text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Ryang Yong-Gi (량 용기)(Phiên âm Hán Việt:Lương Dũng Cơ)
(sinh ngày 7 tháng 1 năm 1982) là một cầu thủ bóng đá người Triều Tiên gốc Nhật Bản, hiện đang chơi ở vị trí tiền vệ cho CLB Vegalta Sendai tại giải J1 League.
Đội tuyển bóng đá quốc gia.
Ryang Yong-Gi thi đấu cho đội tuyển bóng đá quốc gia CHDCND Triều Tiên từ năm 2008 đến 2012.
Thống kê sự nghiệp.
!Tổng cộng||24||6 | 1 | null |
Mario Haas (sinh ngày 16 tháng 9 năm 1974) là một cầu thủ bóng đá người Áo chơi ở vị trí tiền đạo.
Đội tuyển bóng đá quốc gia.
Mario Haas ra mắt đội tuyển quốc gia Áo vào tháng 4 năm 1998 trong trận giao hữu với Hoa Kỳ và là tuyển thủ Áo tham dự World Cup 1998. Ông ra sân 43 trận, ghi được 7 bàn thắng. Trận đấu quốc tế cuối cùng của Haas diễn ra vào tháng 5 năm 2007 trong trận giao hữu với Scotland. Sau đó, ông được huấn luyện viên Karel Brückner gọi lên tuyển chuẩn bị cho trận giao hữu với Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 11 năm 2008, nhưng ông đã từ chối để tập trung cho câu lạc bộ Sturm Graz.
Thống kê sự nghiệp.
!Tổng cộng||43||7 | 1 | null |
Basile Boli (sinh ngày 2 tháng 1 năm 1967) là một cầu thủ bóng đá người Pháp.
Là cầu thủ ghi bàn thắng duy nhất trong chiến thắng 1-0 của Olympique Marseille trước AC Milan ở trận Chung Kết C1 1993
Đội tuyển bóng đá quốc gia.
Basile Boli thi đấu cho đội tuyển bóng đá quốc gia Pháp từ năm 1986 đến 1993.
Thống kê sự nghiệp.
!Tổng cộng||45||1 | 1 | null |
(sinh ngày 6 tháng 9 năm 1963) là một cầu thủ bóng đá người Cộng hòa Séc.
Đội tuyển bóng đá quốc gia.
thi đấu cho đội tuyển bóng đá quốc gia Tiệp Khắc, đội tuyển bóng đá quốc gia Cộng hòa Séc từ năm 1984 đến 1994.
Thống kê sự nghiệp.
!Tổng cộng||54||5
!Tổng cộng||1||0 | 1 | null |
Nenad Đorđević (; sinh ngày 7 tháng 8 năm 1979) là một cựu cầu thủ bóng đá Serbia thi đấu ở vị trí hậu vệ. Anh hiện là huấn luyện viên đội U-17 Kalmar FF.
Ở cấp độ đội tuyển, Đorđević khoác áo Đội tuyển bóng đá quốc gia Serbia và Montenegro tại Giải vô địch bóng đá thế giới 2006.
Thống kê sự nghiệp.
!Tổng cộng||17||1 | 1 | null |
Dušan Petković (chữ Kirin Serbia: Душан Петковић; sinh ngày 13 tháng 6 năm 1974) là một cựu cầu thủ bóng đá Serbia chơi ở vị trí hậu vệ. Anh là con trai của Ilija Petković.
Petković thi đấu bảy lần cho đội tuyển bóng đá quốc gia Serbia và Montenegro từ 2000 tới 2004. Anh được gọi tham dự Giải vô địch bóng đá thế giới 2006 thay cho Mirko Vučinić bị chấn thương, nhưng ngay sau đó rút lui vì áp lực từ báo chí cho rằng anh được chọn là nhờ cha mình là huấn luyện viên.
Thống kê sự nghiệp.
!Tổng cộng||7||0 | 1 | null |
Hùng Vương thứ XVII là một vị vua truyền thuyết của nước Văn Lang trong lịch sử Việt Nam. Tương truyền, vua Hùng thứ XVII có một người con nuôi là Mai An Tiêm, ông tổ trồng dưa ở Việt Nam.
Người con nuôi.
Truyền thuyết kể rằng vua Hùng Vương thứ mười bảy có một người con nuôi là An Tiêm có tài tháo vát và có trí hơn người. Vua yêu mến An Tiêm thường ban cho của ngon vật quý. Có thuyết lại nói rằng Mai An Tiêm là nô bộc, sau được lấy con gái nuôi của Hùng Vương là nàng Ba. An Tiêm thường nói: "Của biếu là của lo, của cho là của nợ!" nên bị các quan tấu lên vua. Vua nổi giận bèn đày gia đình An Tiêm ra đảo hoang.
Sau một thời gian vật lộn với cuộc sống hoang dã, An Tiêm phát hiện ra hạt của loài trái mà chim chóc thích ăn. Ngồi nghỉ một lát thấy mát ruột, đỡ đói, chàng có ý mừng, lấy gươm xới một khoảnh đất mà gieo hạt xuống. Sau đó hạt ra cây, cây ra quả, gia đình An Tiêm cứ trồng dưa thêm mãi. Cứ mỗi lần hái dưa, An Tiêm lấy mấy quả đánh dấu thả ra biển. Dưa trôi biệt tăm tích không biết bao lần, trăng non rồi trăng già không biết bao bận, An Tiêm vẫn không ngã lòng. Quả nhiên một hôm có một chiếc thuyền ghé đến hỏi xem ai đã trồng được giống dưa quý, để đổi về đem bán trên đất liền. Từ đấy An Tiêm đổi được các thức ăn dùng thường ngày và còn cất được một cái nhà lá xinh xinh.
Về phần vua Hùng Vương, từ ngày bỏ An Tiêm ra hoang đảo, vua yên trí rằng An Tiêm đã chết rồi, đôi khi nghĩ đến cũng có bùi ngùi thương hại. Cho đến một ngày kia, thị thần dâng quả dưa lạ, vua ăn ngon miệng bèn hỏi thăm tung tích, mới biết là do An Tiêm trồng ngoài đảo. Vua ngẫm nghĩ thấy mình sai, cho thuyền ra đón gia đình An Tiêm. An Tiêm và nàng Ba mừng rỡ, thu lượm hết những quả dưa chín và hạt giống đem về phân phát cho bà con hàng xóm, và truyền dạy cách gieo trồng, chăm bón.
Con rể.
Lý Văn Lang (hay Lang Công) là một người có tướng mạo khôi ngô khác thường, được vua Hùng gả con gái thứ sáu là Mỵ nương Nguyệt Cư cho. Nguyệt Cư sau sinh 10 người con trai, về sau đều theo phò mã Nguyễn Tuấn (có thuyết đồng nhất với Sơn Tinh) đánh Thục, dẹp yên bờ cõi. Đền thờ Mỵ nương Nguyệt Cư nay tại làng Thời Mại hay còn gọi là Cao Mại, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Hội làng mở từ mùng 3 đến mùng tháng Giêng (âm lịch), chính hội ngày mùng 4. Trong hội có tục rước xôi ngũ sắc cùng bánh giầy từ đình làng Thời Mại sang đình làng Đông Chấn (thờ con cả là Lý Văn Tràng) và trong hội có mở hát xoan. | 1 | null |
Australopithecus afarensis là một loài thuộc phân tông australopithecine đã tuyệt chủng từng sinh sống tại Đông Phi vào khoảng 3,9–2,9 triệu năm trước (mya) thuộc thế Thượng Tân. Các nhà khảo cổ phát hiện hóa thạch của loài này lần đầu tiên vào những năm 1930, song phải tới những năm 1970 thì nhiều mẫu vật mang tính đột phá mới dần lộ diện. Từ năm 1972 đến năm 1977, Đoàn thám hiểm nghiên cứu Afar quốc tế ("International Afar Research Expedition") dẫn đầu bởi các nhà nhân chủng như Maurice Taieb, Donald Johanson và Yves Coppens đã khai quật được hàng trăm mẫu vật hominin ở Hadar, Ethiopia, đáng kể nhất trong số đó là hài cốt AL 288-1 (biệt danh "Lucy") trong tình trạng bảo tồn cực kỳ tốt và bộ mẫu vật AL 333 (biệt danh "Gia đình đầu tiên"). Năm 1974, Mary Leakey dấn dắt một đoàn điền dã tới Tanzania và thu được nhiều đường dấu chân hóa thạch tại đó. Năm 1978, "A. afarensis" lần đầu tiên được mô tả khoa học, song lúc đó giới khảo cổ còn tranh luận rằng nên tách các mẫu vật thành các loài riêng bởi sự khác biệt hình thái có thể thấy giữa các hóa thạch. Hiện nay, các khác biệt này được coi là dị hình giới tính, tức là sự khác biệt giữa đực và cái chứ không phải giữa hai loài khác nhau. "A. afarensis" có lẽ là hậu duệ của loài "A. anamensis" và tổ tiên trực hệ của chi "Homo" theo một số tác giả (điều này bị tranh cãi).
"A. afarensis" sơ hữu khuôn mặt dài, cung lông mày mỏng và hàm răng nhô. Xương hàm của chúng khá chắc chắn và giống khỉ đột. Kích thước của "A. afarensis" còn bị bàn cãi, bao gồm nhiều lập luận ủng hộ và chống lại sự khác biệt kích thước giữa đực và cái. Lucy được ước tính cao khoảng 105 cm (3 ft 5 in) và nặng khoảng 25–37 kg (55–82 lb), song phải lưu ý cá thể này khá nhỏ so với các mẫu điển hình. Hơn nữa, một mẫu có vẻ là đực được ước tính cao khoảng 165 cm (5 ft 5 in) và nặng khoảng 45 kg (99 lb). Sự khác biệt kích thước giữa đực và cái dường như bị gây ra bởi thiên lệch lấy mẫu. Xương chân và các đường dấu vết hóa thạch Laetoli chứng tỏ "A. afarensis" đi đứng bằng hai chân, mặc dù chúng đi bộ kém hiệu quả hơn nếu so với người hiện đại. Cánh tay và bả vai của chúng trông giống đười ươi và khỉ đột, dường như ngụ ý chúng vẫn sống một phần trên cây, hoặc hình thái đó chỉ là dấu tích được thừa hưởng từ tổ tiên chung cuối cùng người-tinh tinh chứ không có vai trò sinh học (giống xương cụt ở người hiện đại).
"A. afarensis" có lẽ là loài ăn tạp thực vật rừng C3, thực vật xavan C4 và CAM, và kể cả những loài thú ăn thực vật. "A. afarensis" dường như sinh sống ở một loạt kiểu môi trường chẳng hạn như đồng cỏ hoặc rừng cây, vùng cây bụi và rừng ven hồ hoặc ven sông. Bằng chứng tiềm năng về công cụ bằng đá của "A. afarensis" cho thấy thịt là một phần chế độ ăn của chúng. Nếu "A. afarensis" thực sự bộc lộ dị hình giới tính giữa đực và cái thì rất có thể xã hội của chúng theo đa thê (một hành vi có thể thấy ở nhiều loài linh trưởng), song động lực quần thể ở vượn nhân rất khó để suy đoán chính xác. Những vượn nhân sơ khai không đứng đầu chuỗi thức ăn mà thường bị các loài dã thú như linh cẩu hoặc các đại miêu săn đuổi. | 1 | null |
Thần y Heo Jun hay Thần y Hur Jun (Hangul: 허준; Romaja quốc ngữ: "Heo Jun; Tên Tiếng Anh: Legendary Doctor Hur Jun") là một bộ phim truyền hình Hàn Quốc kể về câu chuyện cuộc đời của danh y Heo Jun dưới thời triều đại Choson. Bộ phim được công chiếu bởi đài MBC vào năm 1999-2000, và đạt kỷ lục 64 % tỷ suất người xem ở Hàn Quốc.
Bộ phim cũng được phát sóng trên truyền hình Đài Loan vào năm 2002 và đài truyền hình thương mại TVB của Hồng Kông vào năm 2005, sau khi kết thúc bộ phim Nàng Dae Jang Geum (là bộ phim cũng được đạo diễn bởi Lee Byung-hoon, đạo diễn của bộ phim Thần y Heo Jun). Vì sự giống nhau giữa các nhân vật chính của cả hai bộ phim truyền hình nên "Thần y Heo Jun" thường được gọi là phiên bản nam của phim "Nàng Dae Jang Geum".
Nội dung.
Câu chuyện xảy ra vào triều đại Choson đầu thế kỷ 16, chủ yếu dưới thời vua Seonjo, tức là khoảng thời gian 20 năm sau cái chết của Jang Geum (nổi tiếng là y nữ đầu tiên trong triều đại Choson) - được cho là mất năm 1524. Heo Jun là con trai của một người phụ nữ xuất thân là tiện dân, mặc dù mẹ ông kết hôn với một vị quan thẩm phán địa phương nhưng theo luật lúc bấy giờ thì ông và mẹ vẫn chỉ là những người dân hạ lưu thấp hèn. Kết quả là ông và mẹ ông bị sự phân biệt đối xử khiến ông tham gia vào hoạt động buôn lậu. Chính trong khoảng thời gian đó, ông đã gặp Da-hee, người phụ nữ thượng lưu là con gái của một đại quan trong triều sống lưu vong. Cha của Da-hee đã chết khi bị mang tội danh là phản nghịch. Heo Jun cảm thông với sự mất mát của Da-hee và lo tang lễ cho cha của nàng. Nhưng không lâu sau đó, hoạt động buôn lậu của Heo Jun bị phát hiện khiến ông cùng mẹ đã rời khỏi thị trấn để đến Saneum của tỉnh Gyeongsang để sống một cuộc sống bình yên. Da-hee cảm kích trước tình nghĩa sâu nặng của Heo Jun nên sau khi dò hỏi đã tìm được hai mẹ con Heo Jun và sau đó, hai người đã kết hôn bất chấp sự ngăn cản của pháp luật về tầng lớp xã hội.
Thần Y Hur Jun Ở Việt Nam.
Phim được phát sóng ở Việt Nam lần đầu trên kênh VTV3 - Đài truyền hình Việt Nam và trở thành một trong những bộ phim khiến khán giả Việt Nam yêu thích và khó quên. Tuy nhiên do thời gian phim sản xuất đã quá lâu nên phim hiện chỉ còn một vài bản lồng tiếng, thuyết minh nhưng đa phần chất lượng đều khá kém và thất lạc nhiều. Hiện chỉ còn tồn tại một bản Thuyết Minh giọng nữ khá hay của Đài Truyền hình Ninh Thuận được đài mua bản quyền phát sóng và đăng lại. Ngoài ra tất cả đều đã thất lạc và không trọn bộ. | 1 | null |
War and Peace, Op. 91 (tiếng Nga: Война и мир, dịch là Voyna i mir, tiếng Việt: Chiến tranh và hòa bình) là vở opera của nhà soạn nhạc người Nga Sergey Sergeyevich Prokofiev. Ông cùng với Mira Mendelson viết lời cho tác phẩm dựa theo cuốn tiểu thuyết cùng tên nổi tiếng Chiến tranh và Hòa bình của đại văn hào Nga Lev Tolstoy. Ông sáng tác vở opera này vào năm 1942, sau vở opera được trình diễn vào năm 1955, hai năm sau khi ông mất. Vở opera đã diễn tả thất bại của Napoléon Bonaparte trước quân đội Nga trong chiến tranh Pháp-Nga vào năm 1812. | 1 | null |
Vụ lở tuyết tại núi Everest diễn ra vào ngày 18 tháng 4 năm 2014, giết chết ít nhất 13 hướng dẫn viên leo núi người Nepal. Tính đến ngày 19 tháng 4, còn ba người đang trong tình trạng mất tích.
Tổng quan.
Khoảng 06:45 giờ Nepal (tức 01:00 UTC), một trận lở tuyết diễn ra trên mặt nam của núi Everest ở độ cao xấp xỉ 5.800 m. Khu vực xảy ra vụ việc có tên địa phương là "Cổng Vàng" hoặc "cánh đồng ngô", nằm bên trong thác băng Khumbu. Sự hiện diện của vô số cột băng (sérac) bất ổn định trên cánh đồng băng cho thấy rằng những người leo núi cố gắng vượt qua đó càng nhanh càng tốt, thông thường là vào buổi sáng sớm trước khi nhiệt độ tăng lên. Xấp xỉ 30 người đã bị tuyết lở chôn vùi, đa phần họ là những hướng dẫn viên người Sherpa. Nhóm người này đã tiến hành sửa chữa dây dợ và chuẩn bị một đường mòn mới qua đèo Nam ("South Col") để dành cho những khách leo núi có trả tiền vào mùa leo núi lần tới. Sở dĩ như vậy là vì các hướng dẫn viên cứ mỗi năm lại phải tìm và duy trì một đường mòn mới băng qua khu vực này do điều kiện ở đây thay đổi thường xuyên.
Thu nhập sau mỗi chuyến leo núi của mỗi hướng dẫn viên là khoảng 125 USD. Đa số hướng dẫn viên xuất thân từ những gia đình leo núi và không có nhiều cơ hội kiếm tiền. Mỗi năm có khoảng 350 đến 450 người được tuyển dụng làm hướng dẫn viên vào mùa leo núi, phần lớn số người này là người Sherpa. Tuy vậy trong những năm trở lại đây, khách ngoại quốc cũng bắt đầu đưa hướng dẫn viên của riêng họ đi theo. Điều này gây nên căng thẳng với người địa phương. Năm 2013, có tám người chết ở núi Everest, trong đó có một trong những hướng dẫn viên người Sherpa dày dạn kinh nghiệm nhất.
Nạn nhân.
Ít nhất 13 người đã chết trong vụ lở tuyết. Bốn người trong số đó là người Sherpa từ huyện Solukhumbu, vùng Đông Nepal. Năm trong số những người đã chết là những người làm việc cho kênh truyền hình Discovery nhằm chuẩn bị cho một sự kiện đặc biệt. Không có người nước ngoài nào thiệt mạng. Trả lời tờ "The New York Times", nhà leo núi Tim Rippel (trưởng một nhóm leo núi Everest), cho biết vào thời điểm xảy ra thảm họa, những hướng dẫn viên Sherpa đang di chuyển chậm rãi và mang vác "hàng đống trang thiết bị, lều, lò nấu, bình ôxi...đến các trại trữ hàng". Sáng hôm ấy các hướng dẫn viên đã khởi hành sớm do đang chuẩn bị cho cao điểm mùa leo núi sẽ diễn ra vào tháng 5, song hoạt động của họ bị trì hoãn do điều kiện leo núi tồi tệ. Bốn hướng dẫn viên bị thương nặng cần phải đưa vào nằm bệnh viện.
Khi thảm họa xảy ra, còn có một nhóm người khác đang tiến hành quay một phim có nội dung về thảm họa với tựa đề là "Everest". May mắn không có người nào chết hoặc bị thương.
Trong lịch sử có hơn 200 người đã chết khi leo núi Everest, nhưng tai nạn lần này là tai nạn cướp đi nhiều sinh mạng nhất trong lịch sử ngọn núi. Số người chết lần này còn vượt qua con số tám người chết của thảm họa bão tuyết Everest năm 1996. Lần ấy tám người chết đều là người ngoại quốc.
Hậu quả.
Nhà leo núi Tim Rippel cho hay "mọi người tại trại căn cứ đều bị sốc". Một số nhà leo núi đã gói ghém hành lý và rời đi. Chính phủ Nepal tuyên bố hỗ trợ tức thời 40.000 rupee Nepal (400 USD) đến người thân thuộc gần nhất của mỗi nạn nhân. | 1 | null |
Rupee () là đơn vị tiền tệ chính thức của Nepal. Mã ISO 4217 của đồng tiền này hiện là "NPR" và thường được ký hiệu ₨. Một rupee Nepal được chia nhỏ thành 100 "paisa". Ngân hàng Rastra Nepal là cơ quan kiểm soát phát hành tiền rupee Nepal. Ngoài Nepal, một số quốc gia khác cũng có đồng tiền tên là rupee.
Lịch sử.
Đồng rupee Nepal ra mắt năm 1932 thay thế cho đồng mohar Nepal bạc; tỉ lệ chuyển đổi là 2 mohar = 1 rupee. Ban đầu, đồng rupee được gọi là "mohru" trong tiếng Nepal Bhasa. Năm 1993, đồng tiền được neo tỷ giá với đồng rupee Ấn Độ ở mức 1,6 rupee Nepal = 1 rupee Ấn Độ.
Tiền xu.
Năm 1932, đồng xu bằng bạc mệnh giá 20 paisa, 50 paisa và 1 rupee được ra mắt. Tiếp sau đó là đồng xu bằng đồng mệnh giá 1, 2 và 5 paisa được ra mắt trong thời gian từ 1933 đến 1935. Thập niên 1940, người ta bổ sung thêm đồng xu bằng đồng mệnh giá ¼ và ½ paisa, đồng xu nickel-đồng thau mệnh giá 5 paisa. Năm 1953, bộ tiền xu mới ra đời, bao gồm các đồng 1, 2 và 4 paisa làm bằng đồng thau; 5 và 10 paisa làm bằng đồng; 20, 25, 50 paisa và 1 rupee làm bằng đồng-nickel. Sau 1954 không còn lưu hành đồng xu 20 paisa.
Năm 1966, ra mắt đồng xu 1, 2 và 5 paisa làm bằng nhôm và đồng xu 10 paisa làm bằng đồng thau. Năm 1982, ra mắt đồng xu 25 paisa làm bằng nhôm. Các năm 1987 và 1988, ra mắt đồng xu 50 paisa và 1 rupee làm bằng thép không gỉ. Năm 1994, phát hành thêm đồng xu mệnh giá 10 và 25 paisa, bên cạnh đó là 50 paisa bằng nhôm.
Giấy bạc.
Ngày 17 tháng 9 năm 1945, Chính phủ ra mắt giấy bạc mệnh giá 5, 10 và 100 rupe, trên đó không gọi là "rupee" mà gọi là "mohru" bằng tiếng Nepal. Ngân hàng Rastra Nepal nắm quyền phát hành tiền vào năm 1960. Năm 1969, phát hành tiền giấy mệnh giá 1000 rupee, kế tiếp là 500 rupee (1971), 50 rupee (1977) và 2 rupee (1981), sau khi ngừng in tiền giấy 1 rupee. Năm 1982, bổ sung giấy bạc mệnh giá 20 rupee. Nepal không in tiền giấy 1 và 2 rupee nữa, tuy nhiên các tiền cũ vẫn có giá trị trong lưu thông.
Năm 1997, nhân dịp kỉ niệm 25 năm lễ đăng quang của Birendra Bir Bikram Shah, ngân hàng quốc gia phát hành giấy bạc 25 và 250 rupee.
Kể từ năm 2007, việc in tiền giấy rupee Nepeal do công ty in tiền quốc gia Perum Peruri của Indonesia đảm nhận. | 1 | null |
Australopithecus africanus là một loài hóa họ người thạch của "Australopithecus". Mẫu hóa thạch đầu tiên của loài này, mặc dù không được công nhận vào thời kỳ đó, là một đoạn xương tay tìm thấy trong các địa tầng thuộc thế Pliocen trong khu vực thế Pleistocen ở phía đông hồ Cộng hòa Nam Phi bởi một đội nghiên cứu của Đại học Raymond Dart vào năm 1924. | 1 | null |
Chu lễ (chữ Hán phồn thể: 周禮; giản thể: 周礼) còn gọi là Chu quan (周官) hoặc Chu quan kinh (周官经), là tên gọi của bộ sách xuất hiện vào thời Chiến Quốc ghi chép về chế độ quan lại cùng những tập tục lễ nghi của đời Chu, có thể coi là một lý tưởng về chế độ chính trị và chức trách của bách quan, tương truyền do Chu công chế định. "Chu lễ" cùng với "Nghi lễ" và "Lễ ký" là một trong tam lễ được liệt vào hàng kinh điển của Nho giáo.
Nội dung.
Nội dung của "Chu lễ" rất phong phú, đồ sộ, bao gồm các chế độ luật lệ, quy phạm hành vi và nghi thức lễ tiết của các mặt chính trị, kinh tế, quân sự, pháp luật, hôn nhân gia đình, đạo đức luân lý và phong tục tập quán của Trung Quốc cổ đại. Toàn sách chủ yếu nói về quan chế đời Chu gồm 6 thiên: "Thiên quan", "Địa quan", "Xuân quan", "Hạ quan", "Thu quan" và "Đông quan". Sách "Chu lễ" lúc đầu có tên gọi là "Chu quan",đến cuối đời Tây Hán được xếp vào loại sách kinh, thuộc "Kinh Lễ", dân gian vẫn thường gọi là "kinh Chu quan". Sách này được coi là do Chu công soạn ra mà văn bản do Hà Gian Hiến vương Lưu Đức sưu tầm được. Tuy sách nói về quan chức chế độ nhà Chu, nhưng qua khảo cứu thấy có nhiều điều không phù hợp với thời Tây Chu. Tuy biết có vấn đề đó, nhưng trước sau Nho giáo cả ở Trung Quốc và Việt Nam vẫn coi "Chu lễ" là sách thuộc hệ thống kinh điển từ xưa tới giờ.
Trong "Chu lễ" có rất nhiều quy định, do nhà nước cưỡng chế thi hành có hiệu lực pháp luật. Ví dụ các chư hầu nếu không theo định kỳ đến lễ bái vua nhà Chu sẽ bị trừng phạt, quý tộc vi phạm lễ vượt quy chế cũng sẽ bị trừng phạt. Vua đối đãi với bề tôi bằng lễ, bề tôi thờ vua bằng lòng trung thành, như thế vua nhà Chu cũng phải làm việc và đối xử bề tôi theo "Chu lễ". "Chu lễ" không chỉ là điều chỉnh quan hệ nội bộ quý tộc, mà quan trọng hơn là đã quy định một số chế độ cơ bản của nhà nước chế độ nô lệ, bao gồm chế độ đẳng cấp tông pháp. Thông qua "Chu lễ", Tây Chu đã kết hợp quan hệ tông pháp và tổ chức chính quyền nhà nước, làm cho đẳng cấp tông pháp kết hợp với đẳng cấp chính trị, dẫn đến giữa người và người, thân với sơ có khác nhau, cao với thấp có thứ tự, đẳng cấp rất nghiêm ngặt không thể vượt quá. "Chu lễ" cũng giống như pháp luật là thể hiện ý chí của giai cấp chủ nô, là công cụ chuyên chính của chủ nô lệ. | 1 | null |
Trúc hình (chữ Hán: 竹刑) là bộ luật hình của quan đại phu nước Trịnh thời Xuân Thu là Đặng Tích, căn cứ vào yêu cầu biến đổi mạnh mẽ của nền chính trị xã hội và kinh tế của nước Trịnh lúc bấy giờ mà khởi thảo, rồi đem khắc trên những thẻ tre nên gọi là "Trúc hình". Đỗ Dự thời Tấn khi chú giải "Tả truyện" có nhắc đến Đặng Tích: "vì muốn cải cách thể chế cũ của nước Trịnh, không tuân lệnh vua mà tự tạo hình pháp, sách viết trên thẻ tre nên gọi là "Trúc hình"." Về sau Đặng Tích bị Tứ Chuyên giết chết do ghen ghét tài năng, nhưng "Trúc hình" của ông thì vẫn được nước Trịnh sử dụng. | 1 | null |
USS "Farragut" (DD-348) là một tàu khu trục, là chiếc dẫn đầu của lớp "Farragut" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến. Nó là chiếc tàu chiến thứ ba của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Chuẩn đô đốc David Glasgow Farragut (1801–1870), người tham gia cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. "Farragut" đã có mặt tại Trân Châu Cảng vào lúc diễn ra cuộc tấn công Trân Châu Cảng châm ngòi chiến tranh tại Thái Bình Dương, và đã phục vụ cho đến khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, được tặng thưởng 14 Ngôi sao Chiến trận. Nó bị bán để tháo dỡ năm 1947.
Thiết kế và chế tạo.
"Farragut" được đặt lườn vào ngày 20 tháng 9 năm 1932 tại xưởng tàu Fore River Shipyard của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở Quincy, Massachusetts. Nó được hạ thủy vào ngày 15 tháng 3 năm 1934, được đỡ đầu bởi bà James Roosevelt, con dâu của đương kim Tổng thống Hoa Kỳ; và được đưa ra hoạt động vào ngày 18 tháng 6 năm 1934 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân Elliott Buckmaster.
Lịch sử hoạt động.
Trước chiến tranh.
Vì đã trải qua gần 14 năm kể từ khi một chiếc tàu khu trục mới được đưa vào hoạt động cùng Hải quân Hoa Kỳ, "Farragut" dành phần lớn thời gian của giai đoạn phục vụ ban đầu cho các hoạt động phát triển, thực hiện các chuyến đi từ cảng nhà của nó ở Norfolk, Virginia, đến vùng biển Caribe và dọc theo vùng bờ Đông. Vào ngày 26 tháng 3 năm 1935, nó đón lên tàu Tổng thống Franklin D. Roosevelt tại Jacksonville, Florida, và vào ngày hôm sau đã đưa ông đến gặp gỡ một tàu buồm riêng rồi hộ tống cho chuyến đi của du thuyền tổng thống đến quần đảo Bahamas. Đến ngày 7 tháng 4, nó lại đón Tổng thống cho chuyến đi đến Jacksonville, nơi ông rời tàu vào ngày 8 tháng 4 năm 1935
"Farragut" sau đó lên đường đi San Diego, California, đến nơi vào ngày 19 tháng 4 năm 1935 để gia nhập Đội khu trục 20 trong vai trò soái hạm. Nó tham gia các cuộc cơ động hạm đội dọc theo vùng bờ Tây, hoạt động huấn luyện tại khu vực quần đảo Hawaii cũng như thực hiện các chuyến đi huấn luyện mùa Hè cho nhân sự Hải quân Dự bị Hoa Kỳ tại vùng biển Alaska cho đến 3 tháng 1 năm 1939. Chiếc tàu khu trục sau đó lên đường tham gia cuộc cơ động hạm đội tại vùng biển Caribe, quay trở về San Diego vào ngày 12 tháng 4. Từ ngày 2 tháng 10, nó đặt căn cứ tại Trân Châu Cảng, và đã thực hiện hai chuyến đi đến vùng bờ Tây để hộ tống các tàu sân bay đi đến Trân Châu Cảng. Từ ngày 1 tháng 8 năm 1941, nó thường xuyên ở ngoài biển để thực tập cùng các lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay.
Thế Chiến II.
"Farragut" đang neo đậu cùng một nhóm các tàu khu trục tại East Loch, Trân Châu Cảng khi máy bay của Hải quân Đế quốc Nhật Bản tấn công vào ngày 7 tháng 12 năm 1941. Sĩ quan cơ khí của con tàu, Thiếu úy James Armen Benham, là sĩ quan cao cấp nhất trên con tàu vào lúc đó, đã đưa con tàu lên đường đi dọc theo luồng cảng, và nổ súng vào những kẻ tấn công. Benham được tặng thưởng huân chương Ngôi sao Bạc do hoạt động này. Trong suốt tháng 3 năm 1942, "Farragut" hoạt động tại vùng biển Hawaii, và từ Oahu đến San Francisco, California trong nhiệm vụ hộ tống và tuần tra chống tàu ngầm.
Vào ngày 15 tháng 4 năm 1942, "Farragut" rời Trân Châu Cảng cùng với lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay hướng sang biển Coral và gặp gỡ lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay . Các lực lượng đặc nhiệm này đã cùng nhau đối đầu với lực lượng Nhật Bản trong Trận chiến biển Coral từ ngày 4 đến ngày 8 tháng 5 năm 1942. Trong hai ngày đầu của trận chiến, nó di chuyển trong thành phần Lực lượng Tấn công trong khi các tàu sân bay thuộc một nhóm khác tung ra cuộc không kích xuống Tulagi. Vào ngày 6 tháng 5, các con tàu tập trung thống nhất lại thành Lực lượng Đặc nhiệm 17, và di chuyển về hướng Tây Bắc để đối đầu với lực lượng Nhật Bản tấn công Port Moresby. Ngày hôm sau, "Farragut" được cho tách ra trong Đội hỗ trợ với nhiệm vụ tiếp tục tìm kiếm lực lượng tấn công đối phương. Đội của nó chịu đựng một đợt không kích ác liệt vào xế trưa, nhưng đã bắn rơi ít nhất năm máy bay đối phương mà không bị hư hại cho bất kỳ con tàu nào.
"Farragut" đi đến cảng Cid, Australia vào ngày 11 tháng 5 năm 1942, và cho đến khi quay trở về Trân Châu Cảng vào ngày 29 tháng 6, đã ghé qua Brisbane, Nouméa, Suva, Tongatapu và Auckland trong khi làm nhiệm vụ hộ tống vận tải. Nó khởi hành từ Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 7 để hộ tống cho lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay hướng đi làm nhiệm vụ tại quần đảo Solomon. Nó phục vụ trong vai trò tàu hộ tống và tàu canh phòng máy bay cho các hoạt động không kích hỗ trợ cho cuộc tấn công lên Guadalcanal vào ngày 7 tháng 8, rồi tuần tra ở khu vực Đông Solomon bảo vệ cho các tuyến đường hàng hải tiếp tế đến Guadalcanal. Vào các ngày 24 và 25 tháng 8, tàu sân bay mà nó bảo vệ đã đụng độ với lực lượng Nhật Bản trong Trận chiến Đông Solomons.
Chiếc tàu khu trục tiếp tục ở lại khu vực Tây Nam Thái Bình Dương, tuần tra ngoài khơi để bảo vệ các tàu vận tải chất dỡ hàng tiếp liệu, và hộ tống các đoàn tàu vận tải từ Australia đi đến Espiritu Santo, Nouméa và quần đảo Fiji. "Farragut" quay trở về Trân Châu Cảng vào ngày 27 tháng 1 năm 1943, và sau một đợt đại tu tại vùng bờ Tây, nó đi đến Adak vào ngày 16 tháng 4. Nó tuần tra tại vùng biển Alaska cho đến ngày 11 tháng 5, khi nó hộ tống chống tàu ngầm cho các tàu chở quân đổ bộ lên Adak. Ngày hôm sau, nó thực hiện nhiều đợt tấn công bằng mìn sâu vào một tàu ngầm đối phương, và tiếp tục tuần tra chống tàu ngầm ngoài khơi quần đảo Aleut cho đến tháng 6. Nó đã tuần tra và phong tỏa ngoài khơi Kiska từ ngày 5 tháng 7, nhiều lần tham gia bắn phá hòn đảo trong những ngày trước khi diễn ra cuộc đổ bộ vào ngày 15 tháng 8, tiếp tục bảo vệ binh lính trên bờ tại Kiska cho đến ngày 4 tháng 9, khi nó rời Adak hộ tống một đoàn tàu đi San Francisco, và trải qua một đợt đại tu ngắn tại đây.
"Farragut" khởi hành từ San Diego vào ngày 19 tháng 10 năm 1943 để làm nhiệm vụ huấn luyện tại quần đảo Hawaii và Espiritu Santo. Nó tiếp tục hộ tống cho các tàu sân bay trong các hoạt động không kích bảo vệ cho việc đổ bộ lên Tarawa vào ngày 20 tháng 11, cho đến khi lực lượng đặc nhiệm quay trở về Trân Châu Cảng vào ngày 8 tháng 12. Chiếc tàu khu trục tiếp tục đi đến vùng bờ Tây cho một đợt sửa chữa và huấn luyện ngắn, rồi lên đường từ San Diego vào ngày 13 tháng 1 năm 1944 để hoạt động tại khu vực quần đảo Marshall. Trong quá trình tấn công chiếm đóng Kwajalein và Eniwetok, nó làm nhiệm vụ bảo vệ tàu sân bay, tuần tra và truy tìm tàu ngầm đối phương, rồi lên đường cho đợt không kích xuống Woleai và Wakde. Đến cuối tháng 4, nó có mặt ngoài khơi New Guinea trong lúc các tàu sân bay hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lên khu vực Hollandia (nay là Jayapura), và trong suốt tháng 5 đã tiến hành huấn luyện ngoài khơi Majuro.
Sau khi đi đến ngoài khơi Saipan vào ngày 11 tháng 6 năm 1944, "Farragut" bảo vệ cho các tàu sân bay khi chúng hỗ trợ cho cuộc đổ bộ vào ngày 15 tháng 6, bắn phá bờ biển Saipan và Guam, và phục vụ như tàu cột mốc radar trong suốt thời gian diễn ra Trận chiến biển Philippine vào ngày 19-20 tháng 6. Nó lên đường để được tiếp tế tại Eniwetok từ ngày 28 tháng 6 đến ngày 14 tháng 7. Trong các ngày 17 và 18 tháng 7, nó tiếp cận bãi biển tại Agat, Guam để bắn pháo hỗ trợ cho các đội phá hoại dưới nước, nhằm chuẩn bị cho cuộc tấn công lên hòn đảo. Sau khi hộ tống một tàu tuần dương đi đến Saipan, nó quay trở lại Guam vào ngày 21 tháng 7 để tuần tra bên ngoài đội hỗ trợ hỏa lực cho cuộc tấn công đổ bộ. Vào ngày 25 tháng 7, nó tham gia cuộc bắn phá Rota, và lên đường năm ngày sau đó để đại tu tại Xưởng hải quân Puget Sound.
"Farragut" đi đến Ulithi vào ngày 21 tháng 11 năm 1944, và lên đường bốn ngày sau đó để hộ tống một nhóm tàu chở dầu phục vụ cho lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay nhanh, khi chúng tấn công Đài Loan và Luzon nhằm chuẩn bị cho cuộc đổ bộ vịnh Lingayen. Đặt căn cứ tại Ulithi, nó tiếp tục phục vụ cho nhóm này trong hoạt động hỗ trợ các tàu sân bay trong các chiến dịch chiếm đóng Iwo Jima và Okinawa, và từ ngày 25 đến ngày 28 tháng 4 năm 1945 cho hoạt động tương tự tại quần đảo Ryukyu. Từ ngày 11 tháng 5 đến ngày 6 tháng 8, nó hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại giữa Ulithi và Okinawa, và trong hai tuần lễ cuối tháng 5 đã phục vụ như cột mốc radar ngoài khơi Okinawa.
Chiếc tàu khu trục khởi hành từ Saipan để quay trở về nhà vào ngày 21 tháng 8 năm 1945, về đến Xưởng hải quân Brooklyn vào ngày 25 tháng 9. "Farragut" được cho xuất biên chế vào ngày 23 tháng 10 năm 1945; tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 28 tháng 1 năm 1947, và nó bị bán để tháo dỡ vào ngày 14 tháng 8 năm 1947.
Phần thưởng.
"Farragut" được tặng thưởng mười bốn Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. | 1 | null |
USS "Dewey" (DD-349) là một tàu khu trục lớp "Farragut" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Đô đốc George Dewey (1837-1917), người chiến thắng trận chiến vịnh Manila trong cuộc Chiến tranh Tây Ban Nha-Hoa Kỳ. "Dewey" đã có mặt tại Trân Châu Cảng vào lúc diễn ra cuộc tấn công Trân Châu Cảng châm ngòi chiến tranh tại Thái Bình Dương, và đã phục vụ cho đến khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, được tặng thưởng 13 Ngôi sao Chiến trận. Nó bị bán để tháo dỡ năm 1946.
Thiết kế và chế tạo.
"Dewey" được đặt lườn vào ngày 16 tháng 12 năm 1932 tại xưởng tàu của hãng Bath Iron Works ở Bath, Maine. Nó được hạ thủy vào ngày 28 tháng 7, được đỡ đầu bởi cô A. M. Dewey, cháu gái bốn đời của đô đốc Dewey; và được đưa ra hoạt động vào ngày 4 tháng 10 năm 1934 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân H. W. Hill.
Lịch sử hoạt động.
Trước chiến tranh.
Sau hai chuyến đi huấn luyện đến vịnh Guantánamo, Cuba và Port-au-Prince, Haiti, "Dewey" khởi hành từ Norfolk, Virginia vào ngày 1 tháng 4 năm 1935 để đi San Diego, California, đến nơi vào ngày 14 tháng 4. Cho đến năm 1938, nó hoạt động chủ yếu từ San Diego trong các nhiệm vụ tại chỗ cũng như tham gia các cuộc luyện tập chiến thuật hạm đội, tập trận và thực hành định kỳ. Nó đi dọc theo vùng bờ Tây về phía Bắc đến tận Alaska và về phía Nam đến Callao, Peru, từng thực hiện ba chuyến đi đến vùng quần đảo Hawaii. Từ ngày 4 tháng 1 đến ngày 12 tháng 4 năm 1939, nó quay trở lại khu vực Đại Tây Dương cho cuộc tập trận Vấn đề Hạm đội hàng năm. Nó đi đến Trân Châu Cảng vào ngày 12 tháng 10 năm 1939, tham gia các cuộc thực tập chiến thuật, tập trận, cơ động hạm đội cho đến năm 1941
Thế Chiến II.
Khi Hải quân Đế quốc Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, "Dewey" đang được đại tu. Nó đã chống trả những kẻ tấn công bằng hỏa lực phòng không, và lên đường vào xế trưa hôm đó để tuần tra tại khu vực Hawaii. Vào ngày 15 tháng 12, nó gia nhập cùng Lực lượng Đặc nhiệm 11 để giải vây cho lực lượng Thủy quân Lục chiến trú đóng tại đảo Wake, nhưng nơi đây thất thủ vào ngày 23 tháng 12; chiếc tàu khu trục quay trở lại nhiệm vụ tuần tra sau đó. Đến tháng 2 năm 1942, nó lại gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 11 cho một kế hoạch tấn công lên Rabaul; lực lượng bị hai máy bay tuần tra đối phương phát hiện nên cuộc tấn công bị hủy bỏ, sau khi "Dewey" trợ giúp vào việc bắn rơi khoảng 18 máy bay ném bom đối phương tấn công. Nó tiếp tục hộ tống cho tàu sân bay trong việc không kích lên Lae và Salamaua, New Guinea vào ngày 10 tháng 3, và quay trở về Trân Châu Cảng vào ngày 26 tháng 3.
Lực lượng Đặc nhiệm 11 khởi hành từ Trân Châu Cảng vào ngày 15 tháng 4 năm 1942 để hoạt động tại khu vực quần đảo Solomon. Tin tức nhận được vào ngày 5 tháng 5 về việc quân Nhật tiến quân đến Port Moresby, nên nhóm của "Dewey" gia nhập cùng tàu sân bay để tham gia Trận chiến biển Coral. Khi tàu sân bay "Lexington" phải chịu đựng không kích ác liệt, "Dewey" đã trợ giúp khi dựng lên hành rào hỏa lực phòng không ngăn chặn, và năm người đã bị thương do hỏa lực càn quét của máy bay đối phương. Khi "Lexington" bị đánh trúng và các đám cháy hoàn toàn không thể kiểm soát được nữa, nó bị bỏ lại, và "Dewey" đã cứu vớt 112 người sống sót từ chiếc tàu sân bay. Nó hộ tống cho "Yorktown" bị hư hại đi đến Noumea vào ngày 12 tháng 5, rồi hộ tống cho tàu sân bay về đến Trân Châu Cảng vào ngày 25 tháng 5.
"Dewey" khởi hành ba ngày sau đó cùng lực lượng đặc nhiệm "Enterprise". Trong suốt trận Midway diễn ra từ ngày 2 đến ngày 6 tháng 6, nó đã hộ tống cho . Quay trở về Trân Châu Cảng vào ngày 9 tháng 6, "Dewey" đã hộ tống cho khi chiếc tàu sân bay chuyển một liên đội máy bay đến Midway từ ngày 22 đến ngày 29 tháng 6. Vào ngày 7 tháng 7, nó lên đường cho cuộc đổ bộ lên Guadalcanal, nơi nó bắn phá vào ngày 7 tháng 8. Vào ngày tấn công đầu tiên, "Dewey" đã bắn vào các máy bay ném bom bổ nhào tấn công; mảnh bom đã làm bị thương một người của nó. Nó đã tiến đến để trợ giúp cho tàu khu trục lấy lại động lực, và kéo chiếc cho đến khi những hư hại của chiếc này nghiêm trọng đến mức phải bỏ lại; "Dewey" đã cứu vớt 40 người sống sót từ chiếc tàu vận chuyển.
"Dewey" tiếp tục ở lại khu vực Solomons để bảo vệ các tuyến đường liên lạc và tiếp liệu, và đã bảo vệ cho "Saratoga" trong quá trình trận chiến Đông Solomons vào ngày 24 tháng 8 năm 1942. Nó hộ tống cho "Saratoga" bị hư hại do trúng ngư lôi vào ngày 31 tháng 8 quay trở về Trân Châu Cảng, đến nơi vào ngày 23 tháng 9, và sáu ngày sau đã lên đường để đại tu tại San Francisco. Vào ngày 27 tháng 12 năm 1942, nó lên đường nhận nhiệm vụ tại vùng biển Alaska. Khi tàu chị em bị mắc cạn tại Amchitka, "Dewey" đã nỗ lực kéo nó ra khỏi dãy đá ngầm, và sau đó đã cứu vớt những người sống sót khi hoàn cảnh thời tiết bão tố buộc phải bỏ lại "Worden". Vào ngày 7 tháng 4 năm 1943, "Dewey" lên đường đi San Pedro, California để hộ tống một đội tấn công đi đến Attu cho một đợt tấn công vào ngày 11 tháng 5. Nó cũng tham gia vào cuộc tấn công lên Kiska vào ngày 15 tháng 8, trước khi hộ tống một đoàn tàu vận tải LST đi San Francisco đến nơi vào ngày 19 tháng 9.
Khởi hành từ San Diego vào ngày 13 tháng 1 năm 1944, "Dewey" đi đến ngoài khơi Kwajalein vào ngày 31 tháng 1, và đã phục vụ như tàu hộ tống cho cuộc không kích của tàu sân bay lên Majuro vào ngày 11 tháng 2, và cuộc tấn công đổ bộ lên Eniwetok vào ngày 18 tháng 2. Nó hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại giữa Eniwetok, Roi và Majuro, cũng như bắn phá đảo san hô Mille vào các ngày 17–18 tháng 3. Từ ngày 22 tháng 3 đến ngày 6 tháng 6, nó hoạt động trong thành phần bảo vệ cho Lực lượng Đặc nhiệm 58 tham gia các cuộc không kích lên Palau, Yap, Ulithi và Woleai; cuộc tấn công chiếm đóng Hollandia vào các ngày 21-22 tháng 4, và đợt tấn công Truk từ ngày 29 tháng 4 đến ngày 1 tháng 5. Vào ngày 6 tháng 6, nó lên đường hộ tống các tàu sân bay cho các cuộc càn quét Tinian và Saipan vào ngày 11 tháng 6, rồi bắn phá Saipan và Tinian trong các ngày 13 và 14 tháng 6, khi nó bắn vào một xà lan đối phương và bắn cháy một kho dầu. Trong chiến dịch đổ bộ lên quần đảo Mariana, chiếc tàu khu trục đã bảo vệ các tàu sân bay vào lúc diễn ra Trận chiến biển Philippines vào các ngày 19-20 tháng 6, cứu vớt nhiều phi công bị buộc phải hạ cánh xuống biển lúc hết nhiên liệu khi trời tối.
"Dewey" tham gia hộ tống các tàu vận chuyển vào ngày 1 tháng 7 năm 1944 cho cuộc tấn công lên Guam. Nó hỗ trợ hỏa lực cho các đội trinh sát, bảo vệ hoạt động của các đội phá hoại dưới nước (UDT), bắn phá quấy rối ban đêm và tuần tra cho đến ngày 28 tháng 7, khi nó lên đường cho một đợt đại tu ngắn tại Xưởng hải quân Puget Sound. Chiếc tàu khu trục lại ra khơi vào ngày 30 tháng 9 năm 1944 để tham gia đội tiếp liệu của Đệ Tam hạm đội vào ngày 10 tháng 10. Nó hộ tống đội này trong các hoạt động tiếp nhiên liệu phục vụ cho cuộc chiếm đóng Philippines, cho đến khi gặp phải một cơn bão vào ngày 18 tháng 12, vốn làm mất ba tàu khu trục và làm hư hại hầu hết tàu chiến của Đệ Tam hạm đội. "Dewey" bị mất điện toàn bộ lúc giữa trưa, bị sóng đánh lật nghiêng cho đến 75°, và ống khói trước bị xé rách ném xuống sàn chứa xuồng. Sau khi hoàn tất việc sửa chữa tại Ulithi, nó gia nhập trở lại hạm đội vào ngày 8 tháng 2 năm 1945, đi đến ngoài khơi Iwo Jima vào ngày 17 tháng 2, nơi nó trợ giúp vào việc dập lửa cho chiếc . Trợ giúp cho lực lượng Thủy quân Lục chiến tấn công hòn đảo này từ ngày 19 tháng 2, nó đã giúp đẩy lui một đợt phản công của quân Nhật khi bắn pháo sáng soi chiếu chiến trường trong đêm 23 tháng 2.
Sau khi hộ tống một đoàn tàu đi đến Leyte từ ngày 4 đến ngày 6 tháng 3 năm 1945, "Dewey" gia nhập trở lại đội tiếp liệu cho trận Okinawa, bảo vệ các tàu chở dầu khi chúng tiếp nhiên liệu cho các tàu sân bay cho các cuộc không kích chuẩn bị, cùng các cuộc không kích tại khu vực Viễn Đông, vốn kéo dài cho đến khi chiến tranh kết thúc. Vào ngày 21 tháng 8, nó lên đường quay trở về Hoa Kỳ, về đến San Diego vào ngày 7 tháng 9, rồi tiếp tục đi sang vùng bờ Đông, đi đến Xưởng hải quân Brooklyn vào ngày 25 tháng 9. "Dewey" được cho xuất biên chế vào ngày 19 tháng 10 năm 1945 và bị bán để tháo dỡ vào ngày 20 tháng 12 năm 1946.
Phần thưởng.
"Dewey" được tặng thưởng mười ba Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. | 1 | null |
Sân vận động Nimibutr (đôi khi được gọi là Nimibutr Gymnasium) là sân thể thao trong nhà nằm ở Bangkok, Thái Lan. Nó có sức chứa khoảng 5.600 khán giả. Nó được xây dựng vào năm 1963 và là một phần của khu phức hợp sân vận động quốc gia. Sân vận động được sử dụng cho buổi hòa nhạc, bóng rổ, futsal và boxing. | 1 | null |
Pachycephalosaurus ( "thằn lằn lớn đầu dày", từ nguyên Hy Lạp "pachys-/παχυς-" "dày", "kephale/κεφαλη" "đầu" và "sauros/σαυρος" "thằn lằn") là một chi khủng long đầu vòm sống vào cuối kỷ Phấn Trắng (tầng Maastricht) ở khu vực hiện nay là Bắc Mỹ. Giống như hầu hết các chi khủng long khác, "Pachycephalosaurus" chỉ có một loài duy nhất: "P. wyomingensis". Chi này chủ yếu được biết đến qua một mẫu sọ duy nhất và một vài nóc sọ cực dày đào được tại Montana, South Dakota và Wyoming; mặc dù đã tìm thấy hóa thạch hoàn chỉnh hơn trong những năm gần đây.
Hiện là chi lớn nhất trong họ Pachycephalosauridae (khủng long đầu vòm), "Pachycephalosaurus" có những đặc điểm chung của họ này như đi bằng hai chân, ăn thực vật, hai chi sau dài, hai chi trước ngắn cùng một "mái vòm" dày, cứng ở trên đầu. Mái vòm này là đề tài gây tranh cãi trong những năm gần đây, vì một số người cho rằng "Pachycephalosaurus" cùng các chi họ hàng dùng nó trong việc đánh nhau nội loài, trong khi số khác lại không.
"Pachycephalosaurus" là một trong những chi khủng long phi điểu cuối cùng trên Trái Đất trước khi sự kiện tuyệt chủng Phấn Trắng-Cổ Cận xảy ra. Các nghiên cứu mới đây cho thấy "Tylosteus", "Stygimoloch" và "Dracorex" có lẽ là đồng nghĩa của "Pachycephalosaurus".
Mô tả hóa thạch.
Cho tới nay chỉ có sọ "Pachycephalosaurus" là được miêu tả khoa học, dù đã phát hiện ra bộ xương tương đối hoàn chỉnh trong những năm gần đây (mẫu "Sandy"). Đặc điểm nổi bật của chi này là một "mái vòm" xương lớn, có chỗ dày đến 25 cm (10 in), đặt trên nóc sọ giúp bảo vệ cho bộ não rất nhỏ phía dưới. Lởm chởm phía sau mái vòm là những cục u xương nhỏ, bên trên mũi thì có những gai xương ngắn, cùn, không sắc chĩa lên.
Sọ ngắn. Hai ổ mắt tròn to, hướng về trước, chỉ ra rằng con vật có thị lực tốt và có tầm nhìn lưỡng thị. Mõm thon, gọn, chụm lại thành một cái mỏ nhọn. Răng rất nhỏ, mào răng dạng hình lá. Cổ dáng chữ "S" hoặc "U". Sọ các cá thể non có lẽ bằng phẳng hơn, những cái gai phía sau có lẽ cũng dài hơn. Khi con vật lớn lên, các gai này co lại và cùn đi, trong khi mái vòm ngày một to ra.
Có lẽ đi bằng hai chân. "Pachycephalosaurus" là khủng long đầu vòm lớn nhất. Người ta ước tính cá thể chi này dài khoảng và nặng khoảng . Ngoại suy từ các khủng long đầu vòm khác, chi này sẽ có cổ ngắn, mập, chi trước ngắn, thân mình chắc nịch, chi sau dài và một cái đuôi nặng có lẽ được giữ cố định bởi một hệ thống gân hóa xương.
Lịch sử khai quật.
Hóa thạch có khả năng là của "Pachycephalosaurus" có thể đã được tìm thấy sớm nhất vào thập niên 1850. Theo Donald Baird, năm 1859 hoặc 1860, Ferdinand Vandeveer Hayden, nhà sưu tập hóa thạch tiên khởi miền Tây Bắc Mỹ, đã tìm được một mảnh xương (hiện mang kí số ANSP 8568) ở vùng lân cận thượng lưu sông Missouri (ngày nay tên là thành hệ Lance) Đông Nam Montana. Năm 1872, Joseph Leidy mô tả mảnh xương này là thuộc một loại bò sát có giáp mô hoặc một loại động vật giống con tatu và đặt tên chi này là "Tylosteus".
Năm 1931, dựa trên mẫu sọ không hoàn chỉnh USNM 12031 tìm thấy tại thành hệ Lance, hạt Niobrara, Wyoming, Charles W. Gilmore xếp loại động vật này vào chi "Troodon" với tên "Troodon wyomingensis". Lúc bấy giờ "Troodon" chỉ được biết qua các hóa thạch răng và do đó các nhà cổ sinh cho rằng đây là đồng nghĩa của "Stegoceras" vì hai chi này có răng tương tự nhau. Bởi thế, "T. wyomingensis" được xếp vào họ Troodontidae, một sai lầm mà mãi tới năm 1945 mới được Charles M. Sternberg sửa chữa lại.
Hơn một thế kỷ sau thời điểm phát hiện ANSP 8568, với những mẫu u xương đào được thêm sau này, Baird xem xét lại lần nữa và xác định đây thực tế ra là một đoạn xương vảy của một loại khủng long. Năm 1943, với những mẫu hoàn thiện hơn trong tay, Barnum Brown và Erich Maren Schlaikjer lập chi mới "Pachycephalosaurus" gồm: "P. reinheimeri", dựa trên mẫu định danh DMNS 469 - một mảnh vòm và một số phần xương khác từ thành hệ Lance, hạt Corson, South Dakota - và loài điển hình "P. grangeri", dựa trên mẫu AMNH 1696 - một hộp sọ gần như hoàn chỉnh từ thành hệ Hell Creek ở Ekalaka, hạt Carter, Montana. Họ cũng xếp loài "Troodon" "wyomingensis" ở trên vào chi mới này. Từ năm 1983 đến nay, "P. grangeri" và "P. reinheimeri" được xem là đồng nghĩa của "P. wyomingensis".
Theo Bộ mã Quốc tế về Danh mục Động vật học, vì cái tên "Tylosteus" có trước "Pachycephalosaurus", bình thường thì "Tylosteus" sẽ được ưu tiên hơn. Năm 1985, Baird kiến nghị thành công dùng "Pachycephalosaurus" thay cho "Tylosteus" vì "Tylosteus" được đặt dựa trên mẫu vật kém giá trị nhận dạng, thiếu thông tin địa chất và địa tầng và vì "Tylosteus" đã không được sử dụng đến trong hơn 50 năm. Vấn đề này vẫn chưa kết thúc tại đó vì vào năm 2006, Robert Sullivan nhận định ANSP 8568 giống với xương của "Dracorex" hơn là "Pachycephalosaurus". Điều này có lẽ cũng không quan trọng lắm nếu "Dracorex" thực tế ra là một "Pachycephalosaurus" non như trong các đề xuất gần đây.
Năm 2015, một số hóa thạch khủng long đầu vòm và một mảnh sọ có khả năng là của "Pachycephalosaurus" được tìm thấy tại thành hệ Scollard thuộc Alberta, Canada, ám chỉ các khủng long thời Maastricht có một vùng phân bố rộng khắp chứ không tập trung tại một số chỗ.
Biểu đồ phân nhánh.
Nhánh Pachycephalosauria mà "Pachycephalosaurus" là thành viên định danh là một nhóm khủng long hông chim ăn thực vật từng sống vào cuối kỷ Phấn Trắng ở Bắc Mỹ và châu Á. Dù đi bằng hai chân, về phương diện tiến hóa, nhánh này có lẽ gần với khủng long mặt sừng hơn là khủng long chân chim.
"Pachycephalosaurus" là thành viên được biết đến nhiều nhất trong nhánh (dù không hẳn là chi có hóa thạch hoàn chỉnh hơn cả). Nhánh này cũng gồm "Stenopelix", "Wannanosaurus", "Goyocephale", "Stegoceras", "Homalocephale", "Tylocephale", "Sphaerotholus" và "Prenocephale". Trong tông Pachycephalosaurini, "Pachycephalosaurus" gần với " Alaskacephale" nhất. "Dracorex" và "Stygimoloch" hiện đang được xem là đồng nghĩa của "Pachycephalosaurus".
Dưới đây là biểu đồ phân nhánh dựa theo Evans và cộng sự, 2013.
Đặc điểm cổ sinh.
Sinh trưởng.
Giả thuyết "Dracorex" và "Stygimoloch" là cá thể non hoặc giống cái của "Pachycephalosaurus" được đề xuất lần đầu tiên vào năm 2007 tại cuộc họp thường niên Hiệp hội Cổ sinh vật có xương sống. Jack Horner thuộc Đại học Bang Montana trình bày bằng chứng phân tích sọ mẫu "Dracorex" duy nhất hiện có rằng chi khủng long này có thể là một dạng chưa trưởng thành của "Stygimoloch". Ông cũng đưa ra dữ liệu cho thấy cả "Stygimoloch" lẫn "Dracorex" đều có lẽ chỉ là các dạng vị thành niên của "Pachycephalosaurus". Năm 2009, Horner và M.B. Goodwin nhận xét hình thái các gai, u, và mái vòm của cả ba chi này có thể biến đổi đa dạng; "Dracorex" và "Stygimoloch" chỉ được biết qua các các mẫu vị thành niên trong khi "Pachycephalosaurus" chỉ được biết từ mẫu vật trưởng thành. Những quan sát trên, cộng với việc cả ba chi này sống trong cùng một khoảng thời gian và địa điểm, dẫn đến kết luận rằng "Dracorex" và "Stygimoloch" thực tế ra chỉ là "Pachycephalosaurus" non: khi lớn lên chúng sẽ mất gai và vòm sẽ to ra. Nghiên cứu năm 2010 của Nick Longrich cùng cộng sự cũng ủng hộ giả thuyết rằng tất cả các chi khủng long đầu vòm có nóc sọ phẳng thực ra đều là hình thái chưa thành niên của các cá thể trưởng thành có vòm; các chi có nóc sọ phẳng như "Goyocephale" và "Homalocephale" đều là các cá thể còn non không vòm mà khi lớn lên chúng sẽ có. Việc phát hiện sọ các cá thể sơ sinh có khả năng là của "Pachycephalosaurus" vào năm 2016 từ hai phân lớp chứa xương khác nhau tại thành hệ Hell Creek cũng củng cố thêm cho giả thuyết này: các hộp sọ này, theo David Evans và Mark Goodwin cùng cộng sự, đều giống với cả ba chi trên về vị trí u xương và do vậy các đặc điểm có vẻ như độc nhất ở "Stygimoloch" và "Dracorex" đơn thuần chỉ là những giai đoạn phát triển trên đường cong tăng trưởng của "Pachycephalosaurus".
Chức năng mái vòm.
"Pachycephalosaurus" và họ hàng của chúng được cho là có tập tính giống với cừu sừng lớn hoặc bò xạ. Các cá thể đực sẽ đâm đầu vào nhau; cổ, thân mình chúng sẽ giãn dài ra để truyền ứng suất trong quá trình đâm. Tuy nhiên, cũng có lập luận chống lại giả thuyết này, dựa trên quan điểm sọ khủng long đầu vòm có lẽ không đủ chắc để chịu được tác động đâm cũng như việc thiếu bằng chứng hóa thạch dứt khoát về các vết sẹo hoặc tổn thương khác trên hộp sọ (tuy nhiên, một số phân tích gần đây đã phát hiện các tổn thương như vậy; xem bên dưới).<ref name="doi10.1371/journal.pone.0036227"></ref> Ngoài ra, cách sắp xếp các đốt sống cổ và đốt sống lưng trước cho thấy cổ khủng long đầu vòm có dạng chữ "S" hoặc "U" chứ không phải là một đường thẳng, không thích hợp cho việc truyền tải ứng suất ép trực tiếp. Cuối cùng, bề mặt tròn của hộp sọ sẽ làm giảm diện tích tiếp xúc trong quá trình đâm, dẫn đến việc các đòn đánh bị chệch hướng.
Thay vào đó, "Pachycephalosaurus" và các khủng long đầu vòm khác có thể có thể dùng đầu của chúng để đâm vào mạn sườn đối thủ. Trong tình huống này, các cá thể có lẽ đã đứng gần như song song hoặc đối mặt trực tiếp và cố gắng đe dọa lẫn nhau. Nếu chiến thuật hăm dọa thất bại, nó sẽ cúi đầu xuống và dộng sang một bên vào cạnh sườn đối thủ. Giả thuyết đánh mạn sườn được hỗ trợ bởi phần thân mình tương đối rộng của hầu hết các khủng long đầu vòm, sẽ có thể giúp bảo vệ các cơ quan quan trọng khỏi tác động của việc va chạm. Giả thuyết này lần đầu tiên được đề xuất bởi Sues vào năm 1978, sau được phát triển thêm bởi Ken Carpenter vào năm 1997.
Nghiên cứu năm 2012 về bệnh lý một mẫu sọ "P. wyomingensis" cho thấy các tổn thương trên mẫu này có thể xuất phát từ tập tính hiếu chiến; và những tổn thương tương tự như vậy trong các mẫu khủng long đầu vòm khác có lẽ cũng có cùng nguyên nhân, thay vì bởi quá trình mồ học hay hấp thụ xương như được giải thích trước đây. Peterson cùng cộng sự (2013) nghiên cứu bệnh lý sọ não khủng long đầu vòm và thấy rằng 22% tất cả các vòm được kiểm tra có tổn thương tương tự như viêm tủy xương, một dạng nhiễm trùng do chấn thương thâm nhập hoặc chấn thương mô trên xương dẫn đến nhiễm trùng mô xương ở dưới. Tỷ lệ tổn thương cao như vậy củng cố thêm cho giả thuyết khủng long đầu vòm dùng vòm của chúng cho việc đánh nhau nội loài. Mẫu "P. wyomingensis" BMR P2001.4.5 có 23 tổn thương ở vùng trán và mẫu "P. wyomingensis" DMNS 469 có 5 tổn thương. Tần suất chấn thương vòm giữa các chi trong họ Pachycephalosauridae khá là đồng đều, dù cho chúng có kích thước, cấu trúc vòm và giai đoạn tồn tại khác nhau. Điều này trái ngược hoàn toàn với kết quả phân tích những giống khủng long đầu vòm có sọ phẳng. Không có tổn thương nào được tìm thấy ở các chi này, củng cố thêm giải thuyết đây thực ra là cá thể non hoặc giống cái, những cá thể mà thường không đánh nhau để mà cần đến vòm.
Kiểm tra mô học cho thấy vòm của khủng long đầu vòm có cấu tạo từ một loại xương dạng xơ dẹt độc nhất vô nhị chứa các nguyên bào sợi đóng vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương và có khả năng tích tụ nhanh xương trong quá trình tái tạo xương. Peterson cùng cộng sự (2013) kết luận rằng với tần suất chấn thương cao và thành phần cấu tạo của mái vòm, khủng long đầu vòm đã đánh nhau với vòm của chúng. So sánh bản chụp cắt lớp vi tính hộp sọ "Stegoceras validum", "Prenocephale prenes" với một số loài động vật guốc chẵn hiện đại khác cũng cho thấy cấu trúc thích hợp cho việc đâm đầu.
Thức ăn.
Các nhà khoa học hiện vẫn chưa biết giống khủng long này ăn gì. Sở hữu hàm răng rất nhỏ, có khía, chúng không thể nhai thực vật xơ cứng một cách hiệu quả như những giống khủng long khác cùng thời kỳ. Người ta cho rằng khủng long đầu vòm sống bằng một chế độ ăn hỗn hợp gồm lá, hạt và trái cây. Dạng răng sắc nhọn, có khía này sẽ rất hiệu quả trong việc băm nhỏ thực vật. Có thể chi này cũng đã thêm thịt vào khẩu phần ăn của mình: răng cửa của mẫu hóa thạch hàm hoàn chỉnh nhất có khía, hình lá, tương tự như ở các loài khủng long chân thú.
Đặc điểm cổ sinh thái.
Gần như tất cả hóa thạch "Pachycephalosaurus" đều được tìm thấy tại thành hệ Lance và thành hệ Hell Creek thuộc miền Tây Hoa Kỳ. "Pachycephalosaurus" có lẽ đã sống bên cạnh những khủng long đầu vòm khác như "Sphaerotholus", "Dracorex" và "Stygimoloch", với hai chi cuối có thể là "Pachycephalosaurus" chưa trưởng thành. Một số chi khủng long khác có cùng thời gian và địa điểm tồn tại gồm: "Thescelosaurus"; áp long "Edmontosaurus", có lẽ "Parasaurolophus"; giác long "Triceratops", "Torosaurus", "Nedoceratops", "Tatankaceratops", "Leptoceratops"; giáp long đuôi chùy "Ankylosaurus"; giáp long xương kết "Denversaurus", "Edmontonia"; khủng long chân thú "Acheroraptor", "Dakotaraptor", "Ornithomimus", "Struthiomimus", "Anzu", "Leptorhynchos", "Pectinodon", "Paronychodon", "Richardoestesia" và "Tyrannosaurus". | 1 | null |
Bóng rổ là một trong 13 bộ môn thể thao tổ chức tại Đại hội Thể thao châu Á 1970 ở Bangkok, Thái Lan. Hàn Quốc nhận được nhận được danh hiệu bóng rổ châu Á đầu tiên bằng cách đánh bại đương kim vô địch Israel tại vòng đấu giải vô địch. Nó được tổ chức từ 9 đến 19 tháng 12 năm 1970. | 1 | null |
Fidelio, Op.72 (tên cũ là Leonore, oder Der Triumph der Liebe ehelichen, tiếng Việt là Leonore, hay chiến thắng của tình yêu và sự kết hôn) là vở opera nổi tiếng và duy nhất của nhà soạn nhạc thiên tài người Đức Ludwig van Beethoven. Tác phẩm được viết lời bởi Joseph Sonnleithner. Lời của tác phẩm này xuất phát từ Jean-Nicolas Bouilly, người viết lời cho vở opera Léonore, ou L'amour conjugal được sáng tác vào năm 1798 (lời này được sử dụng bởi Pierre Gaveaux). (Lời của vở opera đó cũng được sử dụng trong vở opera Leonora của Ferdinando Paer). Vở opera Fidelio là tác phẩm khiến Beethoven tốn nhiều công sức nhất. Ông sáng tác bản tiếng Ý vào năm 1804 và bản tiếng Đức mà chúng ta biết tới nhiều hơn được viết vào năm 1814. Beethoven không hề có ý định sáng tác opera, nhưng vì quá bực mình vì sự không chung thủy trong vở Così fan tutte của Wolfgang Amadeus Mozart, lại có lòng nhiệt thành với Cách mạng Pháp nên đã viết tác phẩm này. Fidelio được gọi là "Người con gái của cách mạng Pháp". Trong vở này, các aria và recitativo có kĩ xảo khó nhưng điểm nổi bật nhất của vở opera là vai trò của dàn nhạc. Có thể nói Beethoven đã giao hưởng hóa opera trong tác phẩm này (sau được Richard Wagner nối tiếp và đưa tới đỉnh cao). Âm nhạc của Fidelio gần gũi với phong cách của Christoph Willibald Gluck và George Frideric Handel - con người mà Beethoven kính trọng - nhưng có chất lãng mạn rất cao. Với Fidelio, Beethoven đã đưa nghệ thuật singspiel (tiếng Đức: hát và diễn) lên đến đỉnh cao và mở đường opera lãng mạn Đức thế kỷ XIX. | 1 | null |
Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 2054/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 27/04/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo.
Sứ mệnh.
Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh cam kết luôn nâng cao chất lượng đào tạo nhằm cung cấp nguồn nhân lực khoa học và công nghệ bậc cao đẳng cho Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của khu vực phía nam và cả nước nói chung. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong học tập cho người học muốn vươn lên những tầm cao
Tầm nhìn.
Phấn đấu xây dựng và phát triển Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trường Cao đẳng tư thục với nhiều hình thức đào tạo theo nhu cầu xã hội, với thế mạnh đào tạo sinh viên giỏi kỹ năng thực hành và thành thạo về công nghệ thông tin, từng bước nâng cấp lên thành một trường đại học đa ngành với chất lượng đào tạo chuẩn quốc gia.
Thông tin Liên hệ.
Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Số 12 - Đường Trịnh Đình Thảo - P. Hòa Thạnh - Q. Tân Phú - Tp. HCM
Hiệu trưởng: ThS. Lê Vũ Hùng
Website: www.itc.edu.vn
Điện thoại: (84 8) 38605003 - (84 8) 38605004 - Fax: (84 8) 39733537 | 1 | null |
Ultimate hay Ném đĩa bay hoặc Frisbee là một môn thể thao ngoài trời, rất phát triển ở các nước phương Tây như Mỹ, Anh. Mặc dù đã có từ lâu, được biết đến rộng rãi tại nhiều nơi trên thế giới; bộ môn ném đĩa này đang là một trào lưu mới đối với nhiều bạn trẻ Việt.
Khi chơi ném đĩa, thông thường,sẽ có hai đội. Mỗi đội 7 người, có thể chơi chung nam nữ hoặc tách riêng. Sân thi đấu tiêu chuẩn có chiều dài 100m, chiều ngang 37m. Trong đó mỗi đầu sân đều có một khu vực được gọi là "Endzone" dài 18m để ghi điểm (bằng cách truyền đĩa được đến tay đồng đội).
Đĩa ném thể thao - Frisbee là dạng vật thể khí động học có kết cấu đơn giản nhất để có thể bay lượn êm ái và lướt đi trong không khí với một đường bay ổn định. Bạn có thể chủ động định hình đường bay bằng động tác ném xoay đĩa theo các hướng và góc độ khác nhau. Tùy thuộc vào địa hình, điều kiện gió và kỹ thuật ném mà bạn có thể chủ động được quỹ đạo bay như mong muốn. Bạn có thể sử dụng Frisbee thể thao cho nhiều mục đích khác nhau như giải trí, thư giãn cùng bàn bè ở các không gian rộng, nâng cao sức khỏe với các bài tập vận động toàn thân, rèn luyện khả năng tư duy và xử lý nhanh nhạy... Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp sử dụng Frisbee với các trò chơi, hoạt động ngoài trời khác hoặc sử dụng để huấn luyện, chơi đùa cùng các con vật nuôi...
Ném đĩa Frisbee là môn thể thao vui nhộn, hấp dẫn mọi người và có tính gắn kết tập thể cao. Môn thể thao ngoài trời này đặc biệt dễ dàng tham gia, dễ dàng tiếp cận bởi mức đầu tư cực kỳ hợp lý. Đĩa ném Frisbee thể thao loại cao cấp với thiết kế khí động học tối ưu và khả năng chống lại gần như mọi va đập trong phạm vi sức ném của con người.
Tiêu chuẩn Frisbee.
Đĩa bay Frisbee dùng trong thi đấu với đủ các điều kiện:
- Nặng: 175g, Đường kính: 27.5 cm
- Hạn chế tối đa lực cản không khí, tối ưu hóa tầm bay của đĩa khi ném.
- Đảm bảo độ bền so với sức ném của con người. | 1 | null |
Ga công viên Lịch sử và Văn hóa Dongdaemun (DDP) (Tiếng Hàn: 동대문역사문화공원역, Hanja: 東大門歷史文化公園驛) là ga trung chuyển cho Tàu điện ngầm Seoul tuyến 2, Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 4 và Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 5 ở Gwanghui-dong, Jung-gu, Seoul. Chợ Dongdaemun lớn tập trung tại nhà ga này và Ga Dongdaemun, nằm ở phía Bắc trên Cheonggyecheon.
Ga tuyến 2 nằm ở Euljiro 7-ga, Jung-gu, Seoul, ga tuyến 4 và 5 nằm ở Gwanghui-dong, Jung-gu, Seoul. | 1 | null |
Karelia là một tỉnh nằm ở phía nam của Phần Lan. Đây là 1 tỉnh mang tích lịch sử khi Phần Lan thuộc một phần của Thụy Điển. Karelia có tên gọi "Karjala" trong tiếng Phần Lan và "Karelen" trong tiếng Thụy Điển. Karelia có biên giới với Uusimaa, Savonia (tỉnh lịch sử) và Ostrobothnia (tỉnh lịch sử). Nó cũng có biên giới với Nga và vịnh Phần Lan. | 1 | null |
USS "Hull" (DD-350) là một tàu khu trục lớp "Farragut" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến. Nó là chiếc tàu chiến thứ ba của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Thiếu tướng Hải quân Isaac Hull (1773-1843), người tham gia cuộc Chiến tranh 1812. "Hull" đã có mặt tại Trân Châu Cảng vào lúc diễn ra cuộc tấn công Trân Châu Cảng châm ngòi chiến tranh tại Thái Bình Dương, và đã phục vụ cho đến khi bị đắm trong một cơn bão tại Philippines vào năm 1944. Nó được tặng thưởng 10 Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong chiến tranh.
Thiết kế và chế tạo.
"Hull" được đặt lườn vào ngày 7 tháng 3 năm 1933 tại Xưởng hải quân New York. Nó được hạ thủy vào ngày 31 tháng 1 năm 1934, được đỡ đầu bởi cô Patricia Louise Platt; và được đưa ra hoạt động vào ngày 11 tháng 1 năm 1935 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân R. S. Wentworth.
Lịch sử hoạt động.
Trước chiến tranh.
Sau chuyến đi chạy thử máy đưa nó đến vùng quần đảo Azores, Bồ Đào Nha và quần đảo Anh, "Hull" lên đường đi San Diego, California, ngang qua kênh đào Panama, đến nơi vào ngày 19 tháng 10 năm 1935. Nó bắt đầu hoạt động cùng Hạm đội Thái Bình Dương ngoài khơi San Diego, tham gia các cuộc thực tập chiến thuật và huấn luyện. Trong mùa Hè năm 1936 nó đi đến Alaska, và vào tháng 4 năm 1937 đã tham gia tập trận hạm đội tại vùng biển Hawaii. Trong một giai đoạn mà sự căng thẳng quốc tế ngày càng gia tăng trước chiến tranh, nó thường xuyên hoạt động như tàu canh phòng máy bay cho các tàu sân bay hải quân tại Thái Bình Dương. Nó tiếp tục các hoạt động này cho đến khi chiến tranh nổ ra, đã chuyển đến cảng nhà mới ở Trân Châu Cảng vào ngày 12 tháng 10 năm 1939.
Thế Chiến II.
Nhịp điệu hoạt động tuần tra, huấn luyện và tập trận thường lệ bị chấm dứt vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, khi Hải quân Đế quốc Nhật Bản bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng. "Hull" đang neo đậu cặp theo chiếc tàu tiếp liệu khu trục để sửa chữa, và đã đưa dàn hỏa lực phòng không vào hoạt động. Do mục tiêu chính của cuộc tấn công là các thiết giáp hạm trong khi các tàu sân bay vắng mặt, chiếc tàu khu trục không bị đánh trúng, và vào ngày hôm sau đã gặp gỡ tàu sân bay để hộ tống nó đi vào Trân Châu Cảng. Trong những tháng tiếp theo, nó hoạt động cùng Lực lượng Đặc nhiệm 11 dưới quyền Đô đốc Wilson Brown, hộ tống cho tàu sân bay trong những cuộc tấn công cần thiết xuống các căn cứ của quân Nhật tại quần đảo Solomon. Nó quay trở về Trân Châu Cảng vào ngày 26 tháng 3, và trong ba tháng tiếp theo làm nhiệm vụ hộ tống vận tải đi lại giữa San Francisco, California và Trân Châu Cảng.
"Hull" lên đường đi Suyu thuộc quần đảo Fiji vào ngày 7 tháng 6 nhằm chuẩn bị cho việc chiếm đóng Guadalcanal. Nó khởi hành đi Solomon vào ngày 26 tháng 7, và vào chính ngày đổ bộ 7 tháng 8 năm 1942 đã hộ tống cho các tàu tuần dương trong quá trình bắn phá bờ biển, rồi chiếm lấy vị trí bảo vệ chống tàu ngầm cho các tàu đổ bộ. Ngày hôm sau, nó giúp đánh trả các cuộc ném bom, bắn rơi nhiều máy bay đối phương. Chiều tối hôm đó, "Hull" buộc phải đánh đắm chiếc tàu vận chuyển khi chiếc này bốc cháy không thể kiểm soát. Vào ngày 9 tháng 8, nó đánh chìm một tàu buồm nhỏ ngoài khơi Guadalcanal, rồi khởi hành vào chiều tối hôm đó để đi Espiritu Santo. Trong những tuần lễ khó khăn tiếp theo tại Guadalcanal, nó thực hiện ba chuyến đi cùng các tàu vận tải và tàu chiến khác để hỗ trợ binh lính đồn trú, bị đối phương không kích hai lần vào các ngày 9 và 14 tháng 9.
"Hull" quay trở về Trân Châu Cảng vào ngày 20 tháng 10, và trải qua thời gian còn lại của năm cùng thiết giáp hạm tại New Hebrides. Nó khởi hành từ Trân Châu Cảng vào ngày 29 tháng 1 năm 1943 để sửa chữa, đi đến San Francisco vào ngày 7 tháng 2; và sau khi hoàn tất nó lên đường đi quần đảo Aleut, đi đến Adak, Alaska vào ngày 16 tháng 4 để bắt đầu một loạt các cuộc cơ động huấn luyện cùng thiết giáp hạm và tàu tuần dương tại vùng biển phía Bắc. Khi hải quân bắt đầu các hoạt động nhằm tái chiếm Attu vào tháng 5, chiếc tàu khu trục làm nhiệm vụ tuần tra, và trong tháng 7 và đầu tháng 8 đã tham gia nhiều hoạt động bắn phá đảo Kiska. Con tàu cũng tham gia cuộc đổ bộ lên Kiska vào ngày 15 tháng 8, chỉ để phát hiện quân Nhật đã bí mật triệt thoái khỏi đảo này.
"Hull" quay trở lại khu vực trung tâm Thái Bình Dương, về đến Trân Châu Cảng vào ngày 26 tháng 9 năm 1943, rồi khởi hành cùng hạm đội ba ngày sau đó để tấn công đảo Wake, và hoạt động cùng các tàu sân bay hộ tống trong các đòn tấn công nghi binh phân tán sự chú ý của quân Nhật khỏi mục tiêu chính là quần đảo Gilbert. Chiếc tàu khu trục đã bắn phá Makin trong cuộc tấn công vào ngày 20 tháng 11, và khi chiến dịch diễn tiến thuận lợi, nó cùng một đoàn tàu vận tải quay về Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12. Từ đây nó quay về vùng bờ Tây, đi đến Oakland, California vào ngày 21 tháng 12 để thực hành đổ bộ. Nó khởi hành cùng Lực lượng Đặc nhiệm 53 từ San Diego vào ngày 13 tháng 1 năm 1944 cho mục tiêu tiếp theo tại quần đảo Marshall, đi đến ngoài khơi Kwajalein vào ngày 31 tháng 1. Nó bảo vệ các tàu vận chuyển tại khu vực dự bị, và cho đến tháng 2 đã làm nhiệm vụ tuần tra và hộ tống ngoài khơi Eniwetok và Majuro. Gia nhập cùng một lực lượng thiết giáp hạm và tàu sân bay, nó đi đến đảo san hô Mille vào ngày 18 tháng 3 tham gia một cuộc bắn phá, rồi tiếp tục bắn phá Wotje vào ngày 22 tháng 3.
"Hull" sau đó tham gia cuộc bắn phá Truk từ ngày 29 đến ngày 30 tháng 4, rồi sau đó đi đến Majuro vào ngày 4 tháng 5. Tại đây nó gia nhập cùng các thiết giáp hạm của Đô đốc Lee cho chiến dịch tấn công tiếp theo xuống quần đảo Mariana. Chiếc tàu khu trục bắn phá Saipan vào ngày 13 tháng 6, hỗ trợ các hoạt động quát mìn bằng hải pháo, và tuần tra cho đến khi diễn ra cuộc đổ bộ ban đầu vào ngày 15 tháng 6. Hai ngày sau, "Hull" cùng các tàu chiến khác lên đường để gia nhập lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay của Đô đốc Marc Mitscher. Hai hạm đội đối nghịch đã tiếp cận nhau vào ngày 19 tháng 6 cho cuộc đối đầu tàu sân bay lớn nhất trong chiến tranh, khi diễn ra bốn đợt không kích lớn của máy bay Nhật nhắm vào hạm đội Hoa Kỳ. Dưới sự hỗ trợ của các tàu ngầm Hoa Kỳ, Mitscher thành công trong việc đánh chìm hai tàu sân bay hạm đội đối phương cũng như gây thiệt hại lớn cho lực lượng không quân tàu sân bay đối phương trong Trận chiến biển Philippine, vốn còn mang biệt danh "Cuộc săn vịt trời Mariana vĩ đại", có phần đóng góp của "Hull" trong đó.
Trong tháng 7, "Hull" hoạt động cùng các đội tàu sân bay ngoài khơi Guam, và sau cuộc đổ bộ vào ngày 21 tháng 7, nó tuần tra ngoài khơi hòn đảo. Đến tháng 8, nó quay trở về Seattle, Washington, đến nơi vào ngày 25 tháng 8, và được sửa chữa tại đây cho đến ngày 23 tháng 10, khi nó thả neo tại Trân Châu Cảng. Chiếc tàu khu trục gia nhập một đội tiếp nhiên liệu của Đệ Tam hạm đội, khởi hành vào ngày 20 tháng 11 năm 1944 để gặp gỡ lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay nhanh trong vùng biển Philippine.
Hoạt động tiếp nhiên liệu cho các tàu sân bay được bắt đầu từ ngày 17 tháng 12, nhưng hoàn cảnh biển động mạnh buộc phải hủy bỏ hoạt động vào cuối ngày hôm đó. Đội tiếp nhiên liệu bị mắc kẹt vào trong cơn bão Cobra vào ngày hôm sau khi các khí áp kế hạ rất thấp và gió đạt vận tốc . Sau khi "Hull" được lệnh chuyển sang hướng 140°, vận tốc gió tăng lên trên . Đến khoảng 11 giờ 00 ngày 18 tháng 12, chiếc tàu khu trục mắc kẹt giữa "bức tường sắt", những cơn sóng cao như núi. Không có khả năng bẻ lái với gió từ phía Bắc bên mạn trái, chòng chành giữa 80 và 100 độ, những chiếc xuồng và mìn sâu của nó bị cuốn xuống biển. Khi độ nghiêng tăng lên 70 độ, nó bị gió biển ghìm xuống nước trong khi nước tràn vào buồng lái và đổ xuống qua các ống khói.
Mọi người luống cuống làm việc để giữ cho con tàu nguyên vẹn và nổi được trong khi bị lật nghiêng nặng, nhưng cuối cùng, theo lời Hạm trưởng: "Con tàu nghiêng đến hay hơn nữa; nước tràn vào cấu trúc thượng tầng. Tôi cố bám vào mạn trái của cầu tàu cho đến khi nước tràn qua người tôi, và tôi rơi xuống nước khi con tàu lật úp." Một phát hiện sau này cho thấy một thùng dằn chứa nước biển có thể giúp con tàu phục hồi lại từ độ lật nghiêng 70°.
Các hoạt động cứu hộ do tàu khu trục và các tàu khác tiến hành những ngày tiếp theo đã cứu giúp tính mạng của 7 sĩ quan và 55 thủy thủ. Được báo cáo sau đó, vào một lúc trước khi con tàu bị khóa trong những "bức tường sắt", các sĩ quan đã tranh luận với có nên loại bỏ Hạm trưởng để có thể xoay con tàu sang một hướng an toàn hơn, nhưng Sĩ quan Cao cấp (Hạm phó) đã từ chối làm như vậy vì chưa bao giờ có việc binh biến trên một tàu chiến Hải quân Hoa Kỳ. Sự kiện này đã đem lại ý tưởng cho tiểu thuyết gia Herman Wouk trong cao trào của cuốn truyện The Caine Mutiny, theo đó hạm trưởng bị cách chức bởi các sĩ quan của ông trong quá trình cơn bão Cobra. Vị Sĩ quan Cao cấp, người tử nạn cùng con tàu, là cha của nhà báo nhạc Rock Greil Marcus.
Phần thưởng.
"Hull" được tặng thưởng mười Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. | 1 | null |
Ga Hyehwa (Bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul) (Tiếng Hàn: 혜화(서울대학교병원)역, Hanja: 惠化(서울大學校病院)驛) là ga trên Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 4. Nó nằm ở trung tâm của vùng thường được biết đến như Daehangno, và hầu hết các hành khách xuất phát từ ga này đều là ban đêm. Bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul và trường y dược nằm ở phía Tây Nam. | 1 | null |
NGC 4889 còn được gọi Caldwell 35 là một thiên hà elip siêu khổng lồ trong Quần tụ thiên hà Coma, Siêu đám thiên hà Coma, nằm cách chúng ta khoảng 97,846 triệu Parsec, có vị trí biểu kiến nằm trong chòm sao Hậu Phát. NGC 4889 có cấp sao biểu kiến +11,4, là vật thể sáng nhất trong quần tụ Coma, và nó chứa siêu lỗ đen có khối lượng lớn thứ bảy trong vũ trụ (sau S5 0014+81, SDSS J102325.31+514251.0, H1821+643 và APM 08279+5255) mà khoa học quan sát được. Cùng phát hiện ra lỗ đen siêu khối lượng với NGC 4889 còn có NGC 3842; cả hai được giả thuyết là tàn dư còn lại của các chuẩn tinh vốn xuất hiện nhiều ở thời kỳ đầu của vũ trụ.
Phát hiện.
NGC 4889 được nhà thiên văn học người Anh gốc Đức William Herschel phát hiện và liệt kê trong danh mục Thiên thể NGC năm 1785. NGC 4889 nằm cách hệ Mặt Trời của chúng ta khoảng 308 triệu năm ánh sáng; với dịch chuyển đỏ 0,021665, NGC 4889 mỗi giây đi xa chúng ta 6.495 km trong khi toàn bộ quần tụ thiên hà này di chuyển xa khỏi chúng ta với tốc độ khoảng 7.000 km mỗi giây. Quần tụ thiên hà Coma gồm hơn 1.000 thiên hà, có đường kính vài triệu năm ánh sáng. Quần tụ thiên hà COMA này đến lượt nó cùng với quần tụ thiên hà Sư Tử (trong chòm sao Sư Tử tạo nên siêu đám thiên hà Coma, một láng giềng lân cận với Siêu đám Xử Nữ của chúng ta.
Lỗ đen.
Trung tâm của thiên hà NGC 4889 được nhà nữ thiên văn học Chung-Pei Ma thuộc trường đại học California Berkeley phỏng đoán rằng tồn tại một lỗ đen có khối lượng rất lớn, có thể bằng hoặc lớn hơn lỗ đen trong tâm thiên hà láng giềng - NGC 3842 vốn được nhận định là có khối lượng gấp khoảng 9,7 tỷ lần khối lượng Mặt Trời của chúng ta. Bán kính lỗ đen (nơi mà không vật chất nào - kể cả ánh sáng - thoát ra được) này gấp khoảng 5 lần bán kính quỹ đạo của sao Diêm Vương quay quanh Mặt Trời. Các phỏng đoán được dựa trên kết quả quan sát từ Đài thiên văn Keck II và Gemini North trên Mauna Kea, Hawaii dựa vào quỹ đạo vật chất quay quanh lỗ đen tính ra khối lượng lỗ đen ở tâm NGC 4889 xấp xỉ 21 tỷ lần khối lượng Mặt Trời, khiến đây trở thành lỗ đen quan sát được có khổi lượng lớn nhất tính đến . | 1 | null |
USS "Macdonough" (DD-351) là một tàu khu trục lớp "Farragut" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến. Nó là chiếc tàu chiến thứ ba của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Thiếu tướng Hải quân Thomas Macdonough (1783-1825), người tham gia cuộc Chiến tranh 1812. "Macdonough" đã có mặt tại Trân Châu Cảng vào lúc diễn ra cuộc tấn công Trân Châu Cảng châm ngòi chiến tranh tại Thái Bình Dương, và đã phục vụ cho đến khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, được tặng thưởng 13 Ngôi sao Chiến trận. Nó bị bán để tháo dỡ năm 1946.
Thiết kế và chế tạo.
"Macdonough" được đặt lườn vào ngày 15 tháng 5 năm 1933 tại Xưởng hải quân Boston. Nó được hạ thủy vào ngày 22 tháng 8 năm 1934, được đỡ đầu bởi cô Rose Shaler Macdonough, cháu nội Thiếu tướng Macdonough; và được đưa ra hoạt động vào ngày 15 tháng 3 năm 1935 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân Charles S. Alden.
Lịch sử hoạt động.
Trước chiến tranh.
Sau một chuyến đi chạy thử máy kéo dài đến Châu Âu và Nam Mỹ, "Macdonough" gia nhập Hạm đội Thái Bình Dương và hoạt động từ San Diego, California cho đến ngày 12 tháng 10 năm 1939. Sau đó nó chuyển đến cảng nhà mới tại Trân Châu Cảng trong thành phần Hải đội Khu trục 1.
Thế Chiến II.
Có mặt tại Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941 khi Hải quân Đế quốc Nhật Bản bất ngờ tấn công, "Macdonough" đã bắn rơi được một máy bay đối phương tấn công trước khi ra khơi, gia nhập cùng các tàu chiến khác trong việc truy tìm lực lượng tấn công Nhật. Trong hơn ba tháng tiếp theo, nó hoạt động tuần tra tại khu vực Tây Nam Oahu. Trước khi quay trở về Trân Châu Cảng để hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại về phía vùng bờ Tây, nó đi xa đến tận New Guinea, hỗ trợ cho các cuộc không kích xuống các vị trí của quân Nhật ở Bougainville, Salamaua và Lae.
"Macdonough" quay trở lại khu vực Tây Thái Bình Dương để chuẩn bị cho việc chiếm đóng Guadalcanal. Hoạt động cùng với tàu sân bay , nó hỗ trợ cho việc đổ bộ lên Guadalcanal và Tulagi vào ngày 7 tháng 8 năm 1942. Nó tiếp tục ở lại khu vực này, tham gia vào Trận chiến đảo Savo, chống trả máy bay và tàu chiến đối phương trong quá trình đổ bộ lực lượng tăng cường lên Guadalcanal. Vào cuối tháng 9, nó đảm nhiệm vai trò hộ tống vận tải đi lại giữa New Guinea, Espiritu Santo và Trân Châu Cảng trước khi quay trở về Xưởng hải quân Mare Island vào ngày 22 tháng 12 để đại tu.
"Macdonough" sau đó đi lên phía Bắc tham gia việc tấn công và chiếm đóng đảo Attu thuộc quần đảo Aleut. Đi đến Adak, Alaska vào ngày 16 tháng 4 năm 1943, chiếc tàu khu trục tuần tra về phía Đông Bắc Attu cho đến khi diễn ra cuộc đổ bộ. Vào ngày 10 tháng 5, đang khi cơ động lúc thời tiết xấu để bảo vệ các tàu vận chuyển tấn công, nó gặp tai nạn va chạm với tàu khu trục và bị buộc phải được kéo rút lui. Nó được sửa chữa tại Xưởng hải quân Mare Island cho đến ngày 23 tháng 9, khi nó chuẩn bị lên đường đi đến quần đảo Gilbert. Đến nơi vào ngày 20 tháng 11 để chuẩn bị cho việc chiếm đóng đảo Makin, nó hoạt động như một tàu chỉ huy các xuồng đổ bộ, và sau khi hoàn tất giai đoạn này đã tiến vào vũng biển để bắn phá các vị trí của quân Nhật. Đến ngày 23 tháng 11, Makin được tuyên bố an toàn và chiếc tàu khu trục quay trở về Trân Châu Cảng.
Vào tháng 1 năm 1944, "Macdonough" gia nhập Lực lượng Tấn công phía Bắc cho cuộc chiếm đóng quần đảo Marshall. Là tàu chỉ huy của đội vận chuyển ban đầu, nó thoạt tiên hoạt động ngoài khơi đảo san hô Kwajalein. Vào ngày 29 tháng 1, nó chuyển sang đảo san hô Wotje và tham gia cuộc bắn phá tại đây cho đến khi quay trở lại Kwajalein vào ngày 31 tháng 1 cho nhiệm vụ chiếm đóng Root và đảo Namur. Chiếc tàu khu trục sau đó làm nhiệm vụ cột mốc radar cho đến khi nó đi đến đảo san hô Eniwetok.
Trong các ngày 21-22 tháng 2, "Macdonough" bắn phá các vị trí của quân Nhật ở đảo Parry, trên lối ra vào vũng biển Eniwetok. Một tháng sau, nó hoạt động cùng các tàu sân bay thuộc Lực lượng Đặc nhiệm 58 đang tấn công quần đảo Palau. Chiếc tàu khu trục có mặt tại Hollandia, New Guinea vào ngày 21 tháng 4, làm nhiệm vụ bắn phá hỗ trợ cho cuộc đổ bộ tại đây, và đến cuối tháng đã đi về phía Đông làm nhiệm vụ cột mốc radar về phía Nam Truk. Trong khi làm nhiệm vụ này, "Macdonough" đã cùng với tàu sân bay hạng nhẹ và tàu khu trục đánh chìm tàu ngầm Nhật "RO-45" vào ngày 30 tháng 4 năm 1944.
Vào ngày 4 tháng 5, "Macdonough" đi đến Majuro để gia nhập lực lượng được tập trung cho chiến dịch chiếm đóng quần đảo Mariana. Khởi hành từ quần đảo Marshall vào ngày 6 tháng 6, nó hoạt động cùng các tàu sân bay nhanh trong cuộc tấn công Saipan, làm nhiệm vụ hộ tống và cột mốc radar, cũng như trong thành phần bắn phá các vị trí quân Nhật ở mặt Tây hòn đảo. Sau đó nó tham gia Trận chiến biển Philippine trong các ngày 19-20 tháng 6, khai hỏa vào số ít các máy bay Nhật lọt qua được hàng rào máy bay tiêm kích tuần tra chiến đấu trên không. Được lệnh đi đến Guam, nó bảo vệ cho các đội phá hoại dưới nước (UDT) trinh sát các bãi đổ bộ, và bắn phá quấy rối công việc sửa chữa hệ thống phòng thủ của đối phương. Vào ngày 21 tháng 7, nó tuần tra tại vùng biển ngoài khơi Guam để bảo vệ các tàu tấn công khỏi nguy cơ tàu ngầm đối phương; tiếp tục vai trò này cho đến khi nó lên đường vào ngày 10 tháng 8 để quay trở về Hawaii.
Sau một chặng dừng ngắn tại Tân Châu Cảng, "Macdonough" khởi hành đi đến quần đảo Admiralty, đi đến Manus vào ngày 15 tháng 9 và bắt đầu làm nhiệm vụ hộ tống. Vào ngày 14 tháng 10, nó tháp tùng các tàu chở quân đi đến Leyte, Philippines, và ở lại đây trong suốt quá trình Trận chiến vịnh Leyte vào ngày 24-25 tháng 10. Nó quay trở lại Manus để hộ tống một đoàn tàu vận tải khác đi đến Leyte vào ngày 3 tháng 11, và sau khi quay trở lại Philippines đã tuần tra tại khu vực vịnh Leyte và phía Nam eo biển Surigao. Sang tháng sau, nó tiếp nối nhiệm vụ hộ tống vận tải; hoạt động từ Ulithi, nó bảo vệ các tàu chở dầu hạm đội cho các chuyến đi tiếp nhiên liệu tại khu vực Philippine, Đài Loan và biển Hoa Nam. Vào tháng 1 năm 1945, chiếc tàu khu trục lên đường quay trở về Xưởng hải quân Puget Sound để đại tu, vốn kéo dài đến ba tháng. Quay trở lại Ulithi, nó làm nhiệm vụ cột mốc radar ngoài khơi đảo này cho đến ngày 5 tháng 7, khi nó quay trở lại hoạt động hộ tống vận tải. Cho đến khi xung đột kết thúc, nó hộ tống tàu bè Đồng minh đi lại giữa Ulithi và Okinawa.
"Macdonough" có mặt tại Guam khi chiến tranh kết thúc vào ngày 15 tháng 8 năm 1945, và nó nhanh chóng nhận được lệnh quay trở về Hoa Kỳ. Về đến San Diego vào ngày 3 tháng 9, nó tiếp tục đi sang vùng bờ Đông một tuần sau đó, đi đến Xưởng hải quân New York, nơi nó được cho xuất biên chế vào ngày 22 tháng 10 năm 1945. "Macdonough" được bán cho hãng George H. Nutman ở Brooklyn, New York vào ngày 20 tháng 12 năm 1946 để tháo dỡ.
Phần thưởng.
"Macdonough" được tặng thưởng mười ba Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. | 1 | null |
Charles Hoy Fort (6 tháng 8 năm 1874 – 3 Tháng 3 năm 1932) là một nhà văn và nhà nghiên cứu Mỹ về các hiện tượng bí ẩn. Ngày nay, thuật ngữ Fortean hay Forteana dùng để miêu tả các hiện tượng bí ẩn. Những quyển sách của ông bán rất chạy và vẫn còn được xuất bản cho đến nay.
Liên kết ngoài.
"Mr. X", are at "Mr. X"'s site Resologist.net: | 1 | null |
Quý bà Macbeth của quận Mtsensk, Op.29 (tiếng Nga: Леди Макбет Мценского уезда, phiên âm là Ledi Makbet Mtsenskogo Uyezda, hay còn có cái tên là Katerina Izmaylova (tiếng Nga: Катерина Измайлова) là vở opera của nhà soạn nhạc người Nga Dmitri Shostakovich. Vở opera này gồm 4 màn, được sáng tác trong khoảng thời gian 1930-1932. Người viết lời cho tác phẩm này là chính nhà soạn nhạc và Alexander Preis dựạ theo cuốn tiểu thuyết Quý bà Macbeth của quận Mtsensk của nhà văn Nga Nikolai Leskov. Tác phẩm trình diễn lần đầu tiên vào năm 1934, được 2 năm thì đình chỉ do những mâu thuẫn với Joseph Stalin. Tác phẩm chỉ trở lại vào năm 1962, chín năm sau khi Stalin qua đời. Lúc này, Shostakovich đã biên soạn lại vở opera và có cái tên mới là Katerina Izmaylova. Vở opera trở lại đã gây nên ấn tượng cho nền âm nhạc Xô viết. Sau đó, tác phẩm được trình diễn không chỉ ở Nga mà còn ở nhiều quốc gia khác. Tác phẩm nói về một người phụ nữ trước Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Tác phẩm thể hiện phong cách đa dạng của Shostakovich, như phong cách Tân-Cổ điển (thể hiện ảnh hưởng của Stravinsky) và Trụ-lãng mạn (sau Gustav Mahler). | 1 | null |
Ga Dongdaemun (Tiếng Hàn: 동대문역, Hanja: 東大門驛) là ga nằm trên Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 1 và Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 4 ở Changsin-dong và Jongno 6-ga, Jongno-gu, Seoul. Nó được đặt tên sau một trong bốn cổng thành của bức tường xung quanh Seoul cổ, và nằm ở cuối phía Đông của Jongno. Nhà ga này cũng gần siêu thị Dongdaemun. Trước đây, nó thuộc về Dongdaemun-gu, nhưng bây giờ nó thuộc thẩm quyền của Jongno-gu.
Vào tháng 12 năm 2010 nhà ga được ghi nhận là nơi có lượng tiêu thụ dữ liệu WiFi cao thứ ba trong tất cả ga Tàu điện ngầm Seoul, sau đó là Ga xe buýt tốc hành, Ga Sadang, và sau đó là Ga Jamsil và Ga Jongno 3-ga. | 1 | null |
Poveglia là một hòn đảo nhỏ, có diện tích khoảng 6,8ha nằm giữa Venice và Lido trong phá Venezia, phía Bắc Italy. Một con kênh nhỏ chia hòn đảo thành hai phần. Không nên nhằm lẩn giữa Poveglia với đảo Ex Poveglia, một hòn đảo nhỏ trong đầm phá cách Tây Poveglia 3km. Được xem là "hòn đảo nhiều ma nhất thế giới" và được các nhà huyền bí xem là hòn đảo đáng sợ nhất trái đất.
Lịch sử.
Hòn đảo này lần đầu tiên được nhắc đến trong biên niên sử vào năm 421, khi những người từ Padua và Este chạy trốn đến hòn đảo để tránh khỏi những cuộc xâm lược man rợ. Trong thế kỷ thứ IX dân số của hòn đảo bắt đầu phát triển. Nhưng theo truyền thuyết thì người La Mã đã dùng nơi đây để làm hố chôn tập thể các nạn nhân mắc dịch bệnh nhằm cách ly họ với cộng đồng khỏe mạnh. Đảo Poveglia từng là mục tiêu tranh giành dẫn đến chiến tranh đẫm máu giữa người Venice và người Genoa hồi thế kỷ 14, hòn đảo trở thành trạm cách ly kiểm dịch cho các tàu bè đi đến Venice vào thế kỷ 18. Một thời gian sau, Poveglia trở thành nơi tập trung những người nhiễm dịch bệnh hiểm nghèo. Và từ đây, hàng loạt truyền thuyết ghê rợn đã được thêu dệt quanh Poveglia.
Trong thế kỷ 20 hòn đảo một lần nữa được sử dụng như một trạm kiểm dịch, nhưng trong năm 1922, các tòa nhà đã được chuyển đổi thành một bệnh viện cho người bị bệnh tâm thần. Năm 1968, bệnh viện bị đóng cửa, một thời gian ngắn sau đó được sử dụng trong nông nghiệp, sau đó bị bỏ hoang.
Những tin đồn về ma.
Hàng ngàn người chết vì dịch hạch được gom xác vào những hố to trên đảo để thiêu đốt. Trong cơn hoảng loạn, người ta còn đưa cả những người chỉ mới phát vài triệu chứng nhẹ đến Poveglia để chôn sống. Theo truyền thuyết, hơn 160.000 nạn nhân đã bị thiêu vào thời kỳ đen tối đó. Vào năm 1922, cái tên Poveglia lại khiến người nghe nổi da gà với câu chuyện liên quan tới một bệnh viện tâm thần được xây dựng trên đảo. Người ta đồn rằng một vị bác sĩ trong bệnh viện đã tra tấn bệnh nhân bằng những ca phẫu thuật thùy não với búa, đục và khoan. Y đã bị chính những linh hồn của các nạn nhân làm cho nổi điên và cuối cùng phải gieo mình từ ngọn tháp chuông của bệnh viện xuống đất.
Câu chuyện ma được nhiều người lưu truyền nhất là về bé gái tên Maria, một nạn nhân của bệnh dịch. Cô bé bị buộc rời xa cha mẹ đến sống tại Poveglia trong thời điểm bệnh dịch bùng phát và thường được nhìn thấy đứng khóc trông về quê nhà ở Malamocco. Người ta còn truyền tai nhau rằng những nhà huyền bí học đến đây để điều tra thực hư các lời đồn cũng phải cao chạy xa bay trong nỗi khiếp đảm và không bao giờ dám quay trở lại.
Hòn đảo này càng trở nên khét tiếng vì chương trình truyền hình ăn khách Ghost Adventures của Mỹ. Đây là chương trình chuyên tìm hiểu, điều tra những địa điểm bị cho là ma ám trên thế giới do kênh Travel Channel phát sóng từ năm 2008. Cuối năm 2009, các "chuyên gia" của Ghost Adventures đã đến Poveglia và tường thuật về những hiện tượng dị thường như nghe tiếng gào khóc rất rõ, bóng đen chạy trên tường, cảnh vật trước mắt biến thành màu đỏ, máy quay phim bị xô ngã... Người dẫn chương trình chính là Zack Bagan còn khẳng định đã bị "một thực thể đen tối chiếm hữu" sau khi nghe một giọng nữ rên rỉ tên mình và kêu "Hãy đến đây!" bằng tiếng Ý.
Bán đấu giá.
Vào tháng 04 năm 2014, chính quyền Rome đã quyết định đấu giá quyền thuê sử dụng đảo Poveglia trong 99 năm. Quy trình đấu giá sẽ được thực hiện trực tuyến vào tháng tới. Nhà chức trách Ý hy vọng tiềm năng độc đáo của Poveglia có thể được khai thác thành khu du lịch nghỉ dưỡng. | 1 | null |
Joggins là một cộng đồng nông thôn nằm ở phía tây hạt Cumberland, Nova Scotia. Tại đây có vách đá dài 15 km dọc theo bờ biển là một khu vực hóa thạch có niên đại địa chất Pennsylvanian cách đây khoảng 310 triệu năm, và nó đã chính thức được ghi vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO vào ngày mùng 7 tháng 7 năm 2008.
Lịch sử.
Khu vực này được biết đến bởi những người Mi'kmaq với tên gọi "Chegoggins" có nghĩa là vị trí săn bắt những con cá lớn, một tên sửa đổi bởi những người định cư Pháp đổi nó thành Joggins. Nằm trên lưu vực sông Cumberland, một tiểu lưu vực đổ ra vịnh Fundy, Joggins là một khu vực khai thác than lâu đời. Vỉa than của nó dọc theo bờ biển của lưu vực sông Cumberland đã được khai thác vào đầu năm 1686 bởi những người địa phương Acadians, con cháu định cư của người Pháp và các đơn vị đồn trú của Anh tại Annapolis Royal vào năm 1715.
Mỏ thương mại đầu tiên được thành lập bởi Henry Cope năm 1731, nhưng đã bị phá hủy bởi những người Mi'kmaq trong tháng 11 năm 1732. Sau đó, Samuel McCully mở một mỏ vào năm 1819 với việc khai thác được vận chuyển bằng đường biển đến Saint John, New Brunswick và các thị trường khác, nhưng đã ngừng kinh doanh vào năm 1821.
Quy mô sản xuất công nghiệp công nghiệp lớn đến Cumberland chính là Hiệp hội Khai khoáng, trong đó tổ chức quyền khai thác vùng than. Bắt đầu tại Joggins vào năm 1847, sản lượng tăng sau khi việc xây dựng các tuyến đường sắt buôn bán giữa các thuộc địa trong năm 1870, tiếp theo là tuyến đường sắt Joggins vào năm 1887, một tuyến đường sắt dài 12 dặm từ các mỏ tại Joggins dẫn đến con đường chính buôn bán giữa các thuộc địa ở Maccan, gần sông Hebert. | 1 | null |
Alyson Lee Hannigan (sinh 24 tháng 3 năm 1974) là một nữ diễn viên người Mỹ. Cô được biết đến nhờ vai diễn Willow Rosenberg trong loạt phim "Buffy the Vampire Slayer" (1997–2003), trong đó phải kể đến vai diễn Lily Aldrin trong loạt phim hài kịch tình huống nổi tiếng của đài CBS "How I Met Your Mother" (2005–2014) và Michelle Flaherty trong "American Pie" (1999–nay).
Tiểu sử.
Hannigan được sinh ra tại Washington, D.C., cô là con một của gia đình nhà Emilie (Posner) Haas và và Al Hannigan. Cha cô thuộc dòng dõi người Ireland còn mẹ cô là người Do Thái. Cha mẹ cô li hôn lúc cô chỉ mới hai tuổi và cô lớn lên cùng mẹ tại Atlanta, Gruzia.
Sự nghiệp.
1978–1996.
Lúc chỉ mới 4 tuổi, Hannigan bắt đầu xuất hiện trong những chương trình quảng cáo. Cô chuyển tới Hollywood lúc cô 11 tuổi. Lúc đó cô đăng ký vào trường Trung học Bắc Hollywood, và được tuyển vai quần chúng trong một lần thăm cha tại California. Sau khi hoàn tất việc học tại trường Trung học, cô tiếp tục đăng ký lên trường Đại Học Bang California, nơi cô theo học một khoá học về tâm lý.
Vai diễn chính thức đầu tiên của Hannigan là trong bộ phim hài viễn tưởng năm 1988 mang tên "My Stepmother Is an Alien",; một trong những diễn viên phụ trong phim là Seth Green, người tiếp tục đóng vai bạn trai trong phim của cô trong loạt phim "Buffy". Năm 1989, có nhận vai diễn định kì đầu tiên của mình trong bộ phim hài kịch tình huống ngắn của đài "ABC" "Free Spirit".
1997–hiện tại.
Năm 1997, Hannigan được tuyển vai "Willow Rosenberg" trong bộ phim "Buffy the Vampire Slayer". Bộ phim là một thành công lớn, và Hannigan cũng nhận được sự đón nhận của khán giả, khi mà cô tiếp tục tham gia những bộ phim hướng về đối tượng khán giả là thanh thiếu niên như "American Pie", "American Pie 2", "Boys and Girls" & "American Wedding".
Đầu năm 2004, Hannigan tham gia trong một vài bộ phim khác như "West End of London", "When Harry Met Sally...". Năm 2005, Hannigan tham gia loạt phim hài nổi tiếng "How I Met Your Mother", trong vai Lily, và cũng tham gia bộ phim "Veronica Mars" trong vai "Trina Echolls".
Trong tháng 2 năm 2006, cô cũng tham gia vai Julia Jones trong "Date Movie", bộ phim hài châm biếm từ các bộ phim lãng mạn.. Cô cũng từng tham gia trong tổ chức Stand Up 2 Cancer.
Năm 2012, Hannigan được diễn lại vai Michelle trong phim "American Reunion".
Đời tư.
Hannigan đã kết hôn cùng bạn diễn "Alexis Denisof" trong bộ phim "Buffy the Vampire Slayer" tại một khu nghỉ dưỡng tại California ngày 11 tháng 10 năm 2003. Họ hiện có cho mình hai bé gái, Satyana Marie Denisof, sinh 24 tháng 3 năm 2009, và Keeva Jane sinh 23 tháng 5 năm 2012. Hannigan và chồng của cô cũng là cha mẹ đỡ đầu cho con trai của Joss Whedon, Arden.
Ngày 13 tháng 2 năm 2013, Hannigan được cấp lệnh bảo vệ kiểm soát trước John Hobbs (ngụ tại New Hampshire), khi anh ta bắt đầu gửi nhiều thông điệp mang tính chất đe dọa và ám ảnh đến cô thông qua mạng toàn cầu, với nội dung mong muốn được gặp và có thể giết cô. Vào ngày 6 tháng 3 năm 2013, lệnh được mở rộng thêm 4 năm nữa. | 1 | null |
Núi Đền (chữ Hebrew: הַר הַבַּיִת, chữ Ả Rập: الحرم القدسي الشريف, chữ Hán-Việt: Thánh Điện sơn) là thánh địa tôn giáo ở vào thành cổ Jerusalem, Israel. Tính nhạy cảm của Núi Đền, nằm ở lịch sử có âm hưởng bất phàm của nó. Toạ lạc ở chỗ có diện tích không đến 14 hécta, đã bảo tồn rất nhiều di tích tôn giáo, là thánh địa của Do Thái giáo, Cơ Đốc giáo và Hồi giáo.
Chỗ ở của Thiên Chúa.
Núi Đền được người Do Thái tôn làm thánh địa là bởi vì truyền thuyết kể rằng Abraham - tổ tiên của người Do Thái, tiếp nhận thánh chỉ Thiên Chúa và hiến tế con trai của mình ở chỗ đó; Jacob - cháu trai của ông, đánh vật với thiên sứ cũng ở chỗ đó, và lại được ban cho cái tên là "Israel" (ý nghĩa "đấu vật với Chúa"). Để tưởng niệm chỗ thiêng liêng nhất của dân tộc Do Thái, tương truyền rằng vua Salomon sử dụng 200.000 người vào năm 1010 trước Công nguyên, bắt đầu thi công thánh điện ở núi Moriah thuộc Jerusalem, dùng để bái quỵ và dâng cúng Thiên Chúa của Do Thái giáo, lại còn cất giữ rương Khế Ước (bên trong bố trí hai khối thạch bản có khắc Mười điều răn), các đồ vật của Chúa như thuyền cứu nạn Noah. Công trình hoàn tất vào năm 957 trước Công nguyên. Thánh điện sau khi dựng xong dài 30 mét, rộng 10 mét, cao 15 mét, hùng vĩ vô cùng, có biệt hiệu là "chỗ ở của Thiên Chúa".
Canh phòng và bảo vệ Núi Đền.
Tuy nhiên tình cảnh tốt không lâu, vào năm 586 trước Công nguyên, vua Babylon đến chỗ này giết hại, ông ta đã tàn phá Núi Đền, đã xua đuổi người Do Thái. Mãi đến năm 538 trước Công nguyên, sau khi vua Ba Tư Cyrus tiêu diệt Babylon, người Do Thái mới được cho phép quay trở về, và hơn 5.000 đồ vật thánh điện được trao trả. Do đó, người Do Thái bắt đầu tái thiết thánh điện thứ hai trên nền móng ban đầu của thánh điện thứ nhất vào năm 516 trước Công nguyên. Không ngờ năm 70 Công nguyên, hoàng đế La Mã trấn áp cuộc khởi nghĩa của người Do Thái, thẳng tay đem thánh điện tái thiết thiêu huỷ triệt để, chỉ giữ lại một đoạn móng tường của bức tường phía Tây. Người đời sau thu tập tàn thạch, xếp chồng lên thành một bức tường ngay trên móng tường.
Vào thời kì đế quốc La Mã, ngày 09 tháng 11 mỗi năm - ngày tưởng niệm thánh điện bị phá huỷ, người Do Thái khắp nơi trên thế giới mới được cấp phép đến di chỉ bức tường phía Tây của Núi Đền đề cầu cúng. Người Do Thái chịu đủ khổ nạn mặt hướng về tường đổ vách nát của thánh điện tất cả đều nhịn không được, sụt sùi than khóc bi thương, "bức tường Than Khóc" vì nguyên do mà được đặt tên. Kinh thánh Do Thái "Talmud" nói rằng: "Thiên Chúa đã cho thế giới mười phần đẹp, chín phần ở Jerusalem", nhưng cũng có người đời sau nói rằng: "Thiên chúa đã cho thế giới mười phần buồn, chín phần ở Jerusalem". Có lẽ chính bởi vì cái đẹp tụ hội quá nhiều, Jerusalem, đặc biệt là Núi Đền mới trở thành chỗ tranh chấp liên miên không ngớt.
Năm đó, Israel khai thông đường hầm dưới đất ở Núi Đền xuyên qua phần nền của hai nhà thờ lớn Hồi giáo (bức tường Than Khóc đã bắt đầu nối tiếp với đường Khổ Nạn) và thủ tướng Israel Ariel Sharon bước vào nhà thờ Hồi giáo ở Núi Đền, đều từng dẫn đến xung đột bạo lực của hai phía Palestine và Israel, hơn nữa tổ chức Do Thái cực đoan luôn luôn gào thét cần làm sụp đổ hai nhà thờ lớn Hồi giáo, tái thiết thánh điện thứ ba của họ. Mỗi năm những phần tử cực đoan này đều phải đem một hòn đá vận chuyển đến sát gần bức tường Than Khóc, theo người ta nói rằng khối đá lớn được bảo tồn ở trong thánh điện Jerusalem, cử hành nghi thức tái thiết thánh điện mang tính tượng trưng. Quảng trường ở bức tường Than Khóc nhìn có vẻ "gió yên sóng lặng", nhưng không biết lúc nào thì sẽ bùng phát xung đột. Mũi đông nam ở thành cổ Jerusalem có một khoảnh đất rộng và bằng phẳng, đây chính là nơi mà cả thế giới nghe danh biết tiếng, cũng chính là khu vực mà Sharon tuyên bố vẫn kiểm soát trong tay như cũ. Mọi người đều biết, quảng trường Núi Đền có rất nhiều di tích cổ trọng yếu, đã thu hút số lượng rất lớn du khách đến thăm viếng thưởng lãm. Quảng trường Núi Đền có chiều dài bắc-nam 490 mét, rộng đông-tây 280 mét. Người Do Thái đem nó coi là thánh địa tôn giáo của mình. Họ cho biết, người đầu tiên Adam do Jehovah - Thiên Chúa thực sự mà họ tin kính, sáng tạo chính là dùng đất ở quảng trường Núi Đền mà nặn thành. Họ còn cho biết, khối đá lớn trên quảng trường Núi Đền có quan hệ với thủy tổ người Do Thái. Khối đá lớn này dài chừng 17,7 mét, rộng 13,5 mét, cao 1,2 mét so với mặt đất. Người Do Thái đã lưu truyền trong dân gian truyền thuyết, Abraham - thủy tổ của họ vì mục đích biểu thị trung thành trước Jehovah, từng tự tay đem con trai của mình Isaac trói chặt lại, đặt ở trên khối đá lớn này, chuẩn bị đem Isaac coi là thịt tế, dâng cho Jehovah, Jehovah cảm được lòng thành của ông, ban xuống cừu non vô tội để thay thế. Người Do Thái liền đem khối đá lớn này coi là đá thánh. Tín đồ Do Thái giáo còn cho biết, tia sáng thần thánh đầu tiên lúc Jehovah khai thiên tịch địa chính là từ Núi Đền soi toả đến toàn thế giới.
Đối với Núi Đền, tín đồ Hồi giáo gọi nó là thánh địa. Năm 628 Công nguyên, sau khi vương triều Omeyyad của đế quốc Ả Rập cưỡng đoạt Jerusalem, đã dựng lên nhà thờ Hồi giáo bằng đá ở đoạn phía bắc của di chỉ thánh điện Do Thái, bởi vì khối đá đó mà Ibrahim - tổ tiên Do Thái trong truyền thuyết, cúng bái Allah thì ở vào trung tâm chính điện bên trong nhà thờ Hồi giáo này.
Từ năm 1948 đến năm 1967 khoảng thời gian Jordan thống trị Đông Jerusalem, không cho phép người Israel đi vào thành cổ Jerusalem. Chỗ này được hợp nhất với cả bờ tây sông Jordan thành Vương quốc Jordan vào năm 1950.
Sau chiến tranh Sáu Ngày năm 1967, Israel đã chiếm cứ Đông Jerusalem, người Jordan bị trục xuất về bờ đông sông Jordan. Tuy nhiên, về sau Israel đạt tới thoả thuận với Jordan, nhà thờ Mái Vòm Đá và nhà thờ Al-Aqsa vẫn do người Jordan quản lí, khắp chung quanh có quân cảnh Israel canh phòng nghiêm mật.
Giáo đường Mộ Thánh.
Trên Núi Đền có rất nhiều đồ thánh của Cơ Đốc giáo. Vào năm 335 Công nguyên, hoàng hậu Helena - mẹ của Constantinus Đại đế, hạ lệnh, xây dựng nhà thờ Mộ Thánh (hoặc gọi nhà thờ Phục Sinh) ở ngay chỗ Chúa Giê-su bị nạn, mai táng và phục sinh, toà giáo đường này nằm ở chỗ cách di chỉ thánh điện Do Thái giáo 400 mét về hướng tây, là một trong những thánh địa chủ yếu trong lòng và mắt của các tín đồ Cơ Đốc giáo trên toàn thế giới. | 1 | null |
Núi Sion hay Zion (tiếng Hebrew: הר ציון, "Har Tsiyyon") là một thuật từ thay đổi nghĩa tùy theo giai đoạn. Ban đầu tên gọi này dùng để chỉ Đồi Hạ Đông (Thành phố của David), sau đó dùng để chỉ Đồi Thượng Đông (Núi Đền), và cuối cùng dùng để chỉ Đồi Tây. | 1 | null |
Thái Bình hưng bảo (太平興寶) là tên gọi đồng tiền đầu tiên của Việt Nam do nhà Đinh là một triều đại của người Việt cho đúc bắt đầu từ năm 970. Đây được xác định là đồng tiền xưa nhất do người Việt phát hành. Tiền Thái Bình hưng bảo ra đời góp phần khẳng định nền độc lập tự chủ của dân tộc Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa mà Đinh Tiên Hoàng đã xác lập.
Lịch sử hình thành.
Suốt một ngàn năm Bắc thuộc, người Việt không có đồng tiền riêng để lưu hành. Năm 968 Đinh Tiên Hoàng dẹp xong loạn 12 sứ quân, thành lập nhà Đinh, và xưng Đinh Tiên Hoàng Đế để mở đầu một kỷ nguyên độc lập thống nhất cho nước Việt. Nhà Ðinh phát hành tiền lần đầu tiên trong lịch sử, đó là đồng Thái Bình Hưng Bảo đúc năm 970, mặt sau có chữ Ðinh. Các nhà nghiên cứu tiền cổ đều thừa nhận, đó là đồng tiền nhà Đinh sản xuất lưu hành, không thể nhầm với bất kỳ đồng tiền nào khác trong và ngoài nước.
Sử sách ghi chép rất ít về hoạt động thương mại thời Đinh. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 976, có thuyền buôn nước ngoài cập bến Đại Cồ Việt. Hoa Lư đương thời là một thương cảng lớn, sông Hoàng Long cũng là một tuyến giao thông quan trọng đối với việc thông thương lúc đó. Các nhà nghiên cứu cho rằng dòng sông Hoàng Long khi đó còn rất rộng, chưa bị thu hẹp như hiện nay.
Khi lên làm vua, Đinh Tiên Hoàng đặt niên hiệu là "Thái Bình" và cho đúc tiền "Thái Bình hưng bảo" bằng đồng. Đây là tiền duy nhất được phát hành trong thời nhà Đinh, vì cho dù sau này có sự thay đổi ngôi vua trong họ Đinh nhưng không có sự thay đổi niên hiệu (Đinh Toàn lên kế vị vẫn dùng niên hiệu Thái Bình).
Khảo cổ học.
Đồng tiền Thái Bình cũng như các tiền khác sau này các triều đại phong kiến cho đúc đều bằng đồng, hình tròn, lỗ vuông, biểu tượng cho trời và đất theo quan niệm của người phương Đông. Quan điểm này được gìn giữ và phát triển nhất quán trong việc đúc tiền qua các triều đại vua sau này. Đến triều đại cuối cùng phong kiến cuối cùng đồng Bảo Ðại Thông Bảo của vua Bảo Ðại vẫn tuân thủ hình thức này. Hiện đồng tiền cổ nhất Việt Nam còn được lưu giữ tại phòng truyền thống của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Khảo cổ học cho thấy "Thái Bình hưng bảo" có ba loạt khác nhau. Cả ba loạt đều có lỗ hình vuông ở giữa và có đường kính không đều nhưng bình quân khoảng 22 mm. Cả ba loạt đều có mặt trước ghi chữ "Thái Bình hưng bảo" bằng chữ Hán. Có một loạt thay vì chữ "Thái" lại là chữ "Đại". Hiện chưa rõ: do lâu ngày đồng tiền đó bị hỏng nên mất một chấm, hay đó thực sự là chữ Đại nhưng được đọc là Thái. Về mặt sau, thường có chữ Đinh (họ của vua) đúc nổi; nhưng có một loạt không có chữ gì. Tiền Thái Bình hưng bảo đúc bằng hợp kim chứa nhiều đồng hình tròn, lỗ vuông kiểu tiền Trung Quốc.
Sử liệu cũ của Việt Nam không đề cập đến việc nhà Đinh có đúc tiền. Tuy nhiên, sử liệu cũ của Trung Quốc thì có nhắc đến và dựa vào đó Bành Tín Uy viết rằng năm 970 Đinh Bộ Lĩnh ở Việt Nam đúc tiền Thái Bình hưng bảo. Theo Đỗ Văn Ninh, việc sử liệu cũ của Việt Nam không nhắc đến việc này có thể là do nền kinh tế tiền tệ thời nhà Đinh còn mới manh nha, tiền chưa được sử dụng nhiều, trao đổi hàng hóa là chính, lương bổng và thuế má đều bằng hiện vật.
Thời Tiền Lê trước nhu cầu phát triển của nền kinh tế và giao thương trao đổi, Lê Hoàn cho lập xưởng đúc tiền Thiên Phúc trấn bảo. Tiền Thiên Phúc kế thừa hình dáng và kích thước như tiền thời Đinh, có hình tròn, đường kính 2,2 - 2,4 cm. Giữa có lỗ hình vuông, mặt trước có chữ viết chân phương niên hiệu của triều đại. Mặt sau lưng có chữ Lê, chữ đúc gọn nổi sắc nét. Tiền Thiên Phúc sau này tìm được ở nhiều nơi: cố đô Hoa Lư, hoàng thành Thăng Long, thương cảng Vân Đồn và nhiều nơi khác, những trung tâm kinh tế của đất nước thời bấy giờ. Sự có mặt của tiền Thiên Phúc ở nhiều nơi, không gian lưu thông rộng cho thấy, tiền được đúc và sử dụng nhiều, khẳng định giá trị tiền tệ của nhà nước độc lập.
Bên cạnh những đồng tiền do nhà nước độc lập Việt phát hành, các đồng tiền Trung Quốc cũng được sử dụng trong thông thương trao đổi với tư cách là "ngoại tệ". Trong các hoạt động kinh tế, thương mại hai đồng tiền Việt Nam và Trung Quốc được sử dụng song song, nhất là các vùng thương cảng biên viễn.
Giá trị lịch sử.
Sự có mặt của các đồng tiền Việt Nam ngay từ buổi đầu giành độc lập, đã góp phần khẳng định ý thức dân tộc, tinh thần độc lập tự chủ của các triều đại Việt Nam. Đây là những cơ sở ban đầu để sau này tiền tệ Việt Nam được các triều đại sau phát huy và phát triển.
Chữ Hưng trong tiền Thái Bình Hưng Bảo của Đinh Bộ Lĩnh là một điểm sáng tạo của tiền Việt Nam. Hưng Bảo tức là khác với loại tiền thông bảo truyền thống của Trung Quốc. Câu này còn mang ý nghĩa chúc phúc nước Đại Cồ Việt quốc vận hưng thịnh, đời đời hưởng thái bình.
Trưng bày.
Tiền Thái Bình hưng bảo hiện được trưng bày ở nhiều nơi, tiêu biểu như: | 1 | null |
Corythosaurus là một chi khủng long hadrosauridae "mỏ vịt" sinh sống 77 – 75,7 triệu năm trước (vào cuối kỷ Creta) ở Bắc Mỹ. Hóa thạch của chúng được tìm thấy ở Alberta (Canada). Các loài khủng long bốn chân ăn thực vật này được biết đến với chiếc mào trên đỉnh sọ, loài nổi tiếng nhất trong chi có mào trông giống như một cái rìu. Nó được đặt tên và mô tả năm 1914 bởi Barnum Brown. "Corythosaurus" nay được cho là thuộc Lambeosaurinae, có họ hàng với "Nipponosaurus", "Velafrons", "Hypacrosaurus", và "Olorotitan". "Corythosaurus" là một loài khủng long lớn, chiều dài của chúng được ước tính khoảng 9 mét và hộp sọ, tính cả mào cao 70,8 xăng-ti-mét.
Mô tả.
Kích thước.
Benson và cộng sự (2012) ước tính rằng "Corythosaurus" có chiều dài trung bình 9 mét. Ước tính chiều dài trước đó của Richard Swann Lull cho kết quả chiều dài dài hơn một chút là 9,4 m, kích thước tương tự Lambeosaurus "–" một loại lambeizardine khác của Canada. Năm 1962, Edwin H. Colbert đã sử dụng mô hình của những con khủng long cụ thể, bao gồm cả "Corythosaurus", để ước tính trọng lượng của chúng. Các "corythosaurus" mô hình được sử dụng, được mô hình hóa bởi Vincent Fusco thực hiện lắp xương và sự giám sát của Barnum Brown. Sau khi thử nghiệm, người ta đã kết luận rằng trọng lượng trung bình của "Corythosaurus"là 3,82 tấn (3,76 tấn dài; 4,21 tấn ngắn). Ước tính kích thước gần đây hơn của "Corythosaurus", được xuất bản năm 2001, tìm thấy chi này nằm trong số các loài Hadrosaurids lớn nhất, chỉ nhỏ hơn Chaiungosaurus và Parasaurolophus. Tổng chiều dài của mẫu "Corythosaurus" AMNH 5240 được tìm thấy là 8,1 m, với trọng lượng 3.0785 tấn (3.0299 tấn dài; 3.3935 tấn ngắn).
Theo tỷ lệ, hộp sọ ngắn hơn và nhỏ hơn nhiều so với Edmontosaurus (trước đây là Trachodon), "Kritosaurus" hoặc "Saurolophus", nhưng khi bao gồm cả đỉnh của nó, diện tích bề mặt của nó gần như lớn.
Mào.
Cái tên Corythosaurus của chúng nghĩa là "thằn lằn mũ bảo hiểm" do cái mào đặc biệt trên đầu loài này. Chiếc mào của chúng có kích thước to nhỏ khác nhau. Bên trong chiếc mào đó có nhiều ống dẫn khí nhỏ để khi chúng thở không khí được đưa tận lên đó, giúp tiếng kêu lớn hơn để thu hút những con Corythosaurus khác giới.
Thức ăn.
Loài này có chiếc mõm khá dài, thuận lợi cho việc lấy được thức ăn từ những cây khó lấy nhất. Chúng có hàng trăm chiếc răng nhỏ có thể mọc lại khi cái răng trước đó bị rụng. Bộ răng đặc biệt đó giúp Corythosaurus dễ dàng nghiền nát thức ăn trước khi tiêu hóa. Dựa vào khí hậu cuối kỷ Creta, Benson "và" các cộng sự của ông đoán rằng Corythosaurus sẽ là một loài ăn chọn lọc, chỉ ăn những loại trái cây ngon nhất và lá non nhất. Mẫu vật Corythosaurus đã được bảo quản với bữa ăn cuối cùng trong khoang ngực của nó. Bên trong còn sót lại lá kim, hạt, cành cây và trái cây. Điều đó có nghĩa là Corythosaurus có thể đã ăn tất cả những thứ này | 1 | null |
Mặt nạ mạng con () hay còn gọi là subnet, subnet work là sự phân chia lô gic địa chỉ TCP/IP. Để phân chia địa chỉ mạng thành 2 hoặc nhiều mạng con thì được gọi theo thuật ngữ tiếng Anh là subnetting.
Mục đích phân chia subnet.
Một tổ chức nào đó được InterNIC cấp cho một số địa chỉ IP nhất định với các máy tính đặt ở các nơi khác nhau. Để quản lý mạng hiệu quả, người ta phân chia mạng của tổ chức này thành các mạng con và nối kết với nhau thông qua các router. Những mạng con được gọi là các subnet. Mục đích phân chia mạng con là vì:
Một điều quan trọng là mỗi một subnet vẫn là một phần của mạng nhưng nó cũng cần được phân biệt với các subnet khác bằng cách thêm vào một định danh nào đó. Định danh này được gọi là subnet address. Để phân chia thành các mạng subnet, trước hết cần định rõ số lượng subnet của mạng và số thiết bị trong mỗi subnet, trong khi đó router trên mỗi một subnet chỉ cần biết các thông tin địa chỉ của mỗi máy trên một subnet mà nó quản lý. | 1 | null |
Cung điện Sans-Souci là nơi cư trú hoàng gia của vua Henri I (hay còn gọi là Henri Christophe) của Haiti, Nữ hoàng Marie-Louise và hai người con gái của họ. Đây là nơi quan trọng nhất trong số chín cung điện được xây dựng bởi vua Henri I. Ngoài ra, ông cũng xây dựng rất nhiều các lâu đài, pháo đài, và những ngôi nhà mùa hè, đồn điền đầy màu sắc màu rực rỡ. Quá trình xây dựng cung điện bắt đầu vào năm 1810 và được hoàn thành vào năm 1813. Nó nằm tại thị trấn Milot, Nord. Tên của nó được dịch từ tiếng Pháp có nghĩa là "carefree" ("thảnh thơi").
Trước khi xây dựng Sans-Souci, Milot là một đồn điền Pháp do Christophe quản lý trong một thời gian trong cuộc Cách mạng Haiti. Nhiều người còn sống trong số những người thời Henri Christophe ghi nhận sự tàn nhẫn của ông ta, và không biết bao nhiêu người lao động đã chết trong thời gian xây dựng cung điện. Dưới triều đại của Henri I, cung điện là nơi diễn ra nhiều buổi lễ sang trọng. Nó có những khu vườn bao la, những con suối nhân tạo và một hệ thống cấp nước. Mặc dù Sans-Souci bây giờ là một đống đổ nát, nhưng vào thời điểm lộng lẫy của nó, nhiều du khách nước ngoài đã ghi nhận vẻ đẹp của nỏ. Một bác sĩ Mỹ nhận xét rằng nó là "là một trong những dinh thự tuyệt vời nhất của Tây Ấn".
Các sự kiện của Sans Souci-là một phần của chương trình do Henri Christophe tổ chức để chứng minh cho những người ngoại quốc, đặc biệt là những người châu Âu và Mỹ, về sức mạnh và khả năng của các chủng tộc da đen. Niềm tự hào của những người gốc châu Phi trong việc xây dựng các cung điện. Nhà giáo dục người Haiti Pompée Valentin Vastey đã nói rằng "cung điện được xây dựng bởi hậu duệ của người châu Phi, cho thấy rằng chúng ta không làm mất hương vị kiến trúc thiên tài của tổ tiên chúng ta đã bao phủ khắp Ethiopia, Ai Cập, Carthage, và Tây Ban Nha cổ đại với các di tích tuyệt vời". Tuy nhiên, triều đại Christophe là một chế độ quân chủ chuyên chế châu Âu. Ông xưng là vua và hình thành chế độ cha truyền con nối, cùng với việc quy định trang và lễ phục.
Gần cung điện là đỉnh núi pháo đài nổi tiếng Citadelle Laferriere, được xây dựng theo nghị định của Henri Christophe để đẩy lùi một cuộc xâm lược của thực dân Pháp không bao giờ xảy ra. Có một con đường mòn phía sau cung điện dẫn lên pháo đài. Pháp đã công nhận độc lập của Haiti năm 1825 khi Haiti đồng ý trả một khoản phí bồi thường trị giá 150 triệu franc để đổi lấy quan hệ ngoại giao và kinh tế.
Một trận động đất nghiêm trọng trong năm 1842 bị phá hủy một phần đáng kể của cung điện và tàn phá thành phố lân cận Cap-Haitien. Cung điện không bao giờ được xây dựng lại nữa. Cung điện Sans-Souci trước khi chưa bị phá hủy được nhiều người công nhận và đặt cho là "Cung điện Versailles của vùng Caribe".
Năm 1982, UNESCO đã công nhận cung điện Sans-Souci cùng pháo đài gần đó là di sản thế giới bởi nó là "một trong những điểm đáng chú ý nhất ở Tây bán cầu, chứng kiến thập kỷ của bất ổn chính trị và vô luật pháp ở Haiti". Tuy nhiên hiện nay, khu vực này là tương đối ổn định, hòa bình và dễ dàng ghé thăm từ thành phố Cap-Haitien gần đó. | 1 | null |
Trong ẩm thực, xốt là dạng lỏng, dạng kem hoặc bán đặc được phục vụ trực tiếp hoặc dùng chế biến các món ăn khác. Xốt thường không dùng riêng mà dùng để thêm hương vị, độ ẩm và vẻ đẹp cho món ăn. Từ xốt trong tiếng Việt bắt nguồn từ chữ "Sauce" trong tiếng Pháp lấy từ chữ tiếng Latin là "salsa", nghĩa là "được muối (thực phẩm)". Công thức làm xốt lâu đời nhất được ghi nhận là garum, món xốt cá được người Hy Lạp cổ sử dụng.
Xốt cần có thành phần lỏng, nhưng một số xốt (ví dụ như xốt "pico de gallo salsa" hay chutney) có thể chứa nhiều thành phần đặc hơn là lỏng. Xốt là yếu tố thiết yếu trong các nền ẩm thực khắp thế giới.
Xốt có thể dùng cho món mặn hoặc ngọt đều được. Chúng có thể được chuẩn bị trước và dọn ra ăn lạnh, ví dụ như mayonnaise hoặc xốt táo tây, để lạnh nhưng làm ấm khi dọn ra như xốt pesto, nấu nóng như xốt bechamel và dọn ra ăn lúc ấm.
Vài loại xốt là các phát minh công nghiệp như xốt Worcestershire, xốt HP, hay ngày nay nhiều loại cũng hầu hết được mua dưới dạng làm sẵn như nước tương hay tương cà, một số vẫn được các đầu bếp tự tay làm.
Biến thể.
Có rất nhiều loại xốt làm từ cà chua (như xốt cà ketchup và xốt cà chua), các loại rau củ khác và nhiều gia vị. Dù từ 'ketchup' bản thân thường chỉ tới một loại xốt cà chua, nó cũng được dùng chỉ xốt làm từ các loại rau củ hoặc trái cây khác.
Một loại xốt có thể có vị ngọt, nóng hoặc lạnh, để ăn kèm và tô điểm cho món tráng miệng.
Một loại xốt khác làm từ trái cây hầm, thường được lọc kỹ để bỏ vỏ và xơ và thường được nêm ngọt. Một số ví dụ cho loại này là xốt táo tây và xốt nam việt quất, thường ăn với những loại thức ăn đặc trưng khác (nước xốt táo với thịt heo, giăm bông, hoặc bánh khoai tây; nước xốt nam việt quất ăn với thịt gia cầm) hoặc phục vụ như món tráng miệng. | 1 | null |
Trong cờ vua, chiếu hay chiếu vua () là một khái niệm trong cờ vua và những trò chơi tương tự cờ vua khác như cờ tướng, janggi, shogi, makruk... Trong một ván cờ vua, chiếu xảy ra khi quân Vua của một bên đang bị đe dọa bắt mất trong nước kế tiếp.
Nếu quân Vua của một bên bị chiếu hết, bị chiếu mà không thể hóa giải được nước chiếu thì đồng nghĩa với việc bên đó bị sát cục và ván cờ sẽ kết thúc, bên bị sát cục sẽ thua cuộc.
Giới thiệu.
Nước cờ dọa bắt quân Vua của đối phương ở nước kế tiếp gọi là nước chiếu.
Nếu quân Vua của một bên cùng lúc bị dọa bắt bởi hai quân cờ thì gọi là lưỡng chiếu.
Nếu quân Vua của một bên bị chiếu và bên đó không có nước đi nào hợp lệ để hóa giải nước chiếu thì gọi là chiếu hết hoặc chiếu sát. Ván cờ sẽ kết thúc khi xảy ra nước chiếu hết và bên bị chiếu hết sẽ thua cuộc, bên còn lại sẽ chiến thắng.
Theo luật cờ vua cơ bản, người chơi không được thực hiện bất kỳ nước đi nào đưa quân Vua của mình vào nước di chuyển (đi vào chân) của quân đối phương.
Cách hóa giải nước chiếu là di chuyển Vua (sang ô an toàn khác), ăn (bắt) quân đang chiếu của địch, hoặc chặn đường chiếu bằng quân khác.
Ở một số biến thể cờ vua có cho phép người chơi di chuyển quân Vua vào nước di chuyển của đối phương, ví dụ như Losing chess (tạm dịch: cờ vua mất quân).
Tất cả các quân cờ đều có thể thực hiện nước chiếu ngoại trừ quân Vua, không thể dùng quân Vua dọa bắt quân Vua đối phương vì sẽ bị quân Vua đối phương bắt khi đến lượt của họ do quân Vua đó đã đi vào chân của quân Vua đối phương.
Trong những ván đấu không chính thức, thói quen đôi khi là thông báo cho đối phương biết khi thực hiện nước chiếu, ví dụ như là hô "chiếu" hoặc "chiếu tướng". Dù vậy trên thực tế, tại những giải đấu chính thức, hay kể cả những ván đấu bình thường, việc thông báo như vậy là rất hiếm gặp.
Các kiểu nước chiếu.
Chiếu.
Ví dụ:
Chỉ đơn giản là một quân bất kỳ (trừ quân Vua) đang thực hiện nước chiếu quân Vua của đối phương.
Lưỡng chiếu.
Hai quân bất kỳ đang cùng thực hiện nước chiếu quân Vua của đối phương được gọi là "chiếu đôi" hay "lưỡng chiếu".
Ví dụ:
Chiếu hết.
Quân Vua đang bị một quân bất kỳ của đối phương chiếu nhưng không thể làm cách nào để hóa giải nước chiếu đó. Nước chiếu đó được gọi là nước "chiếu hết" hay "chiếu sát".
Ví dụ:
Chiếu bắt quân.
Chiếu bắt quân là việc một quân bất kỳ đang vừa chiếu quân Vua của đối phương và cũng vừa bắt một quân khác của đối phương (chủ yếu là quân Mã hoặc Tượng).
Ví dụ:
Chiếu rút.
Là một dạng của chiếu bắt quân, di chuyển một quân cờ thực hiện nước chiếu quân Vua của đối phương đồng thời mở đường cho một quân cùng màu khác bắt một quân khác của đối phương hoặc ngược lại được gọi là "chiếu rút" hoặc "chiếu mở".
Các ví dụ:
Chiếu xiên.
Là một dạng của chiếu bắt quân, một quân cờ (phải là các quân Hậu, Xe, Tượng) đang thực hiện nước chiếu quân Vua của đối phương và bắt quân đứng sau quân Vua theo đường chiếu được gọi là "chiếu xiên".
Ví dụ: | 1 | null |
"Love Runs Out" là một bài hát được thu âm bởi ban nhạc pop rock Mỹ OneRepublic cho phiên bản tái phát hành của album phòng phòng thu thứ ba của họ, "Native" (2013). Nó được viết bởi Ryan Tedder, Brent Kutzle, Drew Brown, Zach Filkins và Eddie Fisher với việc sản xuất bài hát được thực hiện bởi Tedder. | 1 | null |
Chrysoberyl là một loại khoáng vật nhôm beryli có công thức hóa học BeAl2O4. Tên gọi của khoáng vật này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp χρυσός "chrysos" và βήρυλλος "beryllos", nghĩa là "spar trắng-vàng". Mặc dù có tên gọi tương tự, chrysoberyl và beryl là các loại đá quý hoàn toàn khác nhau, mặc dù chúng đều chứa beryllium. Chrysoberyl là loại đá quý tự nhiên có độ cứng xếp hàng thứ 3 vào khoảng 8,5 theo thang độ cứng Mohs, giữa corundum (9) và topaz (8).
Chrysoberyl nguyên thủy có màu lục ánh vàng và trong suốt đến trong mờ. Khi khoáng vật có màu lục nhạt đến vàng và trong suốt thì nó được dùng làm đá quý. Ba biến thể chính của chrysoberyl là: chrysoberyl thông thường màu từ lục đến vàng, mắt mèo hay cymophan và alexandrit. Chrysoberyl vàng-lục được gọi là "chrysolit" dưới thời kỳ Victoria và Edward, điều này gây nhầm lẫn do tên gọi này đã từng được dùng để chỉ olivin ("peridot" là một loại đá quý); tên gọi này đã không còn được sử dụng trong danh pháp ngọc học.
Đá quý Alexandrit.
Alexandrit xuất xứ từ dãy Ural, Nga có màu lục dưới ánh sáng ban ngày và đỏ dưới ánh sáng đèn dây tóc vào ban đêm. Các biến thể khác của alexandrit có thể có màu vàng hoặc hồn dưới ánh sáng ban ngày và đỏ columbine hoặc màu mâm xôi dưới ánh đèn dây tóc ban đêm.
Theo câu chuyện phổ biến nhưng đầy mâu thuẫn thì mẫu vật alexandrit đầu tiên được tìm thấy trong lịch sử là ở vùng núi Ural bởi Nils Gustaf Nordenskiöld (1792-1866), một nhà khoáng vật học và khách du lịch người Phần Lan, nhưng ông đã xác định nhầm thành ngọc lục bảo. Mỏ khai thác ngọc lục bảo đầu tiên tại Nga mở cửa năm 1831, nhưng nghiên cứu gần đây cho rằng viên đá đã được Yakov Kokovin phát hiện đầu tiên.
Alexandrit được đặt tên để vinh danh hoàng đế Aleksandr II của Nga. Viên đá alexandrit được tìm thấy vào sinh nhật lần thứ 16 khi ông chưa lên ngôi mà chỉ là hoàng tử với tên gọi Aleksandr Nikolayevich.
Cymophan.
Chrysoberyl chatoyancy đục được gọi là cymophane hay "mắt mèo". Từ cymophan có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp nghĩa là 'sóng' và 'dạng', có hiệu ứng mắt mèo. Dạng biến thể này thường chứa các hốc hoặc bao thể dạng que của rutil xuất hiện theo hướng song song với trục c tạo ra hiệu ứng chatoyant thấy được dưới tia sáng đơn sắc chiếu qua tinh thể. Hiệu ứng này cũng được nhìn thấy rõ trong các quý đã gia công ở dạng cabochon vuông góc với trục c. Màu vàng chrysoberyl là do tạp chất Fe3+.
Đá mắt mèo thật sự trở nên nổi tiếng vào cuối thế kỷ 19 khi Duke of Connaught đã đưa ra chiếc nhẫn có khảm đá mắt mèo; điều này cũng đủ để làm cho loại đá này trở nên phổ biến và gia tăng giá trị của nó. Cho đến thời điểm đó, mắt mèo đã chủ yếu có mặt trong bộ sưu tập đá quý và khoáng vật. Nhu cầu tăng cao làm mở rộng các cuộc tìm kiếm nó ở Sri Lanka. | 1 | null |
Beryl là một loại khoáng vật nhôm, beryli silicat có công thức hóa học Be3Al2(SiO3)6. Tinh thể của nó kết tinh theo hệ sáu phương với kích thước từ rất nhỏ đến vài mét. Các tinh thể cụt tương đối hiếm gặp. Beryl tinh khiết không màu, nhưng nó thường có lẫn tạp chất, khi đó nó cho màu lục, lam, vàng, đỏ, và trắng.
Thành tạo.
Beryl có nhiều màu sắc khác nhau được tìm thấy chủ yếu trong các mạch pegmatit granit, nhưng cũng có trong đá schist mica thuộc dãi Ural, và đá vôi ở Colombia. Beryl thường cộng sinh với các thân quặng thiếc và tungsten. Beryl được tìm thấy ở châu Âu ở Na Uy, Áo, Đức, Thụy Điển (đặc biệt là morganit), Ireland và Nga, cũng như ở Brazil, Colombia, Madagascar, Mozambique, Nam Phi, Hoa Kỳ, và Zambia. Các vị trí có beryl của Hoa Kỳ ở California, Colorado, Connecticut, Georgia, Idaho, Maine, New Hampshire, North Carolina, Nam Dakota và Utah.
Pegmatit ở New England tạo ra các tinh thể beryl lớn nhất, bao gồm một tinh thể khối ở mỏ Bumpus, Albany, Maine với kích thước 5,5 x 1,2 m và khối khoảng 18 tấn; đây là khoáng vật biểu tượng của bang New Hampshire Đến năm 1999, tinh thể tự nhiên lớn nhất được biết đến trong tất cả các loại khoáng vật là tinh thể beryl ở Malakialina, Madagascar, dài 18 mét và đường kính 3,5 mét, nặng 380.000 kilogram.
Biến thể.
Aquamarine và maxixe.
Aquamarine (từ , "nước biển") là một biến thể màu turquoise của beryl. Nó có mặt ở hầu hết các địa phương phát hiện ra beryl. Các mỏ sa khoáng đá quý cuội ở Sri Lanka chứa aquamarine. Beryl màu vàng trong suốt, như loại có mặt ở Brazil, đôi khi được gọi là "aquamarine chrysolite". Loại có màu xanh dương đậm của aquamarine được gọi là "maxixe". Maxixe được tìm thấy phổ biến ở Madagascar. Màu sắc của nó mất dần sang trắng khi soi dưới ánh sáng mặt trời hoặc bị xử lý nhiệt, mặc dù màu sắc trả về theo bức xạ.
Màu lam nhạt của aquamarine là do Fe2+. Các ion Fe3+ tạo ra màu vàng-vàng khối, và khi có mặt cả Fe2+ và Fe3+ chúng cho màu xanh lam sẫm hơn như của maxixe. Sự mất màu của maxixe do ánh sáng hoặc nhiệt này có thể do sự chuyển điện tích Fe3+ và Fe2+. Màu lam sẫm maxixe có thể được tạo ra màu lục, vàng bằng cách chiếu các dòng hạt năng lượng cao (tia gamma, neutron hoặc thậm chí là tia X).
Chất lượng đá quý aquamarin lớn nhất từng được khai thác ở Marambaia, Minas Gerais, Brazil vào năm 1910. Nó nặng hơn 110 kg, và dài 48m5 cm, đường kính 42 cm. Viên đá quý được cắt lớn nhất là Dom Pedro aquamarine, hiện được lưu giữ trog Bảo tàng Lịch sử quốc gia Hoa Kỳ thuộc Smithsonian Institution.
Ngọc lục bảo.
Emerald là loại beryl lục, màu của nó là do các nguyên tố vết của crôm và đôi khi là vanadi.
Beryl vàng và heliodor.
"Beryl vàng" có thể có màu từ vàng nhạt đến vàng sáng. Khác với ngọc lục bảo, beryl vàng có rất ít sai sót. Thuật ngữ "golden beryl" đôi khi đồng nghĩa với "heliodor" (trong tiếng Hy Lạp "hēlios – ἥλιος" "mặt trời" + "dōron – δῶρον" "quà") nhưng beryl vàng có đặc trưng là màu vàng tinh khiết hoặc sắc vàng của vàng khối, trong khi heliodor có màu vàng lục. Màu vàng khối là do các ion Fe3+. Cả beryl vàng và heliodor đều được dùng làm đá quý. Mẫu đá beryl vàng được gia công lớn nhất có lẽ là mẫu 2054 carat được trưng bày tại bảo tàng quốc gia Hoa Kỳ ở Washington, D.C.
Goshenit.
Beryl không màu được gọi là "goshenit".
Morganit.
Morganit hay "beryl hồng", là loại beryl chất lượng và rất hiếm. Biến thể màu vàng/cam của morganit cũng được tìm thấy, và có màu phân dải. Nó có thể được xử lý nhiệt để loại các đốm vàng và thỉnh thoảng được xử lý bằng bức xạ để cải thiện màu sắc. Màu hồng của morganit là do các ion Mn2+.
Beryl hồng có màu mịn và kích thước vừa phải được phát hiện đầu tiên trên đảo ngoài khơi Madagascar năm 1910. Nó cũng được phát hiện cùng với các khoáng vật khác như tourmalin và kunzit, tại Pala, California. Tháng 12 năm 1910, Viện hàm lâm khoa học New York đặt tên loại biến thể màu hồng beryl này theo tên của nhà tài chính J. P. Morgan.
Ngày 7 tháng 10 năm 1989, một trong những mẫu đá quý morganit lớn nhất từng được phát hiện, thậm chí được gọi là "Hoa hồng của Maine," được phát hiện ở mỏ đá Bennett ở Buckfield, Maine, US. Tinh thể này, nguyên thủy có sắc vàng có chiều dài và bề rộng khoảng , và trọng lượng hơn .
Beryl đỏ.
Beryl đỏ là một biến thể màu đỏ của beryl. Nó được mô tả năm 1904 từ mẫu được tìm thấy ở Maynard's Claim (Pismire Knolls), Thomas Range, Quận Juab, Utah. | 1 | null |
Trong khoáng vật học, bao thể là bất cứ loại vật liệu nào bị bắt giữ bên trong khoáng vật trong quá trình nó hình thành.
Trong ngọc học, một bao thể là nó nằm đóng kính bên trong đá quý, hoặc nó kéo dài đến bề mặt của đá quý từ bên trong.
Theo quy luật Hutton, những mảnh vỡ nằm trong đá khác thì có tuổi cổ hơn đá chứa nó. Trong trường hợp này, thì gọi chúng là thể tù hay bị bắt tù. | 1 | null |
Venetia Phair, nhũ danh Burney (11 tháng 7 năm 1918 – 30 tháng 4 năm 2009) là người đầu tiên đề xuất tên sao Diêm Vương cho hành tinh (bây giờ được xếp là hành tinh lùn) do Clyde Tombaugh phát hiện năm 1930. Vào thời điểm đó, bà mới là một cô bé mới 11 tuổi và sống tại thành phố Oxford, Anh, Vương quốc Anh.
Tiểu sử.
Venetia Katharine Douglas Burney là con gái của Charles Fox Burney, Giáo sư Oriel diễn dịch Thánh Kinh tại Oxford, và vợ của ông Ethel Wordsworth Burney (nhũ danh Madan). Venetia là cháu ngoại của Falconer Madan (1851–1935), từng có thời gian giữ vị trí Thủ thư của Thư viện Bodleian tại Đại học Oxford. Anh trai của Falconer Madan là Henry Madan (1838–1901), Thạc sĩ Khoa học của Eton, đã đề xuất tên Phobos và Deimos cho các mặt trăng của sao Hỏa vào năm 1878.
Ngày 14 tháng 3 năm 1930, Falconer Madan đọc được câu chuyện phát hiện ra hành tinh mới trên "The Times" và kể cho cháu gái Venetia của ông nghe. Cô bé gợi ý tên Pluto – vị thần La Mã cai quản địa ngục, có khả năng tàng hình. Falconer Madan chuyển gợi ý này đến nhà thiên văn học Herbert Hall Turner. Turner có mối quan hệ với các đồng nghiệp Mỹ tại Đài thiên văn Lowell, nơi được quyền đặt tên cho hành tinh mới phát hiện. Tombaugh thích cái tên này vì nó bắt đầu với các chữ cái đầu của Percival Lowell, người đã dự đoán sự tồn tại của Hành tinh X, mà họ nghĩ là sao Diêm Vương vì nó tình cờ ở cùng vị trí trong vũ trụ. Ngày 1 tháng 5 năm 1930, tên Pluto được chính thức đặt cho thiên thể mới.
Burney học tại trường Downe ở Berkshire và Cao đẳng Newnham, Cambridge, nơi cô học toán học. Sau khi tốt nghiệp, bà trở thành một kế toán tổng hợp. Sau đó bà làm giáo viên kinh tế và toán học tại các trường nữ sinh ở phía tây nam London. Bà kết hôn với Edward Maxwell Phair từ năm 1947 cho đến khi ông qua đời vào năm 2006. Chồng bà, một người theo trường phái cổ điển sau này trở thành giáo viên phụ trách và người đứng đầu môn tiếng Anh tại Trường Cao đẳng Epsom. Bà qua đời tại Banstead vào ngày 30 tháng 4 năm 2009, ở tuổi 90.
Chỉ một vài tháng trước khi phân loại lại Sao Diêm Vương từ một hành tinh xuống một hành tinh lùn, với cuộc tranh luận đang diễn ra về vấn đề này, bà trả lời trong một cuộc phỏng vấn "Ở tuổi của tôi, tôi hầu như không còn quan tâm [đến các cuộc tranh luận], mặc dù tôi thích nó vẫn là một hành tinh hơn".
Vinh danh.
Tiểu hành tinh 6235 Burney được đặt theo tên của bà. Một thiết bị nghiên cứu bụi vũ trụ, gắn trên tàu vũ trụ "New Horizons" cũng được đặt tên là "Venetia Burney Student Dust Counter" hay ngắn gọn là "Venetia". | 1 | null |
Phòng thí nghiệm Khoa học Máy tính, Người máy, và Vi điện tử Montpellier, nguyên tên gốc tiếng Pháp: "Laboratoire d'Informatique, de Robotique et de Microélectronique de Montpellier", viết tắt là LIRMM, là một thực thể nghiên cứu xuyên giảng viên của Đại học Montpellier 2 (UM2) và Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học (CNRS) - Sở Thông tin và Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ (IEST).
Phạm vi hoạt động nghiên cứu của LIRMM là khá lớn, từ thiết kế mạch, mô hình hóa các hệ thống địa lý phức tạp, nghiên cứu thuật toán, sinh học máy tính, giao diện người-máy tính, và robot.
Những hoạt động này được tiến hành chủ yếu trong ba bộ phận nghiên cứu khoa học:
Ngoài danh tiếng khoa học quốc gia và quốc tế, LIRMM là một viện nghiên cứu quan trọng trong phát triển kinh tế của thành phố Montpellier, với một sự đổi mới kinh doanh mạnh mẽ và chuyển giao công nghệ.
Phòng Ban.
Khoa Học Máy Tính (INFORMATIQUE).
Các chủ đề, đề tài nghiên cứu của bộ phận này tập trung mở rộng biên giới của toán học để nghiên cứu ứng dụng: các thuật toán đồ thị, tin sinh học, mật mã, mạng lưới, cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin (tích hợp dữ liệu, khai thác dữ liệu, duy trì sự ổn) công nghệ phần mềm (ngôn ngữ lập trình, các đối tượng, thành phần, các mô hình), trí tuệ nhân tạo (học tập, khó khăn, biểu diễn tri thức, hệ thống đa nhân), sự tương tác của con người-máy tính (ngôn ngữ tự nhiên, trực quan, web ngữ nghĩa và e-learning).
Vi Điện Tử (MICROELECTRONIQUE).
Bộ phận vi điện tử tiến hành nghiên cứu trong lĩnh vực thiết kế và thử nghiệm các hệ thống tích hợp và vi hệ thống.
Với trọng tâm là các khía cạnh kiến trúc, mô hình và pháp luận.
Robot (ROBOTIQUE).
Bộ phận robotic nghiên cứu các vấn đề tổng hợp, giám sát và quản ly các hệ thống phức tạp. Ngoài ra còn chuyển hướng, theo dõi và kiểm sóat các phương tiện hiện đại, từ xa, phân tích, mã hóa và xử lý ảnh.
Địa Lý.
LIRMM ở vùng tây bắc của thành phố Montpellier, huyện "Hôpitaux-Facultés", gần công viên Euromédecine. | 1 | null |
AsiaWorld–Arena (, còn được gọi là "Hội trường 1 của AsiaWorld–Expo") là một địa điểm biểu diễn trong nhà ở Hồng Kông. Đây là địa điểm biểu diễn trong nhà có sức chứa lớn nhất ở Hồng Kông. Địa điểm có sức chứa tối đa là 14.000 chỗ ngồi/16.000 người (cả chỗ ngồi lẫn chỗ đứng), khoảng cách từ trần nhà đến sàn là 19 mét và tổng diện tích sàn là . AsiaWorld–Arena nằm bên cạnh Sân bay quốc tế Hồng Kông. Nơi đây được sử dụng để tổ chức các buổi hòa nhạc, sự kiện thể thao, cũng như các sự kiện giải trí khác.
Những buổi hòa nhạc.
Kể từ khi khai mạc vào ngày 21 tháng 12 năm 2005, nơi đây đã được dùng để tổ chức những buổi biểu diễn của các nghệ sĩ quốc tế, cũng như các ca-nhạc sĩ địa phương.
Những sự kiện khác.
Đây cũng đã từng được dùng để tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm của đài Truyền hình Phượng Hoàng và cuộc thi Hoa hậu Trung Quốc Cosmos Pageant, cũng như những cuộc thi đấu thể thao như "K-1 World Grand Prix" năm 2007 và "Vô địch khiêu vũ Hong Kong IDSF châu Á Thái Bình Dương".
Nó cũng được dùng để tổ chức Walking with Dinosaurs - The Arena Spectacular từ ngày 22 tháng 12 năm 2010 đến ngày 2 tháng 1 năm 2011.
Vào ngày 17 tháng 9 năm 2013, nó đã được công bố bởi kênh truyền hình Mnet rằng Mnet Asian Music Awards năm 2013 sẽ diễn ra ở đây vào thứ sáu ngày 22 tháng 11 năm 2013. | 1 | null |
Charles Fox Burney (4 tháng 11 năm 1868 – 15 tháng 04 năm 1925) là nhà nghiên cứu Kinh Thánh tại đại học Oxford, Anh. Ông có con gái là Venetia Burney.
Tiểu sử.
Ông là con trai của Charles Burney, thư ký trưởng phát lương Hải quân Hoàng Gia, và vợ Eleanor Norton, con gái của W. A. Norton, hiệu trưởng Alderton và Eye, Suffolk. Ông theo học tại trường Thương nhân Taylor, Northwood và trường Cao đẳng Thánh John, Oxford. | 1 | null |
Thư viện Bodleian () là thư viện chính của đại học Oxford, một trong các thư viện lâu đời nhất ở châu Âu và ở Anh và là thư viện lớn thứ 2 với hơn 12 triệu đầu sách chỉ sau thư viện Anh. Theo "Đạo luật Lưu chiểu Thư viện 2003", đây là một trong sáu thư viện lưu chiểu cho các tác phẩm được xuất bản tại Vương quốc Anh và theo Luật Ailen, nó có quyền yêu cầu một bản sao của mỗi cuốn sách được xuất bản tại Cộng hòa Ireland. Được các học giả Oxford gọi là "Bodley" hay "Bod", nó hoạt động chủ yếu như một thư viện để tham khảo và nói chung, các tài liệu không được rút khỏi các phòng đọc.
Vào năm 2000, một số thư viện trong Đại học Oxford đã được tập hợp lại cho các mục đích hành chính dưới sự bảo trợ ban đầu được gọi là Dịch vụ Thư viện Đại học Oxford (OULS), và từ năm 2010 là Thư viện Bodleian, trong đó Thư viện Bodleian là thành viên lớn nhất.
Tất cả các trường đại học của Đại học Oxford đều có thư viện riêng, một số đó đã được thành lập trước cả Bodleian và tất cả đều độc lập hoàn toàn với Bodleian. Tuy nhiên, họ tham gia vào OLIS (Hệ thống thông tin thư viện Oxford), danh mục liên minh trực tuyến của Thư viện Bodleian. Phần lớn tài liệu lưu trữ của thư viện đã được số hóa và đưa lên mạng để mọi người đều có thể truy cập công khai vào năm 2015.
Trang web và quy định.
Thư viện Bodleian chiếm năm tòa nhà gần Đường Broad: Thư viện Duke Humfrey của thế kỷ 15, Trường Tứ giác thế kỷ 17, Tòa nhà Clarendon và Radcliffe Camera thế kỷ 18 và Thư viện Weston thế kỷ 20 và 21. Từ thế kỷ 19, một số cửa hàng ngầm đã được xây dựng, trong khi khu vực lưu trữ ngoài khu vực chính nằm ở South Marston ngoại Swindon.
Nhận vào.
Trước khi được cấp quyền vào thư viện, độc giả mới được yêu cầu đồng ý với một tuyên bố chính thức. Tuyên bố này theo truyền thống là một lời thề bằng miệng, nhưng bây giờ thường được thực hiện bằng cách ký một lá thư. Văn phòng tuyển sinh Bodleian đã tích lũy một bộ sưu tập lớn các bản dịch bao gồm hơn một trăm ngôn ngữ khác nhau vào mùa xuân 2017 — cho phép những người không phải là người nói tiếng Anh bản ngữ đọc nó bằng ngôn ngữ mẹ đẻ. Văn bản tiếng Anh của tờ khai như sau:
Tạm dịch:Tôi cam kết không rút khỏi Thư viện, cũng như không đánh dấu, làm mất hoặc gây hư hại dưới bất kỳ hình thức nào, bất kỳ tập sách, tài liệu hoặc đối tượng nào khác thuộc về nó hoặc trong nơi cất giữ của nó; không được mang vào Thư viện, hoặc đốt, bất kỳ ngọn lửa nào và không hút thuốc trong Thư viện; và tôi hứa sẽ tuân thủ tất cả các quy tắc của Thư viện.Đây là bản dịch của lời thề Latin truyền thống (phiên bản gốc không cấm hút thuốc lá, mặc dù các thư viện vẫn áp dụng việc cấm vì hỏa hoạn sẽ rất nguy hiểm đối với kho tài liệu khổng lồ này):
Lịch sử.
Thế kỷ XIV và XV.
Trong khi Thư viện Bodleian ngày nay thành lập vào năm 1602, nguồn gốc của nó có thể còn xa hơn. Dự định ban đầu thư viện được xây dựng đã tồn tại ở Oxford vào thế kỷ XIV dưới quyết tâm của Thomas Cobham, Giám mục của Worcester (tựu nhiệm 1327). Bộ sưu tập nhỏ các chuỗi sách này nằm ở phía bắc của Nhà thờ Đại học St Mary the Virgin trên đường High. Bộ sưu tập này tiếp tục phát triển ổn định, nhưng khi Humphrey, Công tước Gloucester (anh trai của Henry V của Anh) tặng một bộ sưu tập lớn các bản thảo trong khoảng thời gian từ 1435 đến 1437, không gian được coi là không đủ và cần phải có một tòa nhà lớn hơn. Một căn phòng phù hợp cuối cùng đã được xây dựng phía trên Trường học Divinity và hoàn thành vào năm 1488. Căn phòng này tiếp tục được gọi là Thư viện của Công tước Humfrey. Sau năm 1488, trường đại học ngừng chi tiền cho việc bảo trì và mua lại của thư viện, và các bản thảo bắt đầu được chuyển đến thư viện.
Ngài Thomas Bodley và tái lập Thư viện Đại học.
Thư viện đã trải qua thời kỳ suy tàn vào cuối thế kỷ XVI: đồ nội thất thư viện đã được bán và chỉ có ba trong số những cuốn sách gốc thuộc về Công tước Humphrey trong bộ sưu tập. Trong triều đại của Edward VI, đã có một cuộc thanh trừng các bản thảo "mê tín" (liên quan đến Công giáo). Mãi đến năm 1598, thư viện bắt đầu phát triển mạnh thêm một lần nữa, khi Thomas Bodley (một cựu đồng nghiệp của trường cao đẳng Merton, người đã kết hôn với một góa phụ giàu có) đã viết cho Phó hiệu trưởng của trường đại học đề nghị hỗ trợ cho sự phát triển của thư viện. Sáu trong số các đại học Oxford được giao nhiệm vụ giúp Bodley cải tạo thư viện vào tháng 3 năm 1598. Thư viện Duke Humfrey đã được trang bị lại và Bodley đã tặng một số sách của riêng mình để hỗ trợ cho thư viện. Thư viện chính thức được mở cửa trở lại vào ngày 8 tháng 11 năm 1602 dưới tên "Thư viện Bodleian" (chính thức là Thư viện Bodley). Có khoảng hai ngàn cuốn sách trong thư viện tại thời điểm này, với Sổ đăng ký của nhà hảo tâm được trang trí công phu, để khuyến khích quyên góp.
Lợi ích thu thập của Bodley rất đa dạng; Theo nhà sử học của thư viện Ian Philip, vào đầu tháng 6 năm 1603, ông đã cố gắng lấy các bản thảo từ Thổ Nhĩ Kỳ và đó là trong thời gian cùng năm mà cuốn sách Trung Quốc đầu tiên được mua.", mặc dù không ai ở Oxford có thể hiểu việc họ làm vào thời điểm đó. Vào năm 1605, Francis Bacon đã đưa cho thư viện một bản sao của "The Advancement of Learning ("Sự tiến bộ của việc học). Vào thời điểm này, có rất ít sách viết bằng tiếng Anh trong thư viện, một phần vì công việc học tập không được thực hiện bằng tiếng Anh. Thomas James đề nghị Bodley nên yêu cầu Công ty của Stationers cung cấp một bản sao của tất cả các cuốn sách được in cho Bodleian và vào năm 1610, Bodley đã thỏa thuận với công ty để đưa một bản sao của mỗi cuốn sách được đăng ký với họ vào thư viện. Bộ sưu tập Bodleian phát triển nhanh đến mức tòa nhà được mở rộng giữa năm 1610,1616, (được gọi là Arts End) và một lần nữa vào năm 1634-1637. Khi John Selden qua đời vào năm 1654, ông đã để lại cho Bodleian bộ sưu tập sách và bản thảo lớn của mình. Việc bổ sung sau này vào Thư viện Duke Humfrey tiếp tục được gọi là "Selden End".
Đến năm 1620, 16.000 tài liệu đã nằm trong bộ sưu tập của Bodleian. Bất cứ ai muốn sử dụng Bodleian đều phải mua một bản sao của danh mục thư viện 1620 với chi phí là 2 shilling và 8 pence.
Trường Tứ giác và Tháp Năm Tầng.
Vào thời điểm Bodley qua đời vào năm 1613, kế hoạch mở rộng của ông mới chỉ bắt đầu. Trường Tứ giác (đôi khi được gọi là "Trường Tứ giác cũ" hay "Thư viện cũ") được xây dựng từ năm 1613 đến 1619 bằng cách thêm ba cánh vào Proscholium và Arts End. Tháp của nó tạo thành lối vào chính của thư viện và được gọi là Tháp của Năm Tầng. Tháp được đặt tên như vậy bởi vì nó được trang trí, theo thứ tự tăng dần, với các cột của mỗi năm thứ tự của kiến trúc cổ điển: Tuscan, Doric, Ionic, Corinthian và Composite.
Ba cánh của tứ giác có ba tầng: các phòng trên mặt đất và các tầng trên của tứ giác (không bao gồm Thư viện Duke Humfrey, phía trên Trường Divinity) ban đầu được sử dụng làm không gian giảng đường và phòng trưng bày nghệ thuật. Các phòng giảng vẫn được chỉ định bởi các chữ khắc trên các cửa (xem hình minh họa). Khi các bộ sưu tập thư viện mở rộng, các phòng này dần dần được tiếp quản, các phòng giảng và phòng kiểm tra của trường đại học đã được chuyển vào tòa nhà của trường đại học mới được xây. Bộ sưu tập nghệ thuật đã được chuyển đến Ashmolean. Một trong những ngôi trường được sử dụng để tổ chức triển lãm kho báu của thư viện, hiện đã chuyển đến Thư viện Weston đã được cải tạo, trong khi các trường khác được sử dụng làm văn phòng và phòng họp cho quản trị viên thư viện, phòng chung của độc giả và cửa hàng quà tặng nhỏ.
Cuối thế kỷ XVII và XVIII.
Cho đến khi thành lập Bảo tàng Anh năm 1753, Bodleian thực sự là thư viện quốc gia của Anh. Sau Bodleian, Thư viện Đại học Cambridge và Thư viện Hoàng gia là những nơi có bộ sưu tập sách phong phú nhất ở Anh và xứ Wales.
Nhà thiên văn học Thomas Hornsby đã quan sát quá cảnh của Sao Kim từ Tháp Năm Tầng vào năm 1769.
Một bộ sưu tập lớn các bản thảo thời trung cổ của Ý đã được mua từ Matteo Luigi Canonici vào năm 1817. Năm 1829, thư viện đã mua bộ sưu tập của Rabbi David Oppenheim, thêm vào bộ sưu tập tiếng Do Thái của nó.
Radcliffe Camera.
Vào cuối thế kỷ 19, sự phát triển hơn nữa của thư viện đòi hỏi nhiều không gian mở rộng hơn. Năm 1860, thư viện được phép tiếp quản tòa nhà liền kề, được gọi là Radcliffe Camera. Năm 1861, các bộ sưu tập khoa học và y tế của Thư viện đã được chuyển đến Thư viện Khoa học Radcliffe, được xây dựng ở phía bắc bên cạnh Bảo tàng Đại học.
Tòa nhà Clarendon.
Tòa nhà Clarendon được thiết kế bởi Nicholas Hawksmoor và được xây dựng từ năm 1711 đến 1715, ban đầu để chứa các máy in của Nhà xuất bản Đại học Oxford. Nó đã bị báo chí bỏ trống vào đầu thế kỷ 19, và được sử dụng bởi các trường đại học cho mục đích hành chính. Năm 1975, nó đã được bàn giao cho Thư viện Bodleian, và hiện cung cấp không gian văn phòng và hội họp cho các thành viên cao cấp của nhân viên.
Thế kỷ XX và sau.
Năm 1907, thủ thư lúc đó, Nicholson, đã bắt đầu một dự án sửa đổi danh mục sách in. Năm 1909, Thủ tướng Nepal, Chandra Shum Shere, đã tặng một bộ sưu tập lớn văn học tiếng Phạn cho thư viện.
Năm 1911, Luật bản quyền (bây giờ được thay thế bởi Đạo luật Lưu chiểu Thư viện 2003) tiếp tục thỏa thuận của các nhân viên văn phòng bằng cách biến Bodleian trở thành một trong sáu thư viện (tại thời điểm đó) lưu chiểu hợp pháp tại Vương quốc Anh, nơi phải gửi một bản sao của mỗi cuốn sách có bản quyền.
Giữa năm 1909 và 1912, một nhà sách dưới lòng đất đã được xây dựng bên dưới Radcliffe Camera và Quảng trường Radcliffe. Năm 1914, tổng số sách trong thư viện Các bộ sưu tập đã chạm mốc 1 triệu. Đến năm 1915, chỉ một phần tư danh mục sửa đổi đã được hoàn thành, một nhân viên thư viện gặp khó khăn hơn do chiến tranh, phục vụ trong lực lượng vũ trang hoặc tình nguyện phục vụ trong bệnh viện. Vào tháng 7 năm 1915, những cuốn sách giá trị nhất đã được chuyển đến một địa điểm bí mật do lo sợ rằng Oxford sẽ bị đánh bom, và một đội cứu hỏa tình nguyện đã được đào tạo và sẵn sàng, nhưng Oxford đã thoát khỏi Thế chiến thứ nhất mà không bị ném bom. Đến thập niên 1920, thư viện cần không gian mở rộng hơn nữa và vào năm 1937, công việc xây dựng bắt đầu trên tòa nhà Bodleian mới, đối diện Tòa nhà Clarendon ở góc đông bắc của Phố Broad.
Bodleian mới được thiết kế bởi kiến trúc sư Sir Giles Gilbert Scott. Việc xây dựng được hoàn thành vào năm 1940. Tòa nhà có thiết kế ziggurat sáng tạo, với 60% giá sách dưới mặt đất. Một đường hầm dưới phố Broad kết nối các tòa nhà Bodleian cũ và mới, và có một lối đi dành cho người đi bộ, một băng tải sách cơ khí và hệ thống ống Lamson khí nén được sử dụng cho các đơn đặt hàng sách cho đến khi hệ thống yêu cầu ngăn xếp tự động điện tử được giới thiệu vào năm 2002. Hệ thống ống Lamson tiếp tục được sử dụng bởi những độc giả yêu cầu bản thảo được gửi đến thư viện của Công tước Humfrey cho đến khi nó ngừng sử dụng vào tháng 7 năm 2009. Vào năm 2010, thông báo rằng băng tải đã vận chuyển sách dưới phố Broad từ những năm 1940, sẽ ngừng hoạt động và tháo dỡ vào ngày 20 tháng 8 năm 2010. Bodleian mới đóng cửa vào ngày 29 tháng 7 năm 2011.
Hiện tại và tương lai của các thư viện.
Tòa nhà Bodleian mới được xây dựng lại phía sau mặt tiền ban đầu của nó để cung cấp các khu lưu trữ được cải thiện cho các vật liệu nguy hiếm và dễ vỡ, cũng như các cơ sở tốt hơn cho độc giả và du khách. Ý tưởng xây dựng mới được thiết kế bởi Wilkinson Eyre Architects và MEP design cùng tư vấn kỹ thuật của Hurley Palmer Flatt. Nó mở cửa trở lại cho độc giả với tên là Thư viện Weston vào ngày 21 tháng 3 năm 2015. Vào tháng 3 năm 2010, nhóm các thư viện được gọi chung là "Dịch vụ thư viện của Đại học Oxford" đã được đổi tên thành "Các Thư viện Bodleian", do đó cho phép các thành viên Oxford bên ngoài Bodleian có được cái danh tiếng của thương hiệu Bodleian. Tòa nhà được đề cử giải thưởng Sterling 2016.
Vào tháng 11 năm 2015, các bộ sưu tập của nó lên 12 triệu vật phẩm với việc mua lại "POETICAL ESSAY on the EXISTING STATE OF THINGS" của Shelley. Họ nghĩ nó đã mất từ ngay sau khi xuất bản vào năm 1811 cho đến khi một bản sao được phát hiện lại trong một bộ sưu tập tư nhân vào năm 2006, Bodleian đã số hóa cuốn sách nhỏ 20 trang để mọi người có thể truy cập trực tuyến. Bài thơ gây tranh cãi và bài tiểu luận đi kèm được cho là đã góp phần khiến nhà thơ bị gửi xuống từ Đại học Oxford.
Sao chép và bảo quản vật liệu.
Thư viện vận hành một chính sách nghiêm ngặt về sao chép tài liệu. Cho đến gần đây, việc sao chép tài liệu thư viện cá nhân không được phép, vì có lo ngại rằng sao chép và xử lý quá mức sẽ dẫn đến thiệt hại. Tuy nhiên, hiện tại các cá nhân có thể sao chép hầu hết các tài liệu được xuất bản sau năm 1900 và dịch vụ qua trung gian nhân viên được cung cấp cho một số loại tài liệu nhất định từ năm 1801 đến 1900. Máy quét cầm tay và máy ảnh kỹ thuật số cũng được phép sử dụng trên hầu hết các ấn phẩm sau 1900 và máy ảnh kỹ thuật số có thể cũng được sử dụng cho vật liệu cũ hơn. Thư viện sẽ cung cấp các bản quét kỹ thuật số của hầu hết các tài liệu trước năm 1801. Các bản sao vi mô đã được tạo thành từ nhiều vật phẩm dễ vỡ nhất trong bộ sưu tập của thư viện và chúng được thay thế bản gốc bất cứ khi nào có thể. Thư viện có mối quan hệ chặt chẽ với Thư viện kỹ thuật số Oxford, đang trong quá trình số hóa một số trong nhiều vật phẩm hiếm và rất hiếm trong bộ sưu tập của Đại học.
Thủ thư của Bodley.
Người đứng đầu Thư viện Bodleian được gọi là "Thủ thư Bodley". Người thủ thư đầu tiên, Thomas James, được Bodley chọn vào năm 1599 và trường đại học đã xác nhận James trong bài đăng của ông vào năm 1602. Bodley muốn người thủ thư của mình là "một người được chú ý và biết đến là một sinh viên siêng năng và trong tất cả các cuộc trò chuyện của họ đáng tin cậy, tích cực và kín đáo, một sinh viên tốt nghiệp và một nhà ngôn ngữ học, không bị vướng vào hôn nhân, cũng không được hưởng lợi một Thánh chức", mặc dù James đã có thể thuyết phục Bodley cho phép anh ta kết hôn và trở thành Hiệu trưởng của Nhà thờ St Aldate's, Oxford.
Tổng cộng, 25 người đã làm chức thủ thư của Bodley; mức độ siêng năng của họ đã thay đổi qua nhiều năm. Thomas Lockey (1660-1665) được coi là không phù hợp với chức vụ, John Hudson (1701-1719) đã được mô tả là "sơ suất nếu không có khả năng", và John Price (1768-1813) đã bị buộc tội bởi một học giả đương đại về "sự bỏ bê thường xuyên và liên tục nhiệm vụ của mình".
Sarah Thomas, người phục vụ từ năm 2007 đến 2013, là người phụ nữ đầu tiên giữ vị trí này và là Thủ thư thứ hai (sau người tiền nhiệm của bà, Reginald Carr) cũng là Giám đốc Dịch vụ Thư viện của Đại học Oxford (nay là Thư viện Bodleian). Thomas, người Mỹ, cũng là thủ thư nước ngoài đầu tiên điều hành Bodleian. Người kế vị của cô từ tháng 1 năm 2014 là Richard Ovenden, người từng là Phó thủ thư dưới quyền bà Thomas.
Trong văn hóa.
Bodleian được sử dụng làm bối cảnh nền trong "Gaudy Night" của Dorothy L. Sayers.
Từ khi J. R. R. Tolkien đã nghiên cứu triết học tại Oxford và cuối cùng trở thành giáo sư, ông rất quen thuộc với "Sách đỏ Hergest" được lưu giữ tại Bodleian. Tolkien sau đó đã viết nên cuốn "Sách đỏ Westmarch" hư cấu của riêng mình kể câu chuyện về "Chúa tể của những chiếc nhẫn". Nhiều bản thảo của Tolkien hiện đang ở thư viện.
Kiến trúc tinh xảo của Thư viện đã biến nó thành một địa điểm yêu thích của các nhà làm phim. Có thể thấy trong cảnh mở đầu của "The Golden Compass", "Brideshead Revisited" (series phim truyền hình 1981), "Another Country" (1984), "The Madness of King George III" (1994), và hai tập trong bộ phim "Harry Potter" đầu tiên, trong đó có cảnh trường Divinity và Thư viện Duke Humfrey gọi là thư viện Hogwarts trong phim. Trong "The New World" (2005), tòa nhà thư viện được miêu tả là lối vào Tòa án Hoàng gia của chế độ quân chủ Anh. Bodleian cũng xuất hiện trong Thanh tra Morse của series "Lewis", trong tập "And the Moonbeams Kiss the Sea", nơi một vụ giết người diễn ra dưới tầng hầm. Nó cũng xuất hiện trong tập "Fugue" của Thanh tra Morse trong series Endeavour như bằng chứng cho một manh mối đảo chữ do một kẻ giết người hàng loạt để lại cho Morse trẻ.
Một vài từ đầu tiên của phiên bản Latinh của lời thề của người đọc đã lưu ý ở trên ("Do fidem me nullum librum vel") có thể được tìm thấy trên mũ của nhà ngôn ngữ học trong miniseries năm 1996 "Gulliver's Travels". Nó cũng được trích dẫn trong Thư viện Học viện Phillips Exeter. | 1 | null |
Đại hội Thể thao Khối Thịnh vượng chung (), trước đây gọi là Đại hội Thể thao Đế quốc Anh (British Empire Games, 1930-1950), Đại hội Thể thao Đế quốc Anh và Khối Thịnh vượng chung (British Empire and Commonwealth Games, 1954-1966), và Đại hội Thể thao Khối Thịnh vượng chung Anh (British Commonwealth Games, 1970-1974) là một sự kiện thể thao tổng hợp quốc tế với sự tham gia của các vận động viên đến từ các quốc gia khối Thịnh vượng chung. Sự kiện được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1930, và từ đó được tổ chức 4 năm một lần (ngoại trừ các năm 1942 và 1946 do chiến tranh). Đây được cho là sự kiện thể thao tổng hợp lớn thứ ba trên thế giới, sau Thế vận hội và Á vận hội.
Liên đoàn Đại hội Thể thao Khối Thịnh vượng chung (CGF) giám sát các đại hội, thể chế này cũng kiểm soát chương trình thi đấu và lựa chọn thành phố đăng cai. Mỗi kỳ đại hội có một thành phố đăng cai được lựa chọn, và có 18 thành phố tại bảy quốc gia từng tổ chức sự kiện này.
Bên cạnh nhiều môn thể thao Thế vận hội, đại hội cũng bao gồm một số môn thể thao được chơi phần lớn tại các quốc gia Thịnh vượng chung, như bóng gỗ trên cỏ và bóng lưới. Có sáu đội tuyển tham dự tất cả các kỳ Đại hội là Anh, Canada, New Zealand, Scotland, Úc và Wales.
Mặc dù Khối Thịnh vượng chung có 53 thành viên, song có 70 đội tuyển tham gia Đại hội Thể thao Khối Thịnh vượng chung do một số lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh, thuộc địa vương thất, và các đảo quốc tham gia dưới quốc kỳ riêng của họ. Bốn quốc gia thuộc Anh Quốc là Anh, Scotland, Wales, và Bắc Ireland cũng cử các đội tuyển riêng tham dự.
Lịch sử.
Năm 1891, Nam tước Astley Cooper là người đầu tiên đề xuất một cuộc tranh tài thể thao giữa các thành viên của Đế quốc Anh, ông viết một bài trên "The Times" đề nghị một cuộc thi và liên hoan liên Anh Quốc liên Anh giáo tổ chức mỗi bốn năm như một cách để tăng cường thiện chí và thông hiểu tốt đẹp trong Đế quốc Anh. Năm 1911, Lễ hội Đế quốc được tổ chức tại Cung điện Thủy tinh tại Luân Đông nhằm chào mứng lễ đăng quang của Quốc vương George V. Trong thành phần của lễ hội, một giải vộ địch toàn đế quốc được tổ chức với các đội tuyển đến từ Anh Quốc, Canada, Nam Phi, Úc, trong các cuộc thi quyền Anh, đấu vật, bơi và điền kinh.
Năm 1928, một người Canada là Melville Marks Robinson thỉnh cầu tổ chức Đại hội Thể thao Đế quốc Anh đầu tiên; và nó đã được tổ chức vào năm 1930 tại Hamilton, Ontario, nữ giới chỉ tham gia trong các cuộc thi bơi. Từ năm 1934, nữ giới cũng được tham gia một số cuộc thi điền kinh.
Kỳ Đại hội Thể thao Đế quốc Anh đầu tiên có 11 đội tuyển tham dự. Chu kỳ bốn năm tổ chức một lần của đại hội bị gián đoạn do Chiến tranh thế giới thứ hai khi các kỳ đại hội vào năm 1942 và 1946 bị bãi bỏ. Đại hội phục hồi vào năm 1950 và trong kỳ năm 1954 thì bắt đầu mang tên Đại hội Thể thao Đế quốc Anh và Khối Thịnh vượng chung. Trên 1000 vận động viên tham gia kỳ đại hội năm 1958 với hơn 30 đội tuyển lần đầu tiên tham dự.
Nigeria là quốc gia đầu tiên tẩy chay Đại hội Thể thao Khối Thịnh vượng chung vào năm 1978 để phản đối New Zealand có tiếp xúc thể thao với Nam Phi. Kỳ đại hội năm 1986 bị 32 quốc gia châu Phi và Caribe tẩy chay để phản đối Thủ tướng Anh Quốc Margaret Thatcher từ chối lên án các tiếp xúc thể thao đối với Nam Phi vào năm 1985, sau Đại hội phục hồi và tiếp tục phát triển sau đó. Đại hội Thể thao Khối Thịnh vượng chung 1998 tại Kuala Lumpur, Malaysia chứng kiến số môn thể thao tăng từ 10 lên 15 khi các môn thể thao đồng đội được cho phép lần đầu tiên. Sự tham gia cũng lập kỷ lục mới với trên 3500 vận động viên đại diện cho 70 đội tuyển. Tại Đại hội tổ chức tại Melbourne vào năm 2006, trên 4000 vận động viên tham gia thi đấu.
Môn thể thao được chấp thuận.
Liên đoàn Đại hội Thể thao Khối Thịnh vượng chung chấp thuận tổng cộng 21 môn thể thao và thêm 7 môn thể thao người khuyết tật. Chúng được phân vào ba thể loại, các môn thể thao cốt yếu phải có mặt ở mỗi kỳ đại hội. Một số môn thể thao tùy chọn có thể được nước đăng cai lựa chọn. Các môn thể thao được công nhận là những môn được Liên đoàn chấp thuận song được xem là cần mở rộng; các nước đăng cai có thể không lựa chọn các môn này cho cho đến khi các yêu cầu của Liên đoàn được đáp ứng.
Tham gia.
Chỉ sáu đội tuyển tham gia mọi kỳ Đại hội: Úc, Canada, Anh, New Zealand, Scotland và Wales. Úc giành vị trí cao nhất trong 11 kỳ đại hội, Anh bảy kỳ và Canada một kỳ. | 1 | null |
Giao hưởng số 92, cung Sol trưởng hay còn gọi là Giao hưởng Oxford là bản giao hưởng của nhà soạn nhạc người Áo Joseph Haydn. Sở dĩ có tên gọi là Oxford là vì tác phẩm được trình diễn vào đúng thời điểm Haydn nhận danh hiệu tiến sĩ danh dự của Trường Đại học Tổng hợp Oxford vào năm 1791. Tác phẩm được ông viết vào năm 1789, không liên quan gì đến Oxford. | 1 | null |
Trong Phân tâm học, thuật ngữ Cathexis, còn gọi là đầu tư xung năng hay tích lũy năng lượng tinh thần , được xác định như một quá trình đầu tư năng lượng tinh thần hoặc cảm xúc vào một người, một đối thể (có thể là vật vô sinh hoặc sinh vật) hoặc một ý niệm. Thuật ngữ này thường dễ bị nhầm với Catharsis (Liệu pháp Thanh tẩy).
Nguồn gốc thuật ngữ.
Thuật ngữ Hy Lạp Cathexis (κάθεξις) đã được James Strachey chọn để chuyển dịch thuật ngữ tiếng Đức Besetzung trong công trình dịch tổng tập Freud ra tiếng Anh của mình. Chính Freud đã viết về Besetzung trong một lá thư gửi Ernest Jones.
Peter Gay (một học giả nghiên cứu và viết nhiều sách về Freudian, ví dụ: "Freud: a life for our time"; "The Freud reader"; "Freud for historians"...) phản đối việc Strachey dùng từ cathexis để dịch, cho rằng đó là một sự chuyển dịch không thích đáng từ mà Freud dùng là Besetzung – "một từ trong ngôn ngữ phổ thông Đức giàu tính khơi gợi những ý nghĩa, giưa sự "chiếm giữ" (qua sự tích tụ) và sự "tích nạp" (của điện lực học)."
Freud định nghĩa cathexis như là dạng đầu tư của Libido (dục năng) | 1 | null |
Lily Aldrin là nhân vật hư cấu trong bộ phim truyền hình của đài CBS "How I Met Your Mother." Vai diễn được nữ diễn viên người Mỹ Alyson Hannigan thủ vai. Cô là vợ của Marshall Eriksen và là bạn thân của Ted Mosby, Robin Scherbatsky và Barney Stinson. Lily là giáo viên mầm non và là một họa sĩ không chuyên. Trong phần 8 của bộ phim, cô nhận làm công việc của một cố vấn nghệ thuật. Lily là thành viên duy nhất trong dàn nhân vật chính không xuất hiện trong tất cả các tập, trong lúc Alyson Hannigan phải nghỉ để sinh đứa con đầu lòng của mình.
Hoàn cảnh sáng tạo.
Craig Thomas chia sẻ rằng nhân vật Marshall và Lily được lấy ý tưởng dựa trên anh và người vợ tên Rebecca của mình. Ban đầu Rebecca rất giận sau khi biết tin này, nhưng (vì cô là một fan của bộ phim "Buffy the Vampire Slayer", bộ phim có sự góp mặt của Alyson) cô bằng lòng khi Alyson Hannigan được chọn để đảm nhận vai này. Lúc đó, Hannigan muốn tìm cho mình một vai mang tính hài hước hơn nên đã được tuyển vai.
Tiểu sử.
Lily Aldrin lớn lên tại Park Slope, Brooklyn, New York. trong một gia đình có dòng dõi Do Thái và Ireland. Cô là con gái của Janice Aldrin, người mà cô miêu tả là một người "bênh vực bình quyền cho phụ nữ". Janice phải làm đến hai công việc để giúp đỡ gia đình. Ông của Lily là phi hành gia Buzz Aldrin, người từng tham gia chiến đấu tại cuộc chiến tranh tại Hàn Quốc. Cha của Lily, Mickey, là một người sản xuất trò chơi đóng hộp thất bại, phải sống nhờ dưới tầng hầm của ông bà Lily. Janice và Mickey li hôn khi Lily còn nhỏ. Cô ghẻ lạnh với cha của mình, người thường xuyên vắng mặt mà cô diễn tả làm cô "buồn từng ngày trong suốt 20 năm" - cho đến khi ông hứa sẽ bên cạnh cô khi cô sinh đứa con đầu lòng của mình.
Trong những năm cô theo học tại trường Trung học và Đại học, cô là một thành viên của "cộng đồng người Gô-tích", cô nhuộm tóc đen và ăn mặc theo kiểu người "Gô-tích". Trong một quãng thời gian, cô hẹn hò với một gã tên là Scooter, người mà cô khẳng định mình chỉ hẹn hò bởi vì nhìn rất giống Kurt Cobain. Hai người chia tay trong đêm Dạ vũ năm lớp 11, nhưng anh vẫn còn bị cô ám ảnh suốt nhiều năm sau đó. Cô gặp Marshall trong năm đầu tại trường Đại học Wesleyan năm 1996 và hẹn hò cùng anh trong suốt những năm học Đại học.
Trong tập "Say Cheese" được trình chiếu ngày 22 tháng 3 năm 2010, Lily được ghi nhận đã 32 tuổi. Cô nói thạo tiếng Ý, được chứng nhận việc sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai của mình, sử dụng Photoshop, Quark và Java hết sức thành thục.
Lily thường xuyên khẳng định nhu cầu thường xuyên của mình trong chuyện chăn gối. Cô cũng có nhiều đam mê tình dục cùng với người đồng giới, điều mà cô thừa nhận nhiều lần và cho thấy mình bị hấp dẫn với Robin. Thật ra, Lily từng than thở mình vì mối quan hệ cùng Marshall mà chưa từng được "hưởng thú vui của người đồng tính hồi ở trường đại học" ở phần 1. Để đáp trả cho việc đó, Robin hôn cô trong tập "Best Prom Ever". Trong tập "Robin 101" của phần 5, Lily khẳng định mình từng mơ đến Robin trong những "giấc mơ khó hiểu" về giới tính. Trong phần 6, tập "Hopeless", Lily lỡ lời khi để lộ bí mật rằng mình có tình cảm với nữ diễn viên Mila Kunis. Trong tập "The Perfect Cocktail" có hé lộ rằng khi Lily uống rượu Martinis sẽ làm xu hướng đồng tính của cô lớn dần, và, như ta được thấy trong phân cảnh quá khứ, cô dỗ ngọt một anh chàng khi đang say để dám thách cô và Robin hôn nhau. Trong tập "The Broath" của phần 7, Lily tình cờ tiết lộ trong một thời gian trước, cô cố gắng thuyết phục Marshall nên đính hôn chung với Robin luôn một thể. Cũng trong tập đó, Barney yêu cầu Lily và Robin hôn nhau, điều mà Lily mong muốn bấy lâu và đã hôn Robin lâu hơn thời gian quy định. Trong phần 8, tập "Lobster Crawl", Lily giúp Robin dụ dỗ Barney khi đề nghị cô nên "thân mật" với một cô gái khác, nhưng cuối cùng lại bị thất vọng khi Robin "thân mật" với một cô bạn của cô ấy thay vì Lily. Trong tập "The Broken Code", Lily phát ghen và đuổi người bạn mới của Robin sau khi mường tượng viễn cảnh khi Robin và cô ta sẽ thân thiết cùng nhau. Nhận biết được rất rõ sức hấp dẫn của mình tới Lily, Robin thường hay lơ đi những gì Lily cảm nhận hay cảm thấy bối rối mỗi khi Lily tỏ ra bất thường.
Lily rất giỏi điều khiển người khác và khiến họ làm theo tình huống mà cô muốn; cô cũng cực kì tài trong việc chia rẽ một cặp mà cô biết sẽ không hợp với nhau. Barney gọi cô là một "con trùm bù nhìn đáng sợ" và "cực kì hiểm độc", trong khi Ted gọi cô là kẻ "loạn thần kinh nhân cách".
Tiến triển.
Lily và Marshall đính hôn vào mùa thu năm 2005, trong tập đầu của bộ phim. Vào ngày Lễ Tạ ơn cùng năm đó, Lily bị bắt vì tội tiểu bậy nơi công cộng tại St. Cloud, Minnesota, sau khi cô dùng công cụ thử thai tại nhà, ở một góc đường phía sau cửa hàng tiện lợi khi đến thăm gia đình Marshall. Cho đến cuối phần 1, cô tiết lộ với Robin từng có ý nghĩ về việc mình lấy Marshall mà chưa kịp trải nghiệm nhiều trong cuộc sống. Nhiều hoài nghi bùng lên và cuối cùng, cô đăng ký tham gia vào một nhóm những họa sĩ tại San Franciscon. Ban đầu cô chỉ nói với Ted có thể cô sẽ huỷ việc đăng ký này, nhưng Marshall biết được cô ấy đã đăng ký và được nhận. Sau khi tranh cãi với nhau nhiều lần; cùng với nhiều lúc "đình chiến" để cùng nhau uống rượu, ăn tối ở nhà hàng Red Lobste, và làm tình với nhau, Lily không thể hứa trước với Marshall mình sẽ trở về với anh sau ba tháng công tác và đính hôn của hai người chấm dứt tại đó.
Sau khi trở về, cô thú nhận quyết định đó là một sai lầm, nhưng phải mất vài tập nữa Marshall mới chấp nhận cô ấy trở lại. Không lâu sau đó, họ lại đính hôn cùng nhau. Trong tập 10 của phần 2, có bao hàm chuyện của một năm sau, khi Marshall và Lily cưới nhau. Họ cưới nhau trong tập "Something Borrowed", tập áp chót của phần 2. Lily quyết định giữ lại họ của mình.
Trong phần 3, Lily được tiết lộ là một kẻ nghiện mua sắm và luôn đi mua sắm (chỉ mua giày và bốt) mỗi khi gặp chuyện buồn. Thẻ tín dụng của cô được giữ trong một chiếc "hộp xấu hổ". Cô và Marshall vật lộn với đống hoá đơn của chiếc thẻ tín dụng, đặc biệt trong khoảng thời gian khi họ chuẩn bị mua một căn hộ mới, làm cho Marshall không còn quyết định nào khác ngoài việc phải nhận công việc tại một hãng công ty lớn. Sau đó họ mua được căn nhà, cho đến khi biết được khu nhà họ mua nằm gần nơi xử lý nước thải và sàn nhà của họ bị nghiêng. Trong phần 4, cô và Marshall chuyển tới ngôi nhà mới.
Lily, cùng Ted và Marshall, thường hay đam mê với "bánh kẹp" (từ nói trại của Ted Tương lai cho "bánh cần sa") trong lúc học Đại học và ở buổi họp mặt lần thứ 20 của trường. Cô thích được làm tình ở những nơi không phù hợp như thang máy hay sàn nhà bếp. Cô cũng thường hay nói tiếng lóng khi trong phần 4 cô nói "you gots to get got" để ám chỉ mỗi lần Karen nhìn vào hạ bộ của Marshall, hay câu "Mama needs her sugar".
Trong tất cả nhân vật, chỉ có cô là được Barney chọn để tâm sự khi anh nhận ra mình yêu Robin trong tập đầu phần 4, "Do I Know You?". Trong tập đầu phần 5, "Definitions", Lily buộc Robin và Barney phải thú nhận họ là một cặp cho dù họ phủ nhận. Sau đó, Lily tìm được một cô vũ công thoát y người Nga có khuôn mặt giống y như mình, làm cô thích thú đến nỗi cuối đêm đó, cô thay thế chỗ của cô vũ công và nhảy trên sàn và ngả người vào đám đông.
Vì từng có những trải nghiệm không hay trong việc hẹn hò đôi cùng với các cặp tình nhân khác, Lily và Marshall đều rất sợ khi phải trải qua chuyện đó lần nữa. Họ đành mời Robin và Barney hẹn hò cùng họ trong một đêm, nhưng lại thất bại thảm hại khi hai người khác nói với Ted đó là một đêm chán nhất từng có. Trong tập "Bagpipes", Lily và Marshall cãi nhau một trận lớn chỉ vì những cái đĩa dơ và lời đốc thêm của Barney khiến Marshall nghĩ mình không nên có trách nhiệm về việc rửa những cái đĩa đó. Lily giận dữ đuổi Marshall ra khỏi nhà sau khi cả hai cãi cọ vì vài vấn đề khác. Khi Barney và Robin chia tay và thừa nhận những điểm sai lầm của mình trong mối quan hệ, Lily và Marshall mới trân trọng tình cảm của mình và tha lỗi cho nhau ngay lập tức.
Khi Barney diễn tả mối quan hệ của mình theo lối chán nản, Marshall và Ted nhờ Lily giúp chia rẽ Barney và Robin, khiến Lily có thêm biệt tài làm chia rẽ cặp mà cô biết sẽ không có kết quả (tập "The Front Porch"). Trong khi Lily nhất quyết không dính dáng đến chuyện này, đến phút cuối cô lại sử dụng biệt tài của mình và dẫn Barney và Robin vào một trận cãi nhau lớn. Hoá ra, kế hoạch của cô thất bại, nhưng cả hai đều thừa nhận cặp đôi không thể có kết quả.
Trong suốt phần 6, Marshall và Lily cố gắng để có con. Lần đầu thử của họ không có kết quả, thế nhưng, họ lo lắng mình không thể có con. Trong tập cuối phần 6, "Challenge Accepted", Lily cuối cùng cũng có thai.
Trong tập "Mystery vs. History", Lily và Marshall biết được mình đang có con trai. Sau đó, trong tập "The Slutty Pumpkin Returns", họ được thừa hưởng căn nhà của ông bài Lily để lại ở Long Island và họ cân nhắc việc chuyển đến đó sinh sống. Trong tập "Tailgate", Lily gọi người bố ghẻ lạnh của mình, Mickey (người đã xuất hiện lần đầu trong tập "") để thông báo về việc mình mang thai, nhưng lại nhận được thái độ lạnh lùng của ông và ông gác máy trước. Sau cùng, Lily đgặp được ông ấy khi ở căn nhà tại Long Island, Mickey lái xe suốt đêm từ tận Chicago sau khi nghe được tin từ cô ấy. Lily động lòng và để ông ấy dọn vào ở cùng cô và Marshall. Họ chuyển về nhà mới trong tập "46 Minutes". Thế nhưng trong tập "Karma", Robin biết được lý do duy nhất mà Marshall và Lily chuyển về khu ngoại ô chỉ bởi họ nghĩ đó là môi trường lý tưởng để nuôi dạy con của họ. Robin cố gắng giải thích cho họ rằng họ không chỉ cần điều tốt nhất cho đứa trẻ, mà còn phải tốt cho họ. Khi họ không được cô thuyết phục, Robin kể cho Ted nghe mọi chuyện. Sau đó, Ted rút tên mình ra khỏi căn hộ mình đang ở tại New York, chỉ để lại tên của Marshall và Lily và để họ trở thành chủ hộ. Khi họ tới căn hộ của anh, họ vô cùng hoảng hốt.
Trong tập "Good Crazy," Lily bị Marshall làm phiền bởi nỗi ám ảnh làm cha của anh ấy, khiến cô phải nhờ đến Barney đưa Marshall đến thành phố Atlantic để cô có thể nghỉ ngơi, điều mà cô không thể làm được trong suốt 5 tuần từ khi có em bé tới nay. Khi Lily ở một mình tại căn hộ, cô lại chuẩn bị lâm bồn và lập tức gọi cho Marshall, chỉ ngay sau khi Barney thuyết phục anh tắt điện thoại trong vòng 1 tiếng. Trong tập "The Magician's Code," Robin cùng với Ted đưa cô đến bệnh viện và mong rằng Marshall sẽ gặp họ ở đó. Marshall đến vừa kịp lúc Lily vừa sinh con trai của anh, Marvin Wait-for-it Eriksen, tên đặt theo tên của cha Marshall (với tên lót được gợi ý bởi Barney).
Trong phần 8, Lily nhận công việc của một cố vấn nghệ thuật cho một triệu phú tên là "The Captain", người mời cô nhận công việc ở tận Ý. Ban đầu cô từ chối, nhưng sau đó, Marshall thuyết phục cô và "The Captain" để cô nhận công việc này và chuẩn bị sẵn sàng để đến Rome. Trong tập cuối của phần 8, Marshall nhận việc thẩm phán mà không nói cho Lily biết.
Trong phần cuối, diễn ra trong tuần lễ diễn ra đám cưới của Barney và Robin, Lily biết được Marshall nhận làm công việc khác mà không hề bàn với cô và họ đã có một trận cãi nhau rất lớn khi anh đến được tới khách sạn nơi đám cưới diễn ra. Cô ấy giận dữ bỏ đi, nhưng rồi lại quay lại và bàn bạc lại với Marshall khi biết rằng cô có thai thêm lần nữa. Marshall từ bỏ công việc đó và đồng ý đến Ý cùng cô. Tương lai được hé lộ ngay sau đó khi Lily sinh một đứa con gái, tên là Daisy. Trong ngày diễn ra đám cưới, Lily và Marshall cũng cập nhật lại những lời thề của nhau.
Trong tập cuối, "Last Forever" có hé lộ trong vài năm sau, Lily hạ sinh thêm một đứa con thứ ba nữa. Cho dù nhóm của họ tan rã khoảng vài năm, Lily vẫn luôn ở bên cạnh tất cả mọi người trong mọi khoảnh khắc quan trọng của nhóm: khi Robin và Barney li hôn, hôm con gái của Barney và hai đứa con của Ted được ra đời và đám cưới của Ted cùng the Mother (người tên thật là Tracy). Cô vẫn sống viên mãn cùng Marshall, người mà sau này trở thành Thẩm phán cho Pháp Viện Tối cao Hoa Kỳ.
Đón nhận.
Alyson Hannigan thắng giải People's Choice Award cho hạng mục "Nữ diễn viên phim hài truyền hình được yêu thích nhất" trong hai năm 2010 và 2012 cho vai diễn này. | 1 | null |
Neil Patrick Harris (sinh ngày 15 tháng 6 năm 1973) là một nam diễn viên, nhà sản xuất chương trình và đạo diễn người Mỹ. Anh được biết đến rộng rãi nhờ vai diễn Barney Stinson trong bộ phim hài truyền hình "How I Met Your Mother" (2005–2014), một nhân vật cùng tên trong "Doogie Howser, M.D." (1989–1993), nhân vật cùng tên trong vở nhạc kịch "Dr. Horrible's Sing-Along Blog" (2008) và nhân vật hư cấu của chính anh trong bộ phim dài tập "Harold & Kumar" (2004–2011). Anh cũng tham gia trong một vài bộ phim như "Starship Troopers" (1997), "Beastly" (2011), "Xì Trum" (2011) và "The Smurfs 2" (2013). Harris từng có tên trong danh sách 100 người có sức ảnh hưởng nhất năm 2010 của tạp chí Time, và được nhận một ngôi sao trên Đại lộ Danh vọng Hollywood tháng 9 năm 2011.. Anh cũng được giao cho vai trò chủ trì cho lễ trao giải Tony Awards tại Broadway vào các năm 2009, 2011, 2012 và 2013.
Tiểu sử.
Harry được sinh ra tại Albuquerque, New Mexico và lớn lên gần Ruidoso, New Mexico. Bố mẹ của anh, Sheila (Scott) và Ron Harris, cùng nhau điều hành một nhà hàng. Anh theo học tại trường Trung học La Cueva tại Albuquerque, nơi anh tham gia diễn trong cách vở kịch và nhạc kịch. Harris đã tốt nghiệp vào năm 1991.
Sự nghiệp.
Điện ảnh.
Harris bắt đầu sự nghiệp diễn xuất của mình khi còn nhỏ và được nhà soạn kịch Mark Medoff chọn tại trại hè Kịch Nghệ tại Las Cruces, New Mexico. Medoff sau đó đã tuyển anh vào bộ phim năm 1988 của ông ta, mang tên "Clara's Heart", một bộ phim tâm lý được đạo diễn bởi Whoopi Goldberg, dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Joseph Olshan. "Clara's Heart" giúp Harris có một đề cử tại giải Quả Cầu Vàng. Cùng trong năm đó, anh cũng đóng trong bộ phim "Purple People Eater".
Vai chính thức đầu tiên của anh khi trưởng thành là trong bộ phim "Animal Rom", mặc dù anh đóng vai một thanh thiếu niên. Theo sau đó là những vai phụ trong những bộ phim như "The Next Best Thing", "Undercover Brother" và "Starship Troopers". Harris đóng vai nhân vật hư cấu của chính mình trong bộ phim hài "Harold and Kumar", "Harold & Kumar Go to White Castle", "Harold & Kumar Escape from Guantanamo Bay" và "A Very Harold & Kumar 3D Christmas".
Năm 2010, anh tham gia lồng tiếng cho vai Dick Greson trong bộ phim hoạt hình ' và chú chó Lou trong bộ phim '. Cùng năm đó, anh đóng vai chính trong bộ phim hài "The Best and the Brightest". Ngày 7 tháng 3 năm 2010, anh xuất hiện bất ngờ tại Giải Oscar lần thứ 82. Anh cũng đóng vai chính trong bộ phim "The Smurfs" (2011) và "The Smurfs 2" (2013).
Sân khấu.
Harris làm việc tại Broadway ở cả phần nhạc kịch và những vai tâm lý. Anh đóng vai Tobias Ragg trong đêm diễn "Sweeney Todd" năm 2001. Năm 2002, anh biểu diễn cùng Anne Heche trong vở "Proof". Trong năm 2003, anh nhận vai chủ trì trong vở "Cabaret". Năm 2004, anh cùng lúc biểu diễn 2 vai Balladeer và Lee Harvey Oswald tại Broadway. Anh cũng hát trong vai Charles tại vở "Evening Primrose" và diễn trong vở "Rent" vào tháng 1 năm 2009.
Năm 2010, anh đạo diễn một vở nhạc kịch Rock mang tên "Rent" tại "Hollywood Bowl"; anh cũng nhận được vai trong bộ phim "Beastly", cùng Vanessa Hudgens trong vai Mimi. Năm 2011, anh đóng vai chính trong vở "Company". Cùng năm đó, anh cũng chỉ đạo vở "The Expert at the Card Table" tại Santa Monica, California.
Harris cũng là người dẫn chương trình cho lễ trao giải Tony Awards tới 4 lần, bao gồm: Tony Awards lần thứ 63 (7 tháng 6 năm 2009), Tony Awards lần thứ 65 (12 tháng 6 năm 2011), Tony Awards lần thứ 66 (10 tháng 6 năm 2012) và Tony Awards lần thứ 67 (Chủ Nhật, 9 tháng 6 năm 2013). Anh chỉ đứng sau Angela Lansbury về số lần dẫn chương trình lễ trao giải Tony Awards, với 5 lần. Với việc chủ trì giải Tony Awards, anh nhận được 3 Giải Emmy trong các năm 2010, 2012 và 2013.
Một tuần sau khi dẫn tại giải Tonys, anh được nhận một vai trong vở nhạc kịch rock "Hedwig and the Angry Inch" trong năm 2014.
Chương trình truyền hình.
Năm 1989, Harris nhận được vai chính trong bộ phim "Doogie Howser, M.D.", giúp anh được nhận đề cử từ giải Quả Cầu Vàng. Sau khi bộ phim kéo dài 4 phần này kết thúc vào năm 1993, anh tiếp tục tham gia một vài vai diễn khách mời trong một số các bộ phim truyền hình khác, trong đó có "Murder She Wrote". Trong suốt từ năm 1999 đến năm 2000, Harris đóng vai cùng Tony Shalhoub trong bộ phim hài kịch tình huống "Stark Raving Mad" kéo dài 22 tập. Anh cũng được chọn đóng vai chính trong một vài bộ phim khác nữa như "" năm 1994, "My Ántonia" năm 1995, "The Christmas Wish" năm 1998, "Joan of Arc" năm 1999, "The Wedding Dress" năm 2001 và "The Christmas Blessing" năm 2005.
Năm 2008, anh đóng vai khách mời trong bộ phim "Sesame Street". Năm 2009, Harris dẫn chương trình lễ trao giải TV Land Awards thường niên và xuất hiện với vai trò giám khảo khách mời trong năm thứ 9 của cuộc thi "American Idol".
Anh cũng tham gia dẫn chương trình cho lễ trao giải Emmy lần thứ 61 vào ngày 20 tháng 9 trong cùng năm đó. Ngày 21 tháng 8 năm 2010, anh thắng hai Giải Emmy, một trong số đó là cho sự xuất hiện với vai trò khách mời của anh trong bộ phim truyền hình "Glee". Anh tham gia dẫn chương trình tại lễ trao giải Emmy thêm lần nữa vào ngày 22 tháng 9 năm 2013.
Tập phim nhạc kịch của "", có sự góp mặt của Harris ra mắt ngày 23 tháng 10 năm 2009 trên kênh Cartoon Network.
Từ năm 2005 đến năm 2014, Harris đảm nhận vai Barney Stinson, một kẻ lăng nhăng trong loạt phim hài kịch tình huống của đài CBS "How I Met Your Mother". Vai diễn giúp anh có được đề cử cho "Nam diễn viên phụ hài truyền hình nổi bật" của Giải Emmy trong suốt từ năm 2007 đến năm 2010.
Ảo thuật.
Harris là một người hâm mộ của bộ môn ảo thuật, giống như nhân vật của anh trong bộ phim "How I Met Your Mother". Anh từng là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Hollywood's Magic Castle. Anh từng thắng một giải Tannen's Magic Louis Award năm 2006 và dẫn chương trình cho lễ trao giải World Magic Awards năm 2008 ngày 11 tháng 10 năm 2008. Trong một lần nhận Giải Emmy cho phần trình diễn của anh trong bộ phim "Glee", anh cũng trình diễn một màn ảo thuật cho khán giả.
Đời tư.
Harris xác nhận mình là người đồng tính vào tháng 11 năm 2006.
Harris đến dự Giải Emmy tháng 9 năm 2007 cùng hôn phu của mình - David Burtka, sau đó xác nhận mối quan hệ của hai người. Anh tiết lộ mối quan hệ này bắt đầu từ năm 2004, trong lần phỏng vấn trong chương trình "The Ellen DeGeneres Show". Vào ngày 14 tháng 8 năm 2010, Harris thông báo mình và Burtka đang chuẩn bị có một cặp song sinh từ một người phụ nữ sinh hộ. Đó là một bé trai tên là Gideon Scott và một bé gái tên là Harper Grace, cả hai được sinh vào năm 2010.
Sau khi New York thông qua Đạo luật Bình Đẳng trong Hôn Nhân (hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính) ngày 24 tháng 6 năm 2011, Harris và Burtka thông báo họ đã đính hôn trên Twitter, khi họ đã đính hôn cùng nhau 5 năm trước nhưng giữ bí mật cho đến khi việc hôn nhân đồng tính trở nên hợp pháp mới tiết lộ.
Harris và Burtka mua một căn nhà ở Đại Lộ Thứ Năm tại Harlem năm 2013. | 1 | null |
Bệnh viện Thống Nhất (tên tiếng anh: "Thong Nhat Hospital") là một bệnh viện đa khoa hạng I trực thuộc Bộ Y Tế nằm ở số 1 đường Lý Thường Kiệt, phường 7, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, với tên gọi ban đầu là Bệnh viện Vì Dân.
Lịch sử hình thành và phát triển.
Bệnh viện Thống Nhất được thành lập sau ngày miền Nam giải phóng, trên cơ sở tiếp quản Bệnh viện Vì Dân của chế độ cũ Việt Nam Cộng hoà. Ngày 01/11/1975 là mốc thời gian đánh dấu Bệnh viện tiếp nhận và điều trị bệnh nhân đầu tiên, với tên gọi là Quân y viện Thống Nhất, trực thuộc sự quản lý của Bộ Quốc phòng Việt Nam. Kể từ đó, ngày 01/11/1975 trở thành ngày truyền thống của Bệnh viện. Đại tá, GS. Nguyễn Thiện Thành làm Giám đốc, Đại tá Nguyễn Việt Hồng làm Chính ủy, thực hiện nhiệm vụ: Khám chữa bệnh và quản lý sức khỏe cho cán bộ trung, cao cấp quân - dân chính, đảng và một số khách quốc tế cần thiết hoạt động ở miền Nam; Tham gia quản lý sức khỏe cán bộ cao cấp, cấp cứu, điều trị tại nhà cho các đồng chí Trung ương ủy viên, phục vụ mọi mặt về y tế cho các hội nghị do Trung ương Đảng hoặc Chính phủ tổ chức tại miền Nam.
Ngày 25/3/1978, Bệnh viện Thống Nhất được chuyển về trực thuộc Bộ Y tế, với quy mô 400 giường, cơ cấu tổ chức gồm 16 khoa lâm sàng, 07 khoa cận lâm sàng, 01 phòng khám bệnh đa khoa, 02 tổ bảo vệ sức khỏe và 06 phòng chức năng. Lúc này Bệnh viện được bổ sung thêm các nhiệm vụ: Khám và điều trị cho gia đình cán bộ theo sự phân công và quy định của Ban Tổ chức Trung ương Đảng; Bồi dưỡng, bổ túc chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ, nhân viên và tham gia công tác nghiên cứu khoa học; Chỉ đạo tuyến trong việc quản lý sức khỏe cán bộ thuộc diện Bệnh viện quản lý.
Ngày 22/3/2015, Bệnh viện Thống Nhất đã tổ chức Lễ tổng kết giai đoạn 1 Dự án xây dựng, cải tạo, mở rộng, nâng cấp Bệnh viện và khánh thành Khu điều trị kỹ thuật cao. Dự án gồm 2 toà nhà chính với quy mô 7 tầng, gồm 500 giường bệnh và khu vự phòng khám. Việc hoàn thành Dự án đã làm cho Bệnh viện khang trang hơn, mặt bằng được mở rộng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của bệnh nhân là cán bộ và nhân dân trên địa bàn. Nâng số giường điều trị nội trú lên 1.200 giường, bảo đảm cho bệnh nhân điều trị nội trú có đủ giường không để nằm ghép hoặc chuyển tuyến vì thiếu giường
Với cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại cùng với sự tận tình chu đáo của đội ngũ y bác sỹ có trình độ chuyên môn cao chất lượng khám chữa bệnh và uy tín của Bệnh viện được nâng lên đáng kể, tạo được niềm tin và sự hài lòng cho bệnh nhân.
Bệnh viện thực hiện công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe thường xuyên cho khoảng 100 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý. Hàng năm thực hiện bảo đảm y tế cho khoảng từ 5 đến 7 sự kiện chính trị - xã hội quan trong diễn ra trên địa bàn, phục vụ khám sức khỏe cho khoảng 20 đoàn khách ngoại giao quốc tế của Đảng, Nhà nước tạo được niềm tin và uy tín đối với các nước bạn.
Bên cạnh thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, Bệnh viện cũng đã tham gia thực hiện tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành y tế, là cơ sở thực hành của sinh viên 16 trường đại học, trung cấp chuyên ngành y dược trên địa bàn.
Bệnh viện thường xuyên cử đội ngũ có trình độ chuyên môn cao xuống giúp đỡ các đơn vị tuyến dưới trong công tác khám, chữa bệnh và quản lý sức khỏe cán bộ cho hầu hết các tỉnh từ Bình Định trở vào đến các tỉnh Tây Nguyên, miền Đông và miền Tây Nam Bộ. Đã kịp thời phát hiện sớm và xử lý thành công nhiều trường hợp cán bộ mắc bệnh hiểm nghèo.
Phát huy truyền thống và kinh nghiệm của GS. Nguyễn Thiện Thành – Giám đốc đầu tiên của Bệnh viện và là Chủ tịch hội đồng chuyên môn Bảo vệ sức khoẻ cán bộ Trung ương từ năm 1975, Bệnh viện Thống Nhất là đơn vị giúp việc đồng thời có nhiều thành viên tham gia trong Hội đồng chuyên môn Bảo vệ sức khỏe cán bộ miền Nam đã góp phần quan trọng cùng với các thành viên của đơn vị bạn thực hiện rất tốt công tác chẩn đoán và điều trị cho cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý.
Quy mô.
Bệnh viện Thống Nhất có quy mô ban đầu là 400 giường, sau đó đã mở và phát triển hơn 1.132 giường, tiến tới mục tiêu 1350 giường vào năm 2025, trở thành một bệnh viện đa khoa, lão khoa hạng đặc biệt có các trung tâm chuyên sâu về tim mạch, lão khoa, bảo vệ sức khoẻ trung cao cấp của Đảng, Nhà nước và thực hiện tốt việc khám, chữa bệnh, phòng bệnh, phục hồi chức năng cho nhân dân thành phố Hồ Chí Minh vav các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. | 1 | null |
SWI-Prolog là dạng thực thi mã nguồn mở của ngôn ngữ lập trình Prolog, thường sử dụng cho việc giảng dạy và các ứng dụng Web ngữ nghĩa. Nó chứa nhiều lợi ích, thư viện (tin học cho lập trình logic ràng buộc, tiến trình (tin học), kiểm thử đơn vị, GUI, giao diện cho Java, ODBC và những cái khác, lập trình văn chương, web server, SGML, RDF, RDF Schema, công cụ phát triển (bao gồm Môi trường phát triển tích hợp với Gỡ lỗi GUI, GUI hồ sơ (lập trình máy tính)) và các tài liệu mở rộng. | 1 | null |
Bóng rổ là một trong 16 bộ môn thể thao tổ chức tại Đại hội Thể thao châu Á 1974 ở Tehran, Iran. Israel giành danh hiệu hạng 2 đánh bại nhà vô địch Hàn Quốc trong trận giành chức vô địch. Bộ môn được tổ chức từ 2 đến 14 tháng 9 năm 1974. | 1 | null |
Bóng rổlà một trong 20 bộ môn thể thao tổ chức tại Đại hội Thể thao châu Á 1978 ở Bangkok, Thái Lan. Trung Quốc giành được vị trí thứ nhất bằng cách đánh bại Hàn Quốc trong vòng tranh giải vô địch. Bộ môn được tổ chức từ 9 đến 20 tháng 12 năm 1978. | 1 | null |
Lập trình logic là một mẫu hình lập trình dựa trên logic toán trong các mối quan hệ và các suy luận. Các chương trình được viết trong các Ngôn ngữ lập trình logic là các tập hợp câu logic, thể hiện sự thật và các luật về một vài vùng vấn đề nào đó. Cùng với các thuật toán suy luận, chúng hình thành nên chương trình. Các lập trình logic chính bao gồm Prolog và Datalog. | 1 | null |
Bóng rổ là một trong 21 bộ môn thể thao tổ chức tại Đại hội Thể thao châu Á 1982 ở New Delhi, Ấn Độ. Hàn Quốc đánh bại Trung Quốc trong trận giành giải vô địch và giành danh hiệu hạng 2 Đại hội Thể thao châu Á. Nó được tổ chức từ 19 tháng 11 đến 3 tháng 12 năm 1982. | 1 | null |
Ga Chungmuro (Tiếng Hàn: 충무로역, Hanja: 忠武路驛) là ga trung chuyển trên Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 3 và Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 4 ở Toegye-ro, Jung-gu, Seoul.
Nhà ga này được đặt tên theo con đường dọc theo nó, trong danh dự của toàn thể Chosun Yi Sunsin, người được biết đến với danh hiệu "Chungmugong".
Phim.
Chungmuro là nơi tốt nhất để xem phim Hàn Quốc. Lối ra bên ngoài bằng lối sau đến Đại học Dongguk là Daehan Cinema (대한극장), nơi mà Chungmuro Film Festival ở Seoul được tổ chức lần đầu tiên. | 1 | null |
Cuộc xâm lược Hy Lạp lần thứ hai của Ba Tư là một giai đoạn của cuộc chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư diễn ra dưới đời vua Ba Tư Xerxes I từ năm 480–479 TCN. Cuộc xâm lược lần hai này nối tiếp cuộc xâm lược trước đó diễn ra dưới đời vua Darius I trong giai đoạn 492–490 TCN, cuộc chiến mà kết thúc sau thất bại của quân Ba Tư tại Marathon. Sau khi Darius băng hà, con trai ông là Xerxes kế thừa khát vọng của vua cha đánh chiếm toàn bộ Hy Lạp, dành thời gian và công sức chuẩn bị một đội quân hùng hậu. Về phía Hy Lạp, hai thành bang Athens và Sparta dẫn đầu 70 thị quốc tiến hành kháng chiến; tức là chỉ phần mười các thị quốc Hy Lạp dám chống trả, số còn lại thì giữ trung lập hoặc hàng phục trước Xerxes.
Cuộc xâm lược bắt đầu vào mùa xuân năm 480 TCN sau khi quân đội Ba Tư vượt Hellespont và hành quân xuyên Thrace và Macedonia xuống Thessalía. Quân Ba Tư gặp kháng cự của quân Hy Lạp chỉ huy bởi vua Leonidas I của Sparta tại đèo Thermopylae; cùng lúc đó, hạm đội Ba Tư giao tranh với hải quân Hy Lạp tại eo biển Artemisium. Tại trận Thermopylae nức danh, quân Hy Lạp dù bị lép vế về quân số đã có thể cầm chân được quân Ba Tư tại đó trong 3 ngày liên tiếp, cho tới khi quân Ba Tư định lén đánh bọc hậu theo một đường núi ẩn. Leonidas tử trận cùng với hậu quân ở lại. Hạm đội Liên minh sau 2 ngày chống đỡ các đòn tấn công của hạm đội Ba Tư tại trận Artemisium hay tin về chiến bại tại Thermopylae, bèn lui về Salamis.
Quân Ba Tư tiếp tục chiếm được Boeotia và Attica, rồi làm cỏ thành Athens. Liên quân Hy Lạp đành rút về Eo đất Corinth để bảo vệ Peloponnesus. Cả hai phe sau đó chuyển sự chú ý tới một cuộc hải chiến quyết định trên biển. Tại Salamis, vị tướng Athens Themistocles dụ được hải quân Ba Tư tham chiến tại eo biển Salamis chật hẹp, nơi mà do số lượng khổng lồ của chiến thuyền Ba Tư đã khiến hạm đội này trở nên hỗn loạn và bị đánh bại hoàn toàn. Chiến thắng tại Salamis làm phá sản kế hoạch kết thúc nhanh chiến dịch của Xerxes, buộc ông buộc phải trở về châu Á và giao phó phận sự cho vị tướng Mardonius để hoàn tất cuộc xâm lược.
Mùa xuân tiếp theo, Liên minh triệu tập một đội quân hoplite lớn chưa từng có và nghênh chiến với Mardonius. Tại trận Plataea, bộ binh Hy Lạp đã một lần nữa thể hiện sức mạnh vượt trội sau khi gây tổn thất lớn cho quân Ba Tư và giết chết tướng Mardonius. Cùng hôm dó, hải quân Hy Lạp trên Biển Aegean tiêu diệt hạm đội còn sót lại của Ba Tư trong trận Mycale. Cuộc xâm lược của Ba Tư chính thức chấm dứt sau hai thất bại thảm khốc, khiến cho bá quyền của Ba Tư tại vùng Aegean bị sứt mẻ nghiêm trọng. Hy Lạp trên đà thắng lợi phản công và hất cẳng Ba Tư khỏi châu Âu, quần đảo Aegean và Ionia trước khi cuộc xung đột chính thức kết thúc vào năm 479 TCN.
Sử liệu.
Sử gia Hy Lạp Herodotus, người được gọi "Ông tổ Sử học" là tác giả của sử liệu chính cho việc nghiên cứu cuộc chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư. Ông sinh năm 484 TCN tại Halicarnassus, Tiểu Á. Ông viết tác phẩm "Lịch sử" (Tiếng Hy Lạp latinh hóa: "Historia") vào khoảng năm 440-430 TCN, với nỗ lực truy nguyên nguồn gốc cuộc Chiến tranh Hy Lạp – Ba Tư, vào thời điểm đó vẫn là một sự kiện lịch sử đương đại (cuộc chiến kết thúc hoàn toàn vào năm 450 TCN). Cách tiếp cận của Herodotus trong tác phẩm này hoàn toàn mới mẻ, và ít nhất xã hội phương Tây đã xem ông như người tạo ra "sử học". Holland nói: "Lần đầu tiên một sử gia tự mình truy nguyên nguồn gốc của một cuộc xung đột không quá xa về mặt thời gian, nên nguồn gốc ấy không mang tính chất huyền thoại, hay ý chí hoặc ý tưởng thần linh hay định mệnh con người mà là sự giải thích mang tính cá nhân của sử gia đó."
Nhiều sử gia cổ đại về sau, mặc dù nối tiếp việc nghiên cứu của Herodotus nhưng lại chỉ trích ông, người đầu tiên là Thucydides. Tuy nhiên, Thucydides lại chọn viết tiếp từ sự kiện mà Herodotus kết thúc (tại Cuộc vây hãm Sestos) và điều này cho thấy tài liệu lịch sử của Herodotus đủ chính xác để không cần viết lại hoặc sửa chữa. Trong khi đó, Plutarch chỉ trích Herodotus trong bài luận của mình "Gian ý của Herodotus" là một người "Philobarbaros" (thích bọn rợ) vì đã không ủng hộ đủ cho Hy Lạp nhưng điều này cũng cho thấy Herodotus có thể là một sử gia công bằng. Những quan điểm tiêu cực về Herodotus kéo dài đện tận thời kỳ Phục Hưng mặc dù vậy tác phẩm của ông vẫn được đọc nhiều. Phải đến thế kỷ XIX danh tiếng của ông mới được phục hồi đáng kể bằng các phát hiện khảo cổ học chứng minh những gì ông đã thuật lại. Quan điểm hiện đại nhìn nhận Herodotus đã có một công trình nghiên cứu đáng chú ý trong tác phẩm Historia của mình, mặc dù một số thông tin chi tiết (đặc biệt là quân số và ngày tháng) nên được xem xét với thái độ hoài nghi. Vẫn có nhiều sử gia tin rằng Herodotus đã đưa nhiều chi tiết hư cấu trong những câu chuyện của mình.
Sử gia Diodorus Siculus, trong tác phẩm "Bibliotheca Historica" viết vào thế kỷ I TCN, cũng cung cấp nhiều thông tin về cuộc Chiến tranh Ba Tư – Hy Lạp, tham khảo một phần từ sử gia Hy Lạp Ephorus. Các thông tin ở đây có nhiều tương đồng với tác phẩm của Herodotus. Cuộc chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư cũng được mô tả chi tiết hơn bởi một số nhà sử học xưa bao gồm Plutarch, Ctesias và được ám chỉ bởi các tác giả khác, chẳng hạn như nhà viết kịch Aeschylus. Nhiều bằng chứng khảo cổ, chẳng hạn như các cột Serpent cũng đã xác nhận nhiều chi tiết cụ thể mà Herodotus đã từng đưa ra trong các tác phẩm của mình.
Bối cảnh.
Hai thành bang Athens và Eretria của Hy Lạp từng hậu thuẫn cuộc khởi nghĩa Íōn bất thành chống vương triều Darius I giữa những năm 499–494 TCN. Đế quốc Ba Tư bấy giờ vẫn còn tương đối non trẻ và thường xuyên phải đối mặt với các cuộc nổi dậy nhen nhóm bởi các dân tộc bị khuất phục. Hơn nữa Darius là kẻ tiếm vị, phải dành phần lớn triều đại của mình đi dẹp loạn chống đối. Sự biến Íōnes đe dọa toàn vẹn lãnh thổ của Ba Tư, do đó, Darius thề sẽ trừng phạt thích đáng tất cả những kẻ chủ mưu (nhất là các thế lực ngoại quốc đứng sau giật dậy). Ông có tham vọng sáp nhập cõi Hy Lạp bất kham vào lãnh thổ của mình. Năm 492 TCN, Darius sai tướng Mardonius khơi thông đường bộ tới Hy Lạp, kết quả là tái chiếm được Thrace và sáp nhập được Macedonia. Trước đó vào cuối thế kỷ thứ 6 TCN, xứ Macedonia từng là chư hầu của Ba Tư song vẫn có quyền tự chủ.
Năm 491 TCN, Darius phái sứ giả đến Hy Lạp bắt dâng cống 'đất và nước' để tỏ ý quy thuận. Khiếp sợ trước sức mạnh quân sự của Ba Tư, phần lớn các bang quốc Hy Lạp chỉ đành chiều ý. Tuy vậy, tại Athens, sứ bộ Ba Tư bị đem ra xét xử rồi hành quyết; còn tại Sparta, họ bị ném xuống giếng. Sau này để xoa dịu Xerxes, người con nối ngôi Darius, khi ông chuẩn bị phát động cuộc xâm lược Hy Lạp lần thứ hai, Sparta lại run sợ mà tự nguyện gửi hai công dân của họ đến Susa để bị tử hình chuộc tội cho cái chết của sứ bộ Ba Tư do Darius từng gửi đi.
Năm 490 TCN, Darius cử hai tướng Datis và Artaphernes cầm quân tấn công Naxos khiến cho các đảo Cyclades phải hàng phục, rồi tiến đánh và làm cỏ thành Eretria. Với ý định đánh thẳng tới Athens, đạo quân Ba Tư đổ bộ tại vịnh Marathon nhưng thua lớn trước quân Athens đông đảo hơn, chấm dứt cuộc xâm lược Hy Lạp lần thứ nhất của Ba Tư.
Darius bắt đầu gây dựng một đội quân mới hùng hậu hơn nhằm khuất phục toàn bộ Hy Lạp; tuy nhiên vào năm 486 TCN, người dân Ai Cập vùng lên khởi nghĩa khiến kế hoạch thảo phạt Hy Lạp bị đình chỉ vô thời hạn. Darius băng hà trong lúc chuẩn bị thân chinh đến Ai Cập, khiến ngôi vương của Ba Tư được truyền cho con trai ông là Xerxes I. Xerxes bình định Ai Cập và nhanh chóng khởi phát cuộc viễn chinh sang Hy Lạp.
Võ bị phía Ba Tư.
Một cuộc xâm lược quy mô toàn diện đòi hỏi phải vạch sẵn kế hoạch dài hạn, tích trữ lương thảo và cưỡng bách tòng quân. Xerxes ra lệnh cất cầu phao vượt eo biển Hellespontos, đào ngòi xuyên eo đất tại Núi Athos nhằm tránh mũi đất nơi trước đây hạm đội Ba Tư bị đắm vào năm 492 TCN. Những đại công trình như vậy chứng tỏ tiềm lực quân sự-kinh tế của đế quốc Ba Tư vượt tầm cỡ của mọi quốc gia lúc bấy giờ. Tuy nhiên, chiến dịch bị trì hoãn một năm vì cuộc nổi dậy tại Ai Cập và Babylonia.
Năm 481 TCN, sau 4 năm thai nghén chuẩn bị, Xerxes triệu tập quân đội sang xâm lược Hy Lạp. Herodotus liệt kê tổng cộng 46 dân tộc tạo nên đại quân của Xerxes. Quân Ba Tư tập trung tại Tiểu Á từ mùa hè đến mùa thu năm 481 TCN. Đạo quân từ các satrap phía đông hội tụ tại Kritala, Cappadocia rồi được Xerxes dẫn tới Sardis để trú đông. Đầu mùa xuân, đạo này di chuyển đến Abydos, Hellespontos và gia nhập với đạo của các satrap phía tây. Cuối cùng, toàn bộ lực lượng của Xerxes vượt Hellespontos bằng hai chiếc cầu phao sang châu Âu.
Quy mô quân đội.
Tổng quát.
Herodotus chép rằng quân Ba Tư trên đường qua Thrace có nán lại Doriskos để duyệt binh, nhờ đó mà ông có được các số liệu sau:
Herodotus cho rằng tính thêm cả hậu cần thì phải gấp đôi con số nêu trên, nên toàn bộ lực lượng có thể rơi vào khoảng 5.283.220 người. Các cổ thư cũng đưa ra các con số cực kỳ lớn. Nhà thơ Simonides đương thời khẳng định 4 triệu lính Ba Tư; Ctesias cho hay tổng số quân tập hợp tại Doriskos là 800.000.
Nhà sử học hiện đại George Grote bày tỏ sự hoài nghi trước những con số mà Herodotus đưa ra: "Để thừa nhận tổng số khổng lồ này, hoặc bất cứ ước lượng nào gần nó, rõ ràng là không thể." Phê phán chính của Grote đối với khẳng định của Herodotus là sự hạn chế hậu cần, nhưng không nói chi tiết gì thêm. Tuy vậy, Grote không bác bỏ hoàn toàn lời kể của Herodotus, trích dẫn báo cáo của ông về các phương pháp kế toán tỉ mỉ của người Ba Tư và các kho dự trữ cung ứng của họ trong ba năm, nhưng vẫn tìm ra nhiều điểm bất tương thích trong sử liệu của Herodotus. Nhà sử học J. B. Bury bình chú những con số của Herodotus "quá đỗi hoang đường" và đánh giá rằng lực lượng trên bộ của Ba Tư có lẽ chỉ tầm 180.000. Sĩ quan vận tại người Anh Sir Frederick Maurice cho rằng nguồn cung nước là yếu tố chính hạn chế quy mô quân đội Ba Tư. Maurice ước chừng các con sông ở Hy Lạp chỉ có thể hỗ trợ khoảng 200.000 binh lính và 70.000 súc vật. Ông bình rằng Herodotus có lẽ đã nhầm lẫn giữa hai từ "chiliarchy" (1.000) và "myriarchy" (10.000) nên dẫn đến việc phóng đại quân số như vậy. Các học giả cận đại khác ước tính lực lượng Ba Tư trên bộ vào cỡ 100.000 binh sĩ hoặc thấp hơn, dựa trên khả năng hậu cần sơ khai thời cổ.
Hai học giả Munro và Macan chú ý đến chi tiết tên của 6 đại tướng và 29 myriarch (sĩ quan chỉ đạo một baivabaram tầm 10.000 lính, đóng vai trò là đơn vị cơ bản của bộ binh Ba Tư) trong sử ký của Herodotus; điều này chỉ đến kích cỡ của lực lượng trên bộ vào khoảng 300.000. Vẫn có những học giả ủng hộ các con số từ 250.000 lên đến tận 700.000.
Hạm đội.
Herodotus phân tích chi tiết hạm đội trireme Ba Tư theo sắc tộc như sau:
Phòng bị phía Hy Lạp.
Người Athens đã chuẩn bị cho cuộc chiến với Ba Tư kể từ giữa những năm 480 TCN, và vào năm 482 TCN, chính khách Themistocles hạ lệnh cho đóng một đội tàu trireme khổng lồ nhằm đối phó với hạm đội Ba Tư. Năm 481 TCN, Xerxes cử khâm sai đi khắp Hy Lạp đòi cống đất và nước nhưng lại bỏ sót Athens và Sparta. Do hành động bất kính đối với Ba Tư của hai thị quốc đó, các thành bang khác bắt đầu tạo liên minh với họ.
Liên minh Hy Lạp.
Hội nghị các thị quốc được tổ chức tại Corinthos vào cuối mùa thu năm 481 TCN, chính thức bắt đầu liên minh giữa các bang Hy Lạp. Herodotus gọi liên minh này là "οἱ Ἕλληνες" (những người Hy Lạp) và "Những người Hy Lạp đã thề liên minh" (bản dịch tiếng Anh của Godley) hoặc "Những người Hy Lạp kề vai sát cánh" (bản dịch tiếng Anh của Rawlinson). Sparta và Athens đóng vai trò chủ đạo tại hội nghị nhưng mọi ý kiến từ các thành bang khác đều được tôn trọng. Ta biết rất ít về cách thức hoạt động của liên minh và chi tiết các cuộc bàn bạc tại hội nghị. Chỉ có 70 thành bang trong số 700 thị quốc Hy Lạp cử đại biểu tới. Dù sao di chăng nữa, điều này đánh dấu một sự kiện khá đặc biệt trong lịch sử vùng đất Hy Lạp phân mảnh chính trị từ trước đến giờ, bởi vì nhiều thành bang lúc đó vẫn còn xung đột lợi ích với nhau.
Đa số các thành bang khác ít nhiều vẫn giữ thái độ trung lập, chờ đợi kết quả của cuộc đối đầu. Thebes bị các thành bang khác nghi ngờ sẽ sẵn sàng hỗ trợ kẻ thù Ba Tư khi chúng đến. Hầu hết nhân dân Thebes không bằng lòng với chính sách này, 400 kẻ "trung thành" của thành bang này gia nhập Liên quân tại Thermopylae. Thành bang đáng chú ý nhất đứng về phía Ba Tư ("Medised") là Argos ở Peloponnese, khu vực do người Sparta kiểm soát. Tuy nhiên, quân lực Argos đã bị suy yếu nghiêm trọng vào năm 494 TCN do bị lực lượng dưới trướng vua Cleomenes I của Sparta đánh bại trong trận Sepeia.
Diễn biến.
Mùa xuân năm 480 TCN: Thracia, Macedonia và Thessalía.
Sau khi vượt biển sang châu Âu vào tháng 4 năm 480 TCN, người Ba Tư thẳng tiến đến Hy Lạp. Năm trạm cung ứng đã được thiết lập dọc đường từ trước, địa điểm lần lượt là: tại Mũi Đất Trắng bên phía Thracia của Hellespontus, tại Tyrodiza thuộc lãnh thổ Perinthian, tại Doriskos cửa sông Evros nơi đạo quân châu Á hội quân với đồng minh Balkan, tại Eion bên sông Strymon, và tại Therme tức là Thessaloniki ngày nay. Lương thảo ở những nơi này đã được gửi từ châu Á sang trước đó để hỗ trợ cuộc xâm lược. Súc vật được mua chác và vỗ béo, dân chúng địa phương được lệnh xay ngũ cốc thành bột trước vài tháng. Quân đội Ba Tư mất khoảng 3 tháng để đi từ Hellespont đến Therme, một hành trình dài khoảng 600 km. Lục quân Ba Tư tạm dừng tại Doriskos để hội họp với hải quân. Tại đây, Xerxes ra lệnh tái tổ chức đội hình từ hành quân sang tác chiến.
'Đại nghị' Liên minh họp lại vào mùa xuân năm 480 TCN. Đại biểu của Thessalia khuyên các đồng minh tụ ở Thung lũng Tempe để cản bước tiến của Xerxes. Lực lượng Đồng minh gồm 10.000 lính do "polemarchos" người Sparta là Euenetus và chính khách người Athens là Themistocles chỉ huy được điều động tới trấn giữ ải hẹp đó. Tuy nhiên sau khi tới nơi, họ được Alexander I của Macedon cảnh báo còn tới 2 ải khác mà quân Ba Tư có thể lọt qua và rằng quân của Xerxes đông tới độ áp đảo; vì vậy họ đành bỏ về. Ngay sau đó, người Hy Lạp biết tin Xerxes vượt eo Hellespontus. Việc từ bỏ Tempe đồng nghĩa với việc trao cho Ba Tư toàn bộ khu vực Thessalia và các thành bang phía bắc đèo Thermopylae.
Themistocles bèn vạch kế hoạch thay thế cho quân Liên minh. Để xuống được miền nam Hy Lạp (Boeotia, Attica và Peloponnesus), quân của Xerxes buộc phải đi qua còn đèo Thermopylae rất hẹp. Quân Liên minh có thể dễ dàng cố thủ tại đó, bất chấp quân số Ba Tư áp đảo. Hơn nữa, hải quân liên minh có thể phong tỏa eo biển Artemisium ngăn quân Ba Tư vượt Thermopylae bằng thuyền bè. Chiến lược kép này được toàn thể hội nghị tán thành. Đồng thời các thành bang Peloponnesus lên kế hoạch dự phòng lui về trấn giữ eo đất Corinthos nếu tình hình trở xấu, phụ nữ và trẻ em Athens được sơ tán đến thành Troezen tại Peloponnesus.
Tháng 8 năm 480 TCN: Thermopylae và Artemisium.
Thời điểm quân Ba Tư dọn đường quanh đỉnh Olympus nhằm tiến xuống Thermopylae lại trùng đúng với thời điểm vận hội Olympic của Hy Lạp và lễ hội Carneia của người Sparta. Theo quan niệm của họ, chiến tranh bị kiêng kị trong quãng thời gian này. Tuy nhiên, người Sparta coi mối đe dọa Ba Tư nghiêm trọng đến mức vua Leonidas I cùng với 300 cận vệ của ông ("Hippeis") vẫn phải ra tiền tuyến. Leonidas được hỗ trợ bởi lực lượng dự phòng từ các thành bang Peloponnesus liên kết với Sparta, cùng các lực lượng đón trên đường đến Thermopylae. Lúc tới nơi họ dựng lại bức thành mà người Phocia từng xây ở điểm hẹp nhất của con đèo và chờ đợi Xerxes xuất hiện.
Quân Ba Tư đến Thermopylae vào giữa tháng 8 rồi chờ chực ba ngày cho quân Hy Lạp giải tán. Khi Xerxes nhận thấy người Hy Lạp sẽ quyết tử để giữ tuyến đường, ông lệnh cho quân tấn công. Tuy nhiên bởi địa thế hẹp tại đây phù hợp cho kiểu binh hoplite, quân Ba Tư buộc phải tấn công trực diện vào đội hình phalanx Hy Lạp. Liên quân Hy Lạp cầm cự suốt hai ngày trời, hóa giải mọi đòn tấn công từ phía Xerxes. Nhưng vào cuối ngày thứ hai, một cư dân địa phương tên là Ephialtes tiết lộ cho Xerxes con đường núi dẫn ra hậu cứ quân Liên minh. Xerxes liền cử những Bất tử quân tinh nhuệ của mình luồn ra phía sau vào buổi đêm. Leonidas may mắn hay tin cuộc đánh lén bèn ra lệnh triệt thoái đại quân; riêng ông cùng 300 lính Sparta, 700 lính Thespia, 400 lính Thebes và vài trăm lính từ các thành bang khác ở lại cản bước Ba Tư. Vào ngày thứ ba của trận chiến, những người lính Hy Lạp còn ở lại xông ra ngoài tử chiến với quân Ba Tư, cố gắng chém càng nhiều quân thù càng tốt. Tuy vậy hậu quân Liên minh rốt cuộc bị tiêu diệt, và con đường vượt Thermopylae được khai mở cho người Ba Tư.
Cùng lúc với trận chiến tại Thermopylae, hải quân Liên minh gồm 271 chiếc trireme có nhiệm vụ phòng thủ Artemisium chống lại hải quân Ba Tự. Ngay trước trận Artemisium, hạm đội Ba Tư gặp phải cơn cuồng phong ngoài khơi Magnesia làm mất rất nhiều tàu, nhưng 800 chiếc lành lặn vẫn tới được Artemisium. Vào ngày đầu tiên (trùng với ngày đầu tiên của trận Thermopylae), hạm đội Ba Tư cử 200 con tàu có khả năng đi biển vòng xuống bờ phía đông Euboea cắt đường rút lui của Liên quân. Hai hạm đội đụng độ với nhau lúc xế chiều. Hạm đội Hy Lạp thắng thế và chiếm được 30 con tàu. Tối hôm đó, một cơn bão nổi lên đánh đắm phần lớn chiến thuyền Ba Tư được gửi xuống Euboea.
Vào ngày thứ hai của trận đánh, hạm đội Hy Lạp nhận được tin đường rút lui không còn bị đe dọa; do đó họ quyết tâm duy trì vị trí hiện tại. Thuyền Hy Lạp thực hiện các cuộc tấn công chớp nhoáng vào các tàu Cilicia của Ba Tư, bắt giữ và tiêu diệt chúng. Tuy nhiên vào ngày thứ ba, hạm đội Ba Tư tấn công tổng lực vào phòng tuyến của Liên minh. Trong ngày giao tranh khốc liệt đó, Liên minh ngoan cố giữ được vị trí nhưng hứng chịu tổn thất nặng nề (thiệt hại phân nửa hạm đội Athens); song họ cũng đã gây tổn thất tương đương cho hạm đội Ba Tư. Tối hôm đó, hải quân Hy Lạp nhận được tin Leonidas và quân của ông đã tử trận tại Thermopylae. Do mất mát quá lớn và không cần thiết bảo vệ sườn Thermopylae nữa, hải quân Hy Lạp triệt thoái khỏi Artemisium, về đảo Salamis.
Tháng 9 năm 480 TCN: Athens thất thủ và trận Salamis.
Thất bại của Hy Lạp tại Thermopylae khiến cho vùng Boeotia rơi vào tay Xerxes; quân Ba Tư san bằng hai thành bang thù địch Thespiae và Plataea. Attica không còn được che chắn khiến cho dân số còn lại của Athens phải sơ tán khẩn cấp tới Salamis với sự trợ giúp của hạm đội Liên minh. Quân Peloponnesus lập phòng tuyến tại eo đất Corinthos, đắp thành lũy và hủy con đường tới Megara, bỏ mặc Athens.
Athens thất thủ lần đầu tiên vào tháng 9 năm 480 TCN. Số dân Athens còn ở lại lập công sự cố thủ trên Acropolis bị đánh bại, và Xerxes sau đó hạ lệnh thiêu rụi Athens. Thành Acropolis bị san bằng, Đền Parthenon và Đền Athena bị phá hủy.
Quân Ba Tư hiện đã chiếm được phần lớn Hy Lạp, nhưng Xerxes có lẽ đã không lường trước sự bất khuất của người Hy Lạp; ưu tiên của ông lúc đó là kết thúc chiến dịch càng nhanh càng tốt; bởi lẽ đội quân khổng lồ của ông khó có thể được cung ứng vĩnh viễn, và dường như Xerxes chẳng muốn ở rìa của đế quốc quá lâu mà bỏ bê việc triều chính. Trận Thermopylae chứng tỏ một cuộc tấn công trực diện vào điểm cố thủ tốt có cơ hội thành công rất thấp; quân Liên minh giờ đây lại án ngữ tại eo đất Corinthos, khiến một cuộc xâm lược trên bộ dường như bất khả thi. Một trận đánh vào mạn sườn phòng tuyến đó may ra mới thành công. Để làm được điều đó thì người Ba Tư phải sử dụng hải quân và phải có một kế hoạch vô hiệu hóa hải quân Liên minh. Tóm lại, nếu Xerxes tiêu diệt được hải quân Liên minh, ông ta sẽ có được điều kiện để bắt Hy Lạp chiêu hàng; đây có lẽ là hy vọng duy nhất để kết thúc chiến dịch trong mùa đó. Về phía Hy Lạp, Themistocles lên kế hoạch đánh bại hạm đội Ba Tư. Cả hai phe đều đã sẵn sàng đánh cược mọi thứ vào một trận thủy chiến quyết định, với hy vọng thay đổi hoàn toàn cục diện cuộc chiến.
Ngay cả sau khi Athens thất thủ trước quân đội Ba Tư, hạm đội Liên minh bình thản neo đậu ngoài khơi Salamis với ý định lùa hạm đội Ba Tư vào bẫy. Themistocles thoái thác để lực lượng hải quân tham chiến tại Eo biển Salamis chật chội. Ở đó, số thuyền đông hơn của Ba Tư hóa ra lại là trở ngại chết người, vì chúng không thể triển khai đội hình tác chiến và trở nên vô tổ chức. Hạm đội Hy Lạp thừa cơ tấn công và giành được chiến thắng quyết định, đánh chìm hoặc bắt sống ít nhất 200 tàu của Ba Tư, và do đó, đảm bảo Peloponnesus sẽ không thể bị đánh từ phía sườn.
Theo Herodotus, sau trận thua đó, Xerxes lệnh cho quân lính đắp bờ đường sang Salamis (Strabo và Ctesias đặt sự kiện này trước trận chiến) song bất thành. Xerxes lo sợ hải quân Hy Lạp sẽ giong buồm đến Hellespont và đánh chìm các cầu phao. Theo Herodotus, tướng Mardonius tự nguyện đóng ở Hy Lạp và hoàn thành cuộc chinh phạt, khuyên Xerxes mang quân rút về châu Á. Đại quân Ba Tư từ bỏ Attica, tướng Mardonius trú đông ở Boeotia và Thessalia.
Một số dân Athens quay trở về thành phố đã bị đốt rụi của họ vào mùa đông. Tuy nhiên vào tháng 6 năm 479 TCN, họ lại phải ly tán lần nữa để tránh cuộc tiến công của Mardonius.
Thu-Đông 480 TCN/479TCN.
Theo Herodotus, tướng Artabazus hộ tống Xerxes về Hellespont cùng 60.000 binh lính; khi đến Pallene trong chuyến hành trình hồi Thessaly: "ông nghĩ đúng ra phải nô dịch toàn bộ dân chúng Potidaea, những kẻ cả gan nổi dậy." Quân Ba Tư bày nhiều mưu kế để chiếm thành Potidaea, rốt cuộc phải đóng ở đó tận 3 tháng mà không hạ được thành. Quân Ba Tư chờ tới lúc thủy triều xuống thấp nhất để xông vào thị trấn bằng đường bờ biển, tuy nhiên triều dâng nhanh khiến nhiều kẻ chết đuối và những kẻ sống sót bị thuyền Potidaea giết hại. Artabazus đành giải vây rồi lấy tàn quân xuống nhập với đạo quân của Mardonius ở Thessaly.
Trong khi vây thành Potidea, Artabazus cũng cử quân lính đi vây thành Olynthus phản trắc. Dân thành này vốn là người Bottiae bị trục xuất khỏi Macedon. Sau khi chiếm được thành, Artabazus triệt hạ dân chúng bên trong rồi giao nó cho người Olynthia tiếp quản.
Tháng 6 năm 479 TCN: Plataea và Mycale.
Sau mùa đông, nội bộ khối Liên minh nảy sinh mâu thuẫn. Người Athens thấy mình bị đối xử bất công, bởi lẽ ưu thế hải quân của phe Liên minh nhờ phần lớn vào số thuyền của Athens, song thành phố của họ lại rơi vào tay Ba Tư vì không được bảo vệ bởi eo đất như các thành bang Peloponnesus kia. Người Athens yêu cầu Liên quân tổ chức một cuộc bắc tiến ngay năm sau. Vì các đồng minh không cam kết thỏa thuận, hạm đội Athens có vẻ đã khước từ tham chiến cùng hạm đội Liên minh vào mùa xuân. Hải quân Liên minh giờ được đặt dưới sự chỉ huy của vua Leotychides của Sparta, liền rút khỏi Delos, dư tàn của hải quân Ba Tư cũng rút khỏi Samos, do hai bên không muốn mạo hiểm đương đầu. Mardonius án ngữ tại Thessaly còn phía Liên quân lại chẳng muốn liều lĩnh ra khỏi vùng an toàn Peloponessus.
Mardonius quyết định phá thế bế tắc bằng cách đề nghị hòa bình, sự tự trị và lãnh thổ cho người Athens (mục đích là loại bỏ hạm đội của họ khỏi lực lượng Đồng minh), lấy Alexander I của Macedon làm trung gian. Người Athens đảm bảo phái đoàn Sparta có mặt để nghe rõ lời đề nghị, tuy họ khước từ nó. Athens phải sơ tán một lần nữa vì quân Ba Tư nam tiến rồi tái chiếm thành. Theo Herodotus, Mardonius "thiêu rụi Athens và kéo đổ hoặc phá hủy bất cứ bức tường hay ngôi nhà hay ngôi đền nào vẫn còn nguyên".
Mardonius lặp lại đề nghị hòa ước với dân tị nạn Athens tại Salamis. Athens, Megara và Plataea cử sứ giả đến Sparta yêu cầu hỗ trợ, đe dọa sẽ chấp nhận điều khoản của Ba Tư nếu Sparta tiếp tục án binh bất động. Bấy giờ tại Sparata đang tổ chức lễ Hyacinthus nên trì hoãn hồi đáp các đồng minh trong 10 ngày. Sứ giả Athens biết vậy giận dữ gửi tối hậu thư cho người Sparta, song vô cùng bất ngờ khi họ đã gửi quân lính đến gặp mặt quân Ba Tư từ trước.
Khi Mardonius hay tin quân Hy Lạp đang trên đường hành quân, ông lui bình về Boeotia gần Plataea nhằm dụ quân Hy Lạp tiến vào địa hình rộng mở rồi sử dụng lợi thế kỵ binh để tiêu diệt họ. Tuy nhiên, Liên quân dưới sự chỉ huy của nhiếp chính người Sparta là Pausanias đã lường trước mưu kế đó và đóng quân trên cao điểm Plataea. Mardonius sai kỵ binh đánh-rồi-rút vào phòng tuyến Hy Lạp, nhưng bất thành và khiến chỉ huy đội kỵ binh thiệt mạng. Liên quân bèn bám vào địa hình đồi núi để tiếp cận trại lính Ba Tư, nhưng lại khiến cho tuyến liên lạc bị sơ hở. Kỵ binh Ba Tư lợi dụng thời cơ để đánh chặn việc vận lương và hủy được suối cung cấp nước duy nhất của quân Hy Lạp. Quân Hy Lạp giờ đây bị yếu thế, Pausanias lệnh cho quân thoái lui về vị trí ban đầu của họ lúc ban đêm. Kế hoạch này góp phần làm rối ren thêm tình hình, khiến các cánh quân Athens, Sparta và Tegea bị cô lập trên từng quả đồi riêng lẻ, các cánh quân phụ trợ thì phân tán gần Plataea. Mardonius thừa cơ lệnh cho toàn quân tiến lên. Tuy nhiên, giống như tại trận Thermopylae, bộ binh Ba Tư không thế địch nổi với hopite Hy Lạp trang bị áo giáp dày cộp. Người Sparta phản công và giết được Mardonius. Quân Ba Tư thấy tướng quân bị giết nên vỡ; 40.000 lính sống sót tháo chạy về Thessaly, số còn lại mắc kẹt tại trại Ba Tư rồi bị quân Hy Lạp tàn sát.
Buổi chiều hôm đó, Herodotus kể rằng tin đồn về chiến thắng của Liên quân tại Plataea đã tới tai hạm đội ngoài khơi bờ biển Núi Mycale ở Ionia. Nhuệ khí của binh lính dâng cao, và lực lượng thủy binh Hy Lạp tiếp tục giành được chiến thắng quyết định tại Mycale cùng ngày, tiêu diệt tàn dư hạm đội Ba Tư. Ngay sau khi quân Peloponnesus hành quân lên phía bắc eo đất, hạm đội Athens dưới sự chỉ huy của Xanthippus gia nhập với phần còn lại của hạm đội Đồng minh. Cả thảy chiến thuyền Hy Lạp tiến tới thủy trại Samos của Ba Tư. Do tàu bè của Ba Tư xập xệ, họ không mạo hiểm nghênh chiến mà kéo tàu lên bãi biển Mycale, bèn hội với 60.000 lính được Xerxes để lại tại đó, rồi đóng cọc quanh trại để bảo vệ thuyền. Leotychides dẫn thủy binh Hy Lạp tấn công vào trại Ba Tư. Quân Ba Tư thấy quân số Hy Lạp ít ỏi liền xông ra đón đánh nhưng lính hoplite một lần nữa tỏ sự vượt trội, tiêu diệt được đại quân Ba Tư. Số thuyền bè Ba Tư sót lại bị Liên quân đốt cháy, chấm dứt sức mạnh trên biển của Xerxes và đánh dấu sự khởi đầu của quyền bá chủ đại dương của hạm đội Liên minh.
Kết quả.
Sau hai thất bại của Ba Tư tại Plataea và Mycale, cuộc xâm lược Hy Lạp chính thức đi đến hồi kết. Do vậy đối với người Hy Lạp, mối họa xâm lăng trong tương lai đã giảm bớt; mặc dù họ vẫn e sợ Xerxes sẽ không bỏ qua chuyện này nhưng rõ ràng khát vọng chinh phục Hy Lạp của người Ba Tư đã thui chột.
Theo nhiều cách, Mycale đánh dấu một giai đoạn mới của cuộc xung đột, tức là giai đoạn phản công của Hy Lạp. Sau trận Mycale, hạm đội Liên minh tiến tới Hellespont để hủy các cầu phao, nhưng thấy rằng chúng đã được dỡ bỏ sẵn rồi. Hạm đội Peloponnesian hồi hương, còn hạm đội Athens đánh Chersonesos vẫn nằm dưới gông cùm Ba Tư. Quân Ba Tư và các đồng minh của họ rút về Sestos, ngôi thành mà sau đó bị hạ bởi quân Athens. Herodotus kết thúc cuốn "Lịch sử" của ông tại đây.
Trong 30 năm tiếp theo, Liên minh Delos do người Athens thống trị đánh đuổi người Ba Tư khỏi Macedon, Thrace, các đảo Aegean và Ionia. Đế quốc Achaemenid vẫn duy trì ảnh hưởng mạnh mẽ tại ngưỡng cửa của Hy Lạp tại Thrace cho đến khoảng năm 465 TCN. Theo Thucydides thuật lại, từ năm 477–455 TCN quân Hy Lạp tiến đánh thành bang Eion tọa lạc tại cửa sông Strymon. Eion cùng với Doriskos tại Thrace là những thị trấn cuối cùng vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Achaemenid sau cuộc xâm lược Ba Tư lần thứ hai. Herodotus cho ta biết người Athens thất bại trong nỗ lực đánh bật thống đốc Ba Tư tên là Mascames khỏi Doriskos. Tuy vậy, Mascames và quân đồn trú từ bỏ thành Doriskos vào khoảng năm 465 TCN.
Hòa bình với Ba Tư được chính thức hóa vào năm 449 TCN với hòa ước Callias, khép lại nửa thế kỷ chiến tranh triền miên. | 1 | null |
Ga Hoehyeon (Chợ Namdaemun) (Tiếng Hàn: 회현(남대문시장)역, Hanja: 會賢(南大門市場)驛) là ga tàu điện ngầm trên Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 4 ở Namchang-dong, Jung-gu, Seoul. Đây là ga gần cổng Namdaemun nhất, và khu mua sắm chính là Chợ Namdaemun.
Lịch sử.
Vụ việc này là cơ hội để công khai vấn đề lắp đặt cửa chắn trên các sân ga tàu điện ngầm ở Hàn Quốc.
Xung quanh nhà ga.
Có lối ra từ 1 đến 7 và lối ra 7 được kết nối với chi nhánh chính của Cửa hàng bách hóa Shinsegae. | 1 | null |
Rupee (tiếng Sinhala: රුපියල්, tiếng Tamil: ரூபாய்) (ký hiệu: රු, Rs, SLRs, /-; mã ISO 4217: LKR) là đơn vị tiền tệ chính thức của Sri Lanka. Một rupee được chia nhỏ thành 100 cent (xu). Ngân hàng Trung ương Sri Lanka là cơ quan có thẩm quyền phát hành tiền rupee Sri Lanka. Ký hiệu thông dụng của đồng tiền này là Rs. nhưng thỉnh thoảng còn được viết là SLRs. nhằm phân biệt rõ hơn. Một số quốc gia khác cũng có đơn vị tiền tệ gọi là rupee.
Lịch sử.
Năm 1825, đồng bảng Anh trở thành đơn vị tiền gửi ngân hàng chính thức của Ceylon, thay thế cho đồng rixdollar Ceylon với tỉ lệ quy đổi 1 bảng = 13⅓ rixdollar. Tiền xu bằng bạc của Anh được hợp thức hóa. Tiền giấy kho bạc được phát hành vào năm 1827, thay thế cho giấy bạc rixdollar trước đó. Tiền rixdollar không mang ra đổi thì bị hủy bỏ vào tháng 6 năm 1831.
Tiền xu rupee Ấn Độ trở thành tiền xu tiêu chuẩn của Ceylon vào ngày 26 tháng 9 năm 1836, và Ceylon quay về khu vực tiền tệ Ấn Độ. Giấy bạc mệnh giá bảng tiếp tục lưu hành sau năm 1836 song song với rupee. Tiền hợp pháp vẫn là đồng bạc Anh; tài khoản tiền gửi ngân hàng vẫn dùng bảng, shilling và penny. Tuy nhiên, các khoản thanh toán thì thực hiện bằng rupee và anna Ấn Độ với tỷ giá kế toán cố định là 2 shilling = 1 rupee, tức 1 bảng = 10 rupee.
Ngân hàng Ceylon là ngân hàng tư nhân đầu tiên được phát hành giấy bạc tại Ceylon vào năm 1844. Tiền giấy kho bạc bị thu hồi vào năm 1856.
Rupee Ấn Độ được lập làm đồng tiền hợp pháp vào ngày 18 tháng 6 năm 1869 và được chia nhỏ thành các đơn vị thấp hơn vào ngày 23 tháng 8 năm 1871. Rupee (=100 cent) trở thành đơn vị tiền gửi ngân hàng và tiền thanh toán hợp pháp duy nhất của Ceylon từ ngày hiệu lực 1 tháng 1 năm 1872, thay thế cho bảng Anh với tỉ lệ quy đổi 1 rupee = 2 shilling 3 penny.
Tiền xu.
Năm 1872, các tiền xu làm bằng đồng mệnh giá ¼, ½, 1 và 5 được ra mắt (trên đó in năm sản xuất là 1870). Năm 1892, ra mắt tiền xu bằng bạc mệnh giá 10, 25 và 50 cent. Năm 1904, ngừng sản xuất tiền xu ¼ cent. Năm 1909, thay thế đồng xu 5 cent kích cỡ quá to thành tiền xu đồng-nickel kích cỡ nhỏ hơn nhiều, có hình vuông với bốn góc vát tròn. Năm 1919, độ bạc làm tiền xu bị giảm từ 0,800 thành 0,550.
Trong thời kì 1940-1944, việc đúc tiền xu bị thay đổi lớn. Năm 1940, chấm dứt sản xuất đồng ½ cent. Năm 1942, ra mắt đồng xu làm bằng đồng mệnh giá 1 cent có khối lượng và độ dày đều giảm. Cũng trong năm 1942, chất liệu nickel-đồng thau thay thế cho chất liệu đồng-nickel của đồng xu mệnh giá 5 cent, đến năm 1943 thì thay thế cho chất liệu bạc của đồng xu 25 và 50 cent. Năm 1944, ra mắt tiền xu mệnh giá 2 và 10 cent được làm bằng nickel-đồng thau và có hình vỏ sò. Năm 1957, ra mắt đồng xu mệnh giá 2 cent có khắc chân dung Nữ hoàng Elizabeth II. Tiền xu khắc hình Vua George VI vẫn tiếp tục được đúc mặc dù nhà vua đã băng hà. Năm 1957, đồng xu bằng đồng-nickel mệnh giá 1 rupee và đồng xu 0,925 bạc mệnh giá 5 rupee được phát hành nhằm kỉ niệm 2500 năm Phật giáo.
Năm 1963, bộ tiền xu mới ra mắt không còn khắc chân dung các nhân vật Hoàng gia Anh nữa mà thay vào đó là huy hiệu Ceylon. Các tiền xu được phát hành là: đồng 1 và 2 cent làm bằng nhôm, đồng 5 và 10 cent làm bbằng nickel-đồng thau và đồng 25, 50 cent và 1 rupee làm bằng đồng-nickel. Các đồng xu có chung hình dạng và kích thước như các bộ tiền xu trước đây, chỉ khác về mặt chất liệu. Năm 1976, phát hành với số lượng có hạn tiền xu 2 rupee có bảy cạnh và tiền xu 5 rupee có 10 cạnh. Năm 1978, sự mất giá tiền tệ khiến người ta dùng nhôm thay cho nickel-đồng thau khi đúc đồng 5 và 10 cent, và không lâu sau đó người ta cũng ngừng sản xuất đồng 1 và 2 cent. Năm 1984, đồng 2 rupee làm bằng đồng-nickel và đồng 5 rupee làm bằng nhôm-đồng thiếc được phát hành để thay thế hoàn toàn cho tiền giấy mệnh giá 2 và 5 rupee. Năm 1987, phát hành đồng xu kỉ niệm có mệnh giá 10 rupee, có hình vuông với các góc được vát tròn. Năm 1998, phát hành đồng xu lưỡng kim kỉ niệm có mệnh giá 10 rupee.
Mặt trước của các đồng xu được phát hành từ 1972 có khắc huy hiệu Cộng hòa Sri Lanka. Mặt sau của đồg xu thì ghi mệnh giá của nó bằng số và bên dưới là bằng chữ (tiếng Sinhala, tiếng Tamil, tiếng Anh) kèm theo năm phát hành, bên trên là tên nước Sri Lanka viết bằng tiếng Sinhala. Ngày 14 tháng 12 năm 2005, Ngân hàng Trung ương Sri Lanka phát hành bộ tiền xu mới với các mệnh giá 25 và 50 cent, 1, 2 và 5 rupee. Các tiền xu mệnh giá 1, 2, 5 và 10 cent mặc dù vẫn hợp pháp nhưng không còn thấy trong lưu thông, và nói chung Ngân hàng Trung ương không phát hành chúng nữa. Lý do nữa giải thích tại sao các loại tiền xu này không còn được đúc là bởi chi phí đi kèm quá tốn kém đồng thời hoạt động thương mại cũng không có nhu cầu sử dụng.
Thiết kế mặt trước và mặt sau của các tiền xu mới vẫn giữ giống hệt bộ tiền xu cũ. Tuy vậy, kích cỡ bị giảm và chất liệu bị đổi sang thép mạ điện do chi phí thấp hơn mà lại dễ dàng nhận diện hơn.
Ngày 5 tháng 4 năm 2010, Sri Lanka thay thế tiền giấy 10 rupee bằng đồng xu hợp kim nickel-thép mạ điện có 11 cạnh.
<br>
Đồng xu kỉ niệm.
Ngân hàng Trung ương Sri Lanka bắt đầu phát hành tiền xu kỉ niệm kể từ năm 1957.
Ngày 15 tháng 12 năm 2010, nhân dịp kỉ niệm 60 năm ngày thành lập, Ngân hàng Trung ương phát hành đồng xu bằng bạc có nhiều màu sắc và không bị mờ, mệnh giá 5000 rupee. Đây là tiền xu nhiều màu đầu tiên được Ngân hàng Trung ương phát hành.
Tiền giấy.
Chính phủ Ceylon lần đầu phát hành tiền giấy dưới hình thức giấy 5 rupee vào năm 1895. Nối tiếp nó là tiền giấy 10 rupee (1894), 1000 rupee (1899), 50 rupee (1914), 1 và 2 rupee (1917) và 100 và 500 rupee (1926). Năm 1942, phát hành khẩn cấp tiền giấy 5, 10, 25 và 50 cent và tiếp tục đến 1949.
Ngân hàng Trung ương Ceylon được lập ra theo Đạo luật Tiền tệ số 58 năm 1949 và bắt đầu hoạt động nghiệp vụ vào ngày 28 tháng 8 năm 1950. Năm 1951, Ngân hàng Trung ương Ceylon chiếm quyền phát hành tiền giấy và cho ra đời tiền giấy 1 và 10 rupee. Nối tiếp đó là các tiền giấy mệnh giá 2, 5, 50 và 100 rupee vào năm 1952. Tiền giấy 1 rupee bị thế bằng tiền xu vào năm 1963.
Từ 1977, giấy bạc do Ngân hàng Trung ương Sri Lanka phát hành. Tiền giấy 20 rupee ra mắt năm 1979, sau đó đến tiền giấy 500 và 1000 rupee (1981), 200 rupee (1998) và 2000 rupee (2006). Giấy bạc Sri Lanka khác thường ở chỗ mặt sau được in dọc. Năm 1998, Ngân hàng Trung ương phát hành tiền polyme mệnh giá 200 rupee để kỉ niệm 50 năm ngày độc lập (1948-1998). Đây là tiền polyme đầu tiên được phát hành ở Sri Lanka, do Úc in. Tất cả các tiền giấy mệnh giá khác đều do "De la Rue Lanka Currency and Securities Print (Pvt) Ltd" in. Đây là một doanh nghiệp liên doanh giữa Chính phủ Sri Lanka và De La Rue (một công ty in của Anh).
Mặt trước tiền giấy Sri Lanka có in hình các thủ tướng trong lịch sử và thủ tướng đương nhiệm Mahinda Rajapaksa, còn mặt sau in hình động thực vật, cảnh quan, công nghiệp, hình ảnh thể hiện văn hóa, lịch sử và thành tựu của Sri Lanka. | 1 | null |
Vampire Weekend là một ban nhạc người Mỹ từ thành phố New York, thành lập vào năm 2006. Họ hiện đang ký hợp đồng với XL Recordings. Ban nhạc gồm hát chính và tay guitar Ezra Koenig, tay guitar/keyboard Rostam Batmanglij, tay trống và bộ gõ Chris Tomson và tay bass Chris Baio. Ban nhạc phát hành album đầu tiên "Vampire Weekend" vào năm 2008, bao gồm những đĩa đơn "Mansard Roof", "A-Punk", "Oxford Comma", "Cape Cod Kwassa Kwassa" và "The Kids Don't Stand a Chance". Album thứ hai của ban nhạc, "Contra", được phát hành vào năm 2010. Album thứ ba, "Modern Vampires of the City", được phát hành vào 14 tháng 5 năm 2013, album đã thắng Giải Grammmy cho Album alternative xuất sắc nhất vào năm 2014.
Lịch sử ban nhạc.
Những năm đầu.
Các thành viên ban nhạc gặp nhau tại đại học Columbia, bắt đầu như một sự hợp tác nhạc nhạc rap giữa Koenig và Tomson. Họ thể hiện sự quan tâm với punk rock và âm nhạc châu Phi, Koenig lưu diễn với Dirty Projectors trong thời gian thử nghiệm với âm nhạc châu Phi, truyền cảm hứng cho ban nhạc về âm nhạc thế giới vào những sản phẩm đầu tiên của họ. Ban nhạc đã chọn cái tên "Vampire Weekend" từ tiêu đề của một dự án phim ngắn Koenig làm trong mùa hè giữa năm thứ nhất và thứ hai ở đại học. Khi ở nhà vào mùa hè, Koenig xem một bộ phim ma cà rồng những năm 1980 và lấy cảm hứng để thực hiện một phiên bản Đông Bắc Hoa Kỳ của bộ phim, trong đó một người tên là Walcott đi đến mũi Cod để cảnh báo thị trưởng rằng ma cà rồng đang tấn công Hoa Kỳ. Koenig bỏ rơi dự án sau hai ngày. Sau khi tốt nghiệp đại học, ban nhạc tự sản xuất album đầu tay, đồng thời cũng làm các công việc riêng, Tomson như người lưu trữ âm nhạc và Koenig là một giáo viên trung học môn tiếng Anh.
Năm 2007, bài hát "Cape Cod Kwassa Kwassa" của Vampire Weekend được xếp hạng thứ 67 trên danh sách "100 bài hát hay nhất của năm" của "Rolling Stone". Vào tháng 11 năm 2007, họ đi lưu diễn tại Anh cùng The Shins. Họ được chọn làm "The Year's Best New Band" bởi tạp chí Spin số ra tháng 3 năm 2008, và là ban nhạc đầu tiên được lên trang bìa tạp chí này trước khi phát hành album đầu tay.
Album cùng tên (2007-2008).
Album đầu tiên của ban nhạc, "Vampire Weekend" được phát hành ngày 29 tháng 1 năm 2008. Đạt thành công ở Mỹ và Anh, đạt vị trí số 15 trên UK Albums Chart và số 17 trên Billboard 200. Bốn đĩa đơn được phát hành từ album; trong khi "A-Punk" đạt vị trí số 25 trên Billboard Modern rock chart và số 55 trên UK Singles Chart, "Oxford Comma" đạt vị trí số 38 ở Anh. "A-Punk" được xếp ở số 4 trên Danh sách nhạc Rock: Bài hát hay nhất năm 2008 của đọc giả Rolling Stone.
"Contra" (2009-2011).
Album thứ hai của ban nhạc, "Contra" được phát hành vào ngày 11 tháng 1 năm 2010 tại Anh và ngày hôm sau ở Mỹ. Vào ngày 12 tháng 1 năm 2010, "Horchata" được phát hành để tải miễn phí từ trang web của ban nhạc. Đĩa đơn đầu tiên từ album, "Cousins", được phát hành vào ngày 17 tháng 11 năm 2009. Contra là album đầu tiên của ban nhạc ra mắt ở vị trí thứ 1 trên bảng xếp hạng Billboard 200.
Vào ngày 9 tháng 1 năm 2010, ban nhạc làm một acoustic show cho MTV Unplugged. Tháng tiếp theo, ban nhạc lưu diễn châu Âu và Canada, với bộ đôi Fan Death như nghệ sĩ hỗ trợ. Video cho đĩa đơn tiếp theo của họ, "Giving Up the Gun" cũng được phát hành vào ngày 18 tháng 2 năm 2010 bao gồm các khách mời là Joe Jonas, Lil Jon, RZA và Jake Gyllenhaal.
Họ cũng chơi ở các lễ hội như Coachella, Bonnaroo, Austin City Limits Music Festival tại Mỹ, All Points West và the Groovin' The Moo festival tại Úc. Đĩa đơn thứ ba, "Holiday", được phát hành vào ngày 07 tháng 6 năm 2010.
Contra được đề cử một giải Grammy cho Album alternative xuất sắc nhất, nhưng đã để thua "Brothers" của The Black Keys.
"Modern Vampires of the City" (2011–nay).
Vào tháng 11 năm 2011, Vampire Weekend tiết lộ rằng họ đang ở trong phòng thu, sáng tác và ghi âm cho album thứ ba của họ. 26 tháng 4 năm 2012, Rolling Stone thông báo rằng album mới có thể được phát hành vào cuối năm. Cho đến khi phát hành, các thành viên đã kiên quyết kín đáo về các chi tiết của album tiếp theo, nói rằng "ban nhạc có thể sắp xếp một cuộc phỏng vấn khi họ đang làm việc" nhưng họ "không muốn vài thứ [họ] nói sáu tháng trước gây ảnh hưởng đến cách mọi người nghe nó (nói album) khi nó xong".
"Modern Vampires of the City" được phát hành vào tháng 5 năm 2013, được viết và ghi âm tại các địa điểm khác nhau bao gồm SlowDeath Studios ở New York, Echo Park "Back House" ở Los Angeles, Vox Recording Studios ở Hollywood, căn hộ ở New York của Rostam Batmanglij và một nhà trọ ở Martha's Vineyard. Album được đồng sản xuất bởi Batmanglij và Ariel Rechtshaid. Sau khi Batmanglij sản xuất hai album đầu tiên, điều này đánh dấu lần đầu tiên ban nhạc làm việc với một nhà sản xuất bên ngoài vào bất cứ bản thu nào của họ.
Album đạt vị trí số 1 trên bảng xếp hạng Billboard 200. Đây là lần thứ hai Vampire Weekend có album đứng đầu bảng xếp hạng này, cùng với "Contra". "Modern Vampires of the City" giành được Giải Grammmy cho Album alternative xuất sắc nhất. | 1 | null |
Ga Seoul (Tiếng Hàn: 서울역, Tiếng Anh: Seoul station, Hanja: 서울驛) là ga đường sắt nằm ở Yongsan-gu và Jung-gu, Seoul. Đây là điểm bắt đầu của Tuyến Gyeongbu và Tuyến Gyeongui, đồng thời đóng vai trò là nhà ga trung tâm nơi các chuyến tàu của Tuyến đường sắt cao tốc Gyeongbu và Tuyến Gyeongbu. Ngoài ra nó còn là ga trung chuyển của Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 1, Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 4, Tuyến Gyeongui–Jungang.
Lịch sử.
Ga Seoul trước đây, có tên là "Ga Gyeongseong" bắt đầu hoạt động trong 33m² (10 pyeong) được xây dựng bằng gỗ vào tháng 7 năm 1900 với phần mở rộng của Tuyến Gyeongin phía Bắc của sông Hán. Bạn đầu nó được đặt nằm gần ở cầu Yeomcheon và được đổi tên thành "Ga Namdaemun" vào năm 1905, do nằm gần với Namdaemun. Tuyến Gyeongbu mở cửa vào năm 1905, và Tuyến Gyeongui mở cửa vào 1906 - cả hai tuyến này cùng nối vào nhà ga. Vào năm 1910, khi các toà nhà gỗ ban đầu đã bị phá hủy và một nhà ga mới được xây dựng lên, nhà ga đổi tên lại thành "Ga Gyeongseong", khi mà tên của thành phố Seoul đổi từ Hanseong thành Gyeongseong ("Keijo" trong Tiếng Nhật). Công trình "Ga Seoul cũ" lúc đó bắt đầu xây dựng vào 1 tháng 6 năm 1922, và được hoàn thành vào 30 tháng 6 năm 1925.
Nhà ga đổi tên thành "Ga Seoul" vào 1 tháng 11 năm 1947. Nhà ga được mở rộng trong suốt thời kì hậu chiến tranh Hàn Quốc; phần thêm vào phía Nam của nhà ga Seoul được hoàn thành 30 tháng 12 năm 1957, và phần thêm vào phía Bắc được hoàn thành vào 14 tháng 2 năm 1969. Vào năm 1975, văn phòng của Đường sắt quốc gia Hàn Quốc chuyển từ ga Seoul đến văn phòng mới phía Tây. Một lối đi bộ được nối với ga Seoul và phần thêm vào phía Tây được hoàn thành vào 1977, và ga tư nhân đầu tiên của Hàn Quốc được xây dựng vào năm 1988 trong thời gian cho Thế vận hội Seoul. Vào năm 2004, một ga cuối mới nối với ga hiện tại đã hoàn thành cùng với sự ra đời của dịch vụ đường sắt cao tốc KTX.
Dịch vụ.
KTX.
Ga Seoul là ga cuối của hầu hết các chuyến tàu KTX bao gồm:
Một số dịch vụ KTX hoạt động dọc theo các đoạn của Tuyến Honam thông thường đến Gwangju, Mokpo và Yeosu đến và khởi hành từ Ga Yongsan.
ITX-Saemaeul.
Ga Seoul là ga cuối của tất cả các chuyến tàu ITX-Saemaeul dọc theo các tuyến Gyeongbu và Gyeongjeon đến Busan, Daejeon, Daegu, Pohang, Masan và Jinju. Các chuyến tàu ITX-Saemaeul trên tuyến Honam và Jeolla đến và khởi hành từ Ga Yongsan. Các chuyến tàu ITX-Saemaeul về phía đông của Hàn Quốc phục vụ Ga Cheongnyangni.
Mugunghwa-ho.
Ga Seoul là ga cuối của tất cả các chuyến tàu Mugunghwa-ho dọc theo các tuyến Gyeongbu và Gyeongjeon đến Busan, Daejeon, Daegu, Pohang, Masan và Jinju ; dọc theo và dọc theo Tuyến Chungbuk đến Jecheon. Các chuyến tàu Mugunghwa-ho trên tuyến Honam và Jeolla đến và khởi hành từ Ga Yongsan. Các chuyến tàu Mugunghwa-ho ở phía đông Triều Tiên chạy đến ga Cheongnyangni.
Tàu du lịch Korail.
Ga Seoul là ga cuối của một số chuyến tàu du lịch của Korail, bao gồm:
Đường sắt sân bay AREX.
AREX khai thác hai chuyến tàu từ Ga Seoul. Các chuyến tàu tốc hành AREX chạy thẳng đến Sân bay Incheon chỉ dừng tại Nhà ga Incheon 1 và Nhà ga Incheon 2. Các chuyến tàu lửa AREX All-Stop là các chuyến tàu kiểu đi lại dừng 11 lần, bao gồm cả tại Sân bay Gimpo của Seoul.
Hành khách của AREX Express được độc quyền sử dụng Nhà ga Hàng không Thành phố của Ga Seoul, nơi cho phép hành khách đi trên hầu hết các hãng hàng không Hàn Quốc từ Sân bay Incheon kiểm tra hành lý và nhận thẻ lên máy bay trước khi lên tàu. Đi đến Ga Tàu điện ngầm Sân bay và Nhà ga Hàng không Thành phố hoặc từ sảnh chờ của nhà ga trung tâm hoặc qua khu vực trả khách chuyên dụng và bãi đỗ xe ở phía tây của nhà ga.
Tàu điện ngầm Seoul.
Tàu điện ngầm Seoul phục vụ ga với Tuyến 1 và Tuyến 4 , và một chuyến tàu hàng giờ trên Tuyến Gyeongui–Jungang .
Vào khoảng năm 2015, một trung tâm trung chuyển xe buýt lớn đã được xây dựng trước lối vào chính của nhà ga. Nó có khoảng chín nền tảng phục vụ các tuyến xe buýt khác nhau ở Seoul. Nó được ngăn cách với các con đường chính bằng một rào chắn xung quanh các sân ga. Tuy có cấu trúc khá phức tạp với nhiều bến xe buýt nhưng trung tâm trung chuyển được xây dựng theo cách đơn giản vì nó không phải là một tòa nhà đầu cuối riêng biệt.
Bố trí tàu.
Sơ đồ đường ray.
Sơ đồ đường ray của Ga Seoul như sau (Phía dưới ↘)
Nền tảng của Tổng công ty vận tải Seoul.
Ở cả hai tuyến 1 và 4, phòng chờ ở tầng hầm đầu tiên và sân ga ở tầng hầm thứ hai. Bệ là bệ đảo có hai hàng ngang một bên lắp cửa chắn sân ga. Lý do mà cả Tuyến 1 và 4 được xây dựng làm sân ga trên đảo là để sử dụng ga này làm ga xuất phát trung gian và xây dựng đường vòng để tạo điều kiện thuận lợi cho các vòng quay. Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 1 là một đoạn đi ngầm từ ga này đến ga Cheongnyangni và là một bộ phận của Tổng công ty Vận tải Seoul. Một chuyến tàu tuyến 1 dừng vào lúc nửa đêm. Một chuyến tàu tuyến 4 dừng vào ban đêm.
Tuyến số 1.
Một đường vòng hình chữ Y được lắp đặt theo hướng đi xuống và Tuyến 1 đi xuống mặt đất ngay sau khi rời Ga Seoul, nhưng tuyến vòng ở giữa này tiếp tục đi dưới lòng đất và kết thúc. Có thể thấy rằng nó tương tự như đường mạch của Ga Gupabal Một chuyến tàu cuối cùng dừng ở ga này vào nửa đêm.
Tuyến số 4.
Một đường vòng hình chữ Y được lắp đặt theo hướng đi xuống và chuyến tàu cuối cùng đỗ vào lúc nửa đêm.
Nền tảng của Đường sắt sân bay Quốc tế Incheon.
Nó nằm ở phía tây nam của ga Tổng công ty Đường sắt Hàn Quốc hiện tại và cũng được kết nối với ga Seoul hiện tại. Nó nằm đối diện với lối ra của Tuyến Gyeongui-Jungang ở lối ra phía Tây của Ga Seoul. Nó có 2 tầng trên mặt đất và 7 tầng dưới mặt đất, và các sân ga cho các chuyến tàu tổng hợp và tàu hỏa đi thẳng nằm ở tầng hầm thứ 7. Nó không được kết nối trực tiếp với Tuyến Gyeongbu và Tuyến Gyeongui ở sâu dưới lòng đất . Các cửa soát vé cho các chuyến tàu trực tiếp và nhà ga sân bay thành phố nằm ở tầng hầm thứ 2, và các cửa soát vé cho các chuyến tàu tổng hợp nằm ở tầng hầm thứ 3. Sân ga có cấu trúc hai mặt, ba đường ray, với các chuyến tàu thông thường và các đầu tàu chạy thẳng sử dụng hai tuyến đầu tiên và các chuyến tàu chạy thẳng khác sử dụng một phía và một tuyến còn lại quay mặt về phía sân ga chung theo hướng ga Nhà ga 2 sân bay Quốc tế Incheon. Phòng chờ thành viên KORAIL đã được di dời do việc xây dựng ga AREX. Thang cuốn cũng được vận hành cùng lúc với số lượng lớn nhưng đi thang máy sẽ tiện hơn vì khá sâu. Cửa chắn sân ga hiện đang được lắp đặt. Đường sắt Sân bay Quốc tế Incheon là một đoạn đường ngầm từ ga này đến ga Digital Media City. Đối với các chuyến tàu trực tiếp của Đường sắt Sân bay Quốc tế Incheon, một chuyến tàu đỗ vào ban đêm và đối với các chuyến tàu thông thường, hai chuyến tàu đỗ vào ban đêm.
Nhà ga sân bay thành phố trong phòng chờ này chỉ xử lý Korean Air , Asiana Airlines, Jeju Air, T'way Air, Eastar Air và Jin Air (từ ngày 30 tháng 6 năm 2019). Sau khi làm thủ tục lên máy bay và nhập cảnh, bạn có thể đi tàu thẳng đến sân bay Quốc tế Incheon. Quầy mở cửa từ 05:20 đến 19:00.
Ga Seoul cũ.
Ga Seoul cũ (Tiếng Hàn: 구서울역사, Hanja:舊서울驛舍), nghĩa là Tòa nhà ga Seoul cũ), ban đầu có tên là ga Keijo (Gyeongseong) và thiết kế bởi Tsukamoto Yasushi của Đại học Tōkyō, hoàn thành vào tháng 11 năm 1925. Tòa nhà bằng gạch đỏ này, được thiết kế theo phong cách pha trộn, có kiểu mái vòm trung tâm như Byzantine và bố trí trung lập, đối xứng. Tầng của hội trường Trung tâm ở tầng trệt được bao phủ bằng đá granite và tường được bao phủ bằng đá nhân tạo. Sàn gỗ bên trong tòa nhà VIP Lounge được trang trí với gỗ bạch dương và nhà hàng mang phong cách phương tây được đặt ở tầng 2.
Vào 25 tháng 9 năm 1981, nhà ga cũ được thiết kế lại như Di tích lịch sử 284. Một dự án phục hồi nhà ga cũ bắt đầu vào tháng 9 năm 2007 để "chuyển đổi nhà ga Seoul cũ đã mất đi chức năng của một nhà ga từ khi mở cửa nhà ga KTX mới, đưa vào cơ sở văn hóa quốc gia hàng đầu." Vào cùng năm, việc quản lý đã được chuyển từ Cục Quản lý Di sản văn hóa đến Sở văn hóa, thể thao và du lịch. Sau khi thiết kế cho nhà ga Seoul cũ việc tu sửa đã được tiến hành.
Vào 9 tháng 8 năm 2011, nhà ga đã được mở cửa trở lại như một nền văn hóa phức hợp với vẻ bên ngoài ban đầu của nó, sau 2 năm của dự án phục hồi của Bộ văn hóa, thể thao và du lịch và quỹ thủ công và thiết kế Hàn Quốc (KCDF). Vào 2 tháng 4 năm 2012, "Văn hóa ga Seoul 284" được chính thức phát hành "như một không gian cho sáng tạo, trao đổi nghệ thuật và văn hóa đa dạng." Với tên chính thức, kết hợp với các trạm lịch sử, không gian, và thành thị, đã được lựa chọn thông qua một cuộc gọi mở của quốc gia. Bằng cách kết hợp các khái niệm về không gian văn hóa cùng với di tích số 284 của ga Seoul cũ, cái tên nhằm mục đích thể hiện các khái niệm của sự bảo tồn và giá trị di tích lịch sử còn đồng thời nuôi dưỡng ý nghĩa của nhà ga như là một nơi hội tụ những văn hóa khác nhau. Ga được phục hồi có diện tích 9.202m² tòa nhà có hai tầng trên mặt đất và một tầng dưới lòng đất. Nhà ga cũ, trước khi được đổi mới, có một hành lang chính, một phòng chờ, và một phòng VIP trên tầng một, một hiệu làm tóc và một nhà hàng trên tầng hai. Sau đổi mới, tầng một bao gồm địa điểm để biểu diễn, triển lãm và sự kiện, và một hội trường đa năng nằm ở tầng trên.
Xung quanh nhà ga.
Quảng trường ga Seoul.
Quảng trường ga Seoul đề cập đến con phố đi bộ rộng rãi phía trước nhà ga. Nơi này từ lâu đã được sử dụng làm nơi biểu tình. Một ví dụ điển hình là cuộc biểu tình ngày 5.15 ở ga Seoul. Cọc sắt được dựng ở hai bên quảng trường với mục đích hạn chế ô tô ra vào, và sau khi được văn phòng nhà ga cho phép sử dụng quảng trường, văn phòng nhà ga đã nhận được khóa để tạm thời dỡ bỏ cọc sắt và ô tô. | 1 | null |
Ngụy Thu Nguyệt (; sinh ngày 26 tháng 09 năm 1988 ở Thiên Tân), là thành viên của Đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia Trung Quốc và từng đội trưởng đội bóng chuyền nữ quốc gia Trung Quốc (2009-2012). Cô hiện đang chơi cho câu lạc bộ Thiên Tân Bột Hải.
Sự nghiệp.
Cô chiến thắng huy chương nội dung đồng đội tại Olympic Bắc Kinh 2008 và huy chương bạc tại World Grand Prix năm 2007.
Cô chiến thắng giải Bóng chuyền Montreux Master năm 2010 với đội tuyển quốc gia Trung Quốc và được trao giải thưởng giải cây "Chuyền hai tốt nhất".
Cô cũng là cây Chuyền hai tốt nhất tại Giải Vô địch Thế giới 2010.
Sau khi một vị trí thứ 5 thất vọng tại Thế vận hội Mùa hè 2012, năm 2013 cô đã nghỉ một năm ở đội tuyển quốc gia để dưỡng thương đầu gối của mình, và không tham gia vào đội tuyển quốc gia trong một mùa giải. Sau đó cô ký hợp đồng với Igtisadchi Baku trong mùa giải 2013-2014 cùng với các đồng đội cũ của cô là Mã Uẩn Văn và Trương Lỗi. | 1 | null |
Yoon Doo-joon hay còn được viết là Yoon Du-jun (Hangul: 윤두준, Hán-Việt: Doãn Đẩu Tuấn, sinh ngày 4 tháng 7 năm 1989), được biết đến nhiều hơn với nghệ danh Doojoon, là một ca sĩ, rapper, vũ công và diễn viên người Hàn Quốc. Doojoon là trưởng nhóm và giọng ca phụ của nhóm nhạc nam Hàn Quốc Highlight.
Tiểu sử.
Yoon Doo-joon sinh ra ở Goyang, Hàn Quốc vào ngày 4 tháng 7 năm 1989. Dự định trở thành giáo viên trung học môn Thể dục của Yoon Doo-joon đã thay đổi đột ngột trong năm học thứ 2 trung học sau khi anh xem chương trình MTV's "Big Bang. | 1 | null |
là tên một phim anime phát hành năm 2014, đạo diễn bởi Nishikubo Mizuho, đồng sản xuất bởi hãng Production I.G và Japan Association of Music Enterprises (JAME).
Cốt truyện.
"Giovanni no Shima" là câu chuyện về hai anh em tên Junpei và Kanta sống trên đảo Shikotan. Sau chiến bại của Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai, Shikotan bị xâm lược bởi quân đội Liên Xô. Mặc cho khác biệt ngôn ngữ, văn hoá và cảnh báo từ bạn bè, hai anh em đã gặp và kết bạn với 1 cô gái Nga trên đảo tên là Tanya. Người cha của hai anh em bị bắt nhốt và đày đến Siberia, còn toàn bộ dân Nhật trên đảo bị di dời. Vì thế, họ bắt đầu chuyến hành trình để tìm gặp lại cha mình.
Quá trình sản xuất.
Nishikubo Mizuho ("Miyamoto Musashi: Sōken ni Haseru Yume") viết nên bộ phim dựa trên kịch bản phim của Sugita Shigemichi ("Từ miền đất bắc") và Sakurai Yoshiki ("Ghost in the Shell: Stand Alone Complex", "Blood+"). Phim được thực hiện bởi Japan Association of Music Enterprises (JAME) nhằm kỷ niệm 50 năm ngày thành lập hiệp hội. Phim được phát hành ở Nhật từ 22 tháng 2, 2014 bởi Warner Entertainment Japan. Production I.G chịu trách nhiệm phát hành phim ra quốc tế. | 1 | null |
Elisabeth xứ Bayern (tiếng Đức: "Elisabeth in Bayern"; 24 tháng 12 năm 1837 - 10 tháng 9 năm 1898), tên đầy đủ là Elisabeth Amalie Eugenie của Wittelsbach, Nữ Công tước tại Bayern thường được biết đến với tên gọi Sisi trong văn hóa đại chúng, là vợ của Hoàng đế Franz Joseph I của Áo, do đó là Hoàng hậu của Đế quốc Áo-Hung.
Xuất thân từ gia tộc Wittelsbach có nguồn gốc Đức, Hoàng hậu Elisabeth nổi danh với nhan sắc cũng như tầm vóc chính trị, ngay cả trước khi bà trở thành Hoàng hậu của Đế quốc Áo. Vốn có một nền giáo dục nhẹ nhàng tự do, đến khi kết hôn, Hoàng hậu Elisabeth phải vật lộn trong quy tắc và trách nhiệm đối với một người con dâu của nhà Habsburg. Do những lý do ấy, bà có quan hệ không mấy khả quan với bác, và cũng là mẹ chồng mình, Sophie của Bayern. Nhưng cuộc sống của bà thay đổi khi hạ sinh người thừa kế cho hoàng tộc, Rudolf, Thái tử nước Áo.
Ngoài những vấn đề đời tư cùng tán dương về nhan sắc, Hoàng hậu Elisabeth có vai trò quan trọng khi giúp Hoàng đế Franz Joseph thành lập nền quân chủ lưỡng thể tại Hungary, trở thành Đế quốc Áo-Hung mà ta biết trong lịch sử. Tuy nhiên, cái chết của Thái tử Rudolf vào năm 1889 đã khiến sức khỏe của bà trầm trọng suy yếu. Cái chết chấn động của bà vào năm 1898 khiến Hoàng đế Franz Joseph cùng toàn dân Áo tiếc thương trong nhiều năm sau.
Tiểu sử.
Thơ ấu.
Elisabeth có biệt danh Sisi, được sinh ra tại thành phố phồn hoa München, trong một gia đình quý tộc ở Bayern, thuộc một nhánh của Vương tộc Wittelsbach có nguồn gốc người Đức. Elisabeth là con gái thứ tư của Công tước Maximilian Joseph tại Bayern, một quý tộc thuộc dòng nhánh của Vương tộc Wittelsbach. Mẹ của Elisabeth và cũng là vợ của Maximilian Joseph là Vương nữ Ludovika Wilhelmine của Bayern, em gái cùng cha khác mẹ với Quốc vương Ludwig I của Bayern. Theo nhà mẹ, Elisabeth đồng thời cũng là cháu ruột gọi bác của Vương nữ Sophie Friederike của Bayern, người là mẹ đẻ của Hoàng đế Franz Joseph I của Áo - chồng tương lai của Elisabeth.
Khác với các nhà quý tộc thông thường, Maximilian lại vui thú với những chuyến đi, thường cùng gia đình cư trú luân phiên giữa các mùa tại những tòa lâu đài riêng của dòng họ. Vì những lý do đó, Elisabeth cùng các anh chị em lớn lên trong một môi trường giáo dục hòa nhã, không gò bó và khá tự do. Nhan sắc của Elisabeth càng lớn lên càng được tô điểm và ca thán vì sự lộng lẫy cũng như không kém phần tinh tế dịu dàng.
Năm 1853, vị Hoàng đế trẻ 23 tuổi Franz Joseph theo sự sắp đặt của mẹ mình, Sophie Friederike của Bayern, đến Bad Ischl để gặp vị hôn thê trong mắt bà, tức Helene, chị cả của Elisabeth. Năm đó, Elisabeth 15 tuổi, bằng vẻ đẹp cũng như khí chất của mình, đã hớp hồn hoàn toàn vị Hoàng đế điển trai, và Hoàng đế quyết định cưới Elisabeth thay vì chị gái Helene. Lễ cưới diễn ra ngày 24 tháng 4 năm 1854.
Do thời thơ ấu tự do, Elisabeth hoàn toàn chưa chuẩn bị những áp lực khi trở thành con dâu nhà Habsburg. Bên cạnh đó, bản thân Hoàng hậu Elisabeth có mối quan hệ không mấy khả quan với mẹ chồng là Sophie. Hai đứa con đầu đều là con gái, đã khiến những áp lực của Sophie đối với Elisabeth càng tăng, điều này chỉ tạm kết thúc khi Elisabeth hạ sinh đứa con trai duy nhất, vị Hoàng thái tử Rudolf Franz Karl Joseph.
Mãn đời.
Năm 1889, Thái tử Rudolf tự tử cùng người tình. Vì quá đau buồn nên lúc nào bà cũng mặc đồ đen, sự ra đi của con trai khiến Hoàng hậu cách ly khỏi triều đình và vai trò chính trị. Tháng 7 năm 1898 bà đến Genève ở Thụy Sĩ để du lịch, tại nơi đây bà trú tại Hotel Beau-Rivage. Ngày 10 tháng 9 năm 1898, sau khi rời khỏi Hotel Beau-Rivage, Hoàng hậu Elisabeth bị đâm chết bởi một người Ý tên Luigi Lucheni, một người theo thuyết vô chính phủ.
Ngày 15 tháng 9 năm 1898, thi thể của bà được đưa về Áo và an táng trong Hầm mộ Hoàng gia.
Hoàng hậu Elisabeth, với nhan sắc tuyệt thế đã đi vào huyền thoại cùng rất nhiều lời đồn về bí quyết bảo dưỡng của phái nữ. Sau cái chết của vợ, Hoàng đế Franz Joseph lập nên "Order of Elizabeth" để tưởng niệm bà.
Gia đình.
Nhưng những người con của bà đều do Đại vương công phu nhân Sophie Friederike nuôi dưỡng vì bà cho rằng Elisabeth còn quá trẻ và thiếu kinh nghiệm. Năm 1867, bà sinh Nữ Đại vương công Marie Valerie, đây cũng là đứa con duy nhất bà được tự tay nuôi dưỡng cho đến lớn.
Ảnh hưởng.
Hình ảnh Elisabeth trong nghệ thuật | 1 | null |
Iván Jacinto Hurtado Angulo (sinh ngày 16 tháng 8 năm 1974 tại Esmeraldas) là một cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Ecuador thi đấu ở vị trí trung vệ. Anh hiện là một trong những nam cầu thủ có số lần khoác áo đội tuyển quốc gia nhiều nhất trong lịch sử.
Sự nghiệp câu lạc bộ.
Anh bắt đầu sự nghiệp tại một câu lạc bộ nhỏ ở quê nhà, Esmeraldas Petrolero, lúc 16 tuổi. Một năm sau anh chuyển đến thi đấu tại một trong những câu lạc bộ tên tuổi nhất của Ecuador tọa lạc tại thành phố Guayaquil, Emelec, và đã có hai mùa giải xuất sắc với hai chức vô địch, anh đã ghi bàn thắng quyết định từ một quả đá phạt để trực tiếp mang về một trong hai danh hiệu đó cho câu lạc bộ.
Sự xuất sắc của anh đã giúp anh chuyển đến chơi ở Giải vô địch quốc gia Mexico, nơi mà anh thậm chí còn phát triển hơn nữa kỹ thuật phòng ngự và sự thông minh trong việc đọc trận đấu. Ivan đã có sức ảnh hưởng lớn ở câu lạc bộ đầu tiên, Celaya, anh đã dẫn dắt đội bóng vào đến vòng chung kết của giải vô địch Mexico. Sau đó anh chuyển đến Tigres. Anh tiếp tục di chuyển sang La Liga ở Tây Ban Nha để chơi cho Real Murcia. Sau khoảng thời gian thành công với Pachuca tại Primera División de México, anh chuyển sang chơi cho Al Arabi ở Giải vô địch Qatar, và tiếp tục tạo ấn tượng mạnh ở đó.
Sau kỳ World Cup tỏa sáng tại Đức, có nhiều thông tin cho rằng anh nhận được rất nhiều sự quan tâm từ đội bóng ở Premier League là Wigan Athletic, và hai câu lạc bộ ở La Liga, Recreativo Huelva và Villarreal. Tuy nhiên không có lời đồn nào là chính xác, và sau khi trải qua sáu tháng với câu lạc bộ Al Arabi, Hurtado di chuyển đến Colombia chơi cho Atlético Nacional, anh đã chỉ đạo hàng phòng ngự đội bóng và trở thành đội trưởng, góp công lớn vào những danh hiệu liên tiếp của câu lạc bộ trong năm 2007. Giữa năm 2009, anh trở lại Deportivo Quito trong phần còn lại của mùa giải.
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia.
Hurtado nắm giữ kỷ lục là cầu thủ Ecuador trẻ nhất thi đấu cho đội tuyển quốc gia khi mới 17 tuổi 285 ngày. Anh xuất hiện tại các trận vòng loại World Cup nhiều hơn bất kỳ một cầu thủ nào khác trong lịch sử với 73 trận đấu, và có số lần khoác áo đội tuyển quốc gia nhiều hơn bất kỳ cầu thủ Nam Mỹ nào khác. Hurtado là một trong những cầu thủ chủ chốt, người đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Ecuador lần đầu tiên góp mặt tại một kỳ World Cup tại World Cup 2002. Anh đã có một giải đấu ấn tượng, anh đã được tin tưởng để tiếp bước ngôi sao người Ecuador, Alex Aguinaga, trở thành đội trưởng của một thế hệ mới ở đội tuyển Ecuador, một thế hệ đang ngày càng hoàn thiện.
Màn trình diễn chói sáng nhất của anh là tại World Cup 2006, giải đấu trong mơ của Ecuador. Sự xuất sắc trong phòng ngự của anh đã làm các ngôi sao như tiền đạo người Ba Lan Jacek Krzynowek, tiền đạo người Costa Rica Paulo Wanchope, và những cầu thủ Anh như Wayne Rooney, Joe Cole, và Steven Gerrard phải nản lòng trong việc tìm đường đến khung thành.
Tuy nhiên, phong độ của anh đã bị suy giảm chỉ trong thời gian sáu tháng. Anh đã chơi cho Ecuador ở Copa América 2007, phong độ của anh là rất thấp và đã bị chỉ trích dữ dội từ người dân trong nước, đó là nguyên nhân chính khiến cho sớm phải rời cuộc chơi. Hurtado đá chính trong hai trận đầu tiên đối đầu với Chile và Mexico nhưng phải ngồi trên băng ghế dự bị trong trận đấu với Brasil.
Hurtado được triệu tập cho hai trận đấu đầu tiên ở Vòng loại World Cup 2010 đối đầu với Venezuela và Brasil, cả hai đều là những trận thua thảm hại. Kết quả là, anh đã cùng với người bạn đồng đội, Ulises de la Cruz, bị loại khỏi đội hình cho trận đấu tiếp theo gặp Paraguay.
Hurtado thông báo rằng đây có thể là chiến dịch vòng loại cuối cùng mà anh tham gia và đội tuyển Ecuador có thể vượt qua vòng loại. Anh đã phát biểu "Đã có những tài năng nở rộ và những cá nhân trẻ xuất hiện, và họ xứng đáng có được cơ hội mà tôi đã từng có" khi đề cập đến sự việc bị loại khỏi đội tuyển.
Phong cách chơi bóng.
Là một hậu vệ đẳng cấp, người hâm mộ đã đặt cho anh một biệt danh bằng tiếng Tây Ban Nha "Bam Bam" đôi chân của anh được so sánh với nhân vật Hanna-Barbera trong những gì anh đã làm cho câu lạc bộ của anh ta. Lối chơi của Ivan khác với người đồng đội ở đội tuyển Ecuador, Giovanny Espinoza. Trong khi Espinoza là một cầu thủ to lớn, sử dụng thể hình, sức mạnh và tốc độ để áp đảo đối thủ, thì Hurtado lại được biết đến là một cầu thủ hòa nhã và thường không có những pha vào bóng với đối thủ của mình. Ivan có nhiều pha tắc bóng chính xác, có khả năng tổ chức hàng phòng ngự và rất tự tin với quả bóng dưới chân anh, anh có thể thực hiện những đường chuyền đáng kinh ngạc lên phía trên.
Danh hiệu.
Câu lạc bộ.
Emelec
Atlético Nacional
Sự nghiệp chính trị.
Trong cuộc Tổng tuyển cử Ecuador vào năm 2013 Hurtado đã được chọn làm thành viên Quốc hội. Hurtado là thành viên của Liên minh PAIS. Agustín Delgado và Ulises de la Cruz, cựu đồng đội của Hurtado ở đội tuyển quốc gia, cũng phục vụ cho Liên minh PAIS trong Quốc hội. | 1 | null |
Khủng bố Đỏ () là tên gọi chỉ những biện pháp thuộc thời kỳ cuộc Nội chiến Nga vào năm 1919, khi quân đội của những người Bolshevik dùng những biện pháp trấn áp một cách có hệ thống, bắt giữ hoặc xử bắn chống lại quân đội Bạch Vệ và những phe nhóm chống Cách mạng như cựu thành viên chế độ Sa hoàng, giới Kulaken, giới tư sản, những giáo sĩ chống Bolshevik cũng như các nhóm đối lập bị coi là phản cách mạng Từ "Khủng bố" thời đó được hiểu là "tạo ra nỗi khiếp sợ cho quân đội kẻ địch" (không phải là giết hại thường dân như cách hiểu ngày nay).
Từ này được những người Bolshevik dùng nhiều, cũng để đe dọa công khai các nhóm chống cách mạng. Nó xảy ra trong thời nội chiến Nga như một biện pháp nhằm đáp trả Khủng bố trắng do Bạch Vệ tiến hành nhằm tiêu diệt các lực lượng cách mạng, mà cũng hoành hành cho đến hết cuộc nội chiến, tuy không được lèo lái theo một chiến lược cụ thể nào. Đây được coi là một biện pháp mạnh nhằm loại bỏ những thành phần nội gián chống Cách mạng tại các vùng do nhà nước Bolshevik kiểm soát, góp phần cho chiến thắng trong cuộc Nội chiến Nga đang diễn ra ác liệt
Lịch sử.
Cách Mạng Tháng Mười Nga diễn ra và thành công khi Chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn ra vào giai đoạn quyết liệt nên các cường quốc trên thế giới không rảnh tay can thiệp vào tình hình nước Nga. Nhưng sau khi chiến tranh kết thúc, các nước này đã từng bước leo thang chống lại chính quyền Xô Viết. Đức tuy đã tạm thời ký hòa ước nhưng vẫn muốn chiếm được thêm nhiều vùng đất của Nga. Trong khi đó, từ cuối năm 1917, các cường quốc trong phe Hiệp Ước đã thảo ra một kế hoạch bao vây và tấn công nước Nga Xô Viết: Pháp sẽ tấn công và lật đổ chính quyền Xô Viết ở Ukraina, Krym, Bessarabia; Anh sẽ tấn công và lật đổ chính quyền Xô Viết ở phía bắc nước Nga, ở vùng sông Đông, Kuban, Kavkaz; Mỹ và Nhật sẽ tấn công ở vùng Viễn Đông và Siberia.
Các cường quốc trong phe Hiệp Ước không công nhận chính quyền Xô Viết, lấy cớ nước Nga Xô Viết tự ý rút ra khỏi chiến tranh để phối hợp với các lực lượng chống đối trong nước, lật đổ chính quyền Xô Viết, buộc nước Nga phải chấp nhận các lợi ích của Anh, Pháp, Nhật và Mỹ.
Tháng 12-1917, quân Rumani (được Pháp hỗ trợ) đã chiếm vùng Bessarabia. Từ tháng 3 đến tháng 4/1918, quân đội các nước Hiệp ước đã xuất hiện tại vùng biên giới của nước Nga. Quân đội Anh, Mĩ, Pháp đổ bộ lên hải cảng Murmansk ở phía cực bắc. Quân đội Nhật, sau đó là Mĩ, chiếm Vladivostok, hải cảng ở miền cực đông nước Nga. Ngày ngày 25 tháng 5 năm 1918, quân đoàn Tiệp Khắc nổi loạn. Cùng với Bạch Vệ Nga và các thế lực chống Xô-viết khác, quân đoàn Tiệp Khắc đã chiếm được toàn bộ vùng Xibia rộng lớn và nhiều thành phố dọc sông Vonga như Xamara, Ximbiếc, Cadan... Chính quyền Xô viết đã bị lật đổ ở nhiều nơi. Tại Cadan, quân Bạch Vệ đã chiếm được kho bạc quốc gia với hơn 600 triệu rúp vàng, đó là phần lớn số vàng dự trữ của Nhà nước Xô viết. Lực lượng Mensevik thì gây ra vụ ám sát đại sứ Đức tại Nga, chiếm các tòa nhà ở Mátxcơva và tấn công cả vào điện Kremli
Mùa hè năm 1918, đất nước Xô Viết ở trong một tình huống cực kì khó khăn và nguy hiểm. Khoảng 14 vạn quân của 11 nước phương Tây (về sau tăng lên tới 30 vạn), cùng khoảng 1 triệu quân Bạch Vệ đã chiếm được khoảng 3/4 lãnh thổ của đất nước Xô Viết. Họ đã chiếm được những trung tâm nguyên liệu, nhiên liệu và lúa mì. Nền kinh tế của đất nước rơi vào tình trạng cực kì khó khăn: các nhà máy phải đóng cửa vì thiếu nguyên liệu và nhiên liệu, giao thông bị đình trệ, nhân dân (nhất là dân các thành phố) lâm vào cảnh đói rét và bệnh tật. Các thế lực chống đối nổi lên ở nơi nơi: kể cả ở Moskva và Petrograd. Ngày ngày 30 tháng 8 năm 1918, các lực lượng Bạch Vệ đã tiến hành hoạt động ám sát Lenin nhưng thất bại. Tại các vùng bị chiếm đóng, các lực lượng Bạch Vệ đã tiến hành Khủng bố trắng: những người ủng hộ Bolshevik bị truy sát ráo riết, các đảng viên Bolshevik bị sát hại dã man. Những nơi mà ruộng đất, tài sản đã được Bolshevik chia cho nông dân thì nay bị cướp lại.
Khủng bố trắng nhắm tới những người ủng hộ Cách mạng và người Do thái, được Bạch Vệ gọi chung là "Bolshevik Do thái". Cuộc tấn công của Quân Bạch vệ của tướng Denikin vào Ukraina mùa hè 1919 dẫn tới nhiều cuộc khủng bố các người Do thái sống ở đó, làm cho 150 ngàn người chết. Trong cuộc nội chiến Nga, ước tính khoảng 100.000 người Do Thái thiệt mạng trong cuộc khủng bố trắng gây ra bởi lực lượng ly khai Ukraina cầm đầu bởi Symon Petlyura và lực lượng Bạch Vệ do Anton Deniki. Lực lượng vũ trang duy nhất trong cuộc Nội chiến Nga không làm hại người Do Thái là Hồng quân Liên Xô. Do vậy, người Do Thái đã coi Hồng quân là người bảo vệ của họ, khủng bố trắng đã thúc đẩy thanh niên Do Thái gia nhập Hồng quân để trả thù quân Bạch Vệ
Trước tình hình khẩn cấp, lực lượng Bolshevik buộc phải đáp trả bằng những biện pháp cứng rắn và quyết liệt. Trước hết là phải thanh trừng các lực lượng chống phá trong hậu phương của Nhà nước Xô viết. Tháng 9-1918, nước Cộng hòa Xô viết được tuyên bố là một "mặt trận quân sự thống nhất" với việc thực hiện mọi biện pháp khẩn cấp cho cuộc chiến đấu đánh bại thù trong giặc ngoài.
Các vụ trấn áp (về sau được gọi chung là "khủng bố đỏ") xảy ra ngay sau Cách mạng Tháng Mười đã được Lenin ủng hộ. Ngày chính thức bắt đầu của cuộc Khủng bố Đỏ – nhóm Tscheka là cơ quan chính đã được thành lập từ năm 1917 – là khi sắc lệnh của chính quyền Xô Viết "Về khủng bố Đỏ" được ban hành ngày 5 tháng 9 năm 1918: Những đối tượng bị trấn áp đầu tiên là các lãnh tụ của đảng cấp tiến Kadets, "những công nhân đình công" và các địa chủ chống cách mạng (Kulak) và càng ngày càng gia tăng sau vụ ám sát chủ tịch của Petrograd Tscheka Urizki cũng như vụ ám sát bất thành nhắm vào lãnh đạo chính quyền Xô Viết (Lenin) vào ngày 30 tháng 8 năm 1918, được tiến hành bởi Fanny Kaplan. Để trả đũa, 500 người "đại diện cho giai cấp bị lật đổ" đã bị xử bắn ngay lập tức bởi chính phủ Xô viết sau cuộc ám sát Uritsky.
Cuộc đấu tranh quyết liệt này đã biểu lộ bởi Grigory Zinoviev, lúc đó là thành viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản vào giữa tháng 9 năm 1918:
Khác với cuộc Cách mạng Pháp (mà thời kỳ khủng bố kéo dài vài tháng và nhắm vào giới quý tộc, cũng như những đối thủ của cuộc cách mạng), trong cuộc khủng bố đỏ động cơ chính là giai cấp tư sản chống cách mạng qua câu nói của người phó điều hành của Ủy ban Đặc biệt toàn Nga (Tscheka), Martin Iwanowitsch Latsi, công bố vào tháng 11 năm 1918 trên tờ báo "Krasnnyi terror" (Khủng bố Đỏ): „Chúng tôi không gây chiến với cá nhân riêng tẻ. Chúng tôi tiêu diệt giai cấp Tư sản." Việc thực hiện những biện pháp trấn áp như bắt giam, tra khảo, đưa vào các trại tập trung hoặc xử bắn được thực hiện bởi cơ quan cảnh sát mật Tscheka, năm 1922 được đổi tên là GPU. Ước lượng khoảng 250.000 đến 1.000.000 đã bị bắt giữ trong thời kỳ chiến tranh này.
Tại Bán đảo Krym, tướng Béla Kun, người được Vladimir Lenin cử tới đây, đã tự ý cho xử bắn hoặc treo cổ tổng cộng 50.000 tù binh bạch vệ sau khi đã đánh bại tướng Pyotr Nikolayevich Wrangel vào cuối năm 1920. Trước đó những người này đã được hứa là sẽ được ân xá nếu đầu hàng. Việc này được xem là một trong những cuộc xử bắn tù binh lớn nhất trong một cuộc nội chiến. Sau vụ việc trấn áp bị xem là quá tay này, Béla Kun bị mất uy tín ngay cả trong Đảng Bolshevik, bị chính phủ tước quyền cầm quân và rút về làm tuyên truyền viên.
Khủng bố đỏ được thi hành, tấn công khốc liệt vào các phần tử có quan hệ với các tổ chức Bạch Vệ, các âm mưu bạo loạn. Khủng bố đỏ rất cứng rắn, nhưng cũng rất hiệu quả trong tình hình chiến cuộc căng thẳng lúc đó. Nửa sau năm 1918, các lực lượng nổi loạn ở hậu phương đã bị khủng bố đỏ trấn áp. Nước Cộng hòa Xô Viết đã có thể ổn định hậu phương và sẵn sàng cho những trận đánh lớn vào năm 1919. | 1 | null |
Ga Nhà ga 1 sân bay Quốc tế Incheon (Tiếng Hàn: 인천공항1터미널역, Tiếng Anh: Incheon International Airport Terminal 1 station, Hanja: 仁川空港1터미널驛) là ga nằm trên AREX. Nó nằm ở Sân bay quốc tế Incheon. Vào tháng 6 năm 2014 nó sẽ trở thành ga vận chuyển với tàu đệm từ sân bay Incheon.
AREX có 10 ga và nó được chia làm hai tuyến, một tuyến bình thường và một tuyến tốc hành. Đối với tuyến bình thường, tàu sẽ dừng lại ở mỗi nhà ga. Trong khi, tuyến tốc hành chỉ sẽ dừng lại tại ga sân bay quốc tế Incheon (nhà ga 1 và nhà ga 2) và ga Seoul. | 1 | null |
Ga Đại học Nữ sinh Sookmyung là ga tàu điện ngầm 427, nằm trên Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 4. Nó nằm trước cổng chính Đại học nữ sinh Sookmyung. Ở đây có một số nhà hàng nằm xung quanh nhà ga.
Mặc dù không kết nối vận chuyển, ga đại học nữ sinh Sookmyung chỉ mất từ một đến ba phút đi bộ đến ga Namyeong trên tuyến 1. | 1 | null |
Biểu tượng tiền tệ là biểu tượng hình ảnh được dùng để viết nhanh (tốc ký) tên của đồng tiền, đặc biệt là khi viết số tiền. Biểu tượng tiền tệ thường bao gồm ký tự đầu của tên loại tiền đó, được thay đổi nhỏ về mặt hình thức như nối dính ký tự lại với nhau hoặc thêm nét gạch ngang hay sổ dọc. Bên cạnh biểu tượng tiền tệ, ngày nay người ta còn dùng mã ISO 4217 để ký hiệu tên đồng tiền.
Cách dùng.
Khi viết số tiền, vị trí biểu tượng tiền tệ so với con số cũng tùy thuộc mỗi loại tiền tệ. Biểu tượng tiền tệ của nhiều đồng tiền của các nước nói tiếng Anh cũng như các nước Mỹ Latinh thường được viết trước con số, ví dụ US$10.99. Nhiều nước khác lại viết biểu tượng sau con số, ví dụ 25.000đ. Có trường hợp lại đặc biểu tượng vào thế chỗ dấu ngăn cách phần thập phân, đó đồng escudo Cabo Verde, ví dụ 10$00.
Nói về dấu ngăn cách phần thập phân thì mỗi nước có chuẩn riêng. Ví dụ, Mỹ viết $10.99, các nước khối euro viết €20,00, Anh lại viết £5·52 trên các thẻ ghi giá.
Nguồn gốc thiết kế.
Biểu tượng $ có nguồn gốc từ ký hiệu đồng đô la Tây Ban Nha. Biểu tượng £ của đồng bảng bắt nguồn từ chữ L, nghĩa là "libra" - đơn vị đo khối lượng cơ bản của Đế quốc La Mã. Biểu tượng của đồng rupee Ấn Độ là sự kết hợp giữa ký tự Latinh với ký tự Devanagari. | 1 | null |
Tuần duyên Hàn Quốc hay Cảnh sát biển Hàn Quốc ( - KCG, ) là danh xưng thường dùng trong tiếng Việt để chỉ lực lượng an ninh chịu trách nhiệm về an toàn và kiểm soát ngoài khơi bờ biển Hàn Quốc. Trong thời bình, tuần duyên Hàn Quốc trực thuộc Bộ Hàng hải và Thủy sản. Gần đây, với việc biên giới liên tục có sự xuất hiện của tàu thuyền Trung Quốc, tuần duyên Hàn Quốc đã triển khai một số lượng lớn các tàu lớn đến vùng biển Hoàng Hải.
Trụ sở chính của Tuần duyên Hàn Quốc là tại Songdo-dong, Incheon. Ngoài ra, đơn vị cũng có hàng trăm trạm điều hành nhỏ dọc theo bờ biển của bán đảo Triều Tiên. Tuần duyên Hàn Quốc hoạt động được trang bị 4 lớp tàu lớn (trên 1.000 tấn), 3 lớp tàu trung bình (hơn 250 tấn), và 3 lớp tàu cao tốc (tàu cao tốc trên 30 tấn) cùng với tàu chữa cháy, sà lan, tàu trinh sát tốc độ cao, tàu tuần tra cao tốc. Các đơn vị hàng không của Tuần duyên Hàn Quốc gồm 6 thủy phi cơ và 16 máy bay trực thăng.
Lịch sử.
Tuần duyên Hàn Quốc được thành lập vào ngày 23 tháng 12 năm 1953 tại Busan, với sự hình thành Ban Cảnh sát Hải dương, cùng lúc với việc thành lập một lực lượng Thủy cảnh trực thuộc Cục Cảnh sát Quốc gia. Trong tháng 10 năm 1962, các cơ sở mới của Tuần duyên Hàn Quốc được thành lập tại Incheon, Yeosu, Pohang và Kunsan. Vào tháng 2 năm 1963, các đơn vị hàng không của Tuần duyên Hàn Quốc bị ngừng hoạt động, nhưng sau đó lại được phục hồi trở lại trong những năm 1980. Kể từ năm 1980, đội tàu phục vụ đã được tăng cường đáng kể. Ban Cảnh sát Hải dương cũng được nâng lên thành Cục Cảnh sát Hải dương (Hangul: 해양 경찰청; Hanja: 海洋警察厅, Romaja quốc ngữ: Haeyang-gyeongchal-cheong / Hải dương Cảnh sát Sảnh). Tháng 8 năm 1991, lực lượng Thủy cảnh cũng được tách ra khỏi Cục Cảnh sát và được đặt dưới sự điều hành của Ban Thủy cảnh Quốc gia. Đến năm 2007, Ban Thủy cảnh Quốc gia được hợp nhất vào Cục Cảnh sát Hải dương.
Trong những năm đầu thế kỷ 21, Tuần duyên Hàn Quốc được trang bị các tàu trên 3.000 tấn, và tháng 1 năm 2002, Đơn vị đặc biệt của Tuần duyên Hàn Quốc đã chính thức được thành lập. Tháng 5 năm 2008, đơn vị Bảo vệ và Cứu nạn đã được xây dựng mới, cùng với việc các cơ sở hạ tầng được nâng cấp. Tuần duyên Hàn Quốc có kế hoạch trang bị thêm các tàu 5.000 tấn vào năm 2015, và mở rộng lực lượng bằng cách khuyến khích sự tham gia của các ngành cảnh sát khác sang.
Vào ngày 18 tháng 5 năm 2014, do ảnh hưởng của vụ lật phà Sewol, Tổng thống Park Geun-hye đã tuyên bố sẽ giải tán Cục Cảnh sát Hải dương sau thất bại trong việc phản ứng trong thảm họa lật phà. Theo đó, các chức năng tình báo và điều tra của Cảnh sát Hải dương sẽ được chuyển cho Cục Cảnh sát, chức năng cứu hộ và cảnh bị sẽ chuyển cho Vụ An ninh công cộng. Quyết định trên được Quốc hội Hàn Quốc thông qua vào ngày 7 tháng 11 năm 2014, với số phiếu áp đảo 146/71. Lực lượng tuần duyên Hàn Quốc rút gọn này được đặc dưới sự điều hành của Bộ chỉ huy An toàn Cảnh bị Hải dương (Hangul: 해양경비안전본부; Hanja: 海洋警備安全本部, Romaja quốc ngữ: Haeyang-gyeongbi-anjeon-bonbu / Hải dương Cảnh bị An toàn Bản bộ).
Tuy nhiên 3 năm sau đó, ngày 20 tháng 7 năm 2017, Quốc hội Hàn Quốc thông qua đề án tái tổ chức của chính phủ, trong đó lực lượng An toàn Cảnh bị Hải dương được tổ chức thành Cục Cảnh sát Hải dương, trực thuộc Bộ Thủy sản và Hải dương.
Hạm đội.
Tuần duyên Hàn Quốc được chia thành các hạm đội hoạt động bao gồm: | 1 | null |
Escudo (ký hiệu: formula_1; ISO 4217: CVE) là đơn vị tiền tệ của nước Cộng hòa Cabo Verde.
Biểu tượng "cifrão" được dùng như dấu ngăn cách phần thập phân khi viết số tiền, chẳng hạn nghĩa là 20 escudo Cabo Verde, hoặc nghĩa là 1000 escudo Cabo Verde.
Lịch sử.
Đồng escudo trở thành tiền tệ của Cabo Verde vào năm 1914, thay thế cho đồng real Cabo Verde với tỉ lệ quy đổi 1000 réis = 1 escudo. Cho đến năm 1930, Cabo Verde vẫn dùng tiền xu của Bồ Đào Nha, mặc dù giấy bạc ngân hàng do Banco Nacional Ultramarino phát hành riêng cho Cabo Verde đã có từ năm 1865.
Cho đến thời khắc độc lập vào năm 1975, escudo Cabo Verde vẫn có giá trị tương đương với escudo Bồ Đào Nha. Sau đó, nó bắt đầu trượt giá, trong hai năm 1977-1978 đã mất giá đến 30% giá trị và trong các năm 1982-1984 thì mất thêm 40% giá trị nữa. Thời gian sau này, đồng escudo Cabo Verde khá ổn định so với escudo Bồ Đào Nha.
Giữa năm 1998, một thỏa thuận được ký giữa Cabo Verde và Bồ Đào Nha, theo đó đồng escudo Cabo Verde được neo tỷ giá vào đồng escudo Bồ Đào Nha theo tỷ giá 1 escudo Bồ Đào Nha = 0,55 escudo Cabo Verde. Từ ngày đồng escudo Bồ Đào Nha bị thay thế bởi euro, escudo Cabo Verde chuyển sang neo tỷ giá vào euro với tỷ giá 1 euro = 110formula_1265.
Tiền xu.
Dưới sự cai trị của Bồ Đào Nha, tiền xu được phát hành ở Cabo Verde vào năm 1930 với các mệnh giá 5, 10, 20 và 50 centavo và 1 escudo. Các mệnh giá 5, 10 và 20 centavo được đúc bằng đồng thiếc trong khi các mệnh giá 50 centavo và 1 escudo được đúc bằng nickel-đồng thiếc. Năm 1953, phát hành đồng xu 1 escudo bằng đồng thiếc, 2½ escudo bằng nickel-đồng thiếc và 10 escudo bằng bạc, tiếp sau đó là 50 centavo bằng đồng thiếc và 5 escudo bằng nickel-đồng thiếc vào năm 1968.
Sau ngày độc lập khỏi Bồ Đào Nha, Cabo Verde phát hành tiền xu vào năm 1977 với các mệnh giá 20 và 50 centavo, 1, 2½, 10, 20 và 50 escudo. Đồng xu centavo được đúc bằng nhôm, 1 và 2½ escudo được đúc bằng nickel-đồng thiếc, còn các tiền xu mệnh giá cao hơn thì đúc bằng đồng-nickel. Do tình trạng lạm phát kéo dài, tiền xu centavo dần biến mất khỏi lưu thông, theo thời gian chỉ còn đồng xu 1 escudo là đồng xu mệnh giá nhỏ nhất còn trong lưu thông.
Bộ tiền xu hiện hành được ra mắt năm 1994. Mệnh giá nhỏ nhất là 1 escudo, được đúc bằng thép mạ đồng thau. Các mệnh giá cao hơn là 5 escudo (đúc bằng thép mạ đồng); 10, 20 và 50 escudo (đúc bằng thép mạ nickel) và 100 escudo (hình thập giác, lưỡng kim). Đồng 1 escudo lưu thông không tốt lắm, và giới thương nhân có xu hướng làm tròn số về 5 escudo. Tiền xu 1 escudo chỉ có một kiểu cách duy nhất: trên đó khắc hình con rùa biển. Các tiền xu mệnh giá cao hơn có ba loại kiểu cách khác nhau. Một kiểu là khắc động vật bản xứ (chim, bò sát), một kiểu là khắc hình những con tàu lịch sử kèm tên của chúng, còn kiểu thứ ba là khắc hình cây cối bản xứ. Đồng xu 200 escudo có hình thất giác được phát hành năm 1995 để kỉ niệm 50 năm Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc và 20 năm ngày độc lập của Cabo Verde. Năm 2005, Cabo Verde phát hành đồng xu 200 escudo (lần này có hình tròn) để kỉ niệm 30 năm ngày độc lập. Tiền xu mệnh giá 200 escudo lưu thông không được rộng rãi lắm song vẫn được chấp nhận bên cạnh tiền giấy mệnh giá 200 escudo.
Giấy bạc.
Năm 1914, Banco Nacional Ultramarino giới thiệu tiền giấy mệnh giá 4, 5, 10, 20 và 50 centavo. Năm 1921, tiền giấy mệnh giá 1, 5, 10, 20, 50 và 100 escudo được phát hành. Bộ tiền giấy tiếp theo được ra mắt năm 1945, bỏ đi tất cả các mệnh giá nhỏ hơn 5 escudo (đã được thay bằng tiền xu) và bổ sung tiền giấy mệnh giá 500 escudo. Tiền giấy 10 escudo bị thay bằng tiền xu vào năm 1953, đồng thời tiền giấy 5 escudo cũng bị rút khỏi lưu thông.
Sau ngày độc lập 5 tháng 7 năm 1975, tiền giấy được phát hành với các mệnh giá 100, 500, and 1000 escudo vào ngày 1 tháng 7 năm 1977. Sê ri tiền giấy tiếp theo được ra mắt năm 1989 và gồm các mệnh giá 100, 200, 500, 1000 and 2500 escudo.
Sê ri tiền giấy thứ ba được giới thiệu năm 1992 với các mệnh giá 200, 500, 1000; đến năm 1999 thì bổ sung thêm mệnh giá 2000 và 5000 escudo. Năm 2005, người ta thiết kế lại tiền giấy mệnh giá 200, tiếp sau đó là 500 và 1000 escudo vào năm 2007. | 1 | null |
USS "Worden" (DD-352) là một tàu khu trục lớp "Farragut" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến. Nó là chiếc tàu chiến thứ ba của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Chuẩn đô đốc John Lorimer Worden (1818-1897), người tham gia cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. "Worden" đã có mặt tại Trân Châu Cảng vào lúc diễn ra cuộc tấn công Trân Châu Cảng châm ngòi chiến tranh tại Thái Bình Dương, và đã phục vụ cho đến khi bị đắm do va phải đá ngầm lúc đang hoạt động ở quần đảo Aleut vào năm 1943. Nó được tặng thưởng 4 Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Thiết kế và chế tạo.
"Worden" được đặt lườn vào ngày 29 tháng 12 năm 1932 tại Xưởng hải quân Puget Sound. Nó được hạ thủy vào ngày 27 tháng 10 năm 1934, được đỡ đầu bởi bà Katrina L. Halligan, phu nhân Chuẩn đô đốc John Halligan, Jr. Tư lệnh Không lực Lực lượng Chiến trận; và được đưa ra hoạt động vào ngày 15 tháng 1 năm 1935 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân Robert E. Kerr.
Lịch sử hoạt động.
Trước chiến tranh.
Sau khi hoàn tất việc trang bị, "Worden" rời Puget Sound vào ngày 1 tháng 4 năm 1935 cho chuyến đi chạy thử máy, thoạt tiên đưa nó đến San Diego, California, rồi dọc theo bờ biển Nam California và Mexico đến Puerto San José, Guatemala và Puntarenas, Costa Rica. Chiếc tàu khu trục mới sau đó băng qua kênh đào Panama vào ngày 6 tháng 5, rồi đi lên phía Bắc đến Washington, D.C., nơi mà vào ngày 17 tháng 5, nó đón lên tàu Chuẩn đô đốc Joseph K. Taussig, Trợ lý Trưởng phòng Tác chiến Hải quân cùng một phái đoàn của Quốc hội cho một chuyến đi dọc theo sông Potomac đến Mount Vernon.
"Worden" sau đó quay trở lại Xưởng hải quân Washington nơi các khẩu pháo của nó được tháo dỡ để cải biến. Nó khởi hành vào ngày 21 tháng 5, đi về phía Nam để đến Xưởng hải quân Norfolk. Trong những tuần lễ tiếp theo, nó được sửa chữa, chạy thử máy ngoài khơi Rockland, Maine, và hoàn tất vào đầu mùa Hè. Nó rời xưởng tàu vào ngày 1 tháng 7, ghé qua New Bedford, Massachusetts trước khi lên đường đi sang vùng bờ Tây. Sau khi đi ngang qua vịnh Guantánamo, Cuba và kênh đào Panama, nó đi đến Xưởng hải quân Puget Sound vào ngày 3 tháng 8.
Sau một đợt tái trang bị, "Worden" đi về phía Nam đến San Diego, đến cảng này vào ngày 19 tháng 9, và bắt đầu một lượt hoạt động kéo dài bốn năm từ đây trong thành phần Hải đội Khu trục thuộc Lực lượng Tuần tiễu. Nó đảm nhiệm vai trò tàu huấn luyện cho Trường Thủy âm Hạm đội tại San Diego, và tiến hành các cuộc huấn luyện chiến thuật thường lệ ở vùng biển tại chỗ cũng như các cuộc cơ động vốn đưa nó đến tận Seward, Alaska phía Bắc và Callao, Peru phía Nam. Nó cũng tham gia các cuộc tập trận Vấn đề Hạm đội hàng năm và tập trận chiến thuật phối hợp các lực lượng của Hạm đội Hoa Kỳ tại vùng biển Caribe và quần đảo Hawaii. Một hoạt động nổi bật của nó trong giai đoạn này diễn ra vào mùa Thu năm 1937. Vào giữa tháng 9, nó cùng tàu chị em đã hộ tống cho tàu sân bay đi đến Callao, Peru, một chuyến viếng thăm trùng hợp với Hội nghị Kỹ thuật Hàng không Liên Mỹ tại Lima. Trong khi "Ranger" quay trở về nhà độc lập sau chuyến viếng thăm, các tàu khu trục ghé qua Balboa, Panama trước khi quay trở về San Diego.
Việc Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra tại Châu Âu vào ngày 1 tháng 9 năm 1939 đã làm đảo lộn các hoạt động thường lệ của chiếc tàu khu trục tại San Diego. Năm ngày sau khi xung đột bắt đầu do việc Đức Quốc xã tấn công Ba Lan, Hải quân thực hiện nhiệm vụ Tuần tra Trung lập từ ngày 6 tháng 9. Vào ngày 22 tháng 9, Trưởng phòng Tác chiến Hải quân chỉ thị cho Tổng tư lệnh Hạm đội Hoa Kỳ bố trí tạm thời đến vùng biển Hawaii hai đội tàu tuần dương hạng nặng, một soái hạm khu trục (tương đương một tàu tuần dương hạng nhẹ), hai hải đội tàu khu trục, một tàu tiếp liệu khu trục, một tàu sân bay cùng các lực lượng hỗ trợ cần thiết cho các đơn vị này. Sự điều động lực lượng này đánh dấu việc thành lập Phân đội Hawaii, tiền thân của việc bố trí hạm đội tại Trân Châu Cảng.
"Worden" được phối thuộc vào lực lượng mới này, đặt dưới quyền chỉ huy của Phó đô đốc Adolphus Andrews vốn đặt cờ hiệu của mình trên chiếc tàu tuần dương hạng nặng . Vào ngày 5 tháng 10 năm 1939, nó lên đường đi Trân Châu Cảng, và hoạt động chủ yếu tại vùng biển Hawaii trong hai năm tiếp theo, xen kẻ thời gian tại Trân Châu Cảng với những đợt bảo trì định kỳ tại vùng bờ Tây. Sau khi hoàn tất cuộc tập trận Vấn đề Hạm đội XXI vào mùa Xuân năm 1940, toàn bộ hạm đội được cho đặt căn cứ tại vùng biển Hawaii.
Thế Chiến II.
1941.
Khi Hải quân Đế quốc Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng vào sáng ngày 7 tháng 12 năm 1941, "Worden" đang neo đậu cạnh chiếc tàu tiếp liệu khu trục để được bảo trì. Nó không bị hư hại, và khẩu đội súng máy Browning.50-caliber của hạ sĩ Raymond H. Brubaker đã bắn rơi một máy bay ném bom tấn công. Trong vòng hai giờ kể từ khi bắt đầu cuộc tấn công, chiếc tàu khu trục lên đường tiến ra biển khơi. Mặc dù trong kế hoạch tấn công ban đầu, các tàu ngầm Nhật dự định sẽ tấn công các tàu chiến Mỹ khi chúng thoát ra khỏi Trân Châu Cảng, dự tính đó của chúng thất bại. Dù sao, nguy cơ của tàu ngầm đối phương vẫn hiện hữu. "Worden" bắt được tín hiệu tàu ngầm đối phương lúc 12 giờ 40, trên ba giờ sau khi đợt không kích cuối cùng chấm dứt, và đã thả bảy quả mìn sâu tấn công.
Xế trưa hôm đó, "Worden" gia nhập một lực lượng đặc nhiệm tập hợp chung quanh tàu tuần dương hạng nhẹ , soái hạm của Chuẩn đô đốc Milo Draemel. Truy tìm trên biển về phía Tây Nam đảo Oahu, chiếc tàu khu trục gặp gỡ chiếc tàu chở dầu hạm đội , và đã hộ tống nó đến gặp gỡ Lực lượng Đặc nhiệm 11 dưới quyền đô đốc Aubrey W. Fitch được hình thành chung quanh tàu sân bay .
Trong khi "Neosho" tiếp nhiên liệu cho các con tàu thuộc Lực lượng Đặc nhiệm 11 vào sáng ngày 11 tháng 12, "Worden" chiếm lấy vị trí canh phòng trước mũi "Lexington", và vào đêm hôm sau đã hộ tống "Neosho" đi khỏi vùng nguy hiểm sau khi tàu chị em phát hiện cái giống như một tàu ngầm đối phương trên mặt biển và đã tấn công. Sau khi đưa "Neosho" về đến Trân Châu Cảng an toàn, "Worden" quay trở ra khơi vào ngày 14 tháng 12 trong thành phần hộ tống cho lực lượng di chuyển về hướng đảo Wake. Tuy nhiên, lực lượng viễn chinh giải cứu Wake được gọi quay trở lại vào sáng ngày 22 tháng 12, và đảo này thất thủ hai ngày trước lễ Giáng Sinh.
1942.
"Worden" quay trở lại hoạt động tuần tra và hộ tống tại khu vực quần đảo Hawaii, và đang khi hoạt động cùng lực lượng đặc nhiệm "Lexington" đã hai lần tấn công bằng mìn sâu vào những tiếp xúc nghi ngờ tàu ngầm đối phương ngoài khơi Oahu, một lần vào ngày 16 tháng 1 năm 1942 và một lần nữa sáu ngày sau đó. Được cho tách khỏi Lực lượng Đặc nhiệm 11 vào ngày 31 tháng 1, nó rời Trân Châu Cảng vào ngày 5 tháng 2 để hộ tống tàu tiếp liệu thủy phi cơ và tàu chở dầu hạm đội đi ngang qua Samoa và quần đảo Fiji, đến New Caledonia, và đi đến Nouméa vào ngày 21 tháng 2. Ba ngày sau, khi chiếc tàu buôn SS "Snark" trúng phải một quả mìn tại eo biển Bulari, nó đã đi đến để trợ giúp, kéo con tàu đang chìm ra khỏi luồng vào cảng. Đội y tế của chiếc tàu khu trục đã cứu chữa cho sáu người bị thương, và đưa những người sống sót trở lại cảng an toàn.
Rời Nouméa vào ngày 7 tháng 3, "Worden" cùng với "Curtiss" lên đường đi Trân Châu Cảng, đến nơi vào ngày 19 tháng 3. Nó vào xưởng tàu ngay ngày hôm đó, và sau khi hoàn tất việc sửa chữa lại gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 11 vào ngày 14 tháng 4. Nó lại ra khơi vào ngày 15 tháng 4, cùng với lực lượng đặc nhiệm của "Lexington" đi đến một khu vực gặp gỡ về phía Tây Nam quần đảo New Hebrides, nơi vào ngày 1 tháng 5 chúng gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 17 dưới quyền Chuẩn đô đốc Frank Jack Fletcher, được xây dựng chung quanh tàu sân bay . Vào ngày 2 tháng 5, sau khi cả hai lực lượng tàu sân bay được tiếp nhiên liệu, được cho tách ra để hộ tống tàu chở dầu hạm đội đi Nouméa. Đang khi vắng mặt nó, lực lượng Hoa Kỳ đụng độ đối phương trong Trận chiến biển Coral.
Vào ngày 12 tháng 5, hai ngày sau khi đi đến Nouméa, "Worden" gặp gỡ lại các tàu tuần dương và khu trục thuộc lực lượng đặc nhiệm "Lexington" trước đây trong cảng; "Lady Lex" bị mất trong trận chiến do các vụ nổ và đám cháy không thể kiểm soát được. Trong thành phần đội này, nó lên đường vào ngày 13 tháng 5, và vào ngày hôm sau đã gặp gỡ Lực lượng Đặc nhiệm 16 ngoài khơi Efate thuộc New Hebrides. Hình thành chung quanh các tàu sân bay và , lực lượng này được đặt dưới quyền Phó Đô đốc William F. Halsey.
Lực lượng Đặc nhiệm 16 về đến Trân Châu Cảng vào ngày 26 tháng 5, và "Worden" lên đường vào ngày 28 tháng 5 cùng với đơn vị này, giờ đây đặt dưới quyền Chuẩn đô đốc Raymond A. Spruance là người thay phiên cho Halsey. Sau đó Lực lượng Đặc nhiệm 17, hình thành chung quanh chiếc "Yorktown" vừa được vội vã sửa chữa và tiếp liệu, gặp gỡ lực lượng của Spruance về phía Bắc Midway. "Worden" đã hộ tống cho "Enterprise" và "Hornet" trong suốt trận Midway từ ngày 4 đến ngày 6 tháng 6 năm 1942, rồi quay trở về Trân Châu Cảng vào ngày 13 tháng 6 để rồi nhanh chóng được bố trí về Lực lượng Đặc nhiệm 11 vừa được thành lập lại, hình thành chung quanh chiếc tàu sân bay mới được sửa chữa. Nó hộ tống cho "Saratoga" đi đến Midway, để tăng cường các liên đội không lực Lục quân và Thủy quân Lục chiến phòng thủ đảo này, trước khi quay trở về quần đảo Hawaii để huấn luyện.
Vào ngày 9 tháng 7, "Worden" hướng về khu vực Nam Thái Bình Dương cùng lực lượng đặc nhiệm "Saratoga", nhưng được cho tạm thời tách ra vào ngày 21 tháng 7 để hộ tống tàu chở dầu hạm đội đi Nouméa, đi đến cảng này bốn ngày sau đó. Trong khi "Platte" chất dỡ hàng tiếp liệu cần thiết để tiếp tế lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay, chiếc tàu khu trục tuần tra ở lối ra vào cảng. Đến ngày 28 tháng 7, cả hai lên đường để gặp gỡ "Saratoga". Trên đường đi trong đêm đầu tiên, "Worden" trông thấy tín hiệu ánh sảng trong bóng đêm; không lâu sau đó nó vớt lên tàu 36 người sống sót từ chiếc tàu vận chuyển Lục quân "Tjinegara", vốn trúng ngư lôi phóng từ tàu ngầm Nhật "I-169" vào ngày 25 tháng 7, và đắm ở vị trí khoảng về phía Tây Nam Nouméa.
"Worden" quay trở lại cùng lực lượng đặc nhiệm "Saratoga" về phía Nam quần đảo Fiji vào ngày hôm sau, khi chiếc tàu sân bay gia nhập cùng các tàu chuyển quân chở binh lính Thủy quân Lục chiến khởi hành từ Wellington, New Zealand, cho việc chiếm đóng quần đảo Solomon. Nó chỉ ở lại cùng chiếc tàu sân bay một thời gian ngắn, vì lại được cho tách ra để hộ tống tàu chở dầu hạm đội đi Nouméa, nơi nó tiễn lên bờ những người sống sót của "Tjinegara" vào ngày 1 tháng 8. Nó gia nhập trở lại Lực lượng Đặc nhiệm 16 vào ngày 3 tháng 8, và vào lúc bình minh ngày 7 tháng 8 đã bảo vệ cho khi chiếc tàu sân bay tung ra cuộc không kích vào các vị trí quân Nhật tại Guadalcanal và Tulagi, chuẩn bị cho cuộc đổ bộ.
Trong hai tuần tiếp theo, "Worden" hoạt động cùng với "Saratoga" về phía Nam Solomons để bảo vệ tuyến đường hành hải tiếp tế và liên lạc dẫn đến Guadalcanal. Trong Trận chiến Đông Solomons, nó hộ tống cho chiếc tàu sân bay khi "Saratoga" cùng với "Enterprise" tung ra cuộc không kích đánh chìm tàu sân bay Nhật "Ryūjō" và làm hư hại chiếc tàu tiếp liệu thủy phi cơ "Chitose". Tuy nhiên, không đầy một tuần lễ sau, "Saratoga" bị vô hiệu hóa do trúng ngư lôi phóng từ tàu ngầm Nhật "I-26", buộc phải quay trở về lực địa Hoa Kỳ để sửa chữa.
"Worden" đã hộ tống cho "Saratoga" rút lui về Tongatapu thuộc quần đảo Tonga rồi tiếp tục đi về Trân Châu Cảng, đến nơi vào ngày 23 tháng 9. Năm ngày sau, nó lên đường cùng hai tàu khu trục khác để hộ tống cho các thiết giáp hạm và đi sang vùng bờ Tây Hoa Kỳ. Nó về đến San Francisco, California vào ngày 4 tháng 10, để rồi lại cùng với tàu khu trục lên đường một tuần sau đó hộ tống cho "Idaho" đi đến Xưởng hải quân Puget Sound, đến nơi vào ngày 14 tháng 10. "Worden" nhanh chóng quay trở lại phía Nam đến San Francisco, nơi nó cùng tàu khu trục hộ tống cho thiết giáp hạm trong chuyến đi chạy thử máy sau đại tu ngoài khơi khu vực San Pedro-San Diego.
Bị mất.
Vào ngày 27 tháng 12 năm 1942, "Worden" khởi hành từ San Francisco để hộ tống cho chiến dịch chiếm đóng đảo Amchitka thuộc quần đảo Aleut. Nó đi đến Dutch Harbor, Alaska vào ngày đầu năm mới 1943, và đến ngày 12 tháng 1 đã hộ tống cho chiếc tàu vận chuyển khi chiếc này đưa các đơn vị trinh sát tiền phương Lục quân lên bờ tại cảng Constantine trên đảo Amchitka. Chiếc tàu khu trục cơ động vào cảng cạnh các mép đá lởm chởm, ở lại cho đến khi người cuối cùng lên bờ, rồi bắt đầu rời cảng.
Tuy nhiên, một cơn gió mạnh đã đẩy "Worden" mắc cạn vào một mỏm đá, khiến làm rách lườn tàu bên dưới phòng động cơ và làm mất điện toàn bộ. Tàu chị em "Dewey" đã nối một sợi dây sang chiếc tàu bị hư hại và tìm cách kéo nó khỏi mắc cạn, nhưng dây cáp bị đứt và biển động mạnh lai đẩy "Worden" về phía vách đá. Con tàu bắt đầu bị vỡ khi Hạm trưởng, Trung tá Hải quân William G. Pogue, ra lệnh bỏ tàu; và trong khi chỉ đạo các nỗ lực đó, ông bị một cơn sóng lớn tràn qua tàu quét xuống biển. Pogue nằm trong số người may mắn được cứu thoát, khi ông được vớt lên từ dưới biển lúc bất tỉnh; mười bốn thành viên thủy thủ đoàn đã mất cùng con tàu. "Worden" là một tổn thất toàn bộ; khi tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 22 tháng 12 năm 1944.
Phần thưởng.
"Worden" được tặng thưởng bốn Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. | 1 | null |
Hóa tệ học hoặc cổ tệ học () là ngành nghiên cứu hoặc là hoạt động sưu tập tiền tệ, bao gồm tiền xu, token, tiền giấy và các vật thể liên quan. Hóa tệ học có thể bao gồm các nghiên cứu rộng hơn về tiền và các phương tiện thanh toán được dùng để thanh toán nợ và trao đổi hàng hóa. Ngành này không nghiên cứu việc sử dụng các loại hàng hóa khác, ngay cả khi hàng hóa đó được dùng như tiền tệ, ví dụ thuốc lá được tù nhân dùng làm tiền tệ trong nhà tù. Người Kyrgyz sử dụng ngựa làm đơn vị tiền tệ chính và trả các khoản tiền lẻ nhỏ bằng da cừu, tuy nhiên ở đây da cừu có thể phù hợp với nghiên cứu hóa tệ học, còn ngựa thì không.
Các nghiên cứu mang tính chất kinh tế và lịch sử về việc sử dụng tiền và sự phát triển của tiền là một bộ phận không thể tách rời của nghiên cứu hóa tệ học về hiện thân vật chất của tiền tệ.
Từ nguyên.
Từ "numismatics" được chứng thực là sử dụng lần đầu trong tiếng Anh vào năm 1829. Từ này bắt nguồn từ tính từ "numismatic", nghĩa là "của tiền xu". Đây là từ mượn từ tiếng Pháp "numismatiques", bản thân từ tiếng Pháp có nguồn gốc từ tiếng Latinh muộn "numismatis" - hình thức sở hữu cách của "numisma", biến thể của "nomisma", nghĩa là "tiền xu". "Nomisma" là cách Latinh hóa từ tiếng Hi Lạp νόμισμα ("nomisma"), có nghĩa là "tiền xu hiện thời". Trong tiếng Hi Lạp, νόμισμα bắt nguồn từ νομίζω ("nomizō"), nghĩa là "nắm giữ hoặc sở hữu như một thói quen, sử dụng theo lẽ thường". Đến lượt mình, νομίζω bắt nguồn từ νόμος ("nomos"), nghĩa là "sự sử dụng, thói quen". Cuối cùng, νόμος bắt nguồn từ νέμω ("nemō"), nghĩa là "Tôi phân phát, chia nhỏ, chia phần, nắm, giữ". "Hóa tệ học" là phiên âm Hán-Việt của thuật ngữ 貨幣學 mà Trung Quốc (chữ Hán phồn thể: 貨幣學; chữ Hán giản thể: 货币学), Nhật Bản (貨幣学) và Hàn Quốc (Hangul: 화폐학; Hanja: 貨幣學) đều dùng.
Lịch sử hóa tệ học.
Hoạt động sưu tập tiền xu có lẽ đã có từ thời cổ đại. Nhà thơ Italia Francesco Petrarca có viết một lá thư trong đó kể rằng ông thường bị một đám người mang những đồng xu cổ đến mời chào ông mua chúng hoặc nhận diện hình ảnh vị quân chủ được khắc trên đồng xu. Ông được xem là nhà sưu tập tiền xu đầu tiên của thời Phục Hưng. Năm 1355, Petrarca cho Hoàng đế Đế quốc La Mã Thần thánh Charles IV xem một bộ sưu tập tiền xu La Mã.
Quyển sách đầu tiên viết về tiền xu là cuốn "De Asse et Partibus" (1514) của Guillaume Budé. Vào đầu thời Phục Hưng, chỉ có vua chúa và quý tộc châu Âu sưu tập tiền xu cổ. Có thể kể ra đây tên một số nhà sưu tập thời đó: Giáo hoàng Bônifaciô VIII, Hoàng đế La Mã Thần thánh Maximilian, Vua Louis XIV của Pháp, Ferdinand I, Joachim II Hector xứ Brandenburg và Vua Henri IV của Pháp. Hóa tệ học được gọi là "Thú tiêu khiển của vua chúa".
Thế kỉ 19 đánh dấu sự xuất hiện của các hiệp hội chuyên về hóa tệ học. Hội Hóa tệ học Hoàng gia ("Royal Numismatic Society") được thành lập tại Anh vào năm 1836 và ngay lập tức bắt đầu xuất bản tập san mà về sau có tên là "Numismatic Chronicle". Hội Hóa tệ học Hoa Kỳ ("American Numismatic Society") được thành lập năm 1858 và bắt đầu xuất bản tập san "American Journal of Numismatics" vào năm 1866.
Năm 1931, Học viện Anh Quốc ("British Academy") cho ra dự án "Sylloge Nummorum Graecorum" nhằm xuất bản các bộ sưu tập tiền xu của Hi Lạp cổ đại. Năm 1958, số đầu tiên của dự án "Sylloge of Coins of the British Isles" cũng được xuất bản.
Trong thế kỉ 20, tiền xu hay được xem là những vật thể mang tính khảo cổ học. Sau Thế chiến II, ở Đức ra đời dự án "Fundmünzen der Antike" nhằm để đăng ký mọi đồng xu tìm thấy trên lãnh thổ Đức. Nhiều quốc gia đã học theo ý tưởng này của Đức.
Tại Hoa Kỳ, Xưởng đúc tiền xu Hoa Kỳ thiết lập một nhóm lãnh đạo vào năm 1838 khi nhà sưu tập Adam Eckfeldt hiến tặng bộ sưu tập cá nhân của ông. Quyển sách "American Colonial History Illustrated by Contemporary Medals" (1894) của C. Wyllys Betts đã đặt nền tảng cho ngành nghiên cứu các huy chương mang tính lịch sử ở Hoa Kỳ.
Hóa tệ học hiện đại.
Hóa tệ học hiện đại là ngành nghiên cứu tiền xu được đúc kể từ thế kỉ 17 trở về sau, tức là giai đoạn tiền xu được đúc bằng máy. Các nghiên cứu hóa tệ học này đáp ứng nhu cầu của các nhà sưu tập nhiều hơn là của các sử gia. Nó thu hút nhiều dân nghiệp dư hơn là các học giả chuyên nghiệp. Tiêu điểm của hóa tệ học hiện đại là nghiên cứu việc sản xuất và sử dụng tiền trong các văn cảnh mang tính lịch sử bằng cách sử dụng các tài liệu ghi chép của xưởng đúc tiền chẳng hạn nhằm xác định tính hiếm có tương đối của những đồng xu nào đó. Tính đa dạng của đồng xu, lỗi đúc tiền do xưởng gây ra, kết quả của sự hao mòn liên tục của đồng xu, hình ảnh khắc trên tiền xu hay thậm chí là nội hàm chính trị - xã hội của việc đúc tiền xu cũng là những chủ để được người ta quan tâm tìm hiểu.
Phân ngành.
Hóa tệ học có một số phân ngành như "exonumia", "notaphily" và "scripophily".
"Exonumia" là ngành nghiên cứu những vật thể giống như tiền xu (chẳng hạn đồng xu token hoặc huy chương) cũng như các đồ vật được dùng thay cho tiền tệ hợp pháp hoặc dùng để kỉ niệm điều gì đó, chẳng hạn huy chương lưu niệm, thẻ ghi, vật đeo, đồng xu được đóng dấu, đồng nickel bằng gỗ, thẻ tín dụng hoặc những thứ tương tự. Exonumia có quan hệ với hóa tệ học (nghiên cứu về tiền xu với tư cách là tiền tệ hợp pháp). Nhiều nhà sưu tập tiền xu cũng là những nhà nghiên cứu exonumia.
"Notaphily" là ngành nghiên cứu tiền giấy hay giấy bạc ngân hàng. Người ta tin rằng con người sưu tập tiền giấy từ lâu, song họ chỉ bắt đầu sưu tập chúng một cách có hệ thống vào thập niên 1920 tại Đức, đặc biệt là sưu tập sê ri tiền Notgeld. Thập kỉ 1970 chứng kiến bước ngoặt khi notaphily được các nhà sưu tập tiền tách thành môn riêng. Cùng thời gian đó, một số nước phát triển như Mĩ, Đức, Pháp bắt đầu xuất bản các catalog quốc gia về tiền giấy.
"Scripophily" là ngành nghiên cứu và sưu tập chứng khoán. Một số giấy tờ có hình thức đẹp và chứa đựng nội hàm lịch sử thú vị. | 1 | null |
Thể tù là một mảnh vỡ của đá bị bao bọc trong khối đá khác lớn hơn trong khi khối đá bao bọc đó đang nguội lạnh và hóa cứng. Trong địa chất học, "thể tù" cũng được sử dụng để mô tả các đá bị bao bọc trong đá mácma khi nó xâm nhập đi lên trên mặt và phun trào. Các thể tù có thể nằm hoàn toàn trong lò mácma, tách ra từ các tường của ống dẫn phun trào dung nham hoặc vật liệu phun nổ sau đó rơi vào dòng mác-ma đang chảy trên mặt.
Đối với các loại đá mác-ma chứa các thể tù thì các thể tù này có tuổi cổ hơn đá chứa nó, và ngược lại với các đá trầm tích. | 1 | null |
Truyền hình Đắc Lộ là kênh truyền hình tư nhân của Giáo hội Công giáo có trụ sở tại Sài Gòn, do các tu sĩ Dòng Tên tại Việt Nam điều hành. Truyền hình Đắc Lộ được phát trên Đài truyền hình Việt Nam (miền Nam), tồn tại từ năm 1972 đến 1975, sau đó toàn bộ cơ sở vật chất của nó chuyển giao cho "Truyền hình Giải phóng cơ sở II" và sau này là Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh.
Lịch sử.
Vào những năm 1968 và 1969, chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã đề nghị các linh mục, tu sĩ Dòng Tên ở Việt Nam mở trường đại học để tiếp nối công việc giáo dục từ cấp tiểu học, trung học. Sau khi nghiên cứu tình hình dân chúng, mức sống và trình độ kiến thức, Dòng Tên nhận thấy rằng mở trường đại học không phải là một nhu cầu cấp bách của họ trong thời điểm đó, mà phải ưu tiên phổ biến kiến thức cho người dân nghèo không có điều kiện học hành thông qua truyền hình đại chúng nên họ quyết định thành lập kênh truyền hình giáo dục.
Nhà dòng có linh mục người Ý tên Sesto Quercetti (tên Việt là Hoàng Văn Lục) ông là người có kinh nghiệm về giáo dục trên truyền hình và khá giỏi tiếng Việt nên đã được mời gọi làm giám đốc. Các tu sĩ được cử đi Anh để học một khóa huấn luyện của Trung tâm Truyền hình Giáo dục Hải ngoại (Center for Educational Television Overseas) để nắm được nghệ thuật và kỹ thuật chuyên môn cần thiết cho lĩnh vực sư phạm mới mẻ này. Cuối dùng, vào năm 1972, Truyền hình Đắc Lộ được thành lập và có trụ sở tại đường Yên Đỗ, Sài Gòn (nay là đường Lý Chính Thắng).
Truyền hình Đắc Lộ đã tiến hành điều tra, nghiên cứu, học hỏi, tiếp thu từ mọi giới, mọi cảnh ngộ để cho ra đời lần lượt các chương trình sau:
Truyền hình Đắc Lộ truyền đạt bài học bằng những hoạt cảnh, vở kịch (hài kịch, cải lương), câu chuyện dễ gây hứng thú để khán giả bình dân dễ nhớ và truyền đạt lại cho người khác. Các sản phẩm chương trình của họ được thuê kênh để phát trên Đài truyền hình Việt Nam (Sài Gòn) nhưng không đáp ứng được thời lượng vì đài truyền hình thời đó quan tâm về thời sự và chính trị nhiều hơn. Vì thế, Truyền hình Đắc Lộ phải thiết lập thêm các câu lạc bộ truyền hình (téléclub) để đem phim đi chiếu lưu động trong dân chúng, nhất là ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, vì thời đó không phải gia đình nào cũng có tivi nên nhiều giáo xứ đã dựng các điểm xem truyền hình công cộng cho cả khu dân cư, do chính quyền ở cấp cơ sở điều hành hoạt động. Đài truyền hình Đắc Lộ đã làm cho số lượng các chương trình ở Sài Gòn phong phú hơn, đa dạng hơn. Một số các chương trình văn hoá, khoa học, giáo dục, y tế, phổ biến kiến thức, có những yếu tố tích cực nhất định.
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Đài truyền hình Giải phóng cử phái đoàn đến trụ sở Truyền hình Đắc Lộ để xem xét, tìm hiểu cơ cấu và nội dung của họ. Các cán bộ tỏ ra vui vẻ và hết sức ngạc nhiên là kho băng video của Truyền hình Đắc Lộ không hề đề cập đến tôn giáo, mặc dầu ban lãnh đạo Truyền hình Đắc Lộ hầu hết là tu sĩ Công giáo mà toàn nội dung đều nhắm đến việc truyền đạt kiến thức cơ bản để nâng cao cuộc sống và phẩm giá người nghèo, giới lao động vô sản là chính.
Ngày 3 tháng 10 năm 1975, kênh truyền hình giáo dục được phát sóng trở lại, các nhân viên Truyền hình Đắc Lộ tiếp tục phát sóng trở lại. Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị của Truyền hình Đắc Lộ được chính quyền mới tiếp quản với danh xưng là Cơ sở II của Truyền hình Giải phóng, một số nhân sự của Truyền hình Đắc Lộ cũng được phục vụ trong Truyền hình Giải phóng. Năm 1976, linh mục Sesto Quercetti rời Việt Nam, và về sau ông làm việc cho Ban Việt Ngữ Đài phát thanh Vatican. Cho đến năm 1977, khi Truyền hình Giải phóng mang tên mới là Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh thì vai trò của Truyền hình Đắc Lộ cũng chấm dứt từ đó. | 1 | null |
Cashflow là một trò chơi dựa trên cuốn sách Dạy con làm giàu (Rich Dad Poor Dad) của Robert Kiyosaki. Mục đích của trò chơi để dạy cho người chơi cách quản lý dòng tiền.
Thành phần.
Bộ Cashflow 101 giống như một bước đệm, mang lại cho người chơi những kiến thức và tư duy ban đầu, còn mang tính may rủi. Nhưng khi chơi đến Cashflow 202, người chơi sẽ phải suy tính nhiều hơn, phải tư duy nhiều hơn, và đồng thời học hỏi được nhiều hơn những kiến thức về tài chính, biết phải sử dụng đồng tiền ra sao cho hợp lý.
Cách chơi.
Rat Race.
Đây là cửa ải đặt ra cho người chơi những thách thức từ sự luẩn quẩn, bế tắc về tài chính mà một người thường gặp phải. Bạn sẽ chiến thắng ở vòng thi này khi tạo được dòng thu nhập thụ động lớn hơn tổng chi phí hàng tháng.
Fast Track.
Khi đủ sức "mua" những giấc mơ của mình, bạn sẽ trở thành những người giàu bắt đồng tiền làm việc cho mình. Một khi giành được chiến thắng trong Cashflow, cũng có nghĩa là bạn đã có thể hoàn toàn tự tin với tư duy tài chính và túi tiền của mình trong cuộc sống thực tế.
Phiên bản Tiếng Việt.
Bộ trò chơi Cashflow phiên bản Tiếng Việt bàn cứng được sản xuất theo bản gốc của thương hiệu RichDad giúp người Việt chơi, hiểu và áp dụng được vào cuộc sống.
Bộ trò chơi gồm:
Mẹo.
Nên trả hết tiền chi phí để tăng thêm tiền thu nhập bị động để ra khỏi vòng rate race | 1 | null |
Hedenbergit là một khoáng vật giàu sắt trong nhóm pyroxene kết tinh theo hệ một nghiêng có công thức hóa học CaFeSi2O6. Loại khoáng vật này cực kỳ hiếm gặp ở dạng chất tinh khiết, và thường phải tổng hợp trong phòng thí nghiệm. Nó được đặt theo tên Ludwig Hedenberg năm 1819, ông này là người đầu tiên mô tả khoáng vật này. Các đá biến chất tiếp xúc có nhiều sắt là môi trường địa chất thuận lợi để tạo ra hedenbergit. Loại khoáng vật này là duy nhất do nó có thể được tìm thấy trong chondrit và skarn (đá biến chất calci-silicat). | 1 | null |
Lý Tùng Kha () (11 tháng 2 năm 885 – 11 tháng 1 năm 937), sử gọi là Hậu Đường Mạt Đế (後唐末帝) hay Hậu Đường Phế Đế (後唐廢帝) là hoàng đế cuối cùng của triều Hậu Đường thời Ngũ Đại Thập Quốc. Ông là con nuôi của Hậu Đường Minh Tông Lý Tự Nguyên, đoạt lấy ngôi vua sau khi lật đổ Hậu Đường Mẫn Đế Lý Tùng Hậu - con đẻ của Minh Tông. Sau đó, ông lại bị em rể là Thạch Kính Đường lật đổ với sự hỗ trợ của Khiết Đan. Khi liên quân của Thạch Kính Đường và Khiết Đan đánh bại quân Hậu Đường, Lý Tùng Kha cùng hoàng thất và các triều thần trung thành tự thiêu tập thể tại kinh thành.
Thân thế.
Lý Tùng Kha sinh ngày 23 tháng 1 năm Ất Tị (11 tháng 2 năm 885, thời Đường Hy Tông) tại Bình Sơn. Ông vốn mang họ Vương, mẹ mang họ Ngụy, cả hai đều là người Bình Sơn.
Đến thời gian niên hiệu Cảnh Phúc (892-893) thời Đường Chiêu Tông, khi Lý Tự Nguyên- đang là bộ tướng dưới quyền cha nuôi Hà Đông tiết độ sứ Lý Khắc Dụng- đang lược đoạt khu vực dưới sự chỉ huy của Lý Khắc Dụng, Lý Tự Nguyên bắt mẹ con Ngụy thị đem về làm thiếp. Lý Tự Nguyên nhận nuôi và đặt tên ông là Tùng Kha. (Lý Tùng Kha có lẽ lớn tuổi hơn tất cả các con đẻ của Lý Tự Nguyên, do độ tuổi của Lý Tùng Thẩm (李從審) và Lý Tùng Vinh không được ghi lại, còn Lý Tùng Hậu và Lý Tùng Ích, được sinh khá lâu sau đó.) Ông có tiểu tự là "Nhị Thập Tam", hay gọi tắt là "A Tam" theo sinh nhật của mình.
Khi còn nhỏ, Lý Tùng Kha được miêu tả là cẩn trọng và ít nói. Theo một tường thuật mà Lý Tự Nguyên nêu ra sau này, gia cảnh của Lý Tự Nguyên đương thời không giàu sang, và thường không đủ tiền sinh hoạt. Lý Tùng Kha giúp đỡ gia đình bằng cách thu lượm vôi và phân ngựa về để dùng hoặc bán. Ngụy thị mất vào năm sau khi bà bị bắt và được an táng tại Thái Nguyên, thủ phủ của Hà Đông.
Thời Tấn.
Sau khi triều Đường sụp đổ, lãnh địa của Lý Khắc Dụng trở thành nước Tấn và Lý Khắc Dụng cai trị với tước Tấn vương, sau khi Lý Khắc Dụng mất, con thân sinh là Lý Tồn Úc kế tập tước Tấn vương. Lý Tự Nguyên là một trong các tướng chính của Lý Tồn Úc, còn Lý Tùng Kha phụng sự dưới quyền cha nuôi. Theo ghi chép, Lý Tùng Kha là người mạnh mẽ và cao hơn bảy xích, má vuông mình lớn, tài mạo hùng vĩ, dũng mãnh cương nghị, được Lý Tự Nguyên rất yêu mến. Lý Tùng Kha theo Lý Tự Nguyên đánh dẹp, do nỗ lực chiến đấu nên có được danh tiếng, khiến Lý Tồn Úc (cùng tuổi với Lý Tùng Kha và là một chiến binh hung mãnh) từng nói "A Tam không chỉ cùng tuổi với ta, [tính] cảm chiến cũng giống nhau." Lý Tùng Kha cùng cha đem 3.000 kỵ binh làm tiền phong đi chiến đấu với Khiết Đan vào năm 917.
Cuối năm 918, Lý Tồn Úc muỗn tiến hành một chiến dịch lớn để tiêu diệt kình địch Hậu Lương ở phía nam, đích thân dẫn quân nam hạ hướng đến kinh thành của Hậu Lương là Đại Lương. Đến tháng 1 DL năm 919, Lý Tồn Úc chạm trán với đại quân của Hậu Lương dưới quyền Bắc diện hành doanh chiêu thảo sứ Hà Côi, tại Hồ Liễu Pha , ở bờ nam Hoàng Hà. Quân Tấn ban đầu giành được thắng lợi, song sau đó do nhầm lẫn về thông tin nên quân Tấn nghĩ rằng mình chiến bại rồi suy sụp. Trong hỗn loạn, đại tướng Chu Đức Uy bị giết, Lý Tự Nguyên mất liên lạc với Lý Tồn Úc, còn Lý Tùng Kha nằm trong một nhóm nhỏ binh sĩ tháp tùng Lý Tồn Úc. Lý Tự Nguyên cho rằng Lý Tồn Úc đã vượt sang bờ bắc Hoàng Hà nên quyết định vượt sông, trong khi Lý Tồn Úc vẫn phải vật lộn tìm đường. Lý Tùng Kha cùng các bộ tướng khác và các bộ tốt sau đó chiếm được một gò đất, cho phép Lý Tồn Úc có được một vị trí cao để tiến hành một cuộc phản công. Quân Tấn phản công thành công, giết được một lượng lớn binh sĩ Hậu Lương, dẫn tới kết quả tổng thể là hai bên đều chịu thiệt hại nặng nề, mất khoảng 2/3 binh sĩ và không thể tiến đánh lẫn nhau trong một thời gian sau đó. Đến cuối trận chiến, Lý Tồn Úc chiếm được Bộc Dương, một lộ điểm để có thể rút lui về lãnh thổ Tấn. Lý Tòng Kha cũng góp công vào thắng lợi của cuộc phản kích. Lý Tự Nguyên hay tin Lý Tồn Úc đang ở Bộc Dương thì quay trở lại Hà Nam và gặp được Lý Tồn Úc. Lý Tồn Úc không hài lòng và nói: "Công cho là ta đã chết? vượt sông làm gì?" Lý Tự Nguyên cúi đầu sát đất tạ tội. Lý Tồn Úc thấy Lý Tùng Kha có công, nên chỉ ban rượu đại chung cho Lý Tự Nguyên để trách phạt, song từ đó đối xử sảo bạc với Lý Tự Nguyên.
Thời Trang Tông.
Năm 922, Lý Tồn Úc xưng là hoàng đế, lập nước Hậu Đường. Tuy nhiên, đương thời Hậu Đường phải chịu áp lực quân sự đến từ Hậu Lương và Khiết Đan, cung ứng thực phẩm và sĩ khí của quân đội ở mức thấp. Vào lúc này, đại quân của Hậu Lương nằm dưới quyền chỉ huy của Thiên Bình tiết độ sứ Đái Tư Viễn, Đái Tư Viễn để Lư Thuận Mật (盧順密), Lưu Toại Nghiêm (劉遂嚴), và Yến Ngung (燕顒) ở lại trấn thủ Vận châu, thủ phủ của Thiên Bình. Tuy nhiên, không lâu sau khi Lý Tồn Úc xưng đế, Lư Thuận Mật trốn thoát sang Hậu Đường và tiết lộ rằng Vận châu chỉ có dưới 1.000 lính phòng vệ, và rằng Lưu Toại Nghiêm và Yến Ngung mất lòng binh sĩ, Hậu Đường có thể tập kích để đoạt lấy. Do Vận châu nằm sâu trong lãnh thổ Hậu Lương ở Hà Nam, hầu hết tướng của Hậu Đường Trang Tông, gồm cả Xu mật sứ Quách Sùng Thao, phản đối đề xuất của Lư Thuận Mật, cho rằng điều này nguy hiểm và vô ích. Tuy nhiên, Lý Tự Nguyên vì muốn lập công để khôi phục quan hệ với Trang Tông, do vậy đề xuất để mình đảm đương nhiệm vụ. Trang Tông chấp thuận, và đến ngày Nhâm Dần (28) tháng 4 nhuận năm Quý Mùi (15 tháng 6 năm 923) cho Lý Tự Nguyên đem theo 5.000 tinh binh từ Đức Thắng đến Vận châu, lợi dung ban đêm nhanh chóng tiến quân. Quân của Lý Tự Nguyên đến dưới thành mà người Vận châu không biết, Lý Tùng Kha cầm quân tiền phong trèo lên tường thành. Sau khi Lý Tự Nguyên chiếm được thành Vận châu, người này được Trang Tông bổ nhiệm làm Thiên Bình tiết độ sứ và giữ thành trong vài tháng, quân Hậu Lương (đương thời dưới quyền Vương Ngạn Chương) thất bại trong việc cắt đường tiếp tế giữa Vận châu với lãnh thổ còn lại của Hậu Đường.
Hoàng đế Hậu Lương là Chu Hữu Trinh sau đó quyết định cho Đoàn Ngưng thay thế Vương Ngạn Chương, Đoàn Ngưng vượt Hoàng Hà và tiến đến Thiền châu và chuẩn bị một chiến dịch tấn công Hậu Đường:
Tháng 9 ÂL, Vương Ngạn Chương dẫn binh vượt sông Vấn, tương công Vận châu, Lý Tự Nguyên khiển Lý Tùng Kha đem kỵ binh nghịch chiến, đánh bại quân tiền phong của Hậu Lương, bắt được 300 tướng sĩ, giết được 200 người, khiến Vương Ngạn Chương phải triệt thoái về giữ Trung Đô. Hậu Đường Trang Tông thêm quyết tâm sau chiến thắng của Lý Tùng Kha, sau đó đánh vào sườn quân Đoàn Ngưng và tiến đến Vận châu để hội quân với Lý Tự Nguyên. Sau đó, quân Hậu Đường tiến công Trung Đô, đánh bại và bắt được Vương Ngạn Chương và Trương Hán Kiệt, sau đó tiến thẳng về kinh thành của Hậu Lương. Hoàng đế Chu Trấn của Hậu Lương thấy không còn hy vọng nên tự sát vào ngày 18 tháng 11, Hậu Lương diệt vong. Hậu Đường Trang Tông tiến vào Đại Lương và nói với Lý Tự Nguyên, "Ta có Thiên hạ cũng là nhờ công của cha con khanh, cùng các ngươi chung hưởng thiên hạ." Trang Tông sau Lý Tùng Kha đi chiếm vị trí tại Phong Khâu, có vẻ do lo sợ rằng Đoàn Ngưng và Đỗ Yến Cầu có thể tiếp tục kháng cự, song hai người này sau đó lần lượt đến Phong Khâu và đầu hàng Lý Tùng Kha.
Ngáy Ất Tị (7) tháng 3 năm Giáp Thân (13 tháng 4 năm 924), do Khiết Đan xâm phạm, Bắc Kinh (tức Thái Nguyên) tả sương mã quân chỉ huy sứ Lý Tùng Kha cùng Hoành Hải tiết độ sứ Lý Thiệu Bân chỉ huy kỵ binh phòng thủ. Ngày Đinh Dậu (5) tháng 3 năm Ất Dậu (31 tháng 3 năm 925), Lý Tự Nguyên dâng biểu xin cho Vệ châu thứ sử Lý Tùng Kha được làm Bắc Kinh nội nha mã bộ đô chỉ huy sứ để được gần gia đình, tuy nhiên Hậu Đường Trang Tông tức giận cho là Tự Nguyên quá cả gan, truất Lý Tùng Kha làm Đột kỵ chỉ huy sứ, chỉ huy vài trăm người phòng thủ trấn Thạch Môn. Điều này khiến Lý Tự Nguyên lo sợ, còn cơn giận của Hậu Đường Trang Tông giảm bớt qua thời gian. (Có vẻ như trong khoảng thời gian này, trong một dịp khi Lý Tùng Kha còn ở Trấn châu, thủ phủ của Thành Đức, là nơi Lý Tự Nguyên làm tiết độ sứ, Lý Tùng Kha và thân tín của Lý Tự Nguyên là An Trọng Hối có tranh cãi trong một bữa tiệc. Lý Tùng Kha đánh An Trọng Hối, An Trọng Hối phải chạy trốn. Lý Tùng Kha hết say thì đến tạ tội với An Trọng Hối, An Trọng Hối mặc dù chấp nhận song trong lòng mang mối hận với Lý Tùng Kha.)
Năm 926, Hậu Đường nổ ra nhiều cuộc binh biến chống lại triều đình, Hậu Đường Trang Tông sau Lý Tự Nguyên đem quân đi trấn áp cuộc nổi dậy tại Nghiệp Đô, song các binh sĩ của Lý Tự Nguyên lại tiến hành binh biến và buộc ông phải tham gia nổi dậy cùng binh sĩ tại Nghiệp Đô. Lý Tự Nguyên quyết định quay sang chống Lý Tồn Úc, tiền về phía nam hướng đến Đại Lương và kinh thành đương thời là Lạc Dương. Lý Tùng Kha đem binh sĩ dưới quyền đến hội quân với Ngu hầu tướng Vương Kiến Lập tại Trấn châu, sau đó tiến tiếp về phía nam tăng viện cho Lý Tự Nguyên. Lý Tự Nguyên nhanh chóng tiến vào Đại Lương rồi tiến hướng đến Lạc Dương. Trước khi Lý Tự Nguyên đến Lạc Dương, Lý Tồn Úc bị sát hại trong một cuộc binh biến tại Lạc Dương, Lý Tự Nguyên vào Lạc Dương và xưng là giám quốc, do khi đó còn lưỡng lự về việc có nên ủng hộ con cả của Trang Tông là Ngụy vương Lý Kế Ngập hay không (người này đang trở về sau khi chinh phục Tiền Thục).
Thời Minh Tông.
Tuy nhiên, Lý Tự Nguyên sau đó quyết định chống lại Lý Kế Ngập, cử Lý Tùng Kha đến Hộ Quốc vào ngày Kỷ Hợi (13) tháng 4 (27 tháng 5 năm 926) và cử Thạch Kính Đường đến Bảo Nghĩa để làm lưu hậu và phòng thủ trước khả năng bị Lý Kế Ngập tiến công. Tuy nhiên, Lý Kế Ngập bị binh sĩ bỏ rơi nên quyết định tự sát. Lý Tự Nguyên sau đó xưng đế. Đầu niên hiệu Thiên Thành (926-930), Lý Tùng Kha được bổ nhiệm làm tiết độ sứ của Hộ Quốc. Sang tháng 2 ÂL năm sau, được thêm chức Kiểm hiệu thái bảo và Đồng bình chương sự, đến tháng 11 ÂL lại được giữ thêm chức Kiểm hiệu thái phó và đến năm 930 (niên hiệu Trương Hưng năm thứ 1) thì thì được thêm chức Kiểm hiệu thái úy.
Vào đầu thời gian trị vì của Hậu Đường Minh Tông Lý Tự Nguyên, An Trọng Hối trở thành xu mật sứ và là quan lại quyền lực nhất trong triều, đến mức cả các hoàng tử Lý Tùng Vinh và Lý Tùng Hậu phải cung kính. An Trọng Hối vẫn nhớ thù xưa, bắt đầu nói xấu Lý Tùng Kha với Lý Tự Nguyên, song Minh Tông ban đầu không nghe theo. Năm 930, An Trọng Hối giả mệnh lệnh của Minh Tông cho Hà Đông nha nội chỉ huy sứ Dương Ngạn Ôn (楊彥溫), thuộc cấp của Lý Tùng Kha, lệnh phải đuổi Lý Tùng Kha. Dương Ngạn Ôn tìm được cơ hội khi Lý Tùng Kha ra ngoài thành Hà Trung (thủ phủ của Hộ Quốc) duyệt mã, Dương Ngạn Ôn cho đóng cổng thành, từ chối cho Lý Tùng Kha vào thành. Khi Lý Tùng Kha sai người đi hỏi nguyên nhân, Dương Ngạn Ôn đáp: "Ngạn Ôn không dám phụ ơn, nhận mệnh lệnh của Xu mật viện, mời Công vào triều". Lý Tùng Kha quyết định tiến về Lạc Dương song dừng chân tại Ngu Hương và cho người báo lại sự việc cho Minh Tông. Minh Tông biết tin thì ngờ vực, song An Trọng Hối chối việc có bất cứ liên lạc nào với Dương Ngạn Ôn và nói rằng Dương Ngạn Ôn là gian nhân. Minh Tông khiển các tướng Sách Tự Thông (索自通) và Dược Ngạn Trù (藥彥稠) đem quân thảo phạt Dương Ngạn Ôn, với lệnh rằng Dương Ngạn Ôn phải bị bắt sống để Minh Tông có thể gặp mặt tra hỏi. Tuy nhiên, khi Sách Tự Thông và Dược Ngạn Trù chiếm được Hà Trung vào ngày Tân Hợi (18) tháng 4 (18 tháng 5), họ lại chém Dương Ngạn Ôn, Minh Tông rất tức giận song không trừng phạt họ.
An Trọng Hối sau đó xúi giục các tể tướng Phùng Đạo và Triệu Phượng tấu với Minh Tông rằng Lý Tùng Kha không kiểm soát được trấn, cần phải bị trừng phạt. Tuy nhiên, Minh Tông từ chối ngay cả khi đích thân An Trọng Hối đề cập đến vấn đề này, song lệnh cho Lý Tùng Kha quay trở về phủ tại kinh thành. Sau khi Sách Tự Thông được bổ nhiệm làm Hộ Quốc tiết độ sứ, An Trọng Hối xúi giục người này vu cáo Lý Tùng Kha tự tạo vũ khí. Theo ghi chép, nhờ có ái phi của Minh Tông là Vương đức phi bảo hộ nên Lý Tùng Kha mới được miễn. Các sĩ đại phu không dám qua lại với Lý Tùng Kha, ngoại trừ Lã Kỳ sống gần đó, mỗi khi tấu thỉnh, Lý Tùng Kha thường bàn bạc trước với Lã Kỳ. Lý Tòng Kha lo sợ An Trọng Hối đa phương hãm hại, chỉ đọc kinh Phật và cầu nguyện.
Năm 931, An Trọng Hối bị mất quyền lực, bị phế chức xu mật sứ và cuối cùng bị hành quyết. Sau khi An Trọng Hối bị loại bỏ, Minh Tông triệu kiến Lý Tùng Kha và khóc nói: "Nếu [ta] theo ý của Trọng Hối, ngươi sao có thể lại thấy ta!". Ngày Bính Dần (8) tháng 3 (29 tháng 3), Lý Tùng Kha được bổ nhiệm làm Tả vệ đại tướng quân. Đến ngày Ất Sửu (9) tháng 6 (26 tháng 7), Lý Tùng Kha được phục chức Đồng bình chương sự, đảm nhiệm chức Tây Đô lưu thủ tại Trường An. Ngày Canh Tý (20) tháng 7 năm Nhâm Thìn (24 tháng 8 năm 932), Lý Tùng Kha được chuyển sang giữ chức Phượng Tường tiết độ sứ. Ngày Mậu Dần (3) tháng 5 năm Quý Tị (29 tháng 5 năm 933), Minh Tông lập Lý Tùng Kha làm Lộ vương, đồng thời cũng phong vương cho hoàng tử Lý Tùng Ích và các tụng tử Lý Tùng Ôn (李從溫), Lý Tùng Chương (李從璋), và Lý Tùng Mẫn (李從敏).
Cũng trong năm 933, Minh Tông lâm bệnh nặng, hoàng tử Lý Tùng Vinh sợ rằng sẽ không thể kế vị nên cố dùng vũ lực đoạt quyền, song thất bại và bị giết. Sau khi Minh Tông mất, Lý Tùng Hậu đăng cơ kế vị vào ngày Quý Mão (1) tháng 12 (20 tháng 12).
Thời Mẫn Đế.
Chính quyền của Lý Tùng Hậu do các Xu mật sứ Chu Hoằng Chiêu và Phùng Vân chi phối, họ lo sợ cả Lý Tùng Kha và Hà Đông tiết độ sứ Thạch Kính Đường (kết hôn với công chúa của Lý Tự Nguyên), do cả hai từng có thời gian dài theo Minh Tông chinh phạt lập công và có được sự ủng hộ lớn trong quân đội Hậu Đường. Ngờ vực của họ bắt nguồn từ việc khi Minh Tông lâm bệnh, Lý Tòng Kha nhiều lần khiển phu nhân đến kinh thành dò xét, khi Minh Tông mất ông cũng cáo bệnh không đến dự tang lễ. Họ bãi chức Khống hạc đô chỉ huy sứ của Lý Trọng Cát (李重吉), trưởng tử của Lý Tùng Kha, và cử đi nhậm chức Bạc châu đoàn luyện sứ, trong khi lại triệu con gái của Lý Tùng Kha là Lý Huệ Minh (李惠明) vào cung, trong khi bà đang là ni cô tại Lạc Dương, khiến Lý Tùng Kha trở nên sợ hãi.
Tháng 2 năm Giáp Ngọ (934), Chu Hoằng Chiêu và Phùng Vân không muốn để Thạch Kính Đường và Lý Tùng Kha cố thủ tại trấn của họ, do vậy họ quyết định chuyển Lý Tùng Kha đến Hà Đông làm tiết độ sứ và kiêm Bắc Đô lưu thủ, chuyển Thạch Kính Đường từ Hà Đông đến Thành Đức, và chuyển Thành Đức tiết độ sứ Phạm Diên Quang đến Thiên Hùng. Họ làm vậy mà không cần Lý Tùng Hậu giáng chế thư, mà chỉ cứ sứ thần đem lệnh từ Xu mật viện đến trấn. Lo sợ trước những tác động, đặc biệt là khi triều đình mệnh Dương vương Lý Tùng Chương tạm quyền cai quản Phượng Tường, mà Lý Tùng Chương lại có tiếng là thô thiển, từng chính tay giết An Trọng Hối. Lý Tùng Kha thảo luận với tướng tá của mình, họ đều khuyên ông nổi dậy. Lý Tùng Kha nghe theo, tuyên bố rằng Chu Hoằng Chiêu và Phùng Vân giết trưởng lập thiếu, chuyên chế triều quyền.
Tuyên bố của Lý Tùng Kha ban đầu thu hút được rất ít sự ủng hộ từ các trấn khác, hầu hết sứ giả của Lý Tùng Kha bị bắt giữ. Ngày Tân Mão (21) tháng 2 (7 tháng 4), Lý Tùng Hậu bổ nhiệm Vương Tư Đồng làm Tây diện hành doanh mã bộ quân đô bộ thự, Dược Ngạn Trù làm phó, đem quân thảo phạt Lý Tùng Kha. Ngày Ất Mão (15) tháng 3 (1 tháng 5), các đạo binh của triều đình tập hợp dưới chân thành Phượng Tường và đánh thành, trong thành người chết rất nhiều, đến ngày Bính Thìn hôm sau lại tiến công thành, thành chuẩn bị thất thủ. Phượng Tường thành thấp hào nông, khó mà phòng thủ, lòng người nguy cấp, Lý Tùng Kha lên thành khóc nói với quân bên ngoài:
Nhiều binh sĩ triều đình đã sẵn có ý ủng hộ Lý Tùng Kha, lời của Lý Tùng Kha khiến họ cảm động. Đến khi tướng triều đình là Trương Kiền Chiêu (張虔釗) buộc sĩ tốt phải leo thang lên tường thành Phượng Tường và đe dọa họ bằng lưỡi đao, sĩ tốt tức giận làm phản. Vũ lâm chỉ huy sứ Dương Tư Quyền (楊思權) nhân cơ hội đem binh sĩ trốn thoát sang phía Lý Tùng Kha, tạo ra tâm lý hoang mang trong quân đội triều đình. Hầu hết đầu hàng Lý Tùng Kha, trong khi Vương Tư Đồng và Dương Ngạn Trù chạy trốn song cuối cùng vẫn bị bắt.
Lý Tùng Kha sau đó đem quân tiến về Lạc Dương, Lý Tùng Hậu cho xử tử Lý Trọng Cát và Lý Huệ Minh, giao các toán quân còn lại cho Khang Nghĩa Thành (康義誠) vào ngày Quý Hợi (23) tháng 3 (9 tháng 5), lệnh đem quân tiến về phía tây chống Lý Tùng Kha. Tuy nhiên, Khang Nghĩa Thành do có kế hoạch từ trước nên khi gặp Lý Tùng Kha thì đầu hàng. Đêm ngày Mậu Thìn (28) tháng 3 (14 tháng 5), Lý Tùng Hậu chạy khỏi kinh thành.
Khi bá quan tại Lạc Dương đề nghị trao hoàng vị cho Lý Tùng Kha, Lý Tùng Kha ban đầu từ chối. Tuy nhiên, ngày Quý Dậu (4) tháng 4 (19 tháng 5), Tào thái hậu hạ lệnh phế Lý Tùng Hậu và giáng làm Ngạc vương. Ngày Giáp Tuất (5) tháng 4 (20 tháng 5), Tào thái hậu lệnh Lý Tùng Kha tức đế vị. Đến ngày Ất Hợi (6) tháng 4 (21 tháng 5), Lý Tùng Kha tức vị. Lý Tùng Kha sau đó sai Vương Loan (王巒) đem rượu độc đến Vệ châu giết Lý Tùng Hậu, nơi phế đế đang ở, Khổng hoàng hậu và bốn hoàng tử của Lý Tùng Hậu cũng bị giết.
Trị vì.
Lý Tùng Kha phải đương đầu với thực tế là quốc khố không đủ để ban thưởng như ông từng hứa với các binh sĩ Phượng Tường và các binh sĩ triều đình quy phục ông. Nghe theo ý của học sĩ Lý Chuyên Mỹ (李專美), Lý Tùng Kha giảm khao thưởng theo tình hình quốc khố, khiến lòng quân oán giận.
Một vấn đề khác là Thạch Kính Dường, người này mặc dù là em rể song là kình địch với ông một thời gian dài. Tào thái hậu và vợ chính của Thạch Kính Đường là Tấn quốc công chúa đều thỉnh xin cho Thạch Kính Đường được phép trở về Hà Đông, song những người thân tín của Lý Tùng Kha hầu hết đều chủ trương để Thạch Kính Đường ở lại Lạc Dương. Tuy nhiên, Xu mật sứ Hàn Chiêu Dận và Lý Chuyên Mỹ cho rằng giữ Thạch Kính Đường ở lại Lạc Dương sẽ khiến một người em rể khác là Tuyên Vũ tiết độ sứ Triệu Diên Thọ và cha là Lư Long tiết độ sứ Triệu Đức Quân cảm thấy lo sợ. Do Thạch Kính Đường khi đó có thể trạng yếu (sau một thời giam ốm đau kéo dài), Lý Tùng Kha cho rằng Thạch Kính Đường không còn là mối đe dọa sau này, và do đó cử Thạch Kính Đường quay trở lại Hà Đông.
Năm 935, Đoan Thuận hoàng hậu Tiêu Thị phái sứ giả từ vương quốc Đông Đan (đời vua Gia Luật Nguyễn) sang nhà Hậu Đường của Lý Tùng Kha để bang giao và triều cống.
Trong năm 935, hoàng đế Gia Luật Đức Quang của Đại Khiết Đan quốc nhiều lần phái quân Khiết Đan xâm nhập lãnh thổ Hậu Đường. Trong lãnh thổ Hậu Đường lại xảy ra nhiều trận lụt và hạn hán, do vậy xảy ra nạn đói và tình trạng dân lưu tán. Thạch Kính Đường và Triệu Đức Quân nhiều lần yêu cầu tăng viện để chống Khiết Đan, người dân Hậu Đường bị quá sức. Hơn nữa, trong một lần khi một sứ thần của triều đình đưa quân phục đến cho binh sĩ của Thạch Kính Đường, binh sĩ của Thạch Kính Đường nhiều lần hô vạn tuế. Thạch Kính Đường cho xử tử 36 binh sĩ đề xướng, song Lý Tùng Kha vẫn ngờ vực Thạch Kính Đường, và do đó đến ngày Ất Tị (13) tháng 7 (14 tháng 8) thì bổ nhiệm Vũ Ninh tiết độ sứ Trương Kính Đạt làm phó của Thạch Kính Đường, tức Bắc diện hành doanh phó tổng quản, nhằm phân tán quyền lực của Thạch Kính Đường.
Đến mùa xuân năm 936, căng thẳng giữa Lý Tùng Kha và Thạch Kính Đường trở nên gay gắt, Thạch Kính Đường tận thu của cải và củng cố tại Hà Đông, mọi người đều cho rằng Thạch Kính Đường có ý muốn làm phản. Khi Tấn quốc trưởng công chúa đến Lạc Dương chúc thọ Lý Tùng Kha, sau khi chúc rượu và xin về Hà Đông, Lý Tùng Kha say và nói "Sao không ở lại thêm mà vội về. Muốn cùng Thạch lang phản chăng". Thạch Kính Đường biết tin thì càng lo sợ.
Các học sĩ Lý Tung và Lã Kỳ cho rằng giải pháp là liên minh với Khiết Đan. Họ đề nghị phóng thích một lượng nhất định các tướng sĩ Khiết Đan bị bắt trước đây và mỗi năm tặng cho Khiết Đan một lượng tiền nhất định. Tể tướng Trương Diên Lãng ủng hộ đề xuất này. Tuy nhiên, một học sĩ khác là Tiết Văn Ngộ (薛文遇) phản đối vì cho rằng Khiết Đan sẽ cầu hòa thân, điều mà Tiết Văn Ngộ cho là sỉ nhục. Lý Tùng Kha do đó ngưng lại đề xuất và giáng chức Lã Kỳ.
Ngày Tân Mão (3) tháng 5 năm Bính Thân (26 tháng 5 năm 936), theo đề xuất của Tiết Văn Ngộ, Lý Tùng Kha hạ chỉ chuyển Thạch Kính Đường từ Hà Đông đến Thiên Bình. Thạch Kính Đường lo sợ nên tiến hành nổi loạn. Ngày Ất Tị tháng 5 (9 tháng 6), Lý Tùng Kha bổ nhiệm Trương Kính Đạt kiêm Thái Nguyên tứ diện bài trần sứ, chỉ huy quân triều đình thảo phạt Thạch Kính Đường, Trương Kính Đạt nhanh chóng bao vây Thái Nguyên song không thể nhanh chóng chiếm được thành. Thạch Kính Đường cầu viện Hoàng đế Khiết Đan Gia Luật Đức Quang, hứa rằng nếu Gia Luật Đức Quang đồng ý hỗ trợ mình làm hoàng đế thì sẽ cắt Yên Vân thập lục châu (gồm toàn bộ trấn Lư Long và các châu bắc bộ của trấn Hà Đông) cho Khiết Đan. Gia Luật Đức Quang chấp thuận, sau đó tiến đến Hà Đông, đánh bại quân Hậu Đường dưới quyền Trương Kính Đạt. Tàn quân của Trương Kính Đạt sau đó bị liên quân Khiết Đan-Hà Đông bao vây tại Tấn An trại gần Thái Nguyên.
Trong khi Tấn An trị bị bao vây, Gia Luật Đức Quang công nhận Thạch Kính Đường là hoàng đế của Hậu Tấn. Hầu hết bá quan chủ trương Lý Tùng Kha thân chinh chống Thạch Kính Đường. Lý Tùng Kha cảm thấy bắt buộc phải làm vậy, song lại sợ giao chiến với Thạch Kính Đường do tài năng của người này và bản thân ông đang bị ốm, và thường uống rượu để đối phó. Ngày Nhâm Thân (17) tháng 11 nhuận (2 tháng 1 năm 937), Lý Tùng Kha dừng lại sau khi tiến đến Hà Dương ở ngay phía bắc Lạc Dương, rồi lệnh cho Triệu Đức Quân và Phạm Diên Quang đem quân đến giải vây cho Tấn An. Tuy nhiên, Triệu Đức Quân muốn thu được sự ủng hộ của Khiết Đan cho bản thân để trở thành hoàng đế, do đó, khi đến gần Tấn An, Triệu Đức Quân dừng lại và bí mật liên hệ với Gia Luật Đức Quang. Gia Luật Đức Quang cuối cùng vẫn quyết định ủng hộ Thạch Kính Đường, trong khi phó tướng của Trương Kính Đạt là Dương Quang Viễn giết chủ tướng và đầu hàng.
Liên quân Khiết Đan-Hậu Tấn chuyển sang giao chiến với quân của Triệu Đức Quân, quân của Triệu Đức Quân chưa đánh đã tan. Triệu Đức Quân và Triệu Diên Thọ đầu hàng, quân Khiết Đan-Hậu Tấn tiến về Lạc Dương mà không gặp trở ngại. Lý Tùng Kha trở về Lạc Dương, và đến ngày Tân Tị (26) cùng tháng (11 tháng 1) thì cùng với Tào thái hậu, Lưu hoàng hậu, Ung vương Lý Trọng Mỹ cũng một số quan lại trung thành đem theo truyền quốc bảo lên Huyền Vũ lâu tự thiêu. Thạch Kính Đường sau đó tiến vào Lạc Dương và nắm quyền kiểm soát lãnh thổ cũ của Hậu Đường. Thạch Kính Đường thu thập tro cốt của ông, đến tháng 3 ÂL năm sau (tức năm Kỷ Mão) thì hạ chiếu táng ở Huy Lăng (lăng của Hậu Đường Trang Tông). | 1 | null |
Ga Samgakji (Tiếng Hàn: 삼각지역, Hanja: 三角地驛) là ga tàu điện nằm trên Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 4 và tuyến 6. Đài tưởng niệm chiến tranh Seoul nằm gần lối thoát 11 và 12. Nhà ga này nằm ở cuối phía Tây của Yongsan Garrison, nằm gần lối thoát 13. Mặc dù không kết nối với trạm bằng một đoạn chuyển giao, Ga Namyeong trên tuyến 1 phải đi bộ một đoạn ngắn từ đây.
Vùng Samgakji bắt đầu nổi tiếng ở Hàn Quốc do bài hát năm 1967 của Baeho mang tựa đề "Return to Samgakji." Một bức tượng và chân dung của Baeho được dựng lên ở đoạn thứ tư của nhà ga để tưởng nhớ anh. | 1 | null |
The Red Tour là chuyến lưu diễn thứ ba của nữ ca sĩ-nhạc sĩ người Mỹ Taylor Swift nhằm quảng bá cho album phòng thu thứ tư của cô, "Red" (2012). Chuyến lưu diễn diễn ra ở 4 châu lục, bắt đầu tại Omaha vào ngày 13 tháng 3 năm 2013 và kết thúc tại Singapore vào ngày 12 tháng 6 năm 2014. Đây là lần đầu tiên Swift trình diễn tại những nước Hồi giáo như Malaysia và Indonesia.
Swift biểu diễn trên hai sân khấu khác nhau, thay đổi nhiều trang phục và trình diễn bằng nhiều loại nhạc cụ như guitar điện, guitar acoustic, piano và băng cầm trong suốt chương trình. Danh sách tiết mục phần lớn lấy từ "Red" kết hợp với một số ca khúc nằm trong các album phòng thu trước đây của Swift. Tại nhiều thành phố, nữ ca sĩ còn gây bất ngờ cho khán giả bằng việc mời nhiều nghệ sĩ lên sân khấu và song ca cùng cô. Chuyến lưu diễn nhận được nhiều phản hồi chuyên môn rất tích cực, một số nhà phê bình âm nhạc còn nhận thấy sự biến chuyển trong phong cách của Swift từ dòng nhạc đồng quê sang dòng nhạc pop.
Do lượng yêu cầu cao từ phía khán giả sau khi vé tại nhiều đấu trường và sân vận động được bán hết, Swift bổ sung thêm nhiều đêm diễn vào lịch trình. Doanh thu của The Red Tour tại Hoa Kỳ và Canada đạt 115,3 triệu USD ( triệu USD theo thời giá năm ), trở thành chuyến lưu diễn thành công nhất về mặt thương mại tại khu vực Bắc Mỹ năm 2013. Tổng cộng, chuyến lưu diễn đã phục vụ hơn 1,7 triệu khán giả tại 12 quốc gia, thu về 150,2 triệu USD ( triệu USD theo thời giá năm ) từ 86 buổi diễn cháy vé, vượt qua kỉ lục doanh thu của Soul2Soul II Tour do Tim McGraw và Faith Hill khởi xướng để trở thành chuyến lưu diễn có doanh thu cao nhất mọi thời đại bởi một nghệ sĩ nhạc đồng quê.
Bối cảnh.
Ngày 22 tháng 10 năm 2012, Swift phát hành album phòng thu thứ tư mang tên "Red" thông qua hãng đĩa Big Machine Records. Đây là thành quả hợp tác giữa Swift và nhiều nhạc sĩ tên tuổi khác trong vai trò đồng sáng tác lẫn sản xuất như Dan Wilson, Max Martin, Shellback, Gary Lightbody, Ed Sheeran và Patrick Warren. Các sáng tác và tựa đề album lấy cảm hứng từ những trải nghiệm cuộc sống của Swift với phần nội dung xoay quanh chủ đề tình cảm đôi lứa trứ danh, trên nền nhạc pop đồng quê và pop rock quen thuộc, cùng nhiều thể loại âm nhạc thử nghiệm tân thời khác. Album được các nhà phê bình đón nhận nồng nhiệt và đạt thành công rực rỡ về mặt thương mại. Ngày 26 tháng 10 năm 2012, trong quan hệ đối tác với ABC News trên chương trình truyền hình đặc biệt vào giờ cao điểm "All Access Nashville with Katie Couric – A Special Edition of 20/20", Swift thông báo cô sẽ thực hiện một chuyến lưu diễn Bắc Mỹ trong năm 2013 để quảng bá cho album "Red". Chuyến lưu diễn mang tên The Red Tour dự kiến đi qua 45 thành phố ở 29 tiểu bang và 3 tỉnh của Hoa Kỳ và Canada với tổng cộng 58 đêm diễn tại 36 nhà thi đấu đa chức năng và 9 sân vận động, khởi động tại Omaha vào ngày 13 tháng 3 và kết thúc tại Nashville vào ngày 21 tháng 9 năm 2013. Cô cũng tiết lộ Ed Sheeran sẽ tham gia chuyến lưu diễn với vai trò là người mở màn. Trò chuyện với "Billboard", Swift nói rằng: "Chuyến lưu diễn sẽ là một đại diện lớn cho album này. Tôi rất háo hức muốn biết người hâm mộ yêu thích những bài hát nào nhất và những loại nhạc nào được ưa chuộng hàng đầu, đó sẽ là bước đầu tiên. Chúng tôi luôn tìm những ca khúc nào thật sự chứa đựng niềm đam mê và những ca khúc nào được người hâm mộ hát lên nhiều nhất, dĩ nhiên, chúng chắc chắn sẽ có trong danh sách tiết mục của chuyến lưu diễn. Tôi không thể nào chờ đợi điều đó."
Trong hai tháng đầu năm 2013, Swift bổ sung thêm East Rutherford và Edmonton vào lịch trình. Austin Mahone, Joel Crouse, Brett Eldredge, Florida Georgia Line và Casey James lần lượt xác nhận tham gia chuyến lưu diễn với vai trò là người mở màn tại nhiều buổi diễn ở Bắc Mỹ. Ngày diễn tại châu Đại Dương được thông báo vào đầu tháng 5 năm 2013. Hành trình xuyên qua bốn sân vận động ở Perth, Sydney, Brisbane, Melbourne cùng một nhà thi đấu tại Auckland. Tháng 6 năm 2013, Swift xác nhận Neon Trees sẽ tham gia chuyến lưu diễn cùng Guy Sebastian trong suốt chặng Úc và là người mở màn chính cho các đêm diễn tại New Zealand. Sau khi kết thúc chặng Bắc Mỹ vào tháng 9, nữ ca sĩ ấn định ngày diễn tại Anh và Đức. Đầu tháng 10 năm 2013, ban nhạc The Vamp xác nhận tham gia mở màn cho các đêm diễn tại Luân Đôn. Swift công bố chặng châu Á từ tháng 2 năm 2014 với sáu đêm diễn tại Jakarta, Manila, Bangkok, Kuala Lumpur, Singapore và Tokyo. Một tháng sau, cô thông báo thêm ngày diễn tại Thượng Hải.
Dù được bán hết, đêm diễn ngày 9 tháng 6 năm 2014 tại Bangkok vẫn bị hủy bỏ do tình hình chính trị bất ổn tại Thái Lan. Swift đã bày tỏ sự tiếc nuối của mình trên Twitter: "Gửi đến người hâm mộ Thái tất cả tình yêu. Tôi rất buồn vì buổi diễn đã bị hủy." BEC-Tero Entertainment - công ty chịu trách nhiệm quảng bá cho The Red Tour tại Thái Lan - nói rằng việc hủy bỏ là "một quyết định khó khăn đối với tất cả các bên tổ chức".
Quá trình thực hiện.
Ý tưởng và triển khai.
Việc lập kế hoạch cho The Red Tour bắt đầu vào mùa hè năm 2012, khoảng tám đến chín tháng trước khi chuyến lưu diễn khởi động. Thiết kế sân khấu được tiến hành đầu tiên, tiếp theo là việc lập danh sách biểu diễn, thiết kế trang phục, tuyển chọn vũ công và sau cùng là diễn tập âm nhạc trong vòng một tháng. Swift chia sẻ với "Country Countdown USA" rằng cô thật sự muốn chuyến lưu diễn này hoàn toàn khác so với Speak Now World Tour nhằm mang đến cho khán giả những cảm xúc mới mẻ bởi "cái cách mà tôi nhìn vào quang cảnh của [chuyến lưu diễn vừa rồi] là từ những điều theo chiều hướng không tưởng, những cảm xúc như một cô công chúa [và những điều] thật sự nghệ thuật. Với Red Tour, tôi không chắc nó chân thật nhưng tôi nghĩ nhiều về trải nghiệm của một buổi hòa nhạc. Có thể có một vài yếu tố kịch, nhưng nó sẽ liên quan đến [chủ đề của album "Red"] nhiều hơn.". Trong một cuộc phỏng vấn khác, Swift nhận định The Red Tour sẽ mang tính "trưởng thành và có một chút chín chắn hơn" những lần lưu diễn trước đây nhờ vào các hiệu ứng hình ảnh mà cô áp dụng. Cô cũng chia sẻ thêm "người hâm mộ có thể mong đợi nhiều điều bất ngờ" từ chuyến lưu diễn vì cô nghĩ rằng mình thật sự thích kết hợp những yếu tố gây ngạc nhiên vào chương trình.
Danh sách tiết mục biểu diễn phần lớn là các ca khúc từ album "Red", kết hợp với một số bài hát ăn khách từ "Fearless" (2008) và "Speak Now" (2010). Ngoài ra, Swift còn trình bày nhiều bài hát ngẫu hứng theo phiên bản acoustic trong mỗi đêm diễn khác nhau bằng việc tìm hiểu yêu cầu của người hâm mộ thông qua mạng xã hội nên danh sách tiết mục luôn luôn bị thay đổi. "Tôi sẽ trình diễn "Love Story" trong suốt sự nghiệp của mình vì người hâm mộ thật sự thích nó. Nếu tôi chưa bao giờ chán [ca khúc này], tôi vẫn sẽ tiếp tục hát nó trong các đêm diễn của tôi", nữ ca sĩ tiết lộ. "Tôi luôn cân bằng giữa bao nhiêu chất liệu mới mà mọi người muốn nghe [với] bao nhiêu chất liệu cũ, cuối cùng tôi cố gắng đưa vào chương trình những gì thật sự đại diện cho vị trí của tôi ngay lúc này".
Dựa theo chủ đề của buổi diễn, đỏ trở thành màu sắc chính của nhiều nhạc cụ, micro, trang phục, sân khấu cũng như phần đông khán giả tham dự chương trình. Sau thành công của Speak Now World Tour, Swift tiếp tục hợp tác với Baz Halpin từ Silent House để thiết kế và đạo diễn sân khấu cho The Red Tour. Halpin mô tả buổi diễn là "một chương trình rất nghệ thuật" với "nhiều cảnh tượng khác nhau", từ một chiếc đu quay cổ khi ban nhạc biểu diễn "Stay Stay Stay" và "Mean" đến một ngôi nhà ma ám, cổ kính cho "I Knew You Were Trouble", một gánh xiếc cho "We Are Never Ever Getting Back Together", một cảnh quan đô thị New York cho "Holy Ground", một Hollywood vào những năm 1940 cho "The Lucky One" cùng một Paris cho "Begin Again". Ông chia sẻ, "Điều tuyệt vời khi làm việc với Swift là cô ấy không ngừng sáng tạo... Theo suy nghĩ của tôi, bài hát của Swift luôn là một câu chuyện hoàn chỉnh, vì vậy chúng tôi muốn diễn đạt [nội dung] mỗi bài hát theo thế giới riêng của chúng. Chúng tôi không bao giờ dàn dựng một buổi diễn theo một kiểu cách bởi chúng tôi muốn có càng nhiều sự đa dạng và khám phá cũng như theo nhiều phong cách và diễn giải khác nhau càng tốt." Nói về việc kết nối với khán giả, Halpin cho rằng "đó chính là khả năng bẩm sinh của Swift. Cả khán phòng cảm thấy thật nhỏ mỗi khi Swift xuất hiện, và có một sự liên kết rất mãnh liệt giữa khán giả và [cô ấy]. Chỉ một vài nghệ sĩ trên thế giới làm được điều này một cách tự nhiên."
Ban nhạc bảy thành viên của Swift gồm một người chơi piano, hai người chơi guitar, một người chơi vĩ cầm, một người chơi guitar bass, một người chơi nhạc cụ nhiều dây và một người chơi trống vừa mới gia nhập. Hỗ trợ cho Swift trên sân khấu còn có bốn ca sĩ hát bè từng tham gia trình diễn "We Are Never Ever Getting Back Together" cùng Swift tại Giải Video âm nhạc của MTV năm 2012 và 15 vũ công do chính Swift và mẹ của cô (bà Andrea Swift) trực tiếp tuyển chọn từ hơn 400 người qua các buổi thử vai vào đầu năm 2013. Tuy nhiên, sau khi hoạt động được sáu tháng đầu thì có ba vũ công rời The Red Tour để tham gia một chuyến lưu diễn khác nên đội hình vũ công chỉ còn 12 người.
"Rolling Stone" đã có một cuộc gặp gỡ với Swift và một số thành viên trong đoàn khi họ đang lưu diễn tại sân vận động MetLife, East Rutherford vào tháng 7 năm 2013. Ed Sheeran cho biết Swift "thực sự có mọi thứ mà bạn có thể mong đợi từ một chương trình hoành tráng". Anh còn tiết lộ việc phải ngừng thói quen chửi thề khi biểu diễn bởi nhiều khán giả của Swift là trẻ em, đồng thời thừa nhận những thách thức khi trình diễn tại một sân vận động được lấp đầy chỉ với một cây đàn guitar. Swift giải thích việc cô mời Sheeran, Austin Mahone hay Joel Crouse làm người mở màn cho buổi diễn là vì muốn người hâm mộ của mình "phải lòng với những nghệ sĩ mới", cô cũng "thích gây ngạc nhiên cho khán giả bằng những màn trình diễn cùng khách mời đặc biệt mà họ không đoán trước được". Khi được hỏi đến cảm nhận về sự trưởng thành trong việc trình diễn, đặc biệt là tại các sân vận động, Swift trả lời rằng:
Tôi cảm thấy [mình] cần phải thúc đẩy bản thân để trở thành một người trình diễn tốt hơn, và tôi không bao giờ muốn bất kì người hâm mộ nào rời buổi diễn và nói rằng, "nó y chang như chuyến lưu diễn vừa rồi". Tôi thích đi lưu diễn rộng rãi bởi vì tôi nghĩ rằng mình càng dành nhiều thời gian trên sân khấu thì sẽ càng biết mình là ai. Càng thoát khỏi cảm giác tiện nghi trong phòng thu, càng nhiều sắc màu cần phải vẽ khi bắt tay vào việc xây dựng chương trình. Cuối ngày, tiếng reo hò của người hâm mộ là thứ âm thanh yêu thích của tôi và quang cảnh một sân vận động được lấp đầy chính là điều mà tôi thích nhất. Tất cả mọi thứ bắt đầu từ đó và xoay quanh việc làm cho khán giả nhảy theo, hát theo, tạo cho họ cảm giác không đơn độc và cuối cùng là khiến họ quay lại gặp tôi lần tới.
Xây dựng sân khấu.
Swift dùng hai sân khấu trong suốt một buổi diễn. Sân khấu chính thường bao gồm ba cầu thang và một sàn diễn mở rộng về phía khán giả. Sàn diễn tại Bắc Mỹ, châu Âu và châu Đại Dương có dạng hình bán nguyệt chia thành ba lối đi bao bọc hai chỗ trống dành cho hạng vé đứng ở giữa. Lối đi giữa sàn diễn chứa một đường băng có thể nâng cao vài mét và xoay vòng bằng hệ thống thủy lực. Trang bị trên sân khấu là hệ thống pháo sáng, hệ thống đèn LED, chín màn hình lớn (bao gồm một videowall cong kết hợp bởi năm màn hình nhỏ chắn trước sân khấu) và hai thang máy đưa Swift lên xuống hậu trường. Đối với các sân vận động, Swift thuê hệ thống mái che dựng trên bốn trụ thép của Stageco cho sân khấu chính. Dàn trống dùng trong "Holy Ground" có khả năng phát sáng khi đánh vào gồm hai nhóm: một nhóm ở dưới sân khấu cùng Swift và nhóm còn lại treo trên trần nhà. Sân khấu B nhỏ hơn nằm phía còn lại của địa điểm biểu diễn, ở giữa có một bục xoay hình tròn cũng dùng hệ thống thủy lực để nâng lên, có thể nâng cao khoảng , là nơi Swift trình diễn các bài hát cùng đàn guitar. Hệ thống sân khấu tại phần lớn các nhà thi đấu còn bao gồm một chiếc lồng bay trên đầu khán giả, giúp Swift di chuyển từ sân khấu B về sân khấu chính. Bên trong hậu trường có Club Red, một căn phòng được trang trí bằng hình ảnh và những bộ trang phục mà cô từng diện trên sân khấu, là nơi Swift gặp gỡ, giao lưu với một số người hâm mộ được chọn và giới truyền thông vào trước hoặc sau giờ diễn.
The Red Tour di chuyển khắp Bắc Mỹ với 24 xe đầu kéo mang các thiết bị lắp đặt sân khấu và ánh sáng cùng với 15 chiếc xe buýt chở 80 nhân viên phục vụ từ thành phố này sang thành phố khác. Nếu buổi hòa nhạc diễn ra tại các sân vận động ngoài trời, đội xe đầu kéo của chuyến lưu diễn còn có thêm một chiếc xe chở giàn khung thép xây dựng cấu trúc mái cho sân khấu. Tại mỗi địa điểm biểu diễn, ban tổ chức thuê khoảng 120-150 lao động địa phương để giúp việc dàn dựng. Quá trình tháo dỡ được tiến hành ngay sau khi buổi diễn kết thúc và thường mất khoảng bốn giờ để hoàn thành. Nhiều đạo cụ, nhạc cụ và trang phục dùng trong chuyến lưu diễn về sau được trưng bày tại một số bảo tàng âm nhạc, và trong chuỗi triển lãm với tựa đề "The Taylor Swift Experience".
Âm thanh và ánh sáng.
Có 73 nhạc cụ dùng trong chuyến lưu diễn, 13 trong số đó là của Swift. Eighth Day Sound Systems là công ty cung cấp hệ thống và thiết bị âm thanh cho The Red Tour. Chuyến lưu diễn sử dụng ba bàn trộn âm kĩ thuật số SD7 của DiGiCo và hệ thống loa d&b audiotechnik. Kĩ sư âm thanh David Payne, người đã làm việc với Swift hơn 4 năm rưỡi, quyết định lựa chọn bàn trộn âm SD7 cho chuyến lưu diễn nhờ một số ưu điểm của bàn trộn này trong cách bố trí, chất lượng và khả năng xử lý hiệu ứng âm thanh cũng như khả năng tính hợp với hệ thống bó sóng SoundGrid. Mọi thành viên hoạt động trên sân khấu đều có một tai nghe kiểm âm nhét tai riêng biệt, ngoại trừ các vũ công thì dùng chung tai nghe với nhau. Chuyến lưu diễn mang phòng hờ thêm 8 chiếc loa kiểm âm d&b audiotechnik M4 cho người mở màn và khách mời đặc biệt song ca với Swift. Đội ngũ âm thanh làm việc với khoảng 96 kênh đầu vào từ sân khấu (phần lớn là từ micro không dây và nhạc cụ) cộng với 12 micro của khán giả bố trí xung quanh địa điểm biểu diễn cho công cụ ghi âm Pro Tools. Swift sử dụng bốn micro riêng biệt ở nhiều thời điểm khác nhau.
Eighth Day Sound Systems hợp tác với công ty JPI Audio để cung cấp hệ thống âm thanh cho chương trình tại Úc. Có 11 kĩ sư âm thanh làm việc trong một buổi diễn tại sân vận động, bao gồm hai kĩ sư ở mỗi bên sân khấu, hai kĩ sư giám sát, hai kĩ sư phụ trách phần delay âm thanh, một kĩ sư FOH, một kĩ sư hệ thống/FOH và một kĩ sư RF kiêm trưởng đội kĩ thuật. Có ba xe tải được sử dụng để chở dàn âm thanh.
Baz Halpin sử dụng bộ đèn LED nhiều màu XC-5s của nhà sản xuất SGM đến từ Đan Mạch cho The Red Tour sau khi dùng thử tại buổi diễn tập trong chuyến lưu diễn The Truth About Love Tour của P!nk ở Phoenix. Có 42 bộ đèn XC-5s dùng trong hệ thống ánh sáng, do công ty Production Resource Group cung cấp. Halpin chia sẻ hệ thống đèn LED được sử dụng theo nhiều cách khác nhau trong chương trình của Swift so với P!nk nhằm mang đến cho sân khấu "nhiều chi tiết nghệ thuật hơn, tạo ra nhiều hình ảnh cùng hiệu ứng sống động."
Trang phục.
Marina Toybina là nhà thiết kế trang phục chính cho The Red Tour. Ngoài ra, tham gia đội ngũ thiết kế còn có Joseph Cassell. Có khoảng 128 bộ trang phục dùng trong chuyến lưu diễn, gồm 23 bộ cho Swift và 103 bộ cho các vũ công. Tủ đồ của Swift do nhiều nhãn hiệu thời trang cung cấp. Bleulab tạo ra quần short da lưng cao màu đen, Kate Spade làm nịt, Lavin và Miu Miu chế tạo giày oxford, LaDuca cung cấp các đôi bốt, J Mendel thiết kế đầm, Moschino sáng tạo một chiếc áo che thân kết hợp với váy trắng... Nguồn cảm hứng cho các bộ trang phục đến từ bài hát của Swift, niềm đam mê, nghệ thuật và cá tính của các nhà thiết kế. Toybina cho biết "mục tiêu của tôi là đảm bảo mỗi thiết kế kể câu chuyện của chính chúng và giúp cho sự hiện diện của Swift trên sân khấu trở nên trực quan và rực rỡ hơn". Nhằm kết hợp với các ý tưởng của Swift, quá trình thiết kế trang phục bắt đầu khi Swift lập ra danh sách biểu diễn và vũ đạo được thảo luận xong. Sau khi Swift phê duyệt các thiết kế, Toybina và đội của cô tiến hành việc chọn vải, may vá, sáng tạo thêm phụ kiện và mất hơn ba tuần để hoàn thành.
The Red Tour là chuyến lưu diễn đầu tiên của Swift mà phục trang có gắn kết mạnh mẽ với chủ đề album. Bắt đầu từ hình bìa của "Red" với chiếc nón và áo sơ mi trắng, Swift thêm một số áo sọc, giày oxford, mũ porkpie và quần short ngắn lưng cao. Đây cũng là những bộ trang phục thông thường của chuyến lưu diễn. Trong một cuộc phỏng vấn với Keds, Swift cho biết trang phục mà cô yêu thích nhất chính là bộ đồ đầu tiên của buổi diễn. Nữ ca sĩ còn chia sẻ việc phải xem xét hình dáng, phong cách và tính năng của mỗi bộ trang phục dùng trên sân khấu, "Tôi không chỉ tìm kiếm thứ gì đó giúp tôi trông thật đẹp trước khán giả mà còn quan tâm đến các tính năng. [..] Liệu tôi có thể chạy xung quanh [khi mặc bộ đồ này] không? [Nó] có gì cản trở khi tôi hất tóc không?" Về phần trang điểm, Swift tiết lộ cô "thật sự yêu màu son đỏ" và ưa chuộng việc dùng loại son lâu trôi hơn là loại son dầu thông thường. Cô cũng yêu cầu thợ trang điểm vận dụng những kĩ thuật trong cách vẽ mắt để tạo ra một đôi mắt mèo hoàn hảo.
Nhà tài trợ và quảng cáo.
The Red Tour được thực hiện và quảng bá ở hầu hết các châu lục bởi các đơn vị thuộc tập đoàn AEG Live, riêng tại châu Đại Dương là bởi công ty Frontier Touring. Diet Coke, Keds và Elizabeth Arden là nhà tài trợ chính cho nhiều chặng của chuyến lưu diễn trong khi hãng kem Cornetto là nhà tài trợ chính cho năm đêm diễn tại Đông Nam Á. Qantas Airways và AirAsia hợp tác với Swift với vai trò là hãng hàng không chính thức cho hai chặng châu Đại Dương và châu Á, phục vụ việc đi lại cho Swift và 80 nhân viên trong đoàn. Ngày 30 tháng 5 năm 2014, AirAsia tổ chức bữa tiệc Red Hot Party tại Sultan Lounge bên trong khách sạn Mandarin Oriental ở Kuala Lumpur để chào mừng sự hợp tác với Swift trong chuyến lưu diễn The Red Tour, đồng thời công bố màu sơn độc quyền mang tên Taylor Swift cho chiếc máy bay phục vụ cô và các nhân viên trong đoàn lưu diễn loại Airbus A320. Giám đốc điều hành của AirAsia Aireen Omar cho biết màu sơn máy bay Taylor Swift hiện nằm trong danh sách những màu sơn độc đáo của hãng và người hâm mộ Swift tại nhiều nơi trên thế giới có thể nhìn thấy chiếc máy bay với màu sơn đặc biệt này trong vòng một năm. Toyota là nhà tài trợ máy móc chính thức cho chuyến lưu diễn tại Đông Nam Á, hợp tác với Swift để vận động cho chiến dịch an toàn giao thông ASEAN đầu tiên của hãng tại Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines và Việt Nam. Một số đoạn phim truyền tải thông điệp về tầm quan trọng của dây đeo an toàn mà Swift tham gia được trình chiếu trong các buổi diễn tại khu vực này cũng như trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội.
Các nhà tài trợ tại Bắc Mỹ đã cung cấp độc quyền cho người hâm mộ Swift cơ hội truy cập vào các video hậu trường của chuyến lưu diễn. Keds ra mắt phiên bản giới hạn của giày Champion có đính kèm tên của các thành phố nằm trong hành trình The Red Tour. Cornetto sản xuất kem dâu rừng đỏ phiên bản giới hạn có biểu trưng của Taylor Swift trong vòng ba tháng tại thị trường Đông Nam Á. Hai hãng hàng không chính thức và một số nhà tài trợ như Cornetto đều cung cấp cho người hâm mộ Swift cơ hội nhận nhiều quà tặng dựa theo The Red Tour và đặc biệt là vé tham dự các buổi hòa nhạc thông qua các cuộc thi hướng đến chuyến lưu diễn. AirAsia di chuyển trên một chiếc xe tải mang tên Red Hot Truck xuyên qua một vài tiểu bang của Malaysia nhằm tổ chức các hoạt động cho người hâm mộ Swift trong khi khách hàng của Cornetto giành vé bằng việc ăn kem tích điểm hoặc quay số may mắn. Ngoài ra, hãng kem còn tổ chức cuộc thi "Ride to Fame Competition" với Sony trên một sân khấu di động ở mỗi thành phố mà khách hàng tham gia có cơ hội trở thành người mở màn cho buổi diễn tại quốc gia đó.
Tóm tắt buổi diễn.
Buổi diễn bắt đầu khi năm màn hình chắn trước sân khấu từ từ nâng lên và bóng Swift chiếu trên tấm màn lớn màu đỏ ngay khi cô chuẩn bị trình bày "State of Grace". Tấm màn lớn nhanh chóng được kéo lên để lộ toàn bộ sân khấu và Swift hiện ra trong bộ trang phục kết hợp giữa áo trắng với quần short, mũ đen và giày ruby đính sequined màu đỏ lấp lánh. Cô đi dọc sàn diễn và kết thúc bài hát trong khi một tràng pháo sáng xuất hiện từ trần nhà. "Holy Ground" là tiết mục thứ hai, nơi cô và các vũ công có một màn trình diễn cùng dàn trống phát sáng ở giữa bài hát. Sau đó, Swift dành vài phút chào hỏi người hâm mộ và chia sẻ về chủ đề của buổi diễn rồi đeo cây guitar điện để trình bày "Red" trong khi các vũ công mang những lá cờ màu đỏ chạy xung quanh sân khấu. Trong phần chuyển tiếp cuối bài, Swift chơi một đoạn độc tấu guitar cùng một thành viên trong ban nhạc trước khi kết thúc màn diễn đầu tiên. Năm màn hình được hạ xuống, Swift cùng bốn ca sĩ hát bè ăn mặc như một nhóm nhạc nữ vào thập niên 1960 khi trình diễn "You Belong with Me" trên nền nhạc theo phong cách Motown xen kẽ với những âm trầm nặng. Đoạn phim trắng đen giới thiệu cho "The Lucky One" chiếu cảnh Swift đang ngồi trong một căn phòng ở Hollywood vào những năm 1940 cùng lời độc thoại của cô về những hiểm nguy của sự nổi tiếng, ngụ ý muốn nói đến giới truyền thông. Cô diện một bộ trang phục đỏ từ đầu đến chân gồm váy đuôi dài, quần short kết hợp với đôi găng tay dài cùng đôi bốt khi xuất hiện trên cầu thang và bị vây quanh bởi những vũ công ăn mặc như những tay săn ảnh suốt bài hát. Trở lại sân khấu sau khi thay đổi váy dài thành váy ngắn màu trắng, Swift mang băng cầm ngồi trên một chiếc rương đặt giữa sàn diễn hình bán nguyệt để chia sẻ với khán giả về ý nghĩa của bài hát tiếp theo. Từ đó, cô với ban nhạc của mình bắt đầu trình diễn "Mean", theo sau là "Stay Stay Stay" kết hợp với một đoạn "Ho Hey" của The Lumineers ở cuối bài.
Buổi diễn tiếp tục bằng nhiều thước phim ngắn về cuộc đời của Swift từ thời thơ ấu cho đến lúc cô "trở thành một siêu sao". Swift cùng các vũ công bước ra từ bên trong sân khấu và trình bày "22" trong khi thực hiện "những vũ đạo tràn đầy năng lượng". Sau đoạn điệp khúc thứ hai, cô ngồi trên vai hai vũ công rồi di chuyển xuyên qua khán giả để đến sân khấu B. Tại đó, Swift lần lượt trình bày một bài hát ngẫu hứng, màn song ca "Everything Has Changed" với Ed Sheeran và "Begin Again" trong khi bục xoay ở giữa nâng lên và quay tròn. Trong "Sparks Fly", Swift trình diễn một đoạn guitar 12 dây trước khi rời sân khấu B bằng một chiếc lồng bay. Nghệ sĩ vĩ cầm của ban nhạc có nhiệm vụ mở đầu cho "I Knew You Were Trouble". Swift mặc chiếc đầm trắng xen lẫn vàng xếp nếp lấy cảm hứng từ phong cách thời Victoria của Anh khi trình diễn đoạn đầu bài hát. Các vũ công mang mặt nạ diện trang phục như những người tham dự lễ hội hóa trang trong "một căn phòng khiêu vũ kiểu Gothic" và thực hiện những "vũ đạo phức tạp". Giữa tiết mục, cô cởi bỏ chiếc đầm để lộ bộ trang phục kết hợp giữa áo da màu đen thêu vàng bên hông, quần lưng cao với đôi ủng cao quá đầu gối. Sau khi kết thúc bài hát, Swift mặc thêm một chiếc váy ren màu đen rồi trình bày "All Too Well" trên một cây đàn piano đỏ.
"Love Story" là bài hát tiếp theo, các vũ công ăn mặc như "những búp bê" lần lượt "chui ra từ một chiếc hộp đồ chơi". Swift diện một chiếc đầm trắng dài khi bước ra từ trong chiếc hộp bằng đôi chân trần và cùng các vũ công tái hiện lại vở kịch "Romeo và Juliet" theo một kết thúc có hậu. Sau khi nhanh chóng thay đổi phục trang, Swift trở lại sân khấu trong một chiếc áo hở lưng màu đen lấp lánh kết hợp với váy xòe trắng kiểu vũ công ba lê để trình diễn "Treacherous". Cô thực hiện một màn xiếc bằng cách di chuyển dọc đường băng giữa sàn diễn hình bán nguyệt khi nó nâng lên trong nửa cuối bài hát. Buổi diễn khép lại với "We Are Never Ever Getting Back Together". Màn trình diễn được dàn dựng như một rạp xiếc lấy cảm hứng từ tiểu thuyết "Cuộc phiêu lưu của Alice vào Xứ sở thần tiên" nên "đạo cụ và phục trang thật sự kì lạ", vũ công hóa trang thành nhiều nhân vật như "người diễn hí kịch cầm ô đỏ đi trên cà kheo", "người pha trò phủ kín từ đầu đến chân trong bộ quần áo caro đỏ xen lẫn trắng", " nàng tiên mặc váy xòe" hay những chú thỏ, còn Swift là chủ gánh xiếc. Cô diện một chiếc áo khoác đính sequin đỏ kết hợp với chiếc mũ cao khi xuất hiện. Đường băng giữa sàn diễn lần nữa nâng lên và quay vòng trên đầu khán giả, Swift yêu cầu mọi người hát theo mình và kết thúc bài hát bằng những tràng pháo giấy và pháo hoa. Sau khi cùng ban nhạc chào tạm biệt khán giả, Swift đi lên cầu thang và biến mất khỏi sân khấu trước khi năm màn hình hạ xuống và dòng chữ "Cảm ơn" chạy qua.
Thương mại.
Phát hành vé.
Lượt bán vé đầu tiên cho khán giả Bắc Mỹ bắt đầu từ ngày 16 tháng 11 năm 2012, tại châu Đại Dương là từ ngày 21 tháng 5 năm 2013, Anh và Đức lần lượt từ ngày 4 và 25 tháng 10 năm 2013. Lịch bán vé cho các buổi diễn tại châu Á được thông báo bởi ban tổ chức tại mỗi địa phương. Người hâm mộ có thể tìm thấy thông tin vé tại trang web chính thức của Swift hoặc qua trang web của đài ABC News. Khán giả là thành viên của Frontier Touring có cơ hội mua trước vé đối với các chương trình tại châu Đại Dương. Frontier Touring quyết định bố trí các ghế ngồi trên bề mặt các sân vận động ở Úc vì nhiều người hâm mộ Swift còn nhỏ tuổi. Peter Vincent từ "The Sydney Morning Herald" ghi nhận vé tại khu vực này—có giá từ 85 AUD—đắt hơn so với Bắc Mỹ, nơi Swift yêu cầu mỗi đêm diễn phải bao gồm cả mức giá dưới 50 USD. Jesse Lawrence từ "Forbes" cho biết The Red Tour là chuyến lưu diễn có giá vé đắt thứ 13 trên thị trường chợ đen vào mùa hè năm 2013, trung bình là 214,03 USD. Đêm diễn tại Trung tâm Verizon ở Washington D.C. có giá vé đắt nhất với mức giá trung bình là 372,29 USD theo TiqIQ. Trong một báo cáo vào năm 2015, Lawrence kết luận giá vé trung bình cho hầu hết các đêm diễn của The Red Tour ở mức 176 USD, thấp hơn 123% so với chuyến lưu diễn tiếp theo của cô, The 1989 World Tour, mà giá vé trung bình có thời điểm lên đến 392 USD.
Tình trạng cháy vé xảy ra tại nhiều nơi. Swift chỉ mất 60 giây để bán hết ba đêm diễn tại Los Angeles và San Diego. Vé cho hầu hết các đêm diễn tại Toronto, Washington D.C. và Atlanta bán hết trong vòng 5 phút trong khi vé tại Detroit hết sạch trong vòng 10 phút, tại Chicago hết sạch trong vòng 25 phút. Tổng cộng có 14 đêm diễn tại ba sân vận động và tám đấu trường ở Bắc Mỹ hết sạch vé trong ngày chào bán đầu tiên, bao gồm mười đêm diễn kể trên và bốn đêm diễn khác tại Miami, Tampa, Sacramento và Columbus. Đáp lại nhu cầu cao từ phía khán giả, nữ ca sĩ thông báo thêm bốn đêm diễn nữa tại Toronto (14 tháng 6), Foxborough (26 tháng 7) và Los Angeles (23 và 24 tháng 8). 50.000 vé cho đêm diễn ngày 20 tháng 7 tại Philadelphia bán hết trong vòng 5 phút theo báo cáo từ ban tổ chức, kết quả là đêm diễn tăng cường vào ngày 19 tháng 7 được công bố tại cùng địa điểm. Trong đợt bán trước tại Auckland, Frontier Touring ngay lập tức thêm đêm diễn thứ hai vào lịch trình sau khi toàn bộ vé sẵn có cho đêm diễn ngày 29 tháng 11 hết sạch chỉ trong vài phút. Tại Luân Đôn, đêm diễn thứ tư được bổ sung ngay trong ngày chào bán đầu tiên trước tốc độ cháy vé nhanh chóng của ba đêm diễn ngày 1, 2 và 4 tháng 2 năm 2014. Nhu cầu vé về sau vẫn tăng cao sau khi các đêm diễn trên cháy vé, thúc đẩy Swift tăng cường thêm hai đêm diễn nữa tại Auckland và Luân Đôn. Vé cho nhiều đêm diễn tại châu Á cũng được tẩu tán nhanh trong vòng vài giờ. Riêng tại Thượng Hải, 12.000 vé cho đêm diễn ngày 30 tháng 5 hết sạch trong vòng một phút, lập kỉ lục là buổi diễn bán hết vé nhanh nhất trong lịch sử Trung Quốc. Sau khi hủy bỏ lịch diễn tại Thái Lan, Swift tăng cường thêm đêm diễn thứ hai tại Singapore, cũng tổ chức vào ngày 9 tháng 6. AEG Live Asia tuyên bố cung cấp độc quyền 1.000 vé cho những người đã từng mua vé tham dự chương trình tại Bangkok, đồng thời ưu tiên cho họ một khoảng thời gian mua vé trước khi chào bán cho khán giả Singapore và bổ sung thêm một số lượng vé giới hạn cho các đêm diễn đã bán hết.
Swift lập một kỉ lục mới tại Trung tâm Staples, Los Angeles khi là nữ nghệ sĩ có nhiều buổi diễn cháy vé nhất với tổng cộng 11 buổi sau bốn đêm diễn của The Red Tour, vượt qua kỉ lục tám buổi cháy vé do Britney Spears nắm giữ. Đại diện Trung tâm Staples đã trao tặng Swift một biển kỉ niệm chương cho kỉ lục này. Trong chuyến lưu diễn The 1989 World Tour vào năm 2015, Swift phá vỡ kỉ lục của chính mình với năm đêm diễn, nâng tổng số buổi diễn bán hết lên 16. The Red Tour cũng từng giữ kỉ lục là buổi diễn có tốc độ bán vé nhanh nhất tại Thái Lan khi toàn bộ số vé cho đêm diễn ở Bangkok hết sạch chỉ trong 2 giờ. Kỉ lục này sau đó đã bị V Tour của Maroon 5 phá vỡ vào năm 2015. Swift còn là nữ nghệ sĩ hát đơn đầu tiên trong vòng 20 năm thực hiện một chuyến lưu diễn xuyên qua các sân vận động của Úc kể từ chuyến lưu diễn The Girlie Show của Madonna vào năm 1993, và là nữ nghệ sĩ đầu tiên bán hết vé của sân vận động Allianz tại Sydney kể từ khi nó được mở cửa vào năm 1988.
Doanh thu.
"Billboard" bắt đầu tiết lộ số liệu doanh thu cụ thể từng đêm diễn từ đầu tháng 4 năm 2013 và lần lượt công bố trong các tháng tiếp theo. Trong "Top 25 Tours" giữa năm, tạp chí này xếp The Red Tour ở vị trí thứ 9 với doanh thu đạt trên 38,9 triệu USD ( triệu USD theo thời giá năm ) từ 468.956 vé sau 29 đêm diễn. Theo thống kê của Pollstar tính đến tháng 7 năm 2013, The Red Tour thu về 58,5 triệu USD ( triệu USD theo thời giá năm ) từ 686.805 vé tiêu thụ sau 37 buổi diễn tại 27 thành phố, đứng thứ 8 trong bảng xếp hạng "2013 Mid-Year Top 100 Worldwide Tours" nhưng lại đứng thứ hai trong "2013 Mid-Year Top 100 North American Tours". Tháng 12 năm 2013, chuyến lưu diễn xếp thứ 7 trong "Top 25 Tours" cuối năm của "Billboard" nhờ doanh thu đạt 115,4 triệu USD ( triệu USD theo thời giá năm ), phục vụ 1.363.510 khán giả sau 66 đêm diễn cháy vé tại Hoa Kỳ và Canada, trở thành chuyến lưu diễn đồng quê có doanh thu cao nhất năm. Pollstar lại đưa ra số liệu khác, báo cáo chặng đầu tiên thu được 112,7 triệu USD ( triệu USD theo thời giá năm ) nhờ 1.335.308 vé bán. Cộng với các đêm diễn tại châu Đại Dương, The Red Tour đem về 131 triệu USD ( triệu USD theo thời giá năm ) từ 1.481.900 vé sau 73 đêm diễn tại 52 thành phố, trở thành chuyến lưu diễn có doanh thu cao thứ 8 trên toàn thế giới và là chuyến lưu diễn có doanh thu cao nhất tại Bắc Mỹ trong năm 2013. The Red Tour đồng thời cũng là chuyến lưu diễn có doanh thu cao nhất đối với một nghệ sĩ nhạc đồng quê tại khu vực này, vượt qua kỉ lục 97,7 triệu USD ( triệu USD theo thời giá năm ) mà chính Swift lập nên trong Speak Now World Tour vào năm 2011. Theo "Billboard", nữ ca sĩ kiếm gần 30 triệu USD ( triệu USD theo thời giá năm ) từ các hoạt động lưu diễn chỉ tính riêng tại thị trường Hoa Kỳ.
Sau khi kết thúc, "Billboard" báo cáo The Red Tour thu về gần 150,2 triệu USD ( triệu USD theo thời giá năm ) từ 1.702.933 vé tiêu thụ, phá vỡ kỉ lục doanh thu 141 triệu USD ( triệu USD theo thời giá năm ) mà Tim McGraw và Faith Hill lập nên trong chuyến lưu diễn Soul2Soul II Tour (2006-07) để trở thành chuyến lưu diễn có doanh thu cao nhất mọi thời đại bởi một nghệ sĩ nhạc đồng quê. Sân vận động Gillette ở Foxborough là nơi chuyến lưu diễn thành công nhất về mặt thương mại với doanh thu đạt 9,4 triệu USD từ 110.712 vé tiêu thụ trong hai đêm diễn vào ngày 26 và 27 tháng 7 năm 2013, còn O2 của Luân Đôn là nhà thi đấu đứng đầu về số liệu doanh thu và lượng khán giả khi đem về 5,8 triệu USD từ 74.740 vé tiêu thụ suốt năm đêm diễn. Fargodome ghi nhận số lượng người tham dự cao nhất trong số các nhà thi đấu có một ngày diễn khi thu hút 21.073 khán giả trong khi Mercedes Benz tại Thượng Hải là nhà thi đấu có doanh thu cao nhất trong một đêm với doanh thu đạt 1,8 triệu USD. Đối với các sân vận động chỉ có một ngày diễn thì Heinz Field của Pittsburgh đứng đầu về doanh thu và số lượng người tham dự, mang về hơn 4,7 triệu USD tiền vé từ 56.047 khán giả. Theo Pollstar, hai chặng châu Âu và châu Á thu về 16,8 triệu USD từ 159.248 vé, nâng tổng doanh thu trong hai năm lên 147,8 triệu USD ( triệu USD theo thời giá năm ) từ 1.641.148 vé
. Tạp chí này xếp chuyến lưu diễn ở vị trí thứ thứ 42 trong danh sách "2014 Mid-Year Top 100 Worldwide Tours" và thứ 97 trong "2014 Year-End Top 100 Worldwide Tours".
Đêm diễn tại sân vận động Etihad, Melbourne đứng ở vị trí thứ 91 trong "Top 100 International Boxoffice" của Pollstar vào năm 2013. Cũng trong bảng xếp hạng này vào năm 2014, năm đêm diễn cháy vé tại Nhà thi đấu O2 của Luân Đôn lại đứng ở vị trí thứ 51. The Red Tour cũng trở thành chuyến lưu diễn sở hữu nhiều vị trí nhất trong danh sách "2013 Year-End Top 200 Concert Grosses" tính tại Bắc Mỹ khi chiếm đến 21 vị trí, gồm cả 13 địa điểm biểu diễn từng lọt vào bảng xếp hạng "Top 100 Concert Grosses" giữa năm 2013.
Đánh giá chuyên môn.
The Red Tour nhận nhiều phản hồi tính cực từ các nhà phê bình. Đánh giá đêm diễn đầu tiên tại Newark, Jon Caramanica từ "The New York Times" viết rằng, "những điều tuyệt vời liên tiếp diễn ra trong [suốt chương trình]. Swift trình diễn giống như không hề có một kịch bản cho trước, chỉ có lý trí đang hoạt động. Giọng hát của Swift mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Cô biểu diễn một cách đầy sống động trên cây đàn piano, tạo nên những cảm xúc hoàn hảo". Ông nhận định Swift sẽ không trở thành một Madonna hay Katy Perry nhưng lại thấy rằng cô ngày càng xa lánh dòng nhạc đồng quê qua ca khúc "I Knew You Were Trouble". Trong một đánh giá tích cực cho tạp chí "Rolling Stones", Rob Sheffield mô tả đây là "một chương trình vô cùng đặc sắc. Nó cho thấy Taylor Swift là kẻ bất khả chiến bại trong cuộc chiến không đối thủ của cô ấy. Không ai có thể chạm đến cô ấy kể từ trong những cảm xúc cho đến âm nhạc. "Red" đầy thú vị, vô cùng thông minh và thứ tuyệt nhất trong lúc này. Hãy nhìn Taylor trên sân khấu… xem sự nhiệt tình của người hâm mộ, sự gắn kết giữa nghệ sĩ và khán giả. Cô ấy thật sự là nữ thần của dòng nhạc arena-rock ở một đỉnh cao tuyệt vời". Chris Payne từ "Billboard" cảm thấy buổi hòa nhạc của Swift như "một buổi diễn Pop hạng A nhưng hiếm khi lôi cuốn bởi những ý tưởng chủ đạo của nó", trong khi Eric Sundermann từ "The Village Voice" cảm thấy buổi diễn như một vở nhạc kịch Broadway hay Cirque du Soleil. Ông khen ngợi việc "The Red Tour được dàn dựng và biên đạo thật công phu" và khẳng định Swift "sinh ra để trở thành một nghệ sĩ."
Mario Tarradell từ "The Dallas Morning News" khen ngợi các phần trình diễn từ album "Red", đặc biệt tỏ ra thích thú trước màn song ca "Everything Has Changed" giữa Swift với Ed Sheeran. Ông gọi "I Knew You Were Trouble" là "dấu hiệu cho thấy sự trưởng thành của Swift" còn "Treacherous" là "một màn trình diễn đáng nhớ" nhưng lại cho rằng "Mean" và "Sparks Fly" là những bài hát dư thừa trong danh sách tiết mục. Đánh giá đêm diễn đầu tiên tại Los Angeles, Rebecca Ford của "The Hollywood Reporter" khen ngợi "The Red Tour thật rực rỡ với nhiều cảnh tượng đầy màu sắc" nhưng lại nhận định "những màn trình diễn mạnh mẽ nhất của Swift là nhờ những bài hát có nhịp điệu nhanh cùng sự hỗ trợ của các vũ công, ca sĩ hát bè, trang phục thay đổi liên tục và đầu tư nhiều vào việc dàn dựng buổi diễn" chứ không phải nhờ giọng hát "không vững hay quá mềm" của Swift. Randall Robert từ "Los Angeles Times" nhận thấy đêm nhạc diễn ra rất tự nhiên dù mức độ dàn dựng tương đương với chương trình Cirque du Soleil, đồng thời khen ngợi tính "liền mạch" trong khâu thực hiện. Owen R. Smith từ "The Seattle Times" tỏ ra không quá bất ngờ trước những lần thay đổi phục trang và thiết lập sân khấu ấn tượng giữa mỗi tiết mục dù vẫn khen ngợi cảnh tượng hoàn hảo của buổi diễn. Ông cũng nhận thấy "Swift có một chút rắc rối" khi trình diễn trực tiếp một số bài hát ăn khách và chỉ ra sự mâu thuẫn trong phong cách âm nhạc giữa các bài hát từ hai album "Fearless" và "Red". Jordan Kretchmer từ "The Guardian" tặng buổi diễn tại Sydney năm trên năm sao, viết rằng "không giống như nhiều đồng nghiệp khác, Swift trình diễn bằng nhiều loại nhạc cụ, và không bỏ lỡ bất kì cơ hội nào để khoe tài năng của mình". Kretchmer còn so sánh The Red Tour với The Mrs. Carter Show World Tour của Beyoncé và kết luận "buổi diễn đã đưa Swift trở về nơi mà cô ấy xuất sắc nhất: sân khấu".
Will Hodgkinson từ "The Times" phong tặng đêm diễn tại Luân Đôn bốn trên năm sao, nhận thấy Swift mang đến "một giấc mơ vô cùng rực rỡ" và ca ngợi việc cô "cân bằng được tính chuyên nghiệp và sự thân tình vốn là điều tuyệt nhất trong âm nhạc một cách hoàn hảo." Kết thúc bài đánh giá, tác giả khẳng định "Swift đã thực hiện thành công buổi diễn bằng cách thấu hiểu chính xác những gì khán giả trông đợi ở cô. Điều đó thật ấn tượng." Rebecca Nicholson từ "The Guardian" phong tặng đêm diễn tại Luân Đôn năm trên năm sao, mô tả Swift "là một người hoàn toàn được lòng đám đông" và là "người biết cách thực hiện một buổi diễn". Nicholson còn nhận thấy chất đồng quê trong chương trình của Swift đã vơi đi nhiều, ngoại trừ màn trình diễn "Mean" và "Swift có vẻ như đã tìm thấy chỗ đứng của mình trong làng nhạc Pop." Ben Walsh từ "The Independent" khẳng định buổi diễn tại Luân Đôn "không thực sự là buổi diễn về dòng nhạc đồng quê. Đây là Pop. Một buổi diễn Pop cầu kì" và dành nhiều lời khen ngợi, viết rằng "The Red Tour của Swift là một cảnh tượng thật hấp dẫn, nữ triệu phú này là một tài năng thực sự và là một người viết nhạc khéo léo. [Swift] hiểu rõ thị trường của mình và biết được Luân Đôn yêu quý cô như thế nào. [Buổi diễn] trông như một cuộc vận động bầu cử Mỹ hay là một hội nghị truyền giáo." Emma Dibdin của Digital Spy tặng buổi diễn tại Luân Đôn năm trên năm sao, miêu tả "chuyến lưu diễn là sự kết hợp giữa cảnh tượng kì quái cùng những cảm xúc thân mật của Swift". Dibdin khen ngợi phần thiết lập sân khấu của buổi diễn "là một thắng lợi về mặt kĩ thuật", đồng thời coi quá trình chuyển tiếp từ bản ballad "All Too Well" qua "Love Story" là một trong những khoảnh khắc đáng chú ý nhất của chương trình khi cảm thấy "câu chuyện Romeo và Juliet với một kết thúc cổ tích đã thay thế cho những bi kịch" từ "một cuộc tình tan vỡ". Nữ phóng viên kết luận rằng The Red Tour đã "tận dụng một cách chính xác những yếu tố giúp Swift trở thành một hình tượng mạnh mẽ trong mắt khán giả, một sự pha trộn chân thật giữa khát vọng và những điều liên quan." Alice Vincent từ "The Daily Telegraph" cho buổi diễn tại Luân Đôn ba trên năm sao, phê bình giọng hát "run rẩy" của Swift trong "You Belong With Me" và "22", đồng thời cho rằng việc buổi diễn được dàn dựng quá nhiều đã đánh mất đi sự mộc mạc mà Swift thường có khi cô độc tấu cùng nhiều nhạc cụ như băng cầm hay piano. Tuy nhiên, cây bút này lại ấn tượng trước sự nhiệt huyết của khán giả, sự vui tươi của buổi diễn và công nhận "tài năng thực sự của Swift trong sáng tác âm nhạc và nghệ thuật trình diễn".
Giải thưởng và đề cử.
Trong một cuộc khảo sát vào giữa năm 2013, The Red Tour được 27% độc giả "Billboard" bình chọn là chuyến lưu diễn xuất sắc nhất, cùng với Diamonds World Tour của Rihanna (20%) và Because We Can Tour của Bon Jovi (16%). Chuyến lưu diễn nhận được một đề cử tại giải thưởng Teen Choice 2013 trong hạng mục "Chuyến lưu diễn mùa hè xuất sắc nhất" nhưng để lọt vào tay chuyến lưu diễn Take Me Home Tour của One Direction. Tại giải thưởng Lưu diễn Billboard 2013, The Red Tour thắng ở hạng mục "Màn kết hợp tốt nhất", đồng thời nhận hai đề cử cho "Buổi diễn được quảng bá tốt nhất" và "Sự lựa chọn từ người hâm mộ của Eventful". "The Sydney Morning Herald" xếp buổi diễn của Swift tại sân vận động Suncorp ở vị trí thứ tư trong danh sách 10 buổi hòa nhạc hay nhất năm 2013 diễn ra xung quanh Brisbane, còn Jon Caramanica từ "The New York Times" xếp buổi diễn ngày 27 tháng 3 tại Trung tâm Prudential, Newark ở vị trí thứ 8. Buổi diễn ngày 7 tháng 2 năm 2014 tại Berlin được đề cử cho hạng mục "Buổi diễn của năm" tại giải thưởng PRG Live Entertainment Awards lần thứ 10. Chuyến lưu diễn cũng đem về cho Swift một số đề cử ở các hạng mục như "Nghệ sĩ lưu diễn của năm" tại giải Âm nhạc Đồng quê Mỹ, "Trình diễn trực tiếp xuất sắc nhất" tại giải Âm nhạc châu Âu của MTV và hai đề cử tại giải thưởng Pollstar lần thứ 25 cho "Chuyến lưu diễn xuất sắc nhất" và "Sân khấu sáng tạo nhất".
Ghi hình và phát sóng.
Sau đêm diễn đầu tiên tại Omaha, Swift tiết lộ ba đoạn video ghi lại cảnh cô trình diễn trống trong "Holy Ground", guitar điện trong "Red" và guitar 12 dây trong "Sparks Fly" trên kênh YouTube và trang web chính thức của mình. Từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2013, cô lần lượt tung các video hậu trường kể về trải nghiệm của các khách mời đặc biệt khi tham gia chuyến lưu diễn tại Foxborough, Los Angeles và Nashville. Riêng toàn bộ phần trình diễn "Jenny from the Block" giữa Swift và Jennifer Lopez được tải lên YouTube vào ngày 12 tháng 9 năm 2013, còn video tại Nashville bao gồm cả cảnh Ed Sheeran ăn mặc như chú hề khi xuất hiện trên sân khấu trong màn trình diễn "We Are Never Ever Getting Back Together". Màn trình diễn "The Last Time" cùng Gary Lightbody tại Sacramento được ghi hình cho video âm nhạc quảng bá đĩa đơn cùng tên, trong khi video âm nhạc cho đĩa đơn "Red" tập hợp nhiều phân cảnh trình diễn của Swift tại một số thành phố.
Trong chương trình truyền hình trực tiếp "Macy’s 4th of July Fireworks Spectacular" chào mừng Quốc khánh Mỹ lần thứ 237 vào ngày 4 tháng 7 năm 2013, kênh NBC đã phát sóng hai màn trình diễn "We Are Never Ever Getting Back Together" và "Everything Has Changed" ghi hình từ buổi hòa nhạc ngày 25 tháng 5 tại sân vận động Cowboys, Arlington. Sau đó vào ngày 6 tháng 12 cùng năm, màn trình diễn "I Knew You Were Trouble" ghi hình từ buổi hòa nhạc ngày 4 tháng 12 tại sân vận động Allianz, Sydney được kênh CBS phát sóng trong chương trình truyền hình trực tiếp công bố các đề cử cho giải Grammy lần thứ 56 với tựa đề "The Grammy Nominations Concert Live – Countdown to Music's Biggest Night".
Các sự cố.
Trong đêm diễn ngày 27 tháng 3 năm 2013 tại Newark, một sự cố kĩ thuật xảy ra với tai nghe và guitar của Ed Sheeran khi anh đang trình diễn "Everything Has Changed" với Swift khiến âm thanh bị trục trặc suốt nửa đầu bài hát. Buổi diễn ngày 20 tháng 7 tại Philadelphia đã bị hoãn gần hai giờ đồng hồ do mưa lớn và sấm sét. Khán giả buộc phải sơ tán vào khu vực phòng chờ bên trong sân vận động và được phép trở lại chỗ ngồi sau khi mưa tạnh vào lúc 22:30 theo giờ địa phương. Trong đêm diễn đầu tiên tại Luân Đôn, một khán giả là đàn ông đã chạy lên sân khấu và tiếp cận Swift trong lúc cô đang bước lên cầu thang để chuẩn bị đi xuống hậu trường sau màn trình diễn "We Are Never Ever Getting Back Together". Swift khi đó vẫn giữ được bình tĩnh và còn bắt tay với vị khán giả này trước khi anh ta bị hai bảo vệ lôi ra khỏi sân khấu. Tình trạng này cũng từng xảy ra trong đêm diễn ngày 29 tháng 5 tại Glendale. Trong đêm diễn ngày 10 tháng 2 tại Luân Đôn, thành viên Connor Ball của ban nhạc The Vamps đã bị hụt chân và ngã khỏi sân khấu khi đang trình diễn. Ban nhạc sau đó xác nhận Ball chỉ bị thương nhẹ nhưng vẫn cần phải nghỉ ngơi vài ngày.
Sân khấu trong đêm diễn ngày 7 tháng 12 năm 2013 tại sân vận động Suncorp, Brisbane đã gặp trục trặc khi một phần sàn bị đổ sập ở khu vực có hạng vé đắt nhất khiến ban tổ chức phải sơ tán khán giả ở hàng ghế này đi nơi khác. Toàn bộ sân vận động đã chìm trong bóng tối khoảng năm phút và Swift liền xuất hiện trên sân khấu để trò chuyện với khán giả trong khi chờ khắc phục sự cố. Sau đêm diễn, người hâm mộ Swift đã thể hiện sự không hài lòng trên mạng xã hội. Một số cho biết họ đã bỏ lỡ rất nhiều bài hát do bị buộc phải rời khỏi chỗ ngồi ban đầu và di chuyển xung quanh sân vận động trong khi nhiều người khác chỉ trích thái độ phục vụ của đội ngũ bảo vệ. Frontier Touring, công ty quảng bá The Red Tour tại Úc, cho biết "sự cố đã ảnh hưởng chưa đến 1% khán giả tham dự...An toàn của người hâm mộ Swift là tiêu chí quan trọng [của chúng tôi], và một khi an toàn đã được đảm bảo thì buổi diễn mới tiếp tục". Công ty quảng bá cũng tuyên bố sẽ bồi thường hợp lệ cho những người bị ảnh hưởng bằng cách hoàn trả lại tiền vé và khuyên họ liên hệ với Ticketek để thực hiện các thỏa thuận cần thiết. | 1 | null |
là một bộ truyện tranh Shoujo Slice of Life và phim hoạt hình được sản xuất bởi Toei Animation- công ty con của Toei Company, phim được đạo diễn bởi Fukushima Kazumi dựa trên loạt truyện tranh của Muroyama Mayumi. Anime nói về một cô bé tinh nghịch tên là Asari đang cùng sống với gia đình của mình.
Manga.
Manga được viết bởi Muroyama Mayami.
Anime.
Anime được sản xuất bởi Toei Animation - công ty con của Toei Company và được đạo diễn bởi Fukushima Kazumi. Phim được phát sóng tại Nhật Bản lần đầu tiên vào ngày 25 tháng 11 năm 1982 và lần cuối vào ngày 28 tháng 2 năm 1983 .Phim được sóng vào mỗi thứ hai từ 19:00 đến 19:30 (JST) với 54 tập.
Giải thuởng.
Năm 1985, "Asari-chan" giành được giải Giải manga Shogakukan ở hạng mục Best Children's Manga. Năm 2014, nhận giải Judging Committee Special Award tại Giải manga Shogakukan lần thứ 59. manga giành được grand award tại Japan Cartoonists Association Award 2014. | 1 | null |
Mật mã gốc () là một bộ phim hành động khoa học viễn tưởng của Mỹ sản xuất năm 2011, đạo diễn bởi Duncan Jones, kịch bản bởi Ben Ripley, với sự tham gia diễn xuất của Jake Gyllenhaal, Michelle Monaghan, Vera Farmiga, và Jeffrey Wright.
"Mật mã gốc" được các nhà phê bình đánh giá cao. Là một bộ phim thành công về lợi nhuận, thu về 147 triệu đôla trên toàn thế giới.
Nội dung.
Nhân vật chính của phim là Đại úy Colter Stevens (Jake Gyllenhaal) chợt tỉnh dậy trong một chuyến xe lửa tốc hành chạy vào thành phố Chicago trong một cơ thể hoàn toàn xa lạ. Trước đó, anh nhớ mình vẫn đang ở chiến trường Afghanistan. Trên tàu, anh gặp cô gái trẻ xinh đẹp Christina (Michelle Moynaghan) và biết được tên người đàn ông mà mình thâm nhập vào cơ thể là Sean. Trong vòng 8 phút sau đó, một quả bom được cất giấu trên tàu, phát nổ và giết chết tất cả hành khách. Sau đó, Colter khám phá ra rằng mình là một phần của nhiệm vụ truy tìm kẻ đánh bom tàu điện ngầm ở Chicago.
Anh tham gia một cuộc thử nghiệm của chính phủ, gọi là "Source Code". Chương trình này cho phép đưa người trở lại hiện trường xảy ra một biến cố quan trọng nào đó để dựng lại những dữ kiện, giúp nhà chức trách lùng bắt thủ phạm của những vụ khủng bố hàng loạt. Được đưa vào một thực tại giả lập những phút cuối cùng của chuyến tàu trước khi quả bom phát nổ, Colter chỉ có 8 phút để tìm ra kẻ khủng bố trên tàu, trước khi bị đẩy lại về phòng thí nghiệm. Thủ phạm có thể là bất kỳ ai trên các toa xe. Thời gian mỗi lúc một cạn kiệt, một vụ khủng bố khác sắp diễn ra trong thành phố và sẽ làm hàng nghìn người vô tội thiệt mạng. Khi sự việc không diễn ra như kế hoạch, Colter buộc phải làm trái với chỉ thị của cấp trên. | 1 | null |
Trung Nguyên đại chiến (Giản thể: 中原大战; Phồn thể: 中原大戰; Pinyin: "Zhōngyúan Dàzhàn") là cuộc nội chiến trong lòng Trung Quốc Quốc dân Đảng nổ ra vào năm 1930 giữa chính phủ của Tưởng Giới Thạch với liên minh Diêm Tích Sơn, Phùng Ngọc Tường và Lý Tông Nhân. Phần lớn các trận đánh diễn ra ở Trung Nguyên, vùng đất trù phú phía hạ lưu sông Hoàng Hà, cái nôi của nền văn hóa Trung Hoa.
Trước đó, để củng cố lưc lượng trong cuộc Bắc Phạt (1927-28), Tưởng Giới Thạch đã liên minh với ba lực lượng quân phiệt của Diêm, Phùng và Lý. Tuy nhiên, mối quan hệ này trở nên căng thẳng khi xảy ra tranh chấp về quyền kiểm soát quân đội. Cuộc đại chiến làm cho chính phủ của Tưởng gần như bị phá sản với thiệt hại nhân mạng lên đến 30 vạn người nhưng ngược lại củng cố thêm vị trí của ông như một lãnh đạo chính thức của đất nước Trung Quốc.
Mặc dù vậy, cuộc đại chiến vẫn không thể chấm dứt được sự mất ổn định trong lòng Quốc Dân Đảng thời bấy giờ. Sự phản đối của Hồ Hán Dân, một lãnh tụ miền nam bị Tưởng giam lỏng từ năm 1931, cùng nhiều lãnh đạo cấp cao đến từ miền Nam đã khiến cho Tưởng Giới Thạch một lần nữa phải từ chức. Kéo theo đó là hàng loạt các sự kiện làm suy yếu thực lực chính phủ trung ương như: Nội chiến Quốc-Cộng lần hai, Sự kiện 28/1, sự ra đời của chính phủ bù nhìn thân Nhật Mãn Châu Quốc ở Đông Bắc Trung Hoa.
Bối cảnh.
Bấy giờ, sau khi cuộc chiến Bắc phạt của Quốc dân Đảng thành công, xảy ra cục diện 2 chính phủ Quốc dân cùng tồn tại và đối đầu là chính phủ Vũ Hán do Uông Tinh Vệ lãnh đạo và chính phủ Nam Kinh do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo. Cuộc chiến nổ ra khi Uông Tinh Vệ tổ chức Hội nghị Tây Sơn, liên hiệp với các quân phiệt địa phương Diêm Tích Sơn, Phùng Ngọc Tường, Lý Tông Nhân, Trương Phát Khuê cùng phát động chiến tranh chống lại thế lực của Tưởng Giới Thạch. Các hồ sơ và sử liệu của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thường gọi cuộc chiến này là Chiến tranh Tưởng - Phùng - Diêm hoặc Chiến tranh Tưởng - Phùng - Diêm - Lý. | 1 | null |
Tập đoàn Hanjin () là một tập đoàn của Hàn Quốc và là một trong những chaebol lớn nhất ở Hàn Quốc. Tập đoàn bao gồm Korean Air (KAL), được mua lại vào năm 1969, và một công ty vận tải đường biển, Hanjin Shipping (bao gồm Hanjin Logistics) trước khi phá sản. Vào tháng 8 năm 2013, Tập đoàn Hanjin chính thức chuyển sang cơ cấu công ty mẹ với việc thành lập Hanjin KAL.
Lịch sử.
Tập đoàn này được thành lập vào giai đoạn cuối của chiến tranh thế giới thứ hai, vào tháng 11 năm 1945. Ban đầu, khách hàng lớn nhất của Hanjin là quân đội Mỹ, đó là việc vận chuyển hàng hóa tới các chiến trường Triều Tiên và Việt Nam. Công ty đã ký một hợp đồng vận tải lớn với quân đội Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 1956 và một hợp đồng khác vào tháng 3 năm 1966, với tất cả các lực lượng vũ trang Mỹ đồn trú tại miền nam Việt Nam lúc bấy giờ, bao gồm cả thủy quân lục chiến, hải quân và không quân. Trong tháng 11 năm 1969, Hanjin ký một thỏa thuận vận chuyển container với Tổng công ty Dịch vụ Sea-Land, sang đến tháng 9 năm 1970, công ty đã mở bãi container đầu tiên tại cảng Busan.
Từ cuối những năm 1970, tập đoàn tiếp tục mở rộng sang thị trường Trung Đông bằng hợp đồng được ký với Kuwait tại cảng Shuwaik (tháng 9 năm 1977), với Ả Rập Xê Út tại cảng Dammam (tháng 3 năm 1979) và cảng Jeddah (tháng 5 năm 1980).
Vào tháng 3 năm 1990, Hanjin phân nhánh ra thành hoạt động vận tải và kho bãi với việc mua lại Công ty Vận tải Vận chuyển hàng hóa Hàn Quốc. Vào tháng 6 năm 1992, Hanjin Express đã được giới thiệu để cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh các loại bưu phẩm. Công ty bắt đầu bốc dỡ hàng hóa tại các cảng Long Beach và Seattle sau khi ký hợp đồng thành công với các công ty liên doanh với Công ty Quốc tế Total Terminals vào tháng 8 năm 1992. Trong tháng 1 năm 1993, họ bắt đầu dịch vụ vận chuyển container bằng đường sắt giữa hai thành phố Pusan và Uiwang. Tháng 5 năm 1995, Hanjin đặt chi nhánh tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. | 1 | null |
"Hello Vietnam" là một đĩa đơn ra mắt năm 1965, được viết bởi Tom T. Hall và được thu âm bởi ca sĩ nhạc đồng quê người Mỹ Johnnie Wright, ca sĩ hát bè là vợ của Wright, Kitty Wells. Bài hát nằm trong bảng xếp hạng Billboard Hot Country Singles Mỹ trong 20 tuần, trong đó có ba tuần xếp thứ nhất. Đây là bài hát nổi tiếng nhất của Johnnie Wright trong bảng xếp hạng nhạc đồng quê của Mỹ.
Nội dung bài hát.
Trong thời kỳ này, làn sóng phản đối chiến tranh Việt Nam đang leo thang tại Mỹ và các bảng xếp hạng nhạc pop bị thất thế trước các bài hát về đề tài chiến tranh. Đó cũng là lý do khiến "Hello Vietnam" rất nổi tiếng vào thời điểm đó dù nó có nội dung ủng hộ cuộc chiến. Trích dẫn một đoạn trong bài hát:
Bài hát này được chọn làm nhạc nền mở đầu cho bộ phim nổi tiếng của Mỹ "Full Metal Jacket" (1987). | 1 | null |
Tổng công ty Thép Hoa Kỳ ("U.S. Steel") là một công ty sản xuất thép cung cấp tại các thị trường Hoa Kỳ, Canada và Trung Âu. Công ty là đơn vị sản xuất thép lớn thứ 13 trên thế giới trong năm 2010. Nó được đổi tên thành Tổng công ty USX vào năm 1986 và đổi trở lại là Tổng công ty Thép Hoa Kỳ vào năm 2001, khi các cổ đông của USX tách công ty dầu khí Marathon và kinh doanh thép của US Steel ra. Năm 2001, nó vẫn là nhà sản xuất thép liên hợp thuộc sở hữu trong nước lớn nhất tại Hoa Kỳ, mặc dù hiện nay đơn vị chỉ sản xuất nhiều hơn một chút so với năm 1902, sau khi thu hẹp đáng kể trong những năm 1980.
US Steel từng là một thành phần của Chỉ số Công nghiệp Dow Jones, niêm yết từ 1 tháng 4 năm 1901 đến tháng 3 năm 1991. Sau đó, nó đã bị gỡ bỏ dưới tên Công ty USX bằng hai công ty Navistar International và Primerica. | 1 | null |
Trò chơi pháo binh (tiếng Anh: "Artillery game") là thể loại video game (thường là theo lượt) hai hoặc ba người chơi đầu tiên liên quan đến xe tăng chiến đấu lẫn nhau trong một trận đấu hoặc tương tự. Trò chơi pháo binh là một trong những trò chơi máy tính đầu tiên được phát triển; chủ đề của dạng game này là một phần mở rộng trong những ứng dụng ban đầu của bản thân máy tính, từng được sử dụng để tính toán quỹ đạo của tên lửa và các tính toán liên quan khác dựa trên quân sự. Trò chơi pháo binh được mô tả như là một loại "game bắn súng", dù chúng thường được phân loại như một loại game chiến lược.
Tiền thân của thể loại game kiểu pháo binh hiện đại là những game dạng chữ mô phỏng pháo binh hoàn toàn với các giá trị dữ liệu nhập vào. Một trò chơi BASIC gọi đơn giản là pháo binh do Mike Forman viết và được xuất bản trong tạp chí "Creative Computing" vào năm 1976. Đây là phiên bản máy tính gia đình chuyên đề của trò chơi đã được M. E. Lyon sửa đổi vào năm 1977 và Brian West được biết đến dưới tên gọi là "War 3"; "War 3" còn được sửa đổi hơn nữa vào năm 1979 và được công bố với tên gọi "Artillery-3". Các phiên bản ban đầu của những game đấu tăng theo lượt đã thể hiện dữ liệu do con người đưa vào như khoảng cách giữa các xe tăng, vận tốc hoặc "hỏa lực" của phát bắn và góc từ tháp pháo của xe tăng.
Pháo binh dạng đồ họa.
Máy tính để bàn ngôn ngữ BASIC Tektronix 4051 vào giữa những năm 1970 đã có một chương trình chạy thử được gọi là "Artillery" (pháo binh) sử dụng một thiết bị lưu trữ hình CRT cho phần đồ họa. Một chương trình tương tự xuất hiện trên đầu băng chạy thử đồ họa HP 2647 vào cuối thập niên 1970.
Một phiên bản đồ họa đầu tiên của trò chơi pháo binh dành cho máy tính cá nhân xuất hiện trên nền tảng máy tính Apple II vào năm 1980. Viết bằng ngôn ngữ Applesoft BASIC, biến thể này còn được gọi là "Artillery", xây dựng dựa trên các khái niệm trước đây của trò chơi pháo binh được công bố trong tạp chí "Creative Computing" nhưng cho phép người chơi thực sự nhìn thấy được một đại diện đồ họa đơn giản của xe tăng, chiến trường, và địa hình. Phiên bản Apple II còn đưa cả tốc độ gió vào tầm quan trọng khi khi tính toán kết quả cuối cùng của phát bắn. Những dòng chữ hiển thị trên màn hình cho người chơi thấy con đường mà phát bắn trước đó đã thực hiện đối với mục tiêu của họ, cho phép người chơi sử dụng dữ liệu hình ảnh khi xem xét chiến lược trong tương lai. Những game tương tự đã được làm cho các dòng máy tính gia đình như Commodore PET năm 1981. Năm 1983, Amoeba Software phát hành một trò chơi gọi là "Tank Trax" đã sớm được công ty game Mastertronic tóm lấy và tái phát hành lúc ban đầu. Đây lại là một phiên bản cổ điển của dòng game pháo binh, tuy nhiên bạn có thể thay đổi chiều cao của các ngọn đồi ở giữa những người chơi đến cả một ngọn núi hoặc một chân đồi (Tuy nhiên điều này đôi lúc thực hiện có sự khác biệt trong lối chơi thực tế như một số chân trông cao như dãy núi và một số ngọn núi quá thấp đủ để được xem là chân núi). Người chơi cũng có thể mặc định cái tên của Tướng Patton và Monty.
Những biến thể video game console của trò chơi pháo binh sớm nổi lên sau sự xuất hiện phiên bản máy tính cá nhân có đồ họa đầu tiên. Một tựa game hai người chơi gọi là "Smithereens!" được phát hành vào năm 1982 cho hệ máy Magnavox Odyssey² trong đó có hai máy phóng, mỗi cái nằm đằng sau một bức tường thành của tòa lâu đài, chọi đá vào nhau. Dù không phải là dạng theo lượt, trò chơi đã sử dụng tổng hợp giọng nói của console để phát ra những lời lăng mạ mỉa mai khi một người chơi bắn vào kẻ khác. Tựa game kiểu pháo binh được phổ biến đầu tiên là "Artillery Duel". "Artillery Duel" được phát hành vào năm 1983 cho video game console Atari 2600 và ColecoVision cũng như nền tảng máy tính cá nhân Commodore 64 và VIC-20. Trò chơi có cảnh nền và đồ họa địa hình trau chuốt hơn cũng như màn hình đồ họa đơn giản hiển thị tốc độ gió và số lượng đạn dược.
Pháo binh trên máy tính.
Với sự hiện diện ngày càng tăng của các dòng máy tính tương thích với IBM đến sự xuất hiện của trò chơi pháo binh dành cho nền tảng này. Năm 1988, "Artillery Combat" hay "EGAbomb" do hãng Rad Delaroderie phát hành, viết bằng ngôn ngữ Turbo BASIC và về sau được phân phổi bởi RAD Software. Đến năm 1990, "Tank Wars" do Kenny Morse phát hành và Microforum xuất bản cho các máy tính dựa trên MS-DOS. "Tank Wars" đã giới thiệu các khái niệm về mua vũ khí và các xe tăng có AI máy tính phức tạp điều khiển dành cho trò chơi pháo binh. "Gravity Wars" là một sự chuyển đổi của tựa game Amiga cùng tên đã đưa thể loại pháo binh tiến vào không gian, giới thiệu một trường hấp dẫn 2D xung quanh hành tinh, một định dạng cũng đã truyền cảm hứng cho nhiều bản làm lại.
Vào năm 1991, một trong những trò chơi kiểu pháo binh đặc biệt nhận được sự chú ý rộng rãi khi "Gorillas" được phân phối như một phần của QBasic với MS-DOS 5.0. Năm đó cũng chứng kiến sự ra mắt phiên bản đầu tiên của "Scorched Earth" của Wendell Hicken. "Scorched Earth" là một tựa game shareware phổ biến dành cho MS-DOS mà xe tăng chiến đấu theo lượt trong địa hình 2D, với mỗi người chơi điều chỉnh góc độ và hỏa lực tháp pháo xe tăng của mình trước khi mỗi lần bắn. "Scorched Earth" với nhiều loại vũ khí và tầm bắn được coi là nguyên mẫu hiện đại của định dạng này, mà các tựa game nổi tiếng "Worms", "Atomic Cannon", "Hogs of War", "SpaceTanks", "GunBound" và "Pocket Tanks" đều dựa theo đấy. "Scorched Earth" đã kết hợp nhiều tính năng của trò chơi pháo binh đồ họa trước đó (bao gồm cả ý kiến châm biếm của từng chiếc tăng của người chơi trước khi bắn) trong khi mở rộng các tùy chọn có sẵn cho mỗi người chơi liên quan đến việc lựa chọn các loại vũ khí có sẵn, khả năng sử dụng khiên, dù và khả năng để di chuyển xe tăng của người chơi (với việc mua các thùng nhiên liệu). Trò chơi có cấu hình khá cao và sử dụng một giao diện người dùng đồ họa điều khiển bằng chuột đơn giản.
Pháo binh hiện đại.
Vào năm 1994, Team17 Software đã phát hành phiên bản đầu tiên của loạt game dàn trận theo lượt thành công "Worms" trên nền tảng máy tính Amiga. Trong "Worms", người chơi điều khiển một trung đội những chú sâu nhỏ (chứ không phải là xe tăng) trên một cảnh quan biến dạng, chiến đấu với các nhóm do người chơi hoặc máy tính điều khiển. Trò chơi có kiểu đồ họa phong cách hoạt hình tươi sáng và hài hước và một kho gồm nhiều loại vũ khí đa dạng kỳ quái. Những phiên bản tiếp theo của dòng game này đã được phát hành từ năm 1995, bao gồm cả phiên bản 3D ("Worms 3D") vào năm 2003. Về sau được tiếp nối bởi "Worms Forts" và "Worms 4". Trò chơi sau đó quay trở lại với lối chơi phong cách 2D của mình trong "Worms Open Warfare" (2006) và "Worms:Reloaded" (2010).
Năm 2001, Gavin Camp đã cho phát hành một tựa game pháo binh 3D gọi là "Scorched 3D" dựa trên một cách lỏng lẻo phiên bản trước đó "Scorched Earth". "Scorched 3D" cung cấp nhiều tùy chọn như chơi nối mạng LAN và Internet, hình đại diện của người chơi và góc nhìn camera linh hoạt. Năm 2003, Isotope244 đã phát hành tựa game "Atomic Cannon" cho Windows, Mac OS X, và Windows Mobile. Các dự án hoạt động khác bao gồm "Warmux" hoặc "Hedgewars", hoàn toàn có thể chơi được trên nhiều hệ điều hành, bao gồm Windows, GNU/Linux hoặc Mac OS X. "DDTank" là một tựa game pháo binh MMORPG miễn phí trên trình duyệt nổi tiếng.
Tháng 12 năm 2009, hãng Rovio Mobile có trụ sở tại Phần Lan phát hành "Angry Birds", một tựa game nổi tiếng trong đó người chơi nhằm mục đích tìm ra cách hiệu quả nhất để tiêu diệt các công trình kiến trúc khác nhau bằng cách dự đoán quỹ đạo và tác động tiêu cực của một con chim bị súng cao su bắn trúng, có thể được coi là một phiên bản của một trò chơi pháo binh dưới dạng một thế giới hạn chế bằng 2D, lực góc/bắn ra, những tên lửa thụ động theo quỹ đạo định hướng trọng lực và việc sử dụng các tên lửa và/hoặc phá hủy cảnh quan để giết vài con lợn không tiếng kêu ở mỗi màn chơi. Tuy vậy nó lại thiếu lực phản công từ mục tiêu của người chơi, cũng như lượng đạn vô hạn của ít nhất một loạt đạn phóng ra.
Việc phát hành "" vào tháng 3 năm 2012 sự bao gồm của một trong các biến thể của dạng game pháo binh. Người chơi có thể tự kiểm soát từng viên đạn pháo, khai hỏa và sau đó điều chỉnh cho mỗi lượt bắn. | 1 | null |
Phòng thủ tháp hay còn gọi là Trò chơi thủ thành (tiếng Anh: "Tower defense") là một thể loại phụ của dòng chiến lược thời gian thực. Mục tiêu của dạng game phòng thủ tháp là cố gắng để ngăn chặn kẻ thù tràn qua một bản đồ bằng cách xây dựng bẫy nhằm làm chậm bước tiến của chúng và các tòa tháp sẽ sẵn sàng bắn hạ nếu quân địch vượt qua. Kẻ thù và tòa tháp thường có khả năng, chi phí và giá nâng cấp đa dạng. Khi đánh bại kẻ địch, người chơi kiếm được tiền hoặc điểm và dùng nó để mua hoặc nâng cấp tháp, hay nâng cấp số lượng tiền hoặc điểm kiếm được hoặc thậm chí nâng cấp tốc độ mà họ muốn nâng.
Sự lựa chọn và vị trí của các tháp cá nhân là chiến lược quan trọng của trò chơi. Nhiều game, chẳng hạn như "Flash Element Tower Defense" có kẻ địch chạy qua một "mê cung", cho phép người chơi đặt tòa tháp ở nơi mang tính chiến lược sao cho ra hiệu quả tối ưu. Tuy nhiên, một số phiên bản của thể loại này buộc người dùng phải tạo ra mê cung nằm ngoài tháp riêng của họ, chẳng hạn như trò "Desktop Tower Defense". Số khác thì pha trộn giữa hai thể loại, với đường dẫn cài đặt trước đó có thể sửa đổi vị trí tháp ở một mức độ cụ thể, hoặc tòa tháp có thể được sửa đổi qua vị trí đường dẫn.
Lịch sử.
Tựa game phòng thủ tháp nguyên mẫu là "Rampart" do Atari Games phát hành vào năm 1990. Vào đầu những năm 2000, các bản đồ cho "StarCraft", "Age of Empires II" và "Warcraft III" đã hướng theo những bước chân của "Rampart". Minigame chiến lược Fort Condor trong "Final Fantasy VII" cũng có thể truyền cảm hứng cho thể loại phòng thủ tháp vì nó có chứa một số yếu tố mà giờ là thể loại trụ cột.
Cuối cùng, các nhà phát triển video game độc lập bắt đầu sử dụng Adobe Flash để làm các webgame phòng thủ tháp độc lập, dẫn đến việc phát hành "Flash Element Tower Defense" vào tháng 1 năm 2007 và sau đó là "Desktop Tower Defense" vào tháng 3 năm đó. "Desktop Tower Defense" trở nên vô cùng phổ biến và giành được giải thưởng Independent Games Festival, và thành công của nó đã dẫn tới một phiên bản được tạo ra cho điện thoại di động của một nhà phát triển khác nhau. Một số tựa game phòng thủ tháp khác đã đạt được một mức độ của sự nổi tiếng gồm "GemCraft" và "Plants vs. Zombies".
Đến năm 2008, sự thành công của thể loại này đã dẫn dòng game phòng thủ tháp bước vào thị trường video game console như trò "" trên Xbox 360, "PixelJunk Monsters" và "Savage Moon" cho PlayStation 3. Thể loại phòng thủ tháp còn xuất hiện trên các hệ máy cầm tay game console như "Lock's Quest" và "Ninjatown" trên Nintendo DS.
Lối chơi.
Thể loại phòng thủ tháp được đặc trưng nhờ vị trí các đơn vị tĩnh của người chơi nhằm bảo vệ chống lại các đơn vị đối phương di động đang cố gắng nắm lấy một điểm bắt đầu đến điểm kết thúc. Có một số thiết lập của các đơn vị đối phương (hay "thiệt hại" người chơi có thể lấy từ các đơn vị chạm đến điểm cuối), có thể đi đến điểm cuối trước khi màn này bị thua. Một số trò chơi sử dụng một tuyến đường tĩnh mà các đơn vị đối phương bám theo đó mà người chơi đặt tòa tháp của họ, trong khi số khác ủng hộ một môi trường kiểu tự do cho phép người dùng xác định đường đi của các đơn vị đối phương. Một số trò chơi thì sử dụng một kiểu pha trộn cả hai. Hầu hết các game đều cho phép nâng cấp tòa tháp của người chơi.
Một trong những chiến lược thiết yếu của dạng game này là "mê cung", tức là chiến thuật của việc tạo ra một con đường quanh co rối rắm đến chỗ tòa tháp để kéo dài khoảng cách đối phương phải đi để vượt qua vị trí phòng thủ. Thỉnh thoảng người chơi có thể sử dụng các "mánh khóe" bằng cách xen kẽ giữa việc đặt chướng ngại vật lối ra ở một bên và sau đó ở phía bên kia khiến đối phương phải quay lại và tới lui cho đến khi họ bị đánh bại. Một số trò chơi còn cho phép người chơi thay đổi chiến lược tấn công được sử dụng cho tòa tháp để có thể bảo vệ cho cái giá thậm chí còn hợp lý hơn.
Mức độ kiểm soát của người chơi (hoặc thiếu cái đấy) trong những game như vậy cũng thay đổi từ các game mà người chơi điều khiển một đơn vị trong thế giới game, tới những game mà người chơi không trực tiếp điều khiển tất cả các đơn vị. Nó là một chủ đề phổ biến trong thể loại phòng thủ tháp có các đơn vị không quân chẳng cần vượt qua cách bố trí của mê cung, nhưng lại bay qua tháp trực tiếp đến đích cuối cùng. Một số trò chơi phòng thủ tháp hoặc bản đồ tùy chỉnh cũng đòi hỏi người chơi phải loại bỏ đối phương trên các game board đối địch của họ tương ứng khu vực kiểm soát của họ tại một game board phổ biến. Những game như vậy còn được gọi là thể loại chiến tranh tháp (tower war).
Nhãn hiệu USPTO.
Ngày 3 tháng 6 năm 2008, Công ty COM2US đã được trao nhãn hiệu cho thuật ngữ "Tower Defense" (phòng thủ tháp), nộp vào ngày 13 tháng 6 năm 2007 - dãy số thứ tự 3442002, công ty đã được báo cáo để bắt đầu thực thi nhãn hiệu. Bổ sung thêm cụm từ "Tower Defense" (bằng chữ in hoa) để mô tả một trình ứng dụng cho iTunesConnect và các cửa hàng ứng dụng sẽ tự động hiện lên một cảnh báo thông báo cho người dùng rằng trình của họ có thể bị từ chối sử dụng thuật ngữ, tuy nhiên lối viết cụm từ trong trường hợp thấp hơn vẫn còn chấp nhận được là "tower defense" là một mô tả hợp lệ của một phong cách trò chơi. Thương hiệu chỉ áp dụng cho kiểu chữa viết hoa Tower Defense. | 1 | null |
Trò chơi lập trình (tiếng Anh: "Programming game") là một trò chơi máy tính mà người chơi không có ảnh hưởng trực tiếp vào tiến trình của game. Thay vào đó, một chương trình máy tính hay kịch bản được viết bằng một số ngôn ngữ lập trình tên miền cụ thể để kiểm soát các hành động của các nhân vật (thường là robot, xe tăng hoặc vi khuẩn sẽ tìm cách tiêu diệt lẫn nhau). Hầu hết các trò chơi lập trình có thể được coi là môi trường của các sinh vật kỹ thuật số, liên quan đến mô phỏng đời sống nhân tạo. Một vài tựa game lập trình đáng chú ý bao gồm "RobotWar", "Core War", "Mouse Run" và "RoboCode".
Có những giải đấu và liên minh khác nhau dành cho các trò chơi lập trình để các nhân vật có thể cạnh tranh với nhau. Thường là một kịch bản được tối ưu hóa cho một chiến lược đặc biệt. Ví dụ như trong trò "Mouse Run", một lớp Java được viết bởi một lập trình viên sẽ cung cấp logic cho một con chuột để đi qua một mê cung và cạnh tranh với những con chuột khác để tìm kiếm và tiêu thụ miếng pho mát đầu tiên.
Những trò chơi lập trình có thể được bắt nguồn từ hầu như bất kỳ loại hình nào khác của game. Ví dụ, "World Computer Chess Championship" (Giải vô địch cờ vua máy tính thế giới) bao gồm các trận đấu giữa các chương trình được viết cho dòng game chiến thuật trừu tượng của cờ vua. Ngoài ra, một số trò chơi không phải máy tính còn vay mượn các yếu tố của trò chơi lập trình; trong trò board game "RoboRally", người chơi sắp xếp những tấm thẻ để "lập trình" các bộ phận của chúng với một chuỗi các chuyển động, khiến các bước đi được thực hiện mà không cần có kiến thức về chuyển động trước của một đối thủ.
Xem thêm.
Thể loại trò chơi lập trình | 1 | null |
Minigame (tạm dịch: "trò chơi ngắn", còn đọc là mini-game hay mini game và đôi lúc được gọi là subgame) là một video game ngắn thường được chứa trong một video game và đôi khi trong phần mềm ứng dụng hoặc trên một màn hình hiển thị của bất kỳ hình dạng phần cứng nào. Một minigame luôn luôn nhỏ hơn hoặc đơn giản hơn so với game chứa đựng nó. Minigame đôi khi cũng được cung cấp riêng rẽ miễn phí để quảng bá cho trò chơi chính. Ví dụ, các minigame "Pokémon Stadium" chỉ gồm việc nhấn một vài nút trong khoảng thời gian cụ thể với chút phiền phức. Một số minigame cũng có thể là các màn thưởng thêm hoặc các màn chơi bí mật.
Đặc điểm.
Minigame xuất hiện rất khác nhau như các tính năng lối chơi hoặc như những chỗ lấp thời gian khi đang nạp màn chơi, hoặc như quả trứng Phục Sinh ngay cả trong những non video game ví dụ một trò chơi giống "DOOM" hay mô phỏng máy bay trong các phiên bản khác nhau của Microsoft Excel. Trong trường hợp sau, chúng thường được gọi là "trò chơi bí mật". Trong trường hợp trước đây, thành công trọn vẹn của minigame đó có thể hoặc không cần phải hoàn thành game đang chứa. Chúng thường gồm cả nội dung bổ sung chỉ dùng khi cốt truyện chính hoàn thành. Minigame cũng xuất hiện trên các hình thức khác của phần cứng ví dụ như trên một màn hình ma trận điểm của một máy pinball hoặc thậm chí là chỗ lấp thời gian trên một đèn giao thông ví dụ như "StreetPong".
Minigame tích hợp.
Một số trò chơi, chẳng hạn như dòng "WarioWare" (được gọi là những microgame trong game), "Video Action" của Universal Research Laboratories, một số Cinemaware như "Defender of the Crown", "Lazy Jones" của David Whittaker hoặc châm biếm điện thoại thông minh "Phone Story" được tạo nên từ nhiều minigame tích hợp thành một video game. Một số trò chơi tương tự, chẳng hạn như dòng "Mario Party" của Nintendo, được coi là trò chơi tiệc tùng, đặc biệt được phát triển dành cho mục chơi nhiều người. Trong trò chơi tiệc tùng, minigame thường liên quan đến việc thực hiện một hoạt động nhanh hơn hoặc thu thập thêm một vật phẩm trội hơn những người chơi khác để giành chiến thắng. InAppFuel đã tạo ra một minigame SDK cho phép các nhà xuất bản game di động gắn thêm các minigame như các suất và tách vào những game riêng của họ.
Ví dụ tiêu biểu.
Tựa game "The Legend of Zelda" có chứa nhiều minigame trong mỗi phiên bản, thường có giải thưởng như Pieces of Heart (tăng thanh máu của Link), Rupees (tiền tệ của trò chơi) và nâng cấp (bao đựng tên, túi da, v.v...). Dòng "Final Fantasy" đáng chú ý vì tính năng minigame trong tất cả các mục của loạt game này, kể từ khi ra mắt bản "Final Fantasy" đầu tiên (1987), trong đó một câu đố trượt trong hình dạng của một quả trứng Phục sinh có thể được mở khóa trong khi lên tàu. Trong "Final Fantasy II" (1988), một trò thi đấu có thể được mở khóa khi đang đi xe trượt tuyết và phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định. Sau này trong "Final Fantasy VII" (1997) là trò chơi đầu tiên chứa đựng trong đó ít nhất ba mươi minigame, vẫn được coi là số lượng minigame lớn nhất cho một game nhập vai. Tựa game máy tính "Chronomaster" còn có những minigame giải đố tương tự rất quan trọng tới cốt truyện.
Một số minigame trở nên nổi tiếng mà cuối cùng cũng được phát hành như những tựa game cá nhân riêng biệt. Ví dụ đáng chú ý là "Geometry Wars" mà lúc đầu chỉ là một minigame trong "Project Gotham Racing 2" và "Arcomage", một minigame tương đối phức tạp làm nhớ lại "", lần đầu được giới thiệu trong " and Honor". PocketStation (cho Sony PlayStation) và VMU (cho Dreamcast) là những phụ kiện cho phép người dùng tải minigame từ hệ máy console chính vào thiết bị bỏ túi và sau đó thường đồng bộ phát triển trong minigame trở lại với console. Hai ví dụ về điều này bao gồm minigame "Chocobo World" trong "Final Fantasy VIII" (còn có thể chơi trên bản PC) và 'Chao Adventure', một minigame trong "Sonic Adventure".
Tựa game tabletop "Mansions of Madness" cũng có tính năng minigame dưới dạng các câu đố đơn giản. Dòng game "Street Fighter" của Capcom có chứa hai minigame như các màn thưởng thêm, đáng chú ý nhất là trong "Street Fighter II", "Street Fighter III" và "Street Fighter IV", sau khi chiến thắng trận đấu với một nhân vật do người chơi điều khiển. | 1 | null |
Mini Israel là một công viên thu nhỏ nằm ở Ayalon Valley, gần Latrun, Israel. Nhìn từ trên cao, công viên này có hình dạng như biểu tượng ngôi sao David. Nó có 385 mô hình thu nhỏ trên 35 mẫu Anh (14 ha) và một trung tâm mua sắm nhỏ và triển lãm. Công viên mở cửa vào năm 2002 và được chính thức khai trương vào ngày 7 tháng 4 năm 2003. | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.