text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
USS "Charles Ausburn" (DD-294) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt theo tên Charles Lawrence Ausburne (1889-1917), một thủy thủ tử trận trong Thế Chiến I và được truy tặng Huân chương Chữ thập Hải quân. "Charles Ausburn" ngừng hoạt động năm 1930 và bị tháo dỡ năm 1931 nhằm tuân thủ quy định hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London. Thiết kế và chế tạo. "Charles Ausburn" được đặt lườn vào ngày 11 tháng 9 năm 1919 tại xưởng tàu Squantum Victory Yard của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở Squantum, Massachusetts. Nó được hạ thủy vào ngày 18 tháng 12 năm 1919, được đỡ đầu bởi bà D. K. Ausburn; và được đưa ra hoạt động vào ngày 23 tháng 3 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Đại úy Hải quân M. W. Hutchinson, Jr.. Lịch sử hoạt động. Được phân về Hạm đội Đại Tây Dương, "Charles Ausburn" hoạt động từ Charleston, South Carolina, Norfolk, Virginia và Newport, Rhode Island dọc theo bờ biển Đại Tây Dương và vùng biển Caribe cho đến năm 1924, phục vụ với biên chế nhân sự bị cắt giảm từ tháng 10 năm 1920 đến tháng 5 năm 1922. Trong những năm này, nó tham gia các cuộc thao dượt hạm đội và cơ động huấn luyện, trợ giúp vào việc phát triển và áp dụng các kỹ thuật và chiến thuật mới trong hải quân. Vào mùa Thu năm 1923, nó được trang bị để mang theo một thủy phi cơ, và nó tiến hành các thử nghiệm trong lĩnh vực không lực hải quân đang phát triển mạnh mẽ. Vào cuối mùa Hè năm 1924, "Charles Ausburn" thực hiện chuyến đi đến vùng có vĩ độ cao phía Bắc để phục vụ như tàu canh phòng cho chuyến bay vòng quanh thế giới của máy bay Lục quân, thường trực tại các trạm ngoài khơi Greenland và Newfoundland. Vào ngày 18 tháng 6 năm 1925, nó khởi hành từ Boston, Massachusetts bắt đầu một lượt phục vụ kéo dài một năm tại vùng biển Châu Âu và Địa Trung Hải, viếng thăm nhiều cảng trước khi quay trở về New York vào ngày 11 tháng 7 năm 1926. Nó tiếp tục các hoạt động cùng hạm đội, cung cấp cơ sở vật chất cho việc huấn luyện nhân sự của Hải quân Dự bị Hoa Kỳ, cho đến ngày 1 tháng 5 năm 1930, khi nó được cho xuất biên chế tại Philadelphia, Pennsylvania. "Charles Ausburn" bị bán để tháo dỡ vào ngày 17 tháng 1 năm 1931.
1
null
Lee Jong-hyun (이종현; ; sinh ngày 15 tháng 5 năm 1990) là một tay guitar, ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên người Hàn Quốc. Anh là tay guitar chính và ca sĩ của ban nhạc Rock Hàn Quốc CNBLUE. Anh đã thực hiện diễn xuất của mình trong một bộ phim omnibus "Acoustic" tiếp theo là truyền hình đầu tay trong Phẩm giá quý ông trong năm 2012. Vào tháng 8 năm 2019, Lee Jong-hyun rời CNBLUE sau những tranh cãi về hành vi quấy rối tình dục đối với một YouTuber, và giữa những cáo buộc về việc anh xem những đoạn video quay lén bất hợp pháp và có những cuộc trò chuyện không phù hợp liên quan tới tình dục, hạ thấp phụ nữ trong phòng chat nhóm, một phần của vụ bê bối Burning Sun. Cuộc sống và sự nghiệp. Đầu đời. Lee Jong-hyun sinh ngày 15 tháng 5 năm 1990, tại Busan, Hàn Quốc. Gia đình anh gồm anh, cha mẹ và 2 chị gái. Anh sống ở Busan trước khi gia đình chuyển đến Nhật Bản khi anh được bốn tuổi. Gia đình anh lại chuyển về Busan và anh đã hoàn thành trường tiểu học và trung học ở đó. Năm 2010, anh là "thế hệ thứ 2 "trong số thành viên trong NHẤT CHÍN TRƯỜNG ULZZANG (có nghĩa là #2 ULZZANG) với một số thành viên khác của CNBLUE là Jung Yong-hwa, Jaehyo của Block B, Lee Joon của MBLAQ, Himchan của B.A.P, là những "thế hệ" "đầu tiên, thứ ba, thứ tư và thứ năm" tương ứng. Các Scouter tài năng từ FNC Music (nay là FNC Entertainment) đã đến thăm Busan để xem Jung Yong-hwa, đi ngang qua, gặp Jong-hyun trên đường phố, và đề nghị trinh sát ngay lập tức. Trên đường đến buổi thử giọng của mình, anh đã gặp hiện đồng CNBLUE thành viên của mình Jung Yong-hwa tại Ga Seoul. Sau đó gặp Kang Min-hyuk (cũng là thành viên hiện tại của CNBLUE) tại F&C Music nơi họ thử giọng. Cuối cùng chỉ có ba người họ vượt qua buổi thử giọng và Jong-hyun đã bắt đầu đào tạo âm bass công nghệ tại FNC Academy. Trước khi Jong-hyun bắt tay vào sự nghiệp âm nhạc của mình, anh là một vận động viên judo, người đã giành huy chương vàng trong một chức vô địch judo trong số các vận động viên tại quê hương của anh khi anh còn học trung học. Tuy nhiên, anh đã quyết định từ bỏ thể thao khi nhận ra rằng điều này không phải là lĩnh vực mà anh sẽ nổi trội sau khi để thua trong một trận đấu chỉ trong vài giây. Sau đó anh bắt đầu tập trung vào âm nhạc. Lúc đầu, anh đã học hát, sau đó là chơi đàn piano. Sau đó, khi xem một tiếng ca sĩ-nhạc sĩ và nghệ sĩ guitar Eric Clapton chơi guitar, ông đã truyền cảm hứng để anh tìm hiểu để chơi guitar. Sự nghiệp âm nhạc. Lee Jong-hyun ra mắt với CNBLUE tại Hàn Quốc vào ngày 14 tháng 1 năm 2010 với đĩa đơn của họ "I'm Aloner". Trước khi ra mắt của họ tại Hàn Quốc, họ ra mắt như một ban nhạc độc lập, với Jong-hyun là trưởng nhóm, tại Nhật Bản vào tháng 8 năm 2009. Sau đó Jung Yong-hwa đã qua thay vị trí trưởng nhóm sau lần đầu tiên debut tại Hàn Quốc của ban nhạc.  Jong-hyun, cùng với Jung Yong-hwa, cũng đã được đóng góp đáng kể cho các ban nhạc của sáng tác bài hát đã được phát hành tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Anh sáng tác bài hát như "Blind Love", "Lie", "Rain of Blessing", "Kimio", "My Miracle", "Come On", "No More", "These Days" vv, tất cả được tích cực thông tin phản hồi. "Come On" đứng thứ 5 ở nội dung đơn hàng tuần của bảng xếp hạng Oricon trong khi "Blind Love" đứng thứ 4. "Get Away", một trong những sáng tác của anh đã được sử dụng khi kết thúc bài hát chủ đề cho phim truyền hình Mỹ Gossip Girl phát sóng ở Nhật Bản. Jong-hyun cho biết anh sáng tác ca khúc "These Days" khi anh còn là thực tập sinh. Jong-hyun hát "My love" OST cho SBS Drama "Phẩm chất quý ông" mà anh đóng vai chính, các bài trong OST đã được phát hành bản solo đầu tiên anh kể từ khi debut thành ca sĩ. OST được xếp cao trên các bảng xếp hạng âm nhạc kĩ thuật số Hàn Quốc khác nhau trong nhiều tuần và trở thành một trong những OST Drama Hàn Quốc phố biến vào năm 2012 và giành chiến thắng gia thưởng anh OST từ giải thưởng âm nhạc Seoul. "My Love" dành vị trí No.6 trên bảng xếp hạng Billboard K-POP Hot 100 cuối năm 2012 và dành vị trí No.15 bảng xếp hạng đĩa đơn Gaon Hàn Quốc Jong-hyun và đồng nghiệp của anh labelmate Juniel hình thành một bộ đôi được gọi là "Romantic J" và phát hành một mùa đông đặc biệt Digital Single Album với single "Love Falls". Bài hát được sáng tác bởi chính anh và được viết bởi Juniel.  Đoạn teaser cho MV đã được phát hành vào ngày 05 tháng 12 năm 2013 tại 00:00 KST và đầy đủ các MV được phát hành vào 12NN KST tại The FNC chính thức kênh. Cùng với MV, thực hiện, bình luận của "Romantic J" và CNBLUE Lee Jung-shin, và những bộ phim ghi âm đã được phát hành. Bài hát đạt vị trí #27 tại bảng xếp hạng Melon. "Romantic J" sẽ được ghi âm cho gia đoạn đầu tiên của họ tại "Simply Kpop, "M-net M! Countdown và SBS MTV The Show". Sự nghiệp diễn xuất. Trong năm 2010, Jong-hyun thực hiện vai diễn của mình như Kim Seong Won trong một omnibus phim "Acoustic" được phát hành vào ngày 28 Tháng Mười 2010. Jong-hyun đã đóng bộ phim cùng với đồng thành viên CNBLUE Kang Min-hyuk người đóng vai em trai của anh Kim Hae Won trong phần thứ hai của bộ phim được gọi là "Bakery Attack". Bộ phim xoay quanh câu chuyện của hai anh em, người yêu âm nhạc nhưng không thể kiếm tiền với nó. Anh trai quyết định bán cây guitar của mình nhưng em trai mình vô tình bị mất nó. Họ tìm thấy cây đàn guitar trong một tiệm bánh ở Đại học Hongik và học được những hiểu biết mới về âm nhạc của chủ cửa hàng bánh. Vào ngày 27 tháng năm 2012, Jong-hyun ra mắt bộ phim truyền hình đầu tay của mình trong SBS drama cuối tuần "A Gentleman Dignity" với Jang Dong Gun, Kim Ha Neul, Kim Min-jong, Kim Soo-ro và Lee Jong Hyuk. Trên Tháng 7 năm 2013, Jong-hyun làm khách mời như là một nhân vật quan trọng trong KBS2 Drama đặc biệt - Tuổi vị thành niên Medley. Tranh cãi và rời nhóm. Giao dịch nội bộ cổ phiếu. Vào tháng 6 năm 2016, Lee Jong-hyun và thành viên cùng nhóm Jung Yong-hwa đã bị buộc tội giao dịch nội bộ cổ phiếu của FNC Entertainment dựa trên thông tin rằng công ty của họ, FNC Entertainment đã ký hợp đồng với diễn viên hài, người dẫn chương trình nổi tiếng và nhân vật truyền hình Yoo Jae-suk. Trong khi Jung Yong-hwa được tha bổng mọi tội danh, Lee Jong-hyun đã bị phạt. Lee Jong-hyun đã xin lỗi và tuyên bố rằng anh đã mua các cổ phiếu mà không xác minh thông tin, nhưng một khi nhận ra các vấn đề pháp lý có thể xảy ra từ việc mua, anh đã giữ lại cổ phiếu. Bê bối group chat tình dục. Vào ngày 12 tháng 3 năm 2019, công ty chủ quản của Lee Jong-hyun đã đưa ra tuyên bố rằng Jong-hyun không liên quan đến group chat và những hoạt động tình dục mà Jung Joon-young tham gia. Tuy nhiên, vào ngày 14 tháng 3 năm 2019, Lee Jong-hyun được xác nhận có liên quan đến scandal Burning Sun với Jung Joon-young trong phòng chat 1:1 mà Jung Joon-young đã chia sẻ nhiều cảnh quay camera ẩn nhạy cảm của Joon-young và nhiều phụ nữ. Lee Jong-hyun đã có những bình phẩm khiếm nhã và những cuộc trò chuyện hạ thấp phẩm giá phụ nữ. Vào ngày 15 tháng 3 năm 2019, Lee Jong-hyun thừa nhận rằng anh đã xem các video khiêu dâm được chia sẻ bởi Jung Joon-young và đã đưa ra những nhận xét chê bai về những người phụ nữ bị quay lén. Quá trình điều tra hiện vẫn đang tiếp diễn. Vào ngày 28 tháng 8 năm 2019, Lee Jong-hyun tuyên bố rút khỏi CNBLUE sau phản ứng dữ dội từ cư dân mạng về những tin nhắn tán tỉnh không phù hợp mà anh gửi cho một nữ BJ trên mạng xã hội. Thiết bị. Jong-hyun chủ yếu sử dụng một loạt các Marshall và Orange Amplifiers, đặc biệt là JVM410 và các kiểu JCM2000 TSL khi lên sân khấu. Jong-hyun sử dụng nhiều loại guitar, bao gồm một PRS Artist V, một Paul Reed Smith Cústom 22, một Gibson Les Paul Hístoric Reissue Goldtop, một Carvin Custom, một Martin HD-28V Acoustic và thuốc lá Burst Fender Stratocaster. Danh mục phim. Phim truyền hình. 2017-bản tình ca duy nhất của tôi-với gong seung yeon(đóng cặp trong we got married)-vai chính 2018 Cupid biết yêu / Oh Soo / vai chính
1
null
Mỗi kỳ giải vô địch bóng đá châu Âu kể từ năm 1960 tại Pháp đều lấy hình ảnh một vật riêng làm đại diện cho mình, gọi là linh vật (tiếng Anh: "mascot"). Mỗi linh vật là một biểu tượng vui, thể hiện rõ nét văn hóa của đất nước đăng cai và tính chất bóng đá thời kỳ đó. Nhưng phải đến năm 1980, euro đã có linh vật đầu tiên.
1
null
Mỗi kỳ Asiad kể từ năm 1951 tại New Delhi & Asian Indoor Games kể từ năm 2005 tại Băng Cốc đều lấy hình ảnh một vật riêng làm đại diện cho mình, gọi là linh vật (tiếng Anh: "mascot"). Mỗi linh vật là một biểu tượng vui, thể hiện rõ nét văn hoá của thành phố đăng cai Asiad hoặc AIGs và tính chất thể thao thời kỳ đó.
1
null
USS "Osborne" (DD-295) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt theo tên Trung úy Hải quân Weedon Osborne (1892-1918), người tử trận trong trận Belleau Wood và được truy tặng Huân chương Danh dự. "Osborne" ngừng hoạt động năm 1930 và bị bán năm 1931 nhằm tuân thủ quy định hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London. Nó được cải biến trang bị động cơ diesel, trở thành chiếc tàu hàng thương mại "Matagalpa", bị cháy năm 1942 và cuối cùng bị đánh đắm năm 1947 Thiết kế và chế tạo. "Osborne" được đặt lườn vào ngày 23 tháng 9 năm 1919 tại xưởng tàu Squantum Victory Yard của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở Squantum, Massachusetts. Nó được hạ thủy vào ngày 29 tháng 12 năm 1919, được cùng đỡ đầu bởi bà Elizabeth Osborne Fisher, chị Trung úy Osborne và bà C. H. Cox; và được đưa ra hoạt động vào ngày 17 tháng 5 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Đại úy Hải quân Dennis L. Ryan. Lịch sử hoạt động. USS "Osborne". Được nhập biên chế vào một lực lượng hải quân thời bình đang trải qua việc cắt giảm nhân lực và chi phí, "Osborne" với thành phần nhân lực không đầy đủ khởi hành từ Boston, Massachusetts vào ngày 25 tháng 6 để gia nhập Hải đội Khu trục 3 trực thuộc Hạm đội Đại Tây Dương. Các hoạt động giới hạn dọc bờ Đông trong năm 1920 được bổ sung bởi hai tháng thực hành hạm đội và tập trận ngoài khơi Cuba vào đầu năm 1921. Hoạt động từ cảng nhà thường trực ở Charleston, South Carolina hoặc từ các xưởng hải quân Philadelphia hay Brooklyn, nó thường đi về phía Nam mỗi năm cho các cuộc thực tập và cơ động chiến thuật quy mô lớn, vốn được tổ chức không những tại khu vực biển Caribe mà cả đến vùng bờ biển phía Thái Bình Dương của Panama. Dưới sự chỉ huy của Hạm trưởng mới Raymond A. Spruance, vị Đô đốc Tư lệnh tương lai của Đệ Tam và Đệ Ngũ hạm đội tại Thái Bình Dương trong Thế Chiến II, "Osborne" khởi hành từ Boston vào ngày 18 tháng 6 năm 1925 cho một lượt bố trí hoạt động kéo dài một năm tại khu vực Tây Địa Trung Hải và dọc theo bờ biển Tây Âu. Vào ngày 20 tháng 9 năm 1929, nó đi vào Xưởng hải quân Philadelphia để chuẩn bị ngừng hoạt động. "Osborne" được cho xuất biên chế vào ngày 1 tháng 5 năm 1930; thủy thủ đoàn của nó chuyển sang chiếc vừa mới đưa vào hoạt động trở lại. Tuân thủ những điều khoản hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London, "Osborne" được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 22 tháng 10 năm 1930 và bị bán vào ngày 17 tháng 1 năm 1931. "Matagalpa". Con tàu được bán cho hãng Standard Fruit & Steamship Company ở New Orleans, Louisiana, nơi nó được tháo dỡ cho đến lườn tàu, và được cấu trúc hai phòng trên boong mới, máy phát điện và hai động cơ diesel Ingersoll-Rand của hãng Todd Dry Dock and Construction Company. Với tên gọi mới "Matagalpa" và bốn hầm hàng hóa có khả năng 25.000 chở quày chuối giữa Trung Mỹ và New Orleans, nó hoạt động cho hãng Standard Fruit cho đến khi nổ ra Thế Chiến II. Con tàu được khảo sát và được Hải quân trưng dụng, cho đến nó được chuyển giao cho Lục quân sau khi nảy sinh nhu cầu cấp thiết phải tiếp tế cho Philippines sau khi quân đội Nhật Bản tấn công và phong tỏa lãnh thổ này. Phục vụ cùng Lục quân Hoa Kỳ. Vào ngày 22 tháng 2 năm 1942, từ Philippines, tướng Douglas MacArthur yêu cầu được hỗ trợ trực tiếp từ Honolulu thay vì từ Australia do không có những nguồn lực cần thiết. Trong vòng một ngày, việc xem xét tình hình ở cấp cao nhất cho thấy ba chiếc tàu khu trục cũ, vốn được cải biến thành tàu vận chuyển trái cây nhanh giờ đây mang tên "Masaya", "Matagalpa" và "Teapa", và gần đây được Bộ Chiến tranh trưng dụng với mục đích sử dụng cho việc vận chuyển giữa các đảo, được xem là phù hợp cho nhiệm vụ tiếp tế này. Theo mệnh lệnh khẩn cấp của Tổng thống để hỗ trợ cho lực lượng đồn trú tại Army và Corregidor, Lục quân bắt đầu chuẩn bị cho những con tàu này vượt qua vòng phong tỏa của quân Nhật tại Philippines. Hàng hóa bắt đầu được chuyển đến New Orleans cho các con tàu; chúng dự định khởi hành vào ngày 28 tháng 2 năm 1942, nhưng những khó khăn, bao gồm thiếu hụt pháo thủ các khẩu đội pháo trên tàu, đã trì hoãn chuyến đi. Cuối cùng "Masaya" lên đường vào ngày 2 tháng 3 năm 1942, "Matagalpa" vào ngày 11 tháng 3 và "Teapa" vào ngày 18 tháng 3. Trong khi tình hình tại Philippines đang ngày càng trở nên tuyệt vọng, các con tàu lại bị buộc phải dừng lại ở Los Angeles để sửa chữa. Đến ngày 13 tháng 4, tướng MacArthur báo cáo việc vượt phong tỏa là vô ích, nhưng Bộ Chiến tranh quyết định vẫn cố thử. Các con tàu lên đường với "Matagalpa" được cho hướng đến Mindanao, đi đến Honolulu vào ngày 8 tháng 5 năm 1942, quá trễ để có thể giải vây cho Corregidor. "Matagalpa" cùng các con tàu dự định tiếp tế cho Philippines được chuyển hướng đến Australia. Vào ngày 26 tháng 6 năm 1942, "Matagalpa" bị cháy đang khi neo đậu tại Sydney, Australia; hàng trăm lính cứu hỏa đã giúp di tản các thùng nhiên liệu và dập lửa. Nó không được sửa chữa, và sau khi chiến tranh kết thúc, nó bị cho đánh đắm ngoài khơi Sydney vào ngày 6 tháng 9 năm 1947.
1
null
USS "Chauncey" (DD-296) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt theo tên Thiếu tướng Hải quân Isaac Chauncey (1779-1840), người tham gia cuộc Chiến tranh 1812. Trong thảm họa Honda Point vào ngày 8 tháng 9 năm 1923, "Chauncey" bị đắm do va phải đá ngầm, xác tàu đắm của nó được tháo dỡ tại chỗ sau đó. Thiết kế và chế tạo. "Chauncey" được đặt lườn vào ngày 17 tháng 6 năm 1918 tại xưởng tàu Union Iron Works của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở San Francisco, California. Nó được hạ thủy vào ngày 29 tháng 9 năm 1918, được đỡ đầu bởi cô D. M. Todd; và được đưa ra hoạt động vào ngày 25 tháng 6 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân W. A. Glassford, Jr.. Lịch sử hoạt động. Được phân về Hạm đội Thái Bình Dương, "Chauncey" hoạt động từ San Diego, California và Mare Island đến khu vực quần đảo Hawaii và dọc theo bờ biển Thái Bình Dương, tham gia các cuộc thao dượt hạm đội, thực hành tác xạ cùng các hoạt động huấn luyện khác. Từ ngày 15 tháng 7 năm 1920 đến ngày 14 tháng 10 năm 1921, nó ở trong tình trạng dự bị tại San Diego và Mare Island với biên chế nhân sự bị giảm thiểu, rồi quay trở lại hoạt động thường trực như là soái hạm của Đội khu trục 31. Vào chiều tối ngày 8 tháng 9 năm 1923, cùng một nhóm lớn các tàu khu trục do dẫn đầu, "Chauncey" đang trên đường đi từ San Francisco đến San Diego trong hoàn cảnh thời tiết sương mù dày đặc. Do sai lầm của hoa tiêu trên chiếc dẫn đầu của đội hình, "Delphy" và sáu tàu khác ngay phía sau đã hướng ngay vào các mỏm đá dọc bờ biển California thay vì rẽ vào eo biển Santa Barbara. Cả bảy chiếc tàu khu trục, bao gồm "Chauncey", bị mắc cạn trên bờ đá lởm chởm ngoài khơi Point Pedernales, trong một sự kiện được biết đến như là Thảm họa Honda Point. "Chauncey" giữ được tư thế thẳng đứng cho dù mắc bên trên các tảng đá, bên cạnh tàu chị em vốn bị lật úp. Không bị thiệt hại nhân mạng, "Chauncey" lập tức trợ giúp cho "Young", kéo được một sợi dây cáp sang chiếc tàu chị em mà qua đó 70 thành viên thủy thủ đoàn của "Young" chuyển sang được "Chauncey". Thủy thủ của "Chauncey" sau đó bơi vào bờ thiết lập một mạng lưới dây cáp đến bờ biển, và người của nó cũng như của "Young" lên bờ an toàn theo cách này. Lườn tàu của "Chauncey" bị sóng biểm đánh đắm, và nó được cho xuất biên chế vào ngày 26 tháng 10 năm 1923. Tất cả các xác tàu đắm đều được cho bán để tháo dỡ tại chỗ vào ngày 25 tháng 9 năm 1925.
1
null
Nguyễn Hữu Mạnh là cựu tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam. Chức vụ cuối cùng của ông là Chánh Văn phòng Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng. Tiểu sử. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Mạnh, quê tại xã Nga Thanh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa Năm 2006 đến năm 2018, Nguyễn Hữu Mạnh là Thiếu tướng, Chánh Văn phòng Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam. Xuất thân. Ông là anh trai của Thiếu tướng Nguyễn Văn Thân, Trợ lý Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
1
null
USS "Fuller" (DD-297) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt theo tên Đại úy Thủy quân Lục chiến Edward Fuller (1893–1918), người tử trận trong trận Belleau Wood trong Thế Chiến I. Trong thảm họa Honda Point vào ngày 8 tháng 9 năm 1923, "Fuller" bị đắm do va phải đá ngầm, xác tàu đắm của nó được tháo dỡ tại chỗ sau đó. Thiết kế và chế tạo. "Fuller" được đặt lườn vào ngày 4 tháng 7 năm 1918 tại xưởng tàu Union Iron Works của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở San Francisco, California. Nó được hạ thủy vào ngày 5 tháng 12 năm 1918, được đỡ đầu bởi cô Gladys Sullivan; và được đưa ra hoạt động vào ngày 28 tháng 2 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân R. E. Rogers. Lịch sử hoạt động. Sau một chuyến đi ngắn đến khu vực quần đảo Hawaii, "Fuller" đi đến cảng nhà của nó San Diego, California vào ngày 28 tháng 4 năm 1920, và bắt đầu một lịch trình huấn luyện đưa nó đi dọc theo vùng bờ Tây từ California đến Oregon. Từ tháng 2 đến tháng 3 năm 1923, nó tham gia các cuộc cơ động của Hạm đội Chiến trận tại vùng kênh đào Panama, rồi quay trở lại hoạt động thử nghiệm ngư lôi và thực hành tác xạ phòng không ngoài khơi San Diego. Vào tháng 7 năm 1923, "Fuller" cùng với đội của nó đi lên phía Bắc để cơ động và sửa chữa tại Xưởng hải quân Puget Sound. Trên đường quay trở về nhà, trong chặng từ San Francisco, California đến San Diego vào đêm 8 tháng 9, những chiếc dẫn đầu trong đội hình đã va phải đá ngầm ngoài khơi Point Pedernales. Sai lầm của hoa tiêu dẫn đường cùng với thời tiết sương mù dày đặc đã dẫn đến tai nạn vốn được đặt tên là Thảm họa Honda Point. "Fuller" bị bỏ lại, và mọi thành viên thủy thủ đoàn đều được an toàn; con tàu sau đó bị vỡ làm đôi và đắm. Nó được cho xuất biên chế vào ngày 26 tháng 10 năm 1923.
1
null
USS "Percival" (DD-298) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt theo tên Đại tá Hải quân John Percival (1779-1862), người tham gia cuộc Chiến tranh 1812 và Chiến tranh Mexico-Hoa Kỳ. "Percival" ngừng hoạt động năm 1930 và bị tháo dỡ năm 1931 nhằm tuân thủ quy định hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London. Thiết kế và chế tạo. "Percival" được đặt lườn vào ngày 4 tháng 7 năm 1918 tại xưởng tàu Union Iron Works, của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở San Francisco, California. Nó được hạ thủy vào ngày 5 tháng 12 năm 1918, được đỡ đầu bởi cô Eleanor Wartsbaugh; và được đưa ra hoạt động vào ngày 1 tháng 3 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân Raymond A. Spruance. Lịch sử hoạt động. Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy ngoài khơi bờ biển California, "Percival" trình diện để hoạt động cùng Hải đội 4 thuộc Chi hạm đội 5, Lực lượng Khu trục Hạm đội Thái Bình Dương đặt căn cứ tại San Diego, California. Vào ngày 8 tháng 9 năm 1923, nó nằm trong nhóm tàu khu trục mắc phải thảm họa Honda Point, nhưng nó đã cơ động né tránh được và không chịu số phận bị mắc cạn do va đá ngầm của các tàu chị em. Vài ngày sau, nó được đặt làm soái hạm của Hải đội 11 và được bố trí tham gia tập trận hạm đội hàng năm cùng Hạm đội Chiến trận tại Thái Bình Dương. "Percival" được cho xuất biên chế vào ngày 26 tháng 4 năm 1930 và bị tháo dỡ vào năm 1931.
1
null
USS "John Francis Burnes" (DD-299) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt theo tên Đại úy Thủy quân Lục chiến John Francis Burnes (1883-1918), người tử trận trong trận Belleau Wood trong Thế Chiến I. "John Francis Burnes" ngừng hoạt động năm 1930 và bị tháo dỡ năm 1931 nhằm tuân thủ quy định hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London. Thiết kế và chế tạo. "John Francis Burnes" được đặt lườn vào ngày 4 tháng 7 năm 1918 như là chiếc "Swasey" tại xưởng tàu Union Iron Works, của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở San Francisco, California. Nó được hạ thủy vào ngày 10 tháng 11 năm 1918, được đỡ đầu bởi bà Julius Kahn; và được đưa ra hoạt động vào ngày 1 tháng 5 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân Frank N. Eklund. Lịch sử hoạt động. Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy và thực tập huấn luyện vào mùa Hè năm 1920, "John Francis Burnes" tham gia các cuộc cơ động hạm đội trong tháng 10. Trong hai năm tiếp theo, nó tiếp tục các cuộc thực hành chiến thuật dọc theo bờ biển California, hoạt động ngoài khơi San Diego, California, cảng nhà của nó. Nó lên đường vào ngày 6 tháng 2 năm 1923 để thực hành ngoài khơi bờ biển Mexico và vùng kênh đào Panama. Sau khi quay trở về vào tháng 4, "John Francis Burnes" hoạt động ngoài khơi California trong hai năm tiếp theo, ngoại trừ một đợt cơ động hạm đội tại vùng biển Caribe vào đầu năm 1924. Một năm sau, nó tham gia cuộc cơ động tập trận phối hợp Hải-Lục quân ngoài khơi San Francisco, California trước khi tham gia các hoạt động của hạm đội tại vùng biển Hawaii từ ngày 27 tháng 4 năm 1925. Sau đó nó lên đường cùng một lực lượng hải quân lớn tại Thái Bình Dương, viếng thăm Samoa, Australia và New Zealand trước khi quay trở về San Diego vào tháng 9. Trong ba năm tiếp theo, "John Francis Burnes" tham gia các hoạt động huấn luyện và cơ động hạm đội dọc theo vùng bờ Tây, giúp vào việc phát triển kỹ thuật trong hải chiến. Trong mùa Hè những năm 1928 và 1929, nó tham gia các chuyến đi huấn luyện quân nhân dự bị. Nó đi đến San Diego vào ngày 28 tháng 8 năm 1929, và ở lại đây cho đến khi được cho xuất biên chế vào ngày 25 tháng 2 năm 1930. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 22 tháng 7 năm 1930, và lườn tàu bị bán để tháo dỡ vào ngày 10 tháng 6 năm 1931 nhằm tuân thủ những điều khoản hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London.
1
null
Make Mine Music là bộ phim hoạt hình dạng tuyển tập năm 1946 của Hoa Kỳ do Walt Disney sản xuất và được phát hành tới các rạp vào ngày 20 tháng 4 năm 1946. Đây là bộ phim hoạt hình chiếu rạp thứ 8 trong series Walt Disney Animated Classics. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, phần lớn nhân viên của Walt Disney bị gọi tham gia vào quân đội, số còn lại được chính phủ Mỹ yêu cầu làm các bộ phim tuyên truyền và huấn luyện phục vụ chiến tranh. Do vậy, lúc bấy giờ tại hãng Walt Disney tràn ngập các ý tưởng cốt truyện còn dang dở. Để giữ bộ phận sản xuất phim chiếu rạp tiếp tục tồn tại qua thời kỳ khó khăn này, hãng phim đã phát hành sáu bộ phim dạng tuyển tập trong đó có phim này, mỗi phim lại bao gồm nhiều đoạn phim nhỏ nội dung không liên quan tới nhau được kết hợp với âm nhạc. Đây là bộ phim tuyển tập thứ ba như vậy, sau "Saludos Amigos" và "The Three Caballeros". "Make Mine Music" nhận được đánh giá từ trung bình đến tích cực từ giới phê bình, mặc dù phim nhỏ đầu tiên trong tuyển tập, "The Martins and the Coys", bị chỉ trích vì có quá nhiều yếu tố bạo lực. Phim được trao giải tại Liên hoan phim Cannes 1946. Đạo diễn âm nhạc của phim là Al Sack. Các đoạn phim. Phim này gồm mười đoạn phim nhỏ, như đã nhắc tới ở trên. "The Martins and the Coys". Đoạn phim này nói về một nhóm hát trên đài phát thanh tên là King's Men. Họ hát về mối thù kiểu Hatfield và McCoy trên một ngọn núi bị gãy làm đôi khi hai người đứng ở hai bên núi đem lòng yêu nhau. Bản phim NTSC phát hành tại các gia đình đã được biên tập lại bởi nó có một số cảnh quá bạo lực cho trẻ em, nhưng trong bản PAL lại không bị cắt. "Blue Bayou". Phim nhỏ này là phần hoạt hình ban đầu vốn định dùng cho phim "Fantasia", trongđó có sử dụng bản nhạc "Clair de Lune" trích từ tác phẩm Suite bergamasque của Claude Debussy. Phim nói về hai con có bay qua vùng Everglades trong một đêm sáng trăng. Tuy nhiên, khi phát hành "Make Mine Music", "Clair de Lune" bị thay bằng một ca khúc mới có tên là "Blue Bayou", do ca sĩ Ken Darby trình bày. Tuy nhiên, bản gốc trên vẫn còn tồn tại đến ngày nay. "All the Cats Join In". Đây là một trong hai phân cảnh có sự tham gia của Benny Goodman: một cảnh quay hiện đại trong đó có một chiếc bút chì đang vẽ các hình ảnh hành động như đang xảy ra thật, và khi đó, thập niên 1940 giới thiếu niên bị hút hồn bởi nhạc pop. "Without You". Đoạn phim này là một bản ballad về tình yêu tan vỡ, do ca sĩ Andy Russell thể hiện. "Casey at the Bat". Đoạn phim này kể về Jerry Colonna, đang đọc lại bài thơ cũng có tên là "Casey at the Bat" của Ernest Thayer, nói về một vận động viên chơi bóng kiêu ngạo và chính tính kiêu ngạo đó đã làm hại anh ta. "Two Silhouettes". Đoạn phim này nói về hai vũ công ba-lê (người đóng), David Lichine và Tania Riabouchinskaya, với các cảnh quay hai chiếc bóng của họ với phông nền và các nhân vật hoạt hình. Dinah Shore thể hiện ca khúc chủ đề. "Peter and the Wolf". Đoạn phim này là phiên bản kịch hoạt hình của bản nhạc năm 1936 do Sergei Prokofiev sáng tác, với phần dẫn chuyện cho diễn viên Sterling Holloway đảm nhận. Một chàng trai người Nga tên là Peter vào rừng săn sói với những người bạn động vật của mình: một con chim tên là Sasha, một con vịt tên là Sonia, và một con mèo tên là Ivan. Mỗi nhân vật lại được thể hiện bằng một nhạc cụ đặc trưng riêng. "After You've Gone". Đoạn phim này một lần nữa nói về Benny Goodman và Goodman Octet trong vai tám nhạc cụ được nhân hoá (Dương cầm, Contrabass, Drum kit, Clarinet, Trumpet, Trombone, Alto Sax, Tenor Sax) trong khi chúng diễu hành qua một sân chơi trong tiếng nhạc. "Johnnie Fedora and Alice Blue Bonnet". Đoạn phim này kể câu chuyện tình giữa hai chiếc mũ đem lòng yêu nhau trong một cửa hiệu tạp hoá. Khi Alice bị bán đi, Johnnie quyết tâm đi tìm lại cô. Cuối cùng, nhờ may mắn họ đã gặp lại nhau và sống hạnh phúc mãi mãi bên nhau. The Andrews Sisters thể hiện các ca khúc. Cũng như các phân đoạn khác, sau này nó được phát hành tại các rạp vào ngày 21 tháng 5 năm 1954. "The Whale Who Wanted to Sing at the Met". Một cái kết đủ cả vui buồn cho phim, kể về một con cá nhà táng có tài năng ca hát tuyệt vời và luôn mơ ước được hát Grand Opera. Một huyền thoại được lan truyền khắp thành phố rằng có một con cá voi biết hát opera, nhưng khi câu chuyện ấy tưởng chừng như đã bị bác bỏ, thì người ta lại cho rằng con cá voi đã ăn thịt một ca sĩ opera và tiếng hát của cô ấy mới là những gì các thủy thủ nghe thấy.
1
null
USS "Farragut" (DD-300) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt theo tên Chuẩn đô đốc David Glasgow Farragut (1801–1870), người tham gia cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. "Farragut" ngừng hoạt động năm 1930 và bị tháo dỡ năm 1931 nhằm tuân thủ quy định hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London. Thiết kế và chế tạo. "Farragut" được đặt lườn vào ngày 4 tháng 7 năm 1918 tại xưởng tàu Union Iron Works của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở San Francisco, California. Nó được hạ thủy vào ngày 21 tháng 11 năm 1918, được đỡ đầu bởi bà Templin Potts; và được đưa ra hoạt động vào ngày 4 tháng 6 năm 1920. Lịch sử hoạt động. "Farragut" đi đến San Diego, California vào ngày 3 tháng 7 năm 1920, và lập tức được đặt vào tình trạng dự bị với biên chế nhân sự giảm thiểu cho đến ngày 31 tháng 3 năm 1922. Nó bắt đầu lịch trình huấn luyện thường kỳ dọc theo vùng bờ Tây Hoa Kỳ, trải dài từ vùng kênh đào Panama cho đến Oregon. Vào ngày 27 tháng 7 năm 1923 tại Seattle, Washington, nó tham gia cuộc duyệt binh dưới sự chủ trì của Tổng thống Warren G. Harding, vốn đang trên đường quay trở về sau chuyến đi thị sát Alaska. Quay trở về San Diego, do sai lầm của hoa tiêu dẫn đường lúc sương mù dày đặc vào đêm 8 tháng 9, nó cùng với tám tàu khu trục khác bị mắc cạn trong vụ thảm họa Honda Point. "Farragut" cùng một chiếc khác thoát ra được với những hư hại nhẹ, trong khi bảy chiếc còn lại bị đắm trên bờ biển lởm chởm đá. Trong những năm 1924 và 1927, "Farragut" lên đường đi sang vùng biển Caribe trong các đợt tập trung cơ động hạm đội, và vào năm 1927 đã tiếp tục đi lên phía Bắc viếng thăm New York Newport, Rhode Island và Norfolk, Virginia. Nó viếng thăm quần đảo Hawaii lần đầu tiên vào mùa Hè năm 1925, nơi nó phục vụ như cột mốc dẫn đường và liên lạc cho chuyến bay của thủy phi cơ từ vùng bờ Tây đến Hawaii. Nó lại có mặt tại đây vào mùa Xuân năm 1928 để thực tập. "Farragut" được cho xuất biên chế tại San Diego vào ngày 1 tháng 4 năm 1930. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 22 tháng 7 năm 1930, và nó bị bán để tháo dỡ vào ngày 31 tháng 10 năm 1930 nhằm tuân thủ những điều khoản hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London.
1
null
USS "Somers" (DD-301) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến thứ tư của Hải quân Hoa Kỳ được đặt theo tên Trung úy Hải quân Richard Somers (1778-1804), sĩ quan hải quân tử trận trong cuộc Chiến tranh Barbary thứ nhất. "Somers" ngừng hoạt động năm 1930 và bị tháo dỡ năm 1931 nhằm tuân thủ quy định hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London. Thiết kế và chế tạo. "Somers" được đặt lườn vào ngày 4 tháng 7 năm 1918 tại xưởng tàu Union Iron Works của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở San Francisco, California. Nó được hạ thủy vào ngày 28 tháng 12 năm 1918, được đỡ đầu bởi cô Anna Maxwell Jayne; và được đưa ra hoạt động vào ngày 23 tháng 6 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân H. G. Gearing, Jr.. Lịch sử hoạt động. "Somers" đi đến San Diego, California vào ngày 20 tháng 7 năm 1920, và lại lên đường năm ngày sau đó để đi đến khu vực Puget Sound, nơi nó thực tập mùa Hè cùng Hạm đội Chiến trận. Nó quay trở về San Diego vào ngày 4 tháng 8, để thực hành cơ động ngoài khơi Coronado, California, và vào ngày 3 tháng 10 được điều về Đội khu trục dự bị tại San Diego. Quay trở lại hoạt động thường trực vào tháng 3 năm 1922, chiếc tàu khu trục trải qua đợt đại tu tại Xưởng hải quân Puget Sound và quay trở về San Diego vào ngày 8 tháng 7 để thực hành chiến thuật, tác xạ và ngư lôi. Rời San Diego vào ngày 6 tháng 2 năm 1923, nó hoạt động cùng hạm đội ngoài khơi Panama từ ngày 26 tháng 2 đến ngày 11 tháng 4, thực hành và tham gia tập trận Vấn đề Hạm đội I. Sau đó nó đi đến Xưởng hải quân Puget Sound cho đợt đại tu hàng năm từ ngày 22 tháng 4 đến ngày 28 tháng 6. Nó tiếp tục ở lại khu vực phía Bắc để thực tập mùa Hè cùng Hạm đội Chiến trận, và vào các ngày 25-26 tháng 7 đã đưa các sĩ quan tham mưu của Tổng thống Warren G. Harding đi từ Seattle, Washington đến Vancouver, British Columbia, trong chuyến đi thị sát của Tổng thống đến Alaska. Vào ngày 27 tháng 8, "Somers" cùng đội của nó khởi hành từ Puget Sound để đi San Francisco và San Diego. Đến chiều tối ngày 8 tháng 9, thời tiết sương mù dày đặc cùng những sai lầm của hoa tiêu dẫn đường đã khiến "Somers" cùng tám tàu khu trục khác của hải đội bị mắc cạn do va phải đá ngầm, trong một sự cố được đặt tên là Thảm họa Honda Point. Nó thoát được tai họa nhờ bẻ lái khẩn cấp kịp thời, và mặc dù bị va phải đá ngầm nhưng chỉ chíu những hư hại nhẹ cho mũi tàu. Khi sương mù tan đi vào sáng hôm sau, nó phát hiện và mắc cạn trên những mỏm đá sát bờ. Cùng với "Bueno Amor de Roma", một tàu đánh cá tình cờ đi ngang qua, nó đã cứu vớt những người sống sót, và về đến San Diego vào ngày 10 tháng 9, và được sửa chữa tại Xưởng hải quân Mare Island từ ngày 31 tháng 10 đến ngày 5 tháng 12. Vào ngày 2 tháng 1 năm 1924, "Somers" khởi hành từ San Diego cùng Hạm đội Chiến trận cho đợt tập trung hạm đội, băng qua kênh đào Panama vào ngày 18 tháng 1, và tham gia cuộc thực hành mùa Đông và cuộc tập trận Vấn đề Hạm đội II và III tại vùng biển Caribe cho đến ngày 31 tháng 3. Quay trở về San Diego vào đầu tháng 4, nó tiến hành các cuộc thực tập mùa Hè tại khu vực Puget Sound từ ngày 2 tháng 7 đến ngày 1 tháng 9, và sau một tháng tại San Diego đã quay trở lại Puget Sound để đại tu từ ngày 25 tháng 11 năm 1924 đến ngày 17 tháng 2 năm 1925. Khởi hành từ San Diego vào ngày 3 tháng 4 năm 1925, chiếc tàu khu trục hướng đến quần đảo Hawaii, tham gia cuộc tập trận phối hợp Hải-Lục quân trên đường đi, và đi đến Trân Châu Cảng cùng hạm đội vào ngày 27 tháng 4. Đến ngày 1 tháng 7, Hạm đội Chiến trận, bao gồm "Somers", rời Trân Châu Cảng cho chuyến viếng thăm hữu nghị đến khu vực Tây Nam Thái Bình Dương, viếng thăm Melbourne, Australia; Dunedin và Wellington, New Zealand; cùng American Samoa trước khi quay trở về San Diego vào ngày 26 tháng 9. "Somers" khởi hành từ San Diego vào ngày 1 tháng 2 năm 1926 cho đợt tập trung hạm đội ngoài khơi vùng kênh đào Panama, vốn kéo dài cho đến ngày 20 tháng 3. Vào ngày 14 tháng 6, nó rời San Diego cho đợt thực tập mùa Hè tại khu vực Puget Sound, quay trở về vào ngày 1 tháng 9. Nó được đại tu hàng năm tại Puget Sound từ ngày 7 tháng 12 năm 1926 đến ngày 19 tháng 1 năm 1927, và vào ngày 17 tháng 2 lại lên đường cùng Hạm đội Chiến trận cho một đợt tập trung hạm đội khác tại vùng biển Caribe. Sau khi hoàn tất vào ngày 22 tháng 4, hạm đội thực hiện chuyến viếng thăm New York, tiến hành một cuộc thực tập phối hợp Hải-Lục quân tại vịnh Narragansett, rồi đi đến Hampton Roads vào ngày 29 tháng 5 cho một cuộc Duyệt binh Hải quân Tổng thống tại đây. Rời Hampton Roads vào ngày 4 tháng 6, Hạm đội Chiến trận, bao gồm "Somers", ghé qua San Diego từ ngày 25 tháng 6 đến ngày 1 tháng 7, trước khi đi đến khu vực Puget Sound vào ngày 16 tháng 7 cho đợt thực tập mùa Hè. "Somers" cùng hải đội của nó rời Puget Sound vào ngày 20 tháng 8 để đi Hawaii, tham gia tìm kiếm một máy bay mất tích trong chặng bay từ lục địa Hoa Kỳ đến Honolulu. Nó quay trở về San Diego vào ngày 5 tháng 9 và trải qua đợt đại tu tại Puget Sound từ ngày 25 tháng 12 năm 1927 đến ngày 29 tháng 2 năm 1928. Sau một tháng ở lại San Diego, nó cùng với hạm đội lên đường vào ngày 9 tháng 4 năm 1928, đi đến Hawaii để tiến hành cuộc tập trận Vấn đề Hạm đội VIII. Nó quay trở về San Diego vào ngày 23 tháng 6, lại lên đường sáu ngày sau đó cho đợt thực hành mùa Hè tại Puget Sound, bao gồm một chuyến đi huấn luyện quân nhân dự bị đến Alaska từ ngày 7 đến ngày 21 tháng 7. Quay trở lại San Diego vào ngày 4 tháng 9, nó được sửa chữa tại Bremerton, Washington từ ngày 31 tháng 12 năm 1928 đến ngày 8 tháng 2 năm 1929; và sau khi trải qua mùa Xuân tại San Diego, nó hoạt động cùng hạm đội ngoài khơi Puget Sound từ ngày 18 tháng 6 đến ngày 28 tháng 8. Tại San Diego vào ngày 25 tháng 9 năm 1929, nó đã kéo tàu khu trục từ nơi neo đậu của hải quân dự bị đến phao của nó. "Somers" được cho xuất biên chế vào ngày 10 tháng 4 năm 1930, và được "Buchanan" thay thế. Tên của "Somers" được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 18 tháng 11 năm 1930 nhằm tuân thủ các điều khoản hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London. Nó được tháo dỡ tại Mare Island trong các năm 1930-1931, và vật liệu tháo dỡ bị bán vào ngày 19 tháng 3 năm 1931.
1
null
Big Cartoon DataBase (BCDB) là một cơ sở dữ liệu trực tuyến lưu trữ các thông tin về các phim hoạt hình, phim hoạt hình chiếu rạp, phim hoạt hình truyền hình và các phim hoạt hình ngắn. Dự án BCDB khởi động năm 1996 từ một danh sách các phim hoạt hình chiếu rạp của Disney trên máy tính cá nhân của nhà sáng lập Dave Koch. Do sự quan tâm ngày càng đông đảo tới mảng tư liệu này nên cơ sở dữ liệu đã được thiết lập trực tuyến vào năm 1998 dưới dạng một nguồn tài nguyên cho phép tìm kiếm, gồm các nội dung chuyên biệt về hoạt hình, trong đó có các thông tin sản xuất như các diễn viên lồng tiếng, nhà sản xuất và đạo diễn, cũng như tóm tắt cốt truyện và đánh giá của người dùng về bộ phim đó. Năm 2003, BCDB trở thành một tổ chức phi lợi nhuận 501(c). Vào ngày 24 tháng 6 năm 2009, nhà sáng lập Dave Koch cho biết trang web đã có hơn 100.000 đầu phim.
1
null
Giao thông và liên lạc tại Việt Nam thời Quân chủ Việt Nam không được quan tâm nhiều và phát triển chậm, chủ yếu do những hạn chế và yếu kém về kỹ thuật. Về cơ bản hệ thống giao thông được chia làm 2 hệ thống chính là giao thông đường bộ, giao thông đường thủy và ngoài ra còn có thêm hệ thống thông tin liên lạc. Hệ thống giao thông đường bộ được xây dựng hầu hết từ người dân, trên các con đường bộ số lượng các phương tiện xe cộ rất hạn chế, chủ yếu dân chúng di chuyển bằng cách đi bộ. Giao thông đường thủy thời kỳ này phát triển mạnh hơn nhờ vào hệ thống sông ngòi dày đặc và tập quán di chuyển bằng thuyền từ hàng ngàn năm. Điều này đã tạo điều kiện cho sự phát triển của các chợ cửa ô, cửa sông... cảnh phồn hoa đô hội thường thấy ở các đô thị có cửa sông cửa biển hơn là những làng, trấn ở trong đất liền. Giao thông đường bộ. Cho đến thế kỷ XIX, hệ thống giao thông vận tải đường bộ ở Việt Nam xưa có thể chia làm ba loại đường: "đường quốc lộ" là loại đường rộng nhất, dài nhất và là tuyến đường vận tải chính nối các tỉnh, lộ trong cả nước; "đường hàng tỉnh" là loại đường nối các trấn, tỉnh trong cả nước; "đường hàng xã" là loại đường nhỏ nối liền các thôn, xã, làng, bản với nhau hoặc hình thành từ những con đê chạy dọc sông ngòi cả nước, các loại đường nhỏ này được hình thành do thói quen đi lại tự nhiên của người dân. Ở Việt Nam xưa, hệ thống sông ngòi chằng chịt là một trở ngại lớn cho việc giao thông đường bộ. Người dân đã khắc phục bằng cách xây dựng các cây cầu hoặc các bến phà. Những cây cầu được xây dựng thời này có kết cấu đơn giản, quy mô nhỏ, được làm từ gỗ, gạch, đá... Theo sách "Đại Nam nhất thống chí" thì tại Quảng Ngãi có 59 cầu đá, ở Phú Yên dọc theo đường Thiên lý có tới 27 cầu đá, Bình Định có gần 20 cầu. Do hạn chế về mặt kỹ thuật nên các cây cầu ngày xưa chỉ bắc qua những sông nhỏ, ở những khúc sông lớn như Sông Kỳ Cùng, sông Thương, sông Cầu, sông Hồng, sông Châu Giang, sông Mã, sông Gianh, sông Hương... người ta di chuyển bằng đò ngang. (xem thêm phần giao thông đường thủy). Các tuyến đường chính. Một số tuyến đường chính ở Việt Nam thời xưa gồm có: Trong các tuyến đường kể trên, tuyến đường dài nhất và quan trọng nhất là đường Thiên lý (đường ngàn dặm), ban đầu nối Thăng Long với Lạng Sơn, sau đó mở rộng và kéo dài tới miền Nam đất nước. Tới thời Gia Long nhà Nguyễn đã cho tu bổ lại con đường này, cứ cách vài cây số lại cho đặt một dịch trạm, mỗi dịch trạm có phu trạm và ngựa để kịp truyền công văn và khiêng cáng kiệu hay đồ đạc các quan. Cũng từ các dịch trạm này do nhu cầu của người dân nhiều chợ, bến và thị trấn đã mọc ra. Đặc điểm chung dễ nhận thấy của hệ thống giao thông đường bộ là các con đường này thường chạy dọc theo các con sông hoặc ven biển để thuận lợi cho sự kết hợp giao thông thủy - bộ. Chất lượng đường sá. Vào thời kỳ này, do hạn chế về mặt kỹ thuật, hầu hết đường sá được đắp bằng đất. Người ta thường đắp đường ở giữa cao lên và đào những con mương dẫn nước ở hai bên hoặc một bên đường. Do là đường đất, cộng thêm nhu cầu đi lại ngày càng tăng và mưa lũ liên tục diễn ra hàng năm trên cả nước, chất lượng các con đường đất nhìn chung là thấp. Để gia cố và làm vững chắc cho đường sá, người ta có thể rải ít đá dăm và sỏi, gạch vụn, rồi đầm vào mặt đường, hai bên đường trồng thêm cây để chống xói mòn do mưa lũ, giảm sự sụt lở của đất đá. Nhưng đoạn đường đê - tuyến giao thông và chống lũ lụt quan trọng, thường được quan tâm kỹ, có quan hộ đê phụ trách riêng, luôn huy động dân công đắp đê bằng công quỹ từ triều đình và đóng góp của địa phương. Có một nghịch lý vào thời kỳ này là trong khi Thăng Long đến thế kỷ 19 vẫn còn nhiều con phố trong phường thợ là đường đất, thì rất nhiều đường làng đã được lát gạch. Điều này bắt nguồn từ một số quy ước làng xã xưa: mỗi khi có đôi trai gái nào làm đám cưới, thì phải lát cho làng vài thước đường đi, quy định này nhiều hay ít phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của từng làng, tối thiểu là 1 thước và có thể tối đa lên đến 5, 10 thước. Các đường làng đều nhỏ hẹp, chỉ từ 80 phân đến 1 thước, nhưng được lát gạch theo chiều nghiêng rất vững chắc. Có vài làng, như làng Phù Lưu được những viên quan người địa phương cho lát đá đường làng với hệ thống cống rãnh rất hoàn chỉnh. Đường lát gạch và đá do triều đình thực hiện chỉ có từng đoạn ngắn ở kinh kỳ gần cung cấm và các vương phủ, quan phủ, đền chùa, miếu mạo... Những loại phương tiện giao thông chính. Trước khi những phương tiện giao thông thô sơ đầu tiên xuất hiện, người dân thời phong kiến di chuyển bằng đôi chân, hàng hoá do đó được vận chuyển trên vai. Phụ nữ và đàn ông tất cả đều dùng đôi vai của mình để gánh, khiêng, vác hàng hoá, vật dụng từ nơi này qua nơi khác. Có lẽ cũng chính vì nguyên nhân này mà người Việt Nam từ xưa đã rất thành thạo các kỹ thuật đan lát để làm ra các gánh hàng, thúng... cho việc mang vác. Những phương tiện thô sơ đầu tiên hỗ trợ cho việc chuyên chở hàng hoá có lẽ là xe đẩy bánh gỗ, sau đó là các loại xe sử dụng sức kéo của động vật như ngựa, bò, trâu, voi... Các loại xe này thường không phong phú về hình dạng, trải qua hàng trăm năm lịch sử nhưng hầu như không có những cải tiến kỹ thuật đáng kể. Hơn nữa việc hầu hết các tuyến đường đi lại đều nhỏ hẹp đã hạn chế phần nào sự phát triển của loại hình này. Một cách di chuyển phổ biến nữa trên bộ thời phong kiến là dùng ngựa. Đối với tầng lớp quý tộc, quan lại, thương gia giàu có hoặc người có địa vị trong xã hội, họ thường di chuyển bằng võng, cáng hoặc kiệu. Trong đó kiệu là phương tiện di chuyển sang trọng nhất và thường được dành riêng cho tầng lớp quý tộc hoàng gia, quan lại (triều đình cấm dân chúng được làm những mẫu kiệu giống phong cách hoàng gia). Nhiều chiếc kiệu được trang trí cầu kỳ, sang trọng do nhiều người khiêng. Võng và cáng thì được dùng nhiều hơn cho quan lại, người có địa vị... nhưng cũng chỉ hạn chế trong những quãng đường gần. Trong đó cáng bao gồm một cái võng bằng sợi gai và một cái đòn tre dài để hai người khiêng, trên có phủ chiếu hoa hoặc một vài lá vải che nắng. Quan to thì ngồi võng trần (không phủ chiếu), che lọng (số lượng và màu sắc tuỳ thuộc vào phẩm quan), có lính theo hầu. Quan nhỏ thì ngồi võng thường, che một hoặc hai lọng đen, không có lính theo hầu. Khi nho sinh nào đỗ tiến sĩ thì được vua ban võng điều, lọng tía để về vinh quy bái tổ. Qua đó có thể thấy đường bộ và các phương tiện giao thông đường bộ ở Việt Nam thời phong kiến rất kém phát triển, bắt nguồn từ sự lạc hậu và hạn chế về mặt kỹ thuật do những điều kiện lịch sử và xã hội gây ra. Giao thông đường thủy. Với địa thế tự nhiên có đường bờ biển dài hàng nghìn cây số và một hệ thống sông ngòi dày đặc, chằng chịt, giao thông đường thủy đóng vai trò quan trọng trong giao thông vận tải nước ta thời phong kiến. Ở đồng bằng Bắc Bộ các tuyến giao thông vận tải đường sông chính là từ Thăng Long đi ngược sông Hồng, qua sông Đà lên Tây Bắc, ngược dòng sông Thao qua sông Lô, sông Chảy để lên Tuyên Quang, Hà Giang và ngược lại, hay xuôi dòng sông Nhuệ, sông Đáy ra cửa biển xuôi về Thanh Hóa, Nghệ An... Ở Nam Bộ hệ thống sông ngòi, kênh rạch còn chằng chịt và dày đặc hơn. Do sự hạn chế phát triển của giao thông đường bộ, giao thông đường thủy đóng vai trò to lớn trong sinh hoạt của người dân. Ưu điểm lớn nhất của nó là có thể vận chuyển được những hàng hoá cồng kềnh và tải trọng lớn với tốc độ cao hơn đường bộ nhiều. Giao thông đường thủy đóng vai trò then chốt trong việc thông thương buôn bán và giao lưu văn hoá giữa miền xuôi và miền ngược, giữa Việt Nam và các nước lân bang. Trong lịch sử đã ghi lại không ít nỗ lực của chính quyền nhằm mở mang và lợi dụng các tuyến vận tải đường sông, ví như vua Lê Hoàn cho người đào kênh tại châu Ái để khai thông con đường cho thuyền bè đi lại và đào kênh ở Trường Yên; năm 1449 nhà Lê đào sông Bình Lỗ để mở đường lên Thái Nguyên; năm 1785 nhà Tây Sơn đào kênh Chừng Giang để làm đường chuyển quân theo đường thủy; nhà Nguyễn đào kênh Vĩnh Tế năm 1820.. Trong vận chuyển đường thủy, từ xưa người Việt đã cho đặt các trạm đường thủy để làm nơi nghỉ ngơi, tiếp sức trong các chuyến vận chuyển dài ngày. Tại các cửa sông hay ven bờ biển đã hình thành nên những tuyết đường biển dọc theo chiều dài đất nước. Các cảng và quân cảng xuất hiện làm nhiệm vụ đầu mối giao thông vận tải. Đây là nơi nghỉ ngơi đồng thời là nơi đóng tàu và sửa chữa tàu thuyền, chuẩn bị lương thực cho những chặng đường tiếp theo.Cảng Vân Đồn xuất hiện từ thời Lý - Trần vừa là cảng kinh tế vừa giữ vai trò quân sự trấn giữ miền biển Đông Bắc đất nước. Trong nội địa có cảng sông Lục Đầu cũng vào thời Lý - Trần, là đầu mối giao thông vận tải, hay quân cảng ở Đông Bộ Đầu là nơi neo đậu và tập luyện thủy quân. Còn ở phía Nam, trong "Gia Định Thành thông chí", Trịnh Hoài Đức có chép: Những phương tiện giao thông đường thủy chính. Các phương tiện giao thông đường thủy của người Việt rất phong phú và đa dạng. Trong đó thuyền là loại phương tiện cơ bản nhất và là loại đầu tiên do người Việt cổ chế tạo ra. Thuyền không chỉ giúp con người di chuyển mà còn là công cụ chuyên chở hàng hoá. Thuyền cũng là ngôi nhà của những người dân quen sống trên sông nước, như lời những người phương Tây vào thế kỷ 17,18 đã đánh giá về người Việt: Người Việt Nam xưa chủ yếu sử dụng những loại thuyền sau: Ngoài ra còn những phương tiện khác như bè, mảng, đò... Mảng là phương tiện đơn giản, được ghép bằng hơn chục cây bương đặt song song, buộc lại với nhau bằng lạt tre tươi, có thanh ngang bắc qua. Người ta dùng mảng để chở vật nặng trong phạm vi nhỏ hẹp như sông, hồ. Bè về cơ bản giống như mảng nhưng được kết bằng tre, nứa, gỗ, khoảng cách giữa những đoạn trống được liên kết bằng những sợi mây. Mục đích của bè không phải để chuyên chở người mà là chuyên chở chính những vật liệu được ghép thành bè: các hàng hoá được vận chuyển (gỗ, tre, nứa...) được kết thành bè và thả trôi theo dòng nước tới điểm đã định. Ngoài ra còn một loại phương tiện nữa là đò, có hai loại là đò ngang và đò dọc, chỉ hướng di chuyển của đò trên dòng sông (đò ngang để vượt qua lòng sông còn đò dọc thì xuôi theo dòng sông). Tàu máy hơi nước xuất hiện ở Việt Nam năm 1839 ở bến Ngự Sử, Huế, thời vua Minh Mạng. Tàu được đóng bằng cách mua tàu của các nước phương Tây rồi sau đó xem xét, tìm hiểu về mô hình, kỹ thuật chuyển động và chế theo cách riêng của mình. Chiếc thứ hai ra đời vào tháng 10 năm đó, do tự tay Hoàng Văn Lịch và thợ quan xưởng chế tạo bộ máy mới chứ không dùng máy cũ của phương Tây lắp vào như chiếc đầu tiên. Tàu máy hơi nước chuyển động bằng hơi nước tự tạo, không cần sức gió sức người và di chuyển nhanh hơn. Do hoàn cảnh lịch sử, tàu máy hơi nước chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn, nhưng cũng đã thể hiện rằng trình độ đóng tàu của người thợ thủ công Việt Nam truyền thống đã có thể tiếp cận và làm chủ kỹ thuật cơ khí máy móc của phương Tây thời bấy giờ. Hệ thống thông tin liên lạc. Từ thời thượng cổ, con người sử dụng tiếng hú như cách truyền tin sơ khai nhất. Sau này, các phương thức truyền tin khác lần lượt xuất hiện. Các loại cồng, chiêng và đặc biệt là trống đồng được sử dụng để truyền âm thanh vang hơn, xa hơn, trong mỗi nhịp điều đều hàm chứa nội dung thông tin. Sử sách ghi nhận những năm 40-43, tiếng trống đồng của Hai Bà Trưng vang vọng khắp các châu, quận để truyền tin và phát động cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược. Tiếng tù và, tiếng mõ... cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc truyền báo tin tức ở quy mô làng xã. Bên cạnh cách truyền tin bằng âm thanh, người Việt xưa còn cho dựng các phong hoả đài có chứa các chất dễ cháy để đốt lên khi cần, đài nọ nối tiếp đài kia, mục đích truyền tin khẩn cấp, ví dụ như khi có quân xâm lược. Do đó các phong hoả đài này chủ yếu được thiết lập dọc biên giới hoặc các tuyến phòng thủ ven biển để báo tin về kinh đô khi có biến. Để chuyển tải những nội dung rõ ràng và cụ thể, người xưa viết thông tin lên tre, gỗ, giấy và giao cho những người đưa tin. Ngoài ra bồ câu hay ngựa cũng là một phương tiện đưa thư khá phổ biến. Lịch sử Việt Nam ghi nhận một trường hợp điển hình về cách thức truyền tin bằng chim bồ câu: đó là khi cánh quân của tướng Trần Nguyên Hãn bị giặc Minh vây khốn ở Vũ Minh, đôi chim bồ câu được huấn luyện trước đã mang theo hai ống mật thư cầu viện tới tổng hành dinh của Lê Lợi, quân của Trần Nguyên Hãn nhờ đó được cứu viện kịp thời, chuyển bại thành thắng. Sau này tại Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh chính phủ Việt Nam Cộng Hoà đã dựng tượng tướng Trần Nguyên Hãn cưỡi ngựa với chú chim bồ câu trên tay để tưởng nhớ thánh tổ lực lượng truyền tin. So với bồ câu thì ngựa là phương tiện truyền tin phổ biến hơn, với ưu thế về tốc độ và độ dẻo dai, ngựa được coi là phương tiện vận chuyển công văn, thư từ hiệu quả nhất. Việc bảo vệ ngựa cũng rất được chú trọng, ngựa già yếu phải đem bán để mua ngựa trẻ khoẻ hơn thay thế, và không được lạm dụng ngựa mà chỉ được sử dụng trong trường hợp khẩn, nếu tin thường thì đi bộ hoặc đi thuyền. Nếu trong một năm để ốm chết một hoặc hai con thì cai ngựa phải chịu phạt 40 roi, ốm chết ba con thì phạt 80 trượng, nhiều hơn phạt 100 trượng. Điều đó cho thấy nhu cầu và tầm quan trọng của thông tin liên lạc đối với chính quyền ngày xưa.
1
null
USS "Stoddert" (DD-302/AG-18) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt theo tên Benjamin Stoddert (1744-1813), Bộ trưởng Hải quân đầu tiên của Hoa Kỳ. Do quy định hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London năm 1930, "Stoddert" được xếp lại lớp như một tàu phụ trợ AG-18 trước khi ngừng hoạt động năm 1933 và bị tháo dỡ năm 1935. Thiết kế và chế tạo. "Stoddert" được đặt lườn vào ngày 4 tháng 7 năm 1918 tại xưởng tàu Union Iron Works của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở San Francisco, California. Nó được hạ thủy vào ngày 8 tháng 1 năm 1919, được đỡ đầu bởi bà Gavin McNab; và được đưa ra hoạt động vào ngày 30 tháng 6 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Norman Scott. Lịch sử hoạt động. "Stoddert" gia nhập Đội khu trục 33 trực thuộc Hải đội Khu trục Dự bị, Hạm đội Thái Bình Dương, và hoàn tất việc trang bị tại Xưởng hải quân Mare Island. Từ ngày 14 tháng 8 năm 1920 đến ngày 7 tháng 1 năm 1921, nó hoạt động dọc theo bờ biển California, tham gia các cuộc thực tập chiến thuật cùng Hải đội Thiết giáp 5 và tàu tuần dương hạng nhẹ . Nó cũng tham gia thực hành phòng không, kéo mục tiêu và thực tập tác xạ cùng đội của nó ngoài khơi đảo Coronado. Vào ngày 7 tháng 1 năm 1921, nó rời San Diego, California cùng Hạm đội Thái Bình Dương để tham gia cùng Hạm đội Thái Bình Dương tại vùng kênh đào Panama cho đợt cơ động hạm đội mùa Đông xa hơn về phía Nam. Từ ngày 22 tháng 1 đến ngày 15 tháng 2, các hạm đội phối hợp đã thực hành tác xạ, chiến thuật và chiến lược trong một chuyến đi đến Valparaíso, Chile và quay trở lại Panama. Sau các cuộc thi đua giữa các hạm đội tại Balboa, chiếc tàu khu trục hướng lên phía Bắc, về đến San Diego vào ngày 5 tháng 3, nơi nó tiếp nối các hoạt động thường lệ cùng Đội khu trục 33. Trong tháng 7, "Stoddert" đi xa hơn lên phía Bắc, đến Washington, nơi nó thực hành cùng tàu chị em . Sau các cuộc cơ động ngoài khơi bờ biển Oregon và California, nó đi vào Xưởng hải quân Puget Sound vào ngày 15 tháng 12; hoàn tất việc đại tu vào ngày 7 tháng 2 năm 1922, rồi gia nhập Đội khu trục 32 ba ngày sau đó để tiếp nối các hoạt động dọc theo vùng bờ Tây. Đi về phía Nam cùng Hạm đội Chiến trận vào ngày 8 tháng 2 năm 1923, nó tham gia các cuộc cơ động trên đường đi, và đi đến vùng kênh đào Panama tham gia cuộc tập trận hạm đội nhằm thử nghiệm khả năng phòng thủ con đường chiến lược này. Trong khi ở lại vùng kênh đào trong tháng 3, hạm đội đã tiến hành các cuộc cơ động phối hợp chiến thuật và chiến lược, thực hành ngư lôi thử nghiệm, tiến hành những cuộc tác xạ thử nghiệm mà cuối cùng đã đánh chìm chiếc "Hải Phòng Hạm số 4", nguyên là chiếc thiết giáp hạm tiền-dreadnought . Sau khi kết thúc cuộc tập trận vào ngày 30 tháng 3, chiếc tàu khu trục quay trở về Xưởng hải quân Bremerton vào ngày 22 tháng 4. Chiếc tàu khu trục tuần tra dọc bờ biển Washington cho đến cuối tháng 8, ghé thăm Astoria, Tacoma, Seattle, Bellingham, Port Angeles và Port Townsend. Vào tháng 7, nó hộ tống chiếc , có Tổng thống Warren G. Harding trên tàu. Sang tháng 9, nó đi về phía Nam đến cảng San Diego, nơi các tàu khu trục trong đội của nó hình thành một vòng tròn và rải hoa xuống biển để tưởng niệm những người thiệt mạng trong Thảm họa Honda Point. Từ ngày 22 tháng 10 năm 1923 đến ngày 2 tháng 1 năm 1924, "Stoddert" tham gia cuộc cơ động hạm đội và thực tập ngư lôi tại San Diego, rồi lên đường đi về phía Nam vào ngày 16 tháng 1. Băng qua kênh đào Panama cùng với Hạm đội Chiến trận từ ngày 18 đến ngày 25 tháng 1, nó tham gia cùng Hạm đội Tuần Tiễu trong các cuộc cơ động nhằm trắc nghiệm khả năng phòng thủ và các cơ sở căn cứ của vùng kênh đào. Trong mùa Đông, hạm đội phối hợp đặt căn cứ tại Culebra, và vào ngày 22 tháng 4 năm 1924, chiếc tàu khu trục quay trở về San Diego cùng Hạm đội Chiến trận. Di chuyển cùng với Hải đội Khu trục thuộc Hạm đội Chiến trận, "Stoddert" hoạt động dọc theo vùng bờ Tây, chủ yếu ngoài khơi San Diego, San Pedro, Port Angeles, Tacoma, Seattle và San Francisco, cho đến ngày 27 tháng 4 năm 1925, khi nó đi đến khu vực Hawaii để tập trận cùng Hạm đội Hoa Kỳ. Trên đường đi, hạm đội đã tham gia cuộc tập trận phối hợp Hải-Lục quân mô phỏng một cuộc xâm chiếm quần đảo Hawaii bởi một lực lượng lớn của nước ngoài, nhằm trắc nghiệm đến mức cao nhất khả năng phòng thủ của quần đảo Hawaii. Vào ngày 1 tháng 7 năm 1925, chiếc tàu khu trục khởi hành từ Trân Châu Cảng cùng với Hạm đội Chiến trận cho một chuyến viếng thăm thiện chí ngang qua Samoa đến Australia và New Zealand. Các con tàu đã ghé thăm Melbourne, Dunedin, và Lyttelton; các sĩ quan và thủy thủ được tiếp đón nồng nhiệt tại các cảng, củng cố mối quan hệ vốn thân thiện giữa Hoa Kỳ với Australia và New Zealand. Chiếc tàu khu trục quay trở về căn cứ của nó ở San Diego vào ngày 26 tháng 9. "Stoddert" tiếp nối các hoạt động cùng với Hạm đội Chiến trận dọc theo vùng bờ Tây, dành thời gian để tham gia Ngày Hải Quân tại San Diego từ ngày 21 đến ngày 27 tháng 10 năm 1925 và lễ hội Founders Day tổ chức tại Astoria, Oregon từ ngày 20 đến ngày 23 tháng 7 năm 1926. Sau một đợt đại tu tại Xưởng hải quân Bremerton, nó di chuyển về phía Nam, đi ngang qua San Diego, và đi đến Balboa vào ngày 22 tháng 3 năm 1927, nơi nó cùng tàu khu trục chị em gia nhập Hạm đội Chiến trận. Sau khi cơ động cùng hạm đội tại vịnh Guantánamo, Gonaïves và New York, nó di chuyển một mình đến Xưởng hải quân Boston để sửa chữa trên đường đi Hampton Roads; nơi nó tham gia một cuộc Duyệt binh Tổng thống và gia nhập trở lại hạm đội. Băng qua kênh đào từ ngày 11 đến ngày 17 tháng 6, chiếc tàu khu trục quay trở về San Diego vào ngày 25 tháng 6 để thực tập cùng với Hải đội Khu trục 11. Trong thời gian còn lại của năm 1927 và cho đến cuối tháng 4 năm 1928, nó hoạt động dọc theo vùng bờ Tây, chủ yếu tại San Diego, San Pedro, Tacoma, Port Townsend, Bremerton và Port Angeles. Một nhiệm vụ đặc biệt đã được trao cho chiếc tàu khu trục tại Honolulu để trợ giúp khẩn cấp cho Cuộc đua Hàng không Dole, một cuộc đua máy bay không ngừng nghỉ giữa San Francisco và Honolulu, bắt đầu từ ngày 16 tháng 8 năm 1927. Khi nhận được báo cáo về những chiếc máy bay bị mất tích, một cuộc tìm kiếm rộng khắp được bắt đầu dưới sự chỉ đạo của Tổng tư lệnh Hạm đội Chiến trận; Tư lệnh Quân khu Hải quân 12 và Tư lệnh Quân khu Hải quân 14. Có tổng cộng 54 tàu chiến của Hạm đội Chiến trận đã tham gia cuộc tìm kiếm kéo dài từ ngày 17 tháng 8 đến ngày 5 tháng 9, bao trùm một khu vực rộng khoảng . Vào ngày 28 tháng 4 năm 1928, "Stoddert" đi đến Honolulu ngang qua San Francisco để tham gia cuộc thực tập của Hạm đội Chiến trận tại Lahaina, Trân Châu Cảng và Hilo cùng với các đội tàu ngầm 9 and 14. Quay trở về San Diego vào ngày 23 tháng 6 năm 1928, nó tiếp tục hoạt động thường lệ giữa các cảng dọc theo bờ biển Thái Bình Dương, bị ngắt quãng trong các ngày 18 và 19 tháng 11 năm 1928 để hoạt động như một tàu hộ tống danh dự cho Tổng thống vừa được bầu Herbert Hoover bên trên thiết giáp hạm đi từ San Diego đến Los Angeles. Theo những điều khoản của Hiệp ước Hải quân London quy định về việc cắt giảm vũ trang hải quân, "Stoddert" được cho xuất biên chế vào ngày 20 tháng 5 năm 1930 và được chuyển đến Xưởng hải quân Mare Island để cải biến thành một tàu mục tiêu điều khiển bằng vô tuyến. Điều này phù hợp với quyết định của hải quân trang bị một đơn vị ba tàu khu trục như những mục tiêu điều khiển bằng vô tuyến hạng nhẹ nhằm mục đích tiến hành các cuộc thực hành hạm đội có sử dụng những mục tiêu cao tốc. "Stoddert" trở thành Mục tiêu Nhẹ số 1, được trang bị bước đầu; những thiết bị điều khiển vô tuyến thử nghiệm của nó mở đường cho những thiết bị mới hơn trên các tàu mục tiêu và , trở nên hoàn thiện trên chiếc tàu mục tiêu điều khiển vô tuyến nổi tiếng . "Stoddert" nhập biên chế trở lại vào ngày 6 tháng 4 năm 1931; xếp lại lớp như một tàu phụ trợ với ký hiệu lườn AG-18 vào ngày 30 tháng 6 năm 1931, rồi trở thành DD-302 vào ngày 16 tháng 4 năm 1932. Sau các hoạt động thử nghiệm, nó trở thành một đơn vị thuộc Đội mục tiêu di động 1. Đặt căn cứ tại San Diego, nó là mục tiêu để huấn luyện máy bay ném bom bổ nhào, ném ngư lôi từ máy bay và tác xạ hải pháo hạm đội dọc theo bờ biển California. Nó trải qua hầu hết thời gian là tàu mục tiêu để huấn luyện ném bom bổ nhào và tấn công bằng ngư lôi cho máy bay từ tàu sân bay . "Stoddert" được cho xuất biên chế tại San Diego vào ngày 10 tháng 1 năm 1933. Nhiều người trong số sĩ quan và thủy thủ của nó chuyển sang chiếc tàu mục tiêu di động . Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 5 tháng 6 năm 1935; và lườn tàu được bán để tháo dỡ vào ngày 30 tháng 8 năm 1935.
1
null
USS "Reno" (DD-303) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt theo tên Thiếu tá Hải quân Walter E. Reno (1881-1917), người từng phục vụ trong Thế Chiến I và thiệt mạng do tai nạn va chạm với một tàu vận tải Anh. "Reno" ngừng hoạt động năm 1930 và bị tháo dỡ năm 1931 nhằm tuân thủ quy định hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London. Thiết kế và chế tạo. "Reno" được đặt lườn vào ngày 4 tháng 7 năm 1918 tại xưởng tàu Union Iron Works của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở San Francisco, California. Nó được hạ thủy vào ngày 22 tháng 1 năm 1919, được đỡ đầu bởi cô Kathryn Baldwin Anderson, con gái Thống đốc California Alden Anderson; và được đưa ra hoạt động vào ngày 23 tháng 7 năm 1920. Mẹ của Thiếu tá Reno, bà L. D. Reno ở Eldon, Iowa, được mời đỡ đầu con tàu, nhưng đã từ chối vì lý do sức khỏe. Vợ góa của Thiếu tá Reno, bà Beatrice Tracy Reno, con gái của cựu Trợ lý bộ trưởng hải quân Frank Tracy, cũng từng được cân nhắc là người đỡ đầu cho con tàu. Lịch sử hoạt động. Được phân về Hạm đội Thái Bình Dương, "Reno" hoạt động dọc theo vùng bờ Tây Hoa Kỳ cho đến tháng 1 năm 1921, khi nó gia nhập các đơn vị khác của hạm đội trong một chuyến đi đến Valparaíso, Chile. Tiếp nối các hoạt động dọc theo vùng bờ Tây sau khi quay trở về, nó hoạt động giữa Washington và khu vực Nam California, thỉnh thoảng có những chuyến đi đến vùng quần đảo Hawaii hay vùng kênh đào Panama. Vào tháng 4 năm 1927, nó đi sang phía Đông đến tận vịnh Guantánamo, Cuba, và vào tháng 7 năm đó đã có mặt tại Prince Rupert, British Columbia tham dự lễ hội kỷ niệm 75 năm thành lập Canada. "Reno" được cho xuất biên chế tại San Diego, California vào ngày 18 tháng 1 năm 1930. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 8 tháng 7 năm 1930 và nó bị tháo dỡ vào năm 1931 nhằm tuân thủ các điều khoản hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London.
1
null
USS "Farquhar" (DD-304) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt theo tên Chuẩn đô đốc Norman von Heldreich Farquhar (1840-1907), người từng tham gia cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. "Farquhar" ngừng hoạt động năm 1930 và bị tháo dỡ năm 1932 nhằm tuân thủ quy định hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London. Thiết kế và chế tạo. "Farquhar" được đặt lườn vào ngày 13 tháng 8 năm 1918 tại xưởng tàu Union Iron Works, của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở San Francisco, California. Nó được hạ thủy vào ngày 18 tháng 1 năm 1919, được đỡ đầu bởi bà J. Reed; và được đưa ra hoạt động vào ngày 5 tháng 8 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân R. A. Hall. Lịch sử hoạt động. "Farquhar" đi đến cảng nhà của nó tại San Diego, California vào ngày 26 tháng 8 năm 1920, và được phân về Hạm đội Thái Bình Dương. Nó tham gia hoạt động huấn luyện, cơ động và tập trận dọc theo vùng bờ Tây Hoa Kỳ, trải dài từ Washington đến vùng kênh đào Panama. Vào tháng 8 năm 1921, nó đã cứu vớt 42 hành khách từ chiếc SS "San Jose" bị đắm ngoài khơi bờ biển Mexico. Vào các năm 1924 và 1927, nó tham gia các cuộc tập trung hạm đội tại vùng biển Caribe, và trong chuyến đi thứ hai đã đi lên phía Bắc để viếng thăm New York, Newport, Rhode Island và Norfolk trước khi quay trở về San Diego. "Farquhar" lên đường đi sang vùng quần đảo Hawaii vào tháng 4 năm 1925 để thực tập cơ động, và đã tham gia một lực lượng hải quân lớn cho một chuyến đi viếng thăm Samoa, Australia và New Zealand trước khi quay trở về vùng bờ Tây vào tháng 9. Từ tháng 4 đến tháng 6 năm 1928, nó lại đi đến khu vực Hawaii cho đợt thực hành cùng toàn thể Hạm đội Chiến trận. Nó đưa các quân nhân dự bị trong chuyến đi huấn luyện vào tháng 7 năm 1929, và sang tháng sau bắt đầu chuẩn bị để ngừng hoạt động tại San Diego. "Farquhar" được cho xuất biên chế vào ngày 20 tháng 2 năm 1930, và sau khi được tạm thời sử dụng như một tàu trại binh cho các tàu ngầm, nó bị tháo dỡ nhằm tuân thủ các điều khoản hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London. Vật liệu tháo dỡ được đem bán vào ngày 23 tháng 4 năm 1932.
1
null
USS "Thompson" (DD-305), là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên , và là chiếc duy nhất được đặt theo tên Bộ trưởng Hải quân Richard W. Thompson (1809–1900). "Thompson" ngừng hoạt động năm 1930 nhằm tuân thủ quy định hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London, và bị đánh chìm như một mục tiêu năm 1944. Thiết kế và chế tạo. "Thompson" được đặt lườn vào ngày 25 tháng 9 năm 1918 tại xưởng tàu Union Iron Works của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở San Francisco, California. Nó được hạ thủy vào ngày 15 tháng 1 năm 1919, được đỡ đầu bởi bà Herbert H. Harris; và được đưa ra hoạt động tại Xưởng hải quân Mare Island, Vallejo, California vào ngày 16 tháng 8 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân H. L. Best. Lịch sử hoạt động. "Thompson" khởi hành từ San Francisco vào ngày 4 tháng 9 cho chuyến đi chạy thử máy đưa nó về phía Nam đến tận vịnh Magdalena thuộc Baja California Sur. Nó quay trở về San Diego, California vào ngày 29 tháng 9 để hoạt động cùng Hạm đội Chiến trận trong thành phần Đội khu trục 32 trực thuộc Hải đội Khu trục 11. Sau các hoạt động thực tập hạm đội dọc theo vùng bờ Tây, nó khởi hành từ San Diego vào ngày 7 tháng 1 năm 1921 để tham gia cuộc cơ động hạm đội ngoài khơi Panama, và sau đó ngoài khơi bờ biển Chile về phía Nam Valparaíso. Khởi hành từ Valparaíso cùng với Đội khu trục 32 vào ngày 4 tháng 2, nó đi đến Balboa Panama rồi tiếp tục đi đến La Unión, El Salvador. Rời cảng này vào ngày 27 tháng 2, nó đi lên phía Bắc rồi tiếp nối các hoạt động thường lệ ngoài khơi San Diego. Các chuyến đi của nó kéo dài về phía Bắc đến tận Seattle, Washington. Sau khi quay trở về từ các cuộc thực tập phía Bắc vào ngày 21 tháng 6, "Thompson" hoạt động ngoài khơi vùng bờ Tây cho đến ngày 10 tháng 12, khi nó khởi hành từ San Diego cho cuộc đại tu thường lệ tại Xưởng hải quân Puget Sound ở Bremerton, Washington. Sau khi hoàn tất, nó lên đường quay trở lại San Diego vào ngày 8 tháng 2 năm 1922 để tiếp nối các hoạt động cùng Hạm đội Chiến trận. Trong những năm tiếp theo, nó hoạt động từ San Diego, tham gia các cuộc cơ động mùa Đông và mùa Xuân ngoài khơi Panama, thỉnh thoảng băng qua kênh đào Panama để tập trận hạm đội tại vùng biển Caribe Vào ngày 15 tháng 4 năm 1926, "Thompson" lên đường cùng với hạm đội từ San Francisco để tham gia tập trận Vấn đề Hạm đội tại vùng biển Hawaii. Sau khi hoàn tất huấn luyện, vào ngày 1 tháng 7, nó rời Trân Châu Cảng cùng với hạm đội cho một chuyến viếng thăm hữu nghị đến Australia và New Zealand. Sau khi ghé qua Pago Pago, Samoa trong các ngày 10-11 tháng 7, nó đi đến Melbourne, Australia vào ngày 23 tháng 7. Cùng các tàu chị em , và , nó rời Melbourne vào ngày 6 tháng 8 để viếng thăm Dunedin, New Zealand bốn ngày sau đó. Ra khơi sau khi hoàn tất chuyến viếng thăm kéo dài 10 ngày, nó tiếp tục viếng thăm Wellington từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 8. Nó lên đường vượt Thái Bình Dương để quay trở về nhà, đi ngang qua Pago Pago và Trân Châu Cảng, và về đến San Diego vào ngày 26 tháng 9. Trong suốt thời gian còn lại của quãng đời hoạt động, "Thompson" tiếp tục hoạt động cùng Đội khu trục 32, Hải đội Khu trục 11. Vào đầu năm 1927, nó thực hiện chuyến viếng thăm ngắn đến vùng bờ Đông, ghé qua Norfolk, Virginia, Newport, Rhode Island và New York trước khi quay trở về San Diego. Theo những điều khoản hạn chế tải trọng và vũ khí của Hiệp ước Hải quân London năm 1930, "Thompson" được cho xuất biên chế vào ngày 4 tháng 4 năm 1930, rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 22 tháng 6 năm 1930, và bị bán vào ngày 10 tháng 6 năm 1930. Sau khi bị bán, nó đã phục vụ như một nhà hàng nổi tại phía Nam vịnh San Francisco trong những năm kinh tế suy thoái của thập niên 1930. Vào tháng 2 năm 1944, Hải quân đã mua lại con tàu và đánh chìm nó trên bãi đất bùn trong vịnh San Francisco, về phía Nam cầu San Mateo, nơi máy bay Lục quân và Hải quân thực tập ném bom bằng các quả bom giả. Một phần của xác tàu vẫn còn bên trên mực nước cho đến ngày hôm nay.
1
null
Hai tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ từng được đặt cái tên USS "Thompson". Chiếc thứ nhất được đặt theo tên Bộ trưởng Hải quân Richard W. Thompson (1809–1900), trong khi chiếc thứ hai được đặt nhằm vinh danh Robert M. Thompson (1849-1930), Chủ tịch Ủy ban Olympic Hoa Kỳ, người từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ.
1
null
USS "Kennedy" (DD-306) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ mang cái tên , và là chiếc thứ hai được đặt theo tên Bộ trưởng Hải quân John P. Kennedy (1795-1870). "Kennedy" ngừng hoạt động năm 1930 và bị tháo dỡ năm 1932 nhằm tuân thủ quy định hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London. Thiết kế và chế tạo. "Kennedy" được đặt lườn vào ngày 25 tháng 9 năm 1918 tại xưởng tàu Union Iron Works của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở San Francisco, California. Nó được hạ thủy vào ngày 15 tháng 2 năm 1919, được đỡ đầu bởi bà Eugene F. Essner; và được đưa ra hoạt động vào ngày 16 tháng 8 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Charles Jefferson Parrish. Lịch sử hoạt động. "Kennedy" đi đến cảng nhà của nó tại San Diego, California vào ngày 7 tháng 10 năm 1920, và gia nhập Hạm đội Thái Bình Dương cho các cuộc thực tập và cơ động dọc theo vùng bờ Tây Hoa Kỳ, trải rộng từ vùng Tây Bắc Thái Bình Dương cho đến Nam Mỹ. Các hoạt động thường xuyên của nó bao gồm thực tập tác xạ, thực hành ngư lôi, canh phòng máy bay, tập trận hạm đội và cơ động chiến trận phối hợp với Lục quân. Vào mùa Xuân năm 1924, "Kennedy" băng qua kênh đào Panama tham gia cuộc tập trung hạm đội tại vùng biển Caribe. Nó quay trở về San Diego vào ngày 22 tháng 4 để tiếp nối các hoạt động thường lệ, rồi lại lên đường vào ngày 13 tháng 6 năm 1925 tham gia tập trận Vấn đề Hạm đội, rồi tham gia các cuộc thực tập ngoài khơi quần đảo Hawaii. Trong chuyến đi này, nó tháp tùng Hạm đội Chiến trận trong chuyến đi viếng thăm Pago Pago, Samoa và các cảng ở Australia và New Zealand, quay trở về San Diego vào ngày 26 tháng 9. Đến năm 1927, nó lại đi sang vùng biển Caribe để thực tập, lần này được kéo dài bằng chuyến viếng thăm Norfolk, Virginia và New York trước khi quay trở về San Diego vào ngày 22 tháng 5. Nó lại lên đường vào ngày 9 tháng 4 năm 1928 cho một cuộc cơ động hạm đội quy mô lớn tại vùng biển Hawaii, và quay trở lại các hoạt động thường lệ tại San Diego hai tháng sau đó. Sau các chuyến đi huấn luyện quân nhân dự bị vào mùa Hè năm 1929, "Kennedy" đi đến San Diego vào ngày 27 tháng 9, và được cho xuất biên chế tại đây vào ngày 1 tháng 5 năm 1930. Chiếc tàu khu trục bị bán để tháo dỡ vào ngày 19 tháng 3 năm 1931 nhằm tuân thủ các điều khoản hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London.
1
null
Năm tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ từng được đặt hay dự định đặt cái tên USS "Kennedy" hoặc tương tự. Hai chiếc được đặt theo tên Bộ trưởng Hải quân John P. Kennedy (1795-1870): Một chiếc được đặt theo tên Đại úy Hải quân Joseph P. Kennedy, Jr. (1915-1944), anh của Tổng thống Kennedy và là một phi công hải quân đã tử trận trong Thế chiến II: Hai chiếc cuối cùng được đặt theo tên Tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ John F. Kennedy (1917-1963):
1
null
USS "Paul Hamilton" (DD-307) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt theo tên Bộ trưởng Hải quân Paul Hamilton (1762-1819). "Paul Hamilton" ngừng hoạt động năm 1930 và bị tháo dỡ năm 1931 nhằm tuân thủ quy định hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London. Thiết kế và chế tạo. "Paul Hamilton" được đặt lườn vào ngày 25 tháng 9 năm 1918 tại xưởng tàu Union Iron Works của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở San Francisco, California. Nó được hạ thủy vào ngày 21 tháng 2 năm 1919, được đỡ đầu bởi cô Justin McGrath; và được đưa ra hoạt động vào ngày 24 tháng 9 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân J. F. McClain. Lịch sử hoạt động. Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy tại vùng biển California, "Paul Hamilton" được phân về Đội khu trục 33 thuộc Hải đội 6, Chi hạm đội 2 của Lực lượng Khu trục Hạm đội Thái Bình Dương, đặt căn cứ tại San Diego, California. Nó hoạt động cùng Hạm đội Chiến trận Thái Bình Dương từ năm 1920 đến đầu năm 1930. "Paul Hamilton" được cho xuất biên chế vào ngày 20 tháng 1 năm 1930 và bị tháo dỡ vào năm 1931 nhằm tuân thủ các điều khoản hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London.
1
null
Tinker Bell là phim hoạt hình công nghệ 3D dựa trên tiểu thuyết Peter Pan của J.M Barrie, và phim Peter Pan năm 1953 và phần 2 năm 2002, sản xuất bởi DisneyToon Studios. Phim được phát hành trên đĩa DVD và Blu-ray bởi Walt Dísney Home Video vào ngày 18 tháng 9 năm 2008. Cốt truyện. Tinker Bell (Mae Whitman) được sinh ra từ tiếng cười đầu tiên của một đứa trẻ, và được gió đưa tới Thung Lũng Pixie (một đảo của Vùng Đất Vĩnh Hằng). Tài năng của cô là tiên thợ, vốn sửa chữa mọi thứ. Hai tiên thợ, Bobble và Clank dẫn Tinker Bell đi xem toàn bộ Thung Lũng Pĩxie. Cô gặp một số tiên khác, Silvermist, một cô tiên nước, Rosetta, một cô tiên vườn, Iridessa, một cô tiên ánh sáng và cô tiên động vật Fawn. Họ nói cho cô biết đất liền là gì, Tinker Bell không thể đợi để đến đó. Sau khi gặp họ, cô gặp Vidia, một cô tiên bay nhanh. Ngay lập tức họ đã không thích nhau vì Vidia chúa ghét tiên thợ. Tinker Bell nhận ra rằng tiên thợ không được đi đến đất liền nên đã rất thất vọng. Nhưng rồi cô nảy ra ý tưởng khác, hoán đổi tài năng của mình để có thể đến đất liền. Các bạn của cô Silermist, Iridessa, Rosetta, Fawn đồng ý sẽ dạy cô các môn học của thiên nhiên, tuy nhiên, Tinker Bell thất bại hết. Khi quá tức giận và ra biển ngồi, Tinker Bell tìm được một hộp nhạc đã bị hỏng và sửa nó, các bạn cô đến và nói rằng đây chính là tài năng của cô, nhưng Tinker Bell vẫn không chịu. Sau đó cô đến nhờ Vidia dạy cách làm tiên bay nhanh, nhưng Vidia lại muốn dạy cô làm tiên vườn và chơi khăm cô bằng cách bảo cô bắt những cây kế dại. Và thế là lũ kế dại đã phá hỏng hết sự chuẩn bị cho mùa xuân. Tinker Bell nhận ra răng sửa chữa đồ đạc mới thực sự là tài năng của mình. Cô và mọi người tìm những món đồ thất lạc để chế tạo đồ dùng và cuối cùng cũng cứu được mùa xuân. Khi Bobble và Clank tìm thấy hộp nhạc mà Tinker Bell đã sửa, tiên Mary đã cho cô đến đất liền và tất cả mọi tiên thợ đều được đến. Tinker Bell và các bạn bay đến đất liền và tận hưởng khoảnh khắc đông tàn xuân sang do các tiên làm nên. Sản xuất. Kinh phí để sản xuất phim xấp xỉ 50 triệu đô la và bắt đầu từ năm 2007. Phim được chiếu ở các rạp vào ngày 19 tháng 9 và phát hành dưới định dạng đĩa DVD và Blu-ray vào ngày 28 tháng 10. Phản hồi. Phê bình. Phim nhận được những phê bình tích cực. Doanh thu. Vé ở rạp thu về cho phim $2,427,167. Phim đã bán được 3,347,686 bản và thu về $52,201,882. Tổng cộng đã thu về $55,338,200 trên toàn thế giới.
1
null
Igor Ivanovich Sechin (, sinh ngày 7 tháng 9 năm 1960, tại Leningrad, Liên Xô) là một chính trị gia người Nga. Cho tới năm 2008, ông là một cố vấn thân cận của Putin. Ông là phó thủ tướng trong nội các của Putin cho tới ngày 21 tháng năm 2012, và hiện thời là chủ tịch hội đồng quản trị của tập đoàn dầu khí Rosneft. Tiểu sử. Setschin học tiếng Pháp và tiếng Bồ Đào Nha tại đại học Leningrad và sau đó làm thông dịch tại Mozambique và Angola (được cho là làm việc cho cơ quan tình báo Liên Xô). , từ 1988 làm công chức cho cơ quan hành chánh thành phố Leningrad. Ông làm việc ở đó cho tới năm 1996, và cũng làm trưởng nhóm nhân viên của Putin, khi ông này làm phó thị trưởng St Petersburg, người mà sau này trở thành tổng thống Nga. Năm 1996 ông chuyển về làm tại Moskva tại văn phòng tổng thống dưới thời Boris Nikolayevich Yeltsin. Vào tháng 8 năm 1999 ông được thăng chức làm bí thư cho thủ tướng Nga. Từ khi Putin lên làm tổng thống vào năm 2000 cho tới khi chuyển sang làm thủ tướng vào ngày 12.05.2008, Setschin giữ chức phó chủ tịch văn phòng tổng thống, từ tháng 3 năm 2004 ông được thêm chức cố vấn cho tổng thống. Khi Putin làm thủ tướng, Sechin ra làm phó thủ tướng. Và khi Putin trở lại làm tổng thống, Sechin chuyển làm chủ tịch hội đồng quản trị Rosneft. Chỉ trong vòng 2 năm công ty Rosneft phát triển rất nhanh, khi mua TNK-BP với giá 55 tỷ USD, Rosneft trở thành hãng sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Là một cựu nhân viên tình báo Liên Xô, Sechin được xem như là dẫn đầu nhóm siloviki trong thành phần ưu tú của Nga, nhóm mà liên hệ tới việc mở rộng vai trò của nhà nước trong nền kinh tế trong thập niên vừa qua.
1
null
Jean-François Pilâtre de Rozier (1754-1785) là nhà vật lý, nhà hóa học người Pháp. Ông cùng với người sĩ quan tên là François D' Arlandes trở thành những hành khách đầu tiên của một chuyến bay khinh khí cầu. Họ thực hiện chuyến đi vào năm 1785, cuộc du hành kéo dài khoảng 28 phút trên thành phố Paris ở độ cao 1006 mét. Tuy nhiên ngoài vinh dự đó, ông còn kèm theo một điều đáng buồn. Đó là cùng với Pierre Jules Romain trở thành những nạn nhân đầu tiên của rủi ro hàng không khi khí cầu của họ đụng vào nhau trong khi bay qua eo biển Manche.
1
null
Cornelis Jacobszoon Drebbel (1572-1633) là nhà phát minh, nhà khoa học người Hà Lan. Ông là người sáng chế ra chiếc tàu ngầm đầu tiên trên thế giới vào năm 1620. Ông đã dựa vào bản thiết kế đầu tiên trên thế giới của nhà toán học người Anh William Bourne (bản thiết kế này ra đời vào năm 1578). Năm 1624, Drebbel cũng đã chế tạo một chiếc tàu ngầm có hình dạng quả trứng, bằng gỗ, được đẩy đi bằng 20 người chèo thêm vào thủy thủ đoàn mà ông đã thuê trên sông Thames khiến mọi người kinh ngạc. Có thể ông có ý tưởng tái sinh không khí trên tàu bằng con đường hóa học nhờ một dung dịch kiềm. Trong tàu có túi da dê dùng làm khoang nước ép tải. Người ta đổ đầy nước vào túi da dê để làm tàu chìm. Khi muốn nổi lên thì hút nước từ túi da dê ra. Tàu có thể lặn từ 3,5m đến 4,5m.
1
null
Ga Jamsil (Văn phòng Songpa-gu) (Tiếng Hàn: 잠실(송파구청)역, Hanja: 蠶室(松坡區廳)驛) là ga trung chuyển trên Tàu điện ngầm Seoul tuyến 2 và Tuyến 8 nằm ở Jamsil-dong, Songpa-gu, Seoul. Lotte World được kết nối với sân ga tuyến 2. Nhà ga có tên phụ là Ga văn phòng Songpa-gu, do nằm gần các tòa nhà văn phòng (ngay bên ngoài Lối thoát 10 của ga tuyến 8). Thay đổi hành khách. Quá tải hành khách. Trong một cuộc khảo sát được tiến hành vào năm 2011 bởi Bộ cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải trên 92 phân cấp hành chính trên toàn quốc gia, báo cáo rằng Ga Jamsil là điểm dừng giao thông công cộng đông đúc thứ hai sau Ga Gangnam. Theo sau nó là Ga Sadang, Ga Seolleung và Ga Sillim. Vào tháng 12 năm 2010 nhà ga được ghi nhận là nơi tiêu thụ dữ liệu WiFi cao thứ tư trên tất cả các ga Tàu điện ngầm Seoul, sau đó là Ga xe buýt tốc hành, Ga Sadang, Ga Dongdaemun và Ga Jongno 3-ga. Xung quanh nhà ga. Có 11 lối ra. Lối ra 1~8 dẫn đến Tuyến 2 và lối ra 9~11 dẫn đến phòng chờ cho Tuyến 8.
1
null
Liviu-Dieter Nisipeanu (sinh 1 tháng 8 năm 1976 tại Brașov) là một đại kiện tướng cờ vua người Romania, vô địch châu Âu năm 2005. Từ tháng 4 năm 2014 anh thi đấu cho đội tuyển Đức. Tiểu sử và sự nghiệp. Nisipeanu có cha là người Romania và mẹ là người dân tộc thiểu số Sachsen Transilvania. Từ năm 7 tuổi anh đã học cờ dưới sự huấn luyện của kiện tướng quốc tế Corvin Radovici. Người phát hiện tài năng của Nisipeanu là đại kiện tướng đầu tiên của Romania Florin Gheorghiu. Năm 17 tuổi anh đã vô địch quốc gia. Thành công lớn nhất của Nisipeanu tại các giải vô địch thế giới là vào đến bán kết Giải vô địch cờ vua thế giới FIDE 1999 sau khi loại Ivanchuk ở vòng 4 và Shirov ở tứ kết, trước khi thua nhà vô địch giải Khalifman ở bán kết. Ở cấp độ châu lục, Nisipeanu vô địch châu Âu năm 2005 ở Warszawa sau 13 vòng đấu bất bại (+7 =6) với 10 điểm, hơn á quân Radjabov nửa điểm. Vào tháng 10 cùng năm, anh đạt hệ số Elo đỉnh cao của mình là 2707, xếp hạng 15 thế giới. Đây cũng là hệ số Elo kỷ lục của một kỳ thủ Romania. Ở đội tuyển quốc gia, Nisipeanu tham dự Olympiad cờ vua 6 lần: 1996, 1998, từ 2002 đến 2008. Lần tham dự đầu tiên năm 1996 anh là dự bị bàn 1. Năm 1998 anh lên đánh bàn 3 và từ năm 2002 anh ngồi bàn 1 của đội tuyển Romania. Thành tích cao nhất tại Olympiad là hạng 9 cá nhân bàn 1 năm 2006 và hạng 10 đồng đội năm 1998. Ở Giải vô địch đồng đội châu Âu Nisipeanu góp mặt ba lần vào các năm 1999, 2005 và 2009, trong đó hai lần ngồi bàn 1. Thành tích cao nhất của anh là hạng 5 cá nhân bàn 2 năm 2009. Là một kỳ thủ hàng đầu, Nisipeanu từng được mời tham dự giải M-Tel năm 2007. Với giải Bazna tổ chức thường niên ở Romania, do là kỳ thủ số một quốc gia nên anh thường xuyên tham dự. Với nguồn gốc có mẹ là người Đức và sau nhiều năm bất đồng với Liên đoàn cờ vua Romania, dẫn tới việc không tham dự Olympiad 2010 và 2012, Nisipeanu đã chuyển sang thi đấu cho Liên đoàn Đức từ tháng 4 năm 2014. Anh trở thành kỳ thủ số 2 của Đức. Nisipeanu được biết đến là một kỳ thủ hay sử dụng những khai cuộc độc đáo và ít gặp, gây ngạc nhiên cho đối thủ. Ngoài ra, với lối chơi tấn công, anh được coi là Mikhail Tal thời hiện đại.
1
null
Tennis for Two là một trò chơi điện tử được phát triển vào năm 1958 trên máy tính analog Donner Model 30 dùng để mô phỏng một ván quần vợt hay bóng bàn trên một cái dao động ký. "Tennis for Two" được nhà vật lý người Mỹ William Higinbotham tạo ra cho du khách tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Brookhaven, đóng vai trò quan trọng trong lịch sử video game như một trong những trò chơi điện tử đầu tiên sử dụng màn hình hiển thị đồ họa. Trò chơi được tiến hành với hai bộ điều khiển khá cồng kềnh, mỗi bộ được trang bị một nút bấm để bắn bóng qua lưới. Sau đó, ông phát triển trò chơi cho màn hình 15 inch nhưng do không nghĩ là mình "phát minh" ra một cái gì đó nên ông không đăng ký lấy bằng sáng chế. Phát triển. "Tennis For Two" là một dự án phụ mà William Higanbotham nghĩ ra để mua vui cho các khách tham quan khu làm việc của ông tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Brookhaven. Ông phát hiện ra rằng một trong những máy tính của Brookhaven có thể tính toán quỹ đạo tên lửa đạn đạo và ông đã sử dụng khả năng này để tạo thành nền tảng của game. Trò chơi được tạo ra trên một máy tính analog Donner Model 30. "Tennis for Two" sử dụng một dao động ký làm màn hình hiển thị đồ họa để thể hiện đường dẫn của một quả bóng mô phỏng trên một sân tennis. Mạch điện được thiết kế để hiển thị đường dẫn của quả bóng và ngược lại khi nó rơi xuống đất. Nó cũng cảm nhận được nếu bóng tung lưới và vận tốc mô phỏng với trở lực. Người dùng có thể tương tác với quả bóng bằng cách sử dụng một bộ điều khiển cần analog bằng nhôm bấm vào một nút để đánh bóng và sử dụng một núm để kiểm soát các góc. Động tác đánh bóng còn phát ra một tiếng động. Thiết bị này được thiết kế trong khoảng hai tiếng và được lắp ráp trong vòng ba tuần với sự giúp đỡ của Robert V. Dvorak. Loại trừ dao động ký và bộ điều khiển, mạch điện của trò chơi đã chiếm khoảng không gian của một lò vi sóng. Higinbotham nhớ lại nguồn gốc của game, nói rằng vào năm 1983: Mặc dù không có quan hệ họ hàng trực tiếp giữa hai trò chơi, "Tennis for Two" chính là tiền thân của "Pong"—một trong những trò chơi được công nhận rộng rãi nhất như người tiên phong cho ngành công nghiệp game hiện đại. "Tennis for Two" chỉ được mang ra hai lần vào "Ngày của Khách" tại Phòng thí nghiệm. Nó vẫn hầu như không được nghe nói gì cho đến cuối thập niên 1970 và đầu những năm 1980 khi Higinbotham được tòa án triệu tập để làm chứng trong vụ án cho bị cáo chống lại Magnavox và Ralph Baer. Không giống như "Pong" và các game đầu tiên tương tự, "Tennis for Two" thể hiện một sân quần vợt được đơn giản hoá từ một bên thay vì góc nhìn từ trên xuống, không có đại diện của người chơi trên màn hình. Góc nhìn này cho thấy quỹ đạo của quả bóng nhiều hơn góc nhìn của "Pong". Quả bóng bàn bị trọng lực tác động và phải bay qua một tấm lưới. Trò chơi được điều khiển bởi một cái máy tính analog và "chủ yếu là gồm các điện trở, tụ điện và rơle, nhưng nhanh chóng chuyển đổi khi cần thiết—khi bắt đầu tung bóng—cái chuyển mạch bóng bán dẫn mới được sử dụng. Đón nhận. "Tennis for Two" lần đầu tiên được trưng bày vào ngày 18 tháng 10 năm 1958. Hàng trăm du khách đã phải xếp hàng để được chơi tựa game mới trong thời gian nó ra mắt. Do sự phổ biến của trò chơi, một phiên bản nâng cấp đã được giới thiệu vào năm sau, với những cải tiến bao gồm một màn hình lớn hơn và cấp độ khác nhau của trọng lực được mô phỏng. Di sản. Thiết bị của Higinbotham đã được tháo dỡ sau khi triển lãm và "Tennis for Two" phần lớn đã bị lãng quên hơn hai mươi năm. Ý nghĩa của nó đối với sự phát triển ban đầu của video game đã được công nhận tốt hơn vào năm 1983, khi David Ahl xuất bản một câu chuyện trang bìa về Higinbotham trong tạp chí "Creative Computing", đã gán cho ông là "Ông tổ của video game". Ahl đã chơi game này tại triển lãm Brookhaven hồi còn là thiếu niên và chẳng bao giờ quên được trải nghiệm đó. Về phần mình, Higinbotham vẫn không quan tâm đến video game và thích được nhớ đến vì công việc không phổ biến hạt nhân của ông. Năm 1997, một nhóm nghiên cứu ở Brookhaven đã tái tạo lại game cho ngày sinh nhật lần thứ 50 của Brookhaven. Kỳ công này mất khoảng ba tháng, một phần vì những trang thiết bị không có sẵn. Sự tiêu khiển này cũng được trưng bày tại lễ kỷ niệm lần thứ 50 của bản game gốc năm 2008. Bản sao được thực hiện trên một máy tính analog bằng cách sử dụng các thiết bị khuếch đại hoạt động trạng thái rắn thay cho đèn ống chân không như nguyên mẫu Donner Model 30 đã làm. Vào năm 2010, một chiếc máy tính analog Donner Model 3400 phục hồi lại đã được vào sử dụng.
1
null
Dòng họ , hay còn gọi là Lê Bản cung là nhánh lâu đời nhất trong Hoàng thất Nhật Bản, do dòng họ Fushimi-no-miya - dòng họ lâu đời nhất trong 4 dòng họ của triều đại hoàng gia Nhật Bản - thành lập. "Lê Bản cung" được thành lập vào năm 1870, đứng đầu là Thân vương Moriosa, con trai thứ 10 của Thân vương Fushimi Sadayoshi. Cái tên "Nashimoto" là do Thiên hoàng Minh Trị đặt. Vì Thân vương Moriosa không có con nối dõi, nên họ "Nashimoto" được chuyển sang cho cháu của ông là Thân vương Kikumaro. Cuối cùng, nó được chuyển sang cho Thân vương Morimasa, con trai thứ tư của Thân vương Kuni Asahiko. Quận chúa Masako - vợ Thái tử Ý Mẫn của Triều Tiên là con gái lớn của Thân vương Morimasa. Ngày 14 tháng 10 năm 1947, Thân vương Nashimoto Morimasa bị quân Mỹ chiếm đóng phế truất và trở thành thường dân. Ông mất năm 1951. Do không có con nối dõi, nhánh chính của "Lê Bản cung" bị đứt và tuyệt hậu. Cung điện của "Lê Bản cung" được đặt tại quận Aoyama của khu Shibuya, Tokyo, Nhật Bản.
1
null
USS "William Jones" (DD-308), là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt theo tên Bộ trưởng Hải quân William Jones (1760-1831). "William Jones" ngừng hoạt động năm 1930 và bị tháo dỡ năm 1932 nhằm tuân thủ quy định hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London. Thiết kế và chế tạo. "William Jones" được đặt lườn vào ngày 2 tháng 10 năm 1918 tại xưởng tàu Union Iron Works của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở San Francisco, California. Nó được hạ thủy vào ngày 9 tháng 4 năm 1919, được đỡ đầu bởi bà Ernest P. McRitchie, phu nhân vị phụ tá kiến trúc hải quân của hãng Bethlehem; và được đưa ra hoạt động tại Xưởng hải quân Mare Island, Vallejo, California vào ngày 30 tháng 9 năm 1920 dưới quyền chỉ huy tạm thời của Thiếu tá Hải quân C. E. Rosendahl, cho đến khi Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân J. G. B. Gromer nhận quyền chỉ huy vào ngày 16 tháng 11. Lịch sử hoạt động. "William Jones" thoạt tiên được phân về Đội khu trục 34 thuộc Hải đội 2, Lực lượng Khu trục Hạm đội Thái Bình Dương, và đã hoạt động ngoài khơi vùng bờ Tây cùng với Trường Sĩ quan Kỹ thuật cho đến 10, 1921, trong khu vực trải rộng về phía Bắc đến Seattle, Washington và về phía Nam đến vùng kênh đào Panama. Nó được điều sang Hải đội Khu trục trực thuộc Hạm đội Chiến trận vào đầu năm 1922, và hoạt động cùng đơn vị này trong bảy năm tiếp theo. Nó tham gia các cuộc cơ động hạm đội, thực hành ngư lôi và tác xạ, và tập trận dọc theo bờ biển Thái Bình Dương trải dài từ Puget Sound, Washington cho đến vùng kênh đào Panama. Vào tháng 3 năm 1925, nó gia nhập cùng hạm đội cho cuộc tập trận Vấn đề Hạm đội V, trong đó nó hộ tống các đơn vị của Hạm đội Chiến trận ngoài khơi Baja California, khi chúng tiến hành cơ động theo kế hoạch để thực hành bảo vệ, tấn công và chiếm đóng vị trí được phòng thủ lỏng lẻo, và tiếp nhiên liệu ngoài biển. Cuối mùa Hè đó, "William Jones" phục vụ như một trong những tàu canh phòng máy bay cho chuyến bay của các thủy phi cơ PN-9 từ lục địa đến Hawaii. Không có chiếc nào thực sự bay một mạch đến Hawaii do một loạt các sự cố. Chiếc PN-9 số 3 bị buộc phải hạ cánh trên biển do hỏng đường ống dẫn nhiên liệu; "William Jones" đã tìm thấy nó và đến trợ giúp, và sau đó kéo nó quay về cảng San Francisco vào ngày 1 tháng 9. Chiếc PN-9 số 1 do Trung tá Hải quân John Rodgers điều khiển cuối cùng cũng đến được Hawaii, sau khi đội bay của nó tháo vải từ một chiếc cánh để làm một cánh buồm, đưa chiếc thủy phi cơ nổi trên nước đến được Oahu. Từ ngày 5 đến ngày 15 tháng 9, "William Jones" tham gia lễ hội kỷ niệm 75 năm San Francisco trước khi tiếp nối các hoạt động thường lệ dọc theo bờ Tây. Nó băng qua kênh đào Panama vào ngày 3 và 4 tháng 3 năm 1926 để tham gia cuộc cơ động hạm đội tại Đại Tây Dương, rồi viếng thăm nhiều cảng dọc bờ Đông Hoa Kỳ sau đó trước khi quay trở về vùng bờ Tây vào ngày 30 tháng 6, neo đậu tại San Diego, California. Nó thực hiện một chuyến đi huấn luyện quân nhân dự bị đến vùng biển Alaska từ ngày 7 đến ngày 21 tháng 7 năm 1928, ghé qua Ketchikan, Juneau và Sitka. Sau khi quay về San Diego, nó tham gia các cuộc thực hành chiến thuật ngoài khơi Point Loma, và sau đó trong cuộc cơ động phối hợp Hải-Lục quân ngoài khơi Port Angeles, Washington vào tháng 7 năm 1929. "William Jones" đi đến San Diego vào cuối tháng 8 năm 1929, và ở trạng thái không hoạt động tại đây cho đến khi được cho xuất biên chế vào ngày 24 tháng 5 năm 1930. Tuân thủ theo các điều khoản hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London, nó được cho rút tên khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 13 tháng 8 năm 1930 và bị bán để tháo dỡ vào ngày 25 tháng 2 năm 1932.
1
null
USS "Woodbury" (DD-309) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến thứ ba của Hải quân Hoa Kỳ được đặt theo tên Bộ trưởng Hải quân Levi Woodbury (1789-1851). "Woodbury" bị mất do va phải đá ngầm trong vụ Thảm họa Honda Point ngoài khơi bờ biển California năm 1923. Thiết kế và chế tạo. "Woodbury" được đặt lườn vào ngày 3 tháng 10 năm 1918 tại xưởng tàu Union Iron Works của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở San Francisco, California. Nó được hạ thủy vào ngày 6 tháng 2 năm 1919, được đỡ đầu bởi cô Catherine Muhlenberg Chapin, con gái nhà xuất bản báo W. W. Chapin; và được đưa ra hoạt động tại Xưởng hải quân Mare Island, Vallejo, California vào ngày 20 tháng 10 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Frank L. Lowe. Lịch sử hoạt động. "Woodbury" rời San Francisco vào ngày 22 tháng 11 để đi đến cảng nhà mới được chỉ định là San Diego, California vào ngày hôm sau, và neo đậu tại đây cho đến năm 1921. Nó được đưa vào hoạt động trong một giai đoạn đang diễn ra sự cắt giảm kinh phí và nhân lực ảnh hưởng đến hoạt động hải quân, nên nó được đưa về một lực lượng "dự bị luân phiên" do hải quân đặt ra để duy trì lực lượng sẵn sàng chiến đấu. Theo đó, một phần ba lực lượng tàu chiến sẽ neo đậu trong bờ cảng và được bảo trì với số sĩ quan và thủy thủ tối thiểu; trong khi một phần ba khác neo đậu cạnh các phao tiêu trong cảng có biên chế nhân sự giảm thiểu 50%. Một phần ba còn lại có biên chế nhân sự đầy đủ, neo đậu cạnh các phao tiêu trong cảng nhưng hoạt động ngoài khơi theo định kỳ. "Woodbury" rời nơi neo đậu trong cảng vào ngày 1 tháng 2 năm 1921, và trong những ngày tiếp theo đã thực tập ngư lôi và di chuyển với tốc độ ngoài khơi bờ biển Nam California; tiến hành các hoạt động thực hành vào ban ngày và quay về phao neo đậu vào ban đêm. Nó hầu như ở trong cảng từ tháng 3 đến tháng 5, nhưng đã đi đến San Pedro, California vào ngày 14 tháng 6, nơi thủy thủ của nó trợ giúp vào việc bảo trì chiếc tàu chị em đang ở trong ụ tàu của hãng Los Angeles Shipbuilding and Dry Dock Company, San Pedro. Bản thân "Woodbury" cũng trải qua giai đoạn trong ụ tàu, phủ một lớp sơn chống rỉ sét và bám hà. Sau khi hoàn tất, nó quay trở về San Diego, rồi tiếp tục di chuyển ngang qua cảng Los Angeles để đi đến Seattle, Washington, nơi nó ở lại cho đến hết năm 1921. Lên đường vào sáng ngày 14 tháng 1 năm 1922, "Woodbury" dẫn đầu các tàu chị em , và tiến ra khơi. Nó đi đến đảo Goat, gần San Francisco, lúc 08 giờ 20 phút ngày hôm sau, đón hành khách lên tàu để vận chuyển đến Xưởng hải quân Puget Sound, Bremerton, Washington trước khi tiếp tục hành trình dọc theo bờ biển Thái Bình Dương. Chiếc tàu khu trục đi đến Puget Sound vào xế trưa ngày 18 tháng 1, đưa hành khách rời tàu, rồi được cho đại tu không lâu sau đó. Nó ở lại Puget Sound cho đến tháng 3 năm 1922, lên đường đi San Diego vào ngày 3 tháng 4, nhưng phải ghé lại Port Angeles, Washington sau khi "Nicholas" gặp trục trặc động cơ. Sau khi "Nicholas"' hoàn tất việc sửa chữa, chúng lại tiếp tục hành trình và về đến San Diego vào ngày 8 tháng 4. Chiếc tàu khu trục thả neo tại San Diego cho đến mùa Hè, một lần nữa trong nhóm không hoạt động của lực lượng "dự bị luân phiên". Từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 9, "Woodbury" giúp vào việc bảo trì và tân trang các tàu chị em trong Đội khu trục 17 không hoạt động neo đậu lân cận. Nó được bảo trì bởi tàu tiếp liệu khu trục neo đậu lân cận; và thủy thủ đoàn của nó đã tham gia hàng binh danh dự cho nghi lễ an táng của Chuẩn đô đốc Uriel Sebree vào ngày 8 tháng 8. Chiếc tàu khu trục lên đường vào ngày 26 tháng 9 năm 1922 để thực hành tác xạ cùng với "Young" và "Nicholas". Sau một giai đoạn bảo trì khi cặp theo "Melville", nó tham gia một đợt thực tập tác xạ và ngư lôi khẩn trương; và vào cuối tháng 10, nó làm nhiệm vụ thu hồi ngư lôi thực hành cùng các thiết giáp hạm và . Sau khi trải qua thời gian còn lại của năm 1922 tại vùng biển San Diego, "Woodbury" rời cảng San Diego vào ngày 6 tháng 2 năm 1923 cùng các hải đội khu trục 11 và 12 và tàu tiếp liệu "Melville" để hướng đến Mexico, và cuối cùng là Panama. Đi đến vịnh Magdalena vào ngày 8 tháng 2, nó được tiếp nhiên liệu từ tàu chở dầu trước khi tiếp tục di chuyển tại vùng biển Panama vào ngày 11 tháng 2. Xế trưa hôm đó, nó gặp gỡ các thiết giáp hạm dreadnought thuộc các đội thiết giáp hạm 3, 4, và 5, và đã tiến hành thực tập cùng với chúng trên đường đi Panama. Trong những tuần lễ tiếp theo, "Woodbury" tham gia cuộc tập trận hạm đội hải quân quy mô lớn đầu tiên. Được tổ chức tại vùng phụ cận của kênh đào Panama mang tính chiến lược, Vấn đề Hạm đội I được thiết kế nhằm xác định điều kiện phòng thủ tuyến đường thủy quan trọng, cho phép trình bày những "ước lượng tình huống" và để tiến hành nghiên cứu các phương án chiến tranh. Chiếc tàu khu trục đã tham gia các cuộc thực tập trong thành phần lực lượng "tấn công" được xây dựng chung quanh Hạm đội Chiến trận. Lực lượng đối đầu bao gồm Hạm đội Tuần tiễu được tăng cường một đội thiết giáp hạm. Trong một giai đoạn của cuộc tập trận, đang khi các con tàu đang thả neo tại vịnh Panama, chiếc đã đưa Bộ trưởng Hoa Kỳ Edwin C. Denby và Trưởng ban Tác chiến Hải quân, Đô đốc Robert E. Coontz, duyệt qua hạm đội. Sau đó, "Woodbury" tiếp nối các hoạt động cùng với Hạm đội Chiến trận, thực hành tác xạ, bảo vệ chống tàu ngầm, hộ tống bảo vệ các thiết giáp hạm, và phục vụ như là mục tiêu cho Đội Thiết giáp hạm 4 trong các cuộc thực hành chiến trận tầm xa. Quay trở về San Diego vào ngày 11 tháng 4, "Woodbury" ở lại đây cho đến mùa Hè. Rời cảng nhà vào ngày 25 tháng 6, nó khởi hành đi đến khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, đi đến Tacoma, Washington ngang qua San Francisco, đến nơi vào ngày 2 tháng 7. Tại đây, đội đổ bộ của nó đã tham gia diễu binh nhân Ngày Độc Lập tại Tacoma. Nó rời Tacoma vào ngày 9 tháng 7, đi đến Port Angeles cùng ngày hôm đó. Trong gần hai tuần, chiếc tàu khu trục hoạt động ngoài khơi cảng này, tiến hành thực tập, cơ động chiến thuật và luyện tập chiến trận tầm gần. Sau đó nó chuyển đến Bellingham, Washington, và sau đó đến Seattle. Lên đường lúc 04 giờ 05 phút ngày 27 tháng 7, "Woodbury" rời nơi neo đậu của hạm đội ngoài khơi Admiralty Head gần Seattle, cùng các tàu thuộc các đội khu trục 32 và 33 hộ tống cho "Henderson", có Tổng thống Warren G. Harding trên tàu. Nó sau đó nằm trong thành phần hộ tống cho Tổng thống đi duyệt qua hạm đội. Sau khi hoàn tất nhiệm vụ duyệt binh Tổng thống, nó quay trở lại thực tập thường lệ, hoạt động như là một mục tiêu cho việc thực hành tác xạ của Đội Thiết giáp hạm 4, rồi thực tập chiến thuật trong khi hộ tống các thiết giáp hạm của đội này, trước khi đi vào Hồ Washington vào ngày 4 tháng 8. Nó ở lại đây trong hơn một tuần trước khi lại lên đường vào ngày 13 tháng 8 để đi Port Townsend. Sau các cuộc thực tập ngư lôi và tác xạ ngoài khơi Port Townsend cùng với "William Jones", "Woodbury" lên đường đi Keyport, Washington, trên đường quay trở lại Seattle và Puget Sound. Về đến xưởng tàu vào ngày 20 tháng 8, nó đón lên tàu Đô đốc Robert E. Coontz, Tổng tư lệnh Hạm đội Hoa Kỳ và ban tham mưu của ông, cùng một nhóm các nghị sĩ quốc hội lúc 08 giờ 40 phút ngày 22 tháng 8. Chiếc tàu khu trục với cờ hiệu bốn sao của đô đốc trên cột ăn-ten chính khởi hành đi Keyport, nơi vị đô đốc và đoàn tùy tùng rời tàu thị sát căn cứ ngư lôi hải quân. Đô đốc và những người cùng đi sau đó quay trở lại tàu để được đưa trở về xưởng tàu, nơi họ rời tàu lúc 11 giờ 10 phút. Tuy nhiên, đến giữa trưa, vị Tổng tư lệnh lại lên tàu để được đưa đến bến Bell Street tại Seattle lúc 13 giờ 10 phút. Ngày hôm sau, nó đưa Đô đốc Coontz quay trở lại soái hạm của mình, tàu tuần dương bọc thép . Trong những ngày tiếp theo, "Woodbury" còn phục vụ đưa đón những hành khách đặc biệt: Chuẩn đô đốc William C. Cole, Tham mưu trưởng Hạm đội Hoa Kỳ, và Chuẩn đô đốc Luther E. Gregory, người đứng đầu Văn phòng các Xưởng tàu và Bến tàu Hải quân. Sau khi hoàn tất chuyến đi tại vùng biển ngoài khơi bờ biển Tây Bắc Thái Bình Dương Hoa Kỳ, "Woodbury" rời Port Angeles hướng về phía Nam. Nó thực hành cơ động chiến thuật và thực tập cùng các thiết giáp hạm trên đường đi, và đi vào vịnh San Francisco vào ngày 31 tháng 8. Nó ở lại San Francisco trong một tuần trước khi khởi hành vào sáng ngày 8 tháng 9 cùng các tàu khu trục khác của Hải đội 11 hướng đi San Diego; và trong khi cặp theo bờ biển trong nhiều giờ, đã thực tập chiến thuật và thực hành cơ động đang khi di chuyển với tốc độ cao . Dẫn đầu bởi soái hạm , hải đội di chuyển vào vùng có thời tiết xấu. Cuối buổi chiều hôm đó, căn cứ sự di chuyển trên một sơ đồ dẫn đường hàng hải không chính xác, "Delphy" thực hiện một cú đổi hướng sai lầm, tin rằng nó đang hướng đến eo biển Santa Barbara. Thực ra, nó và các chiếc khác nối tiếp phía sau đang đâm vào các mỏm đá ngoài khơi Point Arguello. Không lâu sau 21 giờ 05 phút, tai hoạ ập xuống các tàu chiến thuộc Hải đội 11, từng chiếc một trong thảm họa Honda Point. Bảy chiếc, dẫn đầu bởi "Delphy" và bao gồm "Woodbury", đã bị mắc cạn. Một số chiếc xa hơn về phía đuôi nhận ra được điều gì đang xảy ra và xoay xở tránh được tai họa nhờ đã cơ động đổi hướng kịp lúc. "Woodbury" tựa dọc vào một đảo nhỏ, về sau mang biệt danh ""Woodbury" Rock", và sử dụng như một nơi neo đậu vĩnh viễn. Những người tình nguyện chăng bốn sợi dây ngang trên sóng biển động mạnh nối liền với bờ đá. Trong khi đó, cho dù nước đã tràn vào các phòng nồi hơi và phòng động cơ phía trước, hạm trưởng, Trung tá Hải quân Louis P. Davis, ra lệnh cho con tàu lui hết tốc độ. Thiếu úy Hải quân Horatio Ridout, sĩ quan phòng máy và người của ông nỗ lực hết sức để tạo đủ động lực nhằm giúp con tàu thoát khỏi bị mắc cạn, nhưng mọi cố gắng đã thất bại khi con tàu mất hoàn toàn động lực do bị ngập nước lúc 22 giờ 30 phút. Khi lệnh bỏ tàu được đưa ra, từng người một di chuyển qua các sợi dây để đến được bờ đá; sau đó người của con tàu chị em cũng đến được ""Woodbury" Rock". Tất cả thủy thủ đoàn của "Woodbury" đều được an toàn, một số được đưa sang chiếc bởi chiếc tàu đánh cá "Bueno Amor de Roma", dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Noceti. Con tàu chính thức xuất biên chế vào ngày 26 tháng 10 năm 1923, và được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 20 tháng 11 cùng năm đó. Nó được bán cho hãng Fryn Salvage Company đặt cơ sở tại Santa Monica, California để tháo dỡ, nhưng thương vụ vào ngày 6 tháng 2 năm 1924 không được thực hiện. Một cuộc mua bán khác cho hãng Robert J. Smith tại Oakland, California được ghi nhận vào ngày 19 tháng 10 năm 1925, nhưng trong thực tế con tàu không bị tháo dỡ, ít nhất cho đến cuối tháng 8 năm 1929, khi hình ảnh xác tàu được ghi nhận trên những thước phim quay từ khí cầu Đức "Graf Zeppelin" khi nó đang đi đến Los Angeles trong chuyến bay vòng quanh thế giới.
1
null
USS "S. P. Lee" (DD-310) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt theo tên Chuẩn đô đốc Samuel Phillips Lee (1812-1897), người phục vụ trong Chiến tranh Mexico-Hoa Kỳ và Nội chiến Hoa Kỳ. "S. P. Lee" bị mất do va phải đá ngầm trong vụ Thảm họa Honda Point ngoài khơi bờ biển California năm 1923. Thiết kế và chế tạo. "S. P. Lee" được đặt lườn vào ngày 31 tháng 12 năm 1918 tại xưởng tàu Union Iron Works của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở San Francisco, California. Nó được hạ thủy vào ngày 22 tháng 4 năm 1919, được đỡ đầu bởi bà Thomas J. Wyche; và được đưa ra hoạt động vào ngày 30 tháng 10 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân G. T. Swosey, Jr.. Lịch sử hoạt động. Được phân về Đội Khu trục Dự bị trực thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, "S. P. Lee" trải qua phần lớn thời gian trong hai năm hoạt động đầu tiên tại khu vực San Diego, California với một biên chế thủy thủ đoàn giảm thiểu. Nó lên đường vào ngày 6 tháng 2 năm 1923 trong thành phần Hải đội Khu trục 11 để tham gia các hoạt động hạm đội phối hợp tại vùng kênh đào Panama. Đi đến Balboa vào ngày 26 tháng 2 sau khi thực tập trên đường đi, chiếc tàu khu trục tham gia các cuộc cơ động chiến thuật va chiến lược cho đến cuối tháng 3, và quay trở về San Diego vào ngày 11 tháng 4. Từ ngày 25 tháng 6 đến ngày 30 tháng 8, nó cùng Hải đội Khu trục 11 đi đến bờ biển Washington, ghé qua Tacoma, Port Angeles và Seattle, và đã phục vụ hộ tống cho Tổng thống Warren G. Harding trên chiếc trong chuyến đi đến Seattle vào ngày 27 tháng 7. Sau đó nó tham gia cuộc thực tập cơ động hải đội cùng với Đội thiết giáp 3 cho đến cuối tháng 8, và đi vào cảng San Francisco vào ngày 31 tháng 8. "S. P. Lee" lên đường quay về cảng nhà của nó lúc 08 giờ 30 phút ngày 8 tháng 9, cùng với hầu hết tàu chiến của Hải đội Khu trục 11 do Đại tá Hải quân E. H. Watson dẫn đầu trên soái hạm . Di chuyển với tốc độ cao dọc theo bờ biển Thái Bình Dương, hải đội đã chuyển hướng 95° lúc 21 giờ 00 do sai lầm của hoa tiêu dẫn đường cho rằng đã đi đến lối tiếp cận eo biển Santa Barbara. Lúc 21 giờ 05 phút, trong hoàn cảnh thời tiết sương mù dày đặc, "Delphy" va phải đá ngầm ngoài khơi Point Pedernales, vốn được các thủy thủ gọi là Honda Point hay Devil's Jaw (Hàm tử thần). Cho dù đã có tín hiệu cảnh báo từ soái hạm, hình dạng bờ biển bị che khuất không được các tàu đi tiếp theo sau nhận diện, và trong sự hoang mang sau đó, sáu tàu khu trục khác bao gồm "S. P. Lee" bị mắc cạn trong sự cố được đặt tên Thảm họa Honda Point. Các nỗ lực dũng cảm nhằm cứu con tàu tỏ ra không hiệu quả, và "S. P. Lee" bị bỏ lại vào ngày hôm sau và được xem như tổn thất toàn bộ. Nó cùng các tàu chị em mắc tai nạn được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 20 tháng 11. Xác tàu đắm được bán vào ngày 19 tháng 10 năm 1925 cho Robert J. Smith ở Oakland, California. Ông tháo dỡ được một số thiết bị của các tàu khu trục nhưng không thể trục vớt chúng.
1
null
Bánh vua, Bánh ba vua (hay là tiếng Anh: king cake, kingcake, kings’ cake, king’s cake, three kings cake và tiếng Pháp: galette des rois, tiếng Đức: "Dreikönigskuchen"), là một loại bánh truyền thống thường xuất hiện tại một số quốc gia vào Lễ hiển linh vào tháng 1, sau khi kết thúc mùa Giáng sinh. Tại một số quốc gia khác, bánh hay được làm trong dịp lễ hội Mardi Gras/Carnival trước khi mùa chay bắt đầu. Chiếc bánh thường có một hình nộm nhỏ (hình em bé, được cho là đại diện cho Jesus lúc bé) làm bằng nhựa được giấu bên trong (đôi khi được đặt xuống dưới), và người nào tìm được miếng bánh có chứa bức tượng trên sẽ nhận được nhiều quyền lợi và nghĩa vụ. Tại Pháp, bánh thường bán kèm thêm 1 vương miện bằng giấy, để người bắt gặp hình nộm sẽ đội vào và là vua/nữ hoàng của buổi tiệc. Lịch sử. "Bánh vua" được đặt tên theo 3 vua trong Kinh thánh. Theo truyền thống Công giáo, Lễ hiển linh -  thường rơi vào ngày 6 tháng 1-kỷ niệm chuyến viếng thăm của các đạo sĩ tới chúa Giê su vừa giáng sinh. Đêm trước Lễ hiển linh (đêm ngày 5 tháng 1) còn được biết đến như là Đêm thứ 12 (12 ngày kể từ khi Chúa giáng sinh). King cake được phục vụ từ khi kết thúc Đêm thứ 12 cho đến mùa Mardi Gras (hay là "Thứ ba béo" ("Fat Tuesday")), một ngày trước khi bắt đầu mùa chay. Nhiều tổ chức, hội, nhóm thực hiện các buổi tiệc king cake (king cake party) hàng tuần xuyên suốt mùa Carnival. Tại Bồ Đào Nha và Pháp, người nào nhận được bức tượng nhỏ trong miếng bánh thường sẽ là người mua bánh trong buổi tiệc tiếp theo. Bắt đầu từ khoảng 300 năm trước với những chiếc bánh Pháp làm từ bột bánh mì khô rắc chút đường, nay đã trở thành một loại bánh ngọt. Bánh vua là một loại thực phẩm rất phổ biến trong Mùa Giáng sinh (từ đêm trước Giáng sinh tới Lễ hiển linh) tại Bỉ, Pháp, Quebec và Thụy Sĩ (bánh galette), Bồ Đào Nha (bánh bolo rei), Tây Ban Nha (bánh tortell), Hy Lạp và đảo Síp (bánh vasilopita) và tại Bulgaria (banitsa). Tại Mỹ, Carnival thường được tổ chức tại các bang phía Tây Nam, đặc biệt là tại New Orleans, Saint Louis, Mobile, Pensacola, Galveston và tại một số thị trấn và thành phố khác thuộc Mississippi (Mississippi Gulf Coast, gồm 3 hạt Jackson, Hancock và Harrison). Tại các địa phương này, king cake gắn liền với Lễ Mardi Gras và được phục vụ xuyên suốt mùa Carnival.  Một số loại bánh truyền thống có công thức và chức năng tương tự như "king cake" gồm: "tortell" của vùng Catalonia (thuộc Tây Ban Nha), "gâteau des Rois" hay "reiaume" tại tỉnh Provence hay "galette des Rois" tại miền bắc nước Pháp, và "vasilopita" tại Hy Lạp và đảo Síp. Theo truyền thống, một ít đậu sẽ được đưa vào trong bánh dựa trên tập tục từ lễ Saturnalia của đế chế La Mã: người nào ăn được những hạt đậu sẽ được gọi là "vua của buổi tiệc". Với bánh "galette des Rois", từ năm 1870, những hạt đậu đã được thay bởi những hình nộm bằng sứ và sau này là bằng nhựa. Bánh "gâteau des Rois" còn được biết đến là "Rosca de Reyes" tại Mexico. Hình nộm. Ban đầu, vật may mắn trong chiếc bánh là quả đậu tằm (hiện nay vẫn gặp tại một số vùng châu Âu hay Mexico, nhưng hiếm gặp tại Mỹ). Tại miền nam bang Mississippi từ những năm 1950, hình nộm phổ biến là những con búp bê nhỏ bằng nhựa. Trước đó, những hình nộm làm từ gốm sứ khá phổ biến tại New Orleans vào thập niên 30.  Sau giai đoạn này, người ta thường thấy những hình nộm là một vị vua đội vương miện. Trong lịch sử, nhiều hình nộm với những hình dáng và chất liệu khác nhau cũng đã được ghi lại.  Tại New Orleans những năm gần đây, các hình nộm thường được bán vào lễ kỷ niệm Mardi Gras trên những chuyến diễu hành xe hoa. Những hình nộm bằng nhựa phổ biến ngày nay thường có màu hồng, nâu, trắng và vàng. Nhiều nhà làm bánh đã đặt những hình nộm rời khỏi bánh để tránh tình trạng nghẹt thở khi nuốt phải. Bánh vua vùng duyên hải vịnh Mexico. Các nghi lễ truyền thống được đưa tới miền Nam Hoa Kỳ, trải dài từ vùng Florida Panhandle (cán chảo Florida) tới đông Texas, bởi thực dân Pháp và Tây Ban Nha, từ thế kỷ thứ mười tám.  Bánh vua vùng Louisiana được chế biến với nhiều công thức khác nhau. Đơn giản nhất, và cũng là công thức lâu đời nhất, là bánh quế được nặn thành dải, xoắn lại thành hình tròn, bên trên được phủ một lớp kem hay đường với màu tím, xanh và vàng (các màu sắc truyền thống của Mardi Gras). Năm 1972, một tiệm bánh nhỏ tại Picayune, Mississippi tên Paul’s Pastry, thêm một số nguyên liệu khác vào như kem phô mai, praline, quế và dâu tây vào để tăng hương vị cũng như màu sắc cho bánh. Ngày nay, nhiều thợ bánh tự do trong việc chế biến king cake sao cho phù hợp với những nghi lễ khác nhau, như bánh với đường xanh và đỏ được phục vụ cho Giáng sinh, đường đỏ và hồng cho Valentine, và bánh xanh và trắng cho Ngày thánh Patrick. Một số cách trang trí khác cũng được sử dụng vào các dịp khác: khai mạc mùa bóng bầu dục, Halloween, lễ Tạ ơn. Tại các bang phía Nam này, người nào nhận được hình nộm từ king cake sẽ phải mang king cake tới hoặc trực tiếp chủ trì bữa tiệc tiếp theo. Bánh vua tại các quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha. Bánh "roscón de reyes" tại Tây Ban Nha hay "rosca de reyes" tại Mỹ La tinh thường được thưởng thức vào ngày 6 tháng 1 hay ngày Lễ hiển linh, ngày của các đạo sĩ ("Día de los reyes magos"). Theo truyền thống, tại Tây Ban Nha, Mexico và các nước La tinh thân Mỹ, đây là ngày trẻ em được nhận quà từ ba vị đạo sĩ. Trước khi đi ngủ, trẻ em tại Mexico sẽ bỏ một chiếc giày bên ngoài, phủ lên cỏ hay rơm khô và một bát nước, như một món quà dành cho các động vật trong chuyến hành trình, cùng với một tờ giấy ghi lời ước tới các "reyes" (vua). Bánh "rosca de reyes" có hình oval, tượng trưng cho vương miện. Về mặt trang trí, mọi người thường sử dụng các loại mứt hoa quả hay hoa quả khô như sung, mộc qua, anh đào như những loại đá quý được gắn lên vương miện. Các loại đậu, kẹo hay hình nộm chúa Giê su lúc bé cũng được giấu trong bánh. Bất cứ ai nhận được những vật này cũng phải đưa tới nhà thờ gần nhất vào ngày 2 tháng 2 để dự Lễ dâng Chúa vào đền thánh ("Candlemas Day"). Lễ kiệu nến được cử hành tượng trưng cho ánh sáng của Chúa hiện diện trên thế giới. Tại Mexico và cộng đồng người Mexico tại Mỹ, những ai nhận được hình nộm chúa Giê su trong miếng bánh của họ thường sẽ là người chủ trì buổi tiệc vào ngày 2 tháng 2 và mời khách tamale và atole (món ăn truyền thống của người Mexico). Tại Argentina cũng có truyền thống thưởng thức "bánh rosca" vào ngày 6 tháng 1, tuy nhiên không có những hình nộm được giấu trong bánh. Ngoài ra, một loại bánh tương tự với những quả trứng phủ lên trên được phục vụ trong lễ Phục sinh với tên gọi "rosca de pascua". Tại một số vùng, "rosca de reyes" được thay thế bởi "panettone". Bánh vua kiểu Pháp. Các loại bánh truyền thống kỷ niệm Lễ hiển linh tại Pháp và Quebec được bán tại rất nhiều cửa hàng trong suốt tháng 1. Có 2 phiên bản bánh: tại miền bắc nước Pháp và Quebec, bánh được gọi là "galette des rois" (hình tròn hoặc hình chữ nhật) bao gồm các lát bánh mỏng cùng nhân tạo bởi frangipane (một loại nhân bánh thường làm bởi bột hạnh nhân, đường, bơ, trứng). Tại miền nam nước Pháp - Occitania, Roussillon, Provence, Catalan, bánh được gọi là "tortell", bao gồm bánh mỳ (brioche) được uốn lại thành hình vành khăn ("torus"), trang trí bởi kẹo hoa quả và đường, hình dáng và màu sắc đều mô phỏng vương miện. Loại bánh này cũng khá phổ biến tại Tây Ban Nha và có nhiều nét tương đồng với king cake New Orleans. Theo truyền thống, chiếc bánh này gợi nhớ tới những vị vua trong Lễ hiển linh. Những hình nộm ("la fève"), có thể mô phỏng mọi thứ, từ chiếc ô tô cho đến nhân vật hoạt hình, được giấu trong chiếc bánh và người nào tìm được hình nộm trong lát bánh của họ sẽ trở thành vua trong ngày và sẽ mang tới chiếc bánh trong buổi tiệc sau. Theo đúng nghĩa gốc, "la fève" có nghĩa là hạt đậu, tuy nhiên nó đã được thay đổi từ năm 1870 với nhiều hình nộm khác  Những hình nộm thường được sưu tập và chúng cũng được bán riêng. Nhiều tiệm bánh độc lập thường tung ra các dòng sản phẩm hình nộm với chủ đề khác nhau, từ các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng đến ngôi sao điện ảnh cổ điển và các nhân vật hoạt hình. Bánh thường được bán trong những chiếc túi đặc biệt, một vài được chế tạo để có thể hâm nóng bánh trong lò vi sóng mà không sợ làm vỡ vỏ giòn của chiếc bánh. Một chiếc vương miện bằng giấy đi kèm để đội cho "vị vua", người tìm được hình nộm trong miếng bánh. Để đảm bảo chiếc bánh được chia một cách ngẫu nhiên, người nhỏ tuổi nhất thường ngồi dưới bàn, sau đó lần lượt đọc tên người nhận bánh để dược phục vụ theo thứ tự. Vì quy tắc nghi thức, tổng thống Pháp không được phép "tạo các vị vua" vào Lễ hiển linh. Do đó, bánh gallette truyền thống được phục vụ tại cung điện Elysée không có hình nộm và vương miện kèm theo.
1
null
HMCS "Iroquois" (G89/DDE 217) là một tàu khu trục lớp "Tribal" được Anh Quốc chế tạo cho Hải quân Hoàng gia Canada trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Canada mang cái tên này. Lịch sử hoạt động. Từ đầu năm 1944, "Iroquois" đã hoạt động tích cực trong khu vực eo biển Manche trước và sau Chiến dịch Overlord, đánh chìm hay làm hư hại một số tàu đối phương. Nó đã cùng tàu chị em "Haida" gặp gỡ tàu tuần dương hạng nhẹ thuộc lực lượng Pháp tự do Jeanne d'Arc, vốn khởi hành từ Algiers đi đến Cherbourg chuyên chở Chính phủ lâm thời Pháp. Sau đó nó hộ tống cho chiếc tàu biển chở hành khách RMS Queen Mary đưa Thủ tướng Winston Churchill đi dự Hội nghị Quebec thứ hai. Nó tiếp tục hộ tống các đoàn tàu vận tải đi sang Nga cho đến tháng 5 năm 1945, khi Đức đầu hàng. "Iroquois" đã tham gia hộ tống các tàu chiến Anh giải phóng Na Uy, rồi cùng các tàu tuần dương Anh , và tàu khu trục "Savage" đi đến Copenhagen, rồi hướng đến Wilhelmshaven để hộ tống cho các tàu tuần dương Đức "Prinz Eugen" và "Nürnberg" đầu hàng. Sau đó, nó quay trở về cảng Halifax, Nova Scotia để tái trang bị nhiệt đới hóa nhằm hoạt động tại Viễn Đông, nhưng công việc bị hủy bỏ do Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vào tháng 8 năm 1945, và nó được đưa về lực lượng dự bị. Sau khi Thế Chiến II kết thúc, "Iroquois" còn tiếp tục phục vụ ngoài khơi bán đảo Triều Tiên trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên, dưới quyền chỉ huy của William Landymore. Vào ngày 2 tháng 10 năm 1952, con tàu bị hỏa lực pháo phòng thủ duyên hải đối phương bắn trúng, làm thiệt mạng ba người và bị thương 10 người khác. Đó là thiệt hại nhân mạng duy nhất của trong cuộc xung đột này.
1
null
Nhà thờ Mộ Đức Trinh nữ Maria, cũng gọi là Mộ Đức Trinh nữ Maria, là một nhà thờ Kitô giáo tọa lạc tại thung lũng Kidron – ở chân núi Olives, phía đông Jerusalem – được giáo hội Kitô giáo Đông phương tin là nơi mai táng Đức Trinh nữ Maria, mẹ chúa Giêsu. Lịch sử. Theo Truyền thống thiêng liêng của Kitô giáo Đông phương thì Đức Trinh nữ Maria đã trải qua một cái chết tự nhiên (Đức Mẹ an giấc) giống như cái chết thông thường của mọi người; linh hồn của Bà khi lìa khỏi xác đã được Chúa Giêsu tiếp đón; và thân xác của Bà đã được sống lại vào ngày thứ ba sau khi an giấc, lúc đó Bà đã được đưa lên trời - cả hồn lẫn xác - trước khi diễn ra sự phục sinh chung của kẻ chết trong ngày phán xét sau cùng. Ngôi mộ của bà - theo "truyền thống thiêng liêng" này - đã được tìm thấy trống rỗng vào ngày thứ ba sau khi an táng. Giáo huấn của giáo hội Công giáo Rôma cho rằng Đức Maria đã được đưa về trời cùng lúc cả hồn lẫn xác; các câu hỏi về việc thân xác Đức Maria có chết thực sự hay không vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ trong quan điểm của Công giáo; tuy nhiên, hầu hết các nhà thần học tin rằng Đức Maria đã trải qua cái chết trước khi về trời. Một truyện được gọi là "Euthymiaca Historia" (dường như do Cyril of Scythopolis viết trong thế kỷ thứ 5) nói về việc Hoàng đế Marcianus và vợ ông, bà Pulcheria, đã hỏi Juvenal - thượng phụ Chính thống giáo Hy Lạp của Jerusalem - khi ông tham dự Công đồng Chalcedon (năm 451) về các thánh tích của Đức Trinh Nữ Maria. Theo truyện này, thì Juvenal đã trả lời rằng: vào ngày thứ ba sau khi mai táng, ngôi mộ của Đức Maria được phát hiện là trống rỗng, chỉ có tấm vải liệm của bà được bảo quản trong nhà thờ ở vườn Gethsemani. Theo một truyền thuyết khác thì đó là dây đai thắt lưng của Đức Maria đã được bỏ lại trong ngôi mộ. Khảo cổ. Năm 1972, Bellarmino Bagatti, một nhà khảo cổ và là tu sĩ dòng Phanxicô, đã khai quật khu vực này và tìm thấy bằng chứng về một nghĩa địa cổ từ thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên. Các vật phát hiện của ông chưa có sự bình duyệt của cộng đồng các nhà khảo cổ rộng lớn hơn, và tính hợp thức trong việc xác định niên đại của ông đã chưa được đánh giá đầy đủ. Bagatti giải thích rằng các di tích tìm thấy cho thấy cấu trúc ban đầu của một nghĩa địa bao gồm 3 phòng (ngôi mộ chính nằm ở gian phòng giữa), đã được phán đoán là phù hợp với phong tục của thời kỳ đó. Sau đó, các Kitô hữu địa phương giải thích là mộ này đã được cách ly với phần còn lại của nghĩa địa, bằng cách cắt bỏ khối đá chung quanh ngôi mộ đi. Một ngôi đền nhỏ ("Aedicula") được xây dựng trên ngôi mộ. Lịch sử các nhà thờ. Một nhà thờ nhỏ hình bát giác được Juvenal - Thượng phụ Chính thống giáo Hy Lạp của Jerusalem (dưới thời cai trị của hoàng đế Marcianus) - cho xây dựng trên vị trí tìm thấy trong thế kỷ thứ 5, và đã bị phá hủy trong cuộc xâm lược của Ba Tư năm 614. Trong các thế kỷ sau nhà thờ đã bị phá hủy và xây dựng lại nhiều lần, nhưng hầm mộ vẫn còn nguyên. Đối với các người Hồi giáo khi cai trị vùng Đất Thánh, thì đây là nơi chôn cất người mẹ của tiên tri Isa (tức chúa Giêsu). Sau đó nhà thờ được quân Thập tự chinh xây dựng lại trong năm 1130, cùng với một tu viện dòng Biển Đức có tường bao quanh gọi là "Tu viện Đức Bà của thung lũng Josaphat". Khu phức hợp tu viện bao gồm các cột theo kiến trúc Gothic, các tranh tường màu đỏ trên màu xanh lá cây, và 3 tòa tháp để bảo vệ. Cầu thang và lối vào cũng là một phần của nhà thờ thời "Thập tự chinh". Nhà thờ này đã bị Saladin phá hủy năm 1187, nhưng hầm mộ vẫn còn được tôn trọng; tất cả những gì còn lại là lối vào ở phía nam và cầu thang. Các phần đá và vữa xây dựng của nhà thờ này được sử dụng để xây các bức tường của Jerusalem. Trong hậu bán thế kỷ 14, các tu sĩ dòng Phanxicô đã xây dựng lại nhà thờ một lần nữa. Năm 1757 các giáo sĩ Chính thống giáo Hy Lạp đã làm một cuộc tiếp quản các nơi thiêng liêng khác nhau trên Đất Thánh trong ngày Chúa Nhật Lễ Lá, trong đó có tu viện và nhà thờ này, đồng thời trục xuất các tu sĩ dòng Phanxicô. Khi đế quốc Ottoman nắm quyền cai trị vùng Đất Thánh thì họ ủng hộ thỏa thuận "nguyên trạng" ("statu quo") ở vùng Đất Thánh giữa các giáo hội khác nhau. Kể từ đó, ngôi mộ Đức Trinh nữ Maria được đặt thuộc quyền sở hữu của Giáo hội Chính thống giáo Hy Lạp, trong khi hang đá ở vườn Gethsemani thuộc quyền sở hữu của dòng Phanxicô. Mô tả nhà thờ. Trước mặt nhà thờ về phía nam là một sân có tường bao quanh, nhà thờ hình thập giá bao trùm trên ngôi mộ đã được khai quật trong một hang đá dưới đất được cắt lìa khỏi khối đá. Lối vào nhà thờ qua một cầu thang rộng đi xuống có niên đại từ thế kỷ 12. Ở phía bên trái của cầu thang (về phía Tây) có nhà nguyện thánh Giuse - chồng của Đức Maria – còn phía bên phải (phía đông) có nhà nguyện của thánh Gioakim và thánh Anna - cha mẹ của Đức Maria – trong đó cũng có ngôi mộ của hoàng thái hậu Melisende của Jerusalem. Ở cạnh phía đông của nhà thờ là nhà nguyện Mộ Đức Maria. Các bàn thờ của Giáo hội Chính thống giáo Hy Lạp và Giáo hội Tông đồ Armenia cùng đặt ở apse phía đông. Một hốc tường phía nam ngôi mộ là một mihrab chỉ hướng Mecca, được làm khi người Hồi giáo nắm quyền chung nhà thờ này. Ở gian cạnh phía tây có một bàn thờ của giáo hội Coptic. Giáo hội Chính thống giáo Hy Lạp làm chủ nhà thờ này chung với giáo hội Tông đồ Armenia. Các giáo hội Chính thống giáo Syria cổ, giáo hội Chính thống giáo Coptic và giáo hội Chính thống giáo Ethiopia có một ít quyền nhỏ. Hồi giáo cũng có một mihrab riêng để cầu nguyện. Tính xác thực. Một truyền thuyết, lần đầu tiên được Epiphanius của Salamis đề cập tới trong thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên, cho rằng Đức Maria có thể đã sống những năm cuối đời ở Ephesus. Luận cứ này bắt nguồn từ sự kiện thánh Gioan, Tông đồ Thánh sử đã từng có mặt ở Ephesus, và những lời trăn trối của chúa Giêsu khi bị đóng đinh trên thập giá đã gửi gấm Mẹ Maria cho Gioan chăm sóc sau khi Ngài qua đời. Tuy nhiên, Epiphanius đã chỉ ra rằng, trong Kinh Thánh nói Gioan Tông đồ đã di chuyển sang châu Á, nhưng đã không nói rằng Đức Maria đi cùng Gioan. Truyền thống Chính Thống giáo Đông phương tin rằng Đức Trinh Nữ Maria đã sống trong vùng lân cận của Ephesus, nơi có một nhà cổ hiện đang được coi như là nhà Đức Trinh nữ Maria và được các người Công giáo và Hồi giáo tôn kính, nhưng lập luận rằng Đức Maria chỉ ở đó một vài năm; giáo huấn này được dựa trên các tác phẩm của các giáo phụ. Mặc dù nhiều Kitô hữu tin rằng không có thông tin nào về cuối đời Đức Maria hoặc nơi mai táng bà được Tân Ước hoặc Tân Ước ngụy tác cũ đề cập tới, nhưng hiện có trên 50 Tân Ước ngụy tác nói về cái chết của bà (hoặc số phận cuối cùng của bà). Quyển "Book of John about the Dormition of Mary" ("Sách của Gioan về việc An giấc của Đức Maria") từ thế kỷ thứ 3 cũng như quyển "Treatise about the passing of the Blessed Virgin Mary" ("Luận về cái chết của Đức Trinh nữ Maria") từ thế kỷ thứ 4 đều cho rằng mộ của Đức Mẹ được đặt ở Vườn Gethsemani Quyển "Breviarius of Jerusalem" ("Bản tóm tắt về Jerusalem"), một bản văn ngắn được viết khoảng năm 395 sau Công nguyên nói rằng trong thung lũng đó (thung lũng Kidron) có "vương cung thánh đường Đức Bà, nơi có ngôi mộ của Người". Sau đó, thánh Epiphanius của Salamis, thánh Gregory thành Tours, thánh Isidore thành Seville, Modestus của Jerusalem, Sophronius của Jerusalem, Thương phụ Germanus của Constantinopolis, Andrew của Kríti và Gioan của Damascus đều nói về ngôi mộ ở Jerusalem, và làm chứng rằng truyền thống này đã được tất cả các Giáo hội Đông và Tây chấp nhận.
1
null
, nghĩa là "[gươm] đeo vào hông", là loại guơm truyền thống của Nhật Bản (nihontō, 日本刀, にほんとう) được dùng bởi tầng lớp samurai thời kì phong kiến. Miêu tả. Wakizashi có lưỡi dài khoảng 30 đến 60 cm, những thanh wakizashi có độ dài gần bằng katana được gọi là o-wakizashi và thanh có độ dài gần với "tantō" được gọi là ko-wakizashi. Wakizashi được đeo cùng với katana là một dấu hiệu chính thức cho thấy người đeo nó là một samurai hoặc một kiếm sĩ thời kì phong kiến Nhật Bản. Khi được đeo cùng nhau chúng được gọi là "daishō", nghĩa là cặp to-lớn (đại-tiểu). Katana là thanh lớn, dài và Wakizashi là thanh đi kèm của nó. Wakizashi là thanh kiếm hỗ trợ cho katana nhưng không phải chỉ là một phiên bản nhỏ của katana, chúng có thể được rèn đúc khác nhau và có mục đích, cách phối hợp khác nhau"." Lịch sử và sử dụng. Wakizashi được dùng vào khoảng thế kỉ 15 hoặc 16. Wakizashi được dùng như một thanh kiếm để đỡ hoặc hỗ trợ; nó cũng được sử dụng trong cận chiến, để chặt đầu địch thủ bại trận và đôi khi để thực hiện seppuku. Wakizashi là một trong số nhiều loại kiếm ngắn được samurai sử dụng, bao gồm "yoroi tōshi", "chisa-katana" và "tantō". Ban đầu, khái niệm "wakizashi" không được sử dụng để xác định loại kiếm có một chiều dài phần lưỡi cụ thể nào cả và chỉ là một từ rút gọn của "wakizashi no katana" (kiếm đeo bên hông); khái niệm này được sử dụng cho kiếm với mọi kích cỡ. Mãi cho đến năm 1638 trong thời Edo, khi những người cai trị Nhật Bản cố gắng chỉnh đốn lại các loại kiếm và những nhóm xã hội nào được phép mang chúng, thì độ dài của katana và wakizashi mới được chính thức xác lập. Trong quyển "Kiếm Nhật", Kanzan Satō viết rằng có vẻ như không có yêu cầu đặc biệt nào cho wakizashi và cho rằng wakizashi có thể đã phổ biến hơn tantō vì chúng thích hợp để chiến đấu trong nhà hơn. Ông cũng đề cập đến phong tục để katana lại ở ngoài cửa khi đi vào lâu đài hoặc cung điện trong khi vẫn được mang wakizashi vào trong. Trong khi chỉ có tầng lớp samurai mới được phép mang katana, wakizashi với chiều dài hợp pháp (ko-wakizashi) có thể được mang bởi tầng lớp chonin bao gồm cả các thương nhân. Đây là một điều khá phổ biến khi đi lại để phòng trộm cướp. Wakizashi thường được đeo bên hông trái. được giữ bởi khăn buộc hông (uwa-obi hay himo).
1
null
Nhà truyền giáo là thành viên của một tôn giáo được gửi đến một khu vực lãnh thổ để làm công việc loan truyền và thúc đẩy tôn giáo của họ, hoặc phục vụ các công tác xã hội cho cộng đồng sở tại như giáo dục, văn hóa, công bằng xã hội, y tế, phát triển kinh tế theo phương châm của tôn giáo đó. Đối với Công giáo Rôma, nhà truyền giáo thường được gọi là "nhà thừa sai", có nguồn gốc từ tiếng Latinh "missionem" (hoặc "missio") nghĩa là "được sai đi". Mặc dù từ "mission" ("sai đi") xuất hiện trong bản dịch Kinh Thánh bằng tiếng Latinh, đoạn nói về Chúa Giêsu sai các môn đệ nhân danh ông đi rao giảng giáo lý đến mọi người (Mátthêu 28:19-20, Máccô 16:15-18), nhưng ngày nay, thuật ngữ này cũng có thể được sử dụng trong bất kỳ tôn giáo, tín ngưỡng hoặc hệ tư tưởng khác.
1
null
Shakuhachi (Kanji , Hán Việt: xích bát) là một loại sáo tre của Nhật Bản, được du nhập từ Trung Hoa vào thế kỷ thứ 8 và trong thế kỷ 17 nó được phát triển thành một nhạc cụ để niệm phật của các nhà tu zen. Theo truyền thống Shakuhachi được làm bằng gỗ tre, nhưng bây giờ cũng được làm bằng nhựa (ABS) hay các loại gỗ cứng. Lịch sử. "Shakuhachi" phát xuất từ "tiêu" của Trung Quốc và vào thế ký thứ 8 được đưa vào Nhật Bản cùng với nhạc Trung Quốc trình diễn trong triều đình "". Nhưng vì kích thước nhỏ và âm thanh yếu nên dần dần không còn được ưa chuộng trong dàn nhạc. Đến thế kỷ thứ 17 thì nó được các nhà tu Phật giáo tấu cho các tăng lữ tụng niệm. Khác biệt chính giữa Shakuhachi của Nhật Bản và tiêu của Trung Quốc là ở lỗ thổi (shakuhachi miệng thổi rộng, trong khi tiêu chỉ có một lỗ thổi nhỏ thường hình bán nguyệt), và lỗ bấm (shakuhachi có 5 lỗ, trong khi tiêu có 6 tới 8 lỗ). Những người mà chơi cả hai nhạc cụ cho là shakuhachi khó điều khiển hơn là tiêu, đòi hỏi người chơi phải học thành thục từ bước thổi căn bản. . Đôi khi, shakuhachi thường đệm với đàn tranh koto trong những ca khúc truyền thống của Nhật. Ca sĩ Nagasu Tomoka (長須 与佳) (sinh ngày 22 tháng 12 năm 1978), thành viên ban nhạc là người chơi shakuhachi nổi tiếng xứ mặt trời mọc.
1
null
Elizabeth của York, Công tước phu nhân xứ Suffolk (22 tháng 4, năm 1444 - khoảng 1503) là con thứ 6 và là con gái thứ ba của Richard Plantagenet, Công tước thứ 3 xứ York và Cecily Neville, Bà Công tước xứ York. Bà là em gái của Anne xứ York, Bà Công tước xứ Exeter, Edward IV của Anh và Edmund, Bá tước xứ Rutland. Bà cũng là chị gái của Margaret xứ York, George Plantagenet, Công tước xứ Clarence thứ nhất và Richard III của Anh. Kết hôn. Trước tháng 2 năm 1458, bà kết hôn với John de la Pole. John là con trai trưởng của William de la Pole, Công tước xứ Suffolk và Alice Chaucer (con gái của Thomas Chaucer và Maud Burghersh). Cha chồng của bà đã từng giữ chức vụ quan trọng, phò tá cho vua Henry IV của Anh từ năm 1447 đến năm 1450. Trong 3 năm đó, ông đã chứng kiến sự mất kiểm soát của Anh ở miền Bắc nước Pháp, cũng như kết thúc của cuộc Chiến tranh Trăm Năm. Suffolk thất thủ. Ông bị bắt giam ở Tháp Luân Đôn và bị phế truất. Do đó, con trai ông John de la Pole không được mang tước vị "Công tước xứ Suffolk" của cha. Ông bị chém đầu vào ngày 2 tháng 5 năm 1450. Anh trai của bà là vua Edward IV của Anh đã khôi phục tước vị Công tước xứ Suffolk cho em rể là John de la Pole vào năm 1463. Tước vị của bà trở thành "Nữ Công tước xứ Suffolk" cho đến khi mất năm 1491/1492. Bà và chồng sống lại Wingfield Suffolk. Bà sống cùng chồng đến gần 1 thế kỷ. Lần cuối bà được nói đến là vẫn còn sống, là vào tháng 1 năm 1503. Người ta nói bà mất vào tháng 5 năm 1504 nhưng đến nay vẫn chưa có thông tin xác thực.
1
null
HMCS "Athabaskan" (R79/DDE 219) là một tàu khu trục của Hải quân Hoàng gia Canada, là chiếc tàu chiến thứ hai của Canada mang cái tên này, được đặt theo tên chung của nhiều bộ lạc miền Tây Canada nói tiếng Athabaskan. Cả nó lẫn chiếc HMCS "Athabaskan"thứ nhất đều cùng thuộc lớp "Tribal", nên nó thường được gọi là "Athabaskan II". Được hoàn tất quá trễ để tham gia vào Chiến tranh Thế giới thứ hai, "Athabaskan" đã phục vụ trong Chiến tranh Triều Tiên, và đã đóng vai trò quan trọng trong việc cải tổ Hải quân Canada sau chiến tranh theo sau một vụ phản kháng của thủy thủ năm 1949. Chế tạo. "Athabaskan" được chế tạo tại Xưởng tàu Halifax và được hạ thủy vào tháng 5 năm 1945, là một trong số bốn tàu khu trục lớp Tribal được chế tạo tại thành phố Halifax trong Thế Chiến II. Lịch sử hoạt động. Cuộc "binh biến" 1949. Vào ngày 26 tháng 2 năm 1949, trong khi "Athabaskan" dừng chân để tiếp nhiên liệu tại Manzanillo, Colima, Mexico, chín mươi thành viên thủy thủ đoàn, chiến khoảng phân nửa biên chế nhân sự con tàu, đã tự giam mình trong phòng ăn và từ chối ra ngoài cho đến khi Hạm trưởng lắng nghe những lời than phiền của họ. Vị chỉ huy con tàu tàu đã hành động thận trọng với sự nhạy cảm để tháo gỡ sự khủng hoảng, đi vào phòng ăn để bàn luận không chính thức các phàn nàn với các thủy thủ, và cẩn thận không sử dụng từ "binh biến" vốn có thể đem lại hậu quả pháp lý nghiêm trọng cho các thủy thủ can dự. Ông thậm chí còn đặt mũ của mình bên trên một bản danh sách các đề nghị để tỏ ra không nhận thấy, vốn có thể đem ra làm bằng chứng của việc nổi loạn. Gần như cùng lúc ấy, những sự kiện tương tự cũng xảy ra trên tàu khu trục "Crescent" (R16) ở Nam Kinh, Trung Quốc và trên chiếc tàu sân bay "Magnificent" (CVL 21) tại vùng biển Caribe, nơi mà cả hai vị chỉ huy đều hành xử tương tự như ở chiếc "Athabaskan". Chiến tranh Triều Tiên. "Athabaskan" đã tham gia cuộc Chiến tranh Triều Tiên và được tặng thưởng một Vinh dự Chiến trận "Triều Tiên 1950-53". Nó ngừng hoạt động và bị tháo dỡ vào năm 1969.
1
null
HMCS "Athabaskan" (G07) là một tàu khu trục lớp "Tribal" được hãng Vickers Armstrong ở Newcastle upon Tyne, Anh Quốc chế tạo cho Hải quân Hoàng gia Canada trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Canada mang cái tên này. Lịch sử hoạt động. Vào năm 1943, "Athabaskan" đã hộ tống cho Đoàn tàu RA 55A tại Bắc Cực vốn đã tham gia vào Trận chiến mũi North thiết giáp hạm Đức "Scharnhorst" bị đánh chìm. Nó bị hư hại nặng bởi một quả bom lượn Henschel Hs 293, trong một cuộc săn đuổi chống tàu ngầm ngoài khơi mũi Ortegal trong vịnh Biscay vào ngày 27 tháng 8 năm 1943, nó bị loại khỏi vòng chiến trong hơn ba tháng. Chiếc tàu xà lúp đã bị đánh chìm trong cùng sự kiện này. "Athabaskan" đã hoạt động tích cực trong khu vực eo biển Manche trước Chiến dịch Overlord, đánh chìm hay làm hư hại một số tàu đối phương. Nó bị mất trong eo biển Manche vào đêm 29 tháng 4 năm 1944 do trúng ngư lôi từ tàu phóng lôi Đức "T-24". Hạm trưởng của nó, Thiếu tá Hải quân John Stubbs, tử trận trong đêm này khi ông từ chối để chiếc tàu chị em "Haida" kéo lên và bơi trở lại để tìm cách cứu thêm những người khác. 128 thành viên thủy thủ đoàn đã thiệt mạng cùng con tàu; 42 người sống sót đã được "Haida" cứu vớt, trong khi 83 người khác bị bắt làm tù binh. "Athabaskan" đắm ở tọa độ . Cũng có giả thuyết khác cho rằng "Athabaskan" bị đắm do trúng ngư lôi từ một xuồng phóng lôi Anh; hoặc con tàu chịu đựng một vụ nổ bên trong làm phá hủy con tàu. Tuy nhiên, do tình trạng quá kém của xác tàu đắm cũng như không có ghi chép đầy đủ của các con tàu khác ở cùng khu vực vào lúc nó bị đắm, hầu như không thể chứng minh các giả thuyết này.
1
null
Nghĩa trang Gò Dưa là nghĩa trang nằm ở phường Bình Chiểu, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, được thành lập vào năm 1966. Lịch sử. Nghĩa trang do hội Trung Việt Ái Hữu - thành phần là những người đồng hương Quảng Nam-Đà Nẵng - lập ra vào năm 1966 để lưu dân người Quảng khi qua đời thì được chôn cất gần nhau. Năm 1978, hội Trung Việt Ái Hữu giao lại nghĩa trang cho Ủy ban Nhân dân xã Tam Bình, huyện Thủ Đức. Sau khi huyện Thủ Đức được nâng lên thành quận và phường Bình Chiểu được lập ra trên một phần diện tích xã Tam Bình, nghĩa trang được chuyển về dưới quyền sở hữu của Ủy ban Nhân dân phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức. Tình trạng. Đất nghĩa trang thuộc sở hữu nhà nước tại nghĩa trang Gò Dưa có diện tích 17 ha, bao gồm nghĩa trang quận Thủ Đức và nghĩa trang Trung Việt Ái Hữu cũ. Hiện phần đất này không còn trống, người có nhu cầu mua huyệt thì mua đất của tư nhân sát bên nghĩa trang Gò Dưa với giá cao. Quanh nghĩa trang Gò Dưa có 12 nghĩa trang tư nhân với diện tích khoảng 23 ha (số liệu năm 2012). Nghĩa trang Gò Dưa là khu vực vắng người, có nhiều tệ nạn xã hội như tiêm chích ma túy, đánh bạc; các băng đảng tội phạm thường xuyên đánh nhau để giành lãnh địa.
1
null
Ga chợ Garak (Tiếng Hàn: 가락시장역, Hanja: 可樂市場驛) là ga trung chuyển trên Tàu điện ngầm Seoul tuyến 8 và Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 3 ở Garak-dong, Songpa-gu, Seoul. Ga chợ Garak nằm gần Chợ Garak, một trong những trung tâm bán buôn lớn nhất Seoul. Nó cũng nằm gần GS Mart, một siêu thị lớn.
1
null
William Bourne (1535-1582) là nhà toán học người Anh. Ông chính là người đầu tiên trên thế giới thiết kế tàu ngầm. Năm ông vẽ bản thiết kế là năm 1578. Bản thiết kế của ông sau này được Cornelis Drebbel sử dụng để chế tạo chiếc tàu ngầm đầu tiên.
1
null
Bóng rổ là một trong những bộ môn thể thao được tổ chức tại Đại hội Thể thao châu Á 1990 ở Bắc Kinh, Trung Quốc từ 22 tháng 9 đến 7 tháng 10 năm 1990. Trung Quốc giành được danh hiệu hạng 5 trong nội dung nam và Hàn Quốc giành được danh hiệu hạng 2 trong nội dung nữ.
1
null
Giovanni Virginio Schiaparelli (1835-1910) là nhà thiên văn học người Ý. Ông là người đã tạo ra những hiểu nhầm đáng tiếc về sao Hỏa. Kính viễn vọng thô sơ của Schiaparelli đã tạo ra những hình ảnh mờ nhạt khiến ông "nhìn thấy" những vật không có thật giống như những kênh đào. Tuy nhiên, do hoàn toàn không biết đến sự thật này nên ông đã báo cáo về "những con kênh" trên sao Hỏa vào năm 1877, lần đầu tiên trong lịch sử thiên văn học.
1
null
Venera 14 (tiếng Nga: Венера-14 (Venera trong tiếng Nga tương ứng với Venus trong tiếng Anh, nghĩa là Sao Kim)) là một tàu vũ trụ thám hiểm do Liên Xô sản xuất. Nó được phóng lên vào ngày 4 tháng 11 năm 1981 và đáp xuống Sao Kim vào năm 1982. Khi đến nơi, nó truyền phát những bức hình cho thấy bề mặt đen tối giống như than đá. Chỉ sau 54 phút hoạt động, Venera 14 đã bị hỏng do nhiệt độ quá cao trên hành tinh này.
1
null
ALH84001 (viết tắt của Allan Hills 84001) là một trong những thiên thạch gây nhiều tranh cãi nhất trong giới thiên văn học. Nó có thể là bằng chứng về sự tồn tại có thể từng có của sự sống trên sao Hỏa. Những vấn đề xung quanh. Những phát hiện gây chấn động. ALH84001 được tìm thấy ở Nam Cực vào năm 1984. Vào tháng 8 năm 1996, NASA và độ nghiên cứu của Đại học Stanford loan báo rằng họ đã phát hiện ra những phần còn sót lại đã hóa thạch của sự sống-vi khuẩn cổ đại bên trong thiên thạch này. Nguồn gốc từ sao Hỏa được khẳng định bằng cách tìm ra những chất khí bị giữ lại bên trong thiên thạch này tương ứng với các dữ kiện về khí quyển trên sao Hỏa do tàu vũ trụ Viking mang về Trái Đất. Những cấu trúc tương tự hóa thạch sắp xếp theo kích cỡ từ khoảng các dạng giống con sâu 0,4 micron xuống tới những hình trứng kích cỡ 0,004 micro. Cũng có những cấu trúc hình ống và hình cầu, tất cả đều nhỏ hơn tế bào vi khuẩn nhỏ nhất được biết đến trên Trái Đất hiện nay. Điều này đã gây ra một luồng dư luận mạnh mẽ. Mâu thuẫn với giả thuyết khoa học hiện hành. Chứng cớ khoa học hiện nay đưa ra giả thuyết rằng không có vật gì thực sự sống động bó gọn trong cơ thể nhỏ hơn 0,2 micron hoặc 200 nanomet nếu xét về đường kính. Nếu theo giả thuyết này, những gì được phát hiện trong ALH84001 quá nhỏ không thể là các tế bào sống. Điều này khiến cuộc tranh cãi tiếp tục.
1
null
là loại chó nhỏ nhất trong sáu giống chó nguyên thủy và riêng biệt đến từ Nhật Bản. Chúng là một giống chó nhỏ, nhanh nhẹn và thích hợp với địa hình miền núi, Shiba Inu ban đầu được nuôi để săn bắt. Ngoại hình của chúng gần giống nhưng nhỏ hơn so với giống "Akita Inu". Đây là một trong số ít giống chó cổ xưa vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Shiba là một trong sáu giống chó điển hình của Nhật Bản, cũng như Hokkaido, Kishu, Shikoku, Kai và Akita. Trong những giống chó này, Shiba là nhỏ nhất về thể chất. Từ nguyên. "Inu" hoặc "ken" (犬 - Hán Việt: khuyển) trong tiếng Nhật có nghĩa là con chó, nhưng nguồn gốc của từ "Shiba" vẫn chưa rõ. Từ "Shiba" (柴 - Hán Việt: sài) có nghĩa là "cây bụi" trong tiếng Nhật, đề cập đến một loại cây hoặc cây bụi có lá chuyển sang màu đỏ vào mùa thu. Điều này khiến cho một số người tin rằng Shiba được đặt tên như thế là vì loài chó này được sử dụng để săn mồi trong các bụi cây, hoặc có thể là do màu sắc phổ biến nhất của Shiba Inu là màu đỏ tương tự như của các cây bụi. Tuy nhiên, trong một phương ngữ Nagano cổ, từ "Shiba" cũng có ý nghĩa là "nhỏ", do đó cái tên có thể nói đến tầm vóc nhỏ bé của con chó. Do đó, Shiba Inu đôi khi được dịch là "Little Brushwood Dog", tức "Chó bụi nhỏ". Mô tả. Ngoại hình. Khung hình của Shiba nhỏ gọn với cơ bắp phát triển tốt. Con đực có chiều cao từ . Đối với con cái là . Trọng lượng trung bình ở kích thước tương thích là khoảng đối với con đực và đối với con cái. Xương vừa phải. Lớp lông: Có hai lớp lông với lớp ngoài cứng và thẳng cùng một lớp trong mềm mại và dày. Lông mao ngắn và thậm chí trên mặt, tai và chân giống cáo. Lông bảo vệ xù ra khỏi cơ thể chiều dài khoảng ở vai. Lông đuôi hơi dài và xù ra. Shiba có thể có màu đỏ, đen và nâu, hoặc màu vừng (màu đỏ với những sợi ngã sang đen), với một lớp lông lót màu kem, màu da bò, hoặc màu xám. Nó cũng có thể có màu trắng (kem), mặc dù màu này được xem là một"lỗi nghiêm trọng"bởi Hiệp hội chó giống Mỹ và không bao giờ được nuôi trong các chương trình. Ngược lại, một lớp lông màu trắng (kem) là hoàn toàn chấp nhận được theo tiêu chuẩn giống chó Anh. "Urajiro" (màu kem trắng) có ở các bộ phận sau trên tất cả các vùng lông: ở hai bên mõm, trên má, bên trong tai, trên hàm dưới và ở chỗ cổ họng, bên trong chân, trên bụng, xung quanh các lỗ thông hơi và phía vùng bụng của đuôi. Màu đỏ: thương ở trên cổ họng, chóp ngực và ngực. Đen và màu vừng: thường là một dấu tam giác trên cả hai bên của chóp ngực. Tính cách. Shiba có xu hướng thể hiện tính tự lập và đôi khi còn hung hăng. Shiba Inu tốt nhất nên được nuôi trong một gia đình mà không có những con chó nhỏ khác hay trẻ em, nhưng huấn luyện vâng lời vẫn có thể được và xã hội sớm có thể làm cho tất cả trở nên ngoan ngoãn. Giống chó cũng tương tác khá tốt với mèo. Từ các tiêu chuẩn đối với giống của Nhật Bản: Một tinh thần mạnh dạn, một bản chất tốt đẹp và sự thẳng thắn không bị tác động cùng nhau mang lại phẩm giá và vẻ đẹp tự nhiên. Shiba có tính chất tự lập và có thể dè dặt đối với người lạ nhưng lại trung thành và tình cảm với những người có được sự tôn trọng của nó. Nó có thể hung dữ với những con chó khác. Các từ ngữ , , và có giải thích cụ thể đã là chủ đề của nhiều bài bình luận. Shiba là một giống chó tương đối khó tính và cảm thấy rất cần thiết khi giữ chính nó thật sạch. Nó thường liếm bàn chân giống như mèo, thường di chuyển theo cách riêng của mình để giữ bộ lông sạch sẽ, nhưng lại cực kỳ thích bơi lội và chơi đùa trong các vũng nước. Vì bản chất khó tính và đầy kiêu hãnh vốn có, Shiba con rất dễ dạy dỗ và trong nhiều trường hợp sẽ tự dạy dỗ chính mình. Chỉ cần chủ đơn giản là đặt chúng ra ngoài sau giờ ăn và ngủ thì có thể nói là đã đủ để dạy Shiba phương pháp thích hợp để đi vệ sinh. Một đặc điểm giúp phân biệt giống chó này là"Shiba scream". Khi đủ kích động hay không vui, nó sẽ phát ra một tiếng thét lớn và cao. Điều này có thể xảy ra khi nó cố gắng để xử lý con chó theo một cách mà nó cho là không thể chấp nhận được. Các động vật khác cũng có thể phát ra âm thanh tương tự như trong những lúc vui, chẳng hạn như sự trở lại của chủ nhân sau khi vắng mặt lâu ngày hay sự xuất hiện của một người khách yêu thích... Lịch sử. Thí nghiệm phân tích DNA gần đây đã khẳng định rằng loài chó mõm nhọn châu Á này là một trong những giống chó lâu đời nhất, đã sống từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Ban đầu, Shiba Inu được nuôi để săn và bắt các con vật nhỏ, chẳng hạn như các loài chim và thỏ. Dù đã có nhiều nỗ lực để bảo tồn giống, Shiba gần bị tuyệt chủng trong Chiến tranh thế giới thứ hai do tình trạng thiếu thực phẩm cộng thêm dịch bệnh chó sau chiến tranh. Tất cả những con chó sau này được tạo ra chỉ từ ba dòng máu còn sống sót. Những dòng máu đó là Shinshu Shiba từ Nagano, Mino Shiba từ Gifu, và San'in Shiba từ Tottori và Shimane. Shinshu Shiba sở hữu một lớp lông tơ rắn, với một lớp lông dày bảo vệ, nhỏ và có màu đỏ. Mino Shiba thường có đôi tai dày, chích và sở hữu một cái đuôi hình lưỡi liềm, chứ không phải là đuôi cuộn tròn thường được tìm thấy trên Shiba hiện nay. San'in Shiba thì lớn hơn so với hầu hết các giống Shiba hiện nay, và thường có màu đen, không có dấu sẫm và trắng thường được tìm thấy trên Shiba đen - sẫm hiện nay. Khi nghiên cứu về chó Nhật được chính thức hóa trong đầu và giữa thế kỷ 20, ba chủng này đã được kết hợp thành một giống tổng thể, Shiba Inu. Các tiêu chuẩn giống Nhật Bản đầu tiên cho Shiba, tiêu chuẩn Nippo, được xuất bản vào năm 1934. Vào tháng 12 năm 1936, các Shiba Inu được công nhận là Di tích tự nhiên của Nhật Bản thông qua Đạo luật văn hóa, phần lớn là do những nỗ lực của Nippo (Nihon Ken Hozonkai) - Hiệp hội Bảo tồn Chó Nhật Bản. Năm 1954, một gia đình phục vụ vũ trang mang con Shiba Inu đầu tiên đến Hoa Kỳ. Vào năm 1979, lứa đầu tiên được ghi nhận sinh ra tại Hoa Kỳ. Shiba đã được công nhận bởi Hiệp hội chó giống Mỹ vào năm 1992 và được bổ sung vào nhóm AKC (nhóm phi thể thao) vào năm 1993. Giống bây giờ chủ yếu được nuôi như thú cưng ở Nhật Bản và các nước khác. Sức khỏe. Tình trạng sức khỏe được biết ảnh hưởng đến giống chó này là dị ứng, thanh quang nhãn, cườm thủy tinh thể mắt, loạn sản xương hông, quặp và trật xương bánh chè. Nhìn chung, dù gì đi nữa, chúng có tính di truyền cao và khá nhiều Shiba được chẩn đoán khuyết tật do di truyền so với các giống chó khác. Kiểm tra chung định kỳ được khuyến cáo nên được thực hiện trong suốt cuộc đời của con chó nhưng vấn đề thường được phát hiện sớm trong cuộc đời của nó. Kiểm tra mắt nên được thực hiện hàng năm vì vấn đề về mắt có thể phát triển theo thời gian. Năm hai tuổi, Shiba Inu có thể được coi là hoàn toàn tự do khỏi các vấn đề chung nếu không được phát hiện bởi thời điểm này, vì ở độ tuổi này bộ xương đã được phát triển đầy đủ. Như đối với bất kỳ những con chó khác, Shiba nên được đi hoặc nếu không thì nên vận động hàng ngày. Tuổi thọ. Tuổi thọ trung bình của Shiba Inu là từ 12 đến 16 năm. Tập thể dục, đặc biệt là đi bộ mỗi ngày, sẽ giúp cho giống chó này sống lâu và khỏe mạnh Shiba lâu đời nhất được biết đến là "Pusuke", đã qua đời ở tuổi 26 vào đầu tháng 12 năm 2011 và là chú chó già nhất còn sống vào thời điểm đó. Chăm sóc. Giống chó này rất sạch sẽ, vì vậy nhu cầu chải chuốt nên được thực hiện tối thiểu. Một lớp lông Shiba Inu thô, ngắn có chiều dài trung bình với lớp lông bên ngoài dài ; và không thấm nước tự nhiên nên ít cần tắm thường xuyên. Nó cũng có một lớp lông dày có thể bảo vệ chúng khỏi nhiệt độ đông đá. Tuy nhiên, rụng lông có thể là một mối phiền toái. Rụng lông nặng nhất có sự thay đổi theo mùa và đặc biệt là trong mùa hè, nhưng việc chải lông hàng ngày có thể làm giảm vấn đề này. Chủ nhân không được phép cạo hoặc cắt lông của Shiba Inu, vì lông cần thiết để bảo vệ chó khỏi nhiệt độ cả nóng lẫn lạnh. Trong văn hóa đại chúng. Meme Internet. Doge là một meme Internet thường được biết đến với hình ảnh bao gồm một con Shiba Inu và tiếng Anh hỏng. Một loại tiền mã hóa phổ biến gọi là Dogecoin được đặt tên dựa trên meme này và có logo có hình ảnh một con chó Shiba Inu. Văn học. "Cậu Vàng", con chó xuất hiện trong tác phẩm "Lão Hạc" của Nam Cao, có thể đã dựa trên hình tượng Shiba Inu.
1
null
Titanit, hay sphene (từ tiếng Hy Lạp "sphenos" (σφηνώ), là góc cạnh), là một loại khoáng vật silicat calci titan với công thức hóa học CaTiSiO5. Các tạp chất dạng vết như sắt và nhôm cũng có mặt. Cũng có các nguyên tố đất nhiếm như xeri và ytri; calci có thể được thay thế một phần bằng thori. Phân bố. Titanit là khoáng vật phụ phổ biến trong các đá mácma trung tính và felsic và các đá pegmatit liên quan. Nó cũng có mặt trong các đá biến chất như gneiss, schist và skarn. Các nguồn ở mức độ khu vực gồm: Pakistan; Ý; Nga; Trung Quốc; Brazil; Tujetsch, St. Gothard, Thụy Sĩ; Madagascar; Tyrol, Áo; Quận Renfrew, Ontario, Canada; Sanford, Maine, Gouverneur, Diana, Rossie, Fine, Pitcairn, Brewster, New York và California, Hoa Kỳ.
1
null
Kim Sung-kyu (김성규) (sinh ngày 28 tháng 4 năm 1989), được biết đến với nghệ danh Sungkyu, là một ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên và MC người Hàn Quốc. Anh giữ vai trò trưởng nhóm và hát chính trong nhóm nhạc Hàn Quốc INFINITE thuộc Woollim Entertainment. Ra mắt với tư cách là nghệ sĩ solo vào ngày 7 tháng 11 năm 2012 với mini album "Another Me ". Kim SungGyu xác nhận sẽ không gia hạn hợp đồng với Woollim Entertainment sau ngày 6 tháng 3 năm 2021. Tiểu sử. Kim SungGyu sinh ngày 28 tháng 4 năm 1989 ở Jeonju, Hàn Quốc. Anh đã học tại Jeonju National University High School và nằm trong ban nhạc rock của trường được gọi là " Beat ". Khi SungGyu đầu tiên nói với cha mẹ về ước mơ của mình để trở thành một ca sĩ, họ không hề ủng hộ cho ước mơ đó và nói với anh: "Nếu như con vẫn muốn làm điều đó thì hãy bước ra khỏi nhà ngay". Anh tiếp tục ước mơ trong bí mật và sau khi tốt nghiệp trung học cùng với số tiền tích góp được từ việc làm thêm, anh đến Seoul một mình để theo đuổi ước mơ làm ca sĩ. Để bảo đảm cho cuộc sống của mình khi ở thành phố, SungGyu đã phải làm rất nhiều công việc khác nhau như mang vác than ở cửa hàng thịt, phục vụ quán cà phê và làm việc ở một tiệm bánh. Anh chia sẻ, "Em đã rất buồn. Khi em làm việc ở nhà hàng và nhìn thấy một gia đình đã cùng nhau đến ăn một bữa ăn thật ngon trong khi đó em đang ở Seoul này một mình và không có gia đình ở bên, thật sự lúc đó em rất muôn khóc". Năm 2007, anh tham gia thử giọng cho SM Entertainment nhưng không thành công. Do sự ngưỡng mộ của mình dành cho ban nhạc rock Nell, ban đầu anh thử giọng tại Woollim Entertainment dưới sự giới thiệu của quản lý Nell, người mà anh đã gặp tình cờ tại quán cà phê nơi anh làm việc bán thời gian. Trong tình trạng ruột thừa không được tốt, SungGyu đã đến thử giọng và nhẹ nhàng đe dọa họ bằng cách nói rằng: "Công ty các anh sẽ mãi hối hận nếu không chọn tôi". Sau đó anh được đưa đến bệnh viện ngay lập tức và có một cuộc phẫu thuật ruột thừa. Vào ngày ra viện, anh nhận được thông báo rằng anh đã được thông qua buổi thử giọng. Ban đầu có ý định theo đuổi nhạc rock trong một ban nhạc, nhưng cuối cùng SungGyu trở thành thực tập sinh cho nhóm nhạc "INFINITE", sau này anh đảm nhận vị trí trưởng nhóm và là ca sĩ chính. SungGyu ra mắt với INFINITE vào ngày 9 tháng 6 năm 2010. Ngày 15 tháng 2 năm 2013 SungGyu tốt nghiệp chương trình âm nhạc thực tế của Đại học Daekyung và cùng với các thành viên L, Sungyeol, Hoya và DongWoo được trao bằng khen "Tự hào giải thưởng Daekyung sinh viên đại học" với hy vọng rằng nhóm sẽ tiếp tục phát triển và mang lại uy tín cho nhà trường. Các thành viên nhập học tại đây vào năm 2011. SungGyu hiện đang là một sinh viên âm nhạc thực tế tại Đại học Hoseo. Sự nghiệp. INFINITE. Năm 2010, Sung-kyu chính thức ra mắt với INFINITE bằng single "Come Back Again (다시 돌아와)" với vai trò trưởng nhóm và hát chính. Năm 2010, anh chơi guitar trong MV "Run" của Epik High. Tìm hiểu thêm tại INFINITE Solo. 2011-2012. SungGyu cùng với các thành viên INFINITE Sungyeol và Sungjong trở thành DJ đặc biệt cho Super Junior's Kiss the Radio sau khi Super Junior Leeteuk và Eunhyuk đã đi. Họ chịu trách nhiệm phát sóng radio từ ngày 24 đến ngày 30. SungGyu ra mắt như một diễn viên nhạc kịch, cùng với thành viên cùng nhóm Woohyun, trong vở nhạc kịch "Gwanghwamun Sonata". SungGyu đóng vai trò của Ji Yong, con trai của nhân vật nữ chính. Vở nhạc kịch kéo dài từ 3 tháng 1 đến 11 Tháng 3 năm 2012. Năm 2012, có thông báo rằng SungGyu sẽ tham gia Immortal Song 2 là một thành viên cố định cùng với Super Junior Ryeowook. Tập đầu tiên anh xuất hiện trong chương trình được phát sóng vào ngày 23 tháng 6. Trong tháng 7, anh rời khỏi chương trình do chuyến đi lưu diễn cùng INFINITE. Tập cuối cùng của anh được phát sóng vào ngày 25. Trên một tập của Weekly Idol, SungGyu và Hoya đã trở thành MC đặc biệt trong một tuần. SungGyu là thành viên đầu tiên của INFINITE phát hành album solo mang tên "Another Me". Kim Jongwan của Nell sáng tác single " Shine" và đã được trao cho SungGyu như một món quà. Đĩa đơn đã được phát hành trước ngày 07 Tháng 11. Trong album này, SungGyu đã làm việc với Sweetune để tạo ra lead single rock hiện đại "60 Seconds". Trong việc quay MV, thành viên L trong INFINITE đóng vai nhân vật chính. SungGyu cũng trực tiếp tham gia viết lời bài hát cho đĩa đơn " 41 Days" của mình. Mặc dù thời gian quảng bá ngắn trong ba tuần, album đã được đón nhận và trở thành album bán chạy hàng đầu vào tháng mười với 62.958 bản được bán ra. Album xếp hạng #22 cho năm bảng xếp hạng album Gaon Chart của năm 2012. 2013 - 2014. Vào tháng 1, SungGyu đã được xác nhận là một thành viên cố định trên JTBC Lee Soo-geun và Kim Byung-man’s cùng với Super Junior Shindong. Tập đầu tiên được phát sóng vào ngày 09 tháng 2 và đạt được gấp đôi tỉ suất người xem (rating) so với tuần trước. Rating vào ngày 16 là 1,6% khi chỉ được 0,7% trong tuần trước. Chương trình phát sóng tập cuối cùng vào ngày 15 tháng 6. Vào đầu tháng 2, tay trống trong video âm nhạc" 60 Seconds " và " I Need You " của SungGyu tự tử sau khi trải qua một thời gian dài trầm cảm. Anh là một người bạn của SungGyu và INFINITE. SungGyu đã xuất hiện với vai trò cameo trong bộ phim sitcom mới của đài KBS A Bit of Love cùng với bốn thần tượng khác, GO-MBLAQ, Seung Yeon-KARA, Siwan-ZE:A, và SECRET-Ji Eun. Theo đại diện, họ sẽ xuất hiện như các phiên bản trẻ của năm nhân vật chính trong khoảng ba tuần. SungGyu sẽ là phiên bản trẻ của Lee Hoon. SungGyu đã được xác nhận cho chương trình tvN mới thực tế, The Genius, cùng với 12 con số đại diện khác từ các lĩnh vực công việc khác nhau như nhân vật truyền hình, các chính trị gia, đánh bạc, và nhiều hơn nữa. Tiền đề của chương trình là những người tham gia phải sử dụng sức mạnh bộ não của họ để tìm một công thức chiến thắng và giành chiến thắng trong trò chơi thông qua sự phản bội và loại bỏ các đối thủ cạnh tranh của họ. Người chiến thắng là để nhận được khoảng 100 triệu won (khoảng $ 90,000 USD). Tập đầu tiên mà SungGyu trở thành "Biểu tượng của sự phản bội" đã được phát sóng vào ngày 26 tháng trên kênh tvN. Anh được xem là một trong những thành viên có khả năng chơi tốt nhất chương trình. Vào tháng 9, SungGyu và thành viên cùng nhóm L là khách mời trên SBS Running Man của thần tượng đặc biệt với mười hai thần tượng khác từ các nhóm như MBLAQ, Sistar, 2PM, A Pink, Girls Day, và Beast. Ngoài ra, SungGyu cũng được đặc trưng trong KBS2 với show The Sea I Wanted, kể về những chuyến du lịch và kinh nghiệm của sáu người đàn ông trên biển. Chương trình ban đầu lên kế hoạch cho một thí điểm ba tập phim với việc phát sóng tập đầu tiên vào ngày 11. Trong tháng 10, SungGyu hợp tác cùng rapper Kanto trong sản phẩm "What you want ". 2015. Ngày 29 tháng 1, Sung-kyu tham gia show truyền hình thực tế mới của KBS - Fluttering India cùng với EXO -Suho, CNBLUE -Jonghyun, Super Junior -Kyuhyun, TVXQ -Changmin, và SHINee -Minho. Vào tháng 5, Sung-Gyu phát hành Album Solo thứ hai mang tên "27". Album được sản xuất bới nghệ sĩ Kim Jong Wan (Nell) - người mà Sung-Gyu vô cùng kính trọng. Album đã được phát hành vào ngày 11 tháng 5 năm 2015 với hai ca khúc chủ đề "The Answer" và "Kontrol". Riêng bài hát "The Answer" đã giúp Sung-Gyu giành được 2 cup No.1 tại The Show (19 tháng 5) và Music Core (23 tháng 5). 2018. Ngày 26 tháng 2, Sung-Gyu phát hành full album solo đầu tay mang tên "10 stories", Album tiếp tục được sản xuất bởi nghệ sĩ Kim Jong Wan (Nell). Ca khúc chủ đề "True love" giúp Sung-Gyu chiến thắng 2 cup no1 tại The Show (6 tháng 3) và Music Bank (9 tháng 3). Ngày 29 tháng 3, Sungkyu thông báo tổ chức solo concert đầu tiên mang tên "Shine" từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 5 tại Seoul, vé của 3 buổi concert đã sold out trong vòng 3 phút. Ngày 7 tháng 5 - buổi concert cuối cùng trong chuỗi concert "Shine", Sung-Gyu đã khiến INSPIRIT (fan của INFINITE) và cả cộng đồng cư dân mạng bất ngờ khi anh thông báo nhập ngũ vào ngày 14 tháng 5 năm 2018. Dự là anh sẽ xuất ngũ vào ngày 8 tháng 1 năm 2020. Anh là lính tại ngũ cho Sư đoàn 22 Bộ binh "Yulgok" đóng tại khu vực Goseong (miền Đông Bắc Hàn Quốc). Vào ngày 3 tháng 7 năm 2018,Sung Gyu đóng vai chính trong một vở nhạc kịch quân sự ‘Học viện quân sự Shinheung’. Ngày 8 tháng 9 năm 2019, Sung Gyu tham gia vở nhạc kịch quân đội ‘Return: The Promise of the Day. 2020. Sungkyu đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự vào ngày 8 tháng 1 năm 2020 và tổ chức một buổi fanmeeting nhỏ sau khi xuất ngũ. Vào ngày 14 tháng 12 năm 2020, Sungkyu đã trở lại solo với album thứ ba, Inside Me và ca khúc chủ đề "I'm Cold". 2021. Vào ngày 1 tháng 3, SungGyu quyết định không gia hạn hợp đồng và rời Woollim Entertainment vào ngày 6 tháng 3. Trước khi ra đi, anh ấy đã phát hành đĩa đơn đầu tiên của mình là Won't Forget You và ca khúc chủ đề "Hush", vào ngày 29 tháng 3, đây là tác phẩm cuối cùng của anh ấy dưới trướng Woollim. Vào ngày 14 tháng 6 năm 2021, Kim ký hợp đồng với Double H tne, một công ty con của NHN & MLD Entertainment sau khi hết hạn hợp đồng với công ty quản lý cũ. Nhạc kịch. 2012 "Gwanghamun Love Story" - Sung-Gyu & WooHyun 2014 "Dracula/Vampire" - Sung-Gyu (Vai chính) 2015 "In The Height" - Sung-Gyu (Vai Benny) 2016 "All Shook Up" - Sung-Gyu (Vai Elvis Presley) 2017 "Gwanghamun Sonata" - Sung Gyu (Vai Myungwoo ) 2018 "Amadeus" - Sung-Gyu (Vai Mozart) 2018, 2019 "Shinheung Military School" - Sung Gyu (Vai Ji Chung-chun) 2019 "Return: The Promise of the Day" - Sung Gyu (Vai Woojoo) 2020 "Kinky Boots" - Sung Gyu (Vai Charlie) 2020 - 2021 "Amadeus" - Sung Gyu (Vai Mozart) 2021 "Gwanghamun Sonata" - Sung Gyu (Vai Wonha) Concert và Fan meeting. Concert Tour. Shine Tour (2018) Shine Encore Tour (2020) Fan Meeting Tour. Kim Sung-kyu Mini Live & Fan Meeting (2017)
1
null
Quốc kỳ România (tiếng România: "Drapelul României") là một lá cờ có tỉ lệ 2:3, với ba sọc đứng lam - vàng - đỏ đều nhau. Đặc điểm. Hiến pháp România quy định rằng: "Quốc kỳ România có ba màu; các màu sắc được bố trí theo chiều dọc với thứ tự từ cột cờ: lam, vàng, đỏ". Tỉ lệ, sắc thái cũng như các giao thức sử dụng cờ được quy định bởi luật pháp vào năm 1994 và bổ sung vào năm 2001.
1
null
Silovik là một từ tiếng Nga để chỉ các chính khách mà xuất thân từ cơ quan an ninh quốc gia hay từ quân đội, thường là các sĩ quan của cơ quan tình báo KGB cũ, Cơ quan tình báo Quân đội Nga (GRU), cơ quan tình báo Liên bang (FSB), cơ quan tình báo đối ngoại (SVR), cơ quan bài trừ ma túy Nga hay các cơ quan an ninh khác mà ra nắm các chức vụ chính trị quan trọng trong chính phủ của Boris Yeltsin hay Vladimir Putin. Vai trò. Những người trong nhóm Siloviki thường lãnh đạo các bộ có nhiều thế lực trong nước như bộ nội vụ và bộ quốc phòng. Nhóm Siloviki thường đối đầu với các lực lượng chính trị dân chủ cấp tiến. Họ thường có những quan điểm Đại Nga, bảo thủ. Khi hành động họ rất thực dụng. Nhóm Siloviki phân biệt rất rõ ràng sư khác biệt về quan điểm chính trị của họ so với những nhóm quá khích như nhóm chủ nghĩa dân tộc (LDPR) của Vladimir Volfovich Zhirinovskiy, phong trào Pamjat hay nhóm bảo hoàng . Nhóm Siloviki muốn được xem là những người thành thực, không có ý thức hệ nào, chú trọng vào luật lệ và trật tự thực tiễn và theo đuổi lợi ích cho quốc gia. Họ thường là những người có học thức, có những kinh nghiệm về kinh tế. Nhóm siloviki có khuynh hướng tranh đấu để tái sinh một nước Nga hùng mạnh và ít chú trọng đến những khía cạnh như hệ thống dân chủ, làm cho nhiều người nghĩ họ có khuynh hướng thân Trung Quốc. Nhóm siloviki không hình thành một khối nào rõ rệt. Họ không có một lãnh tụ và những chương trình hoạt động cụ thể. Tuy nhiên, theo như John P. Willerton, các viên chức an ninh này, có khả năng và tinh thần làm việc cao để mà điều hành. Nhận xét. Các quan điểm về nhóm Siloviki gây ra sự tranh cãi, đưa tới sự chia rẽ ở Nga. Một số người cho là, nhóm Siloviki một mình quyết định số phận nước Nga và đe dọa nền dân chủ còn non trẻ ở Nga. Quyền lực của họ rất to lớn, họ điều hành đời sống kinh tế và xã hội trên cái giá của quyền lợi và tự do cá nhân. Có những người Nga khác coi họ là cán cân quân bằng giữa các doanh nhân giàu có, nếu để cho tự do quá mức sẽ bóc lột nước Nga và mua chuộc hết các người trong chính quyền. Những người ủng hộ quan điểm này so sánh nhóm Siloviki với những nhân vật có tiếng trong lịch sử như Edgar Hoover, người mà với tư cách là giám đốc của cơ quan FBI theo đuổi một chính sách không thương nhượng để duy trì luật pháp.
1
null
Kepler-186f là một hành tinh nằm ngoài Hệ Mặt Trời (ngoại hành tinh) quay xung quanh sao lùn đỏ Kepler-186, cách Trái Đất khoảng 500 năm ánh sáng. Đây là hành tinh đầu tiên được khám phá có bán kính tương tự bán kính Trái Đất nằm trong khu vực có thể sống được của ngôi sao khác. Tàu vũ trụ Kepler của NASA đã phát hiện ra hành tinh này nhờ phương pháp quá cảnh thiên thể (ánh sáng từ một ngôi sao bị bẻ cong dưới trường hấp dẫn từ các hành tinh của nó) cùng với 4 hành tinh khác có quỹ đạo gần Kepler-186 hơn (cả bốn hành tinh này đều có kích thước lớn hơn Trái Đất). Các phân tích từ dữ liệu trong vòng 3 năm đã xác thực sự tồn tại hành tinh này. Kết quả lần đầu tiên được công bố tại một hội nghị ngày 19 tháng 3 năm 2014 và ngay lập tức được thông tin rộng rãi tới các phương tiện truyền thông. Ngày 17 tháng 4 năm 2014, tạp chí "Science" chính thức thông báo các thông tin đầy đủ và chính thống về Kepler-186f. Các thông số quỹ đạo và vành đai sự sống. Kepler-186f quay quanh một ngôi sao có độ sáng bằng 4% độ sáng Mặt Trời, chu kỳ quỹ đạo quay quanh Kepler-186 là 129,9 ngày Trái Đất và bán kính quỹ đạo vào khoảng 0,36-0,4 lần so với Trái Đất (xấp xỉ bán kính quỹ đạo của Sao Thủy là 0,39 AU, bán kính quỹ đạo của Trái Đất bằng 1 AU - đơn vị thiên văn). Khu vực có thể sống được của hệ hành tinh này ước chừng vào khoảng 0,22 - 0,4 AU, nhận một nguồn sáng khoảng từ 25% đến 88% so với Trái Đất. Kepler-186f nhận khoảng 32%, mặc dù vẫn nằm trong vành đai sống nhưng nằm gần rìa ngoài, tương tự như vị trí của Sao Hỏa trong Hệ Mặt Trời.  Khối lượng, mật độ và thành phần. Thông số vật lý duy nhất nhận được thông qua sự quan sát trực tiếp (bên cạnh chu kỳ quỹ đạo) là tỉ lệ bán kính của Kepler-186f so với ngôi sao của nó (tức Kepler-186) (đo được nhờ sự che khuất ánh sáng từ các ngôi sao của các hành tinh). Tỷ lệ này được xác định vào khoảng 0,021, gấp 1,11±0,14 so với Trái Đất. Bán kính của hành tinh này lớn hơn 11% và thể tích ước tính lớn gấp 1,35 lần Trái Đất. Khối lượng Kepler-186f có thể nằm trong một khoảng rất rộng thông qua sự tính toán kết hợp giữa bán kính và mật độ dựa vào thành phần (có khả năng xuất hiện) trên hành tinh này: có thể là hành tinh kiểu Trái Đất hoặc mật độ thấp hơn như "hành tinh đại dương" với áp suất cao. Tuy nhiên, bầu khí quyển trên hành tinh này thấp hơn 1,5 lần bán kính Trái Đất (R🜨). Các hành tinh có bán kính lớn gấp 1.5 lần Trái Đất có xu hướng tích lũy khí quyển làm cho nó có ít khả năng tồn tại sự sống. Khối lượng Kepler-186f ước tính bằng khoảng 0,32 khối lượng Trái Đất nếu nó chứa nước và bằng gấp 3,77 lần khối lượng Trái Đất nếu nó chứa hoàn toàn sắt (cả hai giả thuyết này đều không hợp lý). Với bán kính bằng 1,11 R🜨, nếu có thành phần tương tự Trái Đất (1/3 sắt, 2/3 là đá silic), khối lượng hành tinh này rơi vào khoảng 1,44 M🜨. Sự hình thành, tiến hóa và khả năng tồn tại sự sống. Kepler-186 được khám phá cùng với 5 hành tinh, tuy nhiên bốn hành tinh Kepler-186b, c, d, e (theo thứ tự tăng dần bán kính quỹ đạo) quá gần ngôi sao chủ, do đó chúng quá nóng và ít khả năng có chứa nước dạng lỏng. Bốn hành tinh còn lại này đều có quỹ đạo quay đồng bộ quanh ngôi sao của nó (khóa thủy triểu), trong khi đó Kepler-186f không theo quy luật đó, do hiệu ứng thủy triều tới nó quá yếu, giúp nó kéo dài thời gian quay quanh trục. Bởi vì sự tiến hóa chậm chạp của các sao lùn đỏ, hệ Kepler-186 khá trẻ mặc dù chúng cũng tồn tại tới vài tỉ năm. Nếu Kepler-186f tiến tới gần Kepler-186 hơn so với khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời, nó sẽ kéo dài thời gian quay quanh trục, khi đó một ngày của nó có thể kéo dài hơn một tuần hay thậm chí cả một tháng.  Độ nghiêng trục quay của Kepler-186f dường như rất nhỏ nên nó không có các mùa như trên Trái Đất. Quỹ đạo của nó cũng gần tròn, do đó cũng không có các mùa được tạo ra nhờ độ lệch tâm quỹ đạo như Sao Hỏa. Tuy vậy, độ nghiêng trục quay của nó có thể lên tới 23 độ, nếu có một hành tinh khác chưa phát hiện nằm giữa nó và Kepler-186e, mà các mô phỏng và ước tính cho thấy có tồn tại ít nhất một hành tinh thỏa mãn điều kiện trên. Nếu thực sự có một hành tinh như vậy, nó không thể có khối lượng lớn hơn Trái Đất nên có thể gây ra sự bất ổn trong quỹ đạo. Việc Kepler-186f nằm trong khu vực có thể sống được không đảm bảo việc nó chắc chắn có sự sống. Vấn đề đó còn phụ thuộc vào thành phần khí quyển vẫn đang là bí ẩn với chúng ta. Khoảng cách của Kepler-186f đến Trái Đất quá xa, cho nên khí quyển của nó không thể được phân tích qua các kính thiên văn đương thời hoặc các thế hệ sau như kính thiên văn James Webb. Thành phần các chất khí như nitơ, cacbon dioxide và nước trên hành tinh này chưa được xác định. Nhiệt độ bề mặt của Kepler-186f sẽ rơi vào khoảng 273 K (0 độ C), nếu nó có ít nhất 0,5 đến 5 bar (đơn vị tính áp suất = 100000 Pa) CO2  và từ 0 đến 10 bar N2 trong khí quyển. Mục tiêu của SETI. Như một phần của sứ mệnh tìm kiếm nền văn minh ngoài Trái Đất, Allen Telescope Array đã lắng nghe các tín hiệu radio phát ra từ hệ Kepler-186 một tháng bắt đầu từ 17 tháng 4 năm 2014. Đến nay vẫn chưa có một thông tin nào về một nền công nghệ ngoài Trái Đất được phát hiện.  Để có thể phát hiện được các tín hiệu này thông qua radio, trong điều kiện thuận lợi là truyền đẳng hướng, cần một cỗ máy nhạy gấp 10 lần so với kính thiên văn Arecibo Observatory. Với khoảng cách 492 năm ánh sáng, nếu có tín hiệu nào được phát hiện tại Trái Đất vào thời điểm hiện tại thì nó đã được phát ra từ Kepler-186 492 năm về trước (năm 1522). Các nghiên cứu trong tương lai. Với khoảng cách đến Hệ Mặt Trời gần 500 năm ánh sáng, Kepler-186f quá xa và sao chủ của nó quá mờ để những kính thiên văn hiện tại hoặc trong tương lai gần có thể xác định được khối lượng cũng như khí hậu của nó. Tuy nhiên, các khám phá về Kepler-186f cũng đã cho chúng ta thấy nó là một hành tinh có kích thước gần bằng Trái Đất và cũng nằm trong khu vực có thể sống được. Tàu vũ trụ Kepler chỉ có khả năng tập trung vào những vùng nhỏ đơn độc của bầu trời, nhưng các kính thiên văn vũ trụ tìm kiếm ngoại hành tinh ở các thế hệ sau, như TESS và CHEOPS, sẽ giải quyết được bài toán với những ngôi sao hàng xóm của Hệ Mặt Trời. Các ngôi sao này, cùng với các hành tinh của nó, sẽ được nghiên cứu bởi kính thiên văn James Webb và những vùng rộng hơn và rõ hơn sẽ được khám phá, khi đó chúng ta có thể biết được khối lượng cũng như thành phần khí quyển của các hành tinh này. So sánh với các hành tinh nhẹ nằm trong vành đai sự sống đã được biết đến. Ngoại hành tinh có kích thước giống Trái Đất nhất và nằm trong khu vực có thể sống được được biết đến là Kepler 62f với bán kính bằng 1,4 R🜨. Tuy nhiên, hành tinh này có khả năng rất khác Trái Đất, vì mặc dù bán kính chỉ lớn 1,4 lần nhưng thể tích của nó lớn hơn rất nhiều lần thể tích Trái Đất, và trong trường hợp thành phần cấu tạo như nhau, trọng lượng cũng sẽ tăng lên. Một hành tinh có bán kính bằng 1,1 R🜨 sẽ có thể tích bằng 1,3 lần, nhưng một hành tinh có bán kính bằng 1,4 R🜨 thì thể tích của nó tăng đến 3 lần thể tích Trái Đất, và tất nhiên để vừa vặn với cái khuôn khổng lồ, khối lượng của hành tinh đó cũng tăng lên đáng kể. Một nghiên cứu về tính phát triển của khí quyển trên các ngoại hành tinh có kích thước giống Trái Đất và nằm ở khu vực có thể sống được trong các ngôi sao kiểu G (xem Phân loại sao) cho thấy, các hành tinh có bán kính nằm trong khoảng 0,8-1,15 R🜨, đủ nhỏ để làm bay hơi bầu "khí quyển sơ cấp" (primary atmosphere) có chứa nhiều khí hydro và heli, nhưng cũng đủ lớn để giữ lại "khí quyển thứ cấp" (secondary atmosphere) chứa nhiều khí cần thiết cho tồn tại sự sống như H2O, CO2, CH4, NH3, SO2. Các hành tinh giống Trái Đất nằm trong vành đai sự sống thuộc các hệ hành tinh có ngôi sao trung tâm giống Mặt Trời.. Bảng sau đây so sánh Kepler-186f với các hành tinh có khả năng tồn tại sự sống khác:
1
null
Đình Định Mỹ tọa lạc tại vàm rạch Thốt Nốt và bên dòng kênh Thoại Hà; nay thuộc ấp Mỹ Thành, xã Định Mỹ, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, Việt Nam. Nguồn gốc. Sau khi kênh Thoại Hà được đào xong (Mậu Dần, 1818), thuyền ghe xuôi ngược được dễ dàng, thì lưu dân tìm đến vùng đất mới (tức Định Mỹ sau này) để mưu sinh ngày một đông. Dưới triều vua Tự Đức, sau khi họp bàn, người dân ở đây đã cử ra 4 người đại diện xin lập thôn và xin được đặt tên là Định Mỹ. Theo họ, "định" có nghĩa là được, và "mỹ" có nghĩa là tốt đẹp. Năm 1864, thủ lĩnh kháng Pháp Trương Định (1820 - 1864) tử tiết tại Gò Công. Một số nghĩa binh của ông sau đó đã rút chạy về Định Mỹ và tiếp tục chiến đấu dưới cờ của thủ lĩnh Nguyễn Trung Trực (1839? – 1868) và thủ lĩnh Trần Văn Thành (? - 1873). Theo lời kể, vào năm Bính Dần (1866), để tưởng nhớ và tôn thờ chủ tướng Trương Định, những nghĩa binh ấy đã lập đền thờ (tức đình Định Mỹ) tại vàm rạch Thốt Nốt, và bên dòng kênh Thoại Hà. Tuy nhiên, để che mắt quân Pháp, họ chỉ nói là thờ Thần hoàng Bổn cảnh... Kiến trúc, thờ cúng. Qua nhiều lần trùng tu, đình Định Mỹ hiện nay có diện mạo của lần trùng tu vào năm 1986, và được xây dựng trên một diện tích khoảng 544 m². Ngôi đình có một cổng chánh, một cổng phụ và tường rào bao quanh. Ở sân đình có miếu thờ Thần Nông, hai miếu nhỏ thờ Chúa Xứ nương nương và Thổ công (Thổ địa). Ngoài ra, ở đây còn có bia Sơn Thần đắp nổi hình cọp. Tòa đại đình gồm có 3 gian, được xây theo kiểu chữ "tam" (三). Ở gian ngoài, có bàn thờ Tổ quốc và ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bên trong chánh điện thờ Thành hoàng làng (Anh hùng dân tộc Trương Định), hai bên là bàn thờ Tả ban và Hữu ban. Dọc hai bên chánh điện là các bàn thờ: Bạch mã Thái giám Tôn Thần , Tiên sư , Tiền hiền, Hậu hiền . Hậu đình thờ các hương chức có công đã mất. Hằng năm, có hai lễ hội lớn được tổ chức tại đình, đó là lễ Kỳ yên vào ngày 16, 17, 18 tháng 2 âm lịch; và lễ Lạp miếu vào ngày 16, 17 tháng chạp âm lịch. Ngoài ra, ở đây còn có các kỳ cúng vào 3 ngày rằm lớn (tháng giêng, tháng 7, tháng 10) và các ngày sóc vọng, lễ tết trong năm...
1
null
Brookit là một khoáng vật đa hình của titan dioxide, TiO2, kết tinh theo hệ thoi. Các đa hình khác gồm akaogiit (đơn nghiêng), anatas (bốn phương) và rutil (bốn phương). Brookit hiếm gặp so với anatas và rutil và, giống các dạng khác, nó thể hiện tính hoạt động quang hóa. Brookit có thể tích ô mạng lớn hơn cả anatas và rutil, với 8 nhóm TiO2 trong một ô mạng, so với 4 của anatas và 2 của rutil. Các tạp chất gồm Fe, tantal Ta và niobi Nb gặp phổ biến. Nó được đặt tên năm 1825 theo tên của Henry James Brooke (1771–1857), một nhà tinh thể học, khoáng vật học và buôn len người Anh.
1
null
"Problem" là ca khúc được thu âm bởi nữ ca sĩ người Mỹ Ariana Grande, hợp tác cùng nữ rapper Úc, Iggy Azalea. Bài hát được phát hành bởi Republic Records vào ngày 28 tháng 4 năm 2014, dưới dạng đĩa đơn đầu tiên trích từ album phòng thu thứ hai "My Everything" của Grande. Ca khúc do chính Grande cùng Savan Kotecha, Azalea, Ilya và Max Martin viết, với Ilya, Max và Shellback trong vai trò sản xuất. "Problem" là một bài hát pop và R&B với tiết tấu nhanh, cùng những âm thanh của drums, saxophone và trumpets. Phần điệp khúc của bài có sự xuất hiện của nghệ sĩ hip hop Big Sean trong phần nhạc nền nhưng không được ghi tên vào phần tham gia ca khúc này. Theo lời nhạc, bài hát diễn tả "cảm xúc cực kì sợ hãi khi phải tiếp xúc lại với một mối quan hệ không đứng đắn -- nhưng bạn lại muốn nó hơn bất cứ thứ gì khác". "Problem" nhận được nhiều ý kiến tích cực từ phía các nhà phê bình nghệ thuật; nhiều người đề cao phần sản xuất ca khúc nhờ vào tiếng kèn saxophone trong bài, trong khi nhiều người lại tán dương phần âm điệu xưa và ảnh hưởng của những năm 90 trong ca khúc. Ca khúc này đạt vị trí thứ ba tại "Billboard" Hot 100 ngay trong tuần đầu tiên, với 438.000 bản được tiêu thụ, trở thành ca khúc có lượng đĩa dưới dạng kĩ thuật số được tiêu thụ lớn nhất của Grande. Ca khúc này sau đó đạt vị trí thứ hai, vượt mặt "The Way" để trở thành đĩa đơn ăn khách nhất của cô tại thị trường Hoa Kỳ. Đây cũng là đĩa đơn đạt thứ hạng cao nhất của Azalea tại Hoa Kỳ, đứng sau đĩa đơn của chính cô mang tên "Fancy". "Problem" nằm trong top 10 "Billboard" Hot 100 trong suốt 16 tuần đầu tiên với lần mở đầu tại vị trí thứ 3 vào ngày 7 tháng 5 năm 2014, trước khi lọt khỏi top 10 vào ngày 27 tháng 8 năm 2014. Đĩa đơn cũng là thành công trên toàn thế giới, khi đạt vị trí đầu bảng tại Ireland, New Zealand, Scotland và Anh Quốc, đồng thời nằm trong top 10 tại hầu hết các nơi khác, bao gồm Úc, Canada, Thụy Sĩ, Đan Mạch và Hy Lạp. "Problem" cũng lập kỉ lục tại Anh Quốc khi là đĩa đơn đầu tiên dẫn đầu tại đó chỉ dựa trên lượng doanh số`và điểm trực tuyến. Nó cũng đạt ngôi đầu "Billboard" Pop và Rhythmic Songs Airplay Charts. Để quảng bá cho ca khúc, Grande trình diễn nó tại phần mở màn của Lễ trao giải Radio Disney Music Awards năm 2014, iHeartRadio 2014, "The Ellen DeGeneres Show" và tại Billboard Music Awards 2014. Một video ca nhạc cũng được ghi hình ngay sau ngày phát hành với sự tham gia của Nev Todorovic trong vai trò đạo diễn và được phát hành trên hệ thống VEVO ngày 30 tháng 5 năm 2014. Đĩa đơn này được chứng nhận 4 lần Bạch kim bởi Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ (RIAA). Video ca nhạc cho đĩa đơn này được đề cử giải Giải Video âm nhạc của MTV cho "Hợp tác xuất sắc nhất", "Video Pop xuất sắc nhất" & "Video xuất sắc nhất của nữ ca sĩ". Bối cảnh sản xuất. Sau khi Grande cho phát hành album đầu tay của mình "Yours Truly" vào tháng 9 năm 2013 nhận được những phản hồi tích cực, vào tháng 10 năm 2013, Grande xác nhận thực hiện album thứ hai cùng nhiều nhà sản xuất từng làm việc trong album đầu tay của mình, bao gồm Harmony Samuels, Babyface, The Rascals và Tommy Brown. Ban đầu Grande dự định phát hành album trong khoảng tháng 2 năm 2014. Vào tháng 1 năm 2014, khâu ghi âm cho album chính thức được bắt đầu và Grande thông báo làm việc cùng với những nhà sản xuất mới, bao gồm Ryan Tedder, Savan Kotecha, Benny Blanco và Max Martin. Ngày 3 tháng 3 năm 2014 có xác nhận rằng Grande sẽ có hợp tác cùng Chris Brown trong đĩa đơn thứ năm trích từ album phòng thu thứ sáu của anh, mang tên "Don't Be Gone Too Long". Đĩa đơn ban đầu được dự định phát hành ngày 25 tháng 3 năm 2014, nhưng được hoãn lại trong khi Brown bị bắt giam vì tội hành hung. Grande sau đó thông báo ca khúc được dời vào ngày 17 tháng 3 năm 2014 thông qua Twitter. Trong đêm đó, cô cũng chủ trì một liên kết trực tiếp để giải thích về sự dời lại của các đĩa đơn, nơi mà cô cho ra mắt thử bốn ca khúc trích từ album sắp tới của mình Hai ngày sau đó, cô thông báo phát hành đĩa đơn đầu tiên của album này trước. Sau khi thu nhiều ca khúc cho album lần này, Grande khẳng định rằng mình chọn được đĩa đơn đầu tiên từ album này. Vào ngày 15 tháng 4, "Problem" được thông báo là tên chính thức của đĩa đơn đầu tiên trích từ album. Grande sau đó bắt đầu một cuộc đếm ngược trên mạng đến ngày phát hành ca khúc và sau đó tiết lộ nữ rapper người Úc Iggy Azalea sẽ hợp tác với cô trong bản này. Triển khai. Grande gặp Azalea tại Lễ trao giải MTV Europe Music Awards vào năm 2013, nơi họ cùng nhau giới thiệu ở một hạng mục giải thưởng và sau đó đi chơi tại bữa tiệc của Katy Perry tại Amsterdam, nơi họ thổ lộ mong muốn hợp tác với nhau. Ban đầu họ dự định cho Azalea xuất hiện trong album đầu tay của Grande vào tháng 9 năm 2013, tuy nhiên điều này bị hủy bỏ. Khi Grande bắt đầu thực hiện bản "Problem", cô ấy nghĩ Azalea sẽ là một nửa hoàn hảo cho ca khúc này để tạo nên "một cặp song ca nữ quyền". Azalea đồng ý xuất hiện trong bài hát này và tham gia cùng nhà sản xuất Max Martin để viết phần hát riêng cho cô trước khi thu nó cho ca khúc. Big Sean, người có mặt trong đĩa đơn trước của Grande, "Right There" cũng xuất hiện trong ca khúc này như là một nghệ sĩ hát nền bằng giọng hát thì thầm trong đoạn điệp khúc của bài hát, cho dù anh không tham gia góp mặt làm khách mời trong ca khúc này. Ban đầu khi thu âm các ca khúc cho album lần này, sau khi Grande thu "Problem", cô "mất cảm tình" với ca khúc này và không muốn cho ca khúc này xuất hiện trong album. Tuy nhiên, ở khâu duyệt lại của album cùng với quản lý và hãng đĩa của mình, khi đến bài hát "Problem", Grande thốt lên "Tôi đang bị cái quái gì thế này? Khốn nạn thật!", khi nhận ra tình cảm của mình cho ca khúc này và quyết định giữ lại nó cho album. Theo lời nhạc, bài hát này diễn tả "cảm xúc cực kì sợ hãi khi phải tiếp xúc lại với một mối quan hệ không đứng đắn -- nhưng bạn lại muốn nó hơn bất cứ thứ gì khác". Quảng bá và phát hành. Grande tự tạo nên sự chú ý trên mạng trong những tuần sắp phát hành đĩa đơn của mình thông qua các trang mạng xếp hạng. Đầu tiên, cô phát hành những hình ảnh quảng bá từ loạt ảnh chụp cho đĩa đơn trong suốt tháng 3 năm 2014. Ngày 10 tháng 4 năm 2014, Grande nhờ người hâm mộ chọn giữa hai hình ảnh có khả năng được sử dụng làm ảnh bìa chính thức cho đĩa đơn. Cô tiết lộ ảnh bìa chiến thắng thông qua tài khoản Instagram của cô ngay ngày hôm sau cùng với hashtag #10daystilproblem và tiết lộ người hợp tác trong bài hát lần này là Iggy Azalea. Bức ảnh chiến thắng là tấm chụp Grande khi đang ngồi tựa vào một chiếc ghế xếp, mặc một chiếc camisole màu đen, cùng với một đôi tất trắng dài và một đôi giày cao gót đế kim loại. Trong tấm ảnh, Grande đang vuốt tóc trong khi đang nhìn trực diện vào máy quay. Sau khi trình diễn lần đầu ca khúc này tại Radio Disney Music Awards, ca khúc được phát hành vào nửa đêm tại iTunes ngày 28 tháng 4 năm 2014. Đĩa đơn được chọn để đặt mua trước vào ngày 21 tháng 3 năm 2014. Ba tiếng đồng hồ sau khi phát hành, "Problem" đạt vị trí đầu bảng tại bảng xếp hạng đĩa đơn của iTunes ở hơn 30 quốc gia. Đĩa đơn này được ra mắt lần đầu trên các đài phát thanh khắp thế giới nhờ vào On Air with Ryan Seacrest ngày 28 tháng 4 năm 2014. Một bản phối lại cho ca khúc này được phát hành ngày 16 tháng 5 năm 2014 với tựa đề "Young California Remix" và có sự xuất hiện thêm phần rap của rapper người Mỹ Problem. Cấu trúc. "Problem" là một bản nhạc Pop với giai điệu mang hơi hướng contemporary urban bao gồm nhiều yếu tố của nhạc jazz, R&B những năm 90, hip-hop và funk có chứa nhiều nhạc cụ như drums, saxophones và trumpets. Bài hát kéo dài ba phút và mười bốn giây. Ca khúc do chính Grande, cùng Savan Kotecha, Azalea, Ilya và Max Martin viết, với Ilya, Max và Shellback trong vai trò sản xuất. Bài hát bắt đầu bằng một đoạn "saxophone đậm chất jazz". Đoạn rap của Azalea bắt đầu bằng những câu "Smart money bettin’ I’ll be better off without you/ In no time I’ll be forgettin’ all about you/ You sayin’ that you know but I really, really doubt you/understand my life is easy when I ain’t around you". Grande thể hiện bài hát như một cô gái không thể thôi hết cảm tình với người mà mình yêu, người mà cô biết không tốt cho cô và không thể ngừng yêu một cách nhanh chóng được, trong câu "Head in the clouds/ got no weight on my shoulders/ I should be wiser and realize that I’ve got/ One less problem without you". Ý kiến chuyên môn. Ngay từ khi ra mắt, "Problem" nhận được nhiều nhận xét tích cực từ phía các nhà phê bình. Mike Wass từ Idolator miêu tả ca khúc là một "sự kết hợp giữa nhạc Pop những năm 90 cùng với xu hướng nhạc trap thịnh hình hiện nay-phần nhạc breakdown cùng tiếng kèn sax, theo đó là phần giai điệu bắt tai không thể chối cãi." "Entertainment Weekly" gọi nó là một bản "sử dụng lại đầy kích động" và cũng ghi rằng, "Ý tưởng khi Grande hát cùng với một cô gái bất cần như Iggy vượt ra khỏi mọi sự suy tính cùng với một kết quả thành công mà mọi người có thể mong đợi." "Music Times" có bình luận rằng "bản nhạc đầy giai điệu của saxophone này lại tiếp tục là một bản mang ảnh hưởng nặng nề từ những ca khúc R&B những năm 90 nằm trong album đầu tay của Grande, "Yours Truly". Pitchfork ghi danh nó ở "Ca khúc mới xuất sắc nhất" và dự đoán đây là ca khúc ăn khách tại thị trường âm nhạc. Trong một bài đánh giá cho "MTV", Emilee Lindner đề cao phần âm thanh xưa cũ mà Grande cố gắng mang lại, trong khi vẫn giữ ca khúc mới mẻ và thời thượng khi gọi nó là "bản nhạc pop mới mẻ nhất ở hiện tại" và cũng có so sánh phần saxophone với đĩa đơn năm 2004 của Jennifer Lopez, "Get Right" khi nói rằng "Cho dù đoạn ấy chỉ có nhiều nốt lặp đi lặp lại, nhưng lại khiến bạn không thể nào ngừng nghe nó", trong khi phần thì thầm trong đoạn điệp khúc lại gợi nhớ đến đĩa đơn "Wait (The Whisper Song)" năm 2005 của Ying Yang Twins. Vào tháng 7 năm 2014, "Billboard" liệt ca khúc này vào danh sách "5 bài hát xuất sắc nhất năm 2013". Giải thưởng. "Problem" giành chiến thắng tại MTV Video Music Awards 2014 với hạng mục "Video Pop xuất sắc nhất" cùng 3 đề cử khác cho "Hợp tác xuất sắc nhất", "Video xuất sắc nhất của nữ ca sĩ" và "Video lời nhạc xuất sắc nhất". Bài hát cũng đồng thời đoạt giải "Đĩa đơn của nữ nghệ sĩ được yêu thích nhất" tại 2014 Teen Choice Awards, đánh dấu lần đầu tiên Grande thắng cả hai giải VMA và TCA. Diễn biến thương mại. Ngày 29 tháng 4 năm 2014, "Billboard" ghi nhận "Problem" có lượng doanh số hơn 300.000 bản ngay trong cuối tuần đầu phát hành tại Mỹ vào ngày 2 tháng 5 năm 2014, ngoài ra cũng khẳng định ca khúc có thể dễ dàng đạt vị trí trong top 10 của "Billboard" Hot 100 mà không cần tính đến lượng nghe radio hay điểm streaming nào thêm. Ca khúc cũng nhận được một lượng nghe đáng kể trên các đài phát thanh ngay từ rất sớm. Nó đạt tới 293 lượt nghe trên 87 đài phát thanh trong ngày đầu phát hành, theo Nielsen BDS, với 3.8 triệu thính giả tìm nghe bài hát này. "Problem" chính thức mở đầu tại vị trí thứ ba trên "Billboard Hot 100" vào cuối tuần ngày 7 tháng 6 năm 2014, trở thành đĩa đơn có thứ hạng cao nhất của cô cho đến hiện nay và là đĩa đơn thứ hai của Grande mở đầu tại top 10, với đĩa đơn "The Way". Nó trở thành ca khúc có mở đầu đạt thứ hạng cao nhất của năm 2014 và là ca khúc mở đầu cao nhất kể từ ca khúc "The Monster" của Eminem hợp tác cùng Rihanna. "Problem" chỉ kém 1.3% tổng điểm so với "All of Me" của John Legend để đứng đầu bảng "Hot 100". Trong tuần lễ thứ hai, "Problem" tuột mất một hạng xuống vị trí thứ tư, mặc dù lượng nghe radio và streaming tăng cao, trong khi đổi chỗ cho một ca khúc khác cũng của chính Azalea, "Fancy", hợp tác cùng Charli XCX. Tuần tiếp theo, ca khúc quay trở lại với vị trí thứ ba, trước khi đạt đến vị trí Á quân trong tuần thứ tư trong khi "Fancy" của Azalea đứng đầu cả hai bảng xếp hạng Hot 100 và Digital, vượt hơn "Problem" 28% lượng điểm để đứng đầu bảng Hot 100. Tuần lễ sau khi phát hành video cho bài hát này, nó vẫn giữ nguyên vị trí thứ hai, cho dù nhận được một lượng lớn lượt nghe và lượng điểm streaming. Trên "Billboard" Pop Songs, ca khúc mở đầu tại vị trí thứ 28 và đạt vị trí thứ 21 trong tuần thứ hai trong bảng xếp hạng. Từ đó, nó đạt vị trí thứ 11 trong tuần thứ năm trong bảng xếp hạng. Nó mở đầu tại "Billboard" Rhythmic Songs tại vị trí thứ 24, nó tăng tám hạng đến vị trí thứ 16 trong tuần thứ hai và gần đây đã đạt đến vị trí thứ sáu. "Problem" bị lỡ mất một tuần đầu phát hành trong bảng xếp hạng "Billboard" Radio Songs. Nó chính thức mở đầu tại vị trí thứ 30 trong bảng xếp hạng, tăng đến 70% lượng khán giả từ 24 triệu lên đến 41 triệu. Sau đó, nó vượt 14 hạng để đạt đến vị trí thứ 16 trong tuần lễ thứ hai, giành giải "Airplay Gainer" của Hot 100 Nó đạt đến top 10 của bảng xếp hạng Radio Songs tại vị trí thứ 10 trong tuần lễ thứ ba nằm trong bảng xếp hạng, tăng đến 30% lượng khán giả từ 56 triệu đến 73 triệu. Theo đó, ca khúc cũng mở đầu bảng xếp hạng Streaming Songs tại vị trí thứ chín và sau đó tăng 5 bậc đến vị trí thứ tư trong tuần thứ hai, với lượng người nghe theo thứ tự tuần là 4.4 triệu và 8.5 triệu. Cho đến nay, nó đạt đến vị trí thứ hai trong tuần thứ ba trong bảng xếp hạng. "Problem" mở đầu tại vị trí đầu bảng tại "Billboard" Hot Digital Songs, với 438.000 bản ngay trong tuần đầu tiên phát hành, trở thành đĩa đơn có lượng tiêu thụ lớn nhất trong tuần đầu phát hành của năm 2014 và cũng là ca khúc có lượng tiêu thụ dưới dạng kĩ thuật số lớn nhất của cô, phá vỡ kĩ lục trước đây của chính cô với "The Way". Đây cũng là đĩa đơn đạt quán quân đầu tiên của Grande. Tính theo tổng thể, đây là đĩa đơn có cú mở đầu thành công thứ tám dưới dạng kĩ thuật số và là đĩa đơn thành công thứ tư của một nghệ sĩ nữ, đứng sau Taylor Swift với "We Are Never Ever Getting Back Together" (2012), Katy Perry với "Roar" (2013) và "Born This Way" của Lady Gaga (2011). Hơn thế nữa, ở tuổi 20, Grande trở thành nữ nghệ sĩ trẻ nhất có cú mở đầu hơn 400.000 lượt tải về. "Problem" cũng trở thành bản hợp tác giữa hai nữ nghệ sĩ đơn ca có cú mở đầu cao nhất, kể từ "Give Me All Your Luvin'" bởi Madonna, Nicki Minaj và M.I. A. mở đầu tại vị trí thứ mười ba trên bảng xếp hạng sau màn trình diễn của Madonna tại Super Bowl XLVI Halftime Show vào tháng 2 năm 2012. "Problem" có tuần thứ hai giữ ngôi đầu bảng tại bảng xếp hạng Digital Songs với thêm 235.000 bản được tiêu thụ, cho dù đã giảm 46%. Ca khúc lại lần nữa đứng đầu bảng trong tuần thứ ba khi đạt thêm 248.000 bản nữa, trước khi lùi lại vị trí thứ hai trong tuần thứ tư nằm trong bảng xếp hạng, cho dù tăng 15% với 284,000 bản được tiêu thụ. Cũng trong tuần lễ đó, nó tiêu thụ hơn 1 triệu bản kĩ thuật số và được chứng nhận Bạch kim vào tháng 5 năm 2014, trở thành ca khúc thứ hai của Grande đạt 1 triệu bản tiêu thụ. Tính đến tháng 8 năm 2014, nó tiêu thụ được tổng cộng 2,740,000 bản kĩ thuật số tại Hoa Kỳ. Ngày 17 tháng 5 năm 2014, "Problem" mở đầu tại vị trí thứ ba tại Canadian Hot 100, trở thành đĩa đơn đầu tiên của cô đạt đến top 10 tại quốc gia này. Trong tuần lễ thứ hai, ca khúc lùi lại vị trí thứ 15. Trong tuần thứ ba và thứ tư, nó trở lại top 10 lần lượt tại các vị trí thứ 6 và thứ 4. "Problem" cũng là ca khúc đầu tiên dẫn đầu bảng xếp hạng hàng tuần của Billboard mang tên "Billboard" Twitter Top Tracks vào ngày 12 tháng 6 năm 2014. Châu Âu và châu Đại Dương. Tại Anh Quốc, "Problem" mở đầu tại ngôi quán quân UK Singles Chart trong tuần lễ ngày 6 tháng 7 năm 2014, lần lượt trở thành đĩa đơn thứ tư và thứ bảy của Grande và Azalea có mặt trên bảng xếp hạng và cũng là đĩa đơn đầu tiên của cả hai đạt ngôi vị đầu bảng. Theo Official Charts Company, "Problem" làm nên kì tích trong lịch sử bảng xếp hạng tại Anh khi là bài hát đầu tiên có tuần mở đầu tại ngôi quán quân mà chỉ dựa trên lượng đĩa bán ra, với tổng lượng đơn vị bán ra là 113.000 bản. Tại Ultratop 50 của Bỉ, "Problem" đạt lần lượt các vị trí thứ 26 và 40 trên hai bảng xếp hạng Flanders và Wallonia. Nó cũng mở đầu tại vị trí thứ 22 tại Thụy Sĩ, trở thành đĩa đơn đầu tiên của Grande có mặt trong bảng xếp hạng tại khu vực đó. Nó còn xuất hiện tại Hà Lan ở vị trí thứ 10, tại Tây Ban Nha ở vị trí thứ 11, và lần lượt ở vị trí thứ 31, 25, 87 tại Áo, Đức và Brazil. Ở New Zealand, "Problem" xuất hiện lần đầu tại ngôi đầu bảng trên New Zealand Singles Chart trong tuần lễ ngày 5 tháng 5 năm 2014, trở thành cú mở đầu cao nhất của tuần lễ, giúp Grande có đĩa đơn đầu tiên đạt ngôi đầu tại đó và có đĩa đơn thứ hai lọt vào top 40. Trong tuần lễ thứ hai, nó rơi xuống vị trí thứ hai, nhường chỗ cho bài hát "Fancy" của Iggy Azalea cùng Charli XCX đạt ngôi đầu bảng. Tại Úc, "Problem" là đĩa đơn đầu tiên của Grande đạt đến top 10 sau khi đạt đến vị trí thứ 4 trên Australian Singles Chart, và sau đó rơi xuống ngôi Á quân trong tuần lễ tiếp theo và giữ nguyên vị trí đó trong vòng 2 tuần liên tiếp, trở thành đĩa đơn thành công nhất và là đĩa đơn đạt top 40 thứ hai của cô tại đó, sau khi đĩa đơn "The Way" đạt đến vị trí thứ 37 hồi tháng 4 năm 2013 Video âm nhạc. Grande ghi hình video lời nhạc cho "Problem" vào ngày 10 tháng 4 năm 2014 cùng với Jones Crow trong vai trò đạo diễn. Grande chỉnh sửa video này cùng Jones Crow và hoàn thành nó vào ngày 13 tháng 4 năm 2014. Video này được phát hành trên hệ thống VEVO vào ngày 30 tháng 4 năm 2014, bao gồm nhiều cảnh Grande và Azalea đang trình diễn trong khung nền trắng đen, đứng sau một máy lọc hình chong chóng đang quay. Video chính thức cho "Problem" được thực hiện ghi hình trong cùng thời điểm đĩa đơn được phát hành vào ngày 29 tháng 4 năm 2014, do Nev Todorovic đạo diễn, người từng làm việc cùng Grande trong video "Right There" & "Almost Is Never Enough". Ngày 8 tháng 5 năm 2014, Grande giới thiệu những hình ảnh từ hậu trường quay video, có bao gồm hình ảnh Grande đang cưỡi một chiếc mô-tô trong khi Azalea đang vuốt ve mái tóc vàng của cô. Chủ đề vẫn được dựa trên nền phim trắng đen và đoạn mở đầu của video lời nhạc được phát hành và có sự góp mặt của Big Sean. Ngày 23 tháng 5, Grande phát hành một đoạn hé lộ cho video tới của mình trên tài khoản Instagram chính thức của cô. Phần hóa trang cho các vũ công nhảy nền được thực hiện bởi Mariah Kraft và trợ lý Lindsey McDaris của cô. Video này được phát hành vào ngày 30 tháng 5 năm 2014 và được chứng nhận 100 triệu lượt xem của hệ thống VEVO, trở thành video âm nhạc thứ hai của Grande đạt chứng nhận này, cùng với "The Way". Trình diễn trực tiếp. "Problem" được Grande trình diễn trực tiếp lần đầu tiên tại Radio Disney Music Awards vào 27 tháng 4 năm 2014, và tại White Party. Cô cũng trình diễn tại iHeartRadio vào ngày 1 tháng 5 năm 2014. và trên "The Ellen DeGeneres Show" ngày 6 tháng 5 năm 2014 Cô sau đó trình diễn ca khúc này tại Wango Tango cùng Azalea ngày 10 tháng 5. Cô cũng trình diễn ca khúc này tại Billboard Music Awards 2014 vào ngày 18 tháng 5 năm 2014. Sau đó, Grande tiếp tục trình diễn trong vòng chung kết mùa thi thứ 18 của chương trình "Bước nhảy hoàn vũ" Hoa Kỳ vào ngày 20 tháng 5 và tại 2014 MuchMusic Video Awards vào ngày 15 tháng 6. Cô lại trình diễn "Problem" tại 2014 iHeartRadio Ultimate Pool Party và phiên bản piano trong ngày phát sóng trở lại của chương trình Total Request Live. Xếp hạng và chứng nhận. Chứng nhận. !scope="col" colspan="3"| Điểm trực tuyến
1
null
Roman Lazarevič Karmen () (16 tháng 11 năm 1906 Odessa – 28 tháng 4 năm 1978 Moskva) là một nhà quay phim và đạo diễn phim Xô viết - một trong những hình tượng có tính ảnh hưởng trong quá trình sản xuất phim tài liệu; mặc dù tính ảnh hưởng tuyên truyền của phim còn phải xem xét, ông có thể được coi là Leni Riefenstahl của Liên Xô, dù so sánh không có tính tuyệt đối. Tuyên truyền cho Cộng sản. Karmen là một người tin tưởng tuyệt đối với chủ nghĩa Cộng sản, đi khắp nơi để ghi hình Nội chiến Tây Ban Nha, các trận đánh tại Moskva và Leningrad trong Thế chiến II, chiến tranh Đông Dương lần I, sự vươn lên của chủ nghĩa Cộng sản tại Đông Nam Á những năm 1950 và Nam Mỹ những năm 1960. Karmen cũng được phép tiếp xúc trực tiếp với các nhà lãnh đạo Cộng sản có tầm ảnh hưởng lớn như Mao Trạch Đông của Trung Quốc, Hồ Chí Minh của Việt Nam, Fidel Castro của Cuba, và Chủ tịch Anh hùng Chủ nghĩa xã hội Chile Salvador Allende. Tranh cãi. Phương pháp quay hình của Karmen đều có ảnh hưởng và tranh cãi; kỹ thuật nắm bắt khoảnh khắc thời chiến nổi tiếng, sự lặp lại các khung hình trong bộ phim đã trở thành đặc trưng của ông, nhưng ông thường xóa nhòa ranh giới của Cinéma vérité bằng cách tái diễn trong phim những trận đánh quyết định, trong đó có Trận Leningrad ("Ленинград в борьбе", 1942), chiến thắng của Việt Minh trong chiến dịch Điện Biên Phủ ("Việt Nam", 1955), sự đổ bộ của quân Cách mạng Cuba năm 1956 do Fidel Castro đứng đầu, tái hiện bộ phim dưới góc nhìn của người thứ nhất.
1
null
Đại Công tử Félix Léopold Marie Guillaume của Luxembourg (sinh ngày 03 tháng 06 năm 1984) là con trai thứ hai của Đại công tước Henri và Nữ Đại Công tước Maria Teresa. Ông hiện xếp vị trí thứ hai trong dòng kế vị ngôi Đại công tước Luxembourg. Cuộc sống và giáo dục buổi đầu. Hoàng tử Félix Léopold Marie Guillaume của Luxembourg được sinh ra 03 tháng 06 năm 1984 tại Bệnh viện phụ sản Nữ Đại Công tước Charlotte tại Luxembourg. Ông là thứ hai trong năm người con của Đại công tước Henri và Nữ Đại Công tước Maria Teresa: Đại Công tước Guillaume, Đại Công tử Louis, công chúa Alexandra và Đại Công tử Sébastien. Cha mẹ đỡ đầu của ông là Đại công tử Jean của Luxembourg và Catalina Mestre. Ông được đặt tên theo tên ông cố của mình, Hoàng tử Felix của Bourbon-Parma.
1
null
Ga Jangji là ga tàu điện ở Jangji-dong, Songpa-gu, Seoul, Hàn Quốc. Ga này phục vụ Tàu điện ngầm Seoul tuyến 8. Jangji chủ yếu là thị trấn qua lại, với nhiều căn hộ, bao gồm "Songpa Pine Town". Garden 5, một trung tâm thương mại với rạp chiếu phim, spa..., nằm kế lối thoát 5.
1
null
Văn bản giấy cói Edwin Smith là một trong những tác phẩm y học cổ nhất. Đây cũng là một trong những tác phẩm y học xuất sắc nhất thời Ai Cập cổ đại. Sở dĩ có tên như trên vì người phát hiện ra nó là Edwin Smith. Tác giả của tác phẩm này là Imhotep, một vị danh y của Ai Cập cổ đại. Có thể tác phẩm được viết vào khoảng năm 1600 TCN. Trong tác phẩm này, ông đã thể hiện sự tiến bộ của mình so với những người cùng thời: Những lý thuyết y học không hề chứa một ý tưởng ma thuật nào. Ở trong này có hình ảnh một bác sĩ khâu một vết thương. Đó chính là phẫu thuật, một trong những đóng góp lớn nhất của người Ai Cập cổ đại đối với y học thế giới. Trong tác phẩm này, Imhotep chỉ ra 48 cách điều trị vết thương hoặc bệnh tật bằng cách mổ xẻ các bộ phận như đầu, cổ, vai, vú và ngực. Sách này cũng chứa thông tin về hiện tượng gãy xương, mà hầu như có được bởi sự nghiên cứu khám các chỗ bị thương của những người lao dịch trong thời gian xây kim tự tháp.
1
null
Kênh 14 là một trang web thông tin điện tử tổng hợp hoạt động tại Việt Nam. Nội dung của Kênh 14 đa phần viết về chủ đề giải trí, xã hội, người của công chúng... hướng đến đối tượng chính là các độc giả trẻ như tuổi thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên. Kênh 14 hiện được sở hữu và vận hành bởi tập đoàn VCCorp. Tranh cãi và chỉ trích. Kênh 14 bị nhiều người xem như báo lá cải vì nội dung tin tức đăng tải phần lớn đều chứa đựng thông tin cảm tính, chủ quan. Năm 2009, báo Tuổi Trẻ nhận định nguyên nhân là do nhiều cộng tác viên của trang này còn là học sinh nên không có nghiệp vụ cũng như đạo đức báo chí. Nhiều nhân vật công chúng đã từng bị Kênh 14 trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến một cách thiếu căn cứ, cắt xén, với văn phong được độc giả mô tả là "sân si". Do cách đưa tin như vậy mà một số nhân vật bị đề cập đến trong các bài viết đã lên tiếng đe dọa khởi kiện trang web này. Bị kiện vì ám chỉ người đẹp bán dâm. Ngày 6 tháng 6 năm 2012, Kênh 14 đăng tải bài viết “Tú bà Mỹ Xuân khai thêm hai người đẹp bán dâm”. Bài viết có viết tên tắt của một trong hai nhân vật tham gia bán dâm là N.K. Mặc dù viết tắt tên nhưng bài viết cũng nêu thêm tên thật của nhân vật này là L.N.K. (trùng với cách viết tắt tên của Lê Ngân Khánh), sinh năm 1985, quê ở Quy Nhơn, có nhà riêng trên đường Ba Tháng Hai. Ngày hôm sau (7 tháng 6), còn đăng cả hình ảnh nhà riêng của Ngân Khánh minh họa cho nhà của nhân vật N.K.. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Ngân Khánh khởi kiện Kênh 14 đăng bài viết ám chỉ Ngân Khánh tham gia bán dâm. Bị Cục phát thanh - Truyền hình xử phạt. Ngày 26 tháng 12 năm 2016, Kênh 14 bị Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt 80 triệu đồng vì đăng tải các bài viết mang tính chất tuyên truyền, đưa thông tin không phù hợp về diễn viên Minh Béo. Xuyên tạc khiến khán giả hiểu lầm. Ngày 17 tháng 3 năm 2021, Trấn Thành tố cáo Kênh 14 xuyên tạc phát ngôn của anh để giật tít câu view khiến độc giả hiểu lầm về phim Bố Già mặc dù anh đã "van xin" hãy đưa tin chính xác.
1
null
Armalcolit là một khoáng vật giàu titan với công thức hóa học (Mg,Fe2+)Ti2O5. Nó được phát hiện đầu tiên ở căn cứ Tranquility trên Mặt Trăng năm 1969 và được đặt theo tên Armstrong, Aldrin và Collins, cả ba là các nhà du hành trên Apollo 11. Cùng với tranquillityit và pyroxferroit, nó là một trong 3 khoáng vật được phát hiện trên mặt trăng. Armalcolit sau đó được phát hiện ở nhiều nơi trên Trái Đất và được tổng hợp trong phòng thí nghiệm. Việc tổng hợp cần ở áp suất thấp, nhiệt độ cao và giảm nhiệt nhanh từ 1000 °C xuống nhiệt độ phòng. Armalcolit phân hủy thành hỗn hợp của ilmenit và rutil giàu magnesi ở nhiệt độ dưới 1000 °C, nhưng sự chuyển đổi chậm theo sự nguội lạnh. Do yêu cầu giảm nhiệt nhanh như vậy, nên armalcolit tương đối hiếm và thường gặp ở dạng cộng sinh với ilmenit và rutil, trong những khoáng vật khác.
1
null
Dao cạo Ockham (tiếng Anh: Ockham's Razor) là một lý thuyết triết học nổi tiếng của nhà triết học người Anh William xứ Ockham. Nó được ông đưa ra vào năm 1324. William đã viết rằng lời giải thích đơn giản nhất thường là lời giải thích xác đáng nhất, hoặc "Điều gì có thể được giải thích bằng ít giả thuyết hơn thì lại được giải thích một cách vô ích bằng nhiều giả định hơn". Tức là nếu một vấn đề khoa học được giải thích bằng ít giả thuyết nhất thì sẽ đúng đắn nhất. Dao cạo Ockham đã chứng tỏ được giá trị lớn của mình trong việc nghiên cứu khoa học.
1
null
Tổng công ty đường sắt cao tốc đô thị Seoul (SMRT) được thành lập vào 1994 để điều hành Tàu điện ngầm Seoul tuyến 5, 6, 7, 8 ở Seoul, Hàn Quốc. Công ty hoạt động trên tổng 201 tàu điện ngầm tại 148 nhà ga trên tuyến 5-8. Khoảng thời gian vận hành từ 2.5–6 phút trong giờ cao điểm và 5–10 phút trong không phải giờ cao điểm. Các hành khách hằng ngày trên tàu điện ngầm tuyến 5-8 là 2.037.000. Quản lý. Vào tháng 1 năm 2013, Tổng công ty vận chuyển xuất bản sách hướng dẫn miễn phí gồm ba ngôn ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Nhật và Tiếng Trung (giản thể và phồn thể), trong đó có tám tour du lịch cũng như đề xuất cho thuê phòng, nhà hàng và trung tâm mua sắm. Chúng được phân phối từ trung tâm thông tin trên 44 ga tàu điện ngầm, tên là Ga Itaewon trên tuyến 6 và Ga Gwanghwamun trên tuyến 5. Tám tour du lịch được thiết kế với các chủ đề khác nhau, ví dụ: Văn hóa truyền thống Hàn Quốc. Đi từ Ga Jongno 3-ga đến Ga Anguk và Ga Gyeongbokgung trên tuyến 3 ở đó trưng bày cửa hàng đồ cổ và phòng trưng bày nghệ thuật của Insa-dong. Ga. Ga nằm trên tuyến 5-7 được thiết kế để phù hợp với 8 toa trên mỗi đường ray, tuy nhiên ga tàu điện ngầm hoạt động trên Tuyến 8 được thiết kế phù hợp với 6 toa trên mỗi đường ray. Tất cả ga đều có 2 đường ray. Mỗi đường ray trên mỗi ga được quản lý bởi Tổng công ty xây dựng đường sắt Seoul được trang bị PSD, hoặc cửa bằng kính giúp ngăn chặn tình trạng tự tử, và loại bỏ bụi được sinh ra trong khi chạy trong đường hầm. Mỗi sân ga đều trang bị một số lượng lớn màn hình truyền hình LCD song song với lối vào sân ga để hiển thị thông tin về vị trí tàu, thời sự trực tiếp, và video hướng dẫn trong trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra còn có 2 tấm nền lớn, được bao phủ bằng 2 màn hình truyền hình LCD lớn trên mỗi bên của tấm nền (có tổng cộng 4 màn hình trên mỗi tấm nền, và có 2 màn hình phẳng cho mỗi sân ga.) Có một màn hình ở mỗi bên tấm nền để hiển thị thời gian hiện tại, thời gian đến của hai tàu tiếp theo, cửa vận chuyển, (nếu tại ga vận chuyển) và vị trí ga. Màn hình thứ hai hiển thị quảng cáo, thời tiết, và thời sự. Tấm nền thông thường không có màn hình truyền hình gắn liền với chúng để chỉ dẫn cho lối thoát, xung quanh khu vực và vị trí thoát và nơi tàu sẽ đưa họ đến.
1
null
Tranquillityit là một khoáng vật silicat có công thức hóa học (Fe2+)8Ti3Zr2 Si3O24. Thành phần chủ yếu của nó là sắt, oxy, silic, zirconi và titan với các tỷ lệ nhỏ hơn gồm ytri và calci. Nó được đặt tên theo Mare Tranquillitatis (biển Tranquility), một địa danh trên Mặt Trăng nơi lấy các mẫu đá chứa nó trong nhiệm vụ của Apollo 11 năm 1969. Mãi cho đến khi phát hiện nó ở Úc năm 2011, nó là khoáng vật sau cùng được mang về Mặt Trăng được xem là độc đáo mà không có bản đối sánh trên Trái Đất.
1
null
Pyroxferroit (Fe2+,Ca)SiO3 là một loại khoáng vật silicat mạch. Thành phần chính của nó gồm sắt, silic và oxy, còn các tỉ lệ nhỏ hơn gồm calci và nhiều kim loại khác. Cùng với armalcolit và tranquillityit, nó là một trong ba khoáng vật được tìm thấy khi khám phá Mặt Trăng. Sau đó, nó được tìm thấy trong các thiên thạch Mặt Trăng và Sao Hỏa cũng như trong vỏ của Trái Đất. Pyroxferroit có thể cũng được tạo ra bằng cách ủ clinopyroxen tổng hợp ở nhiệt độ và áp suất cao. Khoáng vật này ở trạng thái kích thích và phân hủy từ từ ở nhiệt độ phòng, nhưng quá trình này có thể kéo dài hàng tỉ năm.
1
null
"Here with Me" là đĩa đơn đầu tay của nữ ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Anh Dido. Đây là đĩa đơn đầu tiên của cô được phát hành từ album phòng thu đầu tay "No Angel" (1999). Ca khúc được viết về bạn trai cũ của cô, Bob Page. Đĩa đơn được chọn phát hành vào ngày 8 tháng 6 năm 1999 tại Hoa Kỳ, nhưng không được phát hành tại Anh cho đến tháng 2 năm 2001, nơi mà đĩa đơn thứ hai của album, "Thank You" được phát hành trước đó vào tháng 12 năm 2000. Bài hát đạt vị trí thứ 4 tại Anh, trở thành đĩa đơn thứ hai của cô liên tiếp đạt được vào top 5, sau "Stan", hợp tác cùng Eminem. "Here with Me" được sử dụng làm nhạc nền cho loạt phim tâm lý truyền hình mang tên "Roswell". Vào năm 2007, Dido có phát hành một bản phối mở rộng của ca khúc này cùng với Enya. Video ca nhạc. Hai video ca nhạc khác nhau được thực hiện cho đĩa đơn này. Phiên bản đầu tiên được ghi hình vào năm 1999 và phát hành tại thị trường Mỹ. Phiên bản riêng tại Hoa Kỳ của ca khúc đã được Big TV! biên tập và sử dụng hình ảnh tài liệu của cô dưới dạng hình ảnh màu nâu đen. Dido sau đó khẳng định rằng cô hi vọng được ghi hình video cho ca khúc này dưới dạng ra mắt trên toàn cầu. Một phiên bản khác được chỉnh màu do Liz Friedlander đạo diễn được phát hành vào tháng 12 năm 2000. Đây cũng là phiên bản được chọn phát hành tại Anh và châu Âu. Các phiên bản hát lại. "Here with Me" được trình diễn lại bởi Sarah Brightman cho album năm 2000 của cô, "La Luna". Các lần sử dụng khác. Ca khúc được sử dụng vào bộ phim Hài kịch lãng mạn "Love Actually" (2003), bộ phim "Bounce" (2000), loạt phim "Roswell" và chương trình "ER". Trong tháng 12 năm 2010, Matt Cardle thể hiện ca khúc trong vòng chung kết chương trình "The X Factor".
1
null
Đá phiến lục là các đá biến chất được hình thành ở nhiệt độ và áp suất thấp nhất thường được sinh tra trong quá trình biến chất khu vực, đặc biệt ở và 1–4 kbar (). Tên gọi của nó là do có nhiều khoáng vật màu lục như clorit, serpentin, và epidot, và các khoáng dạng vẩy như muscovit và vảy serpentin. Tính vẩy gây ra khuynh hướng tách hoặc tính phân phiến. Các khoáng vật phổ biến khác như thạch anh, orthoclase, talc, khoáng vật cacbonat và amphibol (actinolit).
1
null
Ga Eungam (Tiếng Hàn: 응암역, Hanja: 鷹岩驛) là ga đường sắt trên Tàu điện ngầm Seoul tuyến 6 ở Yeokchon-dong và Sinsa-dong, Eunpyeong-gu, Seoul và là ga cuối phía Tây của tuyến 6. Khoảng cách giữa Ga Eungam và Ga Bonghwasan, ga cuối phía Đông của tuyến 6, là khoảng 57 phút.
1
null
"Don't Think of Me" là bài hát của ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Anh Dido. Bài hát được phát hành dưới dạng đĩa đơn thứ hai trích từ album đầu tay của cô, "No Angel" vào ngày 19 tháng 2 năm 2000 độc quyền tại thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nó được chuyển đến các đài phát thanh sớm hơn hai tháng trước khi ra mắt chính thức, vào tháng 12 năm 1999. Đĩa đơn đạt vị trí thứ 35 trên bảng xếp hạng Adult Top 40 vào tháng 5 năm 2000.
1
null
Đá phiến lam còn loại là đá phiến glaucophan, là một loại đá biến chất hình thành từ sự biến chất của bazan và các đá có thành phần tương tự ở áp suất cao và nhiệt độ thấp (khoảng ), ở độ sâu khoảng . Màu lục của đá là do sự có mặt của các khoáng vật chủ yếu như glaucophan và lawsonit. Đá phiến lam thông thường được tìm thấy trong các vành đai kiến tạo sơn như các địa thể thạch luận học trong tiếp xúc đứt gãy với các tướng đá phiến lục hoặc hiếm hơn là eclogit.
1
null
Zirconolit là một loại khoáng vật calci zirconi titanat; công thức hóa học CaZrTi2O7. Một số mẫu của khoáng vật này có thể chứa thori, urani, xeri, niobi và sắt; sự hiện diện của thori và/hoặc urani làm nó có tính phóng xạ. Khoáng vật này có màu đen hoặc nâu
1
null
Euxenit hay euxenit-(Y) (tên khoáng vật học chính xác) là một loại khoáng vật có màu đen nâu, có ánh kim loại, có công thức hóa học là (Y,Ca,Ce,U,Th)(Nb,Ta,Ti)2O6 Hóa học. Nó chứa calci, niobi, tantali, xeri, titan, ytri, và đặc biệt là urani và thori, với các kim loại khác. Một phần của nó có dạng vô định hình do sự phân hủy phóng xạ. Euxenit tạo thành một loại liên tục với loại polycrase-(Y) giàu titan có công thức (Y,Ca,Ce,U,Th)(Ti,Nb,Ta)2O6 Phân bố. Nó có mặt trong granit pegmatit và cát đen. Nó được tìm thấy ở nhiều nơi trên toàn cầu, nổi tiếng nhất là ở Jølster, Sunnfjord, Na Uy. Các nơi khác như dãy Ural, Nga; Thụy Điển; Minas Gerais, Brazil; Ampangabe, Madagascar; Ontario, Canada; và Arizona, Wyoming và Colorado ở Hoa Kỳ. Sử dụng. Euxenid9uo775c khai thác để tách đất hiếm. Các tinh thể lớn ít gặp cũng có thể được dùng làm trang sức.
1
null
Polycrase hay polycrase-(Y) là một loại khoáng vật oxide màu đen hoặc nâu của urani ytri, có công thức hóa học: (Y,Ca,Ce,U,Th)(Ti,Nb,Ta)2O6. Nó có dạng vô định hình, độ cứng 5 đến 6, và tỉ trọng 5. Khoáng vật này có tính phóng xạ do chứa urani với hàm lượng khoảng 6%. Nó có mặt trong pegmatit granit. Polycrase tạo thành một chuỗi liên tục với các oxide euxenit giàu đất hiếm. Nó được mô tả đầu tiên năm 1870 ở Rasvag, Đảo Hittero, gần Flekkefjord, Na Uy. Nó được tìm thấy ở Thụy Điển, Na Uy, và Hoa Kỳ.
1
null
"Stan" là đĩa đơn thứ ba trích từ album "The Marshall Mathers LP" được thu âm vào năm 1999 của rapper người Mỹ Eminem và có sự xuất hiện của nữ ca sĩ người Anh Dido. Bài hát đạt vị trí đầu bảng tại Anh và Úc và có mặt trong album "", thể hiện bởi Eminem và Dido trong bài thứ 5 và bài thứ 17 dưới dạng phần trình diễn trực tiếp tại Giải Grammy năm 2001 cùng Elton John. Ca khúc được sản xuất bởi The 45 King và sử dụng một đoạn nhạc mẫu trích từ ca khúc "Thank You" của Dido trong phần nhạc nền. Bản nhạc cũng sử dụng câu mở đầu của ca khúc trên trong phần điệp khúc. Cả hai ca khúc đều được phát hành làm đĩa đơn ở thời điểm cuối năm 2000. "Stan" được mệnh danh là một trong những bài hát hay nhất của Eminem và được xem như là một ca khúc trứ danh từ anh. Tạp chí âm nhạc "Rolling Stone" xếp hạng "Stan" ở vị trí thứ 296 trong danh sách 500 Bài hát Vĩ đại nhất. Ca khúc cũng nằm ở vị trí thứ 15 trong danh sách những ca khúc hip-hop xuất sắc nhất mọi thời đại. Nó bán được hơn 750.000 bản tại Anh. Stan cũng được ghi danh tại top 500 Bài hát của Đại lộ Danh Vọng Rock and Roll. Ca khúc được đề cử cho nhiều giải thưởng, bao gồm "Bài hát xuất sắc nhất" tại Giải Âm nhạc châu Âu của MTV, "Video của năm", "Video nhạc Rap xuất sắc nhất", "Đạo diễn xuất sắc nhất", "Đạo diễn xuất sắc nhất" và "Kĩ thuật quay phim xuất sắc nhất" tại Giải Video âm nhạc của MTV. Giải thưởng duy nhất bài hát giành được là giải "Video nghệ sĩ quốc tế xuất sắc nhất" tại lễ trao giải MuchMusic Video Awards. Tháng 4 năm 2011, tạp chí Complex tập hợp danh sách 100 ca khúc hay nhất của Eminem và xếp hạng "Stan" tại vị trí thứ 2. Tên của nhân vật cùng tên trong ca khúc trở thành một danh từ lóng, ám chỉ những người cuồng dại vì một ngôi sao hay một nhân vật nổi tiếng nào đó. Trong phần trình diễn tại Giải Grammy năm 2001 của anh, Elton John là khách mời bất ngờ khi chơi dương cầm và giúp anh trong phần điệp khúc của Dido. Vào cuối phần trình diễn, họ ôm nhau và cảm ơn khán giả. Stan được từ điển Cambridge ghi nhận thành 1 từ có nghĩa là người rất ngưỡng mộ một ca sĩ hoặc một người nổi tiếng khác , đến mức không bình thường(có thể đến mức ám ảnh) Bối cảnh bài hát. Bài hát kể câu chuyện về một nhân vật hư cấu tên là Stanley "Stan" Mitchell, người tự khẳng định mình là người hâm mộ Eminem cuồng nhiệt nhất (Trong album, Eminem sử dụng biệt danh tạo nên tên tuổi của anh: Slim Shady). Trong bài hát, anh viết một lá thư đến cho Eminem, với mỗi đoạn trở nên ám ảnh Eminem hơn và khi anh không nhận được sự đáp trả, anh trở nên cực kì giận dữ. Anh cuối cùng tạo nên một bản thu âm của chính mình khi đang lái xe đến một cái hồ, cùng với bạn gái đang mang thai của mình trong xe tải, được miêu tả trong câu hát: "Vậy nên đây là cuộn băng cassette mà tôi gửi cho anh, tôi mong anh nghe thấy nó. Tôi đang chạy xe với tốc độ 90 trên đường cao tốc... Thấy chưa Slim, (tiếng thét) im nào con khốn kia, tao đang cố gắng nói chuyện đây này! Này Slim, đó là bạn gái tôi thét lên trong chiếc xe tải... Thôi tôi phải đi rồi, tôi sắp đến cây cầu rồi. Khốn thật, tôi quên mất, làm sao tôi gửi cái này đi được? (tiếng lốp xe ré lên, tiếng nổ lớn.)" Cấu trúc và video ca nhạc. Trong đoạn đầu, Stan-nhân vật hư cấu (do Devon Sawa thủ vai trong video)-đang viết lá thư đến cho Eminem lần thứ 3, mong anh sẽ hồi âm lại. Tiếng mưa và sấm được chơi trong bản phông nên trong suốt video, cũng như tiếng bút chì cạ vào tờ giấy. Anh giải thích sự yêu thích của mình "Tôi có một phòng đầy ảnh poster và ảnh của anh đấy, anh bạn" và nhắc rằng anh đã gửi cho anh hai lá thư nhưng anh "chắc là chưa nhận được chúng". Thêm vào đó, ca khúc "Old World Disorder" được nhắc đến. Stan cũng hé lộ mình có bạn gái (nhân vật do Dido thể hiện trong video) đang có thai và anh đặt tên cho con gái của mình là Bonnie. Trong đoạn thứ hai, Stan hoàn toàn suy sụp. Anh bắt đầu từ vẻ lạc quan nhưng trở nên mất kiểm soát. Tiếng sấm trong phần nhạc nền trở nên lớn hơn cùng với cơn giận của Stan. Stan cũng nhắc đến người em trai của mình, Matthew, người diễn tả còn là người hâm mộ lớn hơn của Eminem hơn cả anh. Stan cay đắng khi biết Eminem vô tình từ chối không chụp chung tấm ảnh cùng Matthew trong một đêm diễn, sau khi chờ anh trong một "cái lạnh cứng người" trong suốt 4 tiếng. Anh kết lá thư bằng "Mãi mãi là của anh, Stan/Tái bút, ta cũng nên ở bên nhau luôn đấy." Đoạn thứ ba là khi Stan tự ghi âm chính mình trong một chiếc cassette trong chiếc xe khi anh có ý định tự tử bằng việc lái chúng xuyên qua chiếc cầu khi đang uống rượu vodka. Cơn giận khiến anh mất tự chủ và át đi tiếng thét phía sau xe của bạn gái mình. Cuối đoạn, anh nhận ra mình đã quá trễ để gửi cuốn băng này và sau đó là tiếng đâm xe, khi chiếc xe đâm xuyên qua chiếc rào của chiếc cầu và rơi xuống mặt nước bên dưới. Đoạn cuối là đoạn thư mà Eminem viết đáp trả một cách muộn màng cho Stan. Anh quan tâm hỏi anh về việc tự cắt tay và đối xử với bạn gái của Stan. Anh cũng giải thích từng thấy một câu chuyện tương tự trên tin tức, khi một người đàn ông tự tử và giết luôn cả bạn gái đang mang thai của mình. Trong đoạn video, sau đó, là cảnh gương mặt của Stan hiện lên trên cửa sổ cạnh Eminem. Trong phiên bản đầy đủ, cảnh cuối là cảnh Matthew và mẹ của cậu bé tại nghĩa trang, nhìn vào mộ của Stan. Khi Matthew cởi nón ra, cho thấy tóc của cậu bé đã nhuộm vàng, hệt như anh trai mình cố làm để trông giống Eminem. Phiên bản bị kiểm duyệt của MTV và Fuse TV, các cảnh và lời bài hát thô tục bị xoá đi. Video đầy đủ bị kiểm duyệt của MTV có độ dài 8 phút 15 giây. Ý kiến chuyên môn. Ca khúc được các nhà phê bình âm nhạc tán dương. Stephen Thomas Erlewine nêu bật bài hát này. Entertainment Weekly cũng đề cao bài hát, "Eminem chứng tỏ anh là một thi sĩ rap có một không hai với ca từ có thần lực và ý nghĩa uyên thâm. "Stan", một bức thư trao đổi giữa một nghệ sĩ đến một người hâm mộ điên cuồng, có lẽ đây là ca khúc cảm động nhất về sự thờ tụng các ngôi sao từng được thu âm" và thêm vào rằng "Stan" đã mở ra một vùng đất mới cho nhạc rap." Di sản. Đây được xem là ca khúc được đề cao về mặt chuyên môn nhất của Eminem và được mệnh danh là một "cột mốc văn hoá". Trong Giải Grammy năm 2001, khi anh bị Liên Minh Chống Lại Sự Phỉ Báng Người Đồng Tính chỉ trích bởi lời nhạc của mình, Eminem đáp trả lại bằng việc trình diễn ca khúc "Stan" cùng ca sĩ Elton John, một nghệ sĩ đồng tính công khai, khi ông hát phần của Dido. Những phần lời thô tục cũng được chỉnh sửa lại trong màn trình diễn. Phần ghi âm lại của màn trình diễn này có mặt trên trang web chính thức của Eminem và có mặt trong album tổng hợp của năm 2005, "". "Stan" được ghi danh trong nhiều danh sách ca khúc thể loại hip-hop xuất sắc nhất mọi thời đại. Nó được xếp thứ 3 trong danh sách ca khúc rap xuất sắc nhất trong lịch sử bởi "Q Magazine", và đứng thứ 10 trong cuộc bình chọn bởi Top40-Charts.com. Tạp chí âm nhạc "Rolling Stone" ghi tên nó vào danh sách 500 Bài hát Vĩ đại nhất ở vị trí thứ 290, một trong hai ca khúc mà Eminem đạt được, cùng với "Lose Yourself"; trong ấn bản được cập nhật năm 2010, nó nằm ở vị trí thứ 296. Nó còn nằm trong danh sách 100 ca khúc Rap của About.com.. Ngoài ra, còn là: vị trí thứ 15 trong danh sách 100 Bài hát hip-hop xuất sắc nhất của VH1; thứ 10 trong danh sách "Ca khúc xuất sắc nhất thập kỷ" của tạp chí "Rolling Stone". Trong Reading and Leeds Festivals năm 2013, Dido có xuất hiện làm khách mời đặc biệt và trình diễn Stan cùng Eminem. Phần tiếp theo. Trong album phòng thu thứ tám của Eminem, "The Marshall Mathers LP 2", bản mở đầu của album, "Bad Guy", là phần tiếp theo của ca khúc này, có sự góp mặt của em trai của Stan, Matthew, khi anh tự tử để trả thù Eminem.
1
null
Zirkelit là một khoáng vật oxide với công thức hóa học (Ca,Th,Ce)Zr(Ti,Nb)2O7. Nó tồn tại ở dạng tinh thể lập phương có hình dạng rõ ràng. Nó có màu đen, nâu hoặc vàng với độ cứng 5,5 và tỉ trọng 4,7. Tên gọi và phát hiện. Zirkelit được phát hiện đầu tiên ở Brazil năm 1895. Nó được đặt theo tên nhà thạch học người Đức Ferdinand Zirkel (1838–1912). Phân bố. Phát hiện ban đầu là ở Jacupiranga cacbonatit, Sao Paulo, Brazil. Nó cũng được tìm thấy ở Canada, Kazakhstan, Na Uy, Nga, Nam Phi, Anh, và Hoa Kỳ.
1
null
Zimbabweit là một loại khoáng vật có công thức (Na,K)2PbAs4(Nb,Ta,Ti)4O18. Nhìn chung, nó được xếp vào nhóm arsenit nhưng nó nổi tiếng vì có chứa niobi và tantali. Khoáng vật có màu nâu vàng, kết tinh theo hệ thoi, và độ cứng 5. Nó được phát hiện năm 1986 trong pegmatit bị kaolin hóa ở Zimbabwe.
1
null
"Thank You" là bài hát do ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Anh, Dido thể hiện. Ca khúc được phát hành trong album đầu tay của cộ mang tên "No Angel" (1999). Ca khúc xuất hiện lần đầu tiên trong phần ca khúc trong phim của "Sliding Doors" cho dù chưa được phát hành dưới dạng đĩa đơn cho đến cuối năm 2000 và trở thành ca khúc ăn khách nhất của album. Ca khúc được sử dụng làm phần nhạc mẫu cho ca khúc nhạc nền cho bộ phim "Planets". Phần đầu của ca khúc được sử dụng làm điệp khúc cho ca khúc ăn khách của Eminem, "Stan". Bài hát cũng trở thành một trong những ca khúc trứ danh của Dido. Bối cảnh sáng tác. Dido viết ca khúc này như để tưởng nhớ đến bạn trai lúc đó của cô, nhà luật sư ngành giải trí Bob Page. Họ đính hôn năm 2001 nhưng chia tay ngay năm sau đó - mà "White Flag", ca khúc nằm trong album phòng thu thứ hai của cô "Life for Rent", có nhắc đến sự tan rã của họ. Nó vẫn đang là đĩa đơn ăn khách nhất của Dido tại thị trường Mỹ cho đến hiện nay và là ca khúc duy nhất của cô lọt vào top 10 "Billboard" Hot 100. Bài hát "Stan" của Eminem. Đĩa đơn nhận được sự tán dương từ phía phê bình âm nhạc của Eminem- "Stan" có sử dụng phần đầu của bài hát này trong phần điệp khúc. Dido cũng xuất hiện trong phần video của ca khúc và có xuất hiện trong chuyến lưu diễn của Eminem để trình diễn ca khúc này. Khi Eminem trình diễn "Stan" trực tiếp tại Giải Grammy, Elton John hát phần nhạc mẫu của Dido trên chiếc đàn của mình. Phiên bản của Deep Dish. Bộ đôi Deep Dish phối lại ca khúc này. Bản phối lại thắng Giải Grammy cho hạng mục "Bản thu âm được phối lại xuất sắc nhất" năm 2002. Bài hát "Dear Kuya" của Syke. Đĩa đơn "Dear Kuya" của Syke có sử dụng nhạc mẫu bản phối lại của Thunderstorm của ca khúc này trong phần điệp khúc. Phiên bản của Mỹ Tâm. Nữ ca sĩ người Việt Nam Mỹ Tâm, trình bày lại ca khúc này trong album phòng thu "Đâu Chỉ Riêng Em" vào năm 2002. Trong phần lời thứ hai, cô viết và hát lời Việt cho ca khúc này. Phần còn lại cô hát bằng tiếng Anh. Ý kiến chuyên môn. "Thank You" nhận được sự tán dương từ phía các nhà phê bình âm nhạc, khi cho rằng bản ballad này "cảm động và nhẹ nhàng" và ngay lập tức trở thành bản nổi bật trong album. Jeff Burger từ trang web Allmusic và Christian Ward từ "NME" lưu ý ca khúc này như là một bản nổi bật từ album. Những người nhận xét từ Sputnikmusic cho những ý kiến tích cực, khi nhiều người cảm thấy ca khúc là một "bản nhạc pop được viết rất tốt". Diễn biến tại các bảng xếp hạng. "Thank You" đạt vị trí thứ ba trên "Billboard" Hot 100 vào tháng 4 năm 2001, trở thành đĩa đơn đầu tiên và duy nhất của Dido đạt top ba tại thị trường Mỹ. Tại Anh, "Thank You" cũng đạt vị trí thứ ba, trở thành đĩa đơn thứ ba lọt vào top ba từ album "No Angel" tại đó. Đó cũng là đĩa đơn thành công nhất của Dido tại Anh, cho đến khi đĩa đơn "White Flag" ra mắt. "Thank You" cũng có diễn biến rất tốt trên các thị trường lớn khác. Tại New Zealand, bài hát bắt đầu tại vị trí thứ 47, sau đó đạt đến vị trí thứ 3 trong 3 tuần liên tiếp. Ca khúc sau đó vào lại bảng xếp hạng tại vị trí thứ 37, cho đến khi rơi hạng đến vị trí thứ 50 và sau đó quay lại tại vị trí thứ 49. Ca khúc thất bại trong việc leo lên bảng xếp hạng tại Úc, cho dù có một lượng nghe từ phía các đài phát thanh. Ca khúc mở đầu và đạt vị trí thứ 17 tại Na Uy, cho đến khi rơi đến hạng thứ 20. Ca khúc mở đầu tại vị trí thứ 68 tại Hà Lan, sau đó đã đạt vị trí thứ 29, ở yên đó trong hai tuần liên tiếp. Ca khúc cũng đạt hạng 16 và 25 tại Thuỵ Điển và Áo. Video ca nhạc. Dido ghi hình video ca nhạc cho bản "Thank You". Trong video, vì Dido không trả tiền hoá đơn, các nhà chức trách địa phương đã đến và phá dỡ căn nhà của cô. Những công nhân xây dựng dán cáo thị để nhắc nhở cô trước cửa nhà và dọn đồ của cô đi. Dido, người biết trước rằng nhà mình bị giải thể, chỉ ung dung hát. Ở cuối video, cô bị đuổi ra khỏi nhà và buộc phải ra khỏi nhà với hành lý và túi đồ. Video được đạo diễn bởi Dave Meyers và được phát hành vào tháng 1 năm 2001. Trong một video ca nhạc khác, Dido trình diễn trực tiếp ca khúc này tại một buổi diễn của mình, phần âm thanh được lồng vào phần nhạc này.
1
null
Oreo () là một nhãn hiệu bánh quy ngọt nổi tiếng, thường bao gồm hai lớp bánh quy sôcôla kẹp kem ngọt ở giữa. Kể từ năm 2018, bánh Oreo được bộ phận Nabisco (thuộc tập đoàn Mondelēz International) sản xuất tại Hoa Kỳ. Oreo đang là thương hiệu bánh quy ngọt bán chạy nhất tại Hoa Kỳ kể từ khi được giới thiệu vào năm 1912. Loại bánh này hiện nay được bán phổ biến khắp thế giới và có nhiều loại khác nhau. Vào tháng 3 năm 2012, tạp chí 'Time' ghi nhận Oreo có mặt ở hơn 100 quốc gia khác nhau. Từ năm 1912, hơn 450 tỷ chiếc bánh Oreo đã được sản xuất trên toàn thế giới và trở thành bánh quy bán chạy nhất thế giới. Nguồn gốc của tên gọi Oreo hiện chưa được xác nhận, nhưng theo nhiều giả thuyết, nó có thể mang nghĩa "ngọn núi" theo một từ gốc Hy Lạp cổ. Những người khác lại cho rằng bánh này mang tên Oreo vì đơn giản là từ này ngắn và dễ phát âm. Một giả thuyết khác, được đề xuất bởi nhà văn thực phẩm Stella Park, đó là tên bắt nguồn từ tiếng Latin "Oreodaphne", một chi của họ nguyệt quế. Lịch sử. Bánh quy Oreo được ra mắt lần đầu bởi công ty Bánh quy Quốc gia (ngày nay mang tên Nabisco) vào năm 1912 tại nhà máy Chelsea, Manhattan, thành phố New York. Ngày nay có một khối phố ở đây mang tên "Đường Oreo". Tên Oreo được đăng ký nhãn hiệu đầu tiên vào ngày 14 tháng 3 năm 1912. Thiết kế ban đầu trên mặt của Oreo có một vòng hoa xung quanh mép của cookie và tên "OREO" ở trung tâm.  Tại Hoa Kỳ, chúng được bán với giá 25 xu một pound (453 g) trong các hộp kim loại mới lạ với ngọn thủy tinh trong suốt. Oreo đầu tiên được bán vào ngày 6 tháng 3 năm 1912 cho một cửa hàng tạp hóa ở Hoboken, New Jersey. Bánh quy Oreo được đổi tên vào năm 1921 thành ""Oreo Sandwich";  năm 1948, tên được đổi thành "Oreo Crème Sandwich"; và vào năm 1974, nó trở thành "Oreo Chocolate Sandwich Cookie"" tồn tại đến ngày nay. Thiết kế mởi cho mặt bánh được đưa ra vào năm 1924.  Thiết kế bánh Oreo hiện đại được phát triển vào năm 1952 bởi William A. Turnier khi kết hợp với logo Nabisco. Quy trình làm bánh quy Oreo hiện đại được phát triển bởi nhà khoa học thực phẩm chính của Nabisco, ông Sam Porcello, ông hiện đã nghỉ hưu ở Nabisco từ năm 1993. Porcello giữ năm bằng sáng chế liên quan trực tiếp đến Oreo. Ông cũng tạo ra một loại bánh quy Oreo được phủ sô cô la đen và sô cô la trắng.   Vào đầu những năm 1990, những lo ngại về sức khỏe đã khiến công ty Nabisco thay thế mỡ lợn trong chất làm dày bằng dầu thực vật không no (được hydrô hóa một phần). Bánh quy Oreo rất thích hợp và phổ biến với những người có một số hạn chế về chế độ ăn uống, chẳng hạn như người ăn chay, vì chất làm dày của bánh không sử dụng bất kỳ một sản phẩm động vật nào.   Vào tháng 1 năm 2006, Nabisco thay thế hoàn toàn dầu thực vật được hydrô hóa một phần bằng dầu thực vật không hydrô hóa. Năm 2008, Oreo được quảng cáo trong một trò chơi trực tuyến có tên "Double Stuf Racing League", với sự tham gia của chị em nhà Williams, Venus và Serena. Vào tháng 4 năm 2011, Oreo công bố phiên bản đặc biệt Oreo với kem màu xanh để quảng bá cho phim hoạt hình "Rio 2011" kèm theo nhiều khuyến mãi, chương trình có sẵn ở Ecuador, Peru và Colombia và kết thúc vào ngày 30 tháng 5 năm 2011. Vào tháng 6 năm 2012, Oreo đã đăng một quảng cáo hiển thị hình ảnh chiếc bánh với lớp kem màu cầu vồng để hướng ứng tháng cộng đồng LGBT. Tại các thị trường khác nhau, bánh Oreo được các hãng khác nhau phân phối, như Kraft, McDonald's và KFC tại Vương quốc Anh và Bắc Ireland, Cadbury India ở Ấn Độ (thành viên của tập đoàn Mondelēz International), hay Lefèvre-Utile tại Pakistan. Các phiên bản. Bánh quy Oreo cũng có nhiều phiên bản bánh khác nhau, ví dụ: Văn hóa. Hình ảnh chiếc bánh Oreo xuất hiện phổ biến trong nhiều bộ phim, một số ví dụ như: "A Star Is Born 1976, This is Spinal Tap 1978, Big 1988, The Parent Trap 1998, Wreck-It Ralph 2012, Love Simon 2018." Oreo cũng là tên của hệ điều hành Android 8 "Oreo" của Google. Từ "Oreo" còn được sử dụng mang nghĩ phân biệt chủng tộc và xúc phạm một người da đen nào đó mà anh ta/cô ta hành xử, cử xử như một người da trắng, giống với hình ảnh chiếc bánh quy.
1
null
Haggertyit là một khoáng vật hiếm gặp của bari, sắt, magiê, titanat: Ba(Fe2+6Ti5Mg)O19 được mô tả đầu tiên năm 1996 ở Murfreesboro, Quận Pike, Arkansas. Các tinh thể ánh kim dưới kính hiển vi có hình dạng sáu phương và tạo thành các tấm lục giác nhỏ cộng sinh với richterit và olivin của các thể tù mafic bị serpentinit hóa trong đá lamproit. Nó là một thành viên giàu sắt(II) của magnetoplumbit. Nó được đặt tên thao nhà địa vật lý học Stephen E. Haggerty (sinh 1938) thuộc Đại học quốc tế Florida.
1
null
Richterit là một khoáng vật silicat natri calci magiê thuộc nhóm amphibol. Nếu sắt thay thế magnesi trong cấu trúc khoáng vật, nó được gọi là ferrorichterit; nếu flo thay thế gốc hydroxyl, nó được gọi là fluororichterit. Các tinh thể richterit có hình lăng trụ và thon dài, hoặc lăng trụ đến sợi, hoặc tinh thể trong đá. Richterit có màu nâu, nâu xám, vàng, đỏ nâu đến đỏ hồng, hoặc lục nhạt đến lục sẫm. Richterit có mặt trong các đá vôi bị biến chất nhiệt trong đới biến chất tiếp xúc. Nó cũng là sản phẩm nhiệt dịch trong mácma mafic, và tích tụ quặng giàu mangan. Chúng được phát hiện ở Mont-Saint-Hilaire, Quebec, và Wilberforce và Tory Hill, Ontario, Canada; Långban và Pajsberg, Thụy Điển; West Kimberley, Tây Úc; Sanka, Myanmar; và, ở Hoa Kỳ, Iron Hill, Colorado; Leucite Hills, Wyoming; và Libby, Montana. Khoáng vật được đặt tên năm 1865 theo tên nhà khoáng vật học người Đức Theodore Richter (1824–1898).
1
null
Modern Vampires of the City là album phòng thu thứ ba của ban nhạc indie rock người Mỹ Vampire Weekend, phát hành vào ngày 14 tháng 5 năm 2013, bởi XL Recordings. Sau khi phát hành album năm 2010, "Contra" ban nhạc đi lưu diễn và viết nhạc. Sau một thời gian các thành viênn theo đuổi các dự án âm nhạc khác nhau, họ tập hợp lại và bắt đầu làm việc cho album thứ ba của họ vào năm 2011. Đây là lần đầu tiên ban nhạc làm việc với nhà sản xuất Ariel Rechtshaid. Họ thu âm album tại nhiều nơi khác nhau, bao gồm thành phố New York, Los Angeles, Martha's Vineyard. "Modern Vampires of the City" rời bỏ thứ âm nhạc mà ban nhạc đã thực hiện ở album đầu tay và "Contra". Bìa album là một tấm ảnh của Neal Boenzi vào một ngày khói mù ở thành phố New York, khi mà ô nhiễm không khí giết chết ít nhất 169 người. Album đứng vị trí số một trên US Billboard 200 với đầu tiên tuần bán được 134.000 bản, trở thành album thứ hai liên tiếp của ban nhạc làm được điều này, và được tán thưởng bởi các nhà phê bình âm nhạc. Nó đã được chọn là album hay nhất năm 2013 bởi một số ấn phẩm, bao gồm Rolling Stone, Pitchfork Media và Robert Christgau. Album đã đoạt giải thưởng giải Grammmy cho Album alternative xuất sắc nhất tại giải Grammy lần thứ 56. Bối cảnh. Thành công của album thứ hai, "Contra" (2010), củng cố vị trí của ban nhạc như "một trong những câu chuyện thành công của indie rock thập kỷ trước." Vào thời điểm ban nhạc chạy tour "Contra", họ nhận ra rằng họ chưa nghỉ ngơi lần nào trong gần năm năm. Vào thời kỳ gián đoạn, các thành viên ban nhạc theo đuổi dự án riêng: Baio biểu diễn DJ và viết nhạc cho phim "Somebody Up There Likes Me" của Bob Byington, Batmanglij thu âm tác phẩm solo, sản xuất cho Das Racist và dành thời gian du lịch Ấn Độ với ba người bạn, và Koenig hợp tác với Major Lazer. Koenig chia tay ban gái không lâu trước khi phát hành "Contra" và sau đó chuyển khỏi căn hộ chung ở New York. Cảm thấy "kỳ lạ và vô mục đích", Koenig đến ở Los Angeles nhưng trở lại bờ Đông sau bốn tháng. Ban nhạc tái hợp 2011. Koening và Batmanglij gặp nhau nhiều lần một tuần để viết nhạc, một số tác phẩm này sau đó bị loại bỏ. Bộ đôi chuyển đến Martha's Vineyard, nơi họ có được sự bình tĩnh và soạn nhiều bài hát mới. Vì không có thời hạn bắt buộc hoàn thành, ban nhạc bắt đầu làm việc cho "Modern Vampires of the City". Tiếp nhận phê bình. "Modern Vampires of the City" nhận được sự ca ngợi từ các nhà phê bình âm nhạc. Tại Metacritic, trang web lấy tiêu chuẩn là 100 điểm dựa trên sự đánh giá của các nhà phê bình, album nhận được trung bình 84 điểm dựa trên 51 đánh giá. Trong bài nhận xét cho The Independent, Simon Price gọi album là "tưởng chừng thẳng thừng nhất" và "cố gắng liên kết và có sức thuyết phục nhất" của Vampire Weekend. Ryan Dombal của Pitchfork Media cho biết, giọng hát kết hợp với âm nhạc trôi chảy trên âm thanh của bài hát tự nhiên hơn và năng động hơn các album trước của ban nhạc. Alexis Petridis, nhà phê bình chính cho "The Guardian", tin rằng Vampires Weekend đã thành công trong việc tránh xa các âm thanh thừa thải của âm nhạc của họ trước đây và viết nhiều lời bài hát chân thật hơn. Nathan Brackett của tạp chí "Rolling Stone" nói rằng album có một linh hồn riêng và bài hát gợi nhiều liên tưởng đặc biệt tới cuộc sống đô thị, trong khi Robert Christgau đánh giá cao cách mà nhiều chủ đề "Thời đại đang đến" (Coming of Age) gắn kết vào nhau. Trong đánh giá cho MSN Music, Christgau tìm chấy sự giống nhau của album với album năm 1967 Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band của The Beatles vì cách mỗi lời bài hát và âm nhạc "vừa ý với chính nó và khéo léo nằm trong những bài hát khỏe khoắn, do đó biểu thị toàn bộ ý nghĩa mà không cần có gợi ý chủ đề nào". Trong một ít nhận xét nhiệt tình, John Calvert của tạp chí NME nói rằng ban nhạc hy sinh "những âm thanh thông minh từng tạo nên họ" nhưng mặt khác gọi album là "tuyệt đẹp". Greg Kot, viết cho "Chicago Tribune", cảm thấy ban nhạc sơ suất với trong nỗ lực với những bài hát khéo léo như "Ya Hey" và "Finger Back". Jesse Cataldo của Slant Magazine nói rằng các bài hát có thể dày đặc và dài dòng, nhưng họ cũng nói "ngay lập tức tạo ra một cấp độ hoàn toàn lòng ruột, nổi bật một sự cân bằng hoàn hảo tạo nên thứ có lẽ là album hay nhất của năm". Danh hiệu. Rolling Stone xếp ở vị trí thứ 1 trên danh sách "50 Album hay nhất năm 2013", và cảm thấy rằng các bài hát được thực hiện cuộc hành trình đến tuổi trưởng thành "cảm thấy giá trị của sự đau khổ". Tại "Spin", họ xếp hạng album ở vị trí thứ 3 trên danh sách "50 Album hay nhất của năm 2013 của SPIN", và cho biết album "sinh động như một cuộc phỏng vấn bình thản mà bạn thích thú tìm kiếm trong thập kỷ này." Tại Stereogum, họ xếp hạng album tại số 3 trên danh sách "50 Album hay nhất của năm 2013. Cũng vào ngày 04 Tháng 12, tạp chí Times xếp hạng "Modern Vampires of the City" làm album hay thứ hai của năm, nói rằng "Vampire Weekend làm điều tương tự với âm nhạc mà các nhà văn thực sự thông minh làm với các câu chữ: vốn từ vựng của họ to lớn, và do đó họ ra lệnh cho các từ ngữ và tông âm và họ sử dụng những món quà đó để suy nghĩ và gợi nhiều liên tưởng hơn là chỉ để khoe (Không ngạc nhiên, ca sĩ Ezra Koenig cũng làm điều đó với các từ ngữ)". Tại Magnet, họ xếp hạng các album ở vị trí thứ 19 trên "Top 25 album hay nhất năm 2013 của Magnet". Vào ngày 17 tháng 12 năm 2013, album đã được chọn làm album của năm bởi Pitchfork Media. "Modern Vampires of the City" cũng giành được một giải Grammy cho Album alternative xuất sắc nhất tại giải Grammy lần thứ 56. Danh sách bài hát. Tất cả bài hát được viết bởi Ezra Koenig, trừ khi có ghi chú. Tất cả nhạc phẩm được soạn bởi Rostam Batmanglij và Koenig, trừ khi có ghi chú
1
null
Ga Bulgwang (Tiếng Hàn: 불광역, Hanja: 佛光驛) là ga tàu điện ngầm trên Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 3 và Tàu điện ngầm Seoul tuyến 6 ở Eunpyeong-gu, Seoul, Hàn Quốc Ga nằm trên tuyến một chiều vòng Eungam của tuyến 6, và trước đây xe lửa từ ga tuyến 6 Bulgwang chỉ chạy theo hướng Ga Dokbawi.
1
null
Box, Inc. (trước đây là Box.net), là một công ty dịch vụ internet có trụ sở tại Redwood City, California. Mảng kinh doanh chính của công ty là dịch vụ quản lý, lưu trữ dữ liệu đám mây cho doanh nghiệp. Dịch vụ Box.com có ứng dụng dành cho Windows, macOS, và nhiều nền tảng di động khác. Box được sáng lập vào năm 2005. Lịch sử. Box là một dự án của Aaron Levie khi ông còn là sinh viên ở Đại học Nam California vào năm 2004. Levie bỏ học để tập trung toàn bộ thời gian cho dự án vào năm 2005. Levie trở thành CEO, trong khi người bạn thời thơ ấu Dylan Smith trở thành CFO. Vào tháng Mười 2009, Box thực hiện thương vụ đầu tiên, mua lại Increo Solutions. Vào Tháng Bảy 2014, Box nhận được 150 triệu Đô la Mỹ tiền đầu tư từ Coatue Management và TPG Capital. Vào Tháng Mười Một 2014, Box mua lại startup phân mềm y tế MedXTvới giá 3.84 triệu Đô la Mỹ. Vào Tháng Hai 2015, Box mua lại công ty dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây Airpost. Vào Tháng Bảy 2018, Box mua lại Butter.ai, một công ty cung cấp phần mềm tìm kiếm cho doanh nghiệp. Vào Tháng Hai 2021, Box mua lại startup chữ ký điện tử SignRequest với giá 55 triệu Đô la Mỹ. Mô hình kinh doanh. Box là một doanh nghiệp điện toán đám mây với dịch vụ lưu trữ, quản lý và chia sẻ dữ liệu. Người dùng được cho phép chia sẻ tập tin của họ với người khác. Có ba loại tài khoản: Công ty, Hộ kinh doanh và Cá nhân. Những khách hàng Công ty của Box gồm có IBM, GE, Schneider Electric, và Procter & Gamble.
1
null
Dịch trạm (hay nhà trạm) là một trạm ngựa, biên chế có từ 30 đến chừng 100 người gọi là Phu trạm, mỗi trạm được cấp bốn con ngựa có nhiệm vụ việc tiếp nhận và vận chuyển công văn giấy tờ từ triều đình tới địa phương và ngược lại. Ngoài ra dịch trạm còn có nhiệm vụ đón tiếp và phục vụ các đoàn sứ bộ và các quan lại kinh lý đi qua. Lịch sử hình thành và phát triển. Từ thời nhà Lý, một số dịch trạm đã được đặt trên tuyến đường Thiên lý để chuyển công văn, giấy tờ, hình thức hoạt động chủ yếu là đi bộ hoặc dùng thuyền. Vào giai đoạn này, hệ thống nhà trạm còn thưa thớt, ngựa trạm chưa phổ biến, nhiều dịch trạm còn không có ngựa. Cùng với thời gian, qua các triều Trần, Lê, nhiều nhà trạm mới được bổ sung, ngựa trở thành phương tiện di chuyển quan trọng, tuy rằng số lượng ngựa cung cấp cho các trạm vẫn còn hạn chế. Tới thời nhà Nguyễn, hệ thống dịch trạm nhận được sự quan tâm và được phát triển thành một hệ thống tương đối hoàn chỉnh. Năm 1802, vua Gia Long cho thành lập Ty Bưu chính với nhiệm vụ đưa đón quan lại và vận chuyển công văn. Hoạt động của hệ thống dịch trạm đóng vai trò then chốt trong việc vận hành Ty Bưu chính. Tổ chức. Nhân sự. Ở mỗi trạm, đứng đầu là "Cai đội", giúp việc có một "Phó đội" và các "Phu dịch" lo việc qua lại giữa các trạm. Số lượng phu dịch không thống nhất mà tuỳ vào tầm quan trọng của tuyến đường mà được cắt đặt nhiều hay ít, ví dụ như từ phủ Thừa Thiên (kinh thành) tới Quảng Bình mỗi trạm có 80 người, từ Quảng Bình tới Gia Định mỗi trạm 50 người. Tới thời Minh Mạng, Cai đội đổi thành "Dịch thừa" còn Phó đội đổi thành "Dịch mục", số ngựa mỗi trạm được tăng thành ba con, riêng một số trạm quan trọng được cấp bốn con, phục vụ thông tin liên lạc thông suốt và kịp thời trong hai chiều. Bố trí và Xây dựng. Tới thời Nguyễn, hệ thống dịch trạm trải rộng trên toàn 30 tỉnh, phủ và đạo dọc theo đường Thiên lý, khoảng cách giữa các trạm dao động trong khoảng 20 đến 30 dặm (12 – 18 km). Nhà trạm được bố trí ven đường lộ, gồm ba gian, hai chái, xây gạch lợp mái ngói hoặc mái tranh. Trước trạm có treo biển ghi tên, chữ được sơn son thếp vàng. Giữa sân trạm có cột cờ treo cờ cả ngày lẫn đêm để phu trạm có thể nhận ra từ xa. Xung quanh trạm được bao bằng tường rào, bốn óc có bốn chòi gác để sớm phát hiện các phu trạm đang tới nhằm nhanh chóng chuẩn bị tin tức, công văn. Theo "Đại Nam nhất thống chí", thời nhà Nguyễn có tổng cộng 158 dịch trạm như vậy được ghi nhận. Hoạt động. Theo quy định của triều đình, các dịch trạm chỉ chịu trách nhiệm vận chuyển công văn, giấy tờ và tin tức từ triều đình, những nhu cầu vận chuyển riêng tư như thư từ, bưu phẩm, bưu kiện của dân và kể cả quan lại đều không được phép. Riêng quan lại đi công vụ thì được phép nhờ phu trạm vận chuyển hành lý. Các dịch trạm phải luôn chuẩn bị sẵn lương thực, thực phẩm và các vật dụng thiết yếu để nghênh tiếp và đưa tiễn các quan làm nhiệm vụ. Với những quan lại lợi dụng cương vị bắt phu trạm phục dịch riêng nếu bị phát hiện sẽ xử trị rất nghiêm. Việc vận chuyển công văn, giấy tờ được gọi là "chuyển đệ", mức độ "chuyển đệ" được quy định rõ ràng từ tối khẩn tới bình thường để nhà trạm theo đó bố trí phương tiện và thời gian thực hiện. Nếu phu trạm chậm trễ trong việc chuyển tin tức sẽ bị phạt, nhẹ nhất cũng bị cai đội noc ra đánh bằng gậy. Trường hợp chạy tin khẩn phu trạm được phát thêm nhạc đồng, chuông đồng hoặc kèn đồng để người dân biết đường tránh dẹp. Thuyền đò ngay cả khi đã qua sông nghe tiếng nhạc rung cũng phải quay lại đón. Ngoài ra phu trạm còn được phát thêm cờ hiệu, màu sắc quy định tính chất khẩn cấp của tin tức, ví dụ cờ nền đỏ thêu chữ đen "Mã thượng phi đệ" là tin tối khẩn cấp, cờ màu lam thêu chữ đỏ mức khẩn cấp chỉ vừa vừa. Trong trường hợp chuyển tin quân sự quan trọng, phu trạm phải cắm thêm lên trên cờ "Vũ hich" được làm từ lông cánh gà (chọn từ những chiếc lông dài và đẹp nhất của gà trống, khâu lại thành một mảng quấn khắp ngọn cờ). Tại các bốt gác tại dịch trạm, mỗi khi thấy có "Vũ hịch" đang phi thì phải lập tức chuẩn bị ngựa trạm và cắm sẵn Vũ hịch lên chóp cờ, chờ tin đến là lập tức đi ngay. Để đảm bảo tốc độ truyền tin, triều đình cho phép ngựa trạm phi nhanh hết tốc độ, không cần tránh người đi đường, nếu người nào không tránh kịp bị ngựa xéo chết thì phu trạm cũng không bị truy cứu.
1
null
Miranda, hay Uranus V, là vệ tinh nhỏ nhất và nằm trong cùng trong số năm vệ tinh tự nhiên chính của Sao Thiên Vương. Giống như 27 vệ tinh tự nhiên còn lại, Miranda quay xung quanh Sao Thiên Vương theo quỹ đạo song song với xích đạo của hành tinh này. Với đường kính chỉ 470 km, Miranda là một trong những vật thể nhỏ nhất trong Hệ Mặt Trời có dạng cầu do lực hấp dẫn của chính nó, chỉ sau Mimas, vệ tinh tự nhên của Sao Thổ. Miranda là một trong những vật thể có địa hình đa dạng nhất trong Hệ Mặt Trời, trong số đó có Verona Rupes, sườn dốc sâu nhất trong Hệ Mặt Trời với độ sâu 20 km. Nguồn gốc và quá trình tiến hóa của vẫn chưa được, và nhiều giả thuyết đã được đưa ra về sự hình thành của vệ tinh này. Miranda được Gerard Kuiper tìm ra vào ngày 16 tháng 2 năm 1948 tại đài thiên văn McDonald và được ông đặt tên theo nhân vật Miranda trong vở kịch "Giông tố" của William Shakespeare. Dạng tính từ của tên gọi này là "Mirandan". Nó còn có tên gọi khác là Uranus V. Cho tới nay tất cả những hình ảnh cận cảnh của Miranda đều do tàu "Voyager 2" chụp trong quá trình bay ngang qua Sao Thiên Vương vào tháng 1 năm 1986. Khi đó nam bán cầu của vệ tinh này hướng về phía Mặt Trời nên chỉ có khu vực này được nghiên cứu. Miranda cho thấy nhiều vết tích của những hoạt động địa chất trong quá khứ hơn tất cả các vệ tinh khác của Sao Thiên Vương. Phát hiện và tên gọi. Miranda được nhà thiên văn học Gerard Kuiper phát hiện vào ngày 16 tháng 2 năm 1948 bằng kính thiên văn Otto Struve của Đài thiên văn McDonald. Chuyển động của nó xung quanh Sao Thiên Vương được xác nhận vào ngày 1 tháng 3 năm 1948. Đây là vệ tinh của Sao Thiên Vương đầu tiên được phát hiện sau gần 100 năm. Kuiper đề xuất đặt tên cho vệ tinh này là "Miranda", theo một nhân vật trong vở kịch "Giông tố" của Shakespeare, do cả bốn vệ tinh đã được tìm ra trước đó của Sao Thiên Vương, bao gồm Ariel, Umbriel, Titania và Oberon, đều được đặt tên theo các nhân vật của Shakespeare hoặc Alexander Pope. Việc này được tiếp tục đối với các vệ tinh của Sao Thiên Vương được phát hiện sau đó. Quỹ đạo. Trong số 5 vệ tinh dạng cầu của Sao Thiên Vương, Miranda có quỹ đạo gần với hành tinh này nhất, cách bề mặt của nó khoảng 129.000 km. Chu kỳ quỹ đạo của Miranda chỉ kéo dài 34 giờ và, giống như Mặt Trăng, bằng với chu kỳ tự quay của nó. Điều đó có nghĩa là nó luôn luôn quay cùng một hướng về phía Sao Thiên Vương. Độ nghiêng quỹ đạo của Miranda (4,34°, gần gấp mười lần so với các vệ tinh khác của Sao Thiên Vương) cao một cách bất thường đối với một vệ tinh ở gần hành tinh của mình như vậy. Chưa có sự lý giải nào cho điều này bởi không có sự cộng hưởng quỹ đạo nào giữa các vệ tinh với nhau. Có giả thuyết cho rằng Miranda đã từng cộng hưởng quỹ đạo theo tỷ lệ 3:1 với Umbriel, trước khi thoát khỏi sự cộng hưởng này do những tác động hỗn loạn. Trong hệ thống Sao Thiên Vương, do độ dẹt của hành tinh này cũng như kích thước tương đối lớn của các vệ tinh, việc thoát khỏi sự cộng hưởng quỹ đạo dễ hơn nhiều so với các vệ tinh của Sao Mộc và Sao Thổ. Đặc điểm vật lý. Với khối lượng riêng 1,2 g/cm³, Miranda là vệ tinh ít đặc nhất của Sao Thiên Vương, cho thấy cấu tạo của nó có thể gồm hơn 60% nước đá. Có khả năng bề mặt của Miranda hầu hết là băng, còn phía bên trong chứa khoáng vật silicat và các hợp chất hữu cơ với mật độ loãng. Bề mặt của Miranda có những khu vực chắp vá với địa hình đứt gãy, cho thấy hoạt động địa chất với cường độ mạnh trong quá khứ, cũng như những hẻm núi đan xen nhau. Nguyên nhân dẫn đến những hoạt động địa chất trong quá khứ của Miranda được cho là sự nóng lên do thủy triều ở một thời điểm khi mà quỹ đạo của nó lệch hơn so với hiện tại do sự cộng hưởng quỹ đạo với Umbriel.. Độ lệch tâm quỹ đạo tăng gây ra sự ma sát thủy triều do những lực thủy triều khác nhau theo thời gian từ Sao Thiên Vương, từ đó khiến cho phía bên trong vệ tinh này nóng lên. Miranda cũng có thể đã từng cộng hưởng quỹ đạo với Ariel theo tỷ lệ 5:3, gây ra sự nóng lên ở bên trong vệ tinh này. Tuy nhiên sự nóng lên do việc cộng hưởng với Umbriel được cho là vẫn mạnh hơn gấp ba lần. Một giả thiết được đưa ra sau khi "Voyager 2" bay ngang qua Miranda cho rằng vệ tinh này từng bị đập vỡ bởi một cú va chạm mạnh, sau đó các mảnh vỡ tập hợp lại với nhau, trong đó những mảnh đặc hơn chìm xuống và tạo nên những hình dạng kỳ lạ như ngày nay.
1
null
Chu kỳ Mặt Trời là chu kỳ mà số lượng vết đen Mặt Trời thay đổi về số lượng. Chu kỳ được giới hạn bởi "Năm Mặt trời hoạt động" (năm có nhiều vết đen nhất) và "Năm Mặt Trời tĩnh" (năm có ít vết đen nhất). Điều này đã được những quan sát thiên văn từ thế kỷ XIX đến nay xác định. Thực ra, chu kỳ Mặt Trời chỉ là một nửa của chu kỳ 22 năm. Trong khoảng thời gian xảy ra chu kỳ Mặt Trời, từ trường của Mặt Trời có thể hoàn toàn đảo ngược.
1
null
Nghĩa trang Đa Phước là nghĩa trang nằm ở xã Đa Phước và xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2006 và hiện đã quy hoạch đến giai đoạn 2. Nghĩa trang Đa Phước là một trong các nghĩa trang nhận mộ di dời từ nghĩa trang Bình Hưng Hòa - nghĩa trang lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh nhưng đang được giải tỏa. Quy hoạch. Năm 2004, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng nghĩa trang Đa Phước để giảm nạn chôn cất tràn lan và để có nơi nhận các mộ cải táng từ những nơi khác, trong đó có nghĩa trang Bình Hưng Hòa. Nghĩa trang được xây dựng tại huyện Bình Chánh, phía đông nghĩa trang giáp với kênh Cây Khô. Giai đoạn 1 đi vào hoạt động từ ngày tháng 4 năm 2006. Nghĩa trang đã trải qua hai giai đoạn quy hoạch: Tình trạng. Giá xây mộ tại nghĩa trang này được xem là cao. Nghĩa trang được phân thành nhiều khu với mức giá khác nhau. Khu nhà mồ có giá cao hơn nhiều so với khu phổ thông. Tuy nhiên, nghĩa trang này được cho là cứ lập đến đâu là mộ nhanh chóng lấp đầy đến đó.
1
null
Con quỷ và bà nó (tiếng Đức: "Der Teufel und seine Großmutter") là truyện cổ tích thứ 125 trong tuyển tập của anh em nhà Grimm. Nội dung. Truyện kể về ba người lính đào ngũ vì thiếu lương thực, họ được con quỷ tặng chiếc roi có khả năng biến ra tiền. Tuy nhiên, con quỷ giao hẹn sau bảy năm sẽ chiếm linh hồn của ba người lính nếu họ không giải được một câu đố. Trong vòng bảy năm, ba người lính sống sung sướng. Nhưng đến khi sắp hết hạn bảy năm, hai người trong số ba người lính đó buồn rầu vì không thể nghĩ ra đáp án để giải. Người lính thứ ba lạc quan nói rằng anh sẽ giải được câu đố. Bỗng có bà cụ qua đường, bảo ba người lính đến căn nhà nằm chênh vênh sườn núi ở cánh rừng bên kia. Người lính thứ ba tới căn nhà mà bà cụ kia đã mách, chủ nhà là bà nội của con quỷ. Bà nội con quỷ bảo anh trốn trong tầng hầm nghe mọi chuyện. Khi con quỷ về, nó đã nói với bà nó về lời giải của câu đố. Sau khi con quỷ ngủ say, bà nội con quỷ để người lính thứ ba đi. Người lính thứ ba nói lời giải cho hai bạn của mình nghe. Đúng hạn bảy năm, con quỷ dẫn ba người lính xuống địa ngục ăn bữa ăn thịnh soạn. Cả ba người lính đều giải được câu đố, được thoát khỏi con quỷ và sung sướng đến hết đời.
1
null
Nepenthes bongso là một loài cây nấp ấm nhiệt đới đặc hữu của Sumatra, nơi mà nó phân bố ở độ cao 1000–2700 m trên mực nước biển. Trong tên của loài cây này, "bongo" đề cập đến huyền thoại Indonesia về "Putri Bungsu" (nghĩa là "con gái út"), người bảo vệ linh hồn của núi Marapi. Loài này được miêu tả lần đầu bởi Pieter Willem Korthals trong chuyên khảo năm 1839 của ông, "Over het geslacht "Nepenthes"". "Nepenthes carunculata" được coi là một từ đồng nghĩa của N. bongso bởi hầu hết các tác giả. Thứ "Nepenthes carunculata var. robusta" đã được mô tả vào năm 1994 bởi Joachim Nerz và Andreas Wistuba. Trong kho dữ liệu thực vật ăn thịt của mình, nhà phân loại Jan Schlauer xem "N. junghuhnii" như có thể là từ đồng nghĩa "N. bongso". Loài lai tự nhiên. Các loài lai tự nhiện của N. bongso đã được ghi nhận.
1
null
Gương mặt thân quen mùa 1 được phát sóng trên kênh VTV3 từ ngày 5 tháng 1 năm 2013 đến 16 tháng 3 năm 2013 với các thí sinh gồm Khởi My, Đại Nghĩa, Thúy Uyên, Kyo York, Phương Thanh và Chí Thiện. Bộ ba giám khảo chính là nhạc sĩ Đức Huy, ca sĩ Mỹ Linh và NSƯT Hoài Linh. Người dẫn chương trình mùa này là nghệ sĩ Thanh Bạch. Sau 10 tuần thi, kết quả chung cuộc giải nhất thuộc về thí sinh Khởi My. Thí sinh. Mùa đầu tiên gồm các thí sinh: Nhân vật hóa thân. Tuần 10 - Chung kết, chỉ có 4 thí sinh gồm Khởi My, Thúy Uyên, Kyo York và Đại Nghĩa tiếp tục dự thi tranh ngôi vị quán quân. 2 thí sinh còn lại là Phương Thanh và Chí Thiện tham gia đêm chung kết với tư cách khách mời để giành cơ hội đoạt giải thí sinh được khán giả yêu thích nhất. Người chiến thắng mùa thứ nhất được gọi tên thí sinh Khởi My. Kết quả biểu diễn. Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7 Tuần 8 Tuần 9 Tuần 10 Tạm ngừng phát sóng. Theo kế hoạch ban đầu, tập 6 của gương mặt thân quen mùa 1 ban đầu dự kiến phát sóng vào ngày 9/2/2013, nhưng do trùng thời điểm hòa sóng đêm giao thừa quý tỵ 2013 của VTV nên tập này hoãn lại 7 ngày (tức ngày 16/2/2013)
1
null
Trong ẩm thực, thịt trắng, hay còn gọi là thịt sáng màu, là các loại thịt có màu nhạt trước và sau khi được nấu chín của các loại gia cầm và tương phản với thịt đỏ (thịt đậm màu). Thịt trắng được định nghĩa cụ thể gồm các loại thịt như thịt gà, thịt vịt, thịt ngan, thịt ngỗng... và cá. Công dụng. Thịt trắng cũng có sự tích tụ của nhiều loại dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Thịt trắng có chứa nhiều protein dễ được cơ thể hấp thụ, nhất là protein trong cá. Thịt trắng không nhiều năng lượng nhưng lại giàu chất béo không bão hòa (là chất béo có lợi cho sức khỏe). Thịt trắng là sự lựa chọn cho những người đang thực hiện chế độ ăn uống giảm cân, giảm cholesterol và những người muốn áp dụng một chế độ ăn uống khoa học. Thịt trắng ít cholesterol hơn thịt đỏ, thịt trắng giúp cơ thể đào thải lượng cholesterol xấu hiệu quả hơn so với thịt đỏ. Thịt trắng luôn tốt hơn thịt đỏ. Các chuyên gia thế giới cũng khuyến nghị nên ăn nhiều gia cầm hơn gia súc. Thứ nhất, hàm lượng protein có chứa trong gia cầm tương đối cao, là một trong những nguồn cung cấp protein chủ yếu cho cơ thể con người. Thứ hai, tỷ lệ mỡ trong thịt gia cầm rất thấp, trong đó có chứa hàm lượng axit béo và mỡ không no rất phong phú. cũng cho rằng việc ăn thịt các loại gia cầm như gà, vịt, ngan tốt hơn so với lợn, bò, dê bởi lượng chất béo trong thịt gia cầm ít hơn so với các loại thịt khác nhưng nó vẫn cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Gà bản chất sống trên cạn, vịt dưới nước, ngan thì vừa trên cạn, vừa dưới nước nên có sự khác nhau về tính vị. Còn về hàm lượng dinh dưỡng cũng có sự khác nhau song không đáng kể. thịt gà là loại thịt con người thích ăn nhất do mùi vị thơm ngon, bổ dưỡng. Hàm lượng protein trong thịt gà cao hơn rất nhiều loại gia súc và cá, trong khi hàm lượng cholesterol tương đối thấp. Hàm lượng axit béo và không no cần thiết cho cơ thể cũng rất nhiều. Hàm lượng protein có trong hai loại thịt này thấp hơn thịt gà nhưng hàm lượng mỡ, vitamin A, B2 lại cao hơn. Hàm lượng của các nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm, đồng cũng dồi dào hơn gà. trong cấu trúc cơ thể của từng loài gia cầm, phần thịt ở các vị trí khác nhau sẽ có giá trị dinh dưỡng khác nhau. Ngoài protein, các bộ phận tích lũy lượng mỡ khác nhau. Chẳng hạn, phần lườn, bụng chứa nhiều protein và ít cholesterol nhất, còn nội tạng, đùi, cánh, cổ lại chứa rất nhiều cholesterol xấu. Thực chất, phần thịt trắng trong gà, ngan, vịt tốt hơn nhiều so với các phần khác như đùi, cánh,… Song, nhiều người đang ăn theo sở thích nên bỏ qua phần tốt của con vật. do môi trường sống, các loại có tính vị khác nhau. Trong đó, ngan và vịt có tính hàn, nên gây khó tiêu hơn hẳn thịt gà. Đó chính là lý do người ta chỉ dùng thịt gà để bồi bổ, chăm sóc người ốm.Gà không có gì độc nên hầu hết trẻ em và người già đều dùng được.
1
null
Ga Anguk (Hyundai E & C) (Tiếng Hàn: 안국(현대건설)역, Hanja: 安國驛) là ga trên Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 3. Ga Anguk là ga nằm gần quận Insa-dong và Samcheong-dong, cũng là nơi cư trú của hoàng gia Unhyeongung cổ. Du lịch. Vào tháng 1 năm 2013, Tổng công ty đường sắt cao tốc đô thị Seoul xuất bản sách hướng dẫn miễn phí gồm ba ngôn ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Nhật và Tiếng Trung (giản thể và phồn thể), trong đó có tám tour du lịch cũng như đề xuất cho thuê phòng, nhà hàng và trung tâm mua sắm. Chúng được phân phối từ trung tâm thông tin trên 44 ga tàu điện ngầm, tên là Ga Itaewon trên tuyến 6 và Ga Gwanghwamun trên tuyến 5. Tám tour du lịch được thiết kế với các chủ đề khác nhau, ví dụ: Văn hóa truyền thống Hàn Quốc. Đi từ Ga Jongno 3-ga đến Ga Anguk và Ga Gyeongbokgung trên tuyến 3 ở đó trưng bày cửa hàng đồ cổ và phòng trưng bày nghệ thuật của Insa-dong.
1
null
Ga Ogeum (Tiếng Hàn: 오금역, Hanja: 梧琴驛) là ga đường sắt trên Tuyến 3 và Tuyến 5 của Tàu điện ngầm Seoul bắc qua Ogeum-dong và Garak-dong, Songpa-gu, Seoul, Hàn Quốc. Tổng công ty Vận tải Seoul quản lý cả hai tuyến 3 và 5. Nó là ga cuối phía Nam của tuyến 3 và khoảng cách thời gian giữa Ga Ogeum và Ga Daehwa, ga cuối phía Bắc của tuyến, xấp xỉ 95 phút. Một vài cảnh trong phim "The Bourne Legacy" được ghi hình tại nhà ga này.
1
null
Amphibolit là một loại đá biến chất có thành phần chủ yếu là amphibol, đặc biệt là các loại hornblend và actinolit. Đá mácma xâm nhập kết tinh hoàn toàn có thành phần chủ yếu là amphibol hornblend được gọi là hornblendit. Các đá có hơn 90% amphibol, có nền là feldspar có thể gọi là lamprophyr. Amphibolit có màu tối và nặng, có tính phân phiến yếu hoặc kiến trúc phân phiến. Các phiến mỏng màu đen và trắng trong đá thường có dạng muối tiêu. Tướng amphibolit. Amphibolit được hình thành trong những điều kiện nhiệt độ và áp xuất nhất định được gọi là "tướng amphibolit". Tuy nhiên, cần phải thận trọng trong việc vẽ ra loại đá biến chất chỉ dựa vào amphibolit.
1
null
Hornblendit là một loại đá mácma xâm nhập có thành phần chủ yếy là amphibol hornblend. Các đá siêu mafic giàu hornblend thì hiếm và khi hornblend chiếm chủ yếu thì chúng được xếp thành hornblendit với các tên gọi khác như hornblendit granat để chỉ loại khoáng vật phổ biến thứ hai sau hornblend. Các đá biến chất có thành phần chủ yếu là amphibol thì được gọi là amphibolit.
1
null
Syenit là một loại đá magma xâm nhập hạt thô có thành gần gần giống với granit nhưng thành phần thạch anh không có hoặc có một lượng rất nhỏ (<5%). Một số loại syenit chứa các thành phần mafic và đặc trưng bởi các thành phần trung tính. Feldspar trong syenit chủ yếu là loại kiềm (thường là orthoclase). Plagioclase feldspar có thể có với một lượng nhỏ (ít hơn 10%). Khi có mặt, các khoáng vật ferromagiê thường là hornblend amphibol và clinopyroxen, và hiếm hơn là biotit. Biotit hiếm là do trong magma syenit hầu hết nhôm được dùng để tạo ra feldspar.
1
null