text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Cabinet Entertainment, tên cũ Paradox Entertainment, là công ty sở hữu nhiều tài sản trí tuệ, nổi tiếng nhất trong số đó là "Conan the Barbarian" được tạo ra bởi tác giả viết tạp chí giật gân Robert E. Howard và được nhiều tác giả khác mở rộng trong những năm qua. Các tài sản khác bao gồm "Bran Mak Morn", "Kull", "Solomon Kane", "Mutant", "Mutant Chronicles", "Warzone", "Kult", và "Chronopia". Giấy phép cũ còn có cả "Heavy Gear".
Paradox Entertainment khẳng định rằng công ty sở hữu các quyền cho tất cả các câu chuyện và nhân vật của Robert E. Howard. Họ cho là sẽ có một thương hiệu trên tên nhân vật dành cho mục đích tiếp thị, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy những tuyên bố của họ về việc sở hữu bản quyền trên các câu chuyện và nhân vật gốc có giá trị. Các truyện của Howard đã được công bố tại một thời điểm khi bản quyền đã được đổi mới một cách rõ ràng để tiếp tục và chẳng có sự ghi chép nào xảy ra cả. Tình trạng bản quyền của tất cả các tác phẩm của Howard được xuất bản lúc ông còn sống vẫn còn là dấu hỏi. Ngay tại Anh, 70 năm sau cái chết của một tác giả thì tác phẩm của người đó rơi vào phạm vi công cộng và như vậy các tác phẩm của Robert E. Howard bây giờ đã rơi vào phạm vi công cộng rồi.
Paradox Entertainment đã được niêm yết công khai ở Stockholm, Thụy Điển nhưng mọi giao dịch đều được thực hiện từ trụ sở chính tại Los Angeles, Mỹ. Paradox Interactive có trụ sở tại Stockholm, từ lâu đã không còn là một phần của Paradox Entertainment. Ngày 21 tháng 8 năm 2011 là ngày công chiếu bộ phim "Conan 2011", SLMI đã kiện Paradox Entertainment, Conan Sales Co., Arthur Lieberman và số khác về vấn đề bản quyền "Conan" đã được chuyển giao không đúng cho Conan Sales Co. và bán cho Paradox. | 1 | null |
Lãnh thổ Florida (tiếng Anh: "Florida Territory" hay "Territory of Florida") từng là một lãnh thổ hợp nhất có tổ chức của Hoa Kỳ, tồn tại từ ngày 30 tháng 3 năm 1822 cho đến 3 tháng 3 năm 1845 khi nó được phép gia nhập liên bang để trở thành tiểu bang Florida. Ban đầu là lãnh thổ của Tây Ban Nha với tên gọi La Florida, và sau đó là tỉnh Đông và Tây Florida, nó bị nhượng lại cho Hoa Kỳ như một phần của Hiệp định Adams-Onís năm 1819.
Bối cảnh.
Florida thoạt đầu được Juan Ponce de León khám phá ra vào năm 1513. Ông tuyên bố chủ quyền vùng đất này cho Tây Ban Nha. St. Augustine, khu định cư liên tục xưa nhất của người châu Âu tại Hoa Kỳ lục địa, được thành lập trên duyên hải đông bắc Florida năm 1565. Florida tiếp tục là đất sở hữu của Tây Ban Nha cho đến cuối Chiến tranh Bảy năm khi họ nhượng nó lại cho Vương quốc Anh để đổi lấy việc trao trả La Habana. Năm 1783, sau Cách mạng Mỹ, Vương quốc Anh trao trả Florida về cho Tây Ban Nha.
Nền cai trị lần thứ hai của người Tây Ban Nha tại đây bị ảnh hưởng bởi quốc gia lân bang Hoa Kỳ. Có các cuộc tranh chấp dọc theo biên giới với tiểu bang Georgia và thêm các vấn đề nảy sinh khi người Mỹ sử dụng sông Mississippi. Các cuộc tranh chấp này đáng ra đã được giải quyết vào năm 1795 bởi Hiệp định San Lorenzo. Trong số các vấn đề khác, hiệp định này đã củng cố biên giới giữa Florida và Georgia dọc theo vĩ độ 31. Tuy nhiên, như Thomas Jefferson trước đó đã tiên đoán, Hoa Kỳ không thể buông tay khỏi Florida.
Dính líu của Mỹ trước năm 1821.
Năm 1812, các lực lượng quân sự Mỹ và "những người yêu nước" của Georgia dưới trướng của tướng George Matthews xâm nhập Florida để bảo vệ các lợi ích của người Mỹ. Các lợi ích này phần lớn có liên quan đến nô lệ. Các nô lệ bỏ trốn đã được người bản địa Mỹ tại Florida bảo vệ trong nhiều năm. Người Mỹ gọi những người bản địa tại Florida là "Seminole". Họ sống theo hệ thống bán-phong kiến và che chở cho những người da đen "tự do" trong khi đó những người cựu nô lệ này cùng làm mùa vụ và chung sống với những người bản địa. Tuy những người nô lệ bỏ trốn này vẫn bị người Seminole xem là thấp hèn nhưng cả hai cộng đồng sống hòa thuận. Những chủ nô lệ tại Georgia và các nơi tại miền Nam Hoa Kỳ trở nên giận dữ về vấn đề này vì các nô lệ tiếp tục bỏ trốn đến Florida. Cuộc xâm nhập Florida bị đa số người dân Hoa Kỳ xem là không chính đáng. Hoa Kỳ cũng hứa với Tây Ban Nha là rút quân nhanh ra khỏi Florida.
Năm 1818, sau nhiều năm xung đột hơn nữa giữa người bản địa Mỹ và dân định cư, tướng Andrew Jackson viết thư cho tổng thống Monroe để thông báo rằng ông đang dự tính xâm chiếm Florida. Quân của Jackson khởi hành từ Tennessee và hành quân xuống sông Apalachicola cho đến khi họ đến Pensacola. Người Tây Ban Nha giao nộp đồn San Carlos de Barrancasin tại Pensacola và tại St. Marks.
Hiệp định Adams-Onís.
Hiệp định Adams-Onís, cũng còn có tên là Hiệp định Liên lục địa, được John Quincy Adams và Luis de Onís ký kết vào ngày 22 tháng 2 năm 1819 nhưng chưa có hiệu lực cho đến khi nó được chính phủ Tây Ban Nha thông qua vào năm 1821. Hoa Kỳ thu nhận Florida và thừa kế tuyên bố chủ quyền của Tây Ban Nha tại Xứ Oregon trong khi đó nhượng lại tất cả tuyên bố chủ quyền đối với Texas cho Tây Ban Nha (khi México độc lập năm 1821, Texas trở thành lãnh thổ của Mexico), và gánh trách nhiệm bồi thường lên đến 5.000.000 đô la Mỹ cho các công dân Mỹ kê khai thiệt hại tại Florida. Hàng hóa của Tây Ban Nha cũng tiếp tục hưởng các đặc quyền quan thuế tại các cảng của Florida.
Lãnh thổ Florida và các cuộc chiến tranh với người Seminole.
Andrew Jackson phục vụ trong vai trò thống đốc quân sự của lãnh thổ mới vừa bị thu phục, nhưng chỉ một khoảng thời gian ngắn. Ngày 30 tháng 2 năm 1822, Hoa Kỳ nhập Đông Florida và một phần Tây Florida thành Lãnh thổ Florida. William Pope Duval trở thành vị thống đốc chính thức đầu tiên của Lãnh thổ Florida. Chẳng bao lâu sau đó thủ phủ được thiết lập tại Tallahassee nhưng chỉ sau khi di dời bộ lạc Seminole ra khỏi khu vực.
Trọng tâm xung đột tại Lãnh thổ Florida là các cư dân người bản địa Seminole. Chính phủ liên bang và đa số dân định cư người da trắng mong muốn tất cả người bản địa Mỹ di dân sang miền Tây. Ngày 28 tháng 5 năm 1830, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua đạo luật di dời người bản địa Mỹ, bắt buộc tất cả người bản địa Mỹ di chuyển về phía tây sông Mississippi. Đúng ra đạo luật này không có ý nghĩa gì nhiều đối với Florida nhưng nó đặt ra khung sườn cho Hiệp định Paynes Landing, được một hội đồng gồm các tù trưởng của người Seminole ký vào ngày 9 tháng 5 năm 1832. Hiệp định nói rằng tất cả người bản địa Seminole của Florida nên bị dời cư trước hạn năm 1835. Họ có ba năm để dời cư. Chính tại cuộc họp này, người nổi danh là Osceola lần đầu tiên nói đến quyết định của ông là chiến đấu chống lại hiệp định.
Bắt đầu cuối năm 1835, Osceola và các đồng minh thuộc bộ lạc Seminole phát khởi một cuộc chiến tranh du kích chống lại các lực lượng Hoa Kỳ. Vô số tướng lãnh chiến đấu và thất bại vì cái nóng và bệnh tật cũng như sự thiếu hiểu biết về vùng đất này. Đến khi tướng Thomas Jesup bắt được nhiều trong số các tù trưởng chính yếu của người Seminole trong số đó có cả Osceola (chết khi đang bị giam vì bệnh) thì các trận đánh bắt đầu tan dần. Người Seminole dần dần bị cưỡng bách di cư và gần như tất cả họ đều đi khỏi ngoại trừ một nhóm nhỏ tại Everglades vào thời điểm Florida gia nhập liên bang để trở thành tiểu bang thứ 27 vào ngày 3 tháng 3 năm 1845. | 1 | null |
Lãnh thổ Alabama (tiếng Anh: "Alabama Territory" hay "Territory of Alabama") từng là một lãnh thổ hợp nhất có tổ chức của Hoa Kỳ. Lãnh thổ Alabama được tách ra từ Lãnh thổ Mississippi ngày 15 tháng 8 năm 1817. Nó tồn tại cho đến 14 tháng 12 năm 1819 khi được phép gia nhập liên bang để trở thành tiểu bang Alabama.
Lịch sử.
Lãnh thổ Alabama [n] được định hình theo một đạo luật của Quốc hội Hoa Kỳ ngày 3 tháng 3 năm 1817 nhưng chưa có hiệu lực cho đến 15 tháng 8 năm 1817. Việc trì hoãn này là do một điều khoản trong đạo luật, nói rằng đạo luật có hiệu lực chỉ khi nào phần phía tây của Lãnh thổ Mississippi lập ra một hiến pháp tiểu bang để đi đến giai đoạn trở thành tiểu bang. Sự kiện này diễn ra vào tháng 8 năm 1817, và Lãnh thổ Mississippi trở thành một tiểu bang vào ngày 10 tháng 12 năm 1817.
Vị trí.
St. Stephens có vị trí trong khu vực trung tâm của Lãnh thổ Alabama trên sông Tombigbee trở thành thủ phủ duy nhất của lãnh thổ. William Wyatt Bibb là thống đốc duy nhất củ lãnh thổ.
Ngày 14 tháng 12 năm 1819, Alabama được phép gia nhập liên bang để trở thành tiểu bang thứ 22 của Hoa Kỳ, with Bibb becoming the first state governor (1819–1820).
Ghi chú.
- Name "Territory of Alabama" was often used in the time period, rather than "Alabama Territory". | 1 | null |
Lãnh thổ Arkansas ( hoặc ), ban đầu được thành lập với tên gọi Lãnh thổ Arkansaw ( hay ), từng là một lãnh thổ hợp nhất có tổ chức của Hoa Kỳ, tồn tại từ 4 tháng 7 năm 1819 cho đến 15 tháng 6 năm 1836. Vào giai đoạn cuối cùng, lãnh thổ được phép gia nhập liên bang để trở thành tiểu bang Arkansas.
Lịch sử.
Lãnh thổ Arkansas được thành lập từ đất của Lãnh thổ Missouri nằm ở phía nam một điểm trên sông Mississippi tại vĩ độ 36 Bắc, chạy từ tây đến sông St. Francois, rồi theo con sông này đến vĩ độ 36 độ 30 phút Bắc, sau đó theo hướng tây đến ranh giới lãnh thổ. Khu vực này bao trùm hết tiểu bang Oklahoma ngày nay, ở phía nam vĩ độ 36°30'. Phần cận tây nhất của lãnh thổ bị tách ra ngày 15 tháng 11 năm 1824. Sau đó thêm một phần cận tây nhất thứ hai cũng bị tách ra vào ngày 6 tháng 5 năm 1828, khiến cho lãnh thổ bị rút nhỏ lại như diện tích của tiểu bang Arkansas ngày nay.
Ban đầu ranh giới phía tây của Missouri được dự tính đi về phía nam đến sông Red. Tuy nhiên, trong các cuộc thương thuyết với người bản địa Choctaw năm 1820, Andrew Jackson vô tình nhượng lại nhiều đất thuộc Lãnh thổ Arkansas hơn. Thế rồi năm 1824, sau khi có thêm các cuộc thương thuyết, người Choctaw đồng ý di chuyển xa hơn về phía tây, nhưng chỉ khoảng "100 bước" cách trại quân thực sự đóng trên Belle Point. Điều này khiến tạo ra một khúc cong tại ranh giới chung ở Fort Smith, Arkansas (xưa kia là đồn nhưng nay là thành phố).
Cho đến khi Oklahoma trở thành tiểu bang, Fort Smith (xưa kia là đồn nhưng ngày nay là thành phố) vẫn phục vụ như một chính quyền hợp pháp trông coi Lãnh thổ Oklahoma. Lục quân Hoa Kỳ trông coi các vấn đề thương thuyết với các bộ lạc người bản địa Mỹ. Luật dân sự và luật tội phạm được thực thi qua tòa án với chánh án Isaac C. Parker.
Arkansas Post từng là thủ phủ đầu tiên của lãnh thổ (1819–1821) và Little Rock là thủ phủ thứ hai (1821–1836).
Cách phát âm của Arkansas.
Tên gọi Arkansas đã và đang được phát âm theo nhiều kiểu khác nhau. Vùng này được tổ chức thành Lãnh thổ Arkansaw ngày 4 tháng 7 năm 1819 và được phép gia nhập liên bang thành tiểu bang Arkansas vào ngày 15 tháng 6 năm 1836. Cái tên này từng được phát âm trong lịch sử là , , và một số kiểu phát âm khác nữa. Năm 1881, Lập pháp Arkansas thông qua giải pháp đương thời như sau (Bộ luật Arkansas, Phần 1, Chương 4, Đoạn 105):
Xét rằng sự nhầm lẫn thực tiễn đã và đang xảy ra trong cách phát âm tên tiểu bang của chúng ta và thiết nghĩ quan trọng rằng cách phát âm thật cần nên được xác định để sử dụng trong văn thoại chính thức.
Và, trong khi vấn đề này đã được Hội Lịch sử Tiểu bang và Hội Chiết trung Little Rock điều tra nghiên cứu kỷ càng và đồng ý với nhau về cách phát âm đúng như đã được rút tỉa từ lịch sử, và từ cách sử dụng trước nhất của các di dân người Mỹ.
Vì thế theo cách giải quyết của cả hai viện lập pháp rằng cách phát âm đúng duy nhất tên của tiểu bang, theo như quan điểm của cơ quan này, là cách phát âm mà người Pháp tiếp nhận được từ người bản địa Mỹ và được viết theo tiếng Pháp để biểu thị âm giọng. Nó nên được phát âm thành ba (3) âm tiết, với mẫu tự "s" đứng cuối cùng không phải phát âm, mẫu tự "a" trong mỗi âm tiết có giọng tiếng Ý, và cách nhấn giọng rơi vào âm tiết đầu và âm tiết cuối. Cách phát âm đối với âm tiết thứ hai có âm giọng "a" như trong chữ "man" và âm giọng "s" kết thúc thì không được khuyến khích.
Các công dân của tiểu bang Kansas thường phát âm sông Arkansas là theo cách tương tự như phát âm phổ biến tên tiểu bang của họ. | 1 | null |
Trong y học, Thẩm phân máu (haemodialysis hay haemodialysis) là phương pháp loại bỏ các chất thải như creatinine, urea, nước tự do từ máu được thực hiện bên ngoài cơ thể ở bệnh nhân suy thận. Thẩm phân máu là một trong ba phương pháp thay thế thận (hai phương pháp khác là phẫu thuật thay thận và thẩm phân phuc mạc). | 1 | null |
Disney Digital 3-D là một thương hiệu do Công ty Walt Disney sử dụng để miêu tả các phim 3D được sản xuất và phát hành bởi Walt Disney Studios Motion Pictures và được trình chiếu chuyên biệt bằng công nghệ trình chiếu kỹ thuật số.
Bản thân Disney Digital 3-D không phải là một định dạng dùng trong trình chiếu hay sản xuất, do đó nó chỉ đơn thuần là một khái niệm trong marketing. Các phim được quảng cáo sử dụng Disney Digital 3-D đến từ nhiều nguồn khác nhau, như phim điện ảnh, máy quay kỹ thuật số hay phần mềm hoạt hình, và có thể được trình chiếu bằng bất kỳ công nghệ 3D kỹ thuật số nào bao gồm RealD, Dolby 3D, XpanD 3D và MasterImage 3D. Trong đó không có quy định cụ thể.
Các phim Disney 3-D đầu tiên.
Trước đây Disney từng phát hành hai phim hoạt hình ngắn ở định dạng 3-D vào năm 1953, "Adventures in Music: Melody", phim hoạt hình ngắn 3-D đầu tiên của Hoa Kỳ, và "Working for Peanuts", với hai nhân vật chính là Vịt Donald và Chip 'n' Dale.
Disney cũng sản xuất một số phim 3-D cho các công viên chủ đề của mình, bao gồm "3D Jamboree" cho Disneyland (1956), với sự tham gia của các "lính ngự lâm chuột" (cách gọi vui cho các diễn viên tham gia chương trình) đến từ chương trình "Mickey Mouse Club" và bao gồm cả phim "Melody" và "Working for Peanuts"; "Magic Journeys" (1982), "Captain EO" (1986), "Muppet*Vision 3D" (1991), "Honey, I Shrunk the Audience" (1994), "It's Tough to Be a Bug!" (1998), [sản phẩm của] bộ phận [sản xuất] phim của rạp Magic Lamp Theater thuộc Tokyo DisneySea, và "Mickey's Philharmagic" (2003).
Lịch sử thương hiệu.
Bộ phim đầu tiên có nhãn Disney Digital 3D là "Chicken Little", phát hành cuối năm 2005. Để chuẩn bị cho lần ra mắt này, Disney hợp tác với Real D để lắp đặt hệ thống trình chiếu 3D kỹ thuật số của RealD sử dụng các máy chiếu DLP Christie CP2000 2K cùng với các màn bạc cho 84 phòng chiếu tại các rạp ở Hoa Kỳ.
Tiếp sau bộ phim hoạt hình máy tính "Chicken Little" là lần phát hành lại phim "The Nightmare Before Christmas" vào ngày 20 tháng 10 năm 2006. "Nightmare", một bộ phim sản xuất theo công nghệ stop motion năm 1993, ban đầu được quay ở định dạng 3D trên phim 35 mm; phiên bản 3D do Industrial Light and Magic tái dựng dựa trên nguồn phim này bằng công nghệ máy tính. Được chiếu cùng phiên bản 3D của "Knick Knack", "Nightmare" trở thành bộ phim Disney đầu tiên và duy nhất không do Pixar sản xuất nhưng lại được mở đầu bằng một phim ngắn của Pixar.
Năm 2007, Disney phát hành lại "Working for Peanuts" cùng với lần công chiếu "Meet the Robinsons" dưới định dạng 3D tại các rạp.
Bộ phim người đóng đầu tiên được phát hành sử dụng Disney Digital 3-D là "", ra mắt năm 2008. Tiếp đó là "G-Force" vào năm 2009, đánh dấu bộ phim người đóng có kịch bản đầu tiên ở định dạng 3D được phát hành dưới thương hiệu Disney Digital 3-D (và đó cũng là bộ phim 3D đầu tiên của hãng Jerry Bruckheimer).
Vào ngày 29 tháng 5 năm 2009, Disney phát hành phim hoạt hình "Vút bay" của Pixar, bộ phim Pixar đầu tiên được trình chiếu ở định dạng 3D. Nối tiếp "Vút bay" là lần phát hành lại đôi ở định dạng 3D của hai phim "Câu chuyện đồ chơi" và "Câu chuyện đồ chơi 2" vào ngày 2 tháng 10 năm 2009, tuy nhiên bản phát hành lại không có sự thay đổi nào so với phim gốc. Từ đó, các phim Pixar sau này, như "Câu chuyện đồ chơi 3" và "Cars 2", được phát hành dưới thương hiệu Disney Digital 3D.
Hại trong số những bộ phim hoạt hình truyền thống của Disney đã được phát hành lại dưới định dạng 3D vào năm 2011, "Vua sư tử" – phát hành toàn cầu ngày 26 tháng 8 và 16 tháng 9 tại Bắc Mỹ – và "Người đẹp và quái thú" – ra mắt hạn chế trong 13 ngày của tháng 9 tại rạp El Capitan ở Los Angeles đối với Bắc Mỹ, cũng như có một đợt phát hành ngắn tại New Zealand, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ và Tây Ban Nha vào năm 2010. Các phiên bản phát hành lại này được sản xuất dưới sự giám sát của Don Hahn, ông cũng chính là nhà sản xuất ban đầu của hai phim trên. "Người đẹp và quái thú" định dạng 3D sau đó được phát hành rộng rãi hơn vào năm 2012. | 1 | null |
Luigi Carlo Zanobi Salvadore Maria Cheburini (sinh 1760 tại Florence, Ý, mất 1842 tại Paris, Pháp) là nhà soạn nhạc, nhạc trưởng, nhà sư phạm người Pháp gốc Ý. Ông là người đã chuẩn bị cho sự phát triển của opera thời kỳ âm nhạc Lãng mạn.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Luigi Cheburini sinh ra tại Ý. Ông học nhạc với các thầy ở Florence, sau đó chuyển về thành Venice học với Sarti. Trong khoảng thời gian 1784-1785, Cheburini làm việc tại Luân Đôn, Anh, nhận chức vụ nhạc sĩ của triều đình. Năm 1788, ông sang cư trú tại Paris. Ở đây, ông đã cách mạng hóa sân khấu Pháp. Vì bị Napoléon thất sủng, năm 1805 ông chuyển sang kinh đô của âm nhạc cổ điển thế giới một thời, thành Viên của nước Áo, để gặp gỡ hai nhà soạn nhạc thiên tài ở đây, Joseph Haydn và Ludwig van Beethoven. Có một điều thú vị là phong cách của Cheburini là sự chuẩn bị tốt cho vở opera Fidelio của Beethoven. Beethoven đã nghe 4 vở opera của nhà soạn nhạc người Pháp gốc Ý và chịu ảnh hưởng của ông. Năm 1816, Cheburini trở thành giáo sư bộ môn sáng tác tại Nhạc viện Paris. Tiếp theo, trong các năm 1821-1841, Cheburini là giám đốc của nhạc viện. Ông còn trở thành viện sĩ Viện Pháp quốc từ năm 1815 cho đến cuối đời.
Phong cách sáng tác.
Luigi Cheburini chịu ảnh hưởng rất rõ ràng của nhà soạn nhạc người Đức Christoph Willibald Gluck. Nhờ phong cách này, Cheburini đã có những cải cách quan trọng cho nền opera Pháp. Ông là người đã đặt nền móng cho thể loại opera cứu rỗi và kinh hoàng. Sáng tác của ông thể hiện sự chuyển giao giữa âm nhạc Cổ điển và âm nhạc Lãng mạn. Chúng đặt tới sự hoàn thiện trong mọi yếu tố của phong cách cổ điển, tư duy lôgic nghiêm ngặt (đặc biệt là trong phức điệu của các tác phẩm tôn giáo), đồng thời cũng thấm đượm tinh thần nhân văn, sự rung động sâu sắc, kịch tính căng thẳng, sự đa dạng trong phương thức biểu hiện. Các bản overture trong các vở opera của ông có ý nghĩa lịch sử, mang phong cách của âm nhạc giao hưởng có tiêu đề.
Các tác phẩm.
Luigi Cheburini đã viết 29 vở opera, nổi bật có "Lodoiska" (1791), "Médée" (1797), "Hai ngày" (1800), "Anacréon" (1803), "Faniska" (1806), "Ali Baba và bốn mươi tên cướp" (1833); bản Requiem số 1 giọng Đô thứ (1816, được trình diễn lần đầu tiên tại Saint Denis vào năm 1817), số 2 giọng Rê thứ (1836), sáu bản tứ tấu đàn dây. | 1 | null |
Vladimir Kirshon (19 tháng 8 năm 1902 - 28 tháng 7 năm 1938) là nhà văn, nhà soạn kịch của Liên bang Xô Viết.
Tiểu sử.
Ông sinh ra tại Nalchik thuộc vùng Kavkaz trong một gia đình của một luật sư, Kirshon phục vụ trong Hồng Quân trong thời kỳ cuộc nội chiến Nga và năm 1920 ông gia nhập vào Đảng cộng sản, và sau đó được cử tới tại Trường đại học Cộng sản Sverdlov. Là một người trẻ mơ mộng và hay lý tưởng hóa thực tế, ông tỏ ra buồn rầu với Chính sách kinh tế mới, và điều này được thể hiện trong các vở kịch trong thời kỳ đầu của ông. Ông là một người tổ chức của Hiệp hội những nhà văn vô sản tại Rostov-on-Don và vùng Bắc Caucasus, và từ năm 1925 ông là một trong những thư ký của Hiệp hội nhà văn vô sản Nga (RAPP) tại Mátx-cơ-va. Ông là một trong những công chức cấp tiến nhất trong thời gian này, và một trong những người phê phán gay gắt nhất đối với nhà văn Mikhail Afanasyevich Bulgakov. Sự hăng hái tha thiết với ý thức hệ cộng sản của ông đã gây chú ý với Joseph Stalin, người mà ông đã gửi tác phẩm của mình để phê duyệt. "Khi mà con người có lý tưởng, anh ta không có thể làm gì sai trái cả: 'Xuất bản ngay lập tức' Stalin đã bút phê như vậy vào bài báo mới nhất của Kirshon khi chuyển nó cho tổng biên tập của tờ Pravda.
Những vở kịch đầu của ông "Konstantin Terekhin" (năm 1926) và Rel'sy gudyat (Những đường ray rền vang, năm 1927) "đã gây ra một sự xúc động mạnh", tuy nhiên vở Khleb (Bánh mỳ, năm 1931) "có thành công nhưng sớm bị tàn lụi". Vở kịch sau đó "Chudesny splav" (Hợp kim nhiệm màu, 1934) vẫn còn phổ biến cho đến tận thập niên 60. Tuy nhiên vào đầu năm 1937, Kirshon đã bị rơi ra khỏi sự yêu thích của lãnh tụ vì đã có mối quan hệ cộng sự với Leopold Averbakh, cựu lãnh đạo của Hiệp hội nhà văn vô sản Nga và là anh rể của nhà phê bình văn học Genrikh Yagoda. Tại một buổi mít ting công khai ông đã bị tấn công gay gắt bởi nhà văn Vsevolod Vishnevsky vì đã có mối quan hệ với "kẻ thù của quần chúng" và những quyết định chỉ trích của cơ quan lãnh đạo tối cao của Đảng cộng sản Xô-Viết; ông đã cố gắng bảo vệ bản thân, nhưng đã bị khai trừ Đảng cộng sản và Hội nhà văn và nhanh chóng biến mất sau đó ở Mátx-cơ-va. Vào tháng 8 năm 1937 ông bị bắt cùng với những cựu lãnh đạo khác của Hiệp hội nhà văn vô sản Nga và bị coi như những phần tử ủng hộ Trosky, và năm tiếp theo ông bị hành quyết tại nhà tù Butyrka tại Mátx-cơ-va. Ông được phục hồi danh sự sau khi mất vào năm 1955 và những vở kịch của ông bắt đầu được biểu diễn trở lại.
Tác phẩm.
Tại Việt Nam, Kirshon được biết tới nhiều nhờ bài thơ "Tôi hỏi cây Tần Bì". | 1 | null |
Ulrich "Uli" Hoeneß (sinh 5 tháng 1 năm 1952) là một cựu tiền đạo bóng đá người Đức. Ngoài ra ông còn chơi ở vị trí tiền vệ công, tiền vệ cánh phải.
Trong phần lớn sự nghiệp của mình ông khoác áo FC Bayern München, cùng câu lạc bộ giành ba Cúp C1 liên tiếp từ 1974 đến 1976. Sau đó ông từng làm giám đốc điều hành và là cựu chủ tịch của câu lạc bộ.
Hoeneß khoác áo đội tuyển Tây Đức dự một World Cup và hai Euro, vô địch mỗi giải đấu một lần.
Ngày 16/11/2019, Uli Hoeness tuyên bố từ chức cương vị Chủ tịch CLB Bayern Munich sau 10 năm đảm nhiệm. Người thay thế là Herbert Hainer. | 1 | null |
Weatherford là một công ty dịch vụ dầu khí Thụy Sĩ. Tập đoàn này chuyên cung cấp thiết bị khoan thăm dò, khoan khai thác, thẩm định, hoàn thiện và xử lý kỹ thuật trong ngành dầu khí. Tập đoàn có mặt ở hơn 100 quốc gia và có tổng cộng 60.000 nhân viên trên toàn thế giới.
Tháng 11/2013, Bộ tư pháp Hoa Kỳ phán quyết tập đoàn này phải nộp phạt hơn 252 triệu USD cho Chính phủ Mỹ, với cáo buộc hối lộ, vi phạm các quy định kiểm soát xuất khẩu và lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Iran, Cuba và các nước khác. | 1 | null |
Trận Elaia-Kalamas diễn ra ở Epirus vào ngày 8 tháng 11 năm 1940, giữa người Ý và Hy Lạp, trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh Hy Lạp-Ý. Quân đội Ý, vốn được triển khai dọc biên giới Albania-Hy Lạp từ trước chiến tranh, đã phát động một cuộc tấn công lớn chống Hy Lạp vào ngày 28 tháng 10 năm 1940. Lực lượng chính của người Ý tấn công vào vùng Eripus, trong khi một bộ phận khác tấn công vào dãy núi Pindus. Ở Eripus, người Hy Lạp từ từ rút lui về lập phòng tuyến dọc Elaia-sông Kalamas, nhưng họ nhanh chóng bị áp đảo lực lượng và Bộ Tổng Tham mưu Hy Lạp đã tính tới kết quả bi quan nhất. Thế nhưng, các đơn vị Hy Lạp địa phương, do thiếu tướng Charalambos Katsimitros chỉ huy đã chặn đứng lại bước tiến của người Ý. Cùng với thất bại trong trận Pindus, cuộc xâm lăng Hy Lạp của người Ý hoàn toàn thất bại. Chỉ huy quân đội Ý ở Albania, Sebastiano Visconti Prasca đã buộc phải rời nhiệm sở vào ngày 9 tháng 11. Trong vài tuần tiếp theo, quân Hy Lạp tổ chức một cuộc phản công toàn diện quân Ý, buộc người Ý phải rút lui vào sâu trong nội địa lãnh thổ Albania.
Bối cảnh.
Sau khi Ý xâm lược Albania năm 1931, Bộ Tổng Tham mưu Hy Lạp đã cảnh báo một cuộc tấn công tiềm tàng của quân đội Ý từ lãnh thổ Albania. Lo ngại một cuộc tấn công phối hợp giữa Ý và Bulgaria vào vùng Eripus và Macedonia-Tharce, Bộ Tổng Tham mưu đã chuẩn bị kế hoạch "IB" (Italy-Bulgaria), cơ bản nói về việc phòng thủ tại Eripus. Hai biến thể khác của kế hoạch về việc phòng thủ Eripus, là "IBa" - đẩy hệ thống phòng thủ lên tuyến biên giới, và "IBb" - dự định phòng ngự tại một vị trí trung gian, trước khi rút lui từ từ về tuyến sông Arachthos-Mestovo-sông Aliakmon-núi Vermion, để lại phần lớn Eripus cho quân đội Ý. Viên tư lệnh địa phương, thiếu tướng Charalambos Katsimitros của Sư đoàn 8 Lục quân đóng ở Ioannina, được để cho quyền quyết định lựa chọn kế hoạch thực hiện. Một yếu tố quan trọng trong lợi thế của Hy Lạp là họ đã xoay xở thu thập được thông tin tình báo về ngày giờ gần chính xác của cuộc tấn công, và đã hoàn thành việc động viên hạn chế tại những khu vực xảy ra cuộc tấn công dự kiến của Ý.
Trận chiến.
Trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến, Bộ Chỉ Huy Tối cao Hy Lạp nhìn chung là khá bi quan, khả năng về việc quân đội Hy Lạp có thể đẩy lùi quân xâm lược dường như không có do họ phải phòng thủ một khu vực rất khó bảo vệ. Các tướng lĩnh cho rằng, tuyến phòng thủ dọc biên giới với Albania rất yếu với một số ít binh lính phòng thủ, trước khi một cuộc tổng động viên ồ ạt được kêu gọi để có thể điều động số lượng quân tiếp viẹn cần thiết. Vì vậy, họ dự kiến sẽ trì hoãn bước tiến của quân Ý cho tới khi quân tiếp viện tới.
Tư lệnh địa phương, tướng Ch. Katsimitros nhận thấy giá trị chiến lược của khu vực này, khi mà hoả lực từ binh lính và tăng thiết giáp của quân xâm lược sẽ bị hạn chế do địa hình đồi núi và đầm lầy. Trái với chỉ thị của Bộ Tư lệnh tối cao, ông tập trung các lực lượng chính của mình lại, với ý định sẽ triển khai một phòng tuyến dọc theo tất cả các vị trí. Bộ Tư lệnh dưới quyền tướng Alexander Papagos đã miễn cưỡng chấp thuận kế hoạch của Katsimitros sau khi gửi tới khu vực một viên tham mưu trưởng, thiếu tướng Drakos, người sau khi nghiên cứu cẩn thận khu vực cũng hoàn toàn đồng ý với kế hoạch của Katsimitros.
Sáng 28 tháng 10, quân đội Ý nổ súng tấn công. Quân đoàn "Ciamurai", với mũi nhọn xung kích gồm các sư đoàn Siena số 51 và Ferrara số 23, cũng như Sư đoàn tăng thiết giáp số 131 Centauro, đã tiến về phía Kalpaki (Elaia), trong khi cánh phải của họ được hỗ trợ bởi Cụm quân duyên hải, "một nhóm nhỏ" khoảng 5,000 người.
Theo như kế hoạch đã hoạch định trước đó, quân Hy Lạp từ từ rút lui về phòng tuyến chính ở Elaia-Kalamas, cách biên giới với Albania khoảng 30 km (19 dặm) về phía nam, và nằm ở phía bắc Ioanna, nơi đóng trụ sở của tướng Katsimitros. Ngày 2 tháng 11, quân Hy Lạp đã đến được phòng tuyến và chốt giữ các vị trí đã định sẵn: Kalamas-Elaia-Grabala-đồi Kleftis. Cùng ngày, sau những đợt oanh kích của không quân và pháo binh, Sư đoàn Ferrara ồ ạt tấn công nhằm đưa lực lượng của họ tiến gần hơn tới Elaia, nhưng không mấy thành công.
Người Ý đã nhanh chóng phải đối mặt với những khó khăn đầu tiên, đó là thời tiết và địa hình. Những ngày sau đó, loại xe tăng L3/35 hạng nhẹ và M13/40 hạng vừa của họ không thể di chuyển trên địa hình đồi núi hay những con đường ngập bùn. Phòng tuyến của quân Hy Lạp dường như bất khả xâm phạm. Ngày 5 tháng 11, sau khi tiến chậm dọc theo bờ biển, Cụm quân duyên hải đã dựng được một đầu cầu bắc qua sông Kalamas. Tuy nhiên, thời tiết xấu, sự lãnh đạo không kiên định và bị chia rẽ bởi những ganh đua cá nhân, cũng như sự hiện diện của các bãi mìn, người Ý đã phải hứng chịu nhiều thương vong.
Ngày 8 tháng 11, cuộc tấn công Hy Lạp không thu được chút kết quả nào đã bị đình chỉ. Do sự thất bại hoàn toàn của chiến dịch, tướng Sebastiano Visconti Prasca đã phải rời khỏi nhiệm sở hai tuần sau đó, và thay thế bằng tướng Ubaldo Soddu.
Hậu quả.
Thành công trong việc phòng thủ Elaia-Kalamas cũng như ở miền núi Pindus, quân Ý đã bị người Hy Lạp đẩy lùi và phải rút sâu vào trong lãnh thổ Albania. Trước khi quân Đức can thiệp vào tháng 4 năm 1941, quân đội Hy Lạp đã tiến sâu từ 30 đến 80 km (18-49 dặm) vào lãnh thổ Albania. | 1 | null |
Một buổi tiệc khỏa thân hay bữa tiệc khỏa thân là một bữa tiệc mà ở đó người tham gia phải khỏa thân. Loại tiệc này trở nên có liên quan với các trường đại học và những người ở độ tuổi sinh viên, thu hút sự chú ý trong những năm gần đây, đặc biệt là sau bữa tiệc khỏa thân được tổ chức ở đại học Brown và đại học Yale. Những người tham gia tiệc khỏa thân thường thuật lại rằng họ không còn cảm thấy ngượng ngùng nữa chỉ sau vài phút, bởi vì tất cả mọi người đều cởi bỏ quần ảo trước khi bước vào buổi tiệc, và bởi vì thân thể khỏa thân của tất cả mọi người đều được chấp nhận, bất kể thể hình như thế nào. Theo các bản báo cáo, đa số các buổi tiệc khỏa thân sinh viên đều không có quan hệ tình dục. Tại đại học Brown, sự trần truồng được cho là "thiên về cuộc thử nghiệm giao tiếp xã hội hơn là một cuộc thử nghiệm tình dục." | 1 | null |
Một buổi tiệc sân vườn là một cuộc tụ tập xã hội ở ngoài trời trong một công viên hay vườn. Một sự kiện được mô tả là tiệc sân vườn thường trang trọng hơn các loại buổi tụ họp khác, có thể là tiệc dã ngoại, tiệc BBQ...
Một buổi tiệc sân vườn có thể là một sự kiện trang trọng. Ví dụ như, lời mời của hoàng gia Anh đến tiệc sân vườn điện Buckingham có thể coi là một điều vinh dự. Tổng thống Pháp tổ chức một buổi tiệc sân vườn ở điện Élysée ở Pari vào ngày quốc khánh Pháp. | 1 | null |
Vụ tham nhũng lớn tại Thổ Nhĩ Kỳ 2013 là tựa tạm thời cho một vụ tham nhũng lớn nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2013, đang được cảnh sát điều tra, có liên quan tới một số nhân vật quan trọng trong nội các cúa thủ tướng Erdoğan. Vụ này đưa tới việc từ chức của 3 bộ trưởng Muammer Güler (bộ Nội vụ), Zafer Çağlayan (Bộ Kinh tế), và Erdoğan Bayraktar (Bộ Môi trường và Hoạch định thành thị). Thủ tướng Erdoğan
đã nộp danh sách nội các mới đưa lên tổng thống Abdullah Gül vào ngày 25.12.2013, trong đó 10 bộ trưởng bị thay thế.
Điều tra của cảnh sát.
Vào ngày 17 tháng 12 năm 2013, Nhóm chống tội ác kinh tế và thuế vụ của cơ quan an ninh thành phố Istanbul đã bắt giữ 47 người, trong đó có Barış Güler, Kaan Çağlayan và Oğuz Bayraktar, con trai của các bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, Muammer Güler (bộ Nội vụ), Zafer Çağlayan (Bộ Kinh tế), và Erdoğan Bayraktar (Bộ Môi trường và Hoạch định thành thị), cũng như Mustafa Demir, thị trưởng của Fatih; doanh nhân bất động sản Ali Ağaoğlu; Süleyman Aslan, tổng giám đốc nhà băng Quốc doanh Halk và doanh nhân Reza Zarrab.
Ngoài ra, ông Egemen Bağış, Bộ trưởng về các vấn đề Liên minh Âu châu, bị nêu tên lên báo chí là bị nghi ngờ đã nhận tiền hối lộ có liên hệ tới Reza Zarrab
Cảnh sát đã tịch thu 17,5 triệu $ (Dollars) đã được dùng để hối lộ; 14,5 triệu $ tại nhà của Süleyman Aslan, 800 ngàn $ của Barış Güler. Các công tố viên đã buộc tội 14 người trong số đó có Barış Güler, Kaan Çağlayan, Süleyman Aslan và Reza Zarrab tội hối lộ, rửa tiền và buôn lậu vàng. Vào ngày 21 tháng 12 năm 2013, tòa án ra lệnh bắt 14 người này.
Tổng cộng 91 người đã bị tạm giữ trong cuộc điều tra; 26 người trong số này bị tòa ra lệnh bỏ tù.
Phản ứng của chính phủ và phía đối lập.
Từ lúc bắt đầu của cuộc điều tra, chính phủ của đảng Công lý và Phát triển (AKP) đã thanh lọc hàng ngũ của lực lượng cảnh sát, đuổi hàng tá cán bộ chỉ huy cảnh sát, nổi tiếng nhất là ông Hüseyin Çapkın, chỉ huy trưởng của cảnh sát tại Istanbul. Theo tờ báo đối lập "Today's Zaman" tường thuật vào hôm thứ tư, ở Istanbul khoảng 400 cảnh sát khác mà có liên hệ đến cuộc điều tra bị chuyển đi nơi khác. Như vậy từ khi cuộc điều tra này bắt đầu khoảng 500 cảnh sát trên toàn quốc đã mất chỗ làm. Bộ Nội vụ và bộ Tư pháp đã thay đổi luật lệ, buộc các lực lượng an ninh phải luôn luôn tường trình lên cấp trên các hoạt động của họ. Điều này bị chỉ trích bởi hội đoàn các luật sư ở Thổ (), mà đã đưa vụ này ra tòa án tối cao của Thổ ()..
Ngày 27.12.2013, tòa án tối cao đã ngăn chận không cho thi hành sắc lệnh trên, cho đó là vi phạm hiến pháp, làm như vậy là trái lại với nguyên tắc tam quyền phân lập.
Nhiều nguồn đối lập khác nhau đã lên án chính phủ đã dùng quyền lực để gây ảnh hưởng trong nền tư pháp và để che giấu tham nhũng. Trong số phản đối có đại biểu quốc hội Oktay Vural của đảng Phong trào Quốc gia.
Về phía chính phủ, theo phát ngôn viên của chính quyền Hüseyin Çelik, 4 bộ trưởng mà đã dính líu vào cuộc điều tra này đã tỏ ý muốn từ chức với thủ tướng Recep Tayyip Erdoğan vào ngày 22 tháng 12.
Erdoğan cho rằng cuộc điều tra này là một âm mưu quốc tế và hứa sẽ trả đũa cộng đồng của phong trào Gülen. Gần đây đã có những đối kháng giữa Erdoğan và Gülen: Hakan Şükür, thường được xem là đồ đệ của Gülen, đã từ bỏ chức vụ trong đảng Công lý và Phát triển vào ngày 16 tháng 12. Erdoğan cũng đã dọa sẽ trục xuất Francis Ricciardone đại sứ của Hoa Kỳ tại Thổ. Đằng sau cuộc điều tra này người ta phỏng đoán đây là một vụ tranh giành thế lực giữa Erdoğan và những người ủng hộ của nhà truyền giáo Fetullah Gülen, đang sống ở Hoa Kỳ. Phong trào Gülen được biết là đặc biệt có nhiều ảnh hưởng tới tư pháp và cảnh sát.
Erdoğan đã rời khỏi nước đi viếng thăm Hồi quốc Pakistan vào ngày 23 tháng 12 trong lúc vụ này đang chiếm những trang đầu trên các tờ báo tại Thổ.
Muhammed Mısır, một công chức cao cấp trong bộ Y tế cũng đã từ chức sau khi bị nghi ngờ là đã nhận tiền hối lộ vào ngày 24 tháng 12.
Muammer Güler (bộ Nội vụ), Zafer Çağlayan (Bộ Kinh tế), cả hai mà có con trai bị bắt trong vụ tham nhũng này, đã cùng nhau từ chức vào ngày 25 tháng 12. Chiều ngày hôm đó, Erdoğan Bayraktar (Bộ Môi trường và Hoạch định thành thị) từ bỏ chức vụ bộ trưởng lẫn đại biểu quốc hội. Bayraktar nói là ông ta không hài lòng lắm khi buộc phải từ chức, nói thêm rằng, đáng lẽ thủ tướng Recep Tayyip Erdoğan cũng phải từ chức, cho là những việc làm của ông ta đều có sự chấp thuận của thủ tướng.
İdris Naim Şahin, cựu bộ trưởng nội vụ, đã bỏ đảng Công lý và Phát triển (AKP) vào ngày 25 tháng 12. Ông ta nói, việc chính phủ đã trừng trị thẳng tay trong tổ chức cảnh sát và hệ thống tư pháp không thể giải thích bằng lý lẽ hay các quan niệm về Luật pháp và Công lý.
Erdal Kalkan, một đại biểu quốc hội của vùng Izmir, đã ra khỏi đảng AKP vào ngày 26 tháng 12 vì vụ bê bối này. Haluk Özdalga, đại biểu quốc hội của vùng Ankara, cũng ra khỏi đảng AKP với cùng lý do. Nhân vật thứ 3 mà cũng ra khỏi đảng là ông Ertuğrul Günay, đại biểu quốc hội vùng Izmir và là cựu bộ trưởng Văn hóa.
Cải tổ nội các.
Trong một diễn văn với báo chí ngày 25, thủ tướng Recep Tayyip Erdoğan tuyên bố sẽ thay 10 bộ trưởng trong nội các. | 1 | null |
Chú Tuần lộc Rudolph Mũi đỏ là một con tuần lộc hư cấu với cái mũi màu đỏ và nằm trong chín con tuần lộc kéo xe của ông già Nô en để phát quà trong đêm Giáng sinh, nó được nhà văn Robert L. May tiểu thuyết hóa bắt nguồn từ một cuốn sách năm 1939 và sau đó được khắc họa trong nhiều câu truyện, bài hát và bộ phim về ông già Noel và cỗ xe trượt tuyết do các con tuần lộc kéo của ông ấy.
Câu chuyện.
Thường thường hàng năm, đến ngày trước Giáng sinh, ông già Noel sẽ chọn ra 8 chú tuần lộc khỏe mạnh và tốt nhất trong ngôi làng của ông ở Bắc cực để kéo chiếc xe trượt tuyết, cùng ông chở quà. Rồi có một chú tuần lộc nhỏ xuất hiện tên là Rudolp bị những chú tuần lộc khác trêu chọc vì chú có một cái mũi rất to và đỏ, khác hẳn với những con tuần lộc khác. Rudolph cũng đến xin được kéo xe trượt tuyết cho ông già Noel, nhưng ban đầu bị từ chối. Sau đó do đêm tối không thấy đường, ông già Noel mời chú dẫn đầu đoàn tuần lộc và Rudolph đã dẫn đầu đoàn xe kéo soi đường cho mọi người với chiếc mũi đỏ và sáng của mình, vượt qua bão tuyết để đưa ông già Noel đi phân phát quà Giáng sinh.
Khoa học.
Ngày nay, người ta cho rằng Câu chuyện về chú tuần lộc mũi đỏ dị có thể được xây dựng dựa trên sự thực vì tìm hiểu về luồng nhiệt tỏa ra từ những con tuần lộc khi chúng ăn, người ta thấy rằng, trong khi hầu hết cơ thể của những con vật này được bộ lông bảo vệ tốt, mũi của chúng sẽ phát sáng màu cam rực rỡ trong các bức thu được do lượng lớn nhiệt tỏa ra vì tuần lộc có sự tập trung cao các mạch máu ở mũi và môi để giữ ấm và tăng tính nhạy cảm cho chúng khi sục sạo trong tuyết để tìm kiếm thức ăn. Khi tuần lộc tìm kiếm thức ăn dưới tuyết, mũi của chúng tiếp xúc với nhiệt độ rất thấp. Chúng cần phải duy trì sự nhạy cảm để biết mình thực sự đang ăn gì. Chúng bơm máu nóng tới mũi, đồng nghĩa với việc chiếc mũi sẽ hơi đỏ do lượng lớn máu đổ dồn về đó. Chỉ tính riêng ở vị trí mũi, số mạch máu của tuần lộc đã gấp 25% số mạch máu của người, điều này dẫn tới việc mũi của tuần lộc trở nên đỏ ửng trong thời tiết lạnh. | 1 | null |
Congridae là một họ "cá lạc" và cá chình vườn. "Cá lạc" có giá trị và đôi khi là cá thực phẩm lớn, trong khi "cá chình vườn" sống theo đàn, tất cả nhô ra từ đáy biển theo cách thực vật mọc trong vườn (vì vậy có tên đó). Họ này bao gồm khoảng 195 loài trong 30 chi.
Genera.
Họ Congridae | 1 | null |
Đây là danh sách các họ cá được sắp xếp theo thứ tự abc theo tên khoa học.
A - B - C - D - E - F -
G - H - I - J - K -
L - M - N - O - P - R - S - T - U - V - W - X - Y - Z
A.
Ab-Am - An-Ap - Ar-Au
C.
Ca - Ce - Ch - Ci-Cu - Cy
G.
Ga-Gr - Gy
H.
Ha-Ho - Hy
L.
La-Li - Lo-Lu
M.
Ma-Mi - Mo-My
P.
Pa-Pe - Ph-Pl - Po-Pr - Ps-Pt
S.
Sa-Sc - Se-St - Su-Sy | 1 | null |
Michał Kleofas Ogiński (sinh năm 1765 tại Guzów, gần Warszawa, mất năm 1833 tại Florence) là nhà soạn nhạc người Ba Lan. Ông là một trong những nhà soạn nhạc Ba Lan xuất sắc thuộc thời kỳ âm nhạc Cổ điển.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Michał Ogiński học nhạc với thầy A. Viotti. Năm 1794, ông tham gia vào cuộc khởi nghĩa do Kościuszko lãnh đạo. Khởi nghĩa này kết thúc trong thất bại. Chính vì vậy, để bảo vệ chính mình, Ogiński đã phải chạy sang Ý, Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp và sống cuộc đời lưu vong. Cuối cùng, ông ra đi tại nơi đất khách quê người, thành Florence của nước Ý.
Phong cách sáng tác.
Tầm quan trọng trong các sáng tác của Ogiński được thể hiện ở chỗ ông luôn tìm tòi thể nghiệm để sáng tạo ra lĩnh vực âm nhạc dân tộc độc đáo của Ba Lan trên cơ sở của thể loại âm nhạc sinh hoạt (trước tiên là trong các bản polonaise).
Các tác phẩm.
Ogiński đã sáng tác 1 vở opera, hơn 20 bản polonaise, nổi tiếng hơn cả có "Vĩnh biệt quê hương", những bản mazurka, các bản waltz, những bản romance và các bài hát. | 1 | null |
Ban Bí thư Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào là cơ quan trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
1972-1982.
1.Kaysone Phomvihane
2.Nouhak Phoumsavan
3.Phoun Sipaseut
4.Sisomphon Lovansay
5.Sali Vongkhamsao (Bổ sung)
6.Sisavat Keobounphan (Bổ sung)
1982-1986.
1.Kaysone Phomvihan
2.Nouhak Phoumsavan
3.Khamtai Siphandon
4.Phoun Sipaseut
5.Sisomphon Lovansai
6.Sali Vongkhamsao
7.Sisavat Keobounphan
8.Saman Vi-gnaket
9.Maichantan Sengmani
1986-1991.
1.Kaysone Phomvihane
2.Khamtay Siphandone
3.Sisavath Keobounphanh
4.Saly Vongkhamsao
5.Maichantan Sengmany
6.Samane Vignaket
7.Oudom Khattigna
8.Choummaly Sayasone
9.Somlat Chanthamat
2006-2011.
1.Bounnhang Vorachith, Phó Chủ tịch nước, Thường trực Ban Bí thư
2.Asang Laoly, Phó Thủ tướng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
3.Douangchay Phichith, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
4.Bunthong Chitmani, Trưởng ban Tổ chức Trung ương
5.Sombat Yealyheu, Bí thư Thành ủy Viêng Chăn
6.Thongbanh Sengaphone, Bộ trưởng Bộ An ninh
2011-2016.
1.Choummaly Sayasone
2.Bounnhang Vorachit (Thường trực Ban Bí thư)
3.Bounthong Chitmany
4.Bounpone Bouttanavong
5.Thongban Seng-aphone
6.Chansy Phosikham
7.Soukan Mahalath
8.Sengnuan Xayalath
9.Cheuang Sombounkhanh | 1 | null |
Bershka (, ) là một hãng bán lẻ và là một phần của tập đoàn Tây Ban Nha Inditex (cùng sở hữu các nhãn hiệu Zara, Massimo Dutti, Pull and Bear, Oysho, Uterqüe, Stradivarius và Zara Home). Công ty thành lập tháng 4 năm 1998, ban đầu là một cửa hàng ý tưởng thời trang. Hiện tại hãng có 910 cửa hàng trên 64 quốc gia. Doanh số bán hàng của Bershka chiếm 10% của tập đoàn Inditex.
Vào ngày 6 tháng 9 năm 2011, công ty (cùng với các nhãn hiệu đồng sở hữu) khai trương thị trường trực tuyến ở Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Vương quốc Anh.
Mặt hàng Beshka đa dạng từ giày dép quần áo phụ kiện thời trang nam nữ. Ở Việt Nam những năm gần đây bắt đầu chuộng Bershka
Liên kết ngoài.
Bershka Việt Nam: http://faceboo.com.com/gingtstorehn
Bershka Shoes Việt Nam: http://ging.vn | 1 | null |
Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào () còn được gọi là Chủ tịch Quốc hội Lào () là người đứng đầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội – cơ quan thường trực của Quốc hội Lào. Quốc hội bầu ra Chủ tịch Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội và có cùng nhiệm kỳ với Quốc hội cùng khóa. Chủ tịch Quốc hội không thể đồng thời là thành viên Chính phủ Lào, làm việc theo chế độ chuyên trách. Chủ tịch Quốc hội mỗi khóa thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới.
Lịch sử.
Vương quốc Lào.
Hiến pháp Vương quốc Lào được ban hành vào năm 1947, theo đó nghị viện Vương quốc Lào gồm hai viện: Hội đồng Hoàng gia (thượng viện) và Quốc hội (hạ viện).
Trong đó Hội đồng Hoàng gia gồm 12 đại biểu, trong đó 6 đại biểu do Quốc vương bổ nhiệm và 6 đại biểu do Quốc hội bầu. Quốc hội gồm 60 đại biểu được bầu theo phổ thông đầu phiếu. Hoàng thân Souphanouvong từng giữ chức Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Lào từ năm 1958 đến năm 1959 trong giai đoạn Lào trung lập.
Phoui Sananikone, Chủ tịch Quốc hội cuối cùng của Quốc hội Vương quốc Lào, là Chủ tịch Quốc hội từ 2/1974. Ông là người khởi xướng các thủ tục luận tội chính phủ Souvanna Phouma, góp phần không ngừng củng cố các vị trí của Pathet Lào. Tuy nhiên, đến tháng 7/1974, trước sức ép của Chính phủ lâm thời, vua Sisavang Vatthana buộc phải giải tán Quốc hội, các thủ tục tố tụng không diễn ra, và Phoui Sananikone bị mất chức. Quốc hội chính thức bị giải tán tháng 7/1974, dự kiến sẽ tổ chức bầu cử Quốc hội năm 1976, nhưng không được diễn ra.
Hội đồng Hoàng gia bị giải thể cùng với Vương quốc Lào ngày 2/12/1975, khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được thành lập.
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Sau khi Hiệp định Viêng Chăn năm 1973 được ký kết , tiến trình hòa giải dân tộc ở Lào bước sang một giai đoạn mới. Ngày 5 tháng 4 năm 1974, nhà vua phê chuẩn thành phần chính phủ liên minh của Souvanna Phouma, và Hoàng thân Souphanouvong được phê chuẩn làm chủ tịch cơ quan tư vấn và lập pháp chuyển tiếp cao nhất, Hội đồng Quốc gia Chính trị Liên hiêp. Hội đồng Quốc gia Chính trị Liên hiêp, họp dưới sự chủ trì của Souphanouvong vào ngày 25 tháng 4 năm 1974 tại Luang Prabang, đã thông qua Chương trình Xây dựng Hòa bình, Độc lập, Trung lập, Dân chủ, Thống nhất và Thịnh vượng của Vương quốc Lào và các Quy định về Quyền tự do Dân chủ của Công dân Lào. Chương trình chính trị quy định quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, bảo đảm quyền biểu quyết và quyền tự do kinh doanh, cũng như quyền sở hữu tư nhân.
Vào tháng 11 năm 1975, tại những vùng lãnh thổ đã hoàn toàn do lực lượng Pathet Lào kiểm soát, đã được phát động một chiến dịch yêu cầu giải tán chế độ quân chủ, giải tán chính quyền lâm thời và thành lập các cơ cấu nhà nước mới ngay cả khi trước tổng tuyển cử, dự kiến vào ngày 1 tháng 4 năm 1976. Vào ngày 25 tháng 11 năm 1975, Souphanouvong đã triệu tập một cuộc họp của Hội đồng Quốc gia Chính trị Liên hiêp tại Viengxay, họ đã chấp thuận những yêu cầu này, và ngay sau đó, cùng với Souvanna Phouma và Phoumi Vongvichit, ông đã đến Luang Prabang để thương lượng với nhà vua. Chế độ quân chủ bị bãi bỏ.
Ngày 2 tháng 12 năm 1975, Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc tại Viêng Chăn chấp nhận sự từ chức của Hội đồng Quốc gia Chính trị Liên hiêp và bổ nhiệm Hoàng thân Souphanouvong làm chủ tịch đầu tiên của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào mới thành lập và chủ tịch Hội đồng Nhân dân Tối cao nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Souphanouvong giữ chức chủ tịch Hội đồng Nhân dân Tối cao cho đến khi ông từ chức vì lý do sức khỏe vào tháng 10 năm 1986. Sau năm 1986, Phoumi Vongvichit giữ chức quyền chủ tịch Hội đồng Nhân dân Tối cao, và vào tháng 6 năm 1989, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nouhak Phoumsavanh được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Tối cao.
Vào ngày 25/11/1992, Nouhak Phoumsavanh được bầu làm Chủ tịch nước. Ngày 20/12/1992, Hội đồng Nhân dân Tối cao được đổi tên thành Quốc hội, Samane Vignaket được bầu làm Chủ tịch Quốc hội. Ông giữ chức vụ này liên tục đến tháng 6/2006 khi Quốc hội khóa VI bầu Thongsing Thammavong làm Chủ tịch Quốc hội.
Vào ngày 23 tháng 12 năm 2010, Thủ tướng Bouasone Bouphavanh tuyên bố từ chức do vấn đề gia đình. Cùng ngày Quốc hội đã bỏ phiếu miễn nhiệm và bầu Thongsing Thammavong làm Thủ tướng. Và bầu Phó Chủ tịch Quốc hội Pany Yathotou làm Chủ tịch Quốc hội, đây là nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên của Lào.
Pany Yathotou giữ chức vụ đến hết Quốc hội khóa VIII. Tại kỳ họp khai mạc Quốc hội khóa IX ngày 22/3/2021, Saysomphone Phomvihane được bầu làm Chủ tịch Quốc hội, ông hiện đang giữ chức vụ này cho đến nay.
Vai trò.
Chủ tịch Quốc hội là người đứng đầu tối cao Quốc hội thực hiện việc chỉ đạo, điều hành công việc của Quốc hội, đồng thời là người đại diện cho Quốc hội trong các hoạt động đối nội và đối ngoại.
Nhiệm vụ và quyền hạn.
Chủ tịch Quốc hội có quyền và nhiệm vụ sau:
Nhiệm kỳ.
Chủ tịch Quốc hội được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giới thiệu để Quốc hội bầu tại kỳ họp khai mạc Quốc hội khóa mới. Và có nhiệm kỳ 5 năm theo nhiệm kỳ Quốc hội cùng khóa, không quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp.
Chủ tịch Quốc hội cử ra một Phó Chủ tịch Quốc hội hoặc một Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thay mặt Chủ tịch Quốc hội trong trường hợp vắng mặt. Trường hợp Chủ tịch Quốc hội không thực hiện được nhiệm vụ thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội bầu ra một Phó Chủ tịch Quốc hội tạm quyền Chủ tịch Quốc hội cho đến khi Quốc hội nhóm họp để bầu ra Chủ tịch Quốc hội mới. | 1 | null |
Welrod là loại súng ngắn hãm thanh được phát triển bởi lực lượng Special Operations Executive (S.O.E.), một tổ chức chính phủ được giao nhiệm vụ thực hiện các công việc tình báo, điều hướng cùng các nhiệm vụ đặc biệt khác tại Vương quốc Anh nhất là những nhiệm vụ liên quan đến các hoạt động chống Đức Quốc xã tại châu Âu. Hầu hết các hoạt động đó là bí mật và cần những công cụ đặc biệt bao gồm cả vũ khí.
Phát triển và sử dụng.
Các ống hãm thanh bình thường cho súng ngắn bán tự động đã trở nên thông dụng và phát triển mạnh trong chiến tranh thế giới thứ hai nhưng chúng có một thứ không thể hãm thanh được là việc chuyển động của khối trượt vốn nghe được khá rõ vào ban đêm đặc biệt trong môi trường yên tĩnh. Để giải quyết vấn đề súng đã sử dụng thiết kế thoi nạp đạn trượt lên đạn bằng tay.
Việc thiết kế đầu tiên được thực hiện nửa cuối năm 1942, nguyên mẫu đầu tiên được thử nghiệm vào đầu năm 1943 sử dụng loại đạn 9×19 Luger và 7,65×17 Browning. Mẫu được chọn để đưa vào chế tạo thì sử dụng đạn 7,65mm Welrod. Birmingham Smal Arms đã lo việc sản xuất loại súng này từ cuối năm 1943 với số lượng không rõ. Mẫu mạnh hơn sử dụng đạn 9mm Welrod thì bắt đầu được chế tạo vào năm 1944 theo yêu cầu của các lực lượng hoạt động đặc biệt của Anh.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, một số khẩu cũng đã được thả xuống cho các nhóm kháng chiến ở châu Âu, nhất là tại Đan Mạch. Trong lúc đó súng cũng được mua và sản xuất tại Hoa Kỳ để thay cho các khẩu High Standard HDM vốn không im lặng và hiệu quả bằng. Mẫu 9mm được sử dụng trong thời gian khá dài, một số khẩu vẫn được sử dụng trong các hoạt động của các lực lượng đặc biệt của Anh cho đến năm 1991 như trong chiến tranh vùng Vịnh.
Thiết kế.
Welrod sử dụng thoi nạp đạn trượt và xoay với hai móc khóa lớn. Để sử dụng thoi nạp đạn xạ thủ sẽ xoay một miếng tròn phía sau thân súng để mở khóa sau đó kéo ra và đẩy vào để nạp đạn và xoay ngược lại để khóa. Súng sử dụng cơ chế hoạt động đơn kim điểm hỏa sẽ vào vị trí lên cò sau khi thoi nạp đạn được đẩy lên phía trước, nút khóa an toàn nằm ở phần dưới thoi nạp đạn ngay sau tay cầm.
Trong ống thân súng có một ống hãm thanh cố định phía trước kế đó là nòng và cuối cùng là khoang chứa đạn. Ở gần đầu ra của ống hãm thanh có nhiều khoanh cao su xếp liên tiếp nhau nhưng vẫn cách nhau một khoảng nhỏ. Ban đầu các khoanh này không có lỗ, chúng chỉ bị đục lỗ sau phát súng đầu tiên, các khoanh này dùng để ống hảm thanh hấp thu càng nhiều lượng khí phát sinh khi bắn càng tốt, các khoanh này chỉ có tuổi thọ trong khoảng 10-15 viên trước khi mất tác dụng vì thế chúng phải được thay thế bằng cách vặn mở nắp phần đầu ống hãm ra đổ các khoanh cũ ra và đổ những khoanh mới vào sau đó vặn nắp lại.
Hộp đạn rời của súng có một hàng đạn chứa 6-8 viên được gắn trong tay cầm hay nói đúng hơn thì chính nó là tay cầm vì bên ngoài bên ngoài hộp đạn được bọc một lớp cao su để dễ dàng cho việc cầm nắm. | 1 | null |
Hiệp định Oregon là một hiệp định giữa Vương quốc Anh và Hoa Kỳ được ký kết ngày 15 tháng 6 năm 1846 tại Washington, D.C. Hiệp định này chấm dứt tranh chấp ranh giới Oregon giữa Anh và Hoa Kỳ. Cả hai phía đều tuyên bố chủ quyền đối với Xứ Oregon mà cả hai cùng chiếm đóng kể từ khi Hiệp định 1818 ra đời.
Bối cảnh.
Hiệp định 1818 ấn định ranh giới giữa Hoa Kỳ và Bắc Mỹ thuộc Anh nằm dọc theo vĩ độ 49 bắc từ Minnesota đến "Dãy núi Stony" (bây giờ được biết là Rặng Thạch Sơn). Phía tây của dãy núi này được người Mỹ biết với tên gọi là Xứ Oregon và người Anh gọi là tỉnh Columbia hay Địa khu Columbia của Công ty Vịnh Hudson. Hiệp định là văn bản cho phép hai phía cùng kiểm soát vùng đất này trong thời gian 10 năm. Cả hai quốc gia có thể tuyên bố chủ quyền và cả hai đều được bảo đảm quyền đi lại trong khắp vùng này.
Việc kiểm soát chung vùng này ngày càng trở nên khó chịu đối với cả hai bên. Sau khi một phía Anh bác bỏ lời đề nghị của tổng thống Hoa Kỳ James K. Polk vạch đường ranh giới tại vĩ tuyến 49 độ bắc, các đảng viên Dân chủ theo đường lối bành trướng kêu gọi sáp nhập bằng vũ lực toàn bộ vùng này lên đến vĩ tuyến 54°40′ bắc. Vĩ tuyến 54°40′ bắc là phân giới phía nam của Châu Mỹ thuộc Nga như đã được thiết lập qua các hiệp định song phương được ký kết giữa Đế quốc Nga và Hoa Kỳ (1824) và giữa Đế quốc Nga và Anh (1825). Tuy nhiên, sự bùng nổ Chiến tranh Mỹ-Mexico vào tháng 4 năm 1846 đã khiến cho người Mỹ đổi hướng chú ý của họ cũng như các nguồn lực quân sự cũng bị chuyển hướng cho chiến tranh. Thế cho nên một thỏa hiệp đạt được trong các cuộc thương lượng đang diễn ra tại Washington, D.C.. Vấn đề được chính phủ Polk giải quyết để tránh tình thế Hoa Kỳ phải đối phó với hai cuộc chiến tranh cùng lúc.
Các cuộc thương thuyết.
Hiệp định được thương thuyết bởi Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ James Buchanan, sau này trở thành tổng thống, và đặc xứ Anh tại Hoa Kỳ là Richard Pakenham. Hiệp định được ký kết ngày 15 tháng 6 năm 1846.
Hiệp định Oregon ấn định biên giới Hoa Kỳ và Bắc Mỹ thuộc Anh ở vĩ tuyến 49 độ Bắc, ngoại trừ đảo Vancouver vẫn hoàn toàn thuộc về Anh. Đảo Vancouver cùng với tất các đảo duyên hải hình thành nên Thuộc địa Đảo Vancouver năm 1849. Phần đất thuộc về Hoa Kỳ được tổ chức thành Lãnh thổ Oregon vào ngày 14 tháng 8 năm 1848 và về sau vào năm 1853, Lãnh thổ Washington được thành lập từ lãnh thổ này. Phần đất thuộc Anh vẫn chưa được tổ chức cho đến năm 1858 khi Thuộc địa British Columbia được tuyên bố sau khi có Cơn sốt vàng Fraser Canyon và vì lo sợ sự chú ý của những người chủ trương bành trướng của Mỹ lại tái phát sinh. Hai thuộc địa Anh kết hợp lại vào năm 1866 để trở thành Các thuộc địa thống nhất Đảo Vancouver và British Columbia. Khi Thuộc địa British Columbia gia nhập Canada năm 1871, vĩ tuyến 49 độ và các đường ranh giới biển được thiết lập theo Hiệp định Oregon trở thành biên giới Hoa Kỳ-Canada.
Các quyết định được đưa ra.
Hiệp định xác định biên giới trong Eo biển Juan de Fuca qua thông lộ biển chính. "Thông lộ biển chính" không được xác định, khiến tăng thêm các cuộc tranh chấp trong Quần đảo San Juan năm 1859. Các điều khoản khác gồm có:
Các vấn đề nảy sinh từ hiệp định.
Các cuộc tranh chấp về Quần đảo San Juan, như có nhắc đến phía trên, kéo dài cho đến khi thỏa thuận đạt được vào năm 1871. Hiệp định cũng gây ra một hậu quả vô tình là đặt khu vực đất mà sau này có tên gọi là Point Roberts, Washington nằm "lệch" phía bên kia biên giới. Đây là một bán đảo nhô ra Vịnh Boundary về hướng nam từ Canada và nằm ở phía nam vĩ tuyến 49 độ Bắc nên, theo hiệp định, nó thuộc về Hoa Kỳ nhưng nằm biệt lập xa Hoa Kỳ. | 1 | null |
Eunice aphroditois, hay sâu Bobbit (Bobbit worm), sâu biển lớn (veliki morski crv) là một loài giun săn mồi, động vật thủy sinh thuộc lớp Polychaete cư trú ở đáy đại dương.
Tên gọi.
Tên của nó xuất phát từ một phiên tòa năm 1996, liên quan đến một phụ nữ tên là Lorena Bobbitt, người đã cắt bỏ dương vật của chồng mình bằng một con dao trong khi anh đang ngủ trên giường...
Đặc điểm.
Loài sâu này có thể phát triển để đạt chiều dài đến 3m. Phần lớn thời gian, chúng ở trong hang dưới đáy biển, chỉ để lại một phần cơ thể thò ra trên bề mặt để bắt mồi - chủ yếu là các loài cá và giấu phần cơ thể dài còn lại của nó vào đáy dại dương được bao phủ bởi sỏi, bùn hoặc san hô. Nó sử dụng năm cái râu của mình để dò tìm và tấn công con mồi đến gần. Loài này được xem là động vật ăn tạp.
Năm 2009, một con sâu Bobbit khổng lồ đã được tìm thấy ở hồ cá công cộng (public aquarium) Blue Reef ở Newquay, Cornwall, Anh. Nó được phát hiện khi sau một thời gian người ta không tìm ra lý do tại sao cá của họ bị thương hoặc biến mất ngày càng nhiều, và san hô bị cắt làm đôi cho đến khi họ bắt đầu tháo ra xem màn hình hiển thị trong bể. Con sâu được đặt tên "Barry". | 1 | null |
Đáy đại dương là khu vực địa hình nằm ở phần đáy của đại dương. Giống như địa hình đất liền, đáy đại dương cũng có các chõm núi, thung lũng, đồng bằng và núi lửa.
Cấu trúc đại dương.
Đa số các đại dương đều có một cấu trúc chung, được tạo ra bởi các hiện tượng vật lý thông thường, chủ yếu là từ dịch chuyển của các dãy kiến tạo, và trầm tích từ các nguồn khác nhau. | 1 | null |
(âm Hán Việt: Hải binh đội Phổ Thiên Gian hàng không cơ địa) là căn cứ quân sự của binh chủng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ ở Ginowan, nằm về phía đông bắc thủ phủ Naha trên đảo Okinawa.
Căn cứ này có khoảng 4.000 lính Thủy quân lục chiến đồn trú. Futenma được dùng làm căn cứ của quân đội Hoa Kỳ kể từ năm 1945 trong Đệ nhị Thế chiến sau khi Hoa Kỳ chiếm được Okinawa. Phi công và phi đoàn Thủy quân lục chiến được đóng ở đây trợ lực cho các quân vụ trên bộ của binh chủng này.
Căn cứ Funtema có một phi đạo cùng trại binh nơi đặt cơ quan hành chánh và chiến lược phụ thuộc. Căn cứ này cũng được Liên hiệp quốc sử dụnng làm căn cứ không vụ. | 1 | null |
Râu trong sinh học là một bộ phận cơ thể thông thường nằm ở phần đầu và là hệ giác quan của các loài động vật Chân khớp. Đa số các nhóm động vật Chân khớp (ngoại trừ động vật Chân kìm và Protura không có râu) đều có một hoặc một cặp râu. Chức năng của râu rất khác nhau, thông thường là khứu giác hoặc vị để phát hiện chuyển động không khí, rung động (âm thanh) và nhiệt độ môi trường. | 1 | null |
Lãnh thổ Mississippi (tiếng Anh: "Mississippi Territory" hay "Territory of Mississippi") từng là một lãnh thổ hợp nhất có tổ chức của Hoa Kỳ, tồn tại từ ngày 7 tháng 4 năm 1798 cho đến ngày 10 tháng 12 năm 1817. Vào giai đoạn cuối cùng, lãnh thổ được phép gia nhập liên bang để trở thành tiểu bang Mississippi.
Lãnh thổ Mississippi được mở rộng năm 1804 và thêm một lần nữa vào năm 1812 cho đến khi nó trải rông từ Vịnh Mexico đến ranh giới phía nam của Tennessee. Ghi chú: Georgia từ bỏ tuyên bố chủ quyền đối với phần đất phía bắc vào năm 1802, và vùng duyên hải vịnh Mexico bị Tây Ban Nha thu phục. Ban đầu, Lãnh thổ Mississippi bao gồm phần đất ngày nay là tiểu bang Alabama. Chín tháng trước khi Mississippi được phép gia nhập liên bang để trở thành một tiểu bang vào năm 1817 thì Lãnh thổ Alabama ở phía đông bị tách ra vào ngày 3 tháng 3.
Ngày 10 tháng 12 năm 1817, Mississippi được phép gia nhập liên bang để trở thành tiểu bang thứ 20 của Hoa Kỳ.
Lịch sử.
Lãnh thổ Mississippi được tổ chức vào năm 1798 từ vùng đất tranh chấp giữa Hoa Kỳ và Tây Ban Nha cho đến khi Tây Ban Nha từ bỏ tuyên bố chủ quyền qua Hiệp định Madrid, ban đầu được ký kết giữa đại diện hai quốc gia vào năm 1795. Khu vực này kéo dài từ vĩ tuyến 31° Bắc đến 32°28' Bắc hay khoảng bằng nữa phần phía miền các tiểu bang ngày nay là Alabama và Mississippi.
Tiểu bang Georgia duy trì tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ khu vực mà ngày nay là các tiểu bang Alabama và Mississippi (từ vĩ tuyến 31° Bắc đến vĩ tuyến 35° Bắc) cho đến khi tiểu bang này từ bỏ tuyên bố chủ quyền vào năm 1802 sau vụ tai tiếng vùng đất Yazoo. Hai năm sau đó, Quốc hội Hoa Kỳ mở rộng ranh giới của Lãnh thổ Mississippi bao gồm tất các phần đất Georgia nhượng lại.
Ranh giới cuối cùng giữa Georgia và Lãnh thổ Mississippi được xác định đi theo sông Chattahoochee lên hướng bắc từ biên giới với Florida thuộc Tây Ban Nha. Tuy nhiên, dòng chảy thượng nguồn của sông Chattahoochee rẻ sang hướng đông bắc, đi sâu vào trong Georgia. Vì thế ranh giới được xác định đi theo con sông này cho đến khi nó quay lên đông bắc, và rồi đi theo một đường thẳng theo hướng bắc đến vĩ tuyến 35 độ Bắc. Phân tuyến này không chạy thẳng lên hướng bắc mà đúng hơn là bẻ góc để gặp ranh giới phía bắc của lãnh thổ một phần ba đường sang hướng tây, để lại hai phần ba phần còn lại cho hai tiểu bang tương lai.
Năm 1812, Hoa Kỳ sáp nhập Địa khu Mobile của Tây Florida vào Lãnh thổ Mississippi. Hoa Kỳ tuyên bố rằng Địa khu Mobile là một phần của Cấu địa Louisiana mặc dù Tây Ban Nha tranh cãi là không phải. Tây Ban Nha vẫn tiếp tục tuyên bố chủ quyền đối với địa khu đó. Trong những năm tiếp theo sau, tướng James Wilkinson chiếm đóng địa khu này với một lực lượng quân sự nhưng tư lệnh Tây Ban Nha tại đó không chống trả. Việc sáp nhập này làm cho Lãnh thổ Mississippi trải dọc theo duyên hải Vịnh Mexico từ sông Perdido đến sông Pearl.
Ngày 3 tháng 3 năm 1817, Lãnh thổ Mississippi bị chia tách với phần phía tây trở thành tiểu bang Mississippi, và phần phía đông trở thành Lãnh thổ Alabama. St. Stephens nằm trên sông Tombigbee trở thành thủ phủ tạm thời của Lãnh thổ Alabama.
Quốc hội Hoa Kỳ phân định ranh giới giữa Mississippi và Alabama bằng cách phân chia lãnh thổ thành hai phần gần như bằng nhau về diện tích, tương tự như diện tích của tiểu bang Georgia. Vùng đất sản xuất nông nghiệp được phân chia bởi một đường thẳng chạy về phia nam từ góc tây bắc của Quận Washington đến Vịnh Mexico. Ranh giới phía bắc của điểm này có góc độ quay về phía đông để giữ cho Mississippi và Alabama gần như bằng nhau về diện tích. Tại điểm cuối phía bắc, ranh giới có góc độ này đi theo một đoạn ngắn của sông Tennessee. Quốc hội chọn ranh giới này vì nếu đường thẳng chạy thẳng cả đường đến ranh giới Tennessee thì Mississippi sẽ làm chủ một mãnh đất đồi núi nhỏ bị cắt khỏi các phần đất còn lại của tiểu bang bởi con sông Tennessee rộng lớn.
Định cư.
Vùng đất rộng lớn, rẻ tiền và tốt để trồng bông vải đã thu hút nhiều đoàn người định cư đến đây, đa số là từ Georgia, Nam/Bắc Carolina và từ các khu vực trồng cây thuốc lá của Virginia và Bắc Carolina vào thời điểm khi mà việc trồng cây thuốc lá không còn sinh nhiều lợi nhuận. Từ năm 1798 đến năm 1820, dân số tăng vọt từ dưới 9.000 lên đến trên 222.000 người. Di dân đến thành hai đợt khá rõ rệt – một phong trào di dân đều đặn cho đến khi xảy ra Chiến tranh 1812 và một dòng thác di dân từ năm 1815 đến 1819. Dòng thác di dân sau chiến tranh xảy ra vì nhiều nguyên cớ khác nhau trong đó phải kể là giá bông vải tăng cao, sự loại bỏ quyền làm chủ đất của đa số người bản địa Mỹ, đường sá mới và cải thiện, và sự tận dụng được các con đường đi mới trực tiếp đến Vịnh Mexico. Các di dân đầu tiên là các thương gia và thợ đánh bẫy thú, sau đó là những người chăn nuôi, và cuối cùng là các nông gia. Biên cương tây nam sản sinh ra một xã hội tương đối dân chủ.
Bông vải.
Sau năm 1800, sự phát triển nền kinh tế bông vải tại miền Nam đã làm thay đổi quan hệ kinh tế giữa người bản địa Mỹ và người da trắng với nô lệ của họ tại Lãnh thổ Mississippi. Khi người bản địa Mỹ nhượng lại đất đai của họ cho người da trắng, họ trở nên cô lập hơn với người da trắng và người da đen. Một làn sóng to lớn mua bán đất củ của người bản địa Mỹ cộng thêm cuộc di dân (cùng với nô lệ) vào Lãnh thổ Mississippi đã bảo đảm sự thống trị của nền kinh tế bông vải đang phát triển.
Chính quyền.
William C. C. Claiborne (1775–1817), một luật sư và cựu nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ-Cộng hòa của Tennessee (1797–1801), là thống đốc kiêm giám đốc cục Bản địa vụ tại Lãnh thổ Mississippi từ năm 1801 đến 1803. Tuy muốn thu thêm một số đất đai từ người bản địa Choctaw và Chicasaw nhưng Claiborne rất đổi cảm thông và có thái độ dễ làm lành với người bản địa Mỹ. Ông làm việc bền bỉ và kiên nhẫn để giải quyết những khác biệt nãy sinh và cải thiện phúc lợi vật chất cho người bản địa Mỹ. Ông cũng thành công trong việc đề cao việc thực thi luật pháp và trật tự như việc ông ra giải thưởng 2.000 đô la để giúp phá tan một nhóm tội phạm do Samuel Mason (1750–1803) cầm đầu. Lập trường của ông đối với các vấn đề chứng tỏ ông có một tầm nhìn quốc gia hơn là vùng mặc dù không ông phớt lờ các vấn đề địa phương của mình. Claiborne biểu lộ triết lý của đảng Cộng hòa và giúp đảng này đánh bại những người theo đảng Liên bang. Khi dịch bệnh đậu mùa bùng phát vào mùa xuân năm 1802, hành động của Claiborne là một cuộc tiêm chủng rộng khắp được ghi nhận đầu tiên trong lãnh thổ và đã cứu được Natchez khỏi căn bệnh.
George Mathews, một cựu thống đốc của tiểu bang Georgia, được bổ nhiệm làm thống đốc mặc dù việc bổ nhiệm bị thu hồi trước khi ông nhận chức. David Holmes là thống đốc cuối cùng của Lãnh thổ Mississippi, 1809–17. Holmes nói chung thành công trong việc đối phó với vô số các vấn đề trong đó có việc mở rộng, chính sách đất đai, người bản địa Mỹ, Chiến tranh 1812, và đại hội hiến pháp 1817 (ông được bầu làm chủ tịch đại hội này). Thường luôn quan tâm với các vấn đề có liên quan đến Tây Florida, ông có vai trò chính yếu trong các cuộc thương thuyết vào năm 1810 mà qua đó dẫn đến việc chiếm đóng hòa bình một phần đất của Tây Florida. McCain (1967) kết luận rằng thành công của Holmes không phải dựa vào tài năng sáng suốt mà nhờ vào sự lương thiện, không ích kỷ, tính thuyết phục, cam đảm, thành thật, ngoại giao, và thông minh.
Nữa phía đông của Lãnh thổ Mississippi Territory được gán tên là Địa khu Tombigbee và sau này có tên là Quận Washington. Bị phớt lờ bởi chính quyền lãnh thổ, dân cư ngụ trong lãnh thổ bị bao vây bởi sự thù nghịch của người láng giềng, các dân quân bản địa Mỹ, và các vấn đề thông thường của vùng biên cương là tranh giành chủ quyền đất đai và thiết lập luật pháp. Các giải pháp cho các khó khăn này trở nên chậm chạp, và không hoàn toàn được giải quyết vào lúc phần còn lại của lãnh thổ trở thành tiểu bang Alabama vào năm 1819.
Luật pháp.
Luật phổ thông Anh thống trị sự phát triển hệ thống tư pháp tại Lãnh thổ Mississippi. Người dân xem luật pháp mà Winthrop Sargent, thống đốc lãnh thổ, áp đặt là áp bức và vi hiến. 'Bộ luật Sargent', tuy không được lòng dân chúng nhưng đã thiết lập ra hệ thống tòa án đầu tiên cho lãnh thổ và phục vụ trong vai trò tiền thân cho các tu chính sau này. Đao luật tư pháp năm 1802 đơn giản hóa đáng kể hệ thống tòa án. Một số đạo luật tái tổ chức tư pháp ra đời sau đó vào những năm 1805, 1809, và 1814. Mặc dù đây là các hình thức biến đổi của Bô luật Sargent nhưng hệ thống tòa án quận và quyền lực đáng kể của các quan tòa vẫn tiếp tục. Trong khi tính chính danh của các thành viên thuộc tòa án lãnh thổ đầu tiên có thể bị nghi ngờ nhưng phẩm chất của các quan tòa tại các phiên tòa sau này phát triển đều đặn.
Tôn giáo.
Trong khi nhà thờ Công giáo hoạt động dọc theo duyên hải thì các hoạt động tôn giáo thuộc Tin Lành bắt đầu có mặt tại nội địa Lãnh thổ Mississippi sau năm 1799. Tư tưởng tự dọ, nghi kị, vô thần hay có khác biệt với tôn giáo là các đặc điểm của giới trồng trọt và nhà đầu cơ giàu có vì những người mới đến chỉ quan tâm hơn đến việc làm giàu trong thế giới này hơn là thế giới về sau. Các giáo phái Giám lý, Rữa tội, và Trưởng lão hình thành ba giáo phái dẫn đầu tại lãnh thổ. Các chức sắc Tin Lành giành được nhiều người cải đạo, thường xuyên đề cao giáo dục, và có một số ảnh hưởng trong việc cải thiện sự đối xử tử tế với người nô lệ. | 1 | null |
Orpheus in the Underworld (tiếng Pháp: Orphée aux enfers, tiếng Việt: Orpheus ở dưới địa ngục) là vở opera nổi tiếng nhất của nhà soạn nhạc người Pháp gốc Đức Jacques Offenbach. Người viết cho vở opera này là Crémieux và Halévy. Năm 1858, nó ra đời với 2 màn. Sau đó, khi công diễn tại Paris vào 16 năm sau đó, nó được tăng thêm 2 màn.
Vở opera này dựa theo một câu chuyện nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại. Câu chuyện có kể rằng: Trong ngày cưới, Eurydice, vợ của Orpheus, bị chết vì bị rắn cắn. Đau buồn trước sự ra đi này, Orpheus hát lên những câu hát đau thương, khiến cho cả thần tiên, thiên nhiên cũng phải rơi lệ. Chàng đã tìm đường xuống địa phủ với cây đàn lyre, với tài ca hát của mình, để rồi đã thuyết phục được Hades và Persephone, vua và hoàng hậu của âm phủ. Họ đã cảm động trước tài năng và lòng thủy chung của Orpheus và đã cho vợ chàng trở về, nhưng với điều kiện trên đường trở về, chàng không được nhìn mặt vợ. Orpheus chấp nhận điều đó. Nhưng tiếc thay, khi sắp về đến nhà, không thể kiềm chế nổi cảm xúc của mình, chàng đã quay lại nhìn mặt vợ và Eurydice lùi xa về phía địa phủ. Nàng lùi xa đến nỗi Orpheus chỉ có thể gọi nàng có 1 tiếng. Orpheus quay lại chỗ cũ những người lái đò địa phủ không cho chàng đến nữa, dù chàng có quỳ gối đến 7 ngày 7 đêm.
Khi chàng trở về dương gian thì Orpheus không còn quan tâm đến cô gái nào khác nữa, vì vậy mà chàng bị người ta xem là ngạo mạn. Và rồi trong một hôm lễ hội rượu nho của thần Dionysus, chàng đã bị một lũ đàn bà say rượu đánh đến chết và quẳng xác chàng xuống sông. Kỳ lạ thay, Orpheus chết mà đàn vẫn vang lên tiếng hát tha thiết, yêu thương.
Vở opera không chỉ nổi tiếng bởi cốt truyện mà còn nổi tiếng bởi phần overture. Đặc biệt phần cuối của bản overture này còn được tách ra như một tác phẩm độc lập, giống trường hợp của Guillaume Tell của nhà soạn nhạc người Ý Gioachino Rossini. Thậm chí, nó còn có cái tên ai cũng nhớ tới: Can Can hoặc Infernal Galop (phần này được viết theo phong cách của một bản galop). | 1 | null |
Samsung Galaxy Gear là đồng hồ thông minh chạy hệ điều hành Android, được nghiên cứu và phát triển bởi Samsung Electronics. Được giới thiệu lần đầu tiên tại sự kiện "Samsung Unpacked" diễn ra ở Berlin vào 04/09/ 2013, thiết bị này tương thích với tất cả các dòng điện thoại thông minh Samsung Galaxy và máy tính bảng chạy hệ điều hành Android 4.3; vào thời điểm Galaxy Gear ra mắt, những dòng máy có khả năng tương thích bao gồm Galaxy Note 3 và Galaxy Note 10.1 2014 Edition.
Galaxy Gear nhận nhiều chỉ trích từ giới chuyên môn và người dùng do cách thiết kế giao diện thiết bị, các phần mềm bổ sung, số lượng hạn chế của các ứng dụng tương thích, thời lượng pin thấp và sự phụ thuộc vào các dòng điện thoại cũng như máy tính bảng Samsung Galaxy.
Lịch sử.
Phát triển.
Ý tưởng phát triển Galaxy Gear bắt đầu từ mong muốn tạo chỗ đứng trong thị trường đồng hồ thông minh đang ngày càng tiềm năng; Đối thủ chính của Samsung, Apple được đồn thổi sẽ sớm ra mắt một dòng sản phẩm đồng hồ, trong khi dòng sản phẩm Pebble trên Kickstarter (được tiêu thụ rộng rãi trên toàn thế giới từ tháng 7/2013) đã thành công khi bước đầu thu hút sự chú ý từ người dùng về thiết bị mới mẻ này. Vào tháng 7/2013, Lee Young-hee, phó giám đốc của ngành hàng điện thoại Samsung, cho biết công ty đã nghiên cứu và phát triển một chiếc đồng hồ trong thời gian dài, và tuyên bố đây sẽ là "sản phẩm của tương lai". Vào tháng 8/2013, Bloomberg thông báo "hai nguồn tin mật" đưa ra thông tin Samsung sẽ cho ra mắt một dòng đồng hồ thông minh, dưới tên gọi "Galaxy Gear", vào ngày 4/09/2013, trong sự kiện "Samsung Unpacked" trước thềm triển lãm công nghệ IFA tổ chức tại Berlin. Samsung được cho rằng sẽ công bố phablet Galaxy Note 3 trong cùng sự kiện này.
Trong một buổi phỏng vấn với tờ báo "Korea Times" phát hành vào ngày 27/08/2013, Lee Young-hee cho biết Galaxy Gear sẽ "nâng tầm chất lượng và đem đến những trải nghiệm mới khi sử dụng điện thoại thông minh trên nhiều phương diện", sẽ "dẫn tới một xu hướng hoàn toàn mới của công nghệ điện thoại thông minh", và "tăng thêm động lực cho ngành công nghiệp điện thoại".
Xuất hiện trên thị trường.
Như thông tin trước đây, Samsung chính thức giới thiệu Galaxy Gear vào ngày 4/09/2013, và chính thức bán ra thị trường vào ngày 25/09/2013 (riêng với hai thị trường Mỹ và Nhật, đến tận tháng 10, Galaxy Gear mới được chào bán chính thức). Một số nhà cung cấp dịch vụ Internet không dây, như một động thái khích lệ, đã tặng kèm Galaxy Gear khi khách hàng mua Galaxy Note 3.
Để quảng bá cho dòng Galaxy Gear, Samsung đã phát hành hai phiên bản quảng cáo trên ti vi, "Evolution" và "A Long Time Coming". Cả hai mẫu quảng cáo đều giới thiệu những thiết bị giống như đồng hồ thông minh trong những tác phẩm nổi tiếng (bao gồm "Dick Tracy", "Star Trek", "The Jetsons", "Predator", và "Inspector Gadget"), với câu khẩu hiệu "After all these years, it's finally real." (tạm dịch: Sau tất cả những năm dài chờ đợi, cuối cùng đã trở thành thành hiện thực)
Tính năng.
Phần cứng.
Galaxy Gear nổi bật với chip vi xử lý lõi đơn 800 MHz Exynos hệ thống tích hợp, và màn hình cảm ứng hình vuông Super AMOLED 320 pixel với mật độ điểm ảnh 277 PPI. Dây đeo được tích hợp camera 1.9 megapixel, cảm biến ánh sáng ở phía sau, khả năng tự động lấy nét, chế độ quay phim 720p, loa và hai tai nghe chống ồn. Galaxy Gear cũng sở hữu bộ nhớ trong 4 GB, RAM 512 MB, máy đo gia tốc, và con quay hồi chuyển. Thiết bị này sử dụng pin 315 mAh; Galaxy Gear không có chấu sạc mà sử dụng bộ sạc đặc biệt được trang bị Micro USB và NFC sử dụng khi thiết lập ban đầu cho thiết bị. Galaxy Gear được thiết kế tuân thủ IP55 với khả năng chống bụi và bảo vệ tạm thời khỏi thấm nước.
Để kết nối với thiết bị nguồn, Galaxy Gear sử dụng Bluetooth low energy. Chỉ những thiết bị chạy hệ điều hành Android 4.3 và cao hơn mới hỗ trợ Bluetooth LE, do đó chỉ Galaxy Note 3 và Galaxy Note 10.1 2014 Edition, những thiết bị Samsung đầu tiên chạy 4.3, tương thích với Galaxy Gear. Ngay sau khi giới thiệu Galaxy Gear, Samsung bắt đầu hỗ trợ bản cập nhật Android 4.3 cho những thiết bị khác, chẳng hạn như Galaxy S III, S4 và Note 2, để đảm bảo khả năng tương thích với Galaxy Gear.
Phần mềm.
Galaxy Gear chạy hệ điều hành Android 4.2.2 với một giao diện tối giản và được xây dựng dựa trên cử động tay của người dùng. Để kết nối với thiết bị nguồn, chẳng hạn như một chiếc điện thoại thông minh hay máy tính bảng, NFC bên trong bộ sạc Galaxy Gear sẽ kích hoạt việc cài đặt ứng dụng Gear Manager, sử dụng Bluetooth để bắt cặp và đảm bảo các kết nối sau này giữa hai thiết bị. Gear Manager dùng để tùy chỉnh các tính năng của thiết bị (ví dụ như màu sắc và hình thức hiển thị của đồng hồ) cũng như theo dõi và cài đặt các ứng dụng thông qua Samsung Apps.
Tin báo có thể được đồng bộ từ thiết bị chính và hiển thị trên màn hình của Gear khi nhận; một đoạn giới thiệu ngắn về nội dung của tin báo sẽ được hiển thị trên đồng hồ, trong khi tính năng Smart Relay cho phép người dùng mở nội dung được hiển thị trên Gear bằng máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh của mình. S Voice có thể dùng để thực hiện các lệnh điều khiển bằng giọng nói đơn giản cho một số ứng dụng. Người dùng có thể gọi và trả lời điện thoại bằng đồng hồ (lệnh gọi được thực hiện bằng cách thực hiện động tác kéo lên phía trên của màn hình đồng hồ), trong khi đó, công cụ "Find My Device" có thể xác định vị trí của đồng hồ bằng điện thoại hoặc máy tính bảng, cũng như sử dụng cho mục đích ngược lại.
Galaxy Gear cho phép chụp hình, hoặc quay phim với độ dài tối đa 15 giây. Hình ảnh và phim có thể được chứa trong bộ nhớ trong của đồng hồ, hoặc ngay lập tức chuyển sang máy điện thoại, máy tính bảng đang được kết nối. Người dùng có thể ghi âm với độ dài tối đa 5 phút. Một ứng dụng của Gear cho phép điều khiển phim ảnh và nhạc chạy trên thiết bị nguồn cũng được hỗ trợ.
Mặc dù có thể chạy các ứng dụng Android trên Gear thông qua Android Debug Bridge (ADB), việc sử dụng có thể bị ảnh hưởng bởi màn hình nhỏ và thiết bị không có khả năng kết nối trực tiếp với internet.
Đón nhận từ thị trường.
Galaxy Gear nhận chỉ trích từ giới chuyên môn và người dùng. Thiết kế của Gear cũng đối mặt với luồng ý kiến trái chiều; mặc dù được đánh giá cao bởi chất lượng, cách tích hợp các công cụ vào dây đeo bị chỉ trích do làm cho chiếc đồng hồ mất đi tính llinh hoạt (cũng như khiến người dùng không cảm thấy thoải mái khi đeo). Gear cũng bị chỉ trích do số lượng giới hạn của các ứng dụng, cùng với hệ thống báo tin không nhất quán. Những nhà chỉ trích đã đưa ra một số ví dụ của sự không nhất quán, như email tích hợp của hệ điều hành Android IMAP/POP3 có thể hiển thị một đoạn giới thiệu ngắn về nội dung của tin báo trên Galaxy Gear, trong khi Gmail chỉ có thể hiển thị một dấu hiệu icon và yêu cầu người dùng mở điện thoại để xem thông tin.
The Verge đánh giá "khi đề cập đến thiết kế công nghiệp, kỹ thuật phần mềm không phải là một trong những thế mạnh của Samsung, do đó, Galaxy Gear là một thiết bị thiếu tin cậy và không đạt chuẩn." Khả năng trả lời điện thoại trên Gear được đánh giá cao bởi sự tiện dụng và tín hiệu cuộc gọi tốt (dẫn đến việc so sánh với thiết bị Dick Tracy), trong khi máy chụp hình của Gear cũng được ca ngợi vì chất lượng tốt đáng kinh ngạc với chỉ số megapixel thấp. Sự phụ thuộc của các thiết bị Samsung Galaxy vào các hệ điều hành khác nhau của Android cũng bị chỉ trích. Ngoài ra, thời lượng pin của Gear ngắn, được so sánh như một chiếc điện thoại thông minh hơn là đồng hồ.
Những thiếu sót khi liên quan đến phần tin báo cũng được Samsung đề cập đến trong bản nâng cấp phần mềm đầu tiên của Galaxy Gear. Bản nâng cấp này cho phép tất cả các ứng dụng hiển thị tin báo với đoạn giới thiệu ngắn về nội dung trên Galaxy Gear.
Doanh số.
Galaxy Gear có doanh số thấp; trong cuối tháng 10/2013, ít nhất 30% Galaxy Gear được bán từ các cửa hàng Best Buy tại Mỹ đã bị trả lại do khách hàng không cảm thấy hài lòng. Trong tháng 11/2013, Reuters công bố một nguồn tin từ Samsung cho rằng hơn 800,000 Galaxy Gears đã được bán trên toàn thế giới; tuy nhiên, một tờ báo của Hàn Yonhap phủ định thông tin này, cho rằng đây là số lượng đồng hồ đã được giao đến các cửa hàng, chứ không phải con số thật sự được bán ra. | 1 | null |
Tamoxifen là chất đối kháng receptor của receptor estrogen tại mô ngực thông qua chất chuyển hóa có hoạt tính, hydroxytamoxifen. Ở một số mô khác như nội mạc tử cung, tamoxifen đóng vai trò chất chủ vận, do đó Tamoxifen mang nhiệm vụ như chất chủ vận và chất đối kháng chủ vận. Tamoxifen thường được sử dụng cho liệu pháp nội tiết (kháng-estrogen) trong điều trị ung thư vú ở phụ nữ mãn kinh, và đây cũng là chuẩn điều trị cho phụ nữ mãn kinh mặc dù nhóm ức chế aromatase cũng thường xuyên được sử dụng. | 1 | null |
Tiền tệ Việt Nam thời Nguyễn phản ánh những vấn đề liên quan tới tiền tệ lưu thông thời nhà Nguyễn độc lập (1802-1884) và những đồng tiền do nhà Nguyễn phát hành trong thời kỳ Pháp thuộc trong lịch sử Việt Nam.
Từ thời Đồng Khánh, thực dân Pháp đã phát hành những đồng tiền Đông Dương gồm các loại như tiền giấy và tiền kim loại với nhiều mệnh giá được lưu thông rộng rãi hơn tiền do triều đình phát hành rất nhiều. Vì thế ta thấy được sức ảnh hưởng của thực dân Pháp vẫn còn khá nhiều.
Ngoài những đồng tiền xu bằng đồng và kẽm được đúc để phục vụ cho tiêu dùng, Nhà Nguyễn còn cho đúc tiền thưởng bằng kim loại quý với các mệnh giá từ 0,5 tiền đến 1 lạng. Loại tiền này không được dùng trong lưu thông buôn bán, chúng được triều đình dùng để ban thưởng cho những người có công trạng như một dạng kỷ niệm chương hoặc huân chương. Trong tác phẩm "Monnaies Impériales d'Annam", tác giả người Pháp Francois Joyaux cho rằng mục đích ban đầu của triều Nguyễn cho đúc đồng bạc thưởng Phi long là để cạnh tranh với đồng Real Tây Ban Nha (Mảnh tám) đang được lưu hành trong nước thông qua thương mại quốc tế. Họ cho đúc đồng Phi long bắt chước theo cả về hình dáng bên ngoài cũng như kim loại. Do đó chúng được dự định là để lưu hành. Tuy nhiên, đây chỉ là một hình thức suy luận của tác giả nước ngoài, chứ trong các sử liệu chính thống của Nhà Nguyễn không có nội dung nào nói về điểm này.
Tiền trong đời sống kinh tế - xã hội thời độc lập.
So với các triều đại trước, tiền tệ nhà Nguyễn rất phong phú. Nhờ sự phát triển của thương mại, kinh tế hàng hóa trong nước sôi động. Ngoài những đồng tiền căn bản là tiền đồng và tiền kẽm, còn có cả vàng và bạc dùng trong lưu thông. Nhà Nguyễn không đủ nguyên liệu làm tiền đồng lưu thông trên toàn quốc nên phải phát hành cả tiền kẽm làm đồng tiền cơ bản.
Việc đúc tiền được Gia Long giao cho thương nhân người Trung Quốc thực hiện và trả công cho họ.
Sau khi đúc xong, tỷ giá đổi giữa tiền đồng và tiền kẽm qua các đời là:
Càng về sau, tỷ giá giữa hai đồng tiền càng cách biệt và triểu đình không kiểm soát nổi vì các nguyên nhân sau:
Giá trị đồng tiền giảm sút khiến kinh tế trong nước bị suy thoái.
Hệ thống đo lường.
Hệ thống đo lường thời Nguyễn dựa trên 2 tiêu chuẩn theo chỉ dụ của Gia Long năm 1813:
Theo hệ thống này, hệ thống đo lường ấn định như sau:
So với hệ thống đo lường phương Tây, mỗi học giả/tổ chức khi đó quy đổi 1 lạng ta ra số gram khác nhau, dao động từ 37,75 gram đến 39,05 gram.
Tiền đồng.
Dựa vào trọng lượng, tiền đồng nhà Nguyễn chia làm hai loại lớn và nhỏ. Tiền nhỏ từ 5 phân 5 li tới dưới 9 phân, còn tiền lớn từ 9 phân trở lên. Thỉnh thoảng có những đợt đúc thử nghiệm những đồng tiền 7 phân hay 1 đồng cân, nhưng sau đó triều đình thấy không thích hợp nên không đúc nữa.
Tiền đồng nhà Nguyễn chia ba loại:
Tiền kẽm.
Tiền kẽm là tiền cơ bản, có đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống tiền tệ nhà Nguyễn. Chỉ có tiền kẽm thời Gia Long có ghi chữ "thất phân" để chỉ trọng lượng, còn các tiền kẽm đời sau không ghi gì và thường chỉ nặng khoảng 6 phân.
Tiền kẽm chủ yếu đúc trong thời độc lập, gồm 4 triều vua đầu tiên là Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức.
Tiền cấm.
Tiền do triều đình đúc là quan chế tiền. Tiền cấm là các đồng tiền vốn bất hợp pháp nhưng vì những lý do khác nhau vẫn được lưu hành:
Thời Kiến Phúc, phụ chính Nguyễn Văn Tường nhận hối lộ của người Hoa, cho thương nhân nhà Thanh mang "tiền sềnh" niên hiệu Tự Đức của họ đúc sang, bắt nhân dân phải tiêu, ai không tiêu thì bắt tội. Tiền này rất xấu, quá mỏng và nhẹ (chỉ trên dưới 1 gram), có thể nổi trên mặt nước. Các giáo sĩ Công giáo nhân chuyện đồng tiền xấu đã tuyên truyền thêm trong dân về sự suy sụp của triều đình nhà Nguyễn. Một số người đã lầm đây là tiền gián của thế kỷ 17-18 như tiền Thiên Thánh hay An Pháp nguyên bảo, nhưng các nhà nghiên cứu khẳng định tiền gián thế kỷ 17-18 vẫn còn nặng hơn, không nổi trên mặt nước như tiền sềnh mà người Hoa mang sang cuối thế kỷ 19.
Tiền nhà Nguyễn thời Pháp thuộc.
Từ năm 1883, Việt Nam chính thức bị Pháp đô hộ. Từ thời Đồng Khánh (1885-1888), tiền lưu thông trong nước là những đồng tiền "xu", tiền giấy "đồng" do Ngân hàng Đông Dương của người Pháp phát hành. Các đồng tiền do triều đình nhà Nguyễn phát hành chỉ được dùng như tiền lẻ lưu hành ở thôn quê. Tiền do triều đình Huế đúc ra không còn yếu tố quan trọng trong đời sống kinh tế như trước mà chỉ có tính tượng trưng.
Vua Đồng Khánh cho lập ra Cục Thông bảo để đúc tiền. Tiền Đồng Khánh lớn bằng đồng ăn 10 đồng tiền kẽm, 1 đồng tiền nhỏ ăn 6 đồng tiền kẽm.
Sang thời Khải Định, 1 đồng Khải Định ăn 6 đồng tiền kẽm. Tiền Khải Định được đúc nhiều đợt, trọng lượng không đều, có đồng nặng 6 phân, có đồng tới 7-8 phân. Từ thời Khải Định đến thời Bảo Đại, người Pháp cho làm tiền xu bằng máy rập, được gọi nôm na là "đồng trinh". Tiền đồng trinh "Khải Định thông bảo" và "Bảo Đại thông bảo" là hai đồng tiền duy nhất của chế độ phong kiến Việt Nam không phải là tiền đúc mà được dập bằng máy do Ngân hàng Đông Dương đảm nhận. Do làm bằng máy, những đồng tiền này chứa ít chất đồng hơn tiền đúc nhưng nét chữ sắc sảo hơn.
Đồng trinh Khải Định có giá trị bằng 1/200 đồng bạc Piastre của Ngân hàng Đông Dương, tức là nửa xu. So với tiền Khải Định thông bảo, tiền Bảo Đại thông bảo nhỏ hơn, chỉ có giá trị từ 1/600 tới 1/400 của 1 xu Đông Dương nên chỉ là tượng trưng, không có chức năng kinh tế nào cả.
Đơn vị tiền tệ.
Đơn vị tiền tệ thời Nguyễn phức tạp hơn nhiều so với các thời trước.
1 quan = 1 mạch (hay 10 tiền) = 600 đồng tiền kẽm. Đơn vị này duy trì từ thời Lê sơ. Thời chưa có tiền nhỏ và tiền lớn thì tỷ lệ 120 tới 130 tiền kẽm ngang 100 tiền đồng.
Từ thời Minh Mạng có tiền lớn và tiền nhỏ, giá trị được xác định như sau:
Thời Tự Đức:
Thời Thành Thái:
Các đồng tiền do nhà Nguyễn phát hành.
Thời Nguyễn ở Việt Nam có những đồng tiền sau:
Gia Long thông bảo.
Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, đặt niên hiệu là Gia Long. Sách "Đại Nam thực lục chính biên" cho biết vào năm 1803, Gia Long cho đúc tiền "Gia Long thông bảo" bằng đồng. Khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều di chỉ tiền này. Tiền được đúc nhiều lần và không phải chỉ ở một nơi. Thứ lớn nhất thì có đường kính chừng 26 mm, thứ nhỏ nhất thì có đường kính chừng 20 mm. Mặt trước bốn chữ Gia Long thông bảo đọc chéo. Mặt sau để trơn.
Năm 1813, vua Gia Long cho đúc tiền Gia Long thông bảo thất phân. Theo Đại Nam thực lục chính biên thì tiền này bằng kẽm, song khảo cổ học phát hiện ra cả tiền mang tên này nhưng bằng đồng. Tiền kẽm Gia Long thông bảo thất phân và tiền đồng Gia Long thông bảo có thể đổi qua lại theo tỷ lệ 1,25:1. Gia Long thông bảo thất phân có đường kính trung bình 22 mm và trong thực tế có nhiều kích cỡ. Theo quy định thì tiền nặng bảy phân, nhưng không phải mọi mẫu vật phát hiện ra đều nặng đúng như thế. Mặt trước giống "Gia Long thông bảo", nhưng mặt sau thì có hai chữ thất phân ở hai bên lỗ tiền.
Năm 1814, vua Gia Long lại cho đúc tiền Gia Long thông bảo lục phân nặng sáu phân. Thư tịch cho biết rõ hợp kim đúc tiền này có các thành phần sau đồng đỏ, kẽm, chì, thiếc (tỷ lệ là 500:415:65:20). Tiền được đúc nhiều lần và có đường kính xê xích khoảng 21,5 mm đến 22,5 mm. Mặt trước giống Gia Long thông bảo, nhưng mặt sau thì có hai chữ lục phân ở hai bên lỗ tiền.
Minh Mạng thông bảo.
Minh Mạng thông bảo là tiền do vua Minh Mạng phát hành. Mặt trước có bốn chữ Minh Mạng thông bảo, mặt sau để trống.
Tiền này có nhiều loạt. Loạt đúc sớm nhất là vào năm 1820 theo quy định nặng 6 phân bằng đồng và bằng kẽm. Loại bằng đồng thực ra cũng chỉ có khoảng một nửa nguyên liệu đồng còn lại là kẽm và cả lượng nhỏ thiếc và chỉ dùng đến năm 1825 thì bị bãi bỏ.
Loạt thứ hai có kích thước lớn từ 22 đến 25 mm, được phát hành từ năm 1820. Nguyên liệu là hợp kim đồng, kẽm và thiếc.
Loạt thứ ba có đường kính khoảng 22 mm, nặng 9 phân, bằng hợp kim đồng kẽm, được phát hành từ năm 1825.
Loạt thứ tư có đường kính 25 mm, nặng 1 đồng cân, được phát hành từ năm 1827.
Thiệu Trị thông bảo.
Tiền mang niên hiệu của vua Thiệu Trị có loại nặng 6 phân và loại nặng 9 phân đều bằng hợp kim đồng pha kẽm. Còn có cả loại nặng 6 phân bằng toàn kẽm. Các loại này ở mặt trước có bốn chữ Thiệu Trị thông bảo đọc chéo, mặt sau để trống.
Tự Đức thông bảo.
Tự Đức thông bảo có mấy loạt bằng đồng và cả bằng kẽm, đường kính từ 20 mm đến 25 mm. Nhìn chung các loạt đều có mặt trước giống nhau: bốn chữ Tự Đức thông bảo đọc chéo, có viền gờ mép và lỗ. Mặt sau thì mỗi loạt một khác. Có loạt để trống, có loạt thì có chữ "lục văn", có loạt có chữ "Hà Nội", có loạt lại có chữ "Sơn Tây" và có loạt thì có chữ "Bắc Ninh". Tiền này nhiều khi được giao cho các lò đúc tiền tư nhân của người Hoa và người Việt giàu có đúc. Đại Nam thực lục chính biên cho biết có tiền này khi đúc bị pha thêm sắt vào.
Tự Đức bảo sao.
Tự Đức bảo sao là tiền thời vua Tự Đức, được đúc từ năm 1861 có các mệnh giá 10 đồng, 20 đồng, 30 đồng, 40 đồng, 50 đồng và 60 đồng. Tiền đúc bằng đồng. Mặt trước có bốn chữ Tự Đức bảo sao đọc chéo. Mặt sau thì mỗi mệnh giá thiết kế một khác. Đường kính tiền cũng khác nhau giữa các mệnh giá.
Kiến Phúc thông bảo.
Tiền mang niên hiệu của vua Kiến Phúc được đúc nhiều đợt từ năm 1884 và ở nhiều nơi vì vậy mỗi loạt khác nhau một chút. Nhìn chung, tiền có đường kính 23 mm. Mặt trước có bốn chữ Kiến Phúc thông bảo, mặt sau để trống. Thời này, quân Pháp đang đánh chiếm Việt Nam, triều chính cũng mất ổn định, ngôi vua thay đổi mấy lần nên sự quan tâm tới kinh tế không nhiều, tiền được đúc với số lượng ít. Khảo cổ học chỉ phát hiện được ít tiền này. Tiền đúc ra chỉ để khẳng định niên hiệu của vua mới chứ tác dụng cho lưu thông không nhiều vì số lượng quá ít.
Hàm Nghi thông bảo.
Tiền này chính thức chỉ đúc với số lượng rất ít, nhưng tiền Hàm Nghi thông bảo giả rất nhiều. Theo Đỗ Văn Ninh thì có cả tiền Hàm Nghi thông bảo đúc giả thời chiến tranh Việt Nam mà lính Mỹ tưởng là tiền cổ thật nên mua mang về sưu tập. Hàm Nghi thông bảo thật có đường kính 23 mm, mặt trước có bốn chữ Hàm Nghi thông bảo đọc chéo, mặt sau có hai chữ "Lục văn".
Đồng Khánh thông bảo.
Tiền được đúc với số lượng ít. Năm 1886, triều đình cho đúc một loạt có đường kính 26 mm. Năm 1887 cho đúc một loạt nữa có đường kính 23 mm. Cả hai loạt ở mặt trước đều có chữ Đồng Khánh thông bảo, mặt sau để trống.
Thành Thái thông bảo.
Tiền kim loại được đúc vào các năm 1889-1890 với số lượng ít. Mặt trước có bốn chữ Thành Thái thông bảo đọc chéo. Mặt sau để trống. Đường kính tiền khoảng 23 mm.
Năm 1893-1890, triều đình lại cho đúc tiền Thái Bình thông bảo mới mà mặt sau có chữ thập văn. Tiền này đường kính chừng 26 mm.
Duy Tân thông bảo.
Tiền này có hai loạt, một loạt có đường kính chừng 26 mm đúc ở Thanh Hóa, một loạt khác nhỏ hơn. Loạt lớn thì mặt sau có chữ "Thập văn", loạt nhỏ thì mặt sau để trống. Mặt trước cả hai loạt đều có chữ Duy Tân thông bảo đọc chéo.
Khải Định thông bảo.
Tiền này có bốn loạt đúc ở bốn nơi là Huế, Hải Phòng, Hà Nội và Pháp. Loại đúc ở Huế lưu thông ở Trung Kỳ, loại đúc ở Hà Nội và Hải Phòng thì để lưu thông ở Bắc Kỳ. Cả ba loạt này đều bằng kẽm. Riêng loạt đúc ở Pháp thì bằng đồng và chỉ để lưu thông ở Nam Kỳ.
Bảo Đại thông bảo.
Tiền bằng đồng nhưng không đúc mà dập lá đồng bằng máy. Kích thước tiền nhỏ và mỏng. Người dân không coi trọng giá trị tiền này.
Tiền thưởng.
Bắt đầu từ thời Minh Mạng, triều Nguyễn đã cho đúc tiền thưởng dưới dạng đồng xu tròn không có lổ hoặc có lổ vuông bằng vàng hoặc bạc và đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam ghi nhận tiền thưởng được đúc dưới dạng đồng xu bằng kim loại quý. Từ thời Nhà Hậu Lê, tiền thưởng dạng tròn đã được đúc, nhưng chỉ bằng chất liệu đồng, tiền thưởng bằng chất liệu kim loại quý chỉ ở dưới dạng thỏi. Tiền thưởng được đúc và lưu trữ trong ngân khố, chúng chỉ được dùng để ban thưởng cho quan lại, vương công quý tộc hoặc dân chúng có công lao với triều đình trong các dịp khánh tiết.
Ngoài các dạng phong thưởng như ngọc khánh, kim khánh, kim bôi hay sau này có thêm Đại Nam Long tinh thì triều Nguyễn còn xem tiền thưởng như một dạng ghi công trạng ở cấp trung ương dành cho công dân Đại Nam, dưới thời Pháp thuộc, triều đình cũng đã ban tiền thưởng cho một số quan chức người Pháp để ghi công họ.
Tiền thưởng được đúc chủ yếu dưới 3 chất liệu, gồm có: tiền thưởng đúc bằng vàng được gọi là "kim tiền", đúc bằng bạc gọi là "ngân tiền" và đúc bằng đồng gọi là "đồng tiền". Mặt trước của xu tiền thưởng thường có hình rồng năm móng, song long hoặc hổ phù... Mặt sau thường xuất hiện các mỹ từ bằng chữ Hán theo kiểu chữ Chân dễ đọc và rõ ràng nhầm cầu chúc. Tiền thưởng cũng được đúc với nhiều kích thước và trọng lượng khác nhau, đáp ứng phân loại công trạng. Những công trạng xếp ở "Đại hạng" sẽ nhận tiền thưởng 1 lạng; "Trung hạng" tiền thưởng sẽ nặng từ 5 tiền đến 7 tiền và "Tiểu hạng" nặng từ 0,5 tiền đến 4 tiền.
Giai đoạn cuối triều Nguyễn, tiền thưởng còn được dùng như một dạng huy chương tương tự kim khánh, kim bội... làm vật trang sức đeo cổ kèm một dải thùy anh bằng san hô, hay dải ruy băng bằng lụa màu để đeo ngực như biểu dương công trạng kèm 1 tờ lục chỉ đề rõ ngày cấp. | 1 | null |
Bài tập Kegel là một bài tập nhằm vào cơ mu cụt trong cơ thể người nhằm cải thiện chất lượng quan hệ tình dục. Phương pháp này giúp người tập cải thiện ham muốn,cương cứng tốt hơn, xuất tinh mạnh và nhiều hơn. Người ta có thể tập bằng dụng cụ hoặc bằng tay. Bài tập bao gồm siết chặt và thả lỏng cơ mu cụt trong vài giây.
Các bài tập Kegel nhằm mục đích tăng cường cơ sàn chậu. Những cơ này treo bàng quang của con người và giúp nó không bị chảy nước tiểu. Mọi người thường thực hiện các bài tập như vậy để giảm căng thẳng khi tiểu tiện (đặc biệt là sau khi sinh con) và để giảm xuất tinh sớm ở nam giới.
Một số công cụ tồn tại để trợ giúp với các bài tập này, mặc dù các nghiên cứu khác nhau tranh luận về hiệu quả tương đối của các công cụ khác nhau so với các bài tập truyền thống.
Bác sĩ phụ khoa người Mỹ Arnold Kegel lần đầu tiên công bố một mô tả về các bài tập như vậy vào năm 1948. | 1 | null |
Steven Pienaar (; sinh ngày 17 tháng 3 năm 1982) là một cựu cầu thủ bóng đá Nam Phi. Anh chủ yếu đóng vai trò như một cầu thủ chạy cánh. Anh có thể chơi ở cả hai bên phải hoặc cánh trái và như một tiền vệ tấn công. Pienaar trước đây đã từng chơi cho Ajax Cape Town, Ajax Amsterdam, Borussia Dortmund, Tottenham Hotspur và Everton.
Sự nghiệp cầu thủ.
Ajax Cape Town.
Pienaar được sinh ra ở Johannesburg. Anh bắt đầu sự nghiệp chuyên nghiệp của mình tại Ajax Cape Town, từ nhà của anh ở Johannesburg đến Cape Town là 1.400 km (870 mi). Anh đã nhận được lời mời của Ajax Cape Town trong khi chơi cho các trường học xuất sắc và đã được yêu cầu tham gia học viện thanh thiếu niên của họ. Pienaar nói: "Tôi đã rất may mắn để đi đến các trường học xuất sắc năm 2000, để có thể đánh bóng kỹ thuật và tài năng mà Chúa đã cho tôi và để tìm hiểu làm thế nào để sử dụng nó theo cách mà Chúa đã muốn tôi, tôi đã may mắn để làm việc với huấn luyện viên người Hà Lan Leo van Veen, người đã giúp tôi ở Ajax Cape Town... ông đánh giá cao cách tôi chơi nhưng đồng thời ông đã thay đổi tâm lý của tôi. ông dạy tôi làm thế nào để chuẩn bị cho các trò chơi, không chỉ chơi để làm hài lòng đám đông mà còn làm thế nào để chơi cho đội bóng. "
Tại Ajax Cape Town ông đã giành được Rothman Cup, đánh bại Orlando Pirates 4-1 trong trận chung kết vào ngày 13 năm 2000, trong trận đấu cuối cùng của mình cho câu lạc bộ.
Ajax.
18 tuổi, anh đã được đưa sang Hà Lan vào tháng 1 năm 2001, nhưng đã không thể thi đấu ở Eredivisie cho đến ngày 24 tháng 2 năm 2002 - trong chiến thắng 1-0 trước NAC Breda. Anh trở thành một thành viên quan trọng của đội bóng Ajax đã giành được chức vô địch quốc gia Hà Lan vào năm 2002 và năm 2004. Pienaar là một trong những cầu thủ tốt nhất của Ajax cùng với các ngôi sao như Zlatan Ibrahimovic, Maxwell, Cristian Chivu, Mido, Nigel de Jong, Rafael van der Vaart, Wesley Sneijder và đồng đội tương lai tại Everton là John Heitinga. Andy van der Meyde, người đã có một thời gian đáng quên tại Goodison Park, cũng là trong đội hình của Ajax.
Borussia Dortmund.
Vào tháng 1 năm 2006, câu lạc bộ Đức Borussia Dortmund ký hợp đồng với Pienaar có thừi hạn ba năm từ Ajax. Được xem như là sự thay thế cho cầu thủ đã chuyển sang thi đấu cho Arsenal, Tomáš Rosický, năm đầu tiên của Pienaar với Borussia Dortmund, người ta thấy anh nhận được chiếc áo số 10 bỏ trống của tiền vệ người Cộng hòa Séc. Pienaar phải vật lộn tại Dortmund và không bao giờ được trọng dụng.
Everton.
Pienaar gia nhập Everton theo bản hợp đồng cho mượn trong mùa giải 2007-08 và sau đó đã ký một hợp đồng ba năm từ Dortmund với mức phí 2.000.000 bảng sau khi nộp một khoản phí cho vay ban đầu 350.000 bảng vào tháng 4 năm 2008. Pienaar có trận ra mắt cho Everton trong chiến thắng 2-1 trên nhà trước Wigan Athletic vào 11 tháng 8 năm 2007, thay thế Leon Osman ở phút 73. Pienaar ghi bàn thắng đầu tiên của mình cho Everton trong chiến thắng 2-0 trên sân nhà trước Middlesbrough vào ngày 30 tháng 9. Anh đã có một số màn trình diễn nổi bật và điều này đã dẫn đến nhiều câu lạc bộ quan tâm tới anh. Mặc dù vắng mặt mười một trận đấu vì chấn thương, Pienaar của Everton được giải Cầu thủ của Mùa giải 2009-10.
Tottenham Hotspur.
Vào tháng 1 năm 2011, cả Chelsea và Tottenham Hotspur đều tỏ ý muốn mua Pienaar từ Everton trước khi cầu thủ người Nam Phi gia nhập Tottenham với mức phí 3 triệu bảng Anh theo bản hợp đồng bốn năm. Anh đã ra mắt Tottenham trong trận hòa 1-1 trên sân Newcastle United. Trong tháng 8 năm 2011, Pienaar bị chấn thương háng, phải nghỉ thi đấu sáu tuần. Pienaar ghi bàn thắng đầu tiên cho Tottenham trong chiến thắng 4-0 trước Shamrock Rovers tại Europa League vào ngày 15 tháng Mười Hai. Pienaar đã bị hành hạ bởi chấn thương dai dẳng và không thể hiện được nhiều trong các trận đấu mà hiếm hoi mà anh có mặt trong đội.
Trở lại Everton.
Vào cuối ngày ngày thời hạn chuyển giao trong tháng 1 năm 2012, Pienaar đã quay trở lại với Everton theo bản hợp đồng cho mượn sáu tháng. Anh ra mắt lần thứ hai của mình cho câu lạc bộ trong một trận hòa 1-1 với Wigan Athletic, và ghi bàn thắng đầu tiên của mình trong chiến thắng 2-0 trước Chelsea một tuần sau đó. Pienaar kết thúc mùa giải với bàn thắng vào lưới Newcastle United. Trong một cuộc phỏng vấn sau trận đấu, anh mong muốn được tái gia nhập Everton. Mặc dù chỉ chơi trong 14 trận, và không được thi đấu FA Cup, Pienaar kết thúc mùa giải của mình với sáu đường kiến tạo, nhiều hơn bất cứ cầu thủ nào tại Everton. Anh cũng ghi được bốn bàn thắng, đó là phong độ tốt nhất của anh trong năm mùa giải với câu lạc bộ.
Việc mua đứt đã được thống nhất vào tháng 7 năm 2012, Everton trả Tottenham Hotspur một mức phí 4,5 triệu bảng. Vào 25 tháng 8 năm 2012, anh ghi bàn thắng đầu tiên kể từ khi ký hợp đồng dài hạn, trong một chiến thắng 3-1 trước Aston Villa. Vào ngày 9 tháng 12, Pienaar ghi được một bàn thắng trước Tottenham Hotspur, bàn thắng thứ 1.000 của Everton tại Premier League, giống như họ chiến thắng 2-1 tại Goodison Park. Pienaar bị đuổi khỏi sân vì rút hai chiếc thẻ vàng hai lần trong một mùa giải, trong trận đấu với Queens Park Rangers và Manchester City. Everton hòa 1-1 với QPR và đánh bại Manchester City 2-0. Pienaar kết thúc mùa giải với bảy bàn thắng, anh đã từng ghi bàn trong một mùa giải với Everton. Trong tháng mười, Pienaar đã ra sân trong trận gặp Hull City và ghi bàn thắng trong chiến thắng 2-1.
Đội tuyển quốc gia.
Là một cựu cầu thủ U-17 Nam Phi, anh ra mắt đội tuyển bóng đá quốc gia Nam Phi trong chiến thắng 2-0 trước Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2002 và từ đó đã ra sân 61 lần và ghi ba bàn thắng. Anh tham gia tại các kỳ World Cup 2002 và 2010.
Vào ngày 2 tháng 10 năm 2012, anh tuyên bố kết thúc sự nghiệp thi đấu quốc tế. | 1 | null |
Đảng Dân chủ Xã hội Triều Tiên là một trong những đảng phái chính trị của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, là liên minh chính trị với Đảng Lao động Triều Tiên. Được thành lập vào ngày 3 tháng 11 năm 1945 bởi doanh nhân vừa và nhỏ, thương nhân, thợ thủ công, giai cấp tiểu tư sản, nông dân và người theo đạo Kitô dưới mục đích mang lại một xã hội dân chủ.
Về mặt lý thuyết các bên tuân thủ các quốc gia dân chủ xã hội phù hợp điều kiện lịch sử của Triều Tiên và đặc điểm quốc gia và phương châm chính trị cơ bản của nó là độc lập, chủ quyền, dân chủ, hòa bình và quyền bảo vệ con người.
Ý thức hệ của Đảng trong những năm gần đây là liên minh chính trị với Đảng Lao động Triều Tiên. Cho đến tháng 1 năm 1981, các bên đã được gọi là Đảng Dân chủ của Hàn Quốc. Nó là một phần của Mặt trận Dân chủ Thống nhất Tổ quốc trong đó liên minh với Đảng Thanh hữu Thiên Đạo, cùng Đảng Lao động Triều Tiên với hệ tư tưởng Chủ thể và của chính sách Tiên quân.
Đứng đầu Đảng hiện nay là Kim Yong Dae (Chosongul: 김영대, Hanja: 金英大, Hán-Việt: Kim Anh Đại), chức danh Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Dân chủ Xã hội Triều Tiên và Phó Chủ tịch Hội nghị Nhân dân Tối cao.
Thông tin của Đảng bị hạn chế không được công bố Tính đến tháng 1 năm 2007, Đảng có hơn 30.000 đảng viên | 1 | null |
Bang liên hay liên hiệp quốc gia (tiếng Latinh: "confoederare"; ) là liên minh bền lâu được cấu thành bởi các đơn vị chính trị nhằm hướng đến một hành động chung xét trong tương quan với các đơn vị chính trị khác. Bang liên thường là kết quả của sự ký kết hiệp ước, tiếp nối sau đó các thành viên sẽ cùng thông qua bản hiến pháp chung. Sự ra đời của bang liên có xu hướng nhằm đối phó với các vấn đề hệ trọng, chẳng hạn quốc phòng, ngoại giao hay đồng tiền chung. Chính phủ trung ương có trách nhiệm hỗ trợ tất cả các thành viên trong bang liên.
Bản chất của mối quan hệ giữa các quốc gia trong bang liên rất đa dạng. Tương tự như vậy, mối quan hệ giữa các quốc gia thành viên với chính phủ trung ương, cũng như vấn đề phân phối quyền lực trong bang liên cũng khác biệt giữa bang liên này với bang liên khác. Một số bang liên lỏng lẻo có hình thức tương tự như các tổ chức liên chính phủ, thậm chí có khi còn cho phép quốc gia thành viên ly khai khỏi bang liên. Một số bang liên được tổ chức chặt chẽ hơn thì có hình thức tương tự liên bang ("federation"). Một nhà nước đơn nhất hoặc một liên bang có thể phi tập trung hóa quyền lực, nghĩa là phân tán quyền lực xuống các địa phương theo hình thức bang liên.
Trong các văn cảnh phi chính trị, thuật ngữ "bang liên" dùng để chỉ loại tổ chức mà trong đó có sự hợp nhất quyền lực của các thực thể tự trị hoặc bán tự trị lại với nhau. "Bang liên" khi này là một nhóm người, nhóm quốc gia hay nhóm tổ chức cùng nhau hợp lại để cùng làm việc gì đó. Ví dụ về loại tổ chức này là các liên đoàn thể thao hay các liên đoàn liên minh thương mại xuyên châu Âu.
Trong văn cảnh có nội dung về lịch sử người bản địa châu Mỹ, thuật ngữ "bang liên" có thể chỉ một khối liên minh quân sự và chính trị bán lâu dài, trong đó bao gồm nhiều quốc gia (hay "bộ lạc", "làng", "nhóm người") vẫn giữ nguyên nhà lãnh đạo riêng. Một trong số các bang liên kiểu này là Bang liên Iroquois.
Các ví dụ.
Liên minh Iroquois.
Liên minh Iroquois (trong lịch sử được gọi là Bang liên Iroquois - "Iroquois Confederacy") là một nhóm gồm sáu quốc gia bộ lạc ở Bắc Mỹ (thuộc địa phận Hoa Kỳ và Canada ngày nay), bao gồm Mohawl, Oneida, Onondaga, Cayuga, Seneca và Tuscarora. Liên minh này đặt ra một chính phủ đại diện được gọi là Đại hội đồng ("Grand Council"). Liên minh này tồn tại từ trước khi có các cuộc tiếp xúc lớn với người châu Âu. Mỗi bộ lạc cử người đứng đầu tham gia làm đại diện trong bang liên.
Serbia và Montenegro.
Serbia và Montenegro (2003–2006) là bang liên cấu thành từ hai nước cộng hòa trong Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư cũ là Cộng hòa Montenegro (1992–2006) và Cộng hòa Serbia (1992–2006). Sau khi sụp đổ, Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư được cải tổ thành một liên minh chính trị hết sức lỏng lẻo gọi là "Liên minh nhà nước Serbia và Montenegro", được thiết lập vào ngày 4 tháng 2 năm 2003.
Dù Serbia và Montenegro mang tư cách bang liên nhưng hai thực thể thành viên chỉ thống nhất nhau trong vài mặt như quốc phòng, ngoại giao; tổng thống bang liên chỉ có vai trò rất mờ nhạt. Hai cộng hòa lập hiến này thực chất hoạt động riêng rẽ trong suốt thời gian thuộc bang liên, tiếp tục duy trì chính sách kinh tế riêng và đồng tiền riêng (Montenegro dùng euro còn Serbia dùng dinar). Ngày 21 tháng 5 năm 2006, Montenegro tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề độc lập. Kết quả cuối cùng cho thấy 55,5% cử tri đi bầu tán thành ý tưởng này. Ngày 3 tháng 6 năm 2006, Montenegro tuyên bố độc lập; hai ngày sau đó, tức vào ngày 5 tháng 6 năm 2006, Serbia cũng tuyên bố độc lập. Bang liên Serbia và Montenegro tan rã.
Thụy Sĩ.
Thụy Sĩ (tên chính thức trong tiếng Latinh là "Confœderatio Helvetica", dịch ra là "Bang liên Helvetica") hay còn dịch "Liên bang Thụy Sĩ" là một ví dụ về quốc gia hiện đại tự gọi mình là bang liên. Tuy nhiên, vào thời điểm Thụy Sĩ tự gọi mình là "Confoederatio Helvetica" thì ở châu Âu chưa có sự phân biệt giữa "bang liên" với "liên bang" về vấn đề quyền lực của nhà nước liên hiệp. Quốc hiệu của Thụy Sĩ vốn đã là "bang liên" kể từ khi lập quốc vào năm 1291 với tên gọi Bang liên Thụy Sĩ cũ - gồm các cộng đồng dân sống trong thung lũng giữa rặng An-pơ.
Trường hợp Canada.
Tại Canada có thuật ngữ "Canadian Confederation". Tuy nhiên, nước này là một liên bang chứ không phải bang liên. Thuật ngữ "confederation" được Canada hiểu theo nghĩa không liên quan với bang liên. Khi Đạo luật Hiến pháp ("Constitution Act") ra đời năm 1867 thì thuật ngữ "confederation" được Anh và Canada hiểu là một nhà nước có chủ quyền gồm các tỉnh liên hiệp lại với nhau. Cách gọi "Canadian Confederation" (Liên bang hóa Canada) khi đó là để chỉ tiến trình thiết lập Lãnh thổ tự trị Canada ("Dominion of Canada") - ban đầu bao gồm ba thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ, về sau có thêm nhiều thuộc địa và lãnh thổ khác gia nhập - căn cứ theo đạo luật này. Ngày 1 tháng 7 năm 1867, Canada trở thành lãnh thổ tự trị trong lòng Đế quốc Anh với cách thức tổ chức theo thể chế liên bang. Nói tóm lại, Canada là một nhà nước liên bang phi tập trung hóa bất thường chứ không phải là bang liên cấu thành bởi các nhà nước có chủ quyền theo nghĩa hiện đại.
Bang liên trong lịch sử.
Các bang liên mang tính lịch sử thời trước thế kỷ 20 có thể không đáp ứng định nghĩa hiện đại về bang liên; một số tự gọi mình là liên bang nhưng mang tính chất của bang liên. | 1 | null |
PowerVR là một bộ phận của hãng Imagination Technologies (trước đây là VideoLogic) chuyên phát triển các giải pháp phần mềm và phần cứng cho kết xuất 2D, 3D, giải mã video, xử lý ảnh và tăng tốc đồ họa cho các thư viện DirectX, OpenGL ES, OpenVG, và OpenCL.
Sản phẩm của PowerRV ban đầu được dùng cho thị phần máy tính cá nhân (PC), được đánh giá là tốt về hiệu suất (hiệu năng/giá thành). Với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường, PowerVR đã chuyển hướng sang các sản phẩm phục vụ máy tính xách tay và thiết bị cầm tay.
PowerVR không trực tiếp sản xuất mà bán thiết kế và bản quyền các sản phẩm của mình cho các hãng khác để các hãng này tích hợp lên sản phẩm của riêng mình, như Texas Instruments, Intel, NEC, BlackBerry, Renesas, Samsung, STMicroelectronics, Freescale, Apple, NXP Semiconductors (formerly Philips Semiconductors), vân vân.
Các dòng vi xử lý Power VR.
MBX.
PowerVR gặt hái nhiều thành công với mảng di động với dòng PowerVR MBX. MBX, và thế hệ sau là SGX và GGX, được bán bản quyền lại cho 7 trong 10 tập đoàn bán dẫn hàng đầu là Intel, Texas Instruments, Samsung, NEC, NXP Semiconductors, Freescale, Renesas và Sunplus.
Những thết bị cao cấp dùng dòng vi xử lý này là iPhone, Nokia N95, Sony Ericsson P1 và Motorola RIZR Z8, cũng như vài mẫu iPod.
Dòng 5XT.
GPU có thể có 1 hay nhiều nhân
Dòng 6 (Rogue).
Power VR Series 6 GPUs có 2 TMUs/cluster với GFLOPS đạt tối đa giá trị FP32. | 1 | null |
Nhĩ Chu Triệu (chữ Hán: 尔朱兆, ? – 533), tên tự là Vạn Nhân, người Bắc Tú Dung xuyên , dân tộc Yết đã Tiên Ti hóa, tướng lãnh, quyền thần nhà Bắc Ngụy trong lịch sử Trung Quốc.
Thời trẻ.
Nhĩ Chu Triệu là cháu gọi tù trưởng Nhĩ Chu Vinh bằng chú. Từ nhỏ ông khỏe mạnh, giỏi cưỡi ngựa bắn cung, tay không bắt mãnh thú, nhanh nhẹn hơn người. Nhiều lần theo Vinh sắn bắn, gặp những nơi vách cao khe sâu, Triệu vượt qua đầu tiên. Nhĩ Chu Vinh vì thế đặc biệt khen ngợi yêu mến, dùng làm nanh vuốt.
Có lần Nhĩ Chu Vinh đưa tiễn sứ giả triều đình, thấy hai con hươu, gọi ông đến, giao 2 mũi tên, nói với sứ giả: "Có thể bắt những con hươu này để dùng bữa ngay bây giờ." Rồi dừng ngựa nhóm lửa để đợi. Một lúc sau Triệu bắt được một con hươu, Vinh muốn khoa trương, sai người trách ông: "Sao không bắt hết?" Nhĩ Chu Triệu bị phạt 50 trượng.
Phụng sự Nhĩ Chu Vinh.
Triệu theo Vinh đánh dẹp nghĩa quân, nhờ công được Bình viễn tướng quân, Bộ binh hiệu úy. Vinh tiến vào Lạc Dương, ông kiêm chức Tiền phong đô đốc. Khi Hiếu Trang đế lên ngôi, được nhân chức Trung quân tướng quân, Kim tử quang lộc đại phu, còn nhận Giả kiêu kỵ tướng quân, Kiến Hưng thái thú. Tiếp đó thăng làm Sứ trì tiết, Xa kỵ tướng quân, Vũ vệ tướng quân, Tả quang lộc đại phu, Đô đốc, Dĩnh Xuyên quận khai quốc công, thực ấp 1200 hộ.
Theo Thượng Đảng vương Nguyên Thiên Mục đánh dẹp khởi nghĩa Hình Cảo.
Khi Nguyên Hạo vào Lạc Dương, quân đội của ông ta đóng đồn ngăn giữ ở Hà Kiều, Nhĩ Chu Vinh sai Triệu cùng bọn Hạ Bạt Thắng từ bờ tây Mã Chử trong đêm đưa vài trăm kỵ binh vượt Hoàng Hà, tập kích con của Hạo là Quan Thụ, bắt sống hắn ta. Lại tiến quân phá An Phong vương Nguyên Duyên Minh, khiến Hạo phải bỏ chạy. Hiếu Trang đế về cung, luận công được nhận chức Tán kỵ thường thị, Xa kỵ đại tướng quân, Nghi đồng tam tư, tăng ấp 800 hộ. Làm Phần Châu thứ sử, lại tăng ấp 1000 hộ. Lại được gia chức Thị trung, Phiêu kỵ đại tướng quân, còn tăng ấp 500 hộ.
Nắm quyền nhà Bắc Ngụy.
Khi Nhĩ Chu Vinh bị Hiếu Trang đế giết, Triệu từ Phần Châu soái kỵ binh giữ Tấn Dương. Nguyên Huy nắm quyền chánh, cho ông thụ chức Đại tướng quân, thăng tước làm vương. Nhưng Triệu vẫn cùng bọn Nhĩ Chu Thế Long bàn mưu đánh Lạc Dương, rồi soái quân nam tiến, đến núi Thái Hành, đô đốc Sử Ngỗ Long dưới quyền Đại đô đốc Nguyên Tử Cung mở lũy ra hàng, Tử Cung lui chạy. Ông đưa khinh kỵ theo đường tắt từ Hà Lương tây tiến, vượt Hoàng Hà bất ngờ tập kích kinh thành. Quân của Triệu ập vào, túc vệ tan chạy, Hiếu Trang đế trốn ra cửa Vân Long thì bị bắt. Ông đem Hiếu Trang đế giam ở chùa Vĩnh Ninh, đánh chết hoàng tử (con của Nhĩ Chu hoàng hậu), hãm hiếp phi tần, thả binh cướp bóc; ở lại Lạc Dương hơn tuần thì đưa đế về Tấn Dương, còn mình dừng lại Hà Lương kiểm đếm tài sản. Sau đó, sai người giết chết Hiếu Trang đế ở chùa Tam Cấp,
Ngay sau khi giết Nhĩ Chu Vinh, Hiếu Trang đế ban chiếu cho nghĩa quân Hột Đậu Lăng Bộ Phiền ở Hà Tây tập kích Tú Dung. Triệu vào Lạc Dương thì cũng là lúc binh lực của Bộ Phiền rất mạnh, từ phía nam uy hiếp Tấn Dương. Ông không dám ở lại Lạc Dương thêm nữa, mà vội vàng lui quân về Tấn Dương chống lại Bộ Phiền.
Triệu hữu dũng vô mưu, nhiều lần bị Bộ Phiền đánh bại, bèn thu gom sĩ tốt, tính ra Sơn Đông. Ông mấy lần gọi thì Tấn Châu thứ sử Cao Hoan mới đến, chia cho ông ta người của 3 châu 6 trấn, phân biệt doanh binh, rồi cùng nhau đưa quân đi về phía nam, để tránh khí thế hừng hực của nghĩa quân. Bộ Phiền đuổi theo đến quận Nhạc Bình, Triệu và Hoan quay lại tấn công, chém được Bộ Phiền ở núi Thạch Cổ thuộc Tú Dung. Ông đưa vài chục kỵ binh đến chỗ Hoan, uống rượu thâu đêm. Sau đó, Triệu mời Hoan, ông ta đã lên ngựa, nhưng bọn trưởng sử Tôn Đằng níu áo giữ lại. Triệu cách sông mắng chửi bọn Đằng, rồi lui quân. Hoan về miền đông, ông về Tấn Dương.
Khi Bắc Ngụy Tiết Mẫn đế mới lên ngôi, thụ Triệu làm Sứ trì tiết, thị trung, đô đốc Trung ngoại chư quân sự, Trụ quốc đại tướng quân, Lĩnh quân tướng quân, Lĩnh tả hữu, Tịnh Châu thứ sử, kiêm Lục thượng thư sự, Đại hành đài. Lại lấy ông làm Thiên trụ đại tướng quân, Triệu cho rằng đây là quan chức mà Nhĩ Chu Vinh đã nhận rồi phải chết, nên không dám nhận. Sau đó được gia chức Đô đốc 10 châu chư quân sự, thế tập Tịnh Châu thứ sử.
Bại vong bởi Cao Hoan.
Cao Hoan hạ được Ân Châu, ra mặt chống đối họ Nhĩ Chu. Triệu cùng Trọng Viễn, Độ Luật hẹn nhau cùng đánh dẹp. Trọng Viễn, Độ Luật lần lượt đến Dương Bình, ông bắc tiến ra Tỉnh Hình, đóng đồn ở Quảng A, phao lên có 10 vạn người. Hoan bày kế phản gián, khiến cho liên quân chia rẽ, lần lữa không tiến. Trọng Viễn mấy lần sai Hộc Tư Xuân, Hạ Bạt Thắng đến khuyên nhủ. Triệu đưa 300 khinh kỵ đến gặp Trọng Viễn, cùng ngồi trong trướng. Ông tỏ ra thô bạo, ra mặt bất bình, tay múa roi ngựa, miệng nói lớn tiếng, mắt nhìn hằn học, rồi đột ngột ra ngoài, lên ngựa bỏ về. Trọng Viễn sai Xuân, Thắng chạy theo giải thích, Triệu bắt trói bọn họ đem về, qua hôm sau mới thả ra. Bọn Trọng Viễn lui chạy, Cao Hoan bèn tiến đánh, Triệu đại bại.
Triệu thua chạy về Tấn Dương, Nhĩ Chu Thế Long muốn hòa giải, nên xin Tiết Mẫn đế nạp con gái của ông làm Hoàng hậu, Triệu rất mừng rỡ. Thế Long dùng hậu lễ mời ông đến Lạc Dương, rất nhún nhường với Triệu, luôn theo ý của ông, không hề trái lời. Triệu cùng Thiên Quang, Độ Luật hội họp, nhưng rồi lại nghi kỵ lẫn nhau, khiến cho liên quân đại bại ở núi Hàn Lăng.
Triệu lại thua chạy về Tấn Dương, Cao Hoan từ Nghiệp Thành tiến đánh, ông bèn chạy đi Tú Dung. Cao Hoan truy kích, Triệu chạy đến Xích Hồng Lĩnh, bộ hạ tan rã. Ông hết đường, giết con ngựa đang cưỡi, rồi tự treo cổ trên cây. Cao Hoan nhặt thây ông về an táng.
Đánh giá.
Triệu chiến đấu quả cảm, mỗi khi ra trận, thường đi đầu tướng sĩ, được mọi người khâm phục. Nhưng ông thô kệch kém khôn, không có tài làm tướng. Nhĩ Chu Vinh tuy khen sự can đảm, quyết đoán của cháu mình, nhưng vẫn nói: "Triệu nắm được không quá 3000 kỵ binh, nhiều hơn ắt loạn!"
Dật sự.
Triệu sắp tấn công Ngụy Hiếu Trang đế ở Lạc Dương, sai sứ mời Cao Hoan, Tôn Đằng khuyên ông ta không nên tham gia việc bạn nghịch, nhưng không thể từ chối để gây oán hận, mà tìm cớ thoái thác rằng: phải đánh dẹp người Thục ở Vân Sơn để trừ mối lo về sau, xong, sẽ ở bên kia Hoàng Hà làm thế ỷ giốc giúp Triệu. Hoan nghe theo, sai Đằng đi trình bày với ông. Khi ấy Nhĩ Chu Triệu đang ở Đại Cốc thuộc Tịnh Châu, gặp Đằng, biết Hoan không đến, rất không vui, nói: "Về nói với anh Cao, em có giấc mơ lành, bây giờ quyết đoán thi hành, ắt đạt được thành công." Đằng hỏi: "Vương mơ ra sao?" Ông đáp: "Ta đã mơ thấy người cha đã mất của ta trèo lên ngọn đồi cao, đất hai bên đều được cày nhuyễn, chỉ có gốc cỏ mã lận vẫn còn khắp nơi, cha ta hỏi sao không nhổ đi, bộ hạ đáp (gốc cỏ) chắc không thể làm nổi. Cha ta nhìn ta, lệnh cúi xuống nhổ cỏ, tay ta đến đâu, không gì không bật ra. Cứ lấy việc này mà nói, đi ắt thành công."
Trước đó, có người ở ven Hoàng Hà mơ thấy một vị thần nói với mình: "Họ Nhĩ Chu muốn vượt Hoàng Hà, dùng mày làm người nắm quyền ở bến Lũy Ba, vì họ mà rút mạch nước." Hơn tháng, người ấy chết. Khi Triệu đến, gặp người qua đường cho biết Hoàng Hà có chỗ nông, khiến cỏ mọc khắp nơi dẫn thành lối đi. Nói xong thì biến mất. Ông bèn thúc ngựa vượt sông. Hôm ấy, gió lớn ầm ầm, cát bụi giăng trời; quân Nhĩ Chu xông vào cửa cung, túc vệ nhận ra, giương cung muốn bắn, áo dài tốc lên dây cung, không phát tên ra được, nên tan chạy.
Sau khi Tôn Đằng trở về báo lại, Cao Hoan cho rằng Hiếu Trang đế sẽ ngăn được Triệu ở Hoàng Hà, dự định nhân lúc ông lui quân thì tập kích. Không lâu sau, Triệu hạ được kinh sư, rồi quay về Tấn Dương, đô đốc Úy Cảnh đi theo, gửi thư báo tin cho Cao Hoan. Ông ta kinh ngạc, đành gửi thư khuyên ông không nên làm hại thiên tử. | 1 | null |
Lãnh thổ phía nam Sông Ohio (tiếng Anh: "Territory South of the River Ohio"), hay thường được biết với tên gọi Lãnh thổ Tây Nam ("Southwest Territory"), từng là một lãnh thổ hợp nhất có tổ chức của Hoa Kỳ, tồn tại từ ngày 26 tháng 5 năm 1790 cho đến ngày 1 tháng 6 năm 1796 khi nó được phép gia nhập liên bang để trở thành tiểu bang Tennessee. Lãnh thổ Tây Nam được thành lập bởi Sắc lệnh Tây Nam từ đất đai của Địa khu Washington mà trước đó Bắc Carolina nhượng lại cho chính phủ liên bang Hoa Kỳ. Thống đốc duy nhất của lãnh thổ là William Blount.
Việc thành lập Lãnh thổ Tây Nam là bước tiếp theo của một loạt các nỗ lực của các cư dân liên vùng Appalachia thuộc tiểu bang Bắc Carolina, tìm cách thành lập một thực thể chính trị riêng biệt. Ban đầu họ lập Hội Watauga (1772–1776) và sau đó là thành lập tiểu bang Franklin (1784–1789) nhưng thất bại. Bắc Carolina nhượng lại khu vực đất đai này vào tháng 4 năm 1790 như tiền đóng góp cho chính phủ liên bang mới thành lập. Cư dân lãnh thổ này hoan nghênh việc nhượng đất này vì tin tưởng chính phủ liên bang sẽ che chở họ tốt hơn chống lại sự thù địch của người bản địa Mỹ. Tuy nhiên, chính phủ liên bang không mấy quan tâm đến lãnh thổ này, khiến cho dân cư ngụ trong lãnh thổ mong muốn lãnh thổ hoàn toàn trở thành một tiểu bang.
Bối cảnh.
Trong suốt thời thuộc địa, khu vực đất mà sau này trở thành Lãnh thổ Tây Nam từng là một phần đất có chứng từ của tỉnh Bắc Carolina. Dãy núi Blue Ridge nổi lên dọc theo ranh giới Tennessee-Bắc Carolina hiện tại là lý do làm cho Bắc Carolina không còn bất cứ quan tâm nào nữa đối với khu vực lãnh thổ bị tách biệt này. Ban đầu, việc giao thương mua bán, quan tâm chính trị và các khu định cư phần lớn đến từ Virginia và Nam Carolina. Tuy nhiên người tị nạn Chiến tranh Regulation từ Bắc Carolina kéo đến vào đầu thập niên 1770.
Hội Watauga là một chính quyền bán-tự trị được thành lập vào năm 1772 bởi những người định cư biên cương. Họ sống dọc theo sông Watauga tại nơi ngày nay là Elizabethton, Tennessee. Thuộc địa được thành lập trên vùng đất của người bản địa Cherokee làm chủ. Tại đây, những người định cư Watauga và Nolichucky thương thuyết hợp đồng thuê mướn đất 10 năm trực tiếp với người bản địa. Đồn Watauga được lập trên sông Watauga ở Sycamore Shoals như một trung tâm trao đổi thương mại cho các khu định cư.
Tháng 3 năm 1775, nhà đầu cơ đất và là quan tòa của Bắc Carolina tên Richard Henderson họp với hơn 1.200 người bản địa Cherokee ở Sycamore Shoals. Tại cuộc họp có các lãnh tụ người bản địa Cherokee như Attacullaculla, Oconostota, và Dragging Canoe. Cuộc họp kết thúc với "Hiệp định Sycamore Shoals" theo đó Henderson mua toàn bộ đất đai của người bản địa Cherokee ở phía nam sông Ohio, đất đai nằm giữa sông Cumberland, Dãy núi Cumberland và sông Kentucky. Vùng đất này bao trùm khoảng 20 triệu mẫu Anh (80.000 km²) và được biết với tên gọi Cấu địa Transylvania. Cuộc mua bán của Henderson được xét thấy là phạm luật Bắc Carolina và Virginia cũng như Tuyên cáo Hoàng gia năm 1763 nghiêm cấm cá nhân mua đất của người bản địa Mỹ.
Cả Bắc Carolina và Virginia xem các khu định cư liên-Appalachia là bất hợp pháp, và từ chối sáp nhập chúng. Tuy nhiên, vào lúc bùng nổ Chiến tranh Cách mạng Mỹ năm 1776, những người định cư ủng hộ cuộc cách mạng đã tự tổ chức họ thành "Địa khu Washington" và thành lập một ủy ban an toàn để cai quản địa khu. Vào tháng 7 năm 1776, Dragging Canoe và các phần tử thuộc người bản địa Cherokee chống đối thương vụ Transylvania liên minh với người Anh và mở một cuộc xâm nhập vào các khu định cư Watauga, tiến công Đồn Watauga (nay là Elizabethton) và Trạm Eaton gần Kingsport ngày nay. Sau khi ngăn cản được các cuộc tấn công, Bắc Carolina đồng ý sáp nhập các khu định cư thành Địa khu Washington.
Tháng 9 năm 1780, một nhóm lớn người định cư liên-Appalachia, do William Campbell, John Sevier và Isaac Shelby lãnh đạo, tập hợp tại Sycamore Shoals để đối phó với mối đe dọa của người Anh tấn công các khu định cư biên cương. Người định cư hành quân qua các ngọn núi đến Nam Carolina là nơi họ đụng độ và đánh bại một lực lượng trung thành với người Anh do Patrick Ferguson lãnh đạo trong Trận Kings Mountain. Người định cư cũng tham gia vào Trận Musgrove Mill và Trận Cowpens.
Năm 1784, Bắc Carolina nhượng quyền kiểm soát các khu định cư Overmountain sau một cuộc biểu quyết nổi lửa. Vụ nhượng đất này sau đó bị hủy bỏ cũng vào năm đó nhưng không xảy ra trước khi một số người định cư tổ chức tiểu bang Franklin. John Sevier được nêu tên làm thống đốc và khu vực bắt đầu hoạt động như một tiểu bang độc lập, không được Quốc hội Hợp bang công nhận. Nhiều người định cư Overmountain, do John Tipton lãnh đạo, vẫn trung thành với Bắc Carolina, và thường xuyên cãi nhau với những người ly khai. Sau khi Tipton đánh bại Sevier trong "Trận Franklin" vào đầu năm 1788, phong trào Tiểu bang Franklin lắng dần. Những người chủ trương thành lập tiểu bang Franklin đồng ý tái sáp nhập vào Bắc Carolina vào đầu năm 1789.
Thành lập lãnh thổ.
Bắc Carolina phê chuẩn Hiến pháp Hoa Kỳ (Hiến pháp Hoa Kỳ được cả 13 tiểu bang đầu tiên của Hoa Kỳ phê chuẩn) ngày 23 tháng 11 năm 1789. Ngày 22 tháng 12, lập pháp tiểu bang biểu quyết cắt nhượng các khu định cư Overmountain như tiền đóng góp cho chính phủ liên bang mới thành lập. Quốc hội Hoa Kỳ chấp thuận nhượng địa này trong phiên họp đầu tiên của mình vào ngày 2 tháng 4 năm 1790. Ngày 26 tháng 5 năm 1790, Quốc hội thông qua một đạo luật nhằm tổ chức nhượng địa mới này với tên gọi "Lãnh thổ của Hoa Kỳ ở phía nam Sông Ohio". Nó là phần đất của tiểu bang Tennessee hiện nay, trừ một chút ít thay đổi nhỏ về ranh giới sau này. Tuy nhiên, phần lớn lãnh thổ mới nằm trong tầm kiểm soát của người bản địa Mỹ. Chính quyền lãnh thổ ban đầu chỉ trông coi hai khu vực không kết nối nhau — Địa khu Washington là đông bắc Tennessee ngày nay và Địa khu Mero nằm quanh khu vực Nashville ngày nay. Đạo luật cũng hợp nhất chức vụ thống đốc lãnh thổ với chức vụ giám sát Bản địa vụ (trông coi về các vấn đề có liên quan đến người bản địa Mỹ)
Lãnh thổ mới được cai quản dựa theo cùng các điều khoản thuộc Sắc lệnh Tây Bắc, một đạo luật năm 1787 được thông qua để thành lập Lãnh thổ Tây Bắc ở phía bắc Sông Ohio. Tuy nhiên điều khoản của sắc lệnh cấm chế độ nô lệ thì không được áp dụng đối với Lãnh thổ Tây Nam. Ngoài pháp quyền, sắc lệnh còn vạch ra các bước để một lãnh thổ có thể tiến hành để được phép gia nhập liên bang. Bước thứ nhất gồm có việc tổ chức chính quyền lãnh thổ. Bước tiếp theo chỉ có thể xảy ra khi lãnh thổ có ít nhất 5.000 người trưởng thành phái nam để tổ chức hội đồng lập pháp lãnh thổ. Bước cuối cùng là khi lãnh thổ có dân số ít nhất là 60.000 để viết một hiến pháp tiểu bang và bầu một chính quyền tiểu bang. Đến lúc đó thì một lãnh thổ mới có thể được phép gia nhập liên bang để trở thành một tiểu bang.
Ngày 8 tháng 6 năm 1790, tổng thống George Washington chọn Blount làm thống đốc lãnh thổ mới. Ông cũng bổ nhiệm Daniel Smith (1748–1818) làm trưởng lãnh thổ vụ, và đề cử hai trong số ba quan tòa của lãnh thổ là John McNairy và David Campbell (Joseph Anderson về sau được chọn làm quan tòa thứ ba). John Sevier được bổ nhiệm chuẩn tướng địa phương quân Địa khu Washington, và James Roberston là chuẩn tướng địa phương quân Địa khu Mero.
Tháng 9 năm 1790, Blount viếng thăm Washington tại Mount Vernon, và được thẩm phán trưởng Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ James Iredell làm lễ tuyên thệ nhậm chức. Lúc đó ông di chuyển đến lãnh thổ mới và lập thủ phủ tạm thời cho lãnh thổ tại Rocky Mount. Ông tuyển mộ nhà xuất bản ở Bắc Carolina là George Roulstone để lập tờ báo "Knoxville Gazette". Ông dành phần nhiều thời gian của tháng 10 và 11 để bổ nhiệm các chức vụ địa phương quân và hành chính cấp thấp. Tháng 12, ông làm một cuộc hành trình nguy hiểm ngang qua lãnh thổ của người bản địa Mỹ để đến Địa khu Mero là nơi ông tiếp tục bổ nhiệm thêm các chức vụ trước khi quay trở về Rocky Mount vào cuối năm.
Blount lúc đầu muốn thủ phủ vĩnh viễn của lãnh thổ đặt tại nơi hợp lưu của sông Clinch và sông Tennessee (trong nội thị của thành phố Kingston bây giờ) nhưng không thể thuyết phục người bản địa Cherokee từ bỏ chủ quyền đối với khu vực đất này. Vì thế ông chọn Đồn James White, một tiền đồn nằm xa phía trên thượng nguồn của sông Tennessee. Năm 1791, con rể của James White là Charles McClung đặt đá khánh thành thành phố mới và các lô đất được bán vào tháng 10 năm đó. Blount đặt tên thành phố mới là "Knoxville" theo tên thượng cấp của ông trong Bộ Chiến tranh Hoa Kỳ là bộ trưởng Henry Knox.
Sự thù địch của người bản địa Mỹ.
Các cư dân của Lãnh thổ Tây Nam ban đầu hoan nghênh sự kiểm soát của chính phủ liên bang vì tin rằng chính phủ liên bang sẽ che chở họ tốt hơn chính quyền Bắc Carolina khỏi sự thù nghịch của người bản địa Mỹ. Tuy nhiên, chính phủ liên bang chỉ tập trung vào các vấn đề tại Lãnh thổ Tây Bắc. Đa số đất đai trong Lãnh thổ Tây Nam đều thuộc người bản địa Mỹ hoặc đã bị tuyên bố chủ quyền bởi những người đầu cơ đất hay dân định cư. Washington đưa ra tuyên bố cấm vi phạm Hiệp định Hopewell (là hiệp định ấn định các ranh giới với người bản địa), và Knox thường tố cáo người định cư là xâm phạm bất hợp pháp đất đai của người bản địa. Blount bị giằng xé giữa việc xoa dịu nhóm người giận dữ tại biên cương và làm vừa lòng cấp trên của mình trong chính phủ liên bang.
Mùa hè năm 1791, Blount thương lượng Hiệp định Holston với người Cherokee ở nơi về sau trở thành Knoxville. Hiệp định đưa các vùng đất phía nam sông French Broad và phía đông đường phân lưu của sông Little và sông Little Tennessee dưới sự kiểm soát của Hoa Kỳ, và bảo đảm việc sử dụng một con đường đi lại giữa hai địa khu Washington và Mero cũng như sông Tennessee. Năm sau đó, Blount thương thuyết một thỏa ước phân định rõ ràng ranh giới đất với người bản địa Chickasaw, là bộ lạc kiểm soát vùng đất [[Tây Tennessee] ngày nay].
Mặc dù có các thỏa ước nhưng sự xâm lấm của người định cư vào đất đai người bản địa vẫn tiếp tục, khiến tạo ra các cuộc trả đũa chủ yếu từ người bản địa Chickamaugas và Creek. Người Tây Ban Nha, lúc đó đang kiểm soát Florida và có tranh chấp ranh giới phía nam của Hoa Kỳ, đã khuyến khích các bộ lạc bản địa miền nam chống Hoa Kỳ. Các cuộc tấn công này kéo dài suốt 1792 và 1793 với các khu định cư thuộc Địa khu Mero hứng đòn thù địch. Trạm Ziegler gần [[Hendersonville, Tennessee|Hendersonville]] ngày nay bị phá hủy, và lực lượng phòng vệ Mero phải huy động để ngăn cản một cuộc tấn công lớn tại [[Major John Buchanan|Trạm Buchanan]] gần Nashville. Tuy dân định cư biên cương không còn kiên nhẫn nữa nhưng [[Bộ trưởng Chiến tranh Hoa Kỳ]] [[Henry Knox]] từ chối cho phép một cuộc xâm chiếm lãnh thổ người bản địa.
Tháng 9 năm 1793, trong lúc Blount vắng mặt để tới Philadelphia, một nhóm đông chiến binh người Cherokee tràn ngập Trạm Cavet ở phía tây Knoxville, và dự tính hành quân đến Knoxville nhưng lực lượng tiến công của họ tan rã vì biến động nội bộ trong số các tù trưởng của họ. Trưởng lãnh thổ vụ là Daniel Smith, quyền thống đốc khi Blount vắng mặt, kêu gọi các dân quân và ra lệnh xâm chiếm lãnh thổ người Cherokee. Sevier chỉ huy dân quân tại phía nam và phá hủy một số ngôi làng của người Chickamauga. Tuy Blount ủng hộ quyết định của Smith, nhưng cuộc xâm nhập này làm cho bộ trưởng Knox tức giận. Ông từ chối trả lương cho các dân quân. Tháng 9 năm 1794, Robertson, với có sự cho phép của bộ trưởng Knox, đã tập hợp một lực lượng kị binh dưới quyền của James Ore phá hủy các thị trấn của người Chickamauga ở Nickajack và Running Water. Robertson từ bỏ chức vụ chuẩn tướng ngay chẳng bao lâu sau đó.
Sự bại trận của các bộ lạc bản địa miền bắc tại [[Trận Fallen Timbers]] vào tháng 8 năm 1794, sự tàn phá Nickajack và Running Water, và việc giải quyết các cuộc tranh chấp ranh giới giữa Hoa Kỳ và Tây Ban Nha giúp cho các cuộc tấn công thù địch của người bản địa giảm xuống. Tháng 11 năm 1794, Blount thương thuyết kết thúc chiến tranh với người Chickamauga tại [[Tellico Blockhouse]], một tiền đồn liên bang ở phía nam Knoxville.
Trở thành tiểu bang.
[[Tập tin:Map-of-tennassee-government-1796.jpg|phải|300px|phải|nhỏ|"Bản đồ tiểu bangTennassee" (1796) của trưởng lãnh thổ vu Daniel Smith]]
Cuộc điều tra dân số vào mùa hè năm 1791 cho thấy dân số lãnh thổ lên đến 35.691. Có 6.271 người nam da trắng trưởng thành, hơn con số 5.000 cần thiết để lãnh thổ tổ chức một hội đồng lập pháp. Tuy nhiên Blount chờ đợi cho đến 1793 để kêu gọi bầu cử. Thành viên hội đồng dân biểu lãnh thổ (hạ viện) được bầu vào tháng 12 năm 1793. Các dân biểu lãnh thổ đề cử 10 cá nhân để được bổ nhiệm vào hội đồng lãnh thổ (thượng viện). Năm trong số là [[Griffith Rutherford]], John Sevier, [[James Winchester]], Stockley Donelson và Parmenas Taylor&mdash được tổng thống Washington bổ nhiệm. Rutherford được chọn làm chủ tịch hội đồng lãnh thổ.
Hội đồng lập pháp nhóm họp phiên đầu tiên vào ngày 26 tháng 8 năm 1794, và kêu gọi từng bước hành động để trở thành tiểu bang. Hội đồng lập pháp bổ nhiệm James White làm [[đại biểu (Quốc hội Hoa Kỳ)|đại biểu tại Quốc hội Hoa Kỳ]]. Lãnh thổ Tây Nam là một trong số các lãnh thổ đầu tiên của Hoa Kỳ sử dụng quyền lực này. Một phiên họp đặc biệt của hội đồng lập pháp vào ngày 29 tháng 6 năm 1795 kêu gọi điều tra dân số để xem liệu dân số lãnh thổ có đạt đến ngưởng 60.000 cần thiết để được phép trở thành một tiểu bang của Hoa Kỳ. Cuộc điều tra dân số cho thấy dân số là 77.262 người.
Sau điều tra dân số, lãnh thổ chuyển biến nhanh để thành lập một chính quyền tiểu bang. Tháng 12 năm 1795, các quận bầu các đại biểu cho hội nghị hiến pháp. Đại hội hiến pháp được tổ chức tại Knoxville vào tháng 1 năm 1796, và thảo ra một bản hiến pháp tiểu bang. Tên gọi "Tennessee" mà từng được sử dụng từ năm 1793 khi trưởng lãnh thổ vụ công bố tài liệu do mình viết "Sơ lược về chính quyền Tennassee" được chọn làm tên mới của tiểu bang.
John Sevier được bầu làm thống đốc. Hội đồng lập pháp đầu tiên của tiểu bang Tennessee nhóm họp vào tháng 3 năm 1796. Blount thông báo với Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ [[Timothy Pickering]] rằng chính quyền lãnh thổ đã kết thúc. Một bản hiến pháp tiểu bang được thống đốc tương lai là [[Joseph McMinn]] trao cho bộ trưởng ngoại giao Pickering. Blount và [[William Cocke]] được chọn làm [[Thượng viện Hoa Kỳ|thượng nghị sĩ]] đại diện cho tiểu bang tại Quốc hội Hoa Kỳ và [[Andrew Jackson]] được bầu làm dân biểu Hoa Kỳ. Vì Lãnh thổ Tây Nam là lãnh thổ liên bang đầu tiên xin gia nhập liên bang nên có sự lúng túng trong Quốc hội về cách thức xúc tiến. Tennessee được phép gia nhập liên bang vào ngày 1 tháng 6 năm 1796 và trở thành tiểu bang thứ 16 của Hoa Kỳ.
Chi tiết đất đai.
[[Tập tin:Bradley-map-knoxville-1796.jpg|phải|nhỏ|270px|Địa khu Washington trên bản đồ bưu điện năm 1796 của [[Abraham Bradley, Jr.]]]]
Lãnh thổ Tây Nam bao trùm , mà ngày nay là tiểu bang Tennessee, ngoại trừ có một số ít thay đổi nhỏ về ranh giới sau các cuộc khảo sát đất đai về sau đó. Tuy [[Kentucky]] cũng nằm ở phía nam sông Ohio nhưng nó là một phần đất của tiểu bang [[Virginia]] khi Lãnh thổ Tây Nam được tổ chức, và nó vẫn như thế cho đến khi trở thành tiểu bang vào năm 1792. Các vùng đất nằm ở phía nam tiểu bang Tennessee hiện thời vẫn từng bị tiểu bang [[Georgia (tiểu bang Hoa Kỳ)|Georgia]] tuyên bố chủ quyền, hay bị các thế lực thực dân Tây Ban Nha tranh chấp. Phần lớn khu vực đó được tổ chức thành [[Lãnh thổ Mississippi]] vào năm 1798.
Khi thành lập năm 1790, hành pháp Lãnh thổ Tây Nam trông coi hai địa khu không kết nối nhau: Địa khu Washington nằm trong đông bắc và Địa khu Mero nằm trong khu vực xung quanh và phía bắc Nashville. Phần đất còn lại của lãnh thổ vẫn nằm trong tay của người bản địa Mỹ. [[Cherokee]] là bộ lạc thống trị tại phía đông và [[Chickasaw]] kiểm soát phần phía tây của lãnh thổ. Các bộ lạc bản địa quan trọng khác gồm có người Creeks và Choctaw.
[[Tập tin:Bradley-map-mero-1796.jpg|trái|nhỏ|270px|Địa khu Mero trong bản đồ bưu điện năm 1796 của Bradley]]
Địa khy Washington ban đầu gồm có đất đai phía bắc sông French Broad và đông bắc hợp lưu của sông Clinch và [[sông Tennessee|Tennessee]] (gần [[Kingston, Tennessee|Kingston]] ngày nay). Hiệp định Holston 1791 đẩy ranh giới về phía nam sông French Broad và về phía đông nam đến nơi phân lưu của hai con sông Little và sông Little Tennessee (hiện nay nằm trong miền nam Quận Blount). Địa khu Washington ban đầu gồm có các quận [[Quận Washington, Tennessee|Washington]], [[Quận Sullivan, Tennessee|Sullivan]], [[Quận Greene, Tennessee|Greene]] và [[Quận Hawkins, Tennessee|Hawkins]]. Quận [[Quận Knox, Tennessee|Knox]] và [[Quận Jefferson, Tennessee|Jefferson]] do thống đốc Blount thành lập năm 1792. Năm 1793, Blount tổ chức hai quận mới này thành một địa khu riêng biệt, gọi là "Địa khu Hamilton." Quận [[Quận Blount, Tennessee|Blount]] và [[Quận Sevier, Tennessee|Sevier]] được đưa vào địa khu mới này trong thời chính quyền lãnh thổ.
Địa khu Mero gồm có đất đai xung quanh [[Nashville, Tennessee|Nashville]] và dọc theo [[sông Cumberland]], lên phía bắc đến ranh giới tiểu bang Kentucky ngày nay. Địa khu có ba quận— [[Quận Davidson, Tennessee|Davidson]], [[Quận Sumner, Tennessee|Sumner]] và [[Quận Tennessee|Tennessee]]. Địa khu Mero và Địa khu Washington được kết nối nhau bằng một con lộ đi qua các vùng đất của người bản địa Mỹ.
Dân số Lãnh thổ Tây Nam vào năm 1791 là 35.691, gồm có 3.417 nô lệ và 361 người da màu tự do. Dân số của Địa khu Washington là 28.649 trong khi đó dân số của Địa khu Mero là 7.042. Cuộc điều tra dân số lãnh thổ năm 1795 cho thấy tổng dân số là 77.262 người trong đó có 10.613 nô lệ và 973 người da màu tự do. Dân số của Địa khu Washington và Địa khu Hamilton là 65.338, và của Mero là 11.924.
Liên kết ngoài.
[[Thể loại:Tennessee]]
[[Thể loại:Các cựu vùng và cựu lãnh thổ của Hoa Kỳ|Southwest]]
[[Thể loại:Các cựu lãnh thổ có tổ chức của Hoa Kỳ|Southwest]] | 1 | null |
Ultimax 100 là loại súng máy hạng trung do hãng Chartered Industries of Singapore (CIS) nay là Singapore Technologies Kinetics (STK) phát triển theo yêu cầu về một loại súng tự động để tác chiến theo nhóm hỗ trợ và cùng chiến đấu với những khẩu sturmgewehr khác. Sau bốn năm phát triển và thử nghiệm loại súng này đã được lực lượng quân đội Singapore thông qua để đưa vào phục vụ năm 1982. Súng cũng được dùng để xuất khẩu sang các nước khác.
Thiết kế.
Ultimax 100 sử dụng cơ chế nạp đạn bằng khí nén với hệ thống trích khí ngắn, khóa nòng xoay và bắn với khóa nòng mở, ống trích khí nằm ở phía trên nòng súng với 5 chế độ trích khí khác nhau có thể điều chỉnh bằng tay. Một hệ thống chống giật đơn được thêm vào để ngăn việc bolt dừng lại đột ngột mỗi khi kết thúc chu trình lùi bằng cách kéo dài thân súng cùng như quãng đường di chuyển của bolt và thêm vào các lò xo một cách có tính toán. Nút khóa an toàn cũng là nút chọn chế độ bắn nằm ở hai bên thân súng phía trên cò súng với ba chế độ là an toàn, từng viên hoặc tự động. Khe nhả vỏ đạn nằm ở bên phải súng và được bao phủ bởi một miếng che chống bụi.
Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi và thước ngắm. Súng có thể sử dụng hộp đạn tròn 100 viên hay hộp đạn 30 viên dạng STANAG. Hộp đạn tròn được làm hầu hết bằng vật liệu tổng hợp với phần trước trong suốt để dễ dàng kiểm tra lượng đạn còn trong hộp, ban đầu loại hộp đạn này dự tính chỉ dùng một lần nhưng sau đó đã đổi ý và chuyển thành tái sử dụng nhiều lần. Súng được tích hợp chân chống chữ V có thể gấp vào gắn ở phần lỗ trích khí và một tay cầm chữ I dưới thân súng phía trước, báng súng có thể tháo ra (súng có thể bắn một cách an toàn dù có hay không có báng). Một điểm khá thú vị cho một loại súng máy là nó có thể lắp lưỡi lê loại thường dùng cho khẩu M16.
Biến thể.
Súng hiện có các mẫu: | 1 | null |
Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào () gọi tắt là Phó Chủ tịch nước Lào () là chức vụ lãnh đạo cấp cao của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Dựa theo Hiến pháp Lào chức vụ Phó Chủ tịch nước thực hiện mọi nhiệm vụ do Chủ tịch nước giao và được thay mặt Chủ tịch nước trong trường hợp khuyết. Trường hợp Chủ tịch nước không thực hiện được nhiệm vụ thì Phó Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.
Phó Chủ tịch nước được thiết lập từ năm 1996. Trước đó không thiết lập chức vụ Phó Chủ tịch nước.
Phó Chủ tịch nước được Quốc hội bầu trên cơ sở giới thiệu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Có nhiệm kỳ 5 năm và không giới hạn nhiệm kỳ. Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước phải là đại biểu Quốc hội.
Khác với một số nước, chức vụ Phó Chủ tịch nước có vai trò quan trọng trong chính trị Lào. Từ năm 2021, Quốc hội bầu cùng lúc hai Phó Chủ tịch nước.
Danh sách Phó Chủ tịch nước.
Danh sách người đảm nhiệm. | 1 | null |
Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước (, "Neo Lao Sang Xat") được thành lập vào năm 1979, và được lãnh đạo bởi Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Nhiệm vụ là tổ chức quần chúng và các tổ chức chính trị-xã hội. Năm 1988, nhiệm vụ được mở rộng để bao gồm giải quyết vấn đề dân tộc thiểu số.Mặt trận cũng chịu trách nhiệm về công tác tôn giáo; tất cả các tổ chức tôn giáo của nước Lào phải đăng ký với mặt trận.
Lịch sử.
Bối cảnh.
Trong nhiều thập kỷ, Lào đã bị xâm chiếm bởi các quốc gia xung quanh. Đặc biệt là cuối thế kỷ XIX và đầu thể kỷ XX, Lào trở thành thuộc địa của Thực dân Pháp.
Pháp đã chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ Lào, nhân dân các dân tộc Lào bị áp bức, bóc lột tàn bạo. Để chống lại các hành vi ấy, các cuộc khởi nghĩa đấu tranh ở nhiều địa phương đã nổ ra:
Các cuộc khởi nghĩa này đều dẫn đến thất bại do nhiều nguyên nhân, nhưng các nguyên nhân chính là: do không có lý luận cách mạng, không có đường lối cách mạng rõ ràng, do chưa có đảng chính trị cách mạnh lãnh đạo nên quá trình đấu tranh còn manh mún, phân tán, không củng cố và huy động được lực lượng đoàn kết (nghĩa là chưa có sự tổ chức liên mình rộng rãi).
Ngay từ khi thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1930, Đảng đã đề ra những chủ trương chiến lược và sách lược để tiến hành cách mạng ở Đông Dương, nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của công tác Mặt trận. Vì vậy, Xứ ủy Ai Lao (Xứ Đảng bộ Đảng Cộng sản Đông Dương tại Lào) được thành lập ngày 9/9/1934, là bước đầu trong việc hoàn thiện và mở rộng tổ chức đảng, đoàn thể ở Lào; Đồng thời, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Nghị quyết thành lập Liên minh độc lập nhân dân Lào, nêu rõ “Liên minh độc lập nhân dân Lào là một tổ chức liên minh chống giặc tại Lào”.
1945-1979.
Đến năm 1945, lực lượng Lào Tự do (Lao Issara) ra đời vào ngày 21/3/1946, tức là chỉ sau hơn 4 tháng Lào tuyên bố giành độc lập (12/10/1945) tại Huyện Thakhek, tỉnh Khammouane, dưới sự chỉ huy của hoàng thân Souphanouvong, quân đội Issara Lào cùng nhân dân địa phương đã có nhiều trận đánh lớn và khốc liệt vào thẳng quân đội Pháp khi quay trở lại xâm lược Lào lần thứ 2. Nhưng đã gặp thất bại khiến hoàng thân Souphanouvong bị thương nặng và phải sang Thái Lan chữa trị trước khi quay trở lại Lào cùng Kaysone Phomvihane chính thức tuyên bố thành lập Quân đội Lào Issara vào năm 1949
Ngày 13/8/1950, Đại hội toàn quốc Mặt trận Lào kháng chiến được triệu tập tại tỉnh Tuyên Quang, Việt Nam. Thành lập Mặt trận Lào Tự do (Neo Lao Issara), do hoàng thân Souphanouvong làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào tự do. Đồng thời, Đại hội đã thông qua nghị quyết thành lập Chính phủ kháng chiến Lào gồm 6 thành viên, do hoàng thân Souphanouvong làm Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Kaysone Phomvihane làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Đại hội cũng đã thông qua 12 chính cương chính trị, thông qua quốc kỳ, quốc ca, và thành lập báo chí độc lập Lào.
Vào ngày 6-9 tháng 1 năm 1956, một cuộc họp của Mặt trận Lào Tự do được tổ chức tại Xon, tỉnh Huaphanh. Với tổng số 150 đại biểu, 138 đại biểu chính thức, cuộc họp lần này đã thống nhất đổi tên Mặt trận Lào Tự do thành Mặt trận Lào yêu nước (Neo Lao Hak Sat), trong đó hoàng thân Souphanouvong được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào yêu nước.
Mgày 9-11/9/1979, Đại hội đại biểu Mặt trận Lào yêu nước lần thứ IV được tổ chức tại Viêng Chăn với hơn 200 đại biểu, đại hội đã thống nhất đổi tên Mặt trận Lào yêu nước thành Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước (Neo Lao Sang Xat).
Vai trò.
Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước là một bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, với Đảng Nhân dân Cách mạng Lào làm nòng cốt và là nền tảng chính trị của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, là nơi tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân Lào nhằm tăng cường quyền làm chủ đất nước, là nơi hiệp thương dân chủ, đoàn kết và thống nhất hành động của các bên và Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước.
Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước là tổ chức chính trị của toàn xã hội, liên hiệp tự nguyện được hình thành trên cơ sở tự giác của các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội và cá nhân đại diện cho các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, giới tính, lứa tuổi và đại diện nhân dân Lào đang sinh sống ở nước ngoài.
Chức năng và nhiệm vụ.
Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước có những chức năng và nhiệm vụ sau:
Quyền hạn.
Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước có những quyền hạn sau:
Tổ chức.
Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước có 4 cấp:
Đại hội Đại biểu Toàn quốc.
Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước được tổ chức 5 năm một lần; Đại hội Đại biểu Toàn quốc Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước do Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước triệu tập dưới sự chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào
Ủy ban Trung ương.
Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước là cơ quan triển khai công việc giữa hai nhiệm kỳ của Đại hội Đại biểu Toàn quốc Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước.
Thành viên Ủy ban do Đại hội Đại biểu Toàn quốc bầu ra. Cơ cấu số lượng thành viên do Đại hội Đại biểu Toàn quốc phê chuẩn.
Ban Thường vụ.
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước là tổ chức thường trực của Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước, thay mặt Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước trong thời gian giữa các phiên họp thường niên hàng năm.
Thành viên Ban Thường trực gồm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch, một số ủy viên do Ủy ban Trung ương Mặt trận bầu ra.
Điều kiện gia nhập.
Để trở thành thành viên của Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước cần: | 1 | null |
Thông liên nhĩ (TLN) là một dạng bệnh tim bẩm sinh làm cho máu chảy giữa hai buồng tim được gọi là nhĩ trái và nhĩ phải. Bình thường nhĩ trái và nhĩ phải tách biệt nhau bởi một vách được gọi là vách liên nhĩ. Nếu vách này bị khiếm khuyết hoặc không có, máu giàu oxy có thể chảy trực tiếp từ bên trái của tim để trộn với máu kém oxy ở bên phải của tim và ngược lại. Điều này có thể dẫn đến máu động mạch cung cấp cho não, các cơ quan và các mô có nồng độ oxy thấp hơn bình thường. Tuy nhiên TLT có thể không gây các dấu hiệu hoặc triệu chứng dễ nhận thấy, đặc biệt nếu lỗ thông nhỏ.
Một "luồng thông" là sự xuất hiện toàn bộ dòng máu qua lỗ thông. hoặc từ trái qua phải hoặc từ phải qua trái. Lượng máu qua lỗ thông, nếu có, quyết định ý nghĩa huyết động của bệnh TLN. "Luồng thông phải trái" điển hình đưa đến tiên lượng nguy hiểm.
Trong quá trình phát triển của thai, vách liên nhĩ phát triển để phân chia nhĩ trái và phải. Tuy nhiên, một lỗ ở vách được gọi là lỗ bầu dục cho phép máu từ nhĩ phải qua nhĩ trái trong quá trình phát triển của thai. Lỗ thông này cho phép máu không đi qua phổi thai không có chức năng, trong khi thai vẫn nhận oxy từ nhau. Một lớp mô được gọi là vách nguyên phát hoạt động như một van tại lỗ bầu dục trong quá trình phát triển thai. Sau khi sinh áp lực bên phải của tim giảm khi phổi mở và bắt đầu hoạt động, làm cho lỗ bầu dục đóng hoàn toàn. Khoảng 25% ở người trưởng thành lỗ bầu dục này không đóng hoàn toàn. Trong những trường hợp này, bất kỳ một sự tăng áp lực trong hệ tuần hoàn phổi (do tăng áp phổi, tạm thời trong khi ho v.v.) có thể làm lỗ bầu dục vẫn còn mở. Trường hợp này được gọi là tồn tại lỗ bầu dục, một loại thông liên nhĩ.
Sinh lý bệnh.
Ở những người bình thường, các buồng tim bên trái có áp lực cao các buồng tim bên phải. Điều này do thất trái phải tạo đủ áp lực để bơm máu đi kháp cơ thể trong khi thất phải chỉ tạo áp lực vừa đủ để bơm máu lên phổi.
Trong trường hợp TLN lỗ lớn (> 9 mm), có thể gây shunt trái-phải rõ trên lâm sàng, máu sẽ chảy từ nhĩ trái sang nhĩ phải. Lượng máu tăng thêm từ nhĩ trái có thể gây tăng gánh thể tích cho cả nhĩ phải và thất phải. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể gây lớn tim phải và cuối cùng suy tim.
Bất cứ quá trình nào làm tăng áp lực thất trái có thể làm nặng thêm đường nối (shunt) trái-phải. Quá trình này bao gồm tăng huyết áp, gây tăng áp lực thất trái để mở van động mạch chủ trong quá trình tâm thu thất và bệnh động mạch vành làm tăng độ cứng của thất trái, do đó tăng áp lực đổ đầy của thất trái trong quá trình tâm trương thất. Shunt trái-phải tăng áp lực đổ đầy của thất phải (tiền tải) và lực thất phải để bơm nhiều máu hơn thất trái. Sự tăng tải liên tục này của tim phải sẽ gây tăng tải toàn bộ mạch máu phổi. Cuối cùng, tăng áp lực phổi xảy ra.
Tăng áp phổi sẽ gây thất phải chịu tăng hậu tải. Thất phải sẽ tạo áp lực cao hơn để cố gắng vượt qua tăng áp phổi. Điều này có thể dẫn đến suy thất phải (giãn và chức năng tâm thu thất phải giảm).
Khi áp lực nhĩ phải tăng tăng bằng áp lực nhĩ trái, sẽ không còn độ dốc (gradient) áp lực giữa các buồng tim này và đường nối (shunt) trái-phải giảm hoặc ngừng. Nói cách khác, không còn dòng máu chảy qua TLN.
Nếu TLN không được điều trị, tăng áp phổi tiến triển và áp lực phía bên phải của tim sẽ lớn hơn phía bên trái của tim. Sự đảo ngược gradient áp lực này qua TLN gây shunt đổi chiều, shunt phải-trái tồn tại. Hiện tượng này được gọi là hội chứng Eisenmenger. Khi shunt phải-trái xảy ra, một phần máu nghèo oxy sẽ chảy qua bên trái của tim và được tống vào hệ mạch máu ngoại vi. Điều này sẽ gây các dấu hiệu tím.
Dịch tễ học.
Thông liên nhĩ được phát hiện 1/1500 trẻ sinh ra sống. Tồn tại lỗ bầu dục rất phổ biến (10-20% người trưởng thành) nhưng không có triệu chứng và do đó không được chẩn đoán. TLN chiếm đến 30-40% tổng số bệnh tim bẩm sinh thấy ở người lớn.
TLN lỗ nguyên phát chiếm 7% tổng số bệnh tim bẩm sinh. Bệnh xảy ra nhiều ở nữ, tỷ lệ nam/nữ là 1:2.
Nghiên cứu gen.
Tháng 5/2013 GS Bernard Keavney tại Viên tim Anh đã phát hiện một gen mới có liên quan đến bệnh. Theo nghiên cứu sự thay đổi di truyền phổ biến gần gen được gọi là MSX1 có liên quan mạnh đến nguy cơ bị TLN.
Các loại Thông liên nhĩ.
Thông liên nhĩ lỗ thứ phát
TLN lỗ thứ phát là loại TLN phổ biến nhất chiếm 6-10% tống số bệnh TBS.
TLN lỗ thứ phát thường do lỗ bầu dục lớn lên, sự phát triển không đầy đủ của vách thứ phát hoặc do sự hấp thu quá mức của vách nguyên phát. 10 đến 20% bệnh nhân TLN lỗ thứ phát cũng có sa van hai lá.
Nếu TLN lỗ thứ phát kèm hẹp van hai lá mắc phải thì được gọi là hội chứng Lutembacher.
Tiến triển.
Hầu hết bệnh nhân bị TLN lỗ thứ phát không được điều trị không có triệu chứng có ý nghĩa cho đến lúc mới trưởng thành. Trên 70% có triệu chứng lúc 40 tuổi. Các triệu chứng điển hình là giảm khả năng gắng sức, dễ mệt, đánh trống ngực và ngất.
Các biến chứng của TLN lỗ thứ phát không được điều trị bao gồm tăng áp phổi, suy tim phải, rung nhĩ hoặc flutter nhĩ, ngất và hội chứng Eisenmenger.
Tăng áp phổi ít khi xảy ra trước 20 tuổi, xảy ra 50% ở tuổi trên 40. Tiến triển đến hội chứng Eisenmenger xảy ra 5-10% bệnh nhân trong giai đoạn muộn của bệnh.
Tồn tại lỗ bầu dục.
Tồn tại lỗ bầu dục là một lỗ thông nhỏ ít có ảnh hưởng huyết động, nó là di tích của lỗ bầu dục thai. Về mặt lâm sàng, nó liên quan đến bệnh trầm cảm, tắc mạch và bệnh migraine. Trên siêu âm tim, có thể không thấy shunt trừ khi bệnh nhân ho.
Thông liên nhĩ lỗ nguyên phát.
TLN lỗ nguyên phát được phân loại là một TLN, nhưng thường được phân loại như một kênh nhĩ thất. TLN lỗ nguyên phát ít gặp hơn so với TLN lỗ thứ phát.
Thông liên nhĩ xoang tĩnh mạch.
TLN xoang tĩnh mạch là một loại TLN mà lỗ thông nằm ở vách có liên quan đường tĩnh mạch vào của hoặc tĩnh mạch chủ trên hoặc tĩnh mạch chủ dưới.
TLN xoang tĩnh mạch liên quan tĩnh mạch chủ trên chiếm 2-3% tổng số TLN. Nó nằm ở vị trí chủ nối tĩnh mạch chủ trên và nhĩ phải. Thường liên quan đến nối liền bất thường của các tĩnh mạch phổi phải vào nhĩ phải (thay vì nối liền bình thường của các tĩnh mạch phổi vào nhĩ trái).
Nhĩ chung hoặc một nhĩ.
Nhĩ chung là do không phát triển các thành phần phôi thai cấu tạo phức hợp vách nhĩ. Nó thường liên quan hội chứng chuyển vị.
Thông liên nhĩ kết hợp.
Vách liên nhĩ có thể được chia làm 5 phần vách. Nếu lỗ thông ảnh hưởng từ 2 phần trở lên thì được gọi là TLN kết hợp.
Chẩn đoán.
Hầu hết trẻ em bị thông liên nhĩ có ý nghĩa được chẩn đoán trong tử cung hoặc lúc còn nhỏ nhờ siêu âm tim hoặc nghe tim khi khám thực thể.
Sự phát triển các dấu hiệu và các triệu chứng do TLN liên quan kích thước của shunt trong tim. Các bệnh nhân bị shunt lớn hơn có khuynh hướng biểu hiện triệu chứng lúc nhỏ.
Người lớn bị TLN chưa được điều trị sẽ biểu hiện triệu chứng khó thở khi gắng sức, suy tim sung huyết hoặc ta biến mạch máu não (ngất). Khi xét nghiệm thường qui có thể phát hiện X quang ngực bất thường hoặc ECG bất thường và có thể bị rung nhĩ. Nếu TLN gây shunt trái-phải, mạch máu phổi ở hai bên phổi có thể biểu hiện giãn trên X quang ngực do tăng lưu lượng máu lên phổi.
Khám thực thể nghe tim.
Các triệu chứng thực thể ở người lớn bị TLN bao gồm các triệu chứng có liên quan trực tiếp đến shunt trong tim và các triệu chứng thứ phát do suy tim phải.
Khi nghe tim, có thể có tiếng thổi tống máu tâm thu do van động mạch phổi. Điều này do tăng lưu lượng máu qua van động mạch phổi hơn là do bất thường cấu trúc của các lá van.
Ở bệnh nhân không được điều trị có sự thay đổi liên quan hô hấp sự tách đôi của tiếng T2. Trong quá trình hít vào, áp lực âm trong lồng ngực làm tăng lượng máu trở về bên phải của tim. Thể tích máu tăng trong thất phải làm van động mạch phổi mở dài hơn trong quá trình tâm thu thất. Điều này làm chậm bình thường thành phần P2 của tiếng T2. Trong quá trình thở ra, áp lực dương trong đường thở làm giảm lượng máu trở về bên phải của tim. Thể tích máu giảm trong thất phải làm cho van động mạch phổi đóng sớm hơn vào cuối kỳ tâm thu thất, gây thành phần P2 xảy ra sớm hơn.
Ở bệnh nhân bị TLN, có sự tách đôi cố định của tiếng T2. Lý do có sự tách đôi cố định của tiếng tim thứ 2 là do có thêm lượng máu trở về trong kỳ thở ra giữa nhĩ trái và nhĩ phải do luồng thông giữa hai nhĩ.
Thất phải bị tăng gánh liên tục do shunt trái-phải tạo sự tách đôi rộng tiếng T2. Do hai tâm nhĩ liên quan nhau qua lỗ thông, kỳ hít vào không tạo ra sự khác biệt lớn về áp lực giữa chúng và không có tác động trên sự tách đôi của tiếng T2. Do vậy, T2 tách đôi cùng mức độ trong quá trình hít vào và thở ra và được gọi là "cố định".
Siêu âm tim.
Siêu âm tim qua thành ngực có thể phát hiện thông liên nhĩ khi có dòng chày màu từ nhĩ trái qua nhĩ phải.
Khi siêu âm tim qua thành ngực còn nghi ngờ TLN, người ta sử dụng siêu âm tim qua thực quản. | 1 | null |
Antonín Reicha (1770-1836) là nhà soạn nhạc người Pháp gốc Bohemia xuất sắc nhất. Ông là một trong những nhà soạn nhạc lớn của thời kỳ âm nhạc Cổ điển. Ngoài ra, ông là một nghệ sĩ chơi flute có tiếng.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Antonín Reicha sinh vào năm 1770 tại Praha, Cộng hòa Séc. Ông chơi flute trong dàn nhạc Elector ở thành phố Bonn của Đức trong các năm 1785-1794. Ở đây ông trở thành bạn của một trong những thiên tài âm nhạc, đó là Ludwig van Beethoven. Reicha sinh sống tại nhiều nơi. Đến năm 1818, Reicha là giáo sư bộ môn sáng tác tại Nhạc viện Paris. Đây là lúc ông đã đào tạo nhiều học trò xuất sắc như Hector Berlioz, Franz Liszt, César Franck và Charles Gounod.
Sự ảnh hưởng.
Antonín Reicha đã viết cuốn "Nghệ thuật của người sáng tác nhạc kịch" vào năm 1833. Tác phẩm này của ông đã có ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều nhà soạn nhạc thể loại opera thế kỷ XIX, rõ ràng hơn cả là Giacomo Meyerbeer.
Các sáng tác.
Antonín Reicha đã viết 16 vở opera, hai bản giao hưởng. Ngoài ra, ông còn viết tác phẩm "Những cảnh đời Italia" cho dàn nhạc giao hưởng, một bản octet cho đàn dây và kèn, 24 bản ngũ tấu cho kèn, 20 bản tứ tấu cho đàn dây, 24 bản tam tấu cho kèn cor, 12 bản sonata cho violin và nhiều tác phẩm nhạc thính phòng khác. | 1 | null |
Nguyễn Hồng Cẩn (born 1926) tức Hữu Cẩn, là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà quản lý kinh tế, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hải phòng, Thứ trưởng Bộ Thủy sản Việt Nam, Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản Seaprodex trong thập niên 1980.
Ông từng tham gia kháng chiến chống Pháp giữ các chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Kiến An, Chính ủy Trung đoàn 50 thuộc Khu ủy Tả ngạn, sau năm 1954 giữ các chức vụ Giám đốc Sở Công nghiệp Hải phòng, Phó Chủ tịch UBND TP Hải phòng, Thứ trưởng Bộ Thủy sản, nguyên Giám đốc Công ty Seaprodex thập niên 80, hiện đang là cố vấn Công ty CP Thủy sản Bình An.
Quê quán: ông quê ở làng Xuân Đào, xã Bạch Sam, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên thuộc dòng họ Nguyễn Hữu. Ông sinh ngày 05-04-1926, nơi sinh là khu tập thể viên chức trên đồi Phủ Liễn Thiên văn, tỉnh Kiến An, nay là quận Kiến An thành phố Hải Phòng.
Quá trình hoạt động cách mạng trong kháng chiến chống Pháp..
Tháng 10 năm 1944, Hữu Cẩn tìm tới các chiến sĩ Việt Minh ở Đông Triều, An Lão để xin tham gia hoạt động cách mạng. Đến đầu năm 1945, tham gia tổ chức Việt Minh bí mật tại thị xã Kiến An.
Chỉ ít lâu sau ngày Việt Minh giành chính quyền, năm 1946 quân Pháp đổ bộ xuống Hải Phòng, Đồ Sơn. Lúc ấy, Hải Phòng và Kiến An hợp nhất thành tỉnh Hải Kiến do Đồng chí Lê Quốc Thân là Bí thư Tỉnh ủy kiêm Bí thư Tỉnh bộ Việt Minh. Hữu Cẩn được giao phụ trách phong trào Việt Minh ngoại thị ở Kiến An và được Bí thư Lê Quốc Thân giới thiệu vào Đảng.
Năm 1946, Hữu Cẩn được cử ra Thị xã Đồ Sơn làm Bí thư Thị bộ Việt Minh. Khi quân Pháp đánh chiếm Hải Phòng, Đồ Sơn, Tỉnh ủy Hải Kiến thành lập mặt trận Cầu Rào - Đồ Sơn, Hữu Cẩn làm chính trị viên. Quân Pháp tập trung tấn công chiếm Kiến An, Việt Minh tổ chức lại lực lượng ở An Lão, An Dương, xây dựng hệ thống thành đội, bộ đội địa phương.
Năm 1947 ông lấy vợ, là Trần Thị Kim Đĩnh công tác tại Tỉnh đoàn Kiến An. Năm 1949, Tỉnh Hải Kiến lại tách ra thành hai tỉnh Hải Phòng và Kiến An. Trung ương cử đồng chí Lê Chấn tức Đặng Văn Minh ở Hà Nam về làm Bí thư Tỉnh ủy Kiến An, Hữu Cẩn được bầu là Tỉnh ủy viên, rồi Thường vụ Tỉnh ủy Kiến An. Đến năm 1952, được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
Sau đó ông tham gia quân đội, làm Chủ tịch Ban Địch vận thống nhất Kiến An và được Khu ủy Tả ngạn điều lên xây dựng Trung đoàn 50 - trung đoàn mới, chủ lực của Quân khu Tả ngạn sông Hồng với cương vị Phó Chính ủy.
Năm 1954 ông được biệt phái làm chuyên viên quân sự cho Ban Chỉ huy tiếp quản 300 ngày Quảng Ninh – Hải Phòng do đồng chí Đỗ Mười lãnh đạo. Sau khi tiếp quản, ông được cử đi học Cao cấp quân sự hiện đại và chính quy, Cao cấp chính trị, rồi trở về làm Tham mưu phó Quân khu Tả ngạn, có lúc kiêm cả Trưởng ban Quân lực - Quân huấn.
Công tác tại TP Hải phòng..
Năm 1958, Thành ủy Hải Phòng đề nghị ông về công tác. Ông được cử đi học Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc trước khi về nhận nhiệm vụ tại Hải Phòng. Ông làm quản lý kinh tế ở Hải Phòng liên tục 16 năm được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Sở Công nghiệp, sau đó một thời gian làm Giám đốc Sở.
Năm 1968 ông được bầu làm Phó Chủ tịch UBND Thành phố [1], Ủy viên thường vụ Thành ủy, kiêm Trưởng ban Công nghiệp, giao thông vận tải và thủy sản của Thành ủy.
Công tác trong ngành Thủy sản..
Năm 1974, ông được chuyển công tác giữ chức Vụ trưởng Vụ Kế hoạch của Tổng cục Thủy sản, sau đó giữ cương vị Phó Tổng cục trưởng phụ trách phía nam, dưới quyền Tổng cục trưởng Hoàng Hữu Nhân, nguyên Bí thư Thành ủy Hải phòng người nổi tiếng với những ý tưởng đổi mới.
Năm 1976 Tổng cục Thủy sản chuyển thành Bộ Hải sản, trong 5 năm đầu có tới 3 bộ trưởng, ông được cử làm Trợ lý cho các Bộ trưởng Võ Chí Công, Nguyễn Quang Lâm.
Khi ông Đỗ Chính (nguyên Chủ tịch UBND TP Hải phòng, Bí thư Tỉnh ủy Hải ninh) làm Bộ trưởng thì ông được bổ nhiệm Thứ trưởng (1978 - 1980), Chủ tịch Ủy ban Hỗn hợp nghề cá Xô - Việt, Chủ tịch Liên đoàn Xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam..
Giám đốc đầu tiên của Seaprodex với mô hình tự cân đối.
Năm 1978, Công ty Xuất khẩu thủy sản Việt Nam ra đời, tên giao dịch quốc tế là Seaprodex. Tháng 4 năm 1979 ông được Hội đồng Bộ trưởng bổ nhiệm làm Giám đốc trong khi vẫn làm Thứ trưởng Bộ Thủy sản. Ông và gia đình chuyển vào miền nam công tác.
Từ giữa năm 1981, ông cùng tập thể Ban lãnh đạo Công ty cùng các nhà khoa học kinh tế nghiên cứu mạnh dạn làm theo mô hình tự cân đối tự trang trải mà bản chất của nó là tuân theo quy luật cung - cầu của thị trường để tháo gỡ những kiềm chế trong sản xuất - kinh doanh. Lúc đầu, xuất khẩu phải theo cơ chế hàng đổi hàng với một vài thương nhân Hồng Kông, Singapore, sau đó từng bước chuyển sang mua bán sòng phẳng, thanh toán bằng ngoại tệ. Từ đó, một tư duy chiến lược thống nhất, liên hoàn hợp tác đã hình thành trong toàn ngành, phát triển đồng đều từ khâu đánh bắt, nuôi trồng đến vận chuyển, chế biến, kho bãi, kỹ nghệ lạnh, xây lắp, tài chính - tín dụng, tin học, thông tin, quảng cáo… Ngoài ra Seaprodex còn liên doanh với các đối tác Úc, Liên Xô, Nhật Bản, Pháp Nhật, Hàn Quốc cùng tham gia khai thác đánh bắt, chế biến thủy sản.
Seaprodex là một đơn vị có công lớn trong quá trình đổi mới của ngành thủy sản, nổi lên như một điển hình làm ăn hiệu quả trong thập niên 1980 khi đất nước tiến hành Đổi mới Trong mười năm từ 1981 đến 1990, Seaprodex đã nộp kết hối và các khoản thuế có giá trị 160,389 triệu USD, nộp lợi nhuận hơn 7 tỷ đồng, ngoài ra còn đóng góp vào kinh phí các địa phương làm công tác xã hội, ủy lạo khắc phục thiên tai hàng trăm triệu đồng.
Với vai trò Chủ tịch Liên đoàn Xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam khi xây dựng mục tiêu xuất khẩu thủy sản vào thời điểm doanh số xuất khẩu chỉ mới đạt dưới 200 triệu USD, ông đã dự báo vào cuối thập niên 1990, toàn ngành sẽ đạt trên 1 tỷ USD về doanh số xuất khẩu. Nhiều người cho dự báo đó là hão huyền, duy ý chí, nhưng do xuất phát từ quan điểm hướng về nghề cá nhân dân và nhận thức đúng tiềm năng trong nước, cũng như nhu cầu tiêu thụ trên thị trường thế giới, có tính đến kinh nghiệm của Thái Lan về doanh số tôm xuất khẩu, ông đã tỏ ra có tầm nhìn đáng nể. Vào những năm cuối cùng của thập niên 1990 và sang những năm đầu của thế kỷ XXI, chỉ một mặt hàng cá basa xuất khẩu của đồng bằng Nam bộ đã đạt doanh số trên 1 tỷ USD .
Tháng 12 năm 1991 ông nghỉ hưu, song vẫn tham gia hoạt động tư vấn nghề nghiệp và tư vấn đầu tư, tham gia Ban Trù bị tổ chức đại hội thành lập Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) năm 1998 được bầu làm Hội viên danh dự , làm Chủ tịch Hội đồng Tư vấn và Dịch vụ phát triển nghề cá thuộc Hội nghề cá Việt Nam, Cố vấn Công ty CP Thủy sản Bình an.
Sáng tác.
Tác phẩm đã xuất bản:
- Nghề cá Việt Nam nhìn từ Seaprodex. Nhà xuất bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2003.
- Minh bạch. Tự truyện. Nhà xuất bản Văn học, 6-2010.
Năm 2010 Nhà xuất bản Văn học cho xuất bản cuốn sách tự truyện của ông mang nhan đề Minh bạch có lời đề tựa của PGS Thứ trưởng Bộ Thủy sản Võ Văn Trác người đồng nghiệp của ông.
Khen thưởng..
Năm 2006 ông nhận Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng do Đảng bộ Liên hiệp Các hội khoa học, Chi bộ Đảng Hội Khoa học kinh tế Việt Nam (thuộc Đảng bộ Khoa giáo Trung ương) trao tặng.
1. ^ http://haiphong.gov.vn/Portal/Detail.aspx?Organization=SNOV&MenuID=6919&ContentID=17855 | 1 | null |
Thẻ đa năng là thẻ có thể lưu được các thông tin trên bộ nhớ của thẻ. Hệ thống có thể hoạt động độc lập với máy tính nhưng vẫn có thể đảm bảo được những chức năng như: làm thẻ thanh toán nội bộ, các chức năng liên quan đến tính phí, kiểm soát ra vào ở những đơn vị có tính bảo mật cao.
Ứng dụng của thẻ đa năng.
Hệ thống thường được ứng dụng ở những lĩnh vực như: trường Đại học, cao đẳng, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí: công viên, trung tâm game, nhà hàng, khách sạn, hệ thống tích điểm, chứng minh thư điện tử,thanh toán phí gửi xe, thanh toán tại canteen, mua hàng tại máy bán hàng tự động, quản lý khách hàng vào ra, quản lý doanh thu, tự động trừ tiền (vé tháng), thanh toán tại nhà ăn…
Tham khảo.
Thẻ đa năng
Thẻ đa năng
Thẻ đa năng
Thẻ thanh toán | 1 | null |
Rigoletto là một vở opera ba màn của Giuseppe Verdi. Libretto tiếng Ý viết bởi Francesco Maria Piave dựa trên vở kịch "Le roi s'amuse" của Victor Hugo. Bất chấp những vấn đề nghiêm trọng ban đầu với hệ thống kiểm duyệt của Áo đang quản lý các nhà hát ở miền bắc nước Ý khi đó, vở opera đã có buổi ra mắt thành công ở La Fenice tại Venice ngày 11 tháng 3 năm 1851.
Nó được nhiều người đánh giá là kiệt tác opera đầu tiên trong nửa sau sự nghiệp của Verdi. Câu chuyện bi thảm của nó xoay quanh công tước trụy lạc xứ Mantua, người hề gù lưng của ông mang tên Rigoletto, và cô con gái xinh đẹp của Rigoletto mang tên Gilda. Tựa đề nguyên thủy của vở opera, "La maledizione" (Lời nguyền), nói về lời nguyền cho cả công tước và Rigoletto của một cận thần có con gái bị quyến rũ bởi công tước với sự khuyến khích của Rigoletto. Lời nguyền trở thành hiện thực khi Gilda cũng đem lòng yêu công tước và cuối cùng đã hi sinh tính mạng mình để cứu anh khỏi sát thủ được thuê bởi chính cha cô.
Nội dung.
Màn 1.
"Cảnh 1: Một phòng trong cung điện"
Tại một buổi khiêu vũ ở cung điện của mình, công tước hát về một cuộc sống đầy lạc thú với càng nhiều phụ nữ càng tốt: "Questa o quella". Anh đã thấy một cô gái đẹp chưa biết tên ở nhà thờ và mong muốn được sở hữu cô, nhưng đồng thời cũng muốn quyến rũ nữ bá tước Ceprano. Rigoletto, người hề gù lưng của công tước, chế nhạo chồng của những người phụ nữ được công tước để ý đến, và khuyên công tước loại bỏ họ bằng nhà tù hoặc cái chết. Marullo, một khách mời tại buổi khiêu vũ, thông báo cho các nhà quý tộc biết Rigoletto có một "người yêu", nhưng tất cả không ai tin. Các nhà quý tộc quyết tâm trả thù Rigoletto. Sau đó Rigoletto chế nhạo bá tước Monterone, người có con gái bị công tước quyến rũ. Bá tước Monterone bị bắt theo lệnh của công tước và cất lời nguyền rủa công tước và Rigoletto. Lời nguyền thực sự làm Rigoletto sợ hãi.
"Cảnh 2: Một con phố, với sân nhà Rigoletto"
Vừa nghĩ về lời nguyền, Rigoletto vừa đi về nhà và gặp sát thủ Sparafucile đi tới chỗ ông và gạ gẫm ông thuê mình. Rigoletto nghĩ về đề nghị này nhưng rồi từ chối; Sparafucile bỏ đi sau khi nhắc đi nhắc lại tên mình nhiều lần. Rigoletto suy ngẫm về sự tương đồng giữa hai người: "Pari siamo!"; Sparafucile giết người bằng kiếm, và Rigoletto dùng "miệng lưỡi độc ác" để đâm nạn nhân của mình. Rigoletto mở cửa và nhà gặp con gái Gilda. Họ chào nhau một cách nồng ấm: "Figlia!" "Mio padre!". Rigoletto che giấu con gái khỏi công tước và tất cả mọi người, và cô cũng không biết nghề nghiệp của ông. Do ông cấm cô không được xuất hiện bên ngoài, cô chưa được đi đâu ngoại trừ nhà thờ và cũng không biết cả tên cha cô.
Khi Rigoletto đi ra ngoài, công tước xuất hiện và nghe lén thấy Gilda thú nhận với Giovanna rằng cô cảm thấy tội lỗi vì đã không nói cho cha cô về người thanh niên trẻ cô gặp ở nhà thờ. Cô nói cô đã đem lòng yêu anh nhưng cô sẽ còn yêu anh hơn nếu như anh là một sinh viên nghèo. Trong khi cô đang nói về tình yêu của mình, công tước đi vào vui mừng khôn xiết. Gilda, lo sợ, gọi Giovanna, mà không biết rằng công tước đã bảo bà ta đi. Giả vờ là một sinh viên, công tước thuyết phục Gilda về tình yêu của mình: "È il sol dell'anima". Khi cô hỏi tên của anh, anh ngập ngừng trả lời tên mình là Gualtier Maldè. Nghe thấy tiếng động và lo rằng cha cô trở về, Gilda bảo công tước đi về sau khi họ nhanh chóng trao nhau lời thề yêu thương: "Addio, addio". Khi chỉ còn một mình, Gilda suy ngẫm về tình yêu của mình với công tước, người cô tin chỉ là một sinh viên: "Gualtier Maldè!... Caro nome".
Sau đó, Rigoletto trở về: "Riedo!... perché?", trong khi các nhà quý tộc thù địch đợi bên ngoài tường bao khu vườn (họ tin rằng Gilda là người yêu của ông hề chứ không biết rằng cô là con ông) để sẵn sàng bắt cóc cô gái yếu đuối. Sau khi thuyết phục Rigoletto rằng họ đang đi bắt cóc nữ bá tước Ceprano, họ bịt mắt ông và dùng ông để giúp họ trong vụ bắt cóc: "Zitti, zitti". Với sự giúp đỡ ngoài mong muốn của cha cô, Gilda bị các nhà quý tộc bắt mang đi. Khi nhận ra người bị bắt chính là Gilda, Rigoletto gục xuống, nhớ lại lời nguyền.
Màn 2.
"Cung điện của công tước"
Công tước lo lắng về việc Gilda biến mất: "Ella mi fu rapita!" và "Parmi veder le lagrime". Các nhà quý tộc đi vào cho anh biết họ đã bắt được người yêu của Rigoletto. Dựa vào mô tả của họ, anh biết ngay đó là Gilda và vội vã đi ngay đến phòng cô bị giữ: "Possente amor mi chiama". Hài lòng về sự phấn khích lạ lùng của công tước, các nhà quý tộc chuyển sang chế nhạo Rigoletto, người vừa bước vào và hát. Ông cố gắng tìm Gilda đồng thời cũng giả vờ không thèm quan tâm, vì ông lo lắng cô rơi vào tay công tước. Cuối cùng, ông thú nhận rằng ông đang đi tìm con gái và xin các nhà quý tộc trả cô lại cho ông: "Cortigiani, vil razza dannata". Rigoletto cố gắng chạy vào phòng nơi Gilda bị giữ nhưng các nhà quý tộc chặn ông lại. Gilda chạy vào và xin cha bảo mọi người đi ra. Các nhà quý tộc đi ra ngoài, tin rằng Rigoletto đã hóa điên. Gilda thú nhận việc cô gặp công tước và những việc xảy ra với cô từ lúc đó: "Tutte le feste al tempio". Trong một bài song ca, Rigoletto đòi trả thù công tước trong khi Gilda cầu xin cho người yêu cô: "Sì! Vendetta, tremenda vendetta!".
Màn 3.
"Con phố bên ngoài nhà của Sparafucile"
Có thể thấy một phần nhà Sparafucile với hai căn phòng. Rigoletto và Gilda, người vẫn yêu công tước, đi đến bên ngoài căn nhà. Có thể nghe thấy tiếng công tước đang hát "La donna è mobile", mô tả sự không chung thủy và bản chất hay thay đổi của phụ nữ. Rigoletto cho Gilda thấy công tước đến đây để tán tỉnh em gái Sparafucile là Maddalena: "Bella figlia dell'amore".
Rigoletto ngã giá với sát thủ, người đã sẵn sàng giết khách của mình vì tiền, và hứa trả hắn 20 scudi để giết công tước. Ông yêu cầu con gái mặc giả đàn ông để chuẩn bị đi Verona và nói ông sẽ theo sau cô. Khi trời tối, một cơn bão xuất hiện và công tước quyết định ở lại. Sparafucile cho anh phòng ngủ tầng trệt.
Gilda vẫn yêu công tước dù biết anh không chung thủy. Cô quay trở lại mặc như đàn ông. Cô nghe thấy Maddalena cầu xin anh tha cho công tước, và Sparafucile hứa nếu trước nửa đêm có thể tìm ra một người khác thay thế công tước, hắn sẽ tha mạng cho công tước. Gilda quyết định hi sinh để cứu công tước và đi vào nhà. Cô ngay lập tức bị đâm và gục xuống chết.
Lúc nửa đêm, khi Rigoletto mang tiền tới, ông nhận được một cái xác bọc trong bao tải, và hân hoan trong thắng lợi của mình. Sau khi buộc đá vào bao, ông chuẩn bị ném nó xuống sông thì nghe thấy tiếng công tước hát bài aria "La donna è mobile". Cảm thấy hoang mang, Rigoletto mở bao tải và trong nỗi tuyệt vọng, nhận ra con gái đã bị đâm chết. Trong một khoảnh khắc, cô hồi sinh và tuyên bố cô hài lòng đã chết vì người mình yêu: "V'ho ingannato". Cô chết trong vòng tay ông. Nỗi lo sợ không ngờ tới nhất của Rigoletto đã trở thành hiện thực và ông kêu lên kinh hãi: "La maledizione!". | 1 | null |
Đua chó là một môn thể thao sử dụng những con chó đua tốc độ về đích, ngày nay nó được coi là ngành công nghiệp cạnh tranh, trong đó những con chó thuộc giống chó săn Greyhound được chạy đua xung quanh một trường đua được nhiều người theo dõi. Những con chó đuổi sẽ đuổi theo một con mồi giả cho đến khi chúng cán đích. Giống như đua ngựa, đua chó săn thường cho phép công chúng để đặt cược vào kết quả. Đua chó là một phần của ngành công nghiệp cờ bạc, tương tự như mặc dù ít lợi nhuận hơn so với đua ngựa.
Đua chó hiện đại có nguồn gốc từ sự săn đuổi. Cuộc đua chó chính thức đầu tiên được tổ chức tại Norfolk Anh vào năm 1776. Hiện môn thể thao đua chó đã tương đối phổ biến. Chó đua được huấn luyện rất kỹ và chuyên nghiệp. Ngành công nghiệp đua chó săn đặc biệt hấp dẫn đối với khán giả tầng lớp lao động chủ yếu là nam giới.
Diễn biến.
Người ta sẽ cho những con chó đứng xếp hàng trên đường đua, số lượng chó đua thường không cố định nhưng không quá nhiều đề phù hợp với đường đua, thông thường là nhiều khoảng tám con chó, chúng được bố trí sau chiếc lồng có đóng kín cửa. Sau khi tín hiệu "Bắt đầu" được phát ra, những cánh cửa bật mở và có những con mồi là thỏ bông được gắn trên đường ray vòng quanh theo đường đua lao vút đi. Những con chó lao theo vun vút truy đuổi con mồi trong sự ầm vang những tiếng vỗ tay, reo hò cổ vũ.
Ở Việt Nam, các lượt đua được diễn ra vào thứ sáu, bảy hàng tuần. Một kỳ đua có khoảng 10-12 lượt đua. Mỗi lượt đua sẽ có tám con chó đua tranh tài. Sau khi phát lệnh, một con thỏ mồi được gắn trên đường trượt quanh đường đua sẽ chạy trước với tốc độ luôn nhanh hơn các chú chó nhưng khoảng cách không quá xa để các vận động viên khuyển đuổi theo. Mỗi vòng đua dài 450m. Có khi lượt đua diễn ra với khoảng cách dài hơn, lên đến 485m.
Khác với đua ngựa, những chú chó đua không phân biệt hạng cân. Chúng được xếp hạng theo phong độ và những con cùng thứ hạng sẽ đua với nhau. Từ hạng D, C, B rồi đến hạng A. Nếu thắng 3 vòng liên tiếp thì được lên một hạng và ngược lại thua 3 trận thì bị xuống một hạng. Mỗi một vòng đua, tám con chó xếp hàng đường đua chờ có hiệu lệnh thì bắt đầu tranh tài cao thấp. Chó nào chiến thắng sẽ được dẫn một vòng quanh đường chạy để mọi người cùng ngắm nhìn. Đầu tiên chó đua ở hạng C, sau đó sẽ lên hạng B, rồi đến hạng A, rồi AA, và rồi đến AAA… Mỗi khi một con chó lên hạng có nghĩa là nó sẽ đua ở một vòng đua nhanh hơn và ngược lại, sau một vài thành tích kém cỏi nó sẽ bị đẩy xuống hạng, sự cổ vũ của khán giả dành cho nó cũng bị giảm theo.
Ở Việt Nam, quy chế chó đua áp dụng gồm có ba loại thắng giải áp dụng cho mọi đợt đua là Win, Exacta và Trifecta. Thắng nhất là Win nếu con chó mà bạn chọn về nhất. Thắng nhất - nhì (Exacta) là hai con chó bạn chọn về nhất, nhì; và thắng nhất- nhì - ba (Trifecta) là thắng đậm nhất nếu cả ba con bạn chọn đều đứng về 3 thứ hạng đầu có thể bạn sẽ giành trọn tiền thưởng (tùy thuộc vào số người cùng chọn và số tiền dự thưởng). Trước khi chọn chó để đặt thưởng, khán giả sẽ được phát một cuốn tài liệu có giới thiệu khá chi tiết về từng chú chó, từ những thành tích tốt, xấu đến tình trạng sức khỏe, cuộc đua gần nhất có tham gia.
Trên thế giới.
Đua chó trên thế giới đã có trên 80 năm phát triển. Giờ nó đã trở thành một môn thể thao giải trí có Liên đoàn đua chó Greyhound thế giới (World Greyhound racing federation) quản lý, phát triển, điều hành hệ thống đua cũng như việc nhân giống chó đua. Greyhound là giống chó nổi tiếng thế giới. Xuất phát từ loài săn thỏ, Greyhound được ưa chuộng khắp nơi và dần trở thành những tay chạy đích thực trên đường đua nhờ tốc độ nhanh như gió của mình. Greyhound ở Anh từng được cho lai với chó ngao và chó lớn tai cụp để tạo ra một loài vừa nhanh vừa mạnh. Nhưng Greyhound đua theo tiêu chuẩn quốc tế là phải thuần chủng. Vì thế mỗi con chó muốn vào hệ thống thi đấu của Liên đoàn phải có hồ sơ lý lịch để đảm bảo chính xác nguồn gốc. Hiện nay đua chó tiếp tục ở nhiều nước trên thế giới.
Các nước đua Greyhound chính là:
Những quốc gia có quy mô nhỏ hơn
Ở Việt Nam từ năm 2000, đua chó Greyhound đã thu hút 1,4 triệu lượt khách tới xem và được các nhà tổ chức đánh giá là một đặc sản giải trí của Vũng Tàu so với các vùng biển khác ở Việt Nam. Đây là nơi duy nhất trong cả nước nuôi và tổ chức đua chó. Từ chỗ nhập ngoại, đến nay những lứa chó Greyhound được phối giống thuần chủng ngay tại Việt Nam, quen dần với thổ nhưỡng Vũng Tàu đã liên tục xuất hiện. Đàn chó ở trung tâm nuôi chó tại Vũng Tàu giờ đã có 750 con. Việt Nam hiện nay đã có tên trong danh sách 23 thành viên của Liên đoàn đua chó Geryhound thế giới. Kỷ lục nhanh nhất của Greyhound Việt Nam là 27 giây 10 cho quãng đường 450m. Mỗi lượt đua chó diễn ra chỉ trong 30 giây với những cú rượt mãnh liệt của đàn cẩu.
Chó đua.
Chó đua được sử dụng bằng nhiều giống chó khác nhau nhưng người ta thường chọn giống chó giống Greyhound là một giống chó săn có nguồn gốc từ Anh và Ailen, sau này được du nhập sang Úc. Chó greyhound thuộc giống chó săn thỏ thực sự là một vận động viên tầm cỡ. Giống chó này có bản năng săn mồi và có những đặc điểm giúp chúng chạy nhanh như mõm dài, và chân càng dài hơn, chân dài như chân hươu. Chúng cao, to, có tập quán săn bắt theo bầy. Con chó chạy nhanh nhất có thể đạt vận tốc khoảng 60 km/h. Chó Greyhound sở hữu thân hình cao lớn, chân dài, săn chắc. Để một con chó đua có thể hình lý tưởng, đạt vận tốc khi đua lên đến trên 60 km/giờ. So với thời điểm được phát hiện cách đây 7.000 năm, Greyhound ngày nay vẫn giữ được nguyên đặc điểm và vẻ ngoài. Đây là nhưng chú chó đã được đào tạo và huấn luyện bài bản, hiện tham gia đua hàng tuần.
Con chó đua vượt chặng đường dài từ 280m - 680m, tùy theo vành đua, với vận tốc chóng mặt là 17m/giây (tính trung bình 61 km/giờ). Chúng đạt được vận tốc như trên nhờ cấu tạo thể hình của nó. Cơ bắp chiếm 57% tổng khối lượng của con greyhound thay vì 40% đối với các giống chó khác. Thể tích cơ tim là 12 so với 4 ở người. Các cơ bắp được nuôi dưỡng với lượng oxy đầy đủ. Thể tích hô hấp lớn quá cỡ và chiếc đuôi có công dụng như một đối trọng khi rẽ ngoặt. Giống chó săn thỏ cực nhạy với những động vật nhỏ chuyển động như thỏ, mèo, gà..., lại có vận tốc nhanh tới 60 km/h nhờ thân hình cao lêu đêu và săn chắc hoàn toàn không phù hợp nuôi ở nhà. Trông vẻ ngoài hung dữ, nhưng giống chó này không phân biệt được chủ và trộm, sẵn sàng ngoan ngoãn để trộm dắt đi. Vẻ hoang dại và đầy sức mạnh của nó luôn hiện rõ trong mỗi bước chạy.
Tuổi thọ của những con chó này chỉ khoảng 6-8 năm. Quá những thời gian đó chúng không còn đua được nữa. Những con chó nào đua tốt thì được giữ lại để lấy giống. Số còn lại thì đều bị tiêm một mũi Putsleep là một loại thuốc mê cực mạnh để giết chết chúng, những con chó không có khả năng trở lại đường đua coi như cũng là bản án tử hình. Những con chó này rất tình cảm với chủ, giống chó này hiền, thân thiện với con người và không bao giờ cắn người. Người nuôi chó cũng không xin những con chó này về nuôi vì nó không biết canh trộm, hơn nữa vì có bản năng săn mồi nên nuôi con vật nuôi gì trong nhà chúng cũng đều bị chó đua tấn công. Nói chung, Chó đua Greyhound rất hiền, không bao giờ cắn người cũng như sống rất tình cảm và nếu được huấn luyện tốt những con chó chuyên đua và săn mồi sẽ học được những tập tính của chó nhà, biết canh trộm.
Chế độ ăn của chó đua cũng rất đặc biệt, rất tốn kém. Loài chó này chỉ ăn được thịt Kangaroo nhập khẩu từ Úc và thức ăn đóng hộp, thỉnh thoảng chúng mới ăn thịt bò, cổ gà nấu chín và xay nhuyễn. Toàn bộ thức ăn đều được nhập từ nước ngoài. Ở mỗi giai đoạn chế độ ăn của mỗi con lại khác nhau. Những con trong thời gian trưởng thành thì thức ăn thường được nấu chín, còn những con bắt đầu giai đoạn tập luyện để trở thành vận động viên chuyên nghiệp thì chúng bắt đầu được ăn thịt sống và thức ăn khô. Nếu dùng thức ăn khô nhập từ Thái Lan về không bảo đảm thì những con chó đua bị sỏi thận và chết. | 1 | null |
KBS Gayo Daechukje (còn gọi là KBS Gayo Daejun) là chương trình ca nhạc cuối năm định kì vào ngày 30 tháng 12 của Korean Broadcasting System (KBS), thay thế bằng KBS Music Awards.
Tổng quan.
Bắt đầu từ năm 1965, trên Dongyang Broadcasting (TBC) và được đến như lễ trao giải âm nhạc sớm nhất. Sau đó, mạng TBC và KBS được sáp nhập thành một, và tên chương trình được đổi từ TBC Broadcast Musician Awards thành KBS Musician Awards.
Sau khi sáp nhập, chương trình được phát sóng trên kênh KBS 1TV vào 30 tháng 12 hằng năm, và chương trình quảng cáo vẫn tiếp tục đến năm 1994 trên kênh này. Sau đó chương trình được phát sóng chính thức trên kênh KBS 2TV từ năm 1994.
Cho đến năm 1986 các nghệ sĩ đã lập thành một nhóm nhạc nam hoặc nữ, nhưng từ năm 1987 quy tắc đã thay đổi nơi mà chỉ một thành viên của nhóm sẽ nhận giải thưởng.
Cho đến năm 2005 tiêu chuẩn chương trình hằng năm bị kéo dài. Tuy nhiên vì một lý do nào đó không công khai tiết lộ lý do, tên của chương trình một lần nữa được đổi thành: KBS Artist Festival (KBS Gayo Daechukje). Cùng với việc đổi tên, quy tắc đã được thay đổi và các nghệ sĩ có thể nhận được giải thưởng đặc biệt.
Sau sự thay đổi này và từ năm 2009 một quy tắc khác được đưa ra "người xem có thể bình chọn ra những nghệ sĩ nổi bật", bằng cách bình chọn qua tin nhắn, và điều đó vẫn còn tiếp tục đến nay. | 1 | null |
MBC Gayo Daejejeon, hay Gayo Daejejun (thường được gọi là MBC Gayo Daejun) là chương trình ca nhạc cuối năm vào 31 tháng 12 hằng năm của Munhwa Broadcasting Corporation (MBC).
Lịch sử.
Vào 2 tháng 12 năm 1966, truyền hình địa phương... được biết đến với cái tên "10 nghệ sĩ mới nổi" được phát sóng trên MBC radio và đổi tên thành Tổ chức Văn hoá Sejong do Trung tâm Cộng đồng Seoul. Mỗi năm mười nghệ sĩ có tầm ảnh hưởng nhất trong thời gian qua sẽ chọn ra một người sẽ nhận vương miện "The King of The Ten". Và truyền hình đến với Hàn Quốc từ 1969, chương trình bắt đầu từ 2 tháng 12 năm 1970 trên radio và TV.
Sau sự kiện năm 1972 Trung tâm Cộng đồng Seoul đã thiêu đốt suốt năm 1973-1987 địa phương đã thay đổi lễ hội văn hoá ở Jeong-dong. Sau năm 1975 sự hợp nhất của đài phát thanh Văn hoá và báo Kyeong-hyang với lễ kỉ niệm vào ngày 1 tháng 11. Năm 1974 chương trình phát sóng đổi tên thành "Danh sách bài hát 10 nghệ sĩ" và được tổ chức vào thứ bảy cuối tháng 10. Vào năm 1979 sự kiện lên kế hoạch cho 27 tháng 10, tuy nhiên do sự kiện ngày 26.10 chương trình đã bị trì hoãn đến 31 tháng 12 sau đó bị thay thế chương trình cuối năm khác.
Vào năm 2005 sau 38 năm phát sóng chương trình đã bị dừng do sự phản đối 10 nghệ sĩ dẫn đầu. Mặc dù không có người tham dự hoặc giải thưởng, chương trình được thay đổi thành "MBC Gayo Daejejeon" được phát sóng vào 31 tháng 12. Năm 2006 tại 임진각 평화누리 được phát sóng và trong giai đoạn 2007-2009 phát triển dọc theo MBC Dream Center với phát sóng trực tiếp vào tháng hai. Mạng lưới sóng truyền hình của ba công ty quyết định ngừng phát sóng chương trình với một mong muốn rằng sự lựa chọn này sẽ được duy trì.
Vào khoảng 1987 và 1988 nhà đài cũng bắt đầu với tên Gayo Daejejeon do sự tẩy chay của các nghệ sĩ.
Ngoài ra, từ 1993-1998 chương trình được phát sóng như MBC Korea Gayo Jeojeon. | 1 | null |
SBS Gayo Daejeon, còn gọi là SBS Gayo Daejun là chương trình ca nhạc cuối năm vào 29 tháng 12 hằng năm của Seoul Broadcasting System (SBS). Được bắt đầu vào năm 1997, và các giải thưởng được trao tặng cho đến năm 2007. Trong chương trình năm 2010, Super Junior Heechul, CNBLUE Jung Yong Hwa, 2AM Jo Kwon và diễn viên Hwang Jung-eum chủ trì.
Chương trình SBS Gayo Daejeon 2012 chương trình phát sóng trực tiếp tại Đại học Hàn Quốc với phần trình diễn của TVXQ, Super Junior, Big Bang, Dynamic Duo, Epik High, f(x), SHINee, Ailee, B1A4, 2NE1, Secret, B.A.P, SISTAR, T-ara, GLAM, Teen Top, CN Blue, EXO, FT Island, Miss A, MBLAQ, A Pink, INFINITE, 4minute, 2AM, After School, BEAST, và Kara. Dưới tiêu đề "The Color of K-Pop", một vài nhóm nhỏ sẽ thu âm đĩa đơn, và biểu diễn cùng nhau trên sân khấu. Gồm bốn đội được tạo thành từ bốn thành viên khác với tên nhóm như Mystic White, Dramatic Blue, Dynamic Black, và Dazzling Red, người sẽ hát những ca khúc do các nhà sáng tác nổi tiếng năm 2012. Người dẫn chương trình là Suzy (Miss A), IU, và diễn viên Jung Gyu-woon. | 1 | null |
Kim Geun-tae (14 Tháng 2 năm 1947 – 30 tháng 12 năm 2011) là một nhà hoạt động dân chủ và chính trị gia Hàn Quốc.
Cuộc đời.
Kim Geun-tae sinh ra ở Bucheon, Gyeonggi-do. Ông học ở trường trung học Gyeonggi, sau đó học chuyên ngành kinh tế tại Đại học Quốc gia Seoul. Tại đây, ông bắt đầu hoạt động chống chế độ độc tài của Tổng thống Park Chung-hee. Ông đã bị bắt nhiều lần và trải qua nhiều năm trong tù.
Sau khi Park Chung-hee bị ám sát vào năm 1979, chế độ độc tài quân sự của Tổng thống Chun Doo-hwan tiếp tục vào năm 1980. Sau khi Kim ra tù, ông tiếp tục phản đối chống lại chế độ của Chun Doo-hwan và thành lập các nhóm hoạt động dân chủ Thanh niên Dân chủ Liên minh (민청련, 民 靑 联) vào năm 1983. Năm 1985, ông đã bị bắt và bị tra tấn tàn bạo trong 23 ngày bởi Lee Guen An, thanh tra viên của cảnh sát quốc gia.
Năm 1987, ông nhận được Giải thưởng Nhân quyền Robert F. Kennedy cùng với bà In Jae-keun, vợ ông. Ông tố cáo quá trình bị tra tấn và danh tính của những kẻ bắt giữ mình trước tòa án nhưng Chính phủ phủ nhận. Sau khi phong trào dân chủ thành công, chế độ quân sự phải ban hành cải cách dân chủ. Lee Geun An, người tra tấn Kim, bị truy nã.
Kim được coi là một trong những nhà hoạt động quan trọng nhất trong phong trào dân chủ của Hàn Quốc và ông đã hoạt động chính trị theo đề nghị của Kim Dae-jung vào năm 1995. Sau khi Kim Dae-jung rời khỏi chức vụ Tổng thống Hàn Quốc vào năm 1997, Kim là một trong những ứng cử viên sáng giá. Nhưng ông đã từ bỏ cuộc đua giữa chừng, và hỗ trợ cho Roh Moo-hyun, người trở thành Tổng thống vào năm 2002.
Trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Roh, ông là một cựu lãnh đạo của đảng Uri (nay là Đảng Dân chủ) và ông là Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi 2004-2006. Ông cũng là thành viên của Quốc hội Hàn Quốc từ năm 1996 đến năm 2008.
Ông mắc bệnh Parkinson vào năm 2006. Tình trạng của ông trở nên tồi tệ trong năm 2010, đến mức ông không thể tham dự lễ cưới của con gái mình. Ông bị suy sụp sau biến chứng bệnh Parkinson (máu đông trong não) vào tháng 11 năm 2011. Kim qua đời ngày 30 tháng 12 năm 2011, khi ông 64 tuổi. Ông được chôn cất tại Nghĩa trang Moran, Seongnam, nơi chôn cất những nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng.
Văn hóa.
Trong bộ phim "National Security" (2012), Kim Geun-tae được thể hiện bởi Park Won-sang. | 1 | null |
Chromadorea là một lớp của ngành giun tròn, "Nematoda". Chúng chứa một phân lớp duy nhất (Chromadoria) và một số bộ.
Bộ.
Tạm thời, các bộ sau được đặt ở đây:
Ghi chú.
Benthimermithida cũng thỉnh thoảng được đặt ở đây.
Ascaridida xuất hiện để được đặt vào bên trong Rhabditida. | 1 | null |
Borzoi (tiếng Nga: Ру́сская псовая борзая, có nghĩa là nhanh nhẹn) là một giống chó săn ở Nga chuyên dùng để săn sói, tương tự như giống chó Greyhound, chúng thuộc giống chó săn rượt đuổi, thuộc dòng dõi chó quý tộc. Đây là giống chó săn lâu đời của nước Nga, có tầm vóc trung bình, trông trang nghiêm, thích chạy thi, dịu dàng và trầm tĩnh nhưng lại đầy năng lực. Các ưu điểm chính của giống chó này là săn bắt (nó có thể săn được sói), nuôi làm cảnh và để giữ nhà. Ở Việt Nam, Borzoi thường được gọi là chó ngao xù vì có bộ lông xù dài.
Lịch sử.
Borzoi được mang đến nước Nga lần đầu tiên từ vùng Ả rập vào những năm 1600. Chúng có dáng hình thanh nhã được đánh giá rất cao bởi tính trung thành, do được lai tạo ra từ loại chó chăn cừu lông dài và sử dụng như những chiến binh săn đuổi chó sói. Chúng từng được ưa chuộng bởi các nhà quý tộc Nga thời Sa Hoàng. Giới quý tộc Nga đã lai tạo và dùng giống chó này cho những cuộc đi săn. Giống chó quý tộc này đã lan khắp châu Âu. Nữ hoàng Anh Victoria cũng đã từng nuôi loại chó này, và đã tạo một tấm gương cho các nhà quý tộc của Vương quốc. Giống chó này dần trở thành một món quà trong giới quý tộc.
Đặc điểm.
Giống chó này chắc khoẻ, dễ điều khiển, thân thiện với gia đình, trẻ em nhưng ghét người lạ, có thể huấn luyện chó làm chó cảnh khá dễ dàng.
Cấu tạo.
Đây là giống chó tầm trung bình, chúng có chiều cao hơn 70 cm và đôi chân dài đã làm cho nó cao hơn, thân hình chúng có hình vòm với đôi vai thoải, đuôi cong buông thõng. Đầu dài thô, mõm dài nhọn, tai cụp, cổ dài, ngực nở sâu, lưng thẳng có độ nghiêng về cuối thân, chân trước cao thẳng đúng, chân sau choãi về phía sau, khoeo có hình khoeo mèo. Chúng có đôi hàm dài, nhọn và chắc rắn và khá khỏe. Cổ dài và khỏe là một trong những đặc điểm nhận dạng của giống chó này. Chúng còn có mũi có màu đen, mắt thường là sẫm màu và có hình thuôn. Đôi tai thông thường nằm ép sát vào cổ, nhưng khi bị kích động thì sẽ dựng đứng lên. Phần lưng hơi cong tạo dáng dấp khá yêu kiều. Ngực hơi hẹp, nhưng khá sâu.
Bộ lông mượt mà, dài có thể hơi quăn và tập trung khá dày quanh cổ. Chó Borzoy có các màu trắng, vàng, nâu hoặc xám xen trắng. Bộ lông xù dài của chúng có nhiều màu khác nhau, có thể là màu trắng xen lẫn các mảng nâu xẫm và vàng, có khi toàn thân màu trắng nhưng mặt có màu vàng nâu. Chó đực có thể giao phối lúc 24-26 tháng tuổi,chó cái có thể sinh sản ở lứa tuổi 18-20 tháng, chó cái đẻ mỗi lứa 4-7 con.
Tập tính.
Giống chó có khả năng chạy với tốc độ rất cao. Borzoi rất trung thành với chủ nhân. là giống chó đặc biệt thông minh và dịu dàng. Chúng hành động rất nhanh nhẹn và có bản năng khá rõ về lãnh thổ, tuy vậy chúng cũng có quan hệ tốt với các cá thể chó khác, dù vậy đối với các súc vật nhỏ như mèo, thỏ thì chúng có thể rượt theo và cắn các súc vật nhỏ này. Chúng rất kiêu hãnh và đặc biệt trung thành với gia chủ. Luôn tỏ ra quyến luyến với những người mà chúng đã quen, chúng khá kín đáo, chúng rất ít sủa và chỉ sủa khi thật cần thiết.
Borzoi là một giống chó năng động, tiêu thụ năng lượng tương đối lớn, và vì thế nên có đủ thức ăn cho chúng, nhưng chúng không thích ăn nhiều trong khẩu phần của nó. Trong chế độ ăn uống hàng ngày, con chó lớn cần một lượng thịt 500-600 gram, và từ 350-400 gram của con chó nhỏ cần thịt. Trong quá trình trưởng thành, Borzoi cần có chế độ ăn uống dinh dưỡng cao. Chúng có thể khá kén chọn đồ ăn. Tốt nhất nên cho Borzoi ăn nhiều bữa nhỏ, 2 đến 3 lần trong một ngày. Tránh bắt chúng vận động mạnh sau bữa ăn.
Chúng có thể sống trong căn hộ nếu đủ chỗ chạy nhảy. Tương đối thụ động trong nhà, khi ở ngoài trời chúng rất cần có điều kiện để chơi đùa chạy nhảy. Rất thích hợp với trò chạy theo xe đạp. Bộ lông mượt dễ chăm sóc. Cần chải hàng ngày bằng bàn chải chuyên dụng. Có thể dùng sampoo khô khi cần thiết. Cần cắt lông giữa các ngón chân để chúng có thể vận động thoải mái. Chúng thuộc loại chó có mức rụng lông nhiều theo mùa. | 1 | null |
Đây là danh sách các phim chiếu rạp phát hành dưới thương hiệu phim Walt Disney Pictures (lấy tên như hiện nay từ năm 1983, phim đầu tiên phát hành dưới tên này là "Never Cry Wolf") và các phim phát hành trước đó dưới tên trước đây của công ty mẹ là Walt Disney Productions (1928–1983). Hầu hết các phim liệt kê tại đây được phát hành ở Hoa Kỳ bởi bộ phận phát hành của hãng, Walt Disney Studios Motion Pictures, trước đây có tên gọi là Buena Vista Distribution Company (1954–1987) và Buena Vista Pictures Distribution (1987–2007). Các phim điện ảnh của Disney trước "Peter Pan" (1953) đều được phân phối ban đầu bởi RKO Radio Pictures, và bây giờ được chuyển sang cho Walt Disney Studios Motion Pictures nắm quyền.
Danh sách này được sắp xếp theo trình tự thời gian phát hành của các phim, bao gồm các phim chiếu rạp người đóng, phim hoạt hình chiếu rạp (do Walt Disney Animation Studios và Pixar Animation Studios phát triển và sản xuất), và phim tài liệu (gồm các phim thuộc loạt phim "True-Life Adventures" và phim được sản xuất dưới thương hiệu Disneynature). Để xem danh sách riêng các phim hoạt hình do Walt Disney Pictures và các công ty tiền thân sản xuất, xem "Danh sách các phim hoạt hình chiếu rạp của Disney".
Tuy nhiên, danh sách này không bao gồm các phim phát hành bởi những nhãn hiệu hoặc công ty con khác đang hoạt động hoặc đã đóng cửa hay ngừng hoạt động do The Walt Disney Studios sở hữu (ví dụ như Marvel Studios, Touchstone Pictures, Hollywood Pictures, Miramax Films, Dimension Films, ESPN Films), các phim sản xuất ở nước ngoài được phát hành tại thị trường Mỹ dưới thương hiệu Walt Disney Pictures nhưng hoàn toàn do hãng thứ ba sản xuất (ví dụ Studio Ghibli), các phim được phát hành trực tiếp dưới dạng băng đĩa (direct-to-video), phim phát hành lại tại các rạp, hay phim không phải do các hãng phim của Disney phát hành lần đầu.
Phim chiếu rạp theo thập niên.
Thập niên 2020.
=== Encanto (2021)
Elemant (2023)
Xem thêm.
Các thương hiệu của Disney.
Đang hoạt động
Ngừng hoạt động
Các hãng phim và công ty con khác.
Đang hoạt động
Ngừng hoạt dộng
Loạt bỏ (từng được sở hữu bởi Disney) | 1 | null |
Hội đồng Cơ mật Thái Lan là cơ quan cố vấn cho Quốc vương của Thái Lan. Theo Hiến pháp quy định Hội đồng không quá 18 thành viên. Chủ tịch Hội đồng hiện nay là cựu Thủ tướng Thái Lan Tướng Surayud Chulanont. Quốc vương bổ nhiệm thành viên trong Hội đồng.
Theo Hiến pháp, Hội đồng có nhiều quyền hạn cũng như trách nhiệm, tất cả đều liên quan đến chế độ quân chủ của Thái Lan, và với Vương triều Chakri. Văn phòng của Hội đồng Cơ mật được đặt tại các Phòng Hội đồng Cơ mật trên đường Sanamchai, Quận Phra Nakhon, Bangkok, Thái Lan.
Trong những năm gần đây, Hội đồng và Chủ tịch Hội đồng đã bị cáo buộc can thiệp vào chính trị. Điều này xuất phát từ sự thân mật đặc biệt cho giới quân sự trong cuộc đảo chính Thái Lan năm 2006.
Lịch sử.
Hội đồng cơ mật đầu tiên được thành lập vào ngày 8 tháng 5 năm 1874 bởi nghị quyết của Hoàng gia dưới triều vua Chulalongkorn (Rama V). Vị vua được giáo dục tại Phương Tây đã áp dụng hệ thống chính trị vào vương quốc mình.Ban đầu Hội đồng có tên là "Hội đồng cơ mật của Xiêm" (Tiếng Thái: ที่ปฤกษาในพระองค์, "thi prueksa nai phra ong") (gồm có 49 thành viên) và Hội đồng Nhà nước (12 thành viên sau đổi thành "Hội đồng Bộ trưởng") (Tiếng Thái:รัฐมนตรี สภา, "ratthamontrisapha"). Hội đồng Cơ mật được lập ra để đối phó với các vấn đề pháp lý sau này trở thành Nội các.
Vajiravudh (Rama VI) lên ngôi năm 1910 đã thành lập Hội đồng Cơ mật của riêng mình gồm có 40 thành viên và đổi tên thành "Hội đồng Cơ mật Nhà nước" (Thai: สภากรรมการองคมนตรี, "sapha kammakan ongkhamontri"). Trong 15 năm trị vì của ông,ông liên tục bổ nhiệm thêm người mới vào Năm mới (ngày 4 tháng 4), sau khi ông qua đời (1925) Hội đồng có tổng cộng 233 thành viên.
Prajadhipok (Rama VII) lên ngôi thay cho người anh của mình quyết định sửa đổi hoàn toàn cơ cấu hiện tại và lập ra 3 Hội đồng:
Vai trò của Hội đồng Cơ mật chỉ còn là Lập pháp.Hội đồng Tối cao trở thành cơ quan cố vấn chính của Quốc vương Prajadhipok.
Ngày 24 tháng 6 năm 1932, một nhóm tự gọi là Khana Ratsadon (Đảng Nhân dân) với quân đội, nắm quyền tại Bangkok. Họ đơn phương bãi bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, thay đổi Xiêm thành nước Quân chủ lập hiến và yêu cầu Quốc vương Prajadhipok ban hành bản Hiến pháp mới cho người dân Thái Lan. Quốc vương buộc phải ban hành một bản hiến pháp 'tạm thời' trong tháng và thay thế vĩnh viễn vào tháng 12 cùng năm. Nhóm Khana Ratsadon, nắm quyền quyết định bãi bỏ Hội đồng tối cao và Hội đồng Cơ mật thay thế Hội đồng Thư ký bằng Ủy ban nhân dân Xiêm.
Mãi sau 15 năm sau,năm 1947 hiến pháp của Xiêm tái lập Hội đồng Cơ mật dưới triều vua Bhumibol, với một sự thay đổi tên thành "Hội đồng tối cao của Nhà nước" (Tiếng Thái: คณะอภิรัฐมนตรี, "khana aphiratthamontri"). Hội đồng này tồn tại trong khoảng thời gian 1947-1949 và bao gồm:
Hiến pháp 1949 đã quyết định đổi tên Hội đồng được thành "Hội đồng cơ mật Thái Lan" (Tiếng Thái: สภาองคมนตรี, "sapha ongkhamontri", hoặc คณะองคมนตรี,"khana ongkhamontri"). Hội đồng Cơ mật hiện tại được tạo bởi Hiến pháp 2007.
Thành viên.
Hiến pháp hiện nay quy định Hội đồng không quá 18 thành viên. Thành viên của Hội đồng Cơ mật hoặc Nghị Viên Cơ mật được bổ nhiệm và miễn nhiệm bởi Quốc vương, các cuộc họp của ủy viên hội đồng phải được Chủ tịch Hội đồng Cơ mật đồng ý.
Các ủy viên hội đồng phải là thành viên độc lập không đảng phái và không nắm bất cứ chức vụ gì như Hạ nghị sĩ, Thượng nghị sĩ, Ủy viên bầu cử, Thanh tra, thành viên của Ủy ban Nhân quyền Quốc gia, thẩm phán Tòa án Hiến pháp, thẩm phán Tòa án hành chính, thành viên phòng chống tham nhũng quốc gia, thành viên Ủy ban Kiểm toán Nhà nước, trong chính phủ hay tổ chức thuộc chính phủ hoặc nhận một mức lương cố định, doanh nghiệp nhà nước, viên chức khác hoặc hưởng thụ bởi các chính đảng, và phải không có lòng trung thành bất cứ với chính đảng nào.
Sau khi được bổ nhiệm làm Thành viên của Hội đồng phải tuyên thệ trước sự hiện diện tại văn phòng Quốc vương:
"Tôi, (tên của người khai), long trọng tuyên bố rằng tôi sẽ trung thành với Nhà vua và trung thành sẽ thực hiện nhiệm vụ của tôi vì lợi ích của đất nước và của nhân dân. Tôi cũng sẽ tôn trọng và chấp hành Hiến pháp Vương quốc Thái Lan trong mọi phương diện. "
Một Thành viên Hội đồng miễn nhiệm đến khi chết, từ chức hoặc loại bỏ bởi một sắc lệnh Hoàng gia.
Chủ tịch.
Chủ tịch Hội đồng Cơ mật Thái Lan là người đứng đầu và thành viên hội đồng giám đốc của Hội đồng Cơ mật. Vua giữ lại đặc quyền bổ nhiệm và loại bỏ các Chủ tịch, tuy nhiên Chủ tịch Quốc hội Thái Lan phải nhận lệnh bổ nhiệm, miễn Chủ tịch, không giống như Hội đồng tại các nước khác khi Quốc vương có quyền tự quyết định.
Chức năng.
Hiến pháp 2007 đã làm cho Hội đồng Cơ mật có nhiều vai trò, quyền hạn, nhưng chủ yếu là liên quan đến các vấn đề Quốc vương và chế độ quân chủ.
Chức vụ.
Nếu Đức vua được cho mất hết khả năng hoặc vì bất kì lý do gì và không thể chỉ định Quan nhiếp chính, Hội đồng Cơ mật Hoàng gia sẽ đệ trình lên Quốc hội tên của người thích hợp, người sau đó phải được chấp thuận bởi bỏ phiếu. Trong thời gian mà không có nhiếp chính thì Chủ tịch Hội đồng Cơ mật sẽ là Quan Nhiếp chính Lâm thời. Trường hợp này cũng được áp dụng nếu Quan Nhiếp chính mất hết khả năng và không thể thực hiện nhiệm vụ của mình. Khi điều này xảy ra Chủ tịch Hội đồng Cơ mật sẽ được thay thế bằng Chủ tịch Hội đồng lâm thời.
Cung điện luật thừa kế.
Liên quan đến việc sửa đổi Luật kế thừa Cung điện năm 1924, nhà vua phải yêu cầu Hội đồng Cơ mật dự thảo sửa đổi. Sau khi nhà vua chấp thuận và ký tên, Chủ tịch Hội đồng Cơ mật sẽ thông báo cho Chủ tịch Quốc hội và sau đó sẽ ký và sửa đổi.
Vị trí tuyển dụng của ngai vàng.
Khi ngai vàng bỏ trống bổn phận của Hội đồng Cơ mật Hoàng gia là gửi đến Quốc hội tên của Người kế vị Ngai vàng. Trong thời gian trống này (trước khi nộp) Chủ tịch Hội đồng Cơ mật sẽ là Quan Nhiếp chính lâm thời.
Các chức năng khác.
Ngoài những chức năng được hiến pháp quy định các Nghị Viên Cơ mật cũng có vai trò khác. Ví dụ ngoài là thành viên của Hội đồng, các ủy viên hội đồng có thể thực hiện các nhiệm vụ khác trong Gia đình Hoàng gia và Bảo vệ Hoàng gia. Ngoài ra các thành viên hội đồng cũng có thể tham gia hoạt động chính thức hoặc thực hiện nhiệm vụ chính thức thay mặt cho vua hay Hoàng gia.
Hội đồng Cơ mật của Quốc vương Bhumibol năm 2012 được cấu tạo chủ yếu là các lãnh đạo quân sự đã nghỉ hưu và các thành viên của ngành tư pháp, đó là: | 1 | null |
Necator americanus là một loài giun móc thường được gọi là Giun móc Tân Thế giới. Như giun móc khác, nó là một thành viên của ngành Nematoda. Nó là một giun tròn ký sinh trùng sống trong ruột non của vật chủ như người, chó, mèo. Kể từ khi "N. americanus" và "Ancylostoma duodenale" (còn được gọi là "giun móc Cựu Thế giới") là hai loài giun móc mà phổ biến nhất sống ở cơ thể con người, chúng thường được xử lý dưới tiêu đề chung "nhiễm giun móc". Chúng khác nhau rõ ràng nhất là phân bố địa lý, cấu trúc phần miệng, và kích thước tương đối.
Necator americanus đã được đề xuất thay thế cho Trichuris suis trong điều trị giun sán. | 1 | null |
là một sân vận động có mái che nằm ở Sapporo, Hokkaidō, Nhật Bản. Sân được sử dụng chủ yếu cho các trận đấu bóng đá. Đây là sân nhà của đội bóng chày Hokkaido Nippon-Ham Fighters từ 2004 đến 2022 và câu lạc bộ bóng đá Hokkaido Consadole Sapporo. Đây là một trong những sân vận động bóng đá được lên kế hoạch cho Thế vận hội Mùa hè 2020. Sân đã tổ chức lễ khai mạc Đại hội Thể thao Mùa đông châu Á 2017 và được sử dụng cho 2 trận đấu của Giải vô địch bóng bầu dục thế giới 2019. Sân vận động này cũng là địa điểm tổ chức các trận đấu tại Giải vô địch bóng đá thế giới 2002.
Lịch sử.
Sapporo Dome mở cửa vào năm 2001 với 41,580 chỗ ngồi. Sân vận động đã được dùng để tổ chức 3 trận đấu tại Giải vô địch bóng đá thế giới 2002 - "Đức" đấu với "Ả Rập Xê Út", "Argentina" với "Anh" và "Ý" với "Ecuador" - và cả ba trận đều là ở vòng loại.
Sân vận động đã được dùng để tổ chức lễ khai mạc "2007 FIS Nordic World Ski Championships" vào ngày 22 tháng 2 năm 2007 và lễ bế mạc vào ngày 4 tháng 3 cùng năm. Nó cũng đã làm nên lịch sử khi là sân vận động đầu tiên mà các sự kiện trượt tuyết trong nhà lẫn ban đêm đã diễn ra lần đầu tiên tại giải vô địch thế giới cũng như Thế vận hội Mùa đông với các cuộc thi trượt tuyết xuyên quốc gia (nam - nữ cá nhân và nam - nữ đồng đội) và sự kiện chạy nước rút 7,5 km xuyên quốc gia tại "Nordic Combined". Để tạo ra tuyết, sân vận động đã sử dụng một hệ thống chuyển đổi dao động của mặt sân để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tạo tuyết trong các cuộc thi đấu trượt tuyết. Đối với các giải vô địch, chỗ ngồi được giảm xuống còn 30.000.
Vào cuối năm 2009, việc nâng cấp sức chứa lên tới 53.796 đã được hoàn thành. Ngoài ra, còn có thêm không gian cho các cửa hàng thực phẩm, một màn hình video, hai phòng thay đồ (để sử dụng trong các trận đấu của "NFL World Series") và khu vực truyền thông là một phần của tòa nhà văn phòng mới gắn liền với sân vận động. Vì những đổi mới, diện tích bề mặt của sân chính đã bị giảm xuống để tăng số lượng chỗ ngồi lên.
Sân trượt.
Sân vận động đặc biệt thú vị ở chỗ nó có thể thay đổi hai bề mặt sân hoàn toàn khác nhau. Bóng chày được chơi trên một sân cỏ nhân tạo, còn bóng đá thì được tổ chức trên một sân cỏ tự nhiên, 2 sân này có thể trượt ra, vào khỏi sân vận động khi cần thiết. Một số sân vận động khác cũng có tính năng trượt như sân "Veltins-Arena" ở Đức, "GelreDome" ở Hà Lan và "University of Phoenix Stadium" ở Hoa Kỳ, tuy nhiên, không giống như ba sân vận động kia, Sapporo Dome có một mái nhà cố định.
Việc chuyển đổi từ sân bóng chày sang sân bóng đá bắt đầu với việc cất trữ cỏ nhân tạo của sân bóng chày. Sau khi hoàn tất, tập hợp các khán đài thấp hơn xoay từ vị trí chéo góc sân bóng chày đến một vị trí song song. Tập hợp các chỗ ngồi chính của sân vận động thu lại sau đó, và sân bóng đá được trượt ra. Các ghế thấp sau đó xoay 90 độ. Việc chuyển đổi từ sân bóng đá thành sân bóng chày xảy ra ngược lại. Do sự rút ngắn chỗ ngồi, sân vận động chỉ có sức chứa 40.476 cho các cuộc thi đấu bóng chày.
Đường đi.
"Tōhō Line": 10 phút đi bộ từ "Fukuzumi Station".
Giải vô địch bóng đá thế giới 2002.
Sân vận động là một trong những địa điểm của Giải vô địch bóng đá thế giới 2002, và đã tổ chức các trận đấu sau:
Xem thêm.
Các sân vận động mái vòm khác ở Nhật Bản: | 1 | null |
Whippet là một giống chó săn tầm trung và vừa có nguồn gốc ở Anh và là hậu duệ của giống chó săn greyhound và chúng thuộc phân nhóm chó săn đuổi và có đặc trưng về tốc độ. Là một giống chó săn đuổi cỡ vừa, xuất hiện thanh lịch và quyến rũ, thể hiện tốc độ, sức mạnh và sự cân bằng, nhưng không thô. Chúng được sử dụng có hiệu quả trong việc săn thỏ và bắt chuột.
Là chó săn thể thao, với hành động tối thiểu, kết thúc khoảng cách lớn nhất. Chúng có đặc trưng là dáng cao, lưng cong, bụng hóp, lườn phình ra như lườn báo, mình dài, chân dài, đuôi dài, hàm răng trên, dưới đều khỏe và khớp với nhau. Giống chó này được Hiệp hội chó giống Mỹ công nhận năm 1888, trong khi chúng được Hiệp hội chó giống Anh công nhận vào khoảng 3 năm sau đó.
Nguồn gốc.
Có lẽ một sự kết hợp ngẫu nhiên của một giống Greyhound nhỏ con nào đó với các giống chó sục đã góp phần tạo nên tổ tiên của giống chó đua này, về sau được bổ sung bởi sự đóng góp của một dòng chó săn Greyhound khác của Ý. giống chó này đã được người dân Anh di cư đem sang giới thiệu ở Hoa Kỳ vào những năm đầu của thế kỷ này. Dù rằng ngày nay chúng không còn chiếm vị trí độc tôn nhờ những bước chạy thần tốc, giống chó đua Whippet này đã nhanh chóng tìm được một chỗ đứng mới trong các kỳ triển lãm chó và ở vị thế chó giữ nhà. Chúng tỏ ra rất đáng tin cậy đối với trẻ em, nhưng đôi khi cũng tỏ ra căng thẳng khi ở trong môi trường sống xa lạ.
Whippet ngày nay vẫn còn mạnh mẽ giống như một chó săn nhỏ hơn, chúng ít gặp các vấn đề sức khỏe khác hơn như rối loạn nhịp tim. Whippets cũng tham gia vào các môn thể thao cho chó. Ban đầu, Whippets được coi là không phù hợp để săn bắn vì kích thước của chúng khá nhỏ. Chúng bị đưa trở về nhà nhân giống tại các hộ gia đình nông dân sau khi bị tàn phế do đó họ không thể được sử dụng để săn bắt. Những con chó bị thương đã được lai giống với nhau và được sử dụng để bắt chuột và săn thỏ.
Ngày nay chúng vẫn thường được sử dụng như những con chó đua khi chúng có tốc độ chạy cao và được gọi là "con ngựa đua của người nghèo" Các trường đua chó ở Anh hay Australia, giới đua chó phải phong cho Whippet biệt danh "Mũi tên trên đường đua" với tốc độ lên đến 35 dặm một giờ (56 km/h) và việc nuôi dưỡng và chăm sóc chúng dễ dàng và không tốn kém như giống chó Greyhound (có ngoại hình và chức năng tương tự Whippet), trong khi chúng vẫn có thể săn bắt những con thú nhỏ như thỏ rừng, chuột… để bổ sung thực phẩm cho họ, cũng như tham gia các cuộc đua giải trí.
Đối với giống chó Whipped lông dài được giới thiệu lần đầu tiên tại Mỹ bởi ông Walter Wheeler, Jr., một người nuôi chó Whippet từ năm 1957. Ông Wheeler, người tạo ra giống chó này đã mua được những chú chó whippet con lông dài từ những con chó whippet thuần chủng, thậm chí còn được giải cao trong các cuộc thi. Bằng việc cho lai tạo cận huyết, ông ta đã tạo ra dòng chó này. Việc lai tạo ra giống chó whippet lông dài của mình từ những năm 1970, và sau đó, năm 1981. Sau đó, ông ta thành lập Hội chó whippet lông dài (the Longhaired Whippet Association - LWA), Walter Wheeler đã lai tạo những chú Whippets của ông ta với những giống chó khác, có thể là Borzoi hoặc Chó chăn cừu Shetland Sheepdogs hoặc cả hai. Ông này cũng nuôi chó Borzoi.
Các nghiên cứu về gen và nhiễm sắc thể DNA năm 2004 cho biết giống chó Whippet lông dài có nhiễm sắc thể điển hình của gen lặn có tên là MDR 1-1. Gen này là nguyên nhân tạo ra các đặc điểm của chúng. được nhắc đến nhiều nhất là Whippet có nguồn gốc từ sự phối giống giữa giống chó Greyhound nhỏ (small Greyhound) với một số giống chó sục khác (several different terrier-type breeds). Cũng có khả năng Whippet được phối giống chọn lọc từ giống chó săn đuổi có kích thước trung bình (medium-sized) và lông ngắn. Giống chó Greyhound đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tạo gen của Whippet.
Những chú chó này được thả cho đua trên những đường chạy thẳng, thường theo đúng tiêu chuẩn là 200 yard (183m) chiều dài; và chúng thường được những ông chủ ném vào đường đua. Những con chạy nhanh nhất có thể về tới đích trong khoảng 11 giây rưỡi và mãi cho đến ngày nay thì giống chó săn xám Greyhound danh tiếng vẫn chưa thể sánh với chúng nếu xét về bước chạy sau khi xuất phát ở những cự ly như vậy.
Đặc điểm.
Chúng có ngoại hình cân đối, kết hợp với sức mạnh và thể lực mạnh, có dáng vẻ rất thanh lịch, duyên dáng. Có cấu trúc đặc biệt phù hợp với việc chạy tốc độ cao. Chúng nặng từ 15 đến 30 pounds (khoảng 6,8 đến 14 kg), có chiều cao từ 18.5 đến 20 inch (từ 47 đến 51 cm). Chúng có lưng rộng, lực lưỡng, rắn chắc và nhìn hơi dài, đường sống lưng thì uốn cong nhẹ về phía hông, không tạo thành hình bướu trên lưng, hông gọn, ngực sâu để tạo không gian cho tim co bóp, lồng ngực sa thấp vè cong rõ rệt. Xương sườn cong sát như lo xò và rất chắc khỏe. Bụng thon gọn và uốn cong rõ nét lên trên. Chân trước thẳng và dựng thẳng đứng, khoảng cách giữa hai chân không quá rộng, bắp đùi mở dài về phía sau, đùi sau rất phát triển phù hợp với việc chạy tốc độ.
Khuôn mặt chúng dài và nhỏ, đỉnh đầu phẳng, sọ nhọn chóp về phía mũi, khoảng cách giữa mắt khá rộng. Chúng ít lông, đuôi dài, thon nhọn. Khi hoạt động, đuôi cong lên thành một đường cong nhẹ. Hàm chúng khá khỏe, vết cắn gọn gàng với kiểu cắn hình cắt kéo, hàm răng trên khít với hàm răng dưới và nằm vuông góc với hàm. Chúng có mũi màu đen tuy nhiên với chó màu xám, mũi có màu đen ngả xám, với chó màu nâu đỏ, mũi có màu nâu đỏ. Với chó màu vàng nhạt, màu kem và các màu nhạt, tất cả các màu đều được chấp nhận trừ màu hồng. Riêng đối với chó màu trắng hoặc chó khoang, mũi có thể có các màu khác nhau. Tai gấp hình cánh hoa hồng, nhỏ, mềm mại. Không có giới hạn nào có thể áp dụng cho sắc lông của chúng, cho dù được áp đặt bởi câu lạc bộ Kennel ở Anh hay câu lạc bộ Kennel ở Mỹ và do khuynh hướng chung của bộ lông ngắn của chúng là luôn thẳng đơ ra phía trước, chúng đã trở thành một phần mở đầu lý tưởng cho các cuộc triển lãm chó.
Trên thế giới xuất hiện một chú chó Whipped biến dị là Wendy chú chó cuồn cuộn cơ bắp, ngay từ lúc mới sinh, cơ bắp đã nổi lên cuồn cuộn trên khắp cơ thể. Những cục u quanh cổ khiến Wendy thoạt trông chẳng khác một con bò tót già. Đây là trạng đột biến gen myostatin ở loài chó săn whippet. Để có được cơ bắp khổng lồ như ở Wendy thì phải có hai bản gen bị đột biến. Chỉ cần một bản gen này biến dạng cũng đủ để con vật nổi cơ bắp cuồn cuộn và đạt vận tốc chạy 60 km/giờ. Mặc dù nặng gấp đôi chó săn trung bình nhưng chiều cao và kích cỡ đầu Wendy cũng không lớn hơn nhiều. Ngay cả lục phủ ngũ tạng cũng giữ nguyên kích cỡ. Tuổi thọ của Wendy sẽ không thể kéo dài bằng đồng loại.
Tập tính.
Giống chó Whippet này là một loài chó dễ thích nghi với môi trường sống mới. Dù rằng chúng rất thích đuổi thỏ rừng khi sống ở nông thôn, nhưng chúng sẽ hoà hợp rất tốt với môi trường thành thị, miễn là mỗi ngày chúng có thể thực hiện một quãng chạy nhanh, ngắn mà không có dây buộc cổ. Khi thời tiết giá lạnh hay ẩm ướt, tốt nhất nên mặc thêm cho chúng một chiếc áo khoác ngoài để giúp chúng chống lại các tác nhân có hại cho sức khoẻ khi chúng được đưa ra khỏi nhà, vì chúng không phải là loại chó có sức khoẻ dẻo dai.
Trong một chuyến săn lợn rừng, Jose Mourinho sở hữu một con chó săn dù dân săn bắn ở Bồ Đào Nha thường dùng giống chó săn bản địa nổi tiếng là Podengo, nhưng ông Mourinho lại dùng con Whippet. Ở Bồ Đào Nha, mùa săn bắt đầu từ ngày 15 tháng 8 và kết thúc vào cuối tháng Hai, đúng vào ngày mở màn mùa săn, Andre Villas-Boas được Mourinho cho đi cùng trong chuyến săn lợn rừng ở Ervedosa. Dụng cụ săn của Mourinho là súng và chó săn. Trong cuộc săn, con chó không sủa, không chạy nước đại, nó lặng lẽ trườn êm. Khi đến một bụi cây, nó bất ngờ nhảy chồm vào một con lợn rừng to phi ra tẩu thoát, nhưng không thoát được vì con chó này cắn một cú cắt kéo vào cẳng sau, con lợn rừng quay lại nhe nanh húc thật lực cho kẻ thù thủng bụng nhưng con chó săn tránh rồi lại cắt kéo vào cẳng rồi vào hầu, lúc này thợ săn bắn hạ con lợn rừng gục xuống. | 1 | null |
Nhân thần kinh sọ là một tập hợp các neuron (chất xám) ở trong thân não liên kết với một hay nhiều dây thần kinh sọ. Các sợi trục (mang tín hiệu đến và đi khỏi các dây thần kinh sọ) tạo synapse đầu tiên tại những nhân này. Tổn thương tại các nhân này cho hậu quả tương tự như đứt dây thần kinh xuất phát từ nhân đó. | 1 | null |
Ennio Morricone (10 tháng 11 năm 1928 - 6 tháng 7 năm 2020) là một nhạc sĩ, nhà chỉ huy dàn nhạc, hòa âm và cựu nhạc công kèn trumpet người Italia. Ông nổi tiếng là tác giả của hơn 500 nhạc cho phim nhựa và truyền hình cũng như rất nhiều tác phẩm nhạc cổ điển. Sự nghiệp của ông gắn liền với nhiều thể loại âm nhạc, đưa ông trở thành một trong những nhạc sĩ đa năng, sản xuất nhiều nhất và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử âm nhạc. Âm nhạc của Morricone từng được sử dụng trong hơn 60 bộ phim giành giải thưởng quốc tế.
Ông từng sản xuất hơn 100 tác phẩm nhạc cổ điển từ năm 1946 tới nay qua phong cách nhạc nguyên chất của mình. Cuối những năm 1950, ông thành công với việc phụ trách sáng tác hòa âm cho hãng RCA. Ông biên tập dàn nhạc cho hơn 500 ca khúc và hợp tác sản xuất cùng những nghệ sĩ như Paul Anka, Chet Baker và Mina. Tuy nhiên, Morricone thực sự có được nhiều tiếng tăm khi tham gia viết và hòa âm nhạc phim trong những năm 1960–75 cho các bộ phim của các đạo diễn Italia như Sergio Leone, Duccio Tessari và Sergio Corbucci, bao gồm những bộ phim như "Dollars Trilogy", "A Pistol for Ringo", "The Big Gundown", "Once Upon a Time in the West", "The Great Silence", "The Mercenary", "A Fistful of Dynamite" và "My Name is Nobody".
Trong thập niên 60 và 70, Morricone cộng tác với nhiều đạo diễn như Gillo Pontecorvo qua bộ phim "The Battle of Algiers", Bernardo Bertolucci mà ông đã tạo nên bộ phim nổi tiếng năm 1967 "Novecento", ngoài ra còn có Henri Verneuil, Pier Paolo Pasolini, Mauro Bolognini, Dario Argento và Elio Petri. Morricone sáng tác cho rất nhiều thể loại phim khác nhau, từ phim hài, bi kịch cho tới phim hành động kinh dị và cả phim sử thi. Ông có được nhiều thành công về mặt thương mại, có thể kể tới ca khúc "The Ecstasy of Gold" là giai điệu chính cho bộ phim kinh điển "The Good, the Bad & the Ugly", album "A Man with Harmonica", ca khúc phản chiến "Here's to You" được hát bởi Joan Baez và ca khúc "Chi Mai". Trong khoảng từ năm 1964 tới năm 1980, ông chơi trumpet và sáng tác cho nhóm avant-garde Il Gruppo. Sau đó, Morricone trực tiếp viết ca khúc chủ đề cho World Cup 1978 tại Argentina.
Kể từ năm 1977, sự nghiệp của Morricone đã sang trang mới khi ông được cộng tác với những đạo diễn hàng đầu của Hollywood và tạo nên những bộ phim xuất sắc của lịch sử điện ảnh Mỹ. Danh sách này có thể kể tới John Carpenter, Brian De Palma, Barry Levinson, Mike Nichols và Oliver Stone. Ông là người phụ trách nhạc phim cho nhiều bộ phim đoạt giải Oscar như "Days of Heaven", "The Mission", "The Untouchables", "Cinema Paradiso" và "Bugsy". Rất nhiều bộ phim nổi tiếng khác cũng được ông viết nhạc như "", "The Thing", "Casualties of War", "In the Line of Fire", "Disclosure", "Wolf", "Bulworth", "Mission to Mars" và "Ripley's Game". Trong những năm 80 và 90, Morricone còn cộng tác với cả các đạo diễn châu Âu. Các sáng tác của ông trong "La Cage aux Folles", "Le Professionnel", "Once Upon a Time in America" và "¡Átame!" đều là những giai điệu xuất sắc. Ông cũng viết nhạc cho rất nhiều chương trình truyền hình, có thể kể tới "Moses the Lawgiver", "La Piovra", "The Secret of the Sahara", "Marco Polo" và "Nostromo". Phải tới năm 2016, Morricone mới có được Giải Oscar cho nhạc phim hay nhất cho bộ phim "The Hateful Eight" của Quentin Tarantino.
Morricone có tình đồng nghiệp và bằng hữu lâu dài với đạo diễn Giuseppe Tornatore, người từng cộng tác với ông trong bộ phim "Cinema Paradiso" (1988). 2 người sau đó còn có nhiều bộ phim đoạt giải quốc tế như "Legend of 1900", "Malèna", "La Sconosciuta" và gần đây nhất là "Baarìa" (2009) và "The Best Offer" (2013). Ngoài ra, ông còn viết nhạc cho serie phim truyền hình "Karol: The Pope, The Man" cùng với "The End of a Mystery", "72 Meters" và "Fateless". Trong những năm 2000, nhạc của Morricone tiếp tục được sử dụng trong nhiều bộ phim đình đám như "The Sopranos", "The Simpsons" và trong hàng loạt phim của Quentin Tarantino bao gồm "Kill Bill", "Death Proof", "Inglourious Basterds" và "Django Unchained".
Ông cũng là người chỉ huy rất nhiều dàn nhạc lớn trên thế giới, trong đó có Dàn nhạc thính phòng London, Dàn nhạc thính phòng New York và Dàn nhạc giao hưởng London. Morricone cũng là người chỉ huy chính cho Dàn nhạc giao hưởng Rome kể từ giữa thập niên 90. Ông vẫn cùng các dàn nhạc trình diễn 200 buổi mỗi năm. Năm 2013, ông tổ chức 1 tour diễn nhỏ vòng quanh thế giới kỷ niệm 50 năm sự nghiệp sáng tác nhạc phim của mình.
Năm 2007, Morricone được trao Giải Oscar danh dự "cho những đóng góp lộng lẫy trên nhiều phương diện về cả nghệ thuật lẫn âm nhạc". Ngoài ra, ông cũng từng được đề cử giải Oscar 5 lần trong giai đoạn 1979–2001.
Năm 2016, Morricone lần duy nhất giành được Giải Oscar cho nhạc phim hay nhất với bộ phim "The Hateful Eight" của Quentin Tarantino, tại thời điểm đó trở thành người lớn tuổi nhất được đề cử cho hạng mục này. Những thành tựu khác của ông bao gồm ba Giải Grammy, ba giải Quả cầu vàng, sáu giải BAFTA, 10 giải David di Donatello, 11 giải Nastro Guyrgento, hai Giải thưởng điện ảnh châu Âu, Sư tử vàng và Giải thưởng âm nhạc Polar năm 2010. Morricone đã ảnh hưởng đến nhiều nghệ sĩ từ việc sáng tác nhạc phim cho đến các phong cách và thể loại khác, bao gồm Hans Zimmer, Danger Mouse, Dire Straits, Muse, Metallica, và Radiohead. | 1 | null |
Ascaris suum, còn được gọi là Giun đũa lợn lớn, là một giun tròn ký sinh trùng gây ra bệnh giun đũa ở lợn. Khi giun đũa ở lợn và con người ngày nay được coi là hai loài, Ascaris suum và Ascaris lumbricoides, với vật chủ khác nhau, các thí nghiệm cho thấy việc lây bệnh giữa người và lợn là có thể. Có một mối liên hệ giữa bệnh giun đũa ở Đan Mạch và tiếp xúc với lợn và phân lợn.
"Ascaris suum" phân bố trên toàn thế giới và phát triển chiều dài lên đến 40 cm (16 in). Nhiễm giun được điều trị bằng ascaricide. | 1 | null |
Sloughi phát âm như xlughi là một giống chó săn Châu Phi (Bắc Phi) thuộc dòng chó săn đuổi, dòng chó này có quan hệ với dòng chó Azawakh nhưng nó không phải là Saluki. Sloughi được công nhận từ năm 1935, thuộc nhóm 10 – chó săn đuổi, phân nhóm 3 là chó săn đuổi lông ngắn. Chúng cũng đã được công nhận bởi nhiều hiệp hội chó giống trên thế giới.
Lịch sử.
Sloughi có nguồn gốc từ Bắc Phi như Maroc, Algérie, Tunisia và Libya, Sloughi đã tồn tại qua nhiều thế kỷ ở vùng Bắc Phi. Sloughi được nhân giống một cách cẩn thận ở Ả Rập từ lâu, dùng để săn những con linh dương trên sa mạc Ba Tư cổ xưa, giống Saluki mình thuông dài trước đây đã tồn tại gồm 16 giống khác nhau. Ngày nay, phần lớn chó Sloughi còn lại ở Maroc được đánh giá là phù hợp với tiêu chuẩn. Chó Sloughi chỉ có một dạng lông ngắn duy nhất. Chúng là chó săn của người Berber và Bedouin.
Trong quá khứ, chúng được dùng để săn thỏ hoang, cáo ở vùng sa mạc, linh dương gazen, cả loài linh dương gazelle lớn trên núi, đà điểu châu Phi, linh cẩu và chó hoang. Ngày nay, chúng chỉ còn được dùng để săn thỏ, cáo sa mạc, thỉnh thoảng dùng để săn linh dương gazen và bảo vệ súc vật khỏi đám chó hoang. Ở Tunisia, người ta cho rằng, những con chó Sloughi, hoặc những con chó lai có dòng máu Sloughi có thể đuổi được chó hoang. Trong xã hội của người dân châu Phi, Sloughi có vai trò rất quan trọng đối với người chủ của chúng, chúng được chăm sóc cẩn thận.
Đặc điểm.
Nòi chó sloughi còn hiện diện ở đảo Crète, ở Hy Lạp, Tây Ban Nha, cả quần đảo Anh quốc và ở vùng Bắc Phi
Hình dáng.
Về ngoại hình, chúng có ngoại hình thon gọn và trông có vẻ gầy gò. Thân hình chúng cong nhẹ, hài hòa, xương hông lộ rõ, nhô lên cao bằng hoặc hơn một chút so với vai, lưng ngắn, thẳng gần như nằm ngang. Lộ xương, rộng và xiên, nhưng không quá nhô ra sau. Lồng ngực dài ra sau. Xương sườn phẳng. Mỏng mảnh, như một đường kéo dài tiếp sau mông và hạ thấp hơn đường sống lưng. Với chó đực, chiều cao lý tưởng là 70 cm, chiều dài từ u vai tới khấu đuôi khoảng 67–68 cm. Với chó cái, chiều cao lý tưởng là 65 cm và chiều dài khoảng 62–63 cm. Chó đực cao 26-29 inche (66–72 cm), Chó cái 24-27 inche (61–68 cm).
Tập tính.
Chó Sloughi có một thị lực rất tốt, chúng nhìn và đuổi theo những gì chuyển động, cho dù có ở rất xa. Chúng có thể chạy tốc độ cao, ổn định trên những quãng đường dài và săn trong những khoảng không gian rộng mở. Mặc dù là giống chó săn đuổi, nhưng khứu giác của chúng cũng khá tốt. Sloughis cũng là một giống chó có thể dùng để canh gác. Chúng luôn đề phòng với người lạ, rất trung thành với chủ. Là một giống chó săn của sa mạc, Sloughi không thích thú với không khí ẩm ướt và lạnh. Người Bedouin thường có chăn để ủ ấm cho chúng, chống lại cái lạnh của sa mạc vào ban đêm. | 1 | null |
Ignaz Moscheles (1794-1870) là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ đàn piano, nhà sư phạm người Séc. Ông là một trong những nhà soạn nhạc sống trong sự chuyển giao giữa âm nhạc Cổ điển và âm nhạc Lãng mạn.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Ignaz Moscheles sinh ra tại thủ đô Praha. Đó cũng là nơi Moscheles học âm nhạc. Ngoài ra, ông còn học hỏi tại thành Viên của nước Áo. Trong cuộc đời mình, ông có những cố gắng để các tác phẩm của con người thiên tài Ludwig van Beethoven. Moscheles đã viết tổng phổ cho vở opera Fidelio, chỉ huy đêm đầu tiên của tác phẩm hợp xướng Missa solemnis tại Luân Đôn, Anh vào năm 1832, trình diễn bản giao hưởng số 9 ở hội Phiharmonic cũng tại Anh vào các năm 1837 và 1838.
Ông đã lưu diễn trong vòng 10 năm. Ngoài việc công diễn, ông còn nhận chức giáo sư tại Nhạc viện Lepzig trong vòng 7 năm, từ năm 1840 đến năm 1847.
Chuyện lùm xùm giữa Richard Wagner và Felix Mendelssohn.
Iganz Moscheles quen biết Felix Mendelssohn từ năm 1824 khi ông trở thành thầy giáo dạy cho thần đồng âm nhạc vài buổi về piano. Sau đó, Moscheles cùng Mendelssohn thực hiện rất nhiều buổi hòa nhạc. Từ đó, tình bạn giữa hai người nảy nở. Không chỉ thế, họ còn chung quan điểm âm nhạc.
Gần cuối đời của Mendelssohn, Richard Wagner, người có ảnh hưởng tới âm nhạc Đức cuối thế kỷ XIX đã đăng một bài báo công kích nhà soạn nhạc gốc Do Thái. Dưới bút danh K. Freigedansk (nghĩa là nhà tư tưởng tự do), khi bị đày ở Thụy Sĩ, Wagner đã viết một bài báo với lời lẽ rằng âm nhạc của Mendelssohn quá trau truốt. Và bài báo đó đã được xuất bản tới 1200 bản. Mendelssohn không hề có phản ứng gì. Moscheles đã lên tiếng để bảo vệ học trò, đồng thời là người bạn của mình. Ông đã làm việc này cùng một số người của Học viện âm nhạc Leipzig.
Chưa hết, Wagner đã cố tạo ra cum từ "chủ nghĩa Do Thái trong âm nhạc" để ám chỉ âm nhạc của Mendelssohn. Cụm từ này đã xuất hiện vào năm 1850, ba năm sau cái năm mà Mendelssohn qua đời. Moscheles lại có phản ứng khi quyết định rời bỏ chức vụ làm biên tập viên của nhạc viện do Wagner sáng lập. Và có lẽ quan hệ của họ trở nên xấu đi
Trong những phản ứng như thế, Moscheles đã thể hiện một quan điểm rất rõ. Đó là ông tin rằng âm nhạc đã đạt tới thời đại vàng của mình trong kỷ nguyên của Johann Sebastian Bach và Ludwig van Beethoven và nghi ngờ những xu hướng âm nhạc mới mà những Richard Wagner, Franz Liszt và Hector Berlioz sáng lập. Trong khi Wagner, Liszt và Berlioz hướng tới âm nhạc có chương trình và muốn tạo ra cái gì đó mang tên âm nhạc lãng mạn, muốn từ bỏ phong cách truyền thống thì Moscheles và Mendelssohn lại muốn duy trì phong cách cổ điển kết hợp với những nét mới trong âm nhạc thế kỷ XIX. Đó là hai tư tưởng lớn đối lập nhau, ảnh hưởng tới âm nhạc thế giới vào thời đó và cả sau này.
Các tác phẩm.
Ignaz Moscheles đã viết tám bản concerto cho piano trong các năm 1819-1838, 24 bản etude cho piano, các bản sonata "Tính cách" và "U sầu"... | 1 | null |
Azawakh là một giống chó săn thuộc dòng chó săn đuổi lông ngắn có nguồn gốc từ Bắc Phi và phân bố xung quanh vùng sa mạc Sahara.
Nguồn gốc.
Azawakh có nguồn gốc từ vùng Sahara của châu Phi ở vùng Sahel. Chúng được lai tạo ra bởi một số bộ tộc du mục sống ở vùng Nam sa mạc Sahara và dùng để đi săn và bảo vệ, họ đã nuôi giống chó này, sử dụng chúng trong viêc săn bắn, canh gác và làm bạn. Xu hướng của giống chó săn này là săn mồi, bảo vệ và làm người đồng hành. Có thể nhìn thấy những con chó giống này nằm ngủ bên cạnh những túp lều rạ mái thấp trong các ngôi làng ở Mali. Nếu phát hiện ra sự xuất hiện của loài linh cẩu hay các giống thú hoang khác, Azawakh liền tập hợp lại thành bầy và lập tức tấn công, cắn đuổi hoặc giết, truy đuổi những kẻ xâm nhập.
Đặc điểm.
Ngoại hình.
Đây là giống chó săn có dáng vẻ đặc biệt thanh nhã với thân hình thanh thoát nhưng hơi gầy gộc, chúng có 4 chân dài. Cấu trúc bộ xương và đặc biệt là hệ cơ bắp phát triển của Azawakh có thể nhìn thấy rõ qua các chuyển động một cách uyển chuyển của chúng, ngoài ra cấu trúc xương và hệ cơ bắp của chúng hiện rõ dưới lớp da nhìn toàn là thịt nạc. Chiều cao của chúng từ 23-29 inches (58 – 74 cm), cân nặng từ 37-55 pounds (17 - 25 kg).
Giống chó săn này có làn da mịn, bộ lông ngắn, mềm mại. Độ dài của lông ngắn dần từ lưng xuống bụng trong đó phần bụng gần như không có lông. Bộ lông có màu vàng nhạt, điểm các đốm trắng ở tứ chi. Mặt có thể có màu đen hoặc không. Chúng có phần ngực lông trắng như đeo yếm và chỏm đuôi màu trắng. Đặc biệt giống chó này phải có 4 chân cùng đi tất trắng. chúng có thể đạt tới tốc độ 60 km/h khi truy đuổi con mồi.
Tập tính.
Tương xứng với môi trường sống tự nhiên vùng hoang mạc Sahara, chúng có thể lực và trung thành và là những con chó săn tốt, người bảo vệ và người bạn đồng hành của những người da đen bản xứ. Nhanh nhẹn, cảnh giác và luôn dè dặt, chúng luôn giữ một khoảng cách an toàn với người lạ, nhưng lại luôn tỏ ra yêu quý chủ và những người chúng quen biết. Azawakh là loài chó săn có thiên bẩm về khả năng bảo vệ, độc lập và nhanh nhẹn. Tuy vậy chúng tương đối thụ động trong không gian nhỏ và nhạy cảm với nhiệt độ thấp. | 1 | null |
Săn thỏ là hình thức săn bắt động vật thể hiện bằng việc rượt đuổi theo những con thỏ đồng với những con chó săn greyhound và hay những con chó săn đuổi khác mà chúng đuổi theo thỏ bằng tầm nhìn chứ không phải bằng việc đánh hơi.
Tổng quan.
Săn thỏ là một môn thể thao cạnh tranh, trong đó những con chó được kiểm tra về khả năng chạy của chúng để có thể rượt kịp và tóm lấy một con thỏ chứ không bằng việc đánh bẩy. Săn thỏ có một số biến thể trong các quy tắc của nó trên toàn thế giới. Sự đuổi theo không chính thức có thể là một hình thức thực sự của săn bắn. So với những thú săn bắn khác, chẳng hạn như săn dã thú như săn hổ, săn gấu hoặc săn lợn rừng thì săn thỏ không đưa lại mối nguy hiểm nào cho người đi săn. Săn thỏ để thỏa mãn thú vui và còn là hình thức kiếm thực phẩm thịt thỏ.
Lịch sử.
Dấu vết sơ khai của giống chó săn thỏ đã xuất hiện từ thiên niên kỷ thứ VIII trước Công nguyên. Có lẽ con chó săn thỏ đã từng là bạn đồng hành trong các cuộc đi săn của người tiền sử thời đại đồ đá cũ. Nòi tesem hay chó săn thỏ Ai Cập và nòi sloughi của vùng đồng cỏ Trung Âu. Nòi sloughi còn hiện diện ở đảo Crète, ở Hy Lạp, Tây Ban Nha, cả quần đảo Anh quốc... và sẽ có mặt ở vùng Bắc Phi, giống chó săn thỏ greyhound. Tính ưu việt của chó đua tốc độ đã được khẳng định từ lâu. Sử gia La Mã Arrien ở thế kỷ II từng viết rằng người Cetle thời ấy hay chơi trò thả hai con chó săn thỏ đuổi theo một con thỏ rừng trên khoảnh đất trống.
Dù cho mục đích thể thao hoặc săn bắn, săn thỏ ở châu Âu trong lịch sử được giới hạn cho các điền chủ, lãnh chúa (chủ sở hữu đất) và tầng lớp quý tộc, những người sử dụng chó săn, quyền sở hữu trong số đó là vào các thời điểm lịch sử nhất định bị cấm đối với các tầng lớp xã hội thấp hơn. Vào cuối thế kỷ 19, săn thỏ đã trở thành một môn thể thao đẳng cấp. Ở Anh, dưới thời Elisabeth đệ nhất, kiểu săn thỏ rừng như trên được gọi là "coursing". Được hợp thức hóa vào thế kỷ XVII, nó tạo tiền đề cho việc tổ chức các cuộc đua cá độ. Năm 1836. Cuộc đua nổi tiếng nhất nước Anh - có tên gọi Waterloo Cup - ra đời và vẫn còn đến ngày nay. Năm 1876, ở xứ Walles (Anh), người ta dùng con mồi giả kéo bằng tời. Đến năm 1920, con mồi giả này được thay thế bởi con thỏ rừng bằng điện, một sáng chế của người Mỹ.
Môn thể thao trở nên phổ biến ở châu Âu trong thế kỷ 19. Trong những thập kỷ gần đây một số tranh cãi đã phát sinh xung quanh nó, với một số xem trò này như là một trò chơi đẫm máu tàn nhẫn và những người khác thì xem nó như là một hoạt động truyền thống hỗ trợ trong việc bảo tồn các quần thể thỏ và kiểm tra khả năng của chó săn. Từ năm 2005, săn thỏ được coi là bất hợp pháp trên khắp nước Anh, nhưng vẫn tiếp tục ở những nơi khác trên thế giới như là một môn thể thao cạnh tranh có trả giá, đặc biệt là ở Ireland và Tây Ban Nha, cũng như ở Nga và Tây Hoa Kỳ.
Hình thức.
Sự rượt đuổi là một kỹ thuật săn bắn lâu đời được thực hành với greyhound, hoặc giống săn đuổi khác. Hình thức lâu đời nhất của săn thỏ chỉ đơn giản là liên quan đến việc hai con chó đuổi theo một con thỏ, kẻ chiến thắng là con chó bắt được thỏ, đây có thể là thể thao, tìm kiếm thực phẩm hoặc kiểm soát dịch hại. Theo giao kèo của trò chơi trong việc theo đuổi của thỏ được đưa ra một sự khởi đầu (được gọi pháp luật công bằng), thường là từ 80-100 mét.
Săn thỏ ở Anh thì người ta cho thỏ chạy khoảng 40–45 km/h (24-26 mph) sẽ kéo dài khoảng 35-40 giây hơn một phần ba của một dặm (0,5 km), sau đó những con chó săn thỏ sẽ đuổi theo bắt đầu bắt kịp với nó. Nhưng những con greyhound lớn hơn nhiều so với thỏ rừng nhưng ít nhanh nhẹn chúng nhận thấy thỏ một cách khó khăn và khó trong việc để làm theo lần theo dấu thỏ. Sự nhanh nhẹn này là một lợi thế cho thỏ giúp nó thành công trong việc trốn thoát. Mùa săn thỏ ở Vương quốc Anh kéo dài từ 1 Tháng Mười đến ngày 28 tháng 2.
Săn thỏ là phổ biến tại Cộng hòa Ai-len. Có một số sự khác biệt giữa các quy tắc của săn thỏ trong Vương quốc Anh và săn thỏ ở Ailen, bởi vì thỏ rừng không phải là nhiều trong tất cả các phần của đảo Ireland chủ yếu là do hoạt động nông nghiệp hiện đại. Thay vì được săn thỏ trên đất trống, Ailen cho thỏ chạy trong một bao vây an toàn trong một khoảng cách nhất định trong khi đó, hình thức của Anh thì những con chó chiến thắng ghi điểm.
Chó săn thỏ đã được du nhập vào châu Mỹ cho môn thể thao và niềm vui, giúp nông dân kiểm soát những con thỏ hoang, săn thỏ ở đây diễn ra lên đến bốn con chó đuổi theo một con thỏ. Ở những nơi khác, chẳng hạn như ở Anh, thỏ rừng không phải luôn luôn được coi là loài gây hại, và có kế hoạch hành động loài nhằm làm tăng đáng kể số lượng của chúng.
Đối với việc săn thỏ của tầng lớp bình dân, nếu thợ săn mà không có con chó săn có các tùy chọn sau đây. Một thợ săn, một mình hoặc với một đối tác, đi qua các địa điểm có thể có của nơi ẩn náu của thỏ, họ sẽ xua đuổi con thỏ ra. Trong mùa đông là một lợi thế là có thể nhìn thấy thỏ sau khi tuyết tươi và cho phép các thợ săn để xác định vị trí nơi ẩn náu. Sau đó, thợ săn với vũ khí tầm ngắn có thể rà soát các vị trí để tìm thỏ và bắn nó bất động. | 1 | null |
Súng máy Darne (tiếng Pháp:Mitrailleuse Darne) là loại súng máy do công ty sản xuất súng Darne tại Pháp phát triển. Súng được giới thiệu vào năm 1916, được thiết kế đặc biệt để có thể chế tạo hàng loạt một cách nhanh chóng và không có bất kỳ cải tiến không cần thiết nào vốn là điển hình cho các loại súng máy thời đó. Hình dáng bên ngoài của chúng là ngắn và thô nhưng hoạt động tốt và giá cả phải chăng hơn nhiều so với các loại vũ khí tương ứng khác. Súng cũng được dùng để xuất khẩu cho các nước khác. Dù súng có nguồn gốc tại Pháp nhưng sau đó việc sản xuất đã chuyển sang thuê ngoài tại Tây Ban Nha nơi mà chúng có thể được chế tạo với giá rẻ hơn.
Sử dụng.
Lực lượng quân đội Pháp đã thử nghiệm súng trong năm 1917-1918 nhưng chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc trước khi loại súng này được ký hợp đồng mua. Trong những năm 1920-1930, Darne đã phát triển phiên bản gắn trên máy bay của loại súng này và quân đội Pháp đã thông qua nó để trang bị trên một số nhóm máy bay trinh sát. Ngoài ra nhiều phiên bản khác cũng đã được phát triển nhưng không được thành công bằng bản gắn trên máy bay, như phiên bản cải tiến chiến đấu dưới đất không thành công trong việc tìm khách hàng.
Loại súng này đã bị thay thế bởi khẩu MAC M1934 trong lực lượng không quân Pháp do bị thấy là không hiệu quả vì loại đạn sử dụng quá nhẹ cho việc không chiến nhưng lực lượng hải quân Pháp đã tiếp nhận các khẩu này và sử dụng chúng trong chiến tranh thế giới thứ hai và Chiến tranh Đông Dương tại Việt Nam. Một số lượng nhỏ cũng đã được xuất khẩu cho các nước khác, còn Đức sau khi bắt được một số khẩu đã dùng chúng cho việc phòng thủ bờ biển.
Thiết kế.
Súng máy Darne sử dụng cơ chế nạp đạn bằng khí nén ống trích khí nằm dưới nòng, bắn với thoi nạp đạn mở và chỉ có chế độ bắn tự động. Thoi nạp đạn của súng khóa bằng cách chèn nghiên xiên lên trên chống vào một rãnh phía trên thân súng.
Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi. Hệ thống nạp đạn dùng dây đạn với vị trí đặt dây hơi lạ là ngay dưới khoang chứa đạn của nòng súng, để nạp đạn thì hệ thống có hai giai đoạn là kéo đạn ra khỏi dây đặc ở vị trí xiên hướng lên trên sau đó thoi nạp đạn sẽ đẩy viên đạn vào khoang chứa đạn phía trên dây đạn.
Súng ban đầu sử dụng loại đạn 8×50mmR Lebel sau đó khi đưa vào phục vụ trong quân đội Pháp thì sử dụng đạn 7,5×54mm còn các khẩu xuất khẩu thì sử dụng 7,92×57mm Mauser và có thể có các loại đạn khác. | 1 | null |
Thảm đỏ là loại thảm trải sàn màu đỏ thường được dùng để lót đường cho các vị nguyên thủ quốc gia hoặc người nổi tiếng trong các sự kiện mang tính nghi thức và trang trọng.
Cách nói "trải thảm đỏ" là để chỉ sự tiếp đón nồng hậu đối với người khác.
Lịch sử.
Trở về lịch sử, con người từ thời cổ đại đã có nghi thức trải vải tía trên đất.. Thảm đỏ được nhắc đến trong vở kịch "Agamemnon" do Aeschylus sáng tác vào năm 458 trước Công nguyên. Trong vở kịch này, khi nhân vật chính (Agamemnon) trở về từ thành Troia, ông được bà vợ là Clytemnestra - đang mong muốn báo thù - đón chào bằng lời mời ông bước đi trên lối trải thảm đỏ. Clytemnestra nói: "Nào người em yêu, xin chàng hãy rời ngựa và chớ để chân chàng chạm đất. Quân hầu đâu, hãy trải trước nhà lối đi đỏ sẫm - mà chồng ta chưa từng thấy, nơi mà Công lý sẽ dẫn chàng vào." Agamemnon - hiểu rằng chỉ có các vị thần mới được vinh hạnh đó - đáp lại đầy bối rối: "Ta chỉ là người trần, một con người; Ta không thể giẫm lên thứ nguy nga thắm màu này mà không chút lo ngại sẽ bị ngã khỏi đường đi."
Trong các họa phẩm thời kỳ Phục hưng, thường bắt gặp hình ảnh những tấm thảm phương Đông với nền đỏ kèm hoa văn được đặt nằm trên các bậc thang dẫn lên ngai vàng của quân vương hoặc nhân vật linh thiêng.
Đã có thời kỳ nghi thức trải thảm đỏ chỉ dành cho vua chúa. Năm 1821 tại Hoa Kỳ, người ta trải thảm đỏ ra tận bờ sông để đón mừng Tổng thống James Monroe. Tuy nhiên, sự kiện năm 1902 khi Đường sắt Trung tâm New York dùng thảm nhung lông màu đỏ sẫm để dẫn hướng hành khách lên con tàu nổi tiếng "20th Century Limited" được xem là mốc khởi đầu cho thuật ngữ "tiếp đón bằng thảm đỏ".
Ngày nay, không khó để bắt gặp thảm đỏ tại các buổi lễ công chiếu phim ảnh hay các sự kiện thu hút các ngôi sao giải trí như Oscar và BAFTA. Tại đây giới nhà báo cùng nhau bàn luận về thời trang của các nghệ sĩ đến dự, trong khi giới nhiếp ảnh gia thì chụp hình nghệ sĩ. Thảm đỏ cũng được dùng trong các sự kiện của ngành công nghiệp thời trang. | 1 | null |
Lãnh thổ New Mexico (tiếng Anh: "Territory of New Mexico" hay "New Mexico Territory") từng là một lãnh thổ hợp nhất có tổ chức của Hoa Kỳ, tồn tại từ 9 tháng 9 năm 1850 cho đến 6 tháng 1 năm 1912 khi vào giai đoạn cuối cùng, lãnh thổ được phép gia nhập vào liên bang để trở thành tiểu bang New Mexico.
Trước khi lãnh thổ được thành lập.
Năm 1846, trong cuộc Chiến tranh Mỹ-Mexico, chính quyền Hoa Kỳ lâm thời của New Mexico được thành lập. Các ranh giới của lãnh thổ không mấy rõ ràng. Sau khi México chính thức nhượng lại vùng đất này cho Hoa Kỳ vào năm 1848 thì chính quyền thời chiến tạm thời này vẫn duy trì cho đến ngày 9 tháng 9 năm 1850.
Đầu năm 1850, nỗ lực xin phép trở thành tiểu bang của New Mexico đang được tiến hành dưới một hiến pháp tiểu bang được đề nghị là đặt chế độ nô lệ ra khỏi vòng pháp luật. Lời thỉnh cầu được chấp thuận cùng lúc với Lãnh thổ Utah ở phía bắc được thành lập. Các ranh giới của tiểu bang mới được đề nghị này mở rộng xa về phía đông đến kinh tuyến 100 và xa về phía bắc đến sông Arkansas, như thế bao trùm các vùng cán chảo của các tiểu bang Texas và Oklahoma ngày nay và những phần đất của các tiểu bang Kansas, Colorado, Utah, và Arizona ngày nay, cũng như phần lớn tiểu bang New Mexico ngày nay. Sự chống đối đáng kể về kế hoạch này đến từ Texas bởi vì Texas trước đó đã từng tuyên bố chủ quyền đối với phần nhiều đất đai trong cùng lãnh thổ này mặc dù chưa bao giờ thật sự kiểm soát các vùng đất này.
Thỏa hiệp năm 1850 và các tranh chấp về chế độ nô lệ.
Thỏa hiệp 1850 của Quốc hội Hoa Kỳ, có hiệu lực vào ngày 9 tháng 9 năm đó, đình chỉ việc cho phép New Mexico trở thành một tiểu bang. Cùng lúc, các điều khoản khác của thỏa hiệp 1850 thiết lập Lãnh thổ New Mexico và Lãnh thổ Utah lân cận và xác định rõ ràng ranh giới của tiểu bang Texas như vẫn tồn tại đến ngày nay.
Tình trạng chế độ nô lệ trong suốt thời kỳ lãnh thổ gây ra tranh cãi đáng kể. Việc lãnh thổ xin trở thành tiểu bang còn tùy thuộc vào một Quốc hội đang bị chia rẽ trầm trọng về vấn đề chế độ nô lệ. Một số người (trong đó có Stephen A. Douglas) vẫn luôn một mực cho rằng lãnh thổ này không thể hạn chế chế độ nô lệ như theo Thỏa hiệp Missouri trước đó trong khi những người khác (gồm có Abraham Lincoln) luôn giữ lập trường rằng các truyền thống luật pháp xưa của Mexico cấm chế độ nô lệ nên lấy làm tiền lệ. Bất chấp tình trạng chính thức, chế độ nô lệ hiếm thấy tại New Mexico vào thời kỳ này. Số người nô lệ da đen chưa từng lên đến khoảng một tá.
Một trong những nỗ lực thỏa hiệp cuối cùng để tránh nội chiến, phe Cộng hòa trong Hạ viện Hoa Kỳ đề nghị cho phép New Mexico trở thành một tiểu bang theo chế độ nô lệ ngay tức khắc. Tuy đề nghị này được ủy ban quốc hội chấp thuận ngày 29 tháng 12 năm 1860 nhưng miền Nam vẫn không nhận đề nghị này.
Ngày 24 tháng 2 năm 1863, trong lúc Nội chiến Hoa Kỳ, Quốc hội thành lập Lãnh thổ Arizona mới bằng cách tách phần phía tây của Lãnh thổ New Mexico - vùng đất này dần dần trở thành tiểu bang Arizona và phần đất cực nam nhất của Nevada. Đạo luật thành lập Lãnh thổ Arizona cũng có điều khoản cấm chế độ nô lệ tại Lãnh thổ Arizona.
Tiến hóa lãnh thổ.
Ranh giới của Lãnh thổ New Mexico vào lúc được thành lập (9 tháng 9 năm 1850) bao gồm phần lớn tiểu bang New Mexico, hơn phân nửa tiểu bang Arizona ngày nay, và các phần đất của Colorado và miền nam Nevada ngày nay. Mặc dù khu vực này nhỏ hơn vùng đất đã được đề nghị trở thành tiểu bang vào đầu năm 1850 nhưng các tranh chấp ranh giới với Texas đã bị tan biến sau Thỏa hiệp 1850.
Cấu địa Gadsden được Hoa Kỳ mua của México vào năm 1853. Cấu địa này, làm tăng thêm diện tích miền nam Arizona ngày nay và một phần đất nhỏ của tây nam New Mexico ngày nay, được đưa vào Lãnh thổ New Mexico, biến diện tích của nó rộng lớn tối đa trong suốt lịch sử của nó như một lãnh thổ có tổ chức.
Lãnh thổ Colorado được thành lập theo một đạo luật tổ chức của Quốc hội vào ngày 28 tháng 2 năm 1861 với cùng ranh giới mà sau này hình thành nên tiểu bang Colorado. Đạo luật này đã lấy đất từ Lãnh thổ New Mexico để thành lập Lãnh thổ Colorado.
Sự thành lập Lãnh thổ Arizona ngày 24 tháng 2 năm 1863 đã lấy đi tất cả vùng đất nằm ở phía tây kinh tuyến 109 độ khỏi Lãnh thổ New Mexico. Vùng đất này hiện tại là toàn bộ tiểu bang Arizona và phần đất phía nam của tiểu bang Nevada. Sau khi Lãnh thổ Arizona được thành lập thì ranh giới còn lại của Lãnh thổ Mexico tương ứng với ranh giới hiện tại của tiểu bang New Mexico.
Nội chiến Hoa Kỳ.
Vì là con đường đến California nên Lãnh thổ New Mexico là lãnh thổ tranh chấp was trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. Những người định cư tại phần phía nam của lãnh thổ muốn gia nhập Liên minh miền Nam Hoa Kỳ vào năm 1861 thành Lãnh thổ Liên minh Arizona. Lãnh thổ này bao gồm nữa phía nam Lãnh thổ New Mexico đối ngược lại Lãnh thổ Arizona do Liên bang thành lập năm 1863 là phần nữa phía tây. Lãnh thổ Liên minh Arizona là thực thể lãnh thổ Mỹ đầu tiên được gọi tên là Arizona.
Trận Glorieta Pass đặt khu vực này dưới sự kiểm soát của phe Liên bang. Tuy nhiên, chính quyền lưu vong của Lãnh thổ Liên minh Arizona vẫn duy trì tại El Paso, Texas. | 1 | null |
Látrabjarg là vách đá lớn nhất châu Âu thuộc Iceland. Với chiều dài 14 km và cao 440 mét, đây là một phần của tận cực tây châu Âu. Vách đá là nơi có hàng triệu con chim biển, trong đó nổi bật là nơi sinh sống của hải âu cổ rụt, ó biển phương Bắc, chim Alca và cánh cộc mỏ xoắn... Đây là khu vực quan trọng cho sự sống còn của các loài chim này vì chiếm đến 40% số lượng loài chim Alca trên thế giới. | 1 | null |
Friedrich Wilhelm Karl August Graf von Perponcher-Sedlnitzky (11 tháng 8 năm 1821 tại Berlin – 21 tháng 3 năm 1909) là một Thượng tướng Kỵ binh và quan đại thần triều đình Phổ, đã từng tham gia hai cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức: chống Áo năm 1866 và chống Pháp vào các năm 1870 – 1871.
Tiểu sử.
Friedrich sinh vào tháng 8 năm 1821, là con trai của Thượng tướng Bộ binh và Công sứ Hà Lan Hendrik George de Perponcher-Sedlnitzki (1771 – 1856) với bà Wilhelmine Friederike Adelheid, nhũ danh Gräfin van Reede tot Ginkel (27 tháng 12 năm 1792 tại Berlin – 1 tháng 9 năm 1861 tại Dresden).
Thời trẻ, Perponcher học trường Trung học Chính quy Friedrichswerdersche tại Berlin, và vào ngày 1 tháng 6 năm 1840 ông nhập ngũ quân đội Phổ với vai trò là lính thiết kỵ trong Trung đoàn Thiết kỵ binh Cận vệ. Với cấp hàm Thiếu úy, ông được cắt cử làm cố vấn quân sự của Vương tử Georg vào cuối tháng 6 năm 1846, rồi trở thành sĩ quan phụ tá riêng của vị vương thân vào tháng 1 năm 1849. 10 năm sau, vào tháng 2 năm 1859, ông mang đến cho triều đình Anh tin tức về sự chào đời của người kế thừa ngai vàng Phổ, tức vua Wilhelm II. Đầu tháng 4 năm 1864, Perponcher chấm dứt sự phục vụ của mình và được đưa vào ngạch Sĩ quan Kỵ binh Trừ bị ("Offizieren von der Kavallerie"). Sau đó, ông được thụ chức Ngự tiền Đại thần ("Hofmarschall") của vua Wilhelm I. Ông đã tháp tùng Wilhelm I tại đại bản doanh của nhà vua trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần chống Áo vào năm 1866 và tham gia trận đánh quyết định ở Königgrätz-Sadowa ngày 3 tháng 7. Sau khi Hòa ước Praha được ký kết, Perponcher được phong quân hàm Thượng tá và được trao tặng Huân chương Vương miện hạng II đính kèm Thánh gươm.
4 năm sau đó, trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), Perponcher một lần nữa tháp tùng tại đại bản doanh của Quốc vương, tham gia trong các trận đánh lớn ở Gravelotte-St. Privat ngày 18 tháng 8 và Sedan ngày 1 tháng 9, cũng như trong cuộc vây hãm Paris và được lãnh thưởng Huân chương Thập tự Sắt hạng II. Vào ngày 22 tháng 3 năm 1872, ông được thăng cấp bậc Danh dự ("Charakter") Thiếu tướng, đồng thời được đưa vào ngạch Sĩ quan Trừ bị ("Offizieren à la suite der Armee"). Kể từ năm 1884 cho đến năm 1888, Perponcher giữ chức Ngự tiền Tổng quản ("Oberhofmarschall") kiêm Đại nội Đại thần ("Hausmarschall") của Wilhelm I, đồng thời là Quản đốc các Vương cung. Sau khi Hoàng đế băng hà vào năm 1888, ông trở thành Giám cung của Hoàng thái hậu Augusta. Trong những năm sau đó, ông nhậm chức quan "Obergewandkämmerer".
Vào ngày 18 tháng 10 năm 1904, Đức hoàng Wilhelm II phong tặng ông cấp bậc Danh dự ("Charakter") Thượng tướng Kỵ binh. Ngoài ra, ông còn là Hiệp sĩ Công lý ("Rechtsritter") Huân chương Thánh Johann. Ông cũng được trao tặng Đại Thập tự của Huân chương Đại bàng Đỏ đính kèm chuỗi dây chuyền và Ngôi sao Chỉ huy Huân chương Vương tộc Hohenzollern. Ông từ trần vào tháng 3 năm 1909 tại Berlin.
Gia đình.
Vào ngày 28 tháng 4 năm 1867, tại Behle, Perponcher-Sedlnitzky thành hôn với Wanda Friederike Ottilie Hedwig Gräfin von Moltke (3 tháng 3 năm 1840 tại Neustrelitz – 2 tháng 12 năm 1911 tại Godesberg). Cuộc hôn nhân này đã mang lại cho họ những người con sau đây: | 1 | null |
Ba môn phối hợp (thuật ngữ tiếng Anh: "Triathlon") bao gồm chạy bộ, bơi và đua xe đạp. Ban đầu các vận động viên đua bơi lội. Tiếp đó là đua xe đạp tới đường chạy, cuối cùng các vận động viên chạy marathon để về đích.
Đây là môn thể thao được chơi ngoài trời và là một môn thể thao mới được chơi tại Thế Vận Hội từ năm 2000 ở Sydney, Á Vận Hội và thậm chí tại SEA Games. Ba môn phối hợp đòi hỏi các vận động viên phải có một sức bền cả về thể lực lẫn tinh thần. Đây là môn thể thao thi đấu cá nhân hoặc đồng đội. Môn thể thao này có rất nhiều người tham gia. | 1 | null |
Lãnh thổ Utah (tiếng Anh: "Territory of Utah" hay "Utah Territory") từng là một lãnh thổ hợp nhất có tổ chức của Hoa Kỳ, tồn tại từ 9 tháng 9 năm 1850 cho đến 4 tháng 1 năm 1896 khi vào giai đoạn cuối cùng lãnh thổ được phép gia nhập liên bang để trở thành tiểu bang Utah.
Lịch sử.
Lãnh thổ được tổ chức bởi một đạo luật tổ chức của Quốc hội Hoa Kỳ vào năm 1850, cùng ngày mà tiểu bang California được phép gia nhập liên bang và Lãnh thổ New Mexico được thành lập ở phía nam Nhượng địa Mexico. Việc thành lập lãnh thổ này là một phần trong Thỏa hiệp 1850 nhằm tìm cách giữ quân bình quyền lực giữa các tiểu bang chống và các tiểu bang theo chế độ nô lệ. Ngoại trừ một khu vực nhỏ quanh thượng nguồn sông Colorado trong tiểu bang Colorado ngày nay, Hoa Kỳ đã thu hết tất cả đất đai của lãnh thổ từ México qua Hiệp định Guadalupe Hidalgo năm 1848.
Việc thành lập lãnh thổ này là một phần kết quả của cuộc thỉnh cầu của nhóm người tiên phong theo đạo Mormon sống trong thung lũng Đại Salt Lake bắt đầu vào năm 1847. Người theo đạo Mormon dưới sự lãnh đạo của Brigham Young đã thỉnh cầu Quốc hội để gia nhập liên bang thành tiểu bang Deseret với thủ phủ là Salt Lake City và các ranh giới được đề nghị là toàn bộ vùng Đại Bồn địa và lưu vực sông Colorado. Vùng đất này bao trùm tất cả hay một phần của 9 tiểu bang Hoa Kỳ hiện nay. Người định cư theo đạo Mormon đã thảo ra một hiến pháp tiểu bang vào năm 1849 và tiểu bang Deseret đã trở thành một chính quyền "trên thực tế" tại Đại Bồn địa vào lúc Lãnh thổ Utah được thành lập.
Sau khi tổ chức lãnh thổ, Young được làm lễ tuyên thệ thống đốc đầu tiên của lãnh thổ vào ngày 3 tháng 2 năm 1851. Phiên họp đầu tiên của hội đồng lập pháp lãnh thổ được nhóm họp vào tháng 10. Hội đồng lập pháp thông qua tất cả các luật và sắc lệnh mà từng được phê chuẩn bởi Hội đồng Lập pháp Tiểu bang Deseret.
Nền cai trị của người theo đạo Mormon tại lãnh thổ bị xem là đáng gây tranh cãi bởi số đông phần còn lại của quốc gia Hoa Kỳ, một phần là vì sự mô tả khủng khiếp liên tục của báo chí về tập tục đa thê đa phu của người định cư tại đây. Chính vì những tập tục như thế mà người theo đạo Mormon đã bỏ Hoa Kỳ để đến lưu vực Hồ Great Salt sau khi bị ép buộc rời bỏ các khu định cư của họ ở viễn đông Hoa Kỳ.
Mặc dù người theo đạo Mormon là đa số tại lưu vực Hồ Great Salt nhưng khu vực phía tây lãnh thổ bắt đầu hấp dẫn nhiều người định cư không thuộc phái Mormon, đặc biệt là sau khi bạc được tìm thấy tại Comstock Lode vào năm 1858. Năm 1861, một phần vì điều này, Lãnh thổ Nevada được thành lập từ khu vực phía tây của lãnh thổ. Người không thuộc phái Mormon cũng vào phần đất cực đông nhất của lãnh thổ trong thời gian Cơn sốt vàng Pikes Peak vì vàng được tìm thấy tại Breckinridge trong Lãnh thổ Utah vào năm 1859. Năm 1861, một phần đất lớn của khu vực phía đông lãnh thổ được tổ chức thành một phần của Lãnh thổ Colorado mới được thành lập.
Sự xuất hiện cùng lúc của đường sắt từ tiểu bang California và từ miền đông Hoa Kỳ vào năm 1869 bị người theo phái Mormons đang cai trị lãnh thổ xem là không mang lợi ích đặc biệt gì. Buổi lễ lấp đặt thanh ray cuối cùng kết nối đường sắt tại Đỉnh núi Promontory để hoàn thành đường sắt liên lục địa bị các giới chức lãnh thổ tẩy chay vì họ chán nản việc người từ bên ngoài xâm phạm vào lưu vực Hồ Great Salt.
Các sự việc gây tranh cãi của người theo phái Mormon trong lãnh thổ được xem là lý do chính yếu đằng sau sự trì hoãn kéo dài 46 năm từ lúc lãnh thổ được tổ chức đến khi được phép gia nhập liên bang vào năm 1896 để trở thành tiểu bang Utah. Thời gian chờ đợi gia nhập liên bang kéo dài hơn so với các lãnh thổ được thành lập sau nó. Lãnh thổ Nevada, mặc dù có dân số thưa thớt, được phép gia nhập liên bang vào năm 1864, chỉ mất ba năm sau khi được thành lập, phần lớn là vì liên bang muốn củng cố vị trí của mình trên các mỏ bạc trong lãnh thổ. Lãnh thổ Colorado được phép gia nhập liên bang năm 1876. | 1 | null |
Trung tâm triển lãm quốc tế Hàn Quốc (, thường được gọi là KINTEX) là một trung tâm hội nghị và triển lãm nằm ở Ilsanseo-gu, Goyang, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc. Trung tâm hội nghị cách Seoul khoảng . Trung tâm bao gồm hai hội trường triển lãm, một trong số đó được kết nối với tòa nhà văn phòng của công ty mẹ KINTEX Inc. Đây là địa điểm "MICE" lớn nhất ở Hàn Quốc.
Tổng quan.
Trung tâm gồm 3 toà nhà xây dựng trên đất nền tổng diện tích là nằm cạnh đường trung tâm Ilsan, Chungangno, và sông Hán. Tổng diện tích khuôn viên khu vực triển lãm là . Sau khi khánh thành một thời gian, tại đây đã tổ chức 2005 Seoul Motor Show. | 1 | null |
Nhà thờ Đức Bà Paris () là vở nhạc kịch tiếng Pháp công diễn vào ngày 16 tháng 9 năm 1998 tại Cung Hội nghị Paris, Pháp. Vở này dựa trên tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Victor Hugo. Phần nhạc và lời lần lượt do Richard Cocciante và Luc Plamondon đảm trách. Đạo diễn là Gilles Maheu.
Sau Pháp, "Nhà thờ Đức Bà Paris" đã tìm đến một số quốc gia khác như Bỉ, Thụy Sĩ và Canada (Québec). Vở nhạc kịch được diễn lại nhiều lần ở Montréal. Có bản chuyển ngữ sang tiếng Ý (diễn ở Roma và Verona), tiếng Tây Ban Nha (diễn ở Madrid và Barcelona) và tiếng Nga (diễn ở Moskva). Năm 2000, một phiên bản ngắn hát bằng tiếng Anh được diễn ở Las Vegas, Hoa Kỳ. Vở kịch đầy đủ bằng tiếng Anh cũng ra mắt tại Luân Đôn, Anh. Năm 2005, chuyến lưu diễn quốc tế bằng tiếng Pháp đã đến Bắc Kinh, Thượng Hải (Trung Quốc), Seoul (Hàn Quốc), Đài Loan và trở về Paris vào tháng 12 cùng năm.. Năm 2009, các nghệ sĩ ban đầu cùng nhau tham gia chuyến lưu diễn kỷ niệm, đến Nga và Ukraina vào tháng 12 năm 2010.
Một số nhạc phẩm trong nhạc kịch đã trở nên phổ biến, chẳng hạn "Belle" và "Le Temps des cathédrales". "Belle" và/hoặc "Le Temps des cathédrales" đã được dịch sang tiếng Belarus, tiếng Catala, tiếng Séc, tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng Litva, tiếng Ba Lan, tiếng Nga, tiếng Hà Lan, tiếng Anh và tiếng Việt.
Tính đến năm 2013, nhạc kịch "Nhà thờ Đức Bà Paris" đã được diễn hơn 5.000 lần ở khoảng hai mươi quốc gia khác nhau. Nó được xem là vở nhạc kịch phổ biến nhất châu Âu trong vòng năm năm từ 1998 đến 2002. Nhạc kịch cũng được "Sách kỷ lục Guinness" chứng nhận là nhạc kịch bán vé chạy nhất trong năm đầu tiên công diễn.
Tóm tắt.
Màn I.
Nhạc kịch lấy bối cảnh đô thành Paris năm 1482. Tại đây nhà thơ nghèo Pierre Gringoire kể lại câu chuyện mà anh chứng kiến.
Đoàn người Di-gan ("Bohémienne") vô gia cư (dẫn đầu là Clopin) lũ lượt kéo đến cổng Nhà thờ Đức Bà tìm nơi trú ngụ, gây khó chịu cho Phó Giám mục Nhà thờ là Frollo. Ông yêu cầu Phœbus - trưởng đội cung thủ của hoàng gia - trục xuất những người này. Tuy nhiên, điều chẳng ngờ tới là Phœbus lại mắc vào ái tình với cô gái trẻ xinh đẹp tên là Esméralda trong đoàn Di-gan, dù anh này đã có tình nhân. Cô gái ngây thơ cũng yêu thầm Phœbus.
Frollo yêu cầu Quasimodo (người kéo chuông nhà thờ có hình hài xấu xí) bắt cóc Esméralda. Vốn một lòng trung thành với Frollo, Quasimodo tuân mệnh nhưng không may thất bại và bị Phœbus bắt. Phœbus nhân dịp này hẹn gặp Esméralda tại Cabaret du Val d'Amour. Một lần Gringoire vô tình đi vào khu vực của dân vô gia cư và bị Clopin bắt được. Clopin cảnh báo nếu không có người phụ nữ nào đồng ý cưới Gringoire thì anh sẽ bị treo cổ. May mắn cho anh, Esméralda đã nhận lời (trên danh nghĩa).
Quasimodo chịu đựng bị trói tay trói chân. Anh kêu gào đòi uống nước nhưng không ai đoái hoài, chỉ trừ Esméralda bất ngờ đưa nước đến. Quasimodo được thả, và đến đây trên sân khấu xuất hiện cả Frollo và Phœbus; cả ba cùng hát về tình yêu của mình đối với Esméralda.
Tối hôm đó, Phœbus tới gặp Esméralda ở Cabaret du Val d’Amour, đằng sau có một bóng đen (Frollo) bí mật bám theo. Khi đang tình tự với Esméralda thì Phœbus bị bóng đen dùng dao đâm ngã gục.
Màn II.
Mở đầu màn II là cảnh Frollo và Gringoire cùng nhau bàn luận một số vấn đề. Gringoire cho Quasimodo biết Esméralda đang bị giam ở nhà tù La Sainte và sẽ bị treo cổ vì tội hãm hại Phœbus. Clopin và một số người khác cũng bị bắt giam vào đây. Frollo dùng cách tra tấn để ép Esméralda nhận tội và phán cô tội treo cổ. Sáng sớm ngày hành hình, Frollo đến thú nhận với Esméralda rằng chính ông đã đâm Phœbus, đồng thời cho cô lựa chọn: hoặc yêu ông hoặc chết. Esméralda tỏ ra ghê tởm và chối phắt đi. Lúc đó, Clopin - được Quasimodo giải cứu - lao tới đánh Frollo bất tỉnh, cứu được Esméralda. Quasimodo đưa Esméralda về trú trong nhà thờ Đức Bà - nơi Clopin và những người khác tạm chiếm. Bên ngoài, Frollo và Phœbus kéo quân tới đàn áp thành công những người chiếm đóng. Clopin trước khi chết đã nhờ Esméralda lãnh trách nhiệm làm người các anh em khác. Cô rốt cuộc cũng thất bại và bị Phœbus ra lệnh treo cổ. Sau khi nghe Frollo tuyên bố chính mình là chủ mưu gây ra cái chết của Esméralda, Quasimodo giận dữ hất Frollo từ nơi cao khiến ông ta tử vong. Trong cảnh cuối, Quasimodo đòi nhận thi thể của Esméralda và gục khóc trên xác cô.
Sản xuất.
Năm 1993, sau thành công mang tính hiện tượng của "Starmania" (công diễn năm 1978) và thất bại của "La Légende de Jimmy" (công diễn năm 1990), Luc Plamondon quyết định lấy cảm hứng từ lịch sử để viết vở nhạc kịch tiếp theo của ông. Ông đắm mình trong tiểu thuyết "Nhà thờ Đức Bà Paris" của văn hào Victor Hugo, kết quả là ông ghi lại được ba mươi ý tưởng ca khúc sau khi đọc qua sáu trăm trang sách. Plamondo chia sẻ: "Tôi muốn đưa lịch sử vĩ đại mà cả thế giới đều biết vào các ca khúc của mình. Ai mà biết được, điều này có thể mở ra cho tôi...phần còn lại của thế giới." Ông chợt nhớ ra rằng không lâu trước đây, cộng sự cũ của ông là Richard Cocciante có viết một bản nhạc để dành cho một "Dự án lớn", hiện đang giữ trong ngăn kéo. Ông thổ lộ rằng ban đầu từng cảm thấy rất sợ khi chọn đề tài liên quan đến một tượng đài của nền văn học Pháp như vậy. Tuy nhiên, chính vẻ đẹp trong ca từ của ca khúc "Belle" ("Người đẹp") đã làm ông hài lòng và tin tưởng vào dự án của bạn mình, rằng chỉ năm năm sau thôi thì bài hát sẽ được công nhận là tác phẩm thành công. Về sau, Plamondon thừa nhận đã nảy ra ý tưởng về bài hát sau khi xem xong bộ phim "Nhà thờ Đức Bà Paris" (1956) của đạo diễn Jean Delannoy.
Luc Plamondon và Richard Cocciante dành ra ba năm (từ 1994 đến 1996) để soạn nhạc và lời cho nhạc kịch. Bộ đôi nhận ra rằng tác phẩm sẽ dài hơn ba giờ đồng hồ, tức là cần phải tìm cách cắt giảm thời lượng xuống. Vào lúc này xuất hiện sự can dự của giám đốc Gilles Maheu. Vốn là một người luôn đi tiên phong, Maheu bày tỏ bản thân ông cảm thấy vở nhạc kịch này rất lôi cuốn. Ngay tức khắc Plamondon đáp lời: "Dự án của tôi sẽ không làm ông thích thú gì đâu, bởi nó là một truyện kể rất cổ điển!". Maheu vặn lại: "Ông có biết rằng tác phẩm đầu tay của tôi là một vở ba lê về Esméralda và ba người mê đắm cô nàng không?"
Hoàn thành phần việc nặng nhất, Plamondon và Cocciante lại bắt tay vào tìm nhà sản xuất cho đứa con tinh thần của họ. Sau ba lần mời gọi bất thành, Plamondon và bạn lâu năm là Guy Darmet - Giám đốc Nhà hát ca múa Lyon - đến đặt vấn đề với Victor Bosch - chủ rạp Transbordeur ở Lyon. Bosch tỏ ra khá quan tâm và đã tổ chức một cuộc gặp mặt với Charles Talar. Bosch nói: "Nhạc kịch của Plamondon, tôi quan tâm đấy; nhạc của Cocciante, tuyệt vời; tiểu thuyết của Victor Hugo, tuyệt!" Thế là mặc dù chưa đọc hay nghe qua thứ gì trong nhạc kịch nhưng Talar phát biểu: "Nếu các ông đồng ý, tôi sẽ sản xuất vở này và album nhạc cùng với Victor." Trong buổi diễn thử sau đó, Cocciante thủ tất cả các vai bên cây đàn dương cầm, trong khi Plamondon thì dàn cảnh. Về phía Cung Hội nghị Paris, họ muốn vở "Nhà thờ Đức Bà Paris" diễn vào mùa thu năm 1998. Tháng 1 năm 1997, các bên liên quan cùng nhau ký kết hợp đồng.
Thử giọng.
Gần bốn trăm ca sĩ đã đến thử giọng ở cả hai bờ Đại Tây Dương, cuối cùng rút lại chỉ chọn bảy người. Sáu trăm vũ công và người nhào lộn tham gia thử việc, cuối cùng rút lại còn mười sáu người. Trong suốt hơn hai năm, những con người đến từ mười hai quốc gia khác nhau này sẽ là thành viên của đoàn kịch, được đảm bảo có việc làm vào mỗi buổi tối. Đi kèm các ca sĩ-diễn viên và vũ công là bốn mươi kỹ thuật viên, người phụ trách phông cảnh, nhân viên làm tóc, nghệ sĩ trang điểm, người giữ trang phục và các trợ lý.
Đội ngũ thiết kế.
Gilles Maheu tìm kiếm nhà thiết kế phần nhìn đến từ châu Âu, riêng phần ánh sáng thì ông giao cho Alain Lortie đến từ Montréal, Canada. Ông trao nhiệm vụ trang trí cho Christian Rätz, nhiệm vụ thiết kế trang phục cho Fred Sathal, nhiệm vụ chỉ đạo ba lê đương đại cho biên đạo múa Martino Müller.
Marketing.
Charles Talar là người vạch ra chiến lược marketing bằng kinh nghiệm của ba mươi lăm năm trong nghề. Hàng tuần, ông có các cuộc họp với các nhà sáng tạo, đội ngũ sản xuất và nhân viên xúc tiến quảng bá tác phẩm. Một áp phích rộng 700 mét vuông được treo trước mặt tiền Cung Hội nghị Paris nhằm quảng cáo cho vở nhạc kịch trong vòng một năm trước khi công diễn.
Công diễn.
Gilles Mahe tổ chức buổi diễn theo phong cách hòa nhạc với dàn ca sĩ chính ở giữa sân khấu còn các vũ công diễn nền phía sau sân khấu. Phần nhạc của dàn nhạc giao hưởng cũng như phần hợp xướng được thu âm sẵn từ trước; các ca sĩ-diễn viên đeo microphone sát miệng.
Album và đĩa đơn.
Album nguyên bản được ghi âm và phối khí tại Artistic Palace à Paris. Album đầy đủ được thu âm trực tiếp trong buổi diễn tại Cung Hội nghị Paris.
Song hành cùng sự kiện công diễn nhạc kịch, ba ca khúc trong tác phẩm đã được phát hành dưới dạng đĩa đơn, đó là các bài hát "Vivre", "Le Temps des cathédrales" và "Belle". "Belle" trở thành Ca khúc của năm ở Pháp và được đề cử ngôi vị Ca khúc của thế kỷ. Bản tiếng Anh của "Vivre" ("Live for the One I Love") được cả hai nữ ca sĩ là Tina Arena (đóng vai Esméralda khi diễn tại Anh) và Celine Dion phát hành ra thị trường, mặc dù Celine Dion không tham gia nhạc kịch này.
Ảnh hưởng và đón nhận.
"Nhà thờ Đức Bà Paris" đã đưa nhạc kịch trở lại thành mốt thời thượng ở Pháp; nhiều tác phẩm khác đã thi nhau ra đời sau tác phẩm này. Theo Luc Plamondon và Richard Cocciante, tính riêng tại các quốc gia nói tiếng Pháp (Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ, Canada) thì đã có bốn triệu người xem nhạc kịch này, còn tính chung toàn cầu thì có 7,5 triệu người. Hơn 10 triệu album và năm triệu đĩa đơn đã được bán ra với nhiều phiên bản và ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên khi diễn tại Anh, nhạc kịch nhận được đánh giá khen chê lẫn lộn, nhìn chung là khen ngợi phần nhạc nhưng chế giễu phần lời dịch ra tiếng Anh. Báo "The Times" đánh giá vai diễn Quasimodo của Garou là đầy "năng lượng sầu lụy", các vũ công diễn nhiệt tình song kết luận rằng nhạc kịch này chẳng phải là một bản "Những người khốn khổ" khác.
Danh sách bài hát trong nhạc kịch.
Nguyên bản tiếng Pháp.
1. Ouverture - Dàn nhạc giao hưởng
2. Le Temps des cathédrales - Gringoire
3. Les Sans-papiers - Clopin & hợp xướng
4. Intervention de Frollo - Frollo & Phœbus
5. Bohémienne - Esmeralda
6. Esmeralda tu sais - Clopin
7. Ces diamants-là - Fleur-de-Lys & Phœbus
8. La Fête des fous - Gringoire & hợp xướng
9. Le Pape des fous - Quasimodo
10. La Sorcière - Frollo & Quasimodo
11. L'Enfant trouvé - Quasimodo
12. Les Portes de Paris - Gringoire
13. Tentative d'enlèvement - Phœbus & Esmeralda
14. La Cour des miracles - Clopin, hợp xướng & Esmeralda
15. Le Mot Phœbus - Esmeralda & Gringoire
16. Beau comme le soleil - Esmeralda & Fleur-de-Lys
17. Déchiré - Phœbus
18. Anarkia - Frollo & Gringoire
19. À boire! - Hợp xướng, Frollo & Quasimodo
20. Belle - Quasimodo, Frollo & Phœbus
21. Ma maison, c'est ta maison - Quasimodo & Esmeralda
22. Ave Maria païen - Esmeralda
23. Je sens ma vie qui bascule - Frollo / Si tu pouvais voir en moi (2001) - Quasimodo
24. Tu vas me détruire - Frollo
25. L'Ombre - Phœbus & Frollo
26. Le Val d'amour - Gringoire, hợp xướng & Phœbus
27. La Volupté - Phœbus & Esmeralda
28. Fatalité - Gringoire, Frollo, Quasimodo, Clopin & Fleur-de-Lys
29. Florence - Frollo & Gringoire
30. Les Cloches - Gringoire, Frollo, Quasimodo & hợp xướng
31. Où est-elle ? - Frollo, Gringoire & Clopin
32. Les oiseaux qu'on met en cage - Esmeralda & Quasimodo
33. Condamnés - Clopin & hợp xướng
34. Le Procès - Frollo & Esmeralda
35. La Torture - Frollo & Esmeralda
36. Phœbus - Esmeralda
37. Être prêtre et aimer une femme - Frollo
38. La Monture - Fleur-de-Lys
39. Je reviens vers toi - Phœbus
40. Visite de Frollo à Esmeralda - Frollo & Esmeralda
41. Un matin tu dansais - Frollo & Esmeralda
42. Libérés - Quasimodo, Clopin, Esmeralda, Gringoire & hợp xướng
43. Lune - Gringoire
44. Je te laisse un sifflet - Quasimodo & Esmeralda
45. Dieu que le monde est injuste - Quasimodo
46. Vivre - Esmeralda
47. L'Attaque de Notre-Dame - Clopin, Frollo, Phœbus, Esmeralda, Gringoire & hợp xướng
48. Déportés - Phœbus & hợp xướng
49. Mon maître, mon sauveur - Quasimodo & Frollo
50. Donnez-la moi - Quasimodo
51. Danse mon Esmeralda - Quasimodo
52. Danse mon Esmeralda (hợp ca) - Dàn nhạc giao hưởng
53. Le Temps des cathédrales (hợp ca) - Gringoire & Ensemble
Bản tiếng Anh.
Nhiệm vụ chuyển ngữ lời nhạc sang tiếng Anh do Will Jennings - người viết lời ca khúc nổi tiếng "My Heart Will Go On" - đảm nhiệm.
1. Ouverture - Dàn nhạc giao hưởng
2. The Age of the Cathedrals - Gringoire
3. The Refugees - Clopin & hợp xướng
4. Frollo's Intervention- Frollo & Phœbus
5. The Bohemian Song - Esmeralda
6. Esmeralda You Know - Clopin
7. So Look No More for Love - Fleur-de-Lys & Phœbus
8. The Feast of Fouls - Gringoire & hợp xướng
9. The King of Fouls - Quasimodo
10. The Sorceress - Frollo & Quasimodo
11. The Foundling - Quasimodo
12. The Doors of Paris - Gringoire
13. Kidnap Attempt - Phœbus & Esmeralda
14. The Court of the Miracles - Clopin, hợp xướng & Esmeralda
15. The Word Phœbus - Esmeralda & Gringoire
16. Shining Like the Sun - Esmeralda & Fleur-de-Lys
17. Torn Apart - Phœbus
18. Anarchy - Frollo & Gringoire
19. Water Please! - Hợp xướng, Frollo & Quasimodo
20. Belle (Is the Only Word) - Quasimodo, Frollo & Phœbus
21. Home in the Sky - Quasimodo & Esmeralda
22. Pagan Ave Maria- Esmeralda
23. If You Could See inside Me - Quasimodo
24. Your Love Will Kill Me - Frollo
25. The Shadow - Phœbus & Frollo
26. At Val d'Amour - Gringoire, hợp xướng & Phœbus
27. The Voluptary - Phœbus & Esmeralda
28. Destiny - Gringoire, Frollo, Quasimodo, Clopin & Fleur-de-Lys
29. Talk to Me of Florence - Frollo & Gringoire
30. The Bells - Gringoire, Frollo, Quasimodo & hợp xướng
31. Where Is She ? - Frollo, Gringoire & Clopin
32. The Birds They Put in Cages - Esmeralda & Quasimodo
33. Cast Away - Clopin & hợp xướng
34. The Trial - Frollo & Esmeralda
35. Torturer - Frollo & Esmeralda
36. Phœbus If You Can Hear Me - Esmeralda
37. I'm a Priest - Frollo
38. My Heart If You Will Swear - Fleur-de-Lys
39. To Get Back to You - Phœbus
40. Frollo's Visit to Esmeralda - Frollo & Esmeralda
41. On Bright Morning You Danced - Frollo & Esmeralda
42. Free Today - Quasimodo, Clopin, Esmeralda, Gringoire & hợp xướng
43. Moon - Gringoire
44. This Small Whistle I Leave You - Quasimodo & Esmeralda
45. God You Made the World All Wrong - Quasimodo
46. Live - Esmeralda
47. Attack of Notre-Dame - Clopin, Frollo, Phœbus, Esmeralda, Gringoire & hợp xướng
48. By Royal Law - Phœbus & hợp xướng
49. Master and Saviour - Quasimodo & Frollo
50. Give Her to Mme - Quasimodo
51. Dance my Esmeralda - Quasimodo
52. Dance my Esmeralda (hợp ca) - Dàn nhạc giao hưởng
53. The Age of the Cathedrals (hợp ca) - Gringoire & Ensemble | 1 | null |
Giết mổ lợn hay gọn đơn giản là mổ lợn, hạ heo là công việc giết chết và mổ xẻ để moi nội tạng, ruột, cắt, xẻo, lột da, chặt, phanh thành từng khúc thịt lợn, tảng thịt để lấy thành phẩm đối với một con lợn nói chung mà thường là lợn nhà. Giết mổ lợn có vai trò quan trọng trong hoạt động chăn nuôi đến khâu chế biến và tiêu dùng, xuất phát từ việc tiêu thụ thịt lợn đứng hàng đầu thế giới do đó đây là một công việc quan trọng trong nông nghiệp cũng như trong truyền thống ở một số nước châu Âu. Người giết mổ lợn còn được gọi là người hạ heo hay đồ tể.
Tổng quan.
Giết mổ lợn là một hoạt động cần thiết để có được thịt lợn, công việc này gần như một phần của chăn nuôi lợn truyền thống và chuyên sâu. Lợn được giết mổ ở các lứa tuổi khác nhau. Nói chung có thể được chia thành lợn con hay còn gọi là heo sữa trong đó có 1,5 đến 3 tháng tuổi, lợn vỗ béo để lấy thịt dành cho thịt lợn và thịt xông khói và cuối cùng là lợn lớn hơn, chẳng hạn như lợn nái, lợn xề (heo cái) và lợn đực thiến. Thịt thu được từ lợn con được chia thành thịt nạc hoặc tách mỡ. Heo đực thường được thiến một tháng trước khi giết mổ. Chất lượng thịt được xác định trên khối lượng và độ dày của thịt ở mặt sau.
Giết mổ lợn là một truyền thống được biết đến ở nhiều nước châu Âu như Croatia, Serbia, Hungary, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Slovakia, Hy Lạp, Ý, Moldova, Romania, Slovenia, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ukraina và những nơi khác, chẳng hạn như Việt Nam. Hạ heo cũng đã tồn tại ở Hoa Kỳ trong các trang trại gia đình quy mô nhỏ đầu những năm 1900. Trong lịch sử, giết mổ lợn là một thương mại cha truyền con nối. Ngày nay, giết mổ ban đầu thường được thực hiện bởi một người bán thịt chuyên nghiệp.
Thịt lợn sau khi mổ có cơ chế tự phân giải trong 6 tiếng đầu theo chiều hướng tốt đó là việc lượng đường chuyển hóa thành axit lactic, nucleo protein thành bixantin (cho mùi thơm) và axit photphoric, axit glutamic được giải phóng ra thể tự do từ albumin. Giai đoạn phân giải này làm cho thịt vừa axit hơn, tạo điều kiện ức chế phát triển của vi sinh vật gây thối, vừa làm cho thịt có mùi vị thơm ngon và dễ tiêu hóa hơn. Đây được gọi là quá trình thịt chín muồi do đó nên để thịt ở trạng thái bình thường sau 6 tiếng mới bắt đầu chế biến hoặc bảo quản lạnh.
Quy trình.
Chuẩn bị.
Trong thời hiện đại, hầu hết các gia đình ở châu Âu có thể đủ khả năng để giết mổ, nhưng đó cũng là một sự phong phú của thịt chế biến sẵn tại các cửa hàng, vì vậy phương pháp truyền thống giết mổ ngày càng trở nên nhiều hơn. Giết mổ đòi hỏi rất nhiều chuẩn bị, bao gồm máng, nước sôi, thùng gỗ lớn hoặc thau chậu để trữ thịt, nồi, dao nhọn, dao phay, cần một con dao chọc tiết, lưỡi dài 2 gang tay, rộng bản 15 centimet, lưỡi cong hơn sống, mũi nhọn.
Hạ sát.
Trước khi giết mổ, lợn đầu tiên được làm cho bất tỉnh nhân sự bằng việc sử dụng một trong những phương tiện sau đây: đập đầu cho đến chết, chọc tiết cho máu ra đến chết, làm cho ngạt thở chết. Sau đó chúng được treo trên một móc sắt hoặc trói bốn chân bằng một cái cọc, sau đó được thọc và xẻ mạnh ở những chỗ hiểm, thường là thông qua động mạch cảnh và tĩnh mạch cảnh tức làm chảy máu bằng cách cắt cổ họng. Sau khi máu huyết tiết đã xổ ra hết, cái xác được ngâm trong nước sôi để giúp cho việc cạo lông, sau đó được hoàn thành bằng cách sử dụng các thiết bị cắt kéo.
Chọc tiết là khâu quan trọng để giết nhanh một con lợn. Đặt heo nằm ngửa lên một mặt phẳng đầu dốc xuống 30 độ. Một người sẽ giữ lợn, đè xuống, một người cầm dao rồi đè nhẹ mõm nó xuống. Tay cầm dao thọc vào chính giữa cổ, đưa lưỡi dao ngập hết vào hơi lách sang trái một chút. Mũi dao vừa vặn cắt đứt động mạch trái, hơi nghiêng con heo sang một bên và đè lưỡi dao sang bên đó, nơi có đặt chậu hứng tiết. Đợi chừng 1 phút, máu chảy ra hết, con heo ngất đi, thì hơi rút mũi dao ra, rồi chọc thẳng chính giữa, trúng tim cho máu trong tim ra hết, và khi tim bị vỡ thì heo chết thật.
Mổ và moi.
Theo truyền thống, con heo được giết mổ với một con dao và sau đó đặt trong một bàn gỗ hoặc một máng kim loại và dội bằng nước sôi để cạo lông bằng một con dao hoặc dao cạo và sau đó nó được rửa sạch một lần nữa bằng nước nóng. Nước nóng quá khó cạo lông, vì da heo sẽ bị chín giữ chặt lông lại. Cạo lông rất dễ, nhất là những mảng da rộng, chỉ quét lưỡi dao qua, là trắng nõn.
Lợn sau đó được xé toang ruột, người ta banh xác lợn ra và thường được rạch đôi từ bụng để các cơ quan nội tạng bung và lòi ra ngoài, người giết lợn thường được lấy ra, và cơ thể được cắt thành hai nửa. Nửa còn lại được rửa sạch để loại bỏ máu còn đọng lại, vi khuẩn. Khuấy máu để ngăn ngừa đông máu của lợn. Máu thu được sẽ được tiếp tục sử dụng làm huyết.
Người ta cũng dùng cách đặt heo nằm ngửa. Người mổ đứng dạng chân hai bên con heo, một tay cầm một chân trước, tay cầm dao rạch từ cổ qua ngưc, qua bụng, xuống hậu môn. Đưa dao đúng độ sâu, không chọc vào tim gan ruột heo, mà chỉ đứt khung ngực và thành bụng. Tay cầm cuống họng, gồm khí quản và thực quản, lột lên. Khi lột đến cơ hoành, đáy khoang ngực, thì tay cầm dao đưa mũi dao cắt một vòng đứt cơ hoành. Sau đó thì lôi hết dạ dày, gan và ruột ra. Cầm khúc ruột già gần hậu môn để tay cầm dao cắt vòng quanh hậu môn, đuôi, rồi chặt đứt xương sống đuôi. Bộ lòng và đuôi dính liền một cụm, tách khỏi phần thịt heo.
Thành phẩm.
Cắt đầu heo, ngay sát mang tai, sau quai hàm. Con heo còn lại chỉ còn thịt. Một tay cầm chân trước, tay cầm dao nhọn, chém mũi dao vào gần chính giữa xương sống, mỗi nhát chém đi được vài centimet chẻ đôi xương sống ra, hở tuỷ bên trong nhưng không chém vào tuỷ. Rạch mũi dao cắt đứt thịt và da lưng heo nơi đã chém bổ xương sống. Tiếp tục chém bổ xương sống và cắt thịt da lưng cho đến khấu đuôi nơi đã cắt đứt đuôi, thì con heo bị chia làm 2 mảnh phải trái. Tay cầm tuỷ con heo nơi cổ, và lột tuỷ ra khỏi xương sống, cũng có thể cắt ra đùi sau, vai trước, và sườn. Sau đó, ruột của lợn (lòng lợn) được loại bỏ ra khỏi mình con lợn. Sau khi thịt nó được cắt thành miếng, thịt từ lợn sau đó được tiếp tục xử lý thành các sản phẩm ăn được. Phần lớn các chất béo được cắt thành miếng nhỏ. Mỡ của nó được xào để sản xuất ra tóp mỡ.
Trong văn hóa.
Nhà hoạt động quyền động vật Croatia coi quá trình giết mổ truyền thống là một hành động độc ác, tàn nhẫn và lỗi thời. Họ cũng đặt câu hỏi nếu quyền lợi động vật châu Âu và tiêu chuẩn vệ sinh đang thực sự gặp nhau hay là không, vì chưa có đủ sự giám sát có sẵn trong cơ sở giết mổ trên toàn quốc. Nông dân hầu như không được đào tạo về các tiêu chuẩn mới mà họ có để áp dụng.
Jitrnice tức giết mổ lợn một phần truyền thống của ẩm thực quốc gia Séc. Ở một số nước giết mổ lợn truyền thống là một sự kiện đặc biệt. Lợn được giết mổ tại Cộng hòa Séc đã thường xảy ra trong những tháng mùa đông, khi nhiệt độ thấp làm cho nó dễ dàng hơn để lưu trữ thịt tươi và các sản phẩm thịt lợn. Chuẩn bị cho sự kiện này kéo dài trong nhiều ngày và liên quan đến một loạt các nghi lễ mà sự kiện chính nó được đi kèm với việc tạo ra các món ăn truyền thống như jitrnice, tlačenka và škvarky.
Sau khi giết mổ, những người đàn ông trẻ tuổi của làng sẽ tới thăm hàng xóm và người thân mang quà từ thịt và huyết tươi. Giết mổ lợn đã kết thúc với những gì được gọi là một karmina, một lễ kỷ niệm đặc biệt được tổ chức tại các hộ gia đình nơi giết mổ đã diễn ra. Khách mời, đôi khi mặc quần áo và mặt nạ, sẽ tham gia trong các tiệc tùng và uống rượu. Trong quá khứ, các cuộc tàn sát lợn truyền thống thường kết thúc vào ngày Thứ Tư.
Giết lợn theo kiểu truyền thống (Zabíjačka) vẫn còn diễn ra ở nơi công cộng tại lễ kỷ niệm Mardi Gras ở nhiều thị trấn và làng Séc. Tuy nhiên, giết mổ lợn là một truyền thống dần biến mất. Trong thời kỳ cộng sản nắm quyền nó đã rẻ hơn và mọi người ưa thích để nâng cao và giết mổ lợn tại nhà. Kể từ đó chăn nuôi lợn và giết mổ đã trở nên ít phổ biến ở các làng Séc và thị trấn. Nó cũng tuỳ thuộc vào quy định của Liên minh châu Âu.
Giết mổ lợn trong nước truyền thống là một chủ đề yêu thích của các họa sĩ nổi tiếng Czech Josef Lada. Trong vở kịch Prase (Hợi, 1987), Václav Havel sẽ cố gắng để mua một con lợn cho một zabíjačka bởi người dân địa phương, với khó khăn bởi vì như một bất đồng chính kiến, ông được coi là sự nghi ngờ chính trị. Năm 1968, Jiří Šebánek, người sáng lập của Nhà hát Jara Cimrman, đã viết vở kịch The Pig giết mổ tại nhà với tựa đề Nhà vệ sinh kinh dị.
Ở Slovakia, giết mổ lợn (zabíjačka, zakáľačka, bravčovina, svinský kar, karmina) là một phần thiết yếu của truyền thống mùa đông từ đầu thời Trung Cổ. Giết mổ lợn được coi là một sự kiện quan trọng trong xã hội làng xã và cơ hội cho các gia đình để có thể đến với nhau. Thời gian truyền thống giết mổ lợn thường bắt đầu vào ngày 21 tháng Mười Hai, ngày lễ thánh Thomas. Có một tầm quan trọng đặc biệt gắn liền với huyền thoại và nông dân tin rằng thịt của một con lợn giết mổ có sự chứng giám của Thánh Thomas thì ngày sẽ kéo dài hơn.
Trong quá khứ đã có một số phong tục truyền thống kết hợp với các cơ sở giết mổ lợn. Sau khi giết mổ, các cô gái của hộ gia đình sẽ thu thập các xương và tản ra xung quanh sân cho việc cầu duyên tình yêu bằng cách thức bỏ bùa. Họ tin rằng khi một con chó giật lấy khúc xương đầu tiên thì chính cô gái đã ném khúc xương sẽ là người đầu tiên kết hôn.
Hình ảnh.
Cận cảnh cach thức giết mổ một con lợn ở Việt Nam
Hình ảnh về giết mổ lợn ở châu Âu: | 1 | null |
Khi Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, vị trí nam-bắc (xích vĩ) của Mặt Trời trên nền trời thay đổi trong năm do sự thay đổi hướng của trục tự quay Trái Đất so với Mặt Trời. Sự thay đổi trong vị trí biểu kiến của Mặt Trời cũng là nguyên nhân gây ra các mùa. Điểm chí xảy ra khi Mặt Trời đạt tới vị trí cách xa xích đạo nhất (± 23°27′) khi chiếu lên nền trời (xích đạo của thiên cầu). Khoảng cách góc này chính bằng độ nghiêng trục quay của Trái Đất 23°27′ so với mặt phẳng quỹ đạo (mặt phẳng hoàng đạo).
Ngày Mặt Trời nằm xa xích đạo thiên cầu nhất tương ứng với các ngày hạ chí và đông chí, và ngày Mặt Trời đi qua xích đạo thiên cầu tương ứng với các ngày xuân phân và thu phân.
Ngày hạ chí ở bán cầu bắc (gần tới này 22 tháng 6) xảy ra lúc Mặt Trời nằm ở xa nhất về phía bắc. Ngày đông chí ở bán cầu nam (xấp xỉ ngày 22 tháng 12) xảy ra lúc Mặt Trời ở xa nhất về phía nam. (Tại bán cầu nam, ngày hạ chí và đông chí được hoán đổi cho nhau do khi một bán cầu hướng về phía Mặt Trời thì bán cầu kia hướng ngược lại.) Xích vĩ của Mặt Trời vào các ngày hạ chí và đông chí được gọi lần lượt là hạ chí tuyến và đông chí tuyến (tropic of cancer và tropic of capricorn), tương ứng với (±23°27′).
Các ngày hạ chí, đông chí là những ngày dài nhất và ngắn nhất trong năm, theo nghĩa khoảng thời gian giữa lần Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn trong những ngày này tương ứng là dài nhất và ngắn nhất. Vì vậy mà thời xưa, tác giả dân gian Việt Nam thường có câu: "Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối". | 1 | null |
Quagga (/ ˈkwɑːxɑː / hoặc / ˈkwæɡə /) ("Equus quagga quagga") là một phân loài của ngựa vằn đồng bằng sống ở Nam Phi cho đến khi tuyệt chủng vào cuối thế kỷ 19. Từ lâu, nó được cho là một loài riêng biệt, nhưng các nghiên cứu di truyền ban đầu đã chứng minh nó là một phân loài của ngựa vằn đồng bằng. Một nghiên cứu gần đây hơn cho rằng nó là cline hoặc ecotype ở cực nam của loài này. Cái tên này xuất phát từ ngôn ngữ Khoekhoe và được cho là bắt nguồn từ cách gọi của nó, nghe giống như "kwa-ha".
Quagga được cho là dài khoảng 257 cm (8 ft 5 in) và cao 125–135 cm (4 ft 1 in – 4 ft 5 in) ở vai. Nó được phân biệt với các loài ngựa vằn khác bởi mô hình giới hạn chủ yếu là các sọc nâu và trắng, chủ yếu ở phần trước của cơ thể. Phần đuôi màu nâu và không có sọc, trông giống ngựa hơn. Sự phân bố của các sọc khác nhau đáng kể giữa các cá thể. Người ta biết rất ít về hành vi của quagga, nhưng nó có thể đã tụ tập thành đàn 30–50 con. Quaggas được cho là hoang dã và hoạt bát, nhưng cũng được coi là ngoan ngoãn hơn ngựa vằn Burchell. Chúng từng được tìm thấy với số lượng lớn ở Karoo của tỉnh Cape và phần phía nam của Nhà nước Tự do Orange ở Nam Phi.
Sau khi người Hà Lan định cư Nam Phi bắt đầu, quagga bị săn bắt rộng rãi, vì nó cạnh tranh với các động vật thuần hóa để làm thức ăn cho gia súc. Một số được đưa đến các vườn thú ở châu Âu, nhưng các chương trình nhân giống không thành công. Quần thể hoang dã cuối cùng sống ở Nhà nước Tự do Orange; Quagga đã tuyệt chủng trong tự nhiên vào năm 1878. Mẫu vật nuôi nhốt cuối cùng đã chết ở Amsterdam vào ngày 12 tháng 8 năm 1883. Chỉ có một con quagga từng được chụp ảnh còn sống và chỉ có 23 bộ da được bảo tồn ngày nay. Năm 1984, quagga là loài động vật tuyệt chủng đầu tiên được phân tích DNA. Dự án Quagga đang cố gắng tạo lại kiểu hình của mẫu lông và các đặc điểm liên quan bằng cách lai chọn giống vật nuôi các loài phụ gần nhất là ngựa vằn Burchell.
Phân loại.
Tên "quagga" có nguồn gốc từ từ Khoikhoi có nghĩa là ngựa vằn và là từ tượng thanh, được cho là giống với cách gọi của quagga, được phiên âm khác nhau là "kwa-ha-ha", "kwahaah", hoặc "oug- ga ". Tên vẫn được sử dụng thông tục cho ngựa vằn đồng bằng. Quagga ban đầu được phân loại là một loài riêng biệt, "Equus quagga", vào năm 1778 bởi nhà tự nhiên học người Hà Lan Pieter Boddaert. Theo truyền thống, quagga và các đồng bằng và ngựa vằn núi khác được xếp vào phân chi con "Hippotigris".
Nhiều cuộc tranh luận đã xảy ra về tình trạng của đầm lầy liên quan đến ngựa vằn đồng bằng. Nó ít được thể hiện trong hồ sơ hóa thạch, và việc xác định những hóa thạch này là không chắc chắn, vì chúng được thu thập vào thời điểm mà cái tên "quagga" dùng để chỉ tất cả các loài ngựa vằn. Hóa thạch sọ của loài "Equus mauritanicus" từ Algeria đã được cho là có mối quan hệ tương thích với quagga và ngựa vằn đồng bằng, nhưng chúng có thể bị hư hại quá nặng để có thể đưa ra kết luận chắc chắn về chúng. Quaggas cũng đã được xác định trong nghệ thuật hang động do người San.
Reginald Innes Pocock năm 1902 có lẽ là người đầu tiên cho rằng quagga là một loài phụ của ngựa vằn đồng bằng. Vì quagga được mô tả một cách khoa học và được đặt tên trước ngựa vằn đồng bằng, nên danh pháp ba phần của quagga trở thành "E. quagga quagga" theo sơ đồ này, và các phân loài khác của ngựa vằn đồng bằng cũng được đặt dưới "E. quagga".
Về mặt lịch sử, phân loại quagga phức tạp hơn nữa vì quần thể ngựa vằn Burchell đã tuyệt chủng ở cực nam ("Equus quagga burchellii", trước đây là "Equus burchellii burchellii") được cho là một phân loài riêng biệt (đôi khi cũng được cho là một loài đầy đủ, "E. burchellii"). Quần thể phía bắc còn tồn tại, "ngựa vằn Damara", sau này được đặt tên là "Equus quagga antiquorum", có nghĩa là ngày nay nó còn được gọi là "E. q. burchellii", sau khi người ta nhận ra rằng chúng là cùng một đơn vị phân loại. Quần thể đã tuyệt chủng từ lâu được cho là rất gần với quagga, vì nó cũng cho thấy các dải hạn chế ở các bộ phận sau. Ví dụ về điều này, Shortridge đã đặt cả hai vào chi con Quagga hiện không được sử dụng vào năm 1934. Hầu hết các chuyên gia hiện nay cho rằng hai phân loài này đại diện cho hai đầu của một cây gỗ.
Các phân loài khác nhau của ngựa vằn đồng bằng đã được các nhà nghiên cứu ban đầu công nhận là thành viên của "Equus quagga", mặc dù có nhiều sự nhầm lẫn tồn tại về loài nào là hợp lệ. Các phân loài Quagga được mô tả dựa trên sự khác biệt về các kiểu sọc, nhưng những khác biệt này do hiện tượng đa hình trong cùng một quần thể. Một số loài phụ và thậm chí cả loài, chẳng hạn như "E. q. danielli và Hippotigris isabellinus," chỉ dựa trên hình ảnh minh họa (kiểu hình tượng) của các mẫu quagga không bình thường. Một số tác giả đã mô tả quagga như một loại ngựa hoang hơn là ngựa vằn.
Một nghiên cứu về sọ từ năm 1980 dường như đã xác nhận mối liên hệ của nó với loài ngựa ("Equus ferus caballus"), nhưng các nghiên cứu hình thái ban đầu đã được ghi nhận là có sai sót. Việc nghiên cứu các bộ xương từ các mẫu vật nhồi bông có thể là một vấn đề khó khăn, vì các nhà phân loại học ban đầu đôi khi sử dụng sọ lừa và ngựa bên trong thú cưỡi của chúng khi không có sẵn.
Sự phát triển.
Quagga là loài động vật đã tuyệt chủng đầu tiên được phân tích DNA, và nghiên cứu năm 1984 này đã khởi động lĩnh vực phân tích DNA cổ đại. Nó xác nhận rằng quagga có quan hệ họ hàng gần với ngựa vằn hơn là ngựa, với quagga và ngựa vằn núi ("ngựa vằn Equus") có chung tổ tiên cách đây 3–4 triệu năm. Một nghiên cứu miễn dịch học được công bố vào năm sau cho thấy quagga gần giống với ngựa vằn đồng bằng nhất. Một nghiên cứu năm 1987 cho rằng mtDNA của quagga phân kỳ ở mức khoảng 2% mỗi triệu năm, tương tự như các loài động vật có vú khác, và một lần nữa xác nhận mối quan hệ gần gũi với ngựa vằn đồng bằng.
Các nghiên cứu hình thái học sau đó đã đưa ra những kết luận trái ngược nhau. Một phân tích năm 1999 về các phép đo sọ cho thấy rằng quagga khác với ngựa vằn đồng bằng và sau này là vằn núi. Một nghiên cứu năm 2004 về da và hộp sọ cho thấy rằng quagga không phải là một loài riêng biệt, mà là một phân loài của ngựa vằn đồng bằng. Bất chấp những phát hiện này, nhiều tác giả sau đó đã giữ ngựa vằn đồng bằng và quagga thành những loài riêng biệt.
Một nghiên cứu di truyền được công bố vào năm 2005 đã xác nhận tình trạng dưới đặc hiệu của quagga. Nó chỉ ra rằng quagga có ít đa dạng di truyền, và nó phân biệt với các phân loài ngựa vằn đồng bằng khác chỉ từ 120.000 đến 290.000 năm trước, trong kỷ Pleistocen, và có thể là cực đại áp chót của băng hà. Mẫu lông khác biệt của nó có lẽ đã phát triển nhanh chóng vì sự cách ly về địa lý và/hoặc sự thích nghi với môi trường khô hạn hơn. Ngoài ra, các phân loài ngựa vằn ở đồng bằng có xu hướng ít phân dải hơn về phía nam mà chúng sống, và quagga là loài sống ở phía nam nhiều nhất trong số chúng. Các loài động vật móng guốc lớn khác ở châu Phi cũng phân hóa thành các loài và phân loài riêng biệt trong thời kỳ này, có thể là do sự thay đổi khí hậu giống nhau.
Nghiên cứu di truyền năm 2018 của quần thể ngựa vằn đồng bằng đã xác nhận Quagga là thành viên của loài đó. Họ không tìm thấy bằng chứng cho sự phân biệt dưới đặc hiệu dựa trên sự khác biệt về hình thái giữa các quần thể ngựa vằn phía nam, bao gồm cả quagga. Các quần thể ngựa vằn đồng bằng hiện đại có thể có nguồn gốc từ miền nam châu Phi, và quagga dường như ít khác biệt với các quần thể lân cận hơn so với quần thể sống ở cực bắc ở đông bắc Uganda. Thay vào đó, nghiên cứu đã hỗ trợ một chuỗi di truyền bắc-nam cho ngựa vằn đồng bằng, với quần thể Uganda là khác biệt nhất. Ngựa vằn từ Namibia dường như là loài gần nhất về mặt di truyền với Quagga.
Mô tả.
Quagga là loài ngựa vằn đồng bằng phân bố ở cực nam, chủ yếu sống ở phía nam sông Orange. Nó là một động vật ăn cỏ, và phạm vi sinh sống của nó chỉ giới hạn trong các đồng cỏ và vùng cây bụi nội địa khô cằn ở vùng Karoo của Nam Phi, ngày nay hình thành các tỉnh của Bắc Cape, Đông Cape, Tây Cape và Free State. Những khu vực này được biết đến với hệ động thực vật đặc biệt và lượng đặc hữu cao. Người ta biết rất ít về hoạt động của quaggas trong tự nhiên, và đôi khi không rõ loài ngựa vằn chính xác được đề cập đến trong các báo cáo cũ. Nguồn duy nhất mô tả rõ ràng về đầm lầy ở Bang Tự do là của kỹ sư quân sự và thợ săn người Anh, Thiếu tá Sir William Cornwallis Harris với báo cáo vào năm 1840 như sau:"Phạm vi phân bố địa lý của quagga dường như không mở rộng đến phía bắc của sông Vaal. Loài vật này trước đây cực kỳ phổ biến trong thuộc địa nhưng nay đã biến mất trước những bước tiến của nền văn minh, nên hiện được tìm thấy với số lượng rất hạn chế và chỉ ở vùng ven biên giới. Ngoài ra, trên những vùng đồng bằng oi bức hoàn toàn bị thú dữ chiếm cứ, và có thể được gọi là lãnh thổ của thiên nhiên man rợ, nó sinh sống theo từng đàn bất tận, nó hầu như luôn luôn được nhìn thấy khác hẵn với linh dương đầu bò (gnu) đuôi trắng và với đà điểu, đối với loài chim đặc biệt là nó thể hiện xu hướng kỳ dị nhất. Di chuyển chậm rãi qua đường chân trời giống như đại dương, thét ra một tiếng kêu chói tai, những đàn gồm gồm hàng trăm con thường xuyên di cư từ vùng đồng bằng buồn tẻ và hoang vắng của một số vùng nội địa hình thành nơi ở hẻo lánh của chúng, chúng tìm kiếm những đồng cỏ um tùm hơn, nơi trong những tháng mùa hè, nhiều loại thảo mộc khác nhau đâm chồi nảy lộc và những bông hoa tạo thành một tấm thảm xanh, rải rác với những sắc màu rực rỡ và đa dạng".
Quaggas đã được báo cáo tụ tập thành đàn 30–50 con, và đôi khi di chuyển theo kiểu thành từng hàng dài. Chúng có thể có quan hệ mật thiết với ngựa vằn Burchell giữa sông Vaal và sông Orange. Điều này còn bị tranh cãi, và không có bằng chứng cho thấy chúng đã lai tạp. Chúng cũng có thể đã chia sẻ một phần nhỏ phạm vi của nó với ngựa vằn núi Hartmann ("ngựa vằn Equus hartmannae"). Quaggas được cho là loài hiếu động và có sức bền cao, đặc biệt là những con ngựa giống. Trong những năm 1830, nhiều con Quaggas được sử dụng làm ngựa kéo xe ở London, những con đực có lẽ được quấn chặt để giảm bớt bản tính dễ bất kham của chúng, Những con Quagga bị nuôi nhốt trong các vườn thú châu Âu được cho là thuần hóa và ngoan ngoãn hơn ngựa vằn Burchell. Một mẫu vật được cho là đã sống trong điều kiện nuôi nhốt trong 21 năm 4 tháng, chết vào năm 1872.
Vì chức năng thực tế của sọc vẫn chưa được xác định đối với ngựa vằn nói chung, nên không rõ tại sao Quagga lại thiếu sọc ở phần thân sau của nó. Một chức năng khó hiểu để bảo vệ khỏi động vật ăn thịt (sọc che khuất cá thể ngựa vằn trong đàn) và ruồi đốt (ít bị thu hút bởi các vật có sọc), cũng như các chức năng xã hội khác nhau, đã được lý giải cho ngựa vằn nói chung. Sự khác biệt về sọc phần tư thân sau có thể hỗ trợ sự nhận biết loài trong quá trình trà trộn của các bầy hỗn hợp, do đó các thành viên của một loài hoặc loài sẽ đi theo loại dấu hiệu riêng. Nó cũng có bằng chứng cho thấy những con ngựa vằn đã phát triển các kiểu hình họa tiết sọc để điều chỉnh nhiệt để tự hạ nhiệt, và những con Quagga đã mất chúng do sống trong khí hậu mát hơn, mặc dù một vấn đề với điều này là ngựa vằn núi sống ở môi trường tương tự và có dạng sọc đậm. Một nghiên cứu năm 2014 ủng hộ mạnh mẽ giả thuyết rằng chức nằng này để né ruồi đốt, và những con Quagga dường như đã sống ở những khu vực có lượng ruồi hoạt động ít hơn các loài ngựa vằn khác.
Suy giảm và tuyệt chủng.
Vì nó rất dễ tìm và dễ giết, Quagga đã bị săn lùng bởi những người định cư Hà Lan ban đầu và sau đó là những người Afrikaners để cung cấp thịt hoặc da của họ. Da đã được mua bán hoặc sử dụng tại địa phương. Loài quagga có thể dễ bị tuyệt chủng do phân bố hạn chế, và nó có thể đã cạnh tranh với vật nuôi trong nước để làm thức ăn cho gia súc. Quagga đã biến mất khỏi phần lớn phạm vi của nó vào những năm 1850. Quần thể cuối cùng trong tự nhiên, ở Bang Orange Free, đã bị tuyệt chủng cục bộ vào cuối những năm 1870. Loài quagga hoang dã cuối cùng được biết đến đã chết vào năm 1878.
Quaggas bị bắt và vận chuyển đến châu Âu, nơi chúng được trưng bày trong các vườn thú. Ngài Morton đã cố gắng cứu loài vật khỏi nguy cơ tuyệt chủng bằng cách bắt đầu chương trình nuôi nhốt, ông chỉ có thể kiếm được một con đực duy nhất, mà trong tuyệt vọng, ông đã lai tạo với một con ngựa cái. Điều này đã tạo ra một con lai cái có sọc vằn trên lưng và chân. Con ngựa cái của Ngài Morton đã được bán và sau đó được lai tạo với một con ngựa đực đen, kết quả là con cái lại có sọc vằn. Một tài khoản về điều này đã được xuất bản vào năm 1820 bởi Hiệp hội Hoàng gia. Điều này dẫn đến những ý tưởng mới về telegony được Charles Darwin gọi là pangenesis. Vào cuối thế kỷ 19, nhà động vật học người Scotland là James Cossar Ewart đã lập luận chống lại những ý kiến này và bằng một số thí nghiệm lai tạo đã chứng minh rằng các vằn vằn có thể nổi lên như một đặc điểm tàn tật bất cứ lúc nào.
Quagga từ lâu đã được coi là một ứng cử viên thích hợp để thuần hóa, vì nó được coi là loài ngoan ngoãn nhất trong các loài ngựa sọc. Những người thực dân Hà Lan đầu tiên ở Nam Phi đã mơ tưởng về khả năng này, bởi vì những con ngựa lao động nhập khẩu của họ không hoạt động tốt trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt và thường xuyên làm mồi cho những con ngựa châu Phi sợ hãi. Vào năm 1843, nhà tự nhiên học người Anh Charles Hamilton Smith đã viết rằng quagga 'không nghi ngờ gì được tính toán tốt nhất cho quá trình thuần hóa, cả về sức mạnh và sự ngoan ngoãn'. Chỉ có một số mô tả về quaggas đã được thuần hóa hoặc thuần hóa ở Nam Phi.
Ở châu Âu, các trường hợp duy nhất được xác nhận là hai con ngựa đực giống do Joseph Wilfred Parkins, cảnh sát trưởng London, điều khiển trong một phaeton vào năm 1819–1820, và những con Quagga và con lai của chúng ở Vườn thú London, được sử dụng để kéo xe và vận chuyển rau từ thị trường đến sở thú. Tuy nhiên, sự tôn kính vẫn tiếp tục kéo dài sau cái chết của con Quagga cuối cùng vào năm 1883. Năm 1889, nhà tự nhiên học Henry Bryden đã viết: ""Đó là một con vật quá đẹp, rất có khả năng thuần hóa và sử dụng, và không bao lâu nữa được tìm thấy với sự phong phú tuyệt vời như vậy, lẽ ra phải được phép quét khỏi mặt đất, chắc chắn là một sự ô nhục đối với nền văn minh ngày nay của chúng ta".
Mẫu vật ở London chết vào năm 1872 và mẫu ở Berlin vào năm 1875. Con quagga bị nuôi nhốt cuối cùng, một con cái trong vườn thú Natura Artis Magistra của Amsterdam, sống ở đó từ ngày 9 tháng 5 năm 1867 cho đến khi chết vào ngày 12 tháng 8 năm 1883, nhưng nguồn gốc và nguyên nhân cái chết của nó không rõ ràng. Cái chết của nó không được công nhận là biểu hiện sự tuyệt chủng của đồng loại vào thời điểm đó, và sở thú đã yêu cầu một mẫu vật khác; các thợ săn tin rằng nó vẫn có thể được tìm thấy ở "gần bên trong" ở Cape Colony.
Vì người dân địa phương sử dụng thuật ngữ Quagga để chỉ tất cả ngựa vằn, điều này có thể dẫn đến sự nhầm lẫn. Sự tuyệt chủng của quagga đã được quốc tế chấp nhận bởi Công ước 1900 về Bảo tồn Động vật hoang dã, Chim và Cá ở Châu Phi. Mẫu vật cuối cùng được in trên tem Hà Lan vào năm 1988. Có 23 mẫu vật Quagga được nhồi bông và gắn tường trên khắp thế giới, bao gồm một con non, hai con ngựa con và một bào thai. Ngoài ra, một đầu và cổ được gắn kết, một bàn chân, bảy bộ xương hoàn chỉnh và các mẫu mô khác nhau vẫn còn. Một mẫu vật được gắn tường thứ 24 đã bị phá hủy ở Königsberg, Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai và nhiều bộ xương khác nhau cũng đã bị mất mát.
Dự án phục hồi giống.
Sau khi phát hiện ra mối quan hệ rất gần gũi giữa ngựa vằn đồng bằng và quagga, Reinhold Rau bắt đầu Dự án Quagga vào năm 1987 ở Nam Phi để tạo ra một quần thể ngựa vằn giống Quagga bằng cách lai tạo chọn lọc để có kiểu sọc giảm từ đàn ngựa vằn đồng bằng, nhằm mục đích giới thiệu chúng với phạm vi cũ của quagga. Để phân biệt giữa Quagga và ngựa vằn trong dự án, họ gọi nó là "Rau quaggas". Quần thể sáng lập bao gồm 19 cá thể từ Namibia và Nam Phi, được chọn vì chúng đã giảm bớt sọc ở thân sau và chân. Con ngựa con đầu tiên của dự án được sinh ra vào năm 1988. Khi một quần thể đủ giống Quagga đã được tạo ra, những người tham gia dự án có kế hoạch thả chúng ở miền Tây Cape.
Việc giới thiệu những con ngựa vằn giống Quagga này có thể là một phần của chương trình phục hồi toàn diện, bao gồm các nỗ lực liên tục như loại bỏ các cây không phải cây bản địa. Quaggas, linh dương đầu bò và đà điểu, xuất hiện cùng nhau trong các thời kỳ lịch sử trong một hiệp hội đôi bên cùng có lợi, có thể được nuôi chung trong những khu vực mà thảm thực vật bản địa phải được duy trì bằng cách chăn thả. Vào đầu năm 2006, các động vật thế hệ thứ ba và thứ tư do dự án sản xuất được coi là trông rất giống các mô tả và các mẫu vật được bảo tồn của đầm lầy. Hình thức nhân giống chọn lọc này được gọi là lai ngược. Việc thực hành này đang gây tranh cãi, vì những con ngựa vằn thu được sẽ giống Quaggas chỉ ở hình dáng bên ngoài, nhưng sẽ khác về mặt di truyền. Công nghệ sử dụng DNA phục hồi để nhân bản vẫn chưa được phát triển. | 1 | null |
Chồn sương hay còn gọi là chồn Ferret (Danh pháp khoa học: Mustela furo) là một loài chồn đã thuần hóa trong chi Chồn thuộc họ Chồn và bắt nguồn từ nhân nhánh của loài Mustela putorius (Chồn hôi châu Âu). Đây là động vật đã được con người thuần hóa để trở thành vật nuôi. Chồn sương là một loài ăn thịt kích thước vừa phải. Chồn sương có màu lông màu nâu, đen, trắng hoặc lang. Một trong những con mồi của loài chồn này là thỏ, và chúng thường bắt thỏ bằng cách đặt bẫy. Chúng được con người sử dụng làm con vật để săn thỏ góp phần tiêu diệt thỏ hoang.
Để bắt được con mồi, chồn sương, khi phát hiện con thỏ từ xa, chồn sương lăn lộn, co giật, nhảy múa liên tục giống như một con vật bị đốt, hay một con thú hóa điên. Hành động kỳ lạ của chồn sương thu hút sự chú ý của thỏ, khiến chúng nhầm tưởng và mất cảnh giác. Con thỏ không biết rằng con chồn đã tới gần và nó sẽ nhảy chồm lên và cắn chết thỏ để ăn thịt thỏ.
Chồn sương là loài chồn đã được thuần dưỡng để làm cảnh cách đây nhiều năm. Tại Mỹ, số lượng người nuôi chồn làm cảnh chỉ đứng sau số người nuôi chó và mèo. Loài này thông minh trung thành, thể hình và khuôn mặt dễ thương, tính tình hiếu động nghịch ngợm. Chồn sương là loài vật nuôi thích hợp nhất với những người chủ trong thành phố, ngắm nhìn chúng hoạt động đùa nghịch. Với thói quen và trí thông minh và chỉ đi vệ sinh một chỗ cố định vào một khoảng thời gian nhất định. | 1 | null |
Chuột gai châu Phi (danh pháp khoa học: Acomys percivali) là một loài động vật có vú trong họ Chuột, bộ Gặm nhấm. Loài này được Dollman mô tả năm 1911., chúng sống tại vùng núi ở miền trung Kenya, Somalia, Nam Sudan, và Uganda. Môi trường sống tự nhiên của nó là xavan khô, cây bụi khô nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới và các khu vực nhiều đá. Nó là một trong hai loài động vật có vú đã biết, loài kia là "Acomys kempi", có khả năng tái tạo hoàn toàn các mô bị tổn thương, bao gồm nang lông, da, tuyến mồ hôi, lông và sụn. Chuột gai châu Phi được xem là một trong những loài động vật sở hữu lớp da mỏng nhất thế giới và sở hữu khả năng tự tái tạo da để dễ dàng tự lột bỏ lớp da của mình khi gặp kẻ thù. Chuột gai châu Phi có thể trốn thoát trẻ thù ăn thịt như rắn, cú và đại bàng bằng cách tự lột phần lớn da của mình. Khi bị kẻ thù bắt, con chuột có thể lột bỏ 60% da của mình để tẩu thoát.
Mô tả.
Lần đầu tiên loài này được mô tả khoa học vào năm 1911 bởi G. Dollman.
Chiều dài thân (không tính đuôi) 82-111 mm, chiều dài đuôi 39-92 mm (đuôi chiếm 76% chiều dài thân), chiều dài tai 11-15 mm, chiều dài chân sau 9-15 mm; trọng lượng cơ thể là 18-48 g.
Môi trường sống.
Loài này sống chủ yếu ở các vùng đất thấp trong thung lũng Great Rift của châu Phi. Chúng được tìm thấy ở độ cao tới 1000 m so với mực nước biển, đặc biệt là ở các khu vực đá được bao phủ bởi dung nham. Nó là một loài động vật ăn côn trùng.
Cơ chế tự lột bỏ da.
Do lớp biểu bì mềm bên dưới lớp da của loài chuột này đã giúp cho nó dễ dàng lột bỏ lớp da cũ. da của chuột gai châu Phi cho thấy nó yếu hơn khoảng 20 lần và dễ xé rách hơn 77 lần so với da của chuột bạch thí nghiệm. Đặc điểm da dễ vị xé rách của loài chuột gai châu Phi có thể giúp chúng thoát khỏi kẻ thù, như rắn, chim cú và đại bàng. Khi bị tấn công, chúng sẵn sàng bỏ lại một phần da để thoát thân
Bên cạnh đó, chuột gai châu Phi còn sở hữu khả năng tự làm lành, tái tạo da, nang lông, tuyến mồ hôi và sụn trong vòng vài ngày mà không để lại sẹo. Nếu bị thương thì đến hôm sau, vết thương đó có thể được thu nhỏ tới 64%, do đó, việc bị rách da dù lớn đến đâu cũng ảnh hưởng đến loài chuột gai. Điều đặc biệt, sau đó, chuột có thể phục hồi lại được phần da bị mất một cách nhanh chóng, trong vòng 3 ngày, mà không để lại sẹo. Sau khoảng 30 ngày thì phần long và màu da được phục hồi hoàn toàn.
Một thí nghiệm, người ta đã thử nghiệm lột khoảng 60% da trên lưng của nhưng con chuột, nhưng sau đó phần da bị mất mọc lại rất nhanh và lông cũng mọc lại ở phần ra mới tái tạo vết thương dài 4mm có thể lành trong 3 ngày, trong khi, loài chuột bạch thí nghiệm phải mất từ 5 đến 7 ngày để lành một vết thương tương tự điều này cho thấy Chúng không tái tạo lại toàn bộ phần da bị mất. Chúng sử dụng khả năng co giãn của da để che vị trí bị thương nên chúng thực sự không phải tái tạo ra nhiều. Ở phần trung tâm của vết thương, vẫn còn khoảng 5% da chưa tái tạo. | 1 | null |
Nguyễn Thị Minh Ngọc (sinh ngày 5 tháng 8 năm 1953, tại Bà Rịa, Việt Nam), là nhà văn, nhà biên kịch, đạo diễn, diễn viên Việt Nam.
Tiểu sử.
Nguyễn Thị Minh Ngọc tốt nghiệp đạo diễn sân khấu năm 1980, đào tạo diễn viên tại trường Sân khấu & Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh và Nhà hát Trần Hữu Trang. Bà là học trò của đạo diễn Nguyễn Tường Trân (đệ tử đời thứ hai của Konstantin Stanislavski), đã được cùng đào tạo diễn viên cải lương với NSND Phùng Há, đã đào tạo được nhiều nghệ sĩ sân khấu kịch nói và cải lương thành danh ở trong nước và hải ngoại như: NSƯT Hữu Châu, Hữu Nghĩa, Hồng Đào, Quang Minh, NSƯT Hữu Quốc,NSƯT Mỹ Hằng, Lương Mỹ, Mai Lan, Hòa Hiệp, Xuân Trang, Thanh Phương (đã mất)...
Bà giảng dạy bộ môn Biên Kịch, Lý Luận Kịch và Lịch sử Sân khấu Việt Nam tại một số trường Cao Đẳng và Đại Học, đồng sáng lập CLB Đạo Diễn Thể Nghiệm (1985), dựng khoảng 30 vở truyền thống và đương đại, viết khoảng 70 vở truyền thống và đương đại cho sân khấu và khoảng 30 kịch bản cho điện ảnh, hàng trăm tập phim cho truyền hình, vài công trình nghiên cứu về sân khấu và cải lương, đã dự nhiều liên hoan, hội thảo, sáng tác và nghiên cứu về sân khấu và giáo dục trong nước cùng các nước Uc, Anh, Pháp, Đức, Tanzania, Na Uy, Thụy Điển, Philipines, Mỹ, Indonesia, là nhân vật sân khấu của năm 2004 do Truyền hình Việt Nam bình chọn.
Bà từng là diễn viên cho các sân khấu: 5B Võ Văn Tần, Idecaf... Những vai được khán giả nhớ: Otilia, Cô Bé Nuôi Gà & Cô Gái Già (Dư Luận Quần Chúng), dì ba Duyên (Ngôi Nhà Không Có Đàn Ông), bà Nội (Cậu Đồng), bà Cả & bà Tớ Già (Lồng Đèn Đỏ Treo Cao), bà Mẹ (Tám Người Đàn Bà), Khán giả Cuồng Nhiệt (Thương hoài ngàn năm), bà Hạnh Ngộ (Một nửa của tôi đâu?) Vai gần nhất là bà Vú trong MV Tan Vỡ với Đàm Vĩnh Hưng và Nhan Phúc Vinh. Riêng tiết mục "Người Lãng Mạn Cuối Cùng- The Last Romantic" là độc diễn 60' ghép từ mười độc thoại bi hài đã được Nguyễn Thị Minh Ngọc dùng để minh họa các buổi nói chuyện về sân khấu của mình ở các đại học trong và ngoài nước.
Ngoài ra, bà còn là hội viên của các Hội Nhà văn, Sân khấu, Điện ảnh, và là một trong 20 nhà văn tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh do Hội Nhà Văn Thành phố Hồ Chí Minh bình chọn.
Bà là phụ nữ Việt đầu tiên đưa tác phẩm Việt Nam vào sân khấu off-off Broadway tại New York với cương vị tác giả, đạo diễn và diễn viên trong đó với: Người đàn bà thất lạc (2008) và Chúng Tôi Là..(2011). Bà được Liên hoan Film Quốc tế về Người Việt (VIFF) tại Mỹ chọn làm tâm điểm (2007).
Ngoài các phim tài liệu về Nguyễn Thị Minh Ngọc do các đài truyền hình của VTV, HTV, Bình Dương, Long An thực hiện, năm 2015, đạo diễn Hùng Phương làm phim tài liệu "Nguyễn Thị Minh Ngọc-Người Gìn Vàng Giữ Ngọc" dài 19'36" và đã đoạt giải nhất trong cuộc thi "Tôi gìn giữ vẻ đẹp".
Gia đình.
Minh Ngọc có một người em gái là nghệ sĩ Minh Phượng. | 1 | null |
Giờ tiêu chuẩn Hàn Quốc hay Giờ tiêu chuẩn Triều Tiên ( - KST; ) là múi giờ chuẩn tại Hàn Quốc và là múi giờ thứ chín tính từ UTC (UTC+9:00), có nghĩa là khi vào rạng sáng (00:00) UTC, thì giờ chuẩn Hàn Quốc là 9 giờ sáng (09:00). Hàn Quốc hiện không theo dõi thời gian tiết kiệm ánh sáng ban ngày nhưng đã từng thử nghiệm nó trong quá khứ. Giờ chuẩn Hàn Quốc giống với giờ chuẩn Nhật Bản, giờ chuẩn Đông Indonesia và giờ chuẩn Irkutsk của Nga. Vào ngày 15 tháng 8 năm 2015, Triều Tiên đã sử dụng Giờ chuẩn Pyongyang, lùi lại 30 phút so với giờ chuẩn Hàn Quốc. Theo trích dẫn của Kim Jong-un điều này được thực hiện để kỉ niệm "Triều Tiên thoát khỏi chủ nghĩa đế quốc Nhật".
Lịch sử.
Đế quốc Đại Hàn đã thông qua giờ tiêu chuẩn là 8.5 giờ trước UTC (). Năm 1912, sau khi Triều Tiên trở thành thuộc địa của phát xít Nhật, chính quyền thực dân đã thay đổi thành UTC+09:00 để phù hợp với giờ chuẩn Nhật Bản. Năm 1954 nó được đổi lại thành UTC+08:30 và sau năm 1961, một lần nữa bị thay đổi thành UTC+09:00.
Triều Tiên công bố sẽ lùi múi giờ của mình thành UTC+08:30 vào 15 tháng 8 năm 2015, trùng với Ngày giải phóng, và áp dụng múi giờ chuẩn như năm 1908.
Ngày 5 tháng 5 năm 2018, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên chỉnh lại múi giờ thành để cùng thống nhất với Giờ chuẩn Hàn Quốc, theo đó bán đảo Triều Tiên sẽ chỉ còn một múi giờ nhằm thể hiện sự hòa giải sau Hội nghị thượng đỉnh liên Triều 2018 giữa lãnh đạo hai quốc gia. | 1 | null |
Vật thể gần Trái Đất (NEO) là vật thể thuộc Hệ Mặt Trời mà quỹ đạo của nó mang nó đến gần Trái Đất. Mọi NEO phải có điểm cận nhật nhỏ hơn 1,3 AU. Chúng bao gồm vài nghìn tiểu hành tinh gần Trái Đất (NEA), các sao chổi gần Trái Đất, và một số tàu không gian bay quanh Mặt Trời, cũng như một số thiên thạch đủ lớn cần theo dõi trước khi chúng rơi xuống Trái Đất. Nhiều nhà khoa học đồng thuận rằng các va chạm trong quá khứ có một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến lịch sử địa chất và sinh học của Trái Đất. NEO dần nhận được sự quan tâm từ thập niên 1980 bởi sự cảnh báo về nguy hiểm tiềm ẩn của một số tiểu hành tinh hay sao chổi có quỹ đạo rất gần Trái Đất, và các hoạt động nghiên cứu theo dõi chúng bắt đầu tăng lên. Những NEO ở tương đối gần Trái Đất sẽ được phân loại là vật thể có khả năng gây nguy hiểm.
Các tiểu hành tinh thuộc nhóm NEO có quỹ đạo trong khoảng 0,983 đến 1,3 AU tính đến Mặt Trời. Khi phát hiện một NEA, nó sẽ được thông báo đến trung tâm "Minor Planet Center" (thuộc Trung tâm thiên văn vật lý Harvard–Smithsonian) nhằm lưu trữ dữ liệu và phân loại. Có vài quỹ đạo của các tiểu hành tinh NEA cắt qua quỹ đạo Trái Đất gây ra những hiểm họa trong tương lai. Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, và các quốc gia khác hiện tại đang có những chương trình quét dò NEO bằng tín hiệu radar nhằm sớm phát hiện và đưa ra cảnh báo, hay các chương trình bảo vệ không gian (spaceguard).
Ở Hoa Kỳ, NASA được quốc hội ủy thác cho nhiệm vụ phát hiện, theo dõi và phân loại mọi NEO có đường kính ít nhất 1 kilô mét, do sự va chạm của chúng với Trái Đất có thể gây ra một thảm họa lớn cho hành tinh. , đã phát hiện được 848 tiểu hành tinh gần Trái Đất có đường kính lớn hơn 1 km, 154 trong số chúng có khả năng gây nguy hiểm tiềm ẩn (PHAs). Năm 2006 các nhà thiên văn ước lượng rằng còn khoảng 20% tiểu hành tinh gần Trái Đất chưa được phát hiện. Chương trình NEOWISE công bố kết quả vào năm 2011, rằng khoảng 93% vật thể NEA có đường kính lớn hơn 1 km đã được tìm thấy và chỉ còn 70 tiểu hành tinh nguy hiểm chưa bị phát hiện.
Các vật thể có mối nguy hiểm tiềm tàng (PHO) hiện tại được định nghĩa dựa trên các tham số đo lường xu hướng của vật gây nguy hiểm khi nó tiếp cận gần tới Trái Đất. Đa số vật thể với khoảng cách quỹ đạo tối thiểu giao cắt với Trái Đất (MOID) bằng 0,05 AU hoặc ít hơn và có độ sáng biểu kiến (H) bằng 22,0 hoặc sáng hơn (ám chỉ kích thước lớn hơn) được coi là những PHO. Những vật thể không thể tiếp cận Trái Đất gần hơn , hoặc có đường kính nhỏ hơn 150 m (hay H = 22,0 khi suất phản chiếu giả sử bằng 13%), không thuộc về lớp PHO. Danh mục Vật thể gần Trái Đất của NASA cũng bao gồm các tiểu hành tinh và sao chổi có khoảng cách đo theo khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trăng, và cách sử dụng này trở thành đơn vị thông dụng trên các phương tiện truyền thông khi đưa tin về các vật thể này.
Các nhà thiên văn đặc biệt chú ý tới một số NEO khi con người có thể thực hiện một số phi vụ bay tới thám hiểm chúng nhờ những lần tiếp cận tới Trái Đất gần hơn cả Mặt Trăng, và do sức hút hấp dẫn nhỏ của chúng, cho phép con người có cơ hội nghiên cứu đặc điểm thành phần của tiểu hành tinh cũng như khả năng khai thác tài nguyên lấy từ chúng trong tương lai. Những đặc điểm này biến chúng trở thành một trong những mục tiêu quan trọng trong các chương trình thám hiểm Hệ Mặt Trời. Cho tới 2014, ba vật thể gần Trái Đất đã được các tàu không gian bay qua đó là 433 Eros bởi một tàu thám hiểm tiểu hành tinh của NASA, 25143 Itokawa, bởi tàu Hayabusa của JAXA, và 4179 Toutatis, bởi tàu Hằng Nga 2 của Trung Quốc. | 1 | null |
Chuột đồng Siberia (tên tiếng Anh: "Siberian hamster", danh pháp khoa học: Phodopus sungorus) là một loài động vật có vú trong họ Cricetidae thuộc bộ Gặm nhấm, chúng được Pallas mô tả năm 1773. chúng phân bố từ vùng Dzungaria những cánh đồng lúa mạch ở Kazakhstan và những vùng ở Mông Cổ, Siberia và những vùng ở Mãn Châu. Loài này được biết đến là loài động vật rất kỳ lạ vì nó không bao giờ đổi màu lông hay ngủ đông và không bao giờ sinh sản vào mùa đông.
Cơ chế.
Tuy sinh sản theo mùa, giống như hầu hết các hành vi khác của chuột đồng là một quá trình phức tạp được kiểm soát bởi hàng trăm gene. Vào mùa đông khi ban ngày trở nên ngắn hơn, não chuột sẽ tiết ra một loại chất hóa học là melatonin tác động vào gene làm cho tinh hoàn của chuột xìu xuống không hoạt động. Loại gene này được gọi là dio3, khi được kích hoạt theo cơ chế biểu sinh nó sẽ làm giảm kích thước cơ quan sinh dục của chuột đồng. Đây cũng có thể là một cách sinh tồn của loài chuột đồng vì sinh con vào mùa đông thường khó sống sót và việc để bộ phận sinh dục ở chế độ teo liệt sẽ giảm bớt lãng phí năng lượng cho cơ thể.
Nhưng sau khoảng 5 tháng, khi não chuột cảm nhận được dấu hiệu ngày dài hơn vào mùa xuân thì những chất melatonin sẽ tự giảm xuống, hoạt động của dio3 cũng giảm theo, lúc đấy cơ quan sinh dục đã của chuột đồng bắt đầu thức tỉnh và đánh dấu mùa sinh sản. Sự giảm sút dio3 là một trong những biểu hiện đầu tiên đánh dấu chuyển đổi chức năng sinh sản của loài chuột đồng từ chế độ không hoạt động ở mùa đông sang chế độ hoạt động ở mùa hè. | 1 | null |
Linh dương hươu, danh pháp khoa học: "Gazella", là tên gọi chung cho nhiều loài linh dương thuộc chi "Gazella", họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Tên gọi gazelle bắt nguồn tiếng Ả Rập, tên gọi غزال "". Có 6 loài thuộc hai chi "Eudorcas" và "Nanger", trước đây từng được xem xét là phân chi của chi "Gazella". Chi "Procapra" cũng từng được xét là phân chi của "Gazella", và các thành viên thuộc chi này cũng được gọi là linh dương gazelle, mặc dù chúng không được đề cập trong bài viết này.
Đặc điểm.
Linh dương Gazelle là một động vật nhanh nhẹn, một số con linh dương có thể tăng tốc lên tới 60 mph (97 km/h), hoặc chạy ở một tốc độ duy trì bền bỉ lên đến 30 mph (48 km/h). Linh dương này chủ yếu được tìm thấy trong vùng sa mạc, đồng cỏ, và thảo nguyên châu Phi, nhưng chúng cũng được tìm thấy ở phía Tây Nam và Trung Á, và tiểu lục địa Ấn Độ. Chúng có xu hướng sống theo bầy đàn và sẽ ăn ít đối với những cây dễ tiêu hóa và lá. Linh dương Gazel khá nhỏ, hầu hết khi đứng chúng cao đến 2-3,5 ft (61–110 cm) cao đến vai.
Các chi linh dương là Gazella, Eudorcas, và Nanger. Phân loại các chi là một trong những tranh cãi và phân loài là một vấn đề bất ổn. Có sự liên quan chặt chẽ liên quan đến linh dương thật sự là linh dương Tây Tạng và Linh dương Mông Cổ (các loài thuộc chi Procapra), các loài Blackbuck của châu Á, và Springbok ở châu Phi. Một con linh dương quen thuộc phổ biến của loài này là con linh dương châu Phi thuộc loài linh dương Thomson (Eudorcas thomsoni) chúng khoảng 60 đến 80 cm (24–31 in) chiều cao ở vai và có màu nâu và màu trắng với một sọc đen phân biệt. Con đực có dài, thường có sừng cong.
Chúng có thể bị đe dọa bởi những kẻ săn mồi tốc độ, như Loài báo săn. Trên khoảng không gian rộng lớn ở các đồng cỏ, loài linh dương Gazelle có thể chạy với vận tốc 70 km/h. Mặc dù có tốc độ chạy nhanh như vậy, nhưng linh dương Gazelle vẫn phải đối mặt với những mối đe dọa đến từ loài báo săn bởi linh dương là món ăn báo yêu thích nhất. Đối với những con báo, khoảng cách lý tưởng nhất để bắt con mồi là 50 met, nhưng nó phải xuất phát khi con mồi cách khoảng 80 met. Điều may mắn cho những con linh dương là chúng có giác quan rất nhạy và phản ứng cơ thể rất nhanh nhẹn mỗi khi biết mình bị tấn công. Trong quá trình rượt đuổi, linh dương thường hay thay đổi hướng chạy khiến kẻ săn mồi luôn gặp khó khăn. Ngoài ra chúng có thể bị tấn công bởi diều ăn rắn (đối với những con bê con).
Ngày nay, người ta đã nhân bản thành công linh dương trong tử cung dê. Bốn con linh dương Mông Cổ được sinh ra từ tử cung dê đã sống sót tại Sơn Đông, Trung Quốc, đánh dấu ca nhân bản linh dương Gazelle - dê đầu tiên trên thế giới, người ta đã trích rút những tế bào cơ thể của linh dương Gazelle và cấy chúng vào tế bào nang trứng của dê, sau khi các gene của dê đã được loại bỏ. Việc này đã mở ra một con đường mới để bảo tồn các giống loài quý hiếm. Linh dương Gazelle Mông Cổ là một nhánh tiến hoá khác của dê đang sinh sống ở Trung Quốc.
Các loài.
Nhóm linh dương Gazelle trước được phân thành 1 chi "Gazella", về sau tách riêng để lập thành 2 chi nữa là "Eudorcas" và "Nanger".
Trong văn hóa.
Linh dương Gazelle được nhắc đến trong văn hóa, Thủ đô Abu Dhabi của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) được đặt tên có nghĩa là "Cha của linh dương Gazelle". Công ty Reebok xuất xứ từ tiếng Afrikaans phiên âm của rhebok, là một loài linh dương châu Phi mà còn được biết đến với tên gọi là linh dương Gazelle. Loài Linh dương Impala, impala có nguồn gốc từ tiếng Zulu nghĩa là linh dương Gazelle. | 1 | null |
"Sorry Seems to Be the Hardest Word" là ca khúc được viết bởi Elton John và Bernie Taupin. Ca khúc được phát hành dưới dạng đĩa đơn vào năm 1976 rồi được thu âm cho album "Blue Moves" bởi Elton John. Đây là đĩa đơn thứ hai của anh được thu dưới nhãn đĩa The Rocket Record Company. Ca khúc là một bản ballad buồn nói về một cuộc tình tan vỡ, được viết với hợp âm Sol trưởng (G).
Ca khúc này sau đó được nằm trong tuyển tập "Greatest Hits Volume II" song vì những lý do bản quyền mà ấn bản này không giống với ấn bản đĩa đơn. Sau đó, nó được nằm trong các album "Greatest Hits 1976–1986", "The Very Best of Elton John" và "Greatest Hits 1970–2002" cùng nhiều ấn phẩm tuyển tập khác.
Ca khúc này cũng là giai điệu cho bộ phim hài "Slap Shot" (1977). Năm 2012, nhóm nhạc 2 người của Úc, Pnau, được quản lý bởi Elton John và hãng Rocket Music đã hát lại 8 ca khúc của Elton. Trong số đó, ca khúc "Sad" là bản hát lại của "Sorry Seems to Be the Hardest Word". | 1 | null |
Strongylida là một phân bộ bao gồm rất nhiều giun tròn quan trọng được tìm thấy trong đường tiêu hóa của động vật nhai lại, ngựa và lợn, cũng như của giun phổi động vật nhai lại và giun móc của chó và mèo.
Phân loại.
Phân bộ này bao gồm (siêu họ - họ bao gồm): | 1 | null |
Lưu Linh Trợ (chữ Hán: 刘灵助, ? - 531), người Yên quận, U Châu, nhà chiêm bốc nổi tiếng cuối đời Bắc Ngụy. Sau cái chết của Nhĩ Chu Vinh và Bắc Ngụy Hiếu Trang đế, miền bắc rơi vào cảnh loạn lạc, ông thừa cơ xưng vương khởi binh nhưng nhanh chóng thất bại.
Phụng sự Nhĩ Chu Vinh.
Ban đầu Linh Trợ thờ người Phạm Dương là Lưu Biện làm thầy, học được một chút thuật chiêm bốc âm dương thì bỏ đi. Ông có lúc buôn bán, nhiều khi cướp bóc, rồi hành nghề chiêm bốc ở chợ. Về sau Linh Trợ đến Tú Dung, phụng sự Nhĩ Chu Vinh. Vinh tin việc bốc (bói mai rùa) – thệ (bói cỏ thi), ông xem bói luôn trúng, nên được đãi ngộ thân thiết, làm Phủ công tào tham quân cho Vinh.
Khi Nhĩ Chu Vinh gọi vương công khanh sĩ đến triều phụng Bắc Ngụy Hiếu Trang đế ở hành cung tại Hà Âm, rồi tàn sát bọn họ (528), Linh Trợ thấy anh em Phụng xa đô úy Lư Đạo Kiền là người đồng châu, nên che chở cho họ, quan lại nhờ đi cùng mấy người họ Lư mà thoát chết có đến vài mươi người. Vinh vào kinh sư, bái ông vượt cấp làm Quang lộc đại phu, phong Trường Tử huyện Khai quốc bá, thực ấp 700 hộ; tiếp tục được tiến tước lên công, tăng ấp so với trước 1000 hộ.
Sau đó theo Vinh đánh dẹp Cát Vinh, được "đặc trừ" làm Tán kỵ thường thị, Phủ quân tướng quân, U Châu thứ sử. Tiếp đó theo đại tướng quân, Thượng Đảng vương Nguyên Thiên Mục đánh dẹp Hình Cảo. khi ấy lưu dân U Châu là Lư Thành Nhân nổi dậy, Linh Trợ được kiêm hàm Thượng thư, đi trước quân đội vỗ về những dân nổi dậy.
Việc xong thì Nguyên Hạo tiến vào Lạc Dương (529), Linh Trợ đến gặp Nhĩ Chu Vinh ở núi Thái Hành. Khi Vinh sắp đánh Hà Nội, sai ông bói cỏ. Linh Trợ nói: "Chưa đến lúc." Đến giữa trưa, binh sĩ mệt mỏi, lại nói: "Đến lúc rồi." Vinh nổi trống, tướng sĩ xông lên, lập tức hãm được thành. Khi đến thành Bắc Trung, Vinh đánh thành không được, gặp lúc thời tiết nóng bức, bàn bạc việc lui quân, đợi đến mùa thu trời mát. Hiếu Trang đế sai ông bói cỏ, Linh Trợ nói: "Ắt phá được giặc." Hỏi: "Ngày nào?" Đáp: "Khoảng 18, 19." Quả như lời ấy. Xa giá về cung, ông được lãnh U Châu đại trung chánh, còn được gia Chinh đông tướng quân, tăng ấp 500 hộ, tiến tước lên Yên quận công, có chiếu tặng cha là Tăng An làm U Châu thứ sử. Sau được kiêm Thượng thư tả bộc xạ, vỗ về lưu dân U Châu ở Bộc Dương, Đốn Khâu, nhân đó đưa dân về bắc. Linh Trợ cùng bọn đô đốc Hầu Uyên đánh dẹp dư đảng của Cát Vinh là Hàn Lâu, diệt hắn ta ở đất Kế. Ông tiếp tục sửa sang việc Châu, được thêm chức Xa kỵ tướng quân, còn được làm U, Bình, Doanh, An 4 châu hành đài.
Xưng vương khởi binh.
Nhĩ Chu Vinh bị Ngụy Hiếu Trang đế giết, sau đó vua Ngụy bị Nhĩ Chu Triệu giết (530), Linh Trợ cậy mình có phương thuật dễ mê hoặc lòng người, lấy danh nghĩa dấy binh vì Hiếu Trang đế mà diệt họ Nhĩ Chu, tự đặt hiệu Yên vương, Xa kị đại tướng quân, Khai phủ nghi đồng tam tư, Đại hành đài. Ông nuôi một con chim lớn, gọi là điềm lành của mình, diễn giải tranh sấm, nói rằng họ Lưu đến lúc làm vương, còn cho rằng "muốn biết thế nào là lánh đời thì vào thôn xóm của chim". Rồi bện lông làm tượng người, vẽ chữ trên gỗ đào làm sách bùa, bày trò khấn vái để lừa dối, dân chúng phần nhiều tin theo. Vào lúc người Hà Tây là Hột Đậu Lăng Bộ Phiền uy hiếp Tấn Dương, nhiều lần đánh bại Nhĩ Chu Triệu, Linh Trợ tuyên bố: "Nhĩ Chu sắp bị diệt, không phiền đến quân ta." Vì thế dân U, Doanh, Thương, Ký đều đi theo. Ai đi theo đến đêm phải đốt lửa làm hiệu, người nào không đốt lửa thì cả thôn cùng giết đi.
Linh Trợ thường nói: "Cuối tháng 3, ta ắt vào Định Châu, Nhĩ Chu cũng ắt bị diệt." Tháng 2 nhuận ÂL năm Phổ Thái đầu tiên (531), liên quân Nhĩ Chu đại bại trong trận Hàn Lăng, sau đó bọn Nhĩ Chu Triệu lần lượt bại vong. Tháng 3 ÂL, ông soái quân đến thành An Quốc thuộc quận Bác Lăng, giao chiến với bọn Sất Liệt Duyên Khánh, Hầu Uyên, Nhĩ Chu Vũ Sanh. Sắp vào trận, Linh Trợ tự bói cỏ, quẻ không được tốt, bèn bẻ gãy nhánh cỏ thi, ném xuống đất, nói: "Bây giờ biết làm sao?" Quả nhiên thất bại bị bắt, bị chém ở Định Châu, truyền đầu về Lạc Dương, tay chân bị chặt lìa. Lời ông nói rốt cục đã ứng nghiệm.
Năm Vĩnh Hi thứ 2 (533) thời Hiếu Vũ đế, ông được tặng Sứ trì tiết, Tán kỵ thường thị, đô đốc U Doanh Ký 3 châu chư quân sự, Phiếu kị đại tướng quân, Thượng thư tả bộc xạ, Khai phủ nghi đồng tam tư, U Châu thứ sử, thụy là Cung. Con là Tông Huy kế tự. | 1 | null |
Loa loa là một loài giun chỉ gây bệnh giun chỉ Loa loa. Nó thường được gọi là Giun mắt. Phân bố địa lý của nó bao gồm châu Phi và Ấn Độ.
L. loa là một trong ba loài giun tròn ký sinh trùng gây ra bệnh giun chỉ dưới da ở người. Hai loài giun chỉ khác là Mansonella streptocerca và Onchocerca volvulus.
Ấu trùng trưỡng thành và con trưỡng thành của "giun mắt" chiếm lớp dưới da của da - lớp chất béo - của con người, gây ra bệnh. Ấu trùng non phát triển trong ruồi trâu của chi Chrysops bao gồm cả loài C. dimidiata và C. silacea, mà lây sang người bằng cách cắn. | 1 | null |
Văn phòng Hoàng gia Thái Lan là cơ quan thuộc chế độ quân chủ của Thái Lan dưới triều vua Bhumibol Adulyadej. Ngoài nhiệm vụ hành chính và trách nhiễm nghi lễ, văn phòng còn trực tiếp hành động từ thiện thay mặt Quốc vương.
Cung điện.
Văn phòng chịu trách nhiệm việc thúc đẩy và bảo trì của ba cung điện hoàng gia khác nhau:
Quan hệ công chúng.
Cơ quan xử lý các vấn đề quan hệ công chúng của chế độ quân chủ. Ví dụ trong một khoảng thời gian Quốc vương bị bệnh, cơ quan có nhiệm vụ phải thông báo cung cấp tin tức về tình hình của Nhà vua.
Tài sản.
Năm 1932, tài sản của Hoàng gia bị tịch biên mãi đến năm 1947 mới được trao trả cho Hoàng gia bởi Thawiwong Thawalayasak.
Tài sản của Hoàng gia được Văn phòng Hoàng gia và Cục Quản lý tài sản Hoàng gia quản lý. Hai cơ quan này không chịu quản lý của Chính phủ Thái Lan mà chịu sự quản lý trực tiếp từ Quốc vương đồng thời Quốc vương cũng là người bổ nhiệm. | 1 | null |
Heckler & Koch SL8 là loại súng trường bán tự động do công ty vũ khí Heckler & Koch phát triển dựa trên khẩu HK G36. Súng được giới thiệu lần đầu trong triển lãm IWA-98 và sau đó đi vào sản xuất từ cuối năm 1998. Từ SL trong tên là Selbst-Lade có nghĩa là tự động nạp đạn, 8 là thứ tự sản phẩm súng trường dành cho thị trường dân sự mà hãng đã làm. Loại súng này được phát triển cho thị trường dân sự như việc săn bắn và thể thao nhưng cũng thích hợp dùng để huấn luyện trong quân sự, an ninh hay tự vệ. Vì có thiết kế theo dạng khối nên súng có thể thay đổi thành nhiều phiên bản khác nhau như thay loại hộp đạn sử dụng, nhiều ốp lót tay... Độ chính xác, sự thoải mái và độ tin cậy của súng được đánh giá tốt nhưng giá cả hơi đắt.
Thiết kế.
SL-8 sử dụng cơ chế nạp đạn bằng khí nén với hệ thống trích khí ngắn, thoi nạp đạn xoay nhưng chỉ bắn từng viên. Ống trích khí nằm ở phía trên nòng súng được thiết kế để có độ tin cậy tốt nhưng yêu cầu bảo dưỡng thấp. Thoi nạp đạn có 7 móc khóa viên đạn cố định vào vị trí, nút kéo lên đạn lấy từ khẩu G36 nằm phía trên thân súng dưới hệ thống nhắm khi cần sử dụng xạ thủ có thể chỉ nút kéo về bên trái hay bên phải để thuận tiện cho mình, khi không cần thiết nút kéo có thể kéo thẳng ra dọc theo thân súng cho đỡ vướng. Thân súng được làm bằng một loại nhựa tổng hợp có trọng lượng nhẹ và có thể tự hấp thu một lượng lớn độ giật khi bắn.
Ốp lót tay gồm nhiều loại có thể tháo ráp một cách nhanh chóng cũng như có thể thay các loại khe gắn hộp đạn để sử dụng các loại hộp đạn khác nhau, súng có thể được tháo rời mà không cần công cụ đặc biệt. Báng súng được thiết kế có một lỗ thay cho tay cầm cò súng và cũng như báng có thể điều chỉnh chiều cao tùy ý xạ thủ. Nút khóa an toàn nằm ở cả hai bên thân súng ngay phía trên tay cầm cò súng.
Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi có thể điều chỉnh trên thanh răng. Với thanh răng trên thân súng này súng có thể gắn nhiều loại hệ thống nhắm khác nhau như hệ thống nhắm điểm đỏ, ống nhắm, hệ thống nhìn đêm... Súng có thể dùng nhiều loại hộp đạn khác nhau tùy vào loại khe gắn hộp đạn được sử dụng như các loại hộp đạn của G36 hay các hộp đạn loại STANAG. | 1 | null |
Linh dương mặt đen (Danh pháp khoa học: Aepyceros melampus petersi) là các loài linh dương trong phân loài bản địa linh dương Impala phân bố từ Angola tới Namibia. Nó không phải là khó để phân biệt với những loài linh dương sừng cao vì kích thước chúng có thể nói là lớn hơn đáng kể và có một khuôn mặt đen giống như bị đánh dấu. Chúng cũng được tìm thấy tại các địa điểm khác nhau hơn so với các loài linh dương sừng cao nói chung.
Trong khi các loài như một quần thể không bị đe dọa, phân loài này đã đến gần như tuyệt chủng. Trong 1968 - 1971, có 310 cá thể được chuyển giao cho Công viên quốc gia Etosha để bảo vệ tốt hơn, và số lượng của chúng đang dần tăng lên một cách đều đặn. Tuy nhiên, dân số hiện nay vẫn còn ít hơn 1.000 và có thể giao phối với những con linh dương Impala và những con linh dương từ các trang trại lân cận có thể gây tổn hại đến gen làm mất đi tính thuần chủng của chúng. | 1 | null |
"Right Now" là một bài hát của nghệ sĩ thu âm người Barbados Rihanna, được trích từ album phòng thu thứ 7 của cô ấy, Unapologetic (2012). Bài hát có sự góp mặt của DJ người Pháp David Guetta. Rihanna đã đồng sáng tác bài hát này cùng nam ca sĩ nhạc R&B Ne-Yo và The-Dream, trong khi việc sản xuất bài hát do bộ đôi người Na Uy StarGate, Nicky Romero và Giorgio Tuinfort đảm nhiệm. Nó được gửi đến các đài phát thanh tại Hoa Kỳ vào ngày 28 tháng 5 năm 2013 như là đĩa đơn chính thức thứ 5 từ album. Về mặt âm nhạc, "Right Now" mang đậm ảnh hưởng của phong cách nhạc electronic và dance. Nội dung bài hát là lời Rihanna kêu gọi mọi người hãy sống hết mình trong những khoảnh khắc của cuộc sống.
Bài hát nhận được nhiều ý kiến tích cực từ các nhà phê bình âm nhạc, nhiều người coi nó là một điểm sáng của Unapologetic. Cùng với việc phát hành album, "Right Now" đã lọt vào nhiều bảng xếp hạng trên toàn cầu, trong đó có cả việc lọt vào top 10 bảng xếp hạng UK Dance Chart. Nó xuất hiện tuần đầu tại Billboard Hot 100 ở vị trí 90 và vươn lên vị trí 50. Hơn nữa, bài hát cũng giành vị trí quán quân tại US Hot Dance Club Songs, trở thành bài hát thứ 20 của Rihanna quán quân tại bảng xếp hạng này, vượt qua thành tích của nữ ca sĩ Janet Jackson. Bài hát hiện đang được sử dụng làm ca khúc quảng bá cho giải bóng rổ nhà nghề Mỹ NBA 2013 và cho hãng bia nổi tiếng Budweiser.
Bối cảnh và sản xuất.
Rihanna bắt đầu làm việc với "những âm thanh mới" cho album phòng thu thứ 7 của cô từ tháng 3 năm 2013, mặc dù khi đó cô vẫn chưa bắt đầu tiến hành ghi âm. Ngày 12 tháng 9 năm 2012, Def Jam France công bố thông qua tài khoản Twitter của Rihanna rằng sẽ có một đĩa đơn mới được phát hành vào tuần tới và album phòng thu thứ 7 của cô ấy dự kiến sẽ phát hành vào tháng 11 năm 2012. Tuy nhiên dòng tweet này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn trước khi nó bị xóa đi và được thay thế bằng một thông báo khác: "Thêm nhiều thông tin nữa sẽ được bật mí vào ngày mai, Thứ 5 ngày 13 tháng 9". Thông qua tài khoản Twitter cá nhân của mình thì Rihanna đã tung hàng loạt tweet giới thiệu về album phòng thu thứ 7 này.
Trong quá trình sản xuất Unapologetic, Rihanna đã tiết lộ trên Twitter rằng đang có một sự hợp tác bí mật trong album, và đó là sự kết hợp với một người có ngày sinh nhật vào ngày 7 tháng 11. Sau đó thì Rihanna cũng cho biết người đó chính là DJ người Pháp David Guetta, và Guetta cũng là người sản xuất cho "Right Now" và một bài hát khác trong album là "Phresh Out the Runway". Rihanna và Guetta đã từng cộng tác với nhau trong bài hát "Who's That Chick?" (2010), xuất hiện trong phiên bản tái phát hành của album One Love (2009) - với tựa đề One More Love (2010).
"Right Now" được sáng tác bởi Rihanna, David Guetta, Ne-Yo, The-Dream, Giorgio Tuinfort, Nicky Romero, và bộ đôi sản xuất người Na Uy StarGate. Việc sản xuất, thu âm, kỹ thuật, xử lý bài hát do Guetta, Romero, Tuinfort, and StarGate đảm nhiệm. Các kỹ sư âm thanh bao gồm Paul Norris và Aamir Yaqub, những người đã hỗ trợ Xavier Stephenson tại Metropolis Studios ở Luân Đôn. Giọng hát của Rihanna được ghi lại bởi Marcus Tovar và Kuk Harrell tại R Studios ở Los Angeles, California trong khi đó việc phối âm, pha trộn được thực hiện bởi Manny Marroquin tại Larrabee Studios ở Burbank, California và Romero tại White Villa Studios ở Ede, Hà Lan.
Sáng tác.
"Right Now" là một bài hát nhạc electronic và dance với thời lượng 3:01. Theo Christina Lee của tờ Idolator thì bài hát có một "bassline khuấy động".
Bài hát được viết bằng khóa E ♭ với một nhịp độ vừa phải là 130 nhịp một phút (BPM). "Right Now" là sự tiến triển của dãy các nốt E♭m−C♭−A♭m−B♭m7 và giọng hát của Rihanna nằm trong khoảng từ nốt A♭3 đến nốt D♭5.
Tiếp nhận và phê bình.
Bài hát nhận được nhiều đánh giá tích cực từ các nhà phê bình âm nhạc, và xem đây là một trong những bài hát nổi bật của Unapologetic. Smokey Fontaine từ tờ The Huffington ca ngợi sự hợp tác giữa Rihanna và Guetta: "'Right Now' là một bài hát mang âm thanh của tương lai thật rõ ràng bởi vì...nó thật tuyệt!". Jon Caramanica của tờ The New York Times cuãng có những phê bình tích cực cho bài hát: "Cùng với bài hát 'Phresh Out the Runway' nằm trong album cũng do Guetta sản xuất thì như họ có chung "yết hầu gợi cảm" mặc dù âm thanh nghe có vẻ khắc nghiệt". Christina Lee của Idolator mô tả bài hát là một điểm nhấn của album; trong khi đó Robert Copsey của Digital Spy thì dán nhãn nó như một bài hát của "sự an toàn". Genevieve Koski của The A.V. Club thì đưa cho bài hát nhiều đánh giá khác nhau.
Diễn biến xếp hạng.
Sau khi phát hành Unapologetic, "Right Now" đã xuất hiện tại các bảng xếp hạng trên toàn cầu nhờ nhu cầu tải kỹ thuật số mạnh mẽ. Nó ra mắt tại Irish Singles Chart ở vị trí 77 vào ngày 22 tháng 11 năm 2012, và sau đó tiến vào bảng xếp hạng này một lần nữa tại vị trí 78 vào ngày 6 tháng 6 năm 2013. Tại Vương Quốc Anh, "Right Now" ra mắt UK Singles Chart ở vị trí 36 vào ngày 25 tháng 11, trở thành bài hát không phải đĩa đơn chính thức của Rihanna ra mắt ở vị trí tốt nhất từ trước đến nay. Bài hát cũng lọt vào UK Dance Chart ở vị trí số 7. Tại Scotland, bài hát xuất hiện lần đầu tại vị trí 25 vào ngày 25 tháng 11 năm 2012, cao hơn vị trí tại Anh 11 bậc. Ở những nơi khác tại châu Âu, bài hát xếp vị trí 49 tại Đức và vị trí 32 tại Thụy Sĩ. "Right Now" cũng đạt vị trí 32 tại bảng xếp hạng Canadian Hot 100.
Vào ngày 25 tháng 2 năm 2013, "Right Now" có mặt tại Australian Singles Chart ở vị trí 39. Bài hát cũng được chứng nhận đĩa vàng tại Úc với hơn 35.000 bản được tiêu thụ, mặc dù vào thời điểm đó bài hát chưa được quảng bá dưới dạng đĩa đơn chính thức. Ngày 10 tháng 6 năm 2013, "Right Now" tiến vào US Pop Songs ở vị trí 37 và với sự ra mắt này thì Rihanna đã có bài hát thứ 36 lọt được vào bảng xếp hạng này, giúp cô trở thành nghệ sĩ xuất hiện liên tục nhất tại bảng xếp hạng kể từ sau năm 1992. Ngày 8 tháng 8 năm 2013, "Right Now" đạt vị trí quán quân tại US Hot Dance Club Songs, trở thành bài hát quán quân thứ 20 trong sự nghiệp của Rihanna tại bảng xếp hạng này. Với thành tích này thì cô đã tiến lên vị trí thứ 2, vượt qua Janet Jackson với 19 quán quân, và trở thành một trong những nghệ sĩ có lượng quán quân nhiều nhất trong suốt lịch sử 37 năm của bảng xếp hạng. Hiện tại Rihanna chỉ đứng sau nữ hoàng nhạc pop Madonna, người đang nắm giữ 43 quán quân.
Sử dụng trong truyền thông.
Từ tháng 4 năm 2013, Turner Sports bắt đầu sử dụng "Right Now" làm nhạc nền quảng bá cho giải bóng rổ nhà nghề Mỹ NBA 2013. Vào ngày 2 tháng 7 năm 2013, DJ Earworm đã phát hành một bản mix mùa hè trong đó kết hợp "Right Now" với các bài hát nổi tiếng khác cùng thời điểm. Cũng trong tháng đó, công ty sản xuất bia Budweiser công bố rằng Rihanna đã trở thành một phần của chiến dịch của công ty mang tên "Made For Music", chiến dịch này cũng có sự tham gia của rapper Jay-Z. Một đoạn video thương mại cũng được phát hành bao gồm cả ca sĩ và "Right Now".
Đội ngũ sản xuất.
Tất cả các thông tin về đội ngũ sản xuất nói trên được lấy từ các ghi chú từ bìa album Unapologetic, Hãng ghi âm Def Jam, Hãng đĩa SRP. | 1 | null |
"Belle" (bằng tiếng Pháp, tạm dịch: "Người đẹp") là bài hát tiếng Pháp ra mắt năm 1997 qua phần thể hiện của các ca sĩ Patrick Fiori, Daniel Lavoie và Garou, trích từ vở nhạc kịch "Nhà thờ Đức Bà Paris". Bài hát được phát hành dưới dạng đĩa đơn vào năm 1998 trước khi nhạc kịch được công diễn và trở thành "hit" ở Pháp và Bỉ, dẫn đầu các bảng xếp hạng trong nhiều tháng. Tính đến nay, đĩa đơn này vẫn là một trong những đĩa đơn bán chạy nhất mọi thời đại ở các quốc gia này. Bài này đã được nhạc sĩ Thái Thịnh dịch ra tiếng Việt.
Bối cảnh sáng tác.
Tương tự các ca khúc khác trong vở nhạc kịch "Nhà thờ Đức Bà Paris", phần lời của "Belle" cũng do Luc Plamondon sáng tác, hợp cùng phần nhạc của Richard Cocciante. Phần hòa âm phối khí do Richard Cocciante, Jannick Top và Serge Perathoner thực hiện.
"Belle" là ca khúc lãng mạn có nội dung phỏng theo tiểu thuyết "Nhà thờ Đức Bà Paris" của nhà văn nổi tiếng Victor Hugo; trong chương sáu của quyển tám, Phœbus, Frollo và Quasimodo chứng kiến cảnh Esméralda bị bắt tội chết, và mỗi người có cách hành xử khác nhau. Phœbus dù tái mặt khi thấy Esméralda song vẫn chọn ở lại bên hôn thê. Frollo thì đặt điều kiện Esméralda phải đồng ý làm người của ông ta nếu muốn được cứu. Quasimodo thì vì tình yêu quá lớn với Esméralda mà quên mình cứu cô. Bài hát do ba ca sĩ - cũng là ba diễn viên trong nhạc kịch - thể hiện, gồm Garou (vai gã gù Quasimodo), Daniel Lavoie (vai Giám mục Frollo) và Patrick Fiori (vai Phœbus). Trong ca khúc, từng người lần lượt thể hiện tình yêu của họ đối với Esméralda, sau đó cùng nhau hợp giọng trong đoạn cuối.
Bản chuyển ngữ sang tiếng Anh của ca khúc này có nhan đề là "Belle (Is the Only Word)", do Garou, Daniel Lavoie và Steve Balsamo hát và được thu trong album "Notre Dame de Paris - Version anglaise".
Vị trí trên bảng xếp hạng.
Đĩa đơn "Belle" được liệt kê trên bảng xếp hạng đĩa đơn Pháp trong vòng 60 tuần; tính đến nay đây là đĩa đơn giữ kỷ lục tồn tại lâu thứ hai trong Top 100, chỉ sau bài "U-Turn (Lili)" của AaRON với 61 tuần. "Belle" cũng là đĩa đơn đầu tiên nằm trong Top 50 đến 49 tuần. Đĩa đơn lần đầu lọt vào bảng xếp hạng tại vị trí thứ 96 vào ngày 9 tháng 5 năm 1998 rồi chậm rãi leo lên dần, đến tuần thứ 18 thì chiếm vị trí quán quân. Doanh số bán đĩa đơn tăng mạnh trong tuần công diễn nhạc kịch, tính từ 12 tháng 9 năm 1998. Bài hát yên vị ở vị trí số một trong 18 tuần liên tiếp; kỷ lục này chỉ bị bài "Mambo No. 5" của Lou Bega đánh bại vào năm 2000 bằng con số 20 tuần liên tiếp. Sau đó, "Belle" dần dần tụt hạng và ra khỏi top 10 sau 31 tuần nằm tại đó.
Đĩa đơn được SNEP chứng nhận là đĩa kim cương . Ở Pháp, "Belle" là đĩa đơn bán chạy nhất năm 1998, chạy nhất thập niên 1990 và xếp thứ ba trong danh sách các đĩa đơn bán chạy nhất mọi thời đại (sau "Petit Papa Noël" của Tino Rossi và "La Danse des Canards" của JJ Lionel) với 2.221.000 bản bán ra.
Tại Bỉ, "Belle" ra mắt tại vị trí thứ 24 trong bảng xếp hạng Ultratop vào ngày 6 tháng 6 năm 1998. Tuy chỉ giữ được vị trí quán quân trong vòng sáu tuần (từ 19 tháng 9 đến 24 tháng 10) nhưng đĩa đơn vẫn nằm trong top 10 trong 30 tuần liên tiếp. Đĩa đơn ra khỏi top 40 sau 44 tuần nằm tại đó. "Belle" là đĩa đơn bán chạy nhất trong năm 1998 tại Bỉ và là đĩa đơn thành công nhất từ năm 1995 ở nước này.
Năm 1999, bài hát "Belle" đoạt giải Victoires de la musique ở hạng mục "Bài hát của năm" ("Chanson originale de l'année"). | 1 | null |
Điện ảnh kỹ thuật số () là một thuật ngữ nói đến việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số để phát hành, hoặc trình chiếu phim, khác với phương pháp sử dụng phim âm bản truyền thống. Một bộ phim có thể được phát hành qua ổ đĩa cứng, mạng Internet, đường truyền vệ tinh chuyên dụng hoặc đĩa quang như đĩa DVD và Blu-ray. Phim kỹ thuật số được trình chiếu bằng các máy chiếu kỹ thuật số thay vì sử dụng các máy chiếu phim truyền thống. Điện ảnh kỹ thuật số khác với truyền hình độ nét cao và không phụ thuộc vào việc sử dụng các chuẩn, tỉ lệ và tốc độ khung hình dùng cho truyền hình hay video độ nét cao. Trong điện ảnh kỹ thuật số, độ phân giải được thể hiện bằng số pixel chiều ngang, thường là 2K (2048×1080 hay 2.2 megapixels) hoặc 4K (4096×2160 hay 8.8 megapixels).
Lịch sử.
Việc trình chiếu các tập tin phim ảnh kỹ thuật số độ phân giải cao 2K đã có ít nhất 20 năm bề dày lịch sử với những hệ thống đệm truyền tải hình ảnh có dung lượng lưu trữ lớn. Phim thường bị giới hạn với độ dài chỉ vài phút. Việc truyền tải nội dung giữa các địa điểm cách xa nhau thường chậm chạp và lượng dữ liệu truyền đi hạn chế. Phải đến cuối thập niên 1990 người ta mới có thể truyền tải các dự án phim chiếu rạp qua 'cáp' (đường truyền Internet hoặc các đường dây chuyên biệt).
Vào ngày 23 tháng 10 năm 1998, công nghệ máy chiếu DLP CINEMA đã lần đầu tiên được trình diễn trước công chúng thông qua việc ra mắt bộ phim "The Last Broadcast". Cùng với Texas Instruments, công nghệ DLP đã được trình diễn đại chúng tại năm rạp ở nước Mỹ (Philadelphia, PA, Portland Oregon, Minneapolis Minnesota, Providence Rhode Island và Orlando Florida). Đó là bộ phim chiếu rạp đầu tiên được quay, biên tập và phát hành hoàn toàn dựa trên công nghệ kỹ thuật số.
Ngày 18 tháng 6 năm 1999, công nghệ máy chiếu DLP CINEMA được trình diễn trước công chúng lần thứ hai tại ba phòng chiếu ở khu vực Bắc Mỹ (Los Angeles và New York) thông qua việc ra mắt bộ phim của hãng Lucasfilm, "". Các rạp được trang bị máy chiếu kỹ thuật số lúc bấy giờ đã trình chiếu các cảnh phim trực tiếp từ hệ thống máy tính của hãng Pixar Animation. Ngày 19 tháng 1 năm 2000, Cộng đồng công nghiệp Điện ảnh và Truyền hình, ở Bắc Mỹ, đã khởi xướng một nhóm các chuẩn đầu tiên dành riêng cho việc phát triển Điện ảnh kỹ thuật số. Ngày 2 tháng 2 năm 2000: Philippe Binant (công ty phim Gaumont) ra mất hệ thống trình chiếu điện ảnh kỹ thuật số đầu tiên ở châu Âu (Paris) với công nghệ DLP CINEMA để chuẩn bị cho lần ra mắt phim "Câu chuyện đồ chơi 2".
Tính đến tháng 12 năm 2000, đã có 15 phòng chiếu phim kỹ thuật số ở Bắc Mỹ, 11 ở Tây Âu, 4 ở châu Á và 1 ở Nam Mỹ.
Tổ chức Digital Cinema Initiatives (DCI) được thành lập vào tháng 3 năm 2002 dưới hình thức một dự án liên kết giữa nhiều hãng phim lớn (gồm Disney, Fox, MGM, Paramount, Sony Pictures Entertainment, Universal và Warner Bros. Studios) để phát triển một bản đặc tả kỹ thuật mang tính hệ thống cho điện ảnh kỹ thuật số.
Vào tháng 4 năm 2004, trên cơ sở hợp tác với Hiệp hội các nhà điện ảnh Hoa Kỳ ("American Society of Cinematographers"), DCI đã tạo ra một bộ tiêu chuẩn thử nghiệm (bộ tiêu chuẩn ASC/DCI StEM) để thử nghiệm công nghệ trình chiếu và nén hình ảnh 2K và 4K. Cùng năm đó, DCI chọn JPEG2000 làm cơ sở cho việc nén dữ liệu trong hệ thống.
Đến giữa năm 2006, có khoảng 400 rạp chiếu phim được trang bị máy chiếu kỹ thuật số độ phân giải 2K và con số này tăng dần theo từng tháng. Một số phim 3D kỹ thuật số đã ra mắt năm 2006 và nhiều nhà làm phim xuất sắc đã chọn sản xuất các bộ phim tiếp theo dưới định dạng 3D lập thể. Năm 2007, ở nước Anh đã xuất hiện các rạp chiếu phim lớn hoàn toàn tương thích với chuẩn DCI ở châu Âu, đó là Odeon Hatfield và Odeon Surrey Quays (London) với tổng cộng 18 phòng chiếu kỹ thuật số được đưa vào sử dụng ngày 9 tháng 2 năm 2007. Đến tháng 3 năm 2007, khi phim "Gặp gỡ gia đình Robinson" của hãng Disney được phát hành, có khoảng 600 phòng chiếu đã được trang bị các máy chiếu kỹ thuật số độ phân giải 2K hỗ trợ công nghệ 3D lập thể Real D Cinema, được quảng cáo dưới nhãn hiệu Disney Digital 3-D. Tháng 6 năm 2007, Arts Alliance Media thông báo về các thoả thuận đầu tiên về điện ảnh kỹ thuật số có mục đích thương mại ở châu Âu Virtual Print Fee (VPF) (với hãng Twentieth Century Fox và Universal Pictures).
Tính đến tháng 7 năm 2007, đã có một số rạp chiếu phim ở Singapore trình chiếu phim kỹ thuật số độ phân giải 4K sử dụng các máy chiếu kỹ thuật số 4K của Sony. Đến tháng 9 năm 2007, rạp Muvico Theaters Rosemont 18 ở Rosemont, Illinois trở thành rạp chiếu phim đầu tiên ở Bắc Mỹ trang bị các máy chiếu kỹ thuật số độ phân giải 4K của Sony cho tất cả 18 phòng chiếu của mình. Đến tháng 3 năm 2009, rạp AMC Theatres thông báo họ đã hoàn tất một thoả thuận trị giá 315 triệu USD với Sony để thay thế tất cả các máy chiếu phim truyền thống bằng hệ thống máy chiếu kỹ thuật số 4K bắt đầu từ quý 2 năm 2009 và hoàn tất vào năm 2012.
Đến tháng 6 năm 2010, có gần 16.000 phòng chiếu phim kỹ thuật số, với hơn 5000 trong số đó được thiết lập công nghệ lập thể. Theo một bài viết của David Hancock, tổng số phòng chiếu kỹ thuật số trên toàn cầu thời điểm đó đã chạm ngưỡng 36.242 phòng, so với con số 16.339 cuối năm 2009 với mức tăng trưởng 121,8% trong năm ấy. Có 10.083 phòng chiếu kỹ thuật số ở châu Âu (chiếm 28,2% toàn thế giới), 16.522 phòng ở Bắc Mỹ (chiếm 46,2% toàn thế giới) và 7.703 ở châu Á (21,6% toàn thế giới). Đã có tổng cộn 21.936 phòng chiếu 3D kỹ thuật số, tương đương 60,5% tổng số phòng chiếu kỹ thuật số; tăng so với mức 55% của năm 2009.
Đến cuối năm 2012, theo "Screen Digest", 91,4% số phòng chiếu ở Anh đã được chuyển đổi sang kỹ thuật số và số còn lại được hy vọng sẽ hoàn tất vào giữa năm 2013. Ở một số vùng lãnh thổ, tốc độ chuyển đổi này có phần chậm hơn. Người ta hy vọng tất cả các phòng chiếu trên toàn cầu sẽ chuyển sang sử dụng công nghệ kỹ thuật số vào cuối năm 2015.
Bộ phim đầu tiên được phát hành dưới định dạng kỹ thuật số 48 khung hình trên giây là phim "The Hobbit"
Phương thức hoạt động của Điện ảnh kỹ thuật số.
Cùng với các thiết bị có sẵn tại các rạp chiếu phim sử dụng công nghệ phim truyền thống, phòng chiếu kỹ thuật số tương thích chuẩn DCI cần có thêm một máy chiếu kỹ thuật số và một máy vi tính gọi là "máy chủ".
Phim được chuyển đến rạp dưới dạng một tập tin kỹ thuật số gọi là "gói phim kỹ thuật số" ("Digital Cinema Package", viết tắt DCP). Với một phim chiếu rạp tiêu chuẩn, kích thước tập tin đó sẽ nằm trong khoảng từ 90 đến 300GB dữ liệu (bằng khoảng hai đến sáu lần lượng dữ liệu chứa trong một đĩa Blu-ray) và có thể được chuyển đến bằng phương thức vật lý: phim được lưu trên một ổ đĩa cứng và được mang tới qua đường hàng không, đường bộ, v.v...; hoặc qua vệ tinh hay đường truyền cáp quang băng thông rộng. Hiện tại (tháng 12 năm 2013) vận chuyển vật lý là phương thức được sử dụng phổ biến nhất và đã trở thành một chuẩn công nghiệp. Trailer (clip giới thiệu phim) được chuyển đến trên một ổ cứng riêng biệt với kích thước khoảng từ 200 đến 400MB.
Dù DCP được vận chuyển bằng cách nào thì đầu tiên khi đến nơi nhận nó cũng cần phải được sao chép vào một ổ cứng nội bộ của máy chủ, thường là qua cổng USB, một công đoạn được gọi là "ăn" [tập tin] (ingesting). Thường với hầu hết các phim chiếu rạp, gói DCP phải được mã hóa. Các khoá mã hoá được chuyển đến riêng biệt, thường dưới dạng các tập tin đính kèm trên thư điện tử và sau đó được sao chép qua cổng USB. Các khoá mã hoá này chỉ có hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định và sẽ hết hạn sau khoảng thời gian rạp đó đăng ký chiếu. Các khoá này cũng gắn chặt với các thiết bị phần cứng (máy chủ và máy chiếu) chiếu phim đó, có nghĩa là nếu rạp đó muốn chuyển một bộ phim từ phòng chiếu này sang phòng chiếu khác hay kéo dài thời gian chiếu, họ phải đăng ký một khoá mã hoá khác từ nhà phân phối.
Việc trình chiếu nội dung phim được điều khiển bởi máy chủ sử dụng một "danh sách chiếu" (playlist). Đúng như tên gọi của nó, đây là một danh sách các nội dung sẽ được trình chiếu trong buổi chiếu phim đó, danh sách chiếu này do một nhân viên của rạp tạo ra bằng phần mềm độc quyền chạy trên máy chủ. Cùng với việc liệt kê danh sách các nội dung chiếu, danh sách cũng bao gồm các lệnh tự động cho phép danh sách chiếu có quyền quản lý máy chiếu, hệ thống âm thanh, ánh sáng phòng chiếu, phông rèm và màn che màn chiếu (nếu có), v.v... Danh sách chiếu này có thể được khởi động bằng tay, bằng cách nhấp nút "chơi" (play) trên màn hình máy chủ, hoặc khởi động tự động theo thời gian định trước. | 1 | null |
Sau khi được bổ nhiệm làm Thủ tướng Nội các Thái Lan ngày 5 tháng 8 năm 2011, bà đã thông qua danh sách Nội các ngày 9 tháng 8. Bà và Nội các của bà đã tuyên thệ trước mặt Quốc vương Bhumibol Adulyadej tại bệnh viện Siriraj ngày 10 tháng 8.
Nội các của bà là liên minh giữa các chính đảng: Đảng Chartthaipattana (Đảng Phát triển nước Thái), Đảng Phalang Chon, Đảng Chart Pattana (Đảng Phát triển Đất nước) trong đó Đảng Pheu Thái (Đảng vì nước Thái) là nóng cốt chiếm đa số thành viên trong Nội các.
Đứng đầu Nội các là Thủ tướng Yingluck và các Phó Thủ tướng: Chalerm Yubamrung, Yuthasak Sasiprapha, Kittiratt Na-Ranong Chumpol Silpa-archa.
Phe đối lập hiện tại là Đảng Dân chủ (Thái Lan) đứng đầu là cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva.
Nội các hiện tại.
Nội các hiện tại sau 5 lần cải tổ được công bố vào ngày 30 tháng 6 năm 2013 | 1 | null |
Lãnh thổ Nevada (tiếng Anh: "Nevada Territory" hay "Territory of Nevada") từng là một lãnh thổ hợp nhất có tổ chức của Hoa Kỳ, tồn tại từ ngày 2 tháng 3 năm cho đến 31 tháng 10 năm 1864 khi nó được phép gia nhập liên bang để trở thành Tiểu bang Nevada.
Bối cảnh.
Trước khi thành lập Lãnh thổ Nevada, khu vực này từng là phần đất phía tây của Lãnh thổ Utah và có tên gọi là Washoe theo tên bộ lạc người bản địa Washoe. Việc phân tách lãnh thổ này ra khỏi Utah thì quan trọng đối với chính phủ liên bang vì cán cân chính trị. Trong khi đó, dân chúng tại đây cũng muốn được tách ra vì sự hiềm thù (và đôi khi có bạo động) giữa người không theo giáo phái Mormons tại Nevada và người theo giáo phái Mormon ở phần còn lại của Lãnh thổ Utah.
Nevada từng bị coi là không đủ dân số cần có để trở thành một tiểu bang. Tuy nhiên, Sắc lệnh Tây Bắc năm 1787 cho phép một lãnh thổ có thể gia nhập liên bang thành một tiểu bang "miễn sao, hiến pháp và chính quyền được thành lập là chính thể cộng hòa, và phù hợp với các nguyên tắc có nói trong các điều khoản này; và xa tới mức độ là nó có thể phù hợp với các lợi ích chung của hợp bang, việc thu nhận (tiểu bang) như thế sẽ có thể được phép vào một thời kỳ sớm hơn, và có thể là khi nó có ít hơn con số 60.000 cư dân tự do trong tiểu bang đó". Một sự ngộ nhận phổ biến là liên bang cần đến các mỏ bạc của Nevada cho các nỗ lực phục vụ chiến tranh, nhưng vì Nevada là một lãnh thổ của Hoa Kỳ (địa vị thấp hơn địa vị tiểu bang) nên Hoa Kỳ có thể lấy các mỏ bạc này khi cần thiết. Một sự ngộ nhận khác nữa là Nevada bị hối thúc gia nhập liên bang vì cuộc bầu cử tổng thống năm 1864 mà Abraham Lincoln cần một số lá phiếu chắc chắn hơn trong đại cử tri đoàn Hoa Kỳ để được tái đắc cử. Sau khi Freemont bỏ cuộc đua, Lincoln thắng vượt trội trước McClellan với tỉ lệ là 212 so với 21 vì thế hai phiếu đại cử tri đoàn của Nevada chẳng là bao nhiêu.
Ranh giới phía đông của Lãnh thổ Nevada được xác định ở kinh tuyến 116 độ Tây nhưng khi vàng được tìm thấy thì ranh giới được dịch chuyển về phía đông. Đại biểu Nevada tại Quốc hội Hoa Kỳ trước đó đã thỉnh cầu ranh giới được di chuyển đến kinh tuyến 115 độ và Quốc hội cho phép điều này vào năm 1862. Ranh giới lại tiếp tục được dịch chuyển xa hơn về phía đông đến kinh tuyến 114 độ vào năm 1864 một phần vì có thêm nhiều mỏ vàng được tìm thấy. Các lần chuyển dịch ranh giới về phía đông đã lấy đi đất đai của Lãnh thổ Utah. Ranh giới phía nam của Lãnh thổ Nevada đã được xác định ở vĩ tuyến 37 độ nhưng vào năm 1866 Nevada yêu cầu quốc hội dịch chuyển ranh giới về phía nam đến sông Colorado. Quốc hội phê chuẩn thỉnh cầu này năm 1867, giúp cho Nevada lấy được tất cả phần đất cực tây của Arizona Lãnh thổ. Arizona cực lực phản đối nhưng nhận được ít sự thông cảm tại quốc hội một phần vì Arizona liên kết với Liên minh miền Nam Hoa Kỳ trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ.
Vị trí chính xác của đường ranh giới bắc-nam California-Nevada, đoạn giữa Hồ Tahoe và điểm hội tụ ranh giới phía nam của Oregon ở vĩ tuyến 42 độ, thì không rõ ràng. Nó được khảo sát và tái khảo sát kỉ càng vào thế kỷ 20.
Quốc hội chuyển một số đất đai phía tây sông Colorado trong đó có Quận Pah-Ute của Lãnh thổ Arizona sang cho tiểu bang Nevada vào ngày 5 tháng 5 năm 1866. Một phần mũi phía nam này được tổ chức thành Quận Clark vào năm 1909. Quận này gồm có thành phố Las Vegas nằm bên trong.
Thủ phủ lãnh thổ được chuyển từ thủ phủ tạm thời Genoa đến Carson City. James Warren Nye kế nhiệm Isaac Roop (thống đốc lâm thời đầu tiên) và trở thành thống đốc lãnh thổ duy nhất. Trưởng lãnh thổ vụ là Orion Clemens, (anh trai của Samuel Clemens, còn được biết với bút hiệu là Mark Twain). | 1 | null |
Yang Kyoungjong (3 tháng 3 năm 1920 – 7 tháng 4 năm 1992) là một người lính người Triều Tiên tham gia Thế chiến thứ hai trong tổng cộng ba lực lượng quân đội: Lục quân Đế quốc Nhật Bản, Hồng quân Liên Xô và sau cùng là Lục quân Đức Quốc xã (Wehrmacht).
Tiểu sử.
Năm 1938, ở tuổi 18, Yang bị bắt quân dịch vào Đạo quân Quan Đông thuộc Lục quân Đế quốc Nhật Bản ở Mãn Châu để tham gia vào cuộc chiến tranh với Liên Xô. Trong Trận Khalkhin Gol tại Khalkhin Gol, Mông Cổ, ông bị Hồng quân Liên Xô bắt làm tù binh và đưa đến trại lao động tập trung.
Do thiếu hụt nhân lực cho cuộc chiến với Đức Quốc xã năm 1942, Hồng quân Liên Xô đã đưa ông và hàng ngàn tù binh chiến tranh khác đến mặt trận Xô-Đức. Năm 1943, trong trận chiến tại Kharkov, Ukraina, ông bị lính Đức bắt sống.
Lần thứ hai bị bắt làm tù binh, Yang tiếp tục được Lục quân Đức Quốc xã sử dụng để chiến đấu. Lần này ông được đưa sang Pháp, thuộc "Tiểu đoàn Phía Đông" (tiểu đoàn gồm các tù binh Liên Xô), Sư đoàn Bộ binh 79 (709. Infanterie-Division), đóng tại bán đảo Cotentin, Normandy, gần bãi biển Utah. Sau khi quân Đồng Minh đổ bộ lên Normandy trong Ngày-D, Yang đã bị lính dù Mỹ bắt giữ vào tháng 6 năm 1944. Lính Mỹ ban đầu tưởng ông là người Nhật mặc quân phục Đức và đã đưa ông đến trại tù binh ở Anh. Vào thời điểm này, Trung úy Robert Brewer của Trung đoàn Bộ binh 506, Sư đoàn Dù 101 báo cáo đã bắt sống được bốn người châu Á mặc quân phục Đức tại bãi biển Utah nhưng không ai có khả năng nói chuyện với họ.
Yang di cư đến Nga và sau đó là Hoa Kỳ, nơi ông đã trở thành công dân Hoa Kỳ và sống quãng đời còn lại tại Illinois cho đến năm 1992. Theo tài liệu của Zaloga, ông đã không bị trục xuất về Liên Xô trong giai đoạn 1945-1946 như hầu hết các tù binh chiến tranh còn lại của Tiểu đoàn Phía Đông.
Tranh cãi về tính xác thực.
Dựa vào câu chuyện của Yang Kyongjong, vào năm 2005, SBS đã cho phát sóng một chương trình đặc biệt "Người Triều Tiên ở Normandy" (노르망디의 코리안). Chương trình này đã tìm kiếm các số liệu, ghi chép về số tù binh Triều Tiên bị bắt sau trận Khalkhin Gol, những người châu Á đã tham gia Chiến tranh Xô-Đức thuộc Tiểu đoàn Phía Đông và bằng chứng về câu chuyện của Yang Kyongjong đã không được tìm thấy. Ngoài ra, do Yang Kyongjong từng là tù binh của Liên Xô nhưng sau đó lại gia nhập quân đội Đức sẽ được xem là phản bội, và theo một hiệp ước bí mật giữa Anh-Hoa Kỳ-Liên Xô, những tù binh của Tiểu đoàn Phía Đông sẽ bị trục xuất trở lại Liên Xô và sống quãng đời còn lại trong các trại lao động tập trung. Do đó câu chuyện của Yang theo chương trình của SBS là không có thật.
Ảnh hưởng văn hóa đại chúng.
Mặc dù còn tranh cãi về tính xác thực của câu chuyện, "Người Triều Tiên ở Normandy" là chủ đề cho nhiều tác phẩm tiểu thuyết. Bộ phim My Way do Kang Je-gyu làm đạo diễn và có sự tham gia của Jang Dong-gun lấy cảm hứng dựa trên câu chuyện của Yang Kyongjong. | 1 | null |
Femen (tiếng Ukraina: Фемен, được cách điệu thành FEMEN) là một nhóm được thành lập vào ngày 11 tháng 4 2008 tại Kiev, thủ đô của Ukraina, ban đầu nhằm mục đích tranh đấu cho quyền bình đẳng của phụ nữ.
Tổ chức này đã trở nên nổi tiếng thế giới vì đã tổ chức các cuộc biểu tình ngực trần gây tranh cãi chống du lịch tình dục, các tổ chức tôn giáo, chủ nghĩa phân biệt giới tính, đồng tính và các chủ đề về xã hội, quốc gia và quốc tế khác. Được thành lập tại Ukraina, nhóm này hiện tại có trụ sở tại Paris.
Điểm đặc biệt của nhóm Femen là cởi trần tại những nơi công cộng, và vẽ lên thân mình những khẩu hiệu và đeo vòng hoa trên đầu. Loại hoạt động như vậy được nhóm Femen gọi là "Sextremismus". Femen tự cho mình là phong trào phụ nữ toàn cầu mới.
Một số những người khác cũng tranh đấu cho quyền bình đẳng của phụ nữ, cho là nhóm này đã làm mang tiếng cho cuộc tranh đấu này vì một số hoạt động của họ, dính líu tới các thi hành nghi lễ của các tôn giáo.
Mục đích.
Tổ chức này tranh đấu cho quyền lợi của phụ nữ. Những người hoạt động trong tổ chức Femen đa số là phụ nữ trẻ, thường là sinh viên. Ban đầu mới thành lập vào năm 2008, Femen chỉ hoạt động ở Ukraine, giăng khẩu hiệu „Ukraine không phải là ổ điếm" "(Україна — не бордель!)" phản đối dân du lịch mãi dâm và ma cô. Đồng thời họ đòi hỏi phải trừng phạt những người mua dâm. Chẳng bao lâu Femen được sự chú ý của quốc tế. Từ năm 2011 họ cũng hoạt động tại các quốc gia Âu châu khác, và mở vào năm 2012 tại Paris một trung tâm huấn luyện. Từ năm 2012, ở Đức cũng có 2 nhóm Femen, ở Hamburg và Berlin.
Femen giải thích phương pháp khiêu khích của họ, cho đó là lối duy nhất, để được nghe đến. Nếu họ chỉ phản đối bằng cách giăng biểu ngữ thôi, thì không ai đếm xỉa đến những đòi hỏi của họ." Cho tới bây giờ nhóm của họ không được bộ Tư pháp Ukraine công nhận là một tổ chức hợp pháp, bởi vì những mục đích của họ "kêu gọi gây rối loạn trật tự công cộng".. | 1 | null |
Vương Nhạc Tuyền (sinh tháng 12 năm 1944) là một chính trị gia Trung Quốc, từng giữ chức Phó bí thư Ủy ban chính trị và Luật pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông là một nhà lãnh đạo nổi bật ở khu vực Tân Cương, Trung Quốc, phục vụ như bí thư Đảng Cộng sản từ năm 1994 đến năm 2010. Từ năm 2004, ông cũng đã từng là thành viên của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Cuộc sống và nghề nghiệp.
Vương Nhạc Tuyền sinh ở Thọ Quang, Sơn Đông, Trung Quốc vào tháng 12 năm 1944. Ông vào Đảng năm 1996, tốt nghiệpTrường Trung ương Đảng của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Vương gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng ở tỉnh Sơn Đông vào giữa thập niên 80s và bắt đàu Phó chủ tịch tỉnh Sơn Đông vào năm 1989.
Vương làm thư ký cho Ủy ban Đảng Cộng sản Tân Cương từ năm 1994 đến 2010. Là thư ký, ông chịu trách nhiệm thực hiện chương trình hiện đại hóa ở Tân Cương. Ông khuyến khích công nghiệp hóa, phát triển thương mại, và đầu tư vào đường bộ và đường sắt. Ông đẩy mạnh sự phát triển của các lĩnh vực dầu khí trong khu vực, liên kết của đường ống dẫn dầu từ Kazakhstan tới phía đông Trung Quốc. Mặt khác, ông hạn chế văn hóa địa phương và tôn giáo, thay thế Mandarin cho [tiếng [Duy Ngô Nhĩ]] trong các trường tiểu học; hạn chế hoặc cấm, trong số những nhân viên chính phủ, việc để râu và khăn trùm đầu, ăn chay và cầu nguyện trong khi làm việc.
Ông khuyến khích công nghiệp hóa, phát triển thương mại, và đầu tư vào đường bộ và đường sắt. Ông đẩy mạnh sự phát triển của các lĩnh vực dầu khí trong khu vực, liên kết_ của đường ống dẫn dầu từ Kazakhstan tới phía đông Trung Quốc. Mặt khác, ông hạn chế văn hóa địa phương và tôn giáo, thay thế Mandarin cho [tiếng [Duy Ngô Nhĩ]] trong các trường tiểu học; hạn chế hoặc cấm, trong số những nhân viên chính phủ, việc để râu và khăn trùm đầu, ăn chay và cầu nguyện trong khi làm việc.
Vương là một thành viên của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ông là thành viên của Bộ Chính trị của Ủy ban Trung ương CPC, thư ký của Ủy ban khu vực tự trị Tân Cương, và là chính trị viên đầu tiên của Quân đoàn sản xuất và Xây dựng Tân Cương.
Ông được biết đến với cách tiếp cận cứng rắn của mình đối với người dân tộc thiểu số. Ông có được biệt danh "thư ký ổn định", và dùng khả năng của mình để khiến tình hình trở nên hỗn loạn và mang lại cho ông ta nhiều đơn đặt hàng.
Vương đã bị chỉ trích rộng rãi bởi người Uighur và các học giả nước ngoài của Tân Cương về chính sách cứng rắn của ông ta Sau bạo loạn tại Urumqi tháng 7 năm 2009, Người Hán cũng trở nên thất vọng đối với sự lãnh đạo của ông ta vì sự tiến bộ chậm chạp trong việc khôi phục trật tự xã hội. kết quả là, nhiều người bắt đầu kêu gọi ông từ chức trong các cuộc biểu tình công cộng. Ông ta bị thôi việc trong tháng 4 năm 2010, và chuyển sang làm việc cho Ủy ban chính trị và lập pháp Trung ương. Ông ta thay thế bởi Trương Xuân Hiền. | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.