text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
hoặc Komatsu (コマツ) () là một công ty đa quốc gia của Nhật Bản chuyên sản xuất thiết bị cho các ngành xây dựng, khai thác khoáng sản, và quân sự như các khí cụ hiện đại: súng máy, laser hay thiết bị phát điện sử dụng nhiệt. Công ty đặt trụ sở tại 2-3-6, Akasaka, Minato, Tokyo, Nhật Bản. Tên của công ty được đặt theo tên thành phố Komatsu, Ishikawa, nơi nó được thành lập vào năm 1917. Komatsu là công ty cung cấp thiết bị xây dựng, khai thác khoáng sản lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Caterpillar. Tuy nhiên, Komatsu có thị phần lớn hơn Caterpillar ở một số khu vực như Nhật Bản, Trung Quốc. Công ty hiện đặt nhiều nhà máy, chi nhánh tại Nhật Bản, Châu Á, Châu Mỹ và Châu Âu. Họ đang có kế hoạch tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động. Từ 小松 "ko matsu" có nghĩa là "cây thông nhỏ", theo tên thành phố Komatsu của tỉnh Ishikawa.
1
null
Alton là một thành phố thuộc quận Madison, tiểu bang Illinois, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của thành phố này là 27865 người. Đây là một phần của khu vực Metro-East của vùng đại đô thin St Louis. Nó nổi tiếng với những vách núi đá vôi dọc theo sông phía bắc của thành phố, vì vai trò của nó trước và trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ, và là quê hương của nhạc sĩ nhạc jazz Miles Davis và Robert Wadlow, người được biết đến nhiều nhất trong lịch sử. Đây là nơi diễn ra cuộc tranh luận cuối cùng của Abraham Lincoln và Stephen Douglas vào tháng 10 năm 1858. Nhà tù trước đây của bang này đã được sử dụng trong chiến tranh để chứa 12.000 tù binh Liên minh. Dân số. Dân số qua các năm:
1
null
Casey là một thành phố thuộc quận Clark và Cumberland, tiểu bang Illinois, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của thành phố này là 2769 người. Một phần quận Cumberland thuộc Casey hiện nằm trong vùng tiểu đô thị Charleston-Mattoon. Casey trở nên nổi tiếng bởi nơi đây sở hữu 8 kỷ lục Guinness, bao gồm chiếc chuông gió, thanh đặt bóng golf, cặp kim đan len, ghế đá khổng lồ, cột điện thoại cũ, ghế-đĩa-hộp thư khổng lồ, guốc gỗ, thước kẻ và lồng chim khổng lồ. Địa lý. Casey nằm ở tọa độ (39.299543, -87.990056). Hầu hết thành phố nằm trong quận Clark, chỉ có một phần nhỏ kéo dài đến quận Cumberland. Trong cuộc thống kê dân số năm 2000, 2.940 trong 3067 cư dân của Casey (99.9%) sống trong quận Clark và 2 (0.1%) sống trong quận Cumberland. Theo cuộc điều tra dân số 2010, Casey có tổng diện tích . Nhân khẩu học. Theo cuộc điều tra dân số năm 2000, có 2,942 người, 1.266 hộ gia đình và 758 gia đình cư trú trong thành phố. Mật độ dân số 1385 người một dặm vuông (535.8/km²). Có 1,454 đơn vị nhà với mật độ trung bình 684.5 đơn vị một dặm vuông (264.8/km²). Thành phần sắc tộc trong thành phố là 98.67% người da trắng, 0.4% người Mỹ gốc Phi, 0.14% dân Mỹ bản địa, 0.03% từ chủng tộc khác, và 0.71% từ hai sắc tộc trở lên. Những người gốc Tây Ban Nha hoặc Latin chiếm khoảng 0.24% dân số. Có 1,266 hộ gia đình, 28.2% trong số đó có trẻ em dưới 18 tuổi sống chung, 44.4% là những cặp vợ chồng sống chung, 12.2% có chủ hộ gia đình là nữ không có chồng, 40.1% là người không có gia đình. 36.7% trong tổng số hộ bao gồm nhiều cá nhân, 20.2% có người sống một mình khi 65 tuổi trở lên hoặc gia đình. Quy mô hộ trung bình là 2.22 và quy mô gia đình trung bình là 2.90. Kỷ lục. Casey trở nên nổi tiếng bởi nơi đây sở hữu 8 kỷ lục Guinness, bao gồm những vật khổng lồ như chiếc chuông gió, thanh đặt bóng golf, cặp kim đan len, ghế đá khổng lồ, cột điện thoại cũ, ghế-đĩa-hộp thư khổng lồ, guốc gỗ, thước kẻ và lồng chim khổng lồ... do doanh nhân Jim Bolin, thực hiện. Jim Bolin là đồng sở hữu của Bolin Enterprises, Inc. (BEI), một công ty bảo trì và bảo dưỡng bồn chứa và đường ống.
1
null
Hollowayville là một làng thuộc quận Bureau, tiểu bang Illinois, Hoa Kỳ. Lịch sử. Ngay phía tây của Hollowayville là Nhà thờ Tin lành Luther của Thánh John được thành lập vào năm 1849 bởi những người nhập cư Đức. Hollowayville là một trong những ngôi làng lâu đời nhất ở Quận Bureau. Đây là địa điểm trước đây của một mỏ than Hollowayville tự hào là một trong những nơi có mức thuế bán hàng thấp nhất của tiểu bang. Địa lý [ sửa nguồn ]. Hollowayville nằm ở 41°21′54″N 89°17′41″ W (41.364952, -89.294625). Theo điều tra dân số năm 2010, Hollowayville có tổng diện tích là 0,13 km² Nhân khẩu học. Theo điều tra dân số  năm 2010, có 84 nhân khẩu, 26 hộ gia đình và 24 dòng họ cư trú trong làng. Mật độ dân số là 649/km 2. Có 25 nhà ở với mật độ trung bình 192,3/km 2. Thành phần chủng tộc của làng là 92,9% Da trắng, 3,6% Da đen và 3,6% Một số chủng tộc khác. 1,2% dân số trong làng là người gốc Tây Ban Nha hoặc La tinh, đặc biệt là người Puerto Rico. Có 26 hộ, trong đó 38,5% có con dưới 18 tuổi sống cùng, 84,6% là vợ chồng sống chung, 3,8% có chủ hộ là nữ không có chồng, 3,8% có chủ hộ là nam không có vợ. và 7,7% không thuộc gia đình. Quy mô hộ trung bình là 3,23 và quy mô gia đình trung bình là 3,29. Trong làng, dân số được dàn trải, với 4,8% dưới 5 tuổi, 8,3% trong độ tuổi từ 5 đến 9, 9,5% từ 10 đến 14 tuổi, 4,8% trong độ tuổi từ 15 đến 19, 6,0. % trong độ tuổi từ 20 đến 24, 7,1% từ 25 đến 29, 4,8% từ 30 đến 34, 10,7% trong độ tuổi từ 35 đến 39, 7,1% từ 40 đến 44, 6,0 % trong độ tuổi từ 45 đến 49, 9,5% từ 50 đến 54, 3,6% từ 55 đến 59, 9,5% từ 60 đến 64, 2,4% từ 65 đến 69, 3,6 % trong độ tuổi từ 70 đến 74, 1,2% trong độ tuổi từ 75 đến 79, không có ai trong độ tuổi từ 80 đến 84 và 1,2% 85 tuổi trở lên. Tuổi trung bình là 37,7 tuổi. Đối với mỗi 100 nữ giới, có 127,0 nam giới. Cứ 100 nữ 18 tuổi trở lên, đã có 87,8 nam giới. Thu nhập trung bình của một hộ gia đình trong làng là 73.125 đô la. Không một người nào và một gia đình nào sống dưới mức nghèo khổ. Dân số. Dân số qua các năm:
1
null
Ina là một làng thuộc quận Jefferson, tiểu bang Illinois, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của làng này là 2338 người. Địa lý. Tọa độ của Ina là 38 ° 9'2 Bắc, 88 ° 54'17" Đông (38,150648, -88,904709), theo điều tra năm 2010, làng có tổng diện tích là 2,45 dặm vuông (6,3 km2). Ina tọa lạc tại vùng đất cao tiếp giáp với phần cuối của sông Casey Creek/ Big Muddy River (con sông này đã bị chặn lại để xây đập - hồ Rend). Lịch sử. Người Cherokee bắt đầu định cư ở Ina khoảng năm 1840, từ đợt tị nạn Trail of Tears. Trong những năm 1800, nơi này thường được gọi bỡn cợt là "khu bảo tàng của Cherokee". Ban đầu, khu vực phát triển nhất tập trung ở phía đông bắc của Ina, được gọi là 'Spring Garden'. Spring Garden hưng thịnh vào khoảng năm 1848 cho đến khi Chicago và đường sắt phía đông Illinois được xây dựng vào năm 1905. Năm 1924, một vụ giết người đôi nổi tiếng xảy ra do linh mục Lawrence Height (hoặc Hite) và Elsie Sweeten đầu độc chồng của Elsie vào tháng Bảy và vợ của Height vào tháng Chín. Khám nghiệm tử thi cho thấy Asen đã được sử dụng, Lawence và Elsie bị kết án và bắt giam. Thời gian sau, Elsie được phán xét lại và xóa án. Dân số. Dân số của Ina ban đầu khoảng 600 người và 1850 tù nhân nam của trung tâm Big Muddy Correctional River. Điều tra dân số năm 2000, làng chính thức có 2.455 người, 199 hộ gia đình và 140 gia đình cư trú. Mật độ dân số là 1,020.6 người trên một dặm vuông (393.3/km ²). Năm 2010 dân số tăng lên 2338 người. Tỉ lệ chủng tộc của làng là 55,15% người da trắng, 41,79% người Mỹ gốc Phi, 0,45% người Mỹ bản xứ, 0,24% Châu Á và các chủng tộc khác. Có 199 hộ, trong đó 26,6% có trẻ em dưới tuổi 18, 57,8% đã kết hôn, 10,6% có chủ hộ là nữ không có chồng và 29,6% là không gia đình, 15,6% có người già (trên 65 tuổi hoặc lớn hơn). Tỉ lệ tuổi: 5,1% dưới 18 tuổi, 18,7% từ 18 đến 24, 54,9% từ 25 đến 44, 16,7% từ 45 đến 64, và 4,5% là những người từ 65 tuổi trở lên. Về giới tính, tỉ lệ nam nhiều hơn nữ do lịch sử phát triển. Thu nhập trung bình cho một hộ gia đình trong làng là $ 24.453 ~ $ 32.500. Nam giới có thu nhập trung bình $33.950 so với $20.625 của nữ giới. Khoảng 10,4% gia đình và 19,2% dân làng sống dưới mức nghèo khổ.
1
null
O'Fallon là một thành phố thuộc quận St. Clair, tiểu bang Illinois, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của thành phố này là 28281 người. có hơn diện tích là 3 km2 ở bắc chicago / www Illinois. Gov cực ở hoa kỳ sản xuất 2009 Dân số. Dân số qua các năm:
1
null
Viện Đại học Thái Bình Dương hay Đại học Thái Bình Dương (tiếng Anh: "The University of the Pacific", viết tắt là "UOP" hay "Pacific"), là một viện đại học tư thục tọa lạc tại Stockton, California, Hoa Kỳ. Nó được thành lập ngày 10 - 7 - 1851, tại Santa Clara, được đặt dưới cái tên California College Wesleyan, nhưng sau đó được chuyển đến San Jose, và cuối cùng là Stockton năm 1923 cho đến ngày nay. Viện Đại học Thái Bình Dương được xem như là cơ sở giáo dục đại học lâu đời nhất của tiểu bang California. Viện Đại học Thái Bình Dương có 3 trường trực thuộc: Trường Nha khoa tại San Francisco, trường Luật ở Sacramento, và trường Dược & Khoa học Y tế nằm ở Stockton. Trường được US News & World Report xếp trong nhóm 100 trường hàng đầu tại Mỹ. Đại học Thái Bình Dương cũng là ngôi nhà của Đài phát thanh sinh viên K-PAC và Tờ báo sinh viên Pacifican. Nhân khẩu. Đến năm 2007, trong khuôn viên Stockton có 4.646 học sinh (3470 sinh viên đại học, 535 sau đại học, 641 nghiên cứu sinh). Khoảng 83% là đến từ California, phần còn lại là từ 43 tiểu bang của nước Mỹ và 42 quốc gia khác. Trường Đại học Thái Bình Dương Arthur A. Dugoni & Dentistry ở San Francisco có 516 sinh viên và trường Luật McGeorge ở Sacramento có 1.073 sinh viên. Thống kê theo chủng tộc
1
null
Trận Dreux là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, diễn ra vào ngày 17 tháng 11 năm 1870. Trong trận giao chiến ngắn ngủi và quyết liệt này, quân đội Phổ do đại công tước Friedrich Franz I xứ Mecklenburg chỉ huy đã đánh bật quân đội Pháp do Kératry chỉ huy trên toàn chiến tuyến và buộc quân Pháp phải hối hả tháo chạy, bất chấp lợi thế về mặt quân số của người Pháp. Tầm quan trọng chủ yếu của chiến thắng Dreux của quân đội Phổ là ở việc củng cố chiến tuyến xa nhất và yếu nhất của đội quân Đức đang vây hãm Paris, đồng thời tạo điều kiện cho tướng Ludwig von der Tann của Bayern (hoặc là người kế nhiệm ông – nếu như tin đồn về việc huyền chức ông là đúng) phối hợp với hoàng thân Friedrich Karl của Phổ tiến đánh quân Pháp dưới quyền tướng Louis d'Aurelle de Paladines. Khi tướng Yves-Louis Fiereck tổ chức một cuộc phá vây từ hướng tây Paris đang bị vây hãm, một lực lượng hỗn hợp gồm lính Garde Mobiles và thủy quân lục chiến Pháp do Kéracy chỉ huy đã kéo tới Dreux. Mục tiêu của viên tướng Pháp này là đánh tạt sườn quân đoàn số 5 của Đức tại Versailles và tuần tra điểm yếu của chiến tuyến của quân đội Đức. Tuy nhiên, ông ta đã không hoàn thành kế hoạch của mình. Tại Dreux (vốn đã được quân Pháp tái chiếm từ tay quân Đức vài ngày trước đó), ông bị một số lực lượng thuộc quyền đại công tước xứ Mecklenburg tiến công. Một số sư đoàn kỵ binh Đức và quân đội Bayern đã không tham gia trong trận chiến. Lính thủy đánh bộ Pháp được ghi nhận là đã chiến đấu dũng cảm, đã tấn công và tàn sát lính pháo binh Đức. Tuy nhiên, lực lượng Mobiles (ngoại trừ những người đến từ Calvados) đã hành động yếu đuối, và thủy quân lục chiến Pháp, vốn đã chịu thiệt hại nặng nề, phải tiến hành triệt thoái. Từ 3 hướng, quân đội Đức đã tiến đánh thị trấn Dreux, và họ đã phát động một cuộc pháo kích. Trên các nẻo đường ở Dreux, họ vấp phải sự chống trả quyết liệt hơn. Quân đội Pháp (trong đó có nhiều người ở độ tuổi 14 – 16) đã chiến đấu đằng sau các công sự nổi, hễ quân Đức tiến đến thì bỏ chạy song sau đó lại bắn. Trong cuộc chiến, nhiều binh lính Pháp đã chủ trương không hề tha thứ cho đối phương. Nhưng rồi trận đánh là một thất bại của phía Pháp, trong đó quân Pháp chịu thiệt hại lớn hơn hẳn so với đối thủ của mình. Kết thúc trận chiến, binh đoàn phía tây của Kéracy đã tháo chạy về phía sau Châteaunef. Nhìn chung, các lực lượng Đức với tinh thần kỷ cương và được huấn luyện bài bản, đã dễ dàng chiếm đóng Dreux từ tay quân Pháp chống trả quyết liệt. Sau khi tướng Tresckow chỉ huy sư đoàn bộ binh số 17 làm chủ Dreux trong đêm ngày 17 tháng 11, vào 18 tháng 1, quân đội của đại công tước xứ Mekclenburg đã tiếp tục những bước tiến của mình. Vào ngày 19 tháng 1, sư đoàn số 22 của Đức cũng tiến đánh Digny, bắt sống một số lính Pháp. Toàn bộ binh đoàn phía tây của Pháp đã tiến hành cuộc triệt thoái về phía Châteaudun.
1
null
Browning M1917 là loại súng máy hạng nặng của Mỹ do John Browning thiết kế, đây là loại súng máy được sử dụng khá rộng rãi bởi quân đội Mỹ trong thế chiến thứ nhất và thế chiến thứ hai. Nó đóng vai trò là súng bắn chặn, súng hỗ trợ, ngoài ra cũng có thể gắn trên xe thiết giáp. Ở Việt Nam, từ năm 1947, quân đội Pháp ở Đông Dương đã mua khá nhiều súng này từ nước Mỹ để chiến đấu với quân Việt Minh. Sau khi quân Pháp bị đánh bại, quân đội Việt Nam đã tịch thu chúng rồi sử dụng lại, tuy nhiên, sau một thời gian, chúng đã bị loại khỏi trang bị.
1
null
Chữ Rune là loại chữ được người Viking ở Scandinavia sử dụng. Đây là loại chữ chỉ sử dụng nét thẳng. Nó có 24 ký tự (như bảng chữ cái Anh hiện đại nhưng không có w, j, x, k, u). Đến thế kỷ X, bảng giảm xuống còn 16 ký tự. Việc này làm cho chữ v có thể đọc thành u, v, oo... Đến thế kỷ XX, một số người vẫn còn tin vào chữ rune dành cho thần lùn Viking. Hiện loại chữ cũng như tiếng Na Uy cổ vẫn chưa được giải chi tiết.
1
null
Arado 95 là một loại thủy phi cơ tuần tra trinh sát một động cơ, do hãng Arado của Đức thiết kế chế tạo vào cuối thập niên 1930. Loại máy bay này được Chile và Thổ Nhĩ Kỳ đặt mua, chỉ có một số lượng nhỏ được "Kriegsmarine" (Hải quân Đức) sử dụng khi Chiến tranh thế giới II nổ ra. Tính năng kỹ chiến thuật (Arado 95A-1). Dữ liệu lấy từ "Warplanes of the Luftwaffe"
1
null
Ar 196 là một loại thủy phi cơ trinh sát trang bị trên tàu chiến, do hãng Arado của Đức thiết kế chế tạo vào năm 1936. Năm 1937 nó được chọn làm mẫu chiến thắng để trở thành máy bay tiêu chuẩn cho "Kriegsmarine" (Hải quân Đức) cho đến hết Chiến tranh thế giới II. Tính năng kỹ chiến thuật (Ar 196 A-2). Dữ liệu lấy từ
1
null
Sư đoàn Bộ binh 11 được lực lượng dân quân Úc thành lập ngày 1 tháng 10 năm 1942, trong thế chiến thứ hai. Sư đoàn được tung vào chiến dịch New Guinea và chiến dịch New Britain; ngày 31 tháng 8 năm 1945, sư đoàn được giải tán. Biên chế các đơn vị trong sư đoàn. Lữ đoàn Bộ binh 7 Úc Lữ đoàn Bộ binh 18 Úc Lữ đoàn Bộ binh 14 Úc Lữ đoàn Bộ binh 15 Úc Lữ đoàn Bộ binh 30 Úc Lữ đoàn Bộ binh 6 Úc Lữ đoàn Bộ binh 29 Úc Lữ đoàn Bộ binh 4 Úc Lữ đoàn Bộ binh 13 Úc Trung đoàn Thiết giáp 2/6 Úc Tiểu đoàn Công binh 2/1 Úc Trung đoàn Thiết giáp 2/8 Úc Tiểu đoàn Bộ binh 15 Úc Tiểu đoàn Bộ binh New Guinea 1 Trung đoàn Bộ binh 158 Hoa Kỳ
1
null
Chuông Quy Điền ("chuông ruộng rùa") là một quả chuông được xếp vào An Nam tứ đại khí, bảo vật của Đại Việt thời Lý. Chuông Quy Điền được đúc trong lần sửa lại chùa Diên Hựu (chùa Một Cột, Hà Nội) vào tháng 2 năm Canh Thân, đời Lý Nhân Tông. Để đúc quả chuông này, vua Lý Nhân Tông đã cho sử dụng đến 12.000 cân đồng (tương đương với 7,3 tấn đồng bây giờ). Chuông đúc xong, đánh không kêu, nhưng cho rằng nó đã thành khí, không nên tiêu hủy, nhà vua bèn sai người vần ra khu ruộng sau chùa. Vì khu ruộng này thấp trũng, có nhiều rùa đến ở, nên có tên là Quy Điền (ruộng rùa), nhân đó gọi chuông là chuông Quy Điền (theo Nguyễn Văn Tân, tác giả Từ điển địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam thì lúc đầu chuông có tên là Giác Thế. Đúc xong, vì quá nặng không có chỗ treo, buộc phải để úp xuống đất và sau khi được vần ra ruộng Rùa, thì có tên là Quy Điền nhân đó gọi chuông là chuông Quy Điền). Tháng 10 năm Bính Ngọ, chuông Quy Điền đã bị Vương Thông (nhà Minh) cho phá hủy để chế súng đạn, hỏa khí và làm kiếm. Sách Đại Việt sử ký toàn thư có chép:
1
null
7816 Hanoi (1987 YA) là một tiểu hành tinh có quỹ đạo gần quỹ đạo Sao Hỏa, có cấp sao tuyệt đối 14,6 được phát hiện ngày 18/12/1987 bởi nhà thiên văn học người Nhật Bản sinh năm 1952 Masahiro Koishikawa () tại trạm Ayashi của Đài quan sát thiên văn Sendai. Tiểu hành tinh này bay quanh mặt Trời một vòng hết 1.286 ngày. Phát hiện và đặt tên. Masahiro Koishikawa phát hiện ra dấu vết tiểu hành tinh này thông qua phân tích dữ liệu quan sát được từ trạm Ayashi của Đài quan sát thiên văn Sendai tại Sendai vùng Tōhoku, Nhật Bản. Sau này ông đăng ký đặt tên tiểu hành tinh theo thủ đô của Việt Nam, nơi ông đặt chân tới năm 1997 cùng Yoshihide Kozai nhằm giúp đỡ các nhà thiên văn Việt Nam xây dựng, lắp đặt kính thiên văn Schmidt Cassegrain 0,4 m với máy ảnh cảm biến tích điện kép, khúc xạ 0,1 m tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Cùng với 7816 Hanoi, M. Koishikawa đã phát hiện ra 18 tiểu hành tinh khác trong quá trình nghiên cứu tại Sendai từ năm 1987-1995. Tiểu hành tinh được 6097 Koishikawa trong vành đai chính được định danh theo tên ông. Thuộc tính. 7816 Hanoi quay chung quanh mặt Trời theo một quỹ đạo hình elip chu kỳ 1285,1130823 ngày (3,52 năm) với độ lệch tâm quỹ đạo formula_1formula_2 = 0,2949687, nghiêng một góc 2,37919 độ so với quỹ đạo Trái Đất, góc cận điểm 170,43711 độ, kinh độ điểm mọc 223,05692 độ, dị thường trung bình khoảng 96,54257 độ. Quỹ đạo chuyển động cúa tiểu hành tinh này có viễn điểm 2,9956280 AU, cận điểm quỹ đạo 1,6309364 AU, bán trục lớn 2,3132822 AU nên 7816 Hanoi được tính vào nhóm thiẻn thể có quỹ đạo chuyển động nằm gần quỹ đạo của Sao Hỏa (có bán trục lớn xấp xỉ 1,5 AU) về phía ngoài. 7816 Hanoi cũng tự quay quanh trục với chu kỳ 5,17 giờ.
1
null
Liên hiệp đối lập Giấc mơ Gruzia-Gruzia dân chủ (, "k'art'uli ots'neba–demokratiuli sak'art'velo")là một chính đảng đối lập ở Gruzia thành lập vào ngày 19 tháng 4 năm 2012, thông qua những nỗ lực của tỷ phú doanh nhân và chính trị Bidzina Ivanishvili. Đảng này đã thành công thách thức đảng Phong trào dân tộc cầm quyền trong cuộc bầu cử quốc hội Gruzia năm 2012. Theo kết quả sơ bộ, đảng này đã thắng cuộc bầu cử này với 53% số phiếu bầu, trong khi đảng cầm quyền Phòng trào dân tộc giành được 42%. Tổng thống Gruzia Mikheil Saakashvili đã thừa nhận rằng đảng của ông bị thua, và cam kết sẽ hỗ trợ quá trình hiến pháp thành lập một chính phủ mới. Thành lập. Đảng này phát triển từ phong trào Giấc mơ Gruzia, khởi xướng bởi Ivanishvili làm một nền tảng cho các hoạt động chính trị của mình trong tháng 12 năm 2011. Do Ivanishvili không phải là một công dân Gruzia tại thời điểm của phiên khai mạc của đảng, luật sư Manana Kobakhidze được bầu là Chủ tịch tạm thời danh nghĩa, Giấc mơ dân chủ Gruzia. Đảng này cũng bao gồm một số nhân vật Gruzia đáng chú ý như các chính trị gia Subari Sozar, cựu bộ trưởng ngoại giao Tedo Japaridze, kiện tướng cờ tướng Zurab Azmaiparashvili, nhà bình luận an ninh Irakli Sesiashvili, nhà văn Guram Odisharia và cầu thủ bóng đá nổi tiếng Kakha Kaladze. Liên minh Giấc mơ Gruzia. Liên minh Giấc mơ Gruzia, trung tâm là đảng Gruzia giấc mơ dân chủ, bao gồm 6 bên chính trị định hướng về ý thức hệ đa dạng. Liên minh này bao gồm những người tự do ủng hộ thị trường và thân phương Tây cũng như những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan lối nói bài ngoại, và đại diện của chính quyền Shevardnadze đã bị mất quyền trong Cách mạng hoa hồng năm 2003. Tên của liên minh này được lấy cảm hứng từ một bài hát rap Bera của con trai Ivanishvili.
1
null
Cách mạng Hoa hồng (tiếng Gruzia: ვარდების რევოლუცია - chuyển tự là: "vardebis revolutsia") là cuộc cách mạng lật đổ Eduard Shevardnadze, nhà lãnh đạo lâu năm của Gruzia. Hơn 100.000 người đã tập trung trên các đường phố Tbilisi trong tháng 11 năm 2003 để phản đối kết quả cuộc bầu cử quốc hội, sau đó tiến vào quốc hội khiến Shevardnadze phải bỏ chạy rồi từ chức vào ngày 23 tháng 11 năm 2003. Mikhail Saakashvili, người có quan hệ thân phương Tây, sau đó đã lên nắm quyền và tuyên bố đưa Gruzia ra khỏi chiếc bóng của Nga. Đây là cuộc cách mạng màu đầu tiên tại các nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ. Các cuộc biểu tình rầm rộ ở Ukraina và Kyrgyzstan sau đó cũng giúp những nhân vật theo tư tưởng cải cách lên nắm quyền. Gruzia đã tổ chức cuộc bầu cử quốc hội vào ngày 2 tháng 11 năm 2003. Tổng cộng có 235 ghế tại quốc hội trong đó 135 sẽ được quyết định bởi một hệ thống danh sách đảng trên toàn quốc tỷ lệ và 85 ghế quyết định bởi cuộc bầu cử "số đông" trong đó người chiến thắng "đa số phiếu tương đối" (tiếng Anh: first past the post) sẽ được quyết định trong mỗi 85 đơn vị bầu cử Gruzia. Ngoài ra, một cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc đã được tổ chức để quyết định liệu trong quốc hội tương lai số lượng dân biểu có nên được giảm còn 150 người hay khong. Cử tri sử dụng một lá phiếu riêng biệt cho mỗi trong tổng số ba đợt bầu cử này, gấp các phiếu lại với nhau và đặt các phiếu trong một phong bì duy nhất mà sau đó được đưa vào thùng phiếu. Đây không phải là một cuộc bầu cử tổng thống vốn được lên kế hoạch diễn ra vào mùa xuân năm 2005, khi hết thời hạn nhiệm kỳ thứ hai và cũng là cuối cùng của Tổng thống Shevardnadze. Tuy nhiên, những thất bại liên tiếp sau đó của những lãnh đạo thân phương Tây gồm Viktor Yushchenko năm 2009-2010, giúp nhà chính trị thân Nga Viktor Yanukovych làm Tổng thống Ukraina, khiến bà Yulia Tymoshenko, Thủ tướng Ukraina lúc đó bị vào tù; Bạo động Kyrgyzstan năm 2010 nhằm lật đổ Tổng thống thân phương Tây Kurmanbek Bakiyev và đưa một người thân Nga khác Almazbek Atambayev làm Tổng thống Kyrgyzstan và thất bại của Mikheil Saakashvili trong cuộc bầu cử Quốc hội trước tỷ phú thân Nga Bidzina Ivanishvili năm 2012 đã lộ ra những yếu kém chưa từng có tiền lệ của chính phủ thân phương Tây do Hoa Kỳ đỡ đầu: lạm phát, tham nhũng, bất bình đẳng và thậm chí là vấn đề nhân quyền. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói sau những vụ việc này: "Họ đã theo con đường thân Tây, và giờ họ đã được người dân tặng quà." Chính quyền Hoa Kỳ coi những sự việc này là "ngoài dự đoán".
1
null
Trong phong trào yêu nước dân chủ công khai thập niên 1920, ngày 14/7/1925, một số sinh viên trường cao đẳng sư phạm Đông Dương cùng một số tù chính trị cũ ở Trung Kì đã thành lập Hội Phục Việt. Sau khi bị lộ sau khi rải truyền đơn đòi nhà cầm quyền Pháp thả nhà yêu nước Phan Bội Châu (11-1925). Hội đã đổi tên nhiều lần và cuối cùng đã đổi thành Tân Việt Cách mạng Đảng (7-1928). Đảng Tân Việt tập hợp những trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước, hoạt động chủ yếu ở Trung Kỳ. Ra đời và hoạt động trong khi Hội Việt Nam cách mạng thanh niên phát triển mạnh, những lý luận của chủ nghĩa Marx-Lenin có ảnh hưởng lớn, Đảng Tân Việt thu hút rất nhiều thanh niên yêu nước tham gia. Trong thời gian hoạt động, Đảng đã phân thành hai khuynh hướng cánh tả và cánh hữu. Cuối cùng, xu hướng cánh tả đi theo chủ nghĩa cộng sản chiếm ưu thế. Một số hội viên được chuyển sang học tập ở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (ra đời vào tháng 11-1925, do chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo), tích cực chuẩn bị cho việc thành lập đảng kiểu mới theo con đường của chủ nghĩa Marx-Lenin
1
null
XM806 hay LW50MG (Lightweight.50 Caliber Machine Gun) là loại súng máy hạng nặng do hãng General Dynamics của Hoa Kỳ phát triển vào năm 2009. Đây là loại súng tách ra từ XM307 và XM312 vốn không được thành công trong việc giới thiệu đưa vào sử dụng trong lực lượng quân đội Hoa Kỳ. Súng được phát triển với dự định sẽ được trang bị cho các lực lượng có độ cơ động cao như lính dù hay các đơn vị đặc biệt khác cũng như thay thế súng M2 Browning trên các phương tiện cơ giới. Không may là chương trình phát triển loại súng này đã bị ngừng vào năm 2012 do lực lượng quân đội Hoa Kỳ đã cắt ngân sách phát triển của chương trình để dành chuyển qua nâng cấp các khẩu M2A1 khi mà ngân sách dành cho quân đội bị cắt giảm. Thiết kế. XM806 có cơ chế hoạt động giống như của XM312 là nạp đạn bằng khí nén cùng khóa nòng xoay cùng với một hệ thống lùi nòng để giảm độ giật khi bắn loại súng này giúp giảm độ giật nhiều hơn đến 60% so với M2. Hệ thống lùi nòng gồm nòng súng và các bộ phận nạp dạn được làm thành một khối thống nhất để tất cả cùng di chuyển khi nòng bị đẩy ra phía sau lúc bắn. Khi một viên đạn được bắn thì độ phản lực tạo ra sẽ đẩy nòng (tức toàn bộ khối) di chuyển ra phía sau vào vị trí gần nơi nạp đạn để chuẩn bị nạp viên đạn mới, đồng thời khi khối di chuyển khí nén do viên đạn tạo ra trong nòng súng sẽ được trích vào ống trích khí làm khóa nòng xoay mở khóa và di chuyển ra phía sau đẩy vỏ đạn cũ ra ngoài và nạp viên đạn mới vào. Lò xo nằm phía sau khối này sẽ đẩy hệ thống trở về chỗ cũ. Nhưng khi bắn liên tục thì lúc khối vẫn di chuyển lên phía trên để trở về chỗ cũ nó sẽ khai hỏa tiếp để quán tính của khối và độ giật sinh ra khi viên đạn tiếp theo được bắn sẽ triệt tiêu lẫn nhau một lượng đủ để vẫn có thể hoạt động nhưng độ giật sẽ được giảm đi nhiều với các quả bắn sau sau cú giật mạnh ban đầu. Hệ thống này hiệu quả trong việc giảm giật khi bắn liên tục các loại đạn mạnh nhưng rất phức tạp để chế tạo và bảo trì, chi phí khá mắc cũng như cơ chế lùi nòng làm giảm tốc độ bắn. Súng có tốc độ bắn nhanh hơn XM312 nhưng vẫn chậm hơn M2. XM806 có thể gắn trên các phương tiện cơ giới hay được mang đi bởi một nhóm 2 người và gắn trên bệ chống ba chân khi chiến đấu. Nó cũng nâng cấp các tính năng an toàn cũng như dễ tháo ráp hơn. Hệ thống nhắm cơ bản của súng là các hệ thống nhắm quang điện tử gắn trên thanh răng có thể thay đổi khi cần.
1
null
Đảng Dân chủ Đông Dương (tiếng Pháp: "Parti Démocrate Indochinois", PDI) là một chính đảng thành lập năm 1937 tại Sài Gòn bởi luật sư Trịnh Đình Thảo và bác sĩ Nguyễn Văn Thinh, liên kết với nhóm Cao Đài của Phạm Công Tắc. Lịch sử. Ngày 24 tháng 3 năm 1945, Đảng Dân chủ Đông Dương ra tuyên ngôn chủ trương Liên bang Đông Dương gồm 5 xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Lào, Campuchia. Chương trình hành động của Đảng Dân chủ Đông Dương nhằm mục đích đóng góp vào sự tiến bộ về đạo đức, trí tuệ, chính trị và xã hội của mọi người Nam Kỳ. Chương trình gồm: hành động của cá nhân (về đạo đức, về trí tuệ, về gia đình) hành động về mặt xã hội (các tiến bộ chính trị: các quyền tự do, cải cách hành chính, thuế, tổ chức dân biểu, cải cách tư pháp; công trình xã hội: giáo dục, y tế, cứu tế, bảo hiểm; và tổ chức sản xuất và trao đổi). Đảng Dân chủ chiếm 1/3 số ghế trong chính phủ Nam Kỳ Tự trị. Năm 1946, Đảng tuyên bố Nam Kỳ độc lập với Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Do ảo tưởng vào người Pháp tan vỡ, Nguyễn Văn Thinh tự vẫn, và Đảng Dân chủ Đông Dương kết thúc hoạt động vào năm 1947.
1
null
Jean Baptiste Perrin (1870 - 1942) sinh ra tại Lille, miền Bắc nước Pháp. Ông là một nhà khoa học vật lý nguyên tử và cũng là nhà hóa học nổi tiếng của Pháp. Cuộc đời. Ông sinh ngày 30 tháng 9 năm 1870 trong một gia đình nghèo. Năm ông lên 10 tuổi, cha ông qua đời. Thời thơ ấu ông học ở Lyon, sau đó là học trung học ở Paris. Tiếp tục con đường học tập, ông theo học tại một trường sư phạm ở Paris. Tại đây, ông trở thành trợ lý trong quá trình nghiên cứu khoa học về tia cathode (Tia âm cực) và Tia X-quang (Tia X, tia Rontgen). Năm 1897, nhờ bảo vệ luận án tiến sĩ về Tia âm cực và tia quang tuyến Rontgen, ông giành được giải thưởng khoa học của trường và được bổ nhiệm làm giảng viên vật lý tại trường Đại học Sorbonne, Paris, trở thành giáo sư vật lý vào năm 1910. Năm 1936, ông tham gia chính trị sau một thời gian tham gia quân ngũ trong chiến tranh thế giới thứ 1 với chức vụ là Thứ trưởng Bộ nghiên cứu khoa học và là người thành lập Viện phát minh khoa học Pháp (Palais de Decouvertes), sau đó trở thành Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia. Trong thời gian chiến tranh thế giới thứ 2, ông đã phải sang lánh nạn ở Bắc Phi, Hoa Kỳ. Ông mất vào ngày 17 tháng 4 năm 1942 tại New York. Thi hài ông được nước Pháp đón về và chôn cất tại Điện Panthéon, nơi chôn cất của các vĩ nhân nước Pháp. Francis Perrin là người con trai duy nhất của Jean Baptiste Perrin tiếp tục đi theo sự nghiệp của cha mình và cũng trở thành một nhà bác học về vật lý nguyên tử rất nổi tiếng của Pháp. Sự nghiệp. Ông bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu vật lý nguyên tử vào năm 1895, với những thí nghiệm về phản ứng nhiệt hạch và tính toán số Avogadro, ông thấy tia âm cực là sự kết hợp của nguyên tử và với các điện tích âm. Năm 1905, ông thử nghiệm kiểm tra lý thuyết chuyển động Brown về nguyên tử. Năm 1923, ông được bầu vào Viện hàn lâm khoa học Pháp, và là thành viên của hội Hoàng gia London và viện Hàn lâm khoa học Bỉ. Năm 1926, ông dành giải thưởng Nobel Vật lý về sự khám phá về cấu tạo của vật chất. Ông đã biên soạn nhiều sách có giá trị cao về mặt khoa học như: Sự thẩm thấu của màng bán thấm, Những nguyên lý, những nguyên tử, khái luận vật lý...
1
null
Mặt trận Quốc gia Liên hiệp là một ủy ban liên hiệp kháng chiến chống Pháp của các tổ chức cách mạng miền Nam được thành lập ngày 20 tháng 4 năm 1946, do ông Vũ Tam Anh chủ trì. Một số người trong Mặt trận cho rằng Đệ tam Cộng sản quốc tế đang gia tăng ảnh hưởng bằng các kế hoạch chính trị và quân sự, sau ký kết Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 giữa Hồ Chí Minh và Jean Sainteny. Chủ trương của Mặt trận là chống Pháp, nhưng sau này tổ chức bị chia rẽ, một số nhóm kiên trì chống Pháp đã rời bỏ mặt trận, những nhóm còn lại thì chuyển sang cộng tác với Pháp để thành lập Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ. Tổ chức này thành lập sau Hiệp định sơ bộ 6 tháng Ba, và Hội nghị trù bị Đà Lạt được tổ chức ngày 19 tháng 4. Đại diện Việt Minh có đại diện tham gia Mặt trận, nhưng sau khi được lệnh Trung ương là hợp nhất vào Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam thì một số nhóm tách ra. Lịch sử. Mặt trận Quốc gia Liên hiệp gồm đại biểu các đoàn thể: Đại diện tôn giáo gồm có: Đại diện các đoàn thể chính trị gồm có: Đại diện các lực lượng quân sự gồm có: Ban Chấp hành được thành lập với thành phần như sau: Chủ trương chính trị. Theo ông Nguyễn Kỳ Nam cho rằng: Theo ông Nguyễn Kỳ Nam, quan điểm ban đầu của Mặt trận Quốc gia liên hiệp là vừa chống Pháp vừa chống phong trào Cộng sản quốc tế: "nếu không có một Chính phủ ở Nam Kỳ, Nam Kỳ là lãnh thổ của Pháp, theo công pháp quốc tế, nước Pháp vẫn còn ở duyên hải Thái Bình Dương. Tiền đồ tổ quốc sẽ bị xô vào hai ngả hoặc bị đô hộ lại bởi thực dân, hoặc bị đô hộ lại bởi cộng sản quốc tế. Hai viễn tượng đều tai hại cho giống nòi.". Lúc đầu Mặt trận không có liên hệ gì với Hội đồng tư vấn Nam Kỳ do người Pháp thành lập và Nguyễn Văn Thinh làm chủ tịch. Trong thời gian đúng dịp phái đoàn Việt Nam Dân chủ cộng hòa tham gia Hội nghị Fontainebleau, Nguyễn Văn Xuân và Đốc phủ Chấn qua Pháp đề xuất thiết lập Nam Kỳ tự trị trong Liên bang Đông Dương, mặc dù phái đoàn Việt Nam Dân chủ cộng hòa phản đối vì họ không đại diện cho chính phủ hợp pháp. Sau khi Mặt trận Quốc gia liên hiệp ủng hộ chủ trương cho bác sĩ Nguyễn Văn Thinh thành lập chính phủ lâm thời Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ thuộc Liên Hiệp Pháp, Việt Minh và các nhóm kiên trì lập trường tiếp tục kháng chiến chống Pháp đã tách ra. Nguyễn Hòa Hiệp, Tư lệnh Đệ tam sư đoàn ra thông cáo kêu gọi lực lượng kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ ngưng chiến: "Chính phủ Pháp đã bằng lòng để cho chúng ta có quân đội và chính phủ riêng. Hai dân tộc Pháp và Nam Kỳ sẽ sống bình đẳng. Vậy các chiến sĩ đang chiến đấu, hãy ngừng chiến ngay". Sau đó, Mặt trận bị chia rẽ. Nguyễn Văn Sâm tham gia thành lập Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp. Theo ông Nguyễn Kỳ Nam, bác sĩ Lê Văn Hoạch, người của Mặt trận, chính thức thành lập chính phủ Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ thay thế chính phủ của bác sĩ Thinh. Cuối cùng theo ông Nguyễn Kỳ Nam Mặt trận sẽ ủng hộ Thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân thành lập Chính phủ Cộng hòa Nam Phần Việt Nam. Mặt trận ủng hộ việc thành lập Cộng hòa Vệ binh Việt Nam thuộc Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ. Quân đội Cao Đài là thành viên của Mặt trận được phép nhận khí giới của Pháp để lập quân đội làm nền tảng cho quân đội quốc gia sau này. Năm 1947, Mặt trận Quốc gia liên hiệp được sự cho phép của Pháp, dời Ban chấp hành về trụ sở tại Sài Gòn để cùng nhà đương cục Pháp tìm giải pháp giải quyết cuộc xung đột Pháp Việt. Chủ trương của Mặt trận đối với Pháp lúc này đã chuyển sang ủng hộ, theo đó họ tuyên bố "Chúng tôi nhìn nhận rằng người Việt Nam chịu rất nhiều ảnh hưởng văn hóa của Pháp. Hơn nữa quyền lợi của người Pháp trên giải đất này rất nhiều, và sự có mặt của người Pháp trên lãnh thổ Việt Nam cũng rất cần thiết về mặt kỹ thuật chuyên môn hầu giúp sức dân tộc Việt Nam trên đường tiến hóa theo kịp các nước láng giềng... Đó là công trình vĩ đại mà nước Pháp với tư cách người anh, người thấy có bổn phận dìu dắt dân Việt Nam đoạt được nguyện vọng chánh đáng hầu điều hòa quyền lợi giữa hai xứ và giữ vững mối tình hữu nghị giữa hai dân tộc."". Trong lúc đó, lực lượng quân sự của một số đảng phái tham gia Mặt trận vẫn chiến đấu chống Pháp tại các vùng nông thôn. Do Mặt trận đã chính thức tuyên bố ủng hộ Pháp, các đảng phái kiên trì lập trường chống Pháp đã rời bỏ Mặt trận và theo Việt Minh và Hội Liên hiệp Quốc dân do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo. Mặt trận Quốc gia Liên hiệp đến đây tan rã.
1
null
Chùa Bắc Mã là một ngôi chùa cổ tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam. Lịch sử. Tên chữ của chùa là Phúc Chí tự, có nghĩa hướng tới điều phúc, nằm tại thôn Bắc Mã, xã Bình Dương, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Địa danh cũ nơi đây là xã Bác Mã, huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn thuộc tỉnh Hải Dương xưa. Theo các tài liệu nghiên cứu, khuôn viên chùa có diện tích trên ba mẫu đất. Theo các văn bia, văn tự Hán còn lưu trữ, lịch sử chùa đã trên dưới sáu trăm năm. Chùa được xây dựng vào thời nhà Trần, khoảng cuối thế kỷ 14, sau đó được trùng tu nhiều lần. Năm 1926, chùa có một đợt trùng tu lớn và xây dựng lại quy mô hơn. Trong quá trình chuẩn bị tổng khởi nghĩa năm 1945, chùa Bắc Mã đã đóng vai trò quan trọng. Bởi đây là một ngôi chùa lớn, có uy tín trong vùng và lại nằm ở nơi có truyền thống cách mạng và trở thành căn cứ cách mạng của Mặt trận Việt Minh thời kỳ tiền khởi nghĩa và kéo dài suốt những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp. Nơi đây, sư cụ Võ Giác Thuyên thường xuyên tiếp đón các vị sư cách mạng mang danh nhà sư để dễ hoạt động. Đó là những cán bộ cách mạng đã tuyên truyền vận động nông dân Đông Triều, thợ mỏ Mạo Khê và binh lính trong các đồn bốt của Pháp cùng tập hợp lại và trở thành nòng cốt lập nên chiến khu. Kết quả là cuộc khởi nghĩa ngày ngày 8 tháng 6 năm 1945 ở Đông Triều thắng lợi, lập nên Chiến khu Đông Triều. Ngôi chùa là địa điểm lịch sử trung tâm Chiến khu Đông Triều. Kiến trúc. Đến nay chùa Bắc Mã không còn giữ được nguyên vẹn như trước, kết cấu khung kiến trúc đã bị đổ nát hoàn toàn nhưng một số hiện vật như tảng kê chân cột bằng đá xanh, rồng đá, bia đá, tháp vẫn còn giữ lại được. Nghệ thuật chạm khắc trên đá ở chùa Bắc Mã được thể hiện khá tinh xảo ở các hiện vật còn lại như bia đá, con rồng, tháp... được kết hợp một cách khéo léo nghệ thuật của các thời Trần, Lê Trung Hưng và Nguyễn. Chạm khắc đá thể hiện nét điêu khắc thời Trần qua tượng những con rồng đá được đặt ở bậc lên xuống ngôi chùa. Hiện ngôi chùa đã được phục dựng lại và đặt những con rồng đá cổ ở bậc lên xuống. Bố cục rồng gọn, đường nét rất sinh động khoẻ khoắn, thân có hình tròn lẳn, mập mạp, múp dần về phía sau đuôi, uốn khúc nhẹ. Điêu khắc đá thời Lê Trung Hưng được thể hiện rõ ở các bia đá với hình hai con rồng chầu mặt nhật, các nét chạm khắc mạch lạc, hai bên khung dọc theo thân bia là hoa lá mềm mại, cách điệu biểu hiện điêu khắc thời Lê. Di tích quốc gia. Ngày 5 tháng 9 năm 1994, Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành Quyết định số 2379/QĐ-BVHTT xếp hạng Chùa Bắc Mã là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Tuy nhiên cuối thập niên 2000 những hạng mục mới xây dựng của chùa như toà chính điện, nhà trưng bày hiện vật Đệ tứ chiến khu Đông Triều thuộc di tích chùa đã hỏng hóc nhiều phần.
1
null
Trận Đồng Quan (chữ Hán: 潼关之战, Đồng Quan chi chiến), thường gọi là trận Tiểu Quan (小关之战, Tiểu Quan chi chiến) là trận đánh diễn ra vào tháng 1 năm 537, có tính quyết định đến toàn cục cuộc chiến tranh giữa hai nước Đông Ngụy và Tây Ngụy từ tháng 12 năm 536 đến tháng giêng 537, kết quả quyền thần Tây Ngụy là Vũ Văn Thái nảy ra kỳ mưu, giành được thắng lợi, khiến cho toàn quân Đông Ngụy phải triệt thoái. Trận Tiểu Quan là trận đánh lớn đầu tiên trong 5 trận đánh lớn giữa 2 nước Ngụy, còn lại là trận Sa Uyển (537), trận Hà Kiều (538), trận Mang Sơn (543), trận Ngọc Bích (546). Nguyên nhân và Bối cảnh. Sau trận Hàn Lăng, Bắc Ngụy Hiếu Vũ đế vì bất mãn quyền thần Cao Hoan, mưu tính giết chết ông ta. Âm mưu bị tiết lộ, tháng 6 năm Vĩnh Hi thứ 3 (534), Cao Hoan mượn danh nghĩa diệt trừ bọn Hộc Tư Xuân để ra quân. Tháng 7, đế không chống nổi, chạy đến Trường An , nương nhờ Quan Tây Đại hành đài Vũ Văn Thái. Tháng 9, Cao Hoan nhổ được Đồng Quan , ủy nhiệm Hành đài thượng thư trưởng sử Tiết Du trấn thủ, rồi quay về Lạc Dương . Tháng 10, Cao Hoan lập Nguyên Thiện Kiến làm Đế, là Hiếu Tĩnh đế, đổi niên hiệu là Thiên Bình, sử gọi là Đông Ngụy. Vũ Văn Thái soái quân đánh Đồng Quan, chém Tiết Du, bắt 7000 người về Trường An, được Hiếu Vũ đế nhiệm mệnh làm Đại thừa tướng. Cùng tháng, Cao Hoan bức Hiếu Tĩnh đế dời đô Nghiệp Thành . Tháng 12 nhuận, Vũ Văn Thái hạ độc giết chết Hiếu Vũ đế, lập Nam Dương vương Nguyên Bảo Cự làm đế. Tháng giêng năm sau (535), đổi niên hiệu là Đại Thống, sử gọi là Tây Ngụy. Từ đây, hai nước tìm cách thôn tính lẫn nhau, chinh chiến mấy năm liên tiếp. Trong tháng ấy, Đại hành đài thượng thư Tư Mã Tử Như của Đông Ngụy soái bọn Đại đô đốc Đậu Thái đánh Đồng Quan. Khi ấy Vũ Văn Thái soái quân đóng đồn ở Bá Thượng , bọn Tư Mã Tử Như lui quân, từ Bồ Tân , trong đêm vượt Hoàng Hà, đánh Hoa Châu , chưa hạ được đã lui chạy. Diễn biến và Kết cục. Năm 536 (năm Thiên Bình thứ 3 nhà Đông Ngụy, năm Đại Thống thứ 2 nhà Tây Ngụy) Quan Trung xảy ra nạn đói, Đông Ngụy thừa tướng Cao Hoan thừa dịp Tây Ngụy gặp tai ương, vào tháng 12 phát hơn 10 vạn quân, chia 3 đường tiến đánh Trường An; lấy Tư đồ Cao Ngao Tào lĩnh quân đánh Thượng Lạc ; Đậu Thái tiến thẳng đến Đồng Quan, tự mình soái quân tiến đóng ở Bồ Phản . Tháng giêng năm thứ 4 (537), Cao Hoan đặt 3 đạo cầu nổi, muốn vượt sông đánh Vị Bắc . Bấy giờ Vũ Văn Thái trú quân ở Quảng Dương , lập tức triệu tập bộ tướng thương thảo đối sách. Vũ Văn Thái cho rằng: quân Đông Ngụy bắc cầu ra vẻ vượt sông, thật là khống chế quân Tây Ngụy, tạo điều kiện cho Đậu Thái tây tiến. Cao Hoan dùng binh, thường lấy Đậu Thái làm tiền phong, binh sĩ của hắn ta, nhiều lần thắng trận nên kiêu ngạo; không bằng trước hết bất ngờ tiêu diệt Đậu Thái, khiến cho Cao Hoan không đánh mà lui. Chư tướng cho rằng: như vậy không thỏa đáng vì Cao Hoan gần, Đậu Thái xa, rồi đề nghị chia quân 3 lộ chống trả. Vũ Văn Thái trở về Trường An, lại hỏi ý kiến Tuân trực sự lang trung Vũ Văn Thâm, ông ta cho rằng: nếu đánh Cao Hoan trước, Đậu Thái đến giúp thì Tây Ngụy sẽ 2 mặt thụ địch; qua đó kiến nghị: Phát kỳ binh ngầm ra Tiểu Quan (mặt nam Đồng Quan), dụ Đậu Thái ra đánh, nhân Cao Hoan dùng binh thận trọng sẽ không cứu viện kịp thời, thần tốc tiêu diệt Đậu Thái, rồi mới quay lại đánh Cao Hoan, có thể giành được toàn thắng. Vũ Văn Thái vui vẻ đồng ý. Vì thế một mặt lớn tiếng lui về giữ Lũng Hữu (phía tây Lũng Sơn) để mê hoặc đối phương, một mặt soái quân từ Trường An ra chằm Mã Mục bí mật đi về phía đông, vào ngày 17 tháng giêng đến được Tiểu Quan. Đậu Thái đột nhiên bị quân Tây Ngụy áp sát, bèn dựa núi bày trận, thảng thốt chống cự, nhưng trận thế chưa lập, đã bị tập kích nên đại bại. Đậu Thái tự sát, quân Đông Ngụy bị bắt hơn vạn người. Cao Hoan biết Đậu Thái thua trận, mượn cớ băng trên Hoàng Hà mỏng, khó lòng đến cứu, bèn rút cầu lui quân. Cao Ngao Tào cũng từ Thượng Lạc triệt thoái. Đánh giá. Vũ Văn Thái nắm rõ tình thế, lợi dụng nhược điểm của quân Đông Ngụy, tập trung binh lực, xuất kỳ bất ý, một đòn là thắng. Quân Đông Ngụy phối hợp hành động không tốt, lại khinh suất vào sâu, dẫn đến thất bại. Trải qua trận này và chiến thắng Sa Uyển cùng năm sau đó, Tây Ngụy dần chuyển từ yếu hóa mạnh, không còn quá yếm thế trước Đông Ngụy nữa.
1
null
Trận Sa Uyển (chữ Hán: 沙苑之战, Sa Uyển chi chiến), là trận đánh diễn ra vào tháng 10 năm 537, giữa hai nước Đông Ngụy và Tây Ngụy thời Nam Bắc triều trong lịch sử Trung Quốc, kết quả quân Đông Ngụy cậy đông khinh địch, dẫn đến thất bại nặng nề. Nguyên nhân và bối cảnh. Tháng 7 năm Vĩnh Hi thứ 3 (534), Bắc Ngụy Hiếu Vũ đế không chống nổi quyền thần Cao Hoan, chạy đến Trường An , nương nhờ Quan Tây Đại hành đài Vũ Văn Thái. Tháng 10, Cao Hoan lập Nguyên Thiện Kiến làm Đế, là Hiếu Tĩnh đế, đổi niên hiệu là Thiên Bình, sử gọi là Đông Ngụy. Tháng 12 nhuận, Vũ Văn Thái hạ độc giết chết Hiếu Vũ đế, lập Nam Dương vương Nguyên Bảo Cự làm đế. Tháng giêng năm sau (535), đổi niên hiệu là Đại Thống, sử gọi là Tây Ngụy. Từ đây, hai nước tìm cách thôn tính lẫn nhau, chinh chiến mấy năm liên tiếp. Nhằm rửa nỗi nhục thua trận Tiểu Quan vào tháng 1 năm 537, báo thù cho đại tướng Đậu Thái, Cao Hoan nhân lúc Vũ Văn Thái đánh chiếm Hằng Nông , đích thân soái đại quân tấn công Tây Ngụy. Diễn biến và Kết cục. Tháng 9 nhuận cùng năm (537), Cao Hoan tự soái 20 vạn đại quân Đông Ngụy từ Hồ Khẩu , ghé Bồ Tân vượt Hoàng Hà, qua Lạc Thủy, tiến đóng mé tây Hứa Nguyên , nhằm thẳng vào Trường An. Vũ Văn Thái tự soái gần vạn người từ Hằng Nông lui về bờ nam Vị Thủy, gọi quân đội các châu đến giúp. Vì muốn ngăn quân Đông Ngụy áp sát Trường An, nhân lúc kẻ địch ở xa mới đến, quân Tây Ngụy không đợi quân đội các châu, mà lập tức bắc cầu nổi qua Vị Thủy, chỉ mang theo 3 ngày lương thảo, đưa khinh kỵ vượt sông. Ngày mồng một tháng 10, quân Tây Ngụy tiến đến Sa Uyển , cách quân Đông Ngụy 60 dặm. Vũ Văn Thái một mặt phái bộ tướng Đạt Hề Vũ lĩnh vài kỵ binh đi trinh sát, một mặt cùng chư tướng thương nghị, quyết định tại nhánh sông Vị cách Sa Uyển 10 dặm về phía đông, cỏ lau um tùm, đất bùn lầy lội mà đặt mai phục. Lấy bộ tướng Triệu Quý, Lý Bật chia ra 2 bên trái – phải, bày trận bối thủy để đợi. Giữa trưa hôm sau, quân Đông Ngụy quả nhiên tiến vào trận địa phục kích, thấy quân Tây Ngụy ít, lại chưa bày trận nên tranh nhau tấn công. Vũ Văn Thái thừa dịp quân Đông Ngụy khinh địch mà hàng ngũ rối loạn, lập tức hạ lệnh xuất kích. Hai cánh phục binh của Triệu Quý, Lý Bật nổi dậy, bọn Vu Cẩn chỉ huy 6 cánh quân hăng hái chém giết, thiết kỵ của Lý Bật đón đánh quân Đông Ngụy, cắt đôi đại quân của Cao Hoan. Quân Tây Ngụy đại thắng, giết hơn 6000 người , bắt 7 vạn người , thu được 18 vạn cỗ giáp . Cao Hoan cưỡi lạc đà chạy suốt đêm trốn thoát đến bờ tây Hoàng Hà. Quân Tây Ngụy được lệnh trồng cây trên chiến trường, để kỷ niệm chiến công này. Vũ Văn Thái được thăng làm Trụ quốc đại tướng quân, tăng ấp 5000 hộ, 12 tướng lĩnh tham chiến cũng được tiến tước tăng ấp . Đánh giá. Trận Sa Uyển là một trong những trận phục kích lấy ít thắng nhiều tiêu biểu của lịch sử Trung Quốc. Trải qua trận này, cục diện cát cứ Đông – Tây Ngụy được xác lập, địa vị của chính quyền Tây Ngụy được củng cố, Đông Ngụy không còn khả năng tranh giành Quan Trung, đành chuyển hướng sang chiến trường Hà Đông (Sơn Tây ngày nay) và Hà Nam.
1
null
Liệu pháp tâm lý Hiện Sinh là một phương pháp triết lý trị liệu dựa trên niềm tin rằng xung đột nội tâm trong mỗi người là do sự đối đầu của họ với những vấn đề Tồn Sinh. Những vấn đề này, như Irvin D. Yalom đã lưu ý là: sự không tránh khỏi cái Chết, Tự Do và vấn đề lĩnh nhận trách nhiệm, Hiện Sinh cô lập (liên quan tới Hiện tượng học) và cuối cùng là Tính Vô Nghĩa – Phi Lý. Bốn điều này được xem là những quan tâm chính yếu và là nền tạo dựng nên hình hài liệu pháp tâm lý Hiện Sinh, đem lại bộ khung giúp các nhà trị liệu khái niệm hoá các vấn đề của thân chủ để phát triển một phương pháp trị liệu. Trong trường phái trị liệu Hiện Sinh của Anh quốc (Cooper, 2003), những nan đề này được xem như những căng thẳng và những nghịch luận về bốn chiều cạnh của tồn tại Người: cái thân xác, cái cộng đồng xã hội, cái cá nhân và vùng lãnh địa tinh thần (Umwelt, Miwelt, Eigenwelt và Uberwelt). Nền tảng. Các triết gia là những người đặc biệt hợp với việc phát triển tâm lý liệu pháp này, và công trình của họ đã trực tiếp hướng tới diễn giải về tồn tại người. Nhưng những phong trào triết học có tầm quan trọng nhất và đã trực tiếp lĩnh nhận trách nhiệm cho việc tạo sinh nên Hiện Sinh liệu pháp phải kể đến Hiện Tượng Học và Triết học Hiện Sinh. Khởi điểm của Triết học Hiện Sinh (xem Warnock, 1970; Mace, 1999; Van Deurzen và Kenward, 2005) có thể truy nguyên về thế kỉ 19 với công trình của Kierkegaard và Nietzsche. Cả hai đều xung đột với chủ nghĩa duy tâm đang thống trị tại thời đó và nhắm tới khám phá thực tại như nó được trải nghiệm bởi niềm mê say và theo cách thức cá nhân. Kierkegaard (1813 – 1855) chống đối dữ dội với sự hiểu biết sai lầm phổ biến và sự lạm dụng giáo điều Thiên chúa giáo và với cái gọi là "khách quan" của khoa học (Kierkegaard, 1841, 1844). Ông cho rằng cả hai đều là những cách trốn tránh nỗi lo âu từ vấn đề tồn tại Người. Kierkegaard rất xem thường cách sống chỉ thông qua những thứ xung quanh anh và tin rằng chỉ có thể khám phá tận mức chân lý một cách chủ quan qua hành động của cá nhân. Điều thiếu hụt nhất là sự cam đảm của con người dám lãnh nhận niềm tin và sống với niềm đam mê và giao ước từ sâu thẳm nội tâm của Tồn tại. Nó bao hàm cả cuộc đấu tranh miên viễn giữa cái vô thường và cái thường hằng trong bản chất chúng ta như một phần của nhiệm vụ khó khăn trong việc tạo sinh nên cái Bản Ngã và kiếm tìm ý nghĩa. Hệt như chính Kierkegaard đã sống như lời ông nói trong sự cô độc và cười nhạo suốt một đời. Nietzsche (1844 – 1900) đẩy thứ triết học về tồn sinh này xa hơn nữa. Khởi điểm của ông là quan điểm cho rằng Chúa Đã Chết, rằng cái ý nghĩ về Chúa đã quá cùn mòn hủ lậu và bị giới hạn (Nietzsche, 1861, 1874, 1886) và rằng đã tới lúc chúng ta phải định giá lại Tồn Sinh trong ánh sáng này. Ông gọi mời con người hãy phá tung những gông cùm luân lý và cái xã hội u đày này để khám phá ý chí tự do mà sống theo ước muốn của riêng mình. mà giờ chỉ còn lưu giữ trong triết thuyết của ông mà thôi. Ông khích lệ con người vượt thoát khỏi nền văn minh và chọn lựa những chuẩn thức cho riêng mình. Các chủ đề Hiện Sinh quan trọng về Tự Do, Quyết Chọn, Trách Nhiệm và Cam Đảm đã được đưa ra lần đầu tiên. Trong khi Kierkegaard và Nietzsche hướng chú ý vào các vấn đề tồn tại người cần được chú ý thì Hiện tượng học của Husserl (Husserl, 1960, 1962; Moran, 2000) đã đưa ra một phương pháp để hướng chúng vào một cách giải quyết chặt chẽ. Ông cho rằng khoa học tự nhiên dựa trên giả định rằng chủ thể và khách thể là phân tách và rằng kiểu Nhị Nguyên chủ nghĩa này sẽ chỉ dẫn tới sai lầm mà thôi. Ông đề xuất một mô thức mới mang tính toàn vẹn để khảo sát và nhận hiểu về thế giới và kinh nghiệm của chúng ta về thế giới ấy.
1
null
Sồi Anh (danh pháp hai phần: Quercus robur) hay hạ lịch, là một loài sồi bản địa phần lớn châu Âu và đến Anatolia và Kavkaz, và một số khu vực Bắc Mỹ. "Quercus robur" là cây lớn rụng lá, với chu vi của thân cây lớn từ 4–12 m. "Q. robur" có lá thùy và gần như không cuống, dài 7–14 cm. Hoa nở vào giữa mùa xuân, trái chín vào mùa thu tiếp theo. Quả đầu dài 2-2,5 cm.
1
null
The Sky Crawlers (スカイ·クロラ) là một phim anime do Oshii Mamoru đạo diễn. Bộ phim được chuyển thể từ bộ tiểu thuyết cùng tên do Mori Hiroshi thực hiện. Production I.G đã thực hiện việc chuyển thể bộ tiểu thuyết, kịch bản viết bởi Itō Chihiro, Nishio Tetsuya lo phần thiết kế nhân vật và âm nhạc được soạn bởi Kawai Kenji. Các hiệu ứng 3D được thực hiện bởi Polygon Pictures hãng đã từng tham gia thực hiện hiệu ứng của phim . Phim lấy bối cảnh trong một lịch sử giả tưởng nơi thế giới đang hòa bình nhưng do bản chất của các dân tộc là chiến tranh và xâm lược cũng như căng thẳng giữa các dân tộc này đang dâng cao. Nên để có thể khống chế bản chất đó và ngăn chiến tranh xảy ra các công ty tư quân sự tư nhân mọc lên và bắt đầu thuê các chiến binh để chiến đấu với nhau giữ cân bằng sức mạnh giữa các bên. Bộ phim xoay quanh nhóm phi công Kildren (キルドレ) tại một sân bay quân sự tư nhân, vốn là những người trường sinh và sống mãi mãi chỉ chết trong chiến đấu nhưng cũng chỉ sống để chiến đấu, vì thế mỗi ngày bình thường của họ luôn được xem như ngày cuối cùng trên thế giới vì họ có thể hy sinh ngay ngày mai. Bộ phim đã giành được các giải thưởng trong các liên hoan phim quốc tế khác nhau và sau đó được dịch và lồng tiếng thành các thứ tiếng khác nhau để tiến hành phát hành và phát sóng trên thế giới. Sản xuất. Đây là bộ phim đầu tiên mà đạo diễn Oshii Mamoru thực hiện sau bộ phim công chiếu vào năm 2004. Ông nói rằng phần khó khăn nhất là việc đạo diễn miêu tả tâm lý nhân vật, để diễn tả được ông phải đặt mình vào vị trí của các nhân vật với mong muốn bay vút lên bầu trời bao la tuyệt đẹp. Cũng qua bộ phim này đạo diễn muốn cho thế hệ trẻ biết giá trị của cuộc sống. Bối cảnh của bộ phim được thực hiện trong khoảng giữa tập một và hai của bộ tiểu thuyết. Dù cốt truyện và thế giới hoàn toàn bám theo phiên bản gốc của tiểu thuyết nhưng cũng có một số điểm khác biệt kể trong đó có phần kết của bộ phim. Điểm khác biệt như mái tóc của nhân vật được minh họa trong tiểu thuyết hơi khác với trong phim vì đạo diễn muốn mô tả cảnh tóc bay trong gió... Có khoảng 60 đến 70 người đã tham gia tuyển chọn để lồng tiếng cho các nhân vật trong phim. Phát hành. "The Sky Crawlers" đã công chiếu tại các rạp ở Nhật Bản vào ngày 02 tháng 8 năm 2008 với việc phân phối do Warner Bros. Pictures Japan đảm nhiệm. Sony Pictures hiện đang giữ bản quyền phiên bản tiếng Anh của bộ phim để tiến hành phát hành trên thị trường quốc tế, Manga Entertainment thì đăng ký tại Anh và Ireland các phiên bản ngôn ngữ cũng được thực hiện và phân phối tại các quốc gia như Pan Vision đăng ký tại Đan Mạch và Thụy Điển, Wild Side Video đăng ký tại Pháp, Ein's M&M đăng ký tại Hàn Quốc và Mighty Media đăng ký tại Đài Loan. Âm nhạc. Kawai Kenji đảm nhận việc biên soạn các bản nhạc dùng trong phim. Album chứa các bản nhạc này đã phát hành vào ngày 25 tháng 7 năm 2008. Đón nhận. "The Sky Crawlers" đã giành được giải "Phim kỹ thuật số của tương lai" tại Liên hoan phim quốc tế Venezia lần thứ 65 cũng như tại Liên hoan phim quốc tế Toronto năm 2008. Bộ phim cũng đã tham gia Liên hoan phim quốc tế Sitges nơi phim nhận được ba giải thưởng là: Giải của nhà phê bình Jose Luis Guarner, Giải âm nhạc xuất sắc nhất (cho Kawai Kenji) và giải được trao bởi Carnet Jove Jury cho "Hình ảnh ấn tượng nhất cho giới trẻ". Ngoài ra "The Sky Crawlers" cũng đã tham gia Liên hoan phim quốc tế Helsink và Liên hoan phim quốc tế Stockholm. Bộ phim cũng được đề cử giải "Hình ảnh phim xuất nhất" tại Hàn lâm viện Báo chí quốc tế. Cũng như được gửi để tranh giải "Phim hoạt hình xuất sắc nhất" tại lễ trao giải Oscar lần thứ 81. Bộ phim nhận được các đánh giá tích cực từ các nhà phê bình. Rotten Tomatoes đã đánh giá bộ phim là 78% dựa trên 9 bài đánh giá và Anime News Network đánh giá bộ phim là B+.
1
null
Mitr Chaibancha (tiếng Thái: มิตร ชัย บัญชา, sinh ngày 28 tháng 1 năm 1934 tại Phetchaburi, Thái Lan - mất ngày 08 tháng 10 năm 1970) là một diễn viên điện ảnh Thái Lan đã tham gia 266 bộ phim 1956-1970. Ông mất ngày 08 tháng 10 năm 1970 tại bãi biển Dongtan, Jomtien, Pattaya, sau khi rơi xuống từ một máy bay trực thăng trong khi quay phim của một diễn viên đóng thế cho cảnh cuối cùng của "Insee thong" (Đại bàng Vàng). Ở đỉnh cao của sự nghiệp của mình trong những năm 1960, Mitr, cùng với Petchara Chaowarat, đã thực hiện một loạt các bộ phim thành công tràn ngập các rạp chiếu phim Thái Lan. Trong số 75 đến 100 bộ phim sản xuất mỗi năm của ngành điện ảnh Thái Lan trong thời gian này, Mitr đóng vai chính trong gần một nửa trong số đó. Tiểu sử. Mitr sinh ra trong nghèo đói với tên khi sinh là Pichet Pumhem. Cha mẹ anh chia tay nhau khi cậu còn là một trẻ sơ sinh. Lúc lên 8 tuổi, Mitr và mẹ chuyển đến Bangkok, nơi cậu đã được ghi danh một trường Muay Thái. Anh trở thành nhà vô địch Muay Thái hạng nhẹ của trường mình vào năm 1952, và đã tiếp tục giành chiến thắng ba danh hiệu hạng nhẹ. Sau khi học xong trung học, anh học tại trường Cao đẳng Pranakhon. Ông sau đó đã được chấp nhận vào trường hàng không Không quân Hoàng gia Thái Lan, nơi anh đã được huấn luyện làm phi công. Sau khi tốt nghiệp, anh làm người hướng dẫn bay tại Căn cứ không quân hoàng gia Thái Don Muang. Năm 1956, một số bạn bè đưa bức ảnh của anh cho nhà báo Kingkaew Kaewprasert, người đã giới thiệu anh với Surat Pukkawet, biên tập viên của một tạp chí điện ảnh. Lâu trước khi Mitr đóng vai chính trong bộ phim đầu tiên của mình, "Chart Sua" ("Bản năng hổ"). Sau đó ông đã quyết định thay đổi tên của mình từ Pichet Pumhem thành Mitr Chaibancha. Anh đã thu hút sự chú ý của người hâm mộ điện ảnh sau khi đóng vai chính trong "Chao Nakleng" ("trùm gangster"), bằng cách sử dụng tên nhân vật Rom Ritthikrai từ loạt tiểu thuyết của tác giả Sake Dusit "Insee Daeng" ("Đại bàng đỏ"). Ông kết hôn với vợ mình, Jaruwan, vào năm 1959. Năm 1961, một con trai, Yuthana, hoặc Ton, được sinh ra. Tuy nhiên, họ đã ly hôn.
1
null
Arang Sử đạo truyện hay A Nương Sử Đạo Truyện (Hangul: 아랑사또전) là một bộ phim truyền hình Hàn Quốc sản xuất bởi MBC. Kinh phí sản xuất bộ phim là khoảng 10 tỉ won. Nội dung. Một bộ phim cổ trang lãng mạn, hài hước xoay quanh một cái chết oan uổng của một cô gái do âm mưu của Nhũ mẫu độc ác vào thời Triều Tiên dựa theo "Truyền thuyết Arang" (A Nương Truyền Thuyết). Vị sử đạo trẻ tuổi Lee Eun Oh (Lý Ân Ngộ), người có khả năng nhìn thấy hồn ma, tình cờ gặp ma nữ Arang (A Nương) bị chết oan đã giúp đỡ cô đi tìm sự thật và bắt đầu mối tình người-ma lãng mạn. Truyền thuyết Arang: Truyền thuyết đã gắn liền với Lĩnh Nam Lâu Mật Dương, tỉnh Gyung Sang Nam (Khánh Thượng Nam). A Nương có tên thân sinh là Yoon Dong Ok (Doãn Đông Ngọc), cô là con gái của Phó sứ vùng Mật Dương, tỉnh Khánh Thương. A Nương mồ côi mẹ từ nhỏ nên sống cùng nhũ mẫu, cô lớn lên trở thành một thiếu nữ vô cùng xinh đẹp. Tuy nhiên, bà nhũ mẫu hiểm độc và người hầu luôn tìm kế để hãm hại A Nương. Một ngày nọ, vào buổi đêm khi A Nương ra ngoài để ngắm trăng họ đã tìm cách làm nhục cô. A Nương quyết kháng cự đến cùng để bảo vệ trinh tiết, và kết cục là đã bị đâm chết và bị vứt vào bụi tre. Sau khi vị Phó sứ nghe tin rằng A Nương đã tư thông với đàn ông bên ngoài và cùng nhau bỏ trốn thì ông đã xin từ quan. Từ đó trở đi ở Mật Dương, mỗi khi có Phó sứ mới đến nhậm chức thì vào đêm đầu tiên luôn xuất hiện một xác chết rất đáng ngờ. Do đó, tất cả các quan lại đều trở nên e ngại chức vụ này. Lúc này, một vị quan họ Lee là một người gan dạ, anh dũng đã tự nguyện đến nhậm chức Phó sứ Mật Dương. Vào đêm đầu tiên được bổ nhiệm, oan hồn của Arang lại xuất hiện và vị Phó sứ đã biết được chuyện về cái chết đầy oan ức của Arang. Vị Phó sứ hứa rằng sẽ rửa oan để hoàn thành ước nguyện của cô. Vị quan họ Lee đã nhanh chóng bắt được và trừng trị kẻ đã hãm hại Arang. Thi hài của Arang cũng được tìm ra và đưa đi mai táng. Từ đó trở đi, oan hồn Arang không xuất hiện nữa. Hiện nay, ở dưới Lĩnh Nam Lâu vẫn còn lưu giữ miếu thờ cúng oan hồn Arang, và câu chuyện bi thương ở Lĩnh Nam Lâu vẫn luôn được lan truyền... Diễn viên. Diễn viên phụ Khách mời
1
null
Phetchaburi (tiếng Thái: เพชรบุรี) là một thị xã ở miền trung Thái Lan, thủ phủ của tỉnh Phetchaburi ("thesaban mueang"). Trong tiếng Thái, Phetchaburi có nghĩa là thành phố của kim cương ("Buri" nghĩa là thành phố trong tiếng Phạn). Thị xã cách khoảng 160 km về phía nam thủ đô Bangkok, ở cuối phía bắc của bán đảo Thái Lan. Vào năm 2005, thị xã có dân số 26.181 người và bao gồm hai "tambon" Tha Rap và Khlong Krachaeng. Sông Phetchaburi chảy qua trung tâm của thị xã. Khu vực này có địa hình chủ yếu là bằng phẳng, trừ một ngọn đồi ở vùng ngoại ô của thị xã (gọi là Khao Wang). Cung điện hoàng gia tên là Phra Nakhon Khiri và là một trong các ngôi chùa (wat) tọa lạc trên đỉnh của Khao Wang. Ngọn đồi và thị xã đã là địa điểm của một lễ hội hàng năm, được gọi là hội chợ Phra Nakhon Khiri. Lễ hội kéo dài tám ngày vào đầu tháng hai và bao gồm một chương trình âm thanh và ánh sáng và vũ đạo Thái cổ điển. Hoa biểu tượng chính thức của thị xã là hoa đại. Phetchaburi được biết đến với các món tráng miệng truyền thống của Thái Lan. Nổi tiếng nhất là một món tráng miệng sữa trứng được gọi là "Khanom Mor Gaeng". Các món tráng miệng phổ biến khác bao gồm món ảnh hưởng của Bồ Đào Nha "yip thong", "thong yod", và "foi thong".
1
null
Thomas Sylvester "Tom" Taylor (4 tháng 12 năm 1880 – 15 tháng 8 năm 1945) là một cầu thủ bóng đá nghiệp dư người Canada thi đấu tại Thế vận hội Mùa hè 1904. Ông sinh ra tại Ontario. Năm 1904 ông là thành viên đội Galt F.C., giành huy chương vàng môn bóng đá Nam. Ông chơi cả hai trận ở vị trí tiền đạo và ghi ba bàn thắng.
1
null
Tàu phóng lôi lớp Turya (tiếng Anh: "Turya class torpedo boat", tiếng Nga:"Торпедные катера проекта 206-М") là tên gọi của NATO cho loại tàu phóng lôi cánh ngầm cao tốc lớp T-68 thuộc đề án 206M Shtorm (Project 206-M Shtorm) do Liên Xô nghiên cứu, thiết kế và phát triển dựa trên Tàu phóng lôi lớp Shershen vào những năm 1970 của thế kỉ 20. Thiết kế và phát triển cùng khả năng. Thật ra thì Tàu phóng lôi lớp Shershen- nguyên bản phát triển của tàu phóng lôi lớp Turya cũng là tên gọi của NATO đối với tàu phóng lôi cao tốc lớp T-3 thuộc đề án 206 Shtorm (Project 206 Shtorm) cũng do Liên Xô thiết kế và sản xuất. Chữ "M" ở cụm số từ "dự án 206" thực ra là viết tắt của chữ "Modernizirovannyj" có nghĩa là "hiện đại hóa" trong tiếng Nga. Có nghĩa là đề án tàu phóng lôi 206M là phiên bản biến thể hiện đại hóa của dự án tàu phóng lôi 206. Sau khi hoàn thành thành công tàu phóng lôi cao tốc lớp T-3 thuộc đề án 206 vào những năm 1960 thì Liên Xô vẫn tiếp tục nghiên cứu và đã cho ra đời phiên bản hiện đại hóa của nó mang tên tàu phóng lôi cao tốc lớp T-68 thuộc đề án 206M (Tàu phóng lôi lớp Turya). Với một số cải tiến mới, phiên bản T-68 có trọng lượng nặng hơn (tăng từ 172 lên 220 tấn) phiên bản T-3 nhưng vẫn giữ nguyên vận tốc 40 hải lý/giờ, thay bệ phóng tên lửa phòng không tầm thấp SA-N-5 bằng pháo phòng không AK-725 57 mm 2 nòng (phiên bản hải quân của pháo phòng không S-60 AZP 57 mm), 1 pháo đa năng 2M-3M 25 mm 2 nòng, loại bỏ giá rải mìn. Tàu có trang bị các loại radar mới, thêm sonar giúp phát hiện tàu ngầm nhưng các phiên bản xuất khẩu lại không có sonar. 4 ống phóng ngư lôi 533 mm có khả năng tiêu diệt các chiến hạm trên mặt nước và cả các tàu ngầm; loại ngư lôi trang bị là loại 53-VA cỡ 533mm có chiều dài 7,9m, nặng 2 tấn và lắp đầu nổ nặng 210 kg. Ngư lôi có độ sâu chiến đấu 6-8m, độ sâu sục sạo 12-16m, tốc độ 29 km/h, cự li bắn 11 km. Sau này còn có 1 phiên bản nâng cấp khác của Turya mang tên Turya PTF với tốc độc tăng lên 42 hải lý/giờ, cơ cấu vũ khí giữ nguyên, chỉ nâng cấp ống phóng lôi. Tình trạng hoạt động và các nước sử dụng. Hiện còn khoảng 26-30 tàu tên phóng lôi T-68 còn hoạt động. Từ những năm 1972 đến 1976, Liên Xô bắt đầu xuất khẩu một số tàu T-68 cho các đồng minh xã hội chủ nghĩa của mình nhưng không nhiều nước có loại tàu này, tàu phóng lôi T-3 Shershen được xuất khẩu nhiều hơn. Các nước sử dụng: Hải quân Liên Xô cũ. - 1 ở Hạm đội Baltic - 1 ở Hạm đội Biển Đen - 3 ở Hạm đội Caspi
1
null
Xã Bensalem () là một xã thuộc quận Bucks, tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của xã này là 60.427 người. Các thắng cảnh và điểm tham quan. Trên đường Knights, Bensalem cũng có Đền thờ Phật giáo Mongkoltepmunee hay còn gọi là Wat Mongkoltepmunee. Ngôi đền này, là ngôi đền duy nhất thuộc loại này ở Hoa Kỳ, là một bản sao chính xác của một ngôi đền ở Bangkok.
1
null
Xã Ferguson () là một xã thuộc quận Clearfield, tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của xã này là 444 người. Địa lý [ sửa nguồn ]. Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ , thị trấn có diện tích tổng cộng 23,8 dặm vuông (62 km 2 ), trong đó, 61 km 2 là đất và 0,52 km 2 (0,67%) là nước. Nhân khẩu học [ sửa nguồn ]. Theo điều tra dân số  năm 2000, có 410 nhân khẩu, 158 hộ gia đình và 114 gia đình sống trong thị trấn. Các mật độ dân số là 17,4 người trên mỗi dặm vuông (6,7 / km²). Có 200 đơn vị nhà ở với mật độ trung bình 3,3 / km². Thành phần chủng tộc của thị trấn là 99,27% Da trắng , 0,24% châu Á , 0,24% cư dân Đảo Thái Bình Dương , 0,24% là các chủng tộc khác . Có 158 hộ, trong đó 29,7% có trẻ em dưới 18 tuổi sống cùng, 62,0% là các cặp vợ chồng sống chung, 6,3% có chủ hộ là nữ không có chồng và 27,8% là những người không có gia đình. 24,7% của tất cả các hộ gia đình đã được tạo thành từ các cá nhân, và 11,4% có người sống một mình 65 tuổi trở lên có người sống một mình. Quy mô hộ trung bình là 2,59 và quy mô gia đình trung bình là 3,10. Trong thị trấn, dân số được trải đều, với 24,9% dưới 18 tuổi, 8,0% từ 18 đến 24, 28,3% từ 25 đến 44, 22,0% từ 45 đến 64 và 16,8% từ 65 tuổi trở lên. . Tuổi trung bình là 37 tuổi. Cứ 100 nữ thì có 105,0 nam. Cứ 100 nữ 18 tuổi trở lên, đã có 106,7 nam giới. Thu nhập trung bình cho một hộ gia đình trong thị trấn là $ 30,250, và thu nhập trung bình cho một gia đình là $ 36,625. Nam giới có thu nhập trung bình là 27.841 đô la so với 16.111 đô la đối với nữ giới. Các thu nhập bình quân đầu người cho các thị trấn là $ 14.337. Khoảng 9,9% gia đình và 11,2% dân số ở dưới mức nghèo khổ , bao gồm 3,1% những người dưới 18 tuổi và 19,0% những người từ 65 tuổi trở lên.
1
null
Xã Jordan (tiếng Anh: "Jordan Township") là một xã của Quận Lycoming, bang Pennsylvania, Hoa Kỳ. Theo điều tra dân số Mĩ năm 2000 thì tổng số dân của xã là 878. Xã là một phần của vùng thống kê đô thị Williamsport, Pennsylvania. Lịch sử. Xã Jordan được hình thành từ phần phía đông của xã Franklin vào ngày 7 tháng 2 năm 1854. Xã được đặt theo tên Alexander Jordan, chủ tịch thẩm phán của tòa án quận lúc xã mới được hình thành. William Lore, người định cư đầu tiên của xã này vào năm 1812 đã khai hoang một thửa đất và xây dựng nhà cửa, những người khác cùng theo ông và đã tạo nên xã Jordan bây giờ. Ngành công nghiệp gỗ đóng vai trò rất quan trọng đối với xã trong 70 năm đầu tiên hình thành. Những khu rừng nguyên sinh lâu năm trên các ngọn đồi và thung lũng đã được đốn hết vào cuối thế kỉ 19. Ngày nay các khu rừng ấy phần lớn trở thành rừng thứ sinh. Địa lý. Xã Jordan giáp với quận Sullivan ở phía đông bắc, quận Columbia ở phía đông nam và xã Franklin ở phía tây. Xã nằm ở phần cực đông phía nam của quận Lycoming.
1
null
Xã Main () là một xã thuộc quận Columbia, tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của xã này là 1.236 người. Khu vực này có dân định cư vào năm 1772 và thành lập vào năm 1844. Ngành công nghiệp sắt đã từng thịnh hành ở thị trấn. Xã Main nằm ngay phía nam của trung tâm quận Columbia và giáp với phía bắc của sông Susquehanna, được bao bọc bởi những con sông cao 500 foot (150 m). Cộng đồng chưa hợp nhất Mainville nằm ở trung tâm xã. Các rặng núi Nescopeck và núi Catawissa băng qua thị trấn ngay phía nam Mainville, ngăn cách bởi một khe nước do rạch Catawissa tạo thành.
1
null
Xã Marion () là một xã thuộc quận Beaver, tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ. Dân số tại đây là 799 người tại điều tra dân số năm 2020. Xã là một phần của Khu vực đô thị Pittsburgh. Vị trí địa lý. Thị trấn nằm ở phía đông bắc Hạt Beaver. Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, thị trấn có tổng diện tích , trong đó là đất và , hay 2,26%, là nước.
1
null
Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà là một khu bảo tồn thiên nhiên thuộc địa phận của 4 huyện: Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Cam Lâm, Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Địa lý. Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà nằm cách thành phố Nha Trang khoảng 30 km đường chim bay và khoảng 60 km đường đi ô tô. Bao gồm nhiều dãy núi liên tiếp, có độ cao tuyệt đối 1.578 m. Với tọa độ: 12°01’45" đến 12°12’00" vĩ bắc và 108°54’04" đến 109°05’00" kinh đông. Từ Quốc lộ 1, đoạn qua xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, rẽ vào con đường nhỏ sát chân núi, cạnh hồ Suối Dầu để bắt đầu hành trình chinh phục Hòn Bà. Con đường 37 km từ Suối Dầu lên đỉnh Hòn Bà với những khúc cua cùi chỏ sẽ thỏa mãn đam mê đối với những người ưa mạo hiểm. Khu bảo tồn Hòn Bà có tổng diện tích là 20.978,3 ha; bao gồm các phân khu chức năng: Đối với vùng đệm sẽ khảo sát và được hình thành một dự án riêng. Khí hậu. Hòn Bà nằm trên một vị trí khá cao, hơn 1.500 m so với mức nước biển, có khí hậu mát mẻ quanh năm, được ví như Đà Lạt thứ hai của Miền Trung, độ ẩm quanh năm cao vì có mưa thường xuyên trong suốt năm. Lịch sử. Hòn Bà khám phá bởi bác sĩ Alexandre Yersin vào ngày 22 tháng 9 năm 1863. Từ năm 1915, ông đã xây dựng trại nghiên cứu tại cao độ 1.500 m trên đỉnh Hòn Bà, nơi đây đã thực hiện nhiều chương trình thực nghiệm, gây trồng và sử dụng các loài cây thuốc (ngày nay vẫn còn vài dấu tích). Trong số đó, có cây ký ninh ("Cinchona ledgeriana") được nhập từ Nam Mỹ. Để tưởng nhớ đến bác sĩ Yersin, tỉnh đã cho phục dựng ngôi nhà của ông trên nền cũ tại đỉnh Hòn Bà. Đặc biệt ông còn có công điều tra phát hiện nhiều loài thực vật quý hiếm tại Hòn Bà, được vinh danh mang tên cho vài loài tiêu biểu như: trương hùng ("Reevesia yersinii"), chè Hòn Bà("Thea yersinii"). Khu bảo tồn Hòn Bà được thành lập theo quyết định số 98/2005/QĐ-UBND, ngày 15/12/2005 của UBND tỉnh Khánh Hòa với các mục tiêu và nhiệm vụ sau<ref name=98/2005/QĐ-UBND></ref>: Hệ thực - động vật. Thảm thực vật rừng. Theo kết quả điều tra khảo sát, có thể phân loại thảm thực vật rừng ở Hòn Bà theo các kiểu sau: Hệ thực vật rừng. Hệ thực vật rừng ở Hòn Bà thể hiện sự đa dạng rõ nét: số liệu điều tra thống kê ban đầu có khoảng 592 loài thực vật bậc cao, thuộc 401 chi và 120 họ; trong đó: thông đất và dương xỉ có 73 loài, ngành hạt trần có 8 loài và ngành hạt kín có 511 loài. Ngoài các thành phần cây lá kim, tại đây còn có sự hiện diện của những loài thuộc các họ chỉ phân bố ở đai khí hậu á nhiệt đới hoặc ôn đới như: họ Đỗ quyên (Ericaceae), họ Thích (Aceraceae), họ Nguyệt quế (Lauraceae), họ Ráng tiên tọa (Cyatheaceae)... Hệ động vật rừng. Theo kết quả thống kê sơ bộ cho thấy hệ động vật rừng bao gồm 255 loài thuộc 88 họ; nằm trong 4 lớp thú, chim, bò sát và ếch nhái. Đặc biệt có sự hiện diện của các đàn Chà vá chân đen và Vượn bạc má. Giá trị đa dạng sinh học. Giá trị về khoa học: trong danh lục thực vật Hòn Bà đã thống kê được 43 loài quý hiếm được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam, trong đó đáng kể là các loài thông lá dẹt ("Pinus krempfii"), pơ mu ("Fokienia hodginsii"), hồng quang ("Rhodoleia championii"), gõ đỏ ("Afzelia xylocarpa"), trắc dây ("Dalbergia annamensis"), mun ("Diospyros mun"), xoay ("Dialium cochinchinensis")...
1
null
Sir John Bertrand Gurdon (sinh ngày 02 tháng 10 năm 1933) là một nhà sinh vật học Anh. Ông được biết đến với nghiên cứu tiên phong của mình trong cấy ghép nhân và nhân bản. Ông đã được trao giải thưởng Lasker và giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 2012. John Gurdon đã chia sẻ giải Nobel Y học với ông Yamanaka Shinya, ông thường được gọi là "bố già của lĩnh vực sinh sản vô tính" nhờ vào những công trình nghiên cứu về tế bào gốc của ông. Ông Gurdon, sinh năm 1933, trở nên nổi tiếng trong giới khoa học vào năm 1962 khi công bố nghiên cứu tìm thấy mã gien từ tế bào trong ruột con ếch và cấy tế bào này vào trứng một con ếch tạo ra con nòng nọc. Sự nghiệp. Sau khi theo học Eton College, Gurdon học tiếp ở Christ Church, Oxford, nghiên cứu kinh điển, nhưng chuyển sang động vật học. Đối với đề tài tiến sĩ của ông, ông đã nghiên cứu cấy ghép hạt nhân trong các con ếch "Xenopus" với Michael Fischberg tại Oxford, và sau đó đã nghiên cứu sau tiến sĩ tại Caltech.. Chức vụ đầu của ông tại Khoa động vật học học của Đại học Oxford (1962-1971). Gurdon đã dành nhiều thời gian trong sự nghiệp nghiên cứu của ông tại Cambridge, Anh, đầu tiên tại Phòng thí nghiệm Sinh học phân tử MRC (1971-1983) và sau đó tại Khoa Động vật học, Đại học Cambridge (1983-nay). Năm 1989, ông là một thành viên sáng lập của Viện Wellcome/CRC Sinh học tế bào và ung thư (sau này Wellcome / CR Vương quốc Anh) ở Cambridge, và là Chủ tịch viện này cho đến năm 2001. Ông là một thành viên của Hội đồng đạo đức sinh học 1991-1995 Nuffield, và bậc thầy của Magdalene College, Cambridge, Cambridge từ 1995 đến 2002.
1
null
Browning M2 (hoặc Browning.50 caliber machine gun) là súng máy hạng nặng được thiết kế vào thời điểm cuối Chiến tranh thế giới thứ nhất bởi John Browning. Nó có cấu tạo rất giống với 2 mẫu súng máy hạng nặng khác là Browning M1917 và Browning M1919. M2 Browning dùng loại đạn 12,7x99mm (.50 BMG), còn 2 khẩu súng máy kia dùng loại đạn 7,62x63mm Springfield (.30-06 Springfield). Từ năm 1933 cho đến nay, hàng chục quốc gia trên thế giới đã mua khẩu súng này từ Hoa Kỳ để trang bị cho quân đội của họ. Nó có nhiều ưu điểm như: dễ sử dụng, dễ nạp đạn, bắn khá chính xác. Mặc dù nó không thể cầm tay, nhưng nó có thể gắn trên bệ chống ba chân, xe jeep, thiết giáp, máy bay, xe tăng, tàu chiến... M2 Browning rất đa năng, có thể chống bộ binh, các phương tiện cơ giới hạng nhẹ, chống máy bay... Tất nhiên là qua thời gian dài như vậy, loại súng này đã trải qua nhiều cải tiến với nhiều phiên bản khác nhau, những khẩu M2 sử dụng hiện nay không hoàn toàn giống như nguyên bản nữa.
1
null
Trận Saarbrücken là một trận đánh quy mô nhỏ, đồng thời là trận đánh đầu tiên trong cuộc chiến tranh Pháp-Phổ, diễn ra vào ngày 2 tháng 8 năm 1870. Đây là chiến dịch tấn công đầu tiên của cuộc chiến tranh, đồng thời là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng mà quân đội Pháp chiến đấu trên lãnh thổ Đức trong cuộc chiến. Trong trận đụng độ này, các lực lượng thuộc quân đội đế chế Pháp do các tướng Charles Auguste Frossard và François Achille Bazaine chỉ huy đã đánh bật một lực lượng quan sát bị áp đảo nặng nề về quân số của quân đội Phổ do đại tá Eduard von Pestel chỉ huy. Từ những khía cạnh "chiến tranh và xã hội", cuộc đụng độ tại Saarbrücken mang tầm vóc chính trị hơn là quân sự: trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, nó là một thắng lợi của triều đại nhà Bonaparte của Pháp. Quân Pháp đã chiếm đóng Saarbrücken trong vòng 4 ngày sau trận đánh này và không thể khai thác thành quả của mình. Năm 1870, cuộc chiến tranh Pháp-Phổ bùng nổ, và vào cuối tháng 7 năm đó giới chỉ huy Pháp đã thực hiện kế hoạch phòng vệ biên giới Pháp bằng việc giáng đòn vào các lực lượng tiên phong của Đức. Hoàng đế Pháp là Napoléon III đã phát động cuộc tấn công nước Phổ vào ngày 1 tháng 8. Vào ngày 2 tháng 8, các quân đoàn Pháp đã tiến được 10 dặm Anh trên các con đường tại Đức, song đã liên tiếp vấp phải sự kháng cự của các đội tuần tra của Phổ. Trong ngày hôm đó, 6 sư đoàn thuộc quân đoàn II của Frossard – một sủng thần của hoàng gia Pháp – và quân đoàn III của Bazaine đã thâm nhập vào thị trấn Saarbrücken, nơi có một đội quân gồm 1 tiểu đoàn Hohenzollern và 4 sư đoàn thương kỵ binh sông Rhine của Phổ cùng một vài khẩu pháo. Tuy lực lượng yếu nhưng sự khéo léo của người chỉ huy đạo quân này là von Pestel đã khiến cho đối phương nghĩ rằng họ đang đương đầu với một quân đoàn Phổ. Theo một sĩ quan của Frossard, quân Pháp đã tràn vào thị trấn trong niềm tin, và sau 3 tiếng đồng hồ giao tranh, trước sự hiện diện của hoàng đế Pháp và người con trai của ông ta, đạo quân nhỏ bé của Phổ đã rời khỏi thị trấn khi nhận được lệnh của cấp trên và vào rừng Kiillerthal. Quân Pháp đã làm chủ các cao điểm. Trong cuộc kháng cự nhỏ của quân Phổ, hai bên chỉ thiệt hại nhẹ nhưng tương quan thiệt hại đã đủ để gây cho Napoléon III – người đã khuyến cáo với binh sĩ về ưu thế vượt trội của súng trường "Chassepot" của Pháp đối với súng trường "Dreyse" của Phổ trước trận đánh – phải thất vọng. Một nhân vật chủ chốt của trận đánh này là thái tử Napoléon trẻ tuổi của Pháp – người đã nhận được một "lễ thử lửa" nặng tính cường điệu. Người Pháp đã tung tin mừng thắng lợi tại Saarbrücken với tính hư cấu cao, và Napoléon về Metz. Ngay khi dân chúng Paris nhận tin vui, tổng tham mưu trưởng Helmuth von Moltke của Phổ đã ra đòn phản công. Sau chiến thắng của quân đội Phổ trong Wissembourg, quân đội Pháp tại Lorraine phải tiến hành phòng ngự trong khi Frossard từ bỏ Saarbrücken, về một vị trí vững chắc giữ Spicheren và Forbach, do đó vào buổi sáng ngày 6 tháng 8, những chiến quả của ông vào ngày 2 tháng 8 đã trở nên công cốc. Ngày 6 tháng 8 năm 1870, quân Phổ đánh bại quân của Frossard trong trận Spicheren.
1
null
Chàng trai tốt bụng (Hàn tự: 세상 어디에도 없는 착한 남자, Phiên âm: "Se-sang eo-di-e-do eobs-neun chak-han nam-ja", Tạm dịch: "Chàng trai tốt nhất không thể tìm thấy một kẻ thứ hai trên thế giới"), còn được biết đến với tên Nice Guy (Tạm dịch: "Chàng trai tốt bụng)" có tên tiếng Anh chính thức là The Innocent Man (Tạm dịch: "Chàng khờ") là một bộ phim truyền hình Hàn Quốc dài 20 tập do đài truyền hình KBS sản xuất năm 2012. Đây là một bộ phim tâm lý xã hội mang phong cách cổ điển về sự phản bội và tình yêu. Nội dung chính. Kang Ma-roo (do Song Joong-ki đóng) là anh chàng sinh viên y khoa dễ thương, tốt bụng và với tài năng của mình, anh được các bác sĩ tiền bối đánh giá là có triển vọng để trở thành một bác sĩ thiên tài. Ma-roo dành trọn trái tim và tình cảm của mình cho mối tình đầu là cô hàng xóm Han Jae-hee lớn tuổi hơn, làm nghề phóng viên truyền hình. Khi Jae-hee lỡ tay giết chết một người, Ma-roo khuyên cô đầu thú vì chỉ bị lãnh án treo tội ngộ sát. Tuy vậy, Jae-hee lo sợ sự nghiệp mình đã gầy dựng bấy lâu sẽ phải kết thúc. Cô tuyệt vọng và có ý định tự tử. Ma-roo quyết định nhận tội thay cho Jae-hee và nhận án tù 5 năm. Ám ảnh cuộc sống đói nghèo và bạo lực gia đình do người anh trai gây ra từ thời thơ ấu, Jae-hee khao khát đổi đời và trở nên toan tính và độc đoán hơn. Cô đã đến với một người đàn ông có thể thay đổi tất cả – một chủ tịch tập đoàn giàu có, người có thể mang lại cho cô một cuộc sống giàu sang. Cô nhắm vào việc thừa kế gia sản kếch sù kia và không còn đến thăm Ma-roo khi anh bị giam giữ. Cuộc đời và tương lai tươi đẹp của Ma-roo đã bị hủy hoại hoàn toàn. Năm năm sau, sau khi ra tù, Ma-roo lúc này đã 30 tuổi và bắt đầu thay đổi hoàn toàn, anh làm nghề pha chế rượu và là gã trai bao. Trong một chuyến bay, do không có bác sĩ, anh đã cấp cứu cho một cô gái tên Seo Eun-gi (29 tuổi, là con gái đầu của chồng Jae-hee với người vợ cả). Lúc đó, Ma-roo đã vô tình gặp lại Jae-hee và biết cô chính là mẹ kế của Eun-gi. Nhìn đứa con trai nhỏ của Jae-hee, quyền lực của cô khi đã trở thành phu nhân chủ tịch và câu nói "Cậu không phải là bác sĩ", Ma-roo vô cùng đau đớn. Với quyền lực của đồng tiền, Jae-hee nhiều lần làm Ma-roo đau khổ, nhưng anh vẫn chưa thể quên được mối tình đầu của mình. Vì Jae-hee, mẹ Eun-gi đã phải ra khỏi nhà và mất. Eun-gi trở nên sống lạnh lùng và tập trung vào kinh doanh để giành quyền thừa kế. Ma-roo đã lợi dụng Eun-gi để phá hoại Jae-hee nhằm đưa Jae-hee trở về bên anh. Eun-gi đã phải lòng Ma-roo vì cảm động khi anh không ngại nguy hiểm ở vách núi để lấy lại con búp bê kỉ niệm của mẹ cô tặng và những lần anh giúp đỡ cô. Khi Ma-roo bắt đầu có tình cảm thật sự với Eun-gi cũng là lúc cô biết được mục đích ban đầu của Ma-roo chỉ là lợi dụng. Cô nói lời chia tay. Nhưng rồi Eun-gi nhận ra tình cảm của mình dành cho Ma-roo quá lớn, cô đã tỏ tình và quay lại với anh. Tình cảm của hai người trở nên tốt đẹp, Eun-gi hẹn đi cùng Ma-roo đến ngắm biển như trong bức ảnh. Trớ trêu thay, bãi biển đó chính là nơi kỉ niệm của Ma-roo và Jae-hee. Jae-hee đã lừa Ma-roo đến nhà cô, để anh không thể đưa Eun-gi đến nơi hẹn. Khi biết mình bị lừa, Ma-roo lúc này thật sự mới không còn yêu Jae-hee nữa, nhưng khi bước ra khỏi nhà, anh đã nghĩ về những kỉ niệm mối tình đầu và anh đã khóc. Eun-gi đã bắt gặp Ma-roo ở cùng Jae-hee nên cô đã lặng lặng đến bãi biển một mình. Tại đây, Ma-roo nói rằng anh không yêu cô và chỉ đến với cô vì mục đích lợi dụng khiến Eun-gi đau khổ bỏ đi. Trên đường về, Eun-gi cố ý lái xe tông thẳng vào xe Ma-roo và anh không tránh. Sau vụ tai nạn giao thông đó, Eun-gi bị mất trí nhớ. Vì không ngớ mình là ai và quên tất cả những gì mình đã học, Eun-gi có thể bị Jae-hee làm hại. Cô được thư ký và luật sư thân tín đưa đi chữa trị bí mật và mọi người cho rằng cô mất tích. Bạn Ma-roo bảo anh dọn nhà đi nhưng anh không đồng ý vì sợ Eun-gi khi đến sẽ không gặp được anh. Một thời gian sau khi gặp lại Ma-roo, Eun-gi nhớ rằng họ đã từng rất yêu nhau. Ma-roo đã ở bên cạnh giúp đỡ, chăm sóc cho Eun-gi trong thời gian cô lấy lại ký ức. Anh che giấu kỹ việc mình bị tụ máu não và chần chừ không phẫu thuật vì có thể sẽ không tỉnh lại được nữa. Anh muốn ít nhất một lần trong đời dù là ngắn ngủi, anh có thể sống hạnh phúc với người anh yêu thương. Khi nhớ lại mọi chuyện, Eun-gi hận Ma-roo và không thể tha thứ cho anh dù cô vẫn còn yêu. Tuy nhiên, khi biết tin Ma-roo phải nhập viện vì tụ máu não sau tai nạn giao thông năm đó, cô đã đến nhanh chóng đến bệnh viện và được bạn thân của Ma-roo kể lại sự việc Ma-roo vì muốn giúp cô lấy lại sự nghiệp nên đã phớt lờ yêu cầu phẫu thuật từ bệnh viện, vì ở bên Eun-gi quá hạnh phúc khiến anh không muốn phẫu thuật bởi nếu có biến cố xảy ra trong quá trình thực hiện, Ma-roo sợ sẽ không được nhìn thấy cô lần nữa. Thấu hiểu được tình cảm chân thành thật sự của anh, cô đã đến phòng bệnh của Ma-roo nhưng không đủ can đảm để bước vào thổ lộ với anh. Trong khoảnh khắc gặp lại nhau, Ma-roo đã nhận một nhát dao đâm thay cho Eun-gi từ luật sư An nhưng cô không hề hay biết. Anh đã ngã xuống đường khi một mình trở về bệnh viện, với lời nguyện ước nếu có kiếp sau, anh muốn được yêu một cách bình thường như bao người khác. Câu chuyện kết thúc khi 7 năm sau, Kang Ma-roo khi đó đã được bác sĩ tiền bối cứu sống và giúp đỡ đi học ngành y tại Mỹ và trở về làm việc ở một vùng quê. Sau phẫu thuật não, anh mất đi ký ức về những người con gái anh đã từng yêu thương. Tại vùng quê đó, Eun-gi cũng đã từ bỏ tập đoàn và mở một tiệm bánh nhỏ ở nơi đây để sinh sống và dõi theo Ma-roo. Ở đoạn cuối bộ phim, qua lời độc thoại của Ma-roo, anh nhớ rằng mình đã từng nguyện cầu rất nhiều lần rằng sẽ được gặp lại Eun-gi ở kiếp sau. Khi đó, anh muốn sống những ngày tháng giống bao người khác, và có thể yêu giống bao người khác. Anh muốn được bắt đầu lại tất cả. Bộ phim khép lại với cảnh Ma-roo trao hộp nhẫn cầu hôn Eun-gi. Kết thúc này được cho rằng là kết thúc mở theo hướng có hậu. Theo diễn viên Moon Chae-won, cuối cùng, Ma-roo có bị mất trí nhớ hay không vẫn còn là một điều khá mơ hồ đối với khán giả. Cô nghĩ sau 7 năm, Ma-roo giả vờ mất trí nhớ. Theo Moon Chae-won, cũng chính bởi sự không rõ ràng mà mọi chuyện lại trở nên hấp dẫn hơn.
1
null
Trận Mục Dã (chữ Hán: 牧野之戰), còn được gọi là Vũ vương khắc Ân (武王克殷) hay Vũ vương phạt Trụ (武王伐紂), là cuộc quyết chiến giữa Đế Tân và Chu Vũ vương, mở ra việc thành lập triều đại nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Đế Tân nhà Thương trước đánh nước Lê (黎) ở Tây Bắc, sau lại dẹp Đông Di (東夷). Tuy kết quả thu được thắng lợi, nhưng vì dùng binh cực nhọc, vũ dụng lại quá tàn khắc, cộng với sự xa xỉ quá quắt đã khiến mâu thuẫn xã hội và giai cấp ngày càng sâu sắc. Sách Tả truyện có nói: "Trụ trừ Đông Di mà hại đến thân" (紂克東夷而損其身, Trụ khắc Đông Di nhi tổn kỳ thân). Diễn biến. Chu Vũ vương cho rằng thời cơ không thể mất, bèn sai Khương Tử Nha dẫn các phụ tướng mang 300 cỗ chiến xa, cùng 3000 quân Hổ bí (vũ sĩ tinh nhuệ) bất ngờ tập kích kinh đô Triều Ca của nhà Thương, tổng binh lực xưng chừng có 45.000 quân, đó chỉ là nói phóng đại binh lực. Trước khi hành binh, bị Ngư Tân (魚辛) ngăn trở. Sau đó, ngày 21 tháng 1, quân Chu kéo ra chiếm bến Mạnh Tân (孟津), hợp với các nước Dung (庸), nước Lư (盧), nước Bành (彭), nước Bộc (濮), nước Thục (蜀), nước Khương (羌), nước Vi (微), nước Mâu (髳) là các phương quốc. Đến ngày 28, quân Chu và các chư hầu mặc cho mưa gió cứ đông tiến, kéo đến đất Tỉ (汜地, nay là trấn Tỉ Thủy, thành phố Huỳnh Dương, tỉnh Hà Nam) vượt qua Hoàng Hà, đến Bách Tuyền (百泉, tây bắc huyện Huy tỉnh Hà Nam), mỗi ngày vượt gần 30 km với tốc độ rất nhanh, tiến thẳng đến thành Triều Ca (朝歌, kinh đô nhà Thương, nay thuộc huyện Kì tỉnh Hà Nam). Ngày 18 tháng 2, quân Chu đánh đến Mục Dã (nay thuộc thành phố Tân Hương tỉnh Hà Nam). Đế Tân khi biết tin vội huy động quân đội các doanh sở, nhưng chủ lực quân Thương hiện đang ở phía đông nam xa xôi, không thể huy động được quân các chư hầu ở xa. Đế Tân chỉ có cách hay nhất là trang bị vũ khí cho số đông các nô lệ để chiến đấu với binh nhà Chu. Sử có hơi khoa trương quân nhà Thương đến 70 vạn quân, so ra binh lực lại nhiều hơn quân đội nhà Chu rất nhiều. Ngày 27, vào sáng sớm, quân Chu dàn hàng và tuyên thệ diệt địch, trong khi đó quân Thương Đế Tân đang bạo hành tiến đến. = Kết quả = Đế Tân quyết định tấn công liên minh nhà Chu vào ngày 16 tháng 1 năm 1046 TCN. Theo ý kiến của Khương Tử Nha, Cơ Phát không phòng thủ mà tấn công thủ đô Triều Ca bỏ trống, Trụ trở về cứu thủ đô, trên đường về bị đánh bại tại Mục Dã. Đế Tân tự sát, nhà Thương mất. Chiến thắng này là mốc đánh dấu thời kỳ bắt đầu của nhà Chu. Nhà Thương còn tồn tại tới 6 năm sau bị diệt nốt. Sau trận đánh, Cơ Phát lên ngôi, tức là Chu Vũ vương. Ông phong cho Khương Tử Nha làm vua đất Tề, đánh dấu sự ra đời của nước Tề.
1
null
Đàn tỳ bà (chữ Hán: 琵琶; bính âm: pípá, romaji: biwa, tiếng Hàn: bipa) là một nhạc cụ dây gảy của người phương Đông được phổ biến nhất ở Trung Quốc, qua thời gian dài sử dụng nó đã được bản địa hóa khác nhau tuỳ theo từng vùng hoặc từng quốc gia Á Đông. Nguồn gốc lịch sử. Đàn tỳ bà có từ thời Trung Hoa cổ đại, theo một số ghi chép là khoảng hơn 2000 năm lịch sử. Truyền thuyết Trung Quốc cho rằng, xưa kia có một Tán Viên lực ngoại dùng ngọc thạch chôn hàng ngày năm mà luyện nên nhạc khí, không ngờ bị thất bại nên vứt bỏ. Lúc này có một Kiều Nữ đi ngang qua lấy về sửa lại và gọi nó là "tỳ bà". Đàn có âm thanh xuyên thấu cực cao, tiếng đàn lúc cao lúc thấp, tiết tấu lúc nhanh lúc chậm, mềm mại và đanh thép. Có vài vị tiên trên trời nhìn thấy thì phản chế lại rồi hoá thân xuống mà lưu truyền, từ đó đàn có tên gọi như bây giờ là đàn tỳ bà. Theo tác phẩm Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân và phim cùng tên có cảnh trên thiên đình, bầy tiên nữ cầm đàn tỳ bà múa cho những người nhà trời xem, nhất là Ngọc hoàng Thượng đế. Điệu múa ấy có tên "Vũ khúc Thiên đình" (嫦娥天宫舞曲). Theo truyền thuyết vào đời Tần, có con dơi bỗng dưng sà vào đậu trên đầu đàn tỳ bà trong lúc một nghệ nhân đang gảy đàn mà đuổi đi đến 3 lần vẫn cứ bay trở lại không chịu rời đi. Từ đó mỗi đêm con dơi được nghe nghệ nhân chơi đàn cho đến ngày chết khô. Người nghệ nhân xúc động bèn cho làm một cây đàn tỳ bà đầu chạm hình con dơi thay cho chữ Thọ trước đó. Điều này mang ý nghĩa tiếng tỳ bà có thể hóa cảm một kẻ xấu thành người tốt, một hạng tiểu nhân thành bậc quân tử, một người từ trong tối thấy được ánh sáng. Nó được gọi là biên bức tỳ bà (蝙蝠琵琶). Từ triều đại Tần – Hán cho đến Tùy – Đường, tất cả nhạc cụ gảy dây đều được gọi là Tỳ bà (琵琶, bính âm: pípá, Latin hóa: pipa), do đó có nhiều nhận định khác nhau về thuật ngữ này. Theo quyển (釋名) thời Đông Hán, tỳ bà có thể là từ tượng thanh, có nguồn gốc từ âm thanh của nhạc cụ phát ra. Trong những văn bản cổ xưa nhất, cái từ "tỳ bà" dù được viết khác nhau ("tỳ bà" 枇杷 hay "phê bà" 批把) nhưng chúng vẫn có nguồn gốc từ người Hồ (có nghĩa là người ngoại quốc, người man di). Một tài liệu cuối thế kỷ thứ 3 (thời nhà Tấn) cho biết thuật ngữ "tỳ bà" đã xuất hiện trong triều đại nhà Tần (221–206 TCN). Ngày nay, một số nhà nghiên cứu cho rằng cho rằng tỳ bà có khả năng xuất phát từ chữ "barbat" trong ngôn ngữ Ba Tư, nghĩa là đàn tỳ bà Trung Quốc có nguồn gốc từ Ba Tư là đàn Qanbūs của Ả Rập và đàn Barbat theo con đường tơ lụa vào Trung Quốc. Tóm lại, dẫu thuật ngữ tỳ bà xuất hiện đầu tiên trong thời kỳ nào, nó là từ ngoại nhập hay do người Trung Quốc nghĩ ra thì có một điều chắc chắn rằng trong triều đại nhà Tần có một loại đàn gọi là Tần tỳ bà. Người ta tin rằng loại đàn này mô phỏng hình thức thô sơ của đàn (箜篌), tức đàn hạc Tàu và "Huyền đào" (弦鼗) – loại nhạc cụ có những dây đàn căng trên cái trống nhỏ gắn tay cầm, được cho là do những người xây dựng Vạn Lý trường Thành chế tạo vào cuối triều đại nhà Tần. Tần tì bà có cần đàn thẳng, hộp cộng hưởng tròn và 4 dây đàn theo chuẩn 12 nốt. Kiểu này về sau phát triển thành – nhạc cụ được đặt tên từ họ của nhạc sĩ (阮咸) trong nhóm Trúc lâm thất hiền (竹林七賢). Tuy nhiên, cần chú ý, Tần tỳ bà có thân đàn tròn, do đó nó có thể là loại đàn trùng tên chứ không phải là loại tỳ bà mà chúng ta biết ngày nay (loại có thân đàn hình quả lê). Từ thời nhà Tống, thân đàn tỳ bà bị uốn cong xuống. Về tỳ bà hình quả lê, có hai loại mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chúng có khả năng du nhập từ Trung Đông, từ vương quốc cổ Gandhāra (tiếng Phạn: गन्धार) hay Ấn Độ vào miền bắc Trung Quốc trong thế kỷ thứ 4. Loại thứ nhất gọi là Quy từ tỳ bà (龜茲琵琶,Bính âm:Qiū cí pípá), có cần đàn cong với 4 chốt chỉnh dây và 4 dây đàn. Loại thứ hai gọi là Ngũ huyền tỳ bà (五弦琵琶, Bính âm:Wǔ xián pípá), có cần đàn thẳng, 5 chốt chỉnh và 5 dây. Một số bức vẽ ở hang Mạc Cao ở tỉnh Đôn Hoàng đều phác hoạ hình ảnh tiên nữ quàng đàn tỳ bà ngang qua vai ra sau lưng bằng hai tay (飞天琵琶) trong số những tiên nữ khác thổi sáo, thổi (khèn Trung Quốc)... hay các pho tượng tạc vị Bồ tát gảy tỳ bà tại các ngôi chùa Trung Quốc; nhất là bức tượng Trì Quốc Thiên Vương thân mình mặc giáp trụ. Tuy nhiên, thân hình màu trắng, tay cầm đàn tỳ bà, biểu thị sự vui vẻ, dùng âm nhạc giáo hóa chúng sinh. Phế tích về một loại tỳ bà 3 dây mà Trung Quốc gọi là "đàn tỳ bà 3 dây thời Đường" (唐代三弦琵琶) hoặc "đàn tỳ bà 3 dây Đạt Mã Câu" (), được khai quật vào năm 2006 tại địa điểm Phật giáo Qira, tọa lạc tại một ốc đảo trong sa mạc Taklamakan khoảng 7 km từ thị trấn Đạt Mã Câu, địa khu Hoà Điền trong lưu vực Tarim của Tây Nam Tân Cương, miền Tây Trung Quốc. Loại tỳ bà 3 dây này là tiền đề cho sự phát triển của tỳ bà 5 dây (ngũ huyền tỳ bà). Theo hình vẽ của bức bích hoạ hang Mạc Cao, tỉnh Đôn Hoàng, loại đàn này được mô tả là kích thước nhỏ. Cần đàn nối liền với bầu đàn hình nửa quả lê, thuôn dài và không có phím, 3 chốt và ba dây tơ. Khi chơi, đàn được gảy trong tư thế đặt nằm ngang. Ngày nay, Trung Quốc đã phục dựng thành công loại tỳ bà 3 dây tưởng chừng đã bị thất truyền đưa vào sử dụng. Trong triều đại nhà Hán có loại đàn gọi là Hán tỳ bà. Nhạc cụ này có 4 dây đàn tượng trưng cho 4 mùa, còn chiều dài của đàn tượng trưng cho Thiên – Địa – Nhân và Ngũ hành. Đến triều đại nhà Tống thì những nhạc cụ gảy dây khác đã có tên riêng, thuật ngữ "tỳ bà" chỉ còn được sử dụng độc quyền cho nhạc cụ hình quả lê. Loại hình vừa hát vừa diễn tấu tỳ bà gọi là tỳ bà đàn xướng (琵琶弹唱) mà không chỉ áp dụng vào tỳ bà mà người Trung Quốc còn áp dụng vào các nhạc cụ khác để vừa đàn vừa hát. Nhìn chung, việc miêu tả những loại tỳ bà có hình quả lê xuất hiện khá nhiều từ giai đoạn Nam Bắc triều cho tới đời nhà Đường. Trong triều đại nhà Đường, tì bà phát triển rực rỡ, trở thành nhạc cụ chính trong hoàng cung. Triều đình triệu những nhạc sĩ Ba Tư, Quy Từ và các thầy dạy đàn đến kinh đô Trường An để giảng dạy, biểu diễn và chế tạo tỳ bà. Trong thời kỳ đó, nhiều nghệ nhân làm đàn tỳ bà rất công phu với những nét hoa văn chạm khắc tuyệt hảo. Mô típ chạm khắc thường có liên quan đến Phật giáo. Loại tỳ bà 4 và 5 dây đặc biệt phổ biến trong triều đại nhà Đường, chúng lan tỏa sang Nhật Bản, Việt Nam và Hàn Quốc cũng trong triều đại này. Bên cạnh loại tỳ bà thông thường còn có một loại khác gọi là Nam âm tỳ bà (南音琵琶;Bính âm:Nányīn pípá, viết gọn là nanpa) hay Nam quản tỳ bà (南管琵琶,Bính âm:Nán guǎn pípá), gọi dân dã là "tỳ bà miền Nam" hoặc "tỳ bà nằm ngang". Nhạc cụ này có nguồn gốc ở khu vực trung tâm Trung Quốc, về sau được đưa tới tỉnh Phúc Kiến rồi được dùng chủ yếu ở tỉnh này. Nam âm có thân đàn khá giống loại tỳ bà thông thường, những khác biệt chính nằm ở chỗ phím đàn, trục đàn và mặt thân đàn sơn màu đen. Cần và thân đàn được làm từ một khối gỗ duy nhất (thường là gỗ thông, không nặng bằng tỳ bà thông thường); tuy nhiên có trường hợp mặt thân đàn lại làm từ gỗ quý. Phần đầu trục cong ngược ra phía sau, phần này và chốt chỉnh được làm riêng. Mỗi bên hông thân đàn có một lỗ thoát âm hình trăng lưỡi liềm. Dưới ngựa đàn có một lỗ nhỏ hình thoi. Nam âm tỳ bà chỉ có 4 phím đàn chính (thay vì 6 như tỳ bà thông thường, không có phím trên cùng và phím dưới cùng), làm từ những miếng gỗ hình tam giác, phủ ngoài bằng vỏ rùa biển; ngoài ra còn 9-10 phím thấp và mỏng cũng làm từ một loại gỗ theo thang âm diatonic. Phần phím ở hai bên hông những phím tam giác được khảm xà cừ. Nam âm tỳ bà có 4 dây nylon, chỉnh tone giống tỳ bà thông thường, nhưng nhạc cụ này được chơi ở tư thế nằm ngang giống guitar chứ không dựng đứng tựa trên đùi như tỳ bà thông thường. Khi diễn tấu người ta thường dùng 2 móng gảy hơn là sử dụng ngón tay hoặc 5 móng giả. Trong khi đó, Bắc quản tỳ bà (北管琵琶,Bính âm:Běiguǎn pípá) có tất cả 19 phím và phần cần đàn có tứ Thiên Vương làm bằng ngà voi, dây sắt và khảm xà cừ. Để cho dễ phân biệt với Nam quản tỳ bà với đầu cần đàn hình lá đề thì bắc quản tỳ bà có đầu đàn hình dơi. Phím thủy ba trên cần đàn trước đây được dùng cho tỳ bà thời nhà Minh được mô tả như sau: Sóng nhỏ theo âm Hán Việt là ba (, thủy ba tức chỉ làn sóng trên sông nước. Khi âm nhạc phát ra tiếng, dư âm của nó để lại gọi là âm ba (音波). Trong cổ nhạc Trung Hoa, âm ba được xem như tài rung dây của người chơi tỳ bà. Ngày nay người Trung Quốc tuy đã cải tiến phím thủy ba trên cần đàn để nới rộng âm vực cho những nhạc khúc Trung Quốc mới. Theo thích danh Đông Hán Trung Quốc có câu: "Vị kỳ khí xuất ư Hồ trung mã thượng sở cổ; Thôi thủ tiền viết Tỳ; Dẫn thủ khước viết Bà" (quân Hồ cưỡi ngựa mà đàn; Đưa tay tới gọi là Tỳ; Kéo tay lui gọi là Bà, nguyên văn: "枇杷本出胡中,馬上所鼓也,推手前曰批,引 手卻曰把,象其鼓時,因以為名也"). "Tỳ bà tứ huyền hoặc ngũ huyền nhạc khí, nội hệ tế đồng điều vi đảm, thập tam phẩm, do cầm chi huy vị" (Tỳ Bà có 4 hay 5 dây, trong thân đàn có buộc một mảnh lá đồng cũng 13 huy của đàn cổ cầm). Tỳ bà có gắn phím thủy ba ở cần đàn được du nhập vào Vương quốc Lưu Cầu với đầu đàn hình lá đề, 4 dây và mặt đàn gắn 12 phím. Một loại tỳ bà khác có tên là Động tỳ bà (侗琵琶;Bính âm:Dòng pípá), trông không giống lắm loại tỳ bà thông thường, vì nó có thân đàn hình trái tim chứ không phải quả lê. Đồng tỳ bà là đàn tỳ bà của tộc người Động (侗族) nói tiếng Đồng Thủy (侗水語), cư trú rải rác ở tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, Hồ Bắc và khu tự trị Quảng Tây thuộc miền nam Trung Quốc. Đồng tỳ bà được làm từ một khối gỗ khoét rỗng, có một lớp gỗ mỏng dán keo ở mặt trước thân đàn; cần và trục đàn làm từ một khối gỗ khác, thường thì trông khá giống cần đàn Tam huyền () hay cần đàn Tam vị tuyến (三味線; nihongo: shamisen) Nhật Bản. Đồng tỳ bà có 2 hoặc 3 phím đàn và 4 dây đàn chỉnh bằng 4 trục tròn dài. Các dây này chạy căng trên một ngựa đàn gỗ nhỏ tới một chốt dây nhỏ ở cuối thân đàn. Người ta thường sử dụng Đồng tỳ bà để đệm hát và khiêu vũ bằng cách đánh chập (strumming). Loại khác nữa là nhị huyền tỳ bà (二弦琵琶) với mặt đàn bọc bằng da trăn hoặc da kỳ đà. Ở phần gần giữa mặt đàn là ngựa đàn, thùng đàn hình quả lê bổ dọc và nhỏ, cần đàn không có phím. Đầu đàn có hốc luồn dây và 2 trục dây. 2 dây đều làm bằng thép mảnh và còn có tên gọi khác là hốt lôi (忽雷) hay hốt lôi cầm (忽雷琴), nó được tìm thấy trong các ghi chép cổ thời Đường. Vào thời nhà Đường, hốt lôi được sử dụng rộng rãi, có rất nhiều nghệ sĩ biểu diễn trong dân gian và cung đình, theo thời gian, có lẽ tuân theo quy luật sinh tồn của những người khỏe mạnh nhất trong tự nhiên, không có loại nhạc cụ nào như vậy ở thời hiện đại. Tất nhiên, sẽ không ai có thể chơi lại loại nhạc cụ này, hai chiếc hốt lôi được trân trọng trong Bảo tàng Cố cung ở Bắc Kinh chỉ có thể nằm yên lặng ở đó, mang đến cho người ta sự tôn kính về nền văn hóa âm nhạc hưng thịnh của triều đại nhà Đường. Nhìn chung, đến triều đại nhà Tống thì loại tỳ bà hình quả lê có 5 dây đã mai một, không còn được sử dụng nữa. Vào đầu thế kỷ 21 người Trung Quốc đã cố khôi phục lại loại đàn này, tạo ra loại tỳ bà 5 dây hiện đại mô phỏng từ loại đời nhà Đường, ngoài ra họ còn chế tạo Tì bà điện (电琵琶;Bính âm: Diàn pípá).Trên thực tế, đây là loại tỳ bà thông thường, được gắn thêm những pickup nam châm kiểu guitar điện để khuếch đại âm thanh thông qua một amplifier hay PA system (hệ thống phân bố và khuếch đại âm thanh điện tử thông qua microphone, amplifier và loa). Trên thị trường còn có loại Tụ trân tỳ bà (袖珍琵琶 Bính âm:Xiùzhēn pípa) - nhạc cụ đồ chơi của Trung Quốc. Nó là phiên bản nhỏ xíu của đàn tỳ bà thông dụng, có kích cỡ khác nhau. Tùy theo kiểu, tụ trân tỳ bà có từ 2 đến 5 dây, thân đàn hình quả lê; cần và trục đàn dài ngắn khác nhau. Kiểu nhỏ nhất nằm gọn trong lòng bàn tay, kiểu lớn nhất dài trên 40 cm. Một loại đàn giống với tỳ bà là liễu cầm () hay còn gọi theo âm Hán Việt là Thổ tỳ bà (), nhỏ hơn (đôi khi loại Thổ tỳ bà có vỏn vẹn 3 dây tương đương với 3 chốt). Phạm vi tần âm của nó cao hơn nhiều so với tỳ bà và nó có vị trí đặc biệt của riêng mình trong âm nhạc Trung Quốc, cho dù là trong nhạc hòa tấu hay trong các bản độc tấu. Đây là kết quả của sự hiện đại hóa trong việc sử dụng nó trong những năm gần đây, dẫn đến tình trạng liễu cầm tăng dần từ một nhạc cụ đệm trong nhạc kịch dân gian Trung Quốc, đến một nhạc cụ được đánh giá cao về chất âm và âm độc đáo.Vị trí của nhạc cụ thấp hơn tỳ bà, được giữ theo đường chéo như đàn nguyễn và đàn nguyệt của Trung Quốc. Giống như đàn nguyễn và không giống như tỳ bà, dây của nó được nâng lên bởi cầu đàn và bảng âm có hai lỗ âm thanh nổi bật. Cuối cùng, nhạc cụ được chơi với một lựa chọn với kỹ thuật tương tự như cả đàn nguyễn và đàn nguyệt, trong khi tỳ bà được chơi bằng ngón tay. Do đó, liễu cầm thường được chơi độc tấu và hoà tấu bởi những người có kinh nghiệm chơi đàn nguyễn và đàn nguyệt. Hiện tại, có cả đàn tỳ bà đồ chơi của Disney Trung Quốc, lấy cảm hứng từ phim hoạt hình Hoa Mộc Lan. Thân đàn và cổ đàn màu hồng với 4 dây thép mảnh, kích thước đàn tương tự liễu cầm. Cũng như tỳ bà, liễu cầm cũng có loại 5 dây gọi là Ngũ huyền liễu cầm (五弦柳琴). Cấu trúc cơ bản. Cần đàn và thùng đàn liền nhau có dáng như hình quả lê bổ đôi. "Mặt đàn" bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc (thỉnh thoảng chúng cũng được vẽ hoạ tiết hoa văn trang trí. Phía mặt cuối thân đàn có một bộ phận để mắc dây gọi là "ngựa đàn". Đầu đàn (hoặc "thủ đàn") cong hoặc thẳng có chạm khắc rất cầu kỳ, khi là hình chữ thọ, khi là hình con dơi hoặc hình tròn trắng (mặt ngọc), bên trong chạm nổi bông hoa, rồng phượng hay hình lá đề tuỳ từng loại. Nơi đầu đàn gắn bốn hoặc năm trục gỗ để lên dây tuỳ từng loại tỳ bà hay cả liễu cầm. Tỳ bà có nhiều loại, song hầu như tất cả đều có thân đàn hình quả lê, mặt đàn thường làm từ gỗ bào đồng hay gỗ phượng hoàng; phần lưng thân đàn làm từ gỗ hồng sắc, gỗ gụ hoặc gỗ đàn hương đỏ. Cần đàn cong hoặc thẳng tùy theo loại. Đầu cần chạm khắc những biểu tượng lạc quan theo quan điểm Trung Quốc, có thể gắn thêm những hạt đá chất lượng tốt. Loại ở đây dài 94,2 cm; thân đàn rộng 22,5 cm, dầy 4,7 cm. Ban đầu, tỳ bà có cần đàn 4 phím (gọi là tương 相) nhưng đến đầu nhà Minh nhạc cụ này có thêm những phím bằng tre (gọi là phẩm 品) trên miếng gỗ tăng âm, giúp mở rộng âm vực. Số phím đàn tăng dần từ 10, 14 hay 16 trong thời nhà Thanh, sau đó tăng lên 19, 24, 29 và 30 trong thế kỷ 20. Những phím đàn hình nêm trên cần đàn ban đầu là 4, sau đó được nâng lên là 6 cũng trong thế kỷ 20. Loại tì bà 14 hoặc 26 phím đàn được bố trí gần như tương ứng với quãng một cung và nửa cung trong nhạc phương Tây. Tính từ chốt nâng dây (nut) trên cần đàn, cao độ sẽ là 1 cung -1/2 cung - 1/2 cung -1/2 cung -1/2 cung -1 cung - 1/2 cung -1/2 cung -1/2 cung -1 cung -1 cung - 3/4 cung- 3/4 cung -1 cung - 1 cung - 3/4 cung - 3/4 cung, (vài phím có giọng 3/4 cung hoặc "giọng không rõ ràng"). Riêng người Nộ ở Trung Quốc có loại tỳ bà không có phím, mặt đàn đục các lỗ thoát âm toả tròn, cần đàn thẳng và 4 chốt chỉnh ngắn. Toàn bộ chiều dài của thân đàn có số đo từ 94 – 100 cm. Phần cần đàn có gắn 4 hoặc 5 miếng ngà voi cong vòm lên gọi là Tứ Thiên Vương. Tám phím chính làm bằng tre hoặc gỗ gắn ở phần mặt đàn cho các cao độ khác nhau. Thuở xưa dây đàn se bằng tơ tằm rồi đem vuốt sáp ong cho mịn, hoặc sử dụng gân bò, ngày nay người ta thay dây tơ bằng dây nilon hoặc thép. Loại tỳ bà truyền thống có 16 phím trở nên kém phổ biến dần, mặc dù nó vẫn được dùng trong vài loại nhạc địa phương, thí dụ như thể loại Nam Quản (南管). Loại tỳ bà hiện đại dài khoảng 96 cm, có 4 dây, được gắn thêm 6 phím phụ, kết hợp với 18, 24, 25 hoặc 28 phím chuẩn, bố trí khoảng cách 12 âm nửa cung. 4 dây đàn chỉnh tone A, D, E, A1, với âm vực rộng từ A đến G3. Ngày xưa dây đàn làm bằng tơ se. Trong triều đại nhà Đường, nghệ sĩ chơi đàn bằng các ngón của bàn tay phải, về sau mới thay bằng miếng gảy lớn. Trong thập niên 1950, dây thường được làm bằng thép bọc nilon hoặc dây kim loại, giúp giọng tỳ bà tươi sáng và sôi nổi hơn, có vẻ tương tự âm thanh của đàn mandolin. Tuy nhiên, dây kim loại gây trở ngại là khó gảy bằng móng tay hơn, vì thế người ta thường sử dụng móng giả để chơi đàn. Móng giả thường làm bằng làm bằng nhựa hoặc mai rùa. Tỳ bà có khả năng diễn tả đa dạng cung bậc cảm xúc khác nhau, thường được dùng trong dàn nhạc lớn của Trung Quốc hay đệm cho nhạc kịch. Ngày nay người ta còn sử dụng loại đàn này trong cả nhạc pop và rock. Đàn có 4 dây lên theo 2 quãng 4, mỗi quãng 4 cách nhau một quãng 2: Đô - Fa - Sol - Đô1 hoặc Sol -Đô1 - Rê1 - Sol1. Khi chơi đàn nghệ nhân gẩy đàn bằng móng đồi mồi đeo trên 5 ngón tay.. Theo cách tính và quan niệm của người Trung Quốc, đàn tỳ bà dài 36 thốn (đơn vị đo), số 3 tượng trưng cho Thiên-Địa-Nhân, số 5 tượng trưng cho Ngũ Hành, 4 dây tượng trưng cho 4 mùa. Loại tỳ bà mà phần đầu đàn có chạm khắc hình con dơi gọi là Cổ đổng tỳ bà (古董琵琶), còn loại tỳ bà có đầu đàn hình lá đề hay hình tròn trắng chạm khắc hoa gọi là Tử đàn tỳ bà (紫檀琵琶). Ngày nay, với sự phát triển và kế thừa tinh hoa nhạc cổ, tỳ bà Trung Quốc có những mẫu thiết kế mới, sinh động và phong phú hơn lấy cảm hứng từ bức vẽ đàn tỳ bà ở hang Mạc Cao ở Đôn Hoàng; bao gồm: duyên trường khúc cảnh tỳ bà (延长曲颈琵琶), đại viên khúc cảnh tỳ bà (大圆曲颈琵琶), đoản cảnh khúc hạng tứ huyền tỳ bà (短颈曲项四弦琵琶), khúc hạng đại tỳ bà (曲项大琵琶), khúc hạng tứ huyền tỳ bà (曲项四弦琵琶), khúc hạng tứ huyền tiểu tỳ bà (曲项四弦小琵琶), khúc hạng tỳ bà (曲项琵琶), trường cảnh tứ huyền tỳ bà (长颈四弦琵琶), phương đầu trị cảnh tỳ bà (方头直颈琵琶) và khúc hạng bổng trạng tứ huyền tỳ bà (曲项棒状四弦琵琶) . Ý tưởng với tỳ bà 5 dây (Ngũ huyền tỳ bà - 五弦琵琶) cải tiến ngày nay không chỉ đơn giản là tái tạo từ tỳ bà nguyên bản xưa từ thời Đường mà là tạo ra một nhạc cụ biểu diễn độc đáo cho bối cảnh âm nhạc của thế kỷ 21. Nó đã được thiết kế để khai thác các tiềm năng cho sức mạnh biểu cảm và các âm sắc và âm thanh được thực hiện bởi kiến ​​thức hiện đại và phát triển kỹ thuật. Do tỳ bà 4 dây nổi tiếng với âm thanh trầm đục, đanh sắc và độc đáo nên tỳ bà 5 dây nên cộng hưởng hơn, có nhiều âm trầm hơn và khả năng tạo ra các hợp âm của nhiều âm sắc hơn, trong khi vẫn giữ được độ sáng của tỳ bà 4 dây. là người phát minh ra tỳ bà cải tiến 5 dây vào năm 2004 . 5 dây của tỳ bà loại cải tiến này ứng với ngũ âm (Cung, Thương, Giốc, Chủy và Vũ). Tỳ bà 5 dây lên theo 2 quãng 5, mỗi quãng 5 cách nhau một quãng 2: E2 (Mi), A2 (La), D3 (Rê), E3 (Mi1), A3 (La1). Ngày nay, ngoài tỳ bà được làm từ gỗ thì người Trung Quốc cũng sản xuất tỳ bà với nguyên liệu từ nhựa PVC nhưng âm thanh của nó không hề thay đổi, nổi bật nhất là thủy tinh tỳ bà (水晶琵琶) - loại đàn tỳ bà chế tác hoàn toàn từ nhựa trong suốt như pha lê. Năm 1936, hai loại tỳ bà gồm lục huyền tỳ bà (六弦琵琶 - tỳ bà 6 dây) và bát huyền tỳ bà (八弦琵琶 - tỳ bà 8 dây) được chế tác bởi Vệ Trọng Nha (卫仲乐). Tỳ bà điện tử có nhiều hình dạng và cấu tạo khá khác nhau, nhưng nói chung gồm các bộ phận được cải tiến từ tỳ bà mộc (làm từ gỗ). Bao gồm: So sánh giữa tỳ bà Trung Quốc và tỳ bà Việt Nam. Thang âm của tỳ bà Trung Quốc thuộc hệ Cromatic 12 âm (âm giai nửa cung), đáp ứng phù hợp với tình cảm mềm mại sâu lắng, đau khổ có đủ cả & phù hợp với tâm tư tình cảm cũng như gu thẩm mỹ nghe nhạc của người Trung Quốc vì dây bằng sắt. Còn Tỳ bà Triều Châu du nhập vào Việt Nam, nó được sử dụng với thang âm Diatonic 7 nốt và sử dụng dây nylon. Khi chơi tỳ bà Trung Quốc bạn phải đeo tất cả năm móng giả với 1 bàn tay trong khi tỳ bà Việt Nam chỉ cần gảy với 1 miếng gảy nhựa nhỏ. Tỳ bà Việt Nam dễ dàng nhấn được quãng 3 và 4 do phím sâu còn tỳ bà Trung Quốc là phím nông và nhỏ. Chất liệu gỗ cũng khác nhau. Vì tỳ bà Trung Quốc làm từ gỗ nguyên khối, bản dày nên khá nặng, tầm từ 7 – 8 kg; trong khi tỳ bà Vệt Nam rơi vào khoảng 2 kg. Du nhập vào Việt Nam. Tỳ bà lần đầu tiên được nêu danh trong lịch sử Việt Nam, khi Lê Tắc ghi trong "An Nam chí lược", tên dàn tiểu nhạc dùng ngoài cung đình nhà Trần. Đàn tỳ bà của Việt Nam là dạng rất cổ xưa của đàn tỳ bà Trung Quốc, vốn từ Ba Tư dưới dạng đàn Qanbūs của Ả Rập và đàn Barbat theo con đường tơ lụa vào Trung Quốc.. Tỳ bà đã du nhập sang nước Việt từ rất sớm, là phiên bản làm lại của Bắc quản tỳ bà Trung Quốc và thay dây sắt bằng dây nylon. Bằng chứng là hình chạm các nhạc công trên tảng đá vuông dùng làm chân cột chùa Phật Tích, Bắc Ninh, có chạm hình tỳ bà giữa hai nhạc công dùng sanh (một loại khèn cổ) hoặc sáo có nhiều ống nứa ráp lại gọi là bài tiêu, và ống tiêu thổi dọc. Trong khi những bức phù điêu khắc hoạ những nhạc công tay phải dùng miếng gảy (gọi là phết) tương đương tỳ bà Nhật Bản bây giờ hay tỳ bà 4 dây thời Đường, đứng giữa hai nhạc công thổi sanh và ống sáo ngang. Suốt thời nhà Trần, tỳ bà chỉ góp mặt trong dàn Tiểu nhạc dùng trong dân gian. Đời nhà Hậu Lê, khi Lương Đăng quy định nhạc cung đình theo mẫu nhà Minh, tỳ bà có mặt trong dàn "Đường Hạ chi nhạc". Nhưng quy định của Lương Đăng không được ai tán thành cả. Nguyễn Trãi đã dâng biểu để tâu với Hoàng đế vì sao ông đã từ chức không ở trong Ban lo việc quy định Nhạc Triều Đình, nêu những cái sai của Lương Đăng. Nhưng cuối cùng Lê Thái Tông cho thi hành theo quy chế mới của Lương Đăng. Đến đời Hồng Đức (1470-1497), ba vị đại thần là Lương Thế Vinh, Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận kê cứu âm nhạc Trung Hoa hiệp vào quốc âm, chế ra hai đội "Đồng Văn" và "Nhã Nhạc" để đàn và hát trong cung đình. Đàn tỳ bà và đàn Tranh đều có trong hai đội ấy. Nhưng các Vị Đại thần không muốn giữ tên "tranh" hay "tỳ bà" là tên Trung Quốc, nên đặt cho tỳ bà tên Tứ huyền cầm (đàn 4 dây) còn đàn Tranh lúc ấy có 15 dây mang tên là Thập ngũ huyền cầm. Sau đó, có một sự thay đổi rất lớn từ đời Quang Hưng (1578), hai đội Đồng Văn, Nhã nhạc chỉ còn được dùng trong các lễ lớn như Tế Giao, Tế Miếu, Đại triều. Trong các dịp khác, lần lần Đồng Văn, Nhã Nhạc bị đội Giáo phường trong dân gian thay thế. Tỳ bà bị bỏ quên trong khi đàn tranh được sung vào Đội Giáo phường, góp mặt với đàn đáy, có trống "yêu cổ", có loại địch quản mà tên gọi thông thường là "Quyển Thúy". Có đào nương vừa ca vừa gõ phách có cả sênh tiền. Khi đàn trong cung điện gọi là đi "hát cửa quyền" (tiền thân của ca trù) thì đội Giáo phường có rất nhiều nhạc công đàn Cầm, tức là loại đàn dây, trong đó có đàn Tranh 15 dây. Và còn nhiều trống to, trống nhỏ, ống địch, hải loa... Cuối đời nhà Lê, có một thay đổi lớn: đàn Tranh không còn có mặt trong dàn nhạc triều đình mà thay bằng tỳ bà góp mặt với đàn nguyệt (lúc đó tên là "đàn song vận"), đàn tam, đàn nhị, có hai cái sáo, một trống bản, một tam âm la và một sênh tiền. Sau chiến thắng Kỷ Dậu, Quang Trung gửi một phái đoàn hữu nghị sang chầu Càn Long. Thanh Đế phong cho Quang Trung tước An Nam quốc vương, người Trung Quốc gọi dàn nhạc đi theo là "An Nam quốc nhạc". Khâm định Đại Thanh Hội điển sự lệ ghi lại, nhiều chi tiết về chín loại nhạc nước ngoài có mặt tại triều đình nhà Thanh gọi là "Cửu tấu". Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy niên hiệu là Gia Long, từ năm 1802 người Trung Quốc đổi tên lại là "Việt Nam quốc nhạc". Nhà Nguyễn chấn chỉnh nhạc cung đình. Lập dàn Đại Nhạc gồm Kèn trống là chính. Và dàn Nhã nhạc cũng gọi là Tiểu nhạc hay "Ti trúc tế nhạc", vì dàn nhạc gồm những nhạc khí mắc dây tơ và cây sáo trúc. Tỳ bà có mặt trong dàn nhạc cung đình còn đàn Tranh lại được trọng dụng trong dân gian và trở thành một nhạc khí quan trọng của nhạc thính phòng. Đàn Tranh, đàn nguyệt, đàn nhị, đàn tam và đàn tỳ bà trở thành ban Ngũ tuyệt của ca nhạc thính phòng Huế (tiền thân của ca Huế). Màu âm, tầm âm. Màu âm đàn tỳ bà trong sáng, vui tươi, thể hiện tính chất "tươi sáng" và "trữ tình". Màu âm tỳ bà Trung Quốc đanh sắc và trong khi tỳ bà Việt Nam khô hơn không khác gì đàn nguyệt, nhất là ở những khoảng âm cao. Tầm âm của đàn tỳ bà là 3 quãng tám: từ Ðô lên Ðô3 (c lên c3), trong khi tầm âm của liễu cầm là 6 quãng tám: từ Ðô3 lên Ðô6 (c3 lên c6). Kỹ thuật diễn tấu. Móng gẩy của đàn tỳ bà Trung Quốc không khác gì đàn tranh Việt Nam và cổ tranh Trung Quốc. Có hai kỹ thuật rất phổ biến: thứ nhất là "tỳ" (琵), đẩy những ngón tay của bàn tay phải từ phải sang trái, có thể sử dụng một hoặc vài ngón tay theo cách đó để đánh cùng lúc, tạo đa âm (ngón bật); thứ hai là "bà" (琶), kéo ngón cái của bàn tay phải từ trái qua phải theo chiều ngược lại. Kỹ thuật búng dây gọi là "đàn-khiêu" (彈挑), sử dụng ngón trỏ và ngón cái. Đàn 彈 là búng dây bằng ngón trỏ, còn khiêu 挑 là búng dây bằng ngón cái. Thông thường, cách búng dây trên đàn tỳ bà ngược lại với cách gảy đàn guitar. Người ta búng những ngón tay (kể cả ngón cái) hướng ra ngoài, trong khi đó, khi chơi guitar thì những ngón tay lại gảy vào trong, hướng về lòng bàn tay. Đối với tỳ bà, cách gảy ngược vị trí so với "đàn" và "khiêu" gọi theo thứ tự là "mạt (抹) và "câu" (勾). Khi gảy hai dây cùng lúc bằng ngón trỏ và cái (hai ngón hoạt động riêng lẻ) gọi là "phân" (分), chuyển động ngược lại gọi là "chích" (摭). Đánh chập nhanh bằng bốn ngón tay gọi là "tảo" (掃), đánh chập nhanh ở vị trí ngược lại gọi là "phất" (拂). Tạo âm thanh đặc biệt bằng kỹ thuật vê (tremolo) thì gọi là "luân chỉ" (輪指). Kỹ thuật này thường được sử dụng cả năm ngón của bàn tay phải, tuy nhiên, có thể sử dụng chỉ bằng một hoặc vài ngón tay. Kỹ thuật tay trái rất quan trọng đối với sự biểu cảm của nhạc tì bà, giúp tạo ra âm rung, luyến ngắt, vuốt, bật, âm bội và những hòa âm giả (artificial harmonics) giống như kỹ thuật sử dụng trên đàn violin và guitar. Kỹ thuật nhấn dây (string-bending) cũng có thể được dùng để tạo ra âm vuốt và luyến ngắt. Xin lưu ý, phím của tất cả các loại tỳ bà Trung Quốc đều cao, do đó những ngón tay thường không chạm vào phím. Đây là điểm khác biệt so với những nhạc cụ có phím của phương Tây. Điều này giúp xử lý tốt hơn trong việc tạo ra giọng và âm sắc. Thêm vào đó, có một số kỹ thuật tạo âm thanh đặc biệt, thí dụ như gõ vào bề mặt thân đàn để tạo âm gõ hoặc xoắn những sợi dây vào nhau trong khi chơi để tạo hiệu ứng tiếng chũm choẹ. Đôi khi, tỳ bà cũng được kéo bằng cung vĩ như chơi đàn nhị hay vĩ cầm Một số loại tỳ bà khác. Bipa (Hàn Quốc). Bipa (Hangul:비파, Hán Việt: tỳ bà) là nhạc cụ truyền thống của Hàn Quốc. Nó là loại đàn lute có hình quả lê, liên quan với loại tỳ bà Trung Quốc, Việt Nam và biwa Nhật Bản. Trong quá khứ có hai loại bipa: hyang-bipa (Hangul:향비파, Hương tỳ bà) và Dang-bipa (Hangul:당비파, Đường tỳ bà). Cả 2 loại Dang Bipa và Hyang Bipa truyền thống có từ 8 phím tới 13 phím tre già nguyên khối (có loại 19 phím), riêng Hyang Bipa được vẽ họa tiết hoa lá trên mặt đàn. Loại Hyang Bipa hiện đại nhiều phím hầu hết ảnh hưởng từ tỳ bà Trung Quốc. Trước đây, cả 2 loại tỳ bà này sử dụng dây tơ nhưng ngày nay ít khi được sử dụng mà thay vào đó là dây được làm từ tơ hóa học hay polyester. Hyang Bipa. Hyang Bipa là loại tỳ bà 5 dây, chơi bằng một miếng gảy - loại chuẩn từ triều đại Cao Câu Ly (고구려, 37-668) đến triều Tân La (신라, -935). Nó là một trong ba loại đàn dây trong triều Tân La (bên cạnh đàn tranh geomungo (거문고) và đàn tranh gayageum (가야금). Loại này có cần đàn thẳng; 5 dây đàn; bên trái trục đàn có 3 chốt chỉnh dây, bên phải hai chốt; mặt trước làm từ gỗ bào đồng, mặt sau làm từ gỗ cây hạt dẻ. Ban đầu nhạc cụ này có 5 phím đàn vốn từ loại tỳ bà 5 dây thời Đường từ Trung Quốc truyền sang nhưng đến thời nhà nước Triều Tiên (조선, 1392-1897) thì tăng lên 10 phím, riêng những phiên bản hiện đại có thể lên tới 12 phím đàn (âm vực gần 3 quãng tám). Theo ký tự Trung Quốc thì hyang (鄕,Bính âm: xiāng; Hán Việt: Hương) có nghĩa là "quê quán, quê nhà", nhằm nói rằng loại đàn này có nguồn gốc ở Hàn Quốc. Khi diễn tấu người ta thường ngồi, đặt đàn trên đùi theo tư thế dựng đứng (hơi nghiêng về bên trái), bàn tay trái giữ cần hoặc thân đàn và bấm dây, bàn tay phải sử dụng 5 móng gảy Gajogak (Hangul:가조각, Hanja:假爪角, Hán Việt: giả trảo giác) để gảy dây đàn. Trước đây người ta gảy đàn bằng que Suldae (ảnh hưởng từ đàn tranh geomungo), nhưng ngày nay người bảo lưu cách chơi Hyang bipa là nữ nhạc công Go Boseok (고보석) - người có thể chơi cả đàn tỳ bà Hyang bipa, đàn nguyệt Wolgeum và đàn tranh Geomungo 6 dây. Ngày nay, hầu hết những người chơi hyang bipa đều sử dụng hyang bipa cải tiến từ tỳ bà Trung Quốc và đa phần họ đều sử dụng kỹ thuật từ cách chơi tỳ bà Trung Quốc, nhất là trong những tác phẩm nhạc mới. Cả 2 loại tỳ bà này trước đây sử dụng dây tơ, ngày nay dây của chúng hầu hết được làm từ sợi tơ tổng hợp. Dang Bipa. Dang Bipa là loại tỳ bà 4 dây, có đầu cần cong ngược ra phía sau với 12 phím đàn trên cần đàn, phiên bản hiện đại có âm vực rộng hơn 3 quãng tám. Theo ký tự Trung Quốc Dang (唐;Hangul: táng; Hán Việt: Đường) là từ nói về triều đại nhà Đường, ý nói loại đàn này có nguồn gốc từ Trung Quốc, du nhập vào Hàn Quốc từ thời nhà Đường. Trong thời kỳ Cao Ly (Hangul: 고려; 918–1392), nó được sử dụng trong nhạc Dangak (nhã nhạc Hàn Quốc). Cái tên Dangak có nghĩa là "Đường nhạc", một loại nhạc mô phỏng từ nhã nhạc nhà Đường, Trung Quốc. Tuy nhiên, kể từ thời Triều Tiên, nó còn được dùng trong nhạc hyangak. Cái tên hyangak có nghĩa là "nhạc làng" (village music), một hình thức nhạc cung đình truyền thống của Hàn Quốc có nguồn gốc trong thời kỳ Tam quốc (삼국시대). Trước đây người ta đã cố phục hồi bảo lưu cách chơi Dang-bipa nhưng có vẻ thất bại vì không còn nhạc sĩ chuyên nghiệp về loại đàn này. Hiện tại, đàn tỳ bà Dang Bipa được phục dựng cả về hình dáng và cách chơi. Nó được gảy bằng miếng gảy Mokbal (Hangul:목발, Hanja:木撥, Hán Việt: mộc phạt) hoặc đeo móng giả Gajogak. Thủ đàn của nó có hình búp hoa 3 cánh nhọn (gần giống hoa tulip) hoặc hình lá đề. Biwa (Nhật Bản). Biwa du nhập vào Nhật Bản trong thời Nại Lương (奈良時代, 710-794). Nhìn chung, các biwa của Nhật thì cây nào cũng gồm từ 4 đến 5 phím đàn gắn cố định trên dọc đàn (cần đàn) chứ không có quá nhiều phím đàn như tỳ bà Trung Quốc, Việt Nam và Triều Tiên. Phía trên cần đàn uốn cong ngược ra phía sau. Vào thời đó có hai loại biwa: thứ nhất là gaku biwa (hay bagaku biwa), sử dụng trong nhạc cung đình Gagaku (Nhã nhạc) và đệm múa Bugaku, phổ biến trên quần đảo Ryukyu (Lưu Cầu); loại thứ hai là loại kojin biwa (hay moso biwa), do những thầy tu mù (moso) thuộc dòng Phật giáo Tendai sử dụng. Về sau, kojin biwa phát triển thành hai dòng riêng: loại của thầy tu mù ở Chikuzen và loại của thầy tu mù ở Satsuma (Chikuzen và Satsuma là hai tỉnh cũ thuộc đảo Kyushu). Loại của thầy tu mù ở Chikuzen có 4 dây và 5 phím, còn loại của thầy tu mù ở Satsuma có 3 dây và 6 phím. Đến thế kỷ 14, những người hát rong (biwa-hoshi) thường xuyên chơi biwa. Họ vừa đàn vừa hát những bài anh hùng ca thời chiến (gunki-monoratari), đặc biệt là Heike monogatari. Từ đó xuất hiện loại đàn Heike biwa 5 dây, dần dần phổ biến trong tầng lớp samurai vào thời Thất Đinh (室町時代,1337-1573) và thời An Thổ Đào Sơn (安土桃山時代, khoảng 1573 đến 1603), đặc biệt là trong thị tộc Shimazu ở đảo Kyushu. Phần lớn, biwa được các ca nương hay nam nhạc công dùng để hát kể. Khoảng đầu thời Đức Xuyên (徳川時代, 1603-1868), một dòng biwa khác tiến hóa, tách khỏi loại biwa của thầy tu mù ở Satsuma, dòng đó gọi là Satsuma biwa. Khoảng giữa thời Minh Trị (明治時代, 1868-1912), thêm một dòng biwa nữa phát triển, tách khỏi loại biwa của thầy tu mù ở Chikuzen, dòng đó gọi là Chikuzen biwa. Theo thời gian, nhiều dòng biwa khác ra đời. Cho đến ngày nay, căn cứ vào số dây, âm thanh, loại miếng gảy và cách sử dụng, người ta chia biwa thành tám loại phổ biến, đó là: Gagaku biwa, Gogen biwa, Moso Biwa, Heike biwa, Satsuma biwa, Chikuzen biwa, Nishiki biwa và Tsuruta biwa. Nhìn chung, đàn tỳ bà Nhật Bản có âm sắc vô cùng trầm, khác hẳn với âm thanh của đàn shamisen. Dây đàn tỳ bà Biwa ngoài sử dụng chất liệu tơ tằm bện, ngày nay người Nhật đều dùng dây dù làm dây cho Biwa. Nhìn chung, biwa có thân đàn hình quả lê, được làm từ một khối gỗ cứng hoặc từ vài miếng gỗ ghép lại; mặt đàn là một lớp gỗ mềm mỏng, thường có hai lỗ thoát âm hình bán nguyệt; cần đàn ngắn, có 3 đến 6 ngăn phím cao; cần đàn phần trên vuông, cong về phía sau một góc 90 độ với phần đầu trục uốn ngược lên. Biwa có từ 3 đến 5 dây đàn làm bằng tơ (hiện nay chỉ còn loại 4 và 5 dây, chỉnh tone bằng những chốt gỗ tròn và dài nằm ở hai bên cần đàn). Miếng gảy (bachi) sử dụng cho biwa có hình tam giác, khá lớn, không chỉ dùng để gảy dây mà còn gõ vào mặt đàn. Thông thường, có một mảnh da thuộc hay giấy dán hồ nằm vắt ngang nửa phần dưới mặt đàn. Loại ở đây làm bằng gỗ và da thuộc, dài 105 cm, rộng 40,3 cm, dày 7 cm, có 4 dây đàn. Cách chơi và âm thanh của biwa không giống như đàn Tỳ bà Trung Quốc, Việt Nam hay Hàn Quốc. Biwa là loại đàn dùng để độc tấu, hòa tấu, chủ yếu là đệm hát, làm nền cho những câu chuyện kể bằng những giai điệu chậm. Đến thời Minh Trị, do nhạc phương Tây và nhiều nhạc cụ khác phổ biến hơn nên việc chơi đàn biwa đã trở nên mai một dần. Tuy nhiên, đến nửa cuối thế kỷ 20, biwa hồi sinh qua tài năng của nữ nghệ sĩ Nhật Tsuruta Kinshi. Tuy ít được sử dụng trong nhạc pop, song biwa đã từng xuất hiện trong ban nhạc progressive rock của Nhật (nhóm Paikappu) trong thập niên 1980 và từ năm 2003, ca sĩ Nagasu Tomoka (長須与佳) của nhóm Rin' - một ban nhạc pop Nhật đã chơi nhạc cụ này. Về âm sắc, biwa có âm thanh từ sự kết hợp của đàn sitar Ấn Độ và shamisen. Chikuzen biwa. Chikuzen biwa (nihongo: 筑前琵琶, Trúc tiền tỳ bà) là loại biwa hiện đại, dài 70 cm, có 4 - 5 dây đàn với 4 - 5 ngăn phím. Phần lớn nghệ sĩ chơi nhạc đương đại đều sử dụng loại 5 dây. Miếng gảy của Chikuzen biwa rộng khoảng 13 cm (nhỏ hơn nhiều so với loại Satsuma biwa), thường làm bằng gỗ hồng sắc với phần đầu là gỗ hoàng dương hoặc ngà. Kích cỡ, hình dáng và trọng lượng của loại đàn này còn tùy thuộc vào giới tính và tuổi tác của người chơi. Loại do nam giới sử dụng rộng hơn và/hoặc dài hơn một chút so với loại dành cho phụ nữ và trẻ em. Loại 4 dây được chỉnh giọng B, e, f#, b; còn loại 5 dây chỉnh C, G, C, d, g hoặc E, B, e, f#, b. Xét về lịch sử, Chikuzen biwa xuất hiện khoảng cuối thời Nại Lương (奈良時代), khởi đầu thời Bình An (平安, 794-1185). Vào thời đó, thầy tu mù Gensei sáng lập ngôi đền Seishukuin, nơi tu hành của những thầy tu mù vùng Chikuzen. Gensei và những thầy tu mù đã chế tạo nhiều loại đàn biwa khác nhau. Dần dần loại biwa có 4 dây và 5 phím trở thành chuẩn mực, được sử dụng rộng khắp ở miền bắc đảo Kyushu, được đặt tên là Chikuzen biwa. Đến giữa thời Minh Trị (Meiji), Tachibana Satosada đã phổ biến loại đàn này khắp nước Nhật. Chikuzen biwa thường được dùng để chơi nhạc không lời. Trong lúc diễn tấu, người ta không bao giờ gõ miếng gảy vào thân đàn. Đối với loại 5 dây, họ giữ đàn thẳng đứng, còn loại 4 dây thì cầm ngang. Ngày nay, có loại tỳ bà Chikuzen được gắn thêm những pickup nam châm kiểu guitar điện để khuếch đại âm thanh, gọi là Elec biwa (エレキ琵琶 Ereki biwa) và nghệ sĩ là người chơi nhạc thành công với loại biwa này. Gagaku Biwa. Gagaku biwa (Nihongo: 雅楽琵琶, Nhã nhạc tỳ bà) là loại biwa cổ điển; phần bụng của thân đàn làm từ gỗ hồng sắc, dâu tằm hay gỗ mộc qua Trung Quốc, đôi khi còn sử dụng gỗ anh đào và gỗ sồi Trung Quốc; phần mặt của thân đàn làm từ gỗ hạt dẻ. Nếu phần bụng của thân đàn làm từ một miếng gỗ thì gọi là "hita ko", còn làm từ hai đến ba miếng gỗ gọi là "hagi ko". Hita ko được công nhận là loại giá trị nhất. Phần dưới mặt đàn lót một miếng da thuộc đi ngang qua, miếng này rộng khoảng 10–12 cm. Đây là chỗ người ta gõ miếng gảy vào khi đánh đàn. Trên miếng da thuộc thường vẽ những bức tranh đẹp, ngoài ra, những cây biwa nổi tiếng còn có tên riêng, cái tên này liên quan với việc thiết kế những bức tranh. Phần trên của thân đàn gọi là "shishi kubi" (cổ gầy), nó được làm từ gỗ cứng nhập khẩu hoặc gỗ dâu tằm. Đỉnh của phần trên gọi là "kairobi" (đuôi tôm), được làm từ gỗ hoàng dương hoặc gỗ đàn hương. Những chốt chỉnh dây ngắn và nhỏ, dễ phân biệt với loại biwa hiện đại hơn như Satsuma biwa và Chikuzen biwa. Miếng gảy của Gagaku biwa mỏng và nhỏ dài khoảng 20 cm), làm từ vật liệu cứng như ngà hay gỗ hoàng dương. Nhìn chung, loại đàn này lớn và nặng, có 4 dây tơ và 4 phím đàn, chuyên dùng cho thể loại nhạc cung đình gagaku (Nhã nhạc Nhật Bản). Gagaku biwa không được dùng để đệm hát. Giống như cách chơi Heike biwa, khi diễn tấu người ta thường ngồi gập chân, giữ loại đàn này nằm ngang như guitar. Trong Nhã nhạc Nhật Bản, Gagaku biwa được gọi là Gakubiwa (Nhạc tì bà). Gogen Biwa. Gogen biwa (nihongo: 五絃琵琶, Ngũ huyền tỳ bà) là loại biwa cổ điển, biến thể của tỳ bà Trung Quốc trong thời nhà Đường. Nó được làm bằng gỗ, nhiều chỗ khắc hoa văn và cẩn xà cừ. Gogen biwa có 5 dây đàn, không nên nhầm lẫn chúng với loại biến thể hiện đại cũng có 5 dây, đó là Chikuzen biwa. Gogen biwa thường được dùng trong Nhã nhạc Nhật Bản. Heike biwa. Heike biwa (nihongo: 平家琵琶, Bình gia tỳ bà) là loại biwa xuất hiện trong thời Edo (1603-1868). Nó có 4 dây và 5 ngăn phím, chỉnh giọng A, c, e, a hoặc A, c#, e, a, thường dùng để chơi trong chuyện kể Bình gia vật ngữ (Heike Monogatari), một bản sử thi về cuộc chiến giành quyền kiểm soát Nhật Bản giữa dòng dõi samurai Taira với gia tộc quyền quý Minamoto trong cuối thế kỷ 12. Miếng gảy của loại đàn này lớn hơn một chút so với loại gagaku biwa, nhưng ngoại hình thì nhỏ hơn nhiều (có thể so sánh với kích cỡ của chikuzen biwa). Ngày xưa, loại đàn này do những người hát rong sử dụng. Ngoài ra, do có kích cỡ nhỏ nên người ta có thể chơi chúng trong nhà. Moso biwa. Moso biwa (nihongo: 盲僧琵琶, Manh tăng tỳ bà) là loại biwa cổ điển, có 4 dây, được dùng trong ca khúc và câu chú Phật giáo. Ngày xưa, loại đàn này do các thầy tu (moso) thuộc dòng Phật giáo Tendai sử dụng. Nó có ngoại hình tương tự chikuzen biwa nhưng thân đàn hẹp hơn nhiều. Miếng gảy của nó khác nhau về kích cỡ và chất liệu. Loại có 4 ngăn phím chỉnh dây E, B, E, A; loại có 5 ngăn phím chỉnh B, e, f # và f #; còn loại 6 ngăn phím chỉnh Bb, Eb, Bb và bb. Nishiki biwa. Nishiki biwa (nihongo: 錦琵琶, Cẩm tỳ bà) là loại biwa hiện đại. Nó có 5 dây và 5 ngăn phím, do Suitō Kinjō phổ biến. Miếng gảy của nó giống như loại dùng cho Satsuma biwa. Cách dây đàn được chỉnh tone C, G, c, g, g. Satsuma biwa. Satsuma biwa (nihongo: 薩摩琵琶, Tát ma tỳ bà) là loại biwa chế tạo ở miền nam Nhật Bản vào thế kỷ 16, rất phổ biến ở đảo Kyushu. Vào thời ấy, ông hoàng Shimazu Tadayoshi ngự trị Tát ma quốc (vùng Satsuma, thành phố Kagoshima ngày nay). Ông muốn có một nhạc cụ đệm các ca khúc do ông sáng tác, nhằm khích lệ tinh thần dũng sĩ samurai và thần dân. Tadayoshi Shimazu ra lệnh cho Fuchiwaki Ryoko cải tiến loại nhạc cụ do những thầy tu mù sử dụng ở Satsuma thành loại Satsuma biwa ngày nay. Theo truyền thống, Satsuma biwa được làm từ gỗ dâu tằm, mặc dù những loại gỗ cứng khác như gỗ sồi Nhật đôi khi cũng được dùng trong cấu trúc của chúng. Người ta thường chọn cây dâu tằm có ít nhất 120 tuổi, phơi khô 10 năm trước khi làm loại đàn Satsuma biwa. Chúng dài khoảng 90 cm. Loại truyền thống có 3 ngăn phím 3 dây tơ, sau này là 4 ngăn phím và 4 dây tơ thường chỉnh giọng A, E, A, B (theo giọng của người chơi); trong khi đó loại hiện đại có 5 ngăn phím trở lên, ngoài ra nó có 5 dây (dây 4 và 5 cùng cao độ), được chỉnh theo âm vực tone của người chơi. Vài cây lại có 4 nguồn dây đôi, chỉnh tone G, G, c, g, hay G, G, d, g và thường được dùng trong nhạc đương đại. Nhìn chung, còn nhiều cách chỉnh dây khác cho cả loại truyền thống lẫn hiện đại. Ngăn phím của Satsuma biwa truyền thống có thể nâng cao 4 cm, cho phép nốt lượn lên những bậc cao hơn. Miếng gảy của chúng làm từ gỗ hoàng dương, rộng hơn nhiều so với miếng gảy của những loại biwa khác, thường rộng từ 25 cm trở lên. Satsuma biwa là loại đàn dùng trong hát nói, người kể chuyện chỉ đàn khi họ nghỉ hát để lấy hơi. Kỹ thuật chơi loại đàn này kết hợp giữa cách chơi Moso biwa và Heike biwa. Khi diễn tấu, những ngón tay trái của người chơi bấm mở các dây đàn trong khi đó bàn tay trái gảy dây bằng một miếng gảy lớn. Tsuruta biwa. Trong thế kỷ 20, Tsuruta Kinshi, một nghệ sĩ Nhật đã chế tác phiên bản Satsuma biwa đời mới để biểu diễn, ông gọi cây đàn này là Tsuruta biwa (鶴田琵琶). Loại biwa này có cấu trúc đầu cần khác Satsuma biwa một chút. Nó có 5 dây (đôi khi dây thứ tư lại là dây đôi) và 5 phím đàn, cho phép có nhiều nốt hơn để biểu diễn những tác phẩm phương Tây và hiệu đại. Khi chơi loại đàn này ông Tsuruta Kinshi ngồi xếp chân theo kiểu Nhật, đặt thân đàn tựa lên hai đùi, bàn tay trái giữ cần đàn, còn những ngón trái bấm phím, trong lúc bàn tay phải cầm một miếng gảy khá lớn, gảy một cạnh vào dây đàn. Sử dụng. Ở Việt Nam đàn tỳ bà có mặt trong các dàn nhạc: Nhã nhạc cung đình Huế, Lễ nhạc Phật giáo, Lễ nhạc Cao Đài, nhạc tài tử, phường bát âm, cải lương và dàn nhạc dân tộc tổng hợp. Riêng Trung Quốc, tỳ bà thường dùng nhiều trong nhã nhạc cung đình, kinh kịch và diễn tấu C-pop. Đàn tỳ bà (biwa) Nhật Bản chuyên dùng cho hát kể và còn dùng cho nhạc Pop (nhóm Rin' đã từng biểu diễn) còn đối với tỳ bà Triều Tiên (bipa) thường dùng trong diễn tấu nhã nhạc cung đình. Mặc dù đàn tỳ bà có xuất xứ từ các nước khác, nhưng qua thời gian dài sử dụng nó đã được bản địa hóa và trở thành cây đàn của mỗi quốc gia châu Á, thể hiện sâu sắc, đậm đà những bản nhạc mang phong cách của các dân tộc châu Á trong lĩnh vực khí nhạc. Ngày nay số người biết sử dụng tỳ bà theo phong cách truyền thống Việt Nam chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
1
null
Commiphora myrrha là một loài thực vật có hoa trong họ Burseraceae. Đây là loài cây chính cho nhựa thơm gọi là một dược. Đây là loài cây bản địa bán đảo Ả Rập. (Oman, Yemen) và đến châu Phi (Djibouti, Ethiopia, Somalia, đông bắc Kenya). Đây là loài cây nhiều gai và có chiều cao lên đến . Nó mọc ở độ cao giữa với lượng mưa hàng năm khoảng . Nó mọc tốt nhất ở đất mỏng, chủ yếu khu vực có đá vôi.
1
null
Hút mật cánh vàng (danh pháp khoa học Drepanorhynchus reichenowi) là một loài chim trong họ Hút mật. Có ba phân loài được công nhận. Loài này được tìm thấy ở Cộng hòa Dân chủ Congo, Kenya, Tanzania, và Uganda. Mô tả. Con trống dài khoảng 23 cm còn con mái dài khoảng 15 cm, con trống có lông đuôi giữa dài. Lông rìa vàng ở cánh và đuôi là đặc điểm chính để phân biệt con trống và con mái. Bộ lông của con trống trong thời kỳ sinh sản có màu đồng đỏ kim loại dễ thấy, chủ yếu là thay thế bằng lông màu đen xỉn trong mùa không sinh sản. Các phần dưới của chim trống có màu nâu đen. Con mái có màu ô liu ở trên và màu vàng ở dưới. Chim chưa trưởng thành tương tự như con mái, ngoại trừ phần dưới của chúng là tối hơn
1
null
Lạc Dương, một trong bốn Đại cố đô của lịch sử Trung Quốc nằm dưới một vùng bồn địa, dễ đánh khó giữ. Mang Sơn, (邙山) ngày nay ở phía bắc Lạc Dương, Hà Nam, Trung Quốc, có địa hình hiểm trở khó lường, dễ giữ khó đánh, trở thành một vị trí chiến lược quan trọng cần phải nắm giữ nếu muốn chiếm được trọng trấn Lạc Dương, từ đó giành quyền khống chế toàn bộ khu vực Hà Nam. Tại đây đã nổ ra nhiều trận đánh lớn:
1
null
Ga Đồng Hới là một ga chính trên tuyến đường sắt Bắc-Nam ở km thứ 522. Ga tọa lạc tại Tiểu khu 4, phường Nam Lý, Đồng Hới, Quảng Bình. Ga Đồng Hới cách ga Hà Nội 522 km về phía bắc, cách ga Vinh 192 km về phía bắc và cách ga Đông Hà 100 km về phía nam, cách ga Huế 166 km về phía nam. Nhà ga được thiết kế bởi kỹ sư Trần Văn Tấn. Nhà ga là một điểm đường sắt nối với ga Phúc Tự và ga Lệ Kỳ. Kiến trúc. Nhà ga được thiết kế bởi lối kiến trúc hiện đại vật liệu chủ yếu làm bằng bê tông cốt thép. Các chi tiết mặt tiền nhà ga bằng lam bê tông trông đẹp và lạ mắt. Mặt tiền công trình nguyên thủy có mảng gạch ốp màu đỏ ngay vị trí lối vào nay sơn lại màu xanh làm cho công trình không còn đẹp như thiết kế ban đầu. Người thiết kế công trình này là kỹ sư Trần Văn Tấn. Ông là một kỹ sư của trường đại học bách khoa Hà Nội từ những năm 1960. Mặc dù là kỹ sư nhưng ông có niềm đam mê thiết kế kiến trúc. Nên các công trình của ông thường có tính nghệ thuật kết hợp với kỹ thuật. Đây là một công trình tiêu biểu trong loạt công trình thiết kế về nhà ga của ông.
1
null
Du học là việc đi học ở một quốc gia khác quốc gia hiện tại của người học đang sinh sống nhằm bổ sung thêm kiến thức, ngành nghề nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập của bản thân hoặc theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức tài trợ. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2016 Việt Nam có 130.000 du học sinh, tập trung đông nhất ở Nhật Bản, sau đó là Úc, Hoa Kỳ, Trung Quốc. Vào năm 2020, có hơn 6,36 triệu sinh viên quốc tế, số này tăng từ 5,12 triệu vào năm 2016. Các nơi đến phổ biến nhất bao gồm Hoa Kỳ (có 957.475 sinh viên quốc tế), Vương quốc Anh (550.877 sinh viên), và Úc (458.279 sinh viên). Những quốc gia này cùng nhau chiếm 31% tổng số sinh viên quốc tế. Định nghĩa quốc gia. Các định nghĩa về "sinh viên nước ngoài" và "sinh viên quốc tế" khác nhau tùy theo từng quốc gia dựa trên hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia. Ở Hoa Kỳ, sinh viên quốc tế là "[n]hững cá nhân đang học tập tại Hoa Kỳ bằng visa tạm trú phi di dân cho phép học tập ở trình độ sau trung học." Các sinh viên giữ visa F1 được xem là sinh viên quốc tế. Tại châu Âu, sinh viên từ các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu có thể tham gia vào chương trình trao đổi sinh viên gọi là Chương trình Erasmus. Chương trình này cho phép sinh viên Liên minh châu Âu học tập ở các quốc gia khác theo thỏa thuận của chính phủ. Ở Canada, sinh viên quốc tế là "những sinh viên không phải là công dân Canada, không có tình trạng 'cư trú thường trú' và đã được chính phủ Canada ủy quyền để nhập cảnh Canada với mục đích theo học." Giấy phép học tập xác định trình độ học và thời gian học tại Canada. Trừ khi thời gian học vượt quá sáu tháng, sinh viên quốc tế không cần giấy phép học tập nếu học xong khóa học trong thời gian được phép ở lại khi nhập cảnh. Ở Úc, sinh viên quốc tế "không phải là công dân Úc, cư dân thường trú Úc, công dân New Zealand, hoặc có thị thực cư dân thường trú Úc theo di dân nhân đạo." Theo Viện Giáo dục Quốc tế, sinh viên quốc tế ở Nhật Bản là "[n]hững sinh viên đến từ nền kinh tế nước ngoài đang học tại các trường đại học, trường sau đại học, trường cao đẳng, trường cao đẳng kỹ thuật, trường dạy nghề chuyên nghiệp hoặc khóa học chuẩn bị đại học tại Nhật Bản và đang cư trú tại Nhật Bản với thị thực 'sinh viên trường cao đẳng'." Các điểm đến của sinh viên quốc tế. Trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21, di cư sinh viên đã trải qua ba biến cố quan trọng: vụ tấn công khủng bố ngày 11/9, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, và xu hướng chính trị cô lập gia tăng, như Brexit ở Vương quốc Anh và việc bầu cử Donald Trump làm Tổng thống Hoa Kỳ. Sự di chuyển của sinh viên quốc tế bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, đặc biệt là thay đổi trong chính sách cấp visa và nhập cư của các quốc gia đích, ảnh hưởng đến việc có việc làm trong và sau thời gian học. Những phát triển chính trị thường được xem xét một cách quan trọng; ví dụ, một khảo sát trước cuộc bầu cử Tổng thống 2020 tại Hoa Kỳ cho thấy có một phần tư sinh viên quốc tế tiềm năng sẽ chọn học tại nước này nếu Joseph R. Biden được bầu làm Tổng thống. Úc có tỷ lệ sinh viên quốc tế trên đầu người cao nhất thế giới, với trung bình khoảng 26,7% trong số sinh viên các trường đại học tại đây. Sự gia tăng phần trăm lớn nhất về số lượng sinh viên nước ngoài đã diễn ra ở New Zealand, Hàn Quốc, Hà Lan, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Ý và Ireland. Truyền thống, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh là lựa chọn uy tín nhất, với sự hiện diện của các trường Đại học hàng đầu như Harvard, Oxford, MIT và Cambridge. Gần đây, họ đã phải cạnh tranh với thị trường giáo dục đại học châu Á đang phát triển nhanh, đặc biệt là Trung Quốc. Trong Xếp hạng Leiden CWTS năm 2020, Trung Quốc vượt qua Hoa Kỳ về số lượng trường đại học nằm trong danh sách xếp hạng lần đầu tiên (204 so với 198). Trung Quốc cũng có hai trường Đại học hàng đầu trong Nhóm C9 (Đại học Tsinghua và Đại học Bắc Kinh) ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và các nước mới nổi, với vị trí chung thứ 16 trên thế giới theo Xếp hạng Đại học Thế giới Times Higher Education năm 2022. Mặc dù Hoa Kỳ vẫn là điểm đến hàng đầu cho sinh viên quốc tế, nhưng có sự cạnh tranh ngày càng tăng từ một số điểm đến ở Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan, những nơi này muốn thu hút sinh viên quốc tế vì danh tiếng và lý do dân số. Theo OECD, gần một phần năm sinh viên nước ngoài có thể di chuyển trong khu vực. Nhóm sinh viên này tìm kiếm giáo dục toàn cầu với giá cả địa phương được gọi là "sinh viên toàn cầu cục bộ" ("glocal" students). Nhiều "sinh viên toàn cầu cục bộ" cân nhắc học giáo dục xuyên quốc gia để có bằng cấp nước ngoài mà vẫn ở quê nhà. Với việc tăng chi phí học ở các điểm đến hàng đầu như Mỹ và Vương quốc Anh cùng với rào cản nhập cư cao hơn, nhiều sinh viên quốc tế đang tìm kiếm điểm đến khác và đòi hỏi "giá trị xứng đáng". Dự kiến số lượng sinh viên quốc tế di chuyển sẽ đạt 6,9 triệu vào năm 2030, tăng 51%, tương đương 2,3 triệu sinh viên so với năm 2015. Khả năng chi trả cho giáo dục quốc tế là vấn đề quan tâm không chỉ đối với sinh viên quốc tế mà còn đối với các trường đại học và quốc gia có ý định thu hút họ. Tính đến năm 2022, 10 quốc gia hàng đầu về số lượng sinh viên quốc tế theo Viện Nghiên cứu Quốc tế: Châu Á. Trung Quốc. Năm 2016, Trung Quốc đứng thứ ba toàn cầu về số lượng sinh viên quốc tế, với 442.773 sinh viên. Đến năm 2018, con số này đã tăng lên 492.185 (tăng 10,49% so với năm 2017). Số lượng sinh viên quốc tế tại Trung Quốc đã tăng liên tục từ năm 2003, không bị ảnh hưởng bởi khủng bố hay khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Thị trường sinh viên quốc tế của Trung Quốc tiếp tục mạnh mẽ và nay là điểm đến hàng đầu thế giới cho sinh viên châu Phi nói tiếng Anh. Năm 2016, học sinh quốc tế đến Trung Quốc chủ yếu từ châu Á (60%), tiếp đến là châu Âu (16%) và châu Phi (14%). Tuy nhiên, châu Phi có tỷ lệ tăng cao nhất với 23,7% so với năm 2015–2016. Các quốc gia gửi sinh viên đến Trung Quốc năm 2018 được liệt kê dưới đây. Các quốc gia châu Phi được nhóm lại và tạo thành một nhóm đáng kể. Năm 2016, sinh viên quốc tế chủ yếu học tại các trung tâm lớn như Bắc Kinh (77.234, 17,44%) và Thượng Hải (59.887, 13,53%). Trong những năm gần đây, có sự phân tán và lan tỏa của sinh viên đến các tỉnh thành khác. Trung Quốc đang theo đuổi chính sách tăng cường sức mềm toàn cầu một cách mở cửa, thông qua thuyết phục và hấp dẫn. Thu hút sinh viên quốc tế, đặc biệt là thông qua học bổng, là một phương tiện hiệu quả để gia tăng sự ảnh hưởng này. Ấn Độ. Ấn Độ đang trở thành điểm đến mới cho sinh viên quốc tế. Trong năm học 2019-20, Ấn Độ đã đón tiếp 49.348 sinh viên đến từ 168 quốc gia, trong đó 10 quốc gia hàng đầu chiếm 63,9% tổng số sinh viên quốc tế. Năm 2019, Ấn Độ đón hơn 47.000 sinh viên quốc tế và hướng đến mục tiêu tăng con số này lên 200.000 sinh viên vào năm 2023. Ấn Độ đặc biệt hướng tới khu vực Nam Á, Đông Nam Á, Tây Á và Châu Phi, và đã áp dụng nhiều chương trình miễn học phí và học bổng. Iran. Năm 2018, có 55.000 sinh viên quốc tế đến Iran học. Đến năm 2021, con số này tăng gấp đôi lên hơn 130.000, trong đó một nửa học tại Đại học Azad và Payamnoor. Iran đã ký hợp đồng với lực lượng PMF của Iraq để học tại Đại học Tehran. Đến năm 2023, có sinh viên từ 15 quốc gia khác nhau như Liban, Iraq, Nga, Syria, Pakistan và các quốc gia châu Phi. Họ học các ngành như nhân văn, khoa học, luật, y học, xây dựng và kế toán. Nhật Bản. Nhật Bản là một điểm đến ngày càng phổ biến cho sinh viên quốc tế. Nước này có khoảng 180.000 sinh viên nước ngoài học tại các cơ sở giáo dục và chính phủ đã đặt mục tiêu tăng số lượng này lên 300.000 trong những năm tới. Theo Tổ chức Dịch vụ Sinh viên Nhật Bản (JASSO), tính đến ngày 1 tháng 5 năm 2022, có 231.146 sinh viên quốc tế đang học tại Nhật Bản. Malaysia và Singapore. Malaysia, Singapore và Ấn Độ đang trở thành điểm đến mới cho sinh viên quốc tế. Ba nước này chiếm khoảng 12% thị trường sinh viên toàn cầu với từ 250.000 đến 300.000 sinh viên đã chọn học cao học ở các quốc gia này trong khoảng thời gian 2005-2006. Dòng chảy của sinh viên quốc tế trên cho thấy hiện tượng từ Nam đến Bắc. Theo cách này, sinh viên châu Á ưa thích học tại Hoa Kỳ. Thống kê gần đây về di chuyển của sinh viên quốc tế có thể được tìm thấy trong: Úc và Khu vực Đại Dương. Úc đứng đầu thế giới về tỷ lệ sinh viên quốc tế trên mỗi người dân, với 775.475 sinh viên quốc tế đăng ký học tại đại học và cơ sở đào tạo nghề trong nước vào năm 2020. Năm 2019, sinh viên quốc tế chiếm trung bình 26,7% trong tổng số học sinh của các trường đại học Úc. Giáo dục quốc tế, do đó, là một trong những ngành xuất khẩu lớn nhất của nước này và ảnh hưởng mạnh mẽ đến thống kê dân số, với nhiều sinh viên quốc tế ở lại Úc sau khi tốt nghiệp, theo các loại visa kỹ năng và việc làm. Dưới đây là danh sách 15 quốc gia và vùng lãnh thổ gửi sinh viên đến Úc vào năm 2018. Châu Âu. Pháp và Đức. Năm 2016, Pháp là quốc gia thứ tư có số lượng sinh viên quốc tế lớn nhất trên thế giới, với 245.349 sinh viên quốc tế. Trong khoảng ba năm từ 2017 đến 2020, Pháp đã tăng số lượng sinh viên quốc tế từ 324.000 lên 358.000. Đây là một tăng trưởng đáng kể hơn 10,4%. Trong khi đó, Đức là quốc gia thứ năm có số lượng sinh viên quốc tế lớn nhất, với 244.575 sinh viên quốc tế. Trong kỳ học mùa đông năm 2017-2018, Đức đã tiếp nhận 374.583 sinh viên quốc tế từ nước ngoài theo học và Tỷ suất Tăng trưởng Hàng năm (CAGR) là 5,46%. Kể từ năm học 2016/17, số lượng sinh viên nước ngoài tham gia học tại Đức đã không ngừng tăng, từ 358.895 sinh viên năm năm trước lên đến 411.601 sinh viên năm ngoái. Hai nước Pháp và Đức đã thiết lập cơ chế hợp tác giữa các trường đại học thông qua Đại học Pháp-Đức, cho phép sinh viên tham gia các khóa học liên quan trên cả hai bên biên giới. Dưới đây là danh sách 10 quốc gia gửi sinh viên đến Pháp năm 2016. Dưới đây là danh sách 10 quốc gia gửi sinh viên đến Đức năm 2015. Vương quốc Anh. Dưới đây là danh sách 15 quốc gia và khu vực gửi sinh viên đến Vương quốc Anh trong năm học 2021/22. Hà Lan. Đến năm 2017, có 81,000 sinh viên quốc tế học tập tại Hà Lan, chiếm 11.6% trong tổng số sinh viên cao học tại tất cả các cấp độ (bậc cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ). Trong số này, có 12,500 sinh viên (15.4%) là người Hà Lan đã học tập ở nơi khác trước đó. Hầu hết sinh viên quốc tế tại Hà Lan đến từ các nước Liên minh châu Âu (khoảng ba phần tư), trong đó phần lớn đến từ Đức. Trong số sinh viên không thuộc Liên minh châu Âu, phần lớn nhất là sinh viên Trung Quốc. Hai phần ba trong số tất cả sinh viên quốc tế đến Hà Lan để học cử nhân. Nga. Kể từ thời kỳ Liên Xô, Nga đã trở thành một trung tâm thu hút sinh viên quốc tế, chủ yếu từ các nước đang phát triển. Năm 2019, Nga là điểm đến dẫn đầu thế giới về số lượng sinh viên quốc tế, với khoảng 300 nghìn sinh viên. Dưới đây là danh sách 10 quốc gia gửi sinh viên đến Nga năm 2019. Bắc Mỹ. Canada. Theo Cục Di trú, Tị nạn và Quốc tịch Canada (IRCC), vào tháng 12 năm 2019, có tổng cộng 642.480 sinh viên quốc tế, tăng 13% so với năm trước. Năm 2019, 30% sinh viên quốc tế tại Canada đến từ Ấn Độ và 25% đến từ Trung Quốc. Chiến lược Giáo dục Quốc tế (IES) mới nhất của Chính phủ Canada cho giai đoạn 2019-2024 cam kết đa dạng hóa sinh viên quốc tế và phân phối họ đồng đều hơn trên toàn quốc thay vì tập trung mạnh vào một số thành phố. Dưới đây là danh sách 15 quốc gia và khu vực gửi sinh viên đến Canada năm 2019. Hoa Kỳ. Mỗi năm, khoảng 750.000 sinh viên Trung Quốc và 400.000 sinh viên Ấn Độ nộp đơn vào các cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài. Số lượng sinh viên quốc tế mới nhập học tại các trường đại học và cao đẳng ở Mỹ trong năm học 2016-17 giảm 2,1% tương đương gần 5.000 sinh viên, đồng nghĩa với mức doanh thu tiềm năng 125 triệu USD trong năm học đầu tiên. Sự gia tăng đáng kể về sinh viên quốc tế ở Mỹ trong giai đoạn 2013–2014 chủ yếu do sinh viên đại học Trung Quốc đăng ký. Số lượng sinh viên Trung Quốc tăng lên 31% trong tổng số sinh viên quốc tế ở Mỹ, tỷ lệ tập trung cao nhất từ trước đến nay kể từ khi Viện Giáo dục Quốc tế bắt đầu thu thập dữ liệu về sinh viên quốc tế từ năm 1948. Tình hình này đang thay đổi nhanh chóng khi dự báo dân số cho thấy sự giảm mạnh trong lượng sinh viên đến từ Trung Quốc và Nga và tăng ổn định trong số sinh viên đến từ Ấn Độ và châu Phi. Số lượng sinh viên nước ngoài tham gia giáo dục đại học (đại học hoặc cao đẳng) cũng đang gia tăng nhanh chóng khi giáo dục đại học trở thành một hợp tác toàn cầu ngày càng tăng. Trong năm học 2014–15, có 974.926 sinh viên nước ngoài đến Mỹ học tập, gần gấp đôi dân số so với năm 2005. Trong vài thập kỷ qua, sinh viên Trung Quốc đã là nhóm dân số lớn nhất trong số sinh viên quốc tế. 10 quốc gia gửi sinh viên nhiều nhất và phần trăm so với tổng số sinh viên quốc tế là: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Ả Rập Xê Út, Canada, Brazil, Đài Loan, Nhật Bản, Việt Nam và Mexico. Tổng số sinh viên nước ngoài từ tất cả các nguồn gốc theo lĩnh vực học là: Kinh doanh/Quản lý, Kỹ thuật, Toán học và Khoa học máy tính, Khoa học xã hội, Khoa học tự nhiên và Khoa học sinh học, Nhân văn, Nghệ thuật ứng dụng, Chuyên nghiệp sức khỏe, Giáo dục và Nông nghiệp. Top 15 quốc gia gửi sinh viên nhiều nhất và phần trăm so với tổng số sinh viên quốc tế năm học 2018-2019 Số lượng visa Mỹ được cấp cho sinh viên Trung Quốc học tại đại học Mỹ tăng 30%, từ hơn 98,000 vào năm 2009 lên gần 128,000 vào tháng 10 năm 2010, đặt Trung Quốc là nguồn gốc hàng đầu của sinh viên quốc tế, theo báo cáo "Open Doors 2010" của Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc. Số lượng sinh viên Trung Quốc tăng. Tổng số học sinh nước ngoài có visa Mỹ học tại các trường đại học tăng 3% lên hơn 691,000 trong năm học 2009/2010. Sự tăng 30% trong số sinh viên Trung Quốc đăng ký là nguyên nhân chính đóng góp cho sự tăng trưởng trong năm đó, và hiện nay sinh viên Trung Quốc chiếm hơn 18% tổng số sinh viên quốc tế. Yêu cầu. Sinh viên quốc tế thường phải tham gia các kỳ thi ngôn ngữ như , , , IELTS, TOEFL, iTEP, PTE Academic, DELF hoặc DELE, trước khi nhập học. Một số sinh viên quốc tế đã có khả năng sử dụng tiếng địa phương ngay khi đến, nhưng một số khác có thể thấy khả năng ngôn ngữ của họ, mặc dù tốt trong nước, không đủ để hiểu bài giảng hoặc giao tiếp lưu loát trong các cuộc trò chuyện nhanh. Một nghiên cứu do Hiệp hội Giáo dục Quốc tế NAFSA tiến hành đã khám phá phạm vi của chương trình chuẩn bị tiếng Anh chuyên sâu do các bên thứ ba cung cấp với tín chỉ học thuật cho sinh viên quốc tế tại Hoa Kỳ. Những chương trình này được thiết kế để tuyển sinh và hỗ trợ sinh viên quốc tế cần giúp đỡ về tiếng Anh và chuẩn bị học thuật trước khi tham gia chương trình đào tạo. Visa sinh viên. Nhìn chung, sinh viên quốc tế, những người là công dân của các quốc gia khác, cần phải có visa học sinh để xác định tình trạng pháp lý của họ khi ở trong quốc gia thứ hai. Ở Hoa Kỳ, trước khi sinh viên đến nước này, họ phải chọn một trường để tham gia để đủ điều kiện xin visa học sinh. Loại học và loại trường học mà sinh viên nước ngoài dự định tham gia sẽ quyết định liệu cần visa F-1 hay visa M-1. Mỗi ứng viên xin visa học sinh phải chứng minh khả năng tài chính để trả học phí, sách và chi phí sinh hoạt trong thời gian học tại Hoa Kỳ. Tác động kinh tế. Nghiên cứu từ Hiệp hội Cố vấn Sinh viên Nước ngoài (NAFSA) cho thấy lợi ích kinh tế của việc tăng cường đăng ký học cao hơn quốc tế tại Hoa Kỳ. Theo phân tích cho năm học 2021-2022 của họ, gần một triệu sinh viên quốc tế đã đóng góp 33,8 tỷ đô la cho nền kinh tế Mỹ và 335,000 công việc. Điều này tương đương với tăng gần 19% so với năm trước. Sinh viên quốc tế đóng góp không chỉ về việc làm và lợi ích tài chính cho nền kinh tế. "Tăng về hoạt động kinh tế chắc chắn là tin vui, nhưng nên nhớ rằng chúng ta chỉ lấy lại được khoảng một nửa mất trong năm học trước," bà Esther D. Brimmer, Giám đốc điều hành và CEO của NAFSA nói. "Chúng ta không nên tự mãn rằng xu hướng tăng này sẽ tự động tiếp tục. Theo nghiên cứu của NAFSA, sự đa dạng quan điểm của họ đóng góp vào đổi mới công nghệ và gia tăng khả năng cạnh tranh của Mỹ trong nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, sinh viên quốc tế đã phải đối mặt với nghi ngờ về việc tham gia vào điệp thám kinh tế và công nghiệp. Sức khỏe tinh thần. Sinh viên quốc tế học tại nước ngoài đối diện với sự kiện thay đổi cuộc sống có thể gây ra căng thẳng ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần của họ. Nhiều sinh viên báo cáo cảm giác nhớ nhà và cô đơn khi chuyển đổi ban đầu, cảm thấy cô lập và gặp khó khăn trong việc hiểu sự khác biệt văn hóa khi ở nước ngoài. Ở một số nền văn hóa, bệnh tâm thần được coi là biểu hiện của sự yếu đuối. Vì vậy, sinh viên quốc tế có thể tự tin vượt qua khó khăn một mình mà không cần sự giúp đỡ, dẫn đến sự giảm sức khỏe tinh thần. Đặc biệt ở sinh viên quốc tế từ Trung Quốc, có hai triệu chứng phổ biến: 45% gặp trạng thái trầm cảm và 29% gặp tình trạng lo âu. Nguyên nhân gây lo âu cho sinh viên quốc tế bao gồm áp lực học tập, khó khăn tài chính, thích nghi với văn hóa mới, thiếu bạn bè và cảm giác cô đơn. Sinh viên quốc tế thường dựa vào bạn bè để hỗ trợ trong quá trình chuyển đổi hơn là giáo viên hoặc người lớn. Nếu sinh viên không thể kết bạn trong môi trường mới, họ sẽ gặp khó khăn hơn trong quá trình chuyển đổi. Trong đại dịch COVID-19, nhiều sinh viên quốc tế học trực tuyến và phải vượt qua sự chênh lệch múi giờ, dẫn đến gián đoạn giấc ngủ, cô đơn và tăng triệu chứng sức khỏe tinh thần. Các rào cản về ngôn ngữ và giao tiếp đã được nhận thấy làm tăng thêm lo âu và căng thẳng cho sinh viên. Sinh viên quốc tế gặp phải sự phân biệt về ngôn ngữ, gây thêm vấn đề tâm lý. Tuy chưa có bằng chứng thuyết phục cho rằng phân biệt ngôn ngữ tạo ra nguy cơ lớn hơn so với phân biệt người nước ngoài, nhưng vẫn chưa có kết quả rõ ràng cho việc phân biệt về ngôn ngữ có đóng vai trò quan trọng hơn so với việc phân biệt đơn giản dựa trên người nước ngoài. Vì sinh viên quốc tế hiếm khi tận dụng tư vấn cá nhân của trường, và thường gặp khó khăn khi tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp, tiếp cận theo nhóm có thể hiệu quả hơn. Tổ chức các hoạt động nhóm như hội thảo hợp tác và nhóm trao đổi văn hóa có thể tạo cảm giác một cộng đồng trong số sinh viên. Ngoài ra, cần tăng cường nhận thức và tiếp cận tài liệu về tâm lý và dịch vụ tư vấn. Ngoài ra, cần đào tạo trước các công nhân xã hội, giảng viên và nhân viên học thuật để họ cung cấp sự hỗ trợ thích hợp cho sinh viên. Học ở Nước ngoài. Học ở nước ngoài là việc sinh viên tìm kiếm cơ hội học tập ở một quốc gia khác ngoài quê hương. Điều này bao gồm cả học sinh tiểu học, trung học và đại học. Nghiên cứu năm 2012 cho thấy số lượng sinh viên học ở nước ngoài chiếm khoảng 9,4% trong tổng số sinh viên đăng ký ở các trường đại học tại Hoa Kỳ và đây là một phần của nền kinh tế trải nghiệm. Học ở nước ngoài là chương trình có giá trị dành cho sinh viên quốc tế để mở rộng kiến thức và hiểu biết về văn hóa khác. Giáo dục quốc tế không chỉ giúp cải thiện kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp mà còn khuyến khích phát triển góc nhìn đa dạng và hiểu biết về đa văn hóa trong học tập, từ đó củng cố sự phát triển học vấn và lợi ích cho tương lai công việc. Những yếu tố chính xác định chất lượng kết quả học tập quốc tế là quá trình giao dịch (giữa điều kiện môi trường và sinh viên quốc tế), chất lượng môi trường và hành vi thích nghi của sinh viên. Khái niệm thích nghi. Trong nghiên cứu về cách sinh viên quốc tế ứng phó, khái niệm về việc thích nghi với môi trường làm việc ở nước ngoài và cách thực hiện nó đã được thảo luận phổ biến về phương pháp.
1
null
M&M's (được đặt theo họ của Forrest Mars, Sr., & Bruce Murrie của Công ty Hershey) là một loại "kẹo viên nhiều màu" do Mars, Incorporated sản xuất. Trên một mặt của lớp vỏ kẹo luôn có chữ "m" in thường. M&M's bắt nguồn từ Mỹ năm 1941 và ngày nay được bày bán tại hơn 100 quốc gia. Kẹo M&M có nhiều màu sắc khác nhau, một số màu được thay đổi sau một số năm.
1
null
Nằm trong lòng chảo Minas tại miền nam bang Nova Scotia, cảnh quan của vùng đầm lầy và khảo cổ Grand Pré lưu giữ bằng chứng về quá trình phát triển nông nghiệp qua hệ thống đê điều và cống gỗ aboiteau, do người Acadians xây dựng từ thế kỷ 17 và tiếp tục được cư dân ngày nay kế thừa. Với tổng diện tích là 1.323 ha, phong cảnh Grand Pré là một ví dụ đặc biệt về sự thích nghi của những người định cư châu Âu đầu tiên với các điều kiện của Mỹ bờ biển Bắc Đại Tây Dương.
1
null
Curtiss SC Seahawk là một loại thủy phi cơ trinh sát do hãng Curtiss Aeroplane and Motor Company thiết kế, nó được trang bị cho Hải quân Hoa Kỳ. Những loại Curtiss SO3C Seamew và Vought OS2U Kingfisher được thiết kế vào năm 1937 và đến năm 1942 cần phải thay thế chúng. Tính năng kỹ chiến thuật (SC-1, có phao nổi). Dữ liệu lấy từ "Dave's Warbirds" "and" The Virtual Aviation Museum
1
null
Vườn quốc gia Miguasha (tiếng Pháp: "Parc national de Miguasha") là một vườn quốc gia nằm gần Carleton-sur-Mer, trên bán đảo Gaspé, Quebec, Canada. Được thành lập vào năm 1985 bởi Chính phủ Québec, vườn quốc gia đã được công nhận là một di sản thế giới vào năm 1999, bởi sự giàu có của các hóa thạch biểu hiện trong hầu hết khoảng thời gian quan trọng của quá trình tiến hóa sự sống trên Trái Đất. Địa điểm hóa thạch này còn được biết đến với một số tên gọi như Hóa thạch Miguasha, Vịnh Hóa thạch Escuminac, Vách đá Hugh-Miller hay Vịnh Scaumenac. Mô tả. Tại đây trưng bày các hóa thạch với hơn 9.000 mẫu cá và thực vật hóa thạch. Một số loài cá, động vật và hóa thạch bào tử tìm thấy ở Miguasha là những loài quý hiếm và cổ xưa. Ví dụ, "Spermasposita" được cho là một trong những chi thực vật có hoa lâu đời nhất trên Trái Đất. Vườn quốc gia Miguasha được coi là bảo tàng hóa thạch cổ sinh học lớn nhất thế giới từ thời kỳ Devon, được biết đến là "Thời kỳ của Cá". Năm trong số sáu nhóm cá hóa thạch chính từ thời kỳ này (có niên đại từ 370 triệu năm trước) có thể tìm thấy ở đây. Một số lượng lớn của một số mẫu hóa thạch được bảo quản tốt nhất của cá vây thùy, tổ tiên của Động vật bốn chân được tìm thấy ở đây. Các vách đá ven biển là các tầng đá trầm tích xám của tầng Devon. Chúng bao gồm các lớp đá sa thạch và đá phiến sét có niên đại 350-375 triệu năm tuổi. Khu vực ngày nay hỗ trợ chủ yếu là các cánh rừng bạch dương, dương và linh sam.
1
null
Tool là một ban nhạc rock từ Los Angeles, California. Được thành lập năm 1990, thành viên ban nhạc gồm có tay trống Danny Carey, nhạc công guitar Adam Jones, và ca sĩ Maynard James Keenan. Từ năm 1995, Justin Chancellor đã là người chơi guitar bass, thay thế vai trò ban đầu của nhạc công guitar bass Paul D'Amour. Tool đã giành được ba giải Grammy, đã có các chuyến công diễn khắp thế giới và đã sản xuất các album nằm trong các nhóm đầu trong các bảng xếp hạng ở nhiều quốc gia. Ban nhạc nổi lên với nhạc heavy metal trong album thu trong phòng đầu tiên của họ, "Undertow" (1993), và sau đó trở nên vượt trội trong phong trào alternative metal với việc phát hành album thứ nhì, "Ænima", vào năm 1996. Các nỗ lực thống nhất các thử nghiệm âm nhạc, nghệ thuật thị giác, và một thông điệp phát triển cá nhân được tiếp tục với "Lateralus" (2001) và album gần đây nhất, "10,000 Days" (2006), đã giành được lời ca ngợi then chốt và sự thành công thương mại của ban nhạc trên khắp thế giới.
1
null
Delias eucharis là một loài bướm ngày trong họ Pieridae được tìm thấy ở nhiều khu vực Nam Á và Đông Nam Á, đặc biệt là ở các khu vực không khô cằn của Ấn Độ, Sri Lanka, Myanmar và Thái Lan. Loài bướm này là một trong những loài phổ biến nhất trong chi "Delias". Sải cánh con đực và con cái dài từ 6,5-8,5 cm. Sâu bướm ăn nhiều loại cây bụi nhỏ như "Loranthus".
1
null
"Oath" là một bài hát của nữ ca sĩ người Anh Cher Lloyd hợp tác với nữ rapper người Mỹ Becky G. Bài hát được phát hành vào ngày 2 tháng 10 năm 2012, là đĩa đơn thứ tư từ phiên bản Mỹ của album phòng thu đầu tay của cô, "Sticks + Stones". "Oath" được sản xuất bởi Dr. Luke, Cirkut, và được phát sóng lần đầu tiên trên đài Z100 FM của New York. Bài hát chỉ được phát hành tại Mỹ, Canada, Úc và New Zealand. Tại Mỹ, "Oath" ra mắt tại vị trí thứ 99 trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 và sau đó vươn lên vị trí cao nhất của nó là 73. Thực hiện và thu âm. "Oath" được sáng tác bởi Cher Lloyd, Ammar Malik, Emily Wright, và nữ rapper Becky Gomez, người cũng góp giọng trong bài hát. Ngoài ra còn có Dr. Luke, Cirkut, và Robopop, những người đã sản xuất bài hát. "Oath" được thu âm khi Lloyd đang thực hiện album phòng thu thứ hai của cô, nhưng cuối cùng, bài hát lại được xuất hiện trong phiên bản Mỹ của album đầu tay "Sticks + Stones" và bản Đặc biệt của album này ở Anh. Video âm nhạc. Lloyd bắt đầu quay video cho "Oath" vào ngày 19 tháng 9 năm 2012. Video được đạo diễn bởi Hannah Lux Davis, và trong video cũng có sự góp mặt của ca sĩ khách mời Becky Gomez. Ngày 20 tháng 9 năm 2012, một số bức ảnh hậu trường video cũng được đăng lên Twitter. Trong những bức ảnh này, Lloyd đang ngồi trong một lớp học, đang đi với những người bạn, đang ngồi trên một chiếc xe ô tô, hoặc là đang nhảy múa trên bãi biển. Video được phát hành vào ngày 4 tháng 10 năm 2012 trên VEVO.
1
null
Daniel Omelio, thường được biết đến với nghệ danh "RoboPop", là một nhạc sĩ và cũng là một nhà sản xuất ở Thành phố New York. Anh được biết đến nhờ việc cộng tác với Maroon 5, Gym Class Heroes, và Lana Del Rey trong các ca khúc nổi tiếng của họ.
1
null
Viện Đại học Miền Trung Queensland hay Đại học Miền Trung Queensland (tiếng Anh: "Central Queensland University", hay còn gọi là "CQUniversity") là một viện đại học công lập ở Úc, có khuôn viên chính tọa lạc tại Bắc Rockhampton,Queensland và các cơ sở khác tại Bundaberg, Emerald, Gladstone và Mackay. Các cơ sở quốc tế được đặt tại Melbourne, Sydney, Gold Coast, Brisbane và Sunshine Coast. Ngoài ra CQUniversity còn mở rộng sang Thái Bình Dương và Đông Nam Á. Đây là một trong những viện đại học thu hút nhiều sinh viên quốc tế nhất nước Úc, với hơn 25.000 sinh viên đến từ hơn 100 quốc gia khác nhau đã học tập từ ngôi trường này. Lịch sử. Được thành lập từ năm 1967 với tên gọi ban đầu là Viện Công nghệ Queensland (Queensland Institute of Technology), sau đó 2 năm được đổi thành University College of Central Queensland, vào năm 1992 đã trở thành một trường đại học chính thức đặt tên là trường Đại học Central Queensland. Năm 1994, lấy tên là Trường Đại học Central Queensland. Trong năm 2008, nó mở rộng ra các trụ sợ khác ngoài Trung Queensland.
1
null
Hải dương học là một nhánh của các ngành Khoa học về Trái Đất, chuyên nghiên cứu về đại dương. Hải dương học bao gồm nhiều chủ đề như sinh vật biển và động học sinh thái; hải lưu, sóng biển, và động lực chất lỏng; kiến tạo mảng và địa chất dưới đáy biển; và thông lượng của nhiều chất hóa học và tính chất vật lý trong đại dương và các ranh giới mà nó vận chuyển qua. Những nội dung này phản ảnh mối liên hệ đa ngành mà các nhà hải dương học cần kết hợp nhiều kiến thức về đại dương và có sự hiểu biết về các quá trình diễn ra bên trong nó như: sinh học, hóa học, địa chất học, khí tượng học, và vật lý học cũng như địa lý. Hải dương học phục vụ trực tiếp cho các lĩnh vực: du lịch, giao thông vận tải, quốc phòng, kinh tế (đánh giá ngư trường)... Tham khảo. [1] Fundamentals of Oceanography (Fifth edition)
1
null
Schwarzlose Model 1908 là loại súng ngắn bán tự động do Andreas Wilhelm Schwarzlose thiết kế. Trước khi trở thành nhà thiết kế vũ khí, ông đã làm việc như một thợ gia công các loại vũ khí cho đế quốc Áo-Hung sau đó mở một nhà máy vũ khí cho riêng mình tại Berlin. Với kinh nghiệm có được ông đã thiết kế và chế tạo các loại vũ khí độc đáo khác nhau tại nhà máy của mình trong đó khẩu M1908 được chế tạo từ năm 1908 đến năm 1911. Thiết kế. M1908 sử dụng cơ chế nạp đạn blow forward đẩy nòng, đây là cách hoạt động rất hiếm khi được sử dụng. Nó có khóa nòng cố định, các bộ phận điểm hỏa nằm cố định và không có khối trượt. Với hệ thống nạp đạn này thì khi viên đạn tạo ra độ phản lực thì nòng súng sẽ bị áp lực đẩy lên phía trước chứ không phải khối trượt sẽ bị đẩy ra phía sau như các loại súng khác. Khi nòng súng di chuyển lên phía trên vò đạn cũ sẽ bị áp lực ép dính vào khóa nòng ra khỏi nòng súng và bị đẩy ra ngoài sau đó lò xo sẽ đẩy nòng súng trở về chỗ cũ bọc viên đạn mới đã được đưa lên thế chỗ để chuẩn bị bắn tiếp. Nút khóa an toàn nằm ngay phía trước cò súng. Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi sử dụng loại đạn 7.65 mm Browning (.32 ACP) với hộp đạn rời 6 viên.
1
null
Nấm tràm (danh pháp khoa học: Tylopilus felleus) là một loài nấm lớn phân bố ở vùng Đông Bắc Châu Âu vùng Bắc Mỹ và một số địa phương ở Việt Nam đặc biệt ở miền Trung thì nhiều nhất là Thừa Thiên Huế,Quảng Trị, Quảng Bình và Phú Quốc. Đặc điểm. Nấm tràm hình dạng khá đa dạng, tai màu tím nhạt, tròn và béo múp có cây tím thâm, mới nhú lại búp tròn nấm nhỏ còn gọi là nấm búp trong giống như cây, nấm lớn có hình như cái ô có màu tím như màu quả mân cục, vòng đời phát triển của loại nấm này rất ngắn chỉ trong vòng khoảng 1 tháng. nói chung, nấm tràm bên ngoài có màu nâu tím, bên trong trắng mịn, hình dáng rất đẹp nhưng vị thì đắng Loại nấm tràm này thường mọc trên sườn các gò đồi hay ven các con suối, trên lớp lá mục dưới tán rừng tràm, rừng bổi hay rừng bạch đàn. Nấm tràm chỉ mọc sau những cơn mưa đầu mùa trong các rừng tràm, nấm tràm mọc rất nhanh nhưng cũng chóng tàn Vào mùa thu, khi những cơn mưa trút xuống những khu rừng tràm, cũng là lúc những bụi nấm tràm đua nhau mọc lên. Nấm tràm bắt đầu rộ dần và kéo dài khoảng hơn tháng thì hết mùa do đó Hằng năm có hai đợt hái nấm vào tháng 4 và tháng 7 âm lịch. Mỗi đợt nấm tràm ra chỉ có trong vòng một tuần lễ Cơ chế mọc bắt đầu bằng việc lá và vỏ của cây tràm rơi rụng thành từng lớp của mùa trước đã bắt đầu biến thành lớp mùn là nơi để nấm tràm phát triển. Meo nấm được ấp ủ trong lớp mùn đất, sau loạt mưa đầu mùa, những chiếc nấm tròn nhỏ thoát ra khỏi lớp vỏ và lá tràm bảo vệ nó từ mùa trước. Những bào tử nấm như đợi sẵn nhanh chóng xuyên qua những lớp lá mục để thành hình những cây nấm. Ngày đầu li ti nhưng đến ngày tiếp theo đã to tròn, sau đó vài ngày cây nấm sẽ héo rủ. Ở những khu đồng dưới thảm lá mục tạo nên độ ẩm ướt và cũng là điều kiện thích hợp cho loại nấm này tranh nhau đội lớp thảm mục của lá tràm để vươn lên Công dụng. Theo quan điểm đông y rất tốt vì chữa được mỏi mệt, cảm cúm, nhức đầu và có tác dụng làm bổ nội tạng nhờ chất dầu tràm ở trong nó vị đắng ấy lại có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, do vậy nấm tràm còn có tác dụng giã rượu. Nấm tràm còn là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn ngon, dùng để nấu với rau tập tàng hoặc rau lang cùng với tôm bóc vỏ, thịt ba chỉ, hoặc nấu cháo với cá tươi, xào với thịt... Các món ăn nấu từ nấm tràm có vị đắng đặc trưng. Ở Phú Quốc, nấm tràm được nấu với tôm, mực là một món ăn phổ thông. Người dân trên Đảo đã kết hợp giữa nấm tràm với hải sản tươi trên đảo như mực, tôm, hào bao … tạo ra món canh nấm tràm mùi vị thơm ngon, hấp dẫn vừa là món ăn bổ dưỡng cho mọi gia đình. Ngoài ra cháo nấm tràm nấu với tôm hay các loại cá tươi, món nấm tràm xào thịt, xào tôm, canh nấm tràm nấu với rau xanh và cá.
1
null
Trong ẩm thực, kho là kỹ thuật nấu ăn dùng nhiệt để nấu chín thức ăn. Ưu điểm. Hạn chế việc sử dụng dầu ăn và giúp giữ lại các chất dinh dưỡng trong món ăn. Cách thức và phân loại. Quy trình kho gồm Kho gồm các loại: Khoa học. Thịt, cá khi kho sẽ giữ được độ ẩm do các tế bào của mô cơ được dưỡng ẩm trước khi nấu, thông qua quá trình thẩm thấu, và bằng cách cho phép các tế bào giữ nước, trong khi chúng được nấu chín, thông qua quá trình biến tính. Nước kho bao quanh tế bào có nồng độ muối cao hơn dịch tế bào bên trong, trong khi bên trong tế bào lại có nồng độ các chất tan khác cao hơn. Điều này dẫn các ion muối khuếch tán vào tế bào, trong khi các chất hoà tan trong các tế bào không thể khuếch tán thông qua các màng tế bào vào nước kho. Độ mặn tăng của dịch tế bào làm cho tế bào hấp thu nước từ nước kho thông qua thẩm thấu. Muối khi vào được tế bào cũng làm biến chất các protein. Các protein đông tụ, tạo thành một ma trận bẫy các phân tử nước và giữ chúng trong khi nấu. Điều này ngăn cản thịt khử nước. Khi kho, nhiệt độ cao làm nhừ thực phẩm cũng như thắng sơ phần đường (nước đường thắng), một nguyên liệu thường thấy trong món kho tạo màu sắc đẹp mắt. Ẩm thực. Phương pháp này có kỹ thuật nấu kết hợp giữa việc sử dụng cả chất ẩm và hơi nóng khô. Nguyên liệu sẽ được đun cho đến khi cạn nước với nhiệt độ cao trước khi tiếp tục đun ở nhiệt độ thấp với lượng nước thích hợp để làm nhừ, tùy theo hương vị của món ăn. Trong một số công thức, món ăn sẽ tự tiết ra nước và tạo thành một hỗn hợp nước sốt đặc và thơm ngon. Trong nhiều thực phẩm, thêm muối hay kho cũng được xem như một cách bảo quản, kho càng mặn càng để được lâu. Một số các nguyên liệu thường dùng để kho là: thịt, cá, măng, đậu hũ, trứng, gà, nước mắm (kho quẹt)... Xem thêm. Cùng loại món ăn này còn có các món rim cũng có mùi vị và màu sắc giống như kho. Kho là món ăn thường có trong bữa ăn hàng ngày.
1
null
Trung tướng William Bridgeford (sinh ngày 28 tháng 7 năm 1894 mất ngày 21 tháng 9 năm 1971), là một sĩ quan cao cấp quân đội hoàng gia Úc. Ông bắt đầu con dường binh nghiệp vào năm 1913, tham gia mặt trận phía tây trong thế chiến thứ nhất. Ông giữ quyền tư lệnh sư đoàn bộ binh 3 Úc tham gia chiến dịch Bougainville trong thế chiến thứ hai. Ông nghỉ hưu vào năm 1953 và làm việc ở ban tổ chức thế vận hội Melbourne năm 1956.
1
null
Trận Mang Sơn (chữ Hán: 邙山之战, "Mang Sơn chi chiến"), gọi đầy đủ là trận Hà Kiều, Mang Sơn (河桥,邙山之战, "Hà Kiều, Mang Sơn chi chiến"), thường gọi là trận Hà Kiều, diễn ra vào năm 538, là trận đánh lớn thứ ba giữa hai nước Đông-Tây Ngụy, kết quả Tây Ngụy tuy chém chết đại tướng Đông Ngụy là Cao Ngao Tào, nhưng không thể giành thêm lợi thế, buộc phải từ bỏ chiến dịch. Nguyên nhân và Bối cảnh. Sau trận Sa Uyển, khoảng cách về lực lượng giữa hai nước Đông-Tây Ngụy đã bị thu hẹp đáng kể, quân đội Tây Ngụy dần thoát ra khỏi tình trạng bị động, liên tiếp phát động Đông chinh, thu lấy nhiều vị trí trọng yếu ở Hà Đông (Sơn Tây ngày nay) và Hà Nam, bao gồm cố đô Lạc Dương. Tháng 7 năm 538 (năm Nguyên Tượng đầu tiên nhà Đông Ngụy, năm Đại Thống thứ 4 nhà Tây Ngụy), Đông Ngụy tiến hành phản công, Đại hành đài Hầu Cảnh, Đại đô đốc Cao Ngao Tào lĩnh binh đi trước vây đánh Kim Dung (một tòa công sự bên ngoài Lạc Dương) , Cao Hoan soái đại quân đi sau. Tướng Tây Ngụy là Độc Cô Tín cố thủ, Hầu Cảnh tung lửa đốt thành, nhà cửa ở Kim Dung 10 phần chỉ còn 2, 3. Tây Ngụy Văn đế Nguyên Bảo Cự đang trên đường đến Lạc Dương bái tế tổ tiên, nghe tin cáo cấp, lập tức cùng thừa tướng Vũ Văn Thái soái đại quân đến cứu; đồng thời mệnh cho bọn Khai phủ nghi đồng tam tư Lý Bật, Xa kỵ đại tướng quân Đạt Hề Vũ soái 1000 kỵ binh đi trước. Diễn biến và Kết cục. Tháng 8, bọn Vũ Văn Thái đến Cốc Thành , Lý Bật tung bụi mù lừa giết được tướng Đông Ngụy là Mạc Đa Lâu Thái Văn ở Hiếu Thủy . Bọn Vũ Văn Thái thừa thắng tiến đến bờ đông Triền Thủy (sông này từ tây bắc Lạc Dương, chảy qua nam thành đến đông thành vào Lạc Thủy), bức Hầu Cảnh triệt vây, suốt đêm lui chạy. Vũ Văn Thái soái trăm khinh kỵ đuổi theo đến ven Hoàng Hà, Hầu Cảnh bắc giữ Hà Kiều , nam dựa Mang Sơn bày trận, cùng quân Tây Ngụy quyết chiến. Trong lúc hỗn chiến, ngựa của Vũ Văn Thái trúng tên lồng lên, hất ông ta ngã xuống đất. Quân Đông Ngụy đuổi đến, những người bên cạnh đều bỏ trốn, đô đốc Lý Mục xuống ngựa, dùng roi quất Vũ Văn Thái, vờ mắng rằng: "Mày là tên lính hồ đồ, Đại hành đài của chúng ta, Vũ Văn Thái đại nhân, đã đi mất rồi, còn ở lại nơi này làm gì?" quân Đông Ngụy tin là thật, bỏ đi nơi khác tìm bắt Vũ Văn Thái. Lý Mục đỡ Vũ Văn Thái lên ngựa, cùng nhau trốn về. Gặp lúc chủ lực ở phía sau vừa đến, quân Tây Ngụy sĩ khí tăng cao, lập tức quay lại tấn công. Hầu Cảnh vừa thắng trận nên không đề phòng, bị đánh cho đại bại, bỏ chạy về phía bắc. Cao Ngao Tào cậy mình vũ dũng, không xem ai ra gì, giương lọng mở cờ, giục ngựa ra trận, đón đánh quân Tây Ngụy. Vũ Văn Thái lập tức điều động quân đội vây lấy Cao Ngao Tào. Quân Đông Ngụy lại đại bại, Nghi đồng Lý Mãnh, Tây Duyện Châu thứ sử Tống Hiển tử trận, binh sĩ bị bắt 1.5 vạn, chết đuối mấy vạn, chỉ còn Cao Ngao Tào một ngựa chạy thoát đến thành nam Hà Dương. Tướng giữ thành là Bắc Dự Châu thứ sử Cao Vĩnh Nhạc vốn có hiềm khích với ông ta, không chịu mở cửa. Quân Tây Ngụy đuổi kịp, giết chết Cao Ngao Tào . Vũ Văn Thái thừa thắng tiến đến Mang Sơn, cùng đại quân của Cao Hoan giao chiến. Đôi bên đánh giết từ sáng đến chiều, qua lại mấy chục hiệp, gặp sương mù mờ mịt, quân Tây Ngụy núng thế, cánh phải của Độc Cô Tín, Lý Viễn, cánh trái của Triệu Quý, Di Phong mất liên lạc với Vũ Văn Thái, Ngụy đế nên bỏ quân chạy trước. Hậu quân của Lý Hổ, Niệm Hiền biết được, lập tức lui chạy. Trận tuyến của Tây Ngụy đại loạn, Vũ Văn Thái đành thiêu hủy doanh trại, để Trưởng Tôn Tử Ngạn ở lại giữ Kim Dung, triệt thoái toàn quân về Trường An. Cao Hoan cũng không đuổi theo. Đánh giá. Trận này Đông Ngụy tổn thất một lúc mấy viên đại tướng: Mạc Đa Lâu Thái Văn, Cao Ngao Tào, Tống Hiển. Bắc Tề thư chép rằng quân Đông Ngụy giết được hàng vạn tên địch, Chu thư không nhắc gì đến tổn thất của quân Tây Ngụy. Tướng Tây Ngụy là Vương Tư Chính bị trọng thương, bất tỉnh trong trận, đến đêm được bộ hạ cứu về. Trên đường lui quân, Vũ Văn Thái đành phải từ bỏ các nơi Hằng Nông , Lạc Dương đã giành được ở trận Sa Uyển. Mục tiêu ban đầu của Tây Ngụy là cứu viện Lạc Dương, nhưng sau khi giết được Cao Ngao Tào, Vũ Văn Thái muốn thừa thắng xông lên, rốt cục chỉ là nỗi thất vọng.
1
null
Cuộc vây hãm Tấn Châu là một trong hai trận đánh ở Tấn Châu trong cuộc xâm lược Triều Tiên của Nhật Bản; lần đầu tiên vào năm 1592, và lần thứ hai vào năm 1593. Trận thứ hai Tấn Châu đã không thành công, và pháo đài thất thủ trước quân Nhật Bản. Mở màn. Thành Tấn Châu là một thành trì quan trọng bảo vệ đạo Toàn La. Ukita Hideie và Hosokawa Tadaoki đều đồng ý đem quân đi chiếm Tấn Châu bởi vì nếu người Nhật chiếm được thành này, một con đường mới để tiến vào Toàn La sẽ được mở ra, và họ sẽ có thể tấn công lực lượng du kích của Quách Tái Hữu ẩn náu trong khu vực. Ukita cũng đồng ý đem quân đi lấy lại Xương Nguyên, một pháo đài nhỏ dẫn đến thành Tấn Châu. Vì vậy, một đội quân 30.000 người đã được tập hợp để đi lấy lại Xương Nguyên và chiếm Tấn Châu. Tướng quân Kim Thời Mẫn (Kim Si-min) là chỉ huy của thành Tấn Châu. Ông sinh năm 1554 ở Mokcheon (nay là Cheonan thuộc tỉnh Nam Chungcheong). Năm 1578, khi mới 25 tuổi, ông đã đỗ kỳ thi vào quân đội quốc gia và trở thành sỹ quan huấn luyện. Khi bộ tộc Nữ Chân vượt sông Duman để xâm lược Triều Tiên năm 1583, ông đã sát cánh cùng các vị tướng khác như Shin Rip và Lý Thuấn Thần đánh bại kẻ thù. Năm 1591, ông lại được mời về làm quan ở thành Tấn Châu. Yu Sung-in là tổng chỉ huy quân đội đạo Khánh Thượng, đã đem quân của mình đến trước cửa thành Tấn Châu, yêu cầu được vào thành. Tuy nhiên, quân Nhật Bản đã đuổi theo sát đằng sau quân tiếp viện. Kim Thời Mẫn ngay lập tức từ chối yêu cầu do lo ngại quân Nhật có thể tràn vào Tấn Châu lúc quân tiếp viện vào thành, và Yu Sung-in cuối cùng đã đồng ý với lời nói của Kim Thời Mẫn. Viện binh sau đó đã bị tiêu diệt bên ngoài thành Tấn Châu. Bao vây thành Tấn Châu. Sau khi tiêu diệt viện binh của tướng quân Yu Sung-in, quân đội Nhật Bản tiến tới chân thành Tấn Châu. Họ hy vọng một chiến thắng dễ dàng tại Tấn Châu nhưng nói chung tướng Kim Thời Mẫn đã bất chấp quân Nhật Bản và tuyên bố tử thủ với 3.800 quân lính của mình. Kim Thời Mẫn được đào tạo bài bản và quân dân Tấn Châu tin rằng ông có thể bảo vệ thành. Kim Thời Mẫn gần đây đã mua được khoảng 170 khẩu súng hỏa mai, tương đương với hỏa lực mà quân Nhật Bản sử dụng. Bên cạnh đó, ông cũng cho những người lớn tuổi và người ốm yếu trong thành cải trang thành những người lính đang duyệt binh để phô trương sức mạnh. Ông cho dựng bù nhìn có hình dáng giống những người lính đang bắn mũi tên để quân Nhật lãng phí đạn dược tấn công chúng vì tưởng đó là kẻ thù. Người Nhật bắt đầu dùng thang dựa vào các bức tường theo quy mô lớn. Họ cũng sử dụng một tháp bao vây để cố gắng leo lên được những tháp canh cao hơn. Quân Triều Tiên đã tung ra hàng loạt đạn đại bác, tên, và đạn súng hỏa mai. Ngạc nhiên trước sự kháng cự mãnh liệt của quân thủ thành, Hosokawa đã thử một cách tiếp cận khác bằng cách sử dụng các xạ thủ của mình để bắn hạ những người lính Triều Tiên trên các bức tường. Song vẫn không thành công bởi vì người Triều Tiên được các tấm khiên che chắn trước những viên đạn và họ đã ném đá đập vỡ thang và các trục gỗ phá thành của quân Nhật. Khi quân Triều Tiên dùng súng đại bác bắn trả, quân Nhật bắt đầu mất đi nhiều binh lính. Vào ngày thứ năm, trong khi tướng Kim đang điều khiển bên trong thành, thì một lính Nhật đã bị đánh ngã bất ngờ đứng dậy và bắn ông. Mặc dù bị trúng đạn vào đầu, bị thương nặng và không thể tiếp tục chỉ huy lực lượng của mình, nhưng tướng quân Kim Si-min vẫn yêu cầu quân sĩ phải giữ bí mật về vết thương của mình. Một vài ngày sau, ông qua đời ở tuổi 39. Tình thế đã trở lên tồi tệ với người Triều Tiên kể từ khi Kim Thời Mẫn bị thương và các đơn vị đồn trú đã kiệt quệ hết đạn dược. Các chỉ huy Nhật Bản sau đó thậm chí đã cho phép những người giữ thành được đầu hàng trong danh dự. Tuy nhiên, quân Triều Tiên đã tiếp tục chiến đấu. Các binh sĩ Nhật Bản vẫn không thể vượt qua các bức tường vững chắc của Tấn Châu. Quân tiếp viện của Triều Tiên. Tướng Quách Tái Hữu, một trong các nhà lãnh đạo chính của dân quân Triều Tiên đến Tấn Châu vào ban đêm với một đội quân nhỏ, không đủ để làm mở rộng vòng vây bao quanh pháo đài. Quách đã ra lệnh cho người của mình thu hút sự chú ý bằng cách thổi tù và, phao tin đồn về một đội quân lớn đang tiến tới. Khoảng 2.500 du kích và dân quân đã kéo tới giải vây. Lúc này, các chỉ huy Nhật Bản nghĩ rằng họ đã bị vây chặt hai cánh, buộc phải từ bỏ cuộc bao vây và tháo lui. Sau cuộc vây hãm. Dân quân Triều Tiên tới chi viện thực ra chỉ có 2.500 người, không đủ để phá vòng vây thành Tấn Châu. Tuy nhiên, sự rút lui của binh lính Nhật Bản đã khích lệ người Triều Tiên và điều lớn nhất thu được từ cuộc giải vây này là nhuệ khí của quân đội Triều Tiên đã tăng lên rất nhiều. Sử sách Triều Tiên luôn ca ngợi tướng Kim Thời Mẫn, vị tướng đã bảo vệ đất nước bằng những chiến thuật quân sự tài ba và lòng dũng cảm kiên cường của mình. Vào năm 1711, tướng Kim được phong tặng danh hiệu cao quý "Trung vũ công (Chungmugong)" nhằm vinh danh những đóng góp lớn lao, tài năng quân sự và lòng trung quân ái quốc của ông. Trận chiến đầu tiên của Tấn Châu cùng với Trận Đảo Nhàn Sơn và Trận Hạnh Châu đã được coi là ba chiến thắng quan trọng nhất của Triều Tiên trong chiến tranh năm Nhâm Thìn.
1
null
Hộp đen là một loại thiết bị lưu trữ thông tin thường được gắn trên các phương tiện giao thông và được thiết kế đặc biệt phù hợp riêng với từng loại phương tiện khác nhau. Có hai loại hộp đen phổ biến là hộp đen cho máy bay và trên các phương tiện xe cơ giới (cụ thể là ôtô). Lịch sử ra đời. Mục đích của Hộp đen ra đời nhằm ghi lại các dữ liệu của các chuyến bay, đề phòng trường hợp máy bay gặp nạn người ta có thể dựa vào thông tin từ hộp đen để tìm nguyên nhân gây tai nạn. Hộp đen do Tiến sĩ David Warren ở Melbourne, Australia phát minh vào khoảng năm 1954. Thiết kế chế tạo. Hộp đen được thiết kế đặc biệt giúp nó chịu được va đập (3.400 Gs), và tồn tại được dưới sức ép (227 kg/6,5 cm²), nhiệt độ (1.100oC) mà không hư hại, chịu được nước muối (dưới đáy biển) 24-30 ngày không gỉ. Hộp đen ngày nay đã được cải tiến nhiều, gồm 2 phần chính: thiết bị ghi dữ liệu chuyến bay (FDR) và thiết bị ghi âm buồng lái (CVR). Các thông tin hành trình mà hộp đen ghi lại bao gồm tất cả hoạt động các máy bay từ khi bắt đầu cất cánh. FDR được nối với các thiết bị cảm ứng đặt ở nhiều nơi trên máy bay cung cấp các thông số thay đổi theo thời gian về hướng di chuyển, về tốc độ, về độ cao của máy bay, chênh lệch áp suất, điều khiển của tay lái, tình trạng nhiên liệu... Mỗi thông tin được ghi lại dưới dạng đường lỗ trong một dải kim loại mỏng. Thiết bị ghi này (FDR) được đặt chắc chắn trong một chiếc hộp để chống va đập, rất kín và không bắt lửa. Trong trường hợp tai nạn nó vẫn được bảo vệ nguyên vẹn. Riêng CVR được nối với những micro đặt trong buồng lái để ghi lại những âm thanh(như lời nói, tiếng bật công tắc, tiếng gõ cửa...). Thường có bốn cái, đặt trên đầu phi công chính, phi công phụ, phi công thứ 3 (nếu có) và ở giữa buồng lái. FDR có thể ghi dữ liệu 25 giờ và CVR thì ghi trong khoảng 2 giờ. Có tên gọi "hộp đen" vì ban đầu thiết bị này thường được sơn màu đen. Ngày nay nó được sơn các màu sáng, thường là màu cam để dễ tìm kiếm. Ngoài ra, hộp đen còn được trang bị một hệ thống dẫn giúp xác định vị trí của nó, rất cần khi nó bị rơi xuống nước (ULB). Thiết bị này có 2 "mắt thần", khi nước ngập đến mắt thần, thiết bị sẽ phát ra sóng âm thanh ở 37,5 kHz với tần suất 1 lần/giây trong suốt 30 ngày. Ngày nay, hộp đen không chỉ dùng trên máy bay mà còn dùng trên nhiều phương tiện khác như xe hơi, tàu lửa... Hộp đen cho máy bay. Hộp đen cho máy bay là hộp lưu trữ thông tin của chuyến bay nhằm nâng cao độ an toàn của máy bay. Để hộp đen có thể tồn tại, nguyên vẹn trong trường hợp có sự cố xảy ra với máy bay, vỏ thiết bị được làm bằng vật liệu siêu cứng chống va đập, không bắt lửa. Nó có dạng hình hộp, kích thước khoảng 20 cm x 30 cm, được đặt ở một nơi an toàn nhất trên máy bay và thường là ở đuôi máy bay để giảm thiểu các tác động khi máy bay rơi. Trong điều kiện hoạt động bình thường, hộp đen giúp người quản lý bay rút kinh nghiệm sau mỗi chuyến bay thông qua thông tin hành trình thu thập được. Khi có tai nạn máy bay, hộp đen sẽ là vật người ta tìm kiếm đầu tiên để phục vụ công tác thu thập thông tin, dữ liệu trước thời điểm xảy ra tai nạn. Buồng lái của phi công trên máy bay cũng có một thiết bị ghi âm các cuộc nói chuyện của tổ bay. Thiết bị ghi âm này và hộp đen, giúp tìm ra nguyên nhân dẫn đến tai nạn, ngay cả khi chuyến bay không còn một ai sống sót. Hộp đen cho ô-tô. Hộp đen ô tô hay còn gọi là hộp đen GPS, chính là thiết bị định vị ô tô có kích thước khoảng 04 cm x 10 cm được thiết kế chắc chắn, có vỏ bằng kim loại chống va đập và chống sốc (), có thể hoạt động trong môi trường điều kiện thời thiết khắc nghiệt, thậm chí nhiệt độ lên đến 80°C. Hộp đen GPS sẽ được gắn bên trong xe ôtô và được kết nối với hệ thống máy chủ chuyên dụng, quản lý trực tuyến qua hệ thống SMS/GPRS/GPS (gọi là trung tâm giám sát); giúp người dùng có thể quản lý và giám sát các phương tiện của mình thông qua máy tính hoặc điện thoại có kết nối Internet. Các thông số về vị trí, tốc độ, quãng đường di chuyển, điểm dừng đỗ, đóng mở cửa, nhiên liệu… sẽ liên tục hoặc đều đặn được cập nhật về trung tâm và đều được hiện thị trên màn hình của người quản lý mọi lúc, mọi nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, hiện nay các xe ôtô, đặc biệt là các xe thuộc các doanh nghiệp vận tải, khi đi đăng kiểm đều bắt buộc phải có trang bị hộp đen GPS mới được phép lưu hành. Đây cũng là một trong những bước tiến tiếp theo nhằm đến tương lai đáp ứng nhu cầu quản lý giao thông công cộng mà Việt Nam đang hướng đến.
1
null
Hệ thống mắt diều hâu, hay đơn giản là Mắt diều hâu là một hệ thống máy tính phức tạp được sử dụng trong Cricket, Quần vợt và các môn thể thao khác để theo dõi quỹ đạo của bóng một cách trực quan và hiển thị bản ghi lại một vài thông số như quỹ đạo của bóng dưới dạng hình ảnh. Trong cricket và quần vợt hiện nay, nó là một phần của quá trình cho điểm. Các kỹ sư của Roke Manor Research Limited ở Romsey, Anh đã phát triển hệ thống này vào năm 2001. Tiến sĩ Paul Hawkins và David Sherry đã nộp một bằng sáng chế cho Vương quốc Anh, nhưng rút yêu cầu của họ. Sau đó, công nghệ này được tách ra thành một công ty riêng, Hawk-Eye Innovations Ltd, liên doanh với công ty sản xuất truyền hình Sunset + Vine, và sau đó đã được mua lại bởi Sony tháng 3 năm 2011. Phương pháp hoạt động. Tất cả các hệ thống Mắt diều hâu hoạt động dựa trên bản chất của công nghệ 3D bằng cách sử dụng những dữ liệu về hình ảnh và thời gian được cung cấp bởi một số máy quay video tốc độ cao đặt tại các địa điểm và góc độ khác nhau xung quanh khu vực chơi . Trong quần vợt, số máy ảnh là 10. Hệ thống này nhanh chóng xử lý các dữ liệu được cấp bằng các máy ảnh tốc độ cao và bộ theo dõi bóng. Đồng thời với đó còn có một bộ lưu trữ dữ liệu có chứa một mô hình định nghĩa trước sân bóng và cả dữ liệu về luật chơi. Mỗi khung hình gửi từ mỗi máy ảnh, hệ thống đều định dạng như một tập hợp các điểm ảnh tương ứng với hình ảnh của quả bóng. Tiếp đó, nó tính toán cho mỗi khung ảnh vị trí 3D của bóng bằng cách so sánh vị trí đó với hai máy ảnh riêng biệt tại cùng khoảng cách và thời gian. Hình ảnh cuối cùng xây dựng nên đường đi của bóng. Nó đồng thời "dự tính" đường bay của quả bóng và nơi tiếp xúc với mặt sân dựa trên các tính năng đã được lập trình sẵn trong cơ sở dữ liệu. Hệ thống này cũng có thể dựa trên những tương tác này để xác định những hành vi phạm luật của trò chơi. Hệ thống này tạo ra hình ảnh đồ họa của đường bóng và khu vực sân chơi, có nghĩa là thông tin có thể được cung cấp cho các trọng tài, người xem truyền hình hoặc nhân viên huấn luyện trong thời gian ngắn. Hệ thống theo dõi này còn được kết hợp với một cơ sở dữ liệu phụ trợ với khả năng lưu trữ để nó có thể để trích xuất và phân tích các số liệu thống kê về người chơi, trận bóng, so sánh các thông số... Hawk-Eye Innovations Ltd. Cricket. Công nghệ này được sử dụng lần đầu bởi Channel 4 trong một trận Test match giữa Anh và Pakistan ở Sân Lord's Cricket vào ngày 21 tháng 5 năm 2001. Nó được sử dụng chủ yếu bởi mạng lưới truyền thông với mục đích xem lại quỹ đạo bay của bóng. Trong mùa đông 2008/2009 ICC quyết định thử nghiệm hệ thống Mắt diều hâu cho bên trọng tài thứ 3 nếu có đội nào không chấp nhận phán quyết của trọng tài trên sân. Trọng tài thứ 3 có thể nhìn thấy quá trình của bóng cho đến thời điểm nó chạm vào bátman, nhưng không thể dự đoán quá trình tiếp theo.
1
null
Carl Herman Jess (sinh ngày 16 tháng 2 năm 1884 - mất ngày 16 tháng 6 năm 1948) là trung tướng quân đội Úc. Ông đã phục vụ trong Thế chiến I và cả Thế chiến II. Ông nghỉ bệnh vào tháng 7 năm 1945 và nghỉ hưu vào ngày 1 Tháng 4 năm 1946. Ngày 16 tháng 6 năm 1948, ông qua đời ở Bệnh viện Austin và đã được hỏa táng với đầy đủ danh dự quân sự.
1
null
Josephoartigasia monesi là một loài gặm nhấm Caviomorpha Nam Mỹ đã tuyệt chủng, là loài gặm nhấm lớn nhất từng được biết, đã sinh sống khoảng 4-2 triệu năm trước trong thế Pliocene đến đầu Pleistocene. Loài này có thể đã có cân nặng , khá lớn so với loài bà con gần nhất của nó hiện còn sống, loài pacarana. Loài này có thể đã sinh sống ở môi trường cửa sông hoặc một hệ thống đồng bằng châu thổ với các cộng đồng rừng, và đã có thể đã ăn cỏ mềm. Phân loại. "J. monesi" được biết đến từ một sọ hầu như hoàn chỉnh được phát hiện từ Kiến tạo San José bên bờ của Río de la Plata ở Uruguay. Được phát hiện năm 1987, nhưng đã không được miêu tả khoa học chon đến năm 2008, tiêu bản được bảo quản ở Bảo tàng Nhân loại học và Lịch sử quốc gia của Uruguay. Loài này là một trong hai loài trong chi "Josephoartigasia" genus, loài kia là "J. magna". "J. monesi" đôi khi được gọi là pacarana khổng lồ, đặt theo loài bà con gần nhất còn sống của nó pacarana ("Dinomys branickii") trong họ Dinomyidae. Kích thước. Sọ của mẫu gốc dài và răng cửa còn lại dài hơn . Tổng chiều dài thân ước khoảng , với chiều cao . Bằng cách so sánh hộp sọ với các loài gặm nhấm còn sống khác nhau, các tác giả của bài báo ban đầu ước tính khối lượng giữa khoảng và , với khối lượng trung bình . Một nhà nghiên cứu sau đó xem xét lại những con số này và đã đưa ra một ước tính bảo thủ hơn đến , với trọng lượng trung bình . (so với trọng lượng 800 đến 1.400 kg tê giác đen trưởng thành.) Không có tranh cãi về loài "J. monesi" thay thế "Phoberomys pattersoni", một loài hơi cổ hơn đã sinh sống ở Venezuela trong thời kỳ hậu Miocene, cũng là loài gặm nhấm lớn nhất. Tuy nhiên, so sánh kích thước tỏ ra khó khăn vì các ước tính trước đây cho con số trọng lượng và đối với "P. pattersoni" đã căn cứ vào các yếu tố chân trước và chân sau, không hiện diện ở các mẫu "J. monesi".
1
null
Dinomys branickii là một loài gặm nhấm hoạt động về đêm chỉ được tìm thấy ở các khu rừng nhiệt đới của tây lưu vực sông Amazon và các chân đồi phụ cận của dãy Andes từ tây bắc Venezuela và Colombia đến tây Bolivia, bao gồm cả Yungas. Một nơi loài này phổ biến là vườn quốc gia Cotapata ở Bolivia. Loài này cân nặng đến và dài đến không tính đuôi dày và nhiều lông.
1
null
Rave Master (Thánh thạch Rave) là một truyện tranh manga của tác giả Hiro Mashima được phát hành bởi nhà xuất bản Kodansha. Chương đầu tiên của "Rave Master" phát hành tại Nhật Bản vào ngày 17 tháng 10 năm 1999. Manga được in trên tạp chí Shōnen Magazine vào tháng 7 năm 1999 đến tháng 7 năm 2005. Bộ manga đã được Tokyopop cấp phép cho một bản phát hành tiếng Anh ở Bắc Mỹ cho đến khi hợp đồng của họ hết hạn. Ngày 26 tháng 9 năm 2009, tại New York Anime Festival, nó đã giành được bản quyền Rave Master phát hành trong tháng 9 năm 2010. Kodansha Comics USA đã xuất bản hàng loạt vào năm 2011. Rave Master được Studio Deen chuyển đổi thành phim với độ dài 51 tập. Bộ phim hoạt hình được trình chiếu trên TBS vào ngày 13 tháng 10 năm 2001 cho đến ngày 28 tháng 9 năm 2002. Cốt truyện. Vào năm 0015, Thế giới bị bao trùm bởi Dark Bring, viên đá ban cho chủ sở hữu một sức mạnh của bóng tối. Một cuộc chiến khốc liệt đã xảy ra giữa Vương quốc Symphonia chống lại Stones Rave. Shiba Roses, người chủ sở hữu Rave Master lần đầu tiên, đã cố gắng đánh bại Sinclaire nhưng không thành công. Kết quả, một vụ nổ mang tên "Overdrive" đã phá hủy một phần mười của thế giới, Plue và năm mảnh vỡ của Rave nằm rải rác khắp thế giới. Năm mươi năm sau, khi nhân vật chính là Glory Haru được 16 tuổi sống trên hòn đảo Garage yên bình cùng người chị gái là Cattleya. Câu chuyện bắt đầu khi Haru câu được Plue trên 1 hòn đảo nhỏ. Shiba đã đến với mong muốn tìm lại Plue, đồng thời những kẻ từ tổ chức Demon Card đến và phá hủy ngôi nhà của Haru. Shiba nói với Haru, cậu là Rave Master đời thứ hai và thế là cậu bị cuốn vào trận chiến khốc liệt với tổ chức tội ác "Demon Card" sử dụng đá Dark Bring với mục đích thống trị thế giới, với vai trò là "Chủ nhân Rave", Cậu có được những người bạn rất tốt giúp đỡ trong cuộc phiêu lưu, mỗi người bạn là một khả năng chiến đấu khác nhau, tất cả đều đáng tin cậy và cùng lý tưởng đem lại hòa bình cho thế giới. Ý tưởng sáng tác. Hiro Mashima đã tạo Rave Master với ý tưởng đi du lịch vòng quanh thế giới với độ dài 35 tập. Đôi lúc rất khó để phát triển cốt truyện, nhưng Mashima cũng đã hoàn thành. Tuy nhiên, ở những tập truyện cuối cùng thì câu chuyện có pha lẫn chút tình cảm buồn. Trong Rave Master và tập truyện manga khác của ông là Fairy Tail, Mashima muốn làm cho công lý thắng thế nhưng cũng làm cho người đọc hiểu những nhân vật phản diện và lý do để chiến đấu của nhân vật chính để làm cho nhân vật phức tạp hơn. Truyền thông. Manga. Rave Master được đăng đầu tiên trên Weekly Shōnen Magazine vào năm 1999 xuyên suốt 296 chương mãi đến năm 2005. Ngày 31 tháng 8 năm 2009, Tokyopop đã thông báo rằng họ sẽ không được hoàn thành loạt manga khi giấy phép với Kodansha hết hạn và Kodansha yêu cầu họ ngay lập tức ngưng công bố của tất cả các series được cấp phép trước đây, bao gồm cả Rave Master. Anime. Bộ phim được Studio Deen chuyển thể thành một series anime có độ dài 51 tập dựa trên 12 tập đầu của loạt truyện manga. Bộ phim hoạt hình được trình chiếu trên TBS vào ngày 13 tháng 10 năm 2001 xuyên suốt cho đến ngày 28 tháng 9 năm 2002. Vào tháng 6 năm 2004, phiên bản tiếng Anh đã được ra mắt và phát sóng trên kênh Cartoon Network tại Mỹ. Trò chơi. Có sáu trò chơi video dựa trên Master Rave. Các trò chơi phiêu lưu như: "Groove Adventure Rave, Groove Adventure Rave: Mikan no Hiseki, và Groove Adventure Rave: Plue no Daibouken" không được phát hành trên PlayStation. Groove Adventure Rave, and Rave Master: Special Attack Force! (Groove Adventure Rave: Hikari to Yami no Daikessen 2) đều được phát hành trên Game Boy Advance, và Rave Master được phát hành trên Nintendo GameCube.
1
null
Bài này tuy liên quan đến Hiến pháp Hoa Kỳ nhưng chỉ tập trung nói về mặt ứng dụng của nó trong thực tế, đứng trên góc nhìn pháp lý. Hệ thống luật pháp ở Hoa Kỳ là kết quả quá trình lịch sử phát triển từ các chế độ thuộc địa (colonialism) đi lên thể chế liên bang (federalism). Sau khi chiến tranh giành độc lập kết thúc, các tiểu bang (thuộc địa cũ) chọn gia nhập vào liên bang (hiệp chủng quốc) để tạo nên một quốc gia mới. Trong quá trình thương lượng giữa 13 tiểu bang đầu tiên khi lập quốc và viết nên Hiến pháp, các tiểu bang muốn duy trì chính phủ và luật riêng của mình, và chỉ đồng ý bàn giao một số quyền nhất định cho chính quyền liên bang. Kết quả hiệp thương ấy là bản Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1776 trong đó các khai quốc công thần (founding fathers) đã thiết kế nên thể chế tam quyền phân lập nhằm tránh lặp lại thảm cảnh mà chính quyền Anh quốc (mẫu quốc) đã áp đặt nền trị vì hà khắc đầy lạm dụng quyền lực lên nhân dân thuộc địa Mỹ. Hiến pháp Hoa Kỳ đã tạo nên một thể chế hoàn toàn mới, trong đó hệ thống Tòa án thực tế hoạt động độc lập với hệ thống Hành pháp và hệ thống Lập pháp, đồng thời phối hợp cùng hoạt động trong một chính phủ (government) thống nhất. Hiến pháp đã giao thẩm quyền và quyền hạn rộng lớn cho Tòa án Tối cao Liên Bang. Ở đây chỉ tập trung nói về những nguyên tắc hoạt động và nguyên lý liên quan đến Luật Hiến pháp Hoa Kỳ. Xem toàn văn của Hiến pháp Hoa Kỳ. Xem thêm giới thiệu về Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Những tên gọi khác nhau. Tên tiếng Anh "United States Supreme Court" thường được dịch thành Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ (Mỹ), Tòa án Tối cao Liên Bang, hoặc đơn giản là Tòa Tối cao. Lưu ý rằng mỗi tiểu bang Mỹ có Tòa Tối cao riêng của bang và luôn kèm tên tiểu bang (ví dụ: Tòa án Tối cao New York) để phân biệt với Tòa án Tối cao Liên Bang. Hiến pháp Hoa Kỳ giao quyền xem xét và phán quyết các vấn đề liên quan đến Hiến pháp cho Tòa án Tối cao Liên Bang (và các tòa Liên Bang cấp thấp hơn) nên về mặt nhiệm vụ, Tòa án Tối cao Liên Bang có những chức năng như Tòa Hiến pháp hay Tòa Bảo Hiến dù rằng thẩm quyền và quyền lực của Tòa án Tối cao Liên Bang còn bao quát thêm nhiều lãnh vực khác. Đa số các quyết định liên quan đến Hiến pháp Hoa Kỳ sau khi trải qua những phiên tòa liên bang ở cấp dưới và được kháng án lên cấp cao nhất, đều được Tòa Tối cao Liên bang thụ lý. Vì thế, tìm hiểu quá trình xét xử của Tòa Tối cao Liên bang sẽ cho thấy những nét khái quá về Luật Hiến pháp Hoa Kỳ. Thẩm quyền của Tòa Tối cao Liên Bang. Xem xét tính hợp hiến của luật do Quốc hội ban hành. Còn gọi là Nguyên tắc Marbury - dựa trên vụ kiện 'Marbury và Madison' - theo đó Tòa án Liên Bang có thẩm quyền và nghĩa vụ tuyên bố một đạo luật do Quốc hội ban hành là vi hiến nếu Tòa Liên Bang xem xét thấy đạo luật này vi phạm Hiến pháp (Hoa Kỳ). Xem xét các phán quyết của tòa án của tiểu bang. Tòa án Liên Bang có thể xem xét các phán quyết của tòa án tiểu bang, nhưng chỉ trong phạm vi nếu các phán quyết ấy dựa trên luật liên bang (federal law). Thực thi quyền lực Tòa án do Hiến pháp phân công. Tòa án Liên Bang có quyền quyết định các vụ án: Lưu ý rằng Tòa án Liên Bang sẽ không xem xét những vụ án liên quan đến bất đồng giữa các công dân của một tiểu bang mà không có 'câu hỏi luật liên bang'. Công khai rộng rãi nội dung các phiên tòa. Các phiên tòa đều có ghi loại toàn bộ nhật ký phiên tòa và được đăng tải công khai. Ví dụ trên trang web của Tòa Tối cao Liên bang Hoa Kỳ http://www.supremecourt.gov/oral_arguments Các phiên chất vấn, hỏi đáp giữa thẩm phán và các vị luật sư hai bên cũng được thu âm và đăng tải công khai trên trang web của Tòa. Những hạn chế quyền lực đối với Tòa án Tối cao Liên Bang. Từ Quốc hội. Quốc hội (Mỹ) có quyền quyết định những loại án, vụ án nào mà Tòa án Tối cao Liên Bang phải xem xét. Tức là có quyền đưa vào nghị trình làm việc của Tòa án Tối cao Liên Bang những loại án hoặc vụ án và yêu cầu xem xét. Tuy nhiên, Quốc hội không thể yêu cầu Tòa án Tối cao Liên Bang xem xét những vấn đề ngoài thẩm quyền của Tòa án Tối cao Liên Bang và vượt các quy định quyền lực Tòa án do Hiến pháp phân công. Từ các tòa thấp hơn. Quốc hội có quyền (làm luật để) thiết lập các cấp tòa án thấp hơn và quy định những loại án dành cho các cấp tòa thấp hơn này phân xử. Dĩ nhiên, Quốc hội cũng không thể yêu cầu các tòa án cấp thấp này xem xét những vấn đề vượt ngoài những quyền lực Tòa án do Hiến pháp đã phân công cho Tòa án Tối cao Liên Bang. Xem thêm Hệ thống tòa án liên bang Hoa Kỳ Phân loại mức độ (chuẩn) xem xét các vụ kiện của Tòa án Tối cao Liên Bang. Tòa sẽ áp dụng một trong ba (3) tiêu chuẩn để xem xét tính hợp pháp (hoặc hợp hiến) của một (hay nhiều) hành vi của chính quyền áp đặt lên một (hay nhiều) công dân dựa trên luật liên bang cụ thể. Ba tiêu chuẩn. Có ba (3) chuẩn xem xét khác nhau mà Tòa án Tối cao Liên Bang có thể lựa chọn: theo chuẩn "chỉ cần hợp lý" (mere rationality), theo chuẩn "soi xét toàn diện" (strict scrutiny), và theo chuẩn "xem xét ở mức trung bình" (middle-level review) Đây là chuẩn đơn giản nhất. Khi áp dụng chuẩn này, Tòa án Tối cao Liên Bang sẽ giữ nguyên phán quyết của tòa dưới hoặc đồng ý với chính quyền nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện: Đây là chuẩn nghiêm ngặt nhất và khó nhất khi xem xét những hành vi "nặng tay" của chính quyền. Khi áp dụng chuẩn này, Tòa đòi hỏi hành vi "nặng tay" của chính quyền phải đáp ứng đủ 2 điều kiện: Đây là một chuẩn nằm giữa 2 chuẩn ở trên. Khi đó, hành vi của chính quyền sẽ được xem xét đối chiếu với 2 điều kiện: Hiệu ứng mang lại. Tùy vào sự chọn lựa về "chuẩn xem xét" của Tòa mà trách nhiệm giải trình thuyết phục sẽ rơi vào phía bên nào trong vụ kiện: Thông thường, những vụ kiện mà Tòa áp dụng chuẩn "chỉ cần hợp lý" thì đa số được thuận lợi cho phía chính quyền. Nhưng nếu Tòa áp dụng chuẩn "soi xét toàn diện" thì phần lớn các hành vi của chính quyền sẽ bị xử thua. Còn khi Tòa chọn chuẩn "xem xét mức trung bình" thì kết quả là 50-50 không thể biết trước. Việc chọn loại "chuẩn" nào tùy vào nội dung Hiến pháp liên quan của vụ kiện. Phương thức chọn lựa tiêu chuẩn. Tùy theo "lãnh vực" của Hiến pháp mà Tòa sẽ chọn những tiêu chuẩn xem xét khác nhau. Sau đây là những kiểu áp dụng chuẩn đối với một số lãnh vực Hiến pháp thường thấy trong quá trình hoạt động của Tòa: =Những lĩnh vực của Luật Hiến pháp Hoa Kỳ= Trong phạm vi bài viết về Luật Hiến pháp Hoa Kỳ, khái niệm 'chính quyền trung ương' có thể được hiểu là 'chính quyền liên bang', nhằm phân biệt với 'chính quyền địa phương' (tức là chính quyền các tiểu bang). Như đã nói ở trên, Hiến pháp Hoa Kỳ thực chất là kết quả một cuộc thương lượng giữa 13 tiểu bang (cựu thuộc địa) để thành lập một nước độc lập. Các tiểu bang muốn giữ lại cho mình rất nhiều quyền (đang có) và chỉ "bàn giao" cho chính quyền trung ương (liên bang) một số hữu hạn các quyền lực. Các nhà lập quốc (tập thể biên soạn Hiến pháp) cũng rút kinh nghiệm từ những luật pháp của Anh quốc, lọc bỏ những điều mà họ cho là bất công và bị lợi dụng, và thêm vào những điều khoản nhằm đảm bảo công dân Mỹ được hưởng nhiều quyền tự do cơ bản. Cho đến ngày nay, Tòa án Tối cao Liên Bang đã có những phán quyết rõ ràng để giải thích Hiến pháp qua những vụ kiện do Tòa thụ lý. Cũng đã có lúc Tòa ra các phán quyết đảo ngược các phán quyết trước đó của chính mình. Nhưng đó không phải là tự mâu thuẫn, mà có thể xem là một sự tiến hóa về tư tưởng pháp lý vì pháp luật cũng phải phát triển theo đà tiến triển của xã hội. Có những việc ngày xưa chấp nhận nhưng ngày nay thì không. Nhưng cũng có những nguyên tắc Hiến pháp có giá trị trường tồn, không đổi thay theo thời gian mà Tòa luôn luôn trung thành và bảo vệ. Song hành với tiến hóa xã hội, quá trình thực thi Hiến pháp không thể tránh khỏi xuất hiện những bất đồng khi áp dụng luật. Vấn đề mới, mẫu thuẫn mới và cách nhìn mới luôn luôn phát sinh trong cuộc sống, càng thêm phức tạp bởi khoa học kỹ nghệ tiến bộ với tốc độ nhanh chưa từng có. Tòa án trở thành "biện pháp" cuối cùng để giải quyết mọi bất đồng, mẫu thuẫn trong xã hội theo phương cách văn minh. Những tiền lệ đã được đặt ra cũng như là những nguyên tắc luật pháp (legal doctrines) được sử dụng để Tòa giải thích luật. Đối với những vấn đề hòa toàn mới (landmark case) thì kết quả vụ kiện sẽ trở thành một tiền lệ hoặc một nguyên tắc mới để các thế hệ thẩm phán về sau căn cứ vào đó mà xét xử. Từ 1790 đến nay Tòa Tối cao Liên bang đã thụ lý gần 20.000 vụ cho thấy quy mô các nguyên tắc luật pháp và sự chặt chẽ của pháp luật Hoa Kỳ. Cộng thêm nhiều thế kỷ các án lệ từ Anh Quốc làm nền tảng cho luật pháp Hoa Kỳ, sự phân loại các vấn đề Luật Hiến pháp không phải dễ dàng. Tuy nhiên, có thể tạm phân nhóm các vấn đề luật Hiến pháp Hoa Kỳ như sau: Quyền lực tổng quát của chính quyền trung ương (liên bang). "bài đang được hoàn thiện" 'Chính quyền' (government) ở Mỹ bao gồm ba (3) nhóm cơ quan sau: Hành pháp (nội các), Lập pháp (tức Quốc hội), và Tòa án. Chữ 'Judicial' được dùng chỉ hệ thống tòa án Mỹ, nhưng có khi được dịch thành 'Tư pháp' dễ bị nhầm lẫn với Bộ Tư Pháp là cơ quan thực thi quyền công tố của bên hành pháp. Ở cấp quốc gia (liên bang) thì có hành pháp liên bang, lập pháp liên bang và tòa án liên bang, và ở cấp địa phương (tiểu bang) thì có hành pháp tiểu bang, lập pháp tiểu bang và tòa án tiểu bang riêng. Trên báo chí, khi nói đến Quốc hội Mỹ tức là cơ quan lập pháp liên bang, khi nói đến Chính phủ Mỹ tức là nói đến cơ quan hành pháp liên bang (nội các), và khi nói đến Tòa án thì phải nói rõ đó là Tòa liên bang, Tòa tối cao, hay Tòa địa phương kèm tên tiểu bang. Quyền lực Hiến pháp trao cho cơ quan Lập pháp (Quốc hội Hoa Kỳ). Quốc hội Hoa Kỳ có những quyền hạn chủ yếu như sau: Quyền lực Hiến pháp trao cho người đứng đầu cơ quan Hành pháp (Tổng thống). Tổng thống có những quyền chủ yếu sau: Quyền lực Hiến pháp giao cho Tòa án. Tòa án liên bang có thể thụ lý những vụ kiện và phân xử mọi tranh cãi trong phạm vi thẩm quyền của Tòa liên bang đã có quy định trong Hiến pháp. Quyền lực Hiến pháp giao cho Đảng phái chính trị. Quyền lãnh đạo các cơ quan Lập pháp, cơ quan Hành pháp và Tòa án được Hiến pháp giao cho các cá nhân đứng đầu các cơ quan đó, không giao cho Đảng phái có ứng viên thắng cử. Quyền lực về Thương mại của chính quyền trung ương. Quyền quản lý thương mại. Quyền lực quan trọng nhất mà Hiến pháp trao cho Quốc hội liên bang là quyền "quản lý Thương mại với các quốc gia khác, giữa các tiểu bang và các vùng thiểu số tự trị", thường được gọi tắt là Quyền (về) Thương mại. Phần lớn mọi hoạt động của Quốc hội Liên bang đều vận dụng quyền thương mại này. Các cơ quan Hành pháp do Tổng thống đứng đầu thực hiện quản lý thương mại theo các luật do Quốc hội ban hành. Quan niệm hiện đại về quyền thương mại của Quốc hội. Quyền (quản lý) Thương mại của chính quyền liên bang tập trung vào 04 lãnh vực quản lý sau đây: Tu chính án (thứ) Mười về giới hạn quyền lực của chính quyền trung ương. Tu chính án (thứ) Mười đã quy định những quyền lực không được địa phương (các tiểu bang) đồng ý chuyển giao cho chính quyền trung ương bởi Hiến pháp, và nếu những quyền (không được chuyển giao) này không bị Hiến pháp cấm giao cho địa phương, thì chúng thuộc về địa phương, hoặc thuộc về nhân dân. Tu chính án này tuy chỉ đặt ra một giới hạn khiêm tốn nhưng đôi khi là những giới hạn rất rõ ràng cho quyền lực của chính quyền trung ương (liên bang) trong việc mở rộng thẩm quyền thông qua con đường quyền (quản lý) thương mại của chính quyền liên bang. Tu chính án này cũng thường được dùng để hạn chế sự quản lý chồng chéo giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, và hạn chế chính quyền trung ương quản lý can thiệp sâu vào hoạt động của chính quyền địa phương. Những quyền lực cụ thể khác của chính quyền trung ương liên bang. Xem thêm trong Khoản 8 của Hiến pháp Hoa Kỳ liệt kê những quyền lực cụ thể. Quyền đánh thuế (taxing power). Quốc hội Hoa Kỳ có thẩm quyền "đặt ra và thu những thứ thuế". Đây là một nguồn quyền lực độc lập của Quốc hội Liên bang, tương tự như quyền "quản lý thương mại liên bang" đã quy định trong Điều khoản Thương mại của Hiến pháp (Commerce Clause). Quốc hội có thể sử dụng quyền đánh thuế này để tác động lên những hành vi vượt ngoài những nguồn quyền lực độc lập khác của Quốc hội. Quyền chi tiêu (spending power). Quốc hội Hoa Kỳ có thẩm quyền thu thuế nhằm mục đích "trả nợ và trang trải quốc phòng cùng các khoản chi phí phúc lợi của Hiệp Chủng Quốc." Đây là một quy định rõ ràng cụ thể về "quyền chi tiêu". Khoản chi phí phúc lợi (general welfare). Khi Quốc hội sử dụng quyền chi tiêu, thì các chi tiêu của Quốc hội phải có mục đích rõ ràng. Cụ thể đó là nhằm "trang trải... các khoản chi phí phúc lợi". Về mặt này, quy tắc về ngữ pháp được áp dụng cho thấy "các khoản chi phí phúc lợi" chỉ là bổ ngữ cho động từ "trang trải" (chi tiêu), và do đó việc "quản lý các chi phí phúc lợi nói chung" không thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Quốc hội chỉ được quản lý "các chi phí phúc lợi" do Quốc hội quyết định chi tiêu, và không được quản lý các loại hình phúc lợi khác mà Quốc hội không phân bổ ngân sách. Rõ ràng, Quốc hội không thể nhân danh "mang lại lợi ích hay phúc lợi chung" mà đặt ra các loại luật lệ vì đây không phải là một thẩm quyền độc lập của Quốc hội mà là thẩm quyền có điều kiện. Những quyền lực khác. Một danh sách tóm tắt các quyền lực khác của chính quyền liên bang (Quốc hội, Hành pháp, và Tòa án) xin xem ở phần "Quyền lực tổng quát của chính quyền liên bang" ở trên. Hai (2) giới hạn của chính quyền địa phương (state): Điều khoản về Thương mại và chủ trương pháp luật của Quốc hội. đang phát triển Miễn truy tố các cơ quan liên ngành và quan hệ giữa các chính quyền tiểu bang. đang phát triển Về phân chia quyền lực. đang phát triển Quyền được đối xử đúng luật. đang phát triển Quyền được đối xử công bằng. đang phát triển Tu chính án 14; Đặc quyền và miễn truy tố; Bảo vệ quyền công dân; Điều khoản hợp đồng; Hồi tố; Cấm mọi hình thức xâm phạm quyền lợi ích không qua tòa án;. đang phát triển Hành vi xâm phạm của chính quyền. đang phát triển Vai trò Quốc hội bảo vệ quyền dân sự. đang phát triển Tự do bày tỏ ý kiến, chính kiến. đang phát triển Tự do tôn giáo, hành đạo. đang phát triển Điều kiện thụ lý của tòa liên bang. đang phát triển
1
null
Lớp tàu tuần dương "Roon" là lớp một lớp tàu tuần dương bọc thép gồm hai chiếc được Hải quân Đế quốc Đức chế tạo vào đầu Thế kỷ 20. Hai chiếc trong lớp, "Roon" và "Yorck", khá tương tự như lớp "Prinz Adalbert" dẫn trước, nhưng bao gồm những cải tiến tích lũy dần, và phân biệt với những chiếc trước nhờ việc bổ sung một ống khói thứ tư. Giống như mọi tàu tuần dương bọc thép do Đức chế tạo, chúng được dự định sử dụng như những tàu căn cứ tại các lãnh thổ mà Đế quốc Đức sở hữu ở nước ngoài; chúng không bì được so với những đối thủ Anh đương thời. Cả hai chiếc trong lớp đều đã phục vụ cùng Hạm đội Biển khơi Đức trong các hải đội trinh sát sau khi chúng gia nhập hạm đội vào năm 1905-1906. Khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra vào năm 1914, chúng hoạt động cùng với các tàu chiến-tuần dương mới hơn trong thành phần Đội Tuần tiễu 1. Đang khi quay trở về cảng sau đợt bắn phá Scarborough, Hartlepool và Whitby vào ngày 16 tháng 12 năm 1914, "Yorck" trúng phải một quả thủy lôi Đức do đi chệch đường và bị chìm với tổn thất nhân mạng nặng nề. "Roon" được cho giải giới vào năm 1916, dự định để cải biến thành tàu chở thủy phi cơ nhưng công việc không được tiến hành. Cuối cùng nó bị tháo dỡ vào năm 1921. Thiết kế. Bối cảnh. Việc thiết kế lớp "Roon" có nguồn gốc từ chiếc tàu tuần dương bọc thép đầu tiên của Đức "Fürst Bismarck", chế tạo từ năm 1896 đến năm 1900 cũng như của lớp tàu tuần dương bảo vệ "Victoria Louise" trước đó. Tàu tuần dương bọc thép Đức được thiết kế để hoạt động ở nước ngoài xa chính quốc, đặc biệt là như những tàu căn cứ tại các thuộc địa của Đức ở Châu Phi,Châu Á và Thái Bình Dương. Công việc thiết kế hoàn tất vào năm 1901. "Roon" cùng con tàu chị em "Yorck" là những phiên bản cải tiến dựa trên lớp "Prinz Adalbert" dẫn trước, hơi lớn hơn và nhanh hơn, đồng thời có sơ đồ bảo vệ khác biệt đôi chút: vỏ giáp của mặt trước tháp pháo và của sàn tàu mỏng hơn. Chúng chia sẻ nhiều đặc tính sắp xếp giống như những thiết giáp hạm tiền-dreadnought của Đức đương thời, bao gồm dàn pháo chính nhỏ hơn nhưng dàn pháo hạng hai mạnh hơn những chiếc tương đương của nước ngoài. Vì vậy, chúng không thuận lợi khi được so sánh với đối thủ Anh tiềm năng. Tác giả Taylor mô tả các con tàu "được bảo vệ kém và không phải là một lớp tàu thành công trong phục vụ." Đặc tính chung. Những chiếc trong lớp "Roon" có chiều dài ở mực nước là và chiều dài chung là , mạn thuyền rộng và mớn nước là . "Roon" và "Yorck" có trọng lượng choán nước thông thường , và lên đến khi đầy tải. Lườn tàu được cấu trúc từ những khung ngang và dọc, hình thành nên cấu trúc mà trên đó các tấm thép lườn tàu được gắn bằng đinh tán. Lườn tàu có 12 ngăn kín nước và một đáy kép chiếm 60% chiều dài con tàu. Giống như những chiếc lớp "Prinz Adalbert" dẫn trước, "Roon" và "Yorck" là những con tàu đi biển tốt; khi các khoang trữ nhiên liệu được chất đầy than chúng có chuyển động rất nhẹ nhàng. Chúng cũng cơ động tốt và phản ứng tốt với bánh lái, bị mất cho đến 60% tốc độ khi bẻ lái gắt. Tháp pháo ụ của các con tàu được bố trí quá thấp, nên kết quả là chúng rất ướt nước và hoàn hoàn không thể sử dụng được khi biển động mạnh. Chúng có chiều cao khuynh tâm . Thành phần thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm khoảng 35 sĩ quan và 598 thủy thủ; khi phục vụ như là soái hạm của hải đội chúng được bổ sung thêm 13 sĩ quan và 62 thủy thủ, và khi đảm nhiệm vai trò tàu chỉ huy thứ hai có thêm 9 sĩ quan và 44 thủy thủ được bổ sung vào thủy thủ đoàn. Hệ thống động lực. "Roon" và "Yorck" có một hệ thống động lực tương tự như lớp dẫn trước, bao gồm ba động cơ hơi nước ba buồng bành trướng 3 xy-lanh, mỗi chiếc nối với một trục chân vịt. Chân vịt trung tâm có đường kính trong khi các chân vịt bên có đường kính . Hơi nước được cung cấp bởi 16 nồi hơi Dürr do hãng Düsseldorf-Ratinger Röhrenkesselfabrik sản xuất, mỗi nồi hơi có 3 lò đốt với tổng cộng 48 lò. Hệ thống động lực này cung cấp công suất , cho phép đạt được tốc độ tối đa . Cả hai con tàu đều có bốn máy phát turbine, cung cấp điện năng công suất 260 kW ở mức điện áp 110 volt. Chúng chỉ có một bánh lái. Vũ khí. Dàn vũ khí chính của các con tàu bao gồm bốn khẩu pháo SK L/40 đặt trên hai tháp pháo nòng đôi gồm một phía trước và một phía sau. Chúng bắn ra đạn pháo xuyên thép nặng với lưu tốc đầu đạn , đạt đến tầm xa tối đa khi bắn ở góc nâng nguyên thủy tối đa 16°. Các khẩu pháo sau này được cải tiến để tăng góc nâng lên 30°, giúp mở rộng tầm xa tối đa lên . Dàn pháo hạng hai bao gồm mười khẩu pháo SK L/40 trong các tháp pháo đơn và tháp pháo ụ cùng mười bốn khẩu SK L/35 cũng được bố trí trong các tháp pháo ụ. Các khẩu pháo 15 cm bắn ra đạn pháo nặng ở lưu tốc đầu đạn ; chúng có thể nâng tối đa đến góc 30° và đạt đến tầm xa tối đa . Kiểu pháo 8,8 cm bắn ra đạn pháo nặng ở lưu tốc đầu đạn ; chúng có thể nâng tối đa đến góc 25° và đạt đến tầm xa tối đa . Các con tàu còn được trang bị bốn ống phóng ngư lôi . Dàn vũ khí này tương đương như được trang bị cho lớp "Prinz Adalbert" dẫn trước, ngoại trừ lượng đạn dự trữ. Những chiếc trong lớp "Roon" mang theo 380 quả đạn pháo cho dàn pháo chính, 1.600 quả đạn pháo 15 cm và 2.100 quả đạn pháo 8,8 cm. Kế hoạch cải biến "Roon" thành tàu chở thủy phi cơ dự định trang bị cho nó sáu khẩu pháo SK L/45 và sáu khẩu 8,8 cm phòng không với 2.400 quả đạn, cho dù kế hoạch này không bao giờ được thực hiện. Vỏ giáp. "Roon" và "Yorck" được bảo vệ bởi thép giáp Krupp. Ở mực nước, đai giáp dày đến phía giữa tàu nơi bố trí các thành phần trọng yếu; nó giảm còn ở hai đầu phần giữa đai giáp và được lót thêm phía trong bởi các tấm gỗ tếch dày . Ngang sàn tháp pháo ụ, lớp giáp hông cũng dày . Sàn tàu bọc thép có độ dày và được nối với đai giáp bởi một lớp giáp nghiêng dày . Tháp chỉ huy phía trước có các mặt hông dày và nóc dày . Tháp chỉ huy phía sau được bảo vệ kém hơn với các mặt hông dày và nóc dày . Tháp pháo của dàn pháo chính được bảo vệ với các mặt bằng thép dày và nóc dày ; tháp pháo 15 cm có các mặt hông dày và tấm chắn dày . Chế tạo. "Roon" được đặt hàng dưới cái tên tạm thời "Ersatz Kaiser" như là sự thay thế cho chiếc tàu frigate bọc sắt cũ "Kaiser", vốn được đổi tên thành "Uranus" và sử dụng như một tàu cảng. Nó được đặt lườn vào năm 1902 tại xưởng tàu Đế chế ở Kiel; nó được hạ thủy vào ngày 27 tháng 6 năm 1903 và hoàn tất vào ngày 5 tháng 4 năm 1906 với phí tổn 15.345.000 Mác. "Yorck" được đặt hàng dưới cái tên "Ersatz Deutschland" để thay thế cho "Deutschland", một tàu chị em với "Kaiser" vốn được đổi tên thành "Jupiter" và cải biến thành một tàu mục tiêu. Nó được đặt lườn vào tháng 2 năm 1903 tại xưởng tàu của hãng Blohm & Voss; nó được hạ thủy vào ngày 14 tháng 5 năm 1904 và hoàn tất vào ngày 21 tháng 11 năm 1905 với phí tổn 16.241.000 Mác. Lịch sử hoạt động. SMS "Roon". Sau khi được đưa ra phục vụ cùng hạm đội, "Roon" được phân về Đội Tuần tiễu 1. Vào năm 1908, nó đảm nhiệm vai trò soái hạm của Chuẩn đô đốc Jacobsen của Đội 2. Nó phục vụ tại đây cho đến năm 1912 khi nó được thay thế bởi chiếc tàu chiến-tuần dương mới "Moltke". Khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất bắt đầu, "Roon" được tái huy động và phục vụ như soái hạm của Đội Tuần tiễu 3. Con tàu đã tham gia nhiều hoạt động trong chiến tranh, bao gồm cuộc bắn phá Scarborough, Hartlepool và Whitby, nơi nó nằm trong thành phần hộ tống bảo vệ các thiết giáp hạm dreadnought của Hạm đội Biển khơi Đức. "Roon" cũng tiến hành nhiều hoạt động chống lại lực lượng Nga trong biển Baltic, bao gồm cuộc bắn phá các vị trí đóng quân của Nga ở Libau hỗ trợ cho bộ binh vào tháng 5 năm 1915. Trận chiến quần đảo Åland diễn ra giữa "Roon" cùng nhiều tàu tuần dương Đức khác với lực lượng Nga do tàu tuần dương mạnh mẽ "Rurik" dẫn đầu vào tháng 7 năm 1915. Đến tháng 8 "Roon" và "Prinz Heinrich" tiến hành bắn phá các vị trí của quân Nga tại Zerel, đụng độ trong một lúc ngắn với nhiều tàu khu trục Nga. Sau năm 1916, "Roon" được giải giáp và được sử dụng như một tàu bảo vệ và trại lính nổi tại Kiel cho đến khi kết thúc chiến tranh. Một kế hoạch vào năm 1916 để cải biến nó thành một tàu chở thủy phi cơ, nhưng chưa bao giờ được thực hiện. Con tàu được rút khỏi danh sách đăng bạ hải quân vào ngày 25 tháng 11 năm 1920 và bị tháo dỡ trong năm tiếp theo tại Kiel-Nordmole. SMS "Yorck". "Yorck" cũng phục vụ trong Đội tuần tiễu 1 chung với con tàu chị em với nó trong thành phần đội 2. Vào năm 1908, con tàu thắng "Cúp Kaiser" hàng năm dành cho các cuộc tranh tài tác xạ của hải đội trinh sát. Năm 1911, con tàu được đặt dưới quyền chỉ huy của Franz von Hipper, người đã nắm quyền chỉ huy Đội tuần tiễu một trong chiến tranh; Hipper giữ vị trí này trên chiếc "Yorck" từ ngày 1 tháng 10 năm 1911 đến ngày 26 tháng 1 năm 1912. Vào đầu năm 1912 con tàu được cho ngừng hoạt động khi thủy thủ đoàn của nó chuyển sang chiếc tàu chiến-tuần dương mới "Seydlitz". "Yorck" chỉ có một thời gian phục vụ ngắn ngủi trong Thế Chiến I; khi chiến tranh nổ ra nó được huy động trở lại để phục vụ cùng với tàu chị em "Roon" trong thành phần Đội Tuần tiễu 3. Sau cuộc bắn phá Yarmouth vào ngày 3 tháng 11 năm 1914, nó mắc phải sai lầm dẫn đường trong hải trình trên đường quay trở về Jadebusen, và đã đi vào một bãi thủy lôi phòng thủ của Đức. Con tàu bị chìm nhanh chóng và chỉ có 127 trong tổng số 629 thành viên thủy thủ đoàn được cứu sống. Xác tàu được dọn sạch trong một quãng thời gian kéo dài, bắt đầu từ năm 1929 và chỉ kết thúc vào giữa những năm 1980.
1
null
SMS "Roon" là chiếc dẫn đầu của lớp tàu tuần dương bọc thép mang tên nó của Hải quân Đế quốc Đức. Con tàu được chấp thuận chế tạo theo đạo luật Hải quân thứ hai năm 1902, và được chế tạo tại Xưởng tàu Đế chế ở Kiel với phí tổn 15,3 triệu Mác. Con tàu được đặt tên theo Albrecht von Roon, vị tướng và là nhà hoạt động chính trị người Phổ. Nó có trọng lượng choán nước và được trang bị dàn pháo chính bao gồm bốn khẩu pháo SK L/40; nó đạt được tốc độ tối đa . Con tàu tham gia nhiều hoạt động tác chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, bao gồm cuộc bắn phá Scarborough, Hartlepool và Whitby, nơi nó hoạt động như lực lượng trinh sát cho thành phần chủ lực của Hạm đội Biển khơi Đức. "Roon" cũng tham gia các hoạt động tại biển Baltic, bao gồm một trận chiến vào tháng 7 năm 1915 chống lại các tàu tuần dương của Hải quân Nga cùng các nhiệm vụ bắn phá bờ biển. Từ năm 1916, "Roon" được sử dụng như một lườn tàu huấn luyện và trại lính tại Kiel cho đến khi chiến tranh kết thúc. Một dự định đặt ra nhằm cải biến nó thành một tàu chở thủy phi cơ, nhưng kế hoạch cuối cùng bị hủy bỏ; con tàu bị rút khỏi Đăng bạ Hải quân năm 1920 và bị tháo dỡ sau đó. Thiết kế và chế tạo. "Roon" được đặt hàng dưới cái tên tạm thời "Ersatz Kaiser" như là sự thay thế cho chiếc tàu frigate bọc sắt cũ "Kaiser", vốn được đổi tên thành "Uranus" và sử dụng như một tàu cảng. Nó được đóng tại Xưởng tàu Đế chế ở Kiel dưới số hiệu chế tạo 28. Nó được đặt lườn vào năm 1902 và hạ thủy vào ngày 27 tháng 6 năm 1903. Công việc trang bị hoàn thiện bị kéo dài, nhưng cuối cùng cũng hoàn tất vào ngày 5 tháng 4 năm 1906, và được đưa ra hoạt động cùng Hải quân Đế quốc Đức (Kaiserliche Marine) cùng ngày hôm đó. Nó đã làm tiêu tốn của Chính phủ Đế quốc Đức 15.345.000 Mác. "Roon" có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn và lên đến khi đầy tải; với một chiều dài , mạn thuyền rộng và độ sâu của mớn nước là phía trước. Nó được vận hành bởi ba động cơ hơi nước ba buồng bành trướng, tạo một công suất tổng cộng và đạt đến tốc độ tối đa khi chạy thử máy là . Nó chở theo cho đến than, cho phép có tầm hoạt động tối đa khi di chuyển ở tốc độ đường trường . Nó được trang bị bốn khẩu pháo SK L/40 bố trí trên hai tháp pháo nòng đôi, gồm một phía trước và một phía sau cấu trúc thượng tầng. Dàn pháo hạng hai bao gồm mười khẩu và mười bốn khẩu ; bốn ống phóng ngư lôi ngầm được phân bố gồm một trước mũi, một phía đuôi và một mỗi bên mạn. Lịch sử hoạt động. Các hoạt động trước chiến tranh. "Roon" được đặt lườn vào tháng 8 năm 1902 và hạ thủy vào tháng 6 năm 1903, nơi ngài Tổng thanh tra Alfred von Waldersee được cử đỡ đầu cho con tàu. Nó hoàn tất vào ngày 5 tháng 4 năm 1906 với chi phí 15.345.000 Mác. Vào tháng 4 năm 1907, "Roon" cùng với tàu tuần dương hạng nhẹ "Bremen" lên đường đi Hoa Kỳ tham gia lễ hội kỷ niệm những người dân thuộc địa đầu tiên đặt chân lên vịnh Chesapeake vào ngày 26 tháng 4. Ngoài đại biểu Đức, hạm đội quốc tế còn bao gồm các tàu chiến đến từ Anh Quốc, Nhật Bản, Áo-Hung, Pháp, Ý và nhiều nước khác. Năm 1908, "Roon" phục vụ như là soái hạm của Chuẩn đô đốc Jacobsen trong Đội 2 của Hải đội Tuần tiễu thuộc Hạm đội Biển khơi Đức, cùng với con tàu chị em "Yorck". "Roon" được cho ngừng hoạt động vào năm 1911 sau khi bàn giao vai trò soái hạm Đội tuần tiễu cho chiếc tàu chiến-tuần dương mới "Moltke" vào ngày 30 tháng 9. Tuy nhiên, nó được cho hoạt động trở lại khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất có nguy cơ bùng nổ. Vào lúc xung đột nổ ra, "Roon" đảm nhiệm vai trò soái hạm của Đội tuần tiễu 3; vào ngày 3 tháng 11 năm 1914, nó tham gia chiến dịch bắn phá Yarmouth. Bắn phá Scarborough, Hartlepool và Whitby. Một tháng sau, vào ngày 15-16 tháng 12 năm 1914, nó lại tham gia cuộc bắn phá Scarborough, Hartlepool và Whitby. Cùng với tàu tuần dương bọc thép "Prinz Heinrich", "Roon" được phân công trinh sát cho thành phần chủ lực của Hạm đội Biển khơi, vốn làm nhiệm vụ hỗ trợ từ xa cho các tàu chiến-tuần dương dưới quyền Chuẩn đô đốc Franz von Hipper tiến hành bắn phá. Trong chiến dịch, "Roon" và các tàu khu trục phối thuộc đụng độ với lực lượng hộ tống Anh; lúc 06 giờ 16, "Roon" bắt gặp "Lynx" và "Unity" nhưng cả hai bên đã không nổ súng và lẩn tránh nhau. Sau những báo cáo về việc xuất hiện tàu khu trục Anh của "Roon" cũng như của "Hamburg", Đô đốc Friedrich von Ingenohl, Tư lệnh Hạm đội Biển khơi, ra lệnh cho thành phần chủ lực, tức các hải đội chiến trận, quay trở về các cảng Đức. Vào lúc này, "Roon" và các tàu khu trục của nó trở thành lực lượng hậu vệ cho Hạm đội Biển khơi. Đến 06 giờ 59 phút, lúc này có sự tham gia của các tàu tuần dương hạng nhẹ "Stuttgart" và "Hamburg", "Roon" đụng độ với các tàu khu trục dưới quyền Trung tá Hải quân Loftus William Jones. Jones bám theo "Roon" cho đến 07 giờ 40 phút, lúc "Stuttgart" và "Hamburg" được cho tách ra để đánh chìm những đối thủ bám theo; nhưng đến 08 giờ 02 phút, "Roon" ra tín hiệu cho hai chiếc tuần dương ra mệnh lệnh hủy bỏ cuộc truy đuổi để rút lui cùng với phần còn lại của Hạm đội Biển khơi. Trước đó lúc 07 giờ 55 phút, Đô đốc David Beatty nhận được báo cáo về vị trí của "Roon", và với ý định chặn đánh các tàu tuần dương Đức, đã phái "New Zealand" đi truy đuổi trong khi ba tàu chiến-tuần dương khác dưới quyền theo sau cách một khoảng. Đến 09 giờ 00, Beatty biết được tin các tàu chiến-tuần dương Đức đang bắn phá Hartlepool, nên quyết định từ bỏ việc truy đuổi "Roon" hướng về phía các tàu chiến-tuần dương Đức. Hoạt động tại biển Baltic. Vì "Roon" và các tàu tuần dương bọc thép khác thuộc Đội Tuần tiễu 3 đều chậm và không có vỏ giáp đủ dày, Đô đốc Reinhard Scheer cho rằng chúng không phù hợp để phục vụ ở Bắc Hải. Vì thế, từ tháng 4 năm 1915, nó hoạt động tại biển Baltic, tham gia nhiều nhiệm vụ bắn phá. Vào ngày 11 tháng 5, tàu ngầm Anh "E9" nhìn thấy "Roon" cùng nhiều tàu chiến khác trên đường đi đến Libau vốn vừa bị lục quân Đức chiếm. "E9" đã phóng năm quả ngư lôi nhắm vào hải đội Đức; hai quả đã lướt qua phía đuôi "Roon" và ba quả khác cũng trượt khỏi mục tiêu. Vào ngày 2 tháng 7, "Roon" tham gia một cuộc đụng độ với các tàu tuần dương Nga ngoài khơi bờ biển Gotland, Thụy Điển. Tàu tuần dương hạng nhẹ "Augsburg" và ba tàu khu trục đã hộ tống cho chiếc tàu rải mìn "Albatross" khi chúng bị tấn công bởi một lực lượng bốn tàu tuần dương Nga, bao gồm các tàu tuần dương bọc thép "Bayan" và "Admiral Makarov" cùng các tàu tuần dương hạng nhẹ "Bogatyr" và "Oleg". "Augsburg" chạy thoát trong khi các tàu khu trục bảo vệ cho việc rút lui của "Albatross", nên bị hư hại nặng và bị buộc phải tìm tị nạn tại vùng biển trung lập của Thụy Điển. "Roon" và tàu tuần dương hạng nhẹ "Lübeck" được gửi đến giúp đỡ các tàu khu trục bị bao vây; khi đến nơi, "Roon" đụng độ với "Bayan" trong khi "Lübeck" khai hỏa nhắm vào "Oleg". Không lâu sau đó, tàu tuần dương Nga "Rurik" cùng một tàu khu trục đến tăng cường cho lực lượng Nga. Trong cuộc đấu pháo diễn ra sau đó, "Roon" bị bắn trúng nhiều lần và các con tàu Đức bị buộc phải rút lui. Vào ngày 10 tháng 8, "Roon" và "Prinz Heinrich" tiến hành bắn phá các vị trí của quân Nga tại Zerel thuộc bán đảo Sworbe. Nhiều tàu khu trục Nga đang thả neo ngoài khơi Zerel đã hoàn toàn bị bất ngờ trước các con tàu Đức, và một chiếc trong số chúng bị đánh hư hại. Các hoạt động sau cùng. Tin tức tình báo mù mịt về đối thủ trong chiến tranh khiến Hải quân Hoàng gia nhiều lần nhận nhầm những con tàu khác là "Roon". Ngày 16 tháng 2 năm 1916, "Roon" được cho là bị một tàu tuần dương Anh chiếm được tại Bắc Đại Tây Dương. Con tàu còn được cho là đã tham gia trận Jutland trong vai trò soái hạm của lực lượng hộ tống cho thành phần chủ lực Hạm đội Biển khơi. Những sai lầm này xuất hiện trong các công trình nghiên cứu lịch sử xuất bản không lâu sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, nhưng sau này được hiệu đính lại. Vào tháng 11 năm 1916, "Roon" được giải giáp và cải biến thành một tàu huấn luyện và tàu nghỉ ngơi. Neo đậu tại Kiel, nó phục vụ trong vai trò này cho đến năm 1918. Trước đó Hải quân Đức đã tiến hành các thử nghiệm với tàu chở thủy phi cơ, kể cả trước đó đã cải biến chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ cũ "Stuttgart" vào năm 1918 để hoạt động cùng hạm đội. Tuy nhiên, "Stuttgart" chỉ có khả năng mang theo hai máy bay nên không có khả năng hỗ trợ hạm đội. Kết quả là một kế hoạch được vạch ra nhằm cải biến "Roon" thành tàu chở thủy phi cơ với khả năng mang theo bốn máy bay. Dàn pháo chính của nó sẽ được tháo dỡ, thay thế chỉ với sáu khẩu pháo 15 cm và sáu khẩu 8,8 cm phòng không; một hầm chứa lớn dành cho thủy phi cơ được trang bị phía sau cấu trúc thượng tầng chính. Thuy nhiên, kế hoạch không được tiến hành, chủ yếu do Hải quân Đức tiến hành trinh sát chủ yếu dựa trên khí cầu zeppelin thay vì sử dụng thủy phi cơ. "Roon" được rút khỏi đăng bạ hải quân vào ngày 25 tháng 11 năm 1920 và bị tháo dỡ vào năm tiếp theo tại Kiel-Nordmole.
1
null
SMS "Yorck" là chiếc thứ hai cũng là chiếc sau cùng trong lớp tàu tuần dương bọc thép "Roon" của Hải quân Đế quốc Đức. "Yorck" được đặt tên theo Ludwig Yorck von Wartenburg, vị thống chế người Phổ; con tàu được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Blohm & Voss ở Hamburg và hoàn tất vào tháng 11 năm 1905 với phí tổn 16.241.000 Mác. Nó có trọng lượng choán nước và được trang bị dàn pháo chính bao gồm bốn khẩu pháo SK L/40; nó đạt được tốc độ tối đa . "Yorck" chỉ có một quãng đời phục vụ ngắn ngủi; nó hoạt động cho hạm đội được bảy năm trước khi ngừng hoạt động và được đưa về lực lượng dự bị. Khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra, nó được tái huy động và đưa ra phục vụ tại tuyến đầu. Khi quay trở về sau chiến dịch bắn phá Yarmouth vào ngày 3 tháng 11 năm 1914, nó mắc phải sai lầm dẫn đường trong hoàn cảnh sương mù nặng, và đã đi nhầm vào một bãi thủy lôi phòng thủ của Đức. Trúng phải hai quả thủy lôi, con tàu lật úp và chìm nhanh chóng với tổn thất nhân mạng nặng nề; nhưng các nguồn khác nhau không thống nhất về con số tổn thất chính xác. Vị chỉ huy của nó sau đó bị truy tố trước tòa án binh về tội cẩu thả. Xác tàu đắm của "Yorck" được dọn sạch dần dần, bắt đầu từ năm 1929-1930, lặp lại vào năm 1965 và chỉ hoàn tất vào đợt cuối cùng giữa những năm 1980. Thiết kế và chế tạo. "Yorck" được đặt hàng dưới cái tên tạm thời "Ersatz Deutschland" như là sự thay thế cho chiếc tàu frigate bọc sắt cũ "Deutschland", vốn được đổi tên thành "Jupiter" và cải biến thành một tàu mục tiêu. Nó được chế tạo tại xưởng tàu của hãng Blohm & Voss ở Hamburg dưới số hiệu chế tạo 167, được đặt lườn vào tháng 2 năm 1903 và được hạ thủy vào ngày 14 tháng 5 năm 1904 dưới sự hiện diện của Thống chế Wilhelm von Hahnke. Công việc trang bị hoàn tất vào ngày 21 tháng 11 năm 1905 và nó được đưa vào hoạt động với Hải quân Đức cùng ngày hôm đó. Con tàu đã làm tiêu tốn của Chính phủ Đức 16.241.000 Mác. "Yorck" có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn và lên đến khi đầy tải; với một chiều dài , mạn thuyền rộng và độ sâu của mớn nước là phía trước. Nó được vận hành bởi ba động cơ hơi nước ba buồng bành trướng, tạo một công suất tổng cộng và đạt đến tốc độ tối đa khi chạy thử máy là . Nó chở theo cho đến than, cho phép có tầm hoạt động tối đa khi di chuyển ở tốc độ đường trường . Nó được trang bị bốn khẩu pháo SK L/40 bố trí trên hai tháp pháo nòng đôi, gồm một phía trước và một phía sau cấu trúc thượng tầng. Dàn pháo hạng hai bao gồm mười khẩu và mười bốn khẩu ; bốn ống phóng ngư lôi ngầm được phân bố gồm một trước mũi, một phía đuôi và một mỗi bên mạn. Lịch sử hoạt động. Các hoạt động trước chiến tranh. Sau khi được đưa vào hoạt động, "Yorck" phục vụ cùng Hải đội Tuần dương. Franz von Hipper, sau này là Tổng tư lệnh Hải quân Đức, đã là chỉ huy của con tàu từ ngày 1 tháng 10 năm 1911 đến ngày 26 tháng 1 năm 1912. Vào đầu tháng 3 năm 1913, hạm đội tiến hành cơ động tại vùng biển ngoài khơi đảo Helgoland tại Bắc Hải. Sáng sớm ngày 4 tháng 3 khi biển đang động mạnh, tàu khu trục "S178" đi chệch khỏi đội hình và tìm cách băng ngang trước mũi "Yorck". Một cơn sóng lớn xô chiếc tàu khu trục ngay vào mũi chiếc tàu tuần dương, làm cắt đôi "S178". Chỉ có 13 người trong tổng số 83 thành viên thủy thủ đoàn của chiếc tàu khu trục được cứu vớt do thời tiết quá xấu. "Yorck" được cho ngừng hoạt động và đưa về lực lượng dự bị vào tháng 5 năm 1913, khi hầu hết thủy thủ của nó chuyển sang chiếc tàu chiến-tuần dương "Seydlitz" vừa mới hoàn tất. Giờ đây đã là Phó tư lệnh Hải đội Tàu chiến-tuần dương, Hipper cho rằng ""Seydlitz" có một tinh thần mạnh và một ý chí rất cao, được thừa hưởng từ tinh thần của thủy thủ chiếc "Yorck" cũ." Vào ngày 12 tháng 8 năm 1914, "Yorck" được cho tái hoạt động khi có nguy cơ chiến tranh bùng nổ, và được phân về Đội Tuần tiễu 3. Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Vào ngày 3 tháng 11 năm 1914, "Yorck" tham gia hoạt động tác chiến đầu tiên trong chiến tranh do Hải quân Đức tiến hành. Nó được phái tăng cường cho lực lượng của Đội Tuần tiễu 1, vốn bao gồm các tàu chiến-tuần dương "Seydlitz", "Moltke" và "Von der Tann" cùng tàu tuần dương bọc thép lớn "Blücher". Dưới quyền chỉ huy của Hipper, đơn vị này được giao nhiệm vụ bắn phá Yarmouth tại bờ biển nước Anh. Bốn chiếc tàu chiến lớn đã bắn phá thị trấn ven biển, nhưng chỉ gây ít thiệt hại, đồng thời đánh chìm tàu ngầm "D5" của đối phương. Khi quay trở về Heligoland Bight cuối ngày hôm đó, lực lượng của Hipper gặp phải sương mù nặng, ngăn trở các con tàu có thể tiến vào Wilhelmshaven; thay vì vậy chúng phải thả neo qua đêm tại vũng biển Schillig. "Yorck" tìm cách đi vào Wilhelmshaven lúc sáng sớm ngày 4 tháng 11, nhưng hoa tiêu của nó đã mắc sai lầm khi dẫn đường khiến nó đi ngay vào một bãi mìn phòng thủ của Đức. "Yorck" trúng phải hai quả thủy lôi, lật úp và chìm nhanh chóng với tổn thất nhân mạng nặng nề. Các nguồn khác nhau không thống nhất về con số tổn thất chính xác của "Yorck"; tác giả Tarrant cho rằng có 127 người trong tổng số 629 thành viên thủy thủ đoàn được cứu vớt, trong khi Erich Gröner cho rằng chỉ có 336 người thiệt mạng; Daniel Butler cho biết "khoảng 235 người" đã chết trong vụ đắm tàu. Một bài tường thuật trên báo "New York Times" vào lúc đó cho rằng con tàu chìm "với tổn thất trên 300 người". Vị chỉ huy của "Yorck", Đại tá Hải quân Piper, nằm trong số những người được cứu sống. Vào tháng 12 năm 1914 ông bị đưa ra tòa án binh và bị kết án có lỗi cẩu thả và bất tuân mệnh lệnh. Xác tàu đắm của "Yorck" được tháo dỡ một phần vào năm 1929-1930, một số công việc khác được tiến hành vào năm 1965, nhưng con tàu chỉ được tháo dỡ hoàn toàn khi công việc được tái tục vào năm 1982.
1
null
Tug of War là album phòng thu đầu tay của nữ ca sĩ/nhạc sĩ người Canada Carly Rae Jepsen, người đã về vị trí thứ ba tại "Canadian Idol" mùa thứ năm. Album được sản xuất bởi nhà sản xuất người Canada Ryan Stewart và được phát hành ở Canada vào ngày 30 tháng 9 năm 2008. Đĩa đơn đầu tiên của album, "Sunshine on My Shoulders", một ca khúc hát lại của John Denver, được phát hành trên cửa hàng iTunes vào ngày 16 tháng 6 năm 2008. Đĩa đơn thứ hai, "Tug of War", được phát hành trên iTunes vào ngày 16 tháng 9 năm 2008 và đạt được vị trí thứ 36 trên bảng xếp hạng Canadian Hot 100. Video âm nhạc cho ca khúc được phát hành vào tháng 1 năm 2009. Đĩa đơn thứ ba, "Bucket", đạt được vị trí thứ 32 trên bảng xếp hạng Canadian Hot 100, ca khúc có sử dụng một đoạn nhạc mẫu từ một ca khúc của thiếu nhi có tên là "There's a Hole in My Bucket". Video âm nhạc cho ca khúc này được phát hành vào tháng 5 năm 2009. Đĩa đơn thứ tư và cũng là đĩa đơn cuối cùng của album là "Sour Candy", trong ca khúc có sự góp giọng của Josh Ramsay từ ban nhạc Marianas Trench. Vào ngày 14 tháng 6 năm 2011, album được phát hành ở Mỹ qua iTunes.
1
null
SMS "Scharnhorst" là một tàu tuần dương bọc thép của Hải quân Đế quốc Đức, được chế tạo tại xưởng tàu của hãng Blohm & Voss ở Hamburg, Đức. "Scharnhorst" là chiếc dẫn đầu cho lớp của nó, vốn còn bao gồm con tàu chị em "Gneisenau", là một phiên bản mở rộng của lớp "Roon" dẫn trước, với trọng lượng choán nước lên đến ; chúng được trang bị dàn hỏa lực chính mạnh hơn và có tốc độ tối đa nhanh hơn. Con tàu được đặt tên theo vị tướng người Phổ Gerhard von Scharnhorst và được đưa ra hoạt động vào ngày 24 tháng 10 năm 1907. "Scharnhorst" phục vụ trong khoảng thời gian ngắn cho Hạm đội Biển khơi Đức vào năm 1908, mặc dù hầu hết thời gian này đã sử dụng cho các tiến hành thử nghiệm trên biển. Sau khi đi vào hoạt động, "Scharnhorst" được phân về Hải đội Đông Á Đức Quốc đặt căn cứ tại Thanh Đảo, Trung Quốc trong năm 1909. Sau khi đến nơi, nó thay thế tuần dương hạm trong vai trò là soái hạm của Hải đội, vì trí mà nó nắm giữ trong suốt khoảng thời gian còn lại của sự nghiệp. Trong năm năm tiếp theo, nó đã thực hiện nhiều chuyến hành trình đến cảng khác nhau ở châu Á để giương cao lá cờ Đức. Nó thường xuyên hộ tống các chỉ huy Hải đội trong các cuộc họp mặt với các nguyên thủ quốc gia châu Á và đã có mặt tại Nhật Bản nhân lễ đăng quang của Thiên hoàng Đại Chính năm 1912. Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra vào tháng 8 năm 1914, được tháp tùng bởi ba tàu tuần dương hạng nhẹ và nhiều tàu tiếp than, cả hai đã băng ngang Thái Bình Dương trong quá trình lẩn tránh nhiều lực lượng hải quân Đồng Minh được gửi đi truy lùng và tiêu diệt chúng, trước khi đi đến bờ biển Nam Mỹ. Vào ngày 1 tháng 11 năm 1914, "Scharnhorst" cùng phần còn lại của hải đội đã đối đầu và áp đảo một hải đội Anh trong trận Coronel. Thất bại đau đớn này đã buộc Bộ Hải quân Anh phải phái hai tàu chiến-tuần dương đi truy tìm và tiêu diệt hải đội của von Spee, kết thúc bởi trận chiến quần đảo Falkland vào ngày 8 tháng 12 năm 1914, nơi toàn bộ hải đội Đức, kể cả "Scharnhorst", bị đánh chìm. Ủy ban Di sản Hàng hải Falkland đã tìm thấy xác con tàu SMS Scharnhorst sau một cuộc tìm kiếm kéo dài 5 năm. Việc phát hiện xác tàu được công bố vào tháng 12 năm 2019 bởi Mensun Bound. Thiết kế và chế tạo. "Scharnhorst" có chiều dài chung , mạn thuyền rộng và tầm nước . Con tàu có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải. Nó được hỗ trợ bởi ba động cơ hơi nước ba buồng bành trướng 3 xy-lanh với 18 nồi hơi đốt than kiểu hàng hải với tổng cộng 36 lò đốt. Động cơ của nó được đánh giá ở mức , cho tốc độ tối đa là . Thủy thủ đoàn đầy đủ của nó bao gồm 52 sĩ quan và 788 thủy thủ, trong đó bao gồm 14 sĩ quan và 62 thủy thủ được tăng cường cho thành phần ban tham mưu của tư lệnh hải đội, cộng thêm vào số thủy thủ đoàn căn bản. Dàn vũ khí chính của "Scharnhorst" bao gồm tám khẩu pháo SK L/40 bắn nhanh gồm bốn khẩu trên hai tháp pháo nòng đôi bố trí phía trước và phía sau cấu trúc thượng tầng, số còn lại đặt trên những tháp pháo nòng đơn hai bên mạn tàu. Dàn pháo hạng hai bao gồm sáu khẩu SK L/40 bắn nhanh bố trí trong các tháp pháo ụ kiểu MPL C/06; và mười tám khẩu pháo SK L/45 bắn nhanh bố trí trong tháp pháo ụ. Nó còn được trang bị bốn ống phóng ngư lôi ngầm , gồm một trước mũi, một phía đuôi và một mỗi bên mạn giữa tàu, tất cả đều được đặt trên mặt nước. Chúng có đai giáp dày đến 150 mm (5,9 in), các tháp pháo của dàn pháo chính có nóc dày . Sàn tàu bọc thép chính có độ dày từ , nơi dày nhất nằm ở phần giữa con tàu nơi động cơ, các hầm đạn và các phần quan trọng khác được bố trí. Lịch sử hoạt động. Được đặt tên theo "Generalleutnant" (Trung tướng) Gerhard von Scharnhorst, một nhà cải cách quân sự nước Phổ trong giai đoạn Chiến tranh Napoléon, "Scharnhorst" được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Blohm & Voss ở Hamburg, Đức vào 22 tháng 3 năm 1905, dưới số hiệu chế tạo 175. Nó được hạ thủy vào ngày 23 tháng 3 năm 1906 và "Generalfeldmarschall" (Thống chế) Gottlieb Graf von Haeseler đã đọc bài diễn văn và đặt tên cho nó trong buổi lễ hạ thủy. Chiếc tàu tuần dương bọc thép mới đã được đưa ra hoạt động một năm rưỡi sau đó, vào ngày 24 tháng 10 năm 1907. Sau đó, nó đã chạy thử nghiệm và trong khi tiến hành kiểm tra tốc độ, nó đã vượt quá tốc độ thiết kế của mình 1 hải lý và đạt đến . Từ ngày 6 đến ngày 11 tháng 11, các cuộc thử nghiệm của nó đã bị gián đoạn bởi một chuyến đi đến Vlissingen, Hà Lan và Portsmouth ở Anh bởi du thuyền "Hohenzollern" của Kaiser Wilhelm II và tàu tuần dương hạng nhẹ . Ngày 14 tháng 1 năm 1908, "Scharnhorst" bị mắc cạn ngoài khơi Hải đăng Bülk và phải nhận thiệt hại nghiêm trọng ở phần thân nằm dưới nước. Việc sửa chữa được xưởng Blohm & Voss thực hiện và kéo dài cho đến ngày 22 tháng 2 năm sau. Ngay sau đó, tàu tuần dương lại tiếp tục các cuộc thử nghiệm của mình và vẫn tiếp tục cho đến hết tháng tư. Ngày 01 tháng 5, nó thay làm kỳ hạm của lực lượng trinh sát của Hạm đội Biển khơi Đức và nằm dưới sự chỉ huy của "Konteradmiral" (Chuẩn đô đốc) August von Heeringen. Trong suốt phần còn lại của năm, nó tham gia vào các buổi tập luyên và diễn tập thường nhật thời bình của hạm đội. Hải đội Đông Á. Vào 11 tháng 3 năm 1909, "Scharnhorst" được phân về "Ostasiengeschwader" (Hải đội Đông Á) và "Yorck" lại thay thế nó làm kỳ hạm của lực lượng trinh sát của Hạm đội Biển khơi. Sau khi hoàn thành việc chuẩn bị cho chuyến đi, "Scharnhorst" rời Kiel vào ngày 1 tháng 4; trên tàu là Chuẩn Đô đốc Friedrich von Ingenohl, người đã nắm quyền chỉ huy của Hải đội Đông Á khi nó đến. Vào ngày 29 tháng Tư, "Scharnhorst" gặp , kỳ hạm của Hải đội Đông Á, ở Colombo. Tại đây, "Scharnhorst" đã đảm nhận vai trò là kỳ hạm của hải đội. Vào thời điểm đó, hải đội cũng bao gồm hai tàu tuần dương hạng nhẹ là và và một số pháo hạm và tàu phóng ngư lôi. Trong tháng 7 và tháng 8, "Scharnhorst" đã thực hiện một chuyến tuần tra trong vùng biển Hoàng Hải và khảo sát các cảng trong khu vực vào tháng 8. Nó đã ở tại Hồng Kông vào tháng 12 và đầu tháng 1 năm 1910 nhân lễ Giáng sinh và Năm mới cùng với "Leipzig" và pháo hạm . Vào tháng 1, "Scharnhorst", "Leipzig" và "Luchs" đã thực hiện một chuyến du hành tới các cảng Đông Nam Á, bao gồm Bangkok, Manila và dừng lại ở Sumatra và Bắc Borneo. Vào ngày 22 tháng 3, "Scharnhorst" và "Leipzig" đã quay về cảng nhà ở Thanh Đảo. Đang lúc ấy, "Arcona" đã rời hải đội Đông Á vào tháng 2, thay thế nó là và đã đến ngày 09 tháng 4. Ingenohl bấy giờ đã được thăng lên làm "Vizeadmiral" (Phó Đô đốc), khởi hành quay về Đức vào ngày 6 tháng 6 và đã được thay thế bởi Chuẩn Đô đốc Erich Gühler. Tân chỉ huy của hải đội đi cùng "Scharnhorst" và "Nürnberg" trên một chuyến tuần du tới các thuộc địa Đức ở Thái Bình Dương, và khởi hành vào ngày 20 tháng 6. Điểm dừng chân bao gồm quần đảo Mariana, Truk, và Apia tại Samoa thuộc Đức. Tại điệm dừng chân cuối cùng, các con tàu đã gặp các tàu tuần dương không được bảo vệ là và , cả hai đều là tàu đồn trú cho Trạm biển phía Nam. Trong khi đó, tàu tuần dương hạng nhẹ mới là đã cập bến ngày 22 tháng 7, tiếp tục tăng cường Hải đội Đông Á. Năm 1910, "Scharnhorst" giành giải "Kaiser's Schießpreis" (Cuộc thi bắn pháo) cho pháo binh xuất sắc trong Hải đội Á Đông. Ngày 25 tháng 11, "Scharnhorst" và phần còn lại của hải đội đã khởi hành đến Hồng Kông và Nam Kinh; trong khi ở Hồng Kông, một ổ dịch sốt phát ban xảy ra. Một trong số những người bị nhiễm là Gühler, người qua đời vì căn bệnh này vào ngày 21 tháng 1 năm 1911. Trong khi đó, tình trạng bất ổn đã xảy ra ở Ponape và yêu cầu sự hiện diện của hai chiếc "Emden" và "Nürnberg". "Scharnhorst", thay vì thực hiện một chuyến du hanh ở các cảng khu vực Đông Nam Á, bao gồm Sài Gòn, Singapore và Batavia, đã quay trở về Thanh Đảo qua đường Hồng Kông và Hạ Môn và cập bến vào ngày 01 tháng 3. Tại đây, Chuẩn Đô đốc Günther von Krosigk đang chờ lệnh để tiếp quản hải đội. Hai tuần sau đó, hải đội được củng cố thêm bởi sự xuất hiện của con tàu chị em của "Scharnhorst" là vào ngày 14 tháng 3. Từ ngày 30 tháng 3 - 12 tháng 5, "Scharnhorst" đã thực hiện một chuyến đi trong vùng biển Nhật Bản với sự có mặt của Krosigk trên tàu. Sau đó, nó đã đi đến khu vực phía bắc của Vùng lãnh thổ thuộc sự bảo hộ của Đức vào đầu tháng 7, cũng vào thời điểm tình hình căng thẳng ở châu Âu trở nên cao độ do khủng hoảng Agadir. Krosigk cố gắng để giữ cho tình hình yên tĩnh trong khu vực Đông Á và ông đã thực hiện một chuyến đi cùng Kỳ hạm của mình đến các bến cảng trong vùng biển Hoàng Hải. Ngày 15 tháng 9, chiếc tàu tuần dương đã quay trở lại tại Thanh Đảo. Sau khi đến Thanh Đảo, "Scharnhorst" đi vào cảng để thực hiện sửa chữa hàng năm của mình; Krosigk tạm thời chuyển cờ hiệu của mình lên chiếc "Gneisenau". Vào ngày 10 tháng 10, cuộc Cách mạng Tân Hợi chống lại nhà Thanh nổ ra, trong đó gây ra rất nhiều căng thẳng với người châu Âu, gợi nhớ đến các cuộc tấn công vào người nước ngoài trong Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn những năm 1900-1901. Phần còn lại của Hải đội Đông Á đã được đặt trong tình trạng báo động để bảo vệ quyền lợi của người Đức và binh lính bổ sung đã được gửi để bảo vệ lãnh sự quán Đức. Nhưng các cuộc tấn công đáng sợ của người châu Âu đã không xảy ra và do đó, sự hiện diện của Hải đội Á Đông là không cần thiết. Đến cuối tháng 11, "Scharnhorst" đã trở lại phục vụ và Krosigk đã quay trở về tàu. Nó thực hiện một chuyến đi tới Thượng Hải ghé qua Thiên Tân và Yên Đài và đã cập bến vào ngày 12 tháng 12. Từ ngày 14 đến ngày 24 tháng 1 năm 1912, "Scharnhorst" đã thực hiện các chuyến đi tới các cảng bờ biển Hoa Đông và trở về Thanh Đảo vào ngày 09 tháng 3, nơi mà phần còn lại của hải đội được lắp ráp. Vào ngày 13 tháng 3, con tàu đã thực hiện một hành trình kéo dài cả tháng đến vùng biển Nhật Bản, trở về Thanh Đảo vào ngày 13 tháng 3. Từ ngày 17 tháng 7 - 4 tháng 9, "Scharnhorst" đã thực hiện một chuyến đi đến các cảng của Nhật Bản và trong thời gian này, nó cũng đã ghé thăm Vladivostok ở Nga và một số cảng trong vùng biển Hoàng Hải. Ngày 30 tháng 7, Thiên hoàng Minh Trị băng hà; "Scharnhorst" hộ tống chiếc "Leipzig", vốn đang chở Hoàng tử Heinrich, em trai của Wilhelm II, đến dự đám tang của Thiên hoàng Minh Trị và lễ đăng quang của Thiên hoàng Đại Chính. Các tàu ở lại Nhật Bản từ ngày 5 đến ngày 26 tháng 9. Sau khi trở về Thanh Đảo, Hoàng tử Heinrich tiến hành một cuộc kiểm tra toàn bộ Hải đội Đông Á. Ngày 04 tháng 12, Krosigk bàn giao quyền chỉ huy hải đội cho Chuẩn Đô đốc Maximilian von Spee. Ngày 27 tháng 12, Spee thực hiện một chuyến đi ở vùng Tây Nam Thái Bình Dương cùng "Scharnhorst" và "Gneisenau", bao gồm cả các điểm dừng chân ở Hạ Môn, Singapore, và Batavia. Hai tàu tuần dương quay trở về Thanh Đảo vào ngày 2 tháng 3 năm 1913. Từ 1 tháng 4 - 7 tháng 5, Spee đi cùng "Scharnhorst" đến Nhật Bản để gặp Thiên hoàng Đại Chính. Bắt đầu từ ngày 22 tháng 6, Spee bắt đầu một chuyến đi tới các thuộc địa Thái Bình Dương của Đức trên Kỳ hạm của mình. Con tàu dừng lại ở quần đảo Mariana, Quần đảo Admiralty, quần đảo Hermit, Rabaul ở Neupommern, và Friedrich-Wilhelmshafen ở Tân Guinea thuộc Đức. Trong khi còn ở Rabaul vào ngày 21 tháng 7, Spee nhận được tin báo về tình trạng bất ổn xảy ra ở Trung Quốc. Điều này đã khiến ông phải quay trở lại vũng tàu Ngô Tùng, bên ngoài Thượng Hải, vào ngày 30 tháng 7. Sau khi tình hình dịu đi, Spee đã có thể thực hiện một chuyến đi ngắn cùng các chiến hạm của mình đến Nhật Bản, bắt đầu từ ngày 11 tháng 11. "Scharnhorst" và phần còn lại của hải đội đã trở về Thượng Hải vào ngày 29 tháng 11, trước khi nó rời cảng cho một chuyến đi đến Tây Nam Á. Spee đã gặp Chulalongkorn, vua Xiêm La và cũng đã đến thăm Sumatra, Bắc Borneo và Manila. "Scharnhorst" trở về Thanh Đảo vào ngày 19 tháng 3 năm 1914. Vào đầu tháng 5, Spee, bây giờ đã được thăng lên làm Phó Đô đốc, đã cùng "Scharnhorst" và tàu phóng ngư lôi đến thăm Port Arthur và sau đó đến Thiên Tân; Spee tiếp tục đến Bắc Kinh, nơi ông gặp Viên Thế Khải, Tổng thống đầu tiên của nước Trung Hoa Dân quốc. Ông đã trở lại "Scharnhorst" vào ngày 11 tháng 5 và đưa con tàu trở về Thanh Đảo. Spee sau đó bắt đầu chuẩn bị cho một chuyến đi đến Tân Guinea thuộc Đức; "Scharnhorst" rời cảng vào ngày 20 tháng 6, chỉ để "Emden" ở lại Thanh Đảo. "Gneisenau" gặp gỡ "Scharnhorst" tại Nagasaki, Nhật Bản, nơi chúng được tiếp đầy than. Hai con tàu lên đường hướng về phía Nam, đi đến Truk vào đầu tháng 7; trên đường đi chúng nhận được tin tức về vụ ám sát Franz Ferdinand của Áo. Ngày 17 tháng 7, hải đội đi đến Ponape thuộc quần đảo Caroline. Tại đây, Đô đốc von Spee có thể truy cập được mạng lưới vô tuyến của Đức, nơi ông biết được Áo-Hung đã tuyên chiến với Serbia và Nga tuyên bố tổng động viên. Đến ngày 31 tháng 7, tin tức bay đến về việc Đức ra tối hậu thư về hạn định cuối cùng mà Nga phải giải giáp. Von Spee ra lệnh cho các con tàu chuẩn bị chiến tranh. Ngày 2 tháng 8, Hoàng đế Wilhelm II ra lệnh tổng động viên chống lại Pháp và Nga. Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất bùng nổ, "Scharnhorst" là soái hạm của Tư lệnh Hải đội Đông Á Đức Quốc, Phó đô đốc Maximilian von Spee, một đơn vị vốn bao gồm "Scharnhorst", tàu chị em "Gneisenau", các tàu tuần dương hạng nhẹ "Emden", "Nürnberg" và "Leipzig". Vào ngày 6 tháng 8 năm 1914, "Scharnhorst", "Gneisenau", tàu tiếp liệu "Titania" và tàu tiếp than Nhật Bản "Fukoku Maru" vẫn còn ở lại Ponape; von Spee ra lệnh triệu hồi các tàu tuần dương hạng nhẹ vốn đang phân tán trên nhiều chuyến đi khác nhau khắp Thái Bình Dương. "Nürnberg" gia nhập với von Spee cuối ngày hôm đó; ông quyết định nơi tốt nhất để tập trung lực lượng dưới quyền là ở đảo Pagan về phía Bắc quần đảo Mariana, một lãnh thổ vẫn dưới quyền kiểm soát của Đức tại trung tâm Thái Bình Dương. Mọi tàu tiếp than, tàu tiếp liệu và tàu biển chở hành khách đang có đều được lệnh đi đến gặp gỡ Hải đội Đông Á tại đây. Ngày 11 tháng 8, von Spee đi đến Pagan, nơi ông được tháp tùng bởi "Emden", chiếc tàu buôn tuần dương vũ trang "Prinz Eitel Friedrich" cùng nhiều tàu tiếp liệu. "Scharnhorst" và "Gneisenau" hội quân cùng với "Emden" và "Nürnberg", bốn con tàu bắt đầu rời khu vực trung tâm Thái Bình Dương hướng về phía Chile. Ngày 13 tháng 8, hạm trưởng của "Emden", Chuẩn Đô đốc Karl von Müller, thuyết phục von Spee cho tách con tàu của mình ra làm nhiệm vụ cướp phá tàu buôn. Ngày 14 tháng 8, Hải đội Đông Á lên đường từ Pagan hướng đến đảo san hô Enewetak thuộc quần đảo Marshall, do "Scharnhorst" dẫn đầu. Các con tàu được tiếp đầy than khi đến nơi vào ngày 20 tháng 8. Để giúp cho Bộ chỉ huy tối cao Đức được thông tin đầy đủ, von Spee cho tách "Nürnberg" ra vào ngày 8 tháng 9 đi đến Honolulu gửi thông tin thông qua các nước trung lập. "Nürnberg" mang lại thông tin về việc lực lượng Đồng Minh đã xâm chiếm thuộc địa Samoa của Đức. "Scharnhorst" và "Gneisenau" đi đến Apia để khảo sát tình hình, nhưng không tìm thấy mục tiêu thích hợp. Trong trận Papeete vào ngày 22 tháng 9, "Scharnhorst" cùng với phần còn lại của Hải đội Đông Á đã bắn phá phần thuộc địa của Pháp này. Trong trận bắn phá, pháo hạm Pháp cũ "Zélée" bị hỏa lực từ các con tàu Đức đánh chìm. Tuy nhiên, ý định của von Spee muốn chiếm lấy số dự trữ than tại đây bị ngăn trở do ông e ngại lối vào cảng bị cài mìn. Đến ngày 12 tháng 10, "Scharnhorst" cùng với phần còn lại của Hải đội Đông Á đi đến đảo Phục Sinh, tại đây chúng được tháp tùng thêm bởi sự có mặt của "Dresden" và "Leipzig" vốn đi đến từ vùng biển Hoa Kỳ. "Dresden" vốn đặt căn cứ tại vùng biển Caribe, nhưng lại đang có mặt tại San Francisco khi von Spee ra lệnh tập trung mọi lực lượng hải quân Đức trong khu vực. Sau một tuần lễ tại khu vực này, các con tàu khởi hành đi Chile. Vào tối ngày 26 tháng 10, "Scharnhorst" và phần còn lại của hải đội rời khỏi Mas a Fuera, Chile và hướng về phía đông, đến Valparaíso vào ngày 30 tháng 10. Ngày 01 tháng 11, Spee nhận được thông tin từ chiếc "Prinz Eitel Friedrich" rằng chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ của Anh đã neo ở Coronel từ ngày hôm trước, do đó, ông quay về cảng để cố bắt nó một mình. Trận Coronel. Để đối đầu lại với hải đội Đức ngoài khơi bờ biển Nam Mỹ, Hải quân Hoàng gia Anh chỉ có những nguồn lực hiếm hoi; dưới quyền chỉ huy của Chuẩn đô đốc Christopher Cradock là các tàu tuần dương bọc thép "Good Hope" và "Monmouth", tàu tuần dương hạng nhẹ "Glasgow" và tàu tuần dương phụ trợ "Otranto". Hải đội này còn được tăng cường bởi chiếc thiết giáp hạm tiền-dreadnought cũ "Canopus" và chiếc tàu tuần dương bọc thép "Defence", tuy nhiên chiếc cuối cùng này chỉ đến nơi sau khi trận Coronel đã kết thúc. "Canopus" bị Cradock cho để lại phía sau, vì ông e ngại tốc độ chậm của nó sẽ ngăn trở việc đối đầu hiệu quả với các con tàu Đức. Chiều tối ngày 26 tháng 10, "Scharnhorst" cùng với phần còn lại của hải đội khởi hành từ Mas a Fuera, Chile, hướng sang phía Đông. Spee biết được "Glasgow" bị phát hiện đang ở tại Coronel vào ngày 31 tháng 10, nên quay mũi về phía cảng này. Hải đội Đức đến vùng biển ngoài khơi Coronel vào xế trưa ngày 1 tháng 11 và bất ngờ đụng độ với cả "Good Hope", "Monmouth" và "Otranto" cũng như "Glasgow". "Canopus" còn tụt lại phía sau khoảng hộ tống các tàu tiếp than Anh. Lúc 17 giờ 00, "Glasgow" nhìn thấy các con tàu Đức; Cradock lập đội hình với "Good Hope" dẫn đầu, tiếp nối bởi "Monmouth", "Glasgow", và "Otranto" ở phía sau cùng. Spee quyết định kìm lại cuộc tấn công cho đến khi mặt trời lặn thêm, lúc mà các con tàu Anh sẽ soi bóng trên nền trời. Cradock nhận ra sự vô dụng của "Otranto" trong hàng chiến trận, nên cho tách nó ra. Vào lúc 18:07, khoảng cách giữa hai hải đội lúc này đã giảm xuống chỉ còn và Spee ra lệnh cho chiến hạm của mình chuẩn bị khai hỏa ba mươi phút sau; mỗi tàu giao chiến với tàu đối diện nó ở bên phía Anh. Scharnhorst đối đầu với Good Hope và bắn trúng nó trong loạt đạn thứ ba, viên đạn rơi ở khu vực giữa tháp pháo phía trước và tháp chỉ huy khiến một đám cháy lớn bùng lên. Một khi các pháo thủ Đức phát hiện tàu đối phương đã nằm trong tầm bắn, họ bắt đầu nã đạn một cách mau lẽ, cứ mỗi mười lăm giây một loạt đạn nổ. "Oberleutnant zur See" (Đại úy Hải quân) Knoop, một sĩ Trinh sát viên trên chiếc "Scharnhorst" mô tả lại rằng: "Các loạt đạn rơi trúng có thể quan sát được...ở giữa tàu "Good Hope" đã bị trúng nhiều lần, dẫn đến cháy nổ...bên trong phần này của con tàu đang cháy, điều đó có thể được nhìn thấy thông qua các ô cửa sổ chiếu sáng rực rỡ." Trong khi chờ đợi, "Glasgow" bắt đầu bắn cả "Scharnhorst" lẫn "Gneisenau", kể từ khi nó không còn có thể đối dầu với các tàu tuần dương hạng nhẹ khác của Đức. Một trong những viên đạn trúng vào phần trước của "Scharnhorst" nhưng lại tịt ngòi. Lúc 18:50, "Gneisenau" đã khiến cho "Monmouth" hư hỏng nặng và khiến nó phải bỏ chạy khỏi hàng ngũ; do đó "Gneisenau" chuyển sang đối đầu với "Good Hope" cùng "Scharnhorst". Cùng lúc đó, "Nürnberg" tiếp cận ở tầm bắn thẳng để tấn công "Monmouth" và nả đạn pháo vào nó. Vào lúc 19:23, súng của "Good Hope" rơi vào im lặng sau hai vụ nổ lớn; các pháo thủ Đức ngừng bắn ngay sau đó. "Good Hope" biến mất vào bóng tối. Spee ra lệnh tàu tuần dương hạng nhẹ tiếp cận các tàu đối phương và kết liễu chúng bằng ngư lôi, trong khi ông cùng "Scharnhorst" và "Gneisenau" quay về phía nam để chuyển hướng. "Glasgow" bị buộc phải bỏ lại "Monmouth" lúc 19 giờ 20 phút khi các tàu tuần dương hạng nhẹ Đức xuật hiện, trước khi chạy thoát về phía Nam để gặp gỡ "Canopus". Một cơn gió mạnh ngăn cản người Đức trong việc phát hiện ra "Monmouth", nhưng cuối cùng nó lại bị lật úp và chìm lúc 20 giờ 08 phút; có trên 1.600 người thiệt mạng từ hai chiếc tàu chiến Anh bị đánh chìm, trong đó có cả đô đốc Cradock. Thiệt hại về phía Đức là không đáng kể; tuy nhiên các con tàu Đức đã tiêu phí hết 40% lượng đạn dự trữ của chúng. "Scharnhorst" bị bắn trúng hai lần trong trận đụng độ, nhưng cả hai quả đạn pháo đều bị tịt ngòi. Lượt đạn thứ hai rơi trúng ống khói thứ ba của nó nhưng cũng không phát nổ; nó chỉ bị hư hại nhẹ ở mảng ăng-ten vô tuyến khi bị các mãnh đạn vụn va vào. Nó không phải nhận bất cứ thương vong nào, chỉ có duy nhất hai người Đức trên tàu "Gneisenau" bị thương nhẹ. Sau trận chiến, Spee dẫn tàu hướng về phía bắc đến Valparaíso. Kể từ khi Chile trở thành quốc gia trung lập, chỉ có ba tàu có thể nhập cảng vào cùng một thời điểm; Spee đi cùng "Scharnhorst", "Gneisenau" và "Nürnberg" trong nhóm đầu tiên vào sáng ngày 3 tháng 11, để lại "Dresden" và Leipzig với tàu chở than tại Mas một Fuera. Tại đây, tàu của Spee có thể được tiếp đủ than trong khi ông trao đổi với Bộ tham mưu Hải quân ở Đức để xác định sức mạnh của lực lượng còn lại của Anh tại khu vực. Các tàu chỉ ở lại tại cảng 24 giờ, tuân theo các hạn chế trung lập và di chuyển đến Mas một Fuera vào ngày 06 tháng 11, nơi họ tiếp thêm nhiều than từ các tàu hơi nước của Anh và Pháp bị bắt. Ngày 10 tháng 11, "Dresden" và "Leipzig" đã tách ra để dừng chân ở Valparaíso và năm ngày sau, Spee khởi hành cùng phần còn lại của hải đội di chuyển về phía nam đến vịnh St. Quentin thuộc vịnh Penas. Ngày 18 tháng 11, "Dresden" và "Leipzig" gặp Spee trong khi đang đi trên đường và hải đội đến vịnh St. Quentin ba ngày sau đó. Ở đó, họ tiếp thêm nhiều than hơn nữa, cuộc hành trình sau chuyến đi vòng qua Cape Horn sẽ còn dài dài và không rõ là cho tới khi nào, họ mới có một cơ hội khác để tiếp than. Trận chiến quần đảo Falkland. Khi tin tức thất bại của trận chiến đến London, Hải quân Hoàng gia Anh tổ chức một lực lượng để truy tìm và tiêu diệt Hải đội Đông Á Đức. Nhằm mục đích này, hai tàu chiến-tuần dương mới mạnh mẽ "Invincible" và "Inflexible" được cho tách ra từ Hạm đội Grand và đặt dưới quyền chỉ huy của Phó đô đốc Doveton Sturdee. Hai chiếc tàu chiến rời Devonport ngày 10 tháng 11, và trên đường hướng đến quần đảo Falkland, chúng được tháp tùng bởi các tàu tuần dương bọc thép "Carnarvon", "Kent" và "Cornwall" cùng các tàu tuần dương hạng nhẹ "Bristol" và "Glasgow" cùng với "Otranto". Lực lượng tám chiếc tàu chiến Anh đi đến Falkland vào ngày 7 tháng 12, nơi chúng lập tức được tiếp than. Trong khi đó, các chiến hạm của Spee rời vịnh St. Quentin vào ngày 26 tháng 11 và di chuyển vòng quanh Cape Horn vào 2 tháng 12. Họ bắt được một chiếc thuyền ba buồm của Canada là "Drummuir", cùng với than Cardiff chất lượng tốt. "Leipzig" đã đánh chìm chiếc tàu và ngày hôm sau hải đội đã dừng lại ở ngoài khơi đảo Picton. Các đội chuyển than từ "Drummuir" để tiếp than cho các hầm lò của hải đội. Vào sáng ngày 6 tháng 12, Spee tổ chức một cuộc họp với các chỉ huy của các chiến hạm khác trên chiếc Scharnhorst để xác định bước tiếp theo họ nên làm gì. Người Đức nhận được nhiều báo cáo rời rạc và mâu thuẫn về quân tiếp viện của Anh tại khu vực; Spee và hai thuyền trưởng khác ủng hộ một cuộc tấn công vào quần đảo Falkland, trong khi ba chỉ huy khác lại cho rằng, sẽ tốt hơn khi đi vòng qua quần đảo và tấn công tàu của Anh đang di chuyển khỏi Argentina. Spee thực hiện theo ý định của mình và hải đội khởi hành đi quần đảo Falkland lúc 12:00 vào ngày 06 tháng 12. "Gneisenau" và "Nürnberg", hai chiếc dẫn đầu đội hình hải đội Đức, cũng tiếp cận Falkland sáng ngày hôm đó với ý định phá hủy trạm thu phát vô tuyến của Anh tại đây. Trinh sát viên trên "Gneisenau" nhìn thấy hai chiếc tàu chiến-tuần dương trong cảng Stanley, nhưng lại cho rằng đó là người Anh đang đốt hết than để ngăn chặn quân Đức đánh vào. Và khi các quả đạn pháo được bắn từ "Canopus", vốn được cho mắc cạn như một tàu bảo vệ, rơi xung quanh các chiến hạm Đức, Spee bắt buộc phải ra lênh cho các chiến hạm của mình quay mũi rút chạy. Lực lượng Đức nhắm về hướng Đông Nam với tốc độ ; "Scharnhorst" là con tàu trung tâm đội hình, có "Gneisenau" và "Nürnberg" dẫn trước cùng "Dresden" và "Leipzig" tiếp nối theo sau. Tuy nhiên, những tàu chiến-tuần dương mới của đối phương nhanh chóng tăng áp lực hơi nước và tiến ra khỏi cảng đuổi theo Hải đội Đông Á Đức Quốc. Đến 13 giờ 20 phút, các tàu chiến Anh nhanh hơn đã đuổi kịp "Scharnhorst" và các con tàu cùng đi, và bắt đầu nả pháo ở khoảng cách . Spee nhận thức rằng các tàu tuần dương bọc thép của mình không thể thoát khỏi các tàu chiến-tuần dương nhanh hơn nhiều của đối phương, nên ra lệnh cho ba chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ tìm cách tách ra trong khi ông quay mũi "Scharnhorst" và "Gneisenau" giao chiến với lực lượng Anh. Tuy nhiên, Sturdee cũng khôn ngoan tách các tàu tuần dương bọc thép và tàu tuần dương hạng nhẹ dưới quyền đuổi theo các tàu hạng nhẹ Đức trong khi giữ các tàu chiến-tuần dương của mình đối phó với "Scharnhorst" và "Gneisenau". "Invincible" khai hỏa nhắm vào "Scharnhorst" trong khi "Inflexible" tấn công "Gneisenau". Spee ra lệnh cho hai tàu tuần dương bọc thép của mình đối đầu với tàu đối diện. Các tuần dương hạm bọc thép của Đức có lợi thế về gió vì đang có gió tây bắc làm người Anh bị che khuất mục tiêu bởi khói tầu của họ trong suốt thời gian tác chiến. "Scharnhorst" nã vào "Invincible" với loạt đạn pháo thứ ba và nã tiếp thêm hai lượt đan vào các tàu chiến của Anh. Bản thân soái hạm của Đức không phải nhận phát đạn nào trong giai đoạn này của trận chiến. Sturdee tìm cách nới rộng khoảng cách bằng cách bẻ lái 2 point về phía Bắc nhằm ngăn không cho von Spee tiếp cận đến tầm bắn hiệu quả của dàn pháo nhỏ hơn. Tuy nhiên, von Spee phản công bằng cách bẻ lái nhanh về phía Nam, buộc Sturdee cũng bẻ lái theo về hướng Nam; điều này cho phép "Scharnhorst" và "Gneisenau" tiến đến đủ gần để đối chiến bằng pháo hạng hai ; hỏa lực của chúng khá hiệu quả đến mức buộc phía Anh phải tạm thời tránh ra xa. Sau khi quay lại, những phát đạn của Anh trở nên chính xác hơn; Scharnhorst bị trúng nhiều lần và phát ra cháy nổ. Tốc độ của bắn đạn của nó bắt đầu chậm lại, mặc dù nó vẫn tiếp tục bắn trúng "Invincible". Sau đó, Sturdee đã ra lệnh quay tàu sang hướng cảng trong một nỗ lực để chọn đúng hướng gió, nhưng Spee đã chống trả ý định này của người Anh nhằm giữ vị trí thuận lợi cho mình; sự dịch chuyển đã xảy ra, nhưng điều này làm thứ tự của các con tàu bị đảo ngược, do đó "Scharnhorst" lúc này đối đầu với "Inflexible". Đến 15 giờ 30 phút, "Scharnhorst" bị bắn thủng nhiều lỗ bên dưới mực nước, ống khói thứ ba bị phá hủy và nó bị cháy trầm trọng. Nó cũng bị ngập nước khoảng hơn tầm nước thông thường. Spee ra lệnh "Gneisenau" cố gắng trốn thoát trong khi ông quay mũi tàu và đã cố gắng phóng ngư lôi vào các tàu đeo bám. "Scharnhorst" đã bị thiệt hại lớn ở dưới ống khói, bị cháy và bị nghiêng đi chỉ còn so với sàn tàu. Lúc 16 giờ 04, trinh sát viên của "Inflexible" trông thấy "Scharnhorst" nghiêng mạnh sang mạn trái và nó chìm lúc 16 giờ 17 phút. Người Anh đã chuyển sự chú ý sang chiếc "Gneisenau" và cố gắng để bắt nó nên không có ý định cứu vớt thủy thủ đoàn Đức. Tất cả 860 sĩ quan và thủy thủ trên chiếc "Scharnhorst", kể cả von Spee, đều tử trận theo con tàu. "Gneisenau", "Leipzig" và "Nürnberg" cũng bị đánh chìm; riêng "Dresden" tìm cách lẫn thoát, nhưng cuối cùng cũng bị theo dõi và bị đánh chìm tại đảo Juan Fernández. Việc Hải đội Đông Á bị tiêu diệt hoàn toàn đã gây tổn thất khoảng 2.200 sĩ quan và thủy thủ Đức, trong đó có cả hai người con của Đô đốc von Spee. Vào giữa năm 1915, một tàu hơi nước ven biển đã tìm thấy thi thể của một thủy thủ Đức ngoài khơi bờ biển Brasil. Người thủy thủ đã mang theo một hộp kín nước được làm từ một viên đạn 21 cm; và bên trong là một trong những "Reichskriegsflaggen" (Chiến kỳ) đã từng tung bay trên chiếc "Scharnhorst". Người thủy thủ đã được chôn cất tại Brasil trong khi chiếc cờ cuối cùng đã được đưa trở về Đức và được đặt trong Museum für Meereskunde (Bảo tàng Hải dương học) ở Berlin. Lá cờ đã bị mất trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Vào giữa thập niên 1930, lực lượng hải quân Đức mới, "Kriegsmarine", đã cho đóng một thiết giáp hạm mới cũng mang tên "Scharnhorst". Tại buổi lễ hạ thủy của chiếc "Scharnhorst" mới vào tháng 10 năm 1936, có sự góp mặt của góa phụ của vị thuyền trưởng của con tàu cũ.
1
null
SMS "Gneisenau" là một tàu tuần dương bọc thép của Hải quân Đế quốc Đức thuộc lớp "Scharnhorst", được đặt tên theo August von Gneisenau, vị tướng lĩnh người Phổ từng tham gia chiến tranh Napoleon. Con tàu được đặt lườn vào năm 1904 tại xưởng tàu của hãng AG Weser ở Bremen, được hạ thủy vào tháng 6 năm 1906 và hoàn tất vào tháng 3 năm 1908 với chi phí hơn 19 triệu Mác. "Gneisenau" được trang bị dàn pháo chính bao gồm tám khẩu pháo , đạt tốc độ tối đa và có trọng lượng choán nước đầy tải khi chiến đấu lên đến . "Gneisenau" được phân về Hải đội Đông Á Đức Quốc đặt căn cứ tại Thanh Đảo, Trung Quốc vào năm 1910, tiếp nối theo con tàu chị em "Scharnhorst". Chúng trở thành hạt nhân của lực lượng được đặt dưới quyền chỉ huy của Phó đô đốc Maximilian von Spee. Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra vào tháng 8 năm 1914, được tháp tùng bởi ba tàu tuần dương hạng nhẹ và nhiều tàu tiếp than, cả hai đã băng ngang Thái Bình Dương trong quá trình lẩn tránh nhiều lực lượng hải quân Đồng Minh được gửi đi truy lùng và tiêu diệt chúng, trước khi đi đến bờ biển Nam Mỹ. Vào ngày 1 tháng 11 năm 1914, "Gneisenau" cùng phần còn lại của hải đội đã đối đầu và áp đảo một hải đội Anh trong trận Coronel. Thất bại đau đớn này đã buộc Bộ Hải quân Anh phải phái hai tàu chiến-tuần dương đi truy tìm và tiêu diệt hải đội của von Spee, kết thúc bởi trận chiến quần đảo Falkland vào ngày 8 tháng 12 năm 1914, nơi toàn bộ hải đội Đức, kể cả "Gneisenau", bị đánh chìm. Thiết kế và chế tạo. "Gneisenau" được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng AG Weser ở Bremen, Đức vào năm 1904 dưới số hiệu chế tạo 144. Nó được hạ thủy vào ngày 14 tháng 6 năm 1906 và được đưa ra hoạt động gần hai năm sau đó, vào ngày 6 tháng 3 năm 1908. Con tàu đã làm tiêu tốn của Chính phủ Đức 19.243.000 Mác, và được thiết kế để phục vụ cùng Hạm đội Biển khơi Đức, tuy nhiên nó tỏ ra quá yếu kém để có thể phục vụ cùng hạm đội chiến trận; thay vào đó nó được bố trí hoạt động ở nước ngoài, một vai trò mà nó đảm nhiệm rất tốt. "Gneisenau" có chiều dài chung , mạn thuyền rộng và tầm nước . Con tàu có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải. Thủy thủ đoàn đầy đủ của nó bao gồm 38 sĩ quan và 726 thủy thủ. Con tàu được vận hành bởi động cơ hơi nước ba buồng bành trướng đốt than cung cấp một tốc độ tối đa . Dàn vũ khí chính của "Gneisenau" bao gồm tám khẩu pháo SK L/40 bắn nhanh gồm bốn khẩu trên hai tháp pháo nòng đôi bố trí phía trước và phía sau cấu trúc thượng tầng, số còn lại đặt trên những tháp pháo nòng đơn hai bên mạn tàu. Dàn pháo hạng hai bao gồm sáu khẩu SK L/40 bắn nhanh bố trí trong các tháp pháo ụ kiểu MPL C/06; và mười tám khẩu pháo SK L/45 bắn nhanh bố trí trong tháp pháo ụ. Nó còn được trang bị bốn ống phóng ngư lôi ngầm , gồm một trước mũi, một phía đuôi và một mỗi bên mạn giữa tàu, tất cả đều được đặt trên mặt nước. Lịch sử hoạt động. Trước chiến tranh. Thống chế Alfred von Schlieffen, cựu Tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu Đức, đã đỡ đầu cho con tàu khi "Gneisenau" được đưa ra hoạt động vào ngày 6 tháng 3 năm 1908. Đại tá Hải quân Franz von Hipper là vị chỉ huy đầu tiên của con tàu, nhận nhiệm sở khi nó được đưa vào hoạt động và được giao nhiệm vụ tiến hành chạy thử máy vốn kéo dài từ ngày 26 tháng 3 đến giữa tháng 7. Nó chính thức gia nhập hạm đội vào ngày 12 tháng 7. Sau đó con tàu khởi hành đi sang Viễn Đông, nhưng Hipper đã rời tàu khi tiếp nhận quyền chỉ huy Đội tàu phóng lôi 1 tại Kiel. "Gneisenau" được phân về Hải đội Đông Á Đức Quốc ("Ostasiengeschwader") vào năm 1910 cùng với con tàu chị em "Scharnhorst" vốn được phái đến đây một năm trước đó; cả hai hình thành nên hạt nhân của hải đội, với "Scharnhorst" đảm nhiệm vai trò soái hạm cho tư lệnh hải đội, Phó đô đốc Maximilian von Spee. Chúng là những con tàu xuất sắc về tác xạ: "Gneisenau" đã bốn lần thắng giải Cúp Kaiser trong suốt quãng đời hoạt động, gồm hai lần tại vùng biển nhà Đức vào năm 1908 và 1909 và hai lần tại châu Á vào các năm 1910 và 1911 trong khi "Scharnhorst" cũng hai lần về hạng nhì trong các năm 1913 và 1914. Vào tháng 6 năm 1914, chuyến đi tuần tra thường lệ hàng năm của Hải đội Đông Á bắt đầu; "Gneisenau" gặp gỡ "Scharnhorst" tại Nagasaki, Nhật Bản, nơi chúng được tiếp đầy than. Hai con tàu lên đường hướng về phía Nam, đi đến Truk vào đầu tháng 7; trên đường đi chúng nhận được tin tức về vụ ám sát Franz Ferdinand của Áo. Ngày 17 tháng 7, hải đội đi đến Ponape thuộc quần đảo Caroline. Tại đây, Đô đốc von Spee có thể truy cập được mạng lưới vô tuyến của Đức, nơi ông biết được Áo-Hung đã tuyên chiến với Serbia và Nga tuyên bố tổng động viên. Đến ngày 31 tháng 7, tin tức bay đến về việc Đức ra tối hậu thư về hạn định cuối cùng mà Nga phải giải giáp. Von Spee ra lệnh cho các con tàu chuẩn bị chiến tranh. Ngày 2 tháng 8, Hoàng đế Wilhelm II ra lệnh tổng động viên chống lại Pháp và Nga. Mở màn Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất bùng nổ, Hải đội Đông Á Đức Quốc bao gồm "Gneisenau", tàu chị em "Scharnhorst", các tàu tuần dương hạng nhẹ "Emden", "Nürnberg" và "Leipzig". Vào ngày 6 tháng 8 năm 1914, "Scharnhorst", "Gneisenau", tàu tiếp liệu "Titania" và tàu tiếp than Nhật Bản "Fukoku Maru" vẫn còn ở lại Ponape; von Spee ra lệnh triệu hồi các tàu tuần dương hạng nhẹ vốn đang phân tán trên nhiều chuyến đi khác nhau khắp Thái Bình Dương. "Nürnberg" gia nhập với von Spee cuối ngày hôm đó; ông quyết định nơi tốt nhất để tập trung lực lượng dưới quyền là ở đảo Pagan về phía Bắc quần đảo Mariana, một lãnh thổ vẫn dưới quyền kiểm soát của Đức tại trung tâm Thái Bình Dương. Mọi tàu tiếp than, tàu tiếp liệu và tàu biển chở hành khách đang có đều được lệnh đi đến gặp gỡ Hải đội Đông Á tại đây. Ngày 11 tháng 8, von Spee đi đến Pagan, nơi ông được tháp tùng bởi "Emden", chiếc tàu buôn tuần dương vũ trang "Prinz Eitel Friedrich" cùng nhiều tàu tiếp liệu. "Gneisenau" và "Scharnhorst" hội quân cùng với "Emden" và "Nürnberg", bốn con tàu bắt đầu rời khu vực trung tâm Thái Bình Dương hướng về phía Chile. Ngày 13 tháng 8, hạm trưởng của "Emden", Thiếu tướng Hải quân Karl von Müller, thuyết phục von Spee cho tách con tàu của mình ra làm nhiệm vụ cướp phá tàu buôn. Ngày 14 tháng 8, Hải đội Đông Á lên đường từ Pagan hướng đến đảo san hô Enewetak thuộc quần đảo Marshall. Các con tàu được tiếp đầy than khi đến nơi vào ngày 20 tháng 8. Để giúp cho Bộ chỉ huy tối cao Đức được thông tin đầy đủ, von Spee cho tách "Nürnberg" ra vào ngày 8 tháng 9 đi đến Honolulu gửi thông tin thông qua các nước trung lập. "Nürnberg" mang lại thông tin về việc lực lượng Đồng Minh đã xâm chiếm thuộc địa Samoa của Đức. "Scharnhorst" và "Gneisenau" đi đến Apia để khảo sát tình hình, nhưng không tìm thấy mục tiêu thích hợp. Trong trận Papeete vào ngày 22 tháng 9, "Gneisenau" cùng với phần còn lại của Hải đội Đông Á đã bắn phá phần thuộc địa của Pháp này. Trong trận bắn phá, pháo hạm Pháp cũ "Zélée" bị hỏa lực từ các con tàu Đức đánh chìm. Tuy nhiên, ý định của von Spee muốn chiếm lấy số dự trữ than tại đây bị ngăn trở do ông e ngại lối vào cảng bị cài mìn. Đến ngày 12 tháng 10, "Gneisenau" cùng với phần còn lại của Hải đội Đông Á đi đến đảo Phục Sinh, tại đây chúng được tháp tùng thêm bởi sự có mặt của "Dresden" và "Leipzig" vốn đi đến từ vùng biển Hoa Kỳ. "Dresden" vốn đặt căn cứ tại vùng biển Caribe, nhưng lại đang có mặt tại San Francisco khi von Spee ra lệnh tập trung mọi lực lượng hải quân Đức trong khu vực. Sau một tuần lễ tại khu vực này, các con tàu khởi hành đi Chile. Trận Coronel. Để đối đầu lại với hải đội Đức ngoài khơi bờ biển Nam Mỹ, Hải quân Hoàng gia Anh chỉ có những nguồn lực hiếm hoi; dưới quyền chỉ huy của Chuẩn đô đốc Christopher Cradock là các tàu tuần dương bọc thép "Good Hope" và "Monmouth", tàu tuần dương hạng nhẹ "Glasgow" và tàu tuần dương phụ trợ "Otranto". Hải đội này còn được tăng cường bởi chiếc thiết giáp hạm tiền-dreadnought cũ "Canopus" và chiếc tàu tuần dương bọc thép "Defence", tuy nhiên chiếc cuối cùng này chỉ đến nơi sau khi trận Coronel đã kết thúc. "Canopus" bị Cradock cho để lại phía sau, vì ông e ngại tốc độ chậm của nó sẽ ngăn trở việc đối đầu hiệu quả với các con tàu Đức. Chiều tối ngày 26 tháng 10, "Gneisenau" cùng với phần còn lại của hải đội khởi hành từ Mas a Fuera, Chile, hướng sang phía Đông. Von Spee biết được "Glasgow" bị phát hiện đang ở tại Coronel vào ngày 31 tháng 10, nên quay mũi về phía cảng này. Ông đến nơi vào xế trưa ngày 1 tháng 11, và bất ngờ đụng độ với cả "Good Hope", "Monmouth" và "Otranto" cũng như "Glasgow". "Canopus" còn tụt lại phía sau khoảng hộ tống các tàu tiếp than Anh. Lúc 17 giờ 00, "Glasgow" nhìn thấy các con tàu Đức; Cradock lập đội hình với "Good Hope" dẫn đầu, tiếp nối bởi "Monmouth", "Glasgow", và "Otranto" ở phía sau cùng. Von Spee quyết định kìm lại cuộc tấn công cho đến khi mặt trời lặn thêm, lúc mà các con tàu Anh sẽ soi bóng trên nền trời. Cradock nhận ra sự vô dụng của "Otranto" trong hàng chiến trận, nên cho tách nó ra. Lúc 19 giờ 00, các con tàu Đức tiếp cận để tấn công. Chỉ trong vòng năm phút, hỏa lực hải pháo của các tàu tuần dương Đức đã gây hư hại nặng cho "Good Hope", rồi bị phá hủy sau một vụ nổ hầm đạn khủng khiếp. "Monmouth" tìm cách rút lui về phía Nam; nó bị cháy dữ dội và các khẩu pháo của nó đã im tiếng. Cùng lúc đó "Nürnberg" tiếp cận ở tầm bắn thẳng để tấn công "Monmouth", nả đạn pháo vào nó. "Glasgow" bị buộc phải bỏ lại "Monmouth" lúc 20 giờ 20 phút trước khi chạy thoát về phía Nam để gặp gỡ "Canopus". "Monmouth" cuối cùng lật úp và chìm lúc 21 giờ 08 phút; có trên 1.600 người thiệt mạng từ hai chiếc tàu chiến Anh bị đánh chìm, trong đó có cả đô đốc Cradock. Thiệt hại về phía Đức là nhẹ; tuy nhiên các con tàu Đức đã tiêu phí hết 40% lượng đạn dự trữ của chúng. Trận chiến quần đảo Falkland. Khi tin tức thất bại của trận chiến đến London, Hải quân Hoàng gia Anh tổ chức một lực lượng để truy tìm và tiêu diệt Hải đội Đông Á Đức. Nhằm mục đích này, hai tàu chiến-tuần dương mới mạnh mẽ "Invincible" và "Inflexible" được cho tách ra từ Hạm đội Grand và đặt dưới quyền chỉ huy của Phó đô đốc Doveton Sturdee. Hai chiếc tàu chiến rời Devonport ngày 10 tháng 11, và trên đường hướng đến quần đảo Falkland, chúng được tháp tùng bởi các tàu tuần dương bọc thép "Carnarvon", "Kent" và "Cornwall" cùng các tàu tuần dương hạng nhẹ "Bristol" và "Glasgow" cùng với "Otranto". Lực lượng tám chiếc tàu chiến Anh đi đến Falkland vào ngày 7 tháng 12, nơi chúng lập tức được tiếp than. "Gneisenau" và "Nürnberg", hai chiếc dẫn đầu đội hình hải đội Đức, cũng tiếp cận Falkland sáng ngày hôm đó với ý định phá hủy trạm thu phát vô tuyến của Anh tại đây. Trinh sát viên trên "Gneisenau" nhìn thấy hai chiếc tàu chiến-tuần dương trong cảng Stanley, và khi các quả đạn pháo được bắn từ "Canopus", vốn được cho mắc cạn như một tàu bảo vệ, những con tàu Đức quay mũi rút chạy. Lực lượng Đức nhắm về hướng Đông Nam với tốc độ ; von Spee lập đội hình với "Scharnhorst" là con tàu trung tâm, với "Gneisenau" và "Nürnberg" dẫn trước cùng "Dresden" và "Leipzig" tiếp nối theo sau. Tuy nhiên, những tàu chiến-tuần dương mới của đối phương nhanh chóng tăng áp lực hơi nước và tiến ra khỏi cảng đuổi theo Hải đội Đông Á Đức Quốc. Đến 13 giờ 20 phút, các tàu chiến Anh nhanh hơn đã đuổi kịp "Scharnhorst" và các con tàu cùng đi, và bắt đầu nả pháo ở khoảng cách . Von Spee nhận thức các tàu tuần dương bọc thép của mình không thể thoát khỏi các tàu chiến-tuần dương nhanh hơn nhiều của đối phương, nên ra lệnh cho ba chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ tìm cách tách ra trong khi ông quay mũi "Scharnhorst" và "Gneisenau" giao chiến với lực lượng Anh. Tuy nhiên, Sturdee cũng khôn ngoan tách các tàu tuần dương bọc thép và tàu tuần dương hạng nhẹ dưới quyền đuổi theo các tàu hạng nhẹ Đức trong khi giữ các tàu chiến-tuần dương của mình đối phó với "Scharnhorst" và "Gneisenau". "Invincible" khai hỏa nhắm vào "Scharnhorst" trong khi "Inflexible" tấn công "Gneisenau". Sturdee tìm cách nới rộng khoảng cách bằng cách bẻ lái 2 point về phía Bắc nhằm ngăn không cho von Spee tiếp cận đến tầm bắn hiệu quả của dàn pháo nhỏ hơn. Tuy nhiên, von Spee phản công bằng cách bẻ lái nhanh về phía Nam, buộc Sturdee cũng bẻ lái theo về hướng Nam; điều này cho phép "Scharnhorst" và "Gneisenau" tiến đến đủ gần để đối chiến bằng pháo hạng hai ; hỏa lực của chúng khá hiệu quả đến mức buộc phía Anh phải tạm thời tránh ra xa. Lúc 16 giờ 04, trinh sát viên của "Inflexible" trông thấy "Scharnhorst" nghiêng mạnh sang mạn trái và nó chìm lúc 16 giờ 17 phút. Không lâu trước khi nó chìm, von Spee truyền đi mệnh lệnh sau cùng đến "Gneisenau": "Nỗ lực để thoát đi nếu động cơ không bị đánh trúng." Tuy nhiên, những hư hại cho các phòng nồi hơi khiến tốc độ của nó bị giảm còn , dù sao, nó vẫn tiếp tục kháng cự. "Gneisenau" ghi một phát bắn trúng vào "Invincible" lần cuối cùng lúc 17 giờ 15 phút. Tuy nhiên, đến 17 giờ 30 phút, nó đã trở thành một xác tàu cháy bùng, bị nghiêng nặng sang mạn phải và chết đứng giữa biển. Mười phút sau, các con tàu Anh tiếp cận và lá cờ chiến trận trên cột ăn-ten trước của "Gneisenau" được hạ xuống; đến 17 giờ 50 phút Sturdee ra lệnh cho các con tàu ngừng bắn. Hạm trưởng của "Gneisenau" ra lệnh đánh đắm tàu vì họ đã bắn hết đạn và động cơ đã hỏng hoàn toàn. Con tàu chậm chạp lật nghiêng và chìm, nhưng chỉ sau khi khoảng 200 người sống sót thoát ra được. Trong số đó, nhiều người chết nhanh chóng do phải phơi ra với nước lạnh . Có tổng cộng 598 người trong số thành viên thủy thủ đoàn của "Gneisenau" đã tử trận trong trận đánh. "Leipzig" và "Nürnberg" cũng bị đánh chìm; riêng "Dresden" tìm cách lẫn thoát, nhưng cuối cùng cũng bị theo dõi và bị đánh chìm tại đảo Juan Fernández. Việc Hải đội Đông Á bị tiêu diệt hoàn toàn đã gây tổn thất khoảng 2.200 sĩ quan và thủy thủ Đức, trong đó có cả hai người con của Đô đốc von Spee.
1
null
Song lang, đôi lúc cũng viết thành Song lan hay Song loan, là một loại nhạc cụ họ tự thân vang chi gõ đặc trưng của người Việt. Cấu tạo. Là một loại mõ nhỏ bằng gỗ cứng hình tròn dẹt, song lang có hình dáng bé nhỏ nhất so với các nhạc cụ khác, một mảnh gỗ tròn chưa bằng miệng chén, đường kính 7 cm, cao 4 cm, được xẻ miệng sâu vào thân khoảng 1/3 để thoát âm. Có một cần gõ bằng sừng trâu uốn mỏng hoặc lá thép có độ đàn hồi cao, trên đầu cần có gắn miếng gỗ nhỏ để gõ xuống thân của nó, tạo ra âm thanh đều đặn ""Cốp! Cốp!" " Chức năng trong dàn nhạc. Song lang vốn dùng để giữ nhịp không để độc tấu. Từ khi nhạc tài tử xuất hiện, thì song lang có vị trí cơ bản trong dàn nhạc tài tử và cải lương. Tuy là nhạc cụ quan trọng, nhưng về nhân sự trực tiếp thì không cố định. Có nghĩa là, mỗi nhạc cụ trong dàn nhạc là do một nhạc công đảm trách, còn song lang thì không; bất cứ nhạc công nào cũng có thể sử dụng nó, nhưng phải là người có năng lực chỉ huy dàn nhạc, tức là nhạc trưởng. Theo cố nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo, thông thường trong dàn nhạc sẽ được giao cho người chơi cầm đờn kìm giữ. Âm thanh. Âm thanh song lang nghe đanh gọn, có cao độ lớn nhất và âm vực rộng vang rất xa, không cần qua hệ thống khuếch đại mà từ xa ta có thể nghe rõ hơn các nhạc cụ khác trong dàn nhạc tài tử - cải lương. Nó có tần số cực lớn, theo một chuyên gia vật lý đánh giá, tần số của nó khoảng trên 3.000 Hz. Sử dụng. Khi sử dụng song lang người ta dùng tay hoặc chân đập vào dùi gõ, dùi gõ đập vào song lang tạo ra âm thanh... Song lang được sử dụng để cầm nhịp trong nhạc tài tử Nam Bộ, trong dàn nhạc sân khấu Cải lương và trong Ca Huế. Song lang là một biểu trưng trong dàn nhạc tài tử và cải lương, nó có vai trò rất quan trọng trong việc giữ trường canh cho các nhạc cụ khác theo đó mà giữ tiết tấu nhịp điệu của mình trong hòa tấu. Người giữ song lang ngày xưa phải là thầy đờn (đờn kìm), từ sau 1975 thì người giữ song lang là tay guitar chính, nhưng ở một số nơi, người đờn kìm phải giữ song lang. Tất cả các nhạc công phải hướng theo tín hiệu song lang mà giữ trường canh tiết tấu theo nhạc trưởng (người giữ song lang) và báo hiệu để kết thúc một giai điệu. Trên thế giới cũng có loại nhạc cụ tương tự như Castanets. Trong văn hóa đại chúng. Năm 2018, bộ phim "Song lang" của đạo diễn Leon Quang Lê với đề tài là nghệ thuật sân khấu cổ truyền cải lương ra mắt khán giả với tên gọi được đặt theo loại nhạc cụ này.
1
null
M1918 Browning Automatic Rifle là loại súng máy hạng nhẹ được quân đội Mỹ sử dụng trong Thế chiến 1 (cuối cuộc chiến), Thế chiến 2 và nhiều cuộc chiến khác sau đó nữa. Đây là một trong những sản phẩm được biết đến nhiều nhất của nhà thiết kế John Browning. Mặc dù tên của nó là M1918 "Browning Automatic Rifle" (Súng trường tự động Browning) nhưng trên thực tế nó lại là súng máy hạng nhẹ (trung liên). M1918 Browning Automatic Rifle được quân Mỹ gọi bằng cái tên khác ngắn gọn hơn là M1918 BAR (hay BAR). Khẩu BAR có nhiều biến thế khác nhau, nhưng nổi tiếng nhất trong số chúng là 2 biến thể: M1918 BAR và M1918A2 BAR. Lịch sử hoạt động. Thế chiến 1. Xuất hiện lần đầu vào tháng 9 năm 1918, thời điểm chỉ còn 2 tháng nữa là cuộc chiến kết thúc nhưng khẩu BAR đóng một vai trò không nhỏ trong việc làm nên chiến thắng của Quân đội Hoa Kỳ trong trận Meuse-Argonne tàn khốc. Sau khi cuộc chiến này kết thúc, Quân đội Pháp đã mua 15,000 khẩu súng này từ Mỹ để thay thế cho 2 mẫu súng máy hạng nhẹ M1909 Benet-Merciè và M1915 Chauchat đã lỗi thời. Thế chiến 2. Đến năm 1938, Quân đội Mỹ đã tiến hành chuyển đổi BAR từ một khẩu súng trường tự động thành một khẩu súng máy hạng nhẹ. Phiên bản mới này được gọi là M1918A2 BAR. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai thì khẩu BAR được nhìn thấy sử dụng hết sức rộng rãi với vai trò là súng máy hạng nhẹ tiêu chuẩn cấp tiểu đội, chuyên dùng để yểm trợ hỏa lực hạng nhẹ cho bộ binh, lính thủy đánh bộ và lính dù Mỹ tiêu diệt đối phương. Nó được khen ngợi vì tốc độ bắn cao, dễ cơ động, bắn chính xác... Nhưng nhược điểm của nó là băng đạn chỉ có 20 viên, quá ít với một khẩu súng máy hạng nhẹ (để so sánh, khẩu Bren của Anh mang được băng đạn 30 viên, khẩu Degtyarov DP của Liên Xô mang được trống đạn 47 viên), khiến xạ thủ phải dừng bắn liên tục để thay băng đạn. Trong trận đánh ác liệt thì đây là mối nguy rất lớn cho xạ thủ. Chiến tranh Triều Tiên. Trong Chiến tranh Triều Tiên, những khẩu BAR cùng với rất nhiều loại vũ khí khác được Hoa Kỳ hỗ trợ cho đồng minh Hàn Quốc dưới dạng viện trợ quân sự. Khẩu BAR giúp Quốc quân Đại Hàn Dân Quốc và Quân đội Hoa Kỳ chống lại chiến thuật biển người của Quân đội Nhân dân Triều Tiên và Chí nguyện quân Trung Quốc trong cuộc chiến này. Nó được lính Hàn Quốc khen ngợi là: "Những người bạn đồng hành ăn ý nhất của quân đội chúng ta". Chiến tranh Việt Nam. BAR vẫn được sử dụng trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Việt Nam, khi Hoa Kỳ chuyển giao một số lượng vũ khí từ thời Thế chiến 2 của nước này cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Từ sau năm 1967, nó dần bị thay thế bằng súng máy M60. Một số khẩu BAR bị Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tịch thu và sử dụng. Sau chiến tranh Việt Nam. Sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc thì khẩu BAR vẫn còn nhìn thấy được sử dụng mãi cho đến tận những năm cuối thập niên 1990 thì mới bị loại bỏ hoàn toàn khỏi biên chế của các quân đội khác nhau trên toàn thế giới. Ảnh hưởng. Ảnh hưởng của khẩu BAR lên các thiết kế súng khác nhau trên toàn thế giới là rất lớn. Ví dụ như ZB vz. 26 (của Tiệp Khắc), Chatellerault FM 24/29 (của Pháp), hay là khẩu M240 (khẩu M240 có cơ chế điểm hỏa viên đạn tham khảo từ khẩu BAR), súng trường tiến công HCAR (Heavy Counter Assault Rifle) - phiên bản BAR do hãng vũ khí Ohio Ordance hiện đại hóa... Các quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng M1918 BAR. Việt Nam cộng hòa
1
null
Cuộc vây hãm Soissons là một cuộc vây hãm trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, diễn ra từ cuối 11 tháng 9 (chính xác là ngày 12 tháng 10) cho tới ngày 16 tháng 10 năm 1870 tại Pháp. Đội quân trú phòng do Công tước de Fitzjames chỉ huy của thành phố Soissons, sau cuộc bao vây kéo dài 3 tuần và một cuộc pháo kích dữ dội từ các ngọn đồi trong vòng 4 ngày, đã đầu hàng Quân đội Đức (gồm hàng chục vạn binh sĩ) dưới quyền chỉ huy của Đại Công tước Friedrich Franz II xứ Mecklenburg. Trong trận vây hãm này, Soissons đã bị phá hủy rất nặng nề. Trận vây hãm Soissons cũng ghi dấu một cuộc giao chiến quyết liệt giữa lực lượng Quân đội Đức và Pháp, trong đó không hề có sự tha thứ dành cho những binh sĩ bị thương. Với chiến thắng này, Quân đội Phổ đã thu giữ được một số lượng lớn quân trang quân dụng dự trữ của đối phương. Soissons vốn đã từng rơi vào tay quân Phổ năm 1814 trong cuộc Chiến tranh Napoléon. Sau trận Sedan, Tập đoàn quân Maas của Đức đã tiếp tục cuộc hành binh của mình về Paris, và đội tiền binh của Quân đoàn số IV của Phổ, một phần thuộc biên chế tập đoàn quân này, đã đến trước pháo đài Soissons vào ngày 11 tháng 9 năm 1870. Người trấn thủ của Soissons đã khước từ lời đề nghị rút lui của Thiếu tá von Wittich thuộc Bộ Tổng tham mưu Đức, và địa thế của khu vực cho thấy rằng để vây hãm pháo đài, người Đức cần phải chuẩn bị thật chu đáo. Do cuộc tiến quân đến Paris cần phải diễn ra nhanh chóng, các đội hình của Quân đoàn số IV của Phổ được lệnh đi khỏi khu vực trong thời gian này, và Soissons chỉ được đặt dưới sự giám sát của người Đức cho đến khi Sư đoàn "Landwehr" số 2 của tướng Selchow – người có trọng trách phong tỏa Soissons – đến nơi này. Vào cuối tháng 9, sư đoàn này đã xuất hiện tại khu vực này, và trong giai đoạn đầu quân Đức chưa thể hoàn tất cuộc phong tỏa do khan hiếm binh lực, do đó quân Pháp có thể quấy nhiễu đối phương ở bờ phải sông Aisne. Song, quân đội Đức đã đẩy lùi được các cuộc phá vây của đối phương. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1870, các tiểu đoàn "Landwehr" của Đức đã đập nát một cuộc phá vây quy mô lớn của quân Pháp. Trong khi đó, một quân đoàn vây hãm của Đức đã được thành lập. Đầu tháng 10, một cuộc phá vây khác của quân Pháp cũng không thành, và về sau quân Đức đã thắt chặt vòng vây của mình hơn và cuộc phong tỏa đã trở nên hoàn chỉnh. Vào ngày 11 tháng 10, 26 khẩu công thành pháo của Phổ đã được đưa đến từ Toul, và vào ngày 12 tháng 10, cuộc công pháo đã bắt đầu dưới sự giám sát của Đại Công tước xứ Mecklenburg – vị chỉ huy tối cao của quân đoàn vây hãm. Quân Pháp đã chống trả quyết liệt nhưng sức mạnh của lực lượng Pháo binh Phổ đã làm câm tịt trận tuyến của đối phương. Hôm sau, một lỗ hổng đã xuất hiện và Pháo binh Pháp trong pháo đài đã đuối đi. Quân Pháp tăng cường số lượng hỏa pháo của mình vào ngày 14 tháng 10 năm 1870, và trong hôm đó các khẩu đội pháo mang trọng trách bắn thủng thành lũy đã giành nhiều thắng lợi. Vào ngày 15 tháng 10, Pháo binh Phổ lại quét tan những sửa sang của người Pháp và đã chuẩn bị tập kích. Người chỉ huy đạo quân trú phòng của Pháp đã tiến hành đàm phán với quân Đức, và phải đầu hàng. Vào ngày 16 tháng 10, các lực lượng Đức đã chiếm đóng cổng thành, bắt sống hơn 3.000 binh lính đồng thời phóng thích hàng nghìn lính Garde Mobile thuộc đạo quân đồn trú. Mặc dù các cuộc pháo kích đã diễn ra khốc liệt, pháo binh công thành của Đức chỉ bị thiệt hại nhẹ. Sau thắng lợi, quân đội Đức đã dời ga cuối đường sắt mang tính chiến lược của họ lên từ Château-Thierry.
1
null
Một lỗ mây (còn được gọi là một cavum) là một khoảng trống lớn, thường có dạng hình tròn hoặc hình elip, có thể xuất hiện trong mây ti tích hoặc mây trung tích. Lỗ mây được tạo ra khi nhiệt độ nước trong mây thấp hơn điểm đóng băng, nhưng nước ở nhiệt độ siêu lạnh chưa đóng băng do thiếu các hạt mầm băng. Khi hạt mầm băng hình thành nhanh chóng, nó gây ra hiệu ứng dây chuyền được tạo ra do quá trình Bergeron. Chúng trở nên nặng hơn và bắt đầu rơi đột ngột, tạo ra một lỗ lớn hình tròn trong đám mây. Người ta cho rằng việc đưa một số lượng lớn các hạt mầm băng cực nhỏ vào trong lớp mây đã tạo ra hiệu ứng domino của phản ứng hợp hạch và tạo ra lỗ mây. Các tinh thể băng có thể được hình thành qua sự di chuyển của máy bay, trong đó thường có một giảm lớn trong áp lực đằng sau cánh. Khi đó không khí được àm mát rất nhanh và tạo ra một dải tinh thể băng theo sau khi máy bay bay ngang qua. Các tinh thể băng này được bao quanh bởi các giọt nước, và hình thành nhanh chóng nhờ quá trình Bergeron, khiến các giọt nước này bốc hơi và tạo ra một lỗ với các vệt tinh thể băng bên dưới nó. Một tài liệu vệ tinh ban đầu về các lỗ mây kéo dài trên Florida Panhandle có khả năng do máy bay bay qua đã xuất hiện trong Corfidi và Brandli (1986). Các lỗ mây được các vệ tinh ghi lại có độ phân giải cao hơn ngày nay nhìn thấy thường xuyên hơn (ví dụ: xem hình ảnh ví dụ thứ hai trong bài viết này). Các bài báo của Westbrook và Davies (2010) và Heymsfield et al.(2010) giải thích chi tiết hơn về quá trình hình thành các lỗ mây và chỉ ra một số quan sát về chúng. Những lỗ mây không chỉ xuất hiện ở duy nhất một nơi cố định mà đã được ghi nhận ở khắp nơi trên thế giới. Do độ hiếm gặp và hình dáng khác thường của lỗ mây, nhiều người đã nhầm lẫn hoặc cho rằng đây là các vật thể bay không xác định.
1
null
Cột đá Lena (; , "Ölüöne Turūk Khayalara") là tên của những cột đá được hình thành tự nhiên dọc theo bờ sông Lena ở vùng Viễn Đông Siberia, cách thành phố Yakutsk khoảng 180 km, thuộc Cộng hòa Sakha, Nga. Các cột đá này cao từ và được hình thành vào kỷ Cambri. Những cột đá xuất hiện nhiều nhất giữa làng Petrovskoye và Tit-Ary. Công viên cột thiên nhiên Lena được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 2012. Du lịch. Vào mùa đông, du khách có thể tiếp cận cột đá bằng cách đi bộ qua dòng sông Lena đã đóng băng; tuy nhiên vào mùa hè, họ chỉ có thể đến bằng tàu du lịch trên sông thông qua việc liên hệ với một dịch vụ du lịch tại thành phố Yakutsk. Những người quan tâm đến hồ học hoặc du lịch sinh thái, và những người đến thăm hồ Baikal, có thể cùng tạm trú trên thuyền trong quá trình tham quan cùng với sự trợ giúp của một hướng dẫn viên từ vùng hồ Baikal; tuy nhiên, du khách cần xem xét rằng Yakutsk, thành phố lạnh nhất thế giới và là nơi bắt nguồn của các chuyến du thuyền trên sông Lena, cách hồ Baikal khoảng 1.400 km (870 mi) về phía đông bắc. Rất ít tiện nghi hiện đại tồn tại ở khu vực này của Nga, trừ những người đi thăm quan bằng tàu du lịch trên sông Lena. Làng Tit-Ary ở bên kia sông có một con đường rải sỏi từ Yakutsk. Những con đường mòn đi bộ trong khu vực khá dốc và đôi khi bấp bênh. Địa chất. Các cột đá này là sự xen lẫn của đá vôi, đá Marl, đá Dolomit, đá bảng hình thành vào tiền cho đến trung kỷ Cambri, trải qua quá trình phong hóa tạo thành các mỏm đá gồ ghề. Những loại đá này thường được hình thành trong môi trường biển và sự phân lớp theo chiều ngang và biến đổi theo chiều dọc cho thấy sự xâm phạm /hồi quy của biển; với đá phiến đại diện cho biển sâu, đá phiến sét hơi biến chất. Khí hậu. Khu vực này có khí hậu lục địa khắc nghiệt với nhiệt độ xuống tới −60 °C vào mùa đông và lên tới + 35 °C vào mùa hè.
1
null
Quần đảo Rock (còn được gọi là "Chelbacheb") là quần đảo có tổng diện tích 100.200 ha, bao gồm 445 hòn đảo đá vôi và san hô không có người ở, được hình thành sau những đợt phun trào núi lửa. Quần đảo này nằm giữa Koror và Peleliu và là di sản thế giới của UNESCO từ năm 2012. Cảnh quan thiên nhiên. Đảo chính trong quần đảo là đảo Babeldaob, vốn là một đảo núi lửa đã ngưng hoạt động. Nhìn từ trên cao, quần đảo này như một rừng nấm nằm trong các hồ nước xanh lam, bao bọc là những rạn san hô. Nước biển bị ngăn bởi đảo tạo thành các rất nhiều các hồ biển nội địa, với 52 hồ biển nội địa, nhiều hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Những hòn đảo lớn nhất trong quần đảo là: Đảo đáng chú ý khác bao gồm: Hệ động thực vật. Khu vực biển là nơi sinh sống của 385 loài san hô khác nhau, cùng với đó là một sự đa dạng sinh học lớn với vô số các loài thực vật biển và sinh vật biển: bò biển, 13 loài cá mập, 746 loài cá, 7 loài trai khổng lồ...Đặc biệt, tại đây có loài Sứa hồ, một hồ biển tại quần đảo, cung cấp nơi ẩn nấp an toàn cho nhiều loài động vật, trong đó có loài sứa chỉ có ở Palau này. Thực vật trên các đảo là các khu rừng đặc hữu, với rất nhiều loài chim đặc hữu, động vật có vú, ếch nhái, bò sát... tất cả tạo ra một giá trị thiên nhiên đặc biệt. Văn hóa. Quần đảo từng là nơi cư trú của dân chài. Những gì còn sót lại là các các bãi đá được chạm khắc tinh xảo và chôn lấp chứng tỏ về một tổ chức cộng đồng sinh sống và lao động kéo dài gần 3000 năm đã bị lãng quên. Tàn tích khảo cổ và nghệ thuật đá được tìm thấy trong các hang động ở hai cụm đảo là cụm đảo: đảo Negmelis và đảo Ulong; cụm ba hòn đảo - Ngeruktabel, Ngeanges, và Chomedokl. Trên các hòn đảo, người ta tìm thấy các bức tường đá để phòng thủ, nền móng sân và những ngôi nhà. Môi trường và sự biến đổi khí hậu đã khiến những cư dân ở đây di cư sang những hòn đảo lớn hơn trong thế kỷ 17, 18.
1
null
Curtiss SO3C Seamew là một loại thủy phi cơ do hãng Curtiss-Wright Corporation phát triển nhằm thay thế cho loại thủy phi cơ trinh sát tiêu chuẩn SOC Seagull của Hải quân Hoa Kỳ. Curtiss đặt tên cho SO3C là "Seamew" nhưng vào năm 1941, Hải quân Hoa Kỳ bắt đầu gọi nó là "Seagull", nên gây ra vài sự nhầm lẫn. Tính năng kỹ chiến thuật (SO3C-2). Dữ liệu lấy từ "American Warplanes of World War II"
1
null
Curtiss SOC Seagull là một loại thủy phi cơ trinh sát một động cơ của Hoa Kỳ, do Alexander Solla thiết kế, nó được trang bị cho Hải quân Hoa Kỳ. Seagull được trang bị cho các thiết giáp hạm và tàu tuần dương. Tính năng kỹ chiến thuật (thủy phi cơ SOC-1). Dữ liệu lấy từ "War Planes of the Second World War, Volume Six: Floatplanes"
1
null
Dornier Do 22 là một loại thủy phi cơ của Đức, được phát triển trong thập niên 1930. Dù có hiệu năng tốt nhưng nó chỉ được chế tạo với số lượng nhỏ và chủ yếu dùng xuất khẩu. Tính năng kỹ chiến thuật (Do 22). Dữ liệu lấy từ German Aircraft of the Second World War
1
null
Nguyễn Trọng Vĩnh (1916 – 26 tháng 12 năm 2019) là Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam và là Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc từ năm 1974 đến 1987. Tiểu sử. Ông sinh năm 1916 trong một gia đình bần cố nông ở Vĩnh Lộc – Thanh Hóa. Mồ côi mẹ từ năm 1 tuổi, khi lên 9 tuổi ông được bán cho một gia đình ở Hà Nội với giá 6 đồng bạc để làm con nuôi, nhưng bị đối xử như với người ở, và không được đi học, sau 5 năm mới được chuộc về nhà.. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1937, và từng kinh qua những chức vụ sau: Năm 1987 ông kết thúc 4 nhiệm kỳ đại sứ và về nước. Năm 1990 sau khi nghỉ hưu ông tham gia công tác tại Hội Cựu Chiến binh Việt Nam vừa thành lập, ông là Ủy viên Ban chấp hành lâm thời, Phó Chủ tịch Hội (1990–1997). Ông được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh. Vai trò góp ý. Khi về hưu, mặc dù đã cao tuổi, nhưng ông vẫn tham gia đóng góp ý kiến trong những vấn đề xã hội và chính trị của đất nước, các vấn đề đối nội và đối ngoại, như là lên tiếng phản đối kế hoạch bành trướng và lấn áp của Trung Quốc tại biển Đông, chống sự lũng đoạn của Bắc Kinh vào hậu trường chính trị Việt Nam, kiến nghị bảo vệ và phát triển đất nước , về đấu tranh chống tham nhũng tại Việt Nam, về Dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên, về vụ cho doanh nghiệp nước ngoài thuê mướn rừng đầu nguồn cực Bắc, về vụ cưỡng chế đất tại Văn Giang, Hưng Yên , góp ý thành lập Ban giám sát Đảng Cộng sản Việt Nam, độc lập với Ủy ban Kiểm tra Trung ương hiện trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, tuy nhiên đề nghị này của ông không được tiếp thu. Quan điểm. Theo BBC Việt Ngữ, ông cùng với 60 Đảng viên như cựu Thứ trưởng Chu Hảo, các nhà nghiên cứu kinh tế Lê Đăng Doanh và Phạm Chi Lan, Nguyễn Trọng Vĩnh đã ký một lá thư ngỏ lên Ban Chấp hành Trung ương đề ngày 28/7/2014, nhận định Đảng Cộng sản Việt Nam đã "dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình xô–viết, được coi là dựa trên chủ nghĩa Mác–Lênin". Họ yêu cầu Đảng Cộng sản Việt Nam thay đổi Cương lĩnh và "từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa". Cũng theo BBC Việt Ngữ, ngày 9.12.2015 ông cùng với 126 người khác, trong đó có các nhân vật như nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, GS Hoàng Tụy, TS Nguyễn Quang A, GS Nguyễn Huệ Chi, GS Nguyễn Đình Cống, TS Lê Đăng Doanh, GS Chu Hảo, GS Nguyễn Đăng Hưng, GS Tương Lai, Huỳnh Tấn Mẫm, Hồ Ngọc Nhuận, GS Trần Văn Thọ, Nguyễn Trung, Phạm Xuân Yêm... đã gửi một bức thư ngỏ đến Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, các đại biểu dự Đại hội lần thứ XII và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Bức thư đề nghị ""đổi tên đảng (không gọi là Đảng Cộng sản); đổi tên nước (không gọi là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa); trả lại tự do cho những người khác chính kiến đang bị giam giữ; chấm dứt sự trấn áp và ngăn chặn nhân dân thực hiện quyền tự do dân chủ theo Hiến pháp" đồng thời nêu ý kiến "Thực tiễn của nước ta cũng như trải nghiệm của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy rõ sai lầm và thất bại của đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác – Lênin"". Gia đình. Năm 1946, ông thành hôn với bà Lê Thị Ban, từng là bí thư Thành Ủy Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hải Phòng và có 3 gái, 1 trai. Qua đời. Ông qua đời vào sáng 26 tháng 12 năm 2019 tại Hà Nội.
1
null
Phong Hóa (1932 - 1936) là một tuần báo xuất bản tại Hà Nội (Việt Nam), và đã trải qua hai thời kỳ: từ số 1 (ra ngày 16 tháng 6 năm 1932) đến số 13 (ra ngày 8 tháng 9 năm 1932) do Phạm Hữu Ninh làm Quản lý (Administrateur) và Nguyễn Hữu Mai làm Giám đốc chính trị (Directeur politique), từ số 14 (ra ngày 22 tháng 9 năm 1932) đến số cuối (số 190 ra ngày 5 tháng 6 năm 1936) do Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh) làm Giám đốc (Directeur). Tháng 6 năm 1935, báo bị nhà cầm quyền thuộc Pháp ra lệnh đóng cửa 3 tháng, rồi lại được tiếp tục xuất bản cho đến số 190 (ra ngày 5 tháng 6 năm 1936), thì bị đóng cửa hẳn. Đây chính là tờ báo "trào phúng đầu tiên" trong lịch sử báo chí Việt Nam kể từ số 14 trở đi . Bối cảnh. Mặc dù bị đàn áp, nhưng các phong trào yêu nước, như phong trào Đông Du, phong trào Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục, khởi nghĩa Yên Thế, vụ Hà Thành đầu độc, v.v...vẫn thay nhau bùng nổ ra ở những năm đầu thế kỷ 20, khiến thực dân Pháp phải tính toán lại các chính sách cai trị nhằm đánh vào ý thức dân tộc của người bản xứ. Để thu phục được tinh thần người Việt, họ lập ra tờ "Đông Dương tạp chí" (1913), "Nam Phong tạp chí" (1917)..., cốt để tuyên truyền mạnh mẽ chính sách cai trị của thực dân Pháp, phê phán các phong trào yêu nước, tẩy chay lối học cũ, và đề cao văn hóa, khoa học phương Tây... Đến khi chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) kết thúc, ở Việt Nam bắt đầu rộ lên các phong trào sáng tác văn chương theo lối mới (chủ yếu theo lề lối của Pháp), và báo chí là phương tiện truyền tải văn chương chủ yếu của thời kỳ này. Trong số những tờ báo chuyên về văn chương thời đó, có lẽ để lại dấu ấn đậm nhất là tuần báo "Phong Hóa" (sau có thêm tuần báo "Ngày Nay") của nhóm Tự Lực văn đoàn, mà người đứng đầu là nhà văn Nguyễn Tường Tam . Ra đời. Đầu những năm 1930, ở Việt Nam xảy ra nhiều sự kiện lớn, có tính bước ngoặt của lịch sử như cuộc khởi nghĩa Yên Bái, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh... Thực dân Pháp đã đàn áp hết sức dã man các phong trào này. Hàng loạt nhà yêu nước rơi vào cảnh tù đày. Mọi hình thức đấu tranh vũ trang hầu như bị triệt tiêu. Đúng vào lúc ấy, Nguyễn Tường Tam đỗ bằng Cử nhân khoa học, và trở về nước. Theo nhiều tài liệu, thì trong khoảng thời gian sống tại Pháp, ngoài việc học khoa học, ông Tam còn chuyên tâm nghiên cứu về nghề báo, và ông nhận thấy loại báo trào phúng là khá thích hợp với sở thích của nhiều người. Về ở Hà Nội, để thực hiện ước vọng của mình, Nguyễn Tường Tam nộp đơn xin Sở Báo chí cho phép ra báo "Tiếng cười", và chuẩn bị bài vở cho số báo đầu tiên. Tuy nhiên, lần nào hỏi thăm đều nghe người của sở ấy bảo rằng "chờ xét". Trong thời gian đợi giấy phép ra báo, Nguyễn Tường Tam xin vào dạy học tại trường tư thục Thăng Long . Tại đây, ông quen biết với hai đồng nghiệp là Trần Khánh Giư (Khái Hưng) và Phạm Hữu Ninh (anh họ của nhạc sĩ Phạm Duy). Khi biết ông Ninh đang làm quản lý cho tờ "Phong Hóa", đã ra 13 số báo, nhưng sắp sửa phải đình bản vì không có gì mới mẻ để bạn đọc chú ý. Chớp thời cơ, Nguyễn Tường Tam ngỏ ý mua lại. Sau đó, ông Tam, với vai trò Giám đốc (Directeur) tờ báo, liền cùng với một nhóm anh em bạn hữu gồm có: Khái Hưng (Trần Khánh Giư, vốn là cây bút cốn cán giữ nhiêu mục quan trọng trên báo "Phong Hóa" suốt từ số 1 cho đến số 14), Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu), Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long), Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân), tạo thành một ban biên tập hoàn toàn mới". Bắt đầu ngày 22 tháng 09 năm 1932, báo "Phong Hóa" số 14 ra 8 trang khổ lớn, được đánh giá là "một quả bom nổ giữa làng báo" . Nhà thơ Nguyễn Vỹ, người cùng thời, đã kể về tờ báo ấy như sau: Lập văn đoàn để chủ động trong việc làm báo. Để việc làm báo "Phong Hóa" được thuận lợi hơn, Nguyễn Tường Tam cùng với các cộng sự quyết định thành lập một bút nhóm lấy tên là Tự Lực văn đoàn. Một thành viên ban đầu của bút nhóm là nhà thơ Tú Mỡ kể lại (lược trích): Kể từ đó, báo "Phong Hóa" trở thành cơ quan ngôn luận chính của nhóm. Theo Nguyễn Vỹ thì ban đầu tòa soạn và ban trị sự của báo "Phong Hóa" đặt tại trường Thăng Long ở góc phố hàng Cót (thời Pháp là rue de Takou) và phố cửa Bắc (thời Pháp là Bđ Carnot), Hà Nội ; ít lâu sau mới dời về ở 80, phố Quán Thánh (thời Pháp là Avenue du grand Bouddha), Hà Nội. Ngoài ra, báo còn có chi nhánh ở là đường La Grandière (trước 1975, là đường Gia Long; nay là đường Lý Tự Trọng), Sài Gòn. Bị đóng cửa vĩnh viễn. Tháng 6 năm 1935, báo "Phong Hóa" bị nhà cầm quyền ra lệnh đóng cửa ba tháng vì loạt bài "Đi xem mũ cánh chuồn" châm biếm Tổng đốc Hà Đông Hoàng Trọng Phu. Sau đó ra tiếp được hơn một năm, thì bị đóng cửa vĩnh viễn (số cuối 190 ra ngày 5 tháng 6 năm 1936) cũng vì tội "chế nhạo". Nhà thơ Tú Mỡ từng hồi ức rằng, dạo ấy báo "Phong Hóa" liên tục xoáy sâu vào chế nhạo và châm biếm triều đình Huế, nên nhà cầm quyền Pháp lấy cớ tờ báo đăng truyện "Hậu Tây du", nói cạnh khoé đến những nhân vật mới trong triều đình thân Pháp ấy mà đóng cửa báo . Sau khi báo bị đóng cửa, tuần báo "Ngày Nay" trước ra kèm với tờ "Phong Hóa" (số đầu tiên ra ngày 30 tháng 1 năm 1935, nhưng chỉ ra được 13 số thì phải đình bản), được Tự Lực văn đoàn cho tục bản để tiếp tục công cuộc đang dở dang (số cuối 224 ra ngày 7 tháng 9 năm 1940). Các cây bút trụ cột và cộng tác. Ban đầu, các cây bút trụ cốt gồm có 6 thành viên là: Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), Khái Hưng (Trần Khánh Giư), Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu), Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long), Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân). Về sau, báo có thêm hai cây bút trụ cột nữa, là Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ) và Xuân Diệu (Ngô Xuân Diệu) ". Ngoài ra, để báo ngày thêm phong phú, Nguyễn Tường Tam đã rất chú trọng đến việc chiêu hiền đãi sĩ, khiến các văn nghệ sĩ dưới đây thường xuyên đến góp sức và có bài cộng tác: Nhìn chung, tuy các thành viên trên có phong cách thể hiện khác nhau, song các sáng tác của họ đều tuân theo tôn chỉ (10 điều) mà Tự Lực văn đoàn đã đề ra, và đúng như lời họ quảng cáo trong số 13 (ra ngày 8 tháng 9 năm 1932) là: "Bàn một cách vui về các vấn đề cần thiết: Xã hội, chính trị, kinh tế. Nói rõ về hiện tình trong nước". Tác động đến xã hội và văn học Việt. Trong khoảng 4 năm tồn tại, báo "Phong Hóa" của nhóm Tự Lực văn đoàn đã có những tác động đến xã hội và văn học Việt như sau: Về xã hội. Như trên đã nói, tờ Phong Hóa đổi mới, vừa ra đời đã nổ ra như "một trái bom", mang lại cho xã hội Việt Nam một "cái cười" khác trước. Đáng chú ý là vừa bắt đầu ra đời (số 14), tờ báo ấy đã đánh thẳng vào "Nam Phong tạp chí", "Đông Dương tạp chí" và những người lãnh đạo hai tờ báo ấy (bài "Phong dao mới"). Sau đó, báo còn chế giễu nhiều nhân vật khác như: Hoàng Tăng Bí, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Khắc Hiếu, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Trọng Thuật, Dương Bá Trạc, v.v... làm "thổi tung những lớp bụi bặm phủ đầy trên lâu đài văn hóa cũ, báo hiệu sự hình thành những khuynh hướng mới của một thế hệ văn nghệ sĩ trẻ tuổi ý thức được trách nhiệm của mình trước lịch sử, và hiên ngang đòi quyền lãnh đạo trong văn học". Bên cạnh đó, với chủ trương duy tân và cấp tiến của mình, báo "Phong Hóa" còn lấy "trào phúng làm phương pháp, tiếng cười làm vũ khí", để chỉ ra và thúc đẩy người dân trút bỏ những tập tục cũ, đi vào con đường Âu hóa từ vật chất cho đến tinh thần. Đồng thời qua những bài lý luận thời sự về xã hội, chính trị, kinh tế...của Hoàng Đạo, cũng chứng tỏ nhóm làm báo Phong Hóa rất quan tâm đến xã hội, đến việc "khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh" như tinh thần của nhà ái quốc Phan Chu Trinh đã bàn đến hồi đầu thế kỷ 20 . Tuy nhiên, việc làm của báo "Phong Hóa" không phải không gặp những ý kiến phản đối, Nguyễn Vỹ kể lại: Một nhà văn đương thời khác là Trương Tửu, cũng đã nhận xét rằng nhóm Tự Lực văn đoàn đã " "vô tình hay hữu ý mắc mưu thực dân Pháp". Hưởng ứng phong trào "vui vẻ trẻ trung năm 1932" và đề cao "tinh thần lãng mạn và nghệ thuật thuần túy", nhóm ấy đã làm cho thanh niên quên đi con đường đấu tranh gian nan, ngả theo khuynh hướng hưởng lạc"... Về văn học. Báo "Phong Hóa" đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử báo chí Việt Nam. Bởi trong nhiều năm liền, tờ báo ấy là cơ quan ngôn luận chính của Tự Lực văn đoàn; và họ đã làm cho tờ báo tiến bộ nhiều từ nội dung cho đến hình thức. Với vai trò đó, ngoài việc đem đến "cái cười" cho bạn đọc, báo "Phong Hóa", còn công bố các sáng tác có giá trị của các nhà văn, nhà thơ (chủ yếu là của nhóm Tự Lực văn đoàn) trước khi in thành sách. Nhờ vậy mà "cuộc cách tân tiểu thuyết tiến lên một bước mới", phong trào "thơ mới" đi đến toàn thắng, đồng thời làm cho văn quốc ngữ trở nên sáng sủa, bình giản, ít chữ Hán, khiến cho nhiều người thích đọc...Ngoài ra, báo Phong Hóa cũng là nơi cho thành viên của nhóm giới thiệu những họa mới, nhạc mới, các kiểu trang phục tân thời (trong đó nổi bật là kiểu áo Lemur), v.v... Đánh giá. Dưới đây là một vài nhận xét khái quát, mang tính tham khảo, của: Thông tin liên quan. Bản số hóa toàn bộ báo "Phong Hóa" và báo "Ngày Nay" của Tự Lực văn đoàn từ những năm 1930- 1940 đang được công bố và cho download miễn phí tại nhiều website... Đây là công trình được bà Phạm Thảo Nguyên (định cư ở Hoa Kỳ, con dâu của nhà văn Thế Lữ) cùng các cộng sự thực hiện từ đầu năm 2011. Với tổng cộng 414 số kéo dài suốt từ 1932 đến 1940, báo "Phong Hóa - Ngày Nay" được xem như một phong vũ biểu về xã hội Việt Nam thời kỳ bấy giờ. Sự kiện này thu hút sự quan tâm của nhiều ngành. Nguồn tham khảo. Và các bài viết ghi kèm theo bài.
1
null
Đặng Văn Hướng (1887 – 1954) là quan nhà Nguyễn, từng giữ chức Thị lang Bộ Công, Tham tri Bộ Hình triều đình nhà Nguyễn, Tuần vũ Hà Tĩnh, Tổng đốc Nghệ An thuộc Chính phủ Trần Trọng Kim. Sau năm 1945, từng là Quốc vụ khanh đặc trách công tác ở 3 tỉnh Thanh- Nghệ - Tĩnh trong Chính phủ Hồ Chí Minh. Gia thế. Ông người làng Nho Lâm, xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Gia đình của ông nổi tiếng khoa bảng, đại gia tộc quan lại giàu có, quyền quý ở đất Nho Lâm. Cha của ông là Đình nguyên Hoàng giáp Đặng Văn Thụy (khoa Giáp Thìn - 1904), từng làm Tế tửu Quốc tử Giám. Mẹ của ông là bà Cao Thị Bích, con gái của Đông các Đại học sĩ Cao Xuân Dục. Vợ của ông là bà Hoàng Thị Hiến, con gái đầu của cụ Hoàng Đạo Phương, cụ Phương là anh ruột học giả Hoàng Đạo Thúy. Anh trai của ông là Đặng Văn Oánh đỗ Phó bảng (khoa Kỷ Mùi-1919) giữ chức Giáo thụ An nhân. Sự nghiệp khoa bảng và quan trường. Ông đỗ Cử nhân năm 1906, đỗ Phó bảng (khoa Kỷ Mùi-1919) cùng năm với anh trai Đặng Văn Oánh. Ông học tiếng Pháp từ ABC trong hai năm, đỗ Thành chung. Do có học vấn đông tây toàn diện, ông được bổ dụng làm các việc: Huấn đạo, Giáo thụ phủ Diễn châu, Tri huyện, Tri phủ, Thị lang Bộ Công, Tham tri Bộ Hình, Tuần vũ tỉnh Hà Tĩnh. Tính ông thẳng thắn, trung thực, hay phê phán quan trên cả Tây lẫn ta, nhiều lần biểu hiện tính dân tộc mạnh mẽ. Với tính ấy, quan trên không ưa, cho ông về hưu với hàm Thượng thư. Ông không được lòng cấp trên, nhưng lại được lòng cấp dưới. Cũng vì vậy, nên khi Chính phủ Trần Trọng Kim ra đời, ông được mời tham gia Chính phủ, ông từ chối, sau đấy được mời làm Tổng đốc Nghệ An . Ông nhận lời vì vừa giúp nước, giúp dân, vừa gần mẹ già. Trong thời gian ông làm Tổng đốc, phong trào Việt Minh đã dần vận động người dân đất xứ Nghệ. Ông Đặng Văn Hướng thường quan hệ bí mật với Trần Văn Cung (Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An) và ông Lê Viết Lượng (sau này là Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Trung Bộ). Một mặt lo cho dân làm ăn yên ổn, lo đối phó với quân Nhật luôn có nhiều yêu sách, luôn sẵn sàng khủng bố đàn áp cách mạng, một mặt ông và ông Trần Văn Cung chuẩn bị bí mật cho cuộc Tổng khởi nghĩa tại Nghệ An. Ông cho thay thế tên lãnh binh bằng ông Trần Văn Quang (sau này là Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ tịch Hội CCB Việt Nam). Chức Chánh văn phòng tỉnh được ông giao cho Nguyễn Tạo (sau này là Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp). Ông thay những tên tri huyện có xu hướng thân Pháp, Nhật bằng những người có xu hướng dân tộc… Vô hình, ông đã Việt minh hóa bộ máy chính quyền Trần Trọng Kim, vì vậy mà khi Cách mạng Tháng Tám nổ ra, ông bàn giao ấn tín, súng đạn, tiền của, giấy má từ chính quyền thân Nhật sang chính quyền Cách mạng như trở bàn tay, không tốn một viên đạn, một giọt máu. Xe của Việt Minh treo cờ đỏ sao vàng, rước ông về quê rất trân trọng, trong tiếng hoan hô đón tiếp của dân làng. Ông về với ngôi nhà nhỏ ba gian thô sơ và giản dị. Sau đó ông tham gia Việt Minh tại Liên khu 4. Cũng vì có công ấy, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập Chính phủ mới, ông được mời giữ chức Bộ trưởng không bộ (từ 1947), phụ trách Thanh-Nghệ-Tĩnh. Từ năm 1946 đến năm 1953, ông cùng các Bí thư, Chủ tịch 3 tỉnh lăn lộn từ nơi này đến nơi khác, hiểu dụ, kêu gọi đồng bào góp công, góp sức cho kháng chiến chống Pháp. Oan khuất. Ngày 19 tháng 12 năm 1953, Luật Cải cách ruộng đất được thông qua. Đầu năm 1954, ông bị nông dân địa phương đấu tố là thành phần phong kiến áp bức vì ông từng làm quan lớn cho triều Nguyễn. Lúc bấy giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã truyền lệnh cho địa phương không được đấu tố cụ Đặng Văn Hướng nhưng không kịp (con trai ông là Đặng Văn Việt trả lời phỏng vấn của nhà báo Pháp Dominique de Miscault ngày 5 tháng 3 năm 2009) Ông vì uất ức nên mắc bệnh và qua đời, hầu hết người thân trong gia đình ông đi ra nước ngoài. Ông có tám con: 3 trai, 5 gái. Một người con trai là Trung tá Đặng Văn Việt, anh hùng Quân đội nhân dân Việt Nam, một con gái út tên Đặng Thị Tâm, Giáo sư Tiến sĩ ngành Tâm lý trẻ em tại Illinois (Hoa Kỳ), Giáo sư Đặng Văn Ký đang dạy ở Polytechnique (Pháp) và bà Đặng Thị Lý (vợ Phan Huy Quát) sống ở Sydney (Úc), một người con gái khác cũng sống ở Úc.
1
null
Thống chế Lục quân Úc là cấp bậc quân hàm cao nhất của Lục quân Úc. Quân hàm tương ứng với quân hàm Đô đốc Hạm đội Hải quân Úc và Thống chế Không quân Hoàng gia Úc. Trong hệ thống quân hàm Lục quân Úc, dưới hàm Thống chế là hàm Đại tướng.
1
null
Francis Masson (Frank) Bladin (sinh ngày 26 tháng 8 năm 1898 mất ngày 2 tháng 2 năm 1978) là thống tướng không quân Hoàng gia Úc. Ông sinh ra ở vùng nông thôn Victoria, ông tốt nghiệp trường Đại học sĩ quan Hoàng gia Duntroon vào năm 1920. Bladin chuyển từ lục quân sang không quân vào năm 1923, và học lái máy bay ở Point Cook, Victoria. Ông nghỉ hưu vào năm 1953.
1
null
Cò Marabou (danh pháp khoa học: "Leptoptilos crumeniferus") là một loài chim lội lớn trong họ Hạc. Nó là loài ở châu Phi phía nam sa mạc Sahara, trong môi trường sống ẩm ướt và khô cằn, thường sống gần con người, đặc biệt là bãi rác. Đôi khi nó được gọi là "người tổ chức tang lễ" do bề ngoài của nó. Đây là một loài chim lớn, mẫu vật lớn được cho là đạt chiều cao 152 cm (60 in) và trọng lượng .. Chiều dài sải cánh 3,7 m (12 ft) được chấp nhận bởi Fisher và Peterson, người xếp các loài có sải cánh lớn nhất trong số bất kỳ loài chim còn sống nào khác. Thậm chí còn có con số đo chiều dài sải cánh cao hơn, lên đến 4,06 m (13,3 ft) đã được báo cáo, mặc dù không số liệu chiều dài sản cánh trên 3,19 m (10,5 ft) đã được xác minh. Thông thường chiều dài ngang cánh đo được là 225–287 cm (7–9 ft), ngắn hơn 1 foot so với sải cánh trung bình của thần ưng Andes và gần hai foot ít hơn mức so với số đo trung bình của chim hải âu mày đen lớn lớn nhất và bồ nông. Điển hình trọng lượng 4,5–8 kg (9,9-18 lb), bất thường nhỏ nhất là 4 kg (8,8 lb), và chiều dài (từ mỏ đến đuôi) là 120 đến 130 cm (47 đến 51). Con mái có nhỏ hơn so với con trống. Chiều dài mỏ có thể dao động từ .
1
null
Nghiêm Chưởng Châu (1929 – 2005) là một nhà giáo Việt Nam, nhà quản lý giáo dục Việt Nam, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, đại biểu Quốc hội Việt Nam. Bà từng giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam, Giám đốc Sở Giáo dục Thành phố Hà nội, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Quê quán. Bà sinh ngày 26/09/1929, tại xã Mai Đình, Hiệp Hòa, Bắc Giang; quê ở phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông nay là huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội. Quá trình hoạt động cách mạng. Khi mới 16 tuổi (tháng 5/1945) bà đã tham gia hoạt động cách mạng và công tác trong đội tuyên truyền xung phong tham gia cướp chính quyền tại huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ngày 4/3/1947 bà chính thức đứng vào hàng ngũ của Đảng. Tháng 9/1947 bà là Bí thư Phụ nữ cứu quốc huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Hoạt động trong ngành giáo dục. Từ tháng 10/1947 đến tháng 3/1954 bà được cử đi học và là giáo viên trường trung học kháng chiến Hàn Thuyên, Bắc Ninh và trường trung cấp sư phạm khu học xá trung ương. Từ tháng 4/1954 đến tháng 3/1961 bà tham gia trong ban cải cách ruộng đất tỉnh Thái Nguyên, cán bộ về tiếp quản Thủ đô; Bí thư chi bộ, Hiệu phó trường Trưng Vương Hà Nội, Hiệu trưởng trường trung cấp sư phạm Hà Nội. Từ tháng 5/1961 đến tháng 10/1966 là Phó giám đốc Sở Giáo dục Hà Nội. Từ tháng 10/1966 đến tháng 4/1977 bà về công tác tại Bộ Giáo dục và giữ các chức vụ: Vụ phó, Vụ trưởng, Đảng ủy viên Bộ Giáo dục. Từ tháng 5/1977 đến tháng 5/1987 là Thành ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục, Trưởng ban văn hóa xã hội – Hội đồng nhân dân thành phố; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Từ tháng 6/1987 đến năm 1991 bà là Thứ trưởng thường trực Bộ Giáo dục. Tham gia công tác đại biểu Quốc hội. Bà là Đại biểu Quốc hội các Khóa IV , V, VI, VII; Ủy viên Ủy ban Văn hóa và xã hội của Quốc hội , Ủy viên Uỷ ban dự thảo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1976, Phó trưởng ban Văn hóa giáo dục của Quốc hội. Nghỉ hưu. Tháng 4/1992 bà nghỉ hưu, vẫn tham gia các công tác xã hội khác, là Ủy viên Ban chấp hành Hội khuyến học Việt Nam, Chủ tịch Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi thành phố Hà Nội. Năm 2005 bà mất tại Hà nội thọ 76 tuổi. an táng tại Nghĩa trang xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
1
null
Bồ nông (danh pháp khoa học: Pelecanus) là một chi thuộc họ Bồ nông (Pelecanidae), bộ Bồ nông (Pelecaniformes). Các loài bồ nông có chiếc mỏ dài và túi cổ họng lớn đặc trưng, được sử dụng để bắt con mồi và thoát nước từ mồi được nó xúc lên trước khi nuốt. Các loài bồ nông có bộ lông chủ yếu là màu nhạt, các trường hợp ngoại lệ là bồ nông nâu và bồ nông Peru. Mỏ, túi da mặt trần của tất cả các loài bồ nông có màu sắc trở nên rực rỡ trước mùa phối giống. Tám loài bồ nông còn sống có một phạm vi phân bố loang lổ toàn cầu, từ vùng nhiệt đới đến vùng ôn đới, mặc dù chúng không hiện diện ở nội địa Nam Mỹ cũng như từ các vùng cực và đại dương mở. Từ lâu được cho là có liên quan đến chim cốc biển, chim cốc, chim nhiệt đới, và họ Chim điên, thay vào đó, bồ nông hiện được biết là có quan hệ họ hàng gần nhất với cò mỏ giày và cò đầu búa, và được đặt trong bộ bộ Bồ nông. Ibises, Chi Cò thìa, Họ Diệc, và bitterns đã được phân loại theo cùng một thứ tự. Bằng chứng hóa thạch về bồ nông có niên đại ít nhất 36 triệu năm đối với phần còn lại của tibiotarsus được phục hồi từ địa tầng Eocen muộn của Ai Cập mang nét tương đồng nổi bật với các loài bồ nông hiện đại. Chúng được cho là đã tiến hóa ở Cựu Thế giới và lan sang châu Mỹ; điều này được phản ánh trong các mối quan hệ trong chi khi tám loài phân chia thành các dòng dõi Cựu Thế giới và Tân Thế giới. Giả thuyết này được hỗ trợ bởi bằng chứng hóa thạch từ loài bồ nông lâu đời nhất. Bồ nông sống thường xuyên ở các vùng nước nội địa và ven biển, nơi chúng chủ yếu ăn cá, đánh bắt chúng ở hoặc gần mặt nước. Chúng là loài chim sống thành đàn, di chuyển theo đàn, phối hợp săn mồi, và sinh sản theo cụm. Bốn loài lông trắng có xu hướng làm tổ trên mặt đất và bốn loài lông nâu hoặc xám làm tổ chủ yếu trên cây. Mối quan hệ giữa bồ nông và những người thường gây tranh cãi. Những con chim này đã bị bức hại vì sự cạnh tranh nguồn cá thương mại và giải trí. Chúng đã bị phá hủy môi trường sống, sự xáo trộn và ô nhiễm môi trường, và ba loài được quan tâm bảo tồn. Chúng cũng có một lịch sử lâu dài của ý nghĩa văn hóa trong thần thoại, trong Kitô giáo, và hình tượng huy hiệu. Phân loại và hệ thống. Từ nguyên. Tên xuất phát từ Hy Lạp cổ đại là từ "pelekan" (πελεκάν), bản thân nó bắt nguồn từ từ "pelekys" (πέλεκυς) có nghĩa là "cây rìu". Vào thời cổ đại, từ này được áp dụng cho cả bồ nông và chim gõ kiến. Chi "Pelecanus" lần đầu tiên được Carl Linnaeus mô tả chính thức trong cột mốc năm 1758 ấn bản thứ 10 của Systema Naturae". Ông mô tả các đặc điểm phân biệt như mỏ thẳng, có móc ở đầu, mũi thẳng, mặt bẹt và bàn chân có màng. Định nghĩa ban đầu này bao gồm các loài chim nhỏ, chim cốc, và họ Chim điên, cũng như bồ nông. Phân loại. Họ Pelecanidae được giới thiệu (như Pelicanea) bởi bác học người Pháp Constantine Samuel Rafinesque năm 1815. Bồ nông cũng đặt tên cho bộ Pelecaniformes, một bộ có lịch sử phân loại đa dạng. Chim cốc biển, chim cốc, chim nhiệt đới, và chim điên, tất cả các thành viên truyền thống của bộ, kể từ đó đã được phân loại lại: các loài chim nhiệt đới vào bộ riêng của chúng, Họ Chim nhiệt đới, và phần còn lại vào Họ Chim điên. Ở vị trí của chúng, diệc, cò quăm, cò thìa, cò mỏ giày và cò đầu búa hiện đã được chuyển vào Bộ Bồ nông. Bằng chứng phân tử cho thấy rằng cò mỏ giày và cò đầu búa tạo thành một nhóm chị em với bồ nông, Mặc dù vẫn có một số nghi ngờ về mối quan hệ chính xác giữa ba dòng truyền thừa. Ghi chép lâu đời nhất được biết về bồ nông là tibiotarsus bên phải rất giống với những loài hiện đại từ Birket Qarun Formation trong Wadi El Hitan ở Ai Cập, có niên đại vào cuối thế Eocene (tầng Priabonia), được gọi là chi "Eopelecanus." Các loài còn sống. Theo truyền thống, tám loài bồ nông còn sống được chia thành hai nhóm, một nhóm chứa bốn loài làm tổ trên mặt đất với bộ lông trưởng thành chủ yếu là màu trắng (Bồ nông Úc, Dalmatian, bồ nông trắng lớn, và bồ nông trắng Mỹ), và một loài chứa bốn loài có bộ lông màu xám hoặc nâu làm tổ tốt nhất trên cây (bồ nông lưng hồng, bồ nông chân xám và bồ nông nâu), hoặc trên đá biển (bồ nông Peru). Phần lớn bồ nông nâu và bồ nông Peru, trước đây được coi là conspecus, đôi khi được phân tách khỏi các loài khác bằng cách xếp vào phân chi "Leptopelecanus" nhưng trên thực tế, các loài có cả hai dạng ngoại hình và hành vi làm tổ đều được tìm thấy ở cả hai. Trình tự DNA của cả gen ty thể và hạt nhân mang lại những mối quan hệ khá khác nhau; ba con bồ nông Tân thế giới tạo thành một dòng, với chị em bồ nông trắng Mỹ với hai con bồ nông nâu, và năm loài ở Cựu Thế giới còn lại. Đốm, lưng hồng và chân xám đều có quan hệ họ hàng gần với nhau, trong khi bồ nông trắng Úc là họ hàng gần nhất của chúng. Bồ nông trắng lớn cũng thuộc dòng dõi này, nhưng là loài đầu tiên tách ra khỏi tổ tiên chung của bốn loài còn lại. Phát hiện này cho thấy rằng bồ nông đã tiến hóa ở Cựu Thế giới và lan sang châu Mỹ, và sở thích làm tổ trên cây hoặc trên mặt đất có liên quan nhiều đến kích thước hơn là di truyền. Các loài còn sinh sống được sắp xếp theo trật tự phát sinh chủng loài. Nhiều loài "Pelecanus" tuyệt chủng được biết đến nhờ hóa thạch, gồm: Mô tả. Bồ nông là loài chim lớn với mỏ rất dài, đặc trưng bởi một cái móc cong xuống ở cuối hàm trên và phần đính kèm của một túi gular khổng lồ ở phía dưới. Xương hàm dưới mảnh mai của mỏ dưới và cơ lưỡi linh hoạt tạo thành cái giỏ để bắt cá, và đôi khi là trữ nước mưa, mặc dù vậy, để không cản trở việc nuốt những con cá lớn nên cái lưỡi của nó rất nhỏ. Chúng có cổ dài và đôi chân ngắn mập mạp với bàn chân lớn, có màng đầy đủ. Mặc dù chúng là một trong những loài chim biết bay nặng nhất, chúng tương đối nhẹ so với khối lượng toàn thân do các túi khí trong bộ xương và bên dưới da, giúp chúng có thể nổi cao trên mặt nước. Đuôi ngắn và vuông. Đôi cánh dài và rộng, có hình dạng phù hợp để bay vút lên và lướt đi, đồng thời có số lượng lớn bất thường từ 30 đến 35 lông bay thứ cấp. Con đực thường lớn hơn con cái và có mỏ dài hơn. Loài nhỏ nhất là bồ nông nâu, những cá thể nhỏ có thể dài không quá và ,với sải cánh nhỏ tầm. Lớn nhất được cho là Bồ nông đốm, lên đến và , với sải cánh tối đa là . Mỏ của bồ nông Úc đực có thể dài tới , dài nhất trong loài chim. Bồ nông có bộ lông chủ yếu sáng màu, ngoại trừ bồ nông nâu và bồ nông Peru. Mỏ, túi và da mặt của tất cả các loài trở nên sáng hơn trước khi mùa sinh sản bắt đầu. Túi cổ họng của bồ nông nâu California chuyển màu đỏ tươi và ngã dần sang màu vàng sau khi đẻ trứng, trong khi túi cổ họng của bồ nông Peru chuyển sang màu xanh lam. Bồ nông trắng Mỹ mọc một cái núm nổi bật trên mỏ của nó, núm này sẽ rụng đi sau khi con cái đẻ trứng. Bộ lông của những con bồ nông chưa trưởng thành sẫm màu hơn so với những con trưởng thành. Con non mới nở sẽ trần trụi và có màu hồng, sau 4 đến 14 ngày sẽ sẫm dần thành xám hoặc đen, sau đó phát triển một lớp lông tơ màu trắng hoặc xám. Phân bố và môi trường sống. Bồ nông hiện đại được tìm thấy trên tất cả các châu lục ngoại trừ Nam Cực. Chúng chủ yếu sống ở những vùng ấm áp, mặc dù phạm vi sinh sản kéo dài đến vĩ độ 45° Nam (bồ nông Úc ở Tasmania) và 60° Bắc (bồ nông trắng Mỹ ở miền tây Canada). Các loài chim của vùng nước nội địa và ven biển, chúng vắng mặt ở các vùng cực, đại dương sâu thẳm, các đảo đại dương (ngoại trừ Galapagos) và nội địa Nam Mỹ, cũng như từ bờ biển phía đông Nam Mỹ từ cửa Sông Amazon hướng nam. Xương dưới hóa thạch đã được phục hồi từ xa về phía nam như Đảo Nam của New Zealand, mặc dù sự khan hiếm và xuất hiện biệt lập của chúng cho thấy rằng những bộ xương cốt này có thể chỉ là của những người lang thang từ Úc (giống như trường hợp ngày nay). Sinh sản và tuổi thọ. Bồ nông là loài sống và làm tổ theo đàn. Nó sống theo cặp một vợ một chồng trong một mùa duy nhất, nhưng liên kết cặp chỉ kéo dài đến khu vực làm tổ; bạn tình sẽ độc lập rời khỏi tổ. Các loài làm tổ trên mặt đất (màu trắng) có một kiểu tán tỉnh cộng đồng phức tạp liên quan đến một nhóm con đực đuổi theo một con cái duy nhất trên không, trên cạn hoặc dưới nước trong khi nhắm, há hốc mồm và lao vào nhau. Chúng có thể hoàn thành quá trình trong một ngày. Các loài làm tổ trên cây có một quy trình đơn giản hơn, trong đó những con đực đậu khoe dáng cho con cái. Vị trí của đàn sinh sản bị hạn chế bởi nguồn cung cấp cá dồi dào, mặc dù bồ nông có thể sử dụng nhiệt để bay lên và di chuyển hàng trăm km mỗi ngày để lấy thức ăn. Bồ nông Úc có hai chiến lược sinh sản tùy thuộc vào mức độ dự đoán môi trường của bầy. Các đàn gồm hàng chục hoặc hàng trăm, hiếm khi là hàng nghìn con chim thường xuyên sinh sản trên các hòn đảo nhỏ ven biển và cận duyên hải, nơi thức ăn luôn sẵn có theo mùa hoặc lâu dài. Ở vùng nội địa khô cằn của Úc, đặc biệt là ở lòng chảo nội lục lưu vực hồ Eyre, bồ nông sinh sản theo cơ hội với số lượng rất lớn lên tới 50.000 cặp, khi lũ lụt lớn bất thường, có thể cách nhau nhiều năm, lấp đầy phù du hồ nước mặn và cung cấp một lượng lớn thức ăn trong vài tháng trước khi cạn kiệt trở lại. Ở tất cả các loài, giao cấu diễn ra tại địa điểm làm tổ; nó bắt đầu ngay sau khi ghép đôi và tiếp tục trong 3–10 ngày trước khi đẻ trứng. Con đực mang vật liệu làm tổ, đôi khi ở những loài làm tổ trên mặt đất (có thể không xây tổ) trong túi và ở những loài làm tổ trên cây theo chiều ngang trong mỏ. Con cái sau đó chất đống vật liệu lên để tạo thành một cấu trúc đơn giản. Trứng có hình bầu dục, màu trắng và kết cấu thô. Tất cả các loài thường đẻ ít nhất hai quả trứng; kích thước ly hợp thông thường là từ một đến ba, hiếm khi lên đến sáu. Cả hai giới đều ấp trứng trên hoặc dưới bàn chân; chúng có thể thay nhau ấp. Quá trình ấp trứng mất 30–36 ngày; tỷ lệ nở thành công của các cặp không bị xáo trộn có thể lên tới 95%, nhưng do sự cạnh tranh của anh chị em hoặc siblicide, trong tự nhiên, thường tất cả trừ một con non duy nhất, đều chết trong vòng vài tuần đầu tiên (sau này ở loài lưng hồng và mỏ đốm). Cả bố và mẹ đều cho con ăn. Con non được cho ăn bằng cách nôn trớ; sau khoảng một tuần, chúng có thể chui đầu vào túi bố mẹ và tự ăn. Đôi khi trước đó, nhưng đặc biệt là sau khi được cho ăn, bồ nông con có vẻ như "nổi cơn thịnh nộ" bằng cách kêu to và kéo lê thành hình vòng tròn bằng một cánh và một chân, đập đầu xuống đất hoặc bất cứ thứ gì gần đó và đôi khi cơn giận dữ kết thúc bằng thứ trông giống như một cơn co giật dẫn đến việc con non bất tỉnh trong thời gian ngắn; lý do không được biết rõ ràng, nhưng người ta cho rằng là để thu hút sự chú ý và tránh xa bất kỳ anh chị em nào đang chờ được cho ăn. Cha mẹ của các loài làm tổ trên mặt đất đôi khi kéo những con non lớn hơn bằng đầu một cách thô bạo trước khi cho chúng ăn. Từ khoảng 25 ngày tuổi, con non của những loài này tụ tập thành "bầy đàn" hoặc "crèches" gồm tối đa 100 con mà chỉ chim bố mẹ chỉ nhận và cho con đẻ ăn. Đến 6–8 tuần, chúng đi lang thang khắp nơi, thỉnh thoảng bơi lội và có thể tập ăn chung. Con non của tất cả các loài đủ lông đủ cánh 10–12 tuần sau khi nở. Chúng có thể ở lại với cha mẹ, nhưng sẽ hiếm khi hoặc không bao giờ được cho ăn nữa. Chúng trưởng thành khi được ba hoặc bốn tuổi. Khả năng sinh sản thành công nói chung rất khác nhau. Bồ nông sống từ 15 đến 25 năm trong tự nhiên, mặc dù một con có thể sống tới 54 tuổi trong điều kiện nuôi nhốt. Thức ăn. Chế độ ăn uống của bồ nông thường là cá, nhưng đôi khi cũng ăn lưỡng cư, rùa, giáp xác, côn trùng, chim và động vật có vú. Kích thước của con mồi ưa thích khác nhau tùy thuộc vào loài bồ nông và vị trí. Ví dụ, ở Châu Phi, bồ nông lưng hồng thường bắt cá có kích cỡ từ cá bột cho đến và bồ nông trắng lớn thích cá lớn hơn một chút, lên đến , nhưng ở châu Âu, loài thứ hai đã được ghi nhận bắt cá lên đến . Ở vùng nước sâu, bồ nông trắng thường bắt cá một mình. Gần bờ hơn, một số đàn cá nhỏ bao vây hoặc tạo thành hàng để lùa chúng vào chỗ nước nông, đập cánh trên mặt nước rồi vồ lấy con mồi. Mặc dù tất cả các loài bồ nông có thể kiếm ăn theo nhóm hoặc đơn lẻ, nhưng bồ nông đốm, lưng hồng và chân xám là những loài duy nhất thích kiếm ăn đơn độc. Khi săn theo nhóm, tất cả các loài bồ nông phối hợp với nhau để bắt con mồi và bồ nông Dalmatian thậm chí có thể hợp tác với chim cốc đế. Những con cá lớn được bắt bằng mũi mỏ, sau đó tung lên không trung để bắt và trượt trực tiếp vào cổ họng. Một con mòng biển đôi khi sẽ đứng trên đầu con bồ nông, mổ nó để đánh lạc hướng và tóm lấy một con cá từ cái mỏ mở. Bồ nông đôi khi cũng cướp mồi từ các loài chim nước khác. Hiện trạng và bảo tồn. Số lượng. Trên toàn cầu, quần thể bồ nông bị ảnh hưởng bất lợi bởi các yếu tố chính sau: suy giảm nguồn cung thức ăn chính là cá do đánh bắt quá mức hoặc ô nhiễm nước, phá hủy môi trường sống, tác động trực tiếp của hoạt động con người như xáo trộn các đàn làm tổ, săn bắn và tiêu hủy, vướng vào dây câu và lưỡi câu, và sự hiện diện của các chất ô nhiễm như DDT và endrin. Hầu hết các quần thể của loài ít nhiều ổn định, mặc dù ba loài được IUCN phân loại là có nguy cơ. Tất cả các đều loài sinh sản dễ dàng trong vườn thú, điều này có khả năng hữu ích cho việc quản lý bảo tồn. Tổng quần thể bồ nông nâu và bồ nông Peru ước tính khoảng 650.000 con, với khoảng 250.000 con ở Hoa Kỳ và Caribe, và 400.000 con ở Peru. Hội Audubon Quốc gia ước tính số lượng toàn cầu của bồ nông nâu là 300.000. Số lượng bồ nông nâu giảm mạnh trong những năm 1950 và 1960, phần lớn là hậu quả của ô nhiễm DDT trong môi trường, và loài này được liệt vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng ở Hoa Kỳ vào năm 1970. Với những hạn chế sử dụng DDT ở Hoa Kỳ từ năm 1972, quần thể đã phục hồi và hủy niêm yết vào năm 2009. Chọn lọc và xáo trộn. Bồ nông đã bị con người săn đuổi vì lầm tưởng chúng săn bắt cá quá nhiều, mặc dù thực tế là chế độ ăn của chúng không giống với cá do con người đánh bắt. Bắt đầu từ thập niên 1880, bồ nông trắng Mỹ bị đánh bằng dùi cui, trứng của chúng và con non bị phá hủy một cách có chủ ý, đồng thời các địa điểm kiếm ăn và làm tổ của chúng bị mất dần do các quy hoạch nước và thoát nước vùng ngập nước. Ngay cả trong thế kỷ 21, sự gia tăng dân số của bồ nông trắng Mỹ ở đông nam Idaho của Hoa Kỳ vẫn bị coi là mối đe dọa với ngành đánh bắt cá hồi giải trí ở đó, dẫn đến những nỗ lực chính thức nhằm giảm số lượng bồ nông thông qua quấy rối có hệ thống và chọn lọc. Ngộ độc và ô nhiễm. Ô nhiễm DDT trong môi trường là nguyên nhân chính làm suy giảm quần thể bồ nông nâu ở Bắc Mỹ trong thập niên 1950 và 1960. Nó xâm nhập vào lưới thức ăn của đại dương, gây ô nhiễm và tích tụ ở một số loài, bao gồm cả một trong những loài cá là thức ăn chính của bồ nông - cá cơm phương bắc. Chất chuyển hóa DDE là chất độc đối với sự sinh sản ở bồ nông và nhiều loài chim khác, khiến vỏ trứng mỏng và yếu đi, dẫn đến thất bại trong quá trình sinh sản do trứng vô tình bị nghiền nát khi ấp chim. Kể từ khi lệnh cấm sử dụng DDT có hiệu lực được thực hiện ở Hoa Kỳ vào năm 1972, vỏ trứng của những con bồ nông nâu sinh sản ở đó đã dày lên và quần thể của chúng phần lớn đã phục hồi. Là loài chim nước ăn cá, bồ nông rất dễ bị dính dầu tràn lẫn do tác động đến nguồn thức ăn của chúng. Một báo cáo năm 2007 của Ủy ban Trò chơi và Cá California ước tính rằng trong 20 năm trước, khoảng 500–1000 con bồ nông nâu đã bị ảnh hưởng bởi sự cố tràn dầu ở California. Một báo cáo năm 2011 của Trung tâm Đa dạng Sinh học, một năm sau Sự cố tràn dầu Deepwater Horizon vào tháng 4 năm 2010, cho biết 932 con bồ nông nâu đã bị ảnh hưởng bởi dầu và ước tính rằng con số bị tổn hại do sự cố đó hơn gấp 10 lần. Ký sinh trùng và bệnh tật. Cũng như họ chim khác, bồ nông dễ bị nhiễm nhiều loại ký sinh trùng. Loài muỗi "Culex pipens" gieo rắc chứng sốt rét gia cầm, và mật độ cao của những loài côn trùng cắn này có thể làm giảm số lượng các đàn bồ nông. Những con đỉa có thể dính vào lỗ thông hoặc đôi khi là bên trong túi. Một nghiên cứu về ký sinh trùng trên bồ nông trắng Mỹ đã tìm thấy 75 loài khác nhau, bao gồm sán dây, sán lá, ruồi, bọ chét, ve, và tuyến trùng.
1
null
Huân chương Thập tự Hải quân là huân chương cao cấp thứ hai của quân đội, trao cho những hành động dũng cảm phi thường trong chiến đấu thuộc lực lượng Hải quân Hoa Kỳ, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ và cảnh sát biển. Huân chương này tương đương với Huân chương Thập tự Không quân và Army's Distinguished Service Cross. Huân chương Thập tự Hải quân được Bộ Hải quân Hoa Kỳ trao cho các thành viên thuộc binh chủng khác và nhân viên quân sự nước ngoài trong thời gian làm việc với lực lượng hải quân Hoa Kỳ. Huân chương Thập tự Hải quân được thiết lập thông quân đạo luật của Quốc hội Hoa Kỳ (Công Luật 65-253) và đã được phê duyệt ngày 04 tháng 2 năm 1919. Tiêu chuẩn. Huân chương Thập tự Hải quân có thể trao cho bất kỳ thành viên của quân đội Hoa Kỳ trong khi phục vụ Hải quân Hoa Kỳ, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, hoặc cảnh sát biển Hoa Kỳ có hành động anh dũng phi thường. Hành động dũng cảm phải thuộc những nguyên tắc sau: 1. Trong khi tham gia vào các hành động chống lại một kẻ thù của Hoa Kỳ.<br> 2. Trong khi tham gia vào các hoạt động quân sự liên quan đến cuộc xung đột với một lực lượng nước ngoài.<br> 3. Trong khi phục vụ thân thiện với các lực lượng nước ngoài tham gia vào một cuộc xung đột vũ trang, trong đó Hoa Kỳ không phải là bên tham chiến. Mô tả và biểu tượng. Ruy băng. Ruy băng Huân chương Thập tự Hải quân với một sọc trung tâm màu trắng đại diên cho lòng vị tha, còn lại là màu xanh ám chỉ lực lượng hải quân
1
null
Bồ nông Peru (danh pháp khoa học: "Pelecanus thagus") là một loài bồ nông. Nó sinh sống ở bờ biển tây của Nam Mỹ, từ đảo Lobos de Tierra ở Peru đến đảo Pupuya ở Chile. Loài chim này có màu tối với một sọc trắng từ đầu của mỏ lên chóp đầu và xuống hai bên cổ. Chúng có trọng lượng trung bình 15,4 lb (7 kg), chiều dài tổng thể khoảng 5 ft (1,5 m). Mùa sinh sản chính diễn ra từ tháng 9-tháng 3. Mỗi con mái đẻ hai hoặc ba quả trứng. Trứng được ấp trong khoảng 4 đến 5 tuần, với thời gian nuôi chim non kéo dài khoảng 3 tháng. Con chim này ăn một số loài cá. Nó bắt mồi bằng cách lao xuống nước lặn khi bay, như bồ nông nâu. Tình trạng của nó lần đầu tiên được đánh giá trong sách đỏ IUCN năm 2008, được liệt kê vào nhóm gần bị đe dọa.
1
null
Serge Haroche (11 tháng 9 năm 1944) là một nhà vật lý Pháp. Từ năm 2001, ông là giáo sư tại Collège de France với chức chủ tịch bộ phận vật lý lượng tử. Ông đã được trao Huy chương vàng của Trung tâm nghiên cứu Khoa học quốc gia Pháp năm 2010. Năm 2012, ông đoạt giải Nobel Vật lý cùng với David J. Wineland vì "Serge Haroche và David Wineland giúp giới khoa học thực hiện những thí nghiệm mới trong vật lý lượng tử bằng việc tìm ra cách quan sát các hạt lượng tử đơn lẻ mà vẫn giữ được các đặc tính của chúng. Những phương pháp mang tính đột phá của họ dẫn tới sự ra đời của những đồng hồ cực kỳ chính xác và giúp giới khoa học tạo ra những thành tựu đầu tiên trong nỗ lực chế tạo máy tính siêu tốc". Theo Viện Hàn lâm Khoa học hoàng gia Thụy Điển, hai nhà nghiên cứu đã sử dụng những giải pháp trái ngược để kiểm tra, kiểm soát và đếm hạt cơ bản. Wineland "nhốt" các ion và đo chúng bằng ánh sáng. Trong khi đó, Haroche kiểm soát và đo các hạt ánh sáng (photon). Sơ khai tiểu sử. Serge Haroche được sinh ra ở Casablanca trong một gia đình người Do Thái. Cha ông là một luật sư còn mẹ ông là một giáo viên. Năm 1956, cuối thời kỳ bảo hộ của Pháp ở Maroc, ông rời Maroc đến Pháp lúc chỉ 12 tuổi. Ông kết hôn với Claudine Haroche, một nhà xã hội học, có hai con và hiện đang sinh sống tại Paris. Sự nghiệp nghiên cứu. Haroche làm việc cho Trung tâm nghiên cứu Quốc gia Pháp (CNRS) từ 1967 đến 1975. Ông thực hiện nghiên cứu sau tiến sĩ một năm (1972-1973) cùng nhóm của Arthur Leonard Schawlow tại đại học Standford. Năm 1975, ông nhận chức giáo sư trường Paris VI, đồng thời đảm nhiệm chức vụ giảng dạy ở École Polytechnique (1973–1984), đại học Harvard (1981), và đại học Yale (1984–1993). Từ 1994-2000, ông là trưởng khoa Vật lý trường École Normale Supérieure. Từ 2001, ông giữ chức giáo sư trường Collège de France, đảm nhận bộ phận Vật lý lượng tử. Ông còn là thành viên của Hiệp hội Vật lý Pháp, Hiệp hội Vật lý châu Âu và cả của Hiệp hội Vật lý Hoa Kỳ. Tháng 9, 2012, ông được bầu vào vị trí quản trị trường Collège de France. Ngày 9 tháng 10 năm 2012, ông nhận giải thưởng Nobel cùng với nhà vật lý người Mý David Wineland cho công trình của họ về đo đạc và thao tác trên các hệ lượng tử.
1
null
David Jeffrey Wineland (24 tháng 2 năm 1944) là một nhà vật lý Mỹ đang làm việc tại phòng thí nghiệm vật lý học Viện quốc gia Tiêu chuẩn và Công nghệ (NIST) và Đại học Colorado ở Boulder. Những thành tựu mà ông đạt được bao gồm những tiến bộ trong quang học, đặc biệt là làm lạnh các ion bằng laser trong các bẫy của Paul sử dụng các ion bị nhốt để tiến hành các hoạt động tính toán lượng tử. Wineland tốt nghiệp Trung học Encina ở Sacramento, California năm 1961, ông nhận bằng cử nhân Đại học California, Berkeley vào năm 1965 và tiến sĩ năm 1970, và làm việc tại Đại học Harvard. Sau đó, ông là một tiến sĩ tại Đại học Washington trước khi gia nhập Cục Tiêu chuẩn Quốc gia vào năm 1975, nơi ông thành lập nhóm lưu trữ ion, ngày nay là NIST ở Boulder. Wineland là một thành viên của hội Vật lý Mỹ, Hội Quang học Mỹ, và được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia vào năm 1992. Năm 2012, ông đoạt giải Nobel Vật lý cùng với Serge Haroche vì "Serge Haroche và David Wineland giúp giới khoa học thực hiện những thí nghiệm mới trong vật lý lượng tử bằng việc tìm ra cách quan sát các hạt lượng tử đơn lẻ mà vẫn giữ được các đặc tính của chúng. Những phương pháp mang tính đột phá của họ dẫn tới sự ra đời của những đồng hồ cực kỳ chính xác và giúp giới khoa học tạo ra những thành tựu đầu tiên trong nỗ lực chế tạo máy tính siêu tốc". Ủy ban trao giải Nobel cũng cho rằng "Những phương pháp đột phá của họ đã giúp cho lĩnh vực nghiên cứu này có thể có những bước đi đầu tiên hướng tới việc tạo nên một loại máy tính siêu nhanh mới dựa trên vật lý lượng tử" và nghiên cứu của hai nhà khoa học cũng dẫn đến việc tạo ra những chiếc đồng hồ cực kỳ chính xác, có thể là cơ sở tương lai cho một tiêu chuẩn mới về thời gian, với độ chính xác cao hơn hàng trăm lần so với các đồng hồ hiện nay.
1
null