text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Buru là hòn đảo lớn thứ ba trong quần đảo Maluku của Indonesia. Đảo nằm giữa biển Banda ở phía nam và biển Seram ở phía bắc, phía tây của đảo Ambon và đảo Seram. Về mặt hành chính, hòn đảo thuộc tỉnh Maluku và bao gồm hai huyện Buru () và Nam Buru (). Các huyện lị của chúng tương ứng là Namlea và Nampole, có các cảng và là những đô thị lớn nhất trên đảo. Sân bay quân sự Namlea cũng có các chuyến bay dân sự. Khoảng một phần ba dân cư của đảo là thổ dân, hầu hết là người Buru, song cũng có người Lisela, người Ambelau và người Kayeli. Phần dân cư còn lại là những người nhập cư đến từ Java và các đảo khác của quần đảo Maluku. Tín đồ chia đều cho Ki-tô giáo và Hồi giáo Sunni, với một số tàn dư của những đức tin truyền thống. Dù các phương ngữ và ngôn ngữ bản địa vẫn được các cộng đồng riêng biệt sử dụng, tiếng Indonesia là ngôn ngữ giao tiếp giữa các cộng đồng và là ngôn ngữ hành chính. Hầu hết hòn đảo được rừng bao phủ với hệ động thực vật phong phú. Trong 179 loài chim và 25 loài động vật có vú, khoảng 14 chỉ được tìm thấy tại Buru hoặc chỉ thấy tại Buru và các đảo lân cận, đáng chú ý nhất là loài lợn hoang dã Babyrousa babyrussa ("lợn hươu Buru"). Có ít hoạt động công nghiệp trên đảo, hấu hết cư dân tham gia vào các hoạt động trồng lúa, ngô, khoai lang, đậu, dừa, ca cao, cà phê, đinh hương và nhục đậu khấu. Các ngành khác là chăn nuôi và đánh cá. Hòn đảo được đề cập đến lần đầu tiên trong các tư liệu là vào năm 1365. Từ năm 1658 đến 1942, đảo là thuộc địa của Công ty Đông Ấn Hà Lan và sau đó là của Đế quốc Hà Lan. Chính quyền Hà Lan đã cho tái định cư nhiều ngôi làng bản địa đến thủ phủ mới tại vịnh Kayeli để làm việc trong các đồn điền đinh hương. Điều này cũng thúc đẩy sự phân tầng xã hội trong dân cư bản địa khi lòng trung thành với các raja được lựa chọn đặt cao hơn những thủ lĩnh thị tộc địa phương. Hòn đảo bị quân đội Nhật Bản chiếm đóng từ năm 1942 đến 1945 và tới năm 1950 thì trở thành một phần của nước Indonesia độc lập. Dưới thời tổng thống Suharto vào những năm 1960–1970, Buru có một nhà tù để giam giữ hàng nghìn tù nhân chính trị. Nhà văn Pramoedya Ananta Toer đã viết hầu hết các tiểu thuyết của ông tại đây, khi bị giữ tại Buru. Địa lý. Đảo Buru nằm giữa hai biển thuộc Thái Bình Dương – biển Seram () ở phía bắc và biển Banda () về phía nam. Eo biển Manipa () nằm giữa Buru và đảo Seram (). Với diện tích , Buru là đảo lớn thứ ba trong quần đảo Maluku (), sau Halmahera và Seram. Hình dạng đảo Buru giống hình ôvan. Chiều dài tối đa từ đông sang tây và từ bắc xuống nam. Đường bờ biển liền mạch, với một vùng lõm vào là vịnh Kayeli tại bờ đông. Vịnh này cũng có hình ôvan. Vịnh khoét sâu vào đảo 8–12 km và có chiều rộng tối đa 17 km; giảm xuống còn 9 km khi ra tới biển; chiều dài bờ biển của vịnh là 50 km. Namlea là điểm dân cư lớn nhất trên đảo. Đỉnh núi Kapalatmada (còn gọi là Kepala Madan, Kepalat Mada hay Ghegan) là điểm cao nhất đảo, đạt . Ngoài khơi Buru có nhiều đảo nhỏ hơn; trong đó những đảo có dân số lớn nhất là Ambelau (lơn nhất, đường kính 10 km, cách bờ đông nam Buru khoảng 20 km), Tengah (). Những đảo hoang lớn nhất là Fogi (), Oki () và Tomahu ().
1
null
Ambon là một hòn đảo thuộc quần đảo Maluku tại Indonesia. Hòn đảo có diện tích , và có địa hình đồi núi, đất đai phì nhiêu và điều kiện tưới tiêu tốt. Đảo Ambon gồm có hai lãnh thổ: thành phố chính và hải cảng là Ambon (dân số năm 2009 là 284.809 người), cũng là thủ phủ của tỉnh Maluku và huyện Maluku Tengah (dân số năm 2009 là 370.931 người). Ambon có một sân bay, có đại học Pattimura và đại họ Mở (Universitas Terbuka), các đại học nhà nước, và một vài đại học tư nhân, trong đó bao gồm đại học Darussalam (Universitas Darussalam, UNDAR) và Universitas Kristen Indonesia Maluku (UKIM). Địa lý. Đảo Ambon nằm ngoài khơi bờ biển tây nam của một hòn đảo Seram lớn hơn nhiều. Ambon nằm ở phần phía bắc của biển Banda, và là một phần của chuỗi đảo núi lửa bao quanh biển này. Đảo có chiều dài và có hình dạng rất bất thường, gần như bị chia làm hai. Phần đông nam và một phần nhỏ hơn là một bán đảo (gọi là Leitimor) liên kết với phần phía bắc (Hitoe) bằng một dải đất hẹp. Thành phố Ambon nằm ở tây bắc của Leitimor, đối diện với Hitoe, và có một bến cảng an toàn ở vịnh Amboina. Các đỉnh núi cao nhất là Wawani và Salahutu , chúng có các suối nước nóng và cá miệng núi lửa phun khí sulfide dioxide. Đá hoa cương và đá serpentine chiếm ưu thế, song vùng bờ biển quanh vịnh Amboina có cấu tạo đá phấn, và có các hang động thạch nhũ. Rừng mưa nhiệt đới bao phủ các khu vực hoang dã trên đảo Ambon, chúng là một phần của hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới Seram, cùng với đảo Seram lân cận. Seram, Ambon, và hầu hết quần đảo Maluku là một phần của Wallacea, một nhóm các hòn đảo của Indonesia tách biệt với lục địa châu Á và châu Úc bằng các vùng nước sâu, và chưa từng được kết nối bằng cầu lục địa với hai lục địa. Do sự cô lập này, Ambon có một vài loài động vật có vú bản địa; các loài chim phong phú hơn. Tuy nhiên, hòn đảo lại có sự đa dạng về côn trùng, đặc biệt là các loài bướm. Các vỏ sò, vỏ hến thu được có số lượng lớn và đa dạng. Mai rùa cũng là một mặt hàng xuất khẩu. Dân số trên toàn đảo (về mặt hành chính là Kota Ambon, Kecamatan Leihitu, Kecamatan Leihitu Barat, và Kecamatan Salahutu) bao gồm một hòn đảo nhỏ bé có dân cư thưa thớt ở phía bắc, là dưới 441.000 theo điều tra năm 2010. Khí hậu. Nhiệt độ trung bình của đảo là 27 °C, hiếm khi xuống dưới 22 °C. Các cơn mưa có thể khá lớn, đặc biệt là sau các cơn gió mùa phía đông, và hòn đảo sẽ bị ảnh hưởng trước các cơn bão nhiệt đới hung dữ. Mùa khô (tháng 10 đến tháng 4) trung với thời kỳ gió mùa phía tây. Kinh tế. Sắn và sago là các loài cây trồng chính, các cây trồng khác gồm có xa kê, mía, cà phê, ca cao, hồ tiêu và cây bông. Ngoài ra, săn bắn và đánh cá cũng bổ sung nguồn thực phẩm cho người dân địa phương. Nhục đậu khấu và đinh hương từng là các cây trồng chính phục vụ cho mục đích xuất khẩu, song nay chỉ còn lại với số lượng hạn chế. Cùi dừa khô cũng là một mặt hàng xuất khẩu. Gỗ Amboina, thu được từ cây Dáng hương mắt chim được đánh giá cao trong ngành đồ gỗ trang trí, nay chủ yếu được trồng ở Seram. Các chủ sử dụng lao động chính trên đảo Ambon là văn phòng chính quyền (PEMDA), văn phòng thị trưởng (PEMKOT), đơn vị đột kích 733 của Indonesia, và Ambon City Center (trung tâm mua sắm duy nhất của đảo Ambon). Toàn bộ kinh tế của đảo Ambon bắt đầu thay đổi từ "Old Towne" (Kota Lama) hướng về Passo, khu trung tâm thương mại mới được hoạch định của khu vực đảo. Kinh tế của đảo Island gần đây được thúc đẩy mạnh mẽ từ Ciputra Group với việc tạo ra một thành phố vệ tinh mới tại Lateri, Kotamadya Ambon, Maluku: Citraland Bay View City. Hơn nữa, trung tâm mua sắm tiêu chuẩn quốc tế mới, Ambon City Center, được Bliss Group xây dựng tại Passo. Nhân khẩu. Người Ambon có nguồn gốc pha trộn Mã Lai-Papua. Họ hầu hết là những Ki-tô hữu hoặc tín đồ Hồi giáo. Ngôn ngữ chính của hòn đảo là tiếng Mã Lai Ambon, cũng gọi là "tiếng Ambon". Ngôn ngữ này được phát triển với vị thế một ngôn ngữ giao thương ở miền trung Maluku, và được sử dụng ở những nơi khác tại Maluku như ngôn ngữ thứ hai. Một thứ tiếng thương mại bồi cổ gọi là Portugis đã biến mất. Song ngữ cùng với tiếng Indonesia có tỷ lệ cao quanh thành phố Ambon. Có những căng thẳng tôn giáo trên đảo giữa hai cộng đồng Hồi giáo và Ki-tô giáo và căng thẳng sắc tộc giữa người Ambon bản địa và người Java di cư. Lịch sử. Thời kỳ thuộc địa. Năm 1513, người Bồ Đào Nha trở thành những người châu Âu đầu tiên đạt chân lên Ambon, và hòn đảo này trở thành một trung mới đối với các hoạt động của Bồ Đào Nha tại Maluku sau khi họ bị trục xuất khỏi Ternate. Tuy nhiên, người Bồ Đào Nha đã thường xuyên bị người Hồi giáo bản địa tấn công ở vùng bờ biển phía bắc của đảo, đặc biệt là tại Hitu, tức nơi có mối quan hệ thương mại và tôn giáo với các thành phố cảng chính ở bờ biển phía bắc đảo Java. Người Bồ Đào Nha lập một nhà xưởng vào năm 1521, song vẫn không có được sự yên ổn cho đến năm 1580. Người Bồ Đào Nha đã không bao giờ có thể kiểm soát được các giao thương về gia vị bản địa, và đã thất bại trong các nỗ lực nhằm thiết lập quyền lực trên quần đảo Banda, trung tâm của việc sản xuất nhục đậu khấu. Tuy nhiên, ngôn ngữ thương mại bồi là tiếng Portugis đã được sử dụng cho đến thế kỷ 19 và nhiều gia đình vẫn giữ tên họ Bồ Đào Nha và tuyên bố rằng mình có nguồn gốc Bồ Đào Nha như: Muskita, De Fretes. Người Bồ Đào Nha đã bị người Hà Lan thay thế vào năm 1605, khi Steven van der Hagen chiếm được pháo đài mà không cần một phát đạn. Ambon là trụ sở của Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) từ năm 1610 đến 1619 khi người Hà Lan thành lập Batavia (nay là Jakarta). Khoảng năm 1615, người Anh đã thành lập khu định cư trên đảo Cambello, song người Hà Lan đã phá hủy nó vào năm 1623. Các hành động tra tấn khủng khiếp các cư dân người Anh bất hạnh này. Năm 1654, sau các cuộc đàm phán không có kết quả, Oliver Cromwell đã bắt Liên minh các tỉnh cấp cho số tiền là 300.000 gulden, để bồi thường cho các hậu duệ của những người phải trải qua "thảm sát Ambon", cùng với sự kiện tại Manhatan. Năm 1673, nhà thơ John Dryden đã thuật lại bi kịch của ông trong "Amboyna; hay những sự hung ác của người Hà Lan đối với các thương gia người Anh". Năm 1796 người Anh dưới sự chỉ huy của đô đốc Admiral Rainier đã chiếm Ambon, song đã trả lại đảo cho người Hà Lan theo thỏa thuận hòa bình ở Amiens vào năm 1802. Đảo lại về tay Anh Quốc và năm 1810, song một lần nữa lại được trả lại cho Hà Lan vào năm 1814. Ambon là trung tâm trên toàn thế giới đối ngành sản xuất đinh hương; cho đến thế kỷ 19, người Hà Lan đã ngăm cấm việc trồng các cây đinh hương trên tất cả các đảo khác nằm dưới quyền kiểm soát của mình để đảm bảo độc quyền tại Ambon. Dưới thời đế quốc Hà Lan, thành phố Ambon là nơi đặt trụ sở của chỉ huy quân sự và cư dân Hà Lan tại quần đảo Maluku. Pháo đài Victoria bảo vệ cho đô thị, và Encyclopædia 1911 đã mô tả "một đô thị nhỏ sạch sẽ với các đường phố rộng, được thiết lập tốt". Dân cư được chia thành hai tầng lớp "orang burger" hay các công dân, và "orang negri" hay các dân làng, hạng công dân gồm những người có nguồn gốc bản địa được hưởng quyền ưu đãu nhất định do Công ty Đông Ấn Hà Lan trao cho tổ tiên họ. Bên cạnh người Hà Lan, đảo Ambon khi ấy còn có một số người Ả Rập, người Hoa và một vài người định cư Bồ Đào Nha. Thành phố Ambon là một căn cứ quân sự lớn của Hà Lan, thành phố bị quân đội đế quốc Nhật Bản chiếm từ tay Đồng minh trong trận Ambon vào năm 1942 của Chiến tranh thế giới thứ II. Sau trận chiến là hành động thảm sát 300 tù binh Đồng Minh. Xung đột sau khi độc lập. Indonesia giành được độc lập vào giai đoạn 1945–49. Do hậu quả của các xung đột sắc tộc và tôn giáo, và việc Tổng thống Sukarno biến Indonesia thành một quốc gia đơn nhất, Ambon là nơi đã diễn ra một cuộc đấu tranh chống lại chính quyền Indonesia, kết quả là cuộc nổi loạn của Cộng hòa Nam Maluku vào năm 1950. Vào tháng 4 và tháng 5 năm 1958, trong cuộc nổi loạn Permesta ở Bắc Sulawesi, Hoa Kỳ đã ủng hộ và tiếp tế cho quân nổi loạn. Các phi công đến từ một tổ chức của CIA đặt tại Đài Loan, Công ty Không vận Dân hàng, đã lái các máy bay B-26 Invader của CIA, liên tục ném bom và bắn các mục tiêu tại Ambon. Từ ngàu 27 tháng 4 cho đến 18 tháng 5, CIA đã không kích thành phố Ambon. Đến ngày 8 tháng 5 năm 1958, phi công Allen Lawrence Pope|Allen Pope của CIA đã đánh bom căn cứ của Không quân Indonesia tại Liang ở đôgn bắc của đảo, làm hư hại đường băng và phá hủy một Consolidated PBY Catalina. Không quân Indonesian chỉ một chiến máy bay chiến đấu có thể dùng được trên đảo Ambon: một chiếc P-51 Mustang ở Liang. Cuộc không kích cuối cùng của Pope là vào ngày 18 tháng 5, khi một phi công Indonesia tại Liang, Phi trưởng Ignatius Dewanto, đã đột ngột cất cánh chiếc P-51. Pope đã tấn công thành phố Ambon trước khi Dewanto có thể bắt anh ta, song Dewanto đã chặn đứng anh ngay khi Pope đang tấn công một cặp tàu chiến trong một hạm đội Indonesia ở phía tây đảo Ambon. Chiếc B-26 đã bị bắn rơi từ hỏa lực của cả Dewanto và pháo phòng không trên tàu. Pope bị bắt, và đã phơi bày sự trợ giúp của CIA đối với cuộc nổi loạn Permesta. Bối rối, chính quyền Eisenhower nhanh chóng chấm dứt sự hỗ trợ của CIA dành cho Permesta và rút các máy bay còn lại khỏi cuộc xung đột. Từ năm 1999 đến 2002, Ambon là trung tâm của các cuộc xung đột giáo phái khắp quần đảo Maluku.
1
null
Yamdena (viết là Jamdena trong thời thực dân Hà Lan) là đảo lớn nhất của quần đảo Tanimbar tại tỉnh Maluku ở phía đông Indonesia. Saumlaki là đô thị chính trên đảo, nằm ở cực nam của đảo. Đảo có diện tích 2.981 km². Đảo Yamdena có một dãy các ngọn đồi được rừng rậm bao phủ, chạy dọc theo bờ biển phía đông của đảo, trong khi bờ biển phía tây có độ cao thấp. Vùng rừng trên đảo là nơi định cư của loài trâu hoang dã. Tiếng Yamdena được nói trên đảo Yamdena và các đảo xung quanh. Ki-tô giáo là tôn giáo chính, song tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn tồn tại. Các ngành thủ công mỹ nghệ trên đảo bao gồm khắc gỗ, thêu trang trí vàng, dệt Ikat (chủ yếu tại đảo Selaru lân cận). Năm 1987, một loài mới của chi Cettia đã được ghi nhận trên đảo.
1
null
Quần đảo Tanimbar, cũng gọi là Timur Laut, là một nhóm gồm khoảng 65 đảo thuộc tỉnh Maluku của Indonesia, gồm một số đảo chính như Fordata, Larat, Maru, Molu, Nuswotar, Selaru, Selu, Seira, Wotap, Wuliaru và Yamdena. Cụm từ tiếng Indonesia "timur laut" có nghĩa là 'đông bắc'. Địa lý. Quần đảo Aru và quần đảo Kai nằm ở phía đông bắc của quần đảo Tanimbar, còn đảo Babar và Timor nằm ở phía tây. Các hòn đảo bị tách biệt qua biển Banda và biển Arafura. Tổng diện tích của quần đảo là 5440 km² (2100 sq mi). Hòn đảo lớn nhất trong nhóm là Yamdena. Đảo Yamdena có một dãy các ngọn đồi được rừng rậm bao phủ, chạy dọc theo bờ biển phía đông của đảo, trong khi bờ biển phía tây có độ cao thấp. Saumlaki là đô thị chính, nằm ở cực nam của Yamdena. Các đảo khác là Larat, Selaru, và Wuliaru. Dân cư quần đảo theo điều tra năm 2010 là 105.394 người. Hòn đảo nhỏ bé Tanimbarkei không phải là một phần của Tanimbar, mà là của quần đảo Kai và là nơi định cư của dưới 1000 người dân với phong tục rất truyền thống. Quần đảo Tanimbar là một phần của hệ sinh thái rừng rụng lá ẩm quần đảo biển Banda.
1
null
Formosa thuộc Hà Lan đề cập đến thời kỳ chính quyền thuộc địa Hà Lan tồn tại ở Formosa (nay gọi là Đài Loan) từ năm 1624 đến 1662. Trong bối cảnh thời đại khám phá, Công ty Đông Ấn Hà Lan đã thiết lập sự hiện diện của mình tại Đài Loan để giao thương với Trung Hoa và Nhật Bản, và cũng để ngăn cản các hoạt động thương mại và thuộc địa hóa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tại Đông Á. Thời kỳ Hà Lan cai trị đã chứng kiến sự phát triển kinh tế tại Đài Loan, bao gồm cả việc săn bắn trên quy mô lớn loài hươu và canh tác cây lúa và mía bằng cách sử dụng các lao động nhập khẩu từ Phúc Kiến. Chính quyền cũng cố gắng để cải đạo Ki-tô cho các bộ lạc nguyên trú và đàn áp một số hoạt động văn hóa của họ, điều này đã khiến các bộ lạc cảm thấy khó chịu (chẳng hạn như ngăn cấm phá thai và thói quen trần truồng), hay nói cách khác thì thực dân Hà Lan đã "khai hóa văn minh" cho cư dân trên đảo. Tuy nhiên, những người thực dân không được tất cả chào đón và các cuộc nổi dậy của cả di dân người Hán và người nguyên trú đã bị quân đội Hà Lan đè bẹp. Thời kỳ thực dân kết thúc khi quân của Trịnh Thành Công đến xâm lược vào 37 năm sau đó. Lịch sử. Bối cảnh. Vào đầu thế kỷ thứ 17, các lực lượng Công giáo Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đối lập với các lực lượng Anh và Hà Lan (cả hai nước đều chủ yếu theo đạo Tin Lành), và điều này thường dẫn đến các cuộc chiến tranh trên phạm vi rộng tại châu Âu và những nơi chiếm hữu của họ ở châu Á. Người Hà Lan đã lần đầu tiên cố gắng giao thương với Trung Quốc vào năm 1601 song đã bị giới cầm quyền Trung Quốc khước từ, trong khi đó, Trung Quốc lại giao thương với người Bồ Đào Nha tại Macau từ năm 1535. Trong một cuộc viến chinh vào năm 1604 từ Batavia (căn cứ trung tâm của Hà Lan tại châu Á), Đô đốc van Warwijk ban đầu định tiến đánh Macau, song quân của ông đã phải hứng chịu ảnh hưởng từ một cơn bão nhiệt đới, và cơn bão đưa họ đến Pescadores (nay gọi là Bành Hồ). Khi đó, đô đốc đã cố gắng thương lượng các điều khoản thương mại với người Trung Quốc tại đại lục, song lại bị đòi một khoản phí quá cao để có đặc ân gặp được nhà chức trách Trung Quốc. Vây quanh đội tàu Hà Lan là một hạm đội Trung Quốc mạnh hơn hắn, Đô dốc vì thế đã dời đi mà không đạt được mục đích của mình. Năm 1622, sau một cuộc tấn công thất bại vào Macau, hạm đội Hà Lan lại khởi hành đi Bành Hồ, lần này là đã định trước, và người Hà Lan đã lập một căn cứ tại Mã Công. Họ xây dựng một pháo đài tại Mã Công bằng các lao công cưỡng bức từ số cư dân người Hoa địa phương; hoạt động giám sát của người Hà Lan được ghi lại là rất khắt khe và khẩu phần ăn ít ỏi đã khiến 1.300 trong số 1.500 nô lệ người Hán đã chết trong quá trình xây dựng. Tuy nhiên, chính quyền nhà Minh đã cảnh báo người Hà Lan rằng Bành Hồ là lãnh thổ Trung Quốc, và khẳng định người Hà Lan hãy di chuyển đến đảo Đào Loan và lập căn cứ của mình tại đó. Cùng năm đó, một tàu mang tên Sư tử Vàng (tiếng Hà Lan: "Gouden Leeuw") đã bị đắm tại đảo Tiểu Lưu Cầu ở ngoài khơi bờ biển tây nam của đảo chính Đài Loan; những người còn sống sót đã bị cư dân bản địa thảm sát. Năm sau đó, tức 1623, các thương nhân Hà Lan đi tìm kiếm một căn cứ nữa tại châu Á đã lần đầu tiên đặt chân lên đảo Đài Loan, họ có ý định biến hòn đảo thành một trung tâm trong hoạt động giao thương của Hà Lan với Nhật Bản và các khu vực ven biển Trung Quốc. Những năm đầu (1624–1625). Quyết định lập căn cứ tại Đài Loan và theo thông lệ vào thời điểm đó, nhà Hà Lan cho xây dựng một pháo đài phòng thủ để làm căn cứ cho các hoạt động của mình. Pháo đài được xây dựng trên một bán đảo cát tại Tayouan (tiếng Hán là 大員, Đại Viên) (nay là quận An Bình, Đài Nam). Địa điểm được chọn có thể tiếp cận từ biến và có và một nơi thuận lợi trong phòng thủ, song lại thiếu nước sạch, vì thế người ta phải vận chuyển nước từ sâu trong đất liền ra. Phát triển quyền kiểm soát, bình định dân nguyên trú (1626–1636). Việc đầu tiên mà người Hà Lan làm là trừng phạt các làng đã phản đối họ và thống nhất các sắc tộc nguyên trú dưới sự trung thành với Công ty Đông Ấn Hà Lan. Cuộc viễn chinh trừng phạt đầu tiên là nhằm chống lại các làng của người Bakloan và Mattau, nằm ở phía bắc của Saccam gần Tayowan. Chiến dịch chống người Mattau đã diễn ra dễ dàng hơn dự kiến và bộ lạc này đã chịu khuất phục sau khi ngôi làng của họ bị lửa thiêu trụi. Chiến dịch cũng nhằm đe dọa các làng khác từ Tirosen (Gia Nghĩa) đến Longkiau (Hằng Xuân). Trong khi chiến dịch bình định tiếp tục tại Đài Loan, thì trên biển, quan hệ với Trung Quốc đã trở nên căng thẳng khi Hà Lan cố gắng đánh thuế các tàu tại eo biển Đài Loan, chiến tranh cuối cùng cũng đã nổ ra giữ nhà Minh và Hà Lan, đô đốc Trịnh Chi Long đã đánh bại quân Hà Lan trong Hải chiến vịnh Liệu La vào năm 1633. Một số nhà truyền giáo người Hà Lan đã bị những người nguyên trú giết chết khi đang cố cải đạo: "Giáo lý viên, Daniel Hendrickx, người mà tên đã thường xuyên được nói đến, đã đi cùng với đội viễn chinh này về phía nam, do hiểu biết rất lớn của ông về ngôn ngữ Nam Đảo Đài Loan và cũng vì ông có quan hệ hữu hảo với dân bản xứ, sự phục vụ của ông có giá trị rất lớn. Khi tiến đến đảo Pangsuy, ông đã mạo hiểm, có lẽ là do tự tin thái quá, và đi quá xa so với những người khác, và đột nhiên ông bị một số lượng lớn các thổ dân có vũ trang vây quanh, những người này sau đó giết chết ông, mang đi chiến lợi phẩm là đầu, tứ chi của ông và các thành viên khác, thậm chí là cả ruột của ông, để lại cái thây bị cắt xẻ."</ref> Pax Hollandica và hất cẳng người Tây Ban Nha (1636–1642). Sau các chiến dịch bình định vào năm 1635–6, thêm nhiều hơn nữa các ngôi làng thề trung thành với người Hà Lan, đôi khi là vì sợ hãi trước các hành động quân sự và đôi khi là vì các lợi ích mà người Hà Lan mang lại (lương thực, an ninh). Các làng này trải dài từ Longkiau ở phía nam (125 km từ căn cứ pháo đài Zeelandia đến Favorlang ở miền trung Đài Loan, 90 km về phía bắc từ pháo đài Zeelandia. Thời kỳ này tương đối yên tĩnh và được một số nhà bình luận gọi với cái tên "Pax Hollandica" (Thái bình Hà Lan) (tham khảo từ Thái bình La Mã). Một khu vực ở phía bắc của đảo Đài Loan không nằm dưới quyền kiểm soát của người Hà Lan, khu vực này từ năm 1626 đã bị người Tây Ban Nha thống trị, với hai khu định cư tại Đạm Thủy và Cơ Long. Công sự tại Cơ Long đã bị bỏ rơi vì người Tây Ban Nha thiếu các nguồn lực để duy trì nó, song pháo đài Santo Domingo tại Đạm Thủy được xem là một trở ngại lớn đối với tham vọng của người Hà Lan trên đảo và trong khu vực nói chung. Năm 1642, người Hà Lan cử một đội viễn chinh gồm các binh lính và các chiến binh dân nguyên trú đi tàu đến Đạm Thủy, đánh bật số quân nhỏ người Tây Ban Nha khỏi pháo đài của họ và đẩy người Tây Ban Nha ra khỏi Đài Loan. Sau chiến thắng này, người Hà Lan đưa các làng ở phía bắc đảo vào dưới quyền kiểm soát của mình bằng cách tương tự như đã làm trong các chiến dịch bình định trước đó tại miền nam. Sự hiện diện gia tăng của người Hán và khởi nghĩa Quách Hoài Nhất (1643–1659). Người Hà Lan bắt đầu khuyến khích người Hán nhập cư đến đảo với quy mô lớn, chủ yếu là từ Phúc Kiến. Hầu hết các di dân là những người đàn ông đơn thân trẻ tuổi, họ chán nản với việc ở trên hòn đảo. Sau một cuộc nổi dậy của người Hán vào năm 1640, cuộc nổi loạn của Quách Hoài Nhất vào năm 1652 đã chống lại người Hà Lan một cách có tổ chức, cuộc nổi dậy có nguyên nhân từ sự tức giận với việc đánh thuế khắc nghiệt và sự tham nhũng của các quan chức. Người Hà Lan đã dập tắt cuộc nổi dậy, 25% số người tham gia cuộc nổi dậy bị giết chết chỉ trong khoảng thời gian một vài tuần. Bao vây Zeelandia và chấm dứt chính quyền Hà Lan tại Đài Loan (1660–1662). Năm 1661, một hạm đội gồm 200 tàu do một người trung thành với nhà Minh tên là Trịnh Thành Công lãnh đạo đã đổ bộ lên Lộc Nhĩ môn (鹿耳門) để tấn công Đài Loan nhằm tiêu diệt và trục xuất người Hà Lan ra khỏi Zeelandia. Sau chín tháng bao vây, người Hà Lan đầu hàng. Trịnh Thành Công sau đó buộc các đại diện địa phương của Công ty Đông Ấn Hà Lan ký kết một hiệp ước hòa bình tại Zeelandia vào ngày 1 tháng 2 năm 1662, và người Hà Lan phải rời khỏi Đài Loan. Từ đó trở đi, Đài Loan trở thành nền tảng cho Vương quốc Đông Ninh của Trịnh Thành Công. Đoạn cuối: người Hà Lan chiếm lại Cơ Long (1664–1668). Sau khi bị đẩy ra khỏi Đài Loan, người Hà Lan liên minh với nhà Thanh để chống lại chế độ của họ Trịnh tại Đài Loan. Sau một số vụ động độ, người Hà Lan đã tái chiếm pháo đài tại Cơ Long ở phía bắc đảo vào năm 1664. Trịnh Kinh đã cử một đội quân đến đánh bật người Hà Lan, song đã không thành công. Người Hà Lan chiếm giữ Cơ Long cho đến năm 1668, khi gặp phải sự kháng cự từ dân nguyên trú (có khả năng bị Trịnh Kinh kích động) và không chiếm được bất kỳ lãnh thổ nào khác của hòn đảo, người Hà Lan đã từ bỏ thành trì cuối cùng của họ và rút lui khỏi Đài Loan. Chính quyền. Người Hà Lan tuyên bố chủ quyền với toàn bộ hòn đảo, song do không thể tiếp cận các dãy núi trung tâm nên sự kiểm soát của họ trên thực tế chỉ giới hạn ở vùng đồng bằng tại bờ biển phía tây, cộng với các khu vực cô lập ở vùng bờ biển phía đông. Lãnh thổ này đã thu được từ năm 1624 đến 1642, hầu hết các làng phải thề trung thành với người Hà Lan và sau đó phần lớn được tự quản. Cách xác nhận chủ quyền của người Hà Lan là đem một số loài cây đặc hữu (thường là cau hay dừa) từ đô thị của Thống sứ trồng xuống các vùng đất, từ đó biểu thị vùng đất này thuộc về Hà Lan. Thống sứ sau đó sẽ trao cho thủ lĩnh của làng một quyền trượng biểu tượng cho quyền lực và một "Prinsenvlag" ("Cờ của ông hoàng", cờ của Willem Người im lặng) để trưng tại các ngôi làng. Thống sứ Formosa (; , Hán Việt: Đài Loan trưởng quan) là người đứng đầu chính quyền. Được bổ nhiệm bởi Toàn quyền Đông Ấn Hà Lan tại Batavia (nay là Jakarta, Indonesia), Thống sứ Formosa được trao quyền lập pháp, thu thuế, tiến hành chiến tranh và tuyên bố hòa bình thay mặt cho Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) và do đó là cánh tay nối dài của nhà nước Hà Lan. Hội đồng Tayouan sẽ hỗ trợ Thống sứ hoàn thành nhiệm vụ. Hội đồng này bao gồm các cá nhân nổi bật cư trú tại Tayouan. Chủ tịch của hội đồng này là cấp phó của Thống sứ, và sẽ tiếp nhận vị trí lãnh đạo nếu Thống sứ chết hoặc mất năng lực. Dinh của Thống sứ nằm tại pháo đài Zeelandia tại Tayouan (khi ấy là một hòn đảo, nay là khu An Bình của thành phố Đài Nam). Có tổng cộng 12 thống sứ trong thời kỳ đô hộ của Hà Lan. Kinh tế. "Đại lý" Tayouan (giống như tên gọi của các trạm giao thương của VOC) đã trở thành đại lý sinh lời đứng thứ hai của toàn thể Đông Ấn Hà Lan (sau đại lý tại Hirado/Dejima), mặc dù nó mất tới 22 năm thuộc địa để có thể hoàn vốn và đem lại lợi nhuận. Lợi nhuận đến từ thương mại ba bên giữa họ, Trung Quốc và Nhật Bản, cộng với khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Đài Loan, người Đài Loan đã có thể biến vịnh biển cận nhiệt đới bị ám ảnh với căn bệnh sốt rét thành một tài sản sinh lợi. Một nền kinh tế tiền mặt đã được đưa đến (sử dụng real Tây Ban Nha, giống như VOC) và thời kỳ này cũng chứng kiến các nỗ lực nghiêm túc đầu tên nhằm phát triển kinh tế trong lịch sử hòn đảo. Thương mại. Mục đích ban đầu của việc xây dựng pháo đài Zeelandia tại Tayowan tại miền Nam Đài Loan là để cung cấp một căn cứ cho các hoạt động giao thương với Trung Quốc và Nhật Bản, cũng như quấy nhiễu việc giao thương của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha trong khu vực. Các loại hàng hóa được trao đổi bao gồm tơ lụa từ Trung Quốc và bạc từ Nhật Bản, và nhiều thứ khác. Sau khi thiết lập nên pháo đài, người Hà Lan đã nhận ra tiềm năng của các đàn hươu sao ("Cervus nippon taioanus") lớn đi lại lang thang tại vùng đồng bằng phía tây hòn đảo. Da hươu bền dai được người Nhật đánh giá cao, họ sử dụng chúng để làm áo giáp cho samurai. Các bộ phận khác của hươu được bán cho các thương nhân Trung Quốc để làm thực phẩm hay dược phẩm. Người Hà Lan trả công cho những người nguyên trú khi họ đem hươu đến và cố gắng quản lý số hươu để theo kịp với nhu cầu. Những con hươu vốn là kế sinh nhai của dân nguyên trú lại bắt đầu biến mất, buộc họ phải thay đổi cách thức kiếm sống. Tuy nhiên, vẫn có các phân loài hươu sao còn tồn tại trong điều kiện nuôi nhốt và sau đó việc đưa chúng quay trở về với môi trường tự nhiên đã đạt được thành công. Sau đó, người Hà Lan cũng tiến hành trao đổi các mặt hàng nông nghiệp của đảo (như đường vào gạo) sau khi sử dụng các lao động nhập khẩu từ Phúc Kiến đến để tiến hành canh tác trên quy mô lớn. Nông nghiệp. Người Hà Lan cũng sử dụng người Hán làm lao động để trồng mía và lúa gạo phục vụ cho việc xuất khẩu; một số lượng đường và gạo được xuất khẩu đến tận các thị trường xa xôi như Ba Tư. Các nỗ lực nhằm thuyết phục thành viên các bộ lạc nguyên trú từ bỏ săn bắn và chấp nhận lối sống định canh định cư đã không thành công vì "đối với họ, trồng trọt có hai nhược điểm chính: đầu tiên, theo truyền thống phân công lao động, đó là việc của nữ giới; thứ hai, nó là công việc cực nhọc." Người Hà Lan do đó phải nhập khẩu lao động từ Trung Quốc, và đây là thời kỳ đầu tiên chứng kiến một số lượng lớn di dân Hán tới hòn đảo, một nhà bình luận đã ước tính rằng có đến 50–60.000 người Hán đã định cư tại Đài Loan trong suốt 37 năm dưới thời cai trị của Đài Loan. Những người định cư này được khuyến khích bằng việc được đi lại tự do đến đảo, thường là bằng các tàu của Hà Lan, và các công cụ sản xuất, bò và hạt giống để bắt đầu trồng trọt. Đổi lại, người Hà Lan sẽ lấy một phần mười hoa lợi, coi như thuế. Thuế thân. Một khoản thuế thân được áp dụng cho tất cả các cư dân người Hán trên sáu tuổi. Loại thuế bị người Hán coi là đặc biệt nặng nề bởi trước khi người Hà Lan xâm chiếm thì hòn đảo Đài Loan không hề có thuế. Cùng với chính sách hạn định việc thuê đất là việc các binh sĩ Hà Lan tống tiền, thuế đã gây ra các cuộc khởi nghĩa lớn vào các năm 1640 và 1652. Nhân khẩu. Trước khi thực dân Hà Lan đến, Đài Loan hầu như chỉ có thổ dân Đài Loan sinh sống; những người Nam Đảo này sống trong một xã hội săn bắn và hái lượm song cũng có hoạt động nông nghiệp du canh du cư. Sẽ khó khăn trong việc ước tính sốn người Nam Đảo bản địa trước khi người Hà Lan đến, cũng như không có thế lực nào cai trị toàn bộ hòn đảo để có thể thống kê dân số, trong khi các thổ dân thì lại không giữ các ghi chép. Ngay cả khi Hà Lan có quyền kiếm soát cực đại tại Đài Loan vào thập niên 1650 thì vẫn còn nhiều khu vực rộng lớn trên đảo nằm ngoài ranh giới của họ. Dân cư Formosa thuộc Đài Loan bao gồm ba nhóm chính; người nguyên trú (thổ dân), lực lượng Hà Lan, và người Hán. Cũng có một số người Tây Ban Nha cư trú ở phía bắc của hòn đảo từ năm 1626 đến 1642 tại vùng quanh Cơ Long và Đạm Thủy. Đôi khi cũng có một số ít các thương nhân-cướp biển Nhật Bản được gọi là Uy khấu hoạt động tại các vùng ven biển nằm ngoài tầm kiểm soát của người Hà Lan. Những người Nam Đảo bản địa đã có mặt tại Đài Loan từ hàng nghìn năm trước khi người Hà Lan đến. Khó có thể ước tính tổng số người nguyên trú tại Đài Loan vào thời điểm đó, song có một nhà bình luận cho là đưa ra con số 150.000 trên khắp Đài Loan trong thời kỳ cai trị của người Hà Lan. Họ sinh sống trong các làng với số lượng cư dân khác nhau, dao động từ vài trăm đến khoảng 2.000 người, các nhóm người nguyên trú khác nhau nói các thứ tiếng Nam Đảo khác nhau thuộc Ngữ hệ Nam Đảo Đài Loan và không thể hiểu lẫn nhau. Người Hà Lan ban đầu chủ yếu là các binh lính, với một số nô lệ và các lao động đến từ các thuộc địa khác của Hà Lan, chủ yếu là khu vực xung quanh Batavia (nay là Jakarta). Số binh lính đồn trú trên đảo tăng trưởng và suy giảm theo nhu cầu quân sự của thuộc địa, từ mức thấp là 180 lính trong những ngày đầu đến 1.800 một thời gian ngắn trước cuộc xâm lược của Trịnh Thành Công. Cũng có một số cá nhân khác, bắt nguồn từ các thương nhân đến đảo để truyền giáo và giảng dạy. Khi người Hà Lan đến Đài Loan, ở đây đã có sẵn một mạng lưới của các nhà buôn người Hán sinh sống trên đảo, thu mua hàng hóa (đặc biệt là các sản phẩm từ hươu) của người Nam Đảo. Mạng lưới này được ước tính có khoảng 1.000–1.500 người, hấu như toàn bộ là nam giới, hầu hết trong số họ là những cư dân theo mùa tại Đài Loan, và sẽ trở về Phúc Kiến vào thời gian còn lại. Bắt đầu vào thập niên 1640, người Hà Lan bắt đầu khuyến khích nhập cư quy mô lớn đến Đài Loan đối với người Hán, không chỉ cấp phương tiện vận chuyển từ Phúc Kiến, mà còn cấp bò và hạt giống cho những người nhập cư mới đến để bắt đầu trồng trọt. Ước tính số người Hán tại Đài Loan vào lúc kết thúc thời kỳ cai trị của Hà Lan khá chênh lệch, từ 10–15.000 cho đến 50–60.000. Tôn giáo. Một trong những chính sách trụ cột của thực dân Hà Lan là chuyển đổi những người dân nguyên trú thành các Ki-tô hữu. Từ sự mô tả của các nhà truyền giáo đầu tiên, tôn giáo bản địa là thuyết vật linh trong tự nhiên, trong một trường hợp nó được gọi là "Inibs". Người Nam Đảo cũng tiến hành nhiều hoạt động khác nhau mà người Hà Lan cho là tội lỗi hoặc ít nhất là thiếu văn minh, bao gồm cả việc phá thai bắt buộc bằng việc xoa bóp, việc không chung thủy trong hôn nhân là điều thường thấy, không chuẩn bị cho ngày Sabbath của Ki-tô giáo và thường trần truồng. Giáo dục. Các nhà truyền giáo cũng chịu trách nhiệm cho việc thành lập các trường học tại các làng dưới quyền kiểm soát của người Hà Lan, không chỉ giảng dạy về tôn giáo mà còn dạy các kỹ năng đọc và viết. Trước khi thực dân Hà Lan đến, các cư dân bản địa không sử dụng chữ viết, và các nhà truyền giáo đã lập ra một số đề án la tinh hóa các ngôn ngữ Nam Đảo khác nhau. Các thử nghiệm được tiến hành với việc dạy cho các trẻ em bản địa tiếng Hà Lan, tuy nhiên điều này đã bị bãi bỏ khá nhanh chóng sau khi họ không đạt được kết quả như ý muốn. Ít nhất thì một người Nam Đảo Đài Loan đã tiếp thu giáo dục tại Hà Lan; ông cuối cùng đã kết hôn với một phụ nữ Hà Lan và dường như cũng được tích hợp vào xã hội Hà Lan. Di sản. Ngày nay, di sản của thời kỳ thực dân Hà Lan vẫn hiện hữu tại khu An Bình ở thành phố Đài Nam, tại đây pháo đài Zeelandia vẫn còn và được bảo tồn. Cũng trong địa phận Đài Nam còn có pháo đài Provintia, công trình này vẫn giữ lại được cấu trúc chính và nay có tên là Xích Khảm lâu (赤崁樓), và tại Đạm Thủy thì pháo đài Anthonio (một phần của tổ hợp bảo tàng pháo đài San Domingo) vẫn tồn tại với vị thế là đồn phòng thủ được bảo tồn tốt nhất của Công ty Đông Ấn Hà Lan trên toàn thế giới. Công trình sau đó được lãnh sự quán Anh sử dụng cho đến khi Anh Quốc cắt đứt quan hệ với Quốc Dân đảng và quan hệ chính thức với Trung Hoa Dân Quốc. Tuy nhiên, tác động lâu dài nhất trong thời gian cai trị của Hà Lan là sự nhập cư của người Hán đến đảo. Vào lúc bắt đầu thời kỳ người Hà Lan cai trị, theo ước tính thì chỉ có 1.000–1.500 người Hán tại Đài Loan, hầu hết là nhà buôn sống trong các ngôi làng của dân nguyên trú. Đến cuối thời kỳ thực dân, Đài Loan đã có nhiều làng người Hán với tổng số dân lên đến hàng chục nghìn người, và cân bằng sắc tộc tại hòn đảo đã đi theo hướng nghiêng về những di dân người Hán thay vì dân nguyên trú.
1
null
Sự giáng sinh của Giêsu đề cập đến sự ra đời của Chúa Giê-su, chủ yếu là dựa vào những miêu tả trong hai Phúc âm Luca và Matthew, thứ nữa là từ một số sách ngoài quy điển. Theo Phúc âm Luca và Mátthêu thì Giê-su được Maria là vợ bác thợ mộc Giuse, sinh ra ở Bethlehem xứ Judea. Theo Luca, Giê-su được sinh ra và đặt nằm trong một máng cỏ vì bà Maria và ông Giuse không tìm được chỗ trọ qua đêm khi đang cùng đoàn người du hành đến Bethlehem. Các thiên sứ loan tin rằng người này sẽ là Đấng cứu thế, và các mục đồng đến chiêm bái. Theo Phúc âm Mátthêu thì các nhà thông thái đã theo hướng một ngôi sao để đến Bethlehem và dâng tặng những phẩm vật lên Chúa hài đồng, vì người sinh ra để làm vua của người Do Thái. Vì âm mưu dùng các nhà thông thái để tìm ra Giêsu thất bại, Hêrôđê Cả đã quyết định tàn sát tất cả các con trẻ ở Bethlehem để tiêu diệt Giêsu bằng được, nhưng gia đình Giêsu đã kịp chạy trốn đến Ai Cập và sau đó định cư tại Nazareth. Các học giả đã tranh luận liệu rằng những thông tin từ 2 cuốn phúc âm này có thể đồng nhất với nhau được hay không, một số quan niệm rằng những miêu tả này không có tính lịch sử. Một số học giả lại có quan điểm chỉ xem những tranh cãi về tính lịch sử của hai bản phúc âm này như là điều thứ yếu mà thôi, cái cốt lõi của những kinh sách này là thần học chứ không phải là những mốc thời điểm theo một trình tự thời gian. Các học giả về truyền thống Kitô giáo khác thì cho rằng hai cuốn phúc âm này không mâu thuẫn với nhau và họ đã chỉ ra những điểm tương đồng giữa chúng. Trong thần học Kitô giáo, Giêsu giáng sinh đánh dấu sự ra đời của Giêsu nhằm hoàn thành ý muốn thiêng liêng của Thiên Chúa, để cứu thế giới khỏi tội lỗi. Sự miêu tả nghệ thuật về sự tự nhiên đã là một chủ đề quan trọng đối với các nghệ sĩ Kitô giáo từ thế kỷ thứ 4. Những mô tả nghệ thuật về cảnh Giêsu giáng sinh từ thế kỷ 13 đã nhấn mạnh sự khiêm hạ của Giêsu, phản ánh những thay đổi trong cách tiếp cận sau khi châu Âu trải qua nạn dịch Cái chết Đen. Các dòng Phan Sinh và Đa Minh tập chú vào sự khó nghèo và nhỏ bé của hình ảnh Giêsu Hài Nhi. Đối với các tín hữu, ý niệm về Đấng Tạo Hóa toàn năng bỏ ngoài mọi quyền năng để chinh phục trái tim của con người bằng tình yêu và bằng việc trở nên một hài nhi yếu ớt trong máng cỏ cũng tuyệt diệu và cảm động như việc hy sinh trên thập tự giá nơi đồi Calvariô. Lễ Chúa Giêsu giáng sinh đóng một vai trò quan trọng trong năm phụng vụ Kitô giáo. Các hội thánh Kitô giáo theo truyền thống Tây phương (bao gồm Công giáo, Anh giáo và nhiều người Tin Lành) bắt đầu kỷ niệm Mùa Vọng từ bốn Chủ nhật trước Giáng sinh. Lễ cử hành truyền thống cho Giáng sinh được đặt vào ngày 25 tháng 12. Các Giáo hội Chính thống giáo Đông phương và Chính thống giáo Cổ Đông phương cử hành một mùa chuẩn bị tương tự để dọn mình đón Giáng sinh, đôi khi gọi là Mùa Vọng nhưng thường được gọi là Mùa Chay Giáng sinh ("Nativity Fast"), bắt đầu bốn mươi ngày trước đại lễ. Một số Kitô hữu Chính thống giáo (ví dụ người Hy Lạp và Syria) tổ chức lễ Giáng sinh vào ngày 25 tháng 12. Chính thống giáo khác (như người Copt, Ethiopia, Gruzia và Nga) tổ chức lễ Giáng sinh vào ngày (lịch Gregorius) 7 tháng 1 (29 Kiahk theo lịch Coptic) do việc họ tiếp tục giữ lịch Julius, thay vì lịch Gregorius. Trong Chính thống giáo Đông phương, lễ Giáng sinh là lễ quan trọng thứ ba trong năm phụng vụ, sau lễ Phục Sinh và lễ Ngũ Tuần.
1
null
Marcel Van Minh Phuc Long Nguyen ("Marcel Văn Minh Phúc Long Nguyễn", sinh ngày 8 tháng 9 năm 1987) là vận động viên thể dục dụng cụ người Đức gốc Việt. Anh đã thi đấu cho đội tuyển quốc gia Đức tại Olympic 2012 diễn ra tại Anh. Tiểu sử. Marcel Nguyễn có cha là người Việt và mẹ người Đức sinh sống tại thành phố Munich (tiểu bang Bayern). Năm 4 tuổi, Marcel đã bắt đầu tập thể dục dụng cụ và khi lên 7, anh tham gia câu lạc bộ TSV Unterhaching. Thành tích. Năm 2007, Marcel Nguyen cùng với các đồng đội giành được giải ba huy chương đồng nam tại Giải vô địch thế giới năm đó. Năm 2008, tại giải vô địch châu Âu 2008, Marcel Nguyen cũng giành được hạng nhì huy chương bạc đồng đội nam. Năm 2011, anh đoạt huy chương vàng cá nhân đầu tiên ở cấp độ châu Âu khi xuất sắc đứng đầu nội dung xà kép với số điểm 15,525. Năm 2012, Marcel đoạt huy chương vàng dành cho Đội tuyển thể dục dụng cụ Đức tại giải vô địch châu Âu 2012 tại thành phố Montpellier nước Pháp. Ở Thế vận hội Olympic 2012 tổ chức tại thành phố London nước Anh, Marcel giành được huy chương bạc cá nhân ở môn Thể dục dụng cụ. Đây là tấm huy chương Olympic cho Đức sau 76 năm chờ đợi ở Bộ môn Thể dục dụng cụ. Quan hệ Việt Nam. Marcel Nguyễn đã hai lần về Việt Nam và ngỏ ý muốn giúp ngành thể thao Việt Nam bằng cách tăng cường giao lưu, trao đổi.
1
null
Giáo sư Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng (sinh năm 1944) là một nhà y khoa nổi tiếng người Việt Nam; hiện là Phó Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam Quận 2. Bà nguyên là Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ (Thành phố Hồ Chí Minh), Viện trưởng Viện Tim TP. Hồ Chí Minh.. Bà cũng là một chính khách, từng là Đại biểu Quốc hội khóa VII, Phó Chủ tịch Quốc hội khóa VIII, Phó Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc hội khóa 1992 - 1997, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hồ Chí Minh. Để tôn vinh những đóng góp và thành tựu của bà trong lĩnh vực sản phụ khoa, Nhà nước Việt Nam đã phong tặng cho bà danh hiệu Anh hùng Lao động và Thầy thuốc Nhân dân. Thân thế và khởi đầu y nghiệp. Bà sinh năm 1944 tại Biên Hòa (nay thuộc tỉnh Đồng Nai). Nguyên quán của bà tại làng Tăng Nhơn Phú, tổng An Thủy, quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định (nay là phường Tăng Nhơn Phú B, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh). Bà sinh ra trong một gia đình nghèo, cha làm công nhân đồn điền cao su của Pháp. Năm lên 8 tuổi, bà mắc một cơn bạo bệnh, nhờ một bác sĩ người Pháp chữa khỏi bệnh, từ đó hình thành quyết tâm sẽ trở thành bác sĩ hành nghề cứu người trong bà. Cuộc sống gia đình khó khăn, cha mẹ đưa các anh chị em lên đồn điền cao su Chup (Kompong Chàm, Campuchia) mong kiếm sống. Riêng bà được bà ngoại bắt ở lại Biên Hòa để nuôi dạy.. Nhờ sự cưu mang của bà ngoại, vài năm sau đó, bà đã thi đậu vào Trường Nữ Trung học Gia Long (Sài Gòn). Để đạt được ước mơ vào trường y, bấy giờ chỉ đào tạo sinh viên bằng tiếng Pháp, bà bắt đầu tự học tiếng Pháp qua tài liệu. Do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, cha mẹ từng viết thư khuyên bà thi vào trường sư phạm, vốn dễ hơn và có nhiều ưu đãi hơn thời bấy giờ. Để chiều lòng cha mẹ, bà đành nộp đơn dự thi vào trường sư phạm. Mặc dù vậy, sau khi tốt nghiệp bậc Trung học, bà vẫn tham dự kỳ thi lớp dự bị y khoa và đứng hạng thứ 6 trong tổng số học sinh toàn miền nam thi vào Trường Đại học Y khoa Sài Gòn. Bấy giờ, gia đình bà từ Chup trở về, thất nghiệp. Hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, bà từng có ý định bỏ học để đi làm phụ giúp gia đình. Tuy nhiên, nhờ sự động viên của cha: "Con cứ đi học. Ngày nào ba còn sống thì con không phải bỏ học", cùng với khát khao mạnh mẽ được làm bác sĩ cứu người, bà tiếp tục việc học. Để đạt được ước mơ và giúp gia đình của mình, bà đã làm bất cứ công việc lương thiện nào có thể kiếm ra tiền, từ việc đi giao gạo và than... cho đến dạy kèm; chỉ để dành thời gian học bài vào ban đêm. Y nghiệp một đời. Khi bắt đầu học phân ngành, bà chọn theo ngành sản khoa. Bà tốt nghiệp Bác sĩ y khoa năm 1970. Tuy nhiên, bà vẫn tiếp tục học sau đại học thêm 4 năm trong hoàn cảnh khó khăn của gia đình. Năm 1973, bà lấy chứng chỉ tương đương Tiến sĩ y khoa Hoa Kỳ. Năm 1974, bà tốt nghiệp sau đại học chuyên ngành phụ khoa. Bà là đại biểu Quốc hội các khóa VII, VIII, IX; Phó Chủ nhiệm Ủy ban y tế và xã hội của Quốc hội khóa VII, Phó Chủ tịch Quốc hội khóa VIII; Phó Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội khóa IX. GS Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng đã được đảm nhận các trọng trách: Giám đốc Bệnh viện phụ sản Từ Dũ, Giám đốc Bệnh viện Tim của Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ nhiệm Bộ môn phụ sản, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 2. Bà đã đóng góp nhiều công lao, trí tuệ cùng tập thể bác sĩ, y sĩ, công nhân viên xây dựng Bệnh viện Từ Dũ trở thành đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, xứng đáng là bệnh viên chuyên khoa đầu ngành về sản phụ khoa, chỉ đạo tuyến 32 tỉnh, thành phố phía Nam. Dù ở cương vị hoạt động xã hội nào, bà cũng say sưa nghiên cứu khoa học, luôn luôn là thầy thuốc - mẹ hiền mang lại niềm vui, hạnh phúc cho nhiều gia đình Việt Nam và cho cả nước bạn. Nhắc đến GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng người ta thường nhắc đến công trình "thụ tinh trong ống nghiệm" mà bà đã học hỏi, dày công nghiên cứu nhiều năm ở nước ngoài, bỏ cả tiền túi để mua thiết bị về Việt Nam áp dụng tại BV Từ Dũ. Công trình này đã đem lại niềm vui cho biết bao nhiêu gia đình hiếm muộn. Họ gọi bà là " Bà Tiên ", đã đem hy vọng đến cho gia đình họ Tháng 8/1997, những phôi thai đầu tiên của Việt Nam đã đặt vào trong ống nghiệm thành công. Ngày 30/4/1998, ba đứa bé từ trong ống nghiệm đã được chào đời, đúng ngày kỷ niệm 23 năm miền Nam hoàn toàn giải phóng. Bà là người đầu tiên mang kỹ thuật nội soi trong phụ khoa về Việt Nam. Nhờ sự giúp đỡ của Pháp, Khoa nội soi của bệnh viện Từ Dũ được thành lập và đến nay, công trình này được công nhận là đứng đầu trong nước về kỹ thuật nội soi phụ khoa. Một số công trình nghiên cứu. Trong 25 năm nghiên cứu và thực tiễn bà đã hoàn thành xuất sắc hàng chục đề tài có giá trị như: Vinh danh. Năm 1994, Bà được Tổng thống Pháp ký phong hàm giáo sư y khoa Năm 2000, GS Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Câu nói nổi tiếng. Do một số bất đồng và mâu thuẫn với người chồng trước của bà. Chồng bà chỉ chấp nhận bảo lãnh hai con gái lớn sang Pháp. Tại thời điểm này, Bà đã có những phát biểu nổi tiếng lúc bấy giờ. Gia đình. Bà lập gia đình khi còn đang học Đại học Y khoa. Chồng bà là Bác sĩ Vương Ngọc Phát. Bà và Bác sĩ Phát đã li dị một thời gian sau khi Bác sĩ Phát đi tu nghiệp ở Pháp năm 1974. Bác sĩ Vương Ngọc Phát đã qua đời tại Mỹ năm 2003. Ông bà có với nhau 2 người con gái. Sau này, Bà còn có thêm 1 người con gái thứ 3. Chi tiết này còn nhiều vấn đề ít được biết đến và không rõ ràng trong cuộc đời của Bà. Người con gái đầu sinh năm 1970, là một bác sĩ răng hàm mặt tại Mỹ. Người con gái em út theo nghề luật sư cũng tại Mỹ. Con gái giữa, Vương Thị Ngọc Lan, sinh năm 1971, cũng là một bác sĩ sản phụ khoa có tiếng tại Việt Nam trong lĩnh vực thụ tinh ống nghiệm, từng được trao Giải thưởng Kovalevskaya cho tập thể nữ lao động sáng tạo năm 1998. Con rể bà, chồng bác sĩ Lan, bác sĩ Hồ Mạnh Tường từng chuyên làm công việc thư ký va phiên dịch cho bà, sau đó đã được cử nhiệm vai trò Trưởng khoa Hiếm muộn vô sinh của Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ. Hiện nay bác sĩ Hồ Mạnh Tường cũng là một bác sĩ tên tuổi trong lãnh vực hỗ trợ sinh sản và thụ tinh trong ống nghiệm. Bà có một người con gái nuôi cũng là một bác sĩ, chuyên khoa tâm thần tại Thành phố Hồ Chí Minh.
1
null
Banff là một thị xã tại Alberta, Canada. Thị xã là trung tâm của vườn quốc gia Banff, di sản thế giới. Thị xã có diện tích 4,88 km2, dân số 7584 người. Thị xã có cự ly 126 km về phía tây Calgary và 58 km về phía đông Lake Louise. Thị xã nằm ở độ cao 1463 m, là cộng đồng có cao thứ nhì ở Canada sau Lake Louise. Thị xã Banff là thành thị đầu tiên hợp nhất trong một vườn quốc gia Canada. Thị xã là một thành viên của Đối tác Khu vực Calgary. Banff là một thị xã nghỉ mát và một trong những điểm đến du lịch phổ biến nhất của Canada, nổi tiếng với môi trường xung quanh núi và suối nước nóng. Đây là điểm đến cho các môn thể thao ngoài trời và đi bộ đường dài, đi xe đạp, trượt tuyết. Sunshine Village, Ski Norquay và Lake Louise Mountain Resort là khu nghỉ dưỡng trượt tuyết gần đó nằm trong vườn quốc gia.
1
null
Reggiane Re.2001 "Falco" II là một loại máy bay tiêm kích của Italy, nó được trang bị cho "Regia Aeronautica" (không quân Italy) trong Chiến tranh thế giới II. Do không cạnh tranh được với Macchi C.202, nên Re.2001 chỉ được sản xuất 252 chiếc, nhưng thiết kế linh hoạt của nó đã chứng minh nó có thể đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau. Do khả năng cơ động tốt nên nó có thể không chiến tầm gần với những đối thủ mạnh hơn như Supermarine Spitfire. Re.2001 đã trở thành cơ sở của loại tiêm kích nổi tiếng sau này là Re.2005. Biến thể. Các phiên bản khác được xem xét bao gồm tiêm kích chống tăng chuyên nhiệm (trang bị pháo 20 mm và bom chống tăng) và phiên bản trinh sát không ảnh Re.2001 "Fotografico".
1
null
Reggiane Re.2005 "" (, Sagittarius) là một loại máy bay tiêm kích/tiêm kích-bom của Italy, nó được chế tạo cho "Regia Aeronautica" trong Chiến tranh thế giới II. Nó được nhiều người coi là "chiếc máy bay đẹp nhất trong Chiến tranh thế giới II". Cùng với Macchi C.202/C.205 và Fiat G.55, Reggiane Re.2005 là một trong ba loại máy bay tiêm kích "Serie" 5 của Italy. Với khả năng thăng bằng của khung thân cùng thiết kế khí động học, tất cả được thiết kế để tối ưu hóa khả năng của động cơ Daimler-Benz DB 605 nổi tiếng. Hạn chế duy nhất là một số bộ phận yếu ở phần phía sau của khung thân. Chỉ so 48 chiếc được chuyển giao trước khi hiệp ước đình chiến được ký kết, các máy bay tiêm kích này đã tham gia bảo vệ Naples, Rome và Sicilia, nhưng chiếc sống sót cuối cùng đã chiến đấu trên đống tàn tích đổ nát của Berlin, với phù hiệu của không quân Đức. Phi công át và là nhà phân tích quân sự, đại úy Duncan Smith, cho biết: "Re.2005 hoàn toàn là một chiếc máy bay mạnh mẽ, tuyệt vời."
1
null
Republic P-43 Lancer là một loại máy bay tiêm kích một tầng cánh, làm hoàn toàn bằng kim loại, cánh đặt dưới và một động cơ. Nó được hãng Republic chế tạo và trang bị cho Quân đoàn Không quân Lục quân Hoa Kỳ vào năm 1940. Một phát triển đề xuất là P-44 Rocket. P-43 có khả năng bay cao tốt cùng với hệ thống oxy hiệu quả. Bay nhanh và trang bị vũ khí tốt với khả năng bay tầm xa, cho đến khi P-38 xuất hiện thì Lancer là máy bay tiêm kích duy nhất của quân Đồng minh có thể bắt kịp máy bay tiêm kích Mitsubishi Ki-46 "Dinah" "chim trinh sát" của quân Nhật. Ngoài ra, P-43 còn thực hiện các nhiệm vụ trinh sát không ảnh tầng cao, tầm xa, cho đến khi F-4/F-5 Lightnings (biến thể của P-38) thay thế trong các đơn vị của USAAF à RAAF.
1
null
"Strange Clouds" là một ca khúc của nam ca sĩ nhạc hip hop người Mỹ B.o.B, hợp tác với nam ca sĩ nhạc rap Lil Wayne và được sản xuất bởi Dr. Luke và Cirkut. Hãng đĩa Atlantic đã thông báo rằng ca khúc sẽ được phát hành trên iTunes vào 27 tháng 9 năm 2011. Đây là đĩa đơn đầu tiên trích từ album phòng thu thứ hai của B.o.B, "Strange Clouds". Ngay trong tuần đầu phát hành, ca khúc đã có 197,000 bản tải kĩ thuật số được tiêu thụ, ra mắt tại vị trí thứ 7 trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100. Cho đến nay "Strange Clouds" đã bán được 1.3 triệu bản kĩ thuật số trên toàn thế giới. Tiếp nhận. Caryn Ganz từ tờ "Rolling Stone" đã đánh giá "Strange Clouds" 3/5 sao, và dành nhiều lời khen ngợi cho ca khúc. Phối khí. Bản remix chính thức của "Strange Clouds" được phát hành ngày 12 tháng 1 năm 2012, với sự hợp tác của T.I. và Young Jeezy. Bản remix này vẫn được sản xuất bởi Dr. Luke, nhưng đoạn điệp khúc của B.o.B có một chút thay đổi. Bản remix chính thức thứ hai có sự hợp tác của nam ca sĩ nhạc rap Tech N9ne. Nó đã được đề cập vào ngày 6 tháng 2 năm 2012 bởi Tech N9ne qua blog và Twitter chính thức của anh. Sau đó, vào 5 tháng 4 năm 2012, B.o.B đã xác nhận điều này qua một lời đáp với người hâm mộ trên Twitter. Video phối khí. Video ca nhạc chính thức cho bản remix của "Strange Clouds" được phát hành vào ngày 1 tháng 2 năm 2012. Video này được đạo diễn bởi 1st Impressions.
1
null
Cái Diên (, ? – 39), tự Cự Khanh, người Yếu Dương, Ngư Dương , tướng lĩnh, khai quốc công thần nhà Đông Hán, một trong Vân Đài nhị thập bát tướng. Thân thế. Cái Diên mình 8 thước, giương được cung nặng 300 cân. Thiên hạ loạn lạc, Cái Diên nổi tiếng dũng mãnh, nên được mời làm nhiều chức vụ ở địa phương: Duyện (quận), Tùng sự (châu),… Bành Sủng làm Thái thú, triệu Cái Diên làm Doanh úy, coi việc Hộ quân. Đi theo Lưu Tú. Khi Vương Lang nổi dậy, Diên cùng Ngô Hán đồng mưu về với Lưu Tú. Diên đến Quảng A, được phong làm Thiên tướng quân, hiệu Kiến Công hầu, tham gia bình định Hà Bắc. Quang Vũ đế lên ngôi, Diên làm Hổ nha tướng quân. Tiêu diệt Lưu Vĩnh. Năm 26, Cái Diên được thăng phong An Bình hầu. Quang Vũ đế sai Cái Diên đi đánh Ngao Thương ở phía nam; chuyển sang tấn công Toan Tảo , Phong Khâu , đều nhổ được. Mùa hè cùng năm, Diên chỉ huy Phò mã đô úy Mã Vũ, Kỵ đô úy Lưu Long, Hộ quân đô úy Mã Thành, Thiên tướng quân Vương Bá xuống phía nam tấn công Lưu Vĩnh, trước hết công phá được Tương Ấp, rồi tiến chiếm lấy Ma Hương, vây Lưu Vĩnh ở Tuy Dương . Mấy tháng sau, Diên thu hết lúa ngoài đồng, đến đêm bắc thang trèo vào thành. Lưu Vĩnh kinh sợ, đưa quân chạy ra cửa Đông. Cái Diên truy kích, thắng lớn. Lưu Vĩnh bỏ quân chạy đến Tiếu , Diên tiến đánh, nhổ cờ tiết, chém thái thú quận Lỗ dưới quyền Vĩnh. Các thành Bành Thành, Phù Dương, Ninh Thu, Tiêu đều hàng. Diên lại tiến đánh thái thú quận Bái của Vĩnh, chém đi. Tướng của Vĩnh là bọn Tô Mậu, Giảo Cường, Chu Kiến đưa hơn 3 vạn quân đến cứu Vĩnh, cùng tấn công Diên, giao chiến ở phía tây quận Bái. Duyên đại thắng, quân của Vĩnh rối loạn, người bỏ trốn và chết đuối quá nửa. Vĩnh bỏ thành chạy đến Hồ Lăng, Tô Mậu chạy đến Quảng Nhạc. Diên bèn an định 3 nước quận Bái, Sở, Lâm Hoài ; tu sửa miếu của Hán Cao Tổ, đặt các chức Sắc phu, Chúc tể, Nhạc nhân. Năm 27, Lưu Vĩnh giành lại Tuy Dương, Cái Diên lại chỉ huy các tướng vây Vĩnh ta hơn trăm ngày, thu hết lương cốc ngoài đồng. Vĩnh hết lương, đột vây mà chạy, Diên truy kích, bắt hết nhu yếu, giết được Vĩnh. Em Vĩnh là Phòng dâng thành đầu hàng. Tiêu diệt Đổng Hiến. Mùa xuân năm 28, Duyên tấn công Tô Mậu, Chu Kiến ở Kỳ, giao chiến với Đổng Hiến ở Lưu Hạ, đều phá được. Nhân đó sai Bình Địch tướng quân Bàng Manh đánh Tây Phòng, nhổ được. Lại đuổi theo đánh bại Chu Kiến, Tô Mậu ở Bành Thành, Mậu, Kiến chạy sang với Đổng Hiến. Tướng của Đổng Hiến là Bí Hưu dâng thành Lan Lăng đầu hàng. Hiến nghe tin, từ Đàm đi vây Bí Hưu. Khi ấy, Cái Diên cùng Bàng Manh ở Sở, xin đi cứu, Quang Vũ đế có sắc khuyên nên tấn công Đàm để giải vây cho Lan Lăng. Cái Diên cùng các tướng cho rằng Bí Hưu đang nguy, nên đến gấp. Hiến vừa đánh đã chạy, Cái Diên nhân đó phá vòng vây mà vào thành. Hôm sau, Đổng Hiến đưa đại quân đến vây, các tướng sợ, đột vây chạy ra ngoài, nhân đó đi đánh Đàm. Quang Vũ đế cho rằng đã lỡ mất thời cơ, có đi cũng vô ích. Quân Cái Diên không hạ được Đàm, còn Đổng Hiến chiếm được Lan Lăng, giết Bí Hưu. Quân Cái Diên giao chiến với biệt tướng của Hiến ở khoảng Bành Thành, Đàm, Bi, qua lại vài mươi trận, có thắng có thua. Quang Vũ đế cho rằng Cái Diên khinh địch vào sâu, mấy lần gởi thư răn đe. Khi Bành Manh làm phản, giết thái thú quận Sở, đưa quân tập kích đánh bại Cái Diên. Cái Diên vượt Tứ Thủy chạy lên phía bắc, phá Chu Tiếp, hủy Tân Lương, công tội bù nhau. Quang Vũ đế sắp tự mình đông chinh, triệu Cái Diênn cùng Đại tư mã Ngô Hán, Hán Trung tướng quân Vương Thường, Tiền tướng quân Vương Lương, Bộ Lỗ tướng quân Mã Vũ, Thảo Lỗ tướng quân Vương Bá hội quân tại Nhâm Thành, đánh dẹp Bàng Manh ở Đào Hương. Cái Diên tham gia chinh phạt Đổng Hiến ở Xương Lự, đều phá được. Cuối đời. Mùa xuân năm 30, Cái Diên được sai đi đóng đồn ở Trường An. Năm 33, Ngôi Hiêu chết, Cái Diên tiến lên phía tây đánh các đồn Nhai Tuyền, Lược Dương, Thanh Thủy, đều phá được. Năm 35, Cái Diên cùng Trung lang tướng Lai Hấp đánh Hà Trì, chưa hạ được, nhân bệnh nên đưa quân trở về. Được phong làm Tả Phùng Dực, tướng quân như cũ. Năm 37, Cái Diên được tăng phong thực ấp đến vạn hộ. Năm 39, Cái Diên hoăng tại chức, còn là Cái Phù kế tự.
1
null
Tiếng nổ siêu thanh là âm thanh nghe được khi sóng xung kích đi qua người quan sát, và các sóng xung kích này có nguồn gốc từ va đập vào không khí của các vật thể chuyển động nhanh hơn âm thanh. Năng lượng âm thanh có mật độ lớn trong sóng xung kích khiến cho âm thanh được tạo ra giống như âm thanh của một vụ nổ Các máy bay chuyển động nhanh hơn âm thanh đều tạo ra tiếng nổ siêu thanh đối với người quan sát đứng đủ gần. Tiếng nổ lách tách trên đường bay của viên đạn được bắn vớitốc độ nhanh hơn âm thanh cũng có cùng nguyên nhân. Đầu nhỏ của một số loại roi chăn bò cũng có thể chuyển động nhanh hơn tốc độ âm thanh khi được quật nhanh, và cũng phát ra tiếng nổ lách tách bởi cùng nguyên nhân. , những va đập của không khí vào vật thể tạo ra những rung động của các phân tử không khí. Những rung động này lan truyền trong không khí ở dạng âm thanh (sóng áp suất), với tốc độ của tốc độ âm thanh. Nếu vật thể chuyển động nhanh dần, nhưng vẫn chậm hơn tốc độ âm thanh, khoảng cách giữa các mặt sóng ngay trước mũi vật thể trở nên nhỏ hơn (do vật thể đuổi theo mặt sóng, như hình bên trái trong hình minh họa bên). Các mặt sóng ứng với các vùng áp suất cao sẽ dần bị nén gần với nhau khi tốc độ vật thể tăng lên. Đến khi tốc độ vật thể đúng bằng tốc độ âm thanh, các mặt sóng bị nén chặt tại một điểm ở ngay mũi vật thể (hình giữa trong hình minh họa bên). Điểm mũi vật thể, nơi các mặt sóng bị ép lại, có áp suất rất lớn. Các hạt không khí va đập vào mũi bị dồn nén lại, nhưng áp suất này không kịp giải tỏa ra hết môi trường xung quanh, do tốc độ lan truyền của sóng áp suất bằng đúng với tốc độ di chuyển của mũi. Kết quả là áp suất tiếp tục tăng lên đến giá trị rất lớn. Áp suất cực lớn này lan truyền ra xung quanh ở dạng sóng sốc . Tốc độ vật thể, khi bằng tốc độ âm thanh, gọi là Mach 1, khoảng 1225 km/h ở mực nước biển tại 20 độ C. Nếu tốc độ vật thể tiếp tục tăng cao hơn tốc độ âm thanh (hình bên phải trong hình minh họa bên), mũi của vật thể di chuyển nhanh hơn cả sóng áp suất (âm thanh). Khối không khí có áp suất rất cao ở mũi vật thể, ở trạng thái cân bằng, luôn lan ra xung quanh đủ nhanh để kịp thoát ra khỏi mũi, nhưng sau đó do giãn nở trong quá trình lan ra, áp suất giảm và tốc độ lan ra chậm lại, bằng với tốc độ lan truyền của sóng áp suất thông thường, tức tốc độ âm thanh. Chuyển động của mũi vật thể và các khối khí áp suất cao từ mũi có thể được minh họa bằng chuỗi sự kiện như sau. Vùng áp suất cao lan ra xung quanh trong giới hạn một hình nón có đỉnh là mũi vật thể và chuyển động cùng với vật thể, gọi là hình nón Mach. Một nửa góc nón "α", tính bằng công thức: với "v" là tốc độ vật thể, "c" là tốc độ âm thanh và "v"/"c" là số Mach. Tốc độ vật thể càng cao thì góc nón càng nhỏ. Trong vùng sóng sốc, có sự tăng đột ngột về áp suất lên giá trị rất lớn tại mũi vật thể, và trên các cạnh của nón Mach. Áp suất giảm dần về phía đuôi vật thể và đạt giá trị nhỏ hơn áp suất thông thường của không khí tại đuôi (do bảo toàn số hạt không khí, có vùng tăng áp suất thì phải có vùng giảm áp suất), cũng như tại các cạnh nón Mach ứng với đuôi. Khi nón Mach ứng với đuôi đi qua, áp suất lại tăng đột ngột lên áp suất thông thường của khí quyển. Tiếng nổ được sinh ra khi có sự thay đổi đột ngột về áp suất, do đó có 2 lần nghe thấy tiếng nổ khi nón Mach đi qua: Do có sự tăng giảm rồi lại tăng về áp suất, khi các nón Mach đi qua, như trên, sự biến đổi của áp suất còn được gọi là sóng-N, vì hình dạng biến đổi giống chữ N. Nếu máy bay bay lượn vòng, có thể quan sát biến đổi áp suất theo sóng-U. Tính chất. Chênh lệch áp suất giữa cạnh của nón Mach và áp suất khí quyển thông thường, nằm trong khoảng 50 đến 500 Pa đối với các máy bay siêu thanh thường gặp. Chênh áp lớn nhất từng được quan sát là vào khoảng 7000 Pa, sinh ra bởi một máy bay F-4 bay nhanh hơn tốc độ âm thanh một chút, và không gây ảnh hưởng sức khỏe cho những nhà nghiên cứu đứng gần đó . Cường độ âm thanh của tiếng nổ siêu thanh còn phụ thuộc vào hình dạng vật thể bay. Máy bay dài hơn tạo ra tiếng nổ yếu hơn, do vùng chênh áp suất bị kéo dài ra.. Vật thể bay ở độ cao lớn hơn sẽ gây ra tiếng nổ nhỏ hơn ở mặt đất, do sóng sốc giảm cường độ khi lan ra xa khỏi vật thể. Cường độ tiếng nổ (tỷ lệ với chênh áp trong vùng sóng sốc) giảm chậm khi tốc độ vật thể siêu thanh tăng lên. Ngoài việc sinh ra tiếng nổ, thay đổi áp suất trong vùng nón Mach còn có thể tạo ra nón mây trắng bay kèm theo, trong điều kiện thích hợp về độ ẩm, nhiệt độ và độ cao bay. Hơi nước trong không khí gặp vùng áp suất cao đột ngột, cao hơi áp suất bão hòa hơi nước, thì bị ngưng tụ lại thành những giọt rất bé, tạo nên hình mây trắng. Ngay khi nón áp suất cao đi qua thì áp suất lại giảm, các giọt hơi nước lại bốc hơi ngay (hòa tan vào không khí). Do đó chỉ tại vùng áp suất cao mới xuất hiện mây, và do vùng áp suất cao hình nón chuyển động cùng với máy bay, sẽ có thể quan sát được đám mây hình nón cũng chuyển động với máy bay. Nón mây này nằm lùi lại một chút so với mũi máy bay, do có độ trễ trong quá trình ngưng tụ và bốc hơi của hơi nước. Giảm thiểu. Trong thập niên 1950, khi giao thông siêu thanh đang được quan tâm, người ta từng cho rằng tiếng nổ siêu thanh, tuy to, nhưng có thể sẽ không nghe thấy nếu bay cao. Tuy nhiên, chuyến bay của B-70 Bắc Mỹ "Valkyrie" cho thấy tiếng nổ gây khó chịu ngay cả khi bay ở độ cao 21,000 m. Đây là lần đầu tiên người ta quan sát thấy sóng-N. Richard Seebass và Albert George ở Đại học Cornell đã nghiên cứu vấn đề giảm thiểu tiếng nổ siêu thanh và đã định nghĩa một hàm số (viết tắt là FM), phụ thuộc vào trọng lượng và chiều dài của máy bay, đặc trưng cho mức độ gây ồn do tiếng nổ siêu thanh của từng máy bay. Nếu hàm số này có giá trị bằng 1 thì ứng với mức độ ồn chấp nhận được, còn nếu cao hơn thì quá ồn và sẽ gây khó chịu. Các ông đã đo được FM của Concorde là 1.4 và của Boeing 2707 là 1.9 . Kết quả này, cùng với các vấn đề chính trị, đã dẫn đến các bộ luật ngăn cản sự phát triển của giao thông siêu thanh (ví dụ chỉ cho phép bay qua vùng biển). Seebass và George cũng đã thử tính toán và thay đổi thiết kế máy bay để trải dài sóng-N ra, do đó giảm tiếng nổ siêu thanh. Các thiết kế này được DARPA thử nghiệm trong dự án Nền tảng Siêu thanh Yên tĩnh trên máy bay F-5E có chỉnh sửa hình dạng, với mũi dài hơn so với F-5F. Thử nghiệm đã kéo dài 2 năm, với 21 chuyến bay, 1300 đoạn thu hình và thu âm, trong đó có một số được thu lại từ vị trí nằm trong sóng sốc bởi một máy bay bay đuổi theo đằng sau. Kết quả là tiếng nổ siêu thanh giảm được 1/3 nhờ các cải tiến hình dạng. Kết quả này đủ để giúp giảm FM của Concorde xuống mức 1. Sau thử nghiệm trên, năm 2006 một nhóm của NASA-Gulfstream Aerospace đã thử Mũi Yên tĩnh trên một máy bay F-15B 836. Mũi Yên tĩnh là một que có thể thay đổi độ dài (theo cơ chế tương tự như một số ăng ten ti vi trong nhà) có thể gắn ở mũi của máy bay để làm giảm cường độ sóng sốc khi bay ở tốc độ siêu thanh. 50 chuyến bay thử đã được tiến hành, và nhóm nghiên cứu đã giành được giải thưởng của báo Aviation Week vào tháng 3 năm 2008 cho các thử nghiệm này . Thiệt hại từ tiếng nổ siêu thanh. Ngày 15/12/2021, người phát ngôn của Không đoàn 142 của Không quân Hoa Kỳ đã phải lên tiếng xin lỗi vì máy bay của đơn vị này ở bang Oregon đã “vô tình” gây ra một vụ nổ siêu thanh, khiến người dân nơi này hoảng sợ vì tưởng là động đất. Theo quy định: các phi công của Không quân Vệ binh Quốc gia được phép gây ra những vụ nổ siêu thanh khi bay cách bờ biển ít nhất 24 km, nhưng mũi máy bay nên hướng ra xa đất liền. Trong suốt lịch sử phát triển các loại vũ khí siêu thanh, Không quân và hải quân Mỹ đã phải bồi thường hàng trăm thiệt hại và thương tật do tiếng nổ siêu thanh gây ra. Năm 1982, không quân Mỹ đã bồi thường 26.000 USD sau khi một gia đình ở bang Tennessee cáo buộc rằng tiếng nổ siêu thanh đã giết chết 61 con lợn, làm văng vật liệu trám răng của một phụ nữ và sụp móng một ngôi nhà. Người phụ nữ trong vụ việc cũng nói mình đã bị mờ mắt, đau tai và chóng mặt trong nhiều tuần.
1
null
"Lonely Lullaby" là bài hát của nam nghệ sĩ synthpop người Mỹ Owl City từ album phòng thu thứ ba của anh, "All Things Bright and Beautiful". Bảng xếp hạng. "Lonely Lullaby" tuy không lọt vào bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100, nhưng lại đạt được vị trí thứ 12 tại bảng Bubbling Under Hot 100 Singles.
1
null
Quần đảo Kai (cũng gọi là quần đảo Kei) nằm ở phía đông nam của quần đảo Maluku thuộc tỉnh Maluku của Indonesia. Các cư dân bản địa gọi quần đảo của mình là Nuhu Evav (quần đảo Evav) hay Tanat Evav (vùng đất Evav), song người dân các đảo lân cận gọi quần đảo là Kei. "Kai" thực ra là chính tả từ thời thực dân Hà Lan. Quần đảo nằm ở rìa của biển Banda, ở phía nam của bán đảo Đầu Chim của New Guinea, ở phía tây của quần đảo Aru, và ở phía đông bắc của quần đảo Tanimbar. Một nhóm đảo nhỏ gọi là quần đảo Tayandu (hay Tahayad) nằm ngay ở phía tây. Quần đảo Kei bao gồm nhiều hòn đảo như: Tổng diện tích của quần đảo Kei là 1438 km² (555 sq mi). Kei Besar có địa hình đồi núi và rừng cây rậm rạp. Kei Kecil có dân số lớn nhất và địa hình bằng phẳng. Thật ra là một rạn san hô nổi lên. Thủ phủ của quần đảo là Tual, hầu hết cư dân là tín đồ Hồi giáo. Langgur lân cận là trung tâm của các Ki-tô hữu. Quần đảo Kei là một phần của Wallacea, một nhóm các đảo của Indonesia bị tách biệt bởi các vùng nước sâu cả với thềm lục địa châu Á và châu Úc, và chưa từng được kết nối bằng cầu lục địa với hai đại lục này. Do vậy, quần đảo Kei có một vài loài động vật có vú bản địa và là một phần của hệ sinh thái rừng rụng lá ẩm quần đảo biển Banda.
1
null
Quần đảo Leti là một phần của quần đảo Maluku, thuộc phía tây nam của tỉnh Maluku tại Indonesia. Các đảo chính của quần đảo là Moa, Leti và Lakor. Quần đảo Leti tạo thành các phó huyện Leti Moa Lakor và Moa Lakor của huyện Maluku Barat Daya thuộc tỉnh Maluku. Quần đảo có diện tích 750 km² và có tổng dân số khoảng 16 000 người. Đô thị quan trọng nhất là Pati trên đảo Moa. Các ngành kinh tế của quần đảo bao gồm trồng lúa, dừa và thuốc lá, chăn nuôi, và đánh cá. Bản thân đảo Leti, hòn đảo ực tây, có tổng dân số khoảng 7000 người. Hòn đảo là một đỉnh núi hình tam giác, đối diện với núi Koli Besar ở phía đông và dãy núi Rapat ở phía tây. Leti không có các cảng tự nhiên, và hoàn toàn biệt lập với thế giới bên ngoài trong thời gian gió mùa từ tháng 12 đến tháng 4 khi vị trí thả neo không thể sử dụng được. Văn phòng của người đứng đầu địa phương ("camat") Leti Moa Lakor nằm tại Serwaru, ở bờ biển phía bắc của Leti. Văn phòng của camat Moa Lakor is nằm ở Weet trên đảo Moa. Tiếng Leti, một thành viên của ngữ hệ Nam Đảo được nói tại Leti.
1
null
Nhâm Quang (, ? – 29), tự Bá Khanh, người Uyển, Nam Dương , tướng lĩnh, khai quốc công thần nhà Đông Hán, một trong Vân Đài nhị thập bát tướng. Cuộc đời và sự nghiệp. Quang từ nhỏ trung hậu, được người trong làng yêu mến. Ban đầu ông làm các chứ vụ Sắc phu (hương), lại (huyện). Quân Hán đến Uyển, thấy quan phục của Quang hoa mỹ, bèn lột ra, muốn giết đi để lấy áo. Gặp Quang lộc huân Lưu Tứ (anh họ của Lưu Tú) đến, thấy ông có tướng mạo trưởng giả, bèn cứu giúp. Quang đi theo Tứ, làm An Tập duyện, được bái làm Thiên tướng quân, cùng Lưu Tú tham gia trận Côn Dương. Năm 23, Quang làm thái thú Tín Đô . Vương Lang dấy binh, nhiều nơi đầu hàng, chỉ có Quang không chịu theo. Quang cùng đô úy Lý Trung, lệnh Vạn Tu, công tào Nguyễn Huống, ngũ quan duyện Quách Đường đồng lòng giữ lấy Tín Đô. Quang bắt kẻ truyền hịch của Vương Lang chém đầu ở chợ, nhằm răn đe dân chúng, rồi phát 4000 quân giữ thành. Mùa xuân năm 24, Lưu Tú chạy trốn đến huyện Kế , không biết phải đi đâu, nghe được chỉ còn Tín Đô chống lại Hàm Đan (căn cứ của Vương Lang), lập tức tìm đến. Quang tự biết cô thành khó giữ, nghe tin Lưu Tú đến, mừng rỡ, kêu gọi quan dân hô "Vạn tuế", cùng Lý Trung, Vạn Tu soái quan thuộc mở cửa thành ra nghênh đón. Quang được bái làm Tả đại tướng quân, Vũ Thành hầu, theo đại quân chinh thảo. Lưu Tú lấy Tín Đô làm căn cứ, từ đó đánh chiếm các thành ấp xung quanh, sau khi bình định Hàm Đan, Quang được lệnh trở về quận. Năm 26, Quang được đổi phong A Lăng hầu, thực ấp 1 vạn hộ. Năm 29, Quang được triệu đến Lạc Dương làm Phụng triều thỉnh. Mùa đông cùng năm, Quang bệnh mất. Con là Nhâm Vĩ.
1
null
Vương quốc Đại Đỗ () hay vương quốc Middag là một vương quốc hay một liên minh siêu bộ lạc nằm ở trung tâm vùng đồng bằng phía tây Đài Loan. Chính quyền này được các bộ lạc nguyên trú tại Đài Loan lập ra, gồm người Papora, Babuza, Pazeh, và Hoanya; chính quyền quản lý 27 ngôi làng, chiếm nhiều phần của các huyện thị Đài Trung, Chương Hóa và Nam Đầu ngày nay. Sau khi sống sót qua thời cai trị của thực dân châu Âu và vương quốc Đông Ninh, các bộ lạc nguyên trú từng hình thành nên vương quốc Đại Đỗ cuối cùng đã bị nhà Thanh khuất phục vào thế kỷ 18. Lịch sử. Vương quốc này đã lần đầu tiên giao thiệp với phương Tây sau khi Công ty Đông Ấn Hà Lan lập ra chính quyền Formosa vào năm 1624. David Wright, một nhân viên người Scotland đã sống trên đảo trong thập niên 1640, đã liệt Middag là một trong 11 "huyện hay tỉnh" của vùng đồng bằng, được mô tả như sau: ""Lãnh địa thứ ba thuộc về quốc vương Middag, và nằm đối diện với đông bắc của Tayouan, phía nam của sông Patientia. Có 17 ngôi làng tuân theo lệnh của ông hoàng này, lớn nhất trong đó gọi là Middag, cũng là trị sở và tư gia chính của ông ta. Sada, Beodor, Deredonesel, và Goema, là bốn đô thị nổi tiếng khác của ông, cái tên cuối là một nơi đẹp đẽ, và nằm trên một đồng bằng cách năm dặm từ Patientia, trong khi những nơi khác được xây trên các ngọn đồi. Quốc vương Middag từng có quyền cai trị đối với 27 làng, song mười làng đã rời bỏ mối ràng buộc với ông. Ông không nắm giữ một nhà nước to lớn, và chỉ có một hoặc hai tùy trùng hộ tống lúc ông ra ngoài. Ông sẽ không dung thứ chho bất cứ Ki-tô hữu nào sống trong lãnh địa của mình, và chỉ cho phép họ đi qua nó"." Sau khi người Hà Lan chinh phục thuộc địa của Tây Ban Nha ở Bắc Đài Loan vào năm 1642, họ đã tìm cách kiểm soát vùng đồng bằng phía tây giữa thuộc địa mới và căn cứ của họ ở Tayouan (nay là Đài Nam). Sau một chiến dịch ngắn nhưng tàn khốc, Pieter Boon đã có thể chinh phục các bộ lạc tại khu vực này vào năm 1645. Kamachat Aslamie, người cai trị Middag, đã được trao một cây gậy biểu thị quyền cai trị địa phương của ông dưới quyền bá chủ của người Hà Lan. Từ năm 1646 đến 1650, Công ty Đông Ấn Hà Lan chia các vùng đất của ông thành sáu phần và cho các nông dân người Hán thuê. Trong thời gian này, Kamachat Aslamie chết và kế vị ông là cháu trai Kamachat Maloe, song người kế vị này không bao giờ được gọi với tước hiệu "Quata Ong" (tiếng Hán là 番仔王, Phiên Tử vương). Năm 1662, Trịnh Thành Công và những người đi theo đã bao vây tiền đồn của người Hà Lan, và cuối cùng đã lập ra vương quốc Đông Ninh. Theo các điều khoản đầu hàng, Trịnh Thành Công kế thừa mọi hợp đồng cho thuê của người Hà Lan. Do chiến tranh liên miên, còn thương mại hàng hải thì bị liên minh nhà Thanh-Hà Lan thù địch từ chối, vương quốc Đông Ninh phải tập trung khai thác các vùng đất này để nuôi sống đội quân lớn của họ. Điều này đã dẫn đến một số cuộc đàn áp dã man các cuộc nổi dậy của người nguyên trú và khiến vương quốc Đại Đỗ dần suy yếu. Ảnh hưởng của nhà Thanh. Sau khi nhà Thanh giành được chiến thắng trước vương quốc Đông Ninh, việc chuyên chở giữa Đài Loan và đại lục được khôi phục, lại có làn sóng người Hán nhập cư đến đảo, bất chấp triều đình đã có chiếu chỉ ngăn cấm. Do đó, vương quốc Đại Đỗ cũng như các bộ lạc khác phải đối mặt với áp lực thậm chí còn lớn hơn khi số người Hán nhập cư tăng theo cấp số nhân tìm kiếm các vùng đất trồng trọt "hoang" trên đảo. Do thiếu các tư liệu lịch sử và bằng chứng khảo cổ học, dòng thừa kế và sự phát triển của vương quốc không thể xác định chắc chắn. Theo các tư liệu của Hoàng Thúc Kính (黃叔璥), một viên quan nhà Thanh được phái đến Đài Loan vào đầu thế kỷ 18, thì một lãnh đạo siêu bộ lạc vẫn còn tồn tại ở khu vực Đại Đỗ lúc đó. Tuy nhiên, trong thời gian trị vì của Hoàng đế Ung Chính, dân cư trong các lãnh thổ truyền thống của Đại Đỗ đã nổi dậy phản đối lao dịch nặng nề do chính quyền nhà Thanh áp đặt, và bị quân Thanh cùng các bộ lạc hợp tác với nhà Thanh đàn áp tàn nhẫn vào năm 1732, tức một năm sau khi nổi dậy. Sau khi kết thúc xung đột này, một lãnh đạo siêu bộ lạc dường như đã không còn tồn tại trong các vùng đồng bằng trung tâm phía tây của hòn đảo. Sau đó, các hậu duệ của vương quốc Đại Đỗ hoặc là đã dung hợp vào người Hán chiếm đa số thông qua hôn nhân hoặc di cư đến vùng Phố Lý ngày nay, một trấn bồn địa được các ngọn núi bao quanh ở miền trung Đài Loan.
1
null
Đất nông nghiệp đôi khi còn gọi là đất canh tác hay đất trồng trọt là những vùng đất, khu vực thích hợp cho sản xuất, canh tác nông nghiệp, bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi. Đây là một trong những nguồn lực chính trong nông nghiệp. Phân loại. Việc phân loại tiêu chuẩn theo FAO - Tổ chức Nông lương của Liên Hợp Quốc thì phân chia đất nông nghiệp vào các thành phần sau đây: Tùy thuộc vào việc sử dụng hệ thống tưới tiêu nhân tạo, đất nông nghiệp được chia thành đất có tưới tiêu và không tưới tiêu (thường xuyên). Ở các nước đang khô hạn và bán khô hạn đất nông nghiệp thường được giới hạn trong phạm vi đất tưới tiêu. Đất nông nghiệp cấu thành chỉ là một phần của lãnh thổ của bất kỳ quốc gia, trong đó ngoài cũng bao gồm các khu vực không thích hợp cho nông nghiệp, chẳng hạn như rừng, núi, và các vùng nước nội địa. Đất nông nghiệp bao gồm 38% diện tích đất của thế giới, với diện tích đất trồng đại diện cho ít hơn một phần ba đất nông nghiệp (11% diện tích đất của thế giới). Tại Việt Nam. Tại Việt Nam, đất nông nghiệp được định nghĩa là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác. Đất nông nghiệp gồm:
1
null
là một tiểu thuyết ly kỳ đề tài học đường do Yonezawa Honobu sáng tác, xuất bản năm 2001. Đây là tập sách đầu tiên trong sê-ri "Câu lạc bộ Cổ Điển" (古典部 "Koten-bu, Cổ Điển bộ") gồm tổng cộng 6 tập tính đến năm 2016. Phiên bản manga được vẽ bởi Taskohna và được xuất bản bởi Kadokawa Shoten vào tháng 1 năm 2012. Phiên bản anime gồm 22 tập được sản xuất bởi Kyōto Animation và chỉ đạo lên sóng bởi Yasuhiro Takemoto từ ngày 22 tháng 4 năm 2012 đến ngày 16 tháng 9 năm 2012. Cốt truyện. Oreki Houtarou được nhắc đến là người với lối sống "tiết kiệm" - có nghĩa là cậu ta sẽ không chủ động làm một việc gì mà bản thân cảm thấy không cần thiết. Mặc dù không quan tâm gì đến việc tham gia các câu lạc bộ khi cậu bước vào Trường Cao trung (Trung học phổ thông - Cấp 3) Kamiyama, cậu được chị gái của mình là Oreki Tomoe yêu cầu tham gia Câu lạc bộ Văn học cổ điển, nơi sắp sửa có khả năng biến mất vì lý do các thành viên trước đều đã ra trường và hiện không có ai tham gia với tư cách là thành viên mới. Về sau, cùng những người bạn cũ là Fukube Satoshi và Ibara Mayaka, cũng như cô gái xinh xắn hay tò mò Chitanda Eru, Câu lạc bộ Văn học cổ điển đã trải qua những cuộc phiêu lưu giải đáp nhiều bí ẩn ở trường Cao trung Kamiyama. Cuối cùng, Houtarou nhận ra rằng Câu lạc bộ Văn học cổ điển, theo như lời chị cậu đã nói, cũng "khá thú vị". Đằng sau những vụ án bé nhỏ đó còn là những thông điệp rất giản dị về cuộc sống, về tình cảm bạn bè, gia đình. Truyền thông. Manga. Một bản chuyển thể manga có tựa "Hyouka" do Taskohna minh họa ra mắt tiếp nối số ra tháng 3 năm 2012 tập "Shōnen Ace" của Kadokawa Shoten. Kadokawa Shoten đã xuất bản 15 tập "tankōbon" từ 26 tháng 4 năm 2012 đến ngày 25 tháng 7 năm 2023. Manga chuyển thể 4 tiểu thuyết đầu tiên, tương tự như loạt anime. Loạt manga tiếp nối được công bố khởi động trong số ra vào tháng 8 năm 2019 của "Shōnen Ace". Anime. Một bản chuyển thể bốn tiểu thuyết đầu tiên lên anime dài 22 tập do Kyoto Animation chịu trách nhiệm sản xuất và đạo diễn bởi Takemoto Yasuhiro, với Gatoh Shoji xử lý cốt truyện, Nishiya Futoshi thiết kế các nhân vật và Tanaka Kohei sáng tác nhạc phim. Loạt phim phát sóng tại Nhật Bản từ ngày 22 tháng 4 năm 2012 đến ngày 16 tháng 9 năm 2012. Tập đầu tiên lên sóng vào ngày 14 tháng 4 tại một sự kiện đặc biệt ở Kadowaka Cinema, Shinjuku. Một tập OVA được truyền trực tiếp trên UStream vào ngày 8 tháng 7 năm 2012 và sau đó phát hành trên Đĩa Blu-ray, đi kèm với tập manga thứ ba vào ngày 12 tháng 1 năm 2013. Loạt anime có 4 bản nhạc chủ đề: hai bài mở và hai bài kết. Ca khúc chủ đề mở đầu tiên (sử dụng trong 11 tập phim) là của ChouCho, và bài hát chủ đề mở thứ hai (phát từ tập 12 trở đi) là của Kodama Saori. Ca khúc chủ đề kết phim đầu tiên (sử dụng trong 11 tập phim) là , còn bài hát chủ đề kết thứ hai (phát từ tập 12 trở đi) là ; cả hai bài đều được thể hiện bởi Sato Satomi và Kayano Ai. Funimation được cấp phép bản quyền bộ anime và phát hành nó trên băng đĩa tại gia ở Bắc Mỹ vào ngày 4 tháng 7 năm 2017, kèm với phần lồng tiếng Anh. Tương tự Anime Limited phát hành phim tại Anh Quốc vào năm 2017 và 2018. Phim hiện được Muse Communication phân phối khu vực Châu Á và một số quốc gia lân cận, phiên bản phụ đề ngôn ngữ bản địa được kênh YouTube hệ thống kênh YouTube trực thuộc Muse Communication đăng tải. Đón nhận. Tháng 10 năm 2017, có thông tin cho biết các tiểu thuyết đã xuất ra 2,05 triệu bản in.
1
null
Vườn nho hay cánh đồng nho hay cánh đồng trồng nho, đồi nho là những khu vực đất, cánh đồng, thửa ruộng, đồi được quy hoạch, cải tạo dành riêng cho việc trồng nho để phục vụ cho hoạt động sản xuất rượu (rượu vang, rượu nho) cũng như phục vụ cho sản xuất các sản phảm khác như nho khô, nho tươi và nước ép nho không có cồn. Các đồi nho thường nghiêng về hướng Nam hay hướng Tây để các cây nho có thể hấp thụ ánh sáng mặt trời tốt nhất. Lịch sử. Những bằng chứng sớm nhất của việc sản xuất rượu vang được cho là có từ giữa 6000 và 5000 trước Công nguyên từ những người Hy Lạp cổ đại và phát triển vào thời kỳ Đế quốc La Mã, sau này kỹ thuật canh tác của họ đã được phổ biến khắp châu Âu. Trong thời trung cổ ở châu Âu, Giáo hội là những lực lượng ủng hộ sát sao việc tiêu thụ rượu vang, đó là điều kiện cần thiết cho việc cử hành Thánh lễ. Trong thời kỳ Trung Cổ, các tu viện được sở hữu các vườn nho tốt nhất ở châu Âu. Những vườn nho nổi tiếng hiện ở nước Pháp nơi sản xuất ra những loại rượu vang trứ danh. Diện tích trồng. Theo số liệu của FAO, 75.866 km² trên thế giới được dùng để trồng nho. Khoảng 71% sản lượng nho được dùng sản xuất rượu vang, 27% để ăn dưới dạng quả tươi và 2% làm nho khô. Danh sách dưới đây liệt kê 11 quốc gia sản xuất rượu vang nho hàng đầu thế giới với diện tích trồng nho tương ứng cho việc sản xuất rượu vang: Vườn nho trên thế giới. Ở Pháp. Ở Pháp có nhiều vườn nho nổi tiếng để sản xuất rượu vang, như những vườn nho ở vùng Cognac ở miền Nam nước Pháp. Tại đây, có tới 73 ngàn ha với loại đất mới trông có màu bạc giống như vôi rất thích hợp với việc trồng những loại nho trắng, thành phần quyết định cho chất lượng của loại rượu Cognac. Cư dân của thành phố chỉ sống nhờ vào những cánh đồng nho và loại rượu Cognac, Họ là chủ sở hữu những cánh đồng nho, trồng để cung cấp cho các hãng rượu lớn hoặc tự làm những sản phẩm truyền thống. Ở vùng St Emilion cũng có những vườn nho, nơi đây được công nhận là di sản thế giới vì những cánh đồng nho trải dài bất tận với những đồi nho xanh ngát, trong các khu vườn, những chùm nho xanh sai trĩu quả. Tại Việt Nam. Tại Việt Nam, diện tích trồng nho đáng kể được biết đến ở Ninh Thuận, Vùng Ninh Thuận với đặc trưng là vùng đất đầy nắng, khô khan là ưu thế để phát triển cây nho, khách du lịch gặp những thửa ruộng nho cho quả to mọng, với các màu đen, đỏ, tím thẫm, xanh lơ và là một đặc sản của vùng đất Ninh Thuận. Diện tích trồng nho của tỉnh khoảng 2.500 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Ninh Phước, Ninh Hải và thị xã Phan Rang – Tháp Chàm, tại các xã, thị trấn Phước Dân, Phước Hữu, Phước Sơn với nhiều loại giống nho mới năng suất chất lượng cao. Từ năm 2002 Ninh Thuận đã mở rộng diện tích cây nho từ 25 – 30 ha và từ 1995 diện tích tăng nhanh nhất trên 2.000ha. Địa phương có án phát triển cây nho từ 1.000ha -2.000ha vào năm 2015 và 2.500ha vào năm 2020. Ninh Thuận là nơi cung cấp nho tươi với sản lượng lớn nhất cả nước, trung bình khoảng 15.000 tấn/năm và chế biến ra nhiều sản phẩm như nho sấy, mứt nho, rượu vang nho, mật nho… đáp ứng nhu cầu phong phú của người tiêu dùng trong đó, mỗi năm nông dân của tỉnh Ninh Thuận, xuất khẩu trên 10.000 tấn nho tươi sang các tỉnh thành trong khu vực. Tuy vậy, do sâu bệnh, diện tích trồng nho của Ninh Thuận năm 2011 chỉ còn 700 héc ta, giảm gần 60% so với năm 2010, cũng do dịch bệnh hán thư và côn trùng gây hại nên hầu như các vườn nho mới được trồng lại đều bị chết, do vậy, diện tích trồng nho sau mỗi năm cứ giảm dần và đến năm 2011 còn lại 700 héc ta. Kỷ lục. Theo ký giả chuyên về rượu nho Rudolf Knoll:
1
null
là bộ manga Nhật Bản do Koyama Chūya sáng tác, được xuất bản tuần tự trên "Tuần san Morning" của Kodansha từ 12/2007. Một anime chuyển thể bởi A-1 Pictures phát sóng tại Nhật Bản từ 01/04/2012 đến 22/03/2014. Nó đã được chuyển thể trong một phim live-action chiếu vào tháng 5/05/2012. Một phim anime được ra mắt vào 09/08/2014 với tiêu đề "Uchū Kyōdai #0". Nội dung. Ngày 9 tháng 7 năm 2006, hai anh em Nanba Mutta và Nanba Hibito tình cờ nhìn thấy một UFO bay hướng về phía mặt trăng khi đang thu băng ghi âm ở bờ sông Tsugita. Hibito liền nói với anh trai:" Mucchan, bằng cách nào đó, em sẽ trở thành một phi hành gia và đến mặt trăng. Còn anh thì sao?". Mutta trả lời:"Nếu em lên mặt trăng thì tất nhiên anh phải đi trước em rồi. Anh sẽ lên sao Hỏa." 19 năm sau, trong khi cậu em Hibito sắp trở thành người Nhật đầu tiên đặt chân lên mặt trăng thì Mutta lại vừa bị sa thải khỏi công ty sản xuất ô tô vì húc đầu vào cấp trên do ông ta dám nói xấu em mình. Biết được điều đó, Hibito đã yêu cầu Mutta nghe lại cuộn băng ghi âm 19 năm về trước. Trong đoạn ghi âm là lời hứa của hai anh em về việc sẽ trở thành phi hành gia. Cùng lúc đó là lá đơn chấp thuận của JASA gửi đến cho Mutta, điều này đã khiến cho Mutta hết sức hạnh phúc. Từ đây Mutta bắt đầu cố gắng hết sức cho ước mơ của mình để trở thành một phi hành gia. Truyền thông. Manga. Manga gốc (original manga) của Koyama Chūya bắt đầu từng số tại tạp chí "Tuần san Morning" của Kodansha từ 12/2007 và đã phát hành 43 volumes tankōbon tính đến tháng 9/2023. Trong khi manga vẫn chưa được cung cấp dưới dạng in ấn tại Bắc Mỹ, nó hiện đang có bản bằng tiếng Anh như là một phần của một tài khoản trả phí chỉ đọc / tải về chỉ từ Crunchyroll và Kodansha. Anime. Một anime chuyển thể bởi A-1 Pictures bắt đầu phát sóng tại Nhật Bản từ 01/04/2012 và được đồng thời truyền qua Crunchyroll. Series được cấp giấy phép cho Sentai Filmworks tại thị trường Bắc Mỹ. Episode thứ 31 phát sóng vào 04/11/2012, các tính năng phần đầu tiên của diễn xuất bằng giọng nói được ghi lại trong không gian, thực hiện bởi phi hành gia Hoshide Akihiko trên Trạm vũ trụ Quốc tế. Một episode đặc biệt với tiêu đề  "Planetarium: Uchū Kyōdai ~Itten no Hikari~" (プラネタリウム 宇宙兄弟~一点のひかり~ ?) đã được trình chiếu tại planetariums trong mùa hè 2012 và phát hành trên DVD với volumes manga 20 vào 22/02/2013. Đón nhận. Manga đã được đề cử giải Manga Taishō 2 lần liên tiếp vào các năm 2009 và 2010.. Năm 2011, thắng giải manga chung hay nhất tại Giải thưởng Manga Shogakukan lần thứ 56, và giải Manga Kodansha (với Sangatsu no Lion "của Chica Umino"). Năm 2014, manga thắng giải Reader Prize của Tezuka Osamu Cultural Prize XVIII.
1
null
là một loạt phim truyền hình anime Nhật Bản được tạo ra bởi Masaki Tsuzuki, còn được biết đến với vai trò là người tạo ra Magical Girl Lyrical Nanoha và được sản xuất bởi Seven Arcs và Aniplex dưới sự chỉ đạo của Keizo Kusakawa. Câu chuyện xoay quanh một cậu bé tên là Shinku Izumi, được công chúa Millhiore triệu hồi đến một thế giới khác để bảo vệ đất nước của Millhiore, Cộng hòa Biscotti, khỏi vương quốc láng giềng Galette. Sê-ri dài 13 tập trên Tokyo MX và các kênh khác từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2011. Sê-ri thứ hai, có tên Dog Days ”, dài 13 tập từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2012. Sê-ri thứ ba, có tên Dog Days ″, dài 12 tập từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2015. = Cốt truyện = Anime lấy bối cảnh tại một vương quốc viễn tưởng có tên là Cộng hòa Biscotti. Đất nước này đang đứng trước nguy cơ xâm lăng của vương quốc láng giềng Garrett. Để cứu quốc gia, công chúa Milchore F. Biscotti phải triệu hồi một anh hùng từ thế giới khác, và người này không ai khác lại là nhân vật chính Shinku, một nam sinh trung học cơ sở bình thường. Shinku là một cậu bé năng động, mang nửa dòng máu của Conrwall, vùng đất nằm ở cực tây của bán đảo Tây Nam tại đảo Anh. Izumi Shinku hiện đang theo học tại trường Quốc tế Kinokawa tại Nhật Bản. Thế giới Flonyard, thế giới mà Shinku bị triệu hồi đến, có cư dân hoàn toàn giống với con người, trừ việc họ có tai và đuôi như động vật. Shinku được trao vũ khi Palladion thiêng liêng để bảo vệ vương quốc. Trong khi chiến đấu tại đây, Shinku phát hiện ra khi một anh hùng được triệu hồi vào Flonyard, họ sẽ không quay trở về thế giới thực được, điều mà công chúa Milchore cũng không biết. Vậy là Shinku, trong khi chờ các nhà khoa học của Biscotti tìm. = Truyền thông = Bài chi tiết: Danh sách các tập của Dog Days Light novel. Một bộ light novel chuyển thể từ Dog Days, do Masaki Tsuzuki viết và Kiro Habane minh họa, đã được đăng dài kỳ từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2011 trên tạp chí Newtype của Kadokawa Shoten, được xuất bản dưới dấu ấn Kadokawa Sneaker Bunko của họ.Chuyển thể manga do Takuya Fujima minh họa đã được Kadokawa Shoten đăng nhiều kỳ trên nhiều tạp chí. Chương đầu tiên được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Newtype tháng 4 năm 2011; chương thứ hai và thứ ba được đăng nhiều kỳ trong số tháng 5 năm 2011 của Comptiq; và chương thứ tư đã được đăng nhiều kỳ trong Comp Ace. Các chương sau đó được Kadokawa Shoten thu thập thành một tập tankōbon, xuất bản vào ngày 26 tháng 10 năm 2011, dưới dấu ấn Comics Ace của họ. Tuyển tập truyện tranh dài 142 trang được xuất bản bởi Kadokawa Shoten vào ngày 22 tháng 9 năm 2011, dưới tác giả Comics Ace của họ. Naruse Hirofumi minh họa bìa truyện tranh. Mười bốn nghệ sĩ khác nhau đã đóng góp cho truyện tranh. Anime. Bộ anime, được sản xuất bởi Aniplex và Seven Arcs, được đạo diễn bởi Keizo Kusakawa, phần sáng tác của bộ bởi Masaki Tsuzuki, thiết kế nhân vật bởi Osamu Sakata, âm nhạc của I’m Sound, Maiko Iuchi, Susumu Natsume và Yui Isshiki, và sản xuất do công ty sản xuất Dự án DD. Bộ phim được phát sóng 13 tập từ ngày 2 tháng 4 đến ngày 25 tháng 6 năm 2011, trên Tokyo MX, Tochigi TV, Gunma TV, Chiba TV, TVK, TV Saitama và MBS, với các buổi chiếu tiếp theo trên Chubu-Nippon Broadcasting và BS11. Sáu tập DVD và Blu-ray Disc (BD) đã được Aniplex phát hành từ ngày 27 tháng 7 đến ngày 21 tháng 12 năm 2011. [4] Bài hát mở đầu của bộ truyện là "Scarlet Knight" của Nana Mizuki và bài hát chủ đề kết thúc là "Presenter" của Yui Horie, đều do Elements Garden sản xuất và sáng tác. Bài hát kết thúc cho tập 13 là "Miracle Colors" của Yui Horie. Các bài hát phụ của bộ này là "Kitto Koi wo Shiteiru" (き っ と 恋 を し て い る, I'm sure In Love) trong tập 5 và "Promised Love ~ Daisuki x 100 ~" (Promised Love ~ ダ イ ス キ x 100 ~, Promised Love ~ I Love You × 100 ~) trong tập 11. Cả hai bài hát đều do Yui Horie hát. Một cuốn sách hướng dẫn về bộ truyện, được gọi là Dog Days: Memory of Flonyard, được phát hành bởi Kadokawa Shoten vào ngày 26 tháng 1 năm 2012. Phần thứ hai của anime, có tên Dog Days '(ド ッ グ デ イ ズ ダ ッ シ ュ, Doggu Deizu Dasshu, Dog Days Dash), đã phát sóng 13 tập từ ngày 7 tháng 7 đến ngày 29 tháng 9 năm 2012, trên Tokyo MX, với các tập tiếp theo trên Chubu-Nippon Broadcasting , Chiba TV, TV Kanagawa, TV Saitama, Tochigi TV, Gunma TV, KBS Kyoto, Sun Television, và BS11. Keizo Kusakawa không trở lại làm đạo diễn cho mùa giải, thay vào đó là Junji Nishimura. Crunchyroll đã cung cấp một mô phỏng của phần thứ hai bắt đầu vào ngày 14 tháng 7 năm 2012, với phần đầu tiên sẽ được tải lên vào một ngày sau đó. Tập tổng hợp DVD và BD sẽ được phát hành bởi Aniplex, bắt đầu từ ngày 26 tháng 9 năm 2012. Nhạc nền mở đầu cho mùa thứ hai là "Fearless Hero" của Nana Mizuki và bài hát chủ đề kết thúc là "Natsu no Yakusoku" (夏 の 約束, Promise of Summer) của Yui Horie. Các bài hát chèn là "Heart Relation" trong tập 8 và Shiny Heart Shiny Smile trong tập 12, cả hai đều do Horie Yui hát. Bài hát "Miracle Colors" của Horie Yui, là bài hát kết thúc phần 1 tập 13, cũng là bài hát chèn cho tập 11. Vào tháng 11 năm 2012, phần thứ ba đã được công bố.Vào ngày 24 tháng 6 năm 2014, nhà làm phim hoạt hình Katsuya Kikuchi, thông qua Twitter, đã yêu cầu những người theo dõi của anh ấy đợi lâu hơn một chút vì mùa thứ ba vẫn đang trong quá trình sản xuất. Anh ấy cũng tuyên bố rằng nhiều thông tin liên quan đến mùa thứ ba của anime sẽ được tiết lộ. Loạt phim, có tên Dog Days ", chạy dài 12 tập trên Tokyo MX từ ngày 10 tháng 1 đến ngày 28 tháng 3 năm 2015. =Nhân vật= Bài chi tiết: Danh sách các nhân vật của Dog Days Shinku Izumi là một cậu bé lai Nhật, nửa Cornish vui vẻ và khỏe khoắn, học tại trường Quốc tế Kinokawa ở Nhật Bản, và có một cuộc sống bình thường hàng ngày cho đến khi cậu đột nhiên được triệu hồi đến thế giới thay thế của Flonyard (フ ロ ニ ャ ル ド, Furonyarudo). Những người ở đó trông không khác gì con người, ngoại trừ một điều; chúng có tai và đuôi động vật. Người triệu hồi anh ta là Millhiore, Công chúa giống chó của Cộng hòa Biscotti (ビ ス コ ッ テ ィ 共和国, Bisukotti Kyōwa-koku), người đã yêu cầu anh ta hỗ trợ chống lại lực lượng của Thống lĩnh Sư tử Galette giống mèo (ガ レ ッ ト 獅子 団 領, Garetto Shishi Danrei). Sau khi đáp lại lời cầu xin của Millhiore, anh ta nhận được một vũ khí thiêng liêng, Palladion (パ ラ デ ィ オ ン, Paradion), và được chỉ định làm Anh hùng chiến đấu cho Biscotti trong một cuộc chiến không giống như ở Trái đất, được tiến hành với các quy tắc đặc biệt và không có thương vong, theo kiểu tương tự như một cuộc thi thể thao với mục đích gây quỹ cho các Vương quốc tham gia, trong đó phe thắng đòi một số tiền lớn hơn phe thua. Sau khi giành chiến thắng trong trận chiến đầu tiên giành lấy Biscotti, Shinku biết rằng khi một anh hùng được triệu hồi vào Flonyard, anh ta sẽ không thể trở về thế giới quê hương của mình, một sự thật mà Millhiore cũng không hề hay biết. Trong khi các nhà khoa học của Biscotti tìm cách để anh ta trở về nhà, anh ta quyết định tiếp tục phục vụ Millhiore như một anh hùng của Biscotti trong 16 ngày. Sau khi trở về nhà thành công, Shinku được triệu tập hết lần này đến lần khác (khi các điều kiện đã được đáp ứng), đến thăm Flonyard trong khi bắt đầu cuộc phiêu lưu ăn bám với họ, đi cùng với anh họ và vận động viên đối thủ Nanami Takatsuki, người được chọn trở thành Anh hùng của Galette, và bạn thân Rebecca Anderson, người cũng được Công quốc Pastillage (パ ス テ ィ ヤ ー ジ ュ 公 国, Pasutiyāju Kōkoku) chọn trở thành anh hùng của họ. =Tham khảo= Danh sách các nhân vật của Dog Days Danh sách các tập của Dog Days
1
null
là bộ manga Nhật Bản hài hước do Yoshiaki Sukeno sáng tác và được phát hành định kì trong tạp chí Jump Square từ tháng 7 năm 2008 cho đến tháng 8 năm 2013. Phiên bản anime do Sunrise chuyển thể bắt đầu phát sóng tại Nhật Bản vào ngày 4 tháng 7 và kết thúc vào ngày 26 tháng 9 năm 2012. Cốt truyện. Ichiko Sakura, một nữ sinh trung học 16 tuổi, xinh đẹp, học giỏi, sở hữu thân hình "nóng bỏng" và là con một gia đình thượng lưu. Có thể nói, Ichiko luôn gặp được may mắn kể từ khi sinh ra và khiến mọi người xung quanh phải thầm ghen tị. Đó là bởi vì trong cô sở hữu một lượng lớn "vận khí", có nghĩa là năng lượng vận may của mỗi người. Tuy nhiên, "vận khí" của Ichiko lại dồi dào đến vậy là do cô vô thức hút đi "vận khí" của những người xung quanh cô. Sự may mắn quá mức của Ichiko đã khiến cho các vị thần chú ý, bởi theo họ, vạn vật trên đời đều phải có sự cân bằng, chính vì vậy, cuộc đời gặp quá nhiều may mắn như của Ichiko sẽ gây ra sự mất cân bằng cho thế giới. Để khôi phục lại thế cân bằng, một trong những Vị thần Bất hạnh, xưng là Momiji, được gửi đến thế giới con người để đánh cắp lại "vận khí" của Ichiko trước khi cô chiếm hết vận may của người khác và gây nguy hại đến họ. Tệ hơn nữa, Ichiko thậm chí còn không biết mình sở hữu năng lực này nữa kìa và cô không hiểu tại sao những người cô quan tâm và dành thời gian với họ luôn gặp xui xẻo. Vậy nên Ichiko thường tránh xa người khác để không phải lặp lại quá khứ đau thương của mình. Mọi chuyện vẫn sẽ cứ như vậy cho đến khi Thần Xui Xẻo Momiji xuất hiện… nhưng không thay đổi như cách bạn đang nghĩ đến đâu! Với sự giúp đỡ (có phần hơi gượng ép) từ Momiji và một vị sư chùa lập dị, Ichiko tìm cách ban phát sự may mắn của mình cho người khác và bảo vệ họ khỏi những hiểm nguy khôn lường!
1
null
"This Is Me" là đĩa đơn thứ tư trích từ album nhạc phim "Camp Rock" - một bộ phim điện ảnh của kênh Disney Channel. Bài này do Andy Dodd và Adam Watts sáng tác. Đĩa đơn được phát hành vào 17 tháng 6 năm 2008 trên cửa hàng trực tuyến iTunes với bản acousic đầy đủ. Một bản thu âm trực tiếp của ca khúc được cho vào album "". Video ca nhạc. Video ca nhạc của ca khúc được tách ra từ một cảnh trong bộ phim "Camp Rock". Video ra mắt trên kênh Disney Channel vào 12 tháng 6 năm 2008. Lo Que Soy. Thực hiện. "Lo Que Soy" là bản tiếng Tây Ban Nha của "This Is Me". "Lo Que Soy" nằm trong bản đặc biệt của album phòng thu đầu tay của Demi Lovato "Don't Forget". Ca khúc bao gồm một phần của "Gotta Find You", nhưng Joe Jonas không hát trong phần này. Video ca nhạc. Video ca nhạc cho "Lo Que Soy" là cảnh Demi Lovato vừa chơi đàn piano vừa hát ca khúc. Trong video xuất hiện nhiều cảnh quay trong bộ phim "Camp Rock". Video được phát hành ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và một số bang ở Mỹ. Video được đạo diễn bởi Edgar Romero.
1
null
Vương quốc Đông Ninh () hay Minh-Trịnh là nhà nước họ Trịnh của người Hán thuộc Trung Quốc, nhân danh nhà Minh cai trị một vùng tại Đài Loan từ năm 1661 đến 1683. Đây là nhà nước do Trịnh Thành Công lập ra sau khi phần lớn nước Đại Minh tại Đại lục đã bị nhà Thanh của người Mãn Châu thay thế hẳn; Trịnh Thành Công hy vọng có thể sử dụng hòn đảo làm căn cứ cho các hoạt động quân sự nhằm tái chiếm Đại lục từ triều Mãn Thanh để khôi phục nhà Minh tại Trung Quốc Đại lục nhưng đến năm 1683 thì nhà nước Minh-Trịnh ở Đài Loan buộc phải đầu hàng Mãn Thanh. Quốc hiệu. Vương quốc Đông Ninh cũng được gọi là Vương triều họ Trịnh (鄭氏王朝, Trịnh thị vương triều), Vương quốc họ Trịnh (鄭氏王國, Trịnh thị vương quốc) hay Vương quốc Diên Bình (延平王國, Diên Bình vương quốc). Trịnh Thành Công gọi Thủ phủ phía đảo Đài Loan là Đông Đô (東都).Tại phương Tây,chính quyền Đài Nam này cũng được gọi là Vương quốc Đài Loan, và thời kỳ trị vì của họ Trịnh cũng đôi khi được gọi là triều đại Quốc Tính Gia. Lịch sử. Chiếm Đài Loan và lập quốc. Sau khi thay thế nhà Minh của người Hán,nhà Thanh của người Mãn ra lệnh cho một số triều thần và tướng quân cấp cao của nhà Minh tại vùng Hoa Nam trước đây phải ngừng đối kháng. Trịnh Chi Long, một đô đốc của nhà Minh và là cha của Trịnh Thành Công, đã chấp thuận làm theo lệnh của nhà Thanh, song sau đó đã bị bắt và bị giết vì tội không trao lại quyền kiểm soát đội quân của mình cho triều đình nhà Thanh. Sau khi hay tin, Trịnh Thành Công đã tự tuyên bố đảm đương vị trí của cha và kiểm soát đội quân còn lại nhằm tái lập quyền kiểm soát của nhà Minh tại cả Trung Quốc(Đại lục). Lúc này hầu hết đại lục Trung Hoa đã nằm dưới quyền kiểm soát của triều đình nhà Thanh, Trịnh Thành Công đã được một người tên Hà Bân (何斌), từng làm việc cho Công ty Đông Ấn Hà Lan, dâng một số mưu kế, sách lược thu phục Đài Loan (là vùng cho là có vị trí chiến lược). Được Hà Bân đưa cho bản địa đồ Đài Loan, Trịnh Thành Công đã dẫn đội quân nhà Minh của mình, gồm khoảng 400 tàu với 25.000 lính đánh chiếm Bành Hồ để dùng làm điểm tựa chiến lược cho việc tiến đánh Đài Loan, hòn đảo lúc đo do thực dân Hà Lan kiểm soát. Năm 1661, Trịnh Thành Công đã đổ bộ lên Lộc Nhĩ môn (鹿耳門), Đài Loan. Tại trong vòng ít hơn một năm, ông đã chiếm được pháo đài Provintia (Xích Khảm lâu) và bao vây Pháo đài Zeelandia; không có viện binh đến trợ giúp, Frederick Coyett, Tổng đốc Hà Lan đã thương lượng một hiệp ước, mà theo đó quân Hà Lan tại pháo đài sẽ đầu hàng và để lại tất cả hàng hóa và của cải của Công ty Đông Ấn Hà Lan. Đổi lại, toàn bộ sĩ quan, binh lính và dân thường Hà Lan sẽ được phép đem theo các đồ dùng và nhu yếu phẩm cá nhân đến Batavia (nay là Jakarta, Indonesia), kết thúc 38 năm cầm quyền của thực dân Hà Lan tại Đài Loan. Nhận thấy sự phát triển lực lượng của mình tại Đài Loan chưa đủ để có thể lật đổ được nhà Thanh trong ngắn hạn, Trịnh Thành Công tạm thời tập trung phát triển Đài Loan. Ông thay thế hệ thống chính quyền của Hà Lan trước đây tại Đài Loan bằng hệ thống cai quản theo kiểu của nhà Minh, và là chính quyền của người Hán đầu tiên tại Đài Loan. Hệ thống này gồm có lục bộ: Lại bộ, Hộ bộ, Lễ bộ, Binh bộ, Hình bộ, Công bộ. Ông chú ý rất lớn đến những việc thể hiện tính hợp pháp của nhà Minh, một ví dụ là việc sử dụng các thuật ngữ "quan" thay vì "bộ", do "bộ" chỉ triều đình trung ương mới được phép dùng. Đảo Đài Loan (tên thời Hà Lan là Formosa) được Trịnh Thành Công đổi tên thành "Đông Đô", tên gọi này sau đó được con trai ông, Trịnh Kinh, đổi thành "Đông Ninh". Phát triển. Vấn đề cấp bách nhất mà Trịnh Thành Công gặp phải sau khi chinh phục thành công Đài Loan là thiếu hụt lương thực nghiêm trọng. Người ta ước tính rằng trước cuộc xâm chiếm của Trịnh Thành Công, dân số Đài Loan không lớn hơn 100.000 người, trong khi đó vào lúc đầu, đội quân của Trịnh Thành Công cùng với gia đình và tùy tùng định cư tại Đài Loan được ước tính tối thiểu là 30.000 người. Để giải quyết vấn đề này, Trịnh Thành Công đã thi hành một chính sách mà theo đó các binh sĩ sẽ phải thực hiện vai trò kép và trở thành các nông dân khi không được giao nhiệm vụ. Chính sách nhằm phát triển Đài Loan thành một hòn đảo tự cung tự cấp, và một loạt các chính sách tô điền đã được lập ra để khuyến khích mở rộng và canh tác các vùng đất đai màu mỡ để tăng lượng lương thực. Những vùng đất do người Hà Lan nắm giữ trước đó ngay lập tức được thu hồi và quyền sở hữu được giao cho các thân tín và họ hàng của Trịnh Thành Công để cho các nông dân thuê lại, cùng với phát triển các vùng đất trồng trọt khác ở phía nam và cải tạo, khai hoang, trồng trọt. Các vùng đất của người nguyên trú ở phía Đông cũng được nhắm tới. Để tiếp tục khuyến khích mở rộng những vùng đất canh tác mới, một chính sách khác nhau về tô thuế đã được thực hiện mà theo đó đất đai màu mỡ mới được khai hoang sẽ có thuế thấp hơn vùng đất thu được từ người Hà Lan trước đó. Sau khi Trịnh Thành Công qua đời vào năm 1662 (hưởng dương 39 tuổi) do bị bệnh sốt rét, con trai Trịnh Kinh kế vị làm người đứng đầu chính quyền họ Trịnh tại Đài Loan, ông dẫn theo 7.000 lính trung thành với nhà Minh còn lại ở đại lục đến đảo. Khác với Trịnh Thành Công, có vẻ như Trịnh Kinh cố hòa giải với nhà Thanh để Đông Ninh được trở thành một nhà nước tự trị, song việc đã không thành vì Trịnh Kinh không chịu cắt tóc cạo đầu theo phong tục của người Mãn để thể hiện quy phục và từ chối cống nạp bạc và binh lính. Nhằm đáp lại các cuộc tấn công của Trịnh Kinh và khiến cho quân họ Trịnh chết đói tại Đài Loan, triều đình nhà Thanh đã ra chiếu chỉ di chuyển toàn bộ các đô thị và cảng ở miền nam là mục tiêu của các chiến hạm họ Trịnh (quân họ Trịnh thường đoạt lấy tài vật từ các cuộc tấn công này). Tuy vậy, quyết định này của nhà Thanh phần lớn đã phản tác dụng và từ năm 1662-1664, sáu làn sóng nhập cư đã xuất hiện từ các khu vực này đến Đài Loan do họ gặp phải những khó khăn nghiêm trọng phát sinh từ chính sách tái định cư. Trong một động thái để tận dụng sai lầm này của nhà Thanh, Trịnh Kinh đã thúc đẩy việc nhập cư đến Đài Loan bằng cách hứa hẹn cơ hội về đặc quyền và quyền sở hữu tại các vùng đất canh tác phía đông và đổi lại tất cả nam giới phải có nghĩa vụ quân sự trong trường hợp nhà Thanh dẫn quân xâm lược đảo. Nhiều quan lại nhà Minh trước đây, tổng cộng có khoảng 1.000 sĩ phu cũng chuyển đến Đài Loan nhằm chạy trốn sự đàn áp của nhà Thanh. Trịnh Kinh cũng phong chức cho giảng sư trước đây của mình, Trần Vĩnh Hoa (陳永華), và giao phó cho người này hầu hết các công việc của chính quyền. Điều này đã giúp thiết lập nhiều chính sách phát triển quan trọng tại hòn đảo Đài Loan trong các lĩnh vực giáo dục, nông nghiệp, thương mại, công nghiệp và tiền tệ. Đảo Đài Loan nhanh chóng chứng kiến sự thành lập của các học đường Hán ngữ cho cả người Hán và người nguyên trú và một nỗ lực nhằm phá bỏ các truyền thống tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa của người Hà Lan và người nguyên trú, thúc đẩy quyền bá chủ văn hóa-xã hội Hán cùng với việc mở rộng hơn nữa các đô thị và đất trồng trọt về phía nam và phía đông. Chính quyền cuối cùng đã đóng cửa tất cả các trường học và nhà thờ của người châu Âu (cũng có nghĩa là của Ki-tô giáo) tại Đài Loan, cho mở các đền thờ Khổng Tử và tổ chức các kỳ thi khoa cử cũng như thiết lập hệ thống giáo dục Nho giáo. Trần Vĩnh Hoa đã tăng thêm uy tín với việc đưa vào các phương thức sản xuất nông nghiệp mới, như trữ nước để sử dụng trong mùa khô hàng năm và cân nhắc việc đưa mía thành cây trồng mang tính kinh tế để giao thương với người châu Âu, thêm vào đó là các máy móc để sản xuất đường hàng loạt. Trần Vĩnh Hoa cũng cho sản xuất muối tinh hàng loạt bằng việc cho nước biển bốc hơi, tạo ra muối có chất lượng cao hơn nhiều so với việc khai thác từ các mỏ đá muối khá hiếm tại Đài Loan. Người Hà Lan trước đó đã duy trì độc quyền thương mại đối với một số hàng hóa với các dân tộc nguyên trú trên khắp Đài Loan, và việc độc quyền thương mại này không những được duy trì dưới thời chính quyền họ Trịnh, mà còn trở thành một hệ thống hạn ngạch cống nạp đối với các dân tộc nguyên trú để cung cấp cho giao thương quốc tế. Thương mại với Anh Quốc xuất hiện từ năm 1670 cho đến khi chính quyền họ Trịnh chấm dứt tồn tại, mặc dù việc này bị hạn chế vì nhà họ Trịnh giữ độc quyền về đường và da hươu, và cũng do người Anh không có hàng hóa gì phù hợp với nhu cầu tại Đông Á để trao đổi lại. Bên cạnh người Anh, chính quyền họ Trịnh chủ yếu có quan hệ thương mại với người Nhật và người Hà Lan, song cũng có bằng chứng về hoạt động thương mại với các nước khác ở châu Á. Diệt vong. Sau khi Trịnh Kinh qua đời vào năm 1681, Phùng Tích Phạm cùng các em của Trịnh Kinh phát động chính biến, giết chết con trưởng của Trịnh Kinh là Trịnh Khắc Tang, lập Trịnh Khắc Sảng lúc bấy giờ mới gần 12 tuổi làm Diên Bình quận vương. Nắm bắt lấy thời cơ khi chính quyền họ Trịnh có mâu thuẫn nội bộ, nhà Thanh phái hải quân do Thi Lang dẫn đầu vượt biển tiến đánh Đài Loan, tiêu diệt hạm đội của quân Trịnh tại quần đảo Bành Hồ. Năm 1683, sau hải chiến Bành Hồ, quân Thanh đổ bộ lên đảo Đài Loan, Trịnh Khắc Sảng đầu hàng, và vương quốc của ông được hợp nhất vào Đại Thanh với vị thế là một bộ phận của tỉnh Phúc Kiến,hai thập niên cai trị của tàn dư nhà Minh cuối cùng đã chính thức kết thúc ở đảo Đài Loan.
1
null
hay còn gọi là Jintan là một light novel do Romeo Tanaka sáng tác. Một phiên bản anime chuyển thể do Seiji Kishi đạo diễn, bắt đầu phát sóng từ tháng 7 năm 2012. Cốt Truyện. Lấy bối cảnh trong một thế giới hậu tận thế nơi nền văn minh nhân loại đã suy thoái và loài người cứ giảm dần về số lượng. Câu chuyện kể về một cô gái giấu tên, đóng vai trò trung gian giữa loài người và "tiên nữ" những sinh vật nhỏ như yêu tinh thường bị thu hút bởi đồ ngọt và những điều hạnh phúc, nhưng cũng có thói quen gây rắc rối cho cô bằng năng lực tìm kiếm sự vui chơi giải trí vô tận của họ.
1
null
Hộ gia đình hay còn gọi đơn giản là hộ là một đơn vị xã hội bao gồm một hay một nhóm người ở chung và ăn chung (nhân khẩu). Đối với những hộ có từ 2 người trở lên, các thành viên trong hộ có thể có hay không có quỹ thu chi chung hoặc thu nhập chung. Hộ gia đình không đồng nhất với khái niệm gia đình, những người trong hộ gia đình có thể có hoặc không có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng hoặc hôn nhân hoặc cả hai. Hộ gia đình được phân loại như sau:
1
null
, viết tắt SAO, là một bộ light novel Nhật Bản được viết bởi Kawahara Reki và minh họa bởi abec. Bộ truyện lấy bối cảnh tương lai gần về sự xuất hiện của thế giới VRMMO. Bộ light novel được xuất bản dưới nhãn hiệu ASCII Media Works Dengeki Bunko từ ngày 10 tháng 4 năm 2009. Một bộ anime sản xuất bởi A-1 Pictures được công chiếu tại Nhật Bản từ tháng bảy đến tháng 12 năm 2012. Năm 2013, tập phim đặc biệt được ra mắt. Một bộ anime mùa thứ hai có tên "Sword Art Online II" đã được phát hành vào tháng 7 năm 2014. . Vào năm 2017, phim điện ảnh "" được công chiếu trên toàn thế giới. Một bộ phim hoạt hình điện ảnh chuyển thể từ Sword Art Online: Progressive có tựa đề được công chiếu vào ngày 30 tháng 10 năm 2021 tại Nhật Bản. Phần phim thứ hai mang tên dự kiến ra mắt vào ngày 22 tháng 10 năm 2022 tại Nhật Bản. Nội dung. Vào năm 2022, trò chơi Virtual Reality Massively Multiplayer Online Role-Playing Game (Game nhập vai thực tại ảo trực tuyến nhiều người chơi - VRMMORPG) đầu tiên, Sword Art Online (SAO), được ra mắt. Nhờ Nerve Gear, một chiếc mũ thực tại ảo có thể tác động vào năm giác quan của người sử dụng thông qua não bộ của họ, người chơi có thể trải nghiệm và điều khiển nhân vật ảo trong game của họ bằng ý nghĩ. Vào ngày 6 tháng 11 năm 2022, người chơi đăng nhập lần đầu tiên và phát hiện ra họ không thể đăng xuất. Sau đó họ được Kayaba Akihiko, người tạo ra SAO, cho họ biết rằng nếu muốn được tự do thì họ phải đến được tầng 100 của tòa tháp game (Aincrad) và đánh bại trùm cuối. Thế nhưng nếu nhân vật của họ chết trong game, họ cũng sẽ chết ngoài đời thực. Câu chuyện kể về Kirito, một người chơi trình độ cao quyết tâm phá đảo game. Khi trò chơi đã bắt đầu được hai năm, Kirito kết bạn với một người chơi nữ tên là Asuna và cậu đã yêu cô say đắm. Sau khi Kirito phát hiện ra nhân dạng của Kayaba trong SAO, cậu đối đầu và đánh bại hắn trong một trận đấu tay đôi, giải thoát chính mình và các người chơi khác khỏi trò chơi. Lúc trở về thế giới thực, Kirito biết được rằng Asuna và một nhóm nhỏ người chơi SAO vẫn chưa tỉnh lại. Lần theo manh mối về địa điểm Asuna đang ở trong một VRMMORPG khác tên gọi là Alfheim Online (ALO), Kirito cũng đăng nhập vào đó. Được em gái Suguha giúp đỡ, cậu phát hiện ra rằng những người chơi bị bắt vào ALO là một phần của kế hoạch thử nghiệm bất hợp pháp của Nobuyuki Sugou để điều khiển họ trong đó có cả Asuna, người hắn dự định cưới ở thế giới thực để thâu tóm công ty của gia đình cô. Sau khi Kirito ngăn cản kế hoạch của Nobuyuki, cậu cuối cùng cũng hội ngộ với Asuna ở thế giới thực. Không lâu sau, Kirito chơi một trò chơi khác tên là Gun Gale Online (GGO) để điều tra một mối liên kết bí ẩn giữa nó và những cái chết tại thế giới thực. Được một người chơi nữ tên là Sinon mà cậu gặp được giúp đỡ, cậu nhận dạng và vạch trần những kẻ phạm tội, bao gồm một số thành viên cũ trong một hội sát nhân mà cậu từng đụng độ trong SAO. Sau đó, Kirito tham gia phát triển một thế giới VR mới rất tiên tiến có tên là Underworld (UW), có giao diện thật và phức tạp hơn nhiều so với những game mà cậu từng chơi. Ở UW, dòng thời gian trôi nhanh hơn một nghìn lần so với thế giới thực. Thế nhưng, do không may mắc vào bẫy của một trong những kẻ sát nhân từ SAO(một trong những đồng phạm của Death Gun) và được phục hồi các tế bào não từ từ trong UW. Cậu không thể thoát ra ngoài và cơ thể thật của cậu ở trạng thái hôn mê. Cậu bắt đầu hành trình tiến về tòa tháp trung tâm thế giới, tìm cách trở lại thế giới thực cùng với người bạn gặp được tại UW là Eugeo. Sau khi trải qua hành trình dài, cậu và Eugeo đã đến được Học viện kiếm thuật Northlargath ở Bắc Centoria. Họ đã trải qua một năm làm kiếm sinh sơ cấp và trở thành kiếm sinh ưu tú. Sau khi bị áp giải đến Central Cathedral, họ đã vượt qua các hiệp sĩ chỉnh hợp và đánh bại boss cuối của UW, tức Administrator, tên thật là Quinella. Nhưng thay vào đó, Eugeo hi sinh. Kirito nửa tỉnh nửa mê và được Alice chăm sóc. Sau khi giai đoạn thí nghiệm phụ tải cuối bắt đầu (tên tiếng Anh: Final Load Test), Kirito đã thức tỉnh, đánh bại PoH (khi đó đang là chỉ huy của đội quân xâm lược UW đến từ Real World) và thần bóng tối Vector (tức Subtilizer trong GGO và Gabriel Miller trong Real World) để lấy lại bình yên cho UW. Sau khi giai đoạn gia tốc cực hạn bắt đầu, cậu và Asuna đã sống 200 năm trong UW (chi tiết trong 2 tập truyện Moon Cradle vol 19 & 20). Sau khi thoát khỏi UW, Kirito, Asuna, Alice và toàn thể người chơi VRMMO Nhật đều bị vướng vào một sự kiện mang tên Unital Ring. Tất cả các người chơi đều bắt buộc phải convert tài khoản qua bên đấy và nếu chết là mất tài khoản vĩnh viễn. Hình dạng nhân vật được thiết lập giống với bên ngoài, hệt như ở SAO cũ. Yui (tức con gái của Kirito và Asuna) không còn là tiểu tiên chỉ đường của hệ thống nữa mà cũng được tính là người chơi. Cô bé mong muốn được trở thành liễu kiếm sĩ kiêm healer như mẹ mình để hỗ trợ, khi cần có thể chiến đấu với những người chơi khác. Bối cảnh. Tuy có tên Sword Art Online, bộ truyện không tập trung vào một thế giới duy nhất mà xoay quanh nhiều thế giới ảo khác nhau. Sword Art Online Thế giới game ảo đầu tiên và là bối cảnh phần thứ nhất của câu chuyện. Thế giới này có dạng một tòa thành bay khổng lồ tên là Aincrad và có một trăm tầng. Mỗi tầng có bối cảnh tương tự thời trung cổ và một mê cung với một con trùm, để lên tầng tiếp theo, người chơi cần phải khai phá các bậc của mê cung(mỗi mê cung có 20 bậc,mỗi tầng lại có các khu vực khác nhau) để tìm ra phòng boss ở bậc thứ 20 và đánh bại nó. Giống như hầu hết các RPG, trò chơi này sử dụng hệ thống cấp độ. Alfheim Online Bối cảnh phần thứ hai của câu chuyện. ALO là một game mới sử dụng dữ liệu máy chủ của SAO. Tất cả các người chơi trong game đều có một đôi cánh và có khả năng bay. Đây là một thế giới rộng lớn được chia thành nhiều lãnh địa dành cho mỗi tộc thần tiên. Ở trung tâm Alfheim là một cái cây khổng lồ gọi là Yggdrasil, Cây Thế giới, và mục tiêu của game là đến được đỉnh của nó. Hệ thống của trò chơi này dựa vào kĩ năng, người chơi tăng điểm chỉ số bằng cách phát triển cả kĩ năng chiến đấu và không chiến đấu. Sau này tòa thành bay Aincrad cũng được thêm vào ALO. Gun Gale Online Bối cảnh phần thứ ba của câu chuyện. Một thế giới game ảo viết tắt là GGO tập trung vào súng, mặc dù những vũ khí cận chiến như kiếm ánh sáng và dao găm cũng tồn tại. Đây được xem là trò chơi có tính cạnh tranh cao nhất vì tiền ảo ở đây có thể đổi sang tiền thật, thu hút một lượng lớn người chơi chuyên nghiệp kiếm sống từ game. Underworld Bối cảnh phần thứ tư của câu chuyện. Đây là thế giới ảo đầu tiên không phải là game. UW được chia thành hai phần, gồm Nhân Giới - một vùng đất tròn có đường kính khoảng 1500 km và là nơi sinh sống của loài người, và bên ngoài Nhân Giới là Dark Territory - hay vùng đất bóng tối, là nơi sinh sống của quỷ dữ. Nhân Giới có thủ đô là Centoria và được cai trị bởi Giáo hội Chân Lý và bốn đế quốc. Thời gian ở UW trôi nhanh hơn thế giới thực một nghìn lần. Truyền thông. Light novel. Kawahara Reki viết tập đầu vào năm 2002 để tham dự cuộc thi ASCII Media Works , nhưng không được xét duyệt vì vượt quá số trang giới hạn. Thay vào đó, ông đăng bộ truyện trên internet dưới bút danh Kunori Fumio. Qua thời gian, ông viết thêm ba tập nữa và một vài câu chuyện ngắn. Vào 2008, ông lại tham gia vào cuộc thi và viết "Accel World", lần này ông thắng giải thưởng lớn. Ngoài "Accel World", ông còn được ASCII Media Works yêu cầu xuất bản tác phẩm trước, "Sword Art Online". Kawahara đồng ý và rút lại phiên bản trên mạng. Bộ truyện được tái bản dưới dạng tiểu thuyết giấy bắt đầu từ ngày 10 tháng 4 năm 2009. Vào tháng Mười 10, 2012, tập đầu tiên của series "Sword Art Online: Progressive" được ra mắt. "Progressive" kể về hành trình của Kirito ở tầng một và tầng hai của Aincrad. Tập thứ hai đã xuất bản vào tháng 12 năm 2013. Ngoài ra còn có một số doujinshi do chính tác giả Kawahara Reki viết dưới bút danh Kunori Fumio, có tên "Sword Art Online Material Edition". Tập mới nhất của Material Edition là tập 12 ra mắt vào ngày 5 tháng 5 năm 2014. Tác giả cũng đã hợp tác với Kurusu Tatsuya để viết một số doujinshi khác là "Lisbeth Edition, Silica Edition và Pina Edition". Các doujinshi này bổ sung thêm thông tin về các nhân vật trong bộ truyện gốc. "Sword Art Online Alternative "Gun Gale Online"". Được viết bởi Sigusawa Keiichi và minh họa bởi Kuroboshi Kouhaku (tác giả và minh hoạ của "Kino du ký"). Đây là phần phụ cho Sword Art Online của Kawahara Reki. Manga. Có bộ truyện có tám chuyển thể manga, tất cả đều do ASCII Media Works xuất bản. "Sword Art Online: Aincrad", được minh họa bởi Nakamura Tamako xuất bản từ tháng 12 năm 2010 tới tháng 5 năm 2012 và có hai tập manga. Một bộ manga hài four-panel (bốn khung) tên là "Sword Art Online 4-koma" được minh họa bởi Juusei Minami, vẫn đang phát hành từ tháng 12 năm 2010 với một tập manga đã xuất bản cho đến giờ. Bộ manga thứ ba tên "Sword Art Online: Fairy Dance" được minh họa bởi Hazuki Tsubasa, được phát hành từ tháng 5 năm 2012 sau khi bộ "Sword Art Online: Aincrad" kết thúc. Một manga spin-off với nhân vật chính là Lisbeth, Silica và Lyfa có tên "Sword Art Online Girls Ops" và được minh họa bởi Nekobyō Neko, bắt đầu phát hành từ ngày 10 tháng sáu, 2013. Một chuyển thể manga của "Sword Art Online: Progressive" được minh họa bởi Kiseki Himura bắt đầu phát hành từ 30 tháng sáu, 2013 trên "Dengeki G's Magazine". Bộ manga thứ sáu, "Sword Art Online: Phantom Bullet" bởi Yamada Kotarou xuất bản chương đầu tiên trên tạp chí "Dengeki Bunko Magazine "và các chương tiếp theo được xuất bản trên trang web Comic Walker của Kadokawa. Bộ manga thứ bảy, "Sword Art Online: Mother's Rosario" cũng được minh họa bởi Hazuki Tsubasa dựa trên tập bảy của light novel và xuất bản trên Dengeki Bunko Magazine. Bộ manga thứ tám, "Sword Art Online: Caliber" được minh họa Shii Kiya, xuất bản từ số Tháng Mười Hai của tạp chí "Dengeki G's Comic". Anime. Một chuyển thể anime của "Sword Art Online" được giới thiệu vào Lễ hội mùa thu Dengeki Bunko 2011, cùng với bộ light novel kia của Kawahara Reki là "Accel World". Anime được phát hành bởi Aniplex, sản xuất bởi A-1 Pictures và đạo diễn bởi Ito Tomohiko và âm nhạc bởi Kajiura Yuki. Anime bắt đầu phát sóng trên Tokyo MX, tvk, TVS, TVA, RKB, HBC và MBS vào ngày 7 tháng 7 năm 2012 và trên AT-X, Chiba TV and BS11 vào thời gian sau. Bản OP trong 14 tập đầu là "Crossing Field" bởi LiSA và bản ED là bởi Haruka Tomatsu. Từ tập 15 trở đi, bản OP là "Innocence" bởi Eir Aoi và bản ED là "Overfly" bởi Luna Haruna. Một tập đặc biệt cuối năm, Sword Art Online Extra Edition, được chiếu vào ngày 31 tháng 12 năm 2013. Tập đặc biệt tóm tắt lại series anime đã chiếu lúc trước và bao gồm một số cảnh mới. Bài hát mở đầu của tập đặc biệt là bởi Eir Aoi. Cuối tập đặc biệt, TV anime được xác nhận sẽ có mùa thứ hai với tên Sword Art Online II. Phần III của TV anime được khởi chiếu vào ngày 6 tháng 10 năm 2018 với tên là Sword Art Online III: Alicization. Trò chơi điện tử. Một chuyển thể game, có tên là , được phát triển bởi Namco Bandai Games dành cho hệ máy PlayStation Portable. Trò chơi được ra mắt cả bản bình thường và bản giới hạn vào 14 tháng 3 năm 2013. Kirito, Asuna và Leafa sẽ xuất hiện trong trò chơi sắp ra mắt Dengeki Bunko Fighting Climax, một trò chơi đối kháng của Sega với các nhân vật đến từ những tác phẩm được xuất bản bởi Dengenki Bunko. Sword Art Online: Hollow Fragment là một trò chơi nền tảng PlayStation Vita phát hành tại Nhật Bản vào ngày 24 tháng 4 năm 2014, đánh giá C trên thang đánh giá CERO. Sword Art Online: Hollow Fragment diễn ra trong cốt truyện thay thế giống như Sword Art Online: Infinity Moment, và nó bao gồm tất cả các nội dung của Sword Art Online từ đó trò chơi trước đó với việc bổ sung các nhiệm vụ chưa được khám phá mới của Aincrad. Nhân vật chính Kirito sẽ thành một người chơi bí ẩn. Người sẽ trở thành một trong những nhân vật chính trong trò chơi. Trò chơi đã bán 145.029 bản trong tuần đầu tiên phát hành tại Nhật Bản, đứng đầu bảng xếp hạng doanh số bán hàng phần mềm Nhật Bản. Các trò chơi cũng đã được phát hành tại Đài Loan bởi Namco Bandai Games Đài Loan với phụ đề tiếng Trung và tiếng Anh. Một số nước chỉ ở Bắc Mỹ, châu Âu và Úc đã được phát hành vào tháng 8 năm 2014. Một trò chơi video thứ ba được phát triển bởi Artdink và có tên Sword Art Online: Lost Song được phát hành tại Nhật Bản vào ngày 26 tháng 3 năm 2015 trên PlayStation 3 và Vita, với một phiên bản tiếng Anh đã lên kế hoạch cho việc phát hành ở châu Á. Nhà sản xuất trò chơi đã tiết lộ trong tháng 10 năm 2014 rằng trò chơi là một game nhập vai hành động thế giới mở có cốt truyện độc đáo, thiết lập trong Alfheim Online, nơi mà nhân vật có thể bay. Trò chơi đã bán 139.298 bản trên PlayStation Vita ngoài 55.090 bản trên PlayStation 3 trong tuần đầu tiên phát hành tại Nhật Bản, đứng vị trí thứ hai và thứ sáu trong bảng xếp hạng doanh số bán hàng phần mềm Nhật Bản, trong thời gian không dài đã chiếm lấy vị trí đầu bảng. Một trò chơi thứ tư mang tên Sword Art Online: Realization Hollow sẽ được phát hành trong năm 2016 trên PS4 và PS Vita Một trò chơi trên mạng xã hội gọi là Sword Art Online: End World được phát hành tại Nhật Bản cho điện thoại thông minh vào 28 tháng 2 năm 2013 với hơn 1 triệu người đăng ký. Một trò chơi miễn phí cho Android và iOS mang tên Sword Art Online: Code Register ra mắt vào năm 2014, và đã có hơn 3.000.000 người dùng tải về các trò chơi Một trò chơi có tên Sword Art Online: Progress Link được thiết kế cho các nền tảng trình duyệt trên điện thoại thông minh được phát hành vào ngày 10 tháng 2 năm 2015. Một trò chơi mang tên SAO: Memory Defrag có cốt truyện tái hiện series phim hoạt hình gốc Sword Art Online kể về trò chơi thực tế ảo cùng tên. Trong tựa game này, người chơi sẽ đồng hành cùng nhiều nhân vật quen thuộc trong series manga và anime như Kirito, Asuna, Leafa và hàng loạt nhân vật phụ thú vị nữa. Ngoài ra, game còn cho phép người chơi quay số để thu thập các nhân vật trong game. Các anh hùng được phân chia độ quý hiếm theo cấp độ sao, nên người chơi có thể sẽ phải quay rất nhiều lần và phải thật may mắn mới có được nhân vật mình muốn. Đến cuối năm 2017, Bandai Namco Entertainment lại cho ra đời tựa game Sword Art Online: Integral Factor và phù hợp cho các nền tảng IOS, Android. Tương tự như series anime, người dùng đóng vai nhân vật chính của câu chuyện trong cùng một môi trường với các nhân vật trong anime, họ cũng tham gia vào cuộc hành trình của người dùng. Người chơi phải hoàn thành tất cả 100 tầng của Aincrad và thăng cấp Level của họ để tăng sức mạnh và khả năng của họ. Người dùng có thể lập nhóm với những người chơi khác từ khắp nơi trên thế giới để thực hiện các cuộc đột kích trùm và đánh bại các Boss thành công để đến tầng tiếp theo của Aincrad. Mới nhất vào năm 2020, tựa game chuyển thể mới nhất của SAO là Sword Art Online: Alicization Lycoris của Bandai Namco Games hỗ trợ cho PlayStation 4, Xbox One, Microsoft Windows.Các sự kiện của trò chơi diễn ra trong Underworld và chuyển thể lỏng lẻo phần Human Realm của Alicization Arc, đóng vai trò như phần mở đầu cho câu chuyện ban đầu của trò chơi bắt đầu sau khi đánh bại Quinella- thực thể trong Underworld được gọi bằng "Administrator". Tháng 6 năm 2020, Sword Art Online đã công bố hợp tác với Garena Liên Quân Mobile, theo đó Kirito và Asuna sẽ xuất hiện với tư cách trang phục của lần lượt 2 vị tướng Allain và Butterfly. Đón nhận. Richard Eisenbeis thuộc Kotaku khen ngợi Sword Art Online là bộ truyện thông minh nhất trong những năm gần đây, tán dương sự sáng suốt của nó với các khía cạnh tâm lý của thực tế ảo trên tâm thần con người, góc nhìn xã hội của nó trên việc tạo dựng một nền kinh tế và xã hội thực tế trong một bối cảnh MMO, và kĩ năng của nhóm kịch bản trong việc sắp xếp nhiều thể loại khác nhau trong cùng một series. Eisenbeis đặc biệt nhận xét mối tình giữa Kirito và Asuna là "định nghĩa chính xác tình yêu là như thế nào trong một thế giới ảo." Theo Oricon, "Sword Art Online" là series light novel bán chạy nhất 2012, với tám tập nằm trong danh sách light novel bán chạy nhất.
1
null
Đá Bắc là một rạn san hô thuộc cụm Song Tử của quần đảo Trường Sa. Đá này nằm về phía đông bắc của đảo Song Tử Đông. Đá Bắc là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào thực sự kiểm soát đá này.
1
null
là một manga do Namori sáng tác. Phiên bản anime được Doga Kobo chuyển thể phát sóng tại Nhật Bản giữa tháng 7 và tháng 9 năm 2011; mùa thứ hai phát sóng từ tháng 7 năm 2012. Nội dung. Lấy bối cảnh tại trường sơ trung Nakamori tại Takaoka, Toyama, câu chuyện kể về cuộc sống thường ngày của Câu lạc bộ Giải trí  (ごらく部 "Goraku-bu"), với các thành viên là Akaza Akari, cùng với hai người bạn từ nhỏ là Toshino Kyoko, Funami Yui và cuối cùng là cô bạn cùng lớp, Yoshikawa Chinatsu. Bên cạnh đó, các thành viên của Hội học sinh cũng góp phần vào việc xây dựng nội dung bộ truyện. Nhân vật. Câu lạc bộ Giải trí. Akari Akaza (赤座 あかり "Akaza Akari") Kyōko Toshinō (歳納 京子 "Toshinō Kyōko") Yui Funami (船見 結衣 "Funami Yui") Chinatsu Yoshikawa (吉川 ちなつ "Yoshikawa Chinatsu") Hội học sinh. Ayano Sugiura (杉浦 綾乃 "Sugiura Ayano") Chitose Ikeda (池田 千歳 "Ikeda Chitose") Sakurako Ohmuro (大室 櫻子 "Ōmuro Sakurako") Himawari Furutani (古谷 向日葵 "Furutani Himawari") Rise Matsumoto (松本 りせ "Matsumoto Rise")
1
null
"Runaway Baby" là một ca khúc của nam ca sĩ/nhạc sĩ người Mỹ Bruno Mars, xuất hiện trong album phòng thu đầu tay của anh, Doo-Wops & Hooligans. Ca khúc được sáng tác bởi Bruno Mars, Brody Brown và được sản xuất bởi The Smeezingtons. Sau khi Bruno Mars biểu diễn ca khúc tại "The X Factor" (Anh) vào 30 tháng 10 năm 2012, ca khúc đạt được vị trí thứ 19 trên bảng xếp hạng UK Singles Chart cùng ngày. "Runaway Baby" ngoài ra cũng được chọn làm ca khúc mở đầu cho bộ phim "Friends with Benefits". Biểu diễn. Mars đã biểu diễn "Runaway Baby" mở màn cho Giải Grammy lần thứ 54 với những điệu nhảy rất đẹp mắt.
1
null
Visual novel "Rewrite" của Key phát hành năm 2011 với cốt truyện xoay quanh một học sinh cao trung có những khả năng phi thường cùng điều tra những điều huyền bí, siêu nhiên với năm cô gái học cùng trường. Việc này cuối cùng đã kéo anh vào vòng xoáy một cuộc chiến giữa những triệu hồi sư sứ ma và những siêu năng lực gia đang tìm kiếm một nữ sứ ma được ví như chiếc chìa khóa mở ra sự sống thông minh hoặc hủy diệt sự sống này trên Trái Đất. Các nhân vật do họa sĩ Hinoue Itaru thiết kế, và tên của nhiều người trong số họ được đặt dựa theo hoặc lấy cảm hứng từ tên các địa danh hay ga tàu ở Osaka và vùng lân cận. Một fan disc mang tựa "Rewrite Harvest festa!" cũng với sự tham gia của cùng dàn nhân vật trên, và một số nhân vật bổ sung khác. Nhân vật mà người chơi nhập vai trong "Rewrite" là Tennouji Kotarou, một siêu nhân có quyền năng chuyển đổi không giới hạn cơ thể của anh nhằm giúp bản thân trở nên nhanh nhẹn và mạnh mẽ hơn, bên cạnh đó anh còn có thể chuyển hóa năng lượng của mình để tạo ra vũ khí. Anh được mời vào Câu lạc bộ Nghiên cứu Những điều huyền bí của trường bởi hội trưởng Senri Akane, một cô gái bí ẩn được mọi người gọi là "Phù thủy trường học". Akane cũng mời Ohtori Chihaya vào câu lạc bộ, đó là một cô gái rất mạnh mẽ, nhưng vụng về và ngây thơ, vừa mới chuyển đến học ở trường của họ. Kotarou mời ba cô gái khác tham gia câu lạc bộ: cô bạn hiếu động từ thời thơ ấu Kanbe Kotori, một cô gái nhút nhát đang là thành viên của Ủy ban Kỷ luật nhà trường tên là Nakatsu Shizuru, và bạn thân của cô là Konohana Lucia, lớp trưởng của Kotarou, người luôn bị sự sạch sẽ ám ảnh. Mỗi người trong số họ, bằng cách nào đó, đều có mối liên hệ theo kiểu hoặc bảo vệ hoặc tìm diệt "ma nữ" Kagari, người có thể biến cả nhân loại trở thành đống tro tàn. Ngoài ra còn có nhiều nhân vật khác cũng xuất hiện suốt câu chuyện. Bao gồm những người như bạn thân của Kotarou là Yoshino Haruhiko, người luôn tự nhận mình là "chó điên", hay quản gia của Chihaya là Ohotri Sakuya, và Nishikujou Touka, một giáo viên mới rất tốt bụng ở trường của Kotarou. Những nhân vật phản diện chính gồm Kashima Sakura và các thành viên khác của Gaia, trong khi Kagari đóng vai trò như căn nguyên của cuộc chiến.
1
null
Rogožarski IK-3 là một loại máy bay tiêm kích đánh chặn một chỗ của Nam Tư trong thập niên 1930. Được thiết kế bởi Ljubomir Ilić và Kosta Sivčev nối tiếp mẫu tiêm kích IK-1/IK-2. Nó có vài ưu điểm, dễ dàng điều khiển hơn so với các mẫu máy bay cùng thời như Messerschmitt Bf 109E và Hawker Hurricane Mk.I.
1
null
"California King Bed" là một ca khúc của nữ ca sĩ thu âm người Barbados Rihanna trích từ album phòng thu thứ năm của cô, "Loud" (2010). Nó được chọn làm đĩa đơn thứ năm của album và được phát hành vào 13 tháng 5 năm 2011 bởi hãng đĩa Def Jam. Ca khúc được sáng tác bởi Andrew Harr, Jermaine Jackson, Priscilla Renea, Alex Delicata và được sản xuất bởi Harr và Jackson dưới cái tên chung, The Runners. Về phần nhạc, "California King Bed" là một bản ballad nhẹ và có một chút gì đó rock ở trong. "California King Bed" đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ các nhà phê bình âm nhạc, họ đánh giá rất cao về giọng hát của cô.
1
null
Pierre Maurice Marie Duhem (; 9 tháng Sáu 1861 – 14 tháng 9 năm 1916) là một nhà vật lý, toán học, triết học khoa hoc người Pháp, được biết đến nhiều nhất với những bài viết về tính bất định của tiêu chuẩn thực nghiệm và về sự phát triển khoa học của thời Trung Cổ. Duhem cũng đã có những đóng góp quan trọng cho nền khoa học ở thời ông, đặc biệt trong các lĩnh vực thủy động lực học, vật lý đàn hồi, và nhiệt động lực học.
1
null
Supermarine Seafire là một phiên bản hải quân của loại máy bay tiêm kích nổi tiếng Supermarine Spitfire, nó được trang bị cho các tàu sân bay. Tên gọi Seafire là viết tắt của cụm từ Sea Spitfire. Tính năng kỹ chiến thuật (LF Mk III). British Aircraft of World War II "and" The Virtual Aviation Museum
1
null
Chiến dịch đổ bộ đường không Vyazma (18 tháng 1 - 29 tháng 2 năm 1942) là một chiến dịch quân sự do Hồng quân Liên Xô tổ chức trong cuộc Chiến tranh Xô-Đức thuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong chiến dịch này, lực lượng quân dù Liên Xô đã tiến hành một cuộc đổ bộ vào sau lưng Cụm Tập đoàn quân Trung tâm của quân đội Đức Quốc xã, với mục tiêu nhằm hỗ trợ các hoạt động tấn công của Phương diện quân Tây và Phương diện quân Kalinin lúc này đang giao chiến ác liệt với Cụm Tập đoàn quân Trung tâm trong Chiến dịch phản công Rzhev-Vyazma. Diễn biến. Ngày 8 tháng 1 năm 1942, chiến dịch Rzhev-Vyazma lần thứ nhất mở màn, với mục tiêu bao vây và tiêu diệt hoàn toàn Cụm Tập đoàn quân Trung tâm của Đức. Trong giai đoạn đầu, quân đội Liên Xô đã đạt được một số thành quả trong tấn công. Các Phương diện quân Kalinin và Tây đã đột phá được trận tuyến quân Đức tại một vài khu vực. Nhằm giúp đẩy mạnh sức công phá của các mũi tấn công, Bộ Tổng tư lệnh Tối cao Liên Xô đã quyết định tổ chức một cuộc đổ bộ đường không ở phía Nam Vyazma với nhiệm vụ cắt đứt tuyến đường bộ Yukhnov - Vyazma và tuyến đường sắt Vyazma - Bryansk. Theo kế hoạch, lực lượng đổ bộ đường không bao gồm các lữ đoàn dù số 201 và trung đoàn bộ binh số 250, đổ bộ tại vùng sau lưng quân Đức tại phía Nam Vyazma, từ ngày 18 tới 22 tháng 1. Cuộc đổ bộ được tiến hành vào ban đêm và Trung đoàn dù 250 đã Đổ bộ chính xác. Quân đổ bộ đường không đã tham chiến cũng Tập đoàn quân 33 và Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 tấn công quân Đức, phá hoại các đường giao thông, các tuyến đường dây liên lạc của quân Đức. Vào cuối tháng 1, Quân đoàn kỵ binh cận vệ số 1 dưới sự chỉ huy của tướng P. A. Belov đã đột phá được khu vực hậu tuyến của quân Đức, mở ra khả năng bao vây Cụm Tập đoàn quân Trung tâm. Nhằm ngăn chặn quân Đức thoát vây, Bộ Tổng tư lệnh Tối cao đã quyết định tung lực lượng đổ bộ vào khu vực này với nhiệm vụ cắt đứt tuyến đường sắt Vyazma và tuyến đường bộ Vyazma - Smolensk. Ngày 27 tháng 1, quân đoàn đổ bộ đường không số 4 được thả xuống khu làng Ozerechnya. Do không đủ phương tiện vận chuyển, lực lượng lính dù phải được đổ bộ theo nhiều lượt, từng phần từng phần một, bắt đầu là lữ đoàn đổ bộ đường không số 8. Cuộc đổ bộ đã diễn ra dưới các cuộc phản kích liên tục của quân Đức. Do các sân bay bị đánh phá, một phần phi cơ chuyên dụng để chở binh lính đã bị phá hủy. Trước tình hình đó, Bộ Tổng Tư lệnh Tối cao buộc phải đình chỉ chiến dịch. Dù sao đến ngày 1 tháng 2, 3 tiểu đoàn của sư đoàn đổ bộ đường không số 8 đã được thả dù xuống khu vực quy định, với tổng quân số 2.497 người cùng 34,4 tấn quân nhu, quân khí. Tuy nhiên, phần lớn số hàng hóa thả dù đã bị mất, còn số binh sĩ đổ bộ thì tản mát trên một khu vực rất lớn. Vì vậy, sau khi đổ bộ chỉ có 1.300 binh sĩ được tập hợp lại. Trước tình hình khó khăn và bất lợi như vậy, các binh sĩ thuộc lực lượng đổ bộ đường không vẫn hoạt động tích cực trong hậu tuyến quân địch, liên tục đánh phá tuyến đường liên lạc của quân Đức tại phía Tây Vyazma. Trong vòng vài ngày, các đơn vị dù Liên Xô đã phá hủy và làm tê liệt nhiều điểm nút giao thông đường sắt và đường bộ, đánh chiếm nhiều điểm dân cư và tiêu diệt tổng hành dinh của một vài đơn vị Đức. Nhật ký ngày 31 tháng 1 năm 1942 của tướng Franz Halder, Tổng tham mưu trưởng quân Đức viết lại như sau: Sau khi hội quân với lực lượng kỵ binh, Lữ đoàn đổ bộ đường không 8 được STAVKA đặt thuộc quyền chỉ huy của Tư lệnh Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1, tướng P. A. Belov. Đến giữa tháng 2, tình hình ở Vyazma trở nên cực kỳ căng thẳng. Một bộ phận quân đội Liên Xô đã bị quân Đức bao vây và cuộc chiến kéo dài hơn so với dự kiến. Bộ Tổng tư lệnh Tối cao Liên Xô quyết định đổ bộ quân đoàn dù số 4 ở phía Tây của Yukhnov với nhiệm vụ phải cắt đứt tuyến đường bộ Warsawa và sau đó hội quân với Tập đoàn quân số 50. Cuộc đổ bộ của lữ đoàn dù số 9 và 214 diễn ra vào ban đêm từ ngày 16 tới 24 tháng 2 năm 1942. Trong thời gian đó, quân đội Liên Xô đã đổ bộ được 7.373 binh sĩ và 1.525 kiện hàng bao gồm đạn dược, vũ khí, thực phẩm và các tài sản quân sự khác. Cuộc đổ bộ cũng diễn ra trong điều kiện quân dù phải chống trả kịch liệt với quân Đức. Ngày 23 tháng 2, máy bay chở bộ chỉ huy quân đoàn bị bắn trung, thiếu tướng tư lệnh A. F. Levashyev. Người thay thế ông là đại tá A. F. Kanzakin. Mặc dù phải chiến đấu trong tình trạng khó khăn như vậy, lực lượng đổ bộ đường không đã hoạt động sâu trong hậu cứ quân Đức tới 20-22 cây số và đến ngày 28 tháng 2 đã tiếp cận được khu vực dự định sẽ hội quân với Tập đoàn quân số 50. Có điều, Tập đoàn quân số 50 không thể đột phá được phòng tuyến của quân Đức theo kế hoạch, và vì vậy quân đoàn đổ bộ đường không phải chuyển sang phòng ngự. Nằm lại phía sau lưng quân địch, quân đoàn đổ bộ đường không số 4 cùng với quân đoàn kỵ binh cận vệ số 1 và một phần Tập đoàn quân số 33 vẫn tiếp tục chiến đấu quyết liệt. Đến đầu tháng 4, lực lượng Liên Xô tại khu vực này nằm dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng P. A. Belov. Trong một nỗ lực tấn công, các binh sĩ Liên Xô đã đánh chiếm được khu vực phía Nam Vyazma và giữ vững nó đến cuối tháng Năm, đánh lui nhiều đợt tấn công của quân Đức. Vào đêm 26 tháng 5, các binh sĩ Liên Xô đã phá vỡ vòng vây và chạy thoát về hướng Kirov, hoạt động ở khu vực hậu tuyến của quân Đức. Tướng Franz Halder đã ghi nhận hành động của cụm quân Belov như sau: Ngày 24 tháng 6 năm 1942, quân đoàn kỵ binh và lực lượng lính dù Xô Viết cuối cùng đã bắt gặp và sáp nhập vào lực lượng của Tập đoàn quân số 10.
1
null
Bãi Đinh Ba là một rạn san hô vòng chìm ngập dưới nước, thuộc cụm Song Tử của quần đảo Trường Sa. Rạn vòng này nằm cách "rạn Nguy Hiểm phía Bắc" (tiếng Anh: "North Danger Reef") khoảng 15 hải lý (28 km) về phía đông. Bãi Đinh Ba bị ngăn cách với bãi Núi Cầu gần đó bởi một kênh nước rộng 2 hải lý (3,7 km). Bãi Đinh Ba là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào thực sự kiểm soát rạn vòng này.
1
null
Seversky P-35 là một loại máy bay tiêm kích được hãng Seversky Aircraft Company của Hoa Kỳ chế tạo vào cuối thập niên 1930. So với các loại cùng thời như Hawker Hurricane và Messerschmitt Bf 109, thì đây là loại máy bay một tầng cánh, buồng lái kín, càng đáp thu vào được và làm hoàn toàn bằng kim loại. Tính năng kỹ chiến thuật (P-35A). The American Fighter
1
null
120-PM-43 hay còn có tên gọi là M-43 là một loại súng cối do Liên Xô nghiên cứu và sản xuất năm 1943 dựa trên súng cối M-1938 120 mm. Đứng đầu đội nghiên cứu là nhà thiết kế A. A. Kotov. Tên gọi của khối Tây Âu (NATO) sau này khi chiến tranh Lạnh nổ ra đối với loại súng này là M-1943 hay gọi tắt là M-43. Sau này 120-PM-43 được thay thế bằng súng cối 2B11 Sani cũng có cỡ nòng 120 mm, sản xuất năm 1981. Súng khá thành công, được sử dụng từ năm 1943 đến năm 1981, thường được biên chế theo cấp trung đoàn. Súng được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nội chiến Trung Quốc, Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Việt Nam cùng nhiều cuộc chiến khác về sau. Hiện nay nó vẫn được nhiều quân đội trên thế giới sử dụng như Quân đội Nga, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân đội Nhân dân Triều Tiên... Súng còn đặc biệt ở chỗ là 120-PM-43 có một vấu an toàn, tránh trường hợp các pháo thủ không bị hy sinh uổng phí do nạp đạn kép dẫn tới đạn nổ trong nòng súng. Sau này, các súng cối của Liên Xô đều có vấu an toàn dựa trên M-43. Phiên bản biến thể của nó là Súng Cối Kiểu 55 của Trung Quốc sản xuất năm 1955.
1
null
VL Myrsky () là một loại máy bay tiêm kích trong Chiến tranh thế giới II của Phần Lan, nó được thiết kế bởi Nhà máy sản xuất máy bay nhà nước ("Valtion lentokonetehdas") cho Không quân Phần Lan. Các phiên bản của loại máy bay này gồm "Myrsky I", "Myrsky II", và "Myrsky III".
1
null
Bãi Núi Cầu là một rạn san hô vòng chìm ngập dưới nước, thuộc cụm Song Tử của quần đảo Trường Sa. Rạn vòng này nằm cách "rạn Nguy Hiểm phía Bắc" (tiếng Anh: "North Danger Reef") khoảng 13 hải lý (24 km) về phía đông. Một kênh nước rộng 2 hải lý (3,7 km) ngăn cách bãi Núi Cầu với bãi Đinh Ba gần đó. Bãi Núi Cầu là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào thực sự kiểm soát rạn vòng này.
1
null
Ghen thường đề cập đến những suy nghĩ hoặc cảm giác bất an, sợ hãi và lo lắng về sự thiếu thốn tương đối về tình cảm trong một mối quan hệ lãng mạn do đó, trong bối cảnh này được hiểu như là ghen tuông ("Jealousy"). Ghen có thể bao gồm một hoặc nhiều cảm xúc như giận dữ, oán giận, phẫn uất, khó chịu, bất lực hoặc ghê tởm. Theo nghĩa ban đầu của nó, ghen tị khác biệt với ghen tị, mặc dù hai thuật ngữ này đã trở thành đồng nghĩa phổ biến trong ngôn ngữ tiếng Anh, và ghen tị giờ đây cũng sử dụng định nghĩa ban đầu được sử dụng riêng cho ghen tị. Hai cảm xúc này thường bị nhầm lẫn với nhau, vì chúng có xu hướng xuất hiện trong cùng một tình huống. Theo dòng lịch sử, các nghệ sĩ cũng đã khám phá chủ đề Ghen trong ảnh, tranh, phim, bài hát, vở kịch, thơ, và sách, và các nhà thần học đã đưa ra quan điểm tôn giáo về sự ghen tuông dựa trên kinh sách của đức tin của họ. Đại cương. Ghen là một dạng bản năng của con người không thể loại bỏ mà chỉ có thể kiểm soát bằng lý trí, khả năng tự làm chủ bản thân hoặc thông qua những mối quan hệ xã hội tích cực, thiện chí, là một trạng thái tình cảm bí ẩn ngay cả với chính người trong cuộc, đó là hình thức luôn liên quan tới cảm giác sợ mất mát và luôn có ít nhất 03 đối tượng gồm người ghen, người bị ghen và người liên quan đến người bị ghen (có thể là một hoặc một vài người cụ thể nhưng cũng có khi là những đối tượng chung chung, những đối tượng không tồn tại thật sự ngoài đời hoặc xuất hiện liên quan đến cuộc sống của những đối tượng ghen và đang ghen như các diễn viên điện ảnh, ca sĩ, cầu thủ). Khi ghen thì trong cơ thể sẽ xảy ra các phản ứng cả về tâm lý và hành động với các biểu hiện đau đớn về tinh thần, tức giận, buồn bã,bi quan, ghen tị, sợ hãi, lo lắng về hình ảnh của mình, tự xót thương mình, cảm thấy bị bẽ mặt (tâm lý), run rẩy, toát mồ hôi, tự trấn an mình, có những hành động hung hăng, thậm chí bạo lực (hành động). Ghen được cho là khó tránh khỏi trong tình yêu và đôi lúc sự Ghen thái quá lại khiến mối quan hệ rạn nứt, khi sự Ghen thái quá chủ thể có khả năng sẽ hành động một cách ngớ ngẩn, thể hiện như sự bực bội, khó chịu khi một đối tượng nói chuyện thân mật với người khác giới, người tình cũ và có cảm giác thấy mình đang bị bỏ rơi, bị phản bội và cảm thấy bấp bênh cho tình yêu của chính mình, có những cặp đôi còn Ghen nhau ngay trong ngày cưới. Những biểu hiện của Ghen đối với những người có tâm lý hướng ngoại gồm biểu hiện sự giận dữ, Ghen ầm ĩ, đối với những người có xu hướng hướng nội thì biểu hiện sự Ghen của mình bằng sự xa lánh, lạnh lùng, khinh bỉ, căm thù đối tượng. Cả hai dạng này đều rất nguy hại cho sức khỏe cả thể chất và tinh thần. Nguyên nhân của loại tâm lý này xuất phát từ sự không tin tưởng vào bản thân, không tin người yêu cũng như mối quan hệ giữa họ, cộng với cảm giác sở hữu khi yêu, hai bên có xu hướng chỉ muốn nửa kia của mình ở bên mình, không muốn chia sẻ cho bất cứ ai, bởi vậy nhiều lúc thấy đối tượng trò chuyện vui vẻ với người khác giới là có cảm giác lo lắng, bấp bênh. Trong khi yêu, những đôi bạn trẻ luôn có cảm giác khó chịu đối với những người khác phái vây quanh hoặc theo đuổi đối tượng của mình. Khi người ta yêu nhau tha thiết hầu như những cặp đôi sẽ không muốn có bất cứ một ai xen ngang vào cuộc tình của họ và khi đã lập gia đình, sự Ghen càng thể hiện rõ nét. Thực tế cho thấy, chẳng ông chồng hay bà vợ nào mà không ghen khi một nửa của mình có dấu hiệu ngoại tình hoặc đã ngoại tình. Ở góc độ tâm lý và y học, Ghen có thể ảnh hưởng trực tiếp đến trí não, nó làm giảm trí thông minh, thiếu logic, đánh mất sự tự tin, tiêu tan độ hấp dẫn cũng như nhân cách con người. Tuy nhiên vẫn có ý kiến cho rằng, Ghen ở một mức độ nhất định có tính tích cực nhất định vì nó chứng tỏ tình cảm giữa hai bên sâu nặng, và góp phần thắt chặt mối quan hệ giữa hai người và một chút Ghen hờn giận sẽ làm cho tình yêu thêm nồng nàn và hiểu nhau hơn, nó cũng là một biểu hiện của tình yêu sâu nặng. Dù vậy nếu không kiểm soát được thì sẽ dẫn đến hậu quả khó lường, sự Ghen ở một mức độ vừa phải sẽ làm cho tình yêu bền chặt hơn, nhưng nếu Ghen mù quáng dẫn đến có những lời nói, hành vi thiếu kiềm chế sẽ là một trong những nguyên nhân của tội phạm, bi kịch tình yêu, bi kịch gia đình. Ganh tị cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bạo lực gia đình với những loại bạo hành gia đình thường được kết hợp với lý do ngoại tình, nghi ngờ hoặc người phụ nữ đang có ý định thoát khỏi mối quan hệ. Trong một góc độ tâm lý học tiến hóa này đã được giải thích là người đàn ông cố gắng để kiểm soát sinh sản ở nữ và đảm bảo độc quyền tình dục cho chính mình bằng bạo lực hoặc đe dọa bạo lực. Sự nguy hiểm của ngoại tình tình dục, nguyên nhân dẫn đến xung đột không thể hòa giải giữa vợ chồng, có thể dẫn đến bạo lực gia đình, thậm chí giết người. Khác biệt về giới. Nhìn chung, phụ nữ có máu ghen nhiều hơn nam giới, họ đặc biệt sợ sự phản bội tình cảm và đau khổ hơn là sự không chung thủy về mặt tình dục (sợ bị bỏ rơi). Khi có hiện tượng ghen xuất hiện người ta thường nghĩ đàn ông hay phụ nữ đều giống nhau nhưng có ý kiến cho rằng người đàn ông ghen khi bị đối tác phản bội về tình dục thì phụ nữ lại ghen và đau đớn khi chồng gian dối tình cảm. Về diễn biến quá trình ngoại tình, thông thường quá trình ngoại tình của đàn ông thường diễn ra nhanh hơn phụ nữ, có khi chỉ vì lý do tình dục. Họ có thể ngẫu hứng rất nhanh, nếu được bên kia chấp thuận và có cơ hội. Họ sẵn sàng quan hệ tình dục không cần đắn đo. Về sinh lý, đàn ông có thể đạt khoái cảm cả với người đàn bà mà họ không yêu, thậm chí không biết tên là gì, hoặc thua kém vợ mình về nhiều phương diện, ngay cả lúc họ đang có hạnh phúc gia đình. Chính vì đặc điểm này mà người phụ nữ luôn lo lắng và Ghen vì họ không thể chắc chắn kiểm soát được đối tượng của mình. Đối với những phụ nữ ngoại tình, một phần lớn nguyên nhân do tình cảm và quá trình ngoại tình của phụ nữ nói chung lâu dài hơn, nhiều công phu hò hẹn, gặp gỡ hơn, do đó có những dấu hiệu dễ bị phát hiện hơn, và khi họ đã ngoại tình với ai thì thường là họ yêu người đó, đa số phụ nữ chỉ ngoại tình khi họ không có tình yêu trong hôn nhân. Vì thế, một khi đàn bà đã ngoại tình, họ đã bị cuốn hút cả về tinh thần lẫn thể xác. Chính vì đặc điểm này, người đàn ông ghen và có cảm giác bất lực khi không thể níu kéo một mối quan hệ đang đổ vỡ không thể ngăn cản. Phụ nữ. Về cơ chế tâm lý, người phụ nữ luôn cảm thấy vui sướng và tự hào khi có được một người yêu như ý muốn, tuy nhiên, sau đó, một chút ghen tị sẽ nảy sinh. Dần dần, ghen tị đã trở thành điều không thể thiếu trong các mối quan hệ, và khi Ghen trở nên vô lối và không thể chấp nhận được, có những người ngày càng trở nên quá quắt thậm chí còn Ghen với cả những người bạn gái thân thiết hay đồng nghiệp của bạn trai mình. Điều này dẫn đến hệ quả là dần dần bị người yêu xa lánh và dẫn đến chia tay. Khi đã có gia đình, một số phản ứng thường gặp của các bà vợ khi chồng vụng trộm là đánh ghen với tình địch, giận hờn, chì chiết, tuy nhiên họ có thể bỏ qua, tha thứ cho chồng. Phụ nữ hay ghen khi cảm thấy bạn đời hờ hững, lạnh nhạt với mình. Có những phụ nữ Ghen kiểu lặng thầm, đó là do họ mất đi sự tự tin vào bản thân, lo sợ mình không còn nắm giữ được trái tim của bạn đời, sợ bị bỏ rơi. Họ càng ghen khi tự mình phóng đại và suy diễn những hành động của nam giới và kết luận rằng anh ta có dấu hiệu phản bội. Phụ nữ ghen sẽ tìm kiếm những bằng chứng và dấu vết từ người chồng như mùi nước hoa lạ, những tài liệu quên trong túi áo, túi quần, tin nhắn hoặc số điện thoại lạ… Khi phát hiện ra bằng chứng về sự phản bội, lo sợ rằng mình sẽ bị bỏ rơi, phụ nữ sẽ khóc lóc hoặc đe doạ bạn đời và thường sẽ tìm mọi cách gặp trực tiếp tình địch để giải quyết. Nói chung, phụ nữ khi ghen thì mỗi người có một kiểu ghen khác nhau, có cái ghen sáng suốt, minh mẫn, nhưng cũng có cả kiểu ghen mù quáng. Một số dấu hiệu chứng tỏ phụ nữ ghen như: Một số dấu hiệu khác của sự Ghen thái quá: Đối với người vợ trong gia đình, họ có một số dấu hiệu sau: Tuy vậy, người phụ nữ có thể dễ dàng chấp nhận tha thứ và cho người đàn ông của mình một cơ hội do họ luôn cố gắng làm cho mối quan hệ yêu đương trở nên sâu sắc bằng cách tăng mức độ gắn kết tình cảm. Người phụ nữ không quá lo ngại vì việc phản bội tình dục mà họ đặc biệt lo ngại người đàn ông của họ đang xây dựng sự gắn kết tình cảm với người phụ nữ khác. Đàn ông. Trong khi yêu, cơn ghen của người đàn ông thường là biểu hiện của sự sở hữu và tính chiếm hữu, đồng thời sự Ghen này cũng thường xuất phát từ việc cảm thấy không chắc chắn, không yên tâm về tình cảm của phụ nữ dành cho mình, nhất là đôi lứa khi chưa phải là vợ chồng chính thức của nhau nên đàn ông thường có tâm lý chưa thật sự tự tin vào bản thân mình và chưa tự tin vào người bạn gái của họ, điều đó dẫn đến nảy sinh từ việc mất niềm tin vào bản thân. Sự Ghen mù quáng của người yêu khiến đối tượng trở nên mệt mỏi, tình yêu bị đe dọa và đặc điểm chung là đàn ông khi Ghen dễ bạo lực mù quáng, Ghen quá mức dễ tạo hành động bạo lực trong nam giới, ho khó kiểm soát sự ghen tỵ của mình và sự thất vọng hay mất tin tưởng lại càng đổ thêm dầu vào lửa, một số biểu hiện như chồng thiêu chết, chém vợ chết, giết cả nhà vợ vì ghen, ném con chết vì ghen vợ, ghen rồi giết vợ vì vợ làm tiếp viên, chặt vợ thành nhiều khúc, thiêu chết vợ... Xét về tâm lý thì người đàn ông khi thật sự yêu một ai đó hầu hết đều có thể Ghen một cách vô cớ, nhất là khi nửa kia của họ đang tỏ ra quan tâm đặc biệt tới một người nào khác ngoài họ, tuy nhiên họ chỉ ghen, khó chịu về nội tâm mà ít khi thực hiện các hành vi thái quá như theo dõi, đánh ghen... giống như phụ nữ. Khi đang yêu đương, cưa cẩm và tán tỉnh phụ nữ, đàn ông có một số dấu hiệu biểu hiện ghen là: Khi đã có gia đình thì đàn ông ghen khi người khác động chạm vào người phụ nữ của họ, họ luôn mong muốn bạn đời của mình duyên dáng ở chốn đông người để họ được hãnh diện sánh vai nhưng lại rất ghen khi người phụ nữ nhận được nhiều sự quan tâm hay đùa cợt, các hành vi cợt nhã, thân mật, đụng chạm quá mức từ những người khác phái. Với bản tính hiếu thắng, họ khó có thể chấp nhận việc bạn đời chia tay mình để đến với người khác. Người đàn ông ghen khi bị đối tác phản bội về tình dục nguyên nhân này có nguồn gốc từ thời thượng cổ, theo đó người đàn ông muốn đảm bảo đối tác phải sinh ra đứa con đích thực là giọt máu của họ, điều này trái ngược với người phụ nữ lại mong họ và con cái sẽ được một người chồng toàn tâm toàn ý với gia đình, không bị chia sẻ tình cảm bởi bất cứ ai. Một thống kê cho thấy những nguyên nhân khiến đàn ông ghen là: Đàn ông khi ghen thường quan sát vẻ ngoài và thời gian biểu của người phụ nữ và mọi biểu hiện khác với thói quen thông thường đều bị tra hỏi cặn kẽ. Khi phát hiện ra bằng chứng về sự phản bội, họ đôi khi trở nên hung dữ, bạo lực, họ khống chế, chỉ trích người phụ nữ bằng đủ mọi cách nhưng một số không dễ dàng chia tay ngay lập tức. Mặt khác, đàn ông đôi khi cũng Ghen không kém gì phụ nữ. Nguyên nhân xuất phát từ lòng tự ái đàn ông. Một số người căm giận vợ và đổ mọi tội lỗi lên đầu người vợ, không buông tha cho vợ mà tìm cách hạ nhục. Ngoài việc ngoại tình để trả thù một số người thậm chí còn giữ lại bằng chứng ngoại tình của vợ rồi rêu rao với mọi người, từ họ hàng, bạn bè, hàng xóm, thậm chí đến con cái. Có trường hợp cá biệt ở Việt Nam khi anh chồng phát hiện vợ ngoại tình liền chụp ảnh nhà nghỉ nơi vợ gặp gỡ người tình, rồi đóng khung, treo trên giường ngủ hai vợ chồng. Có anh chồng khi bắt quả tang vợ đã bắt tình địch trả tiền. Sau đó, anh ta để số tiền ở một chỗ dễ thấy trong nhà, mỗi khi con cái xin tiền đóng học phí hay mua món gì, anh lại bảo con lấy số tiền mẹ kiếm được để dùng. Nhưng một diễn tiến khác, nếu vì lý do nào đó mà người đàn ông không thể hỏi thẳng vợ chuyện ngoại tình, vẫn phải xem như không biết gì thì tâm trạng họ sẽ trở nên u uất, có thể sinh nát rượu, tự hủy hoại cuộc đời mình. Cũng có người sẽ dồn hết cả tình thương yêu vào con cái, hay các con vật nuôi trong nhà. Do đặc điểm giới tính, họ không chia sẻ được nỗi đau đớn này với bạn bè. Hầu như không có đàn ông nào khóc lóc trong vòng tay bè bạn như phụ nữ thường làm, bản chất hiếu thắng của đàn ông không cho phép họ bộc lộ cho nên nỗi đau càng chất chứa trong lòng và họ cứ thầm lặng chịu đựng một mình. Ghen bệnh lý. Ghen có tính chất bệnh lý là một triệu chứng bệnh lý của một số bệnh khác nhau trong tâm thần học và nó được coi như là hoang tưởng với nội dung Ghen. Người bệnh khẳng định rằng bạn tình của mình hoặc vợ của mình không chung thủy mặc dù không có một bằng chứng nào về điều này và không thể giải thích, đả thông cho người bệnh được. Kèm theo hoang tưởng Ghen này người bệnh còn có nhiều rối loạn hành vi cũng như là cảm xúc đi kèm. Một bệnh lý phổ biến dẫn đến hoang tưởng Ghen là tình trạng loạn thần do rượu. Sử dụng rượu làm giảm khả năng tình dục của nam giới và khi sử dụng rượu lâu ngày sẽ gây biến đổi chức năng của bộ não, biến đổi sinh hóa não dẫn đến hoang tưởng Ghen. Một bệnh lý nữa có thể gặp hoang tưởng Ghen là bệnh tâm thần phân liệt dẫn đến Ghen hoang tưởng hay ghen bóng ghen gió. Trong bệnh này, bệnh nhân cũng có một khẳng định chắc chắn không dựa trên một cơ sở nào là vợ ngoại tình, không thể giải thích, thuyết phục bệnh nhân, hành vi của bệnh nhân bị rối loạn nghiêm trọng, thậm chí có thể tự sát vì buồn chán, thất vọng do sự ngoại tình của vợ. Hoang tưởng Ghen có khi gặp trong bệnh tâm thần phân liệt. Người bệnh có thêm các triệu chứng như tự kỷ, thiếu hòa hợp, khả năng thích nghi, hòa nhập giảm sút, tan rã nhân cách (không còn sinh hoạt cư xử như người bình thường). Hoang tưởng Ghen còn gặp ở những người nghiện rượu, động kinh và chấn thương sọ não. Hầu hết những bệnh nhân có hoang tưởng ghen tưông này đều không thừa nhận rằng đây là bệnh và không bao giờ chịu đi chữa bệnh, không tự giác uống thuốc. Nếu muốn chữa cho bệnh nhân thường phải cưỡng chế trong giai đoạn đầu cho đến khi bệnh nhân ý thức được tình trạng bệnh lý của mình. Tuy nhiên cũng có một số ít trường hợp hoang tưởng Ghen gặp ở những trường hợp rối loạn hoang tưởng dai dẳng có thể ý thức được đây là tình trạng bệnh lý và tự giác đi chữa bệnh Ghen và rượu. Ban đầu những ý tưởng Ghen chỉ có khi bệnh nhân say rượu. Về sau những ý tưởng Ghen này trở nên bền vững và xuất hiện cả khi bệnh nhân không uống rượu. Từ chỗ nghi ngờ dần dần khẳng định chắc chắn là vợ mình ngoại tình. Bệnh nhân rình mò, tra khảo vợ, thậm chí thuê cả người theo dõi vợ mình, bắt vợ phải nhận lỗi, phải thừa nhận là có ngoại tình mặc dù trên thực tế hoàn toàn không có như vậy. Bệnh nhân thường khẳng định người yêu của vợ mình thường là những người quen biết, có thể là người yêu cũ của vợ. Hoang tưởng Ghen này còn kéo theo nhiều rối loạn khác do suy luận một cách bệnh lý của bệnh nhân như là vợ lấy tiền của mình cho người yêu, đầu độc bệnh nhân để có thể có tự do với người yêu. Mọi hành vi của bệnh nhân có thể rối loạn nghiêm trọng như là không ăn đồ ăn do vợ nấu, hoặc bắt vợ ăn trước rồi mình mới ăn. Nói chung, rượu là một căn nguyên dẫn đến Ghen bệnh lý phổ biến nhất, bên cạnh đó nó còn làm yếu chức năng tình dục và gây ra nhiều bệnh lý về gan, dạ dày vì vậy các đấng mày râu không nên uống quá nhiều rượu dẫn đến tình trạng nghiện rượu là rất có hại cho sức khỏe nói chung là sức khỏe tâm thần nói riêng.
1
null
Trận Inkerman là trận đánh lớn thứ ba và trận đánh lớn nhất trong cuộc Chiến tranh Krym, diễn ra vào năm 1854. Trận đánh kết thúc với việc Quân đội Anh do Tướng Fitzroy Somerset, Nam tước Raglan thứ nhất chỉ huy và Quân đội Pháp do Tướng François Certain Canrobert chỉ huy làm chủ trận địa dù chịu thiệt hại không nhỏ, buộc Quân đội Đế quốc Nga dưới quyền Tướng A. S. Menshikov phải rút lui với tổn thất nặng nề hơn hẳn đối phương. Gánh nặng chủ yếu trong trận Inkerman thuộc về quân Anh và người Anh xem trận này là một thắng lợi huy hoàng của họ (mà bản thân Nữ hoàng Victoria cũng thừa nhận) trong chiến dịch Sevastopol. Đây cũng được cho là một trong những chiến tích hiển hách của lực lượng Bộ binh Anh, cũng như là thời điểm tuyệt vời nhất của người lính Anh thời Victoria và thể hiện tài năng, lòng dũng cảm cùng với sự kiên cường của họ. Tuy 5.000 quân Pháp không tham chiến và quân Nga có lợi thế quân số, liên quân Anh - Pháp đã bẻ gãy cuộc đột kích của đối phương trong sương mù và mưa gió. Sau trận Balaclava bất phân thắng bại, Menshikov một lần nữa cố gắng đột phá đồn bót của liên quân xung quanh Sevastopol. Thực quyền chỉ huy trong trận Inkerman thuộc về phó chỉ huy của ông là P. P. Liprandi.. Trận chiến mở đầu lúc rạng sáng ngày 5 tháng 11 năm 1854, và sương mù khiến chỉ huy hai bên đều không thể kiểm soát tình hình. Do đó, những người lính nắm quyền chủ động và đây trở thành một "Trận đánh của lính". Theo lệnh của Menshikov, tướng Soimonov có nhiệm vụ phân rẽ Quân đội Anh từ phía Tây, trong khi tướng Paulov tấn công từ phía Bắc và một tướng Nga khác tiến hành nghi binh để quân Pháp không tăng viện cho quân Anh. Ngoài ra, 2 vạn quân dự bị Nga đóng về phía Tây Bắc. Quân Nga tiến công lên dốc và trận chiến kéo dài cả ngày. Với ưu thế vượt lên súng hỏa mai của Nga, súng trường Minié của quân Anh đã xé lẻ các đội hình hàng dọc của quân Nga, gây thương vong cao cho đối phương và vô hiệu hóa cho lưỡi lê của họ. Điều này chứng tỏ sự lỗi thời của các đội hình thời Napoléon. Tuy nhiên, do thiếu hụt đạn dược, người Anh phải lệ thuộc vào những đợt tấn công bằng lưỡi lê. Soimonov đã tử trận trong một đợt tấn công thắng lợi của Trung đoàn số 47 của Anh, và tinh thần kỷ luật của quân Anh cũng giúp cho họ làm chủ được lòng can đảm của lính Nga trong giai đoạn đầu này. Sự thiếu hợp tác của các tướng Nga cũng góp phần dẫn đến thắng lợi của quân Anh trong suốt cuộc phòng vệ. Quân tiếp viện Anh đã sớm tiếp cận trận địa, trong khi quân Pháp đến trễ hơn nhiều. Sự tiếp viện của quân Đồng minh đã khiến cho lợi thế quân số của quân Nga bị suy giảm và xoay chuyển thế trận, sau khi quân Nga bị Bộ binh Anh cầm chân trong cuộc giao tranh đẫm máu. Viện binh của Anh và Pháp đã quyết định đến thất bại của đợt tập kích cuối cùng của quân Nga. Về cuối trận đánh, những khẩu (siêu) pháo vây hãm của quân Anh đã được Raglan đưa vào chiến trường, cùng với các khẩu đội pháo đè bẹp quân Pháo binh Nga và hỗ trợ cho những người lính Anh trên chiến trận. Trận Inkerman là nỗ lực lớn cuối cùng của quân Nga nhằm tiêu diệt quân Đồng minh ở Sevastopol. Sau 8 tiếng đồng hồ hỗn chiến, quân Nga đã triệt thoái và vượt sông Tchernaïa. Thắng lợi ở Inkerman đã khiến cho Raglan được phong hàm Thống chế Anh. Ngoài ra, trận Inkerman cũng được xem là một trận đánh điển hình của Trung đoàn Vệ binh Hoàng gia Anh. Sau trận chiến này, cả hai phe đã bắt đầu trú đông. Chiến thắng không nhỏ của liên quân tại Inkerman báo hiệu sự tiếp diễn của cuộc vây hãm Sevastopol, song cũng ngăn ngừa một cuộc tấn công của quân Đồng minh vào Sevastopol trước khi mùa đông đến.
1
null
Vultee P-66 Vanguard là một bổ sung tình cờ cho danh sách máy bay tiêm kích của Không quân Lục quân Hoa Kỳ. Ban đầu Thụy Điển đặt mua loại máy bay này, nhưng đến khi máy bay sẵn sàng giao cho Thụy Điển vào năm 1941 thì Hoa Kỳ không cho phép xuất khẩu chúng. Chúng được tái định dai thành P-66 và được giữ lại làm nhiệm vụ phòng thủ và huấn luyện. Cuối cùng, một số lượng lớn được gửi tới Trung Quốc. Tính năng kỹ chiến thuật (P-66). "Skyways"
1
null
Hồ Louise là một hồ băng nằm trong vườn quốc gia Banff ở tỉnh bang Alberta, Canada, cách làng Lake Louise và đường cao tốc xuyên Canada 5 km về phía tây. Hồ Louise được đặt theo tên công chúa Louise Caroline Alberta (1848–1939), con gái thứ tư của Nữ hoàng Victoria và vợ của hầu tước Lorne, Toàn quyền Canada giai đoạn 1878–1883. Tên Anh Điêng Stoney Natoka của hồ nghĩa là "Hồ Cá nhỏ". Mặt nước hồ có màu ngọc lục bảo do nước của hồ đến từ bột đá tan trong nước từ các sông băng và đổ vào hồ. Hồ có diện tích bề mặt 0,8 km2 và được cấp nước thông qua rạch Louise dài 3 km đổ vào sông Bow. Chateau Lake Louise là một trong những khách sạn đường sắt lớn của Canada, nằm ​​trên bờ đông của hồ Louise. Đây là một khách sạn nghỉ mát sang trọng do công ty Canadian Pacific Railway xây dựng trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 20.
1
null
Ernst Mach () (18 tháng 2 năm 1838 – 19 tháng 2 năm 1916) là một nhà vật lý và triết gia người Áo, ông được ghi nhớ bởi những đóng góp cho vật lý như số Mach và nghiên cứu về sóng xung kích. Là một triết gia khoa học, ông là người khai phá và đại diện tiêu biểu cho chủ nghĩa thực chứng lôgic và thông qua những phê phán về lý thuyết của Newton, đã đóng vai trò người báo trước sự ra đời của thuyết tương đối của Albert Einstein.
1
null
AK-12 hay 6P70 (tiếng Nga: "6П70") là mẫu thiết kế mới nhất của dòng súng trường tự động Kalashnikov, chính thức trở thành loại súng bộ binh chủ lực thay thế cho AK-74 của Quân đội Nga. Thiết kế. Thiết kế của AK-12 sử dụng cơ chế nạp đạn bằng khí nén trích khí dài với khóa nòng xoay giống như hầu hết các khẩu thuộc dòng AK khác. Với 3 chế độ bắn: Bắn phát một, điểm xạ 3 phát một và bắn tự động. Thân trước của súng đã được thiết kế lại để có thể gắn được những ống phóng lựu đạn theo tiêu chuẩn nước ngoài hoặc các loại ống phóng lựu của Nga như GP-25 và GP30. Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi nhưng cũng được có các thanh răng trên thân súng để lắp ống ngắm quang học, ống ngắm ban đêm, đèn laser, chỉ thị mục tiêu và các thiết bị đặc biệt khác. Có thể sử dụng hộp đạn rời chung với các khẩu thuộc dòng AK khác nhưng cũng có thêm một loại hộp đạn mới có 2 rãnh 4 hàng dạn có thể chứa được 60 viên. Biến thể. AK-12. Phiên bản sản xuất cuối cùng của súng trường tấn công AK-12 5,45×39mm được cho là đáng tin cậy hơn, chính xác hơn và phù hợp hơn với các yêu cầu mới nhất của quân đội Nga. Nó dựa trên AK-400 (Nguyên mẫu cơ bản) và nó vẫn sử dụng lại đạn 5,45x39mm. Nó có tốc độ bắn theo chu kỳ 700 viên / phút (RPM), chiều dài nòng dài 415 mm (16,3 in), tầm bắn tối đa 800 m (870 yd) và hộp tiếp đạn tiêu chuẩn là 30 viên. Nó cũng tương thích với việc sử dụng các hộp tiếp đạn từ AK-74, RPK-74 và hộp tiếp đạn hình trống 96 viên từ RPK-16. Điều khác biệt dễ nhận thấy nhất là đầu ruồi ngắm của dòng AK-12 được đặt lùi về sau, nằm trên ống trích khí. Ở nguyên mẫu thì đầu ruồi này nằm ở đầu nòng như các mẫu AK truyền thống. Hiện nay, trong thị trường dân sự, có 1 phiên bản dân sự của AK -12 nhưng thuộc súng trường bán tự động - AK-TR3. AK-15. Mẫu sản xuất cuối cùng của súng trường tấn công AK-15 7.62×39mm đã được Tập đoàn Kalashnikov phát triển theo chương trình"Ratnik"và nó được lên kế hoạch thay thế súng trường tấn công AK-103. Nó dựa trên AK-400 (Nguyên mẫu cơ bản) và nó sử dụng đạn 7.62x39mm. Nó có trọng lượng 4,16 kg (9,17 lb), chiều dài đầy đủ 1.066 mm (42,0 in), chiều dài nòng súng là 415 mm (16,3 in), tốc độ bắn 700 viên / phút (RPM), sơ tốc đầu nòng 715 m/s, tầm bắn tối đa 800 m (870 yd) và sức chứa của hộp đạn tiêu chuẩn là 30 viên đạn. Nó cũng tương thích với các hộp tiếp đạn từ AKM, AK-103 và RPK. Sự khác biệt duy nhất giữa AK-12 và AK-15 là cỡ nòng của chúng. AK-12K. Trong ARMY-2017, Tập đoàn Kalashnikov đã giới thiệu các nguyên mẫu của AK-12K, phiên bản nòng ngắn của AK-12. AK-15K. Trong ARMY-2017, Tập đoàn Kalashnikov cũng đã giới thiệu các nguyên mẫu của AK-15K, phiên bản nòng ngắn của AK-15. AK-19. Mẫu giới thiệu súng trường tấn công AK-19 5.56×45mm được Tập đoàn Kalashnikov cải tiến trên cơ sở của AK-12 sử dụng đạn NATO 5.56×45mm, được giới thiệu tại ARMY-2020 ở Moskva vào cuối tháng 8. Nó có cùng thiết kế và công thái học, cũng như các thông số kỹ thuật tương tự như AK-12, như trọng lượng 3,35 kg, chiều dài nòng súng là 415 mm, tốc độ bắn 700 viên / phút (RPM). Nó sử dụng loại hộp tiếp đạn 30 viên.
1
null
Itchan Kala () là khu phố cổ bên trong bức tường thành phố ốc đảo Khiva, Uzbekistan. Từ năm 1990, nó đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Đây là nơi lưu giữ hơn 50 di tích lịch sử và 250 ngôi nhà cổ, có niên đại chủ yếu từ thế kỷ thứ 18 hoặc 19. Chẳng hạn, Nhà thờ Hồi giáo Djuma được thành lập có niên đại thế kỷ 10 và được xây dựng lại từ năm 1788 đến 1789, mặc dù đại sảnh có cột đỡ trần nổi tiếng của nó vẫn lưu giữ 112 cột đá được lấy từ các cấu trúc cổ xưa khác. Các tính năng ngoạn mục nhất của Ichan Kala là những bức tường gạch có lỗ châu mai và bốn cổng, mỗi bên là một pháo đài hình chữ nhật. Mặc dù các nền móng được cho là đã có từ thế kỷ thứ 10, những bức tường cao ngày nay đã được dựng lên chủ yếu vào cuối thế kỷ 17 và sau đó được sửa chữa lại trong các giai đoạn sau đó.
1
null
Tốc độ siêu thanh là tốc độ chuyển động của vật thể lớn hơn tốc độ âm thanh trong cùng môi trường. Trong không khí ở điều kiện thường, các tốc độ lớn hơn hoặc bằng Mach 1 (343 m/s hay 1235 km/h với không khí ở mực nước biển tại 20 độ C) là các tốc độ siêu thanh. Tốc độ lớn hơn Mach 5 gọi là cực siêu thanh. Các hiện tượng liên quan đến vật thể chuyển động với tốc độ siêu thanh thường được mô tả là các hiện tượng siêu thanh. Đôi khi thuật ngữ siêu âm được sử dụng, tuy nhiên từ siêu âm thường chỉ hiện tượng âm thanh có tần số cao hơn ngưỡng nghe được bằng tai người. Các vật thể siêu thanh. Đa phần các máy bay chiến đấu hiện đại đều là siêu thanh. Một số máy bay dân dụng như Concorde hay Tupolev Tu-144 cũng là các máy bay siêu thanh. Từ năm 2003, khi Concorde bị ngừng sử dụng, chưa có máy bay dân dụng siêu thanh nào được đưa vào hoạt động. Một số máy bay ném bom cỡ lớn, như Tu-160 hay B-1B cũng có khả năng siêu thanh. Đa phần các viên đạn của các súng hiện đại đều siêu thanh, và một số có thể đạt tốc độ Mach 3. Hầu hết các tàu vũ trụ, như Tàu con thoi là siêu thanh trong một giai đoạn nhất định khi đi vào bầu khí quyển Trái Đất. Tốc độ âm thanh tỷ lệ với nhiệt độ không khí, do đó, trong khoảng độ cao tới 25 km, do nhiệt độ giảm nên tốc độ âm thanh cũng giảm. Đối với độ cao trên 25 km, nhiệt độ lại tăng dần theo độ cao, và tốc độ âm thanh cũng tăng theo
1
null
Ở La Mã cổ đại, tỉnh (tiếng Latin: "provincia", số nhiều "provinciae") là một đơn vị hành chính và lãnh thổ lớn nhất bên ngoài Italia của đế quốc cho đến thời Tetrarchy (khoảng 296). Từ "province" (tỉnh) trong tiếng Anh bắt nguồn từ từ "provincia" của người La Mã. Các tỉnh này thường được cai trị bởi những thành viên cao cấp của viện nguyên lão, thường là các cựu chấp chính quan hoặc pháp quan. Có một ngoại lệ là tỉnh Ai Cập, được Augustus sáp nhập vào La Mã sau cái chết của Cleopatra: tỉnh này do một người thuộc giai cấp kỵ sĩ La Mã cai trị, có thể là nhằm ngăn cản tham vọng của viện nguyên lão. Tuy là hy hữu nhưng ngoại lệ này cũng không đi ngược lại luật La Mã vì Ai Cập được xem là tài sản cá nhân của Augustus, tiếp nối truyền thống của các vị vua Hy Lạp trước đó.
1
null
vận mệnh tương lai được ngẫu nhiên viết lên những mảnh giấy tại đền Shinto và một số chùa chùa ở Nhật Bản. Việc này thường xuyên diễn ra bởi tạo ra một số cầu khẩu (thông thường, một đồng 5 yen được coi là may mắn) và được ngẫu nhiên chọn ra một từ một cái hộp,hi vọng cho một tiền đồ may mắn. ( máy bỏ tiền xu thỉnh thoảng vẫn đưa ra o-mikuji.) O-mikuji được cuộn tròn hoặc gấp lại,và được trải ra để thấy được mảnh giấy có tương lai được ghi trên đó. Những điều chúc của mảnh giấy có thể bao gồm một trong số sau: O-mikuji cho thấy tương lai của một ai đó, có thể bao gồm bất kỳ vận mệnh thuộc một trong số những thứ sau: O-mikuji đoán trước cơ hội của một người thành hiện thực, hay là tình yêu, hoặc là vấn đề về sức khỏe, may mắn, cuộc sống, v.v. Khi sự tiên đoán là xấu, có một phong tục là cuộn tròn mảnh giấy và gắn nó vào cây thông hoặc lên những bức tường ở những ngôi chùa hoặc đền. Nguyên nhân của phong tục này là ở sự chơi chữ của từ cây thông (松 "matsu") và động từ 'đợi' (待つ "matsu"), làm như vậy thì người nhận được vận rủi cho rằng điềm xấu sẽ gắn ở trên cây. Nếu như gặp được vận may,người ta sẽ chọn cột nó ở cây thông để hi vọng có một may mắn lớn hơn.Ngày nay phong tục này dần trở thành một trò vui tiêu khiển của con nít, o-mikuji có mặt ở khắp các đền, và được coi là một trong những hoạt động truyền thống khi người ta đến miếu. Còn có một phong tục tương tự nhưng là khắc lên một miếng gỗ đã được chuẩn bị sẵn "ema", sau đó treo nó và một dàn giáo. Liên quan tới bánh may mắn. Vận may ngẫu nhiên ở bánh may mắn có thể xuất phát từ o-mikuji; được khẳng định bởi Seiichi Kito của Fugetsu-Do, và những chứng cứ rằng bánh may mắn của mỹ xuất phát từ thế kỉ 19 từ những miếng bánh ở Kyoto.
1
null
Watanabe (渡辺, âm Hán Việt: "Độ Biên", nghĩa là "bên bến đò") là một họ phổ biến thứ năm ở Nhật Bản. Người đầu tiên được đặt tên watanabe là "kuge" (những nhà quý tộc triều đình), con cháu trực hệ của Hoàng Đế Saga (786-842). Nhân vật nổi tiếng nhất trong dòng tộc này là võ sĩ (samurai) Watanabe no Tsuna (953-1025), chiến hữu của Minamoto no Yorimitsu (944-1021). Tiếng tăm võ nghệ của Tsuna còn lưu lại qua nhiều giai thoại, có thể nói là đã đi vào huyền thoại. Dòng họ Watanabe ở Hakata thì là lãnh chúa "daimyo" ở Izumi cho đến khi vua Meiji (1868) khôi phục ngai vàng, dẹp bỏ Mạc phủ. Những thành viên Watanabe của tộc Ômura (một tỉnh của Hizen) va thành viên Watanabe của tộc Suwa (một tỉnh của Shinano) được phân bậc ngang hàng sau năm 1868. Trong suốt cuộc chiến tranh của thế kỷ thứ 16, những samurai sau đây ghê tởm chính bản thân họ: Watanabe Hajime của tộc Môri tại trận đánh ở Gassan-Toda (1540), Miyajima (1555) và Moji (1561). Watanabe Moritsuna (1542–1620) gia nhập Tokugawa Ieyasu vào năm 1557, tại trận đánh ở Anegawa (1570), Mikatagahara (1573) và Nagashino (1575). Trong bối cảnh của nền kinh tế Nhật economy, Bà. Watanabe là trực họ, tập hợp tên cho những người vợ làm việc ở Ngoại thương.
1
null
Siêu âm là âm thanh có tần số cao hơn tần số tối đa mà tai người nghe thấy được. Tần số tối đa này tùy vào từng người, nhưng thông thường nó vào cỡ 20000 Hz. Ngược lại với siêu âm, các âm thanh có tần số thấp hơn ngưỡng nghe được bởi tai người (thường vào khoảng 20 Hz) là hạ âm. Siêu âm có thể lan truyền trong nhiều môi trường tương tự như môi trường lan truyền của âm thanh, như không khí, các chất lỏng và rắn, và với tốc độ bằng tốc độ âm thanh. Do cùng tốc độ lan truyền, trong khi có tần số cao hơn, bước sóng của siêu âm ngắn hơn bước sóng của âm thanh. Nhờ bước sóng ngắn, độ phân giải của ảnh chụp siêu âm thường đủ để phân biệt các vật thể ở kích thước cỡ centimét hoặc milimét. Do đó siêu âm được ứng dụng trong chẩn đoán hình ảnh y khoa (siêu âm y khoa) hoặc chụp ảnh bên trong các cấu trúc cơ khí trong kiểm tra không phá hủy. Nhờ khả năng không bị nhận biết được bởi người, sóng siêu âm còn được dùng trong các ứng dụng quan trắc khác, như để đo khoảng cách hay vận tốc. Ngoài ra còn có nhiều ứng dụng siêu âm khác như làm sạch bằng siêu âm, hàn siêu âm, ứng dụng siêu âm trong hóa học, sinh học... Siêu âm có thể được tạo ra từ một số loại loa, từ dao động của tinh thể áp điện. Trong tự nhiên, nhiều loài động vật có thể tạo ra hoặc cảm nhận được siêu âm, ví dụ như dơi là loài có thị giác kém phát triển nhưng tạo ra và cảm nhận siêu âm để xác định các vật thể trong không gian xung quanh. Cá voi, cá heo dùng siêu âm để liên lạc và định vị đối tượng xung quanh. Một số loài như cá voi trắng vùng Amazon tự chỉnh cường độ phát, khi bắt mồi thì dùng siêu âm mạnh để gây tê liệt cá.
1
null
Khủng hoảng tài chính (tiếng Anh: "Financial crisis") là các tình huống trong đó một số tài sản tài đột nhiên mất một phần lớn giá trị danh nghĩa của chúng. Trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, nhiều cuộc khủng hoảng tài chính gắn liền với các cuộc khủng hoảng ngân hàng, và nhiều cuộc suy thoái cũng xảy ra với những cuộc khủng hoảng này. Một số tình huống khác cũng thường được gọi là khủng hoảng tài chính bao gồm sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và sự bùng nổ của các bong bóng tài chính, khủng hoảng tiền tệ và các vụ vỡ nợ quốc gia. Nhiều nhà kinh tế đã đưa ra các học thuyết khác nhau về cách thức phát triển của các cuộc khủng hoảng tài chính và cách chúng có thể được ngăn chặn. Tuy nhiên, chưa có học thuyết nào hoàn toàn được đồng thuận trong khi đó các cuộc khủng hoảng tài chính vẫn tiếp tục xảy ra theo thời gian. Các loại khủng hoảng tài chính. Khủng hoảng ngân hàng. Đây là tình trạng diễn ra khi các khách hàng đồng loạt rút tiền ồ ạt khỏi ngân hàng. Vì ngân hàng cho vay phần lớn số tiền gửi vào nên khi khách hàng đồng loạt rút tiền, sẽ rất khó để các ngân hàng có khả năng hoàn trả các khoản nợ. Sự rút tiền ồ ạt có thể dẫn tới sự phá sản của ngân hàng, khiến nhiều khách hàng mất đi khoản tiền gửi của mình, trừ khi họ được bồi thường nhờ bảo hiểm tiền gửi. Nếu việc rút tiền ồ ạt lan rộng sẽ gây ra khủng hoảng ngân hàng mang tính hệ thống. Cũng có thể hiện tượng trên không lan rộng, nhưng lãi suất tín dụng được tăng lên (để huy động vốn) do lo ngại về sự thiếu hụt trong ngân sách. Lúc này, chính các ngân hàng sẽ trở thành nhân tố gây ra khủng hoảng kinh tế. Khủng hoảng trên thị trường tài chính. Khủng hoảng trên thị trường tài chính thường xảy ra do hai nguyên nhân chính: do các chính sách của Nhà nước và do sự tồn tại của các bong bóng đầu cơ. Yếu tố đầu tiên phải nói đến, đó chính là các chính sách của Nhà nước. Khi nhà nước phát hành tiền nhằm trang trải cho các khoản thâm hụt ngân sách, điều này sẽ gây ảnh hưởng tới tỷ giá cố định. Người dân sẽ mất lòng tin vào nội tệ và chuyển sang tích trữ bằng các loại ngoại tệ. Khi đó dự trữ ngoại tệ của Nhà nước sẽ cạn dần, Nhà nước buộc phải từ bỏ tỷ giá cố định và tỷ giá sẽ tăng. Thêm vào đó, trên thị trường lại luôn tồn tại những "bong bóng" đầu cơ, ẩn chứa nguy cơ đổ vỡ. Khi hầu hết những người tham gia thị trường đều đổ xô đi mua một loại hàng hóa nào đó trên thị trường tài chính (chẳng hạn như cổ phiếu, bất động sản), nhưng không nhằm mục đích đầu tư lâu dài, mà chỉ mua với mục đích đầu cơ, với hi vọng sẽ bán ra với giá cao hơn và thu lợi nhuận, điều này đẩy giá trị của các hàng hóa này lên cao, vượt quá giá trị thực của nó. Tình trạng này xảy ra sẽ kéo theo những nguy cơ đổ vỡ trên thị trường tài chính, do các nhà đầu tư ngắn hạn kiểu trên luôn mua và bán theo xu hướng chung trên thị trường: họ mua vào khi thấy nhiều người cùng mua, tạo những cơn sốt ảo trên thị trường và bán ra khi có nhiều người cùng bán, gây tình trạng rớt giá, họ không cần hiểu biết nguyên do khi nào cần mua vào, khi nào cần bán ra nên gọi là "tâm lý bầy, đàn". Khủng hoảng tài chính thế giới. Khi một quốc gia có đồng tiền mạnh đột ngột phá giá đồng tiền của mình hoặc khi một nước mất đi khả năng hoàn trả các khoản nợ quốc gia, gây khủng hoảng tiền tệ. Khủng hoảng tài chính trong các tập đoàn Kinh tế. Các tập đoàn thường vướng vào khủng hoảng tài chính do 2 lý do chủ yếu: do các kế hoạch đầu tư không đúng đắn, không thu hồi được vốn đầu tư, dẫn tới việc không thanh toán được các khoản vay để đầu tư dẫn tới phá sản. Do bị hiệu ứng dây chuyền từ khủng hoảng chung, khi đó các doanh nghiệp không vay được vốn để đầu tư hoặc các dự án đầu tư không thu hồi được vốn do tình trạng khủng hoảng.
1
null
Họ Rắn mống (danh pháp khoa học: Xenopeltidae) là một họ đơn chi, chỉ chứa 1 chi duy nhất với danh pháp Xenopeltis và 2 loài rắn, được tìm thấy ở Đông Nam Á. Các thành viên trong họ này được biết đến vì lớp vảy phát ra ngũ sắc dưới ánh nắng. Hiện tại, người ta công nhận 2 loài nhưng không ghi nhận một phân loài nào cả Miêu tả. Rắn trưởng thành có thể dài tới 1,3 m (51 inch). Các vảy trên đầu là các tấm lớn giống như ở các loài trong họ Rắn nước (Colubridae), trong khi các vảy bụng chỉ hơi bị tiêu giảm. Không có các cơ quan vết tích ở phần khung chậu. Kiểu màu phần lưng là nâu hay nâu ánh đỏ hoặc ánh đen. Phần bụng có màu xám trắng không có họa tiết trang trí. Vảy có tính chất ngũ sắc cao, tạo ra màu sắc óng ánh dưới ánh sáng. Phân bố. Hai loài rắn mống được tìm thấy trong khu vực Đông Nam Á, từ Andaman và Nicobar kéo dài về phía đông qua Myanma vào Hoa Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, bán đảo Mã Lai và Đông Ấn tới Sulawesi, cũng như Philippines. Tập tính và thức ăn. Các loài rắn này là động vật chuyên đào bới, phần lớn thời gian sống chui rúc. Chúng chỉ bò ra vào lúc chạng vạng để kiếm thức ăn là các loài ếch nhái, rắn và thú nhỏ. Chúng không có nọc độc và giết chết con mồi bằng cách quấn và co cơ giống như trăn. Các loài. "*) Không bao gồm phân loài nguyên chủng."<br> T) Loài điển hình. Nuôi nhốt. Các loài rắn này hiếm khi được nuôi làm con vật cảnh do tỷ lệ chết cao của chúng trong tình trạng nuôi nhốt. Việc vận chuyển cũng như sáu tháng đầu tiên trong nuôi nhốt là rất căng thẳng đối với chúng, thường làm chúng bị chết. Chúng cũng là những loài rất kén chọn trong việc chăm sóc, với tỷ lệ chết non cao. Những con nuôi nhốt đòi hỏi phải có môi trường với nhiệt độ ít thay đổi (đủ ấm nhưng không nóng) và chất nền dễ dàng đào bới. Nơi nuôi chúng nên ở trong tình trạng yên tĩnh.
1
null
Marek Hamšík (sinh ngày 27 tháng 7 năm 1987) là một cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Slovakia thi đấu ở vị trí tiền vệ. Sự nghiệp. Câu lạc bộ. Anh từng là một trong những cầu thủ quan trọng nhất của Napoli. Cùng với Ezequiel Lavezzi và Edinson Cavani hợp thành "'bộ 3 nguyên tử" trên hàng công của Napoli. Quốc tế. Anh từng là đội trưởng của Slovakia tại World Cup 2010 và Euro 2016, hai giải đấu mà anh và các đồng đội đều góp mặt ở vòng 16 đội.
1
null
FBNC (Financial & Business News Channel) từng là kênh truyền hình chuyên biệt về Kinh tế – Tài chính – Thị trường chứng khoán. Giới thiệu. Được phát sóng thử nghiệm từ 15 tháng 2 năm 2009, với những chương trình như Bản tin tối, FBNC Cận cảnh... mang lại những thông tin mới mẻ đến với các doanh nghiệp Việt Nam, sau đó kênh đã tăng thời lượng phát sóng của mình lên 3 tháng một lần. Kênh phát sóng chính thức từ 1 tháng 8 năm 2010. Từ ngày 1/1/2022, kênh FBNC chính thức ngừng phát sóng trên nền tảng truyền hình. Từ ngày 25/7/2022 đến ngày 29/8/2023, Công ty Cổ phần Truyền thông và Ứng dụng Công nghệ thông tin FBNC (viết tắt Công ty FBNC) hợp tác với kênh truyền hình An Ninh Thế Giới (viết tắt ANTG). Theo đó, Công ty FBNC được độc quyền khai thác nội dụng từ kênh ANTG trên các nền tảng mạng xã hội và internet. Tranh cãi. Hoạt động báo chí không phép. Trung tâm báo chí TP.HCM cho biết, Công ty FBNC bị phạt hành chính với số tiền 350 triệu đồng về hành vi hoạt động báo chí không có giấy phép. Quyết định do Phó chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức ký ngày 4 tháng 7 năm 2022 dựa trên đề nghị của Sở TT&TT TP.HCM. Theo thông tin từ Sở TT&TT, từ tháng 1/2022, Công ty FBNC đã thực hiện việc cung cấp thông tin theo loại hình báo chí, như sử dụng biểu tượng (logo) là tên kênh truyền hình của cơ quan báo chí, danh xưng Ban biên tập, phóng viên, xuất bản định kỳ các chuyên mục theo chủ đề, sản xuất tin bài có tính chất báo chí để đăng tải, phát trên “Kênh truyền hình kinh tế - tài chính - tin tức” của Công ty FBNC.
1
null
Bell YFM-1 Airacuda là một loại máy bay tiêm kích hạng nặng của Hoa Kỳ, do hãng Bell Aircraft Corporation phát triển vào giữa thập niên 1930. Nó là máy bay quân sự đầu tiên do Bell chế tạo. Tên định danh gốc là "Bell Model 1", Airacuda bay lần đầu vào 1/9/1937. Airacuda là câu trả lời của Bell Aircraft về một loại máy bay "kẻ tiêu diệt máy bay ném bom". Dù nó chỉ được sản xuất hạn chế, và chỉ có một phi đoàn được trang bị đầy đủ được thành lập, tổng cộng có 13 chiếc được chế tạo, gồm 1 mẫu thử và 12 chiếc phiên bản sản xuất thuộc 3 phiên bản hơi khác nhau.
1
null
Hai sự kiện mất điện nghiêm trọng tác động đến miền bắc và miền đông Ấn Độ vào ngày 30 tháng 7 và 31 tháng 7 năm 2012. Ngày 30 tháng 7 năm 2012, mất điện diện rộng tại Ấn Độ tác động đến hơn 300 triệu người và trở thành sự kiện mất điện lớn nhất lịch sử cho đến đương thời theo số lượng người chịu tác động, vượt qua sự kiện mất điện tháng 1 năm 2001 cũng tại Ấn Độ. Sự kiện mất điện diện rộng vào ngày 31 tháng 7 năm 2012 là lớn nhất trong lịch sử, tác động đến trên 620 triệu người, khoảng 9% dân số thế giới, hay một nửa dân số Ấn Độ, trải rộng khắp 22 bang tại miền bắc, miền đông, và đông bắc Ấn Độ. Một ước tính cho rằng 32 gigawatt công suất phát điện bị thoát tuyến trong khi mất điện. Dịch vụ điện được khôi phục tại các địa điểm chịu tác động từ ngày 31 tháng 7 đến 1 tháng 8 năm 2012. Bối cảnh. Ấn Độ là quốc gia sản xuất và tiêu thụ điện năng lớn thứ ba trên thế giới, sau Hoa Kỳ và Trung Quốc; tuy nhiên cơ sở hạ tầng điện thường được cho là không tin cậy được. Mạng lưới phát điện miền bắc từng sập vào năm 2001. Một ước tính cho rằng 27% năng lượng được phát ra bị tiêu hao trong truyền tải hoặc bị trộm, trong khi nguồn cung thiếu hụt so với nhu cầu trung bình là 9%. Quốc gia thường xuyên trải qua mất điện kéo dài đến 10 giờ. Hơn nữa, khoảng 25% cư dân, tức khoảng 300 triệu người, chưa được sử dụng điện năng. Các nỗ lực đáng kể được thực hiện nhằm giảm thất thoát trong truyền tải và phân phối và tăng sản lượng hơn nữa. Trong mùa hè năm 2012, nóng bức cực độ khiến sử dụng điện năng đạt mức kỷ lục tại New Delhi. Do gió mùa đến muộn, các khu vực tại Punjab và Haryana gia tăng lấy điện từ hệ thống để chạy các máy bơm tưới ruộng. Gió mùa đến muộn cũng có nghĩa là các nhà máy thủy điện phát được ít điện hơn so với sản lượng theo thường lệ. Chuỗi sự kiện. 30 tháng 7. Vào lúc 02:35 IST (21:05 UTC ngày 29 tháng 7), các thiết bị ngắt mạch trên đường dây 400 kV Bina-Gwalior nhảy. Do tuyến này cấp điện cho đoạn truyền tải Agra-Bareilly, các thiết bị ngắt tại nhà máy cũng nhảy, và mất điện nối tầng trên toàn mạng lưới. Toàn bộ các nhà máy điện lớn bị đóng cửa tại các bang chịu tác động, gây thiếu hụt ước tính 32 GW. Các quan chức mô tả vụ mất điện là tệ nhất trong một thập niên". Một ngày sau khi sập, Bộ trưởng Điện năng Sushilkumar Shinde phát biểu rằng nguyên nhân chính xác của sự kiện mất điện còn chưa rõ, song vào thời điểm mất điện, sử dụng điện năng là "trên mức bình thường". Ông suy đoán rằng một số bang đã nỗ lực kéo thêm điện hơn được phép do tiêu thụ cao hơn. Người phát ngôn của Công ty Mạng lưới điện Ấn Độ (PGCIL) và Trung tâm Truyền tải khu vực miền Bắc (NRLDC) nói rằng Uttar Pradesh, Punjab và Haryana là các bang chịu trách nhiệm cho việc kéo điện vượt định mức. Chủ tịch của PGCIL cũng nói rằng dịch vụ điện năng được khôi phục "trong một thời gian kỷ lục". Trên 300 triệu người, tức là khoảng 25% dân số Ấn Độ không có điện để sử dụng. Các tuyến đường sắt và một số cảng hàng không bị đóng cửa cho đến 08:00. Cảng hàng không nhộn nhịp nhất tại Nam Á là Delhi tiếp tục vận hành do chuyển sang sử dụng điện dự trữ trong vòng 15 giây. Sự kiện mất điện gây "lộn xộn" vào giờ cao điểm sáng thứ hai, khi các tàu hỏa chở khách đóng cửa và đèn tín hiệu giao thông không hoạt động. Các đoàn tàu ngừng chạy trong ba đến năm tiếng. Một số bệnh viện báo cáo các gián đoạn trong dịch vụ y tế, trong khi những nơi khác dựa vào máy phát điện dự phòng. Các nhà máy xử lý nước bị đóng cửa trong vài tiếng, và hàng triệu người không thể lấy nước từ các giếng sử dụng bơm điện. Văn phòng Liên hiệp Công-Thương Ấn Độ (ASSOCHAM) phát biểu rằng sự kiện mất điện "gây tác động nghiêm trọng" cho các doanh nghiệp, khiến nhiều cơ sở không thể hoạt động. Các nhà máy lọc dầu tại Panipat, Mathura và Bathinda tiếp tục hoạt động vì chúng có nhà máy điện riêng và không phụ thuộc vào lưới điện. Mất 15 giờ để khôi phục 80% dịch vụ. 31 tháng 7. Hệ thống lại mất điện vào lúc 13:02 IST (07:32 UTC), do một sự cố rơle gần Taj Mahal. Kết quả là các nhà máy điện khắp các khu vực chịu tác động tại Ấn Độ lại hoạt động ngoại tuyến. NTPC Ltd. ngưng 38% công suất phát điện của mình. Trên 600 triệu người, tại 22 trong số 28 bang của Ấn Độ không có điện năng để sử dụng. Trên 300 đoàn tàu hỏa chở khách liên thành phố và ngoại ô bị đóng cửa do sự kiện mất điện. Khu vực chịu tác động tệ nhất do mạng lưới điện bị sập là khu vực đường sắt Northern, North Central, East Central, và East Coast, cùng bộ phận của Eastern, South Eastern và West Central. Đường sắt đô thị Delhi đình chỉ dịch vụ trên cả sáu tuyến, và phải sơ tán các hành khách khỏi các đoàn tàu dừng giữa hành trình với trợ giúp của Cơ quan xử lý thảm họa Delhi. Khoảng 200 thợ mỏ bị mắc kẹt dưới lòng đất tại miền đông Ấn Độ do các thang máy không hoạt động, song giới chức sau đó cho biết rằng họ đều được cứu thoát. Không theo thường lệ, Cơ quan xử lý thảm họa quốc gia (NDMA) được ủy quyền điều tra sự cố mất điện do nó đe dọa đến các cơ sở hạ tầng căn bản như đường sắt, đường sắt đô thị, thang máy trong các tòa nhà cao tầng, và di chuyển của phương tiện giao thông. Các bang sau chịu tác động do mạng lưới điện bị sập: Các khu vực sau không chịu tác động trực tiếp từ sự cố mất điện: Phản ứng. Vào ngày xảy ra sự cố, Bộ trưởng Điện lự Sushilkumar Shinde lệnh cho một ban hội thẩm gồm ba thành viên điều tra nguyên nhân mất điện và báo cáo trong vòng 15 ngày. Phản ứng trước chỉ trích, ông nhận xét rằng Ấn Độ không phải nơi duy nhất từng trải qua mất điện trên quy mô lớn, nõ cũng từng xảy ra tại Hoa Kỳ và Brasil; trong vài năm trước. "The Washington Post" mô tả mất điện làm gia tăng sự cấp thiết cho dự án của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh trị giá 400 tỷ USD nhằm đại tu mạng lưới điện lực Ấn Độ. Kế hoạch của ông kêu gọi phát thêm 76 GW vào năm 2017, một phần là từ năng lượng hạt nhân. Tổng thư ký của Liên đoàn các phòng công thương Ấn Độ Rajiv Kumar (FICCI) nói rằng, "Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sập mạng lưới điện là khoảng cách lớn giữa cung và cầu. Hiện có nhu cầu cấp bách trong việc cải tạo lĩnh vực điện năng và mang lại các cải thiện về hạ tầng nhằm đáp ứng các thách thức mới của nền kinh tế đang tăng trưởng." Ngày 1 tháng 8 năm 2012, tân Bộ trưởng Điện lực Veerappa Moily nói rằng, "Điều đầu tiên là phải ổn định mạng lưới..chúng ta tìm ra một chiến lược phù hợp." Ông từ chối khiển trách các bang cụ thể, nói rằng, "Tôi không muốn bắt đầu bằng trò đổ lỗi." Team Anna gồm những người ủng hộ nhá hoạt động chống tham nhũng Anna Hazare, cáo buộc rằng sự cố sập mạng lưới điện là một âm mưu nhằm đàn áp với mục tiêu là Sharad Pawar. Một số nguồn tin kỹ thuật và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đề xuất rằng mất điện diện rộng có thể ngăn ngừa được bằng hệ thống tích phân gồm các lưới điện nhỏ và phát điện phân phối nối liền mạch với mạng lưới chính thông qua một kỹ thuật mạng lưới điện thông minh cao cấp, trong đó tự động phát hiện lỗi, cô lập, tự khắc phục. Điều tra. Ủy ban điều tra gồm ba thành viên là S. C. Srivastava, A. Velayutham và A. S. Bakshi công bố báo cáo của mình vào ngày 16 tháng 8 năm 2012. Họ kết luận rằng bốn yếu tố chịu trách nhiệm cho hai ngày mất điện: Ủy ban cũng đưa ra một số đề nghị nhằm ngăn chặn tiếp tục sự cố mất điện, bao gồm một cuộc kiểm tra các hệ thống bảo vệ.
1
null
Eugene Luther Gore Vidal (3 tháng 10 năm 1925 – 31 tháng 7 năm 2012) là một nhà viết kịch, nhà viết tiểu luận, kịch, và nhà hoạt động chính trị Mỹ. Cuốn tiểu thuyết thứ ba của ông, "The City and the Pillar" (tạm dịch: "Thành phố và Cột" (1948), một trong những tiểu thuyết đầu tiên công khai về các nhân vật đồng tính. Ông là nhà văn nổi tiếng cùng thời với những cố nhà văn như Norman Mailer, Truman Capote và Joseph Heller họ tạo nên "bộ tứ vĩ đại" của nền văn học Mỹ. Ông cũng là một nhà bình luận sắc bén, những nhận xét vừa mỉa mai, tế nhị vừa sắc sảo, hài hước đã khiến ông nổi tiếng, thậm chí rất nhiều người dù không đọc tác phẩm nhưng vẫn biết đến ông. Năm 2007, Gore Vidal là người đầu tiên đoạt giải Văn bút Borders, năm 2009, ông đoạt giải thưởng sách quốc gia trong năm 2009. Ông ứng cử vào Hạ viện Hoa Kỳ hai lần vào năm 1960 và 1982 nhưng không đắc cử.
1
null
Sân vận động Luân Đôn () là một sân vận động đa năng nằm ở Olympic Park Stratford, Lower Lea Valley, East End của London. Sân được xây dựng cho vai trò là địa điểm trung tâm cho Thế vận hội Mùa hè 2012 và Paralympic Mùa hè 2012, bao gồm lễ khai mạc cũng như lễ bế mạc. Trong khoảng thời gian đó sân được gọi là Sân vận động Olympic. Sân vận động Luân Đôn có sức chứa 80.000, là sân vận động lớn thứ ba ở Anh sau sân vận động Wembley và Sân vận động Twickenham. Sân đang được West Ham United F.C. thuê làm sân nhà hiện tại sau khi bán đi sân nhà cũ Upton Park.
1
null
Bristol Type 156 Beaufighter, thường được gọi đơn giản là Beau, là một loại máy bay tiêm kích hạng nặng tầm xa của Anh, được bắt nguồn từ loại máy bay ném bom phóng ngư lôi Beaufort của hãng Bristol Aeroplane Company. Cái tên Beaufighter được ghép từ hai từ "Beaufort" và "fighter". Không giống như Beaufort, Beaufighter có một sự nghiệp dài và hoạt động ở hầu hết các chiến trường trong Chiến tranh thế giới II, đầu tiên nó làm nhiệm vụ máy bay tiêm kích bay đêm, sau đó làm máy bay tiêm kích-bom, và thậm chí còn thay thế cả Beaufort trong nhiệm vụ máy bay ném ngư lôi. Một biến thể được chế tạo ở Australia nhờ Department of Aircraft Production (DAP) và có tên gọi là DAP Beaufighter. Tính năng kỹ chiến thuật (Beaufighter TF X). Jane's Fighting Aircraft of World War II
1
null
Sự chia cắt Việt Nam là tình trạng cắt cứ sâu sắc và phân tranh mạnh mẽ mà quyết liệt trên các vùng miền của các lực lượng chính trị - xã hội - quân sự và ý thức hệ ở nước Việt Nam. Lãnh thổ Việt Nam từng bị chia cắt nhiều lần nhưng đáng kể là 2 lần chia cắt: Lần chia cắt lần 1 là lần chia cắt thời Trịnh - Nguyễn phân tranh (1600-1787), lần 1 bắt đầu khi chúa Nguyễn Hoàng ly khai khỏi triều đình nhà Hậu Lê và kết thúc khi quân Tây Sơn tiến ra bắc tiêu diệt chúa Trịnh; lần 2 là lần chia cắt thời Chiến tranh Việt Nam (1954-1976), lần này bắt đầu từ Hiệp định Genève 1954 cho đến khi Sài Gòn thất thủ ngày 30 tháng 4 năm 1975 và Việt Nam thống nhất trong hòa bình về mặt Nhà nước ở năm 1976. Trên danh nghĩa thì Việt Nam chưa bao giờ bị chia cắt thành các quốc gia riêng biệt. Vào thời chúa Trịnh và chúa Nguyễn phân tranh thì hai miền Đàng Ngoài và Đàng Trong vẫn tuyên bố trung thành với nhà Hậu Lê, và Hoàng đế nhà Lê vẫn được cả chúa Trịnh - chúa Nguyễn công nhận là vua cai trị toàn bộ nước Việt Nam. Lần chia cắt thời chiến tranh Việt Nam, giới tuyến quân sự tạm thời được quy định trong Hiệp định Genève không được coi là biên giới quốc gia hay nhà nước/chính trị mà chỉ là ranh giới hòa bình tạm thời giữa hai vùng tập kết quân đội chính thức; Cả Hà Nội lẫn Sài Gòn lúc đó cũng tuyên bố là chỉ có một nước và dân tộc Việt Nam duy nhất. Thời Hậu Lê. Tây Sơn đối đầu Trịnh-Nguyễn. Nguyễn Huệ sau 4 lần Bắc tiến thì đã tạm gần như thống nhất Đại Việt về danh nghĩa, mở đường cho công cuộc thống nhất mà vua Gia Long đã hoàn thành hẳn về sau đó khi hoàn toàn tiêu diệt nhà Tây Sơn và lên ngôi Hoàng đế vào năm 1802. Cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi. Do bất hòa với nhà Nguyễn, thủ lĩnh Lê Văn Khôi đã nổi dậy đánh chiếm 6 tỉnh ròng rã 2 năm trời. Biến Nam Kỳ Lục tỉnh trở thành vùng cát cứ quân sự của mình và tách biệt với triều Nguyễn. Pháp thuộc. Khi thực dân Pháp đánh Đại Nam, Đại Nam bị chia ra làm ba xứ riêng lẻ (Nam Kỳ - Cochinchine, Trung Kỳ - Annam, Bắc Kỳ - Tonkin) với 3 chế độ cai trị khác nhau nhưng vẫn nằm trong Liên bang Đông Dương, phục vụ cho chính sách được gọi là "chia để trị", "dùng người Việt trị người Việt". Nam Kỳ là nơi mà người Pháp, về mặt pháp lý, xem là của họ từ hiệp ước nhượng ba tỉnh Nam Kỳ của Tự Đức và sau đó họ hành quân chiếm thêm 3 tỉnh với lý do nhà Nguyễn vi phạm hiệp định hòa bình. Bắc Kỳ và Trung Kỳ, về danh nghĩa pháp lý, được người Pháp xem là đất mà họ bảo hộ một triều đình "độc lập" của An Nam. Trên thực tế cả ba vùng vẫn nằm trong một tổng thể thống nhất là Liên bang Đông Dương, các vùng đóng vai trò mỗi bang trong một liên bang thống nhất. Lúc này không có sự chia tách về kinh tế-xã hội khi người dân vẫn được tự do đi lại giữa các vùng, sử dụng chung một đồng tiền duy nhất. Toàn bộ Việt Nam vẫn nằm dưới quyền cai trị của Toàn quyền Đông Dương. Chiến tranh Việt Nam. Hiệp định Genève vào năm 1954 đã kết thúc chiến tranh Đông Dương. Theo Tuyên bố cuối cùng ngày 21 tháng 7 năm 1954, Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai vùng tập trung quân sự, Việt Nam vẫn là quốc gia thống nhất cho đến khi 2 miền đất nước được thống nhất về mặt Nhà nước và Chính phủ Trung ương sau cuộc Tổng tuyển cử tự do có sự giám sát của quốc tế vào năm 1956. Tuy nhiên, cuộc Tổng tuyển cử không bao giờ diễn ra do chính phủ Quốc gia Việt Nam vốn theo chủ nghĩa chống cộng từ chối Tổng tuyển cử và cho cảnh sát, mật vụ đàn áp các nỗ lực vận động Tổng tuyển cử của Việt Minh ở miền Nam. Năm 1956, Allen Dulles đệ trình lên Tổng thống Mỹ Eisenhower báo cáo tiên đoán nếu bầu cử diễn ra thì "thắng lợi của Hồ Chí Minh sẽ như nước triều dâng không thể cản nổi", chỉ có một lối thoát là tuyên bố không thi hành Hiệp định Genève. Được Mỹ khuyến khích, chính quyền Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại và thủ tướng Ngô Đình Diệm kiên quyết từ chối tuyển cử thống nhất Việt Nam. Cũng theo Điều 15 Hiệp định Paris 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, Giới tuyến quân sự giữa hai miền tại vĩ tuyến 17 chỉ là tạm thời và không phải là một ranh giới về chính trị hoặc về lãnh thổ, như quy định trong đoạn 6 của Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève năm 1954. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do chủ tịch Hồ Chí Minh và Việt Minh lãnh đạo kể từ Cách mạng tháng Tám năm 1945, được Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa công nhận, với thủ đô là Hà Nội. Nhà nước Quốc gia Việt Nam ở miền Nam do quốc trưởng Bảo Đại đứng đầu được sự hậu thuẫn của Pháp và Mỹ, được các nước phương Tây và một số nước thế giới thứ ba công nhận, có thủ đô là Sài Gòn. Sau này có thêm Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và các nước Xã hội chủ nghĩa công nhận là người đại diện hợp pháp của nhân dân miền Nam được thành lập. Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến Đông Dương đã được thành lập để giám sát việc ngừng bắn và thi hành Hiệp định Genève, trong đó có cuộc Tổng tuyển cử chung trên cả nước. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa - hậu thân của Quốc gia Việt Nam - tuyên bố đầu hàng Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Theo báo Hà Nội Mới, ngày 30 tháng 4 được nhân dân Việt Nam gọi là "Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước" hoặc "Ngày Chiến thắng". Việt Nam được tái thống nhất hòa bình vào ngày 2/7/1976 thông qua cuộc Tổng tuyển cử 2 miền trên toàn quốc vào ngày 25/4 năm 1976 được tổ chức bởi Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
1
null
Merlo là thành phố tọa lạc tại vùng đô thị Buenos Aires. Thành phố có 244.168 người (theo điều tra 2001). Thành phố được thành lập bởi Francisco de Merlo năm 1755 và xây dựng lại bởi Juan Dillon vào năm 1859. Merlo được chia thành hai khu vực đặc biệt: Merlo Centro, khu tầng lớp trung lưu cụm xung quanh các nhà ga xe lửa, và khu vực giai cấp công nhân, hầu hết trong số họ dọc theo sông Reconquista. Trung tâm hành chính và thương mại xung quanh đại lộ chính, Avenida del Libertador General San Martín. Con đường này có hai hàng cây kéo dài trong bảy khối phố từ ga đường sắt tới khu di tích lịch sử và có vài tòa cao hơn hai tầng. Merlo giáp Moreno và Paso del Rey-cả hai thành phố trong Moreno Partido và sông Reconquista (phía tây bắc), San Antonio de Padua (phía Bắc), Libertad và Parque San Martín (phía đông) và Mariano Acosta (phía nam).
1
null
Câu lạc bộ bóng đá Bà Rịa – Vũng Tàu là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp có trụ sở ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam. Câu lạc bộ hiện đang thi đấu tại V.League 2. Lịch sử. Thành lập. Đội bóng Bà Rịa – Vũng Tàu hình thành vào năm 1991 và thi đấu ở giải A2 toàn quốc, nhưng sau đó phong trào bóng đá tỉnh đi xuống và gián đoạn trong khoảng thời gian 1997–2006. Những năm 2000 và giải tán. Năm 2006, Đề án bóng đá 2006–2009 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và thực hiện với mục tiêu đào tạo tuyến trẻ, tạo lực lượng và đội dự bị cho tuyến trên. Khi ấy, đội bóng đá tỉnh được thành lập và chơi ở giải hạng Ba quốc gia. Qua tổ chức thi tuyển, đội bóng đá U-15 được hình thành, đi vào đào tạo và huấn luyện theo chương trình 4 năm (2006–2009). Đội được tập trung rèn luyện chuyên môn và học tập văn hóa tại thị xã Bà Rịa. Do chưa được bảo đảm về nguồn nhân lực, công tác tuyển chọn vận động viên từ các phong trào mang tính tự phát, chưa có hệ thống nên trong quá trình tập luyện, cọ xát, Ban huấn luyện tiếp tục sàng lọc ra những vận động vie tiêu biểu cho tuyến trẻ, tuyến tuyển để tập luyện, thi đấu. Năm 2007, đội bóng đá Bà Rịa – Vũng Tàu xếp thứ nhất bảng D vòng loại, bước vào thi đấu hạng Nhì quốc gia tại Đà Nẵng nhưng thất bại. Năm 2008, đội được Tổng công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Xây dựng (DIC Group) tài trợ chính và đổi tên thành đội bóng đá "DIC Bà Rịa – Vũng Tàu", tuy nhiên, năm này đội cũng không đạt mục tiêu. Năm 2009, DIC Bà Rịa – Vũng Tàu thi đấu xuất sắc ở vòng loại, thắng cả 5 trận, đứng đầu bảng C và tham dự vòng chung kết. Với kết quả thắng đội trẻ Tập đoàn Cao su Đồng Tháp, đội đã hoàn thành mục tiêu của Đề án là thăng hạng Nhì quốc gia. Năm 2010, lần đầu tiên DIC Bà Rịa – Vũng Tàu tham gia giải bóng đá hạng nhì quốc gia. Tuy gặp nhiều khó khăn, có lúc tưởng như không thể trụ hạng, nhưng cuối cùng DIC Bà Rịa – Vũng Tàu đã trụ hạng thành công. Ngày 14 tháng 11 năm 2012, huấn luyện viên Nguyễn Trung Hậu của Bà Rịa – Vũng Tàu tuyên bố đội giải tán và không tham dự Giải hạng nhất 2013. Tái lập và hướng đến những mục tiêu cao hơn. Ngày 15 tháng 9 năm 2017, Câu lạc bộ Bà Rịa – Vũng Tàu chính thức ra mắt để bắt đầu thi đấu ở giải hạng Ba quốc gia 2017. Nhân dịp này, Công ty Cổ phần bóng đá Bà Rịa – Vũng Tàu cũng được thành lập nhờ vốn điều lệ 200 tỷ đồng với mục tiêu phát triển dài hạn, đưa bóng đá thành phố biển từng bước lên chuyên nghiệp. Câu lạc bộ bắt đầu từ giải Hạng Ba Quốc gia 2017 và nhanh chóng giành quyền thăng hạng lên Hạng Nhì Quốc gia 2018 với chức vô địch bảng B. Tại giải Hạng Nhì Quốc gia sau đó, câu lạc bộ kết thúc vòng bảng với vị trí nhất bảng B, đủ điều kiện tham dự vòng play-off thăng hạng. Tại vòng bán kết, đội bất ngờ bị Phù Đổng FC loại với tỷ số 2-3 trên chấm phạt đền (hòa 0-0 sau thời gian thi đấu chính thức). Tại trận tranh hạng ba (đội thắng sẽ được thăng hạng lên Giải Hạng Nhất Quốc gia 2019) gặp Phố Hiến, cuối trận đã xảy ra ẩu đả giữa cầu thủ Bà Rịa – Vũng Tàu và tổ trọng tài. Một cầu thủ của đội đã bị phạt 25 triệu đồng và bị cấm vĩnh viễn tham gia các hoạt động bóng đá do VFF quản lý, đồng thời trợ lý trọng tài Huỳnh Quốc Long cũng bị cấm tham gia các hoạt động do VFF quản lý, tổ chức trong 18 tháng, bị phạt 17,5 triệu đồng. Vũng Tàu tiếp tục ở lại Giải Hạng Nhì Quốc gia. Giải hạng nhất quốc gia 2020. Ngày 16 tháng 8 năm 2019, Bà Rịa – Vũng Tàu bước vào trận chung kết giải bóng đá Hạng Nhì Quốc gia với tư cách là đội chiến thắng trận bán kết (3-1 trước Lâm Đồng). Tại trận đấu này, đội đã đánh bại Trẻ Hà Nội 1-0 và chính thức giành vé trực tiếp tham dự giải hạng Nhất Quốc gia 2020. Lần đầu tiên trong lịch sử đội bóng, Bà Rịa – Vũng Tàu tham dự một giải đấu chuyên nghiệp quốc nội. Sân vận động. Sân vận động Bà Rịa được khởi công xây dựng từ năm 2001, ban đầu có sức chứa 8.000 chỗ ngồi. Sau khi giành quyền chơi tại Giải bóng đá hạng Nhì quốc gia 2018, câu lạc bộ Bà Rịa – Vũng Tàu đã quyết định nâng cấp các hạng mục quan trọng tại sân vận động Bà Rịa, và đạt tiêu chuẩn của Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC). So với mặt bằng chung của các sân bóng ở Việt Nam hiện tại, sân Bà Rịa nằm trong số những sân bóng hiện đại và chuyên nghiệp. Năm 2021, đội bóng có sự thay đổi lớn về cơ sở vật chất. Mặt cỏ kim Bermuda được thay thế bằng mặt cỏ Zeon Zoysia cùng hệ thống thoát nước mới, trang bị hệ thống các phòng chức năng: phòng họp báo, phòng thay đồ, phòng VIP, phòng xông hơi... hiện đại, tiện nghi. Câu lạc bộ cũng tiên phong trong việc ứng dụng hệ thống soát vé điện tử thay cho hình thức bán vé truyền thống. Đội hình.
1
null
Cá mè hoa (danh pháp hai phần: Hypophthalmichthys nobilis) là một loài cá mè. Nó có một cái đầu không vảy lớn, một cái miệng lớn, và đôi mắt nằm rất thấp trên đầu. Cá trưởng thành thường có một đốm màu xám bạc. Cá trưởng thành có thể là khá lớn. Trọng lượng kỷ lục đôi khi đạt mức 65 kg và có tổng chiều dài 145 cm, một kích thước này đã được ghi nhận ở của hồ chứa nước nhân tạo Furnas, bang Minas Gerais, Brazil, trong năm 2006, nhưng hầu hết các nơi ở lưu vực sông Mississippi, cá mè hoa có trọng lượng hơn 40 lb (18 kg) được coi là rất lớn. Cá mè hoa nguồn gốc những con sông lớn và các hồ vùng đồng bằng ngập lũ có liên quan của Đông Á. Phạm vi của chúng kéo dài từ miền nam Trung Quốc đến hệ thống sông Amur, tạo thành biên giới phía Bắc của Trung Quốc và biên giới phía nam của Nga. Cá chép mè hoa có tốc độ tăng trưởng nhanh, làm cho nó là loài cá nuôi sinh lợi. Cá mè hoa, (không giống như cá chép thông thường, mà người dân châu Âu và hầu hết người dân Bắc Mỹ quen thuộc hơn), ăn chủ yếu là bằng cách thức ăn. Chúng chủ yếu ăn động vật phù du, nhưng cũng ăn thực vật phù du và mảnh vụn.
1
null
Họ Cá lịch biển (tên khoa học Muraenidae) là một họ thuộc bộ Cá chình phân bố toàn cầu với khoảng 16 chi với tổng cộng 200 loài gần như chỉ sống ở biển, nhưng một số loài thường xuyên được nhìn thấy trong nước lợ và một số ít, ví dụ cá lịch nhiều răng ("Gymnothorax polyuranodon") đôi khi có thể được tìm thấy trong nước ngọt. Với chiều dài tối đa 11,5 cm, loài cá lịch biển nhỏ nhất là có khả năng là cá lịch Snyder ("Anarchias leucurus"), trong khi loài dài nhất ("Strophidon sathete") dài đến 4 m, còn loài nặng nhất là cá lịch Java ("Gymnothorax javanicus"), dài đến 3 m và có trọng lượng 30 kg.
1
null
Nghiêm Phụ (嚴輔; 1450-1514), tên tự là An Bảo, thụy Mai Hiên; quê xã Lan Độ, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, Kinh Bắc, nay là làng Quan Độ, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, Bắc Ninh. Đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Mậu Tuất niên hiệu Hồng Đức năm thứ 9 (1478). Thân thế và sự nghiệp. Nghiêm Phụ sinh năm Canh Ngọ đời vua Lê Nhân Tông niên hiệu Thái Hòa thứ 8 (1450), là con trai duy nhất của Nghiêm Lý (thụy Chân Hòa) và bà Nguyễn Thị (hiệu Từ Nghi). Ông theo học tại trường Thái học sinh. Năm 24 tuổi (1473), Nghiêm Phụ dự khoa thi Hương và đỗ Tứ trường. Năm 28 tuổi, khoa thi Hương năm Đinh Dậu thời Hồng Đức năm thứ 8 (1477), ông đỗ Nho sinh Trúng thức. Năm 29 tuổi, khoa thi Hội năm Mậu Tuất thời Hồng Đức năm thứ 9 (1478), ông đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân và được ban chức quan Gia hạnh Đại phu - Nghệ An đạo tán trị Thừa Tuyên xứ - Tổng đốc. Nghiêm Phụ có người em họ (em con nhà chú) là Nghiêm Ích Khiêm đỗ Hoàng giáp Tiến sĩ làm quan đồng triều, tài đức được sĩ phu trọng vọng.
1
null
Plethodontidae, là một họ kỳ giông thở bằng da thay vì phổi. Nó được tìm thấy ở từ vùng British Columbia chạy dài tới Brasil. Một vài loài sống ở Sardinia, phía nam dãy núi Alps thuộc châu Âu và Hàn Quốc. Về số lượng loài thì nhóm này là nhóm kỳ giông đông đảo nhất.
1
null
Cá chình Mỹ (danh pháp hai phần: Anguilla rostrata) là một loài thuộc họ Anguillidae được tìm thấy trên bờ biển phía đông của Bắc Mỹ. Cá chình Mỹ có một cơ thể mảnh mai giống rắn được bao phủ bởi một lớp màng nhầy, làm cho nó có bề ngoài như không vảy nhầy mặc dù có vảy nhỏ. Đuôi dài và vây lưng chạy từ giữa lưng và liên tục với một vây bụng tương tự. Không có vây chậu, và vây ngực tương đối nhỏ có thể được tìm thấy gần đường giữa, đến đầu và vỏ mang. Chúng có nhiều màu khác nhau, từ màu xanh ô liu, nâu chuyển qua màu vàng hơi xanh lá cây và xám nhạt hoặc màu trắng trên bụng. Những con sống trong môi trường nước trong thường sáng màu hơn so với những con ở trong nước đục, các suối axit tannic.
1
null
Cá lịch chấm tia, tên khoa học Gymnothorax fimbriatus, là một loài cá lịch trong họ Muraenidae, được tìm thấy trong các Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, xung quanh các rạn san hô, bến cảng và các hang động nhỏ, ở độ sâu đến 45 mét. Nó có màu xanh nhạt, màu vàng với những đốm đen trên khuôn mặt của nó và có thể đạt chiều dài tối đa 80 cm. Thức ăn chủ yếu là cá nhỏ.
1
null
Thiết Phiến Công Chúa (鐵扇公主), còn được gọi là Bà La sát, là một nhân vật phản diện trong "Tây du ký" của Ngô Thừa Ân, một trong những tác phẩm kinh điển của văn học Trung Hoa. Gia đình. Thiết Phiến Công chúa và chồng là Ngưu Ma Vương có với nhau con trai là Hồng Hài Nhi . Bảo bối. Bà La Sát có "Quạt ba tiêu" là bảo bối (Thái Thượng Lão Quân cũng có một cái). "Quạt ba tiêu" sinh tại núi Côn Luân, từ thuở khai thiên lập địa. Quạt có thể quạt một cái thì lửa tắt, quạt hai cái thì sinh gió, quạt ba cái thì mưa xuống. Khi quạt nhầm con người bay tới tám mươi bốn ngàn dặm mới ngừng. Có thể biến to thu nhỏ. Tôn Ngộ Không đã dùng Định Phong Đơn do Linh Cát Bồ Tát ban cho để khắc chế Quạt Ba Tiêu. Bàn thêm. Dân gian Việt Nam hay dùng hình ảnh "bà La Sát" để chỉ những người phụ nữ "dữ dằn", hay "ghen tuông". Việc này có lẽ bắt nguồn từ tính khí của nhân vật Thiết Phiến Công chúa trong truyện Tây Du Ký.
1
null
Đá Đền Cây Cỏ là một rạn san hô thuộc cụm Nam Yết của quần đảo Trường Sa. Đá này nằm về phía tây của đá Ga Ven khoảng 36 hải lý (66,7 km) và về phía tây bắc của đá Lớn khoảng 17 hải lý (32 km). Đá Đền Cây Cỏ là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào thực sự kiểm soát đá này.
1
null
Married... with Children (tạm dịch: "Hôn nhân và con cái" hay "Cưới... và đã có con") là một bộ phim sitcom của Mỹ phát sóng kéo dài 11 mùa kể về cuộc sống đặc trưng của một gia đình sống trong một vùng ngoại ô hư cấu của Chicago Illinois. Chương trình được chú ý bởi là phim truyền hình loại "primetime" (giờ vàng) đầu tiên trên kênh Fox, bắt đầu từ ngày 5 tháng 4 năm 1987 tới ngày 9 tháng 6 năm 1997. Bộ phim được tạo ra bởi Michael G. Moye và Ron Leavitt. Bộ phim đã góp phần tạo dựng tên tuổi cho mạng truyền hình non trẻ Fox được đứng trong số các mạng lưới truyền hình the Big Three Television Networks. Phim kéo dài 11 mùa, 259 tập làm cho nó trở thành loạt phim sitcom dài nhất trên mạng truyền hình Fox. Bài hát chủ đề nổi tiếng của chương trình là "Tình yêu và Hôn nhân" của Sammy Cahn và Jimmy Van Heusen, trình bày bởi Frank Sinatra. Mùa đầu tiên của loạt phim này đã được ghi hình tại Trung tâm ABC Television ở Hollywood. Từ mùa hai tới mùa tám, chương trình đã được ghi âm tại Sunset Gower Studios ở Hollywood và ba mùa còn lại được ghi âm sẵn tại Sony Pictures Studios ở Culver City. Mùa đầu tiên của bộ phim được sản xuất bởi Embassy Communications và các mùa còn lại bởi ELP Communications thuộc Columbia Pictures Television. Trong năm 2007, nó đã được vinh danh là 1 trong số 100 chương trình TV hay nhất mọi thời đại do tạp chí Time bình chọn. Trong năm 2008, nó đạt #94 trong danh sách "New TV Classics" của Entertainment Weekly. Ngày 22 tháng 4 năm 2012, Fox phát sóng lại bộ phim nhân kỷ niệm 25 năm của nó. Tại Việt Nam, bộ phim được phát sóng dưới dạng lồng tiếng trên SCTV16. Vào tháng 5 năm 2022, nó đã được thông báo rằng phần phim hoạt hình làm tiếp của sê-ri này đang trong quá trình sản xuất. Nội dung. Bộ phim xoay quanh cuộc sống của một gia đình gồm Al Bundy, một cựu cầu thủ bóng bầu dục đã "một lần-vinh quang" thuở đi học (đã ghi được 4 touchdowns trong 1 trận duy nhất cho trường Polk) và hiện tại làm nhân viên bán giày... phụ nữ; cô vợ Peg đáng ghét của ông, đứa con gái hấp dẫn nhưng ngu dốt và lăng nhăng Kelly; và Bud (cái tên lấy từ chữ Budweiser – hãng bia mà bố cậu ta ưa thích), đứa con trai mờ nhạt, kém hấp dẫn và lận đận tình duyên nhưng lại thông minh (Bud là người duy nhất trong nhà đậu đại học). Cuộc sống của họ luôn đầy rắc rối và những tình huống dở khóc dở cười khi ông bố thì chán gia đình mình suốt ngày tìm cơ hội kiếm tiền nhanh gọn lẹ, bà vợ thì lười biếng, thất nghiệp suốt ngày xem TV và đi mua sắm dù thu nhập của nhà rất thắt ngặt, đứa con gái thì... cà chớn còn thằng con trai thì miệt mài "đau khổ vì tình". Hàng xóm của họ là Steve Rhoades và vợ của ông ta: Marcy, người sau này tái hôn với Jefferson D'Arcy cũng góp phần nhiều vào cuộc sống và những rắc rối của họ. Giải thưởng. Casting Society of America: Emmy Awards: Quả Cầu Vàng: Khác: Ảnh hưởng. Sách. Truyện tranh. "Married... with Children" đã được chuyển thể thành tranh truyện bởi NOW Comics năm 1990. Đồ chơi. Búp bê. Hai bộ (10 búp bê) cỡ 8" được sản xuất bởi Classic TV Toys năm 2005 và 2006.
1
null
Mehmet Tobias Scholl (tên khai sinh là Mehmet Tobias Yüksel; sinh ngày 16 tháng 10 năm 1970) là một huấn luyên viên và cựu cầu thủ bóng đá người Đức. Sở hữu kỹ thuật, khả năng kiến tạo và sút phạt tốt, Scholl là một trong những tượng đài của "Hùm xám" khi thi đấu liên tục cho Bayern từ năm 1992 đến 2007. Thống kê. Club. 392||98||40||12||10||1||88||18||530||129 392||98||40||12||10||1||88||18||530||129
1
null
Hạt sen là hạt của các loài thực vật thuộc chi Sen ("Nelumbo"), thường là loài "Nelumbo nucifera", có vai trò quan trọng trong ẩm thực Trung Quốc và Việt Nam.Hạt sen được bán dưới dạng hạt đã được làm khô hoặc bán với cả đài sen để ăn sống. Hạt sen cũng là một món ăn quen thuộc của người dân bác Colombia, đặc biệt ở các thành phố Barranquilla và Cartagena. Người địa phương gọi hạt sen là "martillo" và họ thường dùng hạt sen như là món ăn sống.
1
null
Chiến dịch Seydlitz (2 - 23 tháng 7 năm 1942), theo các tài liệu lịch sử Liên Xô ghi là chiến dịch phòng ngự gần thành phố Bely hay chiến dịch phòng ngự Kholm-Zhirkovsky là một chiến dịch tấn công do quân đội Đức Quốc xã tổ chức trong Chiến tranh Xô-Đức thuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Lực lượng tham chiến của quân đội Đức Quốc xã là Tập đoàn quân số 9 thuộc Cụm Tập đoàn quân Trung tâm, nhiệm vụ của họ là thanh toán toàn bộ các đơn vị du kích Liên Xô nằm trong hậu tuyến quân Đức cũng như tiêu diệt Tập đoàn quân số 39 và Quân đoàn kỵ binh số 11 của quân đội Liên Xô đang chống giữ ở khu vực Kholm-Zhirkovsky. Bối cảnh. Vào đầu tháng 1 năm 1942, các Phương diện quân Kalinin và Phương diện quân Tây đã mở một đợt phản công lớn nhằm giải quyết chỗ lồi nguy hiểm Rzhev mà quân Đức đang chống giữ. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, đợt phản công này đã thất bại và Hồng quân chịu thiệt hại rất nặng. Tuy nhiên, đến giữa năm 1942, quân đội Liên Xô cũng đánh chiếm được một chỗ lồi ăn sâu vào sau lưng Rzhev tại khu vực Kholm-Zhirkovsky với diện tích 5.000 cây số vuông, được nối với chủ lực của Phương diện quân Kalinin bằng một hành dang hẹp có chiều rộng chỉ 27-28 cây số. Việc để một đạo quân - theo ước tính của phía Đức - đông 60 nghìn người nằm ngay tại hậu phương của Tập đoàn quân số 9 và đe dọa tuyến đường sắt, đường bộ chiến lược Rzhev-Sychyovka là một điều cực kỳ nguy hiểm. Rõ ràng, người Đức cần phải nhanh chóng giải quyết một lần và vĩnh viễn "cái dằm" Kholm-Zhirkovsky, sớm bao nhiêu tốt bấy nhiêu. Vì vậy, ngay từ mùa hè năm 1942, quân Đức đã ráo riết chuẩn bị cho cái gọi là "chiến dịch Seydlitz" nhằm xóa bỏ mối nguy hại nằm sau lưng của Tập đoàn quân số 9. Binh lực và kế hoạch. Hình thái chiến trường và vị trí đóng quan của hai bên tỏ ra có lợi rất lớn cho quân Đức. Các chiến dịch của quân đội Liên Xô tại Toporets-Kholm đã tạo nên một chỗ lồi rộng 5.000 cây số vuông ăn sâu vào phía sau lưng Rzhev; tuy nhiên các binh sĩ Liên Xô tại chỗ lồi này chỉ nối liền với chủ lực của Phương diện quân Kalinin bởi một "hành lang" rộng tối đa 28 cây số tại gần Nelidovo. Địa hình khu vực khá phức tạp với nhiều rừng, sông ngòi và đầm lầy, ít đường bộ. Dọc theo hành lang Nelidovo, quân Đức chiếm giữ các thành phố Olenino và Bely, biến hai nơi này thành các cứ điểm phòng thủ cực mạnh. Trong khi đó, tổ chức các lực lượng Liên Xô trong chỗ lồi mắc nhiều sai sót nghiêm trọng: nó không được chỉ huy bởi một bộ chỉ huy thống nhất và khu vực dễ tổn thương nhất - tại hành lang Nelidovo - không phải được chỉ huy bởi các đơn vị của Tập đoàn quân số 39, lực lượng chủ yếu nằm trong chỗ lồi (bờ phía Bắc của hành lang do Tập đoàn quân số 22 của tướng V. A. Yushkyevich chống giữ, còn bờ phía Nam trấn thủ bởi Tập đoàn quân số 41 của Thiếu tướng G. F. Tarasov). Theo hồi ký của các nguyên soái G. K. Zhukov và I. S. Koniev, I. V. Stalin đặc biệt lo lắng về số phận của số quân Liên Xô đóng tại chỗ lồi Kholm-Zhirkovsky và chính ông đã đề nghị sớm rút quân khỏi nơi này. Tuy nhiên I. S. Koniev cho rằng cần chống giữ khu vực này nhằm ghim chặt quân Đức tại Rzhev, không cho họ điều lực lượng này đi các khu vực khác: Quan điểm này được G. K. Zhukov ủng hộ và cuối cùng I. V. Stalin đã đồng ý. Tuy nhiên, thực tế chiến trường cho thấy đây là lần hiếm hoi mà nhận định của Stalin tỏ ra đúng hơn các tướng lĩnh dưới quyền ông. Về phía mình, quân Đức cũng đang tính toán giải quyết một lần và vĩnh viễn "cái dằm" nguy hiểm đang nằm ở sau lưng Rzhev. Kế hoạch thanh toán chỗ lồi Kholm-Zhirkovsky được vạch ra bởi chỉ huy của Tập đoàn quân số 9 (Đức), thượng tướng Walter Model. Tuy nhiên, đến ngày 23 tháng 5, ông ta bị du kích Liên Xô bắn bị thương ở phổi, buộc phải chuyển sang quân y viện điều trị. Người thay thế Model là trung tướng xe tăng Heinrich von Vietinghoff. Quân Đức đã huy động một lượng đáng kể binh lực để đảm bảo tạo ưu thế áp đảo về số lượng và chất lượng đối với quân đội Liên Xô. Tổng cộng 10 sư đoàn bộ binh và 4 sư đoàn thiết giáp (321 xe tăng, không tính các xe tăng và pháo tự hành thuộc bộ binh) cùng với 1 lữ đoàn kỵ binh độc lập (gồm 4 trung đoàn bộ binh vá 14 xe tăng do Đại tá Karl von der Meden chỉ huy) đã được huy động. Quân đội Liên Xô thông qua các thông tin tình báo đã nắm bắt được phần nào kế hoạch và binh lực của phía Đức. Địa hình khó khăn và ít đường sá đã giúp Hồng quân xác định rõ những hướng tấn công khả dĩ mà quân Đức có thể sử dụng. Vì vậy, trên tuyến Olenino-Bely, quân đội Liên Xô đã tổ chức một hệ thống phòng ngự cứng rắn trong đó bố trí nhiều vật cản chống tăng và các công sự bằng bê tông. Cuối tháng 6, khi ý đồ tấn công của quân Đức đã quá rõ ràng đối với quân đội Liên Xô, trong các cuộc nói chuyện bằng điện thoại I. S. Koniev đã liên tục nhắc nhở tư lệnh Tập đoàn quân số 39 I. I. Maslennikov về một đợt tấn công có thể xảy ra trong ít ngày tới tại khu vực Bely theo hướng Bắc và Đông Bắc. Như vậy, thật ra phía Liên Xô đã biết trước cuộc tấn công của quân Đức và đã có những động thái chuẩn bị, tuy nhiên đáng tiếc các biện pháp đối phó của quân đội Liên Xô đã không thành công lắm. Diễn biến. Quân Đức tấn công. 3 giờ sáng ngày 2 tháng 7 năm 1942, sau một đợt oanh kích ngắn bằng pháo binh và không quân, quân Đức đã phát động cuộc tấn công theo hai gọng kìm: gọng phía Bắc xuất phát tại Olenino với binh lực tham gia gồm quân đoàn bộ binh số 23 của tướng A. Schubert (2 sư đoàn thiết giáp, 2 sư đoàn bộ binh và 1 lữ đoàn kỵ binh); gọng phía Nam đánh từ Bely thực thi bởi cụm tác chiến Esevek (bao gồm một số sư đoàn xe tăng và bộ binh). Trong những ngày đầu tiên, quân đội Liên Xô đã chống trả hết sức cứng rắn, các đợt tấn công của quân Đức đều gặp nhiều khó khăn và ở nhiều nơi bị đánh bật trở lại. Các sư đoàn thiết giáp số 1, 3, 5 chạm phải hệ thống các bãi mìn và cọc chống tăng dày đặc và phải nhờ sự giúp đỡ của bộ binh, bộ binh cơ giới và không quân mới có thể tiến lên được một cách khó nhọc. Duy chỉ có một mũi thọc sâu của lực lượng kỵ binh của Von Menden là thành công hơn cả: kỵ binh đức men dọc theo đường rừng, song song với sư đoàn thiết giáp số 5 và đã tìm cách thọc được vào hậu cứ quân đội Liên Xô. Nhìn chung, diễn tiến của các đợt tấn công này trong ngày 3 tháng 7 được phía Đức thừa nhận là "chậm chạp" và mang tính "cục bộ". Mãi đến ngày 5 tháng 7, mũi tiến công phía Nam và phía Bắc của quân Đức mới có thể gặp nhau tại làng Pushkarn, cắt đứt tuyến đường bộ Bely - Olenino và bao vây quân đội Liên Xô trong "cái chảo" sau lưng Rzhev. Lực lượng Liên Xô bị vây bao gồm Tập đoàn quân số 39, quân đoàn kỵ binh số 11, các sư đoàn bộ binh cận vệ số`17, sư đoàn bộ binh số 135 và lữ đoàn xe tăng số 21 của Tập đoàn quân số 41, sư đoàn bộ binh số 355 và một số đơn vị của các sư đoàn bộ binh số 380, 185 thuộc Tập đoàn quân số 22. Quân Đức hiểu rõ lực lượng Liên Xô chiến đấu trong vòng vây có thể tiếp tục tổ chức kháng cự và nhận được tiếp tế thông qua các cầu hàng không. (như trong chiến dịch phản công Rzhev-Vyazma đầu năm 1942), vì vậy người Đức quyết định không kéo dài cuộc bao vây mà giải quyết nhanh số quân bị vây bằng các đòn tấn công mạnh. Ngày 4 tháng 7, ngay khi vòng vây chưa khép lại, quân Đức tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 của chiến dịch Seydlitz: thanh toán số quân bị vây. Ở phía Đông của Kholm-Zhirkovsky, một mũi tấn công của quân Đức (bao gồm 1 sư đoàn thiết giáp và 2 sư đoàn bộ binh) đã tổ chức đánh mạnh và chọc sâu về phía Tây. Làng Razboynya, nơi đặt trụ sở của tổng hành dinh Tập đoàn quân số 39, bị đánh chiếm. Ngày 5 tháng 7, sư đoàn thiết giáp số 2 (Đức) đánh chiếm ngôi làng phía Nam Pushkarn. Các nỗ lực tấn công tại phía Bắc Bely và tại phía Tây Starukh nhằm khôi phục lại hành lang Nelidovo đều không thành công. Quân đội Liên Xô phá vây. Lúc này, hiểu rõ việc cố bám giữ lấy "chỗ lồi" Kholm-Zhirkovsky là vô ích, ngày 5 tháng 7 tư lệnh của Phương diện quân Kalinin I. S. Koniev đã hạ lệnh cho số quân bị vây phải ngay lập tức tổ chức phá vây. Chiều cùng ngày, tập đoàn quân số 39 bắt đầu di chuyển và trước hết hành quân đến sông Bela và sau đó là sông Obsha. Sáng ngày 6 tháng 7, Tập đoàn quân số 39 và quân đoàn kỵ binh số 11 gặp nhau. Do thiều hụt nhiên liệu và đường sá khó khăn, phần lớn xe thiết giáp và vũ khí nặng đều bị bỏ lại hay bị phá hủy. Ngày 7 tháng 7, chủ lực của số quân bị vây tiến về làng Yehor'ye. Trong khi đó, quân Đức tiếp tục đánh mạnh và đã cắt khối quân bị vây thành hai "cái chảo" ở phía Bắc và phía Nam. Tuy nhiên, trái ngược hoàn toàn với hình ảnh mỏng manh trong năm 1941, lần này các lực lượng Liên Xô bị vây đã thể hiện sự vững chãi và khả năng kiểm soát tình hình đáng kinh ngạc trong những tình huống nguy hiểm. Đến ngày 9 tháng 7, phần lớn quân số bị vây của tập đoàn quân số 41 (bao gồm một số sư đoàn bị thiệt hại nặng và 2 lữ đoàn thiết giáp), lực lượng gần nhất với chủ lực chính của quân đội Liên Xô, đã phá vây thành công mặc dù phải bỏ lại hết xe tăng và vũ khí nặng. Tại phía Bắc, một số đơn vị của 5 sư đoàn Liên Xô cũng phá vây thành công. Nhằm ngăn chận các hoạt động phá vây của quân đội Liên Xô, quân Đức đã tung các lực lượng dự bị cuối cùng vào mặt trận để thít chặt vòng vây. Tuy nhiên, vào ngày 11 tháng 7, một nhóm hơn 1.000 binh sĩ Liên Xô dưới sự chỉ huy của tư lệnh sư đoàn bộ binh số 381 vẫn chạy thoát khỏi vòng vây. Ngày 13 tháng 7, một nhóm 300 binh sĩ dưới sự chỉ huy của một trung đoàn trưởng kỵ binh đã phá vây chạy thoát. Do không chia nhỏ lực lượng để thoát vây, quân đội Liên Xô cũng chịu thiệt hại đáng kể. Cuộc phá vây của khối quân phía Nam gặp nhiều khó khăn hơn. Trong các ngày 8-9 tháng 7, Tập đoàn quânn số 39 và quân đoàn kỵ binh số 11 đã mở nhiều đợt tấn công nhằm đánh chiếm bàn đạp vượt sông Obsha để tìm đường thoát vây qua làng Nesterov. Trước tình hình đó, quân Đức tung thêm các lực lượng dự bị xuống phía Nam nhằm thít chặt thêm vòng vây. Ngày 10 tháng 7, quân Đức đánh chiếm khu vực giữa sông Bela và sông Obsha, buộc quân đội Liên Xô rút lui khỏi khu rừng. Trong tình trạng thiếu thốn lương thực, thuốc men, đạn dược, mất hoàn toàn liên lạc (bằng điện đài) với chủ lực Phương diện quân Kalinin, sức kháng cự của số quân Liên Xô bị vây yếu dần. Ngày 11 tháng 7, quân đội Liên Xô mở một đợt tấn công phá vây cuối cùng, nhưng thất bại. Đến lúc này, phía Đức bắt đầu tảo thanh số quân Liên Xô trong vòng vây. Ngày 12 tháng 7, tư lệnh Tập đoàn quân số 9 của Đức tuyên bố đã chiến dịch Seydlitz đã hoàn thành. Theo báo cáo ngày 13 tháng 7 năm 19423, người Đức tự nhận là họ đã bắt sống được 30.000 tù binh, 218 xe tăng, 591 đại bác, 1.301 súng máy và súng cối. Đối với phía Đức, ngày 13 tháng 7 là ngày kết thúc của chiến dịch Seydlitz, tuy nhiên ngay sau đó Cục Thông tin Tình báo Xô Viết đã bác bỏ tin này và cho rằng đó là sự tuyên truyền lừa bịp của Hítle. Thật vậy, trên thực tế, lực lượng Liên Xô bị vây vẫn tiếp tục chống cự có tổ chức và vẫn tiếp tục thoát vây. Ngày 17 tháng 7, ở phía Bắc của vòng vây có 1.500 binh sĩ vẫn tiếp tục chống cự có tổ chức dưới sự chỉ huy của tư lệnh sư đoàn kỵ binh số 17, thiếu tướng P. S. Ivanov. Ở phía Nam thì có 8.000 binh sĩ và bộ chỉ huy của Tập đoàn quân số 39 trú đóng. Đêm 19 tháng 7, trung tướng tư lệnh Tập đoàn quân I. I. Maslennikov, lúc này đang bị thương, đã được sơ tán bằng một chiếc máy bay vận tải U-2. Thay thế Maslennikov chỉ huy việc phá vây là trung tướng I. A. Bogdanov. Theo kế hoạch, cuộc phá vây sẽ được thực hiện dưới sự trợ giúp của các đơn vị bên ngoài của sư đoàn bộ binh số 185 của Tập đoàn quân số 22. Cuộc phá vây được thực hiện vào đêm 21 tháng 7 và đó là một trận đánh đẫm máu. Trong số 7.362 binh sĩ phá vây có 460 người chết và 172 bị bắt. Trong số những người tử thương có P. S. Ivanov và A. D. Berezin, phó tư lệnh Tập đoàn quân số 22. Chỉ huy I. A. Bogdanov cũng bị thương nặng do đạn đại bác, được di tản bằng máy bay và qua đời tại bệnh viện vào ngày 24 tháng 7 năm 1942. Tuy nhiên các đoàn quân phá vây của các sư đoàn bộ binh số 27, 158, 178, 252, 256, 373, 381 đều giữ lại được quân kỳ và các tài liệu chiến đấu quan trọng. Chiến sự chấm dứt hoàn toàn vào ngày 23 tháng 7. Tổng cộng có 20.000 binh sĩ Liên Xô thoát vây. Trên cơ sở các lực lượng thoát vây, ngày 8 tháng 8 năm 1942, Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô đã phục hồi Tập đoàn quân số 39. Quân đoàn kỵ binh số 11 bị giải thể.. Kết quả. Việc không chống giữ được khu vực Kholm-Zhirkovsky là một thất bại của quân đội Liên Xô. Để mất khu vực này, quân đội Liên Xô đã vuột khỏi tay một bàn đạp quan trọng nằm ở hậu cứ của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm (Đức). Đồng thời, tổn thất của quân đội Liên Xô cũng đáng kể và họ phải sử dụng lực lượng dự bị để khôi phục lại một số đơn vị quân bị tiêu diệt. Về phía Đức, họ đã thu ngắn mặt trận, giải phóng bớt một số đơn vị quân dùng cho khu vực này và tái kiểm soát lại tuyến đường Smolensk-Olenino, một tuyến đường tiếp vận quan trọng đối vối Tập đoàn quân số 9. Tuy nhiên chiến dịch Seydlitz quân đội Đức Quốc xã cũng chỉ thành công có một nửa khi đã để một phần không nhỏ binh lực Liên Xô phá vây chạy thoát, đồng thời quân Đức cũng chịu thiệt hại đáng kể trong trận đánh này. Thương vong. Quân đội Liên Xô. Thương vong của Phương diện quân Kalinin vào tháng 7 năm 1942 Quân đội Đức Quốc xã. Hiện nay, chưa có thống kê rõ ràng về thương vong của quân đội Đức, ngay cả trong các tác phẩm của các sử gia Đức. Tuy nhiên, theo G. A. Gerasimov, căn cứ trên các hồi ký và nhật ký của quân đội Đức, phía Đức cũng chịu thiệt hại nặng nề, nhất là trong thời gian đầu chiến dịch. Trên thực tế, sau các trận chiến vào nửa đầu năm 1942, Cụm Tập đoàn quân Trung tâm đã bị tiêu hao nặng đến mức nó không thể tham gia cuộc tấn công mùa hè 1942 được nữa. Các lực lượng dự bị của Tập đoàn quân số 9 tiếp tục bị găm chặt ở chỗ lồi Rzhev cho đến tận đầu năm 1943.
1
null
Natuna Lớn (Natuna Besar trong tiếng Indonesia) hoặc chỉ gọi đơn giản là Natuna là đảo chính của quần đảo Natuna, một phần của tỉnh Quần đảo Riau, Indonesia. Nó cũng được gọi là đảo Bunguran. Diện tích của đảo Natuna Lớn là 1720 km². Ngoài con người, hòn đảo còn có ba loài động vật linh trưởng khác: Cu li Sunda ("Nycticebus coucang"), khỉ đuôi dài ("Macaca fascicularis"), Voọc Mã Lai Natuna ("Presbytis natunae").
1
null
Chu Hỗ (chữ Hán: 朱祜, ? – 48), tự Trọng Tiên, người Uyển, Nam Dương , tướng lĩnh, khai quốc công thần nhà Đông Hán, một trong Vân Đài nhị thập bát tướng. Do kiêng húy của Hán An đế Lưu Hỗ, nên Lưu Trân, Duyên Đốc khi soạn "Đông Quan Hán ký" đã chép tên của ông là Chu Phúc; Phạm Diệp khi soạn "Hậu Hán thư" đã chép chệch là Chu Hữu (朱佑). Sự nghiệp. Trong chiến loạn. Đi theo Lưu Tú. Hỗ mồ côi từ nhỏ, lớn lên ở nhà ông ngoại là người họ Lưu ở Nam Dương, hay đi lại Thung Lăng, rất thân thiết với anh em Lưu Diễn, Lưu Tú. Ông tham gia nghĩa quân Thung Lăng của anh em Diễn, Tú. Lưu Diễn được Canh Thủy đế bái làm Đại tư đồ, bèn lấy Hỗ làm Hộ quân. Khi Lưu Diễn bị hại ở Uyển Thành, ông một mình trốn đến Phụ Thành báo tin cho Lưu Tú. Khi Lưu Tú làm Đại tư mã, gặp nguy khốn ở Hà Bắc, Hỗ lại được nhiệm mệnh làm Hộ quân, luôn ở bên cạnh làm hộ vệ cho ông ta. Ông cùng Lưu Tú vượt qua hoạn nạn, bình định Hà Bắc, luôn hăng hái chiến đấu, được làm Thiên tướng quân, phong An Dương hầu. Trong lúc hầu tiệc, ông từng đề nghị Lưu Tú xưng đế, Lưu Tú nói: "Gọi Thích gian (tức Thích gian tướng quân Sái Tuân) đến bắt Hộ quân!" Hỗ không dám nói nữa. Về sau Lưu Tú lên ngôi, tức Quang Vũ đế, Hỗ được bái làm Kiến nghĩa đại tướng quân. Đánh dẹp Tần Phong. Năm Kiến Vũ thứ 2 (26), được thăng Đổ Dương hầu. Mùa đông, Hỗ cùng chư tướng tiến đánh Đặng Phụng, thua trận bị bắt. Năm sau, thành phá, Phụng hàng, ông mới được thả ra. Quang Vũ đế khôi phục tước vị, còn an ủi ông rất nhiều. Hỗ được sai đi đánh các nơi Tân Dã, Tùy, đều bình được. Duyên Sầm từ sau thất bại ở Nhương, bèn cùng tướng của Tần Phong là Trương Thành hợp binh, Hỗ soái Chinh lỗ tướng quân Sái Tuân giao chiến ở Đông Dương, đại phá bọn họ, trong trận chém Thành, Duyên Sầm thua chạy về với Phong. Ông thu được 97 ấn thụ. Hỗ tiến đánh Hoàng Bưu, thu hàng ông ta, được ban 30 cân vàng. Năm thứ 4 (28), Hỗ soái Phá gian tướng quân Hầu Tiến, Phụ uy tướng quân Cảnh Thực thay Chinh nam đại tướng quân Sầm Bành vây Tần Phong ở Lê Khâu, phá tướng của Phong là Trương Khang ở Thái Dương, chém chết. Đế tự đến Lê Khâu, sai Ngự sử trung thừa Lý Do đưa tỉ thư chiêu hàng Phong, ông ta không hàng. Xa giá trở về, có sắc cho Hỗ ra sức tấn công, không nhận hàng nữa! Mùa hạ năm sau, trong thành cùng khốn, Phong đem mẹ, vợ, con 9 người ra hàng. Hỗ không giết, mà dùng xe tù đưa Phong đến Lạc Dương, ông ta bị chém đầu ở đó. Đại tư mã Ngô Hán hặc tâu Hỗ bỏ qua chiếu mệnh, làm trái trách nhiệm tướng soái, Đế không bắt tội. Ông trở về, cùng Kỵ đô úy Tang Cung đi đánh tàn dư của Duyên Sầm ở 3 huyện Âm, Toản, Trúc Dương, đều bình được. Sau chiến loạn. Năm thứ 9 (33), Hỗ đóng đồn ở Nam Hành Đường chống Hung Nô. Năm thứ 13 (37), được tăng thực ấp, phong làm Cách hầu. Thực ấp của ông có 7300 hộ. Năm thứ 15 (39), Hỗ vào triều, dâng trả ấn thụ Đại tướng quân, nhân đó ở lại làm Phụng triều thỉnh. Ông tâu rằng người xưa không phong Vương tước cho bề tôi, có thể đổi các vương làm công. Đế lập tức thi hành. Lại tâu nên lệnh cho tam công bỏ đi chữ "đại" trong chức danh, nhằm hợp với lễ phép. Sau đó triều đình làm theo đề nghị này. Năm thứ 24 (48), mất. Con là Thương kế tự. Tính cách. Hỗ tính chất phác, ngay thẳng, thích nho học. Ông cầm binh soái quân, phần nhiều nhận hàng, lấy việc đánh hạ thành ấp làm gốc, không ham giết chóc. Lại ngăn cấm sĩ tốt cướp bóc, bộ hạ không được vui vẻ phóng túng, vì vậy chịu nhiều oán ghét. Ông cùng Quang Vũ đế có tình quen biết cũ, nên nhiều lần được ban thưởng. Theo "Đông Quan Hán ký", ông từng cho rằng mình "công mỏng mà nước lớn, xin nhận 500 hộ ở Nam Dương là đủ rồi!" Đế không chấp nhận.
1
null
Tôn Tuấn (chữ Hán: 孫峻; 219–256), tên tự là Tử Viễn (子遠), là thừa tướng thứ 5 nước Đông Ngô thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông phục vụ dưới thời hoàng đế Tôn Quyền và Tôn Lượng. Thời Tôn Quyền. Tôn Tuấn là chắt của Tôn Tĩnh, người em của Tôn Kiên và chú của Tôn Quyền. Cuối thời Ngô Đại Đế Tôn Quyền, với tư cách là quý tộc, ông được phong làm thị trung, Vũ đế đô úy, có nhiệm vụ bảo vệ cung cấm. Ông cùng Toàn công chúa Tôn Đại Hổ có liên quan tới vụ gièm pha khiến thái tử Tôn Hòa bị mất ngôi năm 250. Do tác động của công chúa Tôn Đại Hổ, Tôn Quyền lập con út là Tôn Lượng lên làm thái tử. Lại nghe theo đề nghị của Tôn Tuấn, Tôn Quyền chọn Gia Cát Khác (con Gia Cát Cẩn) làm phụ chính cho thái tử Lượng. Năm 252, Tôn Quyền mất, Tôn Tuấn nhận di chiếu cùng Gia Cát Khác làm phụ chính. Tôn Lượng lên nối ngôi, tức là Ngô Phế Đế. Năm 253, Gia Cát Khác khởi đại binh đi đánh Tào Ngụy nhưng bị đại bại trở về. Do Gia Cát Khác chuyên quyền nên làm mất lòng nhiều người, Tôn Tuấn bèn mưu trừ khử Khác để thay thế. Quyền thần Đông Ngô. Tháng 10 năm 253, Tôn Tuấn bày mưu cùng vua Ngô Tôn Lượng mở tiệc rượu và mời Gia Cát Khác đến. Gia Cát Khác đeo kiếm vào điện và uống rượu, có Trương Ước đứng hộ vệ. Uống được nửa chừng, Tôn Lượng đi ra, Tôn Tuấn cũng lấy cớ ra nhà tiêu, thay bộ quần áo ngắn rồi bất ngờ ra lệnh cho quân đao phủ vào bắt Gia Cát Khác theo chiếu lệnh. Gia Cát Khác không kịp trở tay, bị Tôn Tuấn chém. Trương Ước rút gươm chém vào tay Tôn Tuấn làm ông bị thương, thủ hạ của Tôn Tuấn là Chu Tuấn cũng rút gươm chém vào tay Trương Ước. Quân đao phủ ùa vào giết chết Gia Cát Khác và Trương Ước, rồi Tôn Tuấn tru di tam tộc họ. Từ đó Tôn Tuấn được phong làm Thừa tướng, Đại tướng quân, nắm quyền điều hành triều chính Đông Ngô chứ không chia sẻ cùng ai như dự đoán của mọi người, do đó đã có những vụ chống đối. Năm 254, Tôn Tuấn dẹp được cháu nội Tôn Quyền (con cố thái tử Tôn Đăng) là Ngô hầu Tôn Anh (孫英). Sang năm 255, ông lại dẹp chị em công chúa Tôn Đại Hổ và Tôn Tiểu Hổ, xử tử họ. Năm 256, tướng Tào Ngụy là Văn Khâm, sau khi thất bại trong vụ binh biến cùng Vô Khâu Kiệm chống lại quyền thần Tư Mã Ý, bèn chạy sang hàng Đông Ngô. Tôn Tuấn bèn phát động 10 vạn đại quân đi đánh Ngụy, nhưng đúng lúc đó ông bị ốm nên việc binh phải ngưng. Tôn Tuấn trao lại quyền hành cho em họ là Tôn Lâm rồi qua đời, thọ 38 tuổi, làm thừa tướng được 4 năm. Năm 258, Tôn Lâm bị vua mới Tôn Hưu đánh đổ và giết chết. Sau vụ này mả Tôn Tuấn bị quật lên và làm nhỏ lại.
1
null
Gymnothorax javanicus là một loài cá biển thuộc chi chi Cá lịch trần trong họ Cá lịch biển. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1859. Từ nguyên. Từ định danh "javanicus" trong tiếng Latinh có nghĩa là "thuộc Java", hàm ý đề cập đến biển Java, nơi mẫu định danh của loài cá này được thu thập. Phạm vi phân bố và môi trường sống. Từ Biển Đỏ và bờ biển Đông Phi, "G. javanicus" được phân bố trải dài về phía đông đến tận bờ biển Costa Rica đến Panama, bao gồm cả đảo Cocos (Costa Rica) và quần đảo Galápagos (Ecuador), băng qua gần như toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, ngược lên phía bắc đến quần đảo Amami (phía nam Nhật Bản) và quần đảo Hawaii (ít gặp ở Hawaii nhưng phổ biến hơn ở đảo Johnston gần đó), xa về phía nam đến Úc. Ở Việt Nam, "G. javanicus" được ghi nhận tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi); vịnh Nha Trang (Khánh Hòa); bờ biển các tỉnh Phú Yên và Ninh Thuận. "G. javanicus" sống trên các rạn viền bờ và trong đầm phá, có thể được tìm thấy ở độ sâu đến ít nhất là 50 m; cá con tập trung ở mặt bằng rạn của vùng gian triều. Mô tả. "G. javanicus" có thể đạt đến chiều dài là 3 m, và cũng là loài cá lịch có kích thước lớn nhất ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Loài này có màu nâu với rất nhiều đốm đen trên cơ thể như da báo đốm. Nắp mang có đốm đen lớn nổi bật. Ở Hawaii, một con "G. javanicus" dài 216 cm được ghi nhận có trọng lượng khoảng 29 kg. Sinh thái học. Thức ăn của "G. javanicus" chủ yếu bao gồm cá và động vật giáp xác. Loài này có thể gây ngộ độc ciguatera nên chỉ thường được nuôi làm cá cảnh ở các bể cá công cộng. Khi bị chọc phá, "G. javanicus" có thể tấn công cả con người. Hợp tác săn mồi. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí "PLOS Biology" cho biết, "G. javanicus" và cá mú "Plectropomus marisrubri" có thể giao tiếp và phối hợp săn mồi, một điều đã được quan sát ở Biển Đỏ. "P. marisrubri" và các loài cá mú nói chung là loài săn mồi vào ban ngày, trong khi "G. javanicus" lại săn mồi về đêm và thường nghỉ ngơi trong các hang hốc vào ban ngày. Chiến lược săn mồi của hai loài này cũng rất khác nhau. Cá mú là loài săn mồi ở vùng nước thoáng, còn cá lịch luồn qua những kẽ hở trên rạn san hô và cố gắng dồn con mồi vào hốc kẹt. Do đó, chiến lược săn mồi của hai loài này sẽ bổ sung cho nhau, đẩy con mồi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Để bắt đầu cuộc săn mồi, "P. marisrubri" bơi đến trước mặt "G. javanicus" và lắc đầu với tần suất cao (3–6 lần lắc mỗi giây) để ra hiệu cùng đi chung, và điều đó cũng cho biết "P. marisrubri" đang trong cơn đói. "G. javanicus" có thể ăn cá mù làn "Pterois miles", và có thể là một cơ chế kiểm soát số lượng các loài "Pterois" xâm lấn. Phương tiện. Những video dưới đây ghi lại quá trình "G. javanicus" và "P. marisrubri" cùng nhau săn mồi:
1
null
Đỗ Đình Mạnh (sinh ngày 10 tháng 12 năm 1962) thường được biết đến với nghệ danh Mạnh Đình, là một nam ca sĩ người Mỹ gốc Việt thành công với dòng nhạc trữ tình. Sự nghiệp. Trong nước. Mạnh Đình sinh ra trong một gia đình 7 người con mà anh là người thứ 6. Mạnh Đình theo học mẫu giáo ở trường Minh Tâm, tiểu học ở trường Phan Đình Phùng và Petrus Ký khi lên đến trung học. Từ nhỏ Mạnh Đình đã thích hát, trong các kỳ thi anh luôn được chấm nhất qua môn hát thay vì môn học thuộc lòng với các bài như "Mùa thu chết", "Nhịp cầu Ô Thước". Tại Petrus Ký, anh đã được bầu làm trưởng ban văn nghệ của lớp. Anh còn là ca viên của ca đoàn Emmanuel thuộc nhà thờ Thánh Giuse họ Bàn Cờ (Sài Gòn). Trong suốt những năm tháng đi hát khi còn ở Việt Nam, Mạnh Đình cũng đã được biết tới nhờ đã từng đoạt nhiều huy chương vàng trong những lần thi đua văn nghệ toàn quốc. Hải ngoại. Sau một thời gian ở Mỹ, một dịp may đã đến với Mạnh Đình trong một lần đi thi tuyển lựa ca sĩ và được mẹ khuyến khích vì thông cảm với lòng yêu nghề của con. Kết quả ngay vòng sơ kết anh đã đứng nhất, qua phần bán kết anh về thứ nhì, nhưng sau đó qua hai lần chung kết Mạnh Đình đoạt giải nhất trước sự hiện diện của rất nhiều trung tâm băng nhạc đến tham dự. Anh xuất hiện lần đầu trên trung tâm Asia với bài "Hồi chuông xóm đạo" và kế đến là bài "Chuyện giàn thiên lý" của nhạc sĩ Anh Bằng đã tạo nên tên tuổi của anh. Sau này anh trở thành ca sĩ độc lập và cộng tác với trung tâm Mây Production, Thúy Nga Paris.
1
null
Tôn Lâm (chữ Hán: 孙綝; 231–258), tên tự là Tử Thông (子通), là thừa tướng thứ 6 nước Đông Ngô thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Đánh Ngụy thất bại. Tôn Lâm là em họ Tôn Tuấn, cả hai người đều là chắt của Tôn Tĩnh – em Tôn Kiên. Sử sách ghi rất ít về ông trước năm 256. Dưới thời Tôn Tuấn làm thừa tướng, Tôn Lâm được phong làm Thiên tướng quân Năm 256, Tôn Tuấn qua đời, chọn Tôn Lâm kế tục làm phụ chính, giữ chức Thị trung vũ vệ tướng quân. Tướng Lã Cứ (con Lã Phạm) và Đằng Dận bất bình vì sự chuyên quyền của anh em Tôn Lâm bèn liên kết với nhau chống lại. Tôn Lâm ra tay dẹp yên, giết chết Đằng Dận và buộc Lã Cứ tự sát. Sau vụ thanh trừng đó, Tôn Lâm khét tiếng là người tàn bạo. Năm 257, vua nhỏ Tôn Lượng lên 14 tuổi, bắt đầu tự quyết việc triều chính, tự mình thiết lập một đội hộ vệ riêng. Tôn Lâm thấy không còn chuyên quyền được như trước và tỏ ra lo lắng về sự trưởng thành của vua Ngô. Năm 258, tướng Tào Ngụy là Gia Cát Đản khởi binh chống quyền thần Tư Mã Chiêu, đề nghị Đông Ngô hợp tác. Tôn Lâm sai Toàn Dịch cùng hàng tướng Tào Ngụy mới sang là Văn Khâm mang quân vượt sông giúp Gia Cát Đản. Bản thân ông cũng khởi đại binh theo sau đóng ở xa Thọ Xuân. Trong khi Gia Cát Đản bị Tư Mã Chiêu vây hãm trong thành, Tôn Lâm không đến ứng cứu. Sau đó Tôn Lâm giết hại tướng Chu Dị, một viên tướng có uy tín với tướng sĩ, vì làm trái ý mình, khiến binh lính trong hàng ngũ Đông Ngô bất bình. Quân Ngô sức chiến đấu giảm hẳn, cuối cùng thất bại phải rút lui năm 258. Gia Cát Đản bị Tư Mã Chiêu tiêu diệt. Phế Tôn Lượng. Tôn Lâm biết tướng sĩ và vua nhỏ Tôn Lượng không bằng lòng với mình, bèn không về Kiến Nghiệp, và sai những người thân tín vào làm túc vệ bên cạnh Tôn Lượng, thay những người Tôn Lượng đã lựa chọn. Tôn Lượng càng tức giận, bèn sai tướng Lưu Thừa (劉丞) và cha vợ là Toàn Thượng (全尚) cùng anh rể Toàn Ký (全記) chuẩn bị lật đổ Tôn Lâm. Tuy nhiên, Toàn Thượng lại lộ chuyện với vợ. Vợ Toàn Thượng là chị họ Tôn Lâm nên báo cho Tôn Lâm biết. Tôn Lâm lập tức ra tay trước, mang quân bắt giữ Toàn Thượng, giết Lưu Thừa, rồi phế truất thiếu đế Tôn Lượng. Ông chọn người anh lớn của Tôn Lượng là Tôn Hưu lập làm vua, tức là Ngô Cảnh Đế, giáng Tôn Lượng xuống làm Cối Kê Vương. Bị giết. Ngô Cảnh Đế phong Tôn Lâm làm thừa tướng, gia phong cho Tôn Lâm thêm 5 huyện làm thực ấp và cho các anh em ông tước hầu. Quyền hành nhà Tôn Lâm khuynh đảo triều đình. Tuy nhiên, trước sự chuyên quyền của Tôn Lâm, Ngô Cảnh Đế cũng không bằng lòng và muốn trừ khử. Tôn Lâm mang rượu thịt vào cung muốn bày tiệc với Cảnh Đế nhưng Cảnh Đế từ chối. Ông bèn mang rượu thịt sang nhà Trương Bố (張布, con Trương Chiêu) và phàn nàn với Trương Bố về sự từ chối của vua Ngô. Trương Bố tâu lại với Cảnh Đế về sự bất mãn của ông. Cảnh Đế bắt đầu đối phó với Tôn Lâm dù bề ngoài vẫn vui vẻ. Ít lâu sau Tôn Lâm kiến nghị Ngô Cảnh Đế dời đô từ Kiến Nghiệp và xây dựng kinh đô mới ở Vũ Xương. Cảnh Đế chấp thuận, nhưng trong lòng đoán ông sẽ chiếm Vũ Xương để nổi loạn. Vì vậy Cảnh Đế bàn với Trương Bố và lão tướng Đinh Phụng giết ông vào ngày lễ lạp bát (ngày 8 tháng chạp). Dù ý định lật đổ Tôn Lâm lộ ra ngoài, ông vẫn đến dự lễ và bị quân lính của Đinh Phụng, Trương Bố bắt giữ. Ông xin Cảnh Đế được đi đày ở Giao Châu (Bắc và Trung Việt Nam hiện nay), nhưng Cảnh Đế từ chối, vì ông đã không cho Đằng Dận và Lã Cứ lựa chọn đó. Ông cùng những người cùng cánh bị xử tử. Năm đó Tôn Lâm 28 tuổi. Sau khi Tôn Lâm mất, có tới 5.000 người Đông Ngô đốt pháo ăn mừng
1
null
Táo nhám hay táo rừng (danh pháp hai phần: Ziziphus rugosa) là một loài thực vật trong họ Táo. Loài này thuộc dạng cây gỗ nhỏ, thường xanh, có gai, cao tới 9 m, mọc ở khu vực đồi núi có độ cao dưới 1.400 m ở Trung Quốc (Hải Nam, Vân Nam), Ấn Độ, Lào, Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam. Vỏ vậy và thân được dùng làm thuốc chữa bệnh lỵ ở Lào.
1
null
Bristol Blenheim là một loại máy bay ném bom hạng nhẹ được thiết kế và chế tạo bởi hãng Bristol Aeroplane Company, nó được sử dụng rộng rãi trong những ngày đầu của Chiến tranh thế giới II. Nó còn được sửa đổi để làm nhiệm vụ của máy bay tiêm kích bay đêm và tầm xa, khi đang chờ loại Beaufighter đưa vào trang bị số lượng lớn. Nó là một trong những máy bay đầu tiên của Anh có vỏ ngoài làm bằng kim loại, càng đáp thu vào được, cánh tà, tháp pháo hỏa lực mạnh. Một biến thể do Canada chế tạo có tên gọi Bolingbroke được sử dụng làm máy bay huấn luyện và chống tàu ngầm.. Tính năng kỹ chiến thuật (Blenheim Mk IV). "British Warplanes of World War II"
1
null
Nguyễn Hảo (?-1909) là một thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp trong phong trào Cần vương tại Việt Nam cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Ông là người làng Thượng An (nay thuộc huyện An Khê, Gia Lai). Hưởng ứng Phong trào Cần Vương, Nguyễn Hảo chiêu binh mãi mã và trấn thủ tại An Khê, Gia Lai với ba đội quân tinh nhuệ Sơn Hùng, Sơn Dũng và Hùng Dực. Với tài bắn tên thiện xạ, đội quân tinh nhuệ của ông đã làm quân Pháp khiếp sợ khi nhiều lần bị phục kích tại đèo An Khê - cửa ngõ phía đông của Tây nguyên, trong một thời gian dài quân Pháp không thể tiến quân lên Tây nguyên bằng con đường này. Trong khởi nghĩa Mai Xuân Thưởng, Nguyễn Hảo đã đem quân hỗ trợ và gia nhập với phong trào. Các đội quân của Nguyễn Hảo nhiều lần tập kích quân Pháp, cứu thoát gia đình Mai Xuân Thưởng và một số nghĩa quân bị bắt; tham gia cuộc khởi nghĩa của Võ Trứ và Trần Cao Vân. Sau khi các cuộc khởi nghĩa lần lượt bị dập tắt, binh lính Pháp bao vây làng Thượng An, đốt phá nhà Nguyễn Hảo, bắn chết người con trai đầu và bắt ông về giam tại nhà lao Bình Định. Ông đã hy sinh tại đó vào năm 1909.
1
null
Ga Saint-Exupéry TGV (tiếng Pháp: "Gare de Saint-Exupéry TGV", trước đây tên là Gare de Satolas) là một ga đường sắt gần Lyon, Pháp, nối trực tiếp với Sân bay Lyon-Saint Exupéry. Nhà ga này được xây dựng thêm vào hệ thống sân bay phục vụ tuyến tàu cao tốc TGV LGV Rhône-Alpes, một phần của tuyến chính chạy từ Paris đến Marseille. Nó nằm cách phía đông trung tâm thành phố Lyon gần 20 km. Ga Saint-Exupéry do Santiago Calatrava thiết kế với chi phí xây dựng 750 triệu Francs và khánh thành ngày 3 tháng 7 năm 1994, cùng thời gian với tuyến tàu cao tốc đến Saint-Marcel-lès-Valence. Tòa nhà được xây dựng hầu hết bằng bê tông và thép. Nhà ga có 6 track nằm lõm xuống. 2 track ở giữa nằm riên biệt cho phép các tàu chạy qua với vận tốc tối đa (300 km/h). Both sets of two tracks have platforms 500 m long. Về phía tây còn một mảnh đất bên cạnh dự trữ trong việc mở rộng trong tương lai. Bên trên 2 track này là một cầu bộ hành dài cho phép hành khách di chuyển dễ dàng đến các platform và có trang bị một số thang bộ hành. Nhà ga này được kết nối với sân bay Lyon-Saint Exupéry bằng một cầu bộ hành có trang bị thang bộ hành. Sân bay này trong lịch sử từng là nơi có một nhà ga phục vụ tàu cao tốc, nhưng phần lớn hành khách ít sử dụng nó mà họ chủ yếu sử dụng ga Lyon-Perrache và Lyon Part-Dieu. Do thiếu sự kết nối với hệ thống giao thông nội ô Lyon nên nhà ga này hiện có tần suất sử dụng thấp. Các chuyến đến từ trạm trung chuyển Rhônexpress (khánh thành tháng 8 năm 2010) không thể thay đổi tình trạng này do cư dân Lyon sẽ phải tìm cách đi lại dễ dàng hơn (và rẻ hơn) để đến các nhà ga trong thành phố. Yếu tố "thuận lợi" chính của nhà ga này là các hành khác đến bằng đường hàng không có thể đi về phía đông dễ dàng hơn.
1
null
Sơ lược. Gửi tin nhắn quảng bá tới từng cell (Cell Broadcast - CB) là tính năng của công nghệ thông tin di động được định nghĩa bởi bộ phận GSM của ETSI. Đây là một phần của chuẩn GSM. Nó thường được biết đến với tên gọi Short message service-Cell Broadcast (SMS-CB). CB được thiết kế nhằm cung cấp tin nhắn, một cách đồng thời, tới nhiều thuê bao trong vùng phủ sóng đã được xác định. Đặc trưng của CB là "quảng bá" (Broadcast), bản tin được phát đi từ nhà cung cấp dịch vụ nội dung tới một khu vực được phủ sóng di động đã xác định, tất cả các thuê bao nằm trong cùng một khu vực được phủ sóng dịch vụ đó sẽ nhận được tin nhắn này. Kiểu tin nhắn CB này được phát triển cho công nghệ 2G và được hỗ trợ bởi UMTS và được định nghĩa trong tài liệu 3GPP. Công nghệ nhắn tin CB được sử dụng lần đầu ở Paris vào năm 1997. Một số nhà khai thác dịch vụ di động sử dụng CB để: Trao đổi mã vùng của cell với thiết bị đầu cuối (cell phone) thông qua kênh 050, dự báo thời tiết, gửi bản tin cảnh báo trong phạm vi toàn thành phố, gửi tin nhắn hàng loạt, cung cấp tin tức theo khu vực v.v... Tại thời điểm này, không phải mọi nhà khai thác dịch vụ đều đã kích họa chức năng phát CB trong hệ thống mạng của mình, ngoài ra, mới chỉ một số thiết bị đầu cuối (cell phone) hỗ trợ nhận bản tin CB. CB là công nghệ cho phép chia sẻ bản tin, dạng văn bản hoặc mã nhị phân đã được định nghĩa, tới tất cả các thiết bị đầu cuối đang kết nối tới khu vực cung cấp dịch vụ. Khác với SMS thông thường, chỉ có thể chia sẻ kiểu một - một, từ đầu cuối này tới đầu cuối khác, SMS-CB chia sẻ bản tin theo kiểu "nguồn cấp tin - khu vực phủ sóng" Điều này cho phép nhà cung cấp dịch vụ nội dung có thể gửi một tin nhắn tới rất nhiều thiết bị đầu cuối trong một lần gửi. Đồng thời, nguồn chia sẻ bản tin cũng không xác nhận được những thiết bị đầu cuối nào đã nhận bản tin CB (có thể dự đoán dựa trên sự hiện diện của thiết bị đầu cuối trong khu vực phủ sóng - độ tin cậy thấp). Ngoài ra, để có thể nhận được tin nhắn CB, công nghệ của thiết bị đầu cuối phải hỗ trợ việc nhận bản tin CB và kênh CB tương ứng trên thiết bị đầu cuối phải được mở. Việc phát CB là một chiều, không chịu ảnh hưởng của lưu lượng tải truy cập, do vậy, kiểu phát này có thể được sử dụng như một kênh cảnh báo, trong trường hợp có thiên tai, thảm họa, tai nạn v.v... Ví dụ như thảm họa đánh bomb ở London ngày 07/07/2005. Trong thảm họa sóng thần ở châu Á, nhà khai thác dịch vụ Sri Lanka thông qua hệ thống GSM, đã liên tục phát bản tin CB để gửi cảnh báo sóng thần tới các thuê bao của mình. Kiểu phát sóng CB được phổ biến rộng rãi kể từ năm 2008. Tại châu Âu, hầu hết các thiết bị đầu cuối đều hỗ trợ việc nhận bản tin CB, hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ di động lớn đã triển khai công nghệ CB cho hệ thống của mình. CB là công nghệ di động, cho phép quảng bá bản tin có độ dài lên tới 93 ký tự mỗi trang và lên tới 15 trang tới mọi thiết bị đầu cuối trong cùng một khu vực phủ sóng. Phạm vi phủ sóng có thể là một cell hoặc là một vùng cung cấp dịch vụ được phủ sóng bởi nhiều BTS. Công nghệ. Một trang tin nhắn CB bao gồm 82 octet, tương đương với 93 ký tự của bộ ký tự mặc định. Có thể ghép tới 15 trang để tạo nên một tin nhắn CB. Các trang của một bản tin CB có cùng một tham số định danh tin nhắn (message identifier - MI), được sử dụng để xác định nguồn của tin nhắn, và cùng một mã số (serial number). Sử dụng những thông tin này, thiết bị đầu cuối có thể xác định tin nhắn và bỏ qua nếu tin nhắn đã được nhận. Trung tâm phát bản tin quảng bá (Cell Broadcast Centre - CBC), nguồn phát bản tin BC, kết nối tới tới BSC (Base Station Controller) để phát bản tin trên sóng 2G và kết nối tới RNC (Radio Network Controller) để phát bản tin trên sóng 3G. Giao thức sử dụng để kết nối CBC với BSC phụ thuộc vào từng nhà cung cấp BSC khác nhau. Chẳng hạn, với BSC Alcatel, giao thức sử dụng là XoT (X.25 over TCP/IP), nhưng với Ericsson lại là telnet (thông qua hệ thống OSS - một dạng gateway) v.v... CBC kết nối tới RNC trên giao diện Iu-CB thông qua giao thức SABP (Service Area Broadcast Protocol) - được đặc tả trong tài liệu 3GPP - chuẩn TS 25.419. CBC gửi bản tin CB tới BSC/RNC, trong bản tin này có thông tin danh sách các cell sẽ phát bản tin, số lần phát và tần suất phát bản tin, BSC/RNC sẽ phát bản tin SMS-CB tới các BTS (đối với BSC) và NodeB (đối với RNC), là đơn vị trực tiếp quản lý cells có trong danh sách. Trong mạng GSM, bản tin SMS-CB được phát thông qua giao diện vô tuyến trên một kênh báo hiệu đặc biệt - kênh quảng bá tới cell (Cell Broadcast Channel - CBCH). CBCH sử dụng lại một trong số các kênh báo hiệu (SDCCH). Chỉ có duy nhất một kênh CBCH đối với mỗi cell trong mạng thông tin di động. Đặc tả kỹ thuật của GSM cho phép gửi đúng một trang tin SMS-CB trong mỗi 1,883s đối với chế độ cơ bản và có thể gửi hai trang trong chế độ mở rộng (đối với mỗi 1,883s). Tuy nhiên, chế độ mở rộng là tùy chọn của mạng GSM, nó đòi hỏi sự hỗ trợ về mặt công nghệ trên chính thiết bị đầu cuối, do vậy, thực tế, thường chỉ có chế độ cơ bản được áp dụng.
1
null
Boulton Paul Defiant là một loại máy bay tiêm kích đánh chặn của Anh, nó được trang bị cho Không quân Hoàng gia (RAF) vào đầu Chiến tranh thế giới II. Defiant do hãng Boulton Paul Aircraft thiết kế và chế tạo như một "tiêm kích có tháp pháo", nó không có bất kỳ khẩu súng bắn trước nào. Defiant cùng thời với loại Blackburn Roc của Hải quân Hoàng gia. Khái niệm về một loại tiêm kích có tháp pháo bắt nguồn từ thành công của loại máy bay Bristol F.2 Fighter trong thời kỳ Chiến tranh thế giới I. Thực tế, khi chạm trán với không quân Đức, nó đã bị đánh bại bởi loại tiêm kích Messerschmitt Bf 109 một chỗ cơ động hơn. Sau đó Defiant được dùng làm máy bay tiêm kích bay đêm cho đến khi bị thay thế bởi Bristol Beaufighter và de Havilland Mosquito. Defiant được dùng làm máy bay huấn luyện, đối kháng điện tử, cứu hộ sau khi không dùng làm máy bay tiêm kích nữa. Tính năng kỹ chiến thuật (Mk I). War Planes of the Second World War: Volume Two Fighters
1
null
Blackburn B-25 Roc là một loại máy bay tiêm kích trang bị cho tàu sân bay của Không quân Hải quân Hoàng gia Anh trong Chiến tranh thế giới II. Nó được thiết kế bởi Blackburn Aircraft Ltd. Tên gọi Roc bắt nguồn từ một loại chim thần thoại trong các câu truyện nghìn lẻ một đêm. Tính năng kỹ chiến thuật (Roc). British Naval Aircraft since 1912
1
null
Blackburn B-24 Skua là một loại máy bay tiêm kích/ném bom bổ nhào của Anh, nó được trang bị cho Không quân Hải quân Hoàng gia Anh trong Chiến tranh thế giới II. Nó được thiết kế vào giữa thập niên 1930, và tham chiến vào thời kỳ đầu của Chiến tranh thế giới II. Skua (chim cướp biển) là tên một loài chim biển. Tính năng kỹ chiến thuật (Skua Mk. II). Fleet Air Arm Archive
1
null
Plectropomus pessuliferus là một loài cá biển thuộc chi "Plectropomus" trong họ Cá mú. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1904. Từ nguyên. Từ định danh "pessuliferus" được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Latinh: "pessulus" ("ít vạch, sọc") và "fero" ("mang theo"), hàm ý đề cập đến các dải sọc dọc màu sẫm ở hai bên của một vài cá thể trưởng thành của loài cá này. Phạm vi phân bố và môi trường sống. Từ Đông Phi, "P. pessuliferus" được phân bố trải dài về phía đông đến Fiji và Tonga, bao gồm một vài vùng biển thuộc khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương như ngoài khơi Zanzibar, bãi cạn Cargados Carajos, Sri Lanka và quần đảo Chagos gần đó, quần đảo Andaman và Nicobar (Ấn Độ), bờ biển Myanmar, quần đảo Similan (Thái Lan) hay tại đảo Sumatra (Indonesia), ngược lên phía bắc đến Hồng Kông và Philippines; gần đây được ghi nhận thêm ở ngoài khơi Bangladesh. "P. pessuliferus" sống tập trung ở những khu vực mà san hô phát triển trên các rạn viền bờ và trong đầm phá, có thể được tìm thấy ở độ sâu đến ít nhất là 147 m. Phân loại học. Những ghi nhận của "P. pessuliferus" trước đây ở Biển Đỏ thực chất là "Plectropomus marisrubri", một loài rất giống về kiểu hình so với "P. pessuliferus" và được coi là một phân loài của "P. pessuliferus". Nhưng theo kết quả nghiên cứu của Ma (2014) trong luận án Tiến sĩ của mình, "P. marisrubri" có rất nhiều chấm xanh trên má (khoảng 30–50), hơn đáng kể so với "P. pessuliferus" (khoảng 12 đốm trở xuống). Vây ngực của hai loài cũng có sự khác biệt về màu sắc, màu nâu sẫm và nhạt dần trở ra rìa ở "P. marisrubri", nhưng ở "P. pessuliferus" thì vây ngực trong mờ, có màu trắng nhạt. Cũng dựa trên kết quả phân tích phát sinh loài của Ma và các cộng sự (2016) sau đó, "P. pessuliferus" lại không có quan hệ họ hàng trực tiếp với "P. marisrubri", mà là loài chị em gần nhất với "Plectropomus leopardus". "P. pessuliferus" cũng có khi bị xác định nhầm là "Plectropomus maculatus", một loài cũng có nhiều chấm xanh óng phủ khắp cơ thể; tuy nhiên, các chấm xanh ở đầu của "P. maculatus" thường kéo dài thành những vạch ngắn giúp phân biệt với "P. pessuliferus" và cả "P. leopardus". Mô tả. Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở "P. pessuliferus" là 120 cm. Loài này có màu đỏ cam đến nâu đỏ, dày đặc các chấm xanh lam trên cơ thể và các vây (đôi khi có những dải sọc dọc sẫm màu ở hai bên thân). Số gai ở vây lưng: 7–8; Số tia vây ở vây lưng: 10–12; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8; Số tia vây ở vây ngực: 16; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5. Thương mại. Đánh bắt quá mức là mối đe dọa lớn đối với "P. pessuliferus" ở một số nơi trong khu vực phân bố, đặc biệt là Maldives, nơi loài này được xuất khẩu sang các thị trường Đông Nam Á, và đã ghi nhận sự suy giảm quần thể của "P. pessuliferus" ở đảo quốc này.
1
null
Cá lịch biển miệng trắng (danh pháp hai phần: "Gymnothorax meleagris") là một loài cá lịch biển được tìm thấy trong Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ở độ sâu xuống 36 m. Chiều dài của nó lên đến 1,2 m. Chúng sinh sống trong các lỗ hổng trong rạn san hô nhanh chóng nổi lên để thực hiện cá tấn công bất ngờ đối với con mồi. Chúng cảm nhận được con mồi bằng cách phát hiện mùi trong nước.
1
null
Sân vận động Twickenham (, ; thường được gọi là Twickenham) là một sân vận động dành riêng cho rugby union nằm ở Twickenham, phía tây nam Luân Đôn ở Anh. Rugby Football Union (RFU), cơ quan điều hành môn rugby union ở Anh, sở hữu và đặt trụ sở chính tại sân vận động. Đội thuê sân đáng chú ý nhất là đội tuyển rugby union quốc gia Anh, đội thường tổ chức các trận đấu test trên sân nhà tại sân vận động này. Đây là sân vận động dành riêng cho rugby union lớn nhất thế giới, là sân vận động lớn thứ hai ở Vương quốc Anh sau Sân vận động Wembley và lớn thứ tư ở châu Âu. Các trận đấu Middlesex Sevens; các trận đấu Premiership Rugby được lựa chọn; các trận đấu Cúp rugby union Anh-Wales được lựa chọn; Trận đấu Varsity giữa các trường đại học Oxford và Cambridge cũng như các trận đấu rugby union tại Cúp vô địch rugby châu Âu, cũng được tổ chức tại Sân vận động Twickenham. Sân cũng đã được sử dụng làm địa điểm cho các trận chung kết Challenge Cup của rugby league, các hội nghị của Nhân Chứng Giê-hô-va và sân cũng đã tổ chức các trận đấu bóng bầu dục Mỹ như một phần của NFL London Games vào năm 2016 và 2017. Sân vận động Twickenham đã tổ chức các buổi hòa nhạc của Rihanna, Iron Maiden, Bryan Adams, Bon Jovi, Genesis, U2, Beyoncé, The Rolling Stones, The Police, Eagles, R.E.M., Eminem và Lady Gaga.
1
null
de Havilland DH.98 Mosquito là một loại máy bay chiến đấu đa chức năng của Không quân Hoàng gia Anh hoạt động trong Chiến tranh thế giới II và giai đoạn đầu của Chiến tranh Lạnh (với vai trò là máy bay tiêm kích-ném bom và máy bay trinh sát ban đêm). Loại máy bay này biệt danh là "The Wooden Wonder" (Kỳ quan của gỗ) bởi phần lớn các bộ phận của khung máy bay (gồm thân, cánh và đuôi máy bay) được chế tạo từ gỗ, thay vì kim loại như những mẫu máy bay khác cùng thời gian đó. Nó còn được các phi công gọi một cách trìu mến là "Mossie". Ban đầu, Mosquito được Sir Geoffrey de Havilland thiết kế như một mẫu máy bay ném bom hạng trung tốc độ cao nhưng đến khi được đưa vào sử dụng thì RAF lại sử dụng nó trong nhiều vai trò khác nhau như: máy bay ném bom ban ngày tầng trung, máy bay ném bom bay đêm tầng cao, máy bay tìm kiếm mục tiêu (trang bị radar hàng không tương tự Bristol Beaufighter), máy bay tiêm kích bay ngày hoặc đêm, máy bay tiêm kích-bom, máy bay xâm nhập, máy bay cường kích (cả trên đất liền lẫn trên biển), và máy bay trinh sát. Nó còn được sử dụng bởi British Overseas Airways Corporation (BOAC) làm máy bay vận tải hàng hóa, tài sản từ Anh đến các quốc gia trung lập trong cuộc chiến như Thụy Sĩ hay Thổ Nhĩ Kỳ. Tính năng kỹ chiến thuật (DH.98 Mosquito B Mk XVI). Jane's Fighting Aircraft of World War II and World War II Warbirds Liên kết ngoài. [[Thể loại:Máy bay de Havilland|Mosquito]] [[Thể loại:Máy bay de Havilland Canada|Mosquito]] [[Thể loại:Máy bay quân sự Anh thập niên 1940]] [[Thể loại:Máy bay tiêm kích Anh]] [[Thể loại:Máy bay cường kích]] [[Thể loại:Máy bay ném bom]] [[Thể loại:Máy bay ném bom ngư lôi]] [[Thể loại:Máy bay trinh sát]] [[Thể loại:Máy bay huấn luyện]] [[Thể loại:Máy bay hai động cơ cánh quạt]] [[Thể loại:Máy bay cánh trên]] [[Thể loại:Máy bay cường kích Anh]]
1
null
Rong kinh là từ ngữ thông thường dùng để chỉ tình trạng chảy máu nhiều hơn hay ngoài thời kỳ kinh nguyệt bình thường. Một chu kỳ bình thường sẽ kéo dài từ 28 đến 32 ngày, thời gian hành kinh trung bình 3 - 5 ngày. Máu kinh có màu đỏ sẫm, không đông, có nhiều chất vụn của tế bào niêm mạc âm đạo - tử cung và nhiều vi khuẩn có sẵn trong âm đạo. Rong kinh là hiện tượng hành kinh đúng chu kỳ nhưng kéo dài trên 7 ngày và lượng máu mất đi vượt quá 80ml/chu kỳ kinh nguyệt (bình thường khoảng 50 - 80 ml/ chu kỳ).. Nguyên nhân. Nguyên nhân gây ra bệnh Rong kinh, rong huyết: Nguyên nhân thực thể: Là hành kinh kéo dài do có nguyên nhân thực thể tổn thương ở tử cung như cổ tử cung, u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, buồng trứng (có hay không rụng trứng, u tế bào hạt), liên quan đến thai, bệnh lý toàn thân (rối loạn đông máu, bệnh bướu giáp)… Nguyên nhân cơ năng: Nguyên nhân chính thường do rối loạn nội tiết. Rong kinh cơ năng thường hay gặp nhất ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của thời kỳ hoạt động sinh sản, tức là thời kỳ dậy thì và tiền mãn kinh của phụ nữ. Trong độ tuổi sinh sản; thường xuất hiện nhất là sau khi sinh, dùng thuốc phá thai & dùng các loại thuốc tránh thai. Đặc biệt, rong kinh tập trung ở những phụ nữ có nguy cơ cao bị béo phì, sinh con nhiều lần, tăng cân, hút thuốc lá, sắp mãn kinh, đái tháo đường, suy giáp, rối loạn đông máu, viêm gan mạn, bệnh tim hoặc thận mạn, bệnh lupus đỏ…
1
null