text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Kang So-Ra (; sinh ngày 18 tháng 2 năm 1990) là một nữ diễn viên, người mẫu Hàn Quốc. Cô bắt đầu nổi tiếng với vai diễn trong bộ phim điện ảnh Hàn Quốc "Sunny" sau đó là những bộ phim truyền hình thu hút nhiều người theo dõi như Doctor Stranger,Missaeng .Năm 2008, cô bắt đầu theo học đại học Dongguk, khoa phim truyền hình.
1
null
Vương quốc Anh tham dự thế vận hội Mùa hè 2012 tại Luân Đôn từ 27 tháng 7 đến 12 tháng 8 năm 2012 với tư cách là nước chủ nhà. Luân Đôn sẽ trở thành thành phố đầu tiên đăng cai tổ chức Thế vận hội mùa hè ba lần, trước đó thành phố này đã là chủ nhà của các Thế vận hội mùa Hè năm 1908 và 1948. Đội Anh, tên theo Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) là Vương quốc Anh, lựa chọn các vận động viên đến từ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, lãnh thổ phụ thuộc của Hoàng gia Anh và tất cả trừ ba lãnh thổ hải ngoại Anh. Đội tuyển được tổ chức bởi Hiệp hội Olympic Anh có từ năm 1999 mang nhãn hiệu Team GB, giải thích rằng Team GB là Đội Olympic Vương quốc Anh và Bắc Ireland. Là nước chủ nhà, Vương quốc Anh đã giành được vị trí đủ tư cách tự động trong một số sự kiện. Đây là quốc gia duy nhất cạnh tranh trong tất cả 26 môn thể thao tại Olympic, có tổng cộng 541 vận động viên. Các cơ quan thuộc chính phủ UK Sport đặt mục tiêu tổng cộng 48 huy chương, nhiều hơn một huy chương mà đội Vương quốc Anh giành được tại Thế vận hội mùa hè năm 2008, và kết thúc vị trí thứ tư trong bảng tổng sắp huy chương. Kết quả, Vương quốc Anh giành được tổng cộng 65 huy chương, trong đó có 29 HC vàng, 17 HC Bạc, 19 HC Đồng.
1
null
Lực lượng Viễn chinh Anh ("British Expeditionary Force") hay BEF là một lực lượng được gửi tới Mặt trận phía Tây trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Khởi điểm của kế hoạch thành lập lực lượng viễn chinh Anh là cuộc cải cách Haldane của Quân đội Anh do Bộ trưởng Chiến tranh Richard Haldane đề xướng sau cuộc Chiến tranh Boer lần thứ hai (1899–1902). Thuật ngữ "Lực lượng Viễn chinh Anh" thường "chỉ" được dùng để chỉ các lực lượng có mặt tại Tây Âu trước khi trận Ypres lần thứ nhất kết thúc vào ngày 22 tháng 11 năm 1914. Cuối năm 1914—sau các trận đánh tại Mons, Le Cateau, Marne, Aisne và Ypres—quân đội chính quy cũ của Anh đã bị hủy diệt, dù họ đã ngăn được bước tiến của quân Đức. Một điểm kết thúc khác có thể đặt cho BEF là ngày 26 tháng 12 năm 1914, khi đội quân này được chia làm Tập đoàn quân số 1 và Tập đoàn quân số 2 (trong giai đoạn sau của cuộc chiến còn có thêm các Tập đoàn quân số 3, 4 và 5). B.E.F. vẫn là tên chính thức của Quân đội Anh tại Pháp và Flanders trong suốt Chiến tranh thế giới thứ nhất. Tương truyền, Đức hoàng Wilhelm II, người nổi tiếng với thái độ xem nhẹ BEF, đã ban nhật lệnh cho quân đội mình "triệt tiêu...bọn Anh xảo trá và đè bẹp cái đội quân nhỏ bé tầm phào của Tướng French" vào ngày 19 tháng 8 năm 1914. Do đó, trong những năm sau, những người sống sót của quân đội chính quy cũ tự đặt cho mình cái tên là "Những tên tầm phào già" ("The Old Contemptibles"). Bằng chứng về một mệnh lệnh như vậy do Đức hoàng ban bố chưa hề được tìm ra. Nó có lẽ là tuyên truyền sáng tạo của người Anh, nhưng thường được kẻ đến như một sự thật.
1
null
Tuần Lễ Vàng (năm 1945) là sự kiện bắt đầu từ ngày 04 tháng 09 năm 1945 khuyến khích người dân đóng góp ngân sách quốc gia do chủ tịch Hồ Chí Minh phát động nhằm tháo gỡ sự khó khăn về mặt tài chính của đất nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuần lễ Vàng nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt của đông đảo tầng lớp nhân dân, trong đó, thương nhân và tư sản đóng vai trò chủ chốt. Kết quả. Trong sự kiện Tuần Lễ Vàng, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được nhân dân quyên góp tổng cộng 20 triệu đồng Đông Dương và 370 kilôgam vàng.
1
null
Begin. (viết cách điệu BEGIN.) là album phòng thu thứ năm của ca sĩ-nhạc sĩ người Mỹ David Archuleta. Album gồm 9 bài hát cover và một bài hát mới do chính Archuleta sáng tác và thể hiện có tên "Broken". Album được phát hành ngày 7 tháng 8 năm 2012, dưới hãng đĩa Highway Records, một chi nhánh của Shadow Mountain Records trực thuộc Deseret Book.
1
null
Hargeisa (, ) là thành phố lớn thứ hai tại Somalia, thuộc vùng Woqooyi Galbeed. Hargeisa là thủ đô của Somaliland, một nước cộng hòa tự xưng song được quốc tế nhìn nhận là một vùng tự trị của Somalia. Thành phố từng là thủ đô của lãnh thổ bảo hộ Somaliland thuộc Anh từ năm 1941 đến 1960, tức khi lãnh thổ này giành được độc lập với tên gọi Nhà nước Somaliland và thống nhất với Somaliland thuộc Ý để tạo thành Cộng hòa Somalia. Thành phố nằm ở một thung lũng trên cao nguyên Galgodon (Ogo), và có cao độ 4.377 feet (1.334 m). Là nơi có các hình vẽ trên đá từ thời đại đồ đá mới, Hargeisa cũng là một trung tâm thương mại của đá quý, xay dựng, bán lẻ và xuất nhập khẩu, cũng như các hoạt động khác.
1
null
Avro 679 Manchester là một loại máy bay ném bom hạng nặng hai động cơ được hãng Avro của Anh phát triển trong Chiến tranh thế giới II. Manchester là một mẫu máy bay thất bại do nó kém phát triển, không đủ mạnh, động cơ không tin cậy, nhưng mẫu máy bay kế tiếp của nó là Avro Lancaster, lại là một loại máy bay ném bom thành công nhất trong chiến tranh.
1
null
Lee Wan tên thật là Kim Hyung-soo là một diễn viên điển trai được yêu thích tại Hàn Quốc, và là em trai ruột của nữ diễn viên được yêu thích nhất Kim Tae-hee. Ở Việt Nam, anh còn được khán giả biết đến về khuôn mặt baby, chiều cao và ngoại hình cân xứng và vai diễn của nhân vật Tae Hyun qua bộ phim "Bãi biển mùa hè".
1
null
Avro Lancaster là một loại máy bay ném bom hạng nặng 4 động cơ trong Chiến tranh thế giới II của Anh, do hãng Avro thiết kế chế tạo cho Không quân Hoàng gia (RAF). Nó được đưa vào trang bị cho Bộ tư lệnh máy bay ném bom RAF vào năm 1942, tham gia các cuộc ném bom chiến lược trên chiến trường châu Âu, nó trở thành máy bay ném bom hạng nặng chủ lực của RAF, Không quân Hoàng gia Canada (RCAF), và các phi đoàn từ các quốc gia thuộc châu Âu và Khối thịnh vượng chung hoạt động trong RAF, nó làm lu mờ vai trò của các loại máy bay ném bom cùng thời như Handley Page Halifax và Short Stirling. Nó được đặt tên thân mật là "Lanc", tên gọi này đã trở nên nổi tiếng nhất và là máy bay ném bom ban đêm thành công nhất trong Chiến tranh thế giới II, nó đã "thả 608.612 tấn bom (Tấn (Anh)) trong 156.000 phi vụ." Lancaster là một sự phát triển của loại Avro Manchester kém may mắn, Lancaster được Roy Chadwick thiết kế và lắp 4 động cơ Rolls-Royce Merlin, hoặc trong một phiên bản lại lắp động cơ Bristol Hercules. Tính năng kỹ chiến thuật (Lancaster I). Avro Aircraft since 1908
1
null
Mausolus () là vua của Caria (377–353 TCN). Ông đã tham gia vào cuộc nổi dậy chống lại Artaxerxes Mnemon (362 TCN), chinh phục phần lớn Lycia, Ionia và một vài đảo Hy Lạp. Ông cũng đã liên minh với người đảo Rhodes trong cuộc Social War chống lại Athens. Ông đã dời kinh đô từ Mylasa – mảnh đất cổ xưa của các vị vua Caria – đến Halicarnassus. Ông là con trai cả của Hecatomnus, một người Caria bản địa, là tổng đốc của Caria khi Tissaphernes chết khoảng năm 395 TCN. Những người cai trị Caria thuộc dòng tộc Hecatomnids này đều đã tiếp thu nền văn minh Hy Lạp. Mausolus nổi tiếng vì đền thờ vĩ đại của mình lăng mộ của Mausolus (trong tiếng Anh, "lăng mộ" là "mausoleum", bắt nguồn từ tên Mausolus). Lăng mộ này do người chị và cũng là vợ của ông là Artemisia ra lệnh xây dựng. Antipater xứ Sidon đã liệt kê lăng mộ này là một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại.
1
null
Bán đảo Baja California nằm ở tây bắc của México. Dải đất này tách rời Thái Bình Dương với vịnh California. Bán đảo trải dài từ Mexicali, Baja California ở phía bắc đến Cabo San Lucas, Baja California Sur ở phía nam. Tổng diện tích của bán đảo Baja California là . Bán đảo tách khỏi đại lục México qua vịnh California và sông Colorado, có các cầu bắc qua sông Colorado để đến bang Sonora. Có bốn khu vực sa mạc chính tại bán đảo: sa mạc San Felipe, sa mạc Bờ biển Trung tâm, sa mạc Vizcaíno và sa mạc đồng bằng Magdalena.
1
null
Mai vàng (còn gọi là hoàng mai, huỳnh mai hay lão mai, danh pháp khoa học: Ochna integerrima) là loài thực vật có hoa thuộc chi Mai ("Ochna"), họ Mai (Ochnaceae). Cây này được trồng làm cảnh phổ biến ở miền Nam Việt Nam vào dịp Tết Nguyên Đán. Nguồn gốc. Mai vàng được lưu dân người Việt Nam thuần hóa từ cây dại khi họ đi khai khẩn miền Nam nước này. Hoa mai vàng có năm cánh và thường nở trùng với dịp Tết Nguyên Đán như hoa đào ở miền Bắc nên người ta đã đem về trang trí vào dịp Tết. Dần dà về sau, hoa mai trở thành một hình ảnh đặc trưng khi nhắc đến ngày tết của miền Nam Việt Nam. Phân bố. Tại Việt Nam, loài này phân bố tự nhiên nhiều nhất tại những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn và các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng cho tới Khánh Hòa. Loài hoa này cũng có nhiều tại các vùng núi ở đồng bằng sông Cửu Long, và tại cao nguyên cũng có, song số lượng ít hơn. Mai vàng Yên Tử tại Quảng Ninh đã được xác định là cùng loài với mai vàng miền Nam. Đặc điểm. Mai vàng là cây lâu năm, có thể sống trên một trăm năm, gốc to rễ lồi lõm, thân xù xì, cành nhánh nhiều, lá mọc xen. Hoa mai vàng nở thắm tươi vào mỗi độ xuân về vì vậy nó tượng trưng cho mùa xuân ở miền Nam Việt Nam. Loài mai vàng mọc hoang dã trong rừng có từ 5 đến 9 cánh, song đôi khi lên đến 12 - 18 cánh, gọi là "mai núi". Ở Tây Nguyên, mai núi phân bố khá phổ biến. Ngoài ra, còn có loài mai rừng với thân màu nâu, lá to xanh bóng, có răng cưa ở viền lá, hoa vàng, mọc thành chùm theo dạng chủy nên được gọi là "mai chủy". Một loài mai vàng khác mọc ở triền cát, ở những khu rừng ven biển được gọi là "mai động". Loài mai này có thân suông, tròn, hoa trổ chi chít trên cành. Nếu chúng có hoa với năm cánh nhỏ thì gọi là "mai sẻ". Mai động hay mai sẻ phân bố rải rác ở các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình, Quảng Trị trở vào miền nam, cho tới tận Đồng Nai và Tây Ninh... Xét về góc độ sai hoa, ngoài mai sẻ còn phải nhắc đến "mai chùm gởi". Loài này có thân cứng, trên cành mọc lên những khối u, chung quanh khối u đâm ra rất nhiều tược non và từ đó nụ hoa mọc ra khá dày, hoa nở san sát vào nhau, tạo thành chùm. Người ta gọi loài này là "mai tỳ bà" hay "mai vương". Hiện nay ở vùng Nam Bộ có rất nhiều giống mai. Thông thường, mai vàng có mùi hương rất khó nhận ra. Song, ở Việt Nam lại có loài mai vàng năm cánh hương thơm đậm hơn hẳn những loài mai khác nên được gọi là "mai hương". Nó còn tên khác là "mai thơm" (thường được trồng ở Bến Tre) tại miền Nam hay "mai ngự" (mọc khá nhiều ở Huế) ngoài miền Trung". Riêng loài mai có cánh hoa lớn hơn kích cỡ bình thường được gọi là "mai châu" (đọc trại từ "trâu" thành "châu"). Loài có nụ hoa nhỏ, cánh dài và nhọn, được gọi là "mai cánh nhọn". Có loài mai vàng 5 cánh bình thường, những cành nhánh mềm mại, rũ xuống như cây liễu nên được gọi là "mai liễu". Ở khu rừng Cà Ná có loài cây mai thân nhỏ èo uột, cành rất giòn, lá hình bầu dục, trơn và có răng cưa mịn gọi là "mai rừng Cà Ná". Ngoài ra, còn có loài mai thân rất nặng (nặng gấp rưỡi thân cây mai bình thường) gọi là "mai đá" hay "mai Vĩnh Hảo". Loài này thân cứng, cành giòn, lá nhỏ, hoa to và phẳng, lâu tàn. Mai có dáng vẻ thanh cao. Thân cây mềm mại, lá xanh biếc dịu dàng, hoa tươi rực rỡ. Mai thường trút lá vào mùa đông và ra hoa vào mùa xuân. Hoa nở thành từng chùm, có cuốn dài treo lơ lửng trên cành, thoảng mùi thơm e ấp, kín đáo. Mỗi nụ hoa thường có năm cánh, cá biệt có hoa tới những chín, mười cánh. Dân gian vẫn tin rằng năm mới nhà nào có cành mai như vậy là dấu hiệu của điềm lành, của một năm thịnh vượng, an khang. Ở miền Trung thường chuộng dòng mai Huế và mai Bình Định để chưng Tết, mai Huế có giá trị và được chuộng hơn, gốc đẹp hơn, chưng được nhiều năm hơn. Mai Huế có lá dày hơn, thẫm màu hơn, thuần một màu trong khi mai Bình Định lá mỏng hơn, thon kim hơn, có thể có màu nâu sẫm nhưng mai Bình Định thông dụng hơn vì giá cả vừa phải. Mai Huế hay còn gọi là mai Ngự danh với xưng mai Huế như một mặc định cho loài hoa mai có năm cánh với sắc vàng rực rỡ. Loài hoa mai ấy chỉ sinh trưởng trên đất Cố Đô và cũng là đặc sản của vùng sông Hương núi Ngự, mai vàng xứ Huế phải là mai năm cánh, hiếm hoi lắm mới có cây mọc nhiều cánh. Hoa mai Huế không có lá màu đỏ như hồng diệp mai của vùng Trung Trung bộ hay nhiều cánh như hoa mai của miền Nam mà mai Huế chỉ năm cánh và lá xanh, đặc biệt màu vàng đẹp. Nuôi trồng. Mai thuộc loại dễ trồng và cũng dễ chăm sóc. Người ta thường trồng mai bằng cách chọn những hạt mai chín mẩy, ngâm nước rồi đem gieo vào đất ẩm (có thể gieo trong chậu hoặc ngoài vườn). Nó ưa đất ẩm và ánh sáng nhưng không chịu được úng. Vì vậy, cần trồng cây mai nơi cao ráo và phải thường xuyên tưới nước cho cây. Nếu trồng trong chậu thì cần chú ý bón phân và thay đất hàng năm. Để có một chậu hoa đẹp, ta nên thường chú ý cắt nhánh, uốn cành, tạo thế để có được những chậu mai có hình dạng độc đáo. Để mai ra hoa đúng mồng 1 Tết, người trồng mai thường phải chú ý trút lá và canh thời tiết. Năm nào thời tiết nắng ấm thì trút lá trước Tết khoảng 25 ngày.
1
null
Cỏ bốn lá là một biến dạng bất thường của cỏ ba lá thông thường. Người ta tin rằng cỏ bốn lá đem lại may mắn cho những ai tình cờ tìm thấy chúng. Ngoài ra, mỗi lá cũng được tin là đại diện cho một thứ: lá đầu tiên đại diện cho niềm tin, lá thứ hai là sự hy vọng, lá thứ ba đại diện cho tình yêu và lá thứ tư là sự may mắn. Cỏ ba lá được thánh Patrick sử dụng như phép ẩn dụ cho Ba Ngôi tại Ireland, không phải là cùng một loài với cỏ ba lá có thể đột biến sinh ra cỏ bốn lá. Người ta ước tính rằng cứ khoảng 10.000 cây cỏ ba lá thì có một cây bốn lá. Kỷ lục đã được ghi nhận là 56 lá, được Shigeo Obara ở Hanamaki, Iwate, Nhật Bản phát hiện ngày 10 tháng 5 năm 2009. Một trường hợp được ghi nhận khác với khoảng 160.000 cỏ bốn lá được tìm thấy.. Cần phân biệt với một số loài đã có sẵn bốn lá trong tự nhiên, như "Oxalis tetraphylla", "Marsileaceae", nhưng không thuộc chi Cỏ ba lá và không có đường gân trắng song song trên lá và là đặc trưng của cỏ ba lá.
1
null
Nhân Nguyên Vương hậu (chữ Hán: 仁元王后; Hangul: "인원왕후", 3 tháng 11, năm 1687 - 13 tháng 5, năm 1757), còn gọi Huệ Thuận Đại phi (惠順王妃), là Vương phi thứ tư và cuối cùng được lập của Triều Tiên Túc Tông. Bà xuất thân cao quý hơn Vương hậu đầu tiên của Túc Tông là Nhân Kính vương hậu Kim thị, nhưng lại thua xa người tiền nhiệm trước đó là Nhân Hiển vương hậu Mẫn thị. Sau khi được phong làm Vương phi, bà có vai trò lớn trong việc chăm sóc và bảo vệ Triều Tiên Anh tổ. Về sau Anh Tổ lên ngôi không thể không kể đến công lao của bà, nên nhà vua tôn kính dâng hiệu Đại vương đại phi, dâng tôn hiệu hơn 10 chữ. Vì thế, bà là Vương hậu của Triều Tiên có thụy hiệu nhiều chữ nhất từng có (30 chữ). Thân thế. Nhân Nguyên Vương hậu thuộc gia tộc Khánh Châu Kim thị (庆州金氏), một dòng họ phồn vinh có thủy tổ xuất xứ từ nước Tân La tên là Kim Át Trí (金阏智). Bà sinh ngày 29 tháng 9 (tức ngày 3 tháng 11 dương lịch), năm Túc Tông thứ 13 (1687), tại Dưỡng Chính trai (养正斋) là tư đệ của gia đình bà ở Thuận Hóa phường (顺化坊). Bà là con gái của Khánh Ân phủ viện quân Kim Trụ Thần (慶恩府院君金柱臣; "김주신") và Gia Lâm phủ phu nhân Triệu thị ở Lâm Xuyên (嘉林府夫人林川趙氏). Bà có 2 em trai là Kim Hậu Diễn (金後衍) và Kim Cửu Diễn (金九衍); một người chị gái kết hôn với Quận thủ Lý Đức Lân (郡守李德隣), một em gái kết hôn với Doãn Miễn Giáo (尹勉教). Quốc mẫu. Năm 1702, bà được phong làm Vương phi, sau khi Nhân Hiển Vương hậu Mẫn thị bạo bệnh qua đời. Bà rất nhân từ độ lượng, cử chỉ đoan trang, đối với các người con của Túc Tông vô cùng tình cảm, đặc biệt là Diên Nhưng quân (tức Anh Tổ đại vương). Năm 1713, do cảm mến tính tình hiền huệ, Túc Tông đặc biệt phong hiệu cho bà thành Huệ Thuận Vương phi (惠順王妃). Năm 1720, Túc Tông thăng hà, Cảnh Tông đại vương lên nối ngôi, bà trở thành Vương đại phi, gia tôn hiệu thành Huệ Thuận Từ Kính vương đại phi (惠順慈敬大王妃). Khi đó, phái Thiếu Luận (少论派) cực lực phản đối việc Diên Nhưng quân kế thừa vị trí Vương trữ (王储). Cảm thấy sinh mệnh khó bảo toàn, Diên Nhưng quân luôn tìm đến tẩm điện của Đại phi và được bà che trở. Năm 1724, Diên Nhưng quân kế vị, tức Anh Tổ đại vương, tấn tôn Vương đại phi Kim thị trở thành Đại vương đại phi (大王大妃), dâng tôn hiệu Huệ Thuận Từ Kính Hiến Liệt Đại vương đại phi (献烈惠順慈敬大王大妃), trong thời gian đó còn gia tôn thêm 8 tôn hiệu nữa, mỗi lần đều 2 chữ. Anh Tổ đối với kế mẫu cực kỳ hiếu thuận như vậy, mỗi khi rảnh rỗi đều đến thỉnh an. Đặc biệt lễ mừng thọ đều được Anh Tổ tổ chức long trọng, như thể là sinh mẫu của nhà vua vậy. Theo Hận Trung lục (恨中录), Đại vương đại phi tính tình ôn hậu cẩn trọng, đoan trang tuyệt thế, xử lý mọi việc ở Nội mệnh phụ đều chu toàn, không ai dám có ý đố kị. Bà khi đó rất yêu quý tôn tử là Trang Hiến Thế tử, dù Anh Tổ đại vương khi ấy đối với Thế tử cực kỳ lãnh đạm nghiêm khắc. Đại vương đại phi có vai trò lớn trong việc bảo bọc Thế tử, giúp Anh Tổ và Thế tử tình cảm cha con không bị rạn nứt. Năm 1757, ngày 26 tháng 3 (tức ngày 13 tháng 5 dương lịch), Đại vương đại phi lâm bệnh nặng và qua đời ở Cảnh Phúc điện (景春殿) trong Xương Đức cung, hưởng thọ 70 tuổi. Bà được chôn cất tại tỉnh Kinh Kì, gần với mộ phần của Túc Tông đại vương và Nhân Hiển Vương hậu trong Minh lăng (明陵). Trong văn hoá đại chúng. Được diễn bởi Kim Hae-sook trong phim điện ảnh Bi kịch triều đại (2015). Được diễn bởi Oh Yeon-seo trong phim truyền hình Dong Yi (2010).
1
null
Nhiều người Trung Quốc được truy tôn là vua chúa, dù khi còn sống chưa từng làm vua, do có quan hệ thân thích với những người sau này trở thành vua chúa, và được con cháu họ truy tôn danh hiệu đế vương. Thân thế. Những người được truy tôn vua chúa có nhiều xuất phát điểm khác nhau: Dưới đây là danh sách những người Trung Quốc chưa từng làm vua nhưng được đời sau truy tôn danh hiệu như vua chúa:
1
null
Triết Nhân Vương hậu Kim thị (철인 왕후 김씨, 23 tháng 3, 1837 - 12 tháng 5, 1878), là vương hậu của Triều Tiên Triết Tông, vị vua thứ 25 của nhà Triều Tiên. Tiểu sử. Tên thật của bà là Kim So Yong,và là con gái của Kim Mun-geun (김문근) và Phủ Phu nhân Mẫn thị. Năm 1851, bà trở thành Vương phi của nhà vua. Năm 1864, Triết Tông qua đời không người thừa tự, bà trở thành Đại phi và tuyên bố nắm quyền lực lựa chọn một người kế vị mới cho Vương tộc. Sau khi con trai thứ của Hưng Tuyên Đại Viện Quân lên ngôi trở thành vua Cao Tông, bà trở thành Đại phi nhiếp chính cho ông. Năm 1878, bà qua đời.
1
null
Trận Isonzo lần thứ hai là một trong các trận Isonzo trên Mặt trận Ý thời Chiến tranh thế giới thứ nhất, diễn ra từ ngày 18 tháng 7 cho đến cuối tháng 8 năm 1915 giữa Quân đội Ý và Quân đội Đế quốc Áo-Hung, sau thất bại của quân Ý trong trận Isonzo lần thứ nhất. Bất chấp những cuộc tấn công dữ dội của quân Ý, mặt trận không hề xoay chuyển rõ rệt. Trận đánh đã chấm dứt mọi hy vọng hành quân nhanh chóng tới Trieste của quân Ý, cũng như hy vọng dễ dàng phòng ngự tuyến Isonzo của quân Áo. Quân Ý phải chịu thiệt hại nặng nề, song, mặc dù cách phòng vệ chặt chẽ của Tư lệnh Tập đoàn quân số 5 của Áo là Svetozar Boroević đã giành thắng lợi và đội quân ô hợp của ông đã thể hiện khả năng cùng với tâm huyết của mình trong cuộc chiến, ông đã nhận thấy cái giá mà họ phải trả. Cadorna tổ chức cuộc tấn công vào ngày 18 tháng 7 năm 1915, với ưu thế về quân số. Quân Ý nã pháo vào đầu buổi trưa hôm ấy, và mục tiêu của họ là cao nguyên Karst. Dưới quyền Emmanuel Philibert, Công tước Aosta, họ không thể làm nên bước tiến đáng kể do Boroević đã lợi dụng lúc trận đánh gián đoạn thể xây dựng chiến hào tốt hơn và thay thế các binh sĩ mệt mỏi. Trong hai ngày sau, quân Ý đánh giáp lá cà với quân Áo-Hung và giành được một số thắng lợi nhỏ nhoi quanh Karst. Thấy mình chỉ nắm chút lợi thế, Emmanuel đổi chiến thuật và phái Tập đoàn quân số 3 của Ý đến chiếm núi San Michiele vào ngày 20 tháng 7 năm 1915, nhưng bị hỏa lực của đối phương xé lẻ. Hôm sau, quân Áo đã phản công và chiếm lại núi này. Từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 7 năm 1915, quân Ý được tăng viện nhưng không chiếm nổi Karst và quân Áo giữ được trận tuyến, mặc dù núi Sei Busi rơi vào tay quân Ý trong ngày 25 tháng 7. Quân Áo không thể chiếm lại núi này và giao tranh bắt đầu lặng đi dù hai bên vẫn tiếp tục chiến đấu. Do thiếu thốn đạn pháo, Cadorna ngừng tấn công ở Karst vào ngày 7 tháng 8 năm ấy, Tuy nhiên, trận đánh vẫn âm thầm tiếp diễn trong suốt tháng 8 và ngày nào cũng có thương vong. Chiến sự đã diễn ra ác liệt ở vùng hạ lưu sông Isonzo. Một cuộc tiến công do Cadorna phát động đã khởi đầu bằng một đợt công pháo vào ngày 12 tháng 8 năm 1915 và quân Bộ binh Ý tràn ra khỏi chiến hào của mình vào ngày 14 tháng 8 năm ấy. Trong vòng năm ngày, quân Ý không thể thu được thành tích đáng kể. Các đợt tấn công của Sư đoàn số 7 của Ý tại khu vực Tolmein ở cao điểm Mrzli trong các ngày 21 và 22 tháng 8 năm 1915 đã trở nên thảm họa cho họ. Các Sư đoàn khác của Ý tại Tolmein cũng không thể làm nên công tích, với những đợt tấn công dồn dập của mình, dù đêm ngày 28 tháng 8 năm 1915, Sư đoàn số 8 đánh bại quân Áo-Hung và đe dọa đến dãy Julian Alps, nhưng bị quân Áo-Hung phản công đánh lui về trận tuyến. Quân Ý không thể tiến thêm về hướng Đông, song giao tranh vẫn tiếp diễn ở khu vực Flitsch của cao điểm Mrzli. Nơi này vốn yên tĩnh trước tuần lễ cuối của tháng 8 sau khi cuộc đợt tấn công của Sư đoàn số 7 của Ý đều bị bẻ gãy. Vào các ngày 24 và 27 tháng 8 năm 1915, các cuộc tiến công của quân Ý cũng không thu được thắng lợi Vào ngày 29 tháng 8 năm ấy, quân Ý lại tấn công núi Rombon, nhưng quân Áo đã giữ được núi này.. Trận Isonzo lần thứ hai là cuộc đổ máu toàn diện đầu tiên trên Mặt trận Ý. Cuối năm ấy, quân Ý lại thất bại trong trận Isonzo lần thứ ba.
1
null
Bắc Ngụy Thái Vũ Đế (chữ Hán: 北魏太武帝; 408 – 11 tháng 3, 452), là vị Hoàng đế thứ ba của triều đại Bắc Ngụy trong lịch sử Trung Quốc. Ông thường được nhìn nhận là một người cai trị tài giỏi, và trong thời gian ông trị vì, Bắc Ngụy đã tăng gần gấp đôi kích thước lãnh thổ và thống nhất được toàn bộ miền bắc Trung Quốc, do đó đã chấm dứt thời Ngũ Hồ thập lục quốc, cùng với triều Lưu Tống ở phía nam bắt đầu thời Nam-Bắc triều trong lịch sử Trung Quốc. Ngụy Thái Vũ Đế là người sùng đạo đối với Đạo giáo dưới ảnh hưởng của tể tướng Thôi Hạo (崔浩), và đến năm 444, do đề xuất của Thôi Hạo và tin rằng các Phật tử đã ủng hộ cuộc nổi loạn của Cái Ngô (蓋吳), ông đã ra lệnh ra lệnh bãi bỏ Phật giáo, xử tử những ai vi phạm. Đây là họa Tam Vũ đầu tiên của Phật giáo Trung Hoa. Vào cuối triều đại của mình, ông trở nên độc ác, và thần dân Bắc Ngụy cũng kiệt sức trước các cuộc chiến tranh không ngừng chống Lưu Tống. Năm 452, ông bị một hoạn quan tên là Tông Ái (宗愛) ám sát, người này đã lập con trai Thác Bạt Dư của ông lên ngai vàng song sau đó Thác Bạt Dư cũng bị ám sát. Các triều thần khác đã lật đổ Tông Ái và đưa cháu nội của Thái Vũ Đế là Thác Bạt Tuấn (con trai Thái tử Thác Bạt Hoảng, người đã chết trước đó) lên ngôi trở thành Ngụy Văn Thành Đế. Thân thế. Ngụy Thái Vũ Đế tên húy là Thác Bạt Đảo (拓拔燾), bổn danh Phật Li Phạt (佛狸伐). Ông sinh năm 408, tức trong thời gian trị vì của ông nội Đạo Vũ Đế. Khi ấy phụ thân ông, Thác Bạt Tự đang là "Tề vương" (齐王). Mẫu thân của Thác Bạt Đảo về sau được sử sách gọi là Đỗ quý tần (杜貴嬪), song có vẻ như mang họ là Độc Cô Hồn, "Ngụy thư" viết rằng gia tộc Độc Cô Hồn đã được Hiếu Văn Đế ban cho họ Đỗ. Đạo Vũ Đế về mặt chính thức không lập Thái tử, song Thác Bạt Tự vẫn là người kế thừa vì là người con trai cả và được phụ hoàng quý mến. Thác Bạt Tự trở thành hoàng đế vào năm 409, tức Ngụy Minh Nguyên Đế, sau khi Đạo Vũ Đế bị ám sát bởi một con trai khác là Thanh Hà vương Thác Bạt Thiệu (拓拔紹), Thác Bạt Đảo khi ấy trở thành người thừa kế của phụ thân, song trong thời gian đầu ông vẫn chưa có tước hiệu. Năm 420, Đỗ quý tần qua đời, vì thế ông được một nhũ mẫu họ Đậu nuôi nấng. Năm 422, Minh Nguyên Đế lập Thác Bạt Đảo làm Thái Bình vương. Cuối năm đó, khi Minh Nguyên Đế lâm bệnh nặng, theo đề nghị của Thôi Hạo, ông không những lập Thác Bạt Đảo làm thái tử, mà còn cho Thái tử Đảo tại vị giống như một phó hoàng đế. Ông đã ủy thác các quân sư trọng yếu của mình, gồm Bạt Bạt Tung (拔拔嵩), Thôi Hạo, Đạt Hề Cân (達奚斤), An Trì Đồng (安遲同), Khâu Mục Lăng Quan (丘穆陵觀), và Khâu Đôn Đôi (丘敦堆) làm quân sư cho Thái tử. Từ thời điểm này trở đi, hầu hết các vấn đề, đặc biệt là đối nội, đều do Thái tử Đảo định đoạt, còn Minh Nguyên Đế chỉ quyết định các vấn đề quan trọng. Sau đó, khi Minh Nguyên Đế dẫn đầu một đội quân đại công kình địch Lưu Tống, Thác Bạt Đảo là người chỉ huy ở phía bắc để phòng vệ chống lại một cuộc tấn công có thể xảy ra của Nhu Nhiên. Năm 423, ngay sau khi chiếm dược hầu hết tỉnh Hà Nam ngày nay từ Lưu Tống, Minh Nguyên Đế qua đời. Thác Bạt Đảo kế vị, trở thành Ngụy Thái Vũ Đế. Thời kỳ trị vì ban đầu. Gần như ngay lập tức sau khi Thái Vũ Đế lên ngôi, Mưu Hãn Hột Thăng Cái khả hãn Uất Cửu Lư Đại Đàn của Nhu Nhiên khi hay tin về cái chết của Minh Nguyên Đế đã xua quân tiến đánh Bắc Ngụy. Thái Vũ Đế đã chiến đấu với quân Nhu Nhiên, và trong trận đánh đầu tiên thì ông đã bị quân Nhu Nhiên bao vây, song ông đã chiến đấu theo cách của mình và thoát khỏi hiểm nguy, sau đó, ông thực hiện các cuộc tấn công gần như hàng năm chống lại Nhu Nhiên, và trong mỗi lần đó, quân Nhu Nhiên lại trốn tránh bằng cách rút lui về phía bắc, và chỉ quay trở về phía nam khi quân Bắc Ngụy rút lui. Trong khi đó, vào năm 425, ông tái lập quan hệ hòa bình với Lưu Tống. Trong một hành động mà về sau này trở thành một truyền thống của Bắc Ngụy, ông đã phong nhũ mẫu họ Đậu của mình là "Bảo Thái hậu". Cũng ngay sau khi lên ngôi, Thái Vũ Đế đã trở thành một tín đồ mộ đạo của Đạo giáo. Trong khoảng thời gian này, đạo sĩ Khấu Khiêm Chi trở nên nổi danh, và Thôi Hạo trở thành môn đồ của Khấu và thường xuyên ca ngợi Khấu trước Thái Vũ Đế. Thái Vũ Đế hài lòng trước những lời tiên tri của Khấu, mà trong đó ám chỉ rằng ông có nguồn gốc thần thánh, và ông đã chính thức tán thành hoạt động cải biến tín ngưỡng tôn giáo của Khấu tại đất nước của mình. Năm 426, Thái Vũ Đế tụ tập các đại thần để hỏi ý kiến của họ về việc nên tấn công ai giữa Hồ Hạ và Nhu Nhiên, và các quan bị chia làm hai phe theo quan điểm của họ, và một số người đề xuất một mục tiêu thứ ba là Bắc Yên, mặc dù vậy, sau cái chết của Hoàng đế Hách Liên Bột Bột và cuối năm đó, ông đã chọn Hồ Hạ làm mục tiêu. Khi Bạt Bạt Tung phản đối kế hoạch này, Thái Vũ Đế đã thể hiện tính khí hung tợn của mình bằng cách lệnh cho các cận binh đánh vào đầu của Bạt Bạt trên sàn, song ông cũng thể hiện sự bình tĩnh nhất định khi không giáng cấp Bạt Bạt. Ông sau đó cử Đạt Hề Cân đi đánh Bồ Phản (蒲阪, nay thuộc Vận Thành, Sơn Tây) và Phổ Cơ (普幾) đi đánh Thiểm Thành (陝城, nay thuộc Tam Môn Hiệp, Hà Nam), còn bản thân ông thực hiện một cuộc tấn công thần tốc dựa trên kị binh nhắm vào kinh thành Thống Vạn (統萬, nay thuộc Du Lâm, Thiểm Tây) được bảo vệ nghiêm ngặt của Hồ Hạ. Trước sự sửng sốt của Hoàng đế Hách Liên Xương, quân Bắc Ngụy xâm nhập được vào Thống Vạn trước khi rút lui với nhiều của cải cướp được, còn ở phía nam, các tướng Hách Liên Ất Đấu (赫連乙斗) và Hách Liên Trợ Hưng (赫連助興) của Hách Liên Xương không chỉ từ bỏ Bồ Phản, mà còn bỏ Trường An, cho phép Đạt Hề Cận chiếm vùng Quan Trung. Đến mùa xuân năm 427, Hách Liên Xương cử em trai Hách Liên Định tiến về phía nam để lấy lại Trường An, song quân của Hách Liên Định lại lâm vào thế bế tắc với quân của Đạt Hề Cân. Đáp lại, Thái Vũ Đế mở một cuộc tấn công khác vào Thống Vạn. Hách Liên Xương ban đầu nghe theo đề nghị của Hách Liên Định nên cố phòng thủ Thống Vạn đợi đến khi em trai đánh bại Đạt Hề Cân, song khi nhận được thông tin sai lệch thì Hách Liên Xương đã ra khỏi Thống Vạn để giao chiến với quân Bắc Ngụy. Thái Vũ Đế đã đánh bại Hách Liên Xương trong trận chiến, khiến hoàng đế Hồ Hạ không thể trở về Thống Vạn và buộc phải chạy trốn đến Thượng Khuê (上邽, nay thuộc Thiên Thủy, Cam Túc), Thái Vũ Đế chiếm được Thống Vạn. Như một hành động mang tính tượng trưng chính trị hay như một chiến tích, ông đã lấy ba người con gái của Hách Liên Bột Bột làm thê thiếp. Sau khi hay tin Thống Vạn thất thủ, Hách Liên Định đã ngưng giao chiến với Đạt Hề Cân và hội quân với Hách Liên Xương tại Thượng Khuê. Năm 428, Đạt Hề Cân và Khâu Đôn Đôi khi cố gắng bắt Hách Liên Xương thì lại bị Hách Liên Xương làm cho mắc kẹt trong thành An Định (安定, nay thuộc Bình Lương, Cam Túc). Tuy nhiên, các thuộc cấp của Đạt Hề Cân là Uất Trì Quyến (尉遲眷) và An Trì Kiết (安遲頡) đã tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ và bắt được Hách Liên Xương. Hách Liên Định trở thành hoàng đế Hồ Hạ. Tuy nhiên, Thái Vũ Đế lại đối đãi với Hách Liên Xương như một khách quý, cung cấp cho Hách Liên Xương những thứ mà bản thân mình cũng sử dụng, gả em gái cho Hách Liên Xương và lập Hách Liên Xương làm Hội Kê công; ông cũng ban thưởng lớn cho Uất Trì và An Trì và phong tước công cho họ. Sau đó, Đạt Hề Cân cảm thấy nhục nhã khi các thuộc cấp của mình đã bắt được Hách Liên Xương còn bản thân thì bất lực, nên ông đã tích cực truy kích Hách Liên Định, song lại bị đánh bại và bị Hách Liên Định bắt được. Trong sợ hãi, Khâu Đôn Đôi và Thác Bạt Lễ (拓拔禮) đã từ bỏ Trường An và chạy đến Bồ Phản, khiến Hồ Hạ có thể tái chiếm Trường An. Trong giận dữ, mặc dù Khâu Đôn Đội là triều thần cấp cao ngay từ những ngày ông còn làm thái tử, Thái Vũ Đế đã lệnh cho An Trì hành quyết Khâu Đôn và thay thế vị trí của Khâu Đôn. Trong thời gian này, Thái Vũ Đế đã tạm thời bỏ qua Hách Liên Định, thay vào đó, ông chuẩn bị tấn công Nhu Nhiên do thế lực này liên tục quấy rối vùng biên cương phía bắc. Trong bối cảnh Bắc Ngụy tiến hành chiến dịch tiêu diệt Hồ Hạ, sử gia Tư Mã Quang đã viết bình luận về Thái Vũ Đế trong tác phẩm "Tư trị thông giám" của ông: Năm 429, mặc dù chỉ được Thôi Hạo ủng hộ trong khi bị hầu hết các triều thần khác phản đối, Thái Vũ Đế đã mở một chiến dịch lớn tấn công Nhu Nhiên. (Các triều thần phản đối phần lớn vì lo ngại rằng Lưu Tống Văn Đế, người từ lâu đã muốn lấy lại các châu ở phía nam Hoàng Hà mà Minh Nguyên Đế đã chiếm vào năm 422 và 423, sẽ nhân dịp này tấn công.) Thái Vũ Đế đã chỉ ra rằng ngay cả khi Lưu Tống có tấn công, thì việc đánh bại Nhu Nhiên trước thậm chí còn quan trọng hơn, vì sợ rằng Nhu Nhiên sẽ tấn công cùng một lúc với Lưu Tống. Ông tiến hành đánh úp Uất Cửu Lư Đại Đàn, người dân Nhu Nhiên chạy toán loạn, và buộc khả hãn này phải chạy trốn. Tuy nhiên, khi đuổi theo Uất Cửu Lư Đại Đàn, bản thân ông lại do dự trong việc tiến xa hơn, và cuối cùng ông đã rút lui. Sau này, ông hay tin rằng trên thực tế mình đã ở rất gần với vị trí của Uất Cửu Lư Đại Đàn và có thể bắt khả hãn Nhu Nhiên nếu tiếp tục đuổi theo, và ông đã hối tiếc vì đã rút lui. Trên đường trở về, ông cũng tấn công các bộ lạc Cao Xa (高車), họ cùng với các bộ lạc nhu Nhiên mà ông đã bắt được bị bắt tái định cư ở phía nam của sa mạc Gobi và làm nông nghiệp. Từ thời điểm này trở đi, các châu phía bắc của Bắc Ngụy trở nên giàu có và không còn thiếu vật nuôi và da. Ông đã thưởng công lớn cho Thôi Hạo, và từ thời điểm này thì các lời khuyên của Thôi Hạo luôn được ông chấp thuận. Đến mùa xuân năm 430, Lưu Tống phát động một cuộc tấn công lớn, Thái Vũ Đế đánh giá rằng khả năng phòng thủ ở phía nam Hoàng Hà của Bắc Ngụy không thể ứng phó với một cuộc tấn công của Lưu Tống nên ông đã ra lệnh rút sang bờ bắc. Đúng như Thái Vũ Đế đã dự đoán, quân Lưu Tông đã dừng lại tại Hoàng Hà. Trong khi đó, biết tin về việc Lưu Tống và Hồ Hạ lập minh ước để tấn công và phân chia lãnh thổ Bắc Ngụy, ông cũng đánh giá một cách chính xác rằng mặc dù đã lập minh ước song Lưu Tống vẫn sẽ không có ý định vượt sang bờ bắc Hoàng Hà, vì thế ông quyết định tiêu diệt Hồ Hạ. Vào mùa thu năm 430, ông thực hiện một cuộc tấn công bất ngờ vào tân đô Bình Lương (平涼, thuộc Bình Lương ngày nay) của Hồ Hạ và bao vây thành trong lúc Hách Liên Định đang giao chiến với vua Khất Phục Mộ Mạt của Tây Tần. Mặc dù, Thái Vũ Đế đã cử Hách Liên Xương đến Bình Lương để cố thuyết phục người giữ thành là Hách Liên Xã Can (赫連社干, em trai của cả Hách Liên Xương và Hách Liên Định) đầu hàng, song Bình Lương vẫn chưa chịu thất thủ một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, tướng Thổ Hề Bật (吐奚弼) của Bắc Ngụy đã giao chiến với Hách Liên Định khi Hách Liên Định cố giải vây cho Bình Lương, đánh bại và bao vây Hách Liên Định tại Thuần Cô nguyên (鶉觚原, nay thuộc Bình Lương). Bị quân Bắc Ngụy bao vây, trong khi quân của mình phải chịu đói khát nên sau vài ngày, Hách Liên Định đã buộc phải chiến đấu theo cách của mình để thoát khỏi vòng vây, song quân của ông hầu như đã sụp đổ, và bản thân ông thì bị thương nặng. Hách Liên Định tập hợp số quân còn lại và chạy đến Thượng Khuê. Tuy nhiên, đến tết năm 431 thì Hách Liên Xã Can đầu hàng. Gần như toàn bộ đất cũ của Hồ Hạ nay rơi vào tay Bắc Ngụy. Sau khi giải thoát Đạt Hề Cân khỏi sự giam cầm của Hồ Hạ, Thái Vũ Đế đã trừng phạt Đạt Hề Cân vì những thất bại của ông bằng cách tạm thời bắt ông phụ trách các bữa ăn của hoàng đế, song ngay sau đó đã tha thứ và phục tước vương cho Đạt Hề Cân. Năm 432, Hách Liên Định không còn có thể giữ được Thượng Khuê, và sau khi đánh bại nước Tây Tần, ông đã cố tiến về phía tây để tấn công Bắc Lương, song đã bị vua Mộ Dung Mộ Hội (慕容慕璝) của Thổ Dục Hồn, đánh bại và bắt giữ. Năm 433, Mộ Dung Mộ Hội đã trao Hách Liên Định cho Thái Vũ Đế, Thái Vũ Đế đã xử tử Hách Liên Định. Trong khi Thái Vũ Đế đang tiến hành chiến dịch diệt Hồ Hạ, các tướng của ông tuân theo lệnh đã băng qua Hoàng Hà (khi ấy đang đóng băng) vào mùa đông năm 430, và nhanh chóng tái chiếm Lạc Dương và Hổ Lao. Họ nhanh chóng buộc đại quân của Lưu Tống do tướng Đáo Ngạn Chi (到彥之) chỉ huy phải rút lui, và chặn quân Lưu Tống còn ở tại Hoạt Đài (滑台, nay thuộc An Dương, Hà Nam). Một đội quân cứu viện của tướng Lưu Tống Đàn Đạo Tế không thể tiếp cận được Hoạt Đài, và đến mùa xuân năm 431 thì Hoạt Đài thất thủ. Toàn bộ đất đai bị mất cho Lưu Tống một năm trước đó nay đã lấy lại được. ≠Thái Vũ Đế, trong một hành động điển hình cho tính khí của mình, đã trao thưởng cho tướng Chu Tu Chi (朱脩之) của Lưu Tống, là người đã trung thành giữ Hoạt Đài đến vài tháng, bằng cách gả một con gái của một thành viên hoàng tộc cho người này. Mùa hè năm 431, Thái Vũ Đế lần đầu tiên đề xuất về một cuộc hôn nhân giữa hai hoàng tộc với triều đình Lưu Tống. (Dựa trên các sự kiện sau này, có vẻ là một đề nghị hôn nhân giữa một người con trai của Thái Vũ Đế với một con gái của Lưu Tống Văn Đế.) Văn Đế trả lời một cách mơ hồ. Từ thời điểm này trở đi, Thái Vũ Đế tái đề xuất gần như hàng năm về việc kết hôn, còn Văn Đế thì luôn phản ứng giống nhau. Tuy nhiên, trong lúc đó, ông cũng thiết lập quan hệ hòa bình với Nhu Nhiên bằng cách trao trả một số tướng Nhu Nhiên bị Bắc Ngụy bắt. Thời kỳ trị vì giữa. Đến mùa xuân năm 432, Thái Vũ Đế tôn nhũ mẫu của mình, Đậu bảo thái hậu, là thái hậu. Ông cũng lập một trong các con gái của Hách Liên Bột Bột làm hoàng hậu, và lập con trai cả Thác Bạt Hoảng (con trai phu nhân Hạ thị đã mất) làm thái tử. Vào mùa hè năm 432, Thái Vũ Đế sau khi đã tiêu diệt được nước Hồ Hạ, bắt đầu tấn công Bắc Yên một cách nghiêm túc. Đến mùa thu năm 432, ông bao vây kinh thành Hòa Long (和龍, nay thuộc Cẩm Châu, Liêu Ninh) của Bắc Yên. Mặc dù đã có một vài chiến thắng trước quân Bắc Yên, ông đã chọn cách rút lui khi mùa đông đến, ông bắt được một số lượng lớn cư dân Bắc Yên và buộc họ phải tái định cư ở Bắc Ngụy. Vài năm tiếp theo, ông mở các cuộc tấn công hàng năm chống lại Bắc Yên với cùng một cách thức là khiến cho Bắc Yên dần suy yếu. Trong lúc tập trung vào việc đánh Bắc Yên, ông cũng hướng chú ý đến Bắc Lương, song do nghe theo lời khuyên của Lý Thuận (李順), ông đã quyết định chờ cho đến khi vua Thư Cừ Mông Tốn của nước này qua đời. Vào mùa đông năm 432, Phùng Sùng (馮崇), con trai hoàng đế Phùng Hoằng của Bắc Yên, lo sợ sẽ bị phụ thân xử tử do bị mẹ kế Mộ Dung Vương hậu gièm pha, đã dâng trọng thành Liêu Tây (遼西, nay thuộc Đường Sơn, Hà Bắc) cho Bắc Ngụy. Để thưởng cho Phùng Sùng, Thái Vũ Đế không chỉ cử em trai Thác Bạt Kiện (拓拔健) đến giúp Phùng Sùng thoát khỏi cuộc bao vây của phụ thân, mà còn lập ông ta làm Liêu Tây vương và trao cho 10 quận làm thái ấp. Năm 433, Thư Cừ Mông Tốn qua đời, Thái Vũ Đế bắt đầu tính đến việc chinh phục Bắc Lương. Tuy nhiên, ban đầu ông tiếp tục chấp nhận con trai của Thư Cừ Mông Tốn là Thư Cừ Mục Kiền làm chư hầu, và lấy em gái của Thư Cừ Mục Kiền làm thiếp. Mùa xuân năm 434, Hách Liên Xương vì một lý do nào đó đã chạy trốn khỏi Bình Thành và cố gắng bắt đầu một cuộc nổi loạn. Ông ta bị giết chết trong một trận chiến, và Thái Vũ Đế đã lệnh xử tử các em trai của Hách Liên Xương. Cũng trong mùa xuân năm 434, sau lần đầu từ chối một lời đề nghị hòa bình của Bắc Yên, Thái Vũ Đế đã chấp thuận nó sau khi Phùng Hoằng dâng một người con gái cho Thái Vũ Đế làm thiếp và trao trả sứ thần Bắc Ngụy Hốt Nữ Vu Thập Môn (忽忸于什門), người đã bị hoàng đế tiền vị của Phùng Hoằng là Phùng Bạt giam giữ vào năm 414 sau khi được Minh Nguyên Đế ủy thác đến Bắc Yên. Tuy nhiên, Thái Vũ Đế lại lệnh cho Phùng Hoằng phải đưa thái tử Phùng Vương Nhân (馮王仁) đến Bình Thành để yết kiến song Phùng Hoằng đã từ chối nên đã kết thúc thời kỳ hòa bình ngắn ngủi, và đến mùa hè năm 434, Bắc Ngụy nối lại các cuộc tấn công định kỳ vào lãnh thổ Bắc Yên. Trong khi đó, trong khoảng thời gian này, ông cũng lấy một em gái của Sắc Liên khả hãn Uất Cửu Lư Ngô Đề của Nhu Nhiên làm thiếp và gả một em gái hay em họ là Tây Hải công chúa cho Uất Cửu Lư Ngô Đề, tiếp tục củng cố mối quan hệ hòa bình giữa hai bên. Mùa thu năm 434, trong khi tấn công quân nổi loạn Hung Nô của Bạch Long (白龍), Thái Vũ Đế đã khinh suất và gần như đã bị bắt trong một cuộc phục kích, chỉ thoát được nhờ nỗ lực của Hầu Mạc Trần Kiến (侯莫陳建). Sau đó, ông đánh bại Bạch Long và tàn sát bộ lạc của Bạch. Năm 436, Phùng Hoằng lại cử sứ thần đến, thông báo sẽ đưa Phùng Vương Nhân đến làm con tin. Thái Vũ Đế không tin lời của Phùng Hoằng nên đã từ chối đề xuất hòa bình, và chuẩn bị cho một cuộc tấn công quyết định. Tuy nhiên, khi ông dẫn quân đến Hòa Long, Phùng Hoằng đã sẵn chuẩn bị từ trước, ông ta yêu cầu Cao Câu Ly cử quân đến hỗ trợ hộ tống mình và người dân Bắc Yên đến vùng đất của Cao Câu Ly, và do tướng Thổ Hề Bật của Thái Vũ Đế say rượu nên quân Bắc Ngụy đã không thể đuổi theo, trong cơn giận, Thái Vũ Đế đã bắt giam và sau đó giáng chức cả Thổ Hề và cấp phó của ông ta là tướng Nga Thanh (娥清) thành các binh sĩ bình thường, mặc dù vậy, sau đó ông đã lại phong họ làm tướng. Sau đó, Thái Vũ Đế cứ sứ giả đến Cao Câu Ly, yêu cầu Cao Câu Ly giao nộp Phùng Hoằng. Bảo Tạng Vương của Cao Câu Ly đã từ chối, mặc dù vẫn khiêm nhường trước Thái Vũ Đế. Thái Vũ Đế nghe theo đề xuất của em trai là Lạc Bình Lệ vương Thác Bạt Phi (拓拔丕), nên đã không ngay lập tức thực hiện một chiến dịch chống lại Cao Câu Ly. (Song đến năm 438, Phùng Hoằng và Cao Câu Ly trở nên bất hòa, Bảo Tạng Vương đã giết chết Phùng Hoằng.) Cuối năm 436, các mối quan hệ hòa bình giữa Bắc Ngụy và Nhu Nhiên từ năm 431 đã chấm dứt và không rõ nguyên nhân vì sao. Nhu Nhiên tiếp tục quấy nhiều vùng biên giới phía bắc của Bắc Ngụy. Năm 437, các dàn xếp về vấn đề hôn nhân mà Thái Vũ Đế đề nghị với Lưu Tống Văn Đế đã đạt được một số thành quả, Văn Đế đã cử quan Lưu Hi Bá (劉熙伯) đến Bắc Ngụy để thảo luận chi tiết về việc một trong số con gái của Văn Đế sẽ kết hôn với thành viên của hoàng tộc Bắc Ngụy, song vào thời điểm đó, con gái của Văn Đế lại qua đời và cuộc dàn xếp kết thúc. Cũng trong năm 437, bực tức trước nạn tham nhũng tràn lan mà trong đó các quan chức địa phương của ông có dính líu đến (điều này là cần thiết cho họ bởi vào thời điểm đó, không có quan Bắc Ngụy nào được nhận bổng lộc), ông đã ban hành một chiếu chỉ khuyến khích các quan cấp thấp và thường dân báo cáo tội tham ô của các quan. Tuy nhiên, chiếu chỉ này đã không có được hiệu quả như suy tính, những người có bằng chứng về tội tham nhũng của các quan lại đã sử dụng nó để tống tiền các quan tham này, và nạn tham nhũng vẫn tiếp tục. Sau đó vào năm 437, Thái Vũ Đế gả em gái là Vũ Uy công chúa cho Thư Cừ Mục Kiền, và Thư Cừ Mục Kiền đã cử thế tử Thư Cừ Phong Đàn (沮渠封壇) đến Bình Thành làm con tin. Mặc dù vậy, Thái Vũ Đế vẫn tính đến việc chinh phục Bắc Lương, song do thúc giục của Lý Thuận nên Thái Vũ Đế đã trì hoàn kế hoạch. Năm 438, Thái Vũ Đế mở một cuộc tấn công lớn chống lại Nhu Nhiên, song quân Nhu Nhiên chủ yếu tránh né nên ông chỉ đạt được thành công hạn chế. Năm 439, tình hình càng trầm trọng thêm khi em gái của Thư Cừ Mông Tốn và em dâu là Lý phu nhân (có quan hệ với Thư Cừ Mục Kiến) đã cố đầu độc Vũ Uy công chúa, ngoài ra thì Thư Cừ Mục Kiền có mối quan hệ thân thiện với Nhu Nhiên, Thái Vũ Đế vì thế đã mở một cuộc tấn công lớn chống lại Bắc Lương. Lý Thuận, không rõ vì sao lại thay đổi lập trường và cùng với Thổ Hề Bật phản đối các hành động quân sự này, họ nói sai rằng có rất ít nước và cỏ tươi để chăn thả tại Bắc Lương vì thế quân Bắc Ngụy sẽ bị khát vào đói. Tuy nhiên, do Thôi Hạo nhất định chủ chiến, Thái Vũ Đế tin rằng ông có thể chinh phục được Bắc Lương, và đã cho mở chiến dịch. Ông nhanh chóng tiến đến kinh thành Cô Tang (姑臧, nay thuộc Vũ Uy, Cam Túc) của Bắc Lương vào mùa thu, chiếm được thành sau một thời gian ngắn bao vây. Trong khi đó, Uất Cửu Lư Ngô Đề đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ vào Bình Thành để cứu giúp Bắc Lương song đã bị đẩy lùi. (Thôi Hạo, người là một kẻ thù chính trị của Lý Thuận, đã quy việc Lý Thuận thay đổi lập trường là do đã nhận hối lộ của Thư Cừ Mục Kiền, và sau đó Thái Vũ Đế đã buộc Lý phải tự sát.) Lãnh thổ Bắc Lương phần lớn rơi vào tay Bắc Ngụy, và mặc dù cả em trai của Thư Cừ Mục Kiền là Thư Cừ Vô Húy và Thốc Phát Bảo Chu (禿髮保周), con trai của vua Nam Lương cuối cùng là Thốc Phát Nục Đàn, đã có nắm giữ các phần lãnh thổ khác nhau của Bắc Lương, năm 440 thì Thốc Phát Bảo Chu chết do tự sát sau khi thất bại, và đến năm 441 thì Thư Cừ Vô Húy chạy đến đất Cao Xương ở Tây Vực. Miền Bắc Trung Quốc nay hoàn toàn thống nhất dưới quyền cai trị của Thái Vũ Đế, chấm dứt thời Ngũ Hồ thập lục quốc và bắt đầu thời Nam-Bắc triều. Ông tiếp tục đối đãi với Thư Cừ Mục Kiền như một em rể, và Thư Cừ Mục Kiền được phép tiếp tục giữ tước hiệu Hà Tây vương. Thời kỳ trị vì cuối. Năm 442, theo thỉnh cầu của Khấu Khiêm Chi, Thái Vũ Đế đã lên một cái bục và chính thức nhận được bùa hộ mệnh Đạo giáo từ Khấu, và đổi hiệu kỳ của mình thành màu lam, để thể hiện niềm tin Đạo giáo của mình và chính thức chuẩn y đưa Đạo giáo trở thành quốc giáo. Từ thời điểm đó, các hoàng đế Bắc Ngụy khi lên ngôi có một truyền thống là nhận các bùa hộ mệnh Đạo giáo. Cũng do thỉnh cầu của Khấu Khiêm Chi và Thôi Hạo, ông bắt đầu cho xây Tĩnh Luân cung (靜輪宮), với ý muốn rằng với độ cao lớn, nó sẽ được yên tĩnh và gần gũi với thần thánh. (Thái tử Hoảng là một Phật tử, ông ta phản đối kế hoạch xây dựng vì chi phí quá lớn, song Thái Vũ Đế không nghe theo.) Mùa thu năm 443, trong lúc tấn công Nhu Nhiên, Thái Vũ Đế đột ngột phải chạm trán với Uất Cửu Lư Ngô Đề, và Thái tử Hoảng khuyên ông tấn công ngay lập tức, song Thái Vũ Đế đã do dự và để cho Uất Cửu Lư Ngô Đề trốn thoát. Từ thời điểm đó, Thái Vũ Đế bắt đầu lắng nghe lời khuyên của Thái tử Hoảng một cách nghiêm túc, và trong mùa đông năm 443, ông ủy quyền cho Thái tử Hoảng thực hiện tất cả các công việc của đế quốc ngoại trừ những việc quan trọng nhất, dưới sự giúp đỡ của Khâu Mục Lăng Thọ (丘穆陵壽), Thôi Hạo, Trương Lê (張黎), và Thổ Hề Bật. Thái tử Hoảng nhanh chóng lập ra một chính sách để khuyến khích nông nghiệp bằng cách buộc những người có quá nhiều gia súc phải cho những người không có thuê lại, những người thuê gia súc sẽ trả tiền thuê bằng cách cày bừa trên các vùng đất của chủ sở hữu gia súc, việc này đã làm tăng năng suất của các vùng đất trồng trọt lên rất nhiều. Năm 444, đã xảy ra sự cố tranh giành quyền lực đầu tiên và việc này sẽ diễn ra trong suốt thời kỳ trị vì cuối của Thái Vũ Đế. Độc Cô Hiệt (獨孤絜), một quan cấp cao, người đã phản đối việc tấn công Nhu Nhiên, đã bị Thôi Hạo buộc tội đố kị với Thôi, rằng Độc Cô Hiệt đã phá hoại nỗ lực chiến tranh của Thái Vũ Đế bằng cách làm cho các tướng sai hẹn, và sau đó lập kế hoạch để Nhu Nhiên bắt được Thái Vũ Đế và lập hoàng đệ là Thác Bạt Phi làm hoàng đế. Thái Vũ Đế xử Độc Cô Hiệt tội chết, còn Thác Bạt Phi thì chết do lo âu. Hơn nữa, vì Độc Cô Hiệt đã ám chỉ đến họ trong lúc bị thẩm vấn, các quan Trương Tung (張嵩) và Khố Địch Lân (庫狄鄰) cũng bị xử tử. Đến mùa hè năm 444, tám cháu trai của vua Thổ Dục Hồn Mộ Dung Mộ Lợi Diên (慕容慕利延) đã đầu hàng Bắc Ngụy sau khi một người anh em của họ tên là Mộ Dung Vĩ Thế (慕容緯世) bị bá phụ Mộ Lợi Diên giết chết, họ còn đề nghị Thái Vũ Đế tấn công Thổ Dục Hồn. Đáp lại, Thái Vũ Đế cử con trai là Tấn vương Thác Bạt Phục La (拓拔伏羅) đi đánh Thổ Dục Hồn và đã đánh bại được đội quân của nước này, buộc Mộ Dung Mộ Lợi Diên phải chạy trốn đến Bạch Lan sơn (白蘭山, tây nam tỉnh Thanh Hải ngày nay). Năm 445, khi bị một họ hàng xa của Thái Vũ Đế là Thác Bạt Na (拓拔那) đuổi theo, Mộ Dung Mộ Lợi Diên đã chạy về phía tây và chiếm đất Vu Điền tại Tây Vực. (Tuy nhiên, sau vài năm, Thổ Dục Hồn lại được tái lập ở vị trí ban đầu.) Năm 445, tức giận trước việc Chân Đạt (真達), quốc vương của nước Thiện Thiện từ chối cho sứ thần của Bắc Ngụy đi qua lãnh thổ để đến các vương quốc khác tại Tây Vực, Thái Vũ Đế đã cử tướng Thổ Vạn Độ Quy (吐萬度歸) đi đánh Thiện Thiện, và đến mùa thu năm 445 thì Chân Đạt đã đầu hàng. Bắc Ngụy chiếm Thiện Thiện. Vào mùa thu năm 445, nghe theo lời tiên tri rằng "Ngô" sẽ diệt Ngụy, một người Hung Nô tên là Cái Ngô (蓋吳) đã bắt đầu một cuộc nổi dậy chống lại Bắc Ngụy tại Hạnh Thành (杏城, nay thuộc Diên An, Thiểm Tây), và Cái Ngô đã nhanh chóng tập hợp được một số lượng lớn người tham gia, cả tộc Hán và Hung Nô. Cái Ngô cũng chịu trở thành chư hầu của Lưu Tống và tìm kiếm trợ giúp từ triều đại này. Các nỗ lực ban đầu của những viên quan địa phương nhằm dập tắt cuộc nổi loạn của Cái Ngô đã thất bại, và Cái Ngô càng trở nên mạnh hơn, tự xưng là Thiên Đài vương. Đến mùa xuân năm 446, Thái Vũ Đế đích thân tấn công và đánh bại một đồng minh của Cái Ngô là tướng nổi loạn người Hán Tiết Vĩnh Tông (薛永宗), trước khi đối mặt với Cái Ngô. Cái Ngô chạy đến vùng núi, và Thái Vũ Đế đã tiến hành thảm sát những người đã ủng hộ Cái Ngô. Sau khi Thái Vũ Đế đến Trường An, ông tìm thấy một số chùa Phật giáo có vũ khí bên trong, và ông tin rằng các sư tăng hành động cùng với Cái Ngô, và do đó đã thảm sát các sư tăng tại Trường An. Thôi Hạo đã sử dụng cơ hội này đã khuyến khích Thái Vũ Đế hãy thảm sát tất cả các sư tăng trên toàn quốc và phá hủy các chùa, tượng và kinh Phật. Ông sau đó ra chiếu chỉ ngăn cấm Phật giáo trên toàn quốc. Tuy nhiên, Thái tử Hoảng đã sử dụng chiến thuật trì hoãn trong việc ban hành các chiếu chỉ, tạo điều kiện cho các Phật tử chạy trốn hoặc đi ẩn thân, song đã không còn một ngôi chùa Phật giáo nào còn tồn tại ở Bắc Ngụy. Đây là điều đầu tiên trong họa Tam Vũ. Mùa xuân năm 446, tin tưởng một cách sai lầm rằng thứ sử Thanh châu (青州, nay là trung bộ và đông bộ Sơn Đông) của Lưu Tống là Đỗ Ký (杜驥), đào ngũ sang phía mình, Thái Vũ Đế đã cử Thác Bạt Na và Thác Bạt Nhân (拓拔仁, con trai của Thác Bạt Kiện) đi hộ tống Đỗ Ký, và đánh Thanh châu, Duyện châu (兗州, nay là tây bộ Sơn Đông) và Ký châu (冀州, nay là tây bắc bộ Sơn Đông) của Lưu Tống, và mặc dù quân Bắc Ngụy không thể chiếm được hay giữ được châu nào, thì các châu này cũng đã trở nên nhiễu loạn bởi các cuộc tấn công. Mùa hè năm 446, Cái Ngô trở lại Hạnh Thành và lại trở nên mạnh mẽ một cách nhanh chóng. Thái Vũ Đế đã cử Thác Bạt Na và Thác Bạt Nhân đi đánh Cái Ngô, và Thác Bạt Na đã bắt được hai thúc bá của Cái Ngô. Ban đầu, hai người này bị giải đến Bình Thành, song tướng Bộ Lục Cô Sĩ (步六孤俟) lại đề xuất rằng hãy thực hiện một lời thề cùng với hai người và lệnh cho họ giết chết Cái Ngô. Thác Bạt Na đồng ý, các thúc bá của Cái Ngô đã ám sát ông ta, cuộc nổi loạn của Cái Ngô cũng kết thúc. Năm 447, tin rằng Thư Cừ Mục Kiền bí mật cất giữ kho bạc của Bắc Lương trong khi tuyên bố rằng chúng bị cướp bóc lúc giao chiến, Thái Vũ Đế đầu tiên đã thảm sát gần như toàn bộ gia tộc Thư Cừ, và sau đó buộc Thư Cừ Mục Kiền và Mục Kiền phu nhân phải tự sát. Năm 448, Thái Vũ Đế lập tướng Xuất Đại Hãn Bạt (出大汗拔) làm Thiện Thiện vương, trên thực tế biến Thiện Thiện trở thành một phần của đế quốc Bắc Ngụy. Ông cũng lệnh cho Thổ Vạn Độ Quy (吐萬度歸) tiến đánh một số vương quốc khác ở Tây Vực, buộc các nước này phải chịu khuất phục. Vào mùa đông năm 448 và mùa xuân năm 449, Thái Vũ Đế và Thái tử Hoảng cùng nhau tấn công Nhu Nhiên, song Xử khả hãn Uất Cửu Lư Thổ Hạ Chân của Nhu Nhiên đã trốn tránh và không giao chiến với họ. Tuy nhiên, đến mùa thu năm 449, Thác Bạt Na đã có thể khiến cho Nhu Nhiên chịu tổn thất nặng, và trong nhiều năm Nhu Nhiên đã không còn tấn công Bắc Ngụy. Năm 450, Thái Vũ Đế buộc tội Lưu Tống Văn Đế đã cổ vũ cho cuộc nổi loạn của Cái Ngô nên đã tiến đánh Lưu Tống, bao vây Huyền Hồ (懸瓠, nay thuộc Trú Mã Điếm, Hà Nam) trong 42 ngày nhưng không thể chiếm được thành, và cuối cùng ông đã rút lui. Đến năm 450, một bí ẩn chính trị lớn đã xảy ra tại Bắc Ngụy khi không rõ vì nguyên cớ nào, Thái Vũ Đế đã quyết định giết Thôi Hạo cùng với toàn bộ gia tộc của ông ta và bất cứ người nào mang họ Thôi xuất thân từ quê hương của Thôi là quận Thanh Hà (清河, gần tương ứng với Hình Đài, Hà Bắc hiện nay), cũng như một vài gia tộc khác có quan hệ thông gia với Thôi. Lý do được công bố là Thôi Hạo đã tiết lộ quá mức điều ô nhục của hoàng tộc khi ông ta viết và cho lưu hành một chính sử. Sử gia hiện đại Bá Dương suy đoán rằng Thôi Hạo có thể đã tiết lộ việc Đạo Vũ Đế (ông nội của Thái Vũ Đế) là một kẻ phản bội, và rằng Thôi Hạo sau đó đã có một đối đầu chính trị lớn với Thái tử Hoảng. Tuy nhiên, suy đoán của Bá Dương, mặc dù có một số chứng cứ hỗ trợ, song lại chưa thể thuyết phục, và tại sao Thái Vũ Đế lại quá vội vàng và khắt khe trong việc trừng phạt người mà ông đã tin tưởng trong suốt nhiều năm vẫn còn chưa rõ. (Một điều đáng lưu ý là trong toàn bộ sự cố, Thôi Hạo được mô tả là sợ hãi đến mức không thể nói được một lời nào, và điều này mâu thuẫn với tính cách và nhân phẩm của Thôi Hạo; và ngay sau khi xử tử Thôi Hạo, Thái Vũ Đế đã bày tỏ sự hối tiếc vì đã làm như vậy.) Vào mùa thu năm 450, Lưu Tống Văn Đế mở một cuộc tấn công lớn chống lại Bắc Ngụy, hy vọng đoạt lại các châu ở phía nam Hoàng Hà, chia quân làm hai hướng tấn công, đạo quân phía đông tấn công Nghiêu Ngao (碻磝, nay thuộc Liêu Thành, Sơn Đông) và Hoạt Đài, còn đạo quân phía tây tấn công Thiểm Thành và Đồng quan. Theo lệnh của Thái Vũ Đế, quân Bắc Ngụy bỏ Nghiêu Ngao và phòng thủ Hoạt Đài, còn bản thân Thái Vũ Đế tiến về phía nam để giải vây cho Nghiêu Ngao trong khi Thái tử Hoảng tiến về phía bắc để phòng thủ một cuộc tấn công có thể xảy ra của Nhu Nhiên. Tướng Vương Huyền Mô (王玄謨) của Lưu Tống là người có đội quân hùng mạnh, ban đầu nhận được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân gần Hoạt Đài. Song khi sự ủng hộ bị mất đi, ông đã không thể chiếm được Hoạt Đài một cách nhanh chóng, và khi Thái Vũ Đế đến, quân Lưu Tống đã sụp đổ. Khi hay tin này, Văn Đế đã lệnh cho quân Lưu Tống rút lui (mặc dù khi đó đạo quân phía tây của Lưu Tốn do tướng Liễu Văn Cảnh (柳文景) chỉ huy đã thành công trong việc đánh chiếm Thiểm Thành và Đồng quan và chuẩn bị tiến vào vùng Quan Trung). Để trả đũa cho cuộc tấn công của Lưu Tống, Thái Vũ Đế đã phát động một cuộc tất công toàn lực đánh các châu phía bắc của Lưu Tống. Thác Bạt Nhân nhanh chóng chiếm được Huyền Hồ và Hạng Thành (項城, nay thuộc Chu Khẩu, Hà Nam) và cướp phá trên đường đến Thọ Dương. Thái Vũ Đế tiến đến Bành Thành, song đã không bao vây thành được bảo vệ nghiêm ngặt này; thay vào đó, ông tiến về phía nam, tuyên bố rằng sẽ vượt Trường Giang và phá hủy kinh thành Kiến Khang của Lưu Tống. Cả hai đại quân của ông và một nhánh quân khác mà ông cử đi đều tiến hành tàn sát và đốt phá nặng nề, khiến cho vùng Hoài Hà của Lưu Tống bị tàn phá. Khoảng tết năm 451, Thái Vũ Đế đã tiến đến Qua Bộ (瓜步, nay thuộc Nam Kinh, Giang Tô), song vào lúc này ông lại tái đề xuất đề nghị hòa bình-hôn nhân mà ông đã đưa ra trước đây, theo đó nếu như Văn Đế gả một con gái cho một cháu nội của ông, ông sẽ sẵng sàng gả một con gái cho con trai của Văn Đế là Lưu Tuấn (người khi đó đang bảo vệ Bành Thành), thiết lập hòa bình lâu dài. Thái tử Lưu Thiệu của Lưu Tống đã ủng hộ đề nghị này, song Giang Đam (江湛) lại phản đối, và đề nghị hôn nhân đã không được chấp thuận. Vào mùa xuân năm 451, lo ngại rằng quân Bắc Ngụy đã quá căng thẳng và sẽ bị tấn công phía sau bởi quân Lưu Tống đóng tại Bành Thành và Thục Dương, Thái Vũ Đế bắt đầu rút quân, và trên đường, do bị tướng Tang Chí (臧質) của Lưu Tống xúc phạm, ông đã bao vây thành Hu Dị (盱眙, nay thuộc Hoài An, Giang Tô), và sau khi cả hai bên đều phải chịu tổn thất nặng nề, ông đã nhanh chóng rút quân. Chiến dịch này gây tổn thất nặng cho cả hai đế quốc và bộc lộ sự tàn nhẫn trong tính cách của Thái Vũ Đế, như sử gia Tư Mã Quang đã mô tả: Một phần khác trong tính cách của Thái Vũ Đế cũng đã được biểu lộ trong bối cảnh đất nước đang giao chiến, ông vẫn duy trì việc nới lỏng các lễ nghi ngoại giao chính thức. Ví dụ, khi ông ở bên ngoài Bành Thành, ông đã yêu cầu Lưu Tuấn cung cấp cho mình rượu và mía, trong khi tặng cho Lưu Tuấn một món quà gồm lạc đà, la, và áo choàng. Sau đó, ông yêu cầu cam từ Lưu Tuấn trong khi tặng cho Lưu Tuấn chăn, muối và đậu ngâm. Những điều tương tự đã xảy ra khi ông ở Qua Bộ, khi đó ông đã yêu cầu và gửi quà tặng đến và đi với Lưu Tống Văn Đế. (Tạng Chí đã làm ông phát cáu khi gửi nước tiểu đến khi ông yêu cầu rượu, do đó đã phá vỡ mô hình trao đổi quà tặng chính thức.) Năm 451, bất ổn chính trị tiếp diễn, lần này Thái tử Hoảng và các cộng sự của mình là nạn nhân. Thái tử Hoảng được coi là người có khả năng và tài quan sát, nhưng đã quá tin tưởng các cộng sự. Thái tử Hoảng rất không ưa hoạn quan Tông Ái, và Tông Ái đã quyết định hành động trước, người này cáo buộc các cộng sự của Thái tử Hoảng là Cừu Nê Đạo Thịnh (仇泥道盛) và Nhâm Bình Thành (任平城) phạm tội, và hai người này đã bị xử tử. Hơn nữa, nhiều cộng sự khác của Thái tử đã bị kéo vào vụ việc và cũng bị giết. Bản thân Thái tử Hoảng lâm bệnh trong lo âu và qua đời vào mùa hè năm 451. Tuy nhiên, ngay sau đó, Thái Vũ Đế đã phát hiện ra rằng Thái tử Hoảng không có tội, và trở nên rất hối tiếc vì đã xử tử các cộng sự của Thái tử. Ông không lập thái tử mới, mặc dù trong một thời gian ngắn ông đã lập con trai của Thái tử Hoảng là Thác Bạt Tuấn làm Cao Dương vương song sau đó đã bãi bỏ, ông suy tính rằng người thừa tự của thái tử không nên chỉ được phong làm thân vương, điều này cho thấy rằng ông dự định để Thác Bản Tuấn kế vị ngai vàng. Do Thái Vũ Đế giành nhiều thương nhớ cho Thái tử Hoảng, Tông Ái trở nên lo lắng, và đến mùa xuân năm 452 thì ông ta đã ám sát Thái Vũ Đế. Ban đầu, một số triều thần định lập con trai của Thái Vũ Đế là Đông Bình vương Thác Bạt Hàn (拓拔翰) làm hoàng đế, song vì Tông Ái cũng có quan hệ không tốt đẹp gì với Thác Bạt Hàn, ông ta đã giả lệnh của Hách Liên Hoàng hậu để lập một người con trai khác của Thái Vũ Đế là Nam An vương Thác Bạt Dư làm hoàng đế, trong khi buộc Thác Bạt Hàn phải chết.
1
null
Xin hãy tin em (tiếng Anh: "Please believe me") là một bộ phim truyền hình được thực hiện bởi Trung tâm Phim truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam do Đỗ Thanh Hải làm biên kịch, đạo diễn. Phim được chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ. Phim phát sóng lần đầu trong chương trình "Văn nghệ Chủ nhật" vào năm 1997 trên kênh VTV3. Nội dung. "Xin hãy tin em" xoay quanh Hoài "thát-chơ" (Lệ Hằng) – một cô sinh viên tỉnh lẻ nổi tiếng khắp khu ký túc xá Trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội vì thói ăn chơi, ngang ngạnh, phá phách như thường xuyên trốn học, đi đòi nợ, uống rượu với đám con trai... Thế nhưng, ẩn sâu trong tính cách Hoài lại là một người tốt vì cô thường dạy học cho Minh (Anh Tú) – cậu bé đánh giày từng được Hoài giúp thoát khỏi công an. Trong một lần tình cờ đi ra bưu điện để nhận tiền bố mẹ gửi, Hoài đã gặp Phong (Lê Vũ Long) – chàng sinh viên chơi vĩ cầm đang theo học tại Nhạc viện Hà Nội; hai người bị cuốn hút ngay từ cái nhìn đầu tiên và bắt đầu hẹn hò sau đó. Dần dần, Phong cảm hóa được Hoài và khiến cô trở nên thay đổi hơn so với trước đây. Nhưng cũng chính lúc này, anh đã dần nhận ra con người thật của người mà mình yêu... Diễn viên. Cùng một số diễn viên khác... Ca khúc trong phim. Bài hát trong phim là hai ca khúc "Mong ước kỷ niệm xưa" và "Trở về" do Xuân Phương sáng tác và Tam ca 3A thể hiện. Sản xuất. Bộ phim là tác phẩm đầu tiên của Đỗ Thanh Hải dưới vai trò đạo diễn. Kịch bản phim chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ. Để tạo đủ nội dung cho ba tập phim, nhiều tuyến truyện và nhân vật đã được bổ sung vào vì nguyên tác ban đầu có rất ít tình tiết và các tuyến nhân vật mờ nhạt. Trước đó, nội dung truyện từng được Đỗ Thanh Hải dựng thành một bài tập ngắn thời sinh viên. Đây là bộ phim đầu tay mà Lệ Hằng vào vai chính, khi cô còn đang học năm nhất tại Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội. Bộ phim cũng có sự tham gia của Lê Vũ Long và là vai diễn đầu tiên của nam diễn viên, dù lúc đó anh đang làm một diễn viên múa đương đại. Bối cảnh chính của phim được chọn ở ký túc xá Trường Đại học Ngoại ngữ bất chấp việc khu này rất chật hẹp và ít không gian để quay cảnh đẹp. Nhiều sinh viên sống tại khu ký túc xá đã xung phong tham gia vào đoàn phim với những vai nhỏ, tuy nhiên chỉ sau vài ngày tham gia thì biến mất vì bị đảo lộn giờ giấc sinh hoạt và khiến đoàn phim phải quay lại những cảnh có mặt các sinh viên này. Đón nhận. Tại thời điểm phát sóng, bộ phim đã thành công tạo tiếng vang lớn trong khán giả, đặc biệt là giới trẻ, được cho là vì dàn diễn viên hợp vai và câu chuyện tình day dứt giữa hai nhân vật chính trong phim. "Xin hãy tin em" cũng được xem là bộ phim hay nhất về chủ đề đời sống sinh viên. Thậm chí, sau khi tác phẩm kết thúc, nhiều người đã gửi thư đến nhà đài để yêu cầu sản xuất phần tiếp theo và sáng tác ra các kết thúc khác nhau cho phim. Bài viết của báo "Dân trí" đã khen ngợi tác phẩm khi "tái hiện một cuộc sống sinh viên sôi động, đa sắc màu, đa cá tính". Tạp chí "Thế giới Điện ảnh" cũng liệt kê "Xin hãy tin em" vào trong số 5 bộ phim huyền thoại về giới học trò của thế hệ 8X. Tuy là tác phẩm đầu tay của Đỗ Thanh Hải, sự đón nhận tích cực của bộ phim đã giúp ông trở thành đạo diễn trẻ triển vọng lúc bấy giờ với thế mạnh là những bộ phim về đề tài sinh viên giới trẻ, điển hình như "Phía trước là bầu trời". Nhờ vai diễn trong "Xin hãy tin em" mà diễn viên Lệ Hằng nhận được nhiều lời mời đóng vai trong các bộ phim truyền hình khác. Tuy vậy, những tác phẩm này đều ít được đón nhận vì thành công quá lớn của nữ diễn viên ở bộ phim đầu tiên và đã khiến cô bị "chết vai". Phim cũng đóng vai trò là bàn đạp đưa Hoa Thúy tiến xa trong con đường diễn xuất giai đoạn sau này. Không dừng lại ở bộ phim, bài nhạc phim "Mong ước kỷ niệm xưa" cũng trở nên nổi tiếng và là ca khúc được ưa chuộng cuối những năm thập niên 1990. Bài hát khi đó đã được biểu diễn tại nhiều sân khấu lớn nhỏ trong cả nước, đồng thời tạo nên tên tuổi nhạc sĩ Xuân Phương, tác giả của khoảng 70 ca khúc nhạc phim sau đó. Nhiều hãng phim sau này đã mua lại ca khúc độc quyền để sử dụng trong các tác phẩm của mình với trị giá lên đến tiền tỷ. Đây còn là một bài hát phổ biến trong những buổi lễ tốt nghiệp, chia tay của học sinh, sinh viên.
1
null
Động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng hay Động cơ tên lửa lỏng (ký hiệu ĐTL) là loại động cơ tên lửa sử dụng nhiên liệu tên lửa ở dạng lỏng. Có thể chia ĐTL làm ba loại chính theo số thành phần nhiên liệu là: ĐTL một thành phần, ĐTL hai thành phần và ĐTL ba thành phần. ĐTL một thành phần. Một số hợp chất hóa học giải phóng năng lượng khi phân hủy, về mặt lý thuyết ta có thể coi đó là nhiên liệu đơn nguyên (VD: CH3NO2, NH4NO2, N2H4, C(NO2)4, H2O2, v.v.). ĐTL hai thành phần. Khác với lý thuyết máy nhiệt khi nhiên liệu là chất cháy ("ví dụ Động cơ đốt ngoài như Đầu máy hơi nước thì nhiên liệu hay chất cháy là Than đá; Động cơ đốt trong như Ôtô, Xe máy – Xăng, còn như máy bay cánh quạt trước Đại chiến thế giới lần 2 – dầu hàng không"), ở trong lý thuyết động cơ phản lực – nhiên liệu là chất oxy hóa (chất "O") và chất cháy (chất "C"). ĐTL ba thành phần. Giống nhiên liệu hai cấu tử ở chỗ gồm chất oxi-hóa và chất cháy, còn cấu tử thứ ba được đưa vào dưới dạng phụ gia để tăng giá trị xung lượng riêng lực đẩy (ví dụ: O2+H2+Be, F2+H2+Li, O3+Be+H2, OF2+Be+Li+H2, v.v.). Lịch sử ra đời và phát triển. trong đó: Nhiên liệu dùng trong ĐTL. Lựa chọn nhiên liệu tên lửa là một trong những bài toán quan trọng nhất trong thiết kế ĐTL. Vì thế tùy vào mục đich, chức năng, điều kiện vận hành, công nghệ sản xuất, bảo quản và vận chuyển đến điểm bắn của tên lửa thì việc lựa chọn này sẽ khác nhau. Một trong những tham số quan trọng nhất của nhiên liệu tên lửa là xung riêng lực đẩy, nhiệt độ làm việc và khối lượng riêng. Một số tham số nhiên liệu tên lửa Thiết bị và nguyên lý làm việc của ĐTL hai thành phần. ĐTL gồm buồng động cơ (buồng đốt và loa phụt), hệ thống turbin-máy bơm, bình sinh khí, hệ thống điều khiển và các bình chứa nhiên liệu tên lửa. Các thành phần nhiêu liệu là chất cháy và chất oxi-hóa từ các bình chứa (1), (2) (như trên "Sơ đồ ĐTL hai thành phần nhiên liệu") được đưa vào các máy bơm ly tâm (3), (4) và làm chuyển động turbin khí (5). Dưới áp suất cao, các thành phần nhiên liêu được đưa tiếp qua lắp buồng động cơ (12), qua vòi phun và được hòa trộn ở buồng đốt (13). Tại buồng đốt (13), các thành phần nhiên liệu tên lửa được đốt cháy ở nhiệt độ cao sinh ra hỗn hợp sản phẩm cháy ở thể khí. Hỗm hợp hợp này tiếp tục được giãn nở trong loa phụt (14), biến đổi nhiệt năng trong buồng đốt (13) thành động năng hỗn hợp khí trong loa phụt (14). Động năng này tạo thành lực đẩy phản lực của động cơ. Ứng dụng của ĐTL. ĐTL được sử dụng nhiên trong các tên lửa đẩy nổi tiếng thế giới như Soyuz-U, H-IIB, Ariane-5 ECA, Trường Chinh 2F, v.v. và hệ thống tàu con thoi của Mỹ. ĐTL lực đẩy nhỏ. ĐTL lực đẩy nhỏ (LĐN) là ĐTL có lực đẩy nằm trong khoảng 0,01-2500N. Do những đặc điểm khác về cấu tạo và mục đích khai thác sử dụng nên nhiên liệu trong ĐTL LĐN có thể ở thể khí ĐTL LĐN được ứng dụng nhiều trên các tàu vũ trụ, vệ tinh, tên lửa đẩy làm thiết bị hiệu chỉnh phương hướng hay dùng làm thiết bị giúp các tàu thăm dò lên xuống bề mặt các hành tinh. Ngoài ra, ĐTL LĐN còn được sử dụng trong tên lửa mô hình, trong phòng thí nghiệm nhằm mục đích nghiên cứu, giảng dạy.
1
null
Trận Laon là một trận đánh lớn trong chiến dịch Đông bắc Pháp (1814) thời chiến tranh Liên minh thứ sáu – cuộc chiến áp chót trong những cuộc chiến tranh của Napoléon. Trận đánh diễn ra từ ngày 9 đến ngày 10 tháng 3 năm 1814 giữa một lực lượng Pháp gồm khoảng 3,7–5 vạn người do hoàng đế Napoléon I chỉ huy với 9 vạn quân của tập đoàn quân Schlesien (Liên minh Nga-Phổ) do thống chế Phổ Gebhard von Blücher chỉ huy. Trong cuộc chiến đấu này, liên quân Nga-Phổ đã bẻ gãy các mũi tấn công của quân Pháp vào vùng phụ cận Laon và buộc Napoléon phải thu quân về Soissons. Tuy nhiên, sự chần chừ và bất đồng giữa các tướng Liên minh sau chiến thắng Laon đã làm họ mất cơ hội truy kích, tiêu diệt Napoléon và cuộc chiến kéo dài thêm vài tuần nữa. Bối cảnh. Tháng 1 năm 1814, quân đội Liên minh thứ sáu (Áo-Nga-Phổ-Đức) tiến công nước Pháp. Lợi dụng sự phối hợp tồi tệ giữa tập đoàn quân Böhmen (Áo) với tập đoàn quân Schlesien (Nga-Phổ), hoàng đế Pháp Napoléon I chủ động tấn công tập đoàn quân Schlesien (tư lệnh: thống chế Phổ Gebhard von Blücher) hòng ép Phổ phải ký hòa ước riêng với Pháp. Quân Pháp đã đánh bại liên quân Phổ-Nga trong chiến dịch Sáu ngày (10 – 14 tháng 2 năm 1814), và sau đó Napoléon chuyển trọng tâm tấn công quân Áo vì ông ta tin rằng "tập đoàn quân Schlesien đã bị tận diệt". Trên thực tế, chỉ 2 ngày sau khi chiến dịch Sáu ngày kết thúc, Blücher đã tổ chức lại lực lượng và tiếp tục hành quân dọc theo sông Marne với quyết tâm chiếm cho kỳ được Paris. Ở ngoại vi thủ đô, người Pháp chỉ có 1 vạn quân do các thống chế Édouard Mortier và Auguste Marmont chỉ huy; số quân này không thể địch nổi lực lượng đông hơn của Phổ-Nga. Do vậy, sau khi đánh bại người Áo trong trận Montereau (18 tháng 2), Napoléon quyết định đem 3-5 vạn quân lên hướng tây đặng truy diệt quân Blücher trên sông Marne. Nhận được tin này, Blücher hạ lệnh rút qua sông Aisne và lui về Soissons vào ngày 4 tháng 3. Tại đây Blücher được tiếp viện thêm một quân đoàn Phổ do tướng Friedrich von Bülow chỉ huy, nâng quân số tập đoàn quân Schliesen lên gần 10 vạn người. Chuẩn bị chiến đấu. Ngày 7 tháng 3 năm 1814, Napoléon tấn công quân tiền vệ Nga của Blücher tại Chemin des Dames. Quân Pháp thắng thế; Blücher hạ lệnh rút toàn bộ binh lực về tập kết gần thị trấn Laon. Do sức khỏe không tốt, Blücher quyết định phòng ngự bị động. Laon tọa lạc trên một ngọn đồi dốc có sông Ardon chảy qua và được bao quanh bằng những bức tường thành kiên cố. Phía bắc thành phố có vùng đồng trống, nhưng ở phía nam có nhiều rừng rậm gây nhiều khó khăn cho bất kỳ một đội quân nào muốn tấn công vào Laon. Chính ở hướng này, Blücher đã đặt lực lượng trung tâm của Bülow tại các làng Semilly và Ardon. Đồng thời, viên thống chế triển khai pháo binh chốt giữ các con đường từ Reims và Soissons. Blücher bố trí quân cánh phải của tướng Nga Ferdinand von Wintzingerode trấn thủ hướng tây Laon; quân cánh trái của các tướng Phổ Friedrich von Kleist và Yorck von Wartenburg trấn thủ mạn đông thành phố. Các đơn vị của Nga của hai tướng Louis Langeron và Fabian von der Osten-Sacken đứng chân làm dự bị ở hậu tuyến. Tổng cộng liên minh Phổ-Nga có 9 vạn quân. Blücher tin rằng quân số Pháp ngang ngửa với quân số của ông ta, nhưng trên thực tế Napoléon chỉ có từ 3,7 vạn đến 4,8 vạn quân. Sau chiến thắng Craonne, Napoléon tin rằng quân Liên minh đã "cao chạy xa bay" và những gì ở Laon chỉ là lực lượng chặn hậu của Nga-Phổ. Do đó, buổi sáng ngày 8 tháng 3 Napoléon sai đội Cận vệ Đế chế tiến theo hướng tây-bắc đánh Laon. Trên đường di chuyển, quân đội Pháp đã đánh bật các đội tuần tiễu Nga về hướng Laon. Tuy nhiên, quân Pháp gặp sự kháng cự mạnh của một số trung đoàn Nga ở Etouvelles, và phải đến đêm ngày 8 tháng 3, các đơn vị Cận vệ Pháp mới đẩy được quân Nga về Semilly. Quân Pháp đã áp sát Laon vào rạng sáng ngày 9 tháng 3. Diễn biến. 2h sáng ngày 9 tháng 3, Napoléon huy động quân chủ lực (gồm các quân đoàn của Michel Ney và Claude Victor-Perrin) tấn công trực diện vào phòng tuyến Nga-Phổ, đồng thời lệnh cho Marmont đem 9 nghìn quân từ Reims đánh ập vào sườn trái địch. Dưới thời tiết mùa đông khắc nghiệt, quân đoàn Ney đã đánh chiếm vùng ngoại ô Semilly, trong khi 1 sư đoàn của Victor-Perrin đánh lui quân Phổ khỏi Ardon. Sau đó, quân Pháp tiến tới uy hiếp Laon nhưng bị chặn lại trước các đòn phản kích của quân Phổ do Bülow chỉ huy. Quân Pháp phải lui vào Ardon và Semilly, nhưng quân Liên minh không phát triển tấn công vào các khu vực này. Blücher ban đầu hoàn toàn bị động, nhưng đến khi sương mù tan, viên thống chế đã quan sát toàn cảnh trận địa và sai Bülow phản công vào các vùng phụ cận. Sau nhiều trận giao chiến đẫm máu, quân Phổ chiếm lại được Semilly và Ardon vào buổi trưa, nhưng sau đó quân Pháp của Victor-Perrin phản kích đánh bật địch khỏi Ardon. Quân Pháp cũng phản kích vào Semilly nhưng bị quân Phổ đánh bại. Theo sử gia F. Lorraine Petre, Blücher đã có thể giành thắng lợi lớn nếu ông ta tung quân dự bị chi viện cho Bülow và tổng phản công vào đội quân chủ lực của Napoléon; nhưng vì thấy lực lượng Pháp tấn công Laon có quân số khá nhỏ, Blücher kết luận rằng đây chỉ là nghi binh, và mũi tấn công của Marmont từ Reims mới là mũi chủ công của Pháp. Sau đó, Blücher đưa một lượng lớn binh lực sang tăng cường cánh trái, khiến quân trung tâm của Bülow không đủ sức lấy lại Ardon.. Nhận thấy quân cánh phải địch suy yếu, vào 16h30 Napoléon sai tướng Charpentier 13500 bộ binh và 3500 kỵ binh đánh vào cánh này từ hướng bắc và đông. Quân Pháp chiếm được Clacy lúc 18h30, nhưng lực lượng pháo binh hùng hậu của Nga đã chặn đứng mọi đợt tấn công tiếp theo của địch. Cùng lúc đó, quân Pháp của Ney mở một cuộc tấn công mới vào Semilly nhưng lại bị Bülow đập tan. Quân Phổ cũng tấn công Ardon và cuối cùng đã giành lại làng này. Đến 19h, Napoléon quyết định ngưng tấn công cho tới sáng hôm sau. Kết thúc ngày đầu của trận đánh, cánh quân của ông ta chỉ chiếm được mỗi Lacy và không thể đột phá vào Laon, đồng thời cũng không nhận được tin tức gì từ cánh quân phía tây của Marmont. Từ sáng ngày 9 tháng 3, thống chế Marmont đã hành quân từ Berry-au-Bac về mạn tây, và đến chiều ông ta bắt gặp quân Phổ tại làng Athies phía nam Laon. Quân Pháp đã chiếm được Athies, nhưng không thể phát triển tấn công về Laon. Marmont cũng không bắt liên lạc được với Napoléon do tất cả các sứ giả Napoléon phái đi gặp Marmont đều bị quân khinh kỵ Nga bắt sống. Đến đêm, Marmont ngưng tấn công và lui về nghỉ trong một dinh thự ở Athies. Lính của ông ta đa phần là tân binh thiếu kinh nghiệm và kỹ năng bảo vệ doanh trại, nên phòng bị rất lỏng lẻo. Chớp lấy thời cơ này, Blücher huy động quân đoàn Phổ của tướng Yorck đột kích vào Athies. Yorck sai vương tử Wilhelm đem 6 tiểu đoàn độc lập và 2 lữ đoàn bộ binh đánh thốc vào chính diện địch. Yorck cũng căn dặn bộ binh chỉ xông lên đánh quân Pháp bằng lưỡi lê chứ không khai hỏa. Quân Phổ nhanh chóng chọc thủng trận tuyến quân Pháp. Marmont cố sức chấn chỉnh đội ngũ, nhưng chưa hoàn thành thì kỵ binh Phổ của tướng Hans von Zieten đã giáng mạnh vào sườn phải quân Pháp. Cánh quân của Marmont tan vỡ và bỏ chạy trối chết về Festieux (gần Rheims), để lại hơn 3 nghìn tù binh, 40 cỗ đại bác cùng 100 xe chở đạn trong tay quân Phổ. Đầu ngày 10 tháng 3, quân Pháp bẻ gãy nhiều đợt phản kích của quân Nga từ Laon. Sau đó, Ney triển khai tấn công Semilly nhưng lại bị Bulow giáng cho thiệt hại nặng nề. Thất bại hoàn toàn của quân Pháp trong các đợt tấn công vào Laon, cùng với tin tức về thảm họa tại Athies, đã buộc Napoléon đình chỉ tấn công Laon và rút toàn bộ binh lực về Soissons trong đêm ngày 10 tháng 3. Kết cục. Trận Laon là thất bại lớn đầu tiên của Napoléon trong cuộc chiến tại miền đông bắc Pháp năm 1814. Liên quân Phổ-Nga chịu thiệt hại 4 nghìn người, nhưng đã gây cho phía Pháp tổn thất đến 6,5 nghìn quân. Chênh lệch thương vong như vậy là hết sức bất lợi cho Pháp vì nhân lực, tài lực của họ lép vế hơn nhiều so với liên minh Nga-Áo-Phổ-Đức. Sau chiến thắng Laon, Blücher dự định truy kích tiêu diệt quân Pháp, nhưng kế hoạch này chưa kịp được thực thi thì ông ta bị sốt trầm trọng và phải tạm giao quyền chỉ huy cho tham tán quân vụ August von Gneisenau. Gneisenau đã gặp nhiều bất hòa với các tướng khác của liên minh như Kleist, Yorck (Phổ) hay Langeron (Nga) trong việc cơ cấu tổ chức lực lượng. Những mâu thuẫn này, cùng với sự thiếu quyết đoán của Gneisenau trong việc các bước đi tiếp theo sau trận Laon, đã làm cho tập đoàn quân Schlesien bị thụ động trong suốt thời gian Blücher vắng bóng. Đây lại là cơ hội cho Napoléon phần nào chấn chỉnh lực lượng và tiếp tục chống nhau với liên minh cho tới khi Paris thất thủ ngày 31 tháng 3 năm 1814.
1
null
Stamata Revithi (tiếng Hy Lạp: Σταμάτα Ρεβίθη; 1866 - sau 1896) là một phụ nữ Hy Lạp, người chạy marathon 40 km trong thời gian diễn ra Thế vận hội Mùa hè 1896. Thế vận hội không cho phép phụ nữ tham gia thi đấu, nhưng Revithi nhấn mạnh rằng cô được phép chạy. Tuy nhiên, Stamata Revithi, mẹ của một bé trai 17 tháng tuổi đã tham gia chạy marathon vào ngày 11 tháng 4, một ngày sau khi các vận động viên nam thi đấu chính thức. Mặc dù cô không được phép vào sân vận động nhưng sau khi chạy, cô đã tìm vài nhân chứng để ký xác nhận rằng cô đã về đích trong 5 giờ 30 phút. Revithi đã định gửi tài liệu này tới Ủy ban Olympic Hy Lạp với hy vọng rằng họ sẽ công nhận thành tích của cô. Không có bản báo cáo hay tài liệu nào của cô được ủy ban chứng thực. Không có hồ sơ được biết đến về sự cuộc sống của Revithi sau khi chạy của mình. Theo các nguồn tin hiện đại, một người phụ nữ thứ hai, "Melpomene", cũng chạy đua marathon năm 1896. Có cuộc tranh luận giữa các sử gia Olympic về việc Revithi và Melpomene có phải là cùng một người không.
1
null
Sân vận động Panathinaiko (tiếng Hy Lạp: Παναθηναϊκό στάδιο, còn được gọi là Kallimarmaro (Καλλιμάρμαρο, có nghĩa là "cẩm thạch tuyệt đẹp"), là một sân vận động thể thao ở Athens, Hy Lạp, là nơi tổ chức Thế vận hội Mùa hè hiện đại đầu tiên của vào năm 1896 được dựng lại từ phần còn lại của một sân vận động cổ xưa. Sân vận Panathinaiko là sân vận động lớn duy nhất trên thế giới được xây dựng hoàn toàn bằng đá cẩm thạch trắng (từ núi Penteli) và là một trong những sân lâu đời nhất trên thế giới. Trong thời cổ đại, sân vận động trên địa điểm này đã được sử dụng để tổ chức các phần thể thao của thế vận hội Panathenaic, vinh danh nữ thần Athena. Trong thời cổ đại, nó có chỗ ngồi bằng gỗ. Trong năm 329 trước Công nguyên, nó được cho xây dựng lại bằng đá cẩm thạch bởi quan chấp chính Lycurgus và trong năm 140 đã được mở rộng và được cho cải tạo bởi Herodes Atticus, cho sức chứa 50.000 chỗ ngồi. Phần còn lại của cấu trúc cổ đại được khai quật và tân trang lại, với kinh phí được cung cấp bởi Evangelis Zappas, cho sự phục sinh của Thế vận hội. Zappas đã tài trợ cho Thế vận hội được tổ chức vào năm 1870 và 1875. Năm 1895, sân vận động đã được tân trang lại một lần thứ hai cho Thế vận hội 1896, với sự tài trợ hoàn thành cung cấp bởi ân nhân Hy Lạp George Averoff, có bức tượng bằng đá cẩm thạch bây giờ đứng ở cửa ra vào, dựa trên thiết kế bởi của kiến trúc sư Anastasios Metaxas và Ernst Ziller.
1
null
Ravi Shankar (; tên khai sinh Robindro Shaunkor Chowdhury, sinh ngày 7 tháng 4 năm 1920 − mất ngày 11 tháng 12 năm 2012), còn được gọi là "Pandit", là một nghệ sĩ nhạc cụ Ấn Độ. Với cây đàn sitar, Shankar được coi là nghệ sĩ xuất chúng nhất, là người thầy vĩ đại của rất nhiều nghệ sĩ thành danh khác. Hans Neuhoff trong cuốn "Musik in Geschichte und Gegenwart" viết về ông như là nghệ sĩ Ấn Độ nổi tiếng nhất mọi thời đại. Ravi Shankar sinh ra ở thành phố thánh Varanasi và bắt đầu những tour diễn vòng quanh Ấn Độ và châu Âu với anh trai của mình, Uday Shankar. Năm 1938, ông từ bỏ giấc mơ thành nghệ sĩ múa và theo học lớp dạy đàn sitar của nghệ sĩ Allauddin Khan. Sau khi hoàn thành khóa học vào năm 1944, Shankar bắt đầu quá trình sáng tác nhạc với việc cộng tác với album "Apu Trilogy" của Satyajit Ray, cùng với đó làm đạo diễn cho đài All India Radio, New Delhi từ năm 1949 tới năm 1956. Giữa năm 1956, Ravi Shankar bắt đầu các tour diễn vòng quanh châu Âu nhằm quảng bá văn hóa Ấn Độ ra toàn thế giới. Ông cộng tác với khá nhiều nghệ sĩ tên tuổi, trong đó đáng kể nhất là nghệ sĩ violon Yehudi Menuhin và tay guitar của The Beatles, George Harrison. Trong thập kỷ 70 và 80, Shankar trở nên nổi tiếng khi tham gia viết nhạc cho dàn nhạc giao hưởng với cây đàn sitar. Ông từng làm nghị sĩ trong Quốc hội Ấn Độ nhiệm kỳ 1986-1992. Ông cũng từng được trao huân chương cao quý nhất Bharat Ratna cho công dân Ấn Độ. Shankar từng giành 3 giải Grammy, và là nghệ sĩ Ấn Độ thành công nhất trong nền âm nhạc phương Tây. Ông vẫn tiếp tục đi diễn cho trong suốt những năm 2000 cùng con gái út của ông Anoushka. Ravi Shankar có nhiều người con, và người nổi tiếng nhất là ca sĩ nhạc jazz Norah Jones.
1
null
Hy Lạp có khá nhiều đảo, ước tính vào khoảng 1.200 đến 6.000, tùy theo cách người ta định nghĩa đảo (dựa theo kích thước tối thiểu). Số liệu số lượng đảo có người sinh sống được đưa ra cũng không thống nhất, khoảng giữa 166 và 227. Chỉ có 78 hòn đảo trong số đó có trên 100 cư dân. Hòn đảo lớn nhất Hy Lạp xét theo diện tích là Crete, nằm ở phía nam biển Aegea. Đảo lớn thứ hai là Euboea. Nó bị chia tách với lục địa bởi eo biển Euripus rộng 60m và được coi là một bộ phận của vùng Trung Hy Lạp về mặt hành chính. Các đảo lớn thứ 3 và thứ 4 lần lượt là Lesbos và Rhodes. Các đảo còn lại chỉ bằng 2/3 đảo Rhodes hoặc còn nhỏ hơn nữa. Các đảo của Hy Lạp theo diện tích. Danh sách sau gồm các đảo lớn nhất Hy Lạp xét theo diện tích bề mặt với diện tích trên . Quần đảo Crete. Các đảo xung quanh đảo Crete.
1
null
Hầm mộ Ħal-Saflieni ("Hypogeum Ħal-Saflieni") là một cấu trúc ngầm bí mật thời đại đồ đá mới thuộc Giai đoạn Saflieni (3.300-3.000 TCN) nằm ở thị trấn Paola, Malta. Nó thường đơn giản được gọi là Hypogeum (), nghĩa đen có nghĩa là "ngầm" trong tiếng Hy Lạp. Nó được cho là một thánh địa và nghĩa địa lớn với di cốt 7.000 cá nhân riêng lẻ được các nhà khảo cổ học ghi nhận lại, và là một trong những ví dụ được bảo tồn tốt nhất của nền văn hóa xây dựng đền thờ ở Malta, là nền văn hóa cũng tạo ra Các đền thờ cự thạch và Vòng tròn đá Xagħra. Lịch sử. Nó được tình cờ phát hiện vào năm 1902 khi các công nhân xây bể chứa nước của một dự án phát triển nhà đã cắt phá phải phần nóc của cấu trúc. Ban đầu, các công nhân cố tình che giấu về sự có mặt của nó nhưng cuối cùng nó đã được đưa ra thế giới. Nghiên cứu ban đầu được thực hiện bởi nhà khảo cổ học người Malta Manuel Magri, người đã thay mặt cho Ủy ban Bảo tàng Quốc gia tiến hành các cuộc khai quật từ tháng 11 năm 1903. Trong các cuộc khai quật, một phần di cốt người và đồ vật đi kèm đã bị loại bỏ ra khỏi mục lục lưu trữ và nghiên cứu. Mọi thứ trở lên rối tung hơn khi Magri qua đời vào năm 1907 khi thực hiện công việc truyền giáo ở Tunisia và nhiều báo cáo của ông về Hypogeum đã bị mất. Công việc được tiếp tục thực hiện bởi Sir Themistocles Zammit, người đã cứu vãn những gì có thể. Ông bắt đầu cho xuất bản một loạt các báo cáo vào năm 1910 và tiếp tục công việc khai quật đến năm 1911, và những phát hiện của ông đã được lưu trữ tại Bảo tàng Khảo cổ Quốc gia Malta ở thủ đô Valletta. Hypogeum lần đầu tiên được mở cửa cho du khách vào năm 1908 trong khi các cuộc khai quật vẫn đang diễn ra. Những nỗ lực thực sự để bảo tồn địa điểm này bắt đầu vào năm 1991 khi nó được đóng cửa trong một thập kỷ để sắp xếp cho các cuộc ghé thăm sau đó. Năm 2011, một chương trình chuyên sâu hơn đã được đưa ra để theo dõi quá trình đổ nát của địa điểm. Hypogeum đã mở cửa trở lại vào tháng 5 năm 2017, sau khi đóng cửa một năm để cải thiện hệ thống quản lý môi trường.
1
null
Một axit amin thiết yếu (essential amino acid), hay axit amin không thể thiếu (indispensable amino acid), là axit amin mà sinh vật không thể tự tổng hợp được "de novo" (từ đầu) với tốc độ tương xứng với nhu cầu của nó, và do đó phải được cung cấp trong chế độ ăn uống của chúng. Trong số 21 axit amin phổ biến cho mọi dạng sống, có chín axit amin mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp được là phenylalanine, valine, threonine, tryptophan, methionine, leucine, isoleucine, lysine, và histidine. Sáu axit amin khác được coi là thiết yếu có điều kiện trong chế độ ăn uống của con người, có nghĩa là sự tổng hợp của chúng có thể bị hạn chế trong các điều kiện sinh lý bệnh tật đặc biệt, chẳng hạn như sinh non ở trẻ sơ sinh hoặc những người bị dị hóa nghiêm trọng. Sáu loại này là arginine, cysteine, glycine, glutamine, proline, và tyrosine. Có sáu axit amin không thiết yếu (có thể bỏ qua - dispensable) ở người, có nghĩa là chúng có thể được tự tổng hợp với lượng đủ trong cơ thể. Sáu loại này là alanine, axit aspartic, asparagine, axit glutamic, serine, và selenocysteine (được coi là axit amin thứ 21). Pyrrolysine (được coi là axit amin thứ 22) không được cơ thể con người sử dụng; do đó, nó được xếp vào loại không thiết yếu. Axit amin giới hạn là axit amin thiết yếu được tìm thấy với lượng nhỏ nhất trong thực phẩm. Khái niệm này rất quan trọng khi tính toán thức ăn chăn nuôi (fodder). Mức độ thiết yếu của các axit amin ở người. (*) Pyrrolysine, thường được xem là loại "axit amin thứ 22", không được cơ thể con người sử dụng nên không được liệt vào đây. Các axit amin thiết yếu ở người gồm isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine, tryptophan, valine, và histidine. Arginine, cysteine (hay các axit amin chứa lưu huỳnh), và tyrosine (hay các axit aminvòng thơm), thì cần thiết cho trẻ sơ sinh và trẻ đang phát triển. Các axit amin thiết yếu không hẳn là quan trọng hơn so với các axit amin khác mà chúng thiết yếu là do cơ thể không tự tổng hợp được mà phải lấy từ thức ăn. Ngoài ra, các axit amin arginine, cysteine, glycine, glutamine, proline, serine, tyrosine và asparagine thì được xem là thiết yếu có điều kiện, nghĩa là bình thường chúng không nhất thiết phải có trong thức ăn, nhưng lại cần có trong khẩu phần của những người không tổng hợp được chúng với một lượng đủ. Ví dụ như ở người bị bệnh phenylceton niệu (phenylketonuria - PKU) phải hạn chế lượng phenylalanine trong khẩu phần ăn ở mức rất thấp để ngăn ngừa sự chậm phát triển trí tuệ và các biến chứng chuyển hóa khác, do đó cơ thể họ không tổng hợp được tyrosine từ phenylalanine, và lúc này tyrosine lại cần thiết đối với những bệnh nhân PKU. Sự phân biệt giữa axit amin thiết yếu và không thiết yếu thì còn mơ hồ, do một số axit amin cũng có thể được tổng hợp từ axit amin khác. Các axit amin chứa lưu huỳnh như methionine và homocysteine có thể chuyển hóa lẫn nhau nhưng cả hai đều không được tổng hợp "mới" bởi cơ thể người, nghĩa là một trong hai phải được lấy từ thức ăn (ví dụ thức ăn có methionine thì không cần homocysteine, hoặc ngược lại, nhưng không thể không có cả hai), hay cysteine có thể được tổng hợp từ homocysteine nhưng không thể được tổng hợp "mới". Do đó, để thuận tiện, người xếp một số axit amin thành ‘’nhóm các axit amin cần thiết’’. Ví dụ như nhóm axit amin chứa lưu huỳnh gồm methionine, homocysteine và cysteine, nhóm axit amin chứa vòng thơm gồm phenylalanine và tyrosine. Arginine, ornithine và citrulline cũng được xem là một nhóm do chúng có thể chuyển hóa lần nhau qua chu trình ure. Lượng khuyến nghị hằng ngày. Việc xác định lượng axit amin thiết yếu cần thiết trong một ngày gặp nhiều khó khăn và đã phải được kiểm tra lại liên tục trong 20 năm trở lại đây. Bảng sau liệt kê lượng axit amin thiết yếu khuyến nghị hằng ngày của WHO cho người trưởng thành. Lượng khuyến nghị ở trẻ em trên 3 tuổi thì nhiều hơn từ 10% đến 20% so với người trưởng thành và với trẻ sơ sinh 1 năm đầu đời thì có thể nhiều hơn đến 150%. Sự tiêu dùng axit amin thiết yếu. Ribosome trong tế bào eukaryote (sinh vật nhân chuẩn) cần đến 21 loại axit amin khác nhau cho sự sinh tổng hợp protein. Bất kì sự thiếu hụt một axit amin nào cũng đều là một yếu tố hạn chế quá trình này. Tuy nhiên, tế bào eukaryote có thể tổng hợp một vài axit amin này từ các cơ chất khác. Do đó, chỉ có một tập hợp vài axit amin trong sinh tổng hợp protein được xem là chất dinh dưỡng thiết yếu. Một axit amin nào đó có thiết yếu hay không còn tùy thuộc vào giống loài và giai đoạn phát triển. Đầu thế kỷ XX các nhà khoa học đã biết rằng chuột thí nghiệm sẽ không thể sống sót nếu nguồn cung cấp protein có zein, một loại protein có trong ngô (bắp), nhưng chúng sẽ sống nếu được cung cấp casein, một loại protein có trong sữa bò. Từ phát hiện này William Cumming Rose đã khám phá ra một axit amin thiết yếu là threonine. Từ sự kiểm soát thành phần trong khẩu phần ăn của động vật gặm nhấm, Rose đã chứng minh mười loại axit amin thiết yếu đối với chuột thí nghiệm là: lysine, tryptophan, histidine, phenylalanine, leucine, isoleucine, methionine, valine, arginine và threonine. Sau đó Rose đã chứng minh tám loại axit amin thiết yếu đối với người trưởng thành, và histidine cũng cần thiết đối với trẻ sơ sinh. Các nghiên cứu sau này đã chỉ ra rằng histidine cũng cần thiết đối với người trưởng thành. Do sự khác nhau về mặt dinh dưỡng giữa zein và casein đối với chuột thí nghiệm, đã có nhiều nỗ lực để diễn đạt "chất lượng" hay "giá trị" của các loại protein khác nhau: đánh giá giá trị sinh học (biological value - BV), hệ số sử dụng protein (net protein utilization - NPU), chỉ số tiêu hóa protein (Protein Digestibility Corrected Amino Acid Score - PDCAAS). Các chỉ số này rất có ý nghĩa trong ngành công nghiệp chăn nuôi, do chỉ cần thiếu một hoặc nhiều axit amin thiết yếu cũng sẽ hạn chế sự phát triển của vật nuôi và ảnh hưởng đến hệ số chuyển hóa thức ăn (feed conversion ratio - FCR). Do đó, các loại thức ăn chăn nuôi đều có sự pha trộn hoặc bổ sung một axit amin nhất định (methionine, lysine, threonine, hoặc tryptophan). Mặc dù các loại protein thực vật có BV thấp hơn so với protein từ trứng hay sữa, chúng lại chứa đủ tất cả các loại axit amin cần thiết đối với người dù với một lượng nhỏ. Ăn nhiều loại rau khác nhau sẽ làm tăng BV của protein. Thiếu hụt axit amin thiết yếu. William Cumming Rose đã tiến hành các thí nghiệm khảo sát sự ảnh hưởng của khẩu phần ăn lên cơ thể con người. Các thí nghiệm đã được tiến hành trên các nam sinh viên đã tốt nghiệp. Khẩu phần của mỗi người gồm có tinh bột bắp, đường, bơ không đạm, dầu bắp, muối vô cơ, một số vitamin đã biết, "kẹo" làm từ chiết xuất gan được thêm tinh dầu bạc hà (để bổ sung các vitamin chua biết), và hỗn hợp một số axit amin tinh khiết đã biết thành phần. Kết quả được đánh giá dựa trên cân bằng nitơ. Rose đã nhận thấy rằng các triệu chứng lo lắng, kiệt sức, chóng mặt xảy ra nhiều hoặc ít hơn khi cơ thể bị thiếu hụt một loại axit amin thiết yếu nhất định. Sự thiếu hụt axit amin thiết yếu thì khác so với loạn dinh dưỡng protein-năng lượng (protein-energy malnutrition), bao gồm thiếu dinh dưỡng khô, hay bệnh marasmus do thiếu ăn và thiếu dinh dưỡng ướt, hay bệnh kwashiorkor do ăn thiếu protein (tuy nhiên có vài bằng chứng cho thấy cách phân loại này là không ổn do người ta nhận thấy không có sự khác nhau trong chế độ ăn giữa đứa trẻ bị marasmus với đứa trẻ bị kwashiorkor .)
1
null
CANT Z.1007 "Alcione" ("Kingfisher") là một loại máy bay ném tầm trung 3 động cơ, cấu trúc làm bằng gỗ. Được thiết kế với kỹ sư Filippo Zappata, cha đẻ của loại máy bay CANT Z.506, nó có "các đặc tính bay hoàn hảo và khả năng cân bằng tốt", Z.1007 còn được coi là máy bay ném bom tốt nhất của Italy trong Chiến tranh thế giới II. Nó được trang bị cho "Regia Aeronautica", "Aeronautica Nazionale Repubblicana" và "Luftwaffe" trong Chiến tranh thế giới II. Tính năng kỹ chiến thuật (Z.1007bis). The Encyclopedia of Weapons of World War II
1
null
Consolidated PB4Y-2 Privateer là một loại máy bay ném bom tuần tra của Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh thế giới II và Chiến tranh Triều Tiên, nó được thiết kế dựa trên loại máy bay ném bom Consolidated B-24 Liberator. Hải quân Hoa Kỳ được trang bị những chiếc B-24 chưa sửa đổi như PB4Y-1 Liberator, loại máy bay này được coi là rất thành công. Một thiết kế hải quân hóa hoàn toàn đã được đề ra, hãng Consolidated đã phát triển một loại máy bay ném bom tuần tra tầm xa chuyên nhiệm để đáp ứng nhu cầu của Hải quân vào năm 1943, nó được định danh là PB4Y-2 Privateer. Năm 1951, loạt máy bay được định danh lại thành P4Y-2 Privateer. Một sự thay đổi nữa được thực hiện vào tháng 10/1962 khi những chiếc Privateer còn lại của hải quân (tất cả đã được chuyển đổi sang cấu hình máy bay không người lái với tên định danh P4Y-2K) được định danh lại thành QP-4B. Tính năng kỹ chiến thuật (PB4Y-2). "Jane's Fighting Aircraft of World War II"
1
null
Viện Đại học Hebrew của Jerusalem (tiếng Do Thái: האוניברסיטה העברית בירושלים, ha-Universita ha-Ivrit B'irushalayim; Tiếng Ả-rập الجامعة العبرية في القدس, al-Ǧāmiʻah al-ʻIbriyyah fil-Quds; viết tắt HUJI) là trường đại học lâu đời thứ hai ở Israel, sau trường Technion. Trường đại học Hebrew thành phố Jerusalem có 3 cơ sở ở Jerusalem và 1 cơ sở ở Rehovot. Trường có thư viện chuyên ngành Do Thái Học lớn nhất thế giới đặt tại cơ sở Edmond J. Safra ở khu Givat Ram Jerusalem. Thành viên hội đồng quản trị đầu tiên của trường bao gồm Albert Einstein, Sigmund Freud, Martin Buber và Chaim Weizmann. Bốn thủ tướng Israel là cựu sinh viên của trường. Trong thập kỷ vừa qua, bảy nhà nghiên cứu và cựu sinh viên của trường nhận giải Nobel và một người được nhận Huy chương Fields. Theo Bảng xếp hạng học thuật các trường đại học trên thế giới (Academic Ranking of World Universities), đại học Hebrew là trường tốt nhất Israel, và xếp hạng 59 thế giới, trong đó đứng thứ 16 về toán học, 27 về khoa học máy tính và 44 về kinh doanh và kinh tế học. Năm 2013, Trung tâm xếp hạng các trường đại học thế giới (the Center for World University Rankings) xếp trường Hebrew thứ 21 thế giới và đứng đầu Israel, một khảo sát khác xếp trường đứng thứ 9 trong số các trường đại học tốt nhất để làm việc và đứng thứ 2 trong số các trường ngoài nước Mỹ. Lịch sử. Một trong những viễn cảnh của phong trào Phục quốc Do Thái là thành lập một trường đại học Do Thái trên đất Do Thái. Việc quyên góp cho trường được đề xuất từ năm 1884 tại hội nghị Kattowitz (Katowice) của hội Hovevei Zion. Lễ đặt viên đá đầu tiên diễn ra ngày 24 tháng 7 năm 1918. Bảy năm sau, ngày 1 tháng 4 năm 1925, cơ sở trên núi Scopus của trường được khánh thành với sự tham gia của các nhà lãnh đạo thế giới Do Thái, các học giả xuất sắc, các nhân vật của công chúng và các nhà lãnh đạo nước Anh, trong đó có bá tước Balfour, tử tước Allenby và Sir Herbert Samuel. Hiệu trưởng đầu tiên của trường là Judah Magnes. Năm 1947, trường đại học đã trở thành một cơ sở nghiên cứu và giảng dạy lớn. Một kế hoạch xây trường y khoa được thông qua. Năm 1949, Khoa luật được khánh thành. Năm 1952, Viện nông nghiệp, vốn được sáng lập bởi trường trong năm 1940, chính thức trở thành một khoa. Trong cuộc chiến Ả-rập - Israel năm 1948, các cuộc tấn công đã nhắm mục tiêu vào tuyến đường nối khu vực được Israel kiểm soát ở Jerusalem và trường đại học. Lãnh đạo các lực lượng Ả-rập ở Jerusalem, Abdul Kader Husseini, đe dọa sẽ tấn công bệnh viện Hadassah của trường "nếu người Do Thái còn tiếp tục dùng chúng làm căn cứ vũ trang". Sau cuộc thảm sát vào đoàn xe của bệnh viện Hadassah, trong đó 79 người Do Thái bao gồm các bác sĩ và y tá bị giết, cơ sở núi Socpus bị tách khỏi Jerusalem. Một binh sĩ Anh tên Jack Churchill đã tổ chức di tản 700 bác sĩ, sinh viên và bệnh nhân Do Thái ra khỏi bệnh viện. Khi chính phủ Jordan từ chối không cho người Do Thái trở lại núi Scopus, một cơ sở mới được xây dựng tại Givat Ram ở phía Tây Jerusalem và hoàn thành năm 1958. Trong thời gian đó, các lớp học được tổ chức ở 40 địa điểm khác nhau trong thành phố. Tòa nhà Terra Santa ở Rehavia được thuê từ các giám sát dòng Phanxicô của hội Đất Thánh La Tinh cũng được dùng cho mục đích này. Một vài năm sau, cùng với Tổ chức y khoa Hadassah, một cơ sở khoa học y dược cũng được xây dựng tại khu Ein Kerem phía tây nam Jerusalem. Đầu năm 1967, tổng số sinh viên là 12,500, phân bổ trong 2 cơ sở ở Jerusalem và Khoa nông nghiệp ở Rehovot. Sau sự thống nhất Jerusalem, theo sau cuộc chiến 6 ngày trong tháng 6 năm 1967, trường đại học đã có thể trở lại núi Scopus, cơ sở nơi đây được xây dựng lại. Năm 1981 công việc xây dựng được hoàn tất, cơ sở núi Scopus lại trở thành cơ sở chính của trường. Trưa ngày 31 tháng 7 năm 2002, một tên khủng bố đã kích nổ một quả bom trong giờ ăn tại căn tin Frank Sinatra của trường, thời điểm đó có rất đông giảng viên và sinh viên. Chín người – năm người Do Thái, ba người Mỹ, một người mang hai quốc tịch Pháp – Mỹ - bị giết, hơn 70 người bị thương. Các nhà lãnh đạo trong đó có Kofi Annan, tổng thống Bush, chủ tịch liên minh châu Âu đã lên án cuộc khủng bố. Khủng bố. vào ngày 31 tháng 7 năm 2002 ngay sau khi 13:30 tại một nhà hàng đông đúc đại học Frank Sinatra tại Scopus Campus đầu phát nổ một máy bay ném bom tự sát một người lao động Palestine từ Đông Jerusalem. Chín người, năm người Israel, ba người Mỹ và một công dân Hoa Kỳ và Pháp - bị giết trong cuộc tấn công. khác 85 người bị thương, 14 người trong số họ nghiêm trọng. Trách nhiệm về vụ tấn công đã ký Hamas. Các cơ sở. Núi Scopus. Núi Scopus (Tiếng Do Thái: Har HaTzofim הר הצופים), nằm phía đông bắc Jerusalem, là nơi xây dựng cơ sở chính của trường, bao gồm khoa Nhân văn, khoa Xã hội học, Luật, Trường quản trị kinh doanh Jerusalem, Trường công tác xã hội Bearwald, Viện nghiên cứu thúc đẩy hòa bình Harry S. Truman, Trường quốc tế Rothberg, Viện Do Thái Học Mandel. Trường quốc tế Rothberg giảng dạy về Do Thái Học/ Israel Học và các môn học thế tục. Các sinh viên ngoại quốc bắt buộc phải hoàn tất một chương trình học tiếng Do Thái gọi là Ulpan trong đó bao gồm khóa học bắt buộc về văn hóa và phong tục Israel. Tất cả các lớp học trong chương trình Ulpan tại Rothberg được dạy bởi người bản xứ. Tuy nhiên, nhiều lớp khác ở trường Rothberg được dạy bởi những người Do Thái hồi hương về Israel. Mảnh đất trên núi Scopus được mua trước Chiến tranh thế giới thứ nhất từ Sir John Gray-Hill, kèm theo đó là biệt thự Gray-Hill. Quy hoạch tổng thể của trường đại học được thiết kế bởi Patrick Geddes và con rể của ông, Frank Mears tháng 12 năm 1919. Chỉ có ba tòa nhà trong bản thiết kế đầu tiên này được xây dựng bao gồm Thư viện quốc gia Wolfson, Viện toán học và Viện vật lý. Chỗ ở cho sinh viên đại học Hebrew tại cơ sở núi Scopus là ba ký túc xá xây dựng gần trường. Đó là ký túc xá Maiersdorf (מאירסדורף), ký túc xá Bronfman (ברונפמן), và Kfar HaStudentim (כפר הסטודנטים, làng sinh viên). Gần đó là hang động Nicanor, một hang động cổ từng được quy hoạch làm đền thờ quốc gia. Edmond J. Safra, Givat Ram. Cơ sở ở Givat Ram (mới được lấy tên danh nhân Edmond Safra) là nơi đặt Khoa khoa học bao gồm Viện toán học Einstein, Viện nghiên cứu cao cấp Israel, Trung tâm nghiên cứu về tính hợp lý, cũng như Thư viện quốc gia Israel (JNUL). Ein Kerem. Khoa nha, dược và Viện nghiên cứu y khoa Israel – Ca-na-đa (IMRIC) được bố trí ở cơ sở Ein Kerem về phía tây nam Jerusalem gần với Trung tâm y khoa Hadassah. Rehovot. Khoa nông nghiệp – thực phẩm – môi trường Robert H. Smith và trường thú y Koret nằm ở vùng đồng bằng duyên hải thành phố Rehovot. Khoa được thành lập năm 1942 và trường thú y thành lập năm 1985. Đây là những cơ sở đại học duy nhất ở Israel tiến hành cả giảng dạy và nghiên cứu ở các lĩnh vực kể trên. Các thư viện. Thư viện quốc gia và đại học Do Thái (Jewish National and University Library) là thư viện trung tâm và lớn nhất của đại học Hebrew và là nơi có một trong những bộ sưu tập sách và các bản chép tay ấn tượng nhất trên thế giới. Đây cũng là cơ sở lâu đời nhất của trường đại học. Được thành lập năm 1892 với mục đích là một trung tâm toàn cầu cho việc lưu trữ sách liên quan đến tư duy và văn hóa Do Thái, sau đó đảm nhiệm thêm các chức năng của một thư viện tổng hợp của trường đại học năm 1920. Thư viện cũng có các bộ sưu tập ngôn ngữ và nghi lễ Do Thái lớn nhất thế giới. Nó chứa tất cả các tài liệu xuất bản ở Israel, và cố gắng thu thập tất cả các tài liệu liên quan đến đất nước Israel được xuất bản trên thế giới. Có hơn 5 triệu quyển sách và hàng ngàn hiện vật ở trong các khu vực đặc biệt, rất nhiều trong số đó là độc nhất. Trong đó có bộ sưu tập về Albert Einstein, các bản chép tay tiếng Do Thái, bộ sưu tập bản đồ Eran Laor, bộ sưu tập khoa học Edelstein, bộ sưu tập Gershom Scholem và bộ sưu tập Maimonides các bản chép tay và văn bản cổ. Trong di chúc, Albert Einstein để lại cho trường đại học Hebrew các bài viết cá nhân và bản quyền của chúng, cũng như quyền sử dụng hình ảnh của ông. Kho lưu trữ Albert Einstein có hơn 55,000 hiện vật. Trong tháng 3 năm 2012, trường đại học Hebrew thông báo rằng họ đã hoàn tất việc số hóa toàn bộ bộ sưu tập Einstein và có kế hoạch đưa bộ sưu tập lên mạng, miễn phí truy cập. Trong bộ sưu tập có các ghi chú cá nhân, thư tình gửi nhiều phụ nữ, trong đó có các lá thư gửi cho người sau này trở thành người vợ thứ hai, Elsa. Cũng trong bộ sưu tập đã được số hóa là lá thư gửi cho tờ báo tiếng Ả-rập Falastin, đề nghị thành lập một hội đồng bí mật bao gồm cả người Do Thái và Ả-rập để giải quyết mâu thuẫn giữa Ả-rập và Israel. Bên cạnh Thư viện quốc gia, trường đại học Hebrew còn vận hành các thư viện chuyên ngành ở các cơ sở của mình, trong số đó có: Các thư viện của trường Hebrew có thể được truy cập từ cổng thông tin thư viện HUJI. Các hội ái hữu trường đại học Hebrew. Trường có một tổ chức quốc tế các hội ái hữu ở hơn 25 quốc gia. Hội người Mỹ ái hữu của trường Hebrew (AFHU) là một tổ chức không lợi nhuận chuyên tổ chức các chương trình, sự kiện và hoạt động gây quỹ hỗ trợ trường. Hội được thành lập bởi nhà hảo tâm người Mỹ Felix M. Warburg năm 1925. Yissum – Công ty nghiên cứu và phát triển. Công ty nghiên cứu và phát triển Yissum là công ty chuyển giao các công nghệ của trường, được thành lập năm 1964. Yissum sở hữu tất cả các tài sản trí tuệ của các nhà nghiên cứu và nhân viên trường đại học Hebrew. Kể từ khi sáng lập, Yissum đã thành lập hơn 80 công ty khoa học như Mobileye, BriefCam, HumanEyes, OrCam, ExLibris, BioCancell. Yissum cũng là thành viên của Tổ chức chuyển giao công nghệ Israel ITTN
1
null
Trong lượng giác và hình học, vị trí của một điểm C có thể tìm ra bằng cách đo góc của nó với 2 điểm A, B đã biết trước. Hai điểm A, B sau này cùng nằm trên một đường thẳng. Vị trí của điểm C chính là điểm thứ ba của 1 tam giác với một cạnh biết trước và 2 góc biết trước. Nguyên tắc. Công thức sau đây chỉ ứng dụng trong hình học phẳng của Euclid. Nó sẽ không chính xác dùng cho những khoảng cách xa vì độ cong của trái đất, nhưng có thể thay thế bằng những tính toán phức tạp của lượng giác trên hình cầu. Do đó Vì tan α = sin α / cos α và sin(α + β) = sin α cos β + cos α sin β, điều này tương đương với: Từ đây, có thể tìm ra khoảng cách đến điểm chưa biết từ bất cứ điểm nào của 2 điểm đã biết, kể cả tọa độ và phương hướng đông/tây/nam/bắc.
1
null
Theeradej Wongpuapan (tiếng Thái: ธีรเดช วงศ์พัวพันธ์, phiên âm: Thi-la-đét Vong-bua-ban, sinh ngày 3 tháng 12 năm 1977) còn có nghệ danh là Kane (tiếng Thái: เคน, đọc là Khen), là một diễn viên và người mẫu người Thái Lan. Anh được biết đến qua nhiều bộ phim nổi tiếng như "Tơ hồng tình yêu" (2006), "Thiên đường tội lỗi" (2008), "Công thức tình yêu" (2009), "Tử thần ngọt ngào" (2013), "Yêu trong cuồng hận" (2017), "Hồ bơi tử thần" (2018)... Tiểu sử. Ken Theeradej sinh ngày 3 tháng 12 năm 1977 tại Băng Cốc, Thái Lan. Ken học tại trường St. Dominic School ở Băng Cốc đến lớp 5, sau đó học tại Đại học Assumption một thời gian ngắn trước khi sang California, Mỹ học ở Brooks Institute of Photography. Nhưng sau 2 năm, do ảnh hưởng của cuộc Khủng hoảng tài chính châu Á 1997, Ken đã quay về Thái Lan. Bố của Ken là một nam diễn viên nổi tiếng của Thái Lan, ông đã hướng nghiệp cho Ken trở thành một diễn viên. Sự nghiệp. Trong suốt sự nghiệp, Ken đã giành được nhiều giải thưởng danh giá như "Diễn viên xuất sắc nhất" tại lễ trao giải "Top Award" trong 2 năm liên tiếp 2005 và 2006. Ngoài ra năm 2008, Ken còn nhận được giải "Diễn viên xuất sắc nhất" tại lễ trao giải "Nine Entertainment Awards". Bên cạnh những giải thưởng trong sự nghiệp diễn xuất, Ken còn nhận được những giải thưởng khác như "Quý ông của năm" tại lễ trao giải "TV Pool" (2008) và giải "Nhân vật được báo chí yêu thích" tại lễ trao giải "Star Entertainment". Hoạt động xã hội. Bên cạnh công việc diễn xuất, Ken còn là một trong những nghệ sĩ thường xuyên tổ chức chương trình từ thiện gây quỹ cho những trẻ em khó khăn tại Thái Lan. Năm 2007, lợi nhuận từ bộ phim "The Office" do chính tay Ken đạo diễn và quy tụ những diễn viên nổi tiếng như Janie Tienphosuwan và Lalita Panyopas đã được Ken sử dụng để xây trường cho trẻ em tại những nơi còn khó khăn và thiếu thốn.  Không dừng ở đó, anh và những người bạn diễn nổi tiếng của mình trong đó có Ann Thongprasom còn trở thành đại sứ của UNICEF (Tổ chức thế giới bảo vệ quyền trẻ em) tại Thái Lan. Anh đã đến tỉnh Krabi để dạy người dân ở đây cách chăm sóc cho trẻ, giáo dục họ về HIV/AIDS và tạo không gian an toàn cho những bạn trẻ là nạn nhân của bạo lực và bị lạm dụng. Tiếp tục chuyến hành trình, Ken đến Ban Nop để giúp hoàn thiện trung tâm chăm sóc trẻ em và cuối cùng là đến thăm khu vực bị sóng thần tàn phá năm 2004. Đời tư. Anh đã kết hôn với Butsakorn Pornwannasirivej (Noi), là một nữ diễn viên được yêu thích tại Thái Lan vào ngày 25 tháng 11 năm 2007. Hoàng hậu Thái Lan Sirikit đã tham dự lễ cưới này. Ngày 17 tháng 8 năm 2008, Noi Butsakorn sinh cho anh một cậu con trai đầu lòng và đặt tên là Khunatum Wongpuapan (biệt danh là "Kun"). Baby thứ hai của cặp đôi này chào đời vào ngày 4 tháng 7 năm 2010, được đặt tên là Thippatai Wongpuapan (biệt danh là "Jun"). Sở thích của Ken là làm phim ngắn, chụp ảnh, đi du lịch, sưu tập đồng hồ cổ. Môn thể thao yêu thích là cầu lông và trượt ván.
1
null
Pimchanok Luevisadpaibul (tiếng Thái: พิมพ์ชนก ลือวิเศษไพบูลย์, sinh ngày 30 tháng 9 năm 1992) còn có nghệ danh là Baifern (ใบเฟิร์น), là một nữ diễn viên và người mẫu người Thái gốc Hoa. Cô nổi tiếng qua vai diễn 'Nam' khi đóng cặp với nam diễn viên Mario Maurer trong bộ phim "First Love (A Little Thing Called Love)" (tiếng Việt: Điều bé nhỏ mang tên tình yêu - 2010). Một số phim điện ảnh khác của cô như: "Love Summer" (Tình hè - 2011), "Suddenly It's Magic" (Phép màu bất thình lình - 2012), "Cat A Wabb" (Mèo mai mối - 2015), "Friend Zone" (Yêu nhầm bạn thân - 2019) cùng phim truyền hình: Lhong Fai (Ngọn Lửa Đam Mê - 2017), "Chiếc lá cuốn bay" (2019) cũng đem lại những thành công lớn cho nữ diễn viên. Cô tốt nghiệp trường vào năm 2015. Tiểu sử. Baifern sinh ngày 30 tháng 9 năm 1992 tại bệnh viện Vajira, Băng Cốc, Thái Lan. Cô là con cả trong một gia đình người Tiều. Họ của cô, Luevisadpaibul, bắt nguồn từ họ Lữ (呂) trong tiếng Trung Quốc. Cha của cô làm kinh doanh xuất khẩu, mẹ là một nhân viên xã hội. Cô có một em trai. Khi còn nhỏ, cô học thể dục nhịp điệu và từng nhiều lần tranh huy chương đồng đội. Khi Baifern học lớp 6, cô được phát hiện bởi một đội tìm kiếm diễn viên nhí tại sân tập. Vì vậy, cô đã quay quảng cáo cho một nhãn hiệu giày học sinh và bắt đầu bước chân vào làng giải trí lần đầu tiên. Baifern hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học tại Trường Meen Prasat Wittaya và Trường Thep Aksorn. Tốt nghiệp trung học tại trường Nawaminthrachinuthit và trường dự bị Nomklao. Cô nhận bằng cử nhân Khoa Mỹ thuật và Ứng dụng Biểu diễn tại Đại học Srinakharinwirot. Sự nghiệp. Năm 2009, Baifern tham gia bộ phim đầu tiên là "Ha Hua Chai Hiro", chính thức tiến vào showbiz và ký hợp đồng với Channel 7 (Thái Lan). Năm 2010, cô vào vai nữ chính Nam trong tác phẩm điện ảnh First Love (phim Thái 2010) và trở nên nổi tiếng ở thời điểm đó. Cũng trong năm này, cô đã giành được giải Best Rising Actress (Film) tại lễ trao giải Top lần thứ 11 cho bộ phim này. Năm 2016, đài CH7 của Thái Lan đã đưa ra thông báo rằng hợp đồng giữa cô và đài sẽ hết hạn vào tháng 5. Sau 6 năm đầu quân cho CH7 và không đạt được thành công như mong đợi, Baifern Pimchanok quyết định không gia hạn hợp đồng, kết thúc hợp đồng với công ty vào năm 2016 và chính thức trở thành nghệ sĩ tự do . Năm 2017, Baifern đã trở lại đầy ngoạn mục với vai diễn Kankaew trong dự án truyền hình Lhong Fai 2017 của Đài One 31, vai diễn giúp cô gây ấn tượng mạnh trong lòng khán giả. Ở giai đoạn này, Baifern cũng được biết đến qua loạt các tác phẩm như: Slam Dance, Cưa đổ nàng ác ma, Beauty Boy… Đến tháng 3 năm 2019, Baifern Pimchanok với vai nữ chính trong Friend zone - Yêu nhầm bạn thân đã gây sốt màn ảnh rộng Thái Lan với doanh thu hơn 210 triệu baht (153 tỷ đồng). Chưa dừng lại, bộ phim như một "hiện tượng" ở các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á. Tại thị trường Việt Nam, tác phẩm cũng nhanh chóng phá đảo phòng vé với doanh thu hơn 53 tỷ đồng, vượt mặt Thiên tài bất hảo - trở thành phim Thái có doanh thu cao nhất mọi thời đại tại phòng vé Việt Nam. Tháng 6 năm 2019, cô tiếp tục gây bão khắp màn ảnh nhỏ Thái Lan với vai diễn Nira Kongsawad trong tác phẩm truyền hình Chiếc lá cuốn bay - kể về mỹ nhân chuyển giới trải qua tuổi thơ bất hạnh vì bị bố và cô ruột hắt hủi, sau đó trở lại với thân phận và hình hài mới. Trong Chiếc lá cuốn bay, Baifern chinh phục khán giả nhờ lối diễn phức tạp, mô tả được nhiều lớp tính cách, nhiều góc cạnh của nhân vật, khiến người xem có được góc nhìn chân thực đầy khắc nghiệt về những số phận chuyển giới. Với thành công của vai diễn này, tên tuổi của Baifern nổi tiếng khắp châu Á, trở thành nữ diễn viên được săn đón bậc nhất xứ Chùa Vàng. Năm 2020, sau khi hợp tác với Mario Maurer trong bộ phim First Love (phim Thái 2010), cả hai sẽ được tái hợp trong dự án điện ảnh mới AI Love You sau 10 năm. Năm 2021 - 2022, Baifern có 3 dự án truyền hình được phát sóng bao gồm : Sợi dây hoàng lan, Saree yêu dấu, 46 ngày ngày phá nát đám cưới. Trong đó Sợi dây hoàng lan đóng cặp với Nine Naphat và Saree yêu dấu đóng cùng nam diễn viên Sean Jindachot là 2 bộ phim được khác giả Việt Nam vô cùng đón nhận. Đời tư. Ngày 3 tháng 12 năm 2022 tại sự kiện của Nissan Motor Expo 2022, Baifern xác nhận đang trong quá trình tìm hiểu với Nine. Ngày 8 tháng 5 năm 2023 trong sự kiện Nine và Baifern xuất hiện công khai với tư cách người đại diện nhãn hàng. Cả hai đã thừa nhận với phóng viên là người yêu của nhau và dành cho nhau nhiều cử chỉ quan tâm ngọt ngào. Sự nghiệp âm nhạc. MC/YouTuber. Trực tuyến YouTube: FERNZONE Channel
1
null
Dian Fossey (; 16 tháng 1 năm 1932 – 27 tháng 12 năm 1985) là một nhà linh trưởng học, nhà bảo tồn động vật người Mỹ được biết đến qua việc đã thực hiện một cuộc nghiên cứu sâu rộng về loài khỉ đột núi trong thời gian từ năm 1966 cho đến lúc qua đời năm 1985. Bà đã tìm hiểu về chúng mỗi ngày trong những vùng rừng núi ở Rwanda, khởi nguồn từ sự khích lệ của nhà cổ sinh vật học Louis Leakey. "Gorilla in the mist," cuốn sách được xuất bản hai năm trước khi chết của bà là một bản tường thuật về việc nghiên cứu khoa học loài khỉ đột tại Trung tâm Nghiên cứu Karisoke và phần sự nghiệp trước đó của mình. Cuốn sách đã được chuyển thể thành bộ phim cùng tên vào năm 1988. Fossey được xem là một trong những nhà nghiên cứu linh trưởng lỗi lạc nhất trên thế giới, thành viên của tên gọi vẫn thường phổ biến "Trimates", nhóm các nhà khoa học nữ kiệt xuất vốn được Leakey cử đi để nghiên cứu các loài khỉ lớn không đuôi trong môi trường tự nhiên của chúng, cùng với Jane Goodall về tinh tinh thông thường và Biruté Galdikas về đười ươi. Trong thời kỳ ở Rwanda, bà đã ủng hộ một cách tích cực cho các nỗ lực bảo tồn, chống đối mạnh mẽ nạn săn bắt trộm và du lịch trên sinh cảnh hoang dã đồng thời khiến cho thêm nhiều người công nhận về giống khỉ đột tinh khôn. Cả Fossey và những khỉ đột của bà đều là nạn nhân của đám đông; bà đã bị sát hại tàn nhẫn trong cabin của mình tại một trại biệt lập ở Rwanda vào tháng 12 năm 1985. Sự việc về sau được suy luận rằng có liên quan đến những nỗ lực bảo tồn của bà Cuộc đời và sự nghiệp. Fossey sinh ra tại San Francisco, California, là con gái của Kathryn "Kitty" (nhũ danh Kidd), một người mẫu thời trang, và George E. Fossey III, một chuyên viên tư vấn bảo hiểm. Họ ly dị khi bà mới lên 6 tuổi. Mẹ của bà đã tái hôn vào năm sau đó với một doanh nhân tên Richard Price. Cha của bà vẫn cố gắng giữ tiếp xúc với con nhưng đã bị mẹ bà ngăn cản lại và rồi mọi liên hệ đều bị cắt đứt. Cha dượng của Fossey, Richard Price, chưa bao giờ coi bà như con đẻ của mình. Ông không cho phép Fossey ngồi cùng bàn ăn với ông hay mẹ trong các bữa tối. Là người gắn chặt với kỷ luật hà khắc, Richard Price không hoặc hiếm khi hỗ trợ Fossey về mặt tinh thần. Phải chống chọi với sự bất an của bản thân, Fossey đã hướng sang động vật như là cách để được chấp nhận. Tình yêu của bà dành cho các loài vật khởi đầu từ thú nuôi đầu tiên là cá vàng và tiếp tục duy trì trong suốt phần đời còn lại. Năm 6 tuổi, bà bắt đầu cưỡi ngựa, nhờ đó kiếm được một thư giới thiệu từ nhà trường; trong lễ tốt nghiệp năm 1954, Fossey đã tự nhận mình là một người cưỡi ngựa nữ. Học vấn. Tốt nghiệp Trường trung học Lowell, tuân theo định hướng của cha dượng, bà đã đăng kí vào học kinh doanh tại trường Cao đẳng Marin. Tuy nhiên, qua kỳ nghỉ hè năm 19 tuổi tại một nông trại ở Montana đã khơi lại trong bà tình yêu với động vật và bà đã ghi tên mình vào khóa dự bị thú y thuộc ngành sinh học tại Đại học California, Davis. Bất chấp ý định của dượng rằng bà sẽ theo học ở một trường kinh doanh, Dian muốn dành cả sự nghiệp chuyên môn của mình được làm việc với các loài vật. Hậu quả tất yếu, cha mẹ của Dian đã không hỗ trợ bất kỳ một khoản tài chính đáng kể nào trong suốt giai đoạn trưởng thành của bà. Bà đã phải tự chu cấp cho mình bằng công việc của một thư ký tại White Front (một trung tâm bách hóa), làm thêm các việc trong phòng thí nghiệm và thư ký khác, và cả việc lao động chân tay như thợ máy trong công xưởng. Mặc dù Fossey luôn là một sinh viên gương mẫu, bà lại gặp khó khăn với các môn khoa học cơ bản bao gồm hóa học và vật lý nên đã bị trượt trong năm thứ hai của chương trình. Bà quyết định đổi hướng sang trường Đại học Bang San Jose, đồng thời tham gia vào hội nữ sinh Kappa Alpha Theta tại đây, để nghiên cứu bộ môn phục hồi chức năng, và nhận bằng cử nhân vào năm 1954. Từ chuyên môn tốt nghiệp của mình, Fossey đã bắt đầu sự nghiệp trong ngành phục hồi chức năng này. Bà đã thực tập tại nhiều bệnh viện khác nhau ở California và làm việc với các bệnh nhân bị lao. Fossey vốn trước từng là một người cưỡi ngựa đoạt giải, chính điều đó đã dẫn bà tới Kentucky năm 1955, và một năm sau đó nhận vào làm chuyên viên phục hồi chức năng tại Bệnh viện trẻ em khuyết tật Kosair ở Louisville. Chính nhờ tính cách ngại ngùng và e dè của mình đã giúp Fossey có thể làm việc tốt với những đứa trẻ trong bệnh viện. Bà dần trở nên thân thiết hơn với nữ đồng nghiệp Mary White "Gaynee" Henry, thư ký giám đốc điều hành bệnh viện và là vợ của một trong các bác sĩ tại đây, Michael J. Henry. Vợ chồng Henry đã mời Fossey đến tham gia cùng họ trong trang trại riêng của mình. Tại đây bà được lao động hàng ngày với gia súc và trải nghiệm một bầu không khí gia đình trọn vẹn điều mà đã thiếu vắng trong suốt cuộc đời bà. Những lúc rảnh rỗi, bà thường theo đuổi tình yêu của mình với loài ngựa. Hứng thú với châu Phi. Fossey đã phải gạt bỏ lời đề nghị của nhà Henry cho chuyến du lịch tới châu Phi vì không đủ khả năng tài chính. Nhưng vào năm 1963, bà đã vay $8,000 (bằng thu nhập của một năm), và dùng hết số tiền dành dụm cả đời để du ngoạn châu Phi trong 7 tuần. Tháng 9 năm 1963, bà đặt chân đến Nairobi, Kenya. Tại đây, bà có dịp được gặp diễn viên William Holden, chủ nhân của khách sạn Treetops, và ông đã giới thiệu cho bà hướng dẫn viên hành trình John Alexander. Alexander trở thành người dẫn đường của bà trong bảy tuần sau đó xuyên suốt Kenya, Tanzania, Cộng hòa dân chủ Congo, và Rhodesia. Lộ trình của Alexander bao gồm đến thăm Tsavo, công viên quốc gia lớn nhất châu Phi; hồ nước mặn Manyara, nổi tiếng là nơi thu hút những đàn hồng hạc khổng lồ; và miệng núi lửa Ngorongoro, sở hữu vùng thiên nhiên hoang dã phong phú. Hai địa điểm cuối cùng trong chuyến đi của bà là Olduvai Gorge tại Tanzania (vị trí khảo cổ của Louis và Mary Leakey); và núi Mikeno tại Congo, nơi mà vào năm 1959, nhà động vật học người Mỹ George Schaller đã tiến hành một cuộc nghiên cứu tiên phong trong nhiều năm liền về loài khỉ đột trên núi. Tại Olduvai Gorge, Fossey đã gặp gia đình Leakey khi họ đang khảo sát xung quanh cho các hóa thạch họ người. Leakey đã trao đổi với Fossey về công việc của Jane Goodall và tầm quan trọng của tính dài lâu trong nghiên cứu về các loài khỉ lớn không đuôi. Mặc dù bị vỡ mắt cá chân trong lần thăm vợ chồng Leakey, vào ngày 16 tháng 10, Fossey lúc này đang nghỉ tại Travellers Rest, khách sạn nhỏ của Walter Baumgartel tại Uganda; Baumgartel, người ủng hộ việc bảo tồn loài khỉ đột, là một trong số đầu tiên thấy được những lợi ích từ hoạt động du lịch mang lại cho vùng này, đã giới thiệu Fossey với hai nhiếp ảnh gia động vật hoang dã người Kenya, Joan và Alan Root. Cặp đôi đã đồng ý để Fossey và Alexander tới dựng trại ngay phía sau trại của họ, và trong vài ngày ít ỏi đó Fossey lần đầu tiên đã được chạm trán với những con khỉ đột núi hoang dã. Sau khi ở lại cùng vài người bạn tại Rhodesia, Fossey trở về Louisville để trả nợ. Bà cũng cho đăng ba bài viết trên báo "The Courier-Journal" miêu tả chi tiết về chuyến đi vừa rồi. Nghiên cứu tại Congo. Nhân lần xuất hiện của Leakey tại Louisville trong cuộc diễn thuyết toàn quốc của ông, Fossey đã mang những phụ bản màu về chuyến đi châu Phi của bà trên tờ The Courier-Journal tới cho Leakey xem, và ông vẫn nhận ra bà cũng như sự thích thú của bà với những con khỉ đột vùng núi. Ba năm sau cuộc hành trình đầu tiên, Leakey gợi ý cho Fossey có thể đảm nhận một công việc nghiên cứu dài hạn về khỉ đột giống cách mà Jane Goodall đã làm với loài tinh tinh ở Tanzania. Leakey đã đồng hành tài trợ cho Fossey để thực hiện nghiên cứu này, và Fossey đã nghỉ việc để chuyển tới châu Phi. Sau khi học tiếng Swahili và dự qua một khóa về linh trưởng (nghiên cứu khoa học về các loài linh trưởng) trong thời gian tám tháng chờ cấp thị thực và tài trợ, Fossey đến Nairobi vào tháng 12 năm 1966. Với sự giúp đỡ của Joan Root và Leakey, Fossey đã thu thập được những món đồ dự trữ cần thiết cùng một chiếc Land Rover mui bạt cũ kỹ mà bà gọi là "Lily". Trên đường tới Congo, Fossey có ghé thăm Trung tâm nghiên cứu Gombe Stream để gặp Goodall và quan sát các phương pháp nghiên cứu của bà trên tinh tinh. Đi cùng theo là nhiếp ảnh gia Alan Root, người đã giúp bà nhận được giấy phép lao động tại dãy núi Virunga, Fossey bắt đầu hoạt động nghiên cứu thực địa của mình tại Kabara, Congo vào đầu năm 1967, trên cùng vùng đồng cỏ mà Schaller từng dựng trại bảy năm trước. Root đã dạy cho bà cách cơ bản để theo dấu khỉ đột, và Sanwekwe người lùng thú của ông cũng giúp đỡ nhiều trong trại của bà sau này. Vì điều kiện sống lều bạt chủ yếu dựa vào các thức đóng hộp, nên mỗi tháng một lần Fossey lại xuống núi, leo lên "Lily" và lái xe trong hai giờ tới làng Kikumba để bổ sung nhu yếu phẩm. Fossey đã xác định được ba nhóm riêng biệt trong khu vực chọn nghiên cứu, nhưng chưa thể tiếp cận chúng. Cuối cùng bà phát hiện ra là bằng cách bắt chước điệu bộ và làm những tiếng gằn giọng sẽ giúp trấn an chúng hơn, đi kèm với thái độ quy phục và hành động ăn những nhánh cần tây bản địa. Sau này bà cho rằng thành công của việc tạo thích ứng cho loài khỉ đột đến từ những kinh nghiệm của mình với trẻ bị tự kỷ khi còn là chuyên gia phục hồi chức năng. Giống như George Schaller, Fossey cũng phải dựa rất nhiều vào các đường "vân mũi" để nhận diện mỗi cá thể, thông qua phác họa và sau là máy ảnh. Fossey đến Congo lúc này đúng vào thời kỳ xảy ra hỗn loạn. Đặt dưới danh xưng Congo thuộc Bỉ cho đến khi giành được độc lập vào tháng 6 năm 1960, tình trạng bất ổn và bạo động liên tục gây khó khăn lên chính quyền mới mãi cho đến năm 1965, khi Trung tướng Joseph-Désiré Mobutu trở thành tổng tư lệnh quân đội quốc gia, lên nắm quyền kiểm soát đất nước và tự tuyên bố là tổng thống trong 5 năm, mới kết thúc giai đoạn mà ngày nay gọi là cuộc khủng hoảng Congo. Trong thời gian chuyển giao chính trị, một cuộc nổi dậy và nhiều trận chiến đã nổ ra tại tỉnh Kivu. Ngày 9 tháng 7 năm 1967, quân lính đã tới trại để hộ tống Fossey cùng các nhân viên nghiên cứu xuống núi, và bà đã bị giam giữ tại Rumangabo trong hai tuần. Fossey cuối cùng cũng thoát ra được nhờ hối lộ và tìm đến khách sạn Travellers Rest của Walter Baumgärtel ở Kisoro, tại đây người chỉ đường cho bà đã bị quân đội Uganda bắt. Nhận khuyến cáo từ nhà chức trách Uganda không nên trở lại Congo, sau cuộc gặp với Leakey tại Nairobi, Fossey đã nhất trí với ông là bỏ qua lời khuyên của Đại sứ quán Mỹ để tái khởi động nghiên cứu trên vùng núi Virunga nhưng bên phần thuộc Rwanda. Ở Rwanda, Fossey gặp được Rosamond Carr, một người Mỹ xa xứ đã giới thiệu bà đến Alyette DeMunck người Bỉ; DeMunck với sự am hiểu về địa phương Rwanda đã đề nghị tìm cho Fossey một khu vực nghiên cứu thích hợp. Công cuộc bảo tồn tại Rwanda. Ngày 24 tháng 9 năm 1967, Fossey thành lập Trung tâm Nghiên cứu Karisoke, một trại biệt lập ẩn mình trong rừng mưa nằm ở phần yên giữa hai ngọn núi lửa tại tỉnh Ruhengeri. Lý giải về cách đặt tên, Fossey sử dụng "Kari" lấy từ bốn ký tự đầu của núi Karisimbi nhìn trông xuống trại ở phía nam, và "soke" là bốn ký tự cuối của núi Bisoke, vùng đồi dốc cao dần lên phía bắc, ngay sau trại. Nằm ở độ cao khoảng trên núi Bisoke, khu vực xác định nghiên cứu bao phủ một vùng rộng tới . Fossey còn được người dân địa phương biết đến với cái tên Nyirmachabelli, hay Nyiramacibiri, tạm dịch là "Người phụ nữ sống một mình trên núi." Khác với những khỉ đột phía bên Congo của dãy Virunga, khỉ đột của Karisoke chưa từng được tập thích nghi một phần nào trong chuyến nghiên cứu của Schaller và chỉ nhận biết con người là những kẻ săn trộm; điều đó đã khiến Fossey phải mất khá lâu mới có thể quan sát được chúng ở khoảng cách gần. Nhiều sinh viên nghiên cứu đã phải bỏ đi sau khi không chịu nổi cái lạnh, tối tăm, và điều kiện lầy lội khủng khiếp xung quanh Karisoke trên những sườn dốc của dãy núi lửa Virunga, nơi mà lối đi thường phải phát qua những bụi cỏ cao gần 2 m bằng mã tấu. Đương đầu với nạn săn trộm. Mặc dù việc săn bắn là bất hợp pháp trong vườn quốc gia của núi lửa Virunga tại Rwanda kể từ thập niên 1920, luật lại hiếm khi được thực thi bởi các nhân viên bảo tồn công viên; họ thường bị những kẻ săn trộm mua chuộc và lương trả còn thấp hơn cả những nhân viên gốc phi của Fossey. Có ba lần, Fossey viết đã chứng kiến hậu quả của việc bắt giữ những con khỉ đột nhỏ theo lệnh của các nhân viên bảo vệ công viên cho các vườn thú; khi mà cả đàn sẽ chiến đấu tới chết để bảo vệ lũ trẻ, hành động bắt cóc này thường kết thúc bằng cái chết của lên đến 10 con trưởng thành. Thông qua quỹ Digit, Fossey đã chi tiền để mở các cuộc rà soát phá bẫy săn trộm trong vùng thuộc Karisoke. Trong bốn tháng của năm 1979, hoạt động tuần tra với bốn nhân viên người Phi đã phá được 987 bẫy các loại quanh vùng lân cận khu vực nghiên cứu. Mặt khác, đội bảo vệ chính thức của vườn quốc gia Rwanda, gồm 24 người, đã không phá được bất kỳ một chiếc nào trong cùng khoảng thời gian trên. Ở phần phía đông không bị tuần tra bởi Fossey, những tay săn trộm đã gần như tận diệt hết số voi của công viên để lấy ngà và giết hại cả tá khỉ đột. Fossey cũng giúp đỡ trong việc bắt giữ hàng loạt tên trộm, một vài đã hoàn thành hoặc đang chịu án tù dài hạn. Vào năm 1978, Fossey đã nỗ lực ngăn cản việc xuất đi hai con khỉ đột nhỏ, Coco và Pucker, từ Rwanda đến vườn thú ở Cologne, Đức. Trong lần vây bắt chúng theo yêu cầu của vườn thú Cologne và nhân viên bảo vệ công viên người Rwanda, 20 con trưởng thành đã bị giết. Hai khỉ đột nhỏ này sau đó được nhân viên bảo vệ công viên núi Virunga chuyển tới Fossey để điều trị thương tích từ quá trình bắt giữ. Và với nỗ lực đáng kể, bà đã giúp cho chúng hồi phục gần như hoàn toàn. Bất chấp sự phản đối của Fossey, chúng vẫn bị đưa tới Cologne, sống chín năm trong điều kiện nuôi nhốt, và cả hai đều chết trong cùng một tháng. Bà xem việc giam giữ động vật trong "nhà lao" (vườn thú) để mua vui cho con người là hành động phi đạo đức. Mặc dù những đàn khỉ đột cạnh tranh khác trong núi không thuộc phần nghiên cứu của Fossey vẫn thường thấy bị săn trộm khoảng từ năm đến mười lần liền và đã thôi thúc Fossey tự mở các cuộc tuần tra riêng chống lại, các đàn của bà chưa bao giờ là nạn nhân trực tiếp cho đến khi Digit, con khỉ đột thân thiết nhất bị giết vào năm 1978. Cuối năm đó, con lưng bạc cùng nhóm 4 với Digit mà Fossey đặt theo tên người bác "Uncle Bert" bị bắn thấu tim khi đang cố gắng bảo vệ đứa con trai Kweli khỏi bị tóm bởi nhóm thợ săn mà đã thông đồng với nhân viên bảo vệ vườn. Mẹ của Kweli, Macho, cũng bị giết trong lần phục kích này, nhưng Kweli đã không bị bắt nhờ sự giải cứu của Uncle Bert. Tuy nhiên, Kweli ba tuổi lại chết mòn trong đau đớn do bị hoại tử, vì vết đạn sượt của nhóm này. Theo những thư từ của Fossey, ORTPN (hệ thống các vườn quốc gia Rwanda), Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới, Tổ chức Động vật hoang dã châu Phi, Hiệp hội Bảo tồn Fauna, Dự án Khỉ đột vùng núi và một vài sinh viên cũ đã cố gắng giành lấy quyền kiểm soát trung tâm nghiên cứu Karisoke từ bà nhằm mục đích làm du lịch, bằng cách mô tả bà là người thiếu ổn định. Trong hai năm cuối cùng, Fossey tuyên bố đã không để mất một con khỉ đột nào vào tay lũ thợ săn; tuy nhiên, Dự án Khỉ đột vùng núi, vốn để tuần tra khu vực núi Sabyinyo, đã cố che giấu cái chết của nhiều con do bị săn trộm và do bệnh tật lây nhiễm từ khách du lịch. Dẫu vậy, những tổ chức này lại nhận được hầu hết các khoản quyên góp từ công chúng trực tiếp hướng vào hoạt động bảo tồn. Mọi người vẫn thường tin rằng tiền của họ sẽ được gửi đến Fossey, người đang phải tự gồng mình tài trợ cho các cuộc tuần tra chống săn trộm hay săn thịt rừng, trong khi các tổ chức lại thực hiện tiếp nhận dưới tên bà để sử dụng cho các dự án du lịch và như bà diễn tả "để trả tiền vé máy bay cho cái được gọi là những nhà bảo tồn, người mà sẽ không bao giờ đi tuần tra chống săn trộm trong cả đời họ." Fossey đã vạch rõ sự khác biệt giữa hai triết lý mà của bà là "bảo tồn tích cực" hoặc của các tổ chức quốc tế là "bảo tồn lý thuyết." Phản đối du lịch. Fossey kịch liệt phản đối hoạt động du lịch hoang dã, vì khỉ đột rất nhạy cảm với các bệnh truyền nhiễm từ người chẳng hạn như cúm khi mà chúng không có sự miễn dịch. Fossey đã ghi nhận nhiều trường hợp khỉ đột bị chết bởi những căn bệnh lây lan từ khách du lịch. Bà cũng nhìn nhận du lịch đã làm can thiệp vào tập tính hoang dã tự nhiên của chúng. Fossey đồng thời cũng chỉ trích các chương trình du lịch, thường trả tiền cho các tổ chức bảo tồn quốc tế, đã gây cản trở lên công việc nghiên cứu của bà cũng như sự bình yên cho môi trường sống của loài này trên núi, và tỏ ra quan ngại về Jane Goodall, người mà thực tế đang là thành viên của một hiệp hội về tinh tinh, đã làm thay đổi hành vi của các đối tượng nghiên cứu một cách không hợp lý. Tuy nhiên, ngày nay, Quỹ Khỉ đột Quốc tế Dian Fossey lại khuyến khích du lịch, khi cho rằng sẽ giúp tạo nên một cộng động địa phương ổn định và bền vững để chuyên tâm cho việc bảo vệ loài khỉ đột và môi trường sống của chúng. Bảo tồn môi trường sống. Fossey chịu trách nhiệm trong việc làm xét lại dự án của Cộng đồng châu Âu với mục đích chuyển đổi đất công viên thành các trang trại hoa cúc. Nhờ những nỗ lực của bà, ranh giới công viên đã hạ từ đường cao 3,000 mét xuống đường 2,500 mét. Quỹ Digit. Vào một lúc nào đó trong ngày giao thừa năm 1977, con khỉ yêu thích của Fossey, Digit, đã bị giết bởi những kẻ săn trộm. Là con canh gác của nhóm nghiên cứu số 4, nó đã bảo vệ cả nhóm chống lại sáu tên thợ săn và đàn chó của chúng, do tình cờ chạm trán khi đám này đang đi kiểm tra đường bẫy linh dương của mình. Digit bị đâm năm vết trọng thương trong sự chống cự hung tợn và đã giết được một con chó của chúng, giúp cho 13 thành viên của đàn chạy thoát. Những kẻ săn trộm thường rao bán tay của khỉ đột như những thứ bùa phép ma thuật cao quý hoặc dùng làm gạt tàn. Digit đã bị chặt đầu và hai bàn tay bị lấy để làm gạt tàn, với giá 20 đô la. Sau khi thi thể bị cắt xén của nó được tìm thấy bởi trợ lý nghiên cứu Ian Redmond, nhóm của Fossey đã bắt được một trong số kẻ giết hại. Hắn đã tiết lộ tên của năm kẻ đồng bọn khác, ba trong số đó đã bị tống giam. Fossey sau đó đã thành lập Quỹ Digit (nay là Quỹ Khỉ đột Quốc tế Dian Fossey tại Mỹ) để quyên tiền cho các cuộc tuần tra chống săn bắt trái phép. Ngoài ra, một liên hợp các quỹ quốc tế về khỉ đột đã xuất hiện nhằm tiếp nhận sự đóng góp dưới ánh sáng thắp lên từ cái chết của Digit và để gây sự chú ý vào nạn săn trộm. Mặt khác, Fossey lại hầu như phản đối nỗ lực của các tố chức này, khi bà cảm thấy họ không hiệu quả vì đã hướng thẳng nguồn tiền đó vào tăng cường trang bị cho các viên chức vườn quốc gia người Rwanda, một vài bị cáo buộc đã cho thực hiện một số cuộc săn bắt khỉ đột trái phép ngay lập tức. Cái chết của một vài khỉ đột được nghiên cứu nhiều nhất đã khiến Fossey càng thêm chuyên tâm vào việc ngăn chặn săn trộm mà bớt chú ý đến hoạt động nghiên cứu và công bố khoa học. Bà trở nên dữ dội hơn trong bảo vệ loài này và bắt đầu sử dụng thêm nhiều các chiến thuật trực tiếp: bà và nhân viên của mình đã cắt các loại bẫy ngay khi nó vừa được đặt; hù dọa, bắt và làm nhục những tên săn trộm; giữ gia súc của chúng để đòi tiền chuộc; đốt các trại đi săn và thậm chí đến tận cả thảm nhà. Đời sống riêng tư. Trong lần hành trình tại châu Phi, Fossey đã gặp Alexie Forrester, là anh của một người Rhodesia mà bà từng hẹn hò trước đó ở Louisville; Fossey và Forrester sau này đã đính hôn. Những năm về sau, Fossey có quan hệ tình cảm với nhiếp ảnh gia của "National Geographic," Bob Campbell sau một năm làm việc chung tại Karisoke, và Campbell đã hứa sẽ bỏ vợ. Sau cùng cả hai dần bị chia rẽ do sự cống hiến của bà cho khỉ đột và Karisoke, trong khi ông cần phải làm việc ở xa hơn nữa và vì cuộc hôn nhân của mình. Năm 1970, khi đang làm nghiên cứu tiến sĩ tại Trường Darwin, Đại học Cambridge, bà phát hiện mình có thai và đã phá bỏ, sau đó lên tiếng rằng "bạn không thể vừa làm đại diện trang bìa tạp chí "National Geographic" và vừa mang thai." Fossey cũng có thêm một vài mối quan hệ khác trong các năm sau đó và vẫn luôn dành tình yêu mến cho trẻ em. Vì Fossey sẽ giải cứu bất kỳ con vật nào bị ngược đãi hay bị bỏ rơi mà bà nhìn thấy ở châu Phi hoặc gần Karisoke, bà đã tiếp nhận cả một bầy thú vào trong trại, trong đó có một con khỉ sống trong cabin của bà tên Kima và một con chó tên Cindy. Hàng năm, Fossey vẫn đều đặn tổ chức tiệc giáng sinh cho đoàn nghiên cứu, các nhân viên của bà cùng gia đình họ, và đã xây dựng một tình bạn chân thành với Jane Goodall. Fossey đã bị quấy rầy bởi các vấn đề về phổi ngay từ khi còn nhỏ và cho đến cuối đời lại chịu chứng giãn phế nang mãn tính do nhiều năm hút thuốc lá nặng. Khi mà căn bệnh suy nhược này dần tiến triển—trở nên trầm trọng thêm vì độ cao của núi và khí hậu ẩm ướt—Fossey ngày càng cảm thấy khó khăn hơn để đi nghiên cứu ngoài thực địa. Bà thường xuyên bị khó thở và phải cần sự trợ giúp của bình oxy khi leo trèo hoặc bộ hành đường dài. Cái chết. Vào sáng sớm ngày 27 tháng 12 năm 1985, Fossey được phát hiện đã bị sát hại trong phòng ngủ của cabin riêng đặt tại rìa xa của trại nghiên cứu ở Virunga, Rwanda. Thi thể của bà được tìm thấy trong tư thế nằm ngửa gần hai chiếc giường nơi bà ngủ, cách chừng tính từ lỗ hổng mà rõ ràng của kẻ tấn công (hoặc nhóm) đã khoét lên tường cabin. Wayne Richard McGuire, trợ lý nghiên cứu cuối cùng của Fossey tại Karisoke, được gọi đến hiện trường bởi người giúp việc của bà và phát hiện bà đã bị đánh đập cho đến chết, thuật lại rằng "khi tôi cúi xuống để kiểm tra dấu hiệu sống của bà ý, tôi thấy khuôn mặt bà bị chẻ ra, theo đường chéo, bởi một nhát mã tấu." Cabin vương vãi đầy những mảnh kính vỡ và đồ đạc thì bị lật đổ, với một khẩu súng ngắn 9-mm và đạn ở trên sàn nhà bên cạnh bà. Trộm cắp được tin không phải là động cơ cho tội ác này, khi mà những thứ giá trị của Fossey vẫn còn nguyên trong cabin, bao gồm hộ chiếu, súng, cùng hàng nghìn đô la Mỹ bằng tiền mặt và séc du lịch. Dòng cuối trong nhật ký của bà viết: Fossey được chôn cất tại Karisoke, trong khu đất bà tự mình xây dựng dành riêng cho những người bạn khỉ quá cố. Bà được an táng trong nghĩa trang khỉ đột này bên cạnh Digit, và xung quanh là các con khác bị bọn săn trộm giết. Các buổi lễ tưởng niệm cũng đồng thời được tổ chức tại New York, Washington, và California. Một bản di chúc dường như là của Fossey thể hiện ý muốn dành toàn bộ tài sản của mình (gồm cả thu nhập từ bộ phim "Gorillas in the Mist") cho quỹ Digit để đảm bảo cho các hoạt động tuần tra chống săn trộm. Fossey không hề đề cập đến gia đình mình trong đó, và nó cũng không được ký. Mẹ của bà, Hazel Fossey Price, đã khiếu nại tài liệu này và đã thành công. Thẩm phán tòa án tối cao Swartwood đã bác bỏ bản di chúc và trao phần tài sản cho người mẹ, bao gồm 4.9 triệu đô la lợi nhuận từ cuốn sách mới đây và bộ phim sắp phát hành, tuyên bố rằng văn bản này "đơn giản chỉ là một dự thảo ý nguyện chưa xác thực của bà và hoàn toàn không phải là một bản di chúc." Price nói rằng bà đang thực hiện một dự án để duy trì công việc mà con gái mình đã làm cho loài khỉ đột núi ở Rwanda, đặt tại phía đông của trung Phi miền nam của Uganda. Hậu quả. Sau cái chết của Fossey, toàn bộ nhân viên của bà đều bị bắt giữ. Trong đó bao gồm Emmanuel Rwelekana, người lùng thú mới bị sa thải do cáo buộc đã cố gắng sát hại Fossey bằng một chiếc mã tấu, theo báo cáo chính phủ về phiên xử McGuire. Tất cả sau đó đều được trả tự do ngoại trừ Rwelekana, về sau bị phát hiện đã chết trong tù, được cho là treo cổ tự tử. Các phiên tòa của Rwanda sau này đã xét xử và kết án "vắng mặt" Wayne McGuire cho tội sát hại bà. Động cơ bị cáo buộc là McGuire đã giết Fossey để đánh cắp bản thảo phần tiếp theo của cuốn sách năm 1983, "Gorillas in the mist" của bà. Tại phiên xét xử, các điều tra viên cho biết McGuire thấy không hài lòng với nghiên cứu của mình và muốn dùng "bất kỳ phương pháp không trung thực nào có thể" để hoàn thành nó. McGuire quay lại Mỹ vào tháng 7 năm 1987, và vì không có hiệp định dẫn độ nào giữa Mỹ và Rwanda, nên McGuire, người vẫn còn bị điều tra rộng rãi về tội lỗi, đã từ chối bản án của mình. Sau khi trở về Mỹ, McGuire đã có một tuyên bố ngắn gọn tại một cuộc họp báo ở Century City, Los Angeles, nói rằng Fossey từng "là bạn và là thầy" của mình, gọi cái chết của bà là "bi kịch" và những lời buộc tội là sự "xúc phạm". Sau đó, McGuire hầu như không có thông báo công khai nào cho đến năm 2005, khi tin tức lộ ra rằng ông đã được chấp nhận vào làm cho bộ phận Y tế và Dịch vụ Nhân sinh của Bang Nebraska. Lời đề nghị sau đó đã bị rút lại vì phát hiện sự liên quan của ông đến vụ án Fossey. Một vài cuốn sách theo sau sự việc, trong đó có tiểu sử về Fossey của Farley Mowat, "Woman in the Mists" (New York, NY: Warner Books, 1987), đã đưa ra các giả thuyết khác nhau về vụ sát hại bà gồm những ám chỉ cho rằng bà có thể đã bị giết bởi các lợi ích tài chính liên quan đến du lịch hoặc buôn lậu. Tranh cãi. Fossey được báo cáo đã tiến hành bắt và giam giữ những người Rwanda mà bà nghi ngờ có hành vi săn trộm. Bà cũng bị cáo buộc đã dùng những cây tầm ma đầy gai để đánh vào tinh hoàn của một tên. Sau vụ giết hại, Mary Smith người biên tập về Fossey trên tạp chí National Geographic đã kể với Shlachter trong lần đến Mỹ rằng Fossey muốn "chất đầy theo những pháo nổ, đồ chơi rẻ tiền và các trò ảo thuật như là một phần của phương pháp mà bà dùng để lừa dụ những (người châu Phi) -- giữ họ ở thật xa." Viết trên tờ "The Wall Street Journal" năm 2002, Tunku Varadarajan đã mô tả Fossey vào lúc cuối đời là sinh động, gây tranh cãi, và là "một kẻ nghiện rượu phân biệt chủng tộc khi coi những con khỉ đột của bà vẫn còn tốt đẹp hơn những người Phi Châu sống xung quanh chúng." Thành tựu khoa học. Fossey đã làm nên những khám phá quan trọng về loài khỉ đột bao gồm cách các con cái truyền từ nhóm này sang nhóm khác trong nhiều thập kỷ, tiếng kêu, thứ bậc và quan hệ xã hội giữa các nhóm, hành vi hiếm thấy—giết con nhỏ, chế độ ăn, và quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Nghiên cứu của Fossey được tài trợ bởi Tổ chức Wilkie và Leakey Home, với nguồn tiền chủ yếu đến từ Hội Địa lý Quốc gia. Vào năm 1980, Fossey, với bằng tiến sỹ Đại học Cambridge tại Anh, được công nhận là chuyên gia hàng đầu thế giới về sinh lý và tập tính của khỉ đột núi, đã định nghĩa khỉ đột là "những con khổng lồ hiền lành, uy nghiêm, tính xã hội cao với những nhân cách riêng biệt, và có mối quan hệ gia đình vững chắc." Fossey cũng giảng dạy với chức danh giáo sư tại Đại học Cornell trong giai đoạn 1981–83. Cuốn sách được ưa thích của bà "Gorillas in the Mist" đã nhận được sự ca ngợi của Nikolaas Tinbergen, nhà tập tính học và điểu học người Hà lan chủ nhân của giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1973. Cuốn sách này vẫn là cuốn bán chạy nhất về khỉ đột cho đến nay. Di sản. Sau cái chết của Fossey, Quỹ Digit tại Mỹ đã đổi tên thành Quỹ Khỉ đột Quốc tế Dian Fossey. Trung tâm Nghiên cứu Karisoke được điều hành bởi quỹ mới này và duy trì công việc giám sát và bảo vệ khỉ đột hàng ngày mà bà đã khởi xướng. Shirley McGreal, một người bạn của Fossey, vẫn tiếp tục làm công tác bảo vệ loài linh trưởng thông qua các hoạt động tại Liên đoàn Bảo tồn Linh trưởng Quốc tế (IPPL) do tự mình sáng lập, một trong số ít những tổ chức động vật hoang dã mà theo Fossey là đã thúc đẩy có hiệu quả "bảo tồn tích cực". Từ sau cái chết của Fossey cho đến nạn diệt chủng Rwanda năm 1994, Karisoke được chỉ đạo bởi các sinh viên cũ của bà, một vài trong số đó đã từng có sự chống đối. Trong thời kỳ diệt chủng và tiếp nối là giai đoạn bất ổn, trại đã bị cướp bóc và phá hủy hoàn toàn. Ngày nay chỉ còn lại tàn tích của cabin của bà. Vào thời nội chiến, Công viên Quốc gia Virunga tràn ngập những người tị nạn, và hoạt động lấy gỗ trái phép đã làm phá hủy nhiều khu vực rộng lớn tại đây. Vào năm 2014, kỷ niệm ngày sinh lần thứ 82 của Fossey đã được đánh dấu bằng một Google Doodle trên trang chủ tìm kiếm của hãng. Bức vẽ miêu tả một nhóm khỉ đột với một con đang chạm tay lên mái tóc của bà trong lúc ghi chép nhật ký. Tiểu sử. "Virunga" của Mowat, mà phiên bản tại Anh và Mỹ đặt là "Woman in the Mists: The Story of Dian Fossey and the Mountain Gorillas of Africa", là cuốn sách tiểu sử đầu tiên về Fossey, và giữ vai trò như một đối trọng sâu sắc cho nhiều những thiếu sót trong câu chuyện tự thân của Fossey, được rút ra từ những bức thư thực và các mục ghi chép nhật ký của bà. Cuốn "The Dark Romance of Dian Fossey" của Harold Hayes đã được phát hành vào năm 1989 sau những cuộc phỏng vấn sâu rộng với những người từng sống và làm việc cùng Fossey. Trong sách, Hayes đã thể hiện bà dưới cái nhìn kém tích cực và lãng mạn hơn so với những tuyển tập ra mắt trước đó. Bộ phim "Gorillas in the Mist" đã dựa vào bài viết của Hayes trên tạp chí "Life" năm 1987, như ghi nhận trong danh sách đóng góp, thay vì cuốn hồi ký tự biên cùng tên của Fossey.. "No One Loved Gorillas More" (2005) của Camilla de la Bedoyere do National Geographic phát hành tại Mỹ và Palazzo Editions tại Anh. "Gorilla Dreams: The Legacy of Dian Fossey" được viết bởi nhà báo điều tra Georgianne Nienaber và xuất bản vào năm 2006. Tập truyện ký về Fossey này được kể dưới dạng như thể lời của bà từ thế giới bên kia. Fossey cũng xuất hiện nổi bật trong cuốn sách của cây bút tạp chí "Vanity Fair", Alex Shoumatoff, có tên "African Madness", khi ông mở rộng hơn về các hành vi gây tranh cãi của bà, ngụ ý rằng chính Fossey đã gây ra cái chết của mình do kiểu tương tác đầy kích động của bà với mọi người cả chung lẫn riêng. Tác giả cũng đăng một bài viết dài có nhan đề "The Fatal Obsession of Dian Fossey". "A Forest in the Clouds: My Year among the Mountain Gorillas in the Remote Enclave of Dian Fossey", của John Fowler, là tập truyện kể theo ngôi thứ nhất phản ánh cái nhìn từ bên trong trại của Dian Fossey. Tác giả đã mang đến một bức chân dung sống động và trung thực về tính cách thất thường của Fossey, sự đối xử tồi tệ của bà với các nhân viên và sinh viên nghiên cứu, và cả những tràng thịnh nộ do rượu cồn. Cuốn sách cũng cho thấy các công việc hàng ngày của trại, sự phụ thuộc của Fossey vào các sinh viên và phong trào đòi loại bỏ bà khỏi Karisoke trong những năm trước vụ sát hại tàn ác. Truyền thông. Chương trình Kentucky Opera Visions, tại Louisville, đã sáng tác một vở opera về Fossey, lấy tên là "Nyiramachabelli"; ra mắt vào ngày 23 tháng 5 năm 2006. Universal Studios đã mua bản quyền làm phim từ "Gorillas in the Mist" của Fossey vào năm 1985, còn Warner Bros. Studios thì mua bản quyền từ bài viết của Hayes, mặc dù nó bị chỉ trích dữ dội bởi Rosamond Carr. Và kết quả của cuộc chiến pháp lý giữa hai hãng là một thỏa thuận hợp tác cùng sản xuất. Các phần của tập truyện và bài báo của Hayes đã được chuyển thể vào bộ phim "Gorillas in the Mist", với sự tham gia của Sigourney Weaver. Trong khi cuốn sách đã bao quát sự nghiệp khoa học của Fossey một cách rõ nét và bỏ qua chất liệu về đời sống riêng tư của bà, điển hình là mối quan hệ tình cảm với Bob Campbell; thì trong phim, vấn đề tình cảm với Campbell (do Bryan Brown thủ vai) đã tạo nên một phụ truyện quan trọng. Bài viết của Hayes trước đó đã miêu tả Fossey như một người phụ nữ bị ám ảnh với những con khỉ đột, và sẽ không dừng lại trước bất cứ thứ gì để bảo vệ chúng. Bộ phim còn bao gồm những cảnh Fossey đối phó không khoan nhượng với bọn săn trộm, chẳng hạn như cảnh bà châm lửa đốt nhà của chúng. Trong bộ phim tài liệu năm 2011 của BBC: "All Watched Over by Machines of Loving Grace", Adam Curtis đã sử dụng Fossey như một biểu tượng về ý thức hệ của sinh thái học, sự cân bằng của tự nhiên và những lợi dụng chính trị của phương tây thời hậu thuộc địa tại châu Phi.. Tháng 12 năm 2017, "Dian Fossey: Secrets in the Mist", chương trình truyền hình nhiều tập dài ba giờ liền, đã được phát sóng trên kênh National Geographic. Chương trình đã kể một câu chuyện về cuộc đời, công việc, vụ giết hại và di sản để lại của Fossey; trong đó sử dụng các trích dẫn tư liệu gốc và ảnh tĩnh, các cuộc phỏng vấn với những người quen biết và từng làm việc với bà, cảnh quay tư liệu đặc biệt và phần phục dựng. Danh mục chọn lọc. Sách. —— A Forest in the Clouds: My Year Among the Mountain Gorillas in the Remote Enclave of Dian Fossey |John Fowler |Pegasus Books |
1
null
Cichlasoma là một chi cá trong họ cá hoàng đế. Trước đây chi này rất lớn và gồm cá sống ở Texas, Bắc Mỹ, trên khắp vùng Trung Mỹ và vài phần của Nam Mỹ. Chi này đã được phân loại lại bởi Sven O. Kullander và những nhà nghiên cứu khác đã khiến cho nhiều loài trước đây thuộc chi này được loại ra và được xếp vào những chi khác như là "Amphilophus", "Archocentrus", "Herichthys", "Heros", "Nandopsis", "Parachromis", "Thorichthys", "Vieja" và nhiều chi khác. Loài. Có 32 loài hiện được xếp trong chi này:
1
null
Trong tiếng Việt, Trăn là tên gọi của những loài bò sát thuộc phân bộ Rắn, không mang nọc độc và giết chết con mồi bằng cách quấn thân mình quanh con mồi rồi bóp chặt con mồi cho đến chết. Cụ thể, trăn có thể là loài động vật thuộc các nhóm sau:
1
null
Lưu Huy (fl.  CE thế kỷ thứ 3) là một nhà toán học Trung Quốc và nhà văn sống ở bang Tào Ngụy trong Tam Quốc giai đoạn (220-280) của Trung Quốc. Năm 263, ông đã biên tập và xuất bản một cuốn sách với các giải pháp cho các vấn đề toán học được trình bày trong cuốn sách toán học nổi tiếng của Trung Quốc có tên là "Cửu chương về nghệ thuật toán học" , trong đó ông có thể là nhà toán học đầu tiên khám phá, hiểu và sử dụng các số âm. Ông là hậu duệ của Hầu tước quận Tử (菑 鄉侯) của triều đại Đông Hán, vị hầu tước ở quận Tử Xuyên, Truy Ba, Sơn Đông ngày nay. Ông đã hoàn thành bài bình luận của mình cho "Cửu chương" vào năm 263. Có lẽ ông đã đến thăm Lạc Dương, nơi ông đo bóng của mặt trời. Công việc toán học. Cùng với Tổ Xung Chi (429–500), Liu Hui được biết đến như một trong những nhà toán học vĩ đại nhất của Trung Quốc cổ đại.  Liu Hui thể hiện tất cả các kết quả toán học của mình dưới dạng phân số thập phân (sử dụng đơn vị đo lường), nhưng Yang Hui sau này (khoảng 1238-1298 sau Công nguyên) đã biểu thị kết quả toán học của mình bằng các biểu thức thập phân đầy đủ. Liu đã đưa ra lời bình luận về một chứng minh toán học của một định lý giống hệt với định lý Pitago.  Liu gọi hình vẽ sơ đồ cho định lý là "sơ đồ cho quan hệ giữa cạnh huyền và tổng và hiệu của hai vế còn lại, nhờ đó người ta có thể tìm ra ẩn số từ cái đã biết". Trong lĩnh vực diện tích mặt phẳng và hình rắn, Liu Hui là một trong những người đóng góp lớn nhất cho hình học rắn thực nghiệm. Ví dụ, ông nhận thấy rằng một cái nêm có đáy là hình chữ nhật và cả hai mặt đều dốc có thể được chia nhỏ thành một hình chóp và một hình nêm tứ diện.  Ông cũng phát hiện ra rằng một cái nêm có đáy là hình thang và cả hai mặt đều dốc có thể được tạo ra để tạo ra hai hình nêm tứ diện ngăn cách nhau bởi một hình chóp. Trong các bài bình luận của mình về "Chín Chương" , ông đã trình bày: Liu Hui cũng đã trình bày, trong một phụ lục riêng của năm 263 sau Công nguyên có tên là "Haidao Suanjing" hay "Sổ tay Toán học Biển Đảo" , một số vấn đề liên quan đến khảo sát. Cuốn sách này chứa đựng nhiều vấn đề thực tế về hình học, bao gồm cả việc đo chiều cao của các tháp chùa ở Trung Quốc.  Tác phẩm nhỏ hơn này phác thảo hướng dẫn về cách đo khoảng cách và chiều cao bằng "cột của máy đo độ cao và thanh ngang được cố định ở góc vuông với chúng".  Với điều này, các trường hợp sau đây được xem xét trong công việc của ông: Thông tin của Liu Hui về việc khảo sát cũng được những người cùng thời với ông biết đến. Nhà bản đồ học và bộ trưởng nhà nước Pei Xiu (224–271) đã phác thảo những tiến bộ của bản đồ học, khảo sát và toán học cho đến thời của ông. Điều này bao gồm việc lần đầu tiên sử dụng lưới hình chữ nhật và thang chia độ để đo chính xác khoảng cách trên bản đồ địa hình đại diện.  Liu Hui đưa ra bình luận về các vấn đề của Cửu Chương liên quan đến việc xây dựng kênh và đê sông, đưa ra kết quả về tổng lượng vật liệu được sử dụng, lượng lao động cần thiết, lượng thời gian cần thiết để xây dựng, v.v. Mặc dù đã được dịch sang tiếng Anh từ trước đó rất lâu, tác phẩm của Liu đã được dịch sang tiếng Pháp bởi Guo Shuchun, một giáo sư từ Học viện Khoa học Trung Quốc, người bắt đầu dịch từ năm 1985 và mất hai mươi năm để hoàn thành bản dịch của mình.
1
null
Đá Văn Nguyên (tiếng Anh: "Jones Reef"; , Hán-Việt: "Chương Khê tiêu") là một rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa. Đá này nằm về phía tây nam đá Ninh Hòa và phía đông bắc đá Phúc Sĩ. Đá Văn Nguyên được đặt tên theo vị cai đội Hoàng Sa Phạm Văn Nguyên. Năm Minh Mạng thứ 16, tức năm 1835, Phạm Văn Nguyên và hải đội nhận lệnh ra Hoàng Sa. Khi trở về, ông và tùy tùng có phần chậm trễ nên phải chịu phạt. Tuy nhiên, theo châu bản triều Nguyễn, nội các đã vâng mệnh truyền dụ tha tội cho Phạm Văn Nguyên: Đá Văn Nguyên là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào thực sự kiểm soát đá này.
1
null
Hội nghị Á-Phi hay còn gọi là hội nghị Bandung là cuộc gặp gỡ quy mô lớn đầu tiên của các nước châu Á và châu Phi, diễn ra từ 18–24 tháng tư, 1955 tại Bandung, Indonesia. Khi đó phần lớn là những nước này mới giành được độc lập. Hai mươi chín quốc gia tham dự hội nghị có tổng cộng 1,5tỉ người và chiếm diện tích một phần tư bề mặt Trái Đất. Hội nghị được khởi xướng bởi Indonesia, Miến Điện, Pakistan, Ceylon (Sri Lanka), và Ấn Độ. Các mục tiêu đã được tuyên bố ở hội nghị là thúc đẩy kinh tế và hợp tác văn hóa Á-Phi; chống lại chủ nghĩa thực dân kể cả chủ nghĩa thực dân mới của Hoa Kỳ và Liên Xô trong chiến tranh lạnh cũng như bất kỳ đế quốc nào khác. Hội nghị này là một bước tiến quan trọng dẫn đến Phong trào không liên kết.
1
null
Vùng đất Laponia là một khu vực miền núi hoang dã rộng lớn nằm tại các đô thị Gällivare, Arjeplog và Jokkmokk thuộc tỉnh Lappland, Thụy Điển. Được đặt trong tình trạng bảo vệ ngay vào đầu những năm thế kỷ 20, vùng đất này đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1996 cả về giá trị thiên nhiên lẫn văn hóa. Tổng diện tích khoảng 9.400 km², đây là khu vực tự nhiên chưa bị con người tác động lớn nhất thế giới vẫn được những người bản địa sinh sống. Họ là những người bản địa Sami sinh sống từ thời tiền sử, chăn thả gia súc chủ yếu là tuần lộc trên các sườn núi và đồng cỏ rộng lớn. Tuy nhiên, chỉ một phần của khu vực này thực tế được sử dụng như là đồng cỏ chăn thả. Vùng đất có không gian rộng, bị chi phối bởi các dãy núi, sông và hồ. Có tới 95% diện tích của vùng đất được bảo vệ bởi các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Nó bao gồm các vườn quốc gia Muddus, Sarek, Padjelanta, Stora Sjöfallet, cùng hai khu bảo tồn thiên nhiên Sjaunja và Stubba. 5% diện tích còn lại nằm trong các làng Sulitelma, Tjuoltadalen và Rapadalen (một phần trong số đó là ở vườn quốc gia Sarek). Mỗi khu bảo tồn và vườn quốc gia đều có những tính năng đặc biệt của nó. Lượng tuyết vào mùa đông và mưa vào mùa hè là rất đáng kể. Laponia cũng chứa ba trạm thủy điện lớn tại các lưu vực sông và một nhà máy điện gió trong khu vực di sản thế giới được quy hoạch. Sarektjåkkå cao 2089 mét nằm trong vườn quốc gia Sarek là đỉnh núi cao thứ hai tại Thụy Điển, cao nhất tại Laponia. Laponia chính là minh chứng cho quá trình biến đổi địa chất và nước ở vùng Bantich. Với rất nhiều những thung lũng sâu, vách đá dựng đứng, cây cối đổi màu theo mùa, tuyết trắng trên các sườn núi, những con sông chảy luồn lách qua các khe núi tạo nên phong cảnh kỳ vĩ. Vùng đất này chính là sự kết hợp độc đáo giữa thiên nhiên với cuộc sống chăn thả của con người đã có từ rất lâu mà vẫn còn được bảo tồn nguyên vẹn. Mối đe dọa đến vùng đất này chính là quá trình đô thị hóa, cơ giới hóa đang lan đến vùng đất này từ khi xuất hiện con đường ô tô chạy qua khu vực.
1
null
Karlskrona (, , hoặc [karlsˈkrûːna]) là thủ phủ của đô thị Karlskrona, hạt Blekinge, Thụy Điển. Nó có dân số 66.675 người vào năm 2018. Đây cũng đồng thời là thủ phủ của hạt Blekinge. Karlskrona được biết đến là thành phố baroque duy nhất của Thụy Điển và là nơi đặt Căn cứ Hải quân duy nhất còn sót lại của Thụy Điển, nơi đặt trụ sở của Cảnh sát biển Thụy Điển. Địa lý. Thành phố Karlskrona trải rộng trên 30 hòn đảo ở phía đông quần đảo Blekinge với Trossö là hòn đảo chính. Các hòn đảo đông dân cư khác là Saltö, Sturkö, Hästö, Långö và Aspö. Đảo Stumholmen trước đây là tài sản của Hải quân và ngày nay nó chứa Bảo tàng Hải quân Quốc gia. Bên ngoài thành phố là quần đảo Karlskrona, là quần đảo tận cùng phía nam của Thụy Điển. Một số hòn đảo được kết nối với thành phố bằng phà.
1
null
Skogskyrkogården (; ) là một nghĩa trang nằm ở Enskededalen, một quận phía Nam của Stockholm, Thụy Điển. Được thiết kế bởi Gunnar Asplund và Sigurd Lewerentz, công trình phản ánh sự phát triển của kiến trúc từ chủ nghĩa cổ điển Bắc Âu cho đến chủ nghĩa chức năng thuần thục. Nơi đây là sự pha trộn của thảm thực vật, địa hình với các công trình kiến trúc, lợi dụng các điều kiện bất thường để tạo ra một cảnh quan phù hợp với chức năng của nó là một nghĩa trang. Với những con đường rải sỏi quanh co, uốn lượn, những bức tượng và rất nhiều những cây thông. Skogskyrkogården đã tạo ra một ảnh hưởng sâu sắc tới các nghĩa trang trên thế giới. Lịch sử. Skogskyrkogården được xây dựng sau một cuộc thi quốc tế năm 1915 về các thiết kế của một nghĩa trang mới tại Enskededalen, phía nam Stockholm, Thụy Điển. Và bản thiết kế của kiến trúc sư trẻ Gunnar Asplund và Sigurd Lewerentz đã được lựa chọn. Sau khi những sửa đổi được thực hiện cho thiết kế dựa trên khuyến nghị của ban giám khảo cuộc thi, công việc xây dựng bắt đầu vào năm 1917, trên mảnh đất là mỏ đá sỏi cũ đã bị lấn áp bởi sự phát triển của loài thông. Giai đoạn đầu tiên được hoàn thành ba năm sau đó. Hai kiến trúc sư đã sử dụng cảnh quan tự nhiên tạo ra một môi trường khác lạ với vẻ đẹp thanh bình sau này đã tạo ra ảnh hưởng sâu sắc về thiết kế tới các nghĩa trang trên thế giới. Mô hình này là tiền đề cho việc thiết kế Nghĩa trang Ohlsdorf tại Hamburg và Waldfriedhof ở Munich nhưng có những bức tranh tân cổ điển của Caspar David Friedrich. Các kiến ​​trúc sư đã thiết kế toàn bộ khu phức hợp, từ phong cảnh đến chiếc đèn nhỏ nhất, mặc dù cũng có những tác phẩm điêu khắc tích hợp của Carl Milles. Sự đóng góp của Lewerentz chủ yếu liên quan đến cảnh quan nhưng còn có cả lối vào chính và "Uppståndelsekapellet" hay Nhà nguyện phục sinh cổ điển được xây dựng vào năm 1925. Asplund dành chủ yếu công việc của mình đối với các tòa nhà, và nhà hỏa táng nhỏ được xây dựng vào năm 1935 mang phong cách Bắc Âu cổ điển. Vào năm 1994, Skogskyrkogården đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và mặc dù nó không có nhiều nhân vật nổi tiếng được chôn cất tại đây như Nghĩa trang phía Bắc Stockholm, một nghĩa trang lâu đời và là địa điểm du lịch nổi tiếng hơn. Tại nhà rạp Tallum, một tòa nhà được Asplund thiết kế ban đầu là nơi ở của nhân viên, du khách có thể xem triển lãm về nghĩa trang, câu chuyện về nguồn gốc của nó và hai kiến ​​trúc sư tài năng đã tạo ra nó.
1
null
Birka ("Birca" trong các nguồn thời Trung Cổ) nằm trên đảo Björkö (nghĩa đen: "Đảo Bạch dương") ở Thụy Điển là một trung tâm thương mại quan trọng của Thời đại Viking chuyên xử lý hàng hóa từ Scandinavi và Phần Lan cũng như Trung, Đông Âu và phương Đông. Bjorkö nằm trong hồ Mälaren, cách Stockholm hiện đại ngày nay 30 kilômét về phía tây, trong đô thị Ekerö. Birka được thành lập vào khoảng năm 750 sau Công nguyên và nó đã phát triển mạnh mẽ trong hơn 200 năm cho đến khi bị bỏ rơi vào năm 975 sau Công nguyên, cùng khoảng thời gian mà Sigtuna được thành lập như một thị trấn Kitô giáo nằm cách đó khoảng 35 kilômét về phía đông bắc. Người ta ước tính rằng, dân số trong thời đại Viking của Birka là từ 500 đến 1000 người. Các địa điểm khảo cổ của Birka và Hovgården trên đảo Adelsö lân cận tạo thành một quần thể khảo cổ minh họa các mạng lưới giao dịch phức tạp của người Viking trên bán đảo Scandinavi và ảnh hưởng của chúng đối với tiến trình lịch sử tiếp theo của châu Âu. Thường được coi là thị trấn lâu đời nhất của Thụy Điển, Birka (cùng với Hovgården) được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 1993. Một chiếc nhẫn bạc từ một ngôi mộ thời Viking ở Birka là chiếc nhẫn đầu tiên có dòng chữ Ả Rập từ thời kỳ đó được tìm thấy ở Scandinavi.
1
null
Hovgården là một di chỉ khảo cổ nằm trên đảo Adelsö trong hồ Mälaren, thuộc đô thị Ekerö, Thụy Điển. Trong thời đại Viking, trung tâm của Thung lũng Mälaren thịnh vượng là khu định cư Birka được thành lập vào giữa thế kỷ thứ 8 và bị bỏ rơi vào cuối thế kỷ thứ 10, nằm trên đảo Bjorkö ngay phía nam Adelsö. Hovgården được cho là nơi mà các vị vua và thủ lĩnh cai trị khu vực này. Cùng với Birka, nó đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 1993. Hovgården nằm trên một vùng đất bằng phẳng phía tây bắc của Nhà thờ Roman Adelsö, đặc trưng bởi một thung lũng tách giãn hẹp kéo dài về phía bắc đến băng tính bao phủ bởi rừng. Những vùng đất đồng cỏ lịch sử này được canh tác vào thế kỷ 19 và hầu như không bị thay đổi kể từ đó, vì một số trang trại được bảo tồn tốt từ thế kỷ 18 đã minh chứng cho điều đó. Lịch sử. Di tích khảo cổ lâu đời nhất trên Adelsö được tìm thấy ở phía bắc Hovgården là những cánh đồng mộ và gò mộ chôn cất từ thời đại đồ đồng (khoảng năm 1800-500 TCN). Rõ ràng nền văn hóa này đã tồn tại vào thời đại đồ sắt (500-800) khi những ngôi mộ từ thời kỳ đầu của thời kỳ này đã được tìm thấy tại một số địa điểm trong khu vực. Tại Hovgården, khoảng 124 ngôi mộ đã được tìm thấy; lâu đời nhất từ ​​cuối thời đại đồ sắt La Mã (1-400) và sớm đây nhất là từ thời Trung Cổ (khoảng 1050-1520) cho thấy khu vực này đã được định cư liên tục trong suốt thời kỳ này. Ở phía bắc của nhà thờ giáo xứ là năm gò mộ lớn, trong đó ba cái được gọi là "Kungshögar". Trong tiếng Thụy Điển, "Kung" nghĩa vua và "högar", trong tiếng Bắc Âu cổ bắt nguồn từ "haugr" có nghĩa là gò mộ hoặc gò đất. Hovgården rõ ràng là vị trí của một khu đất hoàng gia "Kungsgård" ngay từ thời đại Viking (khoảng năm 800-1050). Một cuộc khai quật một trong những gò đất hoàng gia này vào năm 1917 đã tiết lộ hài cốt của một người đàn ông giàu có sống vào khoảng năm 900. Anh ta bị hỏa táng nằm trên thuyền, mặc quần áo đắt tiền nhưng không có vũ khí, chỉ kèm theo ngựa, bò và chó.
1
null
Zombie Shooter 2 là một game bắn súng góc nhìn thứ ba kết hợp với yếu tố nhập vai do Sigma Team phát triển. "Zombie Shooter 2" có nhiều điểm tương tự với "Alien Shooter 2" về hệ thống vũ khí và nhân vật.Game được phát hành vào năm 2009. Cốt truyện. Người chơi vào vai một người lính lạc vào thành phố mà tất cả các cư dân ở đó đều đã bị hóa thành zombie (xác sống).Người chơi có sự hậu thuẫn của quân đội trong việc tiêu diệt các zombie để giải cứu người thân và tiêu diệt tên tiến sĩ tâm thần đã khiến các cư dân trở thành zombie. Điểm nổi bật. Zombie Shooter 2 có khá nhiều điểm tương đồng với Alien Shooter 2 về hệ thống vũ khí và nhân vật nhưng khác hẳn về các loại quái vật.Các tính năng nổi bật được hãng phát triển gồm:
1
null
Đá Bia là một rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa. Đá này nằm giữa đá Tư Nghĩa ở ngay phía đông bắc và đá Ken Nan ở ngay phía tây bắc. Đá Bia là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào thực sự kiểm soát đá này. Một số tài liệu nhầm lẫn giữa Đá Bia và đá Vị Khê (Bamford Reef) cho rằng đá Bia nằm giữa đá Vị Khê và đá Ninh Hòa (Tetley Reef), tuy nhiên không tồn tại bất cứ thực thể địa lý như vậy trên hình ảnh vệ tinh. Đây có thể là do sự nhầm lần vị trí giữa đá Ninh Hòa với một thực thể chưa được đặt tên nằm về phía tây nam của đá này.
1
null
Nhà giáo Ưu tú Ngô Trần Ái, sinh năm 1951 tại Hoà Vang, Đà Nẵng. Ông nguyên là Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục (Nhà xuất bản GD) chi nhánh tại TP. Đà Nẵng, Giám đốc Nhà xuất bản GD chi nhánh tại Tp Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Nhà xuất bản GD Việt Nam. Tiểu sử, sự nghiệp. Cha mẹ ông đều là giáo viên. Cha ông mất khi ông tròn bốn tuổi. Ông tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn, ông về dạy học ở Trường THPT Hoà Vang. Đến năm 1975, ông được bổ dụng lại và giảng dạy tại Trường THPT Hoà Vang. Năm 1980, Ngô Trần Ái được tín nhiệm bầu làm Phó Hiệu trưởng rồi Hiệu trưởng của Trường THPT Hoà Vang. Ông được cử làm Phó Giám đốc, rồi Giám đốc Công ty sách và Thiết bị trường học Quảng Nam - Đà Nẵng. Khi Nhà xuất bản GD thành lập Chi nhánh ở Đà Nẵng, ông phụ trách việc xuất bản, in, phát hành SGK 9 tỉnh miền Trung - Tây Nguyên. Đến năm 1997, ông phụ trách Chi nhánh Nhà xuất bản GD tại Tp.HCM. Cuối năm 1999, ông được cử làm Giám đốc Nhà xuất bản GD. Tháng 7/2003, ông là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Nhà xuất bản GD Việt Nam. GS.TS Hoàng Quang Thuận (Viện trưởng Viện Công nghệ Viễn thông, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) có nhận xét về Ngô Trần Ái: "... anh là một nhà quản lý đầy năng động và sáng tạo, luôn luôn nảy ra những ý tưởng mới trong sự nghiệp làm sách giáo dục. Công việc làm sách của Nhà xuất bản GDVN thật nặng nề và không ít khó khăn, nhưng Tổng Giám đốc Ngô Trần Ái là người rất quyết đoán và dám chịu trách nhiệm trong công việc. Trong đời thường anh là người sống lành mạnh, trong sáng, thủy chung, tình nghĩa..." Giáo sư Phan Trọng Luận, một người đã có trên 50 năm gắn bó với Nhà xuất bản Giáo dục từ thời bao cấp cho đến thời buổi cơ chế thị trường tâm sự: "Suốt hơn 8 năm làm Tổng chủ biên bộ sách giáo khoa Ngữ văn THPT, tôi biết kĩ hơn về Ngô Trần Ái. Ông luôn kết hợp hài hoà đầu óc quản lý khoa học chặt chẽ nghiêm túc với tình cảm của một con người từng trải nghiệm nhiều đau thương mất mát của người đời. Nếu nói gọn một câu, tôi xin được nói rằng đây là một nhà lãnh đạo quản lý tài ba và là một con người có trái tim nhân hậu"."
1
null
Vườn nhỏ anh đào bên mái tranh (tiếng Ukraina: "Садо́к вишне́вий ко́ло ха́ти") – là một bài thơ của Đại thi hào Taras Shevchenko. Bài thơ này nằm trong tập ""Thơ viết trong tù". Bài thơ mô tả cảnh một buổi tối mùa xuân ở một ngôi làng Ukraina, là ước mơ của nhà thơ về hạnh phúc gia đình hòa quyện trong vẻ đẹp của thiên nhiên. Bài thơ về cảnh điền viên gợi nên hình ảnh của vườn địa đàng mà trong sự hình dung của Taras Shevchenko là bản chất sâu xa và đời đời của Ukraina. Đây là một trong những bài thơ mà Taras Shevchenko yêu thích nhất. Ông thường sẵn sàng ghi vào album ký tặng bạn bè. Sáng tác và xuất bản. Taras Shevchenko viết bài thơ này trong khoảng thời gian từ 19 – 30 tháng 5 năm 1847, khi còn ở trong nhà tù của Tổng cục III (một cơ quan Cảnh sát mật ngang Bộ) ở Saint Petersburg. Lần đầu tiên bài thơ "Vườn nhỏ anh đào bên mái tranh" được in ở tạp chí "Народное чтение" năm 1859, còn sau đó tạp chí "Русское чтение" in bài thơ này với tên gọi "Вечер" (Buổi chiều). Phổ nhạc. Năm 1875 nhạc sĩ Pyotr Ilyich Tchaikovsky phổ nhạc bài thơ này của Taras Shevchenko do Leo Meem dịch ra tiếng Nga. Nhạc phẩm này có tên gọi là "Buổi chiều"". Thế kỷ XX nhạc sĩ Bogdan Ivanovich Vahnyanin viết bản hợp xướng dùng lời của bài thơ nổi tiếng này.
1
null
Ngày ấy tôi lên mười ba tuổi (tiếng Ukraina: Мені тринадцятий минало…) – là một bài thơ của Đại thi hào dân tộc Ukraina, Taras Shevchenko. Bài thơ này được Shevchenko sáng tác trong quãng thời gian ở pháo đài Orsk, từ 22 tháng 6 năm 1847 đến 11 tháng 5 năm 1848. Khoảng cuối năm 1849 hoặc đầu năm 1850, sau khi trở về từ cuộc thám hiểm ở biển Aral, Shevchenko đặt tên cho bài thơ này là "Gửi N. N". Đây là biệt danh cho người bạn gái Oksana Kovalenko của Shevchenko thời thơ ấu. N. N cũng là tựa đề của một số bài thơ khác của Taras Shevchenko. Phổ nhạc. Lời của bài thơ này được nhạc sĩ Ukraina Porphyrio Batiuk phổ nhạc năm 1922. Hội họa. Nội dung của bài thơ "Ngày ấy tôi lên mười ba tuổi" được thể hiện qua những bức tranh cùng tên của các họa sĩ: Anatolia Bialystok (1961), Peter Verny (1935), Basil Arontsya (1963), Andrey Suhorskoho (1951), Oleg Shuplyaka (2009).
1
null
Metanephrops australiensis, thường được gọi là tôm hùm Úc hoặc tôm hùm Tây Bắc, là một loài tôm hùm thuộc họ Tôm hùm càng. Nó được tìm thấy ngoài khơi bờ biển phía tây bắc của Western Australia, từ thành phố Eucla, Tây Úc đến Indonesia. Nó sinh sản nhiều ở gần Port Hedland.
1
null
Kim Khánh là bút danh của họa sĩ Nguyễn Văn Hương (sinh năm 1953). Ông còn một bút danh khác là Thiên Kim nhưng độc giả thường nhớ đến ông với tên Kim Khánh. Ông nổi tiếng với các tác phẩm truyện tranh giáo dục dành cho mọi lứa tuổi. Đặc biệt, ông còn nổi tiếng là một họa sĩ có thể vẽ tất cả các thể loại với lời văn do chính mình viết. Tên Kim Khánh gắn liền với các tác phẩm truyện tranh đã và đang được độc giả đặc biệt là các em nhỏ rất thích: Trạng Quỳnh - Trạng Quỷnh, Cô Tiên Xanh, Tâm Hồn Cao Thượng, Cậu Bé Rồng... Tiểu sử. Họa sĩ Kim Khánh tên thật là Nguyễn Văn Hương, bút danh Kim Khánh là tên của vợ ông, ông còn một bút danh nữa là Thiên Kim. Ông sinh năm 1953 tại thành phố Nha Trang, là cựu học sinh trường Trung học Võ Tánh Nha Trang. Ông đậu Tú Tài phần 2 ban C (Văn Chương) năm 1972. Ông từng là một hướng đạo sinh. Ông đã qua đẳng hiệu Hướng Đạo Hạng Nhất (là đẳng hiệu cao thứ hai của ngành Thiếu) và đẳng hiệu Kha Nghĩa Sỹ (là đẳng hiệu cao nhất của ngành Kha). Ông tham gia rất nhiều sinh hoạt tập thể, xã hội, vì thế ông có rất nhiều kiến thức về cuộc sống. Ông đã sử dụng những kiến thức này vào việc sáng tác các tác phẩm truyện tranh có tính giáo dục và hữu ích cho các em nhỏ. Con đường đến với truyện tranh. Từ lúc học lớp Năm (lớp 1 bây giờ), Kim Khánh đã bộc lộ niềm đam mê vẽ truyện tranh của mình. Ngoài giờ học thì ông vẽ truyện tranh theo ý của mình. Thấy được điều đó nên cha của ông đầu tư cho ông rất nhiều vào lĩnh vực này. Cha của ông đặt mua rất nhiều truyện tranh của Pháp như TinTin, Spirou, Pilot... để ông xem theo đó mà vẽ. Nhờ thế mà năng khiếu vẽ truyện tranh của ông tiến rất nhanh. Năm ông học lớp Ba (lớp 3 bây giờ), bạn bè trong lớp thường đưa tập nhờ ông vẽ truyện theo nội dung các phim, các truyện ông đã xem, đã đọc. Năm ông học lớp Nhì (lớp 4 bây giờ), tại Ấn Độ có mở cuộc thi vẽ tranh cho thiếu nhi Á Châu . Tranh vẽ của ông được Ty Giáo dục Khánh Hòa chọn gửi đi dự thi, kết quả ông được giải khuyến khích trong kỳ thi ấy. Thế nhưng mộng của ông là không trở thành họa sĩ, ông thích trở thành nhà ngoại giao hơn. Do đó, từ năm lớp Đệ Tam (lớp 10 bây giờ), ông chuyển sang học khoa sinh ngữ, văn chương. Nhưng giấc mộng đó không thành vì thời cuộc. Sau 1975, ông sống bằng nghề làm đồ lưu niệm. Ông chuyên vẽ bút điện trên gỗ . Có lẽ nghiệp vẽ đã không buông tha ông. Đến 1989, nhờ sự giúp đỡ của một số bạn bè nên ông bước chân vào nghề vẽ truyện tranh nên dù ông có thích hay không thì bây giờ ông cũng trở thành một họa sĩ truyện tranh kỳ cựu của Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp. Ông bắt đầu vẽ truyện tranh vào năm 1989. Cùng thời gian đó ông làm phiên dịch tiếng Anh cho một văn phòng đại diện của một công ty Thái Lan tại Sài Gòn. Nhưng rồi ông bỏ nghề phiên dịch để theo nghề vẽ truyện tranh đến nay. Đặc điểm truyện tranh của họa sĩ Kim Khánh là đa số truyện đều do ông tự viết kịch bản rồi vẽ. Hầu hết tác phẩm của ông đều có tính giáo dục cao và rất thuần Việt. Hơn 20 năm theo nghề, họa sĩ Kim Khánh có rất nhiều tác phẩm. Nổi bật nhất là bộ truyện Phong Thần (1990), Cô Tiên Xanh (1991)... Hiện nay ông có 2 bộ truyện tranh đang được độc giả yêu mến là bộ truyện Trạng Quỳnh- Trạng Quỷnh (bắt đầu vẽ từ năm 2003, đến nay đã xuất bản đến tập 442) và bộ truyện Cậu Bé Rồng (bắt đầu vẽ từ năm 2009, đến nay đã xuất bản đến tập 200). Năm 2013, họa sĩ Kim Khánh được ghi tên vào sách kỷ lục Việt Nam với "Trạng Quỳnh- Trạng Quỷnh- Bộ truyện tranh nhiều tập nhất (Vượt kỷ lục Việt Nam)". Tác phẩm. Truyện Cộng Tác Với Các Tác Giả Khác. Ngoài ra, họa sĩ Kim Khánh còn có rất nhiều tác phẩm khác nhau như: truyện tập vẽ, tranh tô màu, tập viết chữ và nhiều thể loại khác. Trong thời điểm truyện tranh nước ngoài với nhiều phong cách vẽ ồ ạt du nhập vào Việt Nam, họa sĩ Kim Khánh vẫn giữ lối vẽ thuần Việt của ông. Qua sự thành công của bộ truyện Trạng Quỳnh - Trạng Quỷnh và Cậu Bé Rồng đã cho thấy truyện tranh thuần Việt vẫn được độc giả yêu chuộng.
1
null
Thơ viết trong tù (tiếng Ukraina: В казематі) – là tên một tập thơ của Đại thi hào dân tộc Ukraina, Taras Shevchenko viết trong nhà tù của Tổng cục III (The Third Section of His Imperial Majesty's Own Chancellery) ở Saint Petersburg sau khi bị bắt vì tội tham gia vào Hội ái hữu Thánh Cyril và Methodius (một tổ chức chính trị hoạt động bí mật ở Kiev nhằm chống lại chế độ nông nô). Nội dung tập thơ. Tập "Thơ viết trong tù" lúc đầu có 13 bài thơ: Phiên bản gốc của những bài thơ này – trong một bản thảo riêng biệt (được lưu trữ tại Viện Văn học mang tên Taras Shevchenko, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Ukraina). Toàn bộ tập thơ này được Shevchenko chép vào ""Cuốn sách nhỏ" ở pháo đài Orsk và thêm một bài thơ mở đầu "Hỡi những người anh em, ta hãy cùng nhau nhớ". Trong "Cuốn sách lớn" nhà thơ đặt tên cho tập thơ ghi lời đề tặng "Thơ viết trong tù – Tặng những người bạn tù" (В казематі. Моїм соузникам посвящаю). Bài thơ "Tôi không ngủ được, mà đêm – như biển cả" không có trong "Cuốn sách lớn". Xuất bản. Trong các năm 1858 – 1867 tất cả các bài thơ này đã được in ở các ấn phẩm khác nhau. Tập "Thơ viết trong tù" mở đầu một giai đoạn sáng tạo mới của Taras Shevchenko – kể từ khi bị bắt năm 1847 đến khi mãn hạn tù. Đặc điểm, tính nghệ thuật của tập thơ tù. Cả tập thơ tù là những tâm trạng, những suy ngẫm và những quan sát của Taras Shevchenko, đặc trưng đối với những bài thơ viết trong thời kỳ này. Ở đây, lần đầu tiên xuất hiện những mô-típ tù đày, là nỗi nhớ quê hương cùng với sự khẳng định thái độ và chính kiến không gì thay đổi của nhà thơ. Về thể loại – tập thơ này là những suy ngẫm trữ tình, những bài phúng dụ, những bài tình ca biến thể từ các mô-típ dân gian, những bài ballade lãng mạn, những bài thơ đối thoại vv… Dịch ra tiếng Việt. Tập thơ này đã được Nguyễn Viết Thắng dịch đầy đủ ra tiếng Việt trong khuôn khổ của dự án "Taras Shevchenko – 150 bài thơ và trường ca", bao gồm những tác phẩm quan trọng nhất của Taras Shevchenko và là những tác phẩm chưa in trong cuốn "Thơ Taras Shevchenko"" xuất bản năm 2004, tái bản năm 2012.
1
null
Ếch giun nguyễn (tên khoa học: "Ichthyophis nguyenorum") là một loài ếch giun sọc thuộc họ Ếch giun mới được phát hiện tại cao nguyên Kon Tum, miền Trung Việt Nam vào năm 2006 và được công bố năm 2012. Tên loài này được đặt để vinh danh Nguyễn Quảng Trường và Nguyễn Thiên Tạo, hai nhà sinh vật học Việt Nam có đóng góp trong việc phát hiện ra loài này.
1
null
Đảo Ba Ba (tiếng Anh: Yagong Island ; , Hán-Việt: "Áp Công đảo") là một bãi cát thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm của quần đảo Hoàng Sa. Đảo này nằm cách đảo Ốc Hoa khoảng 1,6 km về phía đông nam và cách bãi Xà Cừ 2 km về phía tây nam. Đảo Ba Ba là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan và Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đang kiểm soát đảo này như là địa phận của xã khu Áp Công được thành lập năm 2010, thuộc Khu quản lý hành chính Quần đảo Vĩnh Lạc, quận Tây Sa, thành phố Tam Sa, tỉnh Hải Nam. Đặc điểm. Bề mặt đảo này có nhiều đá vụn. Ở giữa đảo có một vũng nông. Đảo dài khoảng 175 m, rộng trung bình 75 m, có diện tích khoảng 1,3 ha và cao 1–3 m so với mực nước biển. Trên đảo có nhiều cây xanh và có một số túp lều gỗ của ngư dân. Xã khu Áp Công. Xã khu Áp Công (tiếng Trung: 鸭公社区, bính âm: Yāgōng Shèqū, Hán Việt: Áp Công Xã khu) là đơn vị hành chính không chính thức, tương đương cấp thôn, tổ dân phố ở Việt Nam được Trung Quốc thành lập năm 2010; thuộc Khu quản lý hành chính Quần đảo Vĩnh Lạc, quận Tây Sa, thành phố Tam Sa, tỉnh Hải Nam. Xã khu này quản lý các đảo Ba Ba, đảo Ốc Hoa, bãi Xà Cừ, và đá Trà Tây. Tính đến năm 2012, xã khu này có 33 hộ dân gồm khoảng 74 người. Năm 2013, xã khu Ngân Dự được thành lập trên bãi Xà Cừ, tách ra khỏi xã khu Áp Công.
1
null
Kamov Ka-25 (ký hiệu NATO:Hormone tức Hoóc môn) là loại trực thăng chống ngầm do Liên Xô thiết kế từ năm 1958 - 1960 cho Hải quân Liên Xô. Được cho là loại trực thăng chống ngầm đầu tiên của Hồng quân, Ka-25 đã thực sự có thể tiệm cận đến các mẫu nước ngoài, mặc dù vẫn không thể sánh được với họ. Ngoài ra có một điểm trừ lớn: độ tin cậy. Ka-25 được ghi nhận vì hàng chục vụ tai nạn, tầm hoạt động của Ka-25 cũng không lớn. Phát triển. Từ những năm cuối của thập niên 1950, do khả năng chiến đấu của tàu ngầm càng ngày càng mạnh, Liên Xô cùng các nước trên thế giới bắt đầu phát triển các loại vũ khí chống ngầm trên tàu chiến cũng như trên tàu ngầm. Từ đây, họ đã bắt đầu nghĩ đến việc thiết kế các vũ khí chống ngầm từ trên không, mà trực thăng lại là lựa chọn tốt nhất. Từ năm 1947-1950, Không quân Liên Xô đã có những chiếc trực thăng đầu tiên phục vụ trong Chiến tranh Triều Tiên, Kamov đã được giao nhiệm vụ thiết kế loại vũ khí chống ngầm mới này và họ đã dựa trên Kamov Ka-20 để thiết kế nó tuy Ka-20 chỉ là thiết kế nguyên mẫu thử nghiệm. Dựa trên hình dáng của nó, đến năm 1963, việc nghiên cứu hoàn thành và nguyên bản đầu tiên đã được chế tạo và cho bay thử vào ngày 26 tháng 4 năm 1963. Kamov Ka-25 đã được chỉnh sửa các bộ phận ở đuôi, ở cánh quạt và được trang bị thêm vũ khí chống ngầm như rocket chống ngầm và ngư lôi. Đến năm 1965, Ka-25 chính thức được sản xuất hàng loạt và biên chế trong Hải quân Liên Xô, nó được giới thiệu năm 1972 và ngừng sản xuất năm 1977. Hiện nay, gần như tất cả các nước sở hữu Ka-25 đều đã cho chúng nghỉ hưu vì quá cũ, chúng được thay thế bằng Kamov Ka-27. Đặc điểm nổi bật. Điểm làm cho Ka-25 độc đáo hơn các dòng trực thăng khác trên thế giới chính là cơ cấu cánh quạt nâng thiết kế "sơ đồ cánh quạt đồng trục" (hai cánh quạt chồng lên nhau). Sau này, phiên bản nối tiếp của nó là Kamov Ka-27 và các phiên bản trực thăng quân sự Kamov Ka-xx đều có hai cánh quạt chồng lên nhau (trừ Kamov Ka-60). Đặc điểm của sơ đồ này là không có cánh quạt đuôi mà có 2 bộ cánh quạt nâng đồng trục quay ngược chiều nhau để triệt tiêu mô men quay thân máy bay. Khi máy bay muốn quay đầu để rẽ hướng phi công ấn pê đan "anti-torque" sẽ tạo ra chênh lệch vận tốc quay của hai tầng cánh quạt đồng trục và máy bay sẽ quay thân tương ứng theo chiều cánh quạt quay chậm hơn. Sơ đồ cánh quạt này có rất nhiều ưu điểm: vì có 2 cánh quạt nâng nên đường kính, vận tốc quay của cánh quạt không cần lớn lắm cho phép cánh quạt hoạt động trong khoảng hiệu suất cao nhất, và độ an toàn chống cộng hưởng, chống rung giật cánh quạt tốt, không mất phần công suất hoang phí như loại Sikorsky. Đặc biệt tính cơ động của nó là hoàn hảo, tốt nhất trong các phương án trực thăng: nó có thể trong một khoảnh khắc đột ngột di chuyển theo nhiều hướng phải – trái, tiến – lùi và lên – xuống một cách rất linh hoạt. Vì không có cánh quạt đuôi nên loại này không ngán ngại gió thổi ngang, có thể cất cánh hạ cánh, bay treo và hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết, và một ưu điểm nữa là vì kích thước cánh quạt nhỏ, không đuôi nên loại này có kích thước rất nhỏ gọn, phù hợp cho việc hạ cánh trên sân đáp hạm tàu. Tất nhiên, sơ đồ cánh quạt của Kamov Ka-25 vẫn tồn tại nhược điểm là cơ cấu cánh đồng trục rất phức tạp. Tuy nhiên, nó vẫn được Hải quân Xô Viết (Nga) và nhiều nước trên thế giới sử dụng vì sự an toàn, tính tin cậy cao. Để thực hiện vai trò chống ngầm, trong Ka-25 trang bị radar, hệ thống định vị thủy âm OKA-2, cảm biển quang điện "nhìn xuống dưới" Tie Rod (đặt ở đuôi) và cảm biến phát hiện từ tính bất thường. Về vũ khí, trực thăng có thể mang ngư lôi điều khiển qua dây dẫn hoặc bom phá ngầm. Trực thăng trang bị 2 động cơ tuốc bin trục OMKB Mars GTD-3F cho phép đạt tốc độ tối đa 209 km/h, trần bay 3.300m, tầm bay 400 km. Thông số chung. Đặc điểm Trang bị vũ trang
1
null
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Năng lực Người khuyết tật, gọi tắt là Trung tâm Khuyết tật và Phát triển, (tiếng Anh: Disability Research & Capacity D"evelopment", viết tắt: DRD) là một tổ chức xã hội của người khuyết tật và hoạt động vì người khuyết tật tại Việt Nam. Mục tiêu. Mục tiêu hoạt động của DRD Việt Nam là thúc đẩy bình đẳng cơ hội cho người khuyết tật, khuyến khích và tạo điều kiện để người khuyết tật tham gia vào tất cả các hoạt động và đóng góp cho cộng đồng giống như những thành viên khác của xã hội. Các hoạt động của DRD bao gồm cung cấp các dịch vụ hỗ trợ về giáo dục, đào tạo và thông tin về các vấn đề liên quan đến người khuyết tật vận động và chậm phát triển trí tuệ tại Việt Nam. Các chương trình. Giới thiệu việc làm. Tìm được một công việc chất lượng tốt cho người khuyết tật là phần chủ đạo trong hoạt động của DRD. DRD tập huấn, tư vấn và tìm việc cho các thành viên tham gia. Năm 2009, DRD đã hỗ trợ cho 79 ứng viên tìm việc và tìm được 24 việc làm cho họ. Trong hoạt động này, mục tiêu của DRD là hướng nghiệp, giới thiệu và giúp duy trì việc làm cho 100 người mỗi năm. Học bổng người bạn đồng hành. Chương trình học bổng cung cấp hỗ trợ tài chính để các sinh viên khuyết tật trang trải học phí và các khóa tập huận kỹ năng sống giúp các em nhận học bổng có thể hoàn thành giấc mơ tốt nghiệp đại học của mình. DRD đang đồng hành cùng 22 bạn sinh viên và đã cung cấp được 18 suất học bổng. DRD đang thực hiện kế hoạch với hy vọng có thể hỗ trợ cho 100 sinh viên khuyết tật mỗi năm. Hội quán Đời Rất Đẹp. Hội quán là một phần mở rộng tự nhiên trong các hoạt động của DRD, là nơi để người khuyết tật và các cá nhân khác gặp gỡ, chia sẻ ý tưởng và tham gia vào các hoạt động trên cơ sở bình đẳng cơ hội và hỗ trợ lẫn nhau. Các đêm nhạc do các nghệ sĩ khuyết tật và không khuyết tật biểu diễn được tổ chức thu hút một lượng khán giả thường xuyên với trên 50 người. Vận động biện hộ. DRD đóng vai trò tiên phong trong việc hình mạng lưới người khuyết tật Việt Nam, tư vấn và vận động nhà nước trong các vấn đề liên quan đến người khuyết tật. Năm 2009, DRD đã hỗ trợ 38 tổ chức và cá nhân khuyết tật với nhiều hình thức khác nhau như tìm nhà sản xuất chân giả, tư vấn trường đặc biệt cho trẻ khuyết tật và các trung tâm phục hồi chức năng. Website của DRD và các dịch vụ thư viện cung cấp thông tin cập nhật về các tổ chức quốc tế và luật, chính sách liên quan đến người khuyết tật. DRD đồng thời tổ chức 5 hội thảo và 2 sự kiện lớn mỗi năm để nâng cao nhận thức về bình đẳng cho người khuyết tật; xây dựng nhóm tư vấn luật gồm các luật gia nổi tiếng và các luật đoàn nhằm cung cấp lời khuyên và bảo vệ người khuyết tật khi cần thiết. Tập huấn và xây dựng năng lực. DRD cung cấp tập huấn và hỗ trợ kỹ thuật cho các tổ chức người khuyết tật tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam để hỗ trợ họ trong các lĩnh vực chính như quản lý tổ chức, lãnh đạo và tự vận động biện hộ. Năm vừa qua, 369 người đã được hưởng lợi từ dự án. DRD lên kế hoạch cung cấp 10 buổi tập huấn mỗi năm để có thể tiếp cận ít nhất 400 người trong các tổ chức trong mạng lưới. Sống độc lập. Dự án hướng đến hỗ trợ người khuyết tật nặng sống độc lập, có được sự lựa chọn về cách sống và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trong năm đầu thí điểm, dự án hướng đến hỗ trợ 10 sinh viên đạt được mục tiêu sống độc lập của mình; tổ chức các hoạt động ngoại khóa; cung cấp tập huấn và tư vấn kỹ năng sống độc lập cho các cá nhân đang cần. Mạng lưới. DRD đã xây dựng và phát triển mạng lưới các tổ chức người khuyết tật trong và ngoài nước, thiết lập mạng lưới phụ huynh của các trẻ khuyết tật, các tổ chức công tác xã hội... Nhà tài trợ. DRD đã và đang nhận được các nguồn tài trợ từ nhiều tổ chức trong suốt thời gian qua như Quỹ Ford (the Ford Foundation), Quỹ hỗ trợ phát triển Quốc tế Ireland (Irish Aid), Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ (the American Chamber of Commerce), cơ quan phát triển Quốc tế Úc châu (the Australian Agency for International Development), quỹ Nippon (the Nippon Foundation), và tổ chức Atlantic Philanthropies.
1
null
Vụ đánh bom Thành phố Oklahoma là một vụ đánh bom khủng bố vào tòa nhà liên bang Alfred P. Murrah tại trung tâm Thành phố Oklahoma ngày 19 tháng 4 năm 1995. Nó sẽ vẫn là vụ khủng bố tàn phá lớn nhất tại Hoa Kỳ cho đến khi xảy ra vụ khủng bố 11 tháng 9 năm 2001. Vụ đánh bom Thành phố Oklahoma đã cướp đi 168 sinh mạng, trong đó có 19 trẻ em dưới 6 tuổi và khiến hơn 680 người bị thương. Vụ nổ đã phá huỷ hoặc làm hư hỏng 324 tòa nhà trong vòng bán kính mười sáu khối phố, phá hủy hoặc đốt cháy 86 xe ô tô, và làm tan vỡ thủy tinh trong 258 tòa nhà gần đó. Quả bom đã được ước tính để có thể gây ra ít nhất 652 triệu USD giá trị thiệt hại. Quả bom tự tạo trong vụ này chứa 2.200 kg ammoni nitrat và dầu, đặt trong một chiếc xe tải thuê. Động cơ vụ tấn công rõ ràng là để trả đũa chính phủ vì chính phủ đã thực hiện cuộc bao vây đẫm máu gần Waco, Texas cách đó đúng 2 năm, trong đó 82 thành viên giáo phái Branch Davidian thiệt mạng. Hai kẻ được xác định là nhân vật chủ chốt trong nhóm khủng bố này là Timothy McVeigh và Terry Nichols. Terry Nichols đã bị tuyên án chung thân và không bao giờ được ân xá cho tội danh giết người. Kẻ đặt bom Timothy McVeigh bị tuyên án tử hình ngày 11 tháng 6 năm 2001. Kế hoạch. Động cơ. Hai kẻ chủ mưu ném bom là Timothy James McVeigh và Terry Nichols đã gặp nhau vào năm 1988 niên tại Fort Benning thời còn học huấn luyện cơ bản ở Lục quân Hoa Kỳ . Michael Fortier là bạn cùng phòng của McVe trong quân đội . Ba người với chủ nghĩa sinh tồn đều có hứng thú . Năm 1992, Cục điều tra Liên bang và Ran-đi Quy-bà () đã đối đầu và sự kiện cáo chung một cách đẫm máu; năm 1993, một cuộc đình công kéo dài 51 ngày giữa FBI và các thành viên của Giáo phái David khiến toà ra lệnh khám xét. Có tới 76 người tử vong vì cuộc biểu tình (đương thời không thể xác định đó là thành viên của giáo phái David hay một đặc vụ của Cục Rượu, bia, súng và thuốc lá Hoa Kỳ khai hỏa). McVeigh và cộng sự đã vô cùng phẫn nộ, cho rằng chính phủ liên bang đã xử lý sai . Tháng 3/1993, McVeigh đến thăm Waco trong cuộc đối đầu giữa hai bên và rời đi sau khi sự tình kết thúc . Sau đó ông quyết định tuyên bố lập trường của mình bằng cách cho nổ tung một tòa nhà liên bang . Đánh bom. Vào lúc 9:02 sáng thứ Tư, ngày 19 tháng 4 năm 1995, trên đường trước tòa nhà liên bang, Alfred P. Murrah, đã kích nổ một chiếc xe tải Ryder thuê, với tải trọng khoảng 2.300 kg thuốc nổ tự chế. Máy bơm bao gồm ammonium nitrate trộn với nhiên liệu và nitromethane (một loại nhiên liệu dễ bay hơi). Hỗn hợp này thường được gọi là ANFO (viết tắt của tiếng Anh: Amonium Nitrate và Fuel Oil). Ảnh hưởng của vụ nổ đã được cảm nhận lên tới Bridge Bridge, ở khoảng cách 48 km. 90 phút sau vụ nổ Timothy McVeigh, một cựu chiến binh của Chiến tranh vùng Vịnh, đã bị bắt khi đi ra phía bắc thành phố Oklahoma vì lái xe mà không có biển số. Trong phiên tòa xét xử của McVeigh, chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố rằng động lực của vụ tấn công là để trả thù cuộc bao vây của Waco và vụ việc của Ruby Ridge. Trong cả hai trường hợp, McVeigh đổ lỗi cho các đặc vụ chính phủ liên bang về những cái chết bạo lực xảy ra ở đó.
1
null
Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương là một đài phát thanh và truyền hình trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương. Đài có trụ sở tại số 46 Đại lộ Bình Dương, phường Phú Hòa, thành phố Thủ Dầu Một và từ tháng 10/2023 đã dời toàn bộ cơ sở chính vào địa chỉ: số 09 Lê Duẩn, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một. Các kênh truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương đã có mức độ phủ sóng ra cả nước. Sóng FM tần số 92,5 MHz của Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương phủ được cả vùng Đông Nam Bộ và một phần các tỉnh phía Bắc vùng Tây Nam Bộ. Các kênh. Phát thanh. 92,5MHz: Kênh phát thanh Bình Dương, phát sóng liên tục 21/7. Chương trình. Đây là danh sách các chương trình đã và đang phát sóng của Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương được chia theo từng kênh, với các chương trình hiện đang được phát sóng được in đậm. BTV9 - Bchannel. Kênh BTV9 - Bchannel có nội dung mang âm hưởng văn hóa Phương Đông, tôn vinh văn hóa dân tộc và các giá trị đạo đức, lối sống dựa trên những triết lý của Phật giáo, đó chính là giáo lý Từ bi và Trí tuệ của đạo Phật. BTV10 - NCM. NCM là viết tắt của ba chữ cái đầu trong câu khẩu hiệu của Olympic thể thao: Nhanh hơn - Cao hơn - Mạnh hơn. Kênh NCM bao gồm những chương trình thuộc lĩnh vực thể thao, giải trí, trong đó đưa tin về các sự kiện, hoạt động trên tất cả các lĩnh vực thể thao trong và quốc tế. BTV11 - Top Home Shopping. SAM. SAM là viết tắt chữ cái đầu của ba từ: Styles - Abilities - Motivations. Kênh SAM là kênh truyền hình phát sóng những chương trình giải trí dành cho khán giả ở độ tuổi thiếu nhi như các bộ phim hoạt hình trong nước và quốc tế, các game show vui nhộn, ngoài ra còn nhiều chương trình mang tính giáo dục. • Phim hoạt hình
1
null
Farman F.220 và các mẫu máy bay xuất phát từ nó là loại máy bay một tầng cánh, 4 động cơ, cánh cao do hãng Farman Aviation Works thiết kế chế tạo. Dựa trên cấu hình đẩy-kéo đã được mẫu máy bay F.211 chứng minh, việc thiết kế bắt đầu vào tháng 8 năm 1925 và chuyến bay đầu tiên của mẫu thử diễn ra vào 26/5/1932. Biến thể F.222 là mẫu máy bay ném bom lớn nhất được trang bị cho quân đội Pháp giai đoạn giữa 2 cuộc đại chiến. Một biến thể được thiết kế làm máy bay dân dụng chở khách.
1
null
Focke-Wulf Fw 200 "Condor", quân Đồng minh còn gọi là "Kurier" là một loại máy bay 4 động cơ, làm hoàn toàn bằng kim loại của Đức, do hãng Focke-Wulf chế tạo với mục đích ban đầu là máy bay chở khách tầm xa. Một yêu cầu của Nhật Bản về loại máy bay tuần tra biển tầm xa đã dẫn đến việc nâng cấp thiết kế, do đó nó được đưa vào trang bị cho không quân Đức với vai trò là máy bay trinh sát và máy bay ném bom tuần tra biển/chống tàu tầm xa, cũng như làm máy bay vận tải. Tính năng kỹ chiến thuật (Fw 200C-3/U4). Warplanes of the Luftwaffe
1
null
Handley Page Halifax là một loại máy bay ném bom hạng nặng của Không quân Hoàng gia Anh trong Chiến tranh thế giới II. Nó cùng thời với loại Avro Lancaster, Halifax vẫn còn được sử dụng cho đến khi chiến tranh kết thúc, nó đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau ngoài vai trò là máy bay ném bom. Halifax còn được trang bị cho các phi đội thuộc Không quân Hoàng gia Canada, Không quân Hoàng gia Australia, Không quân Pháp tự do và không quân Ba Lan. Sau chiến tranh thế giới II thì Halifax được trang bị cho Không quân Ai Cập, Không quân Pháp và Không quân Pakistani. Tính năng kỹ chiến thuật (Mk III). "Halifax, Second to None"
1
null
Chiến dịch phản công chiến lược Rzhev-Sychyovka (30 tháng 7 - 1 tháng 10 năm 1942) là một chiến dịch quân sự do Hồng quân Liên Xô tổ chức nhằm tấn công vào quân đội Đức Quốc xã, diễn ra trong cuộc Chiến tranh Xô-Đức thuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Lực lượng Liên Xô tham gia chiến dịch này là các Phương diện quân Tây và Phương diện quân Kalinin, với mục tiêu đánh bại các lực lượng thuộc Cụm Tập đoàn quân Trung tâm của Đức đang đóng ở chỗ lồi Rzhev-Vyazma. Binh lực và kế hoạch. Lực lượng quân đội Liên Xô trong chiến dịch này là hai Phương diện quân Kalinin (tư lệnh: Đại tướng G. K. Zhukov, đến ngày 26 tháng 8 là Thượng tướng I. S. Koniev) và Phương diện quân Tây (tư lệnh: thượng tướng I. S. Konev, đến ngày 26 tháng 8 là tướng M. A. Purkayev), bao hàm 6 Tập đoàn quân (số 30, 29, 31, 20, 5, 33), hai Tập đoàn quân không quân (số 1 và 3) và 5 quân đoàn độc lập (quân đoàn kỵ binh cận vệ số 2, quân đoàn xe tăng số 6 và số 8, quân đoàn bộ binh cận vệ số 7 và số 8). Binh lực tổng cộng gồm 43 sư đoàn bộ binh, 8 lữ đoàn, 67 khẩu đội pháo, 37 tiểu đoàn súng cối cận vệ, 21 lữ đoàn xe tăng. Vào đầu tháng 8, quân số của quân đội Liên Xô là hơn 486.000 người, tuy nhiên đây không phải là số quân tổng cộng trong suốt chiến dịch vì trong quá trình tác chiến, quân đội Liên Xô cũng được tăng viện thêm nhiều đơn vị bộ binh và pháo binh khác nữa. Cho đến đầu chiến dịch, số lượng xe tăng tham chiến trong chiến dịch Rzhev-Sychyovka (không tính tập đoàn quân số 29) là 1715 chiếc. Mật độ pháo binh trong các hướng tác chiến chính của Tập đoàn quân số 33 là 40-45 khẩu/1 cây số chính diện mặt trận, của Tập đoàn quân số 20 là 122 khẩu và của Phương diện quân Kalinin là 115-140 khẩu. Hiện nay chưa có các thông tin chính xác về binh lực của quân Đức trong chiến dịch Rzhev-Sychyovka. Kế hoạch của chiến dịch Rzhev-Sychyovka dựa trên hai đòn tấn công tại cánh trái (phương diện quân Kalinin) và cánh phải (phương diện quân Tây) nhằm đánh bại lực lượng chính của Tập đoàn quân số 9 của Đức tại khu vực Sychyovka, xóa bỏ "chỗ lồi" Rzhev, giải phóng các thành phố Rzhev, Zubtsov, Sychyovka, Gzhatsk, Vyazma và thiết lập một bàn đạp vững chắc tại khúc cong của sông Volga, sông Gzhat và sông Vazuza. Đây là lần đầu tiên, ý tưởng "pháo binh công kích" ("") được áp dụng trong một chiến dịch quy mô lớn, được đề cập đến trong chỉ thị của Bộ Tổng tư lệnh Tối cao vào ngày 10 tháng 1 năm 1942. Chiến dịch phản công chiến lược Rzhev-Sychyovka có thể được chia thành các giai đoạn sau: Diễn biến. Hoạt động của Phương diện quân Kalinin. Ngày 30 tháng 7 năm 1942, Tập đoàn quân số 30 (chỉ huy: trung tướng D.D. Lelyushenko) và Tập đoàn quân số 29 (thiếu tướng V. I. Shvetsov). Ngày hôm đó, trời đổ mưa nặng hạt làm chậm bước tiến đáng kể quân đội Liên Xô. Cho đến cuối ngày Tập đoàn quân số 30 đã phá vỡ tuyến phòng ngự của hai sư đoàn bộ binh số 256 và 87 (Đức) và đột phá được 9 cây số trên một chính diện 6-7 cây số. Thành quả của Tập đoàn quân số 29 thì khiêm tốn hơn. Tuy chỉ còn cách Rzhev 6 km nhưng tập đoàn quân này phải mất hàng tháng trời mới vượt qua được khoảng cách đó. Từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 8, Tập đoàn quân số 30 dừng lại để nghỉ ngơi, củng cố lực lượng và mở một mũi đột nhập từ cánh trái vào. Vào ngày 10 tháng 8, quân đội Liên Xô tiếp tục tấn công. Trong khoảng thời gian đó, các mũi tấn công của Tập đoàn quân số 30 và 29 đã vấp phải hàng phòng ngự vững chắc và có chiều sâu của quân đội Đức Quốc xã và vì vậy, quân đội Liên Xô đã tiến binh rất vất vả. Các sư đoàn bộ binh chỉ tiến được 1-2 cây số mỗi ngày và mỗi thước tấc chiếm được đều phải trả giá đắt bằng sinh mạng. Bộ Tư lệnh tập đoàn quân đã phải tung các lực lượng cơ động vào mặt trận để tăng sức mạnh đột phá, nhưng cũng không thành công. Xe tăng không thể chạy xa khỏi bộ binh và gần như chỉ đảm nhận vai trò hỗ trợ hỏa lực cho bộ binh. Các trận đánh ở Polunino và cao điểm 200 là những trận đẫm máu. Mãi đến ngày 21 tháng 8 Tập đoàn quân số 30 mới giải phóng được Polunino. Hoạt động của Phương diện quân Tây. Theo dự kiến, Phương diện quân Tây sẽ tấn công vào ngày 2 tháng 8 nhưng vào ngày hôm đó thời tiết rất xấu và nhiều mưa. Thêm vào đó, thành quả tác chiến của Phương diện quân Kalinin rất hạn chết, nhất là tại vị trí của Tập đoàn quân số 31. Vì vậy, Bộ Tư lệnh của Phương diện quân sau khi bàn bạc với Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh Tối cao (STAVKA) đã dời thời điểm khởi binh vào ngày 4 tháng 8. Ngày 4 tháng 8, Tập đoàn quân số 20 (trung tướng M. A. Reyter) bắt đầu nổ súng tấn công tại Pogorelov (Pogoreloye Gorodishche). Trái với Phương diện quân Kalinin, trong giai đoạn đầu tiên Phương diện quân Tây tiến binh khá thuận lợi. Trong vòng 2 ngày, quân đội Liên Xô đả xuyên thủng tuyến phòng ngự của quân đoàn bộ binh số 46 (Đức), đột phá sâu 18 cây số trên một chính diện 20 cây số, tiếp cận sông Vazuza và sông Ghzat. Sư đoàn bộ binh số 161 bị tiêu diệt. Tuy nhiên trong thời gian đó, nhiệm vụ giải phóng Zubtsov và Karmanovo chưa được hoàn thành. Ngày 6 tháng 8, cụm tác chiến cơ động của thiếu tướng I. V. Galanin - bao gồm quân đoàn xe tăng số 6 th (đại tá A. L. Getman), quân đoàn xe tăng số 8 (thiếu tướng M. D. Solomatin) và quân đoàn kỵ binh cận vệ số 2 (thiếu tướng V. V. Kryukov) - được tung vào chiến trường. Tuy nhiêm cụm tác chiến tiến rất chậm và không lâu sau đó nó chạm mặt với lực lượng dự bị cơ động của Tập đoàn quân số 9 với quân số gồm 3 sư đoàn thiết giáp. Binh lực của quân đoàn thiết giáp số 39 (tướng Hans-Jürgen von Arnim) cũng được sử dụng để bịt lại cửa đột phá. Đêm 7 tháng 8, một đại đội của lữ đoàn xe tăng số 31 thuộc quân đoàn xe tăng số 8 đã tiếp cận điểm vượt sông Vazuza gần làng Khlepen. Các sư đoàn bộ binh số 251, 331, 354 cùng với một phần Cụm tác chiến cơ động Galanin có nhiệm vượt qua Vazuza để thẳng tiến tới Sychyovka. Chỉ huy là Phó tư lệnh tập đoàn quân 20, trung tướng A. A. Tyurin. Lữ đoàn bộ binh số 331 và lữ đoàn xe tăng số 17 thì tổ chức tấn công từ làng Istratovo tới làng Pechora (???) và làng Selcho (???) và đến buổi chiều đã chạm mặt với quân Đức tại bờ bên kia của sông Vazuza ở làng Khlepen. Ngày 8 tháng 8, chiến sự tại sông Vazuza tiếp tục bùng nổ. Ngày 9 tháng 8 diễn ra một trận đấu tăng nảy lửa giữa quân đội Liên Xô và quân đội Đức. Tham chiến bên phía Liên Xô là 800 xe tăng và phía Đức là 700 xe. Trên hướng Karmanovo quân Đức bố trí 4 sư đoàn: 2 sư thiết giáp, sư mô tô số 36 và sư bộ binh số 342. Sự hiện diện của một lực lượng mạnh như vậy đã đe dọa cạnh sườn trái của Tập đoàn quân số 20 và làm việc tổ chức tấn công tại vị trí của tập đoàn quân số 5 và 33 ở phía cánh trái. Bộ chỉ huy Phương diện quân Tây vào cuối ngày 9 tháng 8 đã quyết định tăng cường binh lực cho hướng Karmanovo nhằm đánh bại quân Đức tại đó. Quân đoàn xe tăng số 8 của cụm tác chiến cơ động được điều qua tăng cường cho Tập đoàn quân số 20. Nó được lệnh vào ngày 10 tháng 8 phải tập kết ở gần làng Podberezki (???) và, cùng với một phần của quân đoàn bộ binh cận vệ số 8 (thiếu tướng F. D. Zakharov) tấn công cánh trái của quân Đức tại Karmanovo và tìm cách giải phóng quận trung tâm Karmanovo. Về phía Đức, trở lại chiến trường sau khi vết thương hồi phục, tư lệnh Tập đoàn quân số 9 (Đức) Walter Model nhận thấy sự vô ích của đòn phản kích từ Pogorelov và vào ngày 10 tháng 8 đã ra lệnh cho quân Đức chuyển sang phòng ngự. Những trận đánh dữ dội tại sông Vazuza và Gzhat cũng như tại Karmanovo đã khiến sinh lực quân đội Liên Xô bị hao tổn nặng nề. Vì vậy phía Liên Xô quyết định tập trung toàn lực vào xử lý Karmanovo, điều này khiến cánh quân đánh theo hướng Sychyovka bị yếu đi rõ rệt. Trong khi đó, ngày 7 tháng 8, Tập đoàn quân số 5 (trung tướng I. I. Fedyuninsky) tổ chức tấn công mạnh vào phía Nam Karmanovo để đập tan quân Đức tại đây và hỗ trợ cho mũi công kích tại Sychyovka. Tuy nhiên, quân đội Liên Xô không thể phá vỡ được phòng tuyến của các sư đoàn bộ binh số 342 và 35 (Đức). Vào ngày 10 tháng 6, đại tướng G. K. Zhukov đặt cho Tập đoàn quân số 5 một mục tiêu khiêm tốn hơn: giải phóng Karmanovo. Tập đoàn quân số 33 (trung tướng M. S. Khozin) - bắt đầu nổ súng tấn công vào ngày 13 tháng 8 - cũng không đạt được kết quả khá hơn. Ở bên cánh trái, Tập đoàn quân số 20 tiếp tục tấn công theo 3 hướng vào Karmanovo. Từ phía Nam, 2 sư đoàn của Tập đoàn quân số 5 đánh mạnh vào khu vực sông Vazuza. Tuy nhiên, tốc độ tiến quân vẫn chậm do quân đội Liên Xô phải lần lượt "bóc vỏ" từng lớp phòng tuyến của quân Đức; mỗi ngày quân đội Liên Xô chỉ tiến được 1-2 cây số và cuộc chiến kéo dài đến gần 2 tuần. Cuối cùng, vào ngày 23 tháng 8, Tập đoàn quân số 31 đã giải phóng Zubtsov còn Tập đoàn quân số 20 và số 5 đã giải phóng Karmanovo. Tại hướng Pogorelov-Gorodishche, theo kế hoạch, cụm cơ động của trung tướng A. A. Tyurin (quân đoàn kỵ binh cận vệ số 2 và quân đoàn xe tăng số 8) có nhiệm vụ phải đánh tan quân địch ở phía Tây Bắc Gzhatsk, theo sau bởi một bộ phận của nhóm này với binh lực của Tập đoàn quân số 33. Vào ngay 31 tháng 8, sau khi xuyên thủng phòng tuyến quân Đức ở phía Tây và Tây Bắc, cụm tác chiến chuyển hướng sang phía Đông hợp lực với Tập đoàn quân số 5 và số 33 trong việc công kích Gzhatsk. Quân đội Liên Xô tiếp tục tấn công đến ngày 6 tháng 9 và buộc phải dừng lại trước sức kháng cự của quân Đức. Các đợt tấn công đồng thời của Phương diện quân Tây trên hướng Gzhatsk được mô tả trong các báo cáo của Phương diện quân vào ngày 5 tháng 9 năm 1942, trong đó đề nghị đình chỉ chiến dịch tấn công vào Gzhatsk trước khi chiến dịch tấn công vào Rzhev kết thúc. Tập đoàn quân só 5 được chuyển sang phòng ngự vào ngày 10 tháng 9, tuy nhiên một số đợt tấn công nhỏ vẫn diễn ra cho đến tận cuối tháng. Tập đoàn quân số 33 đình cuộc tấn công vào ngày 7 tháng 9. Tập đoàn quân số 20 không thể phá vỡ được phòng tuyến của quân Đức tại phía Tây Gzhatsk và cũng phải chuyển sang phòng ngự vào ngày 8 tháng 9. Quân đội Liên Xô tấn công Rzhev, 24 tháng 8 - 1 tháng 10 năm 1942. Ngày 24 tháng 8 năm 1942, sau khi củng cố lực lượng, Tập đoàn quân số 30 tiếp tục tấn công về phía Bắc và Đông Rzhev. Đến ngày 25 và 26, quân đội Liên Xô đã tiếp cận sông Volga và chỉ còn cách Rzhev 5-6 cây số về phía Đông. Ngày 29 tháng 8, Tập đoàn quân số 30 vượt sông Volga và thiết lập một đầu cầu bên bờ phải con sông này. Trong các ngày đó, thành phố Rzhev liên tục bị pháo binh và không quân Liên Xô oanh kích. Ngày 26 tháng 8, thượng tướng I. S. Koniev, tư lệnh Phương diện quân Kalinin, được chuyển sang chỉ huy Phương diện quân Tây thay cho G. K. Zhukov. Bản thân G. K. Zhukov được thăng chức thành Phó Tổng tư lệnh Tối cao kiêm Ủy viên thứ nhất Bộ Dân ủy Quốc phòng. Thay thế vị trí của I. S. Koniev tại Phương diện quân Kalinin là trung tướng M. A. Purkayev. Để đảm bảo cho Koniev nắm quyền lãnh đạo chính của toàn bộ chiến cục tại khu vực Rzhev, các Tập đoàn quân số 30 và 29 của Phương diện quân Kalinin được chuyển sang Phương diện quân Tây. Ngày 21 tháng 9, các sư đoàn bộ binh số 215, 369 và 375 đồng loạt tấn công, xuyên thủng hai tuyến chiến hào và tuyến hàng rào kẽm gai, đột nhập vào phía Bắc thành phố. Tiếp đó, sư đoàn bộ binh cận vệ số 2 cũng được tung vào chiến trường. Một trận đánh khủng khiếp giữa quân đội Liên Xô và quân đội Đức đã diễn ra ở khu vực Đông Bắc của Rzhev trong ngày hôm đó. Vào ngày 24 đến 25 tháng 9, quân Đức tiếp tục tấn công nhằm trục quân đội Liên Xô khỏi Rzhev. Trong suốt thời gian đó, chiến sự ở Rzhev bùng nổ với mức độ cực kỳ ác liệt và sự đẫm máu của cuộc chiến đã được mô tả trong các ghi nhận của binh sĩ và sĩ quan của cả hai bên tham chiến. Kế hoạch đánh chiến Rzhev phải dời sang ngày khác vì Tập đoàn quân 30 tổ chức đón tiếp ông Wendell Wilkie, đại diện của Tổng thống Hoa Kỳ, một trong những nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa sang thị sát mặt trận Xô-Đức. Ngày 23 tháng 9, ông có cuộc tiếp xúc với I. V. Stalin. Ngày 24 tháng 9, ông đã ra mặt trận tại khu vực Rzhev và có cuộc gặp gỡ với Thiếu tướng D. D. Lelyushenko, Tư lệnh tập đoàn quân 30.. Sau nhiều ngày kịch chiến, cuối cùng vào ngày 27 tháng 9 quân đội Liên Xô đã làm chủ được Rzhev. Đáng tiếc, họ đã không thể duy trì thành quả này. Quân Đức đã kéo quân tăng viện đến phản kích và chiếm lại thành phố. Ngày 1 tháng 10, trận chiến giành giật Rzhev kết thúc. Kết quả. Kết thúc chiến dịch, quân đội Liên Xô đã tiến xa về phía Tây 40-45 cây số, giải phóng 3 trung tâm hành chính cấp huyện; tuy nhiên họ đã không thể hoàn thành mục tiêu chiến dịch. Ngoài ra, chiến dịch Rzhev-Sychyovka cũng đem lại thêm những hệ quả khác là đẩy lùi tiền duyên ra xa Moskva thêm hơn 30 km, gây nhiều thiệt hại về người và phương tiện cho quân đội Đức Quốc xã. Có nhiều nguyên nhân, kể cả khách quan lẫn chủ quan dẫn đến kết quả không mong muốn của chiến dịch Rzhev-Sychyovka. Về nguyên nhân chủ quan, trong chiến dịch này các chỉ huy cấp tập đoàn quân, quân đoàn... của Liên Xô đã thực hiện việc điều binh khiển tướng rất cứng nhắc, tuân thủ mệnh lệnh một cách mù quáng, thiếu sáng tạo và linh hoạt trong điều động binh lực, thêm vào đó là thái độ sợ trách nhiệm cũng như sự hỗn loạn, vô tổ chức, thiếu thống nhất trong hành động của các phương diện quân và tập đoàn quân. Quân đội Liên Xô cũng đã không thể tận dụng một cách hiệu quả ưu thế về quân số và trang bị của mình trước địch thủ Đức, dẫn tới kết quả rất hạn chế của chiến dịch. Theo nhà sử học A. V. Isayev, chiến dịch Rzhev-Sychyovka thật ra cũng mang lại một số kết quả tích cực, như buộc quân Đức phải hủy bỏ kế hoạch "Lốc xoáy", cũng như triệt tiêu những tác động có thể xảy ra của các tuyến giao nhau tại các huyện Demyansk và Rzhev, làm cho bên sườn của Phương diện quân Tây Bắc và Phương diện quân Kalinin kết nối chặt chẽ với nhau hơn. Thương vong. Quân đội Liên Xô. Tổng thương vong của quân đội Liên Xô trong chiến dịch này lên đến hơn 291.000 người chết, bị thương hoặc bị ốm, chiếm đến 60% tổng binh lực tham gia chiến dịch. Con số đó chưa tính đến các tổn thất của lực lượng không quân và quân tại các cụm phòng thủ. Số xe tăng bị thiệc hại là 1.085 chiếc. Quân đội Đức Quốc xã. Theo báo cáo của bộ phận hậu cần, Tập đoàn quân số 9 của Đức trong giai đoạn 30 tháng 7 đến 10 tháng 9 tổn thất 9.955 chết, 5.551 mất tích và 36.893 bị thương - tổng cộng 52.392 người. Trong đó, thiệt hại của các sư đoàn đóng đối diện các Tập đoàn quân số 30, 29, 31 và 20 (tổng cộng 18 sư đoàn của các quân đoàn số 6, 27, 39 và 46) khoảng 49.057 người. Một tài liệu khác thống kê chi tiết thương vong của Cụm Tập đoàn quân trung tâm từ 1/8 đến 31/8 là khoảng 70.000 người. Đến cuối tháng 9, tổn thất của quân Đức được ước tính lên tới 120 ngàn người. Tổng cộng 16 sư đoàn mất 50-80% quân số (Gefechtstaerke). Những thiệt hại về xe tăng được tướng Franz Halder mô tả là rất lớn.
1
null
Madonna đã từng xuất hiện trên chương trình Late Show with David Letterman vào ngày 31 tháng 3 năm 1994, cùng ngôn ngữ thô tục của mình, gồm 12-13 lần dùng từ "fuck", cô đã giúp tập phát sóng trở thành tập được kiểm duyệt nhiều nhất trong lịch sử các chương trình phỏng vấn trên truyền hình Mỹ; đây đồng thời cũng là tập phim thu hút khán giả nhất của Letterman. Ngôn ngữ và cách hành xử mang tính khiêu dục của Madonna xảy ra rất hiển nhiên, gồm những câu nói hai nghĩa, rồi kết thúc bằng việc cô từ chối rời trường quay—những hành động này đã gây ra một tranh cãi rất lớn cho cộng đồng. Ủy ban Truyền thông Liên bang đã nhận được rất nhiều lời phàn nàn, cho rằng những lời châm biếm của Letterman thật đáng chỉ trích vì "mọi người không muốn ngôn ngữ mạnh trong nhà họ khi họ đang coi chương trình truyền hình về đêm." Nội dung buổi phát sóng. Madonna xuất hiện lần đầu tiên trên chương trình Letterman khi cô là một khách mời vào năm 1988 với diễn viên hài Sandra Bernhard. Sau đó, cô đã tiếp tục trở thành khách mời của tập phát sóng ngày 31 tháng 3 năm 1994 trong "The Late Show", đánh dấu lần đầu tiên cô xuất hiện trên truyền hình Mỹ năm đó. Letterman đã giới thiệu về Madonna trước khi cô xuất hiện trong trường quay: Vị khách đầu tiên của chúng ta tối nay là một trong những ngôi sao lớn của thế giới, trong 10 năm qua cô đã bán được hơn 80 triệu album, xuất hiện trong rất nhiều bộ phim và quan hệ với một số tên tuổi lớn trong ngành giải trí. Paul Shaffer sau đó đã phản ứng lại rằng "cô ấy là "khách mời" của anh mà!... Thôi nào, cô ấy là "khách mời" của anh đấy!", Letterman tiếp tục trả lời rằng, "mọi thứ đều ổn cả, cứ thư giãn, được chứ?". Madonna sau đó đã xuất hiện tại sân khấu chính trong nền nhạc của bài hát "Holiday" khi trong tay cô đang cầm chiếc quần lót của mình, bắt Letterman phải ngửi chúng trong buổi phỏng vấn. Sau khi cô xuất hiện, Letterman đã hỏi ý kiến cô về việc hôn một khán giả nam; nhưng Madonna đã từ chối. Letterman sau đó đã trêu chọc về sự từ chối của cô và chuyển sang một chủ đề khác, nhưng cô đã nhanh chóng đáp lại rằng, "Incidentally, you are a sick fuck. I don't know why I get so much shit." (tạm dịch: ""Tình cờ, anh là một thằng khốn bệnh hoạn. Tôi không hiểu sao mình lại nhận nhiều thứ quái gở thế này.") Letterman sau đó đã hỏi về cuộc sống đời tư của cô, chuyện cô quan hệ với một vài cầu thủ NBA. Madonna sau đó đã trả lời anh với một vài câu nói bóng gió rằng "cái micro [trên cao] thật là dài"; Letterman sau đó đã tiếp tục hỏi cô về tình bạn của mình với Charles Barkley. Nhưng khi anh chuyển chủ đề khác và hỏi cô về nhẫn xỏ mũi một cách mơ hồ rằng, "Did it hurt when you had that thing put in, uh, put in your nose?" (tạm dịch: "Bạn có bị đau khi có cái thứ ở trong, ờ, ở trong mũi bạn chứ?"), Madonna sau đó đã cười và nói rằng "I thought you were going to ask me if it hurt something else..." (tạm dịch: "Tôi tưởng anh sẽ hỏi tôi có bị đau ở chỗ khác...") và nhận được những lời than vãn của khán giả trong phòng quay. Trước khi đến phần quảng cáo (Madonna đã từ chối việc phát quảng cáo, cho rằng cô muốn "phá vỡ luật lệ" của truyền hình Mỹ), cô đã hỏi Letterman rằng có phải anh đang đội một bộ tóc giả hay không; sau đó, Letterman đã không bỏ lỡ cơ hội của mình, trêu chọc mái tóc ngắn được đánh bóng của cô là một chiếc mũ bơi. Sau phần quảng cáo, Letterman mời Madonna hút xì-gà, nhưng cô lại cho rằng anh đã thay đổi sau lần gặp trước, rằng anh không hề "tuyệt vời" hay thách thức khác mời của mình. Letterman sau đó hỏi việc gì thực sự làm phiền cô trong chương trình; Madonna đã đáp lại rằng cô rất tức giận khi anh luôn lấy đời sống tình dục của cô ra để trêu chọc thường xuyên. Khi Madonna tiếp tục chửi thề, đạo diễn đã quay một cặp vợ chồng lớn tuổi từ Appleton, Wisconsin khi cả hai đều bị sốc bởi ngôn ngữ của Madonna. Sau đó, chương trình đã trình chiếu đoạn video khi Madonna đang đạp xe khỏa thân. Sau phần quảng cáo thứ hai, Madonna hỏi Letterman rằng anh có bao giờ đi tiểu trong khi tắm vòi hoa sen, cho đó là một chất khử trùng cho chân của các vận động viên. Trong buổi phỏng vấn, Letterman có hỏi Madonna rằng liệu cô có bạn trai chưa ("Are you currently interested in someone?"; tạm dịch: "Hiện tại bạn có để ý ai không nhỉ?"). Cô trả lời rằng là có, nhưng đến khi được hỏi tên của người đàn ông ấy thì cô đáp lại rằng là "Dave." Letterman sau đó đã "đánh trống lãng" bằng cách hỏi cô về David Dinkins, cựu thị trưởng của New York. Gần khúc cuối của buổi trò chuyện, cô đồng thời cũng hỏi Letterman rằng anh có hút "Endo", tiếng lóng ngụ ý cần sa. Tỏ vẻ không thoải mái, anh nói với cô rằng anh không hề biết nó là gì; Madonna lại cho rằng anh đang nói dối, khiến Letterman diễn tả lại hành động của Johnny Carson khi gặp những câu trả lời gây bối rối. Khi Madonna từ chối rời khỏi trường quay, mọi khán giả đã chế giễu cô, trong đó có một người la lên "cút đi". Nhưng cô vẫn không hề rời khỏi ghế ngồi của mình; thay vào đó, chương trình lại chiếu một đoạn quảng cáo thứ ba, sau khi Madonna rời bỏ. Letterman nói đùa rằng, "Coming up in the next half hour, Mother Teresa is going to drop by." (tạm dịch: "Nửa tiếng nữa, Mẹ Teresa sẽ đến đây ghé thăm.") Sau đó anh nhìn vào thẻ thông tin của mình và giễu cợt rằng, "Oh, I see we've been canceled, there is no show tomorrow night." (tạm dịch: "Ôi, chúng ta đã bị hoãn rồi, không còn chương trình nào tối mai nữa.") Khách mời tiếp theo, nhà vô địch Đóng bao tạp hóa của Hoa Kỳ năm ấy, đã được lên lịch xuất hiện trên chương trình tối hôm ấy, nhưng phân đoạn của anh đã bị cắt vì Madonna từ chối rời khỏi sân khấu khi buổi phỏng vấn kết thúc. Cuối cùng, Counting Crows đã kết thúc chương trình bằng bài "Round Here". Sau buổi phát sóng. Madonna sau đó đã bù đắp lại bằng việc cùng Letterman lên sân khấu của lễ trao giải MTV Video Music Awards năm 1994. Trong một buổi phỏng vấn với Bob Guccione, Jr. cho tạp chí "Spin" mùa thu năm 1995, Madonna đã biện hộ cho bản thân rằng: "Bạn thấy một người đang vênh váo và bạn không được nói 'fuck' sao? Như thế thật là đạo đức giả. Sự thật là mọi người đều có thể đếm số lần tôi nói 'fuck'—điều đó thật nhỏ nhen... Một chuyện khác rất nực cười là David Letterman đã biết trước là tôi sẽ làm điều đó. Tôi có nói chuyện với những nhà sản xuất của chương trình. Mọi người cứ như, sẽ rất vui nếu cô nói 'fuck' nhiều lần, họ chỉ sẽ 'bíp' cô thôi. Đúng, tôi đã ra ngoài và bắt đầu làm điều đấy, David đã rất hoảng loạn. Cách anh ấy giới thiệu đã xúc phạm tôi, tất cả mọi chuyện là, được thôi, nếu đây là cách anh muốn chơi tôi, thì anh sẽ không thắng trò này đâu." Trong buổi phỏng vấn tiếp theo với tờ "USA Today", Letterman có chia sẻ rằng Madonna đã gửi một tờ fax cho anh vào ngày sinh nhật của mình một thời gian ngắn sau khi tập phim được trình chiếu. "Nó cũng như thế thôi," anh tiết lộ. "'Happy fucking birthday. Have a nice fucking day.' I know she was trying to be funny about it." (tạm dịch: "'Chúc mừng ngày sinh nhật khốn kiếp. Có một ngày sinh nhật khốn kiếp tốt đẹp nhé.' Tôi biết thế nào cô ấy cũng sẽ cố gắng giễu cợt về điều đó mà.") Bản fax được gửi ngày 12 tháng 4 năm 1994 ghi: Buổi trò chuyện đã được xuất hiện trong văn hóa đại chúng. Ví dụ, tập phim của "The Critic" mang tựa "Sherman, Woman and Child", Madonna được xuất hiện một cách xúc phạm trong Humphrey the Hippo. Những buổi xuất hiện kế tiếp. Sau tai nạn này, Madonna đã xuất hiện bất chợt trong chương trình của anh vào năm 1995 để đưa Letterman kẹo và quà nhân dịp Ngày Valentine. Cô đồng thời cũng công bố rằng, "I'm a changed woman since I met you" (tạm dịch: "Tôi đã là một người phụ đổi thay kể từ khi tôi gặp anh"), khiến Letterman sung sướng reo mừng, "Yes!". Nhưng sau đó, Madonna đã nói thêm rằng, "And I'm not going to say 'fuck' anymore." (tạm dịch: "Và tôi sẽ không nói 'fuck' nữa.") Đến năm 1998, Madonna đã xuất hiện ở vị trí thứ 3 trong danh sách của Letterman - "10 điều mà phụ nữ thích ở Dave." Madonna sau đó đã tiếp tục trở lại vào ngày 3 tháng 11 năm 2000 cho buổi phỏng vấn đầu tiên của mình kể từ buổi trò chuyện gây tranh cãi năm 1994 để quảng bá album mới, "Music" (2000). Cả hai đều đề cập đến buổi phỏng vấn trước đó nhưng với giọng điệu giễu cợt và một cách nhìn khách quan. Madonna có nhấn mạnh rằng đó là một phần của "thời kỳ nổi loạn" của cô, trong khi Letterman thừa nhận rằng nay anh đã hiểu vì sao Madonna cảm giác bị đánh bại bởi các bài báo trong thời điểm ấy và Letterman cũng là một trong những lý do gây nên điều này. Madonna lại kết luận rằng cả hai đều có "một phút yếu lòng", khiến cả khán giả và Letterman phải nực cười. Trước khi cô trình diễn đĩa đơn "Don't Tell Me", Letterman đùa rằng, "I still have the panties. We had to put them in the vault upstairs, because people were trying to swipe them from me" (tạm dịch: "Tôi vẫn giữ chiếc quần lót ấy đấy. Chúng tôi đã để trưng ở trên lầu, vì mọi người đều muốn ăn cắp thứ đấy."). Madonna lại tỏ vẻ không thoải mái, nói rằng, "I won't rise to that bait" (tạm dịch: "Tôi sẽ không nổi dậy bởi miếng mồi đấy đâu."). Madonna sau đã xuất hiện lần tiếp theo vào ngày 11 tháng 11 năm 2003 để quảng bá cho cuốn sách thiếu nhi của mình, "Mr. Peabody's Apples". Trước khi cô xuất hiện, Letterman đã chia sẻ rằng anh "không hề muốn bất cứ giây phút kỳ quặc nào cả." Vào ngày 11 tháng 1 năm 2007, Madonna tiếp tục xuất hiện một lần nữa để quảng bá bộ phim mới nhất của mình, "Arthur and the Invisibles". Cả hai một lần nữa trêu cười về tập phát sóng tai tiếng năm 1994. Khi Letterman hỏi Madonna rằng, "Bạn nghĩ như thế nào khi tất cả những người nổi tiếng tương tự như Britney Spears, không mặc quần lót?", Madonna đáp lại, "Trời bên ngoài lạnh lắm. Có lẽ anh nên đưa chúng cho Britney." Madonna sau đó đã tiếp tục xuất hiện vào ngày 30 tháng 9 năm 2009 nhằm quảng bá cho tuyển tập "Celebration". Trong tập phim, cả hai đều nhắc đến phần xuất hiện năm 1994 và cũng nhau xuống phố và ăn pizza chay cũng như cùng uống rượu martini.
1
null
Leopard 2 là một chiến xa chủ lực được phát triển bởi Krauss-Maffei trong đầu những năm 1970 cho quân đội Tây Đức. Các chiến xa đầu tiên đi vào phục vụ vào năm 1979 và kế thừa thành công chiến xa chủ lực trước đó của quân đội Đức là Leopard 1. Các biến thể khác nhau đã phục vụ trong các lực lượng vũ trang của Đức và 12 nước Châu Âu, cũng như một số nước khác. Hơn 3.480 chiếc Leopard 2 đã được sản xuất. Leopard 2 tham chiến đầu tiên ở Kosovo với quân đội Đức và cũng đã tham chiến tại Afghanistan cùng với Đan Mạch và Canada cho Lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế. Có hai đợt phát triển chính của chiếc chiến xa này, các phiên ban đầu lên đến Leopard 2A4 phải đối mặt với giáp tháp pháo, và hàng loạt các "cải thiện", cụ thể là Leopard 2A5 và các phiên bản mới hơn, có góc tháp pháo hình mũi tên giáp phụ bên ngoài và một số cải tiến khác. Tất cả các mô hình tính năng hệ thống điều khiển kỹ thuật số với máy đo khoảng cách laser, pháo hoàn toàn ổn định và súng máy đồng trục, và thiết bị nhìn ban đêm tiên tiến và thiết bị quan sát (chiếc xe đầu tiên sử dụng một hệ thống TV mức độ ánh sáng thấp (LLLTV), hình ảnh nhiệt được chiếu sau). Chiến xa có khả năng tham gia tấn công các mục tiêu chuyển động trong khi di chuyển trên địa hình gồ ghề. Lịch sử. Phát triển. Khi Leopard 1 đã được đưa vào phục vụ từ năm 1965, một phiên bản nâng cấp lên pháo Rheinmetall L44 120 mm được xem xét để bắt kịp với các thiết kế chiến xa mới của Liên Xô như T-64, nhưng điều này đã bị hủy bỏ khi Đức tham gia hợp tác với Hoa Kỳ phát triển dự án "siêu chiến xa" MBT-70. MBT-70 là một thiết kế mang tính cách mạng, nhưng sau đó do chi phí quá lớn, Đức rút khỏi dự án vào năm 1969. Việc về phát triển một mẫu chiến xa khác được bắt đầu vào năm 1970 bởi Krauss-Maffei. Một năm sau, một sự chon lựa đã được thực hiện dựa trên một dự án vào cuối những năm 60 là "Experimentalentwicklung" (sau này được đặt tên Keiler), thay vì sửa đổi MBT-70 hoặc "Eber". Tên của thiết kế được xác định trong năm 1971 là "Leopard 2" với bản Leopard ban đầu thành Leopard 1. Mười bảy nguyên mẫu được đặt hàng năm đó (nhưng chỉ có 16 thân chiến xa được chế tạo). Chúng phải có một trọng lượng tối đa 50 tấn. Ngày 11 tháng 12, năm 1974, một Bản ghi nhớ đã được ký kết với Hoa Kỳ để có thể sản xuất có của một chiến xa chủ lực mới, sau khi người Mỹ đã mua và nghiên cứu nguyên mẫu thân chiến xa số 7 năm 1973. Theo quan điểm kinh nghiệm sau cuộc chiến tranh Yom Kippur, thì chiến xa mới cần một mức độ bảo vệ cao hơn rất nhiều so với yêu cầu đã được thực hiện trong các nguyên mẫu, sử dụng rất nhiều giáp có độ dốc và khoảng cách đều nhau. Trọng lượng chiến xa được tăng lên đến 60 tấn. Nguyên mẫu tháp pháo số 14 đã được thay đổi để thử nghiệm một cấu hình giáp mới, và được biến thành một tháp pháo ô vuông như là một kết quả của việc sử dụng áo giáp thép đục lỗ theo chiều dọc, nó cồng kềnh hơn so với tháp pháo của một Leopard 1 vì có một kho lưu trữ đạn dược ở phía sau. Leopard 2 do đó ban đầu sử dụng áo giáp đục lỗ, và không phải giáp Chobham như tuyên bố. PT-14 (nguyên mẫu số 14) được sử dụng pháo 120 mm Rheinmetall (như M1 Abrams của Mỹ). Sau này, hai thân chiến xa nguyên mẫu mới và ba tháp pháo được đặt hàng, một thân chiến xa PT-20 gắn pháo L7A3 105 mm nguyên bản của Leopard 1 và hệ thống kiểm soát hỏa lực Hughes, thân chiến xa thứ hai (PT-19) với cùng một hệ thống kiểm soát hỏa lực nhưng có thể lại sử dụng pháo 120 mm Rheinmetall, và một thân chiến xa PT-21 gắn Hughes-Krupp Atlas Elektronik EMES 13 hệ thống phòng chống cháy, với khẩu pháo 120 mm. Vào giữa năm 1976 nguyên mẫu số 19 đã được lắp ráp và vận chuyển đến Mỹ, cùng với nguyên mẫu số hai mươi để kiểm tra giáp. Nguyên mẫu được gọi là Leopard 2AV bởi vì nó có một hệ thống kiểm soát hỏa lực đơn giản hóa. Nó đã đến Mỹ vào cuối tháng 8 năm 1976, và kiểm tra so sánh giữa Leopard 2 nguyên mẫu và XM1 (tên nguyên mẫu của loại M1 Abrams) đã được tổ chức từ ngày 01 tháng 9 tại Aberdeen Proving Ground, kéo dài cho đến tháng 12 năm 1976. Quân đội Mỹ báo cáo rằng cuộc so sánh Leopard 2 và XM1 là so sánh về hỏa lực và tính di động, nhưng XM1 trội hơn về giáp bảo vệ. Hôm nay chúng ta biết điều này là sự thật liên quan đến đạn nổ lõm, nhưng chống lại các loại KE tấn công Leopard 2 đã cao gần như gấp hai lần bảo vệ M1 gốc (650 mm so với 350 mm). Nhiên liệu động cơ diesel là cũng đáng tin cậy hơn, và cung cấp hiệu suất tương tự với mức tiêu thụ nhiên liệu ít hơn, với tiếng ồn lớn hơn nhưng tỏa nhiệt nhỏ hơn. Loại động cơ này cũng cho phép khởi động và tắt động cơ nhanh chóng để ngăn chặn cháy sau thời gian dài để máy chạy trên chiến trường. Nguyên mẫu số 20 được trang bị với trọng lượng mô phỏng, sau đó nó được phát hiện ra rằng nguyên mẫu bằng trọng lượng của tháp pháo mà không có giáp được trang bị mô-đun, hủy bỏ hiệu lực tất cả các dữ liệu hiệu suất. Sau khi thử nghiệm so sánh các Leopard 2 nguyên mẫu này đã được trả lại Đức để đánh giá thêm, nhưng tháp pháo nguyên mẫu số 19 vẫn được trang bị giáp giống nguyên mẫu 7, trong khi khẩu pháo của nó đã được thay bằng pháo 120 mm Rheinmetall. Trong các thử nghiệm cho đến tháng 3 năm 1977, nó đã được cho rằng có hiệu suất cao hơn nhiều so với pháo 105 mm L7 gắn trên Abrams, đã được xác nhận sau đó bới NATO trong cuộc thi chiến xa pháo binh. Trước khi kiểm tra Hoa Kỳ đã chọn Chrysler XM1 là nguyên mẫu phát triển hoàn thiện. Trong tháng 1 năm 1977, Đức đã đặt hàng 3 thân chiến xa và 2 tháp pháo, giao hàng vào năm 1978. Những chiếc xe này đã tăng cường giáp bảo vệ trên mặt trước thân. Trong 1977, 1.800 xe Leopard 2 được đặt hàng, được sản xuất trong năm lô. Lô đầu tiên đã được giao vào ngày 25 Tháng Mười 1979. Quân đội Hà Lan đã từ chối mua M1 do chi phí vận hành cao và việc người Mỹ từ chối bán pháo 120 mm cho Hà Lan và thay vào đó họ đã đặt mua 445 chiếc Leopard 2 vào ngày 02 tháng 3 năm 1979. Thụy Sĩ đặt mua 35 xe tăng vào 24 Tháng Tám 1983 và bắt đầu cấp giấy phép sản xuất thêm 345 xe trong tháng 12 năm 1987. Vì vậy hầu như không thành công trong việc xuất khẩu những năm 1980 (không có chiến xa thế hệ mới nhất), loại đã trở thành rất phổ biến trong những năm 1990, khi thu hẹp lại quân đội, Đức đã cung cấp nhiều chiếc Leopard 2 ở một mức giá mềm. Nó đã thành công đủ ở Châu Âu mà nhà sản xuất bắt đầu gọi nó là "Euro Leopard", mặc dù Pháp, Anh, Italy đều có chiến xa chủ lực riêng của họ. Tuy nhiên, sau này họ không chỉ thành công ở châu Âu, nên cái tên " Global-Leopard " bây giờ được sử dụng thay vào đó. Thiết kế. Giáp trụ bảo vệ. Leopard 2 sử dụng loại giáp khoảng cách đều nhau, gồm nhiều lớp giáp tổng hợp trong suốt thiết kế. Đầu thập niên 1990, thử nghiệm của Đức cho thấy đạn nổ lõm cỡ 125mm của chiến xa T-72 có thể xuyên thủng giáp trước của Leopard-2A4, vì vậy Leopard 2A5 trở về sau có thêm giáp hộp được gắn kèm vào phía trước tháp pháo, và trên giáp váy. Ước tính mức độ bảo vệ cho Leopard 2A6 đạt tương đương 590 – 690 mm thép cán ở mặt trước tháp pháo và 600 mm ở mặt trước thân xe (khi chống đạn APFSDS); hoặc tới 920 – 940 mm ở mặt trước tháp pháo và khoảng 620 mm ở mặt trước thân xe (khi chống đạn HEAT). Bảo vệ mìn ở các phiên bản Leopard 2A4M và 2A6M có thêm một tấm bảo vệ ở phần bụng, làm tăng sự bảo vệ chống lại mìn và các thiết bị nổ. Tất cả các biến thể từ Leopard 2 từ phiên bản 2A6 đều có các tấm lót bên trong chiến xa, bảo vệ kíp lái. Leopard2A6M CAN được tăng cường bảo vệ chống lại RPG bằng cách mang giáp lồng thép. Lớp giáp trước của Leopard 2 khá dày có khả năng chống lại các hỏa tiễn chống chiến xa, nhưng ở hai bên sườn, đặc biệt ở vị trí 2 bên tháp pháo lại khá mỏng. Nhiều chiến xa Leopard 2A4 bị tiêu diệt do bị bắn xuyên tháp pháo từ 2 bên, làm khoang đạn phát nổ đã được ghi nhận trong các trận chiến của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại al-Bab, Syria vào tháng 12/2016 Leopard 2 có một nhược điểm thiết kế là vị trí 2 khoang chứa đạn dễ gặp rủi ro. Khoang chính (27 viên) được đặt ở phía trước bên trái của thân xe, ngay bên cạnh vị trí lái xe. Trong chiến đấu thì vị trí này rất dễ bị trúng đạn, nếu vỏ giáp bị xuyên thủng thì đạn pháo ở đây sẽ bị kích nổ theo khiến xe bị phá hủy hoàn toàn. Khoang phụ (15 viên) thì đặt phía sau bên trái tháp pháo, vị trí này khó trúng đạn hơn nhưng vỏ giáp lại mỏng, nếu xe bị bắn ngang hông từ bên trái thì chỉ cần vũ khí chống chiến xa kiểu cũ cũng có bắn xuyên giáp và làm đạn pháo tại khoang phụ bị kích nổ. Để tránh rủi ro, khoang chứa đạn sau tháp pháo có thể được để trống, nhưng sẽ làm dự trữ đạn pháo của xe bị giảm đi nhiều. Những phân tích đã chỉ ra điểm yếu của kiểu thiết kế khoang đạn ở tháp pháo phía sau của Leopard 2. Đó là các phát đạn xuyên thủng phía trước tháp pháo cũng sẽ tiếp tục lao tới theo đường thẳng, đánh trúng vào kho đạn ở phía sau tháp pháo và làm nó nổ tung (xe tăng Nga để đạn dưới thân xe sẽ không gặp tình trạng này). Các tấm ván ngăn cách khoang đạn với buồng lái có thể chặn luồng nhiệt do sự đốt cháy thuốc phóng, nhưng vô dụng nếu các loại đạn nổ mạnh (HE) bị kích nổ. Mặt khác, với kho đạn ở phía sau, tháp pháo Leopard 2 trở nên to quá khổ, khiến giáp hông không thể làm dày (do xe đã quá nặng) và khiến nó trở thành mục tiêu dễ bị bắn trúng từ 2 bên hông. Đánh trúng tháp pháo phía sau của Leopard 2 là không khó, đặc biệt là với bộ binh mang súng chống tăng vác vai hoặc tên lửa chống tăng ẩn nấp từ mọi phía, hoặc UAV lao xuống từ trên cao. Trong chiến tranh Nga-Ucraina 2022, có nhiều hình ảnh và video mô tả những chiếc Leopard 2 bị phá hủy hoàn toàn do khoang đạn phía sau tháp pháo bị bắn trúng và nổ tung, có khi chỉ bởi những chiếc Flycam dân dụng gắn đầu đạn chống tăng đời cũ như RPG-7 lao từ trên cao xuống. Mỗi bên xe có 4 ống bắn đạn khói Wegmann 76 mm được gắn ở hai bên tháp pháo và có thể được bắn phát một hoặc liên tiếp được gắn trên hầu hết các phiên bản Leopard 2, trừ ngoại lệ của Leopard 2 của Hà Lan, vì hệ thống đó đã được thay bằng một hệ thống khói của Hà Lan được thiết kế với sáu súng mỗi bên. Leopard 2 của Thụy Điển sử dụng hệ thống phun khói mù của Pháp là GALIX, tương tự như hệ thống trên chiến xa Leclerc của Pháp. Kíp lái cũng được bảo vệ chống lại phóng xạ, vũ khí sinh học và các mối đe dọa hóa học (NBC), Leopard 2 được trang bị với một hệ thống overpressurization NBC cung cấp lên đến 4 mbar (0.004 kp/cm2) áp lực tối đa bên trong xe. Leopard 2 được trang bị một hệ thống phòng cháy chữa cháy. Bốn bình chữa cháy 9 kg Halon được cài đặt ngay phía sau ghế của lái xe. Các chai được kết nối với ống dẫn và được kích hoạt tự động bởi hệ thống phát hiện cháy, khi nhiệt độ tăng lên trên 82 °C (180 °F) bên trong khoang chiến đấu, hoặc bằng tay thông qua một bảng điều khiển trong khoang lái. Thêm một bình chữa cháy 2,5 kg Halon cũng được để trên mặt trước của xe ngay dưới pháo chính. Vũ khí. Vũ khí chính. Trang bị vũ khí chính cho các phiên bản sản xuất của Leopard 2 là các pháo nòng trơn Rheinmetall 120 mm, hoặc các biến thể L44 (tìm thấy trên tất cả các phiên bản sản xuất Leopard 2 cho đến A5), hoặc biến thể L55 (trên Leopard 2A6 và các phiên bản tiếp theo). 27 viên đạn của các đạn pháo chính được để trong 1 khoang chứa đặc biệt trong phần phía trước của xe, phía bên trái của lái xe, 15 viên đạn bổ sung được lưu giữ trong thùng đạn ở tháp pháo, và được lấy ra từ khoang qua một cánh cửa hoạt động bằng điện. Nếu các khu vực lưu trữ đạn bị bắn, một bảng điều khiển sẽ mở mái mái tháp pháo để kíp lái thoát ra ngoài. Pháo Leopard hoàn toàn ổn định, và có thể bắn một loạt các loại đạn, chẳng hạn như đạn chống tăng DM33 APFSDS-T của Đức, có thể xuyên 560 mm (22 in) thép trong phạm vi 2.000 m (2.200 yd), và đạn chống chiến xa đa năng DM12 của Đức. Một loại đạn mới là APFSDS-T dành cho pháo L55 đã được giới thiệu để tận dụng lợi thế của pháo, được cho là có thể xuyên qua 810 mm thép ở phạm vi 2.000 mét. Khoang điều khiển và nhiệt độ của tháp pháo ở các phiên bản A4 và A5, được thiết kế để điều chỉnh nhiệt độ của nòng, được chế tạo bằng thủy tinh và nhựa chịu nhiệt.Nòng pháo có một lớp crôm để tăng tuổi thọ nòng. Pháo chính có khả năng nâng nòng từ +20° đến -9 °. Rheinmetall đã phát triển một bản nâng cấp cho Leopard 2 có khả năng bắn hỏa tiễn điều khiển chống chiến xa LAHAT thông qua pháo chính, hỏa tiễn có thể tấn công các mục tiêu ở phạm vi 6.000 mét (20.000 ft). Vũ khí phụ. Leopard 2 được trang bị hai súng máy, 1 là súng máy đồng trục, 2 là súng phòng không. Trên các phiên bản của Đức sử dụng súng máy 7,62 mm MG 3, trên các phiên bản của Hà Lan và Singapore, hai súng máy 7,62mm FN MAG được sử dụng, và trên các phiên bản Thụy Sĩ sử dụng súng máy 7,5 mm MG 51. 4750 viên đạn súng máy có trên Leopard 2. Hệ thống điều khiển hỏa lực. Hệ thống kiểm soát hỏa lực tiêu chuẩn tìm thấy trên Leopard 2 là hệ thống EMES 15 của Đức hệ thống điều khiển với độ thu phóng ổn định tầm nhìn chính. Kính ngắm chính làm từ Neodymium tích hợp Yttrium Aluminium Garnet (Nd: YAG) laser trạng thái rắn rangefinder và 120 phần tử cadmium thủy ngân telluride, CdHgTe (còn được gọi là CMT) kính ngắm nhiệt Zeiss thuộc bộ phận kiểm soát hỏa lực của chiến xa. Một kính viễn vọng phụ trợ 8x FERO-Z18 cũng được gắn đồng trục cho các xạ thủ. EMES-15 gồm 2 kênh quang học: ban ngày và ban đêm. Kính ngắm ban đêm bao gồm camera ảnh nhiệt với độ phóng đại 4x hoặc 12x. Kính ngắm ban ngày thì chỉ có độ phóng đại cố định là 12x, do vậy nhược điểm của kênh ngắm ban ngày là trường nhìn rất hẹp, nếu mục tiêu di động ở cự ly gần thì rất khó để quan sát và Theo dõi mục tiêu. Chỉ huy có một kính tiềm vọng độc lập là Rheinmetall Zeiss PERI-R 17 A2. PERI-R 17 A2 là một kính tiềm vọng có tầm nhìn toàn cảnh được thiết kế để quan sát bất kể ngày hay đêm và xác định mục tiêu, và nó cung cấp một cái nhìn xung quanh đến 360 °. Hình ảnh nhiệt từ kính tiềm vọng của chỉ huy được hiển thị trên một màn hình bên trong chiến xa. Chiến xa phiên bản ban đầu không được trang bị với một kính nhắm nhiệt học, và thay vào đó là hệ thống TV 200 PZB được thay thế tạm thời. Các bộ điều khiển hỏa lực có khả năng cung cấp ba mục tiêu trong khoảng bốn giây. Phạm vi dữ liệu được truyền đến máy tính điều khiển hỏa lực và được sử dụng để tính toán và khai hỏa. Ngoài ra, bởi vì các máy đo khoảng cách laser được tích hợp với tầm quan sát bằng mắt pháo thủ, pháo thủ có thể đọc các phép đo phạm vi kỹ thuật số trực tiếp. Phạm vi tối đa của máy đo khoảng cách laser chỉ là thấp hơn 10.000 m với độ chính xác đo lường trong phạm vi 20 m ở phạm vi này. Hệ thống kết hợp cho phép Leopard 2 có thể tham gia tấn công vào mục tiêu di động ở phạm vi lên đến 5.000 mét kể cả khi nó di chuyển trên địa hình gồ ghề. Động cơ. Leopard2 được đẩy bằng động cơ diesel MTU MB 873, trong đó cung cấp 1.500 PS (1.103 kW) sức mạnh động cơ. MTU MB 873 là động cơ diesel bốn thì, 47,6 lít, 12 xi-lanh đa nhiên liệu, khí thải turbo-tích điện, động cơ làm mát bằng chất lỏng, trong đó có tỷ lệ tiêu thụ nhiên liệu ước tính khoảng 300 lít trên 100 km đường trường và 500 lít cho mỗi 100 km trên đường gồ ghề, và cùng với các thiết bị Renk 354 HSWL và hệ thống phanh. bộ truyền tải Renk HSWL 354 có 4 số tiến, 2 bánh răng đảo ngược với một công cụ chuyển đổi mô-men xoắn và hoàn toàn tự động, với các trình điều khiển lựa chọn phạm vi. Leopard 2 có 4 thùng nhiên liệu, có tổng dung tích khoảng 1.160 lít, tầm hoạt động của chiến xa khoảng 500 km. Cùng với nhau, gói động cơ đẩy có khả năng đưa tốc độ Leopard 2 trên đường trường tới 68 km/h (giới hạn bởi pháp luật, chỉ dược chạy 50 km/h trong thời bình), và chạy lùi với vận tốc 31 km/h. Động cơ và bộ truyền tải được ngăn cách với khoang lái thông qua một vách chống cháy Một phiên bản nâng cao của EuroPowerPack (1 gói động cơ bao gồm động cơ MTU MT883 và hộp số tự động Renk HSWL 295TM),động cơ MTU MT883 cũng đã được thử nghiệm trên Leopard 2. Leopard2 có một hệ thống treo thanh xoắn, và có bộ giảm chấn ma sát tiên tiến. Các hộp số bao gồm bảy bánh xe đường kiểu bánh cao su kép và bốn con lăn cho mỗi bên, với bánh xe đệm xích ở phía trước và ổ đĩa ở phía sau. Các bánh xích trên Leopard 2 là loại bánh xích Diehl 570F, với kết nối kết thúc cao su, có các miếng đệm cao su có thể tháo rời và sử dụng 82 liên kết trên mỗi xích. Để sử dụng trên mặt đất đóng băng, lên đến 18 miếng đệm cao su có thể được thay thế bằng cùng một số tấm vấu dây xích, được cất trong xe khi không sử dụng. Phần trên của bánh xích được bảo vệ với giáp váy, với hai bánh xe đầu tiên và bánh đệm bao phủ bởi giáp váy. Leopard 2 có thể lặn sâu 4 m (13 ft) với ống thở và lội qua nước sâu 1,2 m (3 ft 11 in) mà không cần bất cứ thiết bị hỗ trợ nào , ngoài ra nó còn có thể leo lên các vách dựng đứng cao khoảng 1 m . Quân đội Đức đã dành ưu tiên cho tốc độ của Leopard 2 và được xem là chiến xa nhanh nhất. Sản xuất. Trong tháng 9 năm 1977, Bộ Quốc phòng Đức quyết định đi trước với kế hoạch sản xuất 1.800 chiếc Leopard 2, sẽ được chuyển giao trong năm lô. Krauss-Maffei một lần nữa được chọn làm nhà thầu chính, nhưng thời gian này Maschinenbau Kiel (MAK) tại Kiel trở thành nhà thầu phụ với 45% công việc. Việc giao hàng bắt đầu vào năm 1979 và 1982, loạt đầu tiên gồm 380 Leopard 2; 209 của Krauss-Maffei sản xuất (Số khung từ 10001 đến 10210) và 171 chiếc do MAK sản xuất (Chassis Nr 20001-20172) đã được hoàn thành. Trong số này được trang bị với một hệ thống tăng cường hình ảnh, 80 chiếc cuối cùng với một hệ thống mới tầm nhìn nhiệt, và sau đó đã được trang bị thêm cho các chiếc được sản xuất trước đó. Các khách hàng xuất khẩu đầu tiên là Hà Lan đã nhận được 445 xe trong khoảng thời gian từ tháng 7 năm 1981 tới tháng 7 năm 1986. Hà Lan sau này bán lại 114 chiếc(và 1 tháp pháo) cho Áo, 80 chiếc đến Canada vào năm 2007 và 52 chiến xa khác cho Na Uy và 37 chiếc cho Bồ Đào Nha. Thụy Điển cũng đã mua 280 chiếc Leopard 2, 160 chiếc 2A4 từ hàng tồn kho của Đức, và phần Leopard 2 còn lại là các biến thể Leopard 2A5. Tây Ban Nha thuê và sau đó mua 108 chiếc thuộc phiên bản 2A4 trong giai đoạn tạm thời trước khi 219 giấy phép sản xuất phiên bản Leopard 2A6 (Leopard 2E) được thông qua. Thụy Sĩ đã mua 380 chiếc từ năm 1987 đến năm 1993. Một số quốc gia cũng sử dụng các biến thể của Leopard, bao gồm Ba Lan, Đan Mạch, Phần Lan, Hy Lạp (giấy phép sản xuất Leopard 2Hel), Thổ Nhĩ Kỳ và Chile. Đức sở hữu khoảng 2.125 chiếc Leopard 2 gồm nhiều biến thể khác nhau. Thiết kế cũng đã được thử nghiệm tại Anh trong thập niên 1980, mà cuối cùng quyết định trên Challenger 1. Quân đội Úc đánh giá việc nhập khẩu Leopard 2 của Đức như là một giải pháp thay thế cho chiến xa Leopard 1 vào năm 2003 nhưng sau đó Úc lại chọn M1 Abrams. Lịch sử chiến đấu. KFOR. Một số Leopard 2A4 và 2A5 của Đức đã hoạt động trong Lực lượng Kovso. IFOR/SFOR. Leopard 2A4 và Leopard 2A5 của Quân đội Hà Lan tại Bosnia-Hercegovina đã hoạt động tại các căn cứ quân sự NLD tại Bugojno, Novi Travnik và Suica. ISAF/OEF. Trong tháng 10 năm 2003, Canada được lập kế hoạch để thay thế Leopard C2 (Leopard 1) pháo chống chiến xa bánh hơi M1128. Tuy nhiên, kinh nghiệm hoạt động ở Afghanistan, và đặc biệt là trong Chiến dịch Medusa, thuyết phục được quân đội Canada về tính hữu ích của việc duy trì chiến xa. Leopard C2s đã được triển khai đến Kandahar(Afghanistan) vào tháng 12 năm 2006, nhưng do phục vụ gần 30 năm và gần cuối của cuộc đời hoạt động của nó. Chính phủ Canada đã quyết định mua 20 Leopard 2A6 và ba xe thiết giáp đã qua sử dụng từ Đức để triển khai tới Afghanistan. Vào cuối tháng 8 năm 2007, chiếc Leopard 2 đầu tiên được chuyển vận bằng phi cơ tới Afghanistan để trang bị cho quân đội Hoàng gia Canada. Trong một cuộc tấn công ngày 02 tháng 11 năm 2007, một Leopard 2A6M đã gặp phải một thiết bị nổ tự tạo (IED) và sống sót mà không có thương vong: "Kíp lái của tôi tình cờ gặp IED và làm nên lịch sử", Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Canada, Tướng Rick Hillier từ chối báo cáo rằng chiến xa Leopard 2 đã bị tấn công bởi IED, và nhấn mạnh rằng chiến xa đã được sửa chữa và tái sử dụng. "Taliban đã được tham chiến với một số chiến xa Leopard 2 mới trong nhiều cuộc phục kích" và kết quả là Taliban "đã học được một số bài học rất khắc nghiệt" và thương vong trong trận chiến với nghi vấn "rất nhanh chóng và rất dữ dội." Trong tháng 10 năm 2007, Đan Mạch cũng triển khai Leopard 2A5 DKs của mình hỗ trợ các hoạt động ở miền nam Afghanistan. Các đơn vị chiến xa của Đan Mạch được rút ra từ các tiểu đoàn đầu tiên của Dragonregiment Jydske (Trung đoàn Jutland Dragoons), ba chiến xa và xe thiết giáp chuyển quân M-113, với một chiếc xe thiết giáp sau sửa chữa và một số tăng dự bị khác. Các phiên bản Leopard 2A5 của Đan Mạch được trang bị với tấm ngụy trang Barracuda của Thụy Điển, để hạn chế sự hấp thụ nhiệt năng mặt trời, do đó giảm hồng ngoại và nhiệt độ bên trong. Trong tháng 1 năm 2008, chiến xa Đan Mạch đã tấn công lực lượng Taliban gần sông Helmand bằng cách hỗ trợ bộ binh của Đan Mạch và Anh từ vị trí cao. Ngày 26 Tháng Hai năm 2008, 2 chiến xa Leopard 2 của Đan Mạch bị tấn công bởi một thiết bị nổ, làm hư hại một xích. Không có ai bị thương và các chiến xa trở lại trại để sửa chữa. Tử vong đầu tiên xảy ra cho kíp lái Leopard 2 vào ngày 25 tháng 7 năm 2008, khi Leopard 2A5 của Đan Mạch gặp phải một thiết bị nổ tự tạo (IED) ở tỉnh Helmand. Xe đã chạy tiếp 200 mét (656 ft) trước khi nó dừng lại. Ba thành viên trong kíp lái bốn người đã thoát khỏi mặc dù bị thương, nhưng lái xe bị mắc kẹt bên trong và những điều trị tại chỗ bởi các nhân viên y tế Đan Mạch không thể cứu anh ta. Chiếc xe được kéo về căn cứ chuyển tiếp FOB Attal và sau đó đưa cho FOB Armadillo để điều tra và sử dụng lại nếu có thể. Trong thời gian giao chiến cùng với lực lượng Taliban, một chiếc chiến xa thứ hai đã bị trúng trong một vụ nổ nhưng không ai trong kíp lái bị thương. Bắt đầu từ ngày 07 tháng 12 năm 2008, Leopard 2 tham gia trong Chiến dịch Red Dagger, bắn 31 viên đạn hỗ trợ quân đội Liên minh, kết quả họ đã chiếm lại quận Nad Ali. Một thông cáo báo chí từ Bộ quốc phòng Anh tuyên bố những chiếc chiến xa là một yếu tố quyết định trong sự thành công liên minh, và đánh giá cao tính chính xác của hỏa lực và linh động của nó. Thổ Nhĩ Kỳ. Trong Nội chiến Syria, 50 chiến xa Leopard 2A4 đã được Thổ Nhĩ Kỳ dùng trong chiến dịch quân sự can thiệp vào Syria. Các nhóm phiến quân có hàng ngàn hệ thống hỏa tiễn chống chiến xa xuất xứ từ các nước. Số hỏa tiễn này đã gây thiệt hại nặng cho lực lượng chiến xa Leopard 2A4 của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Tại chiến trường Syria, 8 chiến xa Leopard 2A4 của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị phá hủy, 2 chiếc khác bị thu giữ chỉ sau 3 tháng chiến đấu cuối năm 2016 Biến thể. Leopard 2. Leopard 2 cơ bản, đôi khi chính thức được gọi là "A0" để phân biệt nó với các phiên bản sau này, là series đầu tiên được sản xuất. Các xe được sản xuất từ tháng 10 năm 1979 cho đến năm 1982, hoàn thành 380 xe. Có 209 chiếc được sản xuất bởi Krauss Maffei và 171 bởi MaK. Thiết bị cơ bản bao gồm hệ thống điện-thủy lực WNA-H22, máy tính kiểm soát hỏa lực, máy đo khoảng cách bằng laser, cảm biến gió, một kính quan sát EMES 15, kính tiềm vọng toàn cảnh R17 PERI, tháp quan sát FERO Z18, trên nóc tháp chiến xa lắp đặt một máy tính thử nghiệm thiết lập RPP 1–8. 200 xe được trang bị TV tăng cường độ sáng thấp (PZB 200) thay vì hình ảnh nhiệt. Hai khung phục vụ như là phương tiện huấn luyện. Leopard 2A1. Phiên bản này có một số thay đổi nhỏ về tầm nhìn của xạ thủ đã được sản xuất hàng loạt đợt thứ 2 có 450 xe Leopard 2 được chỉ định là phiên bản A1; 248 chiếc của Krauss-Maffei (Số khung từ Nr 10211 đến 10458.) và do 202 MaK (Số khung từ 20173 đến 20347.). Việc giao hàng của phiên bản 2A1 bắt đầu tháng 3 năm 1982 và kết thúc vào tháng 11 năm 1983. Hai thay đổi đáng chú ý nhất là sửa đổi, bổ sung các giá đỡ đạn dược cho là giống với M1 Abrams, và thiết kế lại các bộ lọc nhiên liệu để giảm thời gian tiếp nhiên liệu. Đợt thứ ba gồm 300 Leopard 2; 165 do Krauss-Maffei sản xuất (Số khung 10.459-10.623) và 135 do MaK sản xuất (Số khung 20.375-20.509) 2A1 loạt thứ ba được xây dựng giữa tháng 11 năm 1983 và tháng 11 năm 1984, trong đó bao gồm thay đổi nhỏ sau đó đã được trang bị thêm cho 2A1 được sản xuất trước đó. Leopard 2A2. Chỉ định này đã được trao cho xe nâng cấp của hàng loạt Leopard 2A0, đưa đến các tiêu chuẩn của đợt thứ hai và thứ ba. Điều này hiện đại hóa dần dần thay thế ban đầu điểm quan sát PZB 200 trong lô hàng đầu tiên với các điểm quan sát nhiệt EMES 15. Hơn nữa việc nâng cấp bao gồm việc lắp cửa phụ và nắp bể chứa nhiên liệu phía trước để cho phép tiếp nhiên liệu riêng biệt, cũng như bổ sung của một tấm làm lệch hướng các kính tiềm vọng và tấm hỗ trợ lớn để bảo vệ hệ thống bảo vệ NBC hiện có. Cuối cùng, chiến xa đã được đưa ra loại cáp mới kéo 5 mét với một vị trí khác nhau. Chương trình bắt đầu vào năm 1984 và kết thúc vào năm 1987, đợt thứ ba thứ tư và thứ năm là trong thời gian này sản xuất với các tính năng tương tự.Hàng loạt hiện đại hóa đầu tiên có thể được công nhận bởi các tấm tròn bao gồm các lỗ, nơi các bộ cảm biến gió cho hệ thống điều khiển hỏa lực đã được gỡ bỏ. Leopard 2A3. Đợt giao hàng thứ tư là 300 xe, gồm 165 chiếc do Krauss-Maffei (Đánh số từ 10.624 đến 10.788) và 135 chiếc MaK (Đánh số từ 20.510 đến 20.644) đã được giao từ tháng 12 năm 1984 đến tháng 12 năm 1985. Sự thay đổi chính trong phiên bản này là sự bổ sung của bộ đài phát thanh kỹ thuật số SEM80/90 (cũng được trang bị cho Leopard 1 lúc đó). Ngay cả với những thay đổi nhỏ, lô xe mới cũng được đặt tên là 2A3. Theo Nowa TECHNIKA Wojskowa vào tháng 3 năm 2003, Đức đã tiến hành một thử nghiệm T-72 chống lại Leopard 2A3 và A4 đời đầu, đạn 3BM22 không thể xuyên vào giáp trước ở phạm vi 500 m, và một số đạn APFSDS của Liên Xô với lõi wolfram có thể xuyên qua trong phạm vi 1 km. Leopard 2A4. Phiên bản phổ biến nhất của gia đình Leopard 2, phiên bản "2A4" bao gồm các thay đổi đáng kể, bao gồm hệ thống chữa cháy tự động và ngăn chặn nổ, một hệ thống điều khiển hỏa lực với tất cả các hệ thống kỹ thuật số có thể xử lý các loại đạn mới, và tháp pháo được cải thiện với giáp titan / wolfram phẳng. Leopard 2 đã được sản xuất trong tám lô từ năm 1985 và 1992. Tất cả các phiên bản cũ cũng đã được nâng cấp lên tiêu chuẩn 2A4. Cho đến năm 1994, Đức hoạt động tổng cộng 2.125 2A4 (695 mới được sản xuất và phần còn lại là sửa đổi từ phiên bản cũ), trong khi Hà Lan đã có thêm 445 chiến xa. Giấy phép sản xuất 2A4 tại Thụy Sĩ là "Panzer 87 "Leopard"" hoặc "Pz 87". Phiên bản này bao gồm súng máy 7,5 mm Mg 87 của Thụy Sĩ và thiết bị liên lạc, và nâng cao hệ thống bảo vệ NBC. Thụy Sĩ có 380 chiến xa Pz 87. Đức và Hà Lan đã tìm thấy rằng chiến xa của họ không có nhu cầu vào cuối Chiến tranh Lạnh. Các chiến xa này đã được bán cho quân đội NATO hoặc quân đội các nước có quan hệ thân thiết trên khắp thế giới. Áo (114 chiếc), Canada (107 chiếc), Chile (140 chiếc), Đan Mạch (51 chiếc), Phần Lan (139 chiếc), Hy Lạp (183 chiếc), Na Uy (52 chiếc), Ba Lan (128 chiếc), Bồ Đào Nha (37 chiếc), Singapore (96 chiếc) Tây Ban Nha (108 chiếc), Thụy Điển (160 chiếc), và Thổ Nhĩ Kỳ (339 chiếc) là những nước mua chiến xa tồn kho. "Pz 87 WE" ("'WertErhaltung"), được lên kế hoạch sửa đổi và nâng cấp từ Pz 87 của Thụy Sĩ. Sửa đổi đáng kể các hệ thống bảo vệ thông qua việc bổ sung các bộ bảo vệ mìn của Leopard 2A6M, áo giáp dày hơn trên giáp phụ phía trước, và tháp pháo được trang bị với một gói giáp của Thụy Sĩ phát triển bằng cách sử dụng hợp kim titan. Giáp mái tháp pháo được cải thiện và bệ phóng lựu đạn khói được thiết kế lại. Cải tiến nâng cao hơn nữa khả năng sống sót và khả năng chiến đấu, chẳng hạn như một ổ đĩa tương tự như các Leopard 2A5, một người lái xe phía sau xem máy quay, vũ khí độc lập cho bộ nạp, và lệnh tăng cường và hệ thống điều khiển điện tháp pháo. Hệ thống kiểm soát hỏa lực cũng được nâng cấp, sử dung hệ thống kiểm soát hỏa lực Zeiss Carl Zeiss Optronics GmbH PERI-R17A2. Sử dụng súng máy 12.7 mm M2 Browning. "Pz 87-140" là một phiên bản thử nghiệm Pz 87 Thụy Sĩ với pháo 140 mm và giáp bổ sung sau đó được sử dụng trên các biến thể sản xuất mới hơn. "Leopard 2A4CHL" là phiên bản Leopard 2A4 được nâng cấp của Chile được đặt hàng bởi Chile vào năm 2007. Nâng cấp bao gồm các thiết bị điện tử mới, he thống ngắm bắn và hệ thống thông tin có nghĩa là để nâng cao khả năng Leopard 2A4 như của Leopard 2A6, 1 hệ thống treo mới và nâng cấp pháo chính chiến xa thành pháo nòng trơn L55 được sử dụng trên Leopard 2A6. Các nâng cấp khác là súng máy của chỉ huy được trang bị với MG3 và HK GMG. Leopard 2A4CHL cũng đã được cải thiện nóc và giáp bên tháp pháo và có thể được liên kết với bộ chỉ huy chiến trường Chile. "Leopard 2A4M CAN" được nâng cấp từ phiên bản Leopard 2A4 của Canada mua lại từ hàng tồn kho quân đội Hoàng gia Hà Lan. Leopard 2A4M CAN được thiết kế đặc biệt cho cuộc chiến ở Afghanistan, dựa trên kinh nghiệm thu được bởi kíp lái Leopard 2 tại đây. 20 chiếc đầu tiên đã được chuyển giao vào tháng 10 năm 2010 và đang được triển khai tới Afghanistan. Mặc dù kế hoạch ban đầu là nâng cấp pháo L55 cho nhất quán với 2A6M CAN, pháo tốt hơn (tối ưu hóa cho việc chống chiến xa) đã được cho là không phù hợp ở Afghanistan, do đó nó đã được quyết định giữ lại L44. Ngoài ra, chỉ những khu vực nhỏ đã được thêm vào, trái ngược với giáp lồng của 2A6M. Việc bảo vệ Leopard 2A4M CAN đã tiếp tục được tăng cường với việc bổ sung áo giáp phụ mặt trước giống như trên biến thể gần đây nhất của Leopard là 2A7 +, nhưng sửa đổi để phù hợp với cấu hình tháp pháo 2A4. Leopard 2 tồn kho của Hà Lan, Canada sẽ nâng cấp 42 chiếc để sử dụng huấn luyện (mặc dù họ sẽ nâng cấp thành tiêu chuẩn 2A4M CAN) và chuyển đổi 18 chiếc thành phương tiện hỗ trợ kỹ thuật hậu cần. Canada cũng đã mua 15 chiếc 2A4 từ Đức như phương tiện đi lại vận chuyển kho vận (đối với vận chuyển phụ tùng thay thế), và trong tháng 2 năm 2011 mua 12 2A4/Pz 87 từ Thụy Sĩ được chuyển đổi sang phương tiện hỗ trợ (phương tiện sửa chữa thiết giáp). "Leopard 2NG" ("thế hệ kế tiếp") là một bản nâng cấp của Thổ Nhĩ Kỳ Nhĩ Kỳ Aselsan bao gồm các ứng dụng giáp bảo vệ tiên tiến (AMAP), hệ thống quang học được nâng cấp và hệ thống kiểm soát hỏa lực mới từ năm 1995 và sẽ được chuyển giao vào cuối năm 2011 với mục đích được sử dụng mới trên chiến xa chủ lực Altay. Nó được phát triển mà không có một đơn đặt hàng từ quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng có thể đáp ứng các yêu cầu cho việc hiện đại hóa Leopard 2A4 của Thổ Nhĩ Kỳ Động cơ, bộ truyền tải và pháo L/44 được giữ lại, nhưng trọng lượng chiến đấu được tăng lên đến 65 tấn. Theo các nguồn tin của Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan là nước quan tâm đến việc nhận được gói nâng cấp của Thổ Nhĩ Kỳ Nhĩ Kỳ để hiện đại hóa Leopard 2A4 của họ. Leopard 2A5. Phiên bản A5 giới thiệu loại tháp pháo nhọn hình chữ V, thêm giáp đều vào trên giáp phía trước tháp pháo và khu vực mặt trước của giáp thân. Những mô-đun giáp để một khoảng rỗng trước khi đến giáp cơ bản. Giáp cũng được thiết kế để ảnh hưởng đến động năng đạn xuyên giáp bằng cách buộc nó phải thay đổi hướng và năng lượng bị tiêu hao trong quá trình này, nó không hình thành một bẫy góc vì nó không làm chệch hướng đạn xuyên ra ngoài để làm lệch lõi xuyên của đạn ra khỏi các giáp thân xe hoặc tháp pháo. Giáp chắn đạn của pháo thủ súng được thiết kế lại để phù hợp với loại giáp mới. Cũng có một số cải tiến trong thành phần chính của áo giáp. Bên trong chiến xa đã được lót các tấm giáp để giảm mảnh vỡ nếu giáp bị xuyên thủng. Trước sự nặng nề của váy phụ hiện đã được thay thế bằng một loại mới, mạnh mẽ hơn. Tầm nhìn của người chỉ huy đã được chuyển đến một vị trí mới phía sau cửa nắp và được trang bị một thiết bị quan sát nhiệt riêng biệt. Thiết bị quan sát của xạ thủ đã được chuyển đến các mái tháp pháo trái ngược với vị trí phía trước giáp trong các mô hình trước. Cửa nắp lái xe nặng hơn được trang bị. Điều khiển tháp pháo tất cả bằng điện, tăng độ tin cậy và an toàn cho kíp lái, và sản xuất một số thiết bị giảm trọng lượng. Hệ thống pháo được cải thiện để chuẩn bị cho sau này gắn pháo mới L55 và cho phép bắn đạn mạnh hơn, chẳng hạn như APFSDS DM-53. Leopard 2A5 vào phục vụ trong tiểu đoàn chiến xa Đức vào giữa năm 1998. "Leopard 2(S)" là một biến thể Leopard 2A5 của quân đội Thụy Điển, được gọi là Strv 122. Nó được dựa trên những gì được gọi là "Leopard 2 cải tiến" và các tính năng như tăng giáp trên đỉnh tháp pháo và thân phía trước, cải thiện, khả năng kiểm soát hệ thống điều khiển hỏa lực. Bên ngoài, xe có thể được phân biệt với Leopard 2A5 là súng cối khói GALIX của Pháp, thùng lưu trữ khác nhau, và cửa nắp kíp lái dày hơn. "Strv 122b", một biến thể được trang bị mô-đun hỗn hợp với áo giáp AMAP của IBD Deisenroth, đã tăng 360 ° khả năng bảo vệ chống lại các mối đe dọa như EFP, RPG và IED. Chiều rộng chính xác 4 mét (13 ft) được giữ, trong khi trọng lượng tăng chỉ có 350 kg (770 lb). Leopard 2A5DK là một biến thể Leopard 2A5 tương tự như Leopard 2A6 với một số sửa đổi nhỏ, được sử dụng bởi quân đội Đan Mạch. Leopard 2A6. Việc nâng cấp lên A6 bao gồm việc bổ sung của pháo nòng trơn Rheinmetall 120 mm L55 và một số thay đổi khác. Tất cả các tiểu đoàn chiến xa Đức đều được trang bị với A6. Canada mua 20 chiếc Leopard 2A6 từ Hà Lan. Chúng đã được chuyển giao trong năm 2007. Bồ Đào Nha cũng mua 37 chiếc Leopard 2A6 từ Hà Lan trong năm 2007, chuyển giao trong năm 2008. Leopard2A6M là một phiên bản của 2A6 với tăng cường bảo vệ mìn dưới khung xe, và một số cải tiến bên trong để cải thiện khả năng sống sót của kíp lái. Canada đã mượn 20 chiếc A6M từ Đức để triển khai tới Afghanistan trong năm 2007 vào cuối mùa hè. Các chiến xa mới đều có tháp pháo quay hoàn toàn bằng điện. "Leopard 2A6M CAN" là một biến thể của Canada Leopard 2A6M. Sửa đổi đáng kể đặc biệt bao gồm hộp đen gắn vào phía sau của tháp pháo, dự kiến ban đầu là điều hòa không khí mới, nhưng thay vào đó họ cho thiết bị thông tin liên lạc vào, và giáp lồng thép. Các chiến xa đầu tiên được định dạng trong phiên bản 2A6M là hai mươi chiến xa cho vay từ Bundeswehr của Đức, trong một nỗ lực để tăng hỏa lực và tăng cường bảo vệ cho quân đội Canada đang hoạt động ở phía nam Afghanistan. Chiến xa cho mượn được dự kiến sẽ giữ lại súng máy MG3 của Đức, trong khi các chiến xa cũ của Hà Lan được dự kiến sẽ giữ lại khẩu súng máy FN MAG do tính phổ biến của nó với lính Canada Do tình trạng cho vay 20 chiến xa, các điều hòa không khí ban đầu không thể được cài đặt những thay đổi tối thiểu có thể được thực hiện (thay vào đó kíp lái mặc áo làm mát, và thiết bị điện các của tháp pháo tạo ra nhiệt ít hơn so với các ổ đĩa thủy lực của Leopard C2 cũ). Các chiến xa Đức cho mượn sẽ được lưu giữ bởi các lực lượng Canada và có thể được nâng cấp hơn nữa, trong khi Leopard 2A6 cũ của Hà Lan đã được sửa đổi thông số kỹ thuật thành Leopard 2A6M của Đức và được sử dụng để bồi thường cho các chiến xa cho mượn khi chúng bị phá hủy trong trận chiến. Hiện nay, Leopard 2 của Canada tại Afghanistan đã được trang bị với một điều hòa không khí, và thảm ngụy trang Barracuda cũng phục vụ để giảm sức nóng mặt trời 50%. "Leopard 2 Hel" là một chiếc 2A6, được dặt hàng cho quân đội Hy Lạp trong năm 2003. "Hel" là viết tắt cho "Hellenic"(nghĩa là Hy Lạp). 170 chiến xa sẽ được chuyển giao từ năm 2006 và 2009. Tổng số 140 sẽ được sản xuất tại Hy Lạp bởi ELBO, các đơn vị đầu tiên được chuyển giao vào cuối năm 2006. "Leopard 2E" là một chiếc chiến xa có thiết kế giống 2A6, với giáp bảo vệ lớn hơn, phát triển theo một chương trình hợp tác sản xuất giữa ngành công nghiệp quốc phòng của Tây Ban Nha và Đức. Chương trình được phát triển trong khuôn khổ của sự hợp tác được quyết định năm 1995 giữa Bộ Quốc phòng hai nước, trong đó cũng đã được bao gồm sự nhượng lại 108 chiếc Leopard 2A4 đã qua sử dụng 5 năm từ quân đội Đức cho quân đội Tây Ban Nha. Tuy nhiên, sự nhượng lại này đã được mở rộng đến năm 2016, và sau đó các chiến xa này sẽ là tài sản của quân đội Tây Ban Nha. Năm 1998, chính phủ Tây Ban Nha đã đồng ý ký hợp đồng 219 chiến xa của dây chuyền Leopard 2E, 16 xe sửa chữa thiết giáp Leopard 2ER (Bufalo) và 4 xe huấn luyện. Họ đã chọn Santa Bárbara Sistemas làm nhà thầu chính. Chương trình, với một ngân sách 1939,4 triệu Euro, bao gồm cả các khóa học đào tạo hỗ trợ hậu cần tích hợp, cho huấn luyện kíp lái,kỹ sư bảo trì,lái xe. Việc giao hàng của lô hàng đầu tiên bắt đầu vào năm 2004 và hoàn thành trong năm 2008. Leopard 2 PSO. Đây biến thể mới của Leopard 2 PSO (hoạt động hỗ trợ hòa bình) được thiết kế đặc biệt cho chiến tranh đô thị, đã gặp phải trong các hoạt động gìn giữ hòa bình với tần số ngày càng tăng. Vì vậy Leopard 2 PSO được trang bị hiệu quả hơn với thiết bị bảo vệ xung quanh, vũ khí phụ, cải thiện khả năng trinh sát, một lưỡi ủi đất, một nòng pháo ngắn hơn, trang bị vũ khí tầm ngắn, phạm vi khả năng giám sát chặt chẽ (thông qua hệ thống camera), tìm kiếm quân địch và tiếp tục thay đổi để cải thiện tính di động của nó, không quá khác với chiến xa Mỹ M1A2 Abrams TUSK. Leopard 2A7+. "Leopard 2A7 +" lần đầu tiên ra mắt công chúng trong triển lãm Eurosatory 2010, với nhãn "phát triển bởi Krauss-Maffei Wegmann thử nghiệm và đủ điều kiện bởi MoD Đức". Leopard 2A7 + đã được thử nghiệm bởi Bundeswehr dưới tên UrbOb (hoạt động đô thị). Leopard 2A7 + được thiết kế để hoạt động trong các cuộc xung đột cường độ thấp cũng như trong các cuộc xung đột cường độ cao. khả năng Bảo vệ của chiến xa đã được tăng cường, khả năng bảo vệ phía trước đã được cải thiện với giáp trên mặt trước tháp pháo và thân, trong khi hệ thống bảo vệ 360° bảo vệ chống lại các cuộc tấn công của RPG và bảo vệ trước mìn tăng khả năng sống sót của chiến xa trong các hoạt động đô thị. Nó có thể bắn đạn HE và tháp pháo gắn MG3 đã được thay thế bằng một khẩu FLW 200 điều khiển từ xa. Trong đầu tháng 7 năm 2011, báo chí Đức báo cáo rằng các Bundessicherheitsrat (Hội đồng Bảo an Liên bang) đã cho họp về việc Krauss-Maffei Wegmann đã bán hơn 200 chiếc 2A7 + cho Ả Rập Xê Út. Thông tin này đã được đáp ứng với những lời chỉ trích bởi cả hai bên trong và bên ngoài của Đức, bởi vì bản chất độc đoán của nhà nước Ả Rập Xê Út và sự tham gia của họ trong việc đàn áp các cuộc biểu tình ở nước láng giềng Bahrain. Những lời chỉ trích cũng đến từ bên trong chính phủ liên minh của Thủ tướng Angela Merkel, và nhiều hơn từ bên trong chính Krauss-Maffei. Tháng 6 năm 2012, có báo cáo nổi lên rằng Ả Rập Xê Út đã tăng số lượng chiến xa được quan tâm vào khoảng 600-800 chiếc. Cho đến nay, một thỏa thuận đã được hoàn tất, và vấn đề đã được tranh luận trong công chúng Đức và quốc hội liên bang của Đức. Leopard 2-140. Vào đầu năm 1990, Rheinmetall bắt đầu phát triển một khẩu pháo nòng trơn 140 mm như là một khẩu pháo chiến xa trong tương lai. Điều này được dự định để chống lại sự phát triển mới trong khối Xô Viết về phương tiện chiến đấu thiết giáp, đặc biệt là liên tục những tin đồn rằng thế hệ kế tiếp của chiến xa chủ lực Liên Xô sẽ được trang bị pháo 135 mm hoặc pháo 152 mm. Chương trình này được dự tính là giai đoạn thứ ba trong chương trình KWS hiện đại hóa chiến xa Leopard 2. KWS I là sự thay thế của các pháo L44 120 mm với phiên bản L55 cùng cỡ, KWS II là một chương trình hiện đại hóa thành chuẩn Leopard 2A5, và KWS III là sự phát triển của một tháp pháo mới bao gồm một hệ thống vũ khí pháo nòng trơn 140 mm và nạp đạn tự động hoàn toàn, sẽ có kết quả trong việc giảm kíp lái xuống còn 3 người. Thiết kế dự án cuối cùng có một cơ chế tải bên và đã có những khẩu pháo chính di chuyển ở phía bên trái tháp pháo. Đạn cho súng chính là 32 viên đạn, được lưu trữ trong một hầm đạn dược lớn, nằm ở phía sau tháp pháo. Di chuyển đạn dược ra khỏi khoang của kíp lái sẽ làm tăng khả năng sống sót trong trường hợp giáp hầm đạn bị xuyên. Mức độ bảo vệ dự kiến là bằng Leopard 2A5 hoặc tốt hơn. KWS III đã không được thông qua sau đó, nhưng hệ thống pháo 140 mm vẫn tiếp tục phát triển, với Rheinmetall phối hợp với Cục Hoàng gia của Anh và GIAT từ Pháp. Để kiểm tra khả năng của vũ khí, súng 140 mm đã được gắn trên một chiếc Leopard 2. Chiến xa không được trang bị giáp tháp pháo mới của chương trình cải thiện KWS III, cũng không phải với một bộ nạp đạn tự động, và nó cũng vẫn có ổ điện thủy lực tháp pháo. Để đối phó với trọng lượng được thêm từ súng chính, đối trọng được thêm vào phía sau tháp pháo. Các thử nghiệm thành công một phần, với khẩu súng cho thấy sức mạnh và độ xuyên tốt hơn, mà vẫn còn một số khó khăn với việc vận hành.
1
null
Đài Loan là tên gọi của một hòn đảo và một quần đảo tại Đông Á, bao gồm đảo Đài Loan và một số đảo nhỏ hơn xung quanh như quần đảo Bành Hồ, Lan tự, Lục đảo, và Tiểu Lưu Cầu. Hòn đảo chính nằm cách bờ biển đông nam Trung Quốc đại lục qua eo biển Đài Loan khoảng . Đài Loan có diện tích và có Chí tuyến Bắc đi ngang qua. Quần đảo tạo thành phần lớn lãnh thổ của Trung Hoa Dân Quốc (cũng thường gọi là "Đài Loan"), sau khi chính quyền này để mất Trung Quốc đại lục trong Nội chiến Trung Quốc. Đài Loan có biển Hoa Đông nằm ở phía bắc, biển Philippine nằm ở phía đông, eo biển Luzon nằm thẳng hướng nam và Biển Đông nằm ở phía tây nam. Hòn đảo có sự tương phản, hai phần ba phía đông chủ yếu là vùng núi non hiểm trở thuộc năm dãy núi chạy từ phía bắc đến mũi phía nam của đảo, trong khi phía Tây là các đồng bằng từ bằng phẳng đến lượn sóng thoai thoải - nơi sinh sống của hầu hết dân cư Đài Loan. Đỉnh núi cao nhất Đài Loan là Ngọc Sơn với cao độ , và có năm đỉnh núi khác cao trên 3500 mét. Điều này đã khiến cho Đài Loan trở thành đảo cao thứ tư thế giới. Ranh giới tự nhiên. Đảo Đài Loan là đảo chính của quần đảo cùng tên, chiếm khoảng 99% tổng diện tích của các lãnh thổ do Trung Hoa Dân Quốc quản lý; 1% còn lại bao gồm các đảo nhỏ hơn trong quần đảo như Lan tự và quần đảo Bành Hồ, cũng như - Lục đảo và Tiểu Lưu Cầu. Quần đảo tách rời khỏi Trung Quốc lục địa qua eo biển Đài Loan, dao động từ tại điểm rộng nhất đến ở điểm hẹp nhất. Đài Loan được bao bọc bởi eo biển Luzon ở phía nam, biển Hoa Đông ở phía bắc, và Thái Bình Dương (biển Philippines) ở phía đông. Hình dạng của đảo chính Đài Loan tương tự như một củ khoai lang nếu nhìn theo hướng bắc-nam, và do đó, người Đài Loan, đặc biệt là cộng đồng Mân Nam, thường tự gọi họ là "đứa con của Khoai Lang." Các đảo Kim Môn, Mã Tổ, Ô Khâu, nằm ở phía bên kia của eo biển Đài Loan, và quần đảo Đông Sa và đảo Thái Bình (Việt Nam gọi là Ba Bình) trên Biển Đông, đều do chính quyền Trung Hoa Dân Quốc quản lý. Tuy nhiên, các đảo này không phải là một phần của quần đảo Đài Loan. Diện tích Đài Loan là trong đó là đất liền và là diện tích vùng lãnh hải tự tuyên bố, hòn đảo hơi nhỏ hơn so với diện tích của đồng bằng sông Cửu Long, và lớn hơn một chút so với diện tích nước Bỉ. Đảo Đài Loan dài và rộng . Đường bờ biển của đảo dài . Trung Hoa Dân Quốc tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế rộng và lãnh hải rộng . Địa chất. Hòn đảo Đài Loan được tạo thành từ xấp xỉ 4 đến 5 triệu năm trước tại một ranh giới hội tụ phức tạp giữa mảng biển Philippine và mảng Á-Âu. Trong một ranh giới chạy dọc theo chiều dài hòn đảo và tiếp tục chạy theo hướng nam đến cung núi lửa Luzon (bao gồm Lục đảo và Lan tự), mảng Á-Âu trượt bên dưới mảng biển Philippine. Phần phía tây của hòn đảo, và phần lớn dãy núi trung tâm, gồm các cặn trầm tích bị vỡ vụn ra từ mép đi xuống của mảng Á-Âu. Ở phía đông bắc hòn đảo, và tiếp tục theo hướng đông tại Cung núi lửa Ryukyu, mảng biển Philippine trượt bên dưới mảng Á-Âu. Ranh giới kiến tạo vẫn tiếp tục hoạt động, và Đài Loan phải chịu từ 15.000 đến 18.000 trận động đất mỗi năm, trong đó từ 800 đến 1.000 trận người dân có thể nhận biết. Trận động đất thảm khốc nhất trong thời gian gần đây là động đất Tập Tập, xảy ra tại trung tâm của đảo Đài Loan vào ngày 21 tháng 9 năm 1999, khiến trên 2.400 người thiệt mạng. Ngày 4 tháng 3 năm 2010, một trận động đất lớn đã xảy ra tại miền Nam Đài Loan. Địa hình. Địa hình của Đài Loan được phân thành hai phần: các đồng bằng bằng phẳng cho đến lượn sóng thoai thoải ở phía tây, nơi có đến 90% cư dân sinh sống, và hầu hết các dãy núi gồ ghề có rừng bao phủ nằm ở hai phần ba phía đông của đảo. Phần phía đông của đảo bị năm dãy núi thống trị, các dãy núi này chạy từ bắc-đông bắc đến nam-tây nam, gần như song song với bờ biển phía đông của đảo. Nếu được coi là một nhóm, chúng trải dài từ bắc đến nam và có chiều đông-tây trung bình là khoảng . Chúng bao gồm trên 200 đỉnh núi có độ cao trên . Khí hậu. Khí hậu trên đảo nói chung là khí hậu đại dương và biến đổi nhiều theo mùa ở phần phía bắc và các khu vực đồi núi. Tuy nhiên, ở phía nam, thuộc vành đai nhiệt đới. Từ tháng 5 đến tháng 6 là mùa mưa, và hầu hết các ngày đều có mưa. Từ tháng 7 đến tháng 10, các cơn bão nhiệt đới có nhiều khả năng sẽ tấn công hòn đảo, với trung bình khoảng 4 cơn tấn công trực tiếp mỗi năm. Tại phần phía bắc của Đài Loan, tình trạng mây mù kéo dài dai dẳng trong năm; song ở phía nam thì những ngày mưa gần như luôn xảy ra vào mùa hè (90%). Lượng mưa hàng năm thường là hơn , thậm chí là gần ở một số nơi tại phía Đông. Động thực vật. Các khu rừng núi phía tây rất đa dạng về chủng loài, với một số loài đặc hữu như "Chamaecyparis formosensis" và "Abies kawakamii", trong khi long não "(Cinnamomum camphora)" từng phát triển rộng rãi tại các vùng đất thấp (nay phần lớn đã bị khai phá để làm đất nông nghiệp). Trước khi Đài Loan đạt được thành công lớn về kinh tế, các khu vực đồi núi có một số loài và phân loài động vật đặc hữu, như gà lôi Swinhoe ("Lophura swinhoii"), Ác là xanh Đài Loan ("Urocissa caerulea"), gấu đen Đài Loan ("Selanarctos thibetanus formosanus"), hươu sao Đài Loan ("Cervus nippon taiwanensis" hay "Cervus nippon taiouanus") và cá hồi Đài Loan ("Oncorhynchus masou formosanus"). Một số loài trong số đó nay đã tuyệt chủng, và một số loài khác được coi là loài nguy cấp. Bảy vườn quốc gia tại Đài Loan có địa hình và hệ động thực vật đa dạng. Vườn quốc gia Khẩn Đinh ở mũi phía nam của Đài Loan có các rạn san hô được thúc đẩy kiến tạo, rừng nhiệt đới lá rộng và hệ sinh thái hải dương. Vườn quốc gia Ngọc Sơn có địa hình núi cao, các loại rừng khác nhau theo độ cao, và còn lại những con đường cổ xưa. Vườn quốc gia Dương Minh Sơn có địa chất núi lửa cùng các suối nước nóng, thác nước và rừng cây. Vườn quốc gia Taroko có các hẻm núi, vách núi và khe núi có đá cẩm thạch. Vườn quốc gia Tuyết Bá có hệ sinh thái núi cao và các thung lũng suối. Vườn quốc gia Kim Môn có các hồ nước, đất ngập nước, địa hình ven biển. Vườn Hải dương Quốc gia Đông Sa có các đảo san hô vòng còn nguyên vẹn, một hệ sinh thái biển độc đáo, có sự đa dạng sinh học, và là một môi trường sống quan trọng.
1
null
Huỳnh Văn Có (1935 – 2015) là một trong 2 môn sinh Judo người Việt đầu tiên đạt chuẩn đai đen quốc tế trong kỳ thi do Học viện Judo Kodokan (Nhật Bản) tổ chức năm 1961 tại Việt Nam. Ông cũng là võ sĩ Judo Việt Nam đầu tiên giành được huy chương vàng SEAP Games (tiền thân của SEA Games) lần thứ 3 tại Kuala Lumpur (Malaysia) năm 1965. Cuộc đời và sự nghiệp. Ông sinh ngày 8 tháng 1 năm 1935 tại Phú Xuân Hội, Gia Định, là con thứ tư trong một gia đình có bảy anh em trai. Ông bắt đầu tập môn võ Judo từ năm 19 tuổi, được cho là khá trễ. Theo các tài liệu ghi lại, khởi đầu ông tập luyện dưới sự hướng dẫn của võ sư người Pháp Yvert, sau đó thụ giáo thêm với các võ sư khác như Pierre Phạm Đăng Cao (người Pháp gốc Việt), Vương Quang Ba. Năm 1956, ông bắt đầu tham gia thi đầu và thường xuyên giành chiến thắng, nổi danh với tuyệt kỹ siết cổ "kensui jime" (còn gọi là đòn siết cổ số 11). Năm 1961, Học viện Judo Kodokan (Nhật Bản tổ chức kỳ thi đai đen quốc tế tại Sài Gòn do chính võ sư Yvert làm chủ khảo cùng các giám khảo người Nhật, gồm cả các võ sinh Việt Nam và võ sinh nước ngoài đang tập tại Việt Nam. Trong kỳ thi này, ông thắng liên tục bốn trận, không đạt yêu cầu phải thắng liên tiếp sáu trận, tuy nhiên do thể hiện phong độ quá xuất sắc nên ông đã được các võ sư người Nhật chấm đậu. Ông cùng với võ sinh Hoàng Xuân Dần trở thành 2 võ sinh Việt Nam đầu tiên đạt chuẩn đai đen trong kỳ thi của Học viện Judo Kodokan. Trong đợt thi tuyển giành quyền tham dự SEAP Games lần 3 năm 1965, ông giành được chiến thắng dù khi đó ông đã bước qua tuổi 30, một độ tuổi đáng kể đối với một võ sĩ Judo tham gia thi đấu. Ông cùng võ sĩ Trương Văn Xuân trở thành 2 võ sĩ Judo đầu tiên thi đấu cho đội tuyển Việt Nam tại đấu trường SEAP Games (tiền thân của SEA Games ngày nay). Tại SEAP Games, ông thi đấu ở hạng cân 70 kg, cùng với các võ sĩ Quek Ser Hong (Singapore), Boonlert Buakeo (Thái Lan), Harry Law (Malaysia) và Latt Mint (Myanmar). Đây là lần xuất ngoại đầu tiên của ông. Trước đó, ông chưa hề được đi tập huấn ở nước ngoài, cũng chưa hề được tham gia một giải đấu quốc tế nào. Trong khi đó, các đối thủ của ông đều rất mạnh và nhiều kinh nghiệm thi đấu. Do giải đấu chỉ có 5 võ sĩ thi đấu ở hạng cân 70 kg, vì vậy các võ sĩ thi đấu theo thể thức vòng tròn tính điểm; mỗi trận thi đấu 5 phút, nếu hòa sẽ đấu tiếp 2 phút để xác định nhà vô địch. Ông lần lượt hạ các võ sĩ người Singapore, Malaysia và Myanmar (trong đó có 2 trận thắng bằng đòn siết cổ trước các đối thủ người Singapore và Malaysia), chỉ chịu thua một trận duy nhất trước võ sĩ người Thái Lan, đạt số điểm cao nhất và giành được chiếc huy chương vàng đầu tiên trong bộ môn Judo cho người Việt Nam trên đấu trường quốc tế. Đồng đội của ông, võ sĩ Trương Văn Xuân, thi đấu ở hạng cân bán trung, cũng đã xuất sắc giành được huy chương bạc ở hạng cân này. Sau thành công tại SEAP Games, ông được cử theo học lớp huấn luyện viên và từ đó theo nghiệp huấn luyện cho đến khi giải nghệ vào năm 1984. Sau khi giải nghệ, ông và vợ mở quán phở chay Như, bán thức ăn chay trên đường Lý Thái Tổ, sau đó dời về bán ngay tại nhà trên đường Trương Quyền. Năm 2003, nhân dịp SEA Games 22 được tổ chức tại Việt Nam, ông đã tặng chiếc huy chương vàng của mình cho Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh nhân triển lãm "Việt Nam qua các kỳ SEA Games". Ông qua đời ngày 8 tháng 7 năm 2015 tại Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 80 tuổi.
1
null
Lysine (viết tắt là Lys hoặc K) là một α-amino acid với công thức hóa học HOOCCH(NH2)(CH2)4NH2. Nó là một amino acid thiết yếu, nghĩa là cơ thể không thể tự tổng hợp được. Codon của lysine là AAA và AAG. Lysine là một base giống như arginine và histidine. Nhóm ε-amino đóng vai trò liên kiết với H+. (Nhóm ε-amino là nhóm amino gắn với nguyên tử carbon thứ 5 tính từ nguyên tử carbon gắn với nhóm carboxyl C=OOH là α-carbon).) Sự sửa đổi sau dịch mã liên quan đến lysine gồm sự methyl hóa nhóm ε-amino, tạo nên methyl-, dimethyl-, và trimethyllysine, trong đó chất thứ ba được tạo nên ở calmodulin, ngoài ra còn có sự acetyl hóa và ubiquitin hóa. Collagen chứa hydroxylysine, chất được tạo nên từ lysine nhờ enzym lysyl hydroxylase. Sự "O"-glycosyl hóa hydroxylysine xảy ra tại lưới nội chất hoặc bộ golgi được dùng để đánh dấu các protein được bài xuất ra khỏi tế bào. Sinh tổng hợp. Do là một amino acid thiết yếu, lysine không được tổng hợp trong cơ thể động vật mà phải lấy từ thức ăn chứa lysine. Ở thực vật và vi sinh vật nó được tổng hợp từ axit aspartic (aspartate): Các enzym tham gia vào quá trình sinh tổng hợp trên gồm: Chuyển hóa. Lysine được chuyển hóa ở động vật có vú để tạo nên acetyl-CoA, đầu tiên phải trải qua phản ứng chuyển amin với α-cetoglutarate. Sự phân hủy lysine do vi khuẩn tạo nên cadaverine bằng phản ứng decarboxyl hóa. Allysine là một đồng phân của lysine, được dùng trong phản ứng tổng hợp elastin và collagen. Nó được tổng hợp từ lysine nhờ enzyme lysyl oxidase ở chất nền ngoại bào và quan trọng trong việc tạo các cầu nối để làm bền vững collagen và elastin. Tổng hợp. Sự tổng hợp hỗn hợp racemic của lysine đã được biết từ lâu. Trong thực tế người ta có thể tổng hợp lysine từ caprolactam. Trong công nghiệp, L-lysine được sản xuất bởi sự lên men của Corynebacterium glutamicum, sản lượng hơn 600.000 tấn một năm. Nguồn cung cấp. Nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày (miligam lysine trên 1 kilogam khối lượng cơ thể) là: trẻ sơ sinh (3–4 tháng) 103, trẻ em (2 tuổi) 64, trẻ em (10–12 tuổi) 60 đến 44, người lớn 12.. Các nguốn thức ăn giàu lysine gồm có trứng, thịt (nhất là thịt đỏ như thịt cừu, thịt gia cầm), đậu nành, pho mát, một vài loại cá. Lysine là loại amino acid thiết yếu hiện diện với một lượng rất ít trong các loại thức ăn. Lysine có nhiều trong ngũ cốc, các loại đậu hạt. Tính chất. L-Lysine là một thành phần quan trọng của tất cả các protein trong cơ thể. L-Lysine đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu calci; tạo cơ bắp; phục hồi sau chấn thương hay sau phẫu thuật; sự tổng hợp các hormone, enzym, và các kháng thể. Sự sửa đổi. Lysine có thể được trải qua các phản ứng acetyl hóa, methyl hóa, ubiquitin hóa, sumoyl hóa, neddyl hóa, biotinyl hóa, pupyl hóa, và carboxyl hóa, cho phù hợp với chức năng của các protein có lysine là một thành phần cấu tạo. Ý nghĩa lâm sàng. Người ta cho rằng lysine có thể giúp ích cho những người bị nhiễm herpes simplex. Tuy nhiên còn cần nhiều các nghiên cứu để chứng minh nhận định này. Lysine có tác dụng giải lo âu do tác động lên thụ thể serotonin ở ống tiêu hóa. Một nghiên cứu trên chuột thí nghiệm cho thấy sự kích thích quá mức các thụ thể 5-HT4 ở ruột có liên quan đến cơ chế sinh bệnh gây lo lắng. Lysine, là một chất đối vận của serotonin và do đó làm giảm tác dụng của các thụ thể trên, và làm giảm các triệu chứng lo lắng và lo lắng do tiêu chảy trên dân số thí nghiệm. Một nghiên cứu khác cho thấy sự thiếu hụt lysine dẫn tới sự tăng serotonin bệnh lý ở hạch hạnh nhân, một cấu trúc trong não tham gia vào sự điều hòa cảm xúc và đáp ứng đối với stress. Các nghiên cứu trên người cũng cho thấy có sự liên quan giữa sự lo lắng và thiếu hụt lysine. Một nghiên cứu trên 93 gia đình ở Syria gần như chỉ ăn gạo và do đó bị thiếu hụt lysine cho thấy rằng, khi tăng cường các loại thức ăn giàu lysine thì các triệu chứng lo lắng giảm đi, lượng cortisol trong máu tăng lên, và tính đáp ứng của thụ thể benzodiazepine tăng lên (đích đến của các thuốc giải lo âu như Xanax và Ativan). Lysine cũng cho nhiều hứa hẹn trong việc chữa trị ung thư, bằng cách kết hợp việc sử dụng thuốc với liệu pháp ánh sáng để tiêu diệt các tế bào ung thư mà không làm tổn lại đến các tế bào lành. Điều đáng lưu ý là lysine khi kết hợp với dextroamphetamine sẽ tạo ra tiền thuốc lisdexamfetamine (Vyvanse). Trong ruột, lysine bị phân cắt ra từ dextroamphetamine, do đó mà thuốc có thể dùng được qua đường uống. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy sự thiếu hụt lysine dẫn đến suy giảm miễn dịch. Cystine niệu là một nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt lysine, trong đó nguyên nhân tiên phát là do sự suy giảm chức năng tái hấp thu các base hay các amino acid tích điện dương của gan, trong đó có lysine. Điều này cũng dẫn đến sự tạo sỏi cystine trong thận do sự giảm tái hấp thu các amino acid ở thận. Một vài nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu lysine hay được bổ sung L-lysine monoclorua có ảnh hưởng vừa phải đến huyến áp và tỉ lệ bị đột quỵ. Sử dụng trong thức ăn chăn nuôi. Sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa lysine là một ngành công nghiệp lớn của thế giới, sản lượng năm 2009 là 700.000 tấn với giá trị 1,22 tỉ euro. Lysine là một thành phần bổ sung quan trọng trong thức ăn chăn nuôi do nó là một amino acid có rất ít và rất quan trọng đến sự phát triển của nhiều loại vật nuôi cho thịt như heo, gà. Sự bổ sung lysine vào thức ăn cho phép sản xuất ra các loại thức ăn chăn nuôi rẻ tiền có nguồn gốc từ thực vật (bắp thay cho đậu nành) mà vẫn bảo đảm tỉ lệ tăng trưởng cao của vật nuôi, và hạn chế sự thải các sản phẩm chứa nitơ ra môi trường. Tuy nhiên sự thải các sản phẩm phosphat từ việc dùng ngô làm thức ăn cho heo và gia cầm lại làm tăng chi phí bảo vệ môi trường và việc hấp thụ không triệt để lượng lysine trong ngô làm lảng phí, năng cao chi phí. Trong công nghiệp lysine được sản xuất từ sự lên men đường nhờ vi khuẩn. Các nghiên cứu di truyền hiện nay đang tìm kiếm các dòng vi khuẩn cho năng suất cao hơn và cho phép sản xuất lysine từ các nguồn khác nhau.
1
null
Heinkel He 177 "Greif" (Griffin – Sư tử đầu chim) là một loại máy bay ném bom hạng nặng tầm xa của Luftwaffe trong Chiến tranh thế giới II. Nó là máy bay ném bom hạng nặng đầu tiên của Đức quốc xã chế tạo ngay trước chiến tranh, nó được chế tạo số lượng lớn trong chiến tranh thế giới II. Nó đã chiến thắng trong cuộc tìm kiếm Ural Bomber của Luftwaffe trước Dornier Do 19 và Junkers Ju 89. Nó còn được dùng để phát triển loại Heinkel He 277 cho dự án Amerika Bomber. Việc đưa He 177 vào các hoạt động chiến đấu đã bị trì hoãn đáng kể, do cả hai vấn đề về phát triển động cơ của nó và những thay đổi thường xuyên đối với vai trò dự kiến ​​của nó. Tuy nhiên, nó là máy bay ném bom hạng nặng, tầm xa duy nhất hoạt động cùng "Không quân Đức(Luftwaffe)" trong chiến tranh. He 177 có khả năng tải trọng / tầm bay tương tự như máy bay ném bom hạng nặng 4 động cơ được quân Đồng minh sử dụng.
1
null
là loạt manga được sáng tác và minh họa bởi Yasunobu Yamauchi. Manga được đăng từng số trên tạp chí "Gangan Online" và được phát hành trong 7 volume manga từ khoảng giữa ngày 21/05/2009 cho đến 27/09/2012. Một anime chuyển thể 12 episode được sản xuất bởi Sunrise, phát sóng từ ngày 09/03/2012 đến ngày 26/03/2012. Anime đã được cấp phép cho NIS America để phát hành ở Bắc Mỹ và Hanabee Entertainment tại Úc. Một phim live-action chuyển thể được đạo diễn bởi Daigo Matsui, được Showgate phát hành tại Nhật Bản vào ngày 12/10/2013. Anime chuyển thể được khen ngợi bởi các tình huống hài hước đặc sắc và diễn xuất của các seiyuu; tuy nhiên các vai diễn của tuyến nhân vật được mô tả là khá rộng, không có sự tập trung đến từng nhân vật. Cốt truyện. Câu chuyện xoay quanh cuộc sống thường ngày với nhiều biến cố hài hước của Tadakuni, Hidenori Tabata và Yoshitake Tanaka thuộc ngôi trường nam sinh cao trung Bắc Sanada và những sự tác động qua lại với các học sinh khác xung quanh ngôi trường họ đang học, hoặc trường nữ sinh bên cạnh, cùng những sự nỗ lực lớn lên của chính họ. Truyền thông. Manga Manga đã được xuất bản lần đầu tiên bởi Square Enix trên website tạp chí "Gangan Online vào ngày 21/05/2009, và đã kết thúc tiến trình phát hành của ấn bản vào ngày 27/09/2012. Manga sau đó đã được biên tập trong 7 volume tankōbon và được xuất bản từ khoảng giữa ngày 22/02/2010" "cho đến ngày 27/09/2012""." Volume List - Danh mục các tập Anime Một anime chuyển thể đã được sản xuất bởi Sunrise, đạo diễn loạt phim là Shinji Takamatsu - người đã được công bố vào tháng 10/2011 và bắt đầu khởi chiếu trên kênh TV Tokyo vào ngày 09/01/2012. Anime dài tập đã được phát sóng muộn hơn sau đó trên AT-X, Bandai Channel, TVA, TVO và trình chiếu trực tuyến trên Niconico. Loạt phim sau đó được phát hành trên 6 volume Blu-ray và DVD tại Nhật Bản từ khoảng giữa ngày 03/04/2012 tới ngày 04/09/2012, bao gồm việc các tập đặc biệt được thêm vào, đi kèm với các tập đã trình chiếu trên Niconico trước khi phiên bản anime ra mắt trên truyền hình. Anime cũng được cấp phép bản quyền cho NIS America. Công ty phát hành loạt anime nguyên bản gốc của nó với phụ đề tiếng Anh trên phiên bản trong một hộp in 2 đĩa Blu-ray vào ngày 06/08/2013. Hanabee Entertainment cũng đã thông báo rằng đã được cấp phép bản quyền phiên bản anime cho việc phát hành tại Australia, điều này đã được tiếp nối sau đó bằng một DVD phát hành vào ngày 31/07/2013. Hulu cuối cùng đã lựa chọn anime để trình chiếu trực tuyến tại Hoa Kỳ trong năm 2013. "Daily Lives of High School Boys đã sử dụng 3 phần của" theme music: một insert song, một bài hát mở đầu, một bài hát kết thúc. Bài hát insert song là "Capsule" trình diễn bởi Mix Speakers, Inc được dùng trong tập thứ ba. Bài hát chủ đề mở đầu chính cho các tất cả các tập của loạt phim anime là "Shiny tale" trình diễn bởi Mix Speakers, Inc trong khi bài hát chủ đề kết thúc là "O-hi-sama" (おひさま?, lit. "Sun") trình bày bởi Amesaki Annainin. Bài hát chủ đề gốc được sáng tác gần như là "Hikizan" (引き算?, có nghĩa là "Subtraction") bởi Jinkaku Radio. Tuy nhiên, bài hát nhanh chóng được thu hút sau khi ban nhạc đã bình luận không phù hợp về loạt manga trên blog của họ - những điều vui vẻ chọc cười trong manga - bắt đầu rằng "những điều về Daily Lives of High School Boys... manga dài kỳ này thực sự khá nhàm chán (lol)". Người hát chính của ban nhạc cũng đã công khai những bình luận không phù hợp trước đây về seiyuu nữ Yui Horie. Điều này sau đó đã thúc đẩy một lời xin lỗi từ Jinkaku Radio—hứa bày tỏ "hạn chế đùa cợt" trên mạng xã hội, đi kèm theo đó là sự xóa bỏ doanh số của bài hát "Subtraction" (một đĩa đơn CD có kế hoạch ra mắt vào tháng 3/2011 đã bị tạm dừng) và nhiều sự kiện được lên lịch trình khác. Live-action Một live-action chuyển thể được sản xuất bởi Showgate và đạo diễn phụ trách là Daigo Matsui đã được công bố vào tháng 04/2013, và phát hành vào ngày 12/10/2013. Dàn nhân sự bao gồm Masaki Suda đóng vai Tadakuni, Shūhei Nomura trong vai Yoshitake và Ryo Yoshizawa là Hidenori. Phim đi theo cốt truyện gốc với các chàng trai của Bắc Sanada tổ chức một lễ hội trường học với trường trung học nữ sinh ngay cạnh đó. Matsui Daigo sẽ đạo diễn bộ phim này; đạo diễn Matsui cho biết thời trung học, anh theo học một trường nam sinh. Anh có thể hiểu rõ Daily Lives và nhìn nhận một cách khách quan cách logic của mấy cậu trai trong truyện; nó rất đơn thuần và ngốc nghếch đến nỗi khiến vị đạo diễn trẻ thấy ngại bởi cứ như anh đang làm phim tài liệu về chính mình vậy. Bộ phim được phát hành bởi Pony Canyon trên Blu-ray và DVD tại Nhật Bản vào 19/03/2014.
1
null
Piaggio P.108 Bombardiere là máy bay ném bom hạng nặng 4 động cơ duy nhất của Italy trong Chiến tranh thế giới II. Mẫu thử bay vào năm năm 1939 và đưa vào trang bị năm 1941. Biến thể. Tổng số P108C và T được chế tạo hiện vẫn chưa rõ, nhưng kết hợp lại thì khoảng 16 chiếc, phần lớn P108C sau đó được hoán cải thành phiên bản vận tải
1
null
hay Nichijou là manga hài hước Nhật Bản do sáng tác và minh họa. Loạt manga bắt đầu từng số phát hành vào tháng 12 năm 2006 của tạp chí "Shōnen Ace thuộc" Kadokawa Shoten, và ngoài ra đăng tuần tự từng số phát hành bởi "Comptiq" từ giữa tháng 3/2007 đến tháng 7/2008"." Kadokawa Shoten xuất bản 9 volume "tankōbon" của loạt manga, với volume thứ 10 và cũng là cuối cùng được phát hành vào tháng 12/2015. Đặt trong một thành phố ngoại ô Nhật Bản, "Nichijō" chứa đựng việc bố trí toàn bộ các nhân vật, những khoảnh khắc miêu tả từ cuộc sống hằng ngày của họ xen kẽ giữa đời thường và bất thường kì quặc, không có nhiều sự tập trung vào một câu chuyện. Một anime chuyển thể 26 tập được đạo diễn bởi Ishihara Tatsuya và được sản xuất bởi Kyoto Animation phát sóng toàn Nhật Bản từ giữa tháng 4 đến tháng 9/2014, sau đó một OVA (original video animation) sớm được phát hành vào 3/2014. Một game PlayStation Portable bởi Vridge và Kadokawa Games phát hành vào 28/07/2011, với tiêu đề "Nichijō: Uchuujin". Loạt manga và anime được cấp phép ban đầu tại Bắc Mỹ bởi Bandai Entertainment vào 7/2011, nhưng cả hai phiên bản đều bị hủy bỏ do thu hẹp quy mô của công ty. Loạt manga được cấp phép sau đó để xuất bản tiếng Anh bởi Vertical, với volume đầu tiên phát hành vào quý II, 2016. Loạt anime được cấp phép bởi Madman Entertainment vào năm 2011 phân phối cho Úc và New Zealand, phát hành DVD vào tháng 4 và tháng 5 năm 2013. Cốt truyện. "Nichijō" đi theo cuộc sống hằng ngày của nhiều người khác nhau trong thành phố của Tokisadame, phần lớn tập trung vào các hoạt động hoạt náo của Yūko Aioi - một cô gái năng nổ và vui vẻ, Naganohara Mio - một mangaka thông minh và hoạt bát, Minakami Mai trầm tĩnh và bộ mặt bất động, Shinonome Nano - một robot hay lo lắng về chiếc ốc vít đằng sau lưng, Shinonome Hakase - một cô bé 8 tuổi như một giáo sư sáng tạo, cùng một con mèo biết nói tên là Sakamoto. Ngoài ra,những nhân vật có liên quan đến câu truyện như các giáo viên, tiền bối, phụ huynh của các nhân vật chính làm cho cốt truyện sống động,hài hước hơn. Các sự việc ngẫu nhiên hoặc kỳ lạ của câu chuyện thường xuyên xảy ra trong suốt cốt truyện, phần lớn xuyên suốt các tình huống đời thường của mỗi tuyến nhân vật trải qua, không thể tập trung vào một cuộc sống đơn lẻ. Trong anime chương trình truyền hình, Nano nhận được nhiều trường đoạn cốt truyện rất nổi bật và đáng chú ý. Nửa đầu của "Nichijō" gắn liền những ao ước của cô gái để trở thành một nữ sinh cao trung, trong khi đó nửa sau của anime là cách đối phó với những sự lo ngại của chính cô gái trong việc khám phá ra việc trở thành một người máy có nhân tính trong thời gian tại trường học cùng với Yūko, Mio và Mai. Các họa tiết chủ yếu liên quan đến trọng tâm chính của series được đặt trong các địa điểm thích hợp suốt mỗi tập phim, một số trong các chuyển thể của nó đến từ manga Helvetica Standard của Arai. Truyền thông. Manga "Nichijō" bắt đầu là một loạt manga viết và minh họa bởi Arai Keiichi. Manga sử dụng một sự kết hợp của định dạng manga thông thường và manga Yonkoma dạng cột. Ban đầu, manga có ý muốn trở thành một series ngắn và độc lập đăng từng số trên tạp chí "Shōnen Ace thuộc" Kadokawa Shoten phát hành từ giữa 5/2006 đến 10/2006. Bắt đầu phát hành từ 12/2006, manga đăng định kỳ trên "Shōnen Ace, và cũng đăng từng số trên tạp chí Comptiq của" Kadokawa từ tháng 3/2007 đến tháng 7/2008. Volume "tankōbon" đầu tiên được phát hành tại Nhật Bản vào 26/07/2007, cũng vào 10/12/2013 cả chín volume đã được xuất bản. Loạt manga dài kỳ sẽ kết thúc với volume 10 của nó, được phát hành vào 10/12/2015, kèm theo một ấn bản giới hạn kỷ niệm lần thứ 10 của manga dài kỳ, bao gồm một cuốn sách đồng hành 120 trang. Bandai Entertainment ban đầu được cấp phép cho manga vào 7/2011, nhưng sau đó hủy bỏ phát hành nó bởi tinh giảm biên chế của công ty vào tháng 10. JManga, một diễn đàn công nghệ manga Mỹ đã có đủ khả năng phát hành 4 volume đầu tiên của manga thông qua website của họ trước khi đóng cửa vào tháng 5/2013. Loạt manga dài kỳ sau đó được cấp phép để phát hành tiếng Anh bởi Vertical, với volume đầu tiên được phát hành vào Q2, 2016. Bắt đầu tháng 1/2012, manga đã được phát hành ở Phần Lan bởi Punainen Jättiläinen dưới tên gọi "Arki", trong tiếng Phần Lan để thay cho "weekday - ngày thường". Nó được biên dịch bên trong Phần Lan bởi Antti Kokkonen.
1
null
Short Stirling là máy bay ném bom hạng nặng 4 động cơ đầu tiên của Anh trong Chiến tranh thế giới II. Stirling được thiết kế và chế tạo bởi Short Brothers theo yêu cầu của Bộ không quân từ năm 1936, Stirling đưa vào trang bị năm 1941. Stirling được sử dụng làm máy bay ném bom trong một thời gian ngắn, sau đó nó chuyển về tuyến hai để thực hiện các nhiệm vụ khác từ năm 1943 khi các loại máy bay ném bom 4 động cơ khác của RAF được đưa vào sử dụng như Handley Page Halifax và Avro Lancaster
1
null
Vickers Warwick là một loại máy bay đa năng của Anh được sử dụng trong Chiến tranh thế giới II. Nó được hãng Vickers-Armstrongs chế tạo như máy bay lớn nhất trong cùng một dòng và sử dụng cấu trúc tương tự với máy bay ném bom Wellington. Nó được sử dụng làm máy bay vận tải, cứu hộ trên biển, tuần tra trinh sát biển và vận tải dân sự. Tính năng kỹ chiến thuật (Warwick ASR Mk I). Vickers Aircraft since 1908
1
null
Mỹ Linh sinh năm 1975, là ca sĩ nhạc nhẹ Việt Nam. Cô là một trong những nghệ sĩ V-pop bán đĩa chạy nhất mọi thời đại, với doanh số hơn 2 triệu bản thu âm trên toàn quốc. Năm 2003, Mỹ Linh trở thành giọng ca người Việt đầu tiên nhận được lời đề nghị kí hợp đồng thu âm từ hai công ty giải trí của Mỹ là Blue Tiger và Maximus Studios. Cô cũng dành được thành tích lớn tại Nhật Bản, khi album "Made in Vietnam" đạt vị trí số một trên bảng xếp hạng "Album của tháng" vào năm 2007. Năm 2014, Mỹ Linh được Giải thưởng Âm nhạc Quốc tế đề cử ở hạng mục "Nữ nghệ sĩ xuất sắc nhất thế giới". Được mệnh danh là "Nữ hoàng R&B Việt Nam" và "Nữ hoàng nhạc Xuân", Mỹ Linh nổi tiếng với những màn trình diễn giọng hát đầy nội lực và kĩ thuật ở nhiều dòng nhạc khác nhau. Thành công của cô đã mở ra trào lưu thực hiện các sản phẩm âm nhạc qua máy tính tại Việt Nam. Không chỉ là người tiên phong với dòng nhạc R&B, Mỹ Linh còn mở đường trong việc xây dựng một phong cách làm việc chuyên nghiệp ở nước ta khi có riêng một ê-kíp âm nhạc, mỗi album đều được thực hiện thống nhất từ ý tưởng đến hòa âm, phối khí và hình ảnh. Trong suốt sự nghiệp của mình, Mỹ Linh đã phát hành 15 album phòng thu. Trong đó album "Tóc ngắn", phát hành năm 1998, đánh dấu sản phẩm đầu tiên cô hợp tác với ban nhạc Anh Em đã trở thành một cú hích mạnh với thị trường nhạc nhẹ, khi trước đó chưa một nghệ sĩ, một ê-kíp nào thực hiện một sản phẩm trẻ trung, chất lượng song không hề xa với thẩm mĩ đại chúng. Album đã sản sinh ra nhiều bản hit lớn, được mọi thế hệ khán giả yêu thích như "Hương ngọc lan", "Chuyện tình" và "Trưa vắng". Hiện album này đã bán được hơn 200 nghìn bản, trở thành một trong những album bán chạy nhất lịch sử nền âm nhạc Việt Nam. "Tóc ngắn" đã mở ra hiện tượng văn hóa "Bắt chước Mỹ Linh", khi mà phần lớn các cô gái lúc bấy giờ đều ưa chuộng kiểu tóc ngắn và phong cách ăn mặc của cô. Trong giai đoạn cuối năm 1998 tới năm 2000, việc các bậc phụ huynh đặt tên con gái là "Mỹ Linh" cũng đã trở thành xu hướng lúc bấy giờ. Trong thế kỉ 21, Mỹ Linh tiếp tục gặt hái nhiều thành công với các album "Vẫn mãi mong chờ" (2000), "Made in Vietnam" (2003), "Chat với Mozart" (2005), "Để tình yêu hát" (2006) và "Tóc ngắn Acoustic: Một ngày" (2011). Đặc biệt album "Chat với Mozart" đã trở thành một dấu mốc lớn trong sự nghiệp của Mỹ Linh, khi bán được hơn 20 nghìn bản trong tuần đầu (120 nghìn bản cho tới năm 2019) và thắng giải Cống hiến năm 2005 ở hạng mục Album của năm.
1
null
Martino de Porres (Tiếng Tây Ban Nha: "Martin de Porres"; 9 tháng 12, 1579 - 3 tháng 11 năm 1639) là một tu sĩ Dòng Đa Minh, được Giáo hoàng Grêgôriô XVI phong chân phước vào năm 1837 và Giáo hoàng Gioan XXIII phong thánh vào năm 1962. Ông là vị thánh quan thầy của những người đa sắc tộc và những người ủng hộ sự hòa hợp giữa các chủng tộc. Ông có một lối sống khắc khổ, ăn chay và gần gũi với người nghèo khổ, thiết lập một trại trẻ mồ côi và bệnh viện dành cho trẻ em. Người ta cũng tin rằng ông có khả năng giao tiếp với động vật. Tiểu sử. Martino sinh tại thành phố Lima, Peru vào ngày 9 tháng 12 năm 1579, là con trai ngoài giá thú của một nhà quý tộc Tây Ban Nha tên là Juan de Porres và một phụ nữ nô lệ da đen tên là Anna Velasquez, sinh ở Panama. Martino còn có một người em gái tên là Juana, sinh năm 1581. Thuở nhỏ, cả hai anh em đều lớn lên trong sự nghèo đói với mẹ mình vì người cha không nhìn nhận họ. Nhưng khi Martino được 8 tuổi, thì ông Juan đã hồi tâm và trở về chăm sóc ba mẹ con. Ông đã đem hai con gửi trọ ở nhờ một người chú bên Equador để học chữ. Sau hai năm, Martino thì về ở với mẹ tại Lima và học nghề hớt tóc và chữa bệnh. Khi học được nghề, Martino bắt đầu đi chữa bệnh cho những người nghèo khổ và cho cả những con vật nuôi trong khu phố. Martino thường dành nhiều giờ để cầu nguyện mỗi đêm. Năm 15 tuổi, Martino xin vào ở trong nhà dòng Đa Minh Mân Côi ở Lima để làm người giúp việc và về sau làm người phát chẩn. Cuối cùng, cảm nhận được ơn gọi, Martino chính thức gia nhập làm tập sinh Dòng Đa Minh. Nhiều năm sau, với lòng đạo đức và khả năng lớn lao của mình, Martino đã được trở thành tu sĩ chính thức của Dòng Đa Minh. Năm 34 tuổi, vị bề trên nhận thấy được năng lực chữa bệnh và nhân đức của Martino nên giao cho ông phụ trách một bệnh xá. Martino cũng chăm sóc cho các bệnh nhân bên ngoài tu viện và thường xuyên chữa bệnh cho họ chỉ đơn giản bằng một ly nước, cho nên người ta tin rằng đó là phép lạ. Khi Lima xảy ra một dịch bệnh, tu viện Mân Côi có đến 60 tu sĩ bị nhiễm bệnh, nhiều người trong số họ phải bị cách ly. Martino đã vượt qua các cửa cách ly bị khóa để đến chăm sóc cho họ. Martino còn tiếp nhận người bệnh vào tu viện để chữa trị. Khi tu sĩ bề trên của nhà dòng phát hiện, và sợ lây bệnh cho các tu sĩ khác nên đã cấm Martino không được tiếp tục làm như vậy nữa. Em gái Juana của ông dùng nhà của mình để lưu dưỡng những bệnh nhân mà ông muốn chăm sóc. Một ngày nọ, ông gặp trên đường phố một người Ấn Độ nghèo, đang chảy máu vì bị dao đâm, ông đưa vào phòng riêng của mình sơ cứu để sau đó chuyển đến nhà em gái mình. Khi nghe ông báo cáo về chuyện này, tu sĩ bề trên đã khiển trách ông vì không vâng lời. Ông thành thực trả lời rằng: "Xin thứ lỗi cho con và xin chỉ bảo cho con, vì con không biết rằng đức vâng lời thì trên cả đức bác ái". Nghe vậy, bề trên đã cho Martino được tiếp tục làm theo ý mình. Martino cũng là bạn của thánh Gioan Masias và thánh Rôsa Lima. Khi ông qua đời tại Lima vào ngày 3 tháng 11 năm 1639, Martino đã được cả thành phố biết đến. Lời nói và những phép lạ chữa bệnh của ông đã khiến nhiều người tự xem ông như một vị thánh tương lai. 25 năm sau khi ông qua đời, phần mộ của Martino được khai quật, thi hài ông vẫn còn nguyên vẹn và còn tỏa ra một mùi thơm. Tạo hình. Thánh Martino de Porres thường được miêu tả như là một tu sĩ (chứ không phải là một linh mục) mặc trang phục Dòng Đa Minh, màu da ngăm đen và thường cầm một cây chổi. Đôi khi, ông được thể hiện là một tu sĩ đang cho một con chó, một con mèo và một con chuột cùng ăn chung.
1
null
Richard Wayne Penniman (5 tháng 12 năm 1932 – 9 tháng 5 năm 2020), hay còn được biết đến với nghệ danh Little Richard, là ca sĩ, nhạc sĩ, nhà sản xuất thu âm và diễn viên người Mỹ. Ông được coi là chìa khóa cho giai đoạn chuyển tiếp giữa nhạc R&B và rock 'n' roll vào những năm 50 của thế kỷ XX. Ông cũng là một trong những người đầu tiên đưa nhạc funk vào giai điệu của rock 'n' roll, từ đó khai sinh ra nhạc soul. Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll viết về ông: Penniman bắt đầu xuất hiện trên sân khấu từ năm 1945 khi còn ở tuổi vị thành niên. Lần đầu tiên ông thu âm là vào ngày 16 tháng 10 năm 1951 qua việc hát lại âm nhạc phúc âm của Billy Wright, người bạn đã giúp ông suốt giai đoạn đầu tiên của sự nghiệp. Ông ký hợp đồng với RCA Records vào năm 1952, và kể từ năm 1953 là hãng Peacock Records. Không có nhiều thành công, Penniman quyết định chuyển hướng sang một thứ nhạc R&B kiểu mới. Năm 1955, băng demo của ông gây chú ý tới giám đốc Art Rupe của Specialty Records, người sau đó quyết định mua lại hợp đồng của ông với Peacock để đưa ông tới Specialty vào tháng 9 năm 1955. Dưới sự hướng dẫn của Robert "Bumps" Blackwell, Penniman bắt đầu thu âm theo phong cách mà ông vẫn thường thể hiện trên sân khấu nhiều năm trước, theo nhiều thể loại, với nhịp mạnh, tiếng saxophone lớn, chút âm hưởng của phúc âm, hét, ngân và nhiều hiệu ứng khác pha trộn giữa boogie-woogie và R&B. Thứ âm nhạc mới này, với kiểu cách đưa nhạc funk vào nhịp rock 'n' roll đã là nguồn cảm hứng của vô số nghệ sĩ sau này, trong đó có cả James Brown, Elvis Presley, Otis Redding, Bob Dylan, Jimi Hendrix, The Beatles, The Rolling Stones, Led Zeppelin, Michael Jackson, cùng với đó là rất nhiều thế hệ nghệ sĩ nhạc R&B, rock, soul, funk và rap. Ngày 12 tháng 10 năm 1957, trong làn sóng hâm mộ ngày một tăng vọt, Penniman đột ngột tuyên bố bỏ rock 'n' roll và muốn thấy "Chúa tái sinh". Tới lúc đó, chỉ trong vòng chưa tới 3 năm, ông đã có được tận 17 ca khúc nằm trong các bảng xếp hạng uy tín. Tháng 1 năm 1958, ông rời xa âm nhạc, đi học trường thánh kinh, trở thành mục sư và truyền bá Phúc Âm cùng với đó là tiến hành thu âm rất nhiều ca khúc phúc âm suốt nhiều năm liền. Sau đó ông trở lại và dùng rock and roll đưa mình vào vũ đài chính trị, cho tới khi ông có thể dung hòa được 2 vai trò này mãi những năm sau này. Little Richard nằm trong nhóm các nghệ sĩ đầu tiên được đề cử vào Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll năm 1986 và là một trong 4 nghệ sĩ duy nhất (cùng Ray Charles, James Brown, và Fats Domino) có được giải Thành tựu trọn đời của Rhythm and Blues Foundation. Năm 2003, Penniman có tên trong Đại sảnh Danh vọng nhạc sĩ. Năm 2004, tạp chí "Rolling Stone" xếp ông ở vị trí số 8 trong danh sách 100 nghệ sĩ vĩ đại nhất. Năm 2007, ca khúc nổi tiếng nhất của ông, "Tutti Frutti", đứng vị trí số một trong danh sách "100 ca khúc làm thay đổi thế giới" của tạp chí Mojo cùng với đó là lời bình "ca khúc khai sinh ra rock and roll". Năm 2010, Hiệp hội ghi âm quốc gia của Thư viện Quốc hội Mỹ quyết định ghi bản gốc a cappella của ca khúc này dưới tên "A-wop-bop-a-loo-mop-a-lop-bam-boom!" là lời mở màn của thời kỳ rock 'n' roll. Penniman qua đời ngày 9 tháng 5 năm 2020 vì ung thư xương tại nhà riêng của em trai ở Nashville. Em trai, các con cùng người thân trong gia đình đều bên cạnh ông lúc lâm chung.
1
null
Tóc ngắn là album phòng thu của ca sĩ người Việt Nam Mỹ Linh, được phát hành vào năm 1998 bởi Viết Tân. Đây là một trong những album nhạc Việt bán chạy nhất mọi thời đại, với hơn 200.000 bản được tiêu thụ trên toàn quốc. Được ra mắt sau album "Chiều xuân", "Tóc ngắn" với sự cộng tác của ban nhạc Anh Em, là một bước đột phá trong sự nghiệp của Mỹ Linh khi cô tạo được tiếng vang lớn trong công chúng. Đây cũng là album mở màn cho một dự án lớn suốt sự nghiệp của Mỹ Linh và ê-kíp kéo dài tới tận 12 năm, qua album "Vẫn mãi mong chờ" (2002) rồi sau đó "Một ngày" (2011). "Tóc ngắn" là một cú hích mạnh với thị trường nhạc nhẹ khi trước đó chưa một nghệ sĩ, một ê-kíp nào thực hiện một sản phẩm trẻ trung, chất lượng song không hề xa với thẩm mĩ đại chúng. Thành công của album cũng mở ra trào lưu thực hiện các sản phẩm âm nhạc qua máy tính. Dù bị một số phương tiện báo chí mang quan điểm cũ chê trách, "Tóc ngắn" thực tế đã đưa tên tuổi Mỹ Linh trở nên rực rỡ, biến cô từ một ca sĩ triển vọng lên thành một trong những "diva" của nhạc nhẹ Việt Nam. Kể từ đây, "Tóc ngắn" trở thành "biệt danh" của Mỹ Linh trong lòng người hâm mộ. Đầu năm 1998, bản thu demo của ca khúc "Tóc ngắn" bị từ chối bởi nhiều nhà sản xuất, buộc lòng khiến Mỹ Linh – Anh Quân phải tự bỏ tiền tiến hành thực hiện album của mình. Thành công ngoài mong đợi của "Tóc ngắn" cũng góp phần xây đắp thêm vững chắc tên tuổi của các nhạc sĩ Anh Quân, Huy Tuấn và Dương Thụ. Không chỉ tiên phong với dòng nhạc R&B, Mỹ Linh cũng tiên phong trong việc xây dựng một phong cách làm việc chuyên nghiệp ở Việt Nam khi có riêng một ê-kíp âm nhạc, mỗi album đều được thực hiện thống nhất từ ý tưởng đến hòa âm, phối khí. "Tóc ngắn" đã mở ra hiện tượng văn hóa "Tóc Mỹ Linh", khi mà phần lớn các cô gái lúc bấy giờ đều ưa chuộng kiểu tóc ngắn và phong cách ăn mặc của cô. Trong giai đoạn cuối năm 1998 tới năm 2000, việc các bậc phụ huynh đặt tên con gái là "Mỹ Linh" cũng đã trở thành xu hướng lúc bấy giờ. Ca khúc "Tóc ngắn" cũng được Mỹ Linh thường xuyên trình diễn trực tiếp, và đặc biệt thu âm phiên bản "Tóc Ngắn Ngắn 2023" với các nghệ sĩ Liu Grace và Pháp Kiều. Hoàn cảnh ra đời. Trong thập niên 1990, Mỹ Linh là một trong những ca sĩ trẻ đầy triển vọng của nhạc nhẹ Việt Nam, một hiện tượng và mang hình ảnh của một "diva" tương lai. Rất nhiều ca khúc nổi tiếng của cô được công chúng ưa chuộng, như "Chị tôi", "Trên đỉnh Phù Vân" hay "Hà Nội đêm trở gió". Tuy nhiên, câu chuyện muôn thuở của một ca sĩ trẻ khi muốn khẳng định mình luôn hiển diện và Mỹ Linh lúc đang băn khoăn giữa những lựa chọn để tự xây dựng tên tuổi. Mỹ Linh sau này trả lời trong một cuộc phỏng vấn: "Tôi nghĩ cái khó nhất có lẽ là tôi đã dám làm điều mình muốn. Tôi làm gì luôn theo sự mách bảo của trái tim trước rồi mới tới sự cân nhắc lý trí. Tôi cũng muốn nói thêm là những bài hát mà lúc đó khiến tôi rất nổi tiếng không mang lại tiền bạc cho tôi đâu." Năm 1997, qua lời giới thiệu của nhạc sĩ Dương Thụ, Mỹ Linh bắt đầu cộng tác với 2 nhạc sĩ trẻ mới từ châu Âu trở về là Anh Quân và Huy Tuấn (dưới tên ban nhạc Anh Em). Năm 1998, cô kết hôn với Anh Quân. Nhạc sĩ Anh Quân kể lại: ""Tôi nói với Linh là chắc chắn em không thể đứng mãi trên cái đỉnh ấy để nhai đi nhai lại những bài hit của mình và cũng đừng bao giờ cam tâm với định kiến "thầy già con hát trẻ"... Và vì vậy, cô ấy cần phải đi theo một đường hướng phát triển khác bài bản hơn, chuyên nghiệp hơn, với những album được đo ni đóng giày, được thiết kế đồng bộ"". Trước khi album được chính thức phát hành, ban nhạc và ê-kíp của Mỹ Linh có thực hiện vài chương trình biểu diễn, song phản ứng nhìn chung là tiêu cực. Trong một bài phỏng vấn, nhạc sĩ Anh Quân nhớ lại: "(Sự nghiệp Mỹ Linh)... trầm nhất là lần đầu Linh kết hợp với tôi và ban nhạc trong tour diễn đầu tiên. Khi đó chúng tôi áp dụng cách phối khí mới, làm mới ca khúc cũ của cô ấy nên rất ít người chấp nhận điều mới mẻ ấy. Nhiều người nói Linh không hát được thứ nhạc này, thế này là sai lầm nên tương đối là… lung lay. Mà lung lay cũng phải vì khi đó cô ấy còn quá trẻ. Mới 23-24 tuổi, tự nhiên bị nói nhiều, chưa đủ bản lĩnh để đối mặt với những dư luận như vậy." Với quan điểm châu Âu của 2 nhạc sĩ trẻ, album mới được yêu cầu thực hiện theo những nguyên tắc cơ bản của âm nhạc chuyên nghiệp: CD nhạc có ngôn ngữ, phong cách riêng, những tour diễn mang tên ca sĩ và ban nhạc. Họ đã phải tận tâm tự đi tìm những nghệ sĩ cộng tác và xây dựng ê-kíp của riêng mình. "Việc tách ra làm riêng đó có cái khó là mình phải tự bỏ tiền túi đầu tư, có nghĩa là lời thì ăn mà lỗ thì tự chịu. Nhưng cái được là mình được làm những gì mình ấp ủ không bị chi phối bởi người bỏ vốn. Như vậy là sản phẩm âm nhạc nó là của mình từ ý tưởng tới khi hoàn thành. Cái đó rất quan trọng trong việc định hình một phong cách nhạc", Mỹ Linh nói. Từ đó, quan điểm về thứ âm nhạc mới của Anh Quân – Huy Tuấn được quán triệt, đó là dòng nhạc R&B pha lẫn soul và funk với những giai điệu và ca từ vô cùng tươi trẻ. Phần lời được chỉnh sửa chủ yếu bởi nhạc sĩ Dương Thụ. Với tổng cộng 10 ca khúc, album được cấu trúc từ 6 ca khúc của bộ đôi trên (3 của Anh Quân, 2 của Huy Tuấn, 1 của cả hai cùng viết), 2 ca khúc của Dương Thụ, 1 ca khúc của Trương Ngọc Ninh, 1 của Bảo Chấn. Ca khúc "Phút giao thừa lặng lẽ" còn có sự tham gia giọng chính của Anh Quân, Ngọc Anh (nhóm tam ca 3A) và tay trống Quốc Bình cùng phần bè tốp ca của ban nhạc Anh Em. "Biển khát" là ca khúc được nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh viết theo đơn đặt hàng cho một vở kịch của Nhà hát Kịch Hà Nội, và ca sĩ Mỹ Linh cũng là người đầu tiên thể hiện ca khúc này. Đây cũng là ca khúc nổi tiếng nhất và được ông đánh giá là "thương phẩm nhất" cho suốt sự nghiệp của mình. Sau này đây cũng chính là tên chương trình tôn vinh sự nghiệp của ông với "Con đường âm nhạc" (tháng 7 năm 2011). Ảnh bìa album được nhiếp ảnh gia Dương Minh Long chụp, thiết kế và chỉnh sửa bởi nghệ sĩ Từ Phương Thảo. Đánh giá. Khi mới ra mắt, "Tóc ngắn" đã nhận được khá nhiều phản ứng tiêu cực từ một số luồng dư luận. Nhạc sĩ Huy Tuấn nhớ lại: "Tôi còn nhớ như in lúc "Tóc ngắn" – tour diễn đầu tiên của nhóm diễn ra và bị báo chí dội bom kịch liệt vì cái tội tày trời 'phá hỏng diva'. Rời Sài Gòn, Anh Em anh nào anh nấy mặt mũi tối tăm như cái bị, khiến cả cái sân bay Tân Sơn Nhất như cũng bị tối đi...". Và nữa, anh nói: ""[Mỹ Linh là người khó xử nhất] khi rõ ràng trước đó cô ấy đã gần như có trong tay tất cả mọi thứ, bỗng chốc "xô chậu" giảm hẳn, chỉ vì "can tội" hát nhạc của chồng. Nếu không có một bản lĩnh vững vàng, chắc chắn một người trẻ như Linh lúc đó đã không đủ dũng cảm đi theo con đường Anh Em đã vạch ra... [Chúng tôi] thì thất vọng tràn trề khi những cái mình háo hức mang về lại bị coi là cực đoan, cái quen với mình, là bầu khí quyển của mình, thì lại bị coi là lạ, là khó nuốt với người khác. Tuy hầu như tất cả đều nản nhưng lại không ai nghĩ đến chuyện đưa Linh quay lại quãng đường hoàng kim trước đó, khi mà với con đường mới vừa vạch ra, đó gần như là lựa chọn duy nhất để có thể cùng nhau đi tiếp."". Nhạc sĩ Anh Quân có nói trong một bài phỏng vấn: "Nhiều người đã nói tôi kìm hãm sự nổi tiếng của Mỹ Linh" "Những gì thành công lúc đầu đều bị phản đối, chẳng có cái nào không. Đó là việc tôi đã biết trước. Cũng may những gì tôi làm cho Linh có kết quả tốt, không tôi lại thành tội đồ của âm nhạc Việt Nam." Nhạc sĩ Dương Thụ – nhà sản xuất, nhạc sĩ và người viết lời cho nhiều ca khúc của album – nói về Mỹ Linh và "Tóc ngắn": "Điều đáng khâm phục nhất của Linh là cô dám từ bỏ những ca khúc phổ thông để dấn thân vào con đường riêng của mình với phong cách funk, R&B, soul, dù cô biết chắc đó là con đường chông gai hơn, khó khăn hơn." Cùng với đó, nhạc sĩ cũng nhận định: "Nhiều người không thể chấp nhận được việc này, nghĩ rằng cô đã tự bó mình trong Anh Em, chỉ hát bài của chồng và Huy Tuấn nên không hay nữa. Riêng tôi đã từng giúp hai vợ chồng làm album, tôi hiểu rằng cô không có con đường nào khác nếu muốn chuyên nghiệp hoá sự nghiệp của mình." Nhiếp ảnh gia Dương Minh Long trả lời phỏng vấn trên tạp chí "Đẹp" số 150: ""Tóc ngắn" là bước đột phá bất ngờ và có lẽ là cần thiết của người lao động nghệ thuật, nhất là thời điểm của "Tóc Ngắn" ra đời, đáp ứng sự mong mỏi gần như đã dần mòn của công chúng sau quá nhiều ngày tháng chán chê với những giai điệu đèm đẹp. Tôi không thích sự so sánh, tôi chỉ quan tâm đến con đường hát của Mỹ Linh. Thời gian sẽ xác định sự mai một giọng hát đồng thời xác định đẳng cấp của một ca sĩ." Báo "Gia đình Xã hội" viết: "Mỹ Linh đã có đỉnh cao với pop, nhưng cũng dám đánh bạc với sự nghiệp khi quay hẳn sang funk, soul bằng âm nhạc của Anh Quân. "Tóc ngắn" là bước đột phá rất ngoạn mục, kết hợp hoàn hảo giữa lối hoà âm bài bản chặt chẽ của Anh Quân và bản năng hoang dại khốc liệt của Mỹ Linh." Tuy nhiên, tờ báo cũng nhận xét: ""Tóc ngắn" hay nhưng không có tính mở." Với "Tóc ngắn", Mỹ Linh đã có được bước ngoặt lớn nhất trong sự nghiệp và cuộc đời của mình. Năm 1997, cô gặp gỡ và bắt đầu cộng tác với ban nhạc Anh Em. Ca khúc "Biển khát" – sáng tác của nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh – là lần đầu tiên cô gặp gỡ Anh Quân. Năm 1998, 2 người kết hôn. Kể từ "Tóc ngắn", ban nhạc Anh Em trở thành ê-kíp và cũng là một trong những nhân vật chính tạo nên phong cách của Mỹ Linh. Nhạc sĩ Bảo Chấn nói về bước ngoặt sự nghiệp này của Mỹ Linh: "Khả năng của cô ấy bỗng nhiên vọt hẳn lên cao bắt đầu từ khi Linh đi vào một con đường khác hẳn với các đàn chị, đó là khi Linh gặp được Anh Quân. Vẫn là một con đường nhạc nhẹ, nhưng nó cao hơn và không còn chính thống như trước."
1
null
Hầu Kiện, tên hiệu Thông Tý Viên (tiếng Trung: 通臂猿), là một nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc Thủy hử. Ông là một trong 72 Địa Sát Tinh của 108 anh hùng Lương Sơn Bạc. Xuất thân. Hầu Kiện quê ở Hồng Đô, vốn làm nghề thợ may. Hình dạng bên ngoài gầy gò và nhanh nhẹn nên ông mới có tên hiệu "Vượn nhanh tay". Ông học võ nghệ từ Tiết Vĩnh. Gia nhập Lương Sơn Bạc. Hầu Kiện được thuê làm thợ may trong phủ của Hoàng Văn Bính, viên quan thông phán ở Giang Châu đã xúi giục tử hình Tống Giang và Đới Tung. Sau khi hai người Tống Công Minh được quân Lương Sơn Bạc cứu thoát thì Tống Giang muốn trả thù, để việc thành công thì cần người biết đường lối nhà họ Hoàng. Tiết Vĩnh giới thiệu Hầu Kiện với quân Lương Sơn, nhờ đó quân Lương Sơn đột nhập được vào nhà họ Hoàng, sau khi quân Lương Sơn giết cả nhà họ Hoàng và đốt cháy toàn bộ cơ ngơi thì Hầu Kiện cũng gia nhập Lương Sơn Bạc. Sau khi chiêu an và tử trận. Khi phân định ngôi thứ ở Lương Sơn Bạc, vốn là thợ may, Hầu Kiện trở thành đầu lĩnh chuyên chế tạo các loại cờ quạt và áo bào. Sau khi nhận chiêu an, ông cùng các đầu lĩnh tham gia các chiến dịch đánh dẹp quân Liêu và các lực lượng khác chống đối triều đình nhà Tống. Trong chiến dịch đánh Phương Lạp, khi tấn công Hàng Châu, Hầu Kiện theo thủy quân đi đường biển. Sóng to gió lớn, thuyền bị chìm, Hầu Kiện không biết bơi nên chết đuối cùng Đoàn Cảnh Trụ. Trong Đãng Khấu Chí. Tại hồi 64, Hầu Kiện được cử làm phó tướng cùng Lý Ứng trấn thủ Hậu quan và các cảng nước phía sau Thủy bạc. Vân Thiên Bưu dùng thuyền trầm loa chia quân làm bảy lộ càng đánh vào Hậu quan và các cảng nước. Lý Ứng nghênh chiến thất bại, cố sức phá vây. Hầu Kiện thấy thế liền mờ cửa ra giúp, giao chiến với Văn Đạt, chưa được vài hiệp đã bị chém chết.
1
null
Trượt tuyết băng đồng hay trượt tuyết việt dã là một môn thể thao trượt tuyết mà những người tham gia sử dụng ván trượt và gậy trượt để tự đẩy mình đi băng qua những khu vực địa hình tuyết phủ, thường trên những con đường được ủi ra. Môn thể thao này phổ biến ở những nơi có các cánh đồng tuyết lớn, phần lớn là Bắc Âu, Canada và Alaska.. Đó là một môn thể thao tốt cho sức khỏe, vì sử dụng nhiều bắp thịt khác nhau của cơ thể, nên hay được khuyến khích tập luyện. Trượt tuyết băng đồng là một phần của một nhóm các môn thể thao trượt tuyết Bắc Âu (Nordic skiing) bao gồm ski jumping, Nordic combined (trượt tuyết băng đồng và ski jumping), hai môn phối hợp (trượt tuyết và bắn súng) và chạy định hướng trên tuyết. Lịch sử. Việc sử dụng ván trượt tuyết để di động đã có từ nhiều ngàn năm nay. Tuy nhiên là môn thể thao để thi đấu thì mới bắt đầu từ thế kỷ thứ 19 tại Bắc Âu. Cuộc thi đấu quan trọng đầu tiên xảy ra tại Holmenkollen ở Oslo. Từ thế vận hội mùa Đông 1924 trượt tuyết băng đồng trở thành một môn thể thao chính trong chương trình thi đua của thế vận hội. Từ thế vận hội mùa Đông 1952 cũng có những cuộc thi đấu cho phụ nữ. Đến cuối thập niên 1970 một kỹ thuật mới được phát triển, gọi là skating. Nhiều nước như Ý, Pháp, Áo hay Thụy Sĩ cho đó là một sáng kiến hay, tiếp nhận nhanh chóng và sửa lại đường trượt tuyết cho thích hợp. Trong khi ở Đức đến giữa thập niên 1990, nhiều vùng trượt tuyết băng đồng vẫn còn treo bảng cấm skating. Ở Bắc Âu thì người tham gia cũng ít đi theo kiểu này.
1
null
Đá Bình Khê (tiếng Anh: "Edmund Reef"; , Hán-Việt: "Nam Môn tiêu") là một rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa. Đá này nằm cách đảo Sinh Tồn gần 7 km về phía đông-đông bắc. Đá Bình Khê là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào thực sự kiểm soát đá này.
1
null
Cá nheo châu Âu ("Silurus glanis") là một loài cá da trơn bản địa những vùng rộng ở trung, nam, và đông châu Âu, cũng như trong lưu vực biển Baltic, biển Đen, và biển Caspi. Nó được du nhập đến Tây Âu để làm cá thể thao và hay hiện diện khắp một vùng kéo dài từ Liên hiệp Anh đến Kazakhstan và Trung Quốc. Đây là một loài cá nước ngọt thiếu vảy. Loài cá này có thể sống đến hơn 50 năm. Môi trường sống. Cá nheo châu Âu sống trong những hồ lớn, ấm và con sông sâu, nước chảy chậm. Chúng thích trốn trong những chỗ có che chắn như hố dưới đáy sông hay đám cây chìm. Chúng thường được giữ trong ao làm cá thể thao. Chế độ ăn. Giống phần đông cá tầng đáy nước ngọt, cá nheo châu Âu sống nhờ giun đốt, động vật thân mềm, côn trùng, động vật giáp xác và cá. Những cá thể lớn đã được ghi nhận ăn ếch, chuột nhắt, chuột cống, chim nước như vịt và cũng có ăn thịt đồng loại. Theo một nghiên cứu do những nhà nghiên cứu của đại học Toulouse (Pháp) công bố năm 2012, những cá thể của loài này khi ở ngoài môi trường sống thông thường của chúng có khi bơi đến sát bờ để săn bồ câu.
1
null
Đá Sơn Hà (tiếng Anh: "Gent Reef"; , Hán-Việt: "Cát Dương tiêu") là một rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa. Đá này nằm ở phía tây tây nam đảo Sinh Tồn và phía bắc đá Cô Lin, cách đảo Sinh Tồn khoảng 2,5 km. Đá Sơn Hà là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào thực sự kiểm soát đá này.
1
null
Giò sống là một nguyên liệu đặc trưng của ẩm thực Việt Nam. Về cơ bản nó loại thịt lợn giã nhuyễn nhưng không đem hấp hay luộc mà để nặn viên gia vào các món canh, bún cũng như để chế biến sáng tạo nhiều món ăn khác. Giò sống còn được gọi là mọc khi vo viên để nấu món bún mọc. Giò sống được xem là đạt khi nó có màu hồng nhạt và quyện thành một khối dẻo, dai, mịn màng dễ tạo hình. Tại Việt Nam giò sống được bán dưới dạng làm sẵn tại các chợ, siêu thị. Tuy nhiên người nội trợ vẫn có thể tự làm tại nhà nếu muốn. Chế biến. Không có phương pháp chế biến chung cố định cho món giò sống vì nó thay đổi tùy theo khu vực kinh nghiệm và sáng tạo của người chế biến. Về cơ bản ta cần các bước sau:
1
null
Amiot 143M là một loại máy bay ném bom hạng trung của Pháp trong thập niên 1930. Nó được thiết kế để đáp ứng đặc tả kỹ thuật 1928 về một loại máy bay ném bom có khả năng ném bom cả ngày lẫn đêm, đồng thời vừa là mẫu trinh sát tầm xa và hộ tống máy bay ném bom.
1
null
Ống hút là một vật dụng hình ống, dùng để hút thức uống hoặc thức ăn lỏng từ ly, cốc... đến miệng. Ống hút thường được làm từ giấy, tre, thép không gỉ, nhựa hoặc các vật liệu khác. Ống hút có thể sử dụng một lần hoặc tái sử dụng. Tại Việt Nam, người Việt cổ từ xa xưa cũng như các dân tộc thiểu số ngày nay dùng những cái cần làm từ tre/trúc đục thông lỗ để hút rượu cần, đó cũng là nguồn gốc tên gọi loại rượu này. Lịch sử. Các ví dụ ban đầu. Ống hút đầu tiên được người Sumer làm ra khoảng 5.000 năm trước Công nguyên để uống bia Ống hút cổ nhất còn tồn tại được tìm thấy trong một ngôi mộ của người Sumer, có niên đại 3.000 năm trước Công nguyên. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng một quyền trượng kim loại được tìm thấy ở Armenia vào năm 1897 có niên đại từ văn hóa Maykop (3.700 đến 2.900 trước Công nguyên) mới là ống hút lâu đời nhất còn tồn tại. Người Argentina và các nước láng giềng đã dùng bombilla, ống hút kim loại có bộ lọc, để uống trà mate từ hàng trăm năm qua. Vào những năm 1800, ống hút cỏ lúa mạch (hay còn gọi là ống hút cỏ rye) đã trở nên phổ biến vì chúng rẻ và mềm. Tuy nhiên, chúng có một nhược điểm là dễ bị nát khi tiếp xúc với chất lỏng. Marvin C. Stone, một người Mỹ, đã cấp bằng sáng chế cho ống hút hiện đại vào năm 1888. Ống hút của ông được làm bằng giấy, dài 8,5 inch và có thể sử dụng được trong nước giải khát mà không bị nát. Ống hút giấy ban đầu có lỗ hút nhỏ hẹp để ngăn chặn hạt giống làm tắc nghẽn. Để giảm bớt lực cần thiết cho mỗi lần hút, người ta thường dùng hai ống hút. Sản xuất hàng loạt. Ống hút nhựa trở nên phổ biến sau Thế chiến II do hai lý do chính. Thứ nhất, vật liệu sản xuất ống hút nhựa rẻ tiền và dễ sản xuất. Thứ hai, các loại thức ăn nhanh đi kèm ống hút cũng trở nên giá cả phải chăng và được ưa chuộng hơn. Vào năm 1930, ông Otto W. Dieffenbach (Sr.) đã thành lập công ty Glassips Inc. tại Baltimore, Maryland. Công ty của ông đã phát triển và sản xuất ống hút uống nước bằng cellophane. Ống hút của Glassips nhanh chóng trở nên phổ biến và được sử dụng trong các nhà hàng và các sản phẩm khác. Ông Dieffenbach Sr. giữ chức chủ tịch công ty cho đến năm 1972. Năm 1979, công ty Glassips Inc., khi đó có trụ sở tại Towson, Maryland, đã được bán. Milton Dinhofer đã phát minh ra ống hút xoắn đầu tiên được sản xuất hàng loạt, Sip-N-See, vào năm 1949. Sip-N-See nhanh chóng trở nên phổ biến và được bán với số lượng khoảng sáu triệu đơn vị. Ống hút vẫn được sản xuất cho đến ngày nay. Tác động của môi trường. Tính đến năm 2010, 10 quốc gia phát thải ô nhiễm nhựa đại dương lớn nhất (bao gồm cả ống hút nhựa), từ nhiều nhất đến ít nhất là Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Việt Nam, Sri Lanka, Thái Lan, Ai Cập, Malaysia, Nigeria và Bangladesh. Ô nhiễm vi nhựa là một vấn đề đáng lo ngại nếu chất thải nhựa được đổ không đúng cách. Nếu ống hút nhựa được xử lý không đúng cách, chúng có thể được vận chuyển qua nước vào các hệ sinh thái đất, và những nơi khác, chúng phân hủy thành các mảnh nhỏ hơn, nguy hiểm hơn so với ống hút nhựa ban đầu. Sản xuất ống hút nhựa đóng góp một phần nhỏ vào tiêu thụ xăng dầu và ống hút đã qua sử dụng trở thành một phần nhỏ của ô nhiễm nhựa toàn cầu khi bị loại bỏ, hầu hết chỉ sau một lần sử dụng. Một nhóm vận động chống rơm rạ đã ước tính rằng khoảng 500 triệu ống hút được sử dụng hàng ngày chỉ riêng ở Hoa Kỳ - trung bình 1,6 ống hút trên đầu người mỗi ngày. Thống kê này đã bị chỉ trích là không chính xác, vì nó được Milo Cress, lúc đó 9 tuổi, ước tính gần đúng sau khi khảo sát các nhà sản xuất rơm. Con số này đã được trích dẫn rộng rãi bởi các tổ chức tin tức lớn. Năm 2017, công ty nghiên cứu thị trường Freedonia Group ước tính con số là 390 triệu. Có những lựa chọn thay thế cho ống hút nhựa, một số loại có thể tái sử dụng, mặc dù chúng không phải lúc nào cũng có sẵn hoặc được coi là có đủ chất lượng cho tất cả người dùng (đặc biệt là những người khuyết tật). Ống hút giấy ngày càng phát triển như một sự thay thế phổ biến, mặc dù chúng dễ bị mất độ cứng khi ngâm bên trong đồ uống và trong một số trường hợp không đủ bền đối với đồ uống đặc hơn như sữa lắc. Ống hút kim loại bền hơn, nhưng chúng không có khả năng bị uốn cong, và một số nhà hàng đã báo cáo chúng là mục tiêu trộm cắp. Một số nhà phê bình đã lập luận rằng các lựa chọn thay thế bằng giấy và kim loại không thân thiện với môi ủ. Vào tháng 8 năm 2019, sau khi triển khai ống hút giấy tại Vương quốc Anh, McDonald's tuyên bố rằng ống hút của họ thực sự không thể tái chế được vì độ dày của chúng "khiến các nhà cung cấp giải pháp xử lý chất thải của chúng tôi khó xử lý". Chuỗi tuyên bố rằng họ hướng tới sản xuất năng lượng chứ không phải đến các bãi chôn lấp. Axit polylactic (PLA), một loại nhựa phân hủy sinh học, cần ít hơn 68% tài nguyên nhiên liệu hóa thạch để sản xuất so với nhựa, nhưng yêu cầu các điều kiện rất cụ thể để phân hủy hoàn toàn. Cuối cùng, một số vật liệu thay thế thân thiện với môi trường đã được thử nghiệm. Trong đó có ống hút cỏ khô, ống hút tre, ống hút rong biển và ống hút làm từ lá dừa khô tự nhiên Đề xuất và lệnh cấm ống hút nhựa. Vào cuối những năm 2010, một phong trào hướng tới luật cấm hoặc nói cách khác là hạn chế việc sử dụng ống hút nhựa và các loại nhựa dùng một lần khác đã nổi lên. Các nhóm môi trường đã khuyến khích người tiêu dùng phản đối việc "buộc" đưa ống hút nhựa vào dịch vụ ăn uống. Phong trào này theo sau việc phát hiện ra các hạt nhựa trong các mảng rác đại dương và các nỗ lực giảm thiểu rác thải nhựa lớn hơn, tập trung vào việc cấm sử dụng túi nhựa ở một số khu vực pháp lý. Nó đã được tăng cường bởi các video lan truyền, trong đó có cảnh nhà sinh vật học Nathan J. Robinson lấy ống hút nhựa ra khỏi lỗ mũi của một con rùa biển. Australia. Một lệnh cấm nhựa sử dụng một lần đang được đưa ra ở bang Nam Úc vào năm 2020. Chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh McDonald's hứa sẽ loại bỏ ống hút nhựa trên toàn nước Úc vào năm 2020. Brazil. Vào ngày 5 tháng 7 năm 2018, thành phố Rio de Janeiro trở thành thủ phủ bang đầu tiên của Brazil cấm phân phối ống hút nhựa, "buộc các nhà hàng, quán cà phê, quán bar và những thứ tương tự, túp lều trên bãi biển và hàng rong của đô thị chỉ sử dụng và cung cấp cho khách hàng của mình ống hút giấy có thể phân hủy sinh học hoặc có thể tái chế riêng lẻ ". Canada. Vào tháng 5 năm 2018, hội đồng thành phố Vancouver đã bỏ phiếu ủng hộ việc áp dụng "Chiến lược Giảm thiểu Sử dụng Một lần", nhắm mục tiêu đến các thùng xốp và ống hút nhựa sử dụng một lần. Hội đồng đã thông qua giai đoạn đầu tiên của các quy định vào tháng 11 năm 2019, dự kiến ​​sẽ có hiệu lực vào tháng 4 năm 2020, cấm phân phối ống hút sử dụng một lần trừ khi được yêu cầu (với ống hút trên tay phải có thể uốn cong vì lý do dễ tiếp cận). Các cửa hàng trà bong bóng sẽ được miễn thuế một năm. Vào tháng 3 năm 2019, Starbucks thông báo rằng họ sẽ ra mắt sản phẩm đồ uống lạnh có nắp đậy không ống hút trên khắp Toronto như một phần của nguyện vọng môi trường toàn cầu của họ. Vào tháng 6 năm 2019, trước cuộc bầu cử liên bang Cannada, thủ tướng Justin Trudeau đã tuyên bố ý định ban hành luật hạn chế việc sử dụng nhựa sử dụng một lần từ dầu mỏ sớm nhất là vào năm 2021. Liên minh Châu Âu. Vào tháng 5 năm 2018, Liên minh Châu Âu đã đề xuất lệnh cấm đồ nhựa sử dụng một lần bao gồm ống hút, tăm bông, dao kéo, que thổi bóng và dụng cụ khuấy đồ uống. Vương quốc Anh. Vào mùa hè năm 2017, chính phủ Anh đã cam kết tài trợ tối đa 4 triệu bảng Anh cho chương trình "Đổi mới nhựa: hướng tới không chất thải". Chương trình này nhằm mục đích giảm thiểu lưu thông của nhựa không cần thiết. Trong nỗ lực này, 11 dự án đã nhận được toàn bộ số tiền hỗ trợ của chính phủ. Mỗi dự án này đều phát minh ra những cách mới để tái chế các sản phẩm nhựa đã qua sử dụng và ngăn chúng không bị chôn lấp. Vào năm 2018, Nữ hoàng Elizabeth II đã ban hành lệnh cấm tất cả các mặt hàng nhựa dùng một lần trong các cung điện của bà. Vào ngày 19 tháng 4 năm 2018, trước Ngày Trái đất, các nguyên thủ quốc gia Khối thịnh vượng chung đã nhất trí về một đề xuất loại bỏ dần các sản phẩm nhựa dùng một lần. Ước tính tính đến năm 2018, khoảng 23 triệu ống hút nhựa được sử dụng và vứt bỏ hàng ngày tại Anh. Để đáp ứng với đề xuất này, chính phủ Anh đã ban hành lệnh cấm ống hút nhựa dùng một lần, que khuấy và tăm bông vào tháng 4 năm 2020. Tuy nhiên, lệnh cấm đã bị trì hoãn do đại dịch coronavirus và có hiệu lực vào ngày 1 tháng 10 năm 2020. Hoa Kỳ. Massachusetts. Năm 2015, Williamstown, Massachusetts đã ban hành lệnh cấm sử dụng ống hút không thể tái chế hoặc phân hủy được như một phần của quy định về polystyrene trong Điều 42. Vào nửa đầu năm 2018, ba thị trấn ở Massachusetts đã ban hành lệnh cấm ống hút nhựa làm từ hóa dầu. Cụ thể, thị trấn Provincetown đã cấm trực tiếp, trong khi Andover và Brookline đã đưa quy định này vào luật về bao bì thực phẩm bền vững. Vào năm 2019, Longmeadow, Massachusetts cũng đã ban hành lệnh cấm đối với ống hút nhựa và bao bì xốp polystyrene. California. Vào ngày 7 tháng 11 năm 2017, thành phố Santa Cruz, California đã thực hiện lệnh cấm đối với tất cả các thùng chứa, ống hút và nắp đậy không thể tái chế nhưng cho phép tất cả các doanh nghiệp tuân thủ trong 6 tháng trước khi thực thi.Vào ngày 1 tháng 1 năm 2018, thành phố Alameda, California trích dẫn nỗ lực của Santa Cruz, đã thực hiện lệnh cấm ngay lập tức đối với tất cả ống hút, trừ trường hợp khách hàng yêu cầu và cho phép kinh doanh cho đến ngày 1 tháng 7 năm 2018 khi tất cả ống hút phải là của giấy có thể phân hủy và tất cả các hộp đựng mang đi khác đều có thể tái chế được. Luật của tiểu bang California hạn chế việc cung cấp ống hút nhựa dùng một lần có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2019. Theo luật, các nhà hàng chỉ được phép cung cấp ống hút nhựa dùng một lần khi có yêu cầu. Luật áp dụng cho các nhà hàng ngồi nhưng miễn trừ các nhà hàng thức ăn nhanh, cửa hàng bán đồ ăn nhanh, quán cà phê và nhà hàng chỉ phục vụ đồ ăn mang đi. Luật không áp dụng cốc mang đi và đồ uống mang đi. Một nhà hàng sẽ nhận được cảnh báo cho hai lần vi phạm đầu tiên, sau đó phạt $ 25 mỗi ngày cho mỗi lần vi phạm tiếp theo, tối đa là $ 300 trong một năm. Trong một tuyên bố được đưa ra sau khi ông ký ban hành luật, Thống đốc Jerry Brown khi đó nói rằng "Đó là một bước rất nhỏ để khiến một khách hàng muốn có ống hút nhựa yêu cầu nó. Và nó có thể khiến họ tạm dừng và suy nghĩ lại về một giải pháp thay thế Nhưng có một điều rõ ràng là chúng ta phải tìm cách giảm thiểu và tiến tới loại bỏ các sản phẩm nhựa sử dụng một lần. Các quy định địa phương cũng đã được thông qua ở Malibu, Davis và San Luis Obispo, California. Florida. Các quy định địa phương đã được thông qua ở Miami beach và Fort Myers, Florida. New York. Vào tháng 5 năm 2018, một lệnh cấm ống hút uống đã được đề xuất tại Thành phố New York. Các doanh nghiệp bị phạt nếu cung cấp ống hút (trừ khi được yêu cầu) và cũng bị phạt nếu không có ống hút nhựa có sẵn. Ngoài ra, họ còn bị phạt vì những lý do khác liên quan đến ống hút. Bang Washington. Vào ngày 1 tháng 7 năm 2018, thành phố Seattle đã ban hành lệnh cấm sử dụng ống hút dùng một lần không phân hủy được. Tự nguyện chuyển đổi. Vào năm 2018, McDonald's đã tuyên bố sẽ chuyển sang sử dụng ống hút giấy cho tất cả các cửa hàng tại Vương quốc Anh và Ireland Quyết định này được đưa ra sau hai tháng thử nghiệm ống hút giấy tại một số cửa hàng ở Anh và trong bối cảnh Chính phủ Anh đang cân nhắc việc cấm ống hút nhựa. Tại Hoa Kỳ, McDonald's cũng thử nghiệm chuyển đổi sang ống hút giấy tại một số cửa hàng vào tháng 6 năm 2018. Trước khi lệnh cấm có hiệu lực, A&W đã tự nguyện loại bỏ ống hút nhựa khỏi tất cả các cửa hàng của mình vào tháng 1 năm 2019. Nhiều nhà hàng độc lập cũng đã làm theo, góp phần giảm thiểu lượng rác thải nhựa ra môi trường. Starbucks cũng cam kết chuyển sang nắp không cần ống hút cho tất cả các đồ uống lạnh vào năm 2020, ngoại trừ frappucinos, sẽ được phục vụ với ống hút giấy hoặc vật liệu bền vững khác. Phản đối lệnh cấm. Ống hút nhựa chỉ chiếm 0,022% lượng rác thải nhựa thải ra biển mỗi năm,ref name="phys022"></ref> vì vậy một số nhà phê bình về môi trường cho rằng việc cấm ống hút nhựa không đủ để giải quyết vấn đề rác thải nhựa. Họ cho rằng việc cấm ống hút nhựa chỉ mang tính biểu tượng, và cần có những giải pháp toàn diện hơn để giảm thiểu lượng rác thải nhựa thải ra môi trường. Việc cấm ống hút nhựa gây khó khăn cho một số người khuyết tật, đặc biệt là những người bị bại não hoặc teo cơ tủy. Những người này có thể cần ống hút nhựa để uống đồ uống nóng hoặc do không thể nâng cốc. Luật Người khuyết tật Hoa Kỳ (ADA) yêu cầu các địa điểm công cộng phải cung cấp ống hút nhựa cho những người khuyết tật cần sử dụng. Các nhà ủng hộ quyền của người khuyết tật cho rằng các vật liệu thay thế cho ống hút nhựa không phù hợp với tất cả người khuyết tật, chẳng hạn như ống hút tái sử dụng có thể khó rửa sạch hoặc thay đổi vị trí, ống hút giấy có thể bị mềm hoặc rách khi gặp nước nóng, và ống hút kim loại có thể quá cứng hoặc nặng. Do đó, họ ưu tiên các luật vẫn cho phép cung cấp ống hút nhựa theo yêu cầu. Hội đồng Trao đổi Lập pháp Mỹ (ALEC) thúc đẩy các dự luật tiểu bang miễn trừ nhà hàng thức ăn nhanh và bình dân khỏi lệnh cấm ống hút. ALEC cũng thúc đẩy các dự luật hạn chế thành phố áp đặt quy định nghiêm ngặt hơn. ALEC cho rằng các quy định khác nhau và gây nhầm lẫn có thể dẫn đến chi phí tăng cho các cơ sở bán lẻ và thực phẩm. Năm 2019, chiến dịch tái tranh cử của tổng thống Mỹ Donald Trump đã tung ra những gói ống hút nhựa có thể tái sử dụng mang thương hiệu Trump. Ống hút có màu đỏ đặc trưng, gắn liền với khẩu hiệu "Make America Great Again" (MAGA). Đây là một chiêu trò gây quỹ, và trang web chiến dịch quảng bá chúng là một thay thế cho "ống hút giấy của phe tự do". Tiểu thuyết. Trong tiểu thuyết "Don Quixote" của nhà văn Miguel de Cervantes, có một đoạn kể về một chủ quán trọ. Vì Don Quixote không chịu cởi chiếc mũ sắt, chủ quán đã lấy một cây sậy, đục lỗ ruột rồi rót rượu qua đó cho ông ta uống. Trong tiểu thuyết "The Mezzanine" của nhà văn Nicholson Baker, có một đoạn kể về một người kể chuyện đã thử nhiều loại ống hút khác nhau. Anh ấy so sánh các loại ống hút dựa trên các yếu tố như chất liệu, độ bền, khả năng chịu nhiệt và khả năng bị tắc nghẽn.
1
null
Đá An Bình (tiếng Anh: "Ross Reef"; , Hán-Việt: "Nhiễm Thanh Đông tiêu") là một rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa. Đá này nằm ở phía nam tây nam đá Ba Đầu và phía đông của đảo Sinh Tồn Đông. Đá An Bình là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào thực sự kiểm soát đá này.
1
null
Natri "tert"-butoxit là một hợp chất hữu cơ với công thức hóa học (CH3)3CONa. Nó là một base mạnh và cũng là một base không nucleophin. Đôi khi trong các văn bản hóa học nó được viết là natri "t"-butoxit. Nó được dùng trong các phản ứng nhiều hơn so với kali tert-butoxit.
1
null
Triều đại Phagmodrupa hay Pagmodru (Wylie: phag-mo-gru-pa, tiếng Hán: 帕木竹巴, âm Hán Việt: Phách Mộc Trúc Ba; IPA: /pʰɛ́ʔmoʈʰupa/) của Tây Tạng được Tai Situ Changchub Gyaltsen thành lập vào lúc nhà Nguyên của người Mông Cổ đi đến hồi kết. Tai Situ (Đại Tư Đồ) xuất thân từ thái ấp tu viện Phagmodru, ban đầu được một học giả Ca-nhĩ-cư phái nổi tiếng là Phagmo Drupa Dorje Gyalpo thành lập vào năm 1158 để làm một nơi sống ẩn dật. Thái ấp này nằm tại huyện Nêdong ở phía đông nam của Lhasa ngày nay. Sau cái chết của người sáng lập vào năm 1170, Phagmodru phát triển thành một tu viện lớn và thịnh vượng, được các thành viên của gia tộc Lang quản lý. Một trong những người thuộc gia tộc này là Tai Situ, ông đã trở thành lãnh chúa của thái ấp vào năm 1321. Ông đã đánh bại các địch thủ địa phương khác nhau vào lúc mà nhà Nguyên (thế lực cai trị Tây Tạng) sụp đổ. Khi đó, chế độ Tát Già phái nắm quyền lực trên thực tế tại Tây Tạng, họ đại diện cho người Mông Cổ. Tuy nhiên, Đại Tư Đồ đã thay thế Tát Già phái trong thời kỳ 1354–1358, qua đó tái lập một nhà nước Tây Tạng tự trị. Khôi phục hành chính. Chế độ mới cai trị từ cung điện tại Nêdong thuộc thung lũng Yarlung. Đại Tư Đồ tái tổ chức chính quyền Mông Cổ-Tát Già phái cũ bằng cách chia lãnh thổ thành các dzong (rdzong), huyện khác nhau. Ông bãi bỏ luật lệ và phong tục Mông Cổ và ủng hộ truyền thống Tây Tạng. Triều đại đầu tiên thi hành quyền lực đối với Trung Tây Tạng (Ü và Tsang). Phách Mộc Trúc Ba định kỳ phái sứ thần đi triều cống cho các hoàng đế nhà Minh tại Trung Quốc, và được ban cho tước hiệu Xiển Hóa vương (闡化王, vua giáo hóa Phật giáo). Triều đình nhà Minh thiết lập một số đô ti (都司) và trại (寨) ở Trung Tây Tạng, song lại thường bổ nhiệm người Tạng làm quan lãnh đạo hơn là cử các quan lại hay tướng lĩnh người Hán đến. Chỉ có những việc cốt yếu, ví dụ như quyền sở hữu Tát Già tự, là do Hoàng đế Đại Minh định đoạt. Thời kỳ ổn định chính trị. Những người cai trị đầu tiên là các Lạt-ma và họ không kết hôn, thế nên việc kế vị cho đến năm 1481 là thông qua quan hệ bàng hệ. Lúc đầu, những người cai trị từ chối tước hiệu vương giả, bằng lòng với tước nhiếp chính (desi, sde srid). Người cai trị thứ năm là Drakpa Gyaltsen đã lấy tước hiệu "gongma" (bề trên). Từ năm 1354 đến 1435, những người cai trị đã quản lý lãnh thổ nhằm duy trì một sự cân bằng giữa các thái ấp khác nhau. Thời kỳ này nổi tiếng với việc hình thành các nét văn hóa, và bao gồm các công việc của người chủ trương cải cách Phật giáo là Tông Khách Ba ("Je Tsongkhapa"), người sáng lập tông phái Cách Lỗ. Những người cai trị trong thế kỷ đầu tiên của triều đại gồm: Chính trị phân rã. Sau một cuộc nội chiến vào năm 1435, các thành viên trong gia tộc Lang tiết tục được lên ngôi vua, mặc dù họ luôn phải giao tranh với các thế lực địa phương khác, đặc biệt là với các triều đại Nhân Bạng Ba (Rinpungpa, 1435–1565) và Tạng Ba (Tsangpa, 1565–1642). Sau năm 1564, vị trí của họ hoàn toàn là trên danh nghĩa, và vua cuối cùng đã bị trục xuất khỏi Lhasa vào năm 1635. Tám vị vua cuối cùng là:
1
null
là một manga do Kōji Kumeta sáng tác và Yasu minh họa, kể về đời sống thường ngày của năm nữ diễn viên hài. Một anime do J.C. Staff chuyển thể phát hành tại Nhật Bản vào ngày 5 tháng 7 năm 2012. Manga. Joshiraku bắt đầu là một bộ truyện tranh được viết bởi Kōji Kumeta và được minh họa bởi Yasu. Nó được đăng nhiều kỳ "trên Tạp chí Bessatsu Shōnen" của Kodansha từ số ra tháng 10 năm 2009 đến tháng 10 năm 2013 - từ ngày 9 tháng 9 năm 2009 đến ngày 9 tháng 9 năm 2013. Các chương cũng được thu lai các chương và phát hành thành sáu "tập Tankōbon."
1
null
Natri bis(trimetylsilyl)amua là hợp chất hóa học với công thức ((CH3)3Si)2NNa. Hóa chất này, thường gọi tắt là NaHMDS (natri hexametylđisilazua), là một base mạnh dùng trong các phản ứng tách proton hay xúc tác base. Ưu điểm là nó có thể tìm thấy ở dạng rắn và tan được với lượng lớn trong các dung môi không phân cực như THF, đietyl ete, benzen, và toluen bởi nhóm ưa béo TMS. NaHMDS nhanh chóng phân hủy trong nước để tạo ra natri hydroxide và bis(trimetylsilyl)amin. Cấu trúc. Thông thường các chất cơ kim phân cực thể hiện dưới dạng ion, nhưng NaHMDS lại có rất ít tính chất ion. Cấu trúc phân tử như trên hình là hợp lý hơn cả - nguyên tử natri gắn với nguyên tử nitơ thông qua một liên kết cộng hóa trị phân cực. Khi không dung môi hóa, nó là chất rắn ở dạng trime hóa. Ứng dụng trong tổng hợp. NaHMDS được dùng rộng rãi như một base cho các axit C-H. Các phản ứng tiêu biểu: NaHMDS cũng dùng cho các axit N-H. NaHMDS phản ứng với ankyl halide tạo ra các dẫn xuất amin: Quá trình trên được mở rộng lên thành phản ứng aminomwtyl hóa nhờ tác chất (CH3)3Si)2NCH2OMe, chứa một nhóm metoxi không thay thế.
1
null
Armstrong Whitworth A.W.38 Whitley là một trong 3 mẫu máy bay ném bom hạng trung tiền tuyến hai động cơ của Anh, nó được trang bị cho Không quân Hoàng gia khi Chiến tranh thế giới II nổ ra (2 chiếc còn lại là Vickers Wellington và Handley Page Hampden). Nó là máy bay ném bom đầu tiên của RAF thực hiện các cuộc ném bom trên lãnh thổ Đức, và tiếp tục là một phần không thể thiếu trong các cuộc ném bom của Anh cho đến khi các máy bay ném bom hạng nặng được trang bị cho không quân Anh. Nó được đưa vào trang bị cho các đơn vị tại tiền tuyến để thực hiện các nhiệm vụ như trinh sát biển (Bộ tư lệnh bờ biển), ngoài ra nó còn làm máy bay huấn luyện và vận tải ở tuyến sau. Biến thể. Sau 2 mẫu thử ("K4586" và "K4587"), khi chiến tranh bùng nổ thì RAF đã có 207 chiếc Whitley trong biên chế với các kiểu từ Mk I tới Mk IV: Tính năng kỹ chiến thuật (Whitley Mk V). "The Whitley File"
1
null
Đá Tam Trung là một rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa. Đá này nằm về phía nam đá Nghĩa Hành. Đá Tam Trung là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào thực sự kiểm soát đá này.
1
null
Fokker F.IX là một loại máy bay chở khách được phát triển tại Hà Lan vào cuối thập niên 1920, nhằm cung cấp cho KLM một máy bay thích hợp cho các dịch vụ thường xuyên giữa Đông Ấn Hà Lan. Khi cuộc đại suy thoái diễn ra thì các kế hoạch buộc phải trì hoãn, thị trường cho máy bay cũng mất, dù nó đã được trang bị cho Không quân Tiệp Khắc làm máy bay ném bom.
1
null
Vang (danh pháp khoa học: Caesalpinia) là tên của một chi thực vật có hoa thuộc họ Đậu (Fabaceae). Nhiều loài trong chi này hiện đang còn gây tranh cãi khiến số loài trong chi dao động từ 70 đến 165, phụ thuộc vào việc các loài được có được nhập vào những chi như "Hoffmannseggia" hay không. Chi Vang gồm các loài cây thân gỗ nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tên của chi được đặt theo tên nhà thực vật học, thầy thuốc, triết gia Andrea Cesalpino (1519-1603). Tên của họ Vang (Caesalpinaceae) ở cấp độ họ, hay phân họ Vang (Caesalpinioideae) ở cấp độ phân họ được dựa theo tên của chi này. Công dụng. Một số loài được trồng để làm cảnh vì cho hoa đẹp. "C. echinata" cung cấp nguyên liệu để tạo ra một loại thuốc nhuộm quan trọng tên là brazilin và cho gỗ để chế tạo vĩ dành cho vĩ cầm. "C. paraguariensis" là loài cây lấy gỗ ở nhiều nước Mỹ Latinh, đặc biệt là Argentina và Paraguay. "Caesalpinia pluviosa" đang được nghiên cứu về khả năng chống bệnh sốt rét.
1
null
Avro Anson là một loại máy bay đa năng hai động cơ của Anh, nó được trang bị cho Không quân Hoàng gia, Không quân Hải quân Hoàng gia và không quân các quốc gia khác trong và sau Chiến tranh thế giới II. Tên gọi của loại máy bay này được đặt theo tên của Đô đốc người Anh là George Anson. Ban đầu nó được thiết kế làm nhiệm vụ trinh sát biển, nhưng sau đó đã nhanh chóng trở nên lỗi thời trong nhiệm vụ này. Tuy nhiên, nó đã được sử dụng trong vai trò thích hợp hơn là máy bay huấn luyện kíp lái chuyên lái các loại máy bay nhiều động cơ, nó đã trở thành một trong những trụ cột của Kế hoạch huấn luyện không quân khối thịnh vương chung. Quá trình sản xuất kết thúc vào năm 1952, có 9 biến thể Anson với tổng tộng 8.138 chiếc được chế tạo bởi hãng Avro ở Anh. Từ năm 1941, hơn 2.882 chiếc đã được công ty chế tạo máy bay liên bang Canada chế tạo. Chỉ có 1 chiếc Mk 1 Avro Anson vẫn còn bay được cho tới ngày nay, một kiểu năm 1936 đã bay trở lại vào ngày 18/7/2012 tại Nelson, New Zealand sau 10 năm vất vả phục chế của Bill và Robyn Reid. Biến thể. Biến thể chính của Anson là Mk I, biến thể này có 6.704 chiếc được chế tạo ở Anh. Các biến thể khác chủ yếu phân biệt nhờ động cơ, như máy bay do Canada chế tạo dùng động cơ của Canada. Để khắc phục vấn đề thiếu nguyên liệu thép, 1.051 chiếc Mk V Anson do Canada chế tạo có khung thân làm từ gỗ ép. Tính năng kỹ chiến thuật (Mk I). David. "The Hamlyn Concise Guide to British Aircraft of World War II"
1
null
Methionine (viết tắt là Met hay M) là một α-amino acid với công thức hóa học HO2CCH(NH2)CH2CH2SCH3. Đây là loại amino acid thiết yếu không phân cực. Methionine được mã hóa bởi codon AUG, còn gọi là mã mở đầu, mã hóa cho tín hiệu bắt đầu tổng hợp hợp protein trên mARN. Chức năng. Cũng như cysteine, methionine là một trong hai amino acid sinh protein chứa lưu huỳnh. Dẫn xuất của nó là "S"-adenosyl methionine (SAM) đóng vai trò làm chất cung cấp nhóm methyl. Methionine là một chất trung gian trong sinh tổng hợp của cysteine, carnitine, taurine, lecithin, phosphatidylcholine, và các phospholipid khác. Sự sai sót trong chuyển hóa methionine có thể dẫn tới xơ vữa động mạch. Các loài thực vật sử dụng methionine làm nguyên liệu để tổng hợp ethylene qua chu trình Yang hay chu trình methionine. Methionine là một trong hai amino acid duy nhất chỉ được mã hóa bởi một codon (AUG) trong mã di truyền (amino acid kia là tryptophan, được mã hóa bởi codon UGG). AUG là tín hiệu bắt đầu quá trình dịch mã để tổng hợp protein từ mARN trong ribosome. Do đó, methionine là amino acid mở đầu được kết hợp ở đầu tận cùng N của tất cả các protein ở eukaryote và archaea trong quá trình dịch mã, sau đó nó sẽ bị cắt bỏ đi nhờ sự sửa đổi sau dịch mã. Ở vi khuẩn, amino acid mở đầu là N-formylmethionine, một dẫn xuất của methionine. Chuột thí nghiệm được cho ăn với chế độ thiếu methionine dễ dẫn đến viêm gan nhiễm mỡ. Việc cung cấp methionine vào chế độ ăn sẽ làm giảm các dấu hiệu bệnh lý của sự thiếu hụt methionine. Sinh tổng hợp. Do là một amino acid thiết yếu, methionine không được tổng hợp "mới" trong cơ thể người, mà phải được lấy từ thức ăn bên ngoài. Ở các loài thực vật và vi sinh vật, methionine được tổng hợp từ axit aspartic và cysteine. Đầu tiên, axit aspartic được biến đổi thành β-aspartyl-semialdehyde rồi thành homoserine. Homoserine biến đổi thành "O"-succinyl homoserine, chất này phản ứng với cysteine để tạo nên cystathionine, rồi chất này lại bị phân cắt để tạo nên homocysteine. Chất này bị methyl hóa nhóm thiol bởi folate cho methionine. Cả hai enzym cystathionine-γ-synthase và cystathionine-β-lyase đều cần coenzym là pyridoxal-5'-phosphate, trong khi đó homocysteine methyltransferase cần coenzym là vitamin B12. Các enzym tham gia vào quá trình sinh tổng hợp methionine: Các con đường sinh hóa khác. Mặc dù methionine không được tổng hợp ở các loài động vật có vú, chúng có thể sử dụng methionine trong nhiều con đường sinh hóa khác nhau: Sự tạo homocysteine. Methionine được chuyển hóa thành S-adenosylmethionine (SAM) nhờ (1) methionine adenosyltransferase. SAM đóng vai trò là chất cung cấp nhóm methyl trong nhiều phản ứng cần enzym (2) methyltransferase, và nó bị biến đổi thành "S"-adenosylhomocysteine (SAH). (3) Adenosylhomocysteinase biến đổi SAH thành homocysteine. Đến đây có hai khả năng tiếp theo: homocysteine được sử dụng để tái tạo methionine, hoặc được dùng để tổng hợp cysteine. Tái tạo methionine. Methionine có thể được tái tạo từ homocysteine nhờ phản ứng được xúc tác bởi enzym (4) methionine synthase, phản ứng này cần coenzym Vitamin B12. Homocysteine có thể bị methyl hóa trở lại bởi glycine betaine (N,N,N-trimethyl glycine, TMG) để trở thành methionine nhờ sự xúc tác của enzyme betaine-homocysteine methyltransferase (E.C.2.1.1.5, BHMT). BHMT chiếm 1.5% trong tổng các proten tan được trong nước của gan, và nghiên cứu gần đây cho thấy nó có thể có ảnh hưởng nhiều hơn methionine synthase trong việc giữ cân bằng nồng độ methionine và homocysteine trong cơ thể. Sự chuyển hóa thành cysteine. Homocysteine có thể được chuyển hóa thành cysteine. Tổng hợp. Hỗn hợp racemic của methionine có thể được tổng hợp từ dietyl natri phthalimidomalonat bằng phản ứng alkyl hóa bởi cloroetylmetylsulfua (ClCH2CH2SCH3), tiếp theo đó là phản ứng thủy phân và decarboxyl hóa. Nguồn thức ăn. Thức ăn giàu methionine có thể thấy ở trứng, cá, thịt, các loại hạt, ngũ cốc. Phần lớn các loại trái cây và rau đều chứa rất ít methionine. Ăn hỗn hợp ngũ cốc (giàu methionine) và rau (giàu lysine) cung cấp đầy đủ các loại amino acid. Hỗn hợp racemic của methionine thường được thêm vào các loại thức ăn vật nuôi. Sự giới hạn methionine trong chế độ ăn. Có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy việc hạn chế tiêu thụ methionine ở một số loài động vật giúp tăng tuổi thọ của chúng. Một nghiên cứu vào năm 2005 cho thấy việc hạn chế lượng nhập methionine nhưng vẫn bảo đảm năng lượng cần thiết giúp làm tăng tuổi thọ của chuột. Mặt khác, một nghiên cứu được đang trên tạp chí "Nature" cho thấy việc giới hạn lượng methionine (đồng thời cũng giới hạn các amino acid thiết yếu khác) trong khẩu phần của loài ruồi giấm giúp khôi phục khả năng sinh sản của chúng mà không làm giảm tuổi thọ. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng việc giới hạn lượng methionine trong ăn uống sẽ làm tăng tuổi thọ, ức chế các quá trình sinh bệnh ở tuổi già, và ức chế các chất gây ung thư đại tràng trên chuột thí nghiệm. Một nghiên cứu trên chuột thí nghiệm vào năm 2009 cho thấy việc bổ sung methionine vào thức ăn sẽ làm tăng sự sản xuất các gốc oxy hóa tự do trong ti thể và tăng sự tổn thương oxy hóa mARN trong ti thể của tế bào gan của chuột thí nghiệm, góp phần giải thích cơ chế gây độc gan. Ứng dụng khác. DL-methionine thường được bổ sung vào khẩu phần của chó, điều này giúp bảo vệ cỏ do nó làm giảm pH của nước tiểu.
1
null
Chaim Azriel Weizmann, , "Hayyiyim Wayizman" (tháng 11 năm 1874 – 9 tháng 11 năm 1952) là một nhà lãnh đạo chủ nghĩa phục quốc Do Thái, chủ tịch Tổ chức Phục quốc Do Thái (Zionist Organization) và cũng là tổng thống đầu tiên của Israel. Ông được bầu cử vào ngày 1 tháng 2 năm 1949 và phục vụ cho đến khi qua đời năm 1952. Weizmann cũng là một nhà hóa học, đã phát triển phương pháp lên men axeton-butanol-etanol (Acetone-butanol-ethanol fermentation) để sản xuất axeton thông qua sự lên men do vi khuẩn. Ông cũng đã thành lập Viện Khoa học Weimann ở Rehovot, Israel.
1
null
Charles Edward Anderson "Chuck" Berry (18 tháng 10 năm 1926 – 18 tháng 3 năm 2017), là một nghệ sĩ guitar, ca sĩ, nhạc sĩ và là một trong những người khai sinh ra nhạc rock 'n' roll. Ông cũng được coi là một trong những nghệ sĩ guitar xuất sắc nhất của lịch sử. Với những ca khúc bất hủ của mình như "Maybellene" (1955), "Roll Over Beethoven" (1956), "Rock and Roll Music" (1957) và "Johnny B. Goode" (1958), Chuck Berry đã đưa R&B vào trong những cấu thành của rock 'n' roll, với nhiều ca từ viết về tuổi trẻ, cùng với đó là tập trung tới guitar solo và guitar bè – những thương hiệu của nhạc rock nguyên thủy. Nói về Chuck Berry, Joe Perry viết cho tờ "Rolling Stone": "[Ông ấy] là Ernest Hemingway của rock & roll." Sinh ra trong một gia đình bậc trung ở St. Louis, Missouri, Chuck Berry có niềm đam mê âm nhạc từ nhỏ và sớm có những buổi trình diễn tại trường trung học Sumner. Ngay từ khi còn học trung học, Berry đã phải đi trại cải tạo từ năm 1944 tới năm 1947 vì tội ăn cướp có vũ khí. Khi mãn hạn, Berry lập gia đình và mở một cửa hàng sửa chữa ô tô. Đầu năm 1953, theo lời mời của nghệ sĩ nhạc blues T-Bone Walker, ông đồng ý tham gia trình diễn tạo nên nhóm "Johnnie Johnson Trio". Nhóm nhạc tan rã sau khi Berry tới Chicago vào tháng 5 năm 1955 và gặp Muddy Waters, người gợi ý ông tới gặp Leonard Chess của hãng Chess Records. Với Chess, Berry đã thu âm ca khúc để đời đầu tiên "Maybellene" với hàng triệu bản được bán và đứng số 1 tại bảng xếp hạng của "Billboard". Cuối những năm 50, ông đã trở thành một ngôi sao với nhiều ca khúc nổi tiếng, các vai diễn trên truyền hình và nhiều tour diễn khắp nơi. Ông cũng lập nên một quán bar ở St. Louis có tên Berry's Club Bandstand. Tháng 1 năm 1962, ông bị kết án tù 3 năm khi trái phép đưa một em bé 14 tuổi đi xuyên tiểu bang với mục đích tình dục. Năm 1963 sau khi chịu 20 tháng tù, Berry tiếp tục gây ấn tượng với các ca khúc như "No Particular Place to Go", "You Never Can Tell", và "Nadine" song không có được những thành công như trong thập niên 50. Trong những năm 70, ông trở nên khắt khe hơn trong trình diễn và thay đổi liên tục các nhóm cộng tác. Năm 1979, ông được tại ngoại sau khi bị kết tội 4 tháng tù vì những cáo buộc liên quan tới trốn thuế. Chuck Berry là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được đề cử vào Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll vào năm 1986 với lời tựa "Ông ấy không những chỉ lối chúng ta qua giai điệu của rock 'n' roll mà còn qua cả những quan điểm của rock 'n' roll nữa." Ông cũng là người đứng thứ 5 trong danh sách 100 nghệ sĩ vĩ đại nhất của tạp chí "Rolling Stone". Danh sách 500 ca khúc được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll có 3 ca khúc của Berry: "Johnny B. Goode", "Maybellene" và "Rock and Roll Music".
1
null
Trận Mülhausen, còn gọi là Trận Mülhausen hay Trận Mulhouse, là một phần của Trận Biên giới Bắc Pháp trên Mặt trận phía Tây của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trận đánh diễn ra giữa Quân đội Pháp và Quân đội Đế quốc Đức từ ngày 7 cho đến ngày 10 tháng 8 năm 1914, và mục tiêu của quân đội Pháp trong trận này là đoạt lại tỉnh Alsace, vốn đã bị cắt cho Đức sau khi Pháp bị đánh bại trong Chiến tranh Pháp-Phổ (1870 – 1871). Ban đầu quân Pháp đã chiếm được Mülhausen, nhưng sau một cuộc phản công quyết liệt và choáng ngợp của quân đội Đức, Cuộc tấn công của quân Pháp đã thất bại và ngày 10 tháng 8 năm 1914, buộc họ phải triệt thoái về Belfort.. Cuộc tiến quân vào Mülhausen được Quân đoàn VII của tướng Bonneau thực hiện, từ căn cứ của mình tại Besançon, cách Mülhausen 70 dặm Anh. Quân Đức vốn chỉ có một lực lượng yếu ớt để phòng vệ Mülhausen, và Tư lệnh Tập đoàn quân số 7 của Đức là Josias von Heeringen - người có trách nhiệm ngăn ngừa một đợt tấn công quy mô lớn của địch thủ về sông Rhine, đã dự định dụ cho quân Pháp tiến đánh đến tận Sundgau trước khi quân Đức được tăng viện phát động phản kích. Sau vài ngày đụng đột, Quân đoàn của Bonneu vượt biên giới Alsace vào ngày 7 tháng 8 năm 1914 và chiếm được thị trấn Atkirch, cho dù viên chỉ huy của một Trung đoàn Pháp đã bị thương trong cuộc tiến công dữ dội của quân Pháp bằng lưỡi lê nhằm vào quân Đức tại đây. Tuy rằng Bonneau đã dừng chân do sợ mắc bẫy của đối phương, sự giận dữ của Tổng tư lệnh Quân đội Pháp là Joseph Joffre đã buộc Bonneau phải tiếp tục cuộc tiến quân trong ngày hôm sau (8 tháng 8). Ngày hôm đó, một Sư đoàn Bộ binh Pháp đã chiếm được Mülhausen mà không hề vấp phải kháng cự, gây tâm trạng vui mừng cho nước Pháp. Tuy nhiên, quân Pháp không thể nào trụ được lâu: khó khăn đã khiến cho đội quân nhỏ nhoi của Pháp không tiến được xa hơn, quân trừ bị Đức tại Straßburg đã kéo đến và tập kết xung quanh thị trấn. Trước tình hình đó, Quân đội Đức đã phát động phản kích vào ngày 9 tháng 8 năm 1914. Bất chấp sự chống trả quyết liệt của quân Pháp, quân Đức đã áp đảo được đối phương. Đêm hôm đó, Bonneau quyết định rút quân về biên giới Pháp, bỏ lại Mülhausen cùng với cư dân thân Pháp của vùng này cho người Đức. Cuộc rút lui của quân Pháp đã khiến cho họ thoát khỏi nguy cơ bị sức mạnh vượt trội của Quân đội Đức đè bẹp, song Joffre đã nổi trận lôi đình và huyền chức Bonneau - đây là khúc dạo đầu cho một loạt vụ sa thải Sĩ quan Pháp trong cuộc chiến do thất bại của họ. Tướng Joffre đã cử tướng Paul Marie Pau làm Tư lệnh "Tập đoàn quân Alsace" trong cuộc tiến công thất bại của Quân đội Pháp vào Lorraine cuối tháng đó. Khi quân đội của Pau tấn công, Heeringen chỉ tăng viện 2 Quân đoàn về hướng Bắc để củng cố cánh trái của Tập đoàn quân số 6 của Bayern tại Lorraine và chỉ có một Quân đoàn Trừ bị để phòng ngự ở Sundgau. Sau khi chiếm được một số vị trí vào ngày 14 tháng 8 năm 1914, Pau tiếp tục cuộc tiến công và vào ngày 18 tháng 8 quân Pháp đã chiếm được vài khẩu pháo trong một cuộc giao tranh ở bên ngoài Mülhausen và trong ngày hôm sau (19 tháng 8) họ đã làm chủ được thị trấn này. Tuy nhiên, do các chiến bại tại Mohrange và Sarrebourg, một lần nữa họ bị buộc phải thoái lui về hướng Nam trước tình thế bất lợi và vào ngày 24 tháng 8 năm 1918, quân Đức tái chiếm Mülhausen. Tuyên bố của Pháp về cuộc tấn công vào Alsace. Bản tuyên bố này được Joseph Joffre đưa ra vào ngày 7 tháng 8 năm 1914 khi quân đội Pháp mới hành tiến vào tỉnh Alsace. Tuy nhiên, mãi 4 năm sau, khi chiến tranh kết thúc, ước mơ "phục thù" của người Pháp mới có thể thực hiện được với cái giá 1,7 triệu người chết và 4 triệu người bị thương.
1
null
Máy bay siêu thanh (đôi khi được gọi là máy bay siêu âm) là các máy bay được thiết kế để có thể bay với tốc độ vượt quá tốc độ âm thanh (Mach 1 hoặc lớn hơn), ít nhất trong một số giai đoạn của một chuyến bay bình thường của nó. Tổng quan. Phần lớn các máy bay siêu thanh ngày nay là các máy bay quân sự hoặc máy bay thử nghiệm. Hầu hết trong số đó, bao gồm cả các máy bay chiến đấu, chỉ được thiết kế để vượt quá tốc độ của âm thanh trong một số chế độ bay đặc biệt. Một số ít các máy bay, chẳng hạn như máy bay trinh sát quân sự SR-71 Blackbird và máy bay vận tải dân sự siêu thanh Concorde, được thiết kế để hành trình liên tục ở tốc độ cao hơn tốc độ của âm thanh. Các chuyến bay siêu thanh luôn mang đến những thách thức kỹ thuật. Nguyên lý khí động lực học của vật thể bay siêu thanh khác nhiều so với nguyên lý của các vật thể bay dưới âm (tốc độ chậm hơn so với âm thanh). Tuy nhiên, các thách thức kỹ thuật phần lớn đã được giải quyết; trở ngại cho việc triển khai thực tế của các máy bay siêu thanh nằm ở các vấn đề chính trị, môi trường và kinh tế, đặc biệt là trong các ứng dụng dân sự. Nhu cầu cho các chuyến bay siêu thanh thường không đủ để phát triển thương mại các máy bay dân sự siêu thanh. SR-71 và Concorde đều đã ngừng hoạt động. Concorde có tỷ suất lợi nhuận cao trong dịch vụ, nhưng thị trường tiêu thụ máy bay loại này quá bé (do phạm vi hạn chế, tiêu thụ quá nhiều nhiên liệu và tiếng nổ siêu thanh gây ảnh hưởng về âm thanh đến các khu vực nó bay qua) khiến cho các nhà sản xuất máy bay loại này không thu được lợi nhuận. Máy bay siêu thanh với hành trình bay siêu thanh ngắn thường sử dụng động cơ phản lực cánh quạt đẩy có tỷ lệ dòng chảy không qua lõi thấp, do các động cơ này có hiệu suất tốt cho cả tốc độ dưới tốc độ âm thanh cũng như ở tốc độ siêu thanh. Với các máy bay siêu thanh có hành trình siêu thanh dài, động cơ tuốc bin phản lực được sử dụng vì chúng có ít lực cản ký sinh ở tốc độ siêu thanh. Máy bay siêu thanh dân sự. Trong lịch sử, chỉ có hai máy bay dân sự siêu thanh đã được sử dụng để cung cấp dịch vụ vận chuyển dân dụng. Đó là Tupolev Tu-144 do Liên Xô sản xuất, bay lần đầu tiên vào năm 1968 và đã được nghỉ hưu vào năm 1997, và Concorde do Anh và Pháp phối hợp sản xuất, bay lần đầu tiên vào năm 1969 và phục vụ cho đến năm 2003. Sau khi Concorde ngừng bay, không còn máy bay siêu thanh dân sự nào cung cấp dịch vụ vận chuyển. Máy bay quân sự siêu thanh. Các máy bay quân sự siêu thanh với khối lượng vượt quá 25000kg chủ yếu là các máy bay ném bom chiến lược và máy bay trinh sát tầm dài, như: Đại đa số các máy bay siêu thanh là những máy bay quân sự với khối lượng nhỏ hơn 25000 kg, chủ yếu có khả năng tác chiến, tấn công.
1
null