text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Kỵ binh lạc đà hay còn gọi là kỵ đà là tên chung của những lực lượng vũ trang sử dụng lạc đà là phương tiện đi lại. Đôi khi các chiến binh kiểu này cũng chiến đấu trên lưng lạc đà với giáo mác, cung tên hay súng trường. Kỵ binh lạc đà là một thành phần phổ biến trong các cuộc chiến tranh sa mạc suốt chiều dài lịch sử, bởi vì lạc đà có trí thông minh và khả năng thích ứng cao. Chúng cung cấp cho con người một nhân tố cơ động có khả năng tốt khi hoạt động cũng như tồn tại trong môi trường khô cằn thiếu nước hơn là so với ngựa hay kỵ binh thông thường. Mùi của lạc đà, theo như kinh nghiệm từ xưa, gây hoảng sợ và làm mất phương hướng của ngựa, khiến cho lạc đà là một vũ khí chống ngựa hiệu quả. Vì mục đích này, hoàng đế La Mã Claudius đã đem theo một đội quân kỵ binh lạc đà như một phần của đội quân xâm lược Britannia. Lịch sử ban đầu. Ghi chép đầu tiên về sử dụng lạc đà trong quân đội thì vua Ả Rập Gindibu, người đã trưng dụng 1000 con lạc đà trong trận Qarqua năm 853 TCN, mặc dù không rõ rằng nó được dùng như thế nào trong trận đánh. Khoảng 300 năm sau, lạc đà được sử dụng trong trận trong trận Thymbra năm 547 TCN giữa Cyrus Đại Đế của Ba Tư và Croesus của Lydia. Theo lời Xenophon, kỵ binh của Cyrus đông hơn gấp 6 lần. Hành động theo sự cung cấp thông tin của một vị tướng rằng ngựa của Lydia tránh xa lạc đà, Cyrus đã thiết lập nên quân đoàn lạc đà đầu tiên trong lịch sử. Mặc dù về kỹ thuật được dùng như kỵ binh, chúng chủ yếu để gây kinh hoàng cho kỵ binh ngựa của Lydia và làm cho trận đánh có lợi cho Cyrus. Những cuộc xâm lược Hồi giáo và thời thuộc địa. Con lạc đà đã được sử dụng theo cách này bởi nhiều nền văn minh, đặc biệt là ở các nước Ả Rập và Bắc Phi. Lạc đà và đôi khi cả người cưỡi ngựa và lạc đà được bọc thép như cataphract đương đại. Người Ả Rập sử dụng lạc đà để gây ảnh hưởng lớn đối với kỵ binh thù địch châu Âu trong cuộc chinh phục Hồi giáo. Napoléon từng sử dụng lạc đà cho chiến dịch của mình tại Ai Cập và Syria. Cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, những đội quân lạc đà được sử dụng trong công việc kiểm soát và tuần tra trong quân đội thuộc địa của Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Italia. Hậu duệ của những đơn vị này vẫn tạo thành một phần của quân đội Ấn Độ, Maroc và Ai Cập ngày nay. Quân đoàn Lạc đà Ai Cập từng đóng một vai trò quan trọng trong trận Omdurman năm 1898. Quân đội Ottoman từng duy trì cả đại đội lạc đà như một phần của quân đoàn Yemen và Hejaz cả trước và trong Thế chiến I. Lạc đà ngày này còn được sử dụng trong đội tuần tra sa mạc Jordan.
1
null
Chiến xa (戰車) là một loại xe do động vật kéo (chủ yếu là ngựa nên có thể gọi là Mã chiến xa (馬戰車) hay Xe ngựa chiến), sơ khai và đơn giản nhất, được sử dụng cả trong chiến tranh cũng như thời bình như là phương tiện quan trọng bậc nhất của nhiều dân tộc cổ đại. Chiến xa được tạo ra ở khu vực Lưỡng Hà bởi các cư dân ở đây ngay từ khoảng năm 3000 TCN và tại Trung Quốc trong khoảng thiên niên kỷ thứ 2 TCN. Chiến xa nguyên bản là một cỗ xe 2 hoặc 4 bánh được kéo bởi 2 hay nhiều con ngựa buộc sát cạnh nhau. Cỗ xe kéo nhỏ với một khung chắn bảo vệ cao đến thắt lưng ở phía trước. Chiến xa, điều khiển bởi một người đánh xe, được sử dụng cho chiến tranh thời cổ đại trong suốt thời đại đồ đồng và thời đại đồ sắt. Cỗ xe này tiếp tục được dùng trong di chuyển, diễu hành và trong các cuộc thi đấu, các cuộc đua sau khi nó không còn được dùng với mục đích quân sự. Những chiến xa ngựa kéo sử dụng trong chiến trận có những bánh xe lắp nan hoa. Hầu hết những con ngựa trong thời kỳ này không thể chịu được trọng lượng của một người đàn ông trong trận chiến. Kỵ binh đã được sử dụng ở Trung Á từ năm 3000 TCN và cuối cùng đã thay thế lực lượng quân đội chiến đấu trên những cỗ xe ngựa. Những chiến xa có bánh xe nan hoa sớm nhất đã tồn tại từ năm 2000 TCN và cách sử dụng chúng đạt đến đỉnh cao vào khoảng năm 1300 TCN (điển hình là trong trận Kadesh). Chiến xa mất ý nghĩa quan trọng trong quân đội vào thế kỷ thứ 4 TCN nhưng những cuộc đua xe ngựa vẫn tiếp tục phổ biến ở Constantinople cho đến tận thế kỷ thứ 6. Những phương tiện có bánh xe đầu tiên ở Sumer. Chiến xa có lẽ bắt nguồn ở Lưỡng Hà và khoảng năm 3000 TCN. Sự mô tả sớm nhất về những cỗ xe trong bối cảnh chiến tranh là ở trên "Cờ hiệu của Ur" ở Nam Lưỡng Hà, khoảng năm 2500 TCN (Ur là một thành phố cổ của người Sumer, ngày nay nằm ở phía Nam Bagdad, Iraq). Chúng được gọi một cách đúng đắn hơn là xe bò hay xe ngựa, có trục xe đôi và được kéo bởi những con bò hay những con lừa thuần dưỡng, trước khi đưa ngựa vào sử dụng khoảng năm 2000 TCN. Mặc dù đôi khi chở theo một binh sĩ dùng giáo cùng với người đánh xe, những cỗ xe nguyên thủy nặng nề thuộc loại này, được chống đỡ trên những bánh xe bằng gỗ đặc, có lẽ là một phần của đoàn xe chở hàng hơn là những phương tiện trong chiến trận. Người Sumer cũng có một loại chiến xa 2 bánh nhẹ hơn, được kéo bởi những con lừa, nhưng vẫn là với những bánh xe đặc. Bánh xe nan hoa không xuất hiện ở Lưỡng Hà cho đến những năm 2000 TCN. Người Ấn-Iran thời kỳ đồ đồng. Sự phát triển đầy đủ của chiến xa được biết đến sớm nhất là từ những nơi chôn cất chúng (nơi mà người chết được chôn cùng cỗ xe của họ) từ khoảng năm 2000 TCN ở Andronovo (Timber-Grave), khu vực thuộc về nền văn hóa Sintashta-Petrovka ở Nga và Kazakhstan hiện nay. Nền văn minh này ít nhất có một phần được bắt nguồn từ nền văn minh Yamna trước đó. Nó đã tạo dựng lên những khu định cư vững chắc, tiến hành những hoạt động luyện kim loại đồng trên quy mô chưa từng thấy cho đến nay và thực hiện những nghi lễ mai táng phức tạp gợi đến những nghi lễ của người Aryan. Nền văn minh Andronovo trong vài thế kỷ tiếp đó đã lan rộng ra khắp các thảo nguyên từ dãy núi Uran đến dãy núi Thiên Sơn, có thể tương ứng với nền văn minh Iran-Ấn sơ khai, cuối cùng cũng truyền bá đến Iran và Ấn Độ trong thiên niên kỷ thứ 2 TCN. Vùng Cận Đông cổ đại. Một số nhà nghiên cứu đưa ra ý kiến rằng chiến xa rất có khả năng là sản phẩm của vùng Cận Đông cổ đại vào đầu thiên niên kỷ thứ 2 TCN. Hittite. Bằng chứng cổ nhất của chiến tranh sử dụng chiến xa ở vùng Cận Đông cổ đại là văn bản của Anitta bằng tiếng Hittite cổ (thế kỷ 18 TCN, nói đến 40 đội ngựa (40 "?Í-IM-DÌ" ANŠE.KUR.RA?I.A) trong trận bao vây Salatiwara, Anatolia. Bởi vì chỉ có "những đội ngựa" được đề cập đến ở đây chứ không rõ ràng là những chiến xa, vậy nên sự hiện diện của chiến xa trong thế kỷ 18 được coi là có phần không chắc chắn. Bằng chứng đích xác đầu tiên về chiến xa ở đế quốc Hittite là vào cuối thế kỷ 17 TCN (thời kỳ vua Hattusili I). Một văn bản về việc huấn luyện ngựa của người Hittite vẫn còn tồn tại, được cho là của Kikkuli (một nhà nuôi ngựa nổi tiếng thế kỷ 15 TCN) Người Hittite nổi tiếng về khả năng điều khiển chiến xa. Họ đã phát triển một kiểu chiến xa mới, có những bánh xe nhẹ hơn với bốn nan hoa chứ không phải tám, và chở được ba người lính chứ không phải hai. Sự thịnh vượng của Hittite phần lớn là phụ thuộc vào sự kiểm soát của họ vào tuyến đường buôn bán và tài nguyên thiên nhiên, cụ thể là các kim loại. Khi người Hittite giành được quyền thống trị trên khắp vùng Lưỡng Hà, tình trạng căng thẳng bùng lên giữa những nước láng giềng là Assyria, Hurian và Ai Cập. Dưới thời Suppiluliuma I, người Hittite xâm chiếm Kadesh và cuối cùng là toàn bộ Syria. Trận Kadesh năm 1299 TCN có lẽ là trận chiến lớn nhất mà chiến xa tham gia, bao gồm khoảng chừng 5 nghìn cỗ xe. Ai Cập. Chiến xa, cũng như cùng với loài ngựa, được đưa vào sử dụng ở Ai Cập bởi những kẻ xâm lược Hyksos trong thế kỷ 16 TCN và rõ ràng đã đóng góp vào những thành tựu quân sự của họ. Trong nghệ thuật của Ai Cập và Assyria còn tồn tại, có nhiều sự miêu tả hình tượng của chiến xa. Những cỗ chiến xa của Ai Cập và Assyria, với người lính lấy cung làm vũ khí tấn công chính, được trang bị đầy đủ những ống đựng đầy các mũi tên. Người Ai Cập phát minh ra ách để thắng cho những con ngựa ở chiến xa của họ và khoảng năm 1500 TCN. Hình mẫu được lưu giữ tốt nhất của chiến xa Ai Cập là 4 mẫu vật từ lăng mộ của Pharaon Tutankhamun. Ba Tư. Người Ba Tư kế tiếp người Elam vào giữa thiên niên kỷ thứ nhất TCN. Họ có lẽ là những người đầu tiên buộc ách cho bốn con ngựa (hơn là hai con) vào cỗ xe chariot của họ. Họ cũng đã dùng scythed chariot. Hoàng tử Cyrus em đã đưa vào sử dụng loại chiến xa này với số lượng lớn. Nhà sử học Hy Lạp Herodotus đề cập rằng người Libya đã cung cấp kỵ binh và chiến xa cho quân đội của hoàng đế Xerxes Đại đế. Tuy nhiên, vào thời gian này, kỵ binh có hiệu quả và nhanh nhẹn hơn nhiều so với chiến xa, và thất bại của vua Darius III trong trận Gaugamela (331 TCN), khi quân đội của Alexandros bỏ trống hàng ngũ để cho chiến xa vượt qua rồi tấn công họ từ đằng sau, đánh dấu sự chấm dứt của kỷ nguyên chiến tranh dùng chiến xa. Ấn Độ. Có một vài khắc họa chiến xa trên những bức tranh điêu khắc trên đá sa thạch của dãy núi Vindhya. Hai bức họa về chiến xa được tìm thấy ở Morhana Pahar, huyện Mirzapur. Một bức thể hiện cỗ xe song mã với một người điều khiển hữu hình. Bức kia là cỗ xe được kéo bởi bốn con ngựa, với những bánh xe có 6 nan hoa, và thể hiện một người điều khiển đứng trong một toa xe kéo lớn. Cỗ xe chariot này đang bị tấn công, với một nhân vật đang cầm một cái khiên và một cái chùy, một nhân vật khác trang bị cung tên đang hăm dọa từ phía bên phải. Người ta đưa ra giả thuyết rằng bức vẽ này ghi lại một câu chuyện, hầu như chắc chắn là có niên đại từ những thế kỷ xa xưa trước công nguyên, từ một vài trung tâm của khu vực đồng bằng sông Hằng và sông Jamuna cho đến lãnh thổ vẫn còn là các bộ lạc săn bắn của thời kỳ đồ đá mới. Chiến xa gắn dao được sáng chế ra bởi vua vua A-xà-thế nước Ma-kiệt-đà vào khoảng năm 475 trước công nguyên. Ông đã sử dụng những cỗ xe ngựa này để chống lại Licchavis. Một cỗ xe ngựa gắn dao là một chiến xa với những lưỡi dao sắc hình liềm được gắn vào mỗi đầu của trục xe. Lưỡi dao, dùng như một vũ khí, kéo dài theo chiều ngang khoảng 1 mét ở hai phía của xe. Có một cỗ xe được trưng bày tại Bảo tàng Khảo cổ học Quốc gia AP, Hyderabad, Andhra Pradesh. Trung Quốc. Khu vực lăng mộ xe ngựa sớm nhất ở Trung Quốc được khám phá vào năm 1933 tại tỉnh Hà Nam, có niên đại vào thời kỳ trị vì của vua Vũ Đinh của nhà Hậu Thương (khoảng năm 1200 TCN). Nhưng những cỗ xe ngựa có lẽ được biết đến từ trước đó, ngay từ triều đại nhà Hạ (thế kỷ 17 TCN). Trong suốt triều nhà Thương, những thành viên hoàng gia được mai táng với một gia đình đầy đủ và những người nô bộc, bao gồm cả một cỗ xe ngựa, những con ngựa và một người đánh xe. Xe ngựa thời nhà Thương thường được kéo bởi hai con ngựa, nhưng những cỗ xe tứ mã thỉnh thoảng cũng được tìm thấy trong các hầm mộ. Đội ngũ trên một cỗ chiến xa gồm có một cung thủ, một người đánh xe, và đôi khi có một người thứ ba được trang bị giáo hay mác. Trong suốt thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 5 TCN, người Trung Quốc sử dụng chiến xa đạt đến đỉnh cao, chúng xuất hiện với số lượng ngày càng to lớn, nhưng bộ binh lại thường đánh bại chúng trong chiến trận. Chiến xa trở thành lỗi thời trong thời kỳ Chiến Quốc, lý do chính là sự phát minh ra nỏ và sự ra đời của kỵ binh bắn tên, những thứ có hiệu quả hơn.
1
null
Thẩm Tòng Văn (28 tháng 12 năm 1902 – 10 tháng 5 năm 1988) là một trong những nhà văn vĩ đại nhất của Trung Quốc hiện đại, sánh cùng Lỗ Tấn. So với những cây đại thụ văn đàn Trung Quốc đầu thời kì hiện đại, ngòi bút của ông hướng nhiều hơn đến những đặc trưng văn hóa vùng miền, ông được biết đến vì cách kết hợp thổ ngữ với văn phong cổ điển Trung Quốc. Ông đã được dự kiến sẽ thắng giải Nobel Văn học năm 1988 nhưng qua đời trước thời điểm trao giải.
1
null
AKB0048 hay AKB∞48, là một bộ anime truyền hình của Nhật Bản năm 2012 dựa trên nhóm nhạc thần tượng nổi tiếng AKB48. Bộ anime được sản xuất bởi Satelight, do Kawamori Shōji viết kịch bản và đạo diễn. Mùa đầu tiên được phát sóng tại Nhật Bản từ tháng tư đến tháng 7 năm 2012 và mùa thứ hai được phát sóng từ tháng một đến tháng 3 năm 2013. Cốt truyện. Vào đầu thế kỷ 21, một cuộc chiến liên hành tinh nổ ra. Hệ sinh thái của trái đất đã bị hư hại nghiêm trọng, và nhân loại đã buộc phải chạy trốn khỏi hành tinh, do đó bắt đầu một lịch sử mới với hành tinh Calendar từ năm 0000. Trong vài hành tinh của xã hội mới này được dẫn dắt bởi một chính phủ độc tài toàn trị, Tổ chức Thương mại sâu Galacticra lệnh rằng âm nhạc và nghệ thuật đều bị cấm. Các nhóm nhạc thần tượng huyền thoại của AKB48 được sau phục sinh là đoàn kịch AKB0048 liên hành tinh, tạo thành những cô gái mang về danh hiệu và tinh thần của các thành viên ban đầu. Với chính phủ thấy sự tồn tại của các nhóm nhạc thần tượng là bất hợp pháp, các nhóm nhạc thần tượng không thể tổ chức concert chính thức. AKB0048 cũng thay đổi khái niệm của họ từ "thần tượng bạn có thể đáp ứng" cho "thần tượng người nhìn thấy người hâm mộ". Tổ chức như là nhân vật nữ chính của một số và dán nhãn là kẻ khủng bố bởi những người khác, họ cầm vũ khí để mang âm nhạc của mình với người hâm mộ của họ bất cứ nơi nào họ đang có. Câu chuyện sau một nhóm các ứng cử trẻ khi họ được đào tạo để trở thành thế hệ tiếp theo của AKB0048. Nhân vật. Câu chuyện tập trung chủ yếu vào một nhóm các cô gái là học viên (研究生?, Kenkyūsei) trong AKB0048. Trong bản lồng tiếng Nhật Bản, họ đã được lồng tiếng bởi các thành viên thực tế từ AKB48 và các nhóm chị em. Những người kế vị là thành viên kỳ cựu sau khi các thành viên của AKB48 ban đầu, họ được thực hiện bởi nữ diễn viên lồng tiếng chuyên nghiệp. Các nhân vật khác cũng được lồng tiếng bởi diễn viên lồng tiếng chuyên nghiệp và nữ diễn viên. Trong bản lồng tiếng Anh cũng vậy
1
null
Hồ Magadi là hồ nước mặn, nằm ở cực nam của Thung lũng Tách giãn Lớn trong lưu vực đá núi lửa đứt gãy, phía bắc hồ Natron, Tanzania. Trong mùa khô, 80% diện tích của nó được bao phủ bởi natri cacbonat và nổi tiếng với các loài chim lội nước, trong đó có chim hồng hạc. Hồ Magadi là một hồ nước mặn, kiềm, có diện tích khoảng 100 km², nằm ​​trong một lòng chảo nội lưu được hình thành bởi một địa hào. Hồ Magadi là một ví dụ về một "lòng chảo muối". Nước hồ là nước muối natri cacbonat đậm đặc, kết tủa một lượng lớn khoáng vật trona (natri sesquicacbonat, Na3(CO3)(HCO3)•2H2O). Có những nơi, muối dày tới 40 m. Độ mặn và tính kiềm của hồ được tạo ra từ các suối nước nóng mặn (nhiệt độ lên tới 86 °C) xả vào. Do đây là một khu vực khô cằn, nên xung quanh hồ ít có các dòng chảy bề mặt đổ vào hồ. Hầu hết các suối nước nóng nằm dọc theo bờ phía tây bắc và phía nam của hồ. Vào mùa mưa, một lớp nước mặn mỏng (độ dày < 1 m) che phủ phần lớn lòng chảo muối. Nhưng hiện tượng này không kéo dài, nước ngọt nhanh chóng bay hơi để lại một bề mặt muối rộng lớn. Trong hồ chỉ có một loài cá có thể sinh sống được, thuộc họ Cá hoàng đế, đó là loài cá "Alcolapia grahami". Chúng sống trong các vùng nước nóng dưới 45 °C, có tính kiềm cao nằm xung quanh bờ hồ. Cách đây vài nghìn năm, hồ Magadi không phải là một hồ nước mặn (trong thời gian từ cuối Pleistocen đến giữa Holocen), với một quần thể đa dạng các loài cá và thủy sinh vật tồn tại trong hồ, mà ngày nay có thể hình dung được qua các lớp trầm tích còn sót lại.
1
null
Hồ Magenta (tiếng Anh: "Lake Magenta") là một hồ nước mặn ở Wheatbelt của Tây Úc. Hồ nằm cách Jerramungup 55 km (34 mi) về phía Đông Bắc và cách Pingrup 62 km (39 mi) về phía Đông. Hồ là một phần của Khu bảo tồn Thiên nhiên Hồ Magenta rộng 1.080 km2 (420 sq mi) cũng như vùng đất bụi rậm ở phía Tây của hồ. Khu vực này còn tương đối nguyên sơ và có hệ động vật và hệ thực vật phong phú. Chất lượng nước và sức khỏe của thảm thực vật đã bắt đầu suy giảm trong khu vực do độ mặn của dòng chảy bề mặt và mực nước ngầm tăng lên. Hồ Magenta có một khu vực đất ngập nước nằm ở phía Nam và nằm ở cuối phía Nam của chuỗi hồ 80 km (50 dặm) từ Hồ Biddy ở phía Bắc, qua Hồ Stubbs (và thị trấn Newdegate), Hồ Buchan và Hồ Lockhart. Có ba hồ khác gần đó ở phía Đông: Hồ Morris, Hồ Royston và Hồ Cobham. Hồ là một thung lũng rộng bằng phẳng với các rãnh thoát nước dài ở phía Bắc và các đường thoát nước có độ dốc lớn hơn ở phía Nam. Các loại đất trong khu vực được mô tả là đất mùn silic và đá vôi ở mức độ phát triển tối thiểu. Phần còn lại của khu vực này bao gồm cát màu vàng chứa chất kiềm và cát đốm cứng và có màu vàng.
1
null
Andrei Borisovich Zubov ("Андрей Борисович Зубов", sinh ngày 16 tháng 1 năm 1952 tại Moskva) là một sử gia và nhà chính trị học người Nga, cựu giáo sư tại viện quốc gia về quan hệ quốc tế ở Moskva (MGIMO). Zubov dạy cho tới tháng 3 năm 2014 tại viện (MGIMO). Vào ngáy tháng 3 năm 2014 ông viết một bài trên tờ báo "Wedomosti" chỉ trích việc sáp nhập bán đảo Krym là „một cuộc mạo hiểm nguy hiểm" và so sánh hành động của Putin với việc sáp nhập Áo vào năm 1938 của Hitler. Vì bài chỉ trích này viện MGIMO đã cho Zubov nghỉ dạy. Trong một cuộc phỏng vấn trên đài truyền thanh, Andrey Zubov nói về những lý do đưa đến việc Putin quyết định như vậy. Ông cho là mục đích của Putin chủ yếu không phải là để chiếm lại lãnh thổ, mà muốn chia rẽ người Nga và người Ukraina. Với những việc bôi xấu những người hoạt động trong phong trào Euromaidan, Putin muốn ngăn cản những phong trào phản đối không lan ra ở Nga.
1
null
USS "Belknap" (DD-251/AVD-8/DD-251/APD-34) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất, được cải biến thành tàu tiếp liệu thủy phi cơ AVD-8, rồi thành tàu vận chuyển cao tốc APD-34 để tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai cho đến khi xung đột kết thúc. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Chuẩn đô đốc George Belknap (1832-1903). Thiết kế và chế tạo. "Belknap" được đặt lườn vào ngày 31 tháng 7 năm 1918 tại xưởng tàu Fore River Shipyard của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở Quincy Massachusetts. Nó được hạ thủy vào ngày 14 tháng 1 năm 1919, được đỡ đầu bởi cô Frances Georgiana Belknap, cháu nội đô đốc Belknap; và được đưa ra hoạt động vào ngày 28 tháng 4 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân S. Gassee. Lịch sử hoạt động. Giữa hai cuộc thế chiến. Sau chuyến đi chạy thử máy, "Belknap" gia nhập lực lượng Hải quân Hoa Kỳ tại Địa Trung Hải; và sau khi phục vụ tại Châu Âu trong nhiều tháng, nó quay trở về Hoa Kỳ và gia nhập Đội khu trục 28 trực thuộc Hạm đội Đại Tây Dương cho đến khi được đưa về lực lượng dự bị tại Xưởng hải quân Charleston vào năm 1920. Nó được cho xuất biên chế tại Xưởng hải quân Philadelphia vào ngày 28 tháng 6 năm 1922. Thế Chiến II. Đến năm 1940, "Belknap" được cải biến thành một tàu tiếp liệu thủy phi cơ, được xếp lại lớp với ký hiệu lườn mới AVD-8 vào ngày 2 tháng 8 năm 1940, và được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 22 tháng 11 năm 1940. Nó được phân về Không đoàn Tuần tra 5 đặt căn cứ tại Hamilton, Bermuda, và tiếp tục ở lại đây cho đến đầu năm 1941 khi nó quay trở về Newport, Rhode Island. Từ tháng 5 đến tháng 9 năm 1941, nó thực hiện ba chuyến đi từ Newport đến Newfoundland và Iceland. Nó ở lại khu vực Reykjavík, Iceland từ tháng 9 năm 1941 đến tháng 5 năm 1942 trước khi quay trở về Xưởng hải quân Charleston cho một đợt đại tu kéo dài. Từ tháng 8 năm 1942 đến tháng 1 năm 1943, "Belknap" làm nhiệm vụ tuần tra tại vùng biển Caribe, và từ tháng 2 năm 1943 đến tháng 1 năm 1944 đã phục vụ cùng các đội đặc nhiệm chống tàu ngầm của , và tại Đại Tây Dương. Được xếp lớp trở lại ký hiệu lườn DD-251 vào ngày 14 tháng 11 năm 1943, "Belknap" được tặng thưởng danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Tổng thống do phục vụ cùng Đội đặc nhiệm 21.12 (nhóm của "Bogue") từ ngày 20 tháng 4 đến ngày 20 tháng 6 năm 1943. Sau khi làm nhiệm vụ hộ tống vận tải dọc bờ Đông và vùng vịnh Mexico từ tháng 2 đến tháng 6 năm 1944, "Belknap" trải qua một đợt cải biến thành một tàu vận chuyển cao tốc và được xếp lại lớp với ký hiệu lườn mới APD-34 vào ngày 22 tháng 6 năm 1944. Sau khi việc cải biến hoàn tất, "Belknap" được điều sang khu vực Thái Bình Dương vào tháng 9 năm 1944. Từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 10, nó phục vụ như một tàu bảo vệ cho cuộc chiếm đóng Leyte thuộc Philippines; và từ ngày 3 đến ngày 11 tháng 1 năm 1945 như một tàu bắn phá bờ biển và trinh sát bãi đổ bộ cho cuộc đổ bộ lên vịnh Lingayen, Luzon. Vào ngày 11 tháng 1, nó xoay mọi khẩu súng của nó vào một máy bay tấn công cảm tử kamikaze Nhật Bản, nhưng không ngăn được nó đâm bổ vào ống khói số hai của mình, làm hỏng động cơ, khiến 38 người thiệt mạng và 49 người khác bị thương. "Belknap" tiếp tục ở lại khu vực Lingayen, được sửa chữa khẩn cấp cho đến ngày 18 tháng 1, khi nó được chiếc kéo đến Manus thuộc quần đảo Admiralty. Sau khi được sửa chữa tạm thời tại Manus, nó tiếp tục đi đến Xưởng hải quân Philadelphia để sửa chữa, đến nơi vào ngày 18 tháng 6. Được cho ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 8 năm 1945, tên của "Belknap" được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 13 tháng 8 năm 1945, và nó bị bán để tháo dỡ vào ngày 30 tháng 11 năm 1945. Phần thưởng. Ngoài danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Tổng thống, "Belknap" còn được tặng thưởng ba Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
Ôn Kiệu (chữ Hán: 温峤, 288 – 329) tự Thái Chân, người huyện Kỳ, quận Thái Nguyên, Tịnh Châu, là đại thần nhà Đông Tấn trong lịch sử Trung Quốc. Ông có công dẹp loạn Vương Đôn, Tô Tuấn. Thân thế. Kiệu là hậu duệ của sĩ tộc họ Ôn ở huyện Kỳ, nguyên tổ là Ôn Tự đầu đời Đông Hán, tuẫn tiết khi bị bắt bởi bộ tướng của Ngôi Hiêu là Cẩu Vũ. Đời Tào Ngụy có Ôn Khôi làm đến Dương Châu thứ sử, chuyển làm Lương Châu thứ sử. Bác ông là Ôn Tiện, làm đến Tư đồ nhà Tây Tấn; cha là Đảm, làm đến Hà Đông thái thú. Sáu anh em Tiện được người đời gọi là "lục long". Kiệu là nhân vật có nhiều công tích nhất, nổi tiếng nhất của họ Ôn. Dì của ông là vợ của danh tướng Lưu Côn. Giúp Lưu Côn kháng Hồ. Kiệu từ nhỏ thông minh, mẫn tiệp, lại có hiểu biết, độ lượng; học rộng khắp các sách vở; sớm đã nhờ hiếu thuận mà nổi tiếng ở quê nhà; dáng cách nghiêm chỉnh, đàm luận khôn ngoan, ai gặp rồi cũng yêu mến. Năm lên 17, châu quận vời gọi, đều không nhận. Làm Đô quan tòng sự cho Tư lệ hiệu úy. Kiệu tâu lên việc danh sĩ Dữu Ngai làm Tán kỵ thường thị, mà lại bóc lột của dân, gây chấn động kinh sư. Sau đó được cử Tú tài, làm Đông các tế tửu cho phủ Tư đồ, rồi được bổ làm Thượng Đảng lộ lệnh. Bình bắc đại tướng quân Lưu Côn rất yêu mến Kiệu, mời làm Tham quân. Côn được thăng Đại tướng quân, ông được làm Tòng sự trung lang, Thượng Đảng thái thú, được gia Kiến uy tướng quân, Đốc hộ tiền phong quân sự. Kiệu tham gia giao chiến với Thạch Lặc, nhiều lần lập công. Côn được thăng Tư không, lấy ông làm Hữu tư mã. Bấy giờ ruộng vườn tan hoang, giặc giã khắp nơi, Thạch Lặc, Lưu Thông chiếm giữ Trung Nguyên, Kiệu ra sức giúp rập Lưu Côn trong công cuộc kháng Hồ. Khuyên Lang Da vương lên ngôi. Tháng 11 ÂL năm Kiến Hưng thứ 4 (316), Tấn Mẫn đế bị bắt, nhà Tây Tấn diệt vong, Lưu Côn thấy Lang Da vương Tư Mã Duệ ở Giang Tả là tông thất, bèn khuyên Kiệu về nam, ông nghe theo. Côn bèn lấy Kiệu làm Tả trưởng sử, vào tháng 3 ÂL năm sau (317), sai ông dâng biểu khuyên Tư Mã Duệ lên ngôi. Duệ (tức Tấn Nguyên đế) rất hài lòng về Kiệu, bọn danh sĩ Vương Đạo, Chu Nghĩ, Tạ Côn, Dữu Lượng, Hoàn Di đều yêu mến tài năng và nhân cách của ông. Kiệu gặp Vương Đạo, cho rằng nước nhà đã có nhân tài, nhiều lần xin lên bắc, đế không cho. Đến khi Côn bị Đoạn Thất Đê giết, ông dâng biểu xin truy tặng cho ông ta, đế đồng ý. Kiệu được ban chức Tán kỵ thị lang. Khi xưa ông không nghe lời mẹ là Thôi thị, bỏ nhà theo Lưu Côn. Về sau Thôi thị mất, Kiệu bị chiến loạn ngăn trở không thể về chịu tang. Đến nay ông từ chối chức vụ, cố xin lên bắc. Triều đình bàn rằng việc nước cấp bách hơn việc nhà, buộc Kiệu phải nhận chức. Dẹp loạn Vương Đôn. Kiệu từng làm Trưởng sử cho Vương Đạo, rồi được thăng Thái tử trung thứ tử. Ở Đông cung, ông kết thân với Thái tử Tư Mã Thiệu. Kiệu nhiều lần khuyên can, còn dâng lên "Thị thần châm" (phương châm của bầy tôi), có giá trị rất lớn. Khi ấy Thái tử muốn xây nhà lầu ở Tây Trì, kinh phí dự tính rất lớn, Kiệu can rằng triều đình mới dựng, giặc giã chưa dứt, cần tiết kiệm sức dân – sức của, Thái tử nghe theo. Đến lúc Vương Đôn đưa quân về triều (322), đài quân thất bại, Thái tử muốn tự ra đánh, ông nắm dàm ngựa can ngăn không nên vì nóng giận mà khinh suất, Thái tử bèn thôi. Tư Mã Thiệu lên ngôi, là Minh đế, Kiệu dự vào tất cả những việc cơ mật, còn tham gia soạn chiếu mệnh, văn thư. Ít lâu sau được thăng Trung thư lệnh. Ông có tài năng, được đế trông cậy, khiến Vương Đôn e dè, mời làm Tả tư mã cho mình. Đôn hành xử ngang ngược, Kiệu can ngăn, Đôn không theo. Ông biết Đôn sẽ không hối cải, vì thế giả cách cung kính, ra sức làm việc cho ông ta; lại kết thân với Tiền Phượng, thường khen ngợi nên được lòng Phượng. Chức Đan Dương doãn bị khuyết, Kiệu khuyên Đôn nên đưa thân tín vào chức ấy và tiến cử Tiền Phượng, Phượng tiến cử ngược lại ông, Kiệu vờ từ chối rồi nhận lấy. Ông thoát khỏi sự kiềm chế của Đôn, về kinh thành, tâu rõ âm mưu của Đôn, đề nghị triều đình phòng bị. Khi Đôn lại dấy binh, Kiệu được gia chức Trung lũy tướng quân, Trì tiết, Đô đốc đông an bắc bộ chư quân sự. Đôn làm biểu đòi trị tội gian thần, liệt tên của ông đứng đầu; muốn triều đình giao nộp, đề ông ta tự tay nhổ lưỡi. Đôn sai Vương Hàm, Tiền Phượng đánh kinh thành, Kiệu đốt cầu nổi Chu Tước để ngăn địch. Ông tự soái quân tham giao thủy chiến, đánh bại Vương Hàm, sau đó truy kích Tiền Phượng ở Giang Ninh. Việc xong, được phong Kiến Ninh huyện khai quốc công, ban 5400 xúc lụa, tiến hiệu Tiền tướng quân. Ông dâng sớ xin tha cho những quan viên dưới quyền Đôn, đế nghe theo. Dẹp loạn Tô Tuấn. Minh đế băng, Kiệu cùng Vương Đạo, Si Giám, Dữu Lượng, Lục Diệp, Biện Khổn được làm cố mệnh. Khi ấy Lịch Dương thái thú Tô Tuấn chứa chấp những kẻ vong mạng, nên bị triều đình nghi ngờ; Chinh tây tướng quân Đào Khản có uy danh ở vùng Kinh Sở, cũng bị nghi ngờ; nên ông được lệnh tổ chức viện quân ở thượng lưu. Đầu những năm Hàm Hòa (326 – 335), Kiệu thay Ứng Chiêm làm Giang Châu thứ sử, Trì tiết, Đô đốc, bình nam tướng quân, trấn thủ Vũ Xương, có nhiều chánh tích, tỏ rõ tài năng. Ông đích thân tế mộ danh sĩ đời Đông Hán là Từ Nhụ Tử; xin dời châu trị về Dự Chương, quân phủ về Tầm Dương, nhưng đều không được phép. Kiệu nghe tin Tô Tuấn được triệu, lo ắt có biến, xin về triều để phòng bị, nhưng không được phép. Quả nhiên Tô Tuấn phản. Ông đóng quân ở Tầm Dương, sai bọn Đốc hộ Vương Khiên Kỳ, Tây Dương thái thủ Đặng Nhạc, Bà Dương nội sử Kỷ Chiêm đưa quân đi cứu. Khi kinh sư thất thủ, Kiệu nghe tin thì kêu khóc. Ít lâu sau Dữu Lượng chạy đến, tuyên chiếu của Thái hậu, cho ông được tiến hiệu Phiếu kỵ tướng quân, Khai phủ nghi đồng tam tư, Kiệu từ chối. Ông không kể đến thất bại của Lượng, vẫn xem ông ta như thượng cấp của mình, chia quân cho Lượng. Kiệu sai Vương Khiên Kỳ mời Đào Khản cùng đi dẹp loạn, Khản hận không được làm Cố mệnh nên từ chối. Ban đầu ông muốn bỏ qua, sau đó theo lời khuyên bộ tướng Mao Bảo, kiên trì thuyết phục Khản. Kiệu và Lượng nhường nhau làm minh chủ, em họ ông là Ôn Sung tiến cử Đào Khản – vốn sở hữu binh lực mạnh nhất – nên Kiệu sai Vương Khiên Kỳ thông báo với Khản, ông ta nhận lời. Ông bèn phát hịch bố cáo tội trạng của Tô Tuấn. Khi ấy Đào Khản đã phát quân của đốc hộ Cung Đăng rồi lại gọi về. Kiệu gởi thư khuyên dụ, còn dùng cái chết của con Khản là Chiêm (bị phản quân Tô Tuấn giết) để khích động ông ta. Cuối cùng Khản tự cầm quân đến hội họp với ông. Liên quân có 6 vạn người, cờ xí kéo dài 700 dặm, chiêng trống vang xa hàng trăm dặm, nhằm thẳng Thạch Đầu, dừng ở Thái Châu. Khản đóng đồn ở Tra Phổ, Kiệu đóng đồn ở Sa Môn Phổ. Tô Tuấn bức Tấn Thành đế cùng đi đến Thạch Đầu. Phản quân có nhiều ngựa, liên quân phần lớn là thủy quân, nên Đào Khản không vội tấn công. Ông ta theo kế của Lý Căn, đắp lũy Bạch Thạch, sai Dữu Lượng trấn giữ. Phản quân đánh lũy, liên quân đẩy lui được. Kiệu cũng đắp lũy ở Tứ Vọng Ki, hòng vây bức phản quân. Quân đội của ông giao chiến với phản quân, gặp nhiều thất bại, rồi hết lương. Khản giận, đòi bỏ về Kinh Châu. Kiệu khuyên giải, Khản mới thôi. Kiệu dựng miếu tạm, mở sân lập đàn, cáo với trời đất tổ tông, tự đọc văn tế, lời lẽ khích động, nước mắt đầm đìa, nên sĩ khí lên cao. Hôm ấy, bọn Khản soái quân đón đánh phản quân ở Bạch Thạch. Tô Tuấn trong lúc đốc chiến thì say rượu, ngã ngựa và bị bộ tướng của Đào Khản giết. Em Tuấn là Dật thay anh nắm quyền. Khuông Thuật bỏ phản quân, dâng đài thành xin hàng, bị Dật tấn công, bèn cầu cứu Kiệu. Ông theo kế của Giang Châu biệt giá La Động – không dùng bộ quân đi cứu đài thành mà tận dụng nước sông đang dâng cao, đưa thủy quân tấn công cầu nổi của Thạch Đầu, nhờ đó liên quân đại phá Thạch Đầu, như thế đài thành cũng được giải vây. Phấn uy trưởng sử Đằng Hàm ôm Thành đế chạy vào thuyền của Kiệu. Tuy Đào Khản là minh chủ, nhưng công lớn nhất phải thuộc về ông. Việc xong, được tiến hiệu Phiêu kỵ tướng quân, Khai phủ nghi đồng tam tư, gia Tán kỵ thường thị, phong Thủy An quận công, thực ấp 3000 hộ. Vương Đạo được bộ tướng của Tô Tuấn là Lộ Vĩnh, Khuông Thuật, Giả Ninh giúp đỡ, nên muốn nhiệm dụng bọn họ. Kiệu cho rằng bọn Thuật cũng là đầu sỏ, biết hối cải thì có thể tha chết, nhưng không thể dùng được, Đạo đành thôi. Cái chết. Triều đình muốn giữ Ôn Kiệu làm phụ chính, ông cho rằng Vương Đạo do Nguyên đế, Minh đế bổ nhiệm, nên từ chối mà về trấn. Chưa được bao lâu ông vì nhổ răng mà bị trúng phong và qua đời, lúc đó 42 tuổi. Quan dân Giang Châu không ai không rơi nước mắt. Được truy tặng Thị trung, Đại tướng quân, Trì tiết, Đô đốc, Thứ sử, Công tước như cũ; ban trăm vạn tiền, ngàn xúc vải, thụy là Trung Vũ, cúng tế bằng cỗ thái lao. Ban đầu Kiệu được táng ở Dự Chương, triều đình xét công – đức, muốn làm cho ông ngôi mộ lớn tại phía bắc lăng của 2 đế Nguyên, Minh. Đào Khản dâng biểu trình thư của Kiệu (gởi cho Khản), cho biết Kiệu liêm khiết, không muốn gây việc tốn kém, nên dừng việc ấy để nêu cao tấm gương trung liệt; có chiếu nghe theo. Về sau vợ Kiệu là Hà thị mất, con ông là Ôn Phóng Chi đưa tang về kinh đô, triều đình cho phép được chôn ở phía bắc Bình Lăng, rồi tặng Hà thị và vợ trước của Kiệu là Vương thị ấn thụ Thủy An phu nhân. Mộ của Kiệu ngày nay ở tây nam chân núi Quách Gia, phía bắc Nam Kinh. Gia quyến. Tháng 2 năm 2001, tại mộ địa của Ôn Kiệu, các nhà khảo cổ tìm được hơn 80 văn vật các loại, đáng quý nhất là tấm bia có 10 dòng, 104 chữ cho biết: Phóng Chi được nối tước, về sau làm Giao Châu thứ sử. Thức Chi được phong Tân Kiến huyện hầu, làm đến tán kỵ thường thị.
1
null
là một phim anime của Studio Ghibli công chiếu năm 2014, được dựa trên tiểu thuyết When Marnie Was There (Khi Marnie ở đó) bởi Joan G. Robinson. Kịch bản và đạo diễn phim là Yonebayashi Hiromasa, người từng rất thành công với bộ phim "Karigurashi no Arrietty". Sơ lược nội dung. Satsuki Anna là một cô bé sống khép kín, không có bạn bè và sau khi bà ngoại chết thì cô bé được chuyển đến trại trẻ mồ côi và sau đó đến sống cùng với cha mẹ nuôi. Trong một lần phát hiện bức thư chứa nội dung liên quan đến tiền trợ cấp hàng tháng từ chính quyền địa phương. Anna bắt đầu nghi ngờ tình thương của cha mẹ nuôi. Sau một cơn hen suyễn nặng. Anna được gửi về nhà họ hàng của mẹ nuôi ở Kushiro, một thị trấn bên bờ biển để nghỉ ngơi, dưỡng bệnh. Tại đây, Anna bị thu hút bởi một ngôi nhà cũ kĩ bên kia đầm lầy và không ngừng tìm đến nó để khám phá. Nhờ đó, cô bé đã gặp được một cô gái bí ẩn bằng tuổi Anna tên là Marnie. Mỗi ngày, hai người chơi với nhau từ sau năm giờ chiều và hứa giữ bí mật với người khác về tình bạn này. Nhưng sự kì lạ của tình bạn này khiến Anna bất an và sau sự kiện buổi tiệc, Marnie biến mất và Anna tin rằng Marnie chỉ là do mình tưởng tượng ra cho đến khi cô bé gặp Hisako, một họa sĩ và là người bạn thời thơ ấu của Marnie, và Sayaka, con gái gia đình mới chuyển đến sống ở ngôi nhà của Marnie. Sayaka tìm được cuốn nhật ký của Marnie và đưa nó cho Anna xem, nhưng nó bị thiếu vài trang cuối. Marnie lại xuất hiện. Hai người bạn chia sẻ về vết thương lòng của nhau và cùng nhau đi đến kho thóc bị bỏ hoang gắn liền với nỗi sợ tuổi thơ của Marnie thì mưa to. Khi tỉnh lại, Marnie lại biến mất, để lại Anna bị sốt nặng và tổn thương với nỗi đau bị bỏ rơi. Khi Anna hạ sốt, Sayaka cho Anna xem những trang nhật ký Marnie bị thiếu và một bức hoạ, nhờ vậy Anna từ từ hiểu ra rằng mọi chuyện là do bản thân Anna tưởng tượng ra dựa theo những câu chuyện mà hàng đêm Anna được bà ngoại kể cho nghe lúc còn nhỏ. Sau đó, họ được nghe bà Hisako kể về cuộc đời buồn và đơn độc của một người con gái tên Marnie đã từng tồn tại. Người mẹ nuôi của Anna tìm về quê để thăm hỏi tình hình của cô bé và khẳng định bà yêu Anna như con đẻ. Sau đó, bà đưa Anna xem một bức hình mà ngày nhỏ cô bé rất thích. Dòng ký ức thuở nhỏ quay về và Anna biết một điều rằng Marnie chính là người bà quá cố của mình. Người hay kể cho Anna những câu chuyện xảy ra với bản thân bà lúc bà còn sống ở ngôi nhà bên đầm lầy. Quá trình thực hiện. Đầu tháng 7 năm 2014, đoạn phim quảng cáo của phim được tung ra. Ca khúc chủ đề của phim là "Fine on the Outside" của nhạc sĩ, ca sĩ người Mĩ Priscilla Ahn. là album chính gồm hai đĩa chứa bản nhạc dùng trong phim, bao gồm cả ca khúc chủ đề phim. Album này được phát hành dưới hình thức CD ở Nhật và nhạc số toàn thế giới từ ngày 16 tháng 7 năm 2014. Ngoài ra, Priscilla Ahn còn phát hành một album lấy ý tưởng từ phim có tên "Just Know That I Love You" (còn có tên "あなたのことが大すき" - "Tớ thích cậu lắm").
1
null
Shetland Sheepdog, đôi khi được biết tới như Sheltie, là một giống chó chăn cừu. Chúng là chó nhỏ đến trung bình, và có nhiều màu sắc màu sắc, chẳng hạn như lông chồn, tam thể, và xanh chim hoét. Giống này một phần bắt nguồn từ những con chó được sử dụng tại đảo Shetland cho chăn gia súc và bảo vệ cừu. Giống này được chính thức công nhận bởi Kennel Club vào năm 1909.
1
null
Cortana là một trợ lý cá nhân thông minh được tạo bởi Microsoft dành cho Windows 10, Windows 10 Mobile, Windows Phone 8.1 (thay thế cho Bing), Microsoft Band, Xbox One, iOS, Android. Windows Mixed Reality, và sắp tới là Amazon Alexa. Cortana có thể đặt lời nhắc, nhận dạng giọng nói tự nhiên mà không cần nhập bàn phím, và trả lời các câu hỏi sử dụng thông tin từ máy tìm kiếm Bing. Cortana hiện tại có các phiên bản bằng các thứ tiếng: Anh, Bồ Đào Nha, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Trung Quốc và Nhật Bản, tùy thuộc vào nền tảng phần mềm và khu vực sử dụng (xem phần vùng và ngôn ngữ để biết chi tiết). Cortana cạnh tranh chủ yếu với các trợ lý khác như Apple Siri, Google Assistant, Amazon Alexa và Samsung Bixby. Lịch sử. Cortana được giới thiệu lần đầu tại Hội nghị Nhà phát triển Microsoft BUILD (Ngày 2-4 tháng 4 năm 2014) tại San Francisco. Phần mềm này là một nhân tố chính trong kế hoạch "làm mới của Microsoft cho các hệ điều hành Windows Phone và Windows trong tương lai. Nó được đặt tên theo Cortana, một nhân vật trí thông minh tổng hợp trong trò chơi "Halo" của Microsoft có nguồn gốc từ nhà phát triển video game Bungie. Jen Taylor, người lồng tiếng cho nhân vật trò chơi này, tiếp tục lồng tiếng cho phiên bản tại Mỹ của phần mềm. Phát triển. Quá trình phát triển của Cortana bắt đầu từ năm 2009 bởi nhóm sản phẩm Microsoft Speech với quản lý chung là Zig Serafin và Giám đốc khoa học Larry Heck. Heck và Serafin đã lập nên tầm nhìn, nhiệm vụ, và kế hoạch dài hạn cho trợ lý cá nhân số của Microsoft cũng như xây dựng một nhóm với các chuyên gia để tạo ra các nguyên mẫu ban đầu của Cortana. Để phát triển trợ lý số Cortana, nhóm đã phỏng vấn các trợ lý cá nhân là con người. Những cuộc phỏng vấn này đã truyền cảm hứng cho nhóm về một số các tính năng độc nhất trong Cortana, bao gồm tính năng "sổ tay" (notebook). Ban đầu "Cortana" chỉ được dự định là một tên mã (codename), nhưng vì một lời thỉnh cầu trên trang UserVoice của Windows Phone đã khiến cho cái tên này trở thành tên chính thức. Mở rộng sang các nền tảng khác. Tháng 1 năm 2015, Microsoft giới thiệu Cortana cho các máy tính và thiết bị di động Windows 10 như một phần của việc hợp nhất Windows Phone vào một hệ điều hành chung. Vào ngày 26 tháng 5 năm 2015, Microsoft công bố Cortana cũng sẽ có mặt trên các nền tảng di động khác. Một bản phát hành trên Android được dự kiến vào tháng 7 năm 2015, nhưng một tập tin Android APK có chứa Cortana đã bị rò rỉ trước thời gian phát hành. Sau đó, Cortana phiên bản Android được phát hành chính thức cùng với phiên bản iOS vào tháng 12 năm 2015. Tại triển lãm E3 2015, Microsoft công bố Cortana cũng sẽ có mặt trên Xbox One kèm trong một bản cập nhật Windows 10 được thiết kế thống nhất cho máy chơi game này. Cortana trong các dịch vụ khác. Microsoft đã tích hợp Cortana vào nhiều sản phẩm như Microsoft Edge, trình duyệt web đi kèm của Windows 10. Cortana được tích hợp sâu vào trình duyệt Edge. Trợ lý có thể tìm giờ mở cửa khi đang ở trên các trang web của nhà hàng, hiển thị các phiếu mua hàng bán lẻ cho các trang web, hoặc hiển thị thông tin thời tiết trên thanh địa chỉ. Tại hội nghị Worldwide Partners Conference 2015, Microsoft trình diễn việc tích hợp Cortana với các sản phẩm sắp tới như GigJam. Trái lại, Microsoft công bố vào tháng 4 năm 2016 sẽ chặn tất cả mọi thứ ngoại trừ Bing và Microsoft Edge được sử dụng để hoàn tất các tìm kiếm trong Cortana, một lần nữa dấy lên các câu hỏi về hành vi hạn chế cạnh tranh của công ty này. Ý tưởng "Windows in the car" ("Windows trong xe hơi") của Microsoft cũng bao gồm Cortana. Ý tưởng này cho phép các tài xế đặt trước chỗ tại nhà hàng và xem qua các địa điểm trước khi tới. Tại Microsoft Build 2016, Microsoft công bố kế hoạch nhúng Cortana vào Skype (dịch vụ nhắn tin tức thời của Microsoft) dưới dạng một bot để cho phép người dùng đặt đồ ăn, đặt trước chuyến đi, ghi chép các tin nhắn video và tạo lịch hẹn thông qua Cortana bên cạnh các bot khác. Tính đến năm 2016, Cortana có thể gạch chân một số từ và cụm từ trong các cuộc trò chuyện Skype có liên quan tới các địa chỉ liên lạc và thông tin pháp nhân. Một nhà báo từ trang Engadget đã chỉ trích sự tích hợp Cortana trong Skype vì chỉ phản hồi với một số từ khóa rất cụ thể, có cảm giác như là đang "trò chuyện với một máy tìm kiếm" do cách các bot trả lời với các từ nhất định không được tự nhiên như con người, ví dụ như với từ "Hello", bot Bing Music lại đưa ra kết quả là bài hát Hello của Adele. Microsoft cũng công bố tại Microsoft Build 2016 rằng Cortana sẽ có thể đồng bộ hóa các thông báo giữa Action Center của Windows 10 Mobile và Windows 10, cũng như các thông báo từ các thiết bị Android. Vào tháng 12 năm 2016, Microsoft công bố phiên bản xem trước của Calendar.help, dịch vụ cho phép người dùng giao Cortana lên kế hoạch các buổi họp. Người dùng tương tác với Cortana bằng cách thêm trợ lý ảo này vào các thư điện tử. Cortana sau đó sẽ kiểm tra tình trạng rảnh hay bận của mọi người trong Outlook Calendar hoặc Google Calendar, và làm việc với những người khác được gửi kèm trên thư để sắp xếp cuộc họp. Dịch vụ được dựa trên công nghệ tự động hóa và tính toán dựa trên con người. Vào tháng 5 năm 2017, Microsoft hợp tác cùng với Harman Kardon giới thiệu INVOKE, chiếc loa được kích hoạt bằng giọng nói và tích hợp Cortana. Chiếc loa này có thiết kế dạng hình trụ và có dải âm thanh 360 độ, cho phép thực hiện và nhận cuộc gọi với Skype, cùng với tất cả các tính năng khác hiện sẵn có trên Cortana. Chức năng. Cortana có thể đặt lời nhắc, nhận dạng giọng nói tự nhiên mà không cần nhập bàn phím, và trả lời các câu hỏi sử dụng thông tin từ máy tìm kiếm Bing (ví dụ như điều kiện thời tiết và giao thông hiện tại, kết quả thể thao, tiểu sử). Các tìm kiếm sẽ chỉ được thực hiện với máy tìm kiếm Microsoft Bing và tất cả liên kết sẽ được mở với Microsoft Edge, trừ khi một trình đọc màn hình đang được sử dụng như Narrator, khi đó các liên kết sẽ được mở trong Internet Explorer. Tính năng Bing SmartSearch của Windows 8.1 được hợp nhất vào Cortana, thay thế cho ứng dụng Bing Search trước đó sẽ được kích hoạt khi người dùng nhấn nút "Search" trên thiết bị của mình. Cortana bao gồm một dịch vụ nhận dạng nhạc. Cortana có thể mô phỏng trò đổ xúc xắc và tung đồng xu. Tính năng "Concert Watch" của Cortana giám sát các tìm kiếm trên Bing để quyết định xem ban nhạc hay nhạc sĩ nào mà người dùng có quan tâm tới. Trợ lý cũng được tích hợp với đồng hồ Microsoft Band cho các thiết bị Windows Phone nếu được kết nối qua Bluetooth, nó cũng có thể đặt lời nhắc và tạo thông báo điện thoại. Kể từ dòng điện thoại di động Lumia Denim, ra mắt tháng 10 năm 2014, Cortana có thêm khả năng cho phép nó có thể được mở lên khi nói câu: "Hey Cortana"; nó có thể được điều khiển như thường lệ. Một số thiết bị tại Anh Quốc của nhà mạng O2 đã nhận được bản cập nhật Lumia Denim nhưng lại thiếu tính năng trên, sau đó Microsoft đã xác nhận đây là một lỗi và đã sửa nó. Cortana tích hợp với các dịch vụ như Foursquare để cung cấp các gợi ý về nhà hàng và địa điểm tại địa phương và với LIFX để điều khiển các bóng đèn thông minh. Sổ tay ("Notebook"). Cortana lưu trữ các thông tin cá nhân như sở thích, dữ liệu vị trí, lời nhắc và danh bạ trong "Notebook" ("Sổ tay"). Nó có thể rút ra và thêm vào những dữ liệu này để học được các thói quen và hành vi của một người dùng. Người dùng có thể xem và chỉ rõ thông tin nào được thu thập để thực thi một số chế định về quyền riêng tư. Điều này được Microsoft cho rằng là "một nâng cấp lớn về mặt chế định quyền người dùng hơn cả những trợ lý ngang tầm khác". Người dùng có thể xóa đi các thông tin trong "Notebook". Lời nhắc. Cortana có một hệ thống lời nhắc tích hợp sẵn, trong đó có thể được kết hợp với một liên lạc cụ thể; nó sẽ nhắc nhở người dùng khi cần liên lạc với số liên lạc đó, có thể ở một thời gian cụ thể hoặc khi điện thoại ở một vị trí cụ thể. Thông thường các lời nhắc này chỉ có trên thiết bị mà Cortana đã được cài đặt, nhưng từ Windows 10 Microsoft đã đồng bộ hóa các lời nhắc trên tất cả các thiết bị. Thiết kế. Hầu hết các phiên bản của Cortana có thiết kế với hai hình tròn đồ họa lồng vào nhau và được hoạt họa để biểu thị các hoạt động khác nhau như tìm kiếm hoặc trò chuyện. Khác. Cortana có một chế độ "không làm phiền" ("do-not-disturb"), trong đó người dùng có thể thiết lập các "giờ yên lặng". Người dùng có thể thay đổi cách Cortana gọi mình theo tên hoặc theo biệt hiệu nào đó. Nó cũng có một thư viện các trò đùa kiểu "Easter Eggs", các lời nói đã định sẵn. Khi được hỏi, Cortana đã dự đoán chính xác đội thắng của 14 trận đấu đầu tiên trong vòng đấu loại trực tiếp Giải vô địch bóng đá thế giới 2014, cùng với các trận bán kết, cho đến khi nó đã chọn sai đội tuyển Brazil thay vì đội tuyển Hà Lan trong trận đấu tranh hạng ba; chuỗi dự đoán này đã vượt qua cả Bạch tuộc Paul, khi Paul đã dự đoán đúng tất cả bảy trận đấu của đội tuyển Đức tại Giải vô địch bóng đá thế giới 2010 cũng như trong trận chung kết. Cortana có thể dự đoán kết quả của nhiều các giải đấu thể thao khác như NBA, NFL, the Super Bowl, Giải vô địch cricket thế giới và nhiều giải đấu bóng đá châu Âu khác. Cortana có thể giải các phương trình toán học, chuyển đổi các đơn vị đo lường, và tính toán tỷ giá hối đoái giữa các đơn vị tiền tệ bao gồm cả Bitcoin. , Cortana được vô hiệu hóa cho người dùng dưới 13 tuổi. Tích hợp. Cortana có thể tích hợp với các ứng dụng bên thứ ba trên Windows 10 hoặc trực tiếp thông qua dịch vụ. Bắt đầu từ cuối năm 2016, Cortana được tích hợp với dịch vụ Wunderlist của Microsoft, cho phép trợ lý ảo này có thể thêm và thực hiện các hành động với các lời nhắc. Vấn đề riêng tư. Cortana lưu trữ và phân tích thông tin người dùng. Người dùng có thể vô hiệu hóa việc này; điều đó sẽ khiến hệ thống tìm kiếm của Windows tìm kiếm trên Web cũng như trong máy tính cục bộ, nhưng nó có thể được tắt đi. Vô hiệu hóa Cortana sẽ không xóa các dữ liệu người dùng lưu trữ trên máy chủ của Microsoft, nhưng người dùng cũng có thể xóa chúng thủ công. Microsoft đã tiếp tục bị chỉ trích vì trang web Bing yêu cầu một tập tin có tên là "threshold.appcache", trong đó chứa các thông tin của Cortana qua các lần tìm kiếm được thực hiện thông qua menu Start, kể cả khi Cortana đã bị vô hiệu hóa trên Windows 10. Vùng và ngôn ngữ. Phiên bản Vương quốc Anh của Cortana sẽ nói bằng giọng Anh và sử dụng các cách diễn đạt của người Anh, trong khi phiên bản tiếng Trung, có tên là Xiao Na, nói tiếng Quan thoại và có một biểu tượng riêng với một khuôn mặt cùng một đôi mắt. phiên bản tiếng Anh của Cortana trên các thiết bị Windows có sẵn cho tất cả người dùng tại Hoa Kỳ (tiếng Anh Mỹ), Canada (tiếng Pháp-Anh), Úc, Ấn Độ và Vương quốc Anh (tiếng Anh-Anh). Các phiên bản ngôn ngữ khác của Cortana có sẵn tại Trung Quốc (tiếng Trung (Giản thể)), Nhật Bản (tiếng Nhật), Pháp (tiếng Pháp), Đức (tiếng Đức), Ý (tiếng Ý), Brazil (tiếng Bồ Đào Nha), Mexico và Tây Ban Nha (tiếng Tây Ban Nha). Cortana cho Android và iOS cũng có sẵn với tất cả các ngôn ngữ trên. Mặc dù từ khóa chung mặc định của Cortana là "Hey Cortana", một vài phiên bản ngôn ngữ khác sẽ có các phiên bản khác (ví dụ như "Hola Cortana" trong tiếng Tây Ban Nha). Phiên bản bản địa hóa Vương quốc Anh (tiếng Anh) của Cortana được lồng tiếng bởi Ginnie Watson, một diễn viên, ca sĩ/nhạc sĩ và nghệ sĩ lồng tiếng người Anh-Pháp. Bảng dưới đây liệt kê các phiên bản bản địa hòa của Cortana hiện tại đang sẵn có. Tất cả đều áp dụng cho cả hai phiên bản Cortana cho Windows (Windows Mobile và Windows 10), ngoại trừ những phiên bản được chỉ rõ. Công nghệ. Khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên của Cortana cung cấp bởi công ty Tellme Networks (Microsoft đã mua lại năm 2007) và được kết nạp với một cơ sở dữ liệu tìm kiếm ngữ nghĩa gọi là Satori. Cập nhật. Các bản cập nhật cho Cortana được phát hành độc lập cho các thiết bị hệ điều hành Windows Phone chính, cho phép Microsoft cung cấp các tính năng mới với tiến độ nhanh hơn. Không phải tất cả các tính năng liên quan đến Cortana có thể được cập nhật theo cách này, khi mà một số tính năng như "Hey Cortana" sẽ cần tới dịch vụ cập nhật của Windows Phone và Công nghệ Qualcomm Snapdragon SensorCore. Ngừng hỗ trợ. Vào năm 2019, Microsoft đã bắt đầu giảm mức độ phổ biến của Cortana và chuyển đổi nó từ một trợ lý thành các phần mềm tích hợp khác nhau, nó đã được tách ra khỏi thanh tìm kiếm của Windows 10 vào tháng 4 năm 2019. Vào tháng 1 năm 2020, ứng dụng Cortana dành cho thiết bị di động đã bị xóa khỏi một số thị trường nhất định, và vào ngày 31 tháng 3 năm 2021, ứng dụng Cortana dành cho thiết bị di động đã ngừng hoạt động trên toàn cầu. Vào ngày 2 tháng 6 năm 2023, Microsoft thông báo rằng việc hỗ trợ ứng dụng độc lập Cortana trên Windows sẽ kết thúc vào cuối năm 2023 và sẽ được thay thế bằng Windows Copilot và Bing Chat AI.
1
null
Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc hay Ủy viên hội Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc() tên đầy đủ Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là cơ quan thường trực quyền lực cao nhất của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc. Ủy ban thường vụ do Ủy viên trưởng (tức Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc), các Phó Ủy viên trưởng, Tổng Thư ký Ủy ban thường vụ và 161 thành viên từ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc cấu thành. Theo Luật Tổ chức Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quy định Ủy ban Thường vụ do Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc bầu ra, chịu trách nhiệm báo cáo công tác, với nhiệm kỳ 5 năm theo Nhân đại, quản lý các Ủy ban chuyên trách của Nhân đại (Ủy ban Dân tộc, Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Kinh tế Tài chính, Ủy ban Vệ sinh Văn hóa Khoa học Giáo dục, Ủy ban Đối ngoại, Ủy ban người Trung Quốc tại nước ngoài (Ủy ban Hoa kiều)).Thành viên Ủy ban Thường vụ không đảm nhiệm các chức vụ thuộc cơ quan hành chính,cơ quan thẩm phán,cơ quan kiểm sát. Công tác và quyền hạn. "Hiến pháp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" quy định về công tác và quyền hạn của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: 1) Sửa đổi "Hiến pháp", giám sát việc tuân thủ "Hiến pháp" 2) Xây dựng và sửa đổi Luật hình sự, Luật dân sự, Luật cơ bản các cơ quan nhà nước cũng như các Luật cơ bản khác 3) Trong phiên họp Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc luật pháp được ban hành và sửa đổi bổ sung nhưng không được trái với những nguyên tắc cơ bản 4) Định nghĩa luật pháp 5) Trong phiên họp Đại hội nhân dân toàn quốc, xem xét và phê chuẩn kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đất nước cũng như báo cáo thực thi kế hoạch, dự toán ngân sách cũng như báo cáo phân bổ ngân sách; 6) Giám sát công tác Quốc Vụ viện, Ủy ban quân sự trung ương, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao 7) Thu hồi quy định do Quốc vụ viện lập ra trái với quy định và định chế luật pháp 8) Thu hồi các nghị quyết của tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương trái với quy định hành chính, quy định địa phương 9) Trong phiên họp Đại hội nhân dân toàn quốc, Thủ tướng Quốc vụ viện đề cử Bộ trưởng, Tổng kiểm toán (chủ nhiệm Ủy ban thẩm kê) và các ứng viên Tổng thư ký 10) Bầu cử Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương và quyết định thành viên của Hội đồng quân sự Trung ương 11) Căn cứ vào Viện trưởng Pháp viện Nhân dân Tối cao thông qua hoặc miễn nhiệm phó viện trưởng thẩm phán,ủy viên thẩm phán, thẩm phán 12) Căn cứ vào Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao thông qua hoặc miễn nhiệm phó viện trưởng viện kiểm sát, kiểm sát viên, kiểm sát viên kiểm sát Ủy ban Kiểm sát Quân sự viện kiểm sát trưởng, phê chuẩn viện trưởng viện kiểm sát ở tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương. 13) Thực hiện quan hệ đối ngoại của Nhân đại 14) Phê chuẩn thành lập tỉnh, khu tự trị và thành phố trực thuộc, quyết định thành lập khu hành chính đặc biệt cũng như chế độ khu hành chính đặc biệt 15) Quyết định ban hành lệnh Tổng động viên 16) Quy định chế độ quân hàm Cơ cấu. Đảng cầm quyền (121): Đảng phái dân chủ và Độc lập (54): Thành phần Ủy ban. Theo điều 65 và 68 "Hiến pháp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" quy định Ủy ban thường vụ (không đảm nhiệm các chức vụ thuộc cơ quan hành chính, cơ quan thẩm phán, cơ quan kiểm sát và phải có một số lượng đại biểu dân tộc thiểu số) như sau:
1
null
Nguyễn Thế Lâm (1918–2011) là một tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông là Tư lệnh đầu tiên của Liên khu 5, Tư lệnh đầu tiên của Binh chủng Tăng –Thiết giáp Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông tên thật Nguyễn Kèn, còn được gọi là Lâm Kèn, sinh ngày 15 tháng 5 năm 1918 tại Tân Xuân, Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Ông thuộc thế hệ tiền bối của Quân đội nhân dân Việt Nam đã trải qua nhiều trọng trách từ những ngày đầu của Kháng chiến chống Pháp cho đến ngày Thống nhất đất nước như Chỉ huy Đội quân Nam tiến Huế tháng 10 năm 1945, Tư lệnh Liên khu 5 từ tháng 8 năm 1947, Phó Tư lệnh rồi Tư lệnh Đại đoàn 320 từ năm 1953, Tư lệnh Pháo Binh từ 1964, Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng Mặt trận Thừa Thiên Huế từ năm giữa 1968, Tư lệnh đầu tiên của Binh chủng Tăng – Thiết giáp 1970. Ông được trao hàm Đại tá Chỉ huy Trung đoàn "Tiếp phòng quân" tại Đà Nẵng sau Hiệp định đình chiến tháng 3 năm 1946. Và chính thức mang quân hàm Đại tá trong đợt phong quân hàm đầu tiên của Quân đội. Năm 1974 trong đợt phong hàm tướng lần đầu sau 2 cuộc kháng chiến, ông nhận quân hàm Thiếu tướng. Binh nghiệp. Theo Bách khoa Quân sự Việt Nam, vào tháng 8 năm 1945 ông là ủy viên BCH Việt minh và ủy viên Quân sự tỉnh Thừa Thiên. Tháng 10 năm 945 đại đội trưởng trong đoàn quân Nam tiến. 1946–1947 Phó Chi đội trưởng, trung đoàn trưởng trung đoàn 81. 23 tháng8 năm 1947 ông đang là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 51 được cử làm Khu phó Khu 6. Từ 1948 phó khu trưởng rồi khu trưởng khu 6, quyền tư lệnh rồi tư lệnh Liên khu 5. Ngày 7/6/1949 ông Nguyễn Thế Lâm, quyền Tư lệnh miền Nam Trung Bộ, được cử giữ chức Ủy viên Quân sự trong Ủy ban Kháng chiến Hành chính miền Nam Trung Bộ thay ông Lê Đức Mai (từ chức). Từ 1952 phó đại đoàn trưởng rồi đại đoàn trưởng Đại đoàn 320. Tháng 11 năm 1954 tham mưu phó Bộ tư lệnh Pháo binh. 1964 tư lệnh Binh chủng pháo binh. 1968 trở lại chiến trường miền Nam, phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng Quân khu Trị Thiên. 1970–1974 tư lệnh Binh chủng Tăng – Thiết giáp. 1974 Ủy viên Hội đồng khoa học Bộ QP. 1979–1981 Học viện QS cao cấp. Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương quân công hạng 1,2. Ông mất ngày 22 tháng 12 năm 2011 tại Hà Nội.
1
null
Đại học Thành Công Quốc lập (Thành Đại; chữ Hán phồn thể: 國立成功大學/成大; bính âm: Guólì Chénggōng Dàxué; phiên âm bạch thoại: Kok-li̍p Sêng-kong Tāi-ha̍k) là trường đại học nghiên cứu công lập ở Đài Nam, Đài Loan. Đại học Thành Công là một trong những trường đại học toàn diện tốt nhất ở Đài Loan và lãnh đạo thúc đẩy họp tác công nghiệp học thuật. Trường đánh giá là một trong những đại học tốt nhất châu Á, nổi tiếng vì phân khoa kỹ thuật, khoa học máy tính, y học và quy hoạch, thiết kế. Là đại học hàng đầu và một trong bảy trường nghiên cứu quốc gia, Đại học Thành Công có chân quan trọng trong việc xây dựng Kỳ tích Đài Loan bằng cách giúp tiến hóa từ xã hội nông bản thành nền kinh tế công nghiệp hóa trong thập niên 60 và 70, sau này trở thành một trong Bốn con hổ châu Á. Tới hiện tại, trường có nhiều cựu sinh viên thành công trong nhiều lĩnh vực, theo thông tin LinkedIn làm việc ở các công ty như TSMC, MediaTek, UMC, Applied Materials... Đại học Thành Công đứng đầu Bảng xếp hạng Khả năng Đắc nghiệp Đài Loan 5 năm liền. Năm 2005, Bộ giáo dục chọn Đại học Thành Công làm một trong bảy trường đại học ở Đài Loan cho Kế hoạch Đại học Đỉnh tiêm Mại hướng (邁向頂尖大學計畫), giống như Dự án Đại học Toàn cầu ở Nhật Bản và Kế hoạch xuất sắc ở Đức: bắt đầu từ năm 2006, bởi kết quả học tập và tiềm năng nghiên cứu, Bộ giáo dục cho Đại học Thành Công 1.7 tỷ Tân Đài tệ mỗi năm trong 5 năm liền, số tiền cao thứ hai mà các đại học trong kế hoạch được nhận. Đại học Thành Công là thành viên sáng lập của Hệ thống Đại học Tổng hợp Đài Loan là liên minh chiến lược của bốn đại học nghiên cứu hàng đầu ở miền Nam Đài Loan, cũng là thành viên Hiệp hội Nâng cao Đại học Liên viện Kinh doanh, Học hội Giáo dục Công trình Trung Hoa và thành viên đến từ Đài Loan duy nhất của Mạng lưới Đại học Toàn cầu. Lịch sử. Đại học Thành Công Quốc lập ban đầu thành lập khi Đài Loan thuộc Nhật tháng 1 năm 1931, tên là Học viện Kỹ thuật Đài Nam, sau Ngày Tái Độc lập thì đổi thành Học viện Công nghệ Sơ cấp Đài Nam Tỉnh Đài Loan tháng 3 năm 1946, tháng 10 cùng năm thì là Học viện Kỹ thuật Tỉnh Đài Loan. Khi chính phủ Trung Hoa Dân Quốc dời về năm 1949, trường là một trong ba học viện đang có ở Đài Loan. Số lượng học viện ngày càng tăng, trường được nâng thành đại học tỉnh năm 1956 làm Đại học Thành Công Tỉnh Đài Loan, lấy tên của Trịnh Thành Công là lãnh đạo quân sự Trung Quốc đuổi Công ty Đông Ấn Hà Lan khỏi Đài Loan mà thành lập Vương quốc Đông Ninh. Năm 1971, trường trở thành đại học quốc lập, lấy tên Đại học Thành Công Quốc lập. Cựu Bộ trưởng giáo dục Ngô Kinh là hiệu trưởng đầu tiên của trường. Khuôn viên. Đại học Thành Công Quốc lập nằm ở Đài Nam, Đài Loan, khuôn viên chính đối diện Trạm Đường ray Đài Nam, làm việc đi lại dễ dàng. Trường có 11 khuôn viên chiếm tổng cộng 187 héc-ta đất ở khu vực Đài Nam lớn, là Thành Công, Thắng Lợi, Quang Phục, Thành Hạnh, Tự Cường, Kính Nghiệp, Lực Hành, Đông Ninh, Kuei-Jen An-Nan và Dou-Liu, vài khu thiết kế làm ký túc xá. Ngày 12 tháng 1 năm 2011, Trung tâm Nghiên cứu Lục kiến Tôn Vận Tuyền khai mở, là trung tâm giáo dục xanh đầu tiên trong thế giới và tòa nhà trung hòa carbon đầu tiên ở Đài Loan. Cơ sở vật chất 4,800 m (52,000 ft2) tốn 30 triệu Tân Đài tệ (4.41 triệu đô-la Mỹ) để xây dựng, ít hơn nhiều ngân sách 180 triệu Tân Đài tệ ban đầu. Trung hòa carbon có được nhờ vào thông gió tự nhiên, năng tiêu có hạn, kích thước cửa sổ giảm cùng đèn hiệu năng. Tổ chức và học thuật. Đại học Thành Công Quốc lập có chín học viện, 43 phân khoa và 39 viện nghiên cứu, học viện phân công dạy Văn khoa, Khoa học, Quản lý, Kỹ thuật, Kỹ thuật Điện lực & Khoa học Máy tính, Khoa học Xã hội, Kế hoạch & Thiết kế, Sinh học & Công nghệ sinh học và Y học, có giáo sư, phân khoa và viện nghiên cứu riêng cung cấp giáo trình lên đến cấp tiến sĩ. Trường hiện tại có 42 khóa trình bản khóa, 74 khóa trình thạc sĩ, 53 khóa trình tiến sĩ và 17 khóa trình thạc sĩ cho chuyên gia tại nghiệp. Tuy hầu hết đều dạy bằng Quan thoại, tiếng Anh có dùng trong vài khóa. Khóa trình quốc tế. Đại học Thành Công Quốc lập có 401 hiệp định hợp tac với 251 viện nghiên cứu, đại học khắp thế giới, có hiệp định sinh viên trao đổi với 98 đại học nước ngoài bao gồm Đại học Nam California, Đại học Kỹ thuật Munich, Đại học Leiden, Đại học New South Wales, Đại học Kyoto, Trường đại học Seoul, Đại học Quốc lập Singapore... Gần đây, Đại học Thành Công hợp tác với Đại học Tunku Abdul Rahman ở Malaysia, năm 2018 làm hiệp định lưỡng bằng với Đại học Thiên chúa giáo Leuven và IMEC. Cùng năm, trường cùng Đại học Purdue ký hiệp định hợp tác cho khóa trình lưỡng bằng quốc tế và khóa trình trên mạng. Đại học Kỹ thuật Darmstadt mở văn phòng liên lạc ở châu Á tại trường ngày 21 tháng 5 năm 2019. Đại học Thành Công có tham gia Chương trình Khoa học thần kinh Tốt nghiệp Quốc tế Đài Loan của Viện nghiên cứu Trung ương là viện khoa học quốc gia của Đài Loan. Xếp hạng. Đại học Thành Công thường được coi là trường hàng đầu ở Đài Loan cùng với Đại học Đài Loan Quốc lập, Đại học Thanh Hoa Quốc lập và Đại học Giao thông Quốc lập. Năm 2019, Bảng xếp hạng Đại học Thế giới QS xếp trường hạng thứ 225 trong thế giới, 35 ở châu Á và thứ 3 trong nước. Theo Bảng xếp hạng Đại học Thế giới QS theo bộ môn năm 2017, Đại học Thành Công nằm trong 100 đại học hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực Kỹ thuật Điện tử, Kỹ thuật Dân dụng Cơ cấu, Kỹ thuật Cơ khí và Kỹ thuật & Công nghệ, cũng năm trong 150 hàng đầu với khóa trình Khoa học Máy tính và Hệ thống Thông tin, Giáo dục Đào tạo, Khoa học Vật chất, Nghệ thuật và Thiết kế, Khoa học Môi trường, Kỹ thuật Hóa học và Khoa học Xã hội & Quản lý. Bảng xếp hạng Học thuật Đại học Thế giới xếp Đại học Thành Công vào thứ 37 trong lĩnh vực kỹ thuật và 52 trong khoa học máy tính năm 2009, từ năm 2008 - 2011 xếp hạng thứ 82 trên thế giới theo Bảng xếp hạng Leiden CWTS, năm 2019 là đại học tốt thứ 98 với kỹ thuật theo xếp hạng U.S. News & World Report. Theo cơ sở dữ liệu ESI, Đại học Thành Công đã xuất bản 18,333 bài trong mười năm qua và được xếp vào hạng thứ 24 trong lĩnh vực kỹ thuật và 51 trong khoa học trong danh sách 100 đại học hàng đầu thế giới.
1
null
Cộng hòa Krym (chuyển tự từ tên bản xứ, đọc là Cộng hòa Crưm; , chuyển tự: "Respublika Krym"; tiếng Tatar Krym: Къырым Джумхуриети, "Qırım Cumhuriyeti"; , chuyển tự: "Respublika Krym") là một bộ phận của Ukraine trước năm 2014. Nước cộng hòa này nằm trên bán đảo Krym, được phần lớn các quốc gia trên thế giới công nhận là lãnh thổ của Ukraina song hiện do Nga quản lý. Cộng hòa Krym và thành phố liên bang Sevastopol là hai thực thể cấu thành Vùng liên bang Krym. Ukraina cũng như hầu hết các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc hiện không công nhận hành động sáp nhập Krym của Nga từ sau sự kiện Trưng cầu dân ý Krym 2014 và tiếp tục xem Krym là một nước cộng hòa tự trị thuộc Ukraina. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc còn ra Nghị quyết 68/262 không mang tính ràng buộc để lên án hành động này của Nga. Tuy nhiên Nga bác bỏ nghị quyết trên và Bán đảo Krym trở thành một phần của Liên bang Nga trước sự bất lực của Ukraina. Hành chính. Cơ quan lập pháp Cộng hòa Krym là nghị viện 100 ghế và đã được đổi tên từ Hội đồng Tối cao Krym thành Hội đồng Nhà nước Krym (). Cơ quan hành pháp là Hội đồng Bộ trưởng Krym, đứng đầu là Thủ tướng Krym. Quyền lực và hoạt động của các cơ quan này do Hiến pháp Krym và các luật khác của Krym quy định, cũng như bởi các quyết định thường kì của Hội đồng Nhà nước Krym. Cơ quan tư pháp là tòa án, thuộc hệ thống tư pháp Nga. Ở Krym có một tổ chức phi chính thức gọi là Mejlis của người Tatar Krym. Tổ chức này đại diện do cộng đồng người Tatar Krym và thể hiện sự bất bình đối với Hội đồng Nhà nước, Thủ tướng và các tổ chức quốc tế. Phân chia hành chính. Cộng hòa Krym giữ nguyên cách phân chia hành chính như của Cộng hòa Tự trị Krym, tức là cả nước cộng hòa vẫn được chia thành 25 vùng: 14 huyện và 11 "đô thị tự trị thành phố" ("lãnh thổ do hội đồng thành phố quản hạt"). Nga lập thêm Vùng liên bang Krym (tiếng Nga: Кры́мский федера́льный о́круг) là một trong chín vùng liên bang của Nga. Vùng được thành lập vào ngày 21 tháng 3 năm 2014 và bao gồm Cộng hòa Krym và thành phố liên bang Sevastopol Tình trạng quốc tế. Tình trạng pháp lý của nước Cộng hòa Krym vẫn nằm trong vòng tranh cãi giữa Nga và các quốc gia khác. Năm 1994, Nga cùng Mỹ và Anh đã ký kết bản ghi nhớ Bupapest tôn trọng biên giới hiện tại của Ukraine và cam kết không sử dụng vũ lực chống lại Ukraine Tuy nhiên, năm 2014 Nga đã công nhận sự độc lập của Krym và Sevastopol, cũng như công nhận sự gia nhập Liên bang Nga của chúng. Đa số các quốc gia trên thế giới không công nhận các hành động này. Nga cho rằng kết quả của cuộc trưng cầu dân ý diễn ra tại Krym là bằng cớ cho sự sáp nhập, song trên trường quốc tế hành động của Nga đã bị lên án là một sự vi phạm chủ quyền của Ukraina. Bản thân Ukraina vẫn xem Krym và Sevastopol là các đơn vị hành chính của nước mình chiểu theo luật pháp Ukraina. Ngày 21 tháng 3 năm 2014, Armenia công nhận cuộc trưng cầu dân ý Krym, dẫn tới chuyện Ukraina triệu hồi đại sứ của mình tại Armenia về nước. Trước đó vào ngày 17 tháng 3, Cộng hòa Nagorno-Karabakh cũng công nhận cuộc trưng cầu dân ý trên. Ngày 22 tháng 3 năm 2014, Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai cho một phái đoàn Hoa Kỳ biết rằng ông công nhận và ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý Krym, và ông "tôn trọng ý chí độc lập của nhân dân Krym và Sevastopol nhằm quyết định tương lai của chính họ." Ngày 23 tháng 3 năm 2014, Belarus công nhận Krym là một bộ phận "trên thực tế" của Nga. Ngày 27 tháng 3 năm 2014, Nicaragua công nhận không điều kiện việc sáp nhận Krym vào Liên bang Nga. Ngày 27 tháng 3 năm 2014, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tiến hành bỏ phiếu đối với Nghị quyết 68/262 không mang tính ràng buộc có nội dung tuyên bố rằng cuộc trưng cầu dân ý Krym là vô hiệu và tái khẳng định sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina. Kết quả có 100 phiếu thuận, 11 phiếu chống, 58 phiếu trắng và 24 thành viên vắng mặt. Armenia, Belarus, Bolivia, Cuba, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Nicaragua, Sudan, Syria, Venezuela và Zimbabwe là những thành viên bỏ phiếu chống lại nghị quyết này. Kênh truyền hình "RT" viện lý do rằng các nước phương Tây đã dùng phương cách "hăm dọa chính trị và đe dọa kinh tế" để ép buộc nhà ngoại giao các nước phải bỏ phiếu thuận, trong khi đó hãng thông tấn Reuters lại viện lý do rằng phái đoàn Nga đã de dọa sẽ trừng phạt một số quốc gia Đông Âu và Trung Á nếu họ ủng hộ nghị quyết. Ngày 6 tháng 4 năm 2014, Tổng thống Cộng hòa Séc Miloš Zeman trả lời phỏng vấn một đài phát thanh Séc rằng các cường quốc phương Tây và cụ thể là Liên minh châu Âu nên chấp nhận sự thật rằng Krym giờ đã là một phần của Nga. Ông cho rằng Krym sẽ không quay lại với Ukraina trong tương lai có thể dự đoán trước. Trước khi cuộc bỏ phiếu, các nước đứng về phía Ukraine đã mong muốn có được tỷ lệ áp đảo phản đối cuộc trưng cầu dân ý của Crimea nhằm thể hiện sự cô lập của quốc tế đối với nước Nga trong cuộc khủng hoảng này. Mong muốn này của các quốc gia ủng hộ Ukraine đã không thể trở thành hiện thực khi nhiều nước thành viên đảo ngược cam kết trước đó, do sự vận động hành lang quyết liệt của Nga. "Nhiều thành viên Liên hiệp quốc tránh bỏ phiếu về những cuộc tranh chấp nhạy cảm không liên quan tới họ tại Đại hội đồng", ông Richard Gowan, một chuyên gia từ Trung tâm Hợp tác quốc tế thuộc Đại học New York, đánh giá. "Chẳng hạn, các nước châu Phi đặc biệt tránh bỏ phiếu thuận hoặc chống các nghị quyết về nhân quyền ở Iran hay Triều Tiên". Tuy nhiên, nghị quyết của Đại hội đồng Liên hiệp quốc về Crimea có thể được sử dụng như một bằng chứng để chống lại Nga, trong quá trình tìm kiếm sự công nhận quốc tế đối với việc Crimea trở thành lãnh thổ của nước này. Theo một nhà ngoại giao của Liên hiệp quốc, Đại sứ Nga tại Liên hiệp quốc Vitaly Churkin đã ra sức vận động các thành viên tổ chức này để có được con số nhiều nhất có thể các thành viên bỏ phiếu trắng hoặc vắng mặt trong cuộc bỏ phiếu ngày 27/3. Khi gặp đại diện các nước châu Phi và Trung Á, ông Churkin đã nhắc lại việc Nga đã từng thể hiện sự ủng hộ đối với họ như thế nào. Một số nước thông cảm với Ukraine quyết định bỏ phiếu trắng vì không muốn "dính" vào cuộc xung đột. Một số khác lo sẽ phá hỏng quan hệ kinh tế với Nga. Về phần mình, 28 nước thành viên EU và Mỹ cũng mở một chiến dịch ngoại giao nhằm chống lại những nỗ lực vận động hành lang của Nga. Đại sứ Nhật tại Liên hiệp quốc Motohide Yoshikawa nói: "Đây không chỉ là một vấn đề của riêng Ukraine hay châu Âu. Bất kỳ nỗ lực nào nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực đều là thách thức nghiêm trọng đối với toàn bộ cộng đồng quốc tế"." Ngoại trưởng Ukraine Andriy Deshchytsya cho rằng nước này tìm đến Đại hội đồng Liên hiệp quốc để gửi đi "một thông điệp quan trọng rằng, cộng đồng quốc tế sẽ không cho phép những gì xảy ra ở Crimea trở thành một tiền lệ cho những thách thức sau này đối với khuôn khổ luật pháp quốc tế". Cuối năm 2014, EU, Mỹ và Canada đã ban hành nhiều quy định cấm mới liên quan tới việc Nga nhập Krym vào nước mình, hầu như cấm mọi hoạt động kinh tế chung với vùng này. Các công ty Âu Châu và cả các công ty Âu Châu đặt cơ sở ở Krym không được phép mua bất cứ loại tài sản nào, và không được cho các công ty địa phương mượn tiền hay cung cấp các dịch vụ tài chính. Họ cũng bị cấm bán, cung cấp hay xuất cảng hàng hóa và kỹ thuật về lưu thông, thông tin, nhiên liệu, dầu hỏa và tìm kiếm khí đốt. Các cơ sở du lịch ở EU bị cấm không được tổ chức các cuộc du lịch đến bán đảo này, và các tàu du lịch EU không được phép vào các cảng ở đó. Tổng thống Hoa Kỳ Obama cũng đưa ra những biện pháp trừng phạt tương tự. Bóng đá. Hiệp hội Bóng Đá châu Âu (UEFA) đã ra quyết định, các hội của bán đảo này không được phép tham dự vào các giải mà hiệp hội bóng đá Nga (RFS) tổ chức, tổng thư ký của UEFA Gianni Infantino sau cuộc họp của ủy ban điều hành ở Nyon đã cho biết. Quyết định này có giá trị từ đầu năm 2015. Không có sự đồng ý của UEFA và hiệp hội bóng đá Ukraina (FFU), RFS cũng không được tổ chức các cuộc thi ở Krym. Nếu hiệp hội bóng đá Nga vi phạm quyết định này, họ sẽ phải chịu một biện pháp kỷ luật, Infantino nói.
1
null
"The Crystal Ship" là ca khúc nằm trong album debut The Doors của ban nhạc huyền thoại người Mỹ The Doors. Ca khúc cũng đồng thời xuất hiện tại mặt B (B-side) trong single "Light My Fire". Theo tay trống John Densmore, The Crystal Ship là bản tình ca cho người bạn gái cũ của Jim Morrison, Mary Werbelow. Một giả thuyết cũng được đưa ra, cho rằng hình ảnh "con thuyền pha lê" được truyền cảm hứng từ hình ảnh Platform Holly, một giàn khoan dầu nằm tại bờ biển Santa Barbara, California, với sự lấp lánh tựa một con thuyền pha lê bập bềnh trong đêm mà Jim Morrison đã tình cờ bắt gặp. 
1
null
Novorossya hay Tân Nga nhưng đôi khi được gọi là Nam Nga (tiếng Nga: "Новороссия" / "Новая Россия", tiếng Ukraina: "Новоросія" / "Новая Русь; tiếng România: Noua Rusie") là một thuật ngữ lịch sử thể hiện vùng lãnh thổ phía Bắc biển Đen bị chinh phục bởi Đế quốc Nga vào cuối thế kỷ 18. Khu vực này hiện nay tương ứng với nam phần Ukraina, không bao gồm Bessarabia và Krym, là một lãnh thổ thuộc đế quốc Ottoman dần dần bị Nga chiếm đóng qua các cuộc chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ. Ở Ukraine, lãnh thổ này được biết đến nhiều hơn với tên gọi "Stepovyna" hoặc "Nyz". Nó được thành lập như một tỉnh đế quốc mới của Nga vào năm 1764 từ các khu vực biên giới quân sự cùng với các phần của phía nam Hetmanate để chuẩn bị cho cuộc chiến với đế quốc Ottoman. Vùng đất tiếp tục được mở rộng bởi sự sáp nhập của Zaporizhian Sich vào năm 1775. Vào nhiều thời điểm khác nhau, nó bao gồm vùng Bessarabia của Moldavia, các vùng ven Biển Đen (Prychornomoria), Zaporizhzhia, Tavria, vùng ven biển Azov (Pryazovia) ngày nay của Ukraine, vùng Tatar ở bán đảo Krym, thảo nguyên Nogai ở sông Kuban, và vùng đất Circassia. Khu vực này là một phần của Đế chế Nga cho đến khi chế độ quân chủ sụp đổ sau Cách mạng Tháng Hai Nga vào đầu tháng 3 năm 1917, sau đó nó trở thành một phần của Cộng hòa Nga tồn tại trong thời gian ngắn. Năm 1918, nó chủ yếu được đưa vào Nhà nước Ukraina và cùng lúc với Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina. Trong các năm từ 1918 đến 1920, ở nhiều mức độ khác nhau, Novorossiya nằm dưới sự kiểm soát của các chính phủ thuộc lực lượng Bạch vệ chống Bolshevik ở miền Nam nước Nga mà thất bại cho thấy sự kiểm soát của Liên Xô đối với lãnh thổ, vốn trở thành một phần của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Ukraina, thuộc Liên bang Xô viết từ năm 1922. Lịch sử. Novorossya là tên một lĩnh thổ của Đế quốc Nga tách ra từ Hãn quốc Krym - thực thể bị thôn tính vài năm sau Điều ước Küçük Kaynarca (1774) kết thúc Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ. Người Nga nhanh chóng tràn ngập khu vực này và lập nên nhiều thành phố lớn, chẳng hạn như Odessa. Về sau vùng đất được sáp nhập vào Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina. Sau khi Liên Xô sụp đổ, thuật ngữ "Novorossiya" lại bắt đầu được dùng trở lại để kêu gọi nền độc lập cho các lãnh thổ lịch sử tương ứng. Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 1994, nguyên thủ nhà nước ly khai Transnistria ở Moldova phát biểu rằng Transnistria là "một phần không thể chia cắt của các lãnh thổ miền nam của nhà nước của người Nga" bao gồm Odessa, Krym và các tỉnh khác của Ukraina, tức những thực thể hợp thành vùng đất Novorossiya. Dmitry Trenin từ Trung tâm Carnegie ở Moskva viết rằng vào năm 2003, một số học giả Nga đã thảo luận về ý tưởng thiết lập một nhà nước Novorossiya thân Nga ở miền nam Ukraina nhằm phản ứng lại các động thái nhằm đưa Ukraina vào NATO. Thuật ngữ Novorossiya sớm được sử dụng trong cộng đồng người biểu tình chống Maiden sau biểu tình ủng hộ Liên minh châu Âu lật đổ chính phủ Ukraina vào năm 2014. Một tài khoản Twitter được lập về Novorossiya đã thu hút hàng ngàn người theo dõi trong kì cuối tuần đầu tiên. Trong số các cuộc đối thoại ở Genève (Thụy Sĩ) về giải quyết bất ổn gia tăng ở đông và nam Ukraina, Tổng thống Nga Putin đã lưu ý trong phiên hỏi-đáp rằng các phần ở đông và nam Ukraina nguyên thủy là thuộc Novorossiya và cho rằng đây là quyết định chuyển giao nó cho Ukraina là một sai lầm lịch sử.
1
null
Niccolò Fontana Tartaglia ( [nikkoˈlɔ ffonˈtaːna tarˈtaʎʎa] ; 1499/1500 - 13 tháng 12 năm 1557) là một nhà toán học, kỹ sư người Ý (thiết kế công sự), một nhà khảo sát ( địa hình , tìm kiếm các phương tiện phòng thủ hoặc tấn công tốt nhất) và một người ghi sổ sách của Cộng hòa Venice lúc bấy giờ (nay là một phần của Ý ). Ông đã xuất bản nhiều cuốn sách, bao gồm các bản dịch tiếng Ý đầu tiên của Archimedes và Euclid , và một bộ sưu tập toán học được hoan nghênh . Tartaglia là người đầu tiên áp dụng toán học vào việc khảo sát đường đi của đạn đại bác, được gọi là đạn đạo, trong "Nova Scientia" ( "Một khoa học mới" , 1537) của ông; công việc của ông sau đó đã được xác thực một phần và được thay thế một phần bởi các nghiên cứu của Galileo về các cơ thể rơi . Ông cũng xuất bản một chuyên luận về việc tìm lại những con tàu bị chìm. Đời tư. Niccolò Fontana sinh ra ở Brescia , là con trai của Michele Fontana, một người lái xe đưa thư đến các thị trấn lân cận để chuyển thư. Năm 1506, Michele bị bọn cướp sát hại, còn Niccolò, hai anh chị em của ông, và mẹ của ông thì lâm vào cảnh bần hàn. Niccolò trải qua thảm kịch hơn nữa vào năm 1512 khi quân đội của Vua Louis XII xâm lược Brescia trong Chiến tranh của Liên minh Cambrai chống lại Venice. Lực lượng dân quân của Brescia đã bảo vệ thành phố của họ trong bảy ngày. Cuối cùng khi quân Pháp vượt qua, họ đã trả thù bằng cách tàn sát cư dân của Brescia. Vào cuối trận chiến, hơn 45.000 cư dân đã thiệt mạng. Trong cuộc thảm sát, Niccolò và gia đình của anh đã tìm kiếm nơi ẩn náu trong nhà thờ địa phương. Nhưng quân Pháp tiến vào và một người lính dùng kiếm chém vào hàm và vòm miệng của Niccolò và bỏ mặc anh cho đến chết. Mẹ anh đã chăm sóc anh khỏe mạnh trở lại nhưng cậu bé bị mắc chứng khó nói, khiến anh có biệt danh "Tartaglia" ("người nói lắp"). Sau đó, anh ta sẽ không bao giờ cạo râu, và để râu để che đi vết sẹo của mình. Người viết tiểu sử Arnoldo Masotti của Tartaglia viết rằng: Vào khoảng mười bốn tuổi, anh ta [Tartaglia] đến gặp Thầy Francesco để học viết bảng chữ cái; nhưng đến khi đạt “k”, anh ta không còn khả năng trả cho giáo viên nữa. “Kể từ ngày đó,” sau đó, ông viết trong một bản phác thảo tự truyện xúc động, “Tôi không bao giờ trở lại làm gia sư nữa, mà tiếp tục lao động một mình vì những công việc của những người đàn ông đã chết, chỉ kèm theo đứa con gái nghèo khổ được gọi là công nghiệp” ( "Quesiti" , bk. VI, câu 8). Tartaglia chuyển đến Verona vào khoảng năm 1517, sau đó đến Venice vào năm 1534, một trung tâm thương mại lớn của châu Âu và là một trong những trung tâm lớn của thời kỳ phục hưng Ý vào thời điểm này. Cũng liên quan đến vị trí của Venice ở vị trí hàng đầu của văn hóa in ấn châu Âu vào thế kỷ XVI, khiến các văn bản in sớm có sẵn ngay cả cho các học giả nghèo nếu có đủ động lực hoặc mối liên hệ tốt - chẳng hạn như Tartaglia biết về công trình của Archimedes về phương diện vuông góc của parabol, từ ấn bản tiếng Latinh của Guarico năm 1503, mà ông đã tìm thấy "trong tay một người bán xúc xích ở Verona năm 1531" ( "trong mano di un salzizaro ở Verona," theo lời của ông là "l'anno 1531" ). Tartaglia đã tạo ra một cuộc sống dạy toán thực tế trong trường học bàn tính và kiếm được một xu ở nơi anh ta có thể:Người đàn ông đáng chú ý này [Tartaglia] là một giáo viên toán tự học, người đã bán lời khuyên toán học cho các xạ thủ và kiến ​​trúc sư, mười xu một câu hỏi, và phải tranh tụng với khách hàng của mình khi họ đưa cho anh ta một chiếc áo choàng sờn rách cho bài giảng của anh ta về Euclid thay vì thanh toán nhất trí về. Anh ấy chết ở Venice. Thuật phóng. Các quỹ đạo đạn khác nhau từ "Nova Scientia" . "Nova Scientia" (1537) là tác phẩm được xuất bản đầu tiên của Tartaglia, được Matteo Valleriani mô tả là:... một trong những công trình cơ bản nhất về cơ học của thời kỳ Phục hưng, là công trình đầu tiên biến các khía cạnh của kiến ​​thức thực tế được tích lũy bởi các nhà nghệ thuật hiện đại ban đầu thành một khung lý thuyết "và" toán học. Sau đó, vật lý học Aristoteles thống trị ưa thích các danh mục như "nặng", "tự nhiên" và "bạo lực" để mô tả chuyển động, nói chung là tránh các giải thích toán học. Tartaglia đã đưa các mô hình toán học lên hàng đầu, "các thuật ngữ của Aristotle về chuyển động của đường đạn" theo cách nói của Mary J. Henninger-Voss. Một trong những phát hiện của ông là tầm bắn tối đa của đạn đạt được bằng cách hướng khẩu pháo theo góc 45 ° so với đường chân trời. Mô hình của Tartaglia cho chuyến bay của một viên đạn thần công là nó tiến hành từ khẩu súng thần công theo một đường thẳng, sau đó một lúc bắt đầu quay vòng về phía trái đất theo một đường tròn, rồi cuối cùng rơi theo một đường thẳng khác trực tiếp về phía trái đất. Ở cuối Quyển 2 của "Nova Scientia" , Tartaglia đề xuất tìm độ dài của đường thẳng nghiêng ban đầu cho một viên đạn được bắn ở độ cao 45 °, tham gia vào một lập luận kiểu Euclide, nhưng một đường thẳng có số phân đoạn và khu vực, và cuối cùng tiến hành đại số để tìm đại lượng mong muốn (thủ tục "trên mỗi đại số" theo cách nói của anh ta). Mary J. Henninger-Voss lưu ý rằng "công trình của Tartaglia về khoa học quân sự đã được lưu hành rộng rãi khắp châu Âu", là tài liệu tham khảo cho các xạ thủ phổ thông vào thế kỷ 18, đôi khi thông qua các bản dịch chưa được công bố. Ông cũng có ảnh hưởng đến Galileo, người sở hữu các bản sao "được chú thích phong phú" của các tác phẩm của mình về đạn đạo khi ông đặt vấn đề giải quyết vấn đề đường đạn một lần và mãi mãi. Bản dịch. Các công trình của Archimedes bắt đầu được nghiên cứu bên ngoài các trường đại học vào thời Tartaglia như một mẫu mực cho quan điểm rằng toán học là chìa khóa để hiểu vật lý, Federigo Commandino đã phản ánh quan điểm này khi nói vào năm 1558 rằng "đối với hình học, không ai có trí óc sáng suốt có thể phủ nhận điều đó Archimedes là một vị thần nào đó ". Tartaglia xuất bản ấn bản tiếng Latinh 71 trang của Archimedes vào năm 1543, "Opera Archimedis Syracusani Philosophi et mathematici ingeniosissimi", chứa các tác phẩm của Archimedes về hình parabol, hình tròn, trọng tâm và các vật thể trôi nổi. Guarico đã xuất bản hai ấn bản tiếng Latinh của hai ấn bản đầu tiên vào năm 1503, nhưng các công trình nghiên cứu về trọng tâm và các vật thể nổi chưa được xuất bản trước đó. Tartaglia đã xuất bản các phiên bản tiếng Ý của một số văn bản Archimedean sau này trong cuộc đời, người thi hành công việc của ông tiếp tục xuất bản các bản dịch của ông sau khi ông qua đời. Galileo có lẽ đã biết đến công việc của Archimedes qua những ấn bản được phổ biến rộng rãi này. Ấn bản tiếng Ý về Euclid năm 1543 của Tartaglia , "Euclide Megarense Philosopho" , đặc biệt có ý nghĩa khi là bản dịch đầu tiên của Nguyên "tố" sang bất kỳ ngôn ngữ hiện đại nào ở châu Âu. Trong hai thế kỷ, Euclid đã được dạy từ hai bản dịch tiếng Latinh lấy từ một nguồn tiếng Ả Rập; những sai sót này trong Quyển V, lý thuyết về tỷ lệ của Eudoxian , khiến nó không thể sử dụng được. Ấn bản của Tartaglia dựa trên bản dịch tiếng Latinh của Zamberti về một văn bản tiếng Hy Lạp không bị gián đoạn , và đã hoàn thành chính xác Quyển V. Ông cũng đã viết bài bình luận hiện đại và hữu ích đầu tiên về lý thuyết này. Công trình này đã trải qua nhiều lần xuất bản trong thế kỷ XVI và giúp truyền bá kiến ​​thức toán học đến những người không học thuật nhưng ngày càng hiểu biết về toán học và toán học ở Ý. Lý thuyết đã trở thành một công cụ thiết yếu đối với Galileo , cũng như đối với Archimedes . "Tổng Trattato di Numeri et Misure". "Tổng quan trattato di numri et misure" , 1556 Tartaglia là một ví dụ điển hình và cuối cùng đã vượt qua truyền thống bàn tính đã phát triển mạnh mẽ ở Ý từ thế kỷ thứ mười hai, một truyền thống về toán học thương mại cụ thể được giảng dạy tại các trường học bàn tính được các cộng đồng thương gia duy trì. "Maestros d'abaco" như Tartaglia dạy không phải bằng bàn tính mà bằng giấy và bút, các thuật toán khắc sâu của loại thuật toán được tìm thấy trong các trường phổ thông ngày nay. Kiệt tác của Tartaglia là "General Trattato di Numeri et Misure" ( "Tổng luận về Số và Đo lường" ), một bách khoa toàn thư dài 1500 trang gồm sáu phần được viết bằng phương ngữ Venice, ba phần đầu tiên ra mắt vào năm 1556 về thời điểm cái chết của Tartaglia và ba cuốn cuối cùng được xuất bản sau khi người thực thi văn học và nhà xuất bản Curtio Troiano của ông vào năm 1560. David Eugene Smith đã viết về "General Trattato" rằng đó là:luận thuyết hay nhất về số học xuất hiện ở Ý trong thế kỷ của ông, chứa đựng một cuộc thảo luận rất đầy đủ về các phép toán số và các quy tắc thương mại của các nhà số học Ý. Cuộc sống của người dân, phong tục tập quán của các thương nhân và những nỗ lực cải tiến số học vào thế kỷ 16 đều được thể hiện trong tác phẩm đáng chú ý này. Phần I dài 554 trang và về cơ bản là một số học thương mại, bao gồm các chủ đề như các phép toán cơ bản với các đơn vị tiền tệ phức tạp trong ngày (đồng ducats, selli, pizolli, v.v.), trao đổi tiền tệ, tính lãi và phân chia lợi nhuận. các công ty. Cuốn sách có đầy đủ các ví dụ đã làm việc nhấn mạnh nhiều vào các phương pháp và quy tắc (tức là các thuật toán), tất cả đều sẵn sàng để sử dụng gần như nguyên trạng. Phần II đề cập đến các vấn đề số học tổng quát hơn, bao gồm cấp số cộng, lũy thừa, khai triển nhị thức, tam giác Tartaglia (còn được gọi là "tam giác Pascal"), các phép tính với căn và tỷ lệ / phân số. Phần IV liên quan đến hình tam giác, đa giác đều, chất rắn Platonic và các chủ đề Archimedean như vuông góc của hình tròn và bao quanh một hình trụ xung quanh một hình cầu. Tam giác của Tartaglia. Bài chi tiết: Tam giác Tartaglia Tam giác Tartaglia từ"General Trattato di Numeri et Misure" , Phần II, Quyển 2, tr. 69. Tartaglia rất thành thạo với các phép mở rộng nhị thức và bao gồm nhiều ví dụ làm việc trong Phần II của "General Trattato" , một phần giải thích chi tiết về cách tính toán các tổng của, bao gồm các hệ số nhị thức thích hợp . Tartaglia đã biết đến tam giác Pascal trước Pascal một trăm năm, như thể hiện trong hình ảnh này từ "General Trattato" . Ví dụ của anh ấy là số, nhưng anh ấy nghĩ về nó về mặt hình học, đường ngang ở đỉnh của tam giác bị chia thành hai đoạn và , điểm ở đâulà đỉnh của tam giác. Số lượng mở rộng nhị thức để lấycho số mũ khi bạn đi xuống hình tam giác. Các ký hiệu dọc bên ngoài đại diện cho lũy thừa ở giai đoạn đầu của ký hiệu đại số:, và như thế. Anh ta viết rõ ràng về quy tắc hình thành cộng, rằng (ví dụ) 15 và 20 liền kề ở hàng thứ năm cộng với 35, xuất hiện bên dưới chúng ở hàng thứ sáu. Giải phương trình bậc ba. Tartaglia có lẽ được biết đến nhiều nhất hiện nay vì những xung đột của anh ta với Gerolamo Cardano . Năm 1539, Cardano đã khuyến khích Tartaglia tiết lộ lời giải của ông cho các phương trình bậc ba bằng cách hứa sẽ không công bố chúng. Tartaglia đã tiết lộ bí mật của các nghiệm của ba dạng khác nhau của phương trình bậc ba trong câu. Vài năm sau, Cardano tình cờ nhìn thấy tác phẩm chưa được xuất bản của Scipione del Ferrongười đã độc lập đưa ra giải pháp tương tự như Tartaglia. Vì tác phẩm chưa xuất bản có niên đại trước tác phẩm của Tartaglia, Cardano quyết định lời hứa của mình có thể bị phá vỡ và đưa giải pháp của Tartaglia vào lần xuất bản tiếp theo. Mặc dù Cardano đã ghi nhận phát hiện của mình, Tartaglia vẫn vô cùng khó chịu và một trận đấu thách thức công khai nổi tiếng đã diễn ra giữa anh và học trò của Cardano, Ludovico Ferrari . Tuy nhiên, những câu chuyện lan rộng rằng Tartaglia đã cống hiến phần đời còn lại của mình để hủy hoại Cardano, dường như là hoàn toàn bịa đặt. Các nhà sử học toán học hiện nay công nhận cả Cardano và Tartaglia với công thức giải phương trình bậc ba, gọi nó là " công thức Cardano – Tartaglia ". Thể tích của một tứ diện. 13-14-15-20-18-16 kim tự tháp từ "General Trattato di Numeri et Misure" , Phần IV, Quyển 2, tr. 35. Tartaglia là một máy tính phi thường và là bậc thầy về hình học rắn. Trong Phần IV của "Tổng quát về Trattato" , ông chỉ ra bằng ví dụ cách tính chiều cao của một kim tự tháp trên một đáy tam giác, tức là một tứ diện không đều. Đáy của kim tự tháp là một Tam giác, với các cạnh chiều dài và vươn lên đỉnh từ điểm, và tương ứng. Tam giác cơ sở phân vùng thành và hình tam giác bằng cách thả vuông góc từ điểm sang một bên . Anh ta tiến hành dựng một tam giác trong mặt phẳng vuông góc với đường thẳng qua đỉnh của kim tự tháp, điểm, tính cả ba cạnh của tam giác này và lưu ý rằng chiều cao của nó là chiều cao của hình chóp. Ở bước cuối cùng, anh ta áp dụng lượng nào vào công thức này cho chiều cao của một tam giác về các cạnh của nó (chiều cao từ bên đến đỉnh đối diện của nó): một công thức suy ra từ Định luật Cosin (không phải ông trích dẫn bất kỳ sự biện minh nào trong phần này của "Tổng Trattato" ). Tartaglia giảm một chữ số sớm trong phép tính, lấy như, nhưng phương pháp của anh ấy là âm thanh. Câu trả lời cuối cùng (đúng) là: Thể tích của kim tự tháp có thể dễ dàng nhận được sau đó (không phải do Tartaglia đưa ra): Simon Stevin đã phát minh ra phân số thập phân vào cuối thế kỷ XVI, vì vậy con số cuối cùng sẽ xa lạ với Tartaglia, người luôn sử dụng phân số. Tất cả đều giống nhau, theo một số cách, cách tiếp cận của anh ấy là một phương pháp hiện đại, gợi ý bằng ví dụ một thuật toán để tính chiều cao của hầu hết hoặc tất cả các tứ diện không đều, nhưng (như thường lệ đối với anh ấy) anh ấy không đưa ra công thức rõ ràng.
1
null
Scipione del Ferro (1465-1526) là nhà toán học người Ý. Ông là người đã phá được lời nguyền hàng thế kỷ của toán học: làm sao giải được phương trình bậc ba? Vào năm 1526, Ferro đã tìm ra cách giải phương trình x3+a.x=b với a và b đều có giá trị lớn hơn 0. Tuy nhiên, ông lại không công bố phát minh này của mình. Nhưng, Ferro đã tạo nên một bước ngoặt quan trọng cho toán học mà sau này những Niccolò Fontana Tartaglia, Gerolamo Cardano và Lodovico Ferrari tiếp bước. Đó là mở ra cơ hội giải các phương trình đại số. Các nhà toán học Ý đã tạo nên những bước đi to lớn đầu tiên cho nền toán học Phục hưng, tạo tiền đề không nhỏ cho những bước tiến vĩ đại sau này.
1
null
Inu to Hasami wa Tsukaiyō (犬とハサミは使いよう) còn được biết với tên InuHasa (犬ハサ) là loạt light novel do Sarai Shunsuke thực hiện và Nabeshima Tetsuhiro minh họa. Tác phẩm bắt đầu phát hành từ ngày 28 tháng 2 năm 2011 đến ngày 30 tháng 1 năm 2015 bởi Enterbrain thông qua nhãn hiệu Famitsu Bunko. Tác phẩm cũng đã được chuyển thể thành các loại hình truyền thông khác như manga và anime. Ōniwa Kamon đã thực hiện chuyển thể manga và đăng trên tạp chí Shōnen Ace từ ngày 26 tháng 5 năm 2012. Gonzo đã thực hiện chuyển thể anime và phát sóng từ ngày 01 tháng 7 đến ngày 16 tháng 9 năm 2013. Tổng quan. Sơ lược cốt truyện. Cốt truyện xoay quanh cuộc sống của Kazuhito Harumi người rất đam mê đọc sách nhưng sau đó bị giết trong vụ cướp khi anh cố bảo vệ một cô gái. Lúc tỉnh dậy Kazuhito thấy mình đang ở trong hình hài của một chú chó và chả ai hiểu anh đang nói gì, sau đó anh gặp Kirihime Natsuno cô gái mà anh đã cố cứu và biết được rằng cô chính là nữ nhà văn mà anh hâm mộ. Khi Kirihime nhận ra anh là người đã cứu mình bây giờ đang kẹt trong lốt chó cô đã mời anh ở lại nhà của mình vì cảm thấy có trách nhiệm trong cái chết của anh, cô cũng là một trong số ít người có thể giao tiếp được với anh trong hình dáng mới. Kirihime có tình cảm với Kazuhito và ghen khi anh tiếp xúc với các cô gái khác cũng như thích "tra tấn" anh chàng nhất là khi anh nói về vòng một của mình, cô có thể sử dụng một cây kéo sắc như kiếm làm vũ khí với độ chính xác ấn tượng. Truyền thông. Light novel. Light novel do Sarai Shunsuke thực hiện và Nabeshima Tetsuhiro minh họa. Tác phẩm bắt đầu phát hành từ ngày 28 tháng 2 năm 2011 từ ngày 30 tháng 1 năm 2015 bởi Enterbrain thông qua nhãn hiệu Famitsu Bunko thẳng thành các bunkobon chứ không đăng trên tạp chí. Tổng cộng có 14 tập được phát hành trong đó có 10 tập chính và 4 tập tổng hợp các mẫu truyện ngắn. Sharp Point Press đã đăng ký để phát hành loạt tiểu thuyết này tại Đài Loan. Drama CD. Một phiên bản drama CD có tên "Inu to Hasami wa Tsukaiyō Isoite wa Inu wo Shi Sonjiru" (犬とハサミは使いよう 急いては犬をし損じる) đã phát hành vào ngày 07 tháng 3 năm 2012 như một phần trong bộ đĩa "Famitsu Bunko drama CD "FB CollectDrama"". Manga. Ōniwa Kamon đã thực hiện chuyển thể manga của tiểu thuyết và đăng trên tạp chí dành cho shōnen là Shōnen Ace của Kadokawa Shoten từ ngày 26 tháng 5 năm 2012. Kadokawa Shoten sau đó đã tập hợp các chương lại để phát hành thành các tankōbon, tính đến ngày 26 tháng 8 năm 2013 thì đã có 3 tập được phát hành. Anime. Gonzo đã thực hiện chuyển thể anime và phát sóng từ ngày 01 tháng 7 đến ngày 16 tháng 9 năm 2013 với 12 tập trên các kên AT-X, Sun TV, Tokyo MX và TV Kanagawa. Sentai Filmworks đã đăng ký bản quyền phiên bản tiếng Anh của bộ anime để tiến hành phân phối tại thị trường Bắc Mỹ còn Madman Entertainment thì đăng ký tại Úc và New Zealand. Trò chơi điện tử. Một trò chơi điện tử có tên "Inu to Hasami wa Tsukaiyō Dokusho Hyaku-ben inu kara Tsūzu" (犬とハサミは使いよう 読書百遍犬から通ず) đã được thực hiện và phát hành cho hệ iOS/Android. Trò chơi có hai chế độ là giải đố và visual novel, trong đó chế độ giải đố tập trung vào các câu hỏi trong khi visual novel tập trung đi sâu vào cốt truyện. Âm nhạc. Bộ anime có hai bài hát chủ đề, một mở đầu và một kết thúc. Bài hát mở đầu có tên "Wanwanwanwan N_1!!" (わんわんわんわんN_1!!) do Inu Musume Club trình bày, bài hát này còn được dùng làm bài hát kết thúc tập 12, bài hát kết thúc có tên "Lemonade Scandal" do Serizawa Yū trình bày, đĩa đơn chứa hai bài hát đã phát hành vào ngày 17 tháng 7 năm 2013. Album chứa các bản nhạc dùng trong bộ anime đã phát hành vào ngày 09 tháng 10 năm 2013. Một bộ gồm 7 đĩa đơn chứa các bài hát do các nhân vật trình bày đã phát hành từ ngày 31 tháng 7 đến ngày 25 tháng 9 năm 2013. Album chứa các bài hát do các nhân vật trình bày thì phát hành vào ngày 11 tháng 9 năm 2013 và album khác phát hành vào ngày 19 tháng 2 năm 2014, cả hai album này đều đính kèm một đĩa chứa đoạn phim trình bày nhạc phẩm.
1
null
Hà Vỹ Địa (Hangul: "Ha Wiji"; 1387-1456) là một chính trị gia trong những năm đầu triều đại Triều Tiên. Ông được biết đến như một trong những Tử Lục Thần (Sayuksin) đã tiến hành cuộc chính biến Đinh Sửu nhằm lật đổ vua Triều Tiên Thế Tổ. Tiểu sử. Hà Vỹ Địa sinh năm 1387 trong một gia đình quý tộc lưỡng ban thuộc Tấn Châu Hà thị. Ông tham gia khoa cử năm 1435 và đỗ đạt cao trong kỳ thi năm 1438. Ông được bổ nhiệm vào Tập Hiền Điện vào năm 1442 thì được Thế Tông trở thành lãnh đạo ("gyori"), tham gia biên sử và các văn bản khác. Sau cái chết của vua Thế Tông, Thế tử Lý Hướng lên ngôi, tức Triều Tiên Văn Tông. Tuy nhiên, năm 1452, Văn Tông chết do bệnh nặng khi mới làm vua được hai năm (1450-1452). Triều đình tôn hoàng tử nhỏ tuổi ngôi vua, tức Triều Tiên Đoan Tông, tuy nhiên thực quyền lại nằm trong tay hai quyền thần Hoàng Phủ Nhân ("Hwangbo In") và Kim Tông Thụy ("Kim Jongseo"). Năm 1453, phái đối lập trong triều đình do Thủ Dương Đại Quân Lý Nhu đứng đầu tiến hành giết tướng Kim Tông Thụy, Hà Vỹ Địa xin rút lui khỏi quan trường. Đến năm 1455, vua Đoan Tông lại bổ nhiệm ông làm Lễ bộ thị lang. Trong năm 1455, Thủ Dương Đại Quân tiến hành lưu đày rồi sát hại Lỗ Sơn Quân, sau đó bức vua Đoan Tông thoái vị làm Thái Thượng vương, lên ngôi vua tức Triều Tiên Thế Tổ. Năm 1456, Hà Vỹ Địa - cùng nhiều đại thần trong triều đình - do bất mãn với hành vi soán ngôi của Thế Tổ nên đã âm mưu thiết lập đảo chính nhằm đưa Đoan Tông trở lại ngôi vua. Tuy nhiên, Tư nghiệp Thành Quân Quán Kim Trực ("Kim Jil") đã phản bội và mật báo cho Thế Tổ. Chính biến Đinh Sửu thất bại, Hà Vỹ Địa cùng các đại thần Phác Bành Niên ("Pak Paengnyeon"), Thành Tam Vấn ("Seong Sam-mun"), Lý Khải ("Yi Gae"), Du Ứng Phu ("Yu Eung-bu"), Liễu Thành Nguyên ("Yu Seong-won") bị bắt sau đó bị giết. Sử sách gọi sau người là Tử Lục Thần ("Sayuksin").
1
null
Hươu sao Đài Loan (Danh pháp khoa học: "Cervus nippon taioanus") ) là một phân loài của loài hươu sao và là loài đặc hữu của đảo Đài Loan. Hươu Đài Loan, giống như hầu hết các loài động vật trên cạn và hệ thực vật của Đài Loan, đã di chuyển đến trên hòn đảo vào thời kỳ Băng hà khi mực nước biển thấp hơn đã nối liều đảo Đài Loan với lục địa châu Á. Lịch sử. Khi chiếm hòn đảo Đài Loan, người Hà Lan đã nhận ra tiềm năng của các đàn hươu sao ("Cervus nippon taioanus") lớn đi lại lang thang tại vùng đồng bằng phía tây hòn đảo. Da hươu bền dai được người Nhật đánh giá cao, họ sử dụng chúng để làm áo giáp cho samurai. Các bộ phận khác của hươu được bán cho các thương nhân Trung Quốc để làm thực phẩm hay dược phẩm. Người Hà Lan trả công cho những người nguyên trú khi họ đem hươu đến và cố gắng quản lý số hươu để theo kịp với nhu cầu. Những con hươu vốn là kế sinh nhai của dân nguyên trú lại bắt đầu biến mất, buộc họ phải thay đổi cách thức kiếm sống. Tuy nhiên, vẫn có các phân loài hươu sao còn tồn tại trong điều kiện nuôi nhốt và sau đó việc đưa chúng quay trở về với môi trường tự nhiên đã đạt được thành công. Quần thể hươu tại Đài Loan đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các hoạt động của con người đối với bốn trăm năm qua. Cho đến đầu thế kỷ 17, dân số của Đài Loan là thấp và bao gồm hầu hết các dân tộc Nam Đảo, người đã sống trên hòn đảo này trong hàng ngàn năm. Trong số người nhập cư thế kỷ 17 từ Trung Quốc đại lục tăng lên đáng kể để đáp ứng với sự bất ổn chính trị ở Trung Quốc và các cơ hội kinh tế Đài Loan, trong đó từ năm 1624 cho đến năm 1684 đã được kiểm soát bởi Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC). Các VOC, điều hành từ cảng Tayouan (An Bình hiện đại ngày nay, Đài Nam) ở tây nam Đài Loan, thành lập một trạm buôn bán kinh doanh chính là xuất khẩu của da sang châu Âu. Trong sáu thập kỷ hoạt động xuất khẩu 2-4.000.000 tấm da đã được xuất khẩu sang châu Âu. Xuất khẩu giảm khi người Hà Lan bị loại ra khỏi Đài Loan vào năm 1684, nhưng vẫn tiếp tục trong suốt thời kỳ nhà Thanh với một các trung chuyển đến Nhật Bản như thị trường xuất khẩu lớn. Việc săn bắn trong thời kỳ Hà Lan đô hộ đã làm giảm nghiêm trọng giảm dân số của chúng. Quần thể hươu tiếp tục giảm trong vài thế kỷ tiếp theo là dân số của con người mở rộng-môi trường sống tự nhiên của chúng ở vùng đồng bằng đất thấp đang dần chuyển đổi sang đất nông nghiệp, đô thị hóa và sau đó, khi dân số của con người tăng lên. Săn bắn cũng tiếp tục. Kết quả là, các quần thể hoang dã giảm đều đặn, và trong năm 1969, cá thể hoang dã nổi tiếng cuối cùng đã bị giết chết. Tuy nhiên, con nai được dễ dàng giam giữ trong điều kiện nuôi nhốt và đã có một số quần thể nuôi nhốt C. n. taiaoanus. Năm 1984 Hội đồng Nông nghiệp Đài Loan Dự án Tái cấu trúc loài hươu này, có trụ sở tại Công viên quốc gia Kenting trên mũi phía nam của đảo tài trợ cho dự án. Hai mươi hai con nai đã được chuyển từ vườn thú Đài Bắc để phục vụ như một quần thể sáng lập. Trong 10 năm tiếp theo con nai đã được duy trì cho đến khi đưa cuối cùng của chúng vào công viên quốc gia vào năm 1994. Tổng cộng hơn 200 con hươu đã được thả ra và dân số hiện tại, bây giờ lan rộng ra khỏi biên giới công viên, được ước tính vượt quá 1.000 cá thể. Đặc trưng. Chiều cao của hươu Đài Loan khi đứng từ 90–120 cm tính đến vai. Con đực lớn hơn và gạc rụng. Những chiếc lớp lông mùa hè là màu nâu ánh sáng, với những đốm trắng rõ ràng, trong khi vào mùa đông lớp lông ngoài của chúng là tối hơn và các đốm mờ dần. Sự phân bố tự nhiên của chúng về Đài Loan trong các rừng từ mực nước biển lên đến khoảng 300 m cao. Chúng giống như nhiều loài hươu khác thích khu vực rừng hỗn giao, trảng, và đất trống. Trong điều kiện tự nhiên đồng bằng phù sa thấp kéo dài từ ngày nay Đài Bắc dọc theo bờ biển phía tây gần đến mũi phía nam của đảo là môi trường sống và các quần thể tự nhiên sẽ có được khá dày đặc. Đặc điểm chung. Mô tả chung. Nhìn chung, chúng có thể chất nhẹ nhàng, cân đối, chân dài và mảnh. Đầu nhỏ, cổ dài, tai thường dài hơn đuôi. Bộ lông nhìn chung có màu vàng đậm, con cái nhạt hơn và con đực thẫm hơn. Trên nền vàng đỏ rải rác những đốm trắng, sạch gọi là “sao”. Độ lớn của những sao này nhỏ về phía lưng và lớn hơn về phía bụng. Những sao ở hai bên sống lưng tạo thành hai hàng vạch dọc, còn các sao ở mình không có hàng rõ rệt. Từ gáy đến cổ và dọc trên sống lưng có một đường chỉ thẫm, mút đuôi có lông màu trắng, mặt dưới đuôi trần. ở phía dưới gốc đuôi và mặt sau của đùi có những sợi lông trắng dài 4 – 6 cm kết hợp tạo thành cái gọi là “gương”. “Gương” này có hình tam giác, chỉ những khi xúc cảm, những lông của “gương” này mới dựng lên. Tuyến nước mắt phát triển mạnh. Co cái không có sừng. Hươu đực mới có sừng Con đực có sừng 2 - bốn nhánh. Thân phủ lông ngắn, mịn, màu vàng hung, có 6 - 8 hàng chấm trắng (như sao) dọc theo hai bên thân. Có vệt lông màu xám kéo dài từ gáy dọc theo sống lưng. Bụng màu vàng nhạt. Bốn chân thon nhỏ màu vàng xám. Đuôi ngắn, phía trên vàng xám, phía đuôi trắng, mút đuôi có túm lông trắng. Đầu to vừa phải có dạng hình chữ V, khoảng cách giữa hai gốc sừng rộng, mắt tinh, mõm dài vừa, đôi tai luôn nghe nhóng nhanh nhạy, đầu cổ kết hợp tốt, cổ dài vừa phải và thon nhỏ, sống lưng thẳng, lưng thon mình ngựa, lưng, sườn, bụng kết hợp, mông cân đối nở nang, đùi đầy đặn có cơ thịt nỗi rõ chắc, mông và đùi linh hoạt, kết hợp chắc chắn. Bốn chân thon nhỏ dài vừa chắc chắn, vận động tự nhiên, nhanh nhẹn, hai chân trước không qua thấp so với hai chân sau, hai chân sau chùng xuông so với hai chân trước, phía sau hơi thấp hơn so với phía trước, con cái thì đuôi luôn phe phẩy, mắt sáng nhanh nhẹn, hươu cái có cơ thể phát triển cân đối, khoẻ mạnh, béo vừa phải. Bình thường lông có màu vàng sẩm, trên thân có những đốm trắng giống sao nỗi rõ, dưới cằm, cổ, đùi có màu trắng nhạt, tính tình nhanh nhẹn ít hung dữ, mắt tinh, mõm dài vừa, đôi tai luôn nghe nhóng nhanh nhạy. Tập tính ăn. Trong tự nhiên, chúng thường sống theo đàn từ 5-7 con, có khi tới hàng chục con. Hươu sao thích sống nơi trảng cỏ, rừng thưa và những nơi gần đầm hồ, sông, suối nơi có nhiều lá và cỏ non. Chúng là động vật yếu, luôn là con mồi ngon của nhiều loài thú ăn thịt như hổ, báo… nên chúng có tập tính kiếm ăn vào ban đêm. Chúng chủ yếu hoạt động vào ban đêm, ban đêm hươu ăn tới 60% tổng số thức ăn của khẩu phần. Thức ăn là cỏ, lá cây, ưa thích nhất là các loại lá cây có nhựa mủ như: sung, ngái, mít, chúng thích ăn cỏ tươi, không ăn cỏ đã khô và các loại lá cây, chúng sống ở rừng thưa trên núi đất, ưa thích nơi khô ráo. Sống thành từng đàn, hiền lành và nhút nhát, chúng đặc biệt rất nhút nhát, thính giác và thị giác rất tốt, thích sinh hoạt bầy đàn thể hiện tính hoang dã. Sinh sản. Hươu hai tuổi thì trưởng thành sinh dục (động dục và giao phối). Chúng động dục vào mùa thu và đẻ vào mùa xuân, thời gian chửa khoảng 6 tháng rưỡi đến 7 tháng, lúc con đực đòi nhảy mà con cái trốn chạy, nó có thể phát khùng và húc chết con cái. Khi con cái động dục có biểu hiện là việc kêu rống, đi lại nhiều, hươu đực ít ăn hơn bình thường từ 30 - 40%, tiếng kêu rít lên to và kết thúc bằng giọng khàn khàn. Thời kỳ này hươu đực bị kích thích mạnh, tính tình hung dữ hơn, đi lại lung tung, hay cúi gầm đầu xuống sát đất, hướng cặp sừng ra phía trước như sẵn sàng lao vào cuộc ẩu đả, hai chân trước cào bới đất. Dịch hoàn phát triển mạnh, dương vật luôn rỉ nước màu đen như nước điếu, mùi rất hoi. Hươu cái trong mùa động dục thường cũng ít ăn hơn. Hiện tượng động dục tương đối rõ xung huyết thành âm đạo, cổ tử cung tiết niêm dịch, đầu kỳ động hớn niêm dịch dính kéo dài như thủy tinh, giữa kỳ động hớn niêm dịch trong suốt chứa đầy âm đạo và chảy ra quanh cơ quan sinh dục ngoài, còn cuối kỳ động hớn niêm dịch đục và giảm số lượng. Hươu cái động hớn thường biểu hiện không yên tĩnh, thích gần con đực. Vài ngày trước khi đẻ, hươu cái ít hoạt động hơn và thường nằm tách biệt với đàn. Những biểu hiện bên ngoài dễ thấy như bụng to, bầu vú căng và sạ xuống, âm hộ sưng mọng, thái độ hoảng hốt lúc đứng, lúc nằm, đuôi ve vẩy luôn. Hươu thường đẻ con vào ban đêm nhất là khoảng chiều tối. Động tác đẻ giống như trâu bò, trước lúc đẻ có hiện tượng vỡ màng ối, làm chảy ra một chất nước nhầy màu vàng đục. Sau đó 2 chân trước con non ra trước, rồi đến mõm, đầu, ngực, lưng và 2 chân sau. Hươu con ra theo chiều lưng - bụng như trên là đẻ thuận. Thời gian từ khi vỡ màng ối cho đến lúc 2 chân trước con non lò ra, thường kéo dài 5 - 10 phút và đến khi đẻ hươu con ra khoảng 25 - 40 phút. Hươu mẹ thường dùng răng cắn đứt dây rốn, rồi liếm khắp mình con cho khô sạch. Hươu con đẻ ra khoảng nửa giờ sau khi đẻ đã đứng dậy được và bú mẹ. Trong những ngày đầu, hươu con thường nằm nhiều và nằm tách mẹ đến bữa mới về bú.
1
null
Gyalwang Drukpa (chữ Tạng: ) danh hiệu của một nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng thuộc trường phái Ca-nhĩ-cư. Các vị Gyalwang Drukpa được cho là hiện thân của sư Tsangpa Gyare - người khai sinh ra phái Drukpa Kagyu. Gyalwang Drukpa thứ 12 là ông Jigme Pema Wangchen. Lịch sử. Lịch sử Truyền thừa Drukpa khởi nguồn từ Đức Phật Nguyên Thủy Kim Cương Tổng Trì, Ngài là chủ của một trăm Phật Bộ và là hiện thân của tất cả chư Phật trong ba đời. Nguồn Pháp mạch Truyền thừa được ban truyền trực tiếp từ Đức Phật Kim Cương Tổng Trì tới Đại thành tựu giả Ấn Độ thế kỷ thứ X là Đức Tilopa, rồi được Đức Tilopa trao truyền trọn vẹn tới đệ tử của mình là Đại thành tựu giả Naropa (956–1050). Sau Đức Naropa, Truyền thừa được tiếp nối đến Đại Thượng sư Marpa (1012–1096) rồi truyền xuống Đại thành tựu giả Jetsun Milarepa (1040–1123), thành tựu giác ngộ đại hợp nhất ngay trong một đời. Sau đó, Đức Milarepa truyền trao giáo pháp cho Đức Gampopa (1079–1153), "Trăng rằm" vô song, đã được Đức Phật Thích Ca huyền ký trong nhiều Kinh điển và Mật điển. Từ Đức Gampopa, Truyền thừa lại được truyền xuống tới Đức Phagmo Drupa (1110–1170), hóa thân của Phật Ca La Ca Tôn Đại – Đức Phật thứ hai của hiện kiếp này. Pháp mạch Truyền thừa được truyền tiếp tới Đại Thành tựu giả Lingchen Repa (1128–1188), thành tựu hạnh xả ly với sự chứng ngộ cao quý tuyệt đối. Kế đến, pháp mạch Truyền thừa được truyền tới Đức Drogon Tsangpa Gyare (1161–1121), Đại đệ tử vô song của Đại thành tựu giả Lingchen Repa, được kính ngưỡng là chân hóa thân của Đức Phật Quan Âm với sự đản sinh, danh tính và công hạnh được huyền ký trước đó tại nhiều Kinh điển, Mật điển. Đức Drogon Tsangpa Gyare chính thức đặt tên cho Truyền thừa là Druka (có nghĩa là "Thiên Long"), qua đó trở thành Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ I. Ngài thâu nhận vô số đệ tử đều là các thành tựu giả, hoằng truyền giáo pháp và để lại tầm ảnh hưởng rộng khắp tại các quốc gia và lãnh thổ trên dãy Himalaya như Ladakh, Nam Ấn, Tây Bengal, Lahaul, Kinnaur, Nepal, Bhutan, Sikkim... Đây là truyền thống tu tập trứ danh với những pháp tu trì thâm diệu thành tựu Phật quả ngay trong một đời như "Sáu Pháp Yoga của Naropa", giáo pháp khẩu truyền tâm yếu "Đại Thủ Ấn", những giáo pháp thiền định đặc biệt như "Sáu Pháp Vị Bình Đẳng", "Bảy Pháp Duyên Khởi". Kể từ đời thứ II trở đi, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa cũng là nắm giữ "Sáu sức Trang Hoàng của Naropa", Pháp bảo tối thắng tượng trưng cho sự chứng đắc Mật thừa Tantra vô song. Các xá lợi quý giá bao gồm: Sáu Trang Hoàng bằng xương và bình quán đỉnh mà Đức Naropa đã từng sử dụng khi tu trì Kim Cương thừa, chiếc vương miện đen rực rỡ tết bằng tóc cúng dàng của một trăm ngàn vị Dakini tới Ngài và các bảo báu được trang trí vào thêm sau đó. Những ai có phúc duyên chiêm ngưỡng các xá lợi này sẽ được ban thần lực gia trì kiến tức giải thoát. Tương truyền, tầm ảnh hưởng của Truyền thừa Drukpa trong thời cực thịnh rộng lớn đến nỗi "chim linh thứu sải cánh bay mười tám ngày không ngừng nghỉ cũng chưa hết địa phận các trụ xứ". Ngạn ngữ nhân gian vùng núi tuyết còn lưu truyền câu kệ sau: "Một nửa người dân là đệ tử Truyền thừa Drukpa, Một nửa đệ tử Truyền thừa Drukpa là hành giả Yogi, Một nửa hành giả Yogi là Đại Thành tựu giả". Lịch sử Phật giáo Kim Cương thừa còn ghi lại vào thời kỳ Phật pháp bị suy vi do ngoại đạo tàn phá, các Thành tựu giả Truyền thừa Drukpa đã phô diễn vô số đại thần thông bất khả tư nghì, điều phục ngoại đạo và giáo hoá chúng sinh bằng hành vi, thái độ, cung cách phi thường cùng những phương tiện thiện xảo giúp chuyển hóa sâu sắc thế giới nội tâm, qua đó đánh đổ hủ tục và tập khí huân tập lâu đời, đồng thời tạo luồng sinh khí năng động, tích cực cho xã hội. Kể từ thời điểm Đức Tsangpa Gyare thành tựu Đại giác ngộ rồi sáng lập Truyền thừa Drukpa, với tâm nguyện phụng sự nhân loại, lợi ích chúng sinh, Ngài đã liên tục hóa thân chuyển thế 12 lần với pháp danh và thời điểm như sau: Thân thế. Gyalwang Drukpa sinh năm 1963 trong gia đình tu theo Kim cương thừa có dòng dõi tôn quý. Phụ thân Ngài là Kyabje Bairo Rinpoche, hóa thân đời thứ 36 của Đại dịch giả Vairochana – một đệ tử nổi tiếng của Thượng sư Liên Hoa Sinh. Thân mẫu là Bà Mayum-la Konchok Pema thuộc dòng dõi Thượng sư Nyadak Nyang vĩ đại của Truyền thừa Nyingmapa, vị Terton đầu tiên trong số ba vị khám phá kho tàng chính trong lịch sử. Ngài sinh ra tại hồ Tso Pema (hồ Liên Hoa) ở phía Bắc Ấn Độ, nơi Đức Liên Hoa Sinh từng hiện sinh vào thế kỷ VIII. Ngài chào đời vào buổi bình minh ngày mùng 10 tháng 1 năm Quý Mão (thuộc cung thứ 16 theo lịch Tạng, cũng chính là ngày vía Đức Liên Hoa Sinh), đúng lúc Đức Pháp Vương Dudjom Rinpoche và Tăng đoàn Kim cương thừa vân tập nơi hồ Tso Pema đang tổ chức lễ hội Tse Chu trình diễn vũ điệu Kim Cương mô tả tám hóa thân Liên Hoa Sinh. Vào lúc này, có nhiều điềm lành vi diệu như sấm sét, mưa cát tường, tuyết rơi rồi cầu vồng tuyệt đẹp thị hiện để chào đón sự hóa thân chuyển thế của đứng đầu Truyền thừa Drukpa. Đức Dudjom Rinpoche khi đó đã ban tặng pháp danh "Jigme Pema Wangchen" hay "Vô úy Liên hoa Quyền lực Tự tại" cho ấu nhi mới chào đời. Trong ba năm đầu tiên, ông sống với cha mẹ và gia đình. Ngay từ thuở nhỏ, Ngài đã bộc lộ bản chất của thánh nhân với lòng từ bi hiển bày tự nhiên, luôn lo lắng quan tâm ngay cả những sinh linh nhỏ bé thấp kém nhất. Cha mẹ Ngài như biết trước thân thế đã cố gắng giấu giữ Ngài trong một thời gian, tuy nhiên việc này không kéo dài được lâu do nhiều Thượng sư đã thiền định và có linh kiến về sự hóa thân chuyển thế của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa. Năm Bính Ngọ 1966, sau khi thỉnh cầu sự trợ giúp và linh kiến thiền định của các Thượng sư vĩ đại của mọi truyền thống đương thời và nhận được sự xác nhận ấn chứng của các Ngài, Hộ trì chúng sinh, Nhiếp Chính Vương Drukpa Thuksey Rinpoche đời thứ I của Truyền thừa Drukpa đã cùng Đức Khamtrul Rinpoche thứ 8 và Tăng đoàn Truyền thừa Drukpa đến vùng Dalhousie, nơi gia đình Đức Bairo Rinpoche cư trú để chính thức ấn chứng và cung nghinh hóa thân chuyển thế của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa. Sau khi tìm được hóa thân, các Ngài cử hành đại lễ tịnh hóa thân nghiệp và cúng dường Pháp y cho Ngài tại tự viện Khampa Gar ở Dalhousie. Không lâu sau, tại Dharamsala, ấu nhi đã thụ nhận lễ giá kéo và được ban thêm pháp danh Tenzin Jigdrel Lodoe nghĩa là "Thắng Giả Vô Úy Bảo Trì Giáo Pháp". Năm Đinh Mùi 1967, vào ngày 14 tháng giêng lịch Tạng, chư Thượng sư và Tăng đoàn Truyền thừa Drukpa cùng các Thượng sư Kim Cương thừa trứ danh đã vân tập và cử hành nghi lễ đăng quang cho Đức Pháp Vương hiện đời tại tự viện Druk Thubten Sangag Choeling ở Darjeeling, Tây Bengal, Ấn Độ. Đây là nơi Đức Pháp Vương tiếp tục quá trình tu học nghiêm cẩn nhiều năm dành cho hóa thân đứng đầu một truyền thống Phật giáo lớn. Ngài học đọc, viết, ghi nhớ tất cả kinh văn, nghi thức hành lễ và nghi quỹ và dần dần thụ nhận toàn bộ quán đỉnh của Truyền thừa Drukpa, những giáo lý nền tảng cho các pháp tu trì thâm diệu như Đại Thủ Ấn, Sáu Yoga của Naropa, Sáu Pháp Vị Bình đẳng, Bảy Pháp Duyên sinh, Pháp Khẩu Truyền của chư Dakini… Ngài lĩnh hội trọn vẹn dòng cam lồ giáo pháp tinh túy thâm sâu của Truyền thừa Drukpa từ Đức Nhiếp Chính Vương Drukpa Thuksey Rinpoche và đồng thời nghiên cứu tham học nhiều giáo pháp thù thắng thuộc mọi truyền thống tân phái, cổ phải từ các Thượng sư giác ngộ như Đức Zhichen Ontrul Rinpoche, Đức Dujom Rinpoche, Đức Trulshik Rinpoche, Đức Karmarpa đời thứ 16… Thành tựu. Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa là một trong những Thượng sư được tôn kính rộng khắp nhờ thành tựu trong công hạnh hoằng dương Phật pháp và các thiện hạnh lợi ích hữu tình. Nương ân đức và nỗ lực của Ngài, Truyền thừa Drukpa hiện vẫn duy trì hệ thống khoảng một ngàn tự viện tại các vùng miền trên dãy Himalaya như Ladakh, Nam Ấn, Tây Bengal, Lahaul, Kinnaur, Nepal, Bhutan, Sikkim... và còn được hoằng truyền rộng khắp thế giới với sự hiện diện của các Trung tâm tại châu Á (Hồng Kông, Đài Loan, Malaysia, Singapore, Việt Nam), châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Monaco, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, Ba Lan), châu Mỹ La tinh (Argentina, Peru, Mexico) và nhiều nhóm thực hành tại Bắc Mỹ. Ngài đồng thời khởi xướng nhiều dự án, sách tấn và truyền cảm hứng thực hành thiện hạnh đến đông đảo đại chúng. Năm 2007, Ngài sáng lập phong trào từ thiện quốc tế Live to Love, đến nay đã được mở rộng trên phạm vi 16 quốc gia, tập trung vào những dự án thiết thực như bảo vệ môi trường, cứu trợ nhân đạo, giáo dục, hỗ trợ y tế, và bảo tồn di sản. Các tình nguyện viên Live to Love tích cực tham gia vào các hoạt động thiện hạnh như xây dựng, vận hành các trường học, trạm xá, tổ chức chương trình khám chữa bệnh từ thiện, các chương trình phẫu thuật mắt (Eye camp) miễn phí, hoạt động tiếp tế cứu trợ cho những vùng gặp thiên tai, tham gia trồng cây, bộ hành nhặt rác, giúp nâng cao ý thức bảo tồn di sản văn hóa, gìn giữ môi trường. Một trong những dự án tiêu biểu của Ngài là ngôi trường học mang tên Druk White Lotus ở Ladakh, Ấn Độ. Công trình đã đoạt được rất nhiều giải thưởng quốc tế về thiết kế bền vững, trong đó có 3 Giải thưởng Kiến Trúc Thế giới (năm 2002) và Giải thưởng Thiết Kế Xuất Sắc của Hội đồng Anh về Môi trường Học đường (năm 2009). Trong số các dự án lớn nhằm bảo tồn di sản văn hóa Kim cương thừa của Ngài hiện còn có dự án trùng tu các đại tự viện ở Sikkim, Tự viện Hemis ở Laddakh, dự án xây dựng Đại Bảo Tháp và quần thể tâm linh Kim cương thừa tại Tây Thiên, Vĩnh Phúc, Việt Nam. Là người ủng hộ mạnh mẽ cho quyền bình đẳng của nữ giới, Đức Pháp Vương đã thành lập Tự Viện Druk Gawa Khilwa ở ngoại ô Kathmandu, Nepal và ở Shey, Ladakh. Tại đây, Ni chúng được hướng dẫn tu tập tâm linh và trao truyền những pháp môn mà trước đây chỉ dành riêng cho tăng chúng. Nổi tiếng với bài tập đồng diễn Kungfu mỗi ngày, chư ni tại tự viện đã được truyền thông quốc tế, bao gồm kênh truyền hình BBC giới thiệu trong một cuốn phim tài liệu dài nói về cách tiếp cận mới trong việc nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội. Truyền thừa Drukpa hiện cũng có số lượng chư Ni đăng ký tu học lớn nhất trong khu vực. Những chuyến hành hương Pad Yatra (bộ hành tâm linh, xem phim ) do Đức Pháp Vương tổ chức hàng năm thu hút hàng nghìn người tham gia. Những chuyến bộ hành "vì môi trường" như thế thường kéo dài từ 1 đến 3 tháng và trải qua chặng đường dài trên khu vực Ấn Độ – Himalaya. Các thành viên của đoàn sẽ thu gom rác thải nhựa trên đường đi để kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường. Năm 2010, các thành viên, tình nguyện viên của Truyền thừa Drukpa đã phá Kỷ lục Guinness Thế giới về trồng cây tại Himalaya trong thời gian ngắn nhất, với 50.033 cây xanh được trồng trong vòng 33 phút. Dưới sự hướng đạo của Đức Pháp Vương, các hoạt động và sáng kiến Live to Love ngày càng nhận được sự hỗ trợ tích cực từ cộng đồng quốc tế cũng như thu hút nhiều tình nguyện viên hưởng ứng tham gia.  Đức Pháp Vương cũng đưa ra sáng kiến và hỗ trợ công tác tổ chức Hội đồng Drukpa Thường niên, nơi vân tập của chư Thượng sư và đệ tử Truyền thừa Drukpa trên toàn thế giới và là diễn đàn để mọi người chung sức đồng lòng vận dụng các năng lực chữa lành của đạo Phật góp phần giải quyết những vấn đề khủng hoảng của xã hội hiện đại. Là đứng đầu Truyền thống Phật giáo, Đức Pháp Vương cũng thường nhận được lời thỉnh cầu tìm kiếm và xác nhận, đăng quang, ấn chứng hóa thân tái sinh ("Tulku") của các Thượng sư quá cố. Ngài luôn thực hiện sứ mệnh quan trọng này với trách nhiệm và sự chặt chẽ, nghiêm cẩn nhất bởi các hóa thân chuyển thế sẽ gánh vác trọng trách lớn lao trong việc hoằng truyền giáo pháp Đức Phật và giáo hóa chúng sinh. Trong hiện đời, Đức Pháp Vương đã tìm thấy và ấn chứng rất nhiều các hóa thân chuyển thế chính yếu của Truyền thừa Drukpa như Đức Kyabje Drukpa Yongdzin Rinpoche, Đức Gyalwa Lorepa, Đức Adeu Rinpoche, Đức Drukpa Choegon Rinpoche Tenzin Chokyi Gyatso, Đức Gyalwa Dokhampa (Nhiếp Chính Vương Kyabje Khamtrul Rinpoche đời thứ IX Jigme Pema Nyinjadh) (), Đức Drukpa Thuksey Rinpoche đời thứ II Jigme Mipham Shedrub, Đức Sengdrak Rinpoche, Đức Kunga Rinpoche…. Các nỗ lực và đóng góp trên phương diện thiện hạnh xã hội của Ngài đã được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế vinh danh qua các giải thưởng tôn quý như cúp "Anh hùng xanh", giải "Thành tựu trọn đời" của Chính phủ Ấn Độ. Ngài cũng được Thái tử Charles của Vương quốc Anh và Ban tổ chức Giải thưởng Trái đất thỉnh mời tham gia Ủy ban Giám khảo của giải thưởng cao quý này. Tháng 9 năm 2010, Đức Pháp Vương được Liên Hợp Quốc trao tặng Kỷ niệm chương "Vì Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ", tôn vinh những tổ chức và cá nhân đã có những cống hiến quan trọng cho sự nghiệp Phát triển Thiên niên kỷ trên phạm vi toàn cầu. Tháng 9 năm 2013, Liên Hợp Quốc tiếp tục vinh danh Ngài là " Bảo Hộ của vùng Himalaya" cho những đóng góp giúp bảo tồn môi trường.
1
null
Hồ Buttle là một hồ nước trên đảo Vancouver ở quận vùng Strathcona, British Columbia, Canada. Đó là dài khoảng 23 km (14 dặm) và rộng 1,5 km (0,9 dặm), có diện tích 28 km2 (11 dặm vuông), độ sâu lên đến 120 m (394 ft), và nằm ở độ cao 221 m (725 ft). Hồ nằm giữa sông Campbell và sông Vàng trong Công viên tỉnh Strathcona. Hồ là nguồn của sông Campbell. Hồ được đặt tên theo tên của John Buttle, nhà địa chất học và thực vật học đến từ Vườn thực vật hoàng gia Kew, London, người phát hiện ra hồ và lập bản đồ khu vực vào năm 1865. Buttle cũng khám phá đảo Vancouver cùng tiến sĩ Robert Brown như một phần của cuộc thám hiểm đảo Vancouver trong 1864.
1
null
Cá ruồi (Danh pháp khoa học: Porichthys notatus) là một loài cá trong chi Porichthys, họ Batrachoididae. Đây là một loài cá kỳ lạ đã tiến hoá một cách thức thông minh để tránh bị điếc bởi thứ tiếng ồn của chính mình. Đặc điểm sinh học. Cá ruồi dài 25 cm và sống ở ngoài khơi bờ biển phía Tây của Mỹ, từ California tới Alaska. Đây là động vật ăn đêm. Ban ngày, chúng vùi mình trong bùn hoặc cát. Vào những đêm mùa hè, cá kêu ầm ừ để thu hút con cái và khuyến khích các con cái đẻ trứng. Về tiến hóa, não của những con cá này đã điều chỉnh tiếng kêu sao cho chúng không bị điếc và có thể nghe thấy kẻ thù hoặc con cái đang bơi tới ngay cả khi chúng đang kêu la. Về cơ chế, cá ruồi điều chỉnh cả âm lượng tiếng kêu và việc nghe bằng các xung thần kinh phát ra từ cùng một vùng não. Một số xung được truyền tới các cơ xung quanh bóng hơi đây là bộ phận phát âm của cá và khiến nó dao động rồi phát âm. Cùng lúc này, các xung khác được gửi đến những tế bào lông trong tai đây bộ phận chuyển âm thanh thành tín hiệu điện mà não hiểu được nhằm hạn chế độ nhạy cảm của chúng. Cả hai xuất hiện khoảng 100 lần mỗi giây và chúng phối hợp nhịp nhàng đến mức bóng hơi dao động đúng vào lúc độ nhạy cảm trong tai giảm xuống, khi con vật phát ra âm thanh, thì đồng thời nó cũng bịt tai lại, để không bị điếc vì tiếng kêu của mình.
1
null
Sikorsky H-34 Choctaw (định danh công ty S-58) là một máy bay trực thăng quân sự động cơ đốt trong ban đầu được thiết kế bởi nhà sản xuất máy bay Mỹ Sikorsky như một cho Hải quân Hoa Kỳ. Nó đã được mở rộng sử dụng tuabin khí khi người Anh cấp phép là Westland Wessex và Sikorsky là S-58T sau này.
1
null
Tàu điện ngầm Incheon tuyến 2 dài 29.3 km có 27 trạm từ Oryu dong ở Seo-gu đến Incheon Grand Park. Tuyến 2 được xây dựng từ 26 tháng 5 năm 2009 và kế hoạch mở cửa vào tháng 8 năm 2014 và mở cửa vào năm 2016. Nó sẽ giao với Tuyến 1 tại Ga tòa thị chính Incheon, Korail tuyến 1 tại Ga Juan, và AREX tại Ga Geomam. Nó sẽ sử dụng một hạm đội tàu gồm 37 tàu đôi của Rotem, thành viên của Hyundai Motor Group. Nó sẽ tương tự như tàu ở Tuyến Canada ở Vancouver, Canada. Lịch sử. Tàu điện ngầm Incheon tuyến số 2 lần đầu tiên xuất hiện trong một kế hoạch do Thành phố Incheon xúc tiến vào những năm 1990. Các tuyến 1, 2 và 3 đều nằm trong kế hoạch, nhưng tuyến 2 được cho là sẽ đi qua khu liên hợp công nghiệp thay vì Công viên lớn Incheon thuận tiện cho việc đi lại của công nhân trong Khu liên hợp công nghiệp Namdong và tuyến 3 được cho là đi qua Công viên lớn. Ban đầu, một phần của công trình bắt đầu được xây dựng vào năm 1999 và phần này được lên kế hoạch hoàn thành và khai trương vào năm 2006, nhưng việc triển khai dự án đã bị đình trệ do khó khăn tài chính sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Sau nhiều mâu thuẫn về quan điểm, hệ thống đã được thay đổi từ đường sắt hạng nặng hiện tại sang hệ thống đường sắt hạng nhẹ, và tuyến đường cũng được thay đổi như quy trình hiện tại, giảm quy mô dự án và khởi công xây dựng vào ngày 26 tháng 6 năm 2009. .
1
null
Cách mạng Dân chủ 1990 tại Mông Cổ (, Ardchilsan Khuvĭsgal, "Cách mạng Dân chủ") là một cuộc cách mạng chống chế độ xã hội chủ nghĩa và chủ thuyết cộng sản chủ nghĩa nhằm giúp Mông Cổ thoát khỏi ảnh hưởng của Nga và xây dựng nền chính trị-xã hội mới, kinh tế thị trường và cơ chế pháp quyền với 1 Nhà nước và Chính phủ theo dân tộc chủ nghĩa hữu khuynh phi Marxist và phi Cộng sản; cuộc cách mạng này bắt đầu bằng những cuộc tuần hành và tuyệt thực nhằm lật đổ ban lãnh đạo nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ. Lực lượng xung kích của cách mạng chủ yếu là những thanh niên thị uy tại quảng trường Sükhbaatar tại thủ đô Ulaanbaatar. Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ quyết định nhượng bộ người biểu tình và cuối cùng là soạn thảo hiến pháp mới. Đây là sự khởi đầu của quá trình chấm dứt thời kỳ xã hội chủ nghĩa kéo dài 70 năm tại Mông Cổ. Mặc dù một hệ thống đa đảng được thiết lập, song Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ trên thực tế vẫn nắm quyền cho đến năm 1996. Tuy thế, các cải cách được thi hành và một quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường được bắt đầu. Cách mạng lấy cảm hứng từ những cải cách tại Liên Xô, và từ các cuộc cách mạng tương tự tại Đông Âu vào cuối năm 1989. Bối cảnh. Tại Mông Cổ có những phong trào ủng hộ độc lập vào năm 1911 nhằm chống lại triều đình Đại Thanh. Cuối cùng, Đảng Nhân dân Mông Cổ đoạt lấy quyền lực tại Ngoại Mông vào năm 1921 với trợ giúp từ nước Nga Xô viết, sau khi đẩy lui các lực lượng Bạch vệ Nga và Trung Hoa. Năm 1924, đảng này đổi tên thành Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ. Trong những thập niên sau đó, Mông Cổ luôn liên kết rất chặt chẽ với Liên Xô. Sau khi Yumjaagiin Tsedenbal bị hạ bệ vào năm 1984, và lấy cảm hứng từ các cải cách của Mikhail Gorbachev tại Liên Xô, tập thể lãnh đạo mới dưới quyền Jambyn Batmönkh thi hành các cải cách kinh tế, song chưa đủ đối với những người muốn cải cách hơn nữa vào cuối năm 1989. Dòng sự kiện. Thanh niên Mông Cổ mong muốn có sự thay đổi trong xã hội, cùng cách chính phủ điều hành công việc. Họ bắt đầu tụ họp và thảo luận một cách bí mật. Ví dụ, trong thời gian học tập tại Liên Xô, Tsakhiagiin Elbegdorj được học về Glasnost, các khái niệm như tự do phát biểu và tự do kinh tế. Sau khi trở về Mông Cổ, ông tụ họp với những người đồng chí hướng khác và cố gắng trình bày những ý tưởng này cho nhiều người hơn, bất chấp những nỗ lực đàn áp từ Bộ chính trị. Ngày 28 tháng 11 năm 1989, vào cuối một bài diễn thuyết tại Hội nghị Nghệ sĩ trẻ toàn quốc lần thứ 2, Elbegdorj nói rằng Mông Cổ cần dân chủ và thỉnh cầu thanh niên cộng tác để thiết lập chế độ dân chủ tại Mông Cổ. Chủ tịch đại hội ngắt bài diễn thuyết của Elbegdorj và cảnh cáo ông không được nói những điều như vậy. Đó là vào năm 1989 và Mông Cổ đã là một quốc gia cộng sản trong 68 năm. Đương thời, mọi cá nhân đều được cho là trinh sát phi chính thức của đảng cộng sản, họ sẽ báo cáo những ai bày tỏ các quan điểm khác với chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Kết thúc đại hội, hai thanh niên là Dari. Sukhbaatar và Chimediin Enkhee gặp Elbegdorj và ba người đồng ý thành lập một phong trào dân chủ và để nhằm bí mật truyền bá tin tức đến các thanh niên khác. Sau đó, ba người tụ họp và thống nhất với 10 cá nhân khác và họ được gọi là Mười ba lãnh đạo của Cách mạng Dân chủ Mông Cổ. Elbegdorj và bạn bè bí mật tụ họp với các thanh niên khác trong giảng đường Đại học Quốc gia Mông Cổ và thảo luận về dân chủ, chính sách kinh tế thị trường tự do, và các chủ đề bị cấm khác vào đương thời, và bắt đầu soạn thảo một kế hoạch nhằm tổ chức một phong trào dân chủ. Họ tụ họp nhiều lần và đưa đến những người bạn mới và những người ủng hộ mới cùng bí mật gia nhập. Một đêm, họ đặt biển quảng cáo về cuộc tuần hành mở của mình trên đường phố. Vào sáng ngày 10 tháng 12 năm 1989, cuộc tuần hành công cộng mở ủng hộ dân chủ diễn ra trước Trung tâm Văn hóa thanh niên tại Ulaanbaatar. Tại đây, Elbegdorj tuyên bố thiết lập Liên hiệp Dân chủ Mông Cổ. Những người biểu tình kêu gọi Mông Cổ chấp thuận perestroika và glasnost. Những lãnh đạo bất đồng chính kiến yêu cầu bầu cử tự do và cải cách kinh tế, song trong khuôn khổ một "chủ nghĩa xã hội dân chủ nhân đạo". Những người biểu tình đưa thêm một yếu tố dân tộc chủ nghĩa vào cuộc biểu tình bằng cách sử dụng chữ Mông Cổ truyền thống thay vì chữ cái Kirin chính thức. Vào cuối tháng 12, các cuộc tuần hành gia tăng khi có tin tức về bài phỏng vấn của Garry Kasparov dành cho "Playboy", trong đó đề xuất rằng Liên Xô có thể cải thiện tình trạng kinh tế bằng cách bán Mông Cổ cho Trung Quốc. Ngày 2 tháng 1 năm 1990, Liên hiệp Dân chủ Mông Cổ bắt đầu phân phát các tờ truyền đơn kêu gọi về một cách mạng dân chủ. Ngày 14 tháng 1 năm 1990, những người biểu tình, nay đã tăng trưởng từ 300 lên khoảng 1.000, tụ họp tại quảng trường trước Bảo tàng Lenin tại Ulaanbaatar. Tiếp theo, một cuộc tuần hành trên quảng trường Sükhbaatar diễn ra vào ngày 21 tháng 1 (trong nhiệt độ -30 C). Những người biểu tình mang theo những biểu ngữ ám chỉ đến Thành Cát Tư Hãn, phục hồi một nhân vật mà hệ thống giáo dục Xô viết không chú ý tán tụng. Họ ca tụng Daramyn Tömör-Ochir, một chính trị gia bị thanh trừng vào năm 1962 trong các nỗ lực nhằm đàn áp việc kỷ niệm 800 năm sinh nhật Thành Cát Tư Hãn. Những người chống đối mang theo một quốc kỳ Mông Cổ cải biến khi thiếu một sao tượng trưng cho chủ nghĩa xã hội; nó được sử dụng làm quốc kỳ mới sau cách mạng. Trong các tháng sau đó, những nhà hoạt động tiếp tục tổ chức tuần hành, tập hợp, kháng nghị và tuyệt thực, cũng như giáo viên bãi khóa và công nhân đình công. Các nhà hoạt động nhận được thêm sự ủng hộ của dân chúng Mông Cổ, cả tại thủ đô và vùng thôn quê và các hoạt động của liên hiệp kéo theo những kêu gọi khác về dân chủ trên toàn quốc. Xảy ra các cuộc tuần hành cuối tuần vào tháng 1 và các đảng đối lập đầu tiên của Mông Cổ được hình thành. Các cuộc tuần hành khuếch trương đến hàng nghìn người tại thủ đô, tại Erdenet và Darkhan, và đến các tỉnh lỵ, nổi bật là tại thành phố Mörön tại tỉnh Khövsgöl. Sau nhiều cuộc tuần hành của hàng nghìn người tại thủ đô cũng như các tỉnh lỵ, vào ngày 4 tháng 3 năm 1990, Liên hiệp Dân chủ Mông Cổ cùng ba tổ chức cải cách khác tổ chức chung một cuộc tụ họp đại chúng ngoài trời, mời chính phủ đến tham dự. Chính phủ không cử đại diện đến tham dự và cuộc tụ họp phát triển thành một cuộc tuần hành với trên 100.000 người yêu cầu thay đổi dân chủ. Ngày 7 tháng 3 năm 1990, trên quảng trường Sükhbaatar, Liên hiệp Dân chủ Mông Cổ phát động một cuộc tuyệt thực của mười người nhằm thúc giục những người cộng sản từ chức. Số người tuyệt thực tăng lên và có hàng nghìn người ủng hộ họ. Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ cuối cùng nhượng bộ trước áp lực và tham gia các cuộc đàm phán với các lãnh đạo của Liên hiệp Dân chủ Mông Cổ. Chủ tịch Bộ chính trị Jambyn Batmönkh quyết định giải thể Bộ chính trị và từ chức vào ngày 9 tháng 3 năm 1990. Tuy nhiên, trong hậu trường, Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ nghiêm túc cân nhắc việc đàn áp những người biểu tình, soạn thảo một nghị định còn thiếu chữ ký của lãnh đạo đảng là Jambyn Batmönkh. Batmönkh phản đối điều này, duy trì một chính sách nghiêm ngặt là không bao giờ sử dụng vũ lực. Elbegdorj tuyên bố tin tức Bộ chính trị từ chức đến những người tuyệt thực và đến quần chúng tụ tập trên quảng trường Sükhbaatar vào ngày hôm đó sau các cuộc đàm phán giữa các lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng và Liên hiệp Dân chủ. Những người tuyệt thực ngưng hành động. Việc Bộ Chính trị từ chức mở đường cho cuộc bầu cử đa đảng đầu tiên tại Mông Cổ. Chính phủ mới tuyên bố cuộc bầu cử quốc hội tự do đầu tiên tại Mông Cổ được tổ chức vào tháng 7. Nữ giới đóng vai trò nhỏ trong cuộc biểu tình, như cung cấp thực phẩm và thức uống cho những người tuần hành; phản ánh vai trò lệ thuộc theo truyền thống của nữ giới tại Mông Cổ. Hệ quả. Cách mạng Dân chủ năm 1990 là một cuộc cách mạng không đổ máu. Sau Cách mạng Dân chủ năm 1990 tại Mông Cổ, cuộc bầu cử quốc hội đa đảng được tổ chức vào ngày 29 tháng 7 năm 1990. Trong cuộc bầu cử này, Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ thắng 357/430 ghế tại Đại Hural (thượng nghị viện) và 31 trong số 53 ghế tại Tiểu Hural (hạ nghị viện). Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ có được một vị thế vững chắc tại khu vực nông thôn. Tuy nhiên, chính phủ mới của Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ dưới quyền D. Byambasüren chia sẻ quyền lực với những người dân chủ, và thi hành các cải cách hiến pháp và kinh tế. Những cải cách này xảy ra đồng thời với Liên Xô tan rã, là nước cho đến năm 1990 cung cấp viện trợ kinh tế đáng kể cho ngân sách quốc gia của Mông Cổ, quốc gia phải trải qua các vấn đế kinh tế khắc nghiệt. Đại Hural họp lần đầu vào ngày 3 tháng 9 và bầu một tổng thống và một thủ tướng thuộc Đảng Nhân dân Cách mạng, một phó tổng thống thuộc Đảng Dân chủ Xã hội, và bầu ra 50 thành viên của Baga Hural (hạ nghị viện). Phó Tổng thống cũng là chủ tịch của Baga Hural. Vào tháng 11 năm 1991, Đại Hural bắt đầu thảo luận về một hiến pháp mới, có hiệu lực vào ngày 12 tháng 2 năm 1992. Hiến pháp xác định Mông Cổ là một quốc gia độc lập và có chủ quyền, và đảm bảo một số quyền và tự do, tái tổ chức nhánh hành pháp của chính phủ, thiết lập một cơ quan lập pháp đơn viện là Đại Hural Quốc gia (SGH). Cuộc bầu cử đầu tiên mà những người dân chủ giành thắng lợi là bầu cử tổng thống năm 1992, khi ứng cử viên đối lập Punsalmaagiin Ochirbat đắc cử. Khối Liên minh Dân chủ dưới quyền đồng lãnh đạo của chủ tịch Đảng Dân chủ Mông Cổ Tsakhiagiin Elbegdorj lần đầu tiên đạt được đa số trong cuộc bầu cử Quốc hội vào năm 1996. Đảng Dân chủ Mông Cổ bắt nguồn từ Khối Liên minh Dân chủ là một phần của chính phủ liên minh ba thành phần với Đảng Nhân dân Cách mạng cầm quyền trong nhiệm kỳ 2004-2008 vào 2008-2012; và sau đó cùng với Đảng Ý chí Công dân-Xanh và Đảng Nhân dân Cách mạng (mới) từ năm 2012 trở đi. Trong cuộc bầu cử tổng thống Mông Cổ năm 2009, ứng cử viên Đảng Dân chủ Mông Cổ, một trong những lãnh tụ cách mạng dân chủ Tsakhiagiin Elbegdorj đánh bại tổng thống đang nắm quyền Nambaryn Enkhbayar. Tiếp theo chiến thắng này, trong cuộc bầu cử quốc hội Mông cổ năm 2012, Đảng Dân chủ Mông Cổ lại tiếp tục thắng. Trong các cuộc bầu cử địa phương ở thủ đô và các vùng năm 2012, Đảng Dân chủ Mông Cổ thắng lần đầu tiên trong lịch sử quốc gia này. Trong cuộc bầu cử tổng thống Mông Cổ 2013, ứng cử viên Đảng Dân chủ Mông Cổ là tổng thống lâm thời Tsakhiagiin Elbegdorj lại thắng cử. Như vậy Đảng Dân chủ Mông Cổ hiện nay dựa vào Khối Liên minh của những người hoạt động dân chủ đã nắm quyền tổng thống, có đa số ở quốc hội, và lãnh đạo chính quyền kể từ năm 2012.
1
null
Carter L. Bays (sinh ngày 12 tháng 8 năm 1975) là một nhà biên kịch và sản xuất truyền hình người Mỹ đã giành được nhiều giải thưởng. Cùng với việc tham gia sáng tác cùng đồng nghiệp Craig Thomas, anh được biết đến rộng rãi trong vai trò nhà sáng lập, biên kịch và nhà sản xuất chính trong bộ phim hài kịch tình huống của đài CBS - "How I Met Your Mother". Anh đã được đề cử cho 7 Giải Emmy, trong đó có giải "Ca khúc trong phim hay nhất" cho bài hát "Nothing Suits Me Like a Suit". Năm 2012, "How I Met Your Mother" thắng giải "Phim hài truyền hình được yêu thích nhất" tại People's Choice Awards. Cả anh và Craig cũng là thành viên của nhóm nhạc The Solids. Bays là tay chơi guitar và là ca sĩ chính của nhóm nhạc, họ đã thể hiện bài nhạc dạo chính cho hai bộ phim do chính họ sáng tác - "Oliver Beene" và "How I Met Your Mother". Trước khi trong "How I Met Your Mother", Bays và Thomas từng tham gia trong vai trò biên kịch cho một số chương trình như "Late Show with David Letterman", "Oliver Beene" và "Quintuplets". Họ cũng có tham gia viết phần hai cho tập "Stan of Arabia" trong loạt phim "American Dad!". Vào năm 2013, họ tiếp tục sáng lập ra chương trình mới mang tên "The Goodwin Games." Bays sống tại Los Angeles cùng vợ và hai đứa con gái. Bays tốt nghiệp ở trường đại học Wesleyan vào năm 1997. Hai bé gái của anh đều xuất hiện trong các sản phẩm truyền hình của anh. Một bé xuất hiện ở tập cuối phim "Trilogy Time", bé còn lại có tham gia cảnh cuối trong tập "How Your Mother Met Me".
1
null
"Michelle" là một bản tình ca của nhóm nhạc The Beatles, được sáng tác bởi Paul McCartney với đoạn chuyển được viết bởi John Lennon. Ca khúc xuất hiện trong album phòng thu thứ sáu của họ, "Rubber Soul", và được phát hành tháng 12 năm 1965. "Michelle" là ca khúc duy nhất của The Beatles được thu âm với một phần lời bằng tiếng Pháp. Tại lễ trao giải Grammy năm 1967, "Michelle" đã thắng giải Bài hát của năm. Đây cũng là một trong những ca khúc nổi tiếng và được thu âm nhiều nhất của nhóm nhạc này. Sáng tác. Giai điệu của "Michelle" được sáng tác độc lập với phần nội dung ca khúc: Ca từ và phong cách của "Michelle" thừa hưởng từ nền văn hóa đại chúng Rive Gauche từ những ngày tháng McCartney còn ở Liverpool. McCartney từng tham dự các buổi tiệc của nhóm các sinh viên nghệ thuật, tại đây, sinh viên với những chòm râu dê và áo phông kẻ sọc hát những bài tiếng Pháp. Anh nhanh chóng bắt chước để làm hài lòng những người bạn mới và từ đó viết nên những giai điệu qua việc lẩm bẩm giống tiếng Pháp hơn là biết rõ từng từ. Bài hát nói chung vẫn rời rạc tới giữa năm 1965 cho tới khi Lennon quyết định đầu tư thời gian làm mới lại để biến nó thành ca khúc cho album "Rubber Soul". McCartney đã hỏi Jan Vaughan, một giáo viên tiếng Pháp và là vợ của người bạn cũ Ivan Vaughan, về một cái tên Pháp và một câu hát hòa hợp với nó. "Bởi vì tôi luôn nghĩ bài hát này phải thật Pháp và tôi bị gắn chặt vào ý nghĩ ấy. Tôi không nói được tiếng Pháp chuẩn vậy nên phải cần ai đó giúp đỡ để chọn được những từ chính xác nhất" McCartney trả lời.  Vaughan đã góp ý "Michelle, ma belle", và một vài ngày sau McCartney đã hỏi về việc chuyển câu "these are words that go together well" sang tiếng Pháp "sont des mots qui vont très bien ensemble". Khi McCartney chơi thử ca khúc cho Lennon, Lennon đã đề nghị dùng "I love you" làm cầu nối. Lennon được truyền cảm hứng từ bài hát anh đã nghe vào tối ngày hôm trước – "I Put a Spell on You" do Nina Simone thể hiện – với những câu hát "I love you" luôn được nhấn mạnh. Các phiên bản khác nhau của "Michelle" có độ dài khác nhau. Phiên bản mono tại Anh có độ dài 2:33 trong khi phiên bản stereo dài 2:40 có kèm theo một đoạn guitar cá nhân. Phiên bản mono tại Mỹ đã từng là phiên bản dài nhất 2:43, cho đến khi album "" được phát hành với "Michelle" có độ dài lên đến 2:50. Thành phần tham gia sản xuất. Theo Ian MacDonald MacDonald kể lại rằng "Michelle" được thu âm trong 9 tiếng và hầu hết, chứ không toàn bộ, được thực hiện bởi McCartney với các kỹ thuật ghi đè. Anh cũng nghĩ rằng McCartney đã thể hiện cả phần bè và trống trong ca khúc này.  Giải thưởng và xếp hạng. "Michelle" thắng giải Bài hát của năm tại lễ trao giải Grammy năm 1967, vượt qua các ca khúc "Born Free", "The Impossible Dream", "Somewhere My Love" và "Strangers in the Night". Giải thưởng này đã ghi nhận những đóng góp lớn lao của The Beatles khi mà năm 1966 ban nhạc này đã tuột mất cúp vàng tại 9 hạng mục được đề cử. Năm 1999, "Michelle" đứng thứ 42 trong danh sách các ca khúc được trình diễn nhiều nhất thế kỷ 20 của BMI. Trình diễn. Michelle được trình diễn xuyên suốt tour diễn vòng quanh thế giới của McCartney năm 1993. Kể từ đó ông hiếm khi trình diễn lại ca khúc, ngoại trừ buổi biểu diễn tại Washington DC năm 2009 nhằm tôn vinh Michelle Obama, đệ nhất phu nhân nước Mỹ.  Ngày 2 tháng 6 năm 2010, sau khi được trao giải Gershwin Prize for Popular Song bởi tổng thống Barack Obama trong lễ vinh danh tại Nhà Trắng, McCartney đã dành tặng ca khúc cho Michelle Obama, người lúc này cũng hòa nhịp theo từ chỗ ngồi của mình. McCartney hài hước "Tôi có khi là người đầu tiên bị tống cổ (punch out) bởi ngài tổng thống". Phu nhân tổng thống Obama sau đó đã trả lời rằng, bà không bao giờ có thể tưởng tượng một người Mỹ gốc Phi sinh sống tại miền Nam Chicago như mình, một ngày nào đó lại được một thành viên Beatles dành tặng "Michelle" dưới cương vị đệ nhất phu nhân nước Mỹ.  Liên kết ngoài. ! colspan="3" style="background: #BDB76B;" |Ấn bản của The Beatles ! colspan="3" style="background: #BDB76B;" | Ấn bản của The Overlanders ! colspan="3" style="background: #BDB76B;" | Ấn bản của David and Jonathan
1
null
Craig David Thomas là một biên kịch truyền hình người Mỹ, người cùng với đồng nghiệp Carter Bays viết nhiều tập cho các bộ phim truyền hình như "American Dad!", "Oliver Beene", "Quintuplets" và loạt phim hài kịch tình huống truyền hình thành công của kênh CBS - "How I Met Your Mother". Năm 2012, "How I Met Your Mother" giành chiến thắng với giải People's Choice Awards cho "Loạt phim hài xuất sắc nhất". Anh cũng tham gia cùng Carter Bays trong ban nhạc The Solids và trình bày ca khúc nhạc nền chính của bộ phim "How I Met Your Mother". Anh được đề cử cho 7 Giải Emmy, bao gồm giải "Ca khúc nhạc phim hay nhất: cho "Nothing Suits Me Like a Suit". Thomas cũng tốt nghiệp cùng Bays tại trường đại học Wesleyan khoá năm 1997.
1
null
Joshua Thomas "Josh" Radnor (sinh ngày 29 tháng 7 năm 1974) là một diễn viên, kiêm đạo diễn, nhà sản xuất và biên kịch người Mỹ. Anh được biết đến rộng rãi nhờ vai diễn Ted Mosby trong bộ phim hài kịch tình huống nổi tiếng từng thắng Giải Emmy của kênh CBS - "How I Met Your Mother". Anh bắt đầu tham gia viết kịch bản và đồng đạo diễn trong bộ phim hài kịch năm 2010 mang tên "Happythankyoumoreplease", giúp anh thắng giải "Khán giả bình chọn" tại Liên hoan phim Sundance và được đề cử cho giải Grand Jury Prize. Năm 2012, anh tiếp tục viết kịch bản, tham gia vai trò đạo diễn chính và đóng vai chính trong "Liberal Arts", được chọn để công chiếu tại Ngày hội Phim Sundance năm 2012. Tiểu sử. Radnor được sinh ra tại Columbus, Ohio, là con trai của Carol Radnor, một nhân viên tư vấn tại trường trung học, và Alan Radnor, một luật sư. Radnor có hai chị em gái, Melanie Radnor và Joanna Radnor Vilensky. Anh lớn lên tại Bexley, Ohio, một thành phố nhỏ trong Columbus. Sau đó Radnor tham gia chương trình học của người Do Thái của Học viện Columbus Torah và lớn lên trong cộng đồng đạo Do Thái Bảo Thủ. Radnor đi học tại trường Trung học Bexley và sau đó là trường Cao đẳng Kenyon. Anh tốt nghiệp với bằng Tú Tài Nghệ thuật trong lĩnh vực Kịch Nghệ. Anh cũng nhận được bằng Cử nhân Nghệ thuật khi tham gia học tại trường Đại Học về Nghệ thuật tại New York năm 1999. Sự nghiệp diễn xuất. Năm 2001, Radnor được nhận vai chính trong bộ phim hài kịch tình huống Mỹ của Warner Bros - Off Centre. Nhưng sau đó, vai của anh được chuyển cho Eddie Kaye Thomas ngay trước khi tập đầu tiên phát sóng. Năm 2002, anh thực hiện vở diễn đầu tiên của mình tại Broadway với phiên bản kịch của The Graduate, kế vị từ Jason Biggs và đóng cùng Kathleen Turner và Alicia Silverstone. Kể từ năm 2005, anh đóng vai chính trong bộ phim "How I Met Your Mother", đây là vai diễn lớn nhất của anh cho đến hiện nay. Vào tháng 7 năm 2008, anh đóng cùng Jennifer Westfeldt trong ngày công chiếu vở "Finks", được chắp bút bởi Joe Gilforad và chỉ đạo diễn xuất bở Chảlie Strattion cho vở "New York Stage and Film". Radnor lần đầu tiên tham gia đồng đạo diễn với bộ phim "Happythankyoumoreplease", trong bộ phim anh cũng tham gia viết kịch bản và đóng vai chính. Bộ phim thứ hai của anh - "Liberal Arts", khi anh lần nữa đóng vai chính cùng với Elizabeth Olsen đã được chọn để trình làng tại Liên hoan Phim Sundance vào ngày 22 tháng 1 năm 2012. Đời tư. Radnor từng hẹn hò cùng với nữ diễn viên Lindsay Price từ năm 2008 đến năm 2009 từ khi họ lần đầu tiên gặp nhau tại buổi quay hình cho tập "Spoiler Alert" cho phim "How I Met Your Mother".
1
null
Máy bay cánh cụp cánh xòe là dạng máy bay có hai cánh chính có thể xoay để thay đổi góc giữa cánh và thân, tức có thể "xòe ra" hay "cụp vào" được. Điều này giúp cấu hình cánh của máy bay có thể được thay đổi trong quá trình bay. Giải thích đơn giản, khi bay chậm, máy bay bị tròng trành ở tốc độ thấp, người ta xòe hai cánh dang rộng ra để giữ thăng bằng. Còn khi bay nhanh, nếu xòe rộng cánh thì lực cản không khí có thể làm gãy máy bay, người ta cụp cánh ra sau để giảm cản gió, giúp máy bay có thể bay ở tốc độ cao. Trong khi dạng hình cánh cụp thuận lợi hơn cho việc bay tốc độ cao, thì dạng hình cánh xòe được sử dụng trong những lúc bay chậm hơn, giúp cho máy bay có thể tải nhiều hàng/vũ khí hơn, nâng cao hiệu suất bay, tăng độ chính xác khi tấn công mặt đất. Và với việc có thể thay đổi giữa cánh cụp và cánh xòe, thì người phi công có thể tùy ý lựa chọn cấu hình bay cho tốc độ hiện thời của máy bay. Cấu hình cánh cụp cánh xòe hữu dụng nhất trong trường hợp máy bay được yêu cầu phải hoạt động tốt ở tốc độ cao lẫn tốc độ thấp, và vì vậy nó chủ yếu được sử dụng trong việc thiết kế máy bay quân sự. Một ví dụ là loại máy bay chiến đấu chủ yếu bay với tốc độ hạ âm, nhưng bất thình lình tăng tốc độ lên siêu âm khi cần thiết. Từ năm 1940 đến 1970 đã có nhiều mẫu thử nghiệm lẫn mẫu máy bay sản xuất đại trà được thiết kế theo kiểu cánh cụp cánh xòe. Thập niên 1960-70 là thời kỳ hoàng kim của máy bay cánh cụp cánh xòe với nhiều mẫu thử nghiệm cũng như mẫu sản xuất đại trà gặt hái được thành công; hàng nghìn chiếc máy bay đã được sản xuất trong giai đoạn này. Tuy nhiên, trong giai đoạn sau đó khi công nghệ điều khiển bay và vật liệu bay đạt được nhiều tiến bộ giúp người ta có thể hiệu chỉnh chi tiết tính chất khí động học và cấu trúc của máy bay, cấu hình cánh cụp cánh xòe không còn cần thiết. Những khó khăn do khối lượng tăng thêm cũng như mức độ phức tạp của kiểu cánh cụp cánh xòe bị cho là khiến tính hữu dụng của thiết kế này bị giảm đi, vì thế nó không được sử dụng trong các mẫu máy bay về sau này nữa. Lịch sử. Ra đời và phát triển. Năm 1931, hãng Westland-Hill cho ra lò một máy bay thử nghiệm mang tên Westland-Hill Pterodactyl IV. Đó là một máy bay không đuôi có hai cánh có thể thay đổi góc xòe ở mức độ nhỏ trong khi bay, giúp cho máy bay có thể đạt độ chúi dọc trong điều kiện không có cánh đuôi ngang. Các thử nghiệm về tác động của kiểu cánh cụp cánh xòe cũng được tiến hành sau đó. Mẫu thử nghiệm đầu tiên trong số chúng là Messerschmitt Me P.1101 của Đức Quốc Xã, chiếc máy bay này chỉ có thể xòe/cụp cánh khi nó đang ở trên mặt đất. Dự án Me P.1101 chưa kịp hoàn thành thì năm 1945 nước Đức Quốc Xã đã bị đánh bại trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Mẫu P.1001 nhanh chóng được đưa về Mỹ và nghiên cứu bởi hãng Bell Aircraft. Tuy nhiên, do thiếu hụt các tài liệu cần thiết cũng như tình trạng hư hại nặng của mẫu vật, Bell quyết định không hoàn tất dự án P.1101 mà thay vào đó thiết kế một mẫu máy bay tương tự mang tên Bell X-5 với cánh có thể cụp và xòe ngay trong khi đang bay. Tuy nhiên, do nhiều nguyên do, Bell X-5 chỉ dừng ở mức độ thử nghiệm mà không được sản xuất đại trà. Năm 1949, kỹ sư Anh quốc Barnes Wallis cũng thử nghiệm một số mẫu máy bay có thể "xòe" và "cụp" cánh nhằm nâng cao hiệu suất của các chuyến bay tốc độ siêu âm. Ban đầu là dự án máy bay quân sự "Ngỗng hoang" ("Wild Goose"), sau đó là dự án "én Vickers" ("Vickers Swallow") có thiết kế cánh và thân hòa lẫn với nhau, với dự tính là sẽ có khả năng bay đi và về từ châu Âu tới Úc trong 10 tiếng đồng hồ. Các nguyên mẫu của dự án được thử nghiệm thành công với một mẫu đạt tốc độ Mach 2, tuy nhiên dự án đã chết yểu vì chính phủ Anh cắt tài trợ. Các nỗ lực tìm kiếm nguồn tài trợ từ phía Mỹ cũng không đạt được kết quả gì. Trước đó, vào năm 1948, kỹ sư hàng không L. E. Baynes cũng được cấp bằng sáng chế số 2.741.44 ở Anh và Mỹ về một thiết kế máy bay siêu âm cánh cụp cánh xòe mang tên là "máy bay tốc độ rất cao với cánh có khả năng xòe cụp ở nhiều dạng khác nhau" ("High Speed Aircraft Having Wings With Variable Sweepback" - HSAHWWVS). HSAHWWVS đã được thử nghiệm khí động trong hầm gió với kết quả rất khả quan, tuy nhiên, nó cũng chết yểu vì không nhận được tài trợ gì từ chính phủ. Năm 1952 lại chứng kiến sự ra mắt của một mẫu cánh cụp cánh xòe khác đó là Grumman XF10F Jaguar. Không may cho XF10F là đặc tính phi hành của nó rất kém, cộng với nhược điểm dễ quay ngang một cách khó kiểm soát nên nó không được đưa vào sản xuất. Kết quả của các dự án cánh cụp cánh xòe cho thấy nhiều tiến triển đáng kể ở cả khả năng bay tốc độ siêu âm cũng như hiệu suất bay, có điều chừng đó không đủ thuyết phục để đưa chúng vào sản xuất đại trà. Nguyên nhân chủ yếu là sự phức tạp cũng như khó khăn của chính thiết kế cánh cụp cánh xòe, và ít ai muốn làm cho máy bay trở nên quá rắc rối trừ khi điều đó trở nên thực sự cần thiết. Trong quá trình phát triển Bell X-5, người ta cũng phát hiện ra một khó khăn cơ bản của cánh cụp cánh xòe: khi cánh máy bay cụp về phía sau, véctơ nâng và tâm khí động di chuyển ra sau máy bay, làm cho độ ổn định dọc tăng quá nhiều khiến đuôi máy bay nhổng lên, mũi máy bay chúc xuống đất khi lực nâng máy bay tăng cao. Các nhà thiết kế thử giải quyết vấn đề này bằng cách gắn cánh máy bay trên một thanh ray, để khi cánh máy bay cụp về phía sau thì gốc máy bay sẽ trượt trên thanh ray về phía trước; hệ thống này quả thật giúp cải thiện vấn đề về tâm khí động nhưng nó lại làm tăng khối lượng máy bay và choán quá nhiều chỗ trống. Nói cách khác, tiếp tục phát triển và khắc phục các nhược điểm của kiểu cánh cố định truyền thống là một lựa chọn thu hút nhiều sự chú ý hơn cả. Tuy nhiên, những phát triển của khoa học kỹ thuật - ví dụ như động cơ - đã hiện thực hóa tham vọng chế tạo một máy bay có thể thỏa mãn các tiêu chí hiệu suất lẫn tốc độ, Đồng thời, vào năm 1952, NASA đã đề xuất phương án đặt giúp giải quyết triệt để vấn đề thay đổi tâm khí động. Trục quay của cánh được dời sang phía ngoài thân máy bay, nằm ngay trên cánh, nói cách khác phần trong của cánh thì gắn cố định với thân và chỉ có phần ngoài là có thể cụp/xòe. Phương án này giúp cho vị trí tâm khí động không thay đổi quá nhiều khi cánh cụp vào/xòe ra. Viễn cảnh chế tạo thành công máy bay cánh cụp cánh xòe dần trở thành hiện thực, và tưởng cánh cụp cánh xòe lại được phục hưng vào đầu thập niên 1960 như là một biện pháp dung hòa giữa nhu cầu nâng cao tải trọng cánh (do máy bay càng ngày càng nặng hơn) cũng như duy trì hiệu suất cao của quá trình cất cánh và hạ cánh. Thiết kế cánh cụp cánh xòe đã được sử dụng trong chương trình chế tạo Máy bay chiến đấu chiến thuật Thử nghiệm ("Tactical Fighter Experimental" - TFX) với mục tiêu chế tạo một loại máy bay có thể cất cánh trên đường bay ngắn, có thể bay đường dài mà không cần tiếp nhiên liệu và có thể bay tốc độ siêu âm ở độ cao lớn, kết quả là General Dynamics F-111 Aardvark - máy bay cánh cụp cánh xòe đầu tiên được đưa vào hoạt động - đã được sử dụng trong quân đội vào năm 1967. Việc triển khai F-111 không thuận lợi như mong đợi, các phiên bản đầu tiên của nó gặp phải nhiều trục trặc trong khi vận hành tỉ như hộp số giúp xòe/cụp cánh hay bị nứt, hoặc biên độ ổn định dọc quá lớn (mặc dù đã sử dụng trục quay cánh nằm ngoài thân), tải trọng ở cánh đuôi và lực kéo để giữ máy bay thăng bằng quá lớn, cùng khả năng cơ động kém khi lực nâng lớn. Dù vậy, F-111 đã được sử dụng nhiều trong các cuộc chiến tranh về sau như Chiến tranh Việt Nam, Chiến tranh Vùng Vịnh và nổi bật hơn cả là trong cuộc không kích Libya năm 1986. Đồng thời, dựa trên những kinh nghiệm từ F-111, hãng Grumman đã thiết kế nên chiếc F-14 "Mèo đực" (Tomcat) - loại tiêm kích đánh chặn đắt nhất Hoa Kỳ - sử dụng chủ yếu trên các tài sân bay của Hải quân. So với F-111, F-14 có trục quay cánh nằm xa thân hơn và được lắp thêm hai cánh phụ ở gần mũi máy bay, giúp cho khả năng thăng bằng và cơ động của nó tăng lên đáng kể, làm giảm rất nhiều tải trọng ở đuôi và lực kéo và nâng cao hiệu suất nâng máy bay. Việc cụp-xòe cánh cũng có thể được thực hiện tự động tùy theo tốc độ của máy bay. Thiết kế cánh cụp cánh xòe cũng được sử dụng bởi Rockwell trong chương trình Máy bay ném bom chiến lược có người lái tiên tiến ("Advanced Manned Strategic Bomber" - AMSA) và kết quả là máy bay ném bom B-1 Lancer với kỳ vọng là tích hợp khả năng bay đường dài với hiệu suất cao cũng như khả năng bay tốc độ siêu thanh khi thâm nhập vào phòng tuyến đối phương ở cao độ thấp. Người Anh cũng hợp tác với Pháp bắt đầu một dự án cánh cụp cánh xòe sau khi dự án TSR-2 bị hủy bỏ, mang tên Máy bay Hình dạng cánh có thể thay đổi của Anh và Pháp ("Anglo-French Variable Geometry aircraft" - AFVG). Tuy nhiên, về sau Pháp rút khỏi dự án và Anh buộc phải tìm kiếm các đối tác mới để có thể tiếp tục kế hoạch phát triển máy bay cánh cụp cánh xòe. Cuối cùng, các nỗ lực này đã cho ra lò cường kích Panavia Tornado, sản phẩm hợp tác của ba quốc gia Anh, Đức và Ý. Về phía mình, người Pháp tự phát triển một mẫu cánh cụp cánh xòe riêng mang tên Dassault Mirage G, có điều dự án Mirage G đã bị hủy bỏ vào năm 1970. Những yêu cầu tương tự như vậy cũng khiến Viện khí thủy động lực Trung ương Liên Xô (TsAGI) nghiên cứu và phát triển các loại máy bay cánh cụp cánh xòe. Thiết kế cánh cụp cánh xòe cũng được xem như là một biện pháp thay thế cho hệ thống động cơ phản lực cất cánh thẳng đứng lúc đó vẫn còn quá nhiều trục trặc phải giải quyết. Kết quả nghiên cứu cho ra hai kiểu cấu hình cánh khác nhau, trong đó một kiểu có khoảng cách giữa hai trục xoay của cánh tương đối rộng, còn kiểu kia có khoảng cách hẹp hơn. Kiểu hình với khoảng cách rộng sẽ giúp giảm thiểu các tác động có hại của việc cụp/xòe cánh lên máy bay, cũng như cung cấp một khoảng không gian rộng ở hai cánh dành cho việc bố trí bánh đáp và mấu treo vũ khí. Ngoài ra, kiểu hình cánh rộng tỏ ra thuận lợi hơn trong việc tích hợp vào các thiết kế máy bay sẵn có của Liên Xô lúc đó. Ví dụ như máy bay cánh cụp cánh xòe Su-17 được thiết kế dựa trên cấu trúc của máy bay cánh cố định Su-7, với trục xoay nằm ở giữa cánh, nửa trong cánh gắn cố định còn nửa ngoài thì có thể "cụp và xòe"; tất cả những điều này giúp Sukhoi giữ được chỗ trống trên cánh để lắp bánh đáp và điểm treo vũ khí, đơn giản hóa cấu trúc máy bay, giảm thiểu việc di chuyển vị trí của tâm áp so với trọng tâm khi cánh cụp vào/xòe ra, và ít tốn kém hơn so với việc thiết kế một máy bay hoàn toàn mới. Su-17 là loại máy bay cánh cụp cánh xòe đầu tiên của Liên Xô. Tuy nhiên, kiểu hình trục xoay khoảng cách rộng lại khiến cho những thuận lợi có được từ yếu tố "cánh cụp cánh xòe" bị giảm thiểu đi rất nhiều. Vì lý do này, TsAGI chuyển sang thiết kế có khoảng cách trục xoay hẹp hơn, và dựa trên đó phát triển các tiêm kích MiG-23 và cường kích Sukhoi Su-24. Các mẫu này được chế tạo vào cuối thập niên 1960 và chính thức được sử dụng vào đầu thập niên 1970. MiG-23 và Su-24 có hình dạng tương đối giống so với các máy bay cùng thời của phương Tây, tuy nhiên một số đặc điểm khác biệt về khả năng thăng bằng cho thấy dường như người Xô Viết không muốn mạo hiểm với đặc điểm phi hành mang nhiều rủi ro và cũng không muốn quá dựa dẫm vào hệ thống thăng bằng trên máy bay. Kiểu hình cánh cụp cánh xòe sau đó cũng được áp dụng lên thiết kế của các máy bay ném bom chiến lược Tu-22M và "thiên nga trắng" Tu-160, cấu hình này giúp máy bay có thể đạt được các tiêu chí cần thiết về tốc độ (khả năng bay tốc độ siêu âm) lẫn tầm hoạt động (bay đường dài với hiệu suất cao) và khả năng cất cánh đường băng ngắn, những đặc điểm này tỏ ra hấp dẫn đối với các nhà thiết kế máy bay Xô Viết lúc đó. Tính đến thời điểm hiện tại, Tu-160 là mẫu máy bay cánh cụp cánh xòe mới nhất được chế tạo. Buổi hoàng hôn của cánh cụp cánh xòe. Vào giữa thập niên 1970, một phi công phục vụ trong Không quân Israel đã làm một cuộc thử nghiệm nhằm so sánh các tính năng của máy bay F-14 trong hải quân Israel và F-15 trong Không quân của nước này. Ông kết luận là F-14 có bề mặt kiểm soát rộng hơn và điều này gây ra những khó khăn cũng như làm gia tăng chi phí bảo trì của máy bay. Trong thời gian đó, vì nhiều lý do, quân đội Israel đã quyết định chọn mua các máy bay F-15 thay cho F-14. Có ý kiến cho rằng những sự kiện này là điềm báo trước "vận đen" của thiết kế cánh cụp cánh xòe và là dấu chỉ cho thấy kiểu cánh cụp cánh xòe sẽ gây ra nhiều rắc rối hơn là lợi ích cho các máy bay sử dụng nó. Đến những năm 1980, sự xuống dốc của kiểu hình cánh cụp cánh xòe ngày càng rõ nét hơn khi không có mẫu máy bay mới nào được nghiên cứu và phát triển sử dụng kiểu cánh này. Mẫu máy bay thay thế cho cánh cụp cánh xòe F-14 lại là máy bay cánh cố định F/A-18E, bất chấp việc dùng cánh cố định kích thước nhỏ khiến tầm bay và tải trọng của F-18 ít hơn F-14. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế hộp số làm cụp-xòe cánh đã thiết kế trở nên quá phức tạp, gia tăng khối lượng của máy bay và vì thế gây hao tốn nhiều nhiên liệu hơn cũng như làm tăng chi phí bảo trì, sửa chữa. Thực tế cho thấy hiệu suất bay của máy bay cánh cụp cánh xòe thấp hơn máy bay cánh xòe cố định trong điều kiện bay chậm, và cũng thấp hơn máy bay cánh cụp cố định trong điều kiện bay nhanh. Ngoài ra, sự tiến bộ hệ thống điều khiển máy bay trong thập niên 1970 giúp cho phi công có thể dễ dàng duy trì sự thăng bằng cho các thiết kế có độ cân bằng không bền ("relaxed stability") và điều đó khắc phục rất nhiều điểm yếu của kiểu cánh cố định. Cân nhắc các điểm mạnh và yếu, các nhà thiết kế kết luận là lợi ích của nó không đáng cho những nhược điểm mà kiểu hình này gây ra.
1
null
Họ Cá hàm hay họ Cá hàm cứng hoặc họ Cá miệng rộng (Danh pháp khoa học: Opistognathidae) là một họ cá theo truyền thống xếp trong bộ Cá vược, nhưng gần đây đã được đề xuất tách ra ở vị trí không xác định ("incertae sedis") trong nhánh Ovalentaria. Đây là họ cá được biết đến với việc cá đực ấp trứng trong miệng, chúng nổi bật với chiếc hàm to. Đặc điểm. Những con cá hàm với chiếc miệng lớn này sinh sống ở vùng nước nông gần đảo Coron thuộc Philippines, chúng khá nhút nhát. Những con cá hàm cái sẽ đẻ trứng vào trong miệng cá đực, con cá đực sẽ mang trong miệng hàng trăm quả trứng và cung cấp nguồn oxy đến khi nào những quả trứng nở. Cá đực sẽ mang tất cả trứng trong miệng để ấp trong nhiều tuần. Con cá mở rộng miệng để dòng nước có thể lưu thông một cách dễ dàng cung cấp oxy cho những quả trứng. Mỗi con cá chứa được khoảng 300 – 400 quả trứng ở trong miệng của nó. Những quả trứng sẽ nở vào lúc hoàng hôn và những con cá bột nhỏ sẽ trôi dạt đi khắp nơi. Cá đực không ăn trong thời kỳ ấp trứng, nhưng có tới 30% trứng trôi vào bụng của cá đực trong thời gian ấp trứng. Đây là lý do loài cá này được gọi là cá ăn thịt. Một số loài động vật khác, như ếch, cũng ấp con trong miệng. Nhưng đây thường là thói quen của loài cá, và thường được cá bố đảm nhiệm. Các chi. Dưới đây là các chi trong họ
1
null
Cá Pacu là tên gọi chỉ chung cho một số loài cá nước ngọt serrasalmid ăn tạp ở Nam Mỹ có quan hệ gần gũi với loài cá piranha. Các loài pacu được biết đến bởi hàm răng giống như răng người, tuy nhiên thức ăn chủ yếu là thực vật. Có những đồn đại không có cơ sở về tập tính thích cắn tinh hoàn đàn ông nên có khi chúng còn được gọi hài hước là cá cắn tinh hoàn. Từ nguyên. Pacu là một thuật ngữ có nguồn gốc từ ngôn ngữ bản địa châu Mỹ/Guaraní của Brasil. Khi những con cá lớn thuộc chi Colossoma được bán làm cá cảnh ở Hoa Kỳ và các quốc gia khác, chúng được dán nhãn pacu. Ở Amazon thuộc Brasil, thuật ngữ pacu thường được dùnh để gọi các loài cá nhỏ và trung bình thuộc chi "Metynni", "Mylossoma", "Mylesinus" và "Myleus". "Colossoma macropomum" được gọi là tambaqui, "Piaractus brachypomus" được gọi là pirapitinga. Phân loại. Tên phổ biến pacu thường được áp dụng cho cá được phân loại theo các chi sau Trong số này, các chi được đánh dấu bằng một ngôi sao * chứa các loài trong đó tên tiếng Anh thường được sử dụng bao gồm từ pacu. Mỗi nhóm này chứa một hoặc nhiều loài riêng biệt. Ví dụ, loài cá thường được tìm thấy trong các cửa hàng thú cưng được gọi là pacu đen và pacu bụng đỏ thường thuộc về loài "Colossoma macropomum" và "Piaractus brachypomus" Một loài phổ biến trong số những người nuôi cá là "Piaractus mesopotamicus", còn được gọi là Paraná River pacu hoặc cá pacu nhỏ. Đặc điểm. Các loài cá này dài khoảng 25 cm nhưng có thể Một con cá pacu trưởng thành có thể phát triển lên tới 90 cm và nặng tới 25 kg. Nó thường ăn các loại hạt, lá, thảm thực vật dưới nước và ốc sên. Khác hoàn toàn với người anh em họ xa, cá Pacu chủ yếu sống nhờ các loại hạt và trái cây rơi xuống mặt nước. Chúng có hữu hàm răng to bản và cứng là cách để Pacu nghiền nát phần vỏ cứng của các loại hạt để hưởng phần nhân bên trong. Chúng có hàm răng rộng và cơ hàm rất khỏe, giúp chúng có thể ăn thức ăn khá cứng. Thức ăn chủ yếu của loại cá này là đậu, lá cây và các loại thực vật thủy sinh hay ốc sên. Có những đồn đại không có cơ sở về tập tính thích cắn tinh hoàn đàn ông của cá Pacu. Năm 2013, người ta bắt được một cá thể Pacu ở eo biển Øresund giữa Thụy Điển và Đan Mạch. Khi đó giới truyền thông đã loan tin rằng loài này có thể gây nguy hiểm do chúng sẽ cắn tinh hoàn của nam giới, dựa trên một câu chuyện khôi hài được thêu dệt dựa trên sở thích ăn hạt cây của cá Pacu. Tuy nhiên, bộ răng rất khỏe của cá này nghiền nát hạt cây dễ dàng và vì thế có lẽ ngư dân hay người bơi lặn nên lưu tâm giữ an toàn, phòng tránh thương tích.<ref name=fbColossoma>
1
null
Cá lon mây Thái Bình Dương (Danh pháp khoa học: Alticus arnoldorum) là loài cá sống trên đất liền và có thể nhảy rất xa dù không có chân. Đây là một loài cá biển nhưng rất kỳ lạ khi chúng dành phần lớn thời gian để leo trên các bờ đá. Chúng di chuyển rất nhanh trên các bề mặt lởm chởm đá bằng cách sử dụng hành động xoắn đuôi độc đáo kết hợp với các vây ngực và vây đuôi mở rộng để bám vào gần như bất cứ bề mặt nào. Để nhanh chóng lên được bề mặt cao hơn, chúng cũng có thể xoắn cơ thể mình và búng đuôi để nhảy xa gấp nhiều lần chiều dài cơ thể.
1
null
Tàu điện ngầm Seoul tuyến số 4 là một tuyến đường sắt đô thị ở Seoul nối ga Danggogae ở Nowon-gu, Seoul và ga Namtaeryeong, Seocho-gu, Seoul, Hàn Quốc. Nó là một phần của Tàu điện ngầm Seoul và Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 4. Tất cả các phần được điều hành bởi Tổng công ty vận tải Seoul. Hướng di chuyển là bên phải. Ủy ban Giao thông Vận tải và Xây dựng của Quốc hội đã phê duyệt rằng cuối phía Bắc của tuyến số 4 sẽ được mở rộng từ Danggogae đến Jinjeop, Namyangju. Công trình sẽ bắt đầu vào năm 2015 và hoàn thành vào năm 2019.
1
null
Atheris là một chi trong họ rắn lục phân bố trong những khu rừng nhiệt đới ở châu Phi. Chúng được tìm thấy tại khu bảo tồn Takamanda, Cộng hòa Cameroon. Không chỉ có lớp vảy kỳ lạ, loài rắn này còn có khả năng thay đổi màu sắc cơ thể để hòa lẫn với môi trường xung quanh nhằm trốn tránh kẻ thù hay đánh lừa con mồi. Loài rắn này thường không tấn công con người và các động vật to lớn nhưng lượng nọc độc tiết ra sau mỗi cú đớp có thể gây tử vong cho một người trưởng thành.
1
null
Bạch tuộc Dumbo (Danh pháp khoa học: Grimpoteuthis) là tên gọi chỉ về một chi trong các loài bạch tuộc. Chúng được biết đến với chiếc đầu có hình thù kỳ lạ, với vây nhô ra trên đầu giống như tai của chú voi biết bay Dumbo trong bộ phim hoạt hình cùng tên của Walt Disney năm 1941. Chúng sinh sống ở độ sâu 7.000 m dưới mực nước biển, đây là loài động vật sống ở vùng nước sâu nhất từng được phát hiện. Chính điều kiện môi trường hoàn toàn thiếu ánh sáng cùng với áp lực nước cực mạnh là nguyên nhân khiến loài bạch tuộc này biến đổi hình dạng một cách kỳ lạ. Các loài. Có 2 hệ thống phân loại các loại trong chi này như sau Phân loại ITIS 2010 Phân loại WRMS 2010
1
null
Cristin Milioti (sinh ngày 16 tháng 8 năm 1985) là nữ diễn viên và ca sĩ người Mỹ, được biết đến với công việc tham gia đồng sản xuất trong các vở diễn trong nhà hát Broadway như "That Face", "Stunning" và vở diễn đoạt giải Tony - "Once". Trong mùa thứ 8 của loạt phim hài kịch tình huống Mỹ - "How I Met Your Mother", cô nhận vai người mẹ trong bộ phim. Cô cũng được biết tới nhờ vai diễn Teresa Petrillo Belfort trong bộ phim "The Wolf of Wall Street". Milioti từng thắng một Giải Grammy và nhận được một đề cử Tony. Tiểu sử. Milioti sinh ra và lớn lên tại Cherry Hill, New Jersey. Cô có gốc gác từ Ý. Trong lúc còn ngồi ở ghế nhà trường, Cristin tìm thấy niềm yêu thích diễn xuất tại một trại hè của New York. Cô theo học trường Trung học Cherry Hill và đã tốt nghiệp vào năm 2003. Cô theo học lớp diễn xuất tại trường Đại học New York nhưng buộc phải dừng việc học ngay trong năm đầu tiên. Sự nghiệp. Những vai diễn đầu tiên của cô nằm trong những chiến dịch quảng cáo toàn quốc, đáng chú ý nhất là quảng cáo cho hãng Ford Edge. Cô cũng xuất hiện trong một số chương trình truyền hình như "30 Rock" và bộ phim như "Greetings from the Shore". Milioti cũng được biết đến nhờ vào những buổi diễn sân khấu của cô. Vào năm 2010, cô tham gia trong vở diễn "That Face" và nhận được một đề cử giải Lucille Lortel Awards cho hạng mục "Nữ diễn viên chính nổi bật" cho vở "Stunning". Năm 2012, Milioti nhận thêm một đề cử Tony cho hạng mục "Nữ diễn viên xuất sắc nhất thể loại Nhạc kịch" cho "Once", vở diễn mà cô đảm nhận từ năm 2011. Buổi biểu diễn cuối cùng của cô trong vở "Once" được thực hiện vào ngày 24 tháng 3 năm 2013. Vai diễn của cô trong "Once" còn giúp cô nhận được một Giải Grammy cho hạng mục "Album thể loại nhạc kịch xuất sắc nhất". Cô cũng được nhắc đến trong "This American Life", tập "Adventure". Năm 2013, cô được tuyển vai trong loạt phim hài kịch tình huống thành công của kênh CBS - "How I Met Your Mother" với vai the Mother (vai còn được ghi dưới cái tên "Cô gái với chiếc ô màu vàng", sau đó được hé lộ tên là Tracy McConnell trong tập cuối). Cô xuất hiện lần đầu trong phim ở tập cuối phần 8 - "Something New" và sau đó được bổ sung vào danh sách nhân vật chính trong phim ở mùa cuối. Cô còn nhận được vai vợ cũ của Jordan Belfort (do Leonardo DiCaprio thủ vai) trong bộ phim "The Wolf of Wall Street" năm 2013. Bộ phim được ra mắt tại Mỹ vào ngày 25 tháng 12 năm 2013. Vào tháng 2 năm 2014, cô được tuyển vai nữ chính trong loạt phim hài "A to Z".
1
null
Lodovico Ferrari (1522-1565) là nhà toán học người Ý. Vào năm 1545, ông đã tìm ra cách giải tổng quát phươg trình bậc bốn đúng vào năm mà người thầy của ông, Gerolamo Cardano công bố cách giải tổng quát phương trình bậc ba của riêng mình. Nhờ đó, con người đã tiến đến giới hạn mới trong việc giải quyết các phương trình đại số từ thời Hy Lạp cổ đại: giải các phương trình bậc từ một đến bốn.
1
null
Robert Lane "Bob" Saget (ngày 17 tháng 5 năm 1956 - ngày 9 tháng 1 năm 2022) là một nam diễn viên, diễn viên hài độc thoại và người dẫn chương trình truyền hình. Mặc dù được biết đến nhờ vai diễn "Danny Tanner" trong "Full House" và người dẫn chương trình cho "Americas Funniest Home Videos", nhưng anh cũng nổi tiếng không kém cho sở thích châm biếm của mình. Từ năm 2005-2014, anh tham gia lồng tiếng cho Ted Mosby trong loạt phim hài kịch tình huống "How I Met Your Mother". Tiểu sử. Saget được sinh ra tại Philadelphia, Pennsylvania trong một gia đình Hồi giáo. Cha của anh, Benjamin, là một chủ siêu thị, còn mẹ của anh, Rosalyn, là quản lý của một bệnh viện. Saget sinh sống ở Norfolk, Virginia và Encino, California, trước khi dời về Philadelphia và tốt nghiệp tại trường Trung học Abingion. Ban đầu anh mong muốn trở thành một bác sĩ tâm lý, nhưng do giáo viên Ngữ văn lên tiếng thúc giục nên anh quyết định đi theo lĩnh vực điện ảnh. Anh theo học tại trường Đại học chuyên ngành điện ảnh Temple, nơi anh sáng lập "Through Adam's Eyes" - một bộ phim trắng đen kể về một chàng trai phải trải qua đợt giải phẫu để cải tạo lại khuôn mặt của mình. Không lâu sau, anh nhận được giải Student Academy Awards. Anh tốt nghiệp bằng Cử nhân Nghệ thuật năm 1978. Saget ban đầu muốn đăng ký một khoá học để tốt nghiệp tại Trường Đại Học Nam California nhưng lại vài từ bỏ ý định đó vài ngày sau. Con đường sự nghiệp. "Full House" và "America's Funniest Home Videos". Sau khi tham gia một vai nhỏ trong chương trình "The Early Show" của kênh CBS vào đầu năm 1987, Saget được tuyển vào vai Danny Tanner trong loạt phim "Full House", phim là một thành công lớn khi được nhiều khán giả tại nhà đón nhận và nằm trong danh sách những loạt phim có tỉ suất cao nhất theo Nielsen từ phần 3 trở đi. Vào năm 1989, Saget được chọn làm người dẫn chương trình cho ';America's Funniest Home Videos" cho đến năm 1997. Trong suốt những năm đầu của thập niên 1990, Saget vừa tham gia phim "Full House" vừa dẫn chương trình, và vào năm 2009, anh quay lại chương trình "AFV" của mình trong dịp kỷ niệm 20 năm chương trình. Cùng dẫn với ông là Tom Bergeron. Saget dẫn chương trình trò chơi truyền hình của đài NBC "1 vs. 100" suốt từ năm 2006 tới năm 2008. Anh cũng tham gia vai thuật lại trong loạt phim hài kịch tình huống của đài CBS Mỹ "How I Met Your Mother", được công chiếu vào ngày 19 tháng 9 năm 2005. Anh đóng vai phiên bản tương lai của Ted Mosby. Trong suốt loạt phim phim, anh không xuất hiện mà tham gia lồng tiếng; trong tập cuối, Josh Radnor (người đóng vai Ted Mosby) của hiện tại có kể thuật lại thay anh. Anh hợp tác với kênh HBO trong một vài dự án hài kịch của mình như "That Ain't Right" (ra mắt với định dạng DVD vào ngày 28 tháng 8 năm 2007), "Entourage"... Vào tháng 11 năm 2013, anh thông báo về chuyến lưu diễn tại Úc lần đầu tiên vào tháng 5 năm 2014 cho chương trình hài kịch độc thoại dành cho người lớn mang tên "Bob Saget Live: The Dirty Daddy Tour". Sự nghiệp đạo diễn. Anh tham gia đạo diễn cho một số dự án phim ảnh hài kịch của mình như: "For Hope" năm 1996 với đài ABC, "Dirty Work" năm 1998, "Farce of the Penguins" năm 2007...
1
null
Sở giao dịch chứng khoán Úc (ASX) là sở giao dịch chứng khoán sơ cấp của Úc. Nó được tạo thành bởi sự sáp nhập của Sở giao dịch cổ phiếu Úc và Sở giao dịch hàng hóa giao sau Sydney tháng 7 năm 2006. Ngày nay, Sở giao dịch chứng khoán Úc có doanh số trung bình hàng ngày 4.685 tỷ đô la và có số vốn hóa của thị trường khoảng 1.4 nghìn tỷ đô la Úc, trở thành một trong 10 sở giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới, so với Sở giao dịch chứng khoán New York, Sở giao dịch chứng khoán London và Sở giao dịch chứng khoán Đức. Tổng quan. ASX Group là nhà điều hành thị trường, công ty thanh toán bù trừ và hỗ trợ hệ thống thanh toán. Nó cũng giám sát việc tuân thủ các quy tắc hoạt động của mình, thúc đẩy các tiêu chuẩn quản trị công ty giữa các công ty niêm yết của Úc và giúp giáo dục các nhà đầu tư bán lẻ. Quy định. Ủy ban Đầu tư & Chứng khoán Úc (ASIC) có trách nhiệm giám sát giao dịch theo thời gian thực trên các thị trường tài chính được cấp phép trong nước của Úc và giám sát hành vi của những người tham gia (bao gồm cả mối quan hệ giữa người tham gia và khách hàng của họ) trên các thị trường đó. ASIC cũng giám sát sự tuân thủ của chính ASX với tư cách là một công ty đại chúng với Quy tắc niêm yết ASX. ASX Compliance là một công ty con của ASX chịu trách nhiệm giám sát và thực thi việc tuân thủ các quy tắc hoạt động của các công ty trong danh sách ASX. Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) giám sát các cơ sở thanh toán và bù trừ của ASX để ổn định hệ thống tài chính. Các sản phẩm. Các sản phẩm và dịch vụ có sẵn để giao dịch trên ASX bao gồm cổ phiếu, hợp đồng tương lai, quyền chọn mua bán trao đổi, chứng quyền, hợp đồng chênh lệch, quỹ hoán đổi, ủy thác đầu tư bất động sản, công ty đầu tư niêm yết và chứng khoán lãi suất. Các cổ phiếu lớn nhất được giao dịch trên ASX, về giá trị vốn hóa thị trường, bao gồm BHP, Commonwealth Bank, Westpac, Telstra, Rio Tinto, National Australia Bank và Australia & New Zealand Banking Group. [Cần dẫn nguồn] Chỉ số thị trường chính là S & P / ASX 200, một chỉ số được tạo thành từ 200 cổ phiếu hàng đầu trong ASX. Điều này đã thay thế chỉ số All Ordinaries quan trọng trước đây, vẫn chạy song song với S&P ASX 200. Cả hai thường được trích dẫn cùng nhau. Các chỉ số khác cho các cổ phiếu lớn hơn là S & P / ASX 100 và S & P / ASX 50. Lịch sử. Nguồn gốc của ASX có từ giữa những năm 1800 khi sáu sàn giao dịch riêng biệt được thành lập tại các thành phố thủ phủ của Úc là Melbourne, Victoria, (1861), Sydney, New South Wales (1871), Hobart, Tasmania (1882), Brisbane, Queensland (1884), Adelaide, Nam Úc (1887) và Perth, Tây Úc (1889). Một sàn giao dịch khác ở Launceston, Tasmania, đã sát nhập vào sàn giao dịch Hobart. Vào tháng 11 năm 1903, hội nghị giữa các tiểu bang đầu tiên được tổ chức trùng với Cúp Melbourne. Các sàn giao dịch sau đó gặp nhau trên cơ sở không chính thức cho đến năm 1937 khi các Sở giao dịch chứng khoán liên kết của Úc (AASE) được thành lập, với các đại diện từ mỗi sàn giao dịch. Theo thời gian, AASE đã thiết lập các quy tắc niêm yết thống nhất, quy tắc nhà môi giới và tỷ lệ hoa hồng. Giao dịch được thực hiện bởi một hệ thống cuộc gọi, trong đó một nhân viên trao đổi gọi tên của từng công ty và các nhà môi giới đặt giá hoặc chào bán trên từng công ty. Vào những năm 1960, hệ thống này chuyển thành hệ thống bưu điện. Nhân viên Exchange được gọi là "phấn hoa" đã viết hồ sơ dự thầu và chào hàng bằng phấn liên tục trên bảng đen, đồng thời ghi lại các giao dịch đã thực hiện. [5] ASX (Australian Stock Exchange Limited) được thành lập vào năm 1987 theo luật của Quốc hội Úc, cho phép hợp nhất sáu sàn giao dịch chứng khoán độc lập trước đây hoạt động tại các thành phố thủ phủ của bang. Sau khi phi ngôn ngữ hóa, ASX là sàn giao dịch đầu tiên trên thế giới niêm yết cổ phiếu của mình trên thị trường riêng. ASX được niêm yết vào ngày 14 tháng 10 năm 1998. Vào ngày 7 tháng 7 năm 2006, Sở giao dịch chứng khoán Úc hợp nhất với Tập đoàn SFE, công ty mẹ của Sở giao dịch hàng hóa tương lai Sydney. Dòng thời gian của các sự kiện quan trọng: Hệ thống giao dịch. ASX Group có hai nền tảng giao dịch - ASX Trade, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch chứng khoán vốn ASX và ASX Trade24 cho giao dịch chứng khoán phái sinh. Tất cả phiên giao dịch chứng khoán vốn ASX đều được giao dịch trên màn hình trên ASX Trade. ASX Trade là một nền tảng giao dịch có độ trễ cực thấp. Trong khi đó, NASDAQ OMX dựa trên hệ thống Genium INET của nó, được nhiều sàn giao dịch trên thế giới sử dụng. Đây là một trong những nền tảng giao dịch đa tài sản nhanh nhất và nhiều chức năng nhất trên thế giới, cung cấp độ trễ xuống còn ~ 250 micro giây. ASX Trade24 là nền tảng giao dịch toàn cầu ASX cho các công cụ phái sinh. Nó được phân phối trên toàn cầu với các điểm truy cập mạng (cổng) đặt tại Chicago, New York, London, Hong Kong, Singapore, Sydney và Melbourne. Nó cũng cho phép giao dịch thực sự trong 24 giờ và đồng thời duy trì hai ngày giao dịch đang hoạt động, cho phép sản phẩm được mở để giao dịch trong ngày giao dịch mới trong một múi giờ trong khi các sản phẩm vẫn giao dịch theo ngày hôm trước. Giờ mở cửa. Các ngày giao dịch hoặc làm việc bình thường của ASX là các ngày trong tuần, từ thứ Hai đến thứ Sáu. ASX không giao dịch vào các ngày lễ quốc gia: Ngày đầu năm mới (1 tháng 1), Ngày Úc (26 tháng 1 và được quan sát vào ngày này hoặc ngày làm việc đầu tiên sau ngày này), Thứ Sáu Tuần Thánh (thay đổi mỗi năm), Thứ Hai Phục Sinh, Ngày Anzac (25 tháng 4), sinh nhật của Nữ hoàng (tháng 6), Ngày Giáng sinh (25 tháng 12) và Ngày tặng quà (26 tháng 12). Vào mỗi ngày giao dịch, có một phiên giao dịch trước thị trường từ 7:00 đến 10:00 sáng ( theo giờ AEST) và một phiên giao dịch thường kỳ từ 10:00 đến 16:00. Thị trường mở theo thứ tự bảng chữ cái trong các phiên đấu giá đơn giá, theo từng giai đoạn trong mười phút đầu tiên, với một thời gian ngẫu nhiên nhỏ được tích hợp để ngăn chặn dự đoán chính xác của các giao dịch đầu tiên. Ngoài ra còn có một cuộc đấu giá đơn giá từ 4:10 chiều đến 4:12 chiều để đặt giá đóng cửa hàng ngày, và phiên ngoài giờ diễn ra từ 16:00 đến gần 19:35. Định cư. Người sở hữu chứng khoán nắm giữ cổ phiếu dưới một trong hai hình thức, cả hai hình thức này đều hoạt động dưới dạng nắm giữ không được chứng nhận, thay vì thông qua việc phát hành chứng chỉ cổ phiếu vật chất: Hệ thống đăng ký phụ điện tử của Clearing House (CHESS). Người tham gia kiểm soát của nhà đầu tư (thường là nhà môi giới) tài trợ cho khách hàng vào CHESS. Chủ sở hữu chứng khoán được cấp "số nhận dạng chủ sở hữu" (HIN) và các bản sao kê hàng tháng được gửi đến chủ sở hữu chứng khoán từ hệ thống CHESS khi có sự thay đổi trong số chứng khoán của họ trong tháng đó. Được nhà phát hành tài trợ. Sổ đăng ký cổ phiếu của công ty quản lý việc nắm giữ của chủ sở hữu chứng khoán và cấp cho nhà đầu tư số tham chiếu của chủ sở hữu chứng khoán (SRN) có thể được trích dẫn khi bán. Cổ phần có thể được chuyển từ tổ chức phát hành tài trợ sang CHESS hoặc giữa các nhà môi giới khác nhau bằng tin nhắn điện tử do người tham gia kiểm soát thực hiện. Buôn bán ngắn hạn. Việc bán khống cổ phiếu được phép trên ASX, nhưng chỉ trong số các cổ phiếu được chỉ định và với một số điều kiện nhất định: Nhiều công ty môi giới không bán khống cho các nhà đầu tư tư nhân nhỏ. LEPO có thể đóng vai trò tương đương, trong khi hợp đồng chênh lệch (CFD) do các nhà cung cấp bên thứ ba cung cấp là một giải pháp thay thế khác. Vào tháng 9 năm 2008, ASIC đã đình chỉ gần như tất cả các hình thức bán khống do lo ngại về sự ổn định của thị trường trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang diễn ra. Lệnh cấm bán khống có bảo hiểm đã được dỡ bỏ vào tháng 5 năm 2009. Ngoài ra, trong thay đổi lớn nhất đối với ASX trong 15 năm, Quy tắc thanh toán ASTC 10.11.12 đã được giới thiệu, yêu cầu nhà môi giới cung cấp cổ phiếu khi đến hạn thanh toán, nếu không nhà môi giới phải mua cổ phiếu trên thị trường để bù đắp khoản thiếu hụt. Quy tắc yêu cầu rằng nếu tồn tại Khoản thiếu hụt thanh toán không thành công vào ngày làm việc thứ hai sau ngày mà Chỉ thị theo lô đã lên lịch ban đầu được lên lịch giải quyết (thường là vào T + 5), người tham gia thanh toán phân phối phải: Lựa chọn. Các quyền chọn về cổ phiếu hàng đầu được giao dịch trên ASX, với các bộ giá thực tế và ngày hết hạn được tiêu chuẩn hóa. Tính thanh khoản được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, những người được yêu cầu cung cấp báo giá. Mỗi nhà tạo lập thị trường được giao hai hoặc nhiều cổ phiếu. Một cổ phiếu có thể có nhiều hơn một nhà tạo lập thị trường và chúng cạnh tranh với nhau. Nhà tạo lập thị trường có thể chọn một hoặc cả hai: Trong cả hai trường hợp, có số lượng tối thiểu (5 hoặc 10 hợp đồng tùy thuộc vào cổ phiếu) và mức chênh lệch tối đa được phép. Do rủi ro cao hơn trong quyền chọn, nhà môi giới phải kiểm tra tính phù hợp của khách hàng trước khi cho phép họ giao dịch quyền chọn. Khách hàng có thể thực hiện cả (nghĩa là mua) và viết (tức là bán) các tùy chọn. Đối với các vị thế bằng văn bản, khách hàng phải đặt tiền ký quỹ. Thị trường lãi suất. Thị trường lãi suất ASX là một tập hợp các trái phiếu công ty, giấy ghi lãi suất thả nổi và cổ phiếu ưu đãi giống trái phiếu được niêm yết trên sàn giao dịch. Các chứng khoán này được giao dịch và thanh toán theo cách tương tự như cổ phiếu thông thường, nhưng ASX cung cấp thông tin như thời gian đáo hạn của chúng, lãi suất thực tế, v.v., để hỗ trợ so sánh. Thị trường tương lai. Sydney Futures Exchange (SFE) là sàn giao dịch phái sinh lớn thứ 10 trên thế giới, cung cấp các phái sinh về lãi suất, cổ phiếu, tiền tệ và hàng hóa. SFE hiện là một phần của ASX và các sản phẩm tích cực nhất của nó là: Các phiên giao dịch của ASX được dựa trên hợp đồng tương lai trên các chỉ số tài sản ASX 50, ASX 200 và ASX, cũng như ngũ cốc, điện và len. Các quyền chọn đối với hợp đồng tương lai ngũ cốc cũng được giao dịch. Các chỉ số thị trường. ASX duy trì các chỉ số chứng khoán liên quan đến các cổ phiếu được giao dịch trên sàn giao dịch cùng với Standard & Poor's. Có một hệ thống phân cấp các nhóm chỉ số được gọi là S&P/ASX 20, S&P/ASX 50, S&P/ASX 100, S&P/ASX 200 và S&P/ASX 300, thường chứa từ 20 đến 300 công ty lớn nhất được liệt kê trên trao đổi, tùy thuộc vào một số trình độ. Trò chơi chia sẻ thị trường của ASX. Trò chơi thị trường cổ phiếu ASX mang đến cho các thành viên là học sinh trung học và công lập cơ hội tìm hiểu về cách đầu tư vào thị trường cổ phiếu bằng cách sử dụng giá thị trường thực. Những người tham gia nhận được 50.000 $ giả định để mua và bán cổ phần trong 150 công ty và theo dõi tiến trình đầu tư của họ trong suốt thời gian diễn ra trò chơi. Các phiên đàm phán của ASX. Ngày 25/10/2010, ASX đã tiến hành các cuộc đàm phán sáp nhập với Sở giao dịch Singapore (SGX). Việc sáp nhập sẽ tạo ra một thị trường chứng khoán với giá trị thị trường là 14 tỷ đô la Mỹ. Việc sáp nhập đã bị Thủ quỹ Australia Wayne Swan chặn vào ngày 8 tháng 4 năm 2011, theo lời khuyên từ Ban Đánh giá Đầu tư Nước ngoài rằng việc sáp nhập được đề xuất không vì lợi ích tốt nhất của Australia. Hiệu suất công ty trong Năm tài chính. Năm 2015, Doanh thu Dịch vụ Thông tin và Dịch vụ Kỹ thuật lần lượt tăng 8% và 10%, trong khi Austraclear tăng 9%. Một điểm sáng khác là cổ tức từ IRESS, tăng 47% so với giai đoạn trước, lên 4,9 triệu đô la. Công ty phần mềm tài chính này đã tăng 27% trong vài năm qua và 19,3% cổ phần của ASX hiện trị giá 334 triệu đô la, hơn 4% giá trị thị trường của chính nó. [21]
1
null
Theodore Evelyn "Ted" Mosby là một nhân vật hư cấu và là vai chính trong bộ phim truyền hình hài kịch tình huống của Hoa Kỳ "How I Met Your Mother", do Josh Radnor thủ vai. Ted trong phim cũng là nhân vật thuật lại từ tương lai, lồng tiếng bởi Bob Saget, khi anh ta kể với các con của mình "hành trình dài" về việc mình đã gặp mẹ của chúng thế nào. Tổng thể về nhân vật. Ted, nhân vật trung tâm của bộ phim, sinh ngày 25 tháng 4 năm 1978 ở Shaker Heights, Ohio (giống như người sáng lập của bộ phim, Carter Bays), tốt nghiệp từ trường Đại học Wesleyan (giống như Bays và Craig Thomas, đồng sáng lập bộ phim), và là một kiến trúc sư. Sau khi bạn thân của anh, Marshall Eriksen, đính hôn trong tập đầu của bộ phim, Ted quyết định cố gắng tìm cho mình một bạn đời lý tưởng. Cuộc tìm kiếm này đã là cốt truyện của toàn bộ bộ phim, và gồm quan hệ giữa Ted với Marshall Eriksen, Lily Aldrin, Barney Stinson và Robin Scherbatsky Mối quan hệ với những nhân vật khác. Mối quan hệ giữa Marshall và Ted là một khía cạnh quan trọng của bộ phim. Marshall là người duy nhất có mối quan hệ vững bền cùng Ted trong xuyên suốt bộ phim: Lily rời khỏi nhóm ở phần 2 để chuyển đến San Francisco; Robin đi đến Nam Mĩ và không nói chuyện với Ted từ sau khi họ chia tay ở phần 3; Barney và Ted giận nhau ở vài tập trong phần 3 sau khi Barney phá vỡ "Bro Code" (tạm dịch: "Luật anh em") để tán tỉnh Robin. Còn với Marshall, anh luôn ở bên Ted qua tất cả những lần chia tay của anh, và Ted cũng ở bên Marshall khi Lily bỏ anh đi ở phần 2. Ted và Barney gặp nhau hồi năm 2001 tại quán rượu McLaren's, khi Barney ngồi xuống kế bên Ted và thông báo rằng anh sẽ "dạy cậu sống như thế nào". Trong suốt bộ phim, Barney luôn ép Ted phải sống một cách hưởng thụ nhất có thể và luôn làm những điều điên rồ cùng nhau để mọi đêm đều là đêm "huyền-đợi chút đã-thoại". Lily là một trong những người bạn thân thiết nhất và luôn là người hiểu Ted nhất trong mọi tình huống. Vì vậy Ted luôn đến hỏi Lily về những lời chỉ bảo về tình yêu, còn Lily thì tự xưng là người bảo hộ của Ted, vượt quá giới hạn khi chia rẽ Ted khỏi những người bạn gái mà cô cho rằng không phải "một nửa" của Ted - bao gồm luôn cả Robin. Ted lần đầu gặp và mê mẩn Robin ngay từ tập đầu của bộ phim, và quan hệ giữa họ cứ mập mờ giữa tình bạn và tình yêu vài lần trong bộ phim. Ted là người hiểu Robin nhất trong suốt bộ phim, và cô ấy luôn đến hỏi ý kiến Ted hay cô ấy cần người làm mình vui. Ted không bao giờ hết cảm giác yêu Robin, thế nên, đây chính là một trong những điểm nhận được sự chú ý của cả bộ phim. Tính cách. Ted có thiên hướng là một kẻ phân vân về cách biểu lộ tình cảm với người khác. Như trong tập đầu của bộ phim, anh đánh cắp cây kèn xanh Pháp (còn có biệt danh là ""Cậu nhỏ" của Xì trum") sau khi anh với Robin cứ bàn về nó trong suốt buổi đầu gặp nhau, nhưng rồi anh lại làm Robin sợ toáng lên khi bảo anh yêu cô ấy. Thêm một ví dụ khác, khi anh hoá trang thành một "mẩu giấy vụn" vào dịp Halloween mỗi năm, hi vọng mình sẽ gặp lại được Bí ngô lẳng lơ, một cô nàng mặc trang phục như một cái lồng đèn bí ngô mà anh ta đã từng gặp ở một bữa tiệc Halloween. Cuối cùng, khi họ gặp lại được nhau ở tập "The Slutty Pumpkin Returns" trong phần 7, thời gian tìm hiểu ngắn ngủi của họ đã là một thảm hoạ. Ted luôn miêu tả mình là một gã "nửa dòng máu Do Thái". Anh được người ta nhìn thấy khi cổ vũ cho đội Cleveland Indians khi họ chơi cho New York Yankees trong một trận bóng chày trong tập "Where Were We?" và cũng ám chỉ có một lần anh bị sập bẫy của một nhóm nhạc rock tại một trung tâm thương mại tại Ohio khi anh lên 9 trong tập "Slap Bet". Anh và Marshall ban đầu là hai gã sinh viên năm nhất vô tình được sắp xếp chung phòng tại Wesleyan và trở thành bạn sau một chuyến đi dài định mệnh cùng nhau ở tập "Arrivederci, Fiero". Trong một thời gian, Ted khẳng định rằng mình "không-hề-nôn-từ-năm-93", nghĩa là anh chưa hề nôn cho dù bất cứ lý do gì từ năm 1993. Dù sao thì sau đó ở tập "Game Night", anh đã tiết lộ điều này không hề có thật, và anh đã nôn vào thảm ở cửa nhà Robin. Anh biết tiếng Pháp và ngôn ngữ ra dấu, anh có khuynh hướng nói nhảy vào những điều mà người khác đang nói. Anh tự cho mình là người "có máu thám tử", và thậm chí có hẳn một câu lạc bộ thám tử hồi nhỏ, gọi là "The Mosby Boys". Anh cũng nói và đọc được tiếng Tây Ban Nha, mặc dù khá vụng về. Pablo Neruda là một trong những tác giả mà anh yêu thích nhất. Tiến triển của nhân vật. Trong một khoảng thời gian ở phần 1, Ted hẹn hò cùng một cô gái ở tiệm bánh tên là Victoria, người mà anh gặp được ở đám cưới của một người bạn. Sau đó, cô ấy đồng ý tham gia một nhóm bạn hữu cùng làm bếp núc tại Đức, thúc giục Ted về một mối quan hệ yêu xa mà mình muốn, mà sau này không kéo dài được lâu vì tình cảm dành cho Robin của anh còn sâu nặng. Ted sau đó làm Robin buồn vì ngụ ý Victoria chia tay anh vì cô không dứt khoát với anh; mà tiếp theo đó, Ted và Robin lại mặn nồng bên nhau trước khi cả hai cô gái đều nhận ra mình bị lừa. Ted và Robin sau đó chấp thuận làm bạn cùng nhau và trong tập "Come on", Ted lần nữa khiến Robin động lòng khi thuê cả một dàn nhạc chơi những nhạc cụ toàn màu xanh trong phòng trong khi anh cầu hôn cô ấy. Cô ấy cuối cùng cũng yêu Ted khi Ted nhảy một bài cầu mưa rất phức tạp. Họ hẹn hò cùng nhau trong suốt phần 2 của bộ phim, nhưng rồi lại chia tay vì nhận ra hai người muốn những điều khác nhau trong cuộc sống ở tập "Something Blue" Ở tập "No Tomorrow" tiết lộ vào ngày thánh Patrick, Ted và Barney đến dự một mà buổi tiệc mà vợ tương lai của Ted cũng có mặt ở đó, mặc dù anh không được gặp cô ấy trong đêm hôm đó. Khi anh lần nữa trở lại căn phòng của bữa tiệc vào sáng hôm sau, anh nhặt được một cây dù màu vàng, là cây dù tốc bay trong gió xuất hiện trong đoạn quảng cáo của phần phim này. Cùng với đó, anh trở thành nhân vật chính thứ hai có cho mình một chiếc xe (một chiếc Toyota Camry Hybrid màu xanh) sau khi được nâng chức trong tập "The Chain of Screaming". Cuối tập đó, Ted quyết định bán chiếc xe để giúp đỡ khó khăn về tiền bạc lúc đó của Marshall. Bắt đầu với phần 3, anh vô tình có một hình xăm ở sau hông của mình khi say. Anh đến gặp bác sĩ Stella Zinman để xoá đi hình xăm đó, mà sau đó tiến đến một buổi hẹn cùng cô ấy trong tập "The Platinum Rule". Ở tập "Ten Sessions", anh nhận ra mình yêu cô ấy và sau khi xoá xong hình xăm đó, Ted dẫn cô ấy đến một buổi hẹn kéo dài trong 2 phút. Họ bắt đầu hẹn hò và ở cuối tập "Miracles", Ted cầu hôn cô ấy. Cô chấp thuận ở đầu phần 4. Ở tập "Shelter Island", Ted mời bạn trai cũ của Stella - Tony, đến dự đám cưới của họ; Stella và Tony lại nhen nhóm tình cũ và sau đó Stella đã bỏ mặc anh lại nơi lễ cưới. Cuộc sống của Ted tiếp tục xuống dốc ở phần 4. Sau khi bị bỏ lại ở nơi nhà thờ diễn ra lễ cưới, Ted gặp rắc rối khi phải bắt kịp lại với việc hẹn hò và công việc của anh ấy cũng trở nên khó khăn. Sau khi anh được thuê để thiết kế một dự án cho Ngân hàng Quốc gia Goliath, anh bị sa thải sau nhiều tuần làm việc không hiệu quả. Anh cố gắng vượt qua chuyện này bằng cách bắt đầu gầy dựng thương hiệu công ty cho riêng mình, tên là Mosbius Designs, nhưnglại tiếp tục không thành công. Trong tập cuối phần 4 "The Leap", Ted sau cùng cũng chấp nhận làm công việc mà Tony đề nghị anh nên làm, với mong muốn làm hoà cùng anh, là công việc của một Giáo sư về khoa Kiến Trúc. Nhưng khi ra mắt bộ phim "The Wedding Bride" của riêng mình trong phần tới, Tony châm biếm Ted như là một kẻ gian ác chia rẽ cặp đôi lãng mạn giữa Tony và Stella. Anh chạm đến đỉnh điểm của sự xuống dốc ở phần 7 khi anh giãi bày cùng Robin rằng anh bắt đầu tin rằng mình sẽ không thể nào gặp được "một nửa" của mình. Điều này vượt quá giới hạn khi anh nói với Robin rằng anh vẫn còn yêu cô ấy sau khi cuộc chia tay của cô với Kevin. Nhưng dù vậy, Robin không đáp lại tình cảm của anh ấy và chuyển đi nơi khác. Cuối cùng, Ted giao lại căn hộ cho Marshall và Lily và chuyển về căn hộ mà Quinn - bạn gái của Barney từng sống ở đó. Trong tập "Trilogy Time" có hé lộ rằng năm 2015, con gái của Ted sẽ được sinh ra. Sau vài tháng, Ted quyết định làm hoà với Robin và cô ấy giúp Ted nhận ra rằng Victoria mới là người phụ nữ duy nhất hợp với anh. Khi Ted gọi cho Victoria, cô đến trước mặt anh trong một bộ váy cưới và nói rằng mình sẵn sàng chạy trốn cùng anh. Ban đầu, anh cố gắng đưa cô về đám cưới của mình, nhưng sau khi nhận rằng mình mến cô ấy đến nhường nào, anh đổi ý và họ cùng nhau chạy xe thẳng tới ánh nắng phía trước. Sau khi hẹn hò vài tuần, Victoria nói cô chỉ cưới Ted với điều kiện phải chấm dứt tình bạn với Robin. Ted sau đó nói với Victoria rằng cho dù anh không còn tình cảm với Robin nhưng cô ấy giờ đây như là gia đình và là một phần không thể thay thế đối với anh ấy. Victoria chúc anh ấy may mắn và sau cùng đã chia tay với anh ấy. Trong phần 7, tập "P.S. I Love You", Ted gặp Jeanette Peterson, cô bạn gái cuối cùng của anh trước khi gặp the Mother. Ted và Jeanette gặp nhau ở tàu điện ngầm sau khi Ted để ý rằng cô ấy và anh vô tình đọc cùng một quyển sách. Jeanette sau này lộ diện mình là một kẻ bị ám ảnh về anh: anh biết được cô ấy lén theo dõi mình khoảng một năm rưỡi (từ khi anh lên bìa tờ "Tạp chí Time"), mua cùng một quyển sách với anh chỉ sau khi anh rời tiệm sách khoảng 10 phút (quyển sách mà họ cùng nhau đọc trên tàu điện ngầm) và cố gắng mồi một đám lửa bên ngoài hành lang nơi anh dạy học chỉ để gặp anh. Trong khi bạn của Ted vô cùng hoảng sợ, anh lại thấy điều này lãng mạn và bỏ qua những dấu hiệu sai trái kia. Trong tập "Weekend at Barney's", Jeanette chia tay với Ted; cô ấy làm đúng gần như hầu hết những gì cô ấy nói để chứng minh rằng anh đang lừa dối cô ta. Trong tập "The Final Page - Phần 2", khi Barney cố đưa Ted gặp một cô nàng khác để anh quên đi Jeanette, Jeanette lại tìm được anh ở quán bar và họ quay lại với nhau. Tuy nhiên, chuyện này không kéo dài lâu: Jeanette tìm được cuốn bí kíp của Barney và sau đó phá huỷ cả căn hộ, không cho Ted vào và ném tất cả đồ đạc của anh ấy ra ngoài cửa sổ. Ngay lúc đó, Ted quyết định mình không muốn sống độc thân nữa mà sẵn sàng cho việc ổn định cuộc sống của mình. Mặc dù rất hạnh phúc cho họ, Ted lại cảm thấy buồn khi Robin và Barney đính hôn cùng nhau. Trong tập "The Time Travelers", Ted trong tương lai tưởng tượng mình phải tìm được The Mother nhiều tuần trước khi cuộc gặp thật sự bắt đầu, để anh ấy có thể nói mình mong muốn được gặp cô ấy đến nhường nào. Cho dù rất ủng hộ việc hai người bạn của mình đính hộn, nhưng anh lại nhận ra mình vẫn còn tình cảm với Robin và điều đó khiến mọi chuyện sẽ khó khăn hơn cho anh khi chạm mặt họ sau khi kết hôn, thế nên anh lập kế hoạch chuyển đến Chicago ngay sau khi họ cưới nhau. Phần cuối của bộ phim trải dài trong tuần lễ diễn ra đám cưới của Barney và Robin, khi Ted đang vật lộn với tình cảm của mình cho Robin. Anh vượt qua một chặng đường khá khó khăn để tìm lại mặt dây chuyền mà Robin đã chôn ở Công viên Trung tâm nhiều năm trước, khi cô muốn việc tìm ra cái dây chuyền đó sẽ là một "điềm lành từ vũ trụ" rằng cô nên lấy Barney. Nhưng ngay trước đám cưới, Robin rất lo lắng và nói với anh rằng người mà cô ấy nên kết hôn là anh chứ không phải là Barney. Ted bèn giấu nhẹm tình cảm thật của mình để nói rằng mình không còn yêu cô ấy như ngày trước nữa. Sau đó, anh đứng cùng bạn bè mình trong nhà thờ lúc Robin cưới Barney, anh cũng chia tay bạn bè mình một cách trìu mến. Phần cuối cũng chứa nhiều cảnh tương lai cho thấy cuộc sống của Ted và the Mother, gồm lần hẹn đầu tiên của họ, ngày anh cầu hôn cô ấy và ngày cô sinh cho anh đứa con thứ hai. Trong tập cuối, "Last Forever" hé lộ rằng Ted cuối cùng cũng gặp vợ của anh ấy, người mà tên thật là Tracy McConnell, tại trạm tàu hoả, nơi mà anh ấy chuẩn bị rời đến Chicago. Họ chưa thật sự cưới nhau trong hơn 5 năm, khi đã có cho mình 2 người con là Penny và Luke. Tracy qua đời vào năm 2024. Cùng với sự kết thúc của câu chuyện, con của anh nói với anh rằng người mẹ xuất hiện rất ít trong câu chuyện của anh mà lại toàn tập trung vào Robin, người mà lúc bấy giờ đã li hôn cùng Barney. Trong khi Ted phủ nhận điều đó, bọn trẻ nói rằng anh đang muốn hỏi ý kiến của chúng về việc hẹn hò với Robin - điều mà chúng đồng ý. Trong cảnh cuối cùng của bộ phim, Ted đứng ngoài cửa sổ nhà Robin, giơ cây kèn xanh Pháp lên hệt như hồi mới hẹn hò lần đầu. Ted trong tương lai. Ted trong tương lai, được lồng tiếng bởi Bob Saget, kể lại hầu hết ở các tập phim cho các con mình nghe ở năm 2030, lồng câu chuyện vào việc làm thế nào mà anh gặp được mẹ của chúng. Người mẹ cuối cùng được tiết lộ ở cuối phần 8 trong tập "Something New", được Cristin Milioti thủ vai. Trong tập đầu của phần 3, "Wait for It", hai đứa con của Ted biết được "phiên bản ngắn" của câu chuyện làm thế nào mà anh gặp được mẹ chúng, điều đó có liên quan đến cái dù màu vàng của cô ấy. Một vài manh mối cho thấy vợ tương lai của Ted là một sinh viên đại học chuyên ngành kinh tế, cô ấy ở trong phòng học trong ngày đầu mà Ted đi dạy trong công việc của một Giáo sư, khi anh ấy đi nhầm lớp và đứng dạy môn Kiến trúc học ngay ở lớp học Kinh tế. Cô cũng được nhắc đến khi cô có tham dự một hộp đêm mà Ted và Barney cũng có mặt vào ngày Thánh Patrick năm 2008. Trong tập ở phần 1 "Belly Full of Turkey", Ted ở tương lai có đùa với con của anh rằng một vũ nữ mà anh gặp tên là Tracey chính là mẹ của chúng (cuối cùng người mẹ tên đúng là Tracy). Ted tương lai cũng kể với các con rằng anh gặp mẹ của chúng "trong ngày diễn ra một lễ cưới" mà sau này được tiết lộ là lễ cưới của Barney và Robin, Ted là phù rể. Trong tập đầu phần 8, Ted ngồi đọc sách trong khi chờ ở một trạm tàu hoả tại "Farhamton" sau đám cưới của Barney và Robin, cũng là lúc The Mother bước đến nơi đó từ một chiếc xe taxi. Trong phần 8, tập "Band or DJ?", Ted tương lai lại hé lộ rằng The Mother chơi guitar bass ở ban nhạc trong lễ cưới của Barney và Robin. Cho dù trong cảnh hé lộ cho thấy Ted không gặp được The Mother tại lễ cưới. Ted và vợ của anh được nhìn thấy trong cảnh hé lộ khi họ đứng ngoài rạp chiếu phim với biển quảng cáo "The Wedding Bride III" trong tập "No Pressure", mặc dù khuôn mặt của người vợ bị khuất và không để lại danh tính. Trong suốt bộ phim, Ted Tương lai luôn dùng thì quá khứ khi kể về The Mother. Điều này lý giải vì sao nhân vật The Mother mất vào năm 2030.
1
null
Điện trở nhiệt hay nhiệt điện trở hay thermistor là loại điện trở có trở kháng của nó thay đổi một cách rõ rệt dưới tác dụng nhiệt, hơn hẳn so với các loại điện trở thông thường. Từ thermistor được kết hợp bởi từ thermal (nhiệt) và resistor (điện trở) . Điện trở nhiệt được ứng dụng rộng rãi trong kỹ thuật điện tử: làm cảm biến nhiệt, hạn chế các dòng xung kích. Nhiệt điện trở khác với nhiệt điện kế. Nguyên lý hoạt động. Giả sử, quan hệ giữa độ lớn của trở kháng và nhiệt độ là tuyến tính, khi đó: trong đó: Nhiệt điện trở có thể phân thành hai loại theo hệ số formula_4. Nếu formula_4 dương, trở kháng của điện trở tăng theo nhiệt độ tăng, khi đó nó được gọi là nhiệt điện trở thuận hay thuận nhiệt trở (tạm dịch từ PTC - positive temperature coefficient). Ngược lại nếu formula_4 âm, trở kháng của điện trở giảm khi nhiệt độ tăng, và nó được gọi là nghịch nhiệt trở (NTC - negative temperature coefficient) . Ứng dụng. Nhiệt điện trở được dùng làm "cảm biến nhiệt" trong các máy móc thiết bị, như máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh... Nó cũng được dùng trong phần mạch bảo vệ quá nhiệt trong các bộ cấp nguồn điện.
1
null
Ôn Phóng Chi (chữ Hán: 温放之, ? – ?) tự Hoằng Tổ, người huyện Kỳ, quận Thái Nguyên, Tịnh Châu, quan viên, nhà thư pháp đời Đông Tấn. Ông đã chủ động xin chức Giao Châu thứ sử và ở chức này cho đến khi mất. Cuộc đời và sự nghiệp. Cha là Thủy An quận công Ôn Kiệu. Phóng Chi được nối tước, thiếu thời làm Thanh quan, dần thăng đến Cấp sự hoàng môn thị lang. Do gia cảnh bần hàn, ông xin chức Giao Châu thứ sử, triều đình đồng ý. Dương Châu thứ sử Vương Thuật và Hội Kê vương Tư Mã Tiên cho rằng Phóng Chi là con của công thần, cần được đối xử ưu ái, không nên chịu khổ ở Lĩnh Nam, sẽ khiến cho lòng người bất bình; nhưng ý kiến này bị bỏ qua. Phóng Chi đến Nam Hải nhận chức, ân - uy gồm đủ. Ông chuẩn bị đánh Lâm Ấp, Giao Chỉ thái thú Đỗ Bảo, biệt giá Nguyễn Lãng phản đối, Phóng Chi kết tội họ cản trở quân đội mà giết đi. Ông tiến quân, đánh phá Lâm Ấp rồi trở về. Phóng Chi mất khi đang ở chức. Trương Ngạn Viễn trước tác Pháp thư yếu lục, sưu tầm và bình phẩm danh tích của 63 nhà thư pháp từ đời Đông Hán cho đến những năm Nguyên Hòa đời Đường (806 - 820); Phóng Chi là một trong số đó và là một trong 3 nhà thư pháp xuất thân từ tỉnh Sơn Tây (còn lại là Vương Mông, Vương Thuật). Trương Ngạn Viễn đánh giá: "Phóng Chi tính cương trực, nét thảo rất có lực. Cất bút thì không dừng, đủ thấy được chuẩn tắc. Như một mảnh gấm khoe vẻ tinh xảo, đến một vệt nhỏ cũng không yếu ớt."
1
null
Lazare Nicolas Marguerite, Hầu tước Carnot (1753-1823) là nhà toán học, kỹ sư, chính trị gia, nhà chỉ huy quân sự người Pháp. Ông là cha của Nicolas Léonard Sadi Carnot và Hippolyte Carnot, cụ của Marie François Sadi Carnot. Lazare Carnot là người đưa ra định lý Carnot, trong đó ông phát biểu rằng tổng các khoảng cách từ tâm của đường tròn ngoại tiếp một tam giác nhọn đến các cạnh của tam giác đó bằng tổng các bán kính của đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp tam giác đó.
1
null
Chôn sống ám chỉ hành vi chôn người hay động vật xuống đất khi vẫn còn đang sống một cách cố tình hay vô tình. Con người có thể bị vô tình chôn sống nếu người khác nghĩ rằng họ đã chết (xem chết lâm sàng) trong một số trường hợp khi người bệnh quá yếu và máy đo nhịp tim không còn nhận ra nhịp đập của họ và kết luận rằng họ đã chết. Và cố tình chôn sống được dùng như một hình thức tra tấn, giết người hoặc xử tử trong quy định của một số quốc gia thời Trung Cổ. Trong một số trường hợp, việc chôn sống được người bị chôn sống đồng ý như là một trò nguy hiểm, hay là một hình thức tự sát như của Lý Trần Quán trong lịch sử Việt Nam. Động vật thường hay bị chôn sống trong các hình thức hiến tế, hay là trong các đợt dịch bệnh khi bắt buộc phải chôn sống chúng để phòng ngừa dịch bệnh lây lan. Tử hình bằng chôn sống. Khi thực hiện án tử hình này. Người ta sẽ đào một cái hố chỉ đủ cho một người đứng và cho đầu lên trên. Sau khi đọc lệnh tuyên án, phạm nhân sẽ bị đẩy xuống cái hố và lấp đất lại chỉ cho cái đầu ngoi lên và không cho uống nước ăn uống gì cả. Người ta sẽ cho người đứng canh trong vài ngày, trong vài ngày đó nếu phạm nhân không chết sẽ bị viên sĩ quan bắn một phát vào thái dương cho chết. Sau khi phạm nhân chết, phạm nhân sẽ được moi lên lại cho vào quan tài rồi chôn lại xuống đất.
1
null
Xscape là album tổng hợp thứ hai được xuất bản sau khi nam ca sĩ người Mỹ Michael Jackson qua đời, bao gồm các bài hát chưa từng được phát hành trước đây của Jackson. Album phát hành ngày 9 tháng 5 năm 2014 bởi Epic Records và nhãn thu âm của Jackson là MJJ Music. "Xscape" là album thứ hai chứa các bài hát mới được phát hành bởi Sony Music Entertainment từ sau cái chết của Michael Jackson vào cuối tháng 6 năm 2009. L.A. Reid, chủ tịch của Epic Records, sưu tầm và điều hành sản xuất album, chiêu mộ Timbaland dẫn đầu một đội các nhà sản xuất đĩa nhạc để trang bị lại và đương thời hóa tám bản thu được chọn cho album. Các nhà sản xuất làm việc với album bao gồm StarGate, Jerome "J-Roc" Harmon, John McClain, and Rodney Jerkins. Jerkins sản xuất bản nhạc chủ đề. Xscape được quảng bá rộng rãi trong nhóm các công ty của Sony; Sony Mobile dùng một trích đoạn của bài "Slave to the Rhythm" trong chiến dịch quảng bá điện thoại Xperia Z2. Các phần phê bình sớm cho album mức đánh giá trung bình đến khả quan với các nhà phê bình "chia phe" dựa trên chất lượng các bản thu. "Love Never Felt So Good" được công bố là đĩa đơn quảng bá chính thức ra mắt ngày 1/5/2014. Phiên bản đặc biệt (deluxe) của album bao gồm thêm tất cả các bản thu gốc chưa chỉnh sửa của toàn bộ 8 bài hát, một bài hát cộng thêm và hai video. Hậu trường. Theo thông tin công bố chính thức ngày 31 tháng 3 năm 2014, album sẽ chứa 8 bài hát. Đây là album chứa các tài liêu âm nhạc chưa công bố thứ hai ra mắt sau khi qua đời được phát hành bởi Epic Records từ sau cái chết của Jackson năm 2009. Bản nhạc tiêu đề "Xscape" được thu năm 2001 cho album "Invincible". Nhà sản xuất nhạc hip-hop người Mĩ Timbaland và chủ tịch Epic Records L.A. Reid điều hành sản xuất album, với sự phụ thêm từ Rodney Jerkins, StarGate và John McClain. Timbaland cho biết Reid đã tiếp xúc riêng với nhà sản xuất tại nhà để bàn luận dự án Jackson mới. Jesse Johnson, tay guitar chính của nhóm The Time tiết lộ anh đã làm việc với các chi tiết của một bài hát có sự tham gia của Mary J Blige, Questlove, và D'Angelo. Tuy nhiên, bài hát đó cuối cùng đã không được chọn đưa vào album. Reid cho biết họ muốn tôn vinh huyền thoại Jackson khi đặt tên album, " tựa album này tôn vinh quy trình đặt tên album của Michael. Anh ấy luôn chọn tên một bài hát trong album để đặt tên và bắt đầu với "Thriller", tên album chỉ có một từ, với một chất lượng mạnh mẽ cho từng cái tên ("Thriller", "Bad", "Dangerous", "," "Invincible"). Điều này đúng với dự án mới này." Lịch sử thu âm. "Love Never Felt So Good" được đồng sáng tác với ca nhạc sĩ Canada Paul Anka và thâu thử năm 1980 với phần đệm đàn của Anka. Bài hát cũng được ca sĩ Mỹ Johnny Mathis thu âm. Một phiên bản song ca với Justin Timberlake được thâu và phát hành thành đĩa đơn - phiên bản này có sử dụng phần âm thanh từ bài hát năm 1979 của Jackson là "Workin' Day And Night". "Chicago" (ban đầu là "She Was Lovin' Me") thâu năm 1999, "Chicago" dự kiến sẽ thâu cho album "Invincible" nhưng không được chọn đưa vào album. "Loving You" thâu năm 1987 trong giai đoạn "Bad". "A Place With No Name" viết và thâu năm 1998. Bài hát rất giống "A Horse with No Name," bản hit của ban nhạc Mỹ America. một đoạn dài 24 giây của bài hát bị rò rỉ trên mạng bởi TMZ vào tháng 7 năm 2009 và toàn bộ bài hát vào tháng 12 năm 2013. "Slave To The Rhythm" thâu trong giai đoạn "Dangerous" khoảng năm 1991 và hoàn tất năm 1998. Một phiên bản remix rò rỉ trên mạng năm 2010. Justin Bieber cũng có thâu một phiên bản "song ca" với giọng hát của Michael, phiên bản này bị rò rỉ trên mạng tháng 8 năm 2013. Phiên bản này không được cho phép phát hành và bị săn lùng để xóa bỏ. "Do You Know Where Your Children Are" viết và thâu trong giai đoạn "Bad" và cân nhắc lại trong giai đoạn "Dangerous". Bài hát đã không được chọn đưa vào album Dangerous hay Bad. Một bản làm lại năm 2010 rò rỉ trên mạng cùng năm đó. Phiên bản này được cân nhắc đưa vào album "Michael" với phần guitar solo của Steve Lukather. "Blue Gangsta" được viết và thâu năm 1998 nhưng không được chọn vào album "Invincible", Dr. Freeze khẳng định nó sẽ được phát hành với phần phối nhạc hoàn tất nhưng không nói rõ ngày phát hành. Rapper Tempamental remix bài hát mà không thông qua Michael Jackson và tung lên trang MySpace của anh ta cuối năm 2006. Bản remix "Gangsta (No Friend of Mine)" có sự tham gia của Pras (of the Fugees). "Xscape" được viết và thâu năm 1999 cho album "Invincible" nhưng cuối cùng không được chọn. Bài hát hoàn tất năm 2002 và rò rỉ trên mạng cùng năm đó. Giai điệu được chính nhà sản xuất ban đầu là Rodney Jerkins "hiện đại hóa". Quảng bá và đĩa đơn. Tháng hai năm 2014, Sony và di sản Jackson công bố mối quan hệ hợp tác với Sony Mobile. Kết quả của việc này là phần quảng cáo điện thoại Sony Mobile Xperia Z2 kết hợp phiên bản mới của bài hát "Slave to the Rhythm" được phát hành. Bài hát được xác nhận là nằm trong album. Album đã phát hành cho truyền thông Anh quốc trong tầng hầm khách sạn Knightsbridge ngày 31 tháng 3 năm 2014. Các nhà báo được cho phép nghe album với điều kiện không sử dụng các thiết bị điện tử, và không được biết tên các bài hát. Phóng viên mảng giải trí của một số phương tiện truyền thông Anh quốc, như là "Sky News", "London Evening Standard", "The Daily Telegraph", "Mixmag", "The Guardian" và Digital Spy đã được mời tham gia. Ngày 30 tháng 4 năm 2014, "Love Never Felt So Good" được tiết lộ sẽ ra mắt tại giải thưởng iHeart Radio ngày 1 tháng 5 với tư cách là đĩa đơn đầu tiên của album, phủ nhận phát biểu của Timbaland gợi ý "Chicago" được phát hành trước. Bài hát đồng sáng tác bởi Michael và Paul Anka, có sự tham gia của Justin Timberlake trong phiên bản remix. "Love Never Felt So Good" đã từng được thâu âm bởi ca sĩ người Mỹ Johnny Mathis cho album năm 1984, "Special Part of Me" với phần lời khác viết bởi Paul Anka và Kathleen Wakefield. Bản tải kỹ thuật số của đĩa đơn khả dụng trên iTunes vào 0:01 EDT ngày 2/5/2014 đối với bản solo trên album và bản song ca với Justin Timberlake. Ngày phát hành đĩa đơn tới các đài radio đô thị được ấn định là 6/5/2014. Đĩa đơn đã lọt vào Bảng xếp hạng đĩa đơn Anh quốc ở thứ hạng 27, phát hành ngày 4/5/2014, chỉ 24 tiếng sau khi ra mắt. Ngày 4 tháng năm 2014, bài hát "Chicago" bắt đầu khả dụng với người dùng dịch vụ Music Unlimited, theo sau bởi "Loving You", "A Place With No Name", "Slave to the Rhythm", và "Do You Know Where Your Children Are" trong các ngày tiếp theo. Bằng hiệu ứng "Ma Pepper", một hình ảo ảnh của Michael Jackson trình diễn "Slave to the Rhythm," tại Lễ trao giải Billboard 2014 vào ngày 18 tháng 5 năm 2014. Phần trình diễn được biên đạo bởi anh em nhà Talauega và đạo diễn bởi Jamie King. Một ngày sau khi trình diễn, phần trình diễn trực tiếp được upload lên kênh Youtube Michael Jackson VEVO. Sau thành công của Love Never Felt So Good trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100, Jackson trở thành nghệ sĩ solo đầu tiên có đĩa đơn đạt top 10 trong năm thập kỷ khác nhau. Thành công của Slave to the Rhythm, lọt bảng xếp hạng Billboard với vị trí khởi đầu là 45, đưa Jackson đạt mốc 50 bài hit "Hot 100". Phản ứng. "Xscape" đạt điểm 66/100 trên Metacritic, dựa trên 21 đánh giá phê bình, đạt một mức nhân xét tương đối triển vọng. Trước khi album phát hành, "Xscape" được phát một cách hạn chế cho giới phê bình tại tiệc nghe nhạc tai New York. Bernadette McNulty từ tờ "The Daily Telegraph" khen ngợi album là "tinh khôi", gọi nó là "tâm điểm chất giọng của Jackson được hòa trộn lại". Michael Cragg từ tờ "The Guardian" nhận xét "Xscape" cho cảm giác như "album tạo ra để phô diễn vài bài hát của Jackson rất đáng được lắng nghe". Richard Suchet từ "Sky News" nghĩ album "nghe như các bản remix đương thời". Nick Stevenson từ "Mixmag" tin album sẽ " giống một bộ sưu tập các bài B-sides từ "Off the Wall" hơn là kế tục "Invincible"". Michael Arceneaux từ "Ebony" nói "dự án sắp tới từ ca sĩ quá cố nghe như một công thức làm lu mờ di sản". Elysa Gardner của "USA Today" nói rằng các nhà sản xuất "đảm bảo sức mạnh lâu dài của Jackson với tư cách một ca sĩ được trình bày, đặt vào thêm kết cấu điện tử hiện đại mà không áp đảo chất giọng run, lả lơi đặc trưng hay kết cấu tổng thể của bài nhạc." Patrick Carney, tay trống nhóm The Black Keys, nhận xét khá gay gắt, gọi album là "đống cặn bã tồi tệ tới mức tốn của họ ba năm sau khi anh ấy chết để mần cho nghe vô lỗ tai cho được", trong buổi phỏng vấn với báo "Rolling Stone", và rằng nó đã được biên soạn chỉ vì "LA Reid cần một chiếc thuyền mới". Các nhà phê bình khác cho album chỉ là một cách để quảng bá điện thoại thông minh. và có các câu hỏi xung quanh phần viết lời và sản xuất, hoặc phần hát. Người tự nhận là fan hâm mộ Jackson-Nekesa Mumbi Moody, viết cho Yahoo, cho biết rằng phần lớn album gây cảm giác cũ kỹ, với bài "A Place With No Name" thì có lời bài hát và âm thanh kém. Cô kết luận rằng "ra mắt âm nhạc bị rơi xuống dưới tiêu chuẩn của Jackson làm giảm giá trị các sản phẩm được xây dựng một cách cẩn thận mà ông đã dành nhiều thập kỷ xây dựng và bảo vệ." Hoạt động thương mại. Xscape trở thành album của Michael Jackson thứ mười đứng nhất tại Anh sau khi nó lọt bảng xếp hạng với thứ hạng cao nhất tại Bảng xếp hạng album Anh quốc với doanh số 47,764 trong tuần đầu tiên. Tại Đài Loan, album đạt hạng nhất trên bảng xếp hạng G-Music với 17.13% lượng doanh số CD bán tuần đó. Trong tuần thứ hai, nó giữ vững hạng nhất với 12.13%. Album cũng đạt thứ hạng nhất ngay khi phát hành tại Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ. Nó khởi đầu ở hạng 2 trên bảng xếp hạng Billboard Mỹ với doanh số tuần đầu tiên là 157,000 tại Mỹ. Trong tuần thứ hai, album bán 67,000 bản. Trong tuần thứ ba bán 35,000 bản đưa tổng số bán lên 259,000. Trong tuần thứ tư, album bán hơn 25,000 bản, và tuần thứ năm ít hơn 25,000 bản một chút. Album đã tiêu thụ được 339,000 bản sau 7 tuần ra mắt tại Mỹ. Tại Canada, album khởi đầu với thứ hạng 3 trên Bảng xếp hạng album Canada, bán 12,000 bản. Bài hát. Phiên bản thường của album có 8 bài hát đã được chỉnh sửa "hiện đại hóa" trong khi bản "đặc biệt" có thêm 8 bài hát này nhưng dưới dạng bản gốc chưa thay đổi. Ghi công. Ghi công này lấy từ bìa đĩa của album "Xscape".
1
null
USS "Bancroft" (DD-256) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai nó được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Canada và được đổi tên thành HMCS "St. Francis" và đã tiếp tục hoạt động cho đến khi xung đột kết thúc. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Bộ trưởng Hải quân George Bancroft (1800-1891). Thiết kế và chế tạo. "Bancroft" được đặt lườn vào ngày 4 tháng 11 năm 1918 tại xưởng tàu Fore River Shipyard của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở Quincy, Massachusetts. Nó được hạ thủy vào ngày 21 tháng 3 năm 1919, được đỡ đầu bởi cô Mary W. Bancroft, chắt của Bộ trưởng Bancroft; và được đưa ra hoạt động vào ngày 30 tháng 6 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân H. S. Haislip. Lịch sử hoạt động. USS "Bancroft". Sau khi nhập biên chế, "Bancroft" được phân về Hạm đội Đại Tây Dương, và đã tham gia các cuộc thực tập hạm đội cho đến ngày 26 tháng 11 năm 1919, khi nó được đưa về lực lượng dự bị. Nó được cho xuất biên chế tại Philadelphia, Pennsylvania vào ngày 11 tháng 7 năm 1922. "Bancroft" được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 18 tháng 12 năm 1939, và đã hoạt động cùng Hải đội Đại Tây Dương dọc theo vùng bờ Đông cho đến khi được cho xuất biên chế tại Halifax, Nova Scotia và chuyển cho Anh Quốc vào ngày 24 tháng 9 năm 1940 theo Thỏa thuận đổi tàu khu trục lấy căn cứ. HMCS "St. Francis". Do tình trạng thiếu hụt nhân sự hải quân, "Bancroft" lại được chuyển giao cho Hải quân Hoàng gia Canada cùng trong ngày 24 tháng 9 năm 1940. Theo thông lệ của Canada đặt tên tàu khu trục theo tên các con sông của Canada, có liên hệ đến nguồn gốc Hoa Kỳ của nó, con tàu được đổi tên thành HMCS "St. Francis", theo tên sông St. Francis hình thành nên biên giới giữa phía Bắc Maine với Quebec cùng New Brunswick. "St. Francis" rời Halifax vào ngày 15 tháng 1 năm 1941 và đi đến sông Clyde, Scotland vào ngày 26 tháng 1. Nó gia nhập Đội hộ tống 4, và vào ngày 20 tháng 5 đã cứu vớt những người sống sót từ chiếc tàu hơi nước "Starcrose", sau khi nó đắm do trúng ngư lôi phóng từ một tàu ngầm. Đến cuối tháng 6, nó hộ tống một đoàn tàu vận tải chuyển quân sang Trung Đông, rồi sang tháng 7 gia nhập vào Lực lượng Hộ tống Newfoundland mới được thành lập. Từ năm 1941 đến năm 1943, nó đã thực hiện nhiều cuộc tấn công tàu ngầm đối phương đang khi hộ tống các đoàn tàu vận tải ON-95, SC-85, ON-105, HX-197 và ON-116 cùng Đội hộ tống C-4 thuộc Lực lượng Hộ tống giữa đại dương. Sau đó nó hộ tống Đoàn tàu ON-121 cùng Đội hộ tống C-3, Đoàn tàu SC-99 cùng Đội hộ tống C-1, và Đoàn tàu ON-147 cùng Đội hộ tống C-4. Sau khi được tái trang bị tại Halifax, "St. Francis" gia nhập Đội hộ tống C-2 trực thuộc Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây vào tháng 6 năm 1943, nhưng đến tháng 8 lại được điều sang Đội hộ tống 9 hoạt động từ cảng Londonderry, Bắc Ireland. Nó quay trở lại Lực lượng Hộ tống Tại chỗ phía Tây ở Halifax trong tháng tiếp theo. Từ đầu năm 1944, nó được sử dụng cho nhiệm vụ huấn luyện tại Digby, Nova Scotia, nơi mà vào ngày 1 tháng 4 năm 1945, nó được công bố là dư thừa so với nhu cầu của Hải quân Canada. Đang trên đường được kéo đi Baltimore để được tháo dỡ tại hãng Boston Iron & Metal Co. vào tháng 7 năm 1945, nó bị đắm do một tai nạn va chạm ngoài khơi mũi Code, Massachusetts.
1
null
Thức uống bổ sung ion là thức uống có chứa hàm lượng ion và chất điện giải phù hợp giúp bổ sung lượng ion và chất điện giải cơ thể mất đi và cân bằng nước cho cơ thể nhanh chóng. Nhờ tác dụng bổ sung đầy đủ lượng ion, chất điện giải và nước cho cơ thể, thức uống bổ sung ion giúp thanh lọc và giải nhiệt cơ thể, mang lại cho bạn cảm giác sảng khoái cùng với nguồn năng lượng dồi dào bên trong cơ thể. Vai trò đối với cơ thể. Vai trò của nước. Nước trong cơ thể. Nước trong cơ thể hay còn gọi là dịch cơ thể chiếm khoảng 60-70% trọng lượng cơ thể, phân bổ ở mọi cơ quan, cụ thể như 75% não, 92% máu, 75% cơ bắp, 22% xương,… Trung bình, ở trẻ em nước chiếm tới 70%, người lớn là 60% cơ thể. Khi về già, lượng nước này chiếm khoảng 50 – 55% cơ thể. Nước trong cơ thể gồm nước và các chất điện giải cùng lượng ion thiết yếu như Na+, Mg2+, Ca2+, K+, Cl-… Nước trong cơ thể đóng vai trò quan trọng như: giúp tuần hoàn máu và bạch cầu, luân chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến các tế bào, tống và loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể cũng như điều hòa thân nhiệt cơ thể qua hoạt động tiết mồ hôi. Ngoài ra, nước trong cơ thể còn giúp vận chuyển dưỡng chất và oxy tới các tế bào, thanh lọc các độc tố trong các cơ quan, tạo môi trường ẩm ướt cho tai, mũi và các mô cuống họng, điều hòa khoáng chất và dưỡng chất cho cơ thể sử dụng. Lượng nước cơ thể bị mất. Cơ thể chúng ta liên tục chống lại quá trình mất nước mỗi ngày. Nước trong cơ thể không chỉ mất đi qua tuyến mồ hôi, qua hệ bài tiết mà còn qua da và qua đường hô hấp, hay kể cả trong giấc ngủ. Mỗi ngày chúng ta mất khoảng 2.5 lít nước ngay cả trong những ngày hoạt động bình thường, chẳng hạn như 1.5 lít nước qua đường tiểu, 0.5 lít khi ngủ khoảng 7 – 8 tiếng, 0.5 lít qua đường hô hấp, mồ hôi hay cử động ruột. Hoặc khi chúng ta tắm thì cơ thể cũng đã mất 0.5 lít qua da hay giao tiếp trong 1.5 giờ cũng mất 350ml dịch cơ thể. Khi thiếu 3% nước và ion cơ thể sẽ dễ bị mệt mỏi, nhức đầu, thiếu 5% thì các chức năng sống của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, nếu mất đến 10% mà không được bù đắp kịp thời bạn có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng"." Vai trò của các ion. Na+: có vai trò chủ yếu trong cân bằng nước, điện giải và là ion cần thiết để dẫn truyền xung động trong tổ chức thần kinh và cơ. K+:  giúp làm tăng hưng phấn của hệ thần kinh và hoạt động của nhiều hệ enzim. Nếu bị thải nhiều theo đường nước tiểu sẽ gây rối loạn các chức năng sinh lý của cơ tim. Ca2+: có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu,hoạt động của hệ cơ và hệ thần kinh và trong cấu tạo của hệ xương. Mg2+: có tác dụng ức chế các phản ứng thần kinh và cơ. Khi thiếu Mg2+, cơ thể có thể bị mắc bệnh co giật. Ngoài ra, Mg2+ còn cần thiết cho các enzim trong quá trình trao đổi chất, thúc đẩy sự calci hóa để tạo thành phosphat calci và magnesi trong xương và răng. Cl-: tham gia vào quá trình cân bằng các ion giữa nội và ngoại bào. Nếu thiếu Cl- sẽ kém ăn và nếu thừa Cl- thì có thể gây độc cho cơ thể.  Vai trò của thức uống bổ sung ion. Như đã nêu ở trên, thành phần dịch cơ thể không chỉ bao gồm nước - vốn là dung môi hòa tan các chất trong cơ thể, mà còn có chất điện giải và lượng ion thiết yếu như Na+, Mg2+, Ca2+, K+, Cl- cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Khi cơ thể bị mất nước (hay đúng hơn là mất dịch cơ thể) thì nghĩa là cơ thể đang thiếu hụt lượng nước và cả lượng ion thiết yếu như Na+, Cl-, Ca2+, Mg2+, K+… Khi chúng ta chỉ bù nước thì chỉ có nước được bù mà ion lại không được bù, máu sẽ bị loãng, não ra lệnh cho cơ thể ngừng uống nước mặc dù cơ thể vẫn mất nước và khát nước. Chính vì vậy, cần sử dụng thức uống bổ sung ion để bù nước cho cơ thể, nhằm đảm bảo cung cấp không chỉ lượng nước mà cả các chất điện giải và ion mất đi. Một khi cơ thể được bổ sung đầy đủ lượng nước, ion và chất điện giải, dịch cơ thể sẽ phát huy tối đa vai trò thanh lọc độc tố trong cơ thể, cung cấp độ ẩm cần thiết cho các cơ quan, giúp vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến mọi nơi trong cơ thể, từ đó cơ thể luôn cảm thấy sảng khoái và tràn đầy năng lượng để hoạt động hiệu quả. Tham khảo. http://laodong.com.vn/dinh-duong-am-thuc/lam-gi-de-luon-dam-bao-du-nuoc-cho-co-the-101096.bld http://wpscms.pearsoncmg.com/wps/media/objects/1053/1078874/ist/blue0201.html http://www.rsc.org/Education/Teachers/Resources/cfb/inorganicions.htm
1
null
USS "McCook" (DD-252) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, nó được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Canada và được đổi tên thành HMCS "St. Croix" (I81), và đã tiếp tục hoạt động cho đến khi bị tàu ngầm U-boat Đức đánh chìm tại Đại Tây Dương năm 1943. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Trung tá Hải quân Roderick S. McCook (1839 – 1886). Thiết kế và chế tạo. "McCook" được đặt lườn vào ngày 10 tháng 9 năm 1918 tại xưởng tàu Fore River Shipyard của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở Quincy Massachusetts. Nó được hạ thủy vào ngày 31 tháng 1 năm 1919, được đỡ đầu bởi bà Henry C. Dinger; và được đưa ra hoạt động vào ngày 30 tháng 4 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân G. B. Ashe. Lịch sử hoạt động. USS "McCook". Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy, "McCook" được phân về Lực lượng Khu trục thuộc Hạm đội Đại Tây Dương, và đã hoạt động dọc theo vùng bờ Đông cho đến khi được cho xuất biên chế tại Philadelphia, Pennsylvania vào ngày 30 tháng 6 năm 1922. Nó ở lại thành phần dự bị của Hạm đội Đại Tây Dương cho đến khi được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 18 tháng 12 năm 1939; rồi trong năm tiếp theo nó được đề cử để chuyển giao cho Anh Quốc theo Thỏa thuận đổi tàu khu trục lấy căn cứ. "McCook" đi đến Halifax, Nova Scotia vào ngày 20 tháng 9 năm 1940. Đến ngày 24 tháng 9, nó được xuất biên chế khỏi Hải quân Hoa Kỳ và chuyển cho Hải quân Hoàng gia Anh cùng ngày hôm đó. Tuy nhiên, do tình trạng chung bị thiếu hụt nhân sự hải quân, nó tiếp tục được chuyển cho Canada và nhập biên chế cùng Hải quân Hoàng gia Canada như là chiếc HMCS "St. Croix" (I81). Theo thông lệ của Canada đặt tên tàu khu trục theo tên các con sông của Canada, có liên hệ đến nguồn gốc Hoa Kỳ của nó, con tàu được đổi tên thành "St. Croix" theo tên sông St. Croix hình thành nên biên giới giữa Maine và New Brunswick. HMCS "St. Croix". Bị trì hoãn do phải sửa chữa những hư hại do một cơn bão, đến ngày 14 tháng 3 năm 1941, "St. Croix" đảm nhận nhiệm vụ tuần tra và hộ tống tại vùng biển Canada. Đến cuối tháng 8, nó gia nhập Lực lượng Hộ tống Newfoundland và đã hoạt động tại khu vực giữa St. John’s, Newfoundland và Reykjavík. Vào tháng 5 năm 1942, đơn vị này được đổi tên thành Lực lượng Hộ tống giữa đại dương và mở rộng tầm hoạt động đến tận Londonderry Port. "St. Croix" đã đánh chìm tàu ngầm Đức "U-90" vào ngày 24 tháng 7 năm 1942, khi chiếc này cùng với các tàu ngầm U-boat khác đã tấn công Đoàn tàu ON 113 do nó hộ tống vào ngày 23 tháng 7, đánh chìm hai tàu buôn và làm hư hại một chiếc thứ ba. Trong chặng quay trở về, Đoàn tàu ON 127 cũng bị 13 tàu U-boat tấn công. Từ ngày 10 đến ngày 14 tháng 9, mười một tàu buôn và một tàu khu trục đã bị mất. Trên đường từ Londonderry Port đến Gibraltar vào ngày 4 tháng 3 năm 1943 cùng với Đoàn tàu KMS 10, nó đã trợ giúp cho chiếc HMCS "Shediac" (K110) trong việc đánh chìm tàu ngầm "U-87" ở khoảng ngoài khơi bờ biển bán đảo Iberia. Với việc tăng cường hộ tống trên không để bảo vệ các đoàn tàu vận tải vào năm 1943, tổn thất bởi tàu ngầm U-boat tại Bắc Đại Tây Dương hạ thấp và nhiều tàu hộ tống được rút bớt vào mùa Hè. Tuy nhiên, đến mùa Thu, phía Đức bắt đầu áp dụng chiến thuật mới tấn công hàng loạt với một số lượng lớn tàu ngầm U-boat, mang biệt danh "bầy sói" (wolfpack). Vào ngày 16 tháng 9, trong chuyến tuần tra đầu tiên cùng một đội đặc nhiệm tấn công tại khu vực vịnh Biscay, "St. Croix" đã đi đến trợ giúp cho Đoàn tàu ONS 18 và sau đó là Đoàn tàu ON 202, cả hai đều bị tấn công ác liệt. Việc bảo vệ các đoàn tàu này đã đưa đến một trận chiến kéo dài, gây thiệt hại cho cả đôi bên. Các đoàn tàu vận tải mất ba tàu hộ tống và sáu tàu buôn, cùng hai tàu hộ tống bị hư hại. Wolfpack bị mất ba tàu ngầm U-boat. "St. Croix" là chiếc tàu hộ tống đầu tiên bị đánh chìm khi nó bị đánh trúng ba lần vào đuôi tàu vào ngày 20 tháng 9. bị tàu ngầm "U-952" đánh chìm khi nó tiếp cận để trợ giúp các nỗ lực cứu vớt của . "Itchen" bị buộc phải rút lui chiều tối hôm đó, nhưng đã quay trở lại hiện trường vào sáng hôm sau và vớt được 81 người sống sót từ "St. Croix" và một người từ "Polyanthus". Sang ngày hôm sau 22 tháng 9, bản thân "Itchen" bị trúng ngư lôi. Cuối cùng chỉ có ba người được cứu thoát: hai của "Itchen" và một của "St. Croix".
1
null
USS "McCalla" (DD-253) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, nó được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Anh và được đổi tên thành HMS "Stanley" (I73), và đã tiếp tục hoạt động cho đến khi bị tàu ngầm U-boat Đức đánh chìm tại Đại Tây Dương năm 1941. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Chuẩn đô đốc Bowman H. McCalla (1844-1910). Thiết kế và chế tạo. "McCalla" được đặt lườn vào ngày 25 tháng 9 năm 1918 tại xưởng tàu Fore River Shipyard của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở Quincy Massachusetts. Nó được hạ thủy vào ngày 18 tháng 2 năm 1919, được đỡ đầu bởi bà Elizabeth McCalla Miller, con gái đô đốc McCalla; và được đưa ra hoạt động vào ngày 19 tháng 5 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân G. B. Ashe. Lịch sử hoạt động. USS "McCalla". Sau khi nhập biên chế, "McCalla" chỉ hoạt động tích cực trong hơn bảy tháng; vào ngày 26 tháng 11 năm 1919 nó được đưa về lực lượng dự bị tại Xưởng hải quân Norfolk, và được cho xuất biên chế vào ngày 30 tháng 6 năm 1922. Khi chiến tranh lại nổ ra ở Châu Âu, nó nhập biên chế trở lại vào ngày 18 tháng 12 năm 1939, và được chuẩn bị để chuyển giao cho Anh Quốc theo Thỏa thuận đổi tàu khu trục lấy căn cứ. HMS "Stanley". "McCalla" được cho xuất biên chế và trở thành một tàu chiến của Hải quân Hoàng gia Anh vào ngày 23 tháng 10 năm 1940. Nhập biên chế như là chiếc HMS "Stanley" (I73), nó được phân về Chi hạm đội Khu trục Town 4, và đã khởi hành từ Halifax vào ngày 1 tháng 11. Tại St. John’s vào ngày 5 tháng 11, khi chiếc thiết giáp hạm bỏ túi Đức "Admiral Scheer" tấn công một đoàn tàu vận tải đang trên đường đi sang Anh và đánh chìm sáu tàu buôn, "Stanley" được phái đi hộ tống đoàn tàu quay trở lại Nova Scotia. Nó gặp gỡ các con tàu ngoài khơi và đã hộ tống 15 chiếc đi đến cảng Trinity. Bị trì hoãn để sửa chữa, cuối cùng nó khởi hành vào ngày 14 tháng 12, đi đến Plymouth, Anh Quốc vào ngày 2 tháng 1 năm 1941. "Stanley" được cải biến cho nhiệm vụ hộ tống vận tải tầm xa bằng cách tháo dỡ hai nồi hơi phía trước, thay thế bằng các thùng nhiên liệu bổ sung. Việc cải biến này giúp tăng tầm xa hoạt động nhưng làm giảm tốc độ tối đa xuống còn . Ba trong số các khẩu pháo /50 caliber ban đầu cùng một dàn ba ống phóng ngư lôi cũng được tháo dỡ để giảm bớt trọng lượng bên trên, lấy chỗ để mang thêm mìn sâu và trang bị một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog. Sẵn sàng để hoạt động vào tháng 8, "Stanley" thoạt tiên được phân về Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây, và sau đó là với Đội hộ tống 40. Một trong các chuyến đi hộ tống đã đưa nó đến Freetown, Sierra Leone, hộ tống các con tàu vận chuyển binh lính và thiết bị của các đơn vị thuộc Khối thịnh vượng chung sang Trung Đông. Trong chuyến quay trở về, nó hộ tống một đoàn tàu buôn, khởi hành vào ngày 30 tháng 11. Tại Gibraltar vào giữa tháng 12, nó gia nhập Đoàn tàu HG-76 khởi hành vào ngày 14 tháng 12 để đi Anh. Vào ngày 17 tháng 12 một trong những máy bay Grumman Martlet xuất phát từ tàu sân bay hộ tống đã phát hiện một tàu ngầm đối phương ở cách bên mạn trái đoàn tàu. "Stanley" cùng bốn tàu hộ tống khác nhanh chóng bắt được tín hiệu mục tiêu, đánh chìm tàu ngầm "U-131" và vớt được 55 người sống sót. Ngày hôm sau, "Stanley" cùng với ghi được một chiến công khác khi đánh chìm tàu ngầm "U-434" và vớt được 42 người sống sót. Vào ngày 19 tháng 12 năm 1941, chuỗi chiến thắng bị cắt đứt. Đang khi trực chiến ở phía đuôi đoàn tàu, "Stanley" được báo cáo về sự hiện diện của một tàu ngầm U-boat khác. Nữa giờ sau, tàu ngầm "U-574" ghi được một phát trúng đích; "Stanley" nổ tung và đắm ở tọa độ với tổn thất nhân mạng toàn bộ ngoại trừ 25 thành viên thủy thủ đoàn. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 12 phút, tàu xà lúp trả đũa và đánh chìm được chiếc tàu ngầm, và cứu vớt được 16 người sống sót.
1
null
Ung thư học (từ tiếng Hy Lạp Cổ Đại ὄγκος "onkos", "to, lớn, khối", và tiền tố -λογία "-logia", "nghiên cứu") là một nhánh y học nghiên cứu về ung thư. Các bác sĩ chuyên về ung thư được gọi là nhà ung thư học. Ung thư học có liên quan đến:
1
null
Halong Marine Plaza là trung tâm thương mại ở thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam. Trung tâm chính thức có tên trong danh sách giải thưởng Bất động sản châu Á - Thái Bình Dương (Asia Pacific Property Awards) dành cho hạng mục đơn vị phát triển bản lẻ tốt nhất. Tháng 10 năm 2013, Halong Marine Plaza là một trong số những công trình xây dựng vinh dự được gắn biển nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập tỉnh Quảng Ninh. Lịch sử hình thành. Halong Marine Plaza được khởi công xây dựng vào tháng 8 năm 2012 và tiền khai trương từ tháng 4 năm 2013, Halong Marine Plaza là địa điểm mua sắm, vui chơi giải trí đa dạng của người dân địa phương và du khách tham quan Vịnh Hạ Long, thu hút nhiều lượt khách nội địa và quốc tế với các dịch vụ như mua sắm, giải trí và ẩm thực. Tháng 10 năm 2013, tại đây đã diễn ra lễ gắn biển công trình Tổ hợp Thương mại và Giải trí Halong Marine Plaza nhân dịp chào mừng kỷ niệm 50 năm thành lập Tỉnh Quảng Ninh. Định hướng lâu dài của Halong Marine Plaza là trở thành một trong những địa điểm du lịch quen thuộc nằm trong hành trình của du khách khi đến với Hạ Long. Vị trí [[địa lý]]. Tổ hợp thương mại Halong Marine Plaza nằm trong tổng thể [[quy hoạch đô thị]] [[Dự án Halong Marina|Halong Marina]] – thành phố [[Hạ Long]] – tỉnh [[Quảng Ninh]].  Khu mua sắm. Khu mua sắm có diện tích hơn 20.000 m2, có hơn 350 gian hàng với các mặt hàng bao gồm: thời trang nữ Eva de Eva, đồ lót Minoshe, đồ da Cá Sấu Hoa Cà Crocodile, đồ chơi trẻ em Kid's Kingdom, mỹ phẩm, [[thiết bị gia dụng]], đồ thủ công mỹ nghệ Việt Nam, chợ quê truyền thống Từ tháng 6/2014, Trung tâm thương mại Halong Marine Plaza ra mắt xe bus miễn phí phục vụ nhu cầu kích cầu mua sắm và du lịch tại địa phương. Khu Ẩm thực. Khu ẩm thực có diện tích hơn 5.000 m2, bao gồm các món ăn nổi tiếng của [[Ẩm thực Việt Nam]]. Khu Giải trí. Khu [[giải trí]] là nơi diễn ra các hoạt động giải trí phục vụ mọi lứa tuổi, chẳng hạn [[rạp chiếu phim]] Megastar Cineplex [[CJ CGV]] , [[công viên]] xanh, khu sân chơi TiniWorld , sân chơi thanh thiếu niên Goldgame, bãi biển và các [[trò chơi]] dưới nước. Lễ hội. Tại đây đã từng diễn ra một số sự kiện nổi bật: Tham khảo. [[Thể loại:Trung tâm thương mại tại Việt Nam]]
1
null
Tòa nhà trụ sở Prudential ở thành phố Liverpool là một công trình xây dựng được liệt kê, bảo vệ theo luật định về các công trình lịch sử và kiến trúc đặc biệt của Anh. Nó là tòa nhà văn phòng được xây dựng theo kiến trúc Gothic Phục Hưng và Victoria, nằm trên đường Dale ở trung tâm của Liverpool, Anh. Nó được thiết kế bởi kiến trúc sư địa phương Alfred Waterhouse, (cũng là người thiết kế cho Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên và Tòa thị chính Manchester) và được xây dựng vào giữa thế kỷ 19. Công trình được đầu tư bởi công ty bảo hiểm hàng đầu của quốc gia, công ty Prudential như là văn phòng khu vực mới tại Liverpool. Nó là một phần của một loạt các tòa nhà mà công ty này ủy quyền cho Waterhouse thiết kế, bao gồm cả trụ sở chính của công ty ở Holborn, London. Như nhiều tòa nhà trụ sở Prudential khác, kiến trúc tòa nhà chi phối bởi việc sử dụng đất nung đỏ và gạch. Nó có một tòa tháp đã được thêm vào tòa nhà bởi con trai của kiến trúc sư Alfred Waterhouse là Paul Waterhouse vào năm 1905. Công trình này nằm gần những tòa nhà lịch sử như Tòa thị chính Liverpool, Tòa nhà Ngân hàng Anh, Nhà Albion, Trung tâm thương mại India và Tòa nhà Tower. Tòa nhà trụ sở của Prudential ở Liverpool là một trong số những tòa nhà kiến trúc quan trọng nhất của khu phố thương mại, là một trong sáu khu vực tạo thành Thành phố cảng Liverpool, di sản thế giới của UNESCO.
1
null
Thành phố cảng Liverpool từng là một di sản thế giới được UNESCO công nhận tại Liverpool, Anh, bao gồm nhiều tòa nhà và công trình lịch sử nổi tiếng thuộc sáu khu vực trung tâm thành phố Liverpool là Pier Head, Albert Dock, và đường William Brown (Khu phố văn hóa), Khu bảo tồn Dock Stanley, Khu bảo tồn phố Duke/Ropewalks, Khu bảo tồn phố Castle (Khu phố thương mại). UNESCO đã nhận được đơn đề cử của Hội đồng thành phố cho sáu địa điểm trên vào tháng 1 năm 2003 và vào tháng 9 năm đó gửi ICOMOS đại diện để thực hiện một đánh giá về điều kiện và hiện trạng đối với các công trình được đề cử di sản thế giới. Trong tháng 3 năm 2004, ICOMOS khuyến nghị UNESCO công nhận Thành phố cảng Liverpool như là một di sản thế giới. Khu vực đã được công nhận là di sản trong phiên họp thứ 28 của Ủy ban Di sản Thế giới vào năm 2004 theo tiêu chuẩn văn hóa ii, iii và iv. Nó được UNESCO công nhận bởi đây là "ví dụ tiêu biểu nhất của một thương cảng tại có ảnh hưởng toàn cầu của nước Anh". Vào năm 2012, di sản này đã được ghi trong Danh sách di sản thế giới bị đe dọa do việc đề xuất xây dựng dự án Liverpool Waters của thành phố. Nó là một trong hai Di sản thế giới bị đe dọa ở châu Âu (cùng với Các đài kỉ niệm thời trung cổ ở Kosovo). Vào tháng 7 năm 2017, UNESCO đã cảnh báo rằng danh hiệu Di sản Thế giới có nguy cơ bị hủy bỏ do các đề xuất quy hoạch và phát triển, với việc English Heritage khẳng định rằng việc phát triển Liverpool Waters được đề xuất sẽ khiến bối cảnh của một số tòa nhà lịch sử quan trọng nhất của Liverpool "bị xâm hại nghiêm trọng", di tích khảo cổ của các phần của bến tàu lịch sử "có nguy cơ bị phá hủy", và "cảnh quan đô thị lịch sử của thành phố... vĩnh viễn mất cân bằng". Vào tháng 2 năm 2021, ủy ban kế hoạch của Hội đồng thành phố Liverpool đã phê duyệt sân vận động bóng đá 500 triệu bảng mới của Everton FC ở Bramley-Moore Dock, trong Liverpool Waters. Quyết định này đã được phê chuẩn bởi Bộ trưởng Ngoại giao về Nhà ở, Cộng đồng và Chính quyền địa phương, Robert Jenrick, dân biểu Nghị viện Anh, vào tháng 3. Vào tháng 7 năm 2021, Ủy ban Di sản Thế giới đã bỏ phiếu biểu quyết tước bỏ danh hiệu di sản thế giới được UNESCO công nhận. Địa điểm. Di sản Thành phố cảng Liverpool bao gồm sáu khu vực ở trung tâm thành phố, mỗi một khu vực liên quan đến yếu tố và khoảng thời gian khác nhau của lịch sử hàng hải Liverpool. Các khu vực kéo rộng khoảng 4 km về phía nam, dọc theo bờ sông của thành phố và chiều dài từ Đông sang Tây khoảng 1 km với tổng diện tích là 136 ha. Pier Head. Pier Head là tâm điểm bên bờ sông của Liverpool và bị chi phối bởi ba điểm mốc dễ nhận biết nhất của nó: tòa nhà Royal Liver, tòa nhà Cảng Liverpool và tòa nhà Cunard được gọi chung là ba tòa nhà Grace, đứng sừng sững như là một minh chứng cho sự giàu có của thành phố trong thời gian cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, khi Liverpool là một trong những cảng quan trọng nhất trên thế giới. Ban đầu kế hoạch bảo tồn thêm một tòa nhà thứ tư có tên là Cloud và được thiết kế bởi Will Alsop, tuy nhiên nó đã bị cắt giảm vào năm 2004. Ngày nay, tại vị trí đó trở thành Bảo tàng Liverpool mới, mở cửa vào ngày 19 tháng 7 năm 2011. Sau cảng Liverpool là Tháp George's Dock Ventilation được xây dựng theo trường phái nghệ thuật Art Deco, mang thiết kế bị ảnh hưởng nhiều bởi phong cách kiến trúc Ai Cập. Đây cũng là một phần của bức tường cổ George's Dock, một trong số các đài tưởng niệm được dựng lên vào cuối thế kỷ 18, trong đó đó có một đài tưởng niệm được xây dựng để tôn vinh các kỹ sư của con tàu Titanic, đó là Đài tưởng niệm Các kỹ sư Anh hùng của con tàu Titanic. Danh sách các tòa nhà được liệt kê Albert Dock. Albert Dock (Bến tàu Albert) là một khu phức hợp bao gồm các tòa nhà, bến tàu và kho nằm ở phía nam của Pier Head. Được thiết kế bởi Jesse Hartley và Philip Hardwick mở cửa vào năm 1846, kho Albert Dock là nơi đầu tiên trên thế giới hoàn toàn chống được cháy, do xây dựng hoàn toàn bằng sắt, gạch đá, và không hề có kết cấu nào bằng gỗ. Nó thể hiện sự tiến bộ trong công nghệ lắp ráp với việc là nơi đầu tiên có cần cẩu thủy lực. Trong thời gian Chiến tranh Thế giới II, các tòa nhà bị hư hại đáng kể và sự suy giảm nói chung trong thành phố sau khi kết thúc chiến tranh đã khiến chúng nhanh chóng rơi vào cảnh hoang phế. Trong những năm 1980, khu vực này đã trải qua cuộc tái sinh khổng lồ nhờ sự sáng tạo của Tổng công ty Phát triển vùng Merseyside và khu vực này đã được mở cửa trở lại cho công chúng vào năm 1984. Ngày nay, chúng tạo thành một tâm điểm du lịch trong thành phố, đó là các tòa nhà triển lãm Tate Liverpool, Bảo tàng Hàng hải Merseyside và Tòa nhà triển lãm The Beatles. Chúng cũng được coi là bộ sưu tập lớn nhất trong số tất cả các tòa nhà được liệt kê ở bất cứ nơi nào khác tại nước Anh. Danh sách các tòa nhà được liệt kê Khu bảo tồn Dock Stanley. Khu vực bảo tồn Stanley Dock nằm ở phía bắc của Pier Head, bao gồm dải lớn kết nối trung tâm của Liverpool. Tại đây có một số bến tàu bao gồm Stanley Dock, Collingwood Dock, Salisbury Dock, Clarence Dock và Drydock; kênh đào Leeds và Liverpool và các âu tàu liên quan; cùng nhiều cây cầu, cột neo tàu và tời. Hai trong số các bến tàu là Clarence Dock và Drydock đáng chú ý như là các bến tàu lâu đời nhất vẫn còn được sử dụng trong thành phố cho đến ngày nay, chúng có niên đại từ năm 1830, mặc dù chúng còn chưa hoàn thành hết cho đến năm 1848. Trong số các tòa nhà tại khu vực nổi bật nhất là Tháp đồng hồ Victoria và Kho thuốc lá Stanley Dock, một trong những tòa nhà bằng gạch lớn nhất thế giới. Danh sách các tòa nhà được liệt kê Khu bảo tồn phố Duke/Ropewalks. "Ropewalks" bao gồm các phần phía tây và nam của khu bảo tồn phố Duke, cũng như hai nhà kho của trường Cao đẳng Lane và tòa nhà Bluecoat Chambers trên đường đó. Đây là một trong những khu vực phát triển đầu tiên trong thành phố khi Liverpool là một cảng mới nổi, với Bluecoat Chambers là tòa nhà lâu đời nhất trong trung tâm thành phố Liverpool, có niên đại từ năm 1715. Gần đó là Old Dock, bến tàu nổi đầu tiên trên thế giới, có nghĩa là nó đã được các nhà đầu cơ bất động sản đầu tiên của thành phố đầu tư xây dựng cùng với cả một hệ thống kho bãi và khu dân cư dọc theo phố Duke, Hannover, và Bold. Khu vực này sớm phát triển và thu hút nhiều thành phần dân cư, trong đó có thuyền trưởng, thương nhân và cả thợ thủ công. Hiện nay khu vực này được biết đến như Ropewalks, một tham chiếu đến số lượng lớn các đường đặt dây cáp "roperies" hiện diện trong khu vực khi Liverpool là một trong những cảng bận rộn nhất trên thế giới trong thế kỷ 18 và 19. Danh sách các tòa nhà được liệt kê Khu phố thương mại/Khu bảo tồn đường Castle. Đây là một phần quan trọng của di sản thành phố cảng Liverpool với các tòa nhà thời trung cổ trên phố Castle bị chi phối một đầu là tòa thị chính của thành phố, liên kết với con đường Tòa thị chính cũ bởi đài tưởng niệm Exchange Flags, hai con phố Victoria và Dale cùng các đường nước. Ngày nay, đây là một trung tâm cho hoạt động thương mại trong thành phố, khu vực này đã chứng minh được vai trò phát triển trong hơn ba thế kỷ cùng sự tráng lệ của các tòa nhà và kiến trúc nơi đây. Danh sách các tòa nhà được liệt kê Khu phố văn hóa/Khu vực bảo tồn đường William Brown. Khu vực đường phố William Brown là điểm trung tâm của nhiều tòa nhà dân sự Liverpool tạo thành một cái gọi là "trung tâm văn hóa". Trong số các tòa nhà mà là phần quan trọng của di sản thế giới tại đây có Hội trường St George, Nhà ga xe lửa Lime Street, Thư viện Nghệ thuật Walker, Bảo tàng Thế giới Liverpool, Khách sạn North Western và lối vào đường hầm Queensway. Danh sách các tòa nhà được liệt kê Đánh giá. Sau khi nhận được đề cử xét công nhận là di sản thế giới vào tháng 1 năm 2003, Hội đồng Quốc tế về Di tích và Di chỉ (ICOMOS) đã đến Liverpool trong tháng 9 năm đó để thực hiện một đánh giá thay mặt cho UNESCO. Đánh giá ICOMOS phân tích thành phố liên quan đến tài liệu đề cử của nó, nhìn vào bốn khía cạnh chính: Bảo tồn; tính xác thực và tính toàn vẹn; đánh giá so sánh và giá trị nổi bật Sau khi hoàn thành đánh giá, ICOMOS trở lại trụ sở UNESCO với khuyến nghị rằng khu vực này xứng đáng được công nhận là một di sản thế giới. Đồng thời họ thực hiện một số kiến nghị liên quan đến bảo tồn và phát triển trong tương lai tại các khu vực và vùng đệm. Kết quả là, Thành phố cảng Liverpool đã được công nhận là một di sản thế giới tại kỳ họp thứ 28 của Ủy ban Di sản Thế giới vào năm 2004, theo các tiêu chí văn hóa ii, iii và iv:
1
null
Roberta Cleopatra Flack (bà sinh ngày 10, tháng 2 năm 1937) là một ca sĩ Hoa Kỳ, và chơi đàn piano nhạc jazz, Pop, R&B, và folk. Bà đã nổi tiếng với những bản nhạc đã đạt hạng quán quân như "The First Time Ever I Saw Your Face", "Killing Me Softly with His Song", và "Feel Like Makin' Love"; cũng như "Where Is the Love" và "The Closer I Get to You", hai bản nhạc hát chung với Donny Hathaway. Dĩa nhạc "The First Time Ever I Saw Your Face" đoạt giải Grammy 1973 và dĩa "Killing Me Softly with His Song" đoạt cùng giải năm 1974. Bà và ban nhạc U2 là những nghệ sĩ duy nhất mà đã đoạt giải Grammy 2 năm liên tiếp. Thời niên thiếu. Flack xuất thân từ một gia đình nhạc sĩ, sinh ra ở Black Mountain, North Carolina con ông Laron LeRoy và bà Irene Flack một người chơi đại phong cầm cho nhà thờ, và lớn lên ở Arlington, Virginia. Khi Flack được 9 tuổi, bà bắt đầu ham thích chơi đàn piano, và khi còn là thiếu nữ, Flack nổi bật về chơi nhạc piano cổ điển nên Howard University đã cho bà một học bổng toàn phần. Lúc được 15, bà bắt đầu học tại đại học này, trở thành một trong những sinh viên trẻ tuổi nhất ở đây. Dần dần bà đổi môn chính từ piano sang giọng hát, và trở phụ tá người điều khiển nhóm ca hát của trường. Roberta Flack trở thành một cô giáo tại một trường gần Chevy Chase, Maryland. Bà tốt nghiệp tại đại học Howard lúc 19 và tiếp tục học nhạc, nhưng vì cái chết đột ngột của cha làm bà phải đi dạy nhạc và tiếng Anh với số lương là $2800 1 năm ở Farmville, North Carolina.
1
null
Johanna Bertha Julie Jenny von Westphalen (1814-1882) là vợ của nhà triết học, nhà cách mạng người Đức Karl Marx. Karl Marx và Jenny von Westphalen đính hôn năm 1836 và làm lễ cưới năm 1843. Hai vợ chống Marx có bảy người con. Xuất thân. Jenny von Westphalen là con gái của Nam tước Ludwig von Westphalen. thuộc tầng lớp quý tộc của Phổ. Ludwig von Westphalen (1770-1842) là một người góa vợ với bốn đứa con trước đó. Ông đã từng phục vụ như "Regierungsrat" tại Salzwedel và Trier. Ông nội của bà, "Edler" Christian Philip Heinrich von Westphalen (1723-1792) đã là quyền "tham mưu trưởng" của bá tước Ferdinand of Brunswick trong chiến tranh Bảy năm. Bà nội của bà, Jeanie Wishart (1742-1811), là một quý tộc Scotland. Ông cố nội của bà, George Wishart (1703-1785) là một hậu duệ của bá tước thứ 9 của Angus và Lady Agnes Keith, sau này lần lượt là hậu duệ trực tiếp của vua James I, và hoàng gia của nhà Stuart, trong khi gia đình của mẹ bà là những Công tước xứ Argyll, trong nhiều thế kỷ là gia đình quý tộc mạnh nhất của Scotland. Mẹ của Jenny von Westphalen là bà Amalia Julia Carolina von Westphalen (1780-1856) (nhũ danh Heubel). Em trai của Jenny von Westphalen, Edgar von Westphalen (1819-1890), là một người bạn học của Karl Marx. Một người anh em khác, Ferdinand Otto Wilhelm Henning von Westphalen, là Bộ trưởng Bộ Nội vụ của nước Phổ, 1850-1858. Mặc dù là một trong những người theo phe bảo thủ hàng đầu trong thế kỷ 19 ở nước Phổ, Ferdinand vẫn giữ mối quan hệ thân thiện với Karl Marx và Jenny. Đám cưới. Jenny von Westphalen và Karl Marx thường xuyên gặp nhau khi còn nhỏ do hai người bố là bạn bè với nhau. Jenny hơn Karl bốn tuổi, và họ trở thành bạn bè thân thiết. Cả hai đều chung sở thích văn học, và họ bắt đầu yêu nhau. Theo Marx, Jenny von Westphalen là cô gái đẹp nhất ở thành phố Trier. Cha của cô, Ludwig von Westphalen, một người bạn của cha của Marx, cũng kết bạn với cậu bé Marx, và thường đi dạo với cậu để cùng thảo luận về triết học và văn học Anh. Jenny và Karl đính hôn năm 1836. Sau bảy năm họ kết hôn vào ngày 19 tháng 6 năm 1843 tại Kreuznacher Pauluskirche (nhà thờ Kreuznach của Thánh Phaolô), Bad Kreuznach. Sau đám cưới. Sau đám cưới, Karl Marx và Jenny chuyển đến Rue Vaneau ở Paris và kết bạn với nhà thơ người Đức Heinrich Heine. Tháng 10 năm 1843, Jenny von Westphalen và Karl Marx đã sang Pháp, đến thủ đô Paris để bắt đầu cuộc sống lưu vong đầy sóng gió trước mắt. Năm 1845, gia đình Marx đã bị trục xuất khỏi Pháp theo yêu cầu của Phổ và phải chạy sang Bỉ. 3 năm sau, gia đình của Jenny và Karl lại bi trục xuất khỏi Bỉ và họ trở về Đức. Đến năm 1849, vì Marx bị truy tố trước tòa án nên gia đình của ông lại bị trục xuất ra khỏi Đức. Sang Paris, Jenny, Karl và các con lại bị trục xuất tiếp và họ ở hẳn London đến cuối đời. Thật sự đối với hai vợ chồng Jenny-Karl, đó là khoảng thời gian khủng khiếp nhất trong đời. Những vượt qua tất cả, họ đã sống bằng tình yêu thương mãnh liệt, sự đồng cảm và sự tương trợ. Trong khoảng thời gian không bao giờ trở về tổ quốc Đức được nữa, Jenny đã giúp đỡ Karl rất nhiều. Dù bà hết sức bận rộn với cuộc sống thường ngày nhưng bà vẫn đảm đương xuất sắc nhiệm vụ thơ ký cho Karl. Bà đã chép các bản thảo của Karl hoặc Karl đọc cho bà viết. Đồng thời Jenny còn đóng góp cho Karl những ý kiến sắc sảo. Hầu như Karl không công bố một bản thảo nào nếu nó chưa qua tay của Jenny. Ngày 2 tháng 12 năm 1881, Jenny von Westphalen mất tại London, thọ 67 tuổi. Thi thể bà được chôn cất tại nghĩa trang Highgate. Con cái. Karl Marx và Jenny Marx đã có bảy người con sau, liệt kê theo thứ tự: Nhận xét. Với những đóng góp của mình, Jenny von Westphalen đã giúp chồng mình viết nên các tác phẩm xuất sắc. Friedrich Engels, người bạn trung kiên của Marx, đã nhận xét:
1
null
Phà Sewol (Hangul: 세월, Hanja: 世越 / Thế Việt) của Hàn Quốc bị lật vào ngày 16 tháng 4 năm 2014. Phà chở 450 người, chủ yếu là học sinh Trường Trung học Danwon đang trên hành trình từ thành phố Incheon đến thành phố Jeju. Lúc 08:58 (KST), khi cách đảo Byungpoong khoảng 2,7 km thì chiếc phà này phát tín hiệu báo nguy. Nhiều hành khách đã được các tàu cá và tàu thương mại khác cứu sống trước khi tàu của Cảnh sát biển Hàn Quốc và Hải quân Hàn Quốc đến nơi. Vụ việc khiến hơn 304 người thiệt mạng, 9 người mất tích - trở thành tai nạn nghiêm trọng nhất trong lịch sử hàng hải Hàn Quốc. Sáng 23/03/2017, một phần phà Sewol bị chìm cách đây 3 năm ở ngoài khơi tây nam Hàn Quốc đã được đưa nổi lên mặt nước, dự kiến sẽ hoàn thành trong 8 ngày. Chiến dịch trục vớt bị trì hoãn từ năm ngoái do điều kiện thời tiết không thuận lợi. Trong nỗ lực lần này, các kỹ sư tìm cách đưa chiếc phà nặng 6.825 tấn từ độ sâu 40 m mà không phải cưa nó ra thành từng phần nhỏ. Việc này sẽ giúp tìm kiếm 9 thi thể được cho là vẫn còn mắc kẹt bên trong phà. Ngày 13/03/2017, các thành viên của đội cứu hộ đã tìm thấy thi thể của nữ sinh Jo Eun Hwa (17 tuổi). Theo đó, thi thể của Jo Eun Hwa được phát hiện cùng với một cái túi của nữ sinh này ở gần phía sau của con tàu, trong phòng 4 -11. Đội cứu hộ cũng cho biết họ đã phát hiện thêm 27 chiếc xương khác bên trong mạn phải của phà. Những chiếc xương này có thể mang đến hy vọng tìm thêm được 3 thi thể nạn nhân nữa hiện mắc kẹt đâu đó trên phà. Cơ quan chức năng đã cố gắng hết sức tìm kiếm thi thể các nạn nhân mất tích nhưng vẫn chỉ tìm được 4 trên 9 người mất tích, giảm xuống còn 5 người mất tích. Bối cảnh. Chiếc phà. Phà "Sewol" (6.586 GT) được chế tạo bởi công ty Hayashikane () của Nhật Bản. Phà dài 146 m và rộng 22 m, và có thể chở 921 hành khách cùng tối đa 956 người tính cả thủy thủ đoàn. Phà do Công ty Hàng hải Cheonghaejin ở Incheon điều hành. Trên phà có chỗ cho 180 xe hơi và có thể chở được 152 container vận tải 20 foot. Phà "Sewol" hoạt động tại Nhật Bản suốt 18 năm kể từ năm 1994. Sau khi được chính phủ Hàn Quốc kiểm định, phà bắt đầu hoạt động tại nước này kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2013. Mỗi tuần, phà chạy hai đến ba chuyến khứ hồi với hành trình từ Incheon đến thành phố Jeju. Sự an toàn của phà được phía Cảnh sát biển Hàn Quốc kiểm định. Lần kiểm định gần đây nhất là vào ngày 19 tháng 2 năm 2014 (khảo sát trung gian cấp 1, Hangul: 중간검사, Hanja: 中間檢査). Hành khách. Theo hãng thông tấn ABC, Thứ trưởng Bộ An toàn Hành chính Hàn Quốc cho biết có 459 người trên phà, trong đó có 325 học sinh Trường Trung học Danwon, 15 giáo viên, 30 thành viên thủy thủ đoàn và 89 hành khách khác. Phà lật. Khi cách bờ biển tây nam Hàn Quốc khoảng 20 km, chiếc phà bắt đầu nghiêng nghiêm trọng khi hướng về thành phố Jeju. Các hành khách được cứu sống kể lại rằng, họ nghe thấy một tiếng rít lớn và rồi chiếc phà rung lên và dừng lại - hàm ý rằng có thể nó đã bị mắc cạn. Các hành khách cũng cho hay họ nhận được yêu cầu "không di chuyển" theo một thông báo phát ra từ hệ thống liên lạc nội bộ của phà, trong khi đó phà đang chìm dần. Vào lúc cuối ngày, chiếc phà bị lộn ngược và gần như ngập chìm trong nước. Nguyên nhân phà lật. Một thành viên thủy thủ đoàn của một con tàu chính phủ tham gia cứu hộ (người cho biết đã nói chuyện với các thành viên thủy thủ đoàn của phà "Sewol") nói rằng vùng này không có đá ngầm và nguyên nhân phà lật là vì nó gặp trục trặc. Tính đến ngày 17 tháng 4, người ta nghi phà "Sewol" lật là vì cú rẽ gấp của nó khiến hàng hóa đổ dồn về một bên làm cho phà mất thăng bằng và nước tràn vào. Các phân tích sâu hơn đối với Hệ thống Nhận diện Tự động đã xác nhận quả thật có cú rẽ gấp. Công tác cứu nạn. Bối cảnh. Sáng ngày 16 tháng 4, Trường Trung học Danwon nhận được cuộc điện thoại từ một vị phụ huynh yêu cầu hỏi thăm tình hình phà "Sewol". Lúc 8:50 sáng (KST), hiệu phó cho biết có sự cố và vào lúc 8:55 sáng, hiệu phó báo cáo rằng phà đã bắt đầu lật. Theo Cảnh sát biển Hàn Quốc, phà chìm lúc 8:58 sáng. Bản thân Cảnh sát biển Hàn Quốc nhận báo cáo trực tiếp từ phụ huynh của một học sinh đang trên phà. Lúc 8:58 sáng (KST), các đơn vị Hải quân Hàn Quốc đến hỗ trợ công tác cứu hộ. Lực lượng hải quân bao gồm binh sĩ Hạm đội 3 (제3함대; 第三艦隊), một tàu tấn công đổ bộ lớp Dokdo, một tàu khu trục lớp Chungmugong Yi Sun-sin và một tàu frigate lớp Ulsan. Không lực Hàn Quốc cũng cử các đơn vị hỗ trợ đến như Lockheed C-130 Hercules, Sikorsky HH-60 Pave Hawk và biến thể HH-47 của Boeing CH-47 Chinook. Lục quân Hàn Quốc gửi 150 lính từ Bộ Tư lệnh Chiến tranh Đặc biệt và 11 xe cứu thương. Tính đến 6 giờ sáng (KST) ngày 17 tháng 4 năm 2014, có 171 tàu, 29 máy bay và 30 thợ lặn tham gia công tác cứu hộ. Cảnh sát biển Hàn Quốc phân công 20 thợ lặn thành hai đội. Hải quân Hàn Quốc phân công 8 thợ lặn. Các lực lượng dân sự cũng tham gia cứu hộ. Đến 3:32 chiều (KST), số thợ lặn đã lên đến 555 người. Người sống sót. Các báo cáo ban đầu cho hay đã cứu được 189 người khỏi làn nước lạnh, thành phần chủ yếu là học sinh trung học, tuy nhiên báo cáo của chính phủ Hàn Quốc đã đính chính lại tin này, nói rằng hiện vẫn còn 295 người mất tích. Vào đầu cuộc cứu hộ, một phụ nữ 27 tuổi trong thủy thủ đoàn được tìm thấy đã chết trong phà chìm và một nam sinh đã chết không lâu sau được đưa vào bệnh viện. Báo "The Chosun Ilbo" ấn bản sáng 17 tháng 4 đưa tin Hàn Quốc đã cứu được 174 người, 4 người đã chết và 12 người còn mất tích. Theo CNN và YTN, VTV, có sáu người chết. News Korea thông báo rằng tính đến 8 giờ sáng (KST) ngày 17 tháng 4, đã có 179 người được cứu, 6 người chết và 12 người còn mất tích. Lúc 11 giờ sáng (KST), tìm thấy thêm 3 tử thi nữa, đưa số người chết được xác nhận lên mức 9 người. Tính đến ngày 24 tháng 4, số người chết được Yonhaps xác nhận là 187. Tính đến ngày 16/4 đã khiến ít nhất 295 người thiệt mạng. Ngày 13/03/2017, các thành viên của đội cứu hộ đã tìm thấy thi thể của nữ sinh Jo Eun Hwa (17 tuổi). Theo đó, thi thể của Jo Eun Hwa được phát hiện cùng với một cái túi của nữ sinh này ở gần phía sau của con tàu, trong phòng 4 -11. Số người mất tích giảm xuống còn 8 người. Sau một thời gian dài, Cơ quan chức năng đã cố gắng hết sức tìm kiếm thi thể các nạn nhân mất tích chỉ tìm được 4 trên 9 người mất tích, giảm xuống còn 5 người mất tích. Ngày 16/11/2017, sau 3 năm tìm kiếm đầy nỗ lực nhưng vẫn không có nhiều tiến triển, gia đình của 5 nạn nhân cuối cùng mất tích trong vụ chìm phà Sewol hồi năm 2014 đã đồng ý dừng công việc tìm kiếm. Điều tra tai nạn. Trong báo cáo được công bố hôm 06/10/2014 ủy ban điều tra nêu ra những lý do như sau: thứ nhất phà bị quá tải, thứ hai là thái độ vô trách nhiệm của thủy thủ đoàn, thứ ba là khi đã xảy ra tai nạn thì trên phà không còn người điều khiển và không ai ra lệnh vứt bớt hàng hóa với hy vọng giúp phà lấy lại được thăng bằng. Phà Sewol nặng 6.825 tấn, vào năm 2012 đã cơi rộng ra thêm, thiết kế thêm nhiều cabine. Khi xảy ra tai nạn sáng ngày 16/04/2014 phà chở hơn 3.600 tấn hàng, tức một trọng lượng cao gấp ba lần so với mức quy định. Do sóng lớn, phà bị lật. Người cầm lái lại bất tài. Thuyền trưởng và nhiều nhân viên trên phà bỏ chạy. Báo cáo của ủy ban điều tra quy trách nhiệm nặng nề cho thiếu sót và thái độ bất cẩn của thuyền trưởng Lee Joon Seok. 07/10/2014 thuyền trưởng Seok sẽ ra trình diện tòa án lần đầu tiên và sẽ giải thích về hành động của mình trong thảm họa hồi tháng 4. Kết thúc phiên tòa, thuyền trưởng tàu bị kết án 36 năm tù giam, kỹ sư trưởng của tàu Sewol - một người họ Park bị kết án tù 30 năm về tội giết người. 13 thành viên còn lại nhận mức án tối đa tới 20 năm tù giam. Phản ứng. Hàn Quốc. Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye ra lệnh cố gắng tối đa nhằm cứu được nhiều người nhất có thể. Ngày 17 tháng 4, Park đến thăm hiện trường vụ tai nạn. Cũng trong ngày này, đại diện Công ty Hàng hải Cheonghaejin xin lỗi vì vụ tai nạn. Người nhà của các nạn nhân phẫn nộ trước công tác cứu hộ của nhà chức trách, họ đã ném chai nước vào Thủ tướng Hàn Quốc Jung Hong-won khi ông đến thị sát tại hiện trường, một quan chức khác bị một thân nhân trong vụ tai nạn tát vào mặt. Trong buổi phát biểu và trả lời trước thân nhân trong vụ chìm phà, nữ Tổng thống của Hàn Quốc, bà Park Geun-hye rất cố gắng không rơi vào thế bị động vì thân nhân bức xúc, la ó.
1
null
Cá nhói (có nơi ghi cá nhái) (họ Belonidae) là một họ cá ăn cá chủ yếu gắn liền với các môi trường nước biển cạn hoặc vùng nước mặt. Một số chi của họ này bao gồm các loài sống ở nước mặn, nước lợ và nước ngọt (ví dụ "Strongylura") trong khi các chi khác thì chỉ gồm các loài sống ở nước ngọt (sông suối), gồm "Belonion", "Potamorrhaphis" và "Xenentodon". Cá nhói họ Belonidae trông rất giống cá nhói nước ngọt Bắc Mỹ (họ Lepisosteidae) với cơ thể dài, hàm răng dài, hẹp và sắc nhọn. Miêu tả. Cá nhói có thân hình mảnh mai, dài từ 3 đến 95 cm. Cá này có một vây lưng đơn nằm xa trên lưng và gần như đối diện với vây hậu môn. Đặc điểm dễ nhận diện nhất của chúng là hàm răng dài, hẹp và sắc nhọn. Đa số loài trong họ cá này có phần hàm trên chỉ đạt đến chiều dài đầy đủ vào tuổi trưởng thành, vì thế cá con tuy có hàm dưới dài nhưng hàm trên lại nhỏ hơn nhiều. Trong giai đoạn này của vòng đời, cá ăn sinh vật phù du, đến khi bộ hàm phát triển đầy đủ thì chúng chuyển sang ăn cá. Cá nhói sinh sản thông qua giao phối và đẻ trứng. Cá đực thường cưỡi cá cái trên những con sóng khi chúng giao phối. Sinh thái học. Tất cả cá nhói đều chủ yếu ăn các loài cá nhỏ hơn. Một số loài ăn tôm krill, động vật giáp xác bơi và động vật chân đầu nhỏ. Tuy sống phổ biến nhất ở vùng cận nhiệt đới nhưng một số cá nhói sống cả ở vùng nước ôn đới. Loài "Belone belone" thường bơi thành đàn theo cá ngừ. Mối nguy hiểm đối với con người. Cá nhói cũng như tất cả các cá vây tia trong bộ Cá nhói Beloniformes đều có khả năng nhảy khỏi mặt nước với vận tốc lên đến 60 km/h. Do chúng bơi gần mặt nước nên chúng thường nhảy lên boong các con tàu thấp thay vì bơi xung quanh. Hành vi nhảy này đặc biệt bị kích thích bởi ánh sáng nhân tạo vào ban đêm; những ngư dân và thợ lặn đêm trong những vùng dọc Thái Bình Dương thường bị các đàn cá nhói tốc độ cao "tấn công" do chúng bị ánh sáng kích thích. Những chiếc hàm sắc nhọn của chúng có khả năng gây nên những vết thương đâm sâu và thường bị gãy khi xuyên vào nạn nhân. Đối với nhiều cộng đồng dân cư truyền thống ở các hải đảo Thái Bình Dương (những người chủ yếu đánh cá trên các rạn san hô từ những chiếc thuyền thấp) thì cá nhói còn đe dọa họ hơn cả cá mập. Trong lịch sử, có hai cái chết được nhắc đến do cá nhói gây ra. Cái chết thứ nhất xảy đến với một bé trai 10 tuổi người Hawaii vào năm 1977 đi bé đánh cá ban đêm với cha mình tại vịnh Hanamaulu, Kaua'i. Bé bị con cá nhói dài 1,0-1,2 m nhảy khỏi mặt nước đâm xuyên vào mắt và não. Cái chết thứ hai xảy đến với một cậu bé 16 tuổi người Việt Nam vào năm 2007. Cậu bị con cá nhói dài 15 cm đâm xuyên tim khi cậu đang lặn biển mò hải sâm vào ban đêm tại vịnh Hạ Long. Trong hồ cá cảnh. Một số loài cá nhói sống trong nước lợ và nước ngọt. Một trong số các loài sống ở nước ngọt là "Xenentodon cancila" (xuất xứ từ Đông Nam Á), thường được nuôi làm cá cảnh. Loài này kích thước khá nhỏ, dài không quá 40 cm khi trưởng thành nhưng được xem là một loài cá rất thanh tú và phù hợp đối với những người chuyên nuôi cá cảnh.
1
null
Ilene Susan Graff (sinh ngày 28 tháng 02 năm 1949 ở Brooklyn, New York) là một nữ diễn viên, ca sĩ người Mỹ. Bà nổi tiếng với vai diễn trong Martha Owens. Tiểu sử. Graff đã được sinh ra ở New York. Bà là con gái Claire, một giáo viên piano và giám đốc dàn hợp xướng và nhạc sĩ Jerome Lawrence Graff. Sự nghiệp. Công việc đầu tiên của bà là xuất hiện trên chương trình truyền hình Barnaby Jones và Laverne & Shirley. Năm 1985, bà đạt được vai diễn nổi tiếng nhất trong sự nghiệp, vai vợ của Bob Uecker trong bộ phim hài Mr. Belvedere. Cuộc sống cá nhân. Graff kết hôn với nhạc sĩ Ben Lanzarone năm 1978, họ có chung một đứa con gái Nikka Graff . Ilene là chị gái của Todd Graff.. Em họ của cô là nữ diễn viên Randy Graff..
1
null
Randy Graff (23 tháng 5 năm 1955) là một nữ diễn viên và ca sĩ người Mỹ, người chiến thắng của giải thưởng Tony. Bà sinh ra ở Brooklyn, New York, và tốt nghiệp trường cao đẳng Wagner. Cuộc sống cá nhân. Graff kết hôn với nhạc sĩ Tim Weil. Bà là em họ của nữ diễn viên, vũ công Nikka Graff.
1
null
Manuela Schwesig (sinh ngày 23 tháng 5 1974 tại Frankfurt (Oder), Đức) là một chính trị gia Đức của Đảng Dân chủ Xã hội Đức. Học vấn, nghề nghiệp và gia đình. Schwesig lớn lên ở Đông Brandenburg Seelow. Sau khi lấy bằng tú tài 1992 tại Gymnasium Seelower Höhen bà học trường hành chính quan thuế của bang Brandenburg. 1995 bà lấy bằng cử nhân tài chính tại Königs Wusterhausen. Sau đó Schwesig làm việc cho cơ quan quan thuế tại Schwerin. Schwesig cũng là thành viên hội bảo vệ trẻ em Đức. Bà hiện sống tại Schwerin, có chồng và có một người con trai. vào ngày 31 tháng 7 năm 2010 bà cùng chồng và con rửa tội theo đạo Tin lành.
1
null
Benjamin Anthony Lanzarone (ngày 18 tháng 12 năm 1938) là một nhà soạn nhạc người Mỹ và giám đốc âm nhạc. Ông viết nhạc cho hàng trăm chương trình như The Tracy Ullman Show, The Jay Leno Comedy Hour. Vợ ông là nữ diễn viên Ilene Graff . Sự nghiệp. Lanzarone cũng tham gia hoạt động âm nhạc tại sân khấu Broadway. Cuộc sống cá nhân. Lanzarone kết hôn với nữ diễn viên và ca sĩ Ilene Graff năm 1978, họ có một đứa con gái tên là Nikka Graff.. Ben là anh rể của diễn viên và đạo diễn Todd Graff.
1
null
Kim loại nặng (tiếng Anh: "heavy metal") thường được định nghĩa là kim loại có khối lượng riêng, khối lượng nguyên tử hoặc số hiệu nguyên tử lớn. Tiêu chí phân loại cụ thể, cũng như việc liệu có thể xếp á kim vào nhóm kim loại nặng hay không, khác nhau tùy thuộc vào tác giả và phạm vi áp dụng. Ví dụ, trong luyện kim, một kim loại nặng có thể được xác định dựa vào khối lượng riêng, trong khi tiêu chí phân loại trong vật lý có thể là số hiệu nguyên tử, còn ở hóa học, người ta thường chú ý đến tính chất hóa học của kim loại đó. Một số cách định nghĩa khác cũng đã được công bố, nhưng hiện chưa có cách nào trong số đó được chấp nhận rộng rãi. Các cách định nghĩa trong bài viết dưới đây bao hàm tối đa 96 trong 118 nguyên tố hóa học đã biết; chỉ có thủy ngân, chì và bismuth thỏa mãn tất cả các tiêu chí trong đó. Mặc dù chưa có sự thống nhất về mặt khái niệm, nhưng thuật ngữ "kim loại nặng" vẫn được dùng phổ biến trong khoa học. Khối lượng riêng từ 5 g/cm3 trở lên đôi lúc được xem là một tiêu chí thường dùng, và đây cũng là tiêu chí sẽ được áp dụng trong phần dưới của bài viết này. Những kim loại mà người ta đã biết sớm nhất—kim loại thường gặp như sắt, đồng, thiếc và kim loại quý như bạc, vàng và platin—đều là kim loại nặng. Từ năm 1809 trở đi, các kim loại nhẹ như magnesi, nhôm và titani lần lượt được phát hiện, cùng với một số kim loại nặng ít gặp hơn như gali, thali và hafni. Một số kim loại nặng đóng vai trò là chất dinh dưỡng thiết yếu (điển hình như sắt, cobalt và kẽm), hoặc tương đối vô hại (như rutheni, bạc và indi), nhưng có thể gây độc ở lượng lớn hơn hoặc ở một số dạng nhất định. Các kim loại nặng khác như cadmi, thủy ngân và chì có độc tính cao. Một số nguồn tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc kim loại nặng bao gồm chất thải từ mỏ khai thác, đuôi quặng, chất thải công nghiệp, dòng chảy mặt, phơi nhiễm nghề nghiệp, sơn và gỗ chế biến. Cần chú ý kỹ khi khảo sát tính chất vật lý và hóa học của kim loại nặng, do tính chất của các kim loại liên quan không phải lúc nào cũng được xác định một cách thống nhất. Ngoài việc có khối lượng riêng tương đối lớn, kim loại nặng thường có khả năng phản ứng thấp hơn kim loại nhẹ và có số lượng hợp chất sulfide và hydroxide tan ít hơn nhiều. Mặc dù có thể dễ dàng phân biệt một kim loại nặng như wolfram với một kim loại nhẹ như natri, nhưng một vài kim loại nặng như kẽm, thủy ngân và chì có một số tính chất đặc trưng của kim loại nhẹ, trong khi một vài kim loại nhẹ như beryli, scandi và titani có một số tính chất đặc trưng của kim loại nặng. Kim loại nặng tương đối hiếm trên vỏ Trái Đất nhưng vẫn xuất hiện trong nhiều khía cạnh của đời sống. Một số ứng dụng của chúng bao gồm trong gậy đánh golf, ô tô, chất sát trùng, lò nướng tự làm sạch, chất dẻo, tấm quang năng, điện thoại di động và máy gia tốc hạt. Định nghĩa. Hiện nay vẫn chưa có định nghĩa nào về kim loại nặng được chấp thuận rộng rãi. Thuật ngữ này có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau, tùy theo phạm vi áp dụng. Ví dụ, trong luyện kim, một kim loại nặng có thể được xác định dựa vào khối lượng riêng, trong khi tiêu chí phân loại trong vật lý có thể là số hiệu nguyên tử, còn ở hóa học và sinh học, người ta thường chú ý đến tính chất hóa học của kim loại đó. Tiêu chí về khối lượng riêng là từ trên 3,5 g/cm3 đến trên 7 g/cm3, tùy trường hợp. Tiêu chí về khối lượng nguyên tử có thể là lớn hơn natri (khối lượng nguyên tử 22,98); lớn hơn 40 (ngoại trừ kim loại khối s và khối f, chỉ tính từ scandi); hoặc lớn hơn 200, tức là từ thủy ngân trở đi. Tiêu chí về số hiệu nguyên tử của kim loại nặng thường là trên 20 (calci), và thỉnh thoảng có giới hạn trên là 92 (urani). Cách định nghĩa theo số hiệu nguyên tử gặp phải một vấn đề là liệt kê cả các kim loại có khối lượng riêng thấp. Chẳng hạn, rubidi trong nhóm (cột) 1 của bảng tuần hoàn có số hiệu nguyên tử là 37 nhưng chỉ có khối lượng riêng là 1,532 g/cm3, thấp hơn mức giới hạn dưới mà nhiều tác giả khác đặt ra. Vấn đề tương tự cũng có thể xảy ra đối với cách định nghĩa theo khối lượng nguyên tử. Một tiêu chí khác được đề xuất là dựa vào đặc tính hóa học hoặc vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn. Dược điển Mỹ đưa ra một tiêu chí để phân biệt kim loại nặng nhờ thí nghiệm tạo kết tủa muối sulfide có màu từ tạp chất kim loại. Năm 1997, Stephen Hawkes, một giáo sư hóa học viết dựa trên 50 năm kinh nghiệm về thuật ngữ, nói rằng thuật ngữ này áp dụng được cho "kim loại có hợp chất sulfide và hydroxide không tan, có muối tan trong nước tạo thành dung dịch màu và phức chất thường có màu". Trên cơ sở các kim loại mà ông nhận thấy thường gọi là kim loại nặng, ông cho rằng có thể định nghĩa kim loại nặng (nói chung) là tất cả các kim loại trong bảng tuần hoàn ở cột 3 đến 16 và hàng 4 trở xuống, hay nói cách khác, chính là các kim loại chuyển tiếp và hậu chuyển tiếp. Toàn bộ nguyên tố họ Lanthan thỏa mãn đúng theo mô tả gồm ba phần của Hawkes; đặc tính này đối với các nguyên tố họ Actini vẫn chưa được xác định hoàn toàn. Ở lĩnh vực hóa sinh, trên cơ sở các ion của chúng hoạt động theo đặc trưng acid Lewis (chất nhận một cặp electron) trong dung dịch nước, kim loại nặng đôi khi được định nghĩa là kim loại loại B hoặc kim loại trung gian. Trong hệ thống phân loại này, ion kim loại loại A ưa chất cho oxy; ion loại B ưa chất cho nitơ hoặc lưu huỳnh; ion kim loại trung gian thể hiện đặc trưng loại A hoặc loại B tùy trường hợp. Kim loại loại A, vốn thường có độ âm điện thấp cùng khả năng tạo liên kết có độ ion cao, bao gồm các kim loại kiềm và kiềm thổ, nhôm, kim loại nhóm 3, cùng kim loại họ Lanthan và Actini. Kim loại loại B thường có độ âm điện cao hơn và khả năng tạo liên kết với đặc trưng cộng hóa trị đáng kể, chủ yếu gồm các kim loại chuyển tiếp và hậu chuyển tiếp nặng hơn. Nhóm kim loại trung gian phần lớn bao gồm các kim loại chuyển tiếp và hậu chuyển tiếp nhẹ hơn (cùng với arsenic và antimon). Sự khác biệt giữa kim loại nhóm A với hai nhóm còn lại rất rõ ràng. Một đề xuất được trích dẫn nhiều trong các bài báo khoa học đề nghị áp dụng hệ thống phân loại như trên thay vì tên gọi trừu tượng hơn "kim loại nặng", nhưng hiện nay vẫn chưa nhận được sự đồng thuận. Danh sách kim loại nặng theo khối lượng riêng. Khối lượng riêng từ 5 g/cm3 trở lên đôi lúc được xem là yếu tố xác định kim loại nặng thường dùng, và do hiện vẫn chưa có cách định nghĩa thống nhất, nên tiêu chí này được sử dụng để thiết lập danh sách và (nếu không nói gì thêm) sẽ là tiêu chí định hướng cho phần còn lại của bài viết. Á kim đáp ứng các tiêu chí áp dụng—chẳng hạn như arsenic và antimon—đôi khi được xếp vào nhóm kim loại nặng, đặc biệt trong hóa học môi trường như trường hợp ở đây. Seleni (khối lượng riêng 4,8 g/cm3) cũng được liệt kê trong danh sách. Nó có khối lượng riêng thấp một chút so với tiêu chí đặt ra và thỉnh thoảng được phân loại là á kim, nhưng có tính chất hóa học trong nước tương đồng ở một số phương diện với arsenic và antimon. Một số kim loại khác vốn đôi khi được xếp vào nhóm kim loại "nặng", như beryli (khối lượng riêng 1,8 g/cm3), nhôm (2,7 g/cm3), calci (1,55 g/cm3), và bari (3,6 g/cm3) trong trường hợp này sẽ được xem là kim loại nhẹ và nói chung sẽ không được khảo sát thêm nữa. Nguồn gốc và sử dụng thuật ngữ. Độ nặng của các kim loại thiên nhiên như vàng, đồng và sắt có thể đã được nhận thấy từ thời tiền sử và từ đó dẫn đến những nỗ lực đầu tiên để chế tạo đồ trang trí, công cụ và vũ khí bằng kim loại nhờ tính dễ uốn của chúng. Tất cả các kim loại được tìm thấy từ thời điểm đó cho đến năm 1809 đều có khối lượng riêng tương đối lớn; độ nặng của chúng được xem là một tiêu chí phân loại độc nhất. Từ năm 1809 trở đi, những kim loại nhẹ như natri, kali và stronti bắt đầu lần lượt được phân lập thành công. Khối lượng riêng thấp của chúng đã thách thức những hiểu biết thông thường trước đây và người ta đã đề xuất gọi tên chúng là "á kim" (metalloid, có nghĩa là "giống với kim loại về hình thức hoặc vẻ ngoài"). Đề xuất này bị bỏ qua; các nguyên tố mới này đều được công nhận là kim loại và thuật ngữ á kim từ đó được dùng để chỉ các nguyên tố phi kim và sau này là những nguyên tố khó xác định là kim loại hay phi kim. Thuật ngữ "kim loại nặng" được sử dụng sớm nhất là vào năm 1817, khi nhà hóa học người Đức Leopold Gmelin chia các nguyên tố thành phi kim, kim loại nhẹ và kim loại nặng. Kim loại nhẹ có khối lượng riêng 0,860–5 g/cm3; kim loại nặng 5,308–22,000. Thuật ngữ đó về sau gắn liền với nguyên tố có khối lượng nguyên tử lớn hoặc số hiệu nguyên tử lớn. Đôi khi nó được sử dụng thay cho thuật ngữ "nguyên tố nặng". Ví dụ, khi bàn về lịch sử hóa học hạt nhân, Magee viết rằng họ Actini từng được cho là chỉ một nhóm chuyển tiếp nguyên tố nặng trong khi Seaborg và cộng sự "ưu tiên ... một dãy kim loại nặng giống đất hiếm ...". Tuy vậy, trong thiên văn học, nguyên tố nặng là bất kỳ nguyên tố nào nặng hơn hydro và heli. Chỉ trích. Năm 2002, nhà độc chất học John Duffus nhìn lại những khái niệm được sử dụng trong 60 năm qua và kết luận rằng chúng đa dạng đến mức làm thuật ngữ trở nên vô nghĩa. Cùng với phát hiện trên, việc xếp một số kim loại vào nhóm kim loại nặng cũng gây tranh cãi với lý do rằng chúng quá nhẹ, có tham gia vào quá trình sinh học, hoặc hiếm khi tạo nên chất độc đối với môi trường. Một số ví dụ bao gồm scandi (quá nhẹ); vanadi đến kẽm (quá trình sinh học); rhodi, iridi và osmi (quá hiếm). Tính phổ biến. Bất chấp việc mang nghĩa đáng nghi ngờ, thuật ngữ "kim loại nặng" vẫn xuất hiện nhiều trong các tài liệu khoa học. Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy nó ngày càng được sử dụng nhiều hơn và dường như đã trở thành một phần của ngôn ngữ khoa học. Nó được cho là một thuật ngữ chấp nhận được nhờ tính tiện lợi và dễ dùng, miễn rằng nó phải đi kèm với một định nghĩa chặt chẽ. Trái ngược với kim loại nặng là "kim loại nhẹ", mà theo ám chỉ của Hiệp hội Khoáng sản, Kim loại và Vật liệu thì bao gồm "nhôm, magnesi, beryli, titani, lithi và các kim loại hoạt động khác." Các kim loại nói trên có khối lượng riêng từ 0,534 đến 4,54 g/cm3. Vai trò sinh học. Một lượng nhỏ một số kim loại nặng, phần lớn ở chu kỳ 4, rất cần thiết cho một số quá trình sinh học nhất định. Chúng gồm có sắt và đồng (vận chuyển oxy và electron); cobalt (tổng hợp phức chất và trao đổi chất tế bào); kẽm (hydroxyl hóa); vanadi và mangan (điều hòa hoặc vận hành enzym); chromi (sử dụng glucose); nickel (tăng sinh tế bào); arsenic (tăng sinh trao đổi chất ở một số động vật và có thể ở người) và seleni (hoạt động chống oxy hóa và tổng hợp nội tiết tố). Chu kỳ 5 và 6 chứa ít kim loại nặng thiết yếu hơn, phù hợp với xu hướng chung rằng nguyên tố nặng hơn thường có độ phong phú thấp hơn và nguyên tố hiếm hơn thì càng ít có khả năng là chất khoáng thiết yếu. Ở chu kỳ 5, molybden là nguyên tố cần thiết để làm xúc tác cho các phản ứng oxy hóa khử; cadmi được một số loại tảo silic biển dùng với cùng mục đích trên; thiếc cần có cho sự sinh trưởng của một số loài. Ở chu kỳ 6, wolfram là nguyên tố thiết yếu cho các quá trình trao đổi chất đối với một số cổ khuẩn và vi khuẩn. Trung bình trong một cơ thể người trọng lượng 70 kg có khoảng 0,01% kim loại nặng (~7 g, tương đương với khối lượng hai hạt đậu khô, trong đó ba thành phần chính là sắt với 4 g, kẽm 2,5 g và chì 0,12 g), 2% kim loại nhẹ (~1,4 kg, khối lượng một chai rượu) và gần 98% là phi kim (phần lớn là nước). Thiếu đi bất kỳ kim loại nặng thiết yếu nào thuộc chu kỳ 4–6 nói trên có thể làm tăng tính mẫn cảm với ngộ độc kim loại nặng (ngược lại, dùng quá nhiều có thể gây tác dụng sinh học bất lợi). Một số ít kim loại nặng vi lượng được ghi nhận có tác dụng sinh học. Gali, germani (một á kim), indi và phần lớn nguyên tố họ Lanthan có thể kích thích trao đổi chất và titani giúp đẩy mạnh sinh trưởng ở thực vật (dù không phải lúc nào cũng được xem là kim loại nặng). Độc tính. Kim loại nặng thường được cho là có độc tính cao hoặc gây hại với môi trường. Một số thì như vậy, trong khi số khác chỉ gây độc nếu dùng quá mức hoặc dùng ở một số dạng nhất định. Kim loại nặng môi trường. Chromi, arsenic, cadmi, thủy ngân và chì có khả năng gây hại cao nhất do việc được sử dụng rộng rãi, độc tính của một số kim loại trong đó dưới dạng hợp chất hoặc nguyên tố, cùng với sự phân bố rộng rãi trong môi trường. Chẳng hạn, chromi hóa trị VI có độc tính cao như hơi thủy ngân và nhiều hợp chất của thủy ngân. Năm nguyên tố trên tạo ái lực mạnh với lưu huỳnh; trong cơ thể người chúng thường liên kết, thông qua nhóm thiol (–SH), đến các enzym đóng vai trò kiểm soát tốc độ phản ứng trao đổi chất. Liên kết lưu huỳnh-kim loại tạo thành sẽ làm ức chế hoạt động bình thường của enzym liên quan, làm sức khỏe con người suy giảm, đôi khi gây tử vong. Chromi (ở dạng hóa trị VI) và arsenic là tác nhân gây ung thư; cadmi gây một căn bệnh thoái hóa xương; thủy ngân và chì làm tổn hại hệ thần kinh trung ương.Chì là tạp chất kim loại nặng phổ biến nhất. Hàm lượng chì trong môi trường nước của các quốc gia công nghiệp hóa được ước tính bằng khoảng hai đến ba lần so với thời tiền công nghiệp. Là một thành phần của tetraethyl chì, (CH3CH2)4Pb, nó được dùng rộng rãi trong xăng vào những năm 1930–1970. Mặc dù việc sử dụng xăng pha chì đã gần như bị loại bỏ tại Bắc Mỹ đến năm 1996, nhưng đất bên cạnh đường sá xây dựng trước thời điểm này vẫn còn có nồng độ chì cao. Các nghiên cứu sau này đã chứng tỏ sự tồn tại mối tương quan mang ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ dùng xăng pha chì với tội phạm bạo lực tại Mỹ; khi xét đến độ trễ thời gian 22 năm (đối với tuổi trung bình của tội phạm bạo lực), đường cong tỉ lệ tội phạm bạo lực hầu như đi đúng theo đường cong tỉ lệ phơi nhiễm chì. Một số kim loại nặng khác với tính nguy hại tiềm ẩn, thường dưới dạng tạp chất môi trường gây độc, bao gồm mangan (tổn thương hệ thần kinh trung ương); cobalt và nickel (chất gây ung thư); đồng, kẽm, seleni và bạc (rối loạn nội tiết, bất thường bẩm sinh, hoặc ảnh hưởng nói chung đối với cá, thực vật, chim và các sinh vật sống dưới nước khác); thiếc, ở dạng hợp chất hữu cơ (tổn thương hệ thần kinh trung ương); antimon (được cho là chất gây ung thư); và thali (tổn thương hệ thần kinh trung ương). Kim loại nặng đa lượng. Kim loại nặng thiết yếu cho sự sống có thể gây độc nếu dùng lượng quá nhiều; một số kim loại có dạng gây độc đáng chú ý. Vanadi pentoxide (V2O5) là chất gây ung thư ở động vật và gây hư hại DNA khi hít phải. Ion permanganat tím MnO là chất gây độc cho gan và thận. Ăn uống nhiều hơn 0,5 gam sắt có thể gây trụy tim; hiện tượng quá liều như vậy xảy ra phổ biến nhất ở trẻ em và có thể gây tử vong trong vòng 24 giờ. Nickel carbonyl (Ni(CO)4), ở mật độ 30 phần triệu, có khả năng gây suy hô hấp, chấn thương não và tử vong. Uống một gam đồng(II) sulfat (CuSO4) trở lên có thể gây chết, hoặc ít nhất là tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan nội tạng. Hấp thụ khoảng 5 miligam seleni trở lên, lớn hơn khoảng 10 lần mức nhu cầu khuyến nghị tối đa hằng ngày 0,45 miligam, gây ra độc tính mạnh; ngộ độc về lâu dài có thể gây liệt. Kim loại nặng khác. Một số ít kim loại nặng không thiết yếu khác có một hoặc nhiều dạng gây độc. Các ca suy thận và tử vong đã được ghi nhận do ăn thực phẩm chức năng chứa germani (~15 đến 300 g tổng lượng tiêu thụ trong vòng hai tháng đến ba năm). Phơi nhiễm osmi tetroxide (OsO4) có thể gây tổn thương mắt vĩnh viễn, dẫn đến suy hô hấp và tử vong. Muối indi gây độc khi ăn phải với liều lượng vài miligam trở lên, ảnh hưởng đến thận, gan và tim. Cisplatin (PtCl2(NH3)2), một thuốc quan trọng dùng để tiêu diệt tế bào ung thư, cũng là chất độc đối với thận và hệ thần kinh. Hợp chất của bismuth có khả năng gây tổn thương gan nếu dùng quá liều; hợp chất urani không tan cùng với bức xạ nguy hiểm phát ra có thể gây tổn thương thận vĩnh viễn. Nguồn phơi nhiễm. Kim loại nặng có thể làm suy giảm chất lượng không khí, nước và đất, kéo theo đó gây ra các vấn đề về sức khỏe ở thực vật, động vật và người, khi chúng tích tụ dần do hoạt động công nghiệp. Các nguồn kim loại nặng chủ yếu trong trường hợp này bao gồm khai thác mỏ và chất thải công nghiệp; khí thải xe cộ; pin chì-acid; phân bón; sơn; gỗ đã qua xử lý; cơ sở hạ tầng cấp nước xuống cấp; và vi nhựa trôi nổi trên các đại dương. Một số ví dụ gần đây về ô nhiễm kim loại nặng bao gồm sự xuất hiện bệnh Minamata ở Nhật Bản (1932–1968; các vụ kiện đang diễn ra tại thời điểm năm 2016); thảm họa đập Mariana ở Brazil tháng 11 năm 2015; hay nồng độ chì cao trong nước uống cấp cho người dân tại Flint, Michigan, ở vùng đông bắc nước Mỹ. Quá trình hình thành, độ phong phú, tồn tại và điều chế. Các kim loại nặng cho đến khoảng lân cận của sắt (trong bảng tuần hoàn) phần lớn được tạo thành qua tổng hợp hạt nhân sao. Trong quá trình này, những nguyên tố nhẹ từ hydro đến silic trải qua các phản ứng nhiệt hạch liên tiếp trong các ngôi sao, giải phóng ánh sáng và nhiệt đồng thời hình thành các nguyên tố nặng hơn với số hiệu nguyên tử cao hơn. Kim loại nặng nặng hơn thường không được tạo ra bằng cách trên do phản ứng nhiệt hạch với những hạt nhân loại này sẽ thu thay vì giải phóng năng lượng. Thay vào đó, chúng chủ yếu được tổng hợp (từ các nguyên tố có số hiệu nguyên tử thấp hơn) qua việc bắt giữ neutron lặp đi lặp lại, với hai dạng chính là quá trình s và quá trình r. Trong quá trình s ("s" viết tắt cho chữ "slow" có nghĩa là "chậm"), mỗi lần bắt neutron cách nhau khoảng vài năm hoặc vài chục năm, khiến hạt nhân kém bền hơn bị phân rã beta, trong khi ở quá trình r ("rapid", nhanh), việc bắt neutron xảy ra nhanh hơn sự phân rã của hạt nhân. Vì vậy, quá trình s diễn ra theo một con đường tương đối rõ ràng: ví dụ, hạt nhân cadmi-110 bền liên tục bị các neutron tự do bắn phá bên trong một ngôi sao đến khi chúng tạo thành hạt nhân cadmi-115, vốn không bền và bị phân rã để tạo ra indi-115 (gần bền, với chu kỳ bán rã khoảng 30.000 lần tuổi của vũ trụ). Các hạt nhân này tiếp tục bắt neutron để hình thành indi-116 (không bền) và phân rã thành thiếc-116, v.v. Ngược lại, quá trình r lại không có con đường nào như vậy. Quá trình s dừng lại ở bismuth do chu kỳ bán rã ngắn của hai nguyên tố tiếp theo, poloni và astatin, vốn phân rã thành bismuth hoặc chì. Quá trình r nhanh đến mức nó có thể bỏ qua "vùng không ổn định" này và tạo ra các nguyên tố nặng hơn như thori và urani. Kim loại nặng ngưng tụ trong các hành tinh do các quá trình tiến hóa và phá hủy sao. Một ngôi sao mất đi phần lớn khối lượng do bị thổi bay vào khoảng cuối vòng đời của nó, và đôi lúc về sau do kết quả của sự hợp nhất sao neutron, làm tăng mật độ của các nguyên tố nặng hơn heli trong môi trường liên sao. Khi lực hấp dẫn làm cho vật chất này liên kết lại và sụp đổ, thì các ngôi sao và hành tinh mới được hình thành. Vỏ Trái Đất chứa khoảng 5% kim loại nặng về khối lượng, trong đó sắt chiếm 95%; kim loại nhẹ (~20%) và phi kim (~75%) chiếm 95% phần lớp vỏ còn lại. Dù tương đối khan hiếm, kim loại nặng có thể tích lũy dần đến lượng khai thác được về mặt kinh tế do sự hình thành núi, xói mòn hoặc các quá trình địa chất khác. Kim loại nặng chủ yếu có ở dạng ưa đá hoặc ưa lưu huỳnh (theo phân loại Goldschmidt). Kim loại nặng ưa đá đa phần gồm nguyên tố khối f cùng một số nguyên tố hoạt động mạnh nhất của khối d trong bảng tuần hoàn. Chúng có ái lực mạnh với oxy và phần lớn tồn tại dưới dạng khoáng vật silicat với khối lượng riêng tương đối thấp. Kim loại nặng ưa lưu huỳnh chủ yếu gồm những nguyên tố hoạt động yếu của khối d cùng với các kim loại và á kim thuộc khối p, chu kỳ 4–6 trong bảng tuần hoàn. Chúng thường được tìm thấy trong khoáng vật sulfide (không tan). Với khối lượng riêng nặng hơn loại ưa đá dẫn đến bị chìm sâu hơn trong lớp vỏ ở thời điểm đông đặc, loại ưa lưu huỳnh dễ có xu hướng giảm đi mật độ phân bố so với loại ưa đá. Mặt khác, vàng là một nguyên tố ưa sắt và khó tạo thành hợp chất với oxy hoặc lưu huỳnh. Vào thời điểm Trái Đất hình thành, là kim loại quý (trơ) nhất, vàng bị chìm xuống vào bên trong lõi do có xu hướng tạo thành hợp kim có khối lượng riêng lớn. Do đó, nó là một kim loại tương đối hiếm. Một số kim loại nặng quý (kém hơn) khác—molybden, rheni, kim loại nhóm platin (rutheni, rhodi, paladi, osmi, iridi và platin), germani và thiếc—đều có thể xem là thuộc nhóm ưa sắt khi chỉ xét về mức độ phân bố trong toàn bộ Trái Đất (tính cả lõi, manti và lớp vỏ), thay vì chỉ lớp vỏ. Các kim loại trên tồn tại trên vỏ với lượng nhỏ, chủ yếu dưới dạng ưa lưu huỳnh (đặc tính này kém hơn ở dạng kim loại thiên nhiên). Nồng độ kim loại nặng bên dưới lớp vỏ thường cao hơn, với hầu hết trong đó có ở lõi đa phần chứa sắt-silic-nickel. Ví dụ, platin chiếm khoảng 1 phần tỷ ở lớp vỏ trong khi mật độ phân bố trong lõi của nó được cho là cao hơn gần 6.000 lần. Một số suy đoán gần đây cho thấy urani (và thori) trong lõi có thể tạo ra lượng nhiệt đáng kể thúc đẩy kiến tạo mảng và (sau cùng) duy trì từ trường Trái Đất. Việc khai thác kim loại nặng từ quặng của chúng phụ thuộc một cách phức tạp vào loại quặng, tính chất hóa học của kim loại và tính kinh tế của các phương pháp chiết tách khác nhau. Tùy theo mỗi quốc gia hoặc nhà máy luyện kim khác nhau sẽ có những quy trình khác nhau được áp dụng, có thể khác với một số kỹ thuật chung được liệt kê dưới đây. Nói chung (với một số ngoại lệ), kim loại nặng ưa đá có thể tách từ quặng chứa nó qua xử lý về điện hoặc hóa học, còn kim loại nặng ưa lưu huỳnh thu được bằng cách nung quặng sulfide để tạo oxide tương ứng rồi làm nóng để được kim loại thô. Radi tồn tại ở lượng quá nhỏ để khai thác về mặt kinh tế và thay vào đó được chiết ra từ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng. Kim loại nhóm platin ưa lưu huỳnh (PGM) chủ yếu có ở lượng nhỏ (hỗn hợp) với quặng ưa lưu huỳnh khác. Quặng loại này cần được nấu luyện, nung và chiết lọc với acid sulfuric để tạo phần lắng chứa PGM. Phần này sau đó được tinh chế hóa học để thu được những kim loại riêng lẻ ở dạng tinh khiết. So với các kim loại khác, PGM có giá cao do tính khan hiếm và chi phí sản xuất lớn. Vàng, một kim loại ưa sắt, thường được thu lại nhiều nhất bằng cách hòa tan quặng chứa nó trong dung dịch cyanide. Vàng này tạo thành dicyanoaurate(I), ví dụ: Kẽm được cho thêm vào hỗn hợp và đẩy vàng ra khỏi muối vừa thu được do hoạt động hóa học mạnh hơn vàng: Vàng kết tủa dưới dạng bùn, sau đó được lọc ra và nấu chảy. So sánh tính chất với kim loại nhẹ. Một số tính chất vật lý và hóa học chung của kim loại nhẹ và nặng được tóm tắt trong bảng dưới đây. Việc so sánh phải được thực hiện một cách cẩn trọng do các thuật ngữ kim loại nhẹ và kim loại nặng không phải lúc nào cũng được định nghĩa một cách thống nhất. Đồng thời, tính chất vật lý về độ cứng và độ bền kéo có thể khác nhau rất nhiều tùy vào độ tinh khiết, kích thước vi tinh thể và quá trình tiền xử lý. Những đặc tính trên giúp chúng ta dễ dàng phân biệt một kim loại nhẹ như natri với một kim loại nặng như wolfram, nhưng sự khác biệt này không còn rõ ràng đối với những kim loại ở vùng ranh giới. Kim loại cấu trúc nhẹ như beryli, scandi và titani có một số đặc tính của kim loại nặng như nhiệt độ nóng chảy cao; kim loại nặng hậu chuyển tiếp như kẽm, cadmi và chì có một số đặc tính của kim loại nhẹ như: tương đối mềm, nhiệt độ nóng chảy thấp hơn; và chủ yếu tạo thành các phức chất không màu. Ứng dụng. Kim loại nặng có mặt ở hầu hết khía cạnh của cuộc sống hiện đại. Sắt có thể là kim loại nặng phổ biến nhất do chiếm 90% lượng kim loại tinh chế. Platin có thể là kim loại nặng có mặt rộng rãi nhất vì nó được cho là được tìm thấy trong, hoặc sử dụng để sản xuất, 20% lượng mặt hàng tiêu dùng. Một số ứng dụng thường gặp của kim loại nặng được dựa trên các tính chất chung của kim loại như tính dẫn điện và tính phản xạ, hoặc những đặc tính chung của kim loại nặng như khối lượng riêng và độ bền. Một số ứng dụng khác phụ thuộc vào tính chất của nguyên tố cụ thể, chẳng hạn như vai trò sinh học (là chất dinh dưỡng hoặc chất độc) hoặc một số tính chất nguyên tử cụ thể khác, bao gồm: orbital d hoặc f lấp đầy một phần (trong nhiều kim loại nặng chuyển tiếp, thuộc họ Lanthan và Actini) để tạo hợp chất có màu; khả năng để phần lớn ion kim loại nặng (như platin, ceri và bismuth) tồn tại ở nhiều trạng thái oxy hóa khác nhau dẫn đến đóng vai trò xúc tác; orbital 3d hoặc 4f xen phủ kém (trong sắt, cobalt và nickel, hoặc kim loại nặng họ Lanthan từ europi đến thulium) gây hiệu ứng từ; số hiệu nguyên tử và mật độ electron cao làm cơ sở cho các ứng dụng khoa học hạt nhân. Những ứng dụng điển hình của kim loại nặng có thể được chia thành sáu nhóm chính dưới đây. Ứng dụng dựa trên trọng lượng hoặc khối lượng riêng. Một số ứng dụng của kim loại nặng, bao gồm trong thể thao, kỹ thuật cơ khí, vũ khí quân sự và khoa học hạt nhân được dựa trên khối lượng riêng tương đối lớn của chúng. Trong lặn dưới nước, chì được dùng làm vật dằn; trong đua ngựa có chấp, mỗi con ngựa phải mang theo vật nặng bằng chì với khối lượng xác định dựa vào nhiều yếu tố bao gồm thành tích trước đây để đảm bảo tính công bằng. Trong golf, chi tiết chèn làm bằng wolfram, đồng hoặc đồng thau trong gậy đường bóng làm hạ trọng tâm của gậy xuống, giúp người chơi dễ dàng đưa bóng lên trời; bóng golf với lõi bằng wolfram được cho là có đặc tính bay tốt hơn. Trong câu cá bằng ruồi, dây câu chìm có một lớp phủ PVC bao bằng bột wolfram để nó chìm với tốc độ cần thiết. Đối với thể thao điền kinh trong sân vận động, quả cầu thép dùng trong môn ném búa và đẩy tạ được làm đầy bằng chì nhằm đạt trọng lượng tối thiểu quy định theo luật quốc tế. Wolfram trước đây từng được sử dụng trong búa ném ít nhất đến năm 1980; kích thước tối thiểu của quả cầu được nâng lên vào năm 1981 nhằm loại bỏ sự cần thiết phải dùng một kim loại đắt đỏ (chi phí gấp ba lần các loại búa ném khác) vốn không có sẵn ở tất cả các nước. Búa ném bằng wolfram nặng đến mức đâm quá sâu vào mặt cỏ. Trong kỹ thuật cơ khí, kim loại nặng được dùng làm vật dằn trong tàu thuyền, máy bay và xe cơ giới; hoặc trong vật nặng cân bằng ở bánh xe và trục khuỷu, con quay hồi chuyển và thiết bị đẩy (chân vịt tàu, cánh quạt máy bay), và khớp ly hợp ly tâm, trong điều kiện cần trọng lượng tối đa ở không gian tối thiểu (chẳng hạn như trong bộ máy đồng hồ). Về mặt vũ khí quân sự, wolfram hoặc urani được sử dụng trong bảo vệ phương tiện quân sự và đạn mũi tên xuyên, cũng như trong vũ khí hạt nhân để tăng hiệu suất (qua phản xạ neutron và làm chậm quá trình giãn nở của vật liệu phản ứng trong giây lát). Vào những năm 1970, tantal được phát hiện có hiệu suất cao hơn đồng trong lượng nổ lõm và lõi xuyên giáp nổ tạo hình (EFP) do khối lượng riêng cao hơn giúp tập trung lực lớn hơn, cùng khả năng biến dạng tốt hơn. Kim loại nặng ít độc như đồng, thiếc, wolfram và bismuth và có thể có mangan (cùng với bor, một á kim), đã thay thế chì và antimon trong đạn xanh do một số quân đội sử dụng và trong một số loại đạn dược bắn tiêu khiển. Đã có những nghi ngờ được đặt ra về độ an toàn (hoặc độ thân thiện với môi trường) của wolfram. Do vật liệu có khối lượng riêng lớn hấp thụ nhiều phóng xạ hơn, nên kim loại nặng có vai trò quan trọng trong bảo vệ phóng xạ và chuẩn trực tia phóng xạ trong máy gia tốc hạt tuyến tính và trong trị liệu bức xạ. Ứng dụng dựa trên độ bền. Độ bền của các kim loại nặng như chromi, sắt, nickel, đồng, kẽm, molybden, thiếc, wolfram và chì cùng các hợp kim của chúng đã mang lại tính hữu dụng cho việc sản xuất nhiều sản phẩm như công cụ, máy móc, đồ gia dụng, dụng cụ nhà bếp, đường ống, đường ray, công trình xây dựng và cầu đường, ô tô, khóa, đồ nội thất, tàu thuyền, máy bay, tiền đúc và đồ trang sức. Chúng còn là phụ gia hợp kim để tăng cường cho tính chất của các kim loại khác. Trong 24 nguyên tố có trong tiền đúc được lưu hành trên thế giới, chỉ có carbon và nhôm không phải là kim loại nặng. Vàng, bạc và platin được dùng trong trang sức; tương tự đối với (chẳng hạn) nickel, đồng, indi và cobalt trong vàng màu. Trang sức giá rẻ và đồ chơi trẻ em có thể được làm (đến một mức nhất định) bằng kim loại nặng như chromi, nickel, cadmi hoặc chì. Đồng, kẽm, thiếc và chì là những kim loại yếu hơn về mặt cơ học nhưng có đặc tính chống ăn mòn hữu ích. Dù mỗi kim loại trong số này sẽ phản ứng với không khí, nhưng lớp màng thu được gồm nhiều muối đồng, kẽm carbonat, thiếc oxide, hoặc hỗn hợp chì oxide, carbonat và sulfat, sẽ tạo ra những đặc tính bảo vệ có ích. Đồng và chì do đó được dùng làm vật liệu mái nhà chẳng hạn; kẽm đóng vai trò là chất chống ăn mòn trong thép mạ kẽm; và thiếc có vai trò tương tự trong lon thiếc. Khả năng gia công và chống ăn mòn của sắt và chromi tăng lên bằng cách thêm gadolini; tính chống rão của nickel được cải thiện khi cho thêm thori. Teluri được thêm vào hợp kim đồng và thép để cải thiện khả năng gia công; vào chì để giúp nó cứng hơn và bền hơn với acid. Sinh học và hóa học. Người ta đã biết tác dụng diệt khuẩn của một số kim loại nặng từ thời cổ đại. Platin, osmi, đồng, rutheni và các kim loại nặng khác (bao gồm arsenic) đã được ứng dụng hoặc cho thấy tiềm năng trong các liệu pháp điều trị ung thư. Antimon (chống sinh vật nguyên sinh), bismuth (chống loét), vàng (chống viêm khớp) và sắt (chống sốt rét) cũng rất quan trọng trong y học. Đồng, kẽm, bạc, vàng hoặc thủy ngân đều có trong các dạng chất sát trùng; một lượng nhỏ một số kim loại nặng được dùng để kiểm soát sự sinh trưởng của tảo trong tháp giải nhiệt chẳng hạn. Tùy vào mục đích sử dụng làm phân bón hoặc chất diệt khuẩn, sản phẩm nông hóa học có thể chứa các kim loại nặng như chromi, cobalt, nickel, đồng, kẽm, arsenic, cadmi, thủy ngân hoặc chì. Một vài kim loại nặng được dùng làm xúc tác trong xử lý nhiên liệu (ví dụ như rheni), sản xuất cao su và sợi tổng hợp (bismuth), thiết bị kiểm soát khí thải (paladi) và trong lò nướng tự làm sạch (ceri(IV) oxide ở thành lò giúp oxy hóa bã thực phẩm gốc carbon). Kim loại nặng còn tạo thành xà phòng không tan dùng trong mỡ bôi trơn, chất làm khô sơn và thuốc diệt nấm (ngoại trừ lithi, kim loại kiềm và ion amoni tạo thành xà phòng tan). Tạo màu và quang học. Màu của thủy tinh, men gốm, sơn, chất màu và chất dẻo thường được tạo ra khi thêm kim loại nặng (hoặc hợp chất của chúng) như chromi, mangan, cobalt, đồng, kẽm, seleni, zirconi, molybden, bạc, thiếc, praseodymi, neodymi, erbi, wolfram, iridi, vàng, chì hoặc urani. Mực xăm có thể chứa các kim loại nặng như chromi, cobalt, nickel và đồng. Độ phản xạ cao của một số kim loại nặng đóng vai trò quan trọng trong chế tạo gương, bao gồm dụng cụ thiên văn chính xác cao. Chóa đèn pha được dựa trên độ phản xạ cực tốt của một màng mỏng rhodi. Điện tử, nam châm và chiếu sáng. Kim loại nặng hoặc các hợp chất của chúng có trong linh kiện điện tử, điện cực cùng với hệ thống mạch điện và tấm quang năng, ở đó chúng có thể làm chất dẫn diện, bán dẫn hoặc cách điện. Bột molybden có trong mực phủ mạch in. Anode titani đã phủ rutheni(IV) oxide được dùng để sản xuất chlor trong công nghiệp. Mạng điện gia đình phần lớn được đấu nối bằng dây đồng do đặc tính dẫn điện tốt của nó. Bạc và vàng được sử dụng trong các thiết bị điện và điện tử, đặc biệt là công tắc tiếp xúc nhờ tính dẫn điện tốt và khả năng chống lại hoặc giảm thiểu sự hình thành tạp chất trên bề mặt của chúng. Hai chất bán dẫn cadmi(II) teluride và gali(III) arsenide được ứng dụng trong sản xuất tấm quang năng. Hafni(IV) oxide, một chất cách điện, được dùng để điều chỉnh điện áp trong vi mạch; tantal(V) oxide, một chất cách điện khác, có trong tụ điện của điện thoại di động. Kim loại nặng đã được sử dụng trong pin điện trong hơn 200 năm, ít nhất từ khi Volta phát minh ra pin đồng và bạc mang tên mình vào năm 1800. Promethi, lanthan và thủy ngân là ba kim loại nặng khác lần lượt được tìm thấy trong pin nguyên tử, pin nickel hydride kim loại và pin cúc áo. Nam châm được làm từ các kim loại nặng như mangan, sắt, cobalt, nickel, niobi, bismuth, praseodymi, neodymi, gadolini và dysprosi. Nam châm neodymi là loại nam châm vĩnh cửu mạnh nhất có trên thị trường. Chúng là thành phần chính trong khóa cửa xe ô tô, hệ thống khởi động, bơm nhiên liệu và cửa sổ điện, chẳng hạn. Kim loại nặng còn được dùng trong chiếu sáng, laser và diode phát quang (LED). Màn hình phẳng thường kết hợp thêm một màng mỏng indi thiếc oxide dẫn điện. Đèn huỳnh quang phụ thuộc vào hơi thủy ngân để hoạt động. Laser hồng ngọc tạo những chùm sáng màu đỏ đậm bởi các nguyên tử chromi kích thích; các nguyên tố họ Lanthan cũng được sử dụng nhiều trong laser. Gali, indi và arsenic; đồng, iridi và platin được dùng trong LED (trong đó đồng, iridi và platin dùng ở LED hữu cơ). Hạt nhân. Kim loại nặng với số hiệu nguyên tử lớn có một vài ứng dụng thích hợp trong chụp ảnh y khoa, hiển vi điện tử và khoa học hạt nhân. Trong chụp ảnh y khoa, các kim loại nặng như cobalt hay wolfram là thành phần tạo nên vật liệu anode trong đèn phát tia X. Trong hiển vi điện tử, kim loại nặng như chì, vàng, paladi, platin hoặc urani được dùng để tạo nên lớp phủ dẫn điện và đưa chùm electron vào mẫu vật sinh học qua nhuộm, nhuộm âm tính hoặc lắng đọng chân không. Trong khoa học hạt nhân, hạt nhân của các kim loại nặng như chromi, sắt hoặc kẽm đôi lúc được bắn phá vào các hạt nhân kim loại nặng khác để hình thành nguyên tố siêu nặng; kim loại nặng cũng được dùng làm bia phá vỡ để tạo neutron hoặc đồng vị phóng xạ như astatin (sử dụng chì, bismuth, thori hoặc urani). Đọc thêm. Định nghĩa và sử dụng thuật ngữ Độc tính và vai trò sinh học Quá trình hình thành Ứng dụng
1
null
Tình cảnh giai cấp công nhân Anh (tiếng Đức: "'Die Lage der arbeitenden Klasse in England", tiếng Anh: "The condition of Working Class in England") là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất trong thời kỳ hoạt động đầu của nhà triết học, nhà cách mạng người Đức Friedrich Engels. Tác phẩm này gồm 2 phiên bản: tiếng Đức và tiếng Anh. Bối cảnh. Tác phẩm ra đời sau khi Friedrich Engels (khi đó 24 tuổi) dành 21 tháng thăm Anh quốc vào năm 1843, đúc kết bằng vốn liếng từ các chuyến đi trước đó của ông tới Anh kết hợp với sự quan sát tình cảnh của tầng lớp lao động ở quê hương Barmen. Trong dịp này, Engels đã đến thăm các "thị trấn công nghiệp" như Nottingham, Birmingham, Glasgow, Leeds, Bradford và Huddersfield; các thành phố lớn hơn với các khu dành riêng cho người lao động như London (St. Giles), Manchester và Liverpool; và các thành phố Salford, Stalybridge, Ashton-under-Lyne, Stockport và Bolton. Nội dung. Tình cảnh giai cấp công nhân Anh đã miêu tả một cách chân thực và sâu sắc cuộc sống khốn khó của giai cấp công nhân ở Anh. Và đó cũng là hình ảnh chung của giai cấp công nhân trên toàn thế giới trong thời đại của Engels. Từ những điều mắt thấy tai nghe được viết vào tác phẩm, Engels đã có một nhận định quan trọng trong sự nghiệp của mình: Giai cấp công nhân không chỉ là những con người cùng cực nhất trong xã hội tư bản mà còn mang sứ mệnh tự giải phóng cho giai cấp mình cũng như dẹp bỏ xiềng xích cho nhân loại. Ý nghĩa. Tình cảnh giai cấp công nhân Anh là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của Engels, đặc biệt là trong thời kỳ hoạt động đầu của ông. Tác phẩm đã thể hiện tư tưởng sáng suốt của con người này. Tư tưởng đó cũng phù hợp với tư tưởng mà người bạn của ông, Karl Marx, đề ra và cả quy luật của lịch sử. Từ đó, hai ông đã thúc đẩy phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ.
1
null
Ba tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ từng được đặt, cùng một chiếc khác được dự định đặt, cái tên USS "Rodgers", theo tên ba thế hệ gồm Thiếu tướng Hải quân John Rodgers (1772–1838), con ông là Chuẩn đô đốc John Rodgers (1812–1882), và chắt ông là Trung tá Hải quân John Rodgers (1881–1926):
1
null
USS "Rodgers" (DD-254) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, nó được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Anh và được đổi tên thành HMS "Sherwood" (I80), và đã tiếp tục phục vụ cho đến khi xung đột kết thúc. Nó là chiếc tàu chiến thứ ba của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo ba thế hệ gồm Thiếu tướng Hải quân John Rodgers (1772–1838), con ông là Chuẩn đô đốc John Rodgers (1812–1882), và chắt ông là Trung tá Hải quân John Rodgers (1881–1926). Thiết kế và chế tạo. "Rodgers" được đặt lườn như là chiếc "Kalk" vào ngày 25 tháng 9 năm 1918 tại xưởng tàu của hãng New York Shipbuilding Corporation, nhưng được đổi tên thành "Rodgers" vào ngày 23 tháng 12 năm 1918. Nó được hạ thủy vào ngày 26 tháng 4 năm 1919, được đỡ đầu bởi cô Helen T. Rodgers, cháu nội Thiếu tướng Hải quân John Rodgers; và được đưa ra hoạt động vào ngày 22 tháng 7 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân A. M. Steckel. Lịch sử hoạt động. USS "Rodgers". "Rodgers" phục vụ cùng Đội khu trục 28 trực thuộc Hạm đội Đại Tây Dương co đến mùa Xuân năm 1922, khi nó đi đến Philadelphia, Pennsylvania để chuẩn bị ngưng hoạt động. Được cho xuất biên chế vào ngày 20 tháng 7 năm 1922, nó tiếp tục ở lại thành phần dự bị cho đến khi chiến tranh lại nổ ra ở Châu Âu. Được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 18 tháng 12 năm 1939, "Rodgers" lại chỉ phục vụ một thời gian ngắn cùng Hạm đội Đại Tây Dương. Vào tháng 10 năm 1940, nó đi đến Halifax, Nova Scotia để gia nhập cùng các tàu khu trục khác cùng được chuyển cho Anh Quốc theo Thỏa thuận đổi tàu khu trục lấy căn cứ. Nó xuất biên chế vào ngày 23 tháng 10 năm 1940, được chuyển giao và nhập biên chế Hải quân Hoàng gia Anh cùng ngày hôm đó như là chiếc HMS "Sherwood" (I80), và được phân về Chi hạm đội Khu trục Town 4. HMS "Sherwood". "Sherwood" khởi hành đi Anh vào ngày 1 tháng 11. Đổi hướng trên đường đi, nó tham gia truy tìm những người sống sót của các con tàu bị mất thuộc Đoàn tàu HX-84, rồi tham gia truy lùng chiếc tàu tuần dương Đức "Admiral Scheer" sau đó trước khi quay trở lại Canada để sửa chữa. Nó đi đến Belfast vào ngày 18 tháng 11, rồi tiếp tục đi đến Portsmouth, nơi mà sau khi được đại tu, nó lên đường gia nhập Đội hộ tống 12 trực thuộc Bộ chỉ huy tiếp cận phía Tây đặt căn cứ tại Londonderry Port. Nó cùng với Đội 12 được chuyển sang Iceland vào tháng 4 năm 1941, và nó đã tham gia vào việc săn đuổi chiếc "Bismarck" vào cuối tháng 5. Vào ngày 28 tháng 5, một ngày sau khi chiếc thiết giáp hạm Đức bị đánh chìm, nó đã tham gia các nỗ lực cứu vớt những người sống sót từ chiếc tàu khu trục Anh . Trong mùa Hè, "Sherwood" trải qua đợt sửa chữa tại Clyde, rồi quay trở lại Londonderry Port, nơi nó thoạt tiên hoạt động cùng Đội hộ tống 2 và sau đó là cùng Đội hộ tống 33 cho đến đầu năm 1942. Trong tháng 2 và tháng 3, nó tháp tùng các tàu sân bay trong các chuyến đi chạy thử máy, và sau một giai đoạn khác trong ụ tàu từ tháng 4 đến tháng 8, nó phục vụ như một tàu mục tiêu để huấn luyện máy bay thuộc Căn cứ Không lực Hải quân Hoàng gia tại Fearn, Scotland. Sang mùa Thu, nó lại vượt Đại Tây Dương để phục vụ cùng Bộ chỉ huy Newfoundland cho đến khi quay trở về Londonderry Port vào tháng 2 năm 1943. Trong tháng 3 và tháng 4, nó hộ tống một đoàn tàu vận tải đi Tunisia và quay trở về, nhưng đến tháng 5, nó lại cần được sửa chữa lớn. Vì đã cũ và lạc hậu, "Sherwood" được rút khỏi hoạt động thường trực tại Chatham, tháo dỡ vũ khí và mọi linh kiện còn sử dụng được, rồi được kéo đến Humber nơi nó được cho mắc cạn tại vùng nước nông để sử dụng như một mục tiêu huấn luyện máy bay. Lườn tàu của nó được tháo dỡ vào năm 1945.
1
null
Aleksandr Ilyich Ulyanov (biệt danh: Sacha; – ) là một nhà cách mạng người Nga. Ông là anh trai ruột của lãnh tụ cộng sản Vladimir Ilyich Lenin. Aleksandr đã giúp người em Vladimir Ilyich Lenin của mình hiểu được bản chất của chế độ Nga hoàng, sự bất công, sự bóc lột tàn bạo của địa chủ với nông dân trong xã hội ấy. Ông là người theo phái " Dân túy". Ông bị treo cổ vì âm mưu ám sát Nga hoàng Aleksandr III.
1
null
USS "Osmond Ingram" (DD-255/AVD–9/APD-35) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất, được cải biến thành tàu tiếp liệu thủy phi cơ AVD-9 rồi thành tàu vận chuyển cao tốc APD-35 để tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai cho đến khi xung đột kết thúc. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Osmond Ingram (1887-1917), thủy thủ Hoa Kỳ đầu tiên tử trận trong Thế Chiến I và là người được truy tặng Huân chương Danh dự. Thiết kế và chế tạo. "Osmond Ingram" được đặt lườn vào ngày 15 tháng 10 năm 1918 tại xưởng tàu Fore River Shipyard của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở Quincy, Massachusetts. Nó được hạ thủy vào ngày 23 tháng 2 năm 1919, được đỡ đầu bởi bà N. E. Ingram, mẹ của Osmond Ingram; và được đưa ra hoạt động tại Boston, Massachusetts vào ngày 28 tháng 6 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân M. B. DeMott. Lịch sử hoạt động. Sau khi nhập biên chế, "Osmond Ingram" phục vụ cùng Hạm đội Đại Tây Dương cho đến khi được cho xuất biên chế vào ngày 24 tháng 6 năm 1922 và đưa về lực lượng dự bị tại Philadelphia, Pennsylvania. Được cải biến thành một tàu tiếp liệu thủy phi cơ sau khi chiến tranh lại nổ ra ở Châu Âu, nó nhập biên chế trở lại vào ngày 22 tháng 11 năm 1940 sau khi được xếp lại lớp với ký hiệu lườn mới AVD–9 vào ngày 2 tháng 8 năm 1940. "Osmond Ingram" khởi hành từ San Juan, Puerto Rico, cảng nhà mới của nó, vào ngày 15 tháng 1 năm 1941, làm nhiệm vụ tiếp liệu cho các chuyến bay tuần tra của thủy phi cơ trong khu vực giới hạn bởi Trinidad, Antigua và San Juan. Sau đó nó đi đến căn cứ tại vùng kênh đào Panama, tiếp liệu cho các chuyến bay tuần tra từ Salinas, Ecuador và tại vùng quần đảo Galápagos cho đến tháng 6 năm 1942. Quay trở lại nhiệm vụ của một tàu khu trục, "Osmond Ingram" làm nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại giữa Trinidad với Recife và Belém cho đến hết năm 1942, rồi đi lên phía Bắc đến Argentia, Newfoundland để tham gia một lực lượng tuần tra tấn công chống tàu ngầm hình thành chung quanh tàu sân bay hộ tống . Đây là một trong những lực lượng chống tàu ngầm hiệu quả nhất tại Đại Tây Dương, mà cuối cùng đã đánh bại các tàu ngầm U-boat Đức Quốc xã, đảm bảo an toàn cho tuyến đường vận chuyển nhân lực và hàng hóa vượt đại dương, mang lại chiến thắng tại châu Âu. Được mang trở lại ký hiệu lườn cũ DD–255 từ ngày 4 tháng 11 năm 1943, "Osmond Ingram" đã đánh chìm chiếc tàu ngầm đối phương đầu tiên, "U-172", bằng hải pháo vào ngày 13 tháng 12 năm 1943 sau khi chiếc U-boat bị buộc phải trồi lên mặt nước do các đợt tấn công bằng mìn sâu. Chiến công này cùng các hoạt động của các tàu chị em mang lại hiệu quả tương tự đã mang lại cho đội danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Tổng thống. Sau một chuyến đi đến Gibraltar vào đầu năm 1944, "Osmond Ingram" phục vụ hộ tống vận tải đi lại giữa New York và Trinidad cho đến tháng 6, khi nó đi vào Xưởng hải quân Charleston để cải biến thành một tàu vận chuyển cao tốc. Được xếp lại lớp với ký hiệu lườn mới APD–35 từ ngày 22 tháng 6 năm 1944, nó gia nhập các lực lượng đổ bộ tại Địa Trung Hải kịp thời để tham gia các cuộc tấn công chuẩn bị lên các đảo ngoài khơi bờ biển Pháp vào ngày 14 tháng 8 năm 1944, rồi hộ tống các đoàn tàu vận tải dọc theo bờ biển Pháp và Ý cho đến khi quay trở về Norfolk, Virginia vào cuối tháng 12. Được điều động sang chiến trường Thái Bình Dương, "Osmond Ingram" lên đường, hộ tống các đoàn tàu vận tải dọc đường đi trong suốt hành trình từ New York ngang qua Panama đến San Diego, Trân Châu Cảng, Eniwetok và Ulithi. Nó khởi hành từ đây vào ngày 2 tháng 4 năm 1945 cùng một lực lượng tấn công cho chiến dịch chiếm đóng Okinawa; và cho đến khi đảo này được bình định, nó luân phiên hộ tống các đoàn vận tải nhanh đi Saipan và Guam cũng như tuần tra bảo vệ cho khu vực thả neo Hagushi. Trong tháng 7, nó hộ tống tàu bè đi lại giữa đảo Leyte và Hollandia, New Guinea; rồi sang tháng 8 bắt đầu tuần tra tại khu vực Philippines cho đến Borneo. Khi chiến tranh kết thúc, nó giúp vào việc chiếm đóng Nhật Bản, ghé qua Wakayama, Kure và Nagoya trước khi lên đường quay trở về nhà. "Osmond Ingram" được cho xuất biên chế tại Philadelphia, Pennsylvania vào ngày 8 tháng 1 năm 1946. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 21 tháng 1 năm 1946, và nó được bán cho hãng Hugo Neu vào ngày 17 tháng 6 năm 1946 để tháo dỡ. Phần thưởng. "Osmond Ingram" được tặng thưởng sáu Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
USS "Welles" (DD-257) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, nó được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Anh và được đổi tên thành HMS "Cameron" (I05), nhưng bị hư hại nặng do một cuộc không kích của Không quân Đức xuống Portsmouth năm 1940. Lườn tàu của nó được tận dụng vào việc thử nghiệm các biện pháp kiểm soát hư hỏng trước khi bị tháo dỡ vào cuối chiến tranh. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Bộ trưởng Hải quân Gideon Welles (1802-1878). Thiết kế và chế tạo. "Welles" được đặt lườn vào ngày 13 tháng 11 năm 1918 tại xưởng tàu Fore River Shipyard của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở Quincy, Massachusetts. Nó được hạ thủy vào ngày 8 tháng 5 năm 1919, được đỡ đầu bởi cô Alma Freeman Welles, cháu nội bộ trưởng Welles; và được đưa ra hoạt động tại Xưởng hải quân Boston vào ngày 2 tháng 9 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân George N. Reeves, Jr.. Lịch sử hoạt động. USS "Welles". Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy ngoài khơi vùng bờ Đông, "Welles" gia nhập Hải đội 2 trực thuộc Lực lượng Khu trục Hạm đội Thái Bình Dương đặt căn cứ tại San Diego, California. Nó tiến hành các nhiệm vụ huấn luyện và tuần tra thường lệ, được mang ký hiệu lườn DD-257 khi Hải quân Hoa Kỳ áp dụng việc đánh số ký hiệu lườn tàu vào ngày 17 tháng 7 năm 1920, và tiếp tục hoạt động cho đến khi được cho xuất biên chế tại San Diego vào ngày 15 tháng 6 năm 1922. Nó tiếp tục ở trong thành phần dự bị tại San Diego cho đến cuối những năm 1930, khi bất ổn và mâu thuẫn lan rộng tại cả Châu Âu lẫn Viễn Đông. Khi Đức Quốc xã tấn công Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939 khai mào Chiến tranh Thế giới thứ hai, Tổng thống Franklin D. Roosevelt phản ứng lại bằng cách công bố tư cách trung lập của Hoa Kỳ, đồng thời chỉ thị cho hải quân thiết lập một khu vực Tuần tra Trung lập dọc theo vùng bờ Đông, ngoài khơi vịnh Guatánamo và tại các lối tiếp cận phía Đông của kênh đào Panama. Để thực hiện nhiệm vụ tuần tra này, hải quân phải huy động trở lại từ lực lượng dự bị 77 tàu khu trục và tàu quét mìn hạng nhẹ để tăng cường cho các đơn vị hạm đội đã ở ngoài khơi đảm nhiệm việc tuần tra vào tháng 9 năm 1939, không lâu sau khi xung đột xảy ra tại Ba Lan. "Welles" được cho nhập biên chế trở lại tại San Diego vào ngày 6 tháng 11 năm 1939 dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Hải quân Clifton G. Grimes. "Welles" được tái trang bị tại San Diego trước khi đi đến Xưởng hải quân Mare Island ở Vallejo, California để được cải biến và sửa chữa, vốn kéo dài từ trước lễ Giáng Sinh sang đầu năm 1940. Nó cùng với tàu khu trục quay trở lại San Diego, và sau đó khởi hành rời khu vực này vào ngày 5 tháng 2 để hướng đến Panama. Nó băng qua kênh đào vào ngày 16 tháng 2, và ghé lại Căn cứ Tàu ngầm tại Coco Solo vào ngày hôm sau. Tại đây nó đón lên tàu sáu thủy thủ để đưa đến vịnh Guatánamo, Cuba, đến nơi vào ngày 25 tháng 2. Sau khi tuần tra lại các lối tiếp cận vịnh Guatánamo trong gần hai tuần, nó đón lên tàu 10 thủy thủ để chuyển đến Norfolk, Virginia, và đã khởi hành vào ngày 14 tháng 3 cùng với phần còn lại của Đội khu trục 67 của nó bao gồm , và soái hạm . Thả neo tại xưởng tàu và đưa các hành khách lên bờ vào ngày 17 tháng 3, chiếc tàu khu trục lại trở ra khơi vào ngày 6 tháng 4 để hướng sang vùng biển Caribe. Đi đến San Juan, Puerto Rico bốn ngày sau đó, "Welles" lên đường ngay chiều tối hôm đó để gia nhập cùng tàu tuần dương hạng nhẹ vào sáng hôm sau; cả hai cùng nhau tiến hành Tuần tra Trung lập và thực hành cho đến ngày 17 tháng 4, khi chiếc tàu khu trục quay trở về San Juan. Nó tuần tra tại vùng biển chung quanh San Juan từ ngày 19 đến ngày 23 tháng 4 trước khi tham gia cuộc tập trận Vấn đề Hạm đội và cuộc duyệt binh hàng năm vào ngày 26 tháng 4. Sau đó nó viếng thăm Charlotte Amalie, St. Thomas, quần đảo Virgin vào ngày 1 tháng 5, và tiếp tục ở lại đây trong hai tuần trước khi quay trở về San Juan. Lại ra khơi vào ngày 8 tháng 6 hướng đến vùng biển Cuba, "Welles" thực hành trên đường đi rồi hoạt động từ vịnh Guatánamo trong những ngày sau đó, tiến hành các cuộc thực tập chiến thuật tầm ngắn. Chuyển đến Cay Lobos, Great Bahamas vào ngày 20 tháng 6, nó giúp vận chuyển 56 ngưởi và một sĩ quan của tàu khu trục đến Guantánamo, rồi đưa các hành khách sang chiếc . Nó tiếp tục ở lại Guantánamo cho đến khi lên đường đi sang vùng kênh đào vào ngày 27 tháng 7. Thả neo tại vịnh Limon vào ngày 28 tháng 7, nó sau đó băng qua kênh đào Panama vào ngày 10 tháng 8 và thả neo trong vịnh Panama vào ngày 12 tháng 8. Chiếc tàu khu trục thực hành chiến trận và cơ động cũng như thực tập mục tiêu cùng Đội tàu ngầm 11 cho đến ngày 16 tháng 8, khi nó băng ngược trở lại kênh đào và hướng về phía Đông, đến Coco Solo cùng ngày hôm đó. "Welles" cùng với phần còn lại của Đội khu trục 67 lên đường đi Norfolk vào ngày 22 tháng 8, đi ngang qua vịnh Guantánamo và đến nơi sáu ngày sau đó. Vào lúc đó, nó cùng với 49 tàu khu trục chị em khác được chọn để chuyển giao cho chính phủ Anh Quốc do kết quả của một thỏa thuận giữa Tổng thống Roosevelt và Thủ tướng Anh Quốc Winston Churchill. "Welles" được chất dỡ đạn dược tại Norfolk trước khi lên đường đi Newport, Rhode Island, nơi nó trao đổi ngư lôi kiểu cũ để lấy kiểu mới hơn vào ngày 1 tháng 9, Nó sau đó chuyển đến Xưởng hải quân Boston để đại tu trước khi khởi hành cùng và "Herndon" vào ngày 5 tháng 9 để đi đến Halifax, Nova Scotia, địa điểm hẹn để chuyển giao. Nằm trong số tám tàu đầu tiên được bàn giao, nó đi đến nơi vào ngày 6 tháng 9, và đón lên tàu thủy thủ đoàn Anh tương lai gồm sáu sĩ quan và 120 thủy thủ để làm quen với con tàu. Ba ngày sau, 9 tháng 9 năm 1940, "Welles" được cho xuất biên chế và chuyển giao cho phía Anh. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 8 tháng 1 năm 1941. HMS "Cameron". Chiếc tàu khu trục được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoàng gia Anh như là chiếc HMS "Cameron" (I05), và đặt dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Hải quân P. G. Merriman. Con tàu mắc phải vấn đề do hư hỏng máy phát điện, khiến làm trì hoãn chuyến đi sang quần đảo Anh, và cuối cùng nó đi đến Plymouth vào ngày 13 tháng 11 sau khi ghé qua Belfast, Bắc Ireland. "Cameron" chuyển đến Portsmouth ba ngày sau, và được cho đại tu lần đầu tiên kể từ khi được chuyển cho Anh. Tuy nhiên, nó không thể hoàn tất việc này, khi vào ngày 5 tháng 12 năm 1940, máy bay ném bom của Không quân Đức đã không kích Portsmouth trong lúc "Cameron" đang nằm trong ụ tàu số 8 không thể tự vệ. Một quả bom phá ném trúng đã làm hư hại nặng con tàu, khiến nó lật úp. Được đánh giá không còn phù hợp để tiếp tục hoạt động ngoài biển, "Cameron" cuối cùng vẫn được cho nổi trở lại vào ngày 23 tháng 2 năm 1941 và được sử dụng như một lườn tàu. Các chuyên gia Hải quân Hoa Kỳ sau đó đã xem xét kỹ lưỡng con tàu nhằm đề xuất các biện pháp kiểm soát hư hỏng, vốn có thể áp dụng cho các con tàu cùng kiểu đang phục vụ cùng hải quân. Do đó, nó đã cung cấp những kinh nghiệm quý báu cho đến khi các tàu khu trục và bị nổ tung do bị Nhật Bản ném bom trong trận Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941. Ủy ban kỹ thuật của Hải quân Hoàng gia đã tiến hành các thử nghiệm chấn động lườn tàu từ tháng 7 năm 1942 đến tháng 9 năm 1943. "Ngừng hoạt động" từ ngày 5 tháng 10 năm 1943, "Cameron" tiếp tục ở lại trong cảng Portsmouth cho đến khi nó được kéo đi Falmouth vào tháng 11 năm 1944, nơi nó cuối cùng được tháo dỡ.
1
null
Dịch sởi tại Việt Nam năm 2014 dùng để chỉ có rất nhiều ca bệnh sởi và tử vong ở 61/63 tỉnh thành của Việt Nam năm 2014. Tổng quan. Sởi là loại bệnh lây truyền qua đường mũi và miệng, và chủ yếu lây nhiễm đối với trẻ em. Ở Việt Nam, sau 3 năm không có dịch, vào tháng 1 năm 2014, bệnh đã bùng phát ở 24 tỉnh, thành bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, với 993 ca mắc và 7 tử vong trên toàn quốc, trong đó 30% số ca bệnh xuất phát từ Hà Nội, và cũng 50% số ca tử vong là ở Hà Nội. Căn bệnh này đã xuất hiện trở lại mặc dù chiến dịch tiêm phòng chung UNICEF và WHO thực hiện trong năm 2010 (giai đoạn 2009-2010 có hơn 8.200 ca nhiễm bệnh), với mục đích tiêm chủng cho 7,5 triệu trẻ em. Việt Nam đang trong giai đoạn kiểm soát bệnh sởi và dự kiến loại bệnh này vào năm 2017 Đợt bùng phát bệnh gần nhất vào khoảng tháng 5 năm 2013 và kết thúc vào tháng 12 với 1048 ca mắc. Trước đó trong Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế được Chính phủ Việt Nam thông qua năm 2012 cho giai đoạn 2012-2015 với số tiền 12.770 tỷ đồng, trong đó có nội dung loại trừ bệnh sởi vào năm 2012, giảm số trường hợp mắc sởi dưới 1/1.000.000 dân, và triển khai vắc xin sởi - rubella (MR) trong tiêm chủng mở rộng tiến tới loại trừ bệnh rubella vào năm 2020. Theo Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, dịch sởi ở Việt Nam không chỉ mới xảy ra trong giữa tháng 4, mà đã diễn tiến từ đầu năm 2014 trên nhiều tỉnh thành Việt Nam, với số ca mắc sởi trung bình 30 ca/ngày ở Tp. HCM. Từ đầu năm 2014 đến ngày 5 tháng 2 có hơn 630 ca có dấu hiệu của bệnh sởi. Nguyên nhân. Theo Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam, có 3 nguyên nhân đưa đến dịch sởi là người dân ít đưa con cháu đi tiêm phòng sởi do lo ngại biến chứng, bệnh nhân tập trung về Bệnh viện Nhi Trung ương dẫn đến lây nhiễm chéo và quá tải và thời tiết chuyển mùa nên dịch bệnh phát triển. Ngày 3 tháng 5, bà bổ sung thêm hai nguyên nhân là biến đổi khí hậu và sự lơ là trong công tác chích ngừa. Từ sau vụ vắc xin tiêm nhầm làm 3 cháu tử vong tại Quảng Trị, nhiều phụ huynh ngại đưa con đi tiêm ngừa vì chi phí cao và sợ biến chứng. Mặc dù theo bà Tiến:"Vắc xin sởi của mình cực tốt". Theo ông Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục khám, chữa bệnh đã nhận định: "Chỉ cần đi qua đầu giường là đã bị lây sởi", có nghĩa bệnh sởi rất dễ lây lan. Công bố dịch. Cho đến đầu tháng 5 năm 2014, Bộ Y tế Việt Nam và Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến chỉ thông báo dịch, mà từ chối việc công bố dịch, theo như lý do mà bà Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đưa ra lý do "Việc Hà Nội có công bố dịch hay không là thuộc thẩm quyền của UBND TP, ngành Y tế không có thẩm quyền bắt phải công bố hay không công bố dịch" và "UBND TP Hà Nội chưa công bố dịch là hợp lý, vì nếu công bố dịch sởi trên toàn TP thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc học hành, đi lại, du lịch... của thành phố".. Việc này đã xảy ra nhiều tranh cãi, trong đó có nghi ngờ là Bộ Y tế "giấu dịch" vì bệnh thành tích và sự kém hữu hiệu trong sử dụng kinh phí trong "Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế giai đoạn 2012 - 2015". Còn theo thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, người trực tiếp phụ trách mảng y tế dự phòng và phòng chống dịch bệnh cho rằng: "Trong các văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế từ cuối năm ngoái đến nay đều ghi là dịch. Bộ không bao giờ nói không có dịch", dù không công bố chính thức. Diễn biến. Theo báo cáo của bộ Y tế, từ tháng 2 đến ngày 10 tháng 4 đã có 25 ca tử vong do sởi. Tuy nhiên, Bộ Y tế cũng chỉ có một văn bản chỉ đạo hết sức chung chung khiến tình thế không có chuyển biến nào đáng kể và dư luận cũng không chú ý đề phòng. Chỉ đến khi PGS-TS Phạm Nhật An, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương đã phải kêu gọi sự quan tâm của báo chí một lần nữa và mời các phóng viên tận mắt vào chứng kiến sự quá tải của các bệnh viện và đưa lên công luận. Nhận được thông tin qua một người có con mắc bệnh tại bệnh viện Nhi Trung ương trên Facebook https://www.facebook.com/pkvinh/posts/860944560588197, chiều ngày 15 tháng 4, phó thủ tướng Vũ Đức Đam thị sát bệnh viện Nhi Trung ương và yêu cầu bộ Y tế báo cáo tình hình. Ông Trần Đắc Phu, cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, cho biết đã có 108 trẻ tử vong do sởi và các biến chứng sau sởi. Đến sáng ngày 17 tháng 4, bệnh sởi đã có mặt ở 60/63 tỉnh, thành phố, với số mắc gần 7.000 ca, kể cả người lớn và trong đó có khoảng 110 ca tử vong.. Bệnh viện Nhi trung ương đã trở nên quá tải, có trường hợp 7 trẻ em mắc bệnh phải chen chúc trên một giường bệnh tại bệnh viện Bạch Mai. Sáng ngày 18 tháng 4, Bộ Y tế tổ chức họp báo thông báo dịch sởi nhưng khẳng định không tuyên bố dịch. Lúc này sởi đã có mặt ở 61/63 tỉnh, thành phố, với số ca mắc 8.500 và có ít nhất 114 ca tử vong. Tại bệnh viện Nhi Trung ương có 105 ca tử vong, 4 ở bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, 2 tại bệnh viện Bạch Mai, còn lại ở các tỉnh thành khác. Theo Báo điện tử Chính phủ, đến ngày 1 tháng 5 có "3.832 trường hợp mắc sởi xác định trong số 12.411 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 61/63 tỉnh, thành phố", "25 trường hợp tử vong do sởi trong số 130 trường hợp nặng xin về và tử vong có liên quan đến sởi". Ngày 30 tháng 5, bộ Y tế công bố báo cáo tổng kết trong đó kết luận "Việt Nam đã phản ứng rất nhanh đối với dịch sởi". Báo cáo này cũng công bố con số trường hợp mắc sởi xác định là 4.602 và số trường hợp sốt phát ban nghi sởi là 21.639, 142 người đã tử vong. Phản ứng. Quan chức nhà nước. Bộ Y tế Việt Nam bị cho là chậm chạp trong việc công bố dịch, cũng như Bộ Y tế chủ quan, chậm vào cuộc và coi nhẹ y tế dự phòng. Bên cạnh đó bộ này cũng bị cho là cấp máy thở hỏng cho bệnh viện Bạch Mai chống sởi. Ngày 23 tháng 4 năm 2014, một số người dân đã biểu tình trước cửa Bộ Y tế. Ngày 17 tháng 4, tại bệnh viện Nhi Trung ương, các phóng viên bị cấm đưa tin về tình hình bệnh sởi tại đây. Ngày 23 tháng 4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phê bình công tác chỉ đạo điều hành trong việc phòng chống dịch và yêu cầu "rút kinh nghiệm": "Các đồng chí rút kinh nghiệm trong chỉ đạo. Bây giờ theo dõi tình hình dịch bệnh phải kịp thời, đánh giá đúng mức, chỉ đạo hiệu quả". Cũng từ ngày 23 tháng 4, báo chí Việt Nam ít đưa tin về dịch sởi. Dư luận. Một làn sóng chê trách bà Nguyễn Thị Kim Tiến đã dấy lên trong dư luận vì cho rằng người đứng đầu Bộ Y tế phải chịu trách nhiệm vì sự bất lực và phản ứng chậm trễ, không minh bạch thông tin, không kiểm soát được dịch sởi và gây hoang mang và phẫn nộ trong cộng đồng. Trang Facebook có tên "Bộ trưởng Bộ Y tế hãy từ chức" kêu gọi các thành viên ký tên, chụp ảnh và biểu tình. Nhiều người nổi tiếng trong đó có nhạc sĩ Tuấn Khanh, người dẫn chương trình Phan Anh, đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết đã lên tiếng kêu gọi bà Kim Tiến từ chức. Một bác sĩ BV Nhi TƯ cho rằng ""giá như mọi biện pháp đã được Bộ Y tế triển khai quyết liệt từ trước, không đợi "nước đến chân mới nhảy" thì trẻ chết không nhiều đến thế". Nhưng theo bà Tiến:"Tôi không nghĩ đến từ chức ngay"". Đến nay, chưa có quan chức nào nhận trách nhiệm hay là xin lỗi trước nhân dân. Một luồng ý kiến khác cho rằng giới truyền thông và người dân đã phản ứng thái quá và góp phần gây ra dịch. Trong dư luận và trên mạng đã có "những bài thuốc truyền miệng và truyền trên mạng, nhưng nhiều phương thuốc có thể gây thêm nguy hiểm cho bệnh nhân, ví dụ như lá mùi chữa được sởi, theo bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng (Nguyên Chủ tịch Hội đông y Việt Nam) là tuyệt đối không nên làm và "Các phụ huynh cần tham khảo ý kiến bác sĩ Đông y hoặc Tây y chứ tuyệt đối không được làm ẩu".
1
null
Ninja Rùa (tên gốc tiếng Anh: Teenage Mutant Ninja Turtles) là một bộ phim Mỹ được làm trong năm 2014. Đây là bộ phim chuyển thể được làm lại từ phiên bản phim đầu tiên từ những năm 1990, tuy nhiên lần này có sự khác biệt đó là phim được sự hậu thuẫn của nhà sản xuất Michael Bay. Không giống với tất cả các bộ phim TMNT đã làm trước đó do người đóng bằng cách hóa trang và phim hoạt hình CGI năm 2007, đây là bộ phim "Ninja Rùa" đầu tiên có sử dụng công nghệ kĩ xảo bây giờ để thực hiện việc biến những chú rùa vô tri giác ngày trước lên một tầm cao thực tế mới. Nội dung. April O'Neil là một phóng viên Kênh 6 của thành phố New York, trong suốt thời gian làm việc của mình cái mà cô muốn là vạch trần một tổ chức tội phạm khét tiếng tên Foot Clan đang thâu tóm cả thành phố. Trong một lần đang tiến hành đưa tin một vụ bắt giữ con tin tại ga tàu điện ngầm do Foot Clan thực hiện thì bất chợt cô được giải cứu bởi bốn anh hùng to lớn vô danh. Do cảm kích nên April O'Neil đuổi theo bốn anh hùng lên đến tận mái nhà thì mới được biết người cứu cô chính là bốn anh em ninja rùa đột biến có một lai lịch bí ẩn. Khi April O'Neil bị sốc và ngất đi, cô được bọn họ đưa đến nơi ở và gặp sư phụ Splinter của họ cũng là một con chuột đột biến. April O'Neil lúc này mới được biết tên bốn vị anh hùng này bao gồm Leonardo, Donatello, Michelangelo, Raphael. Thời gian này, cô mới nhận ra rằng 4 chú rùa và cả Splinter là những con thú cưng cũ của mình đã được thí nghiệm đột biến và cô đưa họ đến 1 nơi ẩn náu an toàn Thông tin về phim. Trong năm 2009, đồng sáng tạo Teenage Mutant Ninja Turtles là họa sĩ Peter Alan Laiddazddaz xác nhận với giới truyền thông về việc bán bản quyền thương hiệu cho hãng Nickelodeon. Từ đây việc phát triển các loại hình ăn theo của Teenage Mutant Ninja Turtles bắt đầu từ những năm 2011 và nở rộ với bộ phim seri hoạt hình 3D trong năm 2012. Trước đó dòng phim Teenage Mutant Ninja Turtles đã từng lên phim bằng CGI một lần vào năm 2007 do ba hãng hợp tác bao gồm Imagi Animation Studios, Warner Bros. Pictures và The Weinstein Company, tuy nhiên cách này không hiệu quả do những ý kiến phản hồi từ người hâm mộ rằng bộ phim nó có một kịch bản quá tệ và không quá hoành tráng như mong đợi. Vì vậy ngay sau khi hãng Nickelodeon mua lại bản quyền từ năm 2009, hãng đã đích thân nộp đề án làm phim này cho đạo diễn kiêm nhà sản xuất Michael Bay, kết quả thật không ngoài sự mong đợi đó là một cái gật đầu và bộ phim đã được lên kế hoạch thực hiện ngay sau đó 2 năm thông qua vài lần úp mở tại ComicCon. Kế hoạch quay bộ phim bắt đầu vào 22/3/2013 tại Tupper Lake, New York với phần thô (để tiện việc lồng ghép kĩ xảo sau này khi lên phim). Lúc này Megan Fox đã được thông báo để được chọn vào vai nữ phóng viên April trong khoảng tháng 2 /2013,  đây là sự tái hợp của cô với Michael Bay sau khi cô bị từ chối hợp tác trong bộ phim "" theo chỉ thị của Steven Spielberg vì đã dám so sánh ông ta là kẻ độc tài như Hitler. Vụ việc lùm xùm này đã khiến tên tuổi Megan Fox hầu như xuống dốc từ năm 2011, nhưng may mắn là chồng của cô nam diễn viên Brian Austin Green đã phải đến gặp và xin lỗi trực tiếp hai vị đạo diễn trên nên Megan Fox mới có cơ hội quay lại với xưởng phim của Steven Spielberg. Câu chuyện về các Ninja Rùa ra đời từ một ý tưởng bất chợt của hai người bạn họa sĩ: Kevin Eastman và Peter Laird trong một căn hộ tại New Hampshire (gần New York). Với dự định ban đầu là để nhại 4 nhân vật truyện tranh nổi tiếng thời bấy giờ (Dare Devil, New Mutants, Cerebus và Ronin) nhưng 4 chú rùa đột biến màu xanh với trang phục và kỹ năng chiến đấu của những Ninja nhanh chóng được hâm mộ và tạo nên cơn sốt thực sự. Phần tiếp theo. Sau khi thu về tổng cộng 65 triệu USD ở thị trường Bắc Mỹ chỉ sau 3 ngày khởi chiếu. Hãng Paramount cho biết họ đã quyết định làm phần 2 của phim sẽ ra rạp vào ngày 3 tháng 6 năm 2016, theo thông báo thì Michael Bay sẽ vẫn giữ vai trò nhà sản xuất trong khi kịch bản thuộc về trách nhiệm của Brad Fuller và Andrew Form.
1
null
là bộ manga mới của tác giả Yukiru Sugisaki - người đã từng rất nổi tiếng qua bộ truyện D.N.Angel và Lagoon Engine. Chương đầu tiên của manga xuất hiện lần đầu tại Nhật trên tạp chí nguyệt san Monthly Asuka vào ngày 23 tháng 6 năm 2012 và đến nay đã xuất bản được 6 tập hoàn chỉnh. Bộ truyện hiện vẫn đang được tác giả ra chương mới vào ngày 24 mỗi tháng trên các số báo của Asuka. Cốt truyện. "1001 Knights" là chuyến phiêu lưu của hai anh em sinh đôi Fuuga Naito và Fuuga Yuta vào thế giới Nghìn lẻ một đêm. Mặc dù là song sinh, Naito và Yuta hoàn toàn không giống nhau cả về ngoại hình lẫn tính cách: trong khi người anh Naito hiền lành, tốt bụng thì cậu em trai Yuta lại khá là sốc nổi và hay vướng vào các cuộc gây lộn. Hai anh em từ khi còn rất nhỏ đã phải nương vào công việc thám tử để sống qua ngày khi người bố Shinra thường phải đi làm xa. Vào một ngày nọ, người chú của hai anh em đến thăm và báo tin Shinra đã mất tích. Quá lo lắng cho bố, hai anh em đã quyết định cùng nhau đến Dubai - một trong các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất để tìm tung tích người cha. Trong cái đêm định mệnh ấy, một người bí ẩn đã tấn công hai anh em và đưa họ đến với một thế giới mới: thế giới của câu chuyện Nghìn lẻ một đêm thần thoại. Giờ đây, Naito và Yuta phải tìm cách để tìm lại được nhau và đối diện với sự thật đằng sau số phận của chính mình: họ chính là kiếp sau của công chúa và hoàng tử hai vương quốc thù địch trong thế giới ấy. Nhân vật chính. Naito Fuuga. Người anh trai trong cặp song sinh. Một cậu học sinh 16 tuổi hiền lành và tốt bụng. Naito đảm nhiệm các công việc tìm kiếm. Do có một khuôn mặt khá xinh xắn và ngoại hình nhỏ con nên nhiều người vẫn hay tưởng nhầm cậu là con gái. Naito chính là đầu thai của Alnilam (アルニラム" Aruniramu") - nàng công chúa cấm kỵ của vương quốc Fedina. Dấu ấn của cậu nằm bên ngực trái.Cộng thêm rằng cậu chính là Alnilam của kiếp trước người mà Rubaiyat yêu sâu đậm kiếp trước, cậu và Rubaiyat yêu nhau sâu đậm. Rubaiyat chỉ quan tâm mình cậu, yêu nhau quên mất thời gian ngàn năm Rubaiyat vẫn chung thủy với cậu, dẫu kể cậu không nhớ nhưng cậu đã nhận ra cảm xúc của cậu đã yêu Rubaiyat rồi.Tình yêu không phân biệt giới tính và tình yêu của cậu và anh cũng vậy không phân biệt dẫu vậy cậu đã chợt nhận ra rằng cậu đã yêu Rubaiyat Yuta Fuuga. Người em trai trong cặp song sinh. Cậu chịu trách nhiệm giải quyết các công việc đòi hỏi cơ bắp và thể lực nên thường hay dính vào các vụ gây lộn. Yuta chính là đầu thai của Saif "("サイフ "Saifu)" - chàng hoàng tử được tiên đoán là sẽ trở thành vị Vua đem đến sự suy vong cho cả thế giới. Dấu ấn của cậu nằm bên ngực phải. Arthur Ensheko. Arthur là một người đàn ông trẻ tuổi giàu có và cực kỳ ăn diện, đồng nghiệp thân thiết của bố Shinra của hai anh em nhà Fuuga. Anh chính là người thuyết phục hai anh em đến Dubai để tìm tung tích về cha mình. Arthur rất quý Naito, nhiều lần khen cậu "dễ thương", trong khi với Yuta, hai chú cháu có vẻ không hợp nhau là mấy. Dấu ấn của Arthur nằm bên cánh tay phải. Rubaiyat. Người kỳ lạ xuất hiện từ trong dấu ấn của Naito khi cậu bị Arif Laila tấn công. Rubaiyat là một vị thần đèn đã yêu công chúa Alnilam từ hàng ngàn năm trước. Khi biết Alnilam đã đầu thai thành con trai và mất hết mọi ký ức về quá khứ, Rubaiyat vẫn một mực chung thủy với Naito, luôn ở bên bảo vệ cậu và cố gắng tìm cách giúp Naito nhớ lại kiếp trước của mình. Anh đã nói rằng tình yêu thì không phân biệt giới tính, nên dù Alnilam - người anh yêu có được tái sinh lại là con trai đi nữa, anh vẫn sẽ chỉ yêu mình cô mãi mãi.yêu em Naito người anh yêu dẫu kiếp này kiếp sau dẫu em không thể nhớ được anh vẫn chỉ yêu mình em mãi mãi bảo vệ em vĩnh viễn thuộc về em anh chỉ là thần đèn của riêng em.yêu em Naito người anh yêu ngàn năm
1
null
Valonia ventricosa, cũng được biết đến như "tảo bong bóng" là một loài tảo được tìm thấy tại vùng đại dương nhiệt đới và cận nhiệt đới trên khắp thế giới. Nó là một trong những loài sinh vật đơn bào lớn nhất trên thế giới. Đặc điểm. Valonia ventricosa thường phát triển đơn lẻ, nhưng trong trường hợp hiếm chúng có thể phát triển theo nhóm. Môi trường. Chúng xuất hiện tại các vùng thủy triều khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, như vùng biển Caribbean, phía bắc qua Florida, phía nam tới Brazil, và ở Ấn Độ-Thái Bình Dương. Nói chung, chúng sống hầu như tất cả đại dương trên toàn thế giới, thường sống trong san hô vụn. Độ sâu nhất chúng còn có khả năng tồn tại là khoảng . Sinh lý và sinh sản. Sinh vật đơn bào này có hình thể từ hình cầu đến hình trứng, và màu sắc thay đổi từ màu cỏ xanh đến màu xanh đậm, mặc dù trong nước chúng có thể xuất hiện màu bạc, mòng két, hoặc thậm chí đen. Điều này được xác định bởi số lượng lạp lục của nó. Bề mặt của tế bào tỏa sáng như thủy tinh. Sinh sản xảy ra bởi sự phân chia tế bào, khi tế bào đa nhân mẹ tạo ra tế bào con, và rể giả hình thành "bong bóng" mới, trở nên tách biệt với tế bào mẹ.
1
null
Y học nhiệt đới (cũng thường được gọi là Y học quốc tế) là nhánh y học liên quan đến các vấn đề sức khỏe xảy ra duy nhất, lan rộng và chứng minh là khó kiểm soát ở các vùng nhiệt đới hay cận nhiệt đới. Nhiều các bệnh viêm nhiễm được phân loại là các bệnh nhiệt đới từng là đặc hữu ở các quốc gia nằm ở khu vực ôn đới và ngay cả lạnh giá. Điều này bao gồm các dịch bệnh trên diện rộng như viên nhiễm sốt rét và giun móc cũng như các bệnh hiếm gặp như "lagochilascaris minor". Nhiều bệnh này được kiểm soát và giảm thiểu ở các nước phát triển, là kết quả của nỗ lực cải thiện khu vực nhà ở, chế độ ăn uống, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân.
1
null
Y học du lịch là một nhánh y học liên quan đến việc quản lý và ngăn chặn các vấn đề sức khỏe cho các người đi du lịch trên quốc tế. Du lịch và sự toàn cầu hóa. Sự toàn cầu hóa tạo điều kiện thuận lợi cho sự lan rộng bệnh dịch và tăng số người đi du lịch khi họ bi tiếp xúc nhiều môi trường sức khỏe khác nhau. Các mảng nội dung chính của y học du lịch bao gồm dịch tễ học toàn cầu của các rủi ro sức khỏe đến người đi du lịch, vắc-xin, ngăn chặn sốt rét và tư vấn trước khi đi du lịch để duy trì sức khỏe khoảng xấp xỉ hành khách quốc tế. Theo ước tính, có khoảng 80 triệu khách du lịch hàng năm từ các nước phát triển.
1
null
Ga Danggogae (Tiếng Hàn: 당고개역, Hanja: 堂고개驛) là ga trên Tuyến 4 của mạng lưới Tàu điện ngầm Seoul. Nó là là một ga trên cao nằm ở Sanggye-dong, Nowon-gu, Seoul. Bố cục ga. Các chuyến tàu của Tổng công ty Đường sắt Hàn Quốc và các chuyến tàu của Tổng công ty Vận tải Seoul khởi hành từ Oido/Ansan chỉ đến ga này. Từ ga tiếp theo, Ga Byeolnae Byeolgaram, chỉ có các chuyến tàu của Tổng công ty Vận tải Seoul khởi hành từ Sadang.
1
null
Jason Jordan Segel (sinh ngày 18 tháng 1 năm 1980) là một nam diễn viên và biên kịch người Mỹ. Anh được biết đến rộng rãi nhờ vai diễn Marshall Eriksen trong bộ phim hài ăn khách của đài CBS "How I Met Your Mother", cũng như việc sản xuất của anh cùng "Judd Apatow" trong bộ phim kinh điển "Freaks and Geeks" và "Undeclared"; ngoài ra anh còn xuất hiện trong những bộ phim như "Forgetting Sarah Marshall", "Knocked Up", "I Love You, Man", "Gulliver's Travels", "Bad Teacher", "Despicable Me", "The Muppets" và "The Five-Year Engagement". Tiểu sử. Segel sinh vào ngày 18 tháng 1 năm 1980 tại Los Angeles, California, là con trai của Jillian, một nhà nội trợ và Alvin G. Segel, một luật sư. Anh lớn lên tại Pacific Palisades, California. Cha của anh là người Do thái còn mẹ của anh theo đạo Cơ đốc. Anh từng khẳng định mình lớn lên trong cộng đồng người Do Thái. Anh đến học tại trường Hebrew và sau đó đăng ký vào một trường có giám mục bởi nhà thờ. Anh có một người anh họ tên là Adam và người em tên là Alison. Anh tốt nghiệp ở trường trung học Harvard-Westlake, lúc đó anh có chiều cao đến 1 mét 93, giúp anh có được một chân trong đội tuyển bóng rổ nam của quốc gia hai năm 1996 và 1997. Anh ngồi ghế dự bị thay cho ngôi sao chơi chính, Jason Collins. Segal có mong muốn trở thành một nam diễn viên chuyên nghiệp từ lúc còn ở Đại học. Sau đó, anh đi diễn tại nhà hát địa phương. Sự nghiệp. Vai diễn đáng kể đầu tiên của Segel là một tên nghiện cần sa lập dị Nick Andopolis trong bộ phim hài năm 1999 nhận được sự tán dương từ phía các nhà phê bình phim ảnh của đài NBC mang tên "Freaks and Geeks". Bộ phim kể về một nhóm học sinh vùng ngoại ô trường Detroit trong khoảng nhữ năm 1980. Segal tự mình viết một ca khúc cho nhân vật Nick, trong cảnh Nick hát tặng cho nhân vật nữ chính, Lindsay (Linda Cardellini). Cardellini và Segel hẹn hò vài năm sau khi bộ phim bị ngưng chiếu. Sau đó, có tin đồn cho rằng cả hai người đã chia tay vì anh quá béo, mà sau này đính chính chỉ là chuyện đùa. Segel trở lại trong bộ phim "" trong vai Neil Jansen và trong bộ phim khác mang tên "Undeclared" trong vai Eric. Vai diễn gần đây nhất của anh là trong vai Marshall Eriksen trong bộ phim hài của đài CBS "How I Met Your Mother"; trước đây anh có ý định muốn rời bộ phim để hợp tác trong dự án phim khác trong năm 2013 khi hợp đồng của anh hết hạn, tuy nhiên, anh được thoả thuận thành công để hoàn thành bộ phim sau phần thứ 9 trong năm 2014. Anh cũng đồng thời xuất hiện trong một vài bộ phim khác như "Slackers", "SLC Punk","The Good Humor Man" và "Dead Man on Campus". Trong năm 2007, anh xuất hiện trong phim "Knocked Up", được nhà sáng lập của "Freaks and Geeks", "Judd Apatow" đạo diễn. Segel đóng vai chính trong bộ phim "Forgetting Sarah Marshall" năm 2008, một bộ phim mà anh viết và Apatow sản xuất cùng Shauna Robertson cho hãng Universal Pictures. Anh cũng đóng cho bộ phim "I Love You, Man", ra mắt vào ngày 20 tháng 3 năm 2009 bởi hãng phim Dreamworks. Trong bộ phim "Forgetting Sarah Marshall", Segel viết một vở nhạc kịch tên là "Dracula" và được biểu diễn bằng những con rối. Anh cũng xuất hiện khoả thân trong một cảnh của bộ phim. Trong một buổi phỏng vấn, anh khẳng định từ việc hát nhạc kịch cùng những con rối cho đến việc khoả thân như thế đều là những trải nghiệm thật mà anh muốn đưa vào phim. Những con rối vải được chế tạo bởi hãng phim Jim Hénon. Segel trình diễn một ca khúc từ bộ phim tên là "Dracula's Lament" trong tập thứ 100 của chương trình "The Late Late Show with Craig Ferguson". Trong bộ phim hài năm 2010, "Get Him to the Greek", Segel tham gia viết hầu hết phần nhạc phim, được ban nhạc hư cấu "Infant Sorrow" trình diễn. Anh cũng hát ca khúc "Wonky Eyed Girl" trong chương trình "The Late Late Show with Craig Ferguson". Năm 2010, anh tham gia lồng tiếng cho nhân vật Victor "Vector" Perkins trong bộ phim hoạt hình của hãng Universal, "Despicable Me" và xuất hiện trong vai "Horatio" trong bộ phim ảo tưởng hài mang tên "Gulliver's Travels" do Rob Letterman đạo diễn, dựa trên phần 1 của tiểu thuyết cùng tên vào thế kỉ thứ 18 của Jonathan Swift. Segel cũng xuất hiện trong bộ phim "Bad Teacher", đóng cùng diễn viên Cameron Diaz, được ra mắt hồi tháng 6 năm 2011. Trong phim anh đóng vai giáo viên thể hình và Russell Gettis. Cùng với Nicholas Stoller, Segel gửi yêu cầu hợp tác với Disney vào năm 2007 để viết kịch bản cho bộ phim Muppets. Lúc đầu hãng Disney không chắc sẽ chấp nhận yêu cầu này vì Segel vừa mới diễn một cảnh khoả thân trong "Forgetting Sarah Marshall", nhưng sau khi biết anh thật sự khao khát cho vai trò này, dự án đã được thông qua. Segel khẳng định anh muốn tham gia làm lại bộ phim này vì bộ phim cuối cùng trong loạt phim được ra mắt vào năm 1999 là "Muppets from Space" khiến anh cảm thấy rằng thế hệ sau này để mất linh hồn của bộ phim. Sau đó anh khẳng định sẽ không tham gia phần tiếp theo của "The Muppets". Anh quay bộ phim "The Five-Year Engagement", cùng Emily Blunt vào mùa xuân năm 2011 tại Michigan và bộ phim được ra mắt ngày 27 tháng 4 năm 2012. Năm 2013, Segel tiết lộ rằng anh đang tham gia trong một bộ tiểu thuyết dành cho giới trẻ, dựa trên câu chuyện mà anh đã lên ý tưởng năm 21 tuổi. Sắp tới anh cũng có mặt trong bộ phim do Seth Gordon đạo diễn. Đời tư. Segel hẹn hò với đồng nghiệp trong bộ phim "Freaks and Geeks" - Linda Cardellini trong vài năm sau khi bộ phim bị huỷ. Segel sau đó hẹn hò với nữ diễn viên Michelle Williams, cặp đôi chia tay hồi cuối tháng 2 năm 2013.
1
null
Pamela Fryman là một nữ đạo diễn và nhà sản xuất cho các phim truyền hình mang thể loại hài kịch tình huống người Mỹ. Cô được biết đến trong vai trò đạo diễn, ngoại trừ 12 tập, của bộ phim nổi tiếng "How I Met Your Mother". Tiểu sử. Fryman lớn lên tại Philadelphia. Sự nghiệp. Công việc đầu tiên của Fryman là trợ lý cho chương trình "The John Davidson Show" và sau đó trở thành trợ lý kiêm thư ký cho chương trình "Santa Barbara", sau đó là vai trò trợ lý đạo diễn và cuối cùng là đạo diễn. Năm 1993, nhà sản xuất Peter Noah, người mà cô từng hợp tác trong game show "Dream House", đưa cho Fryman cơ hội để chỉ đạo diễn xuất một tập trong bộ phim hài kịch tình huống ngắn mang tên "Café Americain". Đây là những bước vững vàng đầu tiên của cô cho sự nghiệp thành công sau này. Trước khi sự nghiệp đạo diễn phim truyền hình của cô nở rộ, cô từng tham gia chỉ đạo cho "Frasier" từ phần 4 đến phần 8. Fryman tham gia đạo diễn cho phần lớn bộ phim "How I Met Your Mother". Nhà sản xuất của bộ phim - Craig Thomas đề cao khả năng giao tiếp của cô, anh chia sẻ, "Cô ấy khiến mọi người cảm thấy mình được lắng nghe và tôn trọng và cô ấy có thể kết nối tới bất cứ ai." Đời tư. Fryman có hai cô con gái sinh đôi. Các giải thưởng. Fryman thắng hai giải "Daytime Emmy", cả hai đều cho sự cộng tác của cô trong chương trình "Santa Barbara" vào hai năm 1990 và 1991 và dược đề cử cho 4 giải "Directors Guild of America", trong đó có 3 giải dành cho bộ phim "Frasier" và một giải cho "Just Shoot Me".
1
null
Danh sách các quốc gia theo cơ quan lập pháp là một bảng thống kê 248 quốc gia và vùng lãnh thổ theo nghị viện hay quốc hội, là một đại hội có quyền lập pháp. Trong danh sách, ngoài các cơ quan lập pháp của các quốc gia độc lập, có đầy đủ chủ quyền còn có mặt của các cơ quan lập pháp của các lãnh thổ ly khai, vùng quốc hải như: Abkhazia, Nam Ossetia, Nagorno-Karabakh, Bắc Síp, Quần đảo Faroe, Đảo Man, Jersey, Guernsey, Gibraltar, Kosovo, Transnistria, Greenland, Saint Pierre và Miquelon, Bermuda, Quần đảo Falkland, Hồng Kông, Ma Cao... Tên cơ quan lập pháp. Trên thực tế, cơ quan lập pháp của một quốc gia thường được gọi chung là Quốc hội, nhưng mỗi quốc gia thường có một cách gọi khác nhau, tên gọi cơ quan lập pháp dưới đây được dịch từ tên dùng phổ biến nhất trong tiếng Anh. Đôi khi được gọi là quốc hội, nghị viện hay đại hội...
1
null
Phan Nhạc/Lạc (chữ Hán: 潘乐, ? – 555), tự Tương Quý, sinh quán ở huyện Thạch Môn, quận Quảng Ninh , tướng lãnh nhà Đông Ngụy, Bắc Tề. Thân thế. Theo chính sử, Nhạc là hậu duệ của họ Phan ở huyện Quảng Tông, quận Trường Nhạc . Cha là Vĩnh, giỏi võ nghệ, được tập tước Quảng Tông nam. Đời Bắc Ngụy, gia tộc của ông đã có vài thế hệ tham gia trấn thủ Lục trấn ở biên giới phía bắc, nhưng chánh sử không cho biết Nhạc có phải là trấn binh hay không!? Họ Phan ở Quảng Tông là đại tộc, nguyên tổ là Phan Kiền đời Đông Hán, sống ở Trường Bình, nước Trần. Cháu đời thứ sáu của Phan Kiền là Phan Kỳ dời nhà đến Quảng Tông. Trong cùng thời điểm Cát Vinh khởi nghĩa, chánh sử ghi nhận có người Quảng Tông là Phan Vĩnh Cơ phò tá Ký Châu thứ sử Nguyên Phu ở Tín Đô , về sau làm đến Đông Từ Châu thứ sử, được truy tặng Ký Châu thứ sử. Phan thị tộc phả nhận Phan Vĩnh Cơ là hậu duệ đời thứ 14 của Phan Kiền, cho rằng Phan Vĩnh Cơ và Phan Vĩnh là một người, nhưng không đưa ra được chứng cứ. Một thuyết khác cho biết ông nội của Nhạc là Phan Trường, làm Hoài Sóc trấn tướng. Bởi nhà Bắc Ngụy chỉ dùng quý tộc Tiên Ti làm trấn tướng, nên Phan Trường phải là người Tiên Ti, họ Phan của Phan Trường là từ họ Phá Đa La đổi sang, sau khi Hiếu Văn đế tiến hành Hán hóa. Như thế Phan Nhạc không có quan hệ gì với họ Phan ở Quảng Tông. Cuộc đời và sự nghiệp. Lúc Nhạc mới ra đời, có một con chim sẻ đậu trên vai trái của mẹ ông, thầy bói đều nói đó là điềm được phú quý, nhân vậy mà có tên Tương Quý, về sau dùng làm tên tự. Khi trưởng thành, Nhạc tính khoan hậu lại có đảm lược. Khi lưu dân Hà Bắc khởi nghĩa, Nhạc mới 19 tuổi, theo về với Cát Vinh, được thụ tước Kinh Triệu vương. Sau khi Vĩnh thất bại, đi theo Nhĩ Chu Vinh, làm biệt tướng khi chinh thảo Nguyên Hạo, nhờ công được phong Phu Thành huyện nam. Cao Hoan làm Tấn Châu mục, lấy Nhạc làm đô tướng giữ thành. Tham gia phá Nhĩ Chu Triệu ở Quảng A, được tiến tước Quảng Tông huyện bá. Nhờ lập thêm nhiều quân công mà được bái làm Đông Ung Châu thứ sử. Cao Hoan muốn phế Đông Ung Châu, ông cho rằng châu này nối liền 2 khu vực phía bắc và phía tây, không thể bỏ, nên được như cũ. 2 nước Đông – Tây Ngụy giao chiến (538), quân Tây Ngụy lui chạy, chỉ có Nhạc và Lưu Phong đề nghị truy kích, chư tướng đều không đồng ý. Cao Hoan hài lòng về ông, nhưng không cho truy kích. Được đổi phong Kim Môn quận công. Cao Dương lên nắm quyền, Nhạc trấn thủ Hà Dương, phá được tướng Tây Ngụy là bọn Dương Phiêu. Cao Dương đã sai bọn Hoài Châu thứ sử Bình Giám đắp thành để lấn đất, nhưng muốn bỏ giữa chừng, ông cho rằng Chỉ Quan là nơi yếu hại, cần tu sửa cho chắc chắn; nên nhận làm tiếp việc ấy, cắt đặt thêm binh tướng, rồi trở về Hà Dương, được bái làm Tư không. Trong lễ thụ thiện của Cao Dương, tức Bắc Tề Văn Tuyên đế, Nhạc là người dâng tỷ thụ. Được tiến phong Hà Đông quận vương, thăng làm Tư đồ. Vũ Văn Thái đưa quân đến vùng Hào, Thiểm, sai Hành đài Hầu Mạc Trần Sùng từ Tề Tử Lãnh rảo đến Chỉ Quan, Nghi đồng Dương Phiêu từ Cổ Chung Đạo ra Kiến Châu, chiếm được Cô Công Thú. Ông nhận lệnh nắm đại quân chống lại. Nhạc đêm ngày lên đường, đến Trường Tử, sai Nghi đồng Hàn Vĩnh Hưng từ Kiến Châu tây tiến đến chỗ Sùng, Sùng bỏ chạy. Khi Hầu Cảnh phản, Nhạc làm Nam đạo đại đô đốc, tham gia chinh thảo. Ông đưa quân ra khỏi Thạch Miết Cốc, vượt Hoàng Hà sang bờ nam hơn trăm dặm, chiếm Kính Châu của nhà Lương, rồi hạ tiếp An Châu. Được nhận chức Doanh Châu thứ sử, tiếp tục chinh chiến ở lưu vực Hoài, Hán. Năm Thiên Bảo thứ 6 (555), hoăng ở Huyền Hồ. Được tặng Giả hoàng việt, Thái sư, Đại tư mã, Thượng thư lệnh. Con là Tử Hoảng kế tự.
1
null
Marshall Eriksen là nhân vật hư cấu từ bộ phim hài kịch tình huống Mỹ "How I Met Your Mother" được sáng lập bởi Carter Bays và Craig Thomas và được Jason Segel thủ vai. Anh là bạn thân của Ted Mosby từ năm 1996, khi hai người gặp nhau ở trường Đại học Wesleyan khi còn là những sinh viên chưa tốt nghiệp. Anh đã cưới người yêu của mình, Lily Aldrin. Được lớn lên từ cộng đồng khắng khít tại St. Cloud, Minnesota, anh bỏ việc tại GNB trong tập "The Exploding Meatball Sub" để theo đuổi ước mơ cứu thế giới thông qua luật bảo vệ môi trường. Trong tập "Challenge Accepted", Lily thông báo mình có thai và hạ sinh đứa bé tên là Marvin W. Eriksen trong tập "The Magician's Code". Khái quát. Marshall là một người lạc quan, cao ráo, thoải mái và chất phác đến từ St. Cloud, Minnesota. Ở đầu bộ phim, Marshall sống cùng anh bạn thân của mình, Ted Mosby và cô bạn gái, Lily Aldrin. Anh cũng cầu hôn cô ấy ngay từ tập đầu. Sinh năm 1978 và mang trong mình dòng máu Scandinavian, Marshall gặp Ted và Lily trong năm đầu học tại trường Wesleyan; anh và Lily yêu nhau ngay từ lần đầu gặp mặt và cùng Ted trở thành bạn thân từ thuở đó. Anh tham gia học và sau đó tốt nghiệp tại trường Luật Columbia. Marshall trở thành luật sư vì anh ấy có niềm quan tâm với luật bảo vệ môi trường. Anh tham gia thực tập tại AltruCell (hãng công ty mà Barney làm việc) và có cả một công việc từ Hội đồng Công Chứng Bảo vệ Môi trường - công việc mà anh hằng mơ ước. Rốt cuộc, anh lại nhận việc tại một đoàn thể luật (Nicholson, Hewitt & West). Sau đó, anh tham gia một nhóm pháp luật tại Goliath National Bank, lại là nơi mà Barney làm việc. Tiếp sau đó, ở phần 6, anh lại nghỉ việc tại GNB và làm việc cho một hãng luật khác. Trong phần 8, sau khi anh thắng một vụ lớn, nhưng chỉ nhận lại số tiền nhỏ hơn thiệt hại mà họ gây ra, anh được Brad - bạn học cũ, bạn thân lúc trước và cũng là đối thủ của anh trong vụ đó thuyết phục để trở thành một thẩm phán. Marshall được nhìn thấy khi đứng trước toà án trong tập "Twelve Horny Women". Anh và Lily có một mối quan hệ vững bền, nhưng bị thử thách nhiều lần trong xuyên suốt bộ phim. Trong tập "Come On", Lily lo lắng vì đám cưới của mình đang đến gần nên thông báo với mọi người rằng mình đồng ý tham gia một hội nghệ thuật tại San Francisco và quyết định bỏ đi. Marshall bị suy sụp và phiền muộn suốt vài tháng sau đó. Khi Lily quay trở về New York và cầu xin anh ấy quay lại, anh từ chối. Mà sau đó trong tập "Swarley" họ làm lành, tiếp tục lễ đính hôn và dù có gặp một số rắc rối nhưng sau đó họ lấy nhau ở tập "Something Borrowed". Là một trong 4 anh em trai trong nhà, Marshall rất thân thiết với gia đình mình, đặc biệt là cha Marvin. Marshall hoàn toàn suy sụp khi cha anh mất vì đau tim, nhưng anh an ủi phần nào khi nghe được tin nhắn thoại mà cha anh để lại, nói rằng ông ấy rất yêu anh. Anh cũng rất thân thiết với mẹ của mình, Judy, người hoàn toàn không thích Lily chút nào. Marshall bị cuốn hút với những thứ siêu nhiên, đặc biệt là về Sasquatch và quái vật hồ Loch Ness, hai sinh vật mà anh tin rằng nó có thật. Anh cũng bị hấp dẫn về sự tồn tại của người ngoài hành tinh. Anh có thể tự chơi đàn dương cầm khá tốt, trong tập "Slapsgiving". Trong tập "Last Cigarette Ever" cũng có hé lộ rằng Marshall và Lily trong tương lai sẽ có một đứa con trai. Trong đầu năm 2011, sau khi Marshall và Lily có thể có em bé, Lily cũng nói với Marshall là bố của anh mất vì truỵ tim; cha anh mất khiến anh thay đổi viễn cảnh về cuộc sống của mình, khiến anh bỏ việc làm tại GNB và theo đuổi sự nghiệp về luật môi trường, cũng như cố gắng tiến đến cuộc sống gia đình cùng Lily. Trong tập cuối phần 6, Marshall có tham gia một buổi phỏng vấn xin việc tại hãng luật địa phương, nhưng cuối cùng rời khỏi buổi phỏng vấn ấy vì Lily làm anh tưởng mình bị ngộ độc thức ăn. Sáng hôm sau, Lily nói với anh rằng cô ấy có thai. Trong tập "The Naked Truth", Marshall nhận được một công việc do Garrison Cootes, người đứng đầu NRDC, giới thiệu. Anh chấp nhận và như thế, anh được thực hiện ước mơ trở thành luật sư môi trường trong một thời gian ngắn. Với đứa con sắp chào đời, Marshall ép mình phải thực hiện nhiều tình huống với tư cách làm cha mẹ bằng cách dùng trái dưa hấu làm đứa bé giả. Lily nhờ Barney để lừa Marshall tham gia một kì nghỉ tại Thành phố Atlantic để anh có thể thư giãn hơn. Tại sòng bài, Barney đề nghị nếu anh tắt điện thoại trong vòng một tiếng và uống 100 ly rượu tequila thì hắn sẽ đeo Cà Vạt Vịt lần nữa. 1 tiếng sau, khi Barney mở nguồn điện thoại lại thì phát hiện Lily gửi cho mình rất nhiều tin nhắn thoại rằng cô ấy đang chuẩn bị lâm bồn. Khi Marshall đến bệnh viện thì đúng lúc con trai anh vừa ra đời và quyết định đặt tên nó là Marvin Wait-for-it Eriksen, cái tên đặt theo tên cha anh và tên lót theo lời hứa với Barney. Sau khi con trai anh ra đời, Marshall trở nên hỗn loạn trong cuộc sống mới khi làm cha, anh và Lily đặt ra điều luật "ở cấp độ 8 hay cao hơn". Sau đó họ bãi bỏ điều luật đó trong tập "Who Wants to Be a Godparent?" khi nhận ra điều đó tạo khoảng cách giữa họ và nhóm bạn thân. Marshall vẫn rất khắng khít với Marvin, khi anh và Lily cùng trải qua một đêm cùng con trai mình thay vì phải thực hiện chuyến đi trong tập "The Final Page". Khi Lily được mời công việc của một cố vấn nghệ thuật ở Rome, Marshall nghỉ việc và dự tính sẽ là một ông bố chỉ-ở-nhà tại Italy. Trong tập "Something New", anh nhận một cuộc gọi mời anh làm tại chức vị quan toà và anh đã nhận lời. Tuy vậy, anh vẫn chưa nói với Lily vì anh tin chuyện này phải là chuyện phải nói trực tiếp với cô. Anh đến nơi Barney và Robin làm đám cưới tại Farhamton Inn và tiện thể nói với Lily về chuyện này và cả hai đã có một trận cãi nhau lớn, khi mà Lily giận dữ bỏ đi. Khi Marshall tìm Lily trong tập "The Daisy", anh vô tình khám phá được là Lily đang mang bầu đứa con thứ hai của anh. Quá vui mừng, Marshall đồng ý việc sang Italy cùng Lily và bỏ công việc tại toà án. Một cảnh tại tương lai cho thấy rằng, Lily đã hạ sinh cho anh một bé gái, tên là Daisy. Trong tập cuối, "Last Forever", tiết lộ sau vài năm sau đám cưới, Marshall cuối cùng trở thành một thẩm phán, đầu tiên là ở toà án địa phương, sau đó là ở Toà Án Pháp Viện Hoa Kỳ. Anh và Lily có 3 đứa con và vẫn còn là bạn bè với Ted, Robin và Barney.
1
null
José João Altafini (sinh ngày 24 tháng 7 năm 1938), còn được biết đến với tên gọi "Mazzola" ở Brasil (do lúc mới bắt đầu sự nghiệp đã có những nhận xét cho rằng ông có ngoại hình rất giống với huyền thoại người Ý Valentino Mazzola), là cựu cầu thủ bóng đá mang hai quốc tịch Brasil và Ý. Ông chia sẻ vị trí thứ tư trong danh sách những tay săn bàn xuất sắc nhất trong lịch sử Serie A (cùng với Giuseppe Meazza) với 216 bàn thắng. Ngoài ra, ông hiện cùng với Lionel Messi và Cristiano Ronaldo đang nắm giữ kỷ lục về số bàn thắng ghi được bởi một cầu thủ ở một mùa giải Champions League/European Cup với 14 bàn thắng. Ông hiện là chuyên gia bình luận bóng đá nổi tiếng trên truyền hình Ý cho SKY Italia và là bình luận viên cho kênh phát thanh RTL 102.5. Ông cũng là bình luận viên phụ cho tựa game bóng đá "Pro Evolution Soccer" tại Ý. Sự nghiệp câu lạc bộ. Altafini chơi cho Palmeiras ở Brasil, trước khi ông bắt đầu sự nghiệp tại Ý trong màu áo AC Milan vào năm 1958. Ông có trận ra mắt vào ngày 21 tháng 9 năm 1958, và trong mùa giải đầu tiên, ông đã chơi tổng cộng 32 trận và ghi được 28 bàn thắng, góp phần rất lớn vào chức vô địch của AC Milan. Ông ghi bàn thắng đầu tiên của mình ở giải vô địch vào ngày 5 tháng 10 trong trận thắng trước Bari. Milan một lần nữa lên ngôi vô địch vào năm 1962, mùa bóng mà Altafini đã cùng chia sẻ danh hiệu vua phá lưới với cầu thủ Aurelio Milani của Fiorentina khi ông đã ghi được 22 bàn thắng trong 33 trận đấu. Ở trận Chung kết European Cup 1963, Altafini đã ghi hai bàn vào lưới Benfica giúp AC Milan có được danh hiệu đầu tiên ở đấu trường châu Âu. Trận đấu kết thúc với tỷ số 2–1. Năm 1965, Altafini gia nhập Napoli, và gắn bó với đội bóng này đến năm 1972. Năm 1972, Napoli thất bại 2–0 trong trận chung kết Coppa Italia trước đội bóng cũ của Altafini, Milan. Sau khoảng thời gian ở Napoli, ông gia nhập Juventus và lại thất bại một lần nữa ở trận chung kết cúp quốc gia vào năm 1973. Tuy nhiên, ông đã có thêm hai danh hiệu vô địch quốc gia vào các năm 1973 và 1975. Khi rời Juventus vào năm 1976, Altafini đã chơi tổng cộng 459 trận ở Serie A và ghi được 216 bàn thắng, tuy nhiên hầu hết những bàn thắng đó được ông thực hiện trong giai đoạn đầu sự nghiệp của mình. Một thực tế là ông chỉ ghi được 53 bàn thắng trong 8 mùa giải cuối của ông ở Ý, trong khi đó trong 8 mùa giải đầu tiên ông đã ghi được 134 bàn thắng. Sau khi rời nước Ý ông đã có bốn năm chơi bóng ở Thụy Sĩ cho FC Chiasso và Mendrisiostar trước khi giải nghệ ở tuổi 42. Sau khi giã từ sân cỏ, Altafini trở thành bình luận viên và sáng tạo nên thuật ngữ "golazzo", phiên âm của từ "golaço" từ ngôn ngữ mẹ đẻ của ông, Tiếng Bồ Đào Nha, có nghĩa nôm na trong tiếng Việt là 'bàn thắng tuyệt vời'; mặc dù đó không phải là một từ thực sự trong tiếng Ý. Một "sound bite" của cụm từ mà ông sử dụng khi bình luận đã được dùng để mở màn và kết thúc chương trình "Football Italia" của kênh Channel 4. Sự nghiệp đội tuyển quốc gia. Altafini, chơi bóng với tên gọi Mazzola trong thành phần đội tuyển Brasil vô địch World Cup 1958. Ông đã ghi hai bàn thắng trong trận đấu mở màn vòng bảng trước đội tuyển Áo vào ngày 8 tháng 6. Tuy nhiên tại World Cup 1962, ông đã chơi cho đội tuyển Ý bằng tên thật của mình, ông nói "Điều đó rất đơn giản, Brasil không bao giờ triệu tập những cầu thủ chơi bóng ở nước ngoài. Không bao giờ. Tôi chỉ mới 23 hoặc 24 tuổi và sự nghiệp của tôi sẽ bị phá hủy nếu bỏ lỡ một kỳ World Cup. Không phải là tôi rời bỏ Brasil. Mà là Brasil đã ruồng bỏ tôi." Altafini có trận ra mắt cho tuyển Ý vào ngày 15 tháng 10 năm 1961, trong trận play-off đối đầu với Israel để giành một suất chơi ở World Cup 1962. Ông đã ghi bàn trong chiến thắng 4-2 tại Ramat Gan và cũng có mặt trong trận lượt về, kết quả đội tuyển Ý đã giành vé đến World Cup. Trước khi World Cup diễn ra, ông đã ghi hai cú đúp trong những chiến thắng ở các trận giao hữu trước tuyển Pháp và tuyển Bỉ. Tại World Cup, Altafini đã chơi hai trận vòng bảng đầu tiên đối đầu với Tây Đức và Chile. Kết thúc vòng bảng, đội tuyển Ý đã bị loại. Thống kê sự nghiệp. Ở Ý. "*Đấu trường châu Âu bao gồm UEFA Champions League, UEFA Cup Winners' Cup & UEFA Cup"
1
null
Jacoba Francisca Maria "Cobie" Smulders (sinh ngày 3 tháng 4 năm 1982) là nữ diễn viên với xuất thân là người mẫu người Canada, cô được biết đến rộng rãi nhờ vai diễn Robin Scherbatsky trong loạt phim truyền hình "How I Met Your Mother" và vai Maria Hill trong "Vũ trụ Điện ảnh Marvel". Tiểu sử. Smulders được sinh ra tại Vancouver, British Columbia, là con gái của một người cha gốc Hà Lan và người mẹ gốc Anh. Tên của cô được đặt theo tên của bác cô, cũng là người mà cô đặt nghệ danh mình theo thành "Cobie". Ban đầu Smulders tham gia trong ngành người mẫu, ngành mà theo cô từng chia sẻ là "ghét nó", cô nói thêm về trải nghiệm khiến mình lưỡng lự khi theo đuổi nghề diễn viên: "Bạn có biết khi tôi đi vào những căn phòng ấy và tôi có cho mình một trải nghiệm khó quên khi nhiều người đánh giá tôi chỉ bằng vẻ bề ngoài trong một khoảng thời gian rất dài và đôi lúc tôi cảm thấy mình đã vượt qua chuyện đó rồi. Nhưng rồi sau đó, tôi lại 'Ôi không, tôi lại phải trình diễn nữa rồi. Tôi phải làm thật tốt, và tôi phải có tiếng nói riêng cho riêng mình, và tôi phải biết suy nghĩ ngay từ bây giờ'". Sau khi từ bỏ nghề người mẫu, cô đăng ký tại trường Đại Học Victoria để học ngành sinh vật hàng Hải. Trong suốt mùa hè đó, cô cũng tham gia các lớp học diễn và bắt đầu theo đuổi sự nghiệp diễn viên. Sự nghiệp. Vai diễn đầu tiên của Smulders là khách mời trong bộ phim viễn tưởng khoa học "Jeremiah" và xuất hiện trong nhiều chương trình truyền hình khác như "The L Word". Vai diễn cố định lâu dài đầu tiên của cô là ở bộ phim "Veritas: The Quest" chỉ kéo dài một phần. Sau khi "Veritas" bị ngưng chiếu, Smulders được tuyển vai một biên tập viên truyền hình, Robin Scherbatsky trong loạt phim phim hài "How I Met Your Mother" vào năm 2005 và tiếp tục diễn cho đến hết 9 phần của bộ phim. Trên sân khấu New York, cô trình diễn vở "Love, Loss, and What I Wore" từ 10 tháng 6 đến 27 tháng 6 năm 2010. Smulders thể hiện vai "Maria Hill" trong bộ phim năm 2012 của Joss Whedon mang tên "The Avengers". Cô tiếp tục vai diễn này trong buổi công chiếu phiên bản bộ phim truyền hình - "Marvel's Agents of S.H.I.E.L.D." và một lần nữa trong bộ phim "" năm 2014, trước khi được thông báo tiếp tục vai diễn này lần nữa trong "Avengers: Age of Ultron" vào năm 2015. Whedon từng đề nghị đưa cô vai diễn "Wonder Woman" trong bản nháp của bộ phim cùng tên, nhưng không được đưa vào sản xuất. Thay vào đó, Smulders đã được lồng tiếng cho nhân vật Wonder Woman phiên bản Lego trong bộ phim hoạt hình đầu năm 2014 - "The Lego Movie". Năm 2013, Smulders có tham gia vai phụ trong bộ phim tình cảm "Safe Haven". Cô cũng tham gia đóng vai trong bộ phim hài "Delivery Man" của Vince Vaughn ngay trong năm đó. Đời tư. Smulders và nam diễn viên người Mỹ Taran Killam đã đính hôn vào tháng 1 năm 2009. Họ cưới nhau vào ngày 8 tháng 9 năm 2012 tại Solvang, California. Họ có với nhau một bé gái tên là Shaelyn Cado Killam (sinh ngày 14 tháng 5 năm 2009) và Joelle Killam (sinh ngày 4 tháng 1 năm 2015). Smulders hiện đang ở tại Los Angeles, California.
1
null
là một bộ anime OVA hài hước năm 1991 nhằm nhại lại đời sống và văn hóa của otaku, những cá nhân với lợi ích ám ảnh trong phương tiện truyền thông, đặc biệt là anime và manga, cũng như lịch sử của Gainax là hãng làm ra OVA này. "Otaku no Video" là sự pha trộn giữa phong cách phim tài liệu thông thường (với phim thực tế, không ít hơn) với kiểu kể chuyện anime mang tính truyền thống nhiều hơn. "Otaku no Video" được hãng AnimEigo cấp phép trình chiếu tại Mỹ. Bộ "DAICON III and IV Opening Animations" từ đầu những năm 1980 cũng xuất hiện trong OVA này. Tóm tắt cốt truyện. Nhân vật chính là một chàng trai người Nhật bình thường tên là Kubo Ken, đang sống khá hạnh phúc với cô bạn gái Yoshiko và là một thành viên của đội tuyển quần vợt trường đại học của mình, cho đến một hôm anh bất ngờ gặp lại người bạn cũ từ hồi trung học là Tanaka. Sau khi Tanaka mang anh vào hội của mình (cả bọn đều là otaku gồm: một nữ họa sĩ vẽ minh họa, một geek đam mê thông tin, một võ sĩ và một nhà sưu tập vũ khí), kể từ đó nó đã làm thay đổi cuộc đời của Kubo với mong muốn trở thành Otaking, Vua của tất cả otaku. Anh tìm cách tạo ra bộ dụng cụ mô hình riêng của mình, mở cửa hàng, và thậm chí xây dựng một nhà máy ở Trung Quốc. Sau đó, anh đánh mất tất cả khi một trong những đối thủ của Kubo (cũng là người đã kết hôn với Yoshiko vì hận Kubo đã bỏ rơi cô ấy) nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp của anh với sự giúp đỡ vô tình của Tanaka. Nhưng sau đó Kubo và Tanaka đã làm lành với nhau, hợp tác với nghệ sĩ làm việc chăm chỉ Misuzu, Kubo và bạn bè của anh đã thành công trong việc tiếp nhận ngành công nghiệp anime với show diễn thiếu nữ phép thuật "Misty May". Một khi họ đã đạt đến đỉnh cao danh vọng của mình, Ken và Tanaka bèn lập ra Otakuland, tương tự như Disneyland dành cho otaku (câu chuyện cho thấy Otakuland nằm trong cùng một thành phố Urayasu, tỉnh Chiba, giống như Tokyo Disneyland ngoài đời thực.) Nhiều năm sau, Ken và Tanaka trở lại Otakuland trong bối cảnh Nhật Bản bị nhấn chìm xuống nước sau tận thế và tìm thấy cấu trúc trung tâm của nó là một robot khổng lồ, rồi cải tạo thành một tàu vũ trụ đa chức năng do một trong những người bạn otaku cũ của họ lái. Được trẻ lại một cách kỳ diệu, họ bay ra khỏi không gian để tìm kiếm hành tinh của Otaku. Chân dung của một Otaku. Một phần gây tranh cãi và hài hước của "Otaku no Video" là bao gồm các đoạn phim trích dẫn tài liệu do người đóng mang tựa đề "Chân dung của một Otaku ". Trong các phân đoạn này, đoàn làm phim tài liệu sẽ phỏng vấn một otaku vô danh thường hay mặc cảm vì là một fan hâm mộ và với khuôn mặt bị làm nhòe đi và giọng nói của họ sẽ được ngụy trang theo kiểu kỹ thuật số. Các đoạn phim tài liệu nhại lại đóng vai trò như một đối trọng với anime: trong khi anime nhấn mạnh đến tình bạn, tính sáng tạo và ước mơ của xu hướng công nhận otaku, thì các cuộc phỏng vấn ngoài đời thường phóng đại những phẩm chất tiêu cực của nó. Các chủ đề sẽ thực hiện âm giai của nhóm văn hóa otaku: các cuộc phỏng vấn bao gồm một cosplayer hiện đang làm việc như một lập trình viên máy tính và hoàn toàn phủ nhận những ngày tháng cosplay của mình, ngay cả khi được giới thiệu với một bức ảnh chụp làm chứng, nhưng cứ khư khư giữ chiếc mũ Char Aznable của mình trong ngăn kéo bàn làm việc, một otaku chơi airsoft, một otaku say mê garage kit và một người ở suốt trong phòng chuyên ghi lại các chương trình truyền hình để bán, nhưng lại không thực sự xem được bất cứ thứ gì anh ta ghi lại. Các cuộc phỏng vấn cũng có người hâm mộ tham gia vào một loạt các hoạt động bất hợp pháp hoặc không lành mạnh, chẳng hạn như những tên trộm cel, một fan hâm mộ những bộ phim khiêu dâm cố gắng sản xuất một loại mắt kính để vượt qua kiểu kiểm duyệt làm nhòe vốn phổ biến trong các phim khiêu dâm của Nhật Bản và những người cho xem thủ dâm trong cuộc phỏng vấn, rồi một game thủ máy tính nhìn trông giống như thành viên hãng Gainax Hideaki Anno, thường bị ám ảnh bởi một nhân vật trong một game hentai trên máy tính (Noriko từ "Gunbuster" đóng một vai trò trong tựa game hentai của riêng Gainax: "Cybernetic High School"). Có nghi vấn rằng tất cả các đối tượng trong các phân đoạn Chân dung của một Otaku đều là nhân viên Gainax hoặc có liên hệ với Gainax tại thời điểm quay phim. Otaku đầu tiên được phỏng vấn mang một sự tương đồng rõ rệt với Okada Toshio, người sáng lập chính trong Gainax về cả nét mặt và ngoại hình. Otaku ngoại quốc, Shon Hernandez đã được xác nhận là Craig York, người với Shon Howell và Lea Hernandez có cái tên được vay mượn cho các nhân vật, là nhân viên chính của General Products USA, một chi nhánh bán hàng ở phương Tây lúc đầu của Gainax vào đầu thập niên 1990. Cuộc phỏng vấn với "Shon Hernandez" đã là một điểm bất đồng với Lea Hernandez, người đang phỏng vấn với "tạp chí PULP", lưu ý rằng các cuộc phỏng vấn chưa được dàn dựng và Craig York đã khá chân thành trong suy nghĩ của mình và cảm thấy Gainax đã xúc phạm các thành viên người Mỹ của hãng. Trong cuộc phỏng vấn, những lời nói của Shon Hernandez trong khung cảnh trông hơi khác với những gì được hiển thị trên màn hình thông qua phụ đề (dựa trên "sự phiên dịch" từ người lồng tiếng của Nhật.) Tại FanimeCon 2003, Hiroshi Sato, một họa sĩ anime và là thành viên khác của Gainax, nói rằng ông là một trong những người có mặt tại các cuộc phỏng vấn trong "Otaku no Video". Trong "Otaku no Video", otaku mê garage kit đã được trao biệt hiệu "Sato Hiroshi" cho cuộc phỏng vấn.
1
null
(từ chữ nghĩa là "ôm" hoặc "bám lấy" và "gối"), còn được gọi là Người vợ Hà Lan, là một loại gối ôm lớn của Nhật Bản gần giống với gối chỉnh hình bên phương Tây. Chúng có hình dạng tương tự như cơ thể người. "Dakimakura" thường in một phụ nữ trẻ mang phong cách anime và được giới trẻ Nhật sử dụng như là "món đồ bảo vệ". Ở phương Tây, "Dakimakura" được kết hợp với một chiếc gối tình yêu. Gối tình yêu là một tập hợp con của "dakimakura" và một loại đồ chơi tình dục bơm hơi. Chúng thường có hình ảnh với kích cỡ của các nhân vật anime hoặc diễn viên phim khiêu dâm, thường trong tư thế khêu gợi. Lịch sử. Vào những năm 1990, "dakimakura" bắt đầu hòa quyện với văn hóa "otaku", dẫn đến việc sản xuất áo gối có tính năng in những hình ảnh của "bishōjo" và "bishonen" từ các anime khác nhau hoặc "bishōjo game". Khá nhiều áo gối "dakimakura otaku" lúc đầu được phát hành thông qua Cospa, một loại hàng nhân vật và cửa hàng quần áo vẫn còn tiếp tục phát hành áo gối "dakimakura" chính thức cho đến ngày nay. Dù có đôi lúc được gọi là người vợ Hà Lan, định nghĩa ban đầu của cụm từ này gần giống với "chikufujin".
1
null
Robin Charles Scherbatsky là nhân vật hư cấu được sáng lập bởi Carter Bays và Craig Thomas trong bộ phim của đài CBS "How I Met Your Mother" do nữ diễn viên người Canada Cobie Smulders thủ vai. Phát triển. Những nhà sáng lập Carter Bays và Craig Thomas luôn nhấn mạnh rằng Robin Scherbatsky không phải là người mẹ của các con của Ted Mosby, họ khẳng định rằng bộ phim nói về việc làm thế nào mà "Ted gặp người một người phụ nữ hoàn hảo, và nó [vẫn] không phải câu chuyện tình cuối cùng của anh ấy." Trong nhiều cuộc phỏng vấn, Bays và Thomas có miêu tả "một diễn viên nữ đẹp và nổi tiếng" đã từ chối vai Robin, người mà tận tháng 2 năm 2014 họ mới tiết lộ chính là Jennifer Love Hewitt. Cuối cùng, Cobie Smulders là người đảm nhận vai trong lúc còn là một diễn viên hoàn toàn mới trong nghề được tin tưởng giao cho vai diễn này. Bays và Thomas sau này nói rằng, "Tạ ơn Chúa vì có hàng triệu lý do để chọn cô ấy... khi Ted gặp cô ấy lần đầu thì cả nước Mỹ cũng sẽ lần đầu tiên được ngắm nhìn cô ấy - sự hấp dẫn của việc đó khiến cho bộ phim được tiếp tục đi lên và giữ mạch sống cho toàn bộ phim". Tiểu sử. Robin Charles Scherbatsky, Jr. sinh ngày 23 tháng 7 năm 1980 tại Vancouver, Canada, trong gia đình Robin Charles Scherbatsky, Sr. Robin có một sự nghiệp nhỏ khi là một ngôi sao nhạc pop người Canada, sử dụng nghệ danh là Robin Sparkles, với đĩa đơn nổi tiếng "Let's Go to the Mall". Sau khi sản xuất video ca nhạc theo kèm, cùng với chuyến lưu diễn kéo dài một năm tại các trung tâm thương mại, cô ấy trở nên có ác cảm với các trung tâm thương mại hơn một năm. Sau "Let's Go to the Mall", một sản phẩm nữa được ra mắt với tính chất "nghệ thuật hơn" mang tên "Sandcastles in the Sand". Với tư cách là Robin Sparkles, cô cũng từng xuất hiện trong một chương trình mang tính giáo dục cho trẻ em Canada tên là "Space Teens" với Alan Thicke và Nicole Scherzinger trong vai Jessica Glitter, nơi 2 cô gái tuổi teen thám hiểm xuyên vũ trụ và nhại lại theo cách của người Canada bài hát "Two Beavers Are Better Than One". Nó cũng được cho là có một số điểm "khêu gợi" nhưng Robin đính chính đó chỉ là chương trình dành cho trẻ em. Đến lúc gần cuối sự nghiệp ca hát của cô, Robin cố lột xác từ teen pop sang nhạc grunge cùng với ca khúc tên là "P.S. I Love You" (nói về khoảng thời gian cô yêu mến Paul Shaffer) và biểu diễn nó ở giải Grey lần thứ 84, từ đó kết thúc sự nghiệp âm nhạc của cô. Khi trở thành người lớn, Robin luôn xấu hổ vì hình ảnh ngôi sao của mình lúc trước, và dù cô vẫn thừa nhận mình rất oán hận cách dạy dỗ mình của cha cô vẫn thích hút xì gà, môn khúc côn cầu, rượu scotch, súng và nói 'eh'. Lịch sử. Sau khi chuyển về New York vào mùa hè năm 2005, Robin trở thành Biên tập viên Truyền hình cho kênh truyền hình thời sự Metro News 1 và sau đó trở thành người dẫn chương trình của chương trình trò chuyện buổi sáng phát lúc 4:00 sáng mỗi ngày. Cô sống ở khu vực Park Slope tại Brooklyn cho đến khi cô tạm thời bị thất nghiệp (trước khi làm tại chương trình talk show buổi sáng) buộc cô phải chuyển về ở chung cùng với bạn trai cũ, cũng là nhân vật chính của phim, Ted sau khi ở ghép cùng Don, bạn đồng nghiệp mà sau đó là bạn trai của cô (cô trở về căn hộ của Ted sau khi chia tay, còn Don thì chuyển về Chicago). Như những thành viên khác trong gia đình Smulders, cô xuất thân từ Vancouver, cô còn có một cô em gái nhỏ hơn tên là Katie, người xuất hiện trong tập "First Time in New York". Trong suốt bộ phim, cô luôn nỗ lực để trở thành phát thanh viên chính của chuyên mục thời sự của kênh Metro News 1, trước khi đi công tác tại Nhật Bản và sau đó cùng với sự trợ giúp của Barney Stinson, cô quay trở lại New York và dẫn cho chính chương trình talk show của mình. Trong phim, Robin được miêu tả là một người phụ nữ độc lập và tự tin. Cô từng khẳng định nhiều lần rằng mình không muốn kết hôn và có con, trong những tập như Purple Giraffe, Something Blue, Little Boys và Symphony of Illumination. Ban đầu cô khá miễn cưỡng nhận lời hẹn hò cùng Ted, khi anh muốn cưới và ổn định cuộc sống cùng cô, thế nhưng họ lại yêu nhau trong tập cuối phần 1. Và sau này, khi Kevin cầu hôn cô, Robin nghĩ rằng mình sẵn sàng để ổn định cuộc sống, nhưng Kevin rút lại lời cầu hôn khi cô nói mình không thể và cũng không muốn có con. Trong tập "Mary the Paralegal", Robin thắng một giải thưởng vì đã báo cáo về chú chó biết hát - Pickles và dự lễ trao giải Local Area Media Awards cùng nhóm của mình. Cô đi cùng Sandy Rivers, một đồng nghiệp, trong một cuộc hẹn nhằm làm Ted ghen. Ban đầu thì chỉ có Robin là nhân vật chính duy nhất có thể tỉnh táo khi hút xì gà (như lời Marshall nói khi vừa hút thuốc vừa uống rượu và Lily hút thuốc trong ngày cưới), nhưng trong tập "Last Cigarette Ever" hé lộ tất cả năm người đều từng nghiện hút thuốc trong một quãng thời gian nào đó và đã cai nghiện. Ted hỏi cô về vấn đề này trong tập "Moving Day" và Robin bảo với anh là cô không hút nhưng sau đó cô đã hút thuốc trong phòng tắm, nơi căn hộ của cô, ngay trong tập đó. Cô cũng có kiến thức sâu rộng về xì gà và sau đó được nhìn thấy đang hưởng thụ một điếu cùng Barney trong tập "Zip, Zip, Zip", cùng một li rượu scotch; và trong các tập: "Arrivederci, Fiero", "The Chain of Screaming". Robin cũng thường khẳng định mình cảm thấy bị thu hút với những vết sẹo do đánh nhau của đàn ông, đặc biệt là những chấn thương như vết bầm và bị mất răng trong khi thi đấu thể thao hay đánh nhau. Trong tập "The Fight", cô thể hiện mình có hứng thú bới Barney khi anh bị đánh. Robin cũng là một tay sử dụng súng cừ khôi và cũng là một người đam mê súng đạn. Trong tập "Not a Father's Day", cô chuyển về chỗ ở của Ted sau khi đi công tác từ Nhật về. Robin bắt đầu mối quan hệ cùng người đồng dẫn chương trình của mình - Don Frank trong phần 5, sau khi hồi phục từ lần chia tay cùng Barney và chuyển về ở chung với anh trong tập "Robots Versus Wrestlers". Cô chia tay với anh trong tập cuối khi Don chuyển đi Chicago theo công việc mới ở đó. Cho dù cô có mối quan hệ mập mờ giữa Ted và Barney và giữ tình bạn cùng Ted, nhưng cô vẫn không thể nào hết tình cảm cùng Barney. Trong tập "Challenge Accepted", cô thuyết phục Barney nên giữ tình cảm cùng với Nora, người tình của anh lúc đó. Thế nhưng sau đó, cô nhận ra mình vẫn còn tình cảm với anh. Trong tập đầu của How I Met Your Mother (phần 7), Robin tâm sự cùng Lily về tình cảm của mình cho Barney, mà sau đó Lily khuyên cô nên nói với anh. Cô suýt nói khi Barney cùng cô nhảy trong một đám cưới. Thế nhưng, Nora lại gọi cắt ngang. Lúc đó Barney không biết nên nói gì với Nora để cô gặp lại anh lần nữa nên đã nhờ Robin giúp; Robin giúp anh bằng những lời mà cô muốn nói với anh. Sau đó, Robin hẹn hò một thời gian ngắn cùng anh chàng bác sĩ trị liệu của mình tên là Kevin (Kal Penn). Nhưng Robin lại lừa dối Kevin để qua lại với Barney và định sẽ chia tay với anh, nhưng rồi cô đổi ý khi Kevin nói với cô anh quan tâm đến cô như thế nào và họ ở bên nhau thêm một thời gian nữa. Trong tập "Symphony of Illumination" cho thấy Robin có cho mình một người con trai và một người con gái (giống như Ted Tương Lai) và kể cho chúng nghe câu chuyện làm thế nào mà cô gặp được "cha của chúng" khi cô đang mang thai chúng. Nhưng ở cuối tập, Robin cho biết mình không hề có thai và cũng không thể có con. Hai đứa con sau cùng được cho biết chỉ là tưởng tượng và Robin chỉ đang nói chuyện với chính mình. Trong tập "The Drunk Train", trong lễ tình nhân năm đó, Kevin cầu hôn cô và không biết phải nói gì. Cô tiết lộ với Marshall và Lily là mình không thể có con và nhờ họ hỏi thăm ý kiến của Kevin về chuyện đó. Họ nói với cô nếu anh ấy thực lòng yêu cô thì anh ấy sẽ không bận tâm về điều đó. Và khi cô nói thật với anh, anh cầu hôn cô lại lần nữa và cô đồng ý. Tuy nhiên, khi họ trở về nhà sau chuyến đi lễ tình nhân, khi Kevin bàn với cô về việc xây dựng một gia đình cùng nhau, cô nói mình không muốn có con. Kevin suy nghĩ về chuyện này và rút lại lời cầu hôn. Sau đó, Ted tìm thấy cô đang hút thuốc một mình tại sân thượng căn chung cư và cô đã kể cho anh nghe mọi chuyện. Ted sau đó nói với cô rằng anh yêu cô, mà sau đó, Robin chuyển nơi ở cùng về nơi đồng nghiệp của cô. Trong tập "The Final Page", Barney cầu hôn và cô chấp thuận làm đám cưới cùng anh. Phần cuối của bộ phim trải dài trong 56 tiếng trước đám cưới của Barney và cô. Trong ngày cưới, Robin lo lắng khi cô biết Ted vượt qua nhiều chuyện để lấy lại cho cô mặt dây chuyền mà cô đã chôn trước đó, cô nghĩ rằng đó là "tín hiệu từ vũ trụ" nói rằng cô nên lấy Ted mới đúng. Để cô được hạnh phúc, Ted bèn nói với cô rằng anh không còn yêu cô như lúc trước nữa. Robin vượt qua chuyện đó và tham dự lễ cưới sau khi Barney thề với cô anh sẽ luôn nói thật với cô. Trong tập cuối, "Last Forever" có hé lộ Robin đã li hôn cùng Barney sau ba năm chung sống vì quá bận cho công việc của mình. Cô vẫn làm bạn với Barney và cả nhóm. Vài năm sau, cô nhận ra mình phải thay đổi nên đã rút khỏi nhóm. Và rồi cô lại gia nhập lại nhóm lần cuối vào năm 2020 để chúc mừng Barney trong lần hạ sinh đứa con gái của anh và chúc mừng Ted trong lễ cưới cùng nhân vật "the Mother", người sau đó đã mất vào năm 2024. Trong năm 2030, Robin trở thành một biên tập viên truyền hình rất thành công và sống cùng những chú chó của mình tại New York. Cảnh cuối phim cho thấy Ted chuẩn bị mời cô một buổi hẹn khi giơ cây kèn Pháp xanh trước căn hộ của cô. Trong các sản phẩm giải trí khác. Ca khúc "Let's Go to the Mall" có nằm trong trò chơi "Just Dance 3".
1
null
Thần điêu đại hiệp (chữ Hán: ) là bộ phim truyền hình do Đài Loan sản xuất năm 1998, được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Kim Dung. Nội dung. Thần điêu đại hiệp là phần hai trong bộ Xạ điêu tam bộ khúc, được đánh giá là tiểu thuyết võ hiệp viết về tình yêu hay nhất của nhà văn Kim Dung. Bối cảnh của Thần điêu đại hiệp là vào cuối thời Nam Tống, khi quân Mông Cổ đã lớn mạnh, tiêu diệt hầu hết châu Á, châu Âu, đang trực tiếp uy hiếp an nguy của Nam Tống. Câu chuyện xoay quanh tình yêu của hai nhân vật chính là Dương Quá và Tiểu Long Nữ giữa những cuộc chiến tang thương đẫm máu cả trên giang hồ lẫn chiến trường.
1
null
Ga Sanggye là ga trên Tuyến 4 của mạng lưới Tàu điện ngầm Seoul. Cho đến khi Ga Danggogae mở cửa vào năm 1993, ga này là ga cuối phía Đông Bắc của tuyến 4. Ga này nằm ở Sanggye-dong, Nowon-gu, Seoul, và có 4 lối thoát. Ga này cũng được nối với cửa hàng bách hóa Daeho.
1
null
Ga Nowon (Tiếng Hàn: 노원역, Hanja: 蘆原驛) là ga trung chuyển giữa Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 4 và Tàu điện ngầm Seoul tuyến 7 nằm ở Sanggye-dong, Nowon-gu, Seoul. Nhà ga nằm trên tuyến 4 nằm ở phía trên trong khi nhà ga trên tuyến 7 nằm ở dưới mặt đất, do đường ray trên cao của tuyến 4 nằm giữa Ga Danggogae và Ga Chang-dong. Ngoài ra, hai ga nằm xa nhau, khiến cho hành khách phải đi bộ một khoảng để chuyển tuyến. Một vài nhà hàng, quán bar, pub, cũng như một số cửa hàng quần áo, cửa hàng phụ kiện, trung tâm thẩm mĩ đều được đặt xung quanh ga Nowon. Cửa hàng Lotte có thể đi vào trực tiếp từ nhà ga tuyến số 7.
1
null
Vật lý toán học (hay gọi tắt "vật lý toán", "toán lý") là sự phát triển các phương thức toán học để ứng dụng giải quyết các vấn đề trong vật lý học. Tạp chí Toán lý định nghĩa đây là lĩnh vực: "ứng dụng toán học với các vấn đề vật lý và sự phát triển các phương thức toán học thích hợp cho các ứng dụng đó và cho các phương trình vật lý lý thuyết". Quy mô. Có một vài nhánh phân biệt của vật lý toán học, và những nhánh này tương ứng với các giai đoạn thời gian cụ thể.
1
null
Ga Chang-dong (Tiếng Hàn: 창동역, Hanja: 倉洞驛) là ga trên Tàu điện ngầm Seoul tuyến 1 và tuyến 4. Nó nằm ở Chang-dong, Dobong-gu, Seoul. Một trung tâm thương mại được lên kế hoạch cho nó, nhưng mảnh đất trống đó chưa được phát triển. Nhà ga này là quê hương của quầ hàng "pojangmacha". Bố trí ga. Tuyến số 1 (1F). Ban đầu, nền tảng 2 và 3 chủ yếu được sử dụng, nhưng từ tháng 9 năm 2021, nền tảng này đã được thay đổi thành nền tảng 1 và 4 do việc xây dựng nhà ga tư nhân tại Ga Changdong được nối lại. Cửa chắn sân ga cũng chỉ được lắp đặt trên nền tảng 1 và 4, bản thân các đường ray và nền tảng đã bị loại bỏ khỏi nền tảng 2 và 3 hiện tại.
1
null
Idomeneo (tên đầy đủ là Idomeneo, vua Creta, K.336) là vở opera của nhà soạn nhạc người Áo Wolfgang Amadeus Mozart. Ông sáng tác vở opera này vào năm 1780. Một năm sau, ông đến Munich và trình diễn thành công vở opera này. Hoàn cảnh sáng tác. "Idomeneo" của Mozart lấy phần lớn cảm hứng từ tác phẩm cùng tên của nhà soạn nhạc người Pháp André Campra, "Idoménée", xuất bản năm 1712. Mùa thu năm 1780, Karl Theodor ở Bavaria đã đặt mua một vở opera của Mozart cho lễ hội Munich vào năm 1777 theo một lời hứa trước đó. Nội dung. Cảnh 1. Công chúa thành Troy Ilia, con gái của Vua Priam, bị giam giữ một mình ở Crete. Cô trải qua một cuộc xung đột giữa lòng căm thù mà cô phải cảm thấy đối với những kẻ đã giết cha mình và tình yêu mà cô dành cho Idamante người Cretan. Những người thân yêu của anh bị đánh bại và bỏ mạng trong cuộc chiến thành Troy. Bản thân cô, bị bắt cóc xa quê hương, đã được Idamante, con trai của Vua Idomeneus, cứu khỏi một vụ đắm tàu. Cô cố gắng vô ích để kìm nén cảm giác biết ơn mà cô dành cho anh ấy (“Padre, germani, addio”). Cô nghĩ rằng mình có một đối thủ là Electra, một người tị nạn ở Crete sau những sự kiện bi thảm ập đến với gia đình cô. Idamante hành động khoan hồng bằng cách giải thoát các tù nhân thành Troy và bày tỏ tình yêu một cách kín đáo với Ilia mà cô gái trẻ dường như vẫn thờ ơ ("Non ho colpa"). Người Crete và người Trojan ăn mừng hòa bình và hòa giải bằng các lễ hội. Người bạn thân tín của nhà vua, Arbace, thông báo một tin giả đáng báo động: Idomeneus, người đã chiến đấu nhiều năm bên cạnh quân Hy Lạp và người được mong đợi sẽ trở về, được cho là đã bỏ mạng trên biển. Electra, yêu Idamante say đắm nhưng không được cô yêu, hiểu rằng không gì có thể ngăn cản anh ta có vương quốc và trái tim của mình và hợp nhất với đối thủ Ilia. Cô ấy đầu hàng trước cơn ghen tuông dữ dội (“Tutte nel cor vi sento”). Neptune, tức giận trước sự tổn hại gây ra cho hậu duệ của thành Troy, đã gây ra một cơn bão biển, khiến hạm đội của Idomeneus bị bắt. Các yếu tố đột nhiên lắng xuống, như thể có phép thuật, và Idomeneus đặt chân đến mảnh đất quê hương của mình. Giữa cơn bão, Idomeneus đã thề với Neptune sẽ hy sinh người đầu tiên anh gặp trên bờ biển, nếu mạng sống của anh được cứu (“Vedrommi intorno”). Giờ đây, sự hối hận đang tấn công anh. Idomeneus nhìn thấy nạn nhân tương lai của mình đang đến gần, người mà anh ta không nhận ra ngay lập tức. Cuối cùng, khi nhận ra đó là con trai ruột của mình, thay vì niềm vui bùng nổ, anh ta lại thốt ra những lời đe dọa và bỏ chạy trong tuyệt vọng, để lại Idamante vô cùng thất vọng ("Il padre adorato"). Bỏ qua màn kịch đang chờ xử lý, người Crete tạ ơn Neptune và chào đón sự trở lại của các chiến binh bằng những bài hát và điệu nhảy. Cảnh 2. Idomeneus giao phó bí mật về lời thề trong cơn bão cho Arbace, người đã khuyên anh nên loại Idamante khỏi Crete để bảo vệ anh khỏi sự hy sinh. Idomeneus quyết định gửi con trai mình đi cùng Electra trở về quê hương của cô, Argos, tránh xa sự báo thù của Neptune. Ilia bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với Idomeneus, một vị vua cao thượng mà giờ đây cô coi là cha nuôi của mình. Trong một aria rất trữ tình, Electra sau đó bày tỏ niềm vui mà viễn cảnh về một tình yêu hạnh phúc mang lại cho cô. Khi Idamante rời đi, Idomeneus làm Ilia ngạc nhiên và cảm ơn anh vì sự hào phóng mà anh thể hiện đối với người dân của mình. Sau đó, anh nhận ra rằng lòng biết ơn của anh có lẽ là một dấu hiệu rõ ràng về tình yêu của anh dành cho Idamante, và điều ước anh thực hiện trong cơn bão sẽ chẳng mang lại cho anh điều gì ngoài bất hạnh. Tuy nhiên, Electra rất nhiệt tình với quyết định của Idomeneo, đoán rằng cô ấy sẽ giành được tình yêu của Idamante cho riêng mình. Người dân chờ đợi tại điểm lên máy bay. Ở đó, Idamante và Electra, lên đường thực hiện chuyến du hành trên một vùng biển êm đềm, từ biệt Idomeneus trong khi cầu xin lòng thương xót thần thánh. Trong khi Idamante và Electra đang ở trên tàu, Neptune gây ra một cơn bão khủng khiếp tấn công họ. Người dân cho rằng đây chủ yếu là sự trả thù cho tội ác đã gây ra trên đảo. Trong khi Idomeneus có vẻ muốn tìm kiếm tên tội phạm thì một con quái vật đáng sợ lại xuất hiện từ những con sóng. Idomeneus sau đó thừa nhận rằng anh ta là kẻ có tội và hiến thân làm vật hiến tế, nhưng anh ta từ chối hiến tế nạn nhân vô tội mà anh ta tin rằng Neptune yêu cầu. Người dân hoảng sợ bỏ chạy, trong khi con quái vật dấy lên nỗi sợ hãi rằng nó sẽ tàn phá toàn bộ hòn đảo. Cảnh 3. Ilia chỉ nghĩ đến tình yêu của mình dành cho Idamante. Một mình trong cung điện của mình, không biết về sự tàn phá của Neptune, cô tâm sự với những bông hoa. Trong lúc bối rối, cô không thấy anh đang đến; anh kể cho anh nghe về sự tàn phá của con quái vật và quyết tâm chiến đấu để tiêu diệt nó. Không muốn, cô thú nhận tình yêu của mình với anh. Sau đó Electra và Idomeneus đến. Anh ta yêu cầu Idamante rời Crete. Tất cả đều thể hiện nỗi đau và sự tuyệt vọng của mình. (Bộ tứ "Andro ramingo e solo" được coi là dàn nhạc vĩ đại đầu tiên của opera seria). Idamante rời bỏ họ và một mình chuẩn bị cho cuộc sống lưu vong. Arbace mang đến tin xấu. Người dân đã nổi dậy, dưới sự ảnh hưởng của Linh mục tối cao của Neptune và đang yêu cầu Nhà vua lộ diện. Một mình, Arbace cầu nguyện cho sự giải phóng đất nước của mình. High Priest cho Idomeneus thấy tình trạng tai họa do con quái vật gây ra và nói với anh rằng hàng nghìn người dân của anh đã bị giết. Nhà vua, bị Linh mục tối cao ép phải nói ra sự thật, tiết lộ rằng để có được sự hài lòng của Neptune, bản thân ông sẽ phải hy sinh Idamante, con trai của chính mình. Mọi người tập trung tại đền thờ thần để chứng kiến ​​lễ hiến tế. Một cuộc tuần hành thông báo sự gia nhập của các linh mục. Arbace thông báo rằng Idamante đã chiến thắng trong cuộc chiến chống lại quái vật. Nhưng anh ta biết mong muốn của cha mình và đến tự hiến thân làm nạn nhân. Ilia cầu xin được hiến tế thay cho Idamante. Sau đó, một nhà tiên tri từ Sao Hải Vương đã can thiệp và chỉ ra phương tiện để chuộc tội và thực hiện lời thề: Idomeneus sẽ từ bỏ ngai vàng để ủng hộ con trai mình. Ilia sẽ là vợ anh ấy. Chỉ có Electra, bị cuốn đi bởi sự ghen tuông tột độ, đã tự kết liễu cuộc đời mình. Bầu không khí lúc đó trở nên thanh thản hơn. Idomeneus tuyên bố Idamante lên ngôi. Mọi người tham gia cùng anh ta để cầu khẩn các vị thần Tình yêu ủng hộ tinh thần Hòa bình...
1
null
Sư đoàn 341 là một sư đoàn bộ binh của Quân đội nhân dân Việt Nam, còn có tên gọi Sư đoàn Sông Lam. Sư đoàn này đã tham gia Chiến tranh Việt Nam, và Chiến dịch phản công biên giới Tây-Nam Việt Nam, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia. Bối cảnh. Cuối năm 1972, khi Hoa Kỳ thất thế tại chiến trường Việt Nam, bản thân QLVNCH cũng không giành được thắng lợi khả quan, không lực Hoa Kỳ tung ra lực lượng ném bom phá hoại các đô thị miền bắc, tạo sức ép cho Hà Nội tại Paris. Để đề phòng mọi sự xâm nhập và để chiến đấu đánh trả tại quân khu 4, xây dựng lực lượng tổng dự bị chiến lược, Hà Nội đã tính đến việc thành lập thêm một sư đoàn nữa. Ngày 07/9/1972, đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt Thường vụ Quân ủy Trung ương ra chỉ thị, ngày 23/11/1972 Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Sư đoàn bộ binh cơ động 341 và giao cho QK4 tổ chức xây dựng. Vào thời điểm cuối năm 72, tại chiến trường miền nam, cũng có một sư đoàn của QĐNDVN được thành lập ở Đăktô (F10). Còn ở miền bắc, F341 họp quân chính đầu tiên vào 12/1972 tại Trạm 50 Quân khu 4, ngay tại huyện Nam Đàn và lấy tên "sư đoàn sông Lam" đặt tên cho đơn vị mới này. Hoạt động. Vì là một đơn vị bộ binh cơ động, với cách huấn luyện khá mới và xây dựng thành đơn vị mạnh, gồm toàn lính được tuyển chọn ở miền bắc (đa phần cũng là lính các tỉnh trên địa bàn QK4) nên sau 2 năm, đơn vị này đặt trong trạng thái sẵn sàng cơ động từ địa bàn hai tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình. Tư lệnh đầu tiên là đại tá Trần Văn Trân. Ngày 15/2/1975, F341 chuyển 12.000 quân + 500 tân binh trên 570 xe vận tải của Bộ + 165 xe của biên chế sư đoàn vào B2, cuối tháng 2 đến nơi. Cuối chiến tranh VN. Sư đoàn 341 chính thức vào chiến trường trong lúc lần lượt các quân đoàn 1,2,3,4, binh đoàn 232 đã thắng lớn. Do QĐ4 suy yếu lại phải giải quyết hướng đông, nên F341 được phối thuộc cho QĐ4. F341 làm nhiệm vụ trên 2 hướng; Trung đoàn 273 có nhiệm vụ tăng cường cho F9, chiến đấu trên đường 13 Chơn Thành; Chuẩn bị chiến trường hướng Gia Kiệm, Dầu Giây và thị xã Xuân Lộc - tỉnh Long Khánh. Trên hướng đường 13 ngày 13/3/1975, Trung đoàn 273 đánh trận đầu tiên tấn công giải phóng quận lỵ Dầu Tiếng, ngày 31/3 tiến công toàn diện tiêu diệt địch ở chi khu Chân Thành, cùng với đơn vị bạn phá tan tuyến phòng ngự phía Bắc, bảo vệ tuyến hành lang Đông Tây. Trên hướng Đông Bắc Sài Gòn, các đơn vị e279, e266 và các đơn vị trực thuộc Sư đoàn đánh các trận Núi Tràn, Suối Trẻ, La Ngà, Định Quán (vào cuối tháng 3 đầu tháng 4/1975) trước lúc tiến đánh Xuân Lộc. Tướng Lê Minh Đảo của Quân lực Việt Nam Cộng hòa tuyên bố tử thủ Xuân Lộc. 5h40 ngày 9/4/1975 trong đội hình quân đoàn, Sư đoàn đã phối hợp với lực lượng địa phương nổ súng tấn công thị xã Xuân Lộc từ hướng Bắc – Đông Bắc. E266 được tăng cường d5 tấn công trên hướng chủ yếu, E270 đánh chặn viện và bao vây vòng ngoài. Sau 12 ngày đêm chiến đấu quyết liệt, tranh chấp từng căn nhà, từng góc phố, QLVNCH phản kích liên tục, còn phía kia quyết đánh đến cùng. B2 cử thượng tướng Trần văn Trà lên kế hoạch tấn công mới, sử dụng sư 7 tấn công chốt giữ ngã ba Dầu Giây, khống chế sân bay Biên Hòa bằng pháo nên lực lượng phòng thủ Xuân Lộc yếu dần. QLVNCH rút lui vào tối 20/4. Sau đó, do sự sơ suất của các tân binh F341 bị đối phương bắt bài; Không lực VNCH thả 1 bom CBU và 1 bom BLU vào 1 số đài chỉ huy của các đơn vị thuộc QĐ4 . Trận này chỉ riêng quân chính quy, QĐNDVN mất trên 2000 người, F341 tổn thất khoảng 1200 người. Sư đoàn 18 phía VNCH cũng mất mát khá nặng, rút về cố thủ ở Trảng Bom. Đêm 26/4/1975 đơn vị nổ súng tấn công Trảng Bom, rồi lại chia 2 hướng: 1 theo hướng Tâm Hiệp, Long Bình tiến vào Sài Gòn theo quốc lộ 1; hướng thứ hai E273 đánh chiếm sân bay Biên Hòa, cùng với đơn vị bạn vượt sông Đồng Nai tiến đánh chiếm Thủ Đức, Tổng nha cảnh sát, cảng Bạch Đằng, Bộ Tư lệnh hải quân, Tổng cục xã hội, trưòng đua Phú Thọ, kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh. Sau chiến tranh VN đến nay. Sau khi QĐ2 tiến vào Sài Gòn đầu tiên, F341 cũng được cử theo QĐ4 vào tiếp quản thành phố tại các quận 3-11-10, quận Bình Thạnh. Các quân đoàn lần lượt vào thành phố. Sau đó QĐ4 giữ nguyên hiện trạng, F9 từ đoàn 232 được trả về QĐ4, tạm thời giao F341 cho QK7 Ngày 2/9/1976 khi vào thăm Sư đoàn, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phát biểu biểu dương Sư đoàn 341" Là một sư đoàn trẻ tuổi nhất của quân đội ta, sau khi hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu đã khẩn trương bước vào nhiệm vụ quân quản, Sư đoàn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, được nhân dân yêu thương, mến phục nhất là về tác phong, kỷ luật, các đồng chí vào thành vững như thành, làm mẫu mực về xây dựng quân đội chính quy các lực lượng ta ở miền Nam". Cũng trong một lần thăm Sư đoàn, đồng chí Nguyễn Văn Linh – Bí thư thành uỷ lúc đó đã phát biểu: "Thành phố Hồ Chí Minh không bao giờ quên Sư đoàn 341, đã cùng với các lực lượng vũ trang và nhân dân hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng thành phố, nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thường nhắc tới Sư đoàn là một đơn vị có kỷ luật nghiêm, chấp hành tốt các chính sách, đoàn kết quân dân. Sư đoàn 341 đi vào lịch sử của thành phố như một chiến công rực rỡ, chói ngời của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng." Tháng 8/1977 e270 được phối thuộc QK9 cơ động bảo vệ biên giới Tây Nam tại Hà Tiên, tháng 9/1977 các đơn vị còn lại nhận nhiệm vụ cơ động bảo vệ biên giới Tây Nam khi đang làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế. Nhiều trận chiến đấu ác liệt trên tuyến biên giới, trong 457 ngày đêm làm ngã gục rất nhiều nộ đội. F341 cùng với các sư đoàn bạn tiến vào thủ đô Phnom Penh, và hoạt động đến tận vùng Tây Bắc – Campuchia – Thái Lan. Trước khi rời khỏi Campuchia, ban chấp hành trung ương Đảng, nhân dân cách mạng Campuchia và Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Campuchia đã gửi tới bức thư"Tổ quốc Campuchia sẽ mãi mãi ghi vào sổ vàng lịch sử đấu tranh cách mạng của mình những chiến công và hình ảnh quân đội nhân dân Việt Nam nói chung, của Sư đoàn 341 nói riêng. Trong những năm chiến đấu trên đất nước Campuchia, các đồng chí đã để lại những kỷ niệm vô cùng cao đẹp, những hình ảnh trong sáng của tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân và quân đội hai nước Campuchia và Việt Nam. Tên tuổi của Sư đoàn đã ăn sâu vào trái tim và lòng người dân chùa Tháp. Năm tháng sẽ qua đi, nhưng lịch sử của dân tộc Campuchia và nhân dân Campuchia đời đời ghi nhớ mãi tên tuổi Sư đoàn 341 anh hùng".Cuối tháng 12 năm 1980, F341 nhận lệnh rút quân về nước, thuộc QK4. Suốt chiến tranh, sư đoàn 341 có trên 2700 liệt sĩ. Sư đoàn 341 được Nhà nước 2 lần phong tặng Anh hùng LLVT (1976; 1979). Tổ chức sư đoàn. Lãnh đạo hiện nay. Sư đoàn trưởng: Đại tá : Lê Thế Soái Chính ủy: Đại tá : Nguyễn Văn Linh Phó Sư đoàn trưởng - TMT: Đại Tá: Lê Văn Tặng Phòng Tham mưu Thượng Tá: Cao Văn Long Thượng Tá: Nguyễn Duy Ứng Phòng Chính trị Đại Tá: Vũ Quang An Phòng Hậu cần Thượng Tá: Lê Văn Chiến Phòng Kỹ thuật Thượng tá: Lê Bá Sơn Trung đoàn 273. Gọi tắt E1, nguyên là E8 thuộc Quân khu Tả Ngạn. Vào đội hình ngày 20/2/73 từ Quảng Trị. Trung đoàn 270. Gọi tắt là E2 bộ binh, nguyên là Tiểu đoàn 195 tỉnh đội Nghệ An. Sau năm 54 phát triển lên E270 rồi thành "Sư đoàn nhẹ" 341. 20/10/70 thành lập E270 chiến đấu ở Quảng Trị; lập lại năm 1972 phối thuộc cho sư đoàn 341. Thời gian năm 1972, trước khi hình thành E270 mới, có tiểu đoàn 6 là 01 tiểu đoàn của E57 thuộc Quân khu 3 đóng quân tại Thanh Hóa được lệnh điều động vào miền Nam, do đồng chí Chữ làm Tiểu đoàn trưởng. Tiểu đoàn 53 bộ bình thuộc Tỉnh đội Quảng Bình được trên trên điều động sang thành Tiểu đoàn 4 bộ bình, Trung đoàn 270 năm 1973. Tiểu đoàn BB 4 Tiểu đoàn BB 5 Tiểu đoàn BB 6 Trung đoàn 266. Gọi tắt là E3 gồm các đơn vị: - Tiểu đoàn 7 nguyên là Tiểu đoàn 53 bộ đội địa phương tỉnh Thái Bình. - Tiểu đoàn 8 gồm C1 & C3 thuộc Tiểu đoàn dự nhiệm 210 huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. - Tiểu đoàn 9 gồm các đại đội dự nhiệm 272, 274 và 2 đại đội dự nhiệm của Tiểu đoàn 53 Quảng Bình. - 5 đại đội bộ binh của E129 tỉnh đội Hà Tĩnh. Trung đoàn thành lập ngày 26/9/1973. Gia nhập đội hình sư đoàn từ tháng 9/1973 tại Quảng Bình. Các đơn vị trực thuộc. - Tiểu đoàn 14 Pháo binh - Tiểu đoàn 15 DKZ -   Tiểu đoàn 17 Công binh. -   Tiểu đoàn 18 Thông tin. -   Tiểu đoàn 24 Quân y. -   Tiểu đoàn 25 Vận tải. -   Trung tâm huấn luyện DBĐV
1
null
USS "Aulick" (DD-258) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, nó được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Anh và được đổi tên thành HMS "Burnham" (H82), và đã phục vụ cho đến khi xung đột kết thúc. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo John H. Aulick (1787-1873), một sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ. Thiết kế và chế tạo. "Aulick" được đặt lườn vào ngày 3 tháng 12 năm 1918 tại xưởng tàu Fore River Shipyard của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở Quincy, Massachusetts. Nó được hạ thủy vào ngày 11 tháng 4 năm 1919, được đỡ đầu bởi bà Phillip J. Willett; và được đưa ra hoạt động tại Xưởng hải quân New York vào ngày 26 tháng 7 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Lee P. Johnson. Lịch sử hoạt động. USS "Aulick". Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy, "Aulick" đi sang vùng bờ Tây nơi nó gia nhập Chi hạm đội Khu trục 10 trực thuộc Hạm đội Thái Bình Dương. Đang khi hoạt động dọc theo vùng bờ biển California, con tàu được mang số hiệu lườn DD-258 vào ngày 17 tháng 7 năm 1920. Nó tiếp tục các hoạt động thường lệ của hạm đội cho đến khi được cho xuất biên chế tại Xưởng hải quân Mare Island vào ngày 27 tháng 5 năm 1922. Sau 17 năm bị bỏ không trong thành phần dự bị, "Aulick" được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 18 tháng 6 năm 1939 tại San Diego, California. Nó quay trở lại vùng bờ Đông và phục vụ cho đến mùa Thu năm 1940. Vào ngày 8 tháng 10 năm 1940, nó được cho xuất biên chế tại Halifax, Nova Scotia và chuyển cho Anh Quốc theo Thỏa thuận đổi tàu khu trục lấy căn cứ. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 8 tháng 12 năm 1941. HMS "Burnham". Được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoàng gia Anh như là chiếc HMS "Burnham" (H82), tên được đặt theo cả Burnham, Pennsylvania và Burnham-on-Sea, Somerset, chiếc tàu khu trục bắt đầu từ tháng 12 năm 1940. Vào đầu năm 1941, nó bắt đầu một loạt các chuyến hộ tống vận tải giữa Iceland và Newfoundland. Nó được cải biến nhằm tối ưu cho nhiệm vụ hộ tống vận tải bằng cách tháo dỡ ba trong số các khẩu pháo /50 caliber ban đầu và ba dàn ống phóng ngư lôi ba nòng để giảm bớt trọng lượng bên trên, lấy chỗ để mang thêm mìn sâu đồng thời trang bị một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog. Con tàu được thị trấn Burnham-on-Sea, Somerset chính thức đỡ đầu vào năm 1942. Trong suốt những năm 1942 và 1943, nó hoạt động chủ yếu giữa Newfoundland và Londonderry Port, Derry, Bắc Ireland. Nó được phân về Đội hộ tống C-2 trực thuộc Lực lượng Hộ tống Giữa đại dương để hộ tống các đoàn tàu ON-113, HX-201, ON-119, SC-97, ON-129 và SC-102; rồi với Đội hộ tống C-3 để hộ tống các đoàn tàu ON-152, HX-221, ON-163, HX-226, ON-172, SC-124, ON-180 và HX-238 vào mùa Đông năm 1942-1943. Đến năm 1944, "Burnham" được sử dụng vào nhiệm vụ huấn luyện máy bay cho Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây; vào lúc này một nhóm đại biểu của con tàu đã viếng thăm thị trấn Somerset và diễu hành qua đường phố. Nó được đưa về thành phần dự bị tại Milford Haven, Wales vào tháng 11 năm 1944; và cuối cùng nó bị tháo dỡ tại Pembroke, Wales vào tháng 12 năm 1948.
1
null
USS "Turner" (DD-259) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất và trong biên chế từ năm 1919 đến năm 1922. Nó tiếp tục phục vụ ngoài biên chế từ năm 1936 đến năm 1943 như chiếc sà lan tự hành YW-56, rồi nhập biên chế trở lại như là chiếc USS "Moosehead" (IX-98) và tiếp tục phục vụ trong thời gian còn lại của Chiến tranh Thế giới thứ Hai như một tàu phụ trợ cho đến khi xung đột kết thúc. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Đại tá Hải quân Daniel Turner (1794-1850), và là chiếc thứ hai được đặt tên . Thiết kế và chế tạo. "Turner" được đặt lườn vào ngày 19 tháng 12 năm 1918 tại xưởng tàu Fore River Shipyard của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở Quincy, Massachusetts. Nó được hạ thủy vào ngày 17 tháng 5 năm 1919, được đỡ đầu bởi bà Leigh C. Palmer; và được đưa ra hoạt động tại Boston, Massachusetts vào ngày 24 tháng 9 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân M. L. Hersey, Jr.. Lịch sử hoạt động. USS "Turner" và YW-56. Sau khi hoạt động dọc theo vùng bờ Đông và bờ Tây, "Turner" được cho xuất biên chế tại San Diego, California vào ngày 7 tháng 6 năm 1922 và được đưa về lực lượng dự bị. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 5 tháng 8 năm 1936. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1936, chiếc tàu khu trục bốn ống khói cũ được chấp thuận để cải biến thành một sà lan tự hành. Sau khi được cải biến tại San Diego trong tháng 10, nó được đổi tên thành YW-56 và bắt đầu hoạt động tại khu vực San Diego. Nó được phân về Quân khu Hải quân 11 vào ngày 17 tháng 10 năm 1940, và đến tháng 5 năm 1942 được giao thêm vai trò hoạt động như một tàu phà giữa San Diego và đảo San Clemente. USS "Moosehead". Vào ngày 13 tháng 2 năm 1943, YW-56 được đổi tên thành USS "Moosehead", trở thành chiếc tàu thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ mang cái tên này, và được xếp lại lớp với ký hiệu lườn IX-98. Sau khi được bổ sung thiết bị radar và sonar, nó nhập biên chế tại San Diego vào ngày 5 tháng 4 năm 1943 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Đại úy Hải quân D. J. Spahr. Nó trình diện để phục vụ cùng Bộ chỉ huy Huấn luyện Tác chiến thuộc Hạm đội Thái Bình Dương vào ngày 11 tháng 4, và đến ngày 23 tháng 4 nó trở thành soái hạm của Chuẩn đô đốc Frank A. Braisted. Trong những năm còn lại của Chiến tranh Thế giới thứ hai, nó hoạt động ngoài khơi San Diego. Từ tháng 5 năm 1943 đến tháng 12 năm 1944, "Moosehead" thực hiện trung bình 11 chuyến đi khứ hồi mỗi tháng đến đảo San Clemente, vận chuyển nhân sự, thư tín và hàng hóa cho Quân khu Hải quân 11. Từ tháng 8 năm 1944 cho đến đầu năm 1945, nó làm nhiệm vụ kéo mục tiêu để thực hành huấn luyện cho các thiết giáp hạm, tàu tuần dương và tàu khu trục, cũng như phục vụ như mục tiêu thực hành ngư lôi của tàu khu trục và máy bay ném bom-ngư lôi. Ngoài ra nó còn hộ tống cho các thiết giáp hạm và tàu tuần dương trong các cuộc thực tập huấn luyện. Cũng trong thời gian này, "Moosehead" thực hiện một trong những vai trò quan trọng nhất, là cung cấp nền tảng trên biển để huấn luyện sĩ quan và nhân viên thuộc Trung tâm Thông tin Hành quân (CIC: Combat Information Center). Nó mang theo các thiết bị radar và sonar cũng như lớp học CIC và phương tiện nghỉ ngơi. Đến tháng 7 năm 1943, nó bắt đầu huấn luyện các đội CIC của các tàu sân bay hộ tống. Trong hai năm rưỡi tiếp theo, nó huấn luyện nhóm CIC cho mọi tàu sân bay hộ tống thuộc các lớp "Casablanca" và "Commencement Bay". Đến đầu năm 1944 nó mở rộng phạm vi đối tượng huấn luyện, để bao gồm nhân sự CIC của tàu chở hàng tấn công (APA), tàu vận chuyển tấn công (AKA), tàu khu trục hộ tống (DE), tàu tiếp liệu khu trục (AD) và tàu tuần tra hộ tống (PCE). Ngoài ra, nó còn phục vụ như là tàu thử nghiệm và đánh giá vũ khí và thiết bị như rocket, radar và thiết bị gây nhiễu radar. Trong suốt thời gian hoạt động có tính thầm lặng dọc theo bờ biển Nam California, "Moosehead" đã di chuyển hơn và huấn luyên hơn 4.200 sĩ quan và thủy thủ. Sau khi xung đột kết thúc, nó vẫn tiếp tục đảm nhiệm vai trò soái hạm cho Tư lệnh Bộ chỉ huy Huấn luyện Bờ Tây; và đến ngày 24 tháng 12 năm 1945 nó được điều sang Quân khu Hải quân 11. "Moosehead" được cho ngừng hoạt động tại San Diego vào ngày 19 tháng 3 năm 1946. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 17 tháng 4 năm 1946, trả lại cho Ủy ban Hàng hải vào ngày 20 tháng 2 năm 1947 và bị bán cùng ngày hôm đó cho hãng Hugo Neu để tháo dỡ.
1
null
USS "Gillis" (DD-260/AVD-12) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất, được cải biến thành tàu tiếp liệu thủy phi cơ AVD-12 và đã tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai cho đến khi xung đột kết thúc. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Thiếu tướng Hải quân John P. Gillis (1803-1873) và Chuẩn đô đốc James Henry Gillis (1831-1910). Thiết kế và chế tạo. "Gillis" được đặt lườn vào ngày 19 tháng 12 năm 1918 tại xưởng tàu Fore River Shipyard của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở Quincy, Massachusetts. Nó được hạ thủy vào ngày 29 tháng 5 năm 1919, được cùng đỡ đầu bởi cô Helen Irvine Murray, cháu nội đô đốc Gillis và bà Josephine T. Smith, cháu gái thiếu tướng Gillis; và được đưa ra hoạt động vào ngày 3 tháng 9 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Webb Trammell. Lịch sử hoạt động. "Gillis" khởi hành từ Newport, Rhode Island vào ngày 17 tháng 12 năm 1919, và đã thả neo tại San Diego, California vào ngày 20 tháng 1 năm 1920. Nó gia nhập Lực lượng Khu trục trực thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, và đã tham gia các cuộc thực tập chiến thuật và cơ động dọc theo vùng bờ Tây cho đến khi được cho xuất biên chế tại San Diego vào ngày 26 tháng 5 năm 1922. Khi xung đột lại nổ ra ở Châu Âu, "Gillis" được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 28 tháng 6 năm 1940, và đến ngày 2 tháng 8 được xếp lại lớp như một tàu tiếp liệu thủy phi cơ với ký hiệu lườn mới AVD-12. Sau khi hoàn tất việc cải biến, nó gia nhập hạm đội thường trực tại San Francisco, California vào ngày 25 tháng 3 năm 1941. "Gillis" được phân công tiếp liệu cho Không đoàn Tuần tra 4 thuộc Lực lượng Máy bay Tuần tiễu Hạm đội Thái Bình Dương. Trong những tháng tiếp theo, nó hỗ trợ hoạt động tuần tra giữa San Diego và Seattle, Washington, cũng như nhiệm vụ tiếp liệu thủy phi cơ tại Sitka, Alaska từ ngày 14 đến ngày 17 tháng 6 và tại Dutch Harbor và Kodiak từ ngày 15 đến ngày 31 tháng 7. Sau khi được đại tu tại Xưởng hải quân Puget Sound, nó quay trở lại Kodiak vào ngày 16 tháng 10 năm 1941 để tiếp nối hoạt động tiếp liệu thủy phi cơ tại vùng biển Alaska. Nó đang phục vụ tại Kodiak khi Hải quân Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng; và nó đã quay trở về Xưởng hải quân Puget Sound vào ngày 9 tháng 2 năm 1942 để đại tu. "Gillis" tiếp tục nhiệm vụ tiếp liệu tại Kodiak từ ngày 26 tháng 5 năm 1942. Nó đặt căn cứ tại Atka từ ngày 11 đến ngày 13 tháng 6 để tiếp liệu cho các thủy phi cơ làm nhiệm vụ ném bom vị trí quân Nhật trên đảo Kiska. Đang khi làm nhiệm vụ tuần tra-giải cứu vào ngày 6 tháng 6, nó đã thực hiện ba lượt tấn công bằng mìn sâu sau khi dò được tín hiệu sonar dưới nước. Một tàu ngầm Nhật bất ngờ nhô lên mặt nước, bộc lộ tháp chỉ huy và chân vịt, rồi lại biến mất dưới mặt nước; "Gillis" không thể bắt lại được tín hiệu đối phương. Nó được ghi công đã gây hư hại tàu ngầm đối phương này tại khu vực ngoài khơi đảo Umak. Sau đó, nó bị ba máy bay ném bom Nhật Bản đang tuần tra tấn công tại Adak vào ngày 20 tháng 7. Một quả bom tịt ngòi đã ném xuống chỉ cách bên mạn tàu; các quả khác ném suýt trúng phía mũi và phía đuôi tàu, tung một cơn mưa do nước dội lên nhưng nó không bị hư hại hay thương vong. "Gillis" tiếp tục nhiệm vụ đa dạng như một tàu tàu tiếp liệu máy bay và tàu tuần tra tìm kiếm giải cứu trong suốt khu vực quần đảo Aleut, xen kẻ với những đợt sửa chữa tại Xưởng hải quân Puget Sound. Nó được cho tách khỏi nhiệm vụ này vào ngày 19 tháng 4 năm 1944, khi nó rời Dutch Harbor để đi đại tu tại Xưởng hải quân Puget Sound, rồi đi đến San Diego vào ngày 13 tháng 6. Nó trải qua những tháng tiếp theo hoạt động như tàu canh phòng máy bay cho việc huấn luyện tàu sân bay dọc theo bờ biển California. Sau đó nó lên đường đi Trân Châu Cảng, đến nơi vào ngày 8 tháng 12 năm 1944, và hoạt động như tàu canh phòng máy bay cho tàu sân bay hộ tống cho đến ngày 20 tháng 2 năm 1945. Nó lên đường cùng với Lực lượng Bắn phá và Bảo vệ dưới quyền Chuẩn đô đốc Morton L. Deyo, đi ngang qua Marshalls, Marianas và Ulithi cho chiến dịch nhằm chiếm đóng Okinawa. "Gillis" đi đến ngoài khơi Kerama Retto vào ngày 25 tháng 3 năm 1945. Nó bảo vệ cho hoạt động của cảc tàu quét mìn về phía Tây, rồi canh phòng trong khi các đội phá hoạt dưới nước (UDT) dọn sạch các lối tiếp cận lên các bãi đổ bộ ở phía Tây Okinawa. Sau khi lực lượng đổ bộ tấn công lên bờ vào ngày 1 tháng 4, nó tiếp liệu cho các máy bay trinh sát và tuần tra tại Kerama Retto đồng thời thực hiện tuần tra tìm kiếm và giải cứu. Vào ngày 28 tháng 4, nó rời Okinawa để hộ tống cho "Makassar Strait" đi ngang qua Guam để đi đến vịnh San Pedro, Philippines. Nó quay trở lại cùng lộ trình này hộ tống cho . Chiếc tàu sân bay hộ tống phóng máy bay ra vào ngày 29 tháng 6 để đi đến các căn cứ trên đất liền ở Okinawa, và "Gillis" đã giúp hộ tống nó quay trở lại Guam vào ngày 3 tháng 7 năm 1945. "Gillis" khởi hành từ Guam vào ngày 8 tháng 7 năm 1945. Nó về đến San Pedro, California vào ngày 28 tháng 7, và được cho ngừng hoạt động tại đây vào ngày 15 tháng 10 năm 1945. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 11 năm 1945; và nó bị bán để tháo dỡ vào ngày 29 tháng 1 năm 1946. Phần thưởng. "Gillis" được tặng thưởng hai Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null