text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
USS "Delphy" (DD-261) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Richard Delphy (1795-1813), một sĩ quan hải quân tử trận trong cuộc Chiến tranh 1812. Trong sự kiện Thảm họa Honda Point năm 1923, nó là chiếc dẫn đầu của một đội 7 tàu khu trục bị đắm do va chạm đá ngầm dọc bờ biển California. Thiết kế và chế tạo. "Delphy" được đặt lườn vào ngày 20 tháng 4 năm 1918 tại xưởng tàu Squantum Victory Yard của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở Squantum, Massachusetts. Nó được hạ thủy vào ngày 18 tháng 7 năm 1918, được đỡ đầu bởi bà W. S. Sims, phu nhân Chuẩn đô đốc William Sims; và được đưa ra hoạt động vào ngày 30 tháng 11 năm 1918 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân R. A. Dawes. Lịch sử hoạt động. Trước khi gia nhập Hạm đội Đại Tây Dương, "Delphy" tham gia thử nghiệm các thiết bị phát hiện tàu ngầm tại New London, Connecticut từ ngày 23 đến ngày 31 tháng 12 năm 1918, và đã tham gia cứu giúp những người sống sót trên chiếc "Northern Pacific" bị mắc cạn ngoài khơi đảo Fire, New York vào ngày đầu năm mới 1919. Nó khởi hành từ New York vào ngày 13 tháng 1 cho đợt cơ động và thực tập ngư lôi mùa Đông tại vùng biển Caribe. Cùng với hạm đội quay trở về New York vào ngày 14 tháng 4, nó lên đường đi Boston, Massachusetts vào ngày cuối tháng cho các hoạt động chuẩn bị cho chuyến bay vượt Đại Tây Dương đầu tiên trong lịch sử của thủy phi cơ NC-4. "Delphy" khởi hành từ Boston vào ngày 19 tháng 11 năm 1919 để đi sang vùng bờ Tây, đi đến San Diego, California vào ngày 22 tháng 12. Nó gia nhập Hải đội Khu trục trực thuộc Hạm đội Thái Bình Dương tại San Diego để thực hành ngư lôi và cứu hộ cho đến khi được đưa về lực lượng dự bị vào ngày 12 tháng 6. Nó neo đậu tại San Diego cho đến ngày 27 tháng 12, khi nó lên đường cùng các con tàu khác thuộc Đội Khu trục Dự bị để đi Bremerton, Washington, đến nơi vào ngày 4 tháng 1 năm 1921 cho một đợt đại tu kéo dài tại Xưởng hải quân Puget Sound. Từ ngày 22 tháng 7 năm 1921 đến ngày 20 tháng 3 năm 1922, "Delphy" hoạt động từ San Diego với một biên chế cắt giảm 50% thủy thủ đoàn, trước khi trải qua một đợt đai tu khác. Nó di chuyển cùng với Hạm đội Chiến trận để thực hành ngoài khơi Balboa, Panama từ ngày 6 tháng 2 đến ngày 11 tháng 4 năm 1923, rồi tiến hành các thử nghiệm ngư lôi ngoài khơi San Diego. Vào ngày 25 tháng 6, nó lên đường cùng với Đội khu trục 31 cho một chuyến đi đến Washington, nơi nó thực tập cơ động mùa Hè cùng Hạm đội Chiến trận trên đường quay trở về. Dưới quyền của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Donald T. Hunter, "Delphy" là chiếc khu trục dẫn đầu của một đội bảy tàu khu trục bị đắm do va chạm đá ngầm dọc bờ biển California trong hoàn cảnh sương mù dày đặc vào ngày 8 tháng 9 năm 1923. Sự kiện này được đặt tên là Thảm họa Honda point. "Delphy" bị va vào bên mạn và bị vỡ làm đôi, đuôi tàu bị ngập bên dưới mực nước. Ba thành viên thủy thủ đoàn đã thiệt mạng và 15 người khác bị thương trong tai nạn này. Nó được cho xuất biên chế vào ngày 26 tháng 10 năm 1923, và lườn tàu bị bán như một xác tàu đắm vào ngày 19 tháng 10 năm 1925.
1
null
Whatever People Say I Am, That's What I'm Not là album phòng thu đầu tay của ban nhạc rock người Anh Arctic Monkeys, do hãng Domino Recording Company phát hành vào ngày 23 tháng 1 năm 2006. Album đã vượt qua album cùng nghệ danh của Elastica để trở thành album đầu tay bán chạy nhất trong lịch sử âm nhạc Anh Quốc, khi tiêu thụ hơn 360.000 bản trong tuần đầu ra mắt và vẫn là album đầu tay bán chạy nhất của một ban nhạc. Album cũng nhận được nhiều chứng nhận bạch kim tại Anh Quốc. Nhạc phẩm là album duy nhất có sự góp mặt của Andy Nicholson trong vai trò người chơi bass trước khi Nick O'Malley thay thế anh. "Whatever People Say I Am, That's What I'm Not" bao gồm tất cả các bài hát từ EP gốc của nhóm mang tên "Five Minutes with Arctic Monkeys", cũng như hai đĩa dơn quán quân trên UK Singles Chart là "I Bet You Look Good on the Dancefloor" và "When the Sun Goes Down". Nhạc phẩm thường được coi là một trong những album nhạc rock hay nhất thập niên. Album đã giành giải Mercury cho album xuất sắc nhất và đứng thứ 371 trong danh sách 500 album vĩ đại nhất mọi thời đại của tạp chí "Rolling Stone". Năm 2013, tạp chí này xếp nhạc phẩm là album đầu tay vĩ đại thứ 30 mọi thời đại. Vào tháng 10 năm 2013, tạp chí âm nhạc "NME" liệt album ở vị trí thứ 19 trong cuộc bầu chọn 500 album vĩ đại nhất mọi thời đại của tạp chí này. Cho đến nay "Whatever People Say I Am, That's What I'm Not" đã tiêu thụ doanh số 3.390.000 triệu bản trên toàn cầu. Sáng tác và nội dung. Về mặt âm nhạc, "Whatever People Say I Am, That's What I'm Not" chịu những ảnh hưởng từ các dòng nhạc indie rock, garage rock revival, post-punk revival và punk rock. Nội dung chủ đề phổ biến của album khiến nhạc phẩm được coi là một album khái niệm nói về "cuộc sống của những clubber trẻ ở miền Bắc Anh". Tất cả các ca khúc đều ghi lại những điểu quan sát được của một nhân vật tự sự dùng trong ngữ cảnh này. "I Bet You Look Good on the Dancefloor", "Still Take You Home", "You Probably Couldn't See for the Lights But You Were Staring Straight at Me" và "Dancing Shoes" đều xem xét hành vi của con người trong các vũ trường. Giọng ca chính Alex Turner miêu tả "Dancing Shoes" nói về "con người luôn tìm cách hít một điếu thuốc khi họ bước ra ngoài nhưng họ lại che giấu điều đó". Những bài khác cũng xem xét các khía cạnh khác của thú vui về đêm: "From the Ritz to the Rubble" miêu tả về những kẻ giữ trật tự ở vũ trường, "Red Light Indicates Doors Are Secured" kể về những trải nghiệm và rắc rối điển hình của việc bắt tắc-xi sau một đêm vui chơi; còn "When the Sun Goes Down" lấy cảm hứng từ các cô gái mại dâm trong căn phòng phục vụ của họ ở địa phương, nằm trong quận Neepsend của Sheffield. Những ca khúc khác lại lấy chủ đề về những mối tình lãng mạn như "Mardy Bum", hay tiểu văn hóa trẻ như "Fake Tales of San Francisco" và "A Certain Romance". Trong danh sách tốp 100 bài hát của thập niên bởi tạp chí "NME", "A Certain Romance" được miêu tả là "một ca khúc kỳ quặc vô tư, khởi đầu với sự khinh bỉ những thị trấn địa phương, rồi xuất hiện để gỡ bỏ chúng ở cuối bài hát". Tựa đề và bìa nghệ thuật. Tựa đề "Whatever People Say I Am, That's What I'm Not" lấy từ một dòng chữ trong cuốn tiểu thuyết "Saturday Night and Sunday Morning" của nhà văn Alan Sillitoe. Ban nhạc lựa chọn tựa đề sau khi Turner nhận ra những nét tương đồng giữa hai tác phẩm và sự thích hợp của tựa đề này. Anh cho biết "thật tuyệt vời vì cuốn sách mang tên "Saturday Night and Sunday Morning" và đó là kiểu gọi của album, vì thế có một mối liên hệ ở đó. Đồng thời có nhiều người nói rất nhiều điều về chúng tôi và bạn không có quyền kiểm soát nó". Anh cũng tiết lộ thêm, "những bài hát như 'The View from the Afternoon', 'Dancing Shoes', 'Still Take You Home' and 'From the Ritz to the Rubble' đều có một chút không khí dịp cuối tuần và xuất hiện cùng nhân vật". Bìa nghệ thuật của album là một tấm ảnh của Chris McClure—một người bạn thân của nhóm kiêm thủ lĩnh The Violet May; anh còn là anh trai của Jon McClure từ ban nhạc Reverend and The Makers—được chụp vào lúc sáng sớm tại quán bar Korova ở Liverpool, sau khi ban nhạc chi cho Chris bảy mươi bảng để vui chơi về đêm". Bức ảnh đã dấy lên một số tranh cãi khi Laurence Gruer của NHS Scotland chỉ trích bìa nhạc phẩm vì "củng cố ý tưởng rằng hút thuốc là tốt". Nhà quản lý sản phẩm của Arctic Monkeys phủ nhận cáo buộc trên và thực tế lại gợi ý điều trái ngược: "Bạn có thể thấy từ bức hình thuốc lá là không tốt cho thế giới của anh ta". Các ấn phẩm quảng cáo album của Billboard cũng sử dụng một bức ảnh tương tự như bìa nhạc phẩm nhưng không có hình điếu thuốc. Phát hành và quảng bá. Trước khi phát hành "Whatever People Say I Am, That's What I'm Not", các bài hát gồm "Mardy Bum", "I Bet You Look Good on the Dancefloor", "Fake Tales of San Francisco", "Dancing Shoes", "Still Take You Home", "Riot Van", "When the Sun Goes Down" (còn có tên gọi là "Scummy" hoặc "Scummy Man") và "A Certain Romance" từng được phát hành miễn phí trên internet vào cuối năm 2004 và cùng xuất hiện không chính thức trong một album biên tập "Beneath the Boardwalk". Lịch phát hành gốc của album là ngày 30 tháng 1 năm 2006, nhưng đã bị đẩy sớm lên ngày 23 tháng 1 năm 2006 do "nhu cầu lớn". Mặc dù điều này từng xảy ra với "Franz Ferdinand", người ta suy đoán rằng động thái này là một nỗ lực để chống lại những hiệu ứng rò rỉ album trên các trang web chia sẻ tệp tin trực tuyến. Những phiên bản thu âm lại của album từng bị rò rỉ trên internet vào tháng 12 năm 2005. Vào ngày đầu tiên phát hành, "Whatever People Say I Am, That's What I'm Not" trở thành album đầu tay bán chạy nhanh nhất trong lịch sử Anh Quốc khi chỉ tiêu thụ dưới 120.000 bản. Đến dịp cuối tuần, nhạc phẩm đã bán 363.735 bản—nhiều hơn cả tổng doanh số của các album còn lại trong tốp 20 và qua đó trở thành album đầu tay bán chạy nhanh nhất trong lịch sử Anh Quốc. Lịch phát hành tại Hoa Kỳ là ngày 21 tháng 2 năm 2006 chứng kiến "Whatever People Say I Am, That's What I'm Not" trở thành album nhạc indie đầu tay bán chạy nhanh thứ hai trong lịch sử, khi tiêu thụ khoảng 34.000 bản trong tuần ra mắt và đứng ở vị trí thứ 24 trên các bảng xếp hạng album. Nhạc phẩm còn giành vị trí quán quân tại Úc và Ireland. Tính đến tháng 9 năm 2013, doanh số của album dừng ở con số 1.475.982 bản. Vào tháng 2 năm 2014, album năm lần nhận chứng nhận bạch kim với doanh số 1.500.000 bản. Đĩa đơn. "I Bet You Look Good on the Dancefloor" là đĩa đơn đầu tiên được phát hành từ album "Whatever People Say I Am, That's What I'm Not"; bài hát ra mắt ở vị trí quán quân bảng xếp hạng UK Singles Chart vào ngày 29 tháng 10 năm 2005, sau khi hạ bệ ca khúc "Push the Button" của Sugababes, đồng thời giành vị trí quán quân trên UK Indie Chart. Tạp chí "Billboard" từng bầu chọn "I Bet You Look Good on the Dancefloor" ở vị trí thứ 4 trong danh sách "những bài hát garage ngầu nhất". Ngày 28 tháng 1 năm 2006, đĩa đơn thứ hai từ album, "When the Sun Goes Down" tiếp nối thành công của đĩa đơn đầu tiên để đoạt các vị trí quán quân trên UK Singles Chart và UK Indie Chart. Tại Hoa Kỳ đĩa đơn thứ ba "Fake Tales of San Francisco" được phát hành và đạt vị trí thứ 43 trên bảng xếp hạng Canada Rock của "Billboard". Ca khúc "Mardy Bum" dù không phát hành dưới dạng đĩa đơn nhưng xuất hiện trên các playlist phát thanh ở khắp Anh Quốc vào giữa năm 2006, và vẫn được bật thường xuyên trên BBC Radio 1 và một số đài phát thanh alternative rock như SiriusXMU của Sirius XM. Bài hát "A Certain Romance" xếp thứ 90 trong tốp 100 bài hát năm 2006 của "Pitchfork" và được coi là một ca khúc nổi bật. NME cũng liệt "A Certain Romance" ở vị trí 10 trong danh sách 100 bài hát của thập niên của tạp chí này. Vào tháng 10 năm 2011, NME xếp đĩa đơn ở vị trí số 140 trong danh sách "100 bài hát hay nhất trong 15 năm qua". Video âm nhạc. Có tổng cộng bốn bài hát trong album được phát hành video âm nhạc chính thức trên trang Youtube, trong đó có ba bài hát do Domino Recording Company phát hành. Ba bài hát trên lần lượt là "I Bet You Look Good On The Dancefloor" (19 tháng 2 năm 2010), "Fake Tales Of San Francisco" (14 tháng 8 năm 2006) và "The View From The Afternoon" (24 tháng 2 năm 2010).. Chỉ có video của bài hát "When The Sun Goes Down" là do trang Youtube chính thức của riêng Arctic Monkeys phát hành vào ngày 14 tháng 8 năm 2006. Đánh giá chuyên môn. Kể từ khi phát hành, "Whatever People Say I Am, That's What I'm Not" nhận được đông đảo sự hoan nghênh từ giới phê bình. Nhạc phẩm xuất hiện nhiều lần trong các danh sách cuối năm và được coi là một nhạc phẩm kinh điển thời hiện đại. Nhiều nhà phê bình và nhân vật trong giới truyền thông Anh Quốc còn quảng cáo thổi phồng Arctic Monkeys và sự nổi tiếng nhanh chóng của nhóm bằng cách ca ngợi họ thông qua các phương tiện độc đáo. Một số người coi Arctic Monkeys là người đã cách mạng hóa con đường mọi người tìm thấy âm nhạc, khi họ xây dựng một lượng fanbase dựa trên một số bản demo do người hâm mộ chia sẻ qua internet. NME tuyên bố rằng Arctic Monkeys là "Ban nhạc quan trọng nhất thời đại chúng ta", và những mô tả của Alex Turner qua lời bài hát về Sheffield, cuộc sống đêm của thanh thiếu niên nói riêng, đã khiến họ gán cho anh danh hiệu "bật thầy quan sát","USA Today" cho rằng "bạn sẽ không nghe đĩa CD nào hay hơn thế này trong nhiều năm dài". "MusicOMH" viết rằng album có kiểu guitar rock "khiến bạn rơi vào tình yêu với âm nhạc một lần nữa", nhiều nhà phê bình xem "A Certain Romance" là một track nổi bật, tuy nhiên, cũng lưu ý rằng nhiều bài hát trước đó được phát hành trên internet dưới dạng demo đã bị giảm chất lượng và "không hay như trước". Danh hiệu. Vào năm 2009 album xếp thứ 9 trong cuộc bầu chọn trực tuyến "Album vĩ đại nhất" của MTV. Bên cạnh đó "Whatever People Say I Am, That's What I'm Not" còn gặt hái một số giải thưởng như Giải Barclaycard Mercury cho album xuất sắc nhất, giải thưởng "Q" cho album xuất sắc nhất, giải âm nhạc Meteor cho album quốc tế hay nhất tại Ireland và giải Brit 2007 cho album Anh Quốc xuất sắc nhất. Danh sách bài hát. Tất cả lời được viết bởi Alex Turner, trừ khi có ghi chú. Tất cả nhạc được soạn bởi Arctic Monkeys.
1
null
USS "McDermut" (DD-262) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất, trong biên chế từ năm 1919 đến năm 1929, và bị tháo dỡ năm 1932 để tuân thủ quy định hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo David McDermut (1820-1863), một sĩ quan hải quân tử trận trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. Thiết kế và chế tạo. "McDermut" được đặt lườn vào ngày 20 tháng 4 năm 1918 tại xưởng tàu Squantum Victory Yard của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở Squantum, Massachusetts. Nó được hạ thủy vào ngày 6 tháng 8 năm 1918, được đỡ đầu bởi bà Eugene G. Grace; và được đưa ra hoạt động vào ngày 27 tháng 3 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân Chester L. Hand. Lịch sử hoạt động. Được phân về Hạm đội Đại Tây Dương, "McDermut" khởi hành từ Boston, Massachusetts vào ngày 28 tháng 5, để đi sang Brest, Pháp. Nó quay trở về vùng bờ Đông vào ngày 24 tháng 7, rồi được điều động sang vùng bờ Tây vào mùa Thu, đi đến San Diego, California vào ngày trước lễ Giáng Sinh. Trong tám năm rưỡi tiếp theo sau, nó chủ yếu hoạt động tại khu vực Đông Thái Bình Dương, di chuyển dọc bờ biển suốt từ Panama đến Canada, và tại khu vực quần đảo Hawaii. Vào năm 1924, nó tham gia một cảnh ngắn trong cuốn phim "The Navigator", với sự diễn xuất của Buster Keaton và Kathryn McGuire. Trong những năm 1924 và 1927, nó băng qua kênh đào Panama cho những lượt hoạt động ngắn tại vùng biển Caribe và vịnh Mexico, và vào năm 1925 đã tham gia một chuyến viếng thăm thiện chí đến Samoa, Australia và New Zealand. Sau khi quay trở về từ một chuyến đi đến Panama, vào ngày 22 tháng 3 năm 1927, "McDermut" đi đến Căn cứ Khu trục San Diego nơi nó được cho xuất biên chế vào ngày 22 tháng 5 năm 1929. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 11 tháng 11 năm 1931; và lườn tàu bị bán để tháo dỡ vào ngày 25 tháng 2 năm 1932 nhằm tuân thủ những điều khoản hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London năm 1930.
1
null
Sát thủ Zodiac hay sát thủ Cung hoàng đạo là tên giết người hàng loạt khét tiếng sống ở Bắc California vào cuối năm 1960 và đầu những năm 1970. Danh tính của hắn vẫn chưa được nhận diện. Sát thủ Zodiac nổi lên sau khi hắn sát hại các nạn nhân ở hồ Berryessa, Benicia thuộc bang Vallejo, và San Francisco trong khoảng từ tháng 12 năm 1968 đến tháng 10 năm 1969. Bốn người đàn ông và ba người phụ nữ khác trong độ tuổi từ 16 đến 29 cũng là nạn nhân của hắn. Cái tên Zodiac của hắn được biết đến khi hắn gửi những lá thư không rõ nguồn gốc đến thời báo Bay Area để xác nhận mình đã giết những nạn nhân này. Những lá thư hắn gửi chứa đựng 4 mật mã đánh đố nhà báo và bên dưới mỗi lá thư đều có ký tên Zodiac. Cho đến bây giờ, chỉ hai trong số bốn đoạn mã được các nhà chức trách giải mã. Nạn nhân. Nạn nhân đã xác nhận. Mặc dù sát thủ Zodiac tuyên bố mình đã giết 37 người trong các lá thư gửi báo chí nhưng các nhân viên điều tra cho rằng chỉ có bảy nạn nhân chắc chắn là mục tiêu của hắn. Trong số các nạn nhân này, có hai người sống sót. Những nạn nhân đã chết gồm: Nạn nhân trong diện điều tra. Các nạn nhân sau đây được cho là mục tiêu của Zodiac, mặc dù chưa được xác nhận: Ngoài ra còn có một nạn nhân đặc biệt của sát thủ Zodiac: Văn hóa đại chúng. Những vụ án của sát thủ Zodiac, những bức thư, đoạn mã gửi tới cảnh sát và những tờ báo đã truyền cảm hứng cho rất nhiều bộ phim, tiểu thuyết, sản phẩm truyền hình cũng như những tên sát nhân hàng loạt khác. Tham khảo. Nguồn thứ cấp. Dữ liệu FBI:
1
null
Danh sách kỷ lục thế giới trong bơi lội hay Danh sách kỷ lục bơi lội thế giới là tập hợp thành tích thi đấu tốt nhất của các vận động viên ở các nội dung thi đấu trong môn bơi lội. Danh sách này được phê chuẩn bởi Liên đoàn bơi lội thế giới (FINA). Các kỷ lục này có thể do các kình ngư lập ở các kỳ đại hội thể thao, các giải đấu chính thức của FINA, giải vô địch các châu lục hay giải vô địch quốc gia của các nước thành viên FINA. Kỷ lục có thể được thiết lập trong bể bơi dài 50 mét (BD) hoặc bể bơi ngắn 25 mét (BN). Hiện nay, FINA công nhận kỷ lục thế giới trong các nội dung bơi sau cho tất cả các vận động viên nam và vận động viên nữ: Bể ngắn (25 m). Trong các kỳ đại hội thể thao như Olympic hay Đại hội thể thao của các châu lục và khu vực thì môn bơi lội thường không được tổ chức trong bể ngắn 25m mà chỉ tổ chức trong bể dài 50m. Cho nên, các nội dung thi đấu trong bể ngắn 25m thường chỉ gặp trong các giải đấu của thể thao dưới nước nói chung hay các giải bơi lội nói riêng.
1
null
USS "Laub" (DD-263) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, nó được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Anh và được đổi tên thành HMS "Burwell" (H94), đã phục vụ cho đến khi xung đột kết thúc và bị tháo dỡ năm 1947. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Henry Laub (1792-1813), một sĩ quan hải quân tử trận trong cuộc Chiến tranh 1812. Thiết kế và chế tạo. "Laub" được đặt lườn vào ngày 20 tháng 4 năm 1918 tại xưởng tàu Squantum Victory Yard của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở Squantum, Massachusetts. Nó được hạ thủy vào ngày 28 tháng 8 năm 1918, được đỡ đầu bởi cô Marjorie Mohan, một hậu duệ của Henry Laub; và được đưa ra hoạt động vào ngày 17 tháng 3 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân W. F. Amsden. Lịch sử hoạt động. USS "Laub". Được phân về Lực lượng Khu trục trực thuộc Hạm đội Đại Tây Dương đặt căn cứ tại Newport, Rhode Island, "Laub" được cho tách ra vào ngày 17 tháng 5 năm 1919 để chiếm lấy vị trí ngoài khơi Newfoundland, và phục vụ như cột mốc dẫn đường cho chuyến bay vượt Đại Tây Dương đầu tiên đầu tiên của thủy phi cơ NC-4. Nó tiếp tục hoạt động thực tập dọc theo bờ Đông cho đến ngày 30 tháng 6, khi nó lên đường đi sang vùng biển Châu Âu. Đi đến Brest, Pháp vào ngày 17 tháng 7, nó hoạt động cùng hạm đội tại vùng biển Tây Âu cho đến khi nó lại lên đường vào cuối tháng 8 để nhận nhiệm vụ tại khu vực Đông Địa Trung Hải. Sau khi đi đến Constantinople vào ngày 2 tháng 9, nó hoạt động cùng Ủy ban Thực phẩm, chuyển tiếp hành cứu trợ cho người tị nạn. Nó lên đường quay trở về Hoa Kỳ vào ngày 17 tháng 9, về đến New York vào ngày 4 tháng 10; nhưng nó chỉ lưu lại vùng bờ Đông một thời gian ngắn trước khi lại lên đường hai tuần sau đó để gia nhập Hạm đội Thái Bình Dương, đi đến San Diego, California vào ngày 27 tháng 11. Từ tháng 12 năm 1919 cho đến khi nó được xuất biên chế vào ngày 15 tháng 6 năm 1922, "Laub" tiến hành các cuộc thực tập ngư lôi cùng các chuyến đi huấn luyện nhân sự Hải quân Dự bị dọc theo bờ biển Thái Bình Dương. "Laub" được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 18 tháng 12 năm 1939 dưới quyền chỉ huy của Trung tá Hải quân B. W. Chippendale. Sau khi hoàn tất chạy thử máy tại San Diego, nó đi đến vịnh Guantánamo, Cuba vào ngày 7 tháng 4 năm 1940 để tham gia nhiệm vụ Tuần tra Trung lập tại vùng biển Caribe. Sau khi làm nhiệm vụ này trong hai tháng, nó lên đường đi Galveston, Texas cho các hoạt động tuần tra trong vịnh Mexico và dọc theo bờ biển Đại Tây Dương. Nó đi đến Halifax, Nova Scotia vào ngày 5 tháng 9 và được cho xuất biên chế tại đây vào ngày 8 tháng 10 năm 1940. HMS "Burwell". "Laub" được chuyển cho Anh Quốc vào ngày hôm sau trong khuôn khổ Thỏa thuận đổi tàu khu trục lấy căn cứ. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, dưới tên gọi HMS "Burwell", nó phục vụ cùng Hải quân Hoàng gia Anh trong nhiệm vụ bảo vệ tàu bè Đồng Minh tại Bắc Đại Tây Dương. "Burwell" được cải biến để tối ưu cho nhiệm vụ hộ tống tàu buôn bằng cách tháo dỡ ba trong số các khẩu pháo hải pháo 4 inch/50 caliber ban đầu và một dàn ống phóng ngư lôi ba nòng để giảm bớt trọng lượng nặng bên trên, lấy chỗ chứa thêm mìn sâu và trang bị một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog. Một sự kiện đáng kể của nó trong quãng đời phục vụ cùng Hải quân Hoàng gia là tham gia vào việc chiếm giữ tàu ngầm U-boat Đức "U-570" vào tháng 8 năm 1941.
1
null
Văn hóa từ chức là một văn hoá chính trị, một hành vi dân túy bị cổ xúy, sự thiếu trách nhiệm trước dân chúng, quốc gia, phổ biến ở các nước châu Âu. Thường được không ít dân chúng tại các nước kém phát triển cho rằng "đúng đắn cùng lương tri", được dùng bởi các lãnh đạo quốc gia đang có vấn đề lớn nhưng lại không dám tiến hành thay đổi, sợ hãi các áp lực dư luận, áp lực từ thế lực chính trị khác, không có gan chịu bị nghi ngờ, bị chỉ trích, bị thóa mạ mà thực hiện chủ trương chính trị của mình, nên tiến hành "từ chức" đem vấn đề ném cho người tiếp nhận vị trí. Từ chức. Từ chức là việc rời bỏ chức vụ trước khi hết nhiệm kỳ. Việc từ chức thường xảy ra tại những chức vụ có nhiệm kỳ, như huấn luyện viện trong ngành thể thao, hay người quản lý trong lãnh vực kinh tế, thương mãi, hay trong phương diện chính trị như bộ trưởng, thủ tướng, chủ tịch đảng... Việc từ chức là quyết định cá nhân của một người giữ chức vụ nào đó. Quyết định đó tự động hay do áp lực nào đó từ bên ngoài, thường là câu hỏi chủ yếu trong một việc từ chức. Ngoài ra còn vấn đề là việc từ chức có phải vì lý do đạo lý hay pháp lý. Thế giới. Vatican. Tuy các đức giáo hoàng thường giữ chức vụ cho đến khi qua đời, theo luật Công giáo thì vị giáo hoàng có thể từ chức bất cứ lúc nào, miễn là "việc từ chức tự ý và công bố rõ ràng (Can. 332 § 2) Tuy nhiên, việc từ chức của các đức giáo hoàng rất hiếm, thường là bị áp lực từ bên ngoài: Việt Nam. Ở Việt Nam vì hoàn cảnh chính trị khác biệt, nên văn hóa từ chức còn chưa phát triển, nhưng đã có manh nha : Để có được khuôn khổ văn hóa chính trị như vậy theo tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, trước hết ta nên tăng cường trách nhiệm giải trình trước Quốc hội. Theo TS Đặng Minh Tuấn, khoa Luật, ĐHQG Hà Nội, để có được văn hóa từ chức phải có những sức ép chính trị, từ sức ép của dư luận, hay cơ quan kiểm soát và phải có những sự thay đổi mang tính tổng thể nữa, từ giáo dục, nhận thức, hành vi ứng xử của mọi người trong xã hội. ĐBQH Dương Trung Quốc cho biết tại sao việc từ chức ở Việt Nam hiện nay lại hiếm hoi: "Thời nào cũng vậy, quan chức gắn với trách nhiệm. Có người chức càng to thì hy sinh càng lớn, đứng mũi chịu sào nhưng bây giờ quan chức trong thời đại này có hai mặt: Có quyền hành và quyền lợi. Điều này, ngăn cản quan chức trong quyết định có từ chức hay không từ chức. Hiện nay, họ luôn dựa vào, họ nằm trong một tổ chức họ chỉ tuân thủ quyết định của tổ chức mà thôi". Đức. Việc từ chức nổi tiếng nhất và làm chấn động nước Cộng hòa Liên bang Đức là việc từ chức của thủ tướng Willy Brandt của đảng SPD khi người ta khám phá ra cộng sự viên thân cận của ông là điệp viên của cơ sở Stasi Đông Đức. Ở Đức đề tài khi nào thì nên từ chức cũng là đề tài gây nhiều tranh cãi. Trong khi Franz Josef Strauß chủ tịch đảng CSU năm 1962 trong vụ đã nói dối quốc hội và sau đó không chịu từ chức bộ trưởng quốc phòng, đưa tới việc đảng FDP rút ra khỏi chính phủ liên đảng. Việc này làm thủ tướng Konrad Adenauer của đảng CDU, đảng anh em với CSU, phải cải tổ nội các, Strauß vì vậy mất ghế bộ trưởng. Còn bộ trưởng bộ nội vụ Rudolf Seiters lại từ chức vào năm 1993, vì một tên khủng bố đang bị truy lùng tại Bad Kleinen bị bắt chết, sau khi hắn ta bắn chết một cảnh sát khác.
1
null
Ametrin hay trystin hoặc tên thương mại là bolivianit là một biến thể tự nhiên của thạch anh. Nó là hỗn hợp của amethyst và citrin với các vùng màu tím vàng hoặc cam. Hầu hết ametrin thương mại hiện nay được khai thác ở Bolivia, mặc dù có các mỏ đang được khai thác ở Brazil và Ấn Độ.
1
null
Gương mặt thân quen mùa 2 được phát sóng trên kênh VTV3 từ ngày 29 tháng 3 năm 2014 đến 14 tháng 6 năm 2014 với các thí sinh gồm MiA, Ngân Quỳnh, Vy Oanh, Hoài Lâm, Vương Khang và Minh Thuận. Bộ ba giám khảo chính là nhạc sĩ Đức Huy, ca sĩ Mỹ Linh và NSƯT Hoài Linh. Người dẫn chương trình mùa này là nghệ sĩ Thanh Bạch. Sau 12 tuần thi, kết quả chung cuộc giải nhất thuộc về thí sinh Hoài Lâm. Thí sinh. Mùa thứ hai gồm các thí sinh Nhân vật hóa thân. (*) Ở tuần 9, chỉ có 3 nhân vật được lựa chọn, bắt buộc sẽ có 2 thí sinh chọn cùng 1 nhân vật để thi đấu so tài hóa thân với nhau.<br> (**) Tuần 12 – Chung kết, chỉ có 4 thí sinh gồm Hoài Lâm, Minh Thuận, Mi-A và Vương Khang tiếp tục dự thi tranh ngôi vị quán quân. 2 thí sinh còn lại là Vy Oanh và Ngân Quỳnh tham gia đêm chung kết với tư cách khách mời để giành cơ hội đoạt giải thí sinh được khán giả yêu thích nhất. Kết quả biểu diễn. Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7 Tuần 8 Tuần 9 (*) (*) Ở tuần 9, chỉ có 3 nhân vật được lựa chọn, bắt buộc sẽ có 2 thí sinh chọn cùng 1 nhân vật để thi đấu so tài hóa thân với nhau. Tuần 10 Tuần 11 Chung Kết
1
null
Thạch anh ám khói là các biến thể nâu đến đen của thạch anh. Tựa như các đá quý thạch anh khác. Màu khói nhẹ đến màu nâu sẫm là những màu sắc cơ bản đặc trưng của thạch anh ám khói. Là do các thành phần silic tự do, được tạo thành từ của silic dioxide bởi các bức xạ tự nhiên.
1
null
Mikołaj Chopin (tiếng Pháp: Nicolas Chopin) là giáo viên người Ba Lan gốc Pháp. Ông chính là cha của nhà soạn nhạc thiên tài Frédéric Chopin. Ông làm gia sư day tiếng Pháp cho các gia đình giàu có ở Warszawa, thủ đô của Ba Lan. Sau đó, ông trở thành giáo viên của trường Lyceum, ngôi trường mà chính con ông học tập. Ông là một người đàn ông thông minh.
1
null
Heliotrope, hay đá máu là một dạng của canxedon (có dạng vi tinh của thạch anh và dạng đồng hình của nó là moganit). Đá máu "cổ điển" là canxedon lục có các hạt xâm tán của oxide sắt hoặc jasper đỏ. Đôi khi xâm tán có màu vàng thì khoáng được đặt tên là plasma. Các xâm tán màu đỏ được xem là các đốm máu, nên nó có tên gọi là "đá máu". Tên gọi "heliotrope" (trong tiếng Hy Lạp ήλιος "helios", Mặt trời, τρέπειν "trepein", đến lượt) xuất phát từ quan niệm cổ xưa khác nhau về cách thức khoáng vật phản xạ ánh sáng. Chúng được miêu tả bởi Pliny the Elder ("Nat. Hist." 37.165). Nguồn cung cấp. Nguồn cung cấp chủ yếu loại đá này là Ấn Độ. Nó cũng được tìm thấy ở Brazil, Trung Quốc, Úc và Hoa Kỳ. Cũng có các điểm lộ đá máu ở đảo Rum, Scotland.
1
null
Nemesis là vở kịch bốn hồi của một con người tưởng chừng như không liên quan đến nghệ thuật của nhà hóa học người Thụy Điển Alfred Nobel. Vở kịch này có điểm xuất phát rất kỳ lạ. Nobel rất khinh thường những kẻ bồi bút ba hoa nhưng do khâm phục tài năng của nhà thơ người Anh Percy Bysshe Shelley nên đã viết bằng tiếng Anh nhiều bản trường ca rất dài. Và Nobel cũng đã dựa vào một vở kịch của nhà thơ này, vở kịch thơ năm hồi The Cenci, để viết kịch bản cho tác phẩm Nemenis. Nếu ai để ý thì có thể thấy rõ ràng Nemesis xuất phát từ sự mâu thuẫn trong con người của Nobel. Đó thực sự là bằng chứng cho sự đấu tranh để hoàn thiện mình của nhà khoa học này. Nemesis có nội dung nói về Beatrice Cenci, một người phụ nữ Ý. Vở kịch này được in khi Nobel trong cơn hấp hối và toàn bộ sô ấn bản của nó đã được bán hết, trừ ba bản lưu bị đốt đi ngay dau khi ông qua đời vào năm 1896, vì bị coi là một vụ scandal và báng bổ. Cuốn xuất bản đầu tiên còn sót lại của vở kịch này (song ngữ Thụy Điển-Quốc tế ngữ) được xuất bản tại Thụy Điển vào năm 2003. Vở kịch Nemesis vẫn chưa được dịch ra bất cứ ngôn ngữ nào ngoài Quốc tế ngữ. Nếu như có đọc cuốn Nemesis trong nguyên bản tiếng Thụy Điển và khi nhìn vào triết thuyết cũng như quan điểm văn học của Nobel, chúng ta sẽ thấy rằng dường như ông có ý định chống lại điều được tin tưởng lúc đầu-Giải Nobel Văn học được trao cho các nhà văn đã chiến đấu chống lại các quyền lực như chúa, nhà thờ và quốc gia.
1
null
Carnelian (hay cornelian) là một loại khoáng vật có màu nâu-đỏ, được xem là một loại đá bán quý. Tương tự như carnelian là sard, có cứng hơn và sẫm hơn (khác biệt là không giòn, và hai lên gọi có thể sử dụng qua lại được). Cả hai carnelian và sard là các biến thể của silica thuộc nhóm canxedon có màu sắc do các tạp chất oxide sắt III. Màu sắc có thể thay đổi mạnh, từ vàng nhạt đến hầu như đen hoàn toàn. Nó có mặt phổ biến ở Brazil, Ấn Độ, Siberia, và Đức.
1
null
Đầm Cầu Hai là khu đầm lớn nhất thuộc hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai ở ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Khu đầm này có dạng lòng chảo, sâu trung bình 1,4 m. Chiều dài đầm từ Cồn Trai đến cửa sông Rui là 9 km và từ cửa sông Truồi đến núi Vĩnh Phong gần 13 km. Đầm có diện tích mặt nước khoảng 104 km², thông ra Biển Đông qua cửa Tư Hiền.
1
null
Tập đoàn bảo hiểm Prudential (, , ) là một công ty bảo hiểm nhân thọ và dịch vụ tài chính đa quốc gia có trụ sở tại London, Vương quốc Anh. Tập đoàn này được thành lập tại London vào tháng 5 năm 1848 với tên là "Hiệp hội cho vay và bảo đảm đầu tư Prudential" nhằm cho đối tác và những người lao động vay vốn. Thị trường lớn nhất của Prudential là tại châu Á, với hơn 13 triệu khách hàng tại 12 quốc gia và là nhà cung cấp hàng đầu về bảo hiểm nhân thọ tại Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines và Việt Nam. Prudential tại Anh có khoảng 7 triệu khách hàng và là nhà cung cấp hàng đầu về bảo hiểm nhân thọ và lương hưu tại quốc gia này. Prudential cũng sở hữu Công ty Bảo hiểm nhân thọ Quốc gia Jackson, là một trong những nhà cung cấp bảo hiểm nhân thọ lớn nhất tại Hoa Kỳ, và Công ty Đầu tư M & G là một công ty hoạt động tập trung vào quản lý tài sản với tổng số tài sản thuộc quyền quản lý là 228 tỷ bảng Anh công bố vào ngày 31 tháng 12 năm 2012. Cổ phiếu của Prudential được niêm yết chính trên Sở giao dịch chứng khoán London và là một thành phần tạo nên Chỉ số FTSE 100. Nó có một vốn hóa thị trường khoảng 33,4 tỷ bảng vào ngày 29 tháng 11 năm 2013, làm cho Prudential trở thành một trong 18 công ty lớn nhất trên sàn giao dịch chứng khoán London. Prudential cũng được niêm yết trên các sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông, New York và Singapore. Lịch sử. Giai đoạn 1848-2000. Công ty được thành lập vào ngày 30 tháng 5 năm 1848 tại đường Hatton Garden, quận Holborn, London với tên "Hiệp hội cho vay và bảo đảm đầu tư Prudential" nhằm cung cấp các khoản vay cho các đối tác chuyên nghiệp và người lao động. Năm 1854, công ty đã bắt đầu bán các khái niệm tương đối mới của về chính sách bảo hiểm công nghiệp cho giai cấp công nhân với phí bảo hiểm thấp như thông qua các đại lý và cửa hàng và được thu trong nhiều năm (bảo hiểm dài hạn). Sau đó, Prudential đã chuyển trụ sở chính tới nhà truyền thống tại Holborn Bars vào năm 1879 và chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn vào năm 1881. Tòa nhà được thiết kế bởi Alfred Waterhouse, và được xây dựng bằng đất nung được sản xuất bởi Công ty trách nhiệm hữu hạn Gibbs và Canning, một nhà sản xuất đất nung có tiếng đã từng sản xuất đá và tượng để xây Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Tamworth. Sau đó, Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential lần đầu tiên được niêm yết trên sàn chứng khoán London vào năm 1924. Năm 1986, Prudential mua lại Công ty Bảo hiểm Quốc gia Jackson của Mỹ. Năm 1997, Prudential mua lại Scotland Amicable, một doanh nghiệp được thành lập vào năm 1826 tại Glasgow như là một Công ty Bảo hiểm nhân thọ tại Tây Scotland, với giá £ 1.75 tỷ bảng. Năm 1998, Prudential thành lập Egg, một ngân hàng trực tuyến hoạt động tại Anh. Các công ty con đạt 550.000 khách hàng trong vòng 9 tháng nhưng gặp khó khăn về lợi nhuận. Trong tháng 6 năm 2000, 21% thị phần của Egg đã được chào bán công chúng để phát triển doanh nghiệp này, nhưng đến tháng 2 năm 2006, Prudential đã quyết định mua hết 21% cổ phần đó. Egg sau đó đã được bán cho Ngân hàng Citibank trong năm 2007. Năm 1999, M & G, một công ty quản lý quỹ của Anh đã được Prudential mua lại. Trong tháng 6 năm 2000, Công ty lần đầu tiên được niêm yết trên thị trường chứng khoán New York để giúp xâm nhập vào thị trường Mỹ. Từ năm 2000 đến nay. Trong tháng 10 năm 2004, Prudential thành lập một công ty con mới có tên là PruHealth, một công ty liên doanh với Discovery Holdings của Nam Phi cung cấp bảo hiểm y tế tư nhân cho thị trường Anh. Tháng 4 năm 2008, Prudential giúp tuyển khoảng 3.000 người làm việc trong Capita, một công ty về phần mềm của Anh (1.000 người tại Stirling, 750 tại Reading và 1.250 là tại Mumbai). Điều này được thỏa thuận với việc xây dựng các phần mềm quan trọng, với hợp đồng 15 năm trị giá ước tính là hơn 722 triệu bảng Anh, được xây dựng trên mối quan hệ hiện tại của Prudential với Capita, công ty đã hoạt động ở Belfast trước đó vào năm 2006 với chỉ khoảng 450 nhân viên, trong một cơ cấu hoạt động cũ có quy mô nhỏ hơn. Vào ngày 1 tháng 3 năm 2010, Prudential công bố về một "cuộc đàm phán cấp cao" nhằm mua lại công ty bảo hiểm nhân thọ tại châu Á của Công ty Bảo hiểm Đa quốc gia AIG là Công ty Bảo hiểm Quốc tế Mỹ (AIA) ước đạt khoảng 23 tỷ bảng Anh. Các thỏa thuận sau đó không thành công và AIA đã quyết định quyên góp tiền thông qua việc phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) vào cuối tháng 10 năm 2010. Hoạt động. Tập đoàn có 4 doanh nghiệp kinh doanh là: Quản lý. Hiện nay, ban giám đốc điều hành tập đoàn bao gồm 16 người. Trong đó, những người đóng vai trò là quản lý chính của tập đoàn gồm:
1
null
Hiệu kỳ tỉnh Lviv (tiếng Ukraina: "Прапор Львівської області") là lá cờ phản ánh lịch sử và truyền thống của tỉnh Lviv. Mẫu cờ này được Hội đồng tỉnh Lviv chuẩn thuận lưu hành ngày 27 tháng 2 năm 2001. Đặc điểm. Mẫu cờ tỉnh Lviv có hình chữ nhật với tỉ lệ 2:3, trung tâm lá cờ là hình ảnh sư tử vàng đội vương miện trên nền thiên thanh. Chiều cao sư tử tương ứng với 3/4 chiều rộng cờ, bề ngang sư tử ứng với 1/3 chiều dài cờ.
1
null
Karl Fredrik "Freddie" Ljungberg (; sinh ngày 16 tháng 4 năm 1977) là một cựu cầu thủ bóng đá Thụy Điển thi đấu ở vị trí tiền vệ và hiện là trợ lý huấn luyện viên của câu lạc bộ Arsenal. Anh khởi đầu sự nghiệp ở Halmstad và sau đó dành phần lớn sự nghiệp tại Arsenal. Tại Arsenal, anh giành được hai chức vô địch Ngoại hạng và ba Cúp FA, ghi bàn trong hai trận chung kết trong đó có chung kết năm 2002. Sau khi rời Arsenal năm 2007, anh thi đấu tại một số câu lạc bộ ở Anh, Scotland, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ. Ljungberg có 75 trận đấu cho Đội tuyển bóng đá quốc gia Thụy Điển, tham dự Giải vô địch bóng đá châu Âu 2000, 2004 và 2008, cũng như Giải vô địch bóng đá thế giới 2002 và 2006. Anh là đội trưởng của đội tuyển Thụy Điển từ 2006 tới năm 2008. Ljungberg là người mẫu của hãng đồ lót Calvin Klein cho tới năm 2007. Trước đó anh đại diện cho Nike, Procter & Gamble, L'Oréal, Puma SE, Beats, ESPN và Pepsi. Thống kê sự nghiệp. Đội tuyển quốc gia. !Tổng||75||13
1
null
Carlos Caetano Bledorn Verri (sinh ngày 31 tháng 10 năm 1963 ở Ijuí, Rio Grande do Sul), tên thường gọi là Dunga (), là một huấn luyện viên và cựu cầu thủ bóng đá người Brasil chơi ở vị trí tiền vệ phòng ngự. Ông, trong vai trò đội trưởng, cùng đội Brasil giành chức vô địch World Cup 1994. Cùng với Xavi, ông là một trong hai người duy nhất từng dự các trận chung kết World Cup, Olympic, Confederations Cup và cúp châu lục. Ông cũng làm huấn luyện viên đội tuyển Brasil hai lần. Trong lần đầu dẫn dắt từ năm 2006 tới năm 2010, ông vô địch Cúp bóng đá Nam Mỹ 2007 và Cúp liên đoàn các châu lục 2009, vào tới tứ kết Giải vô địch bóng đá thế giới 2010. Ông trở lại vị trí này năm 2014, nhưng tiếp tục bị sa thải vào tháng 6 năm 2016 sau khi Brasil sớm bị loại khỏi Copa América Centenario. Ông cũng từng dẫn dắt Internacional vào năm 2013. Biệt danh của ông bắt nguồn từ tên tiếng Bồ Đào Nha của nhân vật "Dopey", một chú lùn trong phim Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn của Disney. Cái tên này được người chú của Dunga đặt cho vì ngày bé Dunga khá thấp bé. Ông có gốc Ý và Đức. Đội tuyển bóng đá quốc gia Brasil. Dunga thi đấu cho đội tuyển bóng đá quốc gia Brasil từ năm 1987 đến 1998. Thống kê sự nghiệp. !Tổng||91||6
1
null
(sinh ngày 28 tháng 1 năm 1980) là cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Nhật Bản hiện đang thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ Júbilo Iwata tại J1 League. Trong suốt sự nghiệp thi đấu của mình, Endō chỉ chơi bóng tại J1 League và chủ yếu là cho câu lạc bộ Gamba Osaka. Anh đã giành được tất cả các danh hiệu vô địch trong nước và một lần giành chức vô địch AFC Champions League. Ở đội tuyển quốc gia Nhật Bản, anh hiện là cầu thủ Nhật Bản có số lần khoác áo đội tuyển nhiều nhất trong lịch sử và từng tham dự ba kỳ World Cup 2006, 2010 và 2014. Sự nghiệp câu lạc bộ. Endō từng có thời gian thi đấu cho Yokohama Flügels và Kyoto Purple Sanga vào giai đoạn 1998-2000. Đến năm 2001, anh chuyển đến Gamba Osaka và nhanh chóng trở thành cầu thủ quan trọng của đội. Vào năm 2005, anh cùng câu lạc bộ giành danh hiệu vô địch J1 League lần đầu tiên và giành chức vô địch AFC Champions League vào năm 2008, giải đấu mà anh cũng được bầu chọn là Cầu thủ xuất sắc nhất. Endō đã được lựa chọn vào Đội hình Tiêu biểu của J. League trong suốt mười năm liên tục, từ năm 2003 đến năm 2012. Tại Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ 2008, anh ghi được hai bàn thắng lần lượt trong các trận đấu với Adelaide United (bàn thắng duy nhất của trận đấu) và Manchester United. Năm 2009, anh được Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) trao tặng danh hiệu "Cầu thủ xuất sắc nhất châu Á" năm 2009. Năm 2012, Endō cùng Gamba Osaka với vị trí áp chót tại J. League 1 đã phải xuống thi đấu tại J2 League. Một năm sau đó, anh và Osaka đã vô địch J. League 2 và trở lại với giải đấu quen thuộc. Sự nghiệp đội tuyển quốc gia. Endō là thành viên đội tuyển U-20 Nhật Bản giành vị trí á quân tại Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới năm 1999 tại Nigeria. Năm 2000, anh cùng đội tuyển U-23 Nhật Bản tham dự Thế vận hội Mùa hè 2000. Endō bắt đầu thi đấu cho Đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản từ năm 2002 trong trận đấu giao hữu với Argentina. Không được chọn tham dự World Cup 2002 tổ chức tại quê nhà, anh đã có giải đấu lớn đầu tiên cùng đội tuyển Nhật Bản là Cúp bóng đá châu Á 2004, giải đấu mà Nhật Bản giành chức vô địch sau khi đánh bại Trung Quốc 3-1 trong trận chung kết. Tại Cúp bóng đá châu Á 2007, Endō có một bàn thắng, trong trận thắng đội tuyển Việt Nam 4-1 tại vòng bảng bằng một quả sút phạt trực tiếp. Anh có danh hiệu vô địch Cúp bóng đá châu Á lần thứ hai cùng đội tuyển Nhật Bản vào năm 2011. Tại World Cup 2006, Endō được triệu tập vào đội tuyển Nhật Bản nhưng đã không được ra sân trong cả ba trận đấu vòng bảng. Bốn năm sau, anh được huấn luyện viên Okada Takeshi tạo cơ hội góp mặt tại World Cup 2010. Ngày 24 tháng 6, trong trận đấu cuối cùng của vòng bảng World Cup 2010 với Đan Mạch, Endō đã có pha sút phạt trực tiếp đẹp mắt đánh bại thủ môn Đan Mạch Thomas Sorensen nâng tỉ số lên 2-0 cho Nhật Bản. Trong trận này, anh còn một pha sút phạt khác làm bóng chạm cột dọc. Chiến thắng chung cuộc 3-1 giúp đội tuyển Nhật Bản chính thức giành quyền vào vòng 1/16. Ngày 12 tháng 10 năm 2010, trong trận giao hữu với Hàn Quốc, anh trở thành cầu thủ thứ tư có 100 lần khoác áo đội tuyển Nhật Bản. Ngày 16 tháng 10 năm 2012, Endo chính thức trở thành cầu thủ có số lần khoác áo đội tuyển nhiều nhất, với trận đấu thứ 123, vượt qua kỷ lục cũ 122 trận của Ihara Masami trong trận giao hữu thua đậm Brasil 4-0. Đến năm 2014, anh đã khoác áo đội tuyển quốc gia 145 lần. Ở tuổi 34, anh tiếp tục có tên trong danh sách 23 cầu thủ Nhật Bản tham dự World Cup 2014 tại Brasil và được vào sân từ băng ghế dự bị trong hai trận đấu với Côte d'Ivoire và Hy Lạp. Tuy nhiên, đội tuyển Nhật Bản đã rời giải ngay sau đó khi chỉ giành được 1 điểm, chỉ ghi được 2 bàn thắng và bị thủng lưới 6 bàn. Tháng 12 năm 2014, Endo được tân huấn luyện viên Javier Aguirre điền tên vào đội hình đội tuyển Nhật Bản tham dự Cúp bóng đá châu Á 2015 tại Úc. Anh chính là người ghi bàn thắng đầu tiên của đội tuyển Nhật Bản tại giải đấu này trong chiến thắng 4-0 trước Palestine. Trong trận đấu vòng bảng thứ hai với Iraq ngày 16 tháng 1 năm 2015, anh được ra sân ngay từ đầu và đây chính là trận đấu thứ 150 của anh cho đội tuyển. Tuy nhiên, đội tuyển Nhật Bản đã bị loại khỏi tứ kết ở giải đấu này khi để thua Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất với tỉ số 4–5 trên chấm 11m sau khi hai đội hòa nhau với tỉ số 1–1 sau 120 phút thi đấu. Ngày 23 tháng 1 năm 2015, sau kì Asian Cup 2015 không thành công của đội tuyển Nhật Bản, Endō Yasuhito chính thức giã từ đội tuyển quốc gia Nhật Bản sau 13 năm gắn bó, tổng cộng anh đã 152 lần khoác áo đội tuyển quốc gia và ghi được 15 bàn thắng. Thống kê sự nghiệp. Đội tuyển quốc gia. !Tổng cộng||151||15
1
null
(sinh ngày 11 tháng 5 năm 1981) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Nhật Bản chơi ở vị trí tiền vệ. Anh từng thi đấu cho Kyoto Purple Sanga, Le Mans, Saint-Étienne, Tom Tomsk, Dijon, Slavia Sofia, Lechia Gdańsk, Júbilo Iwata và Odra Opole, Yokohama và Sài Gòn. Matsui từng khoác áo đội tuyển quốc gia Nhật Bản trong giai đoạn 2003–2011, ra sân 31 trận và ghi được 1 bàn thắng. Anh cũng tham dự World Cup 2010. Danh hiệu. Câu lạc bộ. Kyoto Purple Sanga Quốc tế. Nhật Bản
1
null
là một cựu cầu thủ bóng đá Nhật Bản từng thi đấu ở vị trí hậu vệ cho Yokohama F. Marinos và Tokyo Verdy. Anh là cựu đội trưởng của Đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản. Anh có biệt danh là "Bomber" do mái tóc đặc trưng của anh. Nakazawa là một trong số ít cầu thủ Nhật Bản có trên 100 trận cho đội tuyển quốc gia. Thống kê sự nghiệp. !Tổng cộng||110||17
1
null
Konno Yasuyuki (sinh ngày 25 tháng 1 năm 1983) là một cầu thủ bóng đá người Nhật Bản. Đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản. Konno Yasuyuki thi đấu cho đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản từ năm 2005 đến năm 2017. Thống kê sự nghiệp. !Tổng cộng||90||4
1
null
thường biết đến với tên Kazu (カズ), là một cầu thủ bóng đá Nhật Bản. Ông chơi cho ĐTQG Nhật Bản và là cầu thủ đầu tiên của Nhật Bản nhận giải Cầu thủ xuất sắc nhất châu Á năm 1993, một giải trao thường niên của Liên đoàn bóng đá châu Á. Hiện đang thi đấu cho Yokohama F.C. ở J2 League. Kazu, người tạo nên tên tuổi cùng với sự ra đời của J.League, và được cho là siêu sao bóng đá đầu tiên của Nhật Bản. Miura ghi 4 bàn cho Nhật Bản tại vòng loại FIFA World Cup 1998, cùng với đội tuyển có lần đầu tham dự vòng chung kết FIFA World Cup. Ông thi đấu trận cuối cùng cho ĐTQG năm 2000, là người ghi bàn nhiều thứ hai trong lịch sử bóng đá Nhật Bản với 55 bàn sau 89 trận. Miura hiện đang giữ kỉ lục cầu thủ bóng đá nhiều tuổi nhất và cầu thủ ghi bàn nhiều tuổi nhất tại các giải bóng đá chuyên nghiệp ở tuổi 54. Anh trai của ông Yasutoshi cũng là một cầu thủ bóng đá. Sự nghiệp câu lạc bộ. Năm 1982 Miura rời Học viện Shizuoka, và một mình đi tới Brazil năm 15 tuổi để trở thành cầu thủ chuyên nghiệp. Ông ký hợp đồng với Clube Atlético Juventus, một câu lạc bộ trẻ ở São Paulo, năm 1986, Kazu ký bản hợp đồng chuyên nghiệp đầu tiên với Santos. Ông còn chơi cho một vài câu lạc bộ Brazil khác như Palmeiras và Coritiba cho đến khi trở về Nhật Bản năm 1990. Thời gian ở Brazil giúp ông trở thành một ngôi sao và trở về Nhật Bản, ông gia nhập câu lạc bộ ở giải Japan Soccer League Yomiuri FC, mà sau này tách ra khỏi công ty mẹ Yomiuri Shinbun và trở thành Verdy Kawasaki khi gia nhập J. League năm 1993. Cùng với Yomiuri/Kawasaki, Kazu giành 4 chức vô địch quốc gia liên tiếp cùng với những đồng đội ở đội tuyển Nhật như Ramos Ruy và Kitazawa Tsuyoshi. Yomiuri giành hai chức vô địch JSL cuối cùng năm 1991 và 1992 còn Verdy Kawasaki giành hai chức vô địch J. League đầu tiên năm 1993 và 1994. Ông là cầu thủ đầu tiên dành danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất J.League năm 1993 và giải thưởng không chính thức cuối cùng của Cầu thủ xuất sắc nhất châu Á năm 1993. Miura sau đó trở thành cầu thủ Nhật Bản đầu tiên thi đấu tại Italy, gia nhập Genoa C.F.C. tại Serie A 1994–1995. Trong thời gian ngắn tại Italy, ông thi đấu 21 trận và chỉ ghi được 1 bàn thắng, trong trận derby Genoa gặp Sampdoria. Ông trở lại Verdy Kawasaki trong mùa giải 1995 và thi đấu cho đến hết mùa 1998. Kazu lại một lần nữa sang châu Âu thi đấu cho Dinamo Zagreb năm 1999. Ông trở lại Nhật Bản sau một thời gian thử việc ngắn ở A.F.C Bournemouth, cùng năm đó, và rồi lần lượt thi đấu cho Kyoto Purple Sanga và Vissel Kobe, trước khi ký hợp đồng với Yokohama F.C. năm 2005. Ông thi đấu cho Sydney FC của A-League trong 2 tháng cho mượn cuối năm 2005, xuất hiện tại giải VĐQG cũng như Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ 2005 diễn ra tại Nhật Bản. Kazu ghi 2 trong trận đấu thứ hai của mình tại A-League, một trận thua 3-2 trước đội dẫn đầu Adelaide United. Ông còn được biết đến với thương hiệu của mình Kazu Feint và điệu nhảy Kazu nổi tiếng mỗi khi ghi bàn thắng quan trọng hay thi đấu xuất sắc. Năm 2007, Miura Kazuyoshi được chọn vào đội hình đội J-East trong trận đấu J. League All-Star. Tháng Mười một 2015, Miura có bản hợp đồng mới kéo dài thêm một năm với Yokohama F.C. ở tuổi 48. Đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản. Miura Kazuyoshi thi đấu cho đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản từ năm 1990 đến 2000. Ngoài ra, ông còn thi đấu trong màu áo đội tuyển futsal quốc gia Nhật Bản tại FIFA Futsal World Cup 2012 tại Thái Lan. Trong 6 trận ra sân của ông, ông ghi được 1 bàn trong chiến thắng 3-1 trước Ukraina trước thềm giải đấu. Thống kê sự nghiệp. !Tổng cộng||89||55 Xuất hiện trong phim hoạt hình. Năm 2012, ông đã xuất hiện trong phim điện ảnh "'. Giống với các cầu thủ khác xuất hiện trong phim, ông đã lồng tiếng cho nhân vật của chính mình.
1
null
, sinh ngày 12 tháng 11 năm 1989, là một cầu thủ bóng đá người Nhật Bản. Anh đang chơi ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ Cerezo Osaka và đội tuyển quốc gia Nhật Bản. Sự nghiệp câu lạc bộ. Kiyotake Hiroshi bắt đầu sự nghiệp bóng đá chuyên nghiệp tại câu lạc bộ Oita Trinita năm 2009. Năm 2010, anh được chuyển sang Cerezo Osaka, đây là bệ phóng đưa anh ra thế giới khi sang Đức thi đấu cho 1. FC Nürnberg. Kiyotake sau đó chuyển đến Bundesliga vào năm 2014 thi đấu cho Hannover 96, trước khi gia nhập câu lạc bộ Sevilla ở La Liga sau khi Hannover 96 bị xuống hạng khỏi Bundesliga. Tại đây, anh có lần đầu tiên được thi đấu tại giải đấu UEFA Champions League. Năm 2017, anh trở về Nhật Bản thi đấu cho câu lạc bộ cũ Cerezo Osaka. Đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản. Kiyotake thi đấu cho đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản từ năm 2011. Anh mặc áo số 8 ở vị trí tiền vệ, tiền đạo. Anh có thể đá cặp với Okazaki Shinji hoặc Honda Keisuke hoặc đá hộ công cho hai cầu thủ này. Anh ra sân 44 lần và ghi 5 bàn. Đời sống cá nhân. Em trai của anh, Koki Kiyotake cũng là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp. Danh hiệu. Câu lạc bộ. Oita Trinita Cerezo Osaka Thống kê sự nghiệp. Quốc tế. Nguồn: !Tổng cộng||43||5
1
null
là một cầu thủ bóng đá Nhật Bản chơi ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ Hokkaido Consadole Sapporo của J1 League. Mang biệt danh "Tensai" (天才, tiếng Nhật nghĩa là "thiên tài"), Ono là một trong những ngôi sao lớn của bóng đá châu Á, nổi tiếng về khả năng quan sát, kỹ thuật xử lý bóng và chuyền bóng. Vị trí chính của anh là tiền tấn công, tuy nhiên anh cũng có thể chơi ở vị trí tiền vệ phòng ngự hoặc cánh. Thống kê sự nghiệp. !Tổng cộng||56||6
1
null
là một huấn luyện viên và cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Nhật Bản, hiện đang là huấn luyện viên của câu lạc bộ Hà Nội của V.League 1. Iwamasa cũng chơi cho đội tuyển quốc gia Nhật Bản. Sự nghiệp câu lạc bộ. Iwamasa Daiki sinh tại Suō-Ōshima, Ōshima, Yamaguchi vào ngày 30 tháng 1 năm 1982. Anh ấy đã học và chơi cho trường Trung học Iwakuni và Đại học Tokyo Gakugei trước khi chuyển sang thi đấu chuyên nghiệp. Anh bắt đầu sự nghiệp chuyên nghiệp của mình tại Kashima Antlers nơi sau này anh trở thành một trong những cầu thủ phục vụ lâu nhất của câu lạc bộ. Anh ấy trở thành cầu thủ thường xuyên ở vị trí trung vệ từ cuối mùa giải đầu tiên. Câu lạc bộ đã giành chức vô địch ở J1 League trong ba năm liên tiếp (2007–2009) lần đầu tiên trong lịch sử J1 League. Anh ấy cũng được bầu chọn là Best XI trong ba năm liên tiếp. Câu lạc bộ cũng đã thắng 2007, Cúp Thiên hoàng 2010, 2011 và 2012 J.League Cup. Cơ hội ra sân của anh ấy giảm dần vào năm 2013 và anh ấy rời câu lạc bộ vào cuối mùa giải đó. Năm 2014, anh chuyển đến BEC Tero Sasana, Thái Lan, và giúp câu lạc bộ giành chiến thắng 2014 Thai League Cup trong đó anh ấy đã ghi một bàn thắng trong trận đấu cuối cùng. Năm 2015, anh trở lại Nhật Bản thi đấu cho Fagiano Okayama. Năm 2017, anh chuyển đến câu lạc bộ Tokyo United FC của Regional Leagues. Anh giải nghệ vào cuối mùa giải 2018. Sự nghiệp quốc tế. Iwamasa là đội trưởng của đội tuyển Nhật Bản đã giành chức vô địch 2003 Summer Universiade tổ chức tại Daegu, Hàn Quốc, nơi anh đã ghi một bàn thắng trong trận chung kết của giải đấu. Anh ấy đã nhận được cuộc gọi đầu tiên cho đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản năm 2008 bởi huấn luyện viên mới được bổ nhiệm Okada Takeshi. Vào ngày 10 tháng 10 năm 2009, anh ra mắt quốc tế trong trận giao hữu với Scotland. Anh cũng là một trong 23 cầu thủ bóng đá quốc gia Nhật Bản cuối cùng tham gia giải đấu 2010 FIFA World Cupmặc dù không thi đấu phút nào trong suốt giải đấu. Sau World Cup 2010, vào tháng 1 năm 2011, anh được chọn vào đội tuyển Nhật Bản tham dự 2011 AFC Asian Cup bởi người quản lý mới Alberto Zaccheroni. Tại Asian Cup 2011, anh thi đấu 4 trận và Nhật Bản giành chức vô địch. Anh ấy đã chơi 8 trận cho Nhật Bản cho đến năm 2011. Sự nghiệp huấn luyện. Lần bổ nhiệm quản lý đầu tiên của Iwamasa là vào năm 2017 với tư cách cầu thủ kiêm huấn luyện viên cho Tokyo United FC. Sau khi giải nghệ vào năm 2018, năm 2021 ông trở thành huấn luyện viên của đội bóng đá Đại hoc Jobu. Vào mùa giải 2022, Iwamasa trở thành trợ lý giám đốc của Kashima Antlers và phụ trách một số trò chơi trong khi người quản lý mới René Weiler chờ nhập cảnh do hạn chế kiểm dịch COVID-19. Vào tháng 8 năm 2022, có thông báo rằng Iwamasa sẽ được thăng chức làm quản lý của Kashima Antlers sau sự ra đi của Weiler. Trận đấu đầu tiên là chiến thắng 2-0 trên sân nhà J1 League chống lại Avispa Fukuoka vào ngày 14 tháng 8 năm 2022. Nhưng trong chín trận đấu sau đó. chỉ có một chiến thắng trước Vissel Kobe trong Cúp Thiên Hoàng đội đã bị loại bởi đội hạng hai Ventforet Kofu sau thất bại 0-1. Kết thúc mùa giải ở vị trí thứ 4, kém đội đứng đầu 3 điểm AFC Champions League chỗ trống bị chiếm bởi Sanfrecce Hiroshima. Mùa giải 2023 bắt đầu bằng chiến thắng 0-2 trên sân khách trước Kyoto Sanga. Trận đấu đầu tiên trên sân nhà là thất bại 1-2 trước đội đương kim á quân Kawasaki Frontale. Theo đó, đội thu về nhiều kết quả trái ngược nhau, tại Cúp Thiên Hoàng đã bị nhà đương kim vô địch loại. Ventforet Kofu lần thứ hai liên tiếp sau khi hòa 1-1, đội thua 10-11 ở loạt sút luân lưu. Theo dõi cuối chiến dịch Antlers chỉ thắng được một (Trận cuối cùng với đội xuống hạng Yokohama FC), chấm dứt khát vọng giành quyền tham dự AFC sau thất bại 1-3 trước Vissel Kobe. Vào ngày 5 tháng 12 năm 2023, hội đồng quản trị thông báo hợp đồng của Iwamasa không được gia hạn cho mùa giải 2024. Vào ngày 11 tháng 1 năm 2024, Iwamasa được bổ nhiệm làm người quản lý câu lạc bộ Hà Nội của V.League 1. Thống kê sự nghiệp. !Tổng cộng||8||0
1
null
là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Nhật Bản thi đấu ở vị trí trung vệ cho câu lạc bộ Major League Soccer LA Galaxy và đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản. Sự nghiệp câu lạc bộ. Schalke 04. Vào ngày 5 tháng 7 năm 2022, anh được ra mắt với tư cách là một cầu thủ mới của Schalke 04, ký hợp đồng một năm kéo dài đến ngày 30 tháng 6, với tùy chọn gia hạn trong hợp đồng của anh. LA Galaxy. Vào ngày 3 tháng 8 năm 2023, Yoshida ký hợp đồng với câu lạc bộ Major League Soccer của Mỹ LA Galaxy cho đến hết mùa giải 2024. Sự nghiệp quốc tế. Sự nghiệp cấp cao. Yoshida Maya thi đấu cho đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản từ năm 2010. Danh hiệu. Southampton Nhật Bản
1
null
Okada Takeshi (sinh 25 tháng 8 năm 1956) là một cựu cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá người Nhật Bản. Ông từng dẫn dắt đội tuyển Nhật Bản dự các World Cup 1998 và 2010. Đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản. Okada thi đấu cho đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản từ năm 1980 đến 1985. Thống kê sự nghiệp. !Tổng cộng||24||1
1
null
Sakai Gōtoku (sinh ngày 14 tháng 3 năm 1991) là một cầu thủ bóng đá người Nhật Bản gốc Hoa Kỳ hiện đang chơi ở vị trí Hậu vệ cánh trái cho CLB Vissel Kobe. Đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản. Sakai Gōtoku thi đấu cho đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản từ năm 2012 đến năm 2018. Anh được HLV Nishino Akira chọn làm 1 trong 23 cầu thủ đến nước Nga tham dự FIFA World Cup 2018. Tại World Cup, Nhật Bản đi tiếp nhờ chỉ số fair-play. Sau khi Nhật Bản thua 2-3 trước Bỉ và không thể giành vé vào vòng tứ kết, Sakai cùng với Hasebe Makoto và Honda Keisuke tuyên bố giã từ đội tuyển quốc gia Thống kê sự nghiệp. !Tổng cộng||11||0
1
null
là cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Nhật Bản thi đấu ở vị trí tiền đạo cho Roasso Kumamoto và đội tuyển quốc gia Nhật Bản. Thống kê sự nghiệp. "Cập nhật đến 23 tháng 2 năm 2018". Câu lạc bộ. 1 Đời tư. Anh lập gia đình với cựu nữ diễn viên Tomoko Kitagawa vào tháng 6 năm 2007. Em trai của anh, Yuki cũng là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp (giải nghệ năm 2013).
1
null
Yasuda Michihiro (sinh ngày 20 tháng 12 năm 1987) là một cầu thủ bóng đá người Nhật Bản thi đấu tại vị trí hậu vệ. Gia đình. Em trai của anh là Kodai Yasuda cũng là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp hiện đang chơi cho Ehime FC. Đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản. Yasuda Michihiro thi đấu cho đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản từ năm 2008 đến 2011. Thống kê sự nghiệp. Nguồn: !Tổng cộng||7||1 Danh hiệu. Câu lạc bộ. Gamba Osaka
1
null
là một cựu cầu thủ bóng đá Nhật Bản. Sinh ra ở Shizuoka, Gon Nakayama học tại Trường trung học Fujieda Higashi và Đại học Tsukuba trước khi gia nhập Yamaha Motors của Japan Soccer League. Anh treo giày vào năm 2012 ở tuổi 45 sau 3 mùa giải cho Hokkaido Consadole Sapporo, và sau đó quay lại thi đấu ba năm sau với Azul Claro Numazu ở Japan Football League, đội bóng đã giành quyền lên J3 League từ năm 2017. Thống kê sự nghiệp. !Tổng cộng||53||21
1
null
là một cựu cầu thủ bóng đá Nhật Bản.Anh dành phần lớn sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp của mình tại Kashima Antlers, cùng với đó là những chuyến thi đấu nước ngoài tại Sampdoria và Messina. Yanagisawa có 58 trận cho Đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản, tham dự hai Giải vô địch bóng đá thế giới, Thế vận hội 2000 và Cúp bóng đá châu Á 2000. Thống kê sự nghiệp. !Tổng cộng||58||17
1
null
(sinh ngày 2 tháng 6 năm 1988) là một cầu thủ bóng đá người Nhật Bản thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ Cerezo Osaka và Đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản. Sự nghiệp câu lạc bộ. Tháng 7 năm 2011, Inui lần đầu tiên đến châu Âu thi đấu và anh gia nhập đội bóng thi đấu tại 2. Bundesliga là VfL Bochum. Một năm sau đó, anh ký hợp đồng có thời hạn 3 năm với đội bóng mới thăng hạng Bundesliga là Eintracht Frankfurt sau khi có thành tích ghi 7 bàn/30 trận tại Bochum. SD Eibar. Tháng 8 năm 2015, Inui đến Tây Ban Nha để gia nhập Eibar, trở thành cầu thủ có giá chuyển nhượng cao nhất lịch sử câu lạc bộ là 300.000 € và cũng là cầu thủ Nhật Bản đầu tiên khoác áo Eibar. Ngày 21 tháng 5 năm 2017, Inui lập cú đúp giúp Eibar dẫn trước Barcelona 2-0 ngay tại Camp Nou nhưng chung cuộc đội bóng xứ Catalan đã lội ngược dòng thắng lại 4-2. Cú đúp này giúp anh trở thành cầu thủ Nhật Bản đầu tiên ghi bàn vào lưới Barcelona. Real Betis. Ngày 1 tháng 6 năm 2018, sau khi hết hạn hợp đồng với Eibar, Inui đến Real Betis với bản hợp đồng có thời hạn ba năm. Alavés (cho mượn). Sau nửa đầu mùa giải không được trọng dụng tại Betis với chỉ 8 lần ra sân tại La Liga, Inui đã được cho Deportivo Alavés mượn đến hết mùa bóng 2018-19 vào cuối tháng 1 năm 2019. Ngày 23 tháng 2, anh đạt đến cột mốc 100 trận tại La Liga và trở thành cầu thủ Nhật Bản đầu tiên làm được điều đó. Anh có bàn thắng đầu tiên cho Alavés vào ngày 2 tháng 3 ấn định chiến thắng 2-1 trước Villarreal. Với pha lập công này, Inui trở thành cầu thủ Nhật Bản đầu tiên ghi bàn cho hai đội bóng khác nhau tại La Liga. Anh tiếp tục ghi bàn ngay trong trận đấu kế tiếp sau đó với Eibar cũng tại La Liga trong trận hòa 1-1. Trở lại Eibar. Ngày 24 tháng 7 năm 2019, Inui trở lại Eibar theo bản hợp đồng có thời hạn 3 năm với phí chuyển nhượng 2 triệu €. Sự nghiệp đội tuyển quốc gia. Inui Takashi bắt đầu thi đấu cho Đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản từ năm 2009. Với chức vô địch châu Á, Inui đã cùng đội tuyển Nhật Bản tham dự Cúp Liên đoàn các châu lục 2013 tại Brasil. Anh có một lần ra sân tại giải đấu trong trận thua 3-0 trước Brasil. Tháng 12 năm 2014, Inui được tân huấn luyện viên Javier Aguirre điền tên vào đội hình đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản tham dự Cúp bóng đá châu Á 2015 tại Úc. Anh ra sân từ đầu trong cả bốn trận đấu của đội tuyển Nhật Bản nhưng đêu bị thay ra ở hiệp 2. Nhật Bản bị loại sau thất bại 4–5 trên chấm luân lưu trước UAE tại tứ kết. World Cup 2018. Ngày 31 tháng 5 năm 2018, Inui được chọn tham dự giải đấu World Cup lần đầu tiên trong sự nghiệp tại Nga sau khi huấn luyện viên Nishino Akira chốt danh sách 23 cầu thủ chính thức. Ở trận giao hữu cuối cùng trước khi lên đường dự World Cup 2018, Nhật Bản đã đánh bại Paraguay 4-2, trong đó Inui có cú đúp bàn thắng. Anh ra sân ngay từ đầu trong trận đấu mở màn của đội tuyển Nhật Bản tại bảng H với Colombia. Trong trận đấu kế tiếp với Senegal, Inui là người ghi bàn gỡ hòa 1-1 đồng thời là người có đường chuyền quyết định để Honda Keisuke ghi bàn ấn định tỉ số 2-2. Trong trận đấu cuối cùng tại vòng bảng với Ba Lan, anh vào sân từ phút 65 thay cho Usami Takashi. Ở trận đấu vòng 16 đội với Bỉ, Inui là người nâng tỉ số trận đấu lên 2-0 với cú sút xa ở cự ly gần 25 mét đánh bại thủ thành Thibaut Courtois. Tuy nhiên Nhật Bản đã không thể giữ vững lợi thế dẫn trước và chung cuộc bị thua ngược 3-2. Anh trở thành cầu thủ thứ ba ghi được một bàn thắng trở lên cho đội tuyển Nhật Bản tại một kỳ World Cup, sau Inamoto Junichi và Honda Keisuke. Tại Asian Cup 2019 diễn ra tại UAE, anh và các đồng đội đã lọt vào trận chung kết và chịu thất thủ trước , giành ngôi á quân. Thống kê sự nghiệp. Đội tuyển quốc gia. !Tổng cộng||36||6
1
null
là một cầu thủ bóng đá người Nhật Bản hiện tại thi đấu cho Urawa Red Diamonds. Sự nghiệp. Câu lạc bộ. Nishikawa là sản phẩm của hệ thống trẻ Oita và được đẩy lên đội một năm 2005. Nishikawa ra mắt J-League ngày 2 tháng 7 năm 2005 trong trận đấu trước Yokohama F. Marinos. Anh ra sân thường xuyên ở mùa giải 2006. Sau sự xuống hạng của Oita Trinita, ngày 30 tháng 12 năm 2009, anh ký hợp đồng với câu lạc bộ J-League Sanfrecce Hiroshima. Quốc tế. Nishikawa là thành viên của đội tuyển Nhật Bản tham dự vòng chung kết Giải vô địch bóng đá trẻ thế giới 2005. Anh cũng góp mặt trong đội hình Nhật Bản tham dự Thế vận hội Mùa hè 2008. Anh ra mắt quốc tế cho Nhật Bản ngày 8 tháng 10 năm 2009 tại trận đấu vòng loại Cúp bóng đá châu Á 2011 trước Hồng Kông. Thống kê sự nghiệp. Câu lạc bộ. "Cập nhật đến ngày 23 tháng 2 năm 2018". 1
1
null
là cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Nhật Bản thi đấu ở vị trí thủ môn cho câu lạc bộ Shimizu S-Pulse tại J1 League và Đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản. Anh đại diện Nhật Bản tại Thế vận hội Mùa hè 2012. Sự nghiệp. Gonda đã có 244 lần ra sân trong tất cả các giải đấu cho câu lạc bộ J1 League FC Tokyo từ năm 2007 đến năm 2016. Trong thời gian đó, anh đã giành được bốn danh hiệu với Tokyo và hai danh hiệu cùng đội tuyển quốc gia Nhật Bản. Anh đã có 32 lần ra sân ở các cấp độ trẻ khác nhau cho Nhật Bản. Sau 9 năm thi đấu trong màu áo FC Tokyo, Gonda rời bóng đá Nhật Bản lần đầu tiên vào ngày 9 tháng 1 năm 2016 khi anh đồng ý gia nhập đội bóng Giải hạng Nhì Áo SV Horn theo dạng cho mượn đến ngày 31 tháng 12 năm 2016. Danh hiệu. Câu lạc bộ. F.C. Tokyo
1
null
là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Nhật Bản hiện đang thi đấu ở vị trí hậu vệ phải cho câu lạc bộ Urawa Red Diamonds tại J1 League và Đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản. Đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản. Sakai thi đấu cho đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản từ năm 2012. Thống kê sự nghiệp. !Tổng cộng||74||1
1
null
là một cựu cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá Nhật Bản. Anh thi đấu cho Đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản. Là một trung vệ, Miyamoto có 71 trận cho đội tuyển quốc gia và tham dự Giải vô địch bóng đá thế giới 2002 và 2006 cũng như Cúp bóng đá châu Á 2004. Miyamoto cũng là đội trưởng của Gamba Osaka trong mùa giải vô địch J1 League 2005. Anh là thành viên tốt nghiệp khóa 13 của FIFA Master. Thống kê sự nghiệp. !Tổng cộng||71||3
1
null
(sinh ngày 9 tháng 2 năm 1957), tên khai sinh là Ruy Gonçalves Ramos Sobrinho là một cựu cầu thủ bóng đá người Nhật Bản gốc Brasil. Đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản. thi đấu cho đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản từ năm 1990 đến 1995. Thống kê sự nghiệp. Quốc tế. !Tổng cộng||32||1
1
null
là một cầu thủ bóng đá người Nhật Bản thi đấu cho đội bóng J2 Montedio Yamagata. Sau khi tốt nghiệp Đại học Hosei anh gia nhập S-Pulse năm 2008. Anh là thành viên của đội tuyển Nhật Bản tham dự vòng chung kết Thế vận hội Mùa hè 2008. Thống kê sự nghiệp. "Cập nhật đến ngày 23 tháng 2 năm 2017".
1
null
Lucas Edward Neill (sinh ngày 9 tháng 3 năm 1978) là một cựu cầu thủ bóng đá Úc. Neill thi đấu ở vị trí trung vệ và có gần 15 năm sự nghiệp thi đấu ở Anh. Anh cùng đội tuyển Úc tham dự Giải vô địch bóng đá thế giới 2006, Cúp bóng đá châu Á 2007, Giải vô địch bóng đá thế giới 2010 và Cúp bóng đá châu Á 2011. Vào ngày 6 tháng 10 năm 2006 anh trở thành đội trưởng thứ 50 trong lịch sử Đội tuyển bóng đá quốc gia Úc và có trên 60 trận mang băng thủ quân. Anh từng thi đấu cho Millwall, Blackburn Rovers, West Ham United, Everton, Galatasaray, Al Jazira, Al Wasl, Sydney FC, Omiya Ardija, Watford và Doncaster Rovers. Thống kê sự nghiệp. !Tổng cộng||96||1
1
null
Joshua Blake "Josh" Kennedy (sinh ngày 20 tháng 8 năm 1982) là một cựu cầu thủ bóng đá Úc từng thi đấu ở vị trí tiền đạo. Kennedy được người hâm mộ đặt biệt danh là "Jesus" do sự tương đồng về ngoại hình giữa anh và Chúa Giêsu. Thống kê sự nghiệp. !Tổng cộng||36||17
1
null
Mark Daniel Milligan (sinh ngày 4 tháng 8 năm 1985) là một cầu thủ bóng đá người Úc đang thi đấu ở vị trí tiền vệ và là đội trưởng của câu lạc bộ Macarthur FC tại giải A-League. Mặc dù khởi đầu sự nghiệp trong vai trò hậu vệ, Milligan đã dành phần lớn sự nghiệp đá ở vị trí tiền vệ. Thống kê sự nghiệp. !Tổng cộng||80||6
1
null
Ivica Vastić (; sinh ngày 29 tháng 9 năm 1969) là một cựu cầu thủ bóng đá Áo gốc Croatia thi đấu ở vị trí tiền vệ và tiền đạo. Anh từng chơi cho FK Austria Wien, SK Sturm Graz and LASK Linz and the Đội tuyển bóng đá quốc gia Áo.
1
null
Gary Leon Ridgway (sinh ngày 18 tháng 2 năm 1949) là một kẻ giết người hàng loạt người Mỹ, được mệnh danh là Sát nhân Sông Xanh ("Green River Killer"). Ban đầu ông bị kết án là thủ phạm của 48 vụ giết người riêng biệt. Sau này Ridgway thú nhận đã gây ra tội ác với con số gần gấp đôi. Trong quá trình luận tội, một vụ án nữa được thêm vào, nâng tổng số vụ án lên 49. Ridgway sát hại nhiều phụ nữ và các cô gái trẻ ở tiểu bang Washington trong thập niên 1980 và 1990. Phần lớn nạn nhân được cho là gái điếm. Giới thông tấn đặt biệt danh cho ông như trên vì thi thể của năm nạn nhân đầu tiên được tìm thấy ở sông Green, khi chưa xác minh được danh tính của kẻ giết người. Ông bóp cổ các phụ nữ, thường bằng tay không nhưng đôi khi cũng dùng dây thắt cổ. Sau khi xiết cổ họ đến chết, ông thường vứt xác nạn nhân ở những khu vực có rừng hoặc cây cối um tùm ở quận King, thỉnh thoảng còn quay lại để giao cấu với xác chết. Vào ngày 30 tháng 11 năm 2001, khi vừa rời nơi làm là nhà máy sản xuất xe tải Kenworth ở Renton, Ridgway bị bắt vì vì tội giết bốn phụ nữ với các bằng chứng DNA. Trong quá trình xét xử, Ridgway đã thỏa thuận với tòa để khai nhận thêm nơi giấu xác của những phụ nữ vẫn còn mất tích, do đó được thoát án tử hình và nhận án chung thân không ân xá.
1
null
Dryopithecus là một loài khỉ đã tuyệt chủng được biết đến ở Lục địa Á-Âu trong thời kỳ Miocen cuối. Nó được coi là chi vượn tuyệt chủng thuộc bộ linh trưởng ở Châu Phi được coi là có liên quan đến tổ tiên loài người gây tranh cãi nhiều thập niên cho tới khi các phân tích mới trong thập niên đánh giá lại như là nhóm có quan hệ họ hàng trực tiếp với các đặc trưng hộp sọ và răng kỳ dị được giải thích như là kết quả của sự cô lập trên đảo. Các chứng cứ mới này khẳng định rằng đi đứng bằng hai chân nhưng hình thái đi đứng hai chân kỳ dị của nó là khác biệt rất nhiều so với kiểu đi đứng.
1
null
Nepenthes benstonei là một loài nắp ấm đặc hữu của bán đảo Malaysia, nơi nó phát triển ở độ cao 150–1350 m trên mực nước biển. Tên loài benstonei dùng để ghi danh nhà thực vật học Benjamin Clemens Stone, một trong những người đầu tiên để thu thập loài này.
1
null
Aitor "Txiki" Begiristain Mujika (sinh ngày 12 tháng 8 năm 1964) là một cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Tây Ban Nha, ông chủ yếu chơi ở vị trí tiền vệ cánh trái nhưng cũng là một tiền đạo. Hiện ông là giám đốc thể thao của câu lạc bộ Manchester City. Sự nghiệp câu lạc bộ. Real Sociedad. Sinh ra tại Olaberria, Gipuzkoa, Xứ Basque, Begiristain bắt đầu sự nghiệp chuyên nghiệp của mình tại Real Sociedad vào năm 1982 ở tuổi 18, và ông ngay lập tức được đưa vào đội một. Những điểm nổi bật trong sự nghiệp của ông bao gồm ghi bàn giúp Real Sociedad vươn lên dẫn trước 2-1 trong trận chung kết Copa del Rey năm 1987 với Atlético Madrid, trận đấu đã phải giải quyết trên chấm luân lưu khi hai đội hòa nhau 2-2 và Real Sociedad đã trở thành nhà vô địch. Vào mùa giải 1987–88, Begiristain đã giúp đội bóng của mình kết thúc với vị trí á quân ở cả giải đấu và cúp, để thua Barcelona ở cả hai giải đấu. Một tháng sau đó, anh cùng với Bakero và López Rekarte đã ký hợp đồng với đội bóng xứ Catalan. Barcelona. Begiristain ghi trong trận ra mắt giải đấu cho Barcelona, trong chiến thắng 2-0 trước RCD Espanyol. Ông hoàn thành mùa giải đầu tiên của mình tại sân Camp Nou với 38 lần ra sân và ghi được 12 bàn thắng, thêm 2 trong 9 trận tại UEFA Cup Winners' Cup. Trong bảy mùa giải tại câu lạc bộ, Begiristain đã chơi hơn 300 trận đấu chính thức và ghi được 63 bàn thắng trong giải đấu. Vào mùa giải 1992–93, ông đã ghi 15 bàn giúp Barcelona dành được danh hiệu thứ 3 trong 4 danh hiệu liên tiếp. Một trong số những khoảng khắc đáng nhớ nhất của ông là cú hat-trick vào lưới Real Valladolid năm 1991 và Real Zaragoza hai năm sau đó. Nhiều năm sau. Năm 1995, sau khi đánh mất tầm quan trọng của mình với Barcelona, Begiristain kí hợp đồng với Deportivo La Coruña, nơi ông có mối quan hệ với hai người quen trong quá khứ, Toshack và López Rekarte. Ông đã giúp đội bóng mới của mình giành được Siêu cúp bóng đá Tây Ban Nha, ông ghi bàn trong trận lượt đi để giành chiến thắng 2-1 trước Real Madrid tại Santiago Bernabéu. Vào mùa giải cuối cùng với đội bóng, Begiristain chỉ xuất hiện 10 lần nhưng đã ghi bàn thắng vào lưới CF Extremadura ở vòng đấu cuối giúp đội bóng cán đích ở vị trí thứ 3 với chiến thắng 1-0. Tính đến nay, Begiristain đã thi đấu hơn 500 trận tại quốc gia của mình và vượt cột mốc 100 bàn thắng. Begiristain kết thúc sự nghiệp của mình vào năm 1999 ở tuổi 35, sau 3 năm với Urawa Reds tại J1 League ở Nhật Bản. Giám đốc thể thao. Sau khi giải nghệ với tư cách là cầu thủ, Begiristain làm bình luận viên cho Televisió de Catalunya trước khi làm giám đốc thể thao cho câu lạc bộ cũ Barcelona năm 2003. Vào ngày 28 tháng 6 năm 2010, ông tuyên bố rằng khi chủ tịch Joan Laporta rời đi, đó sẽ là thời điểm thích hợp để ông chia tay đội bóng. Begiristain gia nhập Manchester City tại Premier League vào ngày 28 tháng 10 năm 2012 cũng với vai trò giám đốc thể thao. Trong nhiệm kỳ của ông, đội bóng đã giành chức vô địch quốc gia năm lần, và một số người đồng hương của ông cũng được đưa về cùng với huấn luyện viên Pep Guardiola. Đội tuyển bóng đá quốc gia. thi đấu cho đội tuyển bóng đá quốc gia Tây Ban Nha từ năm 1988 đến 1994. Thống kê sự nghiệp. !Tổng cộng||22||6
1
null
Nepenthes kampotiana là một loài cây nắp ấm nhiệt đới có nguồn gốc từ miền nam Campuchia, miền đông Thái Lan, và miền tây Việt Nam. Nó phân bố ở độ cao từ 0–600 m trên mực nước biển. Tên loài epithetkampotiana đề cập đến thành phố Kampot của Campuchia, gần đó mẫu vật đầu tiên của loài này được thu thập. Loài này có liên quan chặt chẽ với "N. chang".. "Nepenthes geoffrayi" là một từ đồng nghĩa của "N. kampotiana".
1
null
Nepenthes bokorensis là một loài nắp ấm đặc hữu của Campuchia. Nó được biết đến từ Núi Bokor (also "Phnom Bokor" hay Bokor Hill) tại miền nam nược này, và một mẫu chưa xác định được cho thấy nó cũng có thể có mặt tại núi Dâmrei của tỉnh Kampot. Cây ăn thịt. Tập hợp con mồi của "N. bokorensis" dường như chủ yếu bao gồm các loài kiến.Một nghiên cứu năm 2012 đã ghi nhận 10 loài kiến, đại diện cho 9 chi và 3 phân họ, từ 30 nắp ấm của "N. bokorensis" ở vườn quốc gia Bokor. "Polyrhachis" ("Myrma") sp. được phát hiện là đơn vị phân loại phong phú nhất, chiếm 40% tổng số mẫu vật, tiếp theo là "Dolichoderus thoracicus" và "Camponotus" ("Tanaemyrmex") sp. Các tác giả trọng đặc biệt đối với cây trồng về mặt hấp thụ chất dinh dưỡng.Cũng trong số những con mồi của gợi ý rằng các thành viên có thân hình tương đối lớn của các chi "Camponotus" và "Polyrhachis" có thể có tầm quan "N. bokorensis" là loài lang thang "Cardiocondyla wroughtonii" (thực sự là một phức hợp loài). Thói quen bẫy kiến ​​của "N. bokorensis" được phản ánh trong tên tiếng Khmer của loài thực vật, "ampuong sramoch", có nghĩa là "hố kiến". Tên này không dành riêng cho "N. bokorensis" mà đề cập đến "Nepenthes" nói chung, và được sử dụng ở tỉnh Kampot và thị trấn Pursat. Chất lỏng bình của loài này rất axit; nhãn trên tiêu bản thảo mộc "Middleton & Monyrak 589" ghi rằng nó có độ pH 2,7.
1
null
An Yong-Hak (sinh ngày 25 tháng 10 năm 1978) là một cầu thủ bóng đá người Bắc Triều Tiên. Ông là cựu thành viên của đội tuyển quốc gia CHDCND Triều Tiên. Đội tuyển quốc gia. An Yong-Hak thi đấu cho đội tuyển quốc gia CHDCND Triều Tiên từ năm 2002 đến 2012, ra sân 40 trận và ghi được 3 bàn thắng !Tổng cộng||39||3
1
null
İlhan Mansız (sinh ngày 10 tháng 8 năm 1975) là một cựu cầu thủ bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ sinh ở Đức, từng làm trợ lý huấn luyện viên tại Beşiktaş. Anh thi đấu ở vị trí tiền đạo. Anh cũng là một vận động viên trượt băng. Anh là người gốc Tatar Krym. Thống kê sự nghiệp. !Tổng cộng||21||7
1
null
, hay còn gọi là là một trong những nữ nhân vật chính của bộ truyện tranh Pretty Guardian SAILOR MOON ("Nữ Chiến Binh Xinh Đẹp Thủy Thủ Mặt Trăng") được viết bởi nữ tác giả Naoko Takeuchi. Cô là thành viên của nhóm Chiến Binh Thủy Thủ, cô chiến đấu để bảo vệ Hệ Mặt Trời khỏi cái ác. Michiru là thành viên thứ bảy gia nhập nhóm Chiến Binh Thủy Thủ, đồng thời cũng là nữ chiến binh thứ tám theo thứ tự xuất hiện. Cô mang trong mình quyền năng của biển và âm thanh. Với khả năng tiên đoán qua cảm nhận của nước, cô cũng với Rei là linh hồn của nhóm. "Được bảo hộ bởi Hải Vương Tinh, hành tinh của Đại Dương. Chiến Binh của Biển Xanh Sâu Thẳm, Thủy Thủ Sao Hải Vương!" Thân thế. Michiru sinh ngày 6 tháng 3, mang nhóm máu O, thuộc chòm sao Song Ngư. Cô được khắc họa theo hình mẫu của một nàng công chúa (theo lời Usagi), với mái tóc màu xanh và gương mặt xinh đẹp. Michiru xuất hiện lần đầu tại một bể bơi (được cho là tại khu chung cư nơi cô sống cùng với Haruka), chuẩn bị lái trực thăng đến đón Haruka tại trường đua xe, sau đó đã va vào Chiba Mamoru ngoài cửa tiệm game. Michiru nhìn chung không thích giao tiếp, trừ với Haruka và cô thường không sôi nổi hay dễ kết bạn. Hầu hết mọi lúc Michiru đều lạnh lùng, tuy vậy cô cũng là một người thanh lịch, chín chắn, điềm tĩnh và biết kiềm chế sự tức giận. Đây cũng là một nhận vật có tính cách mơ hồ và khó đoán. Cô thực hiện vai trò là một chiến binh thủy thủ rất nghiêm túc. Khái niệm về sự hài hước của cô có chút khác biệt, ngoài ra, cô còn rất thích trêu chọc Haruka. Theo cuốn Materials Collection, tấm lòng của cô "vĩ đại như biển cả". Michiru không thích bị người khác lên mặt dạy bảo, vì điều đó sẽ làm cô tổn thương. Ngoài ra, cô cũng không thích dung túng người khác. Cô là một vận động viên bơi, một họa sĩ tuyệt vời và một nghệ sĩ vĩ cầm tài năng. Cô thường biểu diễn trong các buổi hoà nhạc, có thể là độc tấu, cũng có thể là hoà tấu, chẳng hạn như cô từng tổ chức một buổi hoà nhạc với nhóm Three Lights trong Anime. Cô còn là giáo viên dạy lớp mỹ thuật và đã dạy Chibiusa trong Anime 90s. Cô thuộc tầng lớp thượng lưu giàu có. Trong phần S (hay Infinity Arc ở Manga), cô học tại Học viện Mugen - ngôi trường dành cho những học sinh xuất sắc, ưu tú. Tuy nhiên, lúc đó cô học ở Học viện Mugen chỉ để do thám hoạt động của nó. Gia đình. Người thân của Michiru không được đề cập đến trong Manga hay Anime, và dường như cô chỉ sống cùng Haruka. Tuy nhiên trong Manga, cô chuyển tới sống cùng Haruka và Setsuna Meiou để nuôi dưỡng bé Hotaru sau khi cô bé được tái sinh ở cuối Infinity Arc. Và 4 người bọn họ trở thành một gia đình. Trong bản lồng tiếng Anh, cô và Haruka (Amara) là chị em họ. Các mối quan hệ. Michiru có quan hệ tình cảm với Haruka. Ở trong Anime, nó không được biểu thị rõ ràng, nhưng lại có rất nhiều "hint" xuất hiện giữa hai người (đặc biệt là ở phần Stars). Trong bản lồng tiếng Anh đầu tiên, Michiru (Michelle) và Haruka (Amara) được đổi thành chị em họ để tránh những tranh cãi xung quanh vấn đề đồng tính. Nhưng ở bản lồng tiếng mới, Viz đã thông báo rằng mối quan hệ giữa Michiru và Haruka sẽ được giữ nguyên. Nhạc kịch. Trong nhạc kịch, Michiru được đóng bởi Kahoru Sakamoto Biệt hiệu. Sailor Neptune. Sailor Neptune là hình dạng thứ hai của Michiru sau khi biến đổi. Princess Neptune. Nhiệm vụ của cô là bảo vệ Hệ Mặt Trời khỏi những cuộc xâm lăng từ bên ngoài, cô sống trong Lâu đài Triton. Phụ kiện, vũ khí của Thủy thủ Sao Hải Vương. Gương thần biển sâu. Gương Thần Biển Sâu (Deep Aqua Mirror) là Báu vật của Sailor Neptune. Cô ấy có thể sử dụng nó để thi triển chiêu thức Submarine Reflection, gương thần cũng có thể phản chiếu sự thật cũng như điểm yếu của kẻ thù. Trong Manga, ngay từ đầu Arc Infinity, Michiru đã sở hữu chiếc gương này. Cô dùng nó như một vật dụng hàng ngày, cũng như nhờ vào sức mạnh của nó để hỗ trợ cho trực giác vỗn dĩ đã nhạy bén bẩm sinh của mình thêm phần chính xác trong việc phán đoán những việc có thể xảy ra trong tương lai hoặc những mối hiểm họa vẫn đang tồn tại. Khi Gương Thần Biển Sâu được tập hợp cùng với 2 Báu vật còn lại là Kiếm Thần Không Gian và Hồng Ngọc Lựu, thì có thể triệu hồi chiến binh của sự hủy diệt, Sailor Saturn. Ở cuối Arc Infinity, Sailor Neptune đã đưa cho Sailor Chibi Moon chiếc gương này thay cho lời hứa về sự đoàn tụ giữa các Outer với Chibi Moon và những người khác sau này. Xuyên suốt Arc Dream, Chibi Moon cũng có sử dụng đến Gương Thần, thỉnh thoảng Rei cũng dùng nó để xem xét sức mạnh tâm linh của bản thân. Đến đoạn cao trào của Arc này, Chibi Moon đã dùng chú Submarine Mirror để xác định vị trí của các Outer, gửi chiếc gương về chính chủ, đồng thời cùng nó bay đến đoàn tụ với Neptune và những người khác. Trong Anime, Gương Thần cũng có sức mạnh và nguồn gốc tương tự. Tuy nhiên, hình dáng của nó có vẻ công phu hơn, thay vì chỉ là một chiếc gương vàng đơn giản như trong manga, phần sau của chiếc gương có màu xanh biển và biểu tượng của Neptune. Ban đầu, nó cũng được niêm phong trong trái tim tinh khiết của Neptune, sau nhờ có Sailor Pluto dùng Hồng Ngọc Lựu tách ra để cứu lấy mạng sống của cô, và cả của Uranus. Cũng như trong Manga, Michiru thường dùng nó ở hình dạng người thường (sử dụng nó để hỗ trợ tốt hơn giác quan thứ sáu của cô). Một điểm khác so với manga là khi 3 Báu vật được tập hợp đủ, nó không triệu hồi Sailor Saturn, mà tạo thành Chén Thánh. – Gương Thần Biển Sâu dựa theo chiếc gương được thiết kế bởi Albert Mayer, một nhà điêu khắc / thiết kế có tầm ảnh hưởng của thế kỷ 20, làm việc cho một công ty kim khí nổi tiếng ở Đức, Württembergische Metallwarenfabrik (or WFM). – Trong 3 Báu vật, Hồng Ngọc Lựu được thấy và sử dụng nhiều nhất, Gương Thần đứng thứ hai. – Trong Manga, dường như Gương Thần chứa đựng được rất nhiều thông tin về Thiên Niên Kỉ Bạc, và nó đã gợi lại những kí ức đó cho Michiru, đó là lí do vì sao khi sử dụng nó, cô có thể thấy được hoàng tử Endymion là tiền kiếp của Chiba Mamoru, còn Hotaru Tomoe là tái sinh của Sailor Saturn. Thánh cầm đại dương. Thánh cầm đại dương (Marine Cathedral) là cây vĩ cầm của Michiru, cô đặt tên cây vĩ cầm của mình là “Marine Cathedral” có nghĩa là “Ngôi Đền Đại Dương”. Ở Act 29 Manga, một fan hâm mộ Michiru đến xem buổi hòa nhạc cho biết, cây vĩ cầm của Michiru là một chế tác của Stradivarius – dòng họ có truyền thống sản xuất nhạc cụ rất nổi tiếng ở thế kỷ 17, 18 – và có giá khoảng 4.000.000 USD. Là một nghệ sĩ vĩ cầm, Michiru có một tình cảm đặc biệt với cây đàn của mình,có lẽ đó là lý do mà hầu hết những hình ảnh của Michiru luôn có sự hiện diện của cây vĩ cầm quý giá. Với kỹ thuật chơi đàn điêu luyện cùng chất lượng tuyệt hảo của “cây thánh cầm đại dương”, âm nhạc của Michiru ảo diệu đến không ngờ, điều ấy khiến cô trở thành một nghệ sĩ vĩ cầm nổi tiếng. Khi không phải chiến đấu, thỉnh thoảng cô biểu diễn tại các buổi hòa nhạc. Khi biến thân thành Thủy Thủ Sao Hải Vương, Michiru có thể sử dụng cây vĩ cầm của mình để khai triển tuyệt chiêu Submarine Violin Tide. Để khai triển tuyệt chiêu này, cô chơi một giai điệu trên vĩ cầm để triệu hồi một cơn sóng năng lượng đại dương tấn công kẻ thù. - Trong Anime 90s (tập 110, 111), Marine Cathedral còn là tên của một ngôi đền ở Tokyo, nơi mà Eudial đã lừa Haruka và Michiru đến với âm mưu đánh cắp tinh thể trái tim trong sáng của họ. - Michiru là một nghệ sĩ vĩ cầm với kỹ thuật điêu luyện, cô có thể vừa chơi đàn vừa tung hứng những quả chanh cùng một lúc (Anime 90s, tập 84). - Lá bùa của Rei và vĩ cầm của Michiru là những vật dụng được sử dụng bởi một chiến binh thủy thủ trong hình dạng người thường trước khi chúng trở thành vũ khí giúp chủ nhân khai triển tuyệt chiêu đặc biệt trong hình dạng chiến binh. - Michiru chưa bao giờ tiết lộ cô đã mua cây đàn vĩ cầm của mình như thế nào hay từ lúc nào. Trang phục. Anime 90s. Trong trang phục này của Sailor Neptune, màu nổi bật nhất là màu "teal" (xanh lá cây ánh lam) (hình tròn ở trước ngực, cổ áo, tay áo, vòng cổ, váy, giày), màu nhấn trên bộ trang phục là màu xanh dương (nơ trước ngực và nơ sau). Cô đeo một đôi khuyên tai màu trắng, găng tay chỉ dài đến cổ tay. Cổ áo cô không có sọc, vòng cổ có một viên ngọc màu teal với 4 điểm sáng màu vàng xung quanh nó. Giày của cô là một đôi cao gót màu teal với những dây đai cùng màu đan chéo nhau ở xung quanh mắt cá chân (giống như giày ballet). Sau khi được nâng cấp lên bậc "Super", vòng cổ của cô được đính thêm một ngôi sao vàng, cổ áo của cô xuất hiện thêm một sọc trắng. Trâm cài nơ trước biến đổi từ hình tròn thành hình trái tim, nơ sau của cô được kéo dài hơn. Cô có thêm một miếng đệm vai mờ ở dưới. Chiều dài găng tay của cô vẫn được giữ nguyên. Manga. Trang phục của Sailor Neptune trong manga cũng không khác nhiều lắm so với anime 90s. Điểm khác là bông tai của cô là hình tròn, màu vàng và một cái vòng cùng màu đính trên nó. Viên ngọc trên vòng cổ là màu vàng với những điểm nhấn xung quanh cùng màu. Khi lên cấp Super, ngôi sao trên vòng cổ của cô có thêm một viên đá màu teal. Khi lên cấp Eternal, vòng cổ của cô màu teal, có hình chữ V và có ngôi sao màu vàng đính ở trên, trâm cài ở ngực thì có hình một ngôi sao màu teal. Miếng đệm vai của cô phồng lên, có màu teal nhạt, đính hai mảnh vải màu teal ở bên dưới. Găng tay của cô dài đến tận cánh tay cô. Trong Artbook, cô có dây đeo hình chữ V màu teal, đính ngôi sao ở tay, nhưng chúng không xuất hiện trong Manga. Thắt lưng gồm hai dải ruy băng, một màu teal và một màu teal nhạt hơn, mỏng và dài. Tại nơi giao nhau của hai dải ruy băng đính một ngôi sao năm cánh màu vàng. Nơ sau của cô có màu teal. Váy của cô có hai lớp: Màu teal đậm bên trên và màu teal nhạt bên dưới. Bốt của cô cao tới gần đầu gối, màu trắng, có viền là hình chữ V màu teal, đính một ngôi sao màu vàng. Vương miện của cô đính một ngôi sao năm cánh màu teal, hoa tai của cô là một ngôi sao có cùng màu. Princess Neptune. Cô mặc váy đầm hai dây màu teal với dây chuyền và băng cổ cùng màu, trên trán có ký hiệu Sao Hải Vương. Chiêu thức và Sức mạnh. Michiru ở hữu một trong ba Talisman là Gương thần biển sâu (The Deep Aqua Mirror), bên cạnh Kiếm không gian (The Space Sword) của Haruka và Trượng hồng ngọc (The Garnet Rod) của Setsuna. Anime. - Neptune Planet Power, Make Up! ("Năng Lượng Hành Tinh Hải Vương, Biến Thân!") - Michiru sử dụng bút biến thân để biến thành Sailor Neptune (Thủy Thủ Sao Hải Vương) - Deep Submerge ("Đại Dương Nhấn Chìm"). Cô tạo ra một quả cầu từ 2 dòng sóng biển hướng đến kẻ thù - Submarine Reflection ("Mặt Gương Phản Chiếu"). Sao Hải Vương dùng Gương thần biển sâu theo 2 cách: 1. Tạo ra ảo ảnh làm yếu đi vũ khí kẻ thù (SuperS movie), hai là dùng gương tạo ra dòng nước, ánh sáng tấn công đối thủ Manga. - Neptune Planet Power, Make Up! ("Năng Lượng Hành Tinh Hải Vương, Biến Thân!") - Michiru hô khẩu hiệu biến thành Sailor Neptune (Thủy Thủ Sao Hải Vương) - Neptune Crystal Power, Make Up! ("Năng Lượng Pha Lê Hải Vương, Biến Thân!") - Michiru dùng Neptune Crystal (pha lê Hải Vương) biến thành Super Sailor Neptune (Siêu Thủy Thủ Sao Hải Vương) - Deep Submerge ("Đại Dương Nhấn Chìm") - Neptune tạo ra quả cầu nước tấn công kẻ thù - Submarine Reflection ("Mặt Gương Phản Chiếu") - Neptune dùng Deep Aqua Mirror (Gương thần biển sâu) tấn công kẻ thù - Submarine Violon Tide Neptune dùng đàn Violon tạo ra nước, sóng âm tấn công kẻ thù. - Galactica Violon Tide Tương tự trên nhưng là khi cô bị Galaxia điều khiển tấn công Sailor Moon Video Games. - Sea Serpent Strangle. - Tidal Wave. - Dolphin Wave. - Dragon Rise. Liên kết ngoài. Diễn viên lồng tiếng : - Masako Katsuki (Thủy Thủ Mặt Trăng - Nhật Bản) - Sayaka Ohara (Thủy Thủ Mặt Trăng pha lê - Nhật Bản) - Thanh Lộc (Thủy Thủ Mặt Trăng pha lê - Việt Nam)
1
null
, được biết nhiều hơn với cái tên , là một nhân vật trong bộ truyện Sailor Moon được viết bởi Naoko Takeuchi, là hoá thân khác của . Ami là một học sinh trung học, là thành viên của nhóm Chiến binh Thủy thủ, cô chiến đấu để bảo vệ Hệ mặt trời khỏi bọn ác quỷ. Ami là thành viên đầu tiên được tìm thấy bởi Sailor Moon, quyền năng của cô được tượng trưng cho nước. Với bộ óc sắc bén, khả năng phân tích siêu phàm, cô là bộ não của cả nhóm. Ami là "Chiến binh của nước và trí tuệ" (水と知性の戦士) hoặc "Chiến binh của kiến thức" (知の戦士), dưới sự giám hộ của hành tinh của nước (nghĩa đen của từ "Mercury" trong Nhật Bản). Ngoài series Sailor Moon, cô còn là nhân vật chính trong ngoại truyện đặc biệt "Mối tình đầu của Ami" (Ami's First Love) Thân thế. Ami sinh ngày 10 tháng 9, mang nhóm máu A, thuộc chòm sao Xử Nữ. Cô có chiều cao trung bình, cao hơn Minako và Usagi và có mái tóc ngắn giống mẹ cùng với đôi mắt màu xanh biển. Trước khi gặp Usagi, cô là một cô gái nhút nhát, không dễ kết bạn vì cô thường chỉ thích ngồi một mình đọc sách. Những người bạn cùng lớp với Ami nghĩ rằng cô là một người kiêu ngạo và ít khi tiếp xúc với cô, cho đến khi Usagi bắt đầu làm bạn với cô. Khi mèo Luna bất ngờ nhảy xuống trên vai mình, Ami đã cho rằng Luna là thiên thần từ trên trời rơi xuống và Usagi thấy điều đó rất dễ thương. Ami là một nữ sinh thiên tài, có trí nhớ siêu phàm và giải nhiều bài toán hóc búa, thường đứng đầu trong kì thi quốc gia và thường xuyên trách những thành viên khác khi họ không làm bài tập về nhà. Cô thường ám ảnh với việc trở thành học sinh xuất sắc nhất. Các bạn cùng lớp cô cho rằng cô là siêu nhân và có chỉ số IQ là 300. Toán học và các môn khoa học là môn yêu thích của cô. Ami có một ước mơ là trở thành bác sĩ giống như mẹ cô, và đã có cơ hội được đi du học ngành y tại Đức (trong anime 90s), nhưng cuối cùng cô quyết định ở lại chiến đấu cùng các chiến binh thủy thủ khác để bảo vệ công chúa. Ami đã bị khán giả gán với cái mác "yếu đuối" vì cô nàng thường không trực tiếp chiến đấu. Nhưng nếu đánh giá ở góc độ đội hình tác chiến thì nhận định đó hoàn toàn sai trái. Vì các thành viên khác trong đội thủy thủ thường sử dụng sức mạnh của mình đánh thẳng vào kẻ thù nên bề ngoài trông họ có vẻ mạnh mẽ hơn. Ami thì không như vậy. Cô nàng chủ trương tấn công vào địa hình hay không gian xung quanh kẻ thù mình. Cô có thể phủ kín cả mặt trận chiến đấu bằng sương mù, mưa gió hoặc cả một trận bão tuyết dữ dội. Bình tĩnh và điềm đạm, cô là bộ não của cả nhóm, là người phân tích điểm mạnh yếu của kẻ thù và vạch ra chiến lược chiến đấu. Cô nàng mạnh mẽ hơn những gì bạn nghĩ đấy! Những người khác thường dựa vào các kế hoạch và những phân tích của cô. Tuy nhiên, đôi khi họ lại nghĩ rằng cô nên "thư giãn" một chút. Ami là một cô gái trưởng thành, suy nghĩ thấu đáo và luôn quan tâm đến người khác. Cô thường hay thiếu cảm giác an toàn, không thích cãi vã (nhất là những cuộc cãi vã giữa Usagi và Rei) và những việc như làm hại người vô tội. Điều này còn được ghi ra trong tiêu đề của anime 90s tập 122, khi cô đã thuyết phục Sailor Neptune và Sailor Uranus không giết Hotaru. Như tất cả các Thủy thủ khác, cô luôn trung thành với Sailor Moon, thậm chí có thể hy sinh tính mạng để bảo vệ công chúa của mình. Trong phiên bản live action, Ami ít ngây thơ và tin tưởng vào mọi thứ hơn, cô là một người đầy mâu thuẫn, mong muốn trở thành bác sĩ là áp lực từ mẹ cô gây ra, và có lần Ami đã bị bắt cóc sau đó bị Kunzite tẩy não, lúc này cô được gọi là Akumi. Ami dành phần lớn thời gian cho học tập và chiến đấu trong vai trò Sailor Mercury. Chút thời gian còn lại là cho những sở thích của cô. Ami thích chơi cờ vua và bơi lội. Cô đều xuất sắc trong cả hai việc này. Ami cũng thích nghe nhạc và đọc tiểu thuyết ngôn tình (mặc dù cô rất ngượng khi phải thừa nhận điều đó). Trong anime 90s, Ami cũng có những tài năng và sở thích khác. Bao gồm cả sáng tác lời bài hát và sửa xe hơi. Gia đình. Ami sống với mẹ, mặc dù họ không thân thiết với nhau cho lắm vì sự bận rộn của mẹ Ami - một bác sĩ. Cha của cô - một họa sĩ - đã ly hôn với mẹ cô. Ông gửi thiệp sinh nhật cho Ami mỗi năm. Nhưng Ami rất ít khi nhìn thấy bố cô. Trong Parallel Sailor Moon, Ami đã kết hôn với một người đàn ông và có một đứa con, được gọi là Ami Jr. Ami và chồng đều là bác sĩ, nhận lương thấp và con gái cô cũng là một Chiến binh Thủy thủ. Các mối quan hệ. Ami thường đặt việc học hành lên trên chuyện tình cảm, cô cho rằng học là nhiệm vụ, mục tiêu quan trọng nhất của đời mình. Điều này một phần là do Ami rất dễ xấu hổ. Khi nhận được thư tình, cô ngượng đến mức trên mặt sẽ nổi phát ban. Trong season đầu tiên của anime 90s, Ami và Ryo Urawa có tình cảm với nhau. Nhưng mới đầu Ami đã từ chối, nói rằng cô không có thời gian dành cho một người bạn trai. Hai người cũng đã đi hẹn hò với nhau, nhưng ngay sau đó, Urawa lại rời khỏi Tokyo. Trong phần cuối của season 1, Urawa đã xuất hiện dưới dạng một ảo ảnh được tạo ra bởi DD Girls để dụ các chiến binh thủy thủ đến gần. Cậu không được đề cập đến trong Series Sailor Moon lần nào nữa. Trong anime 90s phần 5, Ami đã bị thu hút bởi một thành viên trong nhóm Three Lights - Taiki Kou. Taiki là một người thông minh và cũng hiểu biết nhiều như Ami. Tuy nhiên, sự tin tưởng của Ami về Sailor Moon lại "đụng độ" với những lời nói đầy lạnh lùng và việc ghét các Chiến binh Thủy thủ của Taiki. Hai người cũng thường "cặp" với nhau trong suốt Season này, nhưng thực ra giữa hai người không có tình cảm. Trong anime phiên bản 90s, em trai của Usagi - Shingo được cho là có tình cảm với Ami Trong Senshi/Shitennou, có một bức được vẽ bởi Naoko Takeuchi, có hình Ami được ghép với Zoisite. Cặp đôi này chỉ xuất hiện trong musicals và trong hai bài hát là Itsuwari no Forevermore và Koi no Dangerous. Hai người cũng xuất hiện nhiều trong các fanfic. Trong live action, Ami dường như có đôi chút cảm thấy thương hại cho Nephrite, bằng chứng là việc Dark Mercury đã đưa một chiếc áo choàng mới cho Nephrite. Sau khi được tái sinh như một con người, Nephrite đã cố gắng tìm một món quà để trả ơn Ami. Nhạc kịch. Trong nhạc kịch, Ami được đóng bởi Ayako Morino, Yukiko Miyagawa, Hisano Akamine, Mariya Izawa, Manami Wakayama, Miyabi Matsuura và Momoyo Koyama. Một số vở nhạc kịch có cốt truyện tập trung đến Ami, đặc biệt là có liên quan đến giấc mơ của cô, lòng trung thành của cô với Sailor Moon. Một số ví dụ như: Sailor Moon S - Usagi Ai no Senshi e no Michi, Sailor Moon SuperS - Yume Senshi - Ai - Eien ni... và Shin / Henshin - Super Senshi e no Michi - Last Dracul Jokyoku. Ami trong nhạc kịch Sailor Moon ít ngây thơ và nhút nhát hơn trong các phiên bản khác. Thậm chí đôi khi cô còn lớn tiếng với Usagi. Biệt hiệu. Sailor Mercury. Trong Anime, Sailor Mercury từng sống ở Thiên Niên Kỷ Bạc, với trách nhiệm là bảo vệ Công chúa Serenity cùng với Sailor Mars, Sailor Jupiter, Sailor Venus. Tất cả bốn hộ vệ đã bị Nữ hoàng Metalia giết trong một vụ tấn công bất ngờ tới mặt trăng của Vương Quốc Bóng Tối. Queen Serenity đã gửi các Senshi tới tương lai để được đầu thai. Sailor Mercury được tái sinh trên Trái Đất với hoá thân là Ami Mizuno. Quyền năng của cô khi đó chưa được thức tỉnh. Cô là người thứ 3 được thức tỉnh trong số các Senshi, và là người thứ 2 - sau Sailor Moon - được Luna thức tỉnh. Trong những tập cuối cùng của Season 1, cả nhóm đã phát hiện ra Vương Quốc Bóng Tối được đặt tại điểm D ở Bắc Cực. Đã đến lúc họ phục hồi lại ký ức về cuộc sống trước đây, và ngăn chặn sự tấn công từ Metalia. Tuy nhiên, họ phải đối mặt với 5 Youma cực kì mạnh của Vương Quốc Bóng Tối - DD Girls - trước khi thâm nhập được vào Vương Quốc Bóng Tối. Các DD Girls được giao nhiệm vụ tiêu diệt các Senshi. Sailor Mercury đã bị 3 kẻ trong số 5 DD Girls giết, mặc dù cô đã phá vỡ được viên đá tạo ra ảo ảnh của Youma lãnh đạo nhóm DD Girls. Chỉ có mình Sailor Moon sống sót trong cuộc chiến, nhưng linh hồn của Sailor Mercury và các Senshi khác đã tập hợp lại, cùng chiến đấu với Sailor Moon trong cuộc chiến chống Super Beryl. Metalia cuối cùng đã bị tiêu diệt, Sailor Moon muốn bản thân cô và mọi người trở về cuộc sống cũ. Pha Lê Bạc đã giúp cô toại nguyện, hồi sinh nhóm thủy thủ và Mamoru, đưa họ trở lại Azabu - Juuban, không có ký ức gì về khoảng thời gian làm Sailor Senshi. Chỉ duy Luna và Artemis là nhớ về những ký ức đã xảy ra. Hoà bình kéo dài không bao lâu, Artemis và Luna buộc phải thức tỉnh các chiến binh - một lần nữa, vì sự xuất hiện của hai kẻ ngoài hành tinh là Ann và Eiru. Sailor Mercury và những người khác đã lấy lại được ký ức, sử dụng được sức mạnh của mình. Khi Sailor Moon và Sailor Chibi Moon bị mắc kẹt với Fisheye trong trận chiến với Dead Moon, Pegasus đã tiếp thêm sức mạnh cho đội thủy thủ, giúp họ đạt được hình thức "Super". Star Power Stick của Sailor Mercury đã được đổi thành Crystal Change Rod, cho phép cô biến từ Ami Mizuno thành Super Sailor Mercury. Sailor Mercury đã chết cùng các Senshi khác trong trận chiến với Nữ hoàng Metalia. Tuy vậy, cô đã được hồi sinh cùng với các Senshi khác. Khi nhóm Mặt Trăng Đen (Black Moon) xuất hiện, Sailor Mercury đã bị Berthier bắt và giam giữ một thời gian. Quyền năng của Sailor Mercury đã được nâng cấp lên nhờ Neo Queen Serenity. Cô đạt đến hình thức "Super" cùng với các Senshi khác ở gần cuối Infinity Arc (Tương ứng với Season 3 trong Anime). Trong Dream Arc, cô bị Fisheye tấn công và được cứu bởi Guardian Mercury, người đã trao cho cô Pha lê Sao Thủy (Mercury Crystal) để cô có thể trực tiếp biến hình thành Super Sailor Mercury và kêu gọi Mercury Harp (Đàn hạc sao thủy).Sau đó, cô xuất hiện trong hình hài là một Princess, cùng với các Senshi khác để cấp cho Sailor Moon sức mạnh của lâu đài của họ, cho phép Sailor Moon biến thành Eternal Sailor Moon. Cô đã trải qua cuộc nâng cấp sức mạnh và trang phục cuối cùng trong Stars Arc. Cuối cùng, Mercury Crystal của cô đã bị đánh cắp bởi Sailor Aluminum Seiren. Sailor Galaxia đã ném tất cả các pha lê của các Senshi trong Hệ Mặt Trời xuống Galaxy Cauldron, khiến chúng bị tan chảy. Nhưng Sailor Moon đã "khôi phục" lại tất cả những Senshi - những người bạn của cô - đã rơi xuống Cauldron và cho phép họ trở lại cuộc sống trước đây. Trong tương lai, người ta thấy rằng Sailor Mercury vô cùng trung thành với Neo Queen Serenity và King Endymion. Cô ấy bảo vệ Crystal Tokyo cùng với những Senshi khác. Dark Mercury. Dark Mercury, người cũng đã được gọi bằng biệt danh không chính thức của Darkury hoặc Dark Sailor Mercury ở ngoài bộ phim, là hình thức xấu xa của Sailor Mercury, chỉ xuất hiện trong PGSM. Cô xuất hiện lần đầu tiên trong Act 21, sau khi Sailor Mercury bị bắt cóc và tẩy não bởi Kunzite. Lúc đầu, cô xuất hiện như người bình thường, nhưng có phần lạnh lùng hơn Ami (các nhân viên sản xuất gọi là Akumi (悪美; nghĩa là Vẻ đẹp tà ác). Nhưng ngay sau đó, cô biến thành Dark Mercury. Cô thay đổi nhiều đến mức khiến cho các Senshi khác cũng cảm thấy sợ hãi. Cô thường tỏ ra thiếu tôn trọng đối với Kunzite và các Shitennou, thậm chí cả Queen Beryl. Đôi khi cô cũng thể hiện lòng tốt, chẳng hạn như sửa áo choàng của Nephrite. Dark Mercury trở lại bình thường trong Act 29, sau khi cô nhận ra mình đã làm tổn thương Sailor Moon. Tuy vậy, Ami không có ký ức gì về những việc cô ấy đã làm lúc là Dark Mercury. Princess Mercury. Sailor Mercury được gọi là Princess Mercury khi ở Thiên Niên Kỷ Bạc. Cô cai trị hành tinh của mình từ lâu đài Mariner. Mặc dù nhà của cô ở trên Sao Thủy, nhưng Sailor Mercury đã có mặt tại buổi lễ, nơi mà cô và các Senshi khác thề sẽ bảo vệ Princess Serenity và phải đối mặt với nữ hoàng Nehellenia lần đầu tiên. Sau đó, cô đã cư trú ở mặt trăng để bảo vệ Princess Serenity. Trong quá khứ, cô đã thấy rằng mình mang sách tới và khích lệ Công Chúa học hỏi. Cô đã chết trong cuộc chiến tranh giữa Trái Đất và Mặt Trăng. Ở hiện tại, cô được tái sinh là Ami Mizuno cho đến khi được Luna thức tỉnh và cùng chiến đấu với các Senshi khác. Những phụ kiện của Thủy thủ sao Thủy. Kính mắt Sao Thủy. Kính mắt Sao Thủy (Mercury Goggle) còn được gọi là Virtual Reality Visor hay VR Visor là một tấm kính che mắt màu xanh trong suốt thỉnh thoảng được đeo bởi Sailor Mercury trong Anime, Manga, và Musical. Mercury có thể làm cho chiếc kính xuất hiện hoặc biến mất bằng cách chạm vào bông tai bên phải của mình. Còn trong tập 34 và 170 thì Mercury chạm vào bông tai trái. Mercury sử dụng thiết bị này để quét dữ liệu và phân tích đối thủ, các hiện tượng trong trận chiến, cũng như thực hiện các phép tính. Mercury Goggle được sử dụng như một công cụ đắc lực khi kết hợp với Super Computer của Sailor Mercury. Mặc dù nguồn gốc của Mercury Goggle không bao giờ được giải thích trong Anime và Manga nhưng chức năng của nó đã được giải thích trong phần ghi chú của Naoko Takeuchi trong Materials Collection Artbook. Trong tập 13 của Anime 90s, Mercury Google hiển thị dòng chữ "Arrest Mode" ở góc của màn hình. Đây là một tài liệu liên quan đến bộ phim RoboCop tương tự được hiển thị trên chiếc Super Computer của mình. Đây là một trong số ít những items được sử dụng trong toàn bộ series. Trong Sailor Moon R The Movie, tất cả các văn bản hiển thị trên màn hình của Mercury Goggle là Tiếng Đức. Siêu máy tính. Siêu Máy Tính là vật dụng được Sailor Mercury sử dụng trong cả Manga và Anime. Tuy nhiên, nó lại có vai trò to lớn hơn về sau này. Siêu máy tính được Luna trao tặng cho Ami, nhằm phục vụ cho kỹ năng phân tích và trí thông minh siêu việt vốn có của cô. Khi sử dụng Siêu máy tính, Mercury có thể phân tích môi trường xung quanh cô, giải quyết các vấn đề rất phức tạp về khoa học/toán học, truy tìm nhược điểm của kẻ thù, và phân tích dữ liệu rất gọn lẹ. Chiếc siêu máy tính chỉ được xuất hiện khá vắn tắt trong phần Manga, nhưng đến phần Anime, Mercury đã sử dụng nó rất nhiều. Đặc biệt nổi bật nhất là vào phần đầu tiên, trước khi nó chỉ được sử dụng bình thường sau này, mặc dù cũng được xuất hiện vài lần trong mỗi phần sau. Cũng không như hầu như các vật dụng của các chiến binh khác, Ami giữ nó như vật dụng riêng biệt và có thể sử dụng nó khi ở hình dáng người thường. Vì kích cỡ gọn gàng của nó, nên khá an toàn khi Ami mang nó bên mình mọi lúc. - Luna gọi sản phẩm này là "Ultra Compact Supercomputer (超小型スーパーコンピューター)" trong Tập 9. - Đây là một trong số ít những items được sử dụng trong toàn bộ series. - Chiếc siêu máy tính rất thú vị, bởi vì không giống hầu hết các vật dụng được sở hữu bởi các chiến binh, nó được dựa trên nền kỹ thuật hơn là pháp thuật. Mặc nhiên, dù chí ít nó cũng thiên về phía pháp thuật, vì Ami được trao tặng bởi Luna (vì Luna vốn trao toàn đồ phép thuật, ví dụ như bút biến hình, gậy mặt trăng), nhưng chức năng của nó lại không khác các loại máy tính thường. - Trong Anime 90s, chiếc siêu máy tính chứa đựng nội dung có liên quan đến RoboCop (một bộ phim rất nổi tiếng). Màn hình hiển thị 03 mục tiêu tối ưu được chương trình hóa bởi Sĩ quan Murphy (xem series phim RoboCop để hiểu thêm). - Chiếc siêu máy tính thường được kết nối chiếc gương đeo của Mercury. Sử dụng chiếc gương đeo ấy, cho phép Mercury xâm nhập và phân tích sâu hơn môi trường xung quanh. - 05 nút bấm màu sắc trên chiếc máy, tương ứng với 05 chiến binh cận vệ: Lục (Jupiter), Cam (Venus), Hồng (Moon), Đỏ (Mars), và Lam (Mercury) Đàn hạc Sao Thủy. Chiếc Đàn Hạc (Mercury Harp) là một trong những vật dụng quan trọng nhất của Thủy thủ Sao Thủy, được sử dụng xuyên suốt phần SuperS/Dream và Sailor StarS. Cùng với nó, cô có thể thi triển tuyệt kỹ tối thượng của cô, Bản Rhapsody của Sao Thủy (Mercury Aqua Rhapsody). Trong Manga, Chiếc Đàn Hạc xuất hiện ngay đoạn đầu của Arc thứ 4. Sau khi bị tập kích bởi Đoàn Xiếc Tử Nguyệt (Dead Moon Circus), Palla Palla bán một chú cá – đội lốt bởi Mắt Cá (Fish-Eye) – cho Ami. Đêm ấy, Mắt Cá đã bẫy Ami trong một cơn ác mộng, ép cô phải chứng kiến sự bỏ rơi từ cha mẹ cô, và các Chiến Binh khác không cần đến cô. Mặc dù có thể nhìn thấu được ảo ảnh, nhưng Ami vẫn bị rơi trong bẫy. Khi nguồn năng lượng trong người dần bị hút cạn, Ami đã được Chiến Binh Hộ Vệ Năng lượng của chính mình cứu thoát. Chiến Binh ấy đã van nài Ami không được đầu hàng, gợi nhớ lại giấc mơ và những người cô yêu mến. Nắm vững lại được mọi điều, Ami triệu hồi Pha Lê Sao Thủy (Mercury Crystal), và từ đó cô chuyển hóa thành Siêu Thủy Thủ Sao Thủy (Super Sailor Mercury). Ngay sau khi chuyển hóa, chiếc Đàn Hạc xuất hiện trước mặt cô. Chiếc Đàn Hạc liền thể hiện sự tri giác, nó tự giới thiệu cho Thủy Thủ Sao Thủy và nói rằng cô cần phải phá vỡ ác mộng mà cô đang bị chìm đắm. Sử dụng tuyệt kỹ Mercury Aqua Rhapsody, Thủy Thủ Sao Thủy đã tiêu diệt ảo ảnh, làm hiện nguyên hình Mắt Cá. Ngay khi ấy, Usagi và Chibiusa chạy đến cùng lúc và hóa thân thành Siêu Thủy Thủ Mặt Trăng và Mặt Trăng chibi, tiêu diệu gọn sạch Mắt Cá bằng tuyệt kỹ Moon Gorgeous Meditation. Từ lúc ấy, Thủy Thủ Sao Thủy sử dụng Đàn Hạc mọi lúc. Trong Anime, cũng như mọi vật dụng Siêu tuyệt kỹ, chiếc Đàn Hạc không phải là một vật dụng mang tính vật lý. Tuy nhiên, nó là vật biểu tượng xuất hiện ngay đầu và đoạn kết thúc của chuyển hóa: "Mercury Crystal Power, Make Up!", hoặc đoạn đầu của tuyệt kỹ tối thượng. Khi thi triển đòn, cô triệu hồi một chiếc đàn hạc nước, nhìn tương tự như chiếc Đàn Hạc trong Manga. Trang phục. Anime 90s. Sailor Mercury có một bộ đồng phục gần giống với Sailor Moon. Màu sắc chủ đạo của cô là màu xanh dương (đá đính trên vương miện, hoa tai, vòng cổ, hình tròn ở trung tâm nơ, váy, bốt, viền găng tay). Màu nhấn của cô là màu xanh nhạt (nơ). Hoa tai của cô có màu xanh (cô có thể nhấn để bật kính). Cổ áo cô có hai sọc, bốt cao đến đầu gối và có kiểu giống Sailor Moon. Nhưng nó có màu xanh và không gắn hình mặt trăng hay biểu tượng gì. Sau khi lên phần Super, hoa tai của Sailor Mercury có thêm hai khuyên nhỏ nữa. Vòng cổ có đính một ngôi sao vàng. Cổ áo có một sọc trắng, hình tròn ở trung tâm nơ được đổi thành hình trái tim. Phía dưới miếng đệm vai bình thường là một miếng đệm nhọn, trong suốt. Sailor Mercury còn có một chiếc máy tính mini, giúp cô quét và phân tích dữ liệu, cũng như để truy cập vào hệ thống máy tính khác. Khi cô nhấn vào khuyên tai của mình, một chiếc kính sẽ hiện ra trước mắt cô, cho phép Sailor Mercury quét hoặc biết thêm thông tin về kẻ thù của mình. Chẳng hạn như điểm yếu hay nạn nhân bị chúng tiêu khiển. Manga, Sailor Moon Crystal and Eternal. Trang phục đầu tiên của Sailor Mercury trong manga khá giống với trang phục của cô trong Anime. Tuy vậy, có một vài sự khác biệt như: Cổ áo của cô có ba sọc, cô không có miếng đệm vai và hoa tai của cô luôn có ba chiếc. Trâm cài áo của cô đã được chuyển từ hình tròn sang hình trái tim khi Sailor Moon lên cấp Super. Sau khi nâng cấp Super, về cơ bản thì toàn bộ trang phục đều giống với Anime, trừ việc ngôi sao trên vòng cổ của cô có đính thêm đá quý ở giữa. Sau khi nâng cấp lên thành Eternal Sailor Mercury, vòng cổ của cô có hình chữ V và ở nơ phía trước ngực có gắn trâm cài hình ngôi sao năm cánh màu xanh dương đậm. Miếng đệm vai của cô phồng lên, có màu xanh nhạt, đính thêm hai miếng vải ở dưới. Găng tay thì dài đến cánh tay cô. Trong artbook minh hoạ, cô có đeo chiếc vòng ruy băng ở gần cổ tay, đính ngôi sao năm cánh (Gần giống với Sailor Moon), nhưng nó không có mặt trong manga. Thắt lưng của cô gồm có 2 dải ruy băng màu xanh. Một xanh đậm và một xanh nhạt, dài và mỏng. Ở nơi giao nhau của hai loại ruy băng có đính một ngôi sao màu vàng. Nơ của cô có màu xanh nhạt. Váy của cô có hai lớp. Lớp trên là màu xanh và một lớp váy màu xanh sáng phía dưới. Bốt của cô cao đến đầu gối và có màu trắng, viền chữ V lật ngược màu xanh, đính ngôi sao năm cánh màu vàng. Vương miện của cô đính một ngôi sao năm cánh màu xanh dương, hoa tai của cô có màu xanh, hình ngôi sao. Live action. Trang phục của Sailor Mercury giống trong manga. Ngoại trừ phần màu xanh tối (vòng cổ, cổ áo, viền găng tay ở khuỷu tay, váy, và bốt) được thay bằng màu xanh da trời. Dark Mercury. Trang phục của Dark Mercury có một số thiết kế khác biệt. Vòng cổ, cổ áo, váy, viền găng tay của cô có màu tối hơn so với trang phục gốc khi cô còn là Sailor Mercury. Nơ của cô thay đổi hoàn toàn. Nó được thiết kế như một chú bướm, có màu xanh đậm, được tỉa nhỏ. Vòng cổ, cổ áo và bốt của cô được trang trí bằng hoa văn màu đen. Nơ sau của Dark Mercury có màu đen và được làm bằng ren. Tay áo của cô cũng được làm bằng ren giống như nơ sau. Nơ trước của cô cũng có một lớp ren đen ở phía sau. Một mặt dây chuyền có hình trái tim màu đen được đính trên vòng cổ, giống như chiếc đai màu đen quanh eo cô. Bông tai của cô có hình trái tim màu đen. Vương miện của Dark Mercury có màu bạc, trang trí màu đen, đính đá màu xanh ở trung tâm. Cô cũng đeo Dark Jewelry Star Bracelet ở tay trái. Màu tóc của cô là màu xanh dương nhưng có điểm thêm bóng đen. Nhạc kịch. Trong Musical, trang phục của Sailor Mercury có tới hai phiên bản: Trong phiên bản đầu tiên, nơ của Sailor Mercury, viền găng tay, vòng cổ và tay áo có màu xanh. Trong khi váy và cổ áo của cô có màu xanh nước biển. Các phiên bản sau, trang phục đã có một lớp váy màu xám, cổ áo, và bốt. Trong khi nơ của cô, viền găng tay, và tay áo có màu xanh nhạt. Chiếc trâm cài gắn liền với nơ phía trước có hình tròn, xung quanh dát vàng với màu chính giữa là xanh. Cô cũng có một vòng tròn đính ở giữa vòng cổ. Hoa tai của cô có hình một vòng tròn. Tất cả trang trí trên trang phục, bao gồm cả sọc áo đều là màu vàng. Phiên bản này không bao giờ xuất hiện lần nữa sau Sailor Moon S - Henshin - Super Henshin e no Michi (Kaiteiban). Phiên bản thứ hai về cơ bản là giống với phiên bản Super trong Manga và Anime. Nơ trên, nơ sau, viền găng tay có màu xanh sáng. Cổ áo, bốt và vòng cổ có màu thiên thanh. Váy của cô có hai lớp. Lớp trên màu thiên thanh, lớp dưới màu xanh sáng. Các phiên bản sau của trang phục, viền găng tay đổi thành màu thiên thanh thay vì màu xanh nhạt. Vòng cổ của cô được trang trí bằng một ngôi sao năm cánh màu vàng với một vòng tròn màu thiên thanh và biểu tượng Sao Thủy ở trung tâm. Trâm cài áo ở nơ có hình trái tim màu xanh, viền vàng. Hoa tai của cô có ba chiếc, màu xanh. Princess Mercury. Cô mặc một váy đầm xanh dài qua chân, và dải băng đeo cổ được thắt nơ phía sau cổ. Cô mang giày cao gót màu xanh, đeo một sợi dây chuyền và cặp hoa tai xanh. Ký hiệu Sao Thủy luôn hiện diện trước trán cô. Chiêu thức & Sức mạnh. Anime 90s. Mercury Power, Make Up! (Sức mạnh sao thủy, biến thân!) - Được sử dụng trong season đầu tiên. Cô dùng chiếc bút (gậy) biến hình để biến thành Sailor Mercury. Mercury Star Power, Make Up! (Năng lượng tinh tú sao thủy, biến thân!) - Ami dùng bút biến thân tinh tú để biến thành Sailor Mercury (Thủy Thủ Sao Thủy). Mercury Crystal Power, Make Up! (Năng lượng pha lê Thủy Tinh, biến thân!) - Ami dùng bút biến thân pha lê để biến thành Super Sailor Mercury (Siêu Thủy Thủ Sao Thủy). - Shabon Spray (Bong bóng phun tỏa) - Chiêu thức tấn công đầu tiên của Sailor Mercury. Chiêu này sẽ tạo ra một màn sương mù dày đặc, che mắt kẻ thù đồng thời hạ thấp nhiệt độ không gian xung quanh, riêng các Senshi vẫn có thể nhìn thấy. Đây là một chiêu thức hỗ trợ, không có khả năng sát thương đáng kể kẻ thù. - Shabon Spray Freezing (Bóng bóng phun toả đóng băng) - Một chiêu thức mạnh hơn chiêu Shabon Spray. Nó có thể làm bị thương hoặc khiến kẻ thù bị đóng băng. Sử dụng lần đầu tiên trong Sailor Moon R. - Double Shabon Spray Freezing (Bong bóng phun toả băng kép) - Mạnh hơn chiêu Shabon Spray Freezing một chút, được sử dụng duy nhất với Giwaku. - Shine Aqua Illusion (Ảo ảnh thủy quang) - Mercury sẽ tung ra một "vụ nổ nước", có thể tiêu diệt hoặc đóng băng kẻ thù. - Mercury Aqua Rhapsody (Thủy Tinh đàn hạt thủy kích) - Chiêu thức mạnh nhất của Mercury. Cô sẽ chơi một cây đàn hạt làm từ nước. Nước từ cây đàn hạc sẽ phun ra và bắn về phía kẻ thù. Cô nhận được khả năng tấn công này trong phần SuperS. - Mercury Aqua Mirage (Bóng nước ảo ảnh Thủy Tinh) - Một chiêu thức chỉ xuất hiện trong manga và ngoại truyện " Mối tình đầu của Ami ". Nó bao bọc kẻ thù bằng nước rồi nổ tung. Cuối cùng là kẻ thù bị tiêu diệt. Manga, Sailor Moon Crystal and Eternal. - Mercury Power, Make Up (Năng lượng Sao Thủy, biến thân) - Sailor Mercury dùng bút biến thân để biến thành Sailor Mercury (Thủy Thủ Sao Thủy). - Mercury Star Power, Make Up (Năng lượng tinh tú Sao Thủy, biến thân) - Sailor Mercury dùng bút biến thân tinh tú để biến thành Sailor Mercury. - Mercury Planet Power, Make Up (Năng lượng hành tinh Sao Thủy, biến thân) - Cô sử dụng sức mạnh từ hành tinh của mình, đã được nâng cấp lên bởi Tân Nữ hoàng Serenity, giúp cô biến thành Sailor Mercury (Thủy Thủ Sao Thủy). - Mercury Crystal Power, Make Up (Năng lượng pha lê Sao Thủy, biến thân) - Sailor Mercury sử dụng Mercury Crystal (Pha lê Sao Thủy) để biến thành Super Sailor Mercury (Siêu Thủy Thủ Sao Thủy). - Mercury Aqua Mist (Sương mù ảo ảnh Sao Thủy) - Một chiêu thức xuất hiện trong bản in lại của manga, tương tự như Shabon Spray (Bong bóng nước phun bọt) trong Anime. - Hyperspatial Sphere Generate (Không gian vô tận, thiết lập) - Đây là chiêu thức mà Sailor Mercury chỉ sử dụng duy nhất một lần trong manga, Act 11, để tránh cho quán Game Crown bị phá huỷ. - Shine Aqua Illusion (Ảo ảnh ánh sáng nước) - Chiêu thức này khiến cho kẻ thù sẽ bị cuốn đi theo dòng nước. - Shine Snow Illusion (Ảo ảnh ánh sáng tuyết) - Tạo ra một cơn bão tuyết thổi bay kẻ thù. - Mercury Aqua Mirage (Bóng nước ảo ảnh Sao Thủy) - Một cuộc tấn công chỉ xuất hiện trong ngoại truyện "Mối tình đầu của Ami". - Mercury Aqua Rhapsody (Sao Thủy Đàn hạt thủy kích) - Sailor Mercury chơi đàn hạc để "gửi" tới kẻ thù của mình những tia nước mạnh mẽ. Cô sử dụng được chiêu thức này sau khi biến hình bằng Mercury Crystal (pha lê Sao Thủy). Live action. - Mercury Power, Make Up! - Được cô sử dụng để biến thành Sailor Mercury. - Dark Power, Make Up! - Được cô sử dụng để biến thành Dark Mercury. - Mercury Aqua Mist - Chiêu thức đầu tiên của Sailor Mercury. Nó sẽ phun nước vào kẻ thù. - Shine Aqua Illusion - Một chiêu thức tương tự trong Anime và Manga. - Mercury Aqua Blizzard - Chiêu thức này sẽ phun ra hàng ngàn băng tuyết, giúp đóng băng kẻ thù. - Mercury Aqua Cyclone - Một chiêu thức chỉ xuất hiện một lần trong Live Action. Nó tuôn ra một dòng nước mạnh mẽ, tấn công kẻ thù. - Mercury Aqua Storm - Chiêu thức tấn công đặc biệt của Sailor Mercury khi cô sử dụng Sailor Star Tambourine. - Unnamed Attack - Sailor Mercury sử dụng một chiêu thức, nhưng nó không được nên tên trên màn hình. Trong đó, cô sử dụng Sailor Star Tambourine để "gửi" đến kẻ thù của mình một năng lượng màu xanh hình ngôi sao. Dark Mercury. - Dark Power, Make Up! (Sức mạnh đen tối, biến hình!) - Cô sử dụng Dark Jewelry Star Bracelet để biến thành Sailor Mercury. - Dark Sword - Dark Mercury biến một viên nước đá thành thanh kiếm và sử dụng nó để chiến đấu. Video Games. - Splash Launcher: Sóng nước giật phóng - Sử dụng trong Sailor Moon Arcade Game. Trong MUGEN, cô sẽ tạo ra một dòng nước dài tấn công kẻ thù. Cơ bản, những chuyển động Crash Launcher giống như Shine Aqua Illusion trong R movie. - Shine Aqua Cutter: Lưỡi dao ánh sáng nước - Sử dụng trong Sailor Moon Arcade Game. Trong MUGEN, chân cô sẽ được tiếp sức mạnh, cô sẽ xoay người ngang, chân cô lúc sẽ là một lưỡi dao nước và xoay người liên tục đạp và tấn công kẻ thù. - Mirage Wave: Cơn sóng ảo ảnh - Sử dụng trong Sailor Moon Arcade Game. Trong MUGEN, cô sẽ tạo ra 3 cơn sóng liên tiếp ập vào kẻ thù. - Aqua Ribbon Upper: Thượng thủy ruy băng- Được sử dụng trong Sailor Moon dành cho Mega Drive. Trong một video fanmade, nó trở thành một đòn tấn công bằng cách sử dụng Đàn hạc Sao Thủy và tạo ra một luồng nước có hình lốc xoáy dài xuống trông giống sợi ruy băng (ribbon). - Break Step - Được sử dụng trong Sailor Moon dành cho Mega Drive. - Water Stream: Dòng nước tuôn trào -Được sử dụng trong Sailor Moon S dành cho Super Famicom. Trong một video fanmade, nó được sử dụng như một đòn tấn công ma thuật bằng cách tạo ra một luồng nước cuộn tròn vào đối thủ. - Reverse Spin Kick - Được sử dụng cho Sailor Moon dành cho 3DO. - Reverse Break Step - Được sử dụng trong Sailor Moon R dành cho Super Famicom, Sailor Moon S: Jougai Rantou? Shuyaku Soudatsusen?, Sailor Moon SuperS: Zenin Sanka! Shuyaku Soudatsusen. - Water Bullet: Đạn nước - Được sử dụng trong Sailor Moon S: Jougai Rantou? Shuyaku Soudatsusen và Sailor Moon Supers: Zenin Sanka! Shuyaku Soudatsusen. Liên kết ngoài. Diễn viên lồng tiếng: - Aya Hisakawa (Thủy Thủ Mặt Trăng - Nhật Bản) - Hisako Kanemoto (Thủy Thủ Mặt Trăng pha lê - Nhật Bản) - Huyền Trang (Thủy Thủ Mặt Trăng & Thủy Thủ Mặt Trăng pha lê - Việt Nam)
1
null
Fehmi Alpay Özalan (sinh ngày 29 tháng 5 năm 1973) là một cựu cầu thủ bóng đá, huấn luyện viên bóng đá và chính khách người Thổ Nhĩ Kỳ. Anh từng là huấn luyện viên của Samsunspor. Anh có 90 trận đấu quốc tế cho đội tuyển bóng đá quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1995 tới 2005, và là cầu thủ Thổ Nhĩ Kỳ thi đấu quốc tế nhiều thứ bảy. Anh tham dự hai kỳ Euro và Giải vô địch bóng đá thế giới 2002, giải đấu anh được chọn vào đội hình tiêu biểu.
1
null
Henri Patrick Mboma Dem (sinh ngày 15 tháng 11 năm 1970) là một cựu tiền đạo bóng đá Cameroon và cựu vua phá lưới của đội tuyển bóng đá quốc gia Cameroon. Đội tuyển quốc gia. Sau khi ra mắt đội tuyển Cameroon năm 1995, Mboma ghi 33 bàn trong 57 trận. Ông thi đấu tại World Cup 1998 và 2002, cũng như cùng Cameroon đoạt huy chương vàng tại Thế vận hội 2000 và hai chức vô địch châu Phi năm 2000 và 2002. Ông được trao danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất châu Phi năm 2000. Thống kê sự nghiệp. !Tổng cộng||57||33
1
null
Luís Antônio Corrêa da Costa, còn được biết đến với biệt danh Müller (sinh 31 tháng 1 năm 1966) là một cầu thủ bóng đá người Brasil. Đội tuyển bóng đá quốc gia. Müller thi đấu cho đội tuyển bóng đá quốc gia Brasil từ năm 1986 đến 1998. Thống kê sự nghiệp. !Tổng cộng||56||12
1
null
Luiz Carlos Bombonato Goulart, hay Luizão (sinh ngày 14 tháng 11 năm 1975), là một cựu cầu thủ bóng đá thi đấu ở vị trí tiền đạo. Anh khoác áo Đội tuyển bóng đá quốc gia Brasil 17 lần, có hai bàn trong trận thắng 3-0 tại Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2002 trước Venezuela. Đây là chiến thắng giúp Brasil giành vé dự Giải vô địch bóng đá thế giới 2002. Anh sau đó được Luiz Felipe Scolari chọn tham dự World Cup 2002 và trở thành nhà vô địch thế giới năm đó. Đội tuyển bóng đá quốc gia. Luizão thi đấu cho đội tuyển bóng đá quốc gia Brasil từ năm 2000 đến 2002. Thống kê sự nghiệp. !Tổng cộng||11||3
1
null
Oleh Protasov (sinh ngày 4 tháng 2 năm 1964) là một cầu thủ bóng đá người Ukraina. Đội tuyển bóng đá quốc gia. Oleh Protasov thi đấu cho đội tuyển bóng đá quốc gia Liên Xô, đội tuyển bóng đá quốc gia Ukraina từ năm 1984 đến 1994. Thống kê sự nghiệp. !Tổng cộng||68||29 !Tổng cộng||1||0
1
null
Ramón Ángel Díaz (sinh ngày 29 tháng 8 năm 1959) là một cựu cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá người Argentina. Ông từng chơi cho River Plate ở vị trí tiền đạo, và huấn luyện đội bóng này trong ba nhiệm kỳ, giành được tám danh hiệu. Ông còn được biết đến với biệt danh là "El Pelado" ("Baldy"). Sự nghiệp chơi bóng. Cấp câu lạc bộ. Díaz được sinh ra tại thành phố La Rioja. Ông chơi ở vị trí tiền đạo và khởi nghiệp ở hệ thống đào tạo trẻ của River Plate. Díaz có trận ra mắt giải hạng nhất Argentina vào ngày 13 tháng 8 năm 1978, trong trận đấu River Plate đánh bại Colón de Santa Fe với tỷ số 1–0. Ông ghi bàn thắng đầu tiên vào ngày 30 tháng 8 năm đó, trong trận đấu với Quilmes Atlético Club. Sau đó, Díaz tiếp tục chơi cho các câu lạc bộ như River Plate, Inter Milan, Yokohama Marinos, và Monaco dưới thời của huấn luyện viên nổi tiếng Arsène Wenger. Cấp đội tuyển quốc gia. Díaz đã vô địch Cúp trẻ thế giới năm 1979 với U-20 Argentina cùng với Diego Maradona và giành được chiếc giày vàng. Sau đó, ông tiếp tục được tham dự FIFA World Cup 1982 và ghi bàn vào lưới Brasil trong trận thua 3-1 của Argentina. Đã có tin đồn rằng Maradona ngăn cản Díaz lên tuyển Argentina thi đấu ở World Cup 1986 và 1990 vì xích mích cá nhân. Tuy nhiên, điều này đã bị Maradona chối bỏ trong cuốn tự truyện "Yo Soy el Diego" của mình. Diego tiết lộ rằng ông đã nói với huấn luyện viên của Argentina lúc đó, Carlos Bilardo, rằng ông muốn Díaz tham dự cả hai kỳ World Cup 1986 và 1990. Thống kê sự nghiệp. Cầu thủ. Cấp câu lạc bộ Cấp đội tuyển quốc gia !Tổng cộng||22||10
1
null
Núi Scopus (tiếng Hebrew: הר הצופים, Har HaTsofim) là một ngọn núi ở Jerusalem. Nó nằm ở phía đông bắc của thành phố cổ. Núi là 826 mét (2.710 ft) trên mực nước biển. Núi này bắt đầu được xem là một khu đất nằm lọt trong quốc gia khác của Israel được Liên Hợp Quốc bảo vệ trong lãnh thổ thuộc quản lý của Jordan từ cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel 1948 cho đến chiến tranh 6 ngày năm 1967. Ngày nay, núi này nằm trong ranh giới thành thị của thành phố Jerusalem.
1
null
là cầu thủ bóng đá người Nhật Bản hiện thi đấu cho đội bóng Yokohama F. Marinos tại J1 League. Sự nghiệp. Ngày 9 tháng 8 năm 2006, anh có màn ra mắt quốc tế cho Nhật Bản ở trận đấu giao hữu trước Trinidad và Tobago tại Sân vận động Olympic Quốc gia ở Tokyo khi anh được tung vào sân ở phút thứ 60 thay Tsuboi Keisuke. Thống kê sự nghiệp. !Tổng cộng||20||3
1
null
là một tiền vệ bóng đá người Nhật Bản thi đấu cho Giravanz Kitakyushu. Sự nghiệp. Motoyama bắt đầu sự nghiệp năm 1998 với câu lạc bộ Nhật Bản Kashima Antlers, và thi đấu trong một khoảng thời gian dài. Motoyama hiện tại có 26 lần khoác áo đội tuyển quốc gia, mặc dù có thể có nhiều lần hơn vì sự đa năng của anh – anh có thể đảm nhiệm vị trí tiền vệ tấn công hay là tiền đạo lùi, với khả năng đi bóng và tốc độ rất tốt. Anh từng tham dự Thế vận hội Mùa hè 2000. Sau 18 năm gắn bó với Kashima Antlers, anh được câu lạc bộ giải phóng vào ngày 26 tháng 11. Mặc dù vậy, anh quyết định trở về quê hương: ký một bản hợp đồng với Giravanz Kitakyushu cho mùa giải 2016. Danh hiệu tập thể. Đội tuyển quốc gia Câu lạc bộ Thống kê sự nghiệp. "Cập nhật đến ngày 18 tháng 12 năm 2017".
1
null
là một cầu thủ bóng đá người Nhật Bản, nơi sinh ở Osaka. Anh là một tiền vệ phòng ngự thi đấu cho Tokyo Verdy. Sự nghiệp. Hashimoto tốt nghiệp Đại học Osaka và thi đấu cho đội trẻ Gamba trước khi ký hợp đồng với tư cách là cầu thủ chuyên nghiệp. Anh lên đội một năm 2002 và ra sân thường xuyên ở vị trí tiền vệ cho Gamba năm 2005, giúp câu lạc bộ giành chức vô địch J. League năm đó. Anh có màn ra mắt quốc tế đầu tiên khi thay cho Keita Suzuki ngày 1 tháng 6 năm 2007 trong trận giao hữu trước Montenegro. Anh là thành viên của đội tuyển Nhật Bản tham dự Cúp bóng đá châu Á 2007 và thi đấu một trận với tư cách dự bị. Thống kê sự nghiệp. "Cập nhật đến ngày 23 tháng 2 năm 2018".
1
null
là một cựu cầu thủ bóng đá Nhật Bản. Anh từng thi đấu cho Đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản. Sự nghiệp câu lạc bộ. Anh gia nhập Yanmar Diesel của Japan Soccer League (sau này là "Cerezo Osaka") năm 1991. Vào năm 1992, Japan Soccer League giải tán và câu lạc bộ tham dự giải đấu mới Japan Football League. Đội giành ngôi vô địch 1994 và lên hạng J1 League. Đội giành ngôi á quân tại Cúp Hoàng đế 2001 và 2003. Anh giải nghệ cuối mùa 2008. Anh thi đấu 456 trận và ghi 140 bàn cho caulacj bộ. Thống kê sự nghiệp. !Tổng cộng||64||12
1
null
là một cầu thủ bóng đá người Nhật Bản hiện tại thi đấu cho Urawa Red Diamonds. Sự nghiệp. Anh được chọn vào đội tuyển quốc gia tham dự vòng chung kết Cúp bóng đá châu Á 2011 với tư cách là cầu thủ bổ sung cho cầu thủ bị chấn thương Sakai Gotoku. Thống kê sự nghiệp. Câu lạc bộ. 1
1
null
là một cựu cầu thủ bóng đá Nhật Bản. Anh hiện là Trưởng ban phát triển bóng đá khu vực châu Á của Leeds United. Là một tiền vệ, Fujita thi đấu cho Júbilo Iwata, Utrecht, Nagoya Grampus, Roasso Kumamoto và JEF United Ichihara Chiba. Anh có 24 khoác áo đội tuyển Nhật Bản từ 1995 tới 2005. Anh giành năm danh hiệu lớn khi còn thi đấu cho Júbilo. Thống kê sự nghiệp. !Tổng cộng||24||3
1
null
là một cựu cầu thủ bóng đá Nhật Bản. Anh từng thi đấu cho đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản. Sự nghiệp câu lạc bộ. Sau khi tốt nghiệp trung học, anh gia nhập Sanfrecce Hiroshima năm 1995. Anh có trận đầu tiên năm 1996 và trở thành tiền đạo kế tục Takagi Takuya từ năm 1998. Tuy nhiên câu lạc bộ xuống chơi ở J2 League năm 2002. Anh chuyển tới Yokohama F. Marinos năm 2003. Năm 2003, đội vô địch J1 League. Anh được bầu chọn là Cầu thủ Nhật Bản xuất sắc nhất năm. Tuy nhiên anh gặp phải chấn thương lưng năm 2004. Anh chuyển tới Yokohama FC năm 2007. Câu lạc bộ phải xuống chơi ở J2 League mùa giải đó và anh trở lại Sanfrecce Hiroshima năm 2008 và chuyển sang Zweigen Kanazawa năm 2010. Anh giải nghệ cuối mùa 2011. Thống kê sự nghiệp. !Tổng cộng||32||11
1
null
là một cựu cầu thủ bóng đá Nhật Bản. Anh từng thi đấu cho đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản. Sự nghiệp câu lạc bộ. Anh gia nhập Kashima Antlers năm 1994. Anh chuyển tới Shimizu S-Pulse vào tháng 8 năm 1995. Câu lạc bộ giành chức vô địch J.League Cup 1996 và J.League Division 1 2001. Đội giành chức vô địch Cúp các câu lạc bộ đoạt cúp bóng đá quốc gia châu Á 1999–2000 và hạng ba Cúp các câu lạc bộ đoạt cúp bóng đá quốc gia châu Á 2000–01. Anh chuyển tới Kyoto Sanga ở J2 League năm 2007. Anh giúp đội bóng lên hạng J1 League vào mùa 2007. Anh giải nghệ cuối mùa 2008. Thống kê sự nghiệp. !Tổng cộng||38||0
1
null
Câu lạc bộ bóng đá Quảng Đông Nhật Chi Tuyền (Trung văn giản thể: 广东日之泉; Trung văn phồn thể:廣東日之泉, bính âm: Guǎngdōng Rìzhīquán) là một câu lạc bộ bóng đá có trụ sở tại Quảng Đông, Trung Quốc hiện đang chơi ở giải bóng đá hạng nhất Trung Quốc. Câu lạc bộ thuộc sở hữu của Văn phòng Thể thao Tập đoàn Nhật Chi Tuyền Quảng Đông và được thành lập vào ngày 05 tháng 2 năm 2007. Sân nhà của họ hiện nay là Trung tâm thể thao Hoàng Phố ở Quảng Châu và sân vận động Thế Kỷ Liên nằm ở Phật Sơn. Bất kể là cầu thủ hay huấn luyện viên đều phải dùng tiếng Quảng Đông. Lịch sử. Tập đoàn Nhật Chi Tuyền người trước đây là chủ sở hữu của Quảng Châu Hằng Đại và câu lạc bộ bóng đá Sunray Cave của Hồng Kông thành lập câu lạc bộ bóng đá Quảng Đông Nhật Chi Tuyền vào ngày 05 tháng 2 năm 2007 thi đấu tại giải bóng đá hạng nhì Trung Quốc với một đội ngũ chủ yếu được xây dựng từ đội trẻ Quảng Đông. Trong mùa giải đầu tiên của câu lạc bộ, Tào Dương đã được bổ nhiệm làm huấn luyện viên trong khi đội bóng chơi trong sân vận động 8.000 chỗ ngồi ở quận Nam Hải, Phật Sơn, Quảng Đông. Đội bóng thi đấu với áo màu cam, quần short màu đen và vớ màu cam cho sân nhà và tất cả các bộ trang phục màu trắng cho sân khách vào mùa giải năm 2007. Giải đấu năm 2008, đội di chuyển vào sân vận động Thế Kỷ Liên 36.686 chỗ ngồi tại Phật Sơn, nơi họ lên ngôi vô địch và được lên giải bóng đá hạng nhất Trung Quốc. Mùa giải đầu tiên của câu lạc bộ ở giải bóng đá hạng nhất Trung Quốc, đội bóng di chuyển vào Trung tâm thể thao Hoàng Phố ở quận Hoàng Phố, Quảng Châu và họ đã kết thúc chiến dịch trong một năm với vị trí thứ năm. Mùa giải tiếp theo đội bóng định di chuyển vào Sân vận động nhân dân tỉnh Quảng Đông với 15.000 chỗ ngồi, tuy nhiên đội đã đi qua đổi mới và nhóm nghiên cứu đã sử dụng sân vận động Đông Quản, Trung tâm thể thao Hoàng Phố và ơsân vận động Trường Đại học Công nghệ trước khi họ dọn vào với đội ngũ ổn định trong kết quả cải thiện đáng kể trong mùa giải 2011 với câu lạc bộ. Vào ngày 24 tháng 9 năm 2011 đội bóng đã thua Thẩm Dương Đông Tiến 3-2 và câu lạc bộ không thể cải thiện thành tích.. Sau khi thất bại trong nỗ lực xúc tiến của câu lạc bộ, Dragan Kokotović đã được đưa vào để cải thiện phong độ, tuy nhiên ông bị sa thỉ vào ngày 27 tháng 3 năm 2012 sau khi thất bại ở một số trận đấu . Ngày 29 tháng 7 năm 2012, José Ricardo Rambo đến làm huấn luyện viên trong khi Tào Dương trở thành chủ tịch đội bóng.. José Ricardo Rambo thời gian làm huấn luyện viên không thành công và Quảng Đông đã lôi kéo vào một cuộc chiến trụ hạng, chủ tịch Lâm Tần đưa Tào Dương một lần nữa vào ngày 30 tháng 8 năm 2012 là một huấn luyện viên và đưa José Ricardo Rambo làm trợ lý của ông cho phần còn lại của mùa giải 2012. Sân vận động. Đội đã chơi ở một số sân vận động trong suốt lịch sử của mình, sân nhà đầu tiên là sân vận động quận Nam Hải 8000 chỗ ngồi tại Phật Sơn, Quảng Đông, nơi thi đấu cho một mùa giải trước khi chuyển gần đến sân vận động Thế Kỷ Liên với 36.686 chỗ ngồi. Trong năm 2009, CLB chuyển sang sân vận động thứ ba trong ba năm, Trung tâm thể thao Hoàng Phố với 12.000 chố ngồi ở quận Hoàng Phố, Quảng Châu trước khi quyết định di chuyển sân vận động dân tỉnh Quảng Đông với 15.000 chố ngồi cho mùa giải 2010, tuy nhiên CLB cập nhật rằng chiến dịch và nhóm nghiên cứu đã sử dụng một số địa điểm khác gần đó ở Quảng Đông. Những địa điểm bao gồm sân vận động Đông Quản từ vòng 1-10, Trung tâm thể thao Hoàng Phố cho vòng 16, sân vận động Phiên Ngung Anh Đông cho vòng 19, Sân vận động Đại học Công nghệ cho vòng 21 trong khi Sân vận động Nhân dân tỉnh Quảng Đôngđã được sử dụng cho vòng 11-14 và 23 trước khi đội bóng được di chuyển ở mặt đất mà từ đầu năm 2011 cho chiến dịch liên minh. Trong khi đội đã chủ yếu vẫn thi đấu ở sân vận động nhân dân tỉnh Quảng Đông do Tổng giám đốc của câu lạc bộ quyết định rằng trận chung kết 5 trận trên sân nhà vào năm 2013 nên được thi đấu tại sân vận động Thế Kỷ Liên. Danh hiệu. "Á quân": 2008
1
null
là một cựu cầu thủ bóng đá Nhật Bản. Anh từng chơi cho Đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản. Đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản. thi đấu cho đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản từ năm 1997 đến 2002. Thống kê sự nghiệp. !Tổng cộng||29||10
1
null
là một tiền vệ bóng đá Nhật Bản thi đấu cho Nagano Parceiro. Sự nghiệp. Anh có 26 lần khoác áo đội tuyển quốc gia Nhật Bản và ghi 3 bàn thắng từ năm 2000 đến năm 2002. Anh thi đấu 3 trận tại Giải vô địch bóng đá thế giới 2002. Anh cũng từng là một phần của đội tuyển Nhật Bản tham dự Thế vận hội Mùa hè 2000. Thống kê. Cập nhật gần đây nhất: "1 tháng 1 năm 2018". 1 = Siêu cúp Nhật Bản và Giải bóng đá vô địch Suruga Bank.
1
null
là một cầu thủ bóng đá người Nhật Bản thi đấu cho câu lạc bộ Nhật Bản Tokyo Verdy – theo dạng cho mượn từ Gamba Osaka. He is a playmaker who is noted for his exceptional skills and scoring spectacular goals. Thống kê sự nghiệp câu lạc bộ. Cập nhật gần đây nhất: "9 tháng 12 năm 2017"
1
null
là một cầu thủ bóng đá người Nhật Bản hiện tại thi đấu cho Avispa Fukuoka ở J2 League. Huấn luyện viên đội tuyển Nhật Bản Ivica Osim trao cho anh cơ hội đầu tiên ra sân vào ngày 9 tháng 8 năm 2006, trong trận giao hữu trước Trinidad và Tobago. Bàn thắng đầu tiên của anh cho Nhật Bản đến vào ngày 22 tháng 8 năm 2007 trong trận giao hữu với Cameroon. Yamase cũng thi đấu cho Nhật Bản tại Giải vô địch bóng đá trẻ thế giới 2001 ở Argentina. Em trai của anh, Yukihiro, cũng là một cầu thủ bóng đá hiện tại thi đấu cho đội bóng J. League Division 2 Kataller Toyama. Bố của anh, Isao, từng tham dự Thế vận hội Mùa đông 1984 với nội dung hai môn phối hợp. Thống kê sự nghiệp. Câu lạc bộ. "Cập nhật đến ngày 23 tháng 2 năm 2017".
1
null
là một cầu thủ bóng đá người Nhật Bản. Anh là một tiền đạo tốc độ hiện tại thi đấu cho đội bóng J. League Urawa Red Diamonds. Sự nghiệp. Koroki ra mắt đội tuyển quốc gia ngày 9 tháng 10 năm 2008 trong trận giao hữu trước UAE. Thống kê sự nghiệp câu lạc bộ. 1
1
null
là một cầu thủ bóng đá người Nhật Bản hiện tại thi đấu cho Shimizu S-Pulse. Anh ra mắt đội tuyển quốc gia on 24 tháng 2 năm 2012, trong trận giao hữu trước Iceland. Thống kê sự nghiệp câu lạc bộ. Cập nhật gần đây nhất: 20 tháng 2 năm 2010
1
null
USS "McLanahan" (DD-264) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, nó được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Anh, được đổi tên thành HMS "Bradford" (H72), và đã phục vụ cho đến khi xung đột kết thúc. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Tenant McLanahan (1820-1848), một sĩ quan hải quân tử trận trong cuộc Chiến tranh Mexico-Hoa Kỳ. Thiết kế và chế tạo. "McLanahan" được đặt lườn vào ngày 20 tháng 4 năm 1918 tại xưởng tàu Squantum Victory Yard của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở Squantum, Massachusetts. Nó được hạ thủy vào ngày 22 tháng 9 năm 1918, được đỡ đầu bởi bà Charles M. Howe; và được đưa ra hoạt động vào ngày 5 tháng 4 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân R. B. Coffey. Lịch sử hoạt động. USS "McLanahan". Sau khi hoàn tất chạy thử máy ngoài khơi bờ biển Massachusetts, "McLanahan" được điều động về Hạm đội Thái Bình Dương. Nó được đưa về lực lượng dự bị tại San Diego, California vào tháng 10 năm 1919, và được cho xuất biên chế vào tháng 6 năm 1922. Nó tiếp tục ở lại San Diego cho đến khi được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 18 tháng 12 năm 1939. Sau khi được đại tu và tái trang bị, nó lên đường đi sang vùng bờ Đông. Vào ngày 8 tháng 10 năm 1940, nó được cho xuất biên chế khỏi Hải quân Hoa Kỳ tại Halifax, Nova Scotia, và được chuyển giao cho Anh Quốc theo Thỏa thuận đổi tàu khu trục lấy căn cứ. Nó nhập biên chế cùng Hải quân Hoàng gia Anh như là chiếc HMS "Bradford" (H72). HMS "Bradford". "Bradford" được cải biến để tối ưu cho nhiệm vụ hộ tống tàu buôn bằng cách tháo dỡ hai nồi hơi phía trước, thay thế bằng các thùng nhiên liệu bổ sung. Điều này giúp gia tăng tầm xa hoạt động, nhưng làm giảm bớt tốc độ tối đa xuống còn Từ năm 1941 đến năm 1943, "Bradford" thực hiện nhiệm vụ hộ tống vận tải tại Đại Tây Dương, bao gồm các đoàn tàu vận tải đi đến Bắc Phi phục vụ cho Chiến dịch Torch. Vào ngày 3 tháng 5 năm 1943, nó được cho là không còn phù hợp cho công việc hộ tống giữa đại dương, và được cho xuất biên chế tại Devonport. Tại đây cho đến khi chiến tranh kết thúc, nó phục vụ như một tàu nghỉ ngơi. Nó bị tháo dỡ tại Troon vào ngày 19 tháng 6 năm 1946.
1
null
Yaegashi Shigeo (24 tháng 3 năm 1933 – 2 tháng 5 năm 2011) là một cầu thủ bóng đá người Nhật Bản. Đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản. Yaegashi Shigeo thi đấu cho đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản từ năm 1956 đến 1968. Thống kê sự nghiệp. !Tổng cộng||45||11
1
null
USS "Edwards" (DD-265) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, nó được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Anh như là chiếc HMS "Buxton" (H96), rồi cho Hải quân Hoàng gia Canada như là chiếc HCMS "Buxton" (H96), và đã phục vụ cho đến khi xung đột kết thúc. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo William W. Edwards (1790-1813), một sĩ quan hải quân tử trận trong cuộc Chiến tranh 1812. Thiết kế và chế tạo. "Edwards" được đặt lườn vào ngày 3 tháng 6 năm 1918 tại xưởng tàu Squantum Victory Yardcủa hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở Squantum, Massachusetts. Nó được hạ thủy vào ngày 10 tháng 10 năm 1918, được đỡ đầu bởi cô Julia Edwards Noyes, cháu gái ba đời của William Edwards; và được đưa ra hoạt động tại Xưởng hải quân Boston vào ngày 24 tháng 4 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân P. L. Wilson. Lịch sử hoạt động. USS "Edwards". Vào tháng 5 năm 1919, "Edwards" vận chuyển phụ tùng của máy bay và thủy phi cơ đến St. John's, Newfoundland như là hàng dự trữ nhằm chuẩn bị cho chuyến bay lịch sử vượt Đại Tây Dương lần đầu tiên của thủy phi cơ NC-4. Nó khởi hành từ Boston, Massachusetts để đi sang vùng biển Châu Âu vào ngày 28 tháng 5, trình diện để phục vụ cùng Tư lệnh Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ tại châu Âu, và được phối thuộc cùng Ủy ban Thực phẩm. Đi đến Gibraltar vào tháng 6, nó tham gia vào đoàn hộ tống cho chiếc đưa Tổng thống Woodrow Wilson đi đến Brest, Pháp, rồi viếng thăm Anh và Đức trước khi quay trở về Hoa Kỳ vào ngày 25 tháng 8. Được chuyển sang Hạm đội Thái Bình Dương, "Edwards" khởi hành từ New York vào ngày 17 tháng 9 năm 1919, và đi đến Căn cứ Khu trục tại San Diego, California vào ngày 13 tháng 10, nơi nó hoạt động với biên chế giảm thiểu và 50% thủy thủ đoàn từ ngày 1 tháng 11 năm 1919. Vào tháng 2 năm 1920, nó chuyển đến Xưởng hải quân Puget Sound, rồi quay trở lại San Diego một năm sau đó nơi nó ở trong thành phần dự bị, thỉnh thoảng thực hành tác xạ ngoài khơi. Nó được cho xuất biên chế vào ngày 8 tháng 6 năm 1922. Được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 18 tháng 12 năm 1939, "Edwards" được phân công nhiệm vụ Tuần tra Trung lập; và sau khi được đại tu, nó rời vùng bờ Tây vào ngày 22 tháng 3 để đi sang Galveston, Texas. Nó tuần tra tại khu vực vịnh Mexico và dọc theo vùng bờ Đông cho đến mùa Thu, rồi lên đường đi Halifax, Nova Scotia, nơi nó được cho xuất biên chế vào ngày 8 tháng 10 năm 1940 và được chuyển giao cho chính phủ Anh Quốc theo Thỏa thuận đổi tàu khu trục lấy căn cứ. HMS "Buxton" - HMCS "Buxton". Nhập biên chế cùng Hải quân Hoàng gia Anh như là chiếc HMS "Buxton" (H96) vào ngày 8 tháng 10 năm 1940, nó được phân về Chi hạm đội Khu trục Town 3, và đã phục vụ trong một thời gian ngắn tại vùng biển Canada, vào lúc mà hoạt động của tàu ngầm U-boat Đức rất ác liệt. Sau đó nó được điều sang Đội hộ tống 6 trực thuộc Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây, làm nhiệm vụ quan trọng và nguy hiểm là duy trì con đường tiếp vận đến Anh. "Buxton" được cải biến để tối ưu cho nhiệm vụ hộ tống tàu buôn bằng cách tháo dỡ ba trong số các khẩu pháo hải pháo 4 inch/50 caliber ban đầu và một dàn ống phóng ngư lôi ba nòng để giảm bớt trọng lượng nặng bên trên, lấy chỗ chứa thêm mìn sâu và trang bị một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog. Vào tháng 8 năm 1942, khi các tàu hộ tống mới hơn đã sẵn có, nó được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Canada trong thành phần Lực lượng Hộ tống Tại chỗ phía Tây đặt căn cứ tại Halifax. Sau khi được tái trang bị tại Boston từ tháng 12 năm 1942 đến tháng 3 năm 1943, nó gia nhập trở lại lực lượng hộ tống vào tháng 4 năm 1943; nhưng rồi được cho rút khỏi nhiệm vụ này vào tháng 8, và được sử dụng như một tàu huấn luyện cố định tại Halifax và sau đó là tại Digby, Nova Scotia cho đến cuối năm 1944. Nó bị loại bỏ vào đầu năm 1945.
1
null
Hai tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ từng được đặt cái tên USS "Edwards". Chiếc thứ nhất được đặt theo tên William W. Edwards (1790-1813), một sĩ quan hải quân tử trận trong cuộc Chiến tranh 1812; trong khi chiếc thứ hai theo tên Thiếu tá Hải quân Walter A. Edwards (1886–1926), người được tặng thưởng Huân chương Danh Dự và Bắc đẩu bội tinh Pháp năm 1922 do đã cứu vớt khoảng 500 người trên chiếc tàu vận chuyển Pháp "Vinh-Long" bị cháy.
1
null
USS "Greene" (DD-266/AVD-13/APD-36) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất, được cải biến thành tàu tiếp liệu thủy phi cơ AVD-13, rồi thành tàu vận chuyển cao tốc APD-36 để tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai cho đến khi xung đột kết thúc. "Greene" bị đắm do một cơn bão ngoài khơi Okinawa, Nhật Bản vào tháng 10 năm 1945. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Trung tá Hải quân Samuel Dana Greene (1839-1884), người tham gia cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. Thiết kế và chế tạo. "Greene" được đặt lườn vào ngày 3 tháng 6 năm 1918 tại xưởng tàu Squantum Victory Yard của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở Squantum, Massachusetts. Nó được hạ thủy vào ngày 2 tháng 11 năm 1918, được đỡ đầu bởi bà John Stevens Conover, con gái Trung tá Greene; và được đưa ra hoạt động vào ngày 9 tháng 5 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân R. A. Theobald. Lịch sử hoạt động. Giữa hai cuộc thế chiến. "Greene" khởi hành từ Newport, Rhode Island vào ngày 5 tháng 6 năm 1919 để đi Brest, Pháp ngang qua Plymouth, Anh, và quay trở về New York vào ngày 27 tháng 7. Lại lên đường vào ngày 18 tháng 8, nó đi đến San Diego, California vào ngày 22 tháng 12, và được đưa về lực lượng dự bị tại đây vào tháng 3 năm 1920. Nó tiếp tục ở lại Lực lượng Khu trục Dự bị cho đến ngày 10 tháng 9 năm 1921, khi nó khởi hành từ San Diego để đi đến Xưởng hải quân Puget Sound; rồi quay trở lại San Francisco, California không lâu sau đó, đến nơi vào ngày 2 tháng 12 năm 1921. "Greene" được cho xuất biên chế tại đây vào ngày 17 tháng 6 năm 1922 Thế Chiến II. Được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 28 tháng 6 năm 1940 tại San Diego, "Greene" được kéo đến San Francisco và được xếp lại lớp như một tàu tiếp liệu thủy phi cơ với ký hiệu lườn mới AVD-13 vào ngày 6 tháng 4 năm 1941 sau khi được cải biến. Nó khởi hành vào ngày 27 tháng 4 để đi sang vùng biển Carbe, hoạt động huấn luyện và tiếp liệu cho thủy phi cơ ngoài khơi Puerto Rico và Bermuda. Một tuần sau khi Đế quốc Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, nó lên đường đi Brazil. Cho đến mùa Hè năm 1942, nó phục vụ tiếp liệu thủy phi cơ tại Natal và đã từng ghé qua Rio de Janeiro để sửa chữa vào tháng 2 năm 1942. Nó quay trở về Charleston, South Carolina vào ngày 18 tháng 7 năm 1942, rồi hộ tống một đoàn tàu vận tải đi từ Norfolk, Virginia đến Bermuda, và hoạt động tại khu vực Nam Đại Tây Dương trong sáu tháng tiếp theo trong vai trò hộ tống vận tải, từng thực hiện hai chuyến đi đến Rio de Janeiro. Quay trở lại Norfolk vào ngày 26 tháng 2 năm 1943, "Greene" khởi hành từ đây để đi Argentia, Newfoundland và hoạt động cùng , một trong những tàu sân bay hộ tống mới được thiết kế để săn đuổi tàu ngầm Đức tại Bắc Đại Tây Dương. Chúng lên đường vào ngày 23 tháng 4 để hộ tống một đoàn tàu vận tải đi Londonderry Port, Bắc Ireland, và đã thực hiện hành trình về phía Đông mà không gặp sự cố gì. Tuy nhiên, trong chặng quay trở về đã diễn ra một trong những trận chiến chính giữa máy bay từ tàu sân bay hộ tống và tàu ngầm đối phương đang dự định tập trung để tấn công hàng loạt. Trong các ngày 21-22 tháng 5, máy bay của "Bogue" đã thực hiện sáu đợt tấn công, đánh chìm tàu ngầm U-boat Đức Quốc xã "U-569" ở tọa độ ; 24 thủy thủ Đức đã bị bắt làm tù binh. Trong chuyến tuần tra chống tàu ngầm thứ hai từ ngày 31 tháng 5 đến ngày 20 tháng 6 năm 1943, "Bogue" và các tàu tháp tùng, trong đó có "Greene", đã đánh chìm được thêm tàu ngầm "U-317" vào ngày 5 tháng 6 ở tọa độ , rồi "U-118" ở tọa độ một tuần sau đó. Do thành tích trong hai chiến dịch chống tàu ngầm thành công, "Greene" được tặng thưởng danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Tổng thống. Đội của "Bogue" laà lần đầu tiên trong một loạt các cuộc tuần tra tấn công chống tàu ngầm nhằm đối phó các hoạt động U-boat đối phương tại Đại Tây Dương. Sau đó cho đến mùa Thu năm 1943, "Greene" hộ tống các đoàn tàu vận tải chuyển quân nhanh từ Norfolk sang Anh Quốc và quay về, và hoạt động ngoài khơi Bermuda. Vào ngày 5 tháng 10, nó lên đường trong thành phần hô tống cho cùng với và . Vào ngày 20 tháng 10, đội này đã đánh chìm tàu ngầm "U-378" ở tọa độ . "Greene" quay trở về Charleston vào ngày 19 tháng 1 năm 1944 để được cải biến thành một tàu vận chuyển cao tốc, và được xếp lại lớp với ký hiệu lườn mới APD-36 vào ngày 1 tháng 2 năm 1944. Sau các hoạt độnghuấn luyện đổ bộ khẩn trương, nó lên đường vào ngày 12 tháng 4 để đi Oran, Algérie nhằm tham gia vào chiến dịch Dragoon, cuộc đổ bộ lên miền Nam nước Pháp. Vào ngày 14 tháng 8, nó rời khu vực tập trung tại Propriano, Corsica, và cho đổ bộ binh lính Hoa Kỳ và Canada lên các đảo Levant và Port Cros ngoài khơi bờ biển Pháp giữa Toulon và Cannes. Binh lính đổ bộ được giao nhiệm vụ chiếm các hòn đảo chiến lược và vô hiệu hóa các khẩu đội pháo duyên hải tầm xa được cho là đã bố trí tại đây. Ngày hôm đó, các hòn đảo được bình định, nhiều "khẩu pháo" Đức hóa ra chỉ là những ống khói lò; và cuộc đổ bộ chính diễn ra theo kế hoạch vào ngày 15 tháng 8. Sau khi hoàn tất nhiệm vụ trên, "Greene" làm nhiệm vụ hộ tống tại Địa Trung Hải cho đến khi nó rời Oran vào ngày 6 tháng 12 năm 1944 để đi Norfolk, đến nơi vào ngày 21 tháng 12. Lại lên đường vào ngày 29 tháng 1 năm 1945, nó băng qua kênh đào Panama và đi đến Ulithi vào ngày 31 tháng 3 để làm nhiệm vụ hộ tống vận tải. Trong tháng 4, nó hộ tống bốn tàu sân bay đi đến Okinawa đang khi diễn ra trận chiến nhằm chiếm hòn đảo này. Nó quay trở về Guam để gặp gỡ một đoàn tàu khác hướng đến Okinawa, rồi hoạt động như cột mốc chống tàu ngầm ngoài khơi Okinawa. Cho đến mùa Thu năm 1945, nó tiếp tục làm nhiệm vụ hộ tống giữa Okinawa, Saipan và Philippines. Sau khi chiến tranh kết thúc, nó giúp triệt thoái các cựu tù binh chiến tranh Đồng Minh khỏi Nagasaki sau khi cảng này chịu đựng quả bom nguyên tử thứ hai ném xuống Nhật Bản, rồi neo đậu tại Okinawa vào ngày 24 tháng 9. "Greene" gặp phải cơn bão Louise vào ngày 9 tháng 10 năm 1945. Sức gió của bão lên đến đã đẩy nó mắc cạn lên bờ biển Tây Bắc của Kutaka, khiến nó bị hư hại đến mức không thể sửa chữa. Mọi vật liệu hữu ích được tháo dỡ khỏi con tàu, và nó được cho ngừng hoạt động vào ngày 23 tháng 11 năm 1945. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 5 tháng 12 năm 1945. Phần thưởng. Ngoài danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Tổng thống, "Greene" còn được tặng thưởng ba Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
Wagner Lopes (sinh ngày 29 tháng 1 năm 1969) là một cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá người Nhật Bản gốc Brasil. Đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản. Wagner Lopes thi đấu cho đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản từ năm 1997 đến 1999. Thống kê sự nghiệp. !Tổng cộng||20||5
1
null
USS "Ballard" (DD-267/AVD-10) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất, trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai được cải biến thành tàu tiếp liệu thủy phi cơ AVD-10 và đã tiếp tục phục vụ cho đến khi xung đột kết thúc. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Edward J. Ballard (1790-1813), một sĩ quan hải quân tử trận trong cuộc Chiến tranh 1812. Thiết kế và chế tạo. "Ballard" được đặt lườn vào ngày 3 tháng 6 năm 1918 tại xưởng tàu Squantum Victory Yard của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở Squantum, Massachusetts. Nó được hạ thủy vào ngày 7 tháng 12 năm 1918, được đỡ đầu bởi cô Eloise Ballard; và được đưa ra hoạt động vào ngày 5 tháng 6 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân H. M. Collier. Lịch sử hoạt động. Giữa hai cuộc thế chiến. Được phân về Hạm đội Đại Tây Dương, từ tháng 7 năm 1919 đến tháng 7 năm 1920, "Ballard" thực hiện chuyến đi đến nhiều cảng Châu Âu và Địa Trung Hải. Nó quay trở về Hoa Kỳ vào tháng 7 năm 1920 và phục vụ trong một thời gian cùng Hạm đội Đại Tây Dương trước khi được điều động sang Hạm đội Thái Bình Dương, nơi nó tham gia huấn luyện và thực hành cơ động hạm đội cho đến khi được cho xuất biên chế và đưa về lực lượng dự bị tại San Diego, California vào ngày 17 tháng 6 năm 1922. "Ballard" được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 25 tháng 6 năm 1940, và được kéo đến xưởng tàu Union Yard của hãng Bethlehem Steel Corporation ở San Francisco, California để được cải biến thành một tàu tiếp liệu thủy phi cơ. Nó được xếp lại lớp với ký hiệu lườn mới AVD-10vào ngày 2 tháng 8 năm 1940, được đưa vào hoạt động thường trực và được phân về Lực lượng Tuần tiễu Hạm đội Thái Bình Dương Thế Chiến II. Khi Hoa Kỳ bước vào Chiến tranh Thế giới thứ hai, "Ballard" lên đường đi Trân Châu Cảng, đến nơi vào ngày 28 tháng 1 năm 1942. Cho đến tháng 11 năm 1943, nó tham gia các hoạt động tiếp liệu thủy phi cơ, thả phao tiêu cho máy bay, hộ tống vận tải và tuần tra trong suốt khu vực Đông Thái Bình Dương, bao gồm Phoenix, Midway, Fiji, Espiritu Santo, Guadalcanal, Florida và New Caledonia. Quay trở về San Francisco vào ngày 7 tháng 11, nó hoàn tất công việc sửa chữa vào ngày 30 tháng 12 năm 1943, rồi hoạt động như một tàu canh phòng máy bay cho hoạt động chuẩn nhận phi công tàu sân bay ngoài khơi San Diego cho đến tháng 5 năm 1944. Từ ngày 15 tháng 6 đến ngày 3 tháng 7 năm 1944, "Ballard"tham gia chiến dịch đổ bộ lên Saipan, làm nhiệm vụ thả phao tiêu cho máy bay và tiếp liệu cho Liên đội Tuần tra 1 hoạt động tại khu vực này. Sau đó nó làm nhiệm vụ tuần tra trong quá trình chiếm đóng quần đảo Palau từ ngày 12 tháng 9 đến ngày 11 tháng 12 năm 1944. Đến cuối tháng 12 năm 1944, nó trải qua một đợt sửa chữa khác trong ụ tàu tại Seattle, Washington, và sau khi hoàn tất, nó lại đảm trách nhiệm vụ canh phòng máy bay ngoài khơi San Diego cho đến ngày 1 tháng 10 năm 1945. Nó đi đến Philadelphia, Pennsylvania vào ngày 26 tháng 10 năm 1945 để chuẩn bị ngừng hoạt động. "Ballard" được cho xuất biên chế vào ngày 5 tháng 12 năm 1945 và bị bán vào ngày 23 tháng 5 năm 1946 để tháo dỡ. Phần thưởng. "Ballard" được tặng thưởng hai Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
USS "Shubrick" (DD-268) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, nó được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Anh, được đổi tên thành HMS "Ripley" (G79), và đã phục vụ cho đến khi xung đột kết thúc. Nó là chiếc tàu chiến thứ ba của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Chuẩn đô đốc William Shubrick (1790-1874), người từng tham gia các cuộc Chiến tranh 1812 và Chiến tranh Mexico-Hoa Kỳ. Thiết kế và chế tạo. "Shubrick" được đặt lườn vào ngày 3 tháng 6 năm 1918 tại xưởng tàu Squantum Victory Yardcủa hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở Squantum, Massachusetts. Nó được hạ thủy vào ngày 31 tháng 12 năm 1918, được đỡ đầu bởi bà Thomas A. Bayard, cháu nội đô đốc Shubrick; và được đưa ra hoạt động vào ngày 3 tháng 7 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân C. H. Boucher. Lịch sử hoạt động. USS "Shubrick". Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy ngoài khơi Newport, Rhode Island, "Shubrick" rời New York vào ngày 27 tháng 10 năm 1919 để đưa các đại biểu ngoại giao và tài chính đến Port-au-Prince, Haiti. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ này vào ngày 31 tháng 10, nó tiếp tục đi sang vùng bờ Tây, đi đến San Diego, California vào ngày 27 tháng 11. Tại đây nó gia nhập một đội khu trục dự bị, và sau khi tiến hành các hoạt động thực tập không thường xuyên ngoài khơi San Diego, nó được cho xuất biên chế vào ngày 8 tháng 6 năm 1922. "Shubrick" được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 18 tháng 12 năm 1939 tại San Diego, không lâu sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra tại Châu Âu. Nó được tái trang bị tại Xưởng hải quân Mare Island từ ngày 26 tháng 2 đến ngày 16 tháng 3 năm 1940, và đã rời San Diego để đi sang khu vực Đại Tây Dương vào ngày 22 tháng 3. Nó đặt căn cứ tại vùng biển Caribe cho đến ngày 29 tháng 6, và đã tham gia vào Lực lượng Tuần tra Tây vùng vịnh từ ngày 13 đến ngày 22 tháng 5. Từ ngày 2 tháng 7 đến ngày 30 tháng 8, nó tham gia huấn luyện cho nhân sự Hải quân Dự bị từ Miami, Florida, Boston, Massachusetts và New York. Sau đó nó được sửa chữa tại New York và Norfolk, Virginia trước khi lên đường vào ngày 6 tháng 11 để đi đến Halifax, Nova Scotia. Nó đi đến Halifax vào ngày 21 tháng 11, và được chuyển giao cho chính phủ Anh Quốc theo Thỏa thuận đổi tàu khu trục lấy căn cứ vào ngày 26 tháng 11. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 8 tháng 1 năm 1941. HMS "Ripley". Con tàu được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoàng gia Anh cùng ngày 26 tháng 11 năm 1940 dưới tên gọi HMS "Ripley". Nó được cải biến để tối ưu cho nhiệm vụ hộ tống tàu buôn bằng cách tháo dỡ ba trong số các khẩu pháo hải pháo 4 inch/50 caliber ban đầu và một dàn ống phóng ngư lôi ba nòng để giảm bớt trọng lượng nặng bên trên, lấy chỗ chứa thêm mìn sâu và trang bị một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog. "Ripley" được phân về Đội hộ tống B-7 thuộc Lực lượng Hộ tống Giữa đại dương, làm nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải vượt Đại Tây Dương trong mùa Đông 1942–1943 cho đến khi được đưa về lực lượng dự bị vào tháng 1 năm 1944. Nó bị tháo dỡ vào ngày 20 tháng 3 năm 1945 tại Sunderland, Anh Quốc.
1
null
USS "Bailey" (DD-269) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, nó được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Anh, được đổi tên thành HMS "Reading" (G71), và đã phục vụ cho đến khi xung đột kết thúc. Nó là chiếc tàu chiến thứ ba của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Chuẩn đô đốc Theodorus Bailey (1805-1877), người từng tham gia các cuộc Chiến tranh Mexico-Hoa Kỳ và Nội chiến Hoa Kỳ. Thiết kế và chế tạo. "Bailey" được đặt lườn vào ngày 3 tháng 6 năm 1918 tại xưởng tàu Squantum Victory Yard của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở Squantum, Massachusetts. Nó được hạ thủy vào ngày 5 tháng 2 năm 1919, được đỡ đầu bởi cô Rosalie Fellows Bailey, chắt của đô đốc Bailey; và được đưa ra hoạt động vào ngày 27 tháng 6 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân A. Sharp. Lịch sử hoạt động. USS "Bailey". Được phân về Hạm đội Thái Bình Dương, "Bailey" tiến hành các hoạt động thường lệ dọc theo vùng bờ Tây từ tháng 10 năm 1919 đến tháng 6 năm 1922. Do tình trạng bất ổn tại khu vực bờ biển phía Tây của Mexico, nó được phân công nhiệm vụ tuần tra tại đây trong một thời gian ngắn vào năm 1920. Vào ngày 16 tháng 6 năm 1922, nó được cho xuất biên chế tại San Diego, California. "Bailey" được cho nhập biên chế trở lại tại San Diego vào ngày 30 tháng 9 năm 1939, và đã trình diện để phục vụ cùng Đội khu trục 72 trực thuộc Hải đội Đại Tây Dương. Nó hoạt động ngoài khơi vùng bờ Đông cho đến tháng 11 năm 1940. Vào ngày 26 tháng 11 năm 1940, nó được cho xuất biên chế tại Halifax, Nova Scotia và được chuyển cho chính phủ Anh Quốc theo Thỏa thuận đổi tàu khu trục lấy căn cứ. HMS "Reading". Được đổi tên thành HMS "Reading" (G71), nó được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoàng gia Anh vào ngày 26 tháng 11 năm 1940, và được phân về Chi hạm đội Khu trục Town 5. Nó đi đến Plymouth, Anh Quốc vào ngày 17 tháng 12 năm 1940, nơi nó được tái trang bị và cải biến tại Xưởng tàu Devonport. Từ tháng 3 đến tháng 7 năm 1941, hoạt động từ Liverpool, "Reading" hộ tống các đoàn tàu vận tải vượt Đại Tây Dương. Đến tháng 7 năm 1941, nó gia nhập Đội hộ tống Newfoundland và ở lại đơn vị này cho đến tháng 5 năm 1942. Trong vai trò này, nó đã hộ tống cho thiết giáp hạm đưa Thủ tướng Winston Churchill tham dự Hội nghị Newfoundland. Nó được bố trí tại vịnh Placentia cùng các tàu chiến khác của Hải quân Hoàng gia và Hải quân Hoa Kỳ làm nhiệm vụ canh phòng cho hội nghị. Sau hội nghị, nó được tạm thời phân công hộ tống vận tải vượt đại dương. Từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1942, "Reading" được đại tu tại London. Sau đó nó được tháo dỡ vũ khí và phục vụ như một tàu mục tiêu để huấn luyện máy bay tại Căn cứ Không lực Fearn, Scotland, và tiếp tục nhiệm vụ này cho đến tháng 7 năm 1945, khi nó bị tháo dỡ tại Rosyth.
1
null
USS "Thornton" (DD-270/AVD-11) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất, được cải biến thành tàu tiếp liệu thủy phi cơ AVD-11, và đã tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai cho đến khi bị hư hại không thể sửa chữa do va chạm vào tháng 4 năm 1945. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Đại tá Hải quân James Shepard Thornton (1826-1875), người từng tham gia cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. Thiết kế và chế tạo. "Thornton" được đặt lườn vào ngày 3 tháng 6 năm 1918 tại xưởng tàu Squantum Victory Yard của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở Squantum, Massachusetts. Nó được hạ thủy vào ngày 2 tháng 3 năm 1919, được đỡ đầu bởi cô Marcia Thornton Davis; và được đưa ra hoạt động tại Boston, Massachusetts vào ngày 15 tháng 7 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân A. G. Stirling. Lịch sử hoạt động. Giữa hai cuộc thế chiến. Vào ngày 26 tháng 8 năm 1919, "Thornton" lên đường đi Châu Âu. Sau khi ghé qua cảng thuộc quần đảo Azores, nó đi đến eo biển Gibraltar vào ngày 15 tháng 9. Trong thời gian còn lại của năm 1919, nó viếng thăm nhiều cảng cả tại Địa Trung Hải lẫn dọc theo bờ biển Đại Tây Dương. Con tàu quay trở về Boston vào ngày 12 tháng 2 năm 1920 và ở lại đây cho đến ngày 27 tháng 3, khi nó nhổ neo đi sang khu vực Thái Bình Dương. Sau khi ghé qua nhiều cảng trong vùng vịnh Mexico, "Thornton" băng qua kênh đào Panama vào ngày 30 tháng 4, rồi di chuyển chậm dọc theo bờ biển phía Tây Mexico, ghé thăm Salina Cruz, Manzanillo và Guaymas trên đường đi nhằm biểu dương lực lượng. Nó đi đến San Diego, California vào ngày 27 tháng 5, và trong hai năm tiếp theo đã tiến hành các hoạt động thường lệ dọc theo bờ biển California. Vào ngày 24 tháng 5 năm 1922, nó được cho xuất biên chế và bị bỏ không tại Căn cứ Khu trục San Diego. Thế Chiến II. "Thornton" nằm trong thành phần lực lượng dự bị suốt các thập niên 1920 và 1930. Vào ngày 25 tháng 5 năm 1940, nó được huy động trở lại để được cải biến thành một tàu tiếp liệu thủy phi cơ. Nó được cho nhập biên chế trên danh nghĩa vào ngày 24 tháng 6 năm 1940 và được kéo đến xưởng tàu San Francisco của hãng Bethlehem Steel Corporation. Vào ngày 2 tháng 8 năm 1940, "Thornton" được chính thức xếp lại lớp với ký hiệu lườn mới AVD-11; công việc cải biến hoàn tất vào đầu năm 1941, và nó được đưa ra hoạt động thường trực vào ngày 5 tháng 3 năm 1941 dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Hải quân Wendell F. Kline. Vào ngày 8 tháng 4, nó trình diện để hoạt động cùng Tổng tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương tại San Pedro, California. Mười ngày sau, nó đi đến Trân Châu Cảng và tham gia các hoạt động thường lệ tại khu vực quần đảo Hawaii cho đến tháng 8 năm 1942. Trong giai đoạn này, nó thực hiện các chuyến đi thường xuyên đến Midway, đảo Wake, Palmyra và các đảo ngoại vi khác thuộc Quân khu Hải quân 14. Vào sáng ngày 7 tháng 12 năm 1941, "Thornton" đang neo đậu tại Căn cứ Tàu ngầm Trân Châu Cảng. Khi máy bay của Hải quân Đế quốc Nhật Bản bắt đầu tấn công lúc 07 giờ 56 phút, thủy thủ của nó dưới sự chỉ huy của bốn thiếu úy dự bị đã trực chiến chỉ hai phút sau đó. Họ chống trả bằng mọi thứ vũ khí sẵn có: bốn súng máy.50 caliber, ba súng máy Lewis, ba khẩu Browning và 12 súng trường Springfields.30 caliber. Hỏa lực phòng không kết hợp của "Thornton" và đã bắn rơi ít nhất một máy bay ném bom-ngư lôi cũng như đánh đuổi hai chiếc khác đang tìm cách tấn công khi chiếc tàu chở dầu thay đổi nơi neo đậu vào lúc diễn ra đợt tấn công thứ hai từ 09 giờ 10 phút đến 09 giờ 17 phút. "Thornton" trải qua cuộc tấn công mà không bị hư hại hay thương vong. Sau đó, "Thornton" đặt căn cứ tại bãi ngầm French Frigate cùng với như những tàu giải cứu cho những máy bay tham gia cuộc truy tìm và tuần tra trên không. Sau chiến thắng trong trận Midway, nó tiếp nối các chuyến đi giữa các đảo ngoại vi thuộc Quân khu Hải quân 14 cho đến tháng 8 năm 1942, cho dù việc chiếm đóng đảo Wake của quân Nhật đã loại trừ nơi này khỏi danh sách những điểm đến của nó. Vào ngày 25 tháng 8, nó khởi hành từ Trân Châu Cảng hướng lên phía Bắc, đi đến Kodiak, Alaska vào ngày 30 tháng 8. Trong hai tháng tiếp theo, chiếc tàu tiếp liệu di chuyển tại vùng biển băng giá của Alaska trong thành phần Lực lượng Đặc nhiệm 8, ghé qua Kodiak, Attu và Chernofski trước khi rời Kodiak để quay về Trân Châu Cảng vào ngày 21 tháng 10. "Thornton" dừng lại Trân Châu Cảng từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 10 tháng 11 trước khi lên đường nhận nhiệm vụ tại khu vực Nam Thái Bình Dương. Sau khi làm nhiệm vụ một thời gian ngắn tại Suva thuộc quần đảo Fiji, Funafuti thuộc quần đảo Ellice, và tại Vanikoro thuộc quần đảo Santa Cruz, nó di chuyển đến Espiritu Santo thuộc quần đảo New Hebrides, đến nơi vào ngày 18 tháng 7 năm 1943. Nó tiếp tục ở lại Espiritu Santo cho đến ngày 11 tháng 11, khi nó lên đường ra khơi hướng đến Guadalcanal thuộc quần đảo Solomon. Từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 11, nó thực hiện một chuyến đi khứ hồi giữa Guadalcanal và Espiritu Santo để hộ tống chiếc đi đến Guadalcanal. Sau nhiệm vụ tại khu vực quần đảo Solomon và một chặng dừng tại Trân Châu Cảng từ ngày 5 đến ngày 8 tháng 2, "Thornton" quay trở về vùng bờ Tây, đi đến đảo Mare vào ngày 17 tháng 2 năm 1944. Nó tiếp tục ở lại vùng bờ Tây trong 10 tháng tiếp theo, thực hiện các nhiệm vụ thường lệ đồng thời được sửa chữa rộng rãi. Vào ngày 3 tháng 12 năm 1944, nó khởi hành từ San Pedro để đi sang khu vực Tây Thái Bình Dương. Từ giữa tháng 12 năm 1944 đến cuối tháng 2 năm 1945 "Thornton" hiện diện tại Trân Châu Cảng. Vào ngày 22 tháng 2, nó lên đường cho hoạt động chuẩn bị nhằm chiếm Okinawa. Nó ghé qua Eniwetok vào đầu tháng 3, rồi đi đến Ulithi, địa điểm tập trung lực lượng cho cuộc chiếm đóng Okinawa. Vào ngày 5 tháng 4 năm 1945, đang khi hoạt động tại vùng biển quần đảo Ryūkyū trong thành phần Đội Trinh sát và Tìm kiếm thuộc Lực lượng Tấn công phía Nam, "Thornton" mắc tai nạn va chạm với và . Mạn phải con tàu bị hư hại nặng và bung ra mặt biển. Vào ngày 14 tháng 4, nó được kéo đến Kerama Retto; và đến ngày 29 tháng 4 một ủy ban điều tra và khảo sát khuyến nghị rằng "Thornton" nên được cho ngừng hoạt động, cho mắc cạn, tháo dỡ mọi thiết bị còn có thể sử dụng được, rồi loại bỏ. Nó được cho mắc cặn và xuất biên chế vào ngày 2 tháng 5 năm 1945; tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 13 tháng 8 năm 1945. Vào tháng 7 năm 1957, xác tàu của "Thornton" bị loại bỏ và giao lại cho chính quyền quần đảo Ryūkyū. Phần thưởng. "Thornton" được tặng thưởng ba Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
Trong toán học, khai triển đa thức là biến đổi một đa thức ở dạng tích các tổng thành dạng tổng các tích bằng cách nhân phân phối với phép cộng. Trong quá trình khai triển, có thể sử dụng các khai triển nhị thức, hoặc hằng đẳng thức. Ví dụ một số khai triển đa thức đơn giản: nhân phân phối từ trái qua phải: Quá trình ngược lại của khai triển đa thức gọi là phân tích đa thức thành thừa số. Khai triển đa thức (x+y)n. Khi khai triển đa thức (x+y)n, thường người ta quy ước số mũ của "x" giảm dần và số mũ của "y" tăng dần từ trái qua phải. Các hệ số nhân được tính bằng tam giác Pascal. Ví dụ khai triển đa thức formula_4: Liên kết ngoài. Thảo luận Công cụ trực tuyến
1
null
Hùng Vương thứ VI là một vị vua truyền thuyết của nước Văn Lang trong lịch sử Việt Nam. Tương truyền ông là người đã lãnh đạo người dân Văn Lang chống lại sự tấn công của quân xâm lược Ân. Chống giặc Ân. Truyền thuyết kể rằng vào thời Hùng Vương thứ VI, có giặc Ân "mũi đỏ" đến xâm phạm bờ cõi. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn truyền cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Ở hương Phù Đổng, bộ Vũ Ninh có đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, nhưng khi sứ giả đến thì bỗng dưng cất tiếng nói xin đi đánh giặc. Theo thỉnh cầu của chú bé được sứ giả tâu lại, nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt. Chú bé lớn rất nhanh. Giặc đã đến chân núi Trâu, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng và xông vào trận phá giặc. Giặc tan vỡ, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn), lên đỉnh núi cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Vua nhớ công ơn, không biết lấy gì đền đáp, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà. Xuất hiện nghề dệt. Theo truyền thuyết, Hùng Vương thứ VI có con gái là Mỵ nương Thiều Hoa. Mỵ nương là người hiền lành, xinh đẹp, không chịu lấy chồng, có biệt tài nói chuyện với chim và bướm mỗi khi vào rừng chơi. Mỵ nương khi trò chuyện với loài bướm đã biết được loài bướm nâu đẻ trứng thành sâu, ăn một loài cây (cây dâu) nhả ra tơ vàng. Mỵ nương bèn xin giống trứng rồi về tìm cách đan tơ thành tấm. Mỵ nương Thiều Hoa đặt tên cho những tấm sợi ấy là lụa, gọi bướm là ngài và giống sâu cho sợi ấy là tằm. Cách gọi ấy còn truyền đến ngày nay. Tìm người kế vị. Sau khi đánh bại giặc Ân, vua Hùng có ý định truyền ngôi. Nhân dịp đầu Xuân, vua họp các hoàng tử lại, bảo rằng: "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho". Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng. Trong khi đó, người con trai thứ 18 tên là Lang Liêu có tính tình hiền hậu, lối sống đạo hạnh, hiếu thảo với cha mẹ, nhưng vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ. Lang Liêu nằm mộng được một vị Thần mách cho nên lấy gạo nếp làm hai thứ bánh: bánh giầy và bánh chưng. Lang Liêu làm theo lời Thần dặn. Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Hoàng tử Tiết Liêu trên mâm chỉ có hai tấm bánh chưng và bánh giầy. Hùng Vương thứ sáu lấy làm lạ hỏi lý do. Lang Liêu đem chuyện Thần báo mộng dạy cách làm, giải thích ý nghĩa của hai thứ bánh. Hùng Vương nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Lang Liêu. Lăng mộ. Lăng mộ vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh, nằm ở phía đông đền Thượng, được tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Mặt lăng quay theo hướng đông nam, vốn là một mộ đất. Năm 1870, vua Tự Đức hạ lệnh cho xây mộ dựng lăng. Năm 1922, lăng được trùng tu. Lăng Hùng Vương ngày nay là một phần trong Khu di tích lịch sử Đền Hùng.
1
null
Nepenthes boschiana (), là một loài nắp ấm nhiệt đới đặc hữu của Borneo. Nó có quan hệ gần gũi nhất với "N. faizaliana". "Nepenthes borneensis" được coi là đồng nghĩa với loài này. "Nepenthes boschiana" không có loài lai tự nhiên nào được biết đến. "Nepenthes boschiana" thuộc "phức hợp N. maxima" được định nghĩa lỏng lẻo, bao gồm trong đó cả các loài khác, "N. chaniana", "N. epiphytica", "N. eymae", "N. faizaliana", "N. fusca", "N. klossii", "N. maxima", "N. platychila", "N. stenophylla", and "N. vogelii". Loài được mô tả chính thức bởi Pieter Willem Korthals trong chuyên khảo 1839 của ông, "Over het geslacht Nepenthes". B. H. Danser, trong chuyên khảo của ông năm 1928, "The Nepenthaceae of the Netherlands Indies"
1
null
Akhrik Tsveiba (sinh ngày 10 tháng 9 năm 1966) là một cầu thủ bóng đá người Nga. Đội tuyển bóng đá quốc gia. Akhrik Tsveiba thi đấu cho đội tuyển bóng đá quốc gia Liên Xô, đội tuyển bóng đá quốc gia Ukraina, đội tuyển bóng đá quốc gia Nga từ năm 1990 đến 1997. Thống kê sự nghiệp. !Tổng cộng||25||2 !Tổng cộng||1||0 !Tổng cộng||8||0
1
null
Boban Babunski (sinh ngày 5 tháng 5 năm 1968) là một cầu thủ bóng đá người Macedonia. Đội tuyển bóng đá quốc gia. Boban Babunski thi đấu cho đội tuyển bóng đá quốc gia Nam Tư, đội tuyển bóng đá quốc gia Macedonia từ năm 1991 đến 2000. Thống kê sự nghiệp. !Tổng cộng||2||0 !Tổng cộng||23||1
1
null
Antony Popovic ( ; , ; sinh ngày 4 tháng 7 năm 1973) là một huấn luyện viên và cựu cầu thủ bóng đá. Popovic hiện là huấn luyện viên trưởng Perth Glory tại A-League. Khi còn thi đấu Popovic thường đá ở vị trí hậu vệ. Anh bắt đầu sự nghiệp chơi bóng vào năm 1989 tại Sydney United và sau đó là Sanfrecce Hiroshima của Nhật và Crystal Palace của Anh. Anh đá cho đội tuyển Úc tại Giải vô địch bóng đá thế giới 2006. Đội tuyển bóng đá quốc gia. thi đấu cho đội tuyển bóng đá quốc gia Úc từ năm 1995 đến 2006. Thống kê sự nghiệp. !Tổng cộng||58||8
1
null
Hwang Sun-hong (Hangul: 황선홍, sinh ngày 14 tháng 7 năm 1968) là cựu cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá chuyên nghiệp người Hàn Quốc. Hwang được coi là một trong những tiền đạo hàng đầu của Hàn Quốc thời còn thi đấu. Ông có trận ra mắt lần đầu tiên gặp Nhật Bản vào tháng 12 năm 1988. Hwang sau đó đã cùng với đội tuyển Hàn Quốc liên tiếp tham dự các vòng chung kết World Cup từ năm 1990 cho đến 2002. Thống kê sự nghiệp. !Tổng cộng||103||50
1
null
Yoo Sang-chul (sinh ngày 18 tháng 10 năm 1971 – mất ngày 7 tháng 6 năm 2021) là một huấn luyện viên và cựu cầu thủ bóng đá người Hàn Quốc. Ông là huấn luyện viên của Incheon United trước khi qua đời Qua đời. Ông qua đời vào ngày 7 tháng 6 năm 2021 do ung thư tuyến tụy, hưởng thọ 50 tuổi.
1
null
Edílson da Silva Ferreira (sinh ngày 17 tháng 9 năm 1971) là một cựu cầu thủ bóng đá Brasil chơi ở vị trí tiền đạo. Biệt danh "Capetinha", Edílson là một hộ công nổi tiếng với khả năng đi bóng, và có sự nghiệp thăng hoa nhất ở Palmeiras và Corinthians. Vào năm 1998, anh nhận giải Bola de Ouro dành cho cầu thủ xuất sắc nhất Campeonato Brasileiro Série A. Ở cấp độ quốc tế, anh có 21 trận ra sân cho đội tuyển bóng đá quốc gia Brasil, ghi 6 bàn, và góp phần vào chức vô địch Giải vô địch bóng đá thế giới 2002. Thống kê sự nghiệp. !Tổng cộng||21||6
1
null
Alexandro Silva de Sousa (sinh ngày 15 tháng 4 năm 1983 ở Fortaleza, Ceará), tên khác là Dudu Cearense hoặc Dudu, là một cầu thủ bóng đá Brasil gần đây nhất chơi cho Botafogo. Anh được biết tới nhờ khả năng chuyền bóng, không chiến và cản phá bóng. Anh thường đá tiền vệ trụ hoặc box-to-box. Mặc dù thường được sử dụng ở vị trí phòng ngự nhưng anh là cầu thủ có thiên hướng tấn công. Anh từng khoác áo đội tuyển bóng đá quốc gia Brasil. Thống kê sự nghiệp. !Tổng cộng||11||0
1
null
Gerald Vanenburg (sinh ngày 5 tháng 3 năm 1964) là một cầu thủ bóng đá người Hà Lan. Ông ra sân tổng cộng 372 trận đấu và ghi được 112 bàn thắng tại Eredivisie cho Ajax và PSV. Sau đó, ông chuyển sang thi đấu ở Nhật Bản, Pháp và Đức trong sự nghiệp chuyên nghiệp kéo dài 20 năm. Đội tuyển bóng đá quốc gia. Gerald Vanenburg thi đấu cho đội tuyển bóng đá quốc gia Hà Lan từ năm 1982 đến 1992. Thống kê sự nghiệp. !Tổng cộng||42||1
1
null
Lorenzo Jules Staelens (; sinh ngày 30 tháng 4 năm 1964) là một cựu cầu thủ bóng đá Bỉ. Bắt đầu sự nghiệp ở vị trí tiền vệ, ông kết thúc sự nghiệp ở vị trí hậu vệ khi gần 40 tuổi, ghi hơn 100 bàn trong sự nghiệp. Staelens thi đấu cho đội tuyển bóng đá quốc gia Bỉ tại ba Giải vô địch bóng đá thế giới, cùng với đó là Giải vô địch bóng đá châu Âu 2000 trên sân nhà.
1
null
Goran Jurić (sinh ngày 5 tháng 2 năm 1963 ở Mostar) là một cựu cầu thủ bóng đá Croatia. Trong sự nghiệp, ông thi đấu cho Velež Mostar, Sao Đỏ Beograd, Celta de Vigo, Croatia Zagreb, Yokohama F. Marinos, và NK Zagreb. Ông có bốn trận đấu cho Nam Tư năm 1988, và 16 trận cho Croatia, giành huy chương đồng World Cup 1998.
1
null