text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Blue Jasmine là một bộ phim chính kịch phát hành năm 2013 của Điện ảnh Mỹ, được viết kịch bản và đạo diễn bởi Woody Allen. Bộ phim kể lại câu chuyện về một người phụ nữ Manhattan giàu có và quảng giao (thể hiện bởi Cate Blanchett) trở nên vô gia cư và nghèo túng sau khi chồng cô bị bắt vì gian lận trong kinh doanh. "Blue Jasmine" phát hành ngày 26 tháng 7 năm 2013 tại New York và Los Angeles. "Blue Jasmine" nhận được phản hồi tích cực bởi các nhà phê bình, đặc biệt là cho diễn xuất của Blanchett. Bộ phim còn được cho là có nhiều nét tương đồng với "Chuyến tàu mang tên dục vọng" của đạo diễn Tennessee William. Không chỉ thành công về nghệ thuật, bộ phim còn thắng lợi ở mặt trận thương mại khi thu về 95 triệu $ so với vốn đầu tư chỉ 18 triệu $. Blanchett đã dành giải Oscar cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, đồng thời Sally Hawkins được đề cử cho Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất và Allen được đề cử cho Kịch bản gốc xuất sắc nhất cũng tại giải thưởng này. Ngoài ra, với màn hóa thân xuất sắc vào vai Jasmine, Blanchett cũng giành tất cả các giải thưởng lớn nhất trong năm, bao gồm giải Quả cầu vàng cho nữ diễn viên xuất sắc nhất phim chính kịch, giải của Hiệp hội diễn viên cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, và giải BAFTA cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Nội dung. Jasmine (Cate Blanchett) lấy hành lý tại San Francisco sau chuyến bay từ New York trong khi tiếp tục nói chuyện với người phụ nữ ngồi kế trên máy bay về sự vững chắc trong cuộc sống của mình. Sau đó, cô bắt một chuyến taxi tới căn hộ của người em gái Ginger (Sally Hawkins). Tại đây, Ginger đã vô cùng bất ngờ khi biết Jasmine vẫn đi vé hạng thương gia mặc dù tài sản của gia đình cô đã bị phong tỏa. Jasmine suy nghĩ về lối sống xa hoa trước đây của mình, và mặc dù đã mất hết nhưng cô đang cố gắng để bắt đầu lại với một người đàn ông mới, với điều kiện phải thỏa mãn những thói quen đắt đỏ trước đấy của cô. Và những ký ức dội lại, Jasmine nghĩ về quá khứ khi cô còn sống tại New York với người chồng Hal (Alec Baldwin), một doanh nhân giàu có. Vài năm về trước, Ginger và người chồng quê mùa của mình Augie (Andrew Dice Clay) ghé thăm New York lần đầu tiên trong nhiều năm. Jasmine cho mượn ô tô cùng người lái xe để đưa họ đi tham quan thành phố, và chi trả mọi chi phí ở khách sạn nhằm tránh cho vợ chồng Ginger lưu lại gia đình mình. Ginger thông báo họ vừa trúng số 200 nghìn $, và Augie đang dự định bắt đầu làm một nhà thầu xây dựng, nhưng Jasmine cùng Hal đã khuyên họ nên đầu tư vào công việc kinh doanh của Hal. Cũng trong những ngày tại New York, Ginger đã trông thấy Hal hôn một người phụ nữ. Người phụ nữ này sau đó xuất hiện tại bữa tiệc sinh nhật Jasmine và lúc này, Ginger nhận ra Hal đang lừa dối Jasmine. Ginger đã tự đấu tranh với bản thân rằng có nên nói mọi thứ với Jasmine, nhưng cô đã quyết định im lặng, hy vọng những điều tốt đẹp cho cuộc hôn nhân của chị mình. Sự thật cuối cùng đã được phanh phui. Hal là một kẻ lừa đảo và đã đánh mất tất cả số tiền của vợ chồng Ginger. Ginger không trách cứ, nhưng Augie đã buộc Jasmine chịu trách nhiệm về những mất mát này. Hal sau đó đã tự tử sau khi bị bắt vào tù vì tội lừa đảo. Ginger ly hôn với Augie và bắt đầu hẹn hò vơi một người thợ cơ khí tên Chili (Bobby Cannavale) Jasmine cân nhắc về việc trở thành một người thiết kế nội thất. Cô cần tham gia một khóa học trực tuyến nhưng lại không hề có kỹ năng thao tác trên máy vi tính. Tại lớp học vi tính, Jasmine được một người bạn giới thiệu tới làm việc cho văn phòng một bác sĩ nha khoa (Michael Stuhlbarg), người đã có những đụng chạm nhạy cảm với cô vì khao khát tình dục của mình. Ông ta đã sấn tới và ôm ấp Jasmine, nhưng cô đã đánh lại ông ta và nghỉ việc. Cuộc đời của Jasmine dường như thăng hoa khi cô gặp người đàn ông góa vợ giàu có, Dwight (Peter Sargaard) tại một buổi tiệc. Dwight là một nhà ngoại giao và đang mong muốn trở thành một nghị sĩ quốc hội. Cũng tại bữa tiệc này, Ginger có một mối quan hệ lãng mạn với Al (Louis C.K.) Jasmine và Dwight trải qua những hương vị ngọt ngào của thứ tình cảm mới chớm nở, mặc dù Jasmine đang nói dối về quá khứ của mình, rằng chồng cô là bác sĩ phẫu thuật và đã chết vì đau tim. Sau những tháng ngày hạnh phúc, Dwight đưa Jasmine đi mua một chiếc nhẫn đính hôn và tại cửa hàng, cô đã gặp Augie. Augie đã nhắc lại những việc Hal đã làm, đồng thời cũng nói cho cô biết về đứa con trai riêng của cô, Danny (Alden Ehrenreich) đang sống và làm việc cạnh Oakland. Dwight đã shock khi biết rằng Jasmine lừa dối mình, và anh quyết định không mua nhẫn nữa. Trên đường về, Jasmine đòi ra khỏi ô tô, và Dwight đã để cô đứng một mình trên đường. Tại đây, cô đi bộ tới Oakland để gặp Danny. Danny nói với Jasmine rằng cậu coi cô chỉ là một phần của quá khứ, cậu muốn để quá khứ lại sau lưng và không bao giờ muốn gặp lại Jasmine nữa.  Theo dòng hồi tưởng, Jasmine nhớ lại lúc cô khám phá ra những mối quan hệ tình cảm bất chính của Hal, và buộc Hal tội ngoại tình. Hal muốn chia tay Jasmine để đến với một cô gái giúp việc tuổi thành niên. Và trong một giây phút tức giận và không kiếm soát, cô đã gọi cho FBI để mô tả những mối quan hệ lừa đảo trong công việc của Hal. Hành động này đã đẩy Hal vào tù. Danny không tha thứ cho Jasmine vì đã phản bội Hal, mặc dù cậu cũng vô cùng thất vọng vì những việc làm của cha mình.  Jasmine trở lại căn hộ của em gái và thấy Ginger đã quay trở lại với Chili. Cô  và Chili tranh luận gay gắt, và Jasmine vô cùng giận dữ khi Ginger theo phe Chili. Jasmine nói dối Ginger, tuyên bố rằng cô chuẩn bị cưới Dwight và chuyển ra ngoài. Bộ phim kết thúc với hình ảnh Jasmine đứng trên lề đường, tự nói một mình về cuộc đời mình dưới những ánh mắt tò mò của người đi đường. Sản xuất. Cuối tháng 3 năm 2012, một nguồn thông tin được tiết lộ cho rằng Cate Blanchett đang được cân nhắc cho vai nữ chính. Thông tin này sau đó đã được xác nhận cùng với toàn bộ dàn diễn viên còn lại vào tháng 6 năm 2012. Bộ phim được quay vào năm 2012 tại New York City và San Francisco. Letty Aronson, Stephen Tenenbaum và Edward Walson đóng vai trò nhà sản xuất. Sony Pictures Classics phân phối bộ phim, đánh dấu lần hợp tác thứ sáu của Allen với công ty này. Phát hành. Blue Jasmine có buổi chiếu hạn chế tại 6 rạp tại Los Angeles và New York City ngày 26, tháng 7 năm 2013 và công chiếu rộng rãi vào ngày 23 tháng 8 năm 2013. Woody Allen từ chối phát hành bộ phim tại Ấn Độ vì ông phản đối các mẩu quảng cáo chống thuốc lá mà chính quyền Ấn Độ yêu cầu các rạp chiếu phim phải phát trước và trong khi trình chiếu sẽ đối lập với hình ảnh các nhân vật hút thuốc. Phản hồi. Bộ phim có kế hoạch quảng bá khá hạn chế. Nó thu về 600 nghìn $ sau 3  ngày công chiếu đầu tiên tại 6 rạp, trở thành bộ phim có doanh thu phòng vé trung bình cao nhất của Woody Allen, và cũng trở thành bộ phim có trung bình doanh thu phòng vé mở màn cao nhất năm, đánh bại Spring Breakers. Bộ phim thu được 33 triệu $ tại Mỹ và 62 triệu $ tại nước ngoài, nâng tổng doanh thu lên 95 triệu $. Phê bình. Các bài phê bình sớm nhất đều đánh giá rất cao những nỗ lực của Allen, và ca ngợi màn trình diễn của Blanchett như là một trong những vai diễn nặng kĩ nhất của cô, nếu không muốn nói là tốt nhất trong sự nghiệp. David Denby của tờ The New Yorker tuyên bố rằng "đây là bộ phim hay nhất, để lại nhiều dư âm nhất của Woody Allen trong những năm gần đây". Mick LaSalle, cây bút của San Francisco Chronicle, viết rằng "Blanchett trong Blue Jasmine vượt lên trên mọi ánh hào quang, vượt lên trên mọi sự phân tích. Một vai diễn hết sức xuất sắc. Blue Jasmine đem lại tất cả những gì chúng ta hy vọng nhận được từ một bộ phim". Phần trình diễn của Andrew Dice Clay cũng nhận được nhiều lời khen ngợi. Rotten Tomatoes cho bộ phim 91%, với điểm trung bình 8/10 dựa trên 194 bài phê bình. Bộ phim được chứng nhận "tươi ngon", với lời khen tặng "Blue Jasmine một lần nữa nâng Woody Allen lên trên đỉnh sự nghiệp, với sự trợ giúp của dàn "siêu diễn viên" mà dẫn đầu là Cate Blanchett". Trang Metacritic cho bộ phim 78/100 điểm dựa trên 47 đánh giá. Nhiều nhà phê bình tuyên bố họ tin rằng bộ phim này của Allen là một sự tưởng nhớ (hay một phiên bản) tới A Streetcar Named Desire của đạo diễn Tennessee Williams do 2 bộ phim có nhiều sự tương đồng về nội dung và nhân vật. Một số nhà phê bình khác tranh luận rằng câu chuyện của Jasmine như một "niềm kiêu hãnh sụp đổ", được dựa trên hình mẫu của Mia Farrow, vợ cũ của Woody Allen. Bộ phim cũng là một sự phản hồi tới cuộc chia tay cay đắng của bọn họ.  Phát hành DVD. Blue Jasmine được phát hành dưới định dạng Blu-ray và DVD vào ngày 21 tháng 1 năm 2014.
1
null
USS "Porter" (DD-356) là một tàu khu trục, là chiếc dẫn đầu trong lớp của nó bao gồm tám chiếc được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào giữa những năm 1930. Nó là chiếc tàu chiến thứ ba của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Thiếu tướng Hải quân David Porter (1780-1834), và con ông, Đô đốc David Dixon Porter (1813-1891). "Porter" đã phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai cho đến khi bị mất do trúng ngư lôi trong Trận chiến quần đảo Santa Cruz tại Thái Bình Dương vào tháng 10 năm 1942. Thiết kế và chế tạo. "Porter" được đặt lườn vào ngày 18 tháng 12 năm 1933 tại xưởng tàu của hãng New York Shipbuilding Corporation ở Camden, New Jersey. Nó được hạ thủy vào ngày 12 tháng 12 năm 1935, được đỡ đầu bởi cô Carlile Patterson Porter; và được cho nhập biên chế tại Philadelphia vào ngày 27 tháng 8 năm 1936 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân Forrest B. Royal. Lịch sử hoạt động. Sau chuyến đi chạy thử máy đưa nó đến tận vùng biển ngoài khơi Bắc Âu, "Porter" viếng thăm St. John's, Newfoundland cho các hoạt động lễ hội đánh dấu sự kiện Đăng quang của Vua George VI của Anh vào tháng 5 năm 1937. Nó được sửa chữa và đại tu tại Xưởng hải quân Washington vào tháng 6-tháng 7 năm 1937 trước khi được điều động sang Hạm đội Thái Bình Dương. Nó băng qua kênh đào Panama và đi đến San Francisco, California vào ngày 5 tháng 8 năm 1937. Nó hoạt động liên tục cùng Hạm đội Thái Bình Dương, đặt cảng nhà tại San Diego, California, cho đến khi Thế Chiến II bùng nổ. Vào ngày 5 tháng 12 năm 1941, "Porter" khởi hành từ Trân Châu Cảng, nên đã tránh được cuộc tấn công do Hải quân Đế quốc Nhật Bản thực hiện hai ngày sau đó. Nó tuần tra cùng các tàu tuần dương và tàu khu trục tại vùng biển Hawaii trước khi lên đường cùng một đoàn tàu vào ngày 25 tháng 3 năm 1942 để quay về vùng bờ Tây. Nó hoạt động ngoài khơi bờ Tây cùng Lực lượng Đặc nhiệm một trong bốn tháng tiếp theo, quay trở lại Trân Châu Cảng vào giữa tháng 8, huấn luyện tại vùng biển Hawaii cho đến ngày 16 tháng 10 khi nó lên đường cùng Lực lượng Đặc nhiệm 16 hướng sang vùng quần đảo Solomon. Vào ngày 26 tháng 10 năm 1942, Lực lượng Đặc nhiệm 16 đụng độ không quân ác liệt với một lực lượng Nhật Bản hùng hậu về phía Đông Bắc Guadalcanal trong Trận chiến quần đảo Santa Cruz. Trong hoạt động tác chiến tiếp theo, "Porter" trúng ngư lôi, và sau khi thủy thủ đoàn bỏ tàu, nó bị chiếc tàu khu trục đánh đắm bằng hải pháo. Các nguồn khác nhau cho biết những thông tin trái ngược về xuất xứ quả ngư lôi đã đánh hỏng "Porter": tác giả Eric Hammel cho rằng đó là một trong một loạt ba quả ngư lôi bắn ra từ tàu ngầm Nhật "I-21"; nhưng tác giả Richard B. Frank lại cho rằng các tài liệu của Nhật không ghi lại tình huống này, và rất có thể đây là một quả ngư lôi từ một máy bay ném bom-ngư lôi TBF Avenger bị bắn rơi đã trúng phải "Porter" khiến nó hỏng nặng. Tên của "Porter" được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 2 tháng 11 năm 1942. Phần thưởng. "Porter" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
Năm tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ từng được đặt cái tên USS "Porter", được đặt theo tên Thiếu tướng Hải quân David Porter (1780-1834), người tham gia cuộc Chiến tranh 1812, và con ông, Đô đốc David Dixon Porter (1813-1891), người tham gia các cuộc Chiến tranh Mexico-Hoa Kỳ và Nội chiến Hoa Kỳ:
1
null
The Solids là nhóm nhạc theo thể loại power pop đến từ Middletown, Connecticut. Nhóm nhạc có các thành viên gồm Carter Bays, Craig Thomas, Patrick Butler và C.C. DePhil. Họ sáng tác, thu âm và trình diễn từ năm 1996. The Solids được biết đến rộng rãi từ ca khúc "The Future Is Now", ca khúc nhạc nền cho bộ phim truyền hình "Oliver Beene". Một đoạn 12 giây ca khúc "Hey, Beautiful" nhạc nền cho một bộ phim khác của đài CBS mang tên "How I Met Your Mother", cũng là bộ phim mà các thành viên chính của ban nhạc đã sáng lập. Ban nhạc được hình thành vào mùa hè năm 1996 bởi Bays và Thomas. Sau đó, Patrick Butler và Nick Coleman gia nhập nhóm và tham gia trình diễn lần đầu vào ngày 18 tháng 9 năm 1996, tại Connecticut, trong một trại ca hát tại trường Đại học Wesleyan, nơi mà họ theo học. Sau thành công của bộ phim "Oliver Beene", trang web chính thức của The Solids trở nên quen thuộc trong cộng đồng nhạc alternative. Cùng với bài "The Future Is Now", nhiều tập tin dưới dạng Mp3 khác được phát hành miễn phí, bao gồm những bản thu thử và những phần trình diễn trực tiếp. Ca khúc của họ mang tên "Clowns Like Candy" được chọn phát trong một tập phim "Ed". Nó cũng nằm ở vị trí thứ 10 trong "Danh sách ca khúc Alternative Tải Về" trong ấn bản thứ 825 của tờ Rolling Stone. Nhóm nhạc cho ra mắt album cùng tên vào ngày 24 tháng 1 năm 2008. Họ đã chuyển đến và trình diễn tại Los Angeles.
1
null
Nhà thờ thánh Maria Madalena (, "Khram Marii Magdaliny") là một nhà thờ của Chính Thống giáo Nga tọa lạc trên Núi Olives, gần Vườn Gethsemani ở phía đông Jerusalem. Lịch sử. Nhà thờ này được cung hiến cho thánh nữ Maria Madalena, một môn đệ của chúa Giêsu. Theo chương 16 trong phúc âm thánh Máccô, thì Maria Madalena là người đầu tiên gặp chúa Giêsu sau khi Người sống lại (). Bà được xem là một trong số những người phụ nữ nhiệt thành tin tưởng vào chúa Giêsu, – cùng với Maria ở Bethania – mà một số người cho rằng cả hai nhân vật này chỉ là một người. Nhà thờ này được xây dựng năm 1886 bởi sa hoàng Alexandr III để vinh danh bà mẹ của ông, hoàng hậu Maria Aleksandrovna của Nga, và được xây dựng theo thiết kế của kiến trúc sư David Grimm theo phong cách mái dốc hình đa giác truyền thống trong thế kỷ thứ 16 và 17 ở Nga, và có 7 mái vòm mạ vàng hình củ hành riêng rẽ. Hai thánh tử đạo - Yelizaveta Fyodorovna (Elisabeth của Hessen) và người bạn nữ tu của bà Varvara Yakovleva - được mai táng trong nhà thờ này. Trong thập niên 1930, Alice xứ Battenberg - mẹ của Philip, Vương tế Anh - đã viếng thăm nhà thờ này và yêu cầu được an táng ở đây, gần bên người dì của bà Yelizaveta Fyodorovna (Elisabeth xứ Hessen). Năm 1969, bà từ trần tại cung điện Buckingham. Năm 1988, xác của bà đã được chuyển tới an táng trong hầm mộ dưới nhà thờ này.
1
null
Hai tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ từng được đặt cái tên USS "Selfridge", được đặt theo tên Chuẩn đô đốc Thomas O. Selfridge (1804–1902), người tham gia các cuộc Chiến tranh Mexico-Hoa Kỳ và cuộc Nội chiến Hoa Kỳ, và con ông, Chuẩn đô đốc Thomas O. Selfridge, Jr. (1836–1924), người tham gia cuộc Nội chiến Hoa Kỳ:
1
null
USS "Selfridge" (DD-357) là một tàu khu trục lớp "Porter" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào giữa những năm 1930. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Chuẩn đô đốc Thomas O. Selfridge (1804–1902), và con ông, Chuẩn đô đốc Thomas O. Selfridge, Jr. (1836–1924). "Selfridge" đã phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai cho đến khi xung đột kết thúc, được cho ngừng hoạt động năm 1945 và bị bán để tháo dỡ năm 1946. Thiết kế và chế tạo. "Selfridge" được đặt lườn vào ngày 18 tháng 12 năm 1933 tại xưởng tàu của hãng New York Shipbuilding Corporation ở Camden, New Jersey. Nó được hạ thủy vào ngày 18 tháng 4 năm 1936, và được cho nhập biên chế tại Philadelphia vào ngày 25 tháng 11 năm 1936 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân H. D. Clarke. Lịch sử hoạt động. Trước chiến tranh. "Selfridge" thực hiện chuyến đi chạy thử máy đến vùng biển Địa Trung Hải vào tháng 1-tháng 2 năm 1937, và quay trở lại vùng bờ Đông Hoa Kỳ ngang qua vùng biển Caribe vào tháng 3. Từ tháng 4 đến tháng 8, nó được sửa chữa sau thử máy, rồi tiến hành huấn luyện ngoài khơi Philadelphia, Pennsylvania. Vào tháng 9, nó hộ tống cho chuyến đi của Tổng thống đến Poughkeepsie, New York; và vào tháng 10, nó đi đến Norfolk, Virginia, nơi nó khởi hành băng qua kênh đào Panama để hoạt động cùng Lực lượng Chiến trận tại khu vực Thái Bình Dương. Được lệnh quay trở về Norfolk cho một chuyến hộ tống Tổng thống khác vào đầu tháng 11, nó lên đường vào ngày 9 tháng 12 năm 1937 để quay về vùng bờ Tây Hoa Kỳ. "Selfridge" băng qua kênh đào Panama để gia nhập Lực lượng Chiến trận như là soái hạm của Hải đội Khu trục 4 vào ngày 13 tháng 12 năm 1937, và đi đến San Diego, California vào ngày 22 tháng 12. Nó tiếp tục ở lại khu vực Nam California trong hai năm tiếp theo, ngoại trừ những đợt tập trận hạm đội và thực hành. Đến năm 1940, nó được điều đến Trân Châu Cảng, nơi nó hoạt động cho đến khi Hải quân Đế quốc Nhật Bản bất ngờ tấn công cảng này. 1941. Vừa hoàn tất một chuyến đi hộ tống đến đảo Palmyra, "Selfridge" neo đậu tại phao X-9 vào sáng ngày 7 tháng 12 năm 1941. Chỉ trong vòng năm phút kể từ khi cuộc tấn công mở màn, các khẩu pháo của nó đã bắn vào máy bay đối phương. Đến 13 giờ 00, với một thủy thủ đoàn hỗn hợp từ nhiều tàu khác nhau, nó khởi hành và gia nhập cùng các tàu khác không lâu sau đó để tuần tra ngoài khơi đảo Oahu. Trong thời gian còn lại của tháng đó, nó tuần tra tại khu vực quần đảo Hawaii, và đã hộ tống cho tàu sân bay tham gia một nỗ lực quá trễ để tăng viện cho đảo Wake. 1942. Vào tháng 1 năm 1942, "Selfridge" tiếp tục hoạt động cùng đội của "Saratoga" cho đến khi chiếc tàu sân bay trúng ngư lôi vào ngày 11 tháng 1 ở cách về phía Tây Nam Oahu; nó đã hộ tống chiếc tàu sân bay bị hư hại quay trở lại Trân Châu Cảng. Các hoạt động thực tập và tuần tra tại khu vực Hawaii được tiếp nối cho đến ngày 20 tháng 1, khi nó hộ tống một tàu buôn đi đến đảo Canton. Đến nơi vào ngày 27 tháng 1, nó tuần tra ngoài khơi hòn đảo cho đến khi chiếc tàu buôn hoàn tất việc chất dỡ, và bắt đầu quay về Hawaii. Trên đường quay trở về vào ngày 30 tháng 1, nó đã tấn công bằng mìn sâu, và có thể đã gây hư hại một tàu ngầm đối phương. "Selfridge" quay về đến Trân Châu Cảng vào ngày 6 tháng 2 năm 1942, và lại lên đường vào ngày 9 tháng 2 để hộ tống cho "Saratoga" đi đến Bremerton, Washington để được sửa chữa triệt để. Vào giữa tháng 3, nó quay trở lại Hawaii hộ tống một đoàn tàu vận tải, và đến cuối tháng đã hộ tống chuyển thêm hàng tiếp liệu đến Canton. Vào tháng 4, nó chuyển nhân sự Thủy quân Lục chiến và thư tín đến các đảo Palmyra và Christmas, rồi tiếp tục đi đến Bora Bora thuộc quần đảo Society để gặp gỡ và hộ tống đoàn tàu vận chuyển lực lượng tăng cường đến nhóm đảo Samoa và Tonga. Vào ngày 21 tháng 5, nó rời Tonga để đi New Hebrides và Australia, nơi nó làm nhiệm vụ hộ tống ven biển vào cuối tháng. Trong thành phần Lực lượng Đặc nhiệm 44, nó ở lại vùng biển Australia cho đến tháng 7, rồi cùng các đơn vị khác của lực lượng đi đến quần đảo Fiji để tổng dợt cho Chiến dịch Watchtower, cuộc đổ bộ chiếm đóng Guadalcanal và Tulagi. Lúc 01 giờ 20 phút ngày 7 tháng 8 năm 1942, Lực lượng Đặc nhiệm 44, giờ đây đổi tên thành Đội đặc nhiệm 62.6, thành phần hộ tống cho các tàu vận chuyển, đi đến khu vực Guadalcanal. Lúc 06 giờ 20 phút, "Selfridge" khai hỏa vào một tàu đối phương đang đi vào cảng Tulagi. Vài giờ sau, các tàu vận chuyển tiến đến các bãi đổ bộ. Lúc 13 giờ 20 phút, phía Nhật Bản tung ra một đợt không kích bằng máy bay ném bom tầm cao, tiếp nối không lâu sau đó bằng máy bay ném bom bổ nhào. Sang ngày 8 tháng 8, chiếc tàu khu trục tiếp tục hộ tống các tàu vận chuyển, và sau một đợt không kích lúc xế trưa đã vớt được hai phi công Nhật. Sáng ngày 9 tháng 8, nó trợ giúp những người sống sót sau trận chiến đảo Savo, và cùng với đánh đắm chiếc tàu tuần dương Australia HMAS "Canberra" vốn bị hư hại nặng. Đến xế chiều hôm đó, nó rời khu vực hộ tống các tàu vận chuyển rút lui về Nouméa. Trong thời gian còn lại của tháng, nhóm tàu Australia (Lực lượng Đặc nhiệm 44) hộ tống các tàu sân bay thuộc lực lượng hỗ trợ trên không. Vào ngày 31 tháng 8 năm 1942, các con tàu quay trở lại Brisbane; và trong chín tháng tiếp theo "Selfridge" tiếp tục hoạt động cùng lực lượng này tại khu vực biển Coral, ngăn ngừa một cuộc đổ bộ của quân Nhật lên Port Moresby và bảo vệ tàu bè Đồng Minh đi đến bán đảo Papua. 1943. Vào tháng 5 năm 1943, "Selfridge" được điều động sang Đệ Tam hạm đội. Vào ngày 12 tháng 5, nó đi đến Nouméa; và trong suốt mùa Hè nó đã hoạt động cùng các tàu tuần dương thuộc Lực lượng Đặc nhiệm 36, rồi cùng Lực lượng Đặc nhiệm 37, và đã thực hành cùng các lực lượng đặc nhiệm 38, 39 và 34. Vào cuối tháng 9, trong thành phần lực lượng đổ bộ của Đệ Tam hạm đội, nó hộ tống một đoàn tàu đổ bộ LST đi đến Vella Lavella, rồi tiến hành tuần tra ban đêm tại khu vực quần đảo Solomon ngược lên "Cái Khe" để đánh chặn tàu bè Nhật. Trong đêm 6 tháng 10 năm 1943 "Selfridge" cùng các tàu khu trục và đã đánh chặn một lực lượng đối phương gồm sáu tàu khu trục, ba tàu khu trục vận tải cùng một số tàu nhỏ ở cách ngoài khơi vịnh Marquana khi chúng tìm cách triệt thoái lực lượng trên bờ khỏi Vella Lavella. Trong trận Hải chiến Vella Lavella diễn ra sau đó, trúng ngư lôi và bị hư hại quá mức có thể sửa chữa; nó bị đánh đắm bởi một quả ngư lôi Mỹ vào ngày 7 tháng 10. Cả đều "Selfridge" và "O'Bannon" bị hư hại nặng; "Selfridge" bởi ngư lôi đối phương, và "O'Bannon" do cả hỏa lực đối phương lẫn va chạm với "Chevalier" sau khi chiếc này chết đứng giữa biển. Tổn thất nhân mạng của bao gồm 13 người thiệt mạng, 11 người bị thương và 36 người mất tích. 1944. Việc sửa chữa tạm thời "Selfridge" được tiến hành tại vịnh Purvis và tại Nouméa. Công việc sửa chữa triệt để, bao gồm một mũi tàu mới và một dàn pháo hoàn toàn mới, được thực hiện tại Xưởng hải quân Mare Island; và sau khi được huấn luyện ôn tập ngoài khơi San Diego, nó quay trở lại Trân Châu Cảng vào ngày 10 tháng 5 năm 1944, kịp lúc để tham gia việc tập trung lực lượng cho việc tấn công chiếm đóng quần đảo Mariana. Thoạt tiên được phân về Đội đặc nhiệm 50.11, nó gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 58, lực lượng tàu sân bay nhanh, tại Majuro vào đầu tháng 6, và vào ngày 11 tháng 6 đã hộ tống cho tàu sân bay cho các hoạt động càn quét tại Guam. Vào ngày 13 tháng 6, nó tham gia bắn phá bờ biển Saipan để bảo vệ các chiến dịch quét mìn ngoài khơi hòn đảo mục tiêu này, rồi chuyển sang bắn phá ban đêm. Đến ngày 14 tháng 6, nó gia nhập lực lượng hỗ trợ hỏa lực, và vào ngày 15 tháng 6 đã bảo vệ cho khu vực vận chuyển trong khi lực lượng tấn công đổ bộ lên Saipan. Từ đây cho đến ngày 17 tháng 6, nó xen kẻ các hoạt động bảo vệ vào ban ngày và bắn phá quấy rối vào ban đêm. Vào cuối ngày 17 tháng 6, tin tức nhận được về một lực lượng hải quân Nhật Bản hùng hậu đang tiến đến từ Philippines, nên "Selfridge" gia nhập trở lại Lực lượng Đặc nhiệm 58 và chiếm lĩnh vị trí liên lạc giữa Đội đặc nhiệm 58.7 và Đội đặc nhiệm 58.3. Vào ngày 19 tháng 6, Trận chiến biển Philippine diễn ra, nhưng không một máy bay đối phương nào đến được tầm bắn các khẩu pháo phòng không của chiếc tàu khu trục. Sang ngày 20 và 21 tháng 6, lực lượng Nhật Bản rút lui về phía Tây. Đến ngày 24 tháng 6, "Selfridge" gia nhập trở lại lực lượng bảo vệ các tàu vận chuyển ngoài khơi Saipan, và sang ngày 26 tháng 6 tiếp nối nhiệm vụ bắn pháo hỗ trợ. "Selfridge" rời Saipan vào ngày 11 tháng 7 năm 1944 để hộ tống các tàu vận tải đi đến Eniwetok vào ngày 15 tháng 7. Nó lại lên đường ba ngày sau đó quay trở lại khu vực quần đảo Mariana cùng lực lượng tăng cường cho cuộc tấn công lên Guam. Nó đi đến ngoài khơi Agat vào ngày 22 tháng 7, một ngày sau khi diễn ra cuộc đổ bộ đầu tiên, và trong ba tuần lễ tiếp theo đã bảo vệ và bắn pháo hỗ trợ, cũng như tuần tra chống tàu đối phương. Vào ngày 10 tháng 8, nó lên đường đi Eniwetok rồi quay trở về Trân Châu Cảng. Đến ngày 21 tháng 8, nó được lệnh điều động trở lại khu vực Đại Tây Dương. 1945. Băng qua kênh đào Panama vào ngày 7 tháng 9 năm 1944, "Selfridge" tiếp tục đi đến New York cho một đợt đại tu ngắn trước khi gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 65, và phục vụ như là soái hạm trong hoạt động hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại giữa vùng bờ Đông và Tunisia. Nó tiếp tục nhiệm vụ này cho đến khi Đức Quốc xã đầu hàng vào tháng 5 năm 1945, hoàn tất chuyến đi cuối cùng tại New York vào ngày 7 tháng 6. Nó hoạt động bảo trì và thực hành tại vùng biển Caribe và ngoài khơi bờ biển Maine cho đến hết tháng 8, và quay trở lại New York vào ngày 15 tháng 9 để chuẩn bị được cho ngừng hoạt động. "Selfridge" được cho xuất biên chế vào ngày 15 tháng 10 năm 1945. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 11 năm 1945 và nó bị tháo dỡ vào tháng 10 năm 1947. Phần thưởng. "Selfridge" được tặng thưởng bốn Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
Giao hưởng số 45 cung Fa thăng thứ hay còn gọi là Giao hưởng từ biệt (tiếng Đức: Abschieds-Symphonie) là bản giao hưởng được nhà soạn nhạc người Áo Joseph Haydn viết vào năm 1772. Bản giao hưởng này được đánh giá là bản giao hưởng kỳ lạ nhất trong lịch sử âm nhạc. Nó được trình diễn như sau: Thính phòng tối om, nhạc trưởng và mỗi nhạc công thắp một ngọn nến để trước mặt tượng trưng cho sự sống của bản thân. Khác với nhiều bản giao hưởng của chính Haydn và của thời kỳ âm nhạc Cổ điển, thời đại mà ông đang sống, bản này gồm có 5 chương. Khi đến chương thứ 5 ai chơi xong thì phải tắt cây nến của mình rồi đi vào hậu trường, cuối cùng chỉ còn 2 cây violin chơi những nốt nhạc cuối cùng rồi cũng tắt nến ra đi. Bản giao hưởng kết thúc, nhạc trưởng tắt cây nến cuối cùng trên giá của mình rồi biến mất. Cả thính phòng tối om và im phăng phắc. Lần đầu tiên công diễn, tác phẩm đã khiến khán giả vừa khóc vừa đồng loạt đứng dây khi nó kết thúc kiểu đó, vì tất cả đều cảm nhận được ý nghĩa mà Haydn muốn gửi đến chúng ta: Triết lý sống và chết của con người trên đời.
1
null
Giao hưởng số 94 cung Sol trưởng hay còn gọi là Giao hưởng giật mình là bản giao hưởng được nhà soạn nhạc người Áo Joseph Haydn sáng tác vào năm 1791 tại London, Anh. Sở dĩ lại có tên này vì ở chương chậm (chương 2) bất thình lình trống vang lên rất mạnh. Sáng tác và ra mắt. Haydn đã viết bản giao hưởng này vào năm 1791 tại London cho một chuỗi các buổi hòa nhạc mà ông đã sáng tác trong chuyến thăm đầu tiên của mình đến Anh (1791–1792). Buổi ra mắt diễn ra tại Quảng trường Hanover ở Luân Đôn vào ngày 23 tháng 3 năm 1792, với sự chỉ huy trưởng của Haydn. Ông ngồi cạnh một cây fortepiano. Sắp xếp và các nhạc cụ. "Bản Giao hưởng giật mình" được sắp xếp cho một dàn nhạc theo Cổ điển bao gồm hai loại sáo, oboe, bassoon, kèn horn, kèn trumpet, cộng với timpani và phần dây thông thường bao gồm vĩ cầm (hai bè), vĩ cầm trầm, cello và contrabass. Thời lượng biểu diễn của Bản giao hưởng giật mình sẽ thường kéo dài khoảng 23 phút. Biệt danh. Âm nhạc của Haydn chứa đựng nhiều câu chuyện cười, và bản giao hưởng giật mình này có lẽ là tác phẩm nổi tiếng nhất: một hợp âm fortissimo đột ngột ở cuối phần mở đầu của chủ đề piano ở chương thứ hai dạng hợp âm. Sau đó, âm nhạc trở lại động tĩnh lặng ban đầu như thể không có gì xảy ra, và các giai điệu tiếp theo không lặp lại trò đùa này. Trong tiếng Đức, tác phẩm được gọi là "Symphony mit dem Paukenschlag", hoặc, với nét trống kettledrum. Khi Haydn về già, người viết tiểu sử Georg August Griesinger đã hỏi ông rằng liệu ông viết "điều bất ngờ" này có để đánh thức khán giả hay không. Haydn trả lời:"Không, nhưng tôi quan tâm đến việc gây ngạc nhiên cho công chúng với một cái gì đó mới mẻ, và có được một màn ra mắt rực rỡ. Học trò của tôi là Pleyel, lúc đó đang tham gia một dàn nhạc ở London (năm 1792) và có buổi hòa nhạc đã khai mạc một tuần trước đó, không nên vượt qua tôi. Chương Allegro đầu tiên trong bản giao hưởng của tôi đã nhận được vô số sự tán dương, nhưng sự nhiệt tình đã đạt đến đỉnh cao nhất ở Andante với tiếng trống Drum Stroke. "Lần nữa! Lần nữa!" Những tiếng hòa thanh vang lên trong từng cổ họng và chính Pleyel đã khen tôi về ý tưởng của mình".Tác phẩm đã được yêu thích ngay tại buổi ra mắt lần đầu. Nhà phê bình của Woodfall's Register đã viết:"Chương thứ ba từ bản giao hưởng của Haydn là một Overture mới [tức là giao hưởng], nó có giá trị rất phi thường. Đơn giản, sâu sắc và cao siêu. Chương andante được đặc biệt ngưỡng mộ".Một nhà phê bình từ tờ "Morning Herald" viết:"Căn phòng trở nên đông đúc vào đêm qua... Một sáng tác mới từ một người đàn ông như Haydn là một sự kiện lớn trong lịch sử âm nhạc. - Điểm mới lạ của ông ấy trong đêm qua là một bản Overture hoành tráng, mặc dù với chủ đề câu nhạc của nó rất đơn giản, nhưng mở rộng đến mức độ phức tạp lớn hơn, [sic] được điều khiển một cách điêu luyện và có được hiệu ứng nổi bật. Những tràng pháo tay diễn nhiệt liệt và nhiều".Bản giao hưởng vẫn còn phổ biến cho đến ngày nay, và vẫn thường xuyên được biểu diễn và thu âm. Cấu trúc. Giống như tất cả các bản giao hưởng "London" của Haydn, tác phẩm có bốn chương, được đánh dấu như sau:Chương thứ nhất có nhịp , phần giới thiệu trước giai điệu chính có nhịp điệu Chương thứ hai, mang tên "bất ngờ", là một chủ đề có nhịp andante và các biến thể trong nhịp tại cung thể hạ quãng năm của Sol trưởng, Đô trưởng. Chương thứ ba, là một minuet và trio, ở dạng bậc ba trong giọng chủ (Sol trưởng). Nhịp độ allegro molto (rất nhanh), có sự đáng chú ý vì nó đánh dấu sự chuyển dịch lịch sử khỏi điệu minuet cũ (được chơi ở nhịp độ chậm hơn, có thể nhảy được) sang scherzo. Chương thứ tư, là một bản nhạc kết thúc một đêm âm nhạc của Haydn một cách nhịp nhịp nhàng, tràn đầy năng lượng và hấp dẫn. Chương này được viết dưới dạng sonata rondo.
1
null
Giao hưởng số 101 cung Rê trưởng hay còn gọi là Giao hưởng đồng hồ là bản giao hưởng được nhà soạn nhạc Joseph Haydn viết vào năm 1793 hoặc 1794. Sở dĩ bản giao hưởng này có tên như vậy vì hai khả năng: Cũng như nhiều bản giao hưởng khác, bản này gồm 4 chương:
1
null
Trong địa chất học, mạch là một thể khoáng vật kết tinh dạng tấm được phân biệt rõ ràng với các đá xung quanh. Các mạch được thành tạo khi các hợp phần khoáng vật được mang lên bởi các dung lịch lỏng trong khối đá được tích tụ lại qua quá trình kết tủa. Dòng thủy lực liên quan thường do ảnh hưởng của dòng nhiệt dịch. Các mạch từng được xem là kết quả của sự phát triển của tinh thể trên tường của mặt phẳng trong các đá, với các tinh thể mọc vuông góc với tường trong các hốc đá, và chúng nhô ra hướng về không gian mở. Đây hiển nhiên là một cách thức giải thích cho việc thành tạo một số mạch. Tuy nhiên, nó hiếm gặp trong địa chất học vì không gian mở cần thiết vẫn còn mở trong các thể tích lớn của đá, đặc biệt hàng km bên dưới mặt đất. Do đó, có hai cơ chế chính được xem xét trong việc giải thích sự hình thành các mạch là "lấp đầy không gian rỗng" và "phát triển lấp kín các khe nứt".
1
null
Giao hưởng số 104 cung Rê trưởng hay còn gọi là Giao hưởng London là bản giao hưởng cuối cùng trong 12 bản giao hưởng London của nhà soạn nhạc người Áo Joseph Haydn, cũng là bản giao hưởng cuối cùng trong sự nghiệp của nhà soạn nhạc này. Tác phẩm này được sáng tác vào năm 1795. Đây là bản giao hưởng duy nhất trùng tên với chùm các bản giao hưởng. Bản này gồm 4 chương:
1
null
The Neighbourhood (đôi khi cách điệu như "THE NBHD") là một ban nhạc alternative rock được thành lập tại Newbury Park, California vào năm 2011. Ban nhạc gồm hát chính Jesse Rutherford, tay guitar Jeremy Freedman và Zach Abels, tay trống Brandon Fried và tay bass Mikey Margott. Sau khi phát hành hai EP, "I'm Sorry..." và "Thank You,". The Neighbourhood phát hành album dài đầu tiên của họ, "I Love You.", vào ngày 23 tháng 4 năm 2013, thông qua Columbia Records. Cùng năm đó, EP "The Love Collection" được phát hành; và tiếp tục là một mixtape mang tên "#000000 & #FFFFFF" vào tháng 11 năm 2014. Ngày 16 tháng 1 năm 2014, ban nhạc tiết lộ thông qua phương tiện truyền thông tay trống Bryan Sammis đã rời khỏi ban nhạc để theo đuổi sự nghiệp solo âm nhạc. Album thứ hai, Wiped Out! được phát hành vào ngày 30 tháng 10 năm 2015. Ngày 9 tháng 3 năm 2018, một album tự đề thứ ba của nhóm ra đời, trước đó đi kèm với sự phát hành của hai EP khác: "Hard" vào ngày 22 tháng 9 năm 2017 vốn sau đó nhanh chóng leo lên bảng xếp hạng Billboard 200, và "To Imagine" vào ngày 12 tháng 1 năm 2018. Sau khi album được xuất bản, các track trong đĩa đơn mở rộng không nằm trong danh sách track của hai EP trên được gộp lại trong một EP khác, "Hard to Imagine." Lịch sử. Sự thành lập và album "I Love You." (2011–2013). Các thành viên trong ban nhạc chọn cách viết Anh - Anh cho "neighbourhood" theo lời khuyên của quản lí, để phân biệt họ với một ban nhạc khác đã sử dụng cách đánh vần Anh - Mỹ. Vào đầu năm 2012, The Neighbourhood phát hành "Female Robbery" và "Sweater Weather". Vào tháng 5 năm 2012, ban nhạc ra mắt bằng một EP tự phát hành mang tên "I'm Sorry...", được sản xuất bởi Justyn Pilbrow. Vào tháng 12/2012, nhóm phát hành EP thứ hai, "Thank You,". Ban nhạc biểu diễn tại Coachella vào năm 2013, ngay trước khi ra mắt với album I Love You., vốn được công chiếu vào ngày 16 tháng 4 năm 2013 qua Rolling Stone và chính thức phát hành vào ngày 23 tháng 4 năm 2013 qua Columbia Records. Album giành vị trí thứ 39 trong bảng xếp hạng US Billboard 200, bán được 9000 bản trong tuần đầu tiên với lead single "Sweater Weather" (MV ra mắt vào ngày 5 tháng 3 năm 2013). Màn trình diễn bài hát này của ban nhạc lần đầu tiên được lên sóng truyền hình vào ngày 27 tháng 6 năm 2013 trên "Jimmy Kimmel Live". "Sweater Weather" đứng đầu bảng xếp hạng vào đầu tháng 6 năm 2013, đạt vị trí thứ nhất trong bảng xếp hạng Billboard Alternative Songs và đứng top 10 trong bảng xếp hạng Billboard Heatseekers Songs. Ban nhạc tiếp tục tham gia mở màn trong tour của Imagine Dragons vào tháng 7 và tháng 9 năm 2013. The Neighbourhood cũng xuất hiện tại Đông Canada hai lần vào mùa hè năm 2013. Họ là một trong những nghệ sĩ mở đầu cho Edgefest tại Toronto vào ngày 31 tháng 7 năm 2013, và chơi tại lễ hội âm nhạc lớn nhất Canada, Osheaga, tại Montreal vào ngày 4 tháng 8. The Neighbourhood biểu diễn tại Music Midtown ở Atlanta vào ngày 21 tháng 9 năm 2013. "#000000 & #FFFFFF" và "Wiped Out!" (2014–2015). Vào ngày 16 tháng 1 năm 2014, ban nhạc tiết lộ trên mạng xã hội rằng tay trống Bryan Sammis đã rời khỏi nhóm. Trong tháng 4 năm 2013, The Neighbourhood hé lộ về tour diễn mùa hè 2013 mang tên The Love Collection Tour cùng với Lovelife, The 1975 và JMSN cũng như về kế hoạch ra mắt mixtape. Vào ngày 10 tháng 12 năm 2013, họ phát hành EP mới: "The Love Collection." Vào ngày 28 tháng 12 năm 2014, ban nhạc cuối cùng đã cho ra mắt dự án với tên gọi "#000000 & #FFFFFF" (tương ứng với mã màu HEX của đen và trắng) miễn phí với sự góp mặt của các nghệ sĩ như DJ Drama, YG, Dej Loaf, French Montana, Danny Brown, G-Eazy và các nghệ sĩ khác. Vào tháng 8 năm 2015, ban nhạc thông báo về sự phát hành sắp tới của album thứ hai "Wiped Out!" với "R.I.P 2 My Youth" là lead single (sau đó đứng tại vị trí thứ 13 trong bảng xếp hạng US Billboard 200). Ban nhạc tham gia vào tour diễn tại châu Âu trong tháng 11 năm 2015 và tour diễn tại Mỹ trong tháng 5 và tháng 6 năm 2016 để quảng bá album. "Hard", "To Imagine," album tự đề, "Chip Chrome & the Mono-Tones và ngưng hoạt động" (2017–nay). Vào ngày 21 tháng 9 năm 2017, The Neighbourhood phát hành EP "Hard" (đạt vị trí thứ 183 trong bảng xếp hạng US Billboard 200). Một EP khác, "To Imagine" được phát hành vào ngày 12 tháng 1 năm 2018. Ban nhạc sau đó thông báo về album tự đề thứ ba "The Neighbourhood", ra mắt vào ngày 9 tháng 3 năm 2018, bao gồm những track từ đĩa đơn mở rộng trước đó và lead single "Scary Love". Sau khi phát hành, những track từ EP không được bao gồm trong danh sách ra mắt đã được gộp lại trong một EP mới "Hard to Imagine". Ban nhạc sau đó phát hành bản hoàn chỉnh của album, với tựa đề "Hard To Imagine The Neighbourhood Ever Changing" với những bài hát từ "Hard", "To Imagine", "The Neighbourhood" và "Ever Changing", trừ hai track "Revenge" và "Too Serious". Ngày 16 tháng 8 năm 2019, nhóm ra mắt video âm nhạc cùng single "Middle of Somewhere". Ngày 10 tháng 10 năm 2019, single "Yellow Box" đã được ra mắt và trình làng trên một game hành động "Death Stranding". Lyric video cho single được đăng tải ngày 7 tháng 11 năm 2019. Ngày 31 tháng 7 năm 2020, nhóm công bố sẽ ra mắt album thứ 4 "Chip Chrome & the Mono-Tones" vào ngày 25 tháng 9. Trước đó đã có single "Cherry Flavoured" được ra mắt trong 1 playlist đặt tên theo chính album trên nhiều nền tảng âm nhạc khác nhau. Danh sách phát bao gồm các bài hát chính của nhóm cùng với single. Phần miêu tả của danh sách ghi là "Album out 9/25" (Tạm dịch: Album ra mắt ngày 25/9). Tháng 2 năm 2022, nhóm tuyên bố sẽ tạm ngưng hoạt động. Ngày 13 tháng 11 năm 2022, tay trống Brandon Fried bị tuyên bố trên mạng xã hội là rời khỏi The Neighbourhood sau khi hát chính của The Marías là María Zardoya cáo buộc anh xâm hại tình dục cô.
1
null
Dưới đây là danh sách các tập phim Kamen Rider Gaim, loạt phim Kamen Rider thứ 24. Mạch truyện được chia thành từng chương gọi là . Phần Beat Rider. bao gồm mười một tập phim đầu tiên. Đây là phần có nội dung thân thiện với thiếu nhi. Tập 1: Henshin! Orange từ trên trời rơi xuống!? là tập phim đầu tiên trong loạt phim. Tập phim này được phát sóng vào ngày 6 tháng 10, 2013. Trong khu vực biểu diễn tự do của thành phố Zawame, Mai và Mitsuzane của nhóm nhảy Gaim đang biểu diễn một bài nhảy tự do thì các thành viên của nhóm nhảy kình địch Team buộc họ phải rời đi khi một trận Inves Game trở nên mất kiểm soát, khi một trong những sinh vật Inves thoát ra. Ở một nơi khác, Kazuraba Kota đang giúp chị mình Akira và dần trở nên xa cách với nhóm từ khi cha mẹ của họ qua đời. Khi Mai tìm đến cậu, anh tiết lộ rằng trưởng nhóm nhảy Gaim Yuya đã đưa anh một cái Lockseed kỳ lạ. Hai người cùng nhau khám phá khu rừng bí ẩn nơi khởi nguồn trò chơi Inves Game. Tập phim này do Urobuchi Gen viết kịch bản và Tasaki Ryuta đạo diễn. Tập 2: Tất sát! Pine Kick! là tập phim thứ hai trong loạt phim. Tập phim này được phát sóng vào ngày 13 tháng 10, 2013. Kota cố gắng sử dụng năng lực mới của mình để sử dụng vào công việc bán thời gian, nhưng cậu chỉ gây thêm rắc rối. Và khi Yuya biến mất bí ẩn, Kota tự hỏi liệu chuyện xảy ra trong khu rừng kia có thật không. Đảm nhận vai trò lãnh đạo nhóm Gaim, cậu phải dẫn đầu nhóm chống lại nhóm nhảy Baron. Tập này giới thiệu Pine Arms của Gaim. Tập phim này do Urobuchi Gen viết kịch bản và Tasaki Ryuta đạo diễn. Tập 3: Bất ngờ! Rival Banana Henshin!? là tập phim thứ ba trong loạt phim. Tập phim này được phát sóng vào ngày 20 tháng 10, 2013. Kota bắt đầu trở nên nổi tiếng trong trò Inves Games bằng cách tham gia chiến đấu với sức mạnh Kamen Rider Gaim, khi Kumon Kaito tiết lộ rằng anh ta cũng có Sengoku Driver và Banana Lock Seed. Trong tập Kaito biến hình thành Kamen Rider Baron Tập phim này do Urobuchi Gen viết kịch bản và Shibasaki Takayuki đạo diễn. Tập 4: Khai sinh! Thứ 3 là Budou Rider! là tập phim thứ tư trong loạt phim. Tập này được phát sóng vào ngày 27 tháng 10, 2013. Kota và Kaito cùng tìm kiếm Yuya, nhưng họ lại đối mặt một đối thủ còn kinh khủng hơn. Trong tập này, Mitch biến thành Kamen Rider Ryugen. Tập phim này do Urobuchi Gen viết kịch bản và Shibasaki Takayuki đạo diễn. Tập 5: Phục sinh! Ichigo Arms tình bạn! là tập phim thứ năm trong loạt phim. Tập phim này được phát sóng vào ngày 10 tháng 11, 2013. Kota cố gắng vượt qua vụ việc xảy đến cho cậu khi chiến đấu với Zangetsu trong rừng Helheim. Trong khi đó, Kaito thách đấu với Mitsuzane, và Armored Rider Ryugen mới không thể tự mình đấu lại. Tập này giới thiệu Ichigo Arms của Gaim. Tập phim này do Urobuchi Gen viết kịch bản và Shibasaki Takayuki đạo diễn. Tập 6: Durian Rider, tham chiến! là tập phim thứ sáu trong loạt phim. Tập phim này được phát sóng vào ngày 17 tháng 11, 2013. Hase và Jonouchi biến hình thành Armored Riders Kurokage và Gridon, nhưng đã có chuyện kỳ lạ xảy ra trong trận chiến của họ và Baron chống lại Gaim và Ryugen. Sau đó, Kota cố gắng tìm công việc bán thời gian tại một tiệm bánh, nhưng lại bị từ chối bởi bếp trưởng. Tập phim này cũng giới thiệu Armored Rider Bravo. Tập phim này do Urobuchi Gen viết kịch bản và Morota Satoshi đạo diễn. Tập 7: Odama Suika, Big Bang! là tập phim thứ bảy trong loạt phim. Tập phim này được phát sóng vào ngày 24 tháng 11, 2013. Sau khi dễ dàng đánh bại cả Kurokage và Gridon, Kamen Rider Bravo bắt đầu nhắm vào những Armored Rider khác. Kota tức giận với việc Pierre muốn đánh bại mọi Armored Rider, nhưng Kaito bảo anh ta rằng hãy đánh bại ông ta. Trước đó, Bravo đã thách đấu với Baron, nhưng Baron không phải là mục tiêu thật sự của ông ta. Tập phim này giới thiệu Suikai Arms của Gaim. Tập phim này do Urobuchi Gen viết kịch bản và Morota Satoshi đạo diễn. Tập 8: Sức mạnh mới của Baron, Mango! là tập phim thứ tám trong loạt phim. Tập phim này được phát sóng vào ngày 1 tháng 12, 2013. Sau thất bại trong tay Bravo, Kaito tin rằng mình không còn đủ mạnh nữa, nên bắt đầu tìm kiếm sức mạnh mới. Trong khi Kota tìm kiếm một công việc mới, Mai lại bị mắc kẹt trong rừng Helheim, buộc Kota và Mitch đi tìm và giải cứu cô. Tập phim này đánh dấu sự ra mắt của Mango Arms của Baron. Tập phim này do Urobuchi Gen cùng với Nanajo Toriko viết kịch bản và Nakazawa Shojiro đạo diễn. Tập 9: Đại kế bắt quái vật Inves. là tập phim thứ chín trong loạt phim. Tập phim này được phát sóng vào ngày 8 tháng 12, 2013. Kouta và Mitch phải truy đuổi một Inves đã vật chất hóa hoàn toàn đang ngẫu nhiên tấn công mọi người trong thành phố, đồng thời họ phải cố gắng duy trì thứ hạng Beat Rider của mình. Tập phim này do Urobuchi Gen viết kịch bản và Nakazawa Shojiro đạo diễn. Tập 10: Rider đại hội ngộ! Tiết lộ bí mật của khu rừng! là tập phim thứ mười trong loạt phim. Tập phim này được phát sóng vào ngày 15 tháng 12, 2013. Kouta và Mitsuzane bắt đầu thắc mắc về thân phận của Armored Rider giáp trắng, kẻ dường như đang hủy diệt mọi bằng chứng về việc Inves đang xâm nhập không gian của họ. Mitch nghĩ ra một ý tưởng, nhưng nó đòi hỏi phải tập hợp các Armored Rider khác. Tập phim này do Urobuchi Gen cùng với Sunaaku Gan viết kịch bản và Nakazawa Shojiro đạo diễn. Tập 11: Sự thực đằng sau trò chơi Giáng Sinh. là tập phim thứ mười một trong loạt phim. Tập phim này được phát sóng vào ngày 22 tháng 12, 2013. Sau khi "trò chơi" thu thập Lock Seed bắt đầu, Baron và Bravo chiến đấu với nhau, trong khi Armored Rider Zangetsu điều tra về vụ đột nhập vào rừng Helheim. Mặc khác, Kouta, quyết định truy lùng tung tích của Rider giáp trắng và tìm kiếm căn cứ nơi có thể là nguyên nhân khiến những vết nứt dẫn đến rừng Helheim tự xuất hiện. Tập phim này do Urobuchi Gen cùng với Mouri Nobuhiro viết kịch bản và Nakazawa Shojiro đạo diễn. Phần Yggdrasill. bao gồm các tập phim từ tập 12 đến tập 19. Phần này hướng đến đối tượng người trưởng thành. Tập 12: Thế hệ Rider mới xuất hiện! là tập phim thứ mười hai trong loạt phim. Tập phim này được phát sóng vào ngày 5 tháng 1 năm 2014. Kota và Mitsuzane cố gắng cảnh báo các Beat Rider về sự thao túng của Yggdrasill, nhưng lại phát hiện ra rằng Yggdrasill đang triển khai đội quân Kurokage Trooper để bịt miệng mọi nhân chứng, trong khi Zangetsu sử dụng một chiếc thắt lưng mới. Trong khi đó, Mai đối mặt với một cô gái trông giống hệt cô. Tập phim này do Urobuchi Gen viết kịch bản và Ishida Hidenori đạo diễn. Tập 13: Gaim và Baron, cặp đôi tình bạn! là tập phim thứ mười ba trong loạt phim. Tập phim này được phát sóng vào ngày 12 tháng 1, 2014. Một vi khuẩn bí ẩn đang lây nhiễm trên mọi người ở thành phố Zawame. Trong tình huống nguy cấp này, Kota, Mai, và Mitsuzane cố gắng tìm hiểu lý do đằng sau nó. Tập phim này do Urobuchi Gen viết kịch bản và Ishida Hidenori đạo diễn. Tập 14: Bí mật trái cây Helheim. là tập phim thứ mười bốn của loạt phim. Tập phim này được phát sóng vào ngày 19 tháng 1, 2014. Sau khi Hase biến thành một con Inves, Gaim cố gắng ngăn cản cậu ta trước khi cậu ta có thể gây thêm tổn thất, nhưng anh cảm thấy khó khăn khi làm tổn thương một con người. Trong khi đó, Baron cố gắng hết sức để chiến đấu với Zangetsu Shin, nhưng lại bị bắt giữ bởi đội quân Kurokage Troopers. Còn Mitsuzane, sau khi nhận ra anh trai mình chính là Armored Rider giáp trắng, đã tự mình thâm nhập vào trụ sở tập đoàn Yggdrasill để tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra. Tập phim này do Urobuchi Gen viết kịch bản và Morota Satoshi đạo diễn. Tập 15: Người đàn ông phát minh ra Belt. là tập phim thứ mười lăm trong loạt phim. Tập phim này được phát sóng vào ngày 26 tháng 1, 2014. Cả Kota và Kaito đều bị tập đoàn Yggdrasill bắt giữ, họ được mang đến chỗ Sengoku Ryoma, kẻ tiết lộ rằng mình chính là người phát minh ra Sengoku Driver và Genesis Driver, đồng thời tiết lộ sự thật về rừng Helheim cho họ biết. Tập phim này do Urobuchi Gen viết kịch bản và Morota Satoshi đạo diễn. Tập 16: Arms mới! Khai sinh Jimber Lemon! là tập phim thứ mười sáu trong loạt phim. Tập phim này được phát sóng vào ngày 2 tháng 2, 2014. Sau khi chạy thoát khỏi tập đoàn Yggdrasill, Kota tự hỏi tại sao ba người họ lại có thể dễ dàng đào thoát như vậy, mặc dù Sengoku Ryoma rất có hứng thú với họ. Sau đó, Mai và Chucky cố gắng thuyết phục các nhóm khác chấm dứt Inves Game, nhưng hai người lại chứng kiến một Elementary Inves cướp một tiệm kim hoàn. Trong khi đó, Takatora đã chỉ cho Mitsuzane thấy một cảnh tượng kinh hoàng ẩn đằng sau khu rừng Helheim Forest. Tập phim này do Urobuchi Gen viết kịch bản và Kaneda Osamu đạo diễn. Tập 17: Rider trái đào, Marika, giáng lâm! là tập phim thứ mười bảy trong loạt phim. Tập phim này được phát sóng vào ngày 9 tháng 2, 2014. Sau khi Takatora tiết lộ sự thật về khu rừng Helheim cho Mitsuzane, anh ta yêu cầu em trai mình thu hồi lại Sengoku Driver của Kota. Ở nơi khác, Oren và Jonouchi cũng toan tính một kế hoạch tương tự. Kota sau đó nhận một cuộc gọi thông báo rằng chị gái cậu đã bị bắt cóc. Tập phim này do Urobuchi Gen viết kịch bản và Kaneda Osamu đạo diễn. Tập 18: Vĩnh biệt, Beat Rider. là tập phim thứ mười tám trong loạt phim. Tập phim này được phát sóng vào ngày 16 tháng 2, 2014. Mai cố gắng tổ chức một cuộc thi nhảy để nâng cao tinh thần của mọi người, nhưng không một nhóm nhảy nào chịu tham gia. Mai cố gắng bảo Kota thuyết phục nhóm Baron tham dự, nhưng chính cậu cũng không chắc rằng mình có thể nhảy hay không. Mọi chuyện thay đổi khi Oren xuất hiện, khi ông ta biến một cuộc thi nhảy thân thiện thành một trận chiến công khai. Tập phim này do Urobuchi Gen cùng với Mouri Nobuhiro viết kịch bản và Ishida Hidenori đạo diễn. Tập 19: Vũ khí bí mật được trao tặng. là tập phim thứ mười chín trong loạt phim. Tập phim này được phát sóng vào ngày 23 tháng 2, 2014. Duke chiến đấu với Gaim lẫn Baron và đánh bại cả hai. Khi họ đang hồi phục vết thương, DJ Sagara xuất hiện và trao cho Kota một món quà là Tulip Hopper Lockseed. Khi họ đến khu rừng Helheim,họ nhanh chóng bị bao vây bởi Yggdrasill, buộc hai Beat Rider phải chiến đấu để sinh tồn. Tập phim này do Urobuchi Gen cùng với Mouri Nobuhiro viết kịch bản và Ishida Hidenori đạo diễn. Phần Helheim. bắt đầu từ tập 20 kéo dài đến tập 23. Tập 20: Cuộc xâm lược bắt đầu sự kết thúc của thế giới. là tập phim thứ hai mươi trong loạt phim. Tập phim này được phát sóng vào ngày 2 tháng 3, 2014. Takatora chỉ cho Kota thấy sự thật đằng sau khu rừng Helheim, cùng lúc khi Kaito học được điều này từ Ryoma, Sid, và Yoko. Trong khi đó, ở thành phố Zawame, thêm nhiều Inves nữa xuất hiện và tất cả phụ thuộc vào Mitsuzane và Zack để ngăn cản chúng lại. Tập phim này do Urobuchi Gen viết kịch bản và Ishida Hidenori đạo diễn. Tập 21: Bí mật của Yggdrasill. là tập phim thứ hai mốt của loạt phim. Tập phim này được phát sóng vào ngày 9 tháng 2, 2014. Khu rừng Helheim sẽ sớm hủy diệt Trái Đất nếu không ai ra tay ngăn cản. Kota nói cho Mitsuzane biết về chuyện này và bảo rằng họ cần phải làm gì đó, nhưng Mitsuzane tỏ ra chần chừ vì thực ra cậu đã biết từ lâu. Trong khi đó, Kaito nghiên cứu một bức ảnh được chụp trong rừng Helheim và tin rằng anh đã thấy một hình người, sau đó, anh ta đi vào rừng để điều tra. Tập phim này do Urobuchi Gen viết kịch bản và Ishida Hidenori đạo diễn. Tập 22: Một phần bảy của sự thật. là tập phim thứ hai mươi hai trong loạt phim. Tập phim này được phát sóng vào ngày 16 tháng 3, 2014. Crack tại phòng thí nghiệm của Yggdrasill càng ngày càng khiến nhiều Crack xuất hiện ở Zawame. Kota tin rằng giải pháp chính là đóng lại Crack của Yggdrasill trước khi có thêm nhiều Inves tấn công hơn. Tuy nhiên, Kota đối mặt với Ryoma và Yoko đang chờ anh tại khu rừng Helheim, sẵn sàng ngăn chặn anh để kế hoạch của họ có thể tiếp tục. Tập phim này do Urobuchi Gen viết kịch bản và Kaneda Osamu đạo diễn. Tập 23: Tiến lên tiền tuyến! Kachidoki Arms! là tập phim thứ hai mươi ba trong loạt phim. Tập phim này được phát sóng vào ngày 23 tháng 3, 2014. Biết được rằng chính mình đã giết chết Yuya, Kota mất tất cả ý chí chiến đấu, và thậm chí không còn định phá hủy Scalar System nữa. Trong khi đó, Kaito đối mặt với Inves kỳ lạ trong rừng Helheim một lần nữa. Tập phim này do Urobuchi Gen viết kịch bản và Kaneda Osamu đạo diễn. Phần Overlord. bắt đầu từ tập 24 đến tập 32. Tập 24: Kẻ thù khủng khiếp mới: Overlord. là tập phim thứ hai mươi tư trong loạt phim. Tập phim này được phát sóng vào ngày 6 tháng 4, 2014. Baron cố gắng đánh bại Overlord Inves nhưng không thành công, và Marika đề nghị một kế hoạch mới. Mitsuzane cố gắng lợi dụng Kota, người có Peach Energy Lockseed, để truy lùng Overlord Inves, trong khi phát hiện ra rằng DJ Sagara chính là kẻ đã giúp đỡ đằng sau từ đó đến nay, khiến cho cậu tự hỏi thực ra Sagara có âm mưu gì. Tập phim này do Urobuchi Gen viết kịch bản và Ishida Hidenori đạo diễn. Tập 25: Gridon và Bravo, cặp đôi mạnh nhất. là tập phim thứ hai mươi lăm trong loạt phim. Tập phim này được phát sóng vào ngày 13 tháng 4, 2014. Jonouchi nhận ra rằng những ngày tháng của các nhóm nhảy đã chấm dứt sau khi nhìn thấy Zack, Micchi, và Kota chiến đấu Inves. Oren quyết định giúp học trò của mình trở nên mạnh mẽ hơn, nhưng đồng thời ông cũng phát hiện ra rằng trò chơi Inves Games không còn nữa. Tập phim này do Urobuchi Gen cùng với Haganeya Jin viết kịch bản và Ishida Hidenori đạo diễn. Tập 26: Biến hình Genesis của Baron! là tập phim thứ hai mươi sáu trong loạt phim. Tập phim này được phát sóng vào ngày 20 tháng 4, 2014. Mai muốn biết bí mật mà Kota đang giấu cô, và vì thế biết được bí mật về khu rừng Helheim, cũng như về Inves và tình trạng của Yuya, việc này khiến Mitsuzane bực mình. Kaito được trao một trang bị mới để chiến đấu với Overlord. Tập phim này do Urobuchi Gen cùng với Haganeya Jin viết kịch bản và Morota Satoshi đạo diễn. Tập 27: Khi biết được sự thật. là tập phim thứ hai mươi bảy trong loạt phim. Tập phim này được phát sóng vào ngày 27 tháng 4, 2014. Kota bị đánh bất tỉnh bởi đòn đánh lén của Ryugen, và Baron tấn công Ryugen vì hành động tiểu nhân này. Takatora bị dằn vặt vì ý tưởng phải cắt giảm dân số Trái Đất xuống một tỉ người để có thể sử dụng Sengoku Driver, nhớ lại những người đầu tiên trong quá trình phát triển, mà không nhận ra rằng chính từ khi đó Ryoma đã âm mưu sau lưng anh. Khi Kota tỉnh lại, cậu đi khảo sát rừng Helheim một lần nữa, nhưng lại gặp một người không ngờ đến. Tập phim này do Urobuchi Gen viết kịch bản và Morota Satoshi đạo diễn. Tập 28: Sự phản bội của Zangetsu. là tập phim thứ hai mươi tám trong loạt phim. Tập phim này được phát sóng vào ngày 4 tháng 5, 2014. Takatora thông báo cho Ryoma, Sid, và Yoko biết rằng Kota sẽ hợp tác với họ để săn lùng Overlord trong nỗ lực ngăn cản khu rừng Helheim Forest. Họ đồng ý với kế hoạch này, nhưng khi tất cả vào khu rừng Helheim, Ryoma đã sắp đặt một kế hoạch để loại bỏ Takatora. Tập phim này do Urobuchi Gen cùng với Haganeya Jin viết kịch bản và Morota Satoshi đạo diễn. Tập 29: Vua loài Overlord. là tập phim thứ hai mươi chín trong loạt phim. Tập phim này được phát sóng vào ngày 11 tháng 5, 2014. Kota chiến đấu với Zangetsu Shin trong rừng Helheim, không biết rằng đó chính là Mitsuzane sử dụng vũ khí của anh trai cậu ta để tấn công anh. Còn trong rừng, Takatora được cứu bởi các Overlord và được giới thiệu với thủ lính của chúng. Roshuo đã kể cho anh ta về quá khứ của người Femushinmu và bí mật của rừng Helheim. Sau đó, Kota, Kaito, và Mitsuzane cùng vào rừng để tìm Sid, nhưng Ryoma đã đặt một cái bẫy dành cho Kota. Tập phim này do Urobuchi Gen viết kịch bản và Morota Satoshi đạo diễn. Tập 31: Tung tích của trái cấm. là tập phim thứ ba mươi mốt trong loạt phim. Tập phim này được phát sóng vào ngày 25 tháng 5 năm 2014. "Trái cây trí tuệ" ban cho người ta sức mạnh tái tạo thế giới và trở thành Thượng đế. Sid nghe lỏm được từ một trong những Overlord, Redyue, rằng Roshuo đang canh giữ thứ trái cây này. Sid lên kế hoạch đánh cắp nó để anh ta có thể trở thành Thượng đế. Trong khi đó, Overlord Demushu đã rời khỏi Helheim để xâm nhập thành phố Zawame City và bắt đầu phá hoại tùy thích. Tập phim này do Urobuchi Gen viết kịch bản và Tasaki Ryuta đạo diễn. Tập 32: Quyền năng lớn nhất! Kiwami Arms. là tập phim thứ ba mươi hai trong loạt phim. Tập phim này được phát sóng vào ngày 1 tháng 6, 2014. Baron Lemon Energy Arms và Knuckle không thể cầm chân Demushu mãi được nên đã để cho hắn trốn thoát. Sau khi giết chết Sid, Roshuo ra lệnh cho Redyue tiếp tục xâm lược Zawame làm cho Takatora rất ngạc nhiên, trong khi Mitsuzane tiếp tục tìm kiếm Trái cây Trí tuệ. Ở một nơi khác, Kota tỉnh dậy và gặp DJ Sagara, và được trao tặng một thứ có thể giúp được cậu. Tập phim này do Urobuchi Gen viết kịch bản và Ishida Hidenori đạo diễn. Phần Trái cấm. bắt đầu từ tập 33. Tập 33: Cuộc tập hợp của Beat Rider. là tập phim thứ ba mươi ba trong loạt phim. Tập phim này được phát sóng vào ngày 8 tháng 6, 2014. Kota dẫn đầu một cuộc tấn công đẩy lùi binh đoàn Inves ra khỏi thành phố Zawame, mặc dù vẫn chưa nhận ra chân tướng đích thực của Mitsuzane. Tập phim này do Urobuchi Gen cùng với Kaiho Norimitsu viết kịch bản và Ishida Hidenori đạo diễn. Tập 34: Sức mạnh của Vua và sự tái sinh của Nữ hoàng. là tập phim thứ ba mươi bốn trong loạt phim. Tập phim này phát sóng vào ngày 22 tháng 6, 2014. Yoko đối diện với Mitsuzane để thảo luận về hành động của cậu ta trong lốt Zangetsu Shin và liệu rằng cậu có định nói với Kota hay không, trong Redyue lên kế hoạch sử dụng công nghệ của loài người để trợ giúp cho kế hoạch của mình cũng như để hồi sinh nữ hoàng của Roshuo. Nhưng để làm được điều đó, Redyue cần một sự hy sinh. Tập phim này do Urobuchi Gen cùng với Haganeya Jin viết kịch bản và Morota Satoshi đạo diễn.
1
null
Dưới đây là danh sách mèo hưu cấu và thuộc họ mèo trong truyện tranh là phần bổ sung thêm cho danh sách mèo hư cấu và thuộc họ mèo. Nó được giới hạn bởi những nhân vật mèo trong những bộ truyện tranh nổi tiếng. Đối với những nhân vật xuất hiện trong những bộ truyện riêng biệt, mọi thông tin sẽ được cập nhật sớm nhất khi xuất hiện ở đây.
1
null
Ga Namtaeryeong là ga nằm trên Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 4. Đây ga phía nam cuối cùng trên tuyến 4 quản lý bởi Tổng công ty Vận tải Seoul. Tên của ga này có nghĩa là "đi qua phía nam lớn," nói đến một đường đi nối giữa Seoul và Gwacheon, giữa Mt. Gwanak và Mt. Umyeon. Hầu hết các tuyến đường sắt các tỉnh ở Hàn Quốc được xây dựng với chuyên môn của Nhật Bản khi Hàn Quốc chịu Nhật thuộc. Xe lửa này vẫn còn chạy bên phía đường ray bên trái của các tuyến đường sắt. Nhưng tàu điện ngầm Seoul, được xây dựng sau những năm 1970, chạy bên phía đường ray bên phải. Do đó, giữa ga Namtaeryeong và Seonbawi, nơi hai tuyến nối nhau, đường sắt dưới lòng đất vượt qua từ phía bên tay phải ở Namtaeryeong đến phía tay trái ở Seonbawi.
1
null
Tổng công ty Vận tải Seoul hay Seoul Metro là công ty vận hành Seoul tàu điện ngầm tuyến 1 đến 9. Được thành lập vào năm 1970, nó cùng với Korail là một trong hai những nhà điều hành của Tàu điện ngầm Seoul. Công ty đã sáp nhập với Tổng công ty đường sắt cao tốc đô thị Seoul vào năm 2017.
1
null
Kim So-hyun (, sinh ngày 4 tháng 6 năm 1999) là một nữ diễn viên người Hàn Quốc. Cô bắt đầu sự nghiệp diễn xuất từ năm 7 tuổi, ban đầu cô nhận được sự chú ý của công chúng và trở nên nổi tiếng sau khi đóng các vai quan trọng trong "Mặt trăng ôm mặt trời" (2012) và "Nhớ em" (2013). Cô đảm nhận vai chính đầu tiên của mình trong bộ phim tuổi teen "Học đường 2015" (2015) và kể từ đó đã đóng vai chính trong bộ phim nhạc kịch "Trang mới cuộc đời" (2016), phim dã sử cổ trang "Mặt nạ quân chủ" (2017), phim hài lãng mạn "Chuyện tình radio" (2018), phim truyền hình dựa trên Webtoon của Naver "Chiến nào, ma kia!" (2016), "Cảnh báo tình yêu" (2019–2021) và "Tiểu sử chàng Nokdu" (2019) và bộ phim dựa trên văn học dân gian Hàn Quốc "Sông Đón Trăng Lên" (2021). Cô là người dẫn chương trình của chương trình âm nhạc "Music Core" và chương trình thực tế sống còn "Under Nineteen" của đài MBC vào năm 2019. Kim So-hyun đã được truyền thông Hàn Quốc đặt cho biệt danh là "Em gái quốc dân", "Nữ hoàng của các nữ diễn viên nhí", "Nữ thần phim lịch sử", "Nữ thần Sageuk" sau khi đóng vai chính và xuất hiện trong nhiều bộ phim cổ trang nổi tiếng trong suốt sự nghiệp của cô, cũng như kinh nghiệm làm diễn viên từ thời thơ ấu cho đến hiện tại. cô đã khẳng định mình là một ngôi sao Hallyu hàng đầu. Với màn trình diễn của mình trong "Sông đón trăng lên", cô đã được đề cử cho Giải thưởng Nghệ thuật Baeksang cho Nữ diễn viên chính - Truyền hình xuất sắc nhất, trở thành một trong những người được đề cử trẻ tuổi nhất của giải thưởng. Kim So-hyun liên tục quảng bá tác phẩm truyền hình của mình trên Instagram. Cô đã được trao giải 'Tài khoản Instagram phát triển mạnh nhất năm 2018 với hơn 7,1 triệu người theo dõi. Ở tuổi 21, Kim đã trở thành nữ diễn viên Hàn Quốc trẻ nhất có hơn 10 triệu người theo dõi trên mạng xã hội, bên cạnh đó là nam diễn viên Lee Min-ho. Thời thơ ấu và giáo dục. Kim So-hyun sinh ngày 4 tháng 6 năm 1999 tại Úc và cô có một người em trai. Cô chuyển đến Hàn Quốc vào năm 2003, khi mới 4 tuổi. Cha cô mất khi cô lên chín tuổi. Kim So-hyun chuyển từ trường tiểu học Hoe-ryong ở Gyeonggi-do đến trường tiểu học Towol và tốt nghiệp vào tháng 2 năm 2012. Sau đó cô tốt nghiệp trường cấp 2 Yongin Munjung vào năm 2015. Sau đó, cô được học tại nhà cho toàn bộ chương trình giáo dục trung học của mình và đã vượt qua kỳ thi tốt nghiệp trung học vào năm 2017. Cùng năm, cô đăng ký vào Khoa Sân khấu của Đại học Hanyang thông qua hình thức nhập học luân phiên. Kim đã dự lễ tuyển sinh lần thứ 79 được tổ chức tại Đại học Hanyang ở Seongdong-gu, Seoul vào ngày 28 tháng 2 năm 2018. Năm 2016, theo tờ báo quốc gia Singapore "The Straits Times", trong một cuộc phỏng vấn qua email với tờ báo này, Kim đã tiết lộ lý do tại sao cô chọn học tại nhà thay vì đăng ký học trung học. Cô nói rằng để dành thêm thời gian cho sự nghiệp diễn xuất của mình, cô hầu như không có thời gian để học trung học (điều này khiến cô phải tự chuẩn bị cho các kỳ thi) và bỏ lỡ các hoạt động với các bạn cùng lớp và điều này cũng xảy ra tương tự trong những ngày học tiểu học của cô. Kim đã chọn giáo dục tại nhà cho quá trình học trung học của mình vì cô không muốn từ bỏ con đường học vấn và sự nghiệp của mình. Với quyết định này, Kim cảm thấy nó sẽ cho phép cô dành nhiều thời gian hơn cho việc đóng phim và cả học tập. Sự nghiệp. 2006–2011: Bắt đầu là một nữ diễn viên nhí. Kim So-hyun ra mắt với tư cách là một nữ diễn viên nhí vào năm 2006, đóng một vai phụ trong bộ phim đặc biệt "Ten Minute Minor" của "Drama City". Sau đó tăng số lần xuất hiện của mình từ "Người đàn bà hạnh phúc" (2007), "Que Sera Sera" (2007), "Hometown of Legends" (2008), "My Name Is Pity" (2008), "Wife and Woman" (2009) và "Công chúa Ja-myung" (2009). Cô đã ký hợp đồng quản lý với SidusHQ vào năm 2010. Năm đó cô tiếp tục tham gia "Giấc mơ triệu phú" và "Vua bánh mì". Kim So-hyun được xác nhận sẽ xuất hiện trên màn ảnh rộng trong "Mối thù của người cha" (2010) với vai Joo Hye-rin, con gái của một mục sư được nhiều người kính trọng bị bắt cóc. Kim đã được chọn thông qua một cuộc thi 500:1. Cô tiếp tục thể hiện vai diễn nhí của các nữ nhân vật chính trong các bộ phim truyền hình như "Cánh chim cô đơn" (2011), "The Duo" (2011) và "Sin of a Family" (2011). Sau đó, cô đóng vai chính trong một bộ phim hài gia đình là "Spy Papa", kể về mối quan hệ của cha mẹ và con cái trong mối quan hệ liên Triều vào năm 1974. 2012–2014: Sự nổi tiếng ngày càng tăng và những vai diễn ở tuổi thiếu niên. Trong nửa đầu năm 2012, Kim So-hyun đã xuất hiện trong sáu tác phẩm: loạt phim truyền hình giả tưởng lãng mạn "Padam Padam"; phim hài lịch sử "I Am the King"; phim truyền hình kỳ ảo "Mặt trăng ôm mặt trời", trong đó cô được công nhận là phiên bản lúc trẻ của nữ chính, Kim đã nhận được lời khen ngợi từ khán giả và đạo diễn vì đã miêu tả chân thực mong muốn của nhân vật phản diện rất tốt — bộ phim đã đứng vị trí số một trong khung thời gian của nó trong suốt thời gian chiếu và đạt được mức tỷ suất người xem cao nhất được ghi nhận là 42,2%, qua đó giành được "bộ phim truyền hình quốc dân" — Kim cũng đồng thời trở thành "Em gái quốc dân"; tiếp theo là bộ phim hài - giả tưởng "Hoàng tử gác mái" trong vai cô em gái độc ác; "Love Again" và trở thành một học sinh trung học có bạn cùng phòng là nữ ngôi sao thần tượng trong "Ma Boy". Kim tái hợp với các bạn diễn của "Hoàng tử gác mái" (Park Yoo-chun) và "Mặt trăng ôm mặt trời" (Yeo Jin-goo) lần lượt trong bộ phim chính kịch âm hưởng "Nhớ em". Được báo chí Hàn Quốc mệnh danh là "Nữ hoàng diễn viên nhí" , cô là một trong những diễn viên nhí được ca ngợi nhiều nhất trong thế hệ của mình. Cô đóng vai Lee Soo-yeon, người bị các bạn cùng trường bắt nạt và gọi là "con gái của kẻ sát nhân", sau đó bắt cóc và bị tấn công tình dục trong khi cố gắng cứu bạn mình. Kim và Yeo chia sẻ cảnh có tỷ suất người xem cao nhất trong một phút là 10,4% trong bộ phim. Cô đã nhận được giải thưởng diễn xuất đầu tiên của mình là "Nữ diễn viên nhí xuất sắc nhất" tại Giải Ngôi sao APAN đầu tiên cho bộ phim "Ma Boy" và "Nhớ em". Vào năm 2013, Kim xuất hiện bất ngờ trong "Mật danh Iris II" với tư cách là bản sao thời thơ ấu của nữ nhân vật chính và đóng vai chính trong "Thân thế bí ẩn" trong vai một cô gái có bộ não cấp độ thiên tài. Sau đó, cô đóng vai phiên bản trẻ hơn của nhân vật Lee Bo-young trong bộ phim truyền hình Hàn Quốc nổi tiếng "Đôi tai ngoại cảm". Vào ngày 20 tháng 6, Kim đồng dẫn chương trình của chương trình âm nhạc "Music Core" của MBC cùng mới Minho của SHINee và Noh Hong-chul. Cả ba đã nhận được nhiều sự chú ý vì sự kết hợp giữa ca sĩ, diễn viên và phát thanh viên mặc dù ban đầu họ cho thấy một chút chưa trưởng thành, nhưng cũng đã làm tăng kỳ vọng về cách họ thể hiện sự quyến rũ của mình mặc dù có sự nghiệp khác nhau. Sau đó cô được chọn tham gia "Quản Gia Bí Ẩn", một bộ phim Hàn Quốc làm lại từ bộ phim truyền hình Nhật Bản Kaseifu no Mita. Cùng năm đó, Kim cùng với Kim Yoo-jung và Yeo Jin-goo được xem là 3 diễn viên nhí kiếm được mức lương trên mức trung bình cho các diễn viên nhí. Có thông tin cho rằng Kim nhận được 4-6 triệu won mỗi tập. Năm 2014, Kim được chọn làm diễn viên nhí bên cạnh Oh Yeon-soo trong bộ phim truyền hình của đài MBC là "Bộ ba". Kim đã thử thách vai diễn kép đầu tiên, cũng như thể loại đầu tiên của mình thông qua bộ phim truyền hình mới "Cuộc đối đầu ngoạn mục". Sau đó, cô được chọn tham gia bộ phim truyền hình đặc biệt của đài KBS2, "Giọt nước mắt muôn màu", bộ phim đã giành chiến thắng trong Cuộc thi biên kịch của đài KBS năm 2013. 2015–2016: Chuyển sang đóng vai chính và dẫn chương trình. Năm 2015, Kim xuất hiện đặc biệt với tư cách là em gái của nam chính trong "Cô gái nhìn thấy mùi hương", do Park Yoo-chun thủ vai, người mà cô tái hợp lần thứ ba sau "Hoàng tử gác mái" và "Nhớ em". Vào ngày 18 tháng 4, Kim từ chức MC của "Music Core" sau hai năm. Kim đóng vai chính trong loạt phim học đường "Học đường 2015" của đài KBS, trong đó cô đóng 2 vai 2 chị em sinh đôi Lee Eun-bi và Go Eun-byul. Cô đã được trao giải "Ngôi sao của năm" tại Giải Phim truyền hình Hàn Quốc lần thứ tám cho màn trình diễn của mình. Vào ngày 21 tháng 11, Kim đã tổ chức lịch trình quảng bá ở nước ngoài đầu tiên của mình tại Sunshine City, Hong Kong. Vào cuối năm đó, Kim đã trở thành MC của Lễ trao giải Phim truyền hình KBS 2015 cùng với Jun Hyun-moo và Park Bo-gum. Năm 2016, cô trở lại màn ảnh rộng trong bộ phim tình cảm "Pure Love" cùng Do Kyung-soo, đóng vai nữ chính của bộ phim có giọng hát tuyệt vời nhưng bị chấn thương ở chân. Sau đó, Kim đóng vai chính trong web drama học đường bí ẩn "Nightmare Teacher" cùng với Lee Min-hyuk, cô đóng vai một lớp trưởng phát hiện ra những bí mật bí ẩn của ngôi trường. Bộ phim đã được quay và có sự tham gia của 9 sinh viên tại Đại học Hosan. Cùng năm, Kim đóng vai chính trong bộ phim truyền hình đặc biệt dài ba tập "Trang mới cuộc đời" của Park Hye-ryun cùng với các diễn viên Ji Soo và Shin Jae-ha. Cô trong vai một "thiên tài piano" bị mất thị lực sau một tai nạn. Số lượt xem trước video được phát hành trên web và thiết bị di động đã đạt được mốc 600.000 lượt xem, đây được coi là "một con số bất thường" như một vở kịch một màn. Buổi gặp gỡ người hâm mộ đầu tiên của Kim Lovely Day ở Đài Loan được tổ chức tại Đại học Ming Chuan vào ngày 9 tháng 4. Cô được giới truyền thông Đài Loan mệnh danh là "Nàng tiên làn sóng Hàn". Vào ngày 4 tháng 6, Kim đã dẫn chương trình Dream Concert 2016 cùng với Leeteuk và Hong Jong-hyun. Cô thực hiện bước diễn xuất tiếp theo của mình trong bộ phim hài kinh dị "Hey Ghost, Let's Fight" với Ok Taec-yeon, và đóng vai Công chúa 13 tuổi Đức Huệ ông chúa trong bộ phim "The Last Princess", mà Park A-reum của "K-pop Herald" khen ngợi Kim vì diễn xuất cảm xúc có chiều sâu của cô trong cảnh trước khi chia tay mẹ (mà Park gọi là đau lòng), cũng như nhập vai vào Son Ye-jin. Ngoài ra, Jung An-ji của "Sports Chosun" khen ngợi cô về tính chính xác lịch sử khi miêu tả công chúa: cho rằng cô đã hành động "hoàn hảo" với cuộc sống của một cô gái trong thời Đế quốc Đại Hàn. Cô đã có một vai khách mời định kỳ trong bộ phim giả tưởng ăn khách "Yêu tinh". Kim đã cho thấy sự hiện diện với tần suất lớn và gia tăng sự đắm chìm của khán giả trong giai đoạn đầu của bộ phim, tạo nên tác động lớn khi đóng vai khách mời. 2017–2018: Vai diễn trưởng thành, sự không ổn định trong nghề nghiệp và tham gia các hoạt động khác. Năm 2017, Kim tham gia lồng tiếng Hàn Quốc cho nhân vật Mitsuha Miyamizu trong bộ phim anime "Tên cậu là gì?". cô quay trở lại với live-action và đồng dẫn dắt bộ phim lịch sử và chính trị "Mặt nạ quân chủ" với Yoo Seung-ho, bộ phim được khởi chiếu vào ngày 10 tháng 5. Đây bước đánh dấu bộ phim cổ trang dành cho người lớn đầu tiên của cô sau 5 năm kể từ "Mặt trăng ôm mặt trời". Mặc dù có xếp hạng cao, thời điểm khởi chiếu ban đầu của bộ phim cũng trùng với giai đoạn bắt đầu sa sút sự nghiệp của cô - Kim đã bày tỏ rằng cô đã nỗ lực như thế nào để hiểu nhân vật của mình với tư cách là một nữ chính. Cô cảm thấy lạc lõng và bắt đầu mất tự tin vào bản thân với tư cách là một diễn viên. Khi mọi người khen ngợi diễn xuất và hình ảnh của cô, cô cảm thấy xấu hổ vì cô không thể hiểu được nhân vật của mình là ai. Kim đã tổ chức buổi họp mặt người hâm mộ trong nước đầu tiên của cô là "Lovely Day" vào ngày 3 tháng 6. Sau đó cô làm khách mời trong bộ phim truyền hình "Khi nàng say giấc" để thể hiện sự ủng hộ của mình dành cho biên kịch Park Hae-ryun, người mà cô đã làm việc cùng trong phim Trang mới cuộc đời của đài KBS. Vào tháng 8 năm 2017, cô kết thúc hợp đồng với SidusHQ sau 7 năm. Vào ngày 11 tháng 11, Kim đã kết thúc thành công buổi gặp mặt người hâm mộ Đài Loan lần thứ hai là "Sweet Dream" với Allets. Vào tháng 12, Kim đã gia nhập công ty quản lý một người, E&T Story Entertainment, hợp tác với LOEN Entertainment. Công ty hiện đang được dẫn dắt bởi Park Chan-woo, người quản lý của Kim trong những ngày tham gia SidusHQ của cô. Năm 2018, Kim đã tham gia bộ phim tình cảm "Chuyện tình radio", bộ phim bắt đầu phát sóng vào ngày 29 tháng 1. Cô đóng vai một nhà viết kịch bản đài phát thanh, là một người không thực sự tài năng trong việc viết lách. Vào ngày 24 tháng 1, một bức ảnh được chia sẻ trên SNS nói rằng Kim đang quay phim dưới nước. Bức ảnh chụp một phụ nữ mặc hanbok dưới nước vào ngày 21 tháng 1. Vào ngày này, nhiệt độ thấp nhất được ghi nhận là dưới âm 16 độ. Trong buổi họp báo ra mắt bộ phim "Chuyện tình radio" tổ chức vào ngày 25 tháng 1, PD đã giải quyết những lời chỉ trích trực tuyến liên quan đến việc quay phim dưới nước ngoài trời, bất chấp những cảnh báo về thời tiết. Anh ấy đưa ra lời xin lỗi nói rằng: "Việc quay phim dưới nước ngoài trời của Kim So Hyun đã kết thúc vào Chủ nhật ngày 21 tháng 11. Chúng tôi đã tranh luận rất nhiều về việc đó vì cô sẽ xuống nước. Chúng tôi đã đảm bảo thiết bị an toàn gần đó và cũng có một chiếc xe cắm trại sẵn sàng, chúng tôi quay phim trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể. Do hạn chế về thời gian, một cặp diễn viên đóng thế hành động đã quay thêm cảnh nước ngoài trời vào ngày hôm qua 24 tháng 1. Phim được quay bởi một diễn viên hành động chứ không phải Kim So-hyun, họ mặc một bộ đồ mùa đông và quay trong một tình huống tương tự. Chỉ một lần quay được thực hiện và biện pháp bảo vệ ngay lập tức được áp dụng. Chúng tôi xin lỗi vì đã gây ra những lo ngại về vấn đề này. Phim trường là cuộc sống của chúng tôi. Đương nhiên, an toàn là quan trọng." Tại cuộc họp báo, bàn tay của Kim có màu đỏ. Cùng ngày, cô đồng dẫn chương trình lễ trao giải thưởng Âm nhạc Seoul lần thứ 27 với Kim Hee-chul và Shin Dong-yup. cô đã tổ chức buổi gặp mặt người hâm mộ Nhật Bản đầu tiên có tên là "Kim So Hyun First Premium Fanmeeting" với 800 người vào ngày 1 tháng 7. Sau 10 năm ra mắt, Kim đã tổ chức chương trình thực tế du lịch của riêng mình là "Because This Is My First Twenty - Kim So-hyun's YOLO Solo California", nơi cô thử thách bản thân và khám phá ra danh tính thật của mình ở nước ngoài. Vào ngày 12 tháng 10, cô được vinh danh là một trong những MC thế hệ thứ mười đầu tiên dẫn chương trình thực tế sống còn "Under Nineteen" trên đài MBC. Kim đã nhận được phản hồi tích cực từ khán giả của buổi công chiếu nhờ thế mạnh của cô với tư cách là người dẫn chương trình, theo ghi nhận của "Korea Economic TV" — nhờ sự mê hoặc khán giả, giọng nói "ổn định", thần thái cũng như phong cách của cô mà ấn phẩm đã được xem là "đầy màu sắc". 2019–hiện tại: Lấy lại sự ca ngợi về diễn xuất. Vào đầu năm 2019, Kim So-hyun, Kim Hee-chul và Shin Dong-yup đã được chọn làm MC cho Lễ trao giải âm nhạc Seoul, chủ trì buổi lễ lần thứ 28, đây là lần thứ hai liên tiếp cô được mời. cô đã tổ chức buổi gặp mặt người hâm mộ thứ hai của mình Sso.Affirmation.Happiness: Little & Indeed Happiness của Kim So Hyun tại Hàn Quốc, trước sinh nhật của cô với sự tham dự của 300 người. Vào ngày 29 tháng 6, cô cũng đã tổ chức buổi họp mặt người hâm mộ kỷ niệm đầu tiên của mình tại Tokyo, Nhật Bản. Kim đã đóng vai chính trong sản phẩm gốc "Love Alarm" của Netflix, dựa trên webtoon nổi tiếng cùng tên. Kim giải thích rằng nhân vật của cô đang lần đầu tiên trải qua cảm xúc của tình yêu và điều đó khiến cô nhớ đến bản thân. cô quyết định khai thác những cảm xúc đó vì cô muốn thể hiện một nhân vật sống và thở cùng với Jo-jo. Kim Yoo-jin của "Exsports News" nói rằng Kim đã thể hiện khả năng nhập vai cùng lối diễn xuất "phong phú và ổn định" trong xuyên suốt bộ phim. Joan MacDonald của "Forbes" nói rằng Kim rất hợp với nhân vật Jojo. Hơn nữa, loạt phim của Netflix đã được xếp hạng là tác phẩm được yêu thích thứ 8 tại Hàn Quốc vào năm 2019. Cùng năm, cô được chọn đóng cùng với Jang Dong-yoon trong bộ phim hài lãng mạn lấy bối cảnh triều đại Joseon, "Tiểu sử chàng Nokdu" trong vai một thực tập sinh Kisaeng vụng về và nóng tính. Chon Kye-young và Hye Jin-yang, tác giả của cả hai webtoon đều chọn Kim cho vai nữ chính trong các tác phẩm của họ. Shin Ji-won của "Hankyung" nói rằng nhân vật của Kim So-hyun có thể mê hoặc người xem bởi vì Kim hòa hợp rất tốt với nhân vật của cô. Jang Dong-yoon nói, "Tôi tin rằng sẽ không có nữ diễn viên nào tốt hơn để đóng vai Dong Joo ngoài So-hyun, tôi rất biết ơn vì đã gặp được người bạn đời tốt nhất của tôi trong cô." Cặp đôi được người xem đặt là "Manhwa tearing" vì thu hút mọi thứ từ tiếng cười đến sự phấn khích và thêm màu sắc độc đáo của họ vào các nhân vật nguyên bản. Vai diễn Dong Joo đã mang về cho cô giải thưởng Xuất sắc tại lễ trao giải Phim truyền hình KBS cuối năm. Đó cũng là bộ phim truyền hình Hàn Quốc được nhắc nhiều nhất vào khung giờ vàng thứ 10 trong năm 2019. Vào ngày 1 tháng 10, một tuyên bố chính thức từ Kakao M tiết lộ rằng Kim đã nhận được 815 cổ phiếu (khoảng 100 triệu won) trong số đó để giải quyết quyền phát hành nhằm tăng cường tình đoàn kết với các chi nhánh và nghệ sĩ. Kim là một trong nhiều nghệ sĩ trực thuộc Kakao M đã nhận cổ phiếu từ công ty, theo báo cáo, họ đang chuẩn bị gia nhập lại Korea Exchange thông qua một đợt IPO lại. Vào ngày 29 tháng 10, Netflix xác nhận rằng Kim sẽ đóng lại vai Kim Jo-jo trong mùa thứ hai của bộ phim truyền hình "Love Alarm". Năm 2020, chương trình thực tế du lịch "Because This Is My First Twenty" của Kim đã vượt mốc 6 triệu lượt xem tính đến tháng 5 năm 2020 trên YouTube, Naver TV và Facebook. Vào ngày 15 tháng 1 năm 2021, E&T Story Entertainment có thông báo chính thức rằng Kim sẽ rời công ty Vào ngày 18 tháng 1, Kim đã ký hợp đồng độc quyền với Culture Depot. Vào tháng 2 năm 2021, Kim đóng vai chính trong bộ phim lịch sử "Sông Đón Trăng Lên", bộ phim được công chiếu vào ngày 15 tháng 2. Cô vào vai một nữ tướng quân, người được sinh ra là một công chúa nhưng được nuôi dưỡng như một vị tướng, sau đó theo đuổi mục tiêu xóa bỏ tình trạng hoang tàn của đất nước mình, Goguryeo. Bộ phim đã vướng vào một cuộc tranh cãi sau những cáo buộc bắt nạt được đưa ra nhằm vào Ji Soo, người đóng vai nam chính của bộ phim. Đạo diễn Yoon Sangho nói về Kim: "Không dễ dàng để quay lại những cảnh đã thực hiện với một diễn viên khác. Đó là lý do tại sao tôi đã nói với cô trước khi quay lại: "chúng tôi không thể làm điều này nếu không có bạn, bạn là nhân vật chính, ưu tiên trong bộ phim này, tôi hy vọng bạn có thể kiên trì cho đến cuối. [cô] đã nhận lời và tiếp tục quay phim [...] Vì điều này, tôi không có gì khác ngoài sự biết ơn." Các bạn diễn Lee Ji-hoon, Lee Hae-young, Kim Jung-young, Ki Eun-se, và nhà văn Han Ji-hoon cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với Kim và Na In-woo (thay thế Ji Soo), những người đã phải chịu đựng những tình huống khó khăn. Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí "Y Noblesse" trong ấn bản tháng 7 năm 2021, Kim tiết lộ rằng cô không nhận tiền cho những cảnh quay lại vì tình yêu và tình cảm dành cho bộ phim và nhân vật của mình. cô đã nhận được những lời khen ngợi vì màn trình diễn chắc chắn và kỹ năng kiếm thuật của mình, cũng như vai diễn của cô về ba nhân vật khác nhau; Sát thủ Yeom Ga-jin, Công chúa Pyeonggang và hoàng hậu của Goguryeo Queen Yeon, chính vì thế mà cô đã được đề cử cho giải thưởng nghệ thuật Baeksang ở hạng mục "Nữ diễn viên chính - Truyền hình xuất sắc nhất", trở thành một trong những diễn viên được đề cử trẻ tuổi nhất của hạng mục này. Cuối năm đó, Kim đã đảm nhiệm vai trò MC của KBS Drama Awards cùng với Sung Si-kyung và Lee Do-hyun. Đây là lần làm MC sau 6 năm kể từ năm 2015 của cô. Vào năm 2022, Kim ký hợp đồng với Ieum Hashtag. Cô trở lại màn ảnh nhỏ trong bộ phim hài-lãng mạn dựa trên webtoon "Is It Fate?" của Song Hyun-wook, cô vào vai nữ nhân vật gặp lại mối tình đầu của mình sau mười năm. Đời tư. Kim đã phải chịu đựng những "cơn đau đang phát triển" và "giai đoạn chuyển tiếp" sau bảy tháng quay "Mặt nạ quân chủ". Cô cảm thấy trống rỗng trong lịch trình của mình và cũng cảm thấy không thoải mái dù đang được nghỉ ngơi. Vào tháng 1 năm 2018, Ban tổ chức Thế vận hội mùa đông Olympic và Paralympic Pyeongchang 2018 (POCOG) đã chọn Kim và Yoo Seong-min là "Đại diện quốc gia cho Nụ cười danh dự", đại diện cho nụ cười và lòng tốt của Hàn Quốc. Từ thiện. Các hoạt động xã hội. Năm 2014, Kim đã tham gia Chiến dịch quyên góp bánh kẹo HAPPY Together để quyên góp 1 triệu viên gạch cho người già, gia đình khuyết tật và các gia đình có thu nhập thấp để sưởi ấm trong mùa lạnh. Năm 2017, Kim và Ji Chang-wook đã quyên góp tiền chi phí lồng tiếng từ Tên cậu là gì? cho Ủy ban Không rào cản trong phim ảnh Hàn Quốc. Vào ngày 21 tháng 4 năm 2018, Kim đã tham gia S.E.S 10 Green Heart Bazaar được tổ chức bởi nhóm nhạc nữ K-pop thế hệ đầu tiên là S.E.S. Kim và nhiều người nổi tiếng khác đã làm những việc tốt hào phóng bằng cách bán các mặt hàng tại chợ. Số tiền thu được sẽ được quyên góp cho Tổ chức Trẻ em Green Umbrella và KARA. Vào ngày 5 tháng 4 năm 2019, Kim đã quyên góp 10 triệu yên để hỗ trợ các nạn nhân của vụ cháy Sokcho. Kim cũng đã quyên góp 10 triệu yên cùng với người hâm mộ của mình cho Trung tâm chấn thương của Bệnh viện Đại học Ajou. Đây là kết quả của việc người hâm mộ ủng hộ ý tưởng Kim muốn đạt được và chia sẻ nó vào ngày sinh nhật 4 tháng 6 của cô. Người hâm mộ cũng đã tặng 61 giấy chứng nhận hiến máu cho bệnh viện cùng với quỹ để giúp đỡ những bệnh nhân đang gặp khó khăn. Ngày 13/12, cô đã trao tặng 100 kg gạo cho mạng lưới công ty phúc lợi xã hội dành cho trẻ em kém may mắn và suy dinh dưỡng trong tương lai. Vào ngày 25 tháng 2 năm 2020, Kim đã quyên góp 10 triệu won thông qua Hiệp hội Cầu nối Hy vọng của Tổ chức Cứu trợ Thảm họa Quốc gia để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19 ở Hàn Quốc. Theo tổ chức này, khoản quyên góp này nhằm giúp đỡ những người dễ bị tổn thương và mua các thiết bị bảo vệ sức khỏe và nước rửa tay để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Vào ngày 5 tháng 8, Kim đã quyên góp 20 triệu won để giúp đỡ các nạn nhân lũ lụt bị ảnh hưởng bởi trận mưa lớn. Vào tháng 10, Kim đã tham gia "MANNA Charity Bazaar" để hỗ trợ chi phí điều trị cho các trẻ em mắc bệnh hiếm gặp. Một quan chức đại diện cho biết, "Mọi người đã liên tục tài trợ và làm tình nguyện cùng nhau dưới cái tên Manna." Nghệ thuật. Ảnh hưởng. Kim đã nhắc tới Son Ye-jin và nữ diễn viên Canada Rachel McAdams là những nguồn ảnh hưởng chính tới cô vì vẻ ngoài tinh tế và duyên dáng của họ. cô cũng đã nhắc đến Moon Geun-young là người đã truyền cảm hứng cho cô để hoàn thành các vai diễn khác nhau sau khi xem diễn xuất của Moon trong "Họa sĩ gió". Năm 2019, Kim nói rằng cô không có hình mẫu. Cô nhận xét: "Tôi thậm chí còn không biết bản thân mình. Tôi nghĩ đã đến lúc phải hiểu bản thân nhiều hơn là tìm một hình mẫu. Nếu tôi tìm thấy chính bản thân mình thì tôi có thể tìm thấy hình mẫu của mình." Tác phẩm của Kim đã ảnh hưởng đến nhiều nữ diễn viên nhí, bao gồm Kim Ji-young, Lee Ja-in, Hwang Yeon-ji, Jisoo của Busters, Jeon Yu-lim, và Park Da-yeon. Phong cách diễn xuất. Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2013, cô tiết lộ rằng mình chưa bao giờ được đào tạo chính thức về diễn xuất. Trong khi quay phim "Pure Love", cô sống ở Goheung. Kim cho biết, khi không có cảnh quay, cô một mình đi quanh thành phố và lắng nghe những câu chuyện của người dân nơi đây. cô đã quan sát mọi ngóc ngách của khung cảnh để biết làm thế nào để mình có thể trở thành một phần của nó. Để chuẩn bị cho một vai diễn, Kim nghe nhạc phù hợp với cảm xúc của vai diễn trước khi quay một cảnh. Đối với vai người mù trong "Trang mới cuộc đời", cô đã thay đổi mọi thứ, từ giọng điệu và cách nói cho đến giao tiếp bằng mắt khi kể lại các cuộc đối thoại của mình. cô đã nói rằng khi cô nhận được một kịch bản, cô đã dành nhiều thời gian để hiểu đầy đủ, nhận biết nhân vật như người thật và cố gắng hết sức để thể hiện nhân vật một cách chân thực. Kim thích có nhiều dự án hơn vì cô cảm thấy thoải mái và vui vẻ khi tiếp tục diễn xuất hơn là nghỉ ngơi. Đặc biệt, sự quyến rũ từ giọng điệu của Kim tỏa sáng trong phim, từ một bộ phim hài lãng mạn đến một cảm giác phức tạp, tinh tế về việc xung đột giữa sự trả thù của gia đình và tình yêu lần đầu tiên trong đời cô cảm nhận được. Một nhân viên phát sóng cho biết: "Cảm xúc trong vai diễn càng sâu thì không gian nội tâm của Kim càng tỏa sáng". Hình mẫu. Kim đóng vai trò kích thích tinh thần cho các đồng nghiệp diễn viên của cô. Bạn diễn Yook Sung-jae của "Học đường 2015" chia sẻ, "Dù còn trẻ nhưng [Kim] So-hyun đã dẫn đầu toàn bộ bộ phim. Khi nhìn thấy cô với nụ cười trên môi trong quá trình làm việc mặc dù đã kiệt sức vì thiếu ngủ, tôi cảm nhận và học hỏi được rất nhiều điều." Chun Jung-myung công nhận, "cô lịch sự và luôn tỏ ra mạnh mẽ. So Hyun sở hữu một sức hút nổi bật đến mức tôi tin rằng cô có thể trở thành diễn viên vĩ đại nhất của thời đại này." Nam diễn viên Nam Joo-hyuk cũng khen ngợi, "Giống như một người trưởng thành và đáng tin cậy. cô là một người tích cực, không bao giờ thể hiện bất kỳ dấu hiệu tiêu cực nào ngay cả khi đối mặt với khó khăn. Tôi có rất nhiều điều để học hỏi từ cô." Kim So Hyun với tư cách là một người từng trải, đã từng đóng chung với nhiều nam diễn viên lớn tuổi hơn cô. Nhiều bạn diễn của cô đã miêu tả cô như một "người chị gái" đối với họ. Chẳng hạn như Yoo Seung-ho, người hơn cô sáu tuổi thú nhận rằng anh ấy không thể ngừng nói với cô như thể cô lớn hơn: "cô có vẻ giống như một người chị gái. cô cực kỳ trưởng thành."L nói, "So-hyun rất trưởng thành. Mặc dù cô nhỏ hơn tôi bảy tuổi nhưng đôi khi tôi thấy cô như một người chị gái", và điều tương tự cũng xảy ra với Yoon Do-joon. Nhiều diễn viên và đoàn làm phim đã ca ngợi Kim về kỹ năng diễn xuất cộng với tinh thần vững vàng, đạo đức làm việc và lòng tốt. Nữ diễn viên Jo Soo-hyang, "Kim So-hyun thật tuyệt vời. Khi chúng tôi quay phim, lịch trình của cô rất bận rộn. Bình thường, tôi sẽ nói chuyện với cô sau khi chúng tôi quay xong, nhưng cô trông rất mệt mỏi và tôi đã không làm vậy." cô tiếp tục, "Nhưng khi máy quay bắt đầu quay, cô nở nụ cười và hành động rất tốt. Khi tôi thấy cô làm điều đó, tôi chỉ nghĩ rằng cô thật tuyệt vời." Bất chấp nhiệt độ đóng băng trong quá trình quay "Mặt nạ quân chủ", Kim dành sự quan tâm cho nam diễn viên nhí đóng chung với cô, có mặt trên phim trường từ rất sớm và không hề tỏ ra mệt mỏi khi trên phim trường. Một nhân viên cho biết, "Kim So-hyun vui vẻ và tốt bụng cả trong và ngoài máy quay, khiến cô trở thành nguồn cung cấp năng lượng tốt nhất. Nụ cười rạng rỡ của Kim So-hyun giúp mọi người trên phim trường có khoảng thời gian vui vẻ khi quay phim." Jung Ga-ram mô tả cô "rất nghiêm túc và là một nữ diễn viên thực sự tuyệt vời". Song Kang nói về việc làm việc với Kim, rằng cô đã đưa ra rất nhiều lời khuyên về nhiều điểm rung động. Là một diễn viên cấp cao trên TV, anh ấy lo lắng rằng điều đó sẽ gây bất tiện cho cô. Dù vậy, cô vẫn liên lạc với anh bất cứ khi nào có cảnh khó và chúc mừng anh vào cuối ngày. Lee Na-jung, đạo diễn của cô trong "Cảnh báo tình yêu" nói, "kỹ năng diễn xuất cũng quan trọng như việc nhập vai. Jo-jo là một vai khó và cần kỹ năng diễn xuất tuyệt vời." cô tiếp tục, "Tôi nhìn thấy đôi mắt của Jo-jo trong đôi mắt của Kim So-hyun." Theo đạo diễn Kim Dong-hwi của "Tiểu sử chàng Nokdu", "Kim So-hyun là một nữ diễn viên đẹp như cầu vồng. cô xinh đẹp, dễ thương, ngầu và có sức hấp dẫn đầy màu sắc từ tiếng cười đến nước mắt. Tôi luôn ngưỡng mộ diễn xuất chi tiết và chân thành của cô khi quay phim". Trên các phương tiện truyền thông. Kim đã được đặt cho một số biệt danh trong suốt sự nghiệp của mình, chẳng hạn như "Em gái quốc dân", "Nữ hoàng của các nữ diễn viên nhí" và "Nàng tiên làn sóng Hàn". Kim có biệt danh, "Tiểu Son Ye-jin", do có tham gia các tác phẩm điện ảnh giống với các tác phẩm ban đầu của Ye-jin như phim "Bản giao hưởng tình yêu" và "Cổ điển". Bên cạnh đó, hai diễn viên cũng giữ được cho mình sự tồn tại của một hình tượng trong sạch, thuần khiết và trưởng thành với những biểu cảm tinh tế và đôi mắt diễn xuất hoàn hảo. Cô cũng được mệnh danh là "3金 Troika" cùng với Kim Yoo-jung và Kim Sae-ron vì những màn trình diễn ấn tượng từ khi còn nhỏ và là một diễn viên gạo cội với hơn 10 năm sự nghiệp diễn xuất. Trước đây, biệt danh này được đặt cho Kim Tae-hee, Song Hye-kyo và Jun Ji-hyun vào đầu những năm 2000. Kim còn được mệnh danh là "Nữ thần nước mắt" vì sự nhạy cảm sâu sắc và những giọt nước mắt dày đặc trong "Mặt nạ quân chủ". Sau khi bộ phim truyền hình ăn khách "Cảnh báo tình yêu" và "Tiểu sử chàng Nokdu" ra mắt, báo giới đã phong cho Kim là "Cô gái bước ra từ manhwa" do khả năng nhập vai hoàn hảo với nhân vật gốc, giàu cảm xúc và hiệu suất. Sau khi tham gia một số bộ phim cổ trang, cô đã nhận được danh hiệu "Nữ thần phim lịch sử" và "Nữ thần Sageuk" vì kỹ năng khám phá nhân vật nhanh chóng, biểu cảm đa dạng qua ánh mắt và diễn xuất đầy cảm xúc. Sự xác nhận và tác động quảng cáo. Kim là một người nổi tiếng tích cực ủng hộ cho một số thương hiệu và sản phẩm. Những xác nhận đầu tiên của cô là nước xả vải Downey và nhãn hiệu quần áo trẻ em, Apple Pink. Cô trở thành gương mặt đại diện cho trò chơi video mô phỏng vật nuôi thời gian thực Nintendo 3DS, "Nintendogs + Cats" với Kim Yoo-jung, thương hiệu "Teen's Nature" của Yuhan-Kimberly, Union Bay với Park Seo-joon và Lee Hyun-woo, và Shin Ramyun của Nongshim với Yoon Doo-joon. Vào năm 2015, Kim đã trở thành một trong những người được yêu cầu nhiều nhất sau bộ phim truyền hình ăn khách "Học đường 2015". Cô được chọn trở thành gương mặt đại diện cho nhãn hiệu quần áo phụ nữ Soup vì "sự sống động của một cô gái và sự rung cảm của một quý cô lãng mạn". Kim được chọn là "Cô gái Pocari" thứ 25 cho Pocari Sweat do có "hình ảnh ngây thơ trong sáng và vui vẻ". Một bức ảnh đã lan truyền trên mạng xã hội sau khi Kim tweet lại và để lại bình luận, "Graduation (Graduation Photo) ㅋㅋㅋ" của một nam sinh trường trung học Uijeongbu, người tái hiện lại tư thế uống rượu đặc trưng của Kim, mặc quần đùi ngắn và gần như nằm trên sàn để tốt nghiệp. Để đáp lại, Dong-A Otsuka đã tặng cho học sinh một số Pocari Sweats, Oronamin C và đặt tên cho anh ta là "Pocari Man". Trong năm 2015–16, cô được giới thiệu trong quảng cáo của Domino's Pizza với Kim Woo-bin. Hai bộ trang phục của Kim So-hyun trong quảng cáo Domino's Pizza đã được bán đấu giá trực tuyến và số tiền thu được được quyên góp cho Tổ chức Trẻ em Green Umbrella. cô cũng xuất hiện trong các quảng cáo cho ngũ cốc Post Honey Oh's, và đồng phục học sinh Elite của trường Hàn Quốc. Kim trở thành người mẫu Elite lâu nhất từ ​​năm 2014 cho đến năm 2016. cô đã làm việc cùng với Winner, Shin Ae-ra, và BtoB. Đến ngày 16 tháng 4 năm 2016, Kim được chọn trở thành người mẫu Pocari Sweat 2016 lần thứ 2 liên tiếp để kỷ niệm 30 năm thành lập thương hiệu. Đây là lần đầu tiên sau 15 năm kể từ Son Ye Jin vào năm 2001. Cùng năm đó, G-Market đã công bố Kim là người mẫu của họ để ra mắt gói nâng cao thương hiệu tích hợp đầu tiên của Hàn Quốc thông qua các kênh truyền hình cáp và trực tuyến. Năm 2015–17, Kim được bổ nhiệm làm gương mặt đại diện cho nhãn hiệu trang điểm dành cho các cô gái trẻ Peripera. Trong ba ngày, Peripera "Ink Airy Velvet" đã bán được 30.000 sản phẩm. Hình ảnh của Kim là nhân tố chính giúp sản phẩm thành công khi bán được 700.000 sản phẩm trong hai tháng, "Ink Airy Velvet No. 2" và "Ink Color Cara" chiến thắng ở hạng mục mascara Glow Peak Beauty Awards. Vào tháng 8 năm 2019, phương tiện truyền thông Hàn Quốc đưa tin Soup trở thành thương hiệu thời trang trẻ đầu tiên của Hàn Quốc đạt doanh thu 100 tỷ Yên tại Hàn Quốc sau khi chọn Kim làm người mẫu quảng cáo cho bộ sưu tập Thu Đông 2019 của họ. Kim tiếp tục ủng hộ các sản phẩm khác nhau, từ thực phẩm đến quần áo và mỹ phẩm, chẳng hạn như thương hiệu giày thời trang Na Uy Skono, thương hiệu gà Pelicana Chicken, Chứng khoán Samsung, mỹ phẩm theo khuynh hướng tự nhiên Hanyul, kính áp tròng màu Lacelle của Bausch & Lomb, và Soup với tư cách là người đại diện và người mẫu từ năm 2015. Vào tháng 4 năm 2020, Samsung Electronics đã giới thiệu Bixby Celebrity Voice, một trợ lý giọng nói AI với Kim là diễn giả của họ. "Celeb Alarm" của Kim đã trở nên phổ biến ở Hàn Quốc và nước ngoài, đồng thời đứng đầu Bảng xếp hạng tải xuống nhiều nhất trong Galaxy Store. Kim đã ra mắt trailer chính thức của phim Leo về Thalapathy Vijay tại các rạp ở Mỹ phát hành vào ngày 19 tháng 10 năm 2023.
1
null
Sillimanit là một khoáng vật nhôm silicat, có công thức hóa học Al2SiO5. Sillimanit được đặt theo tên nhà hóa học người Mỹ Benjamin Silliman (1779–1864). Khoáng vật này được mô tả đầu tiên năm 1824 trên một mẫu ở Chester, Quận Middlesex, Connecticut, Hoa Kỳ. Phân bố. Sillimanit là một trong ba dạng đồng hình nhôm-silicat, hai dạng còn lại là andalusit và kyanit. Biến thể phổ biến của sillimanit được gọi là "fibrolit", sở dĩ nó có tên này là do khoáng vật thể hiện bên ngoài là một bó sợi quấn vào nhau khi nhìn dưới lát mỏng hoặc thậm chí bằng mắt thường. Cả hai dạng sợi và dạng thường gặp của sillimanit có mặt phổ biến trong các đá trầm tích bị biến chất. Nó là một khoáng vật chỉ thị, được thành tạo trong môi trường nhiệt độ cap nhưng áp suất thay đổi, nhưn trong các đá gneiss và granulit. Nó xuất hiện cùng với andalusit, kyanit, feldspar kali, almandin, cordierit, biotit và thạch anh trong các đá schist, gneiss, hornfels và cũng hiếm gặp trong pegmatit.
1
null
Granulit là một loại đá biến chất hạt trung đến thô, nó được thành tạo trong quá trình biến chất nhiệt độ cao, thành phần của yếu là feldspar, đôi khi cộng sinh với thạch anh và các khoáng vật sắt-magnesi ngậm nước, với kiến trúc granoblastic và kiến trúc gneiss đến dạng khối. Chúng là một đối tượng quan nghiên cứu quan trọng của các nhà đia chất vì loại granulit cho biết các mẫu đó thuộc phần sâu của vỏ lục địa. Một số granulit trải qua quá trình giãn nén ở dưới sâu trong lòng đất đến lớp vỏ nông hơn ở nhiệt độ cao; các loại khác thì lạnh đi trong khi vẫn ở độ sâu lớn trong lòng đất. Tướng granulit. Tướng granulit được xác định bởi nhiệt độ thấp hơn ranh giới 700 +/− 50 °C và áp suất trong khoảng 5–15 kb. Tổ hợp khoáng vật phổ biến nhất của tướng granulit bao gồm plagioclase, feldspar kali chứa đến 50% albit và pyroxen giàu Al2O3. Sự chuyển đổi giữa tướng amphibolit và granulit được xác định từ các phản ứng cùng cấp sau: Phụ tướng Hornblend granulit là khu vực chuyển tiếp cùng tồn tại của các khoáng vật sắt-magnesi ngập nước và khan, vì vậy ở trên phản ứng cùng cấp như trên với "phụ tướng pyroxen granulit" – các tướng có tổ hợp khoáng vật hoàn toàn là khan.
1
null
Vivek "Vic" Gundotra (sinh ngày 14 tháng 6 năm 1968 tại Ấn Độ) là một doanh nhân sinh ra tại Ấn Độ, người từng là phó chủ tịch của công ty Google cho đến ngày 24 tháng 4 năm 2014. Trước khi gia nhập Google, ông là một nhà quản lý chung tại Microsoft. Sự nghiệp. Gundotra gia nhập Microsoft vào năm 1991 và trở thành Giám đốc Truyền bá Platform. Nhiệm vụ của ông bao gồm, thúc đẩy Microsoft API và giúp phát triển một chiến lược cho dịch vụ trực tuyến Windows Live nhằm cạnh tranh với các phần mềm ứng dụng trên web của Google. Năm 2003, Gundotra đã có tên trong tạp chí Technology Review của Viện Công nghệ Massachusetts với tư cách là một trong 100 nhà sáng tạo hàng đầu thế giới dưới 35 tuổi, vì những đóng góp về .NET Framework cho Microsoft. Gundotra gia nhập Google vào tháng 6 năm 2007. Ông giữ trách nhiệm như là phó chủ tịch về xã hội bao gồm, mạng xã hội của Google và dịch vụ nhận dạng, Google+. Nhiều người tin rằng, ông là người đứng sau Google+, và cũng chính là người chịu trách nhiệm cho việc loại bỏ các tính năng gây tranh cãi của Google Reader. Ngoài Google+, ông được ghi nhận rộng rãi cho những đóng góp của mình cho Google Maps và Google I / O. Ngày 24 tháng 4 năm 2014, Gundotra tuyên bố từ chức khỏi Google sau gần 8 năm cống hiến.
1
null
Konstantinos IV (, ), (652 – 685), đôi lúc còn gọi sai là "Pogonatos" nghĩa là "Có Râu", để khỏi nhầm lẫn với phụ hoàng, là Hoàng đế Đông La Mã từ năm 668 đến 685. Triều đại của Konstantinos IV đã chứng kiến sự dừng lại nghiêm trọng đầu tiên sau gần 50 năm Hồi giáo bành trướng mà không bị gián đoạn, trong khi lời triệu tập Công đồng Đại kết thứ sáu của ông thì lại xem là sự kết thúc của cuộc tranh cãi thuyết Nhất ý luận tại Đế quốc Đông La Mã. Sự nghiệp ban đầu. Là con trưởng của Konstans II, Konstantinos IV được cha mình phong làm đồng hoàng đế vào năm 654. Ông phụ trách việc quản lý các công việc ở Constantinopolis khi Konstans II vắng mặt kéo dài ở Ý và trở thành Hoàng đế lớn khi Konstans bị ám sát vào năm 668. Mẹ ông là Fausta, con gái của nhà quý tộc Valentinus. Nhiệm vụ đầu tiên của vị Hoàng đế mới là đàn áp cuộc nổi dậy của quân đội ở Sicilia dưới trướng Mezezios, kẻ tiếm ngôi đã gây ra cái chết của phụ hoàng. Trong vòng bảy tháng kể từ khi lên ngôi, Konstantinos IV đã xử lý cuộc nổi dậy với sự ủng hộ của Giáo hoàng Vitalian. Tuy nhiên, thành công này đã bị lu mờ bởi những rắc rối ở phía đông. Ngay từ đầu năm 668, Caliph Muawiyah I nhận được lời mời của Saborios, viên tướng chỉ huy quân đội ở Armenia sang giúp lật đổ Hoàng đế ở Constantinopolis. Muawiyah chấp thuận rồi gửi một đội quân dưới quyền hoàng nam Yazid chống lại Đế quốc Đông La Mã. Yazid tiến quân tới Chalcedon và đánh chiếm Amorion, một trung tâm quan trọng của Đông La Mã lúc bấy giờ. Khi thành phố mau chóng được hồi phục, người Ả Rập lại tiếp tục tấn công Carthage và Sicilia vào năm 669. Năm 670, người Ả Rập chiếm được Cyzicus và thiết lập một căn cứ tại đây để phát động nhiều cuộc tấn công hơn nữa vào trung tâm của Đế chế. Hạm đội của họ đã chiếm được Smyrna và các thành phố ven biển khác vào năm 672. Cuối cùng vào năm đó, người Ả Rập đã gửi một hạm đội lớn tấn công Constantinopolis bằng đường biển. Trong lúc Konstantinos đang bị phân tâm bởi chuyện này thì người Slav phải chịu thảm bại khi tấn công Thessalonika. Cuộc vây hãm Constantinopolis: 674-678. Bắt đầu từ năm 674, người Ả Rập đã tiến hành cuộc bao vây thành Constantinopolis được chờ đợi từ lâu. Một hạm đội lớn đã được lắp bộ cánh buồm dưới sự chỉ huy của Abdu'l-Rahman ibn Abu Bakr trước khi kết thúc năm đấy; trong những tháng mùa đông một số tàu thuyền còn neo đậu tại Smyrna, số còn lại nằm ngoài khơi bờ biển Cilicia. Thêm một hạm đội khác được tăng cường cho lực lượng của Abd ar-Rahman trước khi họ khởi hành tới Hellespontos, từ đây họ đi thuyền trong khoảng tháng 4 năm 674. Từ tháng 4 đến tháng 9 năm 674, đoàn tàu thả neo từ mũi đất Hebdomon, nằm trên Propontis, xa đến tận mũi đất Kyklobion, gần Cổng Vàng, và trong suốt những tháng tiếp theo thì giao chiến với hạm đội Đông La Mã bảo vệ bến cảng từ sáng đến tối. Biết rằng nó chỉ là vấn đề thời gian trước khi Constantinopolis bị vây hãm, Konstantinos đảm bảo rằng thành phố sẽ được chu cấp đầy đủ. Ông còn cho đóng một số lượng lớn hỏa thuyền và các loại thuyền buồm nhanh được trang bị các ống phun lửa. Đây là trường hợp đầu tiên sử dụng lửa Hy Lạp được biết đến trong chiến đấu, đó là một trong những lợi thế quan trọng mà người Đông La Mã sở hữu. Vào tháng 9, người Ả Rập đã thất bại trong nỗ lực chiếm thành phố của họ, liền dong buồm quay về Cyzicus mà họ đã thực hiện trong suốt mùa đông. Trong năm năm tiếp theo, người Ả Rập đều quay trở lại mỗi mùa xuân để tiếp tục vây hãm Constantinopolis nhưng với kết quả tương tự. Thành phố sống sót và cuối cùng đến năm 678 người Ả Rập đã buộc phải gia tăng cường độ bao vây. Người Ả Rập rút lui và đã gần như đồng thời bị đánh bại trên đất liền ở Lycia tại Anatolia. Sự đảo ngược bất ngờ này đã buộc Muawiyah I tìm kiếm một thỏa thuận đình chiến với Konstantinos. Các điều khoản của thỏa thuận được ký kết yêu cầu người Ả Rập rút khỏi các đảo mà họ đã chiếm giữ tại Aegea, đồng thời phải trả một khoản cống nạp hàng năm cho Hoàng đế gồm năm mươi nô lệ, năm mươi con ngựa và 3.000 tấn vàng. Việc chấm dứt cuộc vây hãm cho phép Konstantinos điều quân giải vây Thessalonika đang bị người Slav bao vây. Cuối đời. Tạm thời thoát khỏi mối đe dọa từ người Ả Rập, Konstantinos đã chuyển hướng sự chú ý của ông sang Giáo hội vốn đang bị giằng xé giữa phái Nhất ý luận và Chính Thống giáo. Tháng 11 năm 680, Konstantinos cho triệu tập Công đồng Chung thứ sáu (còn được gọi là Công đồng Constantinopolis thứ ba). Đích thân Konstantinos phải chủ trì trong những khía cạnh chính thức của việc kiện tụng (mười một phiên họp đầu tiên và sau đó là mười tám), bị vây quanh bởi các triều thần của mình nhưng ông chẳng đóng vai trò tích cực nào trong các cuộc thảo luận thần học. Công đồng tái khẳng định các học thuyết Chính Thống giáo của Công đồng Chalcedon năm 451. Điều này giải quyết được tranh cãi của thuyết Nhất ý luận; tạo sự thuận tiện cho Đế quốc, nhất là hầu hết khu vực của phái này đều nằm dưới sự kiểm soát của Umayyad Caliphate. Công đồng chính thức bế mạc vào tháng 9 năm 681. Do các cuộc xung đột đang diễn ra với người Ả Rập trong suốt thập niên 670, Konstantinos đã buộc phải ký kết hiệp ước hòa bình ở phía tây với người Lombard đang chiếm giữ Brindisi và Taranto. Cũng trong năm đó, người Bulgar dưới trướng Asparukh đã vượt qua sông Danube tiến vào lãnh thổ của Đế chế trên danh nghĩa và bắt đầu chinh phục các cộng đồng địa phương và các bộ tộc Slav. Năm 680, Konstantinos IV đã dẫn đầu một chiến dịch kết hợp lục hải chống lại những kẻ xâm lược và tiến hành bao vây quân doanh kiên cố của họ tại Dobruja. Do tình hình sức khỏe xấu dần, Hoàng đế phải bỏ chạy giữa chừng khiến toàn quân hoảng loạn và bị người Bulgar đánh bại hoàn toàn. Năm 681, Konstantinos buộc phải thừa nhận nhà nước Bulgar ở Moesia và trả tiền cống nạp/bảo vệ để tránh họ xâm nhập sâu hơn vào xứ Thracia thuộc Đông La Mã. Do đó mà Hoàng đế mới lập ra Theme xứ Thracia. Hai anh em Heraclius và Tiberius đã được đăng quang với danh hiệu "Augusti" dưới thời trị vì của cha mình, và điều này đã được khẳng định bởi yêu cầu của dân chúng, nhưng vào năm 681 Konstantinos đột nhiên sai người tùng xẻo họ để truất quyền trị vì. Đồng thời ông còn trao vương miên cho người con út là Justinianus II cùng đồng trị vì cho tới khi Konstantinos qua đời vì kiết lỵ vào ngày 14 tháng 9 năm 685. Gia đình. Với vợ là Anastasia, Konstantinos IV có hai đứa con trai: Ảnh hưởng văn hóa. Konstantinos IV do diễn viên Iossif Surchadzhiev đóng trong bộ phim Bulgaria năm 1981 "Aszparuh", đạo diễn Ludmil Staikov. Tham khảo. Chính yếu. Theophanes the Confessor, "Chronographia".
1
null
USS "Essex" (LHD-2) là một tàu tấn công đổ bộ lớp "Wasp" của Hải quân Hoa Kỳ. Nó được đóng bởi công ty đóng tàu Huntington Ingalls Industries (HII) tại Pascagoula, Mississippi, và đưa vào hoạt động từ ngày 17 tháng 10 năm 1992 khi neo đậu tại Căn cứ Không lực Hải quân North Island bên cạnh tàu sân bay . Đây là tàu thứ năm được đặt tên theo Quận Essex, tiểu bang Massachusetts. Dick Cheney sau đó là Bộ trưởng Quốc phòng dưới thời tổng thống George H. W. Bush, phát biểu tại buổi lễ vận hành. Essex phục vụ như là tàu chỉ huy cho Nhóm tác chiến viễn chinh số 7 đến khi nó được thay thế bằng tàu tấn công đổ bộ vào ngày 23 tháng 4 năm 2012. Essex đã va chạm với tàu USNS Yukon (T-AO-202) vào tháng 5 năm 2012.
1
null
Anorthosit là một loại đá magma xâm nhập có kiến trúc hiển tinh với đặc trưng bao gồm chủ yếu là các khoáng vật plagioclase felspat (90–100%), và thành phần mafic tối thiểu (0–10%). Pyroxen, ilmenit, magnetit, và olivin là các khoáng vật màu chủ yếu có mặt trong đá. Anorthosit trên Trái Đất có thể chia thành hai nhóm: anorthosit Proterozoic (hay kiểu anorthosit khối núi) và anorthosit Archean. Hai loại anorthosit này khác nhau về cơ chế xuất hiện, và hình thành trong những giai đoạn địa chất khác nhau trong lịch sử Trái Đất, và chúng được cho là có nguồn gốc khác nhau. Anorthosit trên mặt trăng bao gồm những khu vực sáng màu trên bề mặt Mặt Trăng và là đối tương đang được nghiên cứu nhiều.
1
null
Labradorit (Ca, Na)(Al, Si)4O8 là một khoáng vật thuộc nhóm felspat, đây là loại trung gian đến các khoáng calci của loạt plagioclase. Nó thường được định nghĩa là có "%An" (anorthit) trong khoảng 50-70%. Phân bố. Loại địa phương của labradorit là đảo Paul gần thị trấn Nain ở Labrador, Canada. Nó cũng được phát hiện ở Na Uy và nhiều nơi khác trên toàn cầu.
1
null
USS "McDougal" (DD-358/AG-126) là một tàu khu trục lớp "Porter" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào giữa những năm 1930. "McDougal" đã phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai cho đến khi xung đột kết thúc, được cải biến thành một tàu phụ trợ AG-126, được cho ngừng hoạt động năm 1946 và bị bán để tháo dỡ năm 1949. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Chuẩn đô đốc David Stockton McDougal (1809-1882). Thiết kế và chế tạo. "McDougal" được đặt lườn vào ngày 18 tháng 12 năm 1933 tại xưởng tàu của hãng New York Shipbuilding Corporation ở Camden, New Jersey. Nó được hạ thủy vào ngày 17 tháng 7 năm 1936, được đỡ đầu bởi cô Caroline McDougal Neilson; và được cho nhập biên chế vào ngày 23 tháng 12 năm 1936 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân Robert C. Starkey. Lịch sử hoạt động. Sau chuyến đi chạy thử máy, "McDougal" hoạt động trực tiếp dưới quyền Văn phòng Ban Tác chiến Hải quân cho đến giữa năm 1937, khi nó lên đường đi sang khu vực Thái Bình Dương để phục vụ cùng Lực lượng Tuần tiễu, và sau đó là cùng Lực lượng Chiến trận. Hoạt động ngoài khơi San Diego, California, nó phục vụ như là soái hạm của Hải đội Khu trục 9. Là một soái hạm khu trục được vũ trang mạnh, nó tham gia các chuyến đi thực tập cùng các cuộc tập trận hạm đội tại khu vực Đông Thái Bình Dương và vùng biển Caribe. "McDougal" cùng với đội của nó quay trở lại khu vực Đại Tây Dương vào mùa Xuân năm 1941 để hoạt động dọc theo bờ Đông. Từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 8, nó hộ tống tàu tuần dương hạng nặng đưa Tổng thống Franklin D. Roosevelt đi đến vịnh Placentia, Newfoundland, nơi từ ngày 9 đến ngày 12 tháng 8, ông gặp gỡ Thủ tướng Winston Churchill lần đầu tiên để bàn luận về mối đe dọa của phe Trục cũng như những "nguyên tắc chung" về hòa bình trong thế giới sau chiến tranh. Vào ngày 10 tháng 8, "McDougal" đưa Tổng thống Roosevelt đi đến thiết giáp hạm và quay về trong cuộc gặp gỡ duy nhất của hai nhà lãnh đạo trên chiếc thiết giáp hạm. Tổng thống và Thủ tướng đã hoàn tất những nguyên tắc trong bản tuyên bố gồm tám điểm, thể hiện trong Hiến chương Đại Tây Dương vào ngày 12 tháng 8. Cuối ngày hôm đó, các tàu chiến Anh và Hoa Kỳ đều rời khỏi Argentia; "McDougal" hộ tống cho "Augusta" đi đến bờ biển Maine vào ngày 14 tháng 8 trước khi tiếp nối hoạt động dọc theo vùng bờ Đông. Được phân công nhiệm vụ hộ tống vận tải tại khu vực Nam Đại Tây Dương, "McDougal" khởi hành đi Cape Town, Nam Phi từ vùng biển Caribe vào đầu tháng 12. Nó nhận được tin tức về việc Đế quốc Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng đang khi chống chọi với sóng gió ngoài khơi mũi Hảo Vọng. Nó quay trở về Trinidad vào ngày 30 tháng 12, rồi lên đường làm nhiệm vụ tuần tra ngoài khơi bờ biển Nam Mỹ vào ngày 18 tháng 1 năm 1942. Trong nhiều tháng tiếp theo, nó thực hiện tuần tra và hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại giữa Brazil và các cảng Caribe; và sau khi được đại tu tại Charleston, South Carolina trong tháng 7 và tháng 8, nó đi ngang các cảng Caribe để đến kênh đào Panama, đến nơi vào ngày 31 tháng 8. Được phân về Lực lượng Đông Nam Thái Bình Dương, "McDougal" bắt đầu tuần tra dọc theo bờ biển Thái Bình Dương của các nước châu Mỹ La Tinh từ ngày 7 tháng 9. Trong hai năm tiếp theo, nó hoạt động ngoài khơi Balboa, Panama, về phía Bắc đến Nicaragua và về phía Nam đến tận eo biển Magellan; tuần tra về phía Tây đến các quần đảo Galápagos và Juan Fernández cũng như ghé qua các cảng Ecuador, Peru và Chile. Nó quay trở về New York vào ngày 4 tháng 9 năm 1944. Tiếp tục nhiệm vụ hộ tống vận tải vào ngày 12 tháng 9 năm 1944, nó khởi hành đi Anh Quốc hộ tống cho Đoàn tàu CU-39. Trong sáu tháng tiếp theo, nó thực hiện bốn chuyến đi khứ hồi giữa New York và các cảng Anh, và sau khi về đến New York vào ngày 5 tháng 3 năm 1945 cùng các con tàu thuộc Đoàn tàu UC-57, nó đi đến Charleston để đại tu. "McDougal" đi đến vịnh Casco từ ngày 11 đến ngày 15 tháng 9, và bắt đầu hoạt động hỗ trợ cùng Lực lượng Phát triển Chiến thuật (Lực lượng Đặc nhiệm 69) Hạm đội Đại Tây Dương. Được xếp lại lớp như một tàu phụ trợ với ký hiệu lườn AG-126 vào ngày 17 tháng 9, nó tiến hành các hoạt động thử nghiệm nhằm giúp phát triển chiến thuật tác xạ và radar. Nhiệm vụ trong thời gian còn lại của năm 1945 đưa nó đến Boston, Newport và Norfolk. Nó đi đến Boston vào ngày 15 tháng 12, rồi tiếp tục các hoạt động ngoài khơi Norfolk từ ngày 29 tháng 3 năm 1946. Nó đi đến New York vào ngày 15-16 tháng 6, và được cho xuất biên chế tại Tompkinsville, đảo Staten vào ngày 24 tháng 6 năm 1946. Được phân nhiệm vụ như một tàu huấn luyện của Hải quân Dự bị Hoa Kỳ, "McDougal" được cho hoạt động trở lại vào ngày 13 tháng 1 năm 1947, và phục vụ dưới quyền chỉ huy của Quân khu Hải quân 3 trong khi đặt căn cứ tại Brooklyn. Nó được cho ngừng hoạt động vào ngày 8 tháng 3 năm 1949 và bị bán cho hãng H. H. Buncher Company tại Pittsburgh, Pennsylvania vào ngày 2 tháng 8 để tháo dỡ. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 15 tháng 8 năm 1949.
1
null
Ga Seonbawi là ga nằm trên Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 4. Hầu hết hành khách sử dụng ga như điểm vận chuyển giữa nhiều xe buýt khác nhau và tuyến 4. Bên cạnh một vài điểm dừng xe buýt, nó không có gì thực sự khác ở vùng lân cận của nhà ga này.
1
null
Giáo hoàng Gioan XXIII và Giáo hoàng Gioan Phaolô II là những người đứng đầu Giáo hội Công giáo Rôma cũng như là quốc trưởng Thành Vatican, tương ứng từ 1958 tới 1963 và từ 1978 tới 2005. Lễ tuyên thánh cho hai ông đã được cử hành vào ngày 27 tháng 4 năm 2014. Quyết định tuyên thánh được đưa ra chính thức bởi Giáo hoàng Phanxicô vào ngày 5 tháng 7 năm 2013 theo sau việc công nhận một phép lạ được cho là nhờ sự chuyển cầu của Gioan Phaolô II, trong khi Gioan XXIII được tuyên thánh vì công trạng triệu tập Công đồng Vaticanô II. Thời điểm của lễ tuyên phong này đã được dự định vào 30 tháng 9 năm 2013. Thánh lễ tuyên phong đã được cử hành bởi Giáo hoàng Phanxicô (với Giáo hoàng danh dự Bênêđictô XVI đồng tế), vào Chủ nhật ngày 27 tháng 4 năm 2014 tại Quảng trường thánh Phêrô, Vatican, Rôma, trong sáng Chủ nhật Lòng Chúa Thương xót - Chủ nhật thứ hai trong Mùa Phục Sinh, kết thúc Tuần Bát nhật. Người tham dự lễ tuyên thánh. Giới chức Vatican cho biết có khoảng 500.000 người có mặt ở Quảng trường thánh Phêrô và các đường phố xung quanh, trong tổng số 800.000 được cho là đã tập trung tại Rôma để theo dõi buổi lễ. Có 98 người đại diện các Nhà nước hoặc các tổ chức quốc tế đã hiện diện tại buổi lễ phong thánh, trong đó có 19 Nguyên thủ quốc gia và 24 vị Thủ trưởng Chính phủ.
1
null
Ngũ chi Minh Đạo hay Đạo Minh là một nhóm gồm 5 phong trào (ngũ chi) tôn giáo có chung nguồn gốc từ Thiên Đạo, xuất hiện trước và có ảnh hưởng tới Đạo Cao Đài. Đây là một phần thuộc các giáo phái Trung Quốc - Việt Nam. Từ thế kỷ 17, khi quyền lực của Nhà Minh giảm sút, một lượng lớn các giáo phái này bắt đầu nổi lên tại vùng đất Nam Kỳ, đặc biệt xung quanh Sài Gòn. Giới cầm quyền Trung Quốc ít để ý tới các giáo phái này bởi vì ít nhất cho tới đầu thế kỷ 20, họ vẫn giới hạn hoạt động trong đền đài của mình. Các phái này được tổ chức tự trị, chú trọng vào việc thờ cúng, từ thiện và văn chương. Tuy vậy, chúng đã ẩn chứa những yếu tố chủ nghĩa dân tộc Việt Nam, dẫn tới sự tiến triển các hoạt động chính trị của họ vào đầu thế kỷ 20. "Ngũ chi Minh Đạo" xuất hiện tại miền Nam vào thế kỷ 19 và 20 bao gồm: "Minh Sư Đạo", "Minh Lý Đạo", "Minh Đường Đạo", "Minh Thiện Đạo" và "Minh Tân Đạo". Người sáng lập Minh Lý Đạo là Âu Kiệt Lâm (pháp danh Âu Minh Chánh, 1896–1941), một trí thức mang dòng máu lai Hoa-Việt, có khả năng vượt qua rào cản văn hóa giữa hai dân tộc. Ngọc Đế và Tây Vương Mẫu là một số thần chính được thờ. Các đặc điểm biểu tượng, nghi lễ và tư tưởng của các phái Minh Đạo có nhiều tương đồng với Đạo Cao Đài. Sau 1975, nhiều hoạt động và đền đài Minh Đạo trở thành thuộc Đạo Cao Đài.
1
null
Khu truyền giáo dòng Tên của Chiquitos nằm tại Santa Cruz, miền đông Bolivia. Sáu khu truyền giáo còn lại trong số nhiều khu truyền giáo trước đây được công nhận là Di sản thế giới của UNESCO vào năm 1990. Nó thể hiện sự ảnh hưởng văn hóa của người Amerind và châu Âu, và được hình thành như những khu truyền giáo của Dòng Tên trong thế kỷ 17-18. Khu vực này giáp với những vùng lãnh thổ của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở Nam Mỹ, phần lớn vẫn chưa được khám phá vào cuối thế kỷ 17. Vua của Tây Ban Nha đã cử những tu sĩ Dòng Tên khám phá và thành lập 11 khu truyền giáo và định cư trong 76 năm ở Chiquitania - sau đó được gọi là Chiquitos - trên biên giới lãnh thổ Tây Ban Nha tại châu Mỹ. Họ xây dựng các nhà thờ theo một phong cách độc đáo và riêng biệt, kết hợp các yếu tố của kiến trúc bản địa và châu Âu. Các cư dân bản địa đã được giảng dạy âm nhạc châu Âu như một phương tiện chuyển đổi tôn giáo. Khu truyền giáo và định cư có nhiệm vụ tự cung tự cấp, phát triển nền kinh tế, mang tính tự trị từ vua Tây Ban Nha. Sau khi Dòng Tên bị trục xuất theo lệnh vào năm 1767, hầu hết khu truyền giáo dòng Tên ở Nam Mỹ đã bị bỏ hoang và hầu hết trở thành đống đổ nát. Khu truyền giáo dòng Tên ở Chiquitos là khu định cư và văn hóa liên quan duy nhất hầu như nguyên vẹn. Một dự án phục hồi lớn của các Khu giáo hội truyền giáo dòng Tên bắt đầu với sự xuất hiện của cựu tu sĩ Dòng Tên và kiến trúc sư Hans Roth vào năm 1972. Từ năm 1990, Khu truyền giáo đã trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng. Một lễ hội âm nhạc quốc tế phổ biến được tổ chức hai năm một lần được đưa vào bởi các tổ chức phi lợi nhuận Asociación Pro Arte y Cultura cùng với các hoạt động văn hóa khác trong thị trấn đã góp phần quảng bá về hình ảnh của di sản kiến trúc này. Vị trí. Sáu khu truyền giáo được công nhận là Di sản thế giới nằm tại các vùng đất thấp nóng và khô hạn của vùng Santa Cruz, phía đông Bolivia. Chúng nằm trong một khu vực gần Gran Chaco, phía đông và đông bắc của thành phố Santa Cruz de la Sierra, giữa sông Paraguay và Guapay. Khu truyền giáo phía tây là San Xavier (còn được gọi là San Javier) và Concepción, nằm ​​ở tỉnh Ñuflo de Chavez giữa sông San Julián và Urugayito. Santa Ana de Velasco, San Miguel de Velasco, và San Rafael de Velasco nằm ở phía đông, thuộc tỉnh José Miguel de Velasco, gần biên giới với Brazil. San José de Chiquitos nằm ở tỉnh Chiquitos, cách San Rafael khoảng 200 km (120 dặm) về phía nam. Ba khu truyền giáo dòng Tên khác - San Juan Bautista (bây giờ là đống đổ nát), Santo Corazon và Santiago de Chiquitos - đã không được đặt trong Danh sách di sản Khu truyền giáo dòng Tên của Chiquitos' của UNESCO - nằm ở phía đông của San José de Chiquitos, cách không xa thị trấn Roboré. Thủ phủ của tỉnh Miguel Velasco de José, San Ignacio de Velasco được thành lập như là một khu truyền giáo của các linh mục dòng Tên, nhưng cũng không phải là một Di sản thế giới bởi nhà thờ hiện nay là công trình được xây dựng lại, không phải là một biện pháp phục hồi.
1
null
Bộ Tuyên thánh (Latinh: Congregatio de Causis Sanctorum) là một bộ thuộc Giáo triều Rôma, có chức năng giám sát việc tuyên thánh cho một Kitô hữu, thông qua tiến trình phức tạp và lâu dài. Thủ tục cao điểm nhất của một trường hợp là chấp thuận phép lạ liên quan đến đương sự, sau đó trình lên giáo hoàng, và ông sẽ quyết định có hay không việc tuyên chân phước hoặc tuyên thánh. Tiền thân của Bộ Tuyên thánh là Thánh bộ Lễ nghi do Giáo hoàng Xíttô V thành lập ngày 22 tháng 1 năm 1588 qua Thông Hiến "Immensa Aeterni Dei" để quản lý việc thờ phượng Thiên Chúa và tuyên thánh. Đến ngày 8 tháng 5 năm 1969, Giáo hoàng Phaolô VI ban hành Tông Hiến "Sacra Rituum Congregatio" chia tách Thánh bộ này thành Bộ Phụng tự và Bộ Tuyên thánh.
1
null
Ba tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ từng được đặt cái tên USS "Winslow", hai chiếc đầu được đặt theo tên Chuẩn đô đốc John Ancrum Winslow (1811-1873), người tham gia cuộc Chiến tranh Mexico-Hoa Kỳ và Nội chiến Hoa Kỳ, trong khi chiếc thứ ba được đặt nhằm vinh danh cả ông lẫn cháu họ ông, Đô đốc Cameron McRae Winslow (1854-1932), người tham gia cuộc Chiến tranh Tây Ban Nha-Hoa Kỳ và Chiến tranh Thế giới thứ nhất:
1
null
USS "Winslow" (DD-359/AG-127) là một tàu khu trục lớp "Porter" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào giữa những năm 1930. Nó là chiếc tàu chiến thứ ba của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, và là chiếc đầu tiên được đặt theo cả tên Chuẩn đô đốc John Ancrum Winslow (1811-1873) lẫn cháu họ ông, Đô đốc Cameron McRae Winslow (1854-1932). "Winslow" đã phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai cho đến khi xung đột kết thúc, được cho ngừng hoạt động năm 1950 và bị bán để tháo dỡ năm 1959. Thiết kế và chế tạo. "Winslow" được đặt lườn vào ngày 18 tháng 12 năm 1933 tại xưởng tàu của hãng New York Shipbuilding Corporation ở Camden, New Jersey. Nó được hạ thủy vào ngày 21 tháng 9 năm 1936, được đỡ đầu bởi cô Mary Blythe Winslow; và được cho nhập biên chế tại Xưởng hải quân Philadelphia vào ngày 17 tháng 2 năm 1937 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân Irving R. Chambers. Lịch sử hoạt động. Trước chiến tranh. "Winslow" hoàn tất viêc trang bị vào tháng 10 năm 1938, vào ngày 19 tháng 10 đã lên đường cho chuyến đi chạy thử máy đưa nó đến nhiều cảng tại Châu Âu. Khi quay trở về nhà, nó hoàn tất việc chạy thử máy nghiệm thu ngoài khơi bờ biển Maine, và được phân về Hải đội Khu trục thuộc Lực lượng Chiến trận tại Thái Bình Dương. Vào đầu năm 1938, nó vượt qua kênh đào Panama để gia nhập Hải đội Khu trục 9 tại San Diego, California. Trong ba năm tiếp theo, nó tiến hành các hoạt động tại khu vực Đông Thái Bình Dương từ cảng nhà San Diego, chủ yếu giữa vùng bờ Tây và quần đảo Hawaii. Đến năm 1941, khi mà Chiến tranh Thế giới thứ hai tại châu Âu đã bước sang năm thứ hai, nảy sinh nhu cầu phải tăng cường lực lượng Hải quân Hoa Kỳ tại Đại Tây Dương. Vì vậy, "Winslow" băng qua kênh đào Panama vào tháng 4, và sau khi ghé qua vịnh Guantánamo, Cuba, đã trình diện để hoạt động tại Norfolk, Virginia. Mùa Hè năm đó, nó tiến hành huấn luyện cùng các tàu ngầm ngoài khơi bờ biển New England; và sau đó tham gia hoạt động Tuần tra Trung lập, đặc biệt là việc theo dõi các con tàu thuộc phe Vichy Pháp tại Martinique và Guadeloupe ở quần đảo Antilles thuộc Pháp. Vào đầu tháng 8, chiếc tàu khu trục gia nhập cùng để hộ tống cho chiếc tàu tuần dương hạng nặng đưa Tổng thống Franklin D. Roosevelt đi đến Argentia, Newfoundland cho cuộc hội đàm cùng Thủ tướng Winston Churchill, mà kết quả là việc công bố Hiến chương Đại Tây Dương. Sau khi hộ tống các tàu vận tải chuyên chở lực lượng tăng cường đến Iceland, "Winslow" đi đến Halifax, Nova Scotia vào đầu tháng 11 và trở thành một đơn vị thuộc lực lượng hộ tống Hoa Kỳ đầu tiên đi sang phía Đông. Đoàn tàu WS-12X, đi ngang qua mũi Hảo Vọng để hướng đến Singapore, khởi hành từ Halifax vào ngày 10 tháng 11. Ngay trước khi đoàn tàu đi đến Cape Town, Nam Phi, nơi các tàu hộ tống được cho tách ra để hướng về nhà, họ nhận được tin tức về việc Hải quân Đế quốc Nhật Bản bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng. Thế Chiến II. Sau khi tách khỏi đoàn tàu vận tải tại Cape Town, "Winslow" quay trở về Hoa Kỳ nơi nó được điều động vào Đệ Tứ hạm đội dưới quyền Phó đô đốc Jonas H. Ingrain, vốn được hình thành cho nhiệm vụ tuần tra trung lập ngoài khơi Nam Đại Tây Dương. Nó tuần tra tại khu vực giữa Brazil và Châu Phi, truy tìm tàu ngầm và tàu vượt phong tỏa Đức Quốc xã cho đến tháng 4 năm 1944; từng hai lần quay trở về Hoa Kỳ một thời gian ngắn, vào tháng 6 năm 1942 và tháng 10 năm 1943, để được sửa chữa tại Charleston, South Carolina. Vào tháng 4 năm 1944, chiếc tàu khu trục bắt đầu hộ tống các tàu chiến mới chế tạo từ Boston, Massachusetts đi ngang qua Norfolk để đến Tây Ấn. Sau ba chuyến đi như vậy, nó bắt đầu hộ tống các đoàn tàu vận tải từ New York đến Anh Quốc và Ireland từ tháng 8, thực hiện năm chuyến đi khứ hồi vượt Đại Tây Dương trước khi lại đi đến Charleston vào tháng 3 năm 1945 cho một đợt đại tu kéo dài bốn tháng. Đang khi trong ụ tàu, các dàn ống phóng ngư lôi của nó được tháo dỡ, thay thế pháo 5 inch đơn dụng bằng kiểu đa dụng có khả năng phòng không, cũng như bổ sung 16 khẩu Bofors 40 mm và bốn khẩu Oerlikon 20 mm nhằm chuẩn bị cho việc phục vụ tại Thái Bình Dương. Tuy nhiên, sau khi hoàn tất việc huấn luyện ôn tập và chạy thử máy ngoài khơi vịnh Casco, Maine, xung đột tại Viễn Đông kết thúc. Vì thế, "Winslow" được giao vai trò thử nghiệm các kiểu vũ khí phòng không mới. Vào ngày 17 tháng 9 năm 1945, con tàu được xếp lại lớp như một tàu phụ trợ với ký hiệu lườn AG-127. Sau chiến tranh. "Winslow" tiếp tục các hoạt động thử nghiệm cùng Lực lượng Phát triển Tác chiến cho đến khi được cho xuất biên chế vào ngày 28 tháng 6 năm 1950. Nó được đưa về thành phần dự bị, neo đậu cùng Đội Charleston, Hạm đội Dự bị Đại Tây Dương, cho đến khi được tuyên bố là không còn thích hợp để hoạt động trong tương lai vào ngày 5 tháng 12 năm 1957. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân cùng ngày hôm đó, và lườn tàu bị bán vào ngày 23 tháng 2 năm 1959 để tháo dỡ.
1
null
Chế độ ăn Okinawa là chế độ ăn kiêng được trên thói quen ăn uống của cư dân tại đảo Ryukyu - Nhật Bản. Chế độ ăn của cư dân đảo. Người dân trên đảo Ryukyu Islands (hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Okinawa) có tuổi thọ cao nhất thế giới, Mặc dù tuổi thọ của người Nhật không tăng trong những năm gần đây. Chế độ ăn truyền thống của người dân đảo có lượng rau quả chiếm đến 30%. Mặc dù chế độ ăn truyền thống của người Nhật gạo là ngũ cốc chính, Nhưng ở Okinawa gạo chỉ chiếm một lượng nhỏ và ngũ cốc chính tại đây là khoai lang. Chế độ ăn của người dân Okinawa chỉ tiêu thụ 30% lượng đường và 15% lượng gạo so với mức trung bình ở Nhật Chế độ ăn cũng bao gồm lượng nhỏ cá, tiêu thụ nhiều sản phẩm từ đậu nành và các loại cây họ đậu khác (chiếm khoảng 6% lượng calo tiêu thụ). Chế độ ăn cũng bao gồm thịt heo, tất cả các bộ phận đều được chế biến bao gồm cả nội tạng. Tuy nhiên, thịt heo chủ yếu được ăn trong những tháng lễ hội. Thực tế thức ăn chính trong chế độ ăn hàng ngày vẫn là thực vật. So sánh giữa chế độ ăn ở Okinawa nơi có tuổi thọ cao nhất Nhật Bản và chế độ ăn ở Akita nơi có tuổi thọ ngắn hơn, lượng calci, sắt, vitamins A, B1, B2, C và tỉ lệ cung cấp năng lượng giữa protein và chất béo ở Okinawa cao hơn rõ rệt so với Akita. Còn lượng carbohydrate và muối ở Okinawa thấp hơn so với Akita. Lượng thịt heo tiêu thụ/ người/ năm ở Okinawa cao hơn mức trung bình ở Nhật. Ví dụ, Lượng thịt heo tiêu thụ/ người/ năm ở Okinawa năm 1979 là 7,9 kg vượt khoảng 50% so với mức trung bình ở Nhật. Lượng thức ăn được người Okinawa sử dụng so với nơi khác ở Nhật vào khoảng 1950 cho thấy: tổng calo ít hơn (1785 vs 2068), chất béo bão hõa ít hơn (4.8% vs. 8%), gạo ít hơn (154 grams vs 328g), lúa mì, lúa mạch và các ngũ cốc khác ít hơn (38 g vs. 153g), đường ít hơn (3g vs. 8g), sản phẩm từ loại đậu nhiều hơn (71g vs 55g), cá ít hơn (15g vs 62g), thịt ít hơn (3g vs 11g), trứng ít hơn (1g vs 7 g), bơ sữa ít hơn (<1g vs 8 g), khoai lang nhiều hơn rất nhiều (849g vs 66g), các loại khoai tây ít hơn (2g vs 47g), trái cây ít hơn (<1g vs 44g), không sử dụng nước ngâm hoa quả (0g vs 42g). Đặc biệt, lượng khoai lang chiếm 849 grams so với 1262 grams thức ăn được tiêu thụ, chiếm 69% tổng calo. Một cụ già ở Okinawan sống đến 100 tuổi có chế độ ăn bao gồm các thức ăn chỉ cung cấp năng lượng trung bình 1 calo/gram có chỉ số BMI là 20.4 trong giai đoạn thanh niên và trung niên. Ngoài tuổi thọ cao, người dân Okinawa tỉ lệ tử vong do các bệnh tim mạch và ung thư thấp. Trong năm 1995 Wilcox (2007) đã so sánh tỉ lệ tử vong ở các độ tuổi của người Okinawa với người Mỹ và thấy rằng: tỉ lệ tử vong trung bình ở Okinawa ít hơn 8 lần đối với bệnh hẹp đông mạch vành, ít 7 lần đối với ung thư tuyến tiền liệt, ít hơn 6.5 lần đối với ung thư vú, ít hơn 2.5 lần đối với ung thư trực tràng so với mức trung bình của người Mỹ ở cùng độ tuổi. Chế độ ăn truyền thống ở Okinawa trở thành chế độ ăn kiêng đến thập niên 1960. Sau đó, chế độ ăn kiêng này phổ biến ở phương Tây và toàn Nhật Bản, với lượng chất béo tiêu thụ từ khoảng 10% đến 27% trong tổng lượng calo tiêu thụ và khoai lang thay thế cho cơm và bánh mì. Chế độ ăn kiêng giảm cân. Chế độ ăn này liên quan đến kiểm soát lượng năng lượng hấp thu từ thức ăn dựa trên chế độ ăn truyền thống của người Okinawa. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn kiêng dựa trên thông tin về lượng năng lượng cung cấp (calo/gam) của riêng từng loại thức ăn. Khuyến cáo chế độ ăn chia thức ăn làm bốn loại dựa trên lượng calo/gam thức ăn: Thức ăn "hạng ruồi" có lượng calo/gam nhỏ hơn hoặc bằng 0.8 loại thức ăn này có thể ăn thỏa mái mà không cần lo lắng. Thức ăn "hạng nhẹ" có lượng calo/gam từ 0.8 đến 1.5 loại thức ăn này khi ăn cần điều tiết. Thức ăn "hạng vừa" có lượng calo/gam từ 1.5 đến 3.0 loại thức ăn này theo dõi cẩn thận và chia khẩu phần rõ ràng. Thức ăn "hạng nặng" có lượng calo/gam từ 3 đến chín loại thức ăn này nên hạn chế ăn.
1
null
Giuse Trần Văn Toản (sinh ngày 7 tháng 4 năm 1955) là một giám mục Công giáo người Việt. Ông hiện đảm nhận vai trò giám mục chính tòa Giáo phận Long Xuyên (từ năm 2019) và là người thứ 4 đảm nhận cương vị này. Trong Hội đồng Giám mục Việt Nam, ông hiện đảm trách vai trò Chủ tịch Ủy ban Giáo dân thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam nhiệm kỳ 2022 – 2025 và Phó Chủ tịch Ủy ban Bác ái – Xã hội (Caritas Việt Nam). Trần Văn Toản sinh năm 1955 tại Quảng Nam, có song thân là người gốc Thái Bình. Từ năm 1966, chủng sinh Toản tu học tại nhiều chủng viện cũng như cơ sở đào tạo giáo sĩ Công giáo cho đến năm 1988 thì được truyền chức phó tế. Bốn năm sau đó, phó tế Toản được thụ phong linh mục, là linh mục Giáo phận Long Xuyên. Sau một thời gian ngắn thi hành tác vụ linh mục tại giáo phận, năm 1999, linh mục Toản được cử đi du học tại Philippines trong khoảng thời gian sáu năm và tốt nghiệp với văn bằng Tiến sĩ Giáo dục. Trở về Việt Nam, ông đảm nhận nhiều chức vụ khác nhau trong giáo phận, một trong số đó là chức Giám đốc Trung tâm Mục vụ Giáo phận Long Xuyên. Ngày 5 tháng 4 năm 2014, Giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm linh mục Giuse Trần Văn Toản làm Giám mục phụ tá Giáo phận Long Xuyên, với hiệu tòa "Acalisso". Ông chọn khẩu hiệu: "Vinh dự của tôi là thập giá Chúa Giêsu Kitô". Lễ tấn phong giám mục được tổ chức vào ngày 29 tháng 5 năm 2014 với phần nghi thức truyền chức được cử hành bởi chủ phong là Giám mục Giuse Trần Xuân Tiếu, hai Giám mục Stêphanô Tri Bửu Thiên và Giuse Vũ Duy Thống trong vai trò phụ phong. Tháng 8 năm 2017, Giám mục Trần Văn Toản được bổ nhiệm làm giám mục phó Giáo phận Long Xuyên. Hơn một năm sau đó, ông kế vị chức giám mục chính tòa Long Xuyên sau khi Giáo hoàng Phanxicô chấp thuận đơn từ nhiệm của Giám mục Trần Xuân Tiếu vào ngày 23 tháng 2 năm 2019. Thân thế và thiếu thời. Giám mục Trần Văn Toản sinh ngày 7 tháng 4 năm 1955 tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, trên đường di cư vào Nam của song thân. Cậu bé Toản được nhận bí tích Rửa Tội bảy ngày sau đó tại Nhà thờ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Ông là con cả của ông Đa Minh Trần Văn Tiên (1925-2023) và bà Maria Trần Thị Chỉ, đều là người gốc giáo xứ Thượng Phúc, xã Thụy Sơn, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, thuộc Giáo phận Thái Bình. Một số nguồn tin ghi nhận ông sinh tại Thái Bình, nhưng đăng ký khai sinh tại Quảng Nam. Trước sinh khi Trần Văn Toản, song thân ông lâm cảnh hiếm muộn và đã dùng lời khấn hứa với bà Maria rằng sẽ dâng hiến con mình cho bà nếu được bà phù trợ. Nghi thức dâng hiến được thực hiện tại La Vang vào năm 1959, khi cậu bé Toản lên bốn tuổi. Cậu cũng là cháu trai trưởng (đích tôn) trong gia đình. Gia đình Trần Văn Toản sau đó di cư vào Nam, định cư tại Giáo họ Bình Cát – Kênh B1 Huyện Vĩnh Thạnh, Cần Thơ. Chính tại nhà thờ Bình Cát, cậu bé Toản được cử hành nghi thức Bí tích Thánh Thể ngày 8 tháng 12 năm 1961. Là cháu trai trưởng, từ nhỏ đến năm 7 tuổi, Trần Văn Toản sinh hoạt cùng bà nội và cô chú. Các sinh hoạt tôn giáo trong gia đình qua hình thức "đạo đức bình dân" như cầu nguyện, lần chuỗi Mân Côi, tham gia lễ và đọc các kinh bổn Công giáo... đã ảnh hưởng lớn đến cậu bé Toản. Các sinh hoạt tôn giáo từ thuở nhỏ này vẫn còn ảnh hưởng đối với Trần Văn Toản cho đến ngày nay, thông qua việc ông vẫn thực hiện các việc các sinh hoạt tôn giáo: lần chuỗi, đọc các kinh riêng biệt theo ngày, các hình thức ngắm... vốn là các việc đã quen làm từ thuở thiếu thời. Năm 1962, Bình Cát không còn được công nhận là một giáo xứ, không có linh mục thường trú và trường học tạm đóng cửa, cậu bé Trần Văn Toản được đưa đến sống cùng cha mẹ, lúc này đang cư ngụ tại giáo xứ Thái Bình, Xóm Mới, Gò Vấp, Sài Gòn. Cậu sau đó rời khỏi gia đình, trở thành giúp lễ tại giáo xứ Long Phước Thôn, hỗ trợ linh mục Phêrô Trần Gia Vĩnh. Năm 1964, bà nội dẫn cậu bé Toản đến gặp linh mục chính xứ Thái Bình là Đa Minh Đinh An Khang nhằm đề nghị cho cậu theo con đường tu trì. Cậu sau đó được cho gia nhập nhóm các trẻ giúp lễ của giáo xứ. Trong vai trò giúp lễ, cậu thường xuyên được tiếp xúc với các câu chuyện về các thánh tử đạo Việt Nam. Nhận ra sự siêng năng dự lễ và tham dự lễ từ sớm để lắng nghe các câu chuyện về thánh tử đạo, linh mục chính xứ nhận định Trần Văn Toản có đường hướng tu trì nên quyết định hướng dẫn cậu thi vào chủng viện. Trần Văn Toản lãnh nhận Bí tích Thêm sức vào ngày 26 tháng 12 năm 1965 tại nhà thờ giáo xứ Thái Bình. Thời kỳ tu học. Ước nguyện của bà nội Trần Văn Toản là mong cháu trai của mình trở thành linh mục. Bản thân Trần Văn Toản cũng thừa nhận đây là động lực lớn nhất khiến ông hoàn thành hành trình tu học. Con đường tu học của Trần Văn Toản bắt đầu khi gia đình chấp nhận cho cậu bé Trần Văn Toản theo học tại Tiểu chủng viện Á Thánh Phụng, Châu Đốc vào năm 1966. Trong chuyến hành hương đầu tiên tại Tiểu chủng viện đến thăm giáo xứ Cù Lao Giêng, vốn là quê quán thánh tử đạo Công giáo Emmanuel Lê Văn Phụng và giáo xứ của thánh Phêrô Đoàn Công Quí. Dịp này, cậu chủng sinh nhỏ tuổi cũng được đến thăm mộ phần thánh Quí tại phần đất gia đình của thánh này. Sau biến cố này, cậu quyết định dành ngày thứ ba trong tuần và tháng 9 để tôn kính các thánh tử đạo Việt Nam. Trần Văn Toản giữ thói quen này cho đến ngày nay. Sau bốn năm tu học, năm 1970, chủng sinh Trần Văn Toản tiếp tục con đường tu trì bằng việc nhập học tại Tiểu chủng viện Têrêxa, Long Xuyên. Sau khoảng thời gian được đào tạo tại Tiểu chủng viện, trong thời gian từ 1974 đến năm 1975, cậu học Triết học tại Đại chủng viện Thánh Tôma Long Xuyên sau đó tiếp tục theo học môn học này tại Đài Đức Mẹ Tân Hiệp cho đến năm 1976. Từ năm 1976 đến năm 1980, chủng sinh Trần Văn Toản theo học thần học tại Tòa Giám mục Long Xuyên. Thời gian học gián đoạn trong 2 năm, từ năm 1977 đến 1979. Trong thời gian này, chủng sinh Toản được phân công về hỗ trợ mục vụ (quen gọi là giúp xứ) tại giáo xứ Môi Khôi, Láng Sen, Thạnh Quới. Sau khi hoàn tất chương trình đào tạo linh mục vào năm 1980, chủng sinh Toản tiếp tục công việc hỗ trợ mục vụ tại giáo xứ Môi Khôi. Năm 1980, gia đình Trần Văn Toản làm theo lời đề nghị của cậu, chuyển nhà ở từ Kênh B đến khu vực Láng Sen, để hỗ trợ cho con đường tu trì của con trai. Gia đình sau đó rời khỏi địa điểm này khi chủng sinh Toản được truyền chức linh mục. Với độ tuổi 20 và thiếu sự hỗ trợ từ các linh mục và các linh mục giáo sư chủng viện, chủng sinh Trần Văn Toản quyết định gắn bó với đời sống giáo dân: thăm viếng giáo dân và người dân, làm ruộng, trồng rau, đay, mía giống. Chủng sinh Toản cũng mở các địa điểm để thanh niên và thiếu nhi chơi thể thao, thiết lập ca đoàn cho giới trẻ. Ngoài ra, cậu cũng thường tham gia các sinh hoạt của người dân không theo Công giáo, trong các hoạt động thường nhật cũng như các sự việc hiếu hỉ. Năm 1988, Giám mục phó Long Xuyên Gioan Baotixita Bùi Tuần nhận thấy nhu cầu cần có linh mục và yêu cầu linh mục Trần Văn Toản làm đơn xin chính quyền cho được thụ phong linh mục. Chính quyền quyết định không chấp nhận cho chủng sinh Toản được thụ phong linh mục. Ngày 28 tháng 11 năm 1988, chủng sinh Trần Văn Toản được lãnh nhận chức phó tế, do giám mục chủ phong là Giám mục Bùi Tuần. Sau khi lãnh nhận chức Phó tế, Trần Văn Toản thi hành các công tác mục vụ tại xứ Môi Khôi cho đến ngày chịu chức linh mục. Việc truyền chức phó tế cho chủng sinh Toản là biện pháp tình thế do việc truyền chức này không cần xin phép chính quyền. Sau một lần đọc được bản tin trên báo "Tuổi trẻ" nói về thế hệ trẻ năm 2000 vào năm 1990, phó tế Toản quyết định học Anh ngữ để làm gương cho giới trẻ trong giáo xứ và lần lượt đat các trình độ văn bằng A, B, C. Liên tục hai năm 1989 và 1990, Phó tế Trần Văn Toản tiếp tục làm đơn xin được truyền chức nhưng không được chấp nhận. Sau ba lần đơn xin bị bác bỏ, chính quyền chấp nhận cho phó tế Trần Văn Toản được thụ phong linh mục, theo đơn xin lần thứ tư của phó tế này vào năm 1991. Trong thời kỳ phụ giúp mục vụ tại Môi Khôi với tư cách là một phó tế và sau sự kiện tuyên thánh các thánh tử đạo Việt Nam năm 1988, cùng với linh mục chính xứ Giuse Nguyễn Hưng, Trần Văn Toản tích cực cổ võ sự tôn kính các thánh tử đạo này trong giáo xứ. Linh mục. Sau quá trình tu học dài hạn, Phó tế Giuse Trần Văn Toản được phong chức linh mục. Ngày 16 tháng 1 năm 1992, Trần Văn Toản được cử hành nghi thức truyền chức linh mục, do vị chủ phong là Giám mục Gioan Baotixita Bùi Tuần. Khẩu hiệu linh mục của ông là "Đức Kitô đã vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá". Sau khi được truyền chức linh mục, linh mục Toản được bổ nhiệm làm linh mục phó giáo xứ Môi Khôi. Trên thực tế, giáo xứ này vào thời điểm đó chỉ có một linh mục lớn tuổi đã hồi hưu, được ngầm định vai trò linh mục chính xứ. Giáo phận Long Xuyên nhận được tài trợ học bổng du học Philippines trong khoảng thời gian sáu tháng, giám mục giáo phận cử linh mục Trần Văn Toản, vốn có trình độ ngoại ngữ đi du học. Sau quá trình xin hộ chiếu kéo dài 3 năm 6 tháng bắt đầu từ năm 1996, linh mục Toản được cấp hộ chiếu. Các linh mục khác cho rằng vì thời gian xin hộ chiếu kéo dài nên sẽ lãng phí nếu chỉ theo học một khóa học 6 tháng. Vì vậy, linh mục Toản được giám mục chấp thuận cho du học dài hạn tại Philippines. Năm 1999, linh mục Trần Văn Toản theo học tại Học viện Mục vụ Đông Á (East Asian Pastoral Institute) thuộc dòng tên ở Manila, Philippines. Một năm sau, ông theo học tại Đại học De La Salle, Manila và tốt nghiệp năm 2005 với bằng Tiến sĩ về giáo dục. Sau khi trở về Việt Nam, ông được bổ nhiệm làm giám đốc Trung tâm Mục vụ Giáo phận Long Xuyên, giáo sư Đại chủng viện Thánh Quý cần Thơ (từ năm 2009) và giáo sư Đại Chủng viện Piô X, Đà Lạt. Ngoài các nhiệm vụ trên, linh mục Trần Văn Toản còn đảm trách vai trò phục vụ tại Tòa Giám mục Long Xuyên, phụ trách dự tu Giáo phận Long Xuyên, điều phối sinh hoạt của các Ủy ban và các ban mục vụ, điều hướng các đoàn thể đạo đức hoạt động trong Giáo phận Long Xuyên. Năm 2010, nhân dịp kỷ niệm 50 thành lập Giáo phận Long Xuyên, giám mục Giuse Trần Xuân Tiếu ngỏ lời với linh mục đoàn giáo phận về việc ông mong muốn có một giám mục phụ tá. Các linh mục đã bày tỏ sự tín nhiệm với linh mục Trần Văn Toản. Năm 2012, linh mục Toản bày tỏ mong muốn chuyển sang làm linh mục dòng, trở thành một đan sĩ dòng Đơn Dương Đà Lạt với Giám mục Tiếu và linh mục linh hướng của mình. Sau khi cầu nguyện, ông quyết định ở lại Giáo phận Long Xuyên và bày tỏ mong muốn sẽ hỗ trợ Giám mục Trần Xuân Tiếu đến khi giám mục này hồi hưu. Ông cũng đề nghị Giám mục Tiếu chọn một linh mục đi du học để thay Linh mục Toản đảm trách vai trò quản lý dự tu Giáo phận Long Xuyên. Trần Văn Toản quyết định lên kế hoạch gia nhập dòng Đơn Dương sau khi Giám mục Trần Xuân Tiếu hồi hưu. Giám mục. Giám mục phụ tá Long Xuyên. Ngày 5 tháng 4 năm 2014, Giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm linh mục Giuse Trần Văn Toản làm Giám mục phụ tá Giáo phận Long Xuyên, với hiệu tòa "Acalisso" (tiếng Latinh: "Acalissensi"). Sau khi tin bổ nhiệm chính thức được công bố, nguyên Giám mục chính tòa Gioan Baotixita Bùi Tuần quyết định trao tặng thánh giá đeo ngực mà ông được giáo hoàng Gioan Phaolô II tặng lại cho giám mục tân cử. Giám mục chính tòa Trần Xuân Tiếu, trong văn thư công bố tân giám mục phụ tá, gọi việc bổ nhiệm này là niềm vui chung của giáo phận và cách đặc biệt với cá nhân Giám mục Tiếu. Về phía chính quyền, nhận được tin bổ nhiệm, Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam, ông Dương Ngọc Tấn và Ban Tôn giáo chính phủ tỉnh An Giang đã đến Tòa Giám mục Long Xuyên gửi lời chức mừng đến tân giám mục phụ tá. Tân giám mục chọn cho mình khẩu hiệu: "Vinh dự của tôi là thập giá Chúa Giêsu Kitô". Trong bối cảnh trả lời phỏng vấn với hãng truyền thông Công giáo VietCatholic, Giám mục Trần Văn Toản công bố ý nghĩa huy hiệu của mình như sau: Lễ tấn phong giám mục cho Giám mục Tân cử Trần Văn Toản được tổ chức ngày 29 tháng 5 năm 2014 tại nhà thờ Đài Đức Mẹ Tân Hiệp, với phần nghi thức truyền chức được cử hành bởi chủ phong là Giám mục Giuse Trần Xuân Tiếu và hai giám mục là Giám mục Giáo phận Cần Thơ Stêphanô Tri Bửu Thiên và Giám mục Giáo phận Phan Thiết Giuse Vũ Duy Thống đảm nhận vai trò phụ phong. Ngoài các giáo sĩ trên, lễ truyền chức còn có sự tham dự và đồng tế của Đại diện Tòa Thánh là Tổng giám mục Leopoldo Girelli, 21 giám mục đến từ các giáo phận thuộc Việt Nam, hơn 300 linh mục. Số giáo dân tham dự ước tính nằm trong khoảng từ 10 đến 15 nghìn người. Ngày 18 tháng 9 năm 2014, Giám mục Trần Văn Toản cùng ba giám mục người Việt khác là Anphongsô Nguyễn Hữu Long, Giuse Đinh Đức Đạo và Phêrô Nguyễn Văn Viên tiếp kiến giáo hoàng Phanxicô trong khuôn khổ cuộc tiếp kiến chung của 94 tân giám mục thuộc các quốc gia truyền giáo. Cuộc tiếp kiến này nằm trong bối cảnh các tân giám mục đã tham dự khóa bồi dưỡng kéo dài hai tuần tổ chức tại Rôma. Kể từ tháng 10 năm 2014, các công việc mục vụ Giáo phận Long Xuyên được bàn giao cho Giám mục Trần Văn Toản. Lý do của sự bàn giao này là Giám mục Trần Xuân Tiếu gặp vấn đề về sức khỏe. Ngày 27 tháng 1 năm 2015, các giám mục đương nhiệm và tiền nhiệm của Giáo phận Long Xuyên là Trần Văn Toản, Trần Xuân Tiếu và Bùi Tuần đã có cuộc gặp thân mật với Chủ tịch nước Việt Nam là ông Trương Tấn Sang. Phái đoàn Chủ tịch nước đến thăm Tòa Giám mục Long Xuyên còn có các ông Phạm Dũng–Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, ông Dương Ngọc Tấn, Phó trưởng ban Tôn giáo Chính phủ cùng nhiều viên chức chính quyền khác. Trong kỳ đại hội XIII của Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức đầu tháng 10 năm 2016, các giám mục trong hội đồng đã bầu chọn Giám mục Trần Văn Toản đảm nhận vai trò Chủ tịch Ủy ban Giáo dân nhiệm kỳ 2016–2019. Trong các sinh hoạt mục vụ, Giám mục Trần Văn Toản chọn và ưu tiên các việc thăm viếng: thăm các linh mục, đặc biệt là các linh mục tại vùng khó khăn hoặc đang đau bệnh; thăm viếng giáo dân già yếu, bất hạnh trong các chuyến đi cử hành Bí tích Thêm Sức và thăm các gia đình giáo dân đang lâm cảnh tang chế trong lộ trình di chuyển. Giám mục Toản mong muốn xây dựng tình liên đới với giáo dân. Ông cho biết lý tưởng sống của mình chịu ảnh hưởng từ bà nội. Giám mục phó Long Xuyên. Cuối năm 2015, Giám mục Trần Xuân Tiếu đệ trình Tòa Thánh Vatican, xin bổ nhiệm Giám mục phụ tá Trần Văn Toản làm giám mục phó Giáo phận Long Xuyên. Tháng 1 năm 2017, Tổng giám mục Leopoldo Girelli, đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam thực hiện công tác gửi thư đến một số linh mục thuộc Giáo phận Long Xuyên nhằm đề nghị các linh mục chọn lựa ứng viên cho chức giám mục phó giáo phận. Trước tình trang Giáo phận Phan Thiết trống tòa kể từ tháng 3 năm 2017 sau khi Giám mục Giuse Vũ Duy Thống qua đời và Giáo phận Thanh Hóa cũng trong tình trạng trống tòa, một số giáo sĩ có thẩm quyền mong muốn chọn Giám mục Trần Văn Toản làm giám mục chính tòa Giáo phận Phan Thiết hoặc Giáo phận Thanh Hóa. Đáp từ một giáo sĩ về việc chọn lựa thi hành mục vụ ở Giáo phận Long Xuyên hoặc Phan Thiết, Giám mục Toản cho biết ông chọn sự vâng phục quyết định của giáo hoàng. Trước những thông tin đồn đoán về việc Giám mục Trần Văn Toản sẽ trở thành giám mục chính tòa Phan Thiết, một đại diện được đề cử đến từ Giáo phận Phan Thiết đã có cuộc gặp với Giám mục Toản và đề nghị ông đừng từ chối đảm nhận vai trò giám mục Phan Thiết. Ngày 10 tháng 8 năm 2017, Tổng giám mục Girelli thông báo cho Giám mục Trần Văn Toản nhằm hỏi ý kiến ông về việc chấp thuận bổ nhiệm làm giám mục phó Long Xuyên. Giám mục Toản hồi đáp chấp thuận việc bổ nhiệm này. Tin tức bổ nhiệm ban đầu được dự tính công bố vào ngày 19 tháng 8, nhưng sau đó Tổng giám mục Girelli thông báo hoãn ngày công bố thông qua một cuộc gọi đến Giám mục Toản vào sáng ngày 18 tháng 8. Theo thông báo mới, tin tức việc bổ nhiệm được công bố chính thức vào ngày 25 tháng 8 năm 2017. Tuy được yêu cầu giữ bí mật, nhưng thông tin về việc bổ nhiệm đã bị rò rỉ trước đó và tân giám mục phó nhận được nhiều lời chúc mừng qua thư điện tử, tin nhắn và điện thoại. Ngày 25 tháng 8 năm 2017, Tòa Thánh công bố việc bổ nhiệm Giám mục Trần Văn Toản làm giám mục phó Giáo phận Long Xuyên với quyền kế vị Giám mục chính tòa Giuse Trần Xuân Tiếu. Cùng với tin bổ nhiệm trên, Tòa Thánh cũng công bố bổ nhiệm tân Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh Louis Nguyễn Anh Tuấn. Sau khi Tòa Thánh công bố việc bổ nhiệm, Tòa Giám mục Long Xuyên công bố thư hiệp thông của Giám mục Giuse Trần Xuân Tiếu. Trong thư, giám mục này kêu gọi các thành phần Công giáo thuộc Giáo phận Long Xuyên cầu nguyện cho tân giám mục phó. Trả lời phỏng vấn từ báo Công giáo và Dân tộc, Giám mục Trần Văn Toản nêu cảm nhận về tin bổ nhiệm này: "Qua sự bổ nhiệm, tôi được yêu cầu đón nhận Giáo phận Long Xuyên vào trong cuộc đời mình để phục vụ như một người nô bộc." Nhân dịp trả lời phỏng vấn, ông gửi lời cảm ơn đến các đoàn thể giáo phận và chính quyền tỉnh An Giang đã gửi nhiều lời chúc mừng, khích lệ và sự cộng tác. Nhận được tin bổ nhiệm, nhiều phái đoàn từ chính quyền đã có nhiều buổi gặp gỡ để chúc mừng Giám mục Trần Văn Toản trong cương vị mới. Các cuộc gặp gồm: cuộc gặp của Ban Tôn giáo tỉnh An Giang dẫn đầu bởi ông Nguyễn Tiếc Hùng vào ngày 26 tháng 8 và cuộc gặp của Ban Dân vận Trung ương, dẫn đầu bởi bà Trương Thị Mai vào ngày 30 tháng 8. Giám mục Trần Văn Toản bày tỏ niềm vui của mình trong cuộc gặp ngày 30 tháng 8. Ông cho biết niềm vui của mình xuất phát từ ba yếu tố: Long Xuyên là nơi ông sinh trưởng, thi hành tác vụ linh mục và giám mục, ông yêu mến sự bình dị, chân tình và mang tính miệt vườn của người miền Tây và ông mong muốn được hỗ trợ những người khó khăn. Giám mục Trần Văn Toản nhận trả lời phỏng vấn báo Người Công giáo Việt Nam. Trước câu hỏi với văn bằng Tiến sĩ Giáo dục, ông sẽ làm gì để cài thiện tình hình giáo dục của Giáo hội nói riêng và Việt Nam nói chung, Giám mục Toản cho rằng vấn đề này mang tầm vóc quốc gia và mang tính dài lâu. Ông bày tỏ trông chờ sự xã hội hóa nền giáo dục của chính quyền. Giám mục Trần Văn Toản bày tỏ quan điểm rằng các tôn giáo mong muốn góp phần vào sự nghiệp giáo dục; giáo phận khuyến khích các tu sĩ, giáo sĩ và giáo dân tham gia sự nghiệp gáo dục và giáo phận tổ chức nhiều sinh hoạt cho giới trẻ và ngoài mục đích giáo dục về giáo lý Công giáo, còn có giáo dục nhân bản. Nói về chủ đề Giám mục Toản có cảm thấy khó khăn trong vấn đề truyền giáo khi giáo phận chỉ có số giáo dân bằng 1/20 tổng số dân cư trên địa bàn, Giám mục Toản cho rằng các tôn giáo tại đây có mối tương quan hài hòa, do đó ông không cảm thấy có trở ngại. Trung tuần tháng 9 năm 2017, Giám mục Trần Văn Toản lần đầu tiên găp mặt các linh mục đặc trách Ủy ban Giáo dân. Các cuộc gặp được sắp xếp cho từng giáo tỉnh. Trong khuôn khổ Đại hội kỷ niệm mừng 50 năm thành lập phong trào Cursillo Việt Nam từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 10 tại Trung tâm Thánh Mẫu La Vang, Tổng giáo phận Huế, Giám mục Trần Văn Toản chủ sự nghi thức lên đường trong lễ bế mạc vào ngày cuối cùng của sự kiện. Lễ nhậm chức giám mục phó của Giám mục Trần Văn Toản được tổ chức vào ngày 23 tháng 10 năm 2017, trong khuôn khổ tuần cầu nguyện và hội họp của Ban Tư vấn Giáo phận Long Xuyên. Phần nghi thức trao Tông sắc bổ nhiệm được làm chứng bởi Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, trưởng Giáo tỉnh Sài Gòn. Ngày 31 tháng 12, ông tham gia và có bài phát biểu tại cuộc họp mặt "Đồng hành cùng Mẹ" của Liên đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo phận Long Xuyên tại Trung tâm Hành hương Đài Đức Mẹ Tân Hiệp. Cuộc họp mặt diễn ra trong bối cảnh nhằm kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ Fatima và 100 năm thành lập phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể thế giới. Giám mục Trần Văn Toản tham gia chuyến viếng thăm bổn phận giám mục Ad Limina của Hội đồng Giám mục Việt Nam kéo dài từ ngày 2 đến ngày 11 tháng 3 năm 2018. Trong khuôn khổ chuyến viếng thăm, ông đã có dịp tiếp kiến Giáo hoàng Phanxicô vào ngày 5 tháng 3 cùng với các giám mục Việt Nam khác trong Hội đồng. Giám mục chính tòa Long Xuyên. Ngày 25 tháng 1 năm 2019, Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam Tổng giám mục Marek Zalewski báo tin với Giám mục Trần Văn Toản thông tin Tòa Thánh đã chấp thuận đơn từ nhiệm của Giám mục Trần Xuân Tiếu. Tòa Thánh loan báo Giáo hoàng Phanxicô chính thức chấp thuận đơn xin hồi hưu của Giám mục chính tòa Giáo phận Long Xuyên Giuse Trần Xuân Tiếu vào ngày 23 tháng 2 năm 2019. Với cương vị giám mục phó, Giám mục Trần Văn Toản chính thức kế vị vai trò giám mục chính tòa Long Xuyên. Trong bức thư đầu tiên trên cương vị giám mục chính tòa, được đề ngày 24 tháng 2, Giám mục Trần Văn Toản gửi lời cảm ơn đến các giám mục tiền nhiệm đã gầy dựng và phát triển giáo phận, tạo cơ sở cho ông kế thừa. Đồng thời, ông bày tỏ mong muốn GIám mục tiền nhiệm Trần Xuân Tiếu tiếp tục ở lại giáo phận để hỗ trợ, đồng hành trong các dịp trọng đại, các thánh lễ trong giáo phận. Trong bức thư này, Giám mục Toản cũng nêu lên mong muốn tổ chức các lễ kỷ niệm cho Giám mục Tiếu và công bố việc bổ nhiệm các nhân sự trong Giáo phận Long Xuyên, đa phần tái bổ nhiệm các vị trí từ thời giám mục tiền nhiệm. Với mong muốn đơn giản hóa các nghi lễ, sau khi tham khảo Giáo luật Công giáo và các linh mục giáo phận, Giám mục Trần Văn Toản quyết định không cử hành lễ nhậm chức giám mục chính tòa. Thay cho sự kiện này, giáo phận quyết định tổ chức lễ tạ ơn vào ngày 16 tháng 3 năm 2019 nhằm tri ân nguyên giám mục Trần Xuân Tiếu. Giám mục Trần Văn Toản có cuộc phỏng vấn với báo Công giáo và Dân tộc vài ngày sau khi được công bố kế vị. Nói về chủ đề thuận lợi và khó khăn trong công cuộc truyền giáo, Giám mục Toản cho rằng giáo phận có nhiều thuận lợi: giáo dân không bị nghi kỵ và được đón nhận trong đời sống; số người chưa biết đến Công giáo còn nhiều và giáo phận có truyền thống lâu đời trong vấn đề truyền giáo, kể từ Giám mục Tiên khởi Micae Nguyễn Khắc Ngữ. Trả lời câu hỏi về định hướng quản lý giáo phận, Giám mục Trần Văn Toản cho biết ông chú trọng 3 định hướng tu đức: "Giáo hội là mầu nhiệm, là hiệp thông và là sứ vụ", từ đó có 5 ưu tiên mục vụ: đào tạo hàng giáo sĩ, giáo dân, truyền giáo, từ thiện xã hội (bác ái) và tham gia công tác đào tạo con người. Ngày 23 tháng 3 cùng năm, ông cử hành lễ tạ ơn tại nguyên quán là giáo họ An Tiêm, giáo xứ Thượng Phúc, giáo phận Thái Bình. Đồng tế có Giám mục Thái Bình Phêrô Nguyễn Văn Đệ và khoảng trên 20 linh mục. Các giám mục Việt Nam từ 27 giáo phận tiến hành họp Đại hội XIV Hội đồng Giám mục Việt Nam tại Trung tâm Mục vụ giáo phận Hải Phòng vào cuối tháng 9 và đầu tháng 10 năm 2019. Trong khuôn khổ đại hội, các giám mục đã sắp xếp và bầu chọn nhân sự trong hội đồng. Kết quả, các giám mục tiếp tục chọn Giám mục Trần Văn Toản đảm trách vai trò Chủ tịch Ủy ban Giáo dân thuộc Hội đồng Giám mục trong nhiệm kỳ 2019–2022.> Trong năm kỷ niệm 60 năm thành lập Giáo phận Long Xuyên, Giám mục Trần Văn Toản kêu gọi giáo dân giáo phận trong ba định hướng "Sống mầu nhiệm Chúa Kitô - Xây dựng gia đình Thiên Chúa và Phục vụ con người." Ông đề nghị cộng đoàn giáo dân "hiệp thông đồng trách nhiệm" với giáo phận thông qua các hoạt động tìm hiểu về giáo phận, cử hành các việc đạo đức bình dân, từ thiện xã hội - bác ái và truyền bá đức tin Công giáo. Với sự ảnh hưởng của Đại dịch COVID-19, Giám mục Trần Văn Toản gửi nhiều thư mục vụ đến giáo dân Giáo phận Long Xuyên nhằm điều chỉnh các sinh hoạt tôn giáo nhằm phòng tránh lây lan dịch bệnh. Đại diện Tòa Giám mục Long Xuyên, linh mục Chưởng ấn Nguyễn Văn Kiệt đã ra thông cáo nhằm nhắc nhở các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân giáo phận có nội dung nói về các thánh lễ Công giáo, các sinh hoạt khác và các cử hành bí tích Công giáo. Lá thư mục vụ này được công bố ngày 17 tháng 2 năm 2020. Nội dung lá thư mục vụ được ấn ký ngày 21 tháng 3 năm 2020 bởi Giám mục Trần Văn Toản loan tin giám mục giáo phận chưa chấp nhận tạm dừng các thánh lễ Công giáo trên địa bàn lãnh thổ giáo phận, nhắc nhở các giáo xứ và giáo dân thực hiện các biện pháp nhằm tránh lây lan dịch bệnh. Về cử hành nghi thức bí tích Hòa Giải, Giám mục Toản không cho phép cử hành nghi thức "tập thể". Ngoài ra, giám mục Long Xuyên cũng đề cập đến các sinh hoạt Tuần Thánh trong giáo phận và việc thực hành các nghi thức tôn giáo gọi là đạo đức bình dân. Trong thông báo được Giám mục Trần Văn Toản ấn ký năm ngày sau đó, ngày 26 tháng 3 năm 2020, ông loan báo tạm dừng các sinh hoạt tôn giáo trên địa bàn Giáo phận Long Xuyên. Về các thánh lễ, ông cho phép bỏ luật buộc tham dự các đại lễ, khuyến khích giáo dân dự lễ trực tuyến, thực hiện các sinh hoạt tôn giáo trong gia đình và đồng thuận mở cửa các nhà thờ để giáo dân đến cầu nguyện. Về cử hành các bí tích, linh mục chỉ được cử hành khi có lý do chính đáng, giới hạn các nghi lễ an táng... Kết thư, Giám mục Trần Văn Toản kêu gọi giáo dân cảm nhận sự mỏng manh của thân phận con người trong hoàn cảnh dịch bệnh đang hoành hành, kêu gọi các linh mục biết hy sinh thân mình cho giáo hữu". Sau khi nhận được các văn bản từ Văn phòng chính phủ và Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam ngày 8 tháng 5 năm 2020, Giám mục Trần Văn Toản viết thư thông cáo mới trong tình hình dịch bệnh. Ông quyết định kể từ 15 giờ chiều ngày 9 tháng 5, các sinh hoạt tôn giáo trong Giáo phận Long Xuyên trở lại bình thường. Trong lá thư thông cáo này, giám mục Toản dành nhiều nội dung để nhắc nhở các giáo dân: cộng tác với mọi người nhằm tránh lây nhiễm dịch bệnh và các hoạt đông tôn giáo như tích cực tham dự lễ, tham gia việc cử hành các bí tích, việc học giáo lý, việc cầu nguyện và đọc kinh tại gia đình, hỗ trợ những người khó khăn do bệnh dịch. Các hoạt động tại giáo phận, Giám mục Toản hướng dẫn thi hành theo thư hướng dẫn của Hội đồng Giám mục về thi hành mục vụ hậu đại dịch. Các giám mục Việt Nam từ 27 giáo phận họp Đại hội XV Hội đồng Giám mục Việt Nam tại trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Hà Nội vào đầu tháng 10 năm 2022. Trong khuôn khổ đại hội, các giám mục đã sắp xếp và bầu chọn nhân sự trong hội đồng và tiếp tục chọn Giám mục Trần Văn Toản đảm trách vai trò Chủ tịch Uỷ ban Giáo dân trực thuộc Hội đồng Giám mục trong nhiệm kỳ 2022 – 2025. Tông truyền. Giám mục Giuse Trần Văn Toản được tấn phong giám mục năm 2014, thời Giáo hoàng Phanxicô, bởi: Giám mục Giuse Trần Văn Toản là Giám mục phụ phong cho giám mục:
1
null
USS "Phelps" (DD-360) là một tàu khu trục lớp "Porter" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào giữa những năm 1930. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Chuẩn đô đốc Thomas Stowell Phelps (1822-1901), người tham gia cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. "Phelps" đã phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai cho đến khi xung đột kết thúc, được cho ngừng hoạt động năm 1945 và bị bán để tháo dỡ năm 1947. Thiết kế và chế tạo. "Phelps" được đặt lườn vào ngày 2 tháng 1 năm 1934 tại xưởng tàu của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở Quincy, Massachusetts. Nó được hạ thủy vào ngày 18 tháng 7 năm 1935, được đỡ đầu bởi bà Richard A. Kearny; và được cho nhập biên chế vào ngày 26 tháng 2 năm 1936 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân Albert H. Rooks. Lịch sử hoạt động. Trước chiến tranh. Vào tháng 11 năm 1936, "Phelps" đã cùng với chiếc hộ tống cho tàu tuần dương hạng nặng đưa Tổng thống Franklin D. Roosevelt đi Buenos Aires, Argentina tham dự Hội nghị Hòa bình Liên Mỹ 1936. Chuyến đi cũng bao gồm các cuộc viếng thăm thiện chí đến Montevideo, Uruguay và Rio de Janeiro, Brazil. Thế Chiến II. Trong cuộc tấn công bất ngờ mà Hải quân Nhật nhắm vào Trân Châu Cảng, "Phelps" đã bắn rơi một máy bay đối phương. Sau đó trong tháng 2 và tháng 3 năm 1942, nó phục vụ hộ tống cho các tàu chiến thuộc Lực lượng Đặc nhiệm 11, bao gồm tàu sân bay trong cuộc không kích lên vịnh Huon ngoài khơi Lae và lên Salamaua, New Guinea ngang qua dãy núi Owen Stanley từ vịnh Papua vào ngày 10 tháng 3 năm 1942. Trong Trận chiến biển Coral bắt đầu từ ngày 8 tháng 5, khi các tàu sân bay "Lexington" và được cho tách ra để né tránh cuộc tốn công của Nhật Bản, "Phelps" đã ở lại để bảo vệ cho "Yorktown", và đã thoát được mà không bị hư hại. Tuy nhiên khi "Lexington" bị hư hại nặng, chiếc tàu khu trục đã giúp vào việc tránh cho chiếc tàu sân bay bị đối phương chiếm bằng phát ân huệ, kết liễu "Lexington" với hai quả ngư lôi. Vào tháng 6 năm 1942, "Phelps" bảo vệ các tàu sân bay Hoa Kỳ vốn đã giáng một đòn nặng vào Hải quân Nhật Bản trong Trận Midway; và sang tháng 8 năm 1942 bảo vệ cho lực lượng tấn công lên Guadalcanal. Sau một chuyến viếng thăm vùng bờ Tây vào tháng 10, nó tham gia các cuộc đổ bộ lên Attu, Alaska, vào tháng 5 năm 1943. Sau khi bắn phá Kiska, Alaska, chiếc tàu khu trục đã bắn pháo hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lên đảo san hô Makin vào tháng 11 năm 1943. Trong Chiến dịch quần đảo Marshall vào tháng 2 năm 1944, nó tham gia bắn phá Kwajalein và Eniwetok. Đến tháng 3, nó bảo vệ cho các tàu chở dầu cho một đợt tấn công lên quần đảo Palau. Vào tháng 6, nó bắn phá Saipan để bảo vệ lực lượng Hoa Kỳ đã đổ bộ lên đây vào ngày 15 tháng 6. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ tại Saipan, "Phelps" lên đường băng qua kênh đào Panama để đi Charleston, South Carolina, nơi nó được năng cấp vũ khí, đến nơi vào ngày 2 tháng 8. Khởi hành từ Norfolk, Virginia vào tháng 11, chiếc tàu khu trục hộ tống một đoàn tàu vận tải đi Mers-el-Kebir, Algérie; và sau ba chuyến hộ tống vận tải khác đến khu vực Địa Trung Hải trong năm 1945, nó quay về New York, New York vào ngày 10 tháng 6. "Phelps" được cho xuất biên chế vào ngày 6 tháng 11 năm 1945. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 28 tháng 1 năm 1947, và bị bán cho hãng Northern Metals Co. ở Philadelphia, Pennsylvania để tháo dỡ không lâu sau đó. Phần thưởng. "Phelps" được tặng thưởng mười hai Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
Ga công viên trường đua ngựa Seoul là ga trên tuyến 4 của Tàu điện ngầm Seoul. Đúng với cái tên, nó nằm gần Trường đua Seoul, một trường đua ngựa. Nó thu hút một số lượng người lớn, đặc biệt vào cuối tuần khi hàng ngàn người dân Seoul đổ xô về trường đua để đặt cược ngựa mà họ yêu thích. Điều này thể hiện rõ sự khác biệt giữa hành khách ngày thường và ngày cuối tuần sử dụng nhà ga này. Công viên sân gôn giải trí cũng có thể truy cập thông qua Ga công viên trường đua ngựa Seoul.
1
null
Janggi hay còn có tên là Cờ tướng Triều Tiên hay Cờ tướng Hàn Quốc là một loại trò chơi cờ bàn của các nước Triều Tiên và Hàn Quốc có nguồn gốc từ cờ tướng của Trung Quốc và là trò chơi chiến thuật rất phổ biến ở Hàn Quốc nhưng ít phổ biến ở Triều Tiên. Đây là một biến thể của cờ tướng do người dân tộc Triều Tiên sáng tạo ra, thể hiện cách nghĩ riêng, lòng tự tôn dân tộc. Với loại cờ này, người Triều Tiên cũng muốn chứng tỏ mình ngang hàng với cờ Shogi của Nhật Bản, khi nước này có loại cờ riêng. Triều Tiên bị kẹp giữa hai nước lớn hơn là Trung Quốc và Nhật Bản, trong lịch sử Triều Tiên thường xuyên bị hai nước này thay nhau cai trị. Điều đó tạo ra tâm lý bất mãn và ý muốn chứng tỏ mình không thua kém gì hai nước này. Một trong những thể hiện sự độc lập, sáng tạo của họ là những thay đổi trong môn cờ tướng. Lịch sử. Cờ tướng Triều Tiên là phát minh từ cờ tướng ở triều đại Bắc Tống Trung Quốc. Cách gọi sớm nhất là tượng kỳ, tượng hí, tượng dịch. Từ triều đại họ Lý của Triều Tiên gọi là cờ tướng. Luật chơi. Bàn cờ. Bàn cờ là hình chữ nhật do 9 đường dọc và 10 đường ngang cắt nhau vuông góc tại 90 điểm hợp thành và không có sông. Mỗi bên có một cung Sở hình vuông do 4 ô hợp thành tại các đường dọc 4, 5, 6 kể từ đường ngang cuối của mỗi bên, trong 4 ô này có vẽ hai đường chéo. Vị trí ban đầu xem hình vẽ. Quân cờ. Mỗi ván cờ lúc bắt đầu phải có đủ 32 quân, hình bát giác chia đều cho mỗi bên gồm 16 quân Xanh và 16 quân Đỏ, gồm bảy loại quân: Hán (Sở) 1 quân là lớn nhất, biểu thị đó là quân quan trọng, Tượng 2 quân, Xe 2 quân, Pháo 2 quân, Mã 2 quân là quân lớn thứ hai, Sĩ 2 quân, Tốt (Binh) 5 quân là quân bé nhát. Quân Xanh được viết theo lối thảo thư, quân Đỏ được viết theo lối khải thư. Bên đi quân Xanh là bên đi trước. Tướng (Hán/Sở). Trong cờ Janggi thời cổ, quân đó được gọi là quân Tướng. Nhưng gần đây, cách gọi của quân đó là Hán và Sở. Quân Hán (Sở) đi ngang, dọc và chéo theo "các đường trong cung" 1 ô mỗi nước và luôn luôn phải ở trong cung. Sĩ. Quân Sĩ đi ngang, dọc và chéo theo "các đường trong cung" 1 ô mỗi nước và luôn luôn phải ở trong cung. Tượng. Quân Tượng đi theo đường chéo của hình chữ nhật 2x3. Di chuyển giống quân mã nhưng bước thêm một đường chéo nữa. Nếu có một quân đứng trên đường di chuyển của tượng thì Tượng không đi được (tương tự như mã), gọi là "cản Tượng". Mã. Quân Mã đi ngang hoặc dọc 1 ô và chéo 1 ô. Nếu có một quân đứng bên cạnh quân Mã và bị cản thì không được đi đường đó. Xe. Quân Xe đi ngang hoặc dọc trên bàn cờ đến ô còn trống, không bị quân khác cản đường hoặc đi chéo ở cửu cung. Pháo. Quân Pháo có thể di chuyển ngang hoặc dọc và ăn quân như trong cờ tướng Trung Quốc. Nhưng điểm khác biệt là Pháo không được ăn Pháo và khi di chuyển thì Pháo cũng phải nhảy qua đầu 1 quân nào đó như khi ăn quân và không được nhảy qua đầu các quân Pháo khác. Tốt (Binh). Quân Tốt đi ngang hay tiến 1 ô mỗi nước hoặc đi chéo ở cửu cung, không được đi lùi, do đó, "Tốt 1 bình 2" là cách khai cuộc của cờ Janggi. Khi đi đến đường biên ngang bên phần sân đối phương, lúc này, chúng được gọi là Tốt lụt. Cách thay đổi. Với những thay đổi như trên, rõ ràng sự phân chia lãnh thổ là không cần thiết, do đó bàn cờ Janggi bỏ khu vực sông. Đa phần các quân, trừ quân Pháo, đều được nâng cao về khả năng cơ động và sức chiến đấu, do đó cờ Hàn xem ra có vẻ phong phú và sôi động hơn cờ tướng. Ví dụ, để đưa quân Xe vào trận thì chỉ cần dịch quân Tốt đầu Xe sang bên, trong khi đó với cờ tướng thì phải mất ít nhất 3 nước mới có thể đặt quân Xe vào vị trí. Cùng với những thay đổi về luật chơi, chiến thuật chơi cũng thay đổi theo. Chẳng hạn, không có khái niệm tam tử đồng biên (Xe Pháo Mã cùng tấn công 1 cánh), không có Pháo chồng, Pháo gánh hay Pháo 45 như cờ tướng. Tuy nhiên, cờ Hàn lại không có luật "lộ mặt Tướng" và Tướng cùng các quân Sĩ vốn làm nhiệm vụ bảo vệ tướng đều được nâng cao về sức chiến đấu nên việc chiếu hết trở nên khó khăn hơn. Vì vậy mà tỉ lệ hòa trong một trận đấu cũng rất cao. Quy định mới. Hiệp hội Cờ Janggi quy định nếu hòa thì tính điểm của quân cờ để xét: Biến thể. Hiệp hội Janggi tại Tokyo quy định để giảm bớt ván hòa, nếu Tốt đi đến hết bàn cờ, sẽ được phong các quân đã bị ăn (trừ quân Sĩ và quân Hán Sở).。
1
null
USS "Clark" (DD-361) là một tàu khu trục lớp "Porter" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào giữa những năm 1930. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, và là chiếc duy nhất được đặt tên theo Chuẩn đô đốc Charles E. Clark (1843-1922) người tham gia cuộc Nội chiến Hoa Kỳ và Chiến tranh Tây Ban Nha-Hoa Kỳ. "Clark" đã phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai cho đến khi xung đột kết thúc, được cho ngừng hoạt động năm 1945 và bị bán để tháo dỡ năm 1946. Thiết kế và chế tạo. "Clark" được đặt lườn vào ngày 2 tháng 1 năm 1934 tại xưởng tàu của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở Quincy, Massachusetts. Nó được hạ thủy vào ngày 15 tháng 10 năm 1935, được đỡ đầu bởi bà S. Robinson; và được cho nhập biên chế vào ngày 20 tháng 5 năm 1936 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân H. Thebaud. Lịch sử hoạt động. Sau khi được đưa vào hoạt động, "Clark" đã phục vụ tại vùng bờ biển Đại Tây Dương và vùng biển Caribe, trước khi được chuyển đến cảng nhà mới là Trân Châu Cảng vào ngày 1 tháng 4 năm 1940. Từ ngày 3 tháng 3 đến ngày 10 tháng 4 năm 1941, nó tham gia một chuyến đi đến Samoa, Australia và Fiji. Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra tại Thái Bình Dương do việc Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, "Clark" đang được đại tu tại San Diego, California. Nó rời vùng bờ Tây vào ngày 27 tháng 12, hộ tống hai đoàn tàu vận tải đi Trân Châu Cảng, rồi làm nhiệm vụ tuần tra chống tàu ngầm ngoài khơi Pago Pago, Samoa. Trong tháng 2 và tháng 3 năm 1942, nó tham gia một lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay cho các cuộc không kích lên các vị trí của quân Nhật ở New Guinea. Trong tháng 4 và tháng 5 năm 1942, "Clark" hộ tống bốn đoàn tàu vận tải đi lại giữa Trân Châu Cảng và San Francisco, California, tiếp tục đi đến Midway trong chuyến sau cùng. Nó quay trở về San Diego và Balboa, nơi nó gia nhập thành phần hộ tống cho một đoàn tàu hướng sang Wellington, New Zealand. Từ ngày 12 tháng 8 đến ngày 8 tháng 9, chiếc tàu khu trục khởi hành từ Nouméa, New Caledonia, hộ tống các tàu chở dầu tiếp nhiên liệu cho các lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay, rồi quay trở về Auckland cho một tháng làm nhiệm vụ hộ tống vận tải giữa New Zealand và các căn cứ tại các hòn đảo Nam Thái Bình Dương. Sau một tháng hoạt động tuần tra và hộ tống tại chỗ ở Nouméa, nó lên đường vào ngày 11 tháng 12 năm 1942 để trình diện tại Balboa, hoạt động như là soái hạm của Tư lệnh Lực lượng Đông Nam Thái Bình Dương. Cho đến ngày 10 tháng 8 năm 1944, "Clark" tuần tra ngoài khơi nhiều cảng Nam Mỹ, rồi lên đường quay về vùng bờ Đông để được đại tu. Từ ngày 4 tháng 9 năm 1944 đến ngày 11 tháng 4 năm 1945, nó hộ tống sáu đoàn tàu vượt Đại Tây Dương đến cáng cảng Anh và Pháp. Vào ngày 15 tháng 6 năm 1945, chiếc tàu khu trục đi đến Philadelphia, Pennsylvania, nơi nó được cho xuất biên chế vào ngày 23 tháng 10 năm 1945 và bị bán để tháo dỡ vào ngày 29 tháng 3 năm 1946. Phần thưởng. "Clark" được tặng thưởng hai Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
Hai tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ từng được đặt cái tên USS "Clark", chiếc thứ nhất được đặt tên theo Chuẩn đô đốc Charles E. Clark (1843-1922) người tham gia cuộc Nội chiến Hoa Kỳ và Chiến tranh Tây Ban Nha-Hoa Kỳ, trong khi chiếc thứ hai được đặt nhằm vinh danh Đô đốc Joseph James Clark (1893–1971), người tham gia cả Thế Chiến I, Thế Chiến II lẫn cuộc Chiến tranh Triều Tiên:
1
null
Cỏ xạ hương (tiếng Anh: "Thyme" hay "Common thyme", "Garden thyme", danh pháp hai phần: "Thymus vulgaris") là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi, được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực, dược liệu và trang trí. Loài này được L. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753 Chúng thuộc Chi Cỏ xạ hương (Bách lý hương) và là loài phổ biến nhất trong chi này. Thành phần. Thành phần cỏ xạ hương gồm 3 thành phần quan trọng là Thymol, Carvacrol và Eugenol. Thymol là một monoterpen phenol có công thức C10H14O, được chiết xuất từ cỏ Xạ Hương (tên khoa học là Thymus Vulgaris). Thymol có mùi thơm đặc trưng. Thymol lần đầu tiên được phân lập bởi nhà hóa học người Đức Caspar Neumann vào năm 1719. Vào năm 1853, người hóa học người Pháp A. Lallemand đặt tên Thymol cho hoạt chất này và xác định công thức hóa học . Thymol lần đầu tiên được tổng hợp bởi nhà hóa học người Thụy Sĩ Oskar Widman vào năm 1882. AlainThozet và M. Perrin lần đầu tiên công bố cấu trúc tinh thể với xác định cấu trúc nguyên tử . Thymol và Carvacrol có hoạt tính kháng virus, vi khuẩn và hoạt tính kháng viêm mạnh. Nguồn gốc. Cỏ xạ hương có nguồn gốc miền nam châu Âu từ phía tây Địa Trung Hải đến miền nam Italia nhưng hiện nay đã di thực khắp nơi trên thế giới. Tại Việt Nam cây được trồng chính tại Đà Lạt và Sa Pa. Cỏ xạ hương khá phổ biến ở châu Âu như Đức, Pháp, Séc, Áo và khu vực Địa Trung Hải như Italia. Mô tả. Theo trang "Y học cổ truyền", cỏ xạ hương là cây dưới bụi, cao 30–70 cm, tạo thành khóm xám hay lục trăng trắng, thân hóa gỗ, mọc đứng hay nằm, phân nhánh nhiều và có lông mịn. Lá nhỏ hình ngọn giáo dài 5-9mm; có cuống ngắn, mép lá cuốn lại có lông như bông ở mặt dưới. Hoa nhỏ ở nách lá, dài 4-6mm, màu hồng hay trắng; đài lởm chởm, lông cứng, chia hai môi; tràng hình ống, các môi trên đứng, môi dưới có 3 thùy gần bằng nhau; nhị 4, lồi có bao phấn rẽ ra; nhụy có đĩa mật bao quanh. Quả bế có 4 hạch nhỏ màu nâu. Hoa nở vào tháng 6-10. Lịch sử. Người Ai Cập cổ đại sử dụng cỏ xạ hương công việc ướp xác. Người Hy Lạp cổ đại sử dụng nó trong phòng tắm và đốt cháy nó như hương trong các đền thờ, tin rằng nó là nguồn gốc của sự can đảm. Sự lan truyền của cỏ xạ hương khắp châu Âu được cho là do người La Mã, khi họ sử dụng nó để làm sạch phòng và để tạo vị thơm cho pho mát và rượu mùi. Trong thời Trung cổ ở châu Âu, các loại thảo dược đã được đặt bên dưới gối để hỗ trợ giấc ngủ và tránh khỏi những cơn ác mộng. Trong giai đoạn này, phụ nữ cũng thường xuyên tặng cho các hiệp sĩ và chiến binh món quà bao gồm lá cỏ xạ hương, vì nó được cho là mang lại sự can đảm cho người mang. Cỏ xạ hương cũng được sử dụng như hương và được đặt trên quan tài trong đám tang, nó được cho là đảm bảo thông hành vào kiếp sau. Nuôi trồng. Cỏ xạ hương tốt nhất là trồng ở một vị trí nắng nóng với đất thoát nước tốt. Nó thường được trồng vào mùa xuân, và sau đó phát triển như một cây lâu năm. Nó có thể được nhân giống bằng hạt, cắt, hoặc chia rễ từ cây. Cây chịu được hạn hán tốt, có thể chịu băng giá và được tìm thấy mọc hoang ở vùng núi cao. Dọc theo Riviera, nó được tìm thấy từ độ cao mực nước biển và lên đến 800m. Ẩm thực. Bộ phận dùng của cỏ xạ hương là ngọn cây mang hoa lá (Herba et Folium Thymi). Hương vị cỏ hơi hăng, cay, mặn, gần giống đinh hương. Cỏ xạ hương được bán tươi hoặc khô, nên được bổ sung vào cuối quá trình nấu ăn vì nhiệt độ có thể dễ dàng gây mất đi hương vị tinh tế của nó. Dạng tươi thì nhiều vị hơn, nhưng kém tiện lợi hơn dạng khô, thời gian bảo quản hiếm khi hơn một tuần. Xạ hương tươi thường được bán theo chùm nhánh. Có thể định lượng hương bằng chùm, nhánh hoặc bằng muỗng canh và muỗng cà phê. Cỏ xạ hương khô được sử dụng rộng rãi ở Armenia để pha trà. Tùy thuộc vào cách nó được sử dụng trong một món ăn, toàn bộ nhánh có thể được sử dụng, hoặc dùng lá và bỏ thân. Thông thường khi một công thức nấu ăn nói "chùm" hay "nhánh", có nghĩa sử dụng toàn bộ thân và lá; khi xác định bằng thìa nó có nghĩa là chỉ dùng lá. Thyme giữ lại được hương vị của nó ở dạng khô tốt hơn so với nhiều loại thảo mộc khác. Cỏ xạ hương phù hợp với tất cả các loại thịt, rau, thịt hầm, súp, độn, bánh mì thịt, ướp và pate. Tốt với nấm, khoai tây chiên, cà rốt (các loại rau khác) và trong trứng tráng. Thường được sử dụng trong clam chowder và gumbo; được sử dụng nhiều trong ẩm thực phương Tây. Dược liệu và ứng dụng y học. Tinh dầu xạ hương thông thường có vị cay mùi thơm, tính ấm; có tác dụng khư phong giải biểu, hành khí giảm đau, chứa 20-54% thymol. Tinh dầu xạ hương cũng chứa một số hợp chất khác, chẳng hạn như p-cymene, myrcene, borneol và linalool. Cỏ xạ hương có hai thành phần quan trọng là Thymol và Carvacrol. Theo nhiều nghiên cứu, hai thành phần này có các tác dụng kháng viêm (anti-inflammatory) với những cơ chế khác nhau. Thymol có tác dụng kháng viêm nhờ cơ chế ức chế sự sản sinh elastase được giải phóng khi hoạt hóa đại thực bào. Các elastase này sẽ sản sinh ra elastine là một dấu chỉ quan trọng trong quá trình viêm, có thể làm phản ứng viêm trầm trọng hơn. Việc ức chế giải phóng elastase sẽ giúp giảm các đáp ứng gây viêm. Công trình này được công bố bởi nhóm nghiên cứu của Braga, trường đại học y khoa Milan, Italia. Carvacrol là một thành phần quan trọng khác trong cỏ Xạ Hương, Carvacrol có hoạt động kháng viêm tốt do kích thích tăng sản sinh Interleukin 10, là một cytokin kháng viêm quan trọng. Interleukin 10 ức chế sản sinh ra các cytokin gây viêm khác. Công trình này được đăng tải trên tạp chí dược lý học của châu Âu năm 2013. Hoạt tính kháng viêm của Thymol và Cavarcrol trong cỏ xạ hương được khoa học đánh giá như một liệu pháp mới và tiềm năng cho các bệnh viêm nhiễm như viêm đường hô hấp. Trong nghiên cứu được tiến hành bởi Dentinox năm 1997, 154 trẻ từ 2 tháng tuổi tới 14 tuổi (độ tuổi trung bình là 4.4 tuổi) bị viêm phế quản cấp được điều trị hàng ngày với 30ml dịch chiết cỏ xạ hương trong giai đoạn từ 7 tới 14 ngày (trung bình 7.9 ngày). Kết quả nghiên cứu chỉ ra ở 93% bệnh nhân, các triệu chứng viêm phế quản giảm rõ rệt. Thymol có khả năng làm giảm tình trạng vi khuẩn kháng các thuốc kháng sinh thông thường như penicillin. Rất nhiều các nghiên cứu đã chỉ ra hoạt động kháng vi sinh vật mạnh mẽ của Thymol cũng như hoạt tính chống oxy hóa nên thường được sử dụng để tăng cường sức khỏe cho người già yếu và trẻ nhỏ, tăng cường sức chống đỡ với bệnh tật và kéo dài tuổi thọ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng. Thymol và Carvacrol giảm khả năng vi khuẩn kháng kháng sinh thông qua tác động hiệp đồng với nhau. Ngoài ra thymol còn được chứng minh là có khả năng ngăn chặn sự phát triển của khối u. Trường đại học Maryland, Hoa Kỳ cũng liệt kê cỏ Xạ Hương (Thyme) đã được sử dụng rộng rãi và hiệu quả cho các trường hợp viêm phế quản và viêm đường hô hấp ở châu Âu, đặc biệt là tại Đức. Dịch chiết cỏ xạ hương được sử dụng rất rộng rãi ở châu Âu, chủ yếu trị và phòng các bệnh hô hấp, đối tượng chính là trẻ em. Trà làm từ xạ hương có thể dùng để trị ho và viêm phế quản. Thymol, một chất khử trùng, là thành phần hoạt chất chính trong nhiều loại nước súc miệng được sản xuất thương mại như Listerine. Thymol cũng có thể được tìm thấy như là thành phần chính trong một số sản phẩm rửa tay tự nhiên, không cồn. Thymol cũng đã được chứng minh là có hiệu quả trong trị nấm mà thường là lây nhiễm móng chân. Một nghiên cứu của Đại học Leeds Metropolitan thấy rằng cỏ xạ hương có thể có ích trong việc điều trị mụn trứng cá. Độc tính. Cỏ xạ hương an toàn cho các đối tượng sử dụng. Trẻ em vẫn được sử dụng dịch chiết cỏ xạ hương khi bị các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Tuy cỏ xạ hương đã được sử dụng trong dân gian và không có thông tin gì về các tác dụng tiêu cực của cỏ xạ hương cho phụ nữ mang thai nhưng không nên sử dụng cho phụ nữ mang thai vì chưa có các nghiên cứu về sử dụng cỏ xạ hương trên đối tượng này.
1
null
USS "Moffett" (DD-362) là một tàu khu trục lớp "Porter" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào giữa những năm 1930. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Chuẩn đô đốc William Moffett (1869-1933), người tham gia cuộc Chiến tranh Tây Ban Nha-Hoa Kỳ và Thế Chiến I, và từng được tặng thưởng Huân chương Danh Dự. "Moffett" đã phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai cho đến khi xung đột kết thúc, được cho ngừng hoạt động năm 1945 và bị bán để tháo dỡ năm 1947. Thiết kế và chế tạo. "Moffett" được đặt lườn vào ngày 2 tháng 1 năm 1934 tại xưởng tàu của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở Quincy, Massachusetts. Nó được hạ thủy vào ngày 11 tháng 12 năm 1935, được đỡ đầu bởi cô Beverly Moffett, con gái Chuẩn đô đốc Moffett; và được cho nhập biên chế tại Boston, Massachusetts vào ngày 28 tháng 8 năm 1936 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân Andrew H. Addoms. Lịch sử hoạt động. Trước chiến tranh. Khi được đưa vào hoạt động, "Moffett" được phân về Hạm đội Đại Tây Dương từ năm 1936 đến năm 1941, đặt căn cứ tại Newport, Rhode Island. Nó rời cảng nhà vào ngày 24 tháng 4 năm 1941 để tham gia hoạt động Tuần tra Trung lập tại khu vực Nam Đại Tây Dương ngoài khơi Brazil. Sau khi Pháp thua trận, nó hoạt động ngoài khơi Puerto Rico cùng một lực lượng canh chừng hành động thù địch của phe Vichy Pháp đặt căn cứ tại Martinique và Guadeloupe ở vùng quần đảo Antilles thuộc Pháp. Nó được cho tách khỏi nhiệm vụ này vào tháng 8 năm 1941 để hộ tống cho tàu tuần dương hạng nặng đưa Tổng thống Franklin D. Roosevelt tham dự Hội nghị Hiến chương Đại Tây Dương cùng Thủ tướng Winston Churchill tại Argentia, Newfoundland. Thế Chiến II. Trong hai năm đầu của Chiến tranh Thế giới thứ hai, "Moffett" làm nhiệm vụ tuần tra và hộ tống các đoàn tàu vận tải tại khu vực Nam Đại Tây Dương và vùng biển Caribe. Nó thực hiện nhiều chuyến đi đến Tây Phi trong năm 1943. Vào ngày 17 tháng 5 năm 1943, đang khi cùng tàu khu trục làm nhiệm vụ hộ tống tại vùng biển Caribe, máy bay tuần tra đã phát hiện và tấn công một tàu ngầm U-boat Đức; đến 12 giờ 46 phút, nó trông thấy chiếc "U-128", và hỏa lực hải pháo 5-inch của hai chiếc tàu khu trục đã đánh chìm đối phương. Họ vớt được 50 người sống sót từ chiếc tàu ngầm, bao gồm vị sĩ quan chỉ huy. Ba tháng sau, đang khi hộ tống tàu tuần dương hạng nhẹ cùng một tàu buôn đi đến đảo Ascension, "Moffett" lại bắt được tín hiệu tàu ngầm đối phương, và đã phối hợp cùng máy bay hải quân để tấn công chiếc "U-604". Cuộc săn đuổi đối thủ diễn ra suốt đêm, và khi chiếc tàu ngầm nổi lên mặt nước ở cách về phía Bắc Trinidad sáng hôm sau, "Moffett" buộc nó phải lặn xuống sau năm phát đạn pháo trúng đích. Ba ngày sau, với sự trợ giúp của máy bay, nó lại bắt được tín hiệu đối phương và chiếc tàu ngầm bị hư hại nặng bởi các đợt tấn công bằng mìn sâu của "Moffett". Trong sự lộn xộn của bóng đêm, một máy bay bạn đã tấn công nhầm vào "Moffett" với hai lượt càn quét gây ra những hư hại nhẹ. Cuối cùng chiếc tàu ngầm đối phương bị thủy thủ đoàn tự đánh đắm vào ngày 11 tháng 8, và "Moffett" được ghi công tiêu diệt mục tiêu này. Vào ngày 26 tháng 3 năm 1944, "Moffett" lên đường như tàu chỉ huy hộ tống cho Đoàn tàu YN-78, một nhóm tàu kéo, xà lan và tàu tuần tra trên đường đi sang Anh Quốc để tham gia cuộc đổ bộ Normandy. Sau khi viếng thăm xứ Wales và Bắc Ireland, nó quay trở về New York vào ngày 11 tháng 5. Hoạt động tác chiến cuối cùng của nó là vào ngày 1 tháng 8, khi máy bay đối phương tấn công Đoàn tàu UGS-48 do nó hộ tống trên đường đi sang Bizerte, Tunisia. Rải làn khói để bảo vệ các tàu vận tải, chiếc tàu khu trục thực hiện một loạt các thao tác cơ động lẩn tránh các máy bay ném bom ngư lôi suốt đêm, và cùng các tàu hộ tống khác đánh đuổi đối phương bằng hỏa lực phòng không. Nó quay trở về New York sau nhiệm vụ này vào ngày 27 tháng 8. Sau chuyến đi cuối cùng đến Oran vào tháng 4 năm 1945, "Moffett" bắt đầu được sửa chữa tại Boston, rồi được kéo đến Charleston, South Carolina vào ngày 28 tháng 5 để được sửa chữa triệt để. Nó vẫn đang ở trong ụ tàu khi xung đột kết thúc vào tháng 8, và công việc được tạm dừng. "Moffett" được cho xuất biên chế tại Charleston vào ngày 2 tháng 11 năm 1945 và được đưa về hạm đội dự bị. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 28 tháng 1 năm 1947, và con tàu bị bán cho hãng Boston Metals Company ở Baltimore, Maryland vào ngày 16 tháng 5 năm 1947 để tháo dỡ. Phần thưởng. "Moffett" được tặng thưởng hai Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
USS "Balch" (DD-363) là một tàu khu trục lớp "Porter" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào giữa những năm 1930. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Chuẩn đô đốc George Beall Balch (1821-1908), người tham gia cuộc Chiến tranh Mexico-Hoa Kỳ và cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. "Balch" đã phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai cho đến khi xung đột kết thúc, được cho ngừng hoạt động năm 1945 và bị bán để tháo dỡ năm 1946. Thiết kế và chế tạo. "Balch" được đặt lườn vào ngày 16 tháng 5 năm 1934 tại xưởng tàu của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở Quincy, Massachusetts. Nó được hạ thủy vào ngày 24 tháng 3 năm 1936, được đỡ đầu bởi cô Gertrude Balch, cháu nội Chuẩn đô đốc Balch; và được cho nhập biên chế vào ngày 20 tháng 10 năm 1936 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân T. C. Latimore. Lịch sử hoạt động. Trước chiến tranh. Sau khi được đưa vào hoạt động, "Balch" phục vụ trong một thời gian trực tiếp dưới quyền Văn phòng Ban Tác chiến Hải quân. Nó khởi hành từ Newport, Rhode Island vào tháng 10 năm 1937 để đi sang khu vực Thái Bình Dương, và sau khi đi đến đã gia nhập Đội khu trục 7 trực thuộc Lực lượng Chiến Trận. Sau đó, lần lượt trong vai trò soái hạm của Hải đội Khu trục 12 rồi của Hải đội Khu trục 6, nó tham gia các cuộc huấn luyện, thực hành hạm đội và tập trận tại Thái Bình Dương cũng như tại vùng biển Caribe. Sau khi tham gia cuộc tập trận Vấn đề Hạm đội XXI tại Trân Châu Cảng, nó đi đến Xưởng hải quân Mare Island cho một đợt đại tu vào mùa Xuân năm 1940. Hoàn tất việc sửa chữa, nó tuần tự thực hiện sáu chuyến đi lại giữa vùng quần đảo Hawaii và vùng bờ Tây từ tháng 8 năm 1940 đến tháng 12 năm 1941. Thế Chiến II. Vào ngày 1 tháng 12 năm 1941, "Balch" ra khơi trong thành phần Lực lượng Đặc nhiệm 8, và vẫn đang ở cùng đơn vị này vào lúc diễn ra cuộc tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12. Nó tuần tra tại khu vực Đông Thái Bình Dương trong những tháng chiến tranh đầu tiên, tham gia cuộc bắn phá đảo Tarawa thuộc quần đảo Marshall vào ngày 1 tháng 2 năm 1942. Từ tháng 2 năm 1942 đến tháng 6 năm 1944, nó hoạt động hộ tống, tuần tra và hỗ trợ hỏa lực cho các hoạt động bắn phá đảo Wake vào ngày 24 tháng 2 năm 1942; cuộc không kích Doolittle vào ngày 18 tháng 4 năm 1942; trận Midway từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 6 nơi nó đã vớt 545 người sống sót từ chiếc tàu sân bay ; cuộc đổ bộ lên Guadalcanal từ ngày 7 đến ngày 30 tháng 8; chiếm đóng Attu thuộc quần đảo Aleut từ ngày 11 tháng 5 đến ngày 2 tháng 6 năm 1943; các cuộc đổ bộ lên Toem-Wakde-Sarmi từ ngày 25 tháng 5 đến ngày 28 tháng 5 năm 1944; và cuộc chiếm đóng đảo Biak từ ngày 28 tháng 5 đến ngày 18 tháng 6. Vào ngày 15 tháng 7 năm 1944, "Balch" đi đến New York. Từ ngày 2 tháng 8 năm 1944 đến ngày 23 tháng 5 năm 1945, nó hoàn tất năm chuyến đi vượt Đại Tây Dương đến nhiều cảng khác nhau thuộc Bắc Phi. Đến ngày 16 tháng 6 năm 1945, chiếc tàu khu trục được chuẩn bị cho ngừng hoạt động tại Philadelphia, Pennsylvania. Nó xuất biên chế vào ngày 19 tháng 10 năm 1945 và bị tháo dỡ vào năm 1946. Phần thưởng. "Balch" được tặng thưởng sáu Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
là một nghệ sĩ J-pop đến từ Tokyo. Năm 1964 bà thu âm bài hát tại Crown Records sử dụng nghệ danh . Ca khúc đầu tiên được ra mắt với tên thật của bà là , bài hát chủ đề mở đầu cho anime "Attack No. 1". Sau đó bà tiếp tục thể hiện nhiều ca khúc chủ đề cho những anime khác, bao gồm cả "Doraemon", "Aim for the Ace!", "Araiguma Rascal", "Flanders no Inu", và "Oz no Mahōtsukai". Bà được fan hâm mộ và giới báo chí Nhật Bản gọi là "Nữ hoàng của nhạc Anime" và nằm một trong "Tứ Thiên Vương Anison" ("アニソン四天王"), cùng với Ichiro Mizuki, Isao Sasaki, và Mitsuko Horie. Ca khúc chủ đề mở đầu cho Heidi, Girl of the Alps thường bị hiểu lầm là do Ōsugi trình bày. Nhưng thực sự nó được trình bày bởi Kayo Ishū , một ca sĩ phòng thu. Nhưng Ōsugi đã trình bày ca khúc chủ đề kết thúc phim.
1
null
"I Bet You Look Good on the Dancefloor" là một bài hát của ban nhạc indie rock Anh Arctic Monkeys. Bài hát đã được phát hành thông qua Domino Records như đĩa đơn đầu tiên của ban nhạc từ album phòng thu đầu tay Whatever People Say I Am, That's What I'm Not của họ (2006). Nó đứng vị trí số một trên UK Singles Chart vào ngày 23 tháng 10 năm 2005, và vẫn là một trong những bài hát nổi tiếng nhất của ban nhạc. Arctic Monkeys biểu diễn ca khúc tại lễ khai mạc của Thế vận hội Mùa hè 2012. Bài hát được xếp ở vị trí thứ 7 trên danh sách 500 bài hát vĩ đại nhất của mọi thời đại của NME. Video âm nhạc. Video ghi âm trực tiếp ban nhạc chơi trong một phòng thu với một lượng khán giả nhỏ xem với cả video và âm thanh được thực hiện trực tiếp. Video được quay bằng máy ảnh truyền hình từ những năm 1970 để cho nó một hiệu ứng xưa hơn. Ban nhạc Mỹ The Strokes trước đó đã thực hiện một video âm nhạc tương tự cho đĩa đơn " Last Nite "; Arctic Monkeys được biết đến là hâm mộ The Strokes.
1
null
Ga Indeogwon là ga tàu điện nằm trên Tuyến Gwacheon nằm ở Gwanyang-dong, Dongan-gu, Anyang tại Indeogwon-sageori. Do nhà ga tương đối gần Poil-dong thành phố lân cận của Uiwang, một số người từ quận gần đó cũng sử dụng ga này, và ở đây có chuyến xe buýt có thể truy cập thông qua lối thoát số 2 nối nhà ga đến Pangyo, Seongnam.
1
null
Ga Pyeongchon là ga nằm trên Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 4. Nó nằm ở trung tâm thành phố Anyang. Ở đây có nhiều nhà hàng, quán bar, và quán cà phê Internet gần nhà ga. Nhà ga gần đây đã lắp đặt thang cuốn và lối thoát hiểm mới. Nó cũng kết nối đến E-mart.
1
null
Ga Beomgye là ga trên Tuyến 4 của mạng lưới Tàu điện ngầm Seoul. Nó ở giữa Ga Geumjeong và Ga Pyeongchon. Nó là vùng mới của Anyang, Gyeonggi-do hướng từ Seoul, nó là ga tàu điện ngầm cuối cùng của tuyến này. Nó mở cửa vào 4:30 sáng. Nó nối với cửa hàng bách hóa Lotte. Cửa hàng bách hóa Lotte mở cửa từ 2012. Tên nhà ga cũng có nghĩa là "con hổ."
1
null
Ga Sanbon là ga trên Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 4. Nó nằm ở thành phố Gunpo. Nó là ga chính để vào 'Sanbon', và dự kiến là thành phố vệ tinh của Hàn Quốc. Nó nằm giữa Ga Geumjeong và Ga Surisan và mở cửa vào 1 tháng 5 năm 1992.
1
null
The Hebrides (tiếng Đức: Die Hebrides, tên gọi khác: Động Fingal(tiếng Đức: Die Fingalshöhle)) là bản overture cung Si thứ, Op.26 của nhà soạn nhạc người Đức gốc Do Thái Felix Mendelssohn. Có ý kiến cho rằng ông viết bản overture khi đi thăm Hebrides và đảo Saffa vào năm 1829 (thực ra ông đã ghi nhanh chủ đề của tác phẩm này trong một bức thư được viết trước khi thăm Saffa). Mendelssohn đã viết nó vào năm 1830, tên gọi ban đầu là Hòn đảo hiu quạnh (tiếng Đức: Die einsame Insel).
1
null
Khovanshchina (tiếng Nga: Хованщина) là vở opera 5 màn của nhà soạn nhạc người Nga Modest Mussorgsky. Ông đã phối hợp với Vladimir Stasov viết lời cho tác phẩm. Tuy nhiên, Mussorgsky đã không hoàn thành tác phẩm, sau đó Nikolay Rimsky-Korsakov hoàn chỉnh và phối nhạc. Tác phẩm được trình diễn lần đầu tiên vào năm 1886 tại Sankt Petersburg, Nga. Tiếp theo là tại Paris, Pháp vào năm 1913 với phiên bản đã được Igor Stravinsky và Maurice Ravel chỉnh sửa. Sau này đến lượt Dmitri Shostakovich bổ sung thêm. Phiên bản này trình diễn lần đầu tiên tại Leningrad vào năm 1960. Có lẽ Khovanshchina là một trong những vở opera được chỉnh sửa nhiều nhất kể từ khi ra đời.
1
null
Tierradentro là một trong những nền văn hóa tiền Colombo cổ xưa ở Colombia. Nó có lịch sử từ khoảng năm 200 TCN và kéo dài cho đến thế kỷ 17. Ngày nay nó là một công viên khảo cổ quốc gia trong phạm vi quản lý của đô thị Inza, Cauca, trung tâm dãy Andes, tây nam Colombia. Công viên nằm cách thủ phủ của tỉnh là thành phố Popayán khoảng 100 km và được quản lý bởi Viện Lịch sử và Nhân chủng học Colombia (ICANH), cơ quan quốc gia duy nhất về khảo cổ học. Khu vực này rất nổi tiếng bởi những cấu trúc Hypogeum ngầm thời tiền Colombo được tìm thấy trong các cuộc khai quật nằm rải rác trong khu vực khảo cổ. Tổng cộng có 162 mộ và lăng mộ ngầm nằm tại các khu vực là Alto del Aguacate (đồi Avocado) với 62 lăng mộ được bố trí trong khu vực dài 250 mét, Alto de San Andrés với 23 lăng mộ Hypogeum, Alto de Segovia với 64 ngôi mộ, Alto del Duende với 13 ngôi mộ và El Tablón, là nơi có các tác phẩm điêu khắc đá có liên quan. Các Hypogeum điển hình đều có hướng hướng về phía tây, bao gồm một cầu thang xoắn ốc và một buồng chính rộng từ 10-12 mét, nằm sâu từ 5-8 mét bên dưới mặt đất, với một số hốc nhỏ hơn xung quanh, mỗi hốc có chứa một xác chết. Các bức tường được vẽ bởi những hình học, hình người và chữ tượng hình màu đỏ, đen và trắng. Một số bức tượng, các mảnh gốm và các loại vải còn sót lại có thể là do các vụ cướp mộ trước khi nơi đây được thành lập như một khu bảo tồn. Nền văn hóa Tierradentro thời tiền Colombo đã tạo ra ra các khu vực chôn cất này trong thiên niên kỷ đầu tiên sau công nguyên tại công viên khảo cổ học Tierradentro có niên đại từ thế kỷ thứ 6 đến thứ 9. Các chi tiết trong tác phẩm điêu khắc và hình ảnh mô tả tương tự như các hình tại công viên khảo cổ San Agustín. Công viên tạo ra doanh thu đáng kể cho nền kinh tế địa phương do số lượng khách du lịch trong và ngoài nước tới đây rất đông. Nó đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1995. Công viên cũng được liệt kê trong Danh sách Di tích Thế giới 2012 bởi Quỹ Di tích Thế giới, danh sách của 100 di tích, hầu hết trong số đó đang bị đe dọa.
1
null
Denis Papin (1647-1712) là nhà vật lý, nhà toán học, nhà phát minh người Pháp. Ông nổi tiếng hơn cả nhờ phát minh ra nồi áp suất, giúp con người có thể làm chín thức ăn nhanh hơn, kể cả khi không khí loãng như ở trên núi. Đồng thời, ông cũng là người đóng góp cho sự phát triển của bơm ly tâm và đông cơ hơi nước. Thí nghiệm thất bại. Năm 1707, một chiếc thuyền kỳ lạ chưa từng thấy đã chạy trên dòng sông Fulda của nước Phổ. Chiếc thuyền này hoàn toàn không có buồm, không có mái chèo như những chiếc thuyền bình thường ở thời ấy mà vẫn chạy băng băng trên mặt nước nhờ những guồng quay ở 2 bên nom như những bánh xe nước quay đều đều gạt nước về phía sau. Thấy những chiếc thuyền kỳ dị vừa tự vân hành, vừa thở ra những tiếng phì phì quái lạ, những người chèo thuyền ở quanh vùng tỏ ra vô cùng giận dữ. Cả đám đông phẫn nộ người tay búa, kẻ tay rìu ào ào kéo ra bờ sông nơi con thuyền đang chạy qua. Họ đâu có hay là Denis Papin đang đứng trên mũi tàu. Thực ra, Papin không hề có ý định khiêu khích gì mà chỉ nghiệm chiếc đông cơ mình mới sáng chế hoạt động như thế nào mà thôi. Nhưng, đáng tiếc thay, những người dân xung quanh đây lại tưởng chủ chiếc tàu này là kẻ cạnh tranh đáng sợ với đàm thuyền bè thô sơ của họ dẫn tới nguy cơ họ phán sản. Thế là đám người kém hiểu biết đã chẳng them hỏi han, trao đổi gì với Papin mà cứ hè nhau xông thẳng dùng rìu, búa phá tan tành công trình của ông. Chỉ trong phút chốc, chiếc tàu mà ông dành bao công sức đã tan thành mây khói. Có lẽ đây là một trong những thất bại đáng tiếc nhất của Papin, là một trong những ngày buồn nhất của ông.
1
null
Anh em nhà Montgolfier gồm Joseph Montgolfier (1740-1810) và Étienne Montgolfier (1745-1799) là những nhà phát minh ra khí cầu. Họ đã thỏa ước mơ bấy lâu nay của con người: Bay lên bầu trời. Chế tạo khinh khí cầu. Từ ý tưởng phát minh thuở thiếu thời. Anh em nhà Montgolfier là những người con của ông chủ xưởng giấy Montgolfier tại Annonay của Pháp. Trong những ngày mùa đông giá rét, Joseph và Étienne thường thích ngồi bên chiếc lò sưởi bằng củi ở góc phòng vừa sưởi ấm vừa trò chuyện vui vẻ bên nhau. Vào một buổi mùa đông năm 1772, trong khi chăm chú nhìn ngọn lửa cháy trong lò sưởi cùng với luồng khí nóng liên tục bốc lên cao, Étienne bỗng kêu lên: -Anh thấy có lạ không, tại sao khi lửa cháy khói lại chỉ bay cao lên mà không hạ xuống đất nhỉ? Nghe em nói vậy, Joseph liền quan sát kỹ rồi trả lời: -Có thể khi ngọn lửa cháy sẽ làm không khí có lẫn khói ở phía trên trở nên nhẹ hơn nến nó bay cao lên. -Nếu như chúng ta ấy một chiếc túi chứa khói vào trong đó thì liệu cái túi có bay được không nhỉ?-Étienne này ra một ý nghĩ mới mẻ. Joseph thích thú reo lên: -Rất có thể túi sẽ bay lên. Chúng ta hãy cùng thử xem. Thế là hai anh em vội vàng đi kiếm một mảnh lụa rồi hì hục cắt cắt, khâu khâu thành một cái túi to. Sau đó Joseph đứng lên ghế cầm đáy túi dóc miệng túi xuống dưới, còn Étienne thì căng miệng túi ở phía trên ngọn lửa khéo léo hứng hơi nóng từ ngọn lửa bốc lên. Chiếc túi chứa đầy khí nóng căng phồng lên như một quả bóng. Lúc này Étienne chỉ việc túm miệng túi lại rồi lấy dây chun buộc thắt chặt. Hai anh em hì hục khênh túi khí ra người trời và cùng buông tay ra. Lập tức chiếc túi từ từ bay lên cao. Không nén được sung sướng, Étienne nhảy cẫng lên reo to: -Haha! Trò chơi hay quá! Joseph nhìn cái túi bay lơ lửng trên cao nói giọng đầy hứng khởi: -Chúng ta không nên dừng lại ở trò này mà hãy tiến tới chế tạo một khí cầu lớn có thể đưa con người bay lên trời. Qua quá trình miệt mài chế tạo. Bàn với nhau xong, hai anh em nhà Montgolfier đã hớn hở chạy đi gặp cha trình bày rõ ý tưởng mới mẻ của mình và yêu cầu bố giúp đỡ. Ông bố hiểu rằng việc làm này rất thú vị nhưng cũng rất kho khăn, tốn kém, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Tuy vậy, ông vẫn nhiệt tình ủng hộ hai con cả về tinh thần và vật chất. Thế là từ hôm đó, Joseph và Étienne đã hăng hái bắt tay vào chế tạo khí cầu. Họ đã tiến hành thí nghiệm với đủ loại khí cầu bằng các chất liệu khác nhau, không ngừng cải tiếng hệ thống lò đốt phát khí nóng sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Cuối cùng, sau 11 năm miệt mài nghiên cứu gian khổ và tốn kém, thành công đã đến với hai anh em nhà Montgolfier. Đến khi thành công vang dội và nổi tiếng. Ngày 5 tháng 6 năm 1783, Joseph và Étienne đã tiến hành biểu diễn trước đông đảo người xem chuyến bay của chiếc khinh khí cầu đầu tiên trên thế giới. Chiếc khí cầu bằng vải có chu vi lớn đến 110 thước Anh đã bay vút lên cao dưới con mắt đầy thán phục và tiếng reo hò của những người chứng kiến. Sau khi bay xa được 1,5 dặm Anh, chiếc khí cầu đã hạ cánh an toàn xuống mặt đất. Thành công vang dội khiến anh em Montgolfier được vua Pháp mời đến thủ đô Paris biểu diễn. Ngày 19 tháng 9 năm 1783, chiếc khí cầu khổng lồ được trang trí lộng lẫy mang theo hành khách là một chú gà trống, một chú dê và một chú vịt trong chiếc giỏ đan bằng cành liễu đã bay trên bầu trời Paris trước sự chứng kiến của nhà vua và các triều thần cùng dân chúng thủ đô. Đến ngày 21 tháng 11 năm ấy, hai người khách đã đáp khí cầu của anh em Montgolfier bay trên suốt chặng đường dài 10 km trong 26 phút, mở ra một kỷ nguyên mới cho việc sử dụng khí cầu trong thám hiểm, giao thông vận tải, dự báo khí tượng.
1
null
Nghiên (chữ Hán: 硯, Hán-Việt: "nghiễn") là một dụng cụ dùng để mài và chứa mực Tàu. Mực Tàu thường được đông đặc thành những thỏi mực. Khi cần mực để viết, người xưa bôi một chút nước lên đầu thỏi mực rồi chà nó lên mặt phẳng của nghiên để mài. Trên nghiên có thể có một chỗ nhỏ để chứa nước, chẳng hạn đối với các nghiên có vào đời nhà Tống, Trung Quốc. Về sau, chỗ chứa nước này trở thành chỗ chứa mực. Nước thường được chứa trong một món đồ bằng sứ, khi cần thì lấy rưới lên nghiên. Nghiên có thể làm từ đất sét, đồng thiếc, sắt hoặc sứ. Bốn vật phẩm gồm nghiên, bút lông, thỏi mực và giấy Tuyên được Trung Quốc truyền thống gọi là Văn phòng tứ bảo (文房四寶). Lịch sử. Nghiên có nguồn gốc từ Trung Quốc, được dùng trong thư pháp Á Đông và tranh vẽ Trung Quốc. Dụng cụ này bắt nguồn từ một dụng cụ khác dùng để chà thuốc nhuộm đã có trong khoảng 6000 đến 7000 năm trước. Mẫu nghiên cổ nhất mà người ta khai quật được có niên đại từ thế kỉ 3 trước Công nguyên, tìm thấy trong một lăng mộ nằm ở Vân Mộng, tỉnh Hồ Bắc. Nghiên được phổ biến rộng rãi trong thời nhà Hán, sau đó do kinh tế xã hội và văn hóa thúc đẩy mà nhu cầu về nghiên tiếp tục gia tăng trong thời nhà Đường và đạt đỉnh cao vào đời nhà Tống. Nghiên đời Tống có thể có kích thước rất to lớn và thường được chạm trổ tinh xảo. Hình rồng chạm trổ trên nghiên vào thời kì này thường thể hiện sự hài hước khi rồng được vẽ đang cười. Ngược lại, đến thời nhà Nguyên thì con rồng thể hiện sự dữ dằn. Vua Càn Long của nhà Thanh có riêng một bộ sách viết về nghiên, được biên mục thành 24 quyển, tựa là "Tây Thanh nghiễn phổ" (). Bốn loại nghiên nổi tiếng. Đối với những nhà thư pháp và họa sĩ, nghiên có tầm ảnh hưởng quan trọng lên chất lượng mực. Nghiên tác động đến lượng và kết cấu của thứ mực được mài trên đó. Trung Quốc có bốn loại nghiên được đặc biệt chú ý.
1
null
Sông Thao () là một phụ lưu của Hoàng Hà, Trung Quốc. Sông khởi nguồn từ dãy núi Tây Khuynh, gần ranh giới hai tỉnh Cam Túc và Thanh Hải, chảy về phía đông ngang qua châu tự trị dân tộc Tạng Cam Nam, sau đó chuyển hướng về phía bắc dọc theo ranh giới giữa địa cấp thị Định Tây ở phía đông với châu tự trị dân tộc Tạng Cam Nam và châu tự trị dân tộc Hồi Lâm Hạ ở phía tây, sau cùng thì đổ vào hồ chứa nước Lưu Gia Hạp gần thành phố cấp huyện Lưu Gia Hạp (huyện lỵ huyện Vĩnh Tĩnh, châu tự trị dân tộc Hồi Lâm Hạ). Nhật Bản và Trung Quốc đang thảo luận xây dựng một nhà máy thủy điện công suất 66MW trên sông Thao.
1
null
Ga Surisan là ga đường sắt trên Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 4. Nó nằm giữa Ga Sanbon và Ga Daeyami. Mở cửa vào 18 tháng 7 năm 2003, tên của ga Surisan có nguồn gốc từ núi Suri nằm gần nhà ga. Nhưng sự thật, núi Suri nằm cách một khoảng xa so với ga Suri.
1
null
Ga đại học Hanyang tại Ansan là ga trên Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 4. Mặc dù cái tên nó được đặt theo Ansan khuôn viên của Đại học Hanyang, khoảng cách giữa nhà ga và trường học gần 2 km. Nhà ga này là ga cuối phía Đông Nam của Tuyến Suin sử dụng ngày nay; nó sẽ trở thành một điểm chuyển giao giữa 4 và tuyến Suin khi công trình ở Tuyến Suin hoàn thành. Đại học Hanyang có xe buýt đưa đón dừng trước Đại học tại Ga Ansan. Xe buýt xe đưa đón sinh viên tại trạm đến trường, trong vòng 7 đến 8 phút.
1
null
Ga Jungang là ga nằm trên Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 4. Tên nhà ga là Viện nghệ thuật Seoul. Nó là nhà ga đông đúc và nằm gần cửa hàng Lotte Mart lớn, Starbucks, và trạm xe buýt nhanh Ansan. Nó nằm giữa Ga Gojan và Ga đại học Hanyang tại Ansan.
1
null
Tự sắc (Latinh: Motu proprio) là một loại văn kiện của giáo hoàng, có chữ ký riêng của ông, do ông tự ban hành mà không theo ý thỉnh cầu của người nào khác. Một tự sắc có thể được giáo hoàng gửi đến toàn thể hoặc một phần Giáo hội Công giáo, hoặc gửi đến cho một số cá nhân. Mục đích của tự sắc thường là để thành lập các tổ chức của Tòa Thánh hoặc Giáo hội; điều chỉnh, thay đổi nhỏ các quy luật hoặc thủ tục, vinh danh một cá nhân... nhưng thường không trái ngược với Tông Hiến. Tự sắc đầu tiên được biết đến do Giáo hoàng Innocent VIII ban hành năm 1484.
1
null
Tông Hiến (là chữ gọi tắt của "Hiến pháp Tông Tòa", tiếng Latinh: Constitutio Apostolica) là loại văn kiện quy phạm cao cấp nhất và quan trọng nhất do Giáo hoàng ban hành. Thuật ngữ "Hiến pháp" - constitution có gốc Latinh là "constitutio", dùng để chỉ bất kỳ luật quan trọng nào được Hoàng đế La Mã ban hành, nói cách khác, Tông Hiến hay Giáo luật Công giáo thừa hưởng các đặc tính của luật La Mã. Tông hiến được lưu trữ trong văn khố của nhà thờ. Về bản chất, Tông Hiến được công bố rộng rãi đến muôn dân. Các hiến định phổ quát thường mang tước hiệu "Tông Hiến" và được sử dụng cho các vấn đề trang trọng của Giáo hội như công bố Giáo luật hoặc thực hiện huấn quyền giải thích giáo lý. Tước hiệu Tông Hiến về giáo lý và về mục vụ được sử dụng mang tính mô tả hơn là trình bày mục đích của Tông Hiến. Tông Hiến có thể ảnh hưởng trực tiếp đến Giáo luật Công giáo và pháp luật của Tòa Thánh Vatican. Tông Hiến được ban hành qua một "Tông Sắc" vì tính trang trọng và phổ quát. Trong số các loại văn bản quy phạm của Giáo hoàng, "Tông Thư" ban hành dưới dạng "Tự Sắc" được xếp sau về tính trang trọng. Phần mở đầu. Tông Hiến thường được mở đầu bằng:[Tước hiệu Giáo hoàng], Giám muc Tôi tớ các Tôi tớ Thiên Chúa Để muôn đời ghi nhớ.
1
null
Ga Gojan là ga trên Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 4. Nó nằm gần Sân vận động Ansan Wa~. Tên thứ hai của nhà ga là ga Bệnh viện Đại học Ansan Hàn Quốc. Âm "Gojan" có nguồn gốc từ "bên trong áp choàng". Lịch sử. Ga Gojan là ga đầu tiên của Tuyến Suin.
1
null
Ga Choji (Tiếng Hàn: 초지역, Hanja: 草芝驛) (trước đây gọi là Ga Gongdan) là ga trên Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 4, Tuyến Suin–Bundang và Tuyến Seohae. Chính phủ của thành phố Ansan công bố rằng nhà ga này chính thức được đổi tên thành Ga Choji vào cuối tháng 6 năm 2012.
1
null
Ga Ansan thuộc về Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 4. Nó là ga cuối cùng trong Tuyến 4 cho đến khi mở rộng tuyến đến Ga Oido. Nó vẫn còn là ga cuối cho một số tàu. Ở đây có nhiều nhà hàng và cửa hàng nằm xung quanh ga này. Ansan có một cộng đồng người nước ngoài lớn và một số nhà hàng nước ngoài cũng được đặt cạnh ga.
1
null
Ga Jeongwang là ga trên Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 4. Tên thứ hai của ga là Đại học Bách khoa Hàn Quốc. Nhà ga này có số lượng hành khách cao hơn Ga Oido. Ở đây có nhiều nhà hàng và cửa hàng nằm gần nhà ga bao gồm E-Mart lớn.
1
null
Serhiy (auch Sergei oder Sergej) Oleksijowytsch Taruta (ukrainisch ; sinh ngày 23 tháng 7 1955 tại làng Wynohradne, Rajon Nowoasowsk ở Donetsk (tỉnh)) là một doanh nhân người Ukraina. Taruta là một trong những người giàu nhất nước Ukraina. Từ tháng 3 năm 2014, Taruta được bổ nhiệm làm tỉnh trưởng Donetsk (tỉnh). Tiểu sử. Học vấn và sự nghiệp. Taruta tốt nghiệp ban đầu tại một viện luyện kim, sau đó trong thập niên 1990 ông học thêm môn kinh tế ở Donetsk. Vào năm 1995 ông thành lập hãng ngoại thương "Asowimpex". Một trong những công ty chính của ông ta, mà sản xuất mỗi năm khoảng 10 triệu tấn thép, là tập đoàn "Liên hiệp Kỹ nghệ Donbass (IUD)", mà ông ta làm chủ tịch quản trị. Vào năm 2007,Taruta mua xưởng đóng tàu Danzig cũng như 2 xưởng chế tạo thép tại Ba Lan và Hungary. Chức vụ tỉnh trưởng Donetsk (tỉnh). Sau vụ đảo chính ở Ukraina 2014, Taruta vào ngày 2 tháng 3 được tổng thống lâm thời Oleksandr Turchynov phong làm tỉnh trưởng Donetsk (tỉnh). Nhận xét. Đa số người dân Donetsk (tỉnh), bất kể ngôn ngữ chính là tiếng ukraina hay tiếng Nga đều không muốn tỉnh mình nhập vào nước Nga. Cá nhân. Taruta cũng là chủ tịch hội đá banh Metalurh Donezk, có vợ và 2 người con.
1
null
Ga Oido hiện là ga cuối hướng Tây Nam của Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 4. Nằm cách 30 kilomet hướng Nam của Seoul, phải mất hơn một giờ qua lại bằng đường sắt giữa trạm này với Ga Seoul. Có một kho tàu hàng nằm gần đó. Nhà ga này, cùng với Ga Jeongwang ở phía Nam, phục vụ cho Khu công nghiệp Sihwa phía Tây Nam Siheung. Bắt đầu vào tháng 6 năm 2012, nhà ga này trở thành ga cuối cùng hướng Đông Nam của Tuyến Suin, liên kết thành phố của Siheung đến phía Nam Incheon. Tuyến Suin và kế hoạch tương lai. Đường sắt Tuyến Suin hẹp, phục vụ như phương tiện vận chuyển hàng hóa giữa Suwon và Incheon, đã bị bỏ hoang vào năm 1995. Ga Oido là ga cuối hướng Tây Bắc của Tuyến Suin vẫn còn sử dụng đến ngày nay; ga cuối hướng Đông Nam là Ga đại học Hanyang tại Ansan. Tuy nhiên, với sự bùng nổ dân số gần đây ở miền nam tỉnh Gyeonggi, tuyến đang được làm lại như đường sắt khổ tiêu chuẩn cho đường sắt đi lại. Giai đoạn đầu tiên sẽ kết hợp mở rộng của tuyến Suin tới hướng nam Incheon, và sẽ vận chuyển với Tàu điện ngầm Incheon tuyến 1 tại Ga Woninjae.
1
null
Ga Geumjeong là ga tàu điện trên cao của tuyến 1 và 4 của mạng lưới Tàu điện ngầm Seoul ở Hàn Quốc. Nhà ga nằm ở Gunpo, thành phố cách về hướng Nam của Seoul ở Gyeonggi, giữa thành phố Anyang và Suwon. Geumjeong là một điểm chuyển giao quan trọng cho hành khách đi du lịch đến và đi từ phía Nam và phía Tây tỉnh Gyeonggi đến Seoul Grand Park và Công viên trường đua ngựa Seoul. Đường sắt được liên kết cho phép hành khách chuyển đổi giữa tuyến 1 và 4 trên cùng một nhà ga.
1
null
Jean Joseph Étienne Lenoir là kỹ sư người Bỉ. Ông là người chế tạo loại động cơ đốt trong đầu tiên trong lịch sử vào năm 1860. Đó là loại động cơ đốt trong 2 kì. Lenoir đã mở ra kỉ nguyên của động cơ đốt trong, một trong những động lực quan trọng nhất của thế giới.
1
null
Ishmael ( "Yišmaˁel"; "Ismaēl"; ; '; tiếng Việt: Ít-ma-ên hoặc Ích-ma-ên) là một nhân vật trong Kinh thánh Hebrew và Kinh Qur’an, ông là con đầu lòng của Abraham theo quan điểm của cả người Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo. Ishmael là con của Abraham với người hầu gái Hagar của Sarah (). Theo ghi chép trong Sách Sáng thế ký, ông qua đời ở tuổi 137 (). Truyền thống Hồi giáo coi Ishmael là tổ tiên của người Ả Rập (con cái Ishmael). Sinh. Việc Ishmael ra đời là do sự sắp xếp của người vợ đầu tiên và chính thức duy nhất của Aram, tức bà Saira (người sau này được đổi tên thành Sahra). Hai vợ chồng ông Aram và bà Saira vẫn đang mong muốn 1 đứa con nối dõi để ứng nghiệm lời Thiên Chúa đã hứa. Tuy nhiên, dù đã 75 tuổi vẫn chưa có con, và theo tập tục thời ấy, bà hiến người hầu gái gốc gác Ai Cập là Hagar cho chồng mình. Đến năm ông Aram được 85 tuổi thì có con đầu lòng với người hầu gái Hagar và đặt tên là Ishmael. Do mình vẫn chưa có con nối dõi, Saira bị Ishmael xem thường và cười cợt nên Saira đối xử hà khắc với mẹ con người hầu gái Hagar và đề nghị chồng đuổi 2 mẹ con bà đi. Nhưng sứ thần của Chúa hiện ra với bà và khuyên bà nên quay trở về với Aram vì lúc bấy giờ Saira có thể có 1 đứa con trai do lời Chúa hứa. Theo đó, ông Aram, người được Chúa đổi tên thành Araham sẽ trở nên tổ phụ của 1 dân tộc đông đảo. Tuy nhiên, lời hứa ấy phải ứng nghiệm và truyền lại cho con trai của người vợ chính thức, tức là Sahra. Dù vậy, để khuyên được bà Hagar quay về, Thiên Chúa đã đặc biệt hứa cho con trai bà Ishmael cũng trở thành 1 lãnh đạo 1 quốc gia rộng lớn. Rời bỏ cha mình. Khi Ishmael 13 tuổi, cha ông là Aram được Chúa đặt tên mới là Abraham, nghĩa là tổ phụ các dân tộc, khi ấy đã 99 tuổi, được Chúa hứa cho 1 người con trai với bà Sahra. 1 năm sau, đứa bé ra đời và được đặt tên là Isaac, lúc ấy Sahra đã 90 tuổi. Lúc bấy giờ, Sahra nói với chồng mình nên đuổi 2 mẹ con Hagar đi để đảm bảo lời hứa của Chúa sẽ ứng nghiệm nơi con trai mình là Issac. Abraham chỉ đồng ý khi Chúa hứa với ông giao ước giữa Thiên Chúa và ông sẽ được truyền lại nơi Isaac, đồng thời, người con đầu lòng của ông là Ishmael cũng được trao 1 quốc gia khác. Năm 14 tuổi, Ishmael và mẹ rời bỏ nhà cha mình. Abraham cho 2 mẹ con lương thực, nước uống và cho họ ra đi. Họ đi đến 1 vùng hoang mạc Beer-sheba, nơi Chúa đã hứa với 2 mẹ con họ rằng sẽ cho con trai bà 1 quốc gia. Hậu duệ. Ishmael có 12 người con trai
1
null
Sarah hay Sara ( "Śarra"; ; "Sārah") là vợ của Abraham, mẹ của Isaac. Tên ban đầu của bà là Sarai. Theo Sáng thế ký 17:15, Thiên Chúa đổi tên bà thành Sarah để thực hiện một giao ước sau khi người hầu gái Hagar của bà sinh cho Abraham đứa con trai đầu lòng, Ishmael. Trong tiếng Hebrew, tên gọi "Sarah" để chỉ một người phụ nữ tầng lớp trên, thường được dịch là "công chúa" hay "nữ quý tộc".
1
null
Hydnellum peckii là một loài nấm không ăn được (mặc dù không có độc), và là thành viên của chi "Hydnellum" trong họ Bankeraceae. Nó được tìm thấy ở Bắc Mỹ, Châu Âu, và đã được phát hiện ở Iran (2008) và Hàn Quốc (2010). "Hydnellum peckii" là một loài mycorrhiza (cộng sinh giữa nấm và rễ cây), và một dạng hỗ sinh với nhiều loại cây hạt kín. Quả thể ẩm, còn non có thể "chảy" ra một chất lỏng màu đỏ tươi chứa sắc tố có chất chống đông gần giống heparin. Mặc dù quả thể non có thể dễ dàng được nhận biết, chúng trở nên nâu và khó nhận biết khi già đi. Phân loại và tên gọi. Loài này lần đầu tiên được mô tả khoa học bởi nhà nấm học Mỹ Howard James Banker vào năm 1913. Pier Andrea Saccardo đặt loài này trong chi "Hydnum" vào năm 1925, trong khi Walter Henry Snell và Esther Amelia Dick đặt nó trong chi "Calodon" vào năm 1956; "Hydnum peckii" (Banker) Sacc. và "Calodon peckii" Snell & E.A. Dick là đồng nghĩa của "Hydnellum peckii". Tên khoa học được đặt để vinh danh nhà nấm học Charles Horton Peck. Tại vùng loài này sống chúng được biết đến dưới nhiều tên, bao gồm "strawberries and cream" (dâu và kem), "bleeding Hydnellum" (Hydnellum chảy máu), "red-juice tooth" (răng nước ép đỏ), "Peck's hydnum" (hydnum của Peck), "bleeding tooth fungus" (nấm chảy máu răng), và "devil's tooth" (răng quỷ). Sử dụng. Mặc dù quả thể của "H. peckii" được mô tả là "Bánh ngọt Đan Mạch phủ mứt dâu bên trên", và các loài "Hydnellum" nói chung không có độc, chúng vẫn không ăn được vì vị cực kỳ đắng. Thậm chí mẫu vật khô vẫn còn vị này. Quả thể của "Hydnellum" được dùng làm phẩm nhuộm.
1
null
Bản thảo Voynich là một cuốn sách chép tay có hình minh họa được viết bằng một hệ chữ viết chưa từng được ghi nhận trước đó trong lịch sử nhân loại. Bằng cách tính tuổi bằng cacbon phóng xạ, người ta xác định rằng bản thảo Voynich xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ 15 (giai đoạn 1404-1438) và có thể đã được viết ở miền Bắc nước Ý trong thời kỳ Phục hưng. Tên bản thảo được đặt theo tên của Wilfrid Voynich, một nhà buôn sách người Ba Lan đã mua bản thảo này vào năm 1912. Toàn bộ bản thảo được viết trên giấy da bê. Dù bị thiếu vài trang nhưng vẫn còn hơn 240 trang sách được lưu lại. Ngôn ngữ trong bản thảo được viết từ trái sang phải, hầu hết các trang đều có các hình minh hoạ hoặc biểu đồ. Một số trang là những tờ có thể gấp lại. Bản thảo Voynich được nghiên cứu bởi rất nhiều nhà viết mật mã chuyên nghiệp và nghiệp dư, bao gồm cả những nhà giải mật mã Anh và Mỹ. Tuy vậy, cho tới nay vẫn chưa có ai thành công trong việc giải mã những thông điệp được ghi trong bản thảo, và nó trở thành bản thảo bí ẩn nhất trong lịch sử mật mã nhân loại. Những bí ẩn bao trùm quanh ý nghĩa và nguồn gốc của bản thảo Voynich đã khơi gợi và kích thích trí tò mò và tưởng tượng của nhiều người, biến nó thành chủ đề khai thác trong nhiều tiểu thuyết. Trong vòng 100 năm qua, không một giả thuyết nào được đưa ra về bản thảo này nhận được sự kiểm chứng từ giới nghiên cứu. Nhiều người còn cho rằng bản thảo Voynich đơn giản chỉ là một trò bịp bợm và hoàn toàn không mang ý nghĩa gì cả. Bản thảo Voynich được Hans P. Krauss hiến tặng cho thư viện Beinecke của Đại học Yale vào năm 1969, mã tra cứu của bản thảo tại thư viện là MS 408. Người ta có thể truy cập miễn phí vào phiên bản scan ở độ phân giải cao của bản thảo trên website của thư viện. Khái quát. Bản thảo có kích thước , với hơn hai trăm trang giấy da phân thành 18 tay sách, tổng cộng bản thảo có khoảng 240 trang, nhưng số trang chính xác phụ thuộc vào việc các tờ gập bất thường được tính như thế nào. Các tay sách được đánh số từ 1 đến 20 ở các vị trí khác nhau, sử dụng các chữ số phù hợp với thế kỷ 15. Ở góc phải đầu mỗi trang tay phải có đánh số 1 tới 116, sử dụng các chữ số có niên đại muộn hơn. Từ những chỗ bị gián đoạn trong việc đánh số tại các tay sách và các trang người ta đoán rằng trong quá khứ thì bản thảo đầy đủ có ít nhất 272 trang chia thành 20 tay sách, vài trang trong số đó đã bị mất trước khi Wilfrid Voynich có được bản thảo năm 1912. Có bằng chứng cho thấy nhiều tờ gập đôi của bản thảo đã bị hoán đổi vị trí nhiều lần trong lịch sử của nó, và vị trí gốc có thể rất khác so với ngày nay. Theo phân tích, bút lông ngỗng và mực sắt mụn cây được dùng để viết và vẽ đường viền các hình minh họa; sơn màu được tô thêm (hơi thô) vào hình, có lẽ là sau đó. Tuy là bản thảo chép tay song các nhà khoa học khẳng định rằng, không có một lỗi chính tả hay gạch xóa trong bản thảo Voynich. Điều đó chứng tỏ tác giả cuốn sách đã cân nhắc rất kĩ lưỡng trước khi đặt bút. Chủ đề trong cuốn sách cũng đa dạng, phong phú với nhiều hình ảnh về các lĩnh vực chiêm tinh, y khoa, sinh vật… Nhiều người cho rằng, đây có thể là tác phẩm của các tu sĩ dòng Phan-xi-cô và nhà bác học đại tài Roger Bacon. Cuốn sách là một sự "chơi xỏ"? Khi "định cư" tại ngôi nhà đại học Yale, Bản thảo Voynich trở thành cuốn sách quý nhất nơi đây nhờ cái khó hiểu của nó. Theo quan sát của nhà nghiên cứu Gordon Rugg, một số từ thông dụng thường được lặp đi lặp lại nhiều lần. Để nắm rõ hơn về bản chất của cuốn sách, Rugg đã vận dụng cả kỹ thuật tình báo thời nữ hoàng Elizabeth. Ông Rugg phát hiện ra rằng, bản thảo Voynich vô cùng dễ hiểu nhờ một hệ thống mã hóa chế tạo vào khoảng năm 1550, có tên là bảng chữ Cardan. Áp dụng bảng chữ Cardan với các âm tiết có trong bản thảo Voynich, Rugg đã tạo ra một thứ ngôn ngữ với rất nhiều đặc điểm trùng với ngôn ngữ trên cuốn sách. Theo Rugg, chỉ cần 3 tháng là ông có thể tạo ra một cuốn sách hoàn chỉnh dựa trên Voynich. Rugg tuyên bố: "Chắc chắn tác giả cuốn sách đã dùng bảng chữ Cardan để chơi khăm Rudolph II. Tôi đoán rằng, người muốn chơi xỏ Rudolph II nhất chính là Edward Kelley, một thợ rèn giỏi, một ảo thuật gia, đồng thời là nhà giả kim thuật người Anh. Có lẽ giữa Kelly và Rudolph có một hiềm khích lớn, cả hai dường như là những kẻ thù không đội trời chung của nhau. Năm 1584, ông ta đã đến Prague để gặp Rudolph và có lẽ không ngoài mục đích bán cuốn sách. Với một tay bịp bợm vào tù ra tội như Kelly, chẳng có gì khó khăn khi tạo ra cuốn sách như thế. Hơn nữa, Rudolph lại là người tương đối cả tin và cuồng với những món đồ cổ nên việc Kelly phát tài nhờ Rudolph là điều dễ hiểu". Tuy nhiên, đó vẫn hoàn toàn chỉ là phán đoán của nhà nghiên cứu Rugg, chưa có bằng chứng nào chứng minh được đây là một trò chơi khăm hay là một văn bản nghiên cứu về các giống cây cỏ lạ đã từng tồn tại trên trái đất. Xuất bản. Sau 10 năm nỗ lực thương lượng với Đại học Yale, Nhà xuất bản Siloe ở miền bắc Tây Ban Nha mới giành được quyền nhân bản cuốn sách. Theo thỏa thuận, Siloe được quyền làm 898 bản sao giống y hệt bản thảo "Voynich", trung thực tới từng vết ố, từng vết rách của bản gốc. Nhà xuất bản dự định sẽ bán mỗi bản sao "Voynich" giá từ 7.000 - 8.000 euro.
1
null
Máy photocopy hay còn gọi là máy sao chụp tự động hay máy sao chụp quang học và trước đây là Máy Xerox) là một thiết bị sử dụng để sao chép tài liệu và hình ảnh lên giấy hoặc phim nhựa một cách nhanh chóng và giá rẻ. Công nghệ chính được sử dụng trong máy photocopy là xerography, một quy trình khô sử dụng điện tích tĩnh và ánh sáng để tạo ra hình ảnh trên giấy. Bằng cách thu hút và chuyển các hạt mực lên giấy, sau đó mực được nung chảy vào giấy bằng nhiệt hoặc áp lực hoặc cả hai. Mặc dù có các công nghệ khác như máy in phun mực, nhưng xerography là công nghệ tiêu chuẩn cho việc sao chép văn phòng. Máy photocopy văn phòng dùng công nghệ xerography thương mại được Xerox giới thiệu vào năm 1959, và nó dần thay thế các bản sao do Verifax, Photostat, giấy than, máy mimeograph và các máy sao chép khác thực hiện. Photocopy là một công nghệ được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực kinh doanh, giáo dục và chính phủ. Dù có những dự đoán rằng máy photocopy sẽ trở nên lỗi thời do việc sử dụng công cụ số và lưu trữ tài liệu, thực tế là từ năm 2015 đến nay, máy photocopy vẫn được sử dụng rộng rãi. Vào những năm 1980, các máy cao cấp đã xuất hiện, kết hợp các chức năng của máy photocopy, máy fax, máy quét và máy in kết nối mạng. Trên thị trường văn phòng, các máy photocopy màu ngày càng trở nên phổ biến từ những năm 1990, khi giá cả của chúng giảm. Trong khi đó, các cửa hàng in ấn và thiết kế vẫn sử dụng các loại máy photocopy màu cao cấp, có khả năng xử lý số lượng lớn và in ấn các kích thước lớn, mặc dù chúng có giá thành cao hơn. Lịch sử ra đời và phát triển. Chester Carlson, người đã phát minh ra máy photocopy, ban đầu là một luật sư nhận được bằng sáng chế, nhưng cũng là một nhà nghiên cứu và phát minh bán thời gian. Ông làm việc tại một văn phòng chuyên về cấp bằng sáng chế ở New York, nơi ông phải sao chép rất nhiều giấy tờ quan trọng. Vì ông bị bệnh viêm khớp, quá trình sao chép trở nên vất vả và tẻ nhạt. Điều này đã khích lệ ông tiến hành thí nghiệm sử dụng ánh sáng. Ông đã dùng nhà bếp của mình để thử nghiệm một quá trình gọi là "chụp ảnh điện", và vào năm 1938, ông đã đăng ký bằng sáng chế cho quy trình này. Ông đã tạo ra bản photocopy đầu tiên bằng cách sử dụng một tấm kẽm phủ lên lớp chất lưu huỳnh. Ông viết dòng chữ "10-22-38 Astoria" lên một tấm kính hiển vi, đặt lên lớp chất lưu huỳnh dày hơn và đặt dưới ánh sáng mạnh. Sau khi ông gỡ bỏ tấm kính, hình ảnh của từng chữ vẫn được giữ lại. Chester Carlson đã nỗ lực bán phát minh của mình cho một số công ty, nhưng không thành công do quy trình này chưa được phát triển đầy đủ. Lúc đó, phương pháp phổ biến nhất để sao chép vẫn là sử dụng giấy than hoặc máy nhân bản thủ công tại vị trí ban đầu của tài liệu, và không có ai nghĩ rằng cần phải sử dụng máy điện tử. Trong giai đoạn từ năm 1939 đến 1944, Carlson đã gặp thất bại trong việc tiếp thị phát minh của mình cho hơn 20 công ty, trong đó có IBM và General Electric. Cả hai công ty này không tin rằng có một thị trường lớn cho máy photocopy. Năm 1944, Battelle Memorial Institute, một tổ chức phi lợi nhuận ở Columbus, Ohio, ký hợp đồng với Carlson để cải tiến quy trình mới của ông. Trong 5 năm tiếp theo, viện đã tiến hành các thí nghiệm để cải tiến quy trình chụp ảnh điện tử. Năm 1947, Haloid Corporation (một nhà sản xuất và bán giấy ảnh nhỏ có trụ sở tại New York) đã tiếp cận Battelle để xin giấy phép phát triển và tiếp thị máy sao chép dựa trên công nghệ này. Haloid cảm thấy rằng thuật ngữ "electrophotography" quá phức tạp và không mang lại giá trị thương hiệu tốt. Sau khi tham khảo ý kiến của một giáo sư ngôn ngữ cổ điển tại Đại học bang Ohio, Haloid và Carlson đã quyết định đổi tên quy trình thành "xerography", một thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là "viết khô". Haloid quyết định đặt tên cho các máy photocopy mới là "Máy Xerox", và vào năm 1948, thuật ngữ "Xerox" đã được đăng ký như một nhãn hiệu độc quyền. Kết quả, Haloid cuối cùng đã chính thức trở thành Tập đoàn Xerox vào năm 1961. Vào năm 1949, Xerox Corporation giới thiệu chiếc máy photocopy xerographic đầu tiên, được gọi là Model A. Đánh bại công ty hàng đầu trong lĩnh vực máy tính IBM, Xerox đã đạt được thành công đáng kể. Ở Bắc Mỹ, việc sao chép bằng máy photocopy được gọi là "xeroxing". Xerox đã nỗ lực để ngăn chặn việc "Xerox" trở thành một từ thông thường đồng nghĩa với photocopy. Mặc dù từ "Xerox" đã xuất hiện trong một số từ điển như một từ đồng nghĩa với photocopy, Xerox Corporation thường yêu cầu điều chỉnh những mục như vậy và khuyến khích mọi người không sử dụng thuật ngữ "Xerox" theo cách đó. Vào đầu những năm 1950, Tập đoàn Radio Corporation of America (RCA) đã giới thiệu một biến thể của quy trình gọi là Electrofax. Trong quy trình này, hình ảnh được tạo trực tiếp trên giấy được phủ một lớp đặc biệt và sau đó sử dụng mực phân tán trong chất lỏng để tái hiện hình ảnh đó. Trong suốt những năm 1960 và đến những năm 1980, Savin Corporation đã phát triển và bán một dòng máy photocopy mực lỏng áp dụng công nghệ dựa trên các bằng sáng chế do công ty này nắm giữ. Trong giai đoạn từ những năm 1960 đến đầu những năm 1980, Savin Corporation đã phát triển và bán một dòng máy sao chép sử dụng mực phân tán trong chất lỏng, dựa trên các bằng sáng chế của công ty. Trước khi máy sao chép xerographic trở nên phổ biến, người ta thường sử dụng các máy sao chép ảnh trực tiếp như Verifax của Kodak (dựa trên một bằng sáng chế năm 1947). Tuy nhiên, một rào cản chính của các công nghệ sao chép trước đó là chi phí vật tư cao: để tạo ra một bản in từ máy Verifax vào năm 1969, người ta cần tốn khoảng 0,15 đô la Mỹ, trong khi việc sao chép từ máy Xerox chỉ tốn khoảng 0,03 đô la, bao gồm cả giấy và công sức lao động. Ví dụ, những máy Photostat hoạt động bằng đưa tiền mà người ta vẫn có thể tìm thấy trong một số thư viện công cộng vào cuối những năm 1960 đã tạo ra bản sao kích thước chữ cái với giá 0,25 đô la Mỹ mỗi bản, trong khi mức lương tối thiểu của một công nhân Mỹ là 1,65 đô la mỗi giờ; trong khi đó, máy Xerox thường tính 0,10 đô la cho mỗi bản sao. Trong những năm 1960 và đầu những năm 1970, các nhà sản xuất máy sao chép xerographic đã tirn lợi từ giá trị đáng kể của việc sao chép và tiếp thị "giấy được thiết kế đặc biệt" dành riêng cho kết quả sao chép xerographic. Vào cuối những năm 1970, các nhà sản xuất giấy đã đưa yêu cầu về "khả năng chạy trơn tru trên máy xerographic" trở thành tiêu chí quan trọng cho hầu hết các thương hiệu giấy văn phòng của họ. Một số thiết bị được bán là máy photocopy đã sử dụng công nghệ phun mực hoặc film chuyển nhiệt thay thế quy trình trên trống drum. Một trong những lợi ích chính của máy photocopy so với các công nghệ sao chép trước đó là khả năng: Máy photocopy màu. Trong những năm 1950, mực màu đã được sử dụng trong máy photocopy, nhưng máy sao chép đa màu chưa có sẵn trên thị trường cho đến năm 1968. 3M đã ra mắt máy photocopy Color-in-Color, sử dụng quy trình hấp phụ thuốc nhuộm thay vì công nghệ tĩnh điện thông thường. Xerox sau đó giới thiệu máy photocopy màu tĩnh điện đầu tiên (máy 6500) vào năm 1973. Việc sao chép màu là một vấn đề đáng lo ngại đối với các chính phủ, vì nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm giả tiền và các tài liệu khác. Để biết thêm thông tin, vui lòng xem phần về vấn đề làm giả. Công nghệ kỹ thuật số. Máy photocopy hiện đại ngày càng sử dụng công nghệ số hóa để thay thế công nghệ analog cũ. Với công nghệ sao chép số, máy photocopy thực chất bao gồm một bộ quét hình ảnh tích hợp và máy in laser. Thiết kế này mang lại nhiều lợi ích, như cải thiện chất lượng hình ảnh tự động và khả năng "xây dựng công việc" (nghĩa là quét các trang ảnh độc lập với việc in chúng). Một số máy photocopy số cũng có thể hoạt động như máy quét tốc độ cao, thường cung cấp khả năng gửi tài liệu qua email hoặc lưu trữ trên máy chủ tệp. Một lợi ích đáng kể của công nghệ máy photocopy số là "sắp xếp tự động". Ví dụ, khi sao chép một bộ 20 trang 20 lần, máy photocopy số chỉ quét mỗi trang một lần, sau đó sử dụng thông tin đã lưu để tạo ra 20 bộ. Trong máy photocopy analog, mỗi trang có thể được quét 20 lần (tổng cộng 400 lần quét) để tạo ra từng bộ một lần hoặc sử dụng 20 khay đầu ra riêng cho 20 bộ. Máy photocopy phân khúc thấp cũng sử dụng công nghệ số, nhưng thường bao gồm một máy quét PC tiêu chuẩn kết hợp với máy in phun mực hoặc máy in laser phân khúc thấp, chậm hơn nhiều so với các máy photocopy cao cấp. Tuy nhiên, máy quét phun mực phân khúc thấp có thể cung cấp sao chép màu với giá mua ban đầu thấp hơn nhưng chi phí sao chép mỗi bản cao hơn nhiều. Các máy quét/in kỹ thuật số kết hợp cũng có thể tích hợp máy fax và được phân loại là một loại máy in đa chức năng. Cấu tạo. Bộ phận quan trọng nhất trong máy photocopy là mặt trụ mà người ta gọi là trống. Trống làm bằng nhôm có phủ một lớp chất bán dẫn, ví dụ như selen. Nhôm là chất dẫn điện tốt, còn selen khi thiếu ánh sáng nó là chất cách điện, khi được chiếu sáng nó là chất dẫn điện. Mặt trống ở gần một điện cực mà ta gọi là điện cực trống Nguyên lý hoạt động. Quá trình máy photocopy có thể chia thành các bước sau: Photocopy ướt. Kỹ thuật photocopy sử dụng chất phát triển lỏng đã được phát triển bởi Ken Metcalfe và Bob Wright từ Defence Standards Laboratory tại Adelaide vào năm 1952. Tuy nhiên, việc sử dụng chất phát triển lỏng trong quá trình photocopy thực tế đã bắt đầu từ năm 1967. Hình ảnh từ quá trình "photocopy ướt" không tồn tại theo thời gian như hình ảnh từ mực khô, và điều này không phụ thuộc vào tính axit của chất phát triển lỏng. Nhận dạng chữ viết. Các máy in và máy photocopy có thể được nhận biết thông qua những lỗi nhỏ trong sản phẩm in ấn của chúng, tương tự như việc nhận dạng chữ viết của các máy đánh chữ. Những lỗi cơ học trong cơ chế đưa mực và cơ chế đưa giấy có thể gây ra sọc màu trên bản in, và điều này tiết lộ thông tin về các đặc tính cơ khí của từng máy riêng lẻ. Bằng cách phân tích sản phẩm in ấn, chúng ta thường có thể xác định được nhà sản xuất và thương hiệu của máy, và đôi khi còn có thể xác định máy in cụ thể trong một nhóm máy đã biết bằng cách so sánh các sản phẩm in ấn. Một số máy in màu và máy photocopy chất lượng cao có khả năng nhúng thông tin vào các trang in bằng cách tạo ra các mẫu chấm màu vàng tinh tế và hầu như không nhìn thấy được. Các công ty như Xerox và Canon đã được xác định là thực hiện kỹ thuật này. Tổ chức Electronic Frontier Foundation (EFF) đã tiến hành một cuộc điều tra về vấn đề này và đã phát hiện ra rằng máy in Xerox DocuColor mã hóa số sê-ri của máy in, ngày và giờ của bản in vào một mẫu chấm nhỏ 8x15 lặp lại trong kênh màu vàng. EFF đang nỗ lực để thực hiện việc giải mã các máy in khác. EFF cũng đã báo cáo rằng chính phủ Hoa Kỳ đã yêu cầu các công ty thực hiện các biện pháp theo dõi như vậy để truy tìm hàng giả. EFF đã gửi đơn yêu cầu Đạo luật Tự do Thông tin để đánh giá sự tác động của việc theo dõi này đến quyền riêng tư. Vấn đề bản quyền. Việc sao chép các tài liệu thuộc quyền bản quyền như sách hoặc bài báo khoa học phải tuân thủ các hạn chế ở hầu hết các quốc gia. Điều này là thực tế phổ biến, vì chi phí mua một quyển sách chỉ để đọc một bài viết hoặc vài trang có thể rất cao. Nguyên tắc "sử dụng hợp lý" (tại Hoa Kỳ) hoặc "sử dụng hợp lý" (tại các quốc gia khác trong Công ước Bern về Bảo vệ Công trình Văn học và Nghệ thuật) quy định rõ ràng về việc sao chép cho mục đích cụ thể. Ở một số quốc gia như Canada, một số trường đại học thu phí bản quyền cho mỗi bản sao photocopy được thực hiện tại các máy photocopy của trường và trung tâm sao chép. Các tổ chức tập hợp bản quyền từ doanh thu của việc sao chép và sau đó phân phối quỹ thu được cho các nhà xuất bản học thuật khác nhau. Ở Hoa Kỳ, việc sao chép các bộ sưu tập bài viết, tài liệu, đồ họa và thông tin khác, gọi là "readers", thường được yêu cầu trong các lớp học đại học. Giảng viên hoặc trung tâm sao chép phải xin phép bản quyền cho mỗi bài viết trong "reader" và phải ghi rõ thông tin về nguồn gốc trong "reader". Vấn đề sức khoẻ. Một vấn đề quan trọng trong máy photocopy là tiếp xúc với tia cực tím. Ban đầu, máy photocopy sử dụng nguồn ánh sáng nhạy cảm được lọc màu xanh lá cây để phù hợp với bề mặt quang dẫn. Bộ lọc này giúp loại bỏ hoàn toàn tia cực tím. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều nguồn ánh sáng khác được sử dụng. Vì thủy tinh trong máy cho phép tia cực tím từ 325 đến 400 nanomet truyền qua, nên khi máy sử dụng đèn như đèn huỳnh quang, đèn halogen vonfram hoặc đèn flash xenon, một số tia cực tím vẫn có thể tiếp xúc với tài liệu. Có một số người đã bày tỏ lo ngại về khí thải từ máy photocopy, liên quan đến việc sử dụng chất selen và việc phát ra khí ôzôn và khói từ bột mực khi nung chảy. Gian lận tiền giả. Để đối phó với nguy cơ sử dụng máy photocopy màu để sao chép giả mạo tiền giấy, một số quốc gia đã tích hợp công nghệ chống làm giả vào đơn vị tiền tệ của họ. Các công nghệ này bao gồm dấu nước, in chữ nhỏ, hologram, dải an ninh nhỏ được làm bằng nhựa hoặc vật liệu khác, và mực có khả năng thay đổi màu sắc khi tiền được xem ở các góc nhìn khác nhau. Một số máy photocopy cũng được trang bị phần mềm đặc biệt có khả năng ngăn chặn sao chép tiền có mẫu đặc biệt được gọi là chòm sao EURion. Việc sao chép màu cũng gây ra mối lo về việc sao chép và làm giả các tài liệu quan trọng như giấy phép lái xe và bằng cấp đại học. Một số giấy phép lái xe được thiết kế với hình ảnh ba chiều nhúng để cảnh sát có thể phát hiện một bản sao giả. Ngoài ra, một số bảng điểm và bằng cấp của trường đại học có các dấu nước chống sao chép đặc biệt trong nền. Nếu có việc sao chép, các dấu nước sẽ trở nên rõ ràng, giúp người nhận nhận biết rằng họ đang nhận được một bản sao và không phải là bản gốc chính thức.
1
null
Chúc một ngày tốt lành là tác phẩm của nhà văn chuyên viết truyện cho thiếu nhi Nguyễn Nhật Ánh, kể về cuộc sống hằng ngày của con người cũng như các con vật ở một làng quê. Truyện được chính thức phát hành vào ngày 6 tháng 3 năm 2014 bởi nhà xuất bản Trẻ. Lịch sử. Vào ngày 28 tháng 2 năm 2013, một video ngắn được phát hành, giới thiệu sơ lược về bối cảnh cũng như các nhân vật trong truyện thông qua góc nhìn của nhân vật Lọ Nồi. Ở cuối đoạn phim, truyện được công bố sẽ phát hành vào ngày 6 tháng 3 năm 2014. Trong đợt in đầu tiên với 40,000 bản thì 38,000 bản trong số đó đã được các đơn vị phát hành mua hết ngay từ khi cuốn sách còn chưa được ra mắt. Vì thế, Nhà xuất bản Trẻ đã phải in nối thêm 15,000 để kịp đáp ứng đủ nhu cầu của đọc giả. Đây được cho là một trong những hiện tượng của ngành Văn học Việt Nam giữa tình trạng sách đang ế ẩm. Lượng tiêu thụ của tác phẩm này tăng gấp rưỡi so với tác phẩm ra mắt trước đó của Nguyễn Nhật Ánh - "Ngồi khóc trên cây". Tổng lượng xuất bản đợt tới dự kiến sẽ lên đến 50,000 bản. Để đánh dấu ngày tác phẩm này được phát hành trên toàn quốc, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã tổ chức những buổi ký tặng vào ngày 6 và 25 tháng 3 năm 2014. Nội dung. Câu chuyện mở ra ở một làng quê, khi các con vật ở nhà bà Đỏ và thằng Cu - gồm hai con heo Lọ Nồi và Đuôi Xoăn, con cún Mõm Ngắn và đàn gà chíp - cảm thấy chán nản với cuộc sống hàng ngày và bắt đầu bày ra những trò quậy phá như kêu tiếng của loài khác hay trò chuyện với người bằng thứ tiếng "hỗn hợp". Mọi thứ rắc rối lẫn bất ngờ đều diễn ra từ đó như khi mọi người đổ xô đến xem chúng, heo giúp người bắt trộm bằng thứ tiếng kì quái, hay việc thằng Cu thương nhớ con bé Hà còn Lọ Nồi thì "thầm thương trộm nhớ" cô heo Đeo Nơ sống ở nhà bà Tươi... Cảm hứng. Tại 1 buổi phỏng vấn, chia sẻ về ý tưởng cho thứ ngôn ngữ lạ lùng mà đáng yêu của các con vật trong tập truyện, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh phát biểu:"...đây chỉ là sự pha trộn từ tiếng kêu của 3 loài vật này (chó, heo và gà), xuất phát từ những tiếng kêu ủn ủn ỉn ỉn, gâu gâu, chiếp chiếp. Đây vốn là những điều rất quen thuộc với tôi thời bé. Khu vườn trong cuốn sách tôi mô tả cũng là từ phiên bản khu vườn của mẹ tôi ở Bảo Lộc năm 1978."
1
null
Lê Thanh Tú (sinh ngày 27 tháng 11 năm 1985) là một vận động viên môn cờ vua của Việt Nam. Trong bảng xếp hạng hiện tại của FIDE, Tú là một trong 4 nữ đại kiện tướng Việt Nam và là đại kiện tướng nữ duy nhất của miền Bắc (3 người kia ở miền Nam). Cô tốt nghiệp Học viện Tài chính. Sự nghiệp. Thời gian đầu. Sinh ra trong gia đình có truyền thống cờ vua, Tú đến với cờ vua từ rất sớm, năm 6 tuổi chị đã bắt đầu làm quen với cờ vua và tỏ ra rất có năng khiếu ở bộ môn này. Năm 1994. Tham gia giải trẻ thế giới U 10, Tú đánh khá thành công ở những ván đầu. Tuy nhiên do để thua ở ván cuối trước kỳ thủ Zhao Đindin người Trung Quốc nên mất huy chương đồng rất đáng tiếc. Năm 1996 -1999. - 1996 Tham gia giải cờ nhanh quốc tế tại Canes - Pháp, Tú cũng để thua ván cuối và mất huy chương đồng - 1999 Tham gia giải vô địch cờ vua thế giới U 14 và giành được huy chương đồng Năm 2005. Tham gia thi đấu SEA Games 23 tại Philippines và đạt được huy chương vàng và bạc. Năm 2007. Tham gia giải vô địch khu vực 3.3 được tổ chức tại Phú Quốc - Việt Nam tháng 1 năm 2007 và đạt được chức vô địch thuyết phục khi dành 7 điểm / 9 ván. Năm 2009. Huy chương vàng Giải vô địch Cờ vua Quốc gia. Năm 2011. Một lần nữa tham gia giải khu vực 3.3 tại Philippines và đạt huy chương đồng Năm 2012. Vô địch toàn quốc tại Giải cờ vua các đấu thủ mạnh toàn quốc năm 2012 tổ chức tại TP Hồ Chí Minh tháng 12 năm 2012.
1
null
Đất nước trọn niềm vui là ca khúc do cố nhạc sĩ Hoàng Hà sáng tác năm 1975, trong bối cảnh đất nước Việt Nam đang sục sôi ngày vui thống nhất khi chiến dịch Hồ Chí Minh đang tiến gần đến ngày thắng lợi cuối cùng. Ca khúc được sáng tác và thu âm trong cùng ngày 26 tháng 4 năm 1975 và ngay ngày hôm sau, 27 tháng 4 năm 1975, ca khúc đã được thu âm và đã được phát đi khắp cả nước lần đầu tiên trên sóng truyền thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam do giọng ca của NSND Trung Kiên. Ca khúc theo dòng nhạc cách mạng, được miêu tả là một khúc ca hùng hồn tràn ngập niềm hân hoan tột cùng của cả dân tộc mừng vui chiến thắng, khí thế hoành tráng, tưng bừng, sống động của ngày đất nước ca khúc khải hoàn. Ca khúc từ lâu đã trở thành một trong những bài về ngày toàn thắng phổ biến và thành công nhất trong lịch sử âm nhạc Việt Nam. Ca khúc cũng đã là một trong những sáng tác tiêu biểu của cố nhạc sĩ Hoàng Hà trong suốt sự nghiệp của mình, cùng với những tuyệt tác khác như "Côn Đảo", "Gặp nhau trên đỉnh Trường Sơn". Bản gốc đầu tiên năm 1975 được thu âm là do NSND Trung Kiên trình bày. Cho đến nay, đã có hàng chục nghệ sĩ đã tham gia trình bày và phối lại ca khúc này, tiêu biểu là các nam nghệ sĩ như NSND Quang Thọ, NSƯT Quang Lý, Đăng Dương, NSND Tạ Minh Tâm, Đàm Vĩnh Hưng, Nguyễn Phi Hùng... Ca khúc cũng đã tham gia hàng trăm sự kiện lớn nhỏ, cùng với việc được phát hành lại rất nhiều lần trên các sản phẩm âm nhạc của các hãng băng đĩa tại Việt Nam. Bối cảnh sáng tác và thu âm ca khúc. Vào thời điểm Chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra, nhạc sĩ Hoàng Hà đang có công tác ở Phòng nhạc thiếu nhi tại Ban Văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam. Nhờ đó, ông được tiếp xúc với những thông tin nóng nhất về tình hình chiến sự tại miền Nam. Trong những ngày mà khả năng chiến thắng cuối cùng đã hiện rõ, đặc biệt từ 1 tháng 4 năm 1975, ông đã viết hàng chục ca khúc đã được phát đi trên 2 làn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Phát thanh Giải phóng như "Sục sôi cách mạng, Hát trên đường phố giải phóng, Hội toàn thắng"... Khi có thông tin nhanh rằng các đơn vị Quân Giải phóng miền Nam sau khi giải phóng liên tục các tỉnh Nam Trung bộ đang tiến đến gần Nha Trang thì ca khúc "Chào Nha Trang giải phóng" đã ra đời mà sau này đã được lấy làm nhạc hiệu của Đài Phát thanh và Truyền hình Khánh Hòa. Ngày 26 tháng 4 năm 1975, Đài Tiếng nói Việt Nam phát tuyên bố về việc Quân Giải phóng miền Nam đang ồ ạt tiến về Sài Gòn. Trong thời điển chiến thắng cận kề, ngay trong đêm đó, nhạc sĩ Hoàng Hà đã viết bài "Đất nước trọn niềm vui". Sau khi viết xong, ông cùng con trai lớn của mình, NSƯT Hoàng Lương, hát say sưa suốt đêm. Sáng hôm sau, tức ngày 27 tháng 4 năm 1975, ông đem bài hát thông qua Ban biên tập Văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam. Bấy giờ phụ trách Tổ biên tập Nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam là nhạc sĩ Nguyễn An đã đọc và ký duyệt ngay bài hát, rồi giao cho Nhà hát Giao hưởng dàn dựng để thu âm. Nghệ sĩ Trung Kiên là người được chọn để thu âm bản ghi đầu tiên này. Cấu tạo bài hát. Theo lời thuật của chính nhạc sĩ, vào thời điểm đêm 26 tháng 4, thực sự vẫn chưa có rừng cờ chiến thắng, niềm vui "đi trong muôn ánh sao vàng cờ đỏ tung bay", mà chỉ là những dự cảm của riêng ông, nhưng cũng là niềm tin tuyệt đối của mọi người dân Việt Nam sống trong thời kỳ lịch sử ấy. Ông cũng đính chính mình chưa từng một lần đặt chân vào đất Sài Gòn khi viết ca khúc này. Ca khúc được miêu tả là một bài theo dòng nhạc cách mạng, và bản nhạc gốc của NSND Trung Kiên thu âm có độ dài 5 phút 17 giây. Ca khúc cũng từng được miêu tả là "một khúc ca hùng hồn tràn ngập niềm hân hoan tột cùng của cả một dân tộc mừng vui chiến thắng, khí thế hoành tráng, tưng bừng, sống động của ngày đất nước ca khúc khải hoàn". Ca khúc được viết ở cung Fa trưởng nhịp 2/4 là một ca khúc thấm đẫm chất hành khúc toát lên bởi giai điệu khỏe khoắn, hân hoan, hùng tráng, đoạn kết được tác giả chắt lọc những nốt liền mạch ở cao độ Sól - lá qua Fá trong trường độ kéo dài nhiều nhịp, tạo nên sự hợp lý ở cả ý nghĩa ca từ và hình ảnh âm nhạc. Nhiều đoạn ca từ của bài hát đã trở nên rất phổ biến, giống như những đoạn: "Ta đi trong muôn ánh sao vàng, rừng cờ tung bay! Rộn ràng bao mê say những bước chân dồn về đây. Sài Gòn ơi! Vững tin đã bao năm rồi một ngày vui giải phóng. Ta nghe như vang tiếng Bác Hồ dậy từ non sông! Rạo rực sao hôm nay, Bác vui với hội toàn dân..." hay "Hội toàn thắng náo nức Đất nước/Ta muốn bay lên say ngắm sông núi hiên ngang... Ta muốn ôm hôn mỗi tấc đất quê hương"... NSND Trọng Bằng – Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã có lần nhận xét: """Ta muốn bay lên" niềm vui lớn quá làm cho con người như "bay lên" khỏi mặt đất để nhìn tới được nơi đang chiến thắng, nhìn trước được ngày toàn thắng"". Nhạc sĩ – NSƯT Hoàng Lương, con trai của tác giả, có nói: "Chỉ một chữ 'trọn' trong nhan đề bài hát mà tôi thấy kính phục cha mình quá. Phải sống dưới bom Mỹ, bị mảnh bom găm cả vào gối ngủ như gia đình tôi trong đêm Hà Nội năm ấy thì mới càng hiểu ý nghĩa của chữ 'trọn' trong trọn vẹn niềm vui ấy! Vì trước đó, miền Bắc được sống trong hòa bình, ai cũng thấy vui và tin tưởng nhưng 'trọn' niềm vui lớn lao đúng nghĩa thì phải đến 30/4/1975, khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước." Ra mắt lần đầu. Sau khi sáng tác ngay trong đêm 26 tháng 4 và thu âm bởi Nhà hát Giao hưởng và NSND Trung Kiên vào ngày 27 tháng 4, thì sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975, nó đã được phát đi trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam ở Thủ đô Hà Nội cùng với bài "Như có Bác trong ngày vui đại thắng" của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Sự đón nhận và sức ảnh hưởng. Ca khúc từ lâu đã trở thành một trong những bài về ngày toàn thắng phổ biến và thành công nhất trong lịch sử âm nhạc Việt Nam. Ca khúc cũng đã là một trong những sáng tác tiêu biểu của cố nhạc sĩ Hoàng Hà trong suốt sự nghiệp của mình, cùng với những tuyệt tác khác như "Côn Đảo", "Gặp nhau trên đỉnh Trường Sơn". Cho đến nay, đã có hàng chục nghệ sĩ tham gia trình bày và phối lại ca khúc này, tiêu biểu là các nam nghệ sĩ như NSND Quang Thọ, NSƯT Quang Lý, Đăng Dương, NSND Tạ Minh Tâm, Đàm Vĩnh Hưng, Nguyễn Phi Hùng... Ca khúc cũng đã tham gia hàng trăm sự kiện lớn nhỏ, cùng với việc được phát hành lại rất nhiều lần trên các sản phẩm âm nhạc của các hãng băng đĩa tại Việt Nam. Và cũng chính từ bài hát này đã thôi thúc con trai ông từ bỏ ước mơ trở thành nhà văn, họa sĩ, hoặc lái xe để trở thành nhạc sĩ. Bài hát đã được Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và chương trình phát thanh của Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (FM 92 MHz) lấy làm nhạc hiệu. Đoạn dạo nhạc của ca khúc được sử dụng làm nhạc nền của đội thập niên 70 chương trình Ký ức vui vẻ.
1
null
Tứ dân là cách gọi bốn giai cấp chính trong xã hội xưa dưới các triều đại quân chủ, tiêu biểu như ở Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam... Tại Trung Quốc. Những ngành nghề không được phân loại. Có nhiều nhóm xã hội nằm bên ngoài phạm vi Tứ dân trong hệ thống phân cấp xã hội. Những người này bao gồm binh lính và cận vệ, tăng lữ và thầy bói, hoạn quan và vợ lẽ; ngoài ra còn có những kẻ mua vui cũng như gánh hát và bầu gánh, đầy tớ/người hầu và nô tỳ trong nhà (hay còn gọi chung là gia nô), kỹ nữ và những người lao động cấp thấp hơn nông dân và thợ thủ công (ví dụ như đao phủ, đồ tể...) được xếp vào tầng lớp Tiện nhân (賤人). Họ làm những công việc bị coi là vô giá trị hoặc "bẩn thỉu, thô tục", thậm chí không được ghi nhận là thường dân và đôi khi không có đủ tư cách pháp lý. Nghề ca xướng mua vui bị xem là ít hữu dụng đối với xã hội và thường do tầng lớp hạ lưu hay còn gọi là tiện dân () đảm nhận. Tại Việt Nam. Sĩ. Sĩ được xếp là giai cấp đầu tiên, được xã hội trọng vọng. Sĩ là từ để chỉ tầng lớp trí thức, những người có học có hiểu biết về chữ nghĩa (thầy đồ, thầy thuốc, quan lại, học trò). Tầng lớp này nhìn chung có cuộc sống nhàn nhã, suốt ngày chăm chỉ đọc sách thánh hiền, làm văn, ngâm thơ. Những con người bình dân muốn thay đổi cuộc sống gần như chỉ có con đường duy nhất là học và thi khoa cử. Trong gia đình kẻ sĩ, người vợ phải tần tảo sớm hôm lo việc đồng áng, canh cửi để nuôi chồng. Nếu chồng thi đậu khoa cử, người vợ sẽ trở thành bà thám, bà bảng hay là mợ cử, mợ tú. Nếu chồng thi trượt, người vợ vẫn có thể hãnh diện với danh vợ thầy đồ làng hay là vợ tú tài. Các kỳ khi Hương, thi Hội, thi Đình (gọi chung là Khoa bảng) cũng được tổ chức để chọn người học giỏi ra làm quan giúp triều đình hoặc nếu không muốn làm quan thì có thể làm thầy đồ, thầy thuốc... Việc tầng lớp sĩ phu gần như không tham gia trực tiếp vào quá trình lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất được xếp hàng đầu trong các tầng lớp giai cấp phản ánh tư tưởng trọng Nho giáo của người Việt trong xã hội xưa đồng thời cho thấy người Việt ta từ xưa đã có truyền thống coi trọng việc học hành, khoa cử. Nông. "Nông" là chỉ những người nông dân cày ruộng, lực lượng lao động chủ yếu trong xã hội xưa. Đa phần những người nông dân quanh năm suốt tháng lao động chân lấm tay bùn, vất vả sớm trưa nhưng nhiều khi không đủ ăn do những gánh nặng về thuế khoá, lao dịch hay thiên tai, mất mùa nhưng họ vẫn có cơ hội được triều đình miễn hoặc giảm thuế trong thời gian bất ổn nếu có vua sáng suốt cai trị. Tầng lớp nông cũng có sự phân hoá thành ba loại phổ biến: Ngoài ra còn có loại thứ tư là Phú Nông nhưng hiếm, họ là những người sở hữu rất nhiều ruộng đất và công cụ sản xuất. Phú nông có bóc lột nhân công và nợ lãi nhưng vẫn tham gia lao động sản xuất là chủ yếu nên vẫn thuộc giai cấp nông dân trong khi địa chủ, cường hào là những người gần như không lao động sản xuất mà chỉ biết bóc lột người khác. Nông là bộ phận đông đảo và quan trọng nhất của xã hội Việt Nam xưa, họ là lực lượng lao động và sản xuất chính nuôi sống toàn bộ xã hội và tham gia vào quân đội để bảo vệ Tổ quốc (thông qua chính sách Ngụ binh ư nông), nhưng đồng thời cũng là tầng lớp bị áp bức nhiều nhất. Công. "Công" là chỉ những người làm thủ công nghiệp, làm thuê trong các làng nghề truyền thống như dệt, chạm bạc, khâu nón, làm tranh... Họ được xếp vào hàng thứ ba trong tứ dân bởi quy mô nhỏ, số lượng ít do thực tế trong xã hội nước ta thời xưa chỉ tồn tại những làng nghề thủ công ở uy mô nhỏ, chủ yếu phục vụ nhu cầu tự cung tự cấp của làng xã. Ở thành thị những người thợ này tập hợp thành những "phường" để bảo vệ và giúp đỡ lẫn nhau, còn ở nông thôn những thợ thủ công phần nhiều vẫn là những người nông dân, họ tranh thủ làm thêm để cải thiện cuộc sống những lúc nông nhàn. Tuy nhiên đôi lúc những người thợ thủ công cũng được mời vào kinh thành để làm một số việc trong triều đình như may áo mũ dành cho vua quan, đúc tiền riêng của triều đình... Thương. "Thương" là những người hoạt động buôn bán, vai trò của họ bị đặt ở hàng thấp nhất trong xã hội xuất phát từ thực tế nền kinh tế tự cung tự cấp và tính tự trị của làng xã gần như không có nhu cầu trao đổi hàng hoá ra khỏi phạm vi cư trú, những người hành nghề buôn bán do đó phải năng động, sòng phẳng, thậm chí gian lận mới có lãi. "Buôn gian bán lận" đã trở thành cụm từ phổ biến cho tới tận ngày nay, đó là điều mà một xã hội thuần nông coi trọng lễ nghĩa không muốn chấp nhận. Trong quan niệm, người Việt ta xưa cho rằng nghề kinh doanh chỉ là buôn nước bọt, mua chỗ này rẻ rồi bán chỗ kia đắt, ăn chênh lệnh, không làm ra của cải vật chất, sản phẩm tinh thần cho xã hội. Tuy nghề thương không được quá coi trọng nhưng cũng không thể không duy trì. Vai trò của Tứ dân trong xã hội hiện đại. Trải qua hàng trăm năm với nhiều thay đổi, xã hội Việt Nam hiện đại đã có nhiều thay đổi trong quan niệm về vai trò của Tứ dân. Cả bốn tầng lớp sĩ, nông, công, thương đều có vai trò, vị thế ngang nhau trong xã hội, vì không ai thay thế được ai. Bên cạnh tầng lớp "sĩ", 3 tầng lớp còn lại ("nông", "công", "thương") muốn tồn tại, có tác dụng cho xã hội cũng phải học hành, trau dồi trí thức, văn hóa. Đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam chủ trương mở cửa để hội nhập với thế giới, thì "thương" chẳng những không bị coi thường như trước mà còn được đặc biệt coi trọng. Điều này được thể hiện ở một sự việc: Trong khi sĩ, nông, công chưa có ngày của riêng mình thì đã có ngày doanh nhân Việt Nam dành riêng cho giới doanh nhân. Nhiều doanh nhân đã được xã hội tôn vinh, được nhân dân trân trọng bởi họ làm ăn chân chính, đúng luật, thi hành trách nhiệm nộp thuế đầy đủ cho Nhà nước, kích thích sản xuất phát triển. Xướng ca vô loài. Xướng ca vô loài là một quan niệm thành kiến, sai lầm thời phong kiến, ý nói những kẻ làm nghề ca hát là hoàn toàn mất hết nhân phẩm, bị khinh rẻ, không thuộc tầng lớp nào trong xã hội. Thời xưa, trong xã hội được phân ra thành bốn giai cấp chính: Sĩ nông công thương, gọi là tứ dân. Trong đó: Và với 4 tầng lớp như thế, thì những người làm nghề ca hát không thuộc tầng lớp nào, nên mới có câu Xướng ca vô loài.
1
null
Ga Guro (Tiếng Hàn: 구로역, Hanja: 九老驛) là ga ở Guro-dong, Guro-gu, Seoul, Hàn Quốc. Nó phục vụ Tàu điện ngầm Seoul tuyến 1. Tuyến Gyeongin và Gyeongbu chia ra tại nhà ga này, với trước đó là đi hớng Tây và sau đó là đi hướng Nam. Ngoài ra, dịch vụ ga tàu tuyến 1 nằm ở phía Nam, giữa Guro và Ga phức hợp kỹ thuật Gasan. Tuy nhiên, nó xuất hiện trong tương lai gần.
1
null
Trần Mộng Tú (1943 -) tên thật cũng là bút hiệu, là một thi sĩ Việt Nam đang định cư ở tiểu bang Washington, Hoa Kỳ. Tiểu sử. Trần Mộng Tú sinh năm 1943 tại tỉnh Hà Đông, miền Bắc Việt Nam, di cư vào Nam năm 1954. Bà sang Mỹ tháng 4 năm 1975. Trước đó, bà là thư ký cho hãng Thông Tấn Associated Press ở Sài Gòn giai đoạn 1968-1975. Bà thường xuyên cộng tác với các tạp chí văn học ở Mỹ và các nước khác. Công việc của bà là viết truyện nhi đồng cho báo Los Angeles Times từ năm 2000 và làm thơ Anh Ngữ trong sách giáo khoa Mỹ cho chương trình trung học (American Literature- Glencoe-1999).Bà cũng là chủ Bút cho Nguyệt San Phụ Nữ Gia đình Người Việt ở California (tháng 10 năm 2002 đến tháng 10 năm 2005). Trần Mộng Tú là nhà thơ có nhiều tác phẩm được phổ nhạc. Trong số đó có Gọi Anh Mùa Xuân với nhạc sĩ Anh Bằng, bài Kiếp Sau và Chia Tay với nhạc sĩ Nhật Ngân, Dòng Sông Đứng Lại và Tháng Mười Hoa Cúc với nhạc sĩ Phạm Anh Dũng, Quán Lạ và Tháng Mười Hoa Cúc với nhạc sĩ, thi sĩ Hoàng Quốc Bảo... Tác phẩm. Trần Mộng Tú đã xuất bản trên dưới 10 tác phẩm đủ thể loại: Nhận xét. Thi sĩ Vĩnh Hảo viết về Trần Mộng Tú:  ""Có thể nói Trần Mộng Tú là nhà thơ nữ được biết đến nhiều nhất ở hải ngoại. Ngôn ngữ thơ Trần Mộng Tú chuẩn mực, nghiêm túc, giống như ngôn ngữ của một nhà giáo, cân nhắc từng lời mình buông ra..." " Nhà văn Trần Doãn Nho viết về Trần Mộng Tú: ""Trần Mộng Tú là nhà thơ. Ta quen gọi như thế và dường như chị cũng thích gọi như thế. Thực ra, Trần Mộng Tú còn viết văn, không chỉ thỉnh thoảng viết cho vui, mà viết nhiều. Đặc điểm của Trần Mộng Tú: viết văn mà vẫn "hoài thơ". Thành thử văn của chị khi nào cũng lấm tấm thơ..."
1
null
Lý Phương Tử, Nữ vương Nashimoto Masako hay Thái tử phi Ý Mẫn của Triều Tiên ("Euimin", "Ri Masako") (4 tháng 11 năm 1901 – 30 tháng 4 năm 1989) là vợ của Thái tử nhà Triều Tiên Lý Ngân. Bà và chồng theo lý sẽ trở thành Hoàng hậu và Hoàng đế của Đế quốc Đại Hàn nếu bán đảo Triều Tiên không bị sáp nhập vào Đế quốc Nhật Bản năm 1910. Thiếu thời. Bà vốn là một Nữ vương, con gái lớn của Thân vương Nashimoto Morimasa của Nhật Bản - con trai thứ tư của Thân vương Kuni Asahiko và vợ là nữ Bá tước Itsuko (con gái của Hầu tước Naohiro Nabeshima). Gia quyến. Nữ vương Masako là ứng cử viên sáng giá để trở thành vợ tương lai của Thái tử Nhật Bản Hirohito, sau này là Thiên hoàng Chiêu Hoà. Những ứng viên khác bao gồm Nữ vương Kuni Nagako (sau này trở thành Hoàng hậu Hương Thuần) và nữ Khanh tước Tokiko Ichijō. Do nghi ngờ bị vô sinh và ảnh hưởng chính trị yếu ớt của gia đình nên bà sớm bị loại. Tuy nhiên, Nữ vương Masako thay vào đó đã được chọn để trở thành vợ của Thái tử Ý Mẫn của Triều Tiên, người đang bị chính phủ Nhật Bản quản thúc dưới danh nghĩa đi du học nước ngoài vào năm 1916. Đám cưới của họ được tổ chức vào ngày 28 tháng 4 năm 1920 tại cung điện của vua Triều Tiên ở Tokyo. Khi đó, Nữ vương Masako vẫn đang là học sinh. Tước hiệu mới của bà sau khi kết hôn được chuyển thành "Phương Tử, Thái tử phi Ý Mẫn của Triều Tiên". Mặc dù được chẩn đoán có khả năng bị vô sinh, nhưng cuối cùng, bà vẫn hạ sinh được Hoàng tử Lý Tấn vào ngày 18 tháng 8 năm 1921. Tuy nhiên, Hoàng tử đột ngột qua đời khi đi thăm Triều Tiên cùng cha mẹ vào ngày 11 tháng 5 năm 1922, làm dấy lên giả thuyết rằng đã bị đầu độc. Tang lễ được cử hành vào ngày 17 tháng 5 năm 1922 và được chôn cất ở Triều Tiên. Ngày 24 tháng 4 năm 1926, Thái tử phi Phương Tử chính thức tiếp nhận danh hiệu "Lý Hoàng hậu" khi Hoàng đế Đại Hàn Thuần Tông, anh trai của Thái tử Ý Mẫn, qua đời. Thái tử trở thành "Lý Vương" của Triều Tiên (tước vị bị giảm từ Hoàng đế xuống thành Vương sau Điều ước sáp nhập Triều Tiên vào Nhật Bản). Tuy nhiên, ông không bao giờ được chính thức sắc phong làm vua, nên Masako vẫn duy trì tước hiệu Phương Tử, Thái tử phi Ý Mẫn. Ngày 29 tháng 12 năm 1931, bà sinh hạ Hoàng nam thứ hai, Hoàng tử Lý Cửu. Cuộc sống sau chiến tranh. Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, toàn bộ danh hiệu Hoàng gia và Quý tộc của Triều Tiên đều bị chính quyền quân sự Hoa Kỳ bãi bỏ. Tổng thống Hàn Quốc Lý Thừa Vãn đã không chấp nhận cho gia đình Thái tử Ý Mẫn trở về nước bởi vì họ đã bị phế truất, trở thành những công dân Hàn Quốc bình thường sinh sống tại Nhật Bản. Tháng 11 năm 1963, Tổng thống Park Chung-hee cho phép Thái tử phi Phương Tử và gia đình được trở lại Hàn Quốc và sinh sống tại Xương Đức cung ở ngoại ô Seoul. Tuy nhiên, thời gian này, Thái tử Ý Mẫn đang hôn mê do căn bệnh nghẽn mạch máu não và được chuyển đến bệnh viện Seoul Sungmo để chữa trị. Bảy năm sau ngày trở về tổ quốc, Thái tử qua đời vào ngày 1 tháng 5 năm 1970 tại Nhạc Thiện trai, Xương Đức cung, Seoul. Sau khi Thái tử qua đời, Thái tử phi Phương Tử đã cống hiến cuộc đời của mình vào sự nghiệp giáo dục cho những người khuyết tật. Bà đã thành công trở thành chủ tịch của nhiều uỷ ban như Ủy ban tưởng niệm Thái tử Ý Mẫn, và Myeonghwi-won - một dưỡng trí viện dành cho những bệnh nhân câm điếc và bại liệt bẩm sinh. Bà đồng thời cũng đã thành lập trường Jahye School và Myeonghye School dành cho người khuyết tật. Bà được vinh danh là "Bà mẹ của người khuyết tật ở Hàn Quốc". Dù cho làn sóng bài Nhật Bản lúc này đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp Hàn Quốc và là người Nhật, nhưng bà vẫn được ca ngợi. Qua đời. Thái tử phi Phương Tử qua đời vào ngày 30 tháng 4 năm 1989, hưởng thọ 87 tuổi, ở Nhạc Thiện trai, Xương Đức cung sau một thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư. Lễ tang của bà được tổ chức long trọng theo nghi thức dành cho nguyên thủ quốc gia với sự tham gia của Thân vương Takahito và Thân vương phi Yuriko của Nhật Bản. Bà được chôn cất cạnh chồng là Thái tử Ý Mẫn ở Hongyureung, Namyangju, gần thủ đô Seoul. Cuốn tự bạch "The World is One: Princess Yi Pangja's Autobiography" đã được xuất bản, kể về cuộc đời đầy gian khổ của bà và gia đình tại Nhật Bản. Một vài thành viên khác của gia đình Nashimoto đã đến thăm Seoul vào tháng 10 năm 2008 để bày tỏ sự tôn kính đối với bà nhiều năm sau khi mất. Dù Thái tử phi không còn nữa nhưng dòng họ Nashimoto hiện nay vẫn tiếp tục ủng hộ và đóng góp vào các quỹ từ thiện để giúp đỡ cho những người khuyết tật ở Hàn Quốc.
1
null
Lục quân Hoàng gia Nam Tư là lực lượng vũ trang của Vương quốc của người Serbia, Croatia và Slovenia và sau đó là Vương quốc Nam Tư từ lúc kiến lập quốc gia cho đến khi lực lượng này đầu hàng phe Trục vào ngày 17 tháng 4 năm 1941. Lục quân Hoàng gia Nam Tư đã chính thức tan rã vào ngày 7 tháng 3 năm 1945 khi chính phủ của vua Petar II bị bãi bỏ. Một thời gian ngắn trước khi phe Trục xâm lược Nam Tư, quân đội đã tổ chức một cuộc đảo chính chống lại chế độ quân chủ Nam Tư Serbia vào ngày 26 tháng 3. Ngoài các vấn đề trang thiết bị không đầy đủ và việc động viên không được hoàn chỉnh, Lục quân Hoàng gia Nam Tư còn bị tổn hại do mâu thuẫn Serbi-Croatia trong nền chính trị Nam Tư. Lực lượng kháng chiến của "Nam Tư" trong cuộc xâm lược đã sụp đổ chỉ trong ngày một ngày hai, và nguyên nhân chính là do không ai trong nhóm các dân tộc lệ thuộc như Slovenia, Croatia được chuẩn bị để chiến đấu trong hệ thống quốc phòng của nước Nam Tư do Serbia lãnh đạo. Nghiêm trọng nhất là vào ngày 10 tháng 4 năm 1941, hệ thống phòng thủ của Nam Tư đã bị tổn hại nghiêm trọng khi một số đơn vị thuộc tập đoàn quân số 4 và số 7 có người Croatia đã làm binh biến, và cùng ngày hôm ấy một chính phủ mới thành lập của Croatia đã hoan nghênh quân Đức tiến vào Zagreb. Bộ tổng tham mưu Serbia đã thống nhất về vấn đề coi Nam Tư là một "Đại Serbia", và bằng cách này hay cách khác, do Serbia cai trị. Vào đêm trước của cuộc xâm lược, có 165 tướng lĩnh trong danh sách tại ngũ của Nam Tư, trong đó gần như toàn bộ (chỉ trừ 4 người) đều là người Serbi. Chiến dịch tháng 4 năm 1941. Được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Lục quân Hoàng gia Nam Tư phần lớn vẫn được trang bị bằng vũ khí và vật dụng từ thời kỳ đó, mặc dù đã bắt đầu được hiện đại hóa phần nào bằng các trang bị và xe cộ của Séc. Trong khoảng 4.000 khẩu pháo, nhiều khẩu đã cũ và dùng ngựa kéo, nhưng cũng có khoảng 1.700 khẩu tương đối hiện đại, bao gồm 812 súng chống tăng 37 li và 47 li của Séc. Còn có khoảng 2.300 súng cối, trong đó có 1.600 khẩu 81 li hiện đại, cùng với 24 khẩu 220 và 305 li. Trong số 940 pháo phòng không, có 360 khẩu là loại 15 và 20 li theo mẫu của Séc và Ý. Toàn bộ những vũ khí này là đồ nhập khẩu từ nhiều nguồn khác nhau, có nghĩa chúng thường không có cơ sở sửa chữa và bảo trì thích hợp. Những đơn vị cơ giới duy nhất là 6 tiểu đoàn bộ binh cơ giới trực thuộc 3 sư đoàn kỵ binh, 6 trung đoàn pháo binh cơ giới, 2 tiểu đoàn xe tăng với 110 chiếc xe tăng loại Renault FT-17 thời Chiến tranh thế giới thứ nhất và 54 chiếc xe tăng hiện đại Renault R35 của Pháp, cộng với một đại đội xe tăng độc lập có 8 pháo tự hành chống tăng SI-D của Séc. Khoảng 1.000 xe vận tải quân sự đã được nhập khẩu từ Hoa Kỳ trong những tháng ngay trước cuộc xâm lược. Lục quân Hoàng gia Nam Tư được tổ chức thành 3 cụm Tập đoàn quân, cùng với các đội quân phòng thủ bờ biển. Cụm Tập đoàn quân số 3 là mạnh nhất với Tập đoàn quân số 3, Tập đoàn quân Địa phương số 3, các tập đoàn quân số 5 và 6 phòng thủ vùng biên giới với Romania, Bulgaria và Albania. Cụm Tập đoàn quân số 2 gồm các tập đoàn quân số 1 và số 2, phòng thủ khu vực nằm giữa Iron Gates và sông Drava. Cụm Tập đoàn quân số 1 gồm tập đoàn quân số 4 và số 7, bao gồm chủ yếu là quân Croatia, đóng tại Croatia và Slovenia để phòng thủ biên giới với Ý, Đức (lãnh thổ Áo) và Hungary. Khi động viên toàn diện, Lục quân Hoàng gia Nam Tư có thể huy động 28 sư đoàn bộ binh, 3 sư đoàn kỵ binh và 35 trung đoàn độc lập ra chiến trường. Một đơn vị lính dù độc lập cấp đại đội, được thành lập cuối năm 1939, nhưng chưa sẵn sàng chiến đấu. Trong các trung đoàn độc lập, có 16 được bố trí tại các công sự dọc biên giới và 19 được tổ chức thành những trung đoàn kết hợp, gọi là "Odred", có quy mô một lữ đoàn tăng viện. Mỗi Odred có từ một đến ba trung đoàn bộ binh và một đến ba tiểu đoàn pháo binh, với ba đơn vị sơn chiến (alpine). Thế nhưng cuộc tấn công của Đức đã nổ ra trong khi quân đội còn đang động viên dở dang, và chỉ có khoảng 11 sư đoàn là đã ở đúng vị trí phòng thủ dự kiến của mình tại thời điểm bắt đầu cuộc chiến. Người Nam Tư đã trì hoãn việc tổng động viên cho đến ngày 3 tháng 4 để tránh làm mất lòng Hitler. Các đơn vị này có chỉ khoảng 70 đến 90 phần trăm sức mạnh thực tế do việc động viên đã không được hoàn thành. Lực lượng Lục quân Hoàng gia Nam Tư có vào khoảng 1.200.000 quân khi cuộc xâm lược của Đức được tiến hành. Sức mạnh của mỗi Tập đoàn quân ước tính hơi nhỉnh hơn so với một Quân đoàn, với 3 Tập đoàn quân gồm các đơn vị được triển khai như sau: Quân đoàn 3 của Tập đoàn quân 3 gồm 4 sư đoàn bộ binh và một odred kỵ binh; Tập đoàn quân Địa phương số 3 với 3 sư đoàn bộ binh và một trung đoàn pháo cơ giới độc lập; Quân đoàn 5 với 4 sư đoàn bộ binh, 1 sư đoàn kỵ binh, 2 odred và một trung đoàn pháo cơ giới độc lập và Quân đoàn 6 với 3 sư đoàn bộ binh, lữ đoàn Cận vệ Hoàng gia 2 (odred) và 3 odred bộ binh. Quân đoàn 1 của Tập đoàn quân 2 có 1 sư đoàn bộ binh và 1 sư đoàn kỵ binh, 3 odred và 6 trung đoàn biên phòng; Quân đoàn 2 có 3 sư đoàn bộ binh và 1 trung đoàn biên phòng. Cuối cùng, Tập đoàn quân 1 bao gồm Quân đoàn 4 với 3 sư đoàn bộ binh và một odred, trong khi Quân đoàn 7 có 2 sư đoàn bộ binh, 1 sư đoàn kỵ binh, 3 trung đoàn sơn cước, 2 odred bộ binh và 9 trung đoàn biên phòng. Bộ Tư lệnh Tối cao Chiến lược Dự bị ở Bosnia bao gồm 4 sư đoàn bộ binh, 4 trung đoàn bộ binh độc lập, 1 tiểu đoàn xe tăng, 2 tiểu đoàn công binh cơ giới, 2 trung đoàn pháo binh hạng nặng cơ giới, 15 tiểu đoàn pháo binh độc lập và 2 tiểu đoàn pháo phòng không độc lập. Lực lượng Tuần duyên Nam Tư trên biển Adriatic đối diện Zadar gồm có 1 sư đoàn bộ binh và 2 odred, bổ sung thêm lữ đoàn pháo đài và các đơn vị phòng không tại Šibenik và Kotor. Cuộc xâm lược kết thúc khi hiệp định đình chiến được ký ngày 17 tháng 4 năm 1941, dựa trên việc Lục quân Hoàng gia Nam Tư đầu hàng vô điều kiện, và có hiệu lực từ trưa ngày 18 tháng 4. Nam Tư sau đó đã bị các quốc gia phe Trục gồm Đức, Ý, Hungary chiếm đóng và chia cắt. Sau đó, một đơn vị mang tên "Tiểu đoàn 1, Vệ binh Hoàng gia Nam Tư" được thành lập ở Alexandria, Ai Cập. Đơn vị này đã tiến hành các hoạt động quân sự ở Bắc Phi với Sư đoàn Ấn Độ số 4 nhưng về sau phải giải tán tại Ý vào năm 1944 vì quân số bị thu nhỏ lại và những khó khăn do đấu đá nội bộ giữa phe bảo hoàng và phe ủng hộ Josip Broz Tito. Trong thời kỳ từ năm 1943 đến 1944, 27 người của "Phân đội (Nam Tư) số 7" trong Toán Biệt kích số 10 (giữa các Đồng minh), một đơn vị lực lượng đặc biệt dưới sự chỉ huy của người Anh. Toàn bộ Lực lượng vũ trang Hoàng gia Nam Tư đã chính thức bị giải tán vào ngày 7 tháng 3 năm 1945 khi chính phủ của vua Petar II đã bị bãi bỏ tại Nam Tư.
1
null
Không quân Hoàng gia Nam Tư ("Vazduhoplovstvo Vojske Kraljevine Jugoslavije", VVKJ), được thành lập vào năm 1918 tại Vương quốc của người Serbia, Croatia và Slovenia (đổi tên thành Vương quốc Nam Tư vào năm 1929) và tồn tại cho đến khi Nam Tư đầu hàng phe Trục vào năm 1941 sau cuộc xâm lược Nam Tư trong Thế chiến II. Đã có khoảng 18 phi cơ và hàng trăm phi công đã thoát khỏi cuộc xâm lược của phe Trục vào tháng 4 năm 1941 nhờ bay đến các căn cứ của phe Đồng Minh ở Ai Cập, cuối cùng họ gia nhập vào Không quân Hoàng gia ở Bắc Phi lúc ban đầu và sau đó với Không quân Balkan ở Ý và Nam Tư, với một số thậm chí còn tham gia vào Không quân Liên Xô và trở về Nam Tư vào năm 1944. Người Đức đã phân phát số máy bay và phụ tùng vừa chiếm được của Không quân Hoàng gia Nam Tư cho Romania, Bulgaria, Phần Lan và Nhà nước Độc lập Croatia mới được thành lập. Lịch sử. Sáng lập. Không quân Hoàng gia Nam Tư được thành lập trên cơ sở Cục Hàng không Quân sự Serbia, một trong những lực lượng không quân đầu tiên hiện diện và tham gia vào trận chiến (trong chiến tranh Balkan năm 1912-1913). Hãng hàng không Serbia tồn tại trước sự chiếm đóng của Áo-Hung nhờ sống lưu vong ở miền trung Hy Lạp trong Thế chiến I, nơi các phi công phục vụ và được huấn luyện với sự giúp đỡ của Không quân Pháp. Năm 1918, Serbia đi đầu trong việc kiến lập một nhà nước Nam Tư thống nhất cùng với các cựu lãnh thổ Áo-Hung tại khu vực Balkan, mà sau đó được gọi là Vương quốc của người Serbia, Croatia và Slovenia. Củng cố và hiện đại hóa. Năm 1923, chính phủ của Vương quốc Nam Tư bắt đầu hiện đại hóa lực lượng không quân và thiết lập các hợp đồng trong và ngoài nước góp phần vào số lượng lớn máy bay phục vụ tại thời điểm Thế chiến II. Năm 1923, chính phủ củng cố bộ máy hành chính cho lực lượng không quân bằng cách sáp nhập Bộ Tư lệnh Hàng không với Bộ Chiến tranh và Hàng hải. Không quân Hoàng gia Nam Tư rất ít được biết đến và cuộc chiến ngắn ngủi của nó với Không quân Đức và Không quân Ý vào tháng 4 năm 1941. Không quân Hoàng gia Nam Tư tính đến năm 1941 có 1.875 sĩ quan và 29.527 người thuộc các cấp bấc khác, bao gồm khoảng 2.000 phi công, với trên 450 máy bay ngoài tiền duyên ở trong nước (đáng chú ý là loại IK-3) có nguồn gốc từ Đức, Ý, Pháp và Anh, trong đó phần lớn là loại hiện đại. Lực lượng này được tổ chức thành 22 phi đội ném bom và 19 phi đội tiêm kích, những loại máy bay chính được dùng trong tác chiến, về tiêm kích gồm có 73 chiếc Messerschmitt Bf 109 E, 47 chiếc Hawker Hurricane I (phần nhiều được sản xuất hợp pháp tại Nam Tư), 30 chiếc Hawker Fury II, 11 chiếc Rogozarski IK-3 (cộng thêm nhiều chiếc đang chế tạo), 10 chiếc Ikarus IK-2, và 6 chiếc Rogozarski IK3 (cộng thêm cả số đang sản xuất); về ném bom có: 63 chiếc Dornier Do 17 K (bao gồm thêm 40 chiếc sản xuất có giấp phép), 2 chiếc Potez 63, 1 chiếc Messerschmitt Bf 110C-4 (bắt giữ được vào đầu tháng 4 do một sự cố điều hướng) và 1 chiếc Rogozarski R 313, 69 Dornier Do 17 K (trong đó có thêm 40 chiếc chế tạo hợp pháp), 61 chiếc Bristol Blenheim I (trong đó có khoảng 40 chiếc sản xuất hợp pháp) còn máy bay ném bom có 40 chiếc Savoia Marchetti SM-79 K. Các đơn vị trinh sát lục quân bao gồm 7 Nhóm với 130 máy bay ném bom hạng nhẹ Breguet 19 và Potez 25 đã lỗi thời. Ngoài ra còn có khoảng 400 máy bay huấn luyện và bổ trợ. Các đơn vị Không quân Hàng hải bao gồm 75 máy bay chia làm 8 phi đội, được trang bị, trong số nhiều loại phụ trợ khác, 12 chiếc Dornier Do 22 K và 15 chiếc Rogožarski SIM-XIV-H được thiết kế tại địa phương và các tàu bay có phao tuần tra hàng hải. Máy bay của hãng hàng không Nam Tư Aeroput, bao gồm chủ yếu là 6 chiếc Lockheed Model 10 Electra, 3 chiếc Spartan Cruiser, và 1 chiếc de Havilland Dragon đã được huy động để tiến hành công tác vận tải cho không quân.. Trước tình hình đó mà Không quân Hoàng gia Nam Tư đã mua hoặc sản xuất máy bay từ bất cứ nguồn nào hiện có nghĩa là đến năm 1941, Không quân được trang bị khá độc đáo với 11 loại máy bay tác chiến khác nhau, 14 loại máy bay huấn luyện và năm loại máy bay phụ trợ riêng biệt, với 22 mẫu động cơ khác nhau, bốn súng máy và hai kiểu pháo máy bay khác nhau. Hoạt động trong Thế chiến II. Trong suốt năm 1940, người Anh đã cung cấp viện trợ quân sự quan trọng cho Không quân Hoàng gia Nam Tư để tăng cường lực lượng của mình chống lại các mối đe dọa ngày càng tăng của Đức. Vào đầu tháng 3 năm 1941, Không quân Đức đã bắt đầu đến ở nước láng giềng Bulgaria. Ngày 12 tháng 3 năm 1941, các đơn vị của Không quân Hoàng gia Nam Tư bắt đầu triển khai đến các sân bay thời chiến của họ. Việc lật đổ bắt chính phủ thân Đức ở Beograd vào ngày 27 tháng 3 đã kết thúc hy vọng về một thỏa thuận với Đức. Ngày 6 tháng 4 năm 1941, các đơn vị Không quân Đức ở Bulgaria và Romania tấn công Nam Tư bằng cuộc oanh tạc Beograd. Được trang bị với một sự kết hợp giữa trang thiết bị lạc hậu và máy bay mới vẫn đang được đưa vào phục vụ, Không quân Hoàng gia Nam Tư đã buộc phải bảo vệ tuyến biên giới dài của đất nước chống lại các cuộc tấn công từ nhiều hướng. Sự trung thành đáng ngờ của một số nhân viên quân sự đã không giúp ích được gì. Máy bay chiến đấu và pháo phòng không của Nam Tư đã hạ gục khoảng 90-100 máy bay địch, nhưng lực lượng bảo vệ thì không thể thực hiện bất kỳ tác động đáng kể nào trước bước tiến công của đối phương. Trong cuộc tấn công của máy bay Đức trên Sân bay Medoševac ở Niš ngày 6 tháng 4 khoảng 8:00, lửa đạn từ mặt đất đã bắn trúng chiến đấu cơ của phi công Đức Herbert Ihlefeld. Đại úy Ihlefeld là người được ghi nhận với hơn bốn mươi chiến thắng trên không đã bị Hạ sĩ Vlasta Belić bắn rơi bằng một khẩu súng máy Darne, tầm cỡ 7,69 mm, được lấy từ một chiếc Breguet 19 của Nam Tư. Sau khi nhận được một phát bắn trúng vào bộ phận làm mát dầu, động cơ của Bf 109 ngưng lại buộc viên phi công phải rời khỏi máy bay. Ông tự cứu mình với một chiếc dù cách phía đông nam Nis khoảng 35 dặm. Viên phi công Đức đã bị những người nông dân Serbia bắt giữ và giao nộp cho hiến binh. Vào ngày 17 tháng 4 năm 1941, chính phủ Nam Tư chính thức đầu hàng. Một số máy bay VVKJ trốn đến Ai Cập qua ngã Vương quốc Hy Lạp, riêng số phi hành đoàn về sau còn phục vụ trong Không quân Hoàng gia Anh (RAF). Do sự bùng nổ của Thế chiến II, Nam Tư đã duy trì một lực lượng không quân đáng kể với số máy bay riêng, xuất xứ từ các nước đồng minh như Anh và máy bay từ các nước phe Trục như Đức và Ý. Năm 1940, Anh đã cố gắng để kéo Nam Tư về với phe Đồng minh bằng cách cung cấp viện trợ quân sự cho Không quân Hoàng gia Nam Tư, bao gồm máy bay chiến đấu Hawker Hurricane mới. Tuy nhiên Đức đã bán một số lượng lớn chiến đấu cơ Messerschmitt Bf 109 cho Nam Tư vào đầu năm 1941, người Đức mất tinh thần nhằm hướng tới một chiến dịch Balkan nên đã thuyết phục Nam Tư tham gia vào phe Trục. Mặc dù Nam Tư đã gia nhập phe Trục, phát xít Ý yêu cầu đồng minh Đức Quốc xã của mình tiến hành xâm lược Nam Tư nhằm tiến vào Hy Lạp và trợ giúp chiến dịch tai hại của họ ở đó và trong quá trình Nam Tư tan rã kể từ đó Ý đã đặt yêu cầu bồi thường trên các vùng lãnh thổ nhất định (chủ yếu là Dalmatia). Không quân Đức sau đó đã bắt đầu triển khai hàng loạt tại biên giới Nam Tư từ các quốc gia phát xít đồng minh. Không quân Hoàng gia Nam Tư đã buộc phải phân tán để bảo vệ Nam Tư khỏi một cuộc xâm lược rõ ràng và cuộc không chiến sắp xảy ra. Sau cuộc đảo chính tại Beograd ngày 25 tháng 3 năm 1941, các lực lượng vũ trang Nam Tư đã được đặt vào tình trạng báo động. Bộ Tư lệnh Không quân Hoàng gia Nam Tư (JKRV) đã quyết định phân tán lực lượng của mình từ các căn cứ chính ra hệ thống 50 sân bay phụ trợ đã được chuẩn bị từ trước đó. Tuy nhiên nhiều sân bay trong số này không đủ trang thiết bị và có hệ thống thoát nước không tương xứng nên đã làm ngăn cản các hoạt động tiếp diễn của cả những máy bay nhẹ nhất trong điều kiện thời tiết bất lợi vào tháng 4 năm 1941. Mặc dù có (phần nào trên giấy tờ) một lực lượng mạnh hơn đáng kể các máy bay tương đối hiện đại so với lực lượng không quân hỗn hợp của Anh và Hy Lạp ở phía nam, nhưng JKRV đơn giản là không thể đối chọi lại được với ưu thế áp đảo của "Luftwaffe" và "Regia Aeronautica" (Không quân Hoàng gia Ý) cả về số lượng, sự triển khai chiến thuật và kinh nghiệm chiến đấu. Do đó, cuộc đấu tranh trong vòng 11 ngày của JKRV không thể gọi là không phi thường. Các lực lượng ném bom và hàng hải đã tiến đánh những mục tiêu tại Ý, Đức (phần lãnh thổ Áo), Hungary, Romania, Bulgaria, Albania và Hy Lạp, cũng như tấn công vào các đội quân của Đức, Ý và Hungary. Trong khi đó thì các phi đội máy bay tiêm kích không gây được thiệt hại gì đáng kể cho các cuộc ném bom có hộ tống của "Luftwaffe" tại Beograd và Serbia, cũng như với các cuộc tấn công của "Regia Aeronautica" ở Dalmatia, Bosnia, Herzegovina và Montenegro. JKRV cũng hỗ trợ trực tiếp cho lục quân Nam Tư đang chịu nhiều áp lực bằng cách oanh tạc vào đội quân tấn công và các đội hình cơ giới tại Croatia, Bosnia và Serbia (đôi khi các máy bay cất cánh bay đến lia đạn vào quân địch đang tấn công căn cứ vừa mới di tản). Không có gì là bất ngờ khi sau những tổn thất tổng hợp trong các cuộc không chiến, thiệt hại trên bộ trong những cuộc không kích của địch vào các căn cứ và sự tàn phá các sân bay do quân bộ đối phương gây ra sau 11 ngày, thì JKRV đã gần như không còn tồn tại. Tuy nhiên, cần phải chú ý rằng từ ngày 6 đến 17 tháng 4 năm 1941, JKRV đã tiếp nhận thêm 8 chiếc Hawker Hurricane I, 6 chiếc Dornier Do-17K, 4 chiếc Bristol Blenheim I, 2 chiếc Ikarus IK-2, 1 chiếc Rogožarski IK-3 và 1 chiếc Messerschmitt Bf 109 từ các nhà máy và phân xưởng sản xuất máy bay trong ngành công nghiệp hàng không địa phương. Lực lượng máy bay ném bom Dornier của JKRV là một ví dụ minh họa. Vào đầu cuộc chiến, Không quân Hoàng gia Nam Tư được trang bị khoảng 60 chiếc Dornier Do 17K do Đức thiết kế, được Nam Tư mua vào mùa thu năm 1938, cùng với một giấy phép sản xuất. Đơn vị điều hành duy nhất là trung đoàn ném bom số 3 ("3 vazduhoplovni puk") gồm 2 cụm máy bay ném bom; Cụm Ném bom số 63 đóng tại sân bay Petrovec gần Skopje và Cụm Ném bom số 64 đóng tại sân bay Milesevo gần Priština. Các sân bay phụ trợ khác cũng được chuẩn bị để hỗ trợ công tác phân tán. Trong hai ngày 14 và 15 tháng 4, 7 chiếc Do 17K còn lại đã bay đến sân bay Nikšić tại Montenegro và tham gia sơ tán Quốc vương Petar II cùng các thành viên chính phủ Nam Tư đến Hy Lạp. Trong hoạt động này, nguồn vàng dự trữ của Nam Tư cũng được chuyển đến Hy Lạp bằng 7 chiếc Do 17, cùng những chiếc Savoia-Marchetti SM.79K và Lockheed Model 10 Electra của hãng hàng không Aeroput, nhưng sau khi hoàn thành nhiệm vụ này, 5 chiếc Do 17K đã bị tiêu diệt trên mặt đất khi máy bay Ý tấn công sân bay Paramitia do người Hy Lạp chiếm cứ. Chỉ có 2 chiếc Do 17K thoát chết tại Hy Lạp và sau đó đã gia nhập Không quân Hoàng gia Anh (RAF) tại Vương quốc Ai Cập. Trong quá trình chiến đấu, Nhà máy Máy bay Quốc gia của Nam Tư tại Kraljevo đã cố gắng để sản xuất thêm được 6 máy bay loại này. Trong 3 chiếc cuối, thì 2 được điều động cho JKRV ngày 10 tháng 4 và chiếc còn lại vào ngày 12 tháng 4 năm 1941. Ngày 6 tháng 4, các máy bay ném bom bổ nhào và tiêm kích tấn công mặt đất của "Luftwaffe" đã tiêu diệt 26 máy bay Dornier của Nam Tư ngay trong cuộc công kích đầu tiên vào các sân bay, nhưng những máy bay còn lại đã đánh trả có hiệu quả bằng nhiều cuộc tấn công vào các đội hình cơ giới của Đức và vào các sân bay tại Bulgaria. Đến cuối chiến dịch tổng thiệt hại của Nam Tư là 4 máy bay bị phá hủy trên không và 45 chiếc trên mặt đất. Vào lúc 16h00 ngày 15 tháng 4, tổng tư lệnh Tập đoàn quân Không quân số 4 Đức, Thượng tướng Alexander Löhr đã nhận được lệnh của Hermann Göring là phải giảm bớt các cuộc không kích và chuyển phần lớn lực lượng ném bom bổ nhào sang hỗ trợ cho chiến dịch tại Hy Lạp. Tổng cộng đã có 18 máy bay ném bom, vận tải và tuần tra hàng hải của Nam Tư (trong đó có 2 chiếc Dornier Do 17K, 4 chiếc Savoia Marchetti SM-79K, 3 chiếc Lockheed Model 10 Electra của hãng Aeroput, 8 chiếc Dornier Do-22K và 1 chiếc Rogozarski SIM-XIV-H) đã trốn thoát được sang căn cứ của Đồng Minh tại Ai Cập vào cuối chiến dịch. Không quân Nhà nước Độc lập Croatia ra đời vào tháng 7 năm 1941 với hơn 200 máy bay chiếm được. Du kích Nam Tư đã tự mình lập nên một lực lượng không quân vào năm 1943 từ số máy bay chiếm được của Không quân Croatia.
1
null
Hải quân Hoàng gia Nam Tư (Serbi-Croatia: Кpaљeвcкa Југословенска Pатна Морнарица; "Kraljevska Jugoslovenska Ratna Mornarica"), là hải quân của Vương quốc Nam Tư. Quân chủng này đã tồn tại kể từ khi thành lập Vương quốc của người Serbia, Croatia và Slovenia vào năm 1918 rồi sau đổi thành Vương quốc Nam Tư vào năm 1929. Hải quân Hoàng gia Nam Tư chính thức bị giải tán sau cuộc xâm lược của phe Trục vào tháng 4 năm 1941. Lịch sử. Nguồn gốc. Nam Tư được hồi phục từ đống tro tàn của Đế quốc Áo-Hung bị hủy diệt trong Thế chiến I. Nhà nước non trẻ này chính thức gọi là Vương quốc của người Serbia, Croatia và Slovenia được thành lập vào ngày 1 tháng 12 năm 1918, trước cái ngày đã có một mức độ của sự hỗn loạn trong khu vực sau khi đình chiến, khi nhiều "hội đồng thủy thủ đoàn" và các phe phái ly khai đã thực hiện trên rất nhiều tàu chiến Áo-Hung cũ. Nam Tư đã yêu cầu một tỷ lệ lớn các hạm đội trước đây của Đế chế. Tuy nhiên, người Ý cực kỳ khó chịu về sự trỗi dậy của một cường quốc hải quân mới ở vùng Adriatic và hối thúc các nước Đồng minh phân phát các hạm đội Áo-Hung cho phe chiến thắng. Điều này đã được thực hiện và chỉ những đồ phế thải của hải quân trước đây mới giao lại cho Nam Tư. Số tàu mà nước này nhận được gồm 12 tàu phóng lôi hiện đại, bốn trục lôi hạm lỗi thời, bốn tuần giang hạm bọc thép và một số thiết bị phụ trợ. Hạm đội còn được tăng cường hơn nữa trong những năm 1920, khi Nam Tư mua lại sáu tàu dò mìn lớp "M" của Đức và một tàu tuần dương cũ kỹ SMS "Niobe". Trước cuộc xâm lược Nam Tư. Hải quân Hoàng gia Nam Tư được trang bị 1 tuần dương hạm hạng nhẹ cũ kỹ từng là của Đức (chỉ thích hợp cho công tác huấn luyện), 1 khu trục hạm hiện đại lớn chỉ huy đội tàu do Anh thiết kế, 3 khu trục hạm hiện đại do Pháp thiết kế (2 chiếc đóng tại Nam Tư cộng với một chiếc khác vẫn đang sản xuất), 1 tàu tiếp liệu thủy phi cơ, 4 tàu ngầm hiện đại (2 chiếc cũ hơn do Pháp đóng, 2 chiếc do Anh đóng) và 10 tàu cao tốc phóng lôi hiện đại (MTB), trong số các tàu thuyền cũ có 6 tàu phóng lôi hạng trung từng là của hải quân Áo, 6 tàu rải mìn, 4 tàu chiến thiết giáp lớn trên sông và nhiều tàu phụ khác. Hoạt động trong Thế chiến II. Vào thời điểm Đức và Ý tấn công Nam Tư ngày 6 tháng 4 năm 1941, Hải quân Hoàng gia Nam Tư hiện đang có 3 khu trục hạm, 2 tàu ngầm và 10 tàu cao tốc phóng lôi, đây là những đơn vị hiệu quả nhất của hạm đội. Một khu trục hạm khác, chiếc "Ljubljana" đang được sửa chữa trong thời gian cuộc chiến và đã được sử dụng cùng với những khẩu pháo phòng không của nó để phòng thủ căn cứ hạm đội tại Kotor. Phần còn lại của hạm đội chỉ được sử dụng trong việc phòng thủ bờ biển, hoạt động hộ tống tại địa phương và công tác tuần tra. Kotor nằm gần biên giới Albania và mặt trận Hy Lạp-Ý tại đó, nhưng Zara (Zadar), một lãnh thổ biệt lập của Ý, nằm ở phía tây bắc bờ biển đã gây khó khăn cho việc thiết lập một đầu cầu. Khu trục hạm "Beograd", cùng với 4 tàu phóng ngư lôi cũ và 6 tàu phóng ngư lôi có động cơ đã được điều đến Šibenik, cách Zadar 80 km về phía nam, để chuẩn bị một cuộc tấn công. Cuộc tấn công này được phối hợp với sư đoàn bộ binh số 12 "Jadranska" và 2 odred của Lục quân Hoàng gia Nam Tư tiến đánh từ khu vực Benkovac, với sự hỗ trợ của không quân thuộc Cụm Ném bom số 81 thuộc Không quân Hoàng gia Nam Tư. Quân đội Nam Tư mở màn cuộc tấn công ngày 9 tháng 4, nhưng đến 13 tháng 4 quân Ý đã tiến hành phản công và tiến vào Benkovac ngày 14 tháng 4. Mũi nhọn tấn công của hải quân trong chiến dịch này đã bị bẻ gãy khi tàu "Beograd" bị máy bay Ý đánh trọng thương ngoài khơi Šibenik làm động cơ bên phải của nó ngừng hoạt động, sau đó nó ỳ ạch chạy về Kotor để sửa chữa với sự hộ tống của các lực lượng còn lại. Các tàu bay có phao phụ trách công tác tuần tra hàng hải của Không quân Hoàng gia Nam Tư đã thực hiện các chuyến bay trinh sát và cả nhiệm vụ tấn công trong chiến dịch này, đồng thời yểm trợ trên không cho các hoạt động thả mìn ngoài khơi Zadar. Họ thu được một vài thành công với một tàu chở dầu của Ý bị thương nặng trên bờ biển Ý gần Bari, các cuộc tấn công vào cảng Durrës của Albania, cũng như đánh vào các đoàn vận tải tái cung cấp của Ý đến Albania. Ngày 9 tháng 4, đáng chú ý có một chiếc Dornier Do 22K đã làm rối loạn một đoàn vận tải 12 tàu hơi nước của Ý và đội hộ tống gồm 8 khu trục hạm đang vượt biển Adriatic trong ngày hôm đó, khi một mình đơn độc tấn công trước hỏa lực phòng không dữ dội của địch. Hải quân Hoàng gia Nam Tư còn có 4 tuần giang hạm bọc thép cỡ lớn được trang bị vũ khí hạng nặng trong lực lượng đường sông của mình. Chúng được sử dụng để tuần tra các sông Donau, Drava và Sava ở miền bắc Nam Tư và biên giới với Hungary. Các tuần giang hạm này gồm , , và được chuyển giao từ Hải quân Áo-Hung khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất. Tất cả đều có tải trọng khoảng 400-500 tấn với trang bị chủ yếu là 2 khẩu pháo 120 li, 2 đến 3 khẩu 66 li, súng cối 120 li, pháo phòng không 40 li và súng máy. Vào lúc bắt đầu chiến dịch họ đã tiến hành các hoạt động tấn công bằng cách pháo kích sân bay tại Mohács thuộc Hungary ngày 6 tháng 4 và 8 tháng 4, nhưng đã phải bắt đầu rút lui về Novi Sad ngày 11 tháng 4 sau khi gặp phải đòn tấn công liên tiếp của máy bay ném bom bổ nhào Đức. Sáng sớm ngày 12 tháng 4, một phi đội ném bom bổ nhào Junkers Ju 87 của Đức đã tấn công các tuần giang hạm Nam Tư trên sông Donau. Chiếc "Drava" do Aleksandar Berić chỉ huy đã bị đánh trúng nhiều lần nhưng vẫn trụ vững nhờ lớp giáp sàn dày 300 li của tàu, cho đến khi một quả bom tình cờ rơi thẳng vào ống khói, giết chết 54 người trong số 67 thành viên thủy thủ đoàn. Trong cuộc tấn công này các pháo thủ phòng không trên tàu tuyên bố rằng có 3 máy bay ném bom bổ nhào bị bắn hạ. 3 tuần giang hạm còn lại sau đó đã bị các thủy thủ cho tự đánh đắm ngày 12 tháng 4 khi các lực lượng Đức và Hungary kiểm soát được các căn cứ và hệ thống sông ngòi nơi chúng hoạt động. Thiệt hại. Quân Ý đã chiếm giữ phần lớn Hải quân Nam Tư (1 trong 4 khu trục hạm, chiếc "Ljubljana", được sử dụng trong chiến dịch khi còn đang sửa chữa). Tuy nhiên, có 1 khu trục hạm khác, chiếc "Zagreb", đã bị 2 sĩ quan của nó tự đánh chìm tại Kotor để ngăn không cho tàu rơi vào tay địch, và 1 tàu ngầm do Anh sản xuất cùng 2 tàu cao tốc phóng lôi đã trốn thoát được sang Alexandria thuộc Ai Cập để tiếp tục phục vụ phe Đồng Minh. Cũng cần chú ý rằng chiếc khu trục hạm thứ tư bị chiếm khi còn đang trong quá trình sản xuất tại xưởng tàu Kotor là chiếc "Split", nhưng Regia Marina đã không thể đóng xong nó trước hiệp định đình chiến năm 1943. Rốt cục nó cũng được trả lại cho Nam Tư sau chiến tranh và được hoàn tất với cái tên ban đầu của mình. Có 10 tàu bay tuần tra hàng hải của hải quân Nam Tư đã trốn thoát sang Hy Lạp, và 9 chiếc được đưa sang Ai Cập, tại đó chúng lập thành một phi đội dưới sự chỉ huy của RAF. Một số tàu chiến Nam Tư còn sống sót, đặc biệt là các tàu khu trục "Dubrovnik", "Beograd" và "Ljubljana" vừa mới sửa chữa đã được Regia Marina sử dụng cho đến khi Ý đình chiến vào tháng 9 năm 1943, sau đó Kriegsmarine và ở một mức độ thấp hơn, Hải quân Nhà nước Độc lập Croatia của quân đội Croatia đã chiếm đoạt một số tàu thuyền sống sót làm hạm đội của riêng mình. Khu trục hạm "Ljubljana" bị đắm trên một bãi cát ngầm gần vịnh Tunis trong khi phục vụ Ý vào tháng 4 năm 1943, nhưng "Dubrovnik" và "Beograd" vẫn chưa bị quân Đồng Minh đánh chìm cho đến tận tháng 4 và tháng 5 năm 1945. Tàu tuần dương hạng nhẹ "Dalmacija" được đưa vào phục vụ trong Hải quân Đức với tên gọi cũ "Niobe". Mắc cạn trên Silba rồi bị MTB 276 và MTB 298 của Anh tiêu diệt vào tháng 12 năm 1943. Một số tàu sống sót qua cuộc chiến vẫn tiếp tục phục vụ trong Hải quân Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư.
1
null
Ihor Valeriyovych Kolomoyskyi (; , Igor Kolomoisky; sinh ngày 13, tháng 2 năm 1963) là một doanh nghiệp người Ukraina gốc Do thái và là cựu tỉnh trưởng của Dnipropetrovsk (tỉnh). Với tư cách là một tỷ phú, Kolomoyskyi được "Forbes" (vào năm 2011) xếp hạng là người giàu thứ 3 sau Rinat Akhmetov và Viktor Pinchuk từ năm 2006 và là người giàu thứ 377 trên toàn thế giới Theo tạp chí "Forbes", tài sản ông ta vào khoảng 3 tỷ USD, trong khi tờ báo Korrespondent cho là vào khoảng 6 tỷ USD. Ông là một trong những người thành lập và làm chủ nhà băng PrivatBank, nhà băng lớn nhất Ukraina. Kolomoyskyi là đối tác lãnh đạo của tập đoàn Privat Group, kiểm soát một phần kỹ nghệ thép, dầu hỏa, hóa học, nhiên liệu và thực phẩm Ukraina và là chủ tịch trên thực tế của FC Dnipro Dnipropetrovsk. Tỉnh trưởng Dnipropetrovsk. Vào ngày 2 tháng 3 năm 2014, Kolomoyskyi được tổng thống tạm thời Oleksandr Turchynov phong làm tỉnh trưởng quê hương của ông, Dnepropetrowsk. Theo bình luận của báo chí việc phong chức này là một tín hiệu gởi tới người dân ở miền Đông và chính phủ Nga, về việc nhóm lãnh đạo Ukraina lâm thời bị cho là phát xít hay có khuynh hướng bài người gốc Do thái. Trong buổi họp báo nhậm chức, Kolomojskyj đã cho là Putin bị tâm thần phân liệt Putin đã gọi Kolomojskyj nhân một cuộc họp báo 2 ngày sau đó là một kẻ lừa đảo và đểu cáng. Vào ngày 6 tháng 3 năm 2014 chi nhánh của PrivatBank ở Moskva bị chính phủ Nga quản lý. Với chức vụ tỉnh trưởng thỉnh thoảng ông ta phải bỏ một phần tiền túi để trả lương cho các nhân viên nhà nước cũng như việc tiếp tế cho quân đội ở Dnepropetrowsk. Trong khuôn khổ các cuộc chiến đấu trong cuộc khủng hoảng tại Ukraina 2014 Kolomojskyj tuyên bố, tiền thưởng cho mỗi người ly khai thân Nga bị bắt được là 10.000 US-Dollar. Giữa tháng 4 năm 2014 Kolomojskyj cho biết là đã thành lập lực lượng đặc biệt "Dnepr".
1
null
Săn tiền kiểu Mỹ (tựa gốc tiếng Anh: American Hustle) là một bộ phim hài - tội phạm của Điện ảnh Mỹ phát hành năm 2013 do David O. Russell đạo diễn, với kịch bản được viết bởi Eric Warren Singer và David O. Russell, dựa trên chiến dịch ABSCAM của FBI cuối thập niên 70 đầu thập niên 80. Bộ phim có sự tham gia diễn xuất của Christian Bale và Amy Adams, vào vai 2 kẻ lừa đảo được một nhân viên FBI (Bradley Cooper) mời - ép hợp tác trong một chiến dịch nhằm phơi bày một đường dây tham nhũng của các chính khách, bao gồm cả thị trưởng Camden, New Jersey (Jeremy Renner). Jennifer Lawrence vào vai cô vợ của nhân vật Bale. American Hustle bắt đầu tiến hành quay vào ngày 8 tháng 3 năm 2013 tại Boston, Worcester,Masachusetts và New York City. Bộ phim được công chiếu rộng rãi tại nước Mỹ vào ngày 20 tháng 12 năm 2013, và đến nay đã đạt doanh thu hơn 250 triệu $ toàn cầu. Cùng với thành công tại phòng vé, bộ phim cũng nhận được những sự ủng hộ và phản hồi tích cực từ giới phê bình. American Hustle nhận 10 đề cử tại giải Oscar lần thứ 86, bao gồm cả Phim xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Kịch bản gốc xuất sắc nhất nhưng không chiến thắng tại hạng mục nào. Nó cũng trở thành bộ phim thứ 2 từ năm 1981 được đề cử tại cả bốn hạng mục diễn xuất. Bộ phim đầu tiên là Silver Linings Playbook cũng do Russell đạo diễn với diễn xuất của Cooper và Lawrence. American Hustle giành 3 giải Quả cầu vàng, 3 giải BAFTA, giải Dàn diễn viên xuất sắc nhất của Hiệp hội điện ảnh (SAG) và nhiều giải thưởng khác. Nội dung. Năm 1978, kẻ trộm Irving Rosenfeld gặp Sydney Prosser, hai người bắt đầu quan hệ và hợp tác trong các phi vụ lừa đảo. Trong vai một phụ nữ quý tộc Anh tên Edith Greensly, Sydney hỗ trợ Irving hoàn thành các vụ gian lận của mình. Trong khi say đắm với tình yêu dành cho Sydney, Irving vẫn chần chừ chưa muốn ly hôn với vợ mình, Rosalyn, do anh lo sợ phải chấm dứt liên hệ với con trai nuôi của anh, Danny. Đặc vụ FBI Richard "Richie" DiMaso đã bắt quả tang Irving và Sydney trong một vụ lừa đảo tiền vay nợ, nhưng anh hứa sẽ bỏ qua vụ này nếu Irving giúp anh hoàn thành bốn vụ án tiếp theo. Richie tin Sydney là người Anh nhưng không tin cô là một phụ nữ thượng lưu. Sau đó, Sydney đã nói với Irving rằng cô sẽ tìm cách tác động Richie, do đó sẽ phải giữ khoảng cách với Irving. Irving nhờ một người bạn đóng giả một thương gia Ả Rập giàu có (sheikh) đến Mỹ tìm kiếm cơ hội đầu tư tiềm năng, anh này được dự định sẽ hối lộ Thị trưởng Carmine Polito của Camden, New Jersey nhằm có được hợp đồng xây dựng thành phố Atlantic, một dự án phát triển kinh tế mà Carmine đang cố gắng gây quỹ đầu tư. Richie dự định biến Carmine thành mục tiêu đầu tiên trong kế hoạch lật tẩy một đường dây tham nhũng của các chính trị gia, mặc dù Irving và sếp của Richie, Stoddard Thorsen hết sức phản đối. Sydney giúp Richie lợi dụng một thư ký của FBI nhằm chuyển 2 triệu USD phí bôi trơn mà không phải thông qua giấy tờ. Khi cấp trên của Stoddard, Anthony Amado biết kế hoạch này, ông cổ vũ Richie và yêu cầu Stoddard hỗ trợ Richie. Do quá háo hức và nóng vội, Richie đã làm Carmine giận và rời khỏi cuộc gặp. Irving thuyết phục Carmine rằng sheikh mới là nhà đầu tư cũng như việc anh không thích Richie, và hai người đã trở thành bạn bè. Richie sắp xếp cho Carmine gặp sheikh tại một sân bay, nhưng không phải sheikh do bạn của Irving đóng giả mà là một đặc vụ FBI người Mexico tên Paco Hernandez đóng giả. Carmine đưa sheikh tới dự buổi tiệc tại một sòng bạc, giải thích rằng đây là một phần cần thiết trong công việc kinh doanh. Irving hết sức bất ngờ khi biết tên trùm mafia Victor Tellegio, cánh tay phải của Meyer Lansky, cũng đang ở đây và hắn muốn gặp sheikh. Tellegio muốn sheikh trở thành một công dân Mỹ mới có thể kinh doanh, và Carmine cần gấp rút hoàn thành thủ tục này. Tellegio cũng yêu cầu một khoản tiền 10 triệu USD để "hợp pháp hóa" sheikh. Richie đồng ý với tham vọng bắt giữ cả Tellegio, trong khi Irving nhận ra kế hoạch đang vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Richie thổ lộ tình cảm với Sydney nhưng anh vô cùng bối rối khi cô thú nhận mình là người Mỹ. Irving xuất hiện nhằm bảo vệ Sydney và cố gắng kết thúc mối quan hệ của họ với Richie, nhưng Richie nói nếu họ rút lui, Tellegio sẽ thấy mùi lừa đảo và cả bọn họ lẫn Rosalyn và Danny đều gặp nguy hiểm. Rosalyn bắt đầu hẹn hò với Pete Musane, một tay gangster cô gặp tại buổi tiệc nọ. Trong một cuộc nói chuyện, cô đề cập đến việc mình tin rằng Irving đang làm việc cho Sở Thuế vụ, do đó Pete đã đe dọa Irving. Irving sau đó đối chất với Rosalyn nhưng cô đã thừa nhận mình nói với Pete do cảm thấy không còn được yêu thương. Cô cũng đồng ý giữ im lặng nhưng muốn một cuộc ly hôn. Nhờ lợi dụng Carmine, Richie và Irving đã quay phim lại cảnh một số thành viên Quốc hội nhận tiền hối lộ. Richie đến gặp Amado và xin 10 triệu USD để đưa cho Tellegio, nhưng chỉ nhận được 2 triệu USD. Một cuộc gặp được sắp xếp tại văn phòng luật sư của Tellegio, Alfonse Simone, tuy nhiên Tellegio vắng mặt. Kế hoạch vẫn tiếp tục và Richie đã ghi âm những lời thừa nhận của Simone về các hành vi phạm pháp. Irving tới thăm nhà Carmine, thừa nhận anh đã lừa dối và hứa sẽ có kế hoạch để giúp Carmine. Carmine vô cùng tức giận, anh đã đuổi Irving ra ngoài, tình bạn của họ dường như kết thúc. 2 triệu USD biến mất, nhưng sau đó có một nguồn tin đồng ý trả lại số tiền này với điều kiện tội của Carmine phải được giảm nhẹ. Amado muốn thực hiện vụ trao đổi này nhưng Richie từ chối. Irving khuyên Richie nhận tiền, nếu không anh sẽ bị khiển trách vì làm mất nó. Trên thực tế, họ chưa bao giờ gặp luật sư của Tellego. Thay vào đó, Irving đã nhờ một người bạn đóng giả nhằm thoát khỏi sự đe dọa của bọn gangster. Amado đồng ý vụ trao đổi này và đưa Richie ra khỏi vụ án. Irving và Sydney mở một phòng tranh và chuyển đến sống cùng nhau, trong khi Rosalyn sống cùng Pete và chia sẻ quyền nuôi nấng Danny với Irving. Diễn viên. Một vài nhân vật có thật, một số khác là sáng tạo: Sản xuất. Phát triển. Bộ phim đầu tiên được dự định mang tên "American Bullshit", viết bởi Eric Warren Singer. Kịch bản được liệt kê vị trí thứ 8 trong Danh sách đen năm 2010 các kịch bản chưa được sản xuất. Bộ phim được sản xuất bởi Columbia Pictures, với Charles Roven và Richard Suckle đứng tên thông qua Atlas Entertainment. Ben Affleck là người đầu tiên được cân nhắc làm đạo diễn, trước khi David O.Russell ký hợp đồng với bộ phim. Russell tiến hành viết lại kịch bản của Singer, thay thế một số nhân vật mang màu sắc biếm hoạc với cuộc đời của họ.  Sản xuất. Bộ phim khởi quay ngày 8 tháng 3 năm 2013 và đóng máy tháng 5 năm 2013. Các cảnh quay được tiến hành tại Boston, Masachusetts (cũng như tại Worcester) và New York. Trong khi quay tại Boston, bộ phim đã bị trì hoãn do hậu quả của nổ bom tại Marathon Boston 2013. Sau khi thành phố trở lại hoạt động bình thường, bộ phim tiếp tục quay tại đây và kết thúc những cảnh quay cuối tại New York. Phát hành. Đạo diễn David O.Russell tung đoạn phim quảng bá vào ngày 31 tháng 7 năm 2013, và đoạn phim quảng bá tại các rạp và 9 tháng 10 năm 2013. Tại Mỹ, bộ phim được phát hành rộng rãi từ 20 tháng 12 năm 2013. Doanh thu. Vốn đầu tư bộ phim ước tính khoảng 40 triệu $. Khi nhà sản xuất Charles Roven được hỏi về con số đầu tư liệu có nằm trong khoảng 40 đến 50 triệu $, ông đã trả lời "Tôi nghĩ nó là một con số phù hợp". Đến ngày 9 tháng 4 năm 2014, bộ phim đã kiếm được 150.117.807 $ tại thị trường Bắc Mỹ và 101.054.000 $ tại thị trường quốc tế, nâng tổng doanh thu toàn cầu lên 251.171.807 $. Phản hồi. American Hustle đã nhận được những phản hồi tích cực sau khi phát hành. Dàn diễn viên được ca ngợi cho diễn xuất của họ, đặc biệt là Adams và Lawrence. Rotten Tomatoes cho bộ phim 98% dựa trên 243 bài đánh giá với điểm trung bình là 8,2/10. Trang web này bình luận "Với dàn diễn viên hài hước và hoàn hảo, American Hustle xứng đáng được khen thưởng với nguồn năng lượng vô hạn cùng sự chỉ đạo xuất sắc của David". Metacritic cho bộ phim 90/100 điểm dựa trên 47 bài phê bình. Christy Lemire cho bộ phim 4/4 sao, ca ngợi khả năng đạo diễn của David O. Russell cùng mối quan hệ giữa Irving và Sydney, cũng như màn khắc họa Rosalyn của Lawrence. Richared Roeper của tờ Chicago Sun-Times cho bộ phim A+, đặc biệt khen ngợi Cooper và tuyên bố American Hustle "là bộ phim hay nhất (tôi) được xem trong năm". Richard Corlics của Time viết "American Hustle phun trào niềm vui, là bộ phim khuôn mẫu nhất, hài hước nhất trong năm". Giải thưởng. American Hustle nhận 7 đề cử giải Quả cầu vàng, và chiến thắng tại 3 hạng mục: Bộ phim hài - nhạc kịch xuất sắc nhất, Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất cho Amy Adams và Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất cho Jennifer Lawrence. Bộ phim cũng nhận 10 đề cử giải Oscar, bao gồm tất cả các hạng mục quan trọng nhất nhưng không giành chiến thắng nào.  Bộ phim được vinh danh tại giải thưởng của hiệp hội diễn viên lần thứ 20, với giải Dàn diễn viên xuất sắc nhất. American Hustle đồng thời nhận được 10 đề cử tại giải BAFTA, và Lawrence đã chiến thắng tại hạng mục Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất và David O. Russell cùng Eric Warren Singer thắng giải Kịch bản gốc xuất sắc nhất. Phát hành đĩa. American Hustle được phát hành dưới định dạng DVD và Blu-ray vào ngày 18 tháng 3 năm 2014. Tính xác thực của phim. American Hustle không phải là bộ phim tài liệu về sự kiện Abscam. Nhiều danh từ riêng được thay đổi, và bộ phim cũng bắt đầu với dòng chữ "Một vài tình huống thực sự đã xảy ra". Một vài tình tiết đã bị biến đổi so với thực tế như sau:
1
null
Chester Floyd Carlson (1906-1968) là kỹ sư người Mỹ. Ông là người đã chế tạo chiếc máy photocopy đầu tiên trên thế giới. Chế tạo máy photocopy. Từ ý tưởng. Trong khi quan sát công việc của người đánh máy chữ, Chester Carlson đã nhận thấy khi đánh máy chữ người ta chỉ có thể đánh từng chữ một trên giấy than để mực in trên giấy than in lên giấy trắng. Kỹ sư nghĩ rằng muốn in sao nhanh một văn bản có săn cần phải làm thế nào để in toàn bộ văn bản trên trang giấy một lúc. Muốn vậy cần phải làm sao để mực cùng một lúc có thể in tất cả các nét chữ trên giấy trắng. Và Carlson chợt nhớ đến câu cửa miệng của mọi người: Nhanh như điện và một hướng đi mới đã hiện ra trong đầu của nhà phát minh tương lai. Như vậy là phải nhờ sức mạnh kỳ diệu của điện năng mới giải quyết nổi vấn đề nan giải này. Bấy giờ kỹ sư Carlson chợt liên tưởng đến một thí nghiệm vật lý thú vị hồi ở trường phổ thông ông đã từng thực hiện. Trong bài thực hành về lực hút tĩnh điện, thầy giáo đem hạt tiêu xay nhỏ trộn lẫn với muối tinh và yêu cầu học sinh tách hạt tiêu ra khỏi muối mà không làm mất đi vị hương của hạt tiêu. Khi ấy Carlson đã dùng chiếc thìa nhựa xoa thật mạnh vào dạ rồi đưa cái thìa nhiễm điện lại gần hỗn hợp muối tiêu. Thế là những bột nhỏ hạt tiêu rất nhẹ bám ngay trên thìa. Trong khi đó muối to và nặng hơn thì vẫn ở lại đĩa. Từ đó trong đầu Carlson nảy ra ý nghĩ mới mẻ: "Nếu như không dừng mực tráng lên giấy than mà dùng những hạt mực khô nhỏ nhẹ như hạt tiêu xay thì có thể hút lên giấy trắng những nét chữ theo lực hút tĩnh điện được không?" Và ông bắt tay vào làm. Qua quá trình làm việc. Carlson liền quyết định tiến hành một loạt thí nghiệm theo hướng này. Sau nhiều lần thất bại, cuối cùng Carlson đã thực hiện được ý tưởng là in lại trên giấy thủ công. Sau đó ông chuyển san in thử các hình ảnh trên giấy theo phương pháp này cũng đạt được hiệu quả mong muốn. Không hài lòng với kết quả bước đầu này, Carlson tiếp tục thai nghén ý tưởng sáng tạo một loại máy hoàn toàn mới mẻ có kahr năng sao chụp cả chữ lẫn hình ảnh theo phương pháp in tĩnh điện Sau thời gian dài suy nghĩ, tính toán và sửa đi sửa lại không biết bao nhiêu lần, cuối cùng Carlson đã hoàn thành bản thiết kế chiếc máy theo ý tưởng sáng tạo của mình. Nhưng từ bản thiết kế trên giấy của nhà phát minh tài năng đến chiếc máy thực sự là cả con đường dài đầy gian nan khổ ải. Với cặp tài liệu dày cộp trên tay, kỹ sư Carlson hăm hở đến gõ cửa các công ty để tìm kiếm sự trợ giúp. Có điều rất buồn là sau khi nghe nhà phát minh trình bày ý tưởng độc đáo của mình, không một công ty Mỹ nào tin tưởng cào Carlson và tương lai của chiếc máy mới lạ này nên họ không chịu cung cấp tiền cho ông chế tạo chiếc máy. Mặc dù vậy, Carlson cũng quyết không chịu lùi bước trước khó khăn. Nhà phát minh tương lại quyết định tư mình bắt tay vào thực hiện công trình của ông với số tiền ít ỏi cóp nhặt được của bản thân cộng với tiền vay thêm của bạn bè và người thên. Mặc dù kinh phí rất hạn hẹp nhưng vào thời kỳ cuối của việc chế tạo này, Carlson vì quá mệt mỏi nên đành phải tìm kiếm một người giúp việc để tiếp tục hoàn thành công việc tới cùng. Và rồi sự cố gắng của Carlson đã được đền đáp. Mùa đông năm 1938, chiếc máy sao chụp kiểu mới đã ra đời với cái tên rất độc đáo: Actoria 10-22-38. Những con số ghi trên tên máy chính là ngày sinh của chiếc máy photocopy đầu tiên trên thế giới: 22 tháng 10 năm 1938. Chiếc mày này khá đồ sộ, in một trang giấy mất 4 phút. Chữ và hình ảnh in trên đó cũng chưa thật rõ. Nhưng dù sao đây cũng là một phường pháp in hoàn toàn mới mẻ được Carlson gọi là phương pháp in khô. Carlson đã đăng ký phát minh của cùng với bản sao chụp đầu tiên. Vậy mà ông đã phải kiên nhẫn lê gót giày qua đến 20 hãng để giới thiệu sản phẩm mới của mình, nhưng đều bị họ từ chối sử dụng phát minh của ông. Mãi đến năm 1949, Công ty Haloid mới chấp nhận sản xuất máy photocopy của Carlson. Tuy nhiên hồi đầu máy rất khso tiêu thụ vì tốc độ sao chụp còn chậm. chất lượng còn thưa thật như ý. Những sau này Carlson đã cộng tác với kỹ sư trẻ P. Calack cải tiến liên tục các bộ phận của máy nên máy không chỉ gọn nhẹ hơn trước rất nhiều mà tốc độ sao chụp nâng lên đến 150 trang in trong một phút, nghĩa là gấp 400 lần tốc độ ban đầu, đồng thời chất lương hình ảnh in cũng rõ nét hơn. Đặc biệt máy có khả năng phóng đại cả tài liệu lên nhiều lần theo ý muốn.. Đến thành công. Nhờ những tính năng mới như nói ở trên, máy bán rất chạy và ngày càng được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Từ đó, máy photocopy trở thành thiết bị không thể thiếu của rất nhiều công việc hiện nay.
1
null
Nathu La (Devanagari: नाथू ला; , IAST: "Nāthū Lā", tiếng Trung: 乃堆拉山口) là một đèo trên dãy Himalaya. Nó nối giữa bang Sikkim của Ấn Độ và khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc. Đèo nằm ở độ cao trên mực nước biển, nằm trên một nhánh của con đường tơ lụa cổ đại. "Nathu" nghĩa là "tai nghe" và "La" nghĩa là "đèo" trong tiếng Tạng. Bên phía Ấn Độ, đèo nằm cách Gangtok về phía đông. Nathu La nằm trong số ít trạm biên mậu giữa Trung Quốc và Ấn Độ; cùng với Shipkila tại Himachal Pradesh và Lipulekh tại Uttarakhand. Ấn Độ đóng cửa Nathu La sau Chiến tranh Trung-Ấn năm 1962, và đèo được mở lại vào năm 2006 sau nhiều hiệp định thương mại song phương. Việc mở cửa đèo được kỳ vọng sẽ thúc đẩy kinh tế của khu vực và đóng một vai trò quan trọng trong mậu dịch Trung-Ấn, song kết quả không như mong muốn. Hiện nay, các hiệp định giữa hai quốc gia giới hạn mậu dịch qua Nathu La đối với một số hàng hóa của hai bên. Việc mở cửa đèo cũng rút ngắn khoảng cách đi lại đến các địa điểm hành hương Ấn Độ giáo và Phật giáo trong khu vực. Lịch sử. Nathu La nằm trên một nhánh dài của Con đường tơ lụa cổ đại. Nhánh này kết nối Lhasa của Tây Tạng với vùng đồng bằng Bengal ở phía nam. Năm 1815, lượng mậu dịch tăng lên sau khi Anh Quốc thôn tính các lãnh thổ của Sikkim, Nepal và Bhutan. Tiềm năng của Nathu La được nhận thấy vào năm 1873, sau khi phó cảnh vụ trưởng của Darjeeling đưa ra một tường trình về tầm quan trọng chiến lược của các đèo giữa Sikkim và Tây Tạng. Vào tháng 12 năm 1893, quân chủ Sikkim và những người cầm quyền tại Tây Tạng ký kết một thỏa thuận tăng cường mậu dịch giữa hai bên. Hiệp định này đạt cực độ vào năm 1894 khi thông mậu dịch. Nathu La đóng vai trò quan trọng trong cuộc viễn chinh của Anh Quốc đến Tây Tạng 1903–1904, hành động này nhằm tìm cách ngăn chặn ảnh hưởng của Đế quốc Nga đối với các vấn đề của Tây Tạng và giành được chỗ đứng cho Anh Quốc trong khu vực. Năm 1904, Chuyên viên Anh Quốc tại Tây Tạng là Thiếu tá Francis Younghusband dẫn một đoàn quân qua Nathu La để chiếm Lhasa. Điều này dẫn đến việc hình thành các trạm mậu dịch tại Gyantse và Gartok thuộc Tây Tạng, và giành quyền kiểm soát thung lũng Chumbi cho người Anh. Đến tháng 11, Trung Quốc và Anh Quốc phê chuẩn một hiệp định chấp thuận mậu dịch giữa Sikkim và Tây Tạng. Vào năm 1947 và 1948, một cuộc tuyển cử đại chúng về việc Sikkim gia nhập Ấn Độ có kết quả thất bại, và Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru chấp thuận một tình trạng bảo hộ đặc biệt cho Sikkim. Sikkim chấp thuận trở thành một quốc gia được bảo hộ và quân đội Ấn Độ được phép đóng tại biên giới của Sikkim, bao gồm Nathu La. Trong giai đoạn này, trên 1.000 con la và 700 người tham gia vào mậu dịch xuyên biên giới qua Nathu La. Năm 1949, khi chính phủ Tây Tạng trục xuất người Hán, hầu hết người Hán trở về quê hương theo tuyến Nathu La–Sikkim–Kolkata. Trong thập niên 1950, do thiếu hạ tầng đường không và đường sắt, một số yếu nhân qua Nathu La khi vượt biên giữa Tây Tạng và Sikkim. Đạt Lai Lạt Ma hiện nay là Tenzin Gyatso sử dụng đèo này để đến Ấn Độ nhân dịp kỉ niệm 2.500 năm Phật đản sinh. Ngày 1 tháng 9 năm 1958, Jawaharlal Nehru cùng con gái Indira Gandhi, và Palden Thondup Namgyal (đương thời là vương tử Sikkim) sử dụng đèo này để đi đến Bhutan. Sau khi Trung Quốc nắm quyền kiểm soát Tây Tạng vào năm 1950 và đàn áp cuộc nổi dậy tại Tây Tạng vào năm 1959, các đèo vào Sikkim trở thành đường dẫn của người tị nạn từ Tây Tạng. Trong Chiến tranh Trung-Ấn năm 1962, tại Nathu La xảy ra đụng độ giữa binh sĩ hai quốc gia. Ngay sau đó, đèo bị đóng và tình trạng này được duy trì trong hơn bốn thập niên sau đó. Từ ngày 7 đến 13 tháng 9 năm 1967, Quân đội Trung Quốc và Quân đội Ấn Độ xảy ra đụng độ biên giới kéo dài trong 6 ngày, bao gồm cả bắn pháo hạng nặng qua lại. Năm 1975, Sikkim sáp nhập vào Ấn Độ, song Trung Quốc khi đó từ chối công nhận việc này. Năm 2003, với việc quan hệ Trung-Ấn tan băng, chuyến công du của Thủ tướng Ấn Độ Atal Bihari Vajpayee đến Trung Quốc dẫn đến khôi phục đàm phán về việc mở đèo. Năm 2004, chuyến công du của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ đến Trung Quốc có kết quả là chính thức mở đèo. Việc mở đèo ban đầu được lên kế hoạch bắt đầu từ 2 tháng 10 năm 2005, song bị hoãn do vấn đề hạ tầng bên phía Trung Quốc. Cuối cùng, sau một thập niên đàm phán, Nathu La được mở vào ngày 6 tháng 7 năm 2006. Ngày mở lại đèo trùng với sinh nhật của Đạt Lai Lạt Ma đương nhiệm. Trong nhiều năm trước khi mở lại đèo, người duy nhất được phép vượt biên là một người đưa thư Trung Quốc và một người hộ tống quân sự của Ấn Độ. Sự kiện cũng đánh dấu việc Ấn Độ chính thức công nhận Tây Tạng thuộc Trung Quốc, và Trung Quốc công nhận việc Sikkim gia nhập Ấn Độ. Một lễ kỉ niệm mở đèo được tổ chức bên phía Ấn Độ, với khách mời là các quan chức từ cả hai quốc gia, ngoài ra còn có sự tham gia của người dân bản địa, cùng truyền thông quốc tế và địa phương. Hàng rào dây thép gai giữa Ấn Độ và Trung Quốc được thay thế bằng một hành lang ốp đá rộng 10 m (30 ft). Địa lý. Nathu La nằm cách thủ phủ Gangtok của Sikkim về phía đông và nằm cách thủ phủ Lhasa của Tây Tạng . Vào mùa đông, tuyết rơi nhiều gây trở lại cho việc lưu thông qua đèo. Do tại Nathu La không có trung tâm khí tượng, nên không có dữ liệu khí tượng đo lường có hệ thống. Tuy nhiên, tại khu vực cao hơn thuộc dãy Himalaya bao quanh khu vực, nhiệt độ mùa hè không bao giờ vượt quá 15 °C (59 °F). Nathu La có lớp đất tương đối nông, tiêu nước quá độ, thô và nhiều mùn trên một sườn dốc 30–50% với bề mặt nhiều mùn có sỏi, xói mòn vừa phải, chai đá vừa phải. Có một số vùng đang bị hạ xuống và nhiều nơi trong đó bị nghiêng dẫn đến lở đất. Nhằm bảo vệ môi trường dễ bị tổn hại của Nathu La bên phía Ấn Độ, chính phủ Ấn Độ quy định về lượng du khách. Bảo trì đường bộ là trách nhiệm của Cơ quan đường bộ biên giới, vốn là một nhánh của Lục quân Ấn Độ. Bên phía Trung Quốc, đèo dẫn đến thung lũng Chumbi của cao nguyên Thanh Tạng. Động thực vật. Do độ dốc tăng lên quanh đèo, hệ thực vật dần chuyển từ nền tảng là rừng cận nhiệt đới, đến khu vực ôn đới, đến khu vực núi cao ẩm và khô, và cuối cùng là hoang mạc lãnh nguyên lạnh giá không có thảm thực vật. Quanh Nathu La và bên phía Tây Tạng có ít thực vật ngoài các cây bụi rải rác. Các loài chính được tìm thấy trong khu vực bao gồm đỗ quyên lùn ("Rhododendron anthopogon", "R. setosum") và bạch xù. Bãi cỏ gồm các loài thuộc chi "Arctopoa", "Meconopsis", "Pedicularis", "Primula", và "Aconitum". Khu vực có mùa sinh trưởng trong bốn tháng, khi đó các loài cỏ, cói và thảo dược phát triển mạnh và nuôi dưỡng nhiều loài côn trùng, động vật ăn cỏ hoang dã và chăn nuôi, chiền chiện, sẻ. Khu bảo tồn núi cao Kyongnosla nằm gần đó có các loài địa lan và đỗ quyên hiếm, bị đe dọa, nằm rải rác giữa các cây bách xù cao và lãnh sam bạc. Khu vực không có các khu định cư cố định của con người, song có một lượng lớn các nhân viên quân sự đóng quân ở hai phía của biên giới. Một lượng nhỏ mục dân du mục người Tạng hay "Dokpas" chăn nuôi bò Tạng, cừu và dệ giống pashmina trong khu vực. Có áp lực chăn thả ở mức độ lớn từ các động vật ăn cỏ chăn nuôi và hoang dã. Có thể trông thấy bò Tạng ở những nơi này, chúng cũng được dùng để làm phương tiện chuyên chở tại nhiều thôn xóm. Khu vực quanh Nathu La có nhiều loài động vật bị đe dọa như "Procapra picticaudata", báo tuyết, "Canis lupus chanco" (sói Tạng), gà tuyết Tạng, diều hâu, quạ, đại bàng vàng, và "Tadorna ferruginea". Sói đỏ được xem là một mối nguy lớn trong khu vực. Sự hiện diện của mìn trong khu vực gây thương vong cho bò Tạng, "Ovis ammon", lừa hoang Tạng, và sói Tạng. Hệ chim gồm nhiều loài hoét kêu, chúng sống trong các cây bụi và thảm rừng. "Myophonus caeruleus", đỏ đuôi, và chích chòe nước được phát hiện gần các thác nước và dòng chảy trên cao. Các loài đi săn hỗn hợp hiện diện tại khu vực gồm chích, họa mi, đuôi cứng, vành khuyên, hồng tước, và se hồng. Các loài chim ăn thịt như đại bàng đen, diều trắng và cắt; và các loài gà lôi như Lophophorus và huyết trĩ cũng được tìm thấy. Kinh tế. Cho đến trước khi đèo bị đóng vào năm 1962, các hàng hóa như bút, đồng hồ, ngũ cốc, vải bông, dầu ăn, vật liệu xây dựng, xe scooter đã tháo dỡ, và xe ngựa bốn bánh được xuất khẩu sang Tây Tạng qua đèo trên lưng các con la. Người ta sử dụng hai trăm con la, mỗi con chở khoảng 80 kg tải trọng để vận chuyển hàng hóa từ Gangtok đến Lhasa, mất từ 20–25 ngày. Khi họ trở về, tơ lụa, len thô, xạ hương, cây thuốc, rượu, đá quý, vàng và đồ bằng bạc được nhập khẩu vào Ấn Độ. Hầu hết hoạt động mậu dịch trong thời kỳ này do cộng đồng Marwari tiến hành, họ sở hữu 95% trong số 200 hãng được cấp phép. Kể từ tháng 7 năm 2006, mậu dịch được mở từ thứ hai đến thứ 5. Các hàng xuất khẩu từ Ấn Độ được miễn thuế quan gồm có nông cụ, chăn, sản phẩm đồng, quần áo, xe đạp, cà phê, trà, đại mạch, lúa gạo, lúa mì, quả khô, rau, dầu thực vật, thuốc lá, thuốc lá hít, gia vị, giày, dầu hỏa, văn phòng phẩm, đồ gia dụng, sản phẩm chế biến từ sữa, thực phẩm đóng hộp, thuốc nhuộm, thảo mộc địa phương. Các hàng xuất khẩu của Trung Quốc được miễn thuế quan gồm da dê, da cừu, len, sữa tươi, đuôi bò Tạng, lông bò Tạng, cao lanh, borac, bơ, muối ăn, ngựa, dê và cừu. Có sự lo ngại trong những thương nhân tại Ấn Độ rằng hàng hóa Ấn Độ chỉ tìm thấy được thị trường hạn chế tại Tây Tạng, trong khi Trung Quốc có thể tiếp cận với một thị trường đã sẵn có tại Sikkim và Tây Bengal. Việc mở lại đèo được kỳ vọng sẽ thúc đẩy kinh tế của vùng và thúc đẩy mậu dịch Ấn-Trung song điều này không xảy ra. Số liệu của Cục Mậu dịch Tây Tạng cho thấy trong 51 ngày mở cửa mậu dịch vào năm 2006, mậu dịch qua Nathu La chỉ đạt giá trị 186.250 USD. Bên phía Ấn Độ, đến năm 2006, chỉ có công dân Ấn Độ mới được qua đèo vào thứ 4, 5, 6, 7 và chủ nhật, sau khi có giấy phép một ngày trước tại Gangtok. Việc mở đèo rất hữu ích cho người hành hương đến các tu viện tại Sikkim như Rumtek. Đối với người Ấn Độ giáo, đèo sẽ rút ngắn thời gian hành trình đến hồ Mansarovar từ 15 ngày xuống 2 ngày. Một mối quan tấm lớn của chính phủ Ấn Độ là buôn bán các sản phẩm động vật hoang dã như da và xương hổ, báo, mật gấu, da rái cá, và len shahtoosh vào Ấn Độ. Chính phủ Ấn Độ tiến hành một chương trình nhằm tăng tính cơ động của cảnh sát và các lực lượng thực thi pháp luật khác trong khu vực. Hầu hết các hoạt động mua bán bất hợp pháp này hiện được tiến hành qua Nepal.
1
null
là một ca sĩ kiêm nhạc sĩ Nhật Bản. Anh ra mắt lần đầu tiên với danh là BMG Japan năm 2006 cho single . Tiểu sử. Hata là em út trong ba người anh em. Anh đến Yokohama khi lên 2. Anh bắt đầu chơi đàn guitar lúc 3 tuổi, sau khi anh trưởng của cậu có được 3,000 yen từ một người bạn. Khi lên trung học, anh bắt đầu viết bài hát, và sau khi nhập học anh bắt đầu làm việc chăm chỉ như một nhạc sĩ thực thụ. Năm 1999, là lần đầu anh biểu diễn tại một buổi đại hoà nhạc ở F.A.D ngôi nhà sống Yokohama, sau khi được một người bạn anh giới thiệu. Năm 2004, anh phát hành một EP đơn, . Năm 2006 anh ký kết với sau khi gây sự chú ý đến một trong những nhân viên tại đó. Anh là người mở màn cho Augusta Camp 2006 vào tháng 7. Anh ra mắt single . Single 2008 của anh là , được xếp ở vị trí #15 trong top 20 hit đầu của anh trên bảng xếp hạng Oricon. "Kimi, Meguru, Boku" được sử dụng làm bài hát chủ đề mở đầu cho loạt anime"Itazura na Kiss". Từ đó, anh có 6 top 20 single và 2 top 10 album. Năm 2010, bài hát của anh "Tōmei Datta Sekai" được chọn làm bài hát mở đầu của "". Năm 2012 anh hát bài "Altair" dưới tên "Motohiro Hata meets Sakamichi no Apollon" cho phần kết anime "Kids on the Slope", nó được công chiếu ngày 12 tháng 4 năm 2012. Bài hát "Goodbye Issac" là bài hát kết thứ tư anime "Space Brothers". Năm 2013, cover "Rain" của anh được Senri Oe chọn làm ED chủ đề "Vườn ngôn từ" của Shinkai Makoto. Năm 2014, "Himawari no Yakusoku" ([[ひまわりの約束) (Lời hứa của hoa hướng dương) được sử dụng làm bài hát chủ đề cho phim hoạt hình 3D [[Stand by Me Doraemon]] ([[Tiếng Nhật]]: STAND BY ME ドラえもん). Liên kết ngoài. [[Thể loại:Nhân vật còn sống]] [[Thể loại:Nam ca sĩ Nhật Bản]] [[Thể loại:Nhạc sĩ Nhật Bản]] [[Thể loại:Ca sĩ Nhật Bản]] [[Thể loại:Sinh năm 1980]] [[Thể loại:Nhạc sĩ đến từ tỉnh Miyazaki]] [[Thể loại:Người Miyazaki]]
1
null
Hố đen tử thần (tựa gốc tiếng Anh: Interstellar) là một bộ phim khoa học viễn tưởng năm 2014 của đạo diễn Christopher Nolan. Với dàn diễn viên gồm Matthew McConaughey,Timothee Chalamet, Anne Hathaway, Jessica Chastain, Bill Irwin, Ellen Burstyn và Michael Caine, bộ phim kể về một nhóm nhà du hành vũ trụ đi xuyên qua hố đen. Nolan đã phát triển kịch bản phim dựa trên những ý tưởng mới của mình hòa trộn với kịch bản trước đó do người em trai Jonathan Nolan viết năm 2007 cho Paramount Pictures và nhà sản xuất Lynda Obst. Bộ phim được sản xuất bởi Nolan, Emma Thomas và Lynda Obst. Warner Bros., đơn vị phân phối các bộ phim trước đây của Nolan, đã thương lượng với Paramount - đối thủ lâu đời của mình, nhằm đóng góp cổ phần trong "Hố đen tử thần". Legendary Pictures, đối tác cũ của Warner Bros, cũng muốn tham gia dự án này. Do đó, bộ phim được 3 studio cùng góp vốn, và sản xuất dưới thương hiệu Syncopy của Nolan và Lynda Obst Productions. Nolan đồng thời cũng thuê quay phim mới Hoyte van Hoytema do Wally Pfister, quay phim cũ của anh, đang bận rộn với "Trí tuệ siêu việt", dự án đầu tiên do mình đạo diễn. Interstellar được quay với sự phối hợp của phim 35 mm và IMAX. Bộ phim được quay vào quý cuối 2013 tại Alberta, Canada, miền nam Iceland và tại Los Angeles, California.  Tóm tắt. Năm 2067, một chứng bệnh lạ xuất hiện đang dần giết chết các loại cây lương thực, những cơn bão cát xảy ra một cách triền miên, lượng oxy trong khí quyển giảm dần, những sự việc trên đẩy loài người đến bờ vực của sự diệt vong. Cooper, một nông dân góa vợ trước đây từng là kỹ sư và phi công của NASA, đang sống cùng với bố vợ Donald, con trai Tom 15 tuổi và con gái Murphy 10 tuổi. Murphy tin rằng, căn phòng của mình bị ám bởi một "bóng ma" đang cố gắng liên lạc với mình. Murphy và Cooper phát hiện ra rằng "bóng ma" đó là một dạng thông minh chưa được biết đến, đang cố gắng gửi các thông điệp cho mình thông qua sóng hấp dẫn, thể hiện bằng các vệt bụi kì lạ xuất hiện sau cơn bão cát. Các thông điệp này được trình bày bằng mã nhị phân, tiết lộ toạ độ của một căn cứ bí mật của NASA, hiện đang được dẫn dắt bởi Giáo sư Brand. Khi tìm đến căn cứ của NASA, họ được giáo sư Brand tiết lộ rằng một lỗ sâu đã được một nền văn minh bí ẩn tạo ra gần sao Thổ từ 48 năm trước, mở ra một con đường tới một thiên hà khác tồn tại 12 hành tinh có tiềm năng cho sự sống, các hành tinh này nằm cạnh một hố đen khổng lồ mang tên Gargantua. 12 nhà du hành đã được gửi đi khám phá các hành tinh này, mỗi người sẽ gửi tín hiệu về Trái Đất xem hành tinh của họ có đủ điều kiện để hình thành sự sống hay không. Trong số 12 người được gửi đi, có ba người gửi tín hiệu về thông báo rằng hành tinh của họ đáp ứng được các điều kiện cho sự sống. Ba hành tinh này được đặt tên theo 3 người khám phá là Miller, Mann, và Edmunds. Giáo sư Brand đưa ra 2 phương án để bảo đảm sự tồn vong của nhân loại. Phương án A: lợi dụng trọng lực để đưa các trạm không gian khổng lồ vốn không thể phóng lên bằng tên lửa thông thường ra khỏi Trái Đất, tuy nhiên lời giải cho phương trình để thực hiện việc này vẫn còn dang dở; do đó sẽ có thêm phương án dự phòng B: họ sẽ mang theo 5000 phôi thai đông lạnh, bắt đầu một công cuộc tái tạo nhân loại trên hành tinh mới. Giáo sư Brand thuyết phục Cooper lái trạm Endurance đi để thu thập dữ liệu điều kiện sống trên ba hành tinh này nhằm cứu lấy nhân loại. Việc Cooper quyết định tham gia nhiệm vụ này làm tổn thương con gái anh. Murphy nói với cha rằng các thế lực siêu nhiên gửi thông điệp rằng anh nên ở lại (STAY). Khi hai cha con chia tay, Murphy vẫn còn giận dỗi và không chịu nói chuyện với cha. Tham gia nhiệm vụ này, ngoài Cooper sẽ có Amelia (nhà sinh vật học, con gái của giáo sư Brand), Romilly (nhà vật lý học), Doyle (nhà địa lý học) và hai con rô bốt có trí tuệ nhân tạo là TARS và CASE. Cả đoàn khởi hành đến hành tinh đầu tiên là Millers, quay xung quanh một lỗ đen có tên gọi là Gargantua. Lực hấp dẫn của lỗ đen gây ra hiện tượng giãn nở thời gian trên hành tinh này, khiến nó chậm hơn rất nhiều so với thời gian trên Trái Đất: một giờ trên Millers dài bằng bảy năm trên Trái Đất. Cooper, Amelia, Doyle và CASE lái một phi thuyền nhỏ rời Endurance, hạ cánh xuống bề mặt hành tinh. Đến đây, họ phát hiện ra rằng hành tinh được bao phủ bởi một đại dương nông với những con sóng khổng lồ (do lực hấp dẫn bởi lỗ đen bên cạnh, lực thủy triều). Trong khi cố gắng thu thập lại dữ liệu của Miller, một con sóng đã đập vào phi thuyền và nhóm phi hành gia, giết chết Doyle và làm chậm việc khởi hành trở lại Endurance. Khi họ trở lại trạm Endurance, hơn 23 năm đã trôi qua. Murphy giờ đã trưởng thành và là một nhà khoa học làm việc cùng Giáo sư Brand. Murphy giờ đã nhận thức được về nhiệm vụ của bố mình và cố gắng giải quyết phương án A. Mặc dù vậy, trong lúc hấp hối, Giáo sư Brand thú nhận đã nói dối Murphy, rằng ông đã giải được phương trình từ lâu. Tuy nhiên đó chỉ là một nửa câu trả lời, họ sẽ không thể đưa được các trạm không gian khổng lồ ra khỏi Trái Đất nếu không có thêm dữ liệu từ điểm kỳ dị của lỗ đen. Kết luận rằng con người không thể thoát khỏi Trái Đất, Giáo sư Brand đặt toàn bộ niềm tin vào phương án B. Điều này khiến Murphy mất hết niềm tin vào Cooper vì cho rằng anh đã biết trước việc này và vẫn quyết định bỏ rơi những người thân yêu. Trong khi đó, nhiên liệu trên tàu Endurance chỉ cho phép đi đến 1 hành tinh nữa trước khi trở về Trái Đất. Amelia tin rằng các dữ liệu về hành tinh Edmunds hứa hẹn có sự sống hơn, nhưng những dữ liệu từ hành tinh này đã ngừng cung cấp từ 3 năm trước. Cooper cho rằng Amelia vì yêu Edmunds mà làm ảnh hưởng đến suy luận của mình, cuối cùng anh quyết định cả đoàn sẽ đi đến hành tinh Mann. Khi họ hạ cánh xuống Mann, họ tìm được Tiến sĩ Mann trong tình trạng ngủ đông và đánh thức anh dậy. Tiến sĩ Mann mô tả với nhóm rằng hành tinh của mình hoàn toàn bị bao phủ bởi băng tuyết, dưỡng khí trên bề mặt cũng không đủ để duy trì sự sống, tuy nhiên anh đã phát hiện ra bên dưới tồn tại một bề mặt là môi trường lý tưởng để phát triển sự sống. Cùng lúc đó thì nhóm nhận được tin nhắn của Murphy từ Trái Đất báo cho Amelia biết cha cô đã mất, đồng thời Murphy cũng đặt câu hỏi liệu Amelia lẫn Cooper có biết trước về phương án A (sau khi đi vào lỗ sâu, Endurance chỉ có thể nhận tín hiệu mà không gửi đi được, vì thế ở Trái Đất không hề biết gì về hành trình của phi hành đoàn). Sự thật là cả Amelia và Cooper đều không hay biết gì về điều này, nhưng Mann biết và xác nhận phương án B mới là mục tiêu thực sự của kế hoạch này. Cooper cho rằng anh đã hoàn thành nhiệm vụ và quyết định bỏ nhóm quay về Trái Đất để gặp gia đình. Trước khi rời đi anh cùng Mann đi kiểm tra các địa điểm cắm trại cho nhóm ở lại. Mann bất ngờ tháo thiết bị liên lạc và tấn công Cooper, hắn đánh vỡ mặt nạ dưỡng khí của anh. Hắn thú nhận rằng vì muốn được giải cứu nên đã làm giả dữ liệu về hành tinh do mình thám hiểm. Trong khi đó Romilly tử vong do mìn nổ (bẫy của Mann) khi đang cố gắng khôi phục bí mật của Mann. Mann lái một phi thuyền trở lại Endurance để đi đến Edmunds thực hiện Phương án B. Còn Cooper cố gắng lấy lại được bộ đàm và gọi Amelia đến cứu. Amelia lái một phi thuyền khác đến cứu Cooper và cả hai quay trở lại Endurance đúng lúc Mann cố gắng kết nối phi thuyền của mình vào Endurance. Do làm sai kỹ thuật, bộ phận lắp ghép bị mất áp suất, giết chết Mann và phá huỷ một phần Endurance. Cooper sau đó đã nỗ lực đưa được Endurance trở lại hoạt động. Sau khi biết rằng hành tinh Mann không thể duy trì sự sống, Cooper quyết định sẽ đi đến Edmunds. Với rất ít nhiên liệu còn lại, Cooper đưa ra ý tưởng lợi dụng trọng lực của lỗ đen Gargantua để bay đến Edmunds. Trạm Endurance sẽ sử dụng nhiên liệu của từng phi thuyền để tăng tốc và cắt bỏ phi thuyền đó khi hết nhiên liệu. Lượng dưỡng khí còn lại là không đủ, Cooper quyết định rơi vào lỗ đen hi sinh để Amelia có thể chạy thoát, lúc này trên Trái Đất 51 năm đã trôi qua. Sau khi cắt bỏ phi thuyền, Cooper và TARS rơi vào hố đen Gargantua, tuy nhiên ở bên kia là một không gian 5 chiều. Thời gian ở đó xuất hiện như là một chiều không gian vật lý cho phép Cooper có thể di chuyển đến các thời điểm khác nhau trong căn phòng của Murphy. Cooper hối hận về việc mình đã ra đi, gửi thông điệp ở lại (STAY) cho con gái của mình. Cooper còn nhận ra rằng không gian này được tạo ra bởi loài người ở tương lai, và họ đã chọn Murphy chứ không phải anh để cứu lấy nhân loại. Con người ở tương lai đã tạo ra không gian này để anh có thể tương tác với Murphy như là một thế lực siêu nhiên, thay đổi tương lai chứ không phải thay đổi quá khứ. Sử dụng sóng hấp dẫn, Cooper gửi các dữ liệu mà TARS đã thu thập về điểm kỳ dị của lỗ đen đến Murphy trưởng thành thông qua mã Morse, biểu thị bằng sự dịch chuyển các kim trên đồng hồ mà anh đã tặng con gái trước khi lên đường. Murphy đọc được các mã này, hoàn thành được phương trình vật lý của Brand và đưa nhân loại ra khỏi Trái Đất trước khi nó biến thành một hành tinh chết. Sau đó Cooper được tìm thấy gần sao Thổ và tỉnh dậy trên trạm không gian Cooper, trạm được đặt tên theo họ của Murphy. Cooper gặp lại con gái của mình, khi này đã rất già. Trên giường bệnh, Murphy thuyết phục cha mình đi tìm Amelia. Trong khi đó, Amelia hạ cánh và phát hiện ra Edmunds đã chết. Cô cùng CASE dựng trại và bắt đầu phương án B trên hành tinh Edmunds, một hành tinh lý tưởng cho sự sống. Theo lời con gái, Cooper cùng TARS đã lên phi thuyền đi tìm Amelia, mở ra một thế giới mới cho nhân loại. Diễn viên. Tháng 4, 2013, Matthew McConaughey và Anne Hathaway được lựa chọn vào 2 vai chính trong bộ phim. Đạo diễn Nolan chia sẻ anh rất vui khi có được McConaughey sau khi xem anh ấy thể hiện trong Mud. Anh gọi nhân vật của McConaughey là "một người đàn ông bình thường" (everyman)  Các nguồn tin được tiết lộ cho thấy bộ phim sở hữu dàn diễn viên toàn sao. Irrfan Khan tiết lộ anh từ chối một vai diễn vì bận rộn cho việc phát hành 2 bộ phim tại Ấn Độ The Lunchbox và D-Day. Matt Damon cũng đóng một vai nhỏ và phân đoạn của anh được quay tại Iceland. Phát triển và tài chính. Trước khi Christopher Nolan trở thành đạo diễn cho Interstellar, bộ phim đã được phát triển từ tháng 6 năm 2006 khi Paramout Pictures và nhà làm phim Steven Spielberg thông báo kế hoạch về một bộ phim khoa học viễn tưởng dựa trên các  nghiên cứu của Kip Thorne, một nhà vật lý lý thuyết. Obst đã tham gia sản xuất bộ phim, khi cô thổ lộ trên Variety "phải mất vài năm để hoàn thiện" trước khi Spielberg đạo diễn, Vào khoảng tháng 3 năm 2007, Jonathan Nolan được thuê để viết kịch bản Interstellar. Cuối năm 2007, Thorne phát biểu trên The Australian rằng bộ phim "dựa trên sự uốn cong không-thời gian". Thorne cũng chia sẻ rằng mọi người muốn anh đóng vai chính mình trong bộ phim. Bộ phim được phát triển trong vài năm. Tháng 1 năm 2013, Christopher Nolan thương thảo với Paramount Pictures và Warner Bros. về đạo diễn bộ phim. Nolan cũng tham gia viết kịch bản, đưa những ý tưởng của mình hòa trộn với kịch bản trước đây do Jonathan viết. Khoảng tháng 3, Nolan chính thức xác nhận đạo diễn bộ phim, đồng thời thông báo bộ phim được sản xuất dưới tên của Syncopy và Lynda Obst Productions. Mặc dù Paramount Pictures và Warner là đối thủ truyền kiếp, Warner Bros., công ty phát hành chuỗi phim Batman của Nolan và hợp tác cùng Syncopy, đã góp cổ phần đầu tư cho bộ phim này. Trước đây, Warner Bros. đã cho phép Paramount phân chia cổ phần và nhượng quyền kinh doanh trong bộ phim tiếp theo của series kinh dị Friday the 13th, đồng thời cho phép góp vốn trong bộ phim dự kiến chuyển thể từ series South Park. Warner Bros. cũng đồng ý cho Paramount đóng cổ phần "trong những bộ phim đầu bảng". Tháng 8 năm 2013, một nguồn tin thông báo rằng Legendary Pictures sau khi bàn bạc với Warner, chính thức đóng xấp xỉ 25% tài chính để sản xuất bộ phim.   Quay phim. Nolan quay Interstellar bằng phim 35mm kết hợp IMAX. Máy quay IMAX được sử dụng trong Interstellar nhiều hơn bất cứ bộ phim nào của Nolan trước đây. Nolan xây dựng trường quay thực tế nhằm hạn chế sử dụng kỹ xảo vi tính, đặc biệt là trong các cảnh không gian. Một vài cảnh phim được thực hiện với máy quay IMAX gắn trên phần mũi (nose cone) của máy bay Learjet. Nolan, người nổi tiếng trong việc giữ bí mật các phim của mình, cũng đang cố gắng để thông tin về Interstellar không bị tiết lộ.  Bộ phim được lên lịch quay trong vòng 4 tháng, bắt đầu ngày 6 tháng 8 năm 2013 tại Alberta, Canada. Các địa điểm thuộc Alberta được tiến hành quay bao gồm Nanton, Longview, Lethbridge và Okotoks. Tại Okotos, bối cảnh được đặt tại Seaman Stadium và Olde Town Plaza. Tại đây bộ phim quay đến ngày 9 tháng 9, và xấp xỉ 130 người, đa số là người địa phương, được thuê cho việc thực hiện bộ phim. Tại Iceland, bối cảnh cho Batman Begins, bộ phim được quay trong 2 tuần. Một đoàn làm phim xấp xỉ 350 người, trong đó 130 là người địa phương, tiến hành công việc tại Iceland. Bối cảnh bao gồm hồ băng Svínafellsjökull và thị trấn Klaustur. Sau khi đóng máy tại Iceland, bộ phim chuyển đến Los Angeles và quay trong 54 ngày.  Nhạc phim. Nhà soạn nhạc Hans Zimmer, người thực hiện nhạc series Batman của Nolan, tiếp tục biên soạn nhạc cho Interstellar. Zimmer và Nolan tạo ra những âm thanh mới mẻ độc nhất cho sản phẩm mới này.
1
null
Tàu điện ngầm Seoul tuyến số 8 (Tiếng Hàn: 서울 지하철 8호선 "Seoul Jihacheol Palhoseon" , Hanja: 서울 地下鐵 8號線) là một tuyến đường sắt đô thị ở Seoul nối ga Amsa ở Gangdong-gu, Seoul và ga Moran ở Seongnam-si, Gyeonggi-do. Tất cả các phần được điều hành bởi Tổng công ty Vận tải Seoul. Màu được sử dụng cho tuyến là màu Hồng. Vào năm 2014 công trình sẽ bắt đầu để mở rộng tuyến hướng Bắc của Sông Hán ngang qua Ga Guri đến Ga Byeollae trên Tuyến Gyeongchun. Nó sẽ mở rộng thêm 11.37 km của tuyến và hiện đang là 17.7 km. Công trình sẽ hoàn thành vào năm 2017. Tổng quan. Tàu điện ngầm Seoul tuyến số 8 là tuyến nối Amsa-dong, Cheonho-dong Gangdong-gu và Garak-dong, Jangji-dong Songpa-gu với Seongnam-si nơi tập trung nhiều nhà ở với số lượng lớn. Tàu điện ngầm Seoul tuyến số 8 là tuyến đầu tiên không đi vào khu vực phía bắc sông Hán trong số các tuyến của Tổng công ty Vận tải Seoul. Tuy nhiên, có kế hoạch kéo dài Tuyến Byeollae đến Guri-si và Namyangju-si và việc xây dựng dự kiến ​​bắt đầu vào ngày 17 tháng 12 năm 2015 và hoàn thành và khai trương vào nửa đầu năm 2024. Tại một thời điểm, tất cả các ga đều là ga ngầm nhưng để giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông do sự phát triển của Thành phố mới Wirye, một ga trên mặt đất, ga Namwirye đã được thiết lập bổ sung giữa ga Bokjeong và ga Sanseong theo yêu cầu của cư dân địa phương.
1
null
Ga Amsa là ga đường sắt nằm trên Tàu điện ngầm Seoul tuyến 8 nằm trên cả Amsa-dong và Cheonho-dong ở Gangdong-gu, Seoul. Đây là ga cuối phía Bắc của tuyến và mất khoảng 31 phút bằng xe lửa từ Ga Moran, ga cuối phía Nam. Kế hoạch mở rộng sẽ hoàn thành vào năm 2017 từ Byeollae trên Tuyến Gyeongchun.
1
null
Ga Cheonho (Pungnaptoseong) (Tiếng Hàn: 천호(풍납토성)역, Hanja: 千戶(風納土城)驛) là ga trên Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 5 và Tàu điện ngầm Seoul tuyến 8 nằm ở ranh giới Cheonho 2-dong, Gangdong-gu, Seoul và Pungnap-dong, Songpa-gu. Tên phụ của nó là Pungnaptoseong (Tiếng Hàn: 풍납토성, Hanja: 風納土城) đề cập đến một bức tường đất cùng tên nằm giữa ga này và cuối phía Đông Nam của Cầu Olympic. Bố trí ga. Cả hai tuyến đều là sân ga 2 mặt, 2 ray, được trang bị cửa chắn sân ga. Có 10 lối ra. Chuyển tuyến. Ở cuối Tuyến 5 về phía Ga Gwangnaru và Tuyến 8 về Ga Amsa (tuyến 5 và 8 đều là chuyến tàu đi lên đầu tiên), bạn có thể chuyển trực tiếp bằng cách đi lên và xuống một tầng cầu thang, với Tuyến 5 ở dưới cùng và Tuyến 8 ở trên cùng. Ga có cấu trúc này là Ga Chungmuro, ga trung chuyển cho Tuyến 3 và Tuyến 4. Vì nhà ga này được thiết kế có tính đến việc trung chuyển nên đường trung chuyển ngắn. Tai nạn – Sự cố. Vào ngày 17 tháng 10 năm 2005, một người bị kẹt giữa tàu và sân ga Cheonho trên Tuyến 5, lúc đó không có cửa chắn. Một nhân viên nhà ga đứng gần đó đã nhanh chóng đỡ được nó nhưng không kịp ngăn nó bị kẹt giữa toa tàu và sân ga, người dân đã xúm lại đẩy đoàn tàu một cách thần kỳ, thần kỳ đã đẩy được đoàn tàu ra ngoài và được giải cứu. Điều này rất giống với những gì đã xảy ra tại ga Sindang năm 2003 và đã được giới thiệu trong EBS Docu Prime.
1
null
Samsung Galaxy Camera 2 là máy chụp ảnh cầm tay chạy hệ điều hành Android dựa trên thiết bị di động. Được công bố tại 2014 Consumer Electronic Show ở Las Vegas, Nevada, Galaxy Camera 2 có Android 4.3 Jelly Bean, chip 1.6 GHz lõi-tứ và 2GB RAM. Galaxy Camera 2 là sự kế thừa của Samsung Galaxy Camera.
1
null
Sân vận động Maracanã (, ), tên chính thức là Sân vận động nhà báo Mário Filho (, ), là một sân vận động ở Rio de Janeiro, Brasil. Sân vận động là một phần của một khu liên hợp bao gồm một đấu trường được biết đến với cái tên "Maracanãzinho", có nghĩa là "The Little Maracanã" trong tiếng Bồ Đào Nha. Thuộc sở hữu của chính quyền bang Rio de Janeiro, cũng như khu phố Maracanã nơi nó tọa lạc, được đặt theo tên của Rio Maracanã, một con sông hiện đang được đào ở Rio de Janeiro. Sân vận động được khai trương vào năm 1950 để tổ chức Giải vô địch bóng đá thế giới 1950, trong đó Brasil bị đánh bại với tỉ số 2–1 trước Uruguay trong trận đấu quyết định, trước 199.854 khán giả vào ngày 16 tháng 7 năm 1950. Địa điểm đã chứng kiến sự tham dự của 150.000 người trở lên trong 26 lần, lần cuối cùng là vào ngày 29 tháng 5 năm 1983, khi 155.253 khán giả theo dõi Flamengo đánh bại Santos 3–0. Sân vận động đã chứng kiến hơn 100.000 khán giả 284 lần. Nhưng khi các phần sân thượng đã được thay thế bằng ghế ngồi theo thời gian và sau khi cải tạo cho Giải vô địch bóng đá thế giới 2014, sức chứa ban đầu của nó đã giảm xuống còn 78.838 chỗ ngồi như hiện tại, nhưng nó vẫn là sân vận động lớn nhất ở Brasil. Sân vận động chủ yếu được sử dụng cho các trận đấu bóng đá giữa các câu lạc bộ bóng đá lớn ở Rio de Janeiro, bao gồm Flamengo, Fluminense, Botafogo và Vasco da Gama. Nó cũng đã tổ chức một số buổi hòa nhạc và các sự kiện thể thao khác. Tổng số người dự khán trận đấu cuối cùng (và thực sự quyết định, nhưng không phải là trận chung kết) của World Cup 1950 là 199.854, biến nó thành sân vận động lớn nhất thế giới theo sức chứa khi nó được khánh thành. Sau khi cải tạo từ năm 2010 đến năm 2013, sân vận động được xây dựng lại hiện đang chứa 78.838 khán giả, trở thành sân vận động lớn nhất ở Brasil và thứ hai ở Nam Mỹ sau Sân vận động Tượng đài ở Peru. Đây là địa điểm chính của Đại hội Thể thao Liên châu Mỹ 2007, tổ chức giải bóng đá và lễ khai mạc và bế mạc. Maracanã đã được xây dựng lại một phần để chuẩn bị cho Cúp Liên đoàn các châu lục 2013 và Giải vô địch bóng đá thế giới 2014, nơi tổ chức một số trận đấu, bao gồm cả trận chung kết và trận tranh siêu cúp Euroamerica với 4 trận từ năm 2017. Đây cũng là nơi tổ chức lễ khai mạc và bế mạc Thế vận hội Mùa hè 2016 và Paralympic Mùa hè 2016, với các sự kiện điền kinh chính diễn ra tại Sân vận động Olympic. Tên gọi. Tên chính thức của sân vận động, Mário Filho, được đặt để vinh danh một nhà báo cũ người Pernambuco, anh trai của Nelson Rodrigues, một người ủng hộ mạnh mẽ cho việc xây dựng Maracanã. Tên phổ biến của sân vận động bắt nguồn từ sông Maracanã, có điểm xuất phát ở những ngọn đồi phủ đầy rừng rậm ở phía tây, băng qua nhiều "bairro" (khu phố) của Rio's Zona Norte (Khu vực phía Bắc), như Tijuca và São Cristóvão, thông qua một kênh thoát nước có các mặt dốc xây dựng bằng bê tông. Khi chảy vào "Kênh làm Mangue", nó đổ ra vịnh Guanabara. Cái tên "Maracanã" bắt nguồn từ từ Tupi hạng Guarani bản địa cho một loại vẹt sống ở vùng này. Việc xây dựng sân vận động là trước khi hình thành khu phố Maracanã sau này, nơi từng là một phần của Tijuca. Sân nhà của Sao Đỏ Beograd, Sân vận động Sao Đỏ, được gọi phổ biến là "Marakana" để vinh danh sân vận động của Brasil. Lịch sử. Xây dựng. Sau khi giành quyền đăng cai Giải vô địch bóng đá thế giới 1950, chính phủ Brasil đã tìm cách xây dựng một sân vận động mới cho giải đấu. Việc xây dựng Maracanã đã bị chỉ trích bởi Carlos Lacerda, sau đó là Nghị sĩ và kẻ thù chính trị của thị trưởng thành phố, tướng Ângelo Mendes de Morais, vì chi phí và vị trí đã chọn của sân vận động, cho rằng sân nên được xây dựng ở Khu phía Tây, khu phố của Jacarepaguá. Vào thời điểm đó, một sân vận động quần vợt đứng trong khu vực đã chọn. Tuy nhiên, nó vẫn được nhà báo Mário Filho ủng hộ, và Mendes de Morais đã có thể tiến hành dự án. Cuộc thi về thiết kế và xây dựng đã được thành phố Rio de Janeiro mở vào năm 1947, với hợp đồng xây dựng được trao cho kỹ sư Humberto Menescal, và hợp đồng kiến ​​trúc được trao cho bảy kiến ​​trúc sư người Brazil, Michael Feldman, Waldir Ramos, Raphael Galvão, Oscar Valdetaro, Orlando Azevedo, Pedro Paulo Bernardes Bastos và Antônio Dias Carneiro. Viên đá góc đầu tiên được đặt tại địa điểm của sân vận động vào ngày 2 tháng 8 năm 1948. Với trận đấu đầu tiên của World Cup dự kiến ​​diễn ra vào ngày 24 tháng 6 năm 1950, điều này chỉ còn dưới hai năm để hoàn thành việc xây dựng. Tuy nhiên, công việc nhanh chóng bị chậm tiến độ, khiến FIFA phải cử Tiến sĩ Ottorino Barassi, người đứng đầu Liên đoàn bóng đá Ý, người đã tổ chức World Cup 1934, đến giúp tại Rio de Janeiro. Một lực lượng lao động gồm 1.500 người đã xây dựng sân vận động, với thêm 2.000 người làm việc trong những tháng cuối cùng. Mặc dù sân vận động đã được đưa vào sử dụng từ năm 1950 nhưng việc xây dựng chỉ hoàn thành vào năm 1965. Khánh thành và Giải vô địch bóng đá thế giới 1950. Trận đấu khánh thành của sân vận động diễn ra vào ngày 16 tháng 6 năm 1950. Rio de Janeiro All-Stars đánh bại São Paulo All-Stars 3–1; Didi trở thành cầu thủ ghi bàn thắng đầu tiên tại sân vận động. Trong khi phần chính của sân vận động đã hoàn thành, nó vẫn giống như một công trường xây dựng; nó thiếu thiết bị vệ sinh và hộp báo chí. Các quan chức Brasil tuyên bố nó có thể có sức chứa hơn 200.000 người, trong khi Sách Kỷ lục Thế giới Guinness ước tính sân có thể có sức chứa 180.000 người và các nguồn khác ghi nhận sức chứa 155.000 người. Điều không thể bàn cãi là Maracanã đã vượt qua Hampden Park để trở thành sân vận động lớn nhất thế giới. Bất chấp tình trạng chưa hoàn thiện của sân vận động, FIFA cho phép các trận đấu được tổ chức tại địa điểm này, và vào ngày 24 tháng 6 năm 1950, trận đấu đầu tiên của World Cup đã diễn ra với 81.000 khán giả dự khán. Trong trận đấu đầu tiên mà Maracanã được xây dựng hoàn thành, Brasil đánh bại México với tỷ số chung cuộc 4–0, và Ademir trở thành cầu thủ ghi bàn thắng đầu tiên tại sân vận động với pha lập công ở phút thứ 30 của anh. Ademir đã có tổng cộng hai bàn thắng, cộng với một bàn thắng của Baltasar và Jair. Trận đấu được điều khiển bởi trọng tài George Reader người Anh. Năm trong số sáu trận đấu của Brasil tại giải đấu được diễn ra tại Maracanã (ngoại lệ là trận hòa 2–2 của họ với Thụy Sĩ tại São Paulo). Cuối cùng, Brasil tiến tới vòng đấu chung kết, đối mặt với Uruguay trong trận đấu (một phần của giai đoạn cuối vòng bảng) hóa ra là trận đấu quyết định của giải đấu vào ngày 16 tháng 7 năm 1950. Brasil chỉ cần một trận hòa để trở thành nhà vô địch, nhưng Uruguay đã giành chiến thắng trong trận đấu với tỷ số 2–1, gây sốc và khiến lượng khán giả khổng lồ câm lặng. Trận thua ngay trên sân nhà này ngay lập tức trở thành một sự kiện quan trọng trong lịch sử Brasil, được mọi người biết đến với cái tên "Maracanazo". Số lượng khán giả chính thức của trận đấu cuối cùng là 199.854 người, với số lượng khán giả thực tế ước tính là khoảng 210.000 người. Trong mọi trường hợp, đó là số lượng khán giả lớn nhất từng đến xem một trận đấu bóng đá - một kỷ lục rất khó bị phá vỡ trong thời đại mà hầu hết các trận đấu quốc tế đều diễn ra ở các sân vận động tất cả chỗ ngồi. Vào thời điểm diễn ra World Cup, sân vận động chủ yếu là khán đài không có ghế riêng. Hoàn thành sân vận động và những năm sau World Cup. Kể từ sau World Cup 1950, Sân vận động Maracanã chủ yếu được sử dụng cho các trận đấu của câu lạc bộ có sự tham gia của bốn câu lạc bộ bóng đá lớn ở Rio— Vasco, Botafogo, Flamengo và Fluminense. Sân vận động này cũng đã tổ chức nhiều trận chung kết cúp bóng đá trong nước, đáng chú ý nhất là Cúp Brasil và Campeonato Carioca. Vào ngày 21 tháng 3 năm 1954, một kỷ lục khán giả chính thức mới được thiết lập trong trận đấu giữa Brasil và Paraguay, sau khi 183.513 khán giả vào sân với vé và 194.603 khán giả (177.656 p.) ở Fla-Flu (1963). Vào năm 1963, các nhà chức trách sân vận động đã thay thế các cột khung thành hình vuông bằng các cột tròn, nhưng vẫn phải mất hai năm trước khi sân vận động này hoàn thành. Năm 1965, 17 năm sau khi bắt đầu xây dựng, sân vận động cuối cùng đã hoàn thành. Vào tháng 9 năm 1966, sau cái chết của Mário Rodrigues Filho, nhà báo người Brasil, nhà báo chuyên mục, nhân vật thể thao và nhà vận động nổi tiếng, người chịu trách nhiệm chính cho sân vận động ban đầu được xây dựng, những người quản lý sân vận động đã đổi tên sân vận động theo tên ông: "Sân vận động bóng đá Mário Rodrigues Filho". Tuy nhiên, biệt danh "Maracanã" vẫn tiếp tục được sử dụng như một cách gọi chung. Năm 1969, Pelé ghi bàn thắng thứ 1.000 trong sự nghiệp của mình tại Maracanã, vào lưới CR Vasco da Gama trước 65.157 khán giả. Năm 1989, sân vận động đã tổ chức các trận đấu của vòng chung kết Cúp bóng đá Nam Mỹ; cùng năm đó, Zico ghi bàn thắng cuối cùng cho Flamengo tại Maracanã, nâng tổng số bàn thắng của anh tại sân vận động này lên con số 333, kỷ lục vẫn còn tồn tại cho đến năm 2011. Một khán đài phía trên của sân vận động bị sập vào ngày 19 tháng 7 năm 1992, trong trận thứ hai trận chung kết Campeonato Brasileiro Série A 1992 giữa Botafogo và Flamengo, dẫn đến cái chết của ba khán giả và làm bị thương 50 người khác. Sau thảm họa, sức chứa của sân vận động đã giảm đáng kể vì sân được chuyển đổi thành sân vận động tất cả chỗ ngồi vào cuối những năm 1990. Trong khi đó, sân vận động được xếp hạng là địa danh quốc gia vào năm 1998, có nghĩa là sân không thể bị phá bỏ. Sân vận động đã tổ chức trận chung kết Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ đầu tiên giữa CR Vasco da Gama và Corinthians Paulista, trận đấu mà Corinthians đã giành chiến thắng trong loạt sút luân lưu. Thế kỷ 21, cải tạo và Giải vô địch bóng đá thế giới 2014. Sau lễ kỷ niệm 50 năm xây dựng vào năm 2000, sân vận động đã được cải tạo để nâng toàn bộ sức chứa lên khoảng 103.000 người. Sau nhiều năm lên kế hoạch và 9 tháng đóng cửa từ năm 2005 đến năm 2006, sân vận động đã được mở cửa trở lại vào tháng 1 năm 2007 với sức chứa toàn bộ là 87.000 chỗ ngồi và đều được lắp ghế. Đối với World Cup 2014 và Thế vận hội và Paralympic 2016, một dự án tái thiết lớn đã được khởi xướng vào năm 2010. Khán đài ban đầu, với cấu hình hai tầng, đã bị phá bỏ, nhường chỗ cho một khán đài một tầng mới. Mái che bằng bê tông nguyên bản của sân vận động đã được dỡ bỏ và thay thế bằng một lớp màng căng bằng sợi thủy tinh phủ polytetra-fluoroethylene. Mái che mới bao phủ 95% số chỗ ngồi bên trong sân vận động, không giống như thiết kế trước đây, nơi chỉ bảo vệ được một số ghế ở vòng trên và khán đài phía trên lối vào cổng của mỗi khu vực. Những chiếc hộp cũ, được lắp đặt cao hơn khán đài cho Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ 2000, đã được tháo dỡ trong quá trình tái thiết. Những chiếc ghế mới có màu vàng, xanh dương và trắng, kết hợp với màu xanh lá cây của sân đấu tạo thành màu cờ sắc áo của Brasil. Ngoài ra, tông màu xám đã trở lại làm màu mặt tiền chính của sân vận động. Vào ngày 30 tháng 5 năm 2013, một trận giao hữu giữa Brasil và Anh dự kiến ​​diễn ra vào ngày 2 tháng 6 đã bị một thẩm phán địa phương hủy bỏ vì lo ngại về an toàn liên quan đến sân vận động. Chính quyền Rio de Janeiro đã kháng cáo quyết định và trận đấu diễn ra như dự kiến ​​ban đầu, tỷ số cuối cùng là hòa 2–2. Trận đấu này đánh dấu sự mở cửa trở lại của Maracanã mới. Vào ngày 12 tháng 6 năm 2014, Giải vô địch bóng đá thế giới 2014 khai mạc với việc Brasil đánh bại Croatia 3–1, nhưng trận đấu đó được tổ chức tại São Paulo. Trận đấu đầu tiên của World Cup được tổ chức tại Maracanã là chiến thắng 2–1 của Argentina trước Bosna và Hercegovina vào Chủ nhật, ngày 15 tháng 6 năm 2014. Chủ nhà Brasil đã không bao giờ chơi một trận đấu nào ở Maracanã trong suốt giải đấu, vì họ đã thất bại trong việc lọt vào trận chung kết sau khi bị Đức loại ở bán kết với tỷ số 7–1. Trong trận chung kết, Đức đánh bại Argentina 1–0 trong hiệp phụ. Hư hỏng sau Thế vận hội Mùa hè 2016. Sân vận động nằm im lìm trong những tháng sau Thế vận hội và Paralympic 2016, với những bức ảnh xuất hiện vào đầu năm 2017 về một mặt sân khô héo phủ đầy những đốm nâu và mặt cỏ bị mất, ghế bị mất, cửa sổ và cửa ra vào bị hư hại. Khoản nợ 3 triệu Real (939.937 đô la Mỹ) cho công ty năng lượng địa phương dẫn đến việc cắt điện tại Maracanã. Trọng tâm của vấn đề là một cuộc tranh cãi pháp lý giữa chủ sở hữu, nhà điều hành sân vận động và ban tổ chức Thế vận hội Rio về trách nhiệm duy trì sân. Maracanã SA, nhà điều hành, cáo buộc rằng ủy ban Olympic đã không trả lại địa điểm trong điều kiện có thể chấp nhận được, trong khi ủy ban nói rằng những điều họ cần sửa chữa sẽ không khiến Maracanã tiếp tục hoạt động. Trong vòng sáu tháng sau Thế vận hội, các chuyến tham quan hàng ngày đến sân vận động đã bị tạm dừng do sân vận động bị phá hoại và các vụ cướp bạo lực trong khu vực. Những vật có giá trị đã bị cướp khỏi sân vận động bao gồm bình cứu hỏa, tivi và tượng bán thân bằng đồng của nhà báo Mário Filho, người đã đặt tên cho sân vận động. Quản lý mới. Vào ngày 5 tháng 4 năm 2017, tập đoàn Lagardère của Pháp đã ký một thỏa thuận quản lý Maracanã. Tổng cộng, Lagardère sẽ đầu tư hơn 500 triệu Real vào cuối vụ chuyển nhượng, do Odebrecht giành được vào năm 2013 và có giá trị đến năm 2048. Tờ "Folha de São Paulo" thông báo rằng tập đoàn ước tính rằng họ sẽ cần chi khoảng 15 triệu Real cho cải cách khẩn cấp tại sân vận động. Năm 2013, những người quản lý cũ của Odebrecht cùng với AEG và IMX, một công ty thuộc sở hữu của tỷ phú Brasil Eike Batista, đã thắng thầu quản lý sân vận động trong 35 năm. Công ty được liên kết với công ty xây dựng OAS của Brasil và Amsterdam Arena. Vào thời điểm đó, Lagardère đang ở vị trí thứ hai trong cuộc đấu thầu. Sự kiện không liên quan đến bóng đá. Trận đấu vale tudo nổi tiếng giữa judoka Kimura Masahiko của Nhật Bản và vận động viên jiu-jitsu của Brasil Hélio Gracie được tổ chức tại Maracanã vào ngày 23 tháng 10 năm 1951. Vào thời điểm đó, nhiều người ở Brasil cảm thấy rằng Gracie là bất bại trong võ thuật, và Kimura sẽ không được chào đón trở lại Nhật Bản nếu anh thua cuộc. Kimura đã thắng nhờ kỹ thuật sau khi bẻ gãy tay Gracie bằng đòn giữ "gyaku-ude-garami", từ đó được biết đến như một đòn "khóa Kimura" trong BJJ và mixed martial arts. Kết quả giải đấu. Thế vận hội Mùa hè 2016. Euroamerica Super Cup 2017 Euroamerica Super Cup 2018 Euroamerica Super Cup 2019 Euroamerica Super Cup 2021
1
null
Samseong-dong là một khu phố hoặc phường của Gangnam-gu ở Seoul, Hàn Quốc. Khu vực có mật độ lớn các nhà hàng chay và các nhà hàng khác phục vụ cho người Hàn theo khuynh hướng hiện đại, cụ thể là con đường chính từ đền Bongeun đến khách sạn Park Hyatt. Giáo dục. Trường nằm ở Samseong-dong:
1
null
The Homesman là một bộ phim viễn Tây sắp phát hành của điện ảnh Mỹ, đạo diễn bởi Tommy Lee Jones, đồng viết kịch bản với Kieran Fitzgerald và Wesley Oliver, dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Glendon Swarthout. Bộ phim có sự tham gia của Tommy Lee Jones, Hilary Swank, Hailee Steinfeld, William Fichtner và Meryl Streep. The Homesman đã được lựa chọn tham gia Liên hoan phim Cannes 2014, và là một trong 18 bộ phim chính thức tranh giải Cành cọ vàng. Nội dung. Một người phụ nữ tiên phong (pioneer woman) gặp một người đàn ông sắp bị tử hình, nhưng cô đã quyết định giúp ông ta. Tuy vậy, hành vi tử tế của cô không phải miễn phí. Để đổi lấy sự giúp đỡ, người đàn ông phải đồng ý giúp cô đưa 3 người phụ nữ điên từ Nebraska về Iowa, một chặng đường vô cùng nguy hiểm với trộm cướp và những người Anh điêng luôn sẵn sàng xuất hiện. Sản xuất. Diễn viên. Bộ phim bắt đầu tuyển diễn viên vào 27 tháng 4 năm 2013 tại Columbus, Georgia Quay phim. Bộ phim bắt đầu khai máy tháng 5 năm 2013 tại Westviller, Lumpkin, Georgia  Phát hành. Ngày phát hành cụ thể chưa được thông báo. Bộ phim sẽ được ra mắt tại Liên hoan phim Cannes 2014
1
null
USS "Converse" (DD-291) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt theo tên Chuẩn đô đốc George A. Converse (1844-1909), người đã có đóng góp lớn vào việc phát triển các kỹ thuật hải quân. "Converse" ngừng hoạt động năm 1930 và bị tháo dỡ năm 1931 nhằm tuân thủ quy định hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London. Thiết kế và chế tạo. "Converse" được đặt lườn vào ngày 13 tháng 8 năm 1919 tại xưởng tàu Squantum Victory Yard của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở Squantum, Massachusetts. Nó được hạ thủy vào ngày 28 tháng 11 năm 1919, được đỡ đầu bởi cô E. C. Colt; và được đưa ra hoạt động vào ngày 28 tháng 4 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân E. G. Haas. Lịch sử hoạt động. Sau khi đưa vào hoạt động, "Converse" được phân về Hạm đội Đại Tây Dương. Nó được đưa về tình trạng dự bị từ ngày 11 tháng 6 năm 1920, hoạt động tại vùng biển với biên chế nhân sự bị cắt giảm 50%, và làm nhiệm vụ huấn luyện nhân sự của Hải quân Dự bị Hoa Kỳ. Sau khi tham gia thử nghiệm con quay hồi chuyển Arma, "Converse" bắt đầu hoạt động cùng Hạm đội Tuần tiễu từ ngày 15 tháng 11 năm 1921. Quay trở lại biên chế đầy đủ vào ngày 1 tháng 7 năm 1922, nó hoạt động dọc theo vùng bờ Đông và vùng biển Caribe. Dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Hải quân A. Mc Glassen, nó khởi hành từ Newport, Rhode Island vào ngày 18 tháng 6 năm 1924 đi sang Châu Âu để gia nhập Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ tại vùng biển châu Âu, viếng thăm Antwerp, Amsterdam, Cherbourg và Southampton trước khi quay trở về New York vào ngày 16 tháng 7 năm 1925. Trong những năm 1926 và 1927, "Converse" lại phục vụ như tàu huấn luyện của Hải quân Dự bị Hoa Kỳ, thực hiện hai chuyến đi huấn luyện mỗi mùa Hè đến Newport và vùng biển Caribe. Từ ngày 23 tháng 2 năm 1927, nó thử nghiệm kiểu bánh lái Flettner trong các chuyến đi của nó. Vào năm 1928, "Converse" được cử làm tàu thử nghiệm của Hạm đội Tuần tiễu. Nó thực hiện những chuyến đi thử nghiệm cho Văn phòng Cơ khí trên sông Potomac và vịnh Chesapeake, rồi bắn các ngư lôi thử nghiệm tại Newport và Charleston, South Carolina. Nó gia nhập trở lại hải đội của nó tại Norfolk, Virginia vào ngày 4 tháng 1 năm 1929 cho các hoạt động thường lệ, cho đến khi được cho xuất biên chế tại Philadelphia, Pennsylvania vào ngày 1 tháng 5 năm 1930. Nó bị bán để tháo dỡ vào ngày 17 tháng 1 năm 1931 nhằm tuân thủ các điều khoản hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London.
1
null
USS "Reid" (DD-292) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt theo tên Samuel Chester Reid (1783-1861), một sĩ quan hải quân từng tham gia cuộc Chiến tranh 1812. "Reid" ngừng hoạt động năm 1930 và bị tháo dỡ năm 1931 nhằm tuân thủ quy định hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London. Thiết kế và chế tạo. "Reid" được đặt lườn vào ngày 9 tháng 9 năm 1919 tại xưởng tàu Squantum Victory Yard của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở Squantum, Massachusetts. Nó được hạ thủy vào ngày 15 tháng 10 năm 1919, được đỡ đầu bởi bà Joseph W. Powell; và được đưa ra hoạt động vào ngày 3 tháng 12 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân V. D. Chapline. Lịch sử hoạt động. Được phân về Hải đội 3 trực thuộc Hạm đội Đại Tây Dương, "Reid" hoàn tất việc chạy thử máy ngoài khơi Cuba vào tháng 2 năm 1920, tham gia các cuộc tập trận trong tháng 3, và đi đến New York vào ngày 26 tháng 4. Nó lên đường hướng về phía Nam vào ngày 1 tháng 5, ghé qua Key West, Florida, rồi đi dọc theo bờ biển vịnh Mexco cho đến giữa tháng 6. Nó về đến Newport, Rhode Island vào ngày 6 tháng 7, nơi nó thực hiện nhiều chuyến đi đến New York trước khi được chuyển sang Charleston, South Carolina vào cuối tháng 9. Trong gần ba năm tiếp theo, nó tiếp tục ở lại vùng bờ Đông, hoạt động dọc bờ biển từ Charleston, Newport, Rhode Island và Yorktown, Virginia, ngắt quãng bởi các đợt ngưng hoạt động ngắn tại Charleston do thiếu hụt nhân sự. Vào cuối tháng 1 năm 1923, "Reid" quay trở lại vịnh Guantánamo, Cuba để thực tập cơ động mùa Đông, và vào tháng 2 đã tiếp tục đi đến vùng kênh đào Panama để tập trận. Vào cuối tháng 3, nó quay trở lại Cuba rồi quay về Newport, thực tập ngoài khơi bờ Đông. Vào mùa Đông năm 1924, nó lặp lại các hoạt động tại vùng biển Caribe, nhưng đến mùa Xuân lại hướng sang phía Đông làm nhiệm vụ tại vùng biển Châu Âu. Vào ngày 28 tháng 6, "Reid" đi đến Cherbourg, Pháp, và vào ngày 1 tháng 7 gia nhập Hải đội Tuần dương nhẹ. Trong tháng đó, nó viếng thăm các cảng trong biển Baltic và Bắc Hải; thực hiện tuần tra máy bay ngoài khơi Iceland vào giữa tháng 8, và sang tháng 9 đã đi đến Địa Trung Hải. Nó tiếp tục ở lại khu vực Tây Địa Trung Hải cho đến tháng 11, đi ngang qua Crete và Hy Lạp để đến Thổ Nhĩ Kỳ. Trong hai tháng tiếp theo, nó tuần tra tại khu vực Tiểu Á, viếng thăm các cảng tại Levant và Ai Cập, rồi sang tháng 2 năm 1925 tiếp nối các hoạt động ngoài khơi Pháp và Tunisia. Nó rời khu vực Địa Trung Hải vào đầu tháng 5, và sau khi ghé qua các cảng Pháp và Anh đã vượt Đại Tây Dương, về đến New York vào ngày 16 tháng 7. Vào cuối tháng 8, "Reid" tiếp nối các hoạt động ngoài khơi Newport, và sang tháng 9 lại đi về phía Nam để thực tập tại vùng biển Caribe. Đến tháng 12, nó được đại tu tại Philadelphia, Pennsylvania trước khi quay trở lại vùng biển Caribe. Được phân về Hạm đội Tuần tiễu trong bốn năm tiếp theo, nó luân phiên các chuyến đi huấn luyện dọc theo bờ Đông với các hoạt động thực hành tại vùng biển Caribe và vịnh Mexico. Từ ngày 24 tháng 4 đến ngày 12 tháng 6 năm 1927, nó tham gia chiến dịch thứ hai tại Nicaragua, tuần tra dọc bờ biển, chuyển giao tiếp liệu và thư tín cho các đơn vị Thủy quân Lục chiến trên bờ cũng như trợ giúp tịch thu vũ khí của các bên xung đột. Đến năm 1929, "Reid" được đề cử cho ngừng hoạt động. Nó hoàn tất chuyến đi cuối cùng đến Philadelphia vào ngày 30 tháng 8 năm 1929, và được cho xuất biên chế tại đây vào ngày 1 tháng 5 năm 1930. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 22 tháng 10 năm 1930, và nó bị bán cho hãng Boston Iron & Metal Company ở Baltimore, Maryland vào ngày 17 tháng 1 năm 1931 để tháo dỡ nhằm tuân thủ các điều khoản hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London.
1
null
USS "Billingsley" (DD-293) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt theo tên Thiếu úy Hải quân William Billingsley (1887-1912), một trong những phi công hải quân đầu tiên. "Billingsley" ngừng hoạt động năm 1930 và bị tháo dỡ năm 1931 nhằm tuân thủ quy định hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London. Thiết kế và chế tạo. "Billingsley" được đặt lườn vào ngày 8 tháng 9 năm 1919 tại xưởng tàu Squantum Victory Yard của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở Squantum, Massachusetts. Nó được hạ thủy vào ngày 10 tháng 12 năm 1919, được đỡ đầu bởi cô Irene Billingsley, em gái Thiếu úy Billingsley; và được đưa ra hoạt động vào ngày 1 tháng 3 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân H. D. Cooke. Lịch sử hoạt động. Sau khi đưa vào hoạt động, "Billingsley" gia nhập Lực lượng Khu trục trực thuộc Hạm đội Đại Tây Dương, và đã hoạt động dọc theo vùng bờ Đông Hoa Kỳ và vùng biển Caribe cho đến mùa Hè năm 1920, khi nó thực hiện các chuyến đi huấn luyện cho nhân sự của Hải quân Dự bị Hoa Kỳ. Được đưa về tình trạng dự bị từ tháng 6 năm 1922, nó sau đó gia nhập Đội khu trục 26 thuộc Hải đội 9, Lực lượng Khu trục đặt căn cứ tại Philadelphia, Pennsylvania. Nó hoạt động dọc theo vùng bờ biển Đại Tây Dương cho đến tháng 6 năm 1924 khi Đội khu trục 26 lên đường gia nhập Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ tại châu Âu. Nó tuần tra tại các vùng biển Châu Âu và Địa Trung Hải trong một năm tiếp theo, trợ giúp người tị nạn tại vùng Cận Đông. Vào mùa Xuân năm 1925, nó phục vụ như cột mốc dẫn đường và liên lạc cho chuyến bay "Vòng quanh thế giới" trong chặng băng qua Bắc Đại Tây Dương của máy bay Lục quân. Cuối năm đó, "Billingsley" quay trở về nhà, tiếp nối các hoạt động thường lệ dọc bờ Đông cho đến mùa Hè năm 1929, khi nó lại thực hiện chuyến đi huấn luyện dự bị. Nó đi đến Xưởng hải quân Philadelphia vào tháng 9 năm 1929, được cho xuất biên chế tại đây vào ngày 1 tháng 5 năm 1930, và bị bán để tháo dỡ vào ngày 17 tháng 1 năm 1931.
1
null