text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Foster the People là một EP của ban nhạc indie pop Mỹ Foster the People. EP được phát hành ở Mỹ vào ngày 18 tháng 1 năm 2011.
Thực hiện.
EP bao gồm ba ca khúc, "Houdini", "Helena Beat" và "Pumped Up Kicks", những ca khúc này sau đó được cho vào album phòng thu đầu tay của ban nhạc, "Torches". | 1 | null |
Neuquén () là một thành phố thủ phủ tỉnh Neuquén của Argentina. Dân số thành phố theo điều tra năm 2010 là 255.000 người, là thành phố lớn thứ 18 quốc gia này. Neuquén nằm ở phía đông của tỉnh, tại hợp lưu của sông Limay và Neuquen. Đây là thành phố lớn nhất ở Patagonia. | 1 | null |
Cá nục heo cờ hay cá bè dũa (danh pháp khoa học: Coryphaena hippurus), là một loài cá thuộc họ Cá nục heo. Loài này sinh sống gần bề mặt thường là từ độ sâu 5 và 10 m. Chúng ăn gần như tất cả các loại cá và động vật phù du, nhưng cũng có xu hướng bắt động vật giáp xác. Loài cá này trưởng thành tính dục lúc 4-5 tháng. | 1 | null |
Cá mối vện, tên khoa học Synodus variegatus, là một loài cá trong họ Synodontidae, được tìm thấy ở Ấn Độ Dương và tây Thái Bình Dương, ở độ sâu 3–121m, thông thường 5-60m. Nó có thể dài đến 40 cm.
"Synodus variegatus" phổ biến rộng trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Nó có thể được tìm thấy từ ngoài khơi Đông Phi, gồm cả Hồng Hải, tới Hawaii, cũng như ven các đảo Marquesas và Ducie, về phía bắc tới quần đảo Lưu Cầu, về phía nam tới các đảo Lord Howe, Kermadec và Rapa. Ngoài ra, "S. variegatus" cũng được ghi nhận có ở New Zealand. | 1 | null |
The 2nd Law là album thứ sáu của band Alternative Rock Muse. Được lên kế hoạch phát hành vào ngày 17 tháng 9 năm 2012, album cuối cùng được dời ngày phát hành vào ngày 1 tháng 10.
Hoàn cảnh ra đời.
Muse dự định vào phòng thu để bắt đầu thu âm album thứ sáu của họ vào tháng 9 năm 2011. Christopher Wolstenholme nói với BBC Radio 1: "Tháng 9 và tháng 10 là lúc chúng tôi sẽ vào phòng thu và bắt đầu viết album mới". Trong một cuộc phỏng vấn với Billboard vào ngày 18 tháng 10 năm 2011, quản lý của band, Anthony Addis, tiết lộ rằng Muse đã bắt đầu thu âm album thứ sáu của họ ở London và anh trông chờ album sẽ được ra mắt vào tháng 10 năm 2012.
Trong một cuộc phỏng vấn với Kerrang! ngày 14 tháng 12 năm 2011, Wolstenholme cho biết album tiếp theo của Muse "căn bản khác hoàn toàn" so với những gì họ đã làm trước đây. Anh cũng nói rằng cảm giác như thể là nhóm đang vạch ra một ranh giới của một thời kì trong sự nghiệp của họ với album này. Sự việc được tiết lộ thông qua tài khoản Twitter của Tom Kirk rằng nhạc sĩ David Campbell, người đã từng làm việc với Radiohead, Paul McCartney, Beck và Adele, đã giúp Matt soạn nhạc cho album. Trong một bài phỏng vấn với NME vào tháng 4 năm 2012, Bellamy nói rằng band đã cho vào thêm những yếu tố nhạc điện tử, với những ảnh hưởng từ sự kết hợp của Justice và nhóm nhạc Electronic Rock của Anh Does It Offend You, Yeah?. Bellamy cũng xác nhận album sẽ ra mắt vào mùa thu năm 2012.. Ngày 6 tháng 6 năm 2012, Muse cho ra mắt đoạn trailer cho album mới, "The 2nd Law", cùng với đồng hồ đếm ngược đến ngày 17 tháng 9 là ngày phát hành. Đoạn trailer, trong đó chứa đựng yếu tố dubstep, đã gây ra nhiều phản ứng khác nhau của người hâm mộ. Ngày 7 tháng 6 năm 2012, Muse công bố tour ở châu Âu, bước đầu của "The 2nd Law tour". Bài hát mới nhất của Muse, "Survival", là bài hát chính thức cho Olympics London 2012.
Muse đã tiết lộ danh sách bài hát chính thức cho album mới vào ngày 13 tháng 7.
Trong một cuộc phỏng vấn với MNE Magazine, Muse cho biết single tiếp theo sẽ là Madness.
Vào ngày 9 tháng 8, Muse cho các fan đã đặt trước album bài "The 2nd Law: Unsustainable" ở cửa hàng trên mạng. Sau đó họ đăng tải video cho bài hát lên Youtube vào ngày 10 tháng 8.
Quá trình sáng tác.
Theo như những gì nhóm nói về từng bài hát trong cuộc phỏng vấn với NME thì album kết hợp các yếu tố symphonic rock, dubstep và synth pop. Matthew Bellamy cho biết cả nhóm đã lấy cảm hứng từ nghệ sĩ dubstep Skrillex để viết 2 bài cuối cùng trong album là "The 2nd Law: Unsustainable" và "The 2nd Law: Isolated System". Theo "MNE", "Madness" lấy cảm hứng từ "I Want to Break Free" của Queen và "Scary Monsters (and Super Creeps)" của David Bowie. Chris Wolstenholme đã viết hai bài hát trong album đó là "Save Me" và "Liquid State", nói về sự đấu tranh của anh với cơn nghiện rượu, và anh đều là giọng hát chính trong cả hai bài. "Panic Station" có sự tham gia của những nghệ sĩ đã biểu diễn trong "Superstition" của Stevie Wonder, đồng thời cũng thể hiện sự ảnh hưởng từ Michael Jackson.
Album cũng đánh dấu lần đầu tiên Muse nhận được nhãn "Parental Advisory" cho album của mình vì những ca từ của "Panic Station".
Matthew Bellamy cũng cho biết trong quá trình sáng tác thì anh đang đọc tiểu thuyết "World War Z" và đó đã tạo ra một sức ảnh hưởng lớn lên toàn bộ album, đặc biệt là "The 2nd Law: Isolated System" và "Survival". "The 2nd Law: Isolated System" và "Follow Me" đều xuất hiện trong bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết trên. | 1 | null |
Karl Eberhard Herwarth von Bittenfeld (4 tháng 9 năm 1796 – 2 tháng 9 năm 1884) là một Thống chế ("Generalfeldmarschall") của Quân đội Phổ.
Tiểu sử.
Herwarth von Bittenfeld sinh ra tại Werther (Thüringen), trong một gia đình quý tộc đã cung cấp nhiều Sĩ quan xuất sắc cho lực lượng Quân đội Phổ.
Herwarth von Bittenfeld đã đến với lực lượng Bộ binh vào năm 1811 qua việc gia nhập Trung đoàn Vệ binh số 2, và tham gia trong cuộc Chiến tranh Giải phóng (1813 – 1814) trong những cuộc chiến tranh của Napoléon, thể hiện tài năng của mình trong các trận Lützen và Paris. Trong thời bình, ông thăng tiến dần lên bộ chỉ huy tối cao của Phổ. Trong cuộc cách mạng năm 1848 tại Berlin, ông đã thực hiện trách nhiệm của mình tại Hoàng cung với tư cách là Đại tá của Trung đoàn Vệ binh số 1.
Được phong hàm Thiếu tướng ("Generalmajor") vào năm 1852, và Trung tướng ("Generalleutnant") vào năm 1856, ông được thăng cấp "Thượng tướng Bộ binh" và nắm quyền chỉ huy Quân đoàn VII vào năm 1860. | 1 | null |
Focke-Wulf Ta 152 là một loại máy bay tiêm kích đánh chặn tầng cao của Đức, do Kurt Tank thiết kế và hãng Focke-Wulf sản xuất. Ta 152 được phát triển từ máy bay Focke-Wulf Fw 190. Ban đầu dự định sẽ thiết kế Ta 152 ít nhất với 3 phiên bản — Ta 152H "Höhenjäger" ("tiêm kích tầng cao"); Ta 152C là tiêm kích tầm trung và tấn công mặt đất dùng động cơ khác và có cánh nhỏ hơn; và phiên bản Ta 152E tiêm kích-trinh sát dùng động cơ của phiên bản H và cánh của phiên bản C.
Chiếc Ta 152H đầu tiên đưa vào trang bị của "Luftwaffe" (không quân Đức) vào tháng 1/1945. Tổng cộng có 43 chiếc được chế tạo cộng thêm 6 mẫu thử, một nguồn khác cho rằng có khoảng 220 chiếc được chế tạo trước khi Chiến tranh thế giới II kết thúc. Chừng đó là quá ít để Ta 152 có thể gây ảnh hưởng đến cục diện không chiến. | 1 | null |
Fokker D.XXI là một loại máy bay tiêm kích được thiết kế vào năm 1935, trang bị cho Không quân Lục quân Hoàng gia Đông Ấn Hà Lan ("Militaire Luchtvaart van het Koninklijk Nederlands-Indisch Leger", ML-KNIL). Ngoài ra nó còn được trang bị cho Phần Lan, Đan Mạch, Hà Lan.
Quốc gia sử dụng.
1 "Luchtvaartregiment" (1 trung đoàn)
1 và 2 "Jachtvliegersafdeling (JaVa)" "(phi đoàn tiêm kích)
2 "Luchtvaartregiment"
Tính năng kỹ chiến thuật (D.XXI).
Lentäjän Näkökulma & Thulinista Hornetiin | 1 | null |
Hậu Giang là một tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long, phía bắc giáp tỉnh Vĩnh Long, phía đông giáp tỉnh Sóc Trăng, phía nam giáp tỉnh Bạc Liêu và phía tây giáp thành phố Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang.
Tỉnh Hậu Giang: tồn tại đến ngày 26 tháng 12 năm 1991.
Năm 1977: Quyết định 330-CP ngày 15 tháng 12.
thị xã Vị Thanh, huyện Long Mỹ
Năm 1978: Quyết định 273-CP ngày 23 tháng 10.
huyện Long Mỹ
Năm 1979: Quyết định 174-CP ngày 21 tháng 4.
huyện Long Mỹ
huyện Thạnh Trị
huyện Kế Sách
huyện Phụng Hiệp
thành phố Cần Thơ
thành phố Cần Thơ, huyện Châu Thành
Năm 1981: Quyết định 70-HĐBT ngày 15 tháng 9.
huyện Thốt Nốt
huyện Châu Thành
huyện Vĩnh Châu
huyện Long Mỹ
Năm 1981: Quyết định 119-HĐBT ngày 26 tháng 10.
huyện Long Mỹ, huyện Mỹ Thanh
Năm 1982: Quyết định 64-HĐBT ngày 06 tháng 4.
huyện Mỹ Thanh, huyện Vị Thanh
Năm 1982: Quyết định 111-HĐBT ngày 07 tháng 7.
huyện Mỹ Xuyên
huyện Thạnh Trị
Năm 1983: Quyết định 21-HĐBT ngày 28 tháng 3.
huyện Thốt Nốt
huyện Ô Môn
huyện Phụng Hiệp
Năm 1988: Quyết định 192-HĐBT ngày 23 tháng 12.
huyện Mỹ Tú
Năm 1989: Quyết định 128-HĐBT ngày 16 tháng 9.
huyện Châu Thành
huyện Mỹ Xuyên
huyện Ô Môn
huyện Phụng Hiệp
huyện Thạnh Trị
huyện Thốt Nốt
huyện Vị Thanh
huyện Vĩnh Châu
Năm 1990: Quyết định 547/QĐ-TCCP ngày 07 tháng 12.
huyện Phụng Hiệp
huyện Vĩnh Châu
Năm 1991: Quyết định 36/QĐ-TCCP ngày 28 tháng 1.
huyện Long Mỹ
huyện Vị Thanh
Năm 1991: Quyết định 364/QĐ-TCCP ngày 02 tháng 8.
huyện Vị Thanh
Năm 1991: Quyết định ngày 21 tháng 12.
huyện Ô Môn
Thành lập tỉnh Cần Thơ.
Năm 1991: Nghị quyết ngày 26 tháng 12.
Tỉnh Cần Thơ:
Tỉnh Cần Thơ có bảy đơn vị hành chính gồm: Thành phố Cần Thơ và sáu huyện: Châu Thành, Long Mỹ, Ô Môn, Phụng Hiệp, Thốt Nốt, Vị Thanh
Tỉnh Sóc Trăng:
Tỉnh Sóc Trăng có bảy đơn vị hành chính gồm: Thị xã Sóc Trăng và sáu huyện: Kế Sách, Long Phú, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Vĩnh Châu
Năm 1998: Nghị định 21/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 4.
huyện Ô Môn
Năm 1999: Nghị định 45/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 7.
thị xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, huyện Long Mỹ
Năm 1999: Nghị định 80/1999/NĐ-CP ngày 24 tháng 8.
huyện Thốt Nốt
huyện Phụng Hiệp
Năm 2000: Nghị định 28/2000/NĐ-CP ngày 04 tháng 8.
huyện Thốt Nốt
huyện Ô Môn
huyện Phụng Hiệp
Năm 2000: Nghị định 64/2000/NĐ-CP ngày 06 tháng 11.
huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A
Năm 2001: Nghị định 37/2001/NĐ-CP ngày 10 tháng 7.
huyện Châu Thành
huyện Châu Thành A
Năm 2002: Nghị định 37/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 4.
huyện Ô Môn
huyện Phụng Hiệp
huyện Thốt Nốt
Năm 2003: Nghị định 48/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 5.
huyện Châu Thành A
huyện Ô Môn
huyện Phụng Hiệp
thị xã Vị Thanh
Thành lập tỉnh Hậu Giang.
Năm 2003: Nghị quyết ngày 26 tháng 11.
Thành phố Cần Thơ:
Thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương có diện tích tự nhiên là 138.959,99 ha và dân số hiện tại là 1.112.121 người, bao gồm: diện tích và số dân của thành phố Cần Thơ cũ; huyện Ô Môn; huyện Thốt Nốt; một phần của huyện Châu Thành, bao gồm: thị trấn Cái Răng; các ấp Thạnh Mỹ, Thạnh Huề, Thạnh Thắng, Yên Hạ và 176 ha diện tích cùng với 2.216 người của ấp Phú Quới thuộc xã Đông Thạnh; các ấp Thạnh Hóa, Thạnh Hưng, Thạnh Thuận, An Hưng, Thạnh Phú, Phú Khánh, Khánh Bình và 254,19 ha diện tích cùng với 1.806 người của ấp Phú Hưng thuộc xã Phú An; các ấp Phú Thành, Phú Thạnh, Phú Thuận, Phú Thuận A và 304,61 ha diện tích cùng với 1.262 người của ấp Phú Lợi thuộc xã Đông Phú; một phần của huyện Châu Thành A, bao gồm: xã Trường Long; xã Nhơn Ái; xã Nhơn Nghĩa; ấp Tân Thạnh Đông và 84,7 ha diện tích cùng với 640 người của ấp Tân Thạnh Tây thuộc xã Tân Phú Thạnh.
Tỉnh Hậu Giang:
Tỉnh Hậu Giang có diện tích tự nhiên là 160.772,49 ha và dân số hiện tại là 766.105 người, bao gồm: diện tích và số dân của thị xã Vị Thanh; huyện Phụng Hiệp; huyện Long Mỹ; huyện Vị Thủy; phần còn lại của huyện Châu Thành và huyện Châu Thành A, trừ phần diện tích và số dân của hai huyện này đã được điều chỉnh về thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương.
Năm 2004: Nghị định 06/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 1.
huyện Châu Thành
huyện Châu Thành A
Năm 2005: Nghị định 98/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 7.
huyện Phụng Hiệp, thị xã Tân Hiệp
Năm 2006: Nghị định 124/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 10.
thị xã Vị Thanh
huyện Long Mỹ
thị xã Tân Hiệp, thị xã Ngã Bảy
Năm 2007: Nghị định 34/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 3.
huyện Châu Thành A
Năm 2007: Nghị định 182/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 12.
huyện Long Mỹ
Năm 2009: Nghị quyết 37/NQ-CP ngày 24 tháng 8.
huyện Châu Thành A
huyện Châu Thành
huyện Long Mỹ
Năm 2010: Nghị quyết 34/NQ-CP ngày 23 tháng 9.
thành phố Vị Thanh
Năm 2011: Nghị quyết 06/NQ-CP ngày 24 tháng 1.
huyện Châu Thành
huyện Phụng Hiệp
Năm 2015: Nghị quyết 933/2015/NQ-UBTVQH ngày 15 tháng 5.
huyện Long Mỹ, thị xã Long Mỹ
Năm 2019: Nghị quyết 655/NQ-UBTVQH14 ngày 12 tháng 3.
huyện Long Mỹ
Năm 2020: Nghị quyết 869/NQ-UBTVQH14 ngày 10 tháng 1.
thành phố Ngã Bảy
huyện Châu Thành
Sau khi thành lập thành phố Ngã Bảy và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Hậu Giang, tỉnh Hậu Giang có 8 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Vị Thanh, thành phố Ngã Bảy, thị xã Long Mỹ và 5 huyện: Châu Thành, Châu Thành A, Long Mỹ, Phụng Hiệp, Vị Thủy, có 75 đơn vị hành chính cấp xã gồm 51 xã, 13 phường và 11 thị trấn. | 1 | null |
Panama City là thành phố quận lỵ quận Bay, tiểu bang Florida, Hoa Kỳ. Thành phố nằm dọc theo xa lộ liên bang 98, là thành phố lớn nhất giữa Tallahassee và Pensacola. Nó là lớn hơn (theo dân số) trong hai thành phố chính của khu vực thống kê đô thị thành phố Panama- Lynn Haven, Florida. Theo điều tra dân số 2010, dân số thành phố là 36.484 người. Khi Panama thành phố được thành lập vào năm 1909, thành phố giới hạn ban đầu của nó là đường 15 (Hwy 98) về phía bắc, Balboa Avenue về phía tây và Bay Avenue về phía đông. Thành phố Panama nằm trong Florida Panhandle và dọc theo bờ biển Emerald. Theo Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ, thành phố giới hạn bao gồm một diện tích 35,4 dặm vuông (91,8 km²), trong đó 29,3 dặm vuông (75,8 km²) là đất và 6,2 dặm vuông (16,0 km²), tương đương 17,39%, là nước. | 1 | null |
Heinkel He 112 là một loại máy bay tiêm kích động cơ cánh quạt được thiết kế bởi Walter và Siegfried Günter. Nó là một trong bốn máy bay được thiết kế để cạnh tranh giành bản hợp đồng tiêm kích năm 1933 cho "Luftwaffe" (Không quân Đức), cuối cùng mẫu chiến thắng là Messerschmitt Bf 109. Một số lượng nhỏ đã được "Luftwaffe" dùng trong một thời gian ngắn, ngoài ra nó còn được trang bị cho không quân một số quốc gia đồng minh khác của Đức Quốc xã. | 1 | null |
IAR 80 là một mẫu máy bay tiêm kích và cường kích do România phát triển, loại máy bay này được sử dụng trong Chiến tranh Thế giới II. Sau khi thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1939, nó đã được so sánh với các loại máy bay hiện đại như Messerschmitt Bf 109E của Đức, Hawker Hurricane Mk.I của Anh, Curtiss P-40B/Tomahawk Mk.I của Mỹ, vượt trội so với loại Fokker D.XXI của Hà Lan và loại PZL P.24 của Ba Lan. Tuy nhiên, các vấn đề sản xuất và thiếu trang bị vũ khí nên IAR 80 bị hoãn trang bị cho đến tận năm 1941. Nó vẫn được trang bị cho các đơn vị ở tiền tuyến đến tận năm 1944.
Tính năng kỹ chiến thuật (IAR.80).
"IAR 80/81" | 1 | null |
Đồng Tháp là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.
Địa lý.
Tỉnh Đồng Tháp có vị trí địa lý:
Ngày thành lập.
Tháng 2 năm 1976, 2 tỉnh Kiến Phong và Sa Đéc hợp nhất thành tỉnh Đồng Tháp. Khi hợp nhất, tỉnh Đồng Tháp có 6 đơn vị hành chính gồm thị xã Sa Đéc và 5 huyện: Cao Lãnh, Châu Thành, Hồng Ngự, Lấp Vò, Tam Nông.
Năm 1980: Quyết định 382-CP ngày 27 tháng 12.
huyện Cao Lãnh
huyện Lấp Vò
Năm 1981: Quyết định 4-CP ngày 05 tháng 1.
huyện Cao Lãnh, huyện Tháp Mười
huyện Lấp Vò, huyện Thạnh Hưng
Năm 1981: Quyết định 62-HĐBT ngày 10 tháng 9.
thị xã Sa Đéc
Năm 1983: Quyết định 11-HĐBT ngày 19 tháng 2.
huyện Tam Nông
huyện Hồng Ngự
Năm 1983: Quyết định 13-HĐBT ngày 23 tháng 2.
huyện Tam Nông, huyện Thanh Bình
huyện Cao Lãnh, thị xã Cao Lãnh
Năm 1984: Quyết định 36-HĐBT ngày 06 tháng 3.
huyện Thạnh Hưng
huyện Tháp Mười
huyện Hồng Ngự
Năm 1987: Quyết định 27-HĐBT ngày 13 tháng 2.
huyện Thanh Bình
Năm 1987: Quyết định 36-HĐBT ngày 16 tháng 2.
huyện Cao Lãnh, thị xã Cao Lãnh
huyện Thạnh Hưng, huyện Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc
Năm 1988: Quyết định 149-HĐBT ngày 27 tháng 9.
huyện Thạnh Hưng
huyện Châu Thành
huyện Hồng Ngự
Năm 1989: Quyết định 41-HĐBT ngày 22 tháng 4.
huyện Hồng Ngự, huyện Tân Hồng
huyện Hồng Ngự
huyện Tân Hồng
800 hécta với 860 nhân khẩu cho xã Bình Phú; 700 hécta với 11.360 nhân khẩu của xã Tân Công Chí để thành lập thị trấn Sa Rài, đồng thời tiếp nhận lại 1.132 hécta diện tích tự nhiên với 1.100 nhân khẩu của huyện Hồng Ngự cũ.
Năm 1989: Quyết định 77-HĐBT ngày 27 tháng 6.
huyện Thạnh Hưng, huyện Lai Vung
huyện Cao Lãnh
Năm 1994: Nghị định 36-CP ngày 29 tháng 4.
thị xã Sa Đéc, thị xã Cao Lãnh
Năm 1996: Nghị định 81-CP ngày 06 tháng 12.
huyện Thạnh Hưng, huyện Lấp Vò
Năm 1997: Nghị định 100/1997/NĐ-CP ngày 23 tháng 9.
huyện Tam Nông
huyện Tháp Mười
Năm 2004: Nghị định 194/2004/NĐ-CP ngày 30 tháng 11.
thị xã Cao Lãnh
thị xã Sa Đéc
huyện Hồng Ngự
Năm 2007: Nghị định 10/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 1.
thành phố Cao Lãnh
Năm 2008: Nghị định 08/NĐ-CP ngày 23 tháng 12.
huyện Hồng Ngự, thị xã Hồng Ngự
Năm 2013: Nghị quyết 113/NQ-CP ngày 14 tháng 10.
thành phố Sa Đéc
Năm 2019: Nghị quyết 625/NQ-UBTVQH14 ngày 10 tháng 1.
huyện Hồng Ngự
Năm 2019: Nghị quyết 838/NQ-UBTVQH14 ngày 17 tháng 12.
huyện Hồng Ngự
Năm 2020: Nghị quyết 1003/NQ-UBTVQH14 ngày 18 tháng 9.
thành phố Hồng Ngự | 1 | null |
Ikarus IK-2 là một loại máy bay tiêm kích đơn thân, một chỗ ngồi, làm hoàn toàn bằng kim loại, cánh đặt cao. Đây là một mẫu thiết kế do Nam Tư thực hiện, để trang bị cho Không quân Hoàng gia Nam Tư. IK-2 do Kosta Sivčev và Ljubomir Ilić thiết kế. | 1 | null |
Đoàn 4T (tiếng Anh: "4-T Club"), hay Đoàn thanh thiếu nông 4T (chính tả cũ: Đoàn Thanh-thiếu-nông 4-T, tiếng Anh: "4-T Agricultural Youths", tiếng Pháp: "Jeunesse rurale 4-T", Hán-Việt: 青少農四T團 / Thanh-thiếu-nông Tứ-T Đoàn) là một tổ chức thiện nguyện dành cho lứa tuổi thanh niên, nhi đồng do Bộ Cải cách điền địa và Canh nông Việt Nam Cộng hòa sáng lập và tổ chức. Năm 1970, ngành giáo dục Nông Lâm Súc Việt Nam Cộng hòa quyết định thay thế tổ chức này bằng Đoàn Nông gia tương lai Việt Nam.
Lịch sử.
Đoàn thanh thiếu nông 4T chính thức thành lập ngày 25 tháng 11 năm 1955 tại khu vực nông thôn Việt Nam Cộng hòa, nhằm giáo dục thanh thiếu niên tu dưỡng thân thể và rèn luyện tâm trí, thông qua những công tác có ích lợi cho xóm làng. Phong trào này phát xuất từ các tỉnh Long An, Định Tường, Bình Dương và nhanh chóng lan rộng ra khắp miền Nam.
Tổ chức Thanh thiếu nông 4T trực thuộc ngành khuyến nông của Ty Nông nghiệp các tỉnh, tất cả thanh thiếu niên nam nữ đều có thể tham gia. Phần đông nam giới tham gia chương trình nông nghiệp gồm trồng tỉa, chăn nuôi; nữ giới tham gia chương trình "Sinh hoạt gia đình", gồm học thêu đan, nấu nướng, chế biến các sản phẩm nông nghiệp của địa phương như: làm kẹo sô-cô-la từ hạt ca cao, mứt từ trái cây...
Chương trình đào tạo bao gồm học lý thuyết kết hợp thực hành, tùy theo khả năng cá nhân và theo mùa vụ. Đoàn viên chỉ thực hiện chương trình sau giờ học, hay trong ngày nghỉ cuối tuần, vừa học vừa giúp đỡ cha mẹ trong việc đồng áng, chăn nuôi, chế biến sản phẩm dư thừa của những mùa nông phẩm chín rộ. Tất cả chương trình đều có cán bộ chuyên môn của Ty Nông nghiệp hướng dẫn.
Mỗi năm, các tỉnh tổ chức một kỳ đại hội, đoàn viên toàn tỉnh tham dự để trình bày kết quả trong năm. Mỗi đoàn viên phải thuyết trình trước đại hội phần lý thuyết và thực hành cùng kết quả thu lượm được của mình. | 1 | null |
Seram (trước đây viết là Ceram, cũng gọi là Seran hay Serang) là đảo lớn nhất của tỉnh Maluku tại Indonesia. Đảo Seram nằm ở ngay phía bắc của đảo Ambon, một hòn đảo nhỏ hơn song lại có quan trọng hơn về mặt lịch sử. Đô thị chính trên đảo Seram là Masohi, tỉnh lị mới theo như dự kiến.
Địa lý và địa chất.
Seram có một dãy núi trung tâm đi ngang qua, đỉnh cao nhất của dãy là núi Binaiya, dãy núi được rừng mưa nhiệt đới dày đặc bao phủ. Địa chất của Seram khá phức tạp do đảo có vị trí là nơi giao nhau của một số mảng kiến tạo nhỏ, được mô tả là "một trong những khu vực có cấu tạo phức tạp nhất trên trái đất". Seram đã thật sự nằm trong mảng nhỏ của riêng mình, xoay quanh khoảng 80° trong 8 triệu năm qua bởi sự chuyển động tương đối nhanh hơn của mảng nhỏ Papua. Trong khi đó, cùng với sự đẩy lên phía bắc của mảng Úc, điều này đã dẫn đến các đỉnh ở phía bắc-trung của Seram được nâng lên trên 3000m.
Sinh thái.
Đảo Seram được chú ý vì có một mức độ cao các loài chim đặc hữu địa phương. Trong 117 loài chim trên đảo, 14 loài là đặc hữu, bao gồm Eclectus roratus (vẹt Eclectus), Lorius domicella (Lory gáy tía), Cacatua moluccensis (vẹt mào mào hồng cam), Todiramphus lazuli (chim bói cá Lazuli), Todiramphus sanctus (chim bói cá thần), Philemon subcorniculatus và Alisterus amboinensis (vẹt vua Maluku).
Các loài động vật có vú được tìm thấy trên đảo Seram bao gồm các loài châu Á (Murid rodents) cũng như các loài thú có túi Australasia. Các vùng núi của Seram che chở cho một số lượng lớn nhất các loài động vật có vú đặc hữu trong số các đảo trong khu vực. Nó là nơi nuôi dưỡng 38 loài động vậy có vú và bao gồm 9 loài đặc hữu hoặc gần đặc hữu, một số trong đó bị giới hạn môi trường sống trên núi. Chúng bao gồm Rhynchomeles prattorum (chuột gộc Seram), Pteropus chrysoproctus (cáo bay Maluku), Pteropus ocularis (rơi quả Seram), Melomys fraterculus (thỏ đuôi khảm), Rattus feliceus (thỏ Seram có gai) và Nesoromys ceramicus (thỏ Seram), tất cả chúng đều được xem là bị đe dọa.
Cá sấu cửa sông tồn tại trên một số con sông của đảo, bao gồm sông Salawai.
Ở phần phía đông của đảo, vườn quốc gia Manusela đã được thành lập vào năm 1997, chiếm một diện tích 1.890 km² (11% diện tích đảo).
Lịch sử.
Hầu hết người dân miền trung Maluku coi Seram như là quê hương của tổ tiên họ và đảo được biết đến với tên gọi thông tục là Nusa Ina (Đảo Mẹ).
Vào thế kỷ 15 và 16, Seram nói chung nằm trong phạm vi ảnh hưởng của vương quốc Hồi giáo Ternate, mặc dù đảo thường được cai trị trực tiếp từ một nhà nước chư hầu của Ternate là Buru. Các nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha đã hoạt động tại đảo vào thế kỷ 16. Các tiền đồn thương mại của người Hà Lan được mở vào đầu thế kỷ thứ 17, và hòn đảo trên danh nghĩa nằm dưới quyền kiểm soát của người Hà Lan vào khoảng năm 1650. Vào thập niên 1780, Seram là một căn cứ quan trọng trong việc trợ giúp cho cuộc nổi dậy kéo dài của hoàng tử Nuku của Tidore chống lại quyền kiểm soát của Hà Lan. Từ năm 1954 cho đến năm 1962, địa hình núi non của đảo là nơi diễn ra các cuộc đấu tranh du kích chống lại sự cai trị của Indonesia của phong trào cách mạng Cộng hòa Nam Maluku do Soumokil lãnh đạo.
Hành chính.
Seram bao gồm ba huyện thuộc tỉnh Maluku. Tây Seram (Kabupaten Seram Bagian Barat), huyện lị tại Dataran Hunipopu, có dân số (2003) là 140.657; và Đông Seram (Kabupaten Seram Bagian Timur), thủ phủ tại Dataran Hunimoa, có dân số (2003) là 78.336. Huyện Trung Maluku (Kabupaten Maluku Tengah), có thủ phủ tại Masohi, bao gồm phần trung tâm của Seram, cũng như một số đảo nhỏ hơn.
Tôn giáo.
Seram xưa kia có liên hệ với thuyết vật linh của người Alfur (hay Nuaulu) bản địa, một dân tộc Tây Melanesia duy trì phong tục săn đầu người cho đến tận thập niên 1940. Tuy nhiên, ngày nay hầu hết cư dân trên đảo Seram là người Hồi giáo hoặc Ki-tô giáo do cả hoạt động cải đạo và nhập cư. Seram bị ảnh hưởng bởi các vụ bạo lực tôn giáo tràn lan tại tỉnh Maluku bắt đầu từ cuối năm 1998, kết quả là hàng chục nghìn người đã phải di tản trên khắp địa bàn tỉnh song sau Hiệp định Malino II thì tình hình đã dịu đi. Seram đã ở trong tình trạng hòa bình trong nhiều năm song các đô thị như Masohi trên thực tế vẫn phân chia thành các khu Hồi giáo và Ki-tô giáo. Khoảng 7.000 người thuộc bộ lạc Manusela theo Ấn Độ giáo.
Kinh tế.
Cùi dừa khô, nhựa thông, sago, và cá là các sản phẩm quan trọng của Seram. Dầu được khai thác ở phía đông bắc gần Bula bởi CITIC Seram Energy công ty đã tiếp quản mỏ tử KUFPEC (Indonesia) Limited vào năm 2006. Mỏ dầu Oseil nằm ở trên bờ biển phía đông bắc của đảo trong khu vực Seram Non-Bula Production Sharing Contract. Các giếng được phát hiện đã được tiến hành khoan vào năm 1993. Đến cuối năm 2010, Seram Non-Bula Block được ước tính có dự trữ dầu là 9,7 triệu thùng. Hầu hết sản lượng đến từ sự hình thành cácbon Jurassic Manusela. | 1 | null |
Netsuke (tiếng Nhật: 根付) là những đồ vật chạm khắc nhỏ được phát minh ở Nhật Bản thế kỷ 17 để phục vụ một nhu cầu thiết thực (hai ký tự tiếng Nhật "ne"+"tsuke' có nghĩa là "rễ" và "gắn vào"). Những trang phục áo thụng truyền thống Nhật Bản là kosode và kimono không có túi; tuy nhiên người mặc chúng vẫn cần mang theo vật dụng cá nhân của họ ví dụ như tẩu thuốc; thuốc lá; tiền; con dấu;...
Giải pháp của người Nhật là để những vật dụng đó trong một đồ chứa (gọi là "sagemono") rồi treo đồ chứa đấy vào dải khăn thắt lưng của áo thụng (obi) bằng một cái dây thừng nhỏ. Đồ chứa có thể là một cái túi hoặc một cái giỏ nhỏ nhưng phổ biến nhất là một cái hộp thủ công mỹ nghệ ("inro") | 1 | null |
Samuel Timothy "Tim" McGraw (sinh ngày 1 tháng 5 năm 1967 tại Delhi, Louisiana, Hoa Kỳ) là một diễn viên và ca sĩ nhạc đồng quê Mỹ. Anh là con trai Tug Mcgraw. Nhiều album của anh đã nằm trong nhóm đầu của bảng xếp hạng nhạc đồng quê với tổng số album đã bán ra vượt con số 40 triệu đơn vị ở Hoa Kỳ, khiến anh là nghệ sĩ có số lượng album bán nhiều thứ 8, là ca sĩ có số album nhạc đồng quê bán nhiều thứ 3 trong thời kỳ Soundscan. Anh đã kết hôn với ca sĩ nhạc đồng quê Faith Hill.
Anh đã có 11 album liên tục được xếp ở Number One trên bảng xếp hạng album Billboard.
Tiểu sử.
Sinh năm 1967 ở Delhi, Louisiana, ngay từ nhỏ, Tim đã không hề biết cha của mình là ai cho tới khi tìm thấy giấy khai sinh trong đó ghi tên cha là Frank McGraw, một cầu thủ bóng chày chuyên nghiệp, một cầu thủ ném bóng tài ba mà Tim vô cùng ngưỡng mộ. Đó cũng chính là lý do vì sao Samuel Timothy Smith quyết định lấy tên mình là Tim McGraw.
Hầu hết tuổi thơ của Tim McGraw đều trải qua ở thị trấn nhỏ Start, Los Angeles, gần Monroe và nghe những loại nhạc khác nhau như nhạc đồng quê, nhạc pop, và nhạc R&B. Do là con trai một vận động viên bóng chày nên ngay từ nhỏ Tim cũng có năng khiếu này và anh đã nhận được học bổng bóng chày để vào học tại trường đại học Louisiana chuyên ngành y học thể thao. Khi bước chân vào trường đại học cũng chính là lúc Tim bắt đầu học chơi nhạc và hát. Để làm thêm, Tim đã chơi nhạc tại một số CLB và anh nhận ra rằng âm nhạc mới chính là cuộc sống của mình. Năm 1989, Tim bỏ học để tới Nashville tập trung vào sự nghikệp âm nhạc, đúng vào ngày người hùng của anh, Ketih Whitley mất. | 1 | null |
Cắt lưng hung (danh pháp khoa học: Falco tinnunculus) là một loài chim săn mồi thuộc chi Cắt trong họ Cắt ("Falconidae")..
Loài này hiện diện trên một phạm vi lớn. Nó là phổ biến rộng rãi trong châu Âu, châu Á, Châu Phi, cũng như thỉnh thoảng đến bờ biển phía đông của Bắc Mỹ . Nhưng mặc dù nó đã thuộc địa hóa vài đảo đại dương, cá thể lang thang nói chung là hiếm, ví dụ như trong toàn bộ Micronesia, loài cắt này đã được ghi lại hai lần ở Guam và Saipan ở Marianas.. | 1 | null |
Colius striatus là một loài chim chuột thuộc họ Coliidae. Mô tả
Loài chim này dài khoảng 35 cm, với cái đuôi bao gồm khoảng một nửa chiều dài, và nặng khoảng 57 gam (2 oz). Loài này có phạm vi phân bố từ Cameroon về phía đông Eritrea và Ethiopia, phía nam thông qua Đông Phi tới miền nam Nam Phi. Hầu hết các môi trường sống thích hợp cho loài này, ngoại trừ các khu rừng nhiệt đới và những vùng khô cằn. | 1 | null |
Cắt Nankeen (danh pháp hai phần: Falco cenchroides) là một loài chim săn mồi thuộc chi Cắt trong họ Cắt ("Falconidae"). Là loài chim ăn thịt rất phổ biến và dễ dàng nhìn thấy, cắt Nankeen được tìm thấy ở Úc, New Guinea và các đảo gần đó, và thỉnh thoảng thayys bay đến New Zealand. Nó chiếm bất kỳ loại đất không có cây cối rậm rạp, nhưng đặc biệt là ở đồng cỏ và rừng ôn đới thưa. Ở phía bắc nhiệt đới và sa mạc cát phía tây, nó có một phân bố không đồng đều và theo mùa.
Giống như nhiều loài chim khác ở Úc, nó không có mô hình di cư rõ ràng: trong vùng đồng cỏ phía nam, các cặp được thiết lập định cư quanh năm, nhưng nhiều con khác di chuyển về phía bắc trong mùa đông phương nam, hoặc lang thang ở các vùng nội địa khô cằn theo các nguồn cung cấp thực phẩm.
Loài cắt này nhỏ, dài khoảng 31–35 cm, phía trên có màu đỏ hung hoặc nâu và màu trắng hoặc trắng nhợt ở dưới, với chỏm đuôi màu đen. Bộ lông biến thiên đáng kể về chi tiết. | 1 | null |
Lan Kinh (, ? - 549), còn gọi là Lan Cố Thành (兰固成), người Ngụy, Trung Xương, nhân vật cuối thời Nam Bắc triều trong lịch sử Trung Quốc.
Cuộc đời.
Theo "Bắc Tề thư", Lan Kinh là con trai của dũng tướng Lan Khâm nhà Lương, nhưng "Lương thư" lại chỉ đề cập đến 1 người con trai của Lan Khâm là Lan Hạ Lễ.
Không rõ Lan Kinh trở thành tù binh của Đông Ngụy khi nào. Ông bị phát phối đến phủ của quyền thần Cao Trừng (con trưởng của Cao Hoan) làm đầu bếp. Lan Kinh nhiều lần xin được chuộc thân, Cao Trừng không cho. Ông lại xin được về nhà, Cao Trừng mắng rằng: "Ngươi còn lằng nhằng, ta đem ra giết chết!" Lan Kinh ngầm cùng đồng đảng 6 người bày mưu chống lại. Ngay trước ngày ông ra tay, Hoàng môn thị lang Thôi Quý Thư ở ngoài cửa Bắc Cung ngâm thơ "Bảo Chiếu": "Tướng quân ký hạ thế, bộ khúc diệc hãn tồn".
Năm 549, Cao Trừng ở Nghiệp Thành sủng ái Lang Tà công chúa, không muốn bị quấy rầy, thường sai thị vệ ra ngoài. Ngày 8 tháng 8 năm ấy, Cao Trừng cùng Tán kỵ thường thị Trần Nguyên Khang, Lại bộ thượng thư thị trung Dương Âm, Hoàng môn thị lang Thôi Quý Thư ở Đông Bách đường bàn mưu thay ngôi nhà Đông Ngụy, Lan Kinh đưa thức ăn đến, Cao Trừng lệnh cho ông lui xuống, lại nói với mọi người: "Đêm qua ta nằm mơ thấy tên nô lệ này dùng đao chặt ta, tức thì (ta) ở trên lưng ngựa nắm lấy hắn mà giết đi!"
Lan Kinh giấu một thanh đoản đao, quay lại vờ đưa thức ăn. Cao Trừng cả giận nói: "Ta không gọi gì, ngươi lên đây làm chi?" Lan Kinh rút đao ra đáp: "Tao đến giết mày!" Cao Trừng đang bị thương ở chân, vội trốn xuống dưới sàng. Bọn Thôi Quý Thư đều chạy trốn, chỉ có Trần Nguyên Khang liều mình ngăn cản, bị Lan Kinh đâm lòi ruột, ngã lăn ra mặt đất. Lan Kinh nhấc bàn lên, giết chết Cao Trừng. Khi ấy Cao Dương đang ở Song Đường tại phía đông thành, nghe tin vội đến, bắt Lan Kinh chém đầu. | 1 | null |
Spirobranchus giganteus, là một loài giun polychaeta thuộc họ Serpulidae. "Spirobranchus giganteus" phân bố rộng khắp các đại dương nhiệt đới của thế giới. Chúng hiện diện từ vùng biển Caribe đến Ấn Độ-Thái Bình Dương. Spirobranchus giganteus thường được tìm thấy cấm đầu vào san hô lớn, chẳng hạn như san hô đá như "Porites" và san hô não. Giống như các thành viên trong họ của chúng, chúng có thể tiết ra một ống vôi xung quanh cơ thể của chúng. Ống này phục vụ như nhà của chúng và bảo vệ. S. giganteus thường đục một lỗ vào một đầu hiện hữu của san hô sống trước khi tiết ống của chúng, do đó tăng mức độ bảo vệ.
Khi định cư ở các rạn san hô, S. giganteus lấy thức ăn chủ yếu bằng phương pháp ăn lọc. Chúng sử dụng radioles màu sắc rực rỡ để lọc vi sinh vật từ các nước, sau đó được tống thẳng vào đường tiêu hóa của chúng. | 1 | null |
San hô não là tên thông dụng của các loài san hô trong họ Faviidae được gọi như thế do hình cầu và bề mặt có rãnh tương tự như não. Mỗi đầu san hô được hình thành bởi một quần thể có polyp di truyền giống hệt nhau tiết ra một bộ xương cứng bằng calci cacbonat, điều này làm cho chúng là loài xây dựng rạn san hô quan trọng trong bộ Scleractinia.
San hô não được tìm thấy trong các rạn san hô nước ấm nông trong tất cả các đại dương của thế giới. Chúng là một phần của ngành cnidaria, trong một lớp được gọi là Anthozoa hoặc "động vật hoa." Tuổi thọ của san hô não lớn nhất là 900 năm. Thuộc địa có thể phát triển đến chiều cao hơn 1,8 mét.
San hô não mở rộng các xúc tu để bắt mồi vào ban đêm. Trong ngày, san hô não sử dụng xúc tu để bảo vệ bề mặt bên ngoài của chúng. Bề mặt cứng và cung cấp sự bảo vệ tốt chống lại cá hoặc bão. Phân nhánh san hô, chẳng hạn như san hô staghorn, phát triển nhanh hơn, nhưng dễ bị thiệt hại do bão.
Giống như các chi khác của san hô, san hô não ăn động vật nhỏ phù du và cũng nhận được chất dinh dưỡng được cung cấp bởi các loài tảo sống trong mô của chúng. | 1 | null |
Gà tây hoang (danh pháp khoa học: "Meleagris gallopavo") là một loài chim thuộc họ Gà tây. Tuy nhiên, nhiều tài liệu lại xếp nó thuộc vào họ Phasianidae.. Chúng là loài bản địa Bắc Mỹ và là thành viên nặng nhất trong Bộ Gà.
Gà tây hoang dã là loài ăn tạp, tìm kiếm thức ăn trên mặt đất hoặc leo cây bụi và cây gỗ nhỏ để tìm mồi. Chúng thích ăn hạt có vỏ cứng như cột cứng như hạt sồi, các loại hạt, và cây khác nhau, bao gồm cả hạt dẻ, hạt dẻ, mại châu, và thông pinyon cũng như hạt giống khác nhau, quả mọng như cây bách xù và thường xanh dây leo, rễ cây và côn trùng. Gà tây cũng đôi khi ăn cả động vật lưỡng cư và bò sát nhỏ như thằn lằn và rắn.Gà tây hoang thường xuyên tìm kiếm thức ăn trong đồng cỏ nuôi bò, đôi khi ghé thăm sân ăn gia cầm, và đất canh tác thuận lợi sau khi thu hoạch sạch các hạt giống trên mặt đất. Gà tây hoang cũng ăn nhiều loại cỏ. | 1 | null |
Trần Quốc Khôn hay Chan Kwok-Kwan (; sinh ngày 1 tháng 8 năm 1975) là một diễn viên Hồng Kông, biên đạo múa và là người hát chính ban nhạc 'Poet'. Anh đã tham gia cả hai phim ăn khách của Châu Tinh Trì là "Đội bóng Thiếu Lâm" và "Tuyệt đỉnh Kungfu". Anh còn được biết với vai chính Lý Tiểu Long trong phim truyền hình "Huyền thoại Lý Tiểu Long". | 1 | null |
Bìm bịp gà lôi (danh pháp hai phần: Centropus phasianinus) là một loài chim thuộc chi Bìm bịp, họ Cuculidae..
Loài này được tìm thấy ở Úc, Indonesia và Papua New Guinea. Môi trường sống của nó là rừng đất thấp ẩm nhiệt đới hay cận nhiệt đới và rừng rừng ngập mặn cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới. Nó đã thích nghi tốt với các cánh đồng mía ở miền bắc Australia. Bìm bịp gà lôi là không bình thường trong số chim cu cu Úc do chúng đẻ trứng trong tổ của mình và nuôi chim non thay vì đẻ nhờ trong tổ loài chim khác. | 1 | null |
"Tug of War" là một ca khúc của nữ ca sĩ/nghệ sĩ người Canada Carly Rae Jepsen, phát hành vào 16 tháng 9 năm 2008, là đĩa đơn thứ hai trích từ album phòng thu đầu tay của cô, "Tug of War" (2008). Ca khúc đã lọt vào bảng xếp hạng Canadian Hot 100 tại vị trí thứ 36.
Video ca nhạc.
Video ca nhạc cho "Tug of War" được đăng tải trên VEVO của Carly Rae Jepsen vào 13 tháng 7 năm 2011, với tổng độ dài là ba phút và hai mươi sáu giây. | 1 | null |
Chiến dịch phản công Rzhev-Vyazma năm 1942 (8 tháng 1 - 28 tháng 2 năm 1942) là một chiến dịch bộ phận trong Cuộc phản công chiến lược đầu năm 1942 của quân đội Liên Xô trên cánh Bắc của mặt trận Rzhev-Sychyovka-Vyazma trong Chiến tranh Xô-Đức thuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Chiến sự diễn ra giữa Phương diện quân Kalinin (Liên Xô) với Tập đoàn quân 9 và cánh trái của Tập đoàn quân xe tăng 3 (Đức Quốc xã). Nó được xem là sự nối tiếp của giai đoạn phản công của quân đội Liên Xô trong Trận Moskva (1941). Trong sự phối hợp với Chiến dịch "Sao Mộc" của Phương diện quân Tây, đây là một trong các trận đánh đẫm máu nhất trong Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại với quân số chết và bị thương của cả hai bên lên tới trên 1.500.000 người trong vòng 4 tháng.
Tình huống mặt trận.
Qua các trận phản công từ tháng 10 đến tháng 12 năm 1941, Phương diện quân Kalinin đã chiếm lại thành phố Kalinin (Tver), khai thông tuyến đường sắt từ Moskva lên phía Bắc. Ngày 7 tháng 1 năm 1942, cánh trái của phương diện quân này (các tập đoàn quân 29 và 39) đã vượt qua tuyến phòng thủ Oreshki - Mologino - Starisha của quân Đức, áp sát các thành phố Rzhev và Zubsov. Tập đoàn quân 22 bên cánh phải Phương diện quân Kalinin đã phối hợp với Phương diện quân Tây Bắc phản công đến khu vực thượng nguồn sông Volga. Toàn bộ trận tuyến của ba Phương diện quân Kalinin, Tây và Bryansk kéo dài hơn 500 km. Riêng địa đoạn của Phương diện quân Kalinin có chiều dài hơn 140 km từ Starisha đến Selizharovo.
Sau khi thất bại trong việc đột kích vào Moskva từ hướng Tây Bắc, Tập đoàn quân 9 và Tập đoàn quân xe tăng 3 (Đức) buộc phải rút bỏ nhiều vị trí bàn đạp chiến thuật và lùi về bảo vệ các hành lang giao thông quan trọng. Trong đó, tuyến đường sắt từ Velikiye Luki đi qua Olenino đến Rzhev, tuyến đường sắt Rzhev qua Sychyovka đến Vyazma và tuyến đường sắt Smolensk - Vyazma có vai trò rất quan trọng đối với việc đảm bậo hậu cần và chuyển quân của Cụm tập đoàn quân Trung tâm. Các thành phố Rzhev, Sychyovka, Olenino, Osuga, Zubsov tuy đã đổ nát trong các trận tấn công của quân Đức cuối năm 1941 nhưng vẫn còn một số công trình có thể sử dụng để phòng thủ.
Binh lực và kế hoạch.
Quân đội Liên Xô.
Binh lực.
Phương diện quân Kalinin (chỉ huy: Thượng tướng I. S. Koniev)
Ngoài ra, trong vùng chiếm đóng của quân Đức có một số đội du kích Liên Xô hoạt động tại khu vực tam giác Belyi - Berdino - Kholm Zhirrkovsky (khoảng 5.000 người) và một số đơn vị Liên Xô bị mắc kẹt trong vòng vây của quân Đức hồi mùa thu năm 1941 (chủ yếu là binh sĩ của Tập đoàn quân 19).
Kế hoạch.
Phương diện quân Kalinin được giao tổ chức mũi đột kích sâu dọc theo phía Tây đường sắt Rzhev - Sychyovka - Vyazma xuống phía Nam, chia cắt ba quân đoàn Đức đang đóng tại khu vực Olenino, phía Tây Rzhev với chủ lực Cụm tập đoàn quân Trung tâm đang giữ phòng tuyến sông Lama và sông Ruza phía Tây Moskva khoảng 100 km. Các tập đoàn quân 39 và Quân đoàn kỵ binh 11 được giao tổ chức đòn tấn công này. Tập đoàn quân 29 có nhiệm vụ chốt chặn tại khu vực Osuga, tạo thành tuyến chia cắt giữa các đơn vị quân Đức tại Rzhev với cụm quân Đức tại Olenino.
Tập đoàn quân 22 có nhiệm vụ phối hợp với cánh trái của Phương diện quân Tây Bắc tấn công dọc theo thung lũng sông Mezha xuống phía Nam, đánh chiếm Nelidovo và phát triển đến Belyi, che chắn sườn phải của Tập đoàn quân 39. Tập đoàn quân 30 phối hợp với Tập đoàn quân Xung kích 1 (Phương diện quân Tây) đánh chiếm Zubtsov và tấn công Rzhev từ phía Đông.
Theo sự phối hợp được điều hành từ STAVKA, Phương diện quân Tây sẽ mở Chiến dịch "Sao Mộc" tấn công trên cánh phải, tiến ra Gzhatsk (Gagarin), Sychyovka để hợp vây chủ lực Tập đoàn quân 9 và một phần Tập đoàn quân xe tăng 3 (Đức) trên khu vực Rzhev - Sychyovka.
Quân đội Đức Quốc xã.
Binh lực.
Cụm Tập đoàn quân Trung tâm (chỉ huy: Thống chế Günther von Kluge)
Cánh Bắc tham gia chiến dịch gồm có:
Kế hoạch.
Những thiệt hại lớn của quân đội Đức Quốc xã trong 3 tháng cuối năm 1941 trên khu vực Moskva đã buộc Bộ Tổng tư lệnh lục quân Đức phải gấp rút tăng viện cho Cụm tập đoàn quân Trung tâm để duy trì các tuyến phòng thủ ở phía Tây Moskva. Từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 8 tháng 1, các sư đoàn bộ binh 205, 208, 211, 216, 246 và sư đoàn xe tăng 19 được điều từ Tây Âu sang bổ sung cho Cụm tập đoàn quân Trung tâm. Từ ngày 31 tháng 12, toàn bộ Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) đã chuyển sang trạng thái phòng ngự. Quân Đức gấp rút củng cố các tuyến phòng thủ có chiều sâu tại các khu vực Olenino - Rzhev - Zubtsov ở phía Bắc, Mozhaysk - Gzhatsk - Sychyovka ở giữa mặt trận, Medyn - Yukhnov - Mosalsk - Sukhinichi - Vyazma ở phía Nam.
Ý đồ của quân đội Đức Quốc xã là tạm thời phòng ngự để ổn định mặt trận qua mùa Đông 1941-1942, đợi đến sang hè sẽ tiếp tục tấn công. 3 tập đoàn quân trên cánh Bắc của Cụm tập đoàn quân Trung tâm dựa vào các tuyến đường sắt Velikiye Luki - Rzhev và Rzhev - Vyazma để cơ động xe tăng trong phòng ngự tích cực, sẵn sàng phản kích để ngăn chặn các mũi thọc sâu của quân đội Liên Xô. Các phòng tuyến phía Đông Bắc Rzhev được củng cố vững chắc hơn cả. Quân Đức cũng thiết lập một phòng tuyến thứ hai từ Zubtsov qua phía Đông Gzhatsk đến Yukhnov được mệnh danh là "tuyến Koenigsberg".
Diễn biến.
Ngày 8 tháng 1, Tập đoàn quân 39 mở màn cuộc tấn công vào Glazovo, Chetshno (???), Solomino (???) và Novoye, phá vỡ tuyến phòng ngự của Quân đoàn bộ binh 23 (Đức), mở ra một đột phá khẩu rộng 15 km phía Tây Rzhev. Cánh trái của Tập đoàn quân 29 và Tập đoàn quân 30 tấn công đánh chiếm Starisha. Cánh phải, cánh chủ lực của Tập đoàn quân 29 sau một ngày tấn công đã bẻ gãy sức kháng cự của Sư đoàn bộ binh 26 (Đức), đánh chiếm Mologino và Kokoshkino. Ngày 9 tháng 1, tướng I. S. Konev tung cụm cơ động do tướng V. D. Sokolov chỉ huy gồm Quân đoàn kỵ binh 11, 2 tiểu đoàn xe tăng, 1 sư đoàn bộ binh và 2 tiểu đoàn súng cối đột phá xuống từ Mologino xuống phía Nam. Quân đoàn kỵ binh 11 vọt tiến qua phía Tây Rzhev, tạo thành một hành lang chia cắt Rzhev và Olenino. Quân đoàn bộ binh 23 (Đức) gồm các sư đoàn bộ binh 102, 203, 253 và Lữ đoàn kỵ binh SS bị bao vây tại khu vực Olenino. Ngày 10 tháng 9, Tập đoàn quân 29 tấn công đánh chiếm các khu vực Zalkovo Gubin (Zalkovo), Bocharovo, Orekhovo (???), áp sát phía Tây Rhzev. Tập đoàn quân 39 theo sau Quân đoàn kỵ binh 11 tổ chức đột kích vào Osuga, phía Nam Rzhev. Sư đoàn kỵ binh 18 dẫn đầu Quân đoàn kỵ binh 11 đánh chiếm Nashchekino, phía Bắc Sychyovka 20 km. Ở phía Tây, Tập đoàn quân 22 đánh chiếm Selizharovo một cách chật vật sau khi vượt sông Volga và tiến ra cắt đứt đường sắt Velikiye Luki - Rzhev ở phía Tây Olenino 35 km, đánh chiếm các thị trấn Ovchinnikovo (Ovchinniki), Berezuy, Erino, Shpalevo, hình thành tuyến bao vây phía Tây Olenino. Từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 1, các tập đoàn quân 30 và 31 liên tiếp mở các cuộc đột kích từ tuyến sông Shosha vào Zubtsov nhưng không vượt qua được tuyến phòng thủ của Quân đoàn bộ binh 6 và Quân đoàn bộ binh 27 (Đức) trên tuyến thượng nguồn sông Volga.
Trước sự thất lợi của Tập đoàn quân 9 (Đức), ngày 15 tháng 1 năm 1942, Adolf Hitler cách chức tướng Adolf Strauß vì lý do sức khỏe và bổ nhiệm tướng Walter Model làm tư lệnh Tập đoàn quân 9. Ngày 16 tháng 9, quân đội Đức Quốc xã tổ chức các trận phản kích lớn đầu tiên. Trên khu vực phía Tây Rzhev, tướng Walter Model điều động Sư đoàn xe tăng 5, các sư đoàn bộ binh 26, 256, "Der Fuhrer" và "Das Reisch" mở cuộc phản công từ Rzhev sang Olenino, phối hợp với Quân đoàn bộ binh 23 từ Olenino đánh ra. Ngày 23 tháng 1, Tập đoàn quân 9 (Đức) nối lại được hành lang Olenino - Rzhev rộng 6 đến 8 km, cô lập các tập đoàn quân 29, 39 và Quân đoàn kỵ binh 11 (Liên Xô) trên khu vực phía Tây Osuga - Sychyovka. Ngày 28 tháng 1, Tập đoàn quân xe tăng 3 (Đức) tập trung các sư đoàn xe tăng 1, 2, 6 và Sư đoàn cơ giới 26 mở một đoàn phản kích thứ hai từ Sychyovka lên hướng Olenino, chia cắt Tập đoàn quân 29 và Tập đoàn quân 39 (Liên Xô). 5 sư đoàn bộ binh của Tập đoàn quân 29 bị chia cắt thành các cụm quân nhỏ phải tiến hành phòng ngự cơ động dọc theo phía Tây con đường sắt Rzhev - Sychyovka.
Không cảm thấy mối đe dọa từ phía sau lưng, Quân đoàn kỵ binh 11 (Liên Xô) vẫn tiếp tục lao về Vyazma. Ngày 25 tháng 1, Sư đoàn kỵ binh 24 tổ chức đột kích vào Novodugino nhưng đã bị sư đoàn bộ binh 14 và Lữ đoàn cơ giới 900 (Đức) đánh bật ra. Ngày 30 tháng 1, các sư đoàn kỵ binh 24, 82 và Lữ đoàn cơ giới cận vệ 2 đơn độc tấn công Vyazma từ phía Bắc đã vấp phải đòn phản kích của các sư đoàn bộ binh 10, 205 và Lữ đoàn cơ giới 10 (Đức). Không có sự yểm hộ của pháo binh và không quân cũng như không đón gặp được đòn tấn công của cánh trái của Phương diện quân Tây phát triển sang, các sư đoàn kỵ binh Liên Xô mau chóng mất sức chiến đấu và phải rút về phía Tây thượng nguồn sông Dniepr.
Từ ngày 1 đến ngày 15 tháng 2, Tập đoàn quân 39 liên tục công kích vào các khu vực Osuga và Sychyovka nhưng không thành công. Tập đoàn quân 29 (Liên Xô) phải chia thành nhiều toán nhỏ rút quân qua phía Bắc Zubtsov về tuyến phòng thủ của Tập đoàn quân 30 và sang phía Tây Nam về khu vực đóng quân của Tập đoàn quân 22, Tập đoàn quân 39 (Liên Xô) bị đánh dạt sang các khu rừng và đầm lầy xung quanh Kholm - Zhirkovsky. Không hoàn thành được nhiệm vụ đánh chiếm Sychyovka, tướng I. S. Konev giao nhiệm vụ cho Tập đoàn quân 39 mở cuộc tấn công vào Yartsevo với hy vọng sẽ cắt đứt hành lang Smolensk - Vyazma của quân đội Đức Quốc xã. Ngày 18 tháng 2, Tập đoàn quân 39 với quân số mỗi sư đoàn chỉ còn lại từ 1.800 đến 200 tay súng đã tổ chức tấn công dọc theo sông Vob xuống phía Nam. Tuy nhiên, Quân đoàn bộ binh 9 (Đức) có Sư đoàn xe tăng 20 làm nòng cốt đã chặn đứng cuộc tấn công này trước cửa ngõ phía Bắc Yartsevo. Ngày 21 tháng 2, trong một cố gắng cuối cùng, Quân đoàn kỵ binh 11 chỉ còn lại 4.298 người và 1.536 con ngựa đã tổ chức tấn công vượt đường sắt Smolensk - Vyazma để hợp nhất với Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1. Ngày 26 tháng 2, hai quân đoàn chỉ còn cách nhau từ 5 đến 6 km nhưng Quân đoàn kỵ binh 11 đã không thể vượt được khoảng cách còn lại từ Izdeshkovo đến Ozerechnya, buộc phải rút về tả ngạn sông Dniepr và tổ chức phòng thủ cùng với du kích địa phương. Chiến dịch phản công Rzhev-Vyazma của Phương diện quân Kalinin đã không đạt được mục tiêu đề ra. Tập đoàn quân 39 và Quân đoàn kỵ binh 11 bị nửa hợp vây tại khu vực Kholm-Zhirkovsky gồm toàn rừng và đầm lầy.
Trong tháng 3 năm 1942, Tập đoàn quân 3 được bổ sung 2 sư đoàn bộ binh lấy từ Tập đoàn quân 31, Sư đoàn bộ binh 256 và 5 tiểu đoàn trượt tuyết độc lập và Quân đoàn kỵ binh 11 đã tổ chức các trận đánh nống sang phía Đông. Ngày 18 tháng 3 năm 1942, 2 sư đoàn bộ binh và sư đoàn kỵ binh 82 đã tổ chức vượt sông Dniepr, chiếm lĩnh một khu vực bàn đạp ở tả ngạn sông Dniepr. Tuy nhiên, Tập đoàn quân 39 đã không còn đủ sức để tiếp tục cuộc tấn công. Ngày 30 tháng 3, toàn bộ Phương diện quân Kalinin chuyển sang tư thế phòng ngự.
Kết quả.
Cuộc tấn công khởi đầu các chiến dịch phản công năm 1942 của Phương diện quân Kalinin (Liên Xô) đã thất bại. 4 tập đoàn quân chỉ đạt được những kết quả hết sức khiêm tốn và chịu thương vong rất lớn. Tập đoàn quân 29 phải bị rút ra để củng cố lại. Tập đoàn quân 39 và Quân đoàn kỵ binh 11 bị cô lập cách xa mặt trận chính hơn 300 km. Tập đoàn quân 22 không thể xuyên qua được hành lang Verdino - Belyi để kết nối với Tập đoàn quân 39. Tập đoàn quân 30 chỉ chiếm được Starisha và phải dừng lại trước Zubtsov. Số người chết và mất tích lên đến trên 34% quân số. Thế trận của Phương diện quân Kalinin trở nên rất xấu khi quân Đức chiếm hành lang Verdino - Belyi và giữ được chỗ lồi nhỏ Olenino chia cắt các tập đoàn quân chủ yếu của phương diện quân.
Sai lầm của tướng I. S. Konev và cũng là của STAVKA là đã điều Tập đoàn quân 39 và Quân đoàn kỵ binh 11 đột kích quá sâu xuống phía Nam trong khi Phương diện quân Tây không thể vượt qua "phòng tuyến Koenigsberg" để phối hợp tấn công từ phía Đông. STAVKA và Bộ tư lệnh Phương diện quân Kalinin đã tổ chức tấn công một cách vội vã, không chuẩn bị đủ cơ số đạn dược, nhiên liệu, lương thực, thức ăn cho ngựa; không chuẩn bị thê đội 2 đủ mạnh để duy trì hành lang đã mở ra ở phía Tây con đường sắt Rzhev - Vyazma. STAVKA cũng đánh giá thấp mức độ các cuộc phản kích của quân đội Đức Quốc xã. Trong chỉ đạo chiến thuật, việc bỏ qua hai cứ điểm quan trọng Rzhev và Olenino là một sai lầm có tính phiêu lưu của tướng I. S. Konev. Sau khi đột phá được cửa mở phía Tây Rzhev, Tập đoàn quân 29 không đủ lực lượng và phương tiện để giữ hành lang chiến lược Osuga - Tolstikovo. Các sư đoàn xe tăng và bộ binh của Tập đoàn quân xe tăng 3 và Tập đoàn quân 9 (Đức) đã bịt được cửa mở này, giải thoát Quân đoàn bộ binh 23 (Đức) ở Olenino và dồn các tập đoàn quân 29, 30 cùng quân đoàn kỵ binh 11 (Liên Xô) vào thế bị hợp vây.
Để tránh sự đổ vỡ của Phương diện quân Kalinin, Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh Liên Xô đã phải điều động các tập đoàn quân xung kích 3 và 4 cho phương diện quân này, bổ sung binh lực và phương tiện để phục hồi Tập đoàn quân 29, điều chuyển Tập đoàn quân 30 (mỗi sư đoàn chỉ còn hơn 4.500 quân) sang Phương diện quân Tây. Dải tiếp giáp giữa Phương diện quân Tây Bắc và Phương diện quân Kalinin được dịch chuyển từ tuyến Ostashkov - Toropets xuống Selizharovo - Tây Dvina.
Thương vong của các tập đoàn quân quân 9 và xe tăng 3 (Đức) khoảng 153.000 người chết, mất tích và bị thương.
Mặc dù STAVKA coi chiến dịch này như một sự thành công về chiến thuật, hình thành được thế xen cài trên hướng Tây Bắc Moskva mà theo lý thuyết tác chiến chiều sâu, thế trận đó có thể tạo ra những khả năng tấn công vào hai bên sườn của các bên tham chiến nhưng nguy cơ lớn hơn vẫn thuộc về quân đội Liên Xô. Tập đoàn quân 22 có sức chiến đấu yếu nhất trong các tập đoàn quân của Phương diện quân Kalinin không thể hoàn thành nhiệm vụ khép chặt sườn trái của mình với Tập đoàn quân 39. Do đó, quân đội Đức Quốc xã vẫn giữ được hành lang Verdino - Belyi mà chẳng bao lâu sau đó, sẽ trở thành một bàn đạp lợi hại cho Chiến dịch Seydlitz của quân đội Đức Quốc xã để bao vây số quân còn lại của Tập đoàn quân 39 và Quân đoàn kỵ binh 11 (Liên Xô) tại "chỗ lồi" Kholm-Zhirkovsky, hình thành thế trận mới, gây ra những khó khăn lớn hơn cho quân đội Liên Xô trên hướng Tây Bắc Moskva vào nửa cuối năm 1942. | 1 | null |
"Bucket" là một ca khúc của nữ ca sĩ/nghệ sĩ người Canada Carly Rae Jepsen, phát hành vào tháng 4 năm 2009, là đĩa đơn thứ ba trích từ album phòng thu đầu tay của cô, "Tug of War" (2008). Ca khúc đã lọt vào bảng xếp hạng Canadian Hot 100 tại vị trí thứ 32.
Video ca nhạc.
Video ca nhạc chính thức được phát hành vào 5 tháng 8 năm 2009, trong video Carly và bạn bè của cô đang vui chơi trên bãi biển. Video này được quay tại Vancouver vào cuối tháng 4 năm 2009, và thời tiết lúc đó thì khá là "đông lạnh". Những người tham gia xuất hiện trong video đều là bạn bè ngoài đời của Carly, và cô nói rằng, cô cảm thấy rất thật như đang trong một bữa tiệc bãi biển chứ không phải là đang quay video nữa. | 1 | null |
Bacan (trước đây gọi là Bachan, Bachian hay Batchian, tiếng Hà Lan: Batjan) là tên gọi của một nhóm đảo thuộc quần đảo Maluku tại Indonesia và cũng là tên gọi của đảo lớn nhất trong nhóm này. Các hòn đảo có địa hình đồi núi và được rừng bao phủ. Các hòn đảo nằm ở phía nam của Ternate và ở phía tây nhánh cực nam của Halmahera. Đảo Bacan là đảo lớn nhất; các đảo lớn thứ hai và thứ ba là Kasiruta và Mandioli. Có hàng chục các hòn đảo nhỏ hơn trong nhóm.
Nhóm đảo là một phần của tỉnh Bắc Maluku, "kecamatan" (phó huyện) Bacan bao gồm khoảng 56.000 người và 8.000 trong số đó sống tại thủ phủ Labuha.
Dân số.
Vùng nội địa của hòn đảo nói chung là không có người sinh sống còn cư dân bản địa sống ở ven biển. Họ bao gồm người Sirani (Hậu duệ Ki-tô hữu của người Bồ Đào Nha), người Mã Lai, người Papua, và những người nhập cư từ các đảo khác. Tổng số cư dân là khoảng 13.000 người. Đô thị quan trọng nhất trên đảo là thủ phủ của phó huyện Bacan, Labuha, nằm ở mặt phía tây của hòn đảo. Gần đó là đô thị Amasing (hay Amasingkota), từng là một khu định cư quan trọng trên đảo.
Ngôn ngữ.
Một số ngôn ngữ Nam Đảo và phi Nam Đảo được nói tại Bacan, bao gồm Tobelo, Galela, Ternate, Bajau, và Tukang Besi. Tuy nhiên, tiếng Bacan mới là ngôn ngữ bản địa của đảo, cũng được gọi là tiếng Mã Lai Bacan. Có một số tranh luận về việc liệu tiếng Bacan là một biến thể Mã Lai hay là một thứ tiếng bồi dựa trên cơ sở tiếng Mã Lai.
Một số từ trong tiếng Bacan đã xuất hiện trong bảng từ vựng năm 1623 của Wiltens & Danckaerts. Tiếng Bacan cũng được xem xét trong công trình nghiên cứu năm 1914 của Adriani & Kruijt. Các nghiên cứu chi tiết nhất là của James T. Collins, ông đã kết luận rằng tiếng Bacan thật sự là một biến thể của tiếng Mã Lai, có nguồn gốc từ tiếng Mã Lai được sử dụng tại vương quốc Hồi giáo Bacan.
Địa lý.
Hòn đảo có hình dạng không đồng đều, bao gồm hai phần đồi núi, nối với nhau bằng một eo đất hẹp. Tổng diện tích của đảo là khoảng 1.900 km². Hòn đảo có một phần hình thành từ núi lửa, và có các điểm suối nước nóng ở các núi lửa còn hoạt động. Tuy nhiên, đặc biệt là ở phần phía nam, đảo có các đá cổ và không có nguồn gốc núi lửa. Đỉnh cao nhất nằm ở phía nam của hòn đảo, núi Labua đạt cao độ 6.950 ft. Than đá và các loại khoáng sản khác đã được phát hiện. Một phần lớn hòn đảo có sự đa dạng cây cối, và sago, dừa và đinh hương cho sản lượng lớn. | 1 | null |
Trung tâm kinh doanh quốc tế Moskva (; viết tắt là "ММДЦ", chuyển tự viết tắt là "MMDTs"), cũng gọi là Moskva-Siti ()
là một khu thương mại ở trung tâm thủ đô Moskva, Nga.
Tọa lạc gần đường vành đai 3 ở quận Presnensky ở tây Moskva, Thành phố-Moskva hiện đang được triển khai. Trung tâm kinh doanh quốc tế Moskva được mong đợi trở thành khu vực đầu tiên ở Nga kết hợp kinh doanh, nơi cư trú và giải trí trong một tổ hợp. Chính quyền Mosvka hình thành ý tưởng dự án vào năm 1992. Ước tính khu tổ hợp này sẽ có khả năng chứa 250.000-300.000 người sinh sống, làm việc hay tham quan cùng một lúc.
Công tác xây dựng Trung tâm kinh doanh quốc tế Moskva thực hiện ở bờ Presnenskaya của sông Moskva, khoảng về phía tây Quảng trường Đỏ, và ngay phía đông đường vành đai 3. Diện tích khu phức hợp là 60 hecta. Trước khi xây dựng, khu vực này gồm những tòa nhà cũ kỹ và các tổ hợp công nghiệp đã đóng cửa và để hoang. Chi phí tổng thể của dự án được dự kiến 12 tỷ đô la Mỹ. | 1 | null |
Cắt lưng xám (danh pháp khoa học: Falco columbarius) là một loài chim cắt thuộc họ Cắt Bắc bán cầu. Chúng sinh sản ở bắc Holarctic; một số di cư đến khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới vào mùa đông.
Mô tả.
Cắt lưng xám dài là 24–33 cm với sải cánh dài 50–73 cm. So với hầu hết các chim cắt nhỏ khác, nó là loài chim mạnh mẽ hơn và nặng nề. Con trống trung bình nặng khoảng 165 g và con mái nặng khoảng 230 g. Tuy nhiên có sự thay đổi trong suốt phạm vi phân bố, và cụ thể trong quần thể di cư trong quá trình một năm. Như vậy, con trống trưởng thành có thể nặng 125-210 g, và con mái nặng 190-300 g. | 1 | null |
Leukemia/Lơxêmi cấp dòng tủy (AML) là một dạng ung thư mà ở đó các tế bào non dòng tủy biệt hóa bất thường, đôi khi biệt hóa kém, nhân rộng vô tính và thâm nhập tủy xương, máu, hay mô khác. Sự sinh sôi thừa thãi của các tế bào tủy chưa trưởng thành phá hỏng quá trình tạo máu bình thường, dẫn đến chảy máu, thiếu máu, và nhiễm trùng nặng. AML là loại leukemia cấp phổ biến nhất ở người lớn, đặc biệt là người già 65 tuổi trở lên. Căn bệnh nhìn chung có tiên lượng xấu và độ tuổi là một yếu tố ảnh hưởng quan trọng. Tỷ lệ sống 5 năm ở trẻ em là 60%, người dưới 45 tuổi là <50% và người trên 60 tuổi là <10%.
Trong đa số trường hợp, AML tự phát sinh ở người khỏe mạnh mà không có nguyên nhân rõ ràng. Yếu tố nguy cơ phổ biến nhất được biết là từng tiếp xúc với hóa trị hay xạ trị, nhất là các chất alkyl hóa và chất ức chế topoisomerase II, dẫn đến AML liên quan trị liệu (t–AML) chiếm khoảng 10–20% tổng số ca AML. Các yếu tố môi trường như hóa chất và bức xạ ion hóa, hay lối sống như hút thuốc lá và béo phì cũng khiến rủi ro mắc bệnh gia tăng. Ở một số ít bệnh nhân, sự hình thành AML có liên quan đến những hội chứng thừa hưởng, gọi là AML gia đình. Người bị hội chứng Down có rủi ro mắc AML cao gấp 10 đến 20 lần, nhất là loại con leukemia nguyên bào nhân khổng lồ cấp tính (AMKL) và đóng vai trò là đột biến gen "GATA1".
Khi các tế bào ung thư thâm nhập tủy xương, chúng gây nên những tình trạng khác mà bộc lộ triệu chứng. Cụ thể là dễ bầm tím và đốm máu do giảm tiểu cầu, nhiễm trùng thường xuyên do giảm bạch cầu trung tính, và xanh xao, mệt mỏi do thiếu máu. Một số biểu hiện lâm sàng của AML đòi hỏi cấp cứu, tiêu biểu là ứ đọng bạch cầu do tăng bạch cầu và bệnh đông máu thường liên hệ với leukemia tiền tủy bào cấp (APL). Những dị thường đông máu đặc biệt phổ biến và nghiêm trọng ở người mắc APL. Hiếm khi, AML gây ra sarcoma tủy với đặc điểm là một khối u gồm các nguyên bào tủy có thể ở mọi vị trí ngoài tủy, phổ biến là da, hạch bạch huyết, đường tiêu hóa, xương, mô mềm, tinh hoàn. Sarcoma tủy có thể là biểu hiện sớm đầu tiên và đôi khi là duy nhất của AML.
Chẩn đoán AML đòi hỏi xác định có 20% hoặc hơn nguyên bào tủy ở tủy xương hay máu ngoại vi qua đánh giá hình thái. AML là bệnh không đồng nhất về những khía cạnh sinh học hay lâm sàng và bệnh sinh của nó gắn với những sự chuyển đoạn nhiễm sắc thể lớn và đột biến gen. Bên cạnh tuổi tác như đã nêu thì kiểu dị thường phân tử hay nhiễm sắc thể cũng là chỉ báo tiên lượng quan trọng. Những biến đổi di truyền tế bào cấu thành yếu tố tiên lượng mạnh nhất và các ca bệnh có thể được xếp vào các nhóm dự báo thuận lợi, tầm trung, hay bất lợi chỉ dựa vào dữ liệu di truyền tế bào của họ; hỗ trợ thêm là những đột biến gen. Ví dụ như người có chuyển đoạn nhiễm sắc thể t(8;21), t(15;17) hay đảo đoạn inv(16) dễ có kết cục tốt; ngược lại kết cục xấu liên hệ với những kiểu nhân phức tạp, đơn thể, t(6;9), inv(3), hay đặc biệt là đột biến "TP53".
Trong khâu điều trị, bước đầu cần làm là đánh giá xem bệnh nhân có phù hợp để áp dụng hóa trị tích cực hay không. Cytarabine cộng với anthracycline là liệu pháp bước đầu tiêu chuẩn cho người phù hợp trong vài chục năm. Khi bệnh tình đã thuyên giảm, cần có thêm biện pháp để ngăn chặn tái phát. Tình trạng tái phát rất phổ biến ở AML và là một thách thức lớn, đem đến tiên lượng xấu. Các chiến lược đối phó hậu thuyên giảm là hóa trị thông thường và cấy ghép tế bào tạo máu. Mặc dù vậy ở bệnh nhân tái phát, hóa trị củng cố thường kém hiệu quả còn cấy ghép tế bào tạo máu, dù là hy vọng chữa khỏi duy nhất, lại có nguy cơ tử vong cao và không nhiều người phù hợp để áp dụng. Với người không thích hợp cho hóa trị tích cực ban đầu, thường là người già có những bệnh đi kèm và thể trạng yếu, hướng điều trị là chăm sóc hỗ trợ tốt nhất kết hợp những liệu pháp kém tích cực hơn bao gồm cytarabine liều thấp và các chất giảm methyl hóa (azacitidine và decitabine); tuy nhiên nhìn chung kết cục là ảm đạm và thời gian sống trung vị chỉ tầm 5 đến 9 tháng. | 1 | null |
Loire 46 là một loại máy bay tiêm kích một chỗ của Pháp trong thập niên 1930. Nó được hãng Loire Aviation thiết kế và chế tạo, Không quân Pháp được trang bị các máy bay loại nay. Ngoài Pháp, loại máy bay này còn được trang bị cho Không quân Cộng hòa Tây Ban Nha trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha, nhưng khi Chiến tranh Thế giới II bùng nổ thì nó đã bắt đầu bị thải loại.
Tính năng kỹ chiến thuật (Loire 46).
The Complete Book of Fighters | 1 | null |
Mực lá ("Sepioteuthis lessoniana") là một loài mực ống quan trọng về thương mại. Giống như các thành viên khác của chi "Sepioteuthis", mực là dễ dàng để phân biệt với mực khác ở chỗ chúng có vây dày hình bầu dục khỏe mở rộng xung quanh gần như toàn bộ lớp áo. Vây mở rộng khoảng 83-97% chiều dài áo và 67-70% chiều rộng lớp áo. Vì những cái vây này, mực lá đôi khi bị nhầm lẫn với mực nang, một thực tế phản ánh bằng tên khoa học của nó. Lớp áo của mực lá có hình trụ, thon dần đến một hình nón cùn ở phía sau. Lớp áo thường là dài 4–33 cm ở con đực và 3,8-25,6 cm ở con cái. Cả con đực và con cái có thể đạt chiều dài lớp áo tối đa 38 cm, con đực cân nặng 403,5 đến 1.415 g (0,890-3,12 lb), trong khi con cái trưởng thành là từ 165 đến 1.046 g. Cả con đực và con cái có thể đạt được trọng lượng tối đa 1,8 kg đã được ghi nhận trong văn bản. Các chế độ ăn uống của mực lá bao gồm cá chủ yếu là động vật giáp xác và cá nhỏ. Chúng được tìm thấy ở vùng biển ôn đới và nhiệt đới của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, và gần đây đã được du nhập vào Địa Trung Hải. Chúng thường được tìm thấy gần bờ biển, gần tảng đá, và các rạn san hô. Chúng bị đánh bắt với số lượng lớn bởi con người ở châu Á. Do tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của chúng, vòng đời ngắn, và dễ chuyên chở và dễ sống trong điều kiện nuôi nhốt, mực lá được coi là một trong những loài có triển vọng nhất cho nuôi trồng hải sản. | 1 | null |
Đầm Thị Tường (hay đầm Bà Tường) là một đầm nước tự nhiên tại tỉnh Cà Mau, Việt Nam. Đây là đầm nước có diện tích lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, được mệnh danh là "biển hồ giữa đồng bằng". Đầm nằm cách thành phố Cà Mau 40 km về hướng tây nam, tại ranh giới hai huyện Phú Tân và Trần Văn Thời thuộc tỉnh Cà Mau.
Nguồn gốc tên gọi.
Theo truyền thuyết dân gian, cái tên Thị Tường là tên của Bà Tường, một trong những người đầu tiên đi khai phá vùng đất Cà Mau. Theo người xưa kể, tuy là phận nữ nhi nhưng Bà Tường rất dũng cảm, bà đã xua đuổi bày chim trời do chúa Hổ phái đến để lấy đá lấp biển. Chúa Hổ làm như vậy là do ngài hận vua Thủy tề không gả con gái cho mình. Dấu tích nơi bà Tường xua đuổi đàn chim đến nay vẫn còn. Nhờ vậy mà đầm ngày một đông đúc các loài thủy sản, là nguồn lợi khai thác vô cùng lớn của những người dân nghèo địa phương. Nhớ công đức của bà, người dân nơi đây lấy tên bà đặt cho đầm.
Lịch sử.
Phía nam của đầm, thuộc xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân là căn cứ Xẻo Đước, là một di tích lịch sử thời Chiến tranh Việt Nam, là một căn cứ quan trọng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Từ năm 2011, Hợp tác xã khai thác trên đầm là Hợp tác xã Đầm Thị Tường, thành lập vào năm 2011, đã đăng ký lại theo Luật Hợp tác xã 2012 vào năm 2016, có 40 thành viên tham gia với số vốn điều lệ đăng ký 305 triệu đồng và do ông Phan Thế Trắng làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Hợp tác xã Đầm Thị Tường xây dựng chòi, quán ăn uống, các phòng nghỉ kiên cố trên đầm Thị Tường, về sau đã chuyển đổi thành nhà hàng. Hoạt động trên các mảng: du lịch sinh thái, nuôi trồng thủy sản nội địa, vận tải hành khách, mua bán thủy sản, dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ.
Tự nhiên và kinh tế.
Đầm Thị Tường tạo nên từ sông Mỹ Bình, sông Ông Đốc và nhiều kênh rạch của ba huyện Phú Tân, Trần Văn Thời và Cái Nước. Đầm gồm 3 đầm chính là Đầm Trong, Đầm Giữa và Đầm Ngoài, trong đó Đầm Giữa là đầm lớn nhất. Đầm trải rộng gần 2 km và dài tới hơn 10 km, chỗ hẹp nhất khoảng 800 m, diện tích mặt nước khoảng 700 ha (7 km²). Trong số ba đầm thì Đầm Giữa có chỗ sâu đến 10 thước, hai đầm còn lại thì nước nông hơn. Đầm Thị Tường thông ra vịnh Thái Lan ở phía tây thông qua sông Mỹ Bình.
Đầm có hệ sinh thái đa dạng, phong phú mang đặc thù riêng của vùng đất ngập nước ở tỉnh Cà Mau. Do ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều nên khu vực đầm là vùng tiếp giáp hai dòng chảy của biển phía tây và biển phía đông quanh bán đảo Cà Mau nên đầm Thị Tường có mùa nước mặn và mùa nước ngọt rõ rệt, chính vì vậy đầm có hệ sinh thái mặn, ngọt và cả nước lợ. Mùa nước mặn có nhiều tôm, cua, chù ụ, lịch củ, lịch huyết..., mùa nước ngọt thì có nhiều cá lóc, cá rô, cá trê, lươn...Đầm là nơi sinh sống của các loại thủy sản khác như cá ngát, cá chẽm, cá vược, cá vồ chó, cá dứa...đặc biệt nhiều nhất là cá vồ chó.
Cư dân sinh sống quanh đầm chủ yếu bằng nguồn lợi thủy hải sản khai thác được từ đầm này, nhưng do đánh bắt với tần suất cao và vô tội vạ, nguồn lợi thủy sản trên đầm đã cạn kiệt. Người dân lại bao ví nuôi sò huyết số lượng lớn. Việc nuôi sò huyết trên quy mô lớn ở đầm được đánh giá là đe dọa hệ sinh thái tự nhiên vì nước cần mặn hóa thường xuyên để nuôi chúng nên đầm Thị Tường gần như mặn quanh năm.
Quy hoạch phát triển.
UBND tỉnh Cà Mau đã thống nhất quy hoạch Khu dự trữ thiên nhiên đầm Thị Tường. Năm 2018, chính sách của chính quyền địa phương là di dời sò huyết nuôi, tháo dỡ công trình xây dựng, công trình phục vụ khai thác và nuôi trồng thủy sản, trả lại hiện trạng tự nhiên của đầm Thị Tường. Chính quyền tăng cường kiểm tra, giám sát địa bàn, không để xảy ra tình trạng tái lấn chiếm hoặc xây dựng công trình để kinh doanh du lịch, nuôi trồng, khai thác thủy sản trái phép. Đến tháng 6 năm 2018, theo báo cáo của chính quyền các huyện, trên địa bàn huyện Phú Tân còn 26 trường hợp cất chòi canh, bao ví 129 ha nuôi trồng thủy sản; tại huyện Trần Văn Thời còn 47 trường hợp, cất 11 ngôi nhà, 64 chòi canh giữ nuôi trồng thủy sản. Riêng Hợp tác xã Đầm Thị Tường, ngày 26 tháng 10 năm 2018, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau đề nghị Hợp tác xã này thực hiện đúng yêu cầu về việc di dời nhà hàng ra khỏi đầm Thị Tường đúng thời gian quy định. Và cho biết, việc thuê 200 ha mặt nước nuôi thủy sản của Hợp tác xã là không đúng quy định, tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng là phù hợp nhưng yêu cầu nhà nước đầu tư xây dựng 1.000 m bờ kè ven đầm là không đúng chủ trương của tỉnh.
Đầm Thị Tường được chính quyền địa phương triển khai nhiều giải pháp, trong đó có việc xây dựng các dự án, mô hình...bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản như:
Dự án xây dựng Khu bảo tồn thủy sản đầm Thị Tường thuộc Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Cà Mau. Khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên Đầm Thị Tường sẽ được chia thành 3 phân khu, gồm: Phân khu chức năng hành chính dịch vụ, phân khu chức năng bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu chức năng phục hồi sinh thái với tổng diện tích quy hoạch gần 970 ha (9,7 km²).
Mô hình đồng quản lý nguồn lợi thủy sản đầm Thị Tường – do Chương trình hỗ trợ ngành thủy sản Cà Mau (FSPS-II) thực hiện với sự hỗ trợ vốn của Hợp phần SCAFI. | 1 | null |
Caria (; từ tiếng Luwian: "Karuwa", "steep country"; tiếng Hy Lạp cổ: Καρία, "Karia" - nghĩa là "thác nước")
là một khu vực ở tây nam Tiểu Á, kéo dài dọc theo bờ biển bắt đầu từ giữa Ionia (Mycale) phía nam đến Lycia và đông đến Phrygia.
Khoảng thế kỷ 16 - 15 TCN, người Hittites đã có mặt trên vùng đất này. Đến thế kỷ 11 TCN, các tộc người Hy Lạp Ionian và Dorian từ miền đông Anatolia đã đến và họ đã hòa vào dân cư Caria trong quá trình hình thành nên những quốc gia Hy Lạp ở đó. Những cư dân Caria được gọi là người Caria. Họ đã đến đó trước người Hy Lạp. Sau chiến tranh thành Troy, tộc người Ionien và Dorien đã xâm chiếm khu vực và thực hiện nhiều chính sách, mà trong nhiều thế kỷ sau đó thành phố đã phát triển mạnh, cho đến đầu thứ sáu thế kỷ trước Công nguyên. | 1 | null |
Cói giấy (danh pháp hai phần: Cyperus papyrus) là một loài thực vật thuộc họ Cói. Loài này được Carl von Linné miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753.
Cói giấy là một loài thực vật thân thảo sống lâu năm bản địa châu Phi, và tạo thành các thảm thực vật đầm lầy giống như lau sậy trong vùng nước nông.
Trong lịch sử, chúng đã được con người sử dụng từ lâu, đặc biệt là Ai Cập cổ đại, nó là nguồn gốc của giấy cói, các phần của nó có thể được ăn, và thân có khả năng nổi cao có thể được làm bè. Nó thường được trồng như một cây cảnh. | 1 | null |
Macchi C.200 Saetta (còn có tên gọi khác là MC.200) (tiếng Ý: tia chớp) là một loại máy bay tiêm kích trong Chiến tranh Thế giới II, do hãng Aeronautica Macchi ở Ý chế tạo, nó được trang bị rộng rãi trong biến chế của "Regia Aeronautica" (Không quân Ý). MC.200 có khả năng cơ động tốt. Độ ổn định đặc biệt trong khi bổ nhào vận tốc lớn, nhưng nó không được trang bị động cơ và vũ khí mạnh như một loại tiêm kích hiện đại vào thời đó.
Từ khi Ý tham chiến vào 10/6/1940, cho đến hiệp ước đình chiến ngày 8/9/1943, C.200 là loại máy bay đã tham gia nhiều phi vụ nhất trong không quân Ý. "Saetta" đã tham chiến ở Hy Lạp, Bắc Phi, Nam Tư, qua Địa Trung Hải và Nga. Máy bay được làm hoàn toàn bằng kim loại, động cơ làm mát bằng không khí, đây là một mẫu máy bay lý tưởng cho nhiệm vụ cường kích và tiêm kích-bom. Trên 1000 chiếc đã được chế tạo đến khi chiến tranh kết thúc. | 1 | null |
Trận Artois lần thứ hai là một trận đánh ở miền Bắc nước Pháp trên Mặt trận phía Tây của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, diễn ra từ ngày 9 tháng 5 cho đến ngày 18 tháng 6 năm 1915. Trận đánh này khởi đầu là chiến dịch tấn công của Tập đoàn quân số 10 của Pháp và Tập đoàn quân số 1 của Anh nhằm vào Tập đoàn quân số 6 của Đế quốc Đức. Đây là một chiến dịch đẫm máu, và kết thúc với việc quân Đồng minh mà nhất là quân Pháp phải hứng chịu thiệt hại nặng nề (hơn hẳn đối phương) nhưng chỉ giành được nhiều thành quả tương đối nghèo nàn. Sức mạnh của hệ thống phòng ngự của Quân đội Đức đã góp phần khiến cho quân Đồng minh Anh - Pháp không thể đạt được những mục tiêu của mình trong trận chiến này. Đồng thời, thất bại này cũng chứng tỏ sự kém hiệu quả của lực lượng Pháo binh Anh và Pháp trên Mặt trận phía Tây. Sau này, quân Đồng minh Anh - Pháp mở trận Artois lần thứ ba vào cuối năm 1915 và cũng kết thúc với thất bại của họ.
Đầu năm 1915, Quân đội Đức chiếm giữ một phần đất không nhỏ ở miền Đông Bắc Pháp. Phe Đồng minh Anh - Pháp khi ấy chủ trương tiến công quân Đức, và để thực hiện mục đích của mình, các chỉ huy quân Anh và quân Pháp quyết định phát động các chiến dịch tấn công tại Champagne và Artois, mặc dù địa hình hai khu vực này không phù hợp cho những cuộc tiến công quy mô lớn. Cho dù các nỗ lực đột phá ở Champagne không giành được thắng lợi đáng kể, những sự kiện trong mùa xuân càng thêm củng cố mong muốn tiến công Artois của Tổng tư lệnh Quân đội Pháp là Joseph Joffre. Một phần là, trong lúc phần lớn "Lực lượng Viễn chinh Anh" đang vướng vào trận Ypres lần thứ hai, Joffre quyết định phát động một chiến dịch tấn công tại Artois để chọc thủng phòng tuyến của quân Đức, đồng thời cũng giảm áp lực cho quân Anh tại Ypres. Người Anh và Pháp quyết định tổ chức tiến công tại Artois, dọc theo mặt trận do Tập đoàn quân số 6 dưới quyền Thái tử xứ Bayern trấn giữ. Tư lệnh ở khu vực phía Bắc của Joffre là Ferdinand Foch đã ra lệnh cho Tập đoàn quân số 10 của Pháp tiến đánh đồi Vimy, trong khi Tập đoàn quân số 1 của Anh tiến công từ Neuve Chapelle về đồi Aubers.
Cuộc tiến công của Quân đội Pháp đã mở đầu sau một cuộc pháo kích ác liệt kéo dài từ ngày 4 tháng 5 cho đến ngày 9 tháng 5 năm 1915, ngược lại cuộc tiến công của Quân đội Anh chỉ khai mào sau một cuộc công pháo kéo dài 40 phút vào ngày 9 tháng 5 năm 1915. Khi quân Bộ binh Đồng minh rời khỏi chiến hào, tình hình cho thấy một số tổ súng máy Đức đã sống sót sau các cuộc công pháo, nhất là dọc theo đồi Aubers. Ngày hôm ấy, quân Anh không tiến được xa và chịu tổn thất lớn, và phải chấm dứt cuộc tấn công vô ích của mình. Trong khi đó, về hướng Bắc, quân Pháp tiến công trên một khu vực dài 6 dặm Anh và Quân đoàn của tướng Philippe Pétain ban đầu làm nên bước tiến lớn về đồi Vimy, mặc dù chịu thương vong cao. Nhưng họ đã bị kiệt quệ, trong khi nỗ lực của quân Pháp ở các nơi khác thì không thành công như vậy và Thái tử xứ Bayern đã giành lại được đồi Vimy bằng những đợt phản kích nhanh chóng. Vào ngày 15 tháng 5 năm 1915, cuộc tiến công của quân Pháp phải chấm dứt mà không thể đạt được mục tiêu của mình. Theo yêu cầu của Joffre, quân Viễn chinh Anh một lần nữa tiến công trong ngày hôm đó, trước khi phải chịu một cuộc pháo kích 4 ngày của quân Đức. Ban đầu, họ tiến công nhanh chóng nhưng sang những ngày hôm sau thì chậm lại. Cho đến ngày 27 tháng 5 năm 1915, chiến dịch tấn công của họ cũng bị kết liễu. Nhưng vào tháng 6 năm 1915, quân Đồng minh Anh - Pháp tiếp tục tiến công, mà đặc biệt là các cuộc tấn công giữa ngày 15 và 19 tháng 6 năm ấy, nhưng chỉ làm nên được một chút bước tiến và không thực hiện được mục tiêu của mình. Có lúc, quân Đức mất 600 tù binh nhưng đổi lại họ gây tổn thất đến 19.000 người cho địch thủ. Bất chấp mọi nỗ lực của họ, quân Đồng minh tiếp tục chịu thiệt hại không nhỏ từ ngày 17 tháng 8 và trong đêm ngày 18 tháng 6 năm 1915, Foch và Joffre đồng ý chấm dứt chiến dịch đắt giá này. Vào ngày 19 tháng 6 năm 1915, chiến dịch đã chấm dứt, quân Đồng minh đã không thể chọc thủng phòng tuyến của quân Đức và quân Đức vẫn làm chủ cả đồi Aubers lẫn đồi Vimy. | 1 | null |
Danh sách đĩa nhạc của Jessie J, ca sĩ/nhạc sĩ người Anh, bao gồm 1 album phòng thu, 7 đĩa đơn, 1 đĩa đơn quảng bá và 7 video âm nhạc.
Tham gia sáng tác.
Những ca khúc được đồng sáng tác bởi Jessica Cornish và được biểu diễn bởi các nghệ sĩ khác. | 1 | null |
Macchi C.202 "Folgore" (tiếng Ý "tia chớp") là một loại máy bay tiêm kích trong Chiến tranh Thế giới II, do hãng Macchi Aeronautica chế tạo, nó được trang bị cho "Regia Aeronautica" (RA – Không quân hoàng gia Ý). C.202 được thiết kế bởi Mario Castoldi, chứ cái "C" ở đây là chỉ tên định danh mẫu máy bay, do đó "Folgore" còn được gọi là C.202 hoặc MC.202. C.202 là một phát triển từ mẫu máy bay C.200 "Saetta", lắp động cơ Daimler-Benz DB 601Aa do Ý chế tạo, động cơ được lắp trên khung thân máy bay được sửa đổi lại. C.202 được coi là máy bay tiêm kích thời chiến tốt nhất được sử dụng số lượng lớn trong biên chế của "Regia Aeronautica", "Folgore" tham chiến ở tất cả các mặt trận mà Ý tham gia.
"Folgore" được đưa vào trang bị của "Regia Aeronautica" vào tháng 7/1941 và ngay lập tức chứng tỏ là một mẫu máy bay không chiến tầm gần hiệu quả. Phi công "Át" của Australia là Clive Caldwell, đã từng đối mặt với các máy bay tiêm kích của Đức, Ý và Nhật trong giai đoạn 1941-1945, sau này đã nói C.202 là "một trong những loại tốt nhất và bị đánh giá thấp nhất trong các loại máy bay tiêm kích". Tuy nhiên, C.202 lại có các nhược điểm của nó: giống như mẫu tiền nhiệm là Macchi C.200, nó có thể gặp nguy hiểm khi quay. Nó không được vũ trang đầy đủ, chỉ có 2 khẩu súng máy hay bị kẹt đạn. Hệ thống vô tuyến không đáng tin cậy, buộc các phi công phải liên lạc bằng cách lắc cánh máy bay. Hệ thống tạo khí oxy cũng không hiệu quả, khiến 50 tới 60% phi công phải hủy bỏ nhiệm vụ, thậm chí đôi khi còn gây ra tai nạn chết người. | 1 | null |
Macchi C.205 (còn được gọi là MC.205, "MC" có nghĩa là "Macchi Castoldi") "Veltro" () là một loại máy bay tiêm kích trong Chiến tranh thế giới II của Ý, do hãng Aeronautica Macchi chế tạo. Cùng với Reggiane Re.2005 và Fiat G.55, Macchi C.205 là một trong 3 mẫu máy bay tiêm kích ""Serie" 5" của Ý, được lắp động cơ Daimler-Benz DB 605. C.205 là một phát triển của C.202 "Folgore". Với vận tốc tối đa đạt 400 mph và trang bị 2 khẩu pháo 20 mm cũng như súng máy Breda 12.7 mm,Macchi C.205 "Veltro" được đánh giá cao bởi phi công Đức cũng như quân Đồng minh. Người ta đánh giá C.205 là mẫu máy bay tốt nhất của Ý trong Chiến tranh Thế giới II, trong chiến đấu nó được coi là một mẫu máy bay cực kỳ hiệu quả, đã phá hủy một số lượng lớn máy bay ném bom của quân Đồng minh và có khả năng không chiến ngang ngửa với loại tiêm kích nổi tiếng của Mỹ là North American P-51D Mustang, do đó không quân Đức đã sử dụng một số máy bay C.205 để trang bị cho một "Gruppe" của mình.
Nhưng, dù C.205 có thể có tốc độ và khả năng cơ động tốt hơn các loại tiêm kích đối thủ của quân Đồng minh, nhưng nó lại chỉ được đưa vào trang bị lúc chiến tranh đang đi tới hồi cuối. Hơn nữa, do khả năng yếu kém của ngành công nghiệp Ý vào thời điểm đó, chỉ có một số lượng nhỏ được giao cho không quân trước khi chiến tranh kết thúc. Giống như máy bay Spitfire, việc chế tạo "Veltro" khá chậm. Phi công Át nhiều chiến công nhất của Ý là Adriano Visconti, đã ghi được 11 chiến công trong tổng số 26 chiến công của mình chỉ trong vài tuần khi ông lái "Veltro", ngoài ra với số điểm cao nhất "205" phi công Luigi Gorrini được mệnh danh là "Sergente Maggiore pilota" đã bắn hạ 14 máy bay của đối phương và làm hư hại 6 chiếc khác khi lái C.205.
Tính năng kỹ chiến thuật (C.205V).
The Great Book of Fighters | 1 | null |
Cắt Eleonora (danh pháp hai phần: Falco eleonorae) là một loài chim săn mồi thuộc chi Cắt trong họ Cắt ("Falconidae.
Loài chim này sinh sản trên các hòn đảo ở Địa Trung Hải đặc biệt là ngoài khơi Hy Lạp (nơi hai phần ba quần thể trên thế giới của loài này sinh sản), nhưng cũng sinh sản ở quần đảo Canary, ngoài khơi Tây Ban Nha, Ý, Croatia, Morocco và Algeria. Công viên Tiloslà khu vực chăn nuôi 10% số lượng thế giới của cắt Eleonora. Sáu trăm năm mươi cặp này sinh sản trên hòn đảo này theo nghiên cứu được tiến hành bởi Hiệp hội nghiên cứu chim Hy Lạp và European Union LIFE-Nature của Tilos. Nó là loài hiếm khi lang thang phía bắc phạm phân bố của nó. | 1 | null |
Sepia apama hay mực nang khổng lồ Úc là một loài mực nang. Đâu là loài mực nang có áo đạt chiều dài 50 cm (20 in) và nặng hơn 10,5 kg.
"S. apama" là loài bản địa bờ biển nam Australia, từ Brisbane ở Queensland đến Shark Bay ở Western Australia. Nó xuất hiện ở trên các rạn đá, đáy cỏ biển và đáy bùn và cát đến độ sâu 100 m. | 1 | null |
Cù lao Mây hay còn gọi là Cù lao Lục Sĩ Thành nằm giữa dòng sông Hậu thuộc huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam.
Nguồn gốc tên gọi.
Theo kể lại, những năm giữa thế kỷ 18, lúc Nguyễn Ánh lánh nạn Tây Sơn, khi bôn tẩu xuôi theo dòng sông Hậu ông có gặp một cù lao giữa giồn, ông đã cho thuyền ghé lại và nhận ra đây là nơi trú ẩn an toàn, quân Tây Sơn khó lòng phát hiện. Nguyễn Ánh đặt tên cho cù lao này là Vân Châu (云洲) vì nhìn từ xa cù lao giống như một án mây. Vân có nghĩa là Mây, Châu là cù lao, nên dân gian ở đây gọi là cù lao Mây. Sau Cách mạng tháng Tám, chính quyền cách mạng lấy tên của một chiến sĩ vệ quốc đoàn hy sinh trong trận chiến đấu đầu tiên ở xã, đặt là xã Lục Sĩ Thành. Từ ấy, cù lao Mây có tên là cù lao Lục Sĩ Thành.
Địa lý.
Cù lao có diện tích khoảng 4.000 ha (40 km²), là địa phận của hai xã Lục Sĩ Thành ở phía Nam và Phú Thành ở phía Bắc đều thuộc huyện Trà Ôn, Vĩnh Long.
Lịch sử.
Đầu thời Pháp thuộc, cù lao Mây thuộc quận Cái Răng, tỉnh Cần Thơ, gồm có 3 làng: Phú Mỹ, Hậu Thạnh và Long Hưng, mỗi làng đều một ngôi đình. Ba ngôi đình đều được vua Tự Đức sắc phong Thành Hoàng Bổn Cảnh năm 1852 (nay còn lại đình Hậu Thạnh ở xã Lục Sĩ Thành). Mỗi làng có những ấp mang một chữ trong tên làng như: làng Phú Mỹ thì có các ấp Phú Sung, Phú Thạnh, Phú Xuân, Phú Lợi; làng Long Hưng thì có các ấp Phú Long, Phú Hưng, Long Thạnh, Long Hưng; làng Hậu Thạnh thì có các ấp Tân Thạnh, An Thạnh, Mỹ Thạnh.
Đầu thế kỷ 20, Pháp cho đào kênh để thuận tiện cho việc đi lại giữa các tỉnh miền Tây và Sài Gòn, kênh này cắt ngang cù lao Mây, chia hai ấp An Thạnh và Long Hưng thành 2 phần. Những năm 30 của thế kỷ XX, Pháp chia lại địa bàn cù lao Mây thành 2 làng: Phú Mỹ Long và Hậu Thạnh Hưng. Phú Mỹ Long sau đổi thành Phú Mỹ Đông. Cả hai làng đều thuộc quận Cái Răng, tỉnh Cần Thơ.
Năm 1940, Pháp nhập hai làng cũ thành một làng mới, tên là Thạnh Mỹ Hưng (ghép ba chữ cái của ba làng cũ) thuộc huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Bình. Năm 1946, chính quyền cách mạng thống nhất gọi làng là xã. Khi Lục Sĩ Thành - một chiến sĩ vệ quốc đoàn - hy sinh trong trận chiến đấu đầu tiên ở xã, người dân nhất trí đề nghị cấp trên đổi tên xã là Lục Sĩ Thành.
Năm 1994, cù lao Mây được chia thành hai xã: Phú Thành và Lục Sĩ Thành. Xã Lục Sĩ Thành gồm các ấp: Tân Thạnh, Long Thạnh, Long Hưng, An Thạnh, Mỹ Thạnh A, Mỹ Thạnh B (phía hạ lưu sông Hậu); sau này chia thêm các ấp Tân An, Kinh Ngang, Kinh Đào. Xã Phú Thành gồm các ấp: Phú Sung, Phú Thạnh, Phú Xuân, Phú Lợi, Phú Long, Phú Hưng (phía thượng nguồn sông Hậu); sau chia thêm ấp Mái Dầm.
Di tích và thắng cảnh.
Cù lao Mây còn có di tích văn hóa đình Hậu Thạnh được vua Tự Đức sắc phong Thành Hoàng Bổn Cảnh năm 1852. Đình có nền cao, lợp ngói vảy cá, bao gồm ba phần: gian chính thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh, gian kế gọi là Võ môn qui - nơi hội họp, gian cuối gọi là nhà Võ ca, hai bên có hai hàng gươm giáo gỗ, đây là nơi dùng để đàn ca, diễn xướng tuồng tích khi có lễ hội. Phía sau đình là nền xã tắc thờ Thần Nông và cũng là nơi cúng hạ điền hàng năm. Chung quanh đình được bao bọc bởi những cây dầu, cây sao, cây long não, có đến hàng trăm tuổi, xanh um, cao vút. Mỗi năm vào ngày 16 tháng tư âm lịch, lễ hội cúng đình Hậu Thạnh diễn ra rất trang nghiêm, long trọng. Có rất đông nhân dân và khách các nơi về tham quan, cúng bái, vui chơi, viếng cảnh trong không khí tưng bừng, náo nhiệt mang ít nhiều màu sắc văn hóa tâm linh.
Chợ nổi Trà Ôn nằm giáp với cù lao Lục Sĩ Thành là nơi diễn ra sinh hoạt mua bán trên sông rất sinh động. Du khách, thương lái và người dân có thể mua được những sản phẩm, hàng hóa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long như trái cây, lương thực, thủy hải sản của nhiều nơi mang đến. Chợ nổi ở Nam bộ là "hồn" của sông nước, đặc trưng độc đáo của cư dân đồng bằng.
Đặc sản.
Cù lao Mây có đặc sản nổi tiếng là bánh tráng. Bánh tráng Cù lao Mây chủ yếu là bánh tráng nem, bánh tráng nhúng và bánh tráng ngọt. Để làm được những cái bánh ngon, người làm bánh phải kết hợp nhiều yếu tố, từ khâu chọn gạo, xay bột đến khâu tẻ nước và nêm nếm gia vị. Độ dai của bánh cũng được quyết định bởi liều lượng muối nhiều hay ít và bánh có phơi được nắng hay không. Hiện nay bánh tráng Cù lao Mây được người tiêu dùng rất ưa chuộng và đã có mặt tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước. | 1 | null |
Onychoteuthis banksii là một loài cá mực trong họ Onychoteuthidae. Nó là loài điển hình của chi "Onychoteuthis".
Loài này được cho là có phân bố trên toàn thế giới nhưng với sự sửa đổi của chi Onychoteuthis vào năm 2010, hiện đã chấp nhận rằng Onychoteuthis bankii bị giới hạn ở trung tâm và phía bắc Đại Tây Dương và Vịnh Mexico trong khi một loài được mô tả gần đây là "Onychoteuthis horstkottei" được tìm thấy ở Thái Bình Dương. Địa phương điển hình là vịnh Guinea..
Sinh thái học.
Giống như tất cả các loài mực, "O. banksii" là một loài săn mồi. Với những xúc tu dài, nó có thể bắt được con mồi lớn hơn nhiều so với cái miệng tương đối nhỏ của nó. Tuyến nước bọt sau tiết ra một chất độc giúp khuất phục con mồi trong khi mỏ sừng phá vỡ nó thành những mảnh nhỏ mà con mực có thể nuốt được; Đối với một con người, vết cắn của con mực này có cảm giác như một con ong bắp cày. Sinh học của loài này là ít được biết đến; nó chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, với những con cái rụng xúc tu khi trưởng thành và sau khi sinh sản, mất đi khả năng căng lên và trở nên yếu đuối. | 1 | null |
Tiêu chuẩn xa lộ liên tiểu bang tại Hoa Kỳ do Hiệp hội Quan chức Giao thông và Xa lộ Tiểu bang Mỹ (AASHTO) định nghĩa trong tập sách hướng dẫn được xuất bản với tựa đề "A Policy on Design Standards - Interstate System" (tạm dịch: Một chính sách về Các chuẩn mực thiết kế - Hệ thống Xa lộ Liên tiểu bang). Đối với một xa lộ nào được xem xét là một xa lộ liên tiểu bang thì nó phải hội đủ tất cả các yêu cầu xây dựng này hoặc là được miễn trừ từ Cơ quan Quản trị Xa lộ Liên bang.
Các chuẩn mực.
Tính đến tháng 7 nằm 2007, các chuẩn mực này là như sau:
Các ngoại lệ.
Các chuẩn mực đã được thay đổi theo thời gian khiến cho nhiều xa lộ liên tiểu bang củ hơn không còn hội đủ các chuẩn mực hiện tại nữa. Tuy nhiên cũng có các xa lộ liên tiểu bang khác chưa được xây dựng theo chuẩn mực hiện tại vì làm như vậy sẽ rất tốn kém và ảnh hưởng đến môi trường.
Một số con đường đáng bậc "ông nội" được đưa vào hệ thống. Đa số chúng từng là các xa lộ thu phí được xây dựng trước khi Hệ thống Xa lộ Liên tiểu bang ra đời hoặc đang được xây dựng vào lúc tổng thống Dwight D. Eisenhower ký Đạo luật Liên bang Tài trợ Xa lộ năm 1956. Thí dụ nổi bật nhất là Xa lộ thu phí Pennsylvania, ban đầu có một dải phân cách rất hẹp mà về sau cần được gắn thêm bờ cản bằng bê tông vì lượng xe cộ đông đúc.
Xa lộ Liên tiểu bang 93 đi qua Đèo Franconia, tiểu bang New Hampshire cũng là một ngoại lệ đáng nói. Tại đoạn này, nó chỉ là một xa lộ công viên, có một làn xe mỗi chiều, với tốc độ giới hạn là 45 dặm một giờ.
Xa lộ Liên tiểu bang 35E đi qua thành phố Saint Paul, tiểu bang Minnesota là một thí dụ về một xa lộ cao tốc không phải thuộc hàng "ông nội" trong hệ thống nhưng cũng không hội đủ các chuẩn mực xa lộ liên tiểu bang. Xa lộ này chưa thông xe cho đến năm 1990, có tốc độ giới hạn là 45 dặm một giờ, và không cho phép xe cộ nặng trên 9.000 pound lưu thông trên đường. Lý do là có một số vụ thưa kiện của những chủ nhà giàu có quanh khu vực, khiến cho dự án xa lộ này bị trì hoãn và thiết kế có từ thời thập niên 1960 bị chỉnh sửa.
Xa lộ Liên tiểu bang 75 trên cầu Mackinac giữa St. Ignace và Mackinaw City, Michigan không có phân cách hai chiều xe cộ. Cầu được thiết kế trước khi Hệ thống Xa lộ Liên tiểu bang khởi sự. Nó được đưa vào sử dụng trong hệ thống. | 1 | null |
NovaLogic là một nhà phát triển và phát hành phần mềm thành lập vào năm 1985 và có trụ sở tại Calabasas, California. Công ty do Tổng giám đốc điều hành John A. Garcia sáng lập ra. Bối cảnh của Garcia trong phần mềm máy tính bắt đầu ở miền Nam California trong thập niên 1980, khi ông làm việc tại DataSoft.
Công ty đã phát triển từ một nhà phát triển game thùng nhỏ chuyển sang một nhà phát hành các tựa game phổ biến của chính họ. Công ty luôn được sở hữu tư nhân. Tuy nhiên, Electronic Arts là một cổ đông thiểu số.
Lịch sử.
Ban đầu, NovaLogic chỉ tham gia vào quá trình phát triển các phiên bản mới của những game được công bố trước đây, chẳng hạn như "Bubble Bobble" được chuyển thể sang PC vào năm 1987. Phần tiếp theo của "Super Mario World", "Super Mario's Wacky Worlds" bị hủy bỏ trên hệ máy Philips CD-I do NovaLogi phát triển.
Năm 1994, NovaLogic thiết lập văn phòng châu Âu của họ ở London, Anh. Văn phòng này sau đó đã đóng cửa. Ba năm sau, NovaLogic đầu tiên ra mắt dịch vụ tổ chức đấu trực tuyến miễn phí của họ là NovaWorld. Dịch vụ này cho phép tạo những trận đánh lớn và theo dõi chỉ số. Sau khi phát hành một số trò chơi thành công lấy chủ đề về quân sự, công ty bắt đầu thành lập hãng NovaLogic Systems, Inc. (NLS) vào năm 1999, chuyên sản xuất chương trình mô phỏng huấn luyện dành cho quân đội Mỹ.
Tựa game ra mắt năm 2004 của công ty là "" đã tuyên bố đạt kỷ lục thế giới dành cho game bắn súng góc nhìn thứ nhất (FPS) lớn nhất, nhưng nhanh chóng bị Sony Online Entertainment từ chối cho tựa game "Planetside" thường xuyên tổ chức hàng trăm người chơi trên một máy chủ duy nhất. Novalogic sau đó thay đổi lời tuyên bố "FPS lớn nhất mà không có một khoản phí đóng góp", mà người hâm mộ đáng kính của trò World War II Online đã lưu ý là không chính xác. Cuối cùng công ty quyết định chắc chắn danh hiệu lớn nhất FPS "chiến đấu hiện đại" mà không có tiền đóng.
Một năm sau, NovaLogic cho phát hành tựa game "" trên hệ máy Xbox, do hãng Climax Group phát triển, cho phép lên đến 50 người chơi tham gia vào phần chơi mạng, phá vỡ kỷ lục trận chiến nhiều người chơi lớn nhất vào thời điểm đó. Cùng năm đó, Novalogic đã bị Liên hiệp Phần mềm Doanh nghiệp Hoa Kỳ phạt 153,500$ sau khi một kiểm toán phát hiện ra việc họ sở hữu những bản sao không giấy phép các phần mềm của Adobe, Apple, Autodesk, FileMaker, Macromedia, Microsoft và Symantec.
Năm 2008, nhà phát hành MTR Soft đã tung tin tức về tựa game sắp tới của NovaLogic là ' (mặc dù vẫn chưa được NovaLogic công bố). Vào tháng 12 năm 2008, NovaLogic tuyên bố họ đã cắt đứt quan hệ với MTR Soft, do MTR sử dụng giấy phép để giành được kinh phí bổ sung. Cũng trong năm 2008, NovaLogic phát hành bản thử nghiệm alpha NovaWorld 2.0 mới có tính năng tốt hơn nhiều về hiệu suất và tính năng. Vào đầu năm 2009, NovaLogic cho phát hành "Delta Force 10th Anniversary Collection" (một bản gộp tất cả các phiên bản Delta Force chính thức, hướng dẫn sử dụng và đĩa CD soundtrack từ bản "Delta Force: Black Hawk Down"). Ngày 2 tháng 6, ' được phát hành đồng thời qua bán lẻ và trực tuyến thông qua phương thức tải về kỹ thuật số. Sau đó, vào ngày 18 tháng 8, ' được phát hành dưới dạng bản gộp gồm ' và "" còn gồm cả các tấm phác thảo khái niệm, nhạc nền và nhiều hơn nữa.
Game phát triển và phát hành.
Dưới đây là danh sách game do chính hãng NovaLogic phát triển và phát hành. | 1 | null |
Robot Entertainment là công ty phát hành game do những người sáng lập hãng Ensemble Studios nay không còn tồn tại thành lập sau khi bị Microsoft đóng cửa. Những thành viên khác của công ty thì tách ra thành lập hãng Bonfire Studios. Robot Entertainment chịu trách nhiệm cho việc duy trì và cập nhật "Halo Wars" cho đến ngày 28 tháng 2 năm 2010. khi Microsoft Game Studios nắm quyền kiểm soát máy chủ và cập nhật của game. Ngoài ra, vào tháng 1 năm 2011, Microsoft Game Studios còn nắm việc cập nhật và các máy chủ của "Age of Empires III".
Lịch sử.
Ngày 10 Tháng 7 năm 2010, công ty thông báo rằng họ đang phát triển hai tựa game đầu tiên sẽ do Microsoft Game Studios công bố, cũng thuộc thể loại chiến lược thời gian thực (RTS), tương tự như loạt game "Age of Empires". Ngày 17 tháng 8, năm 2010, công ty đã công bố tựa game mới là "Age of Empires Online". Trò chơi sẽ có một cái nhìn mới cách điệu theo kiểu hoạt hình nhưng Robot hứa rằng họ vẫn sẽ cung cấp lối chơi theo chiều sâu cho người hâm mộ của tựa game và sẽ không xa lánh người hâm mộ dòng game này. Ngày 24 tháng 2 năm 2011 hãng công bố thông tin rằng Gas Powered Games sẽ tham gia phát triển "Age of Empires Online". Chủ tịch Robot Entertainment Patrick Hudson cho biết đã bàn giao việc phát triển đúng như dự kiến và nói rằng "Kế hoạch luôn bước theo IP ban đầu ngay khi chúng tôi có khả năng tập trung vào mục tiêu kinh doanh cốt lõi của chúng tôi".
Ngày 24 tháng 2 năm 2011, công ty đã công bố tựa game mới là "Orcs Must Die!". Game "thách thức người chơi bảo vệ pháo đài đang bị bao vây. Với sự lựa chọn một loạt các loại bẫy và vũ khí, "Orcs Must Die!" buộc người chơi tìm ra cách tốt nhất để chém, phóng, đập, chặt và thiêu rụi một đội quân vô tận bẩn thỉu của lũ Orc và các đồng minh thấp hèn của chúng. Các tính năng của "Orcs Must Die!" có vẻ sống động, lối chơi hấp dẫn, và bất chấp một bằng chứng hiển nhiên cho sự thịnh vượng của lũ Orc". Trò chơi được Robot Entertainment phát hành cũng như tự phát triển lấy.
Ngày 17 Tháng 11 năm 2011, công ty cho công bố tựa game mới là "Hero Academy". Trò chơi sẽ "...là một tựa game chiến thuật đỉnh cao dành cho các thiết bị iOS. Pha trộn thể loại chiến thuật cổ điển với hành động nhanh của các game thể loại casual hiện đại". "Hero Academy" còn thêm vào tính năng chiến đấu trong mục chơi mạng "không đồng bộ, do đó, một người chơi có thể chiến đấu với bạn bè qua nhiều game cùng lúc, bất cứ khi nào họ có một vài khoảng thời gian miễn phí. Nút đẩy báo cho bạn biết lượt đi của bạn, chọn kiểu di chuyển của bạn từ một loạt các tùy chọn, như bước vào trong chiến trường, tấn công, bảo vệ, hoặc thêm các vật phẩm đầy uy lực cho trận chiến". Là tựa game đầu tiên mà công ty phát triển cho các thiết bị di động. | 1 | null |
Zynga Dallas (tiền thân là Bonfire Studios) là một công ty phát triển game có trụ sở tại Dallas, Texas, Mỹ. Sau khi Ensemble Studios bị Microsoft đóng cửa, có tới bốn studio khác nhau được các thành viên của Ensemble tạo ra. Bonfire Studios là một trong số đó. Vào cuối tháng 7 năm 2010, nhóm đã phát hành tựa game "We Farm" cho Apple iOS. Ngày 5 tháng 10 năm 2010, Bonfire Studios được hãng Zynga mua lại và đổi tên thành Zynga Dallas. | 1 | null |
Zynga with Friends (tiền thân là Newtoy, Inc) là một nhà phát triển game do anh em Bettner Paul và David Bettner thành lập vào năm 2008 ở McKinney, Texas, Mỹ. Đây là một trong bốn nhà phát triển game được thành lập sau sự tan rã của Ensemble Studios, ba hãng khác gồm Robot Entertainment, Windstorm Studios và Bonfire Studios mà được hãng Zynga mua lại và đổi tên thành Zynga Dallas. Tháng 11 năm 2008, Newtoy, Inc. phát hành trò chơi đầu tiên dành cho iPhone và iPod Touch là "Chess With Friends", một trò chơi trực tuyến được phát hành trên Apple App Store. Sau đó vào tháng 8 năm sau, hãng tiếp tục phát hành trò chơi thứ hai cho iPhone và iPod touch, "Words With Friends", một trò chơi trực tuyến với một định dạng gần giống trò Scrabble mà cuối cùng đã trở thành trò chơi hay nhất được biết đến của họ. Năm 2010, công ty đã bị hãng Zynga mua lại và được đổi tên thành Zynga with Friends vào tháng 12 năm 2010. Cuối cùng, sau một hai năm gần đây kể từ khi phát hành tựa game trước đây của công ty, Zynga with Friends cho phát hành trò chơi thứ ba cho iPhone và iPod Touch là "Hanging With Friends" vào ngày 9 tháng 6 năm 2011. | 1 | null |
Tidore là một thành phố, đảo và nhóm đảo thuộc quần đảo Maluku ở phía đông Indonesia, ở phía tây của hòn đảo Halmahera lớn hơn. Trong thời kỳ tiền thuộc địa, vương quốc Hồi giáo Tidore là một thế lực chính trị và kinh tế chính trong khu vực, và là đối thủ cạnh tranh khốc liệt với vương quốc Hồi giáo Ternate ở ngay phía bắc.
Đảo Tidor gồm một núi lửa dạng tầng lớn nổi lên từ đáy biển với cao độ trên mực nước biển tại đỉnh Kiematabu ở cực nam của đảo. Phần phía bắc của đảo bao gồm một hõm chảo núi lửa, Sabale, và có hai núi lửa hình nón nhỏ hơn bên trong nó.
Soasio là thủ phủ của Tidore. Thành phố có cảng riêng là Goto, và nằm ở rìa phía đông của đảo. Đô thị là điểm cuối của một tuyến xe khách nhỏ và có một khu chợ. Cung điện của quốc vương đã được xây dựng lại và hoàn thành trong năm 2010.
Lịch sử.
Tidore từng là một vương quốc hương liệu được thành lập vào năm 1109 với Sultan đầu tiên là "Syahjati", và phần lớn thời gian trong lịch sử thì đảo nằm dưới cái bóng của Ternate, một vương quốc Hồi giáo khác.
Các sultan của Tidore đã cai trị hầu hết miền nam Halmahera, và vào một số thời điểm, vương quốc này đã kiểm soát Buru, Ambon và nhiều đảo khác ở ngoài khơi New Guinea. Năm 1522, sultan thứ 12 của Tidore là "Al Mansur" (1512 - 1526) đã lập liên minh với người Tây Ban Nha vào thế kỷ XVI, và Tây Ban Nha đã xây dựng một vài pháo đài trên đảo. Có sự mất lòng tin giữa người Tidore và người Tây Ban Nha song đối với người Tidore thì việc để người Tây Ban Nha hiện diện đã tỏ ra hữu ích trong việc chống lại các cuộc xâm nhập của người Ternate và đồng minh Hà Lan của nước này, Hà Lan cũng có một pháo đài tại Ternate. Đối với người Tây Ban Nha, giúp đỡ nhà nước Tidore sẽ giúp cản trở sự bành trướng thế lực của Hà Lan, cung cấp một căn cứ hữu dụng ngay bên cạnh trung tâm quyền lực của Hà Lan trong khu vực và là một nguồn cung cấp gia vị cho hoạt động thương mại.
Trước khi người Tây Ban Nha rút lui khỏi Tidore và Ternate vào năm 1663, vương quốc Hồi giáo Tidore mặc dù trên danh nghĩa là một phần của Công ty Đông Ấn Tây Ban Nha song bản thân lại tự phát triển thành một trong số các cuộc gia độc lập và hùng mạnh nhất trong khu vực. Sau khi người Tây Ban Nha rút lui, sultan của vương quốc này vẫn tiếp tục chống lại sự kiểm soát trực tiếp của Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC). Đặc biệt là dưới thời trị vì của Sultan thứ 22 là "Saifuddin" (1657–1689), triều đình Tidore đã khéo léo sử dụng tiền mua gia vị của Hà Lan để tăng cường mối quan hệ truyền thống với các lãnh thổ ngoại vi. Do vậy, ông được cư dân địa phương kính trọng, và ít khi phải kêu gọi sự giúp đỡ quân sự của nước ngoài để có thể cai quản vương quốc, trong khi nước Ternate lại phải thường xuyên phải dựa vào viện trợ quân sự của Hà Lan.
Tidore trong một thời gian dài vẫn là một nước độc lập, mặc dù sự can thiệp của Hà Lan ngày càng tăng lên, cho đến cuối thế kỷ 18. Giống như Ternate, Tidore đã phải cho phép chương trình tiệt trừ hương liệu ("extirpatie") trên lãnh thổ của mình. Chương trình này nhằm mục đích tăng cường độc quyền gia vị của Hà Lan bằng cách chỉ hạn chế sản xuất ở một vài nơi, điều này đã làm suy yếu Tidore cũng như sự kiểm soát của nó đối với các lãnh thổ ngoại vi.
Năm 1781, hoàng tử Nuku dời khỏi Tidore và xưng là Sultan của quần đảo Papua. Sự việc này đã khởi đầu cho một cuộc chiến tranh du kích kéo dài trong nhiều năm sau đó. Người Papua đứng về phía quân nổi loạn của hoàng tử Nuku. Người Anh đã hỗ trợ cho Nuku trong chiến dịch chống lại Hà Lan của họ ở quần đảo Maluku. Tuyền trưởng Thomas Forrest đã bí mật liên hệ với Nuku đại diện người Anh làm đại sứ.
Vương quốc Hồi giáo bị bãi bỏ trong thời đại Sukarno và được tái lập vào năm 1999 với vị sultan thứ 38. Tidore đã bị ảnh hưởng lớn từ cuộc xung đột giáo phái 1999 trên khắp quần đảo Maluku.
Hành chính.
Hòn đảo là một thành phố ("kotamadya") của tỉnh Bắc Maluku. Đô thị có diện tích 9.564,7 km² và dân số theo điều tra năm 2010 là 98.025 người.
Thành phố này bao gồm 2 đảo lớn là Oba và Tidore. Thành phố được chia thành 5 phó quận ("kecematan"), là Oba, Oba Utara, Tidore, Nam Tidore, và Bắc Tidore. | 1 | null |
Makian (cũng viết là Machian hay Pulau Makian) là một hòn đảo núi lửa thuộc quần đảo Maluku tại Indonesia. Nó nằm gần cực nam của chuỗi đảo núi lửa ngoài khơi phía tây của đảo lớn Halmahera, ở phía nam của Tidore và ở phía bắc của Bacan.
Hòn đảo rộng 10 km, và ở đỉnh cao 1357-mét của đảo có một miệng núi lửa rộng 1,5-km, với một hồ nhỏ ở phía đông bắc. Có bốn núi lửa hình nón ký sinh ở sườn phía tây của Makian. Núi lửa Makian cũng được gọi là núi Kiebesi (hay Kie Besi).
Lịch sử núi lửa.
Núi lửa Makian hiếm khi phun trào, song những lần phun trào của nó lại rất mạnh và đã phá hủy các ngôi làng trên đảo.
Vụ phun trào đầu tiên được ghi nhận là vào thập niên 1550. Các vụ phun trào vào ngày 19 tháng 7 năm 1646, 22 tháng 9 năm 1760 và 28 tháng 12 năm 1861 được xếp hạng 4. Từ vụ phun trào đầu tiên được biết đến, núi lửa đã phun trào bảy lần, trong đó bốn lần đã gây ra thương vong.
Vụ phun trào năm 1760 đã giết chết khoảng ba nghìn cư dân. Núi lửa cũng phun trào vào năm 1890, và sau đó không hoạt động cho đến tháng 7 năm 1988, khi một loạt các vụ phun trào đã buộc nhà chức trách phải sơ tán toàn bộ cư dân của đảo, ước tính vào khoảng 15.000 người. | 1 | null |
Moti hay Motir là một đảo núi lửa ở ngoài khơi phía tây của đảo Halmahera, Indonesia. 5 km chiều rộng của hòn đảo được bao quanh bởi các rạn san hô. Chóp của núi lửa bị cụt và bao gồm một miệng ở phía tây nam.
Đảo được quản lý như phó quận ("kecamatan") bên trong thành phố ("kota") Ternate. | 1 | null |
Vụ tự thiêu của bà Đặng Thị Kim Liêng xảy ra vào ngày 30 tháng 7 năm 2012 tại Bạc Liêu, Việt Nam. Bà là mẹ của blogger Tạ Phong Tần, một trong những thành viên của Câu lạc bộ nhà báo tự do, đang bị chính quyền Việt Nam giam giữ.
Diễn biến vụ việc.
Ngày 30 tháng 7 năm 2012, trước trụ sở chính quyền thành phố Bạc Liêu, nơi bà cư trú, bà Đặng Thị Kim Liêng đã tự thiêu để phản đối chính quyền Việt Nam trong việc giam giữ và chuẩn bị đưa ra xét xử con gái mình là Tạ Phong Tần.
Bà đã được đưa đi cấp cứu từ Bạc Liêu lên Sài Gòn, nơi có phương tiện y tế hiện đại hơn, tuy nhiên đã qua đời trên đường đi viện vào lúc khoảng 15 giờ 30. Theo con gái của bà Liêng là bà Tú thì mẹ bà có hành động này là do gần đây gặp nhiều chuyện buồn và việc bà Tần sắp phải ra tòa về tội tuyên truyền chống Nhà nước. Bà nói trong gia đình không ai biết gì về ý định tự thiêu của bà Liêng dù gần đây bà có "đủ thứ chuyện buồn".
Phản ứng.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, nhiều báo chí quốc tế đã đưa tin. Các tờ báo trong khu vực Đông Nam Á như Straits Times (Singapore), Bangkok Post (Thái Lan), ABC Times (Úc), các tờ báo châu Âu như ở Đức, Hà Lan, đến những trang tin lớn như BBC, MSN. Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực châu Á của Human Rights Watch, tổ chức đã trao giải thưởng nhân quyền cho bà Tần trong năm 2011, nói đây là chuyện "bi thảm". Ông còn nhận xét thêm: "Đó không phải là chuyện bi thảm của một gia đình, mà là của cả một đất nước". | 1 | null |
Sepia officinalis (danh pháp hai phần: "Sepia officinalis") là một loài mực nang thuộc họ Sepiidae. Nó có áo dài 49 cm và cân nặng 4 kg. Loài này từ các vùng biển cận nhiệt đới nhỏ hơn và hiếm khi có áo dài vượt quá 30 cm.
Loài mực này có nguồn gốc Địa Trung Hải, Biển Bắc và Biển Baltic, mặc dù phân loài đã được đề xuất như xa về phía nam đến Nam Phi. Nó sống trên cát và bùn đáy biển đến độ sâu khoảng 200 m. Như trong hầu hết các loài mực nang, sinh sản diễn ra trong vùng nước nông. | 1 | null |
Spirula spirula là một loài mollosca cephalopoda giống như con mực sinh sống ở nước sâu. Nó là thành viên duy nhất còn tồn tại của chi Spirula, họ Spirulidae, và bộ Spirulida. Các mẫu vật của loài này hiếm khi được nhìn thấy do nó sinh sống ở đại dương sâu. Tuy nhiên, vỏ trong nhỏ của các loài này lại là một đối tượng khá quen thuộc với nhiều người đi lang thang trên bãi biển. Vỏ của "Spirula" có trọng lượng rất nhẹ nổi trên mặt nước và rất bền, nó rất phổ biến trên bờ nổi lên những bãi biển nhiệt đới (và đôi khi ngay cả những bãi biển ôn đới) trên toàn thế giới..
Loài này có thân giống con mực dài từ 35–45 mm. | 1 | null |
Bạch tuộc thông thường (danh pháp hai phần: "Octopus vulgaris") là một loài bạch tuộc, đây là loài bạch tuộc được nghiên cứu nhiều nhất. Loài này có phjm vi phân bố ở Đông Đại Tây Dương kéo dài từ biển Địa Trung Hải và bờ biển phía nam của nước Anh ít nhất là Senegal ở châu Phi. Nó cũng hiện diện ở Azores, quần đảo Canary, và quần đảo Cabo Verde. Loài này cũng phổ biến ở Tây Đại Tây Dương.
Bạch tuộc thông thường dài có lớp áo dài đến 25 cm với cánh tay dài 1m. Bạch tuộc thông thường bị đánh bắt bằng lưới cào đáy trên một quy mô lớn ngoài khơi bờ biển phía tây bắc của châu Phi. Hơn 20.000 tấn được thu hoạch hàng năm.
Bạch tuộc thường săn mồi vào lúc hoàng hôn. Cua, tôm càng, và các động vật thân mềm hai mảnh vỏ (động vật thân mềm hai vỏ như sò) được ưa thích, mặc dù bạch tuộc cũng ăn hầu như bất cứ loài mồi gì nó có thể bắt. Nó có thể thay đổi màu sắc để phù hợp với môi trường xung quanh của nó, và có thể nhảy khi có con mồi không thận trọng mà đi lạc trên đường đi của nó. Con mồi bị tê liệt bởi một chất độc thần kinh do loài bạch tuộc này tiết ra, bạch tuộc có thể nắm bắt con mồi của nó bằng cách sử dụng cánh tay mạnh mẽ của nó với hai hàng giác hút. Nếu nạn nhân là một động vật thân mềm có vỏ, bạch tuộc sử dụng cái mỏ của nó ra một cái lỗ trong vỏ trước khi hút thịt ra.
Thí nghiệm huấn luyện đã chỉ ra rằng bạch tuộc thông thường có thể phân biệt độ sáng, kích thước, hình dạng, và định hướng nằm ngang hoặc thẳng đứng của các đồ vật. Chúng có đủ trí thông minh để tìm hiểu làm thế nào để tháo ốc nơi một cái lọ và biết bẫy tôm hùm. | 1 | null |
Cá sòng Thái Bình Dương (danh pháp hai phần: Trachurus symmetricus) là một loài cá biển sống gần biển đông đào trong họ Carangidae. Loài này phân bố dọc theo bờ biển phía tây của Bắc Mỹ, từ Alaska ở phía bắc Vịnh California ở phía nam, nằm ở ngoài khơi và ven bờ môi trường. Cá sòng Thái Bình Dương khá lớn, đang phát triển để có chiều dài ghi lại tối đa 81 cm, mặc dù thường thấy dưới 55 cm. Nó có bề ngoài rất tương tự xuất hiện cho các thành viên khác của chi "Trachurus", đặc biệt là "Trachurus murphyi", được cho là một phân loài của "T. symmetricus", và sống ở vùng biển phía nam. Thái Bình Dương bơi thành đàn lớn lên đến 600 dặm ngoài khơi và độ sâu 400 m, thường di chuyển qua phần trên của cột nước. | 1 | null |
Cá sòng Nhật Bản (danh pháp hai phần: Trachurus japonicus) là một loài cá thuộc họ Cá khế (Carangidae). Chiều dài tối đa ghi nhận được là cm với chiều dài thông thường 35 cm. Trọng lượng tối đa 0,66 kg và tuổi thọ tối đa ghi nhận được là 12 năm. Chúng được tìm thấy xung quanh các bờ biển của Nhật Bản, ngoài Okinawa đảo, thường là trên đáy cát có độ sâu giữa 50 và 275 mét. Chúng ăn chủ yếu là động vật giáp xác nhỏ như copepoda, tôm và cá nhỏ. Chúng có bề ngoài tương tự như cá sòng đuôi vàng xung quanh New Zealand và Úc, ngoại trừ chúng có mang răng lược và mắt lớn hơn. | 1 | null |
Ariel Hsing (Giản thể: 邢延华, Phồn thể: 邢延華, bính âm: "Xíng Yánhuá"; Hán Việt: Hình Diên Hoa, sinh ngày 29 Tháng 11 năm 1995 tại Fremont, California) là một vận động viên bóng bàn Mỹ. Hsing đã trở thành tuyển thủ bóng bàn Mỹ trẻ nhất quốc gia vô địch trong lịch sử vào năm 2010 ở tuổi 15.
Vào năm 2012, Hsing đã giành được danh hiệu đĩa đơn tại Cup ITTF Bắc Mỹ, Giải Trẻ Mỹ và Cadet Mở rộng. Hsing đủ điều kiện tham dự Thế vận hội mùa hè 2012 và là hạt giống thứ 46 đơn nữ.
Hsing là người quen với Warren Buffett và Bill Gates, cô gọi họ là "Bác Warren" và "Bác Bill". Hsing đã gặp Buffett lần đầu tiên năm 2005, khi người bạn gái tâm tình lâu năm Sharon Osberg gợi ý mời Hsing đến dự sinh nhật 75 tuổi của ông. Kể từ đó, Hsing được tham gia vào một vài cuộc họp cổ đông của Berkshire Hathaway ở Ohama. Cô còn giành chiến thắng trước rất nhiều đối thủ trong những cuộc đua thuyền được tổ chức ở Ohama, trong đó có cả Bill Gates.
Tiểu sử.
Mẹ của Hsing là Khương Tân Hoa (Giản thể:姜新华, bính âm: "Jiāng Xīnhuá") là một người nhập cư Trung Quốc và bố cô là Michael Hsing (Giản thể: 邢冀北, bính âm: " Xíng Jìběi", Hán Việt: Hình Ký Bắc) sinh ra ở Đài Loan.
Hsing bắt đầu chơi bóng bàn khi cha mẹ cô đã không thể tìm thấy một người giữ trẻ một đêm và mang cô bé đến một câu lạc bộ bóng bàn địa phương lúc cô bé lên 7. | 1 | null |
M.S.406 là một loại máy bay tiêm kích của Không quân Pháp, do hãng Morane-Saulnier chế tạo năm 1938. Với số lượng lớn, đây là loại máy bay tiêm kích quan trọng nhất của Pháp trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Thế giới II.
Dù có khung thân chắc khỏe và khả năng cơ động cao, nó lại thiếu động cơ mạnh và trang bị vũ khí yếu khi so với các loại tiêm kích cùng thời. Nghiên trọng nhất, đó là việc nó không thể bì kịp hiệu năng với loại Messerschmitt Bf 109E trong Trận chiến nước Pháp. Ngoài Pháp thì M.S.406 còn được trang bị cho không quân Thụy Sĩ và Phần Lan, các nước này còn tự phát triển các mẫu nội địa của mình dựa vào loại M.S.406.
Tính năng kỹ chiến thuật (M.S.406).
The Great Book of Fighters | 1 | null |
"LaserLight" là một ca khúc của ca sĩ/nhạc sĩ người Anh Jessie J, trích từ bản phát hành lại của album đầu tay của cô, "Who You Are" (2011).Ca khúc có sự hợp tác của DJ người Pháp David Guetta, là người đồng sáng tác cho ca khúc cùng với Jessie J, The Invisible Men, Giorgio Tuinfort và Frédéric Riesterer. "LaserLight" được phát hành vào 13 tháng 5 năm 2012 ở Anh, là đĩa đơn thứ bảy của album. Trước khi phát hành chính thức, ca khúc đã đạt vị trí thứ 5 ở Anh, khiến cho nó trở thành đĩa đơn thứ 6 đạt top 10 của Jessie J tại đây, đồng thời cô cũng trở thành nữ ca sĩ đầu tiên trong lịch sử âm nhạc nước Anh có sáu đĩa đơn trong cùng một album lọt vào top 10.
Thực hiện.
"LaserLight" được sáng tác bởi Jessie J, The Invisible Men, David Guetta, Giorgio Tuinfort, Frédéric Riesterer và được sản xuất bởi Guetta, Tuinfort và Riesterer. Sau khi Jessie góp giọng trong "Repeat", một ca khúc của Guetta, anh có ngỏ ý muốn được trở lại hợp tác với Jessie J một lần nữa, và như vậy, họ cùng nhau sáng tác "LaserLight" cho bản bạch kim của "Who You Are", album đầu tay của Jessie J. Jessie miêu tả "LaserLight" như một ca khúc dance-pop sôi động, với phần lời ca khúc: "You make me feel good, you make me feel safe, you make me feel like I could live another day." (Tạm dịch: "Anh khiến em thấy tốt đẹp, anh khiến em thấy an toàn, anh khiến em biết em có thể sống thêm nhiều ngày nữa."). Việc chọn "LaserLight" làm đĩa đơn chính thức được Jessie J thông báo vào 17 tháng 2 năm 2012, trong một cuộc phỏng vấn trên đài BBC Radio 1. Trong cuộc phỏng vấn này, Jessie cũng có nói rằng video cho ca khúc sẽ ra mắt vào đầu tháng 3 năm 2012. Tuy nhiên phải đến tận mùng 9 tháng 4, video ca nhạc mới chính thức ra mắt.
Video ca nhạc.
Video ca nhạc đầy đủ của "LaserLight" được phát hành vào 9 tháng 4 năm 2012 tại VEVO của Jessie J trên YouTube. David Guetta không xuất hiện trong vdeo này. Trong video, Jessie J đóng vai cô gái nổi loạn hoàn toàn với áo da thuộc, có gai ở vai, đôi môi đỏ và đôi mắt dữ dội.
Thành phần sản xuất.
Thông tin được lấy từ ghi chú của album "Who You Are". | 1 | null |
P-64 là tên định danh được đặt bởi Quân đoàn Không quân Lục quân Hoa Kỳ (USAAC) cho loại máy bay tiêm kích North American Aviation NA-68, một biến thể nâng cấp của NA-50 được phát triển vào cuối thập niên 1930. 7 chiếc NA-50 đã được Không quân Peru đặt mua và có biệt danh là "Torito" ("Bò nhỏ").
6 chiếc NA-68 được Không quân Hoàng gia Thái Lan đặt mua, nhưng đã bị Hoa Kỳ cấm xuất khẩu vào năm 1941, sau khi Chiến tranh Pháp-Thái nổ ra và mối quan hệ ngày càng gia tăng giữa Thái Lan và Đế quốc Nhật Bản. Các máy bay này được trang bị làm máy bay huấn luyện tiêm kích không vũ trang cho USAAC.
NA-50 của Peru đã tham chiến trong Chiến tranh Ecuador-Peru năm 1941. | 1 | null |
GP-25 (tiếng Nga: ГП-25) là loại súng phóng lựu dạng ống lắp dưới súng trường tấn công do Liên Xô thiết kế và sản xuất từ năm 1978. Nó được thiết kế để trang bị trên dòng súng AK, xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1984 trong cuộc Chiến tranh Xô Viết tại Afghanistan. Phiên bản đầu tiên của nó còn được gọi là BG-15, chỉ có thể lắp dưới súng AK-74, còn GP-25 có thể trang bị cho cả dòng súng AK từ khẩu AK-47 đến AN-94. Phiên bản biến thể gần thời của nó nhất là GP-30 dùng để trang bị cho các mẫu súng AK đời 2000 trở lên, đặc biệt là khẩu AK-107.
Phát triển.
Liên Xô đã nghiên cứu những khẩu OKG-40 Iskra và Taubin làm tiền đề nhưng không đi xa hơn. Từ thời Chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã sử dụng nhiều loại súng phóng lựu đời mới, có công năng và tính năng đa dạng, có hiệu quả tốt và tính sát thương cũng cao. Lúc này, Liên Xô mới bắt đầu nghĩ việc thiết kế các mẫu súng phóng lựu nhằm đối chọi lại với Hoa Kỳ, kết quả là phiên bản GP-25 và AGS-17. Năm 1978, sau khi hoàn thành việc nghiên cứu, GP-25 bắt đầu được sản xuất hàng loạt và được trang bị cho Quân đội Liên Xô. Sau đó, Liên Xô cũng bắt đầu viện trợ GP-25 cho các quốc gia đồng minh của mình. Năm 1989, Hồng quân bắt đầu sử dụng phiên bản cải tiến của GP-25 là GP-30, mẫu cải tiến này giữ lại những hiệu quả vốn có của tiền nhiệm, nhưng nhẹ hơn, đơn giản hơn và giá thành rẻ hơn. Sau này GP-25 còn phát triển lên nhiều phiên bản GP-xx khác nhau như GP-34. Súng được đánh giá là có những ưu điểm, thậm chí là vượt trội so với loại súng phóng lựu M203 của người Mỹ
Mô tả.
Súng phóng lựu kẹp nòng 40 mm là vũ khí cá nhân, được sử dụng để tiêu diệt sinh lực địch trên chiến trường, trong công sự, sau vật cản địa hình che khuất và trang thiết bị, công trình hạng nhẹ, xe cơ giới hạng nhẹ của đối phương.
GP-25 được lắp đặt trên súng AK cỡ nòng 7,62-mm (AK-47, AKM) và 5,45-mm (AK-74) Kalasnhicov. Súng được lắp dưới miếng ốp tay cầm của súng AK, cho phép có thể sử dụng hỏa lực súng phóng lựu đồng thời với sử dụng hỏa lực của súng tiểu liên AK. Súng sử dụng loại đạn VOG-25 và VOG-25P nổ phá mảnh, đạn có bộ phận đầu nổ tức thời, có chế độ tự hủy và có cơ chế an toàn, tức không nổ trong vòng 40 m sau khi bắn.
Hỏa lực của súng phóng lựu GP-25 có thể thực hiện theo phương pháp bắn thẳng và bắn cầu vồng. Tầm bắn xa nhất trên thước ngắm là 400m, tầm bắn cầu vồng gần nhất của thước ngắm là 200m. Tốc độ bắn 4-5 phát/ phút.
GP-25 là súng được gắn dưới nòng súng AK, là súng kẹp nòng. Súng có ba bộ phận chính:
Trong bộ phụ tùng của súng bao gồm: Đệm vai báng súng với đai da, trục dẫn hướng với lò xo đẩy về và chốt khóa nắp hộp khóa nòng. Túi đựng súng phóng lựu, bao xe đựng đạn, bộ phận thông nòng súng.
Kết nối giữa súng phóng lựu với nòng súng tiểu liên bằng bộ gá đặc biệt, gắn súng bằng giá đệm nén. Để chống độ rơ dọc, gá súng được giữ bằng chốt định vị. Khóa súng phóng lựu cố định trên súng AK bằng kẹp thép có lò xo, được gắn trên bộ gá. Bộ phận cò súng của súng phóng lựu là bộ phận tự lên cò, có nghĩa là khi nhấn cò súng, các bộ phận cơ khí cò súng sẽ tự động lên lẫy cò và búa súng tự động đập vào kim hỏa.
Trong bộ phận kim hỏa, cò súng, thiết kế được lắp bộ phận an toàn, bộ phận an toàn cò súng sẽ khóa cò không cho nổ súng, nếu kết nối giữa nòng súng và hộp khóa nòng chưa kín khít, súng phóng lựu chưa gắn chặt với súng tiểu liên AK hoặc đạn chưa được đẩy sát vào buồng đạn. Ngoài ra, súng phóng lựu được lắp bộ phận khóa an toàn, loại trừ súng cướp cò khi sau khi kết gắn súng phóng lựu với súng tiểu liên. Đạn được nạp vào súng phóng lựu từ phía nòng súng. Đạn được đưa vào nòng súng từ phía đáy đạn và ấn sâu vào đến tận đáy của nòng súng và khóa nòng. Khi đó bộ phận móc khóa đạn móc vào rãnh đạn và giữ viên đạn trong nòng súng.
Khi bóp cò súng, búa súng đập vào kim hỏa, kim hỏa đập vào hạt lửa và gây cháy thuốc phóng. Giai đoạn đầu tiên thuốc phóng cháy trong vỏ đạn. Giai đoạn tiếp theo dưới áp lực của gas thuốc súng cháy, miếng bịt đáy vỏ đạn bị đốt cháy, khí thuốc tràn vào buồng nòng của khóa nòng. Đồng thới với áp lực khí thuốc, đạn vừa xoay vừa dịch chuyển tịnh tiến về phía trước. Khi đạn bắt đầu chuyển động, các bộ phận của kíp nổ cũng bắt đầu kích hoạt. Kíp nổ kích hoạt hoàn toàn khi đạn đã bay ra khỏi nòng súng từ 10m đến 40m tính từ mặt cắt của nòng súng. Khi đạn gặp vật cản, kíp nổ sẽ hoạt động, kích nổ lượng nổ mồi, mồi nổ sẽ kích nổ lượng thuốc nổ có trong đầu đạn. Trong trường hợp kíp nổ không hoạt động, từ lực đẩy quán tính khi gặp vật cản, bộ phận tự hủy sẽ khởi động và hủy đạn. Thời gian tự hủy là 14 giây tính từ khi bắn đến khi chạm vật cản. Để giảm sức giật của súng khi bắn, báng súng tiểu liên được lắp bộ phận giảm giật đặc biệt.
Đạn.
Đạn VOG-25 và VOG-25P có tầm bắn hiệu quả chừng 100-150m. Quả đạn này có một ngòi nổ tính thời gian tự động hủy sau khi bắn và một tầm bắn an toàn (trong khoảng 40m kể từ nòng súng đạn sẽ không nổ).
Bán kính sát thương của đạn cho GP là ít nhất 5 m. Khác biệt chủ yếu giữa đạn VOG-25 và VOG-25P là cơ chế "nhảy cóc" sau khi chạm đất, thuốc đạn trong đầu viên đạn sẽ kích hoạt và đẩy nó nhảy lên chừng 1 m rồi mới nổ, mảnh lựu đạn sẽ sát thương cả từ trên cao xuống, điều này sẽ làm mất ưu thế của bộ binh khi nấp trong chiến hào hay sau vật cản.
Đạn lựu với đầu nổ lõm GK-94 được thiết kế với tầm bắn tối thiểu 10 m, tối đa 400 m. Đạn xuyên được 200 mm thép đồng nhất hoặc 400 mm bê tông. Với loại đạn mới GK-94, một khẩu AK-47 có gắn súng phóng lựu kẹp nòng cũng có thể hạ gục được một chiếc xe thiết giáp hay thậm chí là xe tăng hạng nhẹ mà không cần dùng đến súng chống tăng chuyên dụng.
Tư thế bắn.
Có khoảng 9 tư thế bắn thông dụng nhất:
Các quốc gia sử dụng.
Hiện nay, hơn 30 năm sau khi ra đời các loại ống phóng lựu GP vẫn được Quân đội Nga sử dụng rộng rãi. Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, ống phóng lựu gắn trên súng bộ binh đang tiếp tục được phát triển và sẽ còn là một loại vũ khí cực kì lợi hại trong tương lai.
Các quốc gia sử dụng:
Chú thích.
| 1 | null |
Trung Quốc tham dự thế vận hội Mùa hè 2012 tại Luân Đôn từ 27 tháng 7 đến 12 tháng 8 năm 2012. Trung Quốc dự kiến sẽ giành được số huy chương cao nhất trong thời gian Thế vận hội 2012. Trong tháng 8 năm 2011, bản tin Olympic " Around the Rings" trích dẫn ý kiến chuyên gia Olympic Luciano Barra dự đoán rằng Trung Quốc sẽ giành được tổng cộng 97 huy chương, trong đó có 36 vàng, 34 huy chương bạc và 27 huy chương đồng. Tổng cộng có 380 vận động viên Trung Quốc thi đấu ở 23 môn thể thao. Các môn cưỡi ngựa, bóng đá và bóng ném là các môn mà Trung Quốc không tham dự trong Thế vận hội này. | 1 | null |
Quần đảo Sula (tiếng Indonesia: "Kepulauan Sula") là một nhóm đảo ở tỉnh Bắc Maluku tại Indonesia. Ba đảo chính của quần đảo là Mangole, Sanana (Sula Besi/Xulla Besi) và Taliabu, cùng các đảo nhỏ hơn như Lifamatola và Seho. Về mặt hành chính, quần đảo tạo thành huyện Kepulauan Sula ("Kabupaten Kepulauan Sula"), với huyện lị đặt tại Sanana trên hòn đảo cùng tên. Tổng diện tích của quần đảo là 9.632,92 km² và dân số là 132.070 (theo điều tra năm 2010).
Thời kỳ tiền độc lập, Sula cũng được gọi là quần đảo Xulla, trong đó Taliabo là Xulla Taliabo, Sanana là Xulla Bessi, và Mangola là Xulla Mangola.
Hành chính.
Về mặt hành chính, quần đảo được chia thành 19 phó huyện (kecamatan):
Thực vật.
Các loài sau là sinh vật bản địa của quần đảo Sula:
Các loài được đem đến bao gồm: | 1 | null |
Luchosa ( - trước năm 1984 mang tên là Luchyesa ("Лучеса") hay Luchyosa ("Лучёса") - là một con sông ở Belarus. Nó là phụ lưu phía trái của sông Buh Tây. Nó tọa lạc ở huyện Vitebsk và huyện Liozna thuộc tỉnh Vitebsk, sau đó đổ vào sông Buh Tây thuộc thành phố Vitebsk.
Sông Luchosa bắt nguồn từ hồ Zelyanskoye (Zelenskoye) gần làng Babinovichi thuộc huyện Liozna. Chiều rộng con sông là 20-30 mét, sau đó nở rộng ra đến 60 mét ở phía hạ lưu. Sông đóng băng từ tháng 12 cho đến cuối tháng 3. Lưu lượng nước chảy ở cửa sông là 21,4 mét khối/giây. Lưu vực của nó nằm trên bình nguyên Luchosskaya, được chia nhỏ thành nhiều thung lũng sông, khe núi và ложбинами. Thung lũng sông có hình thang, chiều rộng 400-600 mét. Bờ sông khá dốc, nhiều chỗ có độ dốc rất lớn. Vùng ngập dọc theo hai bờ sông, thay đổi không liên tục và phát triển nhiều hơn ở bờ trái. MВ половодье среднее превышение уровня воды над меженью в нижнем течении составляет 6,2 м, максимальное 9,9 м (1956 г.).
Phụ lưu chính ở bờ phải là các sông Chernitsa, Suhodrovka, Vorlye... còn ở bờ trái là Ordyshevka, Serokorotnyanka, Obolyanka, Chernichanka. Trong vùng lưu vực của sông là các hồ Gorodno, Serokorotnya, Kichin, Sitnyanskoye...
Tên con sông có nguồn gốc từ ngôn ngữ vùng Baltic. Sông Laukyesa chảy từ Litva và Latvia cũng có tên mang nguồn gốc tương tự.
Bên bờ trái, gần làng Baroniki (Boroniki) và bên bờ phải tại các làng Shapur và Myaklovo tọa lạc các địa điểm khảo cổ học về các khu dân cư cổ gọi là gorod ("город"), selishche ("cелище") cùng với các nấm mộ (kurgan, "курган") của người dân Xlavơ cổ. | 1 | null |
Taliabu là một hòn đảo có diện tích 2.913 km² thuộc quần đảo Sula, một bộ phận của quần đảo Maluku tại Indonesia. Taliabu nằm ở phía đông của đảo lớn Sulawesi, và chỉ cách hòn đảo Mangole lân cận qua một eo biển hẹp tên là Capalulu. Điểm cao nhất trên đảo có cao độ 1157 m và đường bờ biển của đảo có chiều dài 410,5 km. Nằm ngay ngoài khơi của Taliabu là một hòn đảo nhỏ tên là Seho. Taliabu có địa hình đồi núi, diện tích rừng lớn và dân cư thưa thớt. Địa điểm dân cư quan trọng nhất là Lekitobi ở phía tây nam của đảo. Trong quá khứ, hòn đảo là một phần của vương quốc Hồi giáo Ternate. | 1 | null |
Sanana (tên ban đầu là Xulla Besi ) là một hòn đảo thuộc quần đảo Sula, một phần của quần đảo Maluku tại Indonesia. Sadana cũng là tên gọi của điểm dân cư lớn nhất trên đảo, là nơi có pháo đài Benteng De Verlachting trong thời kỳ thực dân Hà Lan.
Sanana có tọa độ , nằm ở phía nam của đảo Mangole. Diện tích của Sanana là 558 km².
Sân bay Sanana kết nối với Ternate và Ambon bằng các chuyến bay của Trigana Air Service.
Cũng như trên toàn quần đảo Maluku, Sanana từng chứng kiến căng thẳng sắc tộc nghiêm trọng giữa người Hồi giáo và Ki-tô giáo vào năm 1999. | 1 | null |
Mangole (tên trước đây là Xulla Mangola.) là một đảo lớn thuộc quần đảo Sula, một phần của quần đảo Maluku tại Indonesia. Đảo có tọa độ , nằm ở phía đông của đảo Taliabu và ở phía bắc của đảo Sanana. Có khoảng 38.000 người sinh sống trên đảo Mangole. Nền kinh tế của đảo chịu ảnh hưởng của ngành lâm nghiệp. Đảo có diện tích 1.228,5 km² và điểm cao nhất có cao độ 1.054 m. | 1 | null |
Vấn đề tâm vật (mind-body problem) là một vấn đề triết học trong lĩnh vực siêu hình học và triết học tinh thần. Vấn đề nảy sinh do các hiện tượng tinh thần (hay tâm thức) được cho là khác biệt, một cách định tính hay căn bản, với vật thể vật chất (physical body) mà nó dường như phụ thuộc vào, tức cơ thể người (body). Có một vài lý thuyết chính về lời giải cho vấn đề này. Nhị nguyên luận là thuyết cho rằng tâm và vật là hai thực thể khác nhau, và nhất nguyên luận cho rằng chúng về bản chất chỉ là một thực thể. Những người theo phái nhất nguyên duy vật (hay chủ nghĩa duy vật lý giữ quan điểm cho rằng chúng đều là vật chất, trong khi những nhà nhất nguyên duy tâm cho rằng chúng đều là tinh thần. Nhất nguyên luận trung tính lại khẳng định cả hai đều có thể quy giản về một thực thể thứ ba, trung tính.
Vấn đề này được xác định bởi René Descartes theo hình thức nó được thế giới phương Tây hiện đại biết đến, mặc dù thực sự đã được đề cập bởi những triết gia trước Aristote, hoặc trong triết học Ba Tư và trong các truyền thống châu Á từ rất lâu trước đó. | 1 | null |
Hoa Kỳ tham dự Thế vận hội Mùa hè 2012 tại Luân Đôn từ 27 tháng 7 đến 12 tháng 8 năm 2012. Ủy ban Olympic Hoa Kỳ đã phái tổng cộng 529 vận động viên Olympic ở Luân Đôn, 268 vận động viên nữ và 261 vận động viên nam, tham gia thi đấu ở 25 môn thể thao. Vận động viên cao tuổi nhất là vận động viên cưỡi ngựa 54 tuổi tên là Karen O'Connor, trong khi vận động viên trẻ nhất là 15 tuổi tên Katie Ledecky, vận động viên bơi lội. Bóng ném là môn thể thao duy nhất mà Hoa Kỳ không có đại diện vận động viên thi đấu tại Thế vận hội Olympic 2012. | 1 | null |
Trăn hoàng gia hay Trăn quả bóng (tên khoa học Python regius) là một loài trăn sống ở Châu Phi. Đây là loài nhỏ nhất trong số các loại trăn châu Phi và là một loài vật nuôi tương đối phổ biến - nguyên do là tính tình tương đối dễ chịu của nó. Hiện nay chưa có phân loài nào của trăn hoàng gia được công nhận. Cái tên "trăn quả bóng" bắt nguồn từ việc con trăn có thói quen cuộn tròn lại thành hình quả bóng khi căng thẳng hay lo sợ còn cái tên "trăn hoàng gia" (tiếng La Tinh: "regius" nghĩa là "hoàng gia") bắt nguồn từ thông tin cho rằng nữ hoàng Ai Cập Cleopatra VII thường mang loài trăn này trên cổ tay mình.
Mô tả.
Trăn trưởng thành thông thường không dài quá , một số trường hợp hiếm hoi thì có thể đạt đến . Trăn cái thường có xu hướng hơi to hơn trăn đực với chiều dài trung bình lúc trưởng thành là . Con đực thường có chiều dài trung bình là . Thân hình có dáng bè bè và chắc nịch với đầu nhỏ và thân to. Vảy loài trăn này khá trơn nhẵn và cả con đực lẫn con cái đều có cựa hậu môn ở hai bên lỗ huyệt. Mặc dù con đực thường có cựa to hơn, điều này không hoàn toàn là tuyệt đối, và giới tính của loài trăn này được xác định bằng cách lộn trái bán dương vật ("hemipenis") của con vật (nếu là con đực) hay xỏ một que thăm vào lỗ huyệt để xác định xem có bán dương vật hay không. Khi dùng que thăm để xác định giới tính, con đực thường có 8-10 vảy dưới đuôi trong khi đó con cái chỉ có từ 2-4 vảy.
Màu sắc của loài trăn này thường là vàng và nâu sậm ở mặt lưng, nâu nhạt hay nâu vàng ở mặt hông và trắng hay kem (có thể có thêm vệt hay đốm đen) ở mặt bụng. Trong quá trình chọn lọc nhân tạo, các nhà nhân giống trăn hoàng gia đã tạo ra những cá thể có kiểu hình màu sắc khác với thông thường, do đột biến gien gây ra.
Phân bổ địa lý.
Trăn hoàng gia được tìm thấy ở nhiều quốc gia châu Phi, từ Senegal, Mali, Guinea-Bissau, Guinea, Sierra Leone, Liberia, Bờ Biển Ngà, Ghana, Bénin và Nigeria through Cameroon, Tchad và Cộng hòa Trung Phi tới Sudan và Uganda. No type locality was given in the original description.
Môi trường sống.
Trăn hoàng gia thích sống ở những vùng đồng cỏ, xavan và các cánh rừng thưa.
Hành vi và tính tình.
Loài trăn này được biết đến bởi hành vi cuộn mình lại thành hình một quả cầu với đầu và cổ rúc vào giữa khi bị đe dọa hay căng thẳng. Trong tình trạng này, chúng có thể lăn tròn như một trái banh. Chúng cũng thích trốn trong các hang đào của các con vật khác hoặc các hang hốc tự nhiên; đó cũng là nơi chúng ngủ hè. Trăn hoàng gia được xem là một vật nuôi chất lượng tốt do kích thước khá nhỏ và bản tính yên lặng, ít hung dữ khi bị cầm nắm. Những con trăn nuôi trong nhà cũng ít khi cắn người.
Thực phẩm.
Trong tụ nhiên, thức ăn của trăn hoàng gia chủ yếu là các loài thú nhỏ, tỉ như chuột lông mềm châu Phi ("Mastomys natalensis"), chuột chù hay chuột vằn. Những cá thể trẻ hơn thì cũng hay ăn thịt các loài chim. Trăn có nguồn gốc bắt từ ngoài tự nhiên thường khá "kén cá chọn canh" và không thích các loại thức ăn "trong nhà" (chuột nhà, chuột cống, thức ăn đông lạnh...) như các loại trăn quen được nuôi trong nhà. Cho trăn tự bắt các con mồi còn sống thì khá nguy hiểm và không nên được thực hiện trong trường hợp người nuôi không có kinh nghiệm; nó chỉ nên được tiến hành như là giải pháp cuối cùng khi con trăn đã không ăn uống gì suốt một thời gian dài, hoặc đã sụt ký trầm trọng. Kích cỡ của con mồi phải bằng hoặc lớn hơn một chút so với chiều rộng của phần to nhất của thân trăng. Nhìn chung, trăn hoàng gia khá kén ăn và có thể nhịn đói nhiều tháng liền, nhất là trong mùa đông, giai đoạn sinh sản. Mặc dù đây không phải là điều bất thường, nhưng người nuôi trăn cũng cần chú ý không cho trăn sụt cân quá nhiều. Ký sinh trùng cũng có thể làm cho trăn biếng ăn. Một số nguyên nhân gây biếng ăn khác có thể do xúc kích ("stress") do bị ôm, cầm nắm quá nhiều, hay do nhiệt độ quá cao, quá thấp, hay do không gian quá chật chội. Trong điều kiện nuôi nhốt, trăn hoàng gia thường được cung cấp một lượng thức ăn đa dạng từ các loại chuột cho đến thịt gà, tuy nhiên nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng nhất và cũng ổn định nhất là chuột cống. Nếu như trăn tỏ ra quá "đỏng đảnh", người nuôi thường được khuyên là nên cho ăn vào ban đêm, lúc trời tối, các loại đèn đóm đều tắt suốt nhiều giờ vì loài trăn này hoạt động mạnh nhất vào lúc hoàng hôn hay bình minh. Một cách cho ăn khác là bỏ con trăn vào một hộp nhỏ và đặt ở nơi thật yên tĩnh sao cho nó không thể tập trung vào bất cứ thứ gì khác ngoài đồ ăn.
Sinh sản.
Trăn hoàng gia là loại động vật đẻ trứng. Mỗi lứa chúng có thể sinh từ 3-11 quả trứng (thông thường nhất là 4-6 quả) với kích thước lớn và vỏ dai). Trứng được con cái ấp dưới lòng đất và sẽ nở sau 55 tới 60 ngày. Con đực trưởng thành sinh dục lúc 11-18 tháng tuổi, còn con cái thì 20-36 tháng tuổi. Ngoài tuổi tác, cân nặng cũng là một trong những yếu tố xác định mức độ trưởng thành sinh dục: con đực sẽ bắt đầu sinh sản khi đạt được cân nặng 600 gam, nhưng trong điều kiện nuôi nhốt thì con số này dôi lên đến 800 gam (1,7 lb). Đối với con cái, các chỉ số này là 1200 gam trong tự nhiên (mặc dù thông thường phải đến 1500 gam thì trăn cái hoang dã mới trưởng thành sinh dục) và 1500 gam (3,3 lb) trong điều kiện nuôi nhốt. Cha mẹ chỉ đảm nhiệm việc ấp và canh chừng trứng, còn khi trứng đã nở thì trănm cha mẹ bỏ đi để cho con cái tự kiếm sống.
Nuôi trăn làm cảnh.
Trăn hoàng gia là một loại thú nuôi tương đối phổ biến vì kích thước tương đối nhỏ (so với các loài trăn khác) và tính tình dễ chịu. Đối với những con trăn bị bắt từ ngoài hoang dã, trong thời gian đầu chúng sẽ chưa thích nghi với điều kiện nuôi nhốt dẫn tới triệu chứng biếng ăn do căng thẳng; đồng thời chúng cũng có thể mang trong mình nhiều loại ký sinh trùng - những loại này có thể được tiễu trừ bởi các loại thuốc kháng ký sinh trùng. Thật ra đã có những cá thể tồn tại hơn 40 ngày trong điều kiện nuôi nhốt, trong đó cá thể tồn tại lâu nhất hiện được ghi nhận là 48 năm.
Trong điều kiện nuôi nhốt, trăn hoàng gia phải được nuôi trong một chiếc bồn thủy tinh dài có dung tích ít nhất là , lý do là loài trăn này cư ngụ trên mặt đất, có lối sống khá kín đáo và thích nằm dài, ít di chuyển. Một số con rắn cái lớn có thể cần đến một cái bồn dài có sức chứa . Đồng thời, ít nhất hai ổ nằm phải được chuẩn bị ở hai đầu bồn, một trong số đó phải bố trí máy sưởi có cơ chế điều chỉnh nhiệt để cho con vật điều hòa thân nhiệt của nó. Do phần lớn các loài trăn là chuyên gia trong việc trốn thoát khỏi nơi nuôi nhốt, bồn nuôi trăn phải có khóa để ngăn ngừa chuyện "vượt ngục". Trăn non cũng thường dễ bị căng thẳng khi bị nhốt trong bồn quá lớn do không có không gian hẹp để... trốn, vì vậy nên nuôi trăn non trong những cái bồn nhỏ chừng hay . Nhiệt độ trung bình cần phải là với khu vực phơi nắng có nhiệt độ nằm ở một đầu bồn. Độ ẩm duy trì ở 50-60 phần trăm với chất nền khô.
Trong tín ngưỡng và tôn giáo.
Trăn hoàng gia là loài vật linh thiêng trong tín ngưỡng dân gian của người Igbo sống tại miền Tây Nam Nigeria. Nó là biểu tượng của đất vì là loài vật di chuyển gần sát với mặt đất. Ngay cả cộng đồng người Igbo theo Thiên Chúa giáo cũng rất coi trọng loài vật này. Khi một con trăn bò vào làng hay vào nhà dân, cư dân để mặc cho nó bò thoải mái hoặc nếu cần phải đem trả về rừng thì con vật cũng được nâng niu rất cẩn thận. Nếu như một con trăn bị nhỡ tay giết chết, nó được chôn cất trong một quan tài và thậm chí còn được người dân tổ chức cho một lễ mai táng. | 1 | null |
Hilary Whitehall Putnam (31 tháng 7 năm 1926 – 13 tháng 3 năm 2016) là một nhà triết học, toán học, và khoa học máy tính Hoa Kỳ gốc Do Thái, người có vai trò trung tâm trong triết học phân tích kể từ những năm 1960, đặc biệt trong lĩnh vực triết học tinh thần, triết học ngôn ngữ, triết học toán học, và triết học khoa học. Ông được biết đến cho sự bằng lòng áp dụng những xem xét lại công bằng đối với những lập trường triết học của chính ông so với của người khác, đặt chúng vào sự phân tích kĩ lưỡng cho đến khi ông phơi bày những thiếu sót của chúng. Kết quả là ông nhân được danh tiếng từ việc thay đổi thường xuyên quan điểm triết học của mình. Sinh thời, ông là giáo sư danh dự trường Cogan ở Đại học Havard. | 1 | null |
Trần Quang Huy (1922 – 1995) là một nhà cách mạng, nhà báo và chính khách Việt Nam. Ông cũng là vị Chủ tịch đầu tiên của thành phố Hà Nội dưới chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Tổng biên tập đầu tiên của báo Nhân dân, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Văn giáo Phủ Thủ tướng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp chế của Chính phủ.
Thân thế.
Ông tên thật là tên Vũ Đức Huề, sinh ngày 4 tháng 2 năm 1922 tại Khánh Hòa. Nguyên quán ông ở Thanh Hóa. Sau khi học xong tiểu học (1935), cha muốn ông vào học ở trường dòng tại Huế, tuy nhiên ông lại muốn ra học ở Hà Nội và được người anh cả Vũ Đức Diên, vốn là một kiến trúc sư xin cho vào học ở trường Tư thục Thăng Long.
Ông đã sớm tham gia tổ chức Thanh niên Dân chủ do ông Đào Duy Kỳ đứng ra tập hợp thanh niên ưu tú đang học trong trường. Thời kỳ này, ông sử dụng nhiều bí danh như Thạch, Hoa, Lương, Nghĩa, Minh. Năm 1938, ông được Thành ủy Hà Nội giao nhiệm vụ phụ trách công tác Thanh vận. Không lâu sau, ông bị thực dân Pháp bắt ở phố Hàng Gai do có chỉ điểm; tuy nhiên do không có chứng cứ rõ ràng, nên ông được trả tự do nhưng không được cho học ở Hà Nội nữa.
Năm 1939, ông được Xứ ủy Bắc Kỳ phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng khi mới 18 tuổi, sau đó là Ủy viên Khu ủy Khu B, trực tiếp phụ trách Quảng Yên và Đặc khu Uông Bí - Hòn Gai, kiêm Chủ bút tờ Chiến đấu. Ở đây, ông bị bắt lần thứ hai và bị chính quyền thực dân Pháp kết án 1 năm tù, 5 năm biệt xứ. Tuy nhiên, chỉ sau khi hết hạn 1 năm tù thì ông được trả tự do nhưng không được lưu trú ở Bắc Kỳ nữa. Ông trở vào Huế, học tiếp trường Lyceé Khải Định và đỗ Tú tài ban Triết.
Giữa năm 1944, ông ra Thanh Hóa, tìm cách bắt liên lạc với các đồng chí quen biết cũ ở trường Bưởi đang bí mật hoạt động và dạy học ở trường dòng (École de la Mission) ở Thị xã Thanh Hóa.
Khoảng đầu năm 1945, do một số đội viên Việt Minh đi rải truyền đơn, chính quyền thực dân Pháp truy đến nhà ông ở Thanh Hóa để khám xét nhưng không tìm được chứng cớ gì. Bấy giờ, ông đang ăn Tết ở Huế. Mồng 6 Tết Ất Dậu, khi từ Huế ra, ông bị bắt ngay ở sân ga Thanh Hóa. Ông bị giam tại nhà giam của thị xã cùng với Việt Phương, một đội viên Thanh niên Cứu quốc thành Hoàng Diệu và một số anh em. Cái tên Trần Quang Huy là tên thật của ông Việt Phương, về sau được ông sử dụng chính là để kỷ niệm tình bạn chiến đấu và tình bạn tri kỷ của họ.
Vị Chủ tịch Hà Nội đầu tiên.
Sau khi Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương, ông cùng các đồng chí mình được trả tự do. Ông ra Hà Nội, tham gia công tác chuẩn bị giành chính quyền. Hoạt động trong Ban Công vận Xứ ủy, ông đã góp phần phát triển các tổ Công nhân Cứu quốc và tự vệ trong các nhà máy xí nghiệp trọng yếu của thành phố, tăng cường tuyên truyền trong công nhân, chuẩn bị lực lượng, mua sắm vũ khí để chuẩn bị giành chính quyền khi có thời cơ đến. Lúc này, ông lấy bí danh là Nguyễn Huy Khôi.
Ngày 16 tháng 8 năm 1945, tại số nhà 101 Gambetta (nay là phố Trần Hưng Đạo), Xứ ủy Bắc Kỳ quyết định thành lập Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kỳ gồm 5 người gồm Nguyễn Khang, Ủy viên Thường vụ Xứ ủy; Nguyễn Huy Khôi, phụ trách Ban Công vận Xứ ủy; Nguyễn Quyết, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Lê Trọng Nghĩa, Bí thư Đảng đoàn của Đảng Dân chủ; Nguyễn Duy Thân, Thành ủy viên; thống nhất chỉ đạo các đội vũ trang để giành chính quyền. Sau khi giành được chính quyền, tối ngày 19 tháng 8, Xứ ủy Bắc Kỳ đã họp và chỉ định Nguyễn Khang làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời Bắc bộ và Nguyễn Huy Khôi làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời Hà Nội. Ông trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của thành phố Hà Nội dưới chính thể Dân chủ Cộng hòa.
Tuy chỉ giữ chức vụ này trong 10 ngày, vị chủ tịch trẻ mới 23 tuổi cũng đã ban hành các chính sách mới của chính quyền cách mạng như xóa bỏ các thứ thuế bất hợp lý, đảm bảo tiếp tế gạo cho nội thành, các nhà công thương gia tiếp tục sản xuất và buôn bán, công nhân viên chức tiếp tục đến nhà máy công sở làm việc bình thường, duy trì việc hộ đê, chống lũ lụt. Đến ngày 30 tháng 8 năm 1945, Ủy ban hành chính thành phố Hà Nội chính thức thành lập với Bác sĩ Trần Duy Hưng làm Chủ tịch.
Hai lần làm Bí thư Hà Nội.
Trước đó, trong cuộc họp ngày 25 tháng 8 năm 1945, Xứ ủy Bắc Kỳ kiện toàn tổ chức, chỉ định ông làm Bí thư Thành ủy Hà Nội thay ông Nguyễn Quyết chuyển sang phụ trách quân sự. Ông giữ chức vụ Bí thư Thành ủy một thời gian ngắn thì được Xứ ủy chuyển qua làm Trưởng Ty Cảnh sát Bắc Bộ. Đến tháng 12 năm 1945, ông lại được điều chuyển trở lại làm Bí thư Thành ủy cho đến tháng 4 năm 1946.
Tham gia công tác văn hóa báo chí tuyên truyền.
Sau khi thôi làm Bí thư Thành ủy Hà Nội, ông được rút về làm ở Chánh Văn phòng Tổng Bí thư kiêm Phó chủ nhiệm Bộ tuyên huấn Trung ương Đảng, phụ tá cho Tổng bí thư Trường Chinh, được giao nhiệm vụ phụ trách công tác tuyên truyền, tờ báo Sự Thật và tờ "Sinh hoạt nội bộ". Lúc này, ông sử dụng cái tên Trần Quang Huy cho đến sau này.
Sau Đại hội đại biểu lần thứ II, ông là Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương, được chỉ định là thành viên của Ban Tuyên huấn và Ban Tổ chức Trung ương. Ông cũng được chỉ định là Tổng biên tập đầu tiên của báo Nhân dân và giữ chức vụ này cho đến đầu năm 1954.
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã mang lại không chỉ thắng lợi về quân sự và cả chính trị cho những người Cộng sản. Trước tình hình mới này, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã ra nghị quyết xuất bản Tạp chí Học tập và Bộ Chính trị cũng đã chỉ định một Ban biên tập tạp chí do Tổng bí thư Trường Chinh làm Tổng biên tập, ông làm Thư ký tòa soạn. Bộ biên tập Tạp chí được coi như một ban của Ban chấp hành Trung ương. Có thời gian ông làm Tổng biên tập Tạp chí Học tập cho đến năm 1965 khi ông Đào Duy Tùng kế nhiệm.
Ông cùng với Hoàng Tùng giúp việc đồng chí Võ Nguyên Giáp soạn thảo Nghị quyết 15 về cách mạng miền Nam, là cơ sở lý luận phục vụ sự nghiệp cách mạng trước tình hình mới. Ông cũng tham gia tổ công tác giúp đồng chí Lê Duẩn chuẩn bị báo cáo tại Đại hội Đảng lần thứ 3.
Sau đó ông giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước (1958 - 1960), Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Văn giáo Phủ Thủ tướng (1965 - 1971), Bộ trưởng chuyên trách Văn giáo (1971 - 1975) (1975 - 1976).
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976), ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, là đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa IV, V, VI, VII.
Năm 1976 - 1980 ông giữ chức Bộ trưởng phụ trách công tác văn hóa giáo dục Phủ Thủ tướng kiêm phụ trách Ban Khoa giáo Trung ương, Trưởng ban Việt kiều Trung ương.
Năm 1980-1988 ông là Bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp chế của Chính phủ hàm Bộ trưởng kế nhiệm ông Trần Công Tường, lúc này trong thành phần Chính phủ không đặt Bộ Tư pháp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa VII).
Gia đình.
Ông có bốn người con là Vũ Minh Phượng, Vũ Quốc Khải, Vũ Quốc Hoàn và Vũ Minh Hà.
Các cháu nội là Vũ Đức Anh, Vũ Lan Chi, Vũ Hương Trang; các cháu ngoại là Lê Vũ Khôi, Lê Thủy Tiên, Lê Ngọc Bích. | 1 | null |
Cát Tường Thiên (chữ Hán: 吉祥天, Nhật ngữ: Kichijōten) là một nữ thần Nhật Bản. Được du nhập từ hình ảnh nữ thần Lakshmi (La Khất Thập Mật) trong Ấn giáo, đôi khi bà cũng nằm trong Thất Phước Thần, thay thế cho Thọ Lão Nhân. Bà là nữ thần tượng trưng cho sự hạnh phúc, sanh sôi và sắc đẹp. | 1 | null |
Trận Alma là trận đánh lớn đầu tiên của cuộc Chiến tranh Krym, diễn ra vào ngày 20 tháng 9 năm 1854 giữa liên quân Anh- Pháp- Ottoman với quân đội Đế quốc Nga, và kết thúc sau 3 tiếng đồng hồ với thắng lợi quyết định của quân Đồng minh, trong đó cả hai phe đều chịu thiệt hại không nhỏ (mà nhất là quân Nga). Cũng như trong trận Balaclava về sau đó, các lực lượng Anh giữ gánh nặng chủ yếu trong trận Alma. Sau chiến thắng này, căn cứ Sevastopol đã rộng mở cho liên quân Anh - Pháp, song họ không khai thác thành quả của họ, tạo điều kiện cho quân Nga cố thủ tại Sevastopol và kéo dài cuộc chiến. Trận Alma đã góp phần thể hiện tài năng của Colin Campbell, người đã gần như là đơn thương độc mã giành thắng lợi trong trận này.
Sau khi đổ bộ ở Eupatoria, liên quân kéo về Sevastopol và phát hiện quân Nga do A. S. Menshikov chỉ huy ở một vị trí phòng ngự vùng thượng lưu sông Alma, ngăn chặn đường tiến của liên quân. Quân Đồng minh triển khai ở bờ bắc sông Alma và trải dài ra ngoài phạm vi. Một sư đoàn Ottoman do người Pháp chỉ huy án ngữ ở bờ Biển Đen. Quân Pháp dưới quyền tướng Jacques Leroy de Saint Arnaud đóng ở bên phải, trong khi quân Anh do tướng Fitzroy Somerset, Nam tước Raglan thứ nhất chỉ huy trấn thủ ở giữa và bên trái. Lữ đoàn Kỵ binh nhẹ Anh của Chuẩn tướng Thomas Brudenell, Bá tước thứ 7 của Cardigan đóng xa về bên trái của liên quân. Dưới sự chỉ huy của Saint-Arnaud, quân Pháp và quân Ottoman đã đánh bọc sườn trái của quân Nga, nhưng bước tiến của họ bị chặn lại. Trước tình hình đó, người Pháp đã gửi thư yêu cầu Anh tấn công để giải nguy. Không chút suy nghĩ, Raglan đã tiến quân quá sớm vào giữa trận địa. Sư đoàn Bộ binh nhẹ Anh cùng với một số đơn vị thuộc Sư đoàn số 2 đã chiếm được Trận địa pháo Lớn của quân Nga, song một cuộc phản công của quân địch đã đánh bật họ. Nhưng sau đó, cuộc tấn công của quân Nga đã bị hai khẩu pháo Anh chặn đứng, và quân Anh đã tiếp tục tấn công. Từ Trận địa pháo Lớn, quân Nga tiến công Lữ đoàn Vệ binh thuộc Sư đoàn số 1 của Anh, nhưng bị đẩy lui và Vệ binh Anh đã chiếm được Trận địa pháo Lớn. Ngoài ra, Thiếu tướng Campbell đã vãn hồi tình hình cho Quân đội Anh. Để khắc phục sai lầm của các cấp trên, ông cho quân vừa bắn súng hỏa mai vừa tiến công nhanh trên một chặn đường dài 2.000 yard. Những người lính của Campbell được xem là lực lượng hùng mạnh nhất trong Quân đội Anh khi ấy: họ đã đánh tan Trung đoàn Suzdal và khoét một lỗ hổng vào quân cánh phải của Nga. Trong khi đó họ chỉ chịu tổn thất nhẹ nhàng.
Không lâu sau, trước sức tấn công mãnh liệt của Lữ đoàn của Campbell, toàn bộ quân Nga triệt thoái. Nhìn chung, cánh trái quân Nga đã chìm trong dưới làn đạn pháo của quân Pháp trong khi trung quân của họ đã bị đập tan trước sức tấn công dữ dội của quân Anh Hỏa lực vượt trội của quân Anh đã tàn sát địch thủ trước cả khi họ nằm trong tầm đạn của quân Nga và đem lại thắng lợi cho họ. Saint-Arnaud đã khước từ đề nghị truy kích của Raglan. Được xem là một thắng lợi huy hoàng của liên quân Anh - Pháp, trận Alma đẫm máu đã góp phần xoay chuyển cục diện cuộc chiến theo chiều hướng bất lợi cho quân Nga sau những thắng lợi của họ trước quân Ottoman. | 1 | null |
Trinh Hi Vương hậu (chữ Hán:: 貞熹王后; Hangul: 정희왕후, 8 tháng 12, 1418 - 6 tháng 5, 1483), còn gọi Từ Thánh đại phi (慈聖大妃), là chánh thất của Triều Tiên Thế Tổ, mẹ đẻ của Ý Kính Thế tử và Triều Tiên Duệ Tông và là tổ mẫu của Triều Tiên Thành Tông.
Sau khi Thế Tổ đại vương qua đời, bà trở thành Vương đại phi (王大妃) thay quyền nhiếp chính cho Duệ Tông đại vương. Và sau đó là Đại vương đại phi (大王大妃) nhiếp chính cho Triều Tiên Thành Tông. Trong lịch sử hơn 5 thế kỷ của vương triều Triều Tiên, bà là vị "Đại vương đại phi" đầu tiên, và cũng là hậu phi đầu tiên thực hiện "Thùy liêm thính chánh" (垂簾聽政)..
Thân thế.
Trinh Hi vương hậu sinh vào ngày 11 tháng 11 âm lịch (8 tháng 12 dương lịch), năm Triều Tiên Thái Tông thứ 18, nguyên quán Pha Bình, thuộc dòng dõi "Pha Bình Doãn thị" (坡平尹氏), một danh gia vọng tộc lúc bấy giờ. Cha bà là Pha Bình phủ viện quân Doãn Phan (坡平府院君尹璠), mẹ là Hưng Ninh phủ đại phu nhân Lý thị ở Nhân Xuyên (興寧府大夫人仁川李氏).
Anh trai bà là Doãn Sĩ Quân (尹士昀), là tằng tổ phụ của Đại thần Doãn Nhâm (尹任) và Chương Kính vương hậu, Kế phi của Triều Tiên Trung Tông và là mẹ của Triều Tiên Nhân Tông. Em trai bà là Doãn Sĩ Hân (尹士昕), chính là cao tổ phụ của Văn Định Vương hậu, mẹ của Triều Tiên Minh Tông.
Năm 1428, bà thành hôn với Tấn Bình đại quân Lý Nhu (李瑈), được ban phong hiệu "Tam Hàn quốc đại phu nhân" (三韓國大夫人). Về sau cải chế phân phong tước vị mệnh phụ, bà trở thành "Nhạc Lãng phủ đại phu nhân" (樂浪府大夫人).
Trung điện.
Năm 1455, chồng bà lên ngôi thay vua Triều Tiên Đoan Tông, trở thành Thế Tổ đại vương, Đại phu nhân Doãn thị được phong làm Vương phi (王妃). Khi ấy, Thế Tổ và Vương phi tình cảm sâu đậm, đối với việc Thế Tổ đoạt ngôi năm đó nhiều ý kiến cho rằng không thể thiếu vai trò của Doãn vương phi trong việc hậu cần và hiến kế, động viên.
Năm 1457, quần thần dân tôn hiệu "Từ Thánh" (慈聖), bấy giờ gọi là Từ Thánh vương phi (慈聖王妃), một biệt lệ chưa từng có vì đương thời Trung điện không thường có tôn hiệu. Cùng năm đó, con trai trưởng của bà là Thế tử Lý Chương (李暲) tạ thế, được truy thụy thành "Ý Kính Thế tử" (懿敬世子). Ngôi vị Thế tử truyền lại cho người con thứ của bà, Lý Hoảng (李晄). Bà còn có một con gái là Ý Thục công chúa (懿淑公主), hạ sinh vào năm 1442, là em gái của Ý Kính Thế tử và chị gái của Thế tử Lý Hoảng.
Thùy liêm thính chánh.
Năm 1468, Triều Tiên Thế Tổ mất, Thế tử Lý Hoảng kế vị, tức Triều Tiên Duệ Tông. Từ Thánh vương phi được tôn làm Từ Thánh vương đại phi (慈聖王大妃).
Năm 1469, Duệ Tông đại vương vốn có thể chất yếu đuối nên qua đời. Con trai của Duệ Tông là Tề An đại quân còn quá nhỏ, bà bèn chọn cháu đích tôn của mình, con trai của Ý Kính Thế tử tên là Lý Huyện (李娎), trở thành Triều Tiên Thành Tông. Đại phi Doãn thị được tôn làm Đại vương đại phi. Năm Thành Tông thứ 2 (1471), dâng tôn hiệu thành Từ Thánh Thần Hiến đại vương đại phi (慈聖神憲大王大妃).
Khi đó, tân vương còn nhỏ để quản lý chính sự, quần thần kính thỉnh Đại vương đại phi buông rèm nghe chính sự, tức là "Thùy liêm thính chánh" (垂簾聽政). Nhưng cơ bản đại thần vẫn xử lý các việc nhỏ bình thường, còn khi cần dùng người hoặc quốc gia đại sự, Đại vương đại phi mới can thiệp ra mặt. Năm 1477, sau 7 năm chăm coi chính sự thì Đại vương đại phi Doãn thị trả quyền lực về cho Thành Tông.
Năm 1483, ngày 30 tháng 3, Đại vương đại phi Doãn thị qua đời ở Ôn Dương hành cung (溫陽行宮), hưởng thọ 66 tuổi. Bà được hợp táng ở Quang Lăng (光陵) cùng với Triều Tiên Thế Tổ. | 1 | null |
Phế phi Doãn thị (chữ Hán: 廢妃尹氏, Hangul: 폐비윤씨; 15 tháng 7, 1455 - 16 tháng 8, 1482), đôi khi còn gọi là Tề Hiến vương hậu (齊獻王后), là vị Vương hậu tại vị thứ hai của Triều Tiên Thành Tông Lý Huyện, thân mẫu của Yên Sơn Quân Lý Long.
Tuy nhiên về sau bà bị phế truất và lưu đày nên còn được gọi là "Phế phi" (廢妃). Bà là vị Vương phi đầu tiên của nhà Triều Tiên bị phế truất, cũng không được phục vị. Cái chết của bà có ảnh hưởng rất lớn đến việc Yên Sơn Quân trở thành bạo chúa.
Tiểu sử.
Phế phi Doãn thị là người quận Hàm An, thuộc gia tộc "Hàm An Doãn thị" (咸安尹氏), hậu duệ đời thứ 11 của tướng quân Doãn Quán (尹瓘). Tuy nhiên, nhánh tổ tiên tới đời của bà thì gia cảnh sa sút bần cùng. Ngoài ra hậu duệ của tướng quân Doãn Quán còn có nhiều vị vương phi khác như Trinh Hi Vương hậu của Thế Tổ đại vương là cháu đời thứ 10, là cô họ xa của bà; Trinh Hiển vương hậu-kế thất của Thành Tông sau khi bà bị phế bỏ là cháu đời thứ 12, là cháu họ xa của bà; ngoài ra còn có Chương Kính vương hậu (Cháu đời thứ 13) và Văn Định vương hậu (cháu đời thứ 14) của Trung Tông cũng là hậu duệ của Doãn Quán. Cha bà là Doãn Khởi Quyến (尹起畎), còn mẹ là Cao Linh Thân thị (高靈申氏). Sau khi cha qua đời, mẹ bà đưa bà tiến cung, tham gia đợt "Hậu cung giản trạch" (後宮揀擇).
Năm 1473, bà được phong tước "Thục nghi" (淑儀), đứng hàng tòng nhị phẩm trong Nội mệnh phụ. Tương truyền, bà là người có nhan sắc diễm lệ nên rất được Thành Tông sủng ái. Năm 1474, Cung Huệ vương hậu Hàn thị qua đời, ngôi Chính Vương phi bỏ trống, Thành Tông sủng ái Doãn thục nghi nên đợi sau khi quốc tang sẽ dự định sắc lập bà lên ngôi trung điện.
Năm 1476, ngày 9 tháng 8, Doãn Thục nghi được tấn phong Vương phi. Tháng 11 năm đó, bà hạ sanh Vương tử Lý Long (李㦕), về sau chính là Yên Sơn Quân. Ngay vừa khi sinh, Lý Long đã được chọn làm "Nguyên tử" (元子), dự định kế vị chức Vương thế tử.
Vương phi Doãn thị được lập làm Chánh thất nhờ vẻ đẹp của mình, tuy nhiên bà lại được lịch sử ghi chép là có tính hay ghen với các người thiếp khác của Thành Tông. Tương truyền bà thường hay mang theo người tì sương, một chất kịch độc nhằm sát hại các cung tần, cung nhân của Thành Tông. Bên cạnh đó, bà còn xung khắc với Nhân Túy Đại phi Hàn thị, mẹ đẻ của nhà vua. Do nhà vua chịu ảnh hưởng rất lớn từ phía mẹ đẻ nên bà ngày càng bị ghẻ lạnh. Một vài tài liệu tham khảo, không thể kiểm chứng, còn cho rằng bà đã đầu độc một hậu cung vào năm 1477 làm vị hậu cung này mất đi long thai và dùng bùa ếm cả Vương Đại phi Nhân Túy.
Tháng 3, năm 1477, với lý do tàng trữ độc dược và tà thư trong buồng ngủ nên bà bị Thành Tông giáng từ Chính thất tôn quý xuống làm nhất phẩm "Tần" (嬪) vị. Mặc cho các đại thần như Lư Tư Thận (盧思慎), Nhậm Sĩ Hồng (任士洪), Thẩm Quái (沈澮), Lý Thừa Triệu (李承召)... v.v. ra sức can ngăn, vì có ảnh hưởng đến vị thế của Nguyên tử Lý Long. Cuối cùng, nhà vua mới thu hồi mệnh lệnh này.
Phế truất và qua đời.
Ngày 1 tháng 6, năm 1479, nhân ngày sinh nhật của Vương phi Doãn thị, nhà vua ghé lại nơi bà ở. Khi cơn ghen tuông lên tới cực điểm, Doãn thị đã vô tình làm Thành Tông bị thương và để lại một vết sẹo trên má ông, mặc dù ông rất cố gắng che giấu, nhưng Đại phi vẫn phát hiện ra và ra lệnh điều tra. Ngày hôm sau, bà bị phế truất làm thứ nhân (dân thường) và bị đuổi khỏi vương cung. Tình hình còn trở nên tồi tệ hơn khi ngày 12 tháng 6 năm đó, người con trai bé do bà sinh hạ cũng chết. Tháng 11 năm sau, Thành Tông lập người cùng nhập cung một ngày với bà là Thục nghi Doãn thị (tức Trinh Hiển Vương hậu) làm Vương phi. Như thế hy vọng khôi phục Vương vị của bà đã tan biến.
Mặc dù bà đã bị phế làm thứ nhân, nhưng Thành Tông vẫn lo sợ sau khi mình chết thì bà với tư cách là mẹ đẻ của vị vua mới sẽ gây ra nhiều điều nguy hại cho xã tắc. Ngày 16 tháng 8, năm 1482, nhà vua quyết định sai Tả thừa chỉ Lý Thế Tá (李世佐) tới nhà riêng của bà để ban chết cho bà bằng thuốc độc. Tuy vậy vào năm 1489, Thành Tông vẫn ban chiếu chỉ cho bà được hưởng các nghi lễ cúng tế dành cho phi tần. Năm sau, con trai bà Lý Long được phong làm Thế tử.
Năm 1494, Thế tử Lý Long kế vị sau khi Thành Tông qua đời, tức Yên Sơn Quân. Nhà vua kế vị mà không biết bất cứ một chuyện gì về cái chết của mẹ mình. Sau này, một số đại thần thất sủng đã cho ông biết sự thật. Vì căm hận những người gây nên cái chết của bà, Yên Sơn Quân trực tiếp ra lệnh thực hiện hai cuộc thanh trừng nho sĩ lớn nhất Mậu Ngọ sĩ họa ("Muo Sahwa", 무오사화) và Giáp Tý sĩ họa ("Kapcha Sahwa", 갑자사화), để trả thù cho mẹ mình. Ông ra lệnh sát hại hai vị hậu cung của tiên vương là Nghiêm quý nhân và Trịnh quý nhân, vì cho rằng 2 người là một trong những chủ mưu sát hại mẹ của mình, thậm chí ông còn cố ý xông vào nội điện của Nhân Túy đại vương đại phi, buông lời hỗn xược và bắt đi một số cung nhân hầu hạ bên cạnh Đại vương đại phi vì cho rằng họ đã giúp bà trong việc phế truất mẹ ông, khiến Đại vương đại phi tức giận và trở bệnh, qua đời vào năm 1504. Đức vua còn có ý giết hại đích mẫu Trinh Hiển vương hậu, nhưng do Vương phi Thận thị, chính thất của ông, kịp thời ngăn cản. Việc ông trở thành một bạo chúa và cái chết của Phế chúa Yên Sơn phần lớn từ nguyên nhân cái chết của bà.
Năm 1504, Yên Sơn Quân truy phong Doãn thị là Tề Hiến vương hậu (齊獻王后). Năm 1506, đời vua Trung Tông, tước hiệu của bà bị phế bỏ. Mộ phần của bà hiện nay là "Tây Tam lăng" (西三陵), ở Goyang, tỉnh Gyeonggi. | 1 | null |
Thomas Henry Huxley PC FRS (4 tháng 5 năm 1825 – 29 tháng 6 năm 1895) là một nhà sinh học, giải phẫu học người Anh, được biết đến như "Chó bun của Darwin" ("Darwin's Bulldog") vì sự ủng hộ nhiệt liệt với thuyết tiến hóa của Charles Darwin.
Hầu như hoàn toàn tự học, ông đã trở thành một trong những nhà giải phẫu học so sánh xuất sắc nhất cuối thế kỉ 19. Nhiều phát hiện của ông còn được chấp nhận rộng rãi cho tới ngày nay, chẳng hạn dựa trên cơ sở giải phẫu ông đã xác định tổ tiên loài chim tiến hóa từ các loài khủng long có cánh cỡ nhỏ. Tuy nhiên vai trò này ngày nay bị lu mờ bởi vai trò của ông trong cuộc tranh luận bảo vệ thuyết tiến hóa, đặc biệt là cuộc tranh luận ở Oxford năm 1860 với Samuel Wilberforce, và trong công cuộc phát triển nền giáo dục khoa học, chống lại những hình thức giáo dục tôn giáo cực đoan ở Anh. | 1 | null |
Nga tham dự Thế vận hội Mùa hè 2012 tại Luân Đôn từ 27 tháng 7 đến 12 tháng 8 năm 2012. ↵Vận động viên Nga đã giành được tổng cộng 324 huy chương (316 huy chương từ năm 1994) tại các kỳ Olympic mùa hè trong đó có 313 huy chương đã giành được kể từ Thế vận hội Mùa hè 1996. Tại Thế vận hội Mùa hè Luân Đôn 2012, Nga dự kiến sẽ giành khoảng 70 huy chương và kết thúc huy chương hoàn toàn ở vị trí số 3, tương tự vị trí kỳ Thế vận hội ngay trước đó. Không có đội Nga đã đủ điều kiện tham gia các môn thể thao khúc côn cầu trên sân và bóng đá trong các kỳ Thế vận hội. Đợt Thế vận hội này đánh dấu lần đầu tiên cho Nga mà vận động viên nữ đông hơn vận động viên nam tại Olympic, và quốc kỳ sẽ được một người phụ nữ mang. | 1 | null |
Pháp tham dự thế vận hội Mùa hè 2012 tại Luân Đôn từ 27 tháng 7 đến 12 tháng 8 năm 2012. Pháp lần đầu tiên tham gia Thế vận hội Olympic vào năm 1896. Quốc gia này dự kiến sẽ giành chiến thắng hơn 40 huy chương tại Thế vận hội 2012 . Đợt này Pháp có 330 vận động viên tham dự ở 24 môn thể thao khác nhau. Các môn thể thao mà Pháp không có đại diện Olympic vào năm 2012 là hockey và bóng chuyền. | 1 | null |
Jaegwon Kim (sinh 12 tháng 9 năm 1934 ở Triều Tiên) là một triết gia người Mỹ gốc Triều Tiên hiện đang làm việc ở Đại học Brown. Ông được biết đến nhiều lần về công trình liên quan tới vấn đề nhân quả tinh thần và vấn đề tâm-vật. Các chủ đề chính trong các tác phẩm của ông bao gồm sự phủ nhận siêu hình học Descartes, giới hạn của tính đồng nhất tâm-vật hẹp, tính đột hiện, và tính riêng lẻ của các sự kiện. Các công trình của Kim về các chủ đề trên cũng như các vấn đề siêu hình học và nhận thức luận khác được trình bày trong những bài báo tập hợp trong "Supervenience and Mind: Selected Philosophical Essays" (Đột hiện và Tinh thần: Tiểu luận Triết học Chọn lọc) in năm 1993. | 1 | null |
Gyeongbokgung (Hangul: 경복궁, Hanja: 景福宮, Hán Việt: Cảnh Phúc Cung) là một cung điện nằm ở phía bắc của thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1395 và tái thiết lại vào năm 1867, đây là cung điện chính và lớn nhất trong số năm cung điện của triều đại Triều Tiên.
Gyeongbokgung bị thiệt hại nặng nề bởi các cuộc chiến tranh xâm lược trong suốt thế kỷ 20 khi Đế quốc Nhật Bản chiếm đóng bán đảo Triều Tiên.
Lịch sử.
Gyeongbokgung được khởi công năm 1394 dưới thời Triều Tiên Thái Tổ. Khai quốc công thần Trịnh Đạo Truyền được vinh dự đặt tên và chọn "Cảnh Phúc". Dưới hai triều vua kế tiếp Thái Tông và Thế Tông, Gyeongbokgung càng được tô điểm và mở rộng thêm. Tuy nhiên, vào năm 1553 thì Cung bị hỏa hoạn, cháy mất một phần nhưng được vua Minh Tông cho tu bổ, sửa chữa lại sau đó.
Gyeongbokgung chiếm vị thế trên một khoảnh đất rộng và bằng phẳng, theo quy hoạch sẽ làm nơi thiết triều chính của vua chúa Triều Tiên. Quy mô ở đây là biểu tượng cho quyền lực phong kiến của vương triều. Nếu đối chiếu với nhà Nguyễn ở Việt Nam thì Gyeongbokgung tương đương với Hoàng thành Huế, còn Cần Chính Điện ở Gyeongbokgung tương đương Thái Hòa Điện.
Khi Nhật Bản xâm lăng Triều Tiên vào cuối thế kỷ 16, Gyeongbokgung bị phá hủy hoàn toàn. Triều đình Triều Tiên phải dùng Xương Đức Cung trong suốt 270 năm cho đến khi Cảnh Phúc Cung được xây lại vào năm 1868.
Ngày 8 tháng 10 năm 1895, Minh Thành Hoàng hậu bị ám sát tại Cảnh Phúc Cung, Triều Tiên Cao Tông cùng hoàng gia phải bỏ Gyeongbokgung và không bao giờ trở lại đó nữa vì sau đó Triều Tiên bị Nhật Bản thôn tính và Gyeongbokgung không còn làm nơi triều chính nữa.
Cung điện ngày nay phần lớn được phục dựng bắt đầu từ năm 1995. Năm 2005, chính phủ Hàn Quốc cho chuyển Bảo tàng quốc gia Hàn Quốc vào Gyeongbokgung, giúp cho việc bảo tồn cho cung điện này.
Các công trình bên trong Gyeongbokgung.
Gwanghwamun.
Gwanghwamun (Tiếng Hàn: 광화문; Hanja: 光化 門, Hán Việt: Quang Hóa môn) là cổng chính của Cung điện Gyeongbokgung.
Heungnyemun.
Heungnyemun (Tiếng Hàn: 흥례문; 興禮門; Hán Việt: Hưng Lễ môn) là lớp cửa thứ hai, nằm phía sau Gwanghwamun, phía trước Geunjeongmun.
Geunjeongmun.
Geunjeongmun (Tiếng Hàn: 근정문; Hanja: 勤政門; Hán Việt: Cần Chính môn) là lớp cửa thứ ba, nằm ngay phía sau Heungryemun và phía trước Geunjeongjeon. Cần Chính môn là cổng chính dẫn vào sân trong và vào Geunjeongjeon. Cổng được chia thành ba lối đi riêng biệt và chỉ có nhà vua mới được phép đi qua lối ở giữa.
Geunjeongjeon.
Geunjeongjeon (Tiếng Hàn: 근정전; Hanja: 勤政殿; Hán Việt: Cần Chính điện) là nơi nhà vua chính thức tiếp kiến các triều thần của mình, đưa ra những tuyên bố về tầm quan trọng quốc gia và chào đón các sứ thần và đại sứ nước ngoài trong triều đại Joseon. Công trình này được chỉ định là Bảo vật Quốc gia của Hàn Quốc số 223 vào ngày 8 tháng 1 năm 1985.
Geunjeongjeon ban đầu được xây dựng vào năm 1395 dưới thời trị vì của Vua Taejo, nhưng đã bị thiêu rụi vào năm 1592 khi quân Nhật xâm lược Hàn Quốc. Công trình hiện tại được xây dựng vào năm 1867 khi Gyeongbokgung đang được phục dựng. Cái tên Geunjeongjeon - Geunjeongjeon, do đại thần Trịnh Đạo Truyền đặt ra.".
Geunjeongjeon ược xây dựng chủ yếu bằng gỗ, nằm ở trung tâm của một sân lớn hình chữ nhật, trên đỉnh một bệ đá hai tầng. Nền điện được bao quanh bằng các lan can chi tiết và được trang trí với nhiều tác phẩm điêu khắc mô tả rồng và phượng. Sân thiết triều có hai hàng đá "phẩm sơn", gọi là Pumgyeseok (Hán Việt: "Phẩm giai thạch"; tiếng Hàn: 품계석;Hanja: 品階石), cho biết vị trí của các quan trong triều đình theo cấp bậc của họ. Toàn bộ sân trong được bao bọc hoàn toàn bởi những tấm ván gỗ.
Sajeongjeon.
Sajeongjeon (Hán Việt: Tư Chính điện; tiếng Hàn: 사정전; Hanja: 思政殿) là một ngôi điện được vua sử dụng làm nơi điều hành chính sự trong triều đại Joseon. Sajeongjeon nằm phía sau Geunjeongjeon, nhà vua thường xư lý chính vụ và họp với các quan ở đây.
Hai tòa nhà hai bên riêng biệt, Cheonchujeon (Tiếng Hàn: 천추전; Hanja: 千秋殿, Hán Việt: Thiên Thu điện) và Manchunjeon (Tiếng Hàn: 만춘전; Hanja: 萬春殿, Hán Việt: Vạn Xuân điện), nằm ở phía tây và phía đông của Sajeongjeon, và trong khi Sajeongjeon không được trang bị hệ thống sưởi, những tòa nhà này được trang bị Ondols để sử dụng trong những tháng lạnh hơn.
Gyeonghoeru.
Gyeonghoeru (Tiếng Hàn: 경회루; Hanja: 慶會樓, Hán Việt: Khánh Hội lâu) là một công trình được sử dụng để tổ chức các bữa tiệc quan trọng và đặc biệt của triều đình trong triều đại Joseon. Nó được đăng ký là Bảo vật Quốc gia của Hàn Quốc số 224 vào ngày 8 tháng 1 năm 1985.
Gyeonghoeru đầu tiên được xây dựng vào năm 1412, năm thứ 12 của triều đại vua Taejong, nhưng đã bị thiêu rụi trong cuộc xâm lược của Nhật Bản vào Hàn Quốc năm 1592. Công trình hiện tại được xây dựng vào năm 1867 (năm thứ 4 của triều đại vua Gojong) trên một hòn đảo của một hồ nước nhân tạo hình chữ nhật, rộng 128 m và ngang 113 m.
Được xây dựng chủ yếu bằng gỗ và đá, Gyeonghoeru có hình thức mà cấu trúc bằng gỗ của tòa nhà nằm trên 48 cột đá lớn, với cầu thang gỗ nối từ tầng hai đến tầng một. Các chu vi bên ngoài của Khânh Hội lâu được hỗ trợ bởi các cột vuông trong khi các cột bên trong là hình trụ; chúng được đặt như vậy để đại diện cho ý tưởng về Âm - Dương. Khi Gyeonghoeru ban đầu được xây dựng vào năm 1412, những cột đá này được trang trí với các tác phẩm điêu khắc mô tả những con rồng bay lên trời, nhưng những chi tiết này không được tái tạo khi tòa nhà được xây dựng lại vào thế kỷ 19. Ba cây cầu đá nối tòa nhà với khuôn viên cung điện, và các góc của lan can quanh đảo được trang trí bằng các tác phẩm điêu khắc mô tả mười hai con vật Hoàng đạo.
Gyeonghoeru từng được đại diện trên tờ tiền 10.000 won của Hàn Quốc (Sê-ri 1983-2002).
Sujeongjeon.
Sujeongjeon (Tiếng Hàn: 수정전; Hanja: 修政殿, Hán Việt: Tu Chính điện), một ngôi điện nằm ở phía nam của Gyeonghoeru, được xây dựng vào năm 1867 và được sử dụng bởi nội các của triều đại Joseon.
Gangnyeongjeon.
Gangnyeongjeon (Tiếng Hàn: 강녕전; Hanja: 康寧殿, Hán Việt: Khang Ninh điện) là một ngôi điện được sử dụng làm nơi ở chính của nhà vua. Được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1395, năm thứ tư dưới thời của vua Thái Tổ, tòa nhà chứa phòng ngủ của nhà vua. Bị phá hủy trong cuộc xâm lược của Nhật Bản vào Hàn Quốc năm 1592, ngôi điện này được xây dựng lại khi Cảnh Phúc cung được xây dựng lại vào năm 1867, nhưng nó lại bị thiêu rụi bởi một trận hỏa hoạn lớn vào tháng 11 năm 1876 và phải được khôi phục lại vào năm 1888 theo lệnh của Vua Cao Tông.
Năm 1917, Gangnyeongjeon bị triệt giải để lấy gỗ xây dựng Xương Đức cung. Gangnyeongjeon hiện tại được xây dựng vào năm 1994, tỉ mỉ khôi phục lại nguyên bản của tòa nhà theo đúng thông số kỹ thuật và thiết kế.
Gangnyeongjeon bao gồm các hành lang và mười bốn phòng hình chữ nhật, mỗi phòng bảy phòng nằm ở bên trái và bên phải của tòa nhà theo một bố cục giống như một bàn cờ. Nhà vua sử dụng phòng trung tâm trong khi các quan đại thần chiếm các phòng bên còn lại để bảo vệ, trợ giúp và nhận lệnh. Tòa nhà nằm trên một nền đá cao và hiên hoặc hiên bằng đá nằm ở phía trước của tòa nhà.
Đặc điểm nổi bật của tòa nhà là không có mái nhà màu trắng trên cùng được gọi là Yongmaru (tiếng Hàn: 용마루) trong tiếng Hàn. Nhiều giả thuyết tồn tại để giải thích sự vắng mặt, trong đó một giả thuyết nổi bật nói rằng, vì nhà vua được biểu tượng là rồng trong triều đại Joseon, Yongmaru, có chứa chữ cái rồng hoặc yong (龍), không thể nằm trên đầu nhà vua khi đang ngủ.
Gyotaejeon.
Gyotaejeon (Hán Việt: Giao Thái điện; tiếng Hàn: 교태전; Hanja: 交泰殿) là một ngôi điện được sử dụng làm nơi ở chính của Vương phi của triều đại Joseon. Điện này nằm phía sau Gangnyeongjeon, nơi ở của nhà vua, và chứa buồng ngủ của Vương phi. Nó được xây dựng lần đầu tiên vào khoảng năm 1440, năm thứ 22 dưới triều Thế Tông vương..
Thế Tông, người được ghi nhận là có sức khỏe yếu sau thời kỳ trị vì của mình, đã quyết định xử lý triều chính ở Khang Ninh điện, nơi đặt giường ngủ của ông, thay vì Tư Chính điện. Vì quyết định này có nghĩa là nhiều quan lại triều thần thường xuyên cần đến thăm và xâm phạm đến cấm vực của Khang Ninh điện, nên Thế Tông đã cho xây dựng Giao Thái điện làm nơi cấm vực cho Vương phi.
Tòa điện này bị thiêu rụi vào năm 1592 khi quân Nhật xâm lược, nhưng đã được xây dựng lại vào năm 1867. Năm 1917, Giao Thái điện bị triệt giải để lấy gỗ xây Xương Đức cung . Tòa điện hiện tại được xây dựng lại vào năm 1994 theo đúng thiết kế và thông số kỹ thuật ban đầu của. Tòa nhà, giống như Gangnyeongjeon, không có mái trên cùng gọi là Yongmaru.
Amisan (Hán Việt: "Nga Mi Sơn"; tiếng Hàn: 아미산; Hanja: 峨嵋山), một khu vườn nổi tiếng được tạo ra từ một gò đất nhân tạo, nằm phía sau Gyotaejeon. Bốn ống khói hình lục giác, được xây dựng vào khoảng năm 1869 bằng gạch màu cam và mái ngói trang trí, tô điểm cho Amisan mà không cho thấy chức năng tiện dụng của chúng và là những ví dụ đáng chú ý về nghệ thuật tạo hình được tạo ra trong triều đại Joseon. Các ống khói đã được đăng ký là Kho báu số 811 của Hàn Quốc vào ngày 8 tháng 1 năm 1985.
Hyangwonjeong.
Hyangwonjeong (Tiếng Hàn: 향원정; Hanja: 香遠亭, Hán Việt: Hương Viễn đình) là một gian nhà nhỏ hình lục giác hai tầng được xây dựng vào khoảng năm 1873 theo lệnh của vua Gojong.
Ngôi đình được xây dựng trên một hòn đảo nhân tạo trong hồ có tên Hyangwonji (Hán Việt: "Hương Viễn trì"; tiếng Hàn: 향원지; Hanja: 香遠池), và một cây cầu có tên Chwihyanggyo (Hán Việt: "Túy Hương kiều"; tiếng Hàn: 취향교; Hanja: 醉香橋) nối nó với khuôn viên cung điện. Tên Hyangwonjeong - Hương Viễn đình hiểu theo nghĩa đen là "ngôi đình của hương thơm bay xa", trong khi Chwihyanggyo - Túy Hương kiều là "Cây cầu say đắm hương thơm".
Cây cầu Chwihyanggyo ban đầu nằm ở phía bắc của hòn đảo và là cây cầu dài nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ trong triều đại Joseon; tuy nhiên, nó đã bị phá hủy trong Chiến tranh Triều Tiên. Cây cầu được xây dựng lại theo hình dáng hiện tại ở phía nam của hòn đảo vào năm 1953, nhưng hiện đang được di dời về vị trí ban đầu ở phía bắc. Việc xây dựng lại dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2019.
Jagyeongjeon.
Từ Khánh điện ("Jagyeongjeon"; tiếng Hàn: 자경전; Hanja: 慈慶殿) là một tòa điện được sử dụng làm nơi ở chính của Vương hậu Thần Trinh ("Sinjeong"; tiếng Hàn: 신정 왕후; Hanja: 神貞王后), mẹ của vua Hiến Tông. Được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1865 và bị thiêu rụi hai lần bởi hỏa hoạn nhưng được xây dựng lại vào năm 1888. Jagyeongjeon là cung điện của hoàng gia duy nhất ở Cảnh Phúc cung còn sót lại sau các chiến dịch phá hủy của chính phủ Nhật Bản trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Hàn Quốc.
Các ống khói của Jagyeongjeon được trang trí với mười dấu hiệu của sự trường thọ để mong muốn một cuộc sống lâu dài cho nữ hoàng quá cố, trong khi các bức tường phía tây được trang trí bằng các thiết kế hoa. Phần nhô ra phía đông nam của Jagyeongjeon, được đặt tên là Cheongyeollu (Hán Việt: Thanh Yên lầu; tiếng Hàn: 청연루; Hanja: 清讌樓), được thiết kế để mang lại không gian mát mẻ hơn vào mùa hè, trong khi phần phía tây bắc của Jagyeongjeon, được đặt tên là Bokandang (Hán Việt: Phúc An đường; tiếng Hàn: 복안당; Hanja: 福安堂), được thiết kế cho những tháng mùa đông. Phần phía đông của Jagyeongjeon, tên là Hyeopgyeongdang ("Hiệp Khánh đường"; Tiếng Hàn: 협경당; Hanja: 協慶堂) và được phân biệt bởi chiều cao thấp hơn của tòa nhà, được sử dụng bởi các phụ tá của nữ hoàng quá cố.
Tòa điện và các bức tường trang trí đã được đăng ký là Kho báu số 809 của Hàn Quốc vào ngày 8 tháng 1 năm 1985.
Jibokjae.
Jibokjae (Tiếng Hàn: 집옥재; Hanja: 集玉齋, Hán Việt: Tập Ngọc trai) nằm cạnh Dinh thự Geoncheonggung, là một thư viện tư nhân hai tầng được sử dụng bởi vua Cao Tông. Năm 1876, một trận hỏa hoạn lớn xảy ra ở Gyeongbokgung, và vua Cao Tông, trong một thời gian ngắn, đã chuyển đến và cư trú tại Changdeokgung Cuối cùng ông chuyển về Gyeongbokgung vào năm 1888, nhưng ông đã cho tháo dỡ Jibokjae đã có từ trước và chuyển từ Changdeokgung đến vị trí hiện tại vào năm 1891.
Công trình độc đáo thể hiện sự ảnh hưởng nặng nề của kiến trúc Trung Quốc thay vì kiến trúc cung điện truyền thống của Hàn Quốc. Các bức tường bên được xây dựng hoàn toàn bằng gạch, một phương pháp thường được người Trung Quốc đương đại sử dụng, và các hình thức mái, bình phong bên trong và cột của nó cũng thể hiện ảnh hưởng của Trung Quốc. Kiến trúc của này có thể nhằm tạo cho công trình một vẻ ngoài kỳ lạ.
Jibokjae được bao quanh bởi Parujeong (Tiếng Hàn: 팔우정; Hanja: 八隅亭, Hán Việt: Bát Ngung đình), một gian hàng hai tầng hình bát giác, ở bên trái và Hyeopgildang (Tiếng Hàn: 협길당; Hanja: 協吉堂, Hán Việt: Hiệp Cát đường) ở bên phải. Parujeong được xây dựng để lưu trữ sách, trong khi Hyeopgildang là một phần của Jibokjae. Cả hai tòa nhà đều được kết nối nội bộ với Jibokjae.
Bohyeondang (Tiếng Hàn: 보현당; Hanja: 寶賢堂, Hán Việt: Bảo Hiền đường) và Gahoejeong (Tiếng Hàn: 가회정; Hanja: 嘉會亭, Hán Việt: Gia Hội đường), các tòa nhà cũng tạo thành một khu phức hợp thư viện ở phía nam Jibokjae, đã bị chính phủ Nhật Bản phá bỏ vào đầu thế kỷ 20.
Kiến trúc.
Gyeongbokgung là công trình tiêu biểu cho nền nghệ thuật kiến trúc phương Đông chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán. Đối với người Hàn thì đây là một nét son về mặt lịch sử nơi vua chúa Triều Tiên thiết triều. Về mặt mỹ thuật thì đây cũng là cung điện đồ sộ nhất tại Hàn Quốc.
Gyeongbokgung kết hợp hài hòa giữa bàn tay con người và thiên nhiên. Khuôn viên vườn cảnh có đình tạ, có hoa cỏ cắt tỉa công phu điển hình cho nghệ thuật vườn cảnh Hàn Quốc. Ngày nay, các nghi lễ diễu binh của ngự lâm quân diễn ra hằng ngày ở Gyeongbokgung để diễn lại phần nào phong cảnh huy hoàng của các triều đại vua chúa ngày xưa.
Gyeongbokgung thu hút du khách không hẳn vì quy mô kiến trúc mà có lẽ chủ yếu vì khu vườn thượng uyển nổi tiếng là đẹp. Người dân thủ đô Seoul cũng thường xuyên lui tới đây thỏa mắt ngắm cảnh và thả trí nghỉ ngơi. | 1 | null |
Ốc anh vũ Palau (danh pháp hai phần: "Nautilus belauensis") là một loài ốc anh vũ bản địa ở các vùng nước quanh đảo quốc Thái Bình Dương Palau. "N. belauensis" rất giống với "Nautilus pompilius". Loài này là loài ốc anh vũ lớn thứ nhì sau Nautilus pompilius pompilius". Vỏ có đường kính khoảng 210 mm dù mẫu vật có đường kính 226 mm đã được ghi nhận. | 1 | null |
John Rogers Searle (sinh 31 tháng 7 năm 1932, ở Denver, Colorado) là một triết gia người Mỹ và hiện là Giáo sư Slusser Triết học ở Đại học California, Berkeley. Được chú ý rộng rãi vì những đóng góp đối với triết học ngôn ngữ, triết học tinh thần và triết học xã hội, ông bắt đầu giảng dạy ở Berkeley năm 1959, nơi ông đã là giáo sư đầu tiên tham gia vào "Phong trào Tự Do Phát ngôn" (Free Speech Movement), một phong trào đấu tranh của sinh viên năm 1964-1965. Ông nhận Giải thưởng Jean Nicod năm 2000 và Huy chương Nhân văn Gia năm 2004. Trong số các quan niệm nổi tiếng của ông có thí nghiệm tưởng tượng "Phòng Trung Hoa" chống lại trí tuệ nhân tạo "mạnh". | 1 | null |
Todarodes pacificus là một loài mực ống trong họ Ommastrephidae. Loài mực này sinh sống ở phía bắc Thái Bình Dương, trong khu vực xung quanh Nhật Bản, đến bờ biển của Trung Quốc sang Nga, sau đó lan rộng trên eo biển Bering về phía bờ biển Alaska và bờ biển của Canada. Chúng có xu hướng chụm lại quanh khu vực trung bộ Việt Nam. | 1 | null |
Polikarpov I-16 là một loại máy bay tiêm kích của Liên Xô, nó được đánh giá là một thiết kế cách mạng; nó là máy bay tiêm kích một tầng cánh cánh thấp đầu tiên trên thế giới, ngoài ra nó còn có càng đáp thu vào được để đạt được trạng thái vận hành và người ta đánh giá nó đã "giới thiệu một mốt mới trong thiết kế máy bay tiêm kích." I-16 được đưa vào trang bị vào giữa thập niên 1930 và là xương sống của Không quân Liên Xô tại thời điểm bắt đầu Chiến tranh Thế giới II. Các máy bay tiêm kích nhỏ bé, có biệt danh "Ishak" ("lừa") do các phi công Liên Xô đặt, đã nổi bật trong Chiến tranh Trung-Nhật, Chiến dịch Khalkhyn Gol và Nội chiến Tây Ban Nha—ở đây nó được phe Quốc gia gọi là Rata ("chuột"), còn phe Cộng hòa gọi là Mosca ("ruồi"). Phần Lan đặt biệt danh cho I-16 là Siipiorava ("Sóc bay"). | 1 | null |
Nautilus macromphalus là một loài ốc anh vũ bản địa vùng biển ngoài khơi Nouvelle-Calédonie, quần đảo Loyalty, và Đông Bắc Australia. Vỏ của loài này thiếu một mô vỏ, để lại các trôn lòi ra, trong đó các vòng xoắn ốc bên trong của vỏ có thể nhìn thấy.
Giống như tất cả các loài "Nautilus", "N. macromphalus" thường sống ở độ sâu vài trăm mét. Tuy nhiên trong đêm chúng sẽ di chuyển lên vùng biển nông hơn nhiều (độ sâu từ 2–20 m) để kiếm ăn.
Các xúc tu của loài ốc anh vũ này dài và mỏng, có các u, giúp chúng giữ chặt con mồi hơn. "Nautilus macromphalus" là loài nhỏ nhất của các loài trong chi chi Ốc anh vũ. Vỏ ốc thông thường có đường kính khoảng 16 cm, mặc dù các mẫu vật lớn nhất từng được ghi nhận được có đường kính vỏ đạt 180 mm. | 1 | null |
PZL P.7 là một loại máy bay tiêm kích của Ba Lan, được thiết kế vào đầu thập niên 1930 tại nhà máy PZL ở Warsaw. Đây là một trong những máy bay tiêm kích một tầng cánh hoàn toàn bằng kim loại đầu tiên trên thế giới, trong giai đoạn 1933-1935, nó là máy bay tiêm kích chủ lực của Không quân Ba Lan. | 1 | null |
Cần Thơ là thành phố trung tâm ở Đồng bằng sông Cửu Long, phía bắc giáp các tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long, phía đông giáp tỉnh Hậu Giang, phía nam giáp tỉnh Kiên Giang và phía tây giáp tỉnh An Giang.
Trước năm 1975.
Vào năm Mậu Tý 1708, ông Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn Phúc Chu. Vùng Cần Thơ lúc ấy vẫn chưa được tổ chức thành một đơn vị hành chánh của Hà Tiên.
Sau khi Mạc Cửu mất vào năm Ất Mão 1735] Mạc Thiên Tứ nối nghiệp cha, khai phá thêm vùng hữu ngạn sông Hậu. Năm Kỷ Mùi 1739, Mạc Thiên Tứ thành lập thêm 4 vùng đất mới ở phía hữu ngạn sông Hậu để sáp nhập vào đất Hà Tiên: Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang(Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ) và Trấn Di (Bắc Bạc Liêu).
Năm 1739, vùng đất Cần Thơ được khai mở và chính thức có mặt trên dư đồ Việt Nam với tên gọi là Trấn Giang, do Mạc Thiên Tích có công khai phá cùng thời với đất Cà Mau, Rạch Giá và Bắc Bạc Liêu. Sau đó cùng sáp nhập vào đất Hà Tiên. Mạc Thiên Tích đã sớm nhận thấy vị trí chiến lược của Trấn Giang - là hậu cứ vững chắc cho Hà Tiên trong việc chống lại quân Xiêm và quân Chân Lạp - nên đã tập trung xây dựng nơi đây thành Thủ sở với các thế mạnh cả về quân sự lẫn kinh tế và văn hoá.
Năm 1771, quân Xiêm tấn công Hà Tiênnhưng không chiếm được Trấn Giang. Năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn kéo quân vào Nam đánh chiếm thành Gia Định, sau đó kéo xuống miền Tây và Trấn Giang. Sau trận Rạch Gầm - Xoài Mút (tháng 1 năm 1785), vào năm 1787 quân Tây Sơn rút khỏi các dinh trấn miền Tây, Trấn Giang trở lại dưới quyền bảo hộ của Nhà Nguyễn. Suốt thập niên 70 của thế kỷ XVIII, Trấn Giang trở thành một cứ điểm quan trọng và phát triển mạnh trong bối cảnh lịch sử đầy xáo động.
Năm 1808, dưới triều vua Gia Long, đất Trấn Giang thuộc trấn Vĩnh Thanh (trước đó từng có tên là dinh Long Hồ, dinh Hoằng Trấn, Vĩnh Trấn), một trong 5 trấn của Gia Định bấy giờ là: Phiên An, Biên Hoà, Vĩnh Thanh, Định Tường và Hà Tiên. Năm Quý Dậu 1814 (năm Gia Long thứ 12), huyện Vĩnh Định được thành lập. Vùng Cần Thơ thuộc huyện Vĩnh Định (Nam sông Hậu), trấn Vĩnh Thanh (có 2 huyện: Vĩnh An và Vĩnh Định), phủ Định Viễn. Huyện Vĩnh Định có vị trí địa lý: Đông giáp biển, Tây giáp Cao Miên, Nam giáp Hà Tiên, Bắc giáp huyện Vĩnh An và huyện Bình Minh. Vào thời Gia Long, huyện Vĩnh Định chưa chia tổng. Tổ chức hành chánh của huyện được chia thành 37 thôn.
Năm 1832, dưới triều vua Minh Mạng, ngũ trấn được đổi thành lục tỉnh là Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Đất Cần Thơ ngày nay (tức Trấn Giang ngày xưa) được lập thành huyện Vĩnh Định và cắt về phủ Tân Thành, tỉnh An Giang. Do có nhiều cuộc nội loạn ở vùng Nam Bộ, đặc biệt là cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi (1833-1835) nên thủ sở Trấn Giang vào thời Minh Mạng được tái thiết. Với tiềm năng kinh tế và vị trí địa lý của mình, thương mại Trấn Giang - Cần Thơ đã phát triển khá mạnh với chợ Sưu ở gần bến sông Cần Thơ, chợ Tân An liền hướng bến sông Bình Thủy và chợ Thới An Đông trên vùng gần cửa sông Ô Môn.
Vào năm Minh Mạng thứ 17 (Bính Thân 1836), địa bạ tỉnh An Giang (2 phủ, 4 huyện, 18 tổng, 161 thôn) được hoàn thành. Huyện Vĩnh Định có 4 tổng là Định An, Định Bảo, Định Khánh và Định Thới, phân cấp hành chánh cơ sở thành 30 thôn.
Năm 1839 (năm Minh Mạng thứ 20), huyện Vĩnh Định lại được đổi tên thành huyện Phong Phú, và cho huyện Phong Phú thuộc về phủ Tuy Biên (Châu Đốc), tỉnh An Giang. Huyện Phong Phú có 3 tổng và 31 thôn với huyện trị đặt tại thôn Tân An, ven bờ sông Cần Thơ.
Đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 là giai đoạn lịch sử có nhiều biến động dữ dội ở Nam Kỳ lục tỉnh. Thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường) theo hoà ước nhượng bộ của Nhà Nguyễn vào năm 1862. Vào các ngày 20, 22 và 24 tháng 6 năm 1867, Pháp vi phạm hòa ước 1862, chiếm 3 tỉnh miền Tây là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên.
Thời Pháp thuộc.
Ngày 1 tháng 1 năm 1868, Thống đốc Nam Kỳlà Bonard quyết định sáp nhập huyện Phong Phú với vùng Bãi Sào (Sóc Trăng) lập thành quận đặt dưới sự cai trị của người Pháp, lập Toà Bố tại Sa Đéc. Hạt Sa Đéc (phủ Tân Thành) đặt lỵ sở tại Sa Đéc gồm có 3 huyện: Vĩnh An, An Xuyên và Phong Phú.
Huyện Phong Phú có địa giới hành chính Bắc giáp phủ Tân Thạnh và phủ Lạc Hóa, Tây - Bắc giáp huyện Tây Xuyên, Đông - Nam giáp huyện Vĩnh Định, phía Nam có nhiều rừng tràm và hổ báo. Huyện Phong Phú được phân cấp hành chính cơ sở gồm 8 tổng (3 tổng cũ, 5 tổng mới phía Nam sông Hậu). Vào thời điểm này ở huyện Phong Phú có 5 chợ chính là: Cần Thơ, Ô Môn, Bình Thủy, Trà Niềng và Cái Răng.
Ngày 30 tháng 4 năm 1872, Thống đốc Nam Kỳ ra Nghị định sáp nhập huyện Phong Phú với vùng Bắc Tràng (thuộc phủ Lạc Hóa, tỉnh Vĩnh Long trước đây) để lập thành một hạt, đặt Toà Bố tại Trà Ôn. Một năm sau, Tòa Bố từ Trà Ôn lại dời về Cái Răng.
Ngày 23 tháng 2 năm 1876, Thống đốc Nam Kỳ ra Nghị định mới lấy huyện Phong Phú và một phần huyện An Xuyên và Tân Thành để lập hạt Cần Thơ với thủ phủ là Cần Thơ. Hạt Cần Thơ thuộc khu vực Bassac (Hậu Giang). Hạt Cần Thơ chia làm 11 tổng, 119 làng, dân số 53.910 người.
Năm 1899, Pháp đổi các đơn vị hành chính cấp hạt thành tỉnh và huyện đổi thành quận. Tỉnh Cần Thơ được thành lập theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương trên cơ sở đổi tên gọi "tiểu khu"hay "hạt tham biện" (arrondissement) thành "tỉnh"(province), kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1900. Như vậy, tỉnh Cần Thơ là một trong 20 tỉnh ở Nam Kỳ lúc bấy giờ.
Năm 1917 tỉnh Cần Thơ có diện tích 2.191 km², gồm 4 quận: Châu Thành, Phụng Hiệp, Ô Môn, Cầu Kè. Năm 1921 có thêm quận Trà Ôn. Tỉnh lỵ tỉnh Cần Thơ đặt tại làng Tân An thuộc quận Châu Thành.
Năm 1928, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập các thành phố Bạc Liêu, Cần Thơ, Rạch Giá và Mỹ Tho có Ủy ban thành phố, thị trưởng do chủ tỉnh bổ nhiệm và có ngân sách riêng. Tuy nhiên sau này vẫn thường gọi là "thị xã Cần Thơ".
Nghị định ngày 30 tháng 11 năm 1934 sắp xếp đất đai thị xã Cần Thơ thành 5 vùng và 1 vùng ngoại ô để thu thuế thổ trạch.
Từ năm 1876 đến năm 1954, địa giới hành chính tỉnh Cần Thơ dưới quyền kiểm soát của chính quyền Pháp không có sự thay đổi. Tuy nhiên, trong thời gian chiến tranh Đông Dương, chính quyền kháng chiến của Việt Minh có điều chỉnh một phần địa giới hành chính của tỉnh Cần Thơ. Năm 1947, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập thị xã Cần Thơ thuộc tỉnh Cần Thơ. Trong 2 năm 1948 và 1949, tỉnh Cần Thơ nhận thêm huyện Thốt Nốt từ tỉnh Long Xuyên, nhận các huyện Long Mỹ, Gò Quao, Giồng Riềng, thị xã Rạch Giá từ tỉnh Rạch Giá vừa bị giải thể và nhận huyện Kế Sách từ tỉnh Sóc Trăng. Đồng thời, tỉnh Cần Thơ giao 2 huyện Trà Ôn và Cầu Kè về tỉnh Vĩnh Trà (gồm hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinhngày nay).
Tỉnh Hậu Giang: tồn tại đến ngày 26 tháng 12 năm 1991.
Năm 1977: Quyết định 330-CP ngày 15 tháng 12.
thị xã Vị Thanh, huyện Long Mỹ
Năm 1978: Quyết định 273-CP ngày 23 tháng 10.
huyện Long Mỹ
Năm 1979: Quyết định 174-CP ngày 21 tháng 4.
huyện Long Mỹ
huyện Thạnh Trị
huyện Kế Sách
huyện Phụng Hiệp
thành phố Cần Thơ
thành phố Cần Thơ, huyện Châu Thành
Năm 1981: Quyết định 70-HĐBT ngày 15 tháng 9.
huyện Thốt Nốt
huyện Châu Thành
huyện Vĩnh Châu
huyện Long Mỹ
Năm 1981: Quyết định 119-HĐBT ngày 26 tháng 10.
huyện Long Mỹ, huyện Mỹ Thanh
Năm 1982: Quyết định 64-HĐBT ngày 06 tháng 4.
huyện Mỹ Thanh, huyện Vị Thanh
Năm 1982: Quyết định 111-HĐBT ngày 07 tháng 7.
huyện Mỹ Xuyên
huyện Thạnh Trị
Năm 1983: Quyết định 21-HĐBT ngày 28 tháng 3.
huyện Thốt Nốt
huyện Ô Môn
huyện Phụng Hiệp
Năm 1988: Quyết định 192-HĐBT ngày 23 tháng 12.
huyện Mỹ Tú
Năm 1989: Quyết định 128-HĐBT ngày 16 tháng 9.
huyện Châu Thành
huyện Mỹ Xuyên
huyện Ô Môn
huyện Phụng Hiệp
huyện Thạnh Trị
huyện Thốt Nốt
huyện Vị Thanh
huyện Vĩnh Châu
Năm 1990: Quyết định 547/QĐ-TCCP ngày 07 tháng 12.
huyện Phụng Hiệp
huyện Vĩnh Châu
Năm 1991: Quyết định 36/QĐ-TCCP ngày 28 tháng 1.
huyện Long Mỹ
huyện Vị Thanh
Năm 1991: Quyết định 364/QĐ-TCCP ngày 02 tháng 8.
huyện Vị Thanh
Năm 1991: Quyết định ngày 21 tháng 12.
huyện Ô Môn
Thành lập tỉnh Cần Thơ.
Năm 1991: Nghị quyết ngày 26 tháng 12.
Tỉnh Cần Thơ:
Tỉnh Cần Thơ có bảy đơn vị hành chính gồm: Thành phố Cần Thơ và sáu huyện: Châu Thành, Long Mỹ, Ô Môn, Phụng Hiệp, Thốt Nốt, Vị Thanh
Tỉnh Sóc Trăng:
Tỉnh Sóc Trăng có bảy đơn vị hành chính gồm: Thị xã Sóc Trăng và sáu huyện: Kế Sách, Long Phú, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Vĩnh Châu
Năm 1998: Nghị định 21/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 4.
huyện Ô Môn
Năm 1999: Nghị định 45/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 7.
thị xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, huyện Long Mỹ
Năm 1999: Nghị định 80/1999/NĐ-CP ngày 24 tháng 8.
huyện Thốt Nốt
huyện Phụng Hiệp
Năm 2000: Nghị định 28/2000/NĐ-CP ngày 04 tháng 8.
huyện Thốt Nốt
huyện Ô Môn
huyện Phụng Hiệp
Năm 2000: Nghị định 64/2000/NĐ-CP ngày 06 tháng 11.
huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A
Năm 2001: Nghị định 37/2001/NĐ-CP ngày 10 tháng 7.
huyện Châu Thành
huyện Châu Thành A
Năm 2002: Nghị định 37/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 4.
huyện Ô Môn
huyện Phụng Hiệp
huyện Thốt Nốt
Năm 2003: Nghị định 48/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 5.
huyện Châu Thành A
huyện Ô Môn
huyện Phụng Hiệp
thị xã Vị Thanh
Thành lập thành phố Cần Thơ.
Năm 2003: Nghị quyết ngày 26 tháng 11.
Thành phố Cần Thơ:
Thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương có diện tích tự nhiên là 138.959,99 ha và dân số hiện tại là 1.112.121 người, bao gồm: diện tích và số dân của thành phố Cần Thơ cũ; huyện Ô Môn; huyện Thốt Nốt; một phần của huyện Châu Thành, bao gồm: thị trấn Cái Răng; các ấp Thạnh Mỹ, Thạnh Huề, Thạnh Thắng, Yên Hạ và 176 ha diện tích cùng với 2.216 người của ấp Phú Quới thuộc xã Đông Thạnh; các ấp Thạnh Hóa, Thạnh Hưng, Thạnh Thuận, An Hưng, Thạnh Phú, Phú Khánh, Khánh Bình và 254,19 ha diện tích cùng với 1.806 người của ấp Phú Hưng thuộc xã Phú An; các ấp Phú Thành, Phú Thạnh, Phú Thuận, Phú Thuận A và 304,61 ha diện tích cùng với 1.262 người của ấp Phú Lợi thuộc xã Đông Phú; một phần của huyện Châu Thành A, bao gồm: xã Trường Long; xã Nhơn Ái; xã Nhơn Nghĩa; ấp Tân Thạnh Đông và 84,7 ha diện tích cùng với 640 người của ấp Tân Thạnh Tây thuộc xã Tân Phú Thạnh.
Tỉnh Hậu Giang:
Tỉnh Hậu Giang có diện tích tự nhiên là 160.772,49 ha và dân số hiện tại là 766.105 người, bao gồm: diện tích và số dân của thị xã Vị Thanh; huyện Phụng Hiệp; huyện Long Mỹ; huyện Vị Thủy; phần còn lại của huyện Châu Thành và huyện Châu Thành A, trừ phần diện tích và số dân của hai huyện này đã được điều chỉnh về thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương.
Năm 2004: Nghị định 05/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 1.
quận Ninh Kiều
quận Bình Thủy
quận Cái Răng
quận Ô Môn
huyện Phong Điền
huyện Cờ Đỏ
huyện Vĩnh Thạnh
huyện Thốt Nốt
Năm 2007: Nghị định 11/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 1.
quận Ninh Kiều
quận Ô Môn
huyện Phong Điền
huyện Vĩnh Thạnh
Năm 2007: Nghị định 162/2007/NĐ-CP ngày 06 tháng 11.
quận Bình Thủy
quận Ô Môn
huyện Thốt Nốt
huyện Vĩnh Thạnh
Năm 2008: Nghị định 12/NĐ-CP ngày 23 tháng 12.
huyện Thốt Nốt
huyện Vĩnh Thạnh
huyện Cờ Đỏ
huyện Thốt Nốt, huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ
quận Thốt Nốt
huyện Cờ Đỏ, huyện Thới Lai
Năm 2020: Nghị quyết 893/NQ-UBTVQH14 ngày 11 tháng 2.
quận Ninh Kiều | 1 | null |
PZL P.11 là một loại máy bay tiêm kích Ba Lan, được thiết kế vào đầu thập niên 1930 bởi hãng PZL ở Warsaw. Trong một thời gian ngắn nó được coi là một trong những thiết kế máy bay tiêm kích tiên tiến nhất trên thế giới. PZL P.11 là máy bay tiêm kích chủ yếu của Ba Lan khi Đức xâm lược Ba Lan vào năm 1939, nhưng vào thời điểm đó nó đã lỗi thời so với các mẫu máy bay tiêm kích khác như Hawker Hurricane và Messerschmitt Bf 109.
Tính năng kỹ chiến thuật (PZL P.11c với động cơ Mercury VI.S2).
Polish Aircraft 1893-1939 | 1 | null |
Caproni-Reggiane Re.2000 Falco I là một loại máy bay tiêm kích đánh chặn, một tầng cánh, cánh thấp, làm hoàn toàn bằng kim loại của Italy; nó được sử dụng vào thời gian đầu của Chiến tranh thế giới II. Nó chỉ được chế tạo với số lượng ít, có tính năng tương đương với loại Seversky P-35. Nó đã chứng minh mình là một loại máy bay có kỹ thuật tiên tiến, khả năng khí động và cân bằng tốt, nhưng không phải là không có khuyết điểm.
Dù có một số khả năng vượt trội so với các loại máy bay tiêm kích hiện đại của Italy cùng thời như Fiat G.50 và Macchi C.200, nhưng Re.2000 bị xem như không đạt tiêu chuẩn của quân đội Italy. Do đó, các nhà sản xuất đã chọn hướng xuất khẩu Re.2000 và gần như các sản phẩm đầu tiên đều bán cho không quân Thụy Điển và Không quân Hungaria hơn là "Regia Aeronautica" (Không quân Italy).
Tính năng kỹ chiến thuật (Re.2000 Serie I).
RE 2000...The 'State-of-the-Art' Reggiane | 1 | null |
Lịch sử hành chính Khánh Hòa có thể xem mốc khởi đầu từ năm 1831 với cải cách hành chính của Minh Mạng, thành lập tỉnh Khánh Hòa. Vào thời điểm hiện tại (2020), về mặt hành chính, Khánh Hòa được chia làm 9 đơn vị hành chính cấp huyện – gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh, 1 thị xã, 6 huyện – và 140 đơn vị hành chính cấp xã – gồm 99 xã, 35 phường và 6 thị trấn.
Lịch sử tổ chức hành chính.
Trước khi thành lập tỉnh.
Vùng đất Khánh Hòa xưa vốn là thuộc vương quốc Chăm cổ. Sau chiến bại năm 1653 trước chúa Nguyễn Phúc Tần, vua Chăm sai con mang thư hàng và xin dâng đất cho Chúa từ sông Phan Rang trở ra đến Phú Yên. Chúa chấp thuận và đặt dinh Thái Khang gồm hai phủ là phủ Thái Khang gồm các huyện Tân Định, Quảng Phước ở phía bắc (nay là các huyện Ninh Hòa và Vạn Ninh) và phủ Diên Ninh gồm các huyện Phước Diên, Hoa Châu, Vĩnh Xương ở phía nam (nay là các huyện Diên Khánh, Cam Lâm, Khánh Sơn, thành phố Cam Ranh, thành phố Nha Trang và một phần phía Bắc của tỉnh Ninh Thuận), giao cho Hùng Lộc làm thái thú. Từ đó, vùng đất này đã trở thành một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam và công cuộc khai khẩn lập làng của người Việt được đẩy mạnh. Dân cư sống tập trung tại các hạ lưu sông Dinh và sông Cái. Đến năm 1690, phủ Thái Khang được đổi tên thành phủ Bình Khang. Năm 1742, phủ Diên Ninh đổi thành phủ Diên Khánh.
Năm 1802, sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy hiệu là Gia Long. Năm 1803, Dinh Bình Khang được đổi tên thành Dinh Bình Hòa, phủ Bình Khang cũng được đổi tên thành phủ Bình Hòa nhưng sở lỵ đã được chuyển từ đây sang phủ Diên Khánh. Năm 1808, Dinh được đổi thành Trấn.
Tỉnh Khánh Hòa - Những thay đổi hành chính.
Đến năm 1831 (năm Minh Mạng thứ 12), trấn Bình Hòa được đổi tên thành tỉnh Khánh Hòa, còn phủ Bình Hòa trở thành phủ Ninh Hòa. Vào thời điểm đó, tỉnh Khánh Hòa gồm 2 phủ, 4 huyện là: Phủ Diên Khánh gồm 2 huyện: Phước Điền, Vĩnh Xương; Phủ Ninh Hòa gồm 2 huyện: Quảng Phước và Tân Định, tỉnh lỵ là Phủ Diên Khánh.
Năm 1884, triều đình nhà Nguyễn ký kết hiệp ước Patenotre với Pháp, tạo cơ sở cho việc thiết lập chính quyền đô hộ của Pháp ở Việt Nam và sự suy yếu của nhà Nguyễn. Là một tỉnh ở xứ Trung Kỳ, Khánh Hòa vẫn là bộ phận của Nam triều, đồng thời tồn tại Chính quyền bảo hộ Pháp. Quan lại của Nam triều gồm có chức tuần vũ, án sát coi việc hành chính, lãnh binh coi việc canh gác và giữ gìn an ninh trong tỉnh, đóng tại Diên Khánh. Cơ quan bảo hộ Pháp gồm có chánh sứ, phó sứ và giám binh, đóng tại Nha Trang. Nha Trang dần phát triển thành thị trấn.
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, giao tỉnh Khánh Hòa cho các quan Nam triều quản lý, cơ quan hành chính của tỉnh dời xuống Nha Trang. Từ đó, Nha Trang chính thức trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Khánh Hòa.
Năm 1955, dưới thời Việt Nam Cộng hòa, tỉnh Khánh Hòa cũng được tổ chức lại trên mọi phương diện. Các phủ huyện đổi thành quận. Các làng đổi thành xã. Tháng 5 năm 1959, hai tổng Krang Ying và Krang Hinh thuộc tỉnh Đắk Lắk được sáp nhập vào tỉnh Khánh Hòa và lập thành quận Khánh Dương. Tháng 4 năm 1960, 12 thôn Thượng thuộc quận Cam Lâm được tách ra khỏi Khánh Hòa để nhập vào quận Du Long tỉnh Ninh Thuận. Tháng 10 năm 1965, một phần đất quận Cam Lâm ở phía Nam bị cắt để thiết lập thị xã Cam Ranh trực thuộc trung ương (khu đặc biệt Cam Ranh).
Sau khi thống nhất đất nước, chính phủ mới hợp nhất 2 tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa và thị xã Cam Ranh vào ngày 29 tháng 10 năm 1975 thành tỉnh Phú Khánh. Tổ chức hành chính trên địa bàn gồm thị xã Nha Trang và 5 huyện: Cam Ranh, Khánh Ninh, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Khánh Xương.
Năm 1977, thành lập thành phố Nha Trang, hợp nhất huyện Cam Ranh và huyện Khánh Sơn thành một huyện lấy tên là huyện Cam Ranh; hợp nhất huyện Khánh Xương và huyện Khánh Vĩnh thành một huyện lấy tên là huyện Diên Khánh.
Năm 1978, thành lập một số xã, thị trấn thuộc thành phố Nha Trang và các huyện Diên Khánh, Cam Ranh, Khánh Ninh.
Năm 1979, thành lập xã Ninh Trung thuộc huyện Khánh Ninh. Cùng năm, chia huyện Khánh Ninh thành 2 huyện lấy tên là huyện Ninh Hòa và huyện Vạn Ninh.
Năm 1981, chia tách một số xã thuộc các huyện Vạn Ninh, Ninh Hòa, Diên Khánh, Cam Ranh.
- Thành lập xã Ninh Thủy trên cơ sở một phần xã Ninh Diêm
- Thành lập xã Ninh Vân trên cơ sở một phần xã Ninh Phước
- Thành lập thị trấn Diên Khánh trên cơ sở toàn bộ xã Diên Thủy và một phần các xã Diên Tràn, Diên Thanh, Diên An, Diên Sơn và Diên Điền
- Thành lập xã Suối Tân trên cơ sở một phần xã Suối Cát
- Giải thể xã Cam Thành. Thành lập xã Cam Thành Bắc và xã Cam Thành Nam trên cơ sở toàn bộ xã Cam Thành.
- Giải thể xã Cam Phúc. Thành lập xã Cam Phúc Bắc và xã Cam Phúc Nam trên cơ sở một phần xã Cam Phúc. Sáp nhập phần còn lại của xã Cam Phúc vào xã Cam Thành Nam.
Năm 1982, chuyển huyện Trường Sa của tỉnh Đồng Nai về tỉnh Phú Khánh quản lý.
Năm 1985, tái lập các huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh từ các huyện Cam Ranh, Diên Khánh. Cùng năm, chia tách một số xã thuộc các huyện Cam Ranh, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Diên Khánh, Vạn Ninh.
- Giải thể xã Cam An. Thành lập xã Cam An Bắc và xã Cam An Nam trên cơ sở toàn bộ xã Cam An
- Giải thể xã Cam Phước. Thành lập xã Cam Phước Đông và xã Cam Phước Tây trên cơ sở toàn bộ xã Cam Phước
- Giải thể xã Cam Thịnh. Thành lập xã Cam Thịnh Đông và xã Cam Thịnh Tây trên cơ sở toàn bộ xã Cam Thịnh
- Giải thể xã Cam Hải. Thành lập xã Cam Hải Đông và xã Cam Hải Tây trên cơ sở toàn bộ xã Cam Hải
- Giải thể xã Ba Cụm. Thành lập xã Ba Cụm Bắc và xã Ba Cụm Nam trên cơ sở toàn bộ xã Ba Cụm
- Giải thể xã Trung Hạp. Thành lập xã Sơn Trung và thị trấn Tô Hạp trên cơ sở toàn bộ xã Trung Hạp.
- Thành lập xã Sơn Bình trên cơ sở một phần xã Sơn Hiệp
- Thành lập xã Sơn Lâm trên cơ sở một phần xã Thành Sơn.
- Giải thể xã Khánh Lê. Thành lập 4 xã Sơn Thái, Giang Ly, Liên Sang, Cầu Bà trên cơ sở toàn bộ xã Khánh Lê
- Giải thể xã Khánh Minh. Thành lập xã Khánh Nam và xã Khánh Trung trên cơ sở toàn bộ xã Khánh Minh
- Thành lập xã Khánh Hiệp và xã Khánh Đông trên cơ sở một phần xã Khánh Bình
Năm 1986, chia tách một số xã thuộc huyện Vạn Ninh.
Năm 1988, chia tách một số xã thuộc huyện Cam Ranh.
Năm 1989, thành lập và điều chỉnh một số xã, thị trấn thuộc các huyện Ninh Hòa, Khánh Vĩnh. Cùng năm, Quốc hội ra Nghị quyết chia tỉnh Phú Khánh thành hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Khi tách ra, tỉnh Khánh Hòa có 8 đơn vị hành chính gồm thành phố Nha Trang và 7 huyện: Cam Ranh, Diên Khánh, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Ninh Hòa, Trường Sa, Vạn Ninh.
Năm 1998, thành lập một số phường, xã thuộc thành phố Nha Trang và các huyện Ninh Hòa, Khánh Vĩnh.
Năm 2000, thành lập thị xã Cam Ranh và các phường thuộc huyện Cam Ranh.
- Thành lập các phường Ba Ngòi, Cam Lộc, Cam Lợi, Cam Linh, Cam Thuận, Cam Phú trên cơ sở toàn bộ thị trấn Ba Ngòi. Phường Ba Ngòi có 743,3 ha diện tích tự nhiên và 10.383 nhân khẩu. Phường Cam Lộc có 402,9 ha diện tích tự nhiên và 7.500 nhân khẩu. Phường Cam Lợi có 01,3 ha diện tích tự nhiên và 9.357 nhân khẩu. Phường Cam Linh có 111,3 ha diện tích tự nhiên và 11.078 nhân khẩu. Phường Cam Thuận có 135 ha diện tích tự nhiên và 8.237 nhân khẩu. Phường Cam Phú có 591,2 ha diện tích tự nhiên và 6.448 nhân khẩu.
- Thành lập phường Cam Phúc Nam trên cơ sở toàn bộ xã Cam Phúc Nam. Phường Cam Phúc Nam có 850 ha diện tích tự nhiên và 6.227 nhân khẩu.
- Thành lập phường Cam Phúc Bắc trên cơ sở toàn bộ xã Cam Phúc Bắc. Phường Cam Phúc Bắc có 1.355 ha diện tích tự nhiên và 11.851 nhân khẩu.
- Thành lập phường Cam Nghĩa trên cơ sở toàn bộ xã Cam Nghĩa. Phường Cam Nghĩa có 1.575 ha diện tích tự nhiên và 11.316 nhân khẩu.
Năm 2002, thành lập phường Vĩnh Hòa thuộc thành phố Nha Trang trên cơ sở một phần phường Vĩnh Hải. Phường Vĩnh Hòa có 1.156,44 ha diện tích tự nhiên và 9.369 nhân khẩu.
Năm 2007, thành lập huyện Cam Lâm và một số xã, thị trấn thuộc các huyện Cam Lâm, Trường Sa.
- Thành lập thị trấn Trường Sa trên cơ sở đảo Trường Sa lớn và các đảo, đá, bãi phụ cận.
- Thành lập xã Song Tử Tây trên cơ sở đảo Song Tử Tây và các đảo, đá, bãi phụ cận.
- Thành lập xã Sinh Tồn trên cơ sở đảo Sinh Tồn và các đảo, đá, bãi phụ cận.
Năm 2010, thành lập thị xã Ninh Hòa và các phường thuộc thị xã Ninh Hòa. Cùng năm, thành lập thành phố Cam Ranh.
- Thành lập phường Ninh Hiệp trên cơ sở toàn bộ thị trấn Ninh Hiệp. Phường Ninh Hiệp có 588 ha diện tích tự nhiên và 21.838 nhân khẩu.
- Thành lập phường Ninh Giang trên cơ sở toàn bộ xã Ninh Giang. Phường Ninh Giang có 658 ha diện tích tự nhiên và 8.393 nhân khẩu.
- Thành lập phường Ninh Hà trên cơ sở toàn bộ xã Ninh Hà. Phường Ninh Hà có 1.317 ha diện tích tự nhiên và 7.655 nhân khẩu.
- Thành lập phường Ninh Đa trên cơ sở toàn bộ xã Ninh Đa. Phường Ninh Đa có 1.347 ha diện tích tự nhiên và 10.124 nhân khẩu.
- Thành lập phường Ninh Diêm trên cơ sở toàn bộ xã Ninh Diêm. Phường Ninh Diêm có 2.429 ha diện tích tự nhiên và 8.554 nhân khẩu.
- Thành lập phường Ninh Thủy trên cơ sở toàn bộ xã Ninh Thủy. Phường Ninh Thủy có 1.616 ha diện tích tự nhiên và 11.630 nhân khẩu.
- Thành lập phường Ninh Hải trên cơ sở toàn bộ xã Ninh Hải. Phường Ninh Hải có 807 ha diện tích tự nhiên và 8.357 nhân khẩu.
Năm 2020, hợp nhất một số xã thuộc huyện Diên Khánh. | 1 | null |
Misool là một trong bốn đảo chính của quần đảo Raja Ampat ở tỉnh Tây Papua, Indonesia. Đảo có diện tích 2.034 km². Điểm cao nhất trên đảo đạt cao độ 535 m và đô thị chính là Waigama nằm ở bờ biển phía bắc của đảo, và Lilinta.
Các đảo khác trong nhóm cũng nằm ở ngoài khơi cực tây của Tây Papua là Salawati, Batanta và Waigeo, cùng các đảo nhỏ hơn như Kofiau. | 1 | null |
Wetar là một hòn đảo thuộc tỉnh Maluku ở phía đông của Indonesia. Đây là đảo lớn nhất của quần đảo Barat Daya (nghĩa là "quàn đảo tây nam"). Wetar nằm ở phía đông của quần đảo Sunda Nhỏ, bao gồm các đảo Alor và Timor lân cận, song về mặt chính trị thì Wetar là một bộ phận của quần đảo Maluku. Ở phía nam, qua eo biển Wetar, là hòn đảo Timor. Ở phía tây, qua eo biển Ombai, là đảo Alor. Ở phía tây nam là hòn đảo nhỏ Liran và xa hơn là hòn đảo Atauro của Đông Timor. Ở phía bắc Wetar là biển Banda và nằm ở phía đông là Romang và Damar, hai đảo chính khác của quần đảo Barat Daya.
Các đô thị chính trên đảo Wetar là Lioppa ở phía tây bắc, Ilwaki ở phía nam, Wasiri ở phía bắc, Masapun ở phía đông, và Arwala ở phía đông bắc. Có đường bộ kết nối giữa các đô thị này.
Địa lý.
Wetar có chiều rộng đông-tây là 130 km, và chiều rộng bắc-nam là 45 km. Đảo có diện tích 3600 km². Bao quanh đảo là các rạn san hô và những vùng biển sâu. Cao độ lớn nhất trên đảo là 1412 m.
Wetar là một phần của một chuỗi đảo núi lửa bao gồm các đảo khác của quần đảo Barat Daya và quần đảo Banda, được tạo thành do sự va chạm của mảng Ấn-Úc và Mảng Á-Âu. Tuy nhiên, đảo Wetar không phải là chủ yếu có nguồn gốc từ núi lửa, thay vào đó là vì vỏ đại dương được nâng lên do va chạm mảng. Núi lửa dạng tầng Gunungapi Wetar tạo thành một hòn đảo cô lập ở phía bắc của Wetar.
Có một số mỏ vàng tại Wetar, chũng bị quản lý yếu kém và tạo thành mối quan tâm về mựt môi trường.
Cùng với các hòn đảo lân cận khác, Wetar tạo thành một phần của Wallacea, một khu vực có nước biển sâu tách khỏi cả hai thềm lục địa châu Á và châu Úc. Khu vực này được biết đến với các loài động vật khác thường, và Wetar không phải là ngoại lệ. Đảo có 162 loài chim, ba trong số đó là loài đặc hữu và bốn trong số đó là loài nguy cấp. Mưa dựa phần lớn theo mùa dưới ảnh hưởng của gió mùa, và các đảo hầu hết được bao phủ với rừng lá rộng nhiệt đới khô một phần rụng lá, với nhiều loài cây xanh rụng lá trong mùa khô. Đảo tạo thành một phần của hệ sinh thái rừng rụng lá Timor và Wetar.
Dân cư.
Có một số ngôn ngữ thuộc nhánh Timor của Nhóm ngôn ngữ Mã Lai-Đa Đảo là ngôn ngữ đặc hữu của Wetar. Tiếng Wetar, là ngôn ngữ cũng được sử dụng ở các đảo lân cận gồm Liran và Atauro, là một trong các ngôn ngữ như vậy. Các ngôn ngữ khác bao gồm Aputai, Ili'uun, Perai, Talur, và Tugun. Mỗi ngôn ngữ trong số chúng chỉ được khoảng 1.000 người sử dụng. Tiếng Indonesia (ngôn ngữ quốc gia) và tiếng Mã Lai Ambon (ngôn ngữ vùng) được sử dụng phổ biến.
Hoạt động kinh tế chính của Wetar là nông nghiệp tự cung tự cấp, chủ yếu là sago. Mai rùa cũng được thu lượm và xuất khẩu sang các quốc gia không có lệnh cấm.
Hầu hết cư dân Wetar có nguồn gốc Papua. Phần lớn là tín đồ Hồi giáo, song cũng có một số người theo Ki-tô giáo. | 1 | null |
Quần đảo Aru (), cũng gọi là quần đảo Aroe, là một nhóm gồm 95 hòn đảo có cao độ thấp thuộc tỉnh Maluku ở phía đông Indonesia. Chúng cũng tạo thành một huyện của tỉnh Maluku, với tổng diện tích đất liền là 6.269 km².
Địa lý.
Quần đảo là cực đông của tỉnh Maluku, và nằm ở biển Arafura thuộc phía tây nam New Guinea và phía bắc Australia. Tổng diện tích của quần đảo là 8.563 km² (3.306 mi²). Hòn đảo lớn nhất là Tanahbesar (cũng gọi là Wokam); Dobo, cảng chính của quần đảo, nằm trên đảo Wamar, ngay ngoài khơi Tanahbesar. Các đảo chính khác là Kola, Kobroor, Maikoor, và Trangan. Các đảo chính nổi lên thành những ngọn đồi thấp, và tách nhau bằng các kênh uốn khúc. Về mặt địa chất, nhóm đảo là một phần của châu Úc, cùng với New Guinea, Tanimbar, Tasmania và Timor thuộc mảng Ấn-Úc.
Aru được bao phủ bởi một sự kết hợp giữ rừng lá rộng nhiệt đới ẩm, xa van, và rừng ngập mặn. Quần đảo nằm trên thềm lục địa Australia-New Guinea, và kết nối với Australia và New Guinea bằng lục địa khi mực nước biển xuống thất trong các kỷ băng hà. Các loài động thực vật tại Aru là một phần của hệ sinh thái Australasia, và có quan hệ gần gũi với New Guinea. Aru là một phần của hệ sinh thái cạn rừng mưa đất thấp Vogelkop-Aru cùng với phần lớn miền tây New Guinea.
Là một phần trong tiến trình phi tập trung hành chính và chính trị của Indonesia sau khi Suharto bị hạ bệ năm 1998, quần đảo Aru nay là một huyện độc lập ("kabupaten"), trụ sở đặt tại Dobo, tách khỏi huyện Maluku.
Kinh tế.
Ngành nuôi ngọc trai là một nguồn thu nhập chính của đảo. Ngành công nghiệp ngọc trai của Aru đã bị chí trích trên các phương tiện truyền thông quốc gia vì bị cáo buộc duy trì hình thức bóc lột và mối quan hệ bất bình đẳng giữa chủ tàu, thương nhân với các lao động lặn tìm ngọc trai.
Các mặt hàng xuất khẩu khác của Aru là sago, dừa, thuốc lá, xà cừ, "trepang" (một loài dưa chuột biển ăn được, được sấy khô và xử lý), mai rùa, và lông chim thiên đường.
Vào tháng 11 năm 2011, chính phủ Indonesia đã quyết định ký hợp đồng phân chia sản xuất dầu mỏ và khí thiên nhiên (PSC) cách khoảng 200 km về phía tây quần đảo Aru cho BP. Hai lô liền kề ngoài khơi tên là Tây Aru I và II, với diện tích 16.400 km² với vùng nước sâu từ 200 mét đến 2.500 mét. BP có kế hoạch thăm dò địa chấn ở hai lô này.
Lịch sử.
Quần đảo Aru có một lịch sử lâu dài là một phần của mạng lưới giao thương rộng khắp trên khu vực mà nay là miền đông Indonesia. Thời kỳ tiền thuộc địa, Aru có mối liên hệ đặc biệt chặt chẽ với quần đảo Banda, và các thương gia Bugis và Makasar cũng đến thăm đảo thường xuyên. Quần đảo bị người Hà Lan thuộc địa hóa từ năm 1623, mặc dù vậy, ban đầu Công ty Đông Ấn Hà Lan là một trong số các tập đoàn thương mại trong khu vực và chỉ có ảnh hưởng hạn chế đối với công việc nội bộ của quần đảo.
Năm 1857, nhà tự nhiên học nổi tiếng Alfred Russel Wallace đã đến viếng thăm quần đảo. Chuyến thăm này đã khiến ông nhận ra rằng quần đảo Aru phải được kết nối bằng một cầu lục địa với đại lục New Guinea trong kỷ băng hà.
Vào thế kỷ 19, Dobo, đô thị lớn nhất của Aru, tạm thời trở thành một trung tâm thương mại quan trọng cấp vùng, là điểm gặp gỡ của các thương gia người Hà Lan, người Makassar, người Hán. Thời kỳ từ thập niên 1880 đến 1917 đã chứng kiến một phản ứng mạnh mẽ chống lại ảnh hưởng bên ngoài, khi nổ ra một phong trào tinh thần của các cư dân địa phương nhằm giải thoát đảo khỏi người ngoài.
Nhân khẩu.
Theo điều tra năm 2010, tổng số cư dân của quần đảo là 83.977 người. Hầu hết các cư dân bản địa của đảo có huyết thống pha trộng giữa người Mã Lai và Papua. Mười bốn ngôn ngữ gồm: Barakai, Batuley, Dobel, Karey, Koba, Kola, Kompane, Lola, Lorang, Manombai, Mariri, Đông Tarangan, Tây Tarangan, và Ujir - là các ngôn ngữ bản địa của Aru. Chúng thuộc Nhóm ngôn ngữ Trung Mã Lai-Đa Đảo, và có quan hệ với các ngôn ngữ khác tại Maluku, Nusa Tenggara, và Timor. Tiếng Mã Lai Ambon cũng được sử dụng tại Wamar.
Cư dân quần đảo chủ yếu là các Ki-tô hữu và một thiểu số nhỏ là tín dồ Hồi giáo. Số liệu trích dẫn của Glenn Dolcemascolo vào năm 1993 cho thấy xấp xỉ 90% là tín đồ Tin Lành, 6% là tín đồ Công giáo La Mã, và 4% là tín đồ Hồi giáo. Một thống kê khác gần đây hơn, vào năm 2007, cho rằng con số 4% tín đồ Hồi giáo chỉ có thể áp dụng cho cư dân bản địa và rằng tỉ lệ người Hồi giáo có thể cao hơn đáng kể. Hồi giáo được cho là đã đến quần đảo vào cuối thế kỷ 15. Người Hà Lan đưa Ki-tô giáo đến vào thế kỷ 17 và 18 song việc cải đạo của phần lớn cư dân đã không diễn ra cho đến thế kỷ 20. | 1 | null |
Subsets and Splits
No saved queries yet
Save your SQL queries to embed, download, and access them later. Queries will appear here once saved.