text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
MacPlay là tên gọi được sử dụng bởi một loạt hai nhà phát hành các tựa game máy tính cho hệ điều hành Macintosh của Mỹ. Không có trò chơi nào được phát hành dưới cái tên thương hiệu MacPlay kể từ năm 2004.
Lịch sử.
Thời kỳ 1990 - 1997.
MacPlay được thành lập vào đầu những năm 1990 như là một bộ phận của Interplay Entertainment. Dưới sự lãnh đạo của nhà sản xuất Bill Dugan. Trong thời gian này, MacPlay đã cho phát hành một số game nổi tiếng gồm "Wolfenstein 3D", "Out of this World", loạt game "Alone in the Dark" và dòng "Descent".
Do sự suy giảm của thị trường Mac những năm 1990, Interplay đã rút khỏi thị trường game Macintosh và từ bỏ bộ phận MacPlay vào năm 1997.
Thời kỳ 2000 - 2004.
Đến năm 2000, United Developers LLC đã cấp phép thương hiệu MacPlay từ Interplay để sử dụng làm tên gọi của một công ty chi nhánh. Ron Dimant trở thành Giám đốc điều hành cho sự hóa thân mới của MacPlay, trụ sở của công ty đặt tại Dallas, Texas. Vào đầu những năm 2000, MacPlay cho phát hành hai dòng game là những game thật sự và những game "đáng giá". Những tựa game nổi tiếng trong giai đoạn này gồm "Baldur's Gate II", "" và hai phiên bản đầu tiên trong loạt game "Fallout". Tựa game cuối cùng do MacPlay phát hành là "Tron 2.0" vào tháng 5 năm 2004.
Sau năm 2004.
United Developers tiếp tục giữ bản quyền đối với cái tên MacPlay. Từ tháng 11 năm 2004 - 2008, tên miền trang the MacPlay.com đã được dùng làm một cửa hàng bán lẻ phần mềm. Năm 2008, trang MacPlay.com lại đổi sang một địa chỉ mới là MumboJumbo, tự nó đã là một công ty con của United Developers được thành lập bởi Giám đốc điều hành Ron MacPlay Dimant có trụ sở ở Dallas, Texas. | 1 | null |
Triết học giáo dục hay triết học về giáo dục (tiếng Anh: "philosophy of education") là một lĩnh vực triết học ứng dụng, nghiên cứu về các mục tiêu, hình thức, phương pháp, và kết quả của giáo dục với tư cách là một quá trình và với tư cách một ngành học. Triết học giáo dục chịu sự ảnh hưởng của cả những phát triển trong bản thân ngành triết học, đặc biệt là những vấn đề về đạo đức học và nhận thức luận, lẫn những quan tâm nổi lên từ thực tế giảng dạy. Chủ đề này thường được dạy trong các khoa hay trường đại học giáo dục ở viện đại học, thay vì trong khoa triết học.
Việc sử dụng các phương pháp triết học để xem xét các vấn đề giáo dục đã có ít ra từ thời Socrates, nhưng lĩnh vực nghiên cứu này chỉ bắt đầu được công nhận như một tiểu ngành học chính thức vào thế kỷ 19. Mặc dù triết học giáo dục thường có vẻ thiếu sự cố kết vốn có trong những lĩnh vực triết học khác, nó thường, và có lẽ do vậy, cởi mở hơn đối với những cách tiếp cận mới.
Thuật ngữ "triết học giáo dục" có thể còn được dùng để chỉ một lý thuyết chuẩn (normative theory) toàn diện về giáo dục, xây dựng từ những quan điểm triết học về đạo đức học, nhận thức luận, và thân phận con người, cũng như từ những quan điểm tâm lý học về việc học và sự phát triển của con người. Ngoài ra cũng nên phân biệt "triết học giáo dục" với "lời phát biểu về triết lý giáo dục" (educational philosophy statement, hay triết lý giáo dục). | 1 | null |
All Things Must Pass là ấn bản đa album solo đầu tay của ca sĩ - nhạc sĩ George Harrison. Được phát hành vào năm 1970, album này bao gồm những ca khúc nổi tiếng như "My Sweet Lord" và "What Is Life", cùng với đó là những ca khúc như "Isn't It a Pity" hay ca khúc tiêu đề gợi liên tưởng về những năm tháng đẹp đẽ của Harrison với ban nhạc cũ của mình là The Beatles. Album cũng cho thấy những ảnh hưởng rõ rệt đối với cá nhân Harrison bên ngoài hoạt động của ban nhạc trong giai đoạn 1968-1970 cùng Bob Dylan, The Band, Delaney & Bonnie, Billy Preston và nhiều nghệ sĩ khác, mặt khác cũng đã chứng minh sự trưởng thành rõ rệt của Harrison trong vai trò nhạc sĩ chứ không phải là nhạc công cho John Lennon và Paul McCartney như trước kia. "All Things Must Pass" cũng đã giới thiệu tiếng chơi guitar riff đặc trưng của Harrison, cùng với đó là những chủ đề tâm linh còn xuyên suốt sự nghiệp solo sau này của anh. Ấn bản gốc đĩa than phát hành bao gồm 2 LP và 1 album jam có tên "Apple Jam". Rất nhiều người cho rằng phần hình bìa album thực hiện bởi Barry Feinstein khi chụp Harrison ngồi trong khu vườn nhà mình, giữa bốn con búp bê lớn, chính là để nói lên tính độc lập của anh với quá khứ cùng The Beatles.
Album được bắt đầu thu tại Abbey Road Studios vào tháng 5 năm 1970 với phần ghi đè và trộn âm được thực hiện chủ yếu trong tháng 10. Danh sách nghệ sĩ tham gia thu âm là vô cùng lớn, bao gồm Eric Clapton và nhóm Delaney & Bonnie and Friends (mà 3 trong số họ sau này lập nên nhóm Derek and the Dominos cùng Clapton), Ringo Starr, Gary Wright, Preston, Klaus Voormann, John Barham, Badfinger và Pete Drake. Quá trình thu âm này cho ra đời album-kép với nhiều sản phẩm tốt, trong đó hầu hết là những sáng tác chưa từng được phát hành của Harrison.
"All Things Must Pass" sớm nhận được rất nhiều đánh giá tích cực, và cùng với việc đứng đầu tại nhiều quốc gia, album cũng có được những thành công thương mại nhất định. Đồng sản xuất Phil Spector đã sử dụng kỹ thuật Wall of Sound của mình để tạo ra hiệu ứng âm thanh cho album. Ben Gerson của tạp chí "Rolling Stone" miêu tả đây là "một sản phẩm kinh điển của Spector, Wagner và Bruckner; một thứ âm nhạc của những ngọn núi hùng vĩ nhất và của những chân trời rộng lớn nhất." Bất ngờ về sự tự tin của Harrison trong những bước đi đầu tiên thời kỳ hậu-Beatles, Richard Williams của tờ "Melody Maker" đã liên tưởng tới hình ảnh của Greta Garbo trong bộ phim nói đầu tiên của mình khi viết: "Garbo đang nói! – Harrison đang tự do!". Rất nhiều đánh giá cho rằng "All Things Must Pass" là album xuất sắc nhất trong số những album solo của các Beatle.
Tháng 3 năm 2001, vào đúng dịp kỷ niệm 30 năm phát hành album, "All Things Must Pass" được nhận chứng chỉ 6x Bạch kim từ RIAA. Năm 2012, "Rolling Stone" xếp album ở vị trí số 433 trong danh sách "500 album vĩ đại nhất".
Danh sách ca khúc.
Tất cả các ca khúc đều được soạn và sáng tác bởi George Harrison, các sáng tác khác được ghi chú bên.
Bản chỉnh âm năm 2001.
Các ca khúc từ 1-9 bao gồm mặt A và B của ấn bản gốc, cùng với đó là bonus track
Các ca khúc từ 1-9 bao gồm mặt C và D của ấn bản gốc, cùng với đó là các ca khúc của "Apple Jam". Các nghệ sĩ tham gia sáng tác đều đề nghị ghi rõ trong phần chú thích. | 1 | null |
Cá dảnh ("Puntioplites falcifer") là một loài cá vây tia trong chi "Puntioplites," họ Cá chép. Đây là loại cá sống ở kênh rạch nước ngọt và phân bố ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonesia, và miền Nam Việt Nam. Ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, cá dảnh hiện đang là đối tượng nuôi ao và bè của nhiều hộ dân.
Mô tả.
Cá dảnh dạng hình thoi, ngắn, dẹp, đầu nhọn hơn cá mè vinh. Vảy tròn, lớn vừa, phủ khắp thân, có hai hàng vảy phủ lên gốc vây lưng và vây hậu môn, gốc vây đuôi có 4 hàng. Vảy nách gốc vây bụng có hình mũi mác và dài hơn gốc vây bụng. Đường bên hoàn toàn, phần sau của đường bên nằm trên trục giữa thân. Khởi điểm vây lưng sau khởi điểm vây bụng, ngang với vảy đường bên thứ 9 - 10, gần điểm giữa vây đuôi hơn chót mõm, tia đơn cuối cùng hóa xương cứng và mặt sau có răng cưa. Vây đuôi chẻ 2 rãnh chẻ sâu hơn 1/2 chiều dài của nó. Mặt lưng của thân và đầu có màu xanh rêu, mặt bên và dưới của đầu cũng như thân có màu trắng bạc. Ngọn các vây lưng, vây hậu môn, vây đuôi có màu xám đen. Gốc vây bụng, vây lưng, trước mõm ửng lên màu vàng nhạt.
Đặc điểm sinh học.
Thức ăn của cá chủ yếu là tảo, mùn bã hữu cơ, vỏ cây, lá cây, giun, côn trùng và ấu trùng. Ở miền Nam Việt Nam, khi trận mưa lớn đầu mùa mưa đến, cá di cư từ nơi ẩn náu mùa khô trên dòng chính sông Mekong vào dòng chính các chi lưu lớn gần nhất để đẻ. Cá con phát tán dọc theo các bờ sông vào vùng ngập. Khi nước sông rút, cá con và cá lớn trở về sông Cửu Long.
Giá trị kinh tế.
Cá sống phổ biến ở cá sông rạch, tuy nhiên cá có thể sống ở vùng nước lợ có độ mặn nhỏ hơn 10%. Thịt ngon, sản lượng tương đối cao, có giá trị kinh tế. Mặc dù cá dảnh có nhiều xương, nhưng vì thịt cá béo, ngọt, thơm, ngon, nên được các bà nội trợ ưa chuộng trong việc chế biến các món ăn như: chiên tươi, kho tương, kho ngót, làm khô và chả.
Hiện trạng.
Ngoài tự nhiên cỡ cá đánh bắt được thường nhỏ, cá có kích thước lớn được cung cấp từ các ao, bè nuôi. Đối tượng đã được nghiên cứu sản xuất giống thành công. Hiện đang là đối tượng nuôi của nhiều hộ dân ở đồng bằng Sông Cửu Long. | 1 | null |
HMS "Hunter" (H35) là một tàu khu trục lớp H được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào giữa những năm 1930. Trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha vào các năm 1936–1939, nó thực thi chính sách cấm vận vũ khí mà Anh và Pháp áp đặt cho các bên xung đột, cho đến khi nó trúng phải một quả mìn vào tháng 5 năm 1937; việc sửa chữa kéo dài một năm rưỡi, và nó gia nhập Hạm đội Địa Trung Hải sau đó. Trong những tháng đầu tiên của Chiến tranh Thế giới thứ hai, nó truy lùng các tàu cướp tàu buôn Đức ở khu vực Nam Đại Tây Dương cho đến khi được điều quay trở về Anh vào tháng 2 năm 1940. Trong chiến dịch Na Uy, nó bị các tàu khu trục Đức đánh chìm trong trận Narvik thứ nhất vào ngày 10 tháng 4 năm 1940.
Thiết kế và chế tạo.
"Hunter" có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải. Nó có chiều dài chung , mạn thuyền rộng và độ sâu của mớn nước là . Nó được dẫn động bởi hai turbine hơi nước Parsons truyền động ra hai trục chân vịt, sản sinh tổng công suất , cho phép nó đạt tốc độ tối đa . Hơi nước được cung cấp bởi ba nồi hơi ống nước Admiralty. "Hunter" có thể mang theo tối đa dầu đốt, cho phép một tầm hoạt động tối đa ở tốc độ . Thành phần thủy thủ đoàn của nó bao gồm 137 sĩ quan và thủy thủ trong thời bình, nhưng tăng lên đến 146 người trong thời chiến.
Con tàu được trang bị bốn khẩu pháo QF Mk. XII L/45 trên các tháp pháo nòng đơn. Cho mục đích phòng không, "Hunter" có hai khẩu đội súng máy Mk.III bốn nòng. Nó còn có hai bệ ống phóng ngư lôi bốn nòng trên mặt nước dành cho ngư lôi. Một đường ray thả mìn sâu và hai máy phóng được trang bị; ban đầu nó mang theo 20 quả mìn sâu, nhưng được tăng lên 35 quả không lâu sau khi chiến tranh bắt đầu.
"Hunter" được đặt hàng vào ngày 13 tháng 12 năm 1934 trong Chương trình Chế tạo Hải quân 1934. Nó được đặt lườn vào ngày 27 tháng 3 năm 1935 tại xưởng tàu của hãng Swan Hunter & Wigham Richardson ở Wallsend-on-Tyne, Anh Quốc; được hạ thủy vào ngày 25 tháng 2 năm 1936 và hoàn tất vào ngày 30 tháng 9 năm 1936 với chi phí 253.167 Bảng Anh, không tính đến các thiết bị do Bộ Hải quân Anh cung cấp như vũ khí, đạn dược và thiết bị thông tin liên lạc.
Lịch sử hoạt động.
Sau khi nhập biên chế, "Hunter" được phân về Chi hạm đội Khu trục 2 trực thuộc Hạm đội Địa Trung Hải. Con tàu đã tuần tra tại vùng biển Tây Ban Nha đang khi xảy ra cuộc nội chiến tại đây nhằm thực thi chính sách cấm vận vũ khí đối với các bên xung đột. Nó trúng phải một quả mìn về phía Nam Almeria vào xế trưa ngày 13 tháng 5 năm 1937; bị hư hại đáng kể do bị nghiêng nặng, hệ thống vô tuyến hư hỏng và phần mũi tàu bị ngập nước. Tám thành viên thủy thủ đoàn đã thiệt mạng và 24 người khác bị thương. Con tàu được chiếc tàu khu trục "Lázaga" thuộc phe Cộng hòa Tây Ban Nha kéo ra khỏi bãi mìn. Các quả mìn này được hai tàu phóng lôi E-boat (nguyên của Đức) "Falange" và "Requeté" thuộc phe Quốc gia Tây Ban Nha rải nhiều tuần trước đó. "Hunter" được tàu chị em kéo đến Almeria, đến nơi vào những giờ đầu tiên của ngày 14 tháng 5; sau đó tàu tuần dương hạng nhẹ kéo nó đến Gibraltar, nơi nó được sửa chữa tạm thời từ ngày 15 tháng 5 đến ngày 18 tháng 8. "Hunter" lại được kéo đến Malta để được sửa chữa triệt để vào tháng 8 năm 1937, nhưng công việc chỉ hoàn tất vào 10 tháng 11 năm 1938. Nó lại được phân về Chi hạm đội Khu trục 2 sau khi hoàn tất sửa chữa, rồi trải qua một đợt tái trang bị ngắn tại Malta từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 4 tháng 7 năm 1939. Chiếc tàu khu trục được gửi đến Plymouth cho một đợt tái trang bị sâu rộng hơn vào giữa tháng 8 năm 1939 và kéo dài cho đến ngày 27 tháng 8.
Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra vào ngày 3 tháng 9, "Hunter" đang trên đường đi Freetown, Sierra Leone để truy lùng các tàu cướp tàu buôn Đức ở khu vực Nam Đại Tây Dương, trước khi được chuyển đến Trạm Bắc Mỹ và Tây Ấn vào cuối tháng 10. Nó ở lại đây cho đến khi được gọi quay trở về quần đảo Anh vào tháng 2 năm 1940, bắt đầu một đợt tái trang bị tại Falmouth và kéo dài cho đến ngày 9 tháng 3. Con tàu gia nhập trở lại Chi hạm đội Khu trục 2, lúc này được cho chuyển sang Hạm đội Nhà, tại
Scapa Flow vào ngày 17 tháng 3. Vào ngày 6 tháng 4, "Hunter" cùng phần còn lại của Chi hạm đội Khu trục 2 hộ tống bốn tàu khu trục rải mìn thuộc Chi hạm đội Khu trục 20 khi chúng lên đường thực hiện Chiến dịch Wilfred, một đợt rải mìn ở Vestfjord nhằm ngăn chặn việc vận chuyển quặng sắt Thụy Điển từ Narvik đến Đức. Mìn được rải vào sáng sớm ngày 8 tháng 4, trước khi quân Đức bắt đầu cuộc tấn công, và các tàu khu trục gia nhập trở lại cùng tàu chiến-tuần dương và các tàu hộ tống.
Trong Trận Narvik thứ nhất vào ngày 10 tháng 4 năm 1940, "Hunter" cùng bốn tàu khu trục lớp H khác thuộc Chi hạm đội Khu trục 2 đã tấn công các tàu khu trục Hải quân Đức vốn đã vận chuyển binh lính Lục quân Đức sang xâm chiếm Narvik ở miền Bắc Na Uy vào ngày hôm trước. Tàu khu trục , soái hạm của lực lượng, dẫn đầu bốn tàu chị em xâm nhập Ofotfjord cho một đợt tấn công bất ngờ lên cảng Narvik trong một cơn bão tuyết. và thoạt tiên được bố trí ở lối ra vào, nhưng "Hunter" đi tiếp theo sau "Hardy" tiến vào cảng và đã phóng toàn bộ tám quả ngư lôi vào khối tàu đối phương. Một quả đã đánh trúng tàu khu trục Đức "Z22 Anton Schmitt" ở phòng động cơ phía trước, tiếp nối bởi một quả đạn pháo 4,7 inch của "Hunter". Khi các con tàu Anh rút lui, chúng đụng độ với năm tàu khu trục Đức ở khoảng cách ngắn; hai tàu đối phương đã cắt ngang chữ T các con tàu Anh và bắn trúng "Hardy", khiến nó bốc cháy và phải mắc cạn. "Hunter" sau đó dẫn đầu đội hình, nhưng nó bị phía Đức gây hư hại nặng, có thể do trúng một ngư lôi, và bị giảm tốc độ nhanh chóng. Có mặt ngay phía sau trong đội hình, "Hotspur" tạm thời mất điều khiển do trúng trúng hai phát đạn và đã húc phải "Hunter" từ phía sau. Khi các con tàu xoay xở thoát ra được, "Hunter" bị lật úp và đắm ở tọa độ . 107 thành viên thủy thủ đoàn đã thiệt mạng và năm người khác qua đời sau đó do vết thương quá nặng. Các tàu khu trục Đức đã cứu vớt được 46 người; họ được thả tại Thụy Điển vào ngày 13 tháng 4.
Tái khám phá.
Sau gần 70 năm mất tích, xác tàu đắm của "Hunter" được chiếc tàu quét mìn HNoMS "Tyr" của Hải quân Hoàng gia Na Uy phát hiện vào ngày 5 tháng 3 năm 2008. Địa điểm được ghi nhận như một nghĩa trang chiến tranh để tưởng nhớ các thành viên thủy thủ đoàn đã tử trận. Một loạt các hoạt động tưởng niệm phối hợp được tổ chức trên các tàu chiến Anh và Na Uy vào ngày thứ bảy 8 tháng 3 năm 2008 để vinh danh những người đã ngã xuống trong trận Narvik. Trên một ngàn người thuộc khối NATO đã tham gia, bao gồm thủy thủ Anh và Na Uy, Thủy quân Lục chiến Hoàng gia và binh lính. Được dẫn đầu bởi chiếc , soái hạm của Hạm đội Đổ bộ Anh, năm chiếc tàu chiến tham gia đã đi theo hàng dọc ngang qua địa điểm được chiếc "Tyr" đánh dấu. Địa điểm an nghỉ của "Hunter" được đánh dấu bởi những vòng hoa ném xuống biển. | 1 | null |
HMS "Hereward" (H93) là một tàu khu trục lớp H được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào giữa những năm 1930. Nó được phân về Hạm đội Địa Trung Hải, và đã trải qua bốn tháng trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha vào giữa năm 1937 để thực thi chính sách cấm vận vũ khí mà Anh và Pháp áp đặt cho các bên xung đột. Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra vào tháng 9 năm 1939, nó vẫn đang ở lại Địa Trung Hải, nhưng nhanh chóng được điều sang Bộ chỉ huy Nam Đại Tây Dương để truy lùng các tàu cướp tàu buôn và tàu vượt phong tỏa Đức, bắt được một chiếc vào cuối tháng 11. "Hereward" được chuyển về Hạm đội Nhà vào tháng 5 năm 1940, và đã giải cứu Nữ hoàng Wilhelmina của Hà Lan sau khi bị Đức xâm chiếm.
Chiếc tàu khu trục được điều quay trở lại Địa Trung Hải cuối tháng đó để hộ tống các đoàn tàu vận tải Malta cũng như các tàu chiến lớn của hạm đội. Nó đánh chìm một tàu ngầm Ý vào tháng 12 và chiếc tàu phóng lôi Ý "Vega" trong tháng tiếp theo. "Hereward" tham gia trận chiến mũi Matapan vào tháng 3 năm 1941, và giúp vào việc triệt thoái binh lính Đồng Minh khỏi Hy Lạp trong tháng 4. Sang tháng 5, nó đánh chìm nhiều tàu nhỏ thuộc một đoàn tàu vận tải dự định đổ bộ lực lượng lên Crete. Cuối tháng đó, đang khi trợ giúp vào việc triệt thoái lực lượng từ Crete về Ai Cập, nó bị máy bay ném bom bổ nhào Đức đánh chìm; những người sống sót được Ý cứu vớt và bắt làm tù binh.
Thiết kế và chế tạo.
"Hereward" có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải. Nó có chiều dài chung , mạn thuyền rộng và độ sâu của mớn nước là . Nó được dẫn động bởi hai turbine hơi nước Parsons truyền động ra hai trục chân vịt, sản sinh tổng công suất , cho phép nó đạt tốc độ tối đa . Hơi nước được cung cấp bởi ba nồi hơi ống nước Admiralty. "Hereward" có thể mang theo tối đa dầu đốt, cho phép một tầm hoạt động tối đa ở tốc độ . Thành phần thủy thủ đoàn của nó bao gồm 137 sĩ quan và thủy thủ trong thời bình, nhưng tăng lên đến 146 người trong thời chiến.
Con tàu được trang bị bốn khẩu pháo QF Mk. XII L/45 trên các tháp pháo nòng đơn. Cho mục đích phòng không, "Hereward" có hai khẩu đội súng máy Mk.III bốn nòng. Nó còn có hai bệ ống phóng ngư lôi bốn nòng trên mặt nước dành cho ngư lôi. Một đường ray thả mìn sâu và hai máy phóng được trang bị; ban đầu nó mang theo 20 quả mìn sâu, nhưng được tăng lên 35 quả không lâu sau khi chiến tranh bắt đầu. Bắt đầu từ giữa năm 1940, dàn vũ khí phòng không của con tàu được tăng cường, cho dù không thể biết được đích xác thời điểm được nâng cấp. Bệ ống phóng ngư lôi phía sau được thay bằng một khẩu QF 12 pounder phòng không.
"Hereward" được đặt hàng trong Chương trình Chế tạo Hải quân 1934. Nó được đặt lườn vào ngày 28 tháng 2 năm 1935 tại xưởng tàu High Walker của hãng Vickers Armstrong ở Newcastle-on-Tyne; được hạ thủy vào ngày 10 tháng 3 năm 1936 và hoàn tất vào ngày 9 tháng 12 năm 1936 với chi phí 249.591 Bảng Anh, không tính đến các thiết bị do Bộ Hải quân Anh cung cấp như vũ khí, đạn dược và thiết bị thông tin liên lạc.
Lịch sử hoạt động.
"Hereward" tiến hành thử nghiệm tháp pháo nòng đôi vốn được dự định trang bị cho lớp tàu khu trục Tribal vào tháng 1-tháng 3 năm 1937 tại Gibraltar; nhưng được tháo dỡ sau khi kết thúc thử nghiệm và hai khẩu pháo phía trước được thay thế ngay sau đó. Con tàu được phân về Chi hạm đội Khu trục 2 trực thuộc Hạm đội Địa Trung Hải, và bắt đầu tuần tra tại vùng biển Tây Ban Nha để thực thi chính sách cấm vận vũ khí đến các bên xung đột trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha. Nó được tái trang bị tại Malta từ ngày 30 tháng 9 đến ngày 30 tháng 10 năm 1937; rồi thêm một lần nữa một năm sau đó, lần này là tại xưởng tàu Portsmouth từ tháng 6 đến tháng 7 năm 1939, rồi quay trở lại Địa Trung Hải sau khi hoàn tất.
Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra vào tháng 9 năm 1939, "Hereward" được chuyển đến Freetown, Sierra Leone để truy lùng các tàu cướp tàu buôn Đức tại Nam Đại Tây Dương cùng Lực lượng K vào tháng 10. Nó cùng các tàu chị em , và đã gặp gỡ tàu chiến-tuần dương , tàu sân bay và tàu tuần dương hạng nhẹ vào ngày 17 tháng 12. Chúng được tiếp nhiên liệu tại Rio de Janeiro, Brasil trước khi tiếp tục đi đến cửa sông Río de la Plata, đề phòng trường hợp chiếc thiết giáp hạm bỏ túi Đức "Admiral Graf Spee" tìm cách thoát khỏi Montevideo, Uruguay, nơi nó tạm thời tị nạn sau khi bị hư hại trong trận River Plate. "Hereward" đã bắt giữ tàu vượt phong tỏa Đức "Uhenfels" vào ngày 5 tháng 11. Con tàu đặt căn cứ tại Trinidad từ ngày 20 tháng 11 năm 1939 đến ngày 23 tháng 1 năm 1940, và đã chặn bắt chiếc tàu buôn Đức "Arauca" tại Port Everglades, Florida trong thời gian này. Nó hộ tống cho thiết giáp hạm đến Halifax, Nova Scotia, nhưng bị hư hại do thời tiết khắc nghiệt trên đường đi, và phải mất ba tuần để sửa chữa. Sau đó nó hộ tống tàu tuần dương hạng nhẹ đi đến Anh khi chiếc này chuyển di hài của John Buchan, Toàn quyền Canada, về nước. Nó tiếp tục được sửa chữa tại Portsmouth sau khi đến nơi, nên đã lỡ mất trận Narvik vào tháng 4.
"Hereward" đã hộ tống tàu bè đến Scheveningen, Hà Lan vào ngày 11 tháng 5 để di tản công dân Anh khỏi nơi đây sau khi bị Đức xâm chiếm vào ngày hôm trước. Nó giúp di tản Nữ hoàng Wilhelmina và gia đình khỏi Hà Lan vào ngày 13 tháng 5, rồi được chuyển sang Hạm đội Địa Trung Hải vài ngày sau đó. Nó đi đến Alexandria vào ngày 24 tháng 5, và bắt đầu hộ tống các đoàn tàu vận tải cùng các tàu chiến lớn của hạm đội. "Hereward" tham gia trận Calabria vào tháng 7 năm 1940, nơi nó trúng mảnh đạn của những phát đạn pháo suýt trúng từ thiết giáp hạm Ý "Giulio Cesare", hộ tống một đoàn tàu vận tải trong Chiến dịch Collar, rồi bắn vào lực lượng Ý đang rút lui tại Cyrenaica sau trận Sidi Barrani. Nó cùng với tàu chị em đánh chìm tàu ngầm Ý "Naiade" vào ngày 13 tháng 12. Nó đã hộ tống các thiết giáp hạm của Hạm đội Địa Trung Hải khi chúng bắn phá Valona vào ngày 19 tháng 12, rồi tiến vào Bắc Đại Tây Dương sau khi Đoàn tàu WS-5A báo cáo bị chiếc tàu tuần dương Đức "Admiral Hipper" tấn công vào ngày 25 tháng 12. Nó đã hộ tống ba chiếc của đoàn tàu này đến Gibraltar vào ngày 29 tháng 12.
"Hereward" tham gia Chiến dịch Excess vào đầu tháng 1 năm 1941, và đã đánh chìm tàu phóng lôi Ý "Vega" bằng một quả ngư lôi vào ngày 10 tháng 1 tại eo biển Sicily. Cùng với tàu khu trục và pháo hạm , "Hereward" cho đổ bộ một nhóm biệt kích lên đảo Kastelorizo như một phần của chiến dịch Abstention, nhưng họ bị áp đảo bởi cuộc phản công của quân Ý. Chỉ có vài người sống sót được triệt thoái hai ngày sau đó. Con tàu đã tham gia trận chiến mũi Matapan vào đầu tháng 3 và cuộc triệt thoái khỏi Hy Lạp vào tháng 4. Nó đánh chìm một số tàu đánh cá vận chuyển binh lính Đức đến chiếm đóng Crete vào ngày 21 tháng 5, rồi giúp triệt thoái quân Đồng Minh khỏi Heraklion vào ngày 29 tháng 5. Cuối ngày hôm đó, nó bị máy bay ném bom bổ nhào Junkers Ju 87 "Stuka" của Đức tấn công, và bị trúng một quả bom ngay trước ống khói phía trước. Nó chuyển hướng về phía bờ biển Crete gần đó, nhưng rồi bị đánh chìm do các đợt không kích tiếp theo và đắm ở tọa độ . Bốn sĩ quan và 72 thủy thủ đã thiệt mạng trong trận đánh; 89 người sống sót được các tàu phóng lôi Ý cứu vớt và bắt làm tù binh. | 1 | null |
Nhà xuất bản Tinh Hoa là một nhà xuất bản âm nhạc nổi tiếng ở Việt Nam từ trước năm 1945, do Tăng Duyệt sáng lập tại Huế và sau này có chi nhánh tại Sài Gòn và Hà Nội.
Tăng Duyệt.
Tiểu sử.
Tăng Duyệt sinh năm 1915 tại Huế, cha là người Quảng Đông, mẹ người Việt. Năm lên 10 tuổi, cha mất, ông sống với anh trai, đi học đến 15 tuổi thì nghỉ học chữ, theo học nghề và làm thợ chụp ảnh ở hiệu ảnh Khải Xương của anh mình, lương tháng 15 đồng. Mê đọc sách từ nhỏ, ông để dành tiền tiêu vặt, tiền lương lùng mua sách để đọc, rồi đóng bìa da, lập tủ sách riêng. Một thời gian sau, ông mở hiệu ăn, rồi mở cơ sở sản xuất đồ mớp (đồ gỗ dân dụng) nhưng đều thất bại. Là người mê sách, lại thấy Huế thời đó số người đọc sách, có nhu cầu mua bán sách cũ khá nhiều, ông bèn mở hiệu sách Tân Hoa ở đường Gia Long, sau chuyển lên 121 Trần Hưng Đạo. Tiếp đến ông mở Nhà in Tân Hoa rồi Nhà xuất bản Tinh Hoa, chuyên xuất bản tác phẩm âm nhạc.
Từ năm 1956, ông giải tán Nhà Xuất Bản Tinh Hoa (Huế), ở nhà dạy con học, dạy cho cả những đứa trẻ hàng xóm, rồi đột ngột qua đời vào tết Mậu Thân 1968 vì đạn lạc.
Cộng tác.
Ông Tăng Duyệt rất rộng rãi trong việc chi tiêu, từng nhiều lần bỏ tiền mời toàn bộ Ban hợp ca Thăng Long về Huế biểu diễn, bao ăn ở, vui chơi, bỏ tiền mua hết vé rồi tặng người quen để họ vào xem cho chật rạp hát. Ông cũng lập Ban nhạc Thiếu nhi Tinh Hoa gồm mấy người con lớn và một số bạn trẻ, tổ chức các buổi diễn lấy tiền cứu trợ nạn nhân bão lụt.
Lịch sử.
Nhà xuất bản Tinh Hoa được sáng lập năm 1943 tại Huế. Hoạt động chủ yếu là xuất bản và phát hành nhạc tiền chiến. Nhà xuất bản đã từng mua bản quyền và xuất bản nhạc của các nhạc sĩ: Phạm Duy, Văn Cao, Văn Giảng, Thẩm Oánh, Hùng Lân, Dương Thiệu Tước, Phạm Đình Chương, Nguyễn Văn Thương, Nhật Bằng, Nguyễn Mỹ Ca, Hoàng Trọng, Hoàng Giác, Thu Hồ, Anh Việt, Lê Thương, Lưu Hữu Phước, Canh Thân, Tô Vũ, Phan Huỳnh Điểu...
Năm 1952, nhạc sĩ Lê Mộng Bảo được ông Tăng Duyệt phái vào Nam để thành lập chi nhánh và đại diện cho Nhà xuất bản Tinh Hoa Huế tại miền Nam. việc in ấn cũng chuyển vào Sài Gòn, bìa thì vẫn do họa sĩ Phi Hùng ở Huế trình bày. Dần dà, việc kinh doanh ở thị trường miền Nam, Miên, Lào đều giao cho nhạc sĩ Lê Mộng Bảo, có thêm người cháu gọi ông bằng chú ruột hỗ trợ. Ông Tăng Duyệt chỉ bay vào bay ra một năm vài lần.
Năm 1956, ông Tăng Duyệt từ Sài Gòn trở về Huế cùng mấy xe tải chở đầy những ấn phẩm âm nhạc tồn đọng, chất đầy một phòng lớn ở 121 Trần Hưng Đạo. Ông không nói gì với vợ con, bạn bè. Các ấn phẩm âm nhạc chất đống trong kho chứ không chịu đem bán xon, hạ giá vì để giữ uy tín của Nhà xuất bản và của các nhạc sĩ. Nhạc sĩ Lê Mộng Bảo một mình ở lại trong Nam, tìm mọi cách khôi phục, cho ra đời Nhà xuất bản Tinh hoa Miền Nam và làm giám đốc cho đến năm 1975.
Trụ sở.
Nhà xuất bản Tinh Hoa có trụ sở chính đặt tại 121 đường Trần Hưng Đạo, Huế. Tổng phát hành và chi nhánh miền Bắc đặt ở nhà 80c, phố Hàng Trống, Hà Nội (sau chuyển đến 35 Lương Văn Can, Hà Nội). Tổng phát hành tại miền Nam ở số 185 Kichener, Sài Gòn.
Đến tháng 4 năm 1954, chi nhánh miền Bắc chuyển về Hải Phòng – số 40 đường Sađi Carnot. Chi nhánh miền Nam đặt tại 180 đường Marchaise, Sài Gòn. Và có thêm Tổng đại lý Miên, Lào Hon-Du ở số 4 đường Delaporte, Phnôm Pênh.
Sản phẩm.
Sản phẩm chính của Tinh Hoa là tờ nhạc (music sheet). Hình thức gồm 4 mặt, phần cuối trang 2 và trang 3 đều có các dòng chữ: "Cấm in lại, dịch, thu thanh, đặt lời ca khác và đàn hát nơi công cộng" và "Tác giả giữ bản quyền" hoặc "Nhà xuất bản giữ bản quyền". Tính đến 1956, Nhà xuất bản đã xuất bản và phát hành trên 500 bản nhạc, một số chưa kịp phổ biến. | 1 | null |
HMS "Hero" (H99) là một tàu khu trục lớp H được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào giữa những năm 1930. Trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha vào các năm 1936–1939, nó thực thi chính sách cấm vận vũ khí mà Anh và Pháp áp đặt cho các bên xung đột trong thành phần Hạm đội Địa Trung Hải. Trong những tháng đầu tiên của Chiến tranh Thế giới thứ hai, nó để truy lùng các tàu cướp tàu buôn Đức tại Ấn Độ Dương và tham gia trận Narvik thứ hai trong Chiến dịch Na Uy vào tháng 4-tháng 6 năm 1940 trước khi được điều quay trở lại Địa Trung Hải vào tháng 5 để hộ tống các đoàn tàu vận tải Malta. Con tàu đã tham gia trận chiến mũi Spada vào tháng 7 năm 1940; Chiến dịch Abstention vào tháng 2 năm 1941 cũng như trong việc triệt thoái binh lính Đồng Minh khỏi Hy Lạp và Crete vào tháng 4-tháng 5 năm 1941.
"Hero" đã bảo vệ cho cuộc đổ bộ trong Chiến dịch Syria–Lebanon vào tháng 6 năm 1941, rồi hộ tống các đoàn tàu tiếp liệu đến Tobruk, Libya không lâu sau đó. Nó bị hư hại bởi máy bay ném bom bổ nhào Đức đang khi cứu vớt những người sống sót từ chiếc tàu rải mìn vào tháng 10 năm 1941, rồi tiếp tục hộ tống các chuyến vận tải đến Malta. Nó tham gia Trận Sirte thứ hai vào tháng 3 năm 1942 và Chiến dịch Vigorous vào tháng 6, đánh chìm hai tàu ngầm Đức trong năm 1942, rồi được điều quay trở về nhà vào cuối năm để được cải biến thành một tàu khu trục hộ tống. Con tàu được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Canada vào năm 1943 và đổi tên thành HMCS "Chaudière", tham gia Lực lượng Hộ tống giữa đại dương vào đầu năm 1944 trước khi được điều trở lại khu vực duyên hải Anh vào tháng 5 để bảo vệ lực lượng được tập trung cho chiến dịch Overlord. Cùng với các con tàu khác, nó đánh chìm thêm ba tàu ngầm Đức trong năm đó. "Chaudière" đang được tái trang bị khi xung đột kết thúc tại Châu Âu vào tháng 5 năm 1945. Ở trong tình trạng vật chất tệ hại, con tàu được cho ngừng hoạt động vào tháng 8 và bị bán để tháo dỡ sau đó. Tuy nhiên việc tháo dỡ chỉ hoàn tất vào năm 1950.
Thiết kế và chế tạo.
"Hero" có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải. Nó có chiều dài chung , mạn thuyền rộng và độ sâu của mớn nước là . Nó được dẫn động bởi hai turbine hơi nước Parsons truyền động ra hai trục chân vịt, sản sinh tổng công suất , cho phép nó đạt tốc độ tối đa . Hơi nước được cung cấp bởi ba nồi hơi ống nước Admiralty. "Hero" có thể mang theo tối đa dầu đốt, cho phép một tầm hoạt động tối đa ở tốc độ . Thành phần thủy thủ đoàn của nó bao gồm 137 sĩ quan và thủy thủ trong thời bình, nhưng tăng lên đến 146 người trong thời chiến. Khi phục vụ cùng Canada, thủy thủ đoàn của nó bao gồm 1đ sĩ quan và 171 thủy thủ.
Con tàu được trang bị bốn khẩu pháo QF Mk. XII L/45 trên các tháp pháo nòng đơn. Cho mục đích phòng không, "Hero" có hai khẩu đội súng máy Mk.III bốn nòng. Nó còn có hai bệ ống phóng ngư lôi bốn nòng trên mặt nước dành cho ngư lôi. Một đường ray thả mìn sâu và hai máy phóng được trang bị; ban đầu nó mang theo 20 quả mìn sâu, nhưng được tăng lên 35 quả không lâu sau khi chiến tranh bắt đầu. Đến giữa năm 1940, số lượng mìn sâu mang theo là 44 quả.
"Hero" được đặt hàng cho hãng Parsons Marine Steam Turbine Company vào ngày 13 tháng 12 năm 1934 trong Chương trình Chế tạo Hải quân 1934. Nó được gia công bởi nhà thầu phụ Vickers-Armstrongs và được đặt lườn tại xưởng tàu High Walker ở Newcastle-on-Tyne, Anh vào ngày 28 tháng 2 năm 1935; được hạ thủy vào ngày 10 tháng 3 năm 1936 và hoàn tất vào ngày 21 tháng 10 năm 1936 với chi phí 249.858 Bảng Anh, không tính đến các thiết bị do Bộ Hải quân Anh cung cấp như vũ khí, đạn dược và thiết bị thông tin liên lạc.
Các cải biến trong chiến tranh.
Hầu hết những chiếc còn sống sót cùng lớp với "Hero" có dàn ống phóng ngư lôi phía sau thay bằng một khẩu QF 12 pounder phòng không vào năm 1940, tuy nhiên không thể biết rõ nó có được nâng cấp hay không vì đang được bố trí tại Địa Trung Hải cho đến năm 1943. Các thay đổi khác trước khi được cải biến thành một tàu khu trục hộ tống vào năm 1943 bao gồm thay thế các khẩu đội súng máy Vickers bốn nòng giữa các ống khói bằng pháo tự động Oerlikon 20 mm, đồng thời hai khẩu Oerlikon 20 mm khác được tăng cường trên bệ đèn pha cùng một cặp khác hai bên cánh của cầu tàu. Tháp điều khiển hỏa lực và máy đo tầm xa bên trên cầu tàu nhiều khả năng được thay bằng radar Kiểu 271 điều khiển hỏa lực vào lúc cải biến, cũng như thay thế tháp pháo ‘B’ bằng dàn súng cối Hedgehog chống tàu ngầm, và tăng cường radar Kiểu 286 dò tìm mặt đất tầm ngắn. Con tàu cũng được bổ sung máy định vị vô tuyến HF/DF đặt trên cột ăn-ten. Tháp pháo ‘Y’ được tháo dỡ lấy chỗ để mang thêm mìn sâu. Đến cuối chiến tranh, radar Kiểu 286 được thay thế bằng radar Kiểu 291 hiện đại hơn.
Lịch sử hoạt động.
HMS "Hero".
Sau khi nhập biên chế, "Hero" được phân về Chi hạm đội Khu trục 2 trực thuộc Hạm đội Địa Trung Hải, và đã tuần tra tại vùng biển Tây Ban Nha để thực thi chính sách cấm vận vũ khí đến các bên xung đột trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha. Nó trải qua một đợt tái trang bị tại Anh từ tháng 6 đến tháng 7 năm 1939. Gia nhập trở lại Hạm đội Địa Trung Hải sau khi hoàn tất, nó ở lại đây cho đến ngày 5 tháng 10, khi nó được chuyển đến Freetown, Sierra Leone để truy lùng các tàu cướp tàu buôn Đức tại Nam Đại Tây Dương cùng Lực lượng K. "Hero" quay trở về Anh vào tháng 1 năm 1940 và lại trải qua một đợt tái trang bị tại xưởng tàu Portsmouth từ ngày 15 tháng 2 đến ngày 16 tháng 3. Vào thời gian này, Chi hạm đội Khu trục 2 được phân về Hạm đội Nhà, và nó gia nhập trở lại hải đội sau khi hoàn tất việc nâng cấp.
Vào ngày 5 tháng 4, "Hero" hộ tống cho chiếc tàu chiến-tuần dương khi nó bảo vệ cho các tàu rải mìn tiến hành Chiến dịch Wilfred, một hoạt động rải mìn ở Vestfjord nhằm ngăn chặn việc vận chuyển quặng sắt Thụy Điển từ Narvik đến Đức. Nó cùng với tàu chị em dự định rải một bãi mìn ngoài khơi Bud, Na Uy vào ngày 8 tháng 4, và báo cáo vị trí cho phía Na Uy. "Hero" đã cùng tàu khu trục kéo thiết bị quét mìn đi trước thiết giáp hạm và các tàu hộ tống khi chúng xâm nhập Vestfjorden đối đầu với các tàu khu trục Đức tại Narvik vào ngày 13 tháng 4. Nó cùng ba tàu khu trục khác truy đuổi các tàu chiến Đức còn lại đến Rombaksfjorden (nhánh cực Đông của Ofotfjord, phía Đông Narvik), nơi các tàu khu trục Đức rút lui do hết đạn. Hầu hết các tàu Đức đã tự đánh đắm và mắc cạn ở đầu vũng biển, nhưng liều chất nổ trên chiếc tàu khu trục "Z18 Hans Lüdemann" đã không kích nổ, và một đội đổ bộ nhỏ của "Hero" đã lên tàu. Họ không tìm thấy gì đáng kể vì con tàu đã bị bỏ lại, và một quả ngư lôi được phóng vào nó để ngăn cản các nỗ lực trục vớt.
"Hero" được chuyển trở lại Hạm đội Địa Trung Hải vào ngày 17 tháng 5 trong thành phần Chi hạm đội Khu trục 2 được tái lập. Trong Trận chiến mũi Spada vào ngày 19 tháng 7, nó đã hộ tống cho tàu tuần dương hạng nhẹ Australia , và đã cùng các tàu khác cứu vớt 525 người sống sót từ chiếc tàu tuần dương Ý "Bartolomeo Colleoni". Cùng với tàu chị em và các tàu khu trục và , nó được lệnh đi đến Gibraltar vào ngày 22 tháng 8, nơi chúng gia nhập Lực lượng H. "Hostile" trúng phải một quả mìn trên đường đi vào sáng ngày 23 tháng 8 ngoài khơi mũi Bon khiến lườn tàu bị vỡ. Vụ nổ làm thiệt mạng năm người và bị thương ba người khác. "Mohawk" đã cứu vớt những người sống sót trong khi "Hero" phóng hai quả ngư lôi đánh đám nó. Con tàu tham gia Chiến dịch Hats, một đợt vận tải tăng viện đến Malta, trong tháng 9 trước khi được tái trang bị tại đây vào tháng 11. Nó lên đường đi Bắc Đại Tây Dương khi Đoàn tàu Vận tải WS-5A báo cáo bị tàu tuần dương Đức "Admiral Hipper" tấn công vào ngày 25 tháng 12 để tập trung các tàu buôn bị phân tán.
Vào ngày 1 tháng 1 năm 1941, "Hero" là một trong các con tàu đã ngăn chặn một đoàn tàu vận tải của phe Vichy Pháp ngoài khơi Mellila và bắt giữ toàn bộ bốn chiếc tàu buôn. Nó tham gia Chiến dịch Excess vào đầu tháng 1 năm 1941 rồi được chuyển trở lại Hạm đội Địa Trung Hải sau đó. Vào ngày 27 tháng 2, nó triệt thoái một số nhỏ lính biệt kích Anh sống sót khỏi đảo Kastelorizo vốn đã tấn công chiếm đảo này trong Chiến dịch Abstention. Đến giữa tháng 4, nó hộ tống cho tàu vận chuyển nhanh cùng ba thiết giáp hạm đi từ Alexandria đến Malta, trước khi tiếp tục hộ tống các thiết giáp hạm khi chúng bắn phá Tripoli vào ngày 20 tháng 4. Sau khi được tiếp nhiên liệu tại Alexandria vào ngày 23 tháng 4, "Hero" khởi hành đi Hy Lạp để giúp triệt thoái binh lính Anh và khối Thịnh Vượng Chung khỏi các bãi biển. Trong cuộc triệt thoái khỏi Crete, nó đã cùng tàu khu trục di tản Vua George II cùng đoàn tùy tùng trong đêm 22-23 tháng 5.
"Hero" đã hộ tống cho tàu đổ bộ bộ binh (LSI) khi chiếc này tiến hành một chiến dịch đổ bộ vào đầu tháng 6 năm 1941 lên bờ biển Li băng trong giai đoạn mở màn của Chiến dịch Exporter. Nó trải qua hầu hết thời gian còn lại của năm hộ tống các đoàn tàu vận tải tăng viện cho Tobruk. Cùng với tàu chị em và tàu khu trục , nó hộ tống cho chiếc vào ngày 25 tháng 10 trên đường đi Tobruk. Chúng bị máy bay ném bom bổ nhào Đức Junkers Ju 87 "Stuka" tấn công, đánh trúng "Latona" khiến nó bốc cháy. "Hero" và "Encounter" tiếp cận để cứu vớt thủy thủ đoàn và hành khách trước khi hầm đạn của "Latona" kích nổ; "Hero" bị hư hại do ba quả bom ném suýt trúng đang khi cặp theo "Latona". Con tàu quay trở về Alexandria để sửa chữa, rồi hộ tống một đoàn tàu vận tải khác đến Malta vào tháng 1 năm 1942. Nó tham gia Trận Sirte thứ hai vào ngày 22 tháng 3 đang khi hộ tống một đoàn tàu vận tải đi đến Malta. Vào ngày 29 tháng 5, cùng với các tàu khu trục lớp "Hunt" và , nó đã đánh chìm tàu ngầm "U-568" về phía Đông Bắc Tobruk ở tọa độ , và cứu vớt được 42 người sống sót.
Trong Chiến dịch Vigorous vào tháng 6, "Hero" tham gia thành phần hộ tống cho lực lượng bảo vệ của Hạm đội Địa Trung Hải cho đoàn tàu vận tải hướng đến Malta. Vào lúc này con tàu chưa được trang bị radar. Sau khi Quân đoàn châu Phi chiếm được Mersa Matruh vào cuối tháng 6, Bộ Hải quân Anh ra lệnh cho các tàu tiếp liệu tàu ngầm và chiếc của Hy Lạp chuyển đến Haifa, nhưng "Medway" trúng phải ngư lôi và chìm trên đường đi cho dù có một lực lượng hộ tống mạnh mẽ. "Hero" và tàu khu trục đã cứu vớt 1.105 người sống sót. Đến ngày 17 tháng 8, nó lại cứu vớt khoảng 1.100 người sống sót từ chiếc tàu chở quân bị trúng ngư lôi. Phối hợp với bốn tàu khu trục khác và một máy bay ném bom hạng nhẹ Vickers Wellesley của Không quân Hoàng gia Anh, "Hero" đã đánh chìm tàu ngầm "U-559" ở khoảng cách về phía Đông Bắc Port Said vào ngày 30 tháng 10. Con tàu sau đó được lệnh quay trở về Anh ngang qua mũi Hảo Vọng, để được cải biến thành một tàu khu trục hộ tống.
HMCS "Chaudière".
Công việc cải biến được thực hiện tại Portsmouth kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11 năm 1943, và "Hero" được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Canada như một món quà vào ngày 15 tháng 11 năm 1943, và được đổi tên thành HMCS "Chaudière". Sau khi hoàn tất việc thử máy, nó được phân về Đội hộ tống C2 vào tháng 2 năm 1944, đặt căn cứ tại Derry. Vào ngày 6 tháng 3 năm 1944, đang khi hộ tống cho Đoàn tàu vận tải HX 228 về phía Tây Ireland, các tàu hộ tống đã buộc tàu ngầm "U-744" phải nổi lên mặt nước và đầu hàng sau khi bị truy đuổi trong 32 giờ. Do không thể kéo chiếc tàu ngầm trở về cảng, nó bị tàu khu trục Anh phóng ngư lôi đánh chìm. Con tàu được điều về Đội hộ tống 11 vào tháng 5 năm 1944 nhằm chuẩn bị cho Chiến dịch Overlord. Đội được giao nhiệm vụ bảo vệ tàu bè Đồng Minh trong eo biển Manche và vịnh Biscay, và cùng với các tàu khu trục HMCS "Ottawa" và HMCS "Kootenay", nó đã đánh chìm tàu ngầm "U-621" trong vịnh Biscay gần La Rochelle vào ngày 18 tháng 8. Hai ngày sau, cũng các con tàu trên lại đánh chìm tàu ngầm "U-984" trong vịnh Biscay về phía Tây Brest Pháp. Sang tháng 11, "Chaudière" được gửi đến Sydney, Nova Scotia cho một đợt tái trang bị.
Công việc chỉ bắt đầu vào tháng 1 năm 1945 và vẫn đang tiến hành khi chiến tranh kết thúc vào tháng 5. Nó được cho là trong tình trạng vật chất tệ hại trong số các tàu khu trục Canada khi được khảo sát, và được xem là dư thừa so với nhu cầu vào ngày 13 tháng 6. Con tàu ngừng hoạt động vào ngày 17 tháng 8 năm 1945, và sau đó được bán cho hãng Dominion Steel Company để tháo dỡ. Công việc chỉ hoàn tất vào năm 1950. | 1 | null |
Trong nhiếp ảnh và quang học, hiệu ứng mờ viền (; French: "vignette") là hiện tượng giảm độ sáng hoặc bão hòa màu tại viền ngoài so với trọng tâm của bức ảnh. Từ "vignette", có nguồn gốc từ từ "vine", có nghĩa là rìa trang trí của một cuốn sách. Sau đó, thuật ngữ này được sử dụng cho các bức ảnh chân dung mà chụp rõ phần giữa, và làm mờ phần rìa. Hiện tượng tương tự cũng xảy ra khi khi chiếu hình ảnh hoặc video ra ngoài màn chiếu. Đó gọi là hiệu ứng "hotspot" ở các bộ phim gia đình (phân biệt với phim phòng chiếu) giá rẻ không được áp dụng các kỹ thuật chuyển đổi video thích hợp.
Hiệu ứng mờ viền thường là tác động không mong muốn do cách cài đặt thông số máy ảnh và do giới hạn của ống kính. Tuy nhiên, thỉnh thoảng nó cũng được sử dụng một cách có chủ đích, nhằm thu hút sự chú ý của người xem vào trọng tâm của bức ảnh. Nhiếp ảnh gia có thể tạo hiệu ứng này bằng cách chủ động sử dụng ống kính hoặc bộ lọc thích hợp, cũng có khi bằng các biện pháp xử lý hậu kì.
Nguyên nhân.
Dựa theo các nguyên lý của hiệu ứng mờ viền, Sidney F. Ray đã chia hiệu ứng mờ viền thành các loại sau:
Riêng với ảnh kỹ thuật số, còn có thêm:
Riêng với ảnh chụp bằng máy cơ còn có thêm:
Hiệu ứng mờ viền cơ học.
Hiệu ứng mờ viền cơ học xuất hiện khi chùm sáng lệch trục phát ra từ vật chụp bị các vật khác như bộ lọc, ống kính thứ cấp, nắp ống kính không thích hợp...chắn một phần, khiến thay đổi kích thước ảnh tới độ dừng khẩu độ tương ứng góc đến lệch trục (nguyên nhân xuất phát từ đường đi của tia sáng bị chắn một phần). Hiệu ứng có thể xảy ra từ từ hoặc đột ngột – khẩu độ càng nhỏ, hiệu ứng xảy ra càng đột ngột tương ứng sự thay đổi của góc lệch trục.
Nếu xuất hiện một phần nào đó không nhận được một tia sáng nào chiếu đến do hiệu ứng mờ viền cơ học (đường đi của tia sáng đến phần đó bị chắn hoàn toàn), thì đó gọi là giới hạn thị trường (FOV: field of view) và phần đó sẽ có màu đen.
Hiệu ứng mờ viền quang học.
Xảy ra ở các ống kính cấu tạo bởi nhiều thấu kính, do sự khác nhau về kích thước vật lý của các thấu kính. Thấu kính rìa bị hạn chế bởi các thấu kính đằng trước, làm giảm góc mở của ống kính đối với các tia sáng lệch trục. Kết quả của hiện tượng này là cường độ ánh sáng chiếu đến giảm dần ở rìa bức ảnh. Mờ viền quang học phụ thuộc chủ yếu vào khẩu độ ống kính và thường thì có thể điều chỉnh bằng cách giảm từ 2–3 mức đóng khẩu độ. ("tăng" chỉ số khẩu độ tương đối.)
Hiệu ứng mờ viền tự nhiên.
Không giống như trường hợp trước, mờ viền tự nhiên (còn gọi là nhòe sáng tự nhiên) không bắt nguồn từ việc hạn chế tia sáng chiếu đến. Độ nhòe xấp xỉ cos4, tuân theo luật nhòe sáng "cos mũ 4". Tức là, độ nhòe sáng tỉ lệ với bậc 4 cosine góc đến của tia sáng chiếu lên phim hoặc mảng sensor. Ống kính quan trắc góc rộng và ống kính ở các máy ảnh ngắm chụp (máy ảnh compact) rất hay gặp tình trạng mờ viền tự nhiên. Ống kính tele (ống kính chụp xa), ống kính góc rộng Angenieux (sử dụng một thấu kính tele lật ngược) dùng trên các máy ảnh SLR (ở Việt Nam được biết đến với tên gọi thông dụng là máy ảnh cơ), và ống kính viễn tâm nói chung ít chịu ảnh hưởng của hiện tượng mờ viền. Kính lọc GND (graduated neutral density hay gradual grey filter) và các kĩ thuật xử lý hậu kì có thể được sử dụng để chữa lỗi mờ viền tự nhiên, bởi hiện tượng này không thể sửa chữa bằng cách điều chỉnh ống kính. Một số ống kính hiện đại được đặc chế để ánh sáng chiếu đến phim là ánh sáng song song hay gần như vậy giúp loại bỏ hoặc làm giảm đáng kể hiện tượng mờ viền. Hầu hết các ống kính chế tạo cho hệ thống 4/3 là loại ống kính này, chủ yếu là ống kính viễn tâm.
Hiệu ứng mờ viền điểm ảnh.
Hiệu ứng mờ viền điểm ảnh chỉ xảy ra ở các máy ảnh kỹ thuật số do đặc tính phụ thuộc góc chiếu đến của các bộ cảm biến số và cường độ ánh sáng thẳng góc bao giờ cũng mạnh hơn theo phương xiên. Hầu hết máy ảnh kỹ thuật số đều tích hợp bên trong một bộ xử lý ảnh để khắc phục hiệu ứng mờ viền quang học và mờ viền điểm ảnh khi chuyển đổi dữ liệu gốc nhận được từ các bộ cảm biến sang định dạng ảnh chuẩn như JPEG hoặc TIFF. Việc tích hợp thêm một ống kính điều chỉnh siêu nhỏ ngay trước các bộ cảm biến ảnh cũng có thể khắc phục hiện tượng mờ viền điểm ảnh.
Hậu kỳ.
Vì nhiều mục đích nghệ thuật, hiệu ứng mờ viền có thể được áp dụng vào các bức ảnh vốn không bị mờ viền bằng cách sử dụng kỹ thuật Dodging and burning ở viền ngoài bức ảnh (nếu sử dụng phim) hoặc các kỹ thuật xử lý ảnh kỹ thuật số, như sử dụng một lớp phủ mờ viền. Bộ lọc Lens Correction trong Photoshop cũng có thể được tận dụng để thực hiện thủ thuật này.
Đối với xử lý ảnh kỹ thuật số, kỹ thuật này được áp dụng khi muốn tạo ra một khung cảnh mờ ảo trên bức ảnh. | 1 | null |
Ursula Gertrud von der Leyen (sinh ngày 8 tháng 10 năm 1958 tại Ixelles, Brussels) là một chính trị gia Đức của đảng bảo thủ Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo Đức và Chủ tịch Ủy ban châu Âu được bầu của Ủy ban châu Âu.
Từ ngày 30 tháng 11 năm 2009, bà làm việc với chức vụ Bộ trưởng Liên bang Lao động và Xã hội trong nội các thứ hai của Merkel. Trong nội các thứ nhất (2005–2009), bà là Bộ trưởng Liên bang về Gia đình, Cao niên, Phụ nữ và Thiếu niên. Vào ngày 15 tháng 12 năm 2013 bà được chỉ định làm bộ trưởng Liên bang Quốc phòng trong nội các sắp tới của cựu thủ tướng Đức Angela Merkel ,và là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Đức giữ chức vụ này.Về nghề nghiệp bà từng là bác sĩ và có bảy người con.
Bà tuyên bố từ chức bộ trưởng quốc phòng vào ngày 15 tháng 7 năm 2019. Bà là bộ trưởng duy nhất đã phục vụ liên tục trong nội các của Angela Merkel kể từ khi bà nhậm chức. Trước đây bà từng được coi là ứng cử viên chính để kế nhiệm bà Merkel với tư cách là Thủ tướng và là người được yêu thích để trở thành Tổng thư ký của NATO.
Vào ngày 2 tháng 7 năm 2019, von der Leyen được Hội đồng Châu Âu đề xuất là ứng cử viên cho chức vụ Chủ tịch Ủy ban Châu Âu. Bà được bầu bởi Nghị viện châu Âu vào ngày 16 tháng 7,với tỷ lệ gần như là đa số.
Tiểu sử.
Ursula von der Leyen là con gái của Ernst Albrecht, một chính trị gia đảng CDU, cũng như là chủ tịch lâu năm của bang Niedersachsen. Bà sinh ra tại Ixelles ở Brussels, nơi cha bà làm việc cho Hội đồng liên minh Âu châu (tổng giám đốc từ năm 1969), và sống ở Bỉ cho tới khi bà được 13 tuổi. Vào năm 1971 gia đình bà chuyển về Lehrte, một thành phố tại vùng Hannover.
Học vấn.
Ursula von der Leyen bắt đầu học đại học vào năm 1977 với môn Kinh tế tại đại học Göttingen, Münster và London School of Economics. Tới năm 1980, bà đổi sang học Y khoa tại đại học Hannover, và tốt nghiệp 7 năm sau đó.. Von der Leyen lấy bằng tiến sĩ Y khoa (Dr. med.) vào năm 1991. Từ năm 1992 cho tới 1996 bà theo chồng sang Mỹ, nơi ông ta dạy tại Stanford University.
Sau khi cùng gia đình trở về Đức bà làm việc với Friedrich Wilhelm Schwartz trong ngành Dịch tễ học, Y khoa Xã hội và hệ thống Y tế tại Đại học Y khoa Hannover. 2001 bà lấy bằng thạc sĩ về Y tế công cộng (MPH).
Nhờ lớn lên ở Bỉ bà nói tiếng Đức và tiếng Pháp lưu loát như tiếng mẹ đẻ cũng như tiếng Anh.
Đời sống cá nhân.
Ursula von der Leyen kết hôn với Heiko von der Leyen, một giáo sư ngành Y khoa, thành viên dòng dõi quý tộc "Von der Leyen". Cả hai có bảy người con, David (1987), Sophie (1989), Maria Donata (1992), cặp sinh đôi Victoria và Johanna (1994), Egmont (1998) và Gracia (1999). | 1 | null |
Sebastian Kurz (sinh ngày 27 tháng 8 năm 1986) là một chính trị gia người Áo, đương kim chủ tịch Đảng Nhân dân Áo (ÖVP) và là thủ tướng Áo thứ 25. Từ năm 2011 tới 2017 ông là chủ tịch đoàn thanh niên ÖVP và từ năm 2016 là chủ tịch trường chính trị ÖVP.
Ông từng giữ chức vụ Quốc vụ khanh Hội nhập của Bộ Nội vụ Liên bang Áo. Ngày 12 tháng 12 năm 2013, ông được bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Áo. Ngày 16 tháng 12 năm 2013, Sebastian Kurz chính thức trở thành Ngoại trưởng trẻ tuổi nhất trong lịch sử nền Đệ nhị cộng hòa của Áo và là vị ngoại trưởng trẻ nhất Liên minh châu Âu. Ngày 15 tháng 10 năm 2017, Đảng Nhân dân Áo của ông dẫn đầu với 31,4% số phiếu bầu. Ngày 18/12/2017 Kurz nhậm chức và trở thành Thủ tướng Áo trẻ tuổi nhất.
Bê bối của Phó Thủ tướng Heinz-Christian Strache khiến liên minh cầm quyền tan vỡ và Kurz đã bị phế truất bởi Hội đồng Quốc gia thông qua một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm ngày 27 tháng 5 năm 2019. Ông đã chính thức bị miễn nhiệm từ thông báo của văn phòng Tổng thống Alexander Van der Bellen và bị thay thế bởi Hartwig Löger vào ngày hôm sau.
Trong cuộc bầu cử Hội đồng Quốc gia tại Áo năm 2019, Kurz lại ra tranh cử như là ứng cử viên hàng đầu cho đảng mình và đảng ông đã đạt được nhiều phiếu nhất. Sau đó, ông lãnh đạo các cuộc đàm phán liên minh với đảng Xanh, kết thúc thành công vào ngày 1 tháng 1 năm 2020. Chính phủ liên bang Kurz II, một chính phủ liên minh bao gồm ÖVP và GRÜNE, đã tuyên thệ vào ngày 7 tháng 1 năm 2020.
Thời niên thiếu và giáo dục.
Kurz sinh ra ở Viên, thủ đô nước Áo và lớn lên ở quận Meidling và hiện nay vẫn sống ở quận này. Ông nhập học "Bundesgymnasium und Bundesrealgymnasium Erlgasse" vào năm 1996 và sau kì thi tốt nghiệp vào năm 2004 Kurz đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Vào năm 2011, sau ít nhất 7 năm học mà không lấy được bằng cấp, ông đã quyết định dừng việc học ngành luật của mình tại Đại học Viên để theo đuổi sự nghiệp chính trị.
Sự nghiệp.
Sebastian Kurz là đoàn viên Đoàn Thanh thiếu niên thuộc Đảng Nhân dân Áo từ năm 2003 (17 tuổi). Năm 2009 (23 tuổi), ông được bầu làm Chủ tịch đoàn với 99% số phiếu tán thành và tiếp tục giữ cương vị này với 100% phiếu tán thành vào năm 2012 (26 tuổi). Cũng từ năm 2009, ông làm Phó Chủ tịch Đảng nhân dân Áo ở Viên. Từ năm 2010 đến năm 2011, ông là thành viên Hội đồng Thành phố Viên.
Tháng 4 năm 2011, trong thời gian diễn ra cuộc cải tổ nội các thì Kurz được chỉ định làm Quốc vụ khanh Hội nhập (thuộc Bộ Nội vụ Liên bang Áo); sự kiện này khơi mào một số chỉ trích. Tuy nhiên một năm sau thì truyền thông đã dành những đánh giá tích cực hơn cho ông. Trong cuộc bầu cử Quốc hội Áo 2013, ông giành được nhiều phiếu trực tiếp nhất từ cử tri so với các chính trị gia khác. Từ 16 tháng 12 năm 2013, ông là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Áo, trong đó phụ trách thêm mảng hội nhập xã hội theo yêu cầu của ông.
Đời tư.
Sebastian Kurz có mẹ là giáo viên, còn cha là kĩ sư. Ông sinh ra và hiện vẫn sinh sống tại quận Meidling, thành phố Viên. Năm 2004, ông tốt nghiệp trung học. Bản thân ông từng phát biểu rằng mối quan tâm của ông là vấn đề hội nhập xã hội của dân nhập cư. Phân nửa học sinh cùng lớp học của ông có cha hay mẹ người ngoại quốc. Giai đoạn 2004-2005, ông thực hiện nghĩa vụ quân sự trong quân đội Áo. Sau đó, ông ghi danh khoa Luật của Đại học Viên, đến học kỳ thứ 13 (năm 2011) thì ông trở thành Quốc vụ khanh Hội nhập. | 1 | null |
Mặt nạ hoa hồng là một bộ phim truyền hình Philippines được đạo diễn bởi Dominic Zapata, Gina Alajar, sản xuất bởi Richard Cruz và được phát sóng trên GMA Network lần đầu vào ngày 29 tháng 10 năm 2012. Phim là phiên bản Philippines của bộ phim truyền hình nổi tiếng năm 2008 của Hàn Quốc cùng tên (tên tiếng Việt: Sự quyến rũ của người vợ). Bốn diễn viên chính của bộ phim là Marian Rivera, Dennis Trillo, Glaiza de Castro và Rafael Rosell.
Nội dung.
Angeline và Heidi trở thành chị em kể từ khi cô bé mồ côi Heidi được cha mẹ Angeline nhận nuôi. Những tưởng mối quan hệ giữa hai cô gái sẽ ngày càng thân thiết, thế nhưng, trái với sự trong sáng và tốt bụng của Angeline, Heidi luôn mang mặc cảm thua kém nên trong cô lúc nào cũng ganh ghét người chị em của mình.
Những năm tháng tuổi thơ êm đềm trôi qua, càng lớn Angeline càng xinh đẹp và dịu dàng. Điều này khiến trái tim nhiều chàng trai lỗi nhịp, nhưng chỉ có một người làm cô thấy hạnh phúc, đó là Marcel. Từ bỏ giấc mơ nghề nghiệp, Angeline quyết định cùng Marcel xây tổ ấm. Nhưng, cuộc đời không ai học được chữ ngờ. Đời sống hôn nhân bắt đầu rạn nứt khi Angeline phát hiện ra bản chất dối trá và phản bội của Marcel. Kẻ thứ ba, ác nghiệt thay lại chính là Heidi, người chị em thân thiết từ thuở ấu thơ của Angeline. Chưa hoàn hồn sau cú sốc đó, người vợ đáng thương còn hay tin mình đã bị sảy thai.
Marcel quyết định cắt đứt với người tình nhưng Heidi đã mang thai. Anh chàng chọn cách chung sống với Heidi nên Angeline buộc phải quay trở lại nhà cha mẹ đẻ. Ngay chính vào lúc “dầu sôi lửa bỏng” này, Angeline cũng phát hiện ra rằng cô cũng đang mang thai đứa con của Marcel.
Sợ hãi khi mất đi những thứ quý giá mình đang có, Heidi bày mưu tính kế ám hại con gái của người đã từng cưu mang mình. Nhưng số mệnh không chiều lòng người, Angeline sống sót và trở lại trả thù. Cô lấy danh tính của người phụ nữ khác là Chantal, từ từ bắt Marcel và Heidi phải trả giá…
Diễn viên.
Diễn viên chính.
Angeline là một người có tinh thần trách nhiệm cao, luôn quan tâm người khác, từ bi và khá ngây thơ. Cô có một ước mơ đó là sẽ trở thành một chuyên gia trang điểm thành công. Cô luôn luôn quan tâm đến gia đình mình vì thường xuyên bị rơi vào hoàn cảnh túng thiếu nợ nần và sẵn sàng hy sinh cho gia đình của mình. Cô tốt nghiệp trường đại học có uy tín và nuôi dưỡng cho mình ước mơ trở thành một chuyên gia trang điểm. Nhưng bởi vì cô đã phát hiện mình mang thai với Marcel Salcedo, vì không còn sự lựa chọn nào khác nên cô đành chấp nhận phải từ bỏ ước mơ của mình và kết hôn với Marcel. Mặc dù đó là một quyết định khó khăn khi kết hôn mà không có tình yêu với Marcel, cô đã cố gắng hết mình cho chồng và học cách nấu ăn để trở thành người vợ tuyệt vời trong gia đình. Mẹ của Marcel vốn là người rất ác độc. Trong suốt 7 năm bà ta chỉ biết đay nghiến, chì chiết, hành hạ cô và coi cô như một tôi tớ trong nhà. Tuy nhiên, cô đã sớm nhận ra rằng cuộc đời mình đã bị dối trá, nhất là sự phản bội từ chồng và người bạn thân nhất.
Anh là một người đàn ông vô trách nhiệm và không biết nghĩ cho người khác, anh là người đang nỗ lực để hoàn thành trách nhiệm của mình với tư cách là người thừa kế của Salcedo và phải tuân theo những mong đợi của cha mình. Là một người bạn đời, Marcel luôn cố gắng để có thể làm một người chồng tốt với Angeline Santos, mặc dù anh không thực sự yêu Angeline. Khi câu chuyện tiến triển, cuối cùng anh cũng cảm thấy có lỗi với hành động của mình và muốn hòa giải với Angeline sau khi tiết lộ sự ngụy trang của cô như Chantal Gonzales và khám phá bí mật của Heidi rằng cô không mang thai đứa con của mình khi cô giả vờ. Marcel tức giận chia tay với cô. Marcel đã bị giết bởi Heidi khi kết thúc loạt phim này sau khi anh hy sinh mạng sống của mình để cứu Angeline khỏi bị bắn khi anh ta xin lỗi cô trước những hành động của anh ngay từ đầu trước khi chết.
Người con nuôi cứng đầu khi được gia đình Angeline nhận nuôi và là người bạn thân nhất của Angeline Santos. Cô làm việc như là một nhà tư vấn/quản lý sắc đẹp tại Bella France - một công ty làm đẹp có tiếng. Heidi đã bí mật ghét Angeline vì cô cảm thấy rằng số phận luôn luôn ủng hộ Angeline và đã cho cô ấy những điều mà cô và những người thân của cô ấy luôn luôn muốn. Một trong số đó chính là chồng của Angeline - Marcel Salcedo. Cô cũng chịu trách nhiệm về cái chết của Angeline và sự sẩy thai của cô vì ban đầu cô muốn giết đứa trẻ của Marcel khỏi Angeline. Việc mang thai của cô đã được tiết lộ là một giả mạo sau khi bác sĩ phụ khoa tiết lộ với cô rằng cô có một u nang ở buồng trứng của cô mà cô không thể chấp nhận sự thật. Cô cũng giả vờ mang thai với Marcel cho đến khi cô phát hiện ra bí mật của cô khiến cô bị chia tay. Vào cuối phim, cô đã bị ung thư buồng trứng giai đoạn cuối do không được điều trị túi nang và tập trung hơn vào việc giết chết người anh họ Angeline. Nỗ lực cuối cùng của cô là giết Angeline bằng cách cầm một khẩu súng cầm tay nhưng kế hoạch của cô đã thất bại khi Marcel đã đỡ viên đạn ấy từ Angeline và chết ngay tại chỗ. Cô nhanh chóng trở nên lo lắng và đã có hành vi phạm tội kể cả sau khi bị cảnh sát bắt. Sau cái chết của Marcel, cô đã chết trong nhà tù cũng vì ung thư buồng trứng và cô đã nói rằng cô sẽ gặp Marcel trên thiên đường trước khi chết.
Bị mồ côi hồi nhỏ, Nigel tìm thấy một gia đình mới với Yolanda Armada là một người đàn bà giàu có, người đã nuôi dưỡng anh như là của đứa con ruột của cô. Anh sau đó đã trở thành một kiến trúc sư trẻ thành công. Cuộc sống thanh thản của anh thay đổi khi Angeline Santos bước vào cuộc đời anh khiến anh bị xao nhãng. Mặc dù Angeline đang có một khoảng thời gian khó khăn để quên đi quá khứ đau thương của mình và mở lòng một lần nữa, Nigel vẫn hy vọng rằng tình yêu của anh dành cho cô một ngày nào đó sẽ được đáp lại. Anh cũng giúp người mẹ nuôi của mình là Yolanda để đào tạo Angeline trở thành một người phụ nữ lý tưởng và chính thức trở thành Chantal Gonzales sau khi Angeline tiết lộ với họ về sự sống còn của cô. Cuối phim, anh đã kết hôn với Angeline Santos sau cái chết của Marcel.
Khi mẹ của cô bắt đầu ra ngoài để làm việc, cô đã được chăm sóc bởi người anh nuôi của cô. Cô đã có tình cảm với Nigel mà không hề nhận ra nó. Cô ấy cần phải có bất cứ điều gì cô ấy muốn và do đó, không thể bỏ đi tình cảm của mình đối với Nigel khi cô không biết mình bị bệnh tâm thần. Sau khi bị từ chối tình cảm đó bởi Nigel, cô đã tự sát ở bãi biển, tình cờ cùng một nơi mà Angeline bị chết đuối.
Gia đình Angeline.
Bà là một người mẹ điển hình và là trụ cột của cả gia đình. Bà đã từng là người lau dọn nhà cửa để kiếm tiền cho gia đình và đáp ứng nhu cầu của mẹ Marcel.
Ông là một người thường không quan tâm tới những khó khăn của vợ ông nhưng lại có những sự chú ý đặc biệt tới trẻ em và rất yêu thương chúng.
Phát sóng.
Phim đã phát sóng trên TodayTV vào lúc 19h hàng ngày bắt đầu từ ngày 28 tháng 10 năm 2013.
Xem thêm.
Sự quyến rũ của người vợ (phim truyền hình)
Hoa hồng có gai (phim truyền hình)
Ngoại tình với vợ (phim truyền hình) | 1 | null |
Trái tim bé bỏng là một bộ phim truyền hình Philippines ban ngày được trình chiếu trên kênh ABS-CBN vào ngày 09 tháng 07 năm 2012.. Phim được mua bản quyền và lần đầu chiếu tại Việt Nam trên kênh TodayTV.
Phim xoay quanh chuyện tình ngọt ngào nhưng cũng lắm trái ngang của Maya (Jodi Sta. Maria), một cô gái có ước mơ trở thành tiếp viên hàng không và Richard Lim (Richard Yap) người đàn ông giàu có, góa vợ và có ảnh hưởng lớn trong ngành công nghiệp Hàng không. Maya không may bị một phụ nữ lừa gạt khiến cô phải bơ vơ giữa Manila rộng lớn, và Richard đã cứu vớt đời cô khi nhận Maya về làm người giúp việc, đổi lại anh sẽ giúp đỡ cô thực hiện ước mơ.
Không chỉ là người giúp việc của nhà họ Lim, bởi khi bước chân vào gia đình này, Maya biết mình đã can dự vào cuộc sống riêng của Richard Và những đứa con của anh: Luke, Nikki & Abigail. Kể từ ngày vợ của Richard đột ngột qua đời trong một tai nạn máy bay, niềm vui không còn xuất hiện trong ngôi nhà này nữa. Chính Maya với trái tim trong sáng và yêu thương của mình đã kết nối các thành viên trong gia đình, đưa mọi người vượt qua được những buồn đau. Trong khi đó, Maya cũng dần rung động trước Richard | 1 | null |
Nhà Thám Hiểm 32, còn gọi là Corona 9025, là vệ tinh do thám quang học của Hoa Kỳ được phóng vào năm 1961. Corona 9025 là một vệ tinh KH-3 Corona thuộc chương trình do thám Corona, gắn trên tên lửa đẩy Agena-B.
Vụ phóng tàu "Người thám hiểm 32" diễn ra vào lúc 19:22 UTC ngày 13 tháng 10 năm 1961 bằng tên lửa đẩy Thor DM-21 Agena-B, từ tổ hợp 75-3-4 tại Căn cứ không quân Vandenberg. Sau khi được phóng thành công lên quỹ đạo, Corona 9025 được đổi tên thành "1961 Alpha Gamma 1" thuộc hệ thống đánh số Harvard.
Nhà thám hiểm 32 hoạt động tại quỹ đạo tầm thấp Trái đất, với cận điểm , viễn điểm , độ nghiêng 81.6 độ và chu kì 90.3 phút. Vệ tinh có khối lượng , và được trang bị camera toàn cảnh với tiêu cự , độ phân giải tối đa . Ảnh chụp của nó được ghi lại trên một thước phim , và được thu hồi bởi bộ phận SRV (satellite recovery vehicle), rời khỏi quỹ đạo một ngày sau khi phóng. Thiết bị SRV sử dụng trong Nhà Thám Hiểm 32 là loại SRV-555. Sau khi gửi trở về những thước phim đã chụp được, Nhà thám hiểm 32 bị bỏ lại trên quỹ đạo cho đến khi mất độ cao vào ngày 13 tháng 11 năm 1961. Tuy nhiên, phần lớn những bức ảnh nó chụp được đều không rõ nét. | 1 | null |
Eurocopter Tiger là một loại trực thăng chiếu đấu được phát triển bởi Đức-Pháp qua hãng Eurocopter (bây giờ gọi là Airbus Helicopters), số hiệu của hãng chế tạo đặt là EC665, bắt đầu được sử dụng vào năm 2003. Ban đầu chiếc này được gọi ở Đức là "Panzerabwehrhubschrauber 2 (Trực thăng chống thiết giáp: PAH-2)", quân đội Đức khi bắt đầu sử dụng thì gọi nó là "Unterstützungshubschrauber Tiger (Trực thăng yểm trợ: UHT)". Nó có thể chuyên chở được bởi máy bay vận tải Airbus A400M. Động cơ của Tiger MTR390 được liên hãng MTU Turbomeca Rolls-Royce GmbH (MTR) tại Hallbergmoos gần München chế tạo. Trực thăng được ráp ở Donauwörth, Marignane, Albacete và Úc.
Từ khi được sử dụng Tigers đã tham dự chiến đấu tại Afghanistan, Libya, và Mali.
Lịch sử.
Phát triển.
Năm 1984, 2 chính phủ Đức và Pháp cùng nhau đưa ra một nhu cầu cần thiết cho một trực thăng quân sự mới có thể dùng vào nhiều việc. Một Joint Venture giữa hãng Pháp Aérospatiale và hãng Đức MBB được thành lập.
Vì việc chế tạo quá tốn kém nên chương trình bị hủy bỏ vào năm 1986, quân đội Đức dự tính mua trực thăng chiến đấu của Mỹ AH-64 Apache. Tuy nhiên vào năm 1987 chương trình chế tạo lại được tiếp tục trở lại.
Năm 1989 liên hãng được ủy nhiệm chế tạo 5 chiếc trực thăng kiểu mẫu. 3 chiếc không trang bị vũ khí, một chiếc theo kiểu Đức chống tăng và 1 kiểu Pháp hộ tống và yểm trợ. Cùng năm liên hãng MTU Turbomeca Rolls-Royce GmbH (MTR) tại Hallbergmoos gần München được thành lập để chế tạo động cơ MTR390-2C cho trực thăng này. Sau khi nước Đức thống nhất, họ đổi sang kiểu mẫu với nhiều công dụng cả chống tăng lẫn hộ tống và yểm trợ (UHT). Chiếc kiểu mẫu đầu tiên đã được cho bay thử vào năm 1991. Chiếc Tiger xuất hiện lần đầu tiên trước công chúng xảy ra vào năm 1995 trong phim James-Bond "GoldenEye".
Trực thăng Tiger được sản xuất hàng loạt vào năm 2002. Lần bay đầu tiên trong loạt sản xuất này là một chiếc cho quân đội Pháp xảy ra vào tháng 3 năm 2003. Tới tháng 9 năm 2003 thì 80 chiếc được bắt đầu giao cho quân đội Pháp. Tới cuối năm 2003 thì Đức cũng nhận được chiếc đầu tiên. Cuối năm 2009 4 trong số 32 chiếc Tiger dự định đặt tại căn cứ quân sự Fritzlar, Bắc Hessen đã được giao..
Năm 2001 chính phủ Úc cũng đặt 22 chiếc được dùng để trinh sát. Chiếc đầu tiên được giao vào năm 2004. Năm 2003 chính phủ Tây Ban Nha cũng đặt 24 chiếc, một chế biến của kiểu HAD (Yển trợ và truy đuổi).
Trục trặc.
Eurocopter Tiger hiện cũng có các trục trặc phát sinh khi hoạt động một trong số đó đã làm hàng loạt phi công đình công sau khi bị "hun khói" nhiều lần trong buồn lái. Trong trường hợp khẩn cấp các phi công chỉ có thể mở một cánh cửa thông khí nhỏ và thực hiện "một màn nhào lộn" để khói độc trong buồng lái có bay ra ngoài. nhanh.
Ra trận.
Pháp.
Lần đầu tiên được mang ra chiến trường là ngày 26 tháng 7 năm 2009, khi 3 chiếc Tiger-HAP được chở bằng máy bay Antonov An-124 của hãng hàng không Volga-Dnepr tới Kabul, Afghanistan. Ngày 20 tháng 8 năm 2009 là lần đầu tiên mà 12 hỏa tiễn đã được bắn ra trong một trận chiến.
Vào ngày 23 tháng 5 năm 2011, một chiếc tàu hạng Mistral, chuyên dùng để chở trực thăng có thể lên bờ Tonnerre (L9014), đã chở trực thăng Tiger tham dự chiến tranh tại Lybia. Vào sáng ngày 4 tháng 6 năm 2011 thì những chiếc này đã tham dự vào trận chiến, và đã tấn công những xe cộ, và vũ khí quân sự tại gần thành phố Brega.
Đức.
Mãi tới tháng 12 năm 2012 4 chiếc "UH Tiger" mới tham dự vào chiến tranh tại Afghanistan. Ra trận lần đầu tiên mà được công bố là vào ngày 4 tháng 5 năm 2013 tại vùng Baghlan. Một nhóm quân lính đặc biệt gồm 17 người, bị phục kích và đã gọi điện cầu cứu, 2 chiếc Tiger đã bay tới yểm trợ, phóng hỏa tiễn tấn công những vị trí của quân địch.
Tây Ban Nha.
Vào ngày 26 tháng 3 năm 2013, chiếc máy bay FAMET đã chở 3 chiếc "Tiger HAP" tới Afghanistan. 3 chiếc Tiger này được sử dụng để yểm trợ quân đội Tây Ban Nha rút quân dần dần ra khỏi Afghanistan. | 1 | null |
Bạc fulminat là một muối của axit fulminic, có công thức hóa học là AgCNO, rất độc. Nó nhạy nổ hơn cả thủy ngân(II) fulminat và các fulminat khác. Nó có thể nổ ngay trong nước.
Điều chế.
Bạc fulminat được điều chế bằng cách cho bạc tác dụng với axit nitric và etanol:
Ứng dụng.
Nó và các fulminat khác được dùng làm chất nổ trong kíp nổ của thuốc nổ. Tuy nhiên, vì nó và các fulminat khác không an toàn nên đang được thay thế bằng các hợp chất khác. | 1 | null |
Bạc(I) nitrat (tên thường gọi là bạc nitrat) là một muối của acid nitric, tan tốt trong nước, màu trắng có công thức hóa học AgNO3.
Điều chế.
Bạc nitrat được điều chế như sau, tùy theo nồng độ axit nitric mà sản phẩm phụ là khác nhau:
Quá trình này phải thực hiện trong điều kiện có tủ hút khí độc do chất độc nitơ oxit sinh ra trong phản ứng.
Ứng dụng.
Bạc nitrat được dùng làm chất khởi đầu trong việc tổng hợp các hợp chất bạc khác như khử trùng, và tạo màu vàng cho thủy tinh của kính màu. Ngoài ra, bạc nitrat còn dùng để phân biệt các ion nhóm halogen với nhau (trừ AgF).
Hợp chất khác.
AgNO3 còn tạo một số hợp chất với NH3, như AgNO3·2NH3 là tinh thể hình chữ nhật không màu, d = 2,57 g/cm³ hay AgNO3·3NH3 là chất rắn màu trắng.
AgNO3 còn tạo một số hợp chất với CO(NH2)2, như AgNO3·CO(NH2)2 là tinh thể không màu.
AgNO3 còn tạo một số hợp chất với CS(NH2)2, như AgNO3·CS(NH2)2, AgNO3·2CS(NH2)2, AgNO3·3CS(NH2)2 đều là chất kết tủa màu trắng. Tinh thể của phức 1 phân tử thiourê nóng chảy ở . Phức 2AgNO3·3CS(NH2)2·2,5H2O cũng được biết đến, dưới dạng bột màu trắng, phân hủy ở .
AgNO3 còn tạo một số hợp chất với CSN3H5, như 2AgNO3·3CSN3H5 là bột màu trắng, phân hủy ở .
AgNO3 còn tạo một số hợp chất với CSe(NH2)2, như AgNO3·CSe(NH2)2, AgNO3·2CSe(NH2)2, AgNO3·3CSe(NH2)2 đều là tinh thể không màu. Chúng lần lượt bị phân hủy ở , và . | 1 | null |
là một nhà thi đấu nằm tại công viên Yoyogi, Tokyo, Nhật Bản nổi tiếng với thiết kế của mái sân. Mặc dù được gọi chính thức là , công trình này thực tế là một nhà thi đấu thể thao.
Công trình này do Tange Kenzo thiết kế, khởi xây năm 1961 đến năm 1964 thì hoàn tất làm đấu trường môn bơi lội và lặn trong Thế vận hội Mùa hè 1964. Một công trình phụ cách đó cũng được sử dụng cho môn bóng rổ mùa Thế vận hội năm đó. Sân vận động này cũng sẽ được dùng để thi môn bóng ném trong kỳ Thế vận hội Mùa hè 2020. Cảm hứng thiết kế được lấy từ thiết kế sân vận động Thế vận hội Mùa hè 1972 ở Munich của kiến trúc sư Frei Otto.
Sân vận động có sức chứa 13.291 người (9079 chỗ đứng, 4.124 ghế ngồi và 88 chỗ ngồi mang tên "royal box") mà hiện nay chủ yếu được sử dụng cho các cuộc thi đấu khúc côn cầu trên băng, Futsal (hay còn gọi là bóng đá trong nhà) và bóng rổ. Hình ảnh của sân vận động thường xuyên được chiếu ở phần cuối chương trình phát sóng của đài "NHK Newsline" vì trường quay của "NHK World" tiếp giáp với đấu trường dọc theo cạnh bên của công viên Yoyogi.
Siêu sao người Nhật Bản Hamasaki Ayumi từng tổ chức ở đây nhiều năm liên tiếp những buổi hòa nhạc đếm ngược để chào mừng năm mới từ năm 2000. | 1 | null |
Vườn quốc gia Mana Pools là một khu bảo tồn động vật hoang dã và vườn quốc gia nằm ở miền bắc Zimbabwe. Nó bao gồm một khu vực thấp của sông Zambezi, nơi lũ lụt đã tạo thành một dải những hồ nước rộng lớn sau mỗi mùa mưa. Các hồ theo mùa này là khu vực thu hút nhiều loài động vật lớn tìm kiếm nguồn nước, làm cho nó là một trong những khu vực quan sát các loài động vật tới uống nước nổi tiếng nhất của châu Phi.
Mana có nghĩa là " bốn " trong tiếng Shona, trong tham chiếu đến bốn hồ nước lớn tồn tại liên tục. Mana Pools có diện tích 2.500 km vuông là sông, đảo, bãi cát và hồ nước, với hai bên là những cánh rừng gỗ gụ, sung rừng và bao báp, là một trong những vườn quốc gia kém phát triển nhất ở khu vực Nam Phi. Một chương trình thủy điện trong những năm đầu thập niên 80 để điều tiết nguồn nước cung cấp vào vườn quốc gia. Đây là nơi tập trung lớn nhất của loài hà mã, cá sấu và quần thể động vật có vú lớn bao gồm cả voi và trâu rừng. Mana Pools đã được chỉ định một vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế theo công ước Ramsar vào ngày 3 tháng 1 năm 2013. | 1 | null |
CJ E&M (Hangul: 씨제이이앤엠, viết tắt của CJ Entertainment & Media) là một công ty giải trí và truyền thông đại chúng của Hàn Quốc được thành lập bởi CJ Group vào năm 2011. Kể từ tháng 7 năm 2018, CJ E&M là một công ty con của CJ ENM với trụ sở chính được đặt tại thành phố Seoul.
Lịch sử.
CJ E&M được thành lập với tên gọi O Media Holdings vào năm 2010.
Năm 2011, công ty đổi tên thành CJ E&M (viết tắt của CJ Entertainment & Media) sau khi sáp nhập bảy công ty của Tập đoàn CJ: CJ Media, On-Media, Mnet Media, CJ Entertainment, CJ Games, CJ Internet và bộ phận truyền thông của CJ O Shopping.
Năm 2016, CJ E&M thành lập trụ sở Đông Nam Á tại Hồng Kông nhằm mở rộng kế hoạch phát triển chính của tập đoàn tại châu Á.
Năm 2018, CJ E&M đã thành lập một văn phòng tại Singapore để thúc đẩy hỗ trợ bán hàng phân phối và quảng cáo kênh của công ty trong khu vực. Vào tháng 5 năm 2018, đã có thông báo rằng CJ E&M và CJ O Shopping đã sáp nhập vào công ty mới CJ ENM (CJ Entertainment and Merchandising), sẽ được ra mắt vào ngày 1 tháng 7.
Kinh doanh.
Hiện tại.
Nội dung truyền thông - hoạt động như một công ty truyền thông và sản xuất chương trình truyền hình.
Phim - hoạt động như một công ty sản xuất phim, nhà xuất bản phim, sản xuất đầu tư phim.
Âm nhạc - hoạt động như một công ty quản lý nghệ sĩ, hãng thu âm, công ty sản xuất âm nhạc, quản lý sự kiện, công ty sản xuất buổi concert, nhà xuất bản âm nhạc và công ty đầu tư giải trí.
Hội nghị - hoạt động như một công ty sản xuất concert, sản xuất lễ hội và sản xuất sự kiện giải thưởng.
Nghệ thuật biểu diễn - hoạt động như một công ty sản xuất sân khấu.
Hoạt hình - hoạt động như một công ty sản xuất hoạt hình, nhà xuất bản hoạt hình, sản xuất đầu tư hoạt hình và bán hàng hóa hoạt hình.
Giải pháp truyền thông - phát triển và sản xuất nội dung tiếp thị và cung cấp các giải pháp tiếp thị tích hợp.
Trước đây.
biểu thị một công ty trong đó CJ ENM hoặc bất kỳ công ty con nào có lợi ích thiểu số.
Tranh cãi.
Vào tháng 4 năm 2015, CJ E&M đã bị buộc tội huy động các nhân viên trẻ để lấp đầy các ghế trong đại hội đồng cổ đông thường niên (AGM) của họ trong một nỗ lực nhằm làm chặn miệng các cổ đông.
Vào tháng 10 năm 2015, CJ E&M và công ty con CJ E&M America có trụ sở tại Hoa Kỳ đã bị kiện bởi cơ quan âm nhạc DFSB Kollective có trụ sở tại Seoul vì vi phạm bản quyền và vi phạm Đạo luật bản quyền Digital Millennium tại Tòa án quận trung tâm California, công ty kiện muốn có 50 triệu đô la. Phản ứng với vụ kiện, CJ E&M cáo buộc DFSB không hài lòng về quyết định cuối cùng về một vụ kiện tương tự được đệ trình tại Seoul vào năm 2011. Phiên tòa đầu tiên được ấn định vào ngày 1 tháng 3 năm 2016 sau khi tòa án bác bỏ kiến nghị hủy phiên tòa của CJ E&M. | 1 | null |
Mnet (viết tắt của Music Network) là một kênh truyền hình âm nhạc của Hàn Quốc thuộc sở hữu của tập đoàn CJ Group.
Tòa nhà CJ E&M nằm ở Sangam-dong, Mapo-gu, Seoul là nơi phát sóng và thu âm nhiều chương trình ca nhạc hàng tuần: M! Countdown".
Trụ sở chính của Mnet được đặt tại Seoul, Hàn Quốc trụ sở Đông Nam Á đặt tại Singapore, trụ sở Trung Đông đặt tại Dubai, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, trụ sở Bắc Mỹ đặt tại Montreal, Quebec, Canada, trụ sở Châu Mỹ Latin đặt tại Buenos Aires, Argentina, trụ sở Châu Đại Dương đặt tại Auckland, New Zealand và trụ sở Châu Âu đặt tại Luân Đôn, Anh.
Các trang web toàn cầu của Mnet sẽ đổi thành MWave từ tháng 4 năm 2013. Các trang web khác của Mnet sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi này.
Mâu thuẫn.
Vào ngày 13 tháng 10 năm 2015, có thông tin nhà đài Mnet không mời bất cứ nghệ sĩ của YG Entertainment sẽ tham gia Lễ trao giải MAMA 2015 sẽ diễn ra vào tháng 12 tới. MAMA là sự kiện âm nhạc thường niên khá nổi tiếng ở K-Pop thuộc sự quản lý của Mnet.
Theo tuyên bố của YG, họ chưa nhận được lời mời dự MAMA của Mnet, đặc biệt là nhóm Big Bang trong khi sắp đến ngày diễn ra lễ trao giải. Phản ứng về việc "cạch mặt YG", Mnet cho biết họ đang lên kế hoạch các tiết mục biểu diễn nên không hề có thông tin như YG đã đưa.
Trong lịch sử, Mnet và YG từng xảy ra xích mích. Tại lễ trao giải năm 2014, trưởng nhóm G-Dragon của Big Bang từng công khai "đá đểu" MAMA ngay trên sân khấu.
Trước đó, vào tháng 9 vừa qua, chương trình M Countdown của Mnet bất ngờ rút ca khúc "My Type" của nhóm nhạc nam IKON ra khỏi bảng xếp hạng. IKON là tân binh của công ty giải trí YG được công ty chú trọng đầu tư quảng bá. Ca khúc ra mắt của nhóm là "My Type" nhận được sự khen ngợi của đông đảo người hâm mộ.
Trước thắc mắc của YG lẫn fan, Mnet đưa ra lý do là vì "My Type" không được IKON quảng bá nên không phù hợp với tiêu chí của bảng xếp hạng chương trình. Vào thời điểm đó, "My Type" chiếm giữ ngôi đầu bảng của nhiều bảng xếp hạng khác. Lời giải thích của Mnet không làm thỏa mãn YG và người hâm mộ, nhà đài bị nghi ngờ muốn nhường suất no.1 cho những nhóm nhạc khác.
Trước những động thái có phần "đối đầu" của Mnet với YG, một trong 3 công ty giải trí lớn nhất Hàn Quốc, báo giới Hàn nhìn nhận nhà đài này đã sai lầm. Mối quan hệ giữa nhà đài và các công ty giải trí lớn như SM, YG vốn khá lập lờ. Các nhà đài không muốn làm mất lòng các "ông lớn", nhưng đồng thời cũng muốn giữ vị trí thống trị. Họ luôn quan tâm đến việc các ca sĩ thần tượng biểu diễn tại các show ca nhạc của đài.
Tuy nhiên, theo một phóng viên giải trí ở Hàn Quốc cho biết, hiện tại SM hay YG quyền lực hơn các kênh truyền hình. Các công ty giải trí biết cách mang đến những giá trị văn hóa cho người hâm mộ trên khắp thế giới. Bên cạnh đó, trong thời đại công nghệ, họ cũng không còn bị phụ thuộc vào các đài truyền hình bởi có các công cụ phân phối khác như mạng xã hội, Youtube, web giải trí …
Với trường hợp của YG, điều này càng rõ ràng hơn. Chủ tịch Yang Hyun-suk vốn không hứng thú để gà nhà xuất hiện trên truyền hình. Dù ca khúc của IKON bị loại khỏi M Countdown, nhóm vẫn có thể quảng bá theo nhiều cách khác và kiếm tiền nhờ đó. Với những lý do trên, việc Mnet đối đầu với YG bị ví như "tự đấm vào tường".
Chương trình.
Phim ảnh.
Goo Hae Ra | 1 | null |
Mnet 20's Choice Awards là một giải thưởng âm nhạc lớn được tổ chức hàng năm tại Hàn Quốc.
2012.
Danh sách người chiến thắng:
2011.
Buổi lễ diễn ra vào ngày 07 tháng 7 tại bể bơi River Park - khách sạn Seoul-Walkerhill với nam diễn viên Song Joong Ki và ca sĩ Bae Suzy của miss A làm MC.
2010.
20's Những ngôi sao có ảnh hưởng nhất: | 1 | null |
Đây là danh sách video của nhóm nhạc nữ Hàn Quốc T-ara gồm 56 video âm nhạc, 7 video album, 7 chương trình truyền hình thực tế và 15 quảng cáo. Trong năm 2011, T-ara đã giành giải video âm nhạc xuất sắc nhất tại Melon Music Awards lần 3 cho ca khúc của năm Roly-Poly. Trong cùng năm đó, nhóm giành giải Top CF Model cho các quảng cáo của họ. | 1 | null |
Nam Linh Sơn Tự là một di tích "kiến trúc và mộ táng" tiêu biểu nằm trong quần thể di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo – Ba Thê ở thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, Việt Nam.
Giới thiệu.
Di tích khảo cổ Nam Linh Sơn Tự nằm trên sườn phía Đông của núi Ba Thê ở độ cao khoảng 30 m so với mặt nước biển, và cách chùa Linh Sơn (Ba Thê) về phía Nam khoảng 60 m.
Di tích có niên đại từ thế kỷ 1 sau Công nguyên và tiếp tục tồn tại cho đến thế kỷ 7 thì tiêu vong và bị đất, cát chôn vùi. Kiến trúc này phản ánh một trình độ văn minh khá cao của dân cư cổ Phù Nam thuộc châu thổ sông Cửu Long nói chung và An Giang nói riêng hơn 10 thế kỷ trước.
Trước đây, khu vực di tích đã được người Pháp khảo sát . Đến những năm 1993 – 1994 và 1998 – 1999, các nhà khảo cổ (chủ yếu là người Việt) lại tổ chức các cuộc khai quật, và đã tìm thấy hai loại hình di tích văn hóa Óc Eo, đó là "di tích kiến trúc và mộ táng". Cả hai loại hình này đều có ở di tích khảo cổ Nam Linh Sơn Tự.
Về kiến trúc, di tích Nam Linh Sơn Tự là một "kiến trúc cung đình mang tính chất tôn giáo", có chiều dài khoảng 22 m, rộng 17 m, trải dài trên một diện tích 200 m chia thành nhiều ngăn lớn nhỏ, có sân trong và đường cong thoát nước gồm 1 hoặc 2 tầng được xây bằng gạch và đá. Những dấu vết đã tìm thấy của đường móng tiếp giáp sinh thổ ở độ sâu 2 m so với mặt gò. Kiến trúc này có ít nhất là 2 giai đoạn xây dựng và sử dụng:
Ngoài phần kiến trúc trên, cuộc khai quật năm 1999, đã làm xuất lộ toàn bộ phần chính của công trình kiến trúc ấy, có chiều rộng 17,5 m, dài 20,5 m, quay mặt về hướng Đông gồm các đường móng, vỉa bằng đá và gạch. Những vỉa này chia kiến trúc thành nhiều cấu trúc lớn nhỏ khác nhau gồm: sàn, nền, sân, hành lang, bậc thềm, cống thoát nước. Đặc biệt, trong tầng văn hóa sâu nhất và xưa nhất của di tích kiến trúc đã phát hiện mộ chum cải táng. Chum được chôn trong lớp cát phân hủy từ đá hoa cương. Đây là lần đầu tiên các nhà khảo cổ đã phát hiện mộ chum trong một di chỉ Óc Eo.
Được xếp hạng.
Ngày 12 tháng 2 năm 2004, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ký Quyết định số 39/2002/QĐ-BVHTT công nhận di tích Nam Linh Sơn Tự là "Di tích cấp quốc gia".
Năm 2012, di tích lại được liệt là một di chỉ kiến trúc và mộ táng tiêu biểu trong quần thể "Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo - Ba Thê" đã được Thủ tướng Việt Nam xếp hạng "Di tích quốc gia đặc biệt" theo Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2012 . | 1 | null |
Phạm Thị Bình là một trong những nữ vận động viên hàng đầu của điền kinh Việt Nam, cô được mệnh danh là "Nữ hoàng chân đất" vì đã đoạt Huy chương vàng môn marathon tại SEA Games 27 và Huy chương đồng tại giải vô địch điền kinh châu Á năm 2011, khi cô không mang giày.
Sự nghiệp.
Phạm Thị Bình sinh ngày 11 tháng 10 năm 1989, tại Quảng Ngãi. Cô là con thứ năm trong một gia đình thuần nông nghèo, có bảy anh chị em, từ nhỏ cô cùng gia đình vất vả làm nông và bán cháo lòng trên đường để mưu sinh.
Năm 2003 khi 14 tuổi, Phạm Thị Bình được gọi vào đội điền kinh huyện Bình Sơn tham dự Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Quảng Ngãi, cô đã giành được Huy chương đồng.
Năm 2004, Bình đạt huy chương vàng ở cự ly 10 km tại Giải điền kinh trẻ toàn quốc. Đây là một tiền lệ chưa từng có với một vận động viên chỉ được tập huấn 6 tháng.
Năm 2009, Phạm Thị Bình được phát hiện bị bệnh về tim (di truyền bệnh từ mẹ cô). Bình đối mặt với nguy cơ phải giải nghệ nghiệp vận động viên và có khả năng tử vong.
Năm 2010, cô được một tổ chức từ thiện của Quảng Ngãi đài thọ toàn bộ chi phí phẫu thuật tim. Ba tuần sau ca mổ hiểm nghèo, Phạm Thị Bình đã gây bất ngờ trong làng thể thao khi giành được 2 huy chương bạc ở Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc tại Đà Nẵng.
Năm 2013, Phạm Thị Bình đang là sinh viên năm cuối Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng. Cô là một trong những vận động viên của đội tuyển điền kinh Việt Nam được chọn để đầu tư trọng điểm, dài hạn và đã thành công.
Nữ hoàng chân đất.
Ngày 16 tháng 12 năm 2013, tại sân điền kinh khu liên hợp thể thao Wunna Theikdi, Myanmar, Phạm Thị Bình đã đoạt huy chương vàng đầu tiên cho điền kinh Việt Nam tại SEA Games 2013 ở môn marathon nữ. Điểm đặc biệt là Bình đã hoàn thành chặng đường chạy dài của mình chỉ với đôi chân trần, không hề mang bất cứ dụng cụ bảo hộ nào. Thành tích huy chương vàng đạt được của cô là 2 giờ 45 phút 34 giây. Cô về đích với đôi chân trần bị tụ máu bầm sau khi phải chinh phục 42 km trong điều kiện đường đua xấu. Cô cũng đã phá kỷ lục quốc gia do chính mình đang giữ là 2 giờ 47 phút 24 giây.
Sở Văn hóa thể thao - du lịch Quảng Ngãi và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã tặng bằng khen và thưởng cho chiếc huy chương vàng SEA Games của Phạm Thị Bình 45 triệu đồng. Trước đó, tại giải vô địch điền kinh châu Á năm 2011, Phạm Thị Bình cũng đã đạt được Huy chương đồng mặc dù cô chỉ chạy thi đấu bằng chân đất. | 1 | null |
HMS "Hostile" (H55) là một tàu khu trục lớp H được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào giữa những năm 1930. Trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha vào các năm 1936–1939, nó trải qua một phần lớn thời gian tại vùng biển Tây Ban Nha thực thi chính sách cấm vận vũ khí mà Anh và Pháp áp đặt cho các bên xung đột trong thành phần Hạm đội Địa Trung Hải. Nó được chuyển đến Freetown, Sierra Leone vào tháng 10 năm 1939 để truy lùng các tàu cướp tàu buôn Đức ở Nam Đại Tây Dương cùng Lực lượng K. "Hostile" tham gia trận Narvik thứ nhất trong Chiến dịch Na Uy vào tháng 4 năm 1940 và trận Calabria vào tháng 7. Đang khi di chuyển từ Malta đến Gibraltar, con tàu bị hư hại nặng do trúng mìn ngoài khơi mũi Bon thuộc eo biển Sicily vào ngày 23 tháng 8 năm 1940, nó bị tàu chị em đánh đắm sau đó.
Thiết kế và chế tạo.
"Hostile" có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải. Nó có chiều dài chung , mạn thuyền rộng và độ sâu của mớn nước là . Nó được dẫn động bởi hai turbine hơi nước Parsons truyền động ra hai trục chân vịt, sản sinh tổng công suất , cho phép nó đạt tốc độ tối đa . Hơi nước được cung cấp bởi ba nồi hơi ống nước Admiralty. "Hostile" có thể mang theo tối đa dầu đốt, cho phép một tầm hoạt động tối đa ở tốc độ . Thành phần thủy thủ đoàn của nó bao gồm 137 sĩ quan và thủy thủ trong thời bình, nhưng tăng lên đến 146 người trong thời chiến.
Con tàu được trang bị bốn khẩu pháo QF Mk. XII L/45 trên các tháp pháo nòng đơn. Cho mục đích phòng không, "Hostile" có hai khẩu đội súng máy Mk.III bốn nòng. Nó còn có hai bệ ống phóng ngư lôi bốn nòng trên mặt nước dành cho ngư lôi. Một đường ray thả mìn sâu và hai máy phóng được trang bị; ban đầu nó mang theo 20 quả mìn sâu, nhưng được tăng lên 35 quả không lâu sau khi chiến tranh bắt đầu.
"Hostile" được đặt hàng vào ngày 13 tháng 12 năm 1934 trong Chương trình Chế tạo Hải quân 1934. Nó được đặt lườn vào ngày 27 tháng 2 năm 1935 tại xưởng tàu của hãng Scotts Shipbuilding & Engineering Company ở Greenock, Scotland; được hạ thủy vào ngày 24 tháng 1 năm 1936 và hoàn tất vào ngày 10 tháng 9 năm 1936 với chi phí 253.382 Bảng Anh, không tính đến các thiết bị do Bộ Hải quân Anh cung cấp như vũ khí, đạn dược và thiết bị thông tin liên lạc.
Lịch sử hoạt động.
Sau khi nhập biên chế, "Hostile" được phân về Chi hạm đội Khu trục 2 trực thuộc Hạm đội Địa Trung Hải, và đã tuần tra tại vùng biển Tây Ban Nha trong năm 1937 để thực thi chính sách cấm vận vũ khí đến các bên xung đột trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha. Nó trải qua một đợt đại tu tại Gibraltar từ ngày 17 tháng 11 đến ngày 15 tháng 12 năm 1937, rồi tiếp nối hoạt động tuần tra tại vùng biển Tây Ban Nha trong năm 1938 và 1939. Sau khi cuộc xung đột kết thúc, "Hostile" được tái trang bị tại Xưởng tàu Sheerness từ ngày 31 tháng 5 đến ngày 26 tháng 7 năm 1939. Nó quay trở lại Địa Trung Hải, và đang ở tại Malta khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra vào tháng 9 năm 1939.
Đến tháng 10, "Hostile" được chuyển đến Freetown, Sierra Leone để truy lùng các tàu cướp tàu buôn Đức tại Nam Đại Tây Dương cùng Lực lượng K. Nó cùng các tàu chị em , và đã gặp gỡ tàu chiến-tuần dương , tàu sân bay và tàu tuần dương hạng nhẹ vào ngày 17 tháng 12. Chúng được tiếp nhiên liệu tại Rio de Janeiro, Brasil trước khi tiếp tục đi đến cửa sông Río de la Plata, đề phòng trường hợp chiếc thiết giáp hạm bỏ túi Đức "Admiral Graf Spee" tìm cách thoát khỏi Montevideo, Uruguay, nơi nó tạm thời tị nạn sau khi bị hư hại trong trận River Plate. "Hostile" được đại tu tại Xưởng tàu Chatham từ ngày 26 tháng 1 đến ngày 29 tháng 3 năm 1940, rồi gia nhập trở lại Chi hạm đội Khu trục 2, giờ đây được điều động về Hạm đội Nhà. Trong trận Narvik thứ nhất vào ngày 10 tháng 4, nó đối đầu với tàu khu trục Đức "Z17 Diether von Roeder", gây hư hại nặng cho đối thủ khi bắn trúng ít nhất năm lần; "Hostile" bị bắn trả trúng một phát, nhưng chỉ bị hư hại nhẹ. Nó hộ tống tàu chị em bị hư hại nặng đến căn cứ sửa chữa được lập tạm thời tại Flakstadøya thuộc quần đảo Lofoten. Sau đó nó hộ tống một thời gian ngắn cho thiết giáp hạm trước khi quay trở về Rosyth để sửa chữa từ ngày 27 tháng 4 đến ngày 4 tháng 5. Con tàu quay lại vùng biển Na Uy một thời gian ngắn, nơi nó lại hộ tống cho "Warspite", trước khi được điều động trở lại Hạm đội Địa Trung Hải vào giữa tháng 5.
Vào ngày 9 tháng 7, "Hostile" tham gia trận Calabria trong thành phần hộ tống cho các tàu chiến lớn của Lực lượng C, và đã đối đầu bất thành với các tàu khu trục Ý, và không bị hư hại. Cùng với tàu chị em và các tàu khu trục và , nó được lệnh đi đến Gibraltar vào ngày 22 tháng 8 để gia nhập Lực lượng H. Trên đường đi, "Hostile" trúng phải một quả mìn vào sáng sớm ngày 23 tháng 8 ngoài khơi mũi Bon làm vỡ lườn tàu. Vụ nổ làm thiệt mạng năm người và bị thương ba người khác. "Mohawk" cứu vớt những người sống sót trong khi "Hero" phóng hai quả ngư lôi đánh đắm nó ở tọa độ . | 1 | null |
HMS "Hotspur" (H01) là một tàu khu trục lớp H được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào giữa những năm 1930. Trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha vào các năm 1936–1939, nó trải qua một phần lớn thời gian tại vùng biển Tây Ban Nha thực thi chính sách cấm vận vũ khí mà Anh và Pháp áp đặt cho các bên xung đột. Trong Chiến dịch Na Uy, nó đã chiến đấu trong trận Narvik thứ nhất vào tháng 4 năm 1940 nơi nó bị hư hại nặng. Sau khi được sửa chữa, nó được điều đến Gibraltar và tham gia trận Dakar vào tháng 9; rồi một tháng sau đó, nó bị hư hại nặng sau khi húc chìm một tàu ngầm Ý. Con tàu được sửa chữa tại Malta rồi được chuyển sang Hạm đội Địa Trung Hải vào đầu năm 1941. Nó tham gia trận chiến mũi Matapan vào tháng 3, và giúp vào việc triệt thoái binh lính Anh và Australia khỏi Hy Lạp và Crete trong tháng 4 và tháng 5. Sang tháng 6, con tàu tham gia Chiến dịch Syria-Lebanon và hộ tống các đoàn tàu vận tải và các tàu chiến lớn của Hạm đội Địa Trung Hải cho đến khi được điều sang Hạm đội Đông vào tháng 3 năm 1942.
"Hotspur" không có hoạt động nào khi Nhật Bản đột kích vào Ấn Độ Dương trong tháng 4, nhưng đã hộ tống một tàu sân bay trong giai đoạn cuối của cuộc chiếm đóng Madagascar. Tuy nhiên đến tháng 6, nó được điều trở lại Địa Trung Hải để hộ tống một đoàn tàu vận tải đến Malta trong Chiến dịch Vigorous. Quay trở về Anh, nó được cải biến từ tháng 3 năm 1943 thành một tàu khu trục hộ tống và được giao nhiệm vụ hộ tống vận tải tại Bắc Đại Tây Dương trong hầu hết thời gian còn lại của chiến tranh. Sau một đợt nâng cấp kéo dài vào cuối năm 1944, nó đảm trách hộ tống vận tải tại vùng biển Ireland cho đến khi xung đột kết thúc vào tháng 5 năm 1945.
Sau chiến tranh, con tàu được sử dụng trong cả hoạt động thường lệ lẫn huấn luyện cho đến khi được đưa về lực lượng dự bị vào đầu năm 1948. Nó được bán cho Cộng hòa Dominica cuối năm đó và đổi tên thành "Trujillo". Sau cái chết của Rafael Trujillo, người cai trị Dominica suốt từ năm 1930 cho đến khi bị ám sát vào năm 1961, con tàu được đổi tên thành "Duarte" vào năm 1962, và cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1972.
Thiết kế và chế tạo.
"Hotspur" có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải. Nó có chiều dài chung , mạn thuyền rộng và độ sâu của mớn nước là . Nó được dẫn động bởi hai turbine hơi nước Parsons truyền động ra hai trục chân vịt, sản sinh tổng công suất , cho phép nó đạt tốc độ tối đa . Hơi nước được cung cấp bởi ba nồi hơi ống nước Admiralty. "Hotspur" có thể mang theo tối đa dầu đốt, cho phép một tầm hoạt động tối đa ở tốc độ . Thành phần thủy thủ đoàn của nó bao gồm 137 sĩ quan và thủy thủ trong thời bình, nhưng tăng lên đến 146 người trong thời chiến.
Con tàu được trang bị bốn khẩu pháo QF Mk. XII L/45 trên các tháp pháo nòng đơn. Cho mục đích phòng không, "Hotspur" có hai khẩu đội súng máy Mk.III bốn nòng. Nó còn có hai bệ ống phóng ngư lôi bốn nòng trên mặt nước dành cho ngư lôi. Một đường ray thả mìn sâu và hai máy phóng được trang bị; ban đầu nó mang theo 20 quả mìn sâu, nhưng được tăng lên 35 quả không lâu sau khi chiến tranh bắt đầu.
"Hotspur" được đặt hàng vào ngày 13 tháng 12 năm 1934 trong Chương trình Chế tạo Hải quân 1934. Nó được đặt lườn vào ngày 27 tháng 2 năm 1935 tại xưởng tàu của hãng Scotts Shipbuilding & Engineering Company ở Greenock, Scotland; được hạ thủy vào ngày 23 tháng 3 năm 1936 và hoàn tất vào ngày 29 tháng 12 năm 1936 với chi phí 253.037 Bảng Anh, không tính đến các thiết bị do Bộ Hải quân Anh cung cấp như vũ khí, đạn dược và thiết bị thông tin liên lạc.
Các cải biến trong chiến tranh.
Bắt đầu từ giữa năm 1940, dàn vũ khí phòng không của con tàu được tăng cường, cho dù không thể biết được đích xác thời điểm được nâng cấp. Bệ ống phóng ngư lôi phía sau được thay bằng một khẩu QF 12 pounder phòng không, và các khẩu đội súng máy Vickers bốn nòng được thay bằng pháo tự động Oerlikon 20 mm, đồng thời hai khẩu Oerlikon 20 mm khác được tăng cường trên cấu trúc thượng tầng phía trước.
Lịch sử hoạt động.
Sau khi nhập biên chế, "Hotspur" được phân về Chi hạm đội Khu trục 2 trực thuộc Hạm đội Địa Trung Hải, và đã tuần tra tại vùng biển Tây Ban Nha trong năm 1937 để thực thi chính sách cấm vận vũ khí đến các bên xung đột trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha. Nó trải qua một đợt đại tu tại Gibraltar từ ngày 16 tháng 12 năm 1937 đến ngày 17 tháng 1 năm 1938, rồi tiếp nối hoạt động tuần tra tại vùng biển Tây Ban Nha trong năm 1938 và 1939. Sau khi cuộc xung đột kết thúc, "Hotspur" được tái trang bị tại Xưởng tàu Sheerness trong tháng 8 năm 1939, nhưng việc này bị tạm dừng do tình hình căng thẳng trước khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra vào tháng 9 năm 1939.
"Hotspur" lên đường cuối tháng 8 để đi sang Địa Trung Hải, nhưng khi đến Gibraltar lại được cho đổi hướng đến Freetown, Sierra Leone để truy lùng các tàu cướp tàu buôn Đức tại Nam Đại Tây Dương cùng Lực lượng K. Nó được chuyển sang Trạm Bắc Mỹ và Tây Ấn vào tháng 10, và được tái trang bị tại Sheerness từ ngày 18 tháng 1 đến ngày 6 tháng 3 năm 1940. Vào ngày 6 tháng 4, "Hotspur" cùng phần còn lại của Chi hạm đội Khu trục 2 đã hộ tống cho bốn tàu rải mìn của Chi hạm đội Khu trục 20 khi chúng lên đường thực hiện Chiến dịch Wilfred, một hoạt động rải mìn ở Vestfjord nhằm ngăn chặn việc vận chuyển quặng sắt Thụy Điển từ Narvik đến Đức. Mìn được rải vào sáng ngày 8 tháng 4, trước khi quân Đức bắt đầu cuộc tấn công, và các tàu khu trục gia nhập trở lại cùng "Renown" và các tàu hộ tống.
Trong trận Narvik thứ nhất vào ngày 10 tháng 4, nó cùng với tàu chị em thoạt tiên được giao nhiệm vụ đảm bảo đường rút lui cho ba tàu khu trục khác của Chi hạm đội 2 và đối phó với các khẩu đội pháo phòng thủ duyên hải bị Đức chiếm được. "Hotspur" sau đó tiến lên phía trước và bắn bốn quả ngư lôi vào cảng Narvik, đánh chìm ít nhất hai tàu buôn. Khi các tàu chiến Anh rời khu vực Narvik, chúng đụng độ với năm tàu khu trục Đức ở tầm gần. Hai tàu khu trục Đức đã cắt ngang chữ T các tàu Anh và nhanh chóng bắn cháy , buộc nó phải mắc cạn. sau đó dẫn đầu đội hình, nhưng nó bị phía Đức gây hư hại nặng, có thể do trúng một ngư lôi, và bị giảm tốc độ nhanh chóng. Có mặt ngay phía sau trong đội hình, "Hotspur" tạm thời mất điều khiển do trúng trúng hai phát đạn và đã húc phải "Hunter" từ phía sau. Khi các con tàu xoay xở thoát ra được, "Hunter" bị lật úp và đắm ở tọa độ ; "Hotspur" di chuyển chậm, chịu đựng hỏa lực của cả năm tàu đối phương. và đã thoát ra trước đó, nhưng quay trở lại để trợ giúp "Hotspur". "Hostile" thả một màn khói giúp đỡ cho "Hotspur" chạy thoát trong khi "Havock" đối đầu các con tàu Đức. "Hostile" hộ tống cho "Hotspur" bị hư hại nặng đến căn cứ sửa chữa được lập tạm thời tại Flakstadøya thuộc quần đảo Lofoten. Trong trận chiến con tàu bị bắn trúng bảy lần, đánh trúng nồi hơi số 2, hỏng hệ thống điện, hệ thống thả mìn sâu, máy đo tầm xa, và làm thiệt mạng 18 thành viên thủy thủ đoàn. Việc sửa chữa tạm thời cho phép nó về đến Xưởng tàu Chatham, nơi nó được sửa chữa từ ngày 2 tháng 5 đến ngày 16 tháng 7.
Sau khi việc sửa chữa hoàn tất, "Hotspur" được chuyển sang Chi hạm đội Khu trục 13 trực thuộc Bộ chỉ huy Bắc Đại Tây Dương đặt căn cứ tại Gibraltar. Trong Chiến dịch Hurry, nó cùng ba tàu khu trục khác hộ tống tàu sân bay đến một vị trí ở phía Tây Nam Sardinia, nơi có thể tung các máy bay tiêm kích Hawker Hurricane đến tăng viện cho Malta vào ngày 2 tháng 8. Đến ngày 11 tháng 9, nó trông thấy một lực lượng của phe Vichy Pháp, bao gồm các tàu tuần dương "Georges Leygues", "Gloire" và "Montcalm"cùng ba tàu khu trục hộ tống đang trên đường từ Toulon đến Gabon. Nó hộ tống cho các tàu chiến chủ lực của Lực lượng H trong trận Dakar vào ngày 23 tháng 9, nhưng không trực tiếp đụng độ. Đến ngày 20 tháng 10, "Hotspur" cùng các tàu khu trục và đã đánh chìm tàu ngầm Ý "Lafolè" về phía Đông Gibraltar. Con tàu bị hư hại đáng kể khi nó húc tấn công chiếc tàu ngầm, và nó được sửa chữa tạm thời tại Gibraltar từ ngày 22 tháng 10 đến ngày 20 tháng 11. Nó hộ tống một đoàn tàu vận tải chuyển quân từ Gibraltar đến Malta vào cuối trong khuôn khổ Chiến dịch Collar. Việc sửa chữa triệt để được thực hiện tại Malta từ ngày 29 tháng 11 đến ngày 20 tháng 2 năm 1941. Sau khi việc sửa chữa hoàn tất, nó được phân về Chi hạm đội Khu trục 2 thuộc Hạm đội Địa Trung Hải, và đã hộ tống cho các tàu chiến chủ lực của hạm đội trong Trận chiến mũi Matapan vào tháng 3 năm 1941. Đến giữa tháng 4, nó hộ tống tàu vận chuyển nhanh và ba thiết giáp hạm đi từ Alexandria đến Malta trước khi tiếp tục hộ tống cho các thiết giáp hạm khi chúng bắn phá Tripoli vào ngày 20 tháng 4. Sau khi được tiếp nhiên liệu tại Alexandria vào ngày 23 tháng 4, "Hotspur" lên đường đi Hy Lạp để giúp triệt thoái binh lính Anh và Australia khỏi các bãi đổ bộ. Đến ngày 8 tháng 5, nó một lần nữa hộ tống cho các tàu chiến chủ lực của Hạm đội Địa Trung Hải khi chúng bảo vệ cho một đoàn tàu vận tải khác từ Alexandria đến Malta trước khi được cho tách ra để hộ tống tàu tuần dương hạng nhẹ khi chiếc này bắn phá cảng Benghazi vào ngày 7-8 tháng 5, và đánh chìm hai tàu buôn Ý. Trong cuộc triệt thoái khỏi Crete, "Hotspur" đã phải đánh đắm tàu khu trục vào ngày 29 tháng 5 sau khi bánh lái chiếc này bị hỏng do một quả bom ném suýt trúng.
"Hotspur" đã hộ tống cho tàu đổ bộ bộ binh (LSI) trong giai đoạn mở màn của Chiến dịch Syria-Lebanon vào tháng 6 năm 1941 cũng như săn tìm các tàu ngầm Pháp. Từ tháng 7 đến tháng 11, "Hotspur" hộ tống các đoàn tàu vận tải tăng viện choTobruk. Vào ngày 25 tháng 11, nó đã hộ tống cho thiết giáp hạm khi chiếc này trúng ngư lôi từ tàu ngầm U-boat Đức "U-331"; nó đã cùng các tàu khu trục hộ tống khác cứu vớt được 451 người sống sót. Nó đã hộ tống cho tàu tuần dương hạng nhẹ khi chiếc này bắn phá Derna vào đầu tháng 12. Đang khi hộ tống một đoàn tàu vận tải, nó đã cùng tàu chị em đánh chìm tàu ngầm "U-79" vào ngày 23 tháng 12 ở về phía Bắc
Sollum.
Trong một đoàn tàu vận tải đi đến Malta vào tháng 1 năm 1942, "Hotspur" được phân công hộ tống chiếc tàu buôn "Thermopylae" đi đến Benghazi khi nó gặp trục trặc động cơ. Tuy nhiên, trên đường đi "Thermopylae" bị không kích đánh chìm vào ngày 19 tháng 1. Vào ngày 23 tháng 3, "Hotspur" được chuyển sang Hạm đội Đông tại Ấn Độ Dương và được phân về Lực lượng A của hạm đội vào lúc Hải quân Đế quốc Nhật Bản tiến hành cuộc Đột kích Ấn Độ Dương vào đầu tháng 4 năm 1942. Nó quay trở lại Địa Trung Hải để tham gia Chiến dịch Vigorous, một đoàn tàu vận tải khác từ Alexandria đến Malta vào tháng 6. "Hotspur" buộc phải đánh đắm tàu chị em "Hasty" sau khi nó trúng ngư lôi từ tàu phóng lôi E-boat Đức "S-55". Sau khi quay trở lại Ấn Độ Dương, nó hộ tống cho tàu sân bay khi chiếc này hỗ trợ các hoạt động tại Madagascar trong tháng 9."Hotspur" tiếp tục ở lại khu vực Ấn Độ Dương cho đến tháng 1 năm 1943 khi nó được chuyển đến Freetown, đến nơi vào ngày 14 tháng 2. Nó chỉ ở lại đây một thời gian ngắn trước khi được gọi quay trở về nhà để cải biến thành một tàu khu trục hộ tống. Công việc được bắt đầu tại Sheerness từ ngày 1 tháng 3, và kéo dài cho đến ngày 31 tháng 5.
Một dàn radar dò tim mặt đất Kiểu 271 được trang bị thay thế cho bộ điều khiển hỏa lực và máy đo tầm xa bên trên cầu tàu, đồng thời một dàn radar Kiểu 290 cảnh báo mặt biển cũng được bổ sung trên đỉnh cột ăn-ten. Một hệ thống định vị cao tần cũng được bổ sung trên cột ăn-ten phía sau. Con tàu cũng có một hệ thống IFF (nhận diện bạn/thù) Kiểu 242. Hai khẩu pháo 4,7 inch, một phía trước và một phía sau, được tháo dỡ và khẩu phía trước được thay thế bằng một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog. Khẩu pháo 3 inch phòng không giữa tàu được tháo dỡ, nhưng số pháo 20 mm phòng không được tăng lên sáu khẩu.
"Hotspur" được phân về Đội hộ tống C-4 sau khi hoàn tất chạy thử máy vào tháng 6, và đã hộ tống các đoàn tàu vận tải tại Bắc Đại Tây Dương. Nó được chuyển về Đội hộ tống 14 vào tháng 6 năm 1944 và trải qua một đợt tái trang bị tại Barrow-in-Furness từ ngày 31 tháng 10 năm 1944 đến ngày 9 tháng 3 năm 1945. Nhiệm vụ hộ tống tại vùng biển Ireland tiếp nối cho đến khi chiến tranh kết thúc tại Châu Âu. Ít lâu trước thời điểm này, dàn súng cối Hedgehog của nó được thay thế trở lại bằng một khẩu pháo 4,7 inch. "Hotspur" được phân công một thời gian ngắn cùng Lực lượng Hộ tống Rosyth trước khi chuyển sang Hải đội Huấn luyện Derry vào tháng 8, được chuyển sang Đội hộ tống 4 vào tháng 6 năm 1946 cho đến khi được tái trang bị tại Xưởng tàu Portsmouth từ tháng 2 đến tháng 3 năm 1947. Nó lại được điều sang Chi hạm đội Hộ tống 3 đặt căn cứ tại cảng Portland. "Hotspur" được chọn để tháo dỡ vào tháng 11 năm 1947 và được đưa về lực lượng dự bị từ ngày 20 tháng 1 năm 1948, chờ đợi để được tháo dỡ.
"Hotspur" được bán cho Cộng hòa Dominica vào ngày 23 tháng 11 năm 1948 và được đổi tên thành "Trujillo". Vào lúc này, con tàu mang radar Kiểu 291 cảnh báo trên không cùng một bộ SG-1 dò tìm mặt đất của Hoa Kỳ. Bốn khẩu pháo phòng không Bofors thay thế cho các khẩu Oerlikon 20 mm. Sau cái chết của Rafael Trujillo, người cai trị Dominica suốt từ năm 1930 cho đến khi bị ám sát vào năm 1961, con tàu được đổi tên thành "Duarte" vào năm 1962. Nó bị bán để tháo dỡ vào năm 1972. | 1 | null |
HMS "Hyperion" (H97) là một tàu khu trục lớp H được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào giữa những năm 1930. Trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha vào các năm 1936–1939, nó trải qua một phần lớn thời gian tại vùng biển Tây Ban Nha thực thi chính sách cấm vận vũ khí mà Anh và Pháp áp đặt cho các bên xung đột trong thành phần Hạm đội Địa Trung Hải. Trong những tháng đầu tiên của Chiến tranh Thế giới thứ hai, nó truy lùng các tàu cướp tàu buôn Đức ở Đại Tây Dương cùng các tàu vượt phong tỏa tại các cảng trung lập trước khi quay về quần đảo Anh vào đầu năm 1940. Con tàu đã tham gia Chiến dịch Na Uy trước khi được điều trở lại Địa Trung Hải, tham gia trận Calabria và trận mũi Spada vào tháng 7 năm 1940 đang khi hộ tống các tàu chiến lớn của hạm đội. Nó hộ tống nhiều đoàn tàu vận tải đến Malta trước khi trúng phải một quả mìn và phải bị đánh đắm vào tháng 12 năm 1940.
Thiết kế và chế tạo.
"Hyperion" có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải. Nó có chiều dài chung , mạn thuyền rộng và độ sâu của mớn nước là . Nó được dẫn động bởi hai turbine hơi nước Parsons truyền động ra hai trục chân vịt, sản sinh tổng công suất , cho phép nó đạt tốc độ tối đa . Hơi nước được cung cấp bởi ba nồi hơi ống nước Admiralty. "Hyperion" có thể mang theo tối đa dầu đốt, cho phép một tầm hoạt động tối đa ở tốc độ . Thành phần thủy thủ đoàn của nó bao gồm 137 sĩ quan và thủy thủ trong thời bình, nhưng tăng lên đến 146 người trong thời chiến.
Con tàu được trang bị bốn khẩu pháo QF Mk. XII L/45 trên các tháp pháo nòng đơn. Cho mục đích phòng không, "Hyperion" có hai khẩu đội súng máy Mk.III bốn nòng. Nó còn có hai bệ ống phóng ngư lôi bốn nòng trên mặt nước dành cho ngư lôi. Một đường ray thả mìn sâu và hai máy phóng được trang bị; ban đầu nó mang theo 20 quả mìn sâu, nhưng được tăng lên 35 quả không lâu sau khi chiến tranh bắt đầu. Trong chiến tranh, dàn vũ khí phòng không của con tàu được tăng cường, khi dàn ống phóng ngư lôi phía sau được thay bằng một khẩu QF 12 pounder phòng không, cho dù không thể biết được đích xác thời điểm được nâng cấp.
"Hyperion" được đặt hàng vào ngày 13 tháng 12 năm 1934 trong Chương trình Chế tạo Hải quân 1934. Nó được đặt lườn vào ngày 27 tháng 3 năm 1935 tại xưởng tàu của hãng Swan Hunter & Wigham Richardson ở Wallsend-on-Tyne, Anh; được hạ thủy vào ngày 8 tháng 4 năm 1936 và hoàn tất vào ngày 3 tháng 12 năm 1936 với chi phí 251.466 Bảng Anh, không tính đến các thiết bị do Bộ Hải quân Anh cung cấp như vũ khí, đạn dược và thiết bị thông tin liên lạc.
Lịch sử hoạt động.
Sau khi nhập biên chế, "Hyperion" được phân về Chi hạm đội Khu trục 2 trực thuộc Hạm đội Địa Trung Hải. Con tàu đã tuần tra tại vùng biển Tây Ban Nha đang khi xảy ra cuộc nội chiến tại đây nhằm thực thi chính sách cấm vận vũ khí đối với các bên xung đột. Nó trải qua một đợt tái trang bị tại Malta từ ngày 30 tháng 9 đến ngày 30 tháng 10 năm 1937, rồi rồi tiếp nối hoạt động tuần tra tại vùng biển Tây Ban Nha cho đến khi kết thúc cuộc xung đột. "Hyperion" được gửi đến Portsmouth vào tháng 8 năm 1939 cho một đợt tái trang bị khác kéo dài từ ngày 16 đến ngày 27 tháng 8.
Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra vào ngày 3 tháng 9 năm 1939, nó đang trên đường đi Freetown, Sierra Leone để truy lùng các tàu cướp tàu buôn Đức ở khu vực Nam Đại Tây Dương. "Hyperion" được chuyển đến Trạm Bắc Mỹ và Tây Ấn vào cuối tháng 10 nơi nó chặn bắt nhiều tàu buôn Đức tại các cảng Hoa Kỳ và México. Nó đã ngăn chặn chiếc tàu biển chở hành khách Đức ngoài khơi mũi Hatteras vào ngày 19 tháng 12, nhưng "Columbus" đã tự đánh đắm trước khi có thể bị bắt giữ. "Hyperion" được gọi quay trở về quần đảo Anh vào giữa tháng 1 năm 1940 để bắt đầu một đợt tái trang bị khác từ ngày 25 tháng 1, đến ngày 6 tháng 3; nó gia nhập trở lại Chi hạm đội Khu trục 2, lúc này được cho chuyển sang Hạm đội Nhà, tại
Scapa Flow.
Vào ngày 5 tháng 4, "Hyperion" hộ tống cho chiếc tàu chiến-tuần dương khi nó bảo vệ cho các tàu rải mìn tiến hành Chiến dịch Wilfred, một hoạt động rải mìn ở Vestfjord nhằm ngăn chặn việc vận chuyển quặng sắt Thụy Điển từ Narvik đến Đức. Nó cùng với tàu chị em dự định rải một bãi mìn ngoài khơi Bud, Na Uy vào ngày 8 tháng 4, và báo cáo vị trí cho phía Na Uy. "Hyperion" đã hộ tống cho các tàu sân bay và từ ngày 21 tháng 4, khi chúng tấn công các vị trí của quân Đức tại Na Uy. Nó tiếp tục ở lại cùng "Ark Royal" khi "Glorious" quay trở về Scapa Flow đển tiếp nhiên liệu vào ngày 27 tháng 4. Đến đầu tháng 5, nó hộ tống cho tàu tuần dương hạng nhẹ cho một đợt càn quét bất thành tại Bắc Hải để truy tìm tàu bè Đức.
"Hyperion" đã giúp triệt thoái nhân sự Anh khỏi Hook of Holland từ ngày 8 đến ngày 12 tháng 5, rồi được lệnh tăng cường cho Hạm đội Địa Trung Hải tại Malta vào ngày 16 tháng 5. Vào ngày 9 tháng 7, nó tham gia trận Calabria trong thành phần hộ tống cho các tàu chiến lớb thuộc Lực lượng C, và đã đối đầu bất thành các tàu khu trục Ý và không bị hư hại. Trong trận chiến mũi Spada vào ngày 19 tháng 7, nó đã hộ tống cho tàu tuần dương hạng nhẹ Australia , và đã cùng các tàu khu trục hộ tống khác cứu vớt khoảng 525 người sống sót từ chiếc tàu tuần dương Ý "Bartolomeo Colleoni". Cùng với tàu chị em và hai tàu khu trục khác, nó bắn phá các vị trí quân Ý chung quanh Sidi Barrani vào ngày 25 tháng 9. Sau đó nó hộ tống cho tàu sân bay trong trận Taranto trong đêm 11-12 tháng 11. Cùng với "Hereward", nó đã đánh chìm tàu ngầm Ý "Naiade" vào ngày 14 tháng 12 năm 1940 gần Bardia.
Đang khi hộ tống cho thiết giáp hạm trên đường từ Alexandria đến Gibraltar bảo vệ cho một đoàn tàu vận tải tăng viện đến Malta, "Hyperion" trúng phải một quả mìn vào ngày 22 tháng 12 năm 1940 ngoài khơi Pantelleria. Tàu khu trục tìm cách kéo nó, nhưng dây cáp bị đứt hai lần và được lệnh đánh đắm nó ở tọa độ sau khi "Ilex" cứu vớt thủy thủ đoàn. Chỉ có hai thành viên thủy thủ đoàn không được cứu và được cho là đã thiệt mạng trong vụ nổ. | 1 | null |
HMS "Harvester" (H19) là một tàu khu trục lớp H, nguyên được Hải quân Brazil đặt hàng cho hãng Vickers-Armstrongs dưới tên "Jurua" vào cuối thập niên 1930, nhưng được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc mua lại khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra vào tháng 9 năm 1939. Ngay sau khi nhập biên chế, con tàu đã tham gia cuộc triệt thoái Dunkirk, rồi được phân về Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây làm nhiệm vụ hộ tống vận tải. Nó đã cùng một tàu khu trục khác đánh chìm một tàu ngầm U-boat Đức vào tháng 10, rồi được phân về Lực lượng H một thời gian ngắn vào năm 1941, nhưng dàn vũ khí phòng không của nó tỏ ra quá yếu, nên nó được chuyển sang Lực lượng Hộ tống Newfoundland cho nhiệm vụ hộ tống vận tải tại Bắc Đại Tây Dương. Nó quay trở lại Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây vào tháng 10 năm 1941 và được cải biến thành một tàu khu trục hộ tống vào đầu năm 1942. Sau khi húc chìm một tàu ngầm Đức đang khi hộ tống Đoàn tàu vận tải HX 228 vào tháng 3 năm 1943, "Harvester" bị đắm do trúng ngư lôi từ một tàu ngầm Đức khác một ngày sau đó.
Thiết kế và chế tạo.
"Harvester" có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải. Nó có chiều dài chung , mạn thuyền rộng và độ sâu của mớn nước là . Nó được dẫn động bởi hai turbine hơi nước Parsons truyền động ra hai trục chân vịt, sản sinh tổng công suất , cho phép nó đạt tốc độ tối đa . Hơi nước được cung cấp bởi ba nồi hơi ống nước Admiralty. "Harvester" có thể mang theo tối đa dầu đốt, cho phép một tầm hoạt động tối đa ở tốc độ . Thành phần thủy thủ đoàn của nó bao gồm 152 sĩ quan và thủy thủ.
Con tàu được thiết kế để trang bị bốn khẩu pháo QF Mk. XII L/45 trên các tháp pháo nòng đơn, đặt tên theo thứ tự ‘A’, ‘B’, ‘X’ và ‘Y’ từ trước ra sau; nhưng khẩu ‘Y’ bị tháo dỡ để lấy chỗ mang thêm mìn sâu. Cho mục đích phòng không, "Harvester" có hai khẩu đội súng máy Mk.III bốn nòng. Nó còn có hai bệ ống phóng ngư lôi bốn nòng trên mặt nước dành cho ngư lôi. Một đường ray thả mìn sâu và hai máy phóng thoạt tiên được trang bị, nhưng tăng lên ba đường ray và tám máy phóng trong khi hoàn thiện. Lượng mìn sâu mang theo cũng tăng lên tương ứng từ 20 lên 110 quả.
"Jurua" được Brasil đặt hàng cho hãng Vickers-Armstrongs ở Barrow-in-Furness vào ngày 6 tháng 12 năm 1937. Con tàu được đặt lườn vào ngày 3 tháng 6 năm 1938, nhưng nó bị Anh Quốc mua lại vào ngày 5 tháng 9 năm 1939 và đổi tên thành HMS "Handy". Được hạ thủy vào ngày 29 tháng 9 năm 1939, nó lại được đổi tên thành "Harvester" vào tháng 1 năm 1940 do cái tên ban đầu được cho là dễ nhầm lẫn với chiếc tàu chị em . "Harvester" được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoàng gia Anh vào ngày 23 tháng 5 năm 1940.
Các cải biến trong chiến tranh.
Bệ ống phóng ngư lôi phía sau của "Harvester" được thay bằng một khẩu QF 12 pounder phòng không sau cuộc triệt thoái Dunkirk vào năm 1940, cho dù không thể biết được đích xác thời điểm được nâng cấp. Trong đợt cải biến thành một tàu khu trục hộ tống vào năm 1942, dàn vũ khi phòng không tầm ngắn được tăng cường với hai khẩu pháo tự động Oerlikon 20 mm được trang bị hai bên cánh của cầu tàu; và các khẩu súng máy Vickers bốn nòng cũng được thay bằng một cặp Oerlikon 20 mm sau đó. Tháp pháo ‘A’ được thay thế bằng dàn súng cối Hedgehog chống tàu ngầm. Tháp điều khiển hỏa lực và máy đo tầm xa bên trên cầu tàu được thay bằng radar Kiểu 271 điều khiển hỏa lực, và có nhiều khả năng radar Kiểu 286 dò tìm mặt đất tầm ngắn được tăng cường vào giai đoạn giữa chiến tranh. Con tàu cũng được bổ sung máy định vị vô tuyến HF/DF đặt trên cột ăn-ten.
Lịch sử hoạt động.
Sau một giai đoạn chạy thử máy ngắn tại cảng Portland, "Harvester" được phân về Chi hạm đội Khu trục 9. Nó tham gia cuộc triệt thoái Dunkirk vào ngày 29 tháng 5 năm 1940, và đã giúp đưa 272 người quay trở về Dover trong ngày hôm đó. Tuy nhiên, tình hình tại Dunkirk trở nên quá nguy hiểm cho việc phái các tàu khu trục lớn và hiện đại hơn, nên "Harvester" không tiến hành thêm nỗ lực triệt thoái nào khác vào ban ngày của ngày 30 tháng 5. Chủ trương này lại bị đảo ngược, nên nó khởi hành đi Dunkirk trong đêm 30-31 tháng 5, suýt trúng hai quả ngư lôi, nhưng cũng cứu vớt được 1.341 người trong hai chuyến đi vào ngày 31 tháng 5 và thêm 576 người khác vào ngày 1 tháng 6. Nó bị hư hại nhẹ do hỏa lực càn quét của máy bay Đức trong ngày hôm đó và phải được sửa chữa tại xưởng tàu Chatham. Đến ngày 9 tháng 6, con tàu được lệnh đi đến Le Havre, Pháp để giúp triệt thoái binh lính Anh, nhưng không tìm thấy người nào. Nó đón lên tàu 78 người tại Saint-Valery-en-Caux vào ngày 11 tháng 6; vào cuối tháng đó nó hộ tống cho các tàu vận chuyển đưa binh lính và người tị nạn rời Saint-Nazaire và St. Jean de Luz trong Chiến dịch Ariel.
Từ tháng 7 đến tháng 9, "Harvester" được phân nhiệm vụ hộ tống vận tải cùng Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây, và nó đã cứu vớt 90 người sống sót từ chiếc tàu buôn tuần dương vũ trang "Dunvegan Castle" vào cuối tháng 8. Cùng với năm tàu khu trục khác thuộc Chi hạm đội Khu trục 9, nó được phân về Bộ chỉ huy Plymouth làm nhiệm vụ chống xâm nhập từ ngày 8 đến ngày 18 tháng 9 trước khi quay trở lại vai trò tàu hộ tống. Vào ngày 30 tháng 10, dưới sự trợ giúp của tàu chị em , nó đã đánh chìm tàu ngầm U-boat Đức "U-32". Nó cứu vớt 19 người sống sót từ chiếc MV "Silverpine" vào ngày 5 tháng 12, và 131 người khác từ chiếc tàu buôn vũ trang "Crispin" vào ngày 3 tháng 2 năm 1941. Nó cũng cứu vớt bốn thành viên của một đội bay máy bay ném bom Armstrong Whitworth Whitley thuộc Không quân Hoàng gia Anh bốn ngày sau đó.
Con tàu được tái trang bị tại Barrow từ ngày 18 tháng 3 đến ngày 18 tháng 4, rồi được phân về Lực lượng H tại Gibraltar nơi nó hộ tống tàu bè trong các chiến dịch Tiger và Splice, các đoàn tàu vận tải tăng viện cho Malta trong tháng 5. "Harvester" được chuyển sang Lực lượng hộ tống Newfoundland trong tháng 6, vì Đô đốc James Somerville cho rằng dàn vũ khí phòng không của nó quá yếu kém. Nó được phân về Đội hộ tống 14 sau khi đi đến St. John's vào ngày 1 tháng 7, rồi lại được điều động trở lại Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây ba tháng sau đó và được phân về Đội hộ tống 9. "Harvester" được cải biến thành một tàu khu trục hộ tống trong một đợt tái trang bị kéo dài tại Dundee, Scotland từ ngày 30 tháng 1 đến ngày 16 tháng 4 năm 1942. Nó tiến hành chạy thử thiết bị radar Kiểu 271 trong tháng 5, rồi tiếp nối các nhiệm vụ tại Bắc Đại Tây Dương trong vai trò soái hạm của Đội hộ tống B-3 trực thuộc Lực lượng Hộ tống Giữa đại dương.
Con tàu được tái trang bị tại Liverpool từ ngày 12 tháng 12 năm 1942 đến ngày 11 tháng 2 năm 1943. Đang khi hộ tống cho Đoàn tàu vận tải HX 228 vào ngày 3 tháng 3, "Harvester" đã buộc tàu ngầm "U-444" phải nổi lên mặt nước rồi húc nó để tiêu diệt. Chiếc tàu khu trục bị hư hại đáng kể, nhưng cũng cứu được năm người sống sót sau khi chiếc tàu ngầm chìm. Ngày hôm sau, "Harvester" trúng phải ngư lôi phóng từ tàu ngầm "U-432", khiến nó vỡ làm đôi và đắm ở tọa độ . Chín sĩ quan và 136 thủy thủ đã thiệt mạng, nhưng tàu corvette Pháp "Aconit" đã húc chìm "U-432" và cứu vớt được một số ít người sống sót từ chiếc "Harvester". | 1 | null |
Silver Nano là một hệ thống chăm sóc sức khỏe của Samsung, sử dụng các hạt nano bạc nhằm diệt khuẩn, ứng dụng trong các sản phẩm máy giặt, tủ lạnh, điều hòa không khí, bộ lọc không khí và máy hút bụi của hãng này, được đăng ký tháng 4 năm 2003.
Lợi ích.
Các thiết bị gia dụng của Samsung, như tủ lạnh, điều hòa không khí, được tráng một lớp nano bạc ở mặt trong nhằm tăng cường khả năng diệt khuẩn và diệt nấm mốc. Khi luồng không khí lưu chuyển qua, lớp phủ ion bạc trên bề mặt giúp tiêu diệt các vi khuẩn lơ lửng trong không khí, bằng cách hạn chế sự trao đổi oxy của vi khuẩn với môi trường, gây ảnh hưởng quá trình trao đổi chất và hạn chế sự phát triển của tế bào vi khuẩn.
Samsung công bố công nghệ silver nano có khả năng tiêu diệt trên 650 loại vi khuẩn và "Máy giặt Samsung WM1245A có khả năng giải phóng hơn 400 tỉ phân tử ion bạc, thấm sâu vào mọi loại vải và tạo một lớp diệt khuẩn trên bề mặt vải giúp tăng cường khả năng chống khuẩn lên tối đa 99.99% và duy trì trong vòng 30 ngày sau khi giặt".
Theo phát biểu của Paul Lipscomb, Giám đốc sản xuất, bộ phận thiết bị gia dụng, Samsung Australia: "Hệ thống máy giặt Silver Nano giúp cho chúng ta không còn phải ngâm quần áo với phụ gia hoặc giặt đồ ở nhiệt độ cao để để diệt khuẩn nữa. Thêm vào đó, công nghệ tiết kiệm nước hàng đầu của máy giặt Samsung cửa trước đạt tiêu chuẩn AAAAA, giúp tiết kiệm những khoản chi phí khổng lồ để vận hành hệ thống trong thời gian dài."
Năm 2005, Hội bảo vệ người tiêu dùng Hàn Quốc công bố công nghệ Nano sử dụng trong máy giặt Samsung đã được thổi phồng trong các quảng cáo, kết quả kiểm tra cho thấy các máy giặt lồng ngang tương tự của các hãng LG Electronics, Daewoo Electronics, và Whirlpool cũng có khả năng loại bỏ 99.9% vi khuẩn.
Samsung đã bác bỏ bản báo cáo trên, và cho rằng sản phẩm của họ vẫn là tốt nhất với khả năng diệt khuẩn lên tới 99.999% so với mức 99.9–99.99% của các sản phẩm khác.
Lo ngại về môi trường.
Chi nhánh tại Đức của tổ chức quốc tế những người bạn của Trái đất (FoEI), Bund für Umwelt und Naturschutz Deutschland (BUND, khuyên các khách hàng không mua sản phẩm máy giặt sử dụng công nghệ nano. BUND cáo buộc các sản phẩm này đã thải một lượng đáng kể các phân tử bạc vào hệ thống xử lý nước thải và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình xử lý vi sinh. Đồng thời, FoEI cũng tuyên bố các phân tử bạc gây tác động tiêu cực đến các vi sinh vật khác.
Đáp lại, hãng Samsung cho rằng mỗi máy giặt của họ chỉ thải ra 0.05 gram bạc mỗi năm và các ion bạc sẽ nhanh chóng bám vào các chất rắn kích thước lớn hơn có trong nước. Nhưng một vấn đề mới lại đặt ra là Samsung cho rằng những phân tử bạc này sẽ bám vào những chất rắn nào trong nước khi mà họ chưa từng thực hiện một cuộc nghiên cứu nào liên quan đến môi trường thủy sinh.
Sự hài hòa.
Trong cuốn "Công nghệ Silver Nano và môi trường", Tiến sĩ Samuel Luoma, chuyên gia chất độc môi trường, cho rằng sự sử dụng rộng rãi các phân tử nano bạc sẽ đặt ra một thách thức cho các nhà chức trách trong việc phải hài hòa những lợi ích thiết yếu của con người với những nguy cơ gây hại môi trường. Dự án nghiên cứu ảnh hưởng của công nghệ Nano ước tính rằng có ít nhất 235 sản phẩm sử dụng công nghệ nano đã được xác nhận kể từ ngày 21 tháng 8 năm 2008 publicly available . | 1 | null |
Thịnh vượng chung (tiếng Anh: "Commonwealth") là một thuật từ truyền thống trong tiếng Anh để chỉ một cộng đồng chính trị được thành lập vì sự tốt đẹp chung cho mọi người. Theo dòng lịch sử, thuật từ này đôi khi đồng nghĩa với "chủ nghĩa cộng hòa". Như thế thuật từ này có thể hiểu là đồng nghĩa với từ "Cộng hòa" trong tên gọi của một quốc gia cộng hòa hay dân chủ.
Gần đây hơn, nó đã và đang được sử dụng để chỉ mối liên kết hữu nghị với nhau của một số quốc gia có chủ quyền. Nổi bật nhất là Khối thịnh vượng chung, một hiệp hội gồm chủ yếu các nước cựu thành viên của Đế quốc Anh. Một thí dụ khác là Khối thịnh vượng chung các quốc gia độc lập, một liên minh hay liên hiệp gồm 10 trong số 15 cựu quốc gia thành viên của Liên Xô.
Từ nguyên.
Danh từ tiếng Anh "commonwealth" với ý nghĩa là "phúc lợi toàn dân; lợi ích hay điều tốt đẹp chung" có nguồn gốc từ thế kỷ 15. Các chữ gốc là "the common-wealth" hay "the common weal" xuất phát từ nghĩa xa xưa của chữ "wealth" có nghĩa là "phúc lợi" và chữ common được dịch nghĩa một cách lỏng lẻo từ tiếng Latin là "res publica" (cộng hòa). Các chữ gốc này có thể được hiểu là "phúc lợi chung". Trong thế kỷ 17, định nghĩa về thuật từ "commonwealth" đã được mở rộng hơn là nghĩa gốc của nó và có nghĩa là "phúc lợi công chúng" để diễn tả rằng "một quốc gia mà trong đó quyền lực tối thượng là từ nhân dân; một quốc gia cộng hòa hay dân chủ
Sử dụng trong lịch sử.
Iceland.
Thịnh vượng chung Iceland hay Quốc gia Tự do Iceland (tiếng Iceland: Þjóðveldið) từng là một quốc gia tồn tại tại Iceland từ năm năm 930 đến năm 1262. Ban đầu nó được công chúng thành lập gồm phần lớn là các di dân đến từ Na Uy. Các di dân này đã bỏ trốn khỏi quốc gia này sau khi vua Harald Fairhair thống nhất Na Uy.
Thịnh vượng chung Ba Lan và Litvia.
"Cộng hòa" vẫn là một cách dịch thay thế cho tên gọi truyền thống của Liên bang Ba Lan và Lietuva. Wincenty Kadłubek (Vincent Kadlubo, 1160–1223) sử dụng thuật từ "thịnh vượng chung" lần đầu tiên để dịch từ gốc Latin "res publica" theo văn mạch tiếng Ba Lan trong cuốn sách của ông có tựa đề "Biên niên sử về vua và hoàng tử Ba Lan". Cái tên này được sử dụng chính thức cho quốc gia liên bang được Ba Lan và Litva thành lập từ năm 1569 đến 1795.
Anh.
Thịnh vượng chung Anh là tên chính thức của đơn vị chính trị (cai trị bằng quân luật "de facto" với danh nghĩa quyền tối thượng nghị viện) thay thế Vương quốc Anh (sau nội chiến Anh) từ 1649–53 và 1659–60 dưới sự cai trị của Oliver Cromwell và con trai ông là người thừa kế Richard. Từ 1653 đến 1659, mặc dù vẫn được biết một cách hợp pháp là một Thịnh vượng chung, quốc gia cộng hòa, thống nhất với cựu Vương quốc Scotland nhưng hoạt động dưới các cơ quan khác nhau và được các sử gia biết đến là "Bảo hộ". Thịnh vượng chung Anh lập ra nền cộng hòa đầu tiên trong thế giới nói tiếng Anh. Trong ngữ cảnh tiếng Anh, đôi khi nó được gọi là "Cựu Thịnh vượng chung."
Quốc gia.
Úc.
Thuật từ này cũng được sử dụng đến khi 6 thuộc địa Úc liên bang hóa để thành lập Thịnh vượng chung Úc năm 1901. Đạo luật Hiến pháp Thịnh vượng chung Úc lập nên một hệ thống liên bang mà trong đó quyền lực được phân chia giữa chính phủ liên bang hay chính phủ quốc gia và các chính quyền tiểu bang. Hiến pháp quy định rằng, Úc là quốc gia quân chủ lập hiến mà theo đó nguyên thủ quốc gia là nhà vua hay nữ hoàng Anh với đại diện vương quyền ở cấp liên bang là toàn quyền, và ở cấp tiểu bang là thống đốc. Nghị viện Úc là sự mô phỏng từ cả hệ thống Mỹ và Anh để hình thành nên một hệ thống nghị viện độc đáo chỉ có ở Úc. Phần lớn nghị viện Úc dựa theo hệ thống Westminster của Anh, sử dụng nhiều cách thức và tiền lệ pháp của hệ thống Anh nhưng có cơ cấu hạ viện và thượng viện của Quốc hội Hoa Kỳ. Trong ngữ cảnh Úc, thuật từ "Thịnh vượng chung" như thế ám chỉ đến chính phủ liên bang Úc và "Thịnh vượng chung Úc" là tên chính thức của quốc gia.
Dominica.
Cộng hòa nhỏ bé ở vùng Caribe là Dominica đã sử dụng tên chính thức của mình là "Thịnh vương chung Dominica" từ năm 1970.
Bahamas.
Bahamas sử dụng tên chính thức là "Thịnh vương chung Bahamas".
Hoa Kỳ.
Tiểu bang Hoa Kỳ.
Bốn tiểu bang tại Hoa Kỳ chính thức đặt tên cho mình là "thịnh vượng chung". Tất cả bốn tiểu bang đều là các thuộc địa ban đầu (Kentucky có nguồn gốc là một thành phần đất thái ấp thuộc Thuộc địa Virginia) và cùng có một ảnh hưởng mạnh về thông luật thuộc địa trong một số luật lệ và cơ quan chính quyền của mình. Bốn tiểu bang đó là:
Vùng quốc hải Hoa Kỳ.
"Thịnh vượng chung" cũng được dùng tại Hoa Kỳ để diễn tả quan hệ chính trị giữa Hoa Kỳ và các lãnh thổ chưa hợp nhất của Hoa Kỳ ở hải ngoại:
Vương quốc Anh.
Đạo luật Thịnh vượng chung Anh.
Nghị sĩ đảng Lao động Tony Benn là người bảo trợ cho một Đạo luật Thịnh vượng chung Anh trong một số lần giữa năm 1991 và 2001 với ý định là bãi bỏ chế độ quân chủ và thiết lập một quốc gia cộng hòa Anh. Tuy nhiên đạo luật này chưa bao giờ được đọc trước quốc hội lần thứ hai.
Quốc tế.
Khối thịnh vượng chung.
Khối thịnh vượng chung — trước kia là Thịnh vượng chung thuộc Anh — là một hiệp hội tự nguyện gồm 53 quốc gia độc lập có chủ quyền mà đa số từng là một thành phần của Đế quốc Anh. Các thành viên của khối gồm có các quốc gia cộng hòa và quân chủ. Người đứng đầu khối là Nữ hoàng Elizabeth II, là đại diện cho vương quyền trực tiếp tại 16 quốc gia thành viên được biết với tên gọi là Vương quốc Khối thịnh vượng chung.
Khối thịnh vượng chung các quốc gia độc lập.
Khối thịnh vượng chung các quốc gia độc lập ("Commonwealth of Independent States" hay viết tắt là CIS), được dịch thành cộng đồng các quốc gia độc lập trong tiếng Việt, là một liên minh hay liên hiệp gồm 10 trong số 15 cựu quốc gia thành viên của Liên Xô, trừ Turkmenistan, Litva, Latvia, Estonia và Gruzia. Gruzia bỏ khối thịnh vượng này vào tháng 8 năm 2008 sau một vụ đụng độ quân sự với Nga về vấn đề Nam Ossetia. Sự ra đời của nó báo hiệu sự cáo chung của Liên Xô. Mục tiêu của khối này là "cho phép sự ly dị văn minh" giữa Các nước cộng hòa của Liên bang Xô viết. CIS đã và đang phát triển như một diễn đàn mà qua đó các quốc gia thành viên có thể hợp tác với nhau trong lĩnh vực kinh tế, quốc phòng và ngoại giao. | 1 | null |
Vinhomes Riverside (tên gọi cũ Vincom Village) là một khu đô thị thuộc địa phận quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Đây là khu đô thị do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Sài Đồng thuộc Vingroup xây dựng dựa trên mô hình thành phố Venice, Ý với các biệt thự được kết nối bằng hệ thống sông hồ trải dọc khu đô thị với tổng diện tích là 183,5 ha.
Địa chỉ hành chính của khu đô thị là Số 7, đường Bằng Lăng 1, phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội. Đây cũng là nơi đặt trụ sở chính của Tập đoàn Vingroup từ đầu tháng 1/2012.
Vinhomes Riverside là khu đô thị rộng lớn, cư dân Vinhomes Riverside được hưởng mật độ xanh lên tới 70m2/ người cùng với thảm thực vật 70ha cùng 18,6 km kênh đào, 12,4ha hồ Harmony.
Quá trình xây dựng.
Dự án được khởi công xây dựng vào đầu tháng 5 năm 2011.. Ngày 24 tháng 12 năm 2011, trung tâm thương mại Vincom Center Long Biên khai trương sau 7 tháng xây dựng.
Giai đoạn 1: Vinhomes Riverside.
Diện tích: 183.5 ha, mật độ xây dựng là 12%, 60ha dành cho cây xanh và mặt nước. Diện tích biệt thự từ 111 đến 2000 m2.
Quy hoach theo 5 phân khu: Biệt thự Bằng Lăng, Biệt thự Hoa Phượng, Biệt thự Hoa Lan, Biệt thự Hoa Sữa và Biệt thự Hoa Anh Đào.
Giai đoạn 2: Vinhomes Riverside The Harmony.
Diện tích: 96ha - diện tích 15ha, chiều dài kênh đào 4,8 km. Quy mô 1499 căn biệt thự đơn lập, song lập, tứ lập, liền kề, nhà phố và nhà vườn.
Phân khu: Khu Tulip, Khu Nguyệt Quế, Khu Hướng Dương, Khu Phong Lan.
Đơn vị thi công, giám sát, thiết kế.
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Sài Đồng.
Đơn vị giám sát: Công ty cổ phần kiến trúc đô thị Việt Nam
Đơn vị thiết kế:
Các công trình liên quan.
Được phát triển theo mô hình "“thành phố thu nhỏ”" hiện đại và năng động, Vinhomes Riverside hội tụ đầy đủ những tiện ích:
Trường mầm non Vinschool,
Trung tâm thương mại Vincom Long Biên,
Trung tâm Ẩm thực và Hội nghị đẳng cấp Quốc tế Almaz,
Công viên Khủng Long,
Cùng với khu phức hợp thể thao ngoài trời, sân tập golf 20 làn, bể bơi vô cực… bố trí xen kẽ các khu dân cư. | 1 | null |
Căn cứ vào "Hiến pháp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên" quy định Nội các (Hội đồng Bộ trưởng Nhà nước 1972-1998) là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và chức năng chủ yếu của Nội các là quản lý nhà nước nói chung . Nội các do Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Tướng (bộ trưởng), Ủy viên trưởng các Ủy ban tạo thành. Nội các do Hội nghị Nhân dân Tối cao Triều Tiên và Ủy ban Thường vụ phụ trách.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Nội các được quy định gồm có các nhiệm vụ cơ bản như ban hành, sửa đổi bổ sung các quy định liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật; thành lập cũng như giải tán một số cơ quan thuộc Nội các, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp cũng như được phép áp dụng các biện pháp cần thiết để cải thiện cơ cấu kinh tế của đất nước; áp dụng các biện pháp để củng cố và phát triển hệ thống ngân hàng…
Lịch sử.
Hiến pháp đầu tiên của Triều Tiên được thông qua năm 1948, quyền hành pháp được trao cho Chính phủ dưới sự điều hành của Kim Il-sung. Năm 1972, với việc chức vụ Chủ tịch nước đứng đầu ngành hành pháp, và Chính phủ được chia thành 2 tổ chức: Ủy ban Nhân dân Trung ương và Hội đồng Bộ trưởng Nhà nước. Ủy ban Nhân dân Trung ương là cơ quan thiết lập mối liên kết giữa Đảng và chính quyền được hoạt động đặc biệt có quyền lực thực tế như siêu chính phủ. Ủy ban Quốc phòng Nhà nước là tiểu ban của cơ quan này. Quyền hạn chính của Ủy ban Nhân dân Trung ương bao gồm tất cả và do Chủ tịch nước lãnh đạo. Trách nhiệm của Ủy ban Nhân dân Trung ương là xây dựng chính sách đối nội và đối ngoại, chỉ đạo công tác của Hội đồng Bộ trưởng Nhà nước và các cơ quan địa phương, chỉ đạo các cơ quan tư pháp, bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật khác, bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm các phó thủ tướng và các thành viên Chính phủ, thành lập, thay đổi các phân khu hành chính hoặc ranh giới, và việc phê chuẩn hoặc bãi bỏ các hiệp ước quốc tế đã ký với nước ngoài. Ủy ban Nhân dân Trung ương cũng có thể ban hành các nghị định, quyết định và hướng dẫn. Hội đồng Bộ trưởng Nhà nước do Ủy ban Nhân dân Trung ương chỉ đạo và được lãnh đạo bởi Thủ tướng (chong-ri) và bao gồm các phó thủ tướng (bochong-ri), các Bộ trưởng (boojang), Chủ tịch ủy ban, và các thành viên nội các các cấp khác của các cơ quan trung ương. Hội đồng Bộ trưởng Nhà nước chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch và biện pháp thực hiện, dự thảo ngân sách nhà nước, và xử lý các vấn đề tiền tệ và tài chính khác phát triển kinh tế nhà nước.
Năm 1982, Bộ các Lực lượng vũ trang Nhân dân và Bộ Bảo an được Chủ tịch nước trực tiếp lãnh đạo cùng với Ủy ban Thanh tra Nhà nước.
Năm 1990, Ủy ban Nhân dân Trung ương và Hội đồng Bộ trưởng Nhà nước được tách riêng biệt hoạt động độc lập, vào năm 1992 sửa đổi Hiến pháp được trao trực tiếp cho Hội nghị Nhân dân Tối cao. Năm 1998, Ủy ban Nhân dân Trung ương và Hội đồng Bộ trưởng Nhà nước bị bãi bỏ, và Nội các được tái tạo.
Tổ chức.
Nội các được lập bởi Hội nghị Nhân dân Tối cao. Hội nghị Nhân dân Tối cao chọn một Thủ tướng, bổ nhiệm ba phó thủ tướng và các bộ trưởng của Nội các. Nội các đang bị chi phối bởi đảng cầm quyền Đảng Lao động Triều Tiên và đã có kể từ khi thành lập của Bắc Triều Tiên vào năm 1948. Trong thời gian Hội nghị Nhân dân Tối cao không họp, Nội các chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội nghị Nhân dân Tối cao.
Nội các có quyền giám sát và kiểm tra Ủy ban nhân dân các địa phương về kinh tế và chính quyền.
Nhiệm vụ và quyền hạn.
Nội các, là cơ quan hành pháp của nhà nước Bắc Triều Tiên, chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các chính sách kinh tế của Nhà nước, theo sự chỉ đạo của Đảng Lao động Triều Tiên. Nội các không chịu trách nhiệm về các vấn đề quốc phòng và an ninh, những vấn đề này được xử lý bởi Ủy ban Quốc phòng Nhà nước. Như vậy, các tổ chức an ninh như Quân đội Nhân dân Triều Tiên, Bộ An ninh nhân dân, Cục An ninh Nhà nước và trực thuộc trực tiếp bởi Ủy ban Quốc phòng Nhà nước. Nội các triệu tập một phiên họp toàn thể và một cuộc họp thường kỳ. Các phiên họp toàn thể bao gồm tất cả các thành viên Nội các, trong khi các cuộc họp thường kỳ chỉ gồm Đoàn Chủ tịch, trong đó có Thủ tướng, phó thủ tướng và các thành viên nội các khác mà Thủ tướng đề cử. Nội các hình thành bởi pháp luật trong đó ban hành các quyết định, chỉ thị. Nội các chịu trách nhiệm:
Ở cấp địa phương, Nội các giám sát các Ủy ban Nhân dân địa phương.
Thành viên Nội các.
Nội các Kim Jae Ryong.
Nội các Bắc Triều Tiên tính đến ngày 10/04/2014. | 1 | null |
Batholith (từ tiếng Hy Lạp "bathos", sâu + "lithos", đá) là một thể đá mácma xâm nhập được hình thành từ mácma nguội lạnh ở sâu trong lớp vỏ Trái Đất. Batholith hầu như luôn được cấu tạo bởi các đá felsic hoặc trung gian như granit, monzonit thạch anh, hoặc diorit (xem thêm "vòm granit"). | 1 | null |
Tuyệt chủng Holocen, đôi khi còn được gọi là Tuyệt chủng lần thứ 6, là tên gọi được đề xuất để chỉ sự kiện tuyệt chủng của các loài đang diễn trong thế Holocene (từ khoảng 10.000 TCN). Một số lượng lớn các họ động và thực vật đã tuyệt chủng gồm động vật có vú, chim, lưỡng cư, bò sát và động vật chân đốt. Có khoảng 875 loài tuyệt chủng trong khoảng giữa 1500 và 2009 đã được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế ghi nhận, trong khi đó phần lớn hơn là không được ghi nhận. Theo thuyết diện tích loài và dựa trên ước tính ràng buộc, tốc độ tuyệt chủng hiện nay có thể lên đến 140.000 loài mỗi năm.
Tuyệt chủng Holocen bao gồm sự biến mất của các loài thú lớn bắt đầu từ 9.000 đến 13.000 năm trước đây, vào cuối thời kỳ băng hà cuối cùng. Điều này có thể là do sự tuyệt chủng của voi ma mút đã duy trì đồng cỏ trở thành các khu rừng bạch dương mà không có voi ma mút. Các cánh rừng mới và kết quả của các vụ cháy rừng có thể bao gồm cả biến đổi khí hậu. Sự biến mất này có thể là kết quả của sự bùng nổ dân số loài người hiện đại dẫn đến sự biến đổi khí hậu. Sự tuyệt chủng này xuất hiện gần ranh giới địa chất giữa Pleistocene–Holocene đôi khi được gọi là sự kiện tuyệt chủng Đệ Tứ. Sự kiện tuyệt chủng Holocen vẫn đang diễn ra.
Không có sự đồng thuận nào về việc liệu có xem sự tuyệt chủng này là một phần của tuyệt chủng trong Đệ Tứ, hoặc chỉ là kết quả do những thay đổi mà con người gây ra hay không. Chỉ trong suốt thời gian gần đây nhất của sự tuyệt chủng, thực vật cũng chịu số phận tương tự Nhìn chung, tuyệt chủng Holocen có thể đặc trưng bởi những tác động từ các hoạt động con người hiện tại.
Tác động của con người.
Sự tuyệt chủng của các loài động, thực vật và các sinh vật khác do hoạt động của con người có thể tính từ Pleistocen muộn, cách nay hơn 12.000 năm. Có bằng chứng cho thấy sự biến đổi khí hậu có vai trò đặc biệt lớn đến sự tuyệt chủng của các loài thú lớn. Tuy nhiên, trong khi các đợt tuyệt chủng hàng loạt trước đó là do các nguyên nhân môi trường, các nghiên cứu chỉ ra rằng bất cứ nơi nào trên Trái Đất mà con người di cư đến, các loài khác bắt đầu đi đến tuyệt chủng, và tốc độ gia tăng dân số, nổi bật nhất trong hai thế kỷ qua, được xem là một trong những nguyên nhân của sự tuyệt chủng trong Holocen. Để xem xét con người đóng góp như thế nào vào sự tuyệt chủng này, có 3 yếu tố chính cần đề cập: sự gia tăng nồng độ khí nhà kính, tác động của khí hậu toàn cầu; sự tàn phá đại dương, như đánh bắt cá quá mức và ô nhiễm; và sự điều chỉnh và phá hủy các vùng rộng lớn của các hệ thống sông và đất liền khắp thế giới để đáp ứng những nhu cầu của con người (với 10-15% bề mặt Trái Đất hiện là các khu trồng trọt nông nghiệp hoặc đô thị-công nghiệp và 6-8% đồng cỏ), do đó phá hủy hệ sinh thái địa phương. các nguyên nhân khác liên quan đến con người như phá rừng, săn bắt, dân số, sự du nhập vào nhiều khu vực khác nhau của các loài không phải bản địa, và sự truyền bệnh lan rộng trên toàn cầu. Hiện tại, tốc độ tuyệt chủng của các loài ước tính khoảng 100 đến 1.000 lần so với tốc độ tuyệt chủng "tự nhiên" hoặc tốc độ tuyệt chủng lịch sử (theo nghĩa tiến hóa tự nhiên trên hành tinh) | 1 | null |
Hafizullah Amin (1 tháng 8 năm 1929 – 27 tháng 12 năm 1979) là một chính trị gia và chính khách người Afghanistan trong Chiến tranh Lạnh. Hafizullah Amin sinh tại Paghman và theo học tại Đại học Kabul, sau đó ông bắt đầu sự nghiệp trong vai trò một giáo viên. Một vài năm sau, ông đến Hoa Kỳ học tập. Sau lần thứ hai đi đến Hoa Kỳ, ông chuyển hẳn về Afghanistan, và bắt đầu sự nghiệp chính trị. Ông trở thành một ứng cử viên trong cuộc bầu cử quốc hội vào năm 1965, song thất cử. Hafizullah Amin là thành viên duy nhất của phái Khalq đắc cử trong cuộc bầu cử quốc hội năm 1969, do vậy nâng cao địa vị của mình trong Đảng Dân chủ Nhân dân. Ông là một trong những người tổ chức lãnh đạo cuộc cách mạng Saur, dẫn đến việc lật đổ chính phủ của Mohammad Daoud Khan.
Nhiệm kỳ Tổng thống ngắn ngủi của Hafizullah Amin gây ra nhiều tranh cãi từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc. Ông lên nắm quyền sau khi ra lệnh xử tử người tiền nhiệm Nur Muhammad Taraki, một người theo chủ nghĩa cộng sản. Cuộc nổi dậy chống lại nền thống trị của chủ nghĩa cộng sản bắt đầu từ thời Nur Muhammad Taraki và trở nên gay gắt hơn dưới thời Hafizullah Amin, trở thành một vấn đề mà chính phủ của ông không thể giải quyết. Liên Xô cho rằng Hafizullah Amin là một tay sai của CIA, và nước này được cho là kẻ đứng đằng sau châm ngòi cho vụ ám sát Hafizullah Amin vào tháng 12 năm 1979 trong Chiến dịch Bão táp-333, chấm dứt hơn ba tháng cầm quyền của ông.
Cuộc sống và sự nghiệp ban đầu.
Hafizullah Amin sinh ra trong một gia đình người Pashtun Ghilzai tại Paghman vào ngày 1 tháng 8 năm 1929. Cha của ông là một công chức, song qua đời từ khi ông còn rất trẻ. Nhờ giúp đỡ của người anh trai Abdullah (một giáo viên tiểu học) Hafizullah Amin có thể theo học ở bậc tiểu học rồi trung học, từ đó được phép nhập học tại Đại học Kabul (KU). Sau khi học toán tại Đại học Kabul, ông cũng tốt nghiệp Học viện Sư phạm Darul Mualimeen tại Kabul, và trở thành một giáo viên. Hafizullah Amin sau đó trở thành phó hiệu trưởng của Học viện Darul Mualimeen, rồi hiệu trưởng của trường trung học Avesina có thanh thế, và ông rời Afghanistan vào năm 1957 để theo học tại Đại học Columbia ở thành phố New York của Hoa Kỳ, được nhận bằng thạc sĩ giáo dục. Tại Đại học Columbia, Hafizullah Amin bị chủ nghĩa Marx thu hút, và ông trở thành một thành viên của Câu lạc bộ Cấp tiến Xã hội trong trường vào năm 1958. Khi quay lại Afghanistan, Hafizullah Amin trở thành một giảng viên tại Đại học Kabul, và sau đó lại trở thành hiệu trưởng của Trường trung học Avesina. Trong giai đoạn này, Hafizullah Amin trở nên quen biết với một người cộng sản là Nur Muhammad Taraki. Cũng trong khoảng thời gian đó, Hafizullah Amin thôi giữ chức hiệu trưởng của Trường trung học Avesina để trở thành hiệu trưởng của Học viện Darul Mualimeen.
Hafizullah Amin được cho là cấp tiến hóa trong khoảng thời gian thứ hai ở tại Hoa Kỳ từ năm 1962, khi ông ghi danh vào một nhóm nghiên cứu tại Đại học Wisconsin. Hafizullah Amin theo học chương trình tiến sĩ tại Học viện Sư phạm của Đại học Columbia, song bắt đầu sao lãng việc nghiên cứu do tập trung vào chính trị; vào năm 1963 ông bắt đầu trở thành người đứng đầu hiệp hội sinh viên Afghanistan tại học viện. Khi quay trở về Afghanistan vào giữa những năm 1960, ông quá cảnh tại Moskva. Tại đây, Hafizullah Amin gặp gỡ Ali Ahmad Popel, người này đang là đại sứ Afghanistan tại Liên Xô và là cựu Bộ trưởng Giáo dục Afghanistan, cũng là bạn cũ của ông. Trong thời gian ngắn ngủi ở thủ đô Liên Xô, Hafizullah Amin càng trở nên cấp tiến hơn. Một số người như Nabi Misdaq không tin rằng ông đi theo đường Moskva, mà cho rằng ông quá cảnh tại Tây Đức và Liban. Khi ông trở về đến Afghanistan, Đảng Dân chủ Nhân dân (DCND) Afghanistan đã tổ chức hội nghị thành lập trong năm 1965. Hafizullah Amin trở thành một ứng cử viên của Đảng DCND Afghanistan trong cuộc bầu cử quốc hội năm 1965, song thất cử.
Năm 1966, khi Trung ương Đảng DCND Afghanistan được mở rộng, Hafizullah Amin được bầu làm một thành viên không có quyền bỏ phiếu, và ông trở thành thành viên đầy đủ vào mùa xuân năm 1967. Địa vị của Hafizullah Amin trong phái Khalq của Đảng DCND Afghanistan tăng lên khi ông trở thành thành viên duy nhất trong phái đắc cử trong cuộc bầu cử quốc hội năm 1969. Khi Đảng DCND Afghanistan bị phân chia thành phe phái vào năm 1967, Nur Muhammad Taraki lãnh đạo phái Khalq và Babrak Karmal lãnh đạo phái Parcham, Hafizullah Amin gia nhập vào phái Khalq. Với vị thế là thành viên quốc hội, Hafizullah Amin cố gắng tranh thủ sự ủng hộ của người Pashtun trong lực lượng vũ trang. Theo một tiểu sử về Hafizullah Amin, ông sử dụng địa vị thành viên quốc hội của mình để đấu tranh chống lại chủ nghĩa đế quốc, phong kiến, các khuynh hướng phản động, và đấu tranh chống chế độ quân chủ "mục nát". Bản thân Hafizullah Amin nói rằng ông sử dụng địa vị thành viên quốc hội để tiến hành đấu tranh giai cấp chống giai cấp tư sản. Mối quan hệ giữa phái Khalq và Parcham trở nên xấu hơn trong giai đoạn này. Hafizullah Amin khi đó là thành viên duy nhất của Khalq trong quốc hội, còn Babrak Karmal thành viên duy nhất của Parcham trong quốc hội, song họ không hợp tác với nhau. Trong thời gian nắm quyền ngắn ngủi sau đó, Hafizullah Amin đề cập đến các sự kiện này với vẻ cay đắng. Sau khi các đồng chí trong Đảng DCND Afghanistan của ông là Dastagir Panjsheri và Saleh Mohammad Zeary bị bắt giữ vào năm 1969, Hafizullah Amin trở thành một trong các thành viên lãnh đạo của đảng và vẫn là một đảng viên ưu việt khi hai người được phóng thích vào năm 1973.
Thời kỳ Daoud.
Từ năm 1973 cho đến khi Đảng DCND Afghanistan hòa hợp vào năm 1977, Hafizullah Amin đứng thứ hai sau Nur Muhammad Taraki trong phái Khalq của Đảng. Khi Đảng DCND cầm quyền tại Afghanistan, mối quan hệ của họ được nhắc đến như là giữa một môn đồ (Hafizullah Amin) noi theo đạo sư (Taraki). Tuy vậy, hình ảnh chính thức này chỉ là lừa dối, mối quan hệ của họ thực tế là mang tính định hướng nhiều hơn. Nur Muhammad Taraki cần đến "tài năng chiến thuật và chiến lược" của Hafizullah Amin; còn động cơ của Hafizullah Amin thì không rõ ràng bằng, song ông thường được cho là liên kết với Nur Muhammad Taraki nhằm bảo vệ vị trí của mình. Hafizullah Amin có nhiều kẻ thù trong sự nghiệp của mình, đáng chú ý nhất là Babrak Karmal. Theo mô tả chính thức về các sự kiện, Nur Muhammad Taraki bảo vệ Hafizullah Amin trước các đảng viên và những người muốn làm tổn hại đến Đảng DCND Afghanistan và quốc gia.
Khi Mohammed Daoud Khan lật đổ nền quân chủ và thiết lập nên Cộng hòa Afghanistan, phái Khalq của Đảng DCND Afghanistan bày tỏ sẵn sàng ủng hộ đối với chế độ mới nếu như nó thành lập một Mặt trận Quốc gia (bao gồm cả Khalq). Phái Parcham của Đảng DCND Afghanistan thì thiết lập một liên minh với Daoud ngày từ lúc bắt đầu chế độ cộng hòa, và Babrak Karmal kêu gọi giải tán Khalq. Lời kêu gọi của Babrak Karmal về việc giải tán chỉ khiến cho quan hệ giữa Khalq và Parcham trở nên xấu đi. Tuy nhiên, Nur Muhammad Taraki và Hafizullah Amin lại gặp may; liên minh của Babrak Karmal làm tổn hại đến địa vị của Parcham trong nền chính trị Afghanistan. Một số người cộng sản trong các lực lượng vũ trang vỡ mộng với chính phủ của Daoud, và quay sang Khalq vì phe phái chính trị này có sự độc lập rõ ràng. Sự liên kết giữa Parcham với chính phủ gián tiếp dẫn đến cuộc đảo chính do Khalq lãnh đạo vào năm 1978, được gọi phổ biến là Cách mạng Saur. Từ năm 1973 cho đến cuộc đảo chính năm 1978, Hafizullah Amin chịu trách nhiệm về công tác tổ chức đảng DCND trong các lực lượng vũ trang Afghanistan. Theo phiên bản chính thức, Hafizullah Amin "gặp các sĩ quan liên lạc ái quốc dù ngày hay đêm, dù ở hoang mạc hay nơi núi non, ở các cánh đồng hay các khu rừng, soi sáng cho họ trên cơ sở các nguyên tắc của ý thức hệ giai cấp công nhân." Thành công của Hafizullah Amin trong việc tuyển mộ các sĩ quan quân đội nằm trong thực tế là Daoud "phản bội cánh tả" ngay sau khi nắm quyền. Khi Hafizullah Amin bắt đầu tuyển mộ các sĩ quan quân đội cho Đảng DCND Afghanistan, không có khó khăn đối với ông trong việc tìm ra các sĩ quan bất bình. Trong khi đó, các mối quan hệ giữa Parcham và Khalq lại xấu thêm; vào năm 1973 xuất hiện tin đồn rằng Tướng Zia Mohammadzai, một thành viên Parcham và đứng đầu Vệ binh Cộng hòa, lên kế hoạch ám sát toàn thể ban lãnh đạo của Khalq. Nếu như tìn đồn này là sự thực thì nó thất bại là do bị phái Khalq phát hiện ra.
Nỗ lực ám sát chứng tỏ các mối quan hệ càng xấu đi giữa Parcham và Khalq. Những người Parcham phủ nhận rằng họ từng lên kế hoạch ám sát ban lãnh đạo của Khalq, song sử gia Beverley Male chỉ ra rằng các hoạt động tiếp sau của Babrak Karmal khiến người ta tin vào quan điểm của Khalq về các sự kiện. Do nỗ lực ám sát của Parcham, Hafizullah Amin thúc giục Khalq đoạt quyền bằng cách lật đổ Daoud vào năm 1976. Phần lớn thành viên ban lãnh đạo của Đảng DCND Afghanistan bỏ phiếu chống lại một hành động như vậy. Vào năm 1977, Parcham và Khalq chính thức giảng hòa, và Đảng DCND Afghanistan trở nên thống nhất. Các phái Parcham và Khalq vốn có các tổng bí thư, bộ chính trị, trung ương đảng và các cơ cấu tổ chức khác riêng biệt, chúng được chính thức thống nhất vào mùa hè năm 1977. Một lý do lý giải cho việc thống nhất là phong trào cộng sản quốc tế, mà đại diện là Đảng Cộng sản Ấn Độ, Đảng Cộng sản Iraq và Đảng Cộng sản Úc, kêu gọi sự thống nhất trong Đảng DCND Afghanistan.
Cách mạng Saur.
Ngày 18 tháng 4 năm 1978, thủ lĩnh tư tưởng Mir Akbar Khyber của phái Parcham bị sát hại; chính phủ Daoud thường được cho là tác giả vụ ám sát. Sự kiện ám sát Khyber khởi đầu một chuỗi các sự kiện dẫn đến việc Đảng DCND Afghanistan đoạt quyền vào ngày 27 tháng 4 ngay sau đó. Kẻ ám sát không bao giờ bị bắt giữ, song một người thuộc phái Parcham là Anahita Ratebzad cho rằng Hafizullah Amin là người ra lệnh tiến hành vụ ám sát. Tang lễ của Mir Akbar Khyber tiến triển thành một cuộc biểu tình tuần hành lớn nhằm chống chính phủ. Daoud bắt đầu cho tiến hành bắt giữ hàng loạt các thành viên của Đảng DCND Afghanistan bảy ngày sau tang lễ của Khyber. Hafizullah Amin là một trong các thành viên cuối cùng của Ủy ban Trung ương Đảng bị nhà cầm quyền bắt giữ. Việc Hafizullah Amin bị bắt giữ sau cùng chứng tỏ rằng chế độ thiếu thông tin do ông là người lãnh đạo những người tổ chức cách mạng trong đảng. Việc chính quyền thiếu thông tin còn được thể hiện qua việc bắt giữ Nur Muhammad Taraki, lý do là những người cách mạng hẹn ước trước rằng việc bắt giữ Nur Muhammad Taraki là tín hiệu khởi sự. Khi Hafizullah Amin phát hiện ra rằng Nur Muhammad Taraki bị bắt giữ, ông hạ lệnh cách mạng bắt đầu vào 9 giờ sáng ngày 27 tháng 4. Trái với Taraki, Hafizullah Amin không bị tống giam mà bị quản thúc tại gia. Con trai của ông là Abdur Rahman vẫn được phép tự do hoạt động. Cuộc cách mạng thành công nhờ sự ủng hộ áp đảo từ phía quân đội Afghanistan; trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Ghulam Haidar Rasuli và tướng chỉ huy lục quân Aslam Watanjar, và Tham mưu trưởng không quân Abdul Qadir Dagarwal.
Đảng Dân chủ Nhân dân cầm quyền.
Chia rẽ Khalq–Parcham.
Sau cách mạng Saur, Nur Muhammad Taraki được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Cách mạng và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, và vẫn giữ vị trí tổng bí thư của Đảng DCND Afghanistan. Nur Muhammad Taraki ban đầu thành lập một chính phủ gồm những người thuộc cả hai phái Khalq và Parcham; Babrak Karmal trở thành Phó chủ tịch Hội đồng Cách mạng còn Hafizullah Amin trở thành Bộ trưởng Ngoại giao và là một Phó chủ tịch của Hội đồng Bộ trưởng, trong khi Mohammad Aslam Watanjar trở thành một Phó chủ tịch của Hội đồng Bộ trưởng. Hai thành viên của phái Parcham là Abdul Qadir Dagarwal và Mohammad Rafi lần lượt trở thành Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Nội vụ. Theo Angel Rasanayagam, việc bổ nhiệm Hafizullah Amin, Babrak Karmal và Mohammad Aslam Watanjar dẫn đến việc hình thành ba nội các: phái Khalq chịu trách nhiệm đối với Hafizullah Amin, phái Parcham chịu trách nhiệm đối với Babrak Karmal, và các sĩ quan quân đội thuộc phái Parcham chịu trách nhiệm đối với Mohammad Aslam Watanjar. Xung đột đầu tiên giữa Khalq và Parcham nảy sinh khi phái Khalq muốn trao tư cách thành viên Ủy ban Trung ương Đảng DCND Afghanistan cho các sĩ quan quân đội tham gia vào Cách mạng Saur. Hafizullah Amin trước đây là người phản đối việc bổ nhiệm các sĩ quan quân đội vào ban lãnh đạo của Đảng DCND Afghanistan, song nay lại đổi quan điểm khi ủng hộ việc này. Bộ Chính trị Đảng DCND Afghanistan bỏ phiếu chấp thuận việc trao tư cách thành viên cho các sĩ quan quân đội; những người chiến thắng (phe Khalq) phác họa chân dung phái Parcham như là các phần tử cơ hội, ngụ ý rằng phái Parcham lướt trên làn sóng cách mạng, song không thực sự tham gia vào cách mạng. Để khiến cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn cho phái Parcham, Nur Muhammad Taraki cho rằng thuật ngữ Parcham là một từ đồng nghĩa với chủ nghĩa bè phái.
Ngày 27 tháng 6 năm 1978, ba tháng sau cuộc cách mạng, Hafizullah Amin cao tay hơn các thành viên phái Parcham tại một cuộc họp Ủy ban Trung ương. Cuộc họp quyết định rằng những người Khalq được độc quyền trong việc xây dựng và quyết định chính sách, khiến những người Parcham bất lực. Babrak Karmal phải lưu vong, song người này có thể thiết lập một mạng lưới với các thành viên Parcham khác trong chính phủ. Một cuộc đảo chính nhằm lật đổ Hafizullah Amin được lên kế hoạch diễn ra vào tháng 9. Các thành viên lãnh đạo kế hoạch tại Afghanistan là Bộ trưởng Quốc phòng Qadir, và Tướng tham mưu trưởng Lục quân Shahpur Ahmedzai. Cuộc đảo chính được lên kế hoạch diễn ra vào ngày 4 tháng 9, trong lễ Eid, do khi đó các binh sĩ và viên chức sẽ không làm việc. Âm mưu thất bại khi đại sứ của Afghanistan tại Ấn Độ kể với giới lãnh đạo Afghanistan về kế hoạch. Một cuộc thanh trừng bắt đầu, và các đại sứ thuộc phái Parcham bị triệu hồi song chỉ một vài người đã trở về.
Chia rẽ Amin–Taraki.
Người dân Afghanistan nổi dậy chống lại chính phủ của Đảng DCND khi chính phủ này tiến hành một số cải cách mang tính xã hội chủ nghĩa, bao gồm cải cách ruộng đất. Đầu năm 1979, 25 trên tổng số 28 tỉnh của Afghanistan trở nên không an toàn do các hoạt động phản kháng vũ trang chống chính phủ. Ngày 29 tháng 3 năm 1979, cuộc nổi dậy Herat bắt đầu; cuộc nổi dậy biến hoạt động khởi nghĩa thành chiến tranh mở rộng giữa Mujahideen và chính phủ Afghanistan. Trong thời kỳ này, Hafizullah Amin trở thành người hùng của Kabul. Một thời gian ngắn sau khi cuộc nổi dậy Herat bị đè bẹp, Hội đồng Cách mạng được triệu tập để thông qua Kế hoạch 5 năm mới, Hiệp định Hữu nghị Afghanistan–Liên Xô, để bỏ phiếu về việc có tái tổ chức Hội đồng Bộ trưởng hay không, và để nâng cao quyền lực của cơ quan hành pháp (Chủ tịch Hội đồng Cách mạng). Trong khi phiên bản chính thức về các sự kiện này nói rằng tất cả các vấn đề đều được bỏ phiếu một cách dân chủ tại hội nghị, song Hội đồng Cách mạng tổ chức một cuộc họp khác vào ngày hôm sau để phê chuẩn Kế hoạch 5 Năm mới, và để thảo luận về việc tái tổ chức Hội đồng Bộ trưởng.
Đại sứ Liên Xô tại Afghanistan Alexander Puzanov thuyết phục được Aslam Watanjar, Sayed Mohammad Gulabzoy và Sherjan Mazdoryar tham gia vào âm mưu chống lại Hafizullah Amin. Ba người này gây áp lực lên Taraki- người khi đó được cho là "ông ấy thực sự là 'lãnh tụ vĩ đại'", để cách chức Hafizullah Amin. Không rõ Hafizullah Amin có biết gì về âm mưu chống lại ông hay không, song sau khi tái tổ chức Hội đồng Bộ trưởng đã diễn ra việc ông nói về sự không bằng lòng của mình. Ngày 26 tháng 3, Bộ Chính trị Đảng DCND Afghanistan và Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt việc mở rộng quyền lực của nhánh hành pháp, và việc thành lập Hội đồng Quốc phòng Tổ quốc Cấp cao để quản lý các vấn đề an ninh. Nhiều nhà phân tích đương thời nhìn nhận việc bổ nhiệm Hafizullah Amin làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng là sự gia tăng quyền lực của ông và không có lợi đối với Nur Muhammad Taraki. Tuy nhiên, việc tái tổ chức Hội đồng Bộ trưởng và tăng cường địa vị của Nur Muhammad Taraki trong vai trò Chủ tịch Hội đồng Cách mạng làm giảm quyền lực của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Do nhánh hành pháp được tăng cường, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nay do Chủ tịch Hội đồng Cách mạng bổ nhiệm. Mặc dù Hafizullah Amin có thể bổ nhiệm và miễn nhiệm các bộ trưởng mới, song ông cần nhận được sự chấp thuận của Nur Muhammad Taraki để thực sự làm được điều đó. Vấn đề khác đối với Hafizullah Amin là trong khi Hội đồng Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Hội đồng Cách mạng và Chủ tịch của nó, thì các bộ trưởng riêng lẻ chỉ chịu trách nhiệm trước Nur Muhammad Taraki. Khi Hafizullah Amin trở thành Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, ông chịu trách nhiệm lập kế hoạch, các vấn đề tài chính và ngân sách, chỉ đạo chính sách đối ngoại, và về an ninh trật tự. Các trách nhiệm an ninh trật tự được Hội đồng Quốc phòng Tổ quốc Cấp cao tiếp quản, thể chế do Nur Muhammad Taraki chủ trì. Mặc dù Hafizullah Amin là Phó chủ tịch Hội đồng Quốc phòng Tổ quốc Cấp cao, song phần lớn thành viên của Hội đồng này là thành viên của phái chống Hafizullah Amin. Ví dụ, các thành viên của Hội đồng Quốc phòng Tổ quốc Cấp cao bao gồm Bộ trưởng Quốc phòng Mohammad Aslam Watanjar, Bộ trưởng Nội vụ Mazdoryar, và Chủ tịch các vấn đề chính trị của Lực lượng vũ trang Mohammad Iqbal, Tham mưu trưởng Mohammad Yaqub, Chỉ huy Không quân Nazar Mohammad và người đứng đầu cảnh sát mật ASGA Assadullah Sarwari.
Thứ tự ưu tiên được thể chế hóa, nhờ đó Nur Muhammad Taraki chịu trách nhiệm về quốc phòng còn Hafizullah Amin chịu trách nhiệm giúp đỡ Nur Muhammad Taraki trên các vấn đề liên quan đến quốc phòng. Vị trí của Hafizullah Amin lại bị giáng thêm một đòn nữa do việc thi hành dân chủ hóa quá trình ra quyết định, vốn cho phép các thành viên đóng góp; hầu hết trong số họ chống lại Hafizullah Amin. Vấn đề khác đối với Hafizullah Amin là chức Phó chủ tịch Hội đồng Quốc phòng Tổ quốc Tối cao không có nhiệm vụ quyền hạn rõ ràng, và việc bổ nhiệm một bộ trưởng quốc phòng mới có thái độ chống lại ông khiến cho quyền kiểm soát của ông đối với bộ này suy giảm mạnh. Việc tái tổ chức các bộ trưởng cũng là một đòn nữa giáng vào vị trí của Hafizullah Amin; ông mất quyền kiểm soát bộ quốc phòng, nội vụ và ASGA. Hafizullah Amin vẫn có các đồng minh trong hàng ngũ lãnh đạo, nhiều người nắm giữ các vị trí quan trọng, như Mohammad Yaqub là anh/em rể của ông và Trưởng Cơ quan An ninh trong Bộ Nội vụ là Sayed Daoud Taroon, người này sau đó cũng được bổ nhiệm làm thành viên của Hội đồng Quốc phòng Tổ quốc Cấp cao trong tháng 4. Hafizullah Amin sau đó bổ nhiệm thêm hai đồng minh của ông vào các vị trí quan trọng: Mohammad Sediq Alemyar là Bộ trưởng Kế hoạch và Khayal Mohammad Katawazi là Bộ trưởng Thông tin và Văn hóa; còn Faqir Mohammad Faqir được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng vào tháng 4 năm 1978. Vị thế chính trị của Hafizullah Amin không còn an toàn khi người đứng đầu cục chính trị của Lục quân và Hải quân Liên Xô Alexei Yepishev thăm Kabul. Yepishev gặp Nur Muhammad Taraki với tư cách cá nhân vào ngày 7 tháng 4, song không hề gặp Hafizullah Amin. Liên Xô ngày càng trở nên lo lắng về sự kiểm soát của Hafizullah Amin đối với quân đội Afghanistan. Mặc dù vậy, trong chuyến viếng thăm của Yepishev thì địa vị của Hafizullah Amin thực tế lại được tăng cường; Sayed Daoud Taroon được bổ nhiệm làm sĩ quan phụ tá của Nur Muhammad Taraki.
Ngay sau đó, trong hai cuộc họp của Hội đồng Bộ trưởng, việc tăng cường quyền hành pháp của Chủ tịch Hội đồng Cách mạng được thể hiện. Mặc dù Hafizullah Amin là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, song Nur Muhammad Taraki lại là người chủ tọa các cuộc họp. Sự hiện diện của Hafizullah Amin trong hai cuộc họp này hoàn toàn không được đề cập đến, và điều đó thể hiện rõ ràng rằng mặc dù Nur Muhammad Taraki là Chủ tịch Hội đồng Cách mạng song cũng là chủ tọa của Hội đồng Bộ trưởng. Vấn đề khác mà Hafizullah Amin phải đối mặt là chính sách chuyên chế của Taraki; người này cố gắng tước đoạt quyền lực của Bộ Chính trị Đảng DCND trong vai trò là cơ quan quyết định các vấn đề của đảng và nhà nước. Tình hình trở nên xấu đi khi Hafizullah Amin đích thân cảnh báo Nur Muhammad Taraki rằng "uy tín và mức độ ủng hộ của các lãnh tụ trong nhân dân không thể hiện thông thường bằng một sự súng bái cá nhân."
Chủ nghĩa bè phái trong Đảng DCND khiến cho nó có sự chuẩn bị yếu kém nhằm đối phó với các hoạt động phản cách mạng tăng cường ở trong nước. Hafizullah Amin cố gắng giành sự ủng hộ cho chính phủ cộng sản bằng việc mô tả mình là một người Hồi giáo mộ đạo. Nur Muhammad Taraki và Hafizullah Amin khiển trách các quốc gia giúp đỡ cho lực lượng phản cách mạng; Hafizullah Amin công kích Anh Quốc và BBC và giảm nhẹ dính líu của Hoa Kỳ và Trung Quốc, trong khi Nur Muhammad Taraki lên án Đế quốc Mỹ cùng Iran và Pakistan về việc ủng hộ các lực lượng nổi dậy. Lời phê phán Anh Quốc và BBC của Hafizullah Amin làm tăng tình cảm chống Anh sẵn có từ lâu trong những người Afghanistan ở nông thôn. Trái ngược với Taraki, "Hafizullah Amin lui về phía sau để tránh phát biểu ý kiến thù địch nhằm vào Trung Quốc, Hoa Kỳ và các chính phủ ngoại quốc khác. Cách hành xử thận trọng của Hafizullah Amin trái ngược nhiều so với lập trường chính thức của Liên Xô, mà theo Beverley Male thì dường như là các lãnh đạo Liên Xô cố gắng để thúc đẩy cuộc chạm trán giữa Afghanistan và các kẻ thù của mình. Hafizullah Amin cũng cố gắng xoa dịu cộng đồng Shia khi gặp gỡ với các lãnh đạo của họ; mặc dù vậy, một nhóm các nhà lãnh đạo Shia kêu gọi tiếp tục kháng cự. Sau đó, một cuộc nổi dậy bùng nổ tại một quận của người Shia ở Kabul; đây là tín hiệu đầu tiên về bất ổn tại Kabul kể từ Cách mạng Saur. Cùng với các vấn đề của chính phủ, năng lực lãnh đạo quốc gia của Nur Muhammad Taraki bị đặt dấu hỏi – đây là một người nghiện rượu nặng và có sức khỏe không tốt. Trong khi Hafizullah Amin trong giai đoạn này có hình ảnh là một người kỷ luật tự giác mạnh mẽ. Vào mùa hè năm 1979, Hafizullah Amin bắt đầu tách mình khỏi Taraki. Ngày 27 tháng 6, Hafizullah Amin trở thành một thành viên của Bộ Chính trị Dảng DCND, cơ quan đứng đầu trong việc đưa ra các quyết định tại Afghanistan.
Lên nắm quyền.
Giữa tháng 7, Liên Xô thể hiện quan điểm chính thức của họ khi tờ "Pravda" cho đăng một bài về tình hình tại Afghanistan; Liên Xô không muốn thấy cảnh Hafizullah Amin trở thành nhà lãnh đạo của Afghanistan. Điều này gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị tại Afghanistan, do Hafizullah Amin bắt đầu thi hành một chính sách đàn áp khắc nghiệt, và nó trở thành một trong những lý do chính cho sự can thiệp của Liên Xô vào cuối năm đó. Ngày 28 tháng 7, một cuộc bỏ phiếu trong Bộ Chính trị thông qua đề nghị của Hafizullah Amin về việc hình thành một cơ chế tập thể lãnh đạo với việc ra các quyết định tập thể; đây là một đòn giáng vào Nur Muhammad Taraki, và nhiều người ủng hộ người này bị thay thế bằng các thành viên ủng hộ Hafizullah Amin. Chỉ huy Lục quân Liên Xô là Ivan Pavlovsky tới Kabul vào giữa tháng 8 để nghiên cứu tình hình tại Afghanistan. Trong một bài phát biểu chỉ vài ngày sau khi Pavlovsky đến, Hafizullah Amin nói rằng ông mong muốn có mối quan hệ gần gũi hơn giữa Afghanistan và Trung Quốc; ông cũng ám chỉ rằng mình biết một cách hạn chế về sự can thiệp của Liên Xô vào Afghanistan. Ông so sánh sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Afghanistan với sự giúp đỡ mà Vladimir Lenin dành cho Cộng hòa Xô viết Hungaria vào năm 1919. Nur Muhammad Taraki là một đại biểu tham dự hội nghị do Phong trào không liên kết tổ chức tại La Habana, và tại đó đã gặp riêng Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Andrei Gromyko để thảo luận về tình hình Afghanistan vào ngày 9 tháng 9. Bộ trưởng Ngoại giao Afghanistan Shah Wali là một người ủng hộ Hafizullah Amin, và không tham gia vào cuộc họp. Theo Beverley Male thì điểu này "gợi ý rằng một số âm mưu chống lại Hafizullah Amin đang được chuẩn bị". Trong vòng vài giờ sau khi trở về Kabul vào ngày 11 tháng 9, Nur Muhammad Taraki triệu tập Hội đồng Bộ trưởng "bề ngoài là để thông báo về Hội nghị La Habana". Tuy nhiên, thay vì thông báo về Hội nghị, Nur Muhammad Taraki lại cố gắng loại bỏ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng của Hafizullah Amin. Điều này là một tính toán sai lầm, ngoài "Bè lũ bốn tên" (gồm Mohammad Aslam Watanjar, Mazdoryar, Gulabzoi và Sarwari) thì toàn bộ những người khác đều ủng hộ Hafizullah Amin vẫn giữ chức Hội đồng Bộ trưởng.
Nur Muhammad Taraki tìm cách vô hiệu hóa quyền lực và ảnh hưởng của Hafizullah Amin bằng cách yêu cầu ông phục vụ ở hải ngoại trong cương vị một đại sứ. Hafizullah Amin từ chối đề xuất này và hét lên "Ông mới là người nên ra đi! Do thói nghiện rượu và tuổi cao đã khiến cho khả năng phán đoán của ông mất đi." Ngày hôm sau, Nur Muhammad Taraki mời Hafizullah Amin đến phủ chủ tịch để dự tiệc trưa với ông ta và "Bè lũ bốn tên". Hafizullah Amin từ chối lời mời, nói rằng ông muốn họ từ chức thay vì ăn trưa với họ. Đại sứ Liên Xô Puzanov thuyết phục Hafizullah Amin thực hiện chuyến đi đến Phủ chủ tịch cùng với Cảnh sát trưởng Taroon và Nawab Ali (một sĩ quan tình báo). Khi họ đến phủ, có những người không rõ danh tiếng trong tòa nhà khai hỏa vào đoàn khách. Taroon thiệt mạng, trong khi Ali bị một chấn thương và chạy thoát cùng với Hafizullah Amin (không hề hấn gì). Ngay sau đó, Hafizullah Amin quay lại phủ cùng một đạo quân, tiến hành quản thúc Taraki. Tuy nhiên, "Bè lũ bốn tên" "biến mất" và nơi ở của họ vẫn không bị phát hiện trong 104 ngày cầm quyền của Hafizullah Amin. Sau khi Nur Muhammad Taraki bị quản thúc, Hafizullah Amin tường trình sự việc cho Leonid Brezhnev, và gián tiếp yêu cầu cho phép xử tử Taraki. Brezhnev trả lời rằng đó là sự lựa chọn của ông. Hafizullah Amin nay tin tưởng rằng ông có được sự ủng hộ toàn toàn của Liên Xô, và ra lệnh xử tử Taraki. Nur Muhammad Taraki sau đó bị làm cho nghẹt thở bằng gối. Truyền thông Afghanistan đưa tin rằng Nur Muhammad Taraki ốm yếu đã qua đời, song không đề cập gì về việc người này bị sát hại.
Làm chủ tịch.
Chính sách đối nội.
Sau khi loại bỏ quyền lực của Taraki, Hafizullah Amin được Bộ Chính trị Đảng DCND bầu làm Chủ tịch Đoàn chủ tịch Hội đồng Cách mạng và Tổng bí thư Trung ương Đảng DCND. Việc bầu Hafizullah Amin làm Tổng bí thư Trung ương Đảng và loại bỏ toàn bộ các vị trí trong đảng của Nur Muhammad Taraki nhận được sự nhất trí. Các thành viên duy nhất của Hội đồng Bộ trưởng bị thay thế khi Hafizullah Amin đoạt quyền là "Bè lũ bốn tên" – Beverley Male nhìn nhận điều này là "một tín hiệu rõ rằng ông đã có được sự ủng hộ của họ [các thành viên của Hội đồng Bộ trưởng]". Hafizullah Amin sau khi đoạt quyền đã thi hành một chính sách điều độ, và tiến hành các nỗ lực để thuyết phục người dân Afghanistan rằng chế độ không chống Hồi giáo. Chính phủ của Hafizullah Amin bắt đầu đầu tư vào hoạt động tái thiết hay tu sửa các thánh đường Hồi giáo. Ông cũng hứa rằng người dân Afghanistan được hưởng quyền tự do tôn giáo. Các nhóm tôn giáo được trao cho những bản sao của kinh Quran, và Hafizullah Amin bắt đầu đề cập đến Thánh Allah trong các phát biểu của ông. Ông thậm chí còn tuyên bố rằng Cách mạng Saur là "hoàn toàn dựa trên các nguyên tắc của Hồi giáo". Chiến dịch được chứng minh là không thành công, và nhiều người Afghanistan tiếp tục giữ quan điểm rằng Hafizullah Amin phải chịu trách nhiệm cho sự toàn trị của chế độ. Việc Hafizullah Amin lên nắm quyền được xác nhận chính thức vào ngày 20 tháng 9 năm 1979, tiếp đến là thông cáo chính thức rằng Hafizullah Amin là một người Hồi giáo mộ đạo – Hafizullah Amin ghi điểm trong việc chống lại tuyên truyền của lực lượng phản cách mạng rằng chế độ cộng sản là vô thần. Hafizullah Amin cũng cố gắng nâng cao sự ủng hộ dành cho mình trong các nhóm bộ tộc, một chiến công mà Nur Muhammad Taraki không thể hoặc không muốn đạt được. Trong thời gian nắm quyền ngắn ngủi, Hafizullah Amin tận tụy để hình thành một chế độ tập thể lãnh đạo; khi Nur Muhammad Taraki bị lật đổ, Hafizullah Amin hứa hẹn "từ nay trở đi sẽ không có một chính phủ một cá nhân..."
Nhằm làm yên lòng dân, Hafizullah Amin cho công bố 18.000 người bị hành quyết, và đổ lỗi các vụ hành quyết cho Taraki. Tổng số người bị bắt trong thời kỳ Nur Muhammad Taraki và Hafizullah Amin cùng cầm quyền là từ 17.000 đến 45.000. Hafizullah Amin không được người dân Afghanistan ưa thích. Trong thời gian ông cầm quyền, sự phản đối chế độ cộng sản gia tăng, và chính phủ mất kiểm soát vùng nông thôn. Tình trạng của quân đội Afghanistan xấu đi, do hiện tượng đào ngũ nên số lượng quân nhân trong quân đội Afghanistan giảm từ mức 100.000 ngay sau Cách mạng Saur xuống còn khoảng từ 50.000 đến 70.000. Hafizullah Amin còn phải đối mặt với việc KGB thâm nhập vào Đảng DCND, quân đội và bộ máy chính phủ. Khi địa vị của Hafizullah Amin tại Afghanistan ngày càng trở nên nguy hiểm, các kẻ thù của ông, vốn bị đày ải ở Liên Xô và Đông Âu suy tính nhằm loại bỏ ông. Lãnh đạo Parcham là Babrak Karmal gặp gỡ với một số nhân vật lãnh đạo của khối phía Đông trong thời kỳ này, và Mohammad Aslam Watanjar, Sayed Mohammad Gulabzoy và Assadullah Sarwari mong muốn phải trả thù Hafizullah Amin.
Chính sách ngoại giao.
Khi trở thành lãnh tụ, Hafizullah Amin cố gắng giảm bớt sự phụ thuộc của Afghanistan vào Liên Xô. Nhằm thực hiện điều này, ông cố gắng cân bằng quan hệ của Afghanistan với Liên Xô bằng việc tăng cường quan hệ của quốc gia với Pakistan và Iran. Liên Xô lo lắng khi họ nhận được các thông tin rằng Hafizullah Amin gặp riêng Gulbuddin Hekmatyar- một trong các thủ lĩnh chống cộng tại Afghanistan. Tính chất nói chung không đáng tin cậy và việc không được nhân dân Afghanistan ủng hộ khiến cho Hafizullah Amin gặp khó khăn trong việc tìm kiếm "những người bảo trợ ngoại quốc" mới. Dính líu của Hafizullah Amin trong cái chết của Đại sứ Hoa Kỳ tại Afghanistan Adolph Dubs khiến cho mối quan hệ của ông với Hoa Kỳ trở nên căng thẳng. Ông cố gắng nhằm cải thiện các mối quan hệ bằng cách tái lập liên lạc, gặp ba đại biện lâm thời Hoa Kỳ, và trả lời phỏng vấn một phóng viên Mỹ. Tuy nhiên, những điều này không cải thiện được địa vị của Afghanistan trong cách nhìn nhận của chính phủ Hoa Kỳ. Sau ba lần họp với Hafizullah Amin, Đại sứ Hoa Kỳ tại Afghanistan giai đoạn 1979-1980 là J. Bruce Amstutz cho rằng điều không ngoan nhất là chờ đợi các diễn biến tiếp theo. Đầu tháng 12 năm 1979, Bộ Ngoại giao đề nghị tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh giữa Hafizullah Amin và Tổng thống Pakistan Muhammad Zia-ul-Haq. Chính phủ Pakistan chấp thuận một phiên bản sửa đổi của đề xuất này, chấp thuận cử Bộ trưởng Ngoại giao Pakistan Agha Shahi đến Kabul thảo luận. Trong khi đó, Cơ quan Liên Cục (ISI), cảnh sát mật của Pakistan, tiếp tục huấn luyện các chiến binh Mujahideen- những người phản đối chế độ cộng sản.
Quan hệ Afghanistan–Liên Xô.
Ở Liên Xô, Leonid Brezhnev, Alexei Kosygin và Bộ Chính trị không thiết tha cử quân đến Afghanistan. Các quyết định của Bộ Chính trị Liên Xô dựa theo chỉ dẫn từ Ủy ban Đặc biệt về Afghanistan- thể chế bao gồm Chủ tịch KGB Yuri Andropov, Bộ trưởng Ngoại giao Andrei Gromyko, Bộ trưởng Quốc phòng Dmitriy Ustinov, và Trưởng ban quốc tế Trung ương Đảng Boris Ponomarev. Bộ Chính trị Liên Xô phản đối việc loại bỏ Nur Muhammad Taraki và hành động sát hại người này. Theo Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô Brezhnev, "các sự kiện đã tiến triển rất nhanh tại Afghanistan đến mức về cơ bản có rất ít cơ hội để can thiệp vào đó bằng cách nào đó. Nhiệm vụ của chúng ta ngay bây giờ là quyết định các hành động hơn nữa của mình, để duy trì vị trí của ta tại tại Afghanistan và để bảo vệ ảnh hưởng của ta ở đó." Mặc dù quan hệ Afghanistan–Liên Xô xấu đi trong thời gian cầm quyền ngắn ngủi của Hafizullah Amin, song ông vẫn được Đại sứ Liên Xô tại Afghanistan Alexander Puzanov viếng thăm chính thức Moskva, do ban lãnh đạo Liên Xô hài lòng với đảng của ông và chính sách kiến thiết quốc gia của ông. Không phải mọi thứ đều được lên kế hoạch, và Andropov nói về "các sự kiện không mong muốn lần lượt" diễn ra tại Afghanistan trong thời gian cầm quyền của Hafizullah Amin. Andropov cũng nộp lên tình hình chính trị thay đổi đang diễn ra tại Afghanistan dưới thời Hafizullah Amin; Liên Xô lo ngại rằng Hafizullah Amin sẽ chuyển chính sách ngoại giao của Afghanistan từ thân Xô sang thân Mỹ. Từ đầu đến giữa tháng 12 năm 1979, ban lãnh đạo Liên Xô quyết định liên minh với Babrak Karmal và Assadullah Sarwari.
Khi biết về sự việc, mối quan hệ giữa Puzanov và Hafizullah Amin tan vỡ. Hafizullah Amin bắt đầu một chiến dịch bôi nhọ nhằm làm mất uy tín Puzanov. Điều này dẫn đến một nỗ lực nhằm ám sát Hafizullah Amin với sự tham gia của Puzanov. Tình hình trở nên tồi tệ khi KGB cáo buộc Hafizullah Amin xuyên tạc vị thế của Liên Xô tại Afghanistan trong Ủy ban Trung ương Đảng DCND và Hội đồng Cách mạng. KGB cũng lưu ý về sự gia tăng khích động chống Xô của chính phủ trong thời gian Hafizullah Amin cầm quyền, và hành động sách nhiễu công dân Liên Xô gia tăng dưới thời Hafizullah Amin. Một nhóm các chính trị gia cấp cao báo cáo với Ủy ban Trung ương Liên Xô rằng cần phải làm "mọi thứ có thể" to để ngăn ngừa một sự thay đổi định hướng chính trị tại Afghanistan. Tuy nhiên, ban lãnh đạo Liên Xô không ủng hộ can thiệp vào thời điểm này, mà thay vào đó kêu gọi gia tăng ảnh hưởng của mình đối với ban lãnh đạo của Hafizullah Amin để vạch trần "mục đích thực sự" của ông. Một đánh giá của Bộ Chính trị Liên Xô gọi Hafizullah Amin là "một lãnh tụ thèm khát quyền lực đáng chú ý bởi tính tàn bạo và phản bội". Trong số các tội lỗi mà họ định cho ông có việc "không thành thực và hai mặt" trong quan hệ với Liên Xô, dựng nên các cáo buộc giả chống lại những thành viên Đảng DCND chống lại ông, theo đuổi một chính sách gia đình trị, và có khuynh hướng tiến hành một "chính sách cân bằng" hơn hướng về các quốc gia Thế giới thứ nhất.
Đến cuối tháng 10, Ủy ban Đặc biệt về Afghanistan bao gồm Andropov, Gromyko, Ustinov và Ponomarev muốn kết thúc ấn tượng rằng chính phủ Liên Xô ủng hộ sự lãnh đạo và chính sách của Hafizullah Amin. Tổng cục số 1 của KGB được lệnh phải tiến hành một điều gì đó về Afghanistan, và một số nhân viên của tổng cục tập hợp để giải quyết công việc. Andropov đấu tranh tích cực để Liên Xô can thiệp, nói với Brezhnev rằng các chính sách của Hafizullah Amin đã phá hoại quân đội và chính phủ có khả năng xử lý khủng hoảng bằng đàn áp quy mô lớn. Theo Andropov, kế hoạch sẽ là tập hợp một lực lượng nhỏ để can thiệp và loại bỏ Hafizullah Amin khỏi quyền lực và đưa Babrak Karmal lên thay. Liên Xô công bố kế hoạch can thiệp vào Afghanistan vào ngày 12 tháng 12 năm 1979, và ban lãnh đạo Liên Xô bắt đầu Chiến dịch Bão táp-333 (giai đoạn đầu tiên của cuộc can thiệp) vào ngày 27 tháng 12 năm 1979.
Thiệt mạng.
Hafizullah Amin tin tưởng vào Liên Xô cho đến lúc gần cuối, bất chấp việc quan hệ chính thức trở nên xấu đi. Khi cơ quan tình báo của Afghanistan trao cho Hafizullah Amin một báo cáo nói rằng Liên Xô sẽ xâm chiếm quốc gia và lật đổ ông, Hafizullah Amin tuyên bố rằng báo cáo là một sản phẩm của chủ nghĩa đế quốc. Quan điểm của ông có thể được giải thích bởi thực tế là Liên Xô, sau vài tháng, cuối cùng đã đáp ứng yêu cầu của Hafizullah Amin và gửi quân đến Afghanistan để bảo vệ chính phủ của Đảng DCND. Hafizullah Amin được thông báo về quyết định đưa quân đến Afghanistan của Liên Xô. Tướng Tukharinov, chỉ huy của quân đoàn số 40, gặp Thiếu tướng người Afghanistan Babadzhan để thảo luận về hoạt động của quân Liên Xô trước khi Quân đội Liên Xô can thiệp. Ngày 25 tháng 12, Dmitriy Ustinov ban một sắc lệnh chính thức, nói rằng "Quân đoàn số 40 và Không quân sẽ vượt qua biên giới của Cộng hòa Dân chủ Afghanistan trên bộ và trên không vào lúc 15 giờ ngày 25 tháng 12". Đây là khởi đầu chính thức của cuộc can thiệp của Liên Xô tại Afghanistan.
Lo ngại cho sự an toàn của mình, Hafizullah Amin chuyển từ phủ Chủ tịch ở trung tâm Kabul đến cung điện Tajbeg- từng là đại bản doanh của Quân đoàn Trung ương của quân đội quốc gia. Cung điện có kết cấu phòng thủ vững chắc, tường có thể chịu được hỏa lực của pháo binh. Theo Rodric Braithwaite, "Công sự phòng thủ của nó có cấu tạo cẩn thận và thông minh." Toàn bộ các tuyến đường đến cung điện đều bị phá hủy, ngoại trừ một tuyến có các súng máy hạng nặng và pháo binh được đặt để phòng thủ. Để khiến vấn đề trở nên thêm tồi tệ với Liên Xô, người Afghanistan thiết lập tuyến phòng thủ thứ hai gồm có bảy đồn bốt, "mỗi nơi có bốn lính gác được trang bị một súng máy, một súng cối, và súng trường tự động". Vệ binh Chủ tịch phụ trách phòng thủ bên ngoài cung điện, đội quân này có 2.500 quân và ba xe tăng T-54. Một số chỉ huy Liên Xô tham gia vào vụ ám sát Hafizullah Amin nghĩ rằng kế hoạch tiến công cung điện là "điên rồ". Một số sĩ quan thì do dự, tuyên bố mâu thuẫn với điều mà các tướng Yuri Drozdov và Vasily Kolesnik đã nói với họ (hai người này thực ra được ban lãnh đạo Liên Xô thông tin), rằng có vẻ kỳ lạ khi lãnh đạo chính phủ của Đảng DCND Afghanistan Hafizullah Amin là một cảm tình viên của Hoa Kỳ (bị Liên Xô cáo buộc là "nhân viên CIA") và phản bội Cách mạng Saur. Mặc dù có một số phản đối, kế hoạch ám sát Hafizullah Amin vẫn được tiến hành.
Trước khi sát hại Hafizullah Amin bằng sức mạnh vũ lực, Liên Xô từng cố gắng đầu độc ông (song lại gần như giết cháu trai của ông) và dùng một tay súng bắn tỉa sát hại ông trên đường đi làm. Họ thậm chí từng cố gắng đầu độc Hafizullah Amin chỉ vài giờ trước cuộc tấn công. Hafizullah Amin tổ chức tiệc trưa cho các thành viên trong đảng để cho khách thấy cung điện của ông và kỷ niệm việc Ghulam Dastagir Panjsheri trở về từ Moskva. Sự trở về của Panjsheri càng cải thiện tâm trạng của ông; ông lấy làm kiêu hãnh rằng các đơn vị Liên Xô đã vượt qua biên giới, và rằng ông và Andrei Gromyko luôn giữ liên lạc với nhau. Trong bữa tiệc, Hafizullah Amin và một số khách của ông bị mất ý thức do bị đầu độc. Tuy nhiên, Hafizullah Amin may mắn khi sống sót. Một bộ hạ của KGB là Mikhail Talybov bị cáo buộc chịu trách nhiệm về vụ đầu độc.
Cuộc đột kích vào cung điện bắt đầu ngay sau đó. Trong khi vụ tấn công diễn ra, Hafizullah Amin vẫn tin tưởng Liên Xô cùng phe với mình, và nói với sĩ quan phụ tá của ông là "Người Liên Xô sẽ giúp ta," Sĩ quan phụ tá trả lời rằng Liên Xô là kẻ đang tiến công họ; Hafizullah Amin ban đầu đáp lại rằng điều này là dối trá. Sau khi ông cố gắng liên lạc song thất bại với Tổng tham mưu trưởng, ông lẩm bẩm "Ta đã nghĩ về điều đó. Nó đều là sự thật." Có nhiều tường thuật về hoàn cảnh Hafizullah Amin thiệt mạng, song các chi tiết chính xác chưa từng được chứng thực. Hafizullah Amin có thể bị giết bởi một cuộc tấn công có chủ ý hay chết do "đạn lạc". Con trai của Hafizullah Amin trọng thương và qua đời ngay sau đó. Con gái của ông bị thương nhưng vẫn sống sót. Gulabzoy là người hạ lệnh giết Hafizullah Amin và Mohammad Aslam Watanjar sau đó là người xác nhận cái chết của ông. | 1 | null |
Sông Würm là một sông ở Bayern, Đức, chi nhánh bên Phải của sông Amper. Nó chảy từ hồ Starnberg qua các làng Gauting, Krailling, Planegg, Gräfelfing và Lochham cũng như một phần của München (ở quận Pasing) trước khi nhập vào sông Amper, ở gần Dachau, sau đó chạy vào sông Isar rồi cuối cùng chảy vào sông Donau.
Dòng sông.
Từ nguồn, sông Würm chạy qua Leutstettener Moos, một khu bảo tồn thiên nhiên với sậy và than bùn, Mühltal (Würm), qua các khu rừng tới Gauting, Stockdorf, Krailling, Planegg, Gräfelfing rồi München-Pasing.
Würm chạy ngang qua München ở phía Tây với một quãng sông dài 11,2 km qua các khu vực Pasing, Obermenzing, Untermenzing và Allach. Tại Obermenzing nó chạy ngang qua lâu đài Blutenburg. Sau khi rời khỏi München tại nhà ga S-Bahn Karlsfeld nó chảy tiếp tới Karlsfeld rồi Dachau, nơi đây nó nhập vào sông Amper.
Khúc sông tại thành phố München thường được bao quanh bởi một vòng đai cỏ với đường dành cho người đi xe đạp và đi bộ và công viên Pasing. Nước từ sông Würm cũng chảy vào hệ thống kinh đào nằm phía Bắc của München, từ Pasing qua Obermenzing vào công viên lâu đài Nymphenburg, rồi kinh đào Nymphenburg, sau đó hồ Olympia ở công viên Olympia rồi sau cùng tại Hirschau ở vườn Anh nhập vào suối Schwabing.
Động vật.
Từ vài năm nay hải ly đã về sống lại tại sông Würm, nhất là tại vùng Stockdorf. | 1 | null |
Natri sunfat là muối natri của acid sulfuric. Khi ở dạng khan, nó là một tinh thể rắn màu trắng có công thức Na2SO4 được biết đến dưới tên khoáng vật thenardite; Na2SO4·10H2O được tìm thấy ngoài tự nhiên dưới dạng khoáng vật mirabilite, và trong sản xuất nó còn được gọi là muối Glauber hay mang tính lich sử hơn là sal mirabilis từ thế kỉ 17. Một dạng khác là tinh thể heptahiđrat được tách ra từ mirabilite khi làm lạnh. Với sản lượng sản xuất hàng năm lên đến 6 triệu tấn, nó là một sản phẩm toàn cầu quan trọng về hóa chất.
Natri sunfat được ứng dụng chủ yếu trong việc sản xuất thuốc tẩy và trong phương pháp Kraft để làm bột giấy. Khoảng 2/3 lượng natri sunfat của thế giới là từ mirabilite, dạng khoáng vật tự nhiên của muối đecahiđrat, và phần còn lại là từ phụ phẩm của các ngành công nghiệp hóa chất khác như sản xuất axit clohydric.
Lịch sử.
Muối natri sunfat ngậm nước được biết dưới tên muối Glauber sau khi nhà hóa học và bào chế người Đức/Hà Lan Johann Rudolf Glauber (1604–1670) tìm ra nó vào năm 1625 trong nước của một con suối tại Áo. Ông đặt tên nó là "sal mirabilis" (muối kì lạ), vì những đặc tính y khoa của loại muối này: những tinh thể muối đã được dùng để làm thuốc nhuận tràng cho đến khi có những chất thay thế phức tạp hơn ra đời vào những năm 1900.
Vào thế kỉ 18, muối Glauber bắt đầu được dùng làm vật liệu thô cho quá trình sản xuất soda trong công nghiệp, khi phản ứng với kali cacbonat. Nhu cầu gia tăng nên nguồn cung natri sunfat cũng phải tăng lên tương ứng. Do đó, vào thế kỉ 19, quá trình Leblanc quy mô lớn, sản xuất natri sunfat tổng hợp như là một chất trung quan chủ yếu, trở thành phương pháp chính trong sản xuất soda.
Đặc tính hóa học và vật lý.
Natri sunfat rất bền về mặt hóa học, không tương tác với hầu hết các chất oxy hóa-khử ở điều kiện thường. Ở nhiệt độ cao, nó có thể bị khử thành natri sunfit bởi cacbon:
Tính axit-base.
Natri sunfat là muối trung hòa, khi tan trong nước tạo thành dung dịch có pH = 7. Tính trung hòa chứng tỏ gốc sunfat bắt nguồn từ một axit mạnh acid sulfuric. Hơn nữa, ion Na+, với chỉ một điện tích dương, có khả năng phân cực các phối tử nước của nó rất yếu miễn là có ion kim loại trong dung dịch. Natri sunfat phản ứng với axit sunfuric tạo muối axit natri bisunfat:
Hằng số cân bằng của quá trình trên phụ thuộc vào nồng độ và nhiệt độ.
Độ tan và sự trao đổi ion.
Natri sunfat có tính tan rất bất thường trong nước. Độ tan của nó trong nước tăng gấp hơn mười lần trong khoảng 0 °C đến 32.384 °C, điểm mà độ tan đạt giá trị cực đại 497 g/L. Tại điểm này đường biểu diễn độ tan uốn cong hướng xuống, và độ tan trở nên không phụ thuộc vào nhệt độ. Nhiệt độ 32.384 °C, tương ứng với nhiệt độ làm giải phóng nước ra khỏi tinh thể và tan chảy muối ngậm nước, cung cấp giá trị nhiệt độ tham khảo chính xác cho việc định chuẩn nhiệt kế.
Natri sunfat là muối ion điển hình, chứa các ion Na+ và SO42−. Sự có mặt của sunfat trong dung dịch được nhận biết dễ dàng bằng cách tạo ra các sunfat không tan khi xử lý các dung dịch này với muối Ba2+ hay Pb2+:
Natri sunfat còn biểu hiện xu hướng tạo muối kép ở mức vừa phải. Các loại phèn duy nhất được tạo ra với các kim loại hóa trị ba thông thường là NaAl(SO4)2 (không bền ở trên 39 °C) và NaCr(SO4)2, đối nghịch với kali sulfat và amoni sunfat tạo được nhiều loại phèn bền. Những muối kép với một vài kim loại kiềm khác được biết gồm Na2SO4·3K2SO4, muối này có trong tự nhiên dưới dạng khoáng vật glaserit. Sự hình thành glaserit bằng phản ứng giữa natri sunfat và kali chloride được dùng làm cơ sở của một phương pháp sản xuất kali sulfat, một loại phân bón. Các muối kép khác bao gồm 3Na2SO4·CaSO4, 3Na2SO4·MgSO4 (vanthoffite) và NaF·Na2SO4.
Cấu trúc tinh thể.
Các tinh thể chứa ion [Na(OH2)6]+ dạng bát diện, được tìm thấy trong nhiều muối sunfat kim loại. Những cation này được liên kết với gốc sunfat thông qua liên kết hydro. Độ dài liên kết Na-O là 240 pm. Hai phân tử nước của mỗi đơn vị công thức phân tử không tạo phối trí với Na+. Tinh thể natri sunfat đecahiđrat còn bất thường so với các loại muối ngậm nước khác khi có giá trị entropy dư thừa (entropy ở nhiệt độ không tuyệt đối) là 6.32 J·K−1·mol−1. Điều này được cho là do khả năng phân bố nước nhanh hơn rất nhiều so với hầu hết các muối khác.
Sản xuất.
Sản lượng natri sunfat của thế giới phần lớn là ở dạng đecahiđrat xấp xỉ đạt 5.5 đến 6 triện tấn hàng năm. Năm 1985, sản lượng là 4.5 triệu tấn/năm, một nửa trong đó là từ các nguồn tự nhiên và một nửa là từ công nghiệp xản xuất hóa chất. Sau năm 2000, ở mức độ bền vững cho đến năm 2006, sản xuất từ nguồn tự nhiên tăng lên 4 triệu tấn/năm, và lượng sản xuất từ công nghiệp hóa chất giảm xuống 1.5 đến 2 triệu tấn/năm, với tổng sản lượng là 5.5 đến 6 triệu tấn/năm. Với tất cả các ứng dụng, trên thực tế, natri sunfat sản xuất trong tự nhiên và trong công nghiệp hóa chất có thể thay thế cho nhau.
Nguồn tự nhiên.
2/3 sản lượng trên thế giới là nguồn khoáng vật thiên nhiên mirabilite, ví dụ như mẫu khoáng vật tìm thấy ở đáy hồ ở phía nam Saskatchewan. Năm 1990, México và Tây Ban Nha là nguồn cung cấp natri sunfat thiên nhiên lớn của thế giới (mỗi nước khoảng 500,000 tấn), ngoài ra còn có Nga, Hoa Kỳ và Canada với khoảng 350,000 tấn mỗi quốc gia. Nguồn tự nhiên được ước tính vào khoảng hơn 1 tỉ tấn.
Các nhà sản xuất lớn từ 200,000 đến 1,500,000 tấn/năm vào năm 2006 gồm Searles Valley Minerals (California, Mỹ), Airborne Industrial Minerals (Saskatchewan, Canada), Química del Rey (Coahuila, Mexico), Minera de Santa Marta and Criaderos Minerales Y Derivados, còn được biết là Grupo Crimidesa (Burgos, Tây Ban Nha), Minera de Santa Marta (Toledo, Tây Ban Nha), Sulquisa (Madrid, Tây Ban Nha), và ở Trung Quốc là Chengdu Sanlian Tianquan Chemical (Tứ Xuyên), Hongze Yinzhu Chemical Group (Giang Tô), Nafine Chemical Industry Group (Sơn Tây), and Sichuan Province Chuanmei Mirabilite (Tứ Xuyên), và Kuchuksulphat JSC (Altai Krai, Siberia, Nga). Ở Saskatchewan, một trong những mỏ chính là Saskatchewan Minerals.
Muối natri sunfat khan có mặt ở nhũng nơi khô khan dưới dạng khoáng vật thenardite. Nó chuyển sang mirabilite dần dần trong không khí ẩm. Nó còn được tìm thấy ở dạng glauberite, một khoáng vật calci natri sunfat. Cả hai khoáng vật kể trên đều ít phổ biến hơn so với mirabilite.
Công nghiệp hóa chất.
Khoảng 1/3 lượng natri sunfat còn lại được sản xuất là từ phụ phẩm của các quá trình khác trong công nghiệp hóa học. Phần lớn chúng về mặt hóa học là vốn có của các quá trình ban đầu, và chỉ mang tính kinh tế bên lề. Vì thế, bằng kết quả đạt được của ngành công nghiệp, lượng natri sunfat sản xuất từ phụ phẩm như này đang giảm dần.
Phần lớn natri sunfat thu được là trong quá trình sản xuất acid clohydric, từ natri chloride (muối ăn) và acid sulfuric, trong quá trình Mannheim, hay từ lưu huỳnh điôxit trong quá trình Hargreaves. Natri sunfat thu được từ 2 quá trình trên được gọi là bánh muối.
Nguồn natri sunfat sản xuất lớn thứ hai là từ quá trình mà axit sunfuric được trung hòa bởi natri hydroxide, được áp dụng quy mô lớn trong sản xuất tơ nhân tạo. Phương pháp này còn là phương pháp điều chế trong phòng thí nghiệm tiện lợi và áp dụng rộng rãi.
Trong phòng thí nghiệm nó còn được tổng hợp từ phản ứng giữa natri bicacbonat và magie sunfat.
Trước đây, natri sunfat còn là phụ phẩm của quá trình sản xuất natri đicromat, khi đó axit sunfuric được cho vào natri cromat để tạo natri đicromat hay sau đó là axit cromic. Ngoài ra natri sunfat còn được tạo ra từ các quá trình sản xuất Natri sunfat hoặc được hình thành trong sản xuất lithi cacbonat, chất tạo phức, resorcinol, axit ascorbic, chất tạo màu silica, axit nitric, và phenol.
Natri sunfat dạng khối thường được tinh chế thông qua dạng đecahiđrat, vì dạng khan có khuynh hướng thu hút các hợp chất hữu cơ và các hợp chất chứa sắt. Dạng khan được điều chế dễ dàng từ dạng ngậm nước bằng cách làm nóng nhẹ.
Những nhà sản xuất natri sunfat dạng phụ phẩm chính vào khoảng 50–80 triệu tấn/năm năm 2006 gồm Elementis Chromium (công nghiệp sản xuất crom, Castle Hayne, Nam Carolina, Mỹ), Lenzing AG (200 triệu tấn/năm, công nghiệp sản xuất tơ nhân tạo, Lenzing, Áo), Addiseo (Rhodia cũ, công nghiệp sản xuất methionin, Les Roches-Roussillon, Pháp), Elementis (công nghiệp sản xuất crom, Stockton-on-Tees, Mỹ), Shikoku Chemicals (Tokushima, Nhật Bản) và Visko-R (công nghiệp sản xuất tơ nhân tạo, Nga).
Ứng dụng.
Công nghiệp hàng hóa toàn cầu.
Với giá cả ở Mỹ là 30 USD/tấn năm 1970, 6 đến 90 USD/tấn cho chất lượng bánh muối và 130 USD/tấn cho cấp cao hơn, natri sunfat là một vật liệu rất rẻ tiền. Ứng dụng rộng rãi nhất là làm chất độn trong các loại thuốc tẩy quần áo tại nhà dạng bột, chiếm khoảng 50% lượng sản phẩm làm ra. Ứng dụng này đang giảm đi vì người tiêu dùng nội địa đang chuyển hướng nhanh chóng sang loại chất tẩy dạng lỏng hay dạng rắn không chứa natri sunfat.
Một ứng dụng khác trước đây của natri sunfat, đặc biệt ở Mỹ và Canada, lad trong quá trình Kraft để sản xuất bột giấy. Các chất hữu cơ có mặt trong "nước đen" thải ra từ quá trình này được đốt để tạo nhiệt, cần chuyển hóa natri sunfat thành natri sunfit. Tuy vậy, quá trình này đang được thay thế bằng các phương pháp mới hơn; việc sử dụng natri sunfat trong công nghiệp sản xuất bột giấy tại Mỹ và Canada giảm xuống từ 1.4 triệu tấn/năm năm 1970 còn chỉ vào khoảng 150,000 tấn năm 2006.
Công nghiệp sản xuất thủy tinh cung cấp một ứng dụng đáng kể khác của natri sunfat, là ứng dụng nhiều thứ hai ở châu Âu. Natri sunfat được dùng làm chất làm sạch giúp loại bỏ các bọt khí nhỏ ra khỏi thủy tinh nóng chảy, và ngăn ngừa quá trình tạo bọt của thủy tinh nóng chảy trong khi tinh chế. Công nghiệp sản xuất thủy tinh ở châu Âu tiêu thụ khoảng 110,000 tấn mỗi năm trong giai đoạn 1970-2006.
Natri sunfat có vai trò quan trọng trong sản xuất vải, nhất là ở Nhật Bản, nơi nó được ứng dụng nhiều nhất. Natri sunfat giúp làm bằng phẳng, loại bỏ các điện tích âm trên sợi vải để thuốc nhuộm có thể thấm sâu hơn. Khác với natri chloride, nó không ăn mòn các bình nhuộm bằng thép không gỉ. Ứng dụng này ở Mỹ và Nhật Bản tiêu thụ khoảng 100,000 tấn năm 2006.
Trữ nhiệt.
Dung lượng trữ nhiệt cao khi chuyển pha từ rắn sang lỏng, và nhiệt độ chuyển pha thuận lợi 32 °C (90 °F) làm cho vật liệu này đặc biệt phù hợp cho việc tích trữ nhiệt mặt trời mức thấp để sau đó giải phóng ra trong ứng dụng nhiệt trong không gian. Trong một vài ứng dụng vật liệu này còn được sáp lại thành các tấm ngói nhiệt đặt trong vùng gác thượng trong khi một số khác thì sáp lại thành các tấm pin bao quanh bởi nước đun nóng bằng mặt trời. Sự chuyển pha cho phép giảm khối lượng vật liệu thực tế để trữ nhiệt có hiệu quả (nhiệt nóng chảy của natri sunfat đecahiđrat là 25.53 kJ/mol hay 252 kJ/kg), với sự thuận lợi hơn nữa từ tính đồng bộ của nhiệt độ miễn là có đầy đủ vật liệu trong pha thích hợp.
Với ứng dụng làm mát, một hỗn hợp tạo với muối ăn natri chloride thông thường cũng làm giảm nhiệt độ nóng chảy xuống 18 °C (64 °F). Nhiệt nóng chảy của NaCl.Na2SO4·10H2O, "tăng" nhẹ lên thành 286 kJ/kg.
Ứng dụng quy mô nhỏ.
Trong phòng thí nghiệm, natri sunfat khan được sử dụng rộng rãi như một chất làm khô trơ, loại bỏ dấu vết của nước ra khỏi các chất lỏng hữu cơ. Nó hiệu quả hơn nhưng hoạt động chậm hơn so với tác nhân tương tự magie sulfat. Nó chỉ có tác dụng ở nhiệt độ dưới 30 °C, nhưng nó có thể dùng với nhiều loại chất liệu vì tính trơ hóa học của nó. Natri sunfat được thêm vào dung dịch cho đến khi các tinh thể không còn vón cục nữa; hai video clip (xem trên) giải thích rõ cách các tinh thể vón cục khi bị ẩm, nhưng một vài tinh thể trôi tự do một khi mẫu chất được làm khô hoàn toàn.
Muối Glauber, đecahiđrat, đã từng được dùng làm thuốc nhuận tràng. Nó có hiệu quả trong việc loại bỏ các loại thuốc ví dụ như acetaminophen ra khỏi cơ thể, sau khi dùng quá liều.
Năm 1953, natri sunfat được đề xuất để trữ nhiệt trong các hệ thống nhiệt mặt trời thụ động. Điều này dựa vào ưu điểm của đặc tính tan bất thường của nó, và nhiệt kết tinh cao(78.2 kJ/mol).
Các ứng dụng khác bao gồm phá băng cửa kính, trong chất làm thơm thảm, sản xuất bột hồ, và chất phụ gia trong thức ăn gia súc.
Gần đây, natri sunfat được tìm thấy có hiệu quả trong việc hòa tan vàng được mạ trong các sản phẩm máy tính có chứa phần cứng mạ vàng như pin, và các đầu nối và bộ chuyển mạch khác. Nó an toàn hơn, rẻ hơn so với các thuốc thử dùng trong tái tạo vàng, với rất ít lo lắng về phản ứng phụ hay ảnh hưởng sức khỏe.
Ít nhất có một công ty, ThermalTake, làm tấm tản nhiệt cho laptop (iXoft Notebook Cooler) sử dụng natri sunfat đecahiđrat nằm bên trong tấm nhựa. Vật liệu chuyển từ từ sang thể lỏng và xoay vòng, giúp cân bằng nhiệt độ laptop và hoạt động như vật cô lập.
An toàn.
Mặc dù natri sunfat nói chung được xem là không độc, nên sử dụng nó với sự cẩn trọng. Bụi có thể gây ra hen suyễn tam thời hay kích ứng mắt; nguy cơ này có thể ngăn ngừa khi dùng bảo hộ mắt và mặt nạ giấy. Vận chuyển không hạn chế, và không có nhóm từ nguy hại hay nhóm từ an toàn nào được dùng. | 1 | null |
Dennis Keith Rodman là một vận động viên bóng rổ chuyên nghiệp người Mỹ đã nghỉ hưu, từng chơi cho Detroit Pistons, San Antonio Spurs, Chicago Bulls, Los Angeles Lakers và Dallas Mavericks tại Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia (NBA). Ông có biệt danh là "The Worm" (con sâu) và được biết đến với khả năng phòng thủ và chụp bóng bật bảng đầy uy lực. Ông cũng là một “người bạn” Hoa Kỳ thân thiết của Kim Jong Un.
Rodman từng chơi ở vị trí tiền đạo từ những năm đầu sự nghiệp, trước khi trở thành một tiền phong chính (power forward). Ông từng giành bảy danh hiệu NBA All-Defensive Team và hai lần là NBA Defensive Player of the Year Award.
Tiểu sử.
Ngôi sao bóng rổ Dennis Rodman sinh ra tại Trenton, New Jersey vào ngày 13 tháng 5 năm 1961. Cha của ông, từng phục vụ trong Không quân Hoa Kỳ, đã rời bỏ gia đình từ sớm, tới định cư tại Philippines.
Năm 1992 có thể coi là một bước ngoặt đáng nhớ trong cuộc đời Rodman, khi huấn luyện viên được anh coi như người cha thứ hai rời khỏi Detroit Pistons. Cuộc hôn nhân có chung một cô con gái của ông với Annie Bakes tan vỡ. Vào tháng 2 năm 1993, Rodman được phát hiện đang ngủ trong chiếc xe hơi của mình bên cạnh một khẩu súng đã nạp đạn. Rodman thừa nhận có ý định tự sát nhưng đã nghĩ lại.
Rodman sau đó đã hành xử theo một phong cách nổi loạn khác hẳn trước đó – tự ý bỏ tập, không chịu ra sân ngay cả khi bị đuổi hay thậm chí đánh cả trọng tài. Ông cắt tóc ngắn, nhuộm tóc đủ các màu, có một mối tình trong hai tháng với Madonna. Rodman cũng đã không ít lần gặp rắc rối vì nghiện rượu: bị phạt vì lái xe trong tình trạng say rượu, vài lần bị bắt vì những hành vi bạo lực, trong đó có cả đối với cô vợ mà ông thiếu nợ hàng trăm ngàn đôla sau khi ly hôn.
Sự nghiệp.
Vận động viên bóng rổ.
Trong trường phổ thông, Rodman đã rất nỗ lực để có thể lọt vào đội bóng rổ, cũng như môn bóng đá Mỹ của nhà trường nhưng đều không thành công vì có chiều cao khiêm tốn.
Tốt nghiệp phổ thông, ông có thời gian làm nhân viên dọn dẹp ban đêm tại Sân bay quốc tế Dallas-Forth Worth, Texas. Cũng trong thời gian này, chiều cao của Rodman phát triển khá nhanh, giúp cho giấc mơ trở thành cầu thủ bóng rổ dần trở thành hiện thực.
Đến khi gia nhập Đại học Oklahoma, Rodman ba lần lọt vào danh sách những vận động viên nghiệp dư xuất sắc nhất nước Mỹ. Tài năng của Rodman ngay lập tức lọt vào mắt xanh của Câu lạc bộ Detroit Pistons.
Rodman đã có tổng cộng 9 năm chơi trong màu áo của câu lạc bộ Detroit Pistons, sau đó là 2 năm tại San Antonio Spurs, 3 năm tại Chicago Bulls và năm cuối tại Dallas Mavericks, trước khi kết thúc sự nghiệp huy hoàng của mình tại Giải bóng rổ nhà nghề Mỹ (NBA).
Về sau, Rodman còn tham gia vào đấu vật chuyên nghiệp, thậm chí từng lên võ đài thi đấu với đô vật huyền thoại Hulk Hogan.
Viết sách.
Rodman diện một chiếc váy cưới trong buổi giới thiệu cuốn sách của mình và tuyên bố, giờ đây anh ta là người lưỡng tính, cũng như sẽ cưới chính mình.
Cuốn sách thứ hai của Rodman được giới thiệu trong cảnh đang ngồi trong quan tài. Rodman cũng là người đàn ông đầu tiên dám khỏa thân hoàn toàn khi quảng cáo cho những nhà bảo vệ động vật với khẩu hiệu: “Thà khỏa thân còn hơn mặc đồ lông thú.”
Diễn viên.
Sự nghiệp diễn viên của ông cũng không hề suôn sẻ. Bộ phim đầu tay “Double Team” của ông giành một lúc ba giải thưởng: vai diễn đầu tiên tồi nhất, diễn viên phụ tồi nhất và cặp diễn viên tồi nhất (Rodman chia sẻ giải này với Jean-Claude Van Damme). Nói chung, Rodman chỉ thành công khi tự đóng chính mình, ngay cả trong loạt phim nhiều tập The Simpsons.
Nhà ngoại giao.
Vai trò ngoại giao bất ngờ của Rodman thực ra cũng bắt đầu từ việc các nguyên thủ hàng đầu của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cũng rất yêu thích bóng rổ.
Sự say mê này bắt nguồn từ thời của Chủ tịch Kim Jong-il. Sở thích đặc biệt này được biết đến từ đầu những năm 1990, khi một nhóm các quan chức đàm phán cao cấp của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đặt chân tới Hoa Kỳ. Ông Kim Jong-il về sau còn gửi tới Canada cầu thủ bóng chuyền Lee Myeong-hoon (cùng với huấn luyện viên, quan chức ngoại giao và vệ sĩ) để thi đấu nâng cao trình độ.
Kim Jong-un thừa hưởng niềm say mê bóng rổ từ cha mình. Khi còn đang học tại Thụy Sĩ, bóng rổ là một trò chơi quan trọng nhất trong cuộc sống hàng ngày tại đây.
Tháng 2 năm 2013, các phóng viên của Tạp chí Vice, vốn nổi tiếng với những bài phóng sự sắc sảo từ khắp nơi trên thế giới, đã quyết định tới Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên với hy vọng cho độc giả thấy được hình ảnh thực sự từ quốc gia có tiếng là kín đáo này. Sự tự tin của họ có được là nhờ một vũ khí đặc biệt – đó là tổ chức một trận đấu giao hữu bóng rổ. Chiếc máy bay chở các phóng viên của Vice đã hạ cánh xuống Bình Nhưỡng cùng với 3 cầu thủ của câu lạc bộ Harlem Globetrotters, và đặc biệt là Dennis Rodman - ngôi sao của Chicago Bulls. Rodman được xếp ngồi ngay bên trái Kim Jong-un. Trận giao hữu theo một số điều luật khác biệt so với thông thường đã kết thúc với tỉ số 110:110.
Tháng 5 năm 2013, nhờ tình bạn đặc biệt này, Rodman đã công khai đề nghị ông Kim Jong-un trả tự do cho Kenneth Bae - mục sư người Mỹ gốc Hàn bị kết án 15 năm tù vì âm mưu lật đổ chính quyền. Sau khi Rodman gửi một lá thư cho Chủ tịch Kim Jong-un đề nghị trả tự do cho Kenneth Bae, nhà truyền giáo này đã được thả chỉ sau một tuần. Rodman tuyên bố “"Mục tiêu của tôi là làm tan băng trong quan hệ giữa các quốc gia thù địch"”, dù nhấn mạnh ông không phải là một nhà ngoại giao, mà chỉ muốn phát triển môn bóng rổ tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
Tháng 9 cùng năm, Rodman quay trở lại Bình Nhưỡng thăm cô con gái mới sinh của Kim Jong-un. Đến tháng 12, Rodman tham gia huấn luyện cho đội bóng rổ CHDCND Triều Tiên để chuẩn bị cho trận đấu giao hữu được ấn định vào đúng sinh nhật của lãnh tụ nước này vào năm 2014, trong đó ông hứa với nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ mang theo một vài ngôi sao của NBA tới đây. Trận đấu đã diễn ra đúng theo kế hoạch: 6 cựu binh bóng rổ của NBA thi đấu với đội tuyển CHDCND Triều Tiên và thua với tỉ số 47:39.
Năm 2017, Rodman mang tặng Kim Jong-un cuốn sách có nhan đề “Nghệ thuật đàm phán” của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump với lý do “Tôi nghĩ rằng ông ấy (tức Kim Jong-un) khi đó chưa hiểu ông Trump là người như thế nào, nhưng cho rằng sau khi đọc sách sẽ bắt đầu hiểu ra”. Sau khi Hội nghị thượng đỉnh Bắc Triều Tiên – Hoa Kỳ 2018 diễn ra, Rodman gây sự chú ý trên báo chí trả lời phỏng vấn của CNN, trong đó cho biết đã nhận được không ít lời đe dọa tại Hoa Kỳ sau khi từ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên trở về. | 1 | null |
Sân vận động Wunna Theikdi () là một sân vận động đa năng nằm ở Naypyidaw, Myanmar. Sân có sức chứa 30.000 khán giả. Sân đã tổ chức lễ khai mạc và bế mạc của Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2013 và Đại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á 2014. Sân cũng là nơi tổ chức các trận đấu vòng bảng của Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2016. | 1 | null |
Lee Gi-kwang (, Hanja: , Hán Việt: Lý Khởi Quang, sinh ngày 30 tháng 3 năm 1990), thường được biết đến với nghệ danh Gikwang, là một ca sĩ, rapper vũ công và diễn viên người Hàn Quốc. Anh từng là ca sĩ solo của công ty Cube Entertainment, được biết tới nghệ danh "Ace Junior" (AJ) khi mới ra mắt. Anh đã phát hành Mini Album đầu tay "First Episode A New Hero" và làm việc với nhà soạn nhạc nổi tiếng Brave Brothers. Hiện anh đang là nhảy chính và hình ảnh của Highlight (tên mới của nhóm BEAST).
Tiểu sử.
Lee Gi-kwang sinh ngày 30 tháng 3 năm 1990 ở Gwangju, Hàn Quốc. Gi-kwang tìm thấy sự đam mê trong hip hop và có sở thích đặc biệt với hip hop cổ điển. Anh được gia đình ủng hộ để mình có thể theo đuổi sự nghiệp âm nhạc sau khi ra mắt với nghệ danh 'AJ'. Anh được biết đến như ca sĩ solo AJ hay Ace Junior sau lần ra mắt đầu tiên và phát hành mini-album "First Episode: A New Hero" vào ngày 4 tháng 4 năm 2009. Anh đã gặp tranh cãi giữa các dân cư mạng Netizen khi cái tên nghệ danh của anh gần giống với Paran AJ (Sau đó trở thành thành viên mới của U-KISS). Với tên mẹ đẻ của mình, một lần nữa anh chính thức ra mắt với nhóm BEAST. Anh ra mắt với vai trò diễn viên Kang Se Ho trong "High Kick Through the Roof" và trong phim "My Princess". Anh trở thành MC cho nhiều chương trình khác nhau như "Hot Brothers", "Win Win" và SBS "Inkigayo".
Sự nghiệp.
Ra mắt: 2009.
Lee Gi-kwang là thực tập sinh của JYP Entertainment trong 4 năm trước khi chuyển sang Cube Entertainment. Lần ra mắt đầu tiên của anh là vào ngày 2 tháng 4 năm 2009 trên Mnet M!Countdown. Anh được đại diện cho truyền thông Hàn Quốc sau Rain.
Ngày 17 tháng 6 năm 2009, AJ mở màn cho chương trình Hàn Quốc của Lady Gaga.
Gi-kwang chuyển từ nghệ sĩ solo sang thành viên nhóm "BEAST". Nhóm được ra mắt vào ngày 16 tháng 10 năm 2009 trên "KBS Music Bank" với đĩa đơn "Bad Girl". Anh giữ vai trò hát và nhảy chính trong "BEAST". Các thành viên gồm Yoon Doo-joon, Yong Jun-hyung, Jang Hyun-seung và Yang Yo-seob và Son Dong-woon. Ace Junior là chủ đề của chương trình thực tế, "Nhật ký của AJ", được chiếu trên MTV. Chương trình gồm 2 tập được chiếu vào ngày 9 tháng 5 năm 2009 nói về quá trình ra mắt với nghệ danh AJ.
Tranh cãi.
Cái tên "AJ", không chỉ có ở Hàn Quốc mà cả nước ngoài, họ nổ ra tranh cãi bày tỏ sự không hài lòng nhiều hơn do anh trùng tên với nghệ danh của Paran, AJ. Cube Entertainment đã trả lời bằng cách nói rằng tên của AJ khác với tên của Paran AJ là Cube AJ tên đầy đủ là 'Ace Junior'. Sau đó công ty tiếp tục thông báo rằng anh sẽ tiếp tục với nghệ danh khác, nhưng không có sự thay đổi nào cho đến khi tuyên bố AJ không còn hoạt động nữa, anh sẽ chuẩn bị ra mắt với tư cách là thành viên BEAST. Từ khi nhóm ra mắt, anh được biết đến với tên Gi Kwang, hoặc Kikwang.
BEAST.
Beast (비스트, hay BEAST, B2ST và ∀ΔΣ) là nhóm nhạc Hàn Quốc gồm 6 thành viên, thuộc công ty Cube Entertainment. Ban đầu nhóm được biết đến B2ST, viết tắt của Boys 2 Search the Top. Tuy nhiên, họ đã đổi tên thành BEAST (Boys of East Asia Standing Tall). Họ ra mắt mini-album đầu tay "Beast Is The B2ST" vào ngày 14 tháng 10 năm 2009, và họ trình diễn trên KBS Music Bank 2 ngày sau đó.
Nhóm đã phát hành tổng cộng 8 mini-albums, Beast is the B2ST; Shock of the New Era; Mastermind, Lights Go On Again; My Story; Midnight Sun; Good Luck; ORDINARY. Ngoài ra nhóm còn cho ra 3 full-album là Fiction and Fact; Hard To Learn, How To Love; HIGHLIGHT.
2010 - nay.
Sau khi chuyển từ ca sĩ solo sang thành viên của nhóm BEAST, chương trình truyền hình thực tế khám phá quá trình ra mắt của họ mang tên "MTV B2ST", của kênh MTV. Sau đó, một số chương trình khác của BEAST - "Beast Almighty", của kênh MTV.
Diễn viên.
Gi-kwang đã đóng vai Kang Sae-ho "High Kick Through the Roof" trên MBC.
Anh đã nhận một vai hài trong phim "My Princess" với diễn viên chính Song Seung-hun và Kim Tae-hee trong năm 2011.
Anh cùng diễn với Lee Ji-ah vai Jo Ma-roo trong bộ phim Me Too, Flower! năm 2011. Đầu năm 2017, anh tham gia đóng bộ phim "Circle".
Hoạt động MC.
Gi-kwang được chọn làm MC cho "Sunday Sunday Night" phân khúc "Hot Brothers" của MBC. Gi-kwang được chọn làm MC mới của chương trình 'Win Win' trên KBS.
Yoon Doojoon, Gi-kwang và IU xuất hiện đặc biệt trên Music Core ngày 21 tháng 8 năm 2010.
Gi-kwang, cùng với IU, được chọn làm MCs mới Inkigayo thay thế cho Jung Yonghwa của CNBLUE từ ngày 20 tháng 3. Cặp đôi này được ghép với các MC hiện tại như Jo Kwon của 2AM, và Sulli của f(x).
Gi-kwang, Tiffany của SNSD, và Yonghwa của CNBLUE là MC của SBS K-Pop Super Concert tại Mỹ ngày 10 tháng 11 năm 2012.
Anh trở thành MC ngày 14 tháng 12 năm 2012 cùng với Woohyun của INFINITE, Moon Hee-jun, và Danny Ahn tại Melon Music Awards 2012
Ngày 29 tháng 8 năm 2014 Gi-kwang trở thành MC cho mùa tiếp theo của Style Log cùng với Gayoon của 4minute và Do Sang Woo
Hát đệm.
Gi-kwang hát đệm cho K.Will trong music video, "Present".
Gi-kwang hát đệm trong ca khúc chủ để của Ahn Jinkyung, "Love is Pathetic". Đó là dự án đầu tiên của anh để anh trở thành rapper.
Gi-kwang hát đệm trong 'Midnight Circus' của Sunny Hill.
Anh được chọn làm nam chính trong MV của A Pink, "I Don't Know".
Vào ngày 12 tháng 7 năm 2011, họ thông báo rằng Gi-kwang được tham gia vào dự án album thứ sáu của Brave Brother, bài hát được mang tên "Break Up" do Gi-kwang và Electro Boys đệm. Fan hâm mộ phấn khích vì đây là cac khúc solo đầu tiên của Gi-kwang kể từ ngày ra mắt của mình trước khi gia nhập nhóm BEAST.
Vào ngày 8 tháng 2 năm 2012 Gi-kwang xuất hiện trong music video ra mắt của Ailee, "Heaven".
CF.
Anh được chọn làm người mẫu cho ‘Ice Tea Tio’ từ DongSuh Foods.
Gi-kwang sẽ đóng CF LG Tromm với người mẫu Lee Nayoung.
Giải thưởng.
Vào ngày 19 tháng 12 năm 2010, Gi-kwang đã nhận giải thưởng Popularity Award trong 2010 Lễ trao giải MBC Entertainment. | 1 | null |
Giải bóng đá vô địch quốc gia 2014 có tên gọi chính thức là Giải bóng đá vô địch quốc gia - Eximbank 2014 hay V.League 1 - 2014 là mùa giải thứ 31 của cấp cao nhất Bóng đá Việt Nam,
được diễn ra từ ngày 11 tháng 1 năm 2014 đến ngày 10 tháng 8 năm 2014.
Vào tháng 8 năm 2014, Becamex Bình Dương chính thức lên ngôi vô địch lần thứ 3 sau khi cầm hòa 1–1 trước đội bóng SHB Đà Nẵng.
Thay đổi trước mùa giải.
Danh sách đội bóng có sự thay đổi so với mùa giải 2013. Trong số 13 đội bóng tham dự giải, có 10 đội từ V.League 1 2013. Có 3 đội thăng hạng từ V.League 2 2013. Kienlongbank Kiên Giang xin rút lui khỏi giải đấu vì gặp khó khăn tài chính.
Tới V.League 1.
Thăng hạng từ V.League 2 2013
Rời V.League 1.
Giải thể
Tóm tắt.
Theo điều lệ của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam ngày 5 tháng 12 năm 2014, chỉ có một câu lạc bộ phải xuống V.League 2 2015. Hai câu lạc bộ từ V.League 2 2014 được quyền tham dự V.League 1 2015.
Bê bối dàn xếp tỷ số.
Câu lạc bộ bóng đá Xi măng The Vissai Ninh Bình gửi đơn cho Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) và Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) nhằm xin rút khỏi giải đấu nhưng chỉ tham dự AFC Cup do 13 cầu thủ của đội tham gia dàn xếp tỷ số trong một trận đấu ở AFC Cup. Đội bóng này đã chơi 8 trận đấu và đang đứng thứ ba trên bảng xếp hạng thời điểm đó. Sau khi rút lui khỏi giải đấu, tất cả các kết quả thi đấu của đội bóng này đã bị hủy bỏ, khiến cho bảng xếp hạng có sự thay đổi lớn đáng kể. Đội xếp cuối cùng ở cuối mùa giải sẽ phải thi đấu trận play-off tranh vé trụ hạng.
Kết quả thi đấu.
Play-off.
Trận play-off giành quyền tham dự V.League 1 2015 diễn ra giữa đội xếp cuối V.League và đội đứng thứ 3 giải Hạng nhất. XSKT Cần Thơ đã giành chiến thắng 3-0 và thăng hạng. Trong khi Hùng Vương An Giang sẽ trở lại giải hạng nhất nhưng ngay sau đó quyết định giải thể | 1 | null |
Maria Mitchell (1 tháng 8 năm 1818 - 28 tháng 6 năm 1889) là một nhà thiên văn người Mỹ. Với kính thiên văn của mình, bà đã tìm ra một ngôi sao chổi và ngôi sao được đặt là "Sao chổi của cô Mitchell". Bà được trao thưởng huân chương vàng bởi vua Frederick VII của Đan Mạch. Trên huân chương có khắc dòng chữ "Non Frustra Signorum Obitus Speculamur et Ortus" cũng có nghĩa là "Không phải là điều vô nghĩa khi chúng ta quan sát những vì sao mọc rồi lặn". Mitchell là người phụ nữ đầu tiên trở thành nhà thiên văn học chuyên nghiệp.
Tuy sinh ra trong gia đình theo đạo Giáo hữu nhưng bà theo đạo Thiên Chúa.
Những năm đầu đời.
Maria Mitchell sinh ra ở đảo Nantucket ở miền đông nam Massachusetts. Bà có chín người anh chị em. Cha của bà, William Mitchell, và mẹ của bà, Lydia Coleman Mitchell, đều là tín đồ đạo Giáo hữu. Bà sinh ra trong một cộng đồng khác với nơi khác cùng thời do sự bình đẳng giới. Cha mẹ của bà muốn bà được hưởng sự giáo dục như những đứa con trai cùng lứa khác. Một trong những giáo lý của Giáo hữu là tất cả thành viên của cả hai giới phải có sự giáo dục tương đương nhau. Thêm vào đó, Nantucket là cảng nổi tiếng với nghề săn cá voi nên những người phụ nữ thường phải quán xuyến việc trong nhà một mình hàng tháng trời, điều này thúc đẩy tính tự lập và sự bình đẳng cho người phụ nữ.
Sau khi tham gia học ở trường Elizabeth Gardener vào những năm tuổi thơ, Maria học tại trường North Grammar nơi cha của bà là hiệu trưởng đầu tiên. 2 năm sau khi thành lập trường, ông William đã mở trường riêng của mình trên phố Howard khi Maria 11 tuổi. Tại đó, bà vừa là học sinh và là trợ giảng của cha mình. Khi ở nhà, bà được cha dạy thiên văn học bằng ống thiên văn của mình. Khi bà 12 tuổi rưỡi, bà đã có thể giúp cha mình tính toán quầng nhật thực.
Sau khi trường của cha mình đóng cửa, bà theo học ở trường của bộ trưởng Cyrus Peirce dành riêng cho nữ. Sau đó bà lại trở thành trợ giảng cho ông Peirce cho đến khi bà mở trường của mình vào năm 1835. Lý do bà mở trường là do bà muốn những đứa trẻ da màu được đến trường trong thời điểm mà trường công ở địa phương vẫn bị phân biệt. Sau đó 1 năm, bà tham gia làm quản thủ thư viện đầu tiên của thư viện Nantucket và làm việc tại đó trong 20 năm.
Khám phá sao C/1847 T1.
Dùng kính thiên văn, bà đã tìm ra sao chổi 1847 VI vào 10:30 tối ngày mùng 1 tháng 10 năm 1847. Sau đó vài năm, vua Frederick VII đã thành lập giải thưởng huân chương vàng cho ai tìm được sao chổi chỉ nhìn được bằng kính thiên văn. Giải thưởng sẽ trao cho đầu tiên phát hiện ra ngôi sao chổi đó. Maria đã giành được giải thưởng và tên tuổi của bà được thế giới biết đến vì người phụ nữ cuối cùng tìm ra sao chổi trước bà là Caroline Herschel.
Người ta đã từng phân vân liệu bà có phải là người đầu tiên phát hiện ra ngôi sao chổi 1847 VI không vì chỉ sau 2 ngày khi bào phát hiện ra ngôi sao chổi đó, Francesco de Vico cũng đã làm được điều tương tự. Nhưng kết quả là bà Maria vẫn giành được giải thưởng. Giải thưởng được trao cho bà vào năm 1848. | 1 | null |
Alberto Granado (8 tháng 8 năm 19225 tháng 3 năm 2011) là một nhà khoa học, nhà văn, bác sĩ và nhà hóa sinh người Cuba gốc Argentina. Ông từng là bạn thời trẻ và bạn đường của nhà cách mạng Che Guevara trong chuyến đi của hai người năm 1952 vòng quanh Mỹ Latinh rồi sau đó thành lập trường Y Santiago tại Cuba. Ông là tác giả cuốn hồi ký "Traveling with Che Guevara: The Making of a Revolutionary", nguồn tham khảo cho bộ phim năm 2004 "The Motorcycle Diaries" kể về Che Guevara. | 1 | null |
Nhà thi đấu Đài Bắc () là một nhà thi đấu đa năng nằm ở Tùng Sơn, Đài Bắc, Đài Loan. Nhà thi đấu được điều hành bởi Công ty Tàu điện ngầm Đài Bắc (TRTC). Nhà thi đấu được xây dựng vào năm 2005 và được sử dụng để tổ chức các sự kiện thể thao quốc tế lớn như trượt băng, khúc côn cầu trên băng, thể dục dụng cụ, bóng ném, bóng rổ, quần vợt, cầu lông, bóng bàn, bóng đá trong nhà, quyền Anh, judo, karate, taekwondo và đấu vật.
Việc xây dựng.
Sân vận động được thiết kế bởi Archasia, công ty kiến trúc thành lập tại Đài Bắc (nay là công ty Populous), một công ty thiết kế kiến trúc ở Kansas City, Missouri, Mỹ.
Sân vận động được xây tại địa điểm của sân vận động bóng chày thành phố Đài Bắc cũ (được xây dựng vào năm 1958, mở ra năm 1959 và bị phá hủy năm 2000) và chính thức được mở vào ngày 1 tháng 12 năm 2005.
Sân vận động chính có diện tích sàn có thể điều chỉnh được: diện tích tối thiểu là 60m × 30m và có thể được mở rộng đến 80m × 40m.
"Chinese Taipei Ice Hockey League" (CTIHL) đã làm thêm một đấu trường phụ trợ, là một sân trượt băng nghệ thuật dài 60m × 30m.
Tầng hầm hiện tại đang chứa hai máy phát điện tua bin khí lớn được sử dụng cho các huyện xung quanh trong trường hợp khẩn cấp
Sự kiện.
Kể từ khi mở cửa vào năm 2005, sân vận động đã tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật (chẳng hạn như các buổi hòa nhạc trực tiếp) nhiều hơn so với các sự kiện thể thao mà đáng ra là mục đích chính của việc xây dựng. Trong đó bao gồm các buổi hòa nhạc của "Disney on Ice" và "Cirque du Soleil", "Cats the Broadway Musical".
Giao thông.
Để đến sân vận động này, du khách có thể đi bộ về phía Đông từ nhà ga phía Đông Nam Kinh của "Đài Bắc Metro". | 1 | null |
Trường Cao đẳng Điện lực lực TP Hồ Chí Minh (tiếng Anh: Hochiminh Electric Power College) là một cơ sở chuyên cung cấp nguồn nhân lực cho ngành điện tại Việt Nam.
Lịch sử.
Sau 1975: Trường Kỹ thuật Gia Định được Bộ Đại học & Trung học chuyên nghiệp tiếp quản.
Ngày 20/10/1976: Trường Công nhân kĩ thuật điện được thành lập dựa trên trường Kỹ thuật Gia Định theo quyết định số 101/TTg và 05/VPQĐ của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Đại học & Trung học chuyên nghiệp.
Năm 1997: Trường Công nhân Kỹ thuật điện được nâng cấp và đổi tên thành Trường Trung học Điện 2, trực thuộc Công ty Điện lực 2, theo Quyết định số 818QĐ-TCCB của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
Ngày 6/4/2000: Trường chuyển về trực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam dựa trên quyết định số 25/2000 /QĐ-BCN.
Ngày 21/9/2015: Trường được nâng cấp và đổi tên thành Trường Cao đẳng Điện lực thành phố Hồ Chí Minh theo quyết định số 5314/QĐ-BGD&ĐT.
Chất lượng đào tạo.
Đội ngũ giảng viên.
Tính đến tháng 3 năm 2017, trường có 286 giảng viên. Trong đó có 8 tiến sĩ, 127 thạc sĩ và 151 giảng viên có trình độ đại học. | 1 | null |
F-ve Dolls (; trước đây có tên là 5dolls) là một nhóm nhạc nữ của Hàn Quốc. Họ ra mắt với hai bài hát "Lip Stains" (입술자국) và "I Mean You" (너 말이야).
Sự nghiệp.
Trong tháng 12 năm 2010, nhóm Co-Ed School đã tách thành các nhóm nhỏ. Các thành viên nữ (có bổ sung thêm thành viên mới Seo Eun-kyo) đã tách thành nhóm 5dolls.
Ngày 20 tháng 1 năm 2011, 5dolls phát hành hai video quảng cáo với Jay Park là "Lip Stains" và "It's You". 5dolls phát hành mini-album đầu tiên của họ ngày 16 tháng 2 năm 2011 và ra mắt trên M! Countdown vào ngày 17 tháng 2 năm 2011.
Trong buổi biểu diễn trên sân khấu, nhóm bị chỉ trích vì đã hát nhép. 5dolls phát hành mini-album thứ hai của họ "Time To Play" ngày 11 tháng 5 năm 2011 cùng với ca khúc chủ đề "Like This Or That" (이러쿵 저러쿵); video âm nhạc cũng được phát hành cùng ngày. "Like This Like That" là ca khúc bán chạy nhất của một tân binh năm 2011 với $192,000 USD thu về.
Trong tháng 2, thành viên Soomi rời nhóm để tập trung vào sự nghiệp hát đơ và người thay thế vị trí của cô là Nayeon được giới thiệu trong cùng một ngày. Chanmi rời nhóm vào mùa hè năm 2012 và một thực tập sinh là Shannon được công bố để thay thế vị trí của cô. Vào tháng 2 năm 2013, thực tập sinh Choi Ji-hyun được công bố sẽ tham gia nhóm, thời kỳ thứ hai của nhóm gồm có sáu thành viên.
Vào 08 tháng 7 năm 2013, nhóm chính thức công bố họ sẽ trở lại vào cuối tháng với một bài hát mới tên "Soulmate #1" cùng với nghệ danh mới "F-ve Dolls". Hai bức ảnh teasers được phát hành, cho thấy 2 thành viên Shannon và Jihyun đã rời khỏi nhóm và có 2 thành viên khác được bổ sung là Seung-hee và Yeon-kyung của The SeeYa sẽ đồng thời hoạt động trong cả hai nhóm. Nayeon là thành viên duy nhất còn sót lại trong thời kỳ thứ hai của nhóm.
Ngày 31 tháng 7 năm 2013, đĩa đơn kỹ thuật số đầu tiên của họ được ra mắt "Since 1971" cùng với video nhạc của "Soulmate #1", ca khúc chủ đề của đĩa đơn. Bài hát xếp hạng 62 trên bảng xếp hạng Gaon và xếp hạng 44 trên bảng xếp hạng Korea K-Pop Hot 100. F-ve Dolls đã quảng bá "Soulmate #1" từ 31 tháng 7 đến 1 tháng 9 năm 2013.
F-ve Dolls đã giới thiệu một mini album mới mang tên "First Love". Ca khúc được thực hiện vào tháng 9 năm 2013, trong khi mini-album được phát hành vào 17 tháng 9 năm 2013. Ca khúc chủ đề của mini album mới của họ là "사랑한다 안한다"(Can You Love Me?). Bài hát có sự tham gia của thành viên Dani T-ara N4. Ngày 17 tháng 9 năm 2013: video nhạc phiên bản thứ hai của "Can You Love Me?" được phát hành cùng với video nhạc của "Deceive".
Ngày 10 tháng 3 năm 2015, MBK Entertainment tuyên bố F-ve Dolls tan rã. | 1 | null |
Zepp là một nhóm các hội trường âm nhạc tại Nhật Bản nằm ở nhiều nơi trên cả nước. Các hội trường Zepp là nơi tổ chức rất nhiều tour du lịch quốc tế và là địa điểm phổ biến của các ca sĩ Nhật Bản. Mỗi địa điểm Zepp được đặt tên cùng với tên thành phố. Công ty Zepp là một công ty con của Sony Music Entertainment Japan. Các địa điểm Zepp được tài trợ bởi công ty bia Asahi.
Địa điểm.
Từ bắc xuống nam | 1 | null |
, thường được gọi ngắn gọn là là một nhà thi đấu nằm ở Chiyoda, Tokyo, Nhật Bản. Nhà thi đấu được xây dựng để tổ chức các nội dung thi đấu môn judo tại Thế vận hội Mùa hè 1964, kỳ Thế vận hội Mùa hè đầu tiên tổ chức giải đấu môn judo. Mặc dù Budokan chủ yếu tổ chức các giải đấu võ thuật, nơi đây đã trở thành một trong những địa điểm biểu diễn âm nhạc mang tính biểu tượng nhất trên thế giới.
Budokan là địa điểm nổi tiếng của đấu vật chuyên nghiệp Nhật Bản trong một thời gian dài. Nhà thi đấu này cũng tổ chức nhiều sự kiện thể thao khác như Giải vô địch bóng chuyền nữ thế giới 1967. Gần đây nhất, nơi đây đã tổ chức các nội dung thi đấu môn karate tại Thế vận hội Mùa hè 2020 cũng như các nội dung thi đấu môn judo tại Thế vận hội Mùa hè 2020 và Thế vận hội Người khuyết tật Mùa hè 2020.
Nhiều nghệ sĩ nhạc rock nổi tiếng đã biểu diễn tại Budokan. The Beatles là ban nhạc rock đầu tiên biểu diễn ở đây, trong một loạt các buổi hòa nhạc được tổ chức từ ngày 30 tháng 6 đến ngày 2 tháng 7 năm 1966. ABBA kết thúc của ban nhạc tại đây. Buổi biểu diễn cuối cùng của ban nhạc vào ngày 27 tháng 3 năm 1980, là buổi hòa nhạc trực tiếp cuối cùng mà ABBA biểu diễn cùng nhau. Nhiều nghệ sĩ đã thu âm album trực tiếp tại Budokan, bao gồm Blur, Bryan Adams, Bob Dylan, Eric Clapton, Cheap Trick, Dream Theater, Duran Duran, Kiss, Europe, Mr. Big, Ozzy Osbourne, Judas Priest, Paul McCartney, Ringo Starr, Journey và Deep Purple.
Địa điểm.
Nippon Budokan nằm ở công viên Kitanomaru trong trung tâm Tokyo, cách hai phút đi bộ từ ga tàu điện ngầm Kudanshita, và nằm cạnh ngôi Đền Yasukuni.
Lịch sử.
Võ thuật.
Mặc dù nó vẫn có chức năng là một địa điểm tổ chức các sự kiện âm nhạc lớn, mục đích chính của nó là dành cho thi đấu võ thuật Nhật Bản. Các giải vô địch quốc gia của nhiều môn võ thuật (judo, kendo, karate, aikido, Kempo shorinji, kyūdō, naginata...) được tổ chức hàng năm tại Budokan.
Âm nhạc.
The Beatles là ban nhạc rock đầu tiên biểu diễn ở đây, trong một loạt show diễn vào tháng 6 - tháng 7 năm 1966; sự xuất hiện của họ đã bị phản đối vì một số người cảm thấy sự xuất hiện của một nhóm nhạc phương Tây sẽ làm xấu đi đấu trường võ thuật.
Tháng 7 năm 1973 truyền hình Nhật Bản ghi lại màn biểu diễn của nhóm Santana tại Budokan.
Budokan trở nên nổi tiếng trên khi các nghệ sĩ Mỹ: Santana, Cheap Trick và Bob Dylan biểu diễn tại đây.
Các nghệ sĩ phát hành bản ghi âm trực tiếp từ địa điểm này bao gồm:
1970s:
1980s:
1990s:
2000s:
2010s:
Các sự kiện khác.
Một buổi lễ quốc gia để tưởng niệm những người đã chết trong chiến tranh thế giới thứ hai với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ, Hoàng đế và Hoàng hậu được tổ chức hàng năm tại Budokan vào ngày 15 tháng 8, ngày Nhật Bản đầu hàng. | 1 | null |
Eva Marie Cassidy (sinh ngày 2 tháng 2 năm 1963 – mất ngày 2 tháng 11 năm 1996) là một ca sĩ và nhạc sĩ chơi đàn guitar, hát các loại nhạc jazz, blues, dân ca, phúc âm, country, rock và pop. Vào năm 1992, cô cho phát hành dĩa nhạc đầu tiên "The Other Side", hát đôi với ca sĩ Chuck Brown, sau đó đĩa đơn vào năm 1996 với tựa "Live at Blues Alley". Mặc dù Cassidy đã được vinh danh bởi hội nhạc vùng Washington, cô không được biết tới ngoài khu vực Washington DC, nơi mà cô mất vì bệnh ung thư da vào năm 1996.
4 năm sau đó, nhạc của Cassidy được thính giả Anh để ý tới, khi bản nhạc "Fields of Gold" và "Over the Rainbow" được Mike Harding và Terry Wogan trình diễn trên đài BBC Radio 2. Theo sau sự đáp ứng tràn ngập, một video của bản "Over the Rainbow", quay tại Blues Alley ở Washington bởi bạn cô Bryan McCulley, được chiếu trên "Top of the Pops 2" của BBC 2. Chẳng bao lâu sau đó, đĩa nhạc sưu tập "Songbird" lên tột đỉnh các dĩa bán chạy nhất tại Anh, gần 3 năm sau khi nó được phát hành. Sự thành công ở Ireland và Anh dẫn tới sự công nhận gia tăng khắp mọi nơi trên thế giới; những bài nhạc của cô được xuất bản sau khi chết, bao gồm 3 bài hạng nhất ở Anh, bán được hơn 10 triệu dĩa. Âm nhạc của cô cũng nằm vào danh sách 10 bản bán chạy nhất ở Úc, Áo Thụy Điển, Na Uy và Thụy Sĩ. | 1 | null |
Eutheria (; từ Hy Lạp ευ-, eu- "chắc chắn/thật sự" và θηρίον, thērion "thú" tức "thú thật sự") là một trong hai nhánh của lớp thú với các thành viên còn sinh tồn đã phân nhánh trong đầu kỷ Creta hoặc có lẽ vào cuối kỷ Jura. Nhánh còn lại là Metatheria bao gồm thú có túi, hầu hết chúng mang con non trong túi. Trừ "Didelphis virginiana", là một loài Metatheria, tất cả loài thú bản địa của châu Âu, Phi, Á và Bắc Mỹ đều là Eutheria. Các loài Eutheria còn sinh tồn, tổ tiên chung gần nhất của chúng và tất cả các hậu duệ đã tuyệt chủng sinh ra từ tổ tiên chung này đều là thú có nhau thai, trong cận lớp Placentalia | 1 | null |
Laurasiatheria là một nhóm lớn của thú có nhau thai, được cho là có nguồn gốc từ vùng phía bắc của siêu lục địa Laurasia. Nhóm này bao gồm chuột chù, nhím gai, tê tê, dơi, cá voi, hầu hết động vật móng guốc, và thú ăn thịt.
Phân loại và phát sinh chủng loài.
Laurasiatheria được phát hiện trên cơ sở các trình tự gen tương tự chia sẻ chung của nhiều loài thú thuộc về nó; nhưng chưa có đặc trưng giải phẫu nào được tìm thấy là chung để hợp nhất các nhóm này. Laurasiatheria là một nhánh thường được thảo luận mà không có bậc phân loại Linnaeus,nhưng có một số tác giả đã từng gán cho nó các cấp phân loại như cohort, đại bộ (magnordo) hay liên bộ (superordo). Nhánh Laurasiatheria là dựa trên các phân tích trình tự DNA và có/không có dữ liệu retrotransposon. Tên gọi này xuất phát từ học thuyết cho rằng các loài thú này đã tiến hóa trên siêu lục địa Laurasia, sau khi nó tách ra khỏi Gondwana khi Pangaea tan vỡ. Nó là nhóm có quan hệ chị-em với Euarchontoglires (hay Supraprimates), và cùng nhau chúng tạo thành một nhánh gọi là Boreoeutheria.
Laurasiatheria bao gồm các đơn vị phân loại còn sinh tồn sau đây:
Hiện vẫn còn tại những điều không chắc chắn về cây phát sinh chủng loài của các nhóm còn sinh tồn trong Laurasiatheria, chủ yếu liên quan tới vị trí của Chiroptera và Perissodactyla. Dựa trên nền tảng hình thái học, Chiroptera đã được phân loại trong một thời gian dài vào liên bộ Archonta (cùng với thú nhiều răng và chồn bay) cho tới khi các nghiên cứu di truyền chỉ ra mối quan hệ họ hàng gần của nó với các nhóm thú khác trong Laurasiatheria. Tuy nhiên, các nghiên cứu lại mâu thuẫn với nhau về vị trí chính xác của Chiroptera, với nó thường được liên kết gần với các nhóm như Eulipotyphla, Ferae hoặc với Perissodactyla và Ferae trong đề xuất về nhóm Pegasoferae. Nghiên cứu năm 2011 của Zhou et al. phát hiện ra rằng "cây tái tạo dựng [...] cho bộ dữ liệu 1.608-gen hỗ trợ hoàn toàn cho [...] vị trí cơ sở của Eulipotyphla và vị trí gần đỉnh hơn của Chiroptera" (xem biểu đồ nhánh dưới đây) và các tác giả kết luận rằn "Pegasoferae [...] dường như không là một nhóm tự nhiên". Nghiên cứu gần đây hơn của Nery et al., 2012 hỗ trợ cho kết luận của Zhou et al. sử dụng một tập hợp dữ liệu bộ gen lớn, đặt Eulipotyphla ở vị trí cơ sở và Chiroptera là nhóm chị-em với Cetartiodactyla, với độ hỗ trợ tối đa cho tất cả các nút trong cây phát sinh chủng loài của họ.
Vị trí chính xác của Perissodactyla vẫn ít chắc chắn, với một số nghiên cứu liên kết nó với Ferae trong một nhánh được đề xuất gọi là Zooamata, trong khi các nghiên cứu khác lại hợp nhất nó với Cetartiodactyla thành nhánh Euungulata, một nhánh của cái gọi là 'động vật móng guốc thật sự'; Zhou et al. tìm thấy sự hỗ trợ tốt hơn (nhưng không đầy đủ) cho xu hướng thứ hai, trong khi Nery et al. lại phát hiện thấy Perissodactyla là chị em với Carnivora.
Laurasiatheria cũng được người ta ấn định cho là bao gồm vài bộ và liên bộ đã tuyệt chủng, như: | 1 | null |
Trường Sa () là phong quốc chư hầu thời Tây Hán, Tấn, Lưu Tống, Nam Tề, Trần trong lịch sử Trung Quốc, ngày nay thuộc địa phận tỉnh Hồ Nam
Dưới thời Hán.
Năm 202 TCN, Hán Cao Tổ Lưu Bang chính thức xưng làm hoàng đế, lập ra vương triều Tây Hán. Nền hành chính những năm đầu triều Tây Hán tuân theo chế độ quận quốc, nghĩa là vẫn giữ nguyên chế độ quận huyện có từ thời nhà Tần đồng thời thực hiện song song chế độ phong quốc.
Phong quốc Trường Sa thời Tây Hán được thành lập vào năm 202 TCN, bị bãi bỏ vào năm 7, tổng cộng tồn tại 209 năm. Lãnh thổ kế thừa từ quận Trường Sa dưới thời Tần; quận trị sở là "huyện Tương" thì cải danh thành "huyện Lâm Tương", đóng vai trò quốc đô nước Trường Sa. Khai quốc công thần của nhà Hán là Ngô Nhuế được phong làm Trường Sa vương đầu tiên.
Năm 8, Vương Mãng soán ngôi ấu đế Nhũ Tử Anh, lập ra nhà Tân, bãi bỏ toàn bộ các nước chư hầu do Tây Hán lập ra. Trường Sa quốc bị đổi thành "quận Điền Man"; quốc đô là "huyện Lâm Tương" bị cải danh thành "huyện Phủ Mục".
Năm 25, nhà Đông Hán thành lập. Năm 26, Hán Quang Vũ Đế phong Lưu Hưng (con Lưu Thuấn - Trường Sa vương cuối cùng dưới thời Tây Hán) làm Trường Sa vương, tái lập nước Trường Sa. Năm 37, Hán Quang Vũ Đế cải phong Trường Sa vương thành Trường Sa hầu, bỏ nước Trường Sa để lập thành huyện Trường Sa.
Dưới thời Hán, Trường Sa nằm dưới quyền quản lý trực tiếp của triều đình, tương đương cấp quận nhưng được hưởng quyền tự trị cao độ. Lịch sử thường chia lịch sử nước Trường Sa thời Hán làm hai giai đoạn là giai đoạn họ Ngô nắm quyền và giai đoạn họ Lưu nắm quyền.
Họ Ngô.
"Ngô thị Trường Sa quốc" chỉ giai đoạn họ Ngô nắm quyền nước Trường Sa, được coi là thời kỳ huy hoàng trong lịch sử vương quốc này. Dưới thời họ Ngô, Trường Sa là chư hầu trung thành của nhà Hán và luôn phục tùng triều đình. Trong khi các chư hầu vương do Lưu Bang sở phong như Tạng Đồ, Anh Bố đều phản lại nhà Hán và bị tiêu diệt thì duy có họ Ngô vẫn một mực trung thành; Trường Sa vương Ngô Thần (con trai Trường Sa vương Ngô Nhuế) không ngại đại nghĩa diệt thân, lừa diệt Hoài Nam vương Anh Bố (con rể Ngô Nhuế) khi ông này phản Hán. Từ khi thành lập (202 TCN) cho đến khi chấm dứt vào năm 157 TCN (do Trường Sa Tĩnh vương Ngô Trứ không có con nối dõi), Ngô thị Trường Sa quốc đã trải năm đời vua, tổng cộng kéo dài 46 năm.
Chế độ quan lại của nước Trường Sa tương đồng với Tây Hán, có thừa tướng do triều Hán trực tiếp bổ nhiệm, mang danh là phụ tá cho Trường Sa vương nhưng thực tế là nhằm khống chế quyền lực địa phương. Trường Sa thành (Lâm Tương cổ thành) là nơi ở của Trường Sa vương và là trung tâm chính trị - quân sự của nước Trường Sa.
Họ Lưu.
Năm 157 TCN, Hán Văn Đế băng hà, Hán Cảnh Đế lên ngôi. Năm 155 TCN, Cảnh Đế phong con thứ là Lưu Phát (劉發) làm Trường Sa Định vương; từ đây sử gọi giai đoạn này "Lưu thị Trường Sa quốc" (nước Trường Sa họ Lưu). Thời kỳ này phạm vi quản hạt của Trường Sa quốc bị thu hẹp rất nhiều. Trường Sa vương chỉ còn nắm quyền trên danh nghĩa.
Năm 142 TCN, Trường Sa Định vương nhân buổi chúc thọ Hán Cảnh Đế mà bày tỏ nỗi lòng với vua cha. Hán Cảnh Đế bèn xuống chiếu giao lại quận Linh Lăng (零陵) và Quế Dương (桂陽) cùng với quận Vũ Lăng (武陵) cho Trường Sa quốc, khiến cương vực Trường Sa đạt đến mức tối đại trong lịch sử tồn tại của vương quốc, tương đương với toàn bộ tỉnh Hồ Nam và một bộ phận các tỉnh Hồ Bắc, Quý Châu, Quảng Đông, Quảng Tây và Giang Tây ngày nay.
Lưu thị Trường Sa quốc tính từ khi thành lập đến khi Tây Hán diệt vong đã trải qua tám đời vua, kéo dài tổng cộng 164 năm; tính cả Lưu Hưng thời Đông Hán thì có tổng cộng chín đời vua, trải 175 năm.
Dưới thời Tấn.
Tây Tấn.
Năm 289, Tấn Vũ Đế cải quận Trường Sa thành nước Trường Sa; con thứ Tư Mã Nghệ (司馬乂) được phong làm Trường Sa vương, song tại vị không lâu, sau bị giáng làm Thường Sơn vương (常山王). Năm 301 (dưới triều Tấn Huệ Đế), Tư Mã Nghệ được phục phong làm Trường Sa vương.
Trường Sa vương không sống ở Trường Sa quốc; chánh vụ do nội sử xử lý.
Năm 304, Nghệ mất, thụy là Lệ. Năm 308 (dưới triều Tấn Hoài Đế), con trai Tư Mã Nghệ là Tư Mã Thạc nối ngôi Trường Sa vương.
Đông Tấn.
Trường Sa quận công không cai trị Trường Sa quốc; chánh vụ do Trường Sa tướng xử lý.
Dưới thời Lưu Tống.
Nói chung Trường Sa vương không sống tại Trường Sa quốc; chánh vụ do Trường Sa nội sử xử lý.
Dưới thời Nam Tề.
Nói chung Trường Sa vương không sống tại Trường Sa quốc; chánh vụ do Trường Sa nội sử xử lý.
Dưới thời Lương.
Nói chung Trường Sa vương không sống tại Trường Sa quốc; chánh vụ do Trường Sa nội sử xử lý.
Dưới thời Trần.
Nói chung Trường Sa vương không sống tại Trường Sa quốc; chánh vụ do Trường Sa nội sử xử lý. | 1 | null |
Gangkiz (Hangul: ) là một nhóm nhạc thần tượng nữ của Hàn Quốc được thành lập bởi Core Contents Media.
Ban đầu gồm các thành viên: Jihyun, Sooeun, Haein, Somin, Eunbyul, Esther, và Hyeji, nhóm ra mắt vào tháng 5 năm 2012 với đĩa mở rộng "We Became Gang". Tháng 4 năm 2013, nhóm được xác nhận là tất cả các thành viên trừ Esther và Hyeji đã rời khỏi nhóm.
Sự nghiệp.
2012: "We Became Gang" và "MAMA".
Gangkiz ban đầu được thành lập bởi Core Contents Media, nhưng sau đó đã được chuyển đến công ty con GM Contents Media, trước khi họ ra mắt. Nhóm chính thức ra mắt vào ngày 15 tháng 5 năm 2012 và phát hành album đầu tay của họ "We Became Gang". Họ đã biểu diễn lần đầu trên sân khấu vào ngày 18 tháng 5 qua KBS Music Bank. Gangkiz phát hành một video nhạc gồm 7 phần cho bài hát đầu tay của họ "Honey Honey", được miêu tả như một" phiên bản nâng cấp của T-ara Roly-Poly và Lovey-Dovey với một hình ảnh trưởng thành hơn.
Nhóm đã phát hành một mini-album được làm lại có tiêu đề "MAMA" vào 26 tháng 6 năm 2012. Video nhạc của "MAMA" được phát hành vào ngày 22 tháng 6 năm 2012. Nhóm được chuyển từ GM Contents Media trở lại Core Contents Media vào tháng 10 năm 2012.
2013: Thay đổi thời kỳ.
Không có phát hành nào trong thời gian còn lại của năm 2012, Gangkiz được chuẩn bị để trở lại vào đầu năm 2013. Tuy nhiên, sau khi CCM mở fancafe chính thức, Gangkiz chỉ còn lại 2 thành viên là Esther và Hyeji. Haein khẳng định đã rời khỏi nhóm, trong khi tất cả các thành viên khác cũng được cho là đã rời nhóm. Core Contents Media vẫn chưa phát hành một tuyên bố chính thức nào. | 1 | null |
Bộ Chính trị Đảng Lao động Triều Tiên (tên đầy đủ: Bộ Chính trị Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên) theo Điều lệ Đảng quy định là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng Lao động Triều Tiên. Điều 25 của Điều lệ Đảng quy định: "Bộ Chính trị và Ban Thường vụ Bộ Chính trị trực tiếp giải quyết công việc thay mặt cho Ủy ban Trung ương, Bộ Chính trị sẽ họp ít nhất một tháng một lần ". | 1 | null |
Harold Robert Isaacs (sinh: 1910- mất: 1986) là một nhà báo và nhà khoa học chính trị người Hoa Kỳ. Isaacs đến Trung Quốc vào năm 1930, tham gia chính trị cánh tả ở Thượng Hải và đã viết cuốn "The Tragedy of the Chinese Revolution" (Bi kịch của cuộc cách mạng Trung Quốc) về cuộc Bắc phạt (1926-1928), xuất bản lần đầu với lời mở của Lev Davidovich Trotsky. Ông tường thuật Thế chiến II ở Đông Nam Á và Trung Quốc cho tạp chí Newsweek. Năm 1953, Isaacs gia nhập phòng khoa học chính trị tại Viện Công nghệ Massachusetts. Trong những năm sau đó, ông xuất bản "Scratches on our Minds: American Images of China and India, American Jews in Israel and The New World of Negro Americans", cùng những ấn phẩm khác. Năm 1980, ông trở lại Trung Quốc với vợ, Viola, và đã viết một tác phẩm về chuyến thăm này, "Re-Encounters in China". | 1 | null |
Speed (Tiếng Triều Tiên: 스피드) là một nhóm nhạc thần tượng của Hàn Quốc được thành lập bởi Core Contents Media. Gồm các thành viên nam: Jungwoo (còn được gọi là 'Yoosung'), Taewoon, Sungmin, và thành viên mới bổ sung: Jongkook trong n 2011, Sejoon, Yoohwan, và Taeha vào năm 2012. Năm 2014 Taewoon chính thức ra khỏi nhóm đi theo con đường rap solo và thêm vào thành viên Ki-O.
Lịch sử.
2010-2011: Co-Ed School và các nhóm nhỏ.
Co-Ed School ra mắt vào tháng 10 năm 2010 với đĩa đơn "Too Late". Mini album của họ " Something That Is Cheerful and Fresh" được phát hành vào ngày 28 tháng 10 năm 2010. Core Contents Media thông báo nhóm sẽ được chia thành hai nhóm nhỏ trong năm 2011. Các thành viên nữ: Soomi, Chanmi, Hyoyoung, Hyewon và thành viên mới Eunkyo sẽ lập thành nhóm F-ve Dolls. Sau khi nhóm ra mắt, họ đã trở lại vào cuối năm, và tạm hoãn sự ra mắt nhóm nhạc nam. Ngày 04 tháng 11 năm 2011: thành viên Kangho đã rời khỏi nhóm để tập trung vào sự nghiệp diễn xuất. Anh được thay thế bằng Shin Jong Kook và ra mắt đầu năm 2012.
2012: Ra mắt với "Lovey-Dovey Plus" và sự thay đổi.
Vào cuối tháng 1, tên nhóm nhỏ là Speed được công bố, họ phát hành đĩa đơn "Lovey Dovey Plus" phỏng theo hit Lovey-Dovey của T-ara. Thành viên cũ của T-ara là Ryu Hwayoung và chị em của cô là Ryu Hyoyoung (nhóm F-ve Dolls) có xuất hiện trong các video nhạc. Speed phát hành đĩa đơn với hai tuần quảng bá trên các chương trình âm nhạc.
Vào tháng 2, trưởng nhóm F-ve Dolls là Soomi rời khỏi nhóm, cô được thay thế bằng Nayeon, sau đó CCM bổ sung thành viên Park Sejoon vào nhóm Speed. Core Contents Media chuyển Coed School cho công ty con GM Contents Media. Vào tháng 9, Kwanghaeng và Noori rời nhóm, và sau đó được thay thế bằng Yoohwan và Taeha trong tháng 10. Nhóm sau đó đã được chuyển lại về Core Contents Media (nay là MBK)
2013: "Superior Speed" repackage và thêm thành viên mới.
Nhóm chính thức ra mắt vào cuối tháng 12 năm 2012 và phát hành đĩa đơn "It's Over". Vào 6 tháng 1, hai video nhạc của bài hát "Sad Promise" được phát hành có sự tham gia của Kang Minkyung (Davichi) trong đĩa đơn kỹ thuật số: "Speed of Light". Một phiên bản vũ đạo và phiên bản drama có sự tham gia của Park Bo-young, A Pink's Naeun, Ji Chang-wook, và Ha Seok-jin. Vào 14 tháng 1 năm 2013, họ phát hành album đầu tay "Superior SPEED" cùng với hai video nhạc của ca khúc chủ đề "It’s Over": 1 phiên bản dance và 1 phiên bản drama phần 2 của "Sad Promise". Bài hát được sản xuất bởi Shinsadong Tiger và Park Bo-young (cũng là người đóng vai chính trong phiên bản drama của video nhạc). Speed trở lại sau chương trình quảng bá album đầu tay của mình với một album làm lại: "Blow Speed". Ngày 20 tháng 2 năm 2013, album làm lại đã được phát hành, cùng với các video nhạc của ca khúc chủ đề: 통증 (Pain).
Nhóm độc lập.
Công ty quản lý ban nhạc thông báo nhóm nhạc Co-Ed School sẽ tách thành 2 nhóm hoàn toàn độc lập là SPEED và F-ve Dolls.
Tan rã:.
Nhóm chính thức tan rã vào 2016, tất cả các thành viên đều rời khỏi MBK Entertainment trừ Ki-O (chuẩn bị debut với IM66). | 1 | null |
Anguillidae là họ cá chình nước ngọt, gồm 19 loài và 5 phân loài được xếp vào một chi duy nhất của họ này là Anguilla.
Đặc điểm.
Chúng sinh sản ở biển nhưng di cư từ đó vào các sông nước ngọt, từ sông cái đi vào các khe, suối đầu nguồn có dòng chảy ổn định quanh năm và sống ở đó, đến lúc trưởng thành lại quay về đại dương sinh sản. Những con cá chình ở giai đoạn còn nhỏ được gọi là cá chình gương (glass eel).
Cá con khi di cư vào nước ngọt có kích thước rất nhỏ nhưng khả năng sinh tồn của chúng rất cao, khả năng di chuyển, tập tính săn mồi và thời gian hoạt động của chúng rất khác với các loài cá thông thường trong cùng một môi trường. Cá chình nước ngọt thường rất sợ ánh sáng, chúng chỉ hoạt động vào ban đêm và sống trong các hang đá hoặc các hốc trong các sông, suối có độ sâu, nhiệt độ và hàm lượng oxy trong nước thích hợp.
Tại Việt Nam.
Ở Việt Nam, hiện nay được tìm thấy 3-4 loài ("A. bicolor", "A. japonica", "A. marmorata" và "A. borneensis"/"A. malgumora"?) sống tại các sông, suối ở miền Trung.
Cá chình nước ngọt thường di chuyển liên tục đến lúc đạt một kích thước nhất định chúng mới thường trú tại chỗ, cá chình nước ngọt được tìm thấy ở các khe suối đầu nguồn có những nơi lên đến 500m độ cao so với mực nước biển, con trưởng thành lớn nhất săn được tại sông A Vương nặng 18 kg. Đây là loại cá có hàm lượng dinh dưỡng cao, là món ăn rất được ưa chuộng hiện nay nên chúng rất đắt.
Hiện nay có một số nơi nuôi cá chình thương phẩm nhưng các nhà khoa học chưa tìm ra phương pháp nhân giống nên chủ yếu dựa vào nguồn giống tự nhiên. Đây là loài cá thật sự quý hiếm nên cần sự bảo vệ. Các phương pháp săn bắt mang tính hủy diệt sẽ bị phê phán và có khi vi phạm pháp luật. Vì vậy những nơi có loài này sinh sống nên bảo tồn và khai thác thích hợp để đảm bảo tiềm năng quý hiếm.
Từ tháng 10/2012 đến tháng 9/2015, nhóm nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III do thạc sĩ Hoàng Văn Duật làm chủ nhiệm đã thực hiện đề tài: "Hoàn thiện công nghệ ương giống và nuôi thương phẩm cá chình hoa ("Anguilla marmorata") theo hình thức công nghiệp". Đề tài đã thu được một số kết quả nhất định trong việc giải quyết kỹ thuật ương cá chình bột trắng lên thành cá giống.
Các loài.
Danh pháp "Neoanguilla nepalensis" chỉ 1 loài cá chình ở Nepal. Chi "Neoanguilla" và loài "nepalensis" được mô tả tạm thời từ 1 mẫu vật. Không sẵn có theo Điều 16. Tác giả có ý định mô tả lại khi có thêm mẫu vật. Tình trạng hiện tại: Đồng nghĩa của "Anguilla" , Anguillidae. | 1 | null |
Ủy ban Quốc phòng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên là cơ quan lãnh đạo quân sự cao nhất của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên thực hiện chính sách Tiên Quân (Songun) cho tới năm 2016. Có quyền lực tối cao không chỉ trong quân đội mà còn trong kinh tế, chính trị, Đảng... Thành phần của Hội đồng Quốc phòng gồm có Chủ tịch, Phó chủ tịch thứ nhất, Phó chủ tịch và các thành viên; Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng đồng thời là tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang của đất nước.
Tháng 4/2009 tại phiên họp thứ 1 Hội nghị Nhân dân Tối cao lần thứ 12 đã bầu ra 13 ủy viên trong Ủy ban Quốc phòng Nhà nước. Kim Chính Nhật làm chủ tịch và Jo Myong-rok làm phó chủ tịch thứ nhất. Tháng 5/2010 Kim Il-chol thôi chức vì lý do cao tuổi; Tháng 6/2010 Chang Song-taek được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch. Tháng 11/2010 Jo Myong Rok qua đời.
Ngày 29/6/2016, Hội đồng Nhân dân Tối cao Triều Tiên khóa XIII đã thông qua việc sửa đổi Hiến pháp tổ chức lại Ủy ban Quốc phòng thành Ủy ban Quốc vụ với quyền lực tập trung hơn và chịu trách nhiệm trên nhiều lĩnh vực chứ không chỉ đối với quốc phòng.
Quyền lực.
Theo Hiến pháp Triều Tiên quy định Ủy ban Quốc phòng quốc gia của quyền hạn sau đây:
Tổ chức.
Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên có 3 tổ chức trực thuộc:
Thành viên.
Kể từ tháng 6 năm 2016, Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên được thay thế bởi Ủy ban Quốc vụ. Dưới đây là Hội đồng lãnh đạo Ủy ban Quốc phòng trước khi được giải thể.
Chủ tịch vĩnh viễn: Kim Jong Il (Tổng bí thư vĩnh cửu, Tổng tư lệnh vĩnh viễn) | 1 | null |
Lễ chuộc tội hoặc Lễ đền tội (, Yom Kippur , hoặc ) là ngày thiêng liêng nhất của năm trong Do Thái Giáo. Vào ngày nay người Do Thái thường nhịn ăn (ta'anit) trong khoảng 25 giờ và thường dành gần hết ngày tại Hội đường Do Thái giáo.
Trong tiếng Do Thái, "Yom" nghĩa là "ngày" còn "Kippur" có gốc từ mang nghĩa "chuộc lỗi". Vì vậy mà Lễ đền tội có nghĩa là "ngày chuộc lỗi". Là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của Do Thái, Lễ Đền Tội được nhiều dân Do Thái thế tục tuân theo dù họ bỏ qua nhiều ngày lễ khác.
Tết Do Thái và Lễ Đền Tội.
Lễ Đền Tội là "ngày thứ mười của tháng thứ bảy" (Tishrei) và được gọi là "ngày sabbath của các ngày sabbath". Rosh Hashanah (được kinh Torah gọi là "Yom Teruah") là ngày đầu tiên của tháng đó theo lịch Do Thái, đồng thời cũng đánh dấu sự mở đầu của "Yamim Nora'im" ("Những ngày kính sợ") trong Do Thái giáo. Lễ Đền Tội là ngày chấm dứt "Yamim Nora'im".
Mở sách thiêng.
Theo Do Thái giáo, Thượng đế viết số phận của mỗi người cho năm kế tiếp vào một quyển sách gọi là Sách đời vào ngày Rosh Hashanah, đến ngày Lễ Đền Tội thì sẽ "niêm phong" lời phán quyết. Trong thời gian "Yamim Nora'im", một người theo Do Thái giáo cố gắng cải thiện hành vi của mình và kiếm tìm sự tha thứ cho các lỗi lầm chống lại Thượng đế ("bein adam leMakom") và chống lại người khác ("bein adam lechavero"). Đêm và ngày diễn ra Lễ Đền Tội được dành cho cầu nguyện và thú tội ("Vidui"). Cuối ngày Lễ Đền Tội, mọi người hy vọng rằng Thượng đế sẽ tha thứ cho họ.
Buổi hành lễ.
Đối với tín đồ Do Thái, vào ngày thường họ có ba buổi hành lễ ("Ma'ariv", buổi hành lễ buổi tối; "Shacharit", buổi hành lễ buổi sáng; and "Mincha", buổi hành lễ buổi chiều), vào ngày Shabbat hoặc Yom Tov thì có bốn buỗi hành lễ ("Ma'ariv", "Shacharit", "Mussaf" - buổi hành lễ bổ sung - và "Mincha"), đến ngày Lễ Đền Tội thì có đến năm buổi hành lễ ("Ma'ariv"; "Shacharit"; "Musaf"; "Mincha"; và "Ne'ilah" - buổi hành lễ kết thúc). Trong các buổi hành lễ, người ta thú tội (riêng tư hoặc công khai), trong khi một buổi hành lễ đặc biệt sẽ diễn ra tại Đền thiêng Jerusalem dưới sự chủ trì của vị thầy cả (Kohen Gadol). | 1 | null |
tvN (Tiếng Anh: Total Variety Network) là một kênh truyền hình cáp toàn quốc của Hàn Quốc thuộc sở hữu của CJ E&M, bộ phận giải trí của CJ ENM. Thưởng thức, Kênh nội dung K số 1 (No.1 K콘텐츠 채널, 즐거움) được xem như là khẩu hiệu của kênh. Chương trình của tvN bao gồm nhiều nội dung giải trí, tập trung vào các phim truyền hình dài tập và các chương trình tạp kỹ. Nó có sẵn trên cáp, trên vệ tinh thông qua SkyLife và các nền tảng IPTV ở Hàn Quốc. Kể từ năm 2014, kênh truyền hình được điều hành bởi
Chương trình.
Phim truyền hình.
Các bộ phim truyền hình của đài tvN được phát hành ở nhiều quốc gia khác nhau như Châu Á và Châu Mỹ. Các bộ phim có tỷ suất người xem cao nhất của đài tvN lần lượt là "Hạ cánh nơi anh" , "Hồi đáp 1988" và "Yêu tinh". Tập cuối của "Hạ cánh nơi anh" ghi nhận mức tỷ suất người xem đạt 21.683% đưa bộ phim trở thành phim có tỷ suất người xem cao thứ 3 trong lịch sử Đài truyền hình cáp Hàn Quốc và cũng là phim đầu tiên của đài tvN vượt mốc tỷ suất người xem trên 20%, cũng là bộ phim nhận được sự đánh giá cao của giới phê bình về kịch bản, chỉ đạo và diễn xuất. "Hồi đáp 1988" đã nhận được sự đoán nhận của giới phê bình và khán giả với tập cuối ghi nhận mức tỷ suất người xem đạt 18,8%, đưa bộ phim trở thành phim có tỷ suất người xem cao thứ 4 trong lịch sử Đài truyền hình cáp Hàn Quốc.
Ngoài ra, "Yêu tinh" cũng là một bộ phim ăn khách liên tục đứng đầu tỷ suất người xem trong khung giờ phát sóng. Tập cuối bộ phim ghi nhận mức tỷ suất người xem đạt 18,680%, đưa bộ phim trở thành phim có tỷ suất người xem cao thứ 5 trong lịch sử Đài truyền hình cáp Hàn Quốc . Bộ phim nhận được nhiều đánh giá tích cực của giới phê bình và trở thành một ở Hàn Quốc
Hiện tại, tvN hiện đang giữ 34 trên 50 .
Xếp hạng tỷ suất người xem.
Dưới đây là danh sách 20 bộ phim truyền hình có tỷ suất người xem trung bình cao nhất toàn quốc.
Dưới đây là danh sách 20 bộ phim truyền hình có lượng người xem (tính bằng triệu) cao nhất toàn quốc. | 1 | null |
Nguyễn Quang Thái là một nhà nghiên cứu côn trùng của Việt Nam. Ông là người đầu tiên phát hiện loài bọ cánh cứng thuộc họ Kẹp kìm "Neolucanus baongocae" tại vườn quốc gia Bidoup Núi Bà (Lâm Đồng) và công bố mô tả chúng lần đầu tiên trên tạp chí Zootaxa số 3741, tháng 11 năm 2013.
Ông tốt nghiệp Đại học Khoa học Tự nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội năm 1963 chuyên ngành Vi Sinh Vật. Năm 1963 ông nhập ngũ, công tác tại Viện Vệ sinh Phòng dịch Quân đội - Cục Quân y. Ông tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Động Vật Học năm 2012 tại trường Đại học KHTN Hà Nội. Hiện ông đang là Trưởng phòng thí nghiệm Động vật y học, Khoa Côn trùng – Ký sinh trùng - Động vật y học, Viện Vệ sinh Phòng dịch Quân đội - Cục Quân y. | 1 | null |
Đây là danh sách các tập của chương trình Trực tiếp tối thứ Bảy Hàn Quốc:
Danh sách tập.
Mùa 1 (2011–12).
Mùa một được phát sóng vào 3 tháng 12 năm 2011 đến 21 tháng 1 năm 2012 gồm 8 tập.
Mùa 2 (2012).
Mùa hai phát sóng từ 26 tháng 5 đến 14 tháng 7 năm 2012 gồm 8 tập.
Mùa 3 (2012).
Mùa ba phát sóng từ 8 tháng 9 đến 15 tháng 11 năm 2012 gồm 7 tập. | 1 | null |
Amblypygi là một bộ động vật không xương sống thuộc lớp Arachnida, trong phân ngành Chelicerata của ngành Arthropoda. Đến năm 2003, 5 họ, 17 chi và khoảng 155 loài đã được phát hiện. Chúng được tìm thấy trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới. Một số loài sống dưới đất, nhiều loài là về đêm.
Chi.
Các chi sau đây được công nhận: | 1 | null |
Cầu lông tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2013 diễn ra tại sân Trong nhà Khu liên hợp thể thao Wunna Theikdi, Myanmar từ ngày 10–14 tháng Mười hai. Lần đầu tiên trong lịch sử đại hội không diễn ra nội dung đồng đội.
Chú thích.
Từ Liên đoàn cầu lông thế giới (BWF): | 1 | null |
Cá đuối ma, còn gọi là cá nạng, cá ó dơi không gai, tên khoa học Mobula eregoodootenkee, là một loài cá đuối thuộc họ Myliobatidae. Chúng là loài đặc hữu của vùng Ấn Độ Dương và Trung Tây Thái Bình Dương. Địa bàn sinh sống của chúng ở vùng ngoài khơi Nam Phi, Tây Philippin, Đông và Bắc Việt Nam, Nam đến Bắc duyên hải Úc.
Trong cuốn "Động vật chí Việt Nam", tập 12, Cá biển, tác giả: Nguyễn Khắc Hường, Nhà xuất bản KHKT, Hà Nội, 2001, cá đuối ma (còn có các tên khác là cá nạng, cá ó dơi không gai) được định danh là "Mobula diabolus", Shaw, 1804 (trang 271). Tuy nhiên, sau này "Mobula diabolus" bị coi là không rõ ràng và dường như không được chấp nhận rộng rãi (có tác giả lại coi là đồng danh với "Mobula mobular", là loài chỉ có ở Địa Trung Hải và một số vùng ở Đại Tây Dương). | 1 | null |
Cá lanh, cá dựa hay cá rựa, tên khoa học Chirocentrus dorab, còn được gọi là cá đao hoặc cá bẹ, cá đé, là một loài cá thuộc họ Chirocentridae. Chúng thường được tìm thấy ở các vùng nước ấm ven bờ, từ khu vực Hồng Hải tới Nhật Bản và Úc. | 1 | null |
Fantastic Four là một bộ phim siêu anh hùng chuyển thể từ truyện tranh cùng tên của hãng Marvel Comics. Đạo diễn của phim là Tim Story và được phát hành bởi hãng 20th Century Fox.
Mặc dù đạt được doanh thu khả quan nhưng bộ phim vẫn bị các nhà phê bình chỉ trích vì cốt truyện thiếu tính độc đáo. Tuy vậy, nó vẫn có một phần tiếp theo mang tên "", được phát hành vào năm 2007.
Tóm tắt nội dung.
Reed Richards là một tiến sĩ vật lý học, anh đã khám phá ra một đám mây vũ trụ mang năng lượng tiến đến gần trái đất. Richards thuyết phục tiến sĩ Victor von Doom, bạn học cũ của mình tại MIT và bây giờ giám đốc điều hành của Von Doom Industries, cho phép anh được lên trạm không gian của Doom để xem ảnh hưởng của một cơ thể sinh học khi tiếp xúc với đám mây. Doom đồng ý với điều kiện anh phải được quyền kiểm soát các thử nghiệm và vì lợi nhuận mà nó có thể mang lại. Cùng với phi hành gia Ben Grimm, người bạn gái cũ Susan Storm và người em trai của cô là Johnny, họ tham gia cuộc thử nghiệm.Tuy nhiên, đám mây lại đến nơi trước thời hạn mà Richards đã dự đoán, đúng lúc Grimm đang ở ngoài không gian để đặt các vật mẫu. Grimm bị ảnh hưởng trực tiếp từ đám mây trong khi những người khác bị ít hơn nhờ đang ở bên trong tàu. Khi trở về Trái đất, họ phát hiện mình có những khả năng đặc biệt: Richards có thể kéo dài cơ thể của mình như cao su, Susan Storm có thể trở nên vô hình và tạo ra một nguồn năng lượng làm lá chắn, Johnny Storm có thể tự bốc cháy và bay, và Grimm trở thành một người đá với sức mạnh vô địch. Trong khi đó, Doom bị các cổ đông trong công ty phản ứng dữ dội sau thất bại của cuộc thử nghiệm, và anh cũng bị một vết sẹo trên mặt.Trên cầu Brooklyn, khi cứu một người đàn ông muốn tự tử, Grimm vô tình gây ra một vụ hỗn loạn giao thông nghiêm trọng. Lúc này, Richards và chị em nhà Storm cũng có mặt và họ sử dụng khả năng của mình để cứu rất nhiều người. 4 người trở nên nổi tiếng và bắt đầu được gọi với cái tên Fantastic Four. Tuy nhiên, Grimm vẫn không thể chấp nhận được bộ dạng mới của mình, nên họ trở lại phòng thí nghiệm của Richards để nghiên cứu lại khả năng của mỗi người và tìm cách giúp Grimm trở lại bình thường. Trong khi đó, Doom cũng phát hiện ra sự đột biến của mình, khi tay hắn dần trở nên cứng như kim loại và có khả năng bắn ra dòng điện. Hắn cũng bắt đầu đổ lỗi cho Richards việc làm thất bại cuộc thử nghiệm dẫn đến sự phá sản công ty của hắn.Tại phòng thí nghiệm, Richards nói anh có thể tạo ra một cỗ máy có thể tái tạo lại cơn bão và đảo ngược lại ảnh hưởng của nó đối với cơ thể. Doom cũng bắt đầu kế hoạnh trả thù của mình, hắn chia rẽ mối quan hệ của Grimm, Richard và khi Richard hoàn thành xong cỗ máy, hắn nhanh chóng đưa Grimm trở lại hình dạng con người (để anh không còn khả năng cản trở hắn nữa), đồng thời hắn cũng làm tăng khả năng của mình, biến toàn bộ cơ thể trở thành kim loại. Von Doom tự gọi mình là Doctor Doom và đeo một chiếc mặt nạ để che giấu khuôn mặt đã bị biến dạng của hắn. Hắn bắt và tra tấn Richards, bắn một quả tên lửa để giết Johnny, nhưng không thành công. Grimm muốn cứu Richards nên anh quyết định quay trở lại hình dạng đá và cùng Susan đến tấn công Doom. Cuối cùng, 4 người cũng đánh bại hắn và làm hắn bị biến thành tượng sắt. Richard cầu hôn Susan và được chấp nhận. Bộ phim kết thúc với cảnh một con tàu trở hàng, bên trong nó là 1 bức tượng của Doom, và một dấu hiệu cho thấy hắn vẫn còn sống.
Diễn viên.
Như trong hầu hết các bộ phim dựa trên truyện của Marvel Comics, tác giả Stan Lee cũng đảm nhiệm một vai khách mời. Trong Fantastic Four, Ông vào vai Willie Lumpkin, một nhân viên bưu điện.
Sản xuất.
Chris Columbus, Raja Gosnell, Peyton Reed và Steven Soderbergh là những người được chọn để đạo diễn bộ phim trước khi Tim Story đản nhiệm công việc này. Vai diễn Susan Storm cũng từng được xem xét giao cho Renee Zellweger, Ali Larter, Julia Stiles, Kate Bosworth, Rachel McAdams, Scarlett Johansson, Elizabeth Banks và KaDee Strickland, cho đến khi Jessica Alba được chọn. Ngôi sao của loạt phim Fast and Furious, Paul Walker cũng đã được mời đảm nhiệm vai Johnny Storm, trước khi nó được giao cho Chris Evans.
Phát hành.
Tại Mỹ ngày công chiếu của Fantastic Four được chuyển từ ngày 1 tháng 7 năm 2005 tới trong tuần 8 tháng 7 để tránh cạnh tranh với siêu phẩm War of the Worlds của Steven Spielberg. Nó mở màn tại 3.602 rạp chiếu phim tại Hoa Kỳ, và tăng lên 3.619 rạp chiếu trong tuần sau.
Phòng vé.
Fantastic Four là một bộ phim thành công về mặt thương mại, nó đứng đầu đầu danh sách những bộ phim ăn khách nhất Bắc Mĩ vào tuần mở màn với khoảng 56.061.500 USD. Tính đến tháng 9 năm 2005, tổng doanh thu của "Fantastic Four" vào khoảng 330.579.700 USD trên toàn thế giới, và khoảng 154.696.080 USD tính riêng ở Bắc Mỹ.
Đánh giá.
Fantastic Four nhận được những nhận xét bất lợi từ các nhà phê bình và khán giả. Bộ phim này chỉ được đánh giá 26% trên Rotten Tomatoes và 40 điểm trên 100 tại trang Metacritic.
Tại lễ trao giải Saturn Award, Fantastic Four đã được đề cử cho giải Phim Khoa học viễn tưởng hay nhất, nhưng bị thất bại trước bộ phim Star Wars Episode III: Revenge of the Sith. Nó cũng nhận được hai đề cử tại giải thưởng MTV Movie Awards, nhưng cũng không nhận được giải nào.
Mở rộng.
Tháng 6 năm 2007, DVD dài thêm 20 phút của bộ phim được phát hành, nói rõ hơn về mối quan hệ của Richards và Susan. | 1 | null |
Châu Tuyết Vân (sinh năm 1990) là một vận động viên và võ sĩ Taekwondo Việt Nam. Cô là thành viên đội tuyển Taekwondo Việt Nam, với thành tích 6 Huy chương Vàng (liên tiếp) ở SEA Games, 5 Huy chương Vàng (liên tiếp) ở Giải vô địch thế giới, 2 Huy chương Vàng (liên tiếp) giải châu Á và 1 Huy chương Vàng Đông Nam Á ở nội dung quyền thuật đồng diễn. Cô đạt chứng nhận huyền đai lục đẳng vào năm 2018 khi 28 tuổi.
Tiểu sử.
Cô sinh năm 1990, sinh sống cùng gia đình tại Thành phố Hồ Chí Minh. Làm quen với bộ môn Taekwondo từ năm 7 tuổi. Ban đầu, do có nền tảng, đến năm 2009, cô được gọi vào đội tuyển quốc gia tham dự SEA Games 25 tại Lào. Ngay lần đầu tham dự, cô cùng đồng đội đã giành được Huy chương Đồng. Đây là tấm huy chương quốc tế đầu tiên trong sự nghiệp của cô.
Sự nghiệp.
Năm 2013.
Năm 2013 tại Giải Vô địch quyền Taekwondo thế giới, 3 cô gái Việt Nam đã xuất sắc giành 2 huy chương vàng quyền đồng đội và quyền sáng tạo tại Giải vô địch thế giới tại Indonesia. Nguyễn Thị Lệ Kim, Nguyễn Thị Thu Ngân và Châu Tuyết Vân là 3 nữ võ sỹ đã giành tấm huy chương vàng đầu tiên cho thể thao Việt Nam tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2013 trong ngày thi đấu ngày (18/12) ở môn Taekwondo. tại SEA Games 27.
Năm 2014.
Năm 2014, Nguyễn Thị Lệ Kim (Tánh Linh, Bình Thuận) nhận Huy chương Vàng ở nội dung quyền đồng đội nữ tiêu chuẩn cùng với Châu Tuyết Vân (Thành phố Hồ Chí Minh) và Nguyễn Thùy Xuân Linh (An Giang) ở Giải Vô địch quyền Taekwondo thế giới. Sau đó, cô tham gia Giải trẻ và Giải vô địch Đông Nam Á, đoạt được 2 huy chương vàng ở nội dung đồng đội nữ U30 và quyền sáng tạo 5 người.
Năm 2015.
Tại kỳ Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2015 ở Singapore đã dành Chiếc huy chương vàng Taekwondo đồng đội nữ của bộ ba võ sĩ Châu Tuyết Vân, Nguyễn Thị Lệ Kim và Nguyễn Thùy Xuân Linh.
Năm 2016.
Năm 2016, Tại Giải vô địch Quyền Taekwondo thế giới, ngay trong ngày thi đấu đầu tiên, Việt Nam đã giành được huy chương bạc đồng đội quyền tiêu chuẩn nữ U30 do công của 3 võ sĩ gồm Châu Tuyết Vân, Nguyễn Thị Lệ Kim, Liên Thị Tuyết Mai. Bước sang ngày thi đấu thứ 2, Việt Nam đoạt thêm 2 huy chương bạc và 1 huy chương đồng. Ở nội dung đồng đội quyền sáng tạo trên 17 tuổi của Châu Tuyết Vân, Nguyễn Thị Lệ Kim, Hứa Văn Huy, Nguyễn Thiên Phụng, Lê Thanh Trung giành huy chương bạc.
Năm 2017.
Chỉ trong tháng 8 và Tháng 9 của năm 2017, đội tuyển quyền Taekwondo Việt Nam tham dự liền 3 giải đấu và gặt hái thành công ở tất cả các giải này. Nội dung quyền đồng đội nữ, Nguyễn Thị Lệ Kim cùng Châu Tuyết Vân, Nguyễn Thị Tuyết Mai giành 3 huy chương vàng ở SEA Games 29 và Đại hội Thể thao Trong nhà và Võ thuật châu Á.
Năm 2018.
Năm sau, Tấm huy chương vàng đầu tiên của đoàn Việt Nam tới ở nội dung quyền taekwondo đồng đội nữ dưới 30 tuổi. Ba võ sĩ Ngô Thị Thuỳ Dung, Liên Thị Tuyết và Nguyễn Thị Lệ Kim đã có màn thể hiện tốt để mang về số điểm 8.210. Tại SEA Games 29, Châu Tuyết Vân, Liên Thị Tuyết Mai, Nguyễn Thị Lệ Kim đã bảo vệ thành công tấm huy chương vàng ở nội dung Quyền đồng đội nữ.
Năm 2019.
Hứa Văn Huy và Châu Tuyết Vân giành huy chương bạc tại Đại hội Võ thuật thế giới Chungju 2019.
Trần Hồ Duy - Châu Tuyết Vân - Nguyễn Thị Lệ Kim - Hứa Văn Huy - Nguyễn Ngọc Minh Hy (Taekwondo, quyền sáng tạo đồng đội kết hợp). Giành huy chương vàng tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2019.
Năm 2022.
Tham gia thực hiện bài quyền có 5 võ sỹ (3 nam gồm: Hứa Văn Huy, Nguyễn Ngọc Minh Hy và Trần Đăng Khoa; 2 nữ là Châu Tuyết Vân, Nguyễn Thị Lệ Kim). Với nhiều động tác kỹ thuật cao như đá xoay, bay người… đạt 7,799 điểm. Giành huy chương vàng tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021.
Năm 2023.
Châu Tuyết Vân, Hứa Văn Huy, Lê Ngọc Hân, Nguyễn Thị Y Bình và Trần Đăng Khoa thi đấu ở nội dung quyền đồng đội sáng tạo nam nữ tại giải vô địch taekwondo Mỹ mở rộng - US Open 2023 giành huy chương vàng, Châu Tuyết Vân ở nội dung quyền cá nhân nữ đã giành được huy chương vàng
Ngày 12 tháng 5 năm 2023 ở chung kết nội dung quyền sáng tạo đồng đội, Nguyễn Ngọc Minh Hy, Nguyễn Thị Mộng Quỳnh, Hứa Văn Huy, Châu Tuyết Vân, Trần Đăng Khoa đã giành huy chương vàng tại SEA Games 32
Gia đình.
Hai người em gái của cô là Châu Ngọc Giàu ban đầu cũng tập Taekwondo nhưng không trọn hành trình, giờ đây đang làm nhân viên văn phòng Liên đoàn Taekwondo thành phố Hồ Chí Minh, phụ trách khâu hình ảnh, truyền thông hoạt động tập luyện, thi đấu của các tuyển. Em gái út tên Châu Ngọc Tuyết Sang, sinh năm 2005, hiện đang giữ huyền đai tam đẳng, được đánh giá tiềm năng kế vị danh hiệu "hot girl làng võ" của chị mình.
Ứng cử đại biểu HĐND thành phố Hồ Chí Minh.
Vận động viên Taekwondo Châu Tuyết Vân ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2021-2026.
Giảng viên Đại học.
Thông tin từ Trường Đại học Hoa Sen, cô gái của Taekwondo Việt Nam Châu Tuyết Vân vừa ký hợp đồng giảng dạy với trường với vai trò là giảng viên phụ trách môn Taekwondo. | 1 | null |
Oxaliplatin là thuốc thuốc nhóm platinum-base chống phân bào sử dụng điều trị ung thư trong hóa trị.
Phát hiện và cấu trúc.
Oxaliplatin được tìm ra vào năm 1976 tại Đại học Nagoya City University nhờ giáo sư Yoshinori Kidani, được cấp bằng sáng chế U.S. Patent 4,169,846 vào năm 1979. Oxaliplatin được đưa ra cấp phép cho Debiopharm và sử dụng điều trị ung thư trực tràng. Debio cấp phép cho Sanofi-Aventis vào 1994. Eloxatin được châu Âu chấp thuận vào năm 1996 (đầu tiên là ở Pháp) và U.S. Food and Drug Administration (FDA) chấp nhận vào năm 2002. | 1 | null |
Kinh tế Việt Nam thời Bắc thuộc lần thứ tư trong lịch sử Việt Nam phản ánh hoạt động kinh tế trong 20 năm từ năm 1407 đến năm 1427, còn gọi là thời kỳ thuộc Minh.
Những năm chiếm đóng và cai trị Việt Nam, nhà Minh tiến hành chính sách vơ vét bóc lột và thuế khóa nặng nề. Sử sách không nêu rõ những kết quả hoạt động kinh tế của người Việt trong thời kỳ này mà điều đó được phản ánh qua hoạt động thu thuế và tích trữ của nhà Minh, với 2 ngạch chính là thuế ruộng đất và thuế công thương nghiệp.
Nông nghiệp.
Không rõ lượng gia súc, vật nuôi đương thời tại Việt Nam khi đó là bao nhiêu. Năm 1407, nhà Minh đã vơ vét mang về phương bắc 235.900 con voi, ngựa, trâu bò; thóc gạo 13,6 triệu thạch.
Do thường xuyên phải đối phó những cuộc chống đối của người Việt, phạm vi kiểm soát ruộng đất của nhà Minh chỉ chủ yếu ở miền xung quanh Đông Quan.
Từ năm 1407 – 1413, nhà Minh không có khả năng quản lý ruộng đất, số ngạch khi tăng khi giảm không ổn định. Ruộng đất chỉ được trưng dụng một phần để ban cấp cho các thổ quan người Việt thay cho lương. Để cung ứng lương thực cho quân đội, nhà Minh không trông chờ vào nguồn tô thuế ruộng mà phải cho lính mở đồn điền tự sản xuất hoặc dùng hình thức trưng thu để vơ vét. Năm 1410, Trương Phụ mở thêm các đồn điền gần thành và thu thóc ở Thái Nguyên, Tuyên Quang, Tam Giang. Đến năm 1413, Trương Phụ lại lệnh cho quân Minh mang muối đổi lấy thóc lúa ở Tam Giang, Tuyên Hóa, Quy Hóa để trữ lương.
Năm 1414, sau khi dẹp xong nhà Hậu Trần, nhà Minh bắt dân Việt kê khai số ruộng đất trồng rau, trưng thu lương thực, tơ tằm và bắt đầu định ngạch thuế ruộng. Trên danh nghĩa thì lấy mức thu 5 thăng trên 1 mẫu như thời nhà Hồ, nhưng bắt dân tự khai khống 1 mẫu thành 3 mẫu để thu 3 phần thuế. Do đó trên thực tế mức thu cao gấp 3 lần nhà Hồ.
Trong 4 năm 1414 đến 1417 là những năm nhà Minh có sự kiểm soát Giao Chỉ chặt chẽ nhất. Số gạo chiêm, mùa thu được là 73.539 thạch, 4 thăng, 6 thước, 5 sào. Do sự chống đối của người Việt, nhà Minh không bao giờ thu được đủ số ngạch thuế ruộng.
Chính sách thuế khóa của nhà Minh làm người Việt kiệt quệ điêu đứng. Việc làm sai dịch và nộp lương liên miên khiến năm 1418 từ Diễn châu trở vào nam không được cày cấy.
Thủ công nghiệp.
Ngoài thuế ruộng, còn nhiều loại thuế thủ công nghiệp và thương mại. Hàng loạt Ty Thuế khóa, Ty Hà bạc, Ty tuần kiểm được đặt ra để tận thu.
Để tăng cường khai thác tài nguyên, năm 1415 nhà Minh tiến hành khám thu các mỏ vàng, mỏ bạc, mộ phu đãi vàng và mò trân châu. Năm 1418, nhà Minh mở trường mò ngọc trai, tìm kiếm hương liệu; bắt người Việt săn bắt những thú quý để nộp như rùa 9 đuôi, vượn bạc má, chồn trắng, hươu trắng, voi trắng. Đối với nghề nấu muối và bán muối, nhà Minh nắm quyền khai thác độc quyền. Người đi đường chỉ được đem 3 bát muối và 1 lọ nước mắm.
Năm 1417, nhà Minh trưng thu của Việt Nam 10.000 chiếc quạt giấy, 3315,95 đồng cân sơn sống, 500 cân phèn chua, 40.400 đấu 40 thăng muối, 572 lạng 8 đồng cân 5 phân 1 ly vàng, 1072 lạng 3 phân 5 ly bạc, 1129 cân 15 lạng tơ tương đương 1129 tấm lụa.
Thương mại.
Số tiền thuế thu được vào năm 1417 được Cao Hùng Trưng nêu trong sách An Nam chí nguyên như sau:
Năm 1424 và 1426, khi khởi nghĩa Lam Sơn lớn mạnh, nhà Minh mới ra một số chính sách xoa dịu người Việt như đình chỉ khai thác vàng bạc, khoan giảm trưng thu thuế khóa….
Tiền tệ.
Từ khi nhà Minh đánh chiếm nước Đại Ngu, áp dụng tỉ lệ 1 quan bằng 1000 đồng.
Thuế buôn, thuế đánh cá và phí thuê ruộng được tính bằng tiền đồng; những thứ thuế khác như thuế tằm, thuế ruộng tư thì thu bằng lúa gạo, tơ tằm; thuế vàng bạc ở Thái Nguyên, Nghệ An, Lạng Sơn được thu bằng trọng lượng sản vật.
Trung Quốc vào thời Minh sử dụng cùng lúc cả tiền kim loại và tiền giấy, trong đó tiền giấy khá được chuộng dùng. Tiền giấy nhà Minh đương thời gọi là "Đại Minh thông hành bảo sao". Tại lãnh thổ Việt Nam khi đó tiền giấy cũng lưu hành khá thông dụng. | 1 | null |
Aumeister là một quán ăn tại München có vườn bia và nằm đầu phía Bắc của Vườn Anh.
Lịch sử.
Sau khi Vườn Anh được hoàn thành, nhà của người quản lý săn bắn tại Lehel được chuyển tới đây. Ngôi nhà này được liệt vào di tích lịch sử. Bổn phận của người quản lý rừng, không chỉ trông coi và bảo vệ thú rừng, mà còn phải đãi ăn cho các khách tham gia các cuộc săn bắn của hoàng gia. Từ đó phát triển dần dần ra thành một quán ăn với vườn bia như ngày nay, mà rất được ưa chuộng. Từ năm 1818 Aumeister trở thành một phần của xã Schwabing, mà sau đó được phong là một thành phố, rồi vào ngày 20 tháng 11 năm 1890 Schwabing được nhập vào München.
Vị trí.
Aumeister nằm ở khu Hirschau phía đông của khu cư trú cho sinh viên Freimann và nằm ngay phía Nam của vòng đai Föhring. | 1 | null |
Mã độc tống tiền hay ransomware bao gồm nhiều lớp phần mềm ác ý với chức năng hạn chế truy cập đến hệ thống máy tính mà nó đã lây nhiễm, và đòi hỏi một khoản tiền cho người đã tạo ra malware đó nhằm mục đích xóa bỏ việc hạn chế truy cập mà nó đã tạo ra trước đó. Một vài dạng của ransomware mã hóa tệp tin, dữ liệu trên ổ đĩa cứng (nhằm tống tiền), trong khi một vài dạng khác thì đơn giản hơn, chúng khóa hệ thống lại và hiển thị một thống báo để thuyết phục người bị hại trả tiền.
Vào lúc đầu thì ransomware phổ biến ở Nga, sau đó thì việc sử dụng ransomware để lừa lọc kiếm tiền phát triển nhanh chóng và lan ra toàn cầu. Trong tháng 6 năm 2013, phần mềm bảo mật McAfee cho thấy rằng hãng đã thu thập được hơn 250,000 mẫu ransomware độc đáo chỉ trong vòng Quý I năm 2013.
Hoạt động.
Giống như các virus máy tính khác, mã độc tống tiền có thể lan truyền qua email trong tệp đính kèm, qua kết nối mạng hoặc do hacker cố tình tấn công cài đặt vào. Sau khi xâm nhập hệ thống, mã độc quét toàn bộ ổ đĩa của máy tính và mã hoá các tệp tin bằng mã hoá khoá công khai (public key cryptography). Hầu hết các tệp tin quan trọng trên máy tính với định dạng .doc, pdf, xls, jpg, zip… sẽ không thể mở được nữa. Để giải mã bắt buộc phải có khoá riêng (private key) mà chỉ có kẻ phát tán mới có và nạn nhân sẽ nhận được thông báo đòi tiền chuộc nếu muốn giải mã. | 1 | null |
Tổng Bí thư Đảng Lao động Triều Tiên (tiếng Triều Tiên: 조선로동당 총비서, Hán-Việt: "Triều Tiên lao động đảng tổng bí thư") là Lãnh đạo Tối cao của Đảng Lao động Triều Tiên hiện tại đang cầm quyền tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Từ năm 1946 đến 1966 được gọi là Chủ tịch Ủy ban Trung ương. Từ năm 1966, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Lao động Triều Tiên lần thứ 2 đã quyết định đổi tên thành Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên. Sau khi Kim Il-sung qua đời, Kim Jong-Il kế nhiệm. Do không được bầu cử thông qua Đại hội Đảng nên chức danh được gọi bằng Tổng bí thư Đảng. Sau Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Lao động Triều Tiên lần thứ 3 (2010) đã bầu Kim Jong-Il làm Tổng bí thư chính thức.
Sau khi Kim Jong-Il qua đời, Đảng Lao động Triều Tiên quyết định bãi bỏ chức danh Tổng Bí thư và truy phong cho Kim Jong-Il làm Tổng bí thư vĩnh viễn. Ông Kim Jong-Un được bầu làm Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Triều Tiên (4/2012).
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Lao động Triều Tiên lần thứ VII (5/2016), Kim Jong-un được bầu làm Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên, chức vụ Bí thư thứ nhất bị xóa bỏ. 5 năm sau, tại kỳ Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Lao động Triều Tiên lần thứ VIII diễn ra vào tháng 1/2021, chức vụ Tổng Bí thư được khôi phục thay thế cho Chủ tịch Đảng, cũng như Ban Bí thư thay thế cho Hội đồng Chính trị Tối cao. Kim Jong-un tiếp tục tái đắc cử vào vị trí này. | 1 | null |
Irênê (tiếng Hy Lạp: , tiếng Latinh và tiếng Anh: Irenaeus) (đầu thế kỷ II – k. 202 CN), cũng được tôn vinh là Thánh Irênê, là Giám mục thành Lugdunum xứ Gallia (Gaule), thuộc Đế quốc La Mã (nay là Lyon, Pháp). Ông là giáo phụ, nhà hộ giáo thuộc thời kỳ đầu, các tác phẩm của ông giúp hình thành nền thần học Kitô giáo sơ khởi. Ông là đệ tử của thánh Pôlycarpô, người mà theo truyền thống là môn đệ của thánh Gioan Tông đồ.
Tác phẩm nổi bật nhất của Irênê, "Về nhận dạng và đánh bại cái gọi là Ngộ giáo (Adversus Haereses)" hay còn được gọi là "Chống dị giáo" (k. 180) là một sự đả kích nhằm vào Ngộ giáo - một mối đe dọa nghiêm trọng với Giáo hội thời bấy giờ, đặc biệt là nhằm vào phái ngộ giáo của Valentinus. Là một trong số những nhà thần học Kitô giáo quan trọng nhất, ông nhấn mạnh đến yếu tố truyền thống của Giáo hội, đặc biệt là về chức Giám mục, Thánh Kinh và Thánh Truyền. Để chống lại những người ngộ giáo - những người cho rằng mình nắm giữ một hệ thống truyền khẩu bí mật từ chính Đức Giêsu, Irênê khẳng định rằng các giám mục tại các thành phố khác nhau được truy nguồn lui về tận các Tông đồ - không ai trong số các vị theo ngộ giáo - và rằng chỉ các giám mục mới mang lại những hướng dẫn an toàn trong việc giải thích Kinh thánh. Các tác phẩm của Irênê cùng với Clêmentê thành Rôma và Ignatiô thành Antiokhia được xem là những dẫn chứng đầu tiên phát triển học thuyết về tính thượng quyền của ngai tòa Rôma. Irênê cũng là nhân chứng sớm nhất công nhận tính quy điển của cả bốn Phúc Âm. | 1 | null |
Waimanu là một chi chim cánh cụt tiền sử sống ngay sau sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen.
Được phát hiện ở Kokoamu Greensand gần sông Waipara, Canterbury, New Zealand, năm 1980, cái tên Waimanu xuất phát từ tiếnv Māori nghĩa là "chim nước". Một loài được biết đến, Waimanu manneringi từ Trung Paleocene khoảng 60 triệu năm trước (mya). [2] Một loài thứ hai, Waimanu tuatahi, đã được chuyển đến Muriwaimanu vào năm 2018.
Các loài.
Hai loài được biết đến: | 1 | null |
Maxvorstadt là một khu phố của München và cũng là quận 3 Maxvorstadt. Quận này từ 1992 bao gồm Maxvorstadt-Universität, Maxvorstadt-Königsplatz-Marsfeld und Maxvorstadt-Josephsplatz.
Vị trí.
Quân này nằm giữa Odeonsplatz và Stachus có ranh giới về phía Đông Bắc với Altstadt, và về phía Đông với Vườn Anh, về phía Bắc với Schwabing, phía Tây Bắc với Neuhausen-Nymphenburg, đỉnh Tây Nam chạm vùng Schwanthalerhöhe, và về phía Nam với Ludwigsvorstadt-Isarvorstadt. Phần phía Đông của Maxvorstadt thường bị tưởng lầm là thuộc Schwabing.
Lịch sử.
Maxvorstadt được hoạch định giữa năm 1805 và 1810 dưới thời vua Bayern Maximilian I. Joseph, và cũng được đặt theo tên ông, đây là lần đầu tiên thành phố mở rộng được họa đồ trước. Tuy nhiên phần lớn được xây sau năm 1825 dưới thời Ludwig I. với kiến trúc Tân cổ điển. Ngày nay phần lớn vẫn còn như xưa là Richard-Wagner-Straße với viện bảo tàng Cổ sinh vật học và địa chất học. Đầu tiên Ludwigstraße từ Feldherrnhalle đến Siegestor được xây trước. Ranh giới với Phố cổ là Brienner Straße. Phía Tây Ludwigstraße một mạng lưới hình chữ nhật được hình thành. Trong khu vực này gồm có công trường Wittelsbach, Karolinen và König.
Trong khu vực này có nhiều trung tâm văn hóa và nghệ thuật, cũng như nhiều viện bảo tàng và nhà sưu tầm tranh ảnh hội họa của thành phố như Alte Pinakothek và Neue Pinakothek, Städtische Galerie im Lenbachhaus, Staatliche Graphische Sammlung München, Glyptothek và Staatliche Antikensammlungen, Kunstsammlung des Herzoglichen Georgianum trong Georgianum cũng như trường cao đẳng Nghệ thuật và đại học Âm nhạc và Kịch nghệ. Pinakothek der Moderne được khai mạc vào năm 2002 và viện bảo tàng Brandhorst vào năm 2009.
Khu phố này tập trung nhiều việc làm và thêm nữa với số sinh viên trên 100.000 đưa đến việc, ban ngày số người hiện diện đông gấp 4 lần số người thật sự ở đây. Maxvorstadt với nhiều đại học cùng trường nghệ thuật là một khu vực trí thức và sinh viên tiêu biểu. Đa số là các người lứa tuổi thập niên 20 đến 30. Trẻ em dưới 15 và người già rất ít. Số nhà 1 người ở đông hơn bình thường, cũng như số dọn nhà ra và vào rất cao. 2 phần 3 số nhà được xây sau năm 1948. | 1 | null |
Trudering và Riem là các khu vực ở München, cả hai nhập thành quận 15 Trudering-Riem.
Vị trí.
Quận này bao gồm vùng đất ở phía Đông của München. Về phía Tây nó có biên giới với Berg am Laim và Bogenhausen, về phía Nam với Ramersdorf-Perlach, về phía Bắc Johanneskirchen và về phía Đông với các xã trong huyện München.
Quận này gồm có các vùng sau:
Trung tâm cũ của làng "Riem" nằm chung quanh nhà thờ St. Martin tại Martin-Empl-Ring. Trung tâm của làng "Kirchtrudering" vòng quanh nhà thờ St. Peter und Paul tại Kirchtruderinger Straße, và của "Straßtrudering" ở ngã tư giữ đường Truderinger với Bajuwarenstraße.
Cơ sở hạ tầng.
Riem.
Riem là trung tâm của các môn thể thao về ngựa ở München. Nó có một trường đua ngựa (Galopprennbahn Riem), được xây từ 1895. Ngoài ra nó còn có một sân thể thao cưỡi ngựa (Olympia Reitanlage Riem) được xây cho thế vận hội mùa hè 1972 tại München, một trường dạy cưỡi ngựa (Reitakademie München), trường dạy môn Polo (Poloschule München), Trụ sở của cơ quan cảnh sát cưỡi ngựa (Polizeireiterstaffel München).
Messestadt Riem.
Mesestadt có một công viên rất lớn được xây cho kỳ triển lãm vườn hoa liên bang (Bundesgartenschau 2005). Để lại ngoài ra còn có một hồ tắm nhân tạo Riemer See với nhiều bãi, các chỗ chơi Beachvolleyball, chỗ chơi skateboard. Ngoài ra Messestadt còn có một trung tâm mua sắm và một trung tâm văn hóa.
Lịch sử Riem.
Trong khu vực làng Riem nhiều đồ cổ được tìm thấy, có những thứ từ thế kỷ 7 TCN. Trong văn kiện chính thức Riem được nhắc tới khoảng 957/972, tuy nhiên người ta cho là ở Riem khoảng năm 700 đã có một hiệp sĩ với hầu cận của ông ta tới đây cư ngụ. Cái tên "Riema", bắt nguồn từ thế kỷ thứ 9, một số cho là có nghĩa là giây thắt lưng, bởi nguyên thủy các nông trại trong làng này được xây vòng quanh nhà thờ như một vòng thắt lưng. Đây là nhà thờ lâu đời nhất tại quận Trudering-Riem. 1183, khoảng 200 năm sau khi được nhắc tới là nhà thờ của làng, nó được ghi trong văn kiện là "St.-Martins-Kirche" Riem trong nhiều thế ký là chỗ nghỉ trọ cho xe ngựa chở hành khách tuyến đường München–Mühldorf.
Từ năm 1818 Riem là một xã độc lập, sau đó có thời gian nó thuộc xã "Dornach" (bây giờ là một phần của xã Aschheim). Từ 1895 cho tới 1897 sân đua ngựa được xây ở Riem. Tới đầu năm 1937 thì Riêm được nhập vào München.
Riem cho tới 1992 có phi trường München-Riem. Từ 1994 một phần của khu vực phi trường cũ được dùng để xây Hội chợ München mới và khu nhà ở. Chỉ có tháp phi trường và "Wappenhalle" được giữ lại làm di tích lịch sử.
Phần lớn của đất tại phi trường được xây lại thành công viên Riem với hồ Riem, mà được dùng từ cuối tháng tư cho đến đầu tháng 10 năm 2005 làm nơi triển lãm vườn hoa Liên bang.
Phát triển dân số.
Dân số gia tăng rất nhanh tại Trudering-Riem (von 35.394 invafo năm 1987 lên tới 65.000 dân cư 2012 / khoảng +86 %) do chủ yếu việc xây cất ở những vùng đất trống nhất là từ giữa thập niên 1990. Trên vùng đất của phi trường cũ hình thành khu phố Messestadt Riem với khoảng 5.500 căn nhà. | 1 | null |
Altstadt-Lehel là quận 1 của thành phố München. Nó bao gồm 2 khu phố Phố cổ và Lehel.
Vị trí.
Quận này gồm có phố cổ lịch sử và khu phố Lehel, nằm về hướng Đông Bắc của nó.
Biên giới của Phố cổ chủ yếu là vòng đai Phố cổ. Ngoại lệ là ở phía Bắc với khúc đường Galeriestraße - Brienner Straße và ở phía Đông Tây quãng đường Müllerstraße-Rumfordstraße.
Lehel có ranh giới với sông Isar ở phía Đông và với Königinstraße ở phía Tây cũng như Tivolistraße ở phía Bắc và Zweibrückenstraße ở phía Nam. Về phía Tây Nam thì vòng đai Phố cổ là biên giới với Altstadt. Cả phần phía Bắc của Museumsinsel cũng như đảo Prater thuộc về Lehel.
Khu vực.
Quận Altstadt-Lehel gồm 2 khu phố:
Bốn khu vực đầu của quận tương ứng với những khu lịch sử của Phố cổ. | 1 | null |
Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên (, Phiên âm: Choseon Rodongdang Chung-ang Wiwonhoe, ) là cơ quan quyền lực Trung ương của Đảng Lao động Triều Tiên, do Đại hội Đại biểu Đảng Lao động Triều Tiên bầu ra. Bao gồm Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Quân sự Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ủy ban Kiểm duyệt Trung ương tạo thành.
Ủy ban Trung ương Đảng đương nhiệm là Ủy ban Trung ương Đảng khóa VIII (nhiệm kỳ 2021-2026), gồm 139 ủy viên chính thức được bầu sau Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Lao động Triều Tiên lần thứ VIII hồi tháng 1/2021. Chức vụ đứng đầu Ủy ban Trung ương Đảng hiện tại là Tổng Bí thư, hiện nay là ông Kim Jong-Un, được bầu làm Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Triều Tiên tại Hội nghị Trung ương thứ 4 của Ủy ban Trung ương khóa VI tháng 4/2012, sau khi cha ông là Kim Jong-il qua đời. Ông được bầu lại làm Chủ tịch Đảng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Lao Động Triều Tiên lần thứ VII (5/2016), và sau đó tiếp tục tái đắc cử chức vụ Tổng Bí thư tại Đại hội Đảng lần thứ VIII (1/2021).
Lịch sử.
Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên được thành lập tại Đại hội lần thứ nhất khi ủy ban trung ương thứ nhất được bầu. Ủy ban bao gồm 43 ủy viên, và kể từ đó đã tăng số lượng ủy viên ở tất cả các kỳ đại hội. Từ năm 1948 đến năm 1961, trung bình 2,4 phiên họp (được gọi là hội nghị toàn thể) được tổ chức mỗi năm, tương đương với tỷ lệ tổ chức hội nghị toàn thể của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Các hội nghị toàn thể được tổ chức trong thời kỳ này thường xuyên không quá một ngày. Quyền lực của Ủy ban Trung ương không nằm ở mức độ thường xuyên (hoặc trong thời gian) họp mà nằm ở bộ máy của nó. Bộ Chính trị kiểm soát chứ không phải là Ủy ban Trung ương, bộ máy này là chính phủ trên danh nghĩa của Triều Tiên dưới thời Kim Nhật Thành. Ủy ban Trung ương không được triệu tập họp toàn thể từ năm 1993 đến năm 2010.
Khoảng thời gian 37 năm giữa Đại hội VI và Đại hội VII. Ủy ban Trung ương và bộ máy của nó đã bị suy yếu rất nhiều dưới thời Kim Jong-il, với một số chức vụ vẫn chưa được sắp xếp. Bắt đầu từ năm 2005, ông thực hiện một số bước để phục hồi đảng, bổ nhiệm các quan chức cấp cao vào các chức vụ mới. Pak Nam Gi được bổ nhiệm làm Trưởng ban Ban Kế hoạch và Tài chính Trung ương Đảng, và Jang Song-thaek được bổ nhiệm làm Trưởng ban Ban Hành chính Trung ương Đảng. Giám sát tất cả các vấn đề an ninh, Jang gián tiếp được phục hồi nhiệm vụ và trách nhiệm của mình với chức vụ là Trưởng ban Ban Tổ chức và Chỉ đạo Trung ương Đảng. Hội nghị Đại biểu toàn quốc lần thứ 3 (tổ chức vào tháng 9/2010) đã đổi mới cơ cấu thành phần của Ủy ban Trung ương Đảng; tuy nhiên, quyền hạn cho nó một nhiệm kỳ mới do Đại hội đảng nắm giữ.
Chức năng.
Ủy ban Trung ương Đảng được bầu tại Đại hội Đảng. Sau đó tại kỳ họp đầu tiên Ủy ban Trung ương bầu Bộ Chính trị và Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị. Cũng tổ chức bầu lên Ủy ban Quân sự Trung ương, Ban Kiểm tra Trung ương, Ban Bí thư Trung ương. Nhiều cơ quan Đảng cũng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Trung ương như bổ nhiệm Tổng biên tập báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên.
Không giống như các Đảng Cộng sản khác, Tổng Bí thư Đảng Lao động Triều Tiên do Đại hội Đảng bầu ra chứ không thông qua Ủy ban Trung ương.
Là cơ quan quyền lực tối cao và quan trọng trong thời kỳ Kim Il-sung, tổ chức các phiên họp thường xuyên và đưa ra các quyết định quan trọng (Kim Jong-il được chỉ định là người kế nhiệm Kim Il-sung tại Hội nghị toàn thể lần thứ 8 của Ủy ban Trung ương khóa V tháng 2 năm 1974), và bị mất dần quyền lực tối cao dưới thời Kim Jong-il, quyền lực tối cao chuyển sang Ủy ban Quốc phòng là một phần trong chính sách Tiên quân (Songun) của Kim Jong-Il. Trong khoảng thời gian từ 1993-2010 Ủy ban Trung ương gần như không có thực quyền, mọi quyền lực nằm trong tay Ban Thường vụ Bộ Chính trị, sau khi Kim Jong-Il qua đời Ủy ban gần như bị vô hiệu hóa.
Trong tháng 3 năm 2013, hai năm kể từ phiên họp cuối cùng, một phiên họp toàn thể của Ủy ban Trung ương Đảng đã được triệu tập trước khi Hội đồng Nhân dân Tối cao họp.
Quy định.
Bầu cử và bổ nhiệm.
Điều lệ Đảng quy định quy mô của ủy ban trung ương do Đoàn chủ tịch đại hội quyết định. Hội nghị toàn thể của Ủy ban Trung ương được trao quyền để đổi mới đội ngũ nếu "cần thiết". Các ứng cử viên có thể được đề cử bởi các tỉnh ủy, nhưng Trung ương chỉ thông qua danh sách từ Ban Tổ chức và Chỉ đạo Trung ương Đảng.
Hội nghị toàn thể.
Giữa các kỳ đại hội đảng và hội nghị Đại biểu toàn quốc, Ủy ban Trung ương Đảng là cơ quan Đảng Lao động Triều Tiên cao nhất. Nó không phải là một cơ quan thường trực và, theo Điều lệ Đảng Lao động Triều Tiên, sẽ triệu tập ít nhất mỗi năm một lần. Bộ Chính trị triệu tập Ủy ban Trung ương Đảng để họp toàn thể. Theo Điều lệ Đảng Lao động Triều Tiên, một hội nghị toàn thể sẽ bao gồm thảo luận và quyết định "các vấn đề quan trọng của đảng" và được trao quyền để bầu Ban Thường vụ Bộ Chính trị và Bộ Chính trị, Ban Chính vụ, Quân ủy Trung ương, Ủy ban Kiểm tra, các Phó Chủ tịch Đảng, Trưởng các ban Trung ương Đảng và các chức danh cấp tỉnh. Trươc đây được trao quyền để bầu ra lãnh đạo của đảng. Ủy ban Trung ương Đảng có thể bầu các ủy viên dự khuyết, không có quyền biểu quyết lên ủy viên chính thức và chỉ định các thành viên có quyền biểu quyết và không biểu quyết mới vào Ủy ban Trung ương Đảng tại các hội nghị toàn thể.
Cơ cấu hiện nay.
Bộ Chính trị.
Bộ Chính trị, trước năm 1980 là Ủy ban Chính trị Trung ương, là cơ quan quyết định chính của Đảng Lao động Triều Tiên cho đến khi thành lập Ban Thường vụ. Bộ Chính trị gồm có ủy viên chính thức (có quyền biểu quyết) và ủy viên dự khuyết (không có quyền biểu quyết), và là cơ quan ra quyết định cao nhất của Đảng Lao động Triều Tiên khi triệu tập các cuộc họp. Cho đến Hội nghị đại biểu toàn quốc lần thứ 3, Bộ Chính trị đã được Ủy ban Trung ương bầu ngay sau một kỳ đại hội. Mặc dù điều lệ đảng quy định rằng Bộ Chính trị họp ít nhất mỗi tháng một lần, nhưng có rất ít bằng chứng cho thấy điều này thực sự xảy ra. Các ủy viên Bộ Chính trị có thể kiêm nhiệm trong các ủy ban của đảng hoặc nhà nước, chính phủ hoặc bộ máy của Ủy ban Trung ương.
Bằng chứng cho thấy rằng Bộ Chính trị hoạt động giống như Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô dưới thời Stalin, với các thành viên Bộ Chính trị đóng vai trò là nhân viên cá nhân của lãnh đạo đảng hơn là các nhà hoạch định chính sách. Điều này không phải luôn luôn như vậy; trước khi Kim Nhật Thành thanh trừng phe đối lập, Bộ Chính trị là cơ quan ra quyết định, nơi những khác biệt về chính sách được thảo luận. Kể từ khi Kim Nhật Thành củng cố quyền lực, Bộ Chính trị đã biến thành một cơ quan phê chuẩn. Các thành viên hàng đầu đã biến mất mà không có lời giải thích; trường hợp cuối cùng là Kim Tong-gyu, người mất tích vào năm 1977. Các thành viên Bộ Chính trị dưới thời Kim Il-sung và Kim Jong-il thiếu cơ sở quyền lực vững chắc và phụ thuộc vào lãnh đạo đảng cho vị trí của họ.
Ban Thường vụ.
Ban Thường vụ Bộ Chính trị được thành lập tại Đại hội VI năm 1980, là cơ quan quyết định cao nhất trong Đảng Lao động Triều Tiên khi Bộ Chính trị và Ủy ban Trung ương Đảng không họp. Với cái chết của O Jin-u vào năm 1995, Kim Jong-il vẫn là thành viên duy nhất của Ban Thường vụ còn sống; bốn người khác (Kim Il-sung, Kim Il, O Jin-u và Ri Jong-ok) mất khi tại nhiệm. Giữa cái chết của O Jin-u và Hội nghị đại biểu toàn quốc lần thứ 3, không có báo cáo nào chỉ ra rằng Kim Jong-il hoặc ban lãnh đạo trung ương đảng đang có ý định thay đổi thành phần của Ban Thường vụ.
Ban Bí thư.
Ban Bí thư được Ủy ban Trung ương Đảng giao nhiệm vụ điều hành và quản lý, đặc biệt là hoạt động các cơ quan Trung ương. Ban Bí thư được tạo thành bởi Bí thư thứ nhất Đảng cùng với các Bí thư khác của Trung ương. Mỗi Bí thư có trách nhiệm trên các lĩnh vực như ngoại giao, giáo dục,và bị chồng chéo bởi các Ban ngành, mặc dù Bí thư có thể kiêm nhiệm chức vụ khác.
Trong giai đoạn từ 2016-2021, Ban Bí thư được đổi tên thành Ban Chính vụ. Sau Đại hội Đảng lần thứ 8 (1/2021), đổi tên lại thành Ban Bí thư.
Quân ủy Trung ương.
Quân ủy Trung ương được thành lập năm 1962 theo quyết định của Hội nghị toàn thể lần thứ 5 Ủy ban Trung ương Đảng khóa 4. Bản sửa đổi năm 1982 đối với điều lệ Đảng Lao động Triều Tiên được cho là đã làm cho Quân ủy Trung ương bình đẳng với Ủy ban Trung ương, cho phép (trong số những thứ khác) bầu ra lãnh đạo Đảng Lao động Triều Tiên. Mặc dù vậy, một số nhà quan sát cho rằng tại Hội nghị lần thứ 3, Quân ủy Trung ương lại phải chịu trách nhiệm trước Ủy ban Trung ương. Theo Điều 27 của điều lệ Đảng, Quân ủy Trung ương là cơ quan đảng cao nhất trong các vấn đề quân sự và lãnh đạo Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA). Chịu trách nhiệm về các chính sách phát triển và mua sắm vũ khí và trang bị của quân đội. Tổng Bí thư Đảng Lao động Triều Tiên đồng thời là Chủ tịch Quân ủy Trung ương.
Ủy ban Kiếm tra Trung ương.
Ủy ban Kiểm soát, trước đây là Ban Kiểm tra, được bầu bởi Trung ương Đảng tại hội nghị toàn thể lần thứ nhất sau mỗi kỳ đại hội đảng. Có trách nhiệm chỉnh đốn đảng viên và giải quyết các vấn đề kỷ luật liên quan đến đảng viên. Đối tượng điều tra từ hối lộ đến các hoạt động chống đảng, phản cách mạng, nhìn chung bao gồm tất cả các hành vi vi phạm điều lệ đảng. Các tổ chức đảng cấp dưới (ví dụ: ở cấp tỉnh hoặc cấp quận) và các thành viên cá nhân có thể khiếu nại trực tiếp lên ủy ban. Nó được sát nhập với Ủy ban Kiểm toán Trung ương vào ngày 10 tháng 1 năm 2021 và thành Ủy ban Kiểm tra Trung ương mới.
Ủy viên Trung ương Đảng.
Gồm có 124 Ủy viên và 106 Ủy viên dự khuyết.
Cơ quan Trung ương.
Thẩm quyền của Ủy ban Trung ương được thông qua 15 cơ quan có nhiệm vụ khác nhau.Trưởng ban thường là Ủy viên Trung ương (Bộ Chính trị
hoặc Bí thư Trung ương).
Trưởng ban hiện tại bao gồm: Kim Ki-nam (Tuyên truyền và cổ động), Kim Yong-il (Các vấn đề Quốc tế), Ri Yong-su (Tổ chức lao động), Kim Pyong-hae (cán bộ), Tae Jong-su (Tổng hợp), Kim Yang-gon (Mặt trận), Ju Kyu-chang (Máy Xây dựng), Paek Kye-ryong (Công nghiệp nhẹ), O Il-jong (quân sự ngoại giao), Kim Jong-im (Lịch sử Đảng), Chae-Hui jong (Lưu trữ), Choe Hui-jong (Khoa học Giáo dục), Kim Yong-chun (Dân sự Quốc phòng), Kwak Pom-gi (Tài chính và Kế hoạch), Han Kwang-sang (Tài chính Kế toán) và Yun U-chol (Rodong Sinmun). | 1 | null |
Môn bóng rổ tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2013 diễn ra từ ngày 8–16 tháng Mười hai. Cả hai nội dung nam và nữ đều diễn ra tại sân vận độn trong nhà Zayar Thiri ở Naypyidaw, Myanmar.
Cả hai nội dung nam và nữ đều thi đấu theo thể thức vòng tròn một lượt; đội tuyển có thành tích tốt nhất sẽ dành huy chương vàng. | 1 | null |
Bạc(I) fluoride (AgF) là một hợp chất của bạc và flo. Nó là một chất rắn màu vàng nâu (như màu gừng), nhiệt độ nóng chảy ở 435 ℃, và chuyển màu đen khi tiếp xúc với không khí ẩm. Không giống như các muối halogen khác của bạc như bạc chloride, nó có thể hòa tan trong nước đến 1,8kg/L ở nhiệt độ 15,5 °C, và thậm chí còn có khả năng hòa tan trong acetonitrile. AgF được tạo thành từ phản ứng giữa bạc(I) cacbonat (Ag2CO3), bạc(I/III) oxit (AgO) hoặc bạc(I) oxit (Ag2O) với axit flohydric:
Hay:
Hoặc:
Sử dụng.
Do tính nhạy với tia cực tím nên AgF được sử dụng để phủ lên các loại phim màu đặc biệt.
Việc sử dụng AgF rất nguy hiểm, vì nó có thể phản ứng với nhiều chất, ví dụ silic, titan và calci hydride gây tỏa nhiệt cao. Thậm chí, trong trường hợp tiếp xúc với bo và natri còn có nguy cơ gây nổ. Hơn nữa, nó ăn mòn da, mắt hoặc khi hít vào phổi.
Hợp chất khác.
AgF còn tạo một số hợp chất với NH3, như AgF·2NH3·2H2O (CAS#: 34445-07-3) là tinh thể màu trắng dễ hút ẩm, có tính nổ cao. Nó còn được viết tắt là SDF và thường được sử dụng trong nha khoa; cụ thể hơn, nó được sử dụng như là một loại thuốc để chữa trị và ngăn ngừa sâu răng. | 1 | null |
Heroes (Hangul:영웅호걸, Hanja:英雄豪傑) là chương trình truyền hình thực tế Hàn Quốc; là một phần của chuỗi "Good Sunday" của SBS, cùng với chương trình "Running Man". Nó được xếp vào "chương trình được tìm kiếm nhiều nhất", nơi mà các nữ nghệ sĩ nổi tiếng cạnh tranh để họ trở nên gần gũi với người dân hơn. Tập đầu tiên được phát sóng vào 18 tháng 7 năm 2010 và kết thúc vào 1 tháng 5 năm 2011 với tổng cộng 40 tập. Họ phải hoàn thành nhiệm vụ nhất định cho các tập và người chiến thắng sẽ nhận được phần thưởng, những người còn lại phải làm bữa tối cho họ, họ được tắm nước nóng và ngủ trên giường, v.v... | 1 | null |
Động vật thân nhớt (danh pháp khoa học: Myxozoa, từ tiếng Hy Lạp: μύξα "myxa" nghĩa là "nhớt" hoặc "nhầy" + nguyên âm chủ tố o + ζῷον "zoon" nghĩa là "động vật") là một nhóm động vật ký sinh sống trong môi trường nước. Có hơn 2.180 loài đã được miêu tả và một số tác giả ước tính ít nhất đến 30.000 loài chưa được phát hiện. Nhiều loài có vòng đời sống trên hai vật chủ, liên quan đến cá và giun đốt hoặc động vật hình rêu. Kích thước trung bình của bào tử Myxosporea thường từ 10 μm đến 20 μm trong khi kích thước trung bình của bào tử Malacosporea có thể lên đến 2 mm. Nhiễm trùng xảy ra thông qua các bào tử có mảnh vỏ.
Phát sinh chủng loài.
Myxozoa ban đầu được xem là động vật nguyên sinh (protozoa), và được xếp vào trong các nhóm không di động khác trong nhóm Sporozoa. Vì đặc điểm tự nhiên riêng biệt của nó rất rõ ràng với 18S ribosom DNA (rDNA), do đó chúng được xếp trở lại trong nhóm Metazoa. Các phân loại sau đó tiếp tục mâu thuẫn do các bằng chứng không khớp nhau: mặc dù 18S rDNA thì cho thấy mối quan hệ với Cnidaria, rDNA khác cũng được lấy mẫu, và các gen HOX của hai loài, là tương đồng hơn với Bilateria.
Sự phát hiện ra "Buddenbrockia plumatellae", một loài ký sinh giống như giun trên các động vật hình rêu, dài tới 2 mm, là động vật thân nhớt, ban đầu dường như củng cố quan điểm về nguồn gốc đối xứng hai bên (nghĩa là Bilateria), do sơ đồ thân là rất giống với giun. Tuy nhiên, kiểm tra gần hơn cho thấy sự đối xứng theo chiều dọc của "Buddenbrockia" không là hai bên mà là bốn bên, gieo nghi ngờ vào giả thuyết này.
Thử nghiệm sâu hơn đã giải quyết câu hỏi hóc búa về di truyền bằng cách truy nguồn ba gen HOX khác biệt đã được nhận dạng trước đó ("Myx1-3") là của loài động vật hình rêu "Cristatella mucedo" và gen thứ tư ("Myx4") là của cá chó phương bắc ("Esox lucius"), các vật chủ tương ứng của hai mẫu Myxozoa tương ứng. Điều này giải thích cho sự nhầm lẫn: các thí nghiệm ban đầu đã sử dụng các mẫu bị ô nhiễm mô của sinh vật chủ, dẫn đến dương tính giả cho một vị trí trong Bilateria. Việc nhân bản cẩn thận hơn của 50 gen mã hóa từ "Buddenbrockia" đã thiết lập vững chắc nhóm này là các thành viên bị biến đổi mạnh của ngành Cnidaria, với sứa (Medusozoa) là họ hàng gần nhất của chúng. Những điểm tương đồng giữa các nang ở cực của Myxozoa và thích ti nang của Cnidaria đã được rút ra từ lâu, nhưng thường được coi là kết quả của tiến hóa hội tụ.
Các nhà phân loại học hiện nay công nhận phân nhóm đã lỗi thời Actinosporea như là một giai đoạn trong vòng đời của Myxosporea.
Đồng hồ phân tử gợi ý rằng Myxozoa và họ hàng gần nhất của chúng, Polypodiozoa, có chung tổ tiên chung gần nhất với Medusozoa khoảng 600 triệu năm trước, trong kỷ Ediacara.
Phân loại.
Dường như rõ ràng rằng Myxozoa thuộc về ngành Cnidaria, mặc dù chúng có nhiều khác biệt. Vì lý do này, phân loại của Mixozoa đã trải qua các thay đổi lớn và quan trọng trong các bậc phân loại chi, họ và phân bộ. Vì thế, một phân loại mới trong ngành Cnidaria đã được đề xuất với sửa đổi phân loại dựa theo bào tử tới cấp chi. Dưới đây liệt kê phân loại tới cấp họ. | 1 | null |
Lãnh thổ Michigan (tiếng Anh: "Territory of Michigan" hay "Michigan Territory") từng là một lãnh thổ hợp nhất có tổ chức của Hoa Kỳ, tồn tại từ ngày 30 tháng 6 năm 1805 cho đến 26 tháng 1 năm 1837 khi một phần của lãnh thổ được phép gia nhập liên bang để trở thành tiểu bang Michigan. Detroit là thủ phủ của lãnh thổ.
Lịch sử và chính quyền.
Những nhà thám hiểm châu Âu xưa nhất từng đặt chân đến Michigan đã xem nó gần như là một địa điểm để kiểm soát việc mua bán da thú. Các lực lượng quân sự nhỏ, các nhóm truyền giáo Jesuit cho các bộ lạc người bản địa Mỹ và các khu định cư hẻo lánh của các thợ đánh bẫy thú và thương buôn là những người dân cư ngụ tại khu vực mà sau đó trở thành Lãnh thổ Michigan.
Chính quyền xa xưa tại Michigan.
Sau khi người châu Âu đến đây, khu vực này đầu tiên nằm dưới sự kiểm soát của người Pháp và sau đó là người Anh. Nhóm truyền giáo Jesuit đầu tiên vào năm 1668 tại Sault Saint Marie đã cho thiết lập các trạm truyền giáo xa hơn tại St. Ignace và Detroit. Khi khu vực này là một phần đất của Tân Pháp, khu vực thượng Ngũ Đại Hồ trước hết đã được cai quản từ Michilimackinac, sau đó là Detroit. Đây thực sự là một chế độ quân sự dưới quyền của toàn quyền ở Québec. Vai trò của chính quyền quân sự là cung cấp nhu yếu cho các nhà buôn bán da thú và ngăn cản việc định cư tại khu vực này. Sau khi người Pháp đầu hàng tại Montreal vào năm 1760, quân Anh dưới quyền của Robert Rogers chiếm đóng Detroit và các trạm phụ thuộc của nó. Năm 1763, Cuộc nổi dậy Pontiac đã làm cho quân trại Michilimackinac rơi vào tay các bộ lạc miền bắc và quân trại Detroit bị bao vây một thời gian dài. Cuộc bao vây bị giải tỏa năm 1764, và khu vực này được phó thống đốc người Anh có bản doanh tại Detroit cai quản không lâu ngay sau đó.
Vì Đạo luật Quebec năm 1774 nên Michigan và khu vực ngày nay là Tây Ontario được cai quản trong suốt cuộc Cách mạng Mỹ. Trong những năm sau đó, Michigan cùng với Địa khu Hesse (được tổ chức năm 1784) là một phần của Tỉnh Quebec. Tỉnh Quebec được chia thành Hạ Canada (ngày nay là tỉnh Quebec) và Thượng Canada (nay là Ontario) năm 1791, và các địa khu của Thượng Canada được đổi tên năm sau đó với khu vực Detroit được đặt tên là Địa khu Tây.
Sau Chiến tranh Cách mạng Mỹ, một số tiểu bang đã tranh nhau tuyên bố chủ quyền đối với vùng đất này. Năm 1779, Virginia thành lập Quận Illinois với ranh giới bao trùm toàn bộ phần đất nằm ở phía đông sông Mississippi, phía bắc sông Ohio và phía tây Dãy núi Appalachia. New York, Connecticut, và Massachusetts cũng tuyên bố chủ quyền các phần đất mà ngày sau này trở thành Lãnh thổ Michigan. Tuy nhiên tất cả đều có ít khả năng thực thi tuyên bố chủ quyền của họ vì người Anh kiểm soát khu vực Ngũ Đại Hồ và sự thù nghịch của người bản địa Mỹ.
Tuy Hiệp định Paris năm 1783 cho phép Hoa Kỳ tuyên bố chủ quyền đối với khu vực mà ngày nay là Michigan nhưng chính sách của người Anh là nắm lại Detroit và các khu vực phụ thuộc của nó bằng mọi giá. Năm 1784, Baron von Steuben được Quốc hội Hợp bang phái đi Canada để thương thuyết về vấn đề Detroit và Ngũ Đại Hồ nhưng phó thống đốc Frederick Haldimand từ chối cấp thông hành, và các cuộc thương thuyết bị sụp đổ trước khi chúng bắt đầu.
Virginia rút bỏ tuyên bố chủ quyền đối với các khu vực nằm ở phía bắc và phía tây sông Ohio, có hiệu lực vào ngày 1 tháng 3 năm 1784. Đây là sự kiện trùng hợp vì đó là ngày Ủy ban Quốc hội Hợp bang, do Thomas Jefferson làm chủ tọa từ tháng 10 năm trước, báo cáo về những gì tìm thấy đối với các khu vực đất phía tây. Những lời đề nghị của Jefferson trở thành căn bản cho Sắc lệnh 1784 nhằm thiết lập các tiểu bang mới có quyền ngang bằng với các tiểu bang sáng lập tại lãnh thổ này. Sắc lệnh còn nói rằng các tiểu bang này sẽ mãi mãi là một phần của Hoa Kỳ và chính quyền của chúng sẽ là chính thể cộng hòa. Sắc lệnh Đất đai 1785 đi xa hơn qua việc thiết lập ra một tiến trình để mua bán đất trong lãnh thổ mới nhưng sông Ohio vẫn là một ranh giới có hiệu lực giữa Hoa Kỳ và các bộ lạc miền bắc trong vài năm nữa.
Các tiểu bang khác có tuyên bố chủ quyền tại Tây Bắc dần dần theo gương của Virginia. Năm 1787, Quốc hội Lục địa thông qua Sắc lệnh Tây Bắc để thành lập Lãnh thổ Tây Bắc. Khu định cư đầu tiên dưới Sắc lệnh Tây Bắc là tại Marietta vào năm 1788.
Vùng đất mà sau đó trở thành Lãnh thổ Michigan ban đầu là lãnh thổ chưa tổ chức và nằm dưới quyền cai trị của người Anh cho đến năm 1796. Quận Knox được thành lập ngày 20 tháng 6 năm 1790 với các ranh giới bao trùm phân nửa phía tây của Bán đảo Hạ Michigan và gần như một phần ba nằm giữa của Bán đảo Thượng Michigan. Năm 1792, ranh giới của Quận Hamilton được kéo dài bao trùm phần phía đông của Michigan, không tính phần nằm trong Quận Knox.
Tuyên bố chủ quyền của người Mỹ đối với vùng đất Michigan coi như tuyệt vọng vì người Anh từ chối di tản khỏi các quân trại tại Detroit, Mackinac và các nơi khác. Người Anh ủng hộ ngấm ngần cho các bộ lạc Tây Bắc trong thời gian Chiến tranh Bản địa Tây Bắc là vì họ muốn giữ Detroit lọt khỏi tầm tay của người Mỹ. Tuy nhiên vị thế của người Anh và đồng minh của họ tại Tây Bắc lung lay sau Hiệp định Jay và Trận Fallen Timbers năm 1794. Sau các cuộc thương thuyết, người Anh di tản khỏi Detroit ngày 11 tháng 7 năm 1796. Hoa Kỳ cuối cùng cũng thiết lập được sự hiện diện của mình tại Michigan.
Những bước đầu thiết lập nền cai trị của Mỹ.
Qua tuyên ngôn của quyền thống đốc và đồng thời là trưởng lãnh thổ vụ Winthrop Sargent, Quận Wayne đầu tiên được thành lập vào ngày 15 tháng 8 năm 1796 từ hai quận Knox và Hamilton, và bao trùm phần lớn khu vực mà sau này trở thành Lãnh thổ Michigan cũng như các phần đất mà ngày nay là tiểu bang Ohio và tiểu bang Indiana.
Năm 1800, phân nửa phía tây Bán đảo Hạ và phần lớn Bán đảo Thượng được nhập vào Lãnh thổ Indiana khi lãnh thổ này được thành lập tách biệt khỏi Lãnh thổ Tây Bắc. Quận Wayne vì thế bị thu nhỏ, còn lại chỉ hai bán đảo, và tiếp tục nằm dưới chính quyền Lãnh thổ Tây Bắc. Quận St. Clair, một quận khác của Lãnh thổ Indiana, cũng được mở rộng vào thời điểm này, bao gồm phần phía tây của Bán đảo Thượng và một dải đất nhỏ của Bán đảo Hạ nằm dọc theo bờ hồ Michigan.
Khi Ohio được phép trở thành tiểu bang vào đầu năm 1803, phân nửa phía tây của Michigan được nhập vào Lãnh thổ Indiana. Một trong những đạo luật đầu tiên thời đó của chính quyền Indiana dưới quyền của thống đốc William Henry Harrison là tái tổ chức Quận Wayne theo luật Indiana qua việc đưa thêm đất từ hai quận Knox và St. Clair vào Quận Wayne. Quận đầu tiên của Michigan bao trùm tất cả Bán đảo Hạ và phần lớn Bán đảo Thượng cũng như các phần đất có lưu vực là Hồ Michigan của các tiểu bang ngày nay là Illinois, Indiana, và Wisconsin.
Trong nhiều khía cạnh, sự thay đổi từ chính quyền Lãnh thổ Tây Bắc sang chính quyền Lãnh thổ Indiana có chút ít ảnh hưởng đối với các công việc điều hành có giới hạn của Quận Wayne. Tuy nhiên việc tiếp vận của chính quyền gặp trở ngại vì thư từ đi giữa Detroit và thủ phủ tại Vincennes phải bị đổi đường tại một điểm qua ngã Warren nằm trong đông bắc Ohio. Yếu tố quyết định có lẽ đã xảy ra khi thống đốc Harrison kêu gọi một cuộc bầu cử vào ngày 11 tháng 9 năm 1804, nhằm quyết định liệu Lãnh thổ Indiana (vào thời điểm đó có trách nhiệm không chỉ các khu định cư tại Michigan, Wisconsin và Illinois mà còn có cả Địa khu Louisiana vừa mới thu được) có nên tiếp tục hướng đến giai đoạn hai của chính quyền lãnh thổ. Tuy nhiên lời kêu gọi bầu cử đã không đến được Detroit cho đến khi ngày bầu cử đã qua, và những người định cư Michigan đã thỉnh cầu Quốc hội Hoa Kỳ vào tháng 12 năm 1804 cho phép Quận Wayne được tách ra thành một lãnh thổ độc lập.
Tổ chức.
Lãnh thổ Michigan được thành lập theo một đạo luật của Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 1 năm 1805 và có hiệu lực vào ngày 30 tháng 6 năm đó. Đạo luật xác định lãnh thổ này là "tất cả phần đất thuộc Lãnh thổ Indiana nằm ở phía bắc một đường vạch được vẽ về phía đông từ khúc cong về phía nam của Hồ Michigan cho đến khi nó giao cắt với Hồ Erie, và ở phía đông của một đường vạch được vẽ từ khúc cong về phía nam như đã nói đi qua điểm giữa của hồ vừa nói đến điểm cực bắc của hồ, và từ đó đi về phía bắc đến biên giới phía bắc của Hoa Kỳ". Có một biển dấu lịch sử được đặt trong một công viên bên đường, cách Naubinway khoảng ba dặm Anh về phía đông, ở tọa độ , lưu dấu điểm cận bắc nhất của Hồ Michigan. Điểm này nằm cách công viên khoảng 1 dặm Anh về phía tây.
Thống đốc đầu tiên của lãnh thổ, William Hull bỏ Quận Wayne và thành lập các địa khu mới nhưng chỉ tồn tại ngắn hạn. Lewis Cass trở thành thống đốc năm 1813 và lập tức quay ngược các công việc của Hull và tái lập Quận Wayne lần thứ ba, bao gồm tất cả đất đai trong Lãnh thổ Michigan mà trước đó từng được người bản địa Mỹ nhượng lại theo Hiệp định Detroit.
Trong thời Chiến tranh 1812, sau khi tướng Isaac Brock chiếm được Detroit vào ngày 16 tháng 8 năm 1812, Lãnh thổ Michigan ít nhất về mặt chính danh là một phần của tỉnh Thượng Canada. Ngày 24 tháng 8, đại tá Henry Proctor tuyên bố tiếp tục duy trì chính quyền dân sự theo luật hiện hành với Proctor làm quyền thống đốc và thẩm phán trưởng Augustus B. Woodward làm quyền trưởng lãnh thổ vụ. Ngày 4 tháng 2 năm 1813, Proctor đình chỉ chính quyền dân sự và áp đặt thiết quân luật.
Khi Indiana (1816) và Illinois (1818) gia nhập liên bang để trở thành hai tiểu bang thì phần đất còn lại của chúng được nhập vào Lãnh thổ Michigan. Một khu vực bằng 30 xã cũng được chuyển từ Lãnh thổ Michigan sang cho Indiana để giúp cho tiểu bang này có lối vào Hồ Michigan. Chẳng bao lâu sau đó, chính phủ liên bang bắt đầu ký kết các hiệp định với các bộ lạc người bản địa Mỹ và thu tóm đất đai của họ.
Năm 1824, Lãnh thổ Michigan chuyển dần sang cấp độ hai về địa vị lãnh thổ, và quyền lực của chính quyền được chuyển từ tay thống đốc và một số thẩm phán sang cho người dân. Dân chúng bầu 18 đại biểu vào Hội đồng Lập pháp trong đó 9 đại biểu được tổng thống Hoa Kỳ chấp nhận. Hội đồng bắt đầu nhóm họp phiên đầu tiên vào ngày 7 tháng 6 năm 1824. Hội đồng này được mở rộng từ 9 lên 13 thành viên vào năm 1825 (13 người được tổng thống Hoa Kỳ chấp thuận trong số 26 người được dân chúng bầu).
Kênh đào Erie thông thuyền năm 1825, cho phép người định cư đi từ Tân Anh và New York để đến Michigan bằng đường thủy qua ngã Albany và Buffalo.
Năm 1834, tất cả đất đai thuộc Cấu địa Louisiana mà chưa được phân chia và nằm về phía đông sông Missouri (những vùng đất hiện nay là Nam và Bắc Dakotas, Iowa và phân nửa phía tây của Minnesota) được nhập vào Lãnh thổ Michigan. Như vậy đến thời điểm này, Lãnh thổ Michigan bao gồm những phần đất mà hiện nay là các tiểu bang Michigan, Wisconsin, Iowa, Minnesota và một phần lớn của hai tiểu bang Nam và Bắc Dakotas.
Trong khi đó vào năm 1835, Chiến tranh Toledo xảy ra giữa Michigan và Ohio vì Lãnh thổ Michigan muốn giữ Dải đất Toledo đang tranh chấp. Cuối dùng Michigan chịu từ bỏ Dải đất Toledo để đổi lấy phần phía tây của Bán đảo Thượng Michigan.
Chế độ nô lệ bị cấm trong lãnh thổ chiếu theo Sắc lệnh Tây Bắc nhưng người Anh và các cư dân Pháp được phép giữ nô lệ mà họ đã sở hữu vào lúc lãnh thổ trở thành vùng đất có tổ chức chính quyền. Hồ sơ điều tra dân số cho thấy số người nô lệ trong lãnh thổ là 24 vào năm 1810 và 32 vào năm 1830.
Ngày 3 tháng 7 năm 1836, để chuẩn bị cho Michigan thành tiểu bang, Lãnh thổ Wisconsin được tổ chức tách ra từ Lãnh thổ Michigan. Lãnh thổ mới này bao trùm các tiểu bang hiện nay là Wisconsin, Minnesota, Iowa và phần phía đông của Nam và Bắc Dakota. Michigan trở thành một tiểu bang Hoa Kỳ vào ngày 26 tháng 1 năm 1837, và bao gồm Bán đảo Thượng kéo dài về phía tây đến sông Montreal. Đây là một phần trong giải pháp chấm dứt cuộc xung đột về Dải đất Toledo, từng khiến cho Michigan bị Quốc hội Hoa Kỳ trì hoãn cho phép trở thành tiểu bang trong vài năm. Detroit vẫn là thủ phủ cho đến ngày 17 tháng 3 năm 1847 khi Lansing được chọn thay thế. Dân số của Michigan vào thời điểm trở thành tiểu bang được ước tính có khoảng 200.000, khá xa ngưỡng bắt buộc 60.000 tối thiểu để trở thành tiểu bang như được ghi trong Sắc lệnh Tây Bắc.
Thu phục lãnh thổ.
Khu vực mà trở thành Lãnh thổ Michigan trước đó từng là lãnh thổ của Anh, được nhượng lại cho Hoa Kỳ vào năm 1783. Tuy nhiên người bản địa Mỹ trong khu vực này chưa từng nhượng lại quyền kiểm soát cho cả người Anh hay người Mỹ phần lớn vùng lãnh thổ này tính đến năm 1783. Phần lớn lãnh thổ thu được là qua sự nhượng lại hoặc ép buộc. Những người sinh sống trong Michigan trước khi có các khu định cư Mỹ là các bộ lạc Ottawa, Potawatomi, Ojibwa và Wyandot. Các hiệp định nhường đất đã được ký kết giữa năm 1795 (Hiệp định Greenville) và 1842 (Hiệp định La Pointe). Các hiệp định nổi bật khác là hiệp định của Thống đốc Hull năm 1808, Hiệp định Saginaw năm 1819, hai hiệp định Chicago (1821, 1833), Mục vụ Carey năm 1828 và Hiệp định Washington năm 1836 và một hiệp định sau nữa vào ngày 4 tháng 1 năm 1837.
Phân cấp hành chính lãnh thổ.
Quận Wayne, Michigan ban đầu là một phần của Lãnh thổ Tây Bắc rộng lớn. Diện tích của quận này dần dần bị cắt xén thành như hiện nay sau khi một số vùng đất bị tách ra khỏi quận: Monroe bị tách ra vào năm 1817, Michilimackinac (sau đó được gọi là Mackinac) và Macomb bị tách ra vào năm 1818, St. Clair và St. Joseph bị tách ra vào năm 1820 và Washtenaw bị tách ra vào năm 1822. Xã đầu tiên được tổ chức là Detroit thuộc Quận Wayne vào năm 1802.
Cũng được tổ chức vào năm 1818 là hai quận còn tồn tại đến ngày nay trong tiểu bang Wisconsin. Quận Crawford được thành lập để trông coi các khu định cư trên thượng nguồn sông Mississippi với quận lỵ được đặt tại Prairie du Chien, Wisconsin trong khi đó Quận Brown đóng vai trò tương tự cho các khu định cư quanh Green Bay. Hai quận này trở thành một phần của Lãnh thổ Wisconsin vào năm 1836.
Quận Oakland, Michigan được lập năm 1819 và qua thời gian bị phân chia thành toàn bộ hay một phần của các quận Genesee, Lapeer, Sanilac, Shiawassee và Saginaw. Quận Saginaw lại bị tách thành 8 quận riêng biệt. Ba trong số (Isabella, Arenac và Midland) được thành lập trong thời kỳ là lãnh thổ.
Quận Lenawee được lập năm 1822 từ đất đai của người bản địa Mỹ trước đó, và Quận Hillsdale được tách ra từ Quận Lenawee vào năm 1829. Các phần đất khác của Quận Lenawee bị biến thành các quận Cass và Berrien. Quận Branch cũng được hình thành toàn phần từ đất của Lãnh thổ Michigan năm 1829.
Quận Chippewa được lập từ Quận Michilimackinac năm 1826.
Quận Kalamazoo, Michigan, được lập vào năm 1829 từ Quận St. Joseph, từng là một khu vực đất có ảnh hưởng lớn nằm trong Tây Michigan và được phân chia thành nhiều quận khác: Allegan, Barry, Calhoun, Eaton, Ionia, Montcalm, Kent, Ottawa và Clinton (một số được thành lập thời là lãnh thổ, một số khác bị tách ra sau này).
Quận Jackson và Ingham được lập năm 1829 từ Quận Washtenaw; Quận Isabella được lập từ các phần đất của các quận Saginaw và Midland năm 1831. Quận Gratiot cũng được lập năm 1831 từ đất của hai quận Saginaw và Clinton.
Bãy trong số 12 quận được lập trong năm 1829 được đặt tên của các thành viên Nội các Hoa Kỳ dưới thời tổng thống Andrew Jackson. Một quận trong số đó được đặt tên của chính Jackson.
Quận Iowa với quận lỵ tại Mineral Point được thành lập năm 1829 và được chuyển sang cho Lãnh thổ Wisconsin năm 1836.
Lãnh thổ Michigan coi quản các vùng đất nằm ở phía tây sông Mississippi trong một thời gian ngắn sau khi Missouri trở thành tiểu bang và các phần đất còn lại ở phía bắc của tiểu bang mới này bị bỏ lại thành một lãnh thổ chưa tổ chức. Vùng đất này bao trùm phần đất mà ngày nay là tiểu bang Iowa và một phần của tiểu bang Minnesota nằm ở phía tây con sông. Vùng đất chưa tổ chức đó được đặt với sự cai trị của chính quyền Lãnh thổ Michigan vào năm 1834. Các quận Dubuque và Des Moines được lập năm 1834, và được chuyển sang cho Lãnh thổ Wisconsin năm 1836 khi lãnh thổ này được thành lập.
Quận Milwaukee được lập năm 1834 và được chuyển sang cho Lãnh thổ Wisconsin hai năm sau đó.
Dân số lãnh thổ.
Các con số điều tra dân số dưới đây không bao gồm phần lớn người bản địa Mỹ, theo Hiến pháp Hoa Kỳ định nghĩa rằng "người bản địa Mỹ không bị đánh thuế" (Điều khoản I, Đoạn 2). Năm 1800, toàn bộ Lãnh thổ Tây Bắc có 43.365 người. Chiếu theo Sắc lệnh Tây Bắc, một lãnh thổ có thể xin gia nhập liên bang thành một tiểu bang sau khi dân số vượt qua ngưỡng 60.000 người.
Các viên chức lãnh thổ.
Tòa án tối cao của lãnh thổ.
Từ năm 1805 đến 1823, các thẩm phán của tòa án tối cao lãnh thổ được tổng thống Hoa Kỳ bổ nhiệm với sự ưng thuận của Thượng viện Hoa Kỳ. Nhiệm kỳ của họ không có giới hạn nhất định. Năm 1823, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua một đạo luật tái tổ chức chính quyền lãnh thổ và ấn định nhiệm kỳ 4-năm cho các thẩm phán.
Các đại biểu Quốc hội Hoa Kỳ.
Năm 1819, Lãnh thổ Michigan được phép bầu một đại biểu Quốc hội Hoa Kỳ. | 1 | null |
Gaia là kính thiên văn không gian của Cơ quan Không gian châu Âu (ESA). Nhiệm vụ của nó là lập dữ liệu không gian 3 chiều của gần 1 tỷ ngôi sao (xấp xỉ 1% số lượng sao trong Ngân Hà) có cấp sao lớn hơn 20 G với G là "thang đo Gaia" của dải bước sóng đo trong khoảng 400 và 1000 nanométs. Là phi vụ tiếp nối nhiệm vụ của tàu "Hipparcos", Gaia là một trong những tàu thuộc Chương trình Khoa học thời gian dài Horizon 2000 của ESA. Con tàu sẽ thu thập dữ liệu của từng thiên thể khoảng 70 lần trong giai đoạn kế hoạch 5 năm hoạt động của nó.
Dữ liệu từ Gaia sẽ giúp các nhà khoa học tạo ra bản đồ 3 chiều chính xác về sự phân bố và tính chất của từng ngôi sao trong số 1 tỷ sao nó khảo sát trong Ngân Hà, vẽ ra được chuyển động của chúng và do đó cho phép họ tính toán về lịch sử tiến hóa của Ngân Hà. Các phép đo bằng phổ kế sẽ cung cấp đặc tính vật lý chi tiết của từng sao, bao gồm độ sáng, nhiệt độ hữu hiệu, lực hấp dẫn và thành phần hóa học của các sao. Các số liệu thống kê sẽ mang lại dữ liệu quan sát cơ bản giúp các nhà khoa học giải quyết những câu hỏi quan trọng liên quan đến nguồn gốc, cấu trúc, và lịch sử tiến hóa của Ngân Hà. Ngoài ra rất nhiều quasar, thiên hà, hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời và các vật thể trong Hệ Mặt Trời cũng sẽ được Gaia quan sát.
Gaia được phóng lên bởi Arianespace bằng tên lửa Soyuz ST-B/Fregat-MT từ Trung tâm không gian Kourou ở French Guiana. Nó sẽ hoạt động ở quỹ đạo Lissajous xung quanh điểm Lagrange L2 của hệ Mặt Trời–Trái Đất. | 1 | null |
Lợn vòi Kabomani (danh pháp khoa học: Tapirus kabomani) là một trong năm loài lợn vòi còn tồn tại. Đây là loài lợn vòi nhỏ nhất trong năm loài còn tồn tại, nhỏ hơn cả loài lợn vòi nhỏ nhất người ta từng biết, lợn vòi núi. Loài này được phát hiện ở rừng mưa Amazon và đã được thông báo năm 2013. Đây là loài động vật guốc lẻ đầu tiên được phát hiện trong một trăm năm qua tính đến 2013. Với trọng lượng 110 kg, đây là loài lợn vòi nhỏ nhất, so với lợn vòi núi cân nặng từ 150 đến 225 kg. Tapirus kabomani dài khoảng 130 cm và cao tính đến vai 90 cm. | 1 | null |
Kim Sul-song, hay Kim Seol-song (sinh 30 tháng 12 năm 1974), là con gái của cựu lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Chính Nhật với Kim Young-sook. Cô được cho là hoạt động trong ban tuyên truyền, đảm trách các vấn đề văn chương, và kiêm nhiệm chức vụ thư ký cho cha mình.
"Seol-song" (雪 松) có nghĩa là "tuyết tùng", được cho là do ông nội Kim Nhật Thành đặt cho.
Có nguồn tin cho rằng cô rất được lòng cha mình. Cô đã theo học cùng trường cha cô từng học, đã tốt nghiệp khoa Kinh tế Đại học Kim Nhật Thành và được bổ nhiệm về ban tuyên truyền của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động. Cô đảm trách các vấn đề văn chương: theo như các báo cáo, cô ký tất cả các chữ ký trên các tác phẩm văn học được đưa đến ban này.
Theo một nhân viên tình báo Hàn Quốc, Seol-song từng học tại Paris, Pháp, vào mùa thu năm 2005.
Cô là chị gái cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. | 1 | null |
Trung sĩ Win Cho (sinh 10 tháng 8 năm 1974) là một trọng tài bóng đá người Myanmar. Ông là trọng tài tại Giải bóng đá Vô địch quốc gia Myanmar.
Ông trở thành trọng tài FIFA vào năm 2004. Ông từng là trọng tài tại giải AFC Challenge Cup 2006, AFF Suzuki Cup 2010, và nhiều giải khác | 1 | null |
Baron Nils Daniel Carl Bildt, KCMG (sinh ngày 15 tháng 7 năm 1949) là một chính trị gia và nhà ngoại giao Thụy Điển từng là Thủ tướng Thụy Điển giai đoạn từ 1991-1994. Ông là lãnh đạo của Đảng Ôn hòa tự do bảo thủ 1986-1999. Ông là ngoại trưởng Thụy Điển từ 2/10/2006. Ông là nhà hòa giải trong chiến tranh Nam Tư với vai trò là Đặc phái viên của Liên minh châu Âu tại Nam Tư cũ từ tháng 6 năm 1995, đồng chủ tịch của Hội nghị Hòa bình Dayton trong tháng 11 năm 1995 và Đại diện cấp cao cho Bosnia và Herzegovina từ tháng 12 năm 1995 đến tháng 6 năm 1997, ngay sau khi cuộc chiến tranh Bosnia. Từ năm 1999 đến 2001, ông làm phái viên đặc biệt của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc của cho khu vực Balkan. Ông theo học Đại học Stockholm nhưng không tốt nghiệp. | 1 | null |
Ban Chính vụ Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên (, Phiên âm: Choseon rodongdang chung-ang wiwonhoe changmugug, ) trước đây được gọi là Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên là cơ quan chấp hành của Đảng, đồng thời quản lý công việc cho Bộ Chính trị và Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị, đứng đầu là Bí thư thứ nhất. Cùng với Bộ Chính trị và Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Bí thư là một trong ba tổ chức có quyền lực tối cao trong Đảng Lao động Triều Tiên.
Lịch sử.
Ban bí thư, tiền thân của Ban Chính vụ Trung ương Đảng, được thành lập tại Hội nghị đại biểu Đảng Lao động Triều Tiên lần thứ 2 vào tháng 10 năm 1966, tương tự như Ban bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô (CPSU) trong thời kỳ Stalin. Lãnh đạo Ban bí thư lúc đó là Tổng bí thư. Cho đến năm 1966, Đảng Lao động không có cơ quan nào giống với Ban bí thư; Điều này bất thường, vì một Ban bí thư là một trong những cơ quan quyền lực nhất của các Đảng cộng sản cầm quyền khác. Ban bí thư được thành lập trong cuộc tranh giành quyền lực với mục đích tăng cường sự kiểm soát của Kim Il-sung đối với các tổ chức cấp dưới của Đảng; vì lý do này, phần lớn các thành viên Ban bí thư đầu tiên là ủy viên Bộ Chính trị hoặc ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị. Sau khi cuộc tranh giành quyền lực kết thúc vào năm 1967, 1968, tình trạng của Ban bí thư suy yếu dần; các ủy viên Ban bí thư không chỉ còn là ủy viên Bộ chính trị nữa mà còn là ủy viên Trung ương Đảng, đặc biệt là tại Đại hội VI. Tại đại hội VI, chỉ có ba thành viên (trong số chín ủy viên) là ủy viên Bộ Chính trị: Kim Il-sung, Kim Jong-il và Kim Jung-rin (không phải là thành viên gia đình Kim). Quyền lực của Ban bí thư tiếp tục giảm trong thời gian Kim Jong-il nắm quyền.
Tại Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên lần thứ VII (5/2016), Ban bí thư được đổi thành Ban Chính vụ Trung ương Đảng gồm Chủ tịch Trung ương Đảng và các Phó chủ tịch Trung ương Đảng.
Cơ cấu hiện tại.
Ban Bí thư từ tháng 5/2016.
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, cơ cấu Ban Bí thư được sửa đổi như sau: | 1 | null |
Bùng nổ kỷ Cambri là sự xuất hiện một cách tương đối nhanh chóng hầu hết các ngành động vật chính được ghi nhận lại từ các hóa thạch vào khoảng 542 triệu năm trước trong thời gian kỷ Cambri. Sự kiện này đi cùng với các sự đa dạng chính của các sinh vật khác. Trước đó vào khoảng 580 triệu năm trước, hầu hết các sinh vật có cấu trúc đơn giản, chủ yếu là các tế bào riêng biệt đôi khi được tổ chức thành các tập đoàn. Sau 70 hoặc 80 triệu năm, tốc độ tiến hóa tăng lên theo cấp số nhân và sự đa dạng hóa sự sống bắt đầu tương tự như ngày nay. Tất cả các giới hiện nay đã xuất hiện vào 20 triệu năm đầu của thời kỳ này, ngoại trừ Bryozoa, chúng xuất hiện sớm nhất vào Ordovic hạ.
Bùng nổ kỷ Cambri đã tạo ra những tranh luận khoa học rộng rãi. Sự xuất hiện dường như nhanh chóng các hóa thạch trong "tầng Primordial" được ghi nhận vào đầu thập niên 1840, và vào năm 1859 Charles Darwin đã thảo luận về vấn đề này như là một trong những phản đối chính chống lại thuyết tiến hóa của ông về chọn lọc tự nhiên. | 1 | null |
Trường Đại học Ngô Quyền hay Trường Đại học Sĩ quan Công binh (SNH) là một trường đại học quân sự có trụ sở đặt tại tỉnh Bình Dương, trực thuộc Binh chủng Công binh của Bộ Quốc phòng. Đào tạo cử nhân quân sự trình độ đại học các chuyên ngành chỉ huy kỹ thuật công binh và đào tạo cử nhân kỹ thuật hệ dân sự. Trường Đại học Sĩ quan Công binh là đơn vị sự nghiệp hệ công lập có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng. | 1 | null |
Bryozoa, hay Polyzoa, Ectoprocta hoặc động vật hình rêu, là một ngành động vật không xương sống sinh sống trong môi trường nước. Chúng dài khoảng 0,5mm, chúng là các động vật ăn lọc, lọc các hạt thức ăn trong nước dùng lophophore, là một hàng tua với các lông mao. Hầu hết các loài sống trong biển phân bố ở các vực nước nhiệt đới, nhưng một số ít cũng xuất hiện trong các rãnh đại dương, và số khác được tìm thấy trong các vùng nước ở hai cực. Một lớp chỉ sống trong các môi trường nước ngọt, và một số ít loài trong hầu hết các lớp sống ở biển có thể thích nghi trong môi trường nước lợ. Có hơn 4.000 loài con sinh tồn đã được biết đến. Chỉ có một chi là sống đơn độc, còn lại sống thành tập đoàn. | 1 | null |
Cuộc đàn áp Pháp Luân Công đề cập đến chiến dịch được khởi xướng bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với các học viên Pháp Luân Công kể từ tháng 7 năm 1999, nhằm mục tiêu loại bỏ môn tập này khỏi nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa. Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế cáo buộc, nó bao gồm một chiến dịch tuyên truyền nhiều mặt. một chương trình cưỡng bức chuyển hóa tư tưởng và cải tạo giáo dục, và một loạt những biện pháp cưỡng chế ngoài vòng pháp luật như bắt giữ tùy tiện, cưỡng bức lao động, tra tấn thể xác
Pháp Luân Công là một môn khí công gồm có 5 bài tập di chuyển chậm và thiền kết hợp các bài giảng về nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn, hướng người học coi trọng việc tu dưỡng đạo đức để trở thành con người tốt hơn, sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội. Pháp Luân Công không yêu cầu người học tuân thủ nghiêm luật pháp quốc gia và không can dự chính trị . Người sáng lập môn phái này là Lý Hồng Chí, người đã giới thiệu nó cho công chúng vào tháng 5 năm 1992 tại Trường Xuân, Cát Lâm. Sau một giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng vào những năm 90, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phát động chiến dịch bức hại Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999. Những nguyên nhân chính dẫn đến cuộc bức hại này được các nhà phân tích nêu ra là:
• Vào đầu những năm 90 ở Trung Quốc, Pháp Luân Công phát triển rất nhanh. Theo thống kê do điều tra chính thức của nhà nước Trung Quốc năm 1998, số học viên Pháp Luân Công vào khoảng 70 đến 100 triệu người lớn hơn so với số lượng đảng viên lúc bấy giờ (khoảng 60-65 triệu người).
• Do sự đố kỵ của Giang Trạch Dân - nguyên tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Trung Quốc lúc bấy giờ, Giang lo sợ quyền lực của mình sẽ bị ảnh hưởng khi thấy Pháp Luân Công phát triển nhanh chóng và ông Lý Hồng Chí ngày càng được nhiều người mến mộ và ủng hộ, mặc dù Pháp Luân Công đã yêu cầu rõ người học không can dự chính trị.
• Nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và niềm tin vào Thần Phật, thiện ác hữu báo của Pháp Luân Công đối lập với ý thức hệ tư tưởng của Đảng Cộng Sản Trung Quốc vốn nặng về chủ nghĩa vô thần và "triết học đấu tranh".
• Từ những năm 1950, hầu như cứ mỗi một thập kỷ trôi qua, chính quyền Trung Quốc lại phát động một chiến dịch bạo lực nhắm vào nhóm đông người nào đó và họ gán cho là "kẻ thù giai cấp". Cuộc đàn áp Pháp Luân Công là cuộc đàn áp mới nhất tiếp theo sau Cải cách ruộng đất, Đại nhảy vọt, Đại cách mạng văn hóa, Thảm sát Thiên An Môn (1989)...nhằm duy trì nỗi sợ hãi của người dân để ổn định, duy trì quyền lực tuyệt đối của chính quyền Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
• Nhiều chính phủ trên thế giới và các tổ chức nhân quyền bao gồm Tổ chức Ân xá Quốc tế và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã kêu gọi chính quyền Trung Quốc ngừng cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Họ đã lên án cuộc đàn áp là một cuộc tấn công bất hợp pháp của một chế độ hoang tưởng chống lại những người có một đức tin hòa bình."
Một cơ quan nằm ngoài cả hiến pháp có tên là Văn phòng 6-10 đã được tạo ra để thực hiện chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công. Chính quyền huy động bộ máy truyền thông nhà nước, tư pháp, cảnh sát, quân đội, hệ thống giáo dục, gia đình và nơi làm việc bức hại các học viên Pháp Luân Công. Chiến dịch này được thúc đẩy bằng việc tuyên truyền một chiều thông qua truyền hình, báo chí, đài phát thanh và internet. Có những báo cáo về việc tra tấn có hệ thống, cầm tù bất hợp pháp, lao động cưỡng bức, thu hoạch nội tạng và các biện pháp lăng mạ tâm thần, với mục đích rõ ràng là ép buộc các học viên phải từ bỏ lòng tin vào Pháp Luân Công.
Theo thông tin do Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp công bố, tính đến ngày 13/7/2023, ít nhất 5.000 học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại đến chết.
Bối cảnh.
Lý Hồng Chí giới thiệu Pháp Luân Công cho công chúng vào ngày 13 tháng 5 năm 1992, tại Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm. Vài tháng sau, vào tháng 9 năm 1992, Pháp Luân Công đã được thừa nhận là một môn phái khí công dưới sự quản lý của "Hội nghiên cứu khoa học Khí công Trung Quốc" của nhà nước (HNKKT). ông Lý Hồng Chí đã được công nhận là một bậc thầy khí công, và được phép dạy thực hành khí công của mình trên toàn quốc. Giống như nhiều thầy khí công vào thời điểm đó, ông Lý Hồng Chí đi tới các thành phố lớn ở Trung Quốc 1992-1994 để dạy thực hành Pháp Luân Công. Ông đã được trao tặng một số giải thưởng của các tổ chức chính phủ Trung Quốc.
Theo David Ownby, Giáo sư Lịch sử và Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Á tại Đại học Montréal, ông Lý Hồng Chí đã trở thành một "ngôi sao vụt sáng của phong trào khí công", và Pháp Luân Công đã được chính phủ chấp nhận như là một phương tiện hiệu quả của việc giảm chi phí chăm sóc sức khỏe, thúc đẩy văn hóa Trung Quốc, và nâng cao đạo đức cộng đồng. Trong tháng 12 năm 1992, ông Lý Hồng Chí và một số học viên Pháp Luân Công tham gia Hội chợ triển lãm y tế châu Á tại Bắc Kinh, nơi ông được báo cáo "đã nhận được khen ngợi nhiều nhất [so với các trường phái khí công khác] tại hội chợ, và đạt được kết quả điều trị rất tốt," theo Ban tổ chức của hội chợ Sự kiện này đã khẳng định danh tiếng của ông Lý Hồng Chí , và các báo cáo về công năng chữa bệnh của Pháp Luân Công trên báo chí bắt đầu lan rộng. Năm 1993, một ấn phẩm của Bộ Công an Trung Quốc khen ngợi ông Lý Hồng Chí đã "phát huy đức tính chống tội phạm truyền thống của người Trung Quốc trong việc bảo vệ trật tự an ninh xã hội, và trong việc thúc đẩy sự ngay thẳng trong xã hội."
Cuộc thỉnh nguyện ở Trung Nam Hải.
Vào năm 1999, ước tính số lượng người tập Pháp Luân Công khoảng 70 triệu người, trở thành một nhóm xã hội dân sự lớn nhất trong lịch sử của Trung Quốc. Do lo sợ và đố kỵ, từ rất sớm, Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân đã tìm mọi cách để phát động cuộc đàn áp nhằm tiêu diệt Pháp Luân Công.
Năm 1997, ông La Cán lệnh cho Bộ Công an ĐCSTQ phải tiến hành một cuộc điều tra nội bộ đối với Pháp Luân Công, để quyết định Pháp Luân Công có phải là một “tà giáo” hay không, cuộc điều tra đã phải tạm dừng vì không có chứng cớ. Ngày 21/7/1998, Văn phòng số 1 của Bộ Công an Trung Quốc phát hành thông tư số 555/1989 với tựa đề “Chú ý về điều tra Pháp Luân Công” cùng lời tuyên bố sẵn Pháp Luân Công là một tà giáo, song lại yêu cầu tất cả các điều tra viên phải tìm ra được bằng chứng nhằm chứng minh lời tuyên bố trên. Thông tư này đã khiến lực lượng công an trên toàn quốc ra quân đàn áp, giải tán các điểm tập luyện dù không có bất kỳ chứng cứ phạm pháp nào.
Tuy nhiên sự ủng hộ đối với Pháp Luân Công trong quần chúng là rất lớn. Nửa cuối năm 1998, một nhóm cán bộ hưu trí do cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Kiều Thạch dẫn đầu đã thực hiện điều tra tìm hiểu về Pháp Luân Công và đi đến kết luận rằng Pháp Luân Công hoàn toàn có lợi cho quốc gia, đồng thời giao báo cáo điều tra cho ông Giang Trạch Dân. Ông Kiều Thạch viết “Pháp Luân Công đối với đất nước và nhân dân chỉ có trăm điều lợi mà không có một điều hại” vào báo cáo điều tra và còn ghi thêm rằng “được lòng dân là được thiên hạ, mất lòng dân là mất thiên hạ”. Bấy giờ, Cựu Ủy viên Bộ Chính trị La Cán vì muốn lập công với Giang Trạch Dân, nên đã trở thành người tiên phong trong việc tiến hành gài bẫy người tập Pháp Luân Công, từ đó lấy lý do để triển khai cuộc đàn áp. Ông yêu cầu Hà Tộ Hưu viết bài bôi nhọ Pháp Luân Công đăng trên tạp chí của Học viện Giáo dục Thiên Tân, rồi bắt 45 người đi phản ánh sự việc và đánh trọng thương nhiều người khác. Khi người tập Pháp Luân Công tại các nơi thỉnh nguyện yêu cầu Thiên Tân thả người thì công an đã gợi ý cho họ đến Bắc Kinh thỉnh nguyện và nhấn mạnh chỉ có Bắc Kinh mới giải quyết được việc này.
Suốt vài ngày, dòng người tập Pháp Luân Công tự phát từ khắp nơi đổ về trung tâm thành phố Bắc Kinh, sáng ngày 25/4 thì đã có đông đảo người tới nơi. Tuy nhiên, lực lượng cảnh sát và công an lại yêu cầu những người này không đứng ở văn phòng thỉnh nguyện bên ngoài Trung Nam Hải, mà dẫn đường cho họ tiến vào Trung Nam Hải, cuối cùng hình thành nên điều mà sau này bị ĐCSTQ mô tả là “cuộc tổng tấn công Trung Nam Hải”.
Tuy nhiên, theo các tư liệu và nhân chứng có mặt tại hiện trường vào ngày hôm đó, thì những người tham gia kháng nghị là tự phát đến Bắc Kinh, hoàn toàn không có tổ chức, khẩu hiệu hay biểu ngữ. Họ theo hướng dẫn của cảnh sát đứng yên, trật tự vòng quanh hai bên cổng chính của Trung Nam Hải. Khoảng 8h sáng, Thủ tướng Chu Dung Cơ đã bước ra đứng trước toàn bộ người tập Pháp Luân Công. Điều đó cho thấy chính quyền Trung Quốc lúc bấy giờ hoàn toàn yên tâm về cuộc thỉnh nguyện của Pháp Luân Công. Ông Chu Dung Cơ dẫn 3 người đi kháng nghị vào trong nói chuyện, từ đó phát hiện ra rằng vấn đề ở Thiên Tân dù có chỉ thị xử lý nhưng ông La Cán lại không thực hiện.Thủ tướng Chu Dung Cơ sau khi hiểu rõ tình hình đã để cho Cục Xử lý Khiếu nại nói chuyện với họ. Hơn 8h tối, hội đàm kết thúc, sau khi biết những người tập Pháp Luân Công ở Thiên Tân đã được thả, đám đông cũng nhanh chóng giải tán và hiện trường rất sạch sẽ.
Tuy nhiên, sự kiện ngày 25/4/1999 đã trở thành cái cớ cho ông Giang Trạch Dân và phe cánh tiến hành cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Ông Giang đã đề ra chiến lược “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể” nhằm “tiêu diệt” môn khí công này trong vòng 3 tháng.Rất nhiều sách của Pháp Luân Công đã bị tiêu hủy, thông tin về Pháp Luân Công cũng bị phong tỏa, các kênh truyền thông của nhà nước liên tục phát các chương trình bôi nhọ và vu khống Pháp Luân Công, những người theo tập bị tịch thu tài sản, đuổi việc và sách nhiễu. Nếu không chịu từ bỏ đức tin của mình, họ thậm chí bị bắt, tra tấn và giết hại.
Đàn áp trên toàn quốc.
Tổng Bí thư Đảng Giang Trạch Dân được thông báo từ Ủy viên Bộ Chính trị La Cán, và được báo cáo ông đã tức giận vì sự táo bạo của cuộc biểu tình, lớn nhất kể từ khi cuộc biểu tình Thiên An Môn mười năm trước đó. Giang kêu gọi phải hành động kiên quyết để ngăn chặn Pháp Luân Công, và đã chỉ trích Thủ tướng Chu vì "quá mềm" trong việc xử lý tình hình. Buổi tối hôm đó, Giang viết một bức thư nêu rõ ý muốn của mình là muốn Pháp Luân Công "bị tiêu diệt". Trong thư, Giang bày tỏ sự lo ngại về quy mô và mức độ phổ biến của Pháp Luân Công, và đặc biệt là về số lượng lớn các thành viên cấp cao của Đảng Cộng sản cũng đồng thời là các học viên Pháp Luân Công. Ông cũng gợi ý rằng những triết lý đạo đức Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công là đi ngược lại với các giá trị vô thần của chủ nghĩa Mác-Lênin, và do đó tạo thành một hình thức cạnh tranh về ý thức hệ.
Pháp Luân Công cho rằng Giang Trạch Dân phải chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định trấn áp Pháp Luân Công này. Peerman trích dẫn các lý do như sự ghen tỵ cá nhân đối với Lý Hồng Chí (còn đang nghi ngờ); Saich chỉ ra sự giận dữ của Giang là do sự hấp dẫn trên quy mô rộng rãi của Pháp Luân Công, và cuộc đấu tranh tư tưởng là nguyên nhân cho sự đàn áp sau đó. Willy Wo-Lap Lam cho thấy quyết định của Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công đã liên quan đến một mong muốn củng cố quyền lực của Giang trong Bộ Chính trị. Theo tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc và tầng lớp cầm quyền đã tỏ ra không hề thống nhất ý kiến về việc có nên đàn áp Pháp Luân Công hay không.
Vào đầu tháng 5, các báo cáo lưu hành nói rằng Giang Trạch Dân đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm cao cấp để đối phó với các mối đe dọa, người phụ trách là La Cán. Các cơ quan chức năng tổ chức vây bắt những người phụ trách Pháp Luân Công đã được ghi tên trước đó. Theo BBC, "hàng chục ngàn học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ ở 30 thành phố" vào giữa tháng 6.
Ngày 20 tháng 7 năm 1999, các nhân viên an ninh ở trên toàn Trung Quốc đã bắt giữ những người phụ trách Pháp Luân Công vào lúc nửa đêm, từ hàng trăm ngôi nhà họ bị đưa vào các nhà tù. Bốn người phụ trách chính của Pháp Luân Công ở Bắc Kinh bị bắt giữ nhanh chóng. Các văn phòng An Ninh đã ra lệnh cho các nhà thờ, chùa chiền, nhà thờ hồi giáo, báo chí, truyền thông bắt đầu phê phán công kích Pháp Luân Công; tòa án và cảnh sát trấn áp Pháp Luân Công. Ba ngày liên tiếp đều có biểu tình lớn do các học viên tổ chức ở hơn 30 thành phố. Ở Bắc Kinh và các thành phố khác, những người biểu tình bị bắt đến những sân vận động
Hai ngày sau, vào ngày 22 tháng 7, Bộ Nội vụ Trung Quốc đặt Pháp Luân Đại Pháp ra ngoài vòng pháp luật, coi nó là một tổ chức bất hợp pháp "tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp, ủng hộ sự mê tín và truyền bá những điều nguỵ biện, lừa gạt người khác, kích động, tạo ra rối loạn và gây nguy hiểm cho sự ổn định xã hội". Cùng ngày, Bộ Công an đã ban hành một thông tư cấm công dân tập Pháp Luân Công theo nhóm, cấm sở hữu bài giảng của Pháp Luân Công, cấm hiển thị biểu ngữ hay biểu tượng của Pháp Luân Công, và cấm phản đối lệnh cấm này.
Tân Hoa Xã nói rằng Pháp Luân Công chống đối lại Đảng, rằng nó truyền giảng "chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa tin tưởng vào Thần" và là mê tín dị đoan phong kiến, làm mất ổn định xã hội. 'Tân Hoa Xã" khẳng định rằng các hành động chống lại Pháp Luân Công là cần thiết để duy trì "vai trò tiên phong và giữ gìn sự thuần khiết" của Đảng Cộng sản, và "mặt khác, cái gọi là các nguyên lý ‘Chân - Thiện - Nhẫn' được Lý Hồng Chí truyền dạy là không phù hợp tiến bộ đạo đức xã hội và văn hóa cộng sản mà chúng ta đang phấn đấu để đạt được""
Tại một cuộc họp báo ngày 9 tháng 11 năm 1999, Hiệp Tiểu Văn, giám đốc sở tôn giáo của chính phủ đã nói rằng "Pháp Luân Công đã tẩy não và lừa người, gây ra cái chết của hơn 1,400 người, đe dọa sự ổn định của xã hội và chính trị". Ông nhấn mạnh rằng Pháp Luân Công là một mối đe dọa chính trị và "bất kỳ sự đe dọa nào đối với người dân và xã hội đều là sự đe doạ đối với Đảng Cộng sản và Chính phủ". Chính phủ cũng công bố công khai các báo cáo từ các cựu học viên Pháp Luân Công, những người tố cáo phong trào Pháp Luân Công và Người lãnh đạo Pháp Luân Công, nói về những thiệt hại mà phong trào mang tới cho xã hội Trung Quốc, khen ngợi các hành động của chính phủ để chống lại phong trào này. Tính xác thực của những tố cáo này chưa được công nhận, những tố cáo này được khuyến khích bởi chính quyền với lời hứa rằng những người rời bỏ "tổ chức dị giáo" và "các dịch vụ công" (tức các hoạt động công ích của Pháp Luân Công) sẽ không bị trừng phạt.
Như một phần của chiến dịch tuyên truyền chống Pháp Luân Công, chính quyền địa phương thực hiện các chương trình "học tập và giáo dục" trên toàn Trung Quốc, trong hình thức đọc báo và nghe các chương trình phát thanh, cũng như có các cán bộ đi thăm dân làng và người nông dân tại nhà để giải thích "trong thuật ngữ đơn giản nhất về tác hại của Pháp Luân Công đối với họ".
Lý Hồng Chí đã trả lời bằng "Bài phát biểu ngắn gọn của tôi" vào ngày 22 tháng 7, như sau:
Một cơ quan ngoài hệ thống pháp luật, Phòng 610 đã được lập ra để điều hành cuộc trấn áp Pháp Luân Công. Chính quyền đã huy động bộ máy truyền thông nhà nước, tòa án, cảnh sát, quân đội, hệ thống giáo dục, gia đình, và nơi làm việc để chống lại các học viên Pháp Luân Công. Chiến dịch này được điều khiển bởi bộ máy tuyên truyền khổng lồ thông qua báo, đài, Tivi và mạng Internet, kêu gọi các hộ gia đình và nơi làm việc tham gia tích cực vào chiến dịch. Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, có nhiều báo cáo về sự tra tấn có hệ thống, Theo Mickey Spiegel, bắt bớ vô cớ, cưỡng bức lao động, thu hoạch nội tạng và lạm dụng các khủng bố tinh thần để ép các học viên từ bỏ đức tin của họ đối với Pháp Luân Công.
Bộ ngoại giao Mỹ ước tính từ năm 1999, đã có hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu học viên Pháp Luân Công bị giam giữ trong các "Trại cải tạo lao động", nhà tù và các cơ sở giam giữ khác để bắt họ từ bỏ luyện tập môn thực hành tinh thần này. Các cựu tù nhân, nhiều người không phải là các học viên Pháp Luân Công, đã báo cáo rằng các học viên Pháp Luân Công thường xuyên bị "câu lưu lâu nhất và bị đối xử tồi tệ nhất" trong các trại lao động, và ở một số cơ sở, các học viên Pháp Luân Công chiếm số lượng lớn các tù nhân. Theo báo chí phương Tây, ít nhất 2,000 học viên Pháp Luân Công bị tra tấn đến chết trong chiến dịch trấn áp Một số nhà quan sát đưa ra con số cao hơn nhiều.
Kể từ năm 2006 cũng có liên tục (nhưng chưa được chứng minh) các cáo buộc về việc buôn bán nội tạng, nó được sử dụng để cung cấp cho ngành công nghiệp cấy ghép tạng ở Trung Quốc, mà không được sự đồng ý của các học viên Pháp Luân Công. Ủy ban Liên Hợp Quốc (LHQ) về tra tấn đã kêu gọi Trung Quốc sắp xếp một điều tra độc lập về những cáo buộc trên.
Cơ chế pháp lý và chính trị.
Vào ngày 10 tháng 6 năm 1999 Chính quyền Cộng sản thành lập 'Phòng 610', một cơ quan ngoài vòng pháp luật để lãnh đạo trấn áp Pháp Luân Công. Tuyển mộ nhân viên được chọn lựa ở các tỉnh, thành phố, huyện, trường học, cơ quan chính phủ và doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc.
Vào ngày 22 tháng 7, Bộ Nội vụ và Bộ Công an giải thể hội nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp, cấm "tuyên truyền Pháp Luân Công dưới mọi hình thức," và cấm ai muốn gây rối trật tự xã hội hay chống đối chính phủ. Tổ chức quan sát Nhân quyền và Tổ chức Ân xá nói rằng các chỉ thị chính thức và các văn bản quy phạm pháp luật cho cuộc thanh trừng không đạt các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế và hiến pháp của Trung Quốc. Nguồn tin của Pháp Luân Công đã chỉ ra rằng theo hiến pháp Trung Quốc, Bộ Công an không có quyền để tạo ra các luật và các lệnh cấm chống lại Pháp Luân Công, những điều luật đó là do tự nó tạo ra nên là bất hợp pháp.
Vào ngày 26 tháng 7, một số văn phòng nhà nước và Bộ Công an đã ban hành một thông tư kêu gọi tịch thu và phá hủy tất cả các ấn phẩm liên quan đến Pháp Luân Công; nó đã bị kết án trên các phương tiện truyền thông, với những cuốn sách bị xé vụn, bị đốt cháy và các băng hình bị ủi nát trước ống kính của máy quay truyền hình.
Vào ngày 29 tháng 7 năm 1999, Văn phòng Tư pháp Bắc Kinh đã đưa ra một thông báo cấm luật sư nhận thân chủ là các học viên Pháp Luân Công. Các luật sư Vị Toàn, những người đã cố gắng để bào chữa cho các khách hàng là các học viên Pháp Luân Công đã phải đối mặt với nhiều mức độ bị bức hại, bao gồm tước bằng luật sư, tạm giam, và trong trường hợp của ông Cao Trí Thịnh, bị tra tấn và mất tích.
Chính phủ ban hành một đạo luật (Điều 300 của Bộ luật hình sự), thông qua bởi các Quốc hội Trung Quốc vào ngày 30 Tháng 10 năm 1999, với áp dụng hồi tố để ngăn chặn "những tôn giáo không chính thống" trên toàn Trung Quốc, nhờ đó hợp thức hóa cuộc trấn áp Pháp Luân Công và bất kỳ nhóm tín ngưỡng khác bị coi là "nguy hiểm đối với nhà nước."
Để phản ứng lại, từ cuối năm 1999 tới đầu năm 2001, hàng ngày có hàng trăm học viên Pháp Luân Công đi đến Thiên An Môn, nơi họ thực hành thiền định trong cuộc biểu tình im lặng hoặc giương các biểu ngữ để yêu cầu khôi phục danh dự và chấm dứt lệnh cấm. Những cuộc thỉnh nguyện đã nhanh chóng và thường bị trấn áp bằng bạo lực bởi nhân viên an ninh trực sẵn ở đó, và các học viên tham gia thường được gửi trở lại các thành phố quê nhà nơi họ sẽ bị trừng phạt. Vào ngày 25 Tháng 4 năm 2000, tổng cộng hơn 30.000 học viên đã bị bắt giữ ở Quảng trường Thiên An Môn. 700 học viên Pháp Luân Công bị bắt khi thỉnh nguyện trên Quảng Trường vào ngày 1 tháng 1 năm 2001. Các quan chức lớn đã thiếu kiên nhẫn với dòng người thỉnh nguyện không ngừng tới Bắc Kinh, và đã quyết định một hệ thống gồm các cấp cơ quan chịu trách nhiệm nhằm đẩy trách nhiệm từ trung ương xuống các cấp địa phương để gây sức ép đối với các học viên: Chính quyền trung ương yêu cầu các chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với dòng người biểu tình. Chính quyền tỉnh sẽ xử phạt các chủ tịch huyện nếu có bất kỳ học viên Pháp Luân Công nào từ huyện của họ đi đến Bắc Kinh. Chủ tịch huyện sẽ lần lượt bị xử phạt bởi những người đứng đầu ủy ban chính trị và luật pháp, sau đó các chủ tịch huyện trở lại các thôn và lần lượt xử phạt các chủ tịch xã. Các chủ tịch xã lại xử phạt các nhân viên cảnh sát, họ sẽ tìm cách trừng phạt những người quản. Theo Johnson, cảnh sát liên tục làm tiền bất hợp pháp từ các học viên Pháp Luân Công và chỉ được trao đổi thông qua lời nói trong các cuộc tra hỏi, "bởi vì họ không muốn nó được công bố." Một điểm chính trong những lời khai của các học viên Pháp Luân Công bị tra tấn là họ "liên tục bị yêu cầu nộp tiền để bù đắp cho các khoản tiền phạt."
Tổ chức quan sát nhân quyền báo cáo rằng một số đơn vị công tác có thể đã sa thải ngay tức khắc những người bị coi là các học viên Pháp Luân Công, có nghĩa là họ bị mất nhà ở, thất học, mất lương hưu và bị báo cáo cho công an. Các chính quyền địa phương sẽ giam giữ các học viên kiên định và những người không công khai từ bỏ tín tâm, và thúc ép các hộ gia đình và các nhà tuyển dụng để "chắc chắn" rằng các học viên sẽ bị cô lập.
Chiến dịch truyền thông.
Kể từ khi lệnh cấm của các tổ chức chính phủ Trung Quốc vào ngày 22 tháng 7 năm 1999, Phương tiện truyền thông tuyên bố Pháp Luân Công là "tà giáo", truyền bá mê tín dị đoan.
Vào ngày 30 tháng 7, mười ngày kể từ khi chiến dịch bắt đầu, Tân Hoa Xã thông báo đã tịch thu hơn 1 triệu cuốn sách Chuyển Pháp Luân và các tài liệu khác, hàng trăm ngàn tài liệu bị đốt cháy và tiêu hủy.
Ở giai đoạn đầu của cuộc trấn áp, tin tức buổi tối sẽ truyền rộng những hình ảnh về những tài liệu Pháp Luân Công bị chất đống, bị đốt hoặc bị xe lu nghiền nát. Perry viết rằng đây là mô hình cơ bản của cuộc tấn công, nó gần giống với "chiến dịch hữu phản những năm 50 [và] những chiến dịch thanh trừ ô nhiễm tinh thần những năm 80". Truyền thông sẽ tập trung vào những người có thói quen đả kích Pháp Luân Công; những người thân của các nạn nhân Pháp Luân Công sẽ nói về những bi kịch đã xảy ra với người thân yêu của họ, những học viên cũ sẽ thú nhận bị "lừa bởi Sư phụ Lý và bày tỏ sự hối tiếc về sự cả tin của họ"; Các giáo viên thể dục đề nghị lựa chọn thay luyện tập Pháp Luân Công bằng những môn thể thao lành mạnh khác, ví dụ như chơi bowling.
Theo ông Willy Lam của tờ báo CNN, phương tiện truyền thông nhà nước nói rằng Pháp Luân Công là một phần của một "phong trào quốc tế chống Trung Quốc". Giống như điều mà nó đã làm trong Cách mạng Văn hóa, Đảng Cộng sản tổ chức các cuộc biểu tình trên các đường phố và các cuộc họp của các cơ quan chính phủ ở Miền Tây để tố cáo việc luyện tập Pháp Luân Công. "Tân Hoa Xã" đăng bài xã luận về các cán bộ PLA tuyên bố Pháp Luân Công là "nỗ lực của thế lực thù địch phương Tây nhằm lật đổ Trung Quốc", và tuyên bố sẽ làm hết sức mình để bảo vệ lãnh đạo trung ương, "duy trì an ninh quốc gia và ổn định xã hội."
Lý Hồng Chí cũng là một mục tiêu công kích của phương tiện truyền thông Trung Quốc trong thời gian này. Chính quyền Trung Quốc buộc tội ông đã tạo ra Pháp Luân Công trên cơ sở hai hệ thống khí công khác được phát triển trước đó, cụ thể là," Mật tông Công" và" Cửu cung Bát quái Công," và rằng một số các bài tập Pháp Luân Công là sao chép các động tác từ các "điệu nhảy của Thái Lan" mà ông chọn trong chuyến thăm người thân ở Thái Lan. Chính quyền Trung Quốc khẳng định và cáo buộc rằng những người quen biết Lý Tinh Siêu và Lưu Vũ Tình đã giúp phát triển hệ thống, và những người theo trước đó đã giúp viết sách và chỉnh sửa hình ảnh; một tháng trước khi công bố chính thức, nó đã được hoàn thành mà không được kiểm tra thấu đáo.
James Tong lưu ý rằng những cáo buộc này được đưa ra ở ấn phẩm "Lý Hồng Chí Kỳ nhân kỳ thạch", một số ấn phẩm đã được in trước ngày 22 tháng 7 năm 1999, nó phù hợp với các nguyên tắc của sự trấn áp Pháp Luân Công theo quy định của Bộ Chính trị và Giang Trạch Dân. Nhiều người đã vội vàng biên soạn in lại hoặc tái viết các bài báo của Nhân dân nhật báo và Tân Hoa Xã cùng các văn bản cấm Pháp Luân Công của Đảng và Chính phủ nhằm phơi bày Pháp Luân Công và Lý Hồng Chí. "Kỳ môn kỳ thạch" được sản xuất bởi bộ phận nghiên cứu của Văn phòng Công an.
Cáo buộc là giáo phái.
Chính phủ tái sử dụng nhiều trong những lý luận đã được hoàn thiện bởi các nhà phê bình phong trào trước khi cấm, trong đó có cáo buộc rằng Pháp Luân Công "tuyên truyền mê tín dị đoan phong kiến", rằng Lý Hồng Chí đã thay đổi ngày sinh của mình, và rằng việc thực hành tu luyện bị lợi dụng để làm nổi loại chính trị. Như việc công bố " Pháp Luân Công là một giáo phái", ""Phơi bày lời nói dối của ‘Giáo phái Pháp Luân Công", và gán mác "Tà giáo"", họ nói rằng Pháp Luân Công kiểm soát tâm trí người ta và thao túng bằng "những lời nói dối và ngụy biện," nguyên nhân "gây ra cái chết của số lượng lớn các học viên." Các phương tiện truyền thông nhà nước công kích những tài liệu của Lý Hồng Chí, điều mà ông nhấn mạnh rằng bệnh có nguyên nhân căn bản là nghiệp lực, và điều ông Lý nhấn mạnh một số lần đối với những người chân tu là từ chối thuốc hoặc đi bệnh viện. Các nhà chức trách tuyên bố hơn 1.000 trường hợp tử vong vì các học viên theo lời dạy của ông Lý và từ chối tìm cách điều trị y tế; hàng trăm học viên đã cắt mở dạ dày của họ "tìm kiếm các Pháp Luân" hoặc tự tử, và hơn 30 người dân vô tội đã bị giết bởi "các học viên Pháp Luân Công bị rối loạn tâm thần." Lý Hồng Chí bị coi là người lừa gạt khi các đoạn video trình chiếu trên Tivi về các hình ảnh chứng từ kế toán, "để chứng minh rằng [Ông] đã thu được lợi nhuận khổng lồ thông qua việc bán sách và băng đĩa."
Ching (2001) thông báo rằng "tà giáo" đã bị định nghĩa bởi một chính phủ vô thần "trên cơ sở chính trị, chứ không phải bằng bất cứ tôn giáo chính thống", và các cơ quan chức năng sử dụng nó để bắt giữ và bỏ tù phi pháp từ trước đó.
Hầu hết các nhà khoa học và các học giả tôn giáo từ chối các lý thuyết "tẩy não" và không sử dụng từ "tôn giáo" để miêu tả Pháp Luân Công. Chan tuyên bố rằng Pháp Luân Công không phải là "tôn giáo", hoặc "môn phái", nhưng là một Xu hướng Tôn giáo mới với những đặc điểm giống như tôn giáo. Các học giả khác hoàn toàn tránh thuật ngữ "giáo phái" bởi vì "sự nhầm lẫn giữa ý nghĩa lịch sử của thuật ngữ miệt thị và việc sử dụng ở thời điểm hiện tại" Các học giả thích dùng thuật ngữ như "phong trào tinh thần" hay "phong trào tôn giáo mới" để tránh ý nghĩa tiêu cực của từ "giáo phái" hoặc để tránh phân loại sai về Pháp Luân Công là một "tà giáo" nếu nó không phù hợp với định nghĩa chính thống.
Tuy nhiên, nhiều học giả, trong đó nổi bật Palmer (2007) và Ownby (2008), sử dụng các từ "tính đạo đức" và "khải huyền" để mô tả triết lý của nó.
Năm 2005, một đơn vị căm thù tội ác của Sở cảnh sát Edmonton đã tịch thu các tài liệu chống Pháp Luân Công được phân tán ở hội nghị thường niên của Hiệp hội gia đình Mỹ bởi nhân viên của lãnh sự quán Calgary của Trung Quốc (tỉnh Alberta, Canada). Các tài liệu bao gồm việc kêu gọi Pháp Luân Công là một "tôn giáo", được xác định là vi phạm luật hình sự cấm thúc đẩy sự hận thù để chống lại các nhóm mang tính chất tôn giáo
Ủy ban Viễn thông Đài phát thanh truyền hình Canada năm 2006 đã không đồng ý với chương trình phát sóng chống Pháp Luân Công từ Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV). "Ủy ban cho rằng những ý kiến này rõ ràng là lạm dụng, trong đó họ là những biểu hiện của ác tâm cực đoan chống lại Pháp Luân Công và người sáng lập, ông Lý Hồng Chí. Những nhạo báng, sự thù địch và sự lạm dụng khuyến khích các nhóm hoặc cá nhân để kích động lòng căm thù hay khinh miệt và trong trường hợp của những báo cáo, bình luận ban đầu có thể kích động bạo lực và đe dọa an toàn sinh mạng của các học viên Pháp Luân Công. "
Tòa án Nhân quyền Ontario đã thấy rằng Pháp Luân Công cần được "bảo vệ tín ngưỡng" theo bộ luật Nhân quyền của Ontario. Tòa án phán quyết rằng từ "giáo phái" để miêu tả các học viên Pháp Luân Công đã tạo ra sự phân biệt đối xử. "Bình luận có tác dụng hạ thấp phẩm giá của người khiếu nại và làm nhục nhân phẩm dựa trên cơ sở tín ngưỡng của họ."
Dàn dựng vụ tự thiêu ở Thiên An Môn.
Vào đêm trước năm mới của Trung Quốc trên ngày 23 tháng 1 năm 2001, Năm người đã cố gắng tự đốt cháy mình ở Quảng trường Thiên An Môn. Cơ quan báo chí chính thức của Trung Quốc, Tân Hoa Xã, và các phương tiện truyền thông nhà nước khác đã khẳng định rằng những người tự thiêu là các học viên Pháp Luân Công, trong khi Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp phủ nhận và cáo buộc rằng "vụ tự thiêu không bao giờ xảy ra, và đây là một phần tội ác (nhưng khéo léo) của diễn viên đóng thế." Vụ tự thiêu đã được truyền thông thế giới đưa tin, và chương trình video được Đài truyền hình Trung Quốc (CCTV) chiếu rộng rãi sau đó. Ảnh của một em bé 12 tuổi, Lưu Tư Ảnh, đang cháy và phỏng vấn những người tự thiêu khác, họ nói rằng việc tự thiêu sẽ đưa họ lên thiên đường.
Người đại diện của Pháp Luân Công cho rằng những người tự thiêu này không phải là học viên của Pháp Luân Công vì họ không tuân theo lời dạy của Pháp Luân Công, và một số nhà bình luận của bên thứ ba đã chỉ ra những nghi vấn trong đoạn video của sự kiện được Chính phủ công bố như chai xăng để tự thiêu trên người nạn nhân không bị cháy và cho rằng vụ việc đã được dàn dựng để kích động sự căm phẫn của công luận đối với môn tập luyện và đưa công chúng tham gia vào cuộc bức hại. Tờ báo "Time" báo cáo rằng trước khi các vụ tự thiêu xảy ra, nhiều người Trung Quốc đã cảm thấy rằng Pháp Luân Công không có đe dọa gì và cuộc đàn áp của nhà nước đã đi quá xa. Sau sự kiện chiến dịch truyền thông chống lại Pháp Luân Công, nó đã đạt được hiệu quả đáng kể trong việc tẩy não người dân để tin rằng Pháp Luân Công rất nguy hiểm.
Sách nhiễu các phóng viên nước ngoài.
Câu lạc bộ phóng viên nước ngoài ở Trung Quốc đã phản ánh về việc các thành viên của họ bị "theo dõi, bắt giữ, thấm vấn và đe dọa" bởi những báo cáo về "cuộc đàn áp Pháp Luân Công". Nhiều nhà báo nước ngoài tham dự cuộc họp báo được tổ chức bởi các học viên Pháp Luân Công diễn ra tại Bắc Kinh ngày 28 tháng 10 năm 1999, đã bị cáo buộc là "báo cáo bất hợp pháp" bởi nhà chức trách. Những người khác đã bị trừng phạt vì giao tiếp với báo chí nước ngoài hoặc tổ chức các cuộc họp báo. Các nhà báo của "Reuters", "New York Times", "Associated Press" và một số tổ chức khác đã bị thẩm vấn bởi cảnh sát, buộc phải ký nhận tội, và tịch thu giấy tờ cư trú và công việc của họ. Các phóng viên cũng phản án về việc truyền hình vệ tinh nước ngoài bị can thiệp khi chuyển qua truyền hình Trung ương Trung Quốc. Tổ chức Ân xá Quốc tế nói rằng "một số người đã bị phạt tù hoặc bị giam giữ hành chính dài hạn vì đã lên tiếng về cuộc đàn áp hoặc đưa thông tin lên Internet."
Năm 2002, Phóng viên Không Biên giới báo cáo về Trung Quốc nói rằng các nhiếp ảnh gia và các nhà quay phim làm việc với các phương tiện truyền thông nước ngoài đã bị cấm tác nghiệp bên trong và xung quanh Quảng trường Thiên An Môn, nơi hàng trăm học viên Pháp Luân Công đến để thỉnh nguyện trong những năm gần đây. Ước tính có ít nhất 50 đại diện báo chí quốc tế đã bị bắt giữ kể từ tháng 7 năm 1999, và một số trong số họ đã bị đánh đập bởi cảnh sát;. Nhiều người theo Pháp Luân Công đã bị bỏ tù vì nói chuyện với các nhà báo nước ngoài "Ian Johnson, phóng viên của tờ "The Wall Street Journal" ở Bắc Kinh, đã viết một loạt các bài báo và đã giành được giải thưởng Pulitzer 2001. Johnson rời Bắc Kinh sau khi viết bài, ông nói rằng "cảnh sát Trung Quốc đã làm cho cuộc sống của ông ở Bắc Kinh trở nên tồi tệ" sau khi ông nhận được giải Pulitzer.
Toàn bộ cơ quan báo chí đã không thể chống lại và hạn chế các ấn phẩm liên quan đến Pháp Luân Công. Vào tháng 3 năm 2001, tờ báo Time Asia đưa ra một câu chuyện về Pháp Luân Công ở Hồng Kông. Nhưng ngay sau đó. tạp chí bị kéo khỏi các sạp báo ở Trung Quốc Đại Lục và bị đe dọa ‘sẽ không bao giờ được bán trong nước’. Một phần là kết quả của môi trường báo cáo khó khăn vào năm 2002. Ở phương Tây, tất cả tin tức về sự đàn áp ở Trung Quốc đã có nhưng cuộc đàn áp hoàn toàn chưa chấm dứt, thậm chí số học viên Pháp Luân Công bị giam giữ và bị giết vẫn gia tăng.
Kiểm duyệt mạng Internet.
Freedom House báo cáo rằng Pháp Luân Công là chủ đề có hệ thống bị chặn trên Internet nhiều nhất ở Trung Quốc. Những tài khoản bị giám sát và kiểm duyệt Internet ở Trung Quốc, Ethan Gutmann cho biết có rất nhiều người bị như vậy - bao gồm việc tài khoản từ chối dịch vụ do bị tấn công— lần đầu tiên phương pháp này được sử dụng bởi chính quyền Trung Quốc để chống lại Pháp Luân Công. Theo nhà phân tích James Mulvenon của Tổng công ty Rand, Bộ Công an Trung Quốc sử dụng chiến tranh mạng để tấn công trang web của Pháp Luân Công ở Mỹ, Úc, Canada và Anh; và ngăn chặn truy cập tới tài nguyên Internet nói về chủ đề này. Như báo cáo bởi BBC News, Global Internet Freedom Consortium (Liên minh tự do Internet toàn cầu-GIFC), một nhóm học viên Pháp Luân Công liên kết nhằm thúc đẩy tự do Internet cho biết ‘Bộ Ngoại giao Mỹ đã tài trợ 1.5 triệu USD cho chương trình này’, điều khiến các quan chức Trung Quốc lên án. Theo báo cáo của Đại sứ quán Washington ở Trung Quốc cho biết ‘Trung Quốc đã phản đối Mỹ giúp GIFC vì nó được điều hành bởi các học viên Pháp Luân Công’. Nó cho biết ‘quy định Internet của Trung Quốc’ là phù hợp với pháp luật của Trung Quốc và của nhiều nước khác; và rằng nó đã hỗ trợ được nhiều người dân. Agence France-Presse (AFP) hãng tin trích dẫn Philip Crowley, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, nói rằng tờ báo tin tức BBC được cấp phép là "quá sớm" và rằng họ "đã không hoàn tất thỏa thuận về việc tài trợ và quyết định cuối cùng đã không được thực hiện". Các học viên Pháp Luân Công làm việc với Liên minh tự do Internet toàn cầu để phát triển một công cụ chống kiểm duyệt được gọi là Freegate, được thiết kế để ẩn hoạt động Internet khỏi chính phủ Trung Quốc. Tên khác của phần mềm là Tor, một chương trình chống kiểm duyệt đã được tài trợ một phần bởi chính phủ Mỹ.
Các báo cáo tra tấn và bức hại.
Từ năm 1999, các quan sát viên nước ngoài ước tính rằng hàng trăm ngàn và có lẽ hàng triệu học viên Pháp Luân Công đã bị đưa vào trong các trại cải tạo lao động, nhà tù và các trung tâm giam giữ.
Tùy tiện bắt giữ và bỏ tù phi pháp.
Ước tính gần đây, chẳng hạn như trích dẫn của Bộ Ngoại giao Mỹ, cho thấy hàng trăm ngàn học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ phi pháp ở Trung Quốc, chủ yếu là trong các trại cải tạo lao động. Theo các báo cáo của tổ chức Theo dõi Nhân quyền năm 2005, những người kiến nghị không phải là học viên Pháp Luân Công, báo cáo rằng hầu hết các tù nhân trong các trại cải tạo lao động là học viên Pháp Luân Công. Họ nói rằng các học viên Pháp Luân Công phải nhận những "bản án lâu nhất và bị đối xử tồi tệ nhất" trong các trại.
Theo Bộ Công an, "trại cải tạo lao động" là một biện pháp hành chính đối với những người phạm tội chưa thành niên phạm tội, nhưng các học viên Pháp Luân Công lại không được coi là tội phạm hợp pháp. Cuối năm 2000, Trung Quốc bắt đầu sử dụng phương pháp hình phạt rộng rãi này đối với các học viên Pháp Luân Công với hy vọng thường xuyên "chuyển hóa người tái phạm" Điều khoản này cũng có thể được tự ý mở rộng bởi cảnh sát. Các học viên có thể chịu những khoản phạt chống lại họ không rõ ràng, theo Robert Bejesky, viết trong Tạp chí Columbia của Asian Law, chẳng hạn như "gây rối trật tự xã hội", "gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia", hay "lật đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa." Có tới 99% các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ thời gian dài vì bị xử lý hành chính thông qua hệ thống này mà không nằm trong hệ thống tư pháp hình sự. Những người bên ngoài không được đưa đến các trại, các tù nhân bị buộc phải làm công việc nặng nhọc trong các hầm mỏ, nhà máy gạch, nông nghiệp; họ bị tra tấn về thể xác, bị đánh đập, thẩm vấn và cắt khẩu phần lương thực.
Sau khi hoàn thành bản án cải tạo, sau đó các học viên đôi khi bị giam giữ trong "trung tâm pháp lý giáo dục", một hình thức trừng phạt được thành lập bởi chính quyền địa phương "chuyển hóa tâm trí" của các học viên, theo Theo dõi nhân quyền. Trong khi, ban đầu các quan chức Bắc Kinh miêu tả quá trình này là "vô hại" và một đường lối cứng rắn sau đó được thông qua; "những ban trợ lý giáo dục và công nhân, cán bộ lãnh đạo và những người từ tất cả các tầng lớp xã hội" đều được tham gia vào chiến dịch. Vào đầu năm 2001 chỉ tiêu đã được đưa ra như bao nhiêu học viên cần phải được "chuyển hóa". Hồ sơ chính thức không đề cập đến phương pháp làm việc để đạt được điều này, mặc dù các điều tra của Pháp Luân Công và của bên thứ ba cho thấy những vi phạm thể xác và tinh thần có thể là "cực kỳ nghiêm trọng."
Tra tấn trong tù.
Năm 2001 bài báo viết bởi John Pomfret và Philip P. Pan của tờ báo Washington Post nói rằng không có học viên nào tránh khỏi biện pháp cưỡng chế để ép họ từ bỏ đức tin. Theo nguồn tin trong nội bộ an ninh, một số chính quyền địa phương đã cố gắng bằng những lớp tẩy não, sau đó những người kiên định nhất sẽ bị chuyển đến các trại lao động, "nơi mà họ sẽ bị đánh đập và tra tấn trước tiên." Vào tháng 1 năm 2001 "Phòng 610 bí mật, một lực lượng đặc nhiệm liên ngành hàng đầu để tiêu diệt Pháp Luân Công, ra lệnh tất cả Ủy ban nhân dân, các cơ quan nhà nước và các công ty bắt đầu làm việc này."
Từ năm 2000, Báo cáo viên đặc biệt của LHQ tới Chính phủ Trung Quốc, nhấn mạnh có 314 trường hợp bị tra tấn, đại diện cho hơn 1.160 cá nhân. Theo báo cáo, các học viên Pháp Luân Công chiếm 66% các trường hợp tra tấn, 8% xảy ra ở "Ankangs". Báo cáo viên đặc biệt đề cập đến các cáo buộc tra tấn "tàn bạo" và yêu cầu chính phủ Trung Quốc "ngay lập tức thực hiện các bước để bảo vệ cuộc sống và sự toàn vẹn cho người bị tạm giam theo quy định của Quy tắc tiêu chuẩn ứng xử tối thiểu với tù nhân" Corinna-Barbara Francis của Tổ chức Ân xá nói rằng số liệu (tử vong) của Pháp Luân Công có vẻ hơi cao vì họ không phải là kết quả của vụ hành quyết chính thức.
Cáo buộc thu hoạch nội tạng.
Trong năm 2006, các cáo buộc được đưa ra, nội dung là một số lượng lớn các học viên Pháp Luân Công đã bị giết để cung cấp nội tạng cho ngành công nghiệp ghép tạng của Trung Quốc. Những cáo buộc này đã thúc đẩy một cuộc điều tra của cựu Bộ trưởng Ngoại giao David Kilgour và luật sư nhân quyền David Matas.
Báo cáo Kilgour-Matas được công bố vào tháng năm 2006, và kết luận rằng "chính phủ Trung Quốc và các đại diện của nó trong nhiều vùng của đất nước, trong một số bệnh viện, trại giam và "Tòa án nhân dân" từ năm 1999 đã giết chết một số lượng lớn nhưng không rõ bao nhiêu các tù nhân lương tâm Pháp Luân Công", và quảng cáo nội tạng sẵn có ngay lập tức từ những người cho đang sống, và bản chép lại của các cuộc phỏng vấn, trong đó bệnh viện nói với người khách hàng nhận nội tạng tiềm năng rằng họ có thể có được các nội tạng Pháp Luân Công.
Trong tháng 5 năm 2008 hai báo cáo viên đặc biệt Liên Hợp Quốc nhắc lại yêu cầu cho các nhà chức trách Trung Quốc để trả lời những cáo buộc, và để giải thích nguồn gốc các nội tạng đã được ghép khi có sự gia tăng đột biến số ca cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc kể từ năm 2000. Các quan chức Trung Quốc đã phản ứng bằng cách phủ nhận cáo buộc thu hoạch nội tạng, và nhấn mạnh rằng Trung Quốc tuân thủ các nguyên tắc của Tổ chức Y tế Thế giới cấm bán các bộ phận cơ thể con người mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người cho. Phản ứng trước sự việc Nghị quyết Hạ viện Hoa Kỳ kêu gọi chấm dứt lạm dụng thực hành cấy ghép nội tạng đối với các cộng đồng thiểu số tôn giáo và dân tộc, một phát ngôn viên của đại sứ quán Trung Quốc cho biết "Cái gọi là thu hoạch nội tạng từ các tử tù là một lời dối trá hoàn toàn bịa đặt của Pháp Luân Công."
Trong năm 2014, nhà báo điều tra Ethan Gutmann công bố kết quả điều tra của ông. Gutmann tiến hành phỏng vấn rộng rãi với các cựu tù nhân trong các trại lao động và nhà tù Trung Quốc, cũng như nhân viên an ninh và cựu chuyên gia y tế có kiến thức về thực hành cấy ghép nội tạng của Trung Quốc. Ông thông báo rằng việc thu hoạch nội tạng từ các tù nhân chính trị có khả năng bắt đầu từ tỉnh Tân Cương
trong những năm 1990, và sau đó lan rộng trên toàn quốc. Gutmann ước tính có khoảng 64.000 tù nhân Pháp Luân Công có thể đã bị giết để lấy nội tạng giữa những năm 2000 và 2008.
Khủng bố tinh thần và bị chích thuốc.
Pháp Luân Công và tổ chức nhân quyền đã bắt đầu quan sát các báo cáo các vụ khủng bố tinh thần tràn lan đối với các học viên kiên định kể từ năm 1999. Pháp Luân Công nói rằng có hàng ngàn học viên kiên định bị giam giữ tại các bệnh viện tâm thần và bị khủng bố tinh thần như "tiêm thuốc an thần" hoặc "thuốc chống loạn thần kinh", bị tra tấn bằng điện giật, ép ăn, bị đánh đập và bỏ đói. Họ cũng cáo buộc rằng các học viên không tự nguyện chấp nhận bởi vì họ thực hành các bài tập Pháp Luân Công, đi phát tờ rơi, từ chối ký tên cam kết từ bỏ Pháp Luân Công, viết thư kiến nghị, kêu gọi chính phủ vv.. Những người khác bị ép phải "thú nhận" bởi vì bản án giam giữ đã hết hạn hoặc người bị giam giữ đã không "Chuyển hóa" thành công trong các lớp tẩy não. Một số cho biết rằng họ bị ép phải thú nhận vì những "vấn đề chính trị" - đó là kêu gọi chính phủ dỡ bỏ lệnh cấm chống lại Pháp Luân Công.
Robin Munro, cựu Giám đốc Văn phòng Hồng Kông của Theo dõi Nhân quyền và bây giờ là Phó Giám đốc Bản tin Lao động Trung Quốc, đã thu hút sự chú ý trên toàn thế giới tới sự lạm dụng biện pháp Khủng bố tinh thần ở Trung Quốc nói chung và của các học viên Pháp Luân Công nói riêng. Năm 2001, Munro cho rằng bác sĩ Khủng bố tinh thần ở Trung Quốc đã tiến hành từ thời của Mao Trạch Đông và đã tham gia vào việc lạm dụng có hệ thống về tâm lý cho các mục đích chính trị. Ông nói rằng biện pháp khủng bố thần kinh quy mô lớn là một trong những khía cạnh đặc biệt nhất trong chiến dịch kéo dài của chính phủ để "nghiền nát Pháp Luân Công." Munro ghi nhận sự gia tăng rất đáng kể các trường hợp học viên Pháp Luân Công phải nhập bệnh viện tâm thần kể từ khi chiến dịch đàn áp của chính phủ bắt đầu.
Munro cho rằng học viên Pháp Luân Công bị giam giữ bị tra tấn và bị Sốc điện, hình thức đau đớn của việc châm cứu bằng điện áp mạnh, thiếu thốn kéo dài của thực phẩm, nước và ánh sáng; bị hạn chế tiếp cận với nhà vệ sinh để buộc phải viết "lời thú tội "hay" từ bỏ " đức tin như một điều kiện để được thả. Họ bị phạt tiền tới vài ngàn nhân dân tệ và có thể còn bị theo dõi. Lu và Galli viết rằng liều lượng của việc tiêm thuốc lên đến 5, 6 lần so với mức thông thường, và việc thực hiện có thể thông qua các ống thông từ mũi đến dạ dày với cạnh sắc để gây đau đớn cực độ cho các học viên, nó được coi là một hình thức tra tấn hay trừng phạt; Việc tra tấn thể xác là phổ biến nhất, bao gồm việc bị buộc chặt với những sợi dây ở các vị trí gây đau đớn. Những cách điều trị này có thể dẫn đến ngộ độc hóa chất, chứng đau nửa đầu, suy nhược cực độ, lồi lưỡi, cứng, mất ý thức, nôn, buồn nôn, co giật và mất trí nhớ.
Stone nói rằng các mô hình của bệnh viện thay đổi từ tỉnh này sang tỉnh khác và không hề được thống nhất theo chính sách chung đã có hiệu lực của nhà nước. Sau khi được trao quyền truy cập và kiểm tra hàng trăm trường hợp cụ thể, "các học viên Pháp Luân Công trong các bệnh viện tâm thần", một số lượng lớn các trường hợp báo cáo... đã bị gửi từ các trại lao động nơi họ... có thể cũng đã bị tra tấn và sau đó bị đưa vào các bệnh viện tâm thần...
Các trường hợp tử vong.
Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp báo cáo có hơn 3.400 học viên Pháp Luân Công đã bị giết hại do bị tra tấn và hành hạ trong tù, thường sau khi họ không chối bỏ niềm tin vào Pháp Luân Công, mặc dù những con số này không thể chứng thực một cách độc lập. Phần lớn các trường hợp tử vong xảy ra ở các tỉnh Đông Bắc của Trung Quốc, tỉnh Tứ Xuyên và các khu vực xung quanh Bắc Kinh.
Trong số các trường hợp tử vong đầu tiên được báo cáo trong tra tấn báo chí phương Tây là của Trần Tử Tú, một công nhân nhà máy đã nghỉ hưu từ tỉnh Sơn Đông. Trong bài viết đoạt giải Pulitzer của ông Ian Johnson về cuộc đàn áp Pháp Luân Công, báo cáo rằng các lính canh đã dùng dùi cui điện để sốc cô nhằm buộc cô phải từ bỏ Pháp Luân Công. Khi cô từ chối, các quan chức "ra lệnh cô Trần phải chạy chân trần trên tuyết. Hai ngày bị tra tấn đã khiến chân cô thâm tím và mái tóc đen ngắn cô bê bết máu... Cô bò ra ngoài, nôn mửa và lịm đi. Cô không bao giờ tỉnh lại." cô Trần qua đời vào ngày 21 Tháng 2 năm 2000.
Vào ngày 16 Tháng 6 năm 2005, Cao Dung Dung 37 tuổi, kế toán từ tỉnh Liêu Ninh, đã bị tra tấn đến chết trong tù. Hai năm trước khi cô qua đời, cô Cao đã bị cầm tù tại trại lao động cưỡng bức Long Sơn, nơi cô đã bị tra tấn và bị biến dạng bằng dùi cui điện. Cô Cao thoát khỏi trại lao động bằng cách nhảy từ một cửa sổ tầng hai, và sau khi hình ảnh của gương mặt bị đốt cháy của cô được công bố, cô đã trở thành một mục tiêu truy bắt bởi chính quyền. Cô đã bị đưa trở lại vào nhà tù vào ngày 6 Tháng 3 năm 2005 và bị giết chết chỉ trong vòng ba tháng sau đó.
Vào ngày 26 tháng 1 năm 2008, nhân viên an ninh ở Bắc Kinh chặn nhạc sĩ dân gian Vũ Châu và vợ của ông là bà Từ Na khi đang trên đường trở về nhà từ một buổi hòa nhạc. ông Vũ Châu 42 tuổi đã bị bắt giam, sau đó chính quyền đã cố gắng ép buộc ông phải từ bỏ Pháp Luân Công. Ông đã bị tra tấn đến chết trong vòng 11 ngày.
Phân biệt đối xử của xã hội.
Hạn chế học tập.
Theo nhóm vận động của Pháp Luân Công, Tổ chức thế giới điều tra chống đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG), các câu hỏi khảo sát người dân về cuộc đàn áp Pháp Luân Công thì thu được các câu trả lời là có "hậu quả nghiêm trọng". WOIPFG tuyên bố rằng những sinh viên tập luyện Pháp Luân Công đã bị cấm ở các trường học và các kỳ thi và "tội đồng loã" như: Các thành viên trong gia đình các học viên cũng từ chối nhập cảnh. Có kiến nghị chống Pháp Luân Công.
Bên ngoài Trung Quốc.
Trong năm 2004, Quốc hội Mỹ nhất trí thông qua một nghị quyết lên án cuộc tấn công của Trung Quốc đối với các học viên Pháp Luân Công ở Hoa Kỳ, nó báo cáo rằng các chi nhánh Đảng đã "ép viên chức dân cử địa phương ở Hoa Kỳ từ chối hoặc rút hỗ trợ cho các nhóm Pháp Luân Công" mà nhà phát ngôn viên của Pháp Luân Công khi tham gia cá nhân vào các hoạt động biểu tình ôn hòa bên ngoài tòa đại sứ quán của Trung Quốc đã bị vi phạm và bị tấn công thể xác. Họ kêu gọi chính phủ Trung Quốc "ngay lập tức ngừng can thiệp vào việc thực hiện các quyền tự do tôn giáo và chính trị tại Hoa Kỳ."
Các chiến dịch gần đây.
Mặc dù quy mô không lớn như trước đây, nhưng cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc vẫn còn tiếp tục và có xu hướng không suy giảm trong những năm gần đây, với nhiều chiến dịch đàn áp mới lên các nhóm học viên Pháp Luân Công, đặc biệt là thời điểm xung quanh các sự kiện nhạy cảm và các ngày lễ kỷ niệm.
2008.
Quốc hội - điều hành Ủy ban về Trung Quốc báo cáo rằng "Chính quyền trung ương đã tăng cường cuộc đàn áp 9 năm của nó chống lại Pháp Luân Công trong những tháng diễn ra thế vận hội Olympics mùa hè ở Bắc Kinh 2008." Phòng 610 đã phát hành chỉ thị nội bộ ép buộc các chính quyền địa phương thực hiện các bước để ngăn chặn Pháp Luân Công khỏi gây "can nhiễu hay thiệt hại" cho Thế vận hội. Phòng Công an ở Bắc Kinh và Thượng Hải đã ban hành chỉ thị cung cấp phần thưởng cho người nào cung cấp thông tin báo cáo về các hoạt động của Pháp Luân Công cho cảnh sát.
Trong vài tháng diễn ra Olympics, Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp báo cáo rằng có hơn 8.000 học viên Pháp Luân Công bị bắt cóc từ nhà và nơi làm việc bởi các nhân viên an ninh. Trung tâm báo cáo rằng nhiều người trong số những học viên này sau đó đã bị kết án tù dài hạn trên 15 năm và một số đã bị tra tấn đến chết trong tù. Tổ chức Ân xá quốc tế quan sát thấy rằng Pháp Luân Công là một trong những nhóm bị khủng bố gay gắt nhất và báo cáo rằng hơn 100 học viên Pháp Luân Công đã chết vì bị tra tấn và ngược đãi trong tù trong năm 2008.
2009.
Trong năm 2009, các học viên Pháp Luân Công là một trong số những mục tiêu của một sáng kiến được đặt tên là Dự án 6521, một chiến dịch do Tập Cận Bình khởi xướng, nhằm trấn áp những bất đồng chính kiến tiềm năng, trong các ngày kỷ niệm chính trị nhạy cảm. Tên của dự án đề cập đến ngày kỷ niệm 60 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, kỷ niệm 50 năm cuộc nổi dậy của người Tây Tạng 1959, kỷ niệm 20 năm của phản đối trên Quảng trường Thiên An Môn, và kỷ niệm 10 năm cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Song song với dự án 6521, một cơ quan điều phối cấp cao nhất được lập ra dưới sự chỉ đạo của Chu Vĩnh Khang, được gọi là "Ủy ban Trung ương quản lý toàn diện trật tự xã hội." Pháp Luân Công là một trong những nhóm đối tượng cần gia tăng giám sát và đàn áp. Ủy ban hồi sinh một mạng lưới cung cấp thông tin tình nguyện viên ở các trường học và khu dân cư, thành lập một hệ thống trách nhiệm liên đới chứa chủ hộ, đơn vị làm việc, và chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm trong trường hợp các cuộc biểu tình hoặc các sự kiện gây bất ổn khác xảy ra..
2010.
Các tổ chức nhân quyền đã tố cáo rằng World Expo 2010 phục vụ như là cái cớ cho sự đàn áp bất đồng chính kiến và tín đồ tôn giáo, bao gồm cả các học viên Pháp Luân Công. Ủy ban điều hành của Quốc hội về Trung Quốc báo cáo rằng chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ và giam cầm hơn 100 học viên ở Thượng Hải khi diễn ra hội chợ triển lãm, nó giống như là để tiến hành các chiến dịch tuyên truyền nhạo báng Pháp Luân Công. Chính quyền Thượng Hải cung cấp các khoản tiền thưởng làm động lực để người dân báo cáo về các học viên Pháp Luân Công. Ủy ban cũng lưu ý rằng một số người đã từ chối "không bỏ" Pháp Luân Công đã bị tra tấn và gửi đến cơ sở các trại cải tạo lao động. Tổ chức Ân xá Quốc tế ban hành một thông báo hành động khẩn cấp liên quan đến sự biến mất của học viên Giang Phong ở Thượng Hải, người đã bị bắt cóc tại sân bay Thượng Hải vào ngày 18 tháng 2 năm 2010 trong khi đang trên đường đến Hoa Kỳ. Giang biến mất khi bị cảnh sát giam giữ, và được cho là có nguy cơ bị tra tấn.
2010 - 2012.
Trong năm 2010, Đảng Cộng sản đã phát động một chiến dịch 3 năm mà đòi hỏi chính quyền địa phương, các tổ chức Đảng, và các doanh nghiệp đẩy mạnh những nỗ lực để "chuyển hóa" phần lớn các học viên Pháp Luân Công đã biết được. "Chuyển hóa" đề cập đến quá trình cưỡng chế thường xuyên gây sức ép lên các học viên Pháp Luân Công để yêu cầu họ từ bỏ việc tập luyện. Một số tài liệu được đăng trên trang web của Đảng và chính quyền địa phương đề cập đến các mục tiêu "chuyển hóa" cụ thể cần đạt được, và cũng đặt ra giới hạn về tỷ lệ chấp nhận được của sự tái phạm. Chiến dịch được thực hiện thông qua các học viên Pháp Luân Công bị ghi danh và được biết đến trong các lớp học cải tạo bắt buộc, hoặc bị kết án trong các trại giam hay các trại cải tạo lao động.
Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, các học viên Quách Hiểu Quân, Vương hiểu Đông và Vương Tuấn Lĩnh đã bị bắt và bị giam giữ vì việc tham gia của họ có liên quan tới Pháp Luân Công, được gọi là tù nhân lương tâm và có nguy cơ bị tra tấn.
2013 -2015: 'Cuộc chiến cuối cùng'.
Cùng với chiến dịch của Đảng Cộng sản Trung Quốc do Tập Cận Bình khởi xướng, "diệt cả hổ lẫn ruồi", để thanh trừ các phần tử chống đối, phe cánh của Giang Trạch Dân, như Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Lý Đông Sinh và hàng trăm quan chức các cấp... Đảng Cộng sản Trung Quốc còn phát động một 'cuộc chiến cuối cùng' để tiêu diệt toàn bộ các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.
"Đi vào các bản làng. Đi vào các hộ gia đình. Đi vào các trường học. Đi vào các tổ chức chính phủ. Đi vào các cơ sở kinh doanh. Đi vào những tế bào của Đảng trong nhân dân," là khẩu hiệu được đăng trên website của một địa phương thuộc thành phố Trùng Khánh. "Thực hiện ‘Cuộc chiến cuối cùng 2013-2015 nhằm Tái giáo dục và Chuyển hóa’ là quyết định khoa học của Trung ương Đảng dựa trên tình hình đấu tranh hiện nay," một khẩu hiệu khác giải thích.
Phản ứng của Quốc tế.
Sự thử thách của Pháp Luân Công đã thu hút một lượng lớn sự chú ý của quốc tế đến từ các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ. Các tổ chức nhân quyền như ‘Tổ chức Ân Xá’ và ‘Quan sát quyền con người’ đã bày tỏ khẩn cấp báo cáo về sự tra tấn và ngược đãi các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc và cũng đã kêu gọi Liên Hợp Quốc và các chính phủ quốc tế can thiệp để chấm dứt cuộc đàn áp.
Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua sáu nghị quyết - Chấp thuận Nghị Quyết 304 , Chấp thuận Nghị Quyết 530 ,Chấp thuận Nghị Quyết 188 , Chấp thuận Nghị Quyết 218 , - kêu gọi chấm dứt ngay lập tức các chiến dịch chống lại các học Pháp Luân Công cả ở Trung Quốc và ở nước ngoài. Đồng thời Nghị quyết 217, được thông qua vào tháng 11 năm 1999. Mới nhất, Nghị quyết 605, đã được thông qua vào ngày 17 tháng 3 năm 2010, và kêu gọi "chấm dứt ngay lập tức chiến dịch đàn áp, đe dọa, bỏ tù, và tra tấn các học Pháp Luân Công."
Tại một cuộc biểu tình vào ngày 12 Tháng Bảy 2012, Rep Ileana Ros-Lehtinen (R-FL), Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà Ngoại giao Hoa Kỳ, kêu gọi chính quyền Obama phải đối đầu với các nhà lãnh đạo Trung Quốc về nhân quyền khủng khiếp của nó, bao gồm cả sự đàn áp của nó với các học viên Pháp Luân Công "Điều quan trọng là bạn bè và những người ủng hộ dân chủ và nhân quyền tiếp tục thể hiện tinh thần đoàn kết và hỗ trợ của họ, bằng cách lên tiếng chống lại sự ngược đãi ", cô nói. | 1 | null |
Europa Universalis là một trò board game (cờ bàn) được xuất bản bởi Azure Wish Editions và tác giả là Philippe Thibault. Game xuyên suốt giai đoạn 1492-1792 và cho phép sáu người chơi vào vai một trong số các cường quốc của châu Âu (Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Đế quốc Ottoman, Bồ Đào Nha/Nga, Venezia/Hà Lan/Áo). Sau đó game được hãng Paradox Entertainment chuyển thành một video game dưới tên gọi "Europa Universalis".
Mô tả.
Là một board game dài không điển hình này được công bố với khoảng thời gian chơi có thể lên đến 360 phút như được ghi trên hộp game, nhưng trò chơi thường có thể kéo dài hàng tuần (Board Game Geek ước tính thời gian chơi là 15 ngày).
Vật liệu.
Khoảng một ngàn dấu hiệu được sử dụng trong game, cũng như hai tấm bản đồ (một cho châu Âu, một cho phần còn lại của thế giới) kích cỡ 56 cm x 86 cm (22"X34"). Quyển sách quy tắc chơi bằng tiếng Anh dài khoảng 72 trang.
Cách chơi.
Người chơi có một số lượng khác thường để kiểm soát dựa trên những gì họ làm: kinh tế, quân sự, bảo dưỡng, khám phá, đầu tư thuộc địa. Nhược điểm là có nhiều sự tính toán trong khi chơi game (tính toán thu nhập, thay đổi giá cả, bảo dưỡng và mua các nguồn lực quân sự).
Phần mở rộng và các biến thể.
Bản mở rộng chính thức.
Bản mở rộng đầu tiên được xuất bản mang lại (chủ yếu) quy định mới về pháo đài và các nhà truyền giáo và cũng là một tập hợp các mục tiêu mới. Một bản mở rộng thứ hai được lưu hành rộng rãi trên internet. Nó mang tới một loạt các quy tắc (như cung điện), bao gồm cả chế độ quân chủ lịch sử (với các đặc tính được xác định trước) và hệ thống chiến đấu nhanh (có thể chia cho mười hoặc nhiều lần hơn nữa cho một trận chiến) và nhiều quốc gia nhỏ và bàn tính mới. Game chưa bao giờ được xuất bản.
Các biến thể.
Danh mục khá nhạy trong đề xuất và tư vấn về các quy tắc. Hai biến thể được lưu hành rộng khắp thêm: "sự kiện viết lại" của Risto Majormaa và phiên bản Europa8 của Pierre Borgnat, Bertrand Asseray, Jean-Yves Moyen và Jean-Christophe Dubacq (trong đó giới thiệu nhiều hơn hai người chơi, bàn tính và bản đồ được sửa đổi và chưa hẳn đã kết thúc). Cả hai có thể tự do kiếm được bằng cách tải về hoặc bằng cách yêu cầu các tác giả. | 1 | null |
Strategy First là một công ty phần mềm có trụ sở tại Montréal, Canada. Được thành lập vào năm 1988, công ty đã cho phát hành nhiều tựa game nổi tiếng như loạt game "Disciples", "Jagged Alliance", "Space Empires" và "Galactic Civilizations". Vào tháng 12 năm 2005, Strategy First đã hợp tác với mạng lưới phân phối Steam của Valve Corporation, trở thành nhà xuất bản phần mềm giải trí đầu tiên làm như vậy. Hầu hết các tựa game của Strategy First đều có sẵn trên Steam, bao gồm các thương hiệu như "Disciples", "Jagged Alliance" và "Space Empires".
Xung đột.
Strategy First đã từng có xung đột với Introversion Software. Công ty cho phân phối các bản sao của trò "Uplink" của Introversion dưới tên gọi "Uplink: Hacker Elite". Tuy nhiên, sau khi nộp đơn xin phá sản, Strategy First đã hoãn việc chi trả tiền bản quyền cho Introversion, đang còn nợ họ hàng chục ngàn đô la. Introversion bèn cắt đứt quan hệ với công ty.
Nhà phát triển cũ Legend Studios của Strategy First còn đưa tin về một cuộc xung đột lên tới đỉnh điểm trong một thông cáo báo chí ban hành ngày 11 tháng 2 năm 2005, mà họ tuyên bố với nhà phát hành "đã vi phạm Hiệp định Xuất bản và Phân phối phần mềm" và rằng "chúng tôi đã không nhận được một báo cáo bán hàng chân thật, các khoản thanh toán bản quyền và họ thực sự đã không hoàn thành một điểm duy nhất trong thỏa thuận của chúng tôi."
Trong một bài báo sau khi chết về sự phát triển của "Galactic Civilizations II", nhà sáng lập Stardock là Brad Wardell nói về sự liên quan đến tên gọi ban đầu rằng "Nhà phát hành Strategy First đã đưa đơn phá sản mà không phải trả một phần đáng kể tiền bản quyền mà chúng tôi đang nợ." Các trang tin game còn tường thuật các cuộc xung đột liên quan đến Strategy First, chẳng hạn như một mẩu tin từ trang web ngành công nghiệp game Gamasutra thuật lại lời nhà phát triển BattleGoat Studios đồng sáng lập George Geczy rằng "Chúng tôi phải đưa cho họ 50 xu một đô chỉ để lấy được số tiền của chúng tôi ra khỏi họ."
Nhà phát triển chiến lược Pollux Gamelabs cũng đưa tin về cuộc xung đột với Strategy First và việc phát hành tựa game chiến lược dạng 4X "Lost Empire". Theo diễn đàn "Lost Empire", Pollux Gamelabs đã hủy bỏ mọi sự hợp tác với Strategy First do một số bất đồng giữa hai công ty, chi tiết trong đó không được nêu rõ. Một lời buộc tội được công bố công khai từ i-Deal Games Studio, người chịu trách nhiệm về xử phạt vi phạm bản mod "", nói: "Do vi phạm có phương pháp của thỏa thuận phân phối phần mềm của Strategy First nên phía i-Deal Games đã chấm dứt thỏa thuận với Startegy First inc."
Trong một bài viết trên diễn đàn cộng đồng Steam vào ngày 14 tháng 6 năm 2009, Technetium Games, nhà phát hành trò "SlamIt Pinball" cũng đăng tuyên bố rằng Strategy First đã không được trả tiền bản quyền hoặc lập báo cáo doanh số bán hàng. "Strategy First vẫn không trả tiền cho chúng tôi bất kỳ đồng xu cắc bạc nào. Họ còn không gửi cho chúng tôi bất kỳ báo cáo về doanh số bán hàng nào. Họ kể cho chúng tôi những câu chuyện và đưa ra lời giải thích."
Quyền sở hữu mới.
Năm 2004, Strategy First Inc đã đệ đơn xin bảo hộ phá sản. Ngày 21 tháng 4 năm 2005, hãng Silverstar Holdings đã mua lại Strategy First. Điều khoản về việc mua lại bao gồm "số tiền bồi thường cho các chủ nợ của Strategy First là $609,000; chúng tôi đã phát hành 377.000 cổ phiếu phổ thông của mình; cho phép mua 200.000 cổ phiếu phổ thông của mình và được nhận khoảng $400,000 trong nợ ngân hàng hiện có, cũng như tùy thuộc vào sự cân nhắc dựa trên khả năng sinh lời trong tương lai của Strategy First." Silverstar Holdings Ltd. là một công ty thương mại đăng ký tại Bermuda (giao dịch trên NASDAQ dưới biểu tượng SSTR), trên trang chủ của mình nói rằng họ đang "tập trung vào việc mua các vị trí kiểm soát trong các doanh nghiệp trò chơi điện tử thu phí và bán lẻ định hướng tăng trưởng cao mà được hưởng lợi từ quy mô của nền kinh tế được tạo ra bởi Internet và các nền tảng có liên quan đến công nghệ khác." Silverstar đã hoàn tất việc mua lại nhà phát triển game Empire Interactive vào ngày 4 tháng 12 năm 2006, và tuyên bố trong một thông cáo báo chí ngày 14 tháng 12 năm 2006 rằng với việc bổ sung các tựa game của Empire Interactive vào dịch vụ 'Steam' của Valve, "chúng tôi rất vui mừng rằng trong thời gian ngắn nỗ lực hợp tác đầu tiên giữa Empire và Strategy First đã đâm hoa kết trái."
Việc Silverstar nộp cho SEC một phần tư đã chấm dứt ngày 30 tháng 9 năm 2006, cho thấy Strategy First đã không cung cấp đủ một lượng doanh thu đáng kể: "Chúng tôi đã nhận một khoản thua lỗ ròng $ 941,000 trong quý đầu tiên của năm tài chính 2007 so với khoản thua lỗ ròng $ 48.000 trong cùng thời kỳ trong năm tài chính trước. Mặt hàng quan trọng đóng góp vào sự gia tăng khoản thua lỗ bao gồm sự gia tăng trong hoạt động thua lỗ đến $ 583,000 trong quý đầu tiên của năm tài chính 2007 so với $ 421,000 trong quý đầu tiên của năm tài chính 2006. Sự gia tăng này chủ yếu do sự giảm doanh số bán hàng đã được công nhận bởi Strategy First."
Khó khăn tài chính.
Vào ngày 12 tháng 3 năm 2009, công ty mẹ của Strategy First là Silverstar Holdings Ltd đã được chính thức niêm yết tại thị trường NASDAQ sau khi không đáp ứng được một phần mở rộng thời gian để tuân thủ Quy định Thị trường NASDAQ, đặc biệt là họ "đã không chịu bằng lòng với yêu cầu vốn chủ sở hữu của các cổ đông". Bản tuyên bố công khai cuối cùng do Silverstar ban hành là trong giai đoạn kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2008, nộp vào ngày 20 tháng 2 năm 2009.
Sau khi nộp đơn tiếp cho SEC 10-Q, Silverstar báo cáo rằng vào ngày 1 tháng 5 năm 2009, bộ phận Empire Interactive của họ đã đệ đơn xin "chính quyền" (phá sản) ở Anh và cho rằng "Empire đã bán số tài sản sở hữu trí tuệ của mình cho New World IP, LLC ", rồi tất cả 49 nhân viên đều bị sa thải. New World IP sau đó cho thuê quyền phát hành toàn bộ danh mục của Empire cho hãng Zoo Games. Ngoài ra, Silverstar còn tường thuật rằng hãng đã không trả nợ được cho khoản nợ cả hai năm 2008 và 2006. | 1 | null |
Bạc iodide là một hợp chất giữa bạc và iod, có công thức hóa học AgI, không tan trong nước. Hợp chất này là chất rắn có màu vàng đậm nhưng các mẫu có chứa bạc kim loại lẫn vào nên có màu xám. Bạc iodide được sử dụng làm chất sát trùng và chất gom mây tạo mưa nhân tạo.
Điều chế.
Ta thu được bạc iodide khi cho dung dịch muối bạc (ví dụ: bạc nitrat AgNO3) tác dụng với dung dịch muối iodide (ví dụ: kali iodide KI). Chất kết tủa màu vàng nhạt sẽ xuất hiện, đó là AgI.
Trong quá trình tiến hành thí nghiệm, nếu có mặt ánh sáng mặt trời thì chất kết tủa AgI nhanh chóng sậm màu bởi vì ánh sáng sẽ chuyển các ion bạc sang dạng kim loại.
Mưa nhân tạo.
Khoảng 50.000 kg bạc iodide ở dạng cấu trúc β-AgI được dùng để tạo nên những cơn mưa nhân tạo hằng năm, và mỗi thí nghiệm như vậy tiêu tốn khoảng 5–10 g.
An toàn.
Tiếp xúc quá mức với bạc iodide có thể dẫn đến chứng sạm da do bạc, đặc trưng bởi sự đổi màu cục bộ của mô cơ thể.
Hợp chất khác.
AgI còn tạo một số hợp chất với NH3, như AgI·NH3 là tinh thể trắng hay AgI·2NH3 là chất rắn màu trắng, dễ bị phân hủy bởi không khí. Nó rất khó điều chế bằng cách cho hai chất tác dụng với nhau.
AgI còn tạo một số hợp chất với CS(NH2)2, như AgI·CS(NH2)2 là tinh thể màu trắng. | 1 | null |
Mark Wright (Marcus Wright Snowell; 21 tháng 4 năm 1890 - 5 tháng 8 năm 1975) là một vận động viên người Mỹ thi đấu chủ yếu trong môn nhảy cao bằng sào.
Ông sinh ra ở Chicago và qua đời tại Reading, Massachusetts, Hoa Kỳ. Wright thi đấu cho nước Mỹ trong Thế vận hội mùa hè 1912 tổ chức tại Stockholm, Thụy Điển. Ông giành được huy chương bạc trong môn nhảy sào với chiều cao là 3,85 m.
Wright tốt nghiệp Đại học Dartmouth vào năm 1913. | 1 | null |
Cầu Rungna là một trong sáu cây cầu của thành phố Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên, bắc qua sông Đại Đồng. Nằm giữa hai cầu Okryu ở phía nam với cầu Chongnyu ở phía bắc, nó kết nối khu vực Moranbong ở bờ tây (tả ngạn) sông Đại Đồng với khu vực Taedonggang ở bờ bên kia, băng qua đảo Rungra ở giữa. Tổng chiều dài 1.070 mét, cây cầu được hoàn thành năm 1988. | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.