm 2022, ông Trần Đức Phấn - phó tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Thể dục Thể thao - cho biết có nhiều đơn vị truyền hình đã liên hệ với ban tổ chức Đại hội để xin được sản xuất, phát sóng trực tiếp các môn thi mà VTV không sản xuất. Ban tổ chức đại hội đề nghị VTV cung cấp đầu mối để các đơn vị này liên hệ xử lý. Phát Sóng Truyền Hình Trực Tiếp Chờ Tín Hiệu Và Ban tổ chức Đại hội, Ủy ban Olympic Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam là các đơn vị nắm giữ bản quyền SEA Games 31 tại Việt Nam. Việc cấp phép phát sóng SEA Games ở lãnh thổ của mỗi nước thuộc thẩm quyền của Ủy ban Olympic Việt Nam và Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á. Giống như các kỳ Đại hội trước, SEA Games 31 sẽ không bán bản quyền truyền hình, kể cả đối với các kênh thương mại. Ngoài ra, một gói dùng tín hiệu truyền hình sạch của truyền hình chủ nhà, được cung cấp tại Trung tâm truyền hình quốc tế (đặt tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia), cũng có sẵn cho các đơn vị có nhu cầu. Quốc gia chủ nhà (Việt Nam) Tại một hội thảo khoa học tổ chức ngày 17 tháng 6 năm 2022, tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao Đặng Hà Việt công bố SEA Games 31 đã đạt kỷ lục truyền thông trên TikTok với tổng cộng 18,5 tỷ lượt xem cho 2 hashtag chính của Đại hội. Môn bóng đá tại Đại hội được theo dõi nhiều nhất trên nền tảng mạng xã hội này với 3,2 tỷ lượt theo dõi. Liên kết ngoài. https://vnexpress.net/the-thao/sea-games-31
1
null
Semicossyphus pulcher là một loài cá biển thuộc chi "Semicossyphus" trong họ Cá bàng chài. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1854. Từ nguyên. Từ định danh của loài cá này trong tiếng Latinh có nghĩa là "xinh đẹp", có lẽ hàm ý đề cập đến màu sắc của những cá thể đực trưởng thành: màu đen với khoảng màu đỏ hồng ở ngay giữa thân. Phạm vi phân bố và môi trường sống. "S. pulcher" có phạm vi phân bố ở Đông Bắc Thái Bình Dương. Loài này được ghi nhận từ vịnh Monterey (bang California, Hoa Kỳ) trải dài đến đảo Guadalupe và vịnh California. Loài này sống gần các rạn đá ngầm, đặc biệt là trong các rừng tảo bẹ. Độ sâu lớn nhất mà "S. pulcher" có thể được tìm thấy lên đến 150 m. Bị đe dọa. "S. pulcher" là một trong những loài được nhắm đến trong hoạt động câu cá giải trí. Từ những năm 1980, "S. pulcher" bị đánh bắt ráo riết nhằm mục đích giải trí lẫn thương mại. Bên cạnh đó, "S. pulcher" là một loài có tốc độ tăng trưởng chậm đáng kể, cá cái bị đánh bắt trước khi chúng có thể sinh sản lần đầu tiên khiến quần thể của loài này ngày càng suy giảm. Vì những lý do này, "S. pulcher" được xếp vào Loài sắp nguy cấp. Mô tả. "S. pulcher" là một trong những loài có kích thước lớn trong họ Cá bàng chài. Chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận ở loài này là 91 cm, và trọng lượng tối đa được biết đến ở chúng là 16 kg; cá thể già nhất được ghi nhận với số tuổi là 53 năm. "S. pulcher" là một loài lưỡng tính tiền nữ. Cá cái có màu hồng sẫm hoặc đỏ hồng, trắng ở phần bụng. Cá đực có một khoảng màu đỏ hồng ở giữa thân, từ lưng trải dài xuống bụng; phần cơ thể con lại có màu xám đen hoặc xanh lam xám. Cả cá đực và cá cái đều có cằm trắng. Chúng có hai cặp răng nanh lớn và cứng chắc ở phía trước mỗi hàm (hàm trên và hàm dưới) giúp chúng có thể cạy các động vật có vỏ cứng ra khỏi đá. Cá con có màu đỏ da cam với một đốm đen lớn trên vây lưng, vây hậu môn và vây bụng, cũng như trên vây đuôi, và một sọc trắng dọc theo chiều dài cơ thể từ sau mắt kéo dài đến cuống đuôi. Cá con có đầu nhọn, trong khi những con trưởng thành có một bướu lớn trên trán. Số gai ở vây lưng: 12; Số tia vây ở vây lưng: 12; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 12; Số tia vây ở vây ngực: 17–19. Hành vi và tập tính. Thức ăn. Thức ăn của "S. pulcher" chủ yếu là động vật có vỏ cứng như cầu gai, nhuyễn thể, tôm hùm càng và cua. Loài này đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quần thể cầu gai và các loài thủy sinh không xương sống ở tầng đáy trong các rừng tảo bẹ. "S. pulcher" có thể sử dụng đá để nghiền nát những con mồi có thân cứng. "S. pulcher" cái thường được quan sát là có hành vi này khi chúng ăn những loài cầu gai. Cá cái được cho là sử dụng hành vi này nhiều hơn cá đực bởi vì cá đực có miệng rộng và có lực cắn mạnh hơn so với cá cái. Sinh sản. Những con cá đực lớn thiết lập các lãnh thổ để cá cái đến đẻ trứng. Những con cá cái bơi đến lãnh thổ của nhiều con cá đực trong suốt cả ngày, điều này cho thấy cá cái không phải sống trong hậu cung của bất kỳ một con cá đực nào. Có nhiều con cá đực nhỏ hơn cố gắng thực hiện hành vi tán tỉnh những con cá cái trong lãnh thổ của cá đực lớn, khiến những con cá đực này rượt đuổi những con đực nhỏ hơn. Lãnh thổ. Cá đực và cá cái có phạm vi sinh sống chồng lấn lên nhau. Tuy thường không được xem là một loài có tính lãnh thổ, cá đực vẫn thể hiện tính lãnh thổ trong suốt khoảng thời gian sinh sản.
1
null
Mononatri methyl asenat (MSMA) là một loại thuốc diệt nấm và thuốc diệt cỏ gốc asen. Nó là một muối asenat hữu cơ; nhưng nó là dạng asen hữu cơ ít độc tính nhất, đã thay thế vai trò của chì hydro asenat trong nông nghiệp. Nó là một trong những thuốc diệt cỏ dùng phổ biến nhất trong các sân golf. Nó được dùng chủ yếu vào mục đích điều khiển quá trình phát triển của các loại cỏ ví dụ như Digitaria. Các tên thương mại bao gồm:
1
null
Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2023 (, ), cũng được gọi là SEA Games 2023 hay SEA Games 32, là lần tổ chức thứ 32 của Đại hội Thể thao Đông Nam Á, một sự kiện thể thao đa môn hai năm một lần của khu vực. Đại hội được tổ chức ở Phnôm Pênh, Campuchia từ ngày 5 đến 17 tháng 5 năm 2023. Đây là lần đầu tiên Campuchia trở thành nước chủ nhà của SEA Games khi lần tổ chức trước đó cho Đại hội Thể thao Bán đảo Đông Nam Á 1963 đã bị hủy bỏ do nước này xảy ra nội chiến. Sự kiện có 37 bộ môn thể thao với 583 nội dung được thi đấu. Tổ chức. Bầu chọn chủ nhà. Việc Campuchia đăng cai Đại hội đã được xác nhận trong kỳ SEA Games 28 vào năm 2015 tại Singapore bởi Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc gia Campuchia, Thong Khon. Ban đầu Philippines được dự kiến sẽ đăng cai Đại hội lần này; tuy nhiên nước này đã được đẩy lên tổ chức sớm hơn vào năm 2019 sau khi Brunei xin rút. Năm 2013, Ủy ban Olympic Quốc gia Campuchia (NOCC) trong một thông báo cho biết chính phủ nước này đã đồng ý về nguyên tắc cho NOCC xin đăng cai SEA Games vào năm 2023. Tổng Thư ký NOCC Vath Chamroeun cho biết việc đăng cai SEA Games sẽ góp phần nâng cao vị thế đất nước, thể hiện năng lực của Campuchia trong việc đăng cai tổ chức các giải thi đấu thể thao quốc tế. Đây cũng sẽ là cơ hội để Campuchia giới thiệu ra quốc tế một đất nước hòa bình, ổn định và phát triển, đồng thời thúc đẩy phát triển du lịch, quảng bá phong tục, văn hóa truyền thống của Campuchia. Theo Thủ tướng Hun Sen, nước này hiện phải tập trung kinh phí để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, trường học, bệnh viện và những công trình phục vụ yêu cầu cấp thiết cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Campuchia đã nhiều lần từ chối lời đề nghị của các thành viên ASEAN về việc đăng cai SEA Games, vì thiếu kinh phí và cơ sở hạ tầng cho thể dục, thể thao. Tuy nhiên, Campuchia cũng hứa sẽ dần từng bước đầu tư vào các hạng mục dành cho thể thao để tiến đến mục tiêu đăng cai SEA Games lần đầu tiên. Theo kế hoạch, Campuchia sẽ xây dựng một sân vận động Olympic mới với tổng kinh phí khoảng 100 triệu USD, ở Đông Bắc thủ đô Phnôm Pênh, dành cho các môn thi đấu SEA Games 2023 và những giải thể thao quốc tế khác. Chính phủ cũng sẽ quan tâm đến việc nâng cao trình độ thể thao của các vận động viên qua việc tăng thêm kinh phí hỗ trợ, tập trung đầu tư cho các môn thể thao mũi nhọn để có thể giành huy chương tại các cuộc thi đấu thể thao. Chuẩn bị. Kinh phí. Theo Quốc Vụ khanh Bộ Kinh tế và Tài chính Vongsey Visoth, việc xây dựng và bố trí cơ sở vật chất cũng như sân thi đấu cần thiết cho các môn thi đấu sẽ tiêu tốn từ 30-40 triệu USD. Phát biểu tại diễn đàn công khai Quản lý kinh tế vĩ mô và Luật ngân sách năm 2023 được tổ chức tại Phnôm Pênh vào ngày 25 tháng 1, Visoth giải thích rằng việc thiết lập và tổ chức các môn thi đấu tại các sân vận động và các địa điểm khác có thể tiêu tốn hơn 200 triệu riel. Để chuẩn bị cho sự kiện, Campuchia đã xây dựng mới một số cơ sở hạ tầng, cũng như các địa điểm thi đấu và cơ sở thể thao. Tháng 4 năm 2023, Thủ tướng Campuchia Hun Sen tiết lộ nước này đã chi tổng cộng 131 triệu USD cho sự kiện, bao gồm việc xây dựng một số công trình thể thao và nhiều hạng mục đi kèm (chưa bao gồm chi phí xây dựng sân vận động quốc gia) và chi phí ăn ở cho các vận động viên. Trong khi đó, một quan chức cấp cao của CAMSOC cho biết họ đã lên kế hoạch chi 118 triệu USD cho Đại hội lần này. Xây dựng. Ngày 12 tháng 4 năm 2013, Chính phủ Campuchia đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Khu liên hợp thể thao quốc gia Morodok Techo. Đây là công trình quan trọng nhất chuẩn bị cho Campuchia đăng cai Đại hội Thể thao Đông Nam Á vào năm 2023. Khu liên hợp thể thao quốc gia Morodok Techo được xây dựng trên tổng diện tích đất 80 ha, cách thủ đô Phnôm Pênh 20 km về phía Đông Bắc. Hạng mục quan trọng nhất của công trình là một sân vận động Olympic mới, nơi sẽ diễn ra lễ khai mạc và bế mạc của Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2023 cũng như tổ chức thi đấu các môn điền kinh, bóng đá. Ngoài ra, tổ hợp cũng bao gồm các nhà thi đấu đa năng, làng vận động viên… phục vụ Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2023 và những giải thể thao quốc tế khác do Campuchia đăng cai. Ước tính tổng vốn đầu tư cho công trình là khoảng 157 triệu USD và hoàn toàn do Trung Quốc tài trợ. Quá trình xây dựng được chia làm ba giai đoạn và dự kiến hoàn thành trong vòng 8 năm. Địa điểm. Các môn thi đấu của SEA Games 32 sẽ được tổ chức tại thủ đô Phnom Penh cùng 4 tỉnh Siem Reap, Preah Sihanouk, Kampot và Kep, trong đó Phnom Penh là địa điểm thi đấu chính. Bán vé. Ngày 31 tháng 3 năm 2023, ban tổ chức của nước chủ nhà thông báo mở cửa tự do cho toàn bộ khán giả đến theo dõi các nội dung thi đấu tại SEA Games 32 và ASEAN Para Games 12, kể cả lễ khai mạc và bế mạc.Trước đó, nước này đã lên kế hoạch bán vé cho sự kiện với mức giá dao động từ 25 đến 50$. Thủ tướng Campuchia Hun Sen phản đối việc bán vé vào cửa ở SEA Games sắp tới và lo ngại việc này sẽ ảnh hưởng đến thành công mà nước này theo đuổi khi đăng cai Đại hội. Việc đăng ký vé được thực hiện thông qua ứng dụng riêng của ban tổ chức. Ban tổ chức sau đó sẽ tiến hành trả vé cho người hâm mộ tại các địa điểm thi đấu và một số địa điểm khác được chỉ định. Tình nguyện viên. Khoảng 6.000 tình nguyện viên đã được lựa chọn để phục vụ cho SEA Games 32, sau thông báo tuyển tình nghuyện viên của Ủy ban tình nguyện quốc gia của CAMSOC vào đầu năm. Rước đuốc. Ngày 21 tháng 3 năm 2023, Quốc vương Norodom Sihamoni đã thực hiện nghi lễ thắp đuốc bằng ngọn lửa bí mật và truyền lửa cho ngọn đuốc tại Angkor Wat. Cuộc rước đuốc cho SEA Games 32 được khởi động vào ngày 24 tháng 3 năm 2023 tại Hà Nội, Việt Nam và sẽ đi qua khắp các quốc gia Đông Nam Á trước khi trở lại Campuchia vào ngày 28 tháng 4. Sau đó, ngọn đuốc sẽ tiếp tục được rước vòng quanh các địa điểm tại Campuchia và kết thúc tại sân vận động quốc gia Morodok Techo ngày 5 tháng 5, ngày diễn ra lễ khai mạc. Ngọn đuốc cao 75 cm và nặng khoảng hơn 1 kg. Đỉnh của ngọn đuốc được thiết kế để phản chiếu biểu tượng của Romdoul, quốc hoa của Vương quốc Campuchia và được mạ vàng để thể hiện rằng Vương quốc Campuchia và người dân đã vươn lên dẫn đầu. Thiết kế trên tay cầm của ngọn đuốc chứa nhiều "Kbach Chan" được kết nối với nhau để biểu thị sự đoàn kết trong việc đạt được hòa bình và thành công cho đất nước và cộng đồng Đông Nam Á. Đại hội. Lễ khai mạc. Lễ khai mạc SEA Games 32 được tổ chức vào lúc 19:00 ngày 5 tháng 5 năm 2023 tại Sân vận động Quốc gia Morodok Techo, Phnom Penh. Kịch bản của chương trình khai mạc được soạn thảo từ hơn 1 năm trước, với các tiết mục mang đậm văn hoá Campuchia. Khoảng 1.000 nghệ sĩ của Bộ Văn hóa và Mỹ thuật Campuchia cùng 2.000 vận động viên và quân nhân sẽ tham gia biểu diễn tại lễ khai mạc. Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế Thomas Bach được dự kiến sẽ có một bài phát biểu ngắn gửi tới nước chủ nhà trong lần đầu đăng cai sự kiện thể thao của khu vực.Trước khi khai mạc, một chương trình văn nghệ bao gồm kịch hát dù kê và ca múa nhạc diễn ra lúc 17:30 chiều cùng ngày. Khi khán giả ổn định chỗ ngồi trên sân vận động, hàng ghế được thắp 60.000 bóng đèn LED với màu hồng làm chủ đạo, cùng với đó là màu vàng của dòng chữ 32nd SEA Games, màu biểu trưng, logo và linh vật. Lễ khai mạc SEA Games 32 bắt đầu bằng màn đếm ngược. Sau đó, quốc kỳ Campuchia được đưa ra lễ đài một cách trang trọng, chuẩn bị cho phần thượng cờ. Thủ tướng Campuchia Hun Sen xuất hiện cùng các quan chức lãnh đạo nước chủ nhà và khách mời đến từ các quốc gia Đông Nam Á. Các quốc gia tham dự. Tất cả 11 thành viên của Liên đoàn Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEAGF) đều tham gia Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2023. Dưới đây là danh sách NOC tham gia. Môn thể thao. 37 môn thể thao đã được chọn vào chương trình thi đấu ở SEA Games 32, nhiều hơn 1 môn so với dự kiến ban đầu. Đáng chú ý khi hai môn Olympic bắn súng và bắn cung không có tên trong danh sách. Trong khi đó, nước chủ nhà lại cho 3 môn truyền thống của mình vào chương trình thi đấu là Bokator, Kun Khmer và Cờ Ok Chaktrang (Cờ ốc). Lễ bế mạc. Lễ bế mạc SEA Games 32 diễn ra vào lúc 19:00 ngày 17 tháng 5 năm 2023 tại Sân vận động Quốc gia Morodok Techo ở Phnom Penh. Lễ bế mạc diễn ra đơn giản hơn với thời lượng chưa đến 120 phút, trong đó nước chủ nhà điểm lại những sự kiện đáng nhớ ở Đại hội, công bố các vận động viên tiêu biểu và trao quyền đăng cai Đại hội tiếp theo cho Thái Lan. Tiếp thị. Thương hiệu. Biểu trưng và khẩu hiệu chính thức cho Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2023 được quyết định vào ngày 2 tháng 7 năm 2020 và chính thức ra mắt vào ngày 7 tháng 8. Một cuộc thi thiết kế linh vật được tổ chức năm 2019 dành cho công dân Campuchia từ 15 tuổi trở lên, yêu cầu thí sinh thể hiện dựa trên hình tượng chú thỏ ngộ nghĩnh và phản ánh văn hóa Campuchia. Bài hát chủ đề. "Cambodian Pride" (; ; tiếng Việt: "Niềm tự hào Campuchia") được chọn làm bài hát chính thức của Đại hội lần này. Ca khúc do Chet Tengrith sản xuất và được bốn ca sĩ Preap Sovath, Khemarak Sereymun, Khem và Ton Chanseyma thể hiện, là phiên bản làm lại của ca khúc cùng tên ra mắt vào năm 2022. MV của ca khúc với độ dài 4 phút 17 giây được phát hành trên YouTube vào ngày 10 tháng 4 năm 2023. Biểu trưng. Biểu trưng của SEA Games 32 là hình ảnh ngôi đền Angkor Wat lung linh dát vàng phía trên. Phần giữa là biểu tượng chính thức của Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á còn phía dưới là 4 con rắn thần naga đỏ, vàng, lam và lục cuốn phần đuôi xoắn lại vào nhau, thể hiện tình cảm gắn bó giữa các dân tộc Đông Nam Á. Linh vật. Các linh vật chính thức của Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2023 là thỏ đực có tên Borey (បូរី) và thỏ cái có tên Rumduol (រំដួល). Hai linh vật được lấy cảm hứng từ Sophea Tonsay, nhân vật thỏ trong truyện dân gian của người Khmer. Sophea Tonsay có tính cách hiền lành, thông minh, đáng yêu, được nhiều trẻ em yêu thích. Cả 2 đều được thiết kế trong trang phục của môn võ truyền thống Bokator và dải ruy băng buộc đầu có hình quốc kỳ Campuchia. Borey mặc bộ màu xanh dương còn Rumduol mặc bộ đỏ. Borey tay trái cầm ngọn đuốc tượng trưng cho sự mạnh mẽ, thông minh, chính trực, quyết tâm giành vinh quang trong khi Rumduol hai tay chắp trước ngực chào tượng trưng cho sự lạc quan, mến khách. Đỏ và xanh cũng là hai màu có trên quốc kỳ Campuchia. Khẩu hiệu. "Thể thao sống trong hòa bình" (tiếng Anh: Sports Live in Peace, , ) được chọn làm khẩu hiệu chính thức cho kỳ đại hội này. Đối tác truyền thông. Quyết định bán bản quyền phát sóng SEA Games 32 đã được thông báo vào tháng 7 năm 2022, sau cuộc họp của Ủy ban điều hành Hội đồng Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á tại Phnom Penh, Campuchia. Đây là lần đầu tiên bản quyền phát sóng SEA Games được bán cho các quốc gia, thay vì chỉ thu phí truyền dẫn như các kì trước đây. Có 3 gói phát sóng với số lượng các môn thi đấu được tường thuật trực tiếp khác nhau, trong đó gói lớn nhất gồm 16 môn. Tuy nhiên, đến ngày 31 tháng 3 năm 2023, nước chủ nhà ra quyết định không thu phí bản quyền phát sóng độc quyền SEA Games 32 và ASEAN Para Games đối với các đài truyền hình trong nước và quốc tế. Đài Truyền hình Thể thao Campuchia (CSTV) sẽ phối hợp với Tổng cục Truyền hình Quốc gia Campuchia để thực hiện việc sản xuất, phân phối và đưa tin cho sự kiện. Tổng cộng 16 môn thể thao sẽ được sản xuất tín hiệu truyền hình trực tiếp bởi đài truyền hình chủ nhà. Quốc gia chủ nhà (Campuchia)
1
null
Lưu Hưng (chữ Hán: 劉興; ? - 8 TCN), thụy hiệu Trung Sơn Hiếu vương (中山孝王), là một hoàng tử nhà Hán, Chư hầu Vương thứ 8 của nước Trung Sơn, một trong những quốc gia chư hầu nhà Tây Hán trong lịch sử Trung Quốc Tiểu sử. Lưu Hưng là con trai thứ ba của Hán Nguyên Đế Lưu Thích, mẫu thân ông là Chiêu nghi Phùng Viện, người rất nổi tiếng với việc chắn gấu cứu Hán Nguyên Đế. Năm Kiến Chiêu thứ hai (37 TCN), tháng 6, Lưu Hưng được Hán Nguyên Đế phong làm Tín Đô vương (信都王). Sang năm Dương Sóc thứ hai (23 TCN), vua anh Thành Đế đổi phong cho ông làm Trung Sơn vương (中山王), nay là khu vực Thái Hành Sơn, tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc). Mẹ ông là Phùng Chiêu nghi trở thành Trung Sơn Vương thái hậu. Sau đó, ông kết hôn với cháu của Phùng Thái hậu là Phùng Biện. Khi ấy Hán Thành Đế tuyệt tự, nên muốn tìm một trong số các Chư hầu vương để lập tự. Trong số các tước vị ấy, chỉ có Trung Sơn vương cùng Định Đào vương - hai vị Chư hầu Vương đều là con của Hán Nguyên Đế, thứ cận Hán Thành Đế, do đó là hai nhân tuyển thích hợp nhất. Ngự sử đại phu Khổng Quang lấy cái lẽ "Huynh chung đệ cập", đề nghị lập Trung Sơn vương kế vị. Lúc đó, con trai thứ hai của Nguyên Đế là Định Đào Cung vương Lưu Khang đã chết, con là Lưu Hân nối tước. Bà nội của Lưu Hân là Phó Thái hậu vốn có quan hệ tốt với Hoàng hậu Triệu Phi Yến cùng Triệu Chiêu nghi của Hán Thành Đế, do đó Lưu Hân càng có hi vọng giành ngôi Hoàng thái tử. Sau một lần vào triều kiến Hán Thành Đế mà không giữ đúng lễ nghi chư hầu, Trung Sơn vương Lưu Hưng bị chê là bất tài và không còn được Hán Thành Đế để ý nữa. Ngoại thích Vương thị cùng Triệu Chiêu nghi lại ra sức nói giúp cho Lưu Hân, cuối cùng Lưu Hân trở thành Hoàng thái tử. Tuy nhiên, Hán Thành Đế cũng tăng thực ấp cho Lưu Hưng lên 10.000 hộ và phong cho cậu ông là Phùng Tham làm Nghi Hương hầu. Khi Hán Thành Đế qua đời, Lưu Hân kế vị, tức Hán Ai Đế. Năm Tuy Hòa nguyên niên (8 TCN), tháng 8, Trung Sơn vương Lưu Hưng mất. Ông làm Tín Đô vương 14 năm, Trung Sơn vương 15 năm, không rõ bao nhiêu tuổi, được ban thụy là Hiếu (孝). Con ông là Lưu Cơ Tử tập tước. Vào lúc Hán Ai Đế băng hà, không có con nối dõi, Lưu Cơ Tử được được làm người thừa kế Đế vị, tức Hán Bình Đế. Thái hoàng thái hậu Vương Chính Quân phong cho cháu nội của Đông Bình vương Lưu Tôn là Lưu Thành Đô làm Trung Sơn vương để kế tục Trung Sơn quốc.
1
null
Pomacanthus paru là một loài cá biển thuộc chi "Pomacanthus" trong họ Cá bướm gai. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1787. Từ nguyên. Từ định danh của loài bắt nguồn từ tên thông thường trong tiếng Bồ Đào Nha của loài cá này. Phạm vi phân bố và môi trường sống. "P. paru" có phạm vi phân bố rộng rãi ở Tây Đại Tây Dương. Từ bang New York, loài này được ghi nhận dọc theo bờ biển Đông Hoa Kỳ, trải dài trên khắp vịnh México và biển Caribe, về phía nam đến bờ biển phía nam Brasil, bao gồm quần đảo São Pedro và São Paulo, Saint Helena và đảo Ascension ở Trung Đại Tây Dương. "P. paru" cũng đã được biết đến ở Bermuda và ngoài khơi Tây Phi vì một vài cá thể lang thang đã được nhìn thấy tại đó. "P. paru" sống tập trung gần các rạn san hô và mỏm đá ngầm ở độ sâu đến ít nhất là 100 m. Mô tả. "P. paru" có chiều dài cơ thể tối đa được biết đến là 45 cm. Loài này có thân dẹt, hình bầu dục màu xám đen với lớp vảy trên thân được viền màu vàng kim. Phần mõm có màu trắng. Đốm vàng trên gốc vây ngực và xung quanh mắt. Vây hậu môn và vây lưng có thể phát triển các tia vây dài vượt qua vây đuôi Cá con có màu đen sẫm với các dải sọc màu vàng tươi: dải thứ nhất bao quanh mõm và dải cuối nằm trên cuống đuôi, ba dải giữa nằm cách nhau ở hai bên thân (giống với cá con của "Pomacanthus arcuatus"). Số gai vây lưng: 10; Số tia vây ở vây lưng: 29–31; Số gai vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 22–24. Sinh thái. Thức ăn. Thức ăn chủ yếu của "P. paru" là hải miên (bọt biển), nhưng chúng cũng bổ sung cả tảo và nhiều loài thủy sinh không xương sống khác (như động vật hình rêu, san hô mềm và hải tiêu) vào chế độ ăn của mình. Cá con còn ăn những giáp xác ký sinh mà chúng làm vệ sinh từ những loài cá khác. Sinh trưởng. "P. paru" có thể sống thọ đến hơn 27 năm tuổi. Ở giai đoạn sinh sản, số lượng cá cái có xu hướng nhiều hơn cá đực, cho thấy rằng cá cái có thể dễ bị mắc lưới hơn trong giai đoạn này. Cá cái thuần thục sinh dục khi đạt chiều dài khoảng 15–25 cm, đối với cá đực là 25–35 cm. Sinh sản. "P. paru" sống theo chế độ một vợ một chồng. Các cặp đôi có tính lãnh thổ cao, và cả hai thường bảo vệ mạnh mẽ khu vực lãnh thổ của mình trước các cặp hàng xóm. Thời điểm sinh sản diễn ra từ tháng 4 và kéo dài đến tháng 9. Chúng đã được quan sát là tập trung trên các mỏm đá ngầm ở vùng nước sâu từ sáng sớm. Những cặp "P. paru" sẽ thực hiện màn tán tỉnh bằng cách rượt đuổi nhau trong thời gian ngắn. Nếu những cá thể đơn độc đến gần các cặp đôi, chúng sẽ bị đuổi đi ngay. Các cặp đôi sau đó bơi chậm dần rồi trồi lên các cột nước, đưa bụng lại gần nhau và bắt đầu phóng trứng và tinh trùng. Trong mỗi đợt sinh sản, khoảng 25.000–75.000 quả trứng được phóng ra. Sau đó, các cặp đôi tách ra và quay trở lại đáy biển, và lặp đi lặp lại hành vi giao phối này nhiều lần. Trứng có dạng hình cầu, trong suốt, nở khoảng 15–20 giờ sau khi được thụ tinh. Cá bột đạt kích thước khoảng 1,5 cm khi chúng bắt đầu bơi đến định cư trên các rạn san hô. Lai tạp. "P. paru" và "P. arcuatus" là hai loài bản địa của Tây Đại Tây Dương. Cá thể lai giữa chúng đã được báo cáo bởi Moe (1976), tuy nhiên đó là một cá thể được lai tạo trong môi trường thí nghiệm. Điều này cho thấy rằng, "P. paru" và "P. arcuatus" đều có khả năng lai tạp với nhau ở ngoài tự nhiên. Thương mại. "P. paru" là một loài thường được đánh bắt và xuất khẩu trong ngành buôn bán cá cảnh, đặc biệt rất phổ biến ở Brasil. Bên cạnh đó, "P. paru" còn được xem là một loài hải sản và đã được nhân giống nuôi nhốt thành công.
1
null
Pomacanthus là một chi cá biển thuộc họ Cá bướm gai. Các loài thuộc chi này được tìm thấy ở cả ba đại dương là Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Phạm vi phân bố. Đa số các loài trong chi này có phạm vi phân bố trải dài trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, chỉ có "P. zonipectus" là có mặt ở Đông Thái Bình Dương, còn "P. arcuatus" và "P. paru" là hai loài bản địa của Tây Đại Tây Dương. Tuy nhiên, có 6 trong số các loài bản địa của khu vực Ấn–Thái Dương lại được tìm thấy ở ngoài khơi bờ biển Florida (Hoa Kỳ), đó là "P. annularis", "P. asfur", "P. imperator", "P. maculosus", "P. semicirculatus" và "P. xanthometopon". "Pomacanthus" bao gồm những loài có hoa văn và màu sắc sặc sỡ nên rất được ưa chuộng để nuôi làm cá cảnh. Vì vậy, nhiều khả năng là do sự phóng thích từ các bể cá đã khiến cho những loài này xuất hiện tại Đại Tây Dương. Ngoài ra, theo dòng kênh đào Suez, "P. imperator" và "P. maculosus" đã tiến xa về vùng biển phía bắc, khi cả hai loài đều được ghi nhận là có mặt tại Địa Trung Hải. Các loài. Có 13 loài được công nhận là hợp lệ trong chi này, được xếp thành 4 phân chi, bao gồm: Hình thái học. Cá con và cá trưởng thành của tất cả các loài "Pomacanthus" đều có kiểu màu khác biệt nhau hoàn toàn. Ngoại trừ cá con của "Pomacanthus" có màu đen với các dải sọc màu vàng ("P. zonipectus" còn có thêm các sọc mảnh màu xanh óng), cá con của 3 phân chi còn lại đều có màu cơ thể là xanh lam thẫm với các dải sọc màu trắng và xanh óng, riêng cá con "P. asfur" và "P. maculosus" có thêm một vệt vàng ở hai bên thân. Cá trưởng thành có thân hình bầu dục. "P. imperator" và toàn bộ các loài của "Euxiphipops" đều có vây lưng và vây hậu môn bo tròn ("Euxiphipops" có vây bụng dài, chạm đến hậu môn); các loài "Acanthochaetodon" còn lại chỉ có vây hậu môn bo tròn, còn vây lưng phát triển với các tia vây vươn dài; toàn bộ những loài còn lại đều có vây hậu môn và vây lưng phát triển với các tia vây vươn dài về sau, vượt qua cả vây đuôi. Sinh thái học. Thức ăn chủ yếu của các loài "Pomacanthus" là hải miên (bọt biển), bên cạnh đó, chúng cũng bổ sung cả tảo và nhiều loài thủy sinh không xương sống như động vật hình rêu và hải tiêu vào khẩu phần ăn của mình. Cá con của nhóm phân chi "Pomacanthus" có hành vi làm vệ sinh cho những loài cá lớn hơn. Trong khi đó, ở khu vực Ấn–Thái Dương, chỉ có cá con của "P. imperator" được ghi nhận là có hành vi này. Không những vậy, ngay cả "P. imperator" trưởng thành cũng được bắt gặp trong một lần đang dọn vệ sinh cho cá mặt trăng ở ngoài khơi Indonesia. Lai tạp. Như những chi còn lại trong họ Cá bướm gai, nhiều loài "Pomacanthus" còn được biết đến là có thể lai tạp với nhau. Những cá thể lai đã được ghi nhận giữa các cặp loài sau đây: Từ nguyên. Từ định danh của chi được ghép bởi hai từ trong tiếng Hy Lạp cổ đại: "poma" ("nắp") và "acanthus" ("gai, ngạnh"), hàm ý đề cập đến hàng gai nổi rõ ở rìa sau của nắp mang (cũng là đặc điểm chung của tất cả các loài cá bướm gai).
1
null
Bảo tàng Ngân hàng Hàn Quốc (), là bảo tàng kinh tế và tiền tệ nằm ở Seoul thành lập bởi Ngân hàng Hàn Quốc vào năm 2001. Địa chỉ 110 Namdaemunno 3-ga, Jung-gu, Seoul. Bảo tàng được trong một tòa nhà lịch sử ở Seoul, xây dựng vào năm 1912 và trước đây là trụ sở chính của Ngân hàng Hàn Quốc. Tòa nhà. Lịch sử. Tòa nhà bảo tàng, trước đây là văn phòng, trụ sở chính của Ngân hàng Hàn Quốc (), là vùng đất lịch sử được bảo vệ chỉ định là di tích quốc gia Số 280 vào năm 1981. Ban đầu là chi nhánh của Ngân hàng Dai-Ichi ở Seoul, nó được thiết kế bởi Tatsuno Kingo, một kiến trúc sư người Nhật nổi tiếng với kiến trúc Ga Tokyo và tòa nhà Ngân hàng Nhật Bản ở Tokyo. Công trình bắt đầu xây dựng vào tháng 11 năm 1907. Tòa nhà cuối cùng hoàn thành vào tháng 1 năm 1912 là trụ sở của Ngân hàng Chosen, ngân hàng trung ương Hàn Quốc trong suốt thời kì Nhật thuộc. Sau khi Hàn Quốc được giải phóng khỏi sự cai trị của Nhật Bản năm 1945, Ngân hàng Chosen bị giải thể và Ngân hàng Hàn Quốc, ngân hàng trung ương của Hàn Quốc, thay vào đó được thành lập vào 12 tháng 6 năm 1950; tuy nhiên, tòa nhà xây dựng hình tượng như một trụ sở văn phòng cho ngân hàng mới được thành lập. Trong suốt Chiến tranh Triều Tiên, tòa nhà bị thiệt hại lớn từ một cuộc công kinh, nhưng sau đó được sửa chữa từ tháng 5 năm 1956 đế tháng 10 năm 1958. Sau đó, tòa nhà được tiếp tục sử dụng như văn phòng chính của Ngân hàng Hàn Quốc cho đến khhi ngân hàng chuyển đến nó được chuyển vào một tòa tháp nằm ở phía sau tòa nhà này vào năm 1987. Từ năm 1987 đến năm 1989, mặt chính và phần mái của tòa nhà được khôi phục lại như thiết kế ban đầu, trong khi đó nội thất đã có một phần thay thế từ đá thạch cao bằng cẩm thạch. Văn phòng cuối cùng của Ngân hàng Hàn Quốc rời khỏi tòa nhà vào tháng 12 năm 2000, và tòa nhà được chuyển đổi và mở thành Bảo tàng ngân hàng Hàn Quốc vào 13 tháng 6 năm 2001.
1
null
Vũ Minh Tuấn (sinh ngày 19 tháng 9 năm 1990) là một cầu thủ bóng đá người Việt Nam hiện đang thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ Quy Nhơn Bình Định Sự nghiệp cầu thủ. Sinh ra và lớn lên tại Cẩm Phả và có bố là cựu cầu thủ đội bóng đá Quảng Ninh, Vũ Minh Tuấn từng nhiều năm thi đấu cho các đội trẻ của Quảng Ninh. Năm 2008, khi mới 18 tuổi, Tuấn đã có tên trong danh sách đội một của Than Quảng Ninh tham dự giải hạng nhất quốc gia. Năm 2012, anh là một trong những nhân tố đưa U-21 Quảng Ninh giành huy chương đồng tại giải bóng đá U-21 Báo Thanh Niên và là thành viên của đội tuyển U-21 Việt Nam về nhì tại giải U-21 Quốc tế Báo Thanh Niên. Cũng trong năm 2012, anh có mặt trong top 5 vận động viên tiêu biểu vùng Mỏ 2012. Mùa giải 2013, Vũ Minh Tuấn tiếp tục thi đấu ấn tượng trong màu áo câu lạc bộ khi ghi được 5 bàn thắng và cùng Than Quảng Ninh xếp vị trí thứ 2 ở giải hạng nhất, qua đó giành suất lên chơi tại giải vô địch Quốc gia V.League 1, sân chơi cao nhất cấp câu lạc bộ của bóng đá Việt Nam. Cũng trong năm này, Vũ Minh Tuấn được gọi vào đội tuyển U-23 Việt Nam tham dự SEA Games 27 tổ chức tại Myanmar. Tuy không cùng đội tuyển thi đấu thành công nhưng anh cũng đã có 2 lần lập công tại giải. Năm 2014, Minh Tuấn đã có tên trong danh sách tập trung của đội tuyển quốc gia Việt nam chuẩn bị cho trận đấu cuối cùng vòng loại Asian Cup 2015 gặp đội tuyển Hồng Kông. Cũng trong năm 2014, Minh Tuấn cùng các đồng đội thi đấu rất thành công trong màu áo Olympic Việt Nam tại Asiad 17 khi giúp đội tuyển đứng nhất bảng H với trận đấu tạo nên cơn địa chấn trong trận thắng 4–1 trước Olympic Iran. Mặc dù sau đó ở vòng 16 đội, Vũ Minh Tuấn cùng các đồng đội đã thi đấu rất hay, có phần lấn lướt đối thủ tuy nhiên đã không thể tạo thêm bất ngờ đành thua UAE với tỷ số 1–3. Anh còn có mặt trong đội hình đội tuyển quốc gia Việt Nam tham dự AFF Suzuki Cup vào cuối năm 2014, là nhân tố không thể thiếu trong đội hình của HLV Toshiya Miura và được coi là " làn gió mới" của đội tuyển quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên anh cùng các đồng đội phải dừng chân tại bán kết khi để thua Malaysia 2–4 ngay trên sân vận động Quốc gia Mỹ Đình. Tại giải thưởng Quả bóng vàng Việt Nam 2014, anh được huấn luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia Toshiya Miura bầu chọn vào vị trí Quả bóng vàng. Tuy sau đó không đạt được danh hiệu (Thành Lương giành Quả bóng vàng) nhưng điều này đã khẳng định khả năng của Vũ Minh Tuấn trong đội tuyển Việt Nam.
1
null
Crystal Serenity là du thuyền thuộc sở hữu của hãng du thuyền Crystal Cruises. Crystal Serenity được đóng vào năm 2003 bởi STX Europe tại Saint-Nazaire, Pháp. "Crystal Serenity" cùng với Crystal Symphony là những du thuyền hạng sang của Crystal Cruises sản xuất để cung cấp những chuyến đi xa xỉ cho khách du lịch khắp nơi trên thế giới.
1
null
Empuriabrava (tiếng Tây Ban Nha: "Ampuriabrava") là một trong những bến du thuyền lớn nhất thế giới. Nó nằm trên bờ biển của Girona, ven đông bắc Costa Brava, Catalonia, Tây Ban Nha. Empuriabrava ban đầu được xây dựng trên một đầm lầy, và đã trở thành một điểm du lịch với quy hoạch ban đầu vào năm 1964, hoàn thành vào năm 1975. Thị trấn có hơn 40 km kênh mương cho tàu bè qua lại dễ dàng. Vào mùa hè, thị trấn thu hút khách du lịch với khoảng 80.000 du khách và 5.000 thuyền neo đậu. Chính vì vậy, nó được mệnh danh là Venice của Tây Ban Nha. Các ngôi nhà ở đây được xây dựng theo phong cách cổ điển Địa Trung Hải. Gần thị trấn là Empúries, là Acropolis mang văn hóa Hy Lạp-La Mã. Tại Empuriabrava có một bãi biển cát đẹp tuy chỉ dài vài km, nhưng nó lại thu hút rất đông những người tắm nắng, bơi lội hay tham gia các trò chơi dưới nước, bởi tại đây, mặt trời hầu như chiếu sáng 300 ngày một năm. nhưng Phía Bắc của thị trấn là một trung tâm nhảy dù lớn và bận rộn nhất châu Âu, đã được mua bởi Skydive Dubai, thuộc sở hữu của Thái tử Dubai Hamdan bin Mohammed Al Maktoum trong tháng 12 năm 2012. Đây chính là một trong ba địa điểm nhảy dù tốt nhất thế giới.
1
null
Nội các Iraq (chính thức được gọi là Hội đồng Bộ trưởng) là nhánh hành pháp của chính phủ Iraq. Quốc hội Iraq sẽ bầu chọn một Tổng thống nước Cộng hòa, rồi vị này chỉ định Thủ tướng Chính phủ và lần lượt bổ nhiệm Hội đồng Bộ trưởng, tất cả đều phải được sự phê chuẩn của Quốc hội. Hội đồng Bộ trưởng hiện tại. Nội các hiện nay đã được sự phê chuẩn của Quốc hội vào ngày 21 tháng 12 năm 2010, sau cuộc tổng tuyển cử tháng 3 năm 2010. Tên của ba mươi lăm bộ trưởng đã được phê chuẩn, với các chức vụ khác được lấp đầy bởi các bộ trưởng tạm thời trong khi chờ sự thỏa thuận về các Bộ trưởng thường trực.
1
null
Francisco Gustavo Sánchez Gomes (21 tháng 12 năm 1947 – 25 tháng 2 năm 2014), được biết với tên nghệ sĩ là Paco de Lucía, là một nhà sáng tác nhạc flamenco người Tây Ban Nha, và chơi đàn guitar. Ông là người đứng đầu trong loại nhạc Flamenco kiểu mới. Nhờ ông mà nhạc flamenco được ưa chuộng và công nhận khắp nước Tây Ban Nha. Paco de Lucía là một trong những người chơi nhạc guitar flamenco thành công trong việc pha trộn nhạc này vào những loại nhạc khác như nhạc cổ điển và jazz. Richard Chapman và Eric Clapton, 2 tác giả của "Guitar: Music, History, Players", mô tả de Lucía là "nhân vật đúng đầu trong thế giới guitar flamenco ", và Dennis Koster, tác giả của "Guitar Atlas, Flamenco", xếp de Lucía vào trong "những tay chơi đàn guitar vĩ đại nhất trong lịch sử"."
1
null
Semicossyphus là một chi cá biển thuộc họ Cá bàng chài. Các loài trong chi này có phạm vi phân bố tập trung ở Thái Bình Dương. Từ nguyên. Tiền tố "semi" trong từ định danh của chi theo tiếng Latinh có nghĩa là "một nửa", ở đây hàm ý đề cập đến sự tương đồng của chi này với chi "Cossyphus", một chi cũ trong họ Cá bàng chài mà loài điển hình "S. reticulatus" được xếp vào trước đó. Bản thân tên chi "Cossyphus" Valenciennes, 1838 cũng không hợp lệ vì tên này đã được đặt cho một chi bọ cánh cứng bởi Olivier, 1791. Mô tả chung. Những loài "Semicossyphus" đều có đặc điểm là có cằm to, và một bướu lớn nhô lên ở đầu đối với cá đực trưởng thành. Đây là một trong những chi cá bàng chài có kích thước lớn. Chiều dài cơ thể của các loài "Semicossyphus" được ghi nhận trong khoảng từ 70 đến 100 cm. Các loài. Có 3 loài được công nhận là hợp lệ trong chi này, bao gồm:
1
null
USS "Humphreys" (DD-236/APD-12) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất, đã tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai, được cải biến thành tàu vận chuyển cao tốc APD-12, và hoạt động cho đến khi xung đột kết thúc. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Joshua Humphreys (1751-1838), một nhà đóng tàu tiên phong của Hoa Kỳ. Thiết kế và chế tạo. "Humphreys" được đặt lườn vào ngày 31 tháng 7 năm 1918 tại xưởng tàu của hãng New York Shipbuilding Corporation. Nó được hạ thủy vào ngày 28 tháng 7 năm 1919, được đỡ đầu bởi cô Caroline Sterett Simpson, chắt của Joshua Humphreys; và được đưa ra hoạt động tại Philadelphia, Pennsylvania vào ngày 21 tháng 7 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân W. Baggaley. Lịch sử hoạt động. Giữa hai cuộc thế chiến. Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy tại vùng biển New England, "Humphreys" lên đường vào ngày 14 tháng 8 năm 1920 để làm nhiện vụ đặc biệt tại vùng biển Địa Trung Hải. Trong một năm tiếp theo, nó hoạt động chủ yếu tại khu vực Đông Địa Trung Hải cùng với các tàu Thổ Nhĩ Kỳ để bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc xung đột tiếp theo sau Cách mạng Nga 1917. Nó làm nhiệm vụ khảo sát và hoạt động như tàu trạm và tàu liên lạc. Vào tháng 11 năm 1920, nó triệt thoái thường dân khỏi Crimea vào giai đoạn cuối của cuộc Nội chiến Nga, và cho đến tháng 8 năm 1921 đã hoạt động ngoài khơi Palestine, Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập. Nó khởi hành từ Constantinople vào ngày 6 tháng 8, về đến Newport, Rhode Island vào ngày 23 tháng 8, và trải qua thời gian còn lại của năm trong các hoạt động huấn luyện. "Humphreys" trải qua hai năm tiếp theo tiến hành các hoạt động huấn luyện hạm đội tại Đại Tây Dương và vùng biển Caribe. Nó lên đường vào ngày 21 tháng 1 năm 1925, băng qua kênh đào Panama để đi San Diego, California, và sau khi đến nơi vào ngày 12 tháng 3 đã tham gia các cuộc cơ động tập trận hạm đội ngoài khơi bờ biển California. Đến tháng 6, nó quay trở về New York, tiếp nối hoạt động huấn luyện thường lệ tại vùng biển Caribe, tham gia các chuyến đi huấn luyện quân nhân dự bị vào các mùa Hè 1926-1929, cho đến khi được cho xuất biên chế tại Philadelphia vào ngày 10 tháng 1 năm 1930. "Humphreys" được cho nhập biên chế trở lại tại Philadelphia vào ngày 13 tháng 6 năm 1932, và khởi hành vào ngày 15 tháng 8 cho các đợt cơ động tại vùng bờ Tây. Chiếc tàu khu trục đã tham gia hai cuộc tập trận hạm đội hàng năm, một công cụ hữu hiệu để hoàn thiện thiết bị và chiến thuật, trước khi lên đường vào ngày 19 tháng 4 năm 1934 để đi New York. Đến nơi vào ngày 31 tháng 5, nó tiếp nối các hoạt động luyện tập sẵn sàng tại vùng bờ Đông, tham gia một cuộc tập trận hạm đội ngoài khơi Haiti vào tháng 10. Từ vùng Caribe, nó quay trở lại San Diego vào ngày 8 tháng 11 năm 1934, và trong năm tiếp theo đã tham gia thực tập huấn luyện tàu sân bay tại khu vực Thái Bình Dương. Hoạt động như tàu hộ tống và tàu canh phòng máy bay, nó giúp vào việc hoàn thiện chiến thuật tàu sân bay, vốn có tầm ảnh hưởng lớn đối với cuộc chiến tranh sắp đến. Nó tiếp tục ở lại vùng bờ Tây, thỉnh thoảng htực hiện các chuyến đi đến Trân Châu Cảng và Midway, trước khi lại được cho xuất biên chế tại San Diego vào ngày 14 tháng 9 năm 1938. "Humphreys" lại được cho nhập biên chế trở lại một lần nữa vào ngày 26 tháng 9 năm 1939 khi Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ tại Châu Âu buộc Hoa Kỳ phải âng cao khả năng sẵn sàng. Nó tiến hành chạy thử máy tại San Diego, và lên đường vào ngày 13 tháng 11 để tham gia nhiệm vụ Tuần tra Trung lập tại vùng biển Caribe. Trong tháng 5 và tháng 6 năm 1940, nó tham gia một trường thủy âm tại Newport để nâng cao khả năng chống tàu ngầm, và khởi hành từ Norfolk, Virginia vào ngày 4 tháng 12 để đi San Diego, đến nơi hai ngày trước lễ Giáng Sinh. Tại đây nó tiếp tục nhiệm vụ Tuần tra Trung lập đồng thời tham gia huấn luyện chống tàu ngầm ngoài khơi bờ biển California. Thế Chiến II. "Humphreys" có mặt tại San Diego khi Đế quốc Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng thúc đẩy Hoa Kỳ tham chiến vào ngày 7 tháng 12 năm 1941. Trong những tháng ngặt nghèo đầu tiên, nó hoạt động như một tàu hộ tống duyên hải cho tàu bè đi lại giữa San Pedro và Seattle, Washington, nhưng đến tháng 5 năm 1942 đã đi lên phía Bắc đến Kodiak, Alaska, đến nơi vào ngày 31 tháng 5. Tại khu vực quần đảo Aleut, nó hộ tống các tàu vận tải, tuần tra tại các đảo do Hoa Kỳ chiếm giữ, và tham gia tập trận cùng các tàu tuần dương , và nhiều tàu khu trục khác. Nó đi đến San Francisco vào ngày 11 tháng 11, và đi vào Xưởng hải quân Mare Island để được cải biến thành một tàu vận chuyển cao tốc. Nó được xếp lại lớp với ký hiệu lườn mới APD-12 vào ngày 1 tháng 12 năm 1942; và sau khi chạy thử máy huấn luyện, đã đi đến Trân Châu Cảng vào ngày 31 tháng 12 để chuẩn bị làm nhiệm vụ tại khu vực Tây Nam Thái Bình Dương. Sau đợt huấn luyện đổ bộ tại vùng biển Hawaii, "Humphreys" lên đường đi Nouméa vào ngày 22 tháng 1 năm 1943, và bắt đầu vận chuyển binh lính và tiếp liệu từa các căn cứ tiền phương đến Guadalcanal, Tulagi và đảo Florida. Trong những tháng căng thẳng khi nó liên tục đi đến quần đảo Solomon hỗ trợ cho các cuộc tấn công đổ bộ, nó thường xuyên phải chống trả các cuộc ném bom và bắn phá của máy bay đối phương. Sau các cuộc huấn luyện đổ bộ, "Humphreys" đón lên tàu các đơn vị của Sư đoàn 1 Kỵ binh tại Nouméa và chuyển đến Townsville, Australia để chuẩn bị cho chiến dịch Chronicle, cuộc đổ bộ lên các đảo Woodlark và Kiriwina. Đi đến Townsville vào ngày 20 tháng 5 năm 1943, nó khởi hành đi vịnh Milne vào ngày 21 tháng 6, và từ đây cho đổ bộ binh lính và thiết bị lên Woodlark vào ngày 23 tháng 6 mà không gặp sự kháng cự của đối phương. Cuộc đổ bộ đầu tiên trong suốt chiến dịch New Guinea kéo dài cũng là hoạt động đầu tiên của Lực lượng Đổ bộ Đệ Thất hạm đội dưới quyền Đô đốc Daniel E. Barbey, cung cấp kinh nghiệm quý báu cho nhiều chiến dịch đổ bộ diễn ra sau này. "Humphreys" lên đường đi Brisbane để sửa chữa trong tháng 7 và tháng 8, rồi quay trở lại vịnh Milne vào ngày 15 tháng 8 năm 1943. Tại đây nó chuẩn bị cho hoạt động đổ bộ tiếp theo của Đệ Thất hạm đội dọc theo bờ biển New Giunea lên Lea. Sau khi cho đổ bộ lực lượng lên bờ vào sáng sớm ngày 4 tháng 9, nó tiếp tục ở lại ngoài khơi bãi đổ bộ để bảo vệ các tàu đổ bộ khỏi các cuộc không kích của đối phương. Binh lính Australia đổ bộ từ "Humphreys" và các tàu khác nhanh chóng chiếm được Lae, và con tàu khởi hành vào ngày 7 tháng 9 cùng với số binh lính thương vong đi Buna. Đến ngày 10 tháng 9, nó quay trở lại cùng các tàu vận chuyển khác cho một đợt càn quét ban đêm tại vịnh Huon, đánh đuổi các xà lan tiếp liệu và bắn phá các vị trí của quân Nhật chung quanh Lea. Hoạt động tiếp theo tại New Guinea của lực lượng dưới quyền Đô đốc Barbey là ở Finschhafen, nơi "Humphreys" và các tàu chị em thực hiện cuộc đổ bộ bất ngờ vào ngày 22 tháng 9. Sau khi chuyển lực lượng tăng viện tám ngày sau đó, con tàu đưa số binh lính thương vong đến Buna vào ngày 8 tháng 10, rồi đi đến đảo Goodenough vào ngày 19 tháng 10 để thực hành đổ bộ. Việc chiếm đóng New Britain là một chặng quan trọng trong cuộc tiến quân về phía Philippines, vì nó cho phép kiểm soát các eo biển Vitiaz và Dampier chiến lược. Giai đoạn đầu của chiến dịch này là nhằm kiểm soát cảng Arawe. "Humphreys" lên đường cùng các đơn vị đổ bộ khác đến phía Nam New Britain, đến nơi vào ngày 15 tháng 12, và cho đổ bộ lên bờ các đơn vị thuộc Trung đoàn Kỵ binh 112 trên các xuồng cao su để chiếm các cảng; rồi trực chiến ngoài khơi để cung cấp hỏa lực hỗ trợ trước khi rút lui về Buna chiều hôm đó. "Humphreys" cũng tham gia cuộc đổ bộ lên mũi Gloucester vào ngày 26 tháng 12, và tiếp tục ở lại khu vực mũi Sudest cho đến tháng 2 năm 1944. Sau đó nó lên đường cho cuộc đổ bộ tại quần đảo Admiralty vào ngày 27 tháng 2, đi đến ngoài khơi Los Negros hai ngày sau đó. Nó cho đổ bộ binh lính tại Hyane; di chuyển đến mũi Sudest; và khi sự kháng cự được dập tắt vào đầu tháng 3, đã quay trở lại Hyane với lực lượng tăng cường. Sang tháng 4, nó bắt đầu chuẩn bị cho cuộc tấn công đổ bộ bao gồm ba mũi gọng kìm vào miền Trung New Guinea, chiến dịch Hollandia. Nó cho đổ bộ binh lính lên vịnh Humboldt vào ngày 22 tháng 4 mà chỉ gặp kháng cự nhẹ, và tiếp tục ở lại ngoài khơi bãi biển để bắn pháo hỗ trợ. Sau cuộc tấn công, nó quay về Buna, rồi lên đường vào ngày 12 tháng 5 để quay về Hoa Kỳ. "Humphreys" đi đến San Francisco vào ngày 30 tháng 5, và được cải biến để vận chuyển "người nhái" thuộc các đội phá hoại dưới nước (UDT) tinh nhuệ của Hải quân Hoa Kỳ. Lên đường vào ngày 30 tháng 7, nó tiến hành huấn luyện tại vùng biển Hawaii trước khi lên đường đi Manus vào ngày 28 tháng 9 để tham gia hạm đội tấn công trong việc tái chiếm Philippines. Lên đường vào ngày 12 tháng 10, nó đưa Đội UDT 5 đến các bãi biển Leyte vào ngày 18 tháng 10 và tiếp tục ở lại vùng phụ cận để bắn pháo hỗ trợ cho hoạt động trinh sát này. Ngày hôm sau, nó tuần tra trong vịnh Leyte để chống tàu ngầm đối phương, và tiếp tục nhiệm vụ này vào lúc diễn ra cuộc đổ bộ chính vào ngày 20 tháng 10 năm 1944. Nó đã hỗ trợ vào việc bắn rơi một máy bay ném bom Nhật vào ngày 21 tháng 10 trước khi lên đường hộ tống một đoàn tàu đi Manus. Sau khi ghé qua Nouméa và Hollandia, nó khởi hành từ Palaus vào ngày 1 tháng 1 năm 1945 cùng với lực lượng tấn công Lingayen. Đi ngang qua vùng biển Philippines, các con tàu chịu đựng các cuộc tấn công của máy bay kamikaze và đã bắn rơi nhiều chiếc. Các cuộc tấn công cảm tử càng trở nên căng thẳng khi "Humphreys" tiến vào vịnh Lingayen vào ngày 6 tháng 1, và tung đội UDT của nó lên bờ vào ngày hôm sau cho các hoạt động trinh sát cần thiết, trong khi bản thân nó hỗ trợ hỏa lực. Nó ở lại vịnh này cho đến sau ngày đổ bộ chính một ngày, khi nó khởi hành cùng một đoàn tàu vận tải vào ngày 10 tháng 1. Con tàu đi đến Ulithi vào ngày 23 tháng 1 năm 1945 để nhận nhiệm vụ mới: hộ tống các đội hậu cần trong quá trình tiếp tế và tiếp nhiên liệu ngoài khơi cho lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay. Nó đã bảo vệ cho việc tiếp nhiên liệu các tàu sân bay hộ tống Đệ Ngũ hạm đội tham gia cuộc đổ bộ lên Iwo Jima, và bản thân nó cũng đi đến đây vào ngày 8 tháng 3 năm 1945. Tại đây "Humphreys" hoạt độg như một tàu bảo vệ cho tàu bè cho đến khi đi đến Leyte cùng một đoàn tàu vận tải vào ngày 17 tháng 3. Để chuẩn bị cho cuộc đổ bộ chính lên Okinawa, "Humphreys" tham gia vào cuộc tấn công lên Keise Shima vào ngày 31 tháng 3, hộ tống các tàu đổ bộ LST, và làm nhiệm vụ hộ tống cho đến khi nó lên đường đi Ulithi vào ngày 3 tháng 4. Trong khi cuộc đổ bộ lớn nhất và cuối cùng này đang diễn ra, nó đã hộ tống cho các tàu tiếp liệu đi từ Ulithi đến vùng chiến sự quyết liệt ở Okinawa, cho đến khi quay trở về Trân Châu Cảng vào ngày 4 tháng 6 năm 1945. Từ đây nó lên đường đi San Diego, nơi nó được xếp lại lớp với ký hiệu lườn mới DD-236 vào ngày 20 tháng 7 năm 1945. "Humphreys" được cho ngừng hoạt động vào ngày 26 tháng 10 năm 1945, và bị bán cho hãng National Metal & Steel Corporation ở đảo Terminal, California vào ngày 26 tháng 8 năm 1946 để tháo dỡ. Phần thưởng. "Humphreys" được tặng thưởng bảy Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
USS "McFarland" (DD-237) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất, đã tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai, được cải biến thành một tàu tiếp liệu thủy phi cơ AVD-14, và hoạt động cho đến khi xung đột kết thúc. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo John McFarland (1840-1881), một thủy thủ hải quân trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ từng được tặng thưởng Huân chương Danh Dự. Thiết kế và chế tạo. "McFarland" được đặt lườn vào ngày 31 tháng 7 năm 1918 tại xưởng tàu của hãng New York Shipbuilding Corporation. Nó được hạ thủy vào ngày 30 tháng 3 năm 1920, được đỡ đầu bởi cô Louisa Hughes; và được đưa ra hoạt động vào ngày 30 tháng 9 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Preston B. Haines. Lịch sử hoạt động. Giữa hai cuộc thế chiến. "McFarland" đã phục vụ được một tháng cùng Hạm đội Đại Tây Dương trước khi nó khởi hành vào ngày 30 tháng 11 năm 1920 để đi sang vùng biển Châu Âu. Trong hai tháng tiếp theo sau, nó hoạt động tại khu vực eo biển Manche, rồi lên đường đi Gibraltar vào ngày 31 tháng 1 năm 1921. Đến ngày 9 tháng 3, nó đi đến Split cho một lượt phục vụ kéo dài bốn tháng tại vùng biển Adriatic; và đến tháng 7, nó tiếp tục đi sang phía Tây, đi đến Constantinople, Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 31 tháng 7 để tham gia Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ tại vùng biển Thổ Nhĩ Kỳ. Chỉ quay về Hoa Kỳ một lần từ ngày 8 tháng 7 đến ngày 22 tháng 10 năm 1922, "McFarland" tiếp tục ở lại khu vực Hắc Hải và Đông Địa Trung Hải cho đến mùa Xuân năm 1923. Trong giai đoạn này, nó thực hiện các vai trò ngoại giao và nhân đạo cần thiết sau Thế Chiến I, thường xuyên đi đến các cảng Hắc Hải và Tiểu Á, phân phối hàng cứu trợ Hoa Kỳ cho người tị nạn Nga, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như cung cấp vận chuyển nhân sự, thư tín và phương tiện liên lạc. "McFarland" quay trở về New York, và vào ngày 15 tháng 9 năm 1923 đã gia nhập Hạm đội Tuần tiễu tại Newport, Rhode Island. Trong một cuộc thực tập huấn luyện ngoài khơi Cape Code cùng với các thiết giáp hạm , , tàu phụ trợ và một chi hạm đội khu trục, nó bị hư hại nặng vào sáng sớm ngày 19 tháng 9 năm 1923, sau khi bị chiếc "Arkansas" đâm vào mũi tàu bên mạn trái. Nó được tàu khu trục chị em kéo quay về Xưởng hải quân Boston. "McFarland" đã hoạt động dọc theo vùng bờ Đông và vùng biển Caribe trong suốt 17 năm tiếp theo, ngoại trừ hai lần gián đoạn. Lần thứ nhất khi nó đi đến quần đảo Hawaii vào năm 1925 tham gia một cuộc tập trận hạm đội mô phỏng một cuộc tấn công vào Oahu; và một lần thứ hai khi nó được cho xuất biên chế và nằm trong thành phần dự bị tại Philadelphia, Pennsylvania vào năm 1931. Nó trải qua một đợt cải biến thành một tàu tiếp liệu thủy phi cơ, và được xếp lại lớp với ký hiệu lườn mới AVD-14 vào ngày 2 tháng 8 năm 1940. Đến ngày 5 tháng 10, nó được điều động sang Hạm đội Thái Bình Dương. Thế Chiến II. Vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, "McFarland" đang hoạt động ngoài khơi Trân Châu Cảng, tiến hành các cuộc cơ động chống tàu ngầm tại Maui. Nhận được tin tức về việc Đế quốc Nhật Bản tấn công, nó tuần tra về phía Tây Nam quần đảo, và quay trở về Oahu vào ngày 9 tháng 12. Trong bảy tháng tiếp theo, nó hoạt động từ Trân Châu Cảng, hoàn tất nhiều chuyến đi đến các đảo Palmyra và Johnston, vận chuyển lực lượng Thủy quân Lục chiến tăng cường phòng thủ các nơi này và đưa thường dân quay lại Hawaii. "McFarland" lên đường vào ngày 2 tháng 6 năm 1942 để đi đến khu vực Nam Thái Bình Dương. Nó đi đến Nouméa vào ngày 16 tháng 6, và trong vòng một tháng đã tiếp xúc lần đầu tiên với một tàu ngầm đối phương tại eo biển Bularis vào ngày 15 tháng 7. Đến tháng 8, khi Chiến dịch Guadalcanal diễn ra, nó tiếp tục vai trò tàu tiếp liệu tại khu vực Espiritu Santo-quần đảo Santa Cruz. Được phân nhiệm vụ duy trì cho con đường tiếp liệu luôn hoạt động, nó đã vận chuyển hàng tiếp liệu đến khu vực chiến sự và triệt thoái binh lính Thủy quân Lục chiến bị thương, trong khi các máy bay mà nó tiếp liệu tiến hành các phi vụ trinh sát và chiến đấu. Vào ngày 16 tháng 10, "McFarland" đang dỡ hàng hóa và tiếp nhận thương binh tại Lunga Roads khi nó bị chín máy bay ném bom bổ nhào tấn công. Trong khi bảy chiếc đầu tiên ném không trúng đích, chiếc thứ tám đánh trúng một xà lan chở xăng đang cặp bên mạn phải phía sau "McFarland"; nó được cắt rời khỏi chiếc tàu tiếp liệu thủy phi cơ. Ít nhất một quả bom từ chiếc máy bay thứ chín đã đánh trúng đuôi con tàu, làm hỏng bánh lái và động cơ bẻ lái. Thủy thủ đoàn con tàu tàu đã bắn rơi chiếc máy bay cuối cùng, nhưng cũng bị tổn thất gồm năm người thiệt mạng, sáu người mất tích và 12 người bị thương nặng. Do thành tích trong trận này "McFarland" được tặng thưởng danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Tổng thống Chiếc tàu tiếp liệu được kéo về đảo Florida, nơi neo đậu trên bãi biển thuộc tuyến luồng phía trên của cảng Tulagi, sau này được đặt tên là luồng McFarland. Nó hoàn tất việc sửa chữa tạm thời lườn tàu vào ngày 26 tháng 11, và lên đường đi Espiritu Santo, nơi nó được sửa chữa thêm để đủ khả năng vượt biển khơi. Vào ngày 17 tháng 12, nó khởi hành đi Trân Châu Cảng, đến nơi vào ngày 29 tháng 12. Khi việc sửa chữa hoàn tất vào ngày 17 tháng 4 năm 1943, "McFarland" lên đường đi về vùng bờ Tây Hoa Kỳ. Được xếp lại lớp như một tàu khu trục với ký hiệu lườn DD-237 vào ngày 1 tháng 12 năm 1943 và đặt cảng nhà tại San Diego, California cho đến hết chiến tranh, nó hộ tống cho các tàu sân bay khi chúng thực tập huấn luyện và chuẩn nhận hạ cánh tàu sân bay cho phi công hải quân. Sau khi chiến tranh kết thúc, nó lên đường đi sang vùng bờ Đông vào ngày 30 tháng 9 năm 1945, và được cho ngừng hoạt động tại Philadelphia vào ngày 8 tháng 11 năm 1945. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 19 tháng 12, và nó được bán cho hãng North American Smelting Company ở Philadelphia để tháo dỡ vào ngày 29 tháng 10 năm 1946. Phần thưởng. "McFarland" được tặng thưởng danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Tổng thống cùng hai Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
USS "James K. Paulding" (DD-238) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất, ngừng hoạt động năm 1931 và bị tháo dỡ năm 1936. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Bộ trưởng Hải quân James Kirke Paulding (1778-1860). Thiết kế và chế tạo. "James K. Paulding" được đặt lườn vào ngày 31 tháng 7 năm 1918 tại xưởng tàu của hãng New York Shipbuilding Corporation. Nó được hạ thủy vào ngày 20 tháng 4 năm 1920, được đỡ đầu bởi cô Mary Hubbard Paulding, chắt của Bộ trưởng Paulding; và được đưa ra hoạt động vào ngày 29 tháng 11 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Đại úy Hải quân H. W. Jackson. Lịch sử hoạt động. Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy, "James K. Paulding" được phân về Hạm đội Đại Tây Dương, và đã tiến hành các cuộc thực tập chiến thuật cùng hải đội khu trục dọc bờ biển phía Đông. Nó đi đến Newport, Rhode Island vào ngày 31 tháng 5 năm 1921 cho cuộc cơ động mùa Hè và huấn luyện quân nhân dự bị. Cuối năm đó, nó đi đến Charleston, South Carolina, để tập trận hải đội, và tiếp tục các hoạt động này cho đến mùa Đông năm 1922. "James K. Paulding" gia nhập Hạm đội Tuần tiễu vào tháng 1 năm 1923, và trong suốt năm đó đã tham gia các cuộc tập trận chiến thuật để duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu của hạm đội ở mức cao nhất. Nó tiếp tục các hoạt động này cùng với việc huấn luyện quân nhân dự bị cho đến khi nó lên đường đi San Diego, California vào tháng 2 năm 1925 để tập trận hạm đội tại Thái Bình Dương. Sau khi quay trở về Newport vào ngày 31 tháng 8, nó tiếp nối các nhiệm vụ cùng Hạm đội Tuần tiễu. Đang khi tham gia các cuộc thực hành tác xạ tại vùng biển Caribe vào tháng 11 năm 1926, nó được phái đến Nicaragua để bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ trong lúc diễn ra các xáo trộn chính trị tại nước này. Trong tháng 3 và tháng 4 năm 1927, nó tiếp tục ở lại ngoài khơi Nicaragoa để ngăn chặn việc buôn lậu vũ khí. Trong suốt thời gian còn lại của quãng đời hoạt động, "James K. Paulding" tiếp tục phục vụ trong việc huấn luyện quân nhân dự bị và thực tập chiến thuật tại Đại Tây Dương và vùng biển Caribe, tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình và tập trận Vấn đề Hạm đội để duy trì sức mạnh trên biển của Hoa Kỳ. Nó đi đến Xưởng hải quân Philadelphia vào ngày 31 tháng 10 năm 1930, và được cho ngừng hoạt động tại đây vào ngày 10 tháng 2 năm 1931. Nó được cho vào danh sách loại bỏ vào ngày 28 tháng 12 năm 1936 nhằm tuân thủ những điều khoản hạn chế vũ trang của HIệp ước Hải quân London, bị tháo dỡ, và tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 25 tháng 1 năm 1937.
1
null
USS "Overton" (DD-239) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất, đã tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai, được cải biến thành tàu vận chuyển cao tốc APD-23, và hoạt động cho đến khi xung đột kết thúc. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Đại úy Thủy quân Lục chiến Macon C. Overton (1890-1918), người tử trận trong Thế Chiến I tại Pháp. Thiết kế và chế tạo. "Overton" được đặt lườn vào ngày 30 tháng 10 năm 1918 tại xưởng tàu của hãng New York Shipbuilding Corporation. Nó được hạ thủy vào ngày 10 tháng 7 năm 1919, được đỡ đầu bởi bà Margaret C. Overton, mẹ của Đại úy Overton; và được đưa ra hoạt động vào ngày 30 tháng 6 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân P. T. Berry. Lịch sử hoạt động. Giữa hai cuộc thế chiến. Sau khi hoàn tất chạy thử máy, "Overton" hoạt động cùng Hải đội Khu trục 3, và sau đó cùng Hải đội Khu trục 5, dọc theo vùng bờ Đông; vào đầu tháng 9 năm 1920, nó trợ giúp vào việc cứu hộ chiếc tàu ngầm . Sau đó nó được điều sang Hải đội Khu trục 2 và được lệnh đi đến vùng biển Châu Âu. Rời New York ngày 14 tháng 9, nó gia nhập lực lượng Hải quân Hoa Kỳ tại Hắc Hải ở Constantinople, Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 5 tháng 10. Trong một năm rưỡi tiếp theo, nó thực hiện các nhiệm vụ ngoại giao và nhân đạo cần thiết sau Thế Chiến I, thường xuyên viếng thăm các cảng Nga, Romania và Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các cảng Levant trong Địa Trung Hải, phân phối hàng tiếp liệu cứu trợ, cung cấp phương tiện vận chuyển và liên lạc cũng như di tản người tị nạn. Nhiệm vụ di tản được đẩy mạnh sau khi lực lượng Bạch vệ dưới quyền tướng Pyotr N. Wrangel đầu hàng lực lượng Bolshevik tại Crimea vào tháng 11 năm 1920. Vào tháng 7 năm 1922, "Overton" quay trở về Hoa Kỳ để thực tập huấn luyện cùng Hạm đội Tuần tiễu, nhưng khi mâu thuẫn giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ bộc phát thành xung đột tại Smyrna vào tháng 10, nó lại được điều sang vùng biển Thổ Nhĩ Kỳ trong sáu tháng. Đến giữa tháng 5 năm 1923, nó lên đường về phía Tây đi Ý, nơi nó khởi hành quay trở về Hoa Kỳ, về đến New York vào ngày 12 tháng 6. Các hoạt động thực hành hải đội và hạm đội trong tám năm tiếp theo diễn ra tại khu vực Đại Tây Dương, ngoại trừ hai lượt bố trí sang Thái Bình Dương vào các năm 1925 và 1926 để tập trận Vấn đề Hạm đội. Vào ngày 3 tháng 2 năm 1931, "Overton" được cho xuất biên chế và đưa về lực lượng dự bị. Một năm sau, nó được đặt trong tình trạng dự bị luân phiên, và phục vụ trong tình trạng này cho đến khi lại được cho xuất biên chế và đưa về lực lượng dự bị vào ngày 20 tháng 11 năm 1937. Thế Chiến II. Khi Chiến tranh Thế giới thứ Hai bùng nổ tại châu Âu vào năm 1939, "Overton" được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 26 tháng 9, và được phân nhiệm vụ Tuần tra Trung lập. Neo đậu tại Boston, Massachusetts vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, nhiệm vụ của nó chỉ thay đổi đôi chút sau khi Hoa Kỳ tham gia chiến tranh. Chiếc tàu khu trục hoạt động hộ tống vận tải và tuần tra chống tàu ngầm, thoạt tiên là trên tuyến đường đi sang Iceland, và sau đó tại vịnh Mexico và vùng biển Caribe. Từ tháng 7 năm 1942 đến tháng 2 năm 1943, nó làm nhiệm vụ tương tự dọc theo vùng bờ Đông; rồi từ 7 tháng 2 đến 26 tháng 5, nó hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại giữa New York và Casablanca. Nó được đại tu, và vào cuối tháng 6 đã tham gia một trong những đội đặc nhiệm tàu sân bay hộ tống đầu tiên, Đội đặc nhiệm 21.11, tập trung chung quanh chiếc tàu sân bay hộ tống , và cùng với đội này bảo vệ cho tuyến đường vận tải Norfolk-Casablanca. Vào các ngày 14 và 30 tháng 7, máy bay của đội này được ghi công đã đánh chìm các tàu ngầm U-boat Đức "U-160" và "U-43" tương ứng. "Overton" quay trở lại Norfolk vào ngày 6 tháng 8 năm 1943, được cải biến thành một tàu vận chuyển cao tốc, và được xếp lại lớp với ký hiệu lườn mới APD-23 vào ngày 21 tháng 8. Đến ngày 22 tháng 10, nó lên đường đi sang khu vực Thái Bình Dương, đi đến Trân Châu Cảng vào ngày 12 tháng 11 để tiếp tục huấn luyện, và đến ngày 22 tháng 1 năm 1944 đã lên đường hướng sang phía Tây cùng Đội Vận chuyển Tiền phương phía Nam để đi Kwajalein. Trước lúc bình minh ngày 31 tháng 1, nó tung lực lượng trinh sát lên bờ tại Gehh, nơi mà từ đó họ di chuyển đến các đảo Ninni và Gea để kiểm soát eo biển Gea thuộc phần phía Nam của vùng biển Kwajalein. Sau đó nó làm nhiệm vụ bắn phá, hỗ trợ hỏa lực và trinh sát. Vào ngày 4 tháng 2, nó hỗ trợ cho việc chiếm đóng Bigei, và đến ngày 8 tháng 2 lên đường quay trở về Trân Châu Cảng và vùng bờ Tây. Đến ngày 29 tháng 5, nó quay trở lại khu vực chiến trường với lực lượng Thủy quân Lục chiến trên tàu để đi Saipan. Cho đến ngày 24 tháng 6, nó bảo vệ cho khu vực vận chuyển và tuần tra ngoài khơi Tinian, rồi rút lui về Eniewtok để hộ tống các đoàn tàu vận tải đi đến Saipan. Đến tháng 7, nó tiếp nố hiệm vụ tuần tra và bắn phá ngoài khơi Tinian, rồi bảo vệ cho các tàu đổ bộ LCT đi đến Guam, và đến cuối tháng lại hộ tống các tàu đổ bộ LST quay về Trân Châu Cảng. "Overton" lại lên đường hướng sang phía Tây vào ngày 15 tháng 9, lần này là đi đến Manus, và từ đây vào ngày 12 tháng 10 tiếp tục đi đến Philippines để bảo vệ cho nhân sự của đội phá hoại dưới nước (UDT), khi họ được tung lên bờ chuẩn bị cho cuộc đổ bộ lên Leyte. Sau đó nó hộ tống các đoàn tàu tiếp liệu trước khi tham gia chiến dịch đổ bộ tiếp theo lên vịnh Lingayen. Vào ngày 27 tháng 12, nó khởi hành từ vịnh Humboldt, tiến vào vịnh Lingayen ngày 6 tháng 1 năm 1945, và sang ngày hôm sau tiếp tục hỗ trợ cho các đội UDT trên bờ. Tong suốt quá trình đổ bộ và cho đến ngày 12 tháng 1, nó hộ tống các đơn vị hạng nặng và tàu vận tải trước khi rút lui về Leyte. Từ Leyte, "Overton" tiếp tục đi Ulithi, nơi nó bảo vệ đội tiếp liệu cho lực lượng tàu sân bay nhanh cho đến đầu tháng 3. Sau đó nó tuần tra ngoài khơi Iwo Jima, và vào ngày 10 tháng 3 lại tiếp nối nhiệm vụ hộ tống. Một chuyến đi đến Leyte được tiếp nối bởi nhiệm vụ hộ tống vận tải đến Okinawa; nó đi đến ngoài khơi đảo này vào ngày 11 tháng 4, và làm nhiệm vụ tuần tra và cột mốc radar cho đến ngày 15 tháng 4, rồi hướng đi Saipan. Từ đây nó lên đường quay trở về Hoa Kỳ. "Overton" đi đến San Francisco vào ngày 15 tháng 5, và được lệnh đi đến Philadelphia để ngừng hoạt động. Được cho xuất biên chế vào ngày 30 tháng 7 năm 1945, tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 13 tháng 8 năm 1945, và lườn tàu được bán cho hãng Boston Metals Company ở Baltimore, Maryland vào ngày 30 tháng 11 năm 1945 để tháo dỡ. Phần thưởng. "Overton" được tặng thưởng tám Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
Bảo tàng nghệ thuật đương đại quốc gia, tiếng Anh: The National Museum of Modern and Contemporary Art, Korea (MMCA), tiếng Hàn: 국립현대미술관 là một bảo tàng nghệ thuật đương đại với bốn chi nhánh ở Gwacheon, Deoksugung, Seoul và Cheongju. Bảo tàng được thành lập lần đầu tiên vào năm 1969 với tư cách là bảo tàng nghệ thuật quốc gia duy nhất trong cả nước chứa đựng các tác phẩm nghệ thuật đương đại và hiện đại của Hàn Quốc, cũng như nghệ thuật quốc tế của các thời kỳ khác nhau. Lịch sử và phong cách kiến trúc. Gwacheon. Ngày 20 tháng 10 năm 1969, bảo tàng ban đầu thành lập tại Gyeongbokgung, nhưng chuyển đến Deoksugung vào năm 1973 và rồi chuyển đến vị trí hiện tại năm 1986. Bảo tàng được thành lập để đóng góp vào sự phát triển của nghệ thuật đương đại Hàn Quốc bằng cách bảo tồn và trưng bày một cách có hệ thống các tác phẩm nghệ thuật tạo ra từ năm 1910, bảo tàng có ba tầng với diện tích 73.360㎡ và một công viên điêu khắc ngoài trời chiếm diện tích 33.000㎡. Mô-típ của kiến trúc là pháo đài và ụ đèn hiệu truyền thống của Hàn Quốc, tòa nhà có nội thất hình xoắn ốc độc đáo và cũng là nơi đặt Dadaigseon, một trong những tác phẩm nghệ thuật video nổi tiếng nhất của Nam June Paik. Deoksugung. Chi nhánh đầu tiên của MMCA thành lập năm 1998 tại Seokjo-jeon của Deoksugung (Jeong-dong, Jung-gu, Seoul, Hàn Quốc), nhằm tăng cường hơn nữa khả năng tiếp cận của bảo tàng với những người sống ở phía bắc Seoul. Bảo tàng có bốn phòng triển lãm, khu nghỉ ngơi và cửa hàng nghệ thuật, tổng diện tích khoảng 3.428㎡. Seoul. Chi nhánh Seoul mở cửa ngày 13 tháng 11 năm 2013, bên cạnh Gyeongbokgung. Bảo tàng xây dựng phía trên và bên cạnh tòa nhà Bộ Tư lệnh An ninh Quốc phòng trước đây của Quân đội, thiết kế kiến trúc áp dụng khái niệm madang (sân), tích hợp ngoại thất và nội thất của tòa nhà với môi trường xung quanh. Madang còn là không gian giải trí công cộng cũng như không gian để tổ chức các sự kiện và chương trình nghệ thuật ngoài trời. Cheongju. Mở cửa năm 2018, MMCA Cheongju là một trung tâm lưu trữ và bảo tồn, nơi đây cũng đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực bảo tồn nghệ thuật. Bộ sưu tập và triển lãm. Bộ sưu tập của bảo tàng có khoảng 10.000 tác phẩm nghệ thuật bao gồm các tác phẩm của các nghệ sĩ đương đại Hàn Quốc như Go Hui-dong, Ku Bon-ung, Park Su-geun và Kim Whan-ki. Bảo tàng cũng đã tập hợp một bộ sưu tập đáng kể được quốc tế công nhận bao gồm các tác phẩm nghệ thuật của Joseph Beuys, Andy Warhol, Georg Baselitz, Jörg Immendorff, Marcus Lüpertz, Nam June Paik, Nikki de Saint-Phalle, Jonathan Borofsky, và Michelangelo Pistoletto. Năm 2021, Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại và Hiện đại Quốc gia đã nhận được gần 1.500 tác phẩm nghệ thuật như một sự quyên góp từ di sản của cố doanh nhân Lee Kun-hee. Bộ sưu tập tranh, bản vẽ và tác phẩm điêu khắc thể hiện sự đóng góp lớn nhất mà bảo tàng nhận được "cả về giá trị và quy mô". Hơn 90% các tác phẩm được thực hiện bởi các nghệ sĩ đương đại của Hàn Quốc, bao gồm hơn 100 tác phẩm của họa sĩ Lee Jung-seob và gần 70 tác phẩm của nghệ nhân Yoo Kangyul. Các nghệ sĩ phương Tây đáng chú ý khác trong việc quyên góp bao gồm Paul Gauguin, Pierre-Auguste Renoir, Camille Pissarro, Marc Chagall, Salvador Dalí và Joan Miró. Các bộ phận. Giáo dục. MMCA có các chương trình giáo dục nghệ thuật khác nhau bao gồm các chương trình giáo dục chuyên nghiệp cho người phụ trách, nhân viên của viện bảo tàng, giáo viên nghệ thuật và sinh viên đại học. Bảo tàng Trẻ em nằm trong bảo tàng chính Gwacheon, nơi tổ chức các chương trình dành cho học sinh tiểu học, học sinh khuyết tật và học sinh đến từ các khu dân cư nghèo. Ngoài ra còn có một chương trình hỗ trợ đặc biệt cho các nghệ sĩ trẻ, được gọi là 'Residency', trong đó bảo tàng sẽ cung cấp các xưởng cho các nghệ sĩ trẻ được chọn, tổ chức các cuộc trò chuyện nghệ thuật giữa các nghệ sĩ và chuyên gia nghệ thuật. Nghiên cứu và Bảo tồn. Trung tâm bảo tồn của bảo tàng thành lập lần đầu tiên năm 1980. Trung tâm đã và đang làm việc để phát triển các kỹ thuật bảo tồn hiện đại bằng cách tổ chức các chương trình trao đổi với các trung tâm bảo tồn ở nước ngoài. Hiện tại, trung tâm được chia thành bốn phòng chuyên môn: tranh sơn dầu, tác phẩm nghệ thuật truyền thống Hàn Quốc, tác phẩm điêu khắc đương đại và tác phẩm nghệ thuật trung gian. Hơn nữa, bảo tàng đã mở 'Trung tâm Nghiên cứu Nghệ thuật' vào năm 2013, nơi đây tập trung vào việc nghiên cứu nghệ thuật đương đại Đông Á. Tranh cãi. Ngay sau khi khai mạc, các thành viên của Hiệp hội Mỹ thuật Hàn Quốc và các tổ chức nghệ sĩ khác đã phản đối việc lựa chọn tác phẩm nghệ thuật để đưa vào bảo tàng. Họ buộc tội Giám đốc, người từng tốt nghiệp Đại học Quốc gia Seoul, có thiên hướng ưu tiên đối với sinh viên tốt nghiệp trường đó, và đưa ra lưu ý rằng có tới 32 trong số 39 nghệ sĩ đại diện trong triển lãm "Zeitgeist Korea" đều đến từ trường cũ của ông.
1
null
Hoàng Sầm (黃岑, 1512 - ?) là một tiến sĩ, đại quan dưới thời nhà Mạc. Ông sinh năm Nhâm Thân, niên hiệu Hồng Thuận thứ 8 (1512), người xã Thù Sơn, tổng Quế Trạo, huyện Hiệp Hòa, xứ Kinh Bắc (nay thuộc xóm Giếng, xã Hòa Sơn, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang). Năm ông 27 tuổi thi đỗ Hội nguyên, vào thi Đình đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ, đệ tam danh (Thám hoa), khoa thi Mậu tuất, niên hiệu Đại chính thứ 9 (1538) đời Mạc Đăng Doanh. Ông là bạn đồng khoa với Trạng nguyên Giáp Hải. Hoàng Sầm làm quan cho vương triều nhà Mạc tới chức Lễ bộ Tả thị lang, tước Hoàng Phúc hầu. Hoàng Sầm được xem là một con người đặc biệt trong lịch sử thi cử phong kiến Việt Nam, được chọn để chép trong sách "Tang thương ngẫu lục" của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án. Điểm đặc biệt của ông là năm 24 tuổi ông vẫn là một anh bần nông mù chữ, nhưng vì yêu một cô tiểu thư con quan nên quyết chí học hành, chỉ sau 3 năm đèn sách ông đã đỗ Thám hoa. Hoàng Sầm trong sách Tang thương ngẫu lục. Trong sách "Tang thương ngẫu lục" của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án có câu chuyện kể như sau: Hoàng Sầm ở Thù Sơn đời đời làm nghề cày ruộng. Cha mất sớm, để lại cho mấy sào ruộng, mẹ con nương nhờ vào nhau sinh sống. 24 tuổi Hoàng Sầm vẫn chưa biết chữ. Năm ấy, cùng quan huyện nhà có quan thượng Nguyễn Công Doãn (thực ra là Nguyễn Doãn Địch) trí sĩ về quê. Quan huyện bắt dân ra đón rước. Hoàng Sầm cũng ở trong số ấy sung vào chân khiêng kiệu tiểu thư (con gái quan thượng). Khi khiêng, ông liếc mắt nhìn trộm thấy tiểu thư xinh đẹp thì trong lòng rung động. Về nhà, ông nói với mẹ muốn lấy người con gái ấy. Mẹ ông cho rằng chuyện hão, nhưng ông không nghe mà đi mua sắm đồ sính lễ bắt mẹ phải đi dạm hỏi. Quan thượng lấy làm lạ, hỏi thì mẹ kêu xin tha tội và kể đầu đuôi câu chuyện. Quan thượng nghe rồi cười bảo: - Không hề gì. Quan thượng sai người đến gặp chàng trai: Con gái nhà quan không lẽ gả cho người dân thường. Sau này anh làm nên sự nghiệp mới lấy con gái ta được. Hoàng Sầm lạy hai lạy rồi nói: - Xin vâng theo lệnh, nhưng mong quan lớn đừng sai lời. Về nhà, ông bán đi một sào ruộng được 30 quan tiền, rồi tìm thầy xin học. Học được ba năm đã giỏi lắm, đi khảo khóa trúng ở huyện Hòa Hòa, đi thi Hương đỗ Giải nguyên (đỗ đầu). Đỗ đầu thi Hương rồi, ông nhờ người làng đến nói với quan thượng xin đừng sai lời hẹn cũ, rồi lên kinh đô thi Hội. Bấy giờ con gái quan thượng có mấy đám hỏi nhưng chưa thành đám nào nên vẫn còn ở nhà. Quả nhiên, năm Mậu Tuất, niên hiệu Đại Chính, nhà Mạc, ông thi đậu Thám hoa. Hôm vinh quy và cũng là ngày làm lễ cưới ngay sân nhà quan thượng. Người làng đều cho là sự vẻ vang vốn có.
1
null
Bà Nguyễn An Ninh, tên thường dùng là Trương Thị Sáu (1899-1983) là một chính khách và nhà hoạt động xã hội Việt Nam. Bà cũng là vợ của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh. Cuộc đời và sự nghiệp. Bà có nhũ danh là Trương Thị Sa, sanh ngày 26 tháng 6 năm 1899 tại Phước Lại, quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn (hiện nay là tỉnh Long An). Cha bà là người Hoa từ Phúc Kiến (Trung Quốc) sang Việt Nam để mưu sinh và lấy vợ Việt Nam. Khi bà được hai tháng tuổi thì cha mất. Bà Sa và các anh chị phải sống tự lập. Ngoài việc ruộng rẫy bà còn học thêm nghề dệt chiếu, nghề may. Từ năm 18 tuổi, bà quyết tâm lên Sài Gòn lập nghiệp và năm 22 tuổi đã trở thành một chủ tiệm may có tiền dư dã, có sắc đẹp nổi danh là "Cô Sáu Cầu Ông Lãnh"được các giới thượng lưu, trí thức, quan chức, thương gia mến mộ. Năm 24 tuổi, bà gặp Nguyễn An Ninh, một nhà yêu nước chân chính, có chí khí hơn người nên đồng ý kết hôn với ông và bán tiệm may, bỏ cuộc sống xa hoa ở thành thị để về sống bên chồng tại quê Mỹ Hòa (Hóc Môn), chấp nhận cuộc sống lao động vất vả của một phụ nữ nông thôn. Về làm vợ ông Ninh, ngoài việc chăm lo gia đình và phụng dưỡng cha chồng, (ông Nguyễn An Khương thường xuyên đau yếu) bà còn tận tình giúp ông nhiều việc trong sự nghiệp cứu nước mà ông đã dấn thân. Bà lo tiền bạc cho ông đi Pháp rước cụ Phan Châu Trinh về nước để xây dựng phong trào chống Pháp đồng thời lo chu đáo thuốc men, nơi ăn ở và chăm sóc cụ Phan Châu Trinh. Bà còn giúp đỡ phương tiện vật chất, tiền bạc cho anh em đồng chí của Nguyễn An Ninh, nhất là lo cho ông tiếp tục ra các tờ báo Tiếng Chuông Rè và Nước Nam. Nhân ngày giỗ giáp năm cụ Phan Châu Trinh (1927), bà cùng cốt cán Thanh Niên Cao Vọng vận động hàng trăm ngàn người đi viếng mộ cụ Phan Châu Trinh và lo lộ phí cho chồng đi Pháp vận động cách mạng. Tháng 9 năm 1928, khi ông Nguyễn An Ninh bị bắt lần hai, Thống đốc Nam Kỳ mời bà lên định mua chuộc, dụ dỗ, hứa cấp tiền, cấp đất nếu khuyên được chồng thôi làm quốc sự. Nhưng bà khéo léo khước từ. Năm 1929, lúc ông Nguyễn An Ninh còn bị giam giữ, bà đã tận tình giúp đỡ ông Châu Văn Liêm từ Cần Thơ lên vùng Hóc Môn hoạt động. Bà còn giới thiệu cốt cán Thanh Niên Cao Vọng để ông Liêm tổ chức thành lập Đảng Cộng sản Cuối năm 1931, ông Nguyễn An Ninh ra tù. Bà ra sức lo bảo đảm an ninh cho ông, xây dựng khu nhà mình thành một hệ thống phòng ngự chặt chẽ không tên mật thám nào lọt vào được. Đồng thời, nhà bà trở thành trạm liên lạc để những người hoạt động cách mạng gặp gỡ nhau hoặc nghỉ ngơi, bồi dưỡng sức khỏe, hoặc tạm lánh vì bị mật thám truy bắt. Bà đã lo cho họ tất cả từ tiền tàu xe, quần áo đến mọi việc. Tính ra trong thời gian này có hàng ngàn người qua lại nhà bà và bà đã bán dần tư trang để lo giúp đỡ họ. Lý Tự Trọng cũng là một trong những người hay đến đây đọc sách báo, mà bà thường gọi chú Nhỏ hay "con mọt sách". Để có tiền, bà phải nấu dầu cù là cho ông Nguyễn An Ninh và nhiều anh em khác đi bán dạo, đồng thời để ngụy trang đi khắp nơi vận động quần chúng. Bà đã kiếm được một số tiền khá lớn để ra báo Tranh Đấu đóng góp vào việc vận động thắng cử của hai đảng viên Cộng sản Nguyễn Văn Tạo và Dương Bạch Mai vào Hội đồng Thành phố Sài Gòn. Sau đó vào năm 1935, bà lại phải lặn lội xuống vùng Lục Tỉnh để bán vải mặc dù khi ấy bà đang mang thai đứa con thứ tư. Nhờ đồng bào thương và giúp đỡ, bà kiếm được số tiền giúp ông Ninh khởi xướng phong trào Đông Dương Đại hội Trong cao trào của phong trào này, bà cũng tham gia đi vận động khắp nơi thành lập các Ủy ban Hành động. Và tại xã Mỹ Hòa bà được cử làm Chủ tịch Ủy ban Hành động xã. Bà làm việc ngày đêm, viết khẩu hiệu rồi đem treo khắp nơi, kể cả nhà việc của ban hội tề. Qua nhiều năm sát cánh, bà trở thành người đồng chí thân thiết của Nguyễn An Ninh, thường cùng ông bàn bạc những việc hệ trọng. Sau khi ông Nguyễn An Ninh bị bắt lần ba và bị tòa án Trà Vinh kêu án, bà viết một bức thư gởi Toàn quyền Đông Dương và Thống đốc Nam Kỳ xác định chồng mình vô tội, yêu cầu xét lại bản án. Trong khi ông Nguyễn An Ninh ngồi tù, tuy cuộc sống có vất vả bà vẫn cố gắng cho in và xuất bản quyển "Phê bình Phật giáo"mà ông vừa viết xong trước ngày bị bắt Năm 1939, ông Nguyễn An Ninh ra tù nhưng còn 5 năm biệt xứ nên phải cư trú ở Mỹ Tho. Bà đưa các con xuống cùng ở đó với ông. Rồi ông lại bị bắt và đày ra Côn Đảo. Bà đưa gia đình trở về sống tại Mỹ Hòa để chăm sóc người cô chồng là bà Nguyễn Thị Xuyên đang lâm bệnh nặng. Sau khi bà Xuyên mất, bà dọn về sống ở Bà Chiểu, thuê phố ở với người cháu dâu là Nguyễn Thị Một (vợ ông Trương Văn Bang, nguyên Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ thời kỳ 1933 - 1936). Vì lúc này bà Nguyễn Thị Một cần một chỗ nương tựa để tiếp tục hoạt động sau khi Nam Kỳ khởi nghĩa bị thất bại. Khi đó quân đội Nhật mới vào Đông Dương, ba lần cho người đến tìm bà để mua lại tủ sách của ông Nguyễn An Ninh và định mua chuộc bà, dụ dỗ ông Ninh cộng tác với họ thành lập chính phủ thân Nhật. Dù biết chồng đang lâm bệnh nặng tại Côn Đảo, bà vẫn nhất quyết từ chối. Cuối năm 1943, bà được tin Nguyễn An Ninh qua đời tại Côn Đảo để lại cho bà gánh nặng gia đình và sự nghiệp cứu nước còn dang dở. Bà vẫn tiếp nối chí hướng của ông. Bà và ông Nguyễn An Ninh sinh được 5 người con: 1/Nguyễn An Định (1926-2019) 2/Nguyễn Thị Bình (03/11/1928- mất ngày 04/04/2013 nhằm ngày 24/02/2013 Âm lịch) 3/Nguyễn An Tịnh 4/Nguyễn Nguyệt Minh 5/Nguyễn An Vĩnh Hoạt động chính trị. Cuối năm 1944, tình hình Sài Gòn căng thẳng vì máy bay đồng minh đánh phá. Bà phải đưa các con về quê nhà ở Cần Giuộc tạm trú. Tháng 8 năm 1945, cách mạng Việt Nam giành được chính quyền, nhưng Pháp và Nhật sau khi rút lui đã lấy hết tiền trong nhà băng. Theo yêu cầu của Xứ ủy Nam Kỳ, bà vận động các nhà tư sản ở Sài Gòn – Chợ Lớn trong một ngày đã có số tiền lớn cho chính quyền cách mạng, sau đó bà tiếp tục đi các tỉnh Mỹ Tho, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long v.v…để quyên tiền. Nhờ khí thế Cách mạng và uy tín của Bà, trong một thời gian ngắn bà đã đem về cho chính quyền cách mạng một nguồn ngân sách lớn cho chi dùng trong những ngày đầu khó khăn. Cuối 1945 Pháp chiếm lại Sài Gòn và chuẩn bị tràn xuống Cần Giuộc, bà bỏ tiền nhà và vận động các thương gia người Hoa tiếp tế thực phẩm, tổ chức nấu cơm cho lực lượng tự vệ. Khi Cần Giuộc bị chiếm, bà lại chuyển gia đình trở lại Sài Gòn và tham gia công tác nội thành của chính quyền cách mạng. Sau [Hiệp định sơ bộ] ngày 06 tháng 3 năm 1946, bà được Xứ ủy Nam Kỳ giao trách nhiệm đưa ra số báo công khai lấy tên "Phụ Nữ". Báo chỉ cần ra một số nhân ngày 19 tháng 5 năm 1946 để kêu gọi đồng bào Nam Bộ đoàn kết kháng chiến giành độc lập, và giới thiệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào Nam Bộ, bà suýt bị Pháp giam giữ vì trên trang nhất có in ảnh Cụ Hồ và lá cờ có ngôi sao năm cánh. Năm 1947, Bà tham gia công tác vận động thành lập Liên đoàn Thương gia, Liên đoàn Công chức và Mặt trận Liên Việt Thành Sài gòn, tham gia thực hiện chủ trương thống nhất phong trào phụ nữ toàn Nam Bộ. Bà đắc cử Hội trưởng Hội Phụ nữ Việt Nam thành Sài Gòn, ủy viên phụ trách tài chính Ban Chấp hành Liên Việt thành phố. Năm 1948, Bà được chính quyền cách mạng điều ra chiến khu. Từ năm 1949 đến năm 1954, Bà liên tiếp đảm trách các chức vụ: Ủy viên Ban Chấp hành Hội Phụ nữ tỉnh Rạch Giá, Phó Chủ tịch Mặt Trận Liên Việt Nam Bộ, chuyên trách công tác cứu tế xã hội, thành lập nhà bảo sanh, trại ấu nhi, ủy lạo bộ đội, tiếp nhận tù binh được trao trả, đón các đơn vị quân tình nguyện. Ngày 1 tháng 1 năm 1951 Bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam tại Rạch Giá. Lúc này Đảng Cộng sản đổi tên là Đảng Lao động Việt Nam, chỉ kết nạp trường hợp thật đặc biệt. Cũng năm 1951 Xứ ủy Nam Kỳ được đổi tên là Trung ương Cục Miền Nam, từ Đồng Tháp Mười dời căn cứ xuống vùng khu 9 Nam Bộ. Để nuôi cả bộ máy kháng chiến ngoài tiền thì cần có lúa gạo, cần có sự đóng góp của tất cả địa chủ của các tỉnh Cần Thơ, Rạch Giá, Bạc Liêu, Sóc Trăng, là thành phần chưa thật tin cậy vào chính quyền cách mạng. Ông Lê Duẩn chỉ đạo bằng mọi cách phải thuyết phục và kết nạp cho được bà Ninh vào Đảng, khi bà Nguyễn An Ninh là cộng sản thì họ sẽ tin Cộng sản. Cũng đồng thời với bà Ninh còn có ông Cao Triều Phát , là hai người mà chủ trương của Trung ương Cục phải kết nạp vào Đảng. Bà Nguyễn An Ninh vào Đảng thì giới địa chủ sẽ tin vào kháng chiến- Ông Phát vào Đảng thì các giáo phái đạo Cao Đài và cả Hòa Hảo cũng theo kháng chiến. Từ năm 1929, từ Châu Văn Liêm, rồi Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai, giáo sư Trần Văn Giàu đều mời bà vào Đảng, nhưng bà đều từ chối. Nhưng lần này vì lợi ích của cuộc kháng chiến, cuối cùng bà nhận lời. Bà đã thành lập Hội Cứu tế xã hội ở khu 9 với hơn 200 địa chủ tham gia, đóng góp thóc gạo dư thừa để nuôi bộ đội, nuôi bộ máy kháng chiến suốt nhiều năm. Năm 1954, bà tập kết ra Bắc trong khuôn khổ Hiệp định Genève. Tại Hà Nội, bà vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời đến thăm hỏi và dùng cơm thân mật cùng một số chị em khác. Đây là lần đầu tiên Bà được gặp người mà chồng bà khi còn sống hết lòng ngưỡng mộ, thương yêu, tôn kính. Từ lần đầu tiên Bà gặp Chủ tịch cho đến ngày Người mất, Bà luôn được sự thăm hỏi ưu ái của Người. Từ năm 1955 đến năm 1970, Bà được phân công xây dựng trường Nhi đồng miền Nam. Tuy công việc nặng nề, khó khăn vì thời kỳ này máy bay Mỹ đang đánh phá miền Bắc Việt Nam, trường phải liên tục dời địa điểm nhưng bà vẫn hoàn thành nhiệm vụ. Bà là Đại biểu Quốc hội khóa 2 và 3 liên tục trong 10 năm. Và trong thời gian từ năm 1955 đến 1970, bà được đi tham quan hàng chục nước như Trung Quốc, Mông Cổ, Liên Xô, Tiệp Khắc, Hung-ga-ri, Bung-ga-ri, Cộng hòa Dân chủ Đức, An-ba-ni, Thụy Sĩ. Riêng tại Trung Quốc, bà gặp lại con trai Nguyễn An Tịnh đang du học ở Bắc Kinh, và tại Cộng hòa Dân chủ Đức, bà gặp người con trai út Nguyễn An Vĩnh đang theo học ở đây suốt 17 năm, sau này đậu bằng Tiến sĩ Khoa học. Trong cuộc đời bà, sự hy sinh lớn nhất là không thể tự mình chăm sóc các con ngay từ khi chúng còn thơ ấu mà phải gởi nhờ bè bạn dưỡng nuôi, trong đó có ông bà Võ Thành Cứ . Nhưng sự hy sinh ấy đã được đền bù xứng đáng, các con của bà đều nên người và đi theo con đường lý tưởng của cha mẹ. Huân chương cao quý. Ghi nhận công lao với đất nước, chính phủ Việt Nam đã trao tặng Bà Huân chương Độc Lập hạng nhất. Vì Tổ quốc bà đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Ông Nguyễn An Ninh. Thật cao đẹp khi bà đã liên tục giúp ông vì nghĩa lớn, không màng đến quyền lợi cá nhân, hy sinh hạnh phúc, sản nghiệp gia đình và ngay cả sinh mạng của chính Nhà Cách mạng Nguyễn An Ninh để bảo vệ khí tiết, bảo vệ lý tưởng của Ông. Đó là sự hy sinh cao độ bằng một ý chí sắt đá, một nghị lực phi thường hiếm có. Bà mất ngày 03 tháng 12 năm 1983, hưởng thọ 84 tuổi, trong sự tiếc thương và ngưỡng mộ của nhiều tầng lớp dân Sài Gòn thời điểm đó.
1
null
Sự kiện tấn công bạo lực ga Côn Minh 2014 là một sự kiện xảy ra vào 21 giờ 20 phút (UTC+8) ngày 1 tháng 3 năm 2014 khi một nhóm nam nữ mặc trang phục màu đen cầm vũ khí xông vào quảng trường ga xe lửa Côn Minh, phòng bán vé, chém những người mà họ thấy, gây ra thương vong. Cảnh sát sau khi đến hiện trường đã tiến hành phong tỏa ba lớp tại ga xe lửa Côn Minh. Đến 6 giờ (UTC+8) ngày 2 tháng 3, vụ tấn công khiến cho hơn 130 người bị thương, 31 người tử vong, Cảnh sát tại hiện trường tiêu diệt 4 phần tử khủng bố, bắt giữ một người. Tại hiện trường còn lưu lại vết máu dài khoảng 300 mét, người bị thương phần nhiều tập trung tại phòng bán vé, đại đa số là hành khách mua vé lên tàu. Sau khi vụ việc xảy ra, các đoàn tàu vốn đỗ tại ga Côn Minh theo lịch trình được tạm thời sắp xếp đến đỗ tại ga khác, bắt đầu từ 23 giờ ngày 1, trật tự tại ga dần được khôi phục. Sân bay quốc tế Trường Thủy Côn Minh sau đó lập tức tổ chức hội nghị khẩn cấp, tăng cường cấp độ an ninh, hiện trật tự trở lại bình thường. Phản ứng. Sau khi xảy ra sự việc, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Tập Cận Bình và Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường đưa ra công văn chỉ đạo riêng, yêu cầu cơ quan chính pháp nhanh chóng tổ chức lực lượng toàn lực điều tra phá án, nghiêm trị các phần tử khủng bố theo luật pháp. Bí thư Ủy ban Chính pháp Trung ương Mạnh Kiến Trụ, Ủy viên Quốc vụ-Bộ trưởng bộ Công an Quách Thanh Côn khẩn cấp đến Vân Nam ngay trong đêm để chỉ đạo công tác điều tra, thăm hỏi quần chúng bị thương và thân nhân người bị nạn. Điều tra. Báo chí Trung Quốc sau đó loan tin cho là những người tấn công thuộc dân tộc Uyghur. Sau cuộc tấn công, cảnh sát Côn Minh bắt đầu tập hợp thành viên của cộng đồng Uyghur địa phương để thẩm vấn. Một người Uyghur địa phương đã trả lời câu hỏi của cảnh sát và nói rằng nó thật khó cho bất cứ ai biết được những kẻ tấn công là người Uyghur hay không vì tất cả họ đều mặc đồ đen: "Chúng tôi không đồng ý với cuộc tấn công này". Minh Báo của Hồng Kông dẫn lời một cư dân Uyghur địa phương đã tỏ ra tức giận với những kẻ tấn công vì hành động này làm nhục người di cư Tân Cương.
1
null
Cuộc khủng hoảng Krym bắt đầu sau cuộc đảo chính Ukraina năm 2014 khi chính phủ của tổng thống Viktor Yanukovych bị lật đổ. Sự kiện này có liên quan đến bất ổn tại Ukraina năm 2014, khi các nhóm dân tộc chủ yếu là người gốc Nga tổ chức các cuộc biểu tình phản đối hoạt động ở Kiev và kêu gọi một mối quan hệ gần gũi hơn hoặc việc sáp nhập Krym vào nước Nga, bên cạnh việc đòi quyền tự chủ mở rộng và khả năng độc lập cho Krym. Trong khi đó, các nhóm dân tộc khác như người Tatar đã ủng hộ cuộc đảo chính. Sau khi Nga sáp nhập Krym vào nước mình, sự công nhận của sáp nhập Krym bởi Liên bang Nga trở thành một trong những điều kiện cơ bản mà Nga đưa ra để chấm dứt cuộc xâm lược Ukraina. Trong khi đó, Ukraina tuyên bố sẵn sàng giải phóng Krym và Sevastopol bằng phương tiện quân sự. Vào ngày 19 tháng 1 năm 2023, Ukraine tuyên bố mục tiêu của họ là giải phóng tất cả các lãnh thổ bị Nga chiếm đóng, bao gồm cả Krym, và kêu gọi thế giới phương Tây cung cấp vũ khí nặng để thực hiện mục tiêu này. Bối cảnh. Krym đã là một phần của Nga từ thế kỷ 18, mặc dù người Nga đã không trở thành nhóm dân số lớn nhất ở Krym cho đến thế kỷ 20. Krym có quyền tự chủ trong Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga từ năm 1921 đến 1945 với tên gọi Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Tự trị Krym, tới khi chính quyền Stalin đã trục xuất dân tộc đa số người Tatar khỏi Krym và hủy bỏ quyền tự trị của Krym. Năm 1954, nhà lãnh đạo Liên Xô Khrushchev chuyển tỉnh từ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga sang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina. Người Tatar Krym không được phép trở về nhà, và trở thành một vấn đề quốc tế. Quyền tự chủ trước năm 1945 của Krym đã được tái lập vào năm cuối cùng trước khi Liên Xô giải thể vào năm 1991. Vùng tự trị Krym đã thuộc Ukraina độc lập từ năm 1991. Tình trạng pháp lý của Krym thuộc Ukraina được Nga công nhận vào năm 1994, theo đó Nga cam kết sẽ duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina trong giác thư Budapest được ký kết vào năm 1994. Hiệp ước này cũng được ký kết bởi Mỹ, Anh và Pháp. Những tiến triển sau đó ở Krym và tương lai của căn cứ Hạm đội Biển Đen của Nga ở Krym đã là điểm gây tranh cãi trong qua hệ ngoại giao giữa Nga và Ukraina. Theo điều tra dân số năm 2014, người Nga chiếm khoảng 65,3% trong hai triệu cư dân của Krym. Người Ukraina chiếm 15,7%, trong khi người Tatar Krym chiếm 12%, người Tatar đã được trở lại kể từ khi Liên Xô tan rã năm 1991 dẫn đến căng thẳng với người Nga về quyền sở hữu đất đai. Ở Sevastopol, người Nga chiếm 70% trong dân số 340.000 người của thành phố. Trong cuộc bầu cử quốc hội địa phương 2010, Đảng Các khu vực đã nhận được 357.030 phiếu bầu, với đảng về thứ nhì, Đảng Cộng sản Ukraina, nhận được 54.172 phiếu bầu. Cả hai đảng đều là mục tiêu của những người biểu tình trong cuộc Lật đổ chính phủ Ukraina 2014. Những người có vũ trang trùm mặt ở Krym. Đêm 22, rạng sáng ngày 23 tháng 2 năm 2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp với những người đứng đầu các cơ quan an ninh Nga đã ra lệnh: "Chúng ta phải bắt đầu việc thu hồi Krym về cho nước Nga". Bốn ngày sau, vào ngày 27/2/2014, một nhóm người có vũ trang trùm mặt đã chiếm các tòa nhà chính quyền và quốc hội của Krym và cắm quốc kỳ Nga trên các tòa nhà này. Một nhóm vũ trang khác mặc quân phục nhưng không đeo quân hiệu cũng đã chiếm hai sân bay ở Krym. Tổng thống Ukraina Oleksandr Turchynov cũng đã cáo buộc Nga triển khai quân đội tại bán đảo Krym để kích động một "cuộc xung đột vũ trang" nhưng phía Nga phủ nhận cáo buộc này. Ngày 1 tháng 3, Thượng viện Nga đã chấp thuận một kiến nghị của Tổng thống Nga Putin cho phép ông được quyền đưa quân vào Ukraina hỗ trợ chính quyền mới do Sergey Aksyonov đứng đầu Ngày 2 tháng 3 năm 2014, một số căn cứ quân sự Ukraina đã bị vây hãm hoặc bị tấn công. Ukraina tuyên bố cảnh báo chiến đấu và ra lệnh tổng động viên trên cả nước. Các nước G7 (Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Canada, Pháp, Ý và Vương quốc Anh) lên án hành động của Nga tại bán đảo Krym, trong một bài tuyên bố chung được công bố bởi phủ tổng thống Hoa Kỳ vào ngày 2.03.2014, rõ ràng là đã vi phạm chủ quyền, xâm phạm lãnh thổ của Ukraina. Đồng thời họ ngưng tất cả các chuẩn bị cho cuộc họp mặt G8 dự định vào tháng 6 tại Sotschi, Nga ,. Trong khi cùng ngày, Dmitry Medvedev, Thủ tướng Liên bang Nga, lên án Chính phủ của Yatsenyuk là bất hợp pháp. Những người có vũ trang trùm mặt chiếm các tòa nhà chính quyền và sân bay đôi khi được gọi là ""những người xanh nhỏ bé" (tiếng Anh: Little green men, , ) hoặc là "những người lịch sự"" (tiếng Anh: Polite People, , ). Theo Hiệp ước Kharkov ký năm 2010 giữa Nga và Ukraine, Nga có quyền đồn trú 25.000 quân ở Krym. Tại thời điểm xảy ra sự kiện Krym, lính Nga ở bán đảo này chỉ có 12.500 quân. Điều đó có nghĩa Nga có quyền đưa thêm ngần ấy quân nữa vào Crưm mà vẫn không xâm phạm Hiệp định Kharkov. Ban đầu, việc bổ sung quân vào Crưm là để bảo vệ các cơ sở quân sự và dân sự của Nga trong căn cứ tại Sevastopol trước sự tấn công của những kẻ dân tộc cực đoan sau đó là để bảo vệ cuộc trưng cầu dân ý diễn ra trong hòa bình. Đặc điểm nhận biết của các binh lính này là họ không đeo phù hiệu, quân hiệu tràn vào tòa nhà, họ nói với các nhân viên này có thể về nhà, hôm nay được nghỉ. Tra "những người lịch sự" trên Wiki tiếng Nga, người ta đọc thấy: "Đó là những người vũ trang không rõ nguồn gốc, không mang phiên hiệu để nhận dạng, có vẻ giống binh lính Nga Vào tháng 5 năm 2015 cựu Đô đốc người Nga Igor Kasatonov tiết lộ rằng ""những người xanh nhỏ bé" này là thành viên của các lực lượng đặc nhiệm Nga Spetsnaz. Ngày 17 tháng 12 năm 2015 Tổng thống Nga Putin chính thức xác nhận sự hiện diện của lính Nga ở Ukraina để "thi hành một số nhiệm vụ quân sự". Diễn biến cuộc khủng hoảng. Tháng 2. Vào đêm 22, rạng sáng ngày 23 tháng 2 năm 2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp với những người đứng đầu các cơ quan an ninh Nga đã ra lệnh: "Chúng ta phải bắt đầu việc thu hồi Krym về cho nước Nga"". Ở Simferopol, vào ngày 23 tháng 2 năm 2014, một cuộc biểu tình thân châu Âu có lượng người tham gia từ 5000 đến 15000 người đã được tổ chức để ủng hộ cho các nhà chức trách mới ở Ukraina. Trong khi đó ở Sevastopol, hàng ngàn người phản đối chính phủ mới đã biểu quyết thành lập một chính phủ song song và những nhóm dân sự bảo vệ với sự yểm trợ của nhóm chạy xe gắn máy Nga Night Wolves. Các đoàn xe quân sự của Nga được nghe nói là cũng xuất hiện trong vùng này. Vào ngày 24 Sevastopol chọn Aleksei Chalyi, một người có quốc tịch Nga, làm thị trưởng thành phố mà từ trước tới giờ không có chức này. Viktor Neganov, một cố vấn của bộ nội vụ Ukraina làm việc ở Sevastopol, lên án việc này là hành động đảo chính. Tại Simferopol, tòa nhà hành chính chính phủ vùng bị phong tỏa bởi hàng trăm người phản đối đòi được trưng cầu dân ý tách rời ra khỏi Ukraina. Vào ngày 26 tháng 2, hàng ngàn người biểu tình ẩu đả lẫn nhau tại Simferopol. Báo chí loan báo là quân đội Nga, trong khi bên phía Nga thì cho là những người địa phương xung phong kiểm soát con đường chính dẫn vào Sevastopol. Một trạm kiểm soát của quân đội, với xe cộ quân đội dưới lá cờ Nga, đã được dựng lên trên xa lộ chính giữa thành phố này và Simferopol. Vào ngày 27, một nhóm 60 người có vũ trang không biết thuộc lực lượng nào đã chiếm tòa nhà hội đồng tối cao và hội đồng bộ trưởng của Krym tại Sevastopol. Hội đồng nhân dân tối cao Krym đã ra quyết định sẽ tổ chức trưng cầu dân ý vào ngày 25 tháng 5 năm 2014. Bên ngoài tòa nhà, nhiều người dân ủng hộ sáp nhập vào Nga đã cầm quốc kỳ Nga. Một số còn cầm cả quốc kỳ Liên Xô và quân kỳ của Hải quân Liên Xô. Ông Vladimir Konstantinov được chỉ định làm thủ tướng lâm thời Sáng sớm ngày 28, một nhóm khoảng chừng 50 người có trang bị vũ trang mặt đồng phục quân đội nhưng không đeo quân hiệu đã chiếm phi trường quốc tế Simferopol. Sau đó cùng ngày, phi trường quốc tế Sevastopol cũng bị chiếm đóng với một phương cách tương tự. Một tàu chiến của Nga đã chận cảng Balaklava, nơi những chiếc tàu tuần duyên của Ukraina đậu. 8 chiếc trực thăng của quân đội Nga đã bay từ Anapa tới Sevastopol. Serhiy Kunitsyn, cựu thủ tướng của Krym, cho ký giả biết, 13 chiếc máy bay (mà có thể chứa khoảng 150 người) của Nga với binh lính đã đáp xuống phi trường quân đội Hvardiyske. Tuy nhiên, việc này không vi phạm Hiệp ước Kharkov vì lực lượng này chỉ tới căn cứ Sevastopol. Bắt đầu từ ngày 26 tháng 2, lực lượng thân Nga, sau này được Vladimir Putin xác nhận là những tình nguyện viên từ Nga, bắt đầu dần dần nắm quyền kiểm soát bán đảo Krym. Tháng 3. Ngày 1. Tổng thống Putin đã đề nghị Hội đồng Liên bang Nga chấp thuận "cho phép sử dụng lực lượng vũ trang của Liên bang Nga trên đất Ukraine cho đến khi tình hình chính trị tại đất nước này bình thường trở lại" Ngày 3. Hàng trăm tay súng không rõ danh tính đã bao vây căn cứ quân sự của Ukraina tại Privolnoye trên bán đảo Crưm. Nhóm này đã sử dụng ít nhất 13 xe tải quân sự và 4 xe bọc thép được trang bị nhiều súng máy hạng nặng. Ngày 6. Hội đồng Tối cao của Krym biểu quyết thông qua quyết định yêu cầu được trở thành một phần của nước Nga. Nếu Nga đồng ý thì họ sẽ sửa lại câu hỏi dành cho cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 16 tháng 3 năm 2014 cho phù hợp. Thủ tướng Ukraina Arseniy Yatsenyuk cho rằng quyết định trên không có cơ sở pháp lý. Ngày 16. Cuộc trưng cầu dân ý về việc có li khai khỏi Ukraine để sáp nhập với Nga diễn ra vào ngày 16.03.2014. Khoảng 1,5 triệu có quyền đi bầu có 2 lựa chọn (bằng tiếng Nga, Ukraina, và krymtatar): Không có sự lựa chọn tiếp tục là một phần của Krym với hiến pháp hiện thời, hay với nhiều quyền tự trị hơn. Chủ tịch ủy ban bầu cử, Mikhail Malyshev, tuyên bố kết quả tạm thời, theo đó 95,5% phiếu bầu đồng ý thống nhất Krym vào nước Nga, 3,5% lựa Krym là một phần của Ukraina và 1% phiếu không hiệu lực. Số người đi bầu khoảng 82%. Sau đó theo thông tấn xã Nga RIA Novosti 96,77 % khoảng 1,233 triệu phiếu đồng ý nhập vào Nga. Số người đi bầu là 83,1%. Ngày 18. Ngày 18.03, Putin và Aksjonow ký hiệp ước nhận bán đảo Krym là một phần của nước Nga. Ngày 19. Ngày 19.03, chính phủ Ukraina loan báo là sẽ rút binh lính và gia đình họ ra khỏi bán đảo Krym. Bộ Ngoại giao của Ukraina tuyên bố là sẽ không tiếp tục chức vụ chủ tịch Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS) mà họ đang giữ. Cùng ngày hội đồng an ninh quốc gia Ukraina biểu quyết là Ukraina rút toàn bộ ra khỏi tổ chức này. Ngày 21. Ngày 21.03, hiệp ước gia nhập đã được Putin phê chuẩn và việc thành lập hai hội đồng lập hiến tại Liên bang Nga đã được đánh dấu bằng loạt súng chào mừng của 30 khẩu súng theo lệnh điều hành của Tổng thống Nga. Ngày 27. Ngày 27.03, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết trong đó tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý tại Krym, dẫn đến việc bán đảo này sáp nhập vào Nga, là bất hợp pháp, đồng thời tái khẳng định sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. 100 nước đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý tại Krym bất hợp pháp. 11 nước trong đó có Belarus, Bắc Triều Tiên, Cuba, Venezuela, Syria đã bỏ phiếu chống và 58 nước khác, trong đó có Trung Quốc, Campuchia và Việt Nam, bỏ phiếu trắng Tháng 4. Đến ngày 1 tháng 4, khoảng 3.000 người đã chạy trốn khỏi Krym sau khi sáp nhập. 80% những người bỏ trốn là người Tatar Krym. Các đơn vị từ Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu ở tỉnh Ivano-Frankivsk và tỉnh Chernivtsi đã hỗ trợ người tản cư đến tái định cư ở miền tây Ukraine. Số lượng người tị nạn, chủ yếu là người Tatar Krym, tiếp tục tăng, và ngày 20 tháng 5, Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết, khoảng 10.000 người đã được di dời. Phản ứng của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc. Nga là nước duy nhất đã phủ quyết nghị quyết của Hội đồng Bảo an lên án cuộc trưng cầu ý dân tại Crimea. Dự thảo nghị quyết trên tuyên bố không công nhận sự hợp lệ của cuộc trưng cầu ý dân ở Crimea và kêu gọi các nước, các tổ chức quốc tế không công nhận cuộc bỏ phiếu này. Trong tổng số 15 nước thành viên Hội đồng Bảo an, có 13 phiếu thuận, 1 phiếu trắng của Trung Quốc và 1 phiếu chống của Nga. 13 thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua giải pháp kêu gọi tất cả các quốc gia tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine đồng thời lên án cuộc bỏ phiếu là bất hợp pháp. Phương Tây đã đoán trước Nga sẽ phủ quyết đối với bản dự thảo nhưng hy vọng Trung Quốc sẽ cô lập Nga bằng cách bỏ phiếu trắng và thực tế diễn ra đúng như vậy vì Bắc Kinh coi vấn đề toàn vẹn lãnh thổ là rất nhạy cảm. Vitaly Churkin, Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc cho rằng nghị quyết này là không có cơ sở trong khi Samantha Power, Đại sứ Mỹ nói "đó là thời khắc buồn và đáng nhớ". Bà Samantha cũng gọi Nga là quốc gia "cô lập, cô đơn và sai trái". Trước đó ngày 15/03 khoảng 50.000 người Nga đổ xuống đường ở Moscow, hô khẩu hiệu "tránh ra khỏi Ukraine" nhằm phản đối hành động của Nga ở Ukraine. Theo mẫu phiếu bầu thì các cử tri ở Crimea chỉ có quyền được đánh dấu vào một trong 2 ô lựa chọn: "Bạn có ủng hộ Crimea gia nhập Liên bang Nga như là một thực thể?" và "Bạn có ủng hộ việc khôi phục lại Hiến pháp Crimea năm 1992 và quy chế Crimea như là một phần của Ukraine?" (theo Hiến pháp năm 1992 Crimea là một quốc gia độc lập). Do đó các cử tri người Ukraine ở Crimea chỉ có 2 lựa chọn: gia nhập Nga ngay lập tức hay tuyên bố độc lập và sau đó cũng phải sáp nhập vào Nga. Nếu chọn "Không" thì lá phiếu bị coi là không hợp lệ.
1
null
Mô mạch là một loại mô dẫn phức tạp, được hình thành từ nhiều loại mô và được tìm thấy trong các loại thực vật có mạch. Những thành phần chính của mô mạch là xylem (chất gỗ) và phloem (libe). Hai loại mô này vận chuyển chất lỏng và chất dinh dưỡng trong thân cây. Ngoài ra cũng có hai mô phân sinh kết hợp với mô mạch: mạch phát sinh gỗ và lớp phát sinh bần (vỏ). Tất cả các mô mạch bên trong một cây cụ thể sẽ cùng nhau tạo thành hệ thống mô mạch của cây đó. Những tế bào trong những mô mạch khác nhau thường dài và mảnh. Vì chức năng của xylem và phloem là dẫn nước, khoáng chất, và chất dinh dưỡng xuyên suốt cây, nên không có gì ngạc nhiên vì hình dạng tương tự như những chiếc ống của chúng. Những tế bào đơn lẻ của phloem được liên kết đến tận cùng, cũng như những phần của một chiếc ống. Khi cây phát triển, mô mạch mới trở nên khác biệt tùy theo cách phát triển của cây. Mô mới được xếp thẳng hàng với mô đã có sẵn, duy trì sự liên kết xuyên suốt cây. Mô mạch của các loài thực vật được sắp xếp theo các sợi dài và rời rạc gọi là bó. Những bó này bao gồm cả xylem và phloem, cũng như các tế bào hỗ trợ và bảo vệ. Ở thân và rễ, xylem thường nằm về bên trong thân còn phloem hướng ra phía ngoài. Ở phần thân của vài loại thực vật hai lá mầm Asteriidae, phloem cũng có thể nằm hướng về phía trong cũng như xylem. Giữa xylem và phloem là một mô phân sinh gọi là mạch phát sinh gỗ. Mô này phân chia thành các tế bào mà sau đó trở thành xylem và phloem bổ sung. Sự phát triển này sẽ tăng dần chu vi của cây hơn là tăng chiều cao. Miễn là mạch phát sinh gỗ tạo ra tế bào mới, cây sẽ tiếp tục phát triển to lớn hơn. Ở những cây và các loài thực vật tạo gỗ, mạch phát sinh gỗ cho phép mô mạch nở rộng ra và tạo sự tăng trưởng gỗ. Bởi vì sự phát triển này sẽ làm vỡ lớp biểu bì của thân cây, nên những loài thực vật thân gỗ cũng có một lớp phát sinh bần mà phát triển cùng với phloem. Lớp phát sinh bần này sẽ tạo ra những tế bào bần mỏng để bảo vệ phần bề mặt của cây và giảm sự mất nước. Cả sự tạo gỗ và tạo bần đều là hình thức phát triển thứ cấp. Ở lá, các bó mạch nằm ở giữa phần thịt lá xốp. Xylem nằm trên bề mặt hướng về trục của lá (thường là mặt trên), còn phloem nằm trên bề mặt hướng ra xa trục của lá. Đó là lý do vì sao rệp thường được tìm thấy ở mặt dưới của lá hơn là mặt trên, vì phloem vận chuyển các chất đường được tạo ra bởi cây và chúng gần với mặt dưới của lá.
1
null
Thể bào tử là trạng thái lưỡng bội đa bào trong vòng đời của thực vật hoặc tảo. Nó phát triển từ các hợp tử được tạo ra khi mà một tế bào trứng đơn bội được thụ tinh bởi một tinh trùng đơn bội, do đó mỗi tế bào đều có một bộ nhiễm sắc thể kép, từ cây bố và mẹ. Tất cả các loài thực vật trên mặt đất, và hầu hết các loài tảo, đều có vòng đời mà giai đoạn thể bào tử lưỡng bội đa bào luân phiên với giai đoạn thể giao tử đơn bội đa bào. Ở các loài thực vật có hạt, thực vật hạt trần và thực vật có hoa, giai đoạn thể bào tử nổi bật hơn là thể giao tử, và là cây có màu xanh quen thuộc với rễ, thân, lá cùng với quả hình nón hay hoa. Ở thực vật có hoa, thể giao tử rất hạn chế về kích thước, và thường được đại diện bởi hạt phấn và túi phôi. Thể bào tử tạo ra bào tử bằng sự giảm phân. Những bào tử giảm phân này phát triển thành một thể giao tử. Cả bào tử và thể giao tử sau đó đều là đơn bội, có nghĩa rằng chúng chỉ có một bộ nhiễm sắc thể tương đồng. Thể giao tử trưởng thành sẽ tạo ra giao tử đực hay cái (hoặc cả hai) bằng sự nguyên phân. Sự kết hợp của giao tử đực và cái sẽ tạo ra một hợp tử lưỡng bội và sẽ phát triển thành một thể bào tử mới. Chu kỳ này được biết với tên gọi là "sự luân phiên giữa các thế hệ" hay là "sự luân phiên giữa các giai đoạn". Ở các loài rêu (Ngành Rêu, rêu tản (livewort), rong nước (hornwort)) có một giai đoạn thể giao tử chiếm ưu thế mà thể bào tử trưởng thành phải phụ thuộc vào đó vì các dưỡng chất. Phôi thể bào tử phát triển bằng cách phân chia tế bào của hợp tử bên trong cơ quan sinh dục cái là túi chứa noãn (archegonium), và do đó ở giai đoạn mới phát triển, phôi thể bào tử được nuôi dưỡng bởi thể giao tử. Bởi vì tính năng nuôi dưỡng phôi trong vòng đời rất phổ biến ở các loài thực vật trên mặt đất nên chúng còn được gọi chung là thực vật có phôi. Hầu hết các loại tảo đều có các thế hệ mà thể giao tử chiếm ưu thế, nhưng ở một vài loài thì thể giao tử và thể bào tử lại tương tự nhau về mặt hình thái (isomorphic – đồng hình). Thể bào tử độc lập là dạng chiếm ưu thế của tất cả cá loài thạch tùng (club-moss), mộc tặc, dương xỉ, thực vật hạt trần, thực vật hạt kín (thực vật có hoa) mà tồn tại cho đến ngày nay. Những thực vật trên mặt đất ban đầu đã có các thể bào tử mà tạo ra các bào tử giống y như nhau (đồng dạng bào tử) nhưng tổ tiên của các loài thực vật hạt trần đã tiến hóa các vòng đời khác dạng bào tử, mà bào tử tạo ra các thể giao tử đực và cái với kích cỡ khác nhau. Đại bào tử cái thường lớn hơn và có số lượng ít hơn so với tiểu bào tử đực. Trong suốt khoảng thời gian của kỷ Devon, vài nhóm thực vật đã tiến hóa một cách độc lập và trở thành "khác dạng bào tử" và từ đó mang thói quen "tạo bào tử bên trong". Khi đó các thể giao tử phát triển thành một thể thu nhỏ bên trong vách bào tử. Ngược lại, với các thực vật "tạo bào tử bên ngoài", bao gồm các loài dương xỉ hiện đại, thể giao tử phá vỡ lớp vách của bào tử khi nảy mầm và phát triển bên ngoài. Thể đại giao tử của các thực vật "tạo bào tử bên trong" chẳng hạn như dương xỉ có hạt thì phát triển bên trong bọc bào tử của thể bào tử mẹ, tạo ra thể giao tử cái đa bào với những cơ quan sinh dục cái hoàn hảo, hay là túi chứa noãn. Noãn bào được thụ tinh trong túi chứa noãn bởi những tinh trùng bơi tự do bằng roi, được sinh ra từ các giao tử đực thu nhỏ được gió mang đến ở dạng "tiền hạt phấn"". Hợp tử được tạo thành sẽ phát triển thành thế hệ thể bào tử tiếp theo nhưng vẫn được giữ lại bên trong cấu trúc "tiền noãn". Cấu trúc đó là bào tử giảm phân cái dạng lớn, hoặc là đại bào tử được chứa trong bọc bào tử đã biến đổi, hoặc là phôi tâm của thể bào tử mẹ. Sự tiến hóa của "khác dạng bào tử" và "tạo bào tử bên trong" là một trong những bước tiến hóa sớm nhất ở hạt giống của các loài mà được sinh ra bởi thực vật hạt trần và thực vật hạt kín ngày nay.
1
null
Khung cửi là một vật dụng dùng để dệt các thứ vải vóc. Chức năng chính của khung cửi là giữ sợi mắc thật căng trong công đoạn luồn sợi mành xen kẽ. Sợi mắc là sợi dọc, sợi mành là sợi ngang. Người thợ dệt ngồi ở khung cửi dùng chân đạp bàn dận để vận chuyển bộ go mở khoảng cách giữa sợi mắc trong khi tay giật để đẩy và bắt con thoi luồn sợi mành. Trong văn chương Việt Nam truyện Nôm "Bần nữ thán" có tả việc dệt vải mà trong xã hội cổ truyền của người Việt được gắn liền với công việc của người đàn bà. Sang thế kỷ 20 ngành dệt đã bước qua nhiều thay đổi, trong đó máy dệt đã thay thế khung cửi dệt tay.
1
null
Preikestolen là một vách đá dốc đứng có độ cao 604 m nằm trên Lysefjorden, đối diện với cao nguyên Kjerag, trong Forsand, Ryfylke, Na Uy. Đỉnh của vách đá có độ rộng khoảng 25 m x 25 m và gần như bằng phẳng. Du lịch tại khu vực ngày càng tăng, khoảng năm 2012, cao nguyên là mỗi năm thu hút từ 150.000 đến 200.000 người đến đây, họ đi bộ và leo 3,8 km lên đỉnh này.
1
null
Dorothy Bush Koch Walker, biệt danh là "Doro", (sinh ngày 18 tháng 8 năm 1959) là một nhà văn và nhà từ thiện người Mỹ. Bà là con gái còn sống duy nhất của Tổng thống Hoa Kỳ thứ 41 George H.W. Bush và cựu đệ nhất phu nhân Barbara Bush. Bà cũng là em gái còn sống duy nhất của George W. Bush, Tổng thống thứ 43 của Hoa Kỳ kể từ sau cái chết của chị gái bà là Pauline do bị bệnh bạch cầu.
1
null
Lưu Tương (chữ Hán: 刘襄, ? - 97 TCN), tức Lương Bình vương (梁平王), là vương chư hầu thứ bảy của nước Lương, chư hầu nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Lưu Tương là cháu chắt của Hán Văn Đế, vua thứ sáu của nhà Hán, con trai của Lương Cung vương Lưu Mãi, chư hầu vương thứ sáu của nước Lương, mẹ ông là Trần vương hậu. Hán thư không ghi rõ ông chào đời vào năm nào. Tranh chấp trong cung thất. Năm 137 TCN, phụ thân Lương Cung vương qua đời, Lưu Tương nối tước vương ở Lương quốc, tiếp tục đóng ở Huy Dương, tức là Lương Bình vương. Ông tôn mẹ mình là Trần Vương hậu làm Vương Thái hậu, bà nội là Lý thái hậu làm Vương thái thái hậu. Lý Thái hậu trở thành trưởng bối của Bình vương, được xưng tụng là Lương quốc đại mẫu. Sau đó, Bình vương lại lấy mĩ nhân họ Nhâm, phong làm vương hậu. Nhậm vương hậu vốn được Bình vương sủng ái, bản tính lại tham lam. Lúc ông nội của Bình vương là Lương Hiếu vương Lưu Vũ còn tại thế, có một cái chén ngọc rất quý. Năm 124 TCN, Nhậm vương hậu muốn chiếm làm của riêng cho mình. Bình vương do sủng ái vương hậu nên muốn thuận theo, nói Lý Thái hậu đưa chén ngọc ra. Lý Thái hậu bảo Rồi không chịu giao ra, mà Nhâm vương hậu cũng không thôi. Bình vương bèn sai người tự động mở phủ, lấy bình ngọc trao cho Nhâm vương hậu. Lý Thái hậu giận lắm, định nhân lúc sứ giả thiên triều đến mà nói việc này ra. Bình vương và vương hậu bèn khóa cửa cung lại, không cho Lý Thái hậu gặp sứ giả nhà Hán. Lý Thái hậu do việc này sinh ra buồn rầu, lại thêm bản tính dâm loạn, sau khi Hiếu vương mất, tư thông với nhiều người, cuối cùng mắc bệnh nặng mà chết. Lúc Thái hậu bị bệnh, Vương hậu không đến thăm, đến lúc chết lại không chịu đến dự tang. Giữa những năm Nguyên Sóc đời Hán Vũ Đế (128-123 TCN), việc làm của Bình vương và Vương hậu bị triều đình nhà Hấn phát giác. Vũ Đế hỏi việc này nên xử trí ra sao, quần thần kiến nghị phế Bình vương Lưu Tương làm dân thường. Vũ Đế bảo: "Lý Thái hậu vốn có việc làm dâm loạn, Lương vương lại không có sư phó dạy bảo, không nỡ làm". Rồi chỉ cắt đi tám thành của Lương quốc, nhập vào triều đình, lại đuổi Nhâm vương hậu ra khỏi cung. Nước Lương từ hơn 40 thành thời Hiếu vương Lưu Vũ, đến đây chỉ còn có 10 thành. Năm 97 TCN, Lương vương Lưu Tương chết, thụy là Bình vương, làm vương được 39 năm. Con là Lưu Vô Thương nối ngôi, tức là Trinh vương.
1
null
John Henry Hager (sinh 28 tháng 8 năm 1936 tại Durham, North Carolina - 23 tháng 8 năm 2020) là một chính trị gia người Mỹ từng là Chủ tịch Đảng Cộng hòa Virginia từ tháng 7 năm 2007 cho đến tháng 5 năm 2008. Ông cũng từng là Phó Thống Đốc Virginia thứ 37 từ 1998-2002, và là một trợ lý thư ký trong Bộ Giáo dục Hoa Kỳ từ 2004 đến 2007. Ông bị bệnh bại liệt từ năm 1973 nên phải ngồi xe lăn để đi lại. Ông là cha của Henry Chase Hager, chồng của Jenna Bush tức ông là xui gia với cựu Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush.
1
null
Lưu Vô Thương (chữ Hán: 刘無傷, ? - 85 TCN), tức Lương Trinh vương (梁贞王) hay Lương Khoảnh vương (梁頃王), là vương chư hầu thứ tám của nước Lương, chư hầu nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Lưu Tương là con trai của Lương Bình vương Lưu Tương, chư hầu vương thứ bảy của nước Lương. Hán thư không ghi rõ ông chào đời vào năm nào. Sử ký và Hán thư cho biết Bình vương có một vương hậu là Nhâm thị, nhưng không rõ Nhâm thị có phải là mẹ của Vô Thương hay không. Năm 97 TCN, cha ông là Bình vương qua đời. Lưu Vô Thương kế tập tước vương ở nước Lương, sử gọi là Khoảnh vương (hay Trinh vương). Hán thư không cho biết gì về những việc làm của Lưu Vô Thương lúc sinh tiền cũng như lúc làm Lương vương. Năm 85 TCN, Lưu Vô Thương qua đời, làm vương 11 năm, thụy là Khoảnh (Trinh) vương. Thái tử Lưu Định Quốc nối tước, tức là Lương Kính vương.
1
null
Lưu Định Quốc (chữ Hán: 刘定国, ? - 45 TCN), tức Lương Kính vương (梁敬王), là vương chư hầu thứ chín của nước Lương, chư hầu nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Lưu Định Quốc là con trai của Lương Khoảnh (Trinh) vương Lưu Vô Thương, chư hầu vương thứ tám của nước Lương. Hán thư không ghi rõ ông chào đời vào năm nào. Năm 85 TCN, phụ thân Khoảnh vương Lưu Vô Thương qua đời. Lưu Định Quốc kế tập tước vương ở nước Lương, sử xưng là Kính vương. Hán thư không cho biết gì về những việc làm của Lưu Định Quốc lúc sinh tiền cũng như lúc làm Lương vương. Năm 45 TCN, Lưu Định Quốc qua đời, làm Lương vương được 40 năm, được ban thụy là Kính vương. Thái tử Lưu Toại nối tước, tức là Lương Di vương.
1
null
Lưu Gia (chữ Hán: 刘嘉, ? - 24 TCN), tức Lương Hoang vương (梁荒王), là vương chư hầu thứ mười một của nước Lương, chư hầu nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Lưu Gia là con trai của Lương Di vương Lưu Toại, chư hầu vương thứ 10 của nước Lương. Hán thư không ghi rõ ông chào đời vào năm nào. Năm 39 TCN, Lưu Toại qua đời, được truy tôn là Lương Di vương. Lưu Gia lên nối tước vương ở nước Lương. Hán thư không cho biết gì về những việc làm của Lưu Vô Thương lúc sinh tiền cũng như lúc làm Lương vương. Năm 24 TCN, Lưu Gia qua đời, làm vương 15 năm, thụy là Lương Hoang vương. Thái tử Lưu Lập lên kế tập tước Lương vương.
1
null
Lưu Lập (chữ Hán: 刘立, ? - 3), là chư hầu vương thứ mười hai của nước Lương dưới thời Tây Hán trong lịch sử Trung Quốc. Lưu Lập là con cháu của Hán Văn Đế Lưu Hằng, thiên tử thứ năm của nhà Hán, thuộc nhánh của Lương Hiếu vương Lưu Vũ. Từ khi Lưu Vũ thụ phong ở Lương Quốc, truyền được 7 đời thì tới Lưu Lập. Năm 24 TCN, phụ thân Lưu Lập là Hoang vương Lưu Gia qua đời, Lưu Tập lên kế tập tước vương. Dâm loạn, hiếu sát. Lưu Lập thường nhân đêm tối rời Lương cung ra ngoài nhà dân, tìm đàn bà để tư thông, nhiều lần bị triều đình nhà Hán trách phạt, nhưng cũng chỉ bị cắt vài trăm hộ thực ấp. Cô của ông là Viên Tử (em Lưu Gia) đã lấy chồng là Nhâm Bảo (cũng là cậu của Lưu Lập) nhưng vẫn còn trẻ đẹp. Lưu Lập thấy thế ham thích, bèn tư thông với Viên Tử, nên bị họ ngoại oán ghét. Sang năm Vĩnh Thủy đời Hán Thành Đế (16 TCN - 13 TCN), có người tố cáo Lưu Lập lên triều đình nhà Hán về việc ông xử tệ với nhà ngoại. Việc loạn luân của ông do đó bị phát giác. Hữu ti tấu lên Thành Đế hành vi của Lập chẳng khác cầm thú và xin giết đi. Thái Trung Đại phu Cốc Vĩnh cũng dâng thư lên Thành Đế rằng hành vi này không thể tha thứ được, xin Thành Đế giết đi nhưng Thành Đế lại bỏ qua việc này. Sang năm Nguyên Diên (12 - 9 TCN), Lưu Lập đại thần Dương Thừa tố cáo mình trước đây, bèn sai người giết chết Dương Thừa rồi lại giết sát thủ diệt họa miệng, sau đó còn giết ba người. Việc bị phát giác, Hữu ti tâu lên Thành Đế, xin giết Lập đi. Thành Đế cũng không nỡ, chỉ tước đi 5 huyện thực ấp của nước Lương. Sang năm Kiến Bình đời Hán Ai Đế (6 TCN - 3 TCN), Lưu Lập lại giết người. Thiên tử sai sứ giả đến Lương Quốc điều tra. Lưu Lập hoảng sợ, than khóc với Trung úy rằng mình từ nhỏ đã mất cha mẹ, sống cô độc ở trung cung cùng hoạn giả, tì thiếp, nên tính ngu tối và cầu xin được tha. Vụ án kéo dài đến cuối năm, sang xuân, triều đình đại xá, Lưu Lập cũng không bị trị tội. Sau thời Hán Bình Đế (1 TCN - 5), ngoại thích Vương Mãng nắm quyền trong triều, chuẩn bị cướp ngôi nhà Hán. Lưu Lập liên kết với nhà ngoại Bình Đế ở Trung Sơn để chống họ Vương, bị thất bại. Vương Mãng phế Lập làm thứ nhân, dời sang Hán Trung. Lưu Lập tự sát ở đó, làm vương 27 năm, không rõ bao nhiêu tuổi. Nước Lương bị phế trừ, trở lại làm một quận thuộc nhà Hán. Hai năm sau, triều đình phong cho cháu 8 đời của Hiếu vương Lưu Vũ là Lưu Âm làm Lương vương, kế tự Lương quốc, sau khi Vương Mãng cướp ngôi thì cũng bị phế. Lưu Lập có một người con trai là Lưu Vĩnh.
1
null
Tư Sạng (1911-1955) là một nữ danh ca cổ nhạc danh tiếng nửa đầu thế kỷ XX tại miền Nam Việt Nam. Sự nghiệp của bà cùng thời với các nghệ sĩ Năm Châu, Tư Chơi, Tư Út, Tư Thạch, Từ Anh, Phùng Há, Ba Hui, Kim Thoa, Ba Liên… Mặc dù trong gánh hát Trần Đắc, bà được xếp là đào nhì, sau Phùng Há, nhưng trên địa hạt dĩa nhựa thì bà được các ông chủ hãng dĩa và giới thính giả ái mộ tặng cho danh hiệu là đệ nhất danh ca nữ. Cuộc đời và sự nghiệp. Bà tên thật là Đoàn Thị Sạng"," sinh năm 1911 tại làng Điều Hòa, tỉnh Mỹ Tho. Trong các thập niên 1930, 1940, vì thiếu phương tiện giao thông, các đoàn hát bội và cải lương khó đến được các vùng xa nên khi có tiệc vui, lễ cưới... người ta phải dùng máy hát dĩa, hát những tuồng bộ, những bài ca vọng cổ để giúp vui; do đó tuy chưa biết mặt nhưng thường quần chúng bấy giờ đã biết danh những giọng ca rất được mến mộ như cô Tư Sạng, cô Hai Đá, nghệ sĩ Hồng Châu, Thanh Tao, Tư Út, Năm Châu, Bảy Nhiêu… Cô Tư Sạng được giới khán giả sân khấu và thính giả dĩa nhựa Saigon – lục tỉnh ái mộ qua các bộ dĩa tuồng "Lục Vân Tiên, Kim Vân Kiều, Trang Tử Cổ Bồn Ca, Hạnh Ngươn cống Hồ, Lưu Yến Ngọc Cứu Cha "do thầy Năm Tú sản xuất, hãng dĩa Pathé – Phono thu thanh. Còn nhớ, mỗi lần vô đầu dĩa hát, bao giờ cũng có một câu quảng cáo như sau:"« Đây, bạn hát cải lương thầy Năm Tú ở tại Mỹ Tho, hát cho hãng Pathé – phono nghe chơi, tuồng….»" Từ năm 1935, cô Tư Sạng thu thanh cho hãng dĩa Asia do ông Ngô Văn Mạnh làm chủ. Nhờ kỹ thuật thu thanh và in dĩa sản xuất ngay tại Saigon nên cô Tư Sạng càng nhanh chóng nổi danh hơn nhờ dĩa hát ra mau, nhiều tuồng tích hay, đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của thính giả từ Nam chí Bắc. Giọng ca của cô Tư Sạng rất trong, dịu...não nùng, ai oán... nhất là với những bài ca tâm sự của phụ nữ sầu tình, lỡ làng duyên phận hoặc thân gái trong nghịch cảnh khổ đau thì thính giả rất thích thú, ái mộ. Đĩa hát nào có giọng ca của danh ca Tư Sạng là bán rất chạy, có khi phải nhiều lần tái sản xuất. Các bộ dĩa như "Hoa Rơi Cửa Phật (tức Lan và Điệp), Đêm khuya trông chồng, Mẹ dạy con, Xử án Bàng Quý Phi, Tô Ánh Nguyệt, Trảm Trịnh Ân, Đào Tam Xuân Phục Hận "là những bộ dĩa hát được giới thính giả lục tỉnh, Saigon và cả miền Trung, Hà Nội đều say mê tán thưởng. Nhắc đến tuồng "Xử án Bàng Quý Phi," khán giả ái mộ cải lương thường nhắc đến hai nghệ sĩ tài danh Năm Phỉ và Bảy Nhiêu trong hai vai Bàng Quý Phi và Tống Nhơn Tôn vì quả thật là khi cô Năm Phỉ thủ vai Bàng Quý Phi trên sân khấu thì khó có ai hát bằng. Qua vai Bàng Quý Phi, chẳng những Năm Phỉ chinh phục được lòng yêu mến của khán giả mọi miền đất nước mà cô Năm Phỉ còn chinh phục được khán giả Pháp và Tây Âu nhân khi cô đi biểu diễn cải lương trong cuộc đấu xảo thuộc địa của Pháp tổ chức tại Paris. Tuy khán giả ngoại quốc không hiểu được tiếng Việt nhưng qua diễn xuất, giọng ca áo não đã khiến họ hiểu được tâm trạng và hoàn cảnh đáng thương của nhân vật. Vậy nhưng nếu so với Tư Sạng thì cô Năm Phỉ còn phải thông qua giọng ca, diễn xuất, nhờ y trang, tranh cảnh và nhờ bạn đồng diễn... mới khiến người nghe xúc động còn danh ca Tư Sạng thì chỉ cần nghe dĩa hát, không thấy diễn viên, không bị mê hoặc bởi y trang tranh cảnh cùng với nhân vật mà đã khiến cho mấy thế hệ thính giả từ Nam chí Bắc xúc động mà khóc mỗi lần nghe đĩa hát. Đó là một điều mà không phải danh ca nào cũng làm được. Bộ dĩa "Xử án Bàng Quý Phi", 20 dĩa do danh ca Tư Sạng ca năm 1936 mở đầu cho những thắng lợi vẻ vang của hãng dĩa Asia, tiếp theo đó là sự thành công của những bộ dĩa "Hoa Rơi Cửa Phật, Tô Ánh Nguyệt "làm cho hào quang tên tuổi của nữ danh ca Tư Sạng ngày càng thêm sáng chói. Ông Ngô Văn Mạnh, chủ hãng dĩa Asia đã ký hợp đồng độc quyền thu thanh giọng ca của cô Tư Sạng và đã giàu to nhờ tung ra thị trường nhiều bộ dĩa hát với giọng ca vàng của nữ đệ nhất danh ca Tư Sạng như các bộ dĩa hát tuồng "Trảm Trịnh Ân, Đào Tam Xuân báo phu cừu…" Nếu tên tuổi của nam đệ nhứt danh ca Út Trà Ôn nổi tiếng qua bộ dĩa "Tôn Tẩn giả điên "thì nữ đệ nhứt danh ca Tư Sạng cũng nổi danh qua dĩa hát" Đêm khuya trông chồng". (Bộ dĩa nầy được nhạc sĩ Bảy Hàm đờn guitare độc chiếc). Cô Tư Sạng còn nổi danh qua bài vọng cổ "Mẹ Dạy Con". Bài vọng cổ đã một thời góp phần trong việc giáo dục đạo đức truyền thống của dân tộc Việt bằng cách thông qua nghệ thuật, tôn vinh việc giữ gìn lễ nghĩa gia phong. Những câu vọng cổ "Mẹ Dạy Con" rất phù hợp tâm tư quần chúng đương thời lại được giọng hát tuyệt vời của cô Tư Sạng ca nên đã có tác dụng rất lớn. Đĩa hát "Mẹ dạy con" đã có một thời là khuôn vàng thước ngọc cho các cô con gái về làm dâu nhà chồng. Cô Tư Sạng qua đời ngày 4 tháng 3 năm 1955 tại Sài Gòn, đang tuổi trung niên (44 tuổi). Gia đình. Năm 1928, bà thành hôn với nghệ sĩ Năm Châu khi 2 người đang cùng hoạt động trong gánh hát "Tái Đồng Ban" và có được 5 người con: Về sau, khi ký hợp đồng thu thanh độc quyền cho hãng dĩa Asia, cô Tư Sạng không còn theo các gánh hát cải lương rồi chia tay với nghệ sĩ Năm Châu, trở thành vợ thứ của ông Ngô Văn Mạnh chủ hãng dĩa Asia. Sau khi cô Tư Sạng qua đời ngày 4 tháng 3 năm 1955, thầy Năm Mạnh đã dành một phần đất nơi nghĩa trang Bình Tân làm nơi an nghỉ cuối cùng cho cô Tư Sạng (phần đất này trước 1975 là thuộc quyền của hãng dĩa Asia. Sau 1975, các rạp hát, hãng dĩa, các đoàn hát, nhà in... cùng những gì thuộc về lãnh vực thông tin tuyên truyền, giáo dục đều bị nhà nước tịch thu, vì vậy hãng dĩa Asia và đất đai đều thuộc quyền của nhà nước). Riêng cô Thanh Hương và Nguyễn Thanh Trúc tức Antoinne đã mất. Nguyễn Ngọc Bê đi tu...Từ sau 1954, gia đình Năm Châu cũng không nghe ai nhắc đến là còn sống hay đã thác. Nguyễn Thành Văn là chủ rạp hát bóng "Tây Đô "và nhà in "Tây Đô" ở Cần Thơ thì cũng không ai biết tin tức. (bài này viết theo tác giả Nguyễn Phương, Radio Free Asia 2007. Đầu bài, Nguyễn Phương đã viết: "Nhân đọc trên trang Web Cải Lương, thấy thông báo giải tỏa nghĩa trang Bình Tân, quận Bình Tân (đối diện xa cảng miền Tây) chỉ còn duy nhất 1 ngôi mộ của nữ nghệ sĩ danh ca Tư Sạng chưa có thân nhân đến bốc mộ. Một nấm mộ đất đơn sơ, không lư hương, không bình hoa. Có lẽ đã từ lâu không có tai đến thắp nhang tưởng niệm một tài hoa yểu mệnh.)"
1
null