text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Thác Liêng Nung là thác trên suối Đắk Nia ở vùng đất buôn N’Jriêng xã Đắk Nia thành phố Gia Nghĩa tỉnh Đắk Nông, Việt Nam. Vị trí. Thác Liêng Nung nằm ở buôn N’Jriêng xã Đắk Nia thành phố Gia Nghĩa. Thác cách trung tâm thành phố Gia Nghĩa khoảng 10 km theo Quốc lộ 28 hướng đông nam đi tỉnh Lâm Đồng. Thác có độ cao khoảng 30 m. Thượng nguồn của thác là hồ Đắk Nia, một hồ thủy lợi rộng chừng 12 ha tạo ra trên suối Đắk Nia. Xung quanh thác là các buôn làng của đồng bào dân tộc M’nông và Mạ. Thác Liêng Nung có cảnh quan thiên nhiên xung quanh hoang dã là một trong những thắng cảnh kỳ thú và hấp dẫn của tỉnh Đắk Nông được quy hoạch thành khu du lich sinh thái với diện tích rộng 127 ha, trong đó có 12,7 ha là rừng tự nhiên. Tuy nhiên, hiện thác này đang dần cạn kiệt nước bởi vì việc xây dựng đập chứa nước ở thượng nguồn suối Đắk Nia phục vụ sản xuất nông nghiệp và nạn khai thác rừng đầu nguồn trái phép Truyền thuyết. Truyền thuyết kể rằng, thác Liêng Nung là dòng thác duy nhất của dòng suối Đắk Nia, bắt nguồn từ những khu rừng thiêng nên nước trong vắt, uống vào thì khỏe mạnh, chống lại được bệnh tật. Theo tiếng địa phương thì Liêng là thác, còn Nung là nơi nghỉ ngơi. Bởi vì, nhờ uống nước, tắm táp, nghỉ ngơi ở đây, nên người và súc vật mạnh khỏe, phát triển đông đúc. Tuy nhiên, vào một năm xa xưa, trời nắng hạn khiến cho không chỉ cây trồng mà cây rừng cũng bị chết rũ, thú rừng và vật nuôi bị chết khát nhiều vô kể. Chỉ riêng người và súc vật ở vùng Liêng Nung này là còn sống sót nhờ dòng thác Liêng Nung thần kỳ. Người dân quanh vùng như Đắk Đu, Đắk Măng… cũng kéo tới uống nước Liêng Nung. Thế nhưng, chỉ được một thời gian ngắn, những kẻ hung tợn từ nơi xa tới đã nổi lòng tham chiếm lấy dòng thác này. Chúng đã gây hấn, phá ống lồ ô hứng nước đang dựng dưới thác và dùng hung khí đánh đuổi mọi người. Để bảo vệ dòng nước quý, K’Ẹ- một thanh niên cường tráng, khỏe mạnh đã tập hợp trai tráng, người dân trong bon chiến đấu, đánh đuổi kẻ xâm lược suốt một ngày ròng. Cuộc hỗn chiến đã cướp đi hàng trăm sinh mạng của đôi bên và chỉ còn một mình chàng K’Ẹ sống sót. Còn lại một mình, không người thân thích, K’Ẹ buồn rầu nhìn cảnh bon làng xác xơ, xác chết ngổn ngang, nên đã lên đường đi tìm người giúp mình. Bỗng một hôm, chàng gặp một cô gái đang nằm thoi thóp bên một gốc cây khô vì khát nước, nên đưa về dòng Liêng Nung lấy nước cho uống. Kỳ lạ thay, sau khi uống nước của dòng thác, người con gái có tên là H’Dệt không chỉ khỏe ra mà còn "lột xác" trở nên vô cùng xinh đẹp. Thế là từ đó K’Ẹ và H’Dệt đã nên duyên vợ chồng. Sau khi lấy nhau, vợ chồng K’Ẹ chăm chỉ làm ăn, nên rẫy nhiều vô kể, lúa chất đầy kho. Nàng H’Dệt thì khéo tay biết làm tất cả mọi việc, từ ủ rượu cần cho đến dệt thổ cẩm, đan lát… Ít lâu sau, hai vợ chồng đã sinh được hai người con trai khỏe mạnh, đặt tên là K’Pên và K’Peo. Sau khi hai con đã biết quấn cái khố thì một hôm nàng H’Dệt xuống thác tắm và từ đấy không quay về nữa. K’Ẹ và các con đi tìm thì chỉ nghe một giọng nói thần bí từ thác vọng lại rằng: "H’Dệt là tiên được Giàng cử xuống để giúp người Mạ ở đây duy trì nòi giống, hết thời hạn nàng phải quay về trời". Bố con K’Ẹ buồn lắm nên ngày ngày đều xuống thác những mong gặp được nàng H’Dệt, nhưng hình bóng chẳng thấy đâu, chỉ dòng thác thì hiền hòa hơn và dòng chảy ngày càng giống như mái tóc của nàng H’Dệt. Biết không thể gặp lại được H’Dệt, bố con K’Ẹ từ đó dốc sức làm ăn. Hai người con cũng lấy vợ, sinh con lập nên ba bon N’riêng, Bu Sốp và Ting Wel Đơm tồn tại và phát triển cho đến bây giờ. Suối Đắk Nia. Suối Đắk Nia, thường viết trong bản đồ biên tập thời Pháp thuộc là Đăk Nir, là một phụ lưu cấp 1 của sông Đồng Nai. Suối dài 25 km, diện tích lưu vực 69 km², "mã sông" là "07 28". Suối Đắk Nia khởi nguồn từ các suối nhỏ ở vùng núi cao 800 m ở xã Đắk Ha huyện Đăk Glong tỉnh Đắk Nông, chảy vè hướng tây nam đến xã Đắk Nia. Tên xã Đắk Nia được đặt theo tên suối "Đắk Nir".
1
null
Gia trưởng ("paternalism") là hành động giới hạn sự tự do hoặc tự chủ của một cá nhân hay hội nhóm với ý định là mang lại lợi ích cho cá nhân, hội nhóm đó. Gia trưởng cũng có thể hàm ý rằng hành vi này chống lại hay bất chấp ý muốn của một người, hoặc hành vi đó thể hiện một thái độ bề trên kẻ cả. Hành vi gia trưởng, tính gia trưởng, thái độ gia trưởng thường mang sắc thái tiêu cực. Lưu ý rằng trong tiếng Việt, gia trưởng theo nghĩa gốc đơn giản có nghĩa là người đứng đầu gia đình (tương tự "gia chủ"), không có hàm ý tiêu cực.
1
null
Châu Kiệt (; sinh ngày 5 tháng 8 năm 1970) là một nam diễn viên và ca sĩ người Trung Quốc, nổi tiếng nhất nhờ đóng vai Phúc Khang An trong bộ ba phim "Hoàn Châu cách cách" và vai Dương Khang trong "Anh hùng xạ điêu" (2003). Thân thế và giáo dục. Châu sinh ra tại Tây An, Thiểm Tây vào ngày 5 tháng 8 năm 1970, trong khi nguyên quán của anh nằm ở Sơn Đông. Sau khi tốt nghiệp Học viện Hý kịch Thượng Hải vào năm 1993, anh chuyển công tác đến Nhà hát quốc gia Trung Quốc từ đó đến nay. Sự nghiệp diễn xuất. Châu có vai điện ảnh đầu tay trong phim tiểu sử "Nguyễn Linh Ngọc" của Quan Cẩm Bằng, anh hóa thân vào vai Lưu Quỳnh. Năm 1998, anh được tuyển vào vai diễn nổi tiếng nhất của mình, nhân vật Phúc Khang An (Phúc Nhĩ Khang) trong bộ phim truyền hình "Hoàn Châu cách cách", chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nữ tiểu thuyết gia người Đài Loan Quỳnh Dao. Anh tái đám nhận vai này trong các phần phim tiếp theo là "Hoàn Châu cách cách 2" (1999) và "Hoàn Châu cách cách 3" (2003). Châu còn thủ vai Bao Công trong bộ phim truyền hình lịch sử "Thiếu niên Bao Thanh Thiên" (2000) của đạo diễn Hồ Minh Khải, đóng cùng Thích Tiểu Long, Lưu Di Quân và Lý Băng Băng. Năm 2003, anh đóng cùng Lý Á Bằng, Châu Tấn và Tưởng Cần Cần trong bộ phim truyền hình võ hiệp "Anh hùng xạ điêu", dựa trên tiểu thuyết cùng tên của nhà văn người Hồng Kông Kim Dung. Anh thủ vai chính Hoàng Đại Tiên trong "Hiệp ảnh tiên tung", một bộ phim truyền hình kỳ ảo-võ hiệp chuyển thể từ bộ truyện về các vị tiên của Cát Hồng. Năm 2006, anh đóng vai Chu Vũ vương trong chuyển thể từ cuốn sách "Phong thần diễn nghĩa" của Hứa Trọng Lâm. Năm 2019, Châu có một vai nhỏ trong "Lão trung y", diễn cùng Trần Bảo Quốc, Phùng Viễn Chinh và Hứa Tình. Đời tư. Năm 2015, Châu Kiệt rời làng giải trí, chuyên tâm vào kinh doanh và làm nông nghiệp, cụ thể là đầu tư trồng lúa và kinh doanh sản phẩm sạch. Anh còn sở hữu một nhà máy rượu nho riêng. Theo ước tính của trang "QQ", tài sản của Châu Kiệt không dưới 2 triệu USD và anh còn sở hữu nhiều bất động sản ở châu Âu. Năm 2019, anh trực tiếp quyên góp 10 tấn gạo và đã đích thân đến Vũ Hán để điều phối trong Đại dịch COVID-19.
1
null
Trong vật liệu học, đa hình là khả năng mà một vật liệu rắn có thể tồn tại ở nhiều dạng có cấu trúc tinh thể khác nhau. Đa hình có thể thấy trong bất kỳ loại vật liệu kết tinh nào như polymer, khoáng vật, và kim loại, và liên quan đến thù hình, một kiểu đề cập đến nguyên tố hóa học. Hình dạng hoàn chỉnh của vật liệu được miêu tả bởi tính đa hình và các thông số khác như dạng thường tinh thể, tỉ lệ vô định hình hoặc khuyết tật tinh thể. Đa hình liên quan đến các lĩnh vực dược học, hóa nông, chất tạo màu, chất nhuộm, thực phẩm, và chất nổ. Một số kiểu đa hình của SiC.
1
null
Các 'nhà nước Hồi giáo ở Tây Phi (viết tắt là ISWA hoặc ISWAP) trước đây gọi là Jamā'at Ahl như-Sunnah nắp-da'wah wa'l-Jihad, thường được gọi làBoko Haram (tên theo bản ngữ Hausa: "cấm nền giáo dục phương Tây") là một nhóm vũ trang Hồi giáo được thành lập và có trụ sở tại Nigeria, cũng hoạt động tại Tchad, Niger và phía Bắc Cameroon. Nhóm này bị coi là "phiến quân" vì tổ chức các hoạt động khủng bố tại Nigeria, đặc biệt là năm 2009 và năm 2014. Tổng quan. Được thành lập bởi Mohammed Yusuf vào năm 2002, Boko Haram do Abubakar Shekau lãnh đạo từ năm 2009. Từ tháng 3 năm 2015 đến tháng 8 năm 2016, nhóm đã có sự liên kết với Nhà nước hồi giáo tự xưng IS. Tổ chức này đã giết chết hàng chục ngàn người và bắt 2,3 triệu người phải di tản, được xếp vào nhóm khủng bố chết người nhất thế giới theo Chỉ số khủng bố toàn cầu năm 2015. Trong số 2,3 triệu người bị di dời bởi cuộc xung đột kể từ tháng 5 năm 2013, ít nhất 250.000 người đã rời Nigeria và chạy trốn sang Cameroon, Chad hoặc Niger. Boko Haram đã giết chết hơn 6.600 người vào năm 2014. Nhóm đã tiến hành bắt cóc hàng loạt, bao gồm 276 cô gái từ Chibok vào tháng 4 năm 2014. Vào giữa năm 2014, các chiến binh đã giành quyền kiểm soát vùng lãnh thổ trong và xung quanh địa bàn của họ ở Borno, ước tính khoảng 2 vạn ki lô mét vuông vào tháng 1 năm 2015, nhưng không chiếm được thủ đô của tiểu bang, Maiduguri, nơi mà nhóm này ban đầu nổi dậy. Tháng 9 năm 2015, Giám đốc Thông tin tại Bộ Quốc phòng Nigeria tuyên bố rằng tất cả các trại của Boko Haram đều đã bị phá hủy. Vào ngày 7 tháng 3 năm 2015, lãnh đạo Boko Haram Abubakar Shekau cam kết trung thành với Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant hay ISIS và đổi tên hiệu lại thành Nhà nước Hồi giáo ở Tây Phi. Tư Tưởng. Boko Haram được thành lập như một giáo phái dòng Sunni Hồi giáo cực đoan, bị ảnh hưởng bởi phong trào Wahhabi, chủ trương một hình thức luật Sharia nghiêm ngặt. Nó phát triển thành một nhóm Salafist-jihadi trong năm 2009. Nhóm đã tố cáo các thành viên của các dòng Sufi, người Shiite, và giáo phái Izala là những người ngoại đạo. Boko Haram tìm kiếm việc thành lập một nhà nước Hồi giáo ở Nigeria. Họ phản đối việc Phương tây hóa của xã hội Nigeria và sự tập trung về của cải vật chất của đất nước trong số các thành viên của một tầng lớp chính trị nhỏ, chủ yếu ở các tín đồ Cơ Đốc miền Nam của đất nước. Nigeria là nền kinh tế lớn nhất châu Phi, nhưng 60% dân số trong số 173 triệu người (2013) sống dưới mức trung bình $ 1 một ngày. Trong một cuộc phỏng vấn BBC năm 2009, Yusuf, được các nhà phân tích mô tả là có học thức, đã khẳng định lại sự phản đối của ông đối với nền giáo dục phương Tây. Ông bác bỏ thuyết tiến hóa, nói rằng mưa không phải là "sự bốc hơi nước do mặt trời gây ra", và Trái đất không phải là một quả cầu. [66] Nhóm này truyền bá tư tưởng thù địch phương Tây, mang ý nghĩa rằng giáo dục của người Tây là một tội lỗi đáng nguyền rủa. Phiến quân này thể hiện sức mạnh thông qua các vụ bắt cóc, giết người và đánh bom trường học, nhà thờ. Tổ chức. Lãnh đạo. Boko Haram được thành lập bởi Mohammed Yusuf, người lãnh đạo nhóm từ năm 2002 cho đến khi ông qua đời vào năm 2009. Sau khi ông qua đời, cấp phó của ông, Abubakar Shekau, nắm quyền kiểm soát nhóm và dẫn nó đến tận ngày nay. Mặc dù Boko Haram được tổ chức trong một cấu trúc thứ bậc với một vị lãnh đạo nói chung, nhóm này cũng hoạt động như một hệ thống bí mật di động sử dụng một cấu trúc mạng, với các đơn vị có từ 300 đến 500 chiến binh. Ước tính tổng số chiến binh của Boko Haram nằm trong khoảng từ 500 đến 9.000 người. Tài chính. Boko Haram được cho là đã huy động được nhiều khoản tiền đáng kể từ việc bắt cóc để đòi tiền chuộc. Năm 2013, Boko Haram bắt cóc 7 gia đình người Pháp du lịch ở Cameroon và hai tháng sau đó thả những con tin cùng với 16 người khác để đổi lấy một khoản tiền chuộc là 3,15 triệu USD. Cũng như việc tống tiền từ cư dân địa phương, Boko Haram đã tuyên bố tống tiền từ các chính quyền địa phương. Một phát ngôn viên của Boko Haram tuyên bố rằng thống đốc bang Kano Ibrahim Shekarau và thống đốc bang Isaac Bauchi Isa Yuguda đã viện trợ cho họ hàng tháng. Huấn luyện. Các tín đồ của Boko được rèn luyện trong một môi trường khắc nghiệt, họ sẵn sàng dâng hiến bản thân để phá hoại Chính quyền nhằm tạo lập một Nhà nước mới. Boko Haram coi người Hồi giáo là đồng minh hay những phần tử ủng hộ các hoạt động vì nhân quyền, vì Chúa của lực lượng này. Lực lượng Boko Haram muốn thành lập một Nhà nước Hồi giáo tại Nigeria. Những cuộc tấn công đẫm máu của Boko Haram gần như nằm ngoài khả năng kiểm soát của chính quyền, tạo nên một thế đối lập không thể cân bằng giữa cộng đồng người Hồi giáo ở phía Bắc và người Thiên Chúa giáo ở phía Nam Nigeria. Boko Haram đang ngày càng phát triển một cách phức tạp hơn, táo tợn hơn và tăng mức độ giết chóc. Sự lộng hành hiện nay của nhóm phiến quân Hồi giáo tác động đến hệ thống an ninh của Nigeria. Phản ứng của chính phủ Nigeria. Vào mùa hè năm 2013, quân đội Nigeria đã đóng cửa vùng phủ sóng điện thoại di động ở ba tiểu bang phía đông bắc để làm gián đoạn giao tiếp của nhóm và khả năng kích hoạt các thiết bị IED. Tài khoản của những người trong nội bộ quân đội và dữ liệu về các vụ việc của Boko Haram trước, trong và sau khi điện thoại di động bị tắt điện cho thấy việc đóng cửa là "thành công" từ quan điểm chiến thuật quân sự. Tuy nhiên, nó gây tức giận cho người dân trong khu vực (do hậu quả tiêu cực về kinh tế và xã hội của việc tắt máy di động) và gây ra những ý kiến ​​tiêu cực đối với nhà nước và các chính sách khẩn cấp mới. Trong khi công dân và các tổ chức phát triển các chiến lược đối phó và phá hoại khác nhau, Boko Haram đã tiến hóa từ một mô hình mạng lưới nổi dậy cho một hệ thống tập trung khép kín, chuyển trung tâm hoạt động sang rừng Sambisa. Điều này về cơ bản đã thay đổi động thái của xung đột. Tháng 7 năm 2014, Nigeria ước tính đã có số vụ giết người khủng bố lớn nhất trên thế giới trong năm qua, 3477, đã giết chết 146 lần. Thống đốc Borno, Kashim Shettima, của phe đối lập ANPP, cho biết vào tháng 2 năm 2014: "Boko Haram được vũ trang tốt hơn và có động cơ tốt hơn quân đội của chúng ta. Với tình hình hiện tại, hoàn toàn không thể nào để đánh bại Boko Haram." Vào tháng 3 năm 2015, có thông báo rằng Nigeria đã thuê hàng trăm lính đánh thuê từ Nam Phi và Liên Xô cũ để giúp tạo ra lợi ích chống lại Boko Haram trước cuộc bầu cử ngày 28 tháng 3. Tháng 10 năm 2015, Tướng David M. Rodriguez, chỉ huy Bộ Tư lệnh Châu Phi của quân đội Mỹ, đã báo cáo rằng Boko Haram đã mất lãnh thổ, trực tiếp mâu thuẫn với những lời phát biểu của Boko Haram. Các nỗ lực của Hoa Kỳ để huấn luyện và chia sẻ thông tin với các lực lượng quân sự khu vực được cho là đã giúp đẩy lùi Boko Haram, nhưng các quan chức cảnh báo rằng nhóm này vẫn là một mối đe dọa trầm trọng.
1
null
Tortilla là một loại bánh mì dạng dẹt được làm từ bột bắp hoặc bột mì có xuất xứ từ Mexico và các nước châu Nam Mỹ. Bánh Tortilla là một nét độc đáo của ẩm thực Mexico. Loại truyền thống dùng bột bắp. Tortilla dùng làm vỏ, có thể thêm nhân thịt, trứng, rau và guacamole. Tổng quan. Loại bánh này phổ biến ở Trung Mỹ, có mặt hàng trăm năm nay từ thời Tiền Colombo. Về tên gọi "tortilla" thì gốc là từ tiếng Tây Ban Nha "torta", tức là một loại bánh hình tròn. Tiếp vĩ ngữ "-illa" có nghĩa là "be bé" nên tortilla là bánh tròn be bé. Tortilla là một phần cơ bản trong bữa ăn người Mexico với hơn 104 triệu dân tiêu thụ mỗi ngày ít nhất một lần, tương tự như người Việt dùng cơm nhưng ở dạng như cái bánh tráng. Tortilla được dùng như một thành phần trong các món taco, burrito và enchilada, khác nhau là nhân bên trong và cách nấu: chiên, hấp, nướng. Bánh truyền thống dùng bột bắp hòa với nước, thêm một số loại gia vị rồi đem chiên khô trên chảo nóng. Bánh được ăn kèm với các loại nhân hay súp.
1
null
Nhà thờ mọi Dân tộc, cũng gọi là Nhà thờ Hấp hối, là một nhà thờ Công giáo ở chân Núi Olives phía đông Jerusalem, bên cạnh vườn Gethsemani. Nhà thờ này có cất giữ một phần đá tảng được cho là nơi chúa Giê su đã quỳ để cầu nguyện cùng Chúa Cha trước khi Người bị bắt. (Phúc âm Mác-cô 14:32-42). Nhà thờ này trực thuộc dòng Phan xicô. Lịch sử. Nhà thờ hiện nay nằm trên nền của hai nhà thờ trước đó: một vương cung thánh đường thời đế quốc Byzantine, bị phá hủy trong trận động đất năm 746, và một nhà nguyện nhỏ thời Thập tự chinh, bị bỏ hoang năm 1345. Năm 1920 trong khi đào móng xây nhà thờ, người ta đã tìm thấy một cây cột ở sâu 2 mét dưới sàn nhà nguyện thời Thập tự chinh. Các mảnh vỡ của một bức tranh khảm tuyệt vời cũng đã được tìm thấy. Sau phát hiện này, kiến trúc sư đã lập tức ngưng việc làm nền móng nhà thờ mới đồng thời bắt đầu tiến hành việc khai quật di tích của nhà thờ trước kia, và người ta đã tìm thấy thêm nhiều di tích của một nhà thờ thời đế quốc Byzantine. Sau khi các di tích còn lại của nhà thờ thời đế quốc Byzantine đã được khai quật hoàn toàn thì kế hoạch xây dựng nhà thờ mới được sửa đổi, và công việc xây dựng nhà thờ hiện nay được tiếp tục tiến hành từ ngày 19.4.1922 tới tháng 6 năm 1924 thì nhà thờ được thánh hiến. Thiết kế và xây dựng. Nhà thờ do kiến trúc sư người Ý Antonio Barluzzi thiết kế, được xây dựng từ năm 1920 tới năm 1924 do quỹ hiến tặng của nhiều nước khác nhau. Những quốc huy riêng của mỗi quốc gia hiến tặng đều được khắc vào kính trên trần nhà và khảm trong các tranh khảm. Những quốc gia hiến tặng được vinh danh theo cách nói trên theo thứ tự từ phía bên trái bắt đầu từ gian cung thánh: Argentina, Brazil, Chile và Mexico; ở giữa nhà thờ là: Ý, Pháp, Tây Ban Nha và Vương quốc Anh; ở phía bên phải là: Bỉ, Canada, Đức và Hoa Kỳ. Các tranh khảm ở gian cung thánh là tặng phẩm của Ireland, Hungary và Ba Lan mô tả việc Chúa Giêsu hấp hối được Thiên thần xuống an ủi, Nụ hôn của Judas và việc bắt Chúa Giêsu. Vòng bao quanh phiến đá tảng được cho là nơi chúa Giê su đã quỳ để cầu nguyện cùng Chúa Cha trước khi Người bị bắt gồm các gai bằng sắt rèn - tượng trưng mạo gai người Do Thái đội trên đầu Chúa Giêsu - là tặng phẩm của nước Úc. Phiến đá này đặt trước bàn thờ. Do những quà tặng đa quốc gia này nên nhà thờ hiện nay mang tên "Nhà thờ mọi Dân tộc". Có hai loại đá được sử dụng trong xây dựng nhà thờ này: bên trong dùng đá khai thác ở mỏ đá Lifta, phía tây bắc Jerusalem; còn bên ngoài là đá màu hồng từ Bethlehem. Nhà thờ được chia thành ba gian dọc với 6 cột. Thiết kế này cho ấn tượng của một hội trường lộ thiên lớn. Thủy tinh màu tím được sử dụng trong suốt nhà thờ để gợi lên một tâm trạng trầm cảm tương tự như sự hấp hối của Chúa Kitô, và trần nhà được sơn một màu xanh đậm để mô phỏng bầu trời ban đêm. Mặt tiền. Mặt tiền nhà thờ được chống đỡ bởi hàng cột theo thức cột Corinth, trên các trụ cột là tượng của 4 tác giả Phúc âm: Mát-thêu, Mác-cô, Luca và Gioan. Phía trên là bức tranh khảm hiện đại mô tả Chúa Cha ở trên cùng với hai chữ Alpha và Omega (Khởi đầu và Tận cùng), dưới là chúa Giêsu, người trung gian hòa giải giữa Chúa Cha và Nhân loại. Người thiết kế tranh khảm ở mặt tiền này là giáo sư Giulio Bargellini. Tính đại kết. Một bàn thờ lộ thiên nằm trong khu vườn của nhà thờ được nhiều giáo phái Kitô giáo sử dụng, trong đó có các tín đồ Công giáo La Mã, Chính thống giáo Đông phương, Giáo hội Tông đồ Armenia, Tin Lành, Giáo hội Luther, Phong trào Tin Lành, Anh giáo, và bất kỳ giáo phái Kitô giáo hoặc Chính thống giáo nào thuộc mọi dân tộc.
1
null
Pháo đài Lahore có tên địa phương là Shahi Qila (Punjabi, Urdu: شاہی قلعہ) là một pháo đài nằm tại thành phố Lahore, Punjab, Pakistan. Công trình này nằm ở góc tây bắc của Bức tường thành bao quanh thành phố Lahore. Nó có hình thang và trải rộng trên diện tích 20 ha. Cấu trúc cơ sở hiện tại của pháo đài được xây dựng trong triều đại Mogul của Hoàng đế Akbar giữa năm 1556-1605 và đã được thường xuyên nâng cấp trong các triều đại Mogul, Sikh và Anh. Nó có hai cửa, một được gọi là Cổng Alamgiri được xây dựng bởi hoàng đế Aurangzeb hướng ra Nhà thờ Hồi giáo Badshahi và Cổng Masjidi là cổng cũ của Bức tường thành của thành phố được xây dựng bởi hoàng đế Akbar. Hiện nay, cổng Alamgiri được sử dụng như là lối vào chính trong khi Masti bị đóng vĩnh viễn. Pháo đài thể hiện những truyền thống phong phú của kiến trúc Mogul. Một số địa danh nổi tiếng bên trong pháo đài bao gồm: Sheesh Mahal, cổng Alamgiri, Rạp Naulakha, và Nhà thờ Hồi giáo Moti Masjid. Năm 1981, pháo đài được công nhận là một Di sản thế giới của UNESCO cùng với Vườn Shalimar. Khu gian hàng của Pakistan tại Expo 2010 được thiết kế như một bản sao của pháo đài. Lịch sử. Người ta không thể nói một cách chắc chắn Pháo đài Lahore ban đầu được xây dựng do ai, kể từ khi lịch sử về pháo đài này bị mất. Tuy nhiên, bằng chứng khảo cổ học được tìm thấy trong cuộc khai quật cho thấy dấu hiệu lớn rằng nó được xây dựng từ khoảng trước năm 1025. Đến năm 1241, những người Mông Cổ xâm chiếm và đã tàn phá pháo đài cho đến khi nó được xây dựng lại bởi Anushay Mirza Ghiyas ud din Balban vào năm 1267. Đến năm 1398, nó lại một lần nữa bị quân đội của Timur Lenk nhưng được xây dựng lại bằng bùn vào năm 1421 bởi Vua Shah Mubark Syed. Phải đến năm 1566, hoàng đế Akbar của Đế quốc Mogul đã cho xây pháo đài bằng nguyên liệu là gạch trên nền tảng trước đó của nó. Diện tích của nó đã được mở rộng về phía sông Ravi, mà vì đó mà cho đến khoảng năm 1849, con sông chảy dọc theo pháo đài ở phía bắc. Akbar cũng đã xây dựng "Doulat Khana-e-Khas-o-Am", "Jharoka-e-Darshan", Cổng Masjidi vv.. Sau đó, lần lượt trong các quãng thời gian tiếp theo, các công trình đã được xây dựng thêm như: Jehangir thêm Doulat Khana-e-Jehangir (1618); Shah Jahan xây dựng Shish Mahal (1631) và Khawabgah, "Hamam", "Khilwat Khana", Nhà thờ Hồi giáo Moti Masjid (1633), "Diwan-e-Khas" (1645); Aurangzeb xây dựng cổng Alamgiri (1674).
1
null
Sân bay Courchevel là một sân bay phục vụ Courchevel ở một khu vực trượt tuyết trên núi Alps của Pháp. Sân bay có đường băng rất ngắn 525 m, đường băng có độ uốn võng 18,5 độ. Sân bay này không cho phép bay go-around. Sân bay này không trang bị hệ thống cất hạ cánh chính xác nên việc hạ cánh trong điều kiện mây và sương mù hầu như không thể. Sân bay này nguy hiểm do đường băng ngắn và võng và nằm sườn núi dựng đứng Chương trình Các sân bay nguy hiểm nhất của Kênh lịch sử xếp sân bay này nguy hiểm thứ 7 trên thế giới
1
null
Mùa đầu tiên của "How I Met Your Mother", một bộ phim truyền hình dài tập thuộc thể loại hài kịch tình huống của Mỹ do Carter Bays và Craig Thomas giám chế, được trình chiếu trên đài CBS tại Hoa Kỳ vào ngày 19 tháng 9 năm 2005 và kết thúc vào ngày 15 tháng 5 năm 2006. Phần phim do Pamela Fryman đạo diễn với sự sản xuất bởi Bays & Thomas Productions và 20th Century Fox Television. Mùa phim gồm 22 tập, mỗi tập dài xấp xỉ 22 phút. Mùa phim giới thiệu về nhân vật Ted Mosby (do Bob Saget lồng tiếng) trong năm 2030 khi ngồi xuống và kể cho các con mình nghe câu chuyện khi anh gặp mẹ chúng. Câu chuyện bắt đầu vào năm 2005, với Ted (Josh Radnor) là một kiến trúc sư độc thân 27 tuổi sống tại Manhattan cùng với hai người bạn thân từ thời Đại học: Marshall Eriksen (Jason Segel), một sinh viên luật và Lily Aldrin (Alyson Hannigan), một giáo viên mẫu giáo, người hẹn hò cùng Marshall trong gần 9 năm cho đến khi anh cầu hôn cô. Cuộc hôn nhân của họ tác động đến Ted và khiến anh cố gắng tìm cho mình một người bạn đời, khiến cho người tự nhận là bạn thân của anh, Barney Stinson (Neil Patrick Harris) phải chán ghét. Trong khi bắt đầu tìm một nửa hoàn hảo của mình, Ted gặp được một nữ phóng viên trẻ tuổi, Robin Scherbatsky (Cobie Smulders) và nhanh chóng có cảm tình. Dù vậy, Robin không muốn yêu đương vội vàng và cả hai đều quyết định trở thành bạn. Ted sau đó hẹn hò cùng cô thợ làm bánh Victoria, nhưng khi cô ấy chuyển đến Đức trong một hội nấu ăn, Ted lại khiến Robin tin rằng họ đã chia tay. Sau cùng, chuyện giữa anh và Victoria đổ vỡ trong khi Robin cố gắng xa lánh anh. Khi càng gần đến ngày cưới, Lily bắt đầu tự hỏi liệu có lỡ mất bất kì cơ hội nào chỉ vì mối quan hệ giữa cô và Marshall hay không, trước khi quyết định theo đuổi một nhóm hội họa tại San Francisco và huỷ bỏ hôn ước của mình. Mùa phim này nhận được những phản hồi trái chiều. Trên trang mạng tổng hợp Rotten Tomatoes, có 56% các nhà phê bình cho kết quả tích cực, đồng nghĩa với mức đánh giá tiêu cực. Dù vậy, mùa phim vẫn có mặt trong nhiều danh sách tác phẩm truyền hình xuất sắc của các tạp chí như "Time" và "Chicago Tribune". Mùa phim nhận được trung bình 9,47 triệu người xem trong mỗi 22 tập công chiếu tại Hoa Kỳ. Trong danh sách chương trình hợp lệ được phát trong khung giờ vàng năm 2005-06 tại Mỹ, "How I Met Your Mother" xếp thứ 51 trên 156, theo hệ thống kiểm định Nielsen. Tập phim đầu tiên đạt 10.94 triệu người xem, trong khi tập cuối có 8,64 triệu người theo dõi. Tuyển vai. Mùa đầu tiên có sự xuất hiện của 5 diễn viên trong vai chính. Josh Radnor thủ vai Ted, một kiến trúc sư trẻ tuổi, người vẫn đang tìm cho mình một người vợ tương lai. Jason Segel và Alyson Hannigan trong vai Marshall Eriksen và Lily Aldrin, một cặp tình nhân đã đính hôn cùng nhau. Cobie Smulders trong vai Robin Scherbatsky, một phóng viên đầy tham vọng, người mà Ted phải lòng. Barney Stinson, người tự xưng là bạn thân của Ted và là một kẻ lăng nhăng, do Neil Patrick Harris thủ vai. Mùa một cũng giới thiệu các vai phụ, bao gồm Lyndsy Fonseca và David Henrie trong vai các con của Ted và Ashley Williams trong vai Victoria, người tình của Ted trong nửa sau của mùa này. Tập đầu của phim giành đề cử cho giải Hiệp hội tuyển vai Mỹ cho hạng mục "Tập thí điểm phim hài truyền hình xuất sắc nhất". "How I Met Your Mother" lấy cảm hứng từ ý tưởng của Carter Bays và Craig Thomas khi "viết về những người bạn của chúng tôi và những điều điên rồ mà chúng tôi làm ở New York," khi họ từng là biên kịch truyền hình cho chương trình "Late Show with David Letterman". Cả hai đều mang tình bạn vào việc chế tác các nhân vật. Ted được mô phỏng theo Bays, Marshall và Lily được diễn tả giống như Thomas và vợ của anh, Rebecca, người ban đầu tỏ ra miễn cưỡng khi biết có một nhân vật dựa trên cô ấy nhưng sau đó đồng tình khi biết Hannigan là người nhận vai. Radnor và Segel lúc đó còn là những cái tên chưa được biết tới, nhưng Smulders, một diễn viên chưa có tên tuổi khác, nhận vai Robin sau khi Jennifer Love Hewitt bỏ qua vai này và tham gia loạt phim "Ghost Whisperer". Bays và Thomas chia sẻ "tạ ơn Chúa chúng tôi đã chọn cô ấy vì hàng triệu lý do... khi Ted gặp cô ấy lần đầu thì cả nước Mỹ cũng lần đầu tiên được ngắm nhìn cô ấy - sự hấp dẫn của việc đó đẩy bộ phim tiếp tục đi lên và giữ mạch sống cho toàn loạt phim". Vai Barney được nhắm sẵn theo "kiểu John Belushi", trước khi Neil Patrick Harris trúng tuyển nhận vai sau khi được mời đến buổi thử vai bởi đạo diễn tuyển vai của loạt phim - Megan Branman. Vai diễn được xem là nhân vật đột phá của tác phẩm, "Variety" gọi đây là một "vai diễn đột phá lớn" và "Boston.com" đề bật vai diễn này là "yếu tố được bàn luận nhiều nhất của loạt phim". Robert Bianco từ "USA Today" cho rằng Harris "tỏa sáng" trong vai diễn này và khen ngợi phần diễn xuất "thú vị" của Hannigan sánh ngang cùng "Buffy the Vampire Slayer". Phát hành. Đánh giá chuyên môn. Mùa phim đầu tiên của "How I Met Your Mother" nhận được các phản hồi trái chiều bởi các nhà phê bình truyền hình. Tại trang web đánh giá Metacritic, mùa phim đạt 69 trên 100 điểm với 25 bài đánh giá. Nhiều nhà phê bình so sánh tác phẩm với sê-ri truyền hình hài kịch tình huống "Những người bạn", với ý kiến cho rằng đây là một "bản kế nhiệm đáng giá" và là một phiên bản "xào nấu lại được thực hiện tốt". James Poniewozik của "Time" liệt loạt phim vào danh sách "Chương trình truyền hình xuất sắc nhất" cùng một đánh giá tích cực, cho rằng "biên kịch phim hiểu rõ những nhân vật này từ trong ra ngoài dù phim chỉ mới bắt đầu vài tập". Dù vậy, Poniewozik lại chế giễu phần thuật lại của Ted, tức phần tiền đề của loạt phim, khi diễn tả nó là một "sự sao nhãng một cách phô trương". Trong một đánh giá tích cực khác, Hal Boedeker của "The Orlando Sentinel" lại cho rằng "những nút thắt của bộ phim có thể kéo khán giả trở lại thực tế" và đề cao năm diễn viên chính với cụm từ "không thể cưỡng lại." The A.V. Club gọi phần tiền đề của tác phẩm là "một nhà quán quân" và đề cao sự "quyến rũ" của các diễn viên trong loạt phim, nhưng phê bình việc vẫn bị kẹt trong mô típ bộ phim độc thoại thông thường, cũng như Doug Elfman từ "Chicago Sun-Times", người chỉ trích phần kịch bản phim, khi mô tả chỉ hơn một loạt "những trò đùa rẻ mạt". Robert Bianco từ "USA Today" có đánh giá tích cực hơn, khi đề cao "dàn diễn viên tốt" cùng "kịch bản hài hước" và gọi đây là loạt phim "sáng tạo nhất" trong các loạt phim mới trong năm đó. "The New York Times" cho rằng phim "dễ chịu khi xem" và "có tiềm năng phát triển", nhưng lại không phải là tác phẩm hài kịch tình huống gây nên cách mạng hoá hay tạo nên bất cứ một hiện tượng văn hoá nào. Charlie McCollum của "The San Jose Mercury News" có viết rằng "How I Met Your Mother" là một ứng cử viên số một cho việc thay thế "Friends" trong thể loại hài kịch tình huống, đề cao bộ phim là "một thứ gì đó thực sự dí dỏm và có sức hấp dẫn lớn". Charlie còn đề cao biên kịch phim trong việc "đưa làn gió mới đến công thức loạt phim hài kịch tình huống rập khuôn" và cả dàn làm phim vì "đánh trúng vào sự hài hước và tâm lý người xem ngay từ những cảnh đầu tiên", dự đoán đây có thể là một sản phẩm sáng tạo nổi bật với khán giả. Giải thưởng. Mùa phim đầu tiên gặt hái 4 đề cử và thắng 2 giải. Cả hai lần thắng đều diễn ra tại Giải Emmy Primetime lần thứ 58, ở hạng mục "Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc cho phim truyền hình" và "Kĩ thuật quay phim nổi bật cho phim truyền hình". Ngoài ra, mùa phim còn giành đề cử cho giải People's Choice Awards cho "Phim hài truyền hình mới được yêu thích nhất" và tại Casting Society of America cho "Dàn diễn viên tập đầu phim hài truyền hình xuất sắc nhất". Phân phối. CBS công chiếu mùa phim này tại Hoa Kỳ vào ngày 19 tháng 9 năm 2005. Trên thế giới, mùa phim lên sóng tại Anh Quốc trên đài BBC Two ngày 22 tháng 8 năm 2007, trên kênh CityTV tại Canada và tại Úc trên đài Seven Network. Mùa đầu của loạt phim được phát hành dưới dạng DVD tại Mỹ dưới cái tên "How I Met Your Mother mùa 1" cùng dòng tựa đề "Một câu chuyện tình được thuật lại" vào ngày 21 tháng 11 năm 2006 dưới dạng một bộ gồm 3 đĩa. Trong DVD, phim bị cắt lại phần màn hình rộng gốc thành khung hình . Bộ đĩa tại Khu vực 2 được phát hành ngày 7 tháng 5 năm 2007 và Khu vực 4 ngày 10 tháng 1 năm 2007. Mỗi tập trong mùa này đều được truyền tiếp trên hệ thống Netflix và Amazon Instant Video, đồng thời khán giả có thể mua phim tại Cửa hàng iTunes tại Mỹ. Tập phim. <onlyinclude> </onlyinclude>
1
null
Chùa Linh Ứng (chữ Hán: 靈應寺) – Bãi Bụt, Sơn Trà, Đà Nẵng là một trong ba ngôi chùa cùng mang tên Linh Ứng ở Đà Nẵng. Do cố ý vì mục đích kinh doanh hay vì một lý do nào đó mà 2 ngôi chùa mới xây sau này đều cùng tên với ngôi chùa cổ.Không rõ là do vô tình hay do chữ duyên mà cả ba ngôi chùa đều được tọa lạc trên những vị thế đắc địa của thành phố Đà Nẵng, tạo thành một "tam giác" linh thiêng trong thành phố. Đó là chùa Linh Ứng Non Nước, nằm trên hòn Thủy sơn của một trong 5 ngọn núi Ngũ Hành Sơn. Chùa Linh Ứng Bà Nà nằm trên chót vót núi cao của địa danh nghỉ mát "Đà Lạt của miền Trung" và Linh ứng Bãi Bụt, Sơn Trà, nằm lưng chừng núi – bán đảo Sơn Trà. Chùa Linh Ứng Bãi Bụt là ngôi chùa to nhất, mới nhất và đẹp nhất trong 3 ngôi chùa. Chùa Linh Ứng được đặt viên đá táng đầu tiên vào ngày 19/6/2004 âm lịch, sau 6 năm xây dựng ngày 30/7/2010 (nhằm ngày 19/6 năm Canh Dần) thì chính thức khánh thành. Đến nay, chùa vẫn còn tiếp tục xây dựng thêm nhiều hạng mục mới. Vị trí địa lý. Chùa Linh Ứng - Bãi Bụt nằm trên bán đảo Sơn Trà trực thuộc quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, do Thượng tọa Thích Thiện Nguyện trụ trì. Ngoài việc được biết đến như một ngôi chùa đẹp, lớn và trẻ nhất trong 3 ngôi "Linh Ứng Tự" ở Đà Nẵng, Chùa Linh Ứng Bãi Bụt còn được biết đến bởi là nơi có tượng Phật Quan Thế Âm cao nhất Việt Nam. Điểm nhấn quan trọng của Chùa Linh Ứng Bãi Bụt là tượng Quán Thế Âm Bồ Tát được xem là cao nhất Việt Nam (67m).
1
null
Rab (, ) là một hòn đảo nằm trong vịnh Kvarner ở Croatia, có một thành phố cũng cùng tên, không xa từ bờ biển Croatia ở phía bắc của biển Adriatic. Đảo này dài 22 km, có diện tích là 93,6 km² và có dân số là 9.480 người (2001). Điểm cao nhất là núi Kamenjak cao 408 m. Mặt đông bắc của đảo thì cằn cỗi, trong khi ở phía tây nam có những khu rừng sồi cuối cùng còn tồn tại ở Địa Trung Hải. Có phà chạy từ cảng Stinica ở đất liền ra đảo (Misnjak) mất 15 phút, hoặc từ đảo tới các đảo lân cận như Krk (Lopar-Valbiska) và Pag. Địa lý. Rab có khí hậu Địa Trung Hải, mùa đông không lạnh lắm và mùa hè chỉ nóng dịu. Vào mùa đông nhiệt độ ít khi nào giảm xuống tới dưới độ không. Tuy nhiên đỉnh Velebit vào mùa đông thường bị tuyết phủ. Đất đai thường khô cằn. Cả đảo có 3 vùng đồi núi, lớn nhất là khu Kamenjak. Nó tách rời bán đảo Lopar ở miền Bắc với xã Lopar với phần còn lại của đảo. Tại một bán đảo ở phía Tây là khu rừng Kalifront, một trong những rừng sồi cuối cùng của Địa Trung Hải còn sót lại. 49% diện tích của đảo bị rừng bao phủ. Như vậy đảo Rab thuộc về những đảo nhiều rừng nhất của Croatia. Rab có hơn 300 nguồn nước, một số được dùng để cung cấp nước. Làng xã ở Rab. Rab cũng là tên của một thành phố cảng có từ trước Công nguyên nằm ở bờ biển Tây Nam của đảo. Thành phố này có 1592 dân cư, nằm trên bán đảo hẹp giữa vịnh Sv. Eufemija và cảng von Rab. Thuộc về xã Rab có các làng Barbat, Banjol, Kampor, Mundanije, Palit và Supetarska Draga. Làng Lopar ở phía Bắc của đảo có một xã riêng.
1
null
USS "Reid" (DD-369) là một tàu khu trục lớp "Mahan" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào giữa những năm 1930. Nó là chiếc tàu chiến thứ ba của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Samuel Chester Reid (1783-1861), một sĩ quan hải quân từng tham gia cuộc Chiến tranh 1812. Nó đặt căn cứ tại Thái Bình Dương, hoạt động tuần tra và hộ tống trước và trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, đã có mặt tại Trân Châu Cảng vào lúc diễn ra cuộc tấn công vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, nhưng đã không chịu hư hại hay thương vong, và đã tiếp tục hoạt động trong chiến tranh cho đến khi bị máy bay cảm tử kamikaze đánh chìm tại Philippines năm 1944. Thiết kế và chế tạo. "Reid" được đặt lườn vào ngày 25 tháng 6 năm 1934 tại xưởng tàu của hãng Federal Shipbuilding and Drydock Company ở Kearny, New Jersey. Nó được hạ thủy vào ngày 11 tháng 1 năm 1936, được đỡ đầu bởi bà Beatrice Reid Power; và được đưa ra hoạt động vào ngày 2 tháng 11 năm 1936 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Đại tá Hải quân Robert B. Carney. Lịch sử hoạt động. Từ năm 1937 đến năm 1941, "Reid" tham gia các hoạt động huấn luyện và cơ động hạm đội tại Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Khi Hải quân Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, các khẩu pháo của nó đã nổ súng vào những kẻ tấn công, bắn rơi một máy bay đối phương; và sau cuộc tấn công, nó tuần tra ngoài khơi quần đảo Hawaii, đảo san hô Palmyra và đảo Johnston trong tháng 12. Đến tháng 1 năm 1942, nó hộ tống một đoàn tàu vận tải đi San Francisco, California trước khi quay trở lại Hawaii tiếp tục nhiệm vụ tuần tra; đi đến đảo Midway và hộ tống thêm hai đoàn tàu vận tải khác đi San Francisco. Khởi hành từ Trân Châu Cảng vào ngày 22 tháng 5 năm 1942, "Reid" đi lên phía Bắc để bắn phá các vị trí của quân Nhật trên đảo Kiska, Alaska vào ngày 7 tháng 8. Nó hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lên Adak, Alaska vào ngày 30 tháng 8, và đã đánh chìm tàu ngầm Nhật "RO-61" bằng hải pháo vào ngày 31 tháng 8. Sau khi chuyển năm tù binh Nhật về Dutch Harbor, Alaska, nó tuần tra gần New Caledonia, Samoa và quần đảo Fiji trong tháng 10 và tháng 11 năm 1942. Rời cảng Suva, Fiji vào ngày Giáng sinh 1942, nó hộ tống các tàu vận chuyển chở binh lính Lục quân đến Guadalcanal, trước khi bảo vệ cho một đoàn tàu khác đi đến Espiritu Santo, New Hebrides. Trong tháng 1 năm 1943, nó bắn phá nhiều vị trí đối phương tại Guadalcanal. Sau khi tuần tra tại khu vực quần đảo Solomon, "Reid" cũng cung cấp thông tin radar và dẫn đường tác chiến cho cuộc đổ bộ lên Lae, New Guinea vào ngày 4 tháng 9 năm 1943. Đang khi hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lên Finschhafen, New Guinea vào ngày 22 tháng 9, nó đã bắn rơi hai máy bay đối phương. Sau các hoạt động tuần tra và hộ tống ngoài khơi New Guinea, nó khởi hành từ Buna Roads, New Guinea để hộ tống một đoàn tàu chuyển quân để đổ bộ lên Arawe, New Britain vào ngày 15 tháng 12. Nó bảo vệ cho cuộc đổ bộ lên mũi Gloucester, New Britain vào ngày 26 tháng 12, và tại Saidor, New Guinea vào ngày 2 tháng 1 năm 1944. Nó lại tiếp tục hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lên đảo Los Negros, quần đảo Admiralty vào ngày 29 tháng 2 và Hollandia, New Guinea vào ngày 22 tháng 4. Các khẩu pháo của nó đã bảo vệ cho cuộc đổ bộ lên đảo Wakde vào ngày 17 tháng 5, lên Biak vào ngày 27 tháng 5 và đảo Noemfoor, New Guinea vào ngày 2 tháng 7. Khởi hành từ Trân Châu Cảng vào ngày 29 tháng 8 năm 1944, "Reid" hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lên đảo Wake vào ngày 3 tháng 9. Sau khi tuần tra ngoài khơi Leyte, Philippines trong tháng 11, nó lên đường đi đến vịnh Ormoc, Leyte, hỗ trợ cho cuộc đổ bộ tại đây vào ngày 7 tháng 12, và hộ tống cho tàu chị em bị hư hại rút lui về phía vịnh Leyte. Trong giai đoạn này, cá ccuộc chiến đấu diễn ra liên miên; trong hai tuần lễ tại vùng biển chung quanh Leyte, thủy thủ đoàn chỉ được ngủ một hay hai giờ mỗi lần, vì phải chuyển sang trạng thái báo động chiến đấu trung bình mười lần mỗi ngày. Đang khi hộ tống một đoàn tàu vận tải tiếp liệu đến vịnh Ormoc, ở gần eo biển Surigao vào ngày 11 tháng 12 năm 1944, "Reid" bị đánh chìm trong một trận chiến mà nó đã tiêu diệt bảy máy bay đối phương. "Reid" đang bảo vệ một lực lượng tàu đổ bộ vận chuyển tiếp liệu hướng đến vịnh Ormoc ngoài khơi bờ biển phía Tây Leyte. Vào khoảng 17 giờ 00, mười hai máy bay đối phương đã tiếp cận đoàn tàu vận tải; "Reid" là chiếc gần hơn hết đối với những máy bay tấn công. Chiếc thứ nhất và chiếc thứ hai đã bị bắn rơi bởi pháo 5-inch, và chiếc thứ ba nổ tung ở cách bên mạn phải. Chiếc thứ tư bị rơi ở mực nước vì vướng một cánh lên dây chằng cột ăn-ten bên mạn phải; quả bom của nó phát nổ gây hư hại đáng kể phía trước con tàu. Chiếc thứ năm bắn phá bên mạn phải tàu và bị rơi phía đuôi mạn trái. Chiếc thứ sáu bắn phá cầu tàu bên mạn trái và bị rơi phía đuôi bên mạn phải; chiếc thứ năm và thứ sáu rõ ràng không mang bom hoặc bom của chúng bị tịt ngòi. Chiếc thứ bảy tấn công từ phía đuôi, bắn phá "Reid" và rơi bên mạn trái; quả bom của nó nổ cạnh hầm đạn phía sau, làm vỡ tung con tàu. Tất cả các hoạt động trên diễn ra chỉ trong vòng một phút. Con tàu bị tử thương nhưng vẫn duy trì được tốc độ . Khi phần đuôi bị vỡ tung, nó lật nghiêng qua mạn phải rồi chìm xuống biển ở độ sâu chỉ trong vòng hai phút, ở tọa độ . 103 thành viên thủy thủ đoàn đã thiệt mạng cùng con tàu; những người sống sót bị máy bay Nhật tấn công trước khi được cứu vớt. 150 người sống sót được các tàu đổ bộ của đoàn tàu vớt lên. Phần thưởng. "Reid" được tặng thưởng bảy Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
Philip Warren Anderson (13 tháng 12 năm 1923 - 29 tháng 3 năm 2020) là nhà vật lý người Mỹ. Ông được trao Giải Nobel Vật lý vào năm 1977 nhờ những nghiên cứu lý thuyết về cấu trúc điện tử của các hệ từ hỗn loạn. Cùng được trao giải thưởng này gồm là Neville Francis Mott và John Hasbrouck van Vleck.
1
null
Sir Nevill Francis Mott (1905-1996) là nhà vật lý người Anh. Ông cùng Philip Warren Anderson và John Hasbrouck van Vleck là những chủ nhân của Giải Nobel Vật lý năm 1977. Công trình giúp họ đạt giải là những nghiên cứu ý thuyết về cấu trúc điện tử của các hệ từ hỗn loạn .
1
null
Sheldon Lee Glashow (sinh năm 1932) là nhà vật lý người Mỹ. Ông được trao Giải Nobel Vật lý cùng với Abdus Salam và Steven Weinberg vào năm 1979 với công trình nghiên cứu lý thuyết thống nhất tương tác yếu và tương tác điện từ giữa các hạt cơ bản, tiên đoán sự tồn tại của dòng trung hòa yếu.
1
null
Mohammad Abdus Salam (tiếng Punjab: محمد عبد السلام), KBE là nhà vật lý người Pakistan. Ông cùng Sheldon Lee Glashow và Steven Weinberg giành Giải Nobel Vật lý năm 1979 cho những nghiên cứu lý thuyết thống nhất tương tác yếu và tương tác điện tử giữa các hạt cơ bản, tiên đoán sự tồn tại của dòng trung hòa yếu. Ba người họ độc lập với nhau chứng minh được lực hạt nhân yếu và điện động lực học lượng tử có thể thống nhất với nhau thành một lý thuyết chung là lý thuyết lực điện - yếu. Ông là một trong những nhà vật lý Pakistan đầu tiên giành giải thưởng này. Vào năm 1984, ông cùng Remo Ruffini sáng lập các cuộc gặp Marcel Grossmann (Marcel Grossmann Meetings). Tên của Salam đã được dùng để đặt tên cho Giải thưởng Abdus Salam.
1
null
Steven Weiberg (sinh 1933 - 23//72021) là nhà vật lý người Mỹ. Ông cùng Sheldon Glashow và Abdus Salam đoạt Giải Nobel Vật lý năm 1979 nhờ những nghiên cứu về tương tác yếu và tương tác điện tử giữa các hạt cơ bản, tiên đoán sự tồn tại của dòng trung hòa yếu. Ông giữ chức chủ tịch Josey Regental Khoa học tại Đại học Texas tại Austin, nơi ông là thành viên của Khoa Vật lý và Thiên văn. Nghiên cứu của ông về hạt cơ bản và vũ trụ học vật lý đã được vinh danh với nhiều giải thưởng và giải thưởng, bao gồm giải Nobel Vật lý năm 1979 và Huân chương Khoa học Quốc gia năm 1991. Năm 2004, ông nhận được Huy chương Benjamin Franklin của Hiệp hội Triết học Hoa Kỳ, với một trích dẫn cho rằng ông "được nhiều người coi là nhà vật lý lý thuyết ưu việt còn sống ở thế giới ngày nay." Ông đã được bầu vào Viện hàn lâm Quốc gia Hoa Kỳ và Hội Hoàng gia Anh, cũng như Hiệp hội Triết học Hoa Kỳ và Học viện Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ. Các bài báo của Weinberg về các chủ đề khác nhau thỉnh thoảng xuất hiện trong "The New York Review of Books" và các tạp chí định kỳ khác. Ông từng là nhà tư vấn tại Cơ quan Kiểm soát và Giải trừ Vũ khí Hoa Kỳ, Chủ tịch Hiệp hội Triết học Texas, và thành viên Hội đồng Biên tập của tạp chí " Daedalus ", Hội đồng Học giả của Thư viện Quốc hội, JASON nhóm các nhà tư vấn quốc phòng, và nhiều hội đồng và ủy ban khác. Tiểu sử. Steven Weinberg sinh năm 1933 tại Thành phố New York. Cha mẹ ông là người nhập cư Do Thái và cha của ông làm đánh máy tốc ký tòa án. Ông trở nên quan tâm đến khoa học ở tuổi 16 thông qua một bộ hóa học, ông tốt nghiệp Trường trung học Khoa học Bronx năm 1950. Ông học cùng lớp tốt nghiệp với Sheldon Glashow, nghiên cứu của riêng họ, độc lập với Weinberg, dẫn đến việc họ (và Abdus Salam] chia sẻ giải Nobel Vật lý năm 1979.
1
null
Tranh chấp bãi cạn Scarborough là một vụ xâm chiếm trái phép về bãi cạn Scarborough hay đảo Hoàng Nham giữa Trung Quốc và Philippines, đặt trong bối cảnh những tranh chấp quốc tế về Biển Đông. Vụ việc xâm chiếm xảy ra kéo theo nhiều quốc gia liên quan trong đó có Mỹ. Kết thúc vụ tranh chấp là thắng lợi thuộc về Trung Quốc khi quốc gia này chiếm thực tế được bãi cạn mà họ gọi là Hoàng Nham. Tổng quan. Bãi cạn Scaborough/đảo Hoàng Nham nằm cách bờ tây đảo lớn của Philippines 230 km và cách Trung Quốc hơn 800 km về phía bắc. Đây là một cụm san hô và đá ngầm, nằm cách bờ biển phía bắc đảo Luzon của Philippines hơn 220 km và cách lãnh thổ Trung Quốc hơn 800 km. Philippines khẳng định bãi cạn nằm gọn trong vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý của nước này, theo Công ước về Luật Biển của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc lại cho rằng đây là một phần lãnh thổ của nước này, ít nhất là từ thế kỷ XIII, và họ còn đưa ra các bản đồ cổ làm bằng chứng. Trước tháng 4 năm 2012, cả Trung Quốc lẫn Philippines đều không duy trì sự hiện diện thường trực ở bãi cạn Scarborough. Ngư dân Philippines, Việt Nam và Trung Quốc đã từng tới đây khai thác hải sản. Vào những thời điểm trong quá khứ, đặc biệt là cuối thập niên 1990 và đầu những năm 2000, hải quân Philippines từng bắt giữ những ngư dân Trung Quốc đi vào khu vực bãi cạn này. Diễn biến. Bắt đầu. Sự kiện bắt đầu khi tàu Philippines phát hiện ngư dân Trung Quốc đánh bắt hải sản bị cấm ở bãi cạn và định tịch thu. Ngày 8 tháng 4 năm 2012, khi Philippines phát hiện một số tàu cá của Trung Quốc tại bãi cạn cách đảo lớn Luzon của Philippines khoảng 230 km về phía tây. Hải quân Philippines phát biện 8 tàu cá Trung Quốc, Sau khi kiểm tra tàu, nhà chức trách Philippines đã phát hiện ra số lượng lớn hải sản bị đánh bắt trái phép. Philippines cáo buộc các ngư dân Trung Quốc đã xâm nhập và đánh bắt trái phép ở vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền. Sau khi nhận được thông báo của các tàu, hai tàu hải giám của Trung Quốc đã tới khu vực này, chặn lối vào đầm phá và ngăn cản việc nhà chức trách Philippines bắt giữ ngư dân Trung Quốc. Soái hạm BRP Gregorio del Pilar của Philippines được cử đến nhưng bị hai tàu hải giám của Trung Quốc ngăn chặn việc bắt giữ các ngư dân nước này. Ngày 10 tháng 4 năm 2012, hai tàu hải giám Trung Quốc ngăn chặn một tàu chiến Philippines khỏi việc bắt giữ những ngư dân Trung Quốc. Sau khi các tàu đánh cá rời bãi cạn, tàu của chính phủ hai bên vẫn duy trì nhằm bảo vệ tuyên bố chủ quyền với Scarborough. Tới cuối tháng 5 năm 2012, Trung Quốc triển khai thêm 7 tàu hải giám và các tàu của Ủy ban nghề cá. Nhiều tàu chính phủ và tàu cá của Trung Quốc vẫn hoạt động quanh bãi cạn, nơi Bắc Kinh và Manila có tranh chấp chủ quyền căng thẳng suốt hơn hai tháng các tàu của chính phủ nước này vẫn sẽ làm nhiệm vụ bảo vệ quanh bãi cạn tranh chấp trên cơ sở nhu cầu thi hành luật pháp, quản lý và duy trì tại đó. Kể từ tháng 6/2012, Trung Quốc đã duy trì kiểm soát tại bãi cạn Scarborough và cho quân đồn trú lâu dài trên bãi này . Mở rộng. Tổng thống Philippines Aquino tố cáo Trung Quốc đang xây dựng các khối bê tông ở bãi cạn tranh chấp Scarborough trên Biển Đông. Cáo buộc Bắc Kinh xây dựng trái phép 75 cột bê tông nhằm phục vụ một công trình phi lý trên bãi cạn vốn đang là tâm điểm tranh chấp của hai quốc gia châu Á trên Biển Đông. Trung Quốc bác bỏ hoàn toàn cáo buộc và tiếp tục khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Bắc Kinh tại Scarborough. Sau khi thương lượng bất thành tháng 4 năm 2014, Chính quyền Bắc Kinh sử dụng sức mạnh kinh tế - hủy các chuyến du lịch của người Trung Quốc, áp đặt biện pháp kiểm dịch ngặt nghèo với hoa quả nhập khẩu của Philippines (trong đó có mặt hàng chuối) làm nước này khốn đốn về kinh tế để gia tăng áp lực buộc Chính quyền Manila trở lại bàn đàm phán. Philippines đã đưa ra đề xuất các nước ASEAN nên thiết lập một hệ thống chia sẻ thông tin khu vực nhằm kiểm soát tốt hơn tranh chấp lãnh thổ, cướp biển, buôn lậu và suy thoái nhanh chóng của các nguồn tài nguyên biển. Đề xuất trên được đưa ra tại Hội nghị Hàng hải ASEAN thường niên diễn ra tại thủ đô Manila. Hạ nhiệt. Căng thẳng bắt đầu giảm dần vào giữa tháng năm. Đến đầu tháng 6, Philippines công bố một thỏa thuận đã đạt được với phía Trung Quốc về việc hai bên cùng rút các tàu của mình. Bắc Kinh dỡ bỏ kiểm dịch nhập khẩu chuối và Manila bổ nhiệm một đại sứ tại Trung Quốc thay vào vị trí vốn bị bỏ trống trong suốt cuộc đối đầu. Đầu tháng sáu, Bắc Kinh và Manila được cho là đã thỏa thuận rút tất cả các tàu của chính phủ hai nước ở khu vực tranh chấp. Tàu của chính phủ Philippines và các tàu đánh cá Trung Quốc đã rút khỏi bãi cạn để tránh bão. Bế tắc giữa Trung Quốc và Phillipines về bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham đã được giải quyết khi Phillipines thông báo tất cả tàu thuyền đã rời khỏi đầm phá trong bãi cạn. Nhưng trên thực tế, các tàu của Trung Quốc vẫn duy trì hiện diện ở Scaborough. Tàu phi quân sự của chính phủ Trung Quốc kéo đến và hai bên đối đầu nhau không bên nào chịu rút, mà chỉ ngày càng tăng lực lượng. Sau khi rút thì tàu Trung Quốc đã quay trở lại và duy trì sự hiện diện thường trực ở vùng biển xung quanh bãi cạn này kể từ đó. Trung Quốc còn dùng dây thừng chăng ở lối ra vào duy nhất, nhằm ngăn các tàu đánh cá khác vào khu vực đầm phá bãi cạn. Trung Quốc đã dùng dây nối các phao đặt ở hai đầu lối vào khu vực của bãi cạn có hình con cá ngựa. Thời tiết mưa bão ở Biển Đông khiến tàu Philippines không thể đến khu vực bãi cạn Scarborough được. Ba tháng sau đó, Trung Quốc đã kiểm soát thực sự bãi cạn này và những vùng biển xung quanh, bằng cách đó thay đổi hiện trạng trong tranh chấp quyền lợi, nước này đã kiểm soát chắc chắn trực tiếp đối với bãi cạn Scarborough. Sau đó, Philippines đệ đơn kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế nhưng Trung Quốc bác đơn kiện vì cho rằng đây là tranh chấp song phương. Trung Quốc từ chối tham gia vào thủ tục phán xét của Tòa án Trọng tài quốc tế đối với biển Tây Philippines (Biển Đông) trong tranh chấp lãnh thổ.
1
null
Dessau là một thành phố của Đức, nằm trên đường giao nhau của các con sông Mulde và Elbe, thuộc bang Sachsen-Anhalt. Kể từ 01 tháng 7 năm 2007, nó là một phần của thành phố mới Dessau-Roßlau. Dân số của Dessau năm 2006 là 77.973 người. Địa lý. Dessau nằm trên vùng lũ nơi sông Mulde đổ vào sông Elbe. Điều này gây ra lũ lụt hàng năm. Tồi tệ nhất là trận lũ lụt đã từng xảy ra trong năm 2002, khi huyện Waldersee gần như hoàn toàn bị nhấn chìm trong biển nước. Phía nam của Dessau là một khu vực cây cối rậm rạp gọi là Mosigkauer Heide. Cao nhất là 110m, một bãi rác cũ có tên là Scherbelberg ở phía tây nam của Dessau. Dessau được bao quanh bởi nhiều công viên và cung điện và đây là một trong những thị trấn xanh ở Đức. Điểm tham quan. Các tòa nhà của trường phái Bauhaus. Có một số ví dụ về kiến trúc Bauhaus tại Dessau, một số trong số chúng đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Trường cao đẳng Bauhaus được xây dựng sau dự thảo bởi Walter Gropius.
1
null
"Rise Like a Phoenix" là một ca khúc do ca sĩ người Áo Conchita Wurst thể hiện. Ca khúc này đã giành giải Eurovision Song Contest năm 2014. Được chọn để đại diện cho nước Áo tham dự cuộc thi Eurovision Song Contest 2014 ở Đan Mạch, ca khúc phát hành vào ngày 18 tháng 3 năm 2014 và sau đó được biểu diễn truyền hình trực tiếp lần đầu tiên vào ngày 21 tháng 3 sau đó trên chương trình truyền hình "Dancing Stars" của đài ORF. "Rise Like a Phoenix" là tác phẩm thứ hai của Áo chiến thắng tại giải này, lần đầu là vào năm 1966. Video âm nhạc. Video âm nhạc phát hành kèm theo ca khúc "Rise Like a Phoenix" được phát hành trên YouTube vào ngày 18 tháng 3 năm 2014 có độ dài 3 phút 5 giây.
1
null
Sự nhu động ("peristalsis") là sự co bóp lượn sóng đi dọc theo các cơ quan hình ống như ruột. Chúng được tạo ra do sự co rút và thư giãn luân phiên của cơ vành và cơ dọc trong thành cơ quan hình ống như ruột. Ở ruột, sự co bóp này trộn thức ăn và đẩy chúng dọc theo ruột. Thuật ngữ này cũng mô tả chuyển động ngoằn ngoèo của giun đất và các động vật không xương sống khác, trong khi đó một phần cơ thể co rút thì phần kia kéo dài ra.. Nó cũng là sóng co lại theo chiều dọc bắt đầu bằng sóng thư giãn của các cơ bắp. Từ này xuất phát từ tiếng Latin và có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là " peristallein", nghĩa là "để bọc xung quanh," từ" ven" nghĩa là "xung quanh" +" stallein "nghĩa là "đặt". Giun đất. Giun đất có bộ xương thủy tĩnh di chuyển bằng sự nhu động ruột. Bộ xương thủy tĩnh này bao gồm một khoang cơ thể chứa đầy dịch lỏng được bao quanh bởi một bức tường cơ thể mở rộng. Giun di chuyển bằng cách thắt phần trước của cơ thể, dẫn đến sự gia tăng chiều dài qua áp lực thủy tĩnh. Người máy. Nhu động cũng được áp dụng cho robot có thể vận động.
1
null
John Roger Stephens (sinh 28 tháng 12 năm 1978), được biết đến với nghệ danh là John Legend, là một ca sĩ, nhạc sĩ và diễn viên người Mỹ. Anh đã giành được 10 giải Grammy, 1 giải Quả Cầu Vàng và 1 giải Oscar, và trong năm 2007, Legend đã nhận được giải thưởng Starlight Award đặc biệt từ Songwriters Hall of Fame. Trước khi phát hành album đầu tay của mình, Legend đã đạt được rất nhiều thành công trong việc hợp tác với nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, hỗ trợ họ trong nhiều ca khúc hit đạt top đầu bảng xếp hạng. Anh góp giọng trong "Getting Nowhere" của Magnetic Man, "All of the Lights" của Kanye West, "Selfish" của Slum Village and "This Way" của Dilated Peoples. Ngoài ra, anh còn tham gia vào "Encore" của Jay-Z, "You Don't Know My Name" của Alicia Key, bài remix của Kanye West cho bài "Me Against the Music" của Britney Spears, và "High Road" của Fort Minor. Các đĩa đơn solo của anh cũng đạt thứ hạng cao trên các bảng xếp hạng, trong đó có đĩa đơn "All of Me" đã đạt được vị trí số 1 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 Tiểu sử. Legend được sinh ra tại Springfield, Ohio.. Gia đình anh có 4 anh em, mẹ anh là Phyllis, là một thợ may và cha anh, ông Ronald Stephens, là một công nhân. Trong suốt thời thơ ấu của mình, Legend học tại nhà dưới sự giảng dạy của mẹ anh. Anh bắt đầu biết chơi piano từ 4 tuổi và anh đã chơi cho dàn hợp xướng của nhà thờ khi anh được 7 tuổi. Năm 1987, cha mẹ anh ly dị khi anh được 9 tuổi. Năm 12 tuổi, anh theo học tại North High School và tốt nghiệp 4 năm sau đó. Sau khi tốt nghiệp với vị trí á khoa, Legend đã nhận được học bổng từ Đại học Harvard University, Đại học Georgetown Universityvà đại học Morehouse. Anh theo học tại đại học Pennsylvania, anh học ngành ngôn ngữ anh với trọng tâm là văn học của các nhà văn người Mỹ gốc Phi. Trong khi học đại học, anh là chỉ huy của Counterparts, một nhóm nhạc co-ed jazz và cappella. Legend là giọng ca chính của nhóm, nhóm đã thu âm bài "One of Us" của Joan Osbornevà đã nhận được nhiều lời khen ngợi, bài hát đã được đưa vào CD 1998 Best of Collegiate a Cappella. Legend cũng là một thành viên của Sphinx Senior Society và Onyx Senior Honor Society trong thời gian theo học tại đại học Pennsynia. Legend đã được một người bạn giới thiệu với Lauryn Hill. Hill đã thuê anh chơi piano trong ca khúc "Everything Is Everything", nằm trong album The Miseducationcủa Lauryn Hill. Trong thời gian này, anh bắt đầu tổ chức một số chương trình quanh Philadelphia, sau đó mở rộng tới New York, Boston, Atlanta, và Washington D.C. Anh tốt nghiệp năm 1999, sau đó bắt đầu sản xuất, viết và thu âm nhạc. Anh đã phát hành hai album độc lập, bản demo mang tên chính anh năm 2000 và Live at Jimmy's Uptown năm 2001. Sau khi tốt nghiệp Đại học Pennsylvania, Legend bắt đầu làm việc tư vấn quản lý cho Tập đoàn Boston Consulting. Trong thời gian này, anh bắt đầu sản xuất những bản demo và gửi chúng đến các hãng thu âm. Năm 2001, Devo Springsteen giới thiệu anh đến nghệ sĩ hiphop Kanye West. Sau khi ký hợp đồng với Kanye West, anh đã chọn nghệ danh của mình từ ý tưởng của nhà thơ J. Ivy. Cuộc sống riêng tư. Sau 7 năm hẹn hò, Legend đã đính hôn với người mẫu Chrissy Teigen vào tháng 12 năm 2011.. Họ đã tổ chức đám cưới ngày 14 tháng 10 năm 2013 tại Como, Italya
1
null
Dakara Boku wa, H ga Dekinai. (だから僕は、Hができない。) còn được biết với tên ngắn hơn là Boku-H (僕H) là loạt light novel do Tachibana Pan thực hiện và minh họa bởi Katsurai Yoshiaki. Tác phẩm đã đăng trên tạp chí Dragon Magazine của Fujimi Shobo từ ngày 19 tháng 6 năm 2010 đến ngày 20 tháng 8 năm 2013. Cốt truyện xoay quanh Kaga Ryosuke một nam sinh trung học có đầu óc "đen tối". Một ngày nọ anh gặp một cô gái xinh đẹp tên Lisara Restall đứng dưới mưa một mình và Ryosuke quyết định giúp cô nhưng sau đó anh mới biết cô là một tử thần người đang thực hiện nhiệm vụ là tìm một người đặc biệt và cô đã lập giao kèo với anh bằng việc đâm một thanh kiếm ma thuật vào Ryosuke để cô có thể rút năng lượng linh hồn của anh cho việc duy trì sự tồn tại của mình ở thế giới của con người. Ryosuke cũng giúp Lisara trong nhiệm vụ của mình với việc chống lại kẻ thù khi chúng xuất hiện với ý niệm giúp đỡ các cô gái xinh đẹp mà không cần biết chuyện gì sẽ xảy ra cũng như cố gắng để giữ toàn mạng cho mình vì anh là chìa khóa để Lisara có thể ở lại thế giới mà cô đang ở, anh có thể dùng thanh kiếm ma thuật mà Lisara găm vào người mình như một thứ vũ khí cực mạnh khi các suy nghĩ "đen tối" của mình lên cực điểm và trở thành con người hoàn toàn khác. Tác phẩm đã được chuyển thể thành các phương tiện truyền thông khác nhau như manga, anime... Okagiri Shou đã thực hiện chuyển thể manga và đăng trên tạp chí Monthly Dragon Age từ ngày 09 tháng 2 năm 2011 đến ngày 09 tháng 9 năm 2013. feel. đã thực hiện chuyển thể anime và phát sóng tại Nhật Bản từ ngày 06 tháng 7 đến ngày 25 tháng 9 năm 2012 với 12 tập, một tập OVA đã được thực hiện khi phiên bản DVD/BD được phát hành. Truyền thông. Light novel. Loạt light novel do Tachibana Pan thực hiện và minh họa bởi Katsurai Yoshiaki. Tác phẩm đã đăng trên tạp chí Dragon Magazine của Fujimi Shobo từ ngày 19 tháng 6 năm 2010 đến ngày 20 tháng 8 năm 2013. Fujimi Shobo sau đó đã tập hợp các chương lại và phát hành thành 11 bunkobon. Kadokawa Shoten giữ bản quyền phát hành tại Đài Loan. Manga. Okagiri Shou đã thực hiện chuyển thể manga và đăng trên tạp chí truyện tranh dành cho shōnen là Monthly Dragon Age của Fujimi Shobo từ ngày 09 tháng 2 năm 2011 đến ngày 09 tháng 9 năm 2013. Các chương sau đó đã được tập hợp lại và phát hành thành 5 tankōbon. Anime. feel. đã thực hiện chuyển thể anime và phát sóng tại Nhật Bản từ ngày 06 tháng 7 đến ngày 25 tháng 9 năm 2012 với 12 tập trên các kênh AT-X, Tokyo MX, Sun Television, TV Kanagawa, BS11 và Anime Network, một tập OVA đã được thực hiện khi phiên bản DVD/BD được phát hành. Sentai Filmworks giữ bản quyền phiên bản tiếng Anh của bộ anime để tiến hành phân phối tại thị trường Bắc Mỹ còn Proware Multimedia International đăng ký tại Đài Loan. Internet radio. Đài HiBiKi Radio Station đã phát sóng cùng lúc hai chương trình từ ngày 04 tháng 7 năm 2012, chương trình đầu có tên "Dakara Boku wa, H na Radio ga Dekinai." (だから僕は、Hなラジオができない。) do hai nhân vật Kaga Ryōsuke và Lisara Restall làm người dẫn chương trình và chương trình "Dakara Boku wa, H na Radio ga Dekinai...Koto Wanai." (だから僕は、Hなラジオができない。…ことはない。) do nhân vật Cule Zeria làm người dẫn chương trình. Hai chương trình này thể hiện được thể hiện giống như sự cạnh tranh giữa hai chị em này như trong tác phẩm. Âm nhạc. Bộ anime có hai bài hát chủ đề, một mở đầu và một kết thúc. Bài hát mở đầu có tên "Reason why XXX" do Sasaki Sayaka trình bày, đĩa đơn chứa bài hát đã phát hành vào ngày 25 tháng 7 năm 2012. Bài hát kết thúc có tên "Platinum 17" (プラチナ17) do yozuca* trình bày, đĩa đơn chứa bài hát đã phát hành vào ngày 28 tháng 8 năm 2012. Một album chứa các bài hát do các nhân vật trình bày đã dự tính được thực hiện và phát hành nhưng vì lý do nào đó mà kế hoạch đã bị hủy.
1
null
Timmy Time (tiếng Việt: Giờ Timmy hay Chuyện của cừu Timmy) là phim hoạt hình hài của Anh do hãng BBC, HiT Entertainment và Aardman Animations sản xuất. Nhân vật chính là chú cừu Timmy, cũng xuất hiện trong phim "Chú cừu Shaun" và một số cảnh trong phim "Wallace and Gromit". Phần đầu tiên có 26 tập. Ở Anh phiên bản gần đây nhất được sản xuất vào Tháng 9, năm 2011. Phim được phát sóng lần đầu tiên ở Anh trên kênh CBeebies vào ngày 6 tháng 4 năm 2009. Ở Úc, phần đầu tiên bắt đầu vào tháng 5 năm 2009 trên kênh ABC1 và phần 3 bắt đầu vào tháng 5 năm 2011 trên kênh ABC4Kids. Định dạng và phiên bản. Phim hoạt hình cho trẻ em này có thể loại là phim hoạt họa tĩnh vật. Trong phim này, Timmy và các bạn học cách chia sẻ cùng nhau, sửa chữa lỗi lầm và làm bạn. Họ được dạy bảo bởi thầy giáo cú Osbourne và cô giáo diệc Harriet. Chương trình được lấy bối cảnh tại một trường tiểu học mà công ty Aardman miêu tả rằng "một bước tiến tự nhiên của Aardman". Chương trình dài khoảng 10 phút, không có tiếng nói hay cuộc đối thoại nào ngoại trừ bài hát mở đầu bằng tiếng Anh. Phim này sử dụng những hiệu ứng âm thanh nhân tạo, như tiếng cừu kêu hay đoạn nhạc nền chẳng hạn (xem thêm ở phần Nhân vật), như trong phim "Chú cừu Shaun." Trên kênh khoa học Discovery Channel ở Mỹ, chương trình How It's Made có một tập phim nói về phim hoạt họa tĩnh vật (Stop-Frame Animation (2 phần), mùa 18, tập 1). Trong đó, họ lấy phim này làm ví dụ. Nhân vật. Các nhân vật dưới đây được thêm chú thích về tiếng động để khán giả, nhất là trẻ em, dễ phân biệt. Tập phim. "Có 80 tập và 3 phần phim:" Phần 1 và 2 có 26 tập, phần 3 có 28 tập.
1
null
"When the Sun Goes Down" là một bài hát của ban nhạc indie rock Anh Arctic Monkeys. Nó được phát hành vào 16 tháng 1 năm 2006 như đĩa đơn thứ hai từ album đầu tay của họ, Whatever People Say I Am, That's What I'm Not. Nó theo sau đĩa đơn đầu tay "I Bet You Look Good on the Dancefloor" đạt vị trí số 1 trên UK Singles Chart. Bài hát nói về tệ nạn mại dâm tại hạt Neepsend của Sheffield. Ban đầu được gọi là "Scummy", nhưng nhanh chóng được sửa thành chỉ đơn giản là "Sun Goes Down", nhưng tên đầy đủ đã được xác nhận trên trang web của Arctic Monkeys. Video âm nhạc. Video âm nhạc cho bài hát được đạo diễn bởi Paul Fraser và công chiếu trên MTV2 ngày 21 tháng 12 năm 2005.Vai chính là Lauren Socha và Stephen Graham. Video được sử dụng cảnh quay từ một bộ phim dài hơn, "Scummy Man", sử dụng cùng một diễn viên người đã xuất hiện trong video âm nhạc để kể câu chuyện của 'Nina', cô gái không tên trong video.
1
null
Tác động môi trường của hoạt động khai thác mỏ bao gồm xói mòn, sụt đất, mất đa dạng sinh học, ô nhiễm đất, nước ngầm và nước mặt do hóa chất từ chế biến quặng. Trong một số trường hợp, rừng ở vùng lân cận còn bị chặt phá để lấy chỗ chứa chất thải mỏ. Bên cạnh việc hủy hoại môi trường, ô nhiễm do hóa chất cũng ảnh hưởng đến sức khỏe người dân địa phương, ở những vùng hoang vu, khai khoáng có thể gây hủy hoại hoặc nhiễu loạn hệ sinh thái và sinh cảnh. còn ở nơi canh tác thì hủy hoại hoặc nhiễu loạn đất trồng cấy và đồng cỏ... Khai thác mỏ. Khai thác mỏ là hoạt động khai thác khoáng sản hoặc các vật liệu địa chất từ lòng đất, thường là các thân quặng, mạch hoặc vỉa than. Các vật liệu được khai thác từ mỏ như kim loại cơ bản, kim loại quý, sắt, urani, than, kim cương, đá vôi, đá phiến dầu, đá muối và kali cacbonat. Khai thác mỏ ở nghĩa rộng hơn bao gồm việc khai thác các nguồn tài nguyên không tái tạo (như dầu mỏ, khí thiên nhiên, hoặc thậm chí là nước). Các vấn đề môi trường. Thay đổi cảnh quan. Không hoạt động nào cảnh quan bị thay đổi nghiêm trọng như khai thác than lộ thiên hay khai thác dải, làm tổn hại giá trị của môi trường tự nhiên của những vùng đất lân cận. Khai thác than theo dải hay lộ thiên sẽ phá hủy hoàn toàn hệ thực vật, phá hủy phẫu diện đất phát sinh, di chuyển hoặc phá hủy sinh cảnh động thực vật, ô nhiễm không khí, thay đổi cách sử dụng đất hiện tại và ở mức độ nào đó thay đổi vĩnh viễn địa hình tổng quan của khu vực khai mỏ. Quần xã vi sinh vật và quá trình quay vòng chất dinh dưỡng bị đảo lộn do di chuyển, tổn trữ và tái phân bố đất. Nhìn chung, nhiễu loạn đất và đất bị nén sẽ dẫn đến xói mòn. Di chuyển đất từ khu vực chuẩn bị khai mỏ sẽ làm thay đổi hoặc phá hủy nhiều đặc tính tự nhiên của đất và có thể giảm năng suất nông nghiệp hoặc đa dạng sinh học. Cấu trúc đất có thể bị nhiễu loạn do bột hóa hoặc vỡ vụn kết tập. Phá bỏ lớp thực bì. Những hoạt động làm đường chuyên chở than, tổn trữ đất mặt, di chuyển chất thải và chuyên chở đất và than làm tăng lượng bụi xung quanh vùng khai mỏ. Bụi làm giảm chất lượng không khí tại ngay khu khai mỏ, tổn hại thực vật, và sức khỏe của công nhân mỏ cũng như vùng lân cận. Hàng trăm ha đất dành cho khai mỏ bị bỏ hoang chờ đến khi được trả lại dáng cũ và cải tạo. Nếu khai mỏ được cấp phép thì cử dân phải di dời khỏi nơi này và những hoạt động kinh tế như nông nghiệp, săn bắn, thu hái thực phẩm hoặc cây thuốc đều phải ngừng. Ảnh hưởng đến thủy văn của khu vực. Chất lượng nước sông, suối có thể bị giảm do axít mỏ chảy tràn, thành phần độc tố vết, hàm lượng cao của những chất rắn hòa tan trong nước thoát ra từ mỏ và lượng lớn phù sa được đứa vào sông suối. Chất thải mỏ và những đống than tổn trữ cũng có thể thải trầm tích xuống sông suối, nước rỉ từ những nơi này có thể là axít và chứa những thành phần độc tố vết. Tác động lên động vật thủy sinh. Trầm tích tác động lên động vật thủy sinh cũng thay đổi tùy theo loài và hàm lượng trầm tích. Hàm lượng trầm tích cao có thể làm chết cá, lấp nơi sinh sản; giảm xâm nhập của ánh sáng vào nước; bồi lấp ao hồ; theo nước suối loang ra một vùng nước sông rộng lớn và làm giảm năng suất của những động vật thủy sinh làm thức ăn cho những loài khác. Những thay đổi này cũng hủy hoại sinh cảnh một số loài có giá trị và có thể tạo ra những sinh cảnh tốt cho những loài không mong đợi. Những điều kiện hiện tại có thể gây bất lợi cho một số loài cá nước ngọt ở Mỹ, một số loài bị tuyệt diệt. Ô nhiễm trầm tích nặng nề nhất có thể xảy ra trong khoảng từ 5 đến 25 năm sau khi khai mỏ. Ở những nơi không có cây cối thì xói mòn còn có thể kéo dài đến 50 - 60 năm sau khi khai mỏ. Nước mặt ở nơi này sẽ không dùng được cho nông nghiệp, sinh hoạt, tắm rửa hoặc những hoạt động khác cho gia đình. Do đó, cần phải kiểm soát nghiêm ngặt nước mặt thoát ra từ khu khai mỏ. Tác động đến nước. Khai mỏ lộ thiên cần một lượng lớn nước để rửa sạch than cũng như khắc phục bụi. Để thỏa mãn nhu cầu này, mỏ đã "chiếm" nguồn nước mặt và nước ngấm cần thiết cho nông nghiệp và sinh hoạt của người dân vùng lân cận. Khai mỏ ngầm dưới đất cũng có những đặc điểm tương tự nhưng ít tác động tiêu cực hơn do không cần nhiều nước để kiểm soát bụi nhưng vẫn cần nhiều nước để rửa than. Bên cạnh đó, việc cung cấp nước ngầm có thể bị ảnh hưởng do khai mỏ lộ thiên. Những tác động này bao gồm rút nước có thể sử dụng được từ những túi nước ngầm nông; hạ thấp mực nước ngầm của những vùng lân cận và thay đổi hướng chảy trong túi nước ngầm, ô nhiễm túi nước ngầm có thể sử dụng được nằm dưới vùng khai mỏ do lọc và thẩm nước chất lượng kém của nước mỏ, tăng hoạt động lọc và ngưng đọng của những đống đất từ khai mỏ. Ở đầu có than hoặc chất thải từ khai thác than, tăng hoạt động lọc có thể tăng chảy tràn của nước chất lượng kém và xói mòn của những đống phế thải, nạp nước chất lượng kém vào nước ngầm nông hoặc đứa nước chất lượng kém vào những suối của vùng lân cận dẫn đến ô nhiễm cả nước mặt lẫn nước ngầm của những vùng này. Những hồ được tạo ra trong quá trình khai thác than lộ thiên cũng có thể chứa nhiều a xít nếu có sự hiện diện của than hay chất phế thải chứa than, đặc biệt là những chất này gần với bể mặt và chứa pi rít. Axit sunphuric được hình thành khi khoáng chất chứa sunphit và bị oxy hóa qua tiếp xúc với không khí có thể dẫn đến mưa axít. Hóa chất còn lại sau khi nổ mìn thường là độc hại và tăng lượng muối của nước mỏ và thậm chí là ô nhiễm nước. Tác động đến động vật, thực vật hoang dã. Khai thác lộ thiên gây ra những tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp đến động, thực vật hoang dã. Tác động này trước hết là do nhiễu loạn, di chuyển và tái phân bố trên bể mặt đất. Một số tác động có tính chất ngắn hạn và chỉ giới hạn ở nơi khai mỏ, một số lại có tính chất lâu dài và ảnh hưởng đến các vùng xung quanh. Tác động trực tiếp nhất đến sinh vật hoang dã là phá hủy hay di chuyển loài trong khu vực khai thác và đổ phế liệu. Những loài vật di động như thú săn bắn, chim và những loài ăn thịt phải rời khỏi nơi khai mỏ. Những loài di chuyển hạn chế như động vật không xương sống, nhiều loài bò sát, gặm nhấm đào hang và những thú nhỏ có thể bị đe dọa trực tiếp. Nếu những hố, ao, suối bị san lấp hoặc thoát nước thì cá, những động vật thủy sinh và ếch nhái cũng bị hủy diệt. Thức ăn của vật ăn thịt cũng bị hạn chế do những động vật ở cạn và ở nước đều bị hủy hoại. Những quần thể động vật bị di dời hoặc hủy hoại sẽ bị thay thế bởi những quần thể từ những vùng phân bổ lân cận. Nhưng những loài quý hiếm có thể bị tuyệt chủng. Nhiều loài hoang dã phụ thuộc chặt chẽ vào những thực vật sinh trưởng trong điều kiện thoát nước tự nhiên. Những thực vật này cung cấp nguồn thức ăn cần thiết, nơi làm tổ và trốn tránh kẻ thù. Hoạt động hủy hoại thực vật gần hồ, hồ chứa, đầm lầy và đất ngập nước khác đã làm giảm số lượng và chất lượng sinh cảnh cần thiết cho chim nước và nhiều loài ở cạn khác. Phương pháp san lấp bằng cách ủi chất thải vào một vùng đất trũng tạo nên những thung lũng dốc hẹp là nơi sinh sống quan trọng của nhưng loài động thực vật quý hiếm. Nếu đất được tiếp tục đổ vào những nơi này sẽ làm mát sinh cảnh quan trọng và làm tuyệt diệt một số loài. Tác động lâu dài và sâu rộng đến động, thực vật hoang dã là mất hoặc giảm chất lượng sinh cảnh. Yêu cầu về sinh cảnh của nhiều loài sinh vật không cho phép chúng điều chỉnh những thay đổi do nhiễu loạn đất gây ra. Những thay đổi này làm giảm khoảng không gian. Chỉ một số loài ít chống chịu được nhiễu loạn. Chẳng hạn ở nơi mà sinh cảnh cần thiết bị hạn chế như hồ ao hoặc nơi sinh sản quan trọng thì loài có thể bị hủy diệt. Những động vật lớn và những động vật khác có thể bị "cưỡng chế" đến những vùng lân cận mà những vùng này cũng đã đạt mức chịu đựng tối đa. Sự quá tải này thường dẫn đến xuống cấp của sinh cảnh còn lại và do đó giảm sức chịu đựng và giảm sức sinh sản, tăng cạnh tranh nội loài và gian loài và giảm số lượng chủng quần so với số lượng ban đầu khi mới bị di dời. Xuống cấp của sinh cảnh thủy sinh là hậu quả của khai mỏ lộ thiên không chỉ trực tiếp ở nơi khai mỏ mà trên diện rộng. Nước mặt bị ô nhiễm phù sa cũng thường xảy ra với khai mỏ lộ thiên. Hàm lượng phù sa có thể tăng đến 1.000 lần so với trước khi khai mỏ. Bóc lớp đất đá nằm phía trên quặng nếu không hợp lý sẽ chôn vùi và mất đất mặt, đá mẹ lộ ra tạo ra một vùng đất kiệt vô dụng rộng lớn. Những hố khai mỏ và đất đá phế thải sẽ không tạo được thức ăn và nơi trú ẩn cho đa số các loài động vật. Nếu không được hồi phục thì những vùng này phải trải qua thời kỳ phong hóa một số năm hoặc một vài thập kỷ để cho thực vật tái lập và trở thành những sinh cảnh phù hợp. Nếu hồi phục thì tác động đối với một số loài không quá nghiêm trọng. Con người không thể hồi phục ngay được những quần xã tự nhiên. Tuy nhiên, có thể hỗ trợ qua cải tạo đất và những nỗ lực hồi phục theo yêu cầu của những động vật hoang dã. Hồi phục không theo yêu cầu của những động vật hoang dã hoặc quản lý không phù hợp một số cách sử dụng đất sẽ cản trở tái lập của nhiều chủng quần động vật gốc. Khai mỏ lộ thiên và những thiết bị vận chuyển phục vụ cho quá trình sản xuất của mỏ mà không hoặc rất ít kết hợp việc thiết lập những mục tiêu sử dụng đất sau khai mỏ nên việc cải tạo đất bị nhiễu loạn trong quá trình khai mỏ thường không được như ban đầu. Việc sử dụng đất hiện hành như chăn nuôi gia súc, trồng cấy, sản xuất gỗ... đều phải hủy bỏ tại khu vực khai mỏ. Những khu vực có giá trị cao và sử dụng đất ở mức độ cao như các khu đô thị hay hệ thống giao thông thì ít bị tác động bởi khai mỏ. Nếu giá trị khoáng đủ cao thì những hạ tầng trên có thể chuyển sang vùng lân cận. Những di tích lịch sử. Khai thác lộ thiên có thể đe dọa những nét đặc trưng địa chất mà con người quan tâm. Những đặc trưng địa mạo và địa chất và những cảnh vật quan trọng có thể bị "hy sinh" do khai mỏ bừa bãi. Những giá trị về khảo cổ, văn hóa và những giá trị lịch sử khác đều có thể bị hủy hoại do khai mỏ lộ thiên khi nổ mìn, đào than... Bóc đất đá để lấy quặng sẽ phá hủy những công trình lịch sử và địa chất nếu chúng không được di dời trước khi khai mỏ. Tác động đến thẩm mỹ. Khai mỏ lộ thiên sẽ hủy hoại những yêu tố thẩm mỹ của cảnh quan. Thay đổi dạng của đất thường tạo ra những hình ảnh không quen mắt và gián đoạn. Những mẫu hình tuyến mới được tạo ra khi than được khai thác và những đống chất thải xuất hiện. Những màu sắc và kết cấu khác lạ khi thảm thực vật bị phá bỏ và chất thải được chuyển đến đó. Bụi, rung động, mùi khí đốt... ảnh hưởng đến tầm nhìn, âm thanh và mùi vị. Ảnh hưởng kinh tế - xã hội. Do cơ khí hóa ở mức độ cao nên khai thác lộ thiên không cần nhiều nhân công như là khai thác hầm lò với cùng một sản lượng. Do đó, khai mỏ lộ thiên không có lợi cho cư dân địa phương như khai thác hầm lò. Tuy nhiên, ở những vùng dân cư thưa thớt, địa phương không cung cấp đủ lao động nên sẽ có hiện tượng di dân từ nơi khác đến. Nếu không có quy hoạch tốt từ phía chính quyền và chủ mỏ thì sẽ không có đủ trường học, bệnh viện và những dịch vụ quan trọng cho cuộc sống người dân. Những bất ổn định sẽ xảy ra ở những cộng đồng lân cận của khu khai mỏ lộ thiên. Nguồn khoáng sản. Nguồn [khoáng sản] quan trọng của một quốc gia có thể là nguồn lực to lớn cho tăng trưởng bền vững, xóa đói giảm nghèo của đất nước miễn là phải cấu trúc được mối liên kết giữa các lĩnh vực liên quan của ngành kinh tế và đánh giá tác động môi trường một cách khách quan để tránh gây thảm họa lên các lĩnh vực như kinh tế - xã hội, môi trường và thực thi có hiệu quả. Tuy nhiên, quản lý kém thì chính nguồn tài nguyên này lại là nguyên nhân của nghèo đói, tham nhũng và xung đột. Kinh nghiệm của các nước cho tháy, sự tham gia một cách có hiệu quả của tất cả các bên liên quan trong đầu tư và chế biến khoáng sản có thể tránh được những mâu thuẫn trong tương lai và giúp tối ưu hóa phần đóng góp của khoáng sản vào phát triển bền vững, xóa đói giảm nghèo. Ngoài ra, số tiền thu được từ khai thác khoáng sản góp phần phát triển các ngành kinh tế khác của đất nước và cần thiết là minh bạch hóa các luồng thông tin trong khai khoáng. Có thể nói, khai thác mỏ không chỉ gây nhiều tác động đến môi trường, sức khỏe con người và động thực vật hoang dã... mà cái giá phải trả có thể sẽ còn lớn hơn rất nhiều so với những nguồn lợi có được từ việc khai thác và chế biến khoáng sản.
1
null
Sex on the Beach là một loại cocktail có cồn chứa vodka, rượu schnapps đào, nước cam và nước ép nam việt quất. Các loại cocktail thường được tiêu thụ trong những tháng mùa hè. Đây là một loại cocktail tiêu chuẩn của Hiệp Hội Bartender Quốc tế (IBA). Những loại chính. Đồ uống này gồm hai loại chính: Các nguyên liệu được lắc đều với đá trong bình pha chế cocktail và được rót ra một chiếc cốc cao. Thi thoảng nó được pha với lượng nhỏ và dùng như một loại shooter. Biến thể. Một số biến thể đôi khi được gọi bằng cùng một tên: Một số biến thể phái sinh có tên gọi riêng:
1
null
Jeremy Wade (sinh 23 tháng 3 năm 1956), là một nhà nghiên cứu sinh vật học, người dẫn chương trình truyền hình của Anh, tác giả của nhiều cuốn sách về câu cá. Ông nổi tiếng trong series truyền hình Rivers Monsters và Jungle Hooks do hãng Icon Films sản xuất. Ông từng có những cuộc phiêu lưu mạo hiểm khi tham gia những chương trình truyền hình thực tế trên kênh National Geographic.
1
null
Vườn quốc gia Vicente Pérez Rosales (tiếng Tây Ban Nha phát âm: [bisente peɾes Rosales]) nằm trong khu vực Los Lagos, tỉnh Llanquihue, Chile. Lối vào phía tây của nó gần với Ensenada, và nằm cách thủ thủ của tỉnh là Puerto Montt khoảng 82 km (51 dặm) về phía đông bắc, và 64 km (40 dặm) từ Puerto Varas. Vườn quốc gia này có diện tích khoảng 2.530 km 2 (977 sq mi) và gần như nằm hoàn toàn trong dãy núi Andes. Vườn quốc gia lân cận Vicente Pérez Rosales nằm gần các Vườn quốc gia Puyehue ở Chile, Nahuel Huapi và Lanín của Argentina, tạo thành một khu vực bảo vệ liên tục lên tới gần 15.000 km 2 (5.792 sq mi). Vườn quốc gia bảo vệ khu vực tự nhiên của Hồ Todos los Santos và phần lớn các lưu vực sông của nó. Khu vực hồ Petrohué làm phát sinh sông Petrohué. Một khoảng ngắn hạ lưu của con sông này vẫn trong giới hạn của vườn quốc gia, tại khu vực sông Petrohué chảy qua có thác nước Petrohue. Phía đông vườn quốc gia có độ dốc của Núi lửa Osorno, phía nam của Puntiagudo và sườn phía tây của Tronador, với độ cao tối đa 3.491 m (11.453 ft). Những ngọn núi quanh năm phủ đầy tuyết tạo thành cảnh quan đặc biệt cho vườn quốc gia này. Khí hậu. Trung tâm Khí tượng Chile công bố một bản tóm tắt khí hậu cho khu vực lần thứ 10. Lượng mưa trung bình hàng năm trong khu vực Petrohué, ở độ cao 700 m (2.297 ft) là khoảng 4.000 mm (157 in). Mưa trên bề mặt hồ là khoảng 3.000 đến 4.000 mm (118–157 in), trong khi trên sườn phía tây của các ngọn núi có thể lên tới 5.000 mm (197 in) mỗi năm. Gió thổi chủ yếu là từ Tây sang Đông, khi đưa mây vào gặp các ngọn núi gây mưa. Triền núi phía đông có xu hướng nhận được lượng mưa ít hơn. Các tháng mùa mưa là tháng 6-8, trong khi mưa ít nhất được ghi nhận vào tháng 1-3. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở độ cao 3.000 đến 4.000 mm (118–157 in) khoảng 11-12 °C (52-54 °F). Trên 1.000 m (3,281 ft) độ cao, tuyết kéo dài nhất trong năm. Trong những tháng mùa hè ấm áp, nhiệt độ tối đa trung bình hàng ngày chỉ khoảng 25 °C (77 °F). Tăng trưởng thực vật kéo dài trong khoảng trên 6 tháng trong năm.
1
null
Thiểm Tây (Shaanxi) Y-8 hoặc Yunshuji-8 (tiếng Trung Quốc: 运 -8) là máy bay vận tải tầm trung sản xuất bởi Công ty Máy bay Thiểm Tây của Trung Quốc, dựa theo máy bay Antonov An-12 của Liên Xô. Nó đã trở thành một trong những máy bay vận tải / vận chuyển hàng hóa quân sự và dân sự phổ biến nhất của Trung Quốc, với nhiều phiên bản được sản xuất và xuất khẩu. Mặc dù An-12 không còn được chế tạo ở Ukraine, Y-8 của Trung Quốc tiếp tục được nâng cấp và sản xuất. Ước tính có khoảng 169 máy bay Y-8 đã được đóng vào năm 2010. Thiết kế và phát triển. Trong những năm 1960, Trung Quốc đã mua một số máy bay An-12 từ Liên Xô, cùng với giấy phép lắp ráp máy bay tại địa phương. Tuy nhiên, do sự chia rẽ Trung-Xô, Liên bang Xô viết đã rút khỏi hỗ trợ kỹ thuật. Công ty Máy bay Tây An và Viện thiết kế máy bay Tây An đã nghiên cứu chuyển đổi kỹ thuật An-12 cho sản xuất địa phương. Thiết kế của chiếc máy bay đã được hoàn thành vào tháng 2 năm 1972. Các đặc điểm chính của Y-8 bao gồm một mũi bóng và tháp pháo sáng được làm bằng máy bay ném bom H-6, một thiết bị xếp hàng Thay vì băng tải trên cao, và hệ thống oxy khí như trái ngược với một hệ thống oxy lỏng. Phiên bản Y-8 ban đầu được thừa hưởng pháo tháp pháo hai ly của An-12, nhưng loại này đã được loại bỏ bằng các biến thể tiếp theo. Ngoài Trung Quốc ra, Shaanxi Y-8 cũng được sử dụng ở Myanmar, Pakistan, Sudan, Tanzania và Venezuela.
1
null
Núi Đá Dựng ở phường Mỹ Đức, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam. Đây là một di tích lịch sử và là một danh thắng đã được xếp hạng là "Di tích Quốc gia" theo quyết định số 44/2007/QĐ- BVHTT cấp ngày 3 tháng 8 năm 2007. Giới thiệu. Núi Đá Dựng nằm gần biên giới Việt Nam - Campuchia. Từ thành phố Hà Tiên, theo đường Quốc lộ 80 (đường đi cửa khẩu quốc tế Xà Xía) đến gần Thạch Động (khoảng 7 km), rẽ phải và đi khoảng 2,5 km nữa là đến núi Đá Dựng. Đây là một khối đá vôi cao khoảng 100 m . Nhìn từ xa, núi như một hình thang cân, và vì các vách đá đứng nên được gọi là núi Đá Dựng. Đá Dựng có tên cổ là núi Bạch Tháp (Bạch tháp sơn). Trong sách "Gia Định thành thông chí" (Sơn xuyên chí, trấn Hà Tiên) của danh sĩ Trịnh Hoài Đức đã chép về ngọn núi này như sau: Ngày nay núi Đá Dựng hãy còn vẽ hoang sơ, và có cả thảy 14 hang động lớn nhỏ (có hang lớn, như hang Bồng Lai, có thể chứa hàng trăm người) gắn với nhiều huyền thoại, gồm: hang Mẹ Sanh, hang Lê Công Gia, hang Biệt Động, hang Bồng Lai, hang Thần Kim Quy, hang Khổ Qua, hang Trống Ngực, hang Xã Lộc Kỳ, hang Cổng Trời, hang Thác Bạc, hang Chỉ Huy và 3 hang chưa có tên. Tất cả do đặc trưng cấu tạo, cấu trúc địa chất, cùng với sự xâm thực và tác động của thiên nhiên qua thời gian dài mà thành. Và trong các hang hốc ấy, hiện còn nhiều vỏ hào, vỏ ốc…dính lại trên vách đá, chứng tỏ xưa kia nơi đây đã từng bị ngập nước. Ngoài ra, căn cứ trong sách cũ, thì ngày xưa ở Đá Dựng từng có một sân chim (Điểu Đình) với một số lượng lớn cò trắng đến cư trú. Do có nhiều hang động và ở một vị trí quan trọng (gần biên giới), nên ngay từ thế kỷ 18, Đá Dựng đã là tiền đồn của nhân dân Hà Tiên chống quân Xiêm La. Đặc biệt, trong hai cuộc chiến tranh trước năm 1975, Đá Dựng là một cơ sở hoạt động cách mạng, là cầu nối của tuyến đường 1C, và là nơi xảy ra những trận giao tranh ác liệt... Ở các năm 1977 - 1978, đây cũng là một tiền đồn trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam... Gần đây, Đá Dựng đã trở thành một khu du lịch, thu hút khá nhiều người đến tham quan và hành hương... Ý kiến khác về tên núi. Căn cứ theo Hà Tiên thập vịnh và Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh của Tao đàn Chiêu Anh Các, thì núi Đá Dựng còn được gọi là Châu Nham (trong bài thơ "Châu Nham lạc lộ", có nghĩa là "cò về núi ngọc"), vì ở đây có loại thạch nhũ phát sáng lấp lánh như châu ngọc . Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng Đá Dựng không phải là Châu Nham, mà Châu Nham là tên một ngọn núi ở Bãi Ớt; nay thuộc xã Dương Hòa, huyện Kiên Lương.
1
null
Người Sherpa là một dân tộc ở phía đông Nepal, trên vùng cao của Hymalaya. Hầu hết người Sherpa sống ở các vùng phía đông Nepal; Tuy nhiên, một số người sinh sống xa hơn về phía tây trong thung lũng Rolwaling và trong khu vực Helambu phía bắc của Kathmandu. Tengboche là làng Sherpa lâu đời nhất ở Nepal. Tổng cộng có khoảng 150.000 dân người Sherpa ở Nepal. Ngôn ngữ của họ là tiếng Sherpa. Tiếng Sherpa thuộc nhánh phía nam của các ngôn ngữ Tạng-Miến; Tuy nhiên, ngôn ngữ này là tách biệt so với tiếng Lhasa của Tây Tạng và khó hiểu với người nói tiếng Lhasa. Nhiều người Sherpa làm dịch vụ bốc vác hành lý cho những người leo núi lên đỉnh Everest. Số lượng người Sherpa di cư đến phương Tây đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, đặc biệt là Hoa Kỳ. Thành phố New York có cộng đồng Sherpa lớn nhất tại Hoa Kỳ, với dân số 2500 người.
1
null
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (, viết tắt: CSIS) là một viện nghiên cứu chính sách độc lập có tiếng tăm với trụ sở tại Washington, D.C., Hoa Kỳ. Trung tâm thực hiện các nghiên cứu chính sách và phân tích chiến lược về các vấn đề chính trị, kinh tế và an ninh trên thế giới với sự chuyên tâm cụ thể dành cho các vấn đề liên quan đến quan hệ quốc tế, thương mại, công nghệ, tài chính, năng lượng và địa chiến lược. Trong báo cáo "Global Go To Think Tanks Report" năm 2013 của Đại học Pennsylvania, CSIS được xếp hạng nhất trong các think tank trên thế giới về nghiên cứu an ninh và ngoại giao quốc tế, đồng thời được xếp hạng tư trên bảng xếp hạng các think tank toàn cầu. CSIS được gọi là "một trong các think tank Washington được trọng vọng nhất"." Lịch sử. CSIS là một think tank lưỡng đảng với các học giả thể hiện nhiều quan điểm đa dạng đối với các vấn đề chính trị. Nó được thành lập vào năm 1962, ban đầu là một phần của Viện Đại học Georgetown, nhưng tới năm 1987 thì hoạt động độc lập. Trung tâm được biết đến qua việc mời nhiều quan chức dịch vụ công và quan chức chính sách đối ngoại từ Quốc hội Mỹ và nhánh hành pháp, bao gồm cả đảng viên hai đảng Dân chủ và Cộng hòa của Mỹ, cũng như mời các quan chức nước ngoài với nhiều lý lịch chính trị khác nhau. U.S. News & World Report gọi CSIS là think tank "chủ trương ôn hòa". Trung tâm này tổ chức Diễn đàn các chính khách ("Statesmen's Forum") như một nơi để các nhà lãnh đạo quốc tế thể hiện quan điểm của họ. Các khách mời trong quá khứ là Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon và Cố vấn an ninh quốc gia Tom Donilon. Trung tâm cũng tổ chức chuỗi thảo luận mang tên "CSIS-Schieffer School Dialogues" với các bài nói chính của những quan chức Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, bao gồm bộ trưởng hiện thời là Chuck Hagel.
1
null
USS "Case" (DD-370) là một tàu khu trục lớp "Mahan" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào giữa những năm 1930. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Chuẩn đô đốc Augustus Ludlow Case (1812-1893), người tham gia cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. Nó đặt căn cứ tại Thái Bình Dương, hoạt động tuần tra và hộ tống trước và trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, đã có mặt tại Trân Châu Cảng vào lúc diễn ra cuộc tấn công vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, nhưng đã không chịu hư hại hay thương vong, và đã hoạt động cho đến khi chiến tranh kết thúc. "Case" được cho ngừng hoạt động năm 1945 và bị bán để tháo dỡ vào năm 1947. Thiết kế và chế tạo. "Case" được đặt lườn vào ngày 19 tháng 9 năm 1934 tại Xưởng hải quân Boston ở Boston, Massachusetts. Nó được hạ thủy vào ngày 14 tháng 9 năm 1935, được đỡ đầu bởi cô M. R. Case; và được đưa ra hoạt động vào ngày 15 tháng 9 năm 1936 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân J. S. Roberts. Lịch sử hoạt động. Sau khi nhập biên chế, "Case" tham gia các cuộc tập trận hạm đội tại vùng biển Hawaii, và vào năm 1938 đã phục vụ như một tàu huấn luyện tại cảng nhà của nó ở San Diego, California. Từ đây, nó đưa các học viên sĩ quan trong một chuyến đi huấn luyện đến Alaska vào mùa Hè năm 1939, và vào tháng 4 năm 1940 đã đi đến Trân Châu Cảng để tham gia cuộc tập trận Vấn đề Hạm đội vốn đưa nó đến Midway, Johnston và Palmyra. Từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1941, nó đi đến Samoa, Tahiti và Auckland, New Zealand. "Case" có mặt trong lưới tàu khu trục của Xưởng hải quân Trân Châu Cảng khi Hải quân Nhật bất ngờ tấn công căn cứ này vào ngày 7 tháng 12 năm 1941. Từ ngày 7 tháng 12 đến ngày 23 tháng 5 năm 1942, nó hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại giữa bờ Tây và Trân Châu Cảng. Từ ngày 31 tháng 5 đến ngày 7 tháng 8 năm 1942, nó hoạt động tuần tra cùng những nhiệm vụ khác ngoài khơi Kodiak, Alaska. Vào ngày 7 tháng 8, nó bắn pháo chuẩn bị cho cuộc tấn công Kiska cũng như nhắm vào một tàu chở dầu đối phương. Nó tiếp tục tuần tra ngoài khơi Adak cho đến giữa tháng 10, khi nó hộ tống tàu bè đi đến Trân Châu Cảng, rồi quay về lực địa Hoa Kỳ để đại tu. Quay trở lại Trân Châu Cảng vào cuối tháng 11 năm 1942, chiếc tàu khu trục lên đường để hộ tống một đoàn tàu vận tải đi quần đảo Fiji, đến nơi vào ngày 20 tháng 12. Từ đây nó tiếp tục đi Guadalcanal để hộ tống một đoàn tàu vận tải trên đường quay trở về, và vào ngày 1 tháng 1 năm 1943 đã đi đến Espiritu Santo, căn cứ cho các hoạt động tuần tra, hộ tống và huấn luyện của nó cho đến ngày 23 tháng 9. Sau khi được đại tu tại San Francisco, California, nó quay trở lại Trân Châu Cảng vào tháng 12. Trong tám tháng tiếp theo sau, "Case" hầu như liên tục ở ngoài biển, hộ tống các đội tàu thuộc Đệ Tam và Đệ Ngũ Hạm đội. Từ giữa tháng 1, đến giữa tháng 3 năm 1944, các cuộc tấn công được tung ra nhắm vào các căn cứ của quân Nhật tại quần đảo Marshall nhằm hỗ trợ cho cuộc chiếm đóng các đảo này. Palau và khu vực Tây Caroline là những mục tiêu tiếp theo trong các ngày 30 tháng 3-1 tháng 4. Nó khởi hành từ Majuro vào cuối tháng 4 cho các cuộc không kích xuống Hollandia, Truk, Satawan và Ponape. Nó làm nhiệm vụ tuần tra và hộ tống tại chỗ ở Majuro trong một tháng, trước khi được phân về Đội đặc nhiệm 58.4 cho hoạt động không kích các sân bay của quân Nhật tại quần đảo Bonin, với mục đích vô hiệu hóa các căn cứ này trong chiến dịch chiếm đóng quần đảo Mariana. Cùng với đội đặc nhiệm này, chiếc tàu khu trục tham gia Trận chiến biển Philippine lịch sử vào ngày 19-20 tháng 6. Sau một giai đoạn sửa chữa tại Eniwetok, "Case" tiếp nối hoạt động cùng Đội đặc nhiệm 58.4, hộ tống các đợt không kích nhằm chuẩn bị cho cuộc đổ bộ lên Guam vào cuối tháng 7 năm 1944 cũng như lên Bonin vào các ngày 4 và 5 tháng 8. Cho đến giữa tháng 9, nó phục vụ hộ tống vận tải giữa các đảo trong khu vực quần đảo Mariana. Vào tháng 9, nó gặp gỡ hai tàu ngầm chuyên chở những tù binh Đồng Minh, với nhiều người bị thương, được cứu vớt sau khi đánh chìm một tàu vận chuyển Nhật Bản. Do biển động làm ngăn trở việc chuyển những người bị thương sang chiếc tàu khu trục, đội y tế của con tàu phải sang các tàu ngầm để cứu chữa thương binh. "Case" tham gia cuộc bắn phá lên đảo Marcus vào ngày 9 tháng 10 năm 1944, rồi gia nhập Đội đặc nhiệm 38.1 cho cuộc không kích lên Luzon phối hợp với chiến dịch chiếm đóng Leyte từ ngày 18 đến ngày 23 tháng 10. Nó quay trở về Ulithi vào ngày 29 tháng 10, lại trở ra khơi vào ngày 8 tháng 11 để bắn phá Iwo Jima trong đêm 11/12 tháng 11. Tiếp nối nhiệm vụ hộ tống từ Ulithi, chiếc tàu khu trục hộ tống các tàu tuần dương hướng đi Saipan vào ngày 20 tháng 11, khi nó húc vào một tàu ngầm bỏ túi Nhật Bản ở lối ra vào eo biển Mugai. Nó lập tức quay trở lại Ulithi để khảo sát hư hại do cuộc đối đầu, nhưng quay trở lại hoạt động chỉ hai ngày sau đó, làm nhiệm vụ tuần tra ngoài khơi Saipan cho đến ngày 6 tháng 12. "Case" một lần nữa tham gia bắn phá Iwo Jima vào ngày 24 tháng 12, khi nó cùng tàu khu trục được cho tách ra để tấn công một tàu vận tải Nhật Bản đang tháo chạy. Sau hai giờ truy đuổi, cả hai chiếc tàu khu trục nổ súng ở tầm gần, và đến 15 giờ 59 phút, chiếc tàu vận tải đối phương bị đánh chìm, những người sống sót từ chối mọi sự cứu giúp. Sau khi được sửa chữa tại Saipan, nó quay trở lại Iwo Jima trong các ngày 24 và 25 tháng 1 năm 1945, làm nhiệm vụ tuần tra chống tàu ngầm trong giai đoạn mở đầu của cuộc đổ bộ lên đảo này. Các nhiệm vụ tuần tra và hộ tống từ Saipan được tiếp nối cho đến ngày 19 tháng 3, khi nó bắt đầu một giai đoạn dài tuần tra chống tàu ngầm, giải cứu và làm cột mốc radar giữa Saipan và Iwo Jima cho đến khi chiến tranh kết thúc. Vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, "Case" lên đường đi Chichi Jima để tiếp nhận và giám sát sự đầu hàng của quân Nhật tại quần đảo Bonin. Vào ngày 19 tháng 9, nó khởi hành từ Iwo Jima để đi Norfolk, Virginia, đến nơi vào ngày 1 tháng 11. Nó được cho xuất biên chế tại đây vào ngày 13 tháng 12 năm 1945 và bị bán để tháo dỡ vào ngày 31 tháng 12 năm 1947. Phần thưởng. "Case" được tặng thưởng bảy Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
USS "Conyngham" (DD-371) là một tàu khu trục lớp "Mahan" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào giữa những năm 1930. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Gustavus Conyngham (1744-1819), một sĩ quan hải quân từng tham gia Chiến tranh Cách mạng Hoa Kỳ. Nó đặt căn cứ tại Thái Bình Dương, hoạt động tuần tra và hộ tống trước và trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, đã có mặt tại Trân Châu Cảng vào lúc diễn ra cuộc tấn công vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, nhưng đã không chịu hư hại hay thương vong, và đã hoạt động cho đến khi chiến tranh kết thúc. "Conyngham" được cho ngừng hoạt động năm 1946, và sau khi được sử dụng vào việc thử nghiệm bom nguyên tử tại đảo san hô Bikini, nó bị đánh đắm ngoài khơi California năm 1948. Thiết kế và chế tạo. "Conyngham" được đặt lườn vào ngày 19 tháng 9 năm 1934 tại Xưởng hải quân Boston ở Boston, Massachesetts. Nó được hạ thủy vào ngày 14 tháng 9 năm 1935, được đỡ đầu bởi bà A. C. G. Johnson; và được đưa ra hoạt động vào ngày 4 tháng 11 năm 1936 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân G. C. Hoover. Lịch sử hoạt động. "Conyngham" thực hiện chuyến đi chạy thử máy của nó đến nhiều cảng Châu Âu vào mùa Xuân năm 1937, và sau khi được đại tu tại Boston, Massachusetts, nó lên đường đi San Diego, California nơi nó bắt đầu thực hành và huấn luyện từ ngày 22 tháng 10. Hoạt động dọc theo vùng bờ Tây, quần đảo Hawaii và vùng biển Caribe cho đến ngày 2 tháng 4 năm 1940, nó rời San Diego để đi Trân Châu Cảng, làm nhiệm vụ tuần tra. Vào tháng 3 năm 1941, nó thực hiện chuyến đi đến Samoa, Fiji và Australia, rồi quay trở lại các hoạt động tại chỗ ngoài khơi Trân Châu Cảng. Vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, khi Hải quân Nhật bất ngờ tấn công căn cứ này, "Conyngham" đang neo đậu tại bến X-8, East Loch, bên mạn phải của một nhóm tàu khu trục bao gồm , , và vốn đang cập theo mạn chiếc tàu tiếp liệu khu trục . Chúng đã nổ súng vào các máy bay Nhật tấn công, bắn rơi nhiều chiếc. Sau đó chiếc tàu khu trục tiếp tục tuần tra từ Trân Châu Cảng suốt tháng 12, và sau một đợt đại tu ngắn tại Xưởng hải quân Mare Island, nó làm nhiệm vụ hộ tống vận tải cho tàu bè đi lại giữa vùng bờ Tây và New Hebrides. Đến tháng 6 năm 1942, nhiệm vụ này bị ngắt quãng khi nó tham gia hộ tống các tàu sân bay trong trận Midway, tham chiến trong các ngày 4 đến 6 tháng 6. "Conyngham" quay trở lại nhiệm vụ hộ tống từ ngày 16 tháng 10 năm 1942, khi nó khởi hành từ Trân Châu Cảng để hộ tống cho tàu sân bay hoạt động tại khu vực Tây Nam Thái Bình Dương. Nó đã bảo vệ cho các tàu sân bay trong Trận chiến quần đảo Santa Cruz vào ngày 26 tháng 10. Đến ngày 2 tháng 11, nó bắn phá Kokumbona, một làng trên đảo Guadalcanal, và đang khi cơ động ở tầm gần đã va chạm với một tàu khu trục khác. Hư hại được sửa chữa tạm thời tại Nouméa và được hoàn tất tại Trân Châu Cảng. Nó quay trở lại Espiritu Santo vào ngày 4 tháng 2 năm 1943 tiếp nối các hoạt động hỗ trợ cho Chiến dịch Guadalcanal. Vào ngày 7 tháng 2, nó bắn phá Doma Cove, và trong năm tháng tiếp theo đã tiếp tục nhiệm vụ tuần tra và hộ tống giữa các căn cứ ở Nam Thái Bình Dương và Australia. "Conyngham" đã bắn pháo hỗ trợ cho Chiến dịch Chronicle, cuộc đổ bộ lên các đảo Woodlark và Kiriwina ngoài khơi New Guinea từ ngày 1 đến ngày 3 tháng 7 năm 1943, và đến ngày 23 tháng 8 đã bắn phá Finschhafen, New Guinea. Vào ngày 4 tháng 9, nó bảo vệ cho cuộc đổ bộ lên Lae, New Guinea, nơi nó bị ba máy bay ném bom tấn công và bị hư hại bởi những quả bom ném suýt trúng. Sau khi được sửa chữa nhanh, nó quay trở lại Finschhafen vào ngày 22 tháng 9 để hỗ trợ cho cuộc đổ bộ, rồi lên đường đi Brisbane, Australia. Chiếc tàu khu trục quay trở lại hoạt động trong cuộc đổ bộ lên Arawe, New Britain vào ngày 15 tháng 12, lên mũi Gloucester vào ngày 26 tháng 12, và lên Saidor, New Guinea vào ngày 2 tháng 1 năm 1944. Nó tiếp tục làm nhiệm vụ tại khu vực New Guinea, ngoại trừ một giai đoạn sửa chữa tại Australia vào tháng 1 năm 1944, cho đến khi nó khởi hành vào tháng 3 để đại tu tại San Francisco, California. Quay trở về Majuro vào cuối tháng 5 năm 1944, "Conyngham" khởi hành cùng với Lực lượng Đặc nhiệm 58, làm nhiệm vụ hộ tống các thiết giáp hạm cho các chiến dịch tại quần đảo Mariana. Vào ngày 13 tháng 6, nó tham gia bắn phá Saipan, và tiếp tục ở lại khu vực Mariana làm nhiệm vụ bắn pháo hỗ trợ, tuần tra và hộ tống cho đến tháng 8. Sau khi hộ tống các con tàu chuẩn bị quay trở về Philippines, chiếc tàu khu trục đi đến vịnh Leyte vào ngày 4 tháng 11 bảo vệ cho lực lượng tăng viện. Nó bị một thủy phi cơ bắn phá vào ngày 16 tháng 11, làm bị thương 17 người và làm hư hại nhẹ con tàu. Vào ngày 7 tháng 12, nó bảo vệ cho cuộc đổ bộ lên vịnh Ormoc dưới sự không kích mạnh mẽ của đối phương, và đến ngày 11 tháng 12 lại đi vào vịnh Ormoc một lần nữa cùng lực lượng tăng viện. Đi đến Manus vào ngày 23 tháng 12 năm 1944 để được tiếp liệu, "Conyngham" khởi hành đi Hollandia để tham gia lực lượng hộ tống cho một đoàn tàu vận tải hướng đến Leyte và để đổ bộ lên vịnh Lingayen. Tại đây nó tham gia việc bắn phá chuẩn bị, và sau khi diễn ra cuộc đổ bộ vào ngày 9 tháng 1 năm 1945 đã tiếp tục tuần tra cho đến ngày 18 tháng 1. Nó đi vào vịnh Subic từ ngày 22 tháng 7 để được đại tu, và tiếp tục ở lại đây cho đến khi chiến tranh kết thúc. Sau khi được sử dụng như một mục tiêu cho việc thử nghiệm bom nguyên tử tại đảo san hô Bikini trong khuôn khổ Chiến dịch Crossroad vào năm 1946, "Conyngham" được cho xuất biên chế vào ngày 20 tháng 12 năm 1946 và bị đánh đắm ngoài khơi bờ biển vào ngày 2 tháng 7 năm 1948. Phần thưởng. "Conyngham" được tặng thưởng mười bốn Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
USS "Cassin" (DD-372) là một tàu khu trục lớp "Mahan" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào giữa những năm 1930. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Stephen Cassin (1783-1857), một sĩ quan hải quân từng tham gia cuộc Chiến tranh 1812. Nó đã có mặt tại Trân Châu Cảng vào lúc diễn ra cuộc tấn công vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, bị hư hại nặng đến mức phải tháo dỡ và chế tạo lại toàn bộ, và đã hoạt động từ năm 1944 cho đến khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc. "Cassin" được cho ngừng hoạt động năm 1945 và bị bán để tháo dỡ vào năm 1947. Thiết kế và chế tạo. "Cassin" được đặt lườn vào ngày 1 tháng 10 năm 1934 tại Xưởng hải quân Philadelphia. Nó được hạ thủy vào ngày 28 tháng 10 năm 1935, được đỡ đầu bởi bà H. C. Lombard; và được đưa ra hoạt động vào ngày 21 tháng 8 năm 1936 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân A. G. Noble. Lịch sử hoạt động. "Cassin" trải qua các sửa chữa cho đến tháng 3 năm 1937, khi nó lên đường đi đến vùng biển Caribe và Brazil. Vào tháng 4 năm 1938, nó tham gia cùng hạm đội tại Trân Châu Cảng cho cuộc thực tập hạm đội hàng năm tại quần đảo Hawaii và vùng kênh đào Panama. Đến năm 1939, nó hoạt động thực hành ngư lôi và tác xạ tại vùng bờ Tây Hoa Kỳ; và sang 1 tháng 4 năm 1940 được điều về Phân đội Hawaii. Nó lên đường cho các cuộc cơ động và tuần tra tại Thái Bình Dương, thực hiện chuyến đi đến Samoa, Australia và Fiji từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1941, và ghé qua các cảng tại bờ Tây vào mùa Thu năm 1941. "Cassin" đang ở trong ụ tàu ở Trân Châu Cảng cùng tàu khu trục và thiết giáp hạm vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, khi Hải quân Nhật bất ngờ tấn công căn cứ này. Các quả bom cháy đã làm nổ tung các thùng nhiên liệu của "Downes", gây ra các đám cháy không thể kiểm soát được trên cả "Downes" lẫn "Cassin". "Cassin" bị trượt khỏi các khối chèn dưới lườn tàu và nghiêng tựa trên "Downes". Cả hai con tàu được xem là tổn thất, và "Cassin" được chính thức cho xuất biên chế vào ngày 20 tháng 6 năm 1942. Cả hai con tàu đều bị hư hại quá mức có thể sửa chữa, nhưng máy móc và thiết bị của chúng được tháo dỡ và thu hồi, được cho chuyển đến Xưởng hải quân Mare Island, nơi những con tàu hoàn toàn mới được chế tạo dựa trên máy móc vật liệu thu hồi được, và chúng được đặt lại tên và số hiệu lườn nguyên thủy. Được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 5 tháng 2 năm 1944, "Cassin" đi đến Trân Châu Cảng vào ngày 22 tháng 4 và được phân nhiệm vụ hộ tống vận tải khởi hành từ Majuro cho đến tháng 8. Nó giúp vào việc bình định Tinian từ ngày đến ngày 15-25 tháng 8 khi bắn phá các hang động trú ẩn Aguijan, rồi tiếp nối nhiệm vụ hộ tống ngoài khơi Saipan, và tham gia vào việc bắn phá đảo Marcus vào ngày 9 tháng 10. Nó lên đường gia nhập Đội đặc nhiệm 38.1 vào ngày 16 tháng 10, di chuyển về phía Tây Bắc Luzon vào lúc diễn ra cuộc đổ bộ lên Leyte, và sau khi đổ bộ thành công đã được cho tách ra cùng đội của nó để được tiếp nhiên liệu và tiếp tế tại Ulithi. Tuy nhiên, khi Lực lượng Đặc nhiệm 38 phát hiện Lực lượng Tấn công Trung tâm của Nhật Bản đang vòng qua mũi phía Nam Mindoro trên đường tấn công như một phần của Trận chiến vịnh Leyte, đội của "Cassin" được gọi quay trở lại để tham gia trận chiến sắp tới. Xế trưa ngày 25 tháng 10, đội của nó cuối cùng cũng đến được vị trí có thể tung máy bay ra tấn công các tàu Nhật, trong một đợt tấn công tàu sân bay với tầm xa nhất trong chiến tranh. Nhiệm vụ tiếp theo của "Cassin" là chuẩn bị cho cuộc tấn công lên Iwo Jima. Trong đêm 11-12 tháng 11 năm 1944, và một lần nữa vào ngày 24 tháng 1 năm 1945, nó bắn phá hòn đảo, rồi sau đó tham gia tuần tra, hộ tống và phục vụ như cột mốc radar chung quanh Saipan. Vào ngày 23 tháng 2, nó khởi hành từ Saipan để hộ tống một tàu chở đạn dược đến Iwo Jima vừa mới bị tấn công, và quay trở về Guam vào ngày 28 tháng 2 cùng một tàu bệnh viện. Nó quay trở lại Iwo Jima vào giữa tháng 3, làm nhiệm vụ cột mốc radar cũng như tìm kiếm và cứu vớt máy bay. Với những lượt quay trở về Guam và Saipan để tiếp liệu và sửa chữa, nó tiếp tục vai trò này trong hầu hết thời gian còn lại của chiến tranh. "Cassin" chịu đựng một cơn bão vào ngày 6 tháng 6 năm 1945, thiệt mạng một người và mất một xuồng máy. Vào ngày 20 tháng 7, nó bắn phá Kita-Iwō-jima, và vào ngày 7 tháng 8 đã đổ bộ và lục soát một tàu bệnh viện Nhật Bản nhằm đảm bảo việc tuân thủ luật quốc tế. Do không có sự vi phạm, nó cho phép con tàu tiếp tục hành trình. Khi chiến tranh kết thúc, nó tiếp tục nhiệm vụ tìm kiếm và giải cứu ngoài khơi Iwo Jima, bảo vệ cho việc triệt thoái bằng đường không những tù binh Đồng Minh được thả ra từ Nhật Bản. "Cassin" quay trở về Norfolk, Virginia vào ngày 1 tháng 11 năm 1945, và được cho xuất biên chế tại đây vào ngày 17 tháng 12 năm 1945. Nó bị bán để tháo dỡ vào ngày 25 tháng 11 năm 1947. Phần thưởng. "Cassin" được tặng thưởng sáu Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
USS "Shaw" (DD-373) là một tàu khu trục lớp "Mahan" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào giữa những năm 1930. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo John Shaw (1773-1823), một sĩ quan hải quân từng tham gia cuộc Chiến tranh 1812. Gặp những khiếm khuyết trong chế tạo, nó chỉ đưa vào hoạt động đầy đủ từ năm 1938, đã có mặt tại Trân Châu Cảng vào lúc diễn ra cuộc tấn công vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, bị trúng bom khiến hầm đạn nổ tung. Nó bị hư hại đáng kể nhưng được sửa chữa, và đã tiếp tục hoạt động cho đến khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc. "Shaw" được cho ngừng hoạt động năm 1945 và bị bán để tháo dỡ vào năm 1946. Thiết kế và chế tạo. "Shaw" được đặt lườn vào ngày 1 tháng 10 năm 1934 tại Xưởng hải quân Philadelphia ở Philadelphia, Pennsylvania. Nó được hạ thủy vào ngày 28 tháng 10 năm 1935, được đỡ đầu bởi cô Dorthy L. Tinker; và được đưa ra hoạt động vào ngày 18 tháng 9 năm 1936 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân E.A. Mitchell. Lịch sử hoạt động. Sau khi nhập biên chế, "Shaw" tiếp tục ở lại Philadelphia cho đến tháng 4 năm 1937 khi nó vượt Đại Tây Dương cho chuyến đi chạy thử máy. Quay trở về Philadelphia vào ngày 18 tháng 6, nó trải qua một năm trong xưởng tàu để sửa chữa các khiếm khuyết trước khi hoàn tất nghiệm thu vào tháng 6 năm 1938. Nó thực hành và huấn luyện trong thời gian còn lại của năm tại khu vực Đại Tây Dương, rồi chuyển sang khu vực Thái Bình Dương và được đại tu tại Xưởng hải quân Mare Island từ ngày 8 tháng 1 đến ngày 4 tháng 4 năm 1939. "Shaw" tiếp tục ở lại vùng bờ Tây cho đến tháng 4 năm 1940, tham gia nhiều cuộc thực hành huấn luyện cũng như tháp tùng các tàu sân bay và tàu ngầm hoạt động trong khu vực. Đến tháng 4, nó lên đường đi quần đảo Hawaii nơi nó tham gia Vấn đề Hạm đội XXI, một cuộc tập trận gồm tám giai đoạn nhằm phòng thủ khu vực Hawaii. Nó ở lại khu vực này cho đến tháng 11, khi nó quay về vùng bờ Tây để đại tu. Quay trở lại khu vực Hawaii vào giữa tháng 2 năm 1941, nó hoạt động tại vùng biển này cho đến tháng 11, khi nó đi vào Xưởng hải quân Trân Châu Cảng để sửa chữa tại ụ tàu YFD-2. Khi Hải quân Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, "Shaw" vẫn đang ở trong ụ tàu, được hiệu chỉnh các cơ cấu thả mìn sâu. Trong cuộc tấn công, nó chịu đựng ba quả bom ném trúng đích: hai quả xuyên qua bệ súng máy phía trước, và một quả trúng cánh trái cầu tàu; các đám cháy lan ra khắp con tàu. Đến 09 giờ 25 phút, mọi thiết bị chữa cháy bị cạn kiệt, và lệnh bỏ tàu được đưa ra. Các nỗ lực nhằm làm ngập nước ụ tàu chỉ thành công một phần, và ít lâu sau 09 giờ 30 phút, hầm đạn phía trước của nó phát nổ. Việc sửa chữa tạm thời được tiến hành tại Trân Châu Cảng vào tháng 12 năm 1941 và tháng 1 năm 1942. Đến ngày 9 tháng 2, "Shaw" lên đường đi San Francisco, California nơi công việc sửa chữa được hoàn tất, bao gồm một mũi tàu hoàn toàn mới, vào cuối tháng 6. Sau khi huấn luyện tại khu vực San Diego, California, nó quay trở lại Trân Châu Cảng vào ngày 31 tháng 8, và trong hai tháng tiếp theo đã hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại giữa vùng bờ Tây và Hawaii. Vào giữa tháng 10, trong thành phần một đội đặc nhiệm được hình thành chung quanh tàu sân bay , nó rời Trân Châu Cảng đi về phía Tây. Gặp gỡ đội đặc nhiệm hình thành chung quanh tàu sân bay , chúng tập hợp thống nhất lại thành Lực lượng Đặc nhiệm 61, rồi đi lên phía Bắc quần đảo Santa Cruz để đánh chặn lực lượng hải quân đối phương đang tấn công Guadalcanal. Sáng ngày 26 tháng 10, cả hai đội tàu sân bay đều bị tấn công. Như một tàu tháp tùng, dừng lại để cứu vớt đội bay của một máy bay ném bom-ngư lôi bị bắn rơi, nhưng bản thân nó bị trúng ngư lôi. "Shaw" tiến đến để trợ giúp cho "Porter"; nữa giờ sau, nó nhận được lệnh nhận toàn bộ thủy thủ đoàn của "Porter" rồi đánh đắm con tàu đã bị tê liệt. Việc phát hiện kính tiềm vọng của tàu ngầm đối phương và cuộc tấn công bằng mìn sâu diễn ra sau đó đã làm trì hoãn nhiệm vụ. Dù sau, đến giữa trưa, công việc thuyên chuyển hoàn tất, và sau khi "Porter" bị đắm một giờ sau đó, "Shaw" lên đường gia nhập trở lại lực lượng đặc nhiệm. Hai ngày sau, "Shaw" đi đến New Hebrides nơi nó hộ tống các tàu vận chuyển đưa người và tiếp liệu đến Guadalcanal. Nó tiếp tục nhiệm vụ trong suốt tháng 11, tháng 12 và cho đến tháng 1 năm 1943. Vào ngày 10 tháng 1, đang khi tiến vào cảng Nouméa, New Caledonia, nó bị mắc cạn tại dãi san hô ngầm Sournois. Được kéo khỏi nơi mắc cạn vào ngày 15 tháng 1, những hư hại đáng kể cho lườn tàu, chân vịt và thiết bị sonar đã buộc nó phải được sửa chữa trước tiên tại Nouméa, và sau đó được sửa chữa và tái trang bị tại Trân Châu Cảng, vốn kéo dài cho đến tháng 9. Vào ngày 6 tháng 10, "Shaw" lại hướng sang phía Tây, đi đến Nouméa vào ngày 18 tháng 10 và đến vịnh Milne, New Guinea vào ngày 24 tháng 10. Trở thành một đơn vị thuộc lực lượng đổ bộ Đệ Thất hạm đội, nó hộ tống các lực lượng tăng cường cho Lae và Finschhafen trong thời gian còn lại của tháng 10 và trong tháng 11. Sau trận Arawe, một cuộc tấn công nghi binh bất thành của binh lính Lục quân xuống Umtingalu, New Britain vào ngày 15 tháng 12, nó cứu vớt những người sống sót trên hai xuồng cao su và hộ tống cho HMAS "Westralia" và rút lui về Buna, New Guinea. Vào ngày 25 tháng 12, "Shaw" hộ tống các đơn vị tham gia cuộc tấn công lên mũi Gloucester, nơi nó bắn pháo hỗ trợ và phục vụ như tàu dẫn đường cho máy bay tiêm kích. Vào ngày 26 tháng 12, nó chịu đựng hư hại và thương vong khi bị hai máy bay ném bom bổ nhào Aichi D3A "Val" tấn công. Ba mươi sáu người đã bị thương, trong đó ba người từ trần sau đó do vết thương quá nặng. Chiếc tàu khu trục quay trở về mũi Sudest, New Guinea vào ngày 27 tháng 12, chuyển những người bị thương và tử trận lên bờ, rồi tiếp tục đi đến vịnh Milne để được sửa chữa tạm thời. Việc sửa chữa triệt để được tiến hành tại Hunter's Point, California, và hoàn tất vào ngày 1 tháng 5 năm 1944. "Shaw" quay trở lại Trân Châu Cảng vào ngày 10 tháng 5, gia nhập Đệ Ngũ hạm đội tại đây, rồi di chuyển về hướng quần đảo Marshall vào ngày 15 tháng 5. Nó lại khởi hành từ Marshall vào ngày 11 tháng 6 cùng với Lực lượng Đặc nhiệm 52 để tham gia cuộc chiếm đóng đảo Saipan. Bốn ngày sau, cuộc tấn công bắt đầu; trong suốt ba tuần rưỡi tiếp theo sau, chiếc tàu khu trục luân phiên nhiệm vụ hộ tống và bắn pháo hỗ trợ cho lực lượng tấn công trên bờ tại Marshall. Đến giữa tháng 7, nó quay trở lại khu vực quần đảo Marshall, và đến ngày 18 tháng 7 đã lên đường quay trở về quần đảo Mariana để tham gia lực lượng tấn công Guam. Trong các hoạt động tiếp theo sau, nó thực hiện nhiệm vụ hộ tống và tuần tra. "Shaw" khởi hành từ Marianna vào ngày 23 tháng 9, và sau một giai đoạn bảo trì sửa chữa tại Eniwetok, nó gia nhập Lực lượng Đổ bộ Đệ thất Hạm đội vào ngày 20 tháng 10 và hướng đến vịnh Leyte vào ngày 25 tháng 10. Nhiệm vụ hộ tống vận tải đi lại giữa Philippines và New Guinea được tiếp nối cho đến khi cuộc chiếm đóng Luzon diễn ra vịnh Lingayen vào ngày 9 tháng 1 năm 1945. Từ ngày 9 đến ngày 15 tháng 1, nó thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và bắn pháo theo yêu cầu cho lực lượng trên bờ, bắn pháo sáng ban đêm và bắn phá bờ biển. Sau các hoạt động này, chiếc tàu khu trục tham gia vào việc tái chiếm vịnh Manila, Luzon; và sau đó hỗ trợ cho việc tấn công và chiếm đóng đảo Palawan trong giai đoạn từ ngày 28 tháng 2 đến ngày 4 tháng 3. Vào đầu tháng 4, "Shaw" hoạt động tại Visayas, bắn cháy hai sà lan của quân Nhật ngoài khơi Bohol vào ngày 2 tháng 4. Bị hư hại không lâu sau đó do va phải đá ngầm không được thể hiện trên hải đồ, nó được sửa chữa tạm thời. Đến ngày 25 tháng 4, nó lên đường quay trở về vùng bờ Tây, về đến San Francisco vào ngày 19 tháng 5. Việc sửa chữa và nâng cấp cho nó kéo dài cho đến ngày 20 tháng 8. Chiếc tàu khu trục sau đó lên đường đi sang vùng bờ Đông Hoa Kỳ, và sau khi đến Philadelphia, nó tiếp tục đi đến New York để được cho ngừng hoạt động. "Shaw" được cho xuất biên chế vào ngày 2 tháng 10 năm 1945; tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân hai ngày sau đó, và lườn tàu bị tháo dỡ vào tháng 7 năm 1946. Phần thưởng. "Shaw" được tặng thưởng mười một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
USS "Tucker" (DD-374) là một tàu khu trục lớp "Mahan" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào giữa những năm 1930. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Samuel Tucker (1747-1833), một sĩ quan hải quân từng tham gia các cuộc Chiến tranh Cách mạng Hoa Kỳ và Chiến tranh 1812. "Tucker" đặt căn cứ tại Thái Bình Dương, hoạt động tuần tra và hộ tống trước và trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, đã có mặt tại Trân Châu Cảng vào lúc diễn ra cuộc tấn công vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, nhưng đã không chịu hư hại hay thương vong, và đã hoạt động trong chiến tranh cho đến khi bị đắm do trúng mìn ngoài khơi Espiritu Santo vào năm 1942. Thiết kế và chế tạo. "Tucker" được đặt lườn vào ngày 15 tháng 8 năm 1934 tại Xưởng hải quân Norfolk ở Portsmouth, Virginia. Nó được hạ thủy vào ngày 26 tháng 2 năm 1936, được đỡ đầu bởi bà Leonard Thorner; và được đưa ra hoạt động vào ngày 23 tháng 7 năm 1936 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân George T. Howard. Lịch sử hoạt động. Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy huấn luyện, gia nhập lực lượng khu trục trực thuộc Hạm đội Chiến trận và đặt căn cứ tại San Diego, California. Trong thành phần Đội khu trục 6, Hải đội Khu trục 3, nó hoạt động cùng Hạm đội Chiến trận dọc theo vùng bờ Tây và tại vùng biển Hawaii. Vào tháng 2 năm 1939, nó tham gia Vấn đề Hạm đội XX, cuộc tập trận quy mô hạm đội tại vùng biển Caribe dưới sự thị sát trực tiếp của Tổng thống Franklin D. Roosevelt bên trên tàu tuần dương hạng nặng . Khi tình hình quốc tế ngày thêm căng thẳng tại Viễn Đông, Tổng thống Roosevelt ra lệnh cho hạm đội ở lại vùng biển Hawaii sau khi kết thúc các cuộc thực tập vào mùa Xuân năm 1940. Vì vậy "Tucker" đã hoạt động giữa vùng bờ Tây và Hawaii cho đến cuối năm. Vào ngày 14 tháng 2 năm 1941, nó khởi hành từ San Diego để đi đến Trân Châu Cảng, rồi tiếp tục lên đường đi New Zealand, đến Auckland vào ngày 17 tháng 3 để biểu dương lực lượng tại khu vực này. Quay trở về Trân Châu Cảng từ vùng Nam Thái Bình Dương, nó tham gia các cuộc thực hành thường lệ trước khi quay trở về cảng nhà San Diego vào ngày 19 tháng 9. Lên đường sau một chặng nghỉ ngắn, nó đi đến Hawaii trong thành phần Lực lượng Đặc nhiệm 19 để bắt đầu các hoạt động mới tại khu vực quần đảo Hawaii vào tháng 11. Sau một tháng cơ động ngoài khơi, nó quay về Trân Châu Cảng để tiếp liệu và đại tu. Khi Hải quân Nhật bất ngờ tấn công căn cứ này vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, "Tucker" đang neo đậu tại bến X-8, East Loch cùng một nhóm tàu khu trục bao gồm bên mạn trái gồm và , bên mạn phải là và vốn đang cập theo mạn chiếc tàu tiếp liệu khu trục . Xạ thủ W. E. Bowe đã khai hỏa khẩu súng máy ở cấu trúc thượng tầng phía sau của "Tucker" vào những máy bay tấn công ngay cả trước khi có còi báo động trực chiến, và được tiếp nối chỉ hai phút sau đó bởi các khẩu pháo 5 inch phía đuôi; hai máy bay đối phương đã bị bắn trúng. Trong những ngày tiếp theo, chiếc tàu khu trục tuần tra ngoài khơi Trân Châu Cảng trước khi trải qua năm tháng tiếp theo sau hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại giữa vùng bờ Tây và Hawaii. "Tucker" sau đó nhận mệnh lệnh di chuyển đến khu vực Nam Thái Bình Dương. Với sự tăng cường cho các căn cứ của Hoa Kỳ trên các hòn đảo Thái Bình Dương, nó hộ tống cho đi đến Tutuila, American Samoa, trong một nỗ lực củng cố căn cứ tiền đồn này. Sau đó nó tiếp tục hộ tống tàu cùng đi đến Suva thuộc quần đảo Fiji, rồi đến Nouméa, New Caledonia. Lên đường đi Australia, nó đi đến Sydney vào ngày 27 tháng 4. Sau khi được tiếp nhiên liệu vào ngày hôm sau, nó viếng thăm Melbourne, Perth và Fremantle trước khi quay trở lại Sydney. Cùng với "Wright", "Tucker" quay trở lại Suva, đến nơi vào ngày 3 tháng 6 năm 1942, một ngày trước khi trận Midway mở màn. Trong thời gian còn lại của tháng 6 và tuần đầu tiên của tháng 7, nó hoạt động ngoài khơi Suva, rồi thay phiên cho chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ vào ngày 10 tháng 7 trong nhiệm vụ hộ tống vận tải. Đến ngày 30 tháng 7, nó đi đến Auckland, và vào ngày hôm sau đã lên đường đi quần đảo Fiji. Tại Suva, "Tucker" nhận mệnh lệnh hộ tống cho chiếc SS "Nira Luckenbach" đi Espiritu Santo; và vào ngày 1 tháng 8, hai con tàu khởi hành trên chặng đường phía Bắc đảo Efate và về phía Tây quần đảo Malekula. Chúng băng qua eo biển Bruat và đang trên hành trình để đi vào eo biển Segond trong chặng cuối cùng của chuyến đi đến Espiritu Santo, khi vào lúc 21 giờ 45 phút, "Tucker" trúng phải một quả mìn, nổ tung và làm hỏng nặng lườn tàu. Nó bị chết đứng và lườn tàu bắt đầu bị gẩy gập. Vụ nổ đã làm thiệt mặng ngay lập tức ba người; "Nira Luckenbach" nhanh chóng thả xuồng để cứu vớt thủy thủ đoàn khi họ bỏ tàu. Đến sáng hôm sau, chiếc tàu kéo "YP-346" đi đến hiện trường và tìm cách kéo chiếc tàu khu trục hư hỏng vào vùng nước nông để tiến hành các hoạt động cứu chữa. Chiếc cũng có mặt túc trực trong khi "YP-346" tìm cách cho mắc cạn "Tucker". Tuy nhiên mọi nỗ lực bị thất bại khi chiếc tàu khu trục gảy đôi và chìm ở độ sâu lúc 04 giờ 45 phút ngày 4 tháng 8 năm 1942 Bãi mìn mà con tàu đi vào đã được lực lượng Hoa Kỳ rải chỉ một ngày trước đó, 2 tháng 8, và sự hiện diện của chúng không được thông báo đến "Tucker" và "Nira Luckenbach". Vì vậy, hạm trưởng và thủy thủ của "Tucker" không hề có ý niệm về sự nguy hiểm mà họ đi qua. Tổn thất nhân mạng duy nhất của con tàu gồm ba người thiệt mạng trong vụ nổ ban đầu cùng ba người khác được ghi nhận mất tích. Tên của "Tucker" được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 2 tháng 12 năm 1944. Phần thưởng. "Tucker" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
Sannakji là một trong các biến thể của hoe trong ẩm thực Triều Tiên. Món này làm từ thịt bạch tuộc sống. Loại bạch tuộc nhỏ vẫn còn tươi nguyên và được cắt thành miếng được tẩm gia vị, một chút dầu vừng và ăn ngay. Người ăn phải nhai thật kỹ trước khi nuốt. Nếu để những chiếc xúc tu dính vào vòm họng có thể gây ra tình trạng tắc thở, rất nguy hiểm cho cơ thể, vậy nên bạn phải cẩn thận khi ăn nó
1
null
USS "Downes" (DD-375) là một tàu khu trục lớp "Mahan" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào giữa những năm 1930. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Thiếu tướng Hải quân John Downes (1786-1854), người từng tham gia cuộc Chiến tranh 1812. Nó đã có mặt tại Trân Châu Cảng vào lúc diễn ra cuộc tấn công vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, bị hư hại nặng đến mức phải tháo dỡ và chế tạo lại toàn bộ, và đã hoạt động trở lại từ năm 1943 cho đến khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc. "Downes" được cho ngừng hoạt động và bị bán để tháo dỡ vào năm 1947. Thiết kế và chế tạo. "Downes" được đặt lườn vào ngày 15 tháng 8 năm 1934 tại Xưởng hải quân Norfolk ở Portsmouth, Virginia. Nó được hạ thủy vào ngày 22 tháng 4 năm 1936, được đỡ đầu bởi cô S. F. Downes, một hậu duệ của Thiếu tướng Downes; và được đưa ra hoạt động vào ngày 15 tháng 1 năm 1937 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân C. H. Roper. Lịch sử hoạt động. Sau khi nhập biên chế, "Downes" khởi hành từ Norfolk, Virginia, và đi đến San Diego, California vào ngày 24 tháng 11 năm 1937 để thực hành dọc theo vùng bờ Tây, vùng biển Caribe và quần đảo Hawaii cho đến tháng 4 năm 1940, khi cảng nhà của nó được chuyển đến Trân Châu Cảng. Trong tháng 3 và tháng 4 năm 1941, nó tham gia chuyến đi đến Samoa, Fiji và Australia, và viếng thăm vùng bờ Tây vào cuối năm đó. Khi Hải quân Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, "Downes" đang ở trong ụ tàu ở Trân Châu Cảng cùng tàu khu trục và thiết giáp hạm . Cả ba đã chịu đựng cuộc không kích nặng nề, và cho dù bị càn quét bắn phá, thủy thủ đoàn trên cả "Downes" lẫn "Cassin" đã khai hỏa súng phòng không, chống đỡ các cuộc không kích tiếp theo. Các quả bom cháy đã làm nổ tung các thùng nhiên liệu bị rò rỉ, gây ra các đám cháy không thể kiểm soát được. Trong một nỗ lực làm ngập nước ụ tàu để chữa cháy, dầu bốc cháy dâng cao theo mực nước, làm nổ tung đạn dược và đầu đạn ngư lôi, khiến cả hai chiếc tàu khu trục được lệnh bỏ tàu. Sau đó "Cassin" bị trượt khỏi các khối chèn dưới lườn tàu và nghiêng tựa trên "Downes". Cả hai con tàu được xem là tổn thất, và "Downes" được chính thức cho xuất biên chế vào ngày 20 tháng 6 năm 1942. Cả hai con tàu đều bị hư hại quá mức có thể sửa chữa, nhưng máy móc và thiết bị của chúng được tháo dỡ và thu hồi, được cho chuyển đến Xưởng hải quân Mare Island, nơi những con tàu hoàn toàn mới được chế tạo dựa trên máy móc vật liệu thu hồi được, và chúng được đặt lại tên và số hiệu lườn nguyên thủy. Được cho nhập biên chế trở lại tại Xưởng hải quân Mare Island vào ngày 15 tháng 11 năm 1943, "Downes" khởi hành từ San Francisco, California vào ngày 8 tháng 3 năm 1944 để hộ tống một đoàn tàu vận tải đi đến Trân Châu Cảng, và tiếp tục đi đến Majuro, đến nơi vào ngày 26 tháng 3. Nó được phân nhiệm vụ phong tỏa đảo san hô Wotje, một vị trí cố thủ của quân Nhật bị bỏ qua, cho đến ngày 5 tháng 4; và sau khi được tiếp liệu tại Trân Châu Cảng, đã tiếp tục đi đến Eniwetok vào ngày 6 tháng 5, phục vụ như tàu kiểm soát lối ra vào cảng và là soái hạm của đơn vị đặc nhiệm tuần tra gần bờ. Trong giai đoạn này nó từng giải cứu một phi công bị rơi trong vũng biển Eniwetok cùng bốn thành viên đội bay khác ngoài khơi Ponape, Caroline Islands. Đến tháng 7, nó bắt đầu làm nhiệm vụ hộ tống vận tải từ Eniwetok đến Saipan nhằm hỗ trợ cho chiến dịch quần đảo Mariana, rồi tuần tra ngoài khơi Tinian trong quá trình đổ bộ tại đây. Nó đã hỗ trợ hỏa lực tại Marpi Point, Tinian và bắn phá đảo Aguijan, vào ngày 9 tháng 10 đã tham gia bắn phá đảo Marcus như một đòn nghi binh cho cuộc không kích của tàu sân bay xuống Nansei Shoto. "Downes" khởi hành từ Saipan vào ngày 14 tháng 10 để gia nhập Đội đặc nhiệm 38.1 hai ngày sau đó cho một cuộc truy tìm các tàu chiến Nhật mà Đô đốc hy vọng có thể đánh lừa ra biển khơi bằng hai chiếc tàu tuần dương bị hư hại và . Đội đặc nhiệm quay trở về Leyet để hỗ trợ cho cuộc đổ bộ tại đây vào ngày 20 tháng 10. "Downes" khởi hành đi Ulithi vào ngày hôm đó, nhưng được gọi quay trở lại hộ tống các tàu sân bay trong cuộc không kích nhắm vào hạm đội Nhật Bản trong Trận chiến vịnh Leyte. Nó được cho tách ra vào ngày 27 tháng 10, và lên đường đi Ulithi để được tiếp tế. Tiếp tục đi đến Trân Châu Cảng để được đại tu, "Downes" chỉ quay trở lại Ulithi vào ngày 29 tháng 3 năm 1945 hộ tống một đoàn tàu vận tải, và sau đó đi đến Guam. Từ ngày 5 tháng 4 đến ngày 5 tháng 6, nó hoạt động tại khu vực quần đảo Mariana trong các nhiệm vụ tuần tra, giải cứu máy bay, huấn luyện tàu ngầm và hộ tống. Nó đã phục vụ tại Iwo Jima trong các nhiệm vụ tương tự từ ngày 9 tháng 6. Khi chiến tranh kết thúc, nó được lệnh quay trở về Hoa Kỳ, và đã rời Iwo Jima vào ngày 19 tháng 9 với các quân nhân giải ngũ trên tàu. Nó về đến San Pedro, California, ghé qua Beaumont, Texas vào dịp lễ hội của Ngày Hải quân, và về đến Norfolk vào ngày 5 tháng 11. "Downes" được cho ngừng hoạt động vào ngày 17 tháng 12 năm 1945 và bị bán để tháo dỡ vào ngày 18 tháng 11 năm 1947. Phần thưởng. "Downes" được tặng thưởng bốn Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
USS "Cushing" (DD-376) là một tàu khu trục lớp "Mahan" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào giữa những năm 1930. Nó là chiếc tàu chiến thứ ba của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Trung tá Hải quân William Barker Cushing (1842–1874) người tham gia cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. Nó đặt căn cứ tại Thái Bình Dương, hoạt động tuần tra và hộ tống trước và trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, đã không có mặt tại Trân Châu Cảng vào lúc diễn ra cuộc tấn công vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, nên đã không chịu hư hại hay thương vong, và đã hoạt động trong chiến tranh cho đến khi bị đánh chìm trong trận Hải chiến Guadalcanal vào năm 1942. Thiết kế và chế tạo. "Cushing" được đặt lườn vào ngày 15 tháng 8 năm 1934 tại Xưởng hải quân Puget Sound, Bremerton, Washington. Nó được hạ thủy vào ngày 31 tháng 12 năm 1935, được đỡ đầu bởi cô K. A. Cushing, con gái Trung tá Cushing; và được đưa ra hoạt động vào ngày 28 tháng 8 năm 1936 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân E. T. Short. Lịch sử hoạt động. Được phân về Hạm đội Thái Bình Dương, "Cushing" đã tham gia cuộc truy tìm nữ phi công Amelia Earhart bị mất tích tại quần đảo Hawaii và đảo Howland từ ngày 4 đến ngày 30 tháng 7 năm 1937, rồi quay trở về San Diego, California để thực tập huấn luyện, thực hành chiến thuật và tập trận hạm đội. Ngoại trừ một giai đoạn huấn luyện ngắn tại Trân Châu Cảng và một chuyến đi đến vùng biển Caribe, nó hoạt động thuần túy tại vùng bờ Tây từ San Diego trong các hoạt động thực hành và huấn luyện. Khi Hải quân Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, "Cushing" đang được đại tu tại Xưởng hải quân Mare Island. Nó khởi hành từ San Francisco, California vào ngày 17 tháng 12 để làm nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại giữa vùng bờ Tây và Trân Châu Cảng cho đến ngày 13 tháng 1 năm 1942. Nó đi đến đảo san hô Midway để phục vụ tuần tra chống tàu ngầm từ ngày 18 tháng 1 đến ngày 2 tháng 2, rồi quay trở về San Francisco vào ngày 19 tháng 2 để hộ tống cho Lực lượng Đặc nhiệm 1 ngoài khơi bờ biển California trong nhiệm vụ tuần tra và huấn luyện. Vào ngày 1 tháng 8 năm 1942, "Cushing" rời San Francisco để tiến hành huấn luyện tại Trân Châu Cảng, rồi tham gia các hoạt động chung quanh Guadalcanal. Liên tục phải di chuyển, nó hộ tống các đoàn tàu vận tải tiếp liệu sống còn đến hòn đảo đang bị tranh chấp quyết liệt, và tham gia Trận chiến quần đảo Santa Cruz vào ngày 26 tháng 10, khi một lực lượng Hoa Kỳ bị áp đảo về số lượng vẫn đẩy lui được một hải đội Nhật Bản tìm cách tiến đến Guadalcanal. "Cushing" hộ tống các tàu vận tải đi đến Guadalcanal an toàn vào ngày 12 tháng 11 năm 1942, rồi tham gia một lực lượng được tung ra để đánh chặn hạm đội Nhật Bản trong trận Hải chiến Guadalcanal trong đêm 13 tháng 11. Khi lực lượng hai bên rút ngắn khoảng cách, nó bất ngờ trông thấy ba tàu khu trục đối phương ở khoảng cách . Trong cuộc đấu pháo ác liệt diễn ra sau đó, "Cushing" bị bắn trúng nhiều phát giữa tàu, và dần dần bị mất động lực, nhưng vẫn tiếp tục nổ súng vào đối thủ và phóng các quả ngư lôi nhắm vào một thiết giáp hạm đối phương. Các đám cháy, hầm đạn bị nổ và không còn khả năng nổ súng khiến phải đưa ra lệnh "bỏ tàu" lúc 02 giờ 30 phút. Xác tàu cháy của nó được trông thấy lần cuối cùng từ Guadalcanal lúc 17 giờ 00 ngày 13 tháng 11 năm 1942, khi nó đắm ở khoảng cách về phía Đông Nam đảo Savo. "Cushing" bị mất khoảng 70 người thiệt mạng hay mất tích; một số người được cứu vớt từ dưới nước, trong đó có nhiều người bị thương. Cho dù bị mất, nó đã cùng lực lượng đặc nhiệm giúp vào việc giữ cho Sân bay Henderson tránh bị lực lượng Nhật Bản bắn phá. Xác tàu đắm của nó hiện đang nằm dưới đáy biển tại khu vực chung quanh đảo Savo, tại khu vực lân cận Guadalcanal bốn được đặt biệt danh Eo biển Đáy sắt. Phần thưởng. "Cushing" được tặng thưởng ba Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
USS "Perkins" (DD–377) là một tàu khu trục lớp "Mahan" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào giữa những năm 1930. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Thiếu tướng Hải quân George Hamilton Perkins (1836–1899), người tham gia cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. "Perkins" đặt căn cứ tại Thái Bình Dương, hoạt động tuần tra và hộ tống trước và trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, đã không có mặt tại Trân Châu Cảng vào lúc diễn ra cuộc tấn công vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, nên đã không chịu hư hại hay thương vong, và đã hoạt động trong chiến tranh cho đến khi bị đắm do tai nạn va chạm với tàu chuyển quân Australia "Duntroon" vào năm 1943. Thiết kế và chế tạo. "Perkins" được đặt lườn vào ngày 15 tháng 11 năm 1934 tại Xưởng hải quân Puget Sound, Bremerton, Washington. Nó được hạ thủy vào ngày 31 tháng 12 năm 1935, được đỡ đầu bởi bà Larz Anderson; và được đưa ra hoạt động vào ngày 18 tháng 9 năm 1936 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Samuel P. Jenkins. Lịch sử hoạt động. Được phân về Hải đội Khu trục trực thuộc Lực lượng Tuần tiễu, và sau đó sang Hải đội Khu trục trực thuộc 'Lực lượng Chiến trận, "Perkins" đặt cảng nhà tại San Diego, California và hoạt động tại khu vực Đông Thái Bình Dương trước Thế Chiến II. Khi Hải quân Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, "Perkins" đang được đại tu tại Xưởng hải quân Mare Island; nó nhận nhiệm vụ hộ tống vận tải vào ngày 15 tháng 12, và đã lên đường đi Trân Châu Cảng vào ngày 17 tháng 12. Đến ngày 15 tháng 1 năm 1942, nó quay trở lại Xưởng hải quân Mare Island để được trang bị một dàn radar mới, và đến ngày 25 tháng 1 đã quay trở lại Hawaii. "Perkins" rời Trân Châu Cảng vào ngày 2 tháng 2 cùng tàu tuần dương hạng nặng để đi đến khu vực Tây Nam Thái Bình Dương. Đến ngày 14 tháng 2, nó gia nhập cùng các tàu chiến Australia, New Zealand và Hoa Kỳ khác thuộc Hải đội ANZAC đang làm nhiệm vụ bảo vệ các tuyến đường hàng hải tiếp cận Australia và New Zealand từ phía Đông. Trong suốt mùa Xuân, nó tiếp tục hoạt động cùng đơn vị này, thỉnh thoảng di chuyển cùng lực lượng tàu sân bay nhanh khi chúng băng ngang biển Coral tấn công các căn cứ của đối phương, hộ tống các tàu chở dầu đến điểm hẹn tiếp tế, cũng như hộ tống các tàu chiến lớn thuộc lực lượng kết hợp khi chúng bắn phá các vị trí trú đóng đối phương trải từ New Guinea cho đến quần đảo Solomon. Vào ngày 1-2 tháng 5, hải đội gia nhập cùng các lực lượng đặc nhiệm 11 và 17, lúc này đang hộ tống các tàu sân bay tung ra cuộc không kích xuống Tulagi mở màn trận chiến biển Coral. Được cho tách ra vào ngày 7 tháng 5, hải đội di chuyển về phía quần đảo Louisiade để đánh chặn một lực lượng đổ bộ Nhật Bản đang hướng đến Port Moresby ngang qua eo biển Jomard. Xế trưa hôm đó, các con tàu bị máy bay đối phương đặt căn cứ trên đất liền tấn công, và qua việc đánh đuổi chúng đã góp phần làm phân tán lực lượng Nhật Bản. Chúng hoàn thành nhiệm vụ mà không đối đầu với tàu đối phương, đặt tiền đề cho cuộc đụng độ chính giữa hai lực lượng tàu sân bay đối đầu vào ngày 8 tháng 5. Khi các lực lượng tàu sân bay rút lui, Hải đội ANZAC tiếp tục tuần tra về phía Đông Nam Papua New Guinea. Vào ngày 10 tháng 5, đơn vị lên đường quay trở về Australia, và trong gần hai tháng tiếp theo sau, "Perkins" hộ tống các đoàn tàu vận tải cũng như tuần tra các lối ra vào cảng dọc theo bờ biển Coral và biển Tasman của nước này. Vào lúc này, nó là một trong số các tàu Đồng Minh đã hiện diện trong cảng Sydney vào lúc diễn ra cuộc Tấn công cảng Sydney của tàu ngầm bỏ túi Nhật vào ngày 31 tháng 5 năm 1942. Vào ngày 11 tháng 7, "Perkins" lên đường đi Auckland, và sau đó đến Nouméa. Nó làm nhiệm vụ hộ tống vận tải giữa Suva và New Caledonia, và đến giữa tháng 8 bị buộc phải quay trở lại New Zealand để sửa chữa chân vịt. Vào ngày 20 tháng 8, nó lên đường đi Trân Châu Cảng để hoàn tất việc sửa chữa cũng như để bổ sung radar và pháo Bofors 40 mm. Vào giữa tháng 11, "Perkins" lại hướng sang phía Tây, đi đến Espiritu Santo vào ngày 27 tháng 11. Ba ngày sau, nó rời eo biển Segond trong thành phần lực lượng tuần dương-khu trục dưới quyền Chuẩn đô đốc Carleton Wright để đánh chặn một hải đội đối phương đang tìm cách tăng viện lực lượng trú đóng tại Guadalcanal. Lúc 23 giờ 15 phút, năm mục tiêu bị phát hiện trên màn hình radar, và sau vài phút Trận Tassafaronga nổ ra. "Perkins" đã phóng tám quả ngư lôi, rồi hướng các khẩu pháo của nó vào bãi biển. Không bị hư hại sau trận chiến, nó hướng đến Tulagi để trợ giúp cho tàu tuần dương hạng nặng đang bốc cháy, trong khi tàu khu trục trợ giúp cho chiếc . Tiếp tục hoạt động từ Tulagi, nó bắn phá bờ biển Guadalcanal và phục vụ hộ tống vận tải cho đến tháng 1 năm 1943. Sau một chặng nghỉ ngắn tại Nouméa, nó quay trở lại Tulagi vào ngày 13 tháng 1, tiếp nối các nhiệm vụ hộ tống và hỗ trợ. Vào cuối tháng 4, "Perkins" gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 10 để huấn luyện chiến thuật, và đến tháng 5, nó quay trở lại Australia tham gia lực lượng được tập trung cho cuộc tấn công dọc theo bờ biển New Guinea nhằm kiểm soát bán đảo Huon. Vào cuối tháng 6, lực lượng đổ bộ Đồng Minh di chuyển vào vịnh Nassau về phía Nam Salamaua, và đi vào Trobriands. Vào ngày 21 tháng 8, trong vai trò soái hạm của Đội khu trục 5, nó dẫn đầu các tàu khu trục , và rời vịnh Milne để càn quét vịnh Huon rồi bắn phá Finschhafen. Trong đêm 22-23 tháng 8, họ hoàn tất nhiệm vụ. Vào ngày 4 tháng 9, "Perkins" bắn phá bờ biển tại khu vực giữa hai con sông Bulu và Buso, rồi bảo vệ cho lực lượng Đồng Minh trên bờ khi họ đổ bộ lên bãi Rad và hướng đến Lea. Vào ngày 8 tháng 9, chiếc tàu khu trục hướng các khẩu pháo của nó vào điểm tập trung lực lượng bị cô lập tại Lea, và đến ngày 15 tháng 9, lực lượng đồn trú cuối cùng bị đẩy lui. Salamaua, phụ thuộc vào Lea, thất thủ vào ngày 16 tháng 9, và lực lượng Đồng Minh tiến quân vào Lea. Finschhafen tiếp nối thất thủ vào ngày 2 tháng 10. Sự tăng cường di chuyển của tàu bè Đồng Minh tại vịnh Huon kết hợp với sự hiện diện của tàu ngầm Nhật Bản đã khiến "Perkins" phải quay trở lại nhiệm vụ hộ tống. Lực lượng tăng viện được hộ tống đến vịnh Langemak và đến bãi Scarlet về phía Đông Satelberg. Trong tháng 11, nó tiếp nối nhiệm vụ hộ tống, và vào ngày 28 tháng 11, nó rời vịnh Milne để đi Buna, di chuyển một cách độc lập. Ngay trước 02 giờ 00 ngày 29 tháng 11, trong bóng đêm đen như mực, chiếc tàu vận tải chuyển quân Australia "Duntroon" đã đâm vào nó bên mạn trái ở giữa tàu. Bị cắt làm đôi, "Perkins" đắm ở vị trí cách khoảng hai dặm ngoài khơi đảo Ipoteto, và có bốn thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng cùng con tàu. Vào ngày 4 tháng 9, "Perkins" bắn phá bờ biển tại khu vực giữa hai con sông Bulu và Buso, rồi bảo vệ cho lực lượng Đồng Minh trên bờ khi họ đổ bộ lên bãi Red và hướng đến Lea. Vào ngày 8 tháng 9, chiếc tàu khu trục hướng các khẩu pháo của nó vào điểm tập trung lực lượng bị cô lập tại Lea, và đến ngày 15 tháng 9, lực lượng đồn trú cuối cùng bị đẩy lui. Salamaua, phụ thuộc vào Lea, thất thủ vào ngày 16 tháng 9, và lực lượng Đồng Minh tiến quân vào Lea. Finschhafen tiếp nối thất thủ vào ngày 2 tháng 10. Sự tăng cường di chuyển của tàu bè Đồng Minh tại vịnh Huon kết hợp với sự hiện diện của tàu ngầm Nhật Bản đã khiến "Perkins" phải quay trở lại nhiệm vụ hộ tống. Lực lượng tăng viện được hộ tống đến vịnh Langemak và đến bãi Scarlet về phía Đông Satelberg. Trong tháng 11, nó tiếp nối nhiệm vụ hộ tống, và vào ngày 28 tháng 11, nó rời vịnh Milne để đi Buna, di chuyển một cách độc lập. Ngay trước 02 giờ 00 ngày 29 tháng 11, trong bóng đêm đen như mực, chiếc tàu vận tải chuyển quân Australia "Duntroon" đã đâm vào nó bên mạn trái ở giữa tàu. Bị cắt làm đôi, "Perkins" đắm ở vị trí cách khoảng hai dặm ngoài khơi đảo Ipoteto, và có bốn thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng cùng con tàu. Phần thưởng. "Perkins" được tặng thưởng bốn Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
USS "Smith" (DD–378) là một tàu khu trục lớp "Mahan" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào giữa những năm 1930. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Đại úy Hải quân Joseph B. Smith (1826-1862), một sĩ quan hải quân tử trận khi chiếc bị chiếc CSS "Virginia" đánh chìm trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. "Smith" đặt căn cứ tại Thái Bình Dương, hoạt động tuần tra và hộ tống trước và trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, nhưng đã không có mặt tại Trân Châu Cảng vào lúc diễn ra cuộc tấn công vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, nên đã không chịu hư hại hay thương vong, và đã hoạt động cho đến khi chiến tranh kết thúc. "Smith" được cho ngừng hoạt động năm 1946 và bị bán để tháo dỡ vào năm 1947. Thiết kế và chế tạo. "Smith" được đặt lườn vào ngày 27 tháng 10 năm 1934 tại Xưởng hải quân Mare Island ở Mare Island, California. Nó được hạ thủy vào ngày 20 tháng 2 năm 1936, được đỡ đầu bởi bà Yancey S. Williams; và được đưa ra hoạt động vào ngày 19 tháng 9 năm 1936 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân H. L. Grosskopf. Lịch sử hoạt động. 1941-1942. Sau khi nhập biên chế, "Smith" tuần tra tại vùng biển dọc bờ Tây Hoa Kỳ trong năm năm tiếp theo sau. Khi Hải quân Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, nó đang ở tại San Francisco, California trong thành phần Hải đội Khu trục 5, và cho đến tháng 4 năm 1942 đã làm nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại giữa vùng bờ Tây và Trân Châu Cảng. Vào ngày 7 tháng 4, "Smith" được phân về Lực lượng Đặc nhiệm 1, vốn bao gồm Đội thiết giáp hạm 3, và thực hành huấn luyện tại vùng bờ Tây cho đến khi khởi hành đi Trân Châu Cảng vào ngày 1 tháng 6. Sau khi đến nơi, nó được phân về Lực lượng Đặc nhiệm 17 dưới quyền chỉ huy của Phó đô đốc Marc Mitscher, tham gia tuần tra và huấn luyện trong một tháng, rồi hộ tống một đoàn tàu quay trở lại San Francisco. Sau khi được đại tu và chạy thử máy tại khu vực vịnh San Francisco, nó quay trở lại Trân Châu Cảng vào giữa tháng 8, bắt đầu một giai đoạn bảo trì và huấn luyện. Đến ngày 15 tháng 10, nó được phân về Lực lượng Đặc nhiệm 16, bao gồm tàu sân bay và thiết giáp hạm ; đơn vị này rời Trân Châu Cảng vào ngày 16 tháng 10 để tuần tra tác chiến, có thêm các tàu tuần dương và cùng các tàu khu trục hộ tống gia nhập vào lực lượng trong tuần tiếp theo. Lực lượng đặc nhiệm hoạt động về phía Tây Bắc quần đảo New Hebrides, khi vào ngày 24 tháng 10, họ phát hiện một lực lượng tàu sân bay Nhật Bản đang tập trung về phía Guadalcanal. Lực lượng Đặc nhiệm 17, tàu sân bay và lực lượng tuần dương-khu trục hộ tống cho nó đã gia nhập cùng Lực lượng Đặc nhiệm 16, và lực lượng kết hợp được đặt tên Lực lượng Đặc nhiệm 61. Đến ngày 26 tháng 10, máy bay trinh sát của "Enterprise" phát hiện hạm đội Nhật Bản. Lúc 09 giờ 44 phút, trông thấy chiếc máy bay Nhật Bản đầu tiên, và "Hornet" bị trúng bom 30 phút sau đó. Lúc 11 giờ 25 phút, "Smith" bị một đội hình 20 máy bay ném bom-ngư lôi tấn công; hai mươi phút sau, một máy bay ném bom-ngư lôi Nhật đâm trúng sàn trước, gây một vụ nổ lớn. Căn cứ theo một nguồn, quả ngư lôi chiếc máy bay mang theo đã không phát nổ ngay khi va chạm, nhưng kích nổ một lúc sau đó, khiến gây thêm những thiệt hại và thương vong. Phần phía trước con tàu chìm ngập trong khói lửa của các thùng xăng bị vỡ và phải bỏ cầu tàu; toàn bộ phần trước con tàu trước tháp pháo 1 phải bị bỏ. Dù vậy, xạ thủ của "Smith" đã bắn rơi sáu máy bay đối phương. Đến xế trưa, mọi đám cháy được dập lửa, chủ yếu nhờ quyết định của Hạm trưởng bẻ lái con tàu đang cháy theo sau USS "South Dakota". Với 57 người thiệt mạng hay mất tích, 12 người bị thương, hầm đạn bị làm ngập nước và tạm thời không thể vận hành bánh lái từ cầu tàu, chiến sự kết thúc lúc chiều tối, và chiếc tàu khu trục hướng đến Nouméa để sửa chữa tạm thời. Nó được vá các lỗ thủng, và lên đường đi Trân Châu Cảng vào ngày 5 tháng 11. Công việc sửa chữa, đại tu và chạy thử máy kéo dài cho đến tháng 2 năm 1943. "Smith" được tặng thưởng danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Tổng thống do đã tiếp tục chiến đấu bất chấp những hư hại của con tàu. 1943. "Smith" khởi hành vào ngày 12 tháng 2 năm 1943 để đi Espiritu Santo trong vai trò hộ tống cho chiếc . gia nhập lực lượng hộ tống tại đây, và các con tàu tiếp tục đi đến Guadalcanal, nơi "Smith" thực hiện tuần tra chống tàu ngầm cho đến ngày 12 tháng 3. Nó sau đó quay trở lại Espiritu Santo, tham gia nhiều cuộc tuần tra, thực tập chiến thuật và tiếp liệu cùng Lực lượng Đặc nhiệm 10 tại khu vực New Caledonia-biển Coral cho đến ngày 28 tháng 4. Nó quay trở về Trân Chuâ Cảng trong tháng tiếp theo để được tiếp liệu, rồi lên đường đi Australia. "Smith" được phối thuộc cùng Đội khu trục 5, và thực tập tại khu vực Townsville-mũi Moreton cho đến ngày 10 tháng 6, khi nó hộ tống các tàu buôn và tàu đổ bộ đi đến vịnh Milne và ở lại đây cho đến hết tháng 7. Nó khởi hành đi Mackay, Australia, và vào xưởng tàu để sửa chữa vào ngày 1 tháng 8. Sau khi công việc hoàn tất, nó quay trở lại vịnh Milne, tiếp tục thực hành và chuẩn bị cho các chiến dịch sắp tới cùng Đệ Thất hạm đội. Cùng các tàu khu trục , và , "Smith" đã bắn phá Finschhafen, New Guinea vào ngày 23 tháng 8 mà không bị kháng cự. Hải đội quay trở về vịnh Milne tham gia các cuộc thực hành cho đến ngày 2 tháng 9, khi nó lên đường cùng Đội đặc nhiệm 76 để đi đến khu vực vịnh Huon thuộc New Guinea. "Smith" đã bắn phá các mục tiêu trong khu vực được phân công tại bãi Red trước cuộc đổ bộ của Sư đoàn 9 Bộ binh Australia vào ngày 4 tháng 9. Nó tiếp tục ở lại khu vực cho các cuộc càn quét tấn công, tuần tra chống tàu ngầm và phòng không cho đến ngày 18 tháng 9. Trong đêm 7-8 tháng 9, hải đội đã bắn phá Lae. Trong giai đoạn từ ngày 20 đến ngày 23 tháng 9, "Smith" tham gia các hoạt động bắn phá và hỗ trợ đổ bộ tại Finschhafen như một đơn vị của Lực lượng Đặc nhiệm 76. Các cuộc không kích của đối phương được tung ra nhắm vào lực lượng đặc nhiệm nhưng không gây thiệt hại gì; ngược lại đối phương bị mất máy bay bởi hỏa lực phòng không và máy bay tuần tra chiến đấu. Nó sau đó quay trở lại vịnh Holnicote cho các hoạt động tiếp tế đến Lae và Finschhafen. Vào ngày 3 tháng 10, "Smith", và được phân công nhiệm vụ quét mìn tại vịnh Huon. Lúc 18 giờ 21 phút, trinh sát viên phát hiện ba đợt sóng ngư lôi bên mạn phải, con tàu bẻ hết lái qua phải và luồn qua giữa hai quả ngư lôi, một cách bên mạn trái và một cách bên mạn phải. "Henley" trúng một quả ngư lôi bên mạn trái, và sáu phút sau nó bị vỡ làm đôi và biến mất lúc 18 giờ 32 phút. "Smith" tiến hành tấn công bằng mìn sâu nhưng không mang lại kết quả. Hải đội tiếp tục trải qua thời gian còn lại của tháng trong các nhiệm vụ tiếp tế đến các cứ điểm tiền phương. "Smith" có một đợt nghỉ ngơi bảo trì ngắn tại vịnh Milne vào đầu tháng 11 trước khi quay trở lại khu vực Lae-Finschhafen. Vào ngày 14 tháng 12, "Smith" được điều động về lực lượng tấn công Arawe được hình thành tại vịnh Holnicote, và khởi hành cho chiến dịch này. Sáng hôm sau, nó bắn phá "bãi Orange" tại mũi Merkus, và hỗ trợ các hoạt động tiếp theo cùng các đơn vị khác thuộc Đội khu trục 5. Hải đội sau đó quay trở về vịnh Milne để chuẩn bị cho việc tấn công chiếm mũi Gloucester, New Britain. Nó khởi hành từ Buna vào ngày 25 tháng 12 trong thành phần hộ tống cho Lực lượng Đặc nhiệm 76, và như một đơn vị thuộc lực lượng bắn phá. Sáng hôm sau, nó bắn phá "bãi Green" thuộc mũi Gloucester nhằm chuẩn bị cho cuộc đổ bộ của Sư đoàn 1 Thủy quân Lục chiến. Nó hộ tống cho các tàu vận tải tiếp liệu đi đến khu vực đổ bộ trong tuần lễ tiếp theo. 1944. "Smith" là một đơn vị thuộc Lực lượng Tấn công Saidor, khi vào ngày 1 tháng 1 năm 1944, nó bị chiếc đâm vào phía đuôi tàu, buộc phải quay trở lại vịnh Milne để sửa chữa. Không lâu sau đó, nó gia nhập trở lại hải đội cho các hoạt động tiếp liệu đến khu vực mũi Gloucester và Lae. Nó đã bắn phá các vị trí cố thủ tại vùng phụ cận Herwath Point và Singor vào ngày 13 tháng 2 nhằm chuẩn bị cho cuộc đổ bộ tại đây. Đến ngày 28 tháng 2, nó khởi hành từ mũi Sudest như một đơn vị thuộc lực lượng tấn công quần đảo Admiralty, với 71 sĩ quan và binh lính thuộc Sư đoàn Kỵ binh 1 trên tàu để đổ bộ họ xuống đảo Los Negros. Vào ngày 29 tháng 2, nó bắt đầu bắn phá các mục tiêu được chỉ định dọc bờ biển phía Bắc của cảng Hyane. Lực lượng kỵ binh được đổ bộ, và chiếc tàu khu trục bắn hỏa lực hỗ trợ theo yêu cầu cho đến chiều tối, khi nó chuyển thêm binh lính xuống khu vực đổ bộ. Vào ngày 17 tháng 3, "Smith" cùng với Hải đội Khu trục 5 rời khu vực Nam Thái Bình Dương quay trở về San Francisco ngang qua Trân Châu Cảng. Giai đoạn đại tu tại đây hoàn tất vào ngày 21 tháng 6, và hải đội lên đường đi Trân Châu Cảng, trải qua năm tuần lễ tại đây thực hành huấn luyện và thực tập tác xạ. Vào ngày 1 tháng 8, chiếc tàu khu trục được lệnh đi đến Eniwetok và tuần tra tại khu vực quần đảo Marshall vẫn còn do đối phương chiếm đóng cho đến ngày 24 tháng 9, khi nó gia nhập Đội đặc nhiệm 57.9, bao gồm Đội tuần dương 5, và khởi hành đi Saipan. Đội đặc nhiệm bắt đầu các cuộc tuần tra tấn công khu vực phía Bắc để bảo vệ tiền đồn tại khu vực Trung tâm Thái Bình Dương này khỏi các cuộc tấn công của đối phương. "Smith" quay trở về Eniwetok vào đầu tháng 10, thực hiến một chuyến đi hộ tống đến Ulithi, rồi lên đường đi Hollandia. "Smith" được phối thuộc cùng Đệ Thất hạm đội vào ngày 26 tháng 10, và lên đường vào ngày hôm sau để đi vịnh Leyte, đi đến San Pedro ba ngày sau đó. Nó tuần tra tại vịnh Leyte như một đơn vị thuộc Đội đặc nhiệm 77.1 từ ngày 1 đến ngày 16 tháng 11, trước khi hộ tống một đoàn tàu đi New Georgia và quay trở về. Nó được lệnh gặp gỡ Lực lượng Tấn công Ormoc vào ngày 6 tháng 12 để bắn phá các vị trí đối phương trên bờ, rồi cho đổ bộ Sư đoàn Bộ binh 77 tại đây. Đội đặc nhiệm đi đến vịnh Ormoc vào sáng hôm sau, nơi "Smith" được bố trí về phía Đông Bắc đảo Ponson như một tàu dẫn đường máy bay chiến đấu. Lúc 09 giờ 45 phút, máy bay Nhật Bản tấn công hạm đội. Ít nhất ba máy bay cảm tử đối phương đã bổ nhào lên và ba chiếc khác lên ; cà hai đều bị hư hại nặng và sau đó bị đánh chìm bởi hỏa lực bạn sau khi rõ ràng các đám cháy của chúng không thể kiểm soát được và không thể cứu vớt. Các cuộc không kích tiếp tục diễn ra suốt buổi sáng, và khi lực lượng được đổ bộ lên bờ, đội tấn công rút lui về Leyte. "Smith" cùng với Hải đội Khu trục 5 rời San Pedro cùng một đội tiếp liệu vào ngày 11 tháng 12 để đi vịnh Ormoc, họ bị máy bay đối phương tấn công vào chiều tối hôm đó tại vịnh Leyte. Lúc 17 giờ 04 phút, "Reid" bị đánh trúng một quả bom và một máy bay tự sát; và sau một vụ nổ dữ dội, nó lật úp và đắm lúc 17giờ 06 phút. "Smith" đã bắn rơi bốn máy bay đối phương. Sáng hôm sau, đội hình lại bị máy bay Nhật tấn công, khi bị một máy bay kamikaze đánh trúng khiến nó bốc cháy. Không có cú đánh trúng nào khác vào các tàu khu trục, và "Smith" tiếp tục nhiệm vụ tiếp liệu cho đến ngày 17 tháng 12, khi nó lên đường đi Manus để tiếp liệu và bảo trì. 1945. "Smith" quay trở lại vịnh Leyte vào ngày 6 tháng 1 năm 1945 trong thành phần Đội đặc nhiệm 79.2, làm nhiệm vụ hỗ trợ cho các cuộc đổ bộ tại vịnh Lingayen, Luzon. Một cuộc không kích nặng nề diễn ra hai ngày sau đó, khi tàu sân bay hộ tống bị hư hại nặng bởi một chiếc kamikaze. "Smith", ở cách đó , đã túc trực để cứu những người sống sót; nó đưa lên tàu khoảng 200 thủy thủ. Vào ngày 9 tháng 1, nó đã có thể đưa những người này quay trở lại "Kitkun Bay", sau khi chiếc tàu sân bay đã có thể di chuyển bằng chính động lực của mình. "Smith" sau đó được giao nhiệm vụ tuần tra khu vực phía Bắc vịnh Lingayen. Từ ngày 28 tháng 1 đến ngày 20 tháng 2, nó hộ tống các đoàn tàu vận tải đi đến Hollandia, Sansapor và Leyte. Tại Leyte vào ngày 20 tháng 2, nó được giao hộ tống một đoàn tàu vận tải đi vịnh Mangarin, Mindoro. Đang khi băng qua biển Mindanao vào sáng hôm sau, tàu khu trục bị đánh trúng một quả ngư lôi và bị hư hại nặng. "Smith" đã cặp bên mạn để chuyển những người bị thương, cung cấp điện và giúp bơm nước ra khỏi phòng động cơ phía sau bị ngập. Nó đã kéo "Renshaw" trong sáu giờ trước khi nó được cứu hộ, di chuyển độc lập đến San Pedro và chuyển những người bị thương đã đón lên tàu. Trên đường đi Mindoro vào ngày 24 tháng 2, "Smith" bắt được một tín hiệu radar vốn không trả lời yêu cầu nhận diện; và khi đối tượng được chiếu sáng, nó được phát hiện là một tàu hơi nước Nhật tải trọng 200 tấn. Mục tiêu bị bắn cháy lúc 21 giờ 47 phút và bị tiêu diệt lúc 21 giờ 58 phút. "Smith" khởi hành từ Mindoro vào ngày 26 tháng 2 như Đội đặc nhiệm 78.2, một đơn vị thuộc Lực lượng Tấn công Puerta Princesa, Palawan. Nó trực chiến hai ngày sau đó, và đến 08 giờ 18 phút đã bắt đầu bắn pháo chuẩn bị lên các cứ điểm trên bờ tại "bãi White". Nó sau đó tuần tra lối ra vào cảng Palawan cho đến ngày 4 tháng 3; nó được thay phiên trong nhiệm vụ tuần tra, và thực hiện hai chuyến đi đến Palawan hộ tống các tàu tiếp liệu. Vào ngày 24 tháng 3, "Smith" lại lên đường cùng Đội đặc nhiệm 78.2, lần này mục tiêu là vận chuyển và đổ bộ Sư đoàn 1 Bộ binh đến thành phố Cebu, đảo Cebu. Nó đã bắn phá các bãi đổ bộ vào sáng ngày tấn công 28 tháng 3, và sau khi lực lượng đổ bộ đã bắn pháo hỗ trợ theo yêu cầu. Trong khoảng thời gian 18 ngày, nó đã tiêu phí 1.200 quả đạn pháo . Vào ngày 23 tháng 4, nó rời Philippines với mệnh lệnh gia nhập Đội đặc nhiệm 78.1 tại Morotai. Đội đặc nhiệm rời Morotai vào ngày 27 tháng 4, đưa Lữ đoàn Bộ binh 26 Australia đi đến đảo Tarakan, Borneo, cho một cuộc đổ bộ. "Smith" bắt đầu việc bắn phá chuẩn bị lên bãi đổ bộ lúc 07 giờ 00 ngày 1 tháng 5, và tiếp tục ở lại khu vực này cho đến ngày 19 tháng 5, hoạt động trong vai trò bắn pháo hỗ trợ, bảo vệ và tuần tra lối ra vào cảng. Nó rút lui về Morotai trước khi lên đường đi Zamboanga, gặp gỡ chiếc và hộ tống nó quay trở lại Tarakan. Sau đó nó bắn pháo hỗ trợ ban đêm cho binh lính Australia trước khi được lệnh quay trở lại Morotai. Tại đây, "Smith" được phối thuộc cùng Đội đặc nhiệm 78.2 dưới quyền Chuẩn đô đốc Arthur G. Noble vào ngày 26 tháng 6, rồi lại lên đường đi Borneo. Lần này mục tiêu của nó là Balikpapan, nơi Quân đoàn 1 Australia sẽ được đổ bộ. Nó bắt đầu việc bắn phá chuẩn bị lúc 07 giờ 00 ngày 1 tháng 7, bị pháo phòng thủ duyên hải đối phương trên bờ bắn trả với những phát suýt trúng. Cuối cùng ba quả đạn pháo đối phương cũng bắn trúng ống khói, nhưng không phát nổ, và chỉ gây những hư hại nhẹ. Một vị trí pháo đối phương được thấy trên bờ bị hỏa lực bắn trả tiêu diệt. Con tàu rời khu vực vào ngày hôm sau để quay về Morotai, đón một đoàn tàu vận tải tiếp liệu và đưa chúng đến Balikpapan vào ngày 16 tháng 7. Nó rời khu vực chiến trường vào ngày 24 tháng 7, quay trở về San Pedro để bảo trì. "Smith" khởi hành từ Philippine vào ngày 15 tháng 8 để đi vịnh Buckner; ở lại đây trong hai tuần trước khi lên đường đi đến cảng Nagasaki, Kyūshū. Vào ngày 15 tháng 9, nó đón lên tàu 90 cựu tù binh chiến tranh, và sang sáng hôm sau lại khởi hành đi Okinawa để chuyển họ quay trở về Hoa Kỳ. Nó đón thêm 90 cựu tù binh Đồng Minh khác tại Nagasaki vào ngày 21 tháng 9 và chuyển họ sang chiếc trong vịnh Buckner. Nó đi đến Sasebo vào ngày 28 tháng 9, và lên đường hai ngày sau đó để quay về San Diego ngang qua Trân Châu Cảng. Nó neo đậu tại San Diego vào ngày 19 tháng 11, và tiếp tục ở lại đây cho đến khi được lệnh đi Trân Châu Cảng vào ngày 28 tháng 12 chờ đợi mệnh lệnh mới. Nó đi đến Trân Châu Cảng vào ngày 3 tháng 1 năm 1946; ở trong tình trạng không hoạt động cho đến khi được cho xuất biên chế vào ngày 28 tháng 6 năm 1946. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 25 tháng 2 năm 1947, và nó bị bán để tháo dỡ trong tháng 8 năm đó. Phần thưởng. "Smith" được tặng thưởng danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Tổng thống cùng sáu Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
Trình Quốc Bình (, 1952-) là một nhân vật chính trị của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tiểu sử và sự nghiệp. Ông sinh vào tháng 5 năm 1952 tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Từ 1975 đến 1980, ông giảng dạy tại Cung Thiếu niên quận Đông Thành, thành phố Bắc Kinh. Từ 1980 đến 1984, ông công tác tại Nhà xuất bản Pháp luật Bắc Kinh. Từ 1984 đến 1986, ông làm nghiên cứu sinh chuyên ngành pháp luật quốc tế tại Đại học Bắc Kinh. Năm 1986, ông vào công tác tại Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Từ 1993 đến 1997, ông giữ chức Bí thư thứ nhất tại Đại sứ quán Trung Quốc ở Liên bang Nga (1993-1996) và Bí thư thứ nhất tại Vụ Á-Âu thuộc Bộ Ngoại giao (1996-1997). Giai đoạn 1997-2007, ông trải qua nhiều chức vụ như tham tán, tổng lãnh sự... tại Gruzia và Nga. Năm 2007, ông nhậm chức Vụ trưởng Vụ Á-Âu. Năm 2008, ông được bổ nhiệm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Trung Quốc tại Kazakhstan. Năm 2009, ông nhậm chức Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Năm 2011, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.
1
null
USS "Preston" (DD–379) là một tàu khu trục lớp "Mahan" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào giữa những năm 1930. Nó là chiếc tàu chiến thứ năm của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên , và là chiếc thứ ba được đặt tên theo Đại úy Hải quân Samuel W. Preston (1840–1865), một sĩ quan hải quân tử trận trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. "Preston" đặt căn cứ tại Thái Bình Dương, hoạt động tuần tra và hộ tống trước và trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, đã không có mặt tại Trân Châu Cảng vào lúc diễn ra cuộc tấn công vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, nên đã không chịu hư hại hay thương vong, và đã hoạt động trong chiến tranh cho đến khi bị đánh chìm trong trận Hải chiến Guadalcanal vào năm 1942. Thiết kế và chế tạo. "Preston" được đặt lườn vào ngày 27 tháng 10 năm 1934 tại Xưởng hải quân Mare Island ở Vallejo, California. Nó được hạ thủy vào ngày 22 tháng 4 năm 1936, được đỡ đầu bởi bà Edward H. Campbell; và được đưa ra hoạt động vào ngày 27 tháng 10 năm 1936 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân C. D. Swain. Lịch sử hoạt động. Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy, "Preston" hoạt động một thời gian ngắn trực tiếp dưới quyền Trưởng phòng Tác chiến Hải quân trước khi gia nhập Lực lượng Chiến trận, thoạt tiên được phân về Hải đội Khu trục 2 và sau đó thuộc Hải đội Khu trục 5, và đã hoạt động thực tập huấn luyện thời bình tại Thái Bình Dương cho đến ngày 7 tháng 12 năm 1941. Sau khi Hải quân Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng khai mào chiến tranh, nó làm nhiệm vụ tuần tra và hộ tống vận tải dọc theo vùng bờ Tây cho đến ngày 1 tháng 6 năm 1942. Lên đường đi về phía Tây, nó hướng đến Hawaii trong thành phần hộ tống cho tàu sân bay . Đến nơi vào ngày 6 tháng 6, Đội đặc nhiệm 11.1 của nó lại khởi hành ngay ngày hôm sau để gặp gỡ Lực lượng Đặc nhiệm 17; và đã chuyển giao máy bay, phi công cùng hàng tiếp liệu không lực cho các tàu sân bay và , khi lực lượng này được tiếp nhiên liệu và nghỉ ngơi sau trận Midway. Vào ngày 13 tháng 6, "Preston" quay trở về Trân Châu Cảng, và trong bốn tháng tiếp theo sau đã hoạt động thực hành, tuần tra và hộ tống tại khu vực quần đảo Hawaii. Nó gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 16 vào ngày 4 tháng 10, và đến ngày 15 tháng 10 đã lên đường đi sang khu vực quần đảo Solomon. Vào ngày 24 tháng 10, Lực lượng Đặc nhiệm 16 hội quân cùng Lực lượng Đặc nhiệm 17 để hình thành nên Lực lượng Đặc nhiệm 61. Hai ngày sau, trong thành phần hộ tống cho tàu sân bay, chiếc tàu khu trục lần đầu tiên nổ súng vào đối phương trong Trận chiến quần đảo Santa Cruz. Hỏa lực phòng không của nó đã bắn rơi hai máy bay Nhật trong khi bản thân không bị hư hại, và đã rút lui về Nouméa sau trận chiến. Được tiếp đạn dược, "Preston" quay trở lại khu vực quần đảo Solomon cho trận chiến thứ hai, cũng là cuối cùng của nó. Chiều tối ngày 14 tháng 11, nó cùng với Lực lượng Đặc nhiệm 64 di chuyển dọc phần Tây của để đánh chặn một lực lượng Nhật Bản khác đang tiến dọc xuống "cái khe" để tìm cách bắn phá sân bay Henderson và đổ bộ lực lượng tăng viện. Đi vòng chung quanh đảo Savo, lực lượng bao gồm hai thiết giáp hạm có bốn tàu khu trục dẫn đầu, đi vào eo biển giữa Savo và mũi Esperance. Lúc 23 giờ 00, thiết giáp hạm bắt được tín hiệu của tàu tuần dương Nhật "Sendai" trên màn hình radar, và đến 23 giờ 17 phút, giai đoạn hai của trận Hải chiến Guadalcanal bắt đầu. Có tàu khu trục "Shikinami" tháp tùng, "Sendai" đuổi theo các con tàu Hoa Kỳ, nhưng bị các quả đạn pháo 16 inch đánh đuổi. Tuy nhiên chỉ ít lâu sau, trận chiến lại tiếp diễn. Lực lượng Nhật Bản bị phân tán, và trong vòng ít phút sau cuộc đụng độ giữa các thiết giáp hạm và tàu tuần dương, tàu khu trục đối phương trải dọc bờ phía Nam đảo Savo cũng tham gia trận chiến; và "Preston" tiếp nối theo. , vốn đã bắn pháo sáng về phía cuộc đụng độ trước đó, cũng tham gia kịp thời và trông thấy tàu tuần dương "Nagara" cùng bốn tàu khu trục Nhật đang tiếp cận. Phía xa hơn, các đơn vị hạng nặng của Nhật đang chuẩn bị tham gia. Lực lượng tàu khu trục Hoa Kỳ tập trung giờ đây trở thành mục tiêu bị chú ý nhất. Khoảng tám phút sau khi đụng độ với đối phương, bị đánh trúng. Không lâu sau đó, đang khi chuẩn bị các quả ngư lôi, "Preston" cũng bị đánh trúng. Một loạt đạn pháo từ "Nagara" đã loại bỏ cả hai phòng nồi hơi và phá hủy phần con tàu phía sau ống khói. Đám cháy đã khiến nó trở thành một mục tiêu dễ dàng, và đạn pháo đối phương rót xuống nó từ cả hai phía mạn trái và mạn phải. Đám cháy lan rộng, và đến 23 giờ 36 phút, nó được lệnh bỏ tàu. Con tàu bắt đầu lật nghiêng, tiếp tục nổi trong mười phút với mũi tàu nhấc cao trên không, rồi chìm xuống mang theo 116 thành viên thủy thủ đoàn. Trận chiến vẫn tiếp diễn, "Gwin" giờ đây trở thành mục tiêu cho các khẩu pháo Nhật. Đạn pháo phát nổ tại một phòng động cơ và phía đuôi tàu. Lúc 23 giờ 38 phút, sàn phía trước của "Walke" bị thổi tung; mũi tàu của "Benham" cũng bị phá hủy; nó bị đắm sau đó vào ngày 15 tháng 11. Không lâu sau đó "Walke" nối gót "Preston" đi vào nghĩa địa tàu cạnh đảo Savo. Lúc 23 giờ 48 phút, khi các thiết giáp hạm bước vào chiến đấu, các tàu khu trục còn lại được lệnh rút lui. Trong cuộc đấu tay đôi diễn ra sau đó, "Washington" gây ra những hư hại không thể phục hồi được cho lực lượng bắn phá Nhật Bản, và vẫn được bảo toàn. Tuy nhiên, bị chiếu sáng bởi đèn pha tìm kiếm đối phương, và hứng chịu đạn pháo đối phương. Phía Nhật Bản có được lợi thế chiến thuật, nhưng với cái giá phải trả là mất một thiết giáp hạm và một tàu khu trục. Nhưng quan trọng hơn ở góc độ chiến lược, họ lại phải hủy bỏ kế hoạch bắn phá sân bay Henderson. Phần thưởng. "Preston" được tặng thưởng hai Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
Chống Dühring (tiếng Đức: "Anti-Dühring"), hay phiên âm tiếng Việt là Chống Đuy-rinh hoặc tên khác là Ông Eugen Dühring đã đảo lộn khoa học (tiếng Đức: "Herrn Eugen Dührings Umwälzung der Wissenschaft") là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Friedrich Engels. Hoàn cảnh lịch sử. Vào năm 1876, Đệ Nhất Quốc tế đã ngừng hoạt động sau một thời gian đấu tranh sôi nổi cho phong trào công nhân. Tuy vậy, Karl Marx và Friedrich Engels vẫn tiếp tục đấu tranh cho phong trào này. Đúng lúc đó, Karl Eugen Dühring bắt đầu truyền bá những tư tưởng của mình. Nó bắt đầu có tác dung khi đã ảnh hưởng tới các nhà xã hội dân chủ Đức lúc đó, đặc biệt là Eduard Bernstein, người khai sinh ra Chủ nghĩa xét lại. Thấy vậy, Engels đã lên tiếng phản đối nó bằng tác phẩm Chống Dühring. Nó được xuất bản vào năm 1878. Nội dung. Chống Dühring đã thể hiện rõ quan điểm marxist của Engels. Engels đang cố gắng bảo vệ quan điểm này trong hoàn cảnh bắt đầu có sự xuất hiện các tư tưởng khác trái ngược với quan điểm này, tiêu biểu là Chủ nghĩa xét lại. Ông không muốn Dühring làm cho phong trào công nhân Đức chịu ảnh hưởng của tư tưởng của Dühring.. Ý nghĩa. Chống Dühring có vai trò rất quan trọng đối với phong trào công nhân, đặc biệt là phong trào công nhân Đức trong hoàn cảnh phong trào này đang cần một tổ chức lãnh đạo mới sau khi Đệ Nhất Quốc tế giải thể và các luồng tư tưởng khác, những luồng tư tưởng có thể làm đổi hướng phong trào đang cố gắng nắm lấy và điều khiển nó.
1
null
USS "Dunlap" (DD–384) là một tàu khu trục lớp "Mahan" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào giữa những năm 1930. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Thiếu tướng Thủy quân Lục chiến Robert H. Dunlap (1879-1931), người tham gia cuộc Chiến tranh Tây Ban Nha-Hoa Kỳ và Chiến tranh Thế giới thứ nhất. "Dunlap" đặt căn cứ tại Thái Bình Dương, hoạt động tuần tra và hộ tống trước và trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, đã không có mặt tại Trân Châu Cảng vào lúc diễn ra cuộc tấn công vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, nên đã không chịu hư hại hay thương vong, và đã hoạt động cho đến khi chiến tranh kết thúc. "Dunlap" được cho ngừng hoạt động năm 1945 và bị bán để tháo dỡ vào năm 1947. Thiết kế và chế tạo. "Dunlap" và tàu chị em là hai chiếc cuối cùng của lớp "Mahan", được chế tạo trên cùng thiết kế căn bản của lớp "Mahan" nhưng được cải biến đôi chút; một số tác giả xem chúng thuộc về lớp "Dunlap". Nó được đặt lườn vào ngày 10 tháng 4 năm 1935 tại xưởng tàu của hãng United Shipyards, Inc. ở đảo Staten, New York. Nó được hạ thủy vào ngày 18 tháng 4 năm 1936, được đỡ đầu bởi bà Katherine Wood Dunlap, vợ góa Thiếu tướng Dunlap; và được đưa ra hoạt động vào ngày 12 tháng 6 năm 1937 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân A. E. Schrader. Lịch sử hoạt động. "Dunlap" hoạt động dọc theo vùng bờ Đông trong nhiệm vụ huấn luyện, và vào tháng 6 năm 1938 đã phục vụ tại Philadelphia, Pennsylvania như tàu hộ tống cho chiếc MS "Kungsholm" chở Thái tử Thụy Điển. Đến ngày 1 tháng 9, nó lên đường đi sang vùng bờ Tây. Ngoại trừ một chuyến đi đến bờ Đông và vùng biển Caribe để tập trận hạm đội và đại tu trong sáu tháng đầu năm 1939, chiếc tàu khu trục hoạt động dọc theo vùng bờ Tây cho đến ngày 2 tháng 4 năm 1940, khi nó lên đường đi sang cảng nhà mới của nó là Trân Châu Cảng. Khi Hải quân Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, "Dunlap" đang ở ngoài khơi trên đường quay trở về cùng Lực lượng Đặc nhiệm 8 sau khi làm nhiệm vụ vận chuyển máy bay đến đảo Wake. Nó đi vào cảng ngày hôm sau, rồi tuần tra tại vùng biển Hawaii cho đến ngày 11 tháng 1 năm 1942, khi nó khởi hành cùng Lực lượng Đặc nhiệm 8 cho cuộc không kích lên quần đảo Marshall, rồi quay trở về vào ngày 5 tháng 2. Sau khi tham gia bắn phá đảo Wake vào ngày 24 tháng 2, nó tiếp tục tuần tra tại khu vực Hawaii cho đến ngày 22 tháng 3, rồi hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại giữa nhiều cảng thuộc vùng bờ Tây, chi đến khi quay trở lại Trân Châu Cảng vào ngày 22 tháng 10 năm 1942. "Dunlap" đi đến Nouméa, New Caledonia vào ngày 5 tháng 12 năm 1942, và hoạt động từ căn cứ này cho các nhiệm vụ huấn luyện và tuần tra, cũng như hộ tống các đoàn tàu vận tải đi đến Fiji, Tonga và quần đảo New Hebride, cho đến khi nó đi đến Guadalcanal vào ngày 30 tháng 7 năm 1943 để làm nhiệm vụ tại khu vực quần đảo Solomon. Trong đêm 6/7 tháng 8, nó được phái đi cùng năm tàu khu trục khác để đánh chặn một lực lượng Nhật Bản đang đưa quân tăng viện đến Kolombangara. Trong trận chiến vịnh Vella, một cuộc đối đầu bằng ngư lôi, diễn ra sau đó, đội đặc nhiệm đã đánh chìm ba tàu khu trục Nhật và đánh đuổi chiếc thứ tư quay trở lại căn cứ của chúng tại Buin. Cho dù cuộc chiến diễn ra ác liệt, đội đặc nhiệm đã không chịu hư hại hay thương vong. Sau khi được đại tu tại San Diego, California, "Dunlap" lên đường vào ngày 23 tháng 11 năm 1943 cho nhiệm vụ tuần tra ngoài khơi Adak, Alaska cho đến ngày 16 tháng 12, khi nó lên đường đi Trân Châu Cảng, đến nơi năm ngày sau đó. Nó gia nhập Đệ Ngũ hạm đội để hộ tống các tàu sân bay trong các đợt không kích tại quần đảo Marshall từ ngày 19 tháng 1 đến ngày 4 tháng 3 năm 1944, rồi ghé qua Espiritu Santo một thời gian ngắn trước khi lên đường đi Fremantle, Australia để gặp gỡ Hạm đội Đông Anh Quốc. Sau khi huấn luyện tại đây và tại Trincomalee, Ceylon, nó tham gia cuộc tấn công khu vực Soerabaja thuộc Java vào ngày 17 tháng 5, và sau đó lên đường đi Trân Châu Cảng, đến nơi vào ngày 10 tháng 6. "Dunlap" quay trở về vào ngày 7 tháng 7 năm 1944 để tham gia lực lượng hộ tống cho tàu tuần dương hạng nặng đưa Tổng thống Franklin D. Roosevelt tham dự hội nghị và thị sát cùng các tư lệnh cao cấp Thái Bình Dương tại Trân Châu Cảng và các căn cứ Alaska. Được tách khỏi đội đặc nhiệm này tại Seattle vào ngày 12 tháng 8, nó quay trở lại Trân Châu Cảng; lên đường vào ngày 1 tháng 9 để bắn phá đảo Wake vào ngày 3 tháng 9, rồi đi đến Saipan vào ngày 12 tháng 9 để làm nhiệm vụ cùng Đội Tuần tra và Hộ tống Mariana. "Dunlap" tham gia cuộc bắn phá đảo Marcus vào ngày 9 tháng 10 năm 1944, và đến ngày 16 tháng 10 đã hội quân cùng các đơn vị của Đệ Tam hạm đội cho các cuộc tấn công lên Luzon, rồ hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lên Leyte. Khi lực lượng Nhật Bản tổ chức cuộc tấn công với ba gọng kìm tại Philippines, nó đang trên đường quay trở về Ulithi, nhưng đã được cấp tốc gọi quay trở lại để hộ tống cho Đội đặc nhiệm 38.1 trong các cuộc không kích vào các ngày 25 và 26 tháng 10 vào hạm đội Nhật Bản đang rút lui sau thất bại tại Trận chiến vịnh Leyte. Nó đi đến Ulithi vào ngày 29 tháng 10, làm nhiệm vụ tuần tra, và sau đó tham gi vào việc bắn phá Iwo Jima trong tháng 11, tháng 12 năm 1944 và tháng 1 năm 1945. Nó quay trở lại Iwo Jima vào ngày 19 tháng 3 để hỗ trợ việc chiếm đóng đảo này, và cho đến khi chiến tranh kết thúc đã tuần tra ngăn chặn tàu bè Nhật tìm cách triệt thoái khỏi quần đảo Bonin. Vào ngày 19 tháng 6, nó đánh chìm một tàu đối phương tìm cách rút lui khỏi Chichi Jima, vớt được 52 người sống sót. Sĩ quan Nhật đã lên tàu vào ngày 31 tháng 8 để thảo luận những điều kiện đầu hàng cho quần đảo Bonin, và quay trở lại tàu vào ngày 3 tháng 9 để ký kết văn kiện đầu hàng. "Dunlap" khởi hành đi Iwo Jima vào ngày 19 tháng 9 năm 1945, ghé qua San Pedro, California, và đi đến Houston, Texas nhân Ngày Hải quân. Nó đi đến Norfolk, Virginia vào ngày 7 tháng 11, nơi nó được cho ngừng hoạt động vào ngày 14 tháng 12 năm 1945, và bị bán để tháo dỡ vào ngày 31 tháng 12 năm 1947. Phần thưởng. "Dunlap" được tặng thưởng sáu Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
Lưu Chấn Dân (, 1955- ) là một nhân vật chính trị của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tiểu sử và sự nghiệp. Ông sinh vào tháng 8 năm 1955 tại tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Từ 1982 đến 1984, ông công tác tại Vụ Điều ước và Pháp luật thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Từ 1984 đến 1988, ông làm Tùy viên Đoàn đại biểu Trung Quốc thường trú tại Liên Hợp Quốc, rồi làm Bí thư thứ ba. Từ 1988 đến 2003, ông trải qua nhiều chức vụ ở Đoàn đại biểu Trung Quốc thường trú tại Liên Hợp Quốc và ở Vụ Điều ước và Pháp luật. Từ 2003 đến 2006, ông nắm giữ vị trí Vụ trưởng Vụ Điều ước và Pháp luật. Từ 2006 đến 2011, ông lần lượt làm Phó đoàn đại biểu Trung Quốc thường trú ở Liên Hợp Quốc rồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền, rồi Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Từ 2011 đến 2013, ông công tác tại Văn phòng Liên Hợp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế tại Thụy Sĩ. Từ năm 2013, ông làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.
1
null
Angelina Jolie là nữ diễn viên và nhà làm phim người Mỹ. Khi còn nhỏ, cô tham gia bộ phim đầu tiên cùng người cha Jon Voight trong "Lookin' to Get Out" (1982). 11 năm sau, cô bắt đầu sự nghiệp diễn xuất với bộ phim kinh phí thấp "Cyborg 2". Cô hóa thân thành một tay hacker trẻ tuổi trong phim khoa học viễn tưởng "Hackers" (1995), được yêu mến đông đảo sau khi phát hành trên video dù thất bại tại các phòng chiếu. Triển vọng nghề nghiệp của Jolie bắt đầu cải thiện với vai diễn trong phim truyền hình "George Wallace" (1997), giúp cô giành giải Quả cầu vàng cho "Nữ diễn viên phụ phim truyền hình xuất sắc nhất". Cô bứt phá trong bộ phim truyền hình "Gia" (1998) của HBO, vào vai nữ người mẫu thời trang Gia Carangi và thắng giải Quả cầu vàng cho "Nữ diễn viên phim truyền hình xuất sắc nhất". Vai diễn đầu tiên của Jolie năm 1999 nằm trong "Pushing Tin", gặp thất bại cả về chuyên môn lẫn doanh thu; dù vậy, bộ phim kế tiếp của cô, "The Bone Collector" gặt hái thành công thương mại. Trong phim chính kịch "Girl, Interrupted", Jolie vào vai một bệnh nhân rối loạn nhân cách chống xã hội, giúp cô giành giải Quả cầu vàng và giải Oscar cho "Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất". Vai diễn cùng Nicolas Cage trong "Gone in 60 Seconds" (2000) trở thành bộ phim ăn khách nhất của cô lúc bấy giờ. Jolie nổi tiếng trên toàn cầu với vai chính cùng tên trong ' (2001), một bộ phim hành động dựa trên loạt trò chơi điện tử "Tomb Raider". Dù gặp nhiều đánh giá tiêu cực, bộ phim này từng có doanh thu mở đầu xuất sắc nhất của một bộ phim về nữ anh hùng. Sau đó, cô xuất hiện trong hai bộ phim thất bại tại phòng vé—phim ly kỳ tình ái "Original Sin" (2001) và phim hài lãng mạn "Life or Something Like It" (2002). Jolie trở lại vai Lara Croft trong phim tiếp nối ' (2003). Năm 2004, Jolie lồng tiếng trong phim hoạt hình "Shark Tale" và hóa thân thành một sát thủ trong phim hài hành động thành công "Mr. & Mrs. Smith" (2005), bên cạnh Brad Pitt. Sau đó, cô đóng vai Mariane Pearl trong phim chính kịch "A Mighty Heart" (2007) và lồng tiếng trong bộ phim hoạt hình máy tính "Kung Fu Panda" (2008). Bộ phim hành động ly kỳ "Wanted" (2008), nơi cô đóng vai phụ, trở thành một thành công thương mại. Vai diễn Christine Collins trong phim chính kịch "Changeling" (2008) giúp cô giành một đề cử giải Oscar cho "Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất". Cô lộ diện trong hai bộ phim ly kỳ đạt doanh thu cao trong năm 2010"Salt" và "The Tourist". Năm 2011, cô đạo diễn bộ phim hài lãng mạn "In the Land of Blood and Honey", kể về một câu chuyện tình trong bối cảnh Chiến tranh Serbia và tham gia trong phim hoạt hình tiếp nối "Kung Fu Panda 2". Tác phẩm thành công nhất của Jolie tại phòng vé, tính đến năm 2014, là phim giả tưởng "Maleficent" (2014), thu về 758 triệu đô-la Mỹ trên toàn cầu. Cùng năm đó, cô đảm nhiệm vai trò đạo diễn lần lượt trong các tác phẩm chính kịch chiến tranh "Unbroken" (2014) và "First They Killed My Father" (2017).
1
null
Vườn quốc gia Lauca nằm ở xa về phía bắc Chile, trong dãy núi Andes. Nó có diện tích 1.379 km ² của sơn nguyên và núi, chủ yếu là diện tích của ngọn núi lửa Parinacota. Khu dự trữ quốc gia Las Vicuñas nằm ở phía nam của vườn quốc gia, và hai khu vực được bảo vệ cùng với Tượng đài tự nhiên Salar de Surire hình thành Khu dự trữ sinh quyển Lauca. Vườn quốc gia cũng tiếp giáp với Vườn quốc gia Sajama của Bolivia. Vị trí. Nó nằm cách Arica 145 km (90 dặm) về phía đông và Putre 12 km (7,5 dặm) về phía tây, trong khoảng 18 ° 03 ' - 18 ° 27' Nam và 69 ° 02' - 69 ° 39' Tây. Độ cao của vườn quốc gia dao động từ 3.200 m (1.050 ft) đến 6.342 mét (2.081 ft). Địa lý. Một trong những điểm thu hút chính của Lauca là khu vực tích các hồ nước nhỏ được hình thành bởi hai Hồ Chungará và Cotacotani, nằm ​​ở chân của Núi lửa Payachata. Các ngọn núi lửa hùng vĩ khác cũng là một phần tạo nên quốc gia bao gồm Guallatiri và Acotango. Tính năng của vườn quốc gia Lauca bao gồm các địa điểm khảo cổ, các dung nham và miệng núi lửa. Vườn quốc gia cũng là nơi tọa lạc thị trấn Parinacota với nhà thờ thuộc địa của nó. Thượng nguồn của sông Lauca cũng là một phần của vườn quốc gia và giáp về phía tây là sông Lluta. Tuyến đường quốc tế 11 của Chile đi qua khu bảo tồn này. Nó chạy từ Đường 5 trong vùng lân cận của thành phố Arica đến đèo Tambo Quemado và cung cấp con đường đi chính đến Lauca. Tự nhiên. Vườn quốc gia nằm trong vùng sinh thái khô Trung tâm Andes. Động vật tại đây bao gồm các loài động vật có vú là lạc đà Vicuña, lạc đà không bướu, lạc đà Alpaca, lạc đà Guanaco, huemul, báo sư tử và sóc chuột Vicacha. Đây cũng là một trong những khu bảo tồn chim tốt nhất tại Chile với hơn 140 loài chim như Cò quăm Puna, Ngỗng Andes, Cuốc khổng lồ, Chim Tinamou Puna, Chim cộc trắng bạc má, Vịt mào, Thần ưng Andes, Hồng hạc Chile. Thực vật bao gồm hơn 400 loài thực vật có mạch phát triển. Thảm thực vật thích nghi với môi trường khắc nghiệt và những thảo nguyên Andes.
1
null
Vipassanā (Pāli) hoặc vipaśyanā (tiếng Phạn) nghĩa đen là "cái thấy đặc biệt", "đặc biệt ("Vi"), cái thấy ("Passanā")", là một thuật ngữ Phật giáo thường được dịch là "cái nhìn sâu sắc". Kinh điển Pali mô tả nó là một trong hai phẩm chất của tâm được phát triển ("bhāvanā") trong thiền Phật giáo, thứ còn lại là samatha (tâm tĩnh lặng). Nó thường được định nghĩa là một hình thức thiền nhằm tìm kiếm "cái nhìn sâu sắc vào bản chất thực sự của thực tại", được định nghĩa là "anicca" "vô thường", "dukkha" "khổ"," "vô ngã" ", ba dấu hiệu của sự tồn tại trong giáo phái Nguyên thủy truyền thống, và như "śūnyatā" "tính không" và "Phật tính" trong các giáo phái Đại thừa. Trong tiếng Việt, còn được gọi là thiền tuệ hoặc thiền minh sát. Thực hành Vipassanā trong truyền thống Theravada kết thúc vào thế kỷ thứ 10, nhưng được giới thiệu lại ở Toungoo và Konbaung Miến Điện vào thế kỷ 18, dựa trên các bài đọc hiện thời của "kinh Satipaṭṭhāna", "Visuddhimagga" và các bản văn khác. Một truyền thống mới được phát triển vào thế kỷ 19 và 20, tập trung vào sự thấu hiểu trần trụi kết hợp với "samatha". Vipassana trở nên quan trọng và mang tính trung tâm trong phong trào Vipassanā thế kỷ 20 do Ledi Sayadaw và U Vimala phát triển và được Mahasi Sayadaw, VR Dhiravamsa, và SN Goenka phổ biến. Trong Theravada hiện đại, sự kết hợp hay tách rời của vipassanā và samatha là một vấn đề tranh chấp. Trong khi các kinh điển Pali hầu như không đề cập đến vipassanā, mô tả nó như một phẩm chất tinh thần cùng với samatha phát triển song song và dẫn đến giải thoát, thì "Abhidhamma Pitaka" và các chú giải mô tả samatha và vipassanā là hai kỹ thuật thiền định riêng biệt. Phong trào Vipassanā ủng hộ vipassanā hơn samatha, nhưng các nhà phê bình chỉ ra rằng cả hai đều là những yếu tố cần thiết của việc đào tạo Phật giáo. Từ nguyên. Vipassanā là một từ tiếng Pali có nguồn gốc từ tiền tố cũ hơn "vi-" có nghĩa là "đặc biệt", và gốc động từ "-passanā" có nghĩa là "nhìn thấy". Nó thường được dịch là "hanh thông", "cái nhìn sâu sắc" hoặc "cái nhìn rõ ràng". Chữ "vi" trong vipassanā có nhiều nghĩa khả dĩ, nó có thể có nghĩa là '[thấy] thành', '[thấy] xuyên qua' hoặc '[thấy] theo một cách đặc biệt.' Từ đồng nghĩa với vipassanā là "paccakkha" "có thể cảm nhận được bằng các giác quan" (Pāli; tiếng Phạn: ""), nghĩa đen là "trước mắt", đề cập đến nhận thức trực tiếp bằng kinh nghiệm. Do đó, loại thấy được biểu thị bằng vipassanā là loại nhận thức trực tiếp, trái ngược với kiến thức có được từ lý luận hoặc lập luận. Trong tiếng Việt, vipassanā thỉnh thoảng còn được gọi là minh sát. Trong tiếng Tây Tạng, vipaśyanā có tên là "lhaktong" (). "Lhak" có nghĩa là "cao hơn", "cao hơn", "lớn hơn"; "tong" là "xem, để xem". Vì vậy, cùng nhau, "lhaktong" có thể được dịch sang tiếng Anh là "tầm nhìn siêu việt", "tầm nhìn vĩ đại" hoặc "trí tuệ tối cao". Điều này có thể được hiểu là một "cách nhìn vượt trội", và cũng là "nhìn thấy đó là bản chất thiết yếu." Bản chất của nó là một sự minh mẫn — một trí óc sáng suốt. Henepola Gunaratana đã định nghĩa vipassanā là "Nhìn vào một cái gì đó một cách rõ ràng và chính xác, thấy mỗi thành phần là khác biệt và riêng biệt, và xuyên suốt để nhận thức được thực tại cơ bản nhất của nó." Nguồn gốc. Theo Thanissaro Bhikkhu, trong kinh pitaka, thuật ngữ "vipassanā" hầu như không được đề cập đến, trong khi mọi người thường đề cập đến jhana như là thực hành thiền định được thực hiện. Khi "vipassanā" được đề cập, nó luôn song hành với "samatha", như một cặp phẩm chất của tâm được phát triển. Theo Thanissaro Chemicals, " "samatha", "jhana", và "vipassana" đều là một phần của một con đường duy nhất." Norman lưu ý rằng "cách của Đức Phật để giải thoát [...] là bằng các thực hành thiền định." Theo Vetter và Bronkhorst, "dhyāna" cấu thành "thực hành giải thoát" ban đầu. Vetter lập luận thêm rằng bát chánh đạo tạo thành một hệ thống các thực hành chuẩn bị cho chúng ta và dẫn đến việc thực hành "dhyana". Vetter và Bronkhorst lưu ý thêm rằng "dhyana" không chỉ giới hạn ở định tâm duy nhất, dường như được mô tả trong "thiền" đầu tiên, mà phát triển thành tĩnh tâm và chánh niệm, "sinh ra từ định. " nhưng không còn bị hấp thụ vào sự tập trung, nhận biết một cách có ý thức về các đối tượng trong khi thờ ơ với nó, " hướng các trạng thái của sự hấp thụ thiền định về phía nhận thức về các đối tượng. " Mặc dù cả hai thuật ngữ đều xuất hiện trong Sutta Pitaka, Gombrich và Brooks cho rằng sự phân biệt như hai con đường riêng biệt bắt nguồn từ những cách giải thích sớm nhất của Sutta Pitaka, không có trong bản thân kinh sách. Henepola Gunaratana lưu ý rằng "nguồn cổ điển cho sự phân biệt giữa hai phương tiện của sự thanh thản và sự sáng suốt là Visuddhimagga." Theo Richard Gombrich, một sự phát triển diễn ra trong Phật giáo sơ khai dẫn đến sự thay đổi trong học thuyết, coi prajna là một phương tiện thay thế cho sự tỉnh thức, cùng với việc thực hành dhyana. Các bài kinh chứa đựng dấu vết của các cuộc tranh luận cổ xưa giữa các trường phái Đại thừa và Nguyên thủy trong việc giải thích các giáo lý và phát triển tuệ giác. Từ những cuộc tranh luận này đã phát triển ý tưởng rằng sự thấu hiểu trần trụi đủ để đạt đến giải thoát, bằng cách phân biệt Ba dấu hiệu (phẩm chất) của sự tồn tại (con người) ("Tilakkhana"), đó là dukkha (đau khổ), anatta (vô ngã) và anicca (vô thường). Theo học giả Nghiên cứu Phật giáo và Châu Á Robert Buswell Jr., vào thế kỷ thứ 10, vipassana không còn được thực hành trong truyền thống Nguyên thủy, do niềm tin rằng Phật giáo đã suy thoái, và sự giải thoát không thể đạt được cho đến khi Đức Di Lặc xuất hiện. Nó được Medawi (1728–1816) giới thiệu lại ở Myanmar (Miến Điện) vào thế kỷ 18, dẫn đến sự trỗi dậy của phong trào Vipassana trong thế kỷ 20, phát minh lại thiền vipassana và phát triển các kỹ thuật thiền đơn giản, về kinh Satipatthana, Visuddhimagga, và các bản kinh khác, nhấn mạnh đến tứ niệm xứ và sự sáng suốt trần trụi.  Cuối cùng, những kỹ thuật này nhằm vào mục đích nhập dòng, với ý tưởng rằng giai đoạn đầu tiên của con đường thức tỉnh bảo vệ sự phát triển trong tương lai của con người theo hướng tỉnh thức hoàn toàn, bất chấp thời đại chúng ta đang sống. Theravāda. Mối quan hệ với samatha. Trong khi Abhidhamma và các bản chú giải "samatha" hiện tại và "vipassana" là con đường riêng biệt, trong "vipassana" kinh và "samatha," kết hợp với "sati" (niệm), được sử dụng với nhau để khám phá "bản chất cơ bản của tâm trí và cơ thể. Trong truyền thống Theravada sau này, samatha được coi là sự chuẩn bị cho vipassanā, điều hòa tâm trí và củng cố sự tập trung để phát sinh tuệ giác, dẫn đến giác ngộ. Đức Phật được cho là đã xác định hai phẩm chất tinh thần tối quan trọng phát sinh từ thực hành thiền định lành mạnh: Đức Phật được cho là đã tôn vinh sự thanh thản và sáng suốt như những điều kiện để đạt được trạng thái "Niết bàn" vô điều kiện (Pāli; Skt: "Nirvana"). Ví dụ, trong "Kimsuka Tree Sutta" (SN 35.245), Đức Phật cung cấp một ẩn dụ phức tạp, trong đó sự thanh thản và sáng suốt là "cặp sứ giả nhanh chóng" đưa thông điệp về "Niết bàn" thông qua con đường bát chính đạo. Trong Kinh "Bốn cách để đạt tới A La Hán" (AN 4.170), Thượng tọa Ānanda nói rằng mọi người đạt được quả vị A la hán bằng cách sử dụng sự an trú tĩnh tại và sự sáng suốt theo một trong ba cách:
1
null
Requiescat in pace (thường được viết tắt là RIP hoặc R.I.P) là một cụm từ tiếng Latinh thường được viết hoặc khắc trên bia mộ của người đã chết, mang nghĩa là "Hãy yên nghỉ" hoặc "Hãy nghỉ ngơi trong an bình". Truyền thống này xuất phát từ Giáo hội Công giáo Rôma, có từ thời Lễ nghi Tridentine.
1
null
Sông Indigirka (tiếng Nga: Индигирка; Sakha: Индигиир) là một con sông tại Cộng hòa Sakha ở Nga,nằm giữa sông Yana và sông Kolyma. Sông có chiều dài là 1,726 km (1,072 dặm). Diện tích lưu vực là 360.000 km ². Con sông chảy vào vịnh Kolyma, biển Đông Siberi. Sông bắt đầu bị đóng băng vào tháng Mười và nằm dưới lớp băng cho đến tháng 6. Các bến cảng và khu dân cư. Các cảng chính trên sông: Ngành công nghiệp khai thác vàng phát triển trong lưu vực sông Indigirka.Ust-Nera,là một trung tâm khai thác vàng,và cũng là khu dân cư lớn nhất sông Indigirka. Các loài cá trên sông Indigirka đa dạng và phong phú,trong đó có nhiều loài cá có giá trị cao như vendace, chir, muksun, inconnu (nelma), omul... Lịch sử. Năm 1638, Ivan Rebrov đã đặt chân đến sông Indigirka. Trong khoản thời gian từ 1636-1642,Elisei Buza là người đi tiên phong đi đến hệ thống sông Indigirka bằng đường bộ.Cũng vào thời điểm đó, Poznik Ivanov xuất phát từ một nhánh của sông Lena,sau đó vượt qua dãy núi Verkhoyansk và dãy Chersky đến Indigirka. Năm 1642 Mikhail Stadukhin đặt chân đến sông Indigirka bằng đường bộ từ sông Lena. Zashiversk trên sông Indigirka là một tiền đồn quan trọng của thực dân Nga. Sau đó đã bị bỏ hoang trong thế kỷ 19. Một số khu dân cư khác như là Podshiversk và Uyandinskoye Zimov'ye,hiện tại đã bị bỏ hoang. Từ năm 1892 đến 1894,Baron Eduard Von Toll thuộc Viện khoa học Nga đã tiến hành khảo sát địa chất trong lưu vực sông Indigirka. Các cửa sông. Khoảng 100 km trước khi đổ ra biển Đông Siberi (70,8126 ° N 148,9162 ° E), sông Indigirka chia thành hai phụ lưu về phía đông bắc. Phụ lưu bên trái (phía tây) được gọi là Russko-Ustyinskaya Protoka; phụ lưu bên phải (phía đông) được gọi là Srednyaya Protoka. Vùng hạ lưu,phụ lưu Srednyaya Protoka chia ra thêm một phụ lưu nữa,được gọi là Kolymskaya Protoka.
1
null
Bảng B tại Giải bóng đá vô địch thế giới 2014 bao gồm các đội tuyển bóng đá quốc gia của Tây Ban Nha, Hà Lan, Chile, và Úc. Tây Ban Nha là đương kim vô địch và Hà Lan là đương kim á quân. Các trận đấu của bảng bắt đầu từ ngày 13 tháng 6 và kết thúc vào ngày 23 tháng 6.
1
null
Bảng D của Giải bóng đá vô địch thế giới 2014 gồm có Uruguay, Costa Rica, Anh, và Ý. Đây là bảng duy nhất có tới 3 đội bóng từng vô địch World Cup. Các trận đấu của bảng bắt đầu vào ngày 14 tháng 6 và kết thúc vào ngày 24 tháng 6 năm 2014.
1
null
Bảng H tại Giải bóng đá vô địch thế giới 2014 bao gồm các đội tuyển Bỉ, Algérie, Nga, và Hàn Quốc. Các trận đấu của vòng bảng bắt đầu vào ngày 17 tháng 6 và kết thúc vào ngày 26 tháng 6 năm 2014, đây là bảng đấu mà không có đội nào đã từng là đương kim vô địch World cup (cùng với bảng C).
1
null
Vòng đấu loại trực tiếp của Giải vô địch bóng đá thế giới 2014 bắt đầu từ 28 tháng 6 với vòng 16 đội và kết thúc vào 13 tháng 7 với trận chung kết tổ chức tại Sân vận động Maracanã, Rio de Janeiro. Hai đội tuyển quốc gia đứng đầu bảng của mỗi bảng (tổng cộng là 8 bảng đấu và 16 đội tuyển) sẽ vào vòng đấu này theo thể thức đấu loại trực tiếp. Trong vòng đấu này, nếu một trận đấu có kết quả hoà suốt 90 phút thi đấu chính thức, 2 hiệp phụ dài 15 phút sẽ diễn ra. Nếu kết quả vẫn tiếp tục hoà, kết quả trận đấu sẽ được định đoạt bằng loạt sút luân lưu 11m. "Giờ thi đấu tính theo giờ địa phương (UTC-3)."
1
null
Kiểm soát đám đông nhằm ngăn chặn việc dẫn tới hỗn loạn và có thể là bạo loạn ví dụ như những trận bóng đá, những vụ giảm giá thu hút một lượng lớn khách hàng, đám đông người tị nạn, những vụ ngộ độc tập thể, dịch bệnh, tấn công khủng bố sinh học… Kiểm soát đám đông đòi hỏi thủ thuật nhẹ nhàng hơn kiểm soát bạo loạn. Người ta có thể dùng những tấm chắn, rào chắn và vẽ hình trên mặt đất để hướng dẫn một đám đông. Quan trọng là giữ cho đám đông cảm thấy thoải mái và bình tĩnh do đó người ta có thể dùng tấm vải bạt (để che nắng), quạt máy khi thời tiết nóng bức và đôi khi cả hình thức giải trí nữa. Nếu một đám đông hình thành tự phát và vô lý, những hành động nhằm làm cho mọi người dừng lại và suy nghĩ trong chốc lát ví dụ như tiếng ồn lớn hoặc đọc những lời hướng dẫn một cách điềm tĩnh có thể đủ để ngăn chặn đám đông đó. Tuy nhiên, những phương pháp này không phát huy nếu đám đông giận dữ cực độ vì một nguyên nhân hợp lý hoặc có tổ chức.
1
null
Bliss là tên hình nền mặc định của Windows XP. Đó là hình ảnh một ngọn đồi xanh thoai thoải và nền trời xanh với những đám mây tích và mây ti. Khung cảnh trong bức ảnh nằm ở vùng trồng nho Los Carneros thuộc quận Sonoma, California, Hoa Kỳ. Cựu phóng viên ảnh của tạp chí "National Geographic" Charles O'Rear, một cư dân ở thung lũng Napa bên cạnh, chụp được tấm ảnh lên phim nhựa bằng máy ảnh medium-format khi đang trên đường tới thăm bạn gái vào năm 1996. Tuy sau đó nhiều người cho rằng bức ảnh bị chỉnh sửa bằng kỹ thuật số hoặc thậm chí tạo ra bằng các phần mềm như Adobe Photoshop, O'Rear phủ nhận điều này. Ông bán nó cho công ty Corbis để dùng làm nguồn ảnh dự trữ. Vài năm sau, các kỹ sư của Microsoft đã lựa chọn một phiên bản kỹ thuật số của bức ảnh và mua nó từ O'Rear. Trong suốt một thập niên sau đó bức ảnh được cho là tấm ảnh được xem nhiều nhất trên thế giới vào thời điểm đó. Từ khi được chụp, địa điểm chụp ảnh đã thay đổi nhiều, các cây nho được trồng trên ngọn đồi và cánh đồng phía trước đó, khiến việc chụp lại tấm ảnh của O'Rear không thể thực hiện được. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản được các nhà nhiếp ảnh tìm cách tái tạo lại nó, và một số nỗ lực của họ đã được trưng bày tại các cuộc triển lãm nghệ thuật. Lịch sử. Vào một ngày tháng 1 năm 1996 O'Rear đang trên đường từ nhà ở St. Helena, California, trong thung lũng Napa phía Bắc San Francisco, đến thăm bạn gái Daphne Irwin (người sau đó đã kết hôn với ông), ở thành phố; một việc ông thường làm vào mỗi chiều thứ sáu. Ông đang cộng tác với cô để viết một cuốn sách về đất nước rượu vang. Trong một bài phỏng vấn năm 2014, ông nhớ lại rằng ngày hôm đó ông dự định sẽ tìm cơ hội chụp một bức ảnh, bởi một cơn bão mới tràn qua và những cơn mưa mùa đông khiến vùng đất ở đó rất xanh tốt. Ông đang lái xe dọc theo đường cao tốc Sonoma thì nhìn thấy ngọn đồi, khi đó không có ruộng nho nào mặc dù hầu khắp khu vực đó thời bấy giờ trồng nho dày đặc, bởi một vài năm trước chúng đã bị nhổ bỏ do rệp tấn công. "Đúng là chỗ đó rồi! Lạy Chúa, thảm cỏ thật hoàn hảo! Nó xanh rờn! Không có mặt trời, chỉ vài đám mây," ông nghĩ. Ông dừng lại ở một địa điểm nào đó gần biên giới hai quận Napa–Sonoma và lái xe vào ven đường để lắp chiếc máy ảnh medium-format Mamiya RZ67 (một máy ảnh hạng trung) lên giá ba chân, chọn phim Fuji để cho màu sắc tốt nhất. O'Rear cho rằng sự kết hợp giữa máy ảnh và phim là điều làm nên thành công cho bức ảnh. "Nó tạo ra sự khác biệt, và, tôi nghĩ, đã khiến bức ảnh 'Bliss' càng thêm xuất sắc," ông nói. "Tôi cho rằng nếu lúc đó tôi chụp bằng 35mm, thì khó mà đạt hiệu quả tương tự." Ông cũng nói rằng khi đang thiết lập máy ảnh, có thể những đám mây đã lọt vào tầm ngắm. "Mọi thứ thay đổi quá nhanh vào thời điểm đó." Ông chụp bốn bức ảnh rồi quay về xe. Theo O'Rear, tấm ảnh này không qua xử lý hay chỉnh sửa kỹ thuật số dưới bất kỳ hình thức nào. Do bức ảnh không thích hợp để đưa vào cuốn sách về đất nước rượu vang, O'Rear, thông qua Corbis, đưa bức ảnh vào nguồn ảnh dự trữ, cho phép tất cả các bên có ý định được sử dụng miễn là họ trả một mức giá thích hợp. Vào năm 2000 hoặc 2001, nhóm phát triển hệ điều hành Windows XP của Microsoft liên hệ với O'Rear thông qua Corbis; O'Rear tin rằng họ sẽ nhờ đến Corbis hay vì đối thủ lớn Getty Images cũng đóng tại Seattle, bởi Corbis là công ty của nhà sáng lập Microsoft Bill Gates. "Tôi không biết [họ] đi tìm cái gì," ông nhớ lại. "Họ đi tìm một bức ảnh thanh bình ư? Họ đi tìm một bức ảnh không có sự căng thẳng?" Microsoft nói họ không chỉ muốn được cấp phép sử dụng bức ảnh làm hình nền mặc định của Windows XP, mà muốn sở hữu toàn bộ tác quyền với tác phẩm. Họ đề nghị O'Rear một khoản tiền mà ông gọi là mức chi trả cao thứ hai cho một bức ảnh đơn lẻ; tuy nhiên ông đã ký một thỏa thuận bí mật và không thể tiết lộ mức giá chính xác. Có nguồn tin cho rằng đó là một con số "có sáu chữ số." (USD) Tất cả những gì O'Rear cần làm là gửi cho Microsoft bản phim âm bản và ký giấy tờ. Nhưng khi ông nói với người đưa thư và công ty vận chuyển giá trị của thứ ông đang gửi đi, họ từ chối chuyển vì mức giá ấy cao hơn số tiền bảo hiểm của họ có thể chi trả. Do đó, công ty phần mềm phải mua vé máy bay cho ông tới Seattle và chính tay ông đưa nó tới văn phòng của họ." "Tôi không biết mọi thứ sẽ đi đến đâu," ông nói. "Tôi không nghĩ các kỹ sư hay bất kì ai ở Microsoft có thể hình dung thành công mà bức ảnh đã đạt được." Microsoft đặt tên cho bức ảnh, và sử dụng nó làm yếu tố chủ chốt trong chiến dịch quảng bá cho XP. Mặc dù O'Rear không chỉnh sửa bức ảnh theo bất kỳ cách nào, công ty phần mềm đã thừa nhận họ có cắt ảnh gốc một chút về bên trái để nó vừa với màn hình desktop và làm cho màu xanh của cỏ trở nên đậm hơn. Nhà nhiếp ảnh ước tính bức ảnh đã xuất hiện trên một tỷ máy tính khắp toàn cầu kể từ thời điểm đó, dựa trên số lượng bản sao của Windows XP đã bán ra. Các nỗ lực tái tạo. Ngày 27 tháng 11 năm 2006, Goldin+Senneby tới thăm địa điểm tại thung lũng Sonoma nơi bức ảnh "Bliss" được chụp, và chụp lại khung cảnh tương tự, giờ đây đã trồng đầy nho (ảnh). Tác phẩm có tên "After Microsoft" này được trưng bày lần đầu tại triển lãm "Paris was Yesterday" ở phòng trưng bày tranh La Vitrine vào tháng 4 năm 2007. Sau đó bức ảnh đã được trưng bày tại một không gian rộng 300m³ ở Gothenburg. Năm 2006, Sébastien Mettraux, một nghệ sĩ người Thụy Sĩ, chụp bức ảnh có tiêu đề "Bliss, sau Bill Gates, 2006". Mettraux, sống và làm việc gần Vallée de Joux, giải thích rằng tấm ảnh được chụp ở Les Esserts-de-Rives, Thụy Sĩ. Một nguồn tin đồn địa phương cho rằng ngọn đồi trong hình nền Windows XP đến từ khu vực này. Bức ảnh được trưng bày tại liên hoan "Images'08" ở Vevey. Tháng 5 năm 2010, GMA News đưa tin nhiếp ảnh gia Tony Immoos, người sống gần địa điểm gốc, đã chụp được một tấm ảnh gần giống với ảnh gốc, đặt tên là "Bliss thế kỷ 21" Immoos cho rằng "bức ảnh chụp lại năm 2006 [của Goldin+Senneby] chụp ở địa điểm sai, cách khoảng 350' về phía Đông Bắc, mặc dù chụp đúng ngọn đồi, nhưng ở sai hướng." Phản hồi. O'Rear còn giữ một bản sao cho của tấm ảnh trên tường nhà ông. Ông tỏ ra ngạc nhiên vì số địa điểm mà ông nhìn thấy bức ảnh—trên các màn hình trong các bản tin thời sự, từ phòng làm việc ở Nhà Trắng đến điện Kremlin. "Vài năm trước khi chúng tôi ở Thái Lan," ông nhớ lại vào năm 2010, "tìm một nơi ăn uống trong một ngôi làng nhỏ, và bức hình xuất hiện trong một khung cửa sổ... Tôi nghĩ mọi ngóc ngách trên hành tinh này, mọi nền văn hóa, mọi quốc gia, đều có sự có mặt của nó." Tấm ảnh được gọi là một bức ảnh biểu tượng có thể sánh với bức "Monolith, the Face of Half Dome" của Ansel Adams. O'Rear thừa nhận rằng trong số tất cả những ảnh đã chụp cho "National Geographic", có lẽ ông sẽ nhớ tới "Bliss" nhất. "Tất cả những ai bây giờ đang ở tuổi mười lăm trở đi sẽ nhớ tới bức ảnh này," ông nói. Vài năm sau khi XP được phát hành, do nguồn gốc của tấm ảnh chưa được tiết lộ, đã có nhiều lời suy đoán về địa điểm chụp bức ảnh. Có người đoán nó ở Pháp, Anh, Thụy Sĩ, vùng Bắc Otago của New Zealand, và vùng Đông Nam Washington. Người dùng Hà Lan cho rằng bức ảnh được chụp ở quận Kerry thuộc Ireland bởi bức ảnh được đặt tên là "Ireland" trong phiên bản tiếng Hà Lan của hệ điều hành này; tương tự, bức ảnh được đặt tên là "Alentejo" trong phiên bản tiếng Bồ Đào Nha, khiến người dùng nước này cho rằng nó được chụp ở vùng đất cùng tên thuộc Bồ Đào Nha. Một số người dùng khác cho rằng bức ảnh là một địa điểm không có thật, bầu trời lấy từ một bức ảnh khác và được ghép với ngọn đồi. O'Rear khẳng định quyết đoán rằng, ngoài một số chỉnh sửa nhỏ của Microsoft với phiên bản kỹ thuật số, ông không làm gì với bức ảnh trong phòng tối cả, ngược lại với bức ảnh "Monolith, The Face of Half Dome" của Adams: Năm 2012, tác giả David Clark của tạp chí Anh "Amateur Photographer" bình luận về giá trị thẩm mỹ của "Bliss". "Nhiều nhà phê bình có thể cho rằng đó là một bức ảnh đơn điệu và thiếu điểm nhấn, trong khi những người ủng hộ lại nói rằng nó đánh thức một ngày tươi sáng và trong trẻo, trong một khung cảnh tuyệt đẹp, và đó chính là chủ đề của bức ảnh," ông viết. Ông cũng lưu ý "tính chất huyền hảo" của ánh nắng trên sườn đồi chính là điểm khiến cho bức ảnh khác biệt. "Điều gì khiến Microsoft chọn bức ảnh này trên tất cả những tấm khác?" ông đặt câu hỏi. Mặc dù công ty chưa từng tiết lộ điều này với O'Rear hay là bất kỳ ai, Clark cho rằng ông có thể đoán. "Nó rất lôi cuốn, dễ vào mắt và không khiến người ta sao lãng khỏi những thứ khác trên màn hình là những lý do chính. Cũng có thể nó được chọn bởi nó là một bức ảnh phong cảnh xanh tươi lôi cuốn đến lạ kỳ, và là bức ảnh mang đến cảm giác khỏe khoắn cho những người dùng máy tính vốn bị gắn chặt vào bàn làm việc."
1
null
USS "Fanning" (DD-385) là một tàu khu trục lớp "Mahan" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào giữa những năm 1930. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Nathaniel Fanning (1755-1805), một sĩ quan hải quân từng tham gia cuộc Chiến tranh Cách mạng Hoa Kỳ. "Fanning" đặt căn cứ tại Thái Bình Dương, hoạt động tuần tra và hộ tống trước và trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, đã không có mặt tại Trân Châu Cảng vào lúc diễn ra cuộc tấn công vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, nên đã không chịu hư hại hay thương vong, và đã hoạt động cho đến khi chiến tranh kết thúc. "Fanning" được cho ngừng hoạt động năm 1945 và bị bán để tháo dỡ vào năm 1947. Thiết kế và chế tạo. "Fanning" và tàu chị em là hai chiếc cuối cùng của lớp "Mahan", được chế tạo trên cùng thiết kế căn bản của lớp "Mahan" nhưng được cải biến đôi chút; một số tác giả xem chúng thuộc về lớp "Dunlap". Nó được đặt lườn vào ngày 10 tháng 4 năm 1935 tại xưởng tàu của hãng United Shipyards, Inc. ở đảo Staten, New York. Nó được hạ thủy vào ngày 18 tháng 9 năm 1936, được đỡ đầu bởi cô Cora A. Marsh, cháu năm đời của Đại úy Hải quân Fanning; và được đưa ra hoạt động vào ngày 8 tháng 10 năm 1937 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân E. H. Geiselman. Lịch sử hoạt động. Trước chiến tranh. Sau khi nhập biên chế, "Fanning" tiến hành chạy thử máy, sửa chữa sau thử máy và hiệu chỉnh cho đến ngày 22 tháng 4 năm 1938, khi nó tham gia cùng tại Annapolis, Maryland để hộ tống cho chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ trong chuyến đi đưa Tổng thống Franklin D. Roosevelt đến vùng biển Caribe. Sau khi quay về New York vào ngày 11 tháng 5, nó được đại tu trước khi hộ tống cho chiếc trong chuyến viếng thăm của Thái tử Thụy Điển Gustaf VI Adolf; rồi lên đường đi sang vùng bờ Tây để gia nhập Lực lượng Chiến trận vào tháng 9. Đặt căn cứ tại San Diego, California, chiếc tàu khu trục tiến hành huấn luyện tác xạ phòng không, chống tàu ngầm và thực tập chiến thuật trong ba năm tiếp theo; từng một lần quay trở lại khu vực Đại Tây Dương, và nhiều lần đi đến vùng biển Hawaii. Thế Chiến II. 1941. Khi Hải quân Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, "Fanning" đang ở ngoài khơi cùng Lực lượng Đặc nhiệm 8 trên đường quay trở về Trân Châu Cảng từ đảo Wake, sau khi tàu sân bay vận chuyển một liên đội máy bay tiêm kích Thủy quân Lục chiến đến đảo này, trở thành đơn vị phòng thủ trên không duy nhất tại đây. Lực lượng đặc nhiệm đã truy tìm hạm đội tấn công, được tiếp nhiên liệu tại Trân Châu Cảng vào ngày 8 tháng 12, rồi lại lên đường vào ngày hôm sau để săn tìm tàu ngầm. Chúng bắt được nhiều tín hiệu, và máy bay của "Enterprise" đã đánh chìm tàu ngầm Nhật "I-170" vào ngày 10 tháng 12 ở tọa độ . Nó lên đường từ Trân Châu Cảng cùng Lực lượng Đặc nhiệm 8 vào ngày 19 tháng 12 để giải vây cho đảo Wake, nhưng đảo này thất thủ trước khi lực lượng tăng viện đến nơi. Thay vào đó, lực lượng tăng viện được cho chuyển đến Midway. 1942. Vào giữa tháng 1 năm 1942, trên đường đi Tutuila, "Fanning" gặp một cơn giông nhiệt đới che khuất tầm nhìn, nên đã mắc tai nạn va chạm với tàu khu trục , gây hư hại nặng cho cả hai. Sau khi được sửa chữa khẩn cấp tại Pago Pago, nó quay về Trân Châu Cảng, nơi mũi tàu được phục hồi. Nó nằm trong thành phần Lực lượng Đặc nhiệm 16 vốn đã lên đường vào ngày 8 tháng 4 năm 1942 để gặp gỡ Lực lượng Đặc nhiệm 18. Lực lượng kết hợp này dưới quyền chỉ huy của Phó đô đốc William F. Halsey, Jr. để thực hiện cuộc Không kích Doolittle, cuộc ném bom trực tiếp xuống chính quốc Nhật Bản kể từ khi chiến tranh bắt đầu. Quay trở về Trân Châu Cảng an toàn vào ngày 25 tháng 4 sau khi hoàn thành nhiệm vụ, nó hộ tống một tàu kéo Lục quân đi đến đảo Canton, và quay trở về San Francisco, California để sửa chữa. Chiếc tàu khu trục thực hiện hai chuyến đi dọc theo vùng bờ Tây và hộ tống ba đoàn tàu vận tải đến Trân Châu Cảng trước ngày 12 tháng 11, khi nó gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 11 để làm nhiệm vụ tại khu vực quần đảo Solomon. 1943. Vào tháng 1 năm 1943, "Fanning" được bố trí cùng Lực lượng Đặc nhiệm 11 để đối phó lực lượng Nhật Bản tại Guadalcanal. Từ ngày 20 đến ngày 25 tháng 2, nó giúp đỡ cho Lực lượng Đặc nhiệm 64 hỗ trợ một lực lượng chiếm đóng tại quần đảo Russell, tham gia thực hành và tuần tra, và di chuyển cùng Đội Đặc nhiệm 36.3 để bảo vệ cho lực lượng chiếm đóng đảo Munda. Đến tháng 9, nó hộ tống một đoàn tàu vận chuyển đi từ Nouméa đến Guadalcanal. Cuối tháng đó, nó khởi hành cùng với , và để đi San Francisco cho một lượt đại tu. Đến cuối năm đó, nó tiến hành các hoạt động tuần tra, huấn luyện và tập trận ngoài khơi quần đảo Aleut. 1944. Vào ngày 19 tháng 1 năm 1944, "Fanning" lên đường cùng với Đội đặc nhiệm 58.4 cho các hoạt động tại khu vực quần đảo Marshall, nơi máy bay của tấn công Wotje, Taroa, Utirik và Rongelap trong một chiến dịch bắn phá liên tục Eniwetok kéo dài bốn ngày không ngừng nghỉ, chuẩn bị cho một cuộc tổng tấn công. Trong thời gian còn lại của tháng, "Fanning" cùng các đơn vị khác của nhóm hộ tống đi lại giữa Kwajalein và Eniwetok, thực hiện 25 đợt bắn phá trong vòng 19 ngày, và hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lên Eniwetok. Vào tháng 3 năm 1944, "Fanning", "Saratoga", và được lệnh điều động sang phối hợp cùng Hạm đội Đông Anh Quốc, chủ yếu bao gồm các đơn vị Hải quân Hoàng gia Anh được tăng cường thêm các tàu chiến Australia, Hà Lan và Pháp. Các chiến dịch hoạt động phối hợp nhằm chuyển giao kinh nghiệm cho các đội bay thuộc Không lực Hải quân Hoàng gia, phân tán sự chú ý của Nhật Bản khỏi các hoạt động ở các nơi khác của Hoa Kỳ, và tiêu diệt khả năng cơ động của quân Nhật tại khu vực Đông Nam Á. và "Saratoga" đã tung ra các cuộc không kích xuống Sabang, Sumatra vào ngày 19 tháng 4 để phá hủy các nhà máy lọc dầu, các cơ sở dự trữ và vận chuyển. Sang ngày 17 tháng 5, lực lượng hùng mạnh này lại tấn công Soerabaja, Java, nơi các cơ sở cảng và lọc dầu là các mục tiêu chủ yếu. Được cho tách khỏi Hạm đội Đông vào cuối tháng 5, "Fanning" lên đường đi San Francisco, ghé qua Fremantle và Sydney, Australia cùng Noumea trên đường đi. Vào ngày 17 tháng 7, nó lên đường đi cùng với tàu tuần dương hạng nặng , và vào ngày 21 tháng 7 đã hộ tống cho Tổng thống Roosevelt bên trên chiếc tàu tuần dương đi lên phía Bắc đến Adak và Kodiak, Alaska. Vào ngày 7 tháng 8, Tổng thống chuyển sang chiếc để lên đường đi Bremerton cùng với "Fanning" và "Dulap". Chiếc tàu khu trục sau đó tham gia thực tập bắn phá bờ biển cùng các hoạt động khác cho đến ngày 17 tháng 9, khi nó lại lên đường đi ra tuyến đầu. Sau khi hộ tống chiếc SS "Antigua" đi đến Eniwetok, nó tuần tra cùng với Đội đặc nhiệm 57.7 ngoài khơi Tinian, và làm nhiệm vụ hộ tống cùng Đội đặc nhiệm 30.2 cho một đòn tấn công nghi binh phân tán xuống đảo Marcus vào ngày 9 tháng 10. "Fanning" khởi hành cùng với Đội đặc nhiệm 38.1 vào ngày 16 tháng 10 để bảo vệ cho một đội tàu sân bay vốn đã tung ra hai đợt không kích xuống Luzon trước khi di chuyển về phía Nam để hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lên Leyte. Vào ngày 22 tháng 10, lực lượng đang trên đường quay trở về Ulithi để tiếp nhiên liệu và đạn dược khi nhận được tin tức về một lực lượng Nhật Bản đang tiến quân, khiến họ bị cấp tốc gọi quay trở lại. Chiếc tàu khu trục quay trở về quá trễ để có thể tham gia các hoạt động tại eo biển San Bernardino. Sau khi hoàn tất việc tiếp liệu tại Ulithi, nó đi đến Saipan để gia nhập trở lại Đội đặc nhiệm 30.2 cho một loạt các cuộc tấn công xuống Iwo Jima, lượt đầu tiên vào các ngày 11-12 tháng 11. Nó làm nhiệm vụ cột mốc radar cho đến ngày 4 tháng 12 trước khi quay trở lại hoạt động bắn phá vào ngày 8 tháng 12. Trong lượt tấn công thứ ba từ ngày 24 đến ngày 27 tháng 12, nó đã bắn cháy một tàu tuần tra đối phương. 1945. Trong cuộc tấn công vào ngày 5 tháng 1 năm 1945, "Fanning" bắt gặp một tàu nhỏ vốn tìm cách đâm vào nó, và đã phóng ngư lôi đánh chìm tàu đối phương. Nó gia nhập trở lại đội đặc nhiệm cho nhiệm vụ bắn phá Chichi Jima, nhưng được cho tách ra không lâu sau đó để hộ tống tàu khu trục vốn bị hư hại bởi mìn quay trở lại Ulithi. Nó quay trở lại cùng đội đặc nhiệm ngoài khơi Iwo Jima vào ngày 24 tháng 1, và đã cùng "Dunlap" đánh chìm ba tàu hàng nhỏ. Nó tiếp nối nhiệm vụ trạm cột mốc radar và giải cứu các đội bay, cũng như hộ tống vận tải tại chỗ và huấn luyện cùng một đội tàu ngầm cho đến ngày 22 tháng 3. Cho đến khi chiến tranh kết thúc, nó làm nhiệm vụ tuần tra và hộ tống tại Eniwetok, Iwo Jima và Guam. "Fanning" lên đường quay trở về Hoa Kỳ vào ngày 19 tháng 9 năm 1945, về đến Galveston, Texas vào ngày 23 tháng 10. Nó được cho xuất biên chế vào ngày 14 tháng 12 năm 1945 tại Norfolk, Virginia, và bị bán để tháo dỡ sau đó. Phần thưởng. "Fanning" được tặng thưởng bốn Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
Bộ Ngoại giao Trung Hoa Dân Quốc (, , viết tắt: MOFA) là cơ quan phụ trách ngoại giao của Trung Hoa Dân Quốc, nằm dưới quyền Hành chính viện Trung Hoa Dân Quốc. Mục đích cơ bản của bộ là xúc tiến, mở rộng và thực thi hoạt động ngoại giao song phương với các quốc gia khác, riêng quan hệ với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thì do Ủy ban Đại lục đảm nhiệm. Quản lý. Bộ Ngoại giao Trung Hoa Dân Quốc gồm các cơ quan sau đây: Ngân sách. Theo số liệu thống kê xuất bản bởi Cơ quan Thống kê của Hành chính viện, ngân sách cho năm tài khóa 2011 của Bộ Ngoại giao xấp xỉ 10,37% ngân sách dành cho Bộ Quốc phòng, trong khi ngân sách của Bộ Quốc phòng là 9,2 tỷ đô la Mỹ. Vì thế, ngân sách ước tính cho Bộ Ngoại giao là 954 triệu đô la Mỹ. Quan hệ ngoại giao. Tháng 6 năm 2017, sau khi đoạn giao với Panama, Trung Hoa Dân Quốc hiện có quan hệ ngoại giao với 20 quốc gia, gồm: Các văn phòng đại diện ở nước ngoài. Đối với các quốc gia không có quan hệ ngoại giao chính thức, Trung Hoa Dân Quốc thiết lập các văn phòng đại diện gọi là Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc hoặc Văn phòng Đại diện Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc hoặc Văn phòng Đại diện Đài Bắc. Chỉ đường. Có thể bắt đầu từ Ga Bệnh viện Đại học Quốc gia Đài Loan (thuộc Hệ thống đường sắt đô thị Đài Bắc) để bắt tuyến Đỏ đến trụ sở Bộ Ngoại giao Trung Hoa Dân Quốc.
1
null
i* (phát âm: i sao) hoặc nền tảng i* là một ngôn ngữ mô hình hóa phù hợp với giai đoạn đầu của quá trình mô hình hóa hệ thống nhằm hiểu được lĩnh vực vấn đề. Ngôn ngữ mô hình hóa i* cho phép mô hình hóa cả các tình huống hiện thời và tình huống dự kiến. Các mô hình i* nhằm trả lời cho loại câu hỏi AI và TẠI SAO, không dành cho loại câu hỏi CÁI GÌ. Các yếu tố. Mô hình mô tả sự phụ thuộc giữa các tác nhân. Có tất cả bốn yếu tố để mô tả sự phụ thuộc này: mục tiêu, mục tiêu mềm, nhiệm vụ và tài nguyên. Thực tế khái niệm trung tâm của i* là tác nhân chủ đích (intentional actor). Chuyển đổi từ i* sang UML. i* sử dụng để mô hình hóa các yêu cầu ở giai đoạn đầu còn UML phục vụ cho yêu cầu ở giai đoạn sau. Do đó người sử dụng có thể chuyển đổi mô hình i* sang mô hình UML, theo những bước hướng dẫn sau:
1
null
Konstantinos V (718 – 775) (; kẻ thù hay phỉ báng là "Kopronymos" hoặc "Copronymus", nghĩa là "nỗi ô nhục"); là Hoàng đế Đông La Mã từ năm 741 đến 775. Tiểu sử. Thiếu thời. Konstantinos được sinh ra ở Constantinopolis, là thế tử của Hoàng đế Leon III và Hoàng hậu Maria. Vào tháng 8 năm 720 ông cùng đồng trị vì với phụ hoàng và kết hôn với Tzitzak, con gái của khả hãn Bihar xứ Khazar. Cô dâu mới được rửa tội thành Irene (Eirēnē, "hòa bình") vào năm 732. Konstantinos V lên ngôi hoàng đế duy nhất vào ngày 18 tháng 6 năm 741. Dẹp loạn Artabasdos. Tháng 6 năm 741 hoặc 742, trong khi Konstantinos dẫn quân vượt qua Tiểu Á để tiến hành chiến dịch ở biên giới phía đông nhằm chống lại Umayyad Caliphate dưới thời Hisham ibn Abd al-Malik, thì đột nhiên bị quân của người anh rể Artabasdos tấn công. Artabasdos là "strategos" của thema Armenia. Konstantinos bị đánh bại ngay tức khắc và vội vàng tìm nơi trú ẩn ở Amorium để tránh sự truy đuổi, trong khi Artabasdos ung dung tiến về Constantinopolis đoạt lấy ngôi vị Hoàng đế. Tuy bị mất ngôi vị nhưng Konstantinos vẫn nhận được sự ủng hộ từ thema Anatolic và Thracesian; Artabasdos thì được sự ủng hộ vững chắc từ các thema Thracia và Opsikion, ngoài đám lính Armenia của mình. Các hoàng đế thù nghịch đang chờ đợi cơ hội trong thời gian chuẩn bị quân sự. Artabasdos hành quân tiến đánh Konstantinos vào tháng 5 năm 743 nhưng đại bại. Ba tháng sau Konstantinos đánh bại người con của Artabasdos là Niketas và hướng về Constantinopolis. Vào đầu tháng 11 năm 743 Hoàng đế được dân chúng chào đón vào thủ đô và ngay lập tức loại bỏ các đối thủ của mình bằng cách chọc mù mắt hay xử trảm. Sự soán ngôi của Artabasdos được kết nối với sự khôi phục lại việc tôn kính các ảnh tượng, có lẽ đã dẫn Konstantinos trở thành một kẻ đả phá tín ngưỡng thậm chí còn nhiệt thành hơn cả phụ hoàng. Kẻ thù của Konstantinos cũng phải thừa nhận về vấn đề cực kỳ cảm xúc này, những người thờ thánh tượng đã gán cho ông cái tên đầy khinh miệt Kopronymos ("cái tên ô uế", từ kopros, có nghĩa là "phân" hay "phân động vật", và onoma nghĩa là "tên gọi"). Sử dụng cái tên bẩn thỉu này, họ truyền bá tin đồn đó kiểu như khi là một đứa trẻ sơ sinh mà ông đã giũ sạch trong bình đựng nước rửa tội của mình, hoặc miếng vải màu tím hoàng gia dùng để quấn tã vị hoàng đế lúc mới sinh. Bài trừ thánh tượng. Vào tháng 2 năm 754, Konstantinos cho triệu tập một công đồng ở Hieria với sự tham dự của toàn bộ giám mục chủ trương bài trừ thánh tượng. Công đồng đã tán thành chính sách tôn giáo của Konstantinos và bảo đảm cuộc bầu cử chọn ra một vị thượng phụ bài trừ thánh tượng mới, nhưng từ chối tuân theo tất cả các quan điểm của Hoàng đế. Công đồng xác nhận thân thế của Đức Mẹ Maria là Theotokos hay Mẹ của Chúa, nhằm tăng cường việc sử dụng thuật ngữ "Đức Thánh" và "Thánh Thần" như một sự hòa quyện và lên án sự mạo phạm, đốt cháy, hoặc cướp bóc của Giáo hội trong việc tìm cách ngăn chặn cơn bài trừ thánh tượng. Tiếp theo sau đó là một chiến dịch được tiến hành để loại bỏ hình ảnh từ các bức tường của nhà thờ và nhằm thanh lọc triều đình và quan lại của phe bài trừ thánh tượng. Kể từ khi các tu viện có xu hướng trở thành những thành trì của cảm tình thờ thánh tượng, Konstantinos đặc biệt nhắm vào giới tu sĩ, ghép đôi và buộc họ phải kết hôn với nữ tu ở Hippodrome và chiếm đoạt tài sản tu viện vì lợi ích của nhà nước hoặc quân đội. Cuộc đàn áp giới tu sĩ (đỉnh điểm vào năm 766) chủ yếu dưới sự chỉ huy của tướng Mikhael Lachanodrakon với lời đe dọa sẽ chọc mù mắt hoặc lưu đày nếu họ dám phản kháng. Một trưởng tu viện phái thờ thánh tượng là Stephen Neos đã bị một đám đông hành hình dã man theo lệnh của chính quyền. Kết quả là nhiều tu sĩ đã chạy trốn đến miền Nam nước Ý và Sicilia. Vào cuối triều đại của Konstantinos, phong trào bài trừ thánh tượng đã tiến xa đến mức trở thành một vết nhơ cho các di vật và những lời cầu nguyện cho các thánh là dị giáo. Cuối cùng, phe thờ thánh tượng đều coi cái chết của ông là một hình phạt của Chúa. Vào thế kỷ thứ 9, mộ phần của Hoàng đế được khai quật và hài cốt của ông thì bị ném xuống biển cũng vì hành động nhơ nhuốc xưa kia. Thảo phạt ngoại tộc. Konstantinos là một vị tướng và nhà quản lý tài năng. Ông tiến hành tái tổ chức các thema, các quân khu của đế quốc và tạo ra loại đơn vị quân đội chiến đấu mới gọi là tagmata. Tổ chức này nhằm dự định để giảm thiểu mối đe dọa từ các cuộc mưu phản và để tăng cường khả năng phòng thủ của Đế quốc. Với quân đội được tổ chức lại này, ông bắt tay vào chiến dịch trên ba tuyến biên giới lớn của Đế chế. Năm 746, lợi dụng tình hình bất ổn tại Umayyad Caliphate vốn đã đổ vỡ dưới thời Marwan II, Konstantinos đã xua quân xâm lược Syria và đánh chiếm Germanikeia (nay là Maras, quê hương của phụ hoàng). Ông tiến hành tổ chức tái định cư cho một phần số dân Kitô giáo địa phương sang lãnh thổ Hoàng gia ở Thracia. Năm 747, hạm đội của ông đã tiêu diệt hạm đội Ả Rập ngoài khơi Síp. Hoàng đế còn đích thân dẫn đầu một cuộc xâm lược vào vương triều Abbasid Caliphate mới dưới thời As-Saffah vào năm 752. Konstantinos chiếm được Theodosioupolis và Melitene (Malatya) và lại cho tái định cư một số dân cư trong khu vực Balkan. Những chiến dịch này thất bại trong việc đảm bảo bất kỳ lợi ích cụ thể (ngoài tăng thêm dân số dùng để tăng cường biên giới khác), nhưng điều quan trọng cần lưu ý là dưới Konstantinos V đế quốc đã bước vào thế tấn công. Trong lúc đó, cùng với sự chiếm đóng của Konstantinos, vua xứ Lombard là Aistulf đã xua quân xâm nhập nước Ý và chiếm được Ravenna vào năm 755, kết thúc hơn hai thế kỷ cai trị của Đông La Mã. Những thành công ở phía Đông đã khiến cho Đế quốc có thể theo đuổi một chính sách tích cực tại khu vực Balkan. Với việc tái định cư của dân Kitô giáo từ phương Đông sang Thracia, Konstantinos V có ý định tăng cường sự thịnh vượng và quốc phòng của khu vực, gây lo ngại cho hàng xóm phía bắc của Đế quốc là Bulgaria và dẫn tới cuộc xung đột giữa hai quốc gia vào năm 755. Kormisosh của Bulgaria dẫn quân đột kích đến tận dãy Trường thành Anastasius nhưng sau bị Konstantinos V đánh bại trong một trận kịch chiến, hoàng đế còn mở đầu một loạt chín chiến dịch thành công nhằm thảo phạt người Bulgaria trong năm tới, giành được thắng lợi trước Vinekh, người kế vị Kormisosh ngay tại Marcelae. Ba năm sau, Konstantinos đã bị đánh bại trong trận đèo Rishki thế nhưng người Bulgaria đã tận dụng thành công của họ. Năm 763, Hoàng đế khởi hành đến Anchialus với 800 tàu chở 9.600 kỵ binh và một số bộ binh. Chiến thắng của Konstantinos gồm cả Anchialus vào năm 763 đã gây ra sự bất ổn đáng kể tại Bulgaria, nơi mà sáu vị quốc vương bị mất ngôi báu do những thất bại của họ trước các chiến dịch của Đế quốc. Đến năm 775, Konstantinos bị thuyết phục để tiết lộ cho Telerig, vua của Bulgaria danh tính các đặc vụ Đông La Mã đang làm nhiệm vụ ở đây và họ mau chóng bị loại bỏ kịp thời. Konstantinos hay tin đấy đã rất tức giận và bắt đầu chuẩn bị cho một chiến dịch mới chống lại Bulgaria, nhưng chưa kịp thi hành thì Hoàng đế đột ngột qua đời vào ngày 14 tháng 9 năm 775. Các chiến dịch quân sự của Konstantinos đều quá tốn kém; dưới triều đại của ông thu nhập hằng năm của Đế quốc Đông La Mã đã giảm xuống còn khoảng 1.800.000 "nomismata" do hàng loạt cuộc chiến tranh thảo phạt Bulgaria và chinh phục Ả Rập. Gia đình. Với người vợ đầu, Tzitzak ("Irene xứ Khazaria"), Konstantinos V có một đứa con: Với người vợ thứ hai, Maria, Konstantinos V không có đứa con nào. Với người vợ thứ ba, Eudokia, Konstantinos V có năm đứa con trai và một người con gái:
1
null
Artavasdos hay Artabasdos ( hoặc , từ tiếng Armenia: Արտավազդ, "Artavazd", "Ardavazt"), Latin hóa thành Artabasdus, là một vị tướng Đông La Mã gốc Armenia đã chiếm giữ ngôi vị Hoàng đế Đông La Mã từ tháng 6 năm 741 hoặc 742 đến tháng 11 năm 743. Triều đại của ông đã tạo nên một sự tiếm quyền chống lại Konstantinos V vẫn giữ quyền kiểm soát một số thema (đơn vị hành chính Đông La Mã có từ thế kỷ 7) ở Tiểu Á. Nắm quyền. Khoảng năm 713, Hoàng đế Anastasios II đã bổ nhiệm Artabasdos người gốc Armenia làm thống đốc ("strategos") Armeniac thema (Θέμα Άρμενιάκων, Thema Armeniakōn), người kế thừa quân đội Armenia, chiếm đóng các khu vực cũ của Pontus, Tiểu Armenia và miền Bắc Cappadocia, với thủ đô là Amasea. Sau khi Anastasios đại bại, Artabasdos đã thực hiện một thỏa thuận với đồng sự Leo, thống đốc Anatolic thema tiến hành lật đổ vị Hoàng đế mới Theodosios III. Thỏa thuận này được định đoạt bằng việc Artabasdos sẽ phải đính hôn với cô con gái của Leo là Anna và cuộc hôn nhân diễn ra sau khi Leo III lên ngôi vào tháng 3 năm 717. Ít lâu sau ông được triều đình thăng làm "kouropalates" ("chức quan phụ trách cung đình") và trở thành viên chỉ huy (bá tước, "komēs") Opsikion thema, trong khi vẫn giữ quyền kiểm soát bộ chỉ huy ban đầu của mình. Vào tháng 6 năm 741 hoặc 742, sau khi con của Leo III là Konstantinos V kế thừa ngôi vị, Artabasdos quyết tâm cướp ngôi và xua quân tấn công người em rể trong khi sau này vẫn vượt qua Tiểu Á để chống lại người Ả Rập trên biên giới phía đông. Nhân lúc Konstantinos trốn sang Amorium lánh nạn, Artabasdos đã chiếm được Constantinopolis nhờ vào sự ủng hộ của dân chúng và lên ngôi Hoàng đế. Triều đại. Công việc đầu tiên mà Artabasdos làm khi mới đăng quang là bãi bỏ chính sách tôn giáo chủ trương bài trừ thánh tượng của người tiền nhiệm và khôi phục Chính Thống giáo với một vài sự ủng hộ của giới chức sắc, trong đó có Giáo hoàng Zacharias. Ngay sau khi lên ngôi, Artabasdos đã tấn phong cho vợ mình là "Augusta" và thế tử Nikephoros là đồng hoàng đế, trong khi đưa người con khác là Niketas phụ trách quản lĩnh Armeniac thema. Nhưng trong khi Artabasdos cũng có thể dựa vào sự ủng hộ của các thema Thracia và Opsikion, thì Konstantinos lại bảo đảm sự ủng hộ từ các thema Anatolic và Thracesian dành cho ông. Tuy nhiên cuộc đụng độ không thể tránh khỏi giữa hai bên đã xảy ra vào tháng 5 năm 743, khi Artabasdos dẫn đầu cuộc tấn công nhằm loại trừ Konstantinos nhưng thất bại. Sau đó cùng năm Konstantinos đánh bại Nicetas và vào ngày 2 tháng 11 năm 743, triều đại của Artabasdos đã kết thúc khi Konstantinos tiến quân vào Constantinopolis và bắt giữ đối thủ của mình. Hai cha con Artabasdos tuy được Konstantinos tha mạng nhưng vẫn bị chọc mù mắt công khai và tống khứ vào tu viện Chora ở vùng ngoại ô kinh thành Constantinopolis, không rõ sống chết ra sao. Gia đình. Với Hoàng hậu Anna, con gái của Hoàng đế Leo III, Artabasdos có tới chín người con gồm:
1
null
Hack and slash hoặc hack and slay (tạm dịch: "Chặt và chém"), viết tắt là H&S hay HnS hoặc slash 'em up, đề cập đến thể loại trò chơi video có lối chơi nhấn mạnh đến tính chiến đấu bằng vũ khí cận chiến (chẳng hạn như kiếm hoặc đao). Cũng có thể có một số vũ khí dựa trên đạn (chẳng hạn như súng) làm vũ khí phụ. Đây là một thể loại phụ của beat 'em up, tập trung vào chiến đấu cận chiến thường bằng nắm đấm. Các trò chơi hành động hack-and-slash đôi khi được gọi là trò chơi hành động đặc trưng. Thuật ngữ "hack and slash" ban đầu được sử dụng để mô tả một kiểu chơi trong trò chơi nhập vai trên bàn, rồi chuyển từ đó sang MUD, MMORPG và trò chơi điện tử nhập vai. Đối với trò chơi điện tử hành động trên máy chơi game tại gia và máy game thùng, thuật ngữ này có cách sử dụng hoàn toàn khác, cụ thể là đề cập đến các trò chơi tập trung vào hành động thời gian thực, chiến đấu với vũ khí cận chiến thay vì dùng súng hoặc nắm đấm. Hai thể loại trò chơi hack và slash phần lớn không liên quan đến nhau, mặc dù trò chơi nhập vai hành động có thể kết hợp các yếu tố của cả hai. Cả hai biến thể của thuật ngữ này thường được viết dưới dạng gạch nối và kết hợp với các liên từ rút gọn, ví dụ như hack-and-slash, hack 'n' slay. Lịch sử. Thuật ngữ "hack and slash" có nguồn gốc từ RPG "bút và giấy" chẳng hạn như "Dungeons & Dragons", biểu trưng cho chiến dịch tấn công bạo lực mà không có yếu tố cốt truyện hoặc mục tiêu quan trọng nào khác. Người chơi không có lựa chọn hay giải pháp nào khác ngoài chiến đấu không ngừng để đánh bại quái vật, nhận điểm kinh nghiệm và kho báu, dùng để tăng sức mạnh cho nhân vật của người chơi. Bản thân thuật ngữ này ít nhất cũng có từ thập niên 1980 và là một từ được của Hoa Kỳ, như trong bài báo viết cho tạp chí "Dragon" của Jean Wells và Kim Mohan, cả hai tuyên bố như sau : "Có nhiều thứ mở rộng hơn việc chỉ đơn giản là chặt và chém trong "D&D" hoặc "AD&D"; thể loại này ẩn chứa các khả năng, âm mưu, bí mật và tình cảm liên quan đến cả hai giới tính, tất cà vì lợi ích của tất cả các nhân vật trong chiến dịch".<ref name="Wells/Mohan"></ref> Thuật ngữ. Là sự kết hợp của các từ "hack" và "slash" cho thấy rõ ràng nó là một thuật ngữ được sử dụng cho phong cách trò chơi mang đậm tính chiến thắng trong các trận chiến và đánh bại kẻ địch, hơn là thể hiện câu chuyện và thế giới quan bên ngoài. Với sự lan rộng của các trò chơi thông dụng và sự ra đời của các trò chơi nhập vai trên máy tính, vốn bị ảnh hưởng bởi các game nhập vai trên bàn, thuật ngữ hack and slash cũng được sử dụng cho các game nhập vai trên máy tính. Các tác phẩm RPG được đánh giá cao trên máy tính thời kỳ đầu như "Wizardry" và "Dungeon Master" có hệ thống lần lượt đánh bại kẻ địch và khám phá dungeon. Hack and slash đã được sử dụng như một từ thể hiện đặc điểm của tác phẩm, chẳng hạn như nhấn mạnh việc đánh kẻ địch liên tục. Mặc dù đây là một thuật ngữ chủ yếu được sử dụng cho trò chơi nhập vai trên bàn, trò chơi nhập vai trên máy tính và trò chơi hành động nhập vai ở các nước nói tiếng Anh, nhưng đôi khi nó cũng được các game thủ Nhật Bản sử dụng. Các loại trò chơi hack-and-slash. Trò chơi điện tử hành động. Trong trò chơi điện tử hành động, thuật ngữ "hack and slash" hoặc "slash 'em up" đề cập đến các trò chơi hành động dựa trên vũ khí cận chiến là một thể loại phụ của beat' em up. Các ví dụ về trò chơi cuộn bên 2D truyền thống như bao gồm "The Legend of Kage" (1985) và "Rastan" (1987) của Taito, loạt trò chơi điện tử arcade của Sega là "Shinobi" (ra mắt năm 1987) và "Golden Axe" (ra mắt năm 1989), trò chơi arcade của Data East là "Captain Silver" (1987), các trò chơi 2D đầu tiên của Tecmo là "Ninja Gaiden" (Shadow Warriors) (ra mắt năm 1988), "Strider" (1989) của Capcom, trò chơi "" (1990) của Sega Master System, "Saint Sword" (1991) của Taito, trò chơi máy tính tại nhà của Vivid Image là "First Samurai" (1991), và "Dragon's Crown" (2013) của Vanillaware. Thuật ngữ "hack-and-slash" dùng để chỉ các trò chơi phiêu lưu hành động có từ năm 1987, khi "Computer Entertainer" đánh giá "The Legend of Zelda," họ nói rằng nó còn "hơn cả hack-and-slash điển hình". Vào đầu thế kỷ 21, các bài báo chí về ngành công nghiệp trò chơi điện tử thường sử dụng thuật ngữ "hack and slash" để chỉ một thể loại riêng biệt của 3D, người thứ ba, dựa trên vũ khí, trò chơi hành động cận chiến. Các ví dụ như là dòng Devil May Cry và Onimusha của Capcom, "Dynasty Warriors" của Koei Tecmo và trò chơi 3D "Ninja Gaiden", "God of War" và ' của Sony, cũng như "No More Heroes", "Bayonetta", "Darksiders", "Dante's Inferno", và "Sengoku BASARA". Thể loại này đôi khi được gọi là "hành động đặc trưng" và đại diện cho sự phát triển hiện đại của trò chơi hành động arcade truyền thống. Phân nhóm này phần lớn được Kamiya Hideki định hình nên, ông chính là tác giả của "Devil May Cry" và "Bayonetta" . Lần lượt sau đó Devil May Cry (2001) bị ảnh hưởng bởi các trò chơi hack-and-slash trước đây như ' (2001), và "Strider". Các trò chơi khác được gọi là trò chơi "hack-and-slash" bao gồm loạt game "Souls", ', và '. Trò chơi nhập vai. Hack and slash đã thực hiện quá trình chuyển đổi từ trò chơi trên bàn sang trò chơi điện tử nhập vai, thường bắt đầu trong một thế giới giống như "D&D". Hình thức chơi trò chơi này đã ảnh hưởng đến một loạt các trò chơi hành động nhập vai, bao gồm cả các trò chơi như "Lineage", "Xanadu" and "Diablo".
1
null
là một bộ manga và anime hành động của tác giả Hiroyuki Yoshino và phần tranh do Kenetsu Satō thực hiện. Bộ truyện nổi tiếng vì tính bạo lực, fan service và việc sử dụng sữa mẹ trong cốt truyện. Loạt manga được xuất bản tại Nhật Bản trong tạp chí seinen/shōnen manga "Champion Red", bắt đầu từ năm 2006 và tiếp tục đến năm 2013. Bản chuyển thể anime dài 24 tập được sản xuất với tiêu đề tương tự như manga và phát sóng tại Nhật Bản trên Biglobe vào năm 2010. Một bản OVA có tựa đề cũng được sản xuất và phát hành trên DVD lấy nội dung tập 10 manga. Phần thứ hai dài 12 tập được sản xuất với tựa đề và được phát sóng tại Nhật Bản từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2011. Sentai Filmworks đã cấp phép cho cả hai phần và OVA để phân phối kỹ thuật số và phát hành video gia đình ở thị trường Bắc Mỹ, phát hành bộ DVD phụ đề tiếng Anh vào năm 2012 và 2013. Cốt truyện. Truyện kể về cuộc sống học đường của Mafuyu Oribe và Tomo Yamanobe tại một trường Chính Thống giáo Đông phương ở Nhật Bản là Học viện Thánh Mihailov, nơi mà họ đã phải chịu đựng sự ngược đãi và tẩy chay từ các học sinh khác dưới sự dẫn dắt của cô con gái hiệu trưởng hiện tại Miyuri Tsujidou và đàn em Hana Katsuragi. Cuộc sống của Mafuyu và Tomo lần lượt bị xáo trộn mạnh khi họ chăm sóc cho một thiếu niên tóc bạc gốc Nga Alexander "Sasha" Nikolaevich Hell khỏe mạnh trở lại khi tinh cờ bắt gặp cậu bất tỉnh trong khu vườn gần nhà. Gần như ngay lập tức, Sasha bắt đầu báo đáp lòng tốt của Mafuyu và Tomo bằng cách chống trả những kẻ quấy rầy họ; không may, điều này không thay đổi đoạn mở đầu của Sasha là một Qwaser bị bỏ rơi từ Adepts không phải e ngại tiến hành cuộc chiến tuyệt đối trong khu vực của Học viện để chiếm hữu Theotokos của Tsarytsin từ Athos là kẻ muốn gìn giữ sự tồn tại của biểu tượng như một bí mật từ thế giới. Truyền thông. Manga. Bộ manga do Hiroyuki Yoshino viết kịch bản và minh họa bởi Kenetsu Satō. Seikon no Qwaser hiện đang được Akita Shoten đăng trên tạp chí "Monthly Champion Red" và các chương truyện gộp trong "tankōbon". Tính đến tháng 10 năm 2013, mười bảy tập đã được phát hành với tập đầu tiên phát hành vào ngày 20 tháng 12 năm 2006. Seikon no Qwaser đã được cấp phép quốc tế, dịch và xuất bản ở nhiều quốc gia bên ngoài Nhật Bản. Bộ manga này được Kazé cấp phép ở Pháp với danh sách 14 tập đầu tiên trong cửa hàng trực tuyến của họ. Tại Ý manga được cấp phép bởi J-Pop Edizioni và Ever Glory Publishing tại Đài Loan. Tokyopop đã cấp phép bộ manga này cho thị trường Bắc Mỹ và xuất bản bốn tập đầu tiên, tuy nhiên kể từ khi nối lại việc kinh doanh vào tháng 12 năm 2012, tựa manga này đã không còn liệt kê trong cửa hàng trực tuyến của họ. Anime. Một bộ anime dài 24 tập mang tên được chuyển thể từ bộ truyện manga cùng tên và phát sóng như một phiên bản bị kiểm duyệt trên Biglobe. Một phiên bản chưa kiểm duyệt của bộ anime được phát trực tuyến. Phần đầu tiên theo sau là một tập OVA với tựa đề được phát hành trên DVD với nội dung tập 10 của bộ manga. Phần thứ hai dài 12 tập mang tên đã được phát sóng tại Nhật Bản vào năm 2011. Cả hai phần đều được phát hành trên DVD tại Nhật Bản. Sentai Filmworks cấp phép cả hai phần và OVA ở Bắc Mỹ và phát hành ba bộ DVD phụ đề tiếng Anh từ giữa năm 2012 và 2013. Anime Network đã đăng các tập của cả hai phần cho trình chiếu trực tuyến (bản không kiểm duyệt). Đón nhận. Cả ba bộ sưu tập DVD phát hành ở Bắc Mỹ đã được xem xét và đánh giá bộ anime nhìn chung là tích cực. Nhà bình luận anime gạo cội Chris Beverage chấm cho mức điểm của series tầm loại "B" trong "The Fandom Post". Theron Martin, một nhà phê bình anime cho Anime News Network, đã nhận xét bộ sưu tập phát hành DVD 1 và 2 của mùa giải đầu tiên giúp cho mức điểm của series từ "C +" (cốt truyện) tới "A-" (âm nhạc). Internet radio show. Lantis đã nắm lấy cơ hội giới thiệu anime Seikon no Qwaser để tạo ra một chương trình phát thanh Internet với sự tham gia của Toyosaki Aki trong vai Tomo Yamanobe và Hikasa Yōko trong vai Hana Katsuragi cùng với việc phát hành mang tính thương mại năm bài hát chủ đề như đã nêu trong bảng dưới đây. Họ cũng phát hành một soundtrack gốc được sáng tác bởi Kato Tatsuya vào ngày 7 tháng 6 năm 2010.
1
null
2 on 2 Open Ice Challenge là một game arcade khúc côn cầu trên băng do hãng Midway phát hành năm 1995. Game được chuyển thể sang PlayStation vào năm 1996. Trò chơi tương tự như bản sao arcade của nó với ngoại lệ trên thực tế là Winnipeg Jets đã chuyển đến Phoenix sau khi kết thúc mùa giải 1995-96, do đó Phoenix Coyotes sẽ thay thế Jets trong bản chuyển thể PlayStation. Ngoài ra, phần lớn đội hình của đội đã được thay đổi, bao gồm cả thủ môn của họ là Tim Cheveldae được thay thế bởi Nikolai Khabibulin, vì thế Cheveldae không thể là một thủ môn chơi cho bất kỳ đội nào khác trong phiên bản PlayStation. "Open Ice" được phát hành trên PC (Windows) vào năm 1997 với sự xuất hiện của các đội bóng tương tự như phiên bản PlayStation. Game này là một sản phẩm được cấp giấy phép chính thức của NHLPA (National Hockey League Players Association). Jack Haeger là thiết kế game chính và một cầu thủ khúc côn cầu nhiệt thành. Lập trình viên chính là Mark Penacho với sự giúp đỡ của Bill Dabelstein. Thiết kế âm thanh và âm nhạc bởi Jon Hey. Những âm thanh trượt băng được ghi lại bởi Jon Hey tại sân trượt băng trong nhà của Công viên Quận Chicago, Trung tâm thể thao McFetridge, vốn chỉ là một khối nhà phía Bắc của một trong những studio Chicago của Midway. Người thông báo trong game là giọng nói nổi tiếng của Chicago Blackhawks Pat Foley. Nếu một đội bóng đạt được trạng thái "On-Fire" (trở nên nổi tiếng lúc ban đầu bởi NBA Jam của Midway), giọng nói của Pat Foley sẽ thỉnh thoảng thông báo: "Toasty", ý nhắc đến "Mortal Kombat". Đón nhận. Phên bản PlayStation được đón nhận một cách tệ hại, với Official UK PlayStation Magazine nói rằng người chơi nên "tránh xa game bằng mọi giá".
1
null
Nguyễn Hưng Quốc sinh năm 1957, tại Quảng Nam, là một nhà phê bình văn học, lấy bằng tiến sĩ văn học tại Đại học Victoria, Úc. Cũng tại đó ông giảng dạy về ngôn ngữ, văn học, văn hóa và chiến tranh Việt Nam, hiện là giáo sư chủ nhiệm Ban Việt Học tại Đại học này., Ngoài ra ông là nhà nhà báo (giữ một chuyên mục thường xuyên) tại Đài VOA. Tiểu sử. Nguyễn Hưng Quốc tên thật là Nguyễn Ngọc Tuấn vượt biên khỏi Việt Nam năm 1985, đầu tiên sang Pháp, sau đó định cư tại Úc từ năm 1991. Khi còn ở Việt Nam, ông đã tốt nghiệp ngành sư phạm tại thành phố Hồ Chí Minh, sau đó lấy bằng tiến sĩ văn học tại đại học Victoria, Úc. Tại đại học Victoria, ông giảng dạy về ngôn ngữ, văn học, văn hóa và chiến tranh Việt Nam. Tuấn là chủ bút tạp chí Việt (1998-2001), hiện thời đồng chủ bút trang Tiền Vệ (2002~). Ngoài ra ông còn hợp tác với một số tạp chí văn học hải ngoại như Văn, Văn Học, Hợp Lưu... Thư mục. Sách đã xuất bản:
1
null
Carlyle Alan Thayer (còn viết ngắn gọn là Carlyle A. Thayer hoặc Carlyle Thayer hoặc Carl Thayer; sinh ngày 5 tháng 11 năm 1945) là nhà nghiên cứu khoa học xã hội nổi tiếng, có hai quốc tịch Mỹ và Úc. Ông được biết đến trên phạm vi quốc tế qua các nghiên cứu và xuất bản phẩm viết về chính trị Việt Nam và các vấn đề an ninh Đông Nam Á. Tuy đã chính thức nghỉ hưu từ cuối năm 2010 song ông vẫn tiếp tục công việc nghiên cứu và xuất bản sách. Ông đã xuất bản trên 380 ấn phẩm, cả cá nhân và hợp tác với đồng sự. Tiểu sử. Carlyle Alan Thayer sinh ra tại thành phố Nevada, quận Nevada, tiểu bang California, Hoa Kỳ, là con trai của một sĩ quan Lục quân Mỹ. Ông từng sống ở một vài nước khác như Đức, Pháp và Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan). Ông học cấp 3 tại Trường Trung học Guilderland Central ở tiểu bang New York trong ba năm, sau đó ông theo cha thuyên chuyển đến Puerto Rico và tốt nghiệp Trường Trung học Antilles tại San Juan. Năm 1967, Thayer tốt nghiệp Đại học Brown, chuyên ngành Khoa học chính trị. Giai đoạn 1967-1968, ông làm tình nguyện viên tại Việt Nam Cộng hòa theo chương trình của tổ chức phi lợi nhuận Mỹ International Voluntary Services. Có thời gian ông làm giáo viên tình nguyện tại Botswana trong chương trình của tổ chức phi lợi nhuận Unitarian Universalist Service Committee. Ông lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Yale vào năm 1971 và bằng tiến sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế tại Đại học Quốc gia Úc vào năm 1977. Từ năm 1976, ông về giảng dạy tại Viện Công nghệ Bendigo ở Bendigo, tiểu bang Victoria, Úc. Năm 1979, ông chuyển đến Đại học New South Wales, ban đầu công tác tại Khoa Nghiên cứu Quân sự thuộc Trường Quân sự Hoàng gia ở Duntroon ("Royal Military College, Duntroon"). Năm 1986, ông chuyển sang University College, ADFA [tức UNSW@ADFA - một nhánh của Đại học New South Wales] và công tác tại đây cho đến nay. Trong thời gian ở University College, có vài lần ông tạm rời trường này để nhận nhiệm vụ mới được giao, đó là các giai đoạn 1992-1995, 1999-2001 và 2002-2004. Trong đó, lần 1999-2001 là khi ông nhận vị trí Giáo sư nghiên cứu an ninh Đông Nam Á và Phó khoa Nghiên cứu vùng thuộc Trung tâm châu Á-Thái Bình Dương về Nghiên cứu An ninh ("Asia-Pacific Center for Security Studies") thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. Ông được nâng bậc làm giáo sư đầy đủ vào năm 1998. Thayer từng có những kì nghiên cứu tại nhiều trung tâm trực thuộc các trường đại học trên thế giới, chẳng hạn Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng ("Strategic and Defence Studies Centre", Đại học Quốc gia Úc), Trung tâm Các vấn đề Quốc tế ("Center for International Affairs", Đại học Harvard), Viện Quốc tế về Nghiên cứu Chiến lược ("International Institute of Strategic Studies") ở Luân Đôn, Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ("Institute of Strategic and International Studies", Đại học Chulalongkorn, Thái Lan), Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ("Institute of Southeast Asian Studies", Singapore) và Khoa Khoa học Chính trị ("Department of Political Science", Đại học Yale). Năm 2005, ông làm giáo sư thỉnh giảng khách quý C.V. Starr ("C.V. Starr Distinguished Visiting Professor") tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp thuộc Đại học Johns Hopkins. Ông chính thức nghỉ hưu vào cuối năm 2010 và được vinh danh với bằng giáo sư danh dự ("Emeritus Professor") Đại học New South Wales tại Học viện Quốc phòng Úc [UNSW@ADFA]. Từ khi nghỉ hưu ông vẫn tiếp tục công việc nghiên cứu, xuất bản sách và giám sát các nghiên cứu sinh trình độ tiến sĩ. Thayer từng là quan sát viên chính thức của Liên Hợp Quốc trong các cuộc bầu cử ở Campuchia. Ông biết tiếng Lào, tiếng Thái và tiếng Việt. Chủ đề quan tâm. Trong các chủ đề mà Thayer quan tâm nghiên cứu, có nhiều vấn đề liên quan đến Việt Nam, bao gồm chính trị (vấn đề ra quyết định của Đảng Cộng sản, vai trò Quốc hội, bầu cử, cải cách luật, sự phát triển của xã hội dân sự, nhân quyền...), vai trò của quân đội và chính sách đối ngoại (đặc biệt là quan hệ Việt-Trung, quan hệ Việt-Mỹ và quan hệ Việt-ASEAN). Bên cạnh đó, ông cũng quan tâm đến chủ nghĩa khủng bố chính trị ở khu vực Đông Nam Á, các định chế an ninh đa phương ở châu Á-Thái Bình Dương, sự hợp tác quốc phòng của Trung Quốc với ASEAN, biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu lên an ninh Đông Nam Á. Ấn phẩm. Thayer là tác giả của trên 380 ấn phẩm, có thể kể ra đây một số như sau:
1
null
Sứa nước ngọt (tên khoa học Craspedacusta sowerbyi), còn gọi là Thủy gấu trúc hay Sứa hoa đào, là một loài nhuyễn thể trong bộ sứa, ngành ruột khoang. Hình thái. Sứa nước ngọt có dạng thù đối xứng tỏa tròn, trong suốt do có cấu tạo hóa học 98% là nước. Gồm một vòm mũ (dù sứa) kích thước khoảng 3 cm, 4 túi sinh dục cách đều nhau phía dưới vòm mũ, bao quanh khoang miệng và túi tiêu hóa là trục đối xứng của cả cơ thể và hàng trăm tua dù nhỏ xíu đính quanh viền vòm mũ chứa vô số tế bào gai "cnidocyte" có chất độc mọc trên mỗi tua. Vì sống trong môi trường cận trung tính và do kích thước nhỏ bé nên chất độc của chúng không ảnh hưởng đến con người. Sinh thái. Sứa nước ngọt là loài sứa duy nhất sống trong môi trường nước ngọt, trong khi họ hàng của chúng tất cả đều sống ở nước mặn. Chúng ưa thích trong môi trường nước tĩnh lặng như ao, hồ chứa nhiều rêu tảo, có dồi dào các sinh vật phù du như rận nước, trùng roi, trứng nước... đây chính là nguồn thức ăn của sứa nước ngọt. Sứa nước ngọt còn được cho thấy ưa sống trong môi trường có tính axit nhẹ, với nhiệt độ mát trong ngưỡng 3 °C đến 30 °C. Dưới 3 °C, sứa nước ngọt co rút thành thể thụ động podocyst; trên 30 °C, sứa nước ngọt không chết, nhưng hoạt động cao để cố gắng tìm tầng nước có nhiệt độ phù hợp hơn. Chính vì sống trong môi trường nước bẩn, nhiều rêu tảo và ăn các sinh vật nhỏ, nên sứa nước ngọt có vai trò cải tạo môi trường nước. Di chuyển. Vòm mũ sứa phồng ra, hút nước vào bên trong, rồi co bóp về phía sau, tạo áp lực đẩy nước thoát về phía sau và cơ thể sứa di chuyển về phía trước. Miệng sứa cũng góp vai trò trong di chuyển bằng cách thổi nước về phía sau. Sứa nước ngọt bẻ lái, đổi hướng di chuyển bằng các tua dù và tua miệng rẽ nước như bánh lái. Tiêu hóa. Sứa nước ngọt là loài tiêu hóa dị dưỡng ăn thịt, thức ăn của chúng là các sinh vật phù du. Cũng như cách thức tiêu hóa của các loài sứa khác hoặc các sinh vật ruột khoang, sứa nước ngọt bắt mồi bằng cách dùng tua dù và tua miệng có chất độc chích cho con mồi bị tê liệt. Sau đó tua miệng đưa con mồi vào miệng, con mồi được đẩy đến ống tiêu hóa và bị tiêu hóa trong túi tiêu hóa. Các bã tiêu hóa được đẩy ngược lại từ túi tiêu hóa lên miệng và thải ra ngoài môi trường. Tuần hoàn - Hô hấp - Bài tiết - Thần kinh. Hệ tuần hoàn Tất cả các loài sứa đều chưa có hệ tuần hoàn, do đó không có các cơ quan chuyên biệt như tim, mạch máu... Bởi vì cấu tạo sứa đơn giản, việc trao đổi chất được thực hiện bằng cách khuếch tán từ tế bào này sang tế bào khác. Sứa nước ngọt cũng tuân theo cấu tạo này như tất cả các sinh vật họ sứa khác. Hệ hô hấp Hệ hô hấp của chúng vô cùng đơn giản, chỉ là các bộ máy trao đổi khí trong mỗi tế bào ở thành cơ thể. Sứa nước ngọt chưa có phổi, các hệ thống ống khí... Bài tiết Sứa nước ngọt trao đổi nước ra môi trường cũng bằng cách khuếch tán qua màng mỗi tế bào. Chúng chưa có hệ bài tiết. Hệ thần kinh Hệ thần kinh của sứa nước ngọt rất sơ khai, bao gồm các tế bào cảm giác và tế bào thần kinh liên kết với nhau thành dạng lưới, phủ kín cả cơ thể chúng. Các xung thần kinh được truyền trực tiếp từ tế bào cảm giác đến tế bào thần kinh, sau đó truyền từ tế bào thần kinh đến tế bào phản ứng. Sinh sản - Phát triển. Sứa nước ngọt có cả hình thức sinh sản vô tính (trong môi trường ổn định) và sinh sản hữu tính (khi môi trường thay đổi). Vì sự phát triển cơ quan sinh dục đực-cái phụ thuộc vào yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ pH... Trong sinh sản vô tính, chúng tách các phần cơ thể ra khỏi cơ thể mẹ và tạo thành cơ thể sinh học mới. Khi cặp sứa nước ngọt sinh sản hữu tính, cá thể sứa đực phóng các tế bào tinh trùng vào nước gần nơi cá thể cái thả các tế bào trứng ("thụ tinh ngoài"), trứng được thụ tinh sẽ rơi xuống đáy, phát triển thành ấu trùng "planula" là các mầm sứa. Các planula sẽ lại phát triển thành các chồi sứa (polyp). Khi gặp điều kiện thuận lợi và thời gian mầm mống đi qua, chồi sứa "nở hoa" tạo thành một dạng tiền định hình, dạng tiền định hình sẽ phát triển đầy đủ các tua và thành cá thể sứa nước ngọt hoàn chỉnh. Phân bố loài. Chồi sứa nước ngọt có thể bám vào bất cứ các vật thể rắn nào hoặc lênh đênh trên mặt nước. Do đó chúng có thể phát tán loài bằng các tác động của gió, nước, hoặc sinh vật khác như cá, chim... giúp sứa nước ngọt xuất hiện hầu hết khắp địa cầu do sự phát tán mạnh các chồi sứa và podocyst - thể thức ngủ đông của sứa hoặc thủy tức. Tầm quan trọng. Sứa nước ngọt được gọi là hóa thạch sống vì được tin rằng đã tồn tại trên trái đất từ 100 triệu năm trước, thậm chí trước cả sự xuất hiện của các loài bò sát cổ đại khủng long. Bộ gen của sứa nước ngọt là bộ gen quan trọng trong nghiên cứu lịch sử sinh vật. Quần thể sứa nước ngọt có tác dụng làm sạch, trong, cải thiện nước. Sứa nước ngọt còn có thể nuôi làm cảnh. Sứa nước ngọt không dùng làm thực phẩm.
1
null
"Oxford Comma" là đĩa đơn thứ ba của Vampire Weekend từ album phòng thu đầu tay cùng tên, đĩa đơn được phát hành 26 tháng 5 năm 2008. Tiêu đề bài hát và ý nghĩa. Ngày 28 tháng 1 năm 2008, Michael Hogan của Vanity Fair phỏng vấn Ezra Koenig về tiêu đề của bài hát và ý nghĩa của bài hát. Koenig cho biết lần đầu tiên anh bắt gặp phải đấu phẩy Oxford (dấu phẩy được sử dụng trước từ 'và' ở cuối danh sách) khi tham gia nhóm Facebook trường đại học Columbia được gọi là Students for the Preservation of the Oxford Comma. Ý tưởng cho bài hát đến vài tháng sau khi Koenig đang ngồi ở một cây đàn piano trong ngôi nhà của cha mẹ anh. Anh bắt đầu "viết bài hát và điều đầu tiên chạy ra là 'Who gives a fuck about an Oxford comma?'". Anh phát biểu rằng bài hát "is more about not giving a fuck than about Oxford commas." Lời bài hát của bài hát còn nhắc đến rapper Lil Jon (trong câu "Lil Jon, he always tells the truth"). Lil Jon đã tặng cho Vampire Weekend một hộp nước nước ngọt crunk để cảm ơn cho việc đó, và tình bạn giữa Vampire Weekend và Lil Jon có kết quả là Lil Jon trở thành khách mời trong video "Giving Up the Gun". Bài hát cũng đề cập đến Dharamsala, nơi hoạt động Đạt-lại Lạt-ma thứ 14 ("the highest lama"), người là Đạt-lại Lạt-ma hiện tại. Bảng xếp hạng. Phát hành tháng 5 năm 2008, "Oxford Comma" bắt đầu leo lên UK Singles Chart. Cho đến nay, đĩa đơn đạt vị trí số 38, trở thành bài hát xếp hạng cao nhất của Vampire Weekend trên bảng xếp hạng này.
1
null
Vào ngày 13 tháng năm 2014, một vụ nổ tại mỏ than Soma ở Soma, Manisa, Thổ Nhĩ Kỳ, gây ra một đám cháy mỏ dưới lòng đất, tiếp tục cháy cho đến ngày 15 tháng 5. 301 người đã thiệt mạng trong thảm họa tồi tệ nhất của Thổ Nhĩ Kỳ. 787 người đã có mặt bên trong mỏ than khi một sự cố về điện gây ra vụ nổ ngay sau giữa trưa ngày 13 tháng 5. Sự cố đã gây mất điện, khiến các lồng nâng thợ mỏ không thể hoạt động. Nhiều thợ mỏ đã bị mắc kẹt ở độ sâu 2 km dưới lòng đất, và cách lối vào mỏ 4 km. Hỏa hoạn đã bùng phát ngay sau vụ nổ. Nhiều thợ mỏ đã thiệt mạng do bị nhiễm độc khí cacbon monoxit.
1
null
Hái anh đào (tiếng Anh: cherry picking) hay lấp liếm bằng chứng (tiếng Anh: "suppressing evidence") hay lỗi suy luận về bằng chứng không đầy đủ (tiếng Anh: "fallacy of incomplete evidence") là hành vi cố tình không sử dụng các thông tin bị nghi là có liên quan hoặc có tầm quan trọng đáng kể. Một người dùng ngụy biện hái anh đào bằng cách tập trung vào một nhóm bằng chứng mà bỏ qua tất cả các bằng chứng khác. Những bằng chứng không ủng hộ kết luận của anh ta sẽ bị vu là không liên quan hoặc không cần thiết. Thuật ngữ này bắt nguồn từ quá trình thu hoạch trái cây, chẳng hạn quả anh đào. Người hái chỉ mong chờ hái được những quả chín mọng và tốt nhất. Một người ngoài khi chỉ quan sát những quả anh đào được chọn lựa sẽ có thể đi đến kết luận sai lầm rằng hầu hết hoặc toàn bộ quả anh đào đều có chất lượng tốt. Triết gia Francis Bacon miêu tả lỗi suy luận này là "đếm những đòn trúng và quên đi đòn hụt" ("counting the hits and forgetting the misses"). Hái anh đào hiện diện trong nhiều lỗi suy luận lô-gic thường gặp. Ví dụ, "lỗi suy luận về bằng chứng vặt" có xu hướng bỏ sót một lượng lớn dữ liệu vì lợi ích cá nhân; lỗi suy luận "chọn lọc bằng chứng" chối bỏ những tài liệu bất lợi cho luận điểm; lỗi suy luận "rẽ đôi hai nhánh" ("false dichotomy") thì chỉ chọn lựa hai tùy chọn mặc dù có nhiều hơn hai tùy chọn. Hái anh đào cũng có thể chỉ một bộ dữ liệu mà dựa vào đó một nghiên cứu hoặc một khảo sát sẽ cho ra kết quả dự đoán trước như mong đợi, trong khi kết quả đó có thể là sai lạc hoặc hoàn toàn trái với thực tế.
1
null
Giàn khoan dầu là một cấu trúc được dùng để khoan các giếng để khai thác và xử lý dầu, khí thiên nhiên, và chứa dầu tạm trong khi chờ chuyên chờ đến nơi chế biến hoặc bán ra thị trường. Trong nhiều trường hợp, giàn khoan còn các phân khu chức năng khác như nhà ở cho đội ngũ nhân viên. Tùy theo hoàn cảnh, giàn khoan có thể được cố định với đáy biển, cũng có thể bao gồm một đảo nhân tạo, hoặc có thể ở chế độ trôi nổi. Các loại giàn khoan. Giàn khoan cố định (Fixed Platform). Các giàn khoan cố định được xây dựng trên chân bê tông hoặc thép, hoặc cả hai, được neo vào đáy biển, có mặt bằng làm việc bên trên, khu chức năng khai thác, trung tâm điều khiển. Các loại giàn khoan này không thể di chuyển, được thiết kế sử dụng trong thời gian dài tại một vị trí (ví dụ như giàn khoan Hibernia). Có nhiều cấu trúc khác nhau được sử dụng, steel jacket, concrete caisson, floating steel và thậm chí bê tông nổi. Steel jackets are vertical sections made of tubular steel members, and are usually piled into the seabed. To see more details regarding Design, construction and installation of such platforms refer to: and.
1
null
Olivia Thirlby (sinh ngày 6 tháng 10 năm 1986) là một nữ diễn viên người Mỹ. Cô được biết đến với vai diễn Leah trong bộ phim đoạt giải Oscar Juno, vai Natalie trong Thời khắc đen tối (2011) và vai Thẩm phán Cassandra Anderson trong Dredd (2012), New York, I Love You, Yêu không ràng buộc. Vào tháng 06 năm 2008, Thirlby được mô tả bởi tạp chí Vanity Fair như một nhân tố của "Làn sóng mới của Hollywood" Sự nghiệp. Thirlby được sinh ra ở thành phố New York trong một gia đình có người mẹ giám đốc quảng cáo và một người cha là nhà thầu. Cô lớn lên ở East Village của Manhattan. Trong khi vẫn còn ở trường trung học, Thirlby đã được tham gia một vai trong The Secret. Năm 2006, cô thực hiện bộ phim đầu tay của mình trong United 93 và truyền hình đầu tay của mình trong tập phim bắt cóc. Năm 2007, cô đóng vai Leah trong Juno. Khoảng thời gian này, cô và bạn diễn của cô là Juno Ellen Page đã được dự kiến sẽ vào vai các nhân vật tiêu đề tương ứng của Jack & Diane. Bộ phim là một câu chuyện của hai người phụ nữ trẻ, những người rơi vào tình yêu tuy nhiên cả hai đều bỏ tham gia.
1
null
Giàn khoan dầu HD-981 (; tên viết tắt tiếng Anh: "CNOOC 981"; báo chí tiếng Việt còn gọi là "Hải Dương-981" hoặc gọi tắt là "HD-981") là giàn khoan biển sâu kích cỡ lớn đầu tiên do Trung Quốc sản xuất và do Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) sở hữu. HD-981 dài 114 m, rộng 90 m, cao 137,8 m và nặng 31.000 tấn; diện tích boong của giàn khoan có kích thước bằng một sân bóng đá chuẩn. Giàn khoan này có khả năng khoan sâu tối đa 12.000 m. Theo Tân Hoa xã, giàn khoan chính thức được Trung Quốc đưa vào hoạt động vào ngày 9 tháng 5 năm 2012, tiến hành khoan trên biển lần đầu tiên tại một khu vực trên Biển Đông, cách Hồng Kông 320 km về phía đông nam, ở độ sâu 1.500 m. Trung Quốc đã đầu tư 6 tỉ nhân dân tệ (952 triệu đô la Mỹ) cho HD-981. Tập đoàn đóng tàu quốc gia Trung Quốc đã mất trên ba năm mới hoàn tất giàn khoan HD-981. Vụ giàn khoan HD-981. Ngày 02 tháng 5 năm 2014, Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực Biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa, nơi mà Việt Nam và Trung Quốc đều khẳng định đây là vùng biển thuộc chủ quyền của mình, để thăm dò dầu khí. Việc đó dẫn tới những căng thăng về quan hệ giữa 2 Đảng Cộng sản cũng như giữa 2 nước Việt Nam và Trung Quốc.
1
null
Accor là một tập đoàn kinh doanh khách sạn của Pháp.. Có trụ sở tại Paris, tập đoàn sở hữu và quyền hoạt động của 4.200 khách sạn tại 92 quốc gia trên khắp 5 châu lục, đại diện cho một số thương hiệu khác nhau. Accor chính là một phần của chỉ số giao dịch chứng khoán CAC 40. Lịch sử. Trong những năm 1960, ngành công nghiệp du lịch ở Pháp bùng nổ, nhưng những khách sạn hầu như chỉ tập trung ở các khu vực đô thị lớn như Paris. Vào thời điểm đó, Paul Dubrule và Gérard Pélisson đều sống và làm việc cho các công ty máy tính lớn ở Hoa Kỳ. Họ đã bắt tay hoạt động kinh doanh với nhau. Trong năm 1967, họ đã thành lập SIEH (Công ty đầu tư và kinh doanh khách sạn). Dubrule và Pélisson mở khách sạn Novotel đầu tiên của họ tại thành phố Lille, miền Bắc nước Pháp. Năm 1974, họ cho ra mắt thương hiệu Ibis với sự mở cửa của Ibis ở Bordeaux. Năm sau, SIEH mua lại thương hiệu Courtepaille và Mercure, và trong năm 1980 là thương hiệu Sofitel, con số khách sạn của tập đoàn sau đó đã là 43 khách sạn. Năm 1982, SIEH mua lại Jacques Borel International, sau đó đã trở thành thương hiệu kinh doanh nhà hàng sử dụng vé ăn hàng đầu thế giới. Năm 1983, tập đoàn bao gồm cả nhà hàng và khách sạn đổi tên thành tập đoàn Accor. Năm 1984, Dubrule và Pélisson được bình chọn là "nhà quản lý của năm" do tạp chí Pháp "Le Nouvel Économiste". Trong năm 2010, Accor bán 48 khách sạn trị giá 367 triệu Euro (tương đương 465 triệu đôla Mỹ) như một phần của kế hoạch thanh lý một số cổ phần bất động sản bao gồm 31 khách ở Pháp, 10 tại Bỉ và 7 ở Đức. Điều này sẽ giúp tập đoàn cắt được một khoản nợ khoảng 282 triệu euro. Tập đoàn Accor tiếp tục mở rộng vào khoảng thời gian sau đó. Năm 1985, tập đoàn đưa ra thị trường thương hiệu khách sạn Formule 1, cung cấp chỗ nghỉ cơ bản ở mức giá thấp. Năm năm sau, vào năm 1990, tập đoàn thâm nhập vào thị trường Bắc Mỹ bằng cách mua lại Motel 6; và sau đó là chuỗi khách sạn Red Roof Inn, mà sau đó đã bán lại cho Starwood và một tập đoàn của Citigroup. Trong những năm 1990, hoạt động của tập đoàn trở lên đa dạng hơn khi Accor kinh doanh cả trong lĩnh vực sòng bạc. Và trong năm 2004, họ đã mua lại gần 30% cổ phần của Club Méditerranée. Trong tháng 6 năm 2010, các cổ đông của tập đoàn Accor đã phê duyệt tách khách sạn và nhà hàng ra thành hai. Accor dịch vụ đã trở thành Edenred. Hai thực thể bắt đầu kinh doanh như công ty độc lập trên Sàn giao dịch chứng khoán Paris từ ngày 2 tháng 7 năm 2011. Và cũng trong năm 2011, Accor giới thiệu khẩu hiệu mới của mình: " Mở cửa biên giới trong khách sạn" Ngày nay, Accor có số lượng khách sạn hạng sang và trung lớn nhất ở Paris nói riêng và trên toàn nước Pháp nói chung. Trong tháng 11 năm 2013, Accor xác định lại mô hình kinh doanh của mình trên hai lĩnh vực cốt lõi: Điều hành khách sạn, nhượng quyền thương hiệu (HotelServices) và đầu tư quản lý khách sản (HotelInvest). Quản lý. Năm 2006, Gilles Pélisson là cháu trai của người đồng sáng lập tập đoàn Accor Gerard Pélisson đã được bổ nhiệm trở thành Giám đốc điều hành, thay thế Jean-Marc Espalioux. Accor bổ nhiệm Serge Weinberg, người đứng đầu Weinberg Capital Partners trở thành Chủ tịch Hội đồng giám sát. Vào tháng 2 năm 2009, Giám đốc điều hành Gilles Pélisson được bổ nhiệm làm Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành. Gilles Pélisson trước đây đã từng là người đứng đầu của Bouygues Telecom, Chủ tịch NOOS (mạng truyền hình cáp hàng đầu tại Pháp), và giám đốc điều hành của Euro Disney. Ông là đồng phó chủ tịch của thương hiệu khách sạn Novotel vào năm 1994. Vào tháng 9 năm 2007, Gerard Pélisson và Paul Dubrule xuất bản một cuốn sách, kể lại việc mở rộng của tập đoàn Accor trên toàn thế giới. Trong năm 2009, Denis Hennequin tham gia hội đồng quản trị của tập đoàn và thay thế Gilles Pélisson như là Giám đốc điều hành vào tháng 1 năm 2011. Ông thôi giữ chức vụ này vào tháng 4 năm 2013 và người được bổ nhiệm thay thế là Yann Caillère. Vào tháng 8 năm 2013, Sebastien Bazin được chỉ định là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành thay thế Yann Caillère, người đã rời tập đoàn. Hội đồng quản trị (tháng 8 năm 2013). Hội đồng quản lý trực tiếp: Văn phòng. Trụ sở chính của tập đoàn nằm ​​ở tòa nhà "Immeuble Odyssey", thuộc quận 13 của Paris, Pháp. Đây là trụ sở văn phòng đăng ký. [ 25 ] Tòa nhà cao bảy tầng và có diện tích 14.000 mét vuông (150.000 sq ft), được thiết kế bởi kiến trúc sư người Anh Norman Foster nổi bật với việc sử dụng các tấm kính ở mặt tiền tòa nhà. Geraldine Doutriaux của "Le Parisien" gọi nó là "un bel immeuble lumineux" ("một tòa nhà đẹp rực rỡ"). Ngoài ra còn có văn phòng điều hành, trước đây từng là trụ sở chính của tập đoàn nằm ở Courcouronnes, Essonne, gần Évry, Pháp. Trước đây, Tour Maine-Montparnasse quận 15, Paris là nơi quản lý điều hành của tập đoàn Accor.
1
null
Bio Zombie (chữ Hán giản thể: 生化寿尸; chữ Hán phồn thể: 生化壽屍; tiếng Việt: "Sinh hóa thọ thi") là một bộ phim kinh dị pha chút hài hước của Hồng Kông do đạo diễn Diệp Vĩ Tín (Wilson Yip) thực hiện, được phát hành vào năm 1998. Phim có sự tham gia của các diễn viên Trần Tiểu Xuân, Lý Xán Sâm, Thang Doanh Doanh, Trương Cẩm Trình, Lê Diệu Tường và Đàm Thục Mai. Nội dung. Hai anh chàng biệt danh Vô Địch và Bee "khùng" làm nghề bán đĩa DVD trong một khu trung tâm thương mại lớn ở Hồng Kông, họ có quen với cô nàng làm móng tay tên Rolls, anh bồi bàn Thọ Tư Tử và hai vợ chồng bán điện thoại di động Câu. Trong một lần lái xe ngoài đường, Vô Địch và Bee tông phải người thanh niên băng ẩu qua đường. Cả hai lấy chai nước trong vali của người thanh niên rồi cho anh ta uống, nhưng họ không biết chai nước đó là chất độc sinh học có thể biến con người thành thây ma khát máu. Vô Địch và Bee chở xác người thanh niên về khu thương mại, sau đó bỏ mặc cái xác dưới bãi đậu xe. Cả hai đem chiếc điện thoại di động của người thanh niên bán cho vợ chồng Câu để lấy tiền đi uống rượu với Rolls. Ở dưới bãi đậu xe, xác người thanh niên biến thành thây ma hung dữ, nó giết chết một nhân viên bảo vệ. Lúc đó đến giờ khu thương mại đóng cửa, tất cả khách hàng đều ra về. Thây ma bước lên tầng trên, đập vỡ kính cửa hàng điện thoại của vợ chồng Câu rồi lấy lại chiếc điện thoại di động. Thây ma cắn anh bồi bàn Thọ, Thọ chạy đi nói với mọi người nhưng không ai tin anh ta. Rolls đưa Thọ về tiệm làm móng tay để băng bó vết thương cho Thọ. Một lát sau Thọ biến thành thây ma, nhưng anh ta không giết Rolls, ngược lại còn rất quý Rolls. Nhìn thấy cửa hàng điện thoại bị đập vỡ kính, Câu nghi ngờ Vô Địch và Bee đã làm thế nên gọi cảnh sát đến. Hai sĩ quan cảnh sát bắt Vô Địch và Bee lên phòng bảo vệ để xem lại camera. Bỗng dưng thây ma người thanh niên đi vào, tấn công những người trong phòng bảo vệ. Vô Địch và Bee bỏ chạy, họ gặp vợ chồng Câu, bốn người tìm nơi ẩn náu. Thây ma người bảo vệ điều khiển tất cả các cửa đóng lại, nhốt những con người ở lại đây, mà lúc này thây ma trong khu thương mại xuất hiện nhiều vô kể. Vô Địch quyết định đi tìm Rolls, anh ta lấy khẩu súng Smith & Wesson Model 10 từ xác chết cảnh sát và dùng nó để giết bọn thây ma, cuối cùng Vô Địch cũng tìm được Rolls. Vô Địch, Bee, Rolls và vợ chồng Câu hợp tác tiêu diệt bọn thây ma. Nhưng rốt cuộc Bee và vợ chồng Câu đều chết, chỉ còn Vô Địch và Rolls sống sót. Vô Địch và Rolls xuống bãi đậu xe để lấy xe chạy khỏi khu thương mại, hai người chiến đấu với một đống thây ma dưới này. Khi leo lên xe hơi, Vô Địch và Rolls thấy thây ma của Thọ đang cố mở cửa ra giùm họ. Vô Địch chở Rolls chạy khỏi khu thương mại, còn thây ma của Thọ bị các thây ma khác giết chết. Dừng lại ở một trạm xăng, Vô Địch muốn tìm điện thoại để gọi cảnh sát nhưng không thấy. Lúc đó trên bản tin đang kêu gọi người dân không nên uống những loại nước ngọt. Vô Địch nhìn về phía chiếc xe thấy Rolls đang uống chai nước trước đó của người thanh niên. Vô Địch quay trở lại xe và quyết định uống luôn phần nước còn lại. Bộ phim kết thúc.
1
null
Họ Cá lưỡi trâu (Tên khoa học: Cynoglossidae) là một họ cá thuộc Bộ Cá thân bẹt phân bố tại các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Họ này có 3 chi và 110 loài. Chúng sống ở tất cả các đại dương nước ấm, phần lớn ở vùng nước cạn hoặc cửa sông. Một nhóm sống ở vùng nước sâu 1.000 mét hoặc hơn. Tên gọi. Trong tiếng Việt cá lưỡi trâu có rất nhiều tên, như cá lưỡi mèo, cá lưỡi bò, cá bơn cát, cá bơn, cá thờn bơn. Chúng cũng được gọi bằng nhiều tên trong tiếng Anh: Solefish, Tongue fish, Tongue sole, Flounder sole, Speckled tongue sole, Speckled tongue. Trong tiếng Hy Lạp "kyon" có nghĩa là chó, và "glossa" nghĩa là lưỡi. Trong đó phổ biến nhất là tên gọi cá lưỡi trâu do chúng có thân dẹt và nhỏ dần về phía đuôi trông giống chiếc lưỡi của con trâu nên mới gọi là cá lưỡi trâu. Đặc điểm. Cá lưỡi trâu có kích cỡ có kích cỡ từ 4,2 –36 cm ứng với trọng lượng từ 1,4-195 gram. Cá nhỏ và thân dẹt có hình oval, nhỏ dần về phía đuôi, giống như một giọt nước mắt kéo dài. Mắt nằm ở phía trái của cơ thể, thường rất nhỏ và gần nhau. Các vây đuôi, vây ngực và vây hậu môn đều nối xung quanh thân. Vây đuôi nối với vây ngực và vây hậu môn. Không có gai ở tất cả các vây. Vây ngực bắt đầu ở hoặc phía trước mắt. Răng nhỏ và thường nằm ở phía cá không nhìn thấy. Phía có mắt thường có những chấm xanh nhạt và hòa hợp với môi trường xung quanh. Xương cá mềm. Chúng sống trong môi trường nước mặn nhưng cũng thường sống khu vực nước lợ, mặn nhưng thường đi sâu vào các sông nước ngọt. Chúng sống ở tầng đáy, thức ăn của cá chủ yếu là động vật không xương sống ở đáy. Một số loài Cá lưỡi trâu (Symphurus civitatium) sống được ở nơi hầu như không có sự sống. Trong môi trường của các núi lửa ngầm hoạt động dưới đại dương, nhiệt độ lên tới 186 độ C, khí sunfuric và các khí độc chết người không ngừng phun ra, hầu như các sinh vật không thể sinh tồn thì cá lưỡi trâu vẫn sống được như thường. Một số loài cá lưỡi trâu có khả năng đặc biệt. Khi mới ra đời, chúng tương đối bình thường. Tuy nhiên, trong quá trình sinh trưởng, hộp sọ của cá lưỡi trâu dần biến dạng. Cuối cùng, hai mắt của chúng cùng nằm về một bên cơ thể. Đặc điểm cấu tạo này cho phép loài cá đặc biệt nằm trên một mặt phẳng, ngụy trang thành một tấm thảm có khả năng ăn thịt. Vây ngực của cá lưỡi trâu tiêu giảm dần theo thời gian. Phần lớn chúng có môi thuôn dài hoặc mõm bao quanh phía trước hàm khiến miệng chúng trông giống như một lỗ răng, cho phép chúng bắt mồi đồng thời từ hai bên cơ thể. Việt Nam. Ở Việt Nam, chúng sống nhiều ở sông Cái Lớn, xuất hiện nhiều nhất vào đầu mùa mưa, khoảng tháng 3, 4 âm lịch hằng năm. Nhiều người đem cá lên bờ làm khô hoặc bán làm cá phân hoặc làm mắm. Chúng có giá thành rẻ chỉ có 1.000 đồng/kg trước đây và đến nay là 15.000 đến 25.000 đồng/kg, 10 kg cá tươi sẽ còn lại 7 kg mắm. Giá 1 kg mắm cá lưỡi trâu hiện nay khoảng 60.000 đồng.
1
null
Sexting là việc nhận và gửi tin nhắn, hình ảnh hoặc video có nội dung liên quan đến tình dục, thường là qua điện thoại di động. "Sexting" từ ghép của các từ tiếng Anh Sex (tình dục) và Texting (nhắn tin). Đặc biệt, hầu hết những hình ảnh này đều do chính người trong ảnh tự chụp, sau đó gửi kèm chú thích gửi đến người nhận như một món quà mang tên thân thể. Đây còn là thuật ngữ chỉ trào lưu chụp và gửi ảnh nóng hoặc nội dung liên quan đến tình dục qua điện thoại di động và được phát tán trên các mạng xã hội, chính là việc làm của những thanh thiếu niên có sở thích tự sướng bằng việc gửi những bức ảnh khỏa thân và khêu gợi của bản thân mình qua điện thoại. Tổng quan. Những người sử dụng sexting sẽ chụp lại các bộ phận nhạy cảm của mình và gửi cho đối phương và đối tác sẽ nhận được hình ảnh gợi tình, những tin nhắn văn bản khêu gợi cũng được kết hợp sử dụng. Lý do của sexting thường là duy trì sự thân mật, gắn bó giữa các cặp đôi. Trong trường học thì nam sinh chủ động gửi ảnh nhạy cảm. Có ý kiến khác cho rằng không hẳn lúc nào sexting cũng có nghĩa liên quan đến tình dục. Có bằng chứng cho thấy sexting ở lứa tuổi thanh thiếu niên là một thử thách để chấp nhận đã gia nhập xã hội, ví dụ như tham gia một nhóm ngủ qua đêm, theo cách này thì Sexting không chỉ là thói tò mò về tình dục của tuổi dậy thì, mà còn về sự tin cậy, sự cam kết gắn bó, hình ảnh về bản thân, và sự chấp nhận lẫn nhau trong những cộng đồng lớn nhỏ. Tình hình chung. Sexting là một hiện tượng xuất phát từ giới trẻ phương Tây. Được biết đến trên thế giới từ năm 2005, đến thời gian gần đây, sexting trở nên phổ biến mạnh mẽ trong giới học sinh Mỹ, Canada… Thời kỳ đầu, người ta chưa chú ý nhiều đến hiện tượng này bởi quy mô của sexting nhỏ và cũng chưa có hậu quả rõ rệt. Khi công nghệ thông tin di động phát triển cùng với sự phát triển của mạng xã hội ngày càng khiến trào lưu sexting trở nên phổ biến và hiện nay nó đang trở thành trào lưu hết sức quan hại khi thu hút số lượng đông đảo các bạn trẻ còn đang trong giai đoạn học sinh tham gia. Một cuộc nghiên cứu cho biết sexting đã trở thành mốt trong giới học sinh Mỹ. Một cuộc thăm dò cho thấy 18% nam sinh và 17% nữ sinh ở Mỹ tại một ngôi trường từng gửi ảnh chụp những chỗ nhạy cảm của mình qua điện thoại di động. 1/3 nữ sinh và 1/2 nam sinh từng nhận được hình ảnh gợi tình. Và có đến 25% chia sẻ hình ảnh này cho người khác. Một khảo sát khác cho thấy những nam nữ học sinh từ 14 đến 19 tuổi ở 948 trường trung học công lập về quan hệ tình cảm, hành vi tính dục và sexting với kết quả rằng hơn ¼ học sinh thú nhận đã gửi qua các phương tiện điện tử ảnh khỏa thân của mình. ½ được bạn yêu cầu gửi ảnh khỏa thân và 1/3 yêu cầu bạn gửi ảnh khỏa thân. Một khảo sát sexting với người Mỹ, vào năm 2009 với 800 thanh thiếu niên từ 15-17 tuổi cho thấy 4% trong số đó đã gửi hình ảnh của chính mình liên quan đến tình dục qua điện thoại, khoảng 15% thanh thiếu niên lứa tuổi này đã nhận tin nhắn sex. Và những con số này đã gia tăng rất nhanh chóng trong những năm qua cùng với sự phổ biến và phát triển của điện thoại di động và điện thoại thông minh. Càng lớn tuổi, và càng tự trả tiền cho điện thoại của mình thì càng nhận hay gửi nhiều tin nhắn hình ảnh loại này hơn. Kết quả một cuộc điều tra tại Mỹ cho thấy cứ 5 trẻ vị thành niên được hỏi thì có một người cho hay họ đã gửi hoặc đăng tải những bức ảnh khỏa hoặc bán khỏa thân của chính họ và 39% cho biết họ đã gửi và đăng tải các tin nhắn khêu gợi. Nữ diễn viên tuổi teen Vanessa Hudgens là một ví dụ điển hình của hành vi sexting. Tại Mỹ, sexting là một hành vi phạm pháp ở nhiều bang. Năm 2009, nhiều học sinh 16-17 tuổi đã bị cảnh sát bắt giữ với tội danh tàng trữ hình ảnh khiêu dâm vị thành niên sau khi gửi cho nhau xem hình ảnh khỏa thân trên điện thoại. Tuy nhiên, thời đó sexting còn hiếm và cảnh sát chỉ bắt những vụ gây hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe hoặc liên quan đến người lớn Tại Việt Nam không ít bạn trẻ tại Việt Nam coi trào lưu sexting là chuyện bình thường, là mốt mới đang rộ cùng với sự phát triển của smartphone và các ứng dụng chụp ảnh, nhắn tin miễn phí đang phát triển. Nhiều bạn trẻ đã tụ tập với nhau tại những quán café, quán ăn và trên lớp học, để họ chia sẻ những hình ảnh gợi cảm, và càng thích thú hơn khi có nhiều hình ảnh với các đối tượng khác nhau. Và càng nhiều dữ liệu, thì càng được chúng bạn coi trọng. Hậu quả. Các nguy cơ từ sexting cũng khác nhau tùy theo mức độ. Thứ nhất đây là việc phạm pháp khi lưu giữ, truyền bá hình ảnh khiêu dâm trẻ vị thành niên, việc bị phát hiện và những mâu thuẫn trong mối quan hệ được xem là nguy cơ cao nhất của sexting, nó có thể khiến đương sự trở nên lo lắng, hoảng hốt, tổn thương, trầm cảm các hình thức ép buộc sexting phải được xem như là quấy rối tình dục và sexting liên quan rất mật thiết tới lạm dụng tình dục, lừa đảo, đe dọa tống tiền... Càng sử dụng lâu, giới trẻ lại bị vướng vào với những hình ảnh khêu gợi một cách thực thụ khiến cho sexting như một thứ thuốc gây nghiện khó chữa trị. Nhiều người ham sexting đến nỗi nếu không sử dụng nó một ngày sẽ có cảm giác khó chịu, nặng hơn là không sexting là không được thỏa mãn bản năng và trở thành bệnh tâm thần. Học sinh thích sexting có khuynh hướng yêu đương và quan hệ tình dục sớm hơn bạn bè cùng lứa chưa bao giờ sexting. Những học sinh thích sexting cũng dễ mắc hành vi tính dục nguy hiểm như hút chích ma túy, uống rượu mạnh trước khi quan hệ tình dục và có nhiều bạn tình cùng một lúc Ngoài phạm vi luật pháp, sexting dẫn đến nhiều phiền toái khác về mặt xã hội. Mặc dù gửi ảnh khỏa thân chỉ nhằm mục đích tán tỉnh hay đùa giỡn, một khi hình ảnh đó vô tình hoặc hữu ý được phát tán trên các mạng xã hội hoặc được gửi đến kẻ xấu thì người gửi ảnh sẽ gặp nguy hiểm như tống tiền và tống tình. Ảnh phát tán trên mạng khó bị xóa. Nó có thể tồn tại 5-10 năm và tiếp tục gây hậu quả cho người trong ảnh. Trong văn hóa. Bộ phim A teacher do Hannah Fidell viết kịch bản và đạo diễn (được chọn tham dự Liên hoan phim Sundance 2013) mô tả sự phát triển những xung đột nội tâm của một nữ giáo viên trường trung học ở Mỹ qua mối quan hệ tình ái - tình dục với một học sinh nam của mình. Họ thường xuyên nhắn tin cho nhau, và một lần cô giáo này đã tự chụp hình mình với ngực trần gửi cho cậu học trò theo yêu cầu của cậu. Trò Truth or Dare của các học sinh từ lớp 7 đến lớp 9, một màn thử thách mức độ chịu chơi của cá nhân, thường bao gồm thử thách quan niệm về quan hệ tình dục hay xăm trổ... như một cách để được chấp nhận gia nhập nhóm. Một trong những thử thách là việc một bạn gái dám chụp ảnh khỏa thân và gửi cho bạn trai mà bạn thích, và chấp nhận bạn ấy gửi hình ảnh đó cho người khác. Cá nhân phải sexting, trong trường hợp này như một cú vượt rào để được tham gia nhóm, và những hình ảnh cũng được truyền đi trong nhóm như một sự chấp nhận. Sexting cũng được xem như một quy ước cho sự chia sẻ, đoàn kết và tin cậy ở các nhóm bạn. Chú thích. bigo-sext.com
1
null
Oxy difluoride là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học OF2, là một chất khí không màu có mùi gần giống với ozon, rất độc. OF2 có hình dạng phân tử như nước (hình chữ V), là một chất có tính oxy hóa mạnh. Mặc dầu nó là nguyên tố có chứa oxy và nguyên tố khác (fluor), nhưng không được coi là một oxide, vì độ âm điện của fluor lớn hơn độ âm điện của oxy, số oxy hoá của oxy trong trường hợp này là +2 thay vì -2 trong các oxide. Lịch sử. Oxy difluoride được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1929 bằng cách cho fluor phản ứng với NaOH loãng 2% lạnh: Tính chất hóa học. Oxy difluoride là một chất khí có tính oxy hóa mạnh. Trên , OF2 bị phân hủy thành O2 và F2: An toàn. OF2 là một chất độc, cần phải cẩn thận khi tiếp xúc với nó.
1
null
Danh sách đĩa nhạc của nữ ca sĩ nhạc pop người Anh Dido bao gồm 4 album phòng thu, một album thu thử "Odds & Ends", một EP, 20 đĩa đơn và một album video. Cô bắt đầu sự nghiệp âm nhạc năm 1995, khi trình diễn và lưu diễn cùng với ban nhạc trip hop Faithless. Năm 1997, cô bắt đầu tự sáng tác và ký hợp đồng cùng với Arista Records tại Hoa Kỳ. Album đầu tay "No Angel" được phát hành vào tháng 6 năm 1999. Một năm sau đó, rapper Eminem sử dụng phần nhạc mẫu của bài hát "Thank You" trong nhạc phẩm ăn khách "Stan", đạt vị trí đầu bảng tại Anh Quốc và được chứng nhận đĩa bạch kim. Sự thành công của đĩa đơn đưa người nghe trên toàn thế giới đến Dido và "No Angel". Với thể loại Pop, Rock và điện tử, "No Angel" đạt vị trí đầu bảng và được chứng nhận đĩa bạch kim đến 10 lần tại Anh. Tại Hoa Kỳ, album đạt vị trí thứ 4 và được chứng nhận đĩa bạch kim bốn lần. Đĩa đơn bán được hơn 21 triệu bản trên toàn cầu. Album cho ra 7 đĩa đơn, 3 trong số đó đạt đến top 20 tại Anh Quốc. Năm 2002, album thắng một giải BRIT cho "Album Anh Quốc xuất sắc nhất". Album thứ hai, "Life for Rent" được phát hành tháng 9 năm 2003. Album đạt vị trí đầu bảng và được chứng nhận bạch kim 9 lần tại Anh. Album tiếp tục đạt vị trí thứ 4 tại Mỹ và được chứng nhận hai lần bạch kim. "Life for Rent" bán được 13 triệu bản và phát hành được 4 đĩa đơn lọt vào top 40. Năm 2004, đĩa đơn đầu từ album "White Flag" thắng một giải BRIT cho "Đĩa đơn Anh Quốc xuất sắc nhất" và một giải Ivor Novello Award cho "Đĩa đơn Quốc tế của năm". "Safe Trip Home" được phát hành vào tháng 11 năm 2008, đạt vị trí Á quân tại Anh và vị trí thứ 13 tại Hoa Kỳ. Đĩa đơn đầu tiên trích từ album "Don't Believe in Love" được phát hành vào tháng 10 năm 2008, đạt vị trí thứ 54 tại UK Singles Charts và tại các bảng xếp hạng khác tại Áo, Bỉ, Ý, Hà Lan và Thuỵ Sĩ. "Girl Who Got Away" tiếp tục được ra mắt vào tháng 3 năm 2013, đạt vị trí thứ năm tại Anh. "No Freedom" được phát hành dưới dạng đĩa đơn đầu tiên trích từ album trong tháng 1 năm 2013, đạt thành công tại Anh Quốc, Bỉ, Pháp, Đức, Hà Lan và Thuỵ Sĩ. "End of Night" được phát hành làm đĩa đơn thứ hai (thứ ba tính theo tổng thể) vào tháng 5 năm 2013. Tính từ năm 1999 đến nay, Dido đã bán hơn 40 triệu album trên toàn thế giới. "Greatest Hits", album tổng hợp đầu tiên của Dido, được phát hành vào tháng 11 năm 2013, đạt vị trí thứ 27 tại Anh. Album tập hợp tất cả đĩa đơn của Dido từ 4 album "No Angel" (1999), "Life for Rent" (2003), "Safe Trip Home" (2008) và "Girl Who Got Away" (2013). Album cũng có một bài hát mới, "NYC", cũng như tập hợp những bản phối lại và sản phẩm hợp tác của Dido.
1
null
Bộ Ngoại giao Singapore (tiếng Anh: "Ministry of Foreign Affairs Singapore", viết tắt MFA; ) là một bộ thuộc Chính phủ Singapore, có trách nhiệm quản lý các quan hệ ngoại giao giữa Singapore và các quốc gia trên thế giới. Lịch sử. Bộ Ngoại giao Singapore được thành lập vào ngày 9 tháng 8 năm 1945 với bộ trưởng đầu tiên là S Rajaratnam. Hiện nay bộ có 40 phái đoàn ở hải ngoại, gồm 7 phái đoàn cấp cao, 17 đại sứ quán, 2 phái đoàn thường trú ở Liên Hợp Quốc và 14 lãnh sự quán. Nước này đã bổ nhiệm 24 tổng lãnh sự danh dự/lãnh sự ở nước ngoài và có 21 đại sứ và cao ủy nước ngoài hiện cư trú tại Singapore. Bộ cung cấp dịch vụ hỗ trợ lãnh sự cho người Singapore đi du lịch, làm việc và học tập ở nước ngoài. Tầm nhìn, sứ mạng và giá trị. Tầm nhìn. Là dịch vụ ngoại giao xuất sắc bảo vệ và thúc đẩy lợi ích của Singapore. Giá trị. Bộ có ba giá trị: Nghĩa vụ, Liêm chính và Chuyên nghiệp. Về Nghĩa vụ, Bộ trung thành phụng sự quốc gia và cam kết thực hiện sứ mạng đã nêu. Về Liêm chính, Bộ thành thật trong công việc, tôn trọng các cá nhân và đóng góp của họ. Về Chuyên nghiệp, Bộ khách quan trong công việc, sáng tạo và đầy trách nhiệm đổi mới, làm việc nhóm cả trong nội bộ và với đối tác bên ngoài để đạt mục tiêu chung. Quan hệ ngoại giao. Hiện Singapore có quan hệ ngoại giao với 182 quốc gia. Tại nước này hiện có 55 đại sứ quán và cao ủy nước ngoài, 39 lãnh sự quán nước ngoài cùng 8 tổ chức quốc tế đặt tại Singapore. Ngoài ra, còn có trên 60 đại sứ nước ngoài không phải công dân Singapore được chỉ định đến làm việc ở Singapore. Danh sách bộ trưởng. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Singapore là người đứng đầu cơ quan này và là thành viên của Nội các Singapore.
1
null
Bộ Ngoại giao Ấn Độ (tiếng Hindu: "Videsh Mantralay"; tiếng Anh: "Ministry of External Affairs", viết tắt MEA) là cơ quan trực thuộc Chính phủ Ấn Độ, có nhiệm vụ quản lý các quan hệ ngoại giao của Ấn Độ với các quốc gia khác. Bộ có trách nhiệm đại diện cho quốc gia ở Liên Hợp Quốc và tư vấn cho các bộ, cơ quan khác khi họ có giao dịch với chính phủ hoặc định chế của nước ngoài. Lịch sử. Bộ Ngoại giao Ấn Độ có tên ban đầu là Bộ Ngoại giao và Quan hệ Khối thịnh vượng chung. Sau đó cơ quan đổi tên thành Bộ Ngoại giao vào năm 1948. Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru lãnh đạo bộ này cho đến mãi năm 1964 thì Ấn Độ mới bổ nhiệm bộ trưởng riêng (thành viên nội các). Tổ chức. "Quốc vụ khanh Ngoại giao Ấn Độ" (Bộ trưởng) là quan chức dân sự cao cấp nhất đứng đầu Bộ Ngoại giao. Dưới người này là các quốc vụ khanh khác. Cơ quan Cộng tác Phát triển (DPA). Cơ quan Cộng tác Phát triển ("Development Partnership Administration") là cơ quan dưới quyền Bộ Ngoại giao. Do Ấn Độ ngày càng tăng cường sự hiện diện mang tính chiến lược nên DPA đã ra đời năm 2014 nhằm thi hành hiệu quả các dự án mà thành phần thực hiện là các chuyên gia đến từ nhiều nơi như Bhutan, Nepal, Afghanistan, Maldives, Sri Lanka và Bangladesh, cũng như ở châu Phi và Mỹ Latinh. Hiện đứng đầu DPA là Sujata Mehta - một trong những nhà ngoại giao xuất sắc nhất của Ấn Độ. Mehta cũng là Quốc vụ khanh đặc biệt của Bộ Ngoại giao.
1
null
"Feelin' Good" là ca khúc của ban nhạc người Anh Faithless, được trích từ album phòng thu thứ sáu và là album phòng thu cuối cùng của họ "The Dance" (2010). Bài hát được phát hành tại Anh dưới dạng tải nhạc số ngày 29 tháng 8 năm 2010. Ca khúc có sự xuất hiện của Dido, em gái Rollo, trong phần giọng nền, ca khúc đạt vị trí thứ 125 trên UK Singles Chart.
1
null
Trong văn hoá đại chúng, quyển Bro Code (tạm dịch: "Luật Anh Em") là một nghi thức mà cánh đàn ông phải tuân theo. Các luật lệ được truyền bá bởi Barney Stinson, một nhân vật từ bộ phim truyền hình dài tập, "How I Met Your Mother". "Bros before hoes". "Bros before hoes" (tạm dịch: "Nhất bạn nhì bồ") là sự bộc lộ phổ biến có gắn liền với nghi thức truyền miệng rằng đàn ông không nên bỏ rơi người bạn là cánh đàn ông của mình để theo đuổi phụ nữ. Nghi thức này được sử dụng trong bộ phim "The Office" bởi nhân vật Michael Scott trong tập "A Benihana Christmas". "The Bro Code". "The Bro Code" là quyển sách được viết bởi Carter Bays và Craig Thomas, những nhà sáng lập nên bộ phim truyền hình dài tập, "How I Met Your Mother", cùng với một nhà biên kịch khác của bộ phim, Matt Kuhn. Được phát hành bởi Simon & Schuster, quyển sách bao gồm 150 luật viết theo những điều mà "anh em" nên hoặc không nên làm. Quyển sách được viết tay bởi Barney Stinson và được ghi dưới tên Kuhn. Kuhn cũng là người viết nên blog của Barney, trang blog viết về bộ phim. Quyển sách được xuất hiện lần đầu trong tập "The Goat".
1
null
"How I Met Your Mother" là loạt phim hài kịch tình huống truyền hình dài tập của Hoa Kỳ, được viết và sáng lập bởi Carter Bays và Craig Thomas. Phim được trình chiếu vào ngày 19 tháng 9 năm 2005 trên kênh CBS với tập đầu dài 30 phút và kết thúc sau chín năm phát sóng vào năm 2014 với tổng cộng 208 tập phim trình chiếu. Lấy bối cảnh ở Manhattan, bộ phim thuật lại đời sống xã hội và tình cảm của Ted Mosby (Josh Radnor) và những người bạn của anh ấy - Marshall Eriksen (Jason Segel), Robin Scherbatsky (Cobie Smulders), Lily Aldrin (Alyson Hannigan) và Barney Stinson (Neil Patrick Harris). Xuyên suốt bộ phim là sự thuật lại bởi Ted, vào bối cảnh năm 2030, cho các con của mình nghe về những sự kiện đưa anh đến gặp mẹ của chúng - The Mother (Cristin Milioti). Trong phần 1-8, các tập phim được sắp xếp cùng thời gian với ngày chiếu thực ngoài đời, với tập cuối mỗi phần là ở mùa Xuân và tập đầu là ở mùa Thu. Phần cuối của bộ phim được xếp ngay sau kết thúc của phần tám và kéo dài trong cuối tuần diễn ra đám cưới của Barney và Robin. "How I Met Your Mother" được trình chiếu cho gần 11 triệu khán giả và giữ vững lượng người xem trong suốt thời gian phát sóng. 7 phần đầu đầu tiên đã được phát hành dưới dạng DVD ở Khu vực 1, 2, 4, trong khi DVD phần tám được phát hành vào tháng 10 năm 2013 tại khu vực 1 và 2. Tám phần đầu cũng được truyền tiếp trên Netflix và Amazon Instant Video, đồng thời có thể được mua từ Cửa hàng iTunes. Tổng quát. <onlyinclude></onlyinclude>
1
null
Nữ ca sĩ kiêm sáng tác nhạc người Anh Dido đã thu âm các bài hát cho 4 album phòng thu và hợp tác cùng nhiều nghệ sĩ khác trong các bản song ca và các bài nhạc hợp tác trong các album của họ. Sau khi hợp tác cùng anh trai Rollo Armstrong trong album đầu tay thành công của nhóm Faithless, "Reverence" (1996), cô theo đuổi sự nghiệp đơn ca bằng việc ký hợp đồng cùng Arista Records ngay năm sau đó. Album đầu tay của cô, "No Angel" được phát hành năm 1999 tại Hoa Kỳ. Sau những thành công không đáng kể, đĩa đơn đầu tiên "Here with Me" được xuất hiện trong loạt phim truyền hình dài tập "Roswell", đĩa đơn thứ ba trích từ album, "Thank You" nằm trong phần nhạc phim của "Sliding Doors" và nằm trong phần nhạc mẫu của bản nhạc ăn khách lúc bấy giờ của rapper Eminem, "Stan". "No Angel" được tán dương bởi các nhà phê bình âm nhạc, và tiêu thụ hơn 12 triệu bản trên toàn thế giới, cùng chứng nhận 12 đĩa Bạch kim. Album dẫn đầu các bảng xếp hạng âm nhạc tại 13 quốc gia và một trong những trở thành album đầu tay thành công nhất của một nghệ sĩ nữ Anh Quốc. Năm 2003, Arista Records phát hành album phòng thu thứ hai của Dido, "Life for Rent". Đây tiếp tục là một sản phẩm thành công về mặt thương mại, và trở thành album có tốc độ bán nhanh nhất của một nghệ sĩ nữ trong lịch sử Anh Quốc. Đĩa đơn đầu từ album, "White Flag" được đề cử cho Giải Grammy trong hạng mục Trình diễn giọng Pop nữ xuất sắc nhất và giành giải thưởng BRIT Award cho "Đĩa đơn Anh Quốc xuất sắc nhất" và giải Ivor Novello Award cho "Bài hát quốc tế ăn khách của năm". Trong suốt 5 năm vắng bóng, Dido chuyển đến Los Angeles để sáng tác và thu âm album thứ ba của mình, "Safe Trip Home", được phát hành vào năm 2008. Album này là sản phẩm đầu tiên cô hợp tác sản xuất cùng Jon Brion. Đĩa đơn chính thức đầu tiên của album là "Don't Believe in Love". Năm 2010, Dido có hợp tác cùng nhạc sĩ A. R. Rahman và thu âm bài hát "If I Rise" cho bộ phim "127 Hours" và nhận được một đề cử cho Giải Oscar trong hạng mục "Bài hát trong phim hay nhất". Dido dự định phát hành album "Girl Who Got Away" vào năm 2013.
1
null
là một bộ trong Nội các Nhật Bản, có trách nhiệm quản lý quan hệ ngoại giao của Nhật Bản với các quốc gia trên thế giới. Lịch sử. Bộ Ngoại giao Nhật Bản được thành lập dựa theo khoản 2, Điều 3 của Đạo luật Tổ chức Chính phủ Quốc gia và Đạo luật Thành lập Bộ Ngoại giao. Theo luật, người đứng đầu bộ này là một bộ trưởng và là thành viên Nội các Nhật Bản. Lập ra chính sách. Theo Hiến pháp Nhật Bản, Nội các chịu trách nhiệm chủ yếu về ngoại giao và chịu giám sát toàn diện của Quốc hội Nhật Bản. Thủ tướng Nhật Bản phải báo cáo định kì về quan hệ ngoại giao lên Quốc hội, trong đó Tham Nghị viện và Chúng Nghị viện đều có ủy ban ngoại giao. Mỗi ủy ban báo cáo trong các phiên họp toàn thể của cơ quan mà ủy ban đó trực thuộc. Thỉnh thoảng các ủy ban "ad hoc" (tức ủy ban đặc biệt) lại được lập ra để xem xét các câu hỏi đặc biệt. Các Đại biểu Quốc hội có quyền đặt ra các câu hỏi thích đáng về chính sách cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Thủ tướng. Các điều ước với ngoại quốc cần phải được Quốc hội phê chuẩn. Với tư cách nguyên thủ quốc gia, Thiên hoàng thực hiện chức năng mang tính nghi thức là tiếp nhận đại diện ngoại giao nước ngoài và chứng thực các điều ước quốc tế đã được Quốc hội phê chuẩn. Là người đứng đầu nhánh hành pháp và là nhân vật chủ chốt trong hệ thống chính trị, Thủ tướng Nhật Bản là người ra quyết định sau cùng về các chính sách đối ngoại lớn. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đóng vai trò cố vấn chủ chốt cho Thủ tướng trong các vấn đề lập kế hoạch và thi hành. Bộ trưởng có hai Thứ trưởng giúp việc: một Thứ trưởng phụ trách quản trị và một Thứ trưởng phụ trách liên lạc với Quốc hội. Các vị trí quan trọng khác trong Bộ Ngoại giao là quốc vụ khanh và các giám đốc. Nhân viên Bộ Ngoại giao là những nhân vật ưu tú được tuyển lựa qua kì thi đầy cạnh tranh và sau đó được huấn luyện bởi Viện Đào tạo của Bộ Ngoại giao. Việc xử lý các vấn đề chính sách đối ngoại cụ thể thường được phân chia giữa các vụ căn cứ theo địa lý và chức năng nhằm giảm tối đa sự chồng chéo và cạnh tranh. Nói chung, các vấn đề song phương được giao cho các vụ địa lý còn các vấn đề đa phương thì giao cho các vụ chức năng. Vụ Điều ước có nhiều trách nhiệm và có xu hướng tham gia vào rất nhiều vấn đề. Vào thời kỳ Minh Trị và Chiến tranh thế giới thứ hai, nghề ngoại giao có uy tín xã hội cao và được xem là thuộc về tầng lớp thượng lưu. Ngoài việc phải có bằng cấp chính thức thì các tiêu chuẩn để vào Bộ Ngoại giao thời kì này là nguồn gốc xuất thân, các mối giao thiệp gia đình và phải là tốt nghiệp từ Đại học Đế quốc Tokyo (nay là Đại học Tokyo). Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các đòi hỏi này cũng thay đổi như một phần của các biện pháp cải cách dân chủ, song nghề ngoại giao vẫn là nghề được trọng vọng. Đa số các viên chức ngoại giao đều đã vượt qua kì thi tuyển viên chức ngoại giao cấp cao sau chiến tranh trước khi bước chân vào ngành. Đa số họ đã tốt nghiệp khoa Luật uy tín của Đại học Tokyo. Hầu như tất cả những người được chọn bổ nhiệm làm đại sứ từ thập niên 1950 đều là những nhà ngoại giao từng trải. Ngoại giao tại nước Nhật hậu chiến không bị độc quyền bởi Bộ Ngoại giao. Do tầm quan trọng hơn bất cứ thứ nào khác của kinh tế đối với ngoại giao nên Bộ Ngoại giao hợp tác chặt chẽ với Bộ Tài chính trong các vấn đề hải quan, thuế, tài chính quốc tế và viện trợ nước ngoài. Bộ cũng hợp tác với Bộ Thương mại Quốc tế và Công nghiệp về vấn đề xuất nhập khẩu và hợp tác với Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp về vấn đề nhập khẩu nông sản và quyền đánh bắt cá.
1
null
Bộ Ngoại giao và Phát triển quốc tế () tức Bộ Ngoại giao Pháp là bộ trực thuộc Chính phủ Pháp, có trách nhiệm xử lý quan hệ ngoại giao của Pháp. Trụ sở bộ này đặt tại quai d'Orsay, Paris, gần trụ sở Hạ viện Pháp. Đứng đầu Bộ là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (). Lịch sử. Năm 1547, các quốc vụ khanh của nhà vua Pháp trở nên chuyên môn hóa. Họ soạn thảo hồi đáp gửi cho chính phủ ngoại quốc và đàm phán các điều ước hòa bình. Năm 1589, bốn quốc vụ khanh chia theo vùng địa lý được tập trung hóa thành một quốc vụ khanh phụ trách quan hệ quốc tế. Quốc vụ khanh Ngoại giao của Ancien Régime trở thành Ngoại trưởng vào khoảng năm 1723 và được đổi tên thành "Bộ trưởng Bộ Ngoại giao" vào năm 1791 sau cuộc Cách mạng Pháp. Tất cả các vị trí bộ trưởng đều bị Công hội Quốc dân ("Convention nationale") bãi bỏ trong năm 1794 và tái lập cùng với Đốc chính phủ Pháp ("Directoire"). Trong một giai đoạn ngắn hồi thập niên 1980, bộ này được đổi tên thành "Bộ Các quan hệ Đối ngoại". Cơ quan trung ương. Dưới quyền của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Phát triển quốc tế và hai bộ trưởng khác phụ trách Hợp tác và Các vấn đề châu Âu là nhiều ban, văn phòng:
1
null
Văn phòng Đối ngoại và Thịnh vượng chung (còn gọi là Văn phòng Đối ngoại, tiếng Anh: "Foreign and Commonwealth Office", viết tắt FCO) tức Bộ Ngoại giao Anh là cơ quan thuộc Chính phủ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, có trách nhiệm bảo vệ và xúc tiến lợi ích của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland trên thế giới. Bộ được thành lập vào năm 1968 trên cơ sở sáp nhập Văn phòng Đối ngoại và Văn phòng Thịnh vượng chung. Đứng đầu FCO là Quốc vụ khanh Các vấn đề Đối ngoại và Thịnh vượng chung hay gọi tắt là "Ngoại trưởng". Đây là một trong bố vị trí uy tín nhất trong Nội các Anh Quốc. FCO do một viên chức quản lý, đó là Thứ trưởng Lâu dài về Ngoại giao. Lịch sử. Văn phòng Đối ngoại. Văn phòng Đối ngoại được thành lập tháng 3 năm 1782 trên cơ sở kết hợp các ban Nam Bộ và ban Bắc Bộ của Quốc vụ khanh; trước đó mỗi ban quản lý cả nội vụ và ngoại vụ ở mỗi vùng địa lý thuộc vương quốc. Các bộ phận phụ trách đối ngoại của hai ban này hợp thành Văn phòng Đối ngoại, trong khi các bộ phận phụ trách đối nội của hai ban này thì hợp thành Văn phòng Nội địa. Về mặt kĩ thuật, Văn phòng Nội địa có cấp bậc cao hơn. Trong thế kỉ 19, Văn phòng Đối ngoại cũng thường đến báo "The Times" và yêu cầu được cung cấp thông tin tình báo xuyên lục địa; cần biết là nguồn tin của báo này thường vượt trội so với nguồn tin chính thống. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Vụ Ả Rập được thành lập trong cơ cấu Văn phòng Đối ngoại. Vụ này là một bộ phận của Ban Tình báo Cairo ("Cairo Intelligence Department"). Văn phòng Đối ngoại và Thịnh vượng chung. Văn phòng Đối ngoại và Thịnh vượng chung (FCO) được thành lập vào năm 1968 trên cơ sở sáp nhập Văn phòng Thịnh vượng chung ("Commonwealth Office") yểu mệnh với Văn phòng Đối ngoại. Văn phòng Thịnh vượng chung mới chỉ thành lập vào năm 1966 trên cơ sở sáp nhập Văn phòng Quan hệ Thịnh vượng chung ("Commonwealth Relations Office") và Văn phòng Thuộc địa ("Colonial Office"), còn trước đó Văn phòng Quan hệ Thịnh vượng chung được lập ra do sáp nhập Văn phòng Thuộc địa Anh ("Dominions Office") và Văn phòng Ấn Độ ("India Office") vào năm 1947. Ghi chú rằng Văn phòng Thuộc địa Anh là cơ quan bị tách ra từ Văn phòng Thuộc địa vào năm 1925. FCO từng có trách nhiệm phát triển quốc tế trong giai đoạn 1970-1974 và 1979-1997. Kể từ 1997, trách nhiệm này thuộc về Bộ Phát triển quốc tế. Trên website Văn khố Quốc gia Anh ("The National Archives") có một bảng niên biểu liệt kê các bộ của Anh giữ trách nhiệm ngoại giao kể từ năm 1945.
1
null
Foreign Policy ("chính sách đối ngoại") là một tạp chí Hoa Kỳ hai tháng ra một số, được lập ra vào năm 1970. Chủ đề của tạp chí tập trung vào các chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và chính trị, quan hệ quốc tế và kinh doanh. Nguyên thủy tạp chí này chỉ ra hàng quý, được in trên khổ giấy hẹp độc đáo (4 inch × 11 inch). Lịch sử. Dưới sự quản lý của tổng biên tập Moisés Naím (cựu bộ trưởng Venezuela và nguyên giám đốc Ngân hàng Thế giới) giai đoạn 1996-2010, "Foreign Policy" hóa thân từ một tạp chí nghiên cứu nghiêm nghị phát hành hàng quý của thập niên 1990 thành tạp chí hào nhoáng và đạt nhiều giải National Magazine (2003, 2007 và 2009) vì Sự xuất sắc tổng quát. Các chủ đề trong tạp chí bao hàm từ chính trị toàn cầu, kinh tế học đến sự hội nhập và ý tưởng. Ngày 29 tháng 9 năm 2008, Công ty Graham Holdings tuyên bố họ đã mua lại "Foreign Policy" từ tay công ty Carnegie Endowment for International Peace. Tác giả bài viết. Những tác giả bài viết trên "Foreign Policy" bao gồm nhà cựu ngoại giao Mỹ Peter W. Galbraith, phóng viên quân đội đoạt giải Pulitzer Thomas E. Ricks, tác giả có sách bán chạy tầm quốc tế Stephen Walt, blogger Daniel Drezner, cựu cây bút tờ "Los Angeles Times" Rosa Brooks, người soạn diễn văn cho Condoleezza Rice Christian Brose, giám đốc Ủy ban vụ 11/9 Philip D. Zelikow, cựu cố vấn đặc biệt về lập kế hoạch chiến lược và cải cách định chế cho Tổng thống G. W. Bush Peter Feaver, quan chức hàng đầu Ngũ Giác Đài Dov S. Zakheim, cố vấn chính sách đối ngoại cho John McCain Steve Biegun, các nhà báo David Bosco và Josh Rogin. Ấn phẩm. Hàng năm, "Foreign Policy" xuất bản Chỉ số toàn cầu hóa và Chỉ số thất bại của nhà nước. Báo cáo "Inside the Ivory Tower" ("Bên trong tháp ngà") cung cấp bảng xếp hạng toàn diện các trường đào tạo chuyên nghiệp về quan hệ quốc tế mỗi 2 đến 3 năm. Tạp chí có mục "Think Again", trong đó đăng tải các mẩu thông tin giải thích hoặc vạch trần các quan niệm sai về chính sách ngoại giao (hiện nay). "Foreign Policy" có ấn bản tiếng Tây Ban Nha được xuất bản từ 2004.
1
null
The Christian Science Monitor (viết tắt: CSM) là tổ chức tin tức quốc tế, cung cấp thông tin toàn cầu thông qua website, tuần báo, tin vắn hàng ngày, thư điện tử tin tức, tin tức qua Amazon Kindle và trang trực tuyến dành cho thiết bị di động. Tổ chức này do Mary Baker Eddy thành lập vào năm 1908. Tính đến năm 2011, số lượng lưu hành của ấn phẩm là 75.052. "CSM" là tờ báo có nội dung là những sự kiện đang diễn ra ở Mỹ và thế giới. Báo gồm một mục dành cho tôn giáo trên trang "The Home Forum", tuy nhiên báo này cũng tuyên bố báo không phải là nơi truyền bá Phúc âm. Ngày 28 tháng 10 năm 2008, biên tập viên John Yemma thông báo rằng báo sẽ dừng bản in để tập trung cho bản web. Thay vì ấn bản hàng ngày thì "CSM" sẽ xuất bản tạp chí tin tức mỗi tuần một số, dành sự tập trung cho vấn đề quốc tế.
1
null
Sbiten, còn gọi là sbiten' (tiếng Nga: сбитень), là một loại đồ uống truyền thống của người Nga, thường được dùng vào mùa đông. Lịch sử. Được nhắc đến lần đầu tiên trong biên niên sử Xla-vơ năm 1128. Nó là đồ uống phổ biến với tất cả mọi tầng lớp xã hội Nga cho đến thế kỷ 19, khi được dùng thay cho trà và cà phê. Thế kỷ 21, nó được phục hồi trở lại, trở thành một loại đồ uống được sản xuất hàng loạt tại Nga. Cách pha chế. Giống như rượu mật ong và medovukha, sbiten có thành phần bao gồm mật ong trộn với nước, các loại gia vị và mứt hoa quả. Công thức pha chế sbiten' được mô tả trong Domostroy từ thế kỷ 16. So với kvass, sbiten' có cách pha chế đơn giản hơn. Trong một số công thức pha chế, mật ong, các loại gia vị, nước trái cây được đun sôi, sau đó trộn 2 phần lại với nhau rồi đun sôi thêm một lần nữa. Trong công thức pha chế khác, các thành phần này được đun sôi cùng một lúc. Nó cũng có thể được thực hiện bằng cách dùng rượu vang đỏ thay cho nước. Sau đó được trang trí với là bạc hà hoặc quế. Ở Nga, sbiten' thường được chứa trong một chiếc ấm đun nước lớn gọi là samovar. Sbiten' cũng có thể sử dụng lạnh trong mùa hè Sbitenshchik. Sbitenshchik (tiếng Nga: сбитенщик) là một nhà sản xuất sbiten tại Nga từ thế kỷ 12. Vở nhạc kịch The Sbiten Vendor (Сбитенщик – Sbitenshchik) của Yakov Knyazhnin năm 1783, với phần nhạc của nhà soạn nhạc người Séc, Antoine Bullant, rất phổ biến ở thế kỷ 18-19 tại Nga. Trích dẫn. "Ở tầng thấp hơn là một cửa hàng bán vòng cổ ngựa, dây thừng, bánh vòng... và trong góc quán, hay đúng hơn là tại cửa sổ của nó, một người ngồi bán sbiten, với một ấm đun nước bằng đồng đỏ, và một khuôn mặt như đỏ như ấm đun nước của mình" (Gogol," Dead Souls ", 1837-1838, Chương I).
1
null
Nubia (tiếng Nobiin: Nobīn, ) là một vùng dọc theo sông Nile, nằm ở bắc Sudan và nam Ai Cập.Từng có nhiều vương quốc Nubia lớn trong suốt thời hậu cổ điển, vương triều cuối cùng sụp đổ năm 1504, khi đó Nubia bị chia ra tách giữa Ai Cập và Sennar sultanate tạo ra sự Ả Rập hóa của phần lớn dân cư Nubia. Nubia sau đó bị sáp nhập vào Ottoman Ai Cập trong thế kỷ 19 vào Sudan thuộc Anh-Ai Cập từ 1899 đến 1956. Tên gọi "Nubia" có nguồn gốc từ người Noba, những người du mục đã định cư khu vực này vào thế kỷ thứ 4, sau sự sụp đổ của vương quốc Meroe. Người Noba sử dụng ngôn ngữ Nilo-Saharan, tổ tiên của Old Nubian. Old Nubian đã được sử dụng chủ yếu trong các văn bản tôn giáo có niên đại từ thế kỷ 8 và 15 AD. Trước thế kỷ thứ 4, và trong suốt Thời kỳ cổ đại, Nubia được biết đến như Kush, bao gồm dưới cái tên Ethiopia ("Aithiopia"). Trong lịch sử, người dân Nubia nói ít nhất hai loại nhóm Ngôn ngữ Nubian, một phân họ trong đó bao gồm Nobiin (hậu duệ của Old Nubian), Kenuzi-Dongola, Midob và một số loại có liên quan ở phần phía bắc của Dãy núi Nuba ở Nam Kordofan. Ngôn ngữ Birgid được nói (ít nhất là cho đến năm 1970) về phía bắc Nyala ở Darfur nhưng nay đã tuyệt chủng.
1
null
Percy Jackson là nhân vật chính trong các bộ truyện phiêu lưu giả tưởng của nhà văn Rick Riordan người Mỹ, gồm các bộ truyện "Percy Jackson và các vị thần trên đỉnh Olympus" và "Các anh hùng của đỉnh Olympus". Percy Jackson là nhân vật chính theo lời kể của Percy về cuộc phiêu lưu của chính mình. "Percy Jackson và các vị thần trên đỉnh Olympus" là bộ series đầu tiên của Rick Riordan dành cho trẻ em. Bộ truyện "Percy Jackson và các vị thần trên đỉnh Olympus" đã bán được 30 triệu bản (tính tới 1.6.2012) chiếm 153 tuần trong danh sách Sách bán chạy nhất trên New York Times cho thể loại sách thiếu nhi. Thân thế. Percy Jackson là con trai của một cô gái tên là Sally Jackson (làm việc ở cửa hang kẹo Sweet in America), cậu học ở một trường nội trú tên là Học viện Yancy, đảo Manhattan, thành phố New York. Cậu sống với mẹ Sally và gã cha dượng nặng mùi Gabe Ugliano cho đến năm 12 tuổi. Năm cậu 12 tuổi, cậu đã biết được thân phận của mình: một á thần Hy Lạp, và cha của cậu là thần biển Poseidon. Năm cậu 15 tuổi, mẹ cậu đã yêu một người đàn ông khác, một thầy giáo dạy Anh văn tên là Paul Blofish. Người bạn thân của cậu là thần rừng Grover Underwood, và bạn gái cậu là Annabeth Chase. Cậu có mối quan hệ khá tốt với chị em nhà Grace (Thalia và Jason; đều là các con của Zeus, nhưng Thalia là một á thần Hy Lạp, con gái của Zeus; còn Jason là con trai của Jupiter, một á thần La Mã). Cậu cũng đã biết được một vài điều rằng không chỉ có các vị thần Hy Lạp/La Mã mà còn có các vị thần Ai Cập khi gặp pháp sư 15 tuổi Carter Kane. Annabeth cũng đã biết được điều đó khi cô gặp em gái của Carter, pháp sư Sadie Kane. Percy còn có một mối quan hệ họ hàng với Frank Zhang, con trai thần Mars và mẹ là hậu duệ của thần Poseidon. Cậu còn có nhiều người em cùng cha khác mẹ, tiêu biểu là Tyson, một Cyclop, Triton, và Arion - Chú ngựa nhanh nhất thế giới. Vũ khí. Percy có tổng cộng ba vũ khí: - Nước: Vốn là sức mạnh chung của hậu duệ Poseidon. Percy có thể dùng nước để chữa lành vết thương, thở dưới nước trong khoảng thời gian vô hạn, sử dụng nước để làm vũ khí đánh bại kẻ thù (trong cuốn "Vị thần cuối cùng" cậu đã triệu hồi một cơn lốc khi đánh nhau với tên Titan Hyperion; trong cuốn "Con trai thần Neptune" thì cậu đã triệu hồi các nắm đấm nước khi đánh nhau với lũ gorgon). - Khiên đồng hồ: được Tyson làm cho trong cuốn "Biển quái vật", bị xây xước hoàn toàn khi bị con Manticore - Tiến sĩ Thorn tấn công trong cuốn "Lời nguyền của thần Titan" và bị thất lạc trong cuốn "Cuộc chiến chốn mê cung" khi cậu dùng nó để cứu Tyson - Thanh kiếm Thủy triều: tên Hy Lạp là Anaklusmos, tiếng Anh là Riptide. Nó có hai đầu. Khi Percy mở nắp một đầu, thì từ một cây bút, nó sẽ trở thành một cây kiếm đồng, tỏa ánh sáng xanh mờ mờ. Khi cậu mở đầu còn lại (Nói đúng hơn là Annabeth mở đầu còn lại trong cuốn "Ngôi nhà thần Hades" khi cô cảnh báo cho Connor Stoll nhà thần Hermes biết tin Trai Con lai sắp bị tấn công bởi Trại Jupiter), nó sẽ là một cây bút bi bình thường với mực màu đồng Celestial, tỏa sáng lung linh. Nó đã có một lịch sử dài, đầy đau đớn. Nó vốn là của nữ thần Pleoine trao cho con gái Zoe Nightshade, một Thợ săn của nữ thần Artemis trong hình dạng của một cái trâm cài tóc. Zoe đã trao nó cho Hercules trong khi anh ta đang thực hiện nhiệm vụ thứ mười một của mình. Hercules đã phản bội Zoe và sau đó, nó được đưa cho nhân mã Chiron. Chiron, khi nhìn thấy Percy bị tấn công, đã đưa cho cậu thanh Thủy triều. Percy đã bị thần chiến tranh Ares nguyền rủa thanh kiếm sau khi đánh nhau trong cuốn "Kẻ cắp tia chớp": khi ngươi cần nó nhất thì thanh kiếm sẽ phản lại ngươi. Điều đó đã xảy ra khi cậu đánh nhau với Atlas trên núi Othrys. Lúc ấy, cậu gần như bị Atlas giết chết nếu không có Zoe Nightshade. Serie "Percy Jackson và các vị thần trên đỉnh Olympus". Kẻ cắp tia chớp. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu các vị thần Olympia vẫn còn sống ở thế kỷ 21? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu họ yêu và có con với người trần? Và những đứa con đó có thể trở thành những anh hùng vĩ đại – như Theseus, Jason và Hercules? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn là một trong số những đứa trẻ đó? Với việc khám phá ra thân phận bán thần của mình, cậu bé mười hai tuổi Percy Jackson đã bắt đầu lên đường thực thi nhiệm vụ cực kỳ nguy hiểm trong cuộc đời mình. Với sự giúp đỡ của thần rừng Grover và con gái của nữ thần Athena – Annabeth, Percy đã đi khắp nước Mỹ để tìm bắt kẻ trộm vũ khí hủy diệt – tia chớp của thần Zeus. Trên khắp cuộc hành trình đó, cậu đã phải đối mặt với những kẻ thù hùng mạnh, những người đang muốn ngăn cản cậu thi hành nhiệm vụ. Vượt qua tất cả, cậu muốn gặp người cha mà cậu chưa bao giờ biết được. Và Oracle đã cảnh báo cho cậu về sự phản bội của một người bạn. Sách được bán bản quyền 34 nước. Sách đã được chuyển thể thành phim lẻ cùng tên do Chris Columbus đạo diễn, và sự tham gia của các sao: Logan Lerman, Uma Thurman, Pierce Brosnan… Biển Quái Vật. Năm lớp bảy của Percy Jackson trải qua một cách khá yên tĩnh. Không có một con quái vật nào đặt chân vào khuôn viên trường học của cậu ở New York. Nhưng khi trận đấu bóng ném bình thường giữa Percy và những người bạn cùng lớp của mình biến thành một trận đấu sống còn để chống lại một đám khổng lồ ăn thịt người xấu xí, mọi việc trở nên… xấu đi. Và sự xuất hiện bất ngờ của Annabeth, một người bạn của Percy, đã mang đến thêm nhiều tin xấu: vành đai phép bảo vệ Trại Á Thần đã bị đầu độc bởi một kẻ thù bí ẩn. Nếu không tìm được phương thức cứu chữa nó, nơi ẩn náu an toàn duy nhất dành cho các á thần sẽ bị tiêu diệt… Biển Quái Vật đã được bán bản quyền cho hàng chục nước. Trong phần 2 series này, Percy và các bạn phải đi đến Biển Quái Vật để cứu lấy trại yêu quý của họ. Nhưng trước đó, Percy sẽ khám phá ra một bí mật khá choáng váng về gia đình mình – điều đó khiến cậu phải nghi ngờ về việc thừa nhận mình là con trai thần Poseidon là một vinh dự hay đơn giản chỉ là một trò đùa độc ác. Phần này cũng đã được chuyển thể thành bộ phim 1 tập dài 90 phút, đã chiếu trên Star Movies Lời nguyền của thần Titan. Khi Percy Jackson nhận được cú điện thoại báo tin nguy cấp từ anh bạn Grover, cậu lập tức chuẩn bị cho cuộc chiến. Cậu biết mình cần có những người bạn á thần đồng minh, thanh kiếm Thủy triều bằng đồng đáng tin cậy, và… một chuyến đi nhờ xe của mẹ cậu. Các á thần nhanh chóng chạy đến giải cứu và phát hiện ra rằng Grover đã có một phát hiện cực kỳ quan trọng: hai người con lai hùng mạnh và không biết cha mẹ họ là ai. Nhưng đó không phải là tất cả những gì đang chờ đợi họ. Chúa tể các thần Titan, Kronos đã nghĩ ra âm mưu nguy hiểm nhất và các anh hùng trẻ tuổi đã rơi vào cạm bẫy đó. Trên đường đi, họ còn phải đương đầu với thách thức khó khăn và nguy hiểm nhất: Lời Sấm Truyền về Lời nguyền của thần Titan. Cuộc chiến chốn mê cung. Nhưng khi một người quen cũ bí ẩn xuất hiện ở trường, theo sau là các hoạt náo viên ma quỷ, mọi việc nhanh chóng trở nên xấu đi. Trong cuốn sách thứ tư của bộ sách bán chạy nhất này, thời gian đang ngày càng ít đi khi cuộc chiến giữa các vị thần trên đỉnh Olympus và người đứng đầu các thần Titan-Kronos ngày càng gần kề. Ngay cả nơi ẩn náu an toàn ở Trại Con Lai cũng dễ dàng bị công kích vào bất cứ lúc nào khi quân đội của Kronos đang tìm cách đi xuyên qua ranh giới phép thuật của trại. Để ngăn chặn điều đó, Percy và các người bạn á thần phải lên đường thực hiện cuộc tìm kiếm xuyên qua Mê Cung – một thế giới ngầm đầy hỗn độn, mang đến cho họ những sự kinh ngạc đầy choáng váng ở mỗi góc rẽ. Dọc đường đi Percy sẽ phải đương đầu với các kẻ thù đầy sức mạnh, khám phá ra sự thật về vị thần Pan đã mất tích, và đối mặt với bí mật kinh khủng nhất của người đứng đầu các thần Titan-Kronos. Cuộc chiến cuối cùng bắt đầu… với Cuộc chiến chốn Mê Cung đầy ly kỳ và hấp dẫn. Hồ sơ Á thần. Hồ Sơ Á Thần gồm ba câu chuyện phiêu lưu nguy hiểm nhất của Percy Jackson mà chưa từng được kể ra trước đây. Trong câu chuyện đầu tiên, cậu đã phải giúp Clarisse la Rue lấy lại chiếc xe ngựa của thần Ares (nó có thể là bất cứ cái gì: khi thì là cái xe ngựa chiến với hai con ngựa sắt thở ra lửa, khi thì là chiếc xe tăng, lúc khác là con mô tô Harley-Davidson...) từ tay hai cậu con trai bất tử và cũng là hai người đánh xe yêu quý của Ares: Deimos và Phoebus. Sau một cuộc chiến vô cùng khó khăn với hai vị thần, họ đã chiến thắng. Vị thần cuối cùng. Trên bãi biển Montauk trong một buổi chiều đẹp trời, có một chiếc xe Prius đang chở một đôi nam nữ, đó chính là Percy và tiểu thư Rachel Elizabeth Dare. Đó là một buổi chiều vô cùng tuyệt vời với Percy cho đến lúc con pegasus Blackjack yêu quý của cậu đậu trên mui xe, mang trên lưng là Charlie Beckendorf, người đứng đầu nhà thần Hephaestus. Kế hoạch của họ đã được tập dượt suốt mùa hè: phá huỷ con tàu Công chúa Andromeda ma thuật của Kronos. Hai anh em định ra vào êm thấm, không để cho ai phát hiện nhưng họ đã thất bại. Tên gián điệp của Kronos đã gián tiếp giết Beckendorf nhưng trước khi chết, quả thuốc nổ trong đồng hồ đeo tay của anh đã phát nổ và phá huỷ cả con tàu, làm Percy ngất đi và rơi vào vương quốc của cha mình. Khi cậu tỉnh dậy, cậu đã có những giây phút nói chuyện quý giá với cha. Trở lại Trại Con lai, Chiron triệu tập cuôic họp hội đồng chiến tranh gồm cậu, Katie Gardner nhà nữ thần Demeter, Clarisse la Rue nhà thần Ares, Annabeth Chase nhà nữ thần Athena, Michael Yew nhà thần Apollo, Silena Beauregard nhà nữ thần Aphrodite, Travis và Connor Stoll nhà thần Hermes và Pollux nhà thần Dionysus. Clarisse đã bỏ cuộc họp ngay từ trước đó do đang có xích mích với Michael Yew. Trước mặt toàn bộ những người còn lại, cậu đã đọc lại lời Đại Tiên Tri: "Con lai của vị thần lớn nhất" "Được mười sáu tuổi là điều khó có thể xảy ra" "Và nhìn thế giới trong giấc ngủ triền miên" "Linh hồn người anh hùng, vũ khí bị nguyền rủa sẽ đón lấy" "Sự lựa chọn duy nhất sẽ kết thúc cuộc đời cậu ta" "Đỉnh Olympus sẽ bảo toàn hoặc san bằng." Cuộc họp kết thúc bằng việc cậu thông báo rằng có gián điệp trong trại. Sau đó, họ đốt vải liệm cho Beckendorf. Để giải toả sự buồn bã, cậu vào trường đấu và gặp con chó ngao địa ngục yêu quý O'Leary. Nó đưa cậu đến bìa rừng và gặp Chủ tịch Hội đồng Trưởng lão Cloven Leneus, nữ thần cây Juniper (bạn gái của Grover) và con trai thần Hades: Nico di Angelo. Cậu lần lại dấu vết của Luke Castellan bằng cách đến Connecticut cùng Nico và O'Leary. Ở đây, cậu gặp May Castellan, mẹ của Luke và biết được Luke đã trở nên xấu xa như thế nào. Họ đã gặp nữ thần Hestia, chị gái thần Zeus, nữ thần của bếp lửa và gia đình đồng thời cũng là vị thần cuối cùng của đỉnh Olympus. Bà bắt chuyện với cậu cậu và đưa cậu trở về khu căn hộ ở New York. Ở đây, cậu đã xin mẹ cậu lời chúc phúc từ bà. Sau đó, họ đi ra Công viên Trung tâm và tìm ra một lối vào địa ngục khác: cánh cổng Orpheus. Nhờ sợi dây giao cảm với Grover, cậu đã tìm được Grover sau hai tháng bị thần Morpheus cho ngủ. Nhờ Grover mà họ đã xuống được Địa ngục và từ đây, Percy đã tắm trong nước của sông Styx, tiếp nhận sức mạnh của người anh hùng Achilles. Và cậu lên trên mặt đất cùng O'Leary, nhờ Nico thuyết phục cha cậu, thần Hades, cứu lấy Olympus. Sau khi lên tới nơi, cậu đã gọi cho các bạn (đúng hơn là chỉ có mỗi Annabeth) bằng chiếc di động của mẹ cậu. Cuộc chiến đã chính thức bắt đầu từ đây. Cẩm nang thần thánh. Những dấu hiệu nào giúp các bạn nhận biết mình đích thị là một á thần? Và quan trọng nhất là những dấu hiệu nào giúp bạn tự nhận thấy vị thần nào chính là cha hoặc mẹ ruột của mình? Cẩm nang thần thánh sẽ cung cấp tất cả thông tin quan trọng này cho các bạn và là một bí kíp tham khảo không thể thiếu của bất cứ á thần nào. Cẩm nang còn bật mí rất chi tiết và đầy đủ về từng vị thần, các quái vật và tất cả mọi thứ về nhân vật chính - Percy Jackson. Dĩ nhiên hình màu minh họa cho từng vị thần và các trại viên quan trọng ở Trại Con Lai là điều không thể thiếu. Hãy kịp thời cùng Percy khám phá thêm nhiều điều bí ẩn về thế giới các vị thần trên đỉnh Olympus cùng Trại Con Lai nhé. Phần này do Mary Jane viết dưới sự đồng ý của tác giả Rick Riodan. Nhân vật chính. Percy Jackson (đã giới thiệu). Percy Jackson là con trai của một cô gái tên là Sally Jackson (làm việc ở cửa hang kẹo Sweet in America), cậu học ở một trường nội trú tên là Học viện Yancy, đảo Manhattan, thành phố New York. Cậu sống với mẹ Sally và gã cha dượng nặng mùi Gabe Ugliano cho đến năm 12 tuổi.[1] Năm cậu 12 tuổi, cậu đã biết được thân phận của mình: một á thần Hy Lạp, và cha của cậu là thần biển Poseidon. Năm cậu 15 tuổi, mẹ cậu đã yêu một người đàn ông khác, một thầy giáo dạy Anh văn tên là Paul Blofish. Người bạn thân của cậu là thần rừng Grover Underwood, và bạn gái cậu là Annabeth Chase. Cậu có mối quan hệ khá tốt với chị em nhà Grace (Thalia và Jason; đều là các con của Zeus, nhưng Thalia là một á thần Hy Lạp, con gái của Zeus; còn Jason là con trai của Jupiter, một á thần La Mã). Cậu cũng đã biết được một vài điều rằng không chỉ có các vị thần Hy Lạp/La Mã mà còn có các vị thần Ai Cập khi gặp pháp sư 15 tuổi Carter Kane. Annabeth cũng đã biết được điều đó khi cô gặp em gái của Carter, pháp sư Sadie Kane. Percy còn có một mối quan hệ họ hàng với Frank Trương, con trai thần Mars và mẹ là hậu duệ của thần Poseidon. Cậu còn có một người em trai cùng cha khác mẹ là Tyson, một Cyclop. Annabeth Chase. Con gái nữ thần Athena - nữ thần trí tuệ với Giáo sư Frederick Chase. Cô có trí thông minh hơn người, giỏi tổ chức các kế hoạch chiến đấu. Niềm đam mê của cô là kiến trúc, cô rất thích nghiên cứu những công trình kiến trúc nổi tiếng trên thế giới. Vật bất ly thân: mũ bóng chày NY khiến người đội có khả năng tàng hình - một món quà của nữ thần Athena, con dao bằng đồng Celestial (thất lạc) buộc ở cánh tay do Luke tặng. Annabeth xuất hiện từ tập đầu tiên, có cảm tình với Percy và được Rick kể rõ trong cuốn Dấu ấn của Athena (bộ Heroes of Olympus) Grover. Một anh chàng thần rừng, được ngụy trang dưới chiếc quần Jean và đôi giày thể thao. Grover là bạn thân của Percy, là người đã đưa Percy đến Trại Con Lai. Giữa cậu và Grover có một sợi dây giao cảm. Anh chàng kế thừa sứ mệnh cao cả của cha và chú, là đi tìm vị thần thiên nhiên đã thất lạc từ lâu - thần Pan, để cứu thiên nhiên. Grover có cô bạn gái dễ thương là Juniper - một nữ thần cây (được tiết lộ vào cuốn Cuộc chiến chốn mê cung). Vật bất ly thân: cây sáo. Thalia Grace. Con gái thần Zeus, đã từng hi sinh vì bảo vệ bạn bè. Khi cô chết đi, cha cô - thần Zeus, đã biến cô thành một cây thông tỏa ra một màng phép thuật thần kì bảo vệ trại con lai trước quái vật. Cô được hồi sinh nhờ Bộ Lông cừu vàng ở phần 2. Cô đã gia nhập hội Thợ Săn và thành trợ lý của nữ thần Atermis - nữ thần săn bắn. Cô có sức mạnh thu và phóng sét. Vật bất ly thân: chiếc vòng bạc mà khi cô vỗ nhẹ sẽ trở thành chiếc khiên quái dị có chạm khắc đầu Medusa có tên là Aegis.
1
null
Douangchay Phichit (, phiên âm tiếng Việt: Đuông-chay Phi-chít) là một tướng lĩnh Quân đội nhân dân Lào, hàm Thượng tướng. Ông sinh ngày 5 tháng 4 năm 1944 tại tỉnh Attapeu. Ông từng giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào. Ngày 17 tháng 5 năm 2014, ông thiệt mạng cùng phu nhân trong vụ tai nạn máy bay AN-74-300 tại làng Nadee, huyện Paek, tỉnh Xiengkhuang. Máy bay gặp nạn chở 19 quan chức Lào tới dự lễ kỷ niệm 55 năm ngày giải phóng Cánh đồng Chum tại Xiengkouang, có một quan chức sống sót.
1
null
Cua đồng hay còn gọi là điền giải (danh pháp khoa học: Somanniathelphusa sinensis) là một loài trong họ Cua đồng thuộc nhóm Cua nước ngọt và phân bố nhiều tại Việt Nam. Tại Việt Nam, thuật ngữ này thường dùng để chỉ chung cho những loài cua nước ngọt sống trong môi trường đồng ruộng và thường gặp nhất là cua đồng có tên khoa học "Somanniathelphusa sinensis sinensis H.Milne-Edwards" thuộc họ "Parathelphusidae". Đặc điểm. Cua đồng phân bố rộng ở vùng nước ngọt, từ đồng bằng, trung du, miền núi. Là động vật sống ở tầng đáy, ưa nước sạch, đào hang thích nghi với bùn sét, bùn cát. Chúng sinh sản quanh năm nếu môi trường thuận lợi, tập trung vào mùa xuân, mùa hè, mùa thu. Độ pH thích hợp từ 5,6 - 8, nhiệt độ từ 10 - 31oC, tốt nhất là 15 - 25oC, lượng oxy hòa tan thấp nhất là 2 mg/l. Cua đồng sống trong các hang, lỗ tại các bờ ruộng, bờ kênh, rạch, chúng thường bò ra khỏi hang kiếm ăn, xong lại trốn vào hang. Lưng cua đồng có màu vàng sẫm, đều có hai càng, một to và một càng nhỏ hơn, hai gọng cua đồng có màu vàng cháy, toàn thân có màu sắc nâu vàng. Thịt cua đồng ngọt lạnh, ít độc hay sinh phong, có vị mặn, mùi tanh, tính hàn, hơi độc. Gạch cua có nhiều cholesterol, cua đồng cũng chứa nhiều sodium và purines. Giá trị. Cua đồng là món ăn bổ dưỡng, dân dã ở các vùng quê và thành thị Việt Nam với món canh cua, đây là món canh giải nhiệt, kích thích ăn uống, dễ tiêu hóa, phù hợp với những ngày hè oi nóng. Đặc biệt là món canh riêu cua. Cua đồng là thực phẩm tự nhiên, nguyên liệu dân dã, nhưng lại nấu được nhiều món ăn vừa hấp dẫn, ngon miệng và lại rất bổ dưỡng. Lẩu cua đồng đậm đà hương vị. Đông y sử dụng cua đồng làm thuốc với tên là điền giải và cho rằng cua đồng có vị mặn, tính hàn, hơi độc, có tác dụng sinh phong liền gân nối xương, dùng trị nhiệt tà, bạt độc, trừ ghẻ lở và máu kết cục… Loài cua đồng mà Đông y thường dùng làm thuốc bao gồm các họ như Potamidae, Graspidae, Parathelphusidae. Khuyến cáo. Loại cua đồng ăn được thường có hai càng to và tám chân. Tuy nhiên, cũng có loại chỉ sáu hoặc bốn chân, phải cảnh giác với loại này. Tuệ Tĩnh cho rằng: Cua đồng thì kiêng thứ sáu chân hoặc bốn chân, mắt đỏ, bụng dưới có lông, trong bụng có xương, đầu lưng có chấm sao, chân có khoang thì chớ ăn mà hại người, nên cẩn thận. Cua đồng cần tránh các đối tượng không nên sử dụng cua đồng như: phụ nữ có thai tránh ăn cua đồng, người đau ốm mới khỏe, hệ thống tiêu hóa còn yếu, người có biểu hiện tỳ vị hư hàn (cảm giác sợ lạnh), người bị tiêu chảy, không ăn cua đồng, người huyết áp cao, bệnh tim mạch cần hạn chế dùng. Khi ăn cua, nên ăn cùng lá tía tô, gừng để làm giảm bớt tính hàn, không thích hợp cho người bị bệnh gút, những người đang bị ho hen, cảm cúm. Một số người dễ bị dị ứng với cua, sau khi ăn nổi mề đay khắp người. Các loại cua đồng sống ở trong khe núi, thậm chí đìa, đồng đều chứa nhiều vắt, đỉa, giun sán gây bệnh cho người. Không được uống nước cua sống vì có thể chứa ấu trùng sán lá. Đặc biệt là dùng thuốc uống nước vắt từ cua đồng giã nhuyễn trị bầm tím do té ngã ứ huyết, uống nước giã nhuyễn cua đồng sống để trị ngộ độc do ăn khoai mì (sắn)... là những cách hết sức nguy hiểm vì dễ nhiễm ký sinh trùng (sán). Ăn cua đồng sống hay nấu chưa chín có thể bị bệnh sán lá phổi do ký sinh trùng Paragonimus. Ký sinh trùng này sống bám trên cua đồng, khi vào tới ruột người, gây ra các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy... sau đó chúng sang phổi gây ho, đau tức ngực, khó thở, nóng sốt, nổi mề đay... Nếu sán cư trú ở não thì thường gây cơn động kinh, ở gan thì tạo áp-xe gan. Ở Việt Nam hiện nay, cua đồng Trung Quốc đã được thả bí mật xuống các khu vực ven sông, kênh mương để người nông dân bắt đem lên chợ thành phố bán. Đây là loài xâm lấn, loại cua này có hình dáng kỳ lạ, mai có màu xanh nhạt, hoặc xám xanh, hai càng bằng nhau tăm tắp, trong cua có cấy trứng đỉa chúng xuất hiện nhiều một cách bất thường, đóng thành tảng ở các kênh mương tại Nam Định, Thái Bình. Trong văn hóa. Con cua đồng gần gũi với đồng ruộng Việt Nam và được phản ánh qua nhiều câu chuyện cổ tích, ca dao tục ngữ như câu chuyện Cóc kiện trời, trong câu chuyện này thì cua là một trong 06 con vật cùng lên kiện trời (cùng với cóc, cáo, ong, gấu và hổ). Khi lên trời cua đồng được cóc phân công núp trong lu nước. Sau khi thiên lôi bị ong tấn công phải nhảy vào chum nước thì cua đã kẹp cho thiên lôi đua phải nhảy ra ngoài và bị hổ vồ xé xác. Ngoài ra cua còn hiện diện trong các câu ca dao, tục ngữ như:
1
null
Phần chín và cũng là phần cuối cùng của "How I Met Your Mother", một loạt phim hài kịch tình huống truyền hình dài tập của Hoa Kỳ do Carter Bays và Craig Thomas sáng lập, được công chiếu từ ngày 23 tháng 9 năm 2013 trên kênh CBS, và kết thúc vào ngày 31 tháng 3 năm 2014. Thông tin về phần phim được công bố vào ngày 21 tháng 12 năm 2012, sau khi nam diễn viên chính, Jason Segel thay đổi ý định muốn rời khỏi bộ phim vào phần 8 của mình. Cristin Milioti, người đã lộ diện bằng nhân vật người Mẹ trong tập cuối phần 8, được trở thành diễn viên chính của phần phim này, đánh dấu lần đầu tiên "How I Met Your Mother" có điều chỉnh trong dàn diễn viên chính. Phần phim bao gồm 24 tập, mỗi tập kéo dài xấp xỉ 22 phút. Với bối cảnh được lấy tiếp sau kết thúc của phần trước, toàn bộ phần phim này trải dài trong cuối tuần diễn ra đám cưới của Barney (Neil Patrick Harris) và Robin (Cobie Smulders). Nhân vật người Mẹ được gặp Robin, Barney, Lily (Alyson Hannigan) và Marshall (Jason Segel) trước khi gặp gỡ Ted (Josh Radnor). Phần này cũng bao gồm những cảnh hé lộ tương lai và hồi tưởng quá khứ để giới thiệu chi tiết hơn về nhân vật người Mẹ cùng toàn bộ dàn diễn viên. Vào tháng 2 năm 2013, Bays và Thomas có tiết lộ phần chín "sẽ có cách kể chuyện hoàn toàn khác". Những phản ứng ban đầu cho cách dẫn chuyện này là trái chiều. Dàn diễn viên. Phần chín này có sự tham gia của 6 diễn viên chính: Josh Radnor, Jason Segel, Cobie Smulders, Neil Patrick Harris, Alyson Hannigan - đều là những vai được xuất hiện lại từ phần trước, và Cristin Milioti, người được tiết lộ trong vai người Mẹ trong tập cuối phần 8, được xuất hiện thường xuyên trong phần này. Đây là lần đầu tiên có sự chỉnh sửa trong dàn diễn viên chính của phim. "How I Met Your Mother" ban đầu chỉ được dự định sản xuất đến phần tám sau khi CBS gia hạn thêm phần bảy và tám cho bộ phim vào năm 2011. Tuy vậy, vì bộ phim có phần tỉ suất tăng cao trong phần bảy, CBS bắt đầu bàn bạc về phần chín cho bộ phim. Đến năm 2012, Deadline.com có trình báo rằng CBS, 20th Century Fox và tất cả dàn diễn viên, trừ Segel, đều đồng ý việc tham gia phần tiếp theo. Segel ban đầu muốn rời khỏi bộ phim để tập trung vào sự nghiệp phim điện ảnh của mình. Nhà đồng sáng lập bộ phim, Carter Bays, chia sẻ về khoản thời gian bàn bạc giữa họ thật sự rất áp lực, nhưng khẳng định rằng anh "tự tin rằng mọi chuyện sẽ diễn ra suôn sẻ". Craig Thomas lúc đó nhấn mạnh tính linh hoạt trong lịch quay của bộ phim, nói rằng, "Chúng tôi luôn làm hết sức có thể để cho phép [các diễn viên] có thể làm những điều khác." Segel cuối cùng cũng quyết định tham gia phần cuối của bộ phim, được thông báo rộng rãi vào ngày 21 tháng 12 năm 2012. Thomas và Bays tỏ ra nhẹ nhõm khi biết được hợp đồng đã được ký, một phần vì họ lo lắng việc gói gọn kết thúc của bộ phim trong phần 8 khiến họ "cảm thấy bị hối thúc" và là điều "đáng thất vọng". Bays và Thomas được giới thiệu đến Milioti lần đầu khi cô đang tham gia trong buổi tuyển vai của đạo diễn Marisa Ross. Khi chỉ còn lại ba ứng cử viên cho vai này, họ phải ở trong một căn hộ để tránh bị lộ buổi thử vai đặc biệt này. Milioti sau đó phải bay tới Los Angeles để làm thử một "bài kiểm tra ăn ý" trên camera cùng với Radnor trong phần thi của mình. Harris, cũng là một người hâm một sân khấu Broadway, nhận ra cô trong lúc trang điểm và ôm lấy cô, khẳng định, "Cô chính là nhân vật người Mẹ!" ngay trước khi cô được tuyển vai. Milioti lúc đó được nhắm trước cho vai này, một phần vì quãng thời gian gắn bó cùng sân khấu Broadway của cô trước đây, bao gồm cả phần trình diễn của cô trong "Once", thuyết phục dàn làm phim vì nó có liên quan đến tính cách của nhân vật người Mẹ, cũng là một nhạc công. Ban đầu, Bays và Thomas muốn tránh việc tuyển một nữ diễn viên nổi tiếng, vì cho rằng khán giả từng xem những vai trước của họ sẽ so sánh với vai diễn này. Vai diễn của Milioti có được sự đón nhận khá tốt từ phía các nhà phê bình, khi nhiều người trong số họ tán dương việc tuyển vai một người ít được biết đến như Milioti, thay vì một nữ diễn viên nổi tiếng mà mọi người đồn đoán hay thúc giục. Bill Kuchman từ TV.com cho rằng bởi vì "Milioti là một diễn viên khá xa lạ với nhiều khán giả", nên đã giúp cô "tự do để sáng tạo nhân vật trong "How I Met Your Mother" mà không sợ bị so sánh với vai diễn trước của mình". Khi được hỏi về các nhân vật khách mời, Bays có tiết lộ rằng, "Nếu có ai đó mà chúng tôi thật sự thích trong toàn bộ bộ phim thì họ có cơ hội được trở lại [trong phần cuối]." Những nhân vật khách mời có mặt lại trong phần này có bao gồm Wayne Brady và John Lithgow, trong vai anh trai và cha ruột của Barney, và Ellen D. Williams trong vai Patrice, đồng nghiệp của Robin. Cũng trở lại trong phần này, là vai con trai và con gái đang ở tuổi thiếu niên của Ted trong năm 2030, được thủ vai bởi Lyndsy Fonseca và David Henrie. Trong suốt các phần trước, phân cảnh của hai người con đều được sử dụng lại từ các cảnh quay tại phần 1, dùng để nói lên việc hai người con không hề lớn hơn khi nghe chuyện bố gặp mẹ mình. Phần phim cao trào của phần cuối của hai người con được quay trong khoảng thời gian đầu phần hai. Phát hành. Quảng bá. Dàn diễn viên và đoàn làm phim của "How I Met Your Mother" tham gia làm chủ trì cho San Diego Comic-Con International lần đầu tiên để quảng bá cho phần chín của bộ phim. Buổi hội nghị phát hành một đoạn phim quảng cáo, có sự góp mặt của các con Ted khi là người lớn, trong lúc chúng vẫn ngồi nghe chuyện của bố mình trong suốt 8 năm. Chúng giận dữ khi phải ngồi nghe hàng năm trời và thúc giục Ted kể đoạn kết của câu chuyện để chúng có thể rời đi. Hội nghị cũng phản hồi những câu hỏi của khán giả cũng như phát hành một loạt kế hoạch sắp tới cho phần phim này. Phân phối. Phần phim này được công chiếu trên kênh CBS ngày 23 tháng 9 năm 2013, với 24 tập phim, mỗi tập dài 22 phút. Tiếp nhận. Phần phim này nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ khán giả và các nhà phê bình. Trang mạng đánh giá Rotten Tomatoes cho kết quả 80% đánh giá tích cực cho phần này với số điểm 7.3/10, dựa trên 10 bài nhận xét. Khi kết thúc phần phim này, Max Nicholson từ IGN cho một bài đánh giá tiêu cực, khi viết rằng: "Nhiều người hâm mộ của "How I Met Your Mother" cảm thấy bị phản bội sau khi xem tập cuối của loạt phim -- điều dễ hiểu khi sau Phần 9 bỏ ra tận 22 trong 24 tập dựa trên bối cảnh một lễ cưới mà cuối cùng trở nên vô nghĩa. Nếu nhìn lại thì gần như mọi thứ đều có thể là một nền tảng tốt cho phần 9, kể cả tập cuối. Rốt cuộc thì, cách dẫn chuyện thất thường, thiếu tập trung, cùng những bước ngoặt phim tẻ nhạt đã khiến cho loạt phim suy sụp." Gareth Mitchell từ "House of Geekery" cũng cho đánh giá tiêu cực, khi chỉ trích phần cấu trúc của phần phim này, khẳng định họ "vật lộn để suy nghĩ ra câu chuyện sẽ kéo dài suốt 22 phút". Adam Vitcavage từ "Tạp chí Paste" cho một bài đánh giá khả quan hơn, khi nói rằng "Mọi thứ không quá vui nhộn, nhưng là một sự kết hợp tuyệt vời giữa sự vui vẻ và những khoảnh khắc ngọt ngào, thật sự bù đắp lại sự mờ nhạt của nhiều tập trong những phần phim trước đây." Các tập phim. <onlyinclude> </onlyinclude>
1
null