text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
là người con thứ ba và là con trai duy nhất của Hoàng tự Fumihito và Hoàng tự phi Kiko. Thân vương còn có 2 người chị gái là Cựu Nội Thân vương Mako và Nội Thân vương Kako
Thân vương đứng thứ hai trong thứ tự kế thừa hoàng vị của Nhật Bản sau cha mình.
Tiểu sử.
Thân vương sinh lúc 8:27 sáng (giờ chuẩn Nhật Bản) theo phương pháp mổ sinh tại Bệnh viện Aiiku ở Tokyo sau các biến chứng trong thời kì mang thai, được chẩn đoán một phần là do chứng nhau tiền đạo ("placenta praevia"), dẫn đến việc lâm bồn sớm hơn hai tuần. Khi sinh, thân vương nặng 2.556kg (5 lb 10 oz). Thân vương phi Kiko đã hiến huyết dây rốn cho "Mạng lưới Ngân hàng máu dây rốn Nhật Bản" để phục vụ cho mục đích y học.
Thân vương Hisahito là hoàng nam đầu tiên được sinh ra trong Hoàng thất Nhật Bản kể từ năm 1965, cũng là năm sinh cha của thân vương. Tên húy "Du Nhân" (Hisahito) của thân vương nghĩa là "yên ổn" (悠, "du") và "đạo đức tốt" (仁, "nhân") theo lý giải của Cung nội sảnh. Tên húy của thân vương do cha đặt, và ngự tiêu dùng để đánh dấu đồ đạc của thân vương là cây "koyamaki" (thông dù Nhật Bản).
Khác với các thành viên hoàng tộc khác, Hisahito học mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở tại các trường thuộc Trường Đại học Ochanomizu, và là thành viên hoàng tộc đầu tiên không học tiểu học tại trường Gakushuin. Cậu được sống một cuộc sống bình dị như bao trẻ em khác, học giỏi và rất thích chơi với bạn bè, thân thiện và gần gũi, thích leo núi và trượt tuyết. Cậu cùng hai chị mình là Mako và Kako cũng yêu thích công việc chăm sóc khu nông trại của gia đình trong Cung điện Hoàng gia.
Tháng 8 năm 2019, trước khi bác mình là Thái tử Naruhito lên ngôi Thiên Hoàng, Thân vương cùng bố mẹ đến thăm Bhutan, đây là lần đầu tiên cậu đi nước ngoài. Tại Bhutan, họ được Quốc vương và Vương hậu tiếp đón, đi thăm Bảo tàng Quốc gia, Hisahito cũng tập bắn cung tại khu bắn cung của Nhà vua.
Do dịch COVID-19, Thân vương chủ yếu học trực tuyến ngay tại phủ đệ Akishino của gia đình.
Năm 2022, Thân vương Hisahito vào học ở trường Trung học Phổ thông thuộc Đại học Tsukuba danh tiếng ở Tokyo, do trường cấp ba thuộc Đại học Ochanomizu chỉ dành cho nữ sinh . Thân vương đã tự đưa ra quyết định học tại ngôi trường này sau khi xem xét kỹ càng các trường cấp ba và thảo luận với cha mẹ.
Vấn đề kế vị.
Vào tháng 1 năm 2007, thủ tướng Nhật Bản khi đó là Shinzō Abe đã tuyên bố rằng ông sẽ ngưng một đề xuất sửa đổi điển phạm Hoàng thất nhằm cho phép nữ giới kế vị. Đề xuất được đưa ra vào thời điểm khi cả hai hoàng nam lúc đó của Thiên hoàng Akihito đều chưa có con trai. Với việc Thân vương Hisahito (con trai của một trong hai hoàng nam của Thiên hoàng Akihito) chào đời, dường như điển phạm sẽ không bị sửa đổi để cho phép chị họ của Thân vương là Nội Thân vương Aiko, con gái duy nhất của Hoàng thái tử Naruhito, có thể trở thành Nữ Thiên Hoàng và do đó đã chấm dứt cuộc tranh cãi kế vị tại Nhật Bản.
Mặc dù trong lịch sử Nhật Bản đã từng có đến tám Nữ Thiên hoàng trị vì, song họ chỉ nắm giữ vị trí này tạm thời hoặc để "trông nom". Những người kế vị các Nữ Thiên hoàng hầu hết được chọn từ các nam giới thuộc các nhánh xa của hoàng tộc và họ sẽ kế vị các nữ Thiên hoàng khi đủ lớn, đó là lý do vì sao các học giả bảo thủ lập luận việc nữ giới trị vì chỉ là tạm thời và rằng truyền thống nam giới kế vị cần phải được duy trì.
Hiện Thân vương Hisahito đứng thứ hai trong danh sách kế vị, sau cha cậu là Thân vương Fumihito và trước ông chú, Thân vương Masahito. | 1 | null |
Xã Hamilton () là một xã thuộc quận Sullivan, tiểu bang Indiana, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của xã này là 6.869 người và 3,211 ngôi nhà.
Địa lý.
Theo điều tra dân số năm 2010, xã có tổng diện tích , trong đó (hoặc 97,82%) là đất và (hoặc 2,18%) là nước.
Nghĩa trang.
Xã có ít nhất 12 nghĩa trang: Brodie, Center Ridge, Coffman, Free, Good Hope, Little Flock, Moore, Morgan, Palmers Prairie, Spencer, Timmons and Walls. | 1 | null |
Kim Jong-nam (10 tháng 5 năm 1971 – 13 tháng 2 năm 2017) là con trai cả của cố lãnh đạo Kim Jong-il của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Kể từ năm 2011, ông đã được chọn là người thừa kế của cha mình và sẽ là lãnh đạo tiếp theo của quốc gia này. Năm 2001, Kim Jong-nam đã bí mật bay sang Nhật Bản bằng hộ chiếu giả để đi du lịch tại Disneyland Tokyo, tuy nhiên sau đó ông đã bị cảnh sát Nhật Bản bắt giữ khi đang ở sân bay. Điều này đã dẫn đến việc một người em trai cùng cha khác mẹ với ông là Kim Jong-un lên nắm quyền thay cho ông vào năm 2011. Kim Jong-nam sau đó đã công khai chỉ trích em trai mình là một "kẻ tham quyền" và nói rằng: "Cậu ta không có đủ tư cách cũng như kinh nghiệm để trở thành một nhà lãnh đạo! Nếu như cậu ta lên nắm quyền thì ngày tàn sẽ đến với Triều Tiên!". Không những vậy, ông còn nhiều lần chỉ trích, lên án chế độ "gia tộc họ Kim" lên nắm quyền ở Triều Tiên và là một người ủng hộ việc đưa quốc gia này trở thành một nước tư bản, thân phương Tây.
Ngày 13 tháng 2 năm 2017, Kim Jong-nam đã bị ám sát bằng chất độc VX và đã chết tại sân bay Kuala Lumpur, Malaysia. Vụ ám sát này được cho là do nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bày ra. Các hung thủ cũng đã bị bắt giữ ngay sau vụ việc.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Cuộc sống ban đầu.
Kim Jong-nam sinh tại Bình Nhưỡng, mẹ là Song Hye-rim, một trong ba người phụ nữ được ghi nhận là đã có con với Kim Jong-il. Do bị Kim Nhật Thành phản đối, Kim Jong-il đã giữ bí mật về mối quan hệ giữa mình và Song Hye-rim, vì thế Kim Jong-il ban đầu đã không cho Kim Jong-nam đến trường, và gửi con trai đến sống tại nhà chị gái của mình-Song Hye-rang, bà cũng làm gia sư cho Kim Jong-nam.
Kim Jong-nam được thuật là có tính cách tương tự như cha mình, và người cô của ông mô tả ông là "nóng nảy, nhạy cảm, và có năng khiếu nghệ thuật." Người cô này cũng nói vào năm 2000 rằng Kim Jong-nam "không muốn kế thừa cha mình." Giống như Kim Jong-il, ông quan tâm đến điện ảnh: ông đã viết kịch bản phim ngắn từ khi còn trẻ. Cha ông cũng lập ra một kho phim để ông sử dụng.
Theo tạp chí Nhật Bản "Shukan Shincho", Kim Jong-nam đã thực hiện nhiều chuyến thăm bí mật đến Nhật Bản, bắt đầu từ năm 1995. Một quyển sách về gia đình họ Kim, "Under the Loving Care of the Fatherly Leader" (Dưới sự bảo bọc đầy tình thương của cha già dân tộc) của Bradley K. Martin, thì viết rằng vào cuối thập niên 1990, Kim Jong-nam trở thành "một nhân vật quen thuộc" tại một nhà tắm công cộng ở Yoshiwara, một trong số các khu đèn đỏ của Tokyo.
1998 – 2001: Làm người kế vị.
Năm 1998, Kim Jong-nam được bổ nhiệm vào một vị trí cấp cao trong Bộ Công an, một dấu hiệu cho rằng ông sẽ trở thành một lãnh tụ tương lai. Theo tường thuật thì ông cũng được bổ nhiệm làm người đứng đầu của Ủy ban Máy tính Triều Tiên, phụ trách phát triển công nghiệp công nghệ thông tin. Vào tháng 1 năm 2001, ông tháp tùng cha đến Thượng Hải, và tại đây ông đã có các buổi nói chuyện với các quan chức Trung Quốc về công nghệ thông tin.
Sự kiện Disneyland Tokyo 2001.
Vào tháng 5 năm 2001, Kim Jong-nam đã bị bắt khi đến Sân bay quốc tế Narita cùng với hai phụ nữ và một cậu bé bốn tuổi được xác định là con trai ông. Ông đến Nhật du lịch bằng một hộ chiếu giả của Cộng hòa Dominica với cái tên Trung Quốc, Bàng Hùng (胖熊), có nghĩa là "gấu béo" trong Quan thoại. Kim Jong-nam được tường thuật là mặc một chiếc áo sơ mi trắng và áo khoác tối màu cùng với kính mát và dây chuyền vàng. Sau khi bị giam giữ vài ngày, ông bị trục xuất đến Trung Quốc theo chỉ thị của chính phủ Nhật Bản. Kim Jong-nam có vẻ như đã kể với người thẩm vấn mình rằng ông đến Nhật Bản là để thăm Disneyland Tokyo tại Urayasu, gần Tokyo. Sự kiện này đã khiến Kim Jong-il hủy bỏ một kế hoạch viếng thăm Trung Quốc.
2001–2005: Thất sủng.
Cho đến tận sự kiện Tokyo, Kim Jong-nam đã được dự tính trở thành nhà lãnh đạo tương lai của đất nước. Người ta tin rằng Kim Jong-un đã trở thành người thừa kế từ sau sự kiện này. Do lòng trung thành của Quân đội là nền tảng thực sự để gia đình họ Kim tiếp tục nắm giữ quyền lực tại Triều Tiên, điều này đã khiến triển vọng của Kim Jong-nam trở nên xấu đi. Vào cuối năm 2003, có tường thuật rằng Kim Jong-nam đang sống ở Macau.
Năm 2003, Hwang Jang-yop, một cựu viên chức cấp cao của Đảng Lao động Triều Tiên trong các vấn đề đối ngoại đã đào tẩu sang Hàn Quốc từ năm 1997, thì Kim Jong-nam đã để mất cơ hội của mình: "Một người thừa kế cần phải là con của một người phụ nữ được quốc vương sủng ái, và sự thật là Kim Jong-il yêu Koh Young-hee nhất. Số mệnh của Kim Jong-nam đã được xác định."
Kim Jong-nam thì nói rằng ông để mất sự yêu mến bởi vì đã trở thành người ủng hộ cải cách sau khi tiếp thu giáo dục ở Thụy Sĩ, dẫn đến cha ông cho rằng ông đã trở thành một "tên tư sản". Trong một thư điện tử gửi cho biên tập viên của "Tokyo Shimbun", Kim Jong-nam đã viết rằng ""Sau khi tôi trở về Triều Tiên sau thời gian học tập tại Thụy Sĩ, tôi càng trở nên xa cách cha tôi hơn vì tôi nhấn mạnh về cải cách và mở cửa thị trường và cuối cùng được nhìn nhận bằng sự nghi ngờ"," cộng thêm "Cha tôi cảm thấy rất cô đơn sau khi gửi tôi đi học ở nước ngoài. Sau đó các em trai khác mẹ của tôi là Jong-chol và Jong-un cùng em gái khác mẹ Yeo-jong được sinh ra và sự quý mến của ông được chuyển sang cho họ. Và đến khi ông cảm thấy rằng tôi đã trở thành một tên tư sản sau nhiều năm học tập ở nước ngoài, ông đã rút ngắn thời gian học ở hải ngoại của các em tôi."
2005 – 2010: Kim Jong-un nổi lên.
"South China Morning Post" vào ngày 1 tháng 2 năm 2007, tường thuật lại rằng Kim Jong-nam đã sống ẩn cư cùng gia đình ở Macau trong ba năm và điều này gây ra một số lúng túng cho cả chính quyền Macau và Trung Quốc. Truyền hình Hàn Quốc và South China Morning Post tường thuật vào năm 2007 rằng Kim Jong-nam đã có một hộ chiếu Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, nhà đương cục Bồ Đào Nha và lãnh sự Bồ Đào Nha tại Macau, Pedro Moitinho de Almeida, thì cho rằng "Nếu thực sự tồn tại một tài liệu như vậy, nó chắc chắn là một thứ giả mạo".
Tháng 8 năm 2007, có tường thuật rằng Kim Jong-nam đã từ Macau quay trở về CHDCND Triều Tiên và bắt đầu làm việc tại một cơ quan trọng yếu của Đảng Lao động cầm quyền, thúc đẩy các đồn đoán rằng rạn nứt giữa Kim Jong-nam và cha ông ít nhất đã hàn gắn dược một phần và rằng Kim Jong-nam đã được chuẩn bị là người kế thừa tiềm năng. Sau đó, điều này được xác định là một tìn đồn và Kim Jong-nam vẫn ở Bắc Kinh và Macau như trước khi đến Áo và Pháp vì lý do y tế vào đầu tháng 11 năm 2007, nơi ông đã có một buổi phỏng vấn ngắn với truyền hình Nhật Bản sau khi tới Moskva.
Tháng 1 năm 2009, Kim Jong-nam cho biết ông "không quan tâm" đến việc kế thừa cha ông nắm giữ quyền lực, nói rằng điều này chỉ do cha ông quyết định. Tháng 6 năm 2010, Kim Jong-nam đã có một cuộc phỏng vấn ngắn với "AP" tại Macau trong khi chờ thang máy khách sạn. Ông nói với phóng viên rằng mình "không có kế hoạch" đào thoát đến châu Âu như báo chí đồn đại gần đây. Kim Jong-nam sống trong một căn hộ ở mũi cực nam đảo Lộ Hoàn của Macau cho đến năm 2007. Một tường thuật từ Hàn Quốc vào tháng 10 năm 2010 thì cho rằng Jong-nam không sống ở Macau trong "nhiều tháng", và nay ông qua lại giữa Trung Quốc và "quốc gia khác".
Cuối tháng 10 năm 2010, người em trai khác mẹ của ông là Kim Jong-un trở thành người thừa kế rõ ràng. Kim Jong-un được tuyên bố là Lãnh đạo tối cao của Triều Tiên sau cái chết của Kim Jong-il vào ngày 24 tháng 12 năm 2011.
Ngày 1 tháng 1 năm 2012, nhật báo Nhật Bản "Yomiuri Shimbun" đã tường thuật rằng Kim Jong-Nam đã bí mật bay đến Bình Nhưỡng từ Macau vào ngày 17 tháng 12 năm 2011, sau khi được biết về cái chết của cha mình vào ngày này và được cho là đã đi cùng Kim Jong-un khi khâm niệm cha lần cuối. Ông trở về Macau sau một vài ngày sau và không tham dự lễ tang để tránh đồn đoán về việc kế nhiệm.
Ngày 14 tháng 1 năm 2012, Kim Jong-nam được nhìn thấy là ở tại Bắc Kinh để chờ một chuyến bay của Air China đi Macau. Kim đã xác nhận danh tính của mình với một nhóm người Hàn Quốc bao gồm một giáo sư tại Đại học Incheon, và nói với họ rằng ông thường xuyên đi một mình.
Trong một cuốn sách xuất bản năm 2012 với tiêu đề "My Father, Kim Jong Il, and Me" của nhà báo người Nhật Yoji Gomi, người từng nhiều lần phỏng vấn Kim Jong-nam, theo đó, Kim Jong-nam hy vọng sự lãnh đạo của Kim Jong-un sẽ thất bại, viện dẫn rằng em trai mình còn quá trẻ và thiếu kinh nghiệm. Ông cũng nói rằng "Nếu không có cải cách, Triều Tiên sẽ sụp đổ, và khi thay đổi đó diễn ra, chế độ sẽ sụp đổ."
Cái chết.
Vào ngày 13 tháng 2 năm 2017, Một số tường thuật báo chí cho biết Kim bị ám sát tại Malaysia bởi hai người phụ nữ không nhận diện được, được suy đoán là điệp viên của Triều Tiên, trong chuyến trở về Macau tại trạm sân bay cho các hãng hàng không giá rẻ thuộc [[sân bay quốc tế Kuala Lumpur]]. Bởi vì ông đi du lịch ở Malaysia với tên là "Kim Chol", quan chức Malaysia không xác nhận chính thức ngay lập tức rằng Kim Jong-nam chính là người đàn ông bị giết. Tuy nhiên, chính phủ Hàn Quốc nói, họ chắc chắn, Kim Jong-nam là người đã chết. Theo cơ quan truyền thông của chính phủ Nhật Bản [[NHK]], các quan chức tình báo Hàn Quốc khẳng định người đàn ông đã chết thực sự là Kim Jong-nam, bởi vì dấu tay trùng hợp với dấu tay của Kim mà trước đây cơ quan tình báo Hàn Quốc có được.
Cảnh sát Malaysia xác nhận, Kim chết trong khi được đưa từ sân bay đến bệnh viện Putrajaya, nhưng nói rằng nguyên nhân chết chưa rõ. Sau đó trong cùng ngày, Giám đốc Cục Điều tra hình sự Malaysia Mohmad Salleh nói với các phương tiện truyền thông, "Không có dấu hiệu cho thấy Kim bị giết chết". Tường thuật ban đầu đề cập tới một số hình thức phun chất độc hoặc kim chích được sử dụng. Quan chức cảnh sát Malaysia Fadzil Ahmat nói với báo The Star của Malaysia rằng Kim đã báo động một nhân viên tiếp tân, nói rằng, "một người nào đó đã nắm lấy tôi từ đằng sau và tung chất lỏng vào mặt tôi". Quan chức này cũng nói với thông tấn xã chính phủ Malaysia [[Bernama]], rằng một người phụ nữ "phủ mặt Kim bằng một miếng vải tẩm chất lỏng". Tình báo Hàn Quốc cũng như một số cơ quan không được nêu tên khác nhau của chính phủ Mỹ, tin rằng, Kim bị kẻ thù của ông đầu độc. Nếu được xác nhận, cái chết của Kim sẽ là cái chết của một nhân vật quan trọng nhất liên quan đến Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên kể từ khi [[Jang Sung-taek]] bị [[hành quyết]] vào năm 2013.
Các quan chức Chính phủ Malaysia cho biết, quan chức Triều Tiên trong nước phản đối bất kỳ hình thức khám nghiệm tử thi được thực hiện trên cơ thể của Kim, nhưng khám nghiệm tử thi vẫn được tiến hành vì họ không nộp một công hàm phản đối chính thức. Khám nghiệm tử thi của Kim được tiến hành vào ngày 15 tháng 2 tại nhà xác bệnh viện Kuala Lumpur với sự hiện diện của một số quan chức Triều Tiên, và kết luận vào ngày hôm sau chính thức xác nhận danh tính xác chết là Kim, mặc dù thông tin khác sẽ không được loan báo cho đến khi báo cáo khám nghiệm tử thi hoàn thành. Đối với yêu cầu lấy xác Kim của Triều Tiên, Phó Thủ tướng Malaysia Ahmad Zahid Hamidi trả lời rằng họ chỉ giao xác khi khám nghiệm tử thi được thực hiện, và có "một số thủ tục" mà chính phủ CHDCND Triều Tiên phải làm. Vị Bộ trưởng nói thêm, xác sẽ được trao cho thân nhân hoặc đại sứ quán Triều Tiên tại nước này. Cảnh sát trưởng bang Selangor của Malaysia Abdul Samah Mat nói, xác chết chỉ được trao lại nếu gia đình ông Kim cung cấp một mẫu DNA để xác định người chết đúng là Kim Jong-nam. Một báo cáo chính thức của chính phủ nói, vợ thứ hai của Kim ở Macau đã liên lạc với chính phủ Trung Quốc để tìm giúp đỡ trong việc đòi xác.
Những vụ ám sát và động cơ.
Có những âm mưu ám sát Kim trong quá khứ. Vào cuối năm 2012, Kim Jong-nam xuất hiện Singapore một năm sau khi rời khỏi Macau. Ông rời Macau vì nghi ngờ mình là mục tiêu ám sát của Kim Jong-un; Các nhà chức trách Hàn Quốc truy tố trước đó một gián điệp của Triều Tiên tên là Kim Yong-su thú nhận lập kế hoạch cho một cuộc tấn công vào Kim Jong-nam trong tháng 7 năm 2010.
Sau cái chết của Kim, cảnh sát Malaysia bắt giữ một người phụ nữ tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur, liên quan đến cuộc tấn công vào ngày 14 tháng 2 năm 2017. Người phụ nữ 28 tuổi tên là [[Đoàn Thị Hương]] có sở hữu giấy thông hành của Việt Nam. Hương bị nhận diện qua camera an ninh sân bay, và không lâu sau khi cô bị bắt, báo "Malay Mail" công bố một bức ảnh của một người phụ nữ có liên hệ đến vụ giết người, được tin tưởng là Đoàn. Cảnh sát Malaysia cho biết họ đang tìm kiếm "một vài" nghi phạm khác có liên hệ đến vụ bị cho là giết người. Ngày 16 tháng 2, một người phụ nữ 30 tuổi tên Siti Aishah có giấy tờ thông hành của Indonesia cũng bị bắt vì dính líu đến vụ án và bị nhận diện là nghi phạm nữ thứ hai. Bạn trai Aishah, một người Malaysia 26 tuổi tên là Muhammad bin Farid Jalaluddin cũng bị bắt giữ để hỗ trợ trong việc điều tra. Theo tờ Oriental Daily News, nữ nghi phạm đầu tiên nói với cảnh sát, cô ta được 4 người đàn ông cùng đi với cô và cô bạn đồng hành yêu cầu phun vào nạn nhân với một chất lỏng không được xác định trong khi nữ đồng hành của cô giữ và che mặt nạn nhân với một chiếc khăn tay như là một phần của một trò đùa. Người phụ nữ cho biết, sau khi cô quay trở lại để tìm kiếm bốn người đàn ông và người đồng hành của mình, họ đều đã biến mất, và cô quyết định quay trở lại sân bay vào ngày hôm sau. Nữ nghi phạm thứ hai cũng nói với cảnh sát, cô nghĩ rằng việc này là một phần của một trò đùa trên truyền hình và không biết tên của mục tiêu của họ; trước đó cô đã được tiếp cận bởi một số người mà cô nghĩ là một đoàn làm phim trong một hộp đêm, nơi cô làm việc ở thủ đô Malaysia và được cho 100 USD để làm trò đùa này. Sau một tuyên bố được ghi âm từ người phụ nữ, nhà chức trách Malaysia bắt đầu lùng bắt bốn người đàn ông và tăng cường an ninh tại các điểm xuất cảnh, và nói rằng có thể đây là một vụ ám sát được dàn dựng bởi các điệp viên Triều Tiên, sử dụng những người phụ nữ như là những con dê tế thần. Một trong bốn người đàn ông này bị bắt vào ngày 17 tháng 2, nghi phạm được xác định là một người đàn ông 46 tuổi tên là Ri Jong-chol bị bắt trong một [[chung cư]] với giấy tờ thông hành của Triều Tiên. Nghi phạm Ri Jong-chol là chuyên gia hóa học nhưng vẫn chưa được xác nhận là đã tạo ra chất độc hay không.
Dựa vào nguồn tin tình báo giấu tên, điệp viên Triều Tiên được báo cáo hoạt động tích cực tại Malaysia, Singapore và Indonesia từ 2 thập kỷ nay; với Malaysia và Singapore là sự lựa chọn ưa thích của cơ quan tình báo Triều Tiên (RGB) để tiến hành thu thập thông tin tình báo và giám sát nhằm vào mục tiêu là các chính trị gia Nhật Bản và Hàn Quốc, các nhà ngoại giao, các nhân vật đứng đầu các công ty và doanh nhân đến thăm hoặc có cơ sở đặt tại các nước này.
Các câu hỏi được đặt ra về động lực của Triều Tiên cho cuộc tấn công. Giám đốc tình báo Hàn Quốc Lee Byung-ho nói với các thành viên của quốc hội Hàn Quốc, chính phủ của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đã muốn giết Kim từ vài năm nay, nhưng ông được Trung Quốc bảo vệ. Tuy nhiên, các nhà phân tích đặt câu hỏi về động lực của Kim Jong-un phải giết Kim Jong-nam, mặc dù đây là hành động nguy hiểm và có khả năng làm Triều Tiên lúng túng, hơn nữa Kim Jong-nam không được coi như là một mối đe dọa đối với quyền lãnh đạo của Kim Jong-un tại Triều Tiên.
Vào ngày 19 tháng 2, cảnh sát Malaysia cho biết họ đang truy nã thêm bốn nghi phạm của Triều Tiên có liên hệ đến vụ giết người. Bốn nghi phạm được xác định là Ri Ji-hyon (33 tuổi), Hồng Sông Hak (34), O Jong-gil (55) và Ri Jae-nam (57); tất cả những người này đã rời khỏi Malaysia sau cuộc tấn công, và cảnh sát Malaysia hiện đang bắt đầu yêu cầu Interpol và các cơ quan khác có liên quan để giúp theo dõi họ.
Interpol đã phát bốn Thông báo Màu đỏ cho những nghi phạm này vì dính líu vào âm mưu giết người nhưng họ đã về Triều Tiên. Theo thông tấn xã Yonhap, cho biết hôm 22/3, nghi phạm Ri Ji-hyon là con trai của một cựu đại sứ Triều Tiên tại Hà Nội. Với vốn tiếng Việt lưu loát, hắn đã dụ dỗ được [[Đoàn Thị Hương]] tham gia vụ ám sát này. Ri đã sống tại Việt Nam khoảng 10 năm. Trước đó vào tháng 11/2009, Ri làm việc tại Đại sứ quán Triều Tiên ở Việt Nam khoảng 1 năm với tư cách là một nhà ngoại giao tập sự, sau đó hắn làm phiên dịch.
Ngày 22 tháng 2, Giám đốc cảnh sát Tan Sri Khalid Abu Baka khẳng định rằng "đây là một âm mưu có kế hoạch và những người này đã được tập luyện để làm việc này. Họ đã tập luyện việc tấn công nhiều lần tại Pavillion và trung tâm thành phố Kuala Lumpur trước khi tấn công con mồi thực sự."
Ngày 23 tháng 2, dựa trên các chứng cứ thu thập được, cảnh sát Malaysia đã gia hạn thời gian tạm giữ với [[Đoàn Thị Hương]] và các nghi can khác thêm 1 tuần để điều tra, nghi phạm người Malaysia được tạm tha nhờ đóng tiền bảo lãnh.
Vai trò 2 người phụ nữ.
Trong khi 2 người phụ nữ tham dự cho là họ tưởng đó là một trò đùa truyền hình. Ông Khalid, cảnh sát trưởng Malaysia nói, họ biết họ đang làm gì. Hai người này đã thực nghiệm cuộc tấn công tại 2 trung tâm mua sắm. Ông ta nói, chúng tôi rất tin tưởng, việc đó đã được hoạch định và cả hai được huấn luyện để làm chuyện này.
Ngược lại, ông Tito Karnavian, cảnh sát trưởng Indonesia, sau khi gặp [[Siti Aisyah]], nói rằng cô ấy rất có thể nói sự thật và là nạn nhân.
Chất độc.
Hôm 24/2, cảnh sát Malaysia tuyên bố ông Kim Jong-nam, anh trai cùng cha khác mẹ của lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un, đã bị giết chết bằng chất độc thần kinh [[VX]]. Cảnh sát đã phát hiện ra chất độc này trong mắt và trên mặt ông Kim Jong-nam.
VX là một trong những chất độc nguy hiểm nhất thế giới. Nó được [[Liên Hợp Quốc]] xếp loại là vũ khí hóa học hủy diệt hàng loạt. Chất độc này đã được các lực lượng của ông [[Saddam Hussein]] sử dụng vào năm 1988 trong vụ [[:en:Halabja chemical attack|tấn công hóa học vào thành phố Halabja]] của người [[Kurd]] ở miền bắc [[Iraq]] và giết chết hàng ngàn người.
Theo các chuyên gia, chỉ cần 10 mg VX là đủ giết chết một người bằng cách làm tê liệt hệ thần kinh nạn nhân. Hiện vẫn chưa rõ làm thế nào các nghi phạm có thể mang chất độc trên người để hạ sát ông Kim Jong-nam. Một số nhà phân tích cho rằng có thể Triều Tiên có khả năng sản xuất VX dưới dạng hai thành phần, nghĩa là tách chất độc ra thành những chất không có hại nhưng khi hòa vào sẽ tạo thành VX.
Phiên tòa.
Ngày 28 tháng 2, Tổng công tố viên Malaysia Mohamed Apandi Ali xác nhận, hai nữ nghi phạm Đoàn Thị Hương (quốc tịch Việt Nam) và Siti Aishah (quốc tịch Indonesia) sẽ bị truy tố tại tòa vào sáng 1 tháng 3 với cáo buộc [[giết người]] (điều 302 bộ luật hình sự).
Trục xuất đại sứ.
Tờ Strait Times cho biết, Ngoại trưởng Malaysia Anifah Aman tuyên bố chiều 4-3 khẳng định đã triệu tập Đại sứ Triều Tiên Kang Chol, nhưng không ai trình diện. Bộ Ngoại giao Malaysia thông báo, vì lý do này, Bộ gửi công văn đến Đại sứ quán Triều Tiên, thông báo với chính phủ CHDCND Triều Tiên rằng ngài Kang Chol không còn là nhân vật được chấp nhận tại Malaysia. Ông ấy phải rời Malaysia trong vòng 48 tiếng kể từ thời điểm của cuộc triệu tập này, tức là 6h chiều ngày 4-3-2017". Ngoài ra, Malaysia cũng chấm dứt việc miễn thị thực cho công dân Triều Tiên đến nước này.
Ngày 7-3, hãng thông tấn Triều Tiên KCNA dẫn lại thông tin từ Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho hay "Tất cả công dân Malaysia ở Triều Tiên sẽ tạm thời bị cấm rời khỏi nước này cho đến khi vụ công dân Triều Tiên bị sát hại ở Malaysia được giải quyết hợp lý". Thủ tướng Malaysia, ông Najib Razak cùng ngày tuyên bố chính quyền CHDCND Triều Tiên phải trả tự do cho toàn bộ công dân Malaysia ngay lập tức, gọi hành động cấm họ rời Triều Tiên là "cầm giữ con tin". Ông thủ tướng nói thêm đã ra lệnh cho cảnh sát Malaysia cấm tất cả công dân Triều Tiên ở Malaysia rời khỏi nước này cho đến khi đảm bảo an toàn được cho mọi công dân Malaysia ở Triều Tiên.
Phản ứng.
Kim Myung-yeon, một phát ngôn viên của đảng cầm quyền của Hàn Quốc, mô tả vụ giết người như là một "ví dụ rõ ràng cho triều đại khủng bố Kim Jong-un".
Cuộc sống cá nhân.
Tờ báo Hàn Quốc "[[Chosun Ilbo|The Chosun Ilbo]]" tường thuật rằng Kim Jong-nam [[đa thê|có hai vợ]], và có ít nhất một [[bạn tình|tình nhân]], và một vài đứa con. Người vợ đầu Shin Jong-hui (sinh khoảng 1980) có con trai Kum-sol (sinh khoảng 1996) sống tại một ngôi nhà gọi là Dragon Villa tại ngoại ô phía bắc của [[Bắc Kinh]]. Người vợ thứ hai là Lee Hye-kyong (sinh khoảng 1970) có con trai Han-sol (sinh khoảng 1995) và con gái Sol-hui (sinh khoảng 1998) sống khiêm tốn trong một căn hộ ở tầng thứ 12 tại Macau; Người tình của Kim Jong-nam là cựu [[tiếp viên hàng không]] của [[Air Koryo]] tên là So Yong-la (sinh khoảng 1980), cũng sống tại Macau. Han-sol có liên hệ với các tài khoản trên một mạng xã hội trực tuyến. Năm 2011, Kim Jong-nam đã được kết nạp vào [[Đoàn Thế giới Liên minh]] tại [[Mostar]], [[Bosna và Hercegovina|Bosnia-Herzegovina]]. Kim Jong-nam thường gây chú ý với các phương tiện truyền thống vì thói cờ bạc và chi tiêu quá mức của mình.
Tài chính.
Ông Kim tuy sống lưu vong, chủ yếu ở Macau, nhưng được hưởng cuộc sống giàu có của một tay chơi đi lại khắp nơi, đôi khi đi du lịch với một vệ sĩ nữ. Khi cha ông vẫn còn sống, chính phủ ở Bình Nhưỡng gửi ông trợ cấp tiền mặt. Chú của ông, Jang Sung-taek, trở thành một người cha và liên lạc chính của ông với đất nước mình. Các quan chức Hàn Quốc nói ông Kim đã sử dụng quan hệ này để tiến hành kinh doanh cho chính mình, như xử lý các hợp đồng liên quan đến khoáng sản của Triều Tiên.
Ông Kim thường đến thăm Kuala Lumpur, nơi cháu trai của ông Jang, Jang Yong-chol, từng là đại sứ Triều Tiên cho đến năm 2013. Ông Kim đôi khi ở lại tại nhà khách sứ quán và đôi khi ở khách sạn năm sao.
Khi Kim Jong-un lên nắm quyền lực, ông ta cắt trợ cấp của anh trai mình. Trong năm 2013, ông cho hành quyết chú của họ, ông Jang, về tội tham nhũng và nổi loạn. Cháu trai của ông Jang, đại sứ ở Malaysia bị gọi về và được cho là đã bị hành quyết.
Liên kết ngoài.
[[Thể loại:Chính trị gia Triều Tiên]]
[[Thể loại:Gia tộc Kim Nhật Thành]]
[[Thể loại:Người Bình Nhưỡng]] | 1 | null |
Thung lũng Madriu-Perafita-Claror () là một thung lũng sông băng nằm ở phía đông nam Andorra. Nó có diện tích 42,47 km² chiếm khoảng 9% diện tích Andorra và là một phần của lưu vực thượng nguồn lớn thứ hai Andorra. Thung lũng biệt lập này là thiên đường của nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao và được coi là "trái tim tinh thần" của Andorra. Cho đến nay, đây cũng là di sản thế giới duy nhất tại Andorra được UNESCO công nhận vào năm 2004.
Tổng quan.
Đây là một thung lũng phong cảnh băng giá với những đồng cỏ núi cao, những vách đá hiểm trở và những rừng cây dốc. Nó giới hạn bởi những dãy núi ở phía nam, đông, tây với phần rìa phía nam nằm dọc theo biên giới với Tây Ban Nha. Thung lũng có một cửa thoát nước vào thung lũng Valira ở phía bắc. Nó bị chia cắt với phần còn lại của Andorra và chỉ có thể đi bộ theo những con đường mòn mới tới được. Nhà ở, ruộng bậc thang, đường mòn và những tàn tích của ngành luyện sắt thể hiện cách mà tài nguyên thiên nhiên của vùng núi Pyrenees được sử dụng trong khoảng thời gian hơn 700 năm thông qua sự thay đổi của khí hậu, kinh tế và cấu trúc xã hội.
Trong thung lũng hẹp là hai khu định cư nhỏ Entremesaigües và Ramio. Hiện tại chúng chỉ được sử dụng trong quãng thời gian mùa hè. Có tất cả 12 ngôi nhà được xây dựng bằng đá granit địa phương với phần mái làm từ đá phiến. Mỗi ngôi nhà đều có một gian lớn dùng để chứa ngũ cốc và cỏ khô. Những ngôi nhà và khu vực đất đai liền kề là những khu vực duy nhất thuộc sở hữu tư nhân, chiếm khoảng 1% diện tích của thung lũng.
Xung quanh các khu định cư là những thửa ruộng bậc thang được sử dụng để trồng lúa mì và lúa mạch đen nhưng bây giờ chủ yếu là để chăn thả gia súc. Các cánh đồng cao hơn hiện đang dần nhường chỗ cho những cánh rừng, cũng bao gồm các khu vực trên sườn núi nơi trồng nho trong thời Trung Cổ. Các khu rừng cũng thuộc sở hữu chung, được quản lý để sản xuất than cho đến thế kỷ 19.
Sắt nấu chảy được lấy từ quặng sắt khai thác tại địa phương, ngay trong khu vực thung lũng, bên bờ sông Madriu. Những lò rèn kiểu Catalan điển hình của vùng núi Pyrenees đã không còn được sử dụng kể từ năm 1790.
Khu vực đồng cỏ núi cao được chăn thả vào mùa hè với những con cừu, bò và ngựa, với vùng đất thuộc sở hữu chung từ thời Trung Cổ. Những người chăn cừu giành cả mùa hè tại khu vực biên giới, trú ẩn trong những ngôi nhà bằng đá có mái cỏ. Sữa được sử dụng để làm phô mai.
Các con đường nối thung lũng với Roussillon về phía đông, Languedoc ở phía bắc và Catalunya ở phía nam. Những con đường mòn được lát đá phẳng nối thung lũng đến trung tâm của Andorra.
Sau một thời gian dài bị lãng quên, nhiều cấu trúc chẳng hạn như những túp lều của người chăn cừu, đường mòn, các bức tường đá ranh giới cánh đồng dần được khôi phục trong những năm gần đây. Không có kế hoạch xây dựng một con đường hiện đại để tiếp cận với khu vực này, và vùng đất dự định sẽ được phát triển thành một khu vực đặc biệt để chăn nuôi gia súc chất lượng cao và cho du lịch có hạn chế. | 1 | null |
"Hello" là một bài hát của cặp đôi ca sĩ người Mỹ Karmin. Đây là đĩa đơn chính thức thứ hai trích từ đĩa mở rộng đầu tay cùng tên của họ, được sáng tác bởi chính hai thành viên trong nhóm nhạc, Amy Heidemann và Nick Noonan, cùng với nhóm sản xuất Stargate, Claude Kelly, Nick Noonan và Autumn Rowe. Bài hát được gửi đến đài phát thanh mainstream vào ngày 31 tháng 7 năm 2012.
"Hello" thể hiện khá tốt về mặt thương mại, khi đạt ngôi đầu bảng Hot Dance Club Songs và đồng thời đạt đến top 70 tại "Billboard" Hot 100 của Hoa Kỳ. Một video âm nhạc cho đĩa đơn này được chính thức phát hành vào ngày 7 tháng 8 năm 2012 trên tài khoản VEVO. Với bối cảnh ở khu phố Tàu, cả Amy và Nick đều xuất hiện trên nhiều hình ảnh các kiến trúc mang đậm tính Á đông, trong đó có bao gồm hình ảnh của Lầu Ngũ Phụng thuộc Đại Nội tại Huế. Hiện đây đang là một trong những video có nhiều lượt xem nhất của nhóm, khi đã vượt hơn 15 triệu lượt xem, tính đến cuối tháng 8 năm 2013.
Video âm nhạc.
Bối cảnh và phát hành.
Karmin thực hiện video âm nhạc cho "Hello" tại Khu phố Tàu ở Los Angeles vào tháng 6 năm 2012. Một đoạn quảng cáo cho video dài 45 giây được đăng tải trên kênh YouTube chính thức của Karmin vào ngày 4 tháng 8 năm 2012. Sau cùng, video âm nhạc chính thức dài 3 phút 58 giây được phát hành trên MTV, VH1, và VEVO vào ngày 7 tháng 8 năm 2012.
Nội dung.
Trong video, Amy xuất hiện khi đang đi bộ và đạp xe trong dòng người của một khu phố Tàu với nhiều khoảng thời gian khác nhau. Xen vào đó là nhiều phân cảnh mang tính thiên nhiên được phát nhanh như cảnh hoa nở, mây trôi, cây đâm chồi, bướm rút khỏi kén. Cùng với đó, những hình ảnh về các thành phố, địa điểm lớn của châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản cũng được trình chiếu xen kẽ trong video. Ở phút 1:18, hình ảnh của Lầu Ngũ Phụng thuộc Đại Nội, Huế được chiếu lướt qua trong vòng khoảng 2 giây, rồi chuyển tiếp vào đoạn của Amy khi đang hát trên một đoạn tòa cổ. Nick ban đầu xuất hiện trong một cảnh ở phòng vệ sinh, khi anh đang tự cắt tóc của mình, và sau đó đến ôm Amy. Ở cảnh cuối cùng trong video, anh chở Amy rời khỏi khu phố Tàu bằng một chiếc xe mui trần màu đỏ. | 1 | null |
Ü là một chữ cái thuộc hệ Latin mở rộng. Chữ này được sử dụng trong tiếng Đức với vai trò là một âm riêng biệt, tiếng Tây Ban Nha với vai trò là âm câm. Với việc chuyển tự, chữ này là nguyên âm thứ 6 trong bộ Pinyin, và có nghĩa tương đương với "ӱ" trong hệ chữ Kirin.
Gõ chữ ü: Trong bàn phím tiếng Đức, chữ này ở vị trí tương đương dấu [. Trong bàn phím Pháp và Tây Ban Nha, chữ này gõ bằng cách gõ dấu hai chấm trên đầu và chữ u. Mã Unicode của chữ là 220 cho chữ hoa và 222 cho chữ thường | 1 | null |
Niệp quân () là những lực lượng vũ trang nông dân hoạt động tại các khu vực giáp ranh của 8 tỉnh An Huy - Hà Nam - Sơn Đông - Giang Tô - Hồ Bắc - Thiểm Tây - Sơn Tây - Hà Bắc ở phía bắc Trường Giang, chống lại chính quyền nhà Thanh trong khoảng thời gian 1851 - 1868. Mặc dù không lật đổ được triều đại nhà Thanh, nhưng cuộc nổi dậy đã gây ra những thiệt hại to lớn về cả kinh tế lẫn nhân mạng, những nhân tố lâu dài dẫn đến sự sụp đổ nhà Thanh vào đầu thế kỷ 20.
Sự hình thành.
Niệp hay Niệm là phương ngữ Hoài Bắc, được hiểu là "một bọn" hay "một nhóm". Niệp đảng được thành lập vào cuối những năm 1840 bởi Trương Nhạc Hành và đến năm 1851 số lượng người gia nhập đã lên đến 400 ngàn người. Không giống như Cuộc nổi dậy Thái Bình Thiên Quốc, Niệp đảng ban đầu không có mục tiêu và định hướng hoạt động rõ ràng, ngoại trừ đem đến những lời chỉ trích cho triều đình nhà Thanh. Khẩu hiệu của họ là "cướp của người giàu chia cho người nghèo". Tuy nhiên, sau một loạt thảm họa môi trường và những năm mất mùa liên tiếp, những người trong Niệp đảng bắt đầu bị kích động chống lại chế độ, nên quan lại nhà Thanh mới gọi là giặc Niệp (捻匪, Niệp phỉ).
Lũ sông Hoàng Hà năm 1851 đã gây ngập lụt hàng ngàn dặm vuông, gây thiệt hại to lớn cho cuộc sống của người dân. Chính quyền nhà Thanh bắt tay vào xử lý hậu quả sau thiên tai nhưng sự cứu trợ người dân lại không đạt hiệu quả bởi sự cạn kiệt tài chính sau Cuộc chiến tranh nha phiến với Đế quốc Anh xảy cách đó không lâu và đợt tàn sát đang diễn ra của Cuộc nổi dậy Thái Bình Thiên Quốc. Thiệt hại từ đợt lũ lụt này chưa kịp khắc phục xong thì đập sông Hoàng Hà tiếp tục bị vỡ vào năm 1855, nhấn chìm hàng ngàn người và tàn phá tỉnh Giang Tô màu mỡ. Cùng với sự tàn phá do lũ lụt gây ra chính là nạn đói ngày một lan rộng. Thời điểm đó, triều đình nhà Thanh đang phải dốc toàn lực đàm phán với các cường quốc châu Âu, tài chính lại cạn kiệt nghiêm trọng, tiếp tục không thể cứu trợ thiên tai hiệu quả. Điều này khiến cho Niệp quân tức giận, họ đổ lỗi cho người châu Âu đã góp phần vào những rắc rối của quốc gia, và ngày càng coi chính quyền nhà Thanh là bất tài.
Những người nổi dậy trong Niệp quân dường như bị ảnh hưởng bởi Khởi nghĩa Bạch Liên giáo trước đó, họ tuyển mộ người từ các hội và giáo phái bí mật như Bạch Liên giáo, lại tích cực sử dụng những biểu tượng, biểu ngữ của Bạch Liên giáo như Anh em kết nghĩa, Cờ ngũ hành, cờ bát quái và sử dụng rộng rãi các tổ chức nữ chiến binh. Trương Nhạc Hành đã tự xưng là "Đại Hán Vĩnh vương" hay "Đại Hán Minh Mệnh vương", gợi nhớ đến vị trí lãnh đạo của Bạch Liên giáo.
Một số nhà nghiên cứu như Valerie Hudson và Andrea den Boer cho rằng, sự khốn khó về kinh tế liên quan đến lũ lụt hàng thập kỷ đã khiến cho số phụ nữ giảm sút mạnh, dẫn đến số lượng lớn thanh niên không thể cưới vợ, chính là một trong những nguyên nhân thúc đẩy cuộc nổi loạn này.
Ý nghĩa lịch sử.
Phong trào khởi nghĩa Niệp quân kéo dài 18 năm, trải rộng 8 tỉnh, tiêu diệt hơn 10 vạn quân Thanh và đoàn luyện địa phương, phối hợp với Thái Bình Thiên Quốc và khởi nghĩa nông dân các nơi của phương bắc, đả kích nặng nề chính quyền nhà Thanh.
Niệp quân chiến đấu kháng Thanh trong một thời gian dài, hình thành một dạng chiến thuật lưu động, thường có thể khắc chế kẻ địch mà giành chiến thắng. Nhưng lãnh đạo Niệp quân về chính trị có tầm nhìn nhỏ hẹp, không thể lãnh đạo và chỉ huy một cách thống nhất tập trung; về quân sự thì thực hiện "Lưu khấu chủ nghĩa" (Lưu: lưu động, khấu: giặc cướp), sao nhãng việc xây dựng và củng cố căn cứ địa, sau đó lại đem quân lực chia làm hai, chỉ đạo tác chiến manh động, dẫn đến bị quân Thanh dễ dàng đánh phá, tiêu diệt toàn quân. | 1 | null |
FAMAS (Fusil d'Assaut de la Manufacture d'Armes de Saint-Étienne) là loại súng trường tấn công có thiết kế bullpup được phát triển và chế tạo bởi Manufacture d'armes de Saint-Étienne. Súng hiện là loại súng trang bị tiêu chuẩn của lực lượng quân đội Pháp và cũng được dùng để xuất khẩu. Do thiết kế của súng có các lỗi không thể khắc phục được nên nó hay gây ra các rắc rối lớn trong khi chiến đấu. Chính vì thế, FAMAS đã bị quân đội Pháp thay thế bằng HK416 (đời HK-416 E và F) mua của Đức.
Lịch sử.
Việc phát triển loại súng này được thực hiện từ năm 1967 dưới sự chỉ đạo của nhà thiết kế vũ khí Paul Tellie để tạo ra một loại súng mới thay thế các loại súng cũ trong lực lượng quân đội Pháp. Mẫu thử nghiệm đầu tiên hoàn tất năm 1971 và được mang ra thử nghiệm trong năm 1972 và 1973. Nhưng do nhiều lý do cũng như lúc đó Pháp đã thông qua khẩu SIG SG-540 để đưa vào trang bị nên FAMAS không được chế tạo nhiều, chỉ đến năm 1978 sau trận Kolwezi thì súng mới được thông qua để bắt đầu đưa vào trang bị và sản xuất đại trà khi nhu cầu về một loại vũ khí hiện đại đã xuất hiện rõ.
Sau khi được thông qua, FAMAS đã thay thế súng trường MAS-49 và súng tiểu liên MAT-49 với khoảng 400,000 khẩu đời FAMAS F1 đã được chế tạo. Nhưng do mẫu F1 còn nhiều khiếm khuyết cũng như không hẳn là đáng tin cậy nên nó không còn được chế tạo, nhưng súng vẫn được trang bị và sử dụng dù đã bắt đầu có một số kế hoạch để thay thế. Một số khiếm khuyết như các bộ phận bằng nhựa rất dễ bị bể và súng có thể bị kẹt đạn do loại hộp đạn rời dùng một lần rồi bỏ được làm chất lượng quá tệ. Trên lý thuyết thì loại hộp đạn này chỉ dùng một lần rồi bỏ nhưng kinh phí quốc phòng của Pháp không cho phép việc đó nên chúng tiếp tục được tái sử dụng. Mẫu G1 đã được phát triển để khắc phục các khuyết điểm trên nhưng nó chỉ nằm trên giấy và chưa bao giờ được chế tạo.
Mẫu FAMAS G2 được phát triển vào năm 1994 để phù hợp với tiêu chuẩn của NATO cũng như để sử dụng chung hộp đạn. Nó cũng tích hợp các cải tiến mà thiết kế G1 đã đề ra, như vòng bảo vệ cò súng lớn hơn, và ốp lót tay được làm bằng sợi thủy tinh thay vì nhựa. Quân đội Pháp bắt đầu mua mẫu này năm 1995 nhưng không nhiều, hầu hết chỉ cho các lực lượng đặc biệt và mẫu F1 vẫn được trang bị đại trà.
FAMAS được thấy tham gia hoạt động quân sự lần đầu tại Cộng hòa Sát năm 1983-1984 trong cuộc xung đột Libya–Sát bởi lực lượng quân đội Pháp tiếp đó là chiến tranh Vùng Vịnh cũng như các cuộc chiến ở Bosnia và Afghanistan. Nó đã chứng minh được là một vũ khí đáng tin cậy trong điều kiện chiến đấu này dù có các khiếm khuyết, súng được quân đội Pháp gọi với tên là le Clairon (cái kèn) vì hình dáng của nó. Mẫu FAMAS G2 thì được phát triển để có thể sử dụng chung với hệ thống FÉLIN. Súng cũng được xuất khẩu cho một số nước dù với số lượng không nhiều.
Các lỗi trong thiết kế của FAMAS như rãnh trong nòng súng của nó không thể ổn định đường đạn, ảnh hưởng đến độ chính xác và cơ chế nạp đạn blowback quá mạnh phá hủy tất cả vỏ đạn đồng tiêu chuẩn của NATO. Điều này buộc quân đội Pháp phải sử dụng vỏ đạn thép vốn không phổ biến. Vì thế loại súng này đã được lên kế hoạch thay thế. Trong năm 2011, CEMAT (Chef d'Etat Major de l'Armée de Terre) đã thông báo về việc quân đội Pháp sẽ tiến hành bắt đầu xem xét để thay thế loại súng này từ năm 2013. Đến nay, quân đội Pháp đã thông qua HK416 của Đức để thay cho FAMAS
Thiết kế.
FAMAS sử dụng cơ chế nạp đạn blowback có hãm với thiết kế bullpup. Cách hoạt động của bộ phận nạp đạn là hai đòn bẩy đứng ở hai bên sẽ giữ không cho phần trước của bolt chuyển khi viên đạn vừa được bắn, sau một thời gian khi áp lực mà vỏ đạn đẩy phần trước bolt tích đủ mạnh nó mới đẩy đòn bẩy nằm xuống nối với phần sau của bolt và lùi về phía sau để bắt đầu chu trình nạp viên đạn mới và sau đó bolt và đòn bẩy sẽ được đẩy trở về chỗ cũ chuẩn bị bắn viên đạn mới. Khe nhả vỏ đạn được cắt ở hai bên thân súng và luôn được che một bên bằng một miếng che việc này giúp cho súng có thể được dùng thuận cả hai tay.
Nút kéo lên đạn nằm phía trên thân súng phía trong quai xách, quai xách này cũng là nơi dùng để ngắm bắn. Nút chọn chế độ bắn cũng là nút khóa an toàn nằm phía trước cò súng và trong vòng bảo vệ cò súng với ba chế độ là an toàn, ba viên và tự động. Súng có thể gắn chân chống chữ V cùng lưỡi lê để tiện cho việc tác chiến.
Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi nhưng cũng có thể gắn các hệ thống nhắm khác phù hợp hơn lên phần quai xách của súng. Nó cũng có thể bắn các loại lựu đạn gắn đầu nòng của Pháp, ngoài ra FAMAS cũng có thể gắn ống phóng lựu. Súng buộc phải sử dụng đạn vỏ thép vì cơ chế nạp đạn blowback quá mạnh có thể phá hủy vỏ đạn làm bằng kim loại mềm hơn như đồng, vốn là loại kim loại thường được dùng để làm vỏ đạn của NATO cũng như độ chính xác của súng không được ổn định. | 1 | null |
Hoàng Đình Giong (1 tháng 6 năm 1904 – 17 tháng 3 năm 1947), còn gọi là Văn Tư, Vũ Đức, là một nhà cách mạng và quân sự Việt Nam. Là một Đảng viên Cộng sản từ trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức thành lập, ông là một thành viên của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá I. Là một nhà quân sự, ông là một trong những chỉ huy của đội quân Nam tiến, chỉ huy trưởng chiến trường Khu 9 và Khu 6.
Năm 1925, ông tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội. Năm 1929, ông tham gia Đảng Cộng sản Đông Dương là người Cộng sản đầu tiên của tỉnh Cao Bằng. Ngày 1 tháng 4 năm 1930, ông đã cùng Hoàng Văn Thụ, Hoàng Tú Hưu thành lập Chi bộ Hải ngoại do ông làm Bí thư.
Ngày 1 tháng 4 năm 1930, ông thành lập chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương ở Cao Bằng. Năm 1932, ông hoạt động cách mạng ở Trung Quốc.
Năm 1933, Hoàng Đình Giong được phân công về nước hoạt động xây dựng phong trào cách mạng ở Hải Phòng, Hồng Quảng.
Năm 1934, ông lại ra nước ngoài hoạt động cách mạng. Tại Đại hội Đảng lần thứ nhất tại Ma Cao (Trung Quốc) năm 1935, Hoàng Đình Giong được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Trong thời gian từ năm 1936 đến trước Cách mạng Tháng Tám, ông bị địch bắt bị giam giữ tại nhiều nhà lao trong và ngoài nước. Năm 1942, khi đang bị lưu đày tại Karianga (Madagascar), ông cùng một số đồng chí được Cơ quan Tình báo Anh ("Intelligence Service" - IS) tuyển mộ và huấn luyện để phục vụ cho kế hoạch tung điệp viên xuống những thuộc địa của Anh và Pháp bị quân Nhật chiếm từ đầu Thế chiến thức hai.
Cuối năm 1942, ông được người Anh tổ chức trở về Cao Bằng bắt liên lạc rồi trở lại Ấn Độ. Cuối năm 1944, ông và Lê Giản được người Anh cho nhảy dù đổ bộ xuống địa điểm chỉ cách thị xã Cao Bằng chừng hai cây số.
Sau khi về nước, ông liên lạc với Việt Minh, tham gia lãnh đạo giành chính quyền ở Cao Bằng trong Cách mạng Tháng Tám.
Khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ông được Đảng và Hồ Chí Minh trao trách nhiệm chỉ huy Đội quân Nam tiến. Năm 1946, ông là Khu trưởng Khu IX, đoàn kết các dân tộc để đánh Pháp, xây dựng căn cứ U Minh và xây dựng lực lượng vũ trang Khu 9.
Tháng 1 năm 1947, ông là Khu trưởng Khu 6.
Tháng 3 năm 1947, trên đường ra Bắc để báo cáo tình hình, đến Ninh Thuận, ông bị địch Pháp phục kích vây bắn và hy sinh ngày 17 tháng 3 năm 1947.
Năm 1980, Đảng và Nhà nước đã di chuyển hài cốt của ông về an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội. | 1 | null |
Cục Bản đồ trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam là cơ quan tham mưu chiến lược đầu ngành toàn quân về địa hình quân sự và hệ thông tin địa lý. Tổ chức thực hiện việc xây dựng, quản lý ngành Địa hình quân sự. Bảo đảm địa hình và hệ thông tin địa lý cho nhiệm vụ tác chiến và các nhiệm vụ khác của Quân đội. Kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, bảo đảm yêu cầu củng cố sự nghiệp quốc phòng – an ninh của đất nước. | 1 | null |
Hồ Huệ Trung (chữ Hán: 胡慧中, bính âm: Hú huì zhōng, tên tiếng Anh: Sibelle Hu, sinh ngày 4 tháng 5 năm 1958) là một nữ diễn viên và ca sĩ người Đài Loan, từng đóng rất nhiều phim cho cả hai nền điện ảnh Hồng Kông và Đài Loan trong khoảng thời gian những năm 1980 - 1990.
Tiểu sử.
Hồ Huệ Trung tốt nghiệp khoa Lịch sử của Đại học Quốc gia Đài Loan năm 1981. Vào những năm đầu sự nghiệp, cô thường đóng trong những bộ phim lãng mạn. Nhiều người cho rằng cô sẽ là người tiếp bước Lâm Thanh Hà. Bộ phim đầu tiên, "Nụ cười của em" (歡顏) là bộ phim Đài Loan có doanh thu cao nhất ở Hồng Kông. Sự nghiệp của Huệ Trung tập trung phần lớn vào các bộ phim tình cảm lãng mạn như "I sing I cry" (我歌我泣), "The Coldest Winter in Peking" (皇天后 - được đề cử giải Kim Mã cho nữ diễn viên xuất sắc nhất năm 1981), và "A Flower in the Storm" (飄零的雨中花). Năm 1985 cô cùng với Thành Long và Hồng Kim Bảo đóng phim "Phúc tinh cao chiếu" (My Lucky Stars, 福星高照) và tiếp tục tham gia trong loạt phim "Ngũ phúc tinh". Từ năm 1986, cô thường vào các vai nữ cảnh sát. Bắt đầu từ năm 1988 cô tham gia loạt phim "The Inspector Wears Skirt" (Nữ Bá Vương, 霸王花). Cô cũng từng là đả nữ khi tham gia khá nhiều phim hành động võ thuật.
Sự nghiệp của Hồ Huệ Trung bắt đầu chững lại trong những năm 1990, khi cô giã từ sự nghiệp và cưới một doanh nhân. Kể từ đó cô cùng chồng xuất hiện trong các sự kiện xã hội, và năm 2015 họ sinh con gái đầu lòng và cũng là con gái duy nhất. | 1 | null |
Keith John Moon (sinh ngày 23 tháng 8 năm 1946, mất ngày 7 tháng 9 năm 1978) là một nhạc sĩ người Anh, được biết tới nhiều nhất là tay trống của ban nhạc rock người Anh, The Who. Anh được biết tới nhiều qua cách đánh trống độc đáo và vô cùng mới mẻ, cùng với đó là những tai tiếng đi kèm với việc tự hủy hoại cơ thể, mà từ đó dẫn tới biệt danh "Moon the Loon" ("Moon cẩu thả"). Moon gia nhập The Who vào năm 1964, tham gia vào tất cả các album và đĩa đơn của nhóm từ ca khúc "Zoot Suite" năm 1964 cho tới "Who Are You" (1978) – album được phát hành chỉ 3 tuần trước cái chết của anh.
Moon có tên trong Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll như một trong những tay trống kiệt suất nhất của lịch sử nhạc Rock, và sau đó còn cùng The Who trở thành thành viên ở đây vào năm 1990.
Để tôn vinh Moon trong vai trò thành viên của The Who, một nghệ sĩ solo, một cá tính đặc biệt, độc giả tờ "Rolling Stone" đã bình chọn anh ở vị trí số 2 trong danh sách "Những tay trống vĩ đại nhất" vào năm 2011, gần 35 năm sau cái chết của anh. | 1 | null |
Liên hoan Guitar Quốc tế tại Berlin là một liên hoan âm nhạc dành cho các nghệ sĩ Guitar cổ điển trên toàn thế giới. Cuộc thi diễn ra 2 năm một lần từ năm 2006 tại Berlin, Cộng hòa Liên bang Đức. Chủ tịch hội đồng nghệ thuật hiện nay là Giáo sư-Nhạc sĩ Đặng Ngọc Long.
Điều kiện dự thi: Các thí sinh không quá 32 tuổi. Ngoài các tác phẩm tự chọn, thí sinh phải trình diễn thuộc lòng tác phẩm bắt buộc do ban giám khảo quy định.
Tới nay đã có hàng trăm thí sinh tham gia dự thi từ các nước như: Đức, Anh, Ba Lan, New Zealand, Ukraina, Israel, Belarus, Nga, Slovakia, Pháp, Bulgaria, Bỉ, Trung Quốc, Tây Ban Nha,Thái Lan, Chile, Slovenia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ireland, Việt Nam, Áo, Đan Mạch...
Cuộc thi Guitar Quốc tế tại Berlin đã được Hội nhạc sĩ Đức đưa vào danh sách chính thức các cuộc thi quốc tế tại CHLB Đức và được tạp chí Âm nhạc Guitar của Pháp đánh giá xếp hạng là một trong top 5 các cuộc thi Guitar Cổ điển lớn nhất trên toàn thế giơi . | 1 | null |
Double Fantasy là album phòng thu thứ năm của ca sĩ người Anh John Lennon cùng vợ, Yoko Ono. Album được phát hành vào cuối năm 1980. Dù nhận được những ý kiến ban đầu khá tiêu cực, song rốt cuộc đây là album đặc biệt, gắn liền với vụ ám sát John, diễn ra chỉ chưa đầy 1 tháng sau đó. Sự kiện đó khiến album trở thành một thành công vang dội trên toàn thế giới, và cuối cùng giúp album nhận Album của năm tại giải Grammy lần thứ 24. | 1 | null |
"This Kiss" là một ca khúc của nữ ca sĩ người Canada Carly Rae Jepsen, và đồng thời cũng là đĩa đơn thứ ba từ "Kiss", album phòng thu thứ hai của cô. Ca khúc được sáng tác bởi Jepsen, Matthew Koma, Kelly Covell, RedFoo của LMFAO, và được sản xuất bởi Matthew Koma. "This Kiss" được gửi đến đài phát thanh mainstream vào ngày 9 tháng 10 năm 2012 và ngoài ra còn được dùng để quảng bá cho bộ phim hài Mỹ "Fun Size" (2012).
Video âm nhạc.
Việc quay video âm nhạc cho "This Kiss" được bắt đầu vào ngày 20 tháng 9 năm 2012. Một vài bức ảnh hậu trường video đã được đăng lên mạng nhanh chóng sau đó. Jepsen đăng tải một đoạn băng ngắn dài 24 giây trên YouTube giới thiệu cho video âm nhạc này vào ngày 6 tháng 10 năm 2012.
Xếp hạng.
"This Kiss" ra mắt tại vị trí thứ 86 trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 của Mỹ, nhưng ngay tuần kế tiếp ca khúc lại bị rơi ra ngoài bảng xếp hạng này. Riêng ở Canada, ca khúc đã ra mắt tại vị trí thứ 23 ở bảng xếp hạng Canadian Hot 100. | 1 | null |
Sintra (, ) là một thị trấn và đô thị thuộc Grande Lisboa, Bồ Đào Nha. Dân số của nó năm 2011 là 377.835 người. trong khu vực có diện tích . Sintra là một điểm du lịch lớn ở Bồ Đào Nha với cảnh quan đẹp như tranh vẽ, cùng nhiều di tích lịch sử của nó bao gồm các cung điện và lâu đài. Đây cũng là một địa điểm ăn uống sang trọng cũng như một trong những thành phố giàu có nhất trong cả nước và được biết đến với nhiều sự kiện đáng chú ý được tổ chức tại Sintra như Hội nghị Bilderberg, giải golf Bồ Đào Nha mở rộng.
Trung tâm lịch sử của nó "Vila de Sintra" nổi tiếng với kiến trúc lãng mạn thế kỷ 19 với khu đất và biệt thự lịch sử, khu vườn và một số cung điện, lâu đài hoàng gia. Chính vì vậy mà thị trấn cùng với những lối đi lịch sử của nó đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Sintra được biết đến với nhiều khu vườn và công viên tự nhiên như công viên tự nhiên Sintra-Cascais, dãy núi Sintra. Cung điện và lâu đài ở đây rất đáng chú ý bao gồm Lâu đài của người Moor, Cung điện Pena với kiến trúc lãng mạn và Cung điện Quốc gia Sintra mang kiến trúc Phục hưng Bồ Đào Nha.
Sintra liên tục được xếp hạng là một trong những thành phố giàu có và đắt đỏ nhất ở cả Bồ Đào Nha và bán đảo Iberia nói chung. Đây cũng là một trong những thị trường bất động sản đắt đỏ và thu hút nhất của Bồ Đào Nha, nổi tiếng với nhiều biệt thự lịch sử, nhà ở sang trọng và nhà hàng được gắn sao Michelin, và là một trong những địa điểm có cộng đồng người nước ngoài lớn nhất dọc theo bờ biển Bồ Đào Nha. Sintra cũng rất nổi tiếng với mức sống cao, luôn được xếp hạng là một trong những nơi đáng sống nhất tại Bồ Đào Nha.
Lịch sử.
Thời kỳ đầu.
Những tàn tích đầu tiên về sự chiếm đóng của con người đã được phát hiện ở Penha Verde, là minh chứng cho một cộng đồng có niên đại từ thời đại đồ đá cũ. Tàn tích này được so sánh với một phát hiện khác ở São Pedro de Canaferrim, bên cạnh nhà nguyện tại Lâu đài của người Moor cũng có niên đại từ thời đại đồ đá cũ, với đồ gốm trang trí và đồ dùng bằng đá có niên đại thế kỷ 5 TCN.
Trải qua khoảng thời gian dài, đến đầu thế kỷ 14, Afonso Henriques đã xây dựng một cung điện hoàng gia tráng lệ để nghỉ hè cho hoàng gia cho đến tận thế kỷ 16. Sau đó, nơi này chỉ được sử dụng như là một nhà tù cho đến tận thế kỷ 19.
Vào năm 1840, Ferdinand II đã biến Sintra từ một nơi đổ nát sau trận động đất phá hủy nơi này vào năm 1755 thành một nơi giao thoa nhiều phong cách kiến trúc. Ông cho xây dựng lại lâu đài Alcazar Moorish và Cung điện Pena, bao bọc là bức tường đá và biến những khu vực xung quanh thành những khu vườn, công viên với rất nhiều giống cây trồng lạ. Ở những vùng đất cao, người ta trồng những loại cây như: thông, tùng bách, sồi, hạt dẻ.. Thấp hơn là những vườn cây cảnh cổ điển, bồn hoa đầy màu sắc, những vườn hoa trà. | 1 | null |
Nguyễn Mạnh Hà (1913 – 1992) là nhà trí thức Công giáo, nhà chính trị Việt Nam, từng giữ chức Thanh tra Lao động Bắc kỳ, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Quốc gia trong Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945.
Quê quán, gia đình.
Ông sinh năm Quý Sửu (1913), quê ở giáo xứ Cao Xá, giáo phận Thái Bình, tỉnh Hưng Yên. Ông nội ông là cụ ký Năng làm thông ngôn tại Ninh Bình. Thuở nhỏ theo gia đình (cha ông tên Mai làm Y sĩ từng tham gia chiến tranh Thế giới lần thứ nhất 1914-1918) sang học ở Pháp lúc mới 13 tuổi (1926). Phần lớn cuộc đời ông sống và cư ngụ ở Pháp và Thụy Sĩ.
Đậu xong tú tài ông theo học Luật và Chính trị học ở Đại học Paris. Tại Pháp ông kết hôn với con gái ông George Marrane thị trưởng - nghị sĩ cộng sản thành phố Ivry. Ông từng tham gia tổ chức Thanh niên Lao động Công giáo (tiếng Việt viết tắt là Thanh Lao công, tiếng Pháp viết tắt là JOC) Pháp,
Năm 1937, ông tốt nghiệp Trường Khoa học chính trị Paris, đỗ Tiến sĩ Luật.
Thanh tra lao động Bắc Kỳ.
Cùng năm về nước, nhằm lúc chính quyền thuộc Mặt trận Bình dân Pháp cầm quyền, ông được Thống sứ Bắc Kỳ Chatel (là bạn thân của cha ông cùng tham chiến hồi năm 1914 ở Pháp) cử làm Thanh tra lao động tại Hải Phòng và các khu hầm mỏ - một chức vụ đầu tiên ở Đông Dương - một thành phố công nghiệp lớn ở Đông Dương.
Ông tham gia các hoạt động xã hội, là lãnh đạo sáng lập tổ chức Thanh niên Lao động Công giáo tại Hải Phòng hồi những năm 1939-1940.
Năm 1943, ông giữ chức Giám đốc Kinh tế kiêm Thanh tra lao động Bắc Kỳ; với cương vị này, ông đã giải quyết phần nào nạn đói ở Hải Phòng năm 1945 mà nhân dân ở đây coi như "một vị cứu tinh". Và cũng nhờ vậy mà sau cách mạng tháng 8, Việt Minh đã vời ông ra cộng tác với chính quyền cách mạng.
Tham gia Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngày 2-9-1945, ông được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Kinh tế Quốc dân trong Chính phủ Lâm thời, đầu năm 1946 (1-1) làm Thứ trưởng cùng bộ, Bộ trưởng là Nguyễn Tường Long (tức nhà văn Hoàng Đạo).
Ngày 6-1-1946 ông đắc cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I đơn vị tỉnh Hưng Yên.
Trong thời điểm này ông nhận sứ mạng tiến hành đàm phán với Pháp trong hậu trường về vấn đề độc lập của Việt Nam. Ngày 28-5-1946, ông là thành viên phái đoàn thiện chí của Quốc hội Việt Nam sang thăm nước Pháp và cũng là phái viên trong Phái đoàn Việt Nam sang Paris tham gia Hội nghị Fontainebleau vào tháng 7 cùng năm. Tại hội nghị ông là thành viên của Ủy ban kinh tế - tài chánh. Hội nghị cuối cùng tan vỡ vì dã tâm của chính phủ Pháp, sau đó ông về Việt Nam với phái đoàn.
Sau ngày Toàn quốc kháng chiến, ông ở lại Hà Nội, đến năm 1951, vì ông có quốc tịch Pháp và vì bà Renee là người Pháp, lại có thế lực công giáo, cho nên chính quyền Pháp trong vùng tạm chiếm cũng không dám làm khó dễ. Ông bị trục xuất về Pháp (theo lệnh của Cao ủy Jean de Lattre de Tassigny) và sống tại đây cho đến cuối đời (1992) với cương vị là một "Thanh tra lao động" của nước Pháp.
Hoạt động tại Pháp.
Ông tham gia hoạt động trong phong trào vận động chính phủ Pháp đàm phán với chính phủ Hồ Chí Minh cùng với các trí thức tên tuổi như Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Ngọc Bích.
Năm 1965, ông tham gia Đại hội nhân dân Đông Dương do Quốc trưởng Campuchia lúc đó triệu tập để thảo luận về việc Mĩ trực tiếp tham chiến ở Đông Dương toàn diện.
Năm Nhâm Thân (1992), ông mất tại một làng quê ở Thụy Sĩ, thọ 79 tuổi. | 1 | null |
Ông Trần Văn Lý (陳文理, 1901 – 1970) là một nhân sĩ, chính khách Việt Nam, quan nhà Nguyễn thời kỳ cuối, cựu Tổng đốc bốn tỉnh Tây nguyên, Thủ hiến miền Trung đầu tiên của Quốc gia Việt Nam.
Quê quán.
Ông quê gốc làng Hưng Nhơn (Kẻ Vĩnh), xã Hải Hòa, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
Trần Văn Lý là con trai cả của cụ Trần Văn Tự. Ông có em trai là Trần Văn Trình, em gái thứ là Trần Thị Kính. Ông có quan hệ bà con với Giám mục Lê Hữu Từ.
Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Hành chánh Hà Nội, ông làm Tham tá tại Quy Nhơn trong ngạch quan lại Pháp. Sau đó, do sự giới thiệu và giúp đỡ của Khâm sứ Trung Kỳ, ông trở lại ngạch quan lại Nam triều với chức Thương tá Trung Phước (Bình Định), rồi Tri huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa). Ông có tiếng là một vị quan nổi tiếng liêm chính, sống giản dị, quan tâm đến dân chúng.
Quản đạo Đà Lạt.
Ông giữ chức Quản đạo Đà Lạt (tương đương Chủ tịch Thành phố) từ năm 1926 đến 1935. Trong thời gian này, Đà Lạt có sự phát triển nhanh chóng.
Ban đầu một hội đồng thị xã gồm 4 người (2 Pháp, 2 Việt Nam) được khâm sứ Trung Kỳ chỉ định giúp việc cho đốc lý. Đến năm 1930, thị xã Đà Lạt đã có dáng dấp của một thành phố và hội đồng thị xã, hội đồng thị xã được tăng lên 9 người (6 Pháp, 2 Việt Nam và 1 Hoa). Đây là thời kỳ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tương đối lớn. Đà Lạt đã có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để phát triển. Bộ máy hành chính của người Pháp và cơ sở hạ tầng đến giai đoạn này được xây dựng gần như đầy đủ: hệ thống giao thông đường bộ từ Sài Gòn, Phan Thiết, Phan Rang được hoàn tất, kể cả đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt (1932).
Năm 1933, một chương trình chỉnh trang mới đã được kiến trúc sư Pineau thiết lập theo một quan điểm thực tế hơn. Pineau cố gắng bảo tồn các thắng cảnh và đã dự trù nhiều khoảng đất trống. Phía bắc được mở ra cho dân cư đến sinh sống. Theo đồ án này, thị xã bao quanh hồ từ phía tây đến phía đông bắc. Hầu hết những nét chủ đạo của chương trình này đã được giữ lại trong chương trình 1943. Hệ thống điện, nước, bệnh viện, chợ... cũng đã được xây cất. Việc mua bán, sang nhượng cũng như thầu khoán trong xây dựng dễ dàng, nên khá nhiều công trình lớn được mọc lên trong giai đoạn này.
Năm 1927, xây dựng thêm một nhà máy điện mới. Năm 1932, đường bộ Đà Lạt trực tiếp nối với Sài Gòn đi ngang qua đèo Blao bắt đầu khai thông. Năm 1935, khánh thành trường Lycée Yersin. Năm 1936, thành lập Viện Pasteur.
Đà Lạt lúc đó là một vùng non sông cẩm tú, khí hậu ôn hòa nhưng thưa vắng người cư trú. Nhận thấy Đà Lạt là một vùng khí hậu mát mẻ, còn nhiều đất hoang chưa được khai phá và nhu cầu rau quả tươi sống của người Pháp ngày càng tăng lên là điều kiện để mở mang nghề trồng rau và hoa ở đây. Ông đã nêu sáng kiến về việc lập ấp trồng rau và hoa tươi cung cấp tại chỗ cho người Pháp tại Đà Lạt. Ông đã đề nghị Tổng đốc Hà Đông kiêm Chủ tịch Ủy ban Tương tế trung ương Bắc Kỳ Hoàng Trọng Phu cho di dân từ ngoài Hà Đông vào xứ Đà Lạt để lập ấp trồng hoa và rau xanh. Tháng 5.1938, hơn 30 người là cư dân tỉnh Hà Đông từ các làng Quảng Bá, Nghi Tàm, Tây Tựu, Ngọc Hà, Xuân Tảo và Vạn Phúc đã có mặt tại Đà Lạt. Nhóm người này hình thành nên ấp Hà đông, tạo tiền đề cho nghề trồng rau hoa tại Đà Lạt sau này. Từ năm 1941, ấp Hà Đông bắt đầu làm ăn phát đạt nhờ nghề trồng hoa và rau cải nầy. Cuối năm 1941, có tất cả 28 gia đình ở ấp Hà Đông, tổng số 100 nhân khẩu. Sau đó khi ông Phạm Khắc Hòe kế nhiệm làm Quản đạo cũng lập ấp Nghệ Tĩnh.
Dân số Đà Lạt tăng nhanh, đến năm 1939, lên đến 11.500 người, cư dân người Kinh tăng nhanh: 25.000 người (1944). Họ là những người phu làm đường, phu đồn điền, thợ xây dựng ở lại định cư tại Đà Lạt.
Làm quan ở Trung Kỳ.
Sau đó ông về Huế làm Tổng lý Ngự tiền văn phòng cho Hoàng đế Bảo Đại. Ông là người thanh liêm, cương trực, có tinh thần yêu nước và có khả năng quản trị. Năm 1942 ông thấy Nội các hoang sơ đã xin đem Châu bản và các thư tịch trong Nội Các ra Viện Văn hoá Huế để bảo tồn và chỉnh đốn, lưu giữ được những tài liệu lịch sử này.
Sau đó ông Phạm Khắc Hòe kế nhiệm chức vụ của ông, ông được bổ nhiệm chức vụ Tuần vũ Hà Tĩnh.
Ông theo đạo Thiên Chúa, hoạt động trong phong trào Cường Để chống Pháp tại miền Trung cùng ông Ngô Đình Diệm, Phan Thúc Ngô. Năm 1944 mật thám Pháp truy bắt các thành viên phong trảo, ông cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên vợ ông có họ hàng với Nam Phương hoàng hậu nên ông chỉ bị thuyên chuyển vào làm Tuần vũ Phú Yên, vĩnh viễn không được thăng thưởng.
Tổng đốc miền Cao Nguyên năm 1945.
Tuy nhiên sang năm sau, khi Nhật đảo chính Pháp, mở đường cho học giả Trần Trọng Kim thành lập chính phủ đã mời ông giữ chức Tổng đốc cai trị 4 miền cực Nam Trung Việt như là một Tiểu Khâm Sai. Chức vị của ông lúc bấy giờ là "Tổng đốc Lâm-Đồng-Bình-Ninh" (bốn tỉnh Lâm Viên, Đồng Nai Thượng, Bình Thuận, và Ninh Thuận), và vì lúc bấy giờ phương tiện giao thông và hệ thống liên lạc còn khó khăn cách trở nên ông được đại diện chính phủ toàn quyền giải quyết cấp thời công việc quốc gia.
Cuối tháng 8 năm 1945, Việt Minh cướp chính quyền tại Đà Lạt bằng một cuộc biểu tình rầm rộ, vây dinh Tổng đốc Lâm Viên, bắt ông giải về Huế. Sau đó ông được tha . Trong khi đó, những quan lại nhà Nguyễn khác như Phạm Quỳnh và Ngô Đình Khôi, Nguyễn Bá Trác, Cung Đình Vận đều bị chết thảm.
Chủ tịch Hội đồng Chấp chánh Lâm thời Trung Kỳ.
Khi Pháp tái chiếm Đông dương, từng bước xây dựng bộ máy chính quyền dân sư lâm thời đã trọng dụng ông. Là tín đồ Thiên chúa giáo, đồng thời mối quan hệ họ hàng với Giám mục Tađêô Lê Hữu Từ đã giúp ông nhiều trong chính trường.
Tháng 2 năm 1947, quân Pháp tái chiếm Huế. Ngày 15 tháng 4 năm 1947, dưới sự hỗ trợ của người Pháp, ông làm Chủ tịch Hội đồng Chấp chánh Lâm thời Trung Kỳ. Ông kêu gọi các nhân sĩ rời bỏ Việt Minh trở về cùng xây dựng tái thiết đất nước.
Trong thời gian đầu của cuộc chiến tranh Đông dương, tình hình rất phức tạp. Năm 1947, hai nhà chính trị theo chủ nghĩa dân tộc là Chủ tịch Hội đồng An dân Bắc phần Trương Đình Tri bị Việt Minh ám sát tại Hà nội, Chủ tịch Mặt trận Toàn dân thống nhất, cựu Khâm sai Nam Bộ Nguyễn Văn Sâm cũng bị giết tại Sài Gòn.
Để đảm bảo an ninh trật tự tại miền Trung ông cho thành lập Nha Cảnh sát và Công an Trung phần, thành lập lực lượng Bảo vệ quân làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh. Ông cũng cho thành lập Nha Văn hóa Trung phần mời linh mục Cao Văn Luận làm Giám đốc.
Ông có tiếng là một vị quan nổi tiếng liêm chính, sống giản dị. Khi ông làm Chủ tịch Hội đồng Chấp chánh Lâm thời Trung Kỳ, người em ruột của ông là Trần Văn Trình, chủ sự phòng Nội dịch, ngày chủ nhật lấy xe công về sử dụng riêng bị ông cất chức ngay. Đối với các linh mục hay đến xin xỏ, nhờ cậy, ông thẳng thắn từ chối.
Đầu năm 1948, chính phủ Pháp ủng hộ Giải pháp Bảo Đại, hình thành một chính phủ Quốc gia Việt Nam trong tương lai. Tháng 3 năm 1948, ông từ chức Chủ tịch và Hội đồng Chấp chánh Lâm thời Trung Kỳ bị giải thể. Ngày 27 tháng 5 năm 1948, Chính phủ Trung ương lâm thời Việt Nam được thành lập với Thủ tướng lâm thời là tướng Nguyễn Văn Xuân. Dược sĩ Phan Văn Giáo được bổ nhiệm làm Thủ hiến Trung phần, giữ vai trò với quyền hạn rộng hơn ở miền Trung. Tuy nhiên, năm 1951, Thủ tướng Trần Văn Hữu bổ nhiệm ông thay ông Phan Văn Giáo làm Thủ hiến Trung phần. Đến năm 1952, ông Trần Văn Hữu nghỉ, vì là bạn ông Hữu nên ông cũng bị thôi chức Thủ hiến.
Hoạt động chính trị sau năm 1954.
Sau năm 1954, ông sống ở Sài Gòn, tham gia hàng ngũ nhân sĩ đối lập chính phủ Ngô Đình Diệm.
Năm 1960, ông tham gia nhóm Caravelle kiến nghị lên Tổng thống Ngô Đình Diệm đòi cải cách thể chế.
Năm 1967, ông tham gia ứng cử chức Tổng thống Việt Nam Cộng hòa trong liên danh Cái Lư cùng ông Huỳnh Công Đương.
Năm 1970, ông mất tại Việt Nam, thọ 69 tuổi.
Con gái ông là Theresa Trần Thị Lài, có chồng là người Ba Lan làm Tổng thư ký Pax Romana (Phong trào Quốc tế Trí thức Công giáo MIIC). | 1 | null |
Cuộc vây hãm Neu-Breisach là một trận bao vây trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, diễn ra từ ngày 13 tháng 10 cho đến ngày 10 tháng 11 năm 1870 tại Pháp. Vài ngày sau khi pháo đài Mortier thuộc Neu-Breisach đầu hàng, với một sư đoàn trừ bị, tướng Hermann von Schmeling của Đức đã buộc pháo đài Neu-Breisach (với một đạo quân đồn trú dưới sự chỉ huy của Thượng tá Lostie de Kerhor) phải đầu hàng, và đoạt được không ít chiến lợi phẩm từ tay quân đội Pháp tại đây. Cuộc vây hãm đã thể hiện hiệu quả rất cao của các khẩu đội pháo Baden. Với cuộc đầu hàng của Neu-Breisach, quân đội Đức đã chiếm đoạt khu vực công sự cuối cùng tại Alsace, ngoại trừ Belfort và Bitsch. Sau chiến thắng này, Von Schmeling đã đem các khẩu công thành pháo của ông về hướng tây nam để thực hiện cuộc vây hãm Belfort.
Pháo đài Neu-Breisach của Pháp có một đạo quân trú phòng gồm 5 nghìn người, trong khi pháo đài Mortier, nằm ở gần sông Rhine, được xây dựng cho mục đích phòng ngự độc lập. Vào đầu tháng 10, các chi đội thuộc Sư đoàn Trừ bị số 4 của Phổ dưới quyền chỉ huy của tướng Schmeling đã được lệnh vượt sông Rhine từ Breisgau để tiến hành bao vây Neu-Breisach. Lúc gần tối ngày 5 tháng 10, một cuộc phá vây của quân Pháp từ Neu-Breisach đã bị các đại đội thuộc Trung đoàn "Landwehr" số 43 của Phổ đập tan, và bị các khẩu đội pháo của Đức gây thiệt hại nặng. Song, một cuộc dội pháo dã chiến của quân Đức cũng không thể buộc người Sĩ quan chỉ huy Neu-Breisach phải đầu hàng, vì vậy Schmeling chuyển trọng tâm sang cuộc vây hãm Sélestat. Sau khi các khẩu công thành pháo của Đức được đưa đến từ Strasbourg, Neu-Breisach đã bắt đầu bị phong tỏa vào ngày 9 tháng 10 năm 1870. Đến các ngày 12 và 13 tháng 10, các cuộc phá vây và giao chiến lẻ tẻ đã bùng nổ nhưng không mang lại kết quả gì. Vào ngày 13 tháng 10 thì vòng vây mới được hoàn tất, khi mà phía trước Neu-Breisach có 5 nghìn quân Phổ. Quân Phổ đã hình thành các chiến tuyến hình bán nguyệt, với các cực điểm nằm ở ven sông Rhine. Vào ngày 16 tháng 10, một cuộc phá vây của quân Pháp tại Neu-Breisach đã bị quân Đức bẻ gãy. Trong trận vây hãm, mặc dù Neu-Breisach bị hủy hoại nặng nề trước sự pháo kích của người Đức, song người Đức vẫn khó thể hạ Neu-Breisach một cách nhanh gọn.
Đến ngày 26 tháng 10 năm 1870, sau khi hạ được Sélestat, Thiếu tướng Von Schmeling – với tư cách là người chỉ huy của quân đoàn vây hãm và phong toả Neu-Breisach gồm các đơn vị của Phổ, Bayern và Baden – dẫn phần lớn sư đoàn của ông cùng với khẩu công thành pháo đặt trước Sélestat về hướng nam dọc theo sông Rhine để thực hiện cuộc bao vây Neu-Breisach. Ông đã tiến hành vây hãm Neu-Breisach với nỗ lực hết mình, và trong giai đoạn này, lực lượng Bộ binh Đức đã đến gần Neu-Breisach. Vào ngày 2 tháng 11, từ một số địa điểm như Alt-Breisach, các khẩu trọng pháo của Đức bắt đầu nã đạn. Trước sức công pháo dữ dội của quân đội Đức, quân trú phòng Pháp đã kháng cự quyết liệt, mặc dù vào ngày 3 tháng 11 pháo đài Mortier và các công trình của nó đã bị tan nát trong khi một vài khẩu pháo Pháp tại đây bị hư hại. Cuối cùng, vào ngày 7 tháng 11, cuộc công pháo đã có hiệu lực: Đại úy Castelli của Pháp đã đầu hàng tại pháo đài Mortier dưới đống đổ nát. Quân đội Đức đã thu được tù binh và đại bác từ tay Pháp. Quân Pháp phòng ngự tại Neu-Breisach rơi vào tình thế khó khăn. 3 ngày sau khi Mortier thất thủ, Neu-Breisach đầu hàng với các điều khoản tương tự như Sélestat. Sang ngày 11 tháng 11, quân đội Phổ đã chiếm giữ các bức tường thành và một tiếng đồng hồ sau các tù binh của họ đã rời khỏi vị trí của mình. | 1 | null |
Tàu quét mìn lớp Sonya là tên ký hiệu NATO của một lớp tàu quét mìn, thủy lôi do Liên Xô sản xuất từ năm 1971-1991 có tên gọi là đề án 1265 hồng ngọc (Project 1265 Yakhont).
Thiết kế và phát triển.
Sau khi thiết kế tàu quét mìn thuộc đề án 1252 lớp Zhenya vào cuối những năm 1950 và đầu 1960. Liên Xô lại tiếp tục thiết kế một lớp tàu quết mìn mới có tên gọi là "đề án 1265 hồng ngọc". Tuy tàu có thiết kế cồng kềnh hơn so với đề án 1252, tốc độ giảm xuống còn 15 hải lý/giờ nhưng đã tăng tầm hoạt động cũng như thời gian hoạt động, đề án 1265 có sử dụng một số chi tiết thành công đã được sử dụng ở lớp tàu quét mìn Vanya (đề án 257,lớp tàu trước của đề án 1252) để áp dụng, giúp tàu có hệ thống sonar tốt hơn, hệ thống dò và phá thủy lôi hoạt động ổn định, hiệu quả, có thể điều khiển nhằm đảm bảo cho thân tàu.
Trang thiết bị.
Hệ thống cảm biến và xử lý.
Tàu quét mìn lớp Sonya có trang bị 1 radar "Spin Trough" (ký hiệu NATO), hệ thống sonar "MG-89" giúp tăng khả năng định vị sóng âm ngầm cùng trang thiết bị quan trọng nhất là hệ thống dò và phá thủy lôi. Đề án 1265 sử dụng nhiều loại máy quét mìn như "GKT", "PEMT-2", "ST-2".
Vũ trang.
So với tàu quét mìn thuộc đề án 1252 thì các tàu thuộc đề án 1265 có trang bị vũ khí có hỏa lực mạnh hơn bao gồm 1 pháo 30 mm 2 nòng đặt ở phía trước và 1 pháo 25 mm 2 nòng đặt ở phía sau. Các vũ khí này được dùng để phòng không là chủ yếu hoặc cũng có thể dùng để tấn công các tàu nhỏ, bọc thép yếu như ca nô, tàu tuần tra hoặc xuồng hay các mục tiêu gần bờ biển.
Tai nạn.
Có 3 vụ tai nạn liên quan đến tàu quét mìn thuộc đề án 1265, cả ba tàu đều bị phá hủy hoàn toàn. Nguyên nhân chủ yếu là do sơ suất của thủy thủ đoàn.
Nhiệm vụ.
Đề án 1265 là tàu quét mìn được thiết kế để phát hiện, đánh dấu và vô hiệu hóa các loại mìn ở đáy, cận đáy, mìn có neo, mìn thả trôi trong và ngoài cảng, đường biển ven bờ bảo vệ cho các tàu ngầm, tàu nổi cũng như phương tiện thủy của quân nhà ra vào các căn cứ hải quân hay hành trình trên những vùng biển nông. | 1 | null |
USS "Caldwell" (DD-69) là một tàu khu trục của Hải quân Hoa Kỳ được chế tạo trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Là chiếc dẫn đầu cho lớp "Caldwell", nó cũng là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Mỹ được đặt tên theo Đại úy Hải quân James R. Caldwell (1778-1804), người tham gia các cuộc Chiến tranh Quasi với Pháp và Chiến tranh Barbary thứ nhất.
Thiết kế và chế tạo.
"Caldwell" được đặt lườn tại Xưởng hải quân Mare Island vào ngày 9 tháng 12 năm 1916. Nó được hạ thủy vào ngày 10 tháng 7 năm 1917, được đỡ đầu bởi Cô C. Caldwell, và được đưa ra hoạt động vào ngày 1 tháng 12 năm 1917 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân B. McCandless.
Lịch sử hoạt động.
Được lệnh gia nhập Hạm đội Đại Tây Dương, "Caldwell" đi đến Norfolk, Virginia vào ngày 8 tháng 1 năm 1918 rồi đến Queenstown, Ireland vào ngày 5 tháng 3. Nó tham gia các nhiệm vụ tuần tra và hộ tống các đoàn tàu vận tải vượt Đại Tây Dương, xen kẻ với việc thử nghiệm gấp rút những thiết bị dò âm dưới nước để chống lại tàu ngầm Đức. Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc, "Caldwell" vận chuyển binh lính đến Brest, Pháp; và đang khi ở tại đây nó tham gia vào đoàn tàu hộ tống cho Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson trên chiếc "George Washington" trên đường tham dự Hội nghị hòa bình Versailles.
"Caldwell" quay trở về nhà để hoạt động cùng Đội Norfolk thuộc Lực lượng Khu trục của Hạm đội Đại Tây Dương, và cùng với Hải đội Khu trục 3 dọc theo khu vực bờ Đông Hoa Kỳ trong suốt năm 1919. Được đưa về lực lượng dự bị vào tháng 8 năm 1920, nó hoạt động với một thủy thủ đoàn rút gọn tại khu vực ngoài khơi Charleston, South Carolina và Newport, Rhode Island.
"Caldwell" được cho ngừng hoạt động tại Xưởng hải quân Philadelphia vào ngày 27 tháng 6 năm 1922. Nó bị bán để tháo dỡ tại đây vào ngày 30 tháng 6 năm 1936. | 1 | null |
South Sudan Oyee! (Hoan hô Nam Sudan) là quốc ca của Nam Sudan. Quốc ca được lựa chọn bởi Ủy ban Quốc ca Nam Sudan của Phong trào Giải phóng Nhân dân Sudan sau một cuộc thi để tìm một bài quốc ca trong tháng 08 năm 2010. Trước trưng cầu độc lập trong tháng 1 năm 2011, Nam Sudan trở thành một quốc gia có chủ quyền ngày 09 tháng 07 năm 2011. "Oyee!" được dịch là "Hoan hô".
Dịch sang tiếng Việt.
Lạy Chúa
Chúng con ngợi ca và tôn vinh Người
Vì ân sủng của Người dành cho Nam Sudan
Đây là vùng đất của sự dồi dào lớn lao
Nâng đỡ chúng ta đoàn kết trong sự hoà bình và hoà hợp
Hỡi đất Mẹ
Chúng ta giương cao ngọn cờ với ngôi sao dẫn đường
Và hát vang bài ca của tự do và hạnh phúc
Để cho chính nghĩa, tự do, thịnh vượng
Ngự trị nơi đây tới muôn đời!
Hỡi những người con yêu nước vĩ đại
Hãy cùng đứng lên trong tôn ti trật tự,
Tôn kính những người liệt sĩ đã đổ máu
Để củng cố nền tảng đất nước này,
Chúng ta tình nguyện bảo vệ Tổ quốc này.
Lạy Chúa, hãy phù hộ Nam Sudan! | 1 | null |
Người đẹp ngủ trong rừng, hoặc Sleeping Beauty (), hoặc Little Briar Rose (), tựa tiếng Anh khác là The Sleeping Beauty in the Woods, là một câu chuyện cổ tích cổ điển kể về một nàng công chúa bị vướng lời nguyền của một bà tiên độc ác, phải ngủ say một trăm năm và cuối cùng sẽ được một chàng hoàng tử đẹp trai đánh thức. Bà tiên tốt bụng nghĩ rằng công chúa sẽ sợ hãi nếu ở một mình khi thức dậy, nên đã dùng đũa phép để đưa mọi người và động vật sống trong cung điện cũng chìm vào giấc ngủ và sẽ cùng thức dậy với công chúa.
Phiên bản sớm nhất từng được biết đến của câu chuyện này là trong bản tự sự "Perceforest" sáng tác từ khoảng năm 1330 đến năm 1344. Câu chuyện được Giambattista Basile xuất bản lần đầu trong tuyển tập truyện có tựa đề "The Pentamerone" (xuất bản năm 1634). Sau đó Charles Perrault chuyển thể phiên bản của Basile và xuất bản trong" Histoires ou contes du temps passé" năm 1697. Phiên bản mà anh em nhà Grimm sưu tầm và in là một phiên bản truyền miệng dựa trên câu chuyện của Perrault.
Hệ thống phân loại Aarne-Thompson đã phân loại truyện dân gian "Người đẹp ngủ trong rừng" là loại truyện 410, có nghĩa truyện có một nàng công chúa bị ép buộc phải ngủ một giấc ngủ mê hoặc và là sau đó thức tỉnh khỏi phép thuật ám lên cô. Câu chuyện đã được chuyển thể nhiều lần trong suốt lịch sử và những người kể chuyện hiện đại tiếp tục kể lại trên khắp các phương tiện truyền thông khác nhau.
Nguyên bản.
Yếu tố lãng mạn hoàng tộc thời trung cổ "Perceforest" (xuất bản năm 1528) đã đóng góp rất nhiều ý tưởng cho câu chuyện này. Truyện kể về một công chúa tên là Zellandine, cô phải lòng một người đàn ông tên là Troylus. Cha cô sai anh đi thực hiện các nhiệm vụ để chứng minh bản thân xứng đáng với cô, và trong khi anh đi, Zellandine bỗng chìm vào giấc ngủ mê hoặc. Troylus tìm thấy cô và làm cô có thai trong khi cô vẫn say ngủ; khi đứa con của họ được sinh ra, đứa trẻ rút sợi lanh từ ngón tay của cô, chính là thứ ám lời nguyền ngủ say. Cô thức tỉnh và nhận ra chiếc nhẫn mà Troylus đã để lại nhằm báo cho cô biết anh chính là cha của đứa trẻ, sau đó Troylus quay lại và kết hôn với cô. Phiên bản trước đó là cuốn tiểu thuyết Provençal "" (c. 1320-1340).
Phần thứ hai của câu chuyện Người đẹp ngủ trong rừng kể về công chúa và những đứa con của cô, nhưng tất cả gần như bị đưa vào chỗ chết, nhưng thay vào đó ý này lại bị ẩn đi, có thể đã bị ảnh hưởng từ Genevieve of Brabant. Những ý tưởng trước đó thậm chí còn lấy ý tưởng từ các câu chuyện về Brynhild say ngủ trong truyện cổ Volsunga và những cuộc khổ nạn của các thánh nữ tử đạo trong các công ước thánh tích học của Cơ đốc giáo thời kỳ đầu. Sau những lần tái bản này, nhà thơ Ý Giambattista Basile (1575-1632) là người đầu tiên xuất bản câu chuyện hoàn chỉnh.
Cốt truyện.
Câu chuyện cổ tích bắt đầu với một nàng công chúa, cha mẹ nàng bị một bà tiên độc ác nguyền rủa rằng con gái của họ sẽ chết ngay khi cô ấy chạm ngón tay vào một món đồ. Trong phiên bản của Basile, công chúa dùng ngón tay chạm vào một mảnh vải lanh. Trong phiên bản của Perrault và Anh em nhà Grimm, vật đó là con quay se chỉ. Cha mẹ của nàng đã ra lệnh phá hủy hết tất cả vật này trong vương quốc với hy vọng điều đó sẽ bảo vệ con gái của họ, nhưng bất chấp tất cả, lời tiên tri đã ứng nghiệm. Thay vì chết đi như đã được báo trước, công chúa chìm vào giấc ngủ sâu. Sau một thời gian, một hoàng tử tìm thấy và đánh thức cô. Phiên bản Người đẹp ngủ trong rừng của Giambattista Basile là "Mặt trời, Mặt trăng, và Talia", người đẹp ngủ trong rừng Talia chìm vào giấc ngủ sâu sau khi bị một mảnh lanh đâm vào ngón tay. Một vị vua lang bạt phát hiện ra cô, rồi "đưa nàng lên giường, nơi anh ta thu hoạch những trái ngọt đầu tiên của tình yêu." Sau đó anh ta bỏ đi và cô ấy sinh đôi.
Theo Maria Tatar, có những dị bản của câu chuyện có cả phần thứ hai kể chi tiết những rắc rối của cặp đôi sau khi họ kết hôn; một số nhà nghiên cứu dân gian tin rằng hai phần ban đầu là những câu chuyện riêng biệt.
Phần hai bắt đầu sau khi hoàng tử và công chúa đã có con. Thông qua quá trình của câu chuyện, công chúa và các con của cô ấy theo một cách nào đó được giới thiệu với một người phụ nữ khác trong cuộc đời của hoàng tử. Người phụ nữ khác này không thích gia đình mới của hoàng tử, và ra lệnh cho đầu bếp giết những đứa trẻ và nấu chúng cho bữa tối. Thay vì nghe lời, người đầu bếp giấu lũ trẻ và phục vụ thịt gia súc. Tiếp theo, người phụ nữ kia ra lệnh cho đầu bếp giết công chúa. Trước khi điều này có thể xảy ra, bản chất thật của người phụ nữ kia được tiết lộ cho hoàng tử và sau đó chính người phụ nữ đó phải chịu cái chết thê thảm mà cô ấy đã lên kế hoạch cho công chúa. Công chúa, hoàng tử và các con của họ sống hạnh phúc mãi mãi về sau.
Phiên bản của Anh em nhà Grimm.
Truyện cổ tích của Anh em nhà Grimm cũng có một phiên bản Người đẹp ngủ trong rừng, ""Little Briar Rose"", trong bộ sưu tập của họ (1812). Phiên bản này kết thúc khi hoàng tử đến đánh thức Người đẹp ngủ trong rừng (tên là Rosamund) và không gồm phần hai như trong phiên bản của Basile và Perrault. Hai anh em cân nhắc việc bỏ đi một số yếu tố từ câu chuyện gốc với lý do nó bắt nguồn từ phiên bản của Perrault, nhưng sự hiện diện của câu chuyện Brynhild đã thuyết phục họ đưa nó vào danh sách một câu chuyện xác thực của nước Đức. Quyết định của họ gây chú ý vì không có câu chuyện thần thoại nào trong thần thoại Teutonic, nghĩa là Thơ và Prose Edda hoặc Volsunga Saga, là những người đang ngủ sẽ bị đánh thức bằng một nụ hôn, một sự thật mà Jacob Grimm đã biết kể từ khi ông viết một bộ sách bách khoa về Thần thoại Đức. Phiên bản của ông là phiên bản tiếng Đức duy nhất từng được biết đến, và ảnh hưởng của Perrault là gần như chắc chắn. Trong phiên bản gốc của Anh em nhà Grimm, các bà tiên thay thế cho người phụ nữ khôn ngoan.
Trong ấn bản đầu tiên của truyện cổ của Anh em nhà Grimm có một câu chuyện cổ tích rời rạc về "The Evil Mother-in-law" ("Mẹ kế ác độc"). Câu chuyện này bắt đầu với nhân vật nữ chính, một người mẹ đã có gia đình của hai đứa con, và mẹ kế của cô định ăn thịt cô và những đứa trẻ. Nhân vật nữ chính đã nảy ra ý tưởng thay thế bằng một con vật trong bữa ăn, và câu chuyện kết thúc với sự lo lắng của nữ chính liệu cô ấy có thể giữ cho những đứa trẻ không khóc, thu hút sự chú ý của mẹ kế. Giống như nhiều câu chuyện của Đức thể hiện ảnh hưởng của Pháp, nó không xuất hiện trong các phiên bản tiếp theo.
Phương tiện.
"Người đẹp ngủ trong rừng" nổi tiếng trong nhiều truyện kể truyện thần tiên tưởng tượng. Một số ví dụ được liệt kê dưới đây: | 1 | null |
Lê Mộng Bảo (1923-2007) là một nhạc sĩ nhạc vàng trước năm 1975 với ca khúc nổi tiếng "Đập vỡ cây đàn". Ông có một số bút danh khác là Tùng Vân, Tuyết Sơn, Anh Bảo, Hoa Linh Bảo.
Cuộc đời.
Lê Mộng Bảo sinh năm 1923 trong một gia đình người Phúc Kiến tại Huế. Ông từng là phóng viên báo Tiếng Dân của Huỳnh Thúc Kháng năm 1939. Năm 18 tuổi, ông ra Hà Nội học. Song song với học văn hoá và học nghề, ông còn thích âm nhạc nên đã thụ giáo nhạc sĩ Đặng Thế Phong về nhạc lý và vĩ cầm, thụ giáo nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương về nhạc lý và sáng tác ca khúc. Ba năm sau, ông về Huế làm ở sở Bưu điện.
Năm 1948, Lê Mộng Bảo được giám đốc Nhà xuất bản Tinh Hoa là Tăng Duyệt mời về làm phụ tá điều hành việc chọn bài hát để xuất bản. Trong công việc phân phối và tiêu thụ những bản nhạc đã được in, ông thường về Hà Nội nên có nhiều dịp tiếp xúc và kết thân với những nhạc sĩ tiên phong thời đó, như Nguyễn Xuân Khoát, Lưu Hữu Phước, Bùi Công Kỳ, Văn Cao, Phạm Duy, Phan Huỳnh Điểu, Nguyễn Đình Phúc... Năm 1952, ông được cử vào làm giám đốc chi nhánh ở Sài Gòn. Sau khi nhà xuất bản Tinh Hoa đóng cửa, ông thành lập Nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam vào năm 1956, xuất bản được trên 200 nhạc phẩm mới của nhiều nhạc sĩ miền Nam.
Ông còn là một nhà thơ, ký bút hiệu Mộng Quỳnh, với những bài thơ in rải rác trên các tạp chí xuất bản tại Huế vào khoảng những năm 1950.
Năm 1955, ông hợp tác với Tô Kiều Ngân chủ trương tạp chí Sóng Nhạc cổ súy cho nền tân nhạc Việt Nam. Trên tạp chí này, Lê Mộng Bảo đă công bố biên khảo "Thử nhìn lại các dạng ca khúc Việt Nam trước và sau năm 1945 qua các giai đoạn". Trước đó, trên các báo Tin Nhạc (1947), Thư Thần Kinh (1950) và Rạng Đông (1958) cũng có đăng tải tài liệu "Lịch trình tiến hóa của nền Tân nhạc Việt Nam qua các giai đoạn" của ông. Bên cạnh đó, ông cũng thực hiện chương trình Hoa Tình Thương trên Đài Truyền hình Sài Gòn.
Năm 1973, ông được chính phủ Việt Nam Cộng hòa giao phụ trách lớp nhạc lý thuộc Viện Khoa học. Từ năm 1974 đến năm 1975, ông là chuyên viên báo chí, phụ tá Thứ trưởng đặc trách báo chí Bộ Thông tin Dân Vận Chiêu Hồi.
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông bị chính quyền mới bắt đi cải tạo và bị tịch thu tài sản của nhà xuất bản Tinh hoa Miền Nam do ông làm chủ. Đến năm 1981 mới được thả về với đôi mắt bị thương tật. Dù không xuất hiện một lần nào trên sân khấu trước năm 1975 mà nay tình thế bắt buộc ông phải đi hát dạo, sống lây lất với nhóm Phi Thoàn, Khả Năng. Sau khi Khả Năng vượt biên rồi mất tích, Lê Mộng Bảo rời khỏi nhóm sống lây lất cho tới ngày sang Hoa Kỳ tỵ nạn theo diện HO ở San Jose, California năm 1993 và sống ở đó cho đến lúc mất vào ngày 8 tháng 10 năm 2007. | 1 | null |
Thăng Long (1 tháng 8 năm 1936 – 29 tháng 3 năm 2008) là một nhạc sĩ nhạc vàng ở Sài Gòn trước năm 1975. Ông được biết đến nhiều qua hai sáng tác "Quen nhau trên đường về" và "Nói với người tình".
Cuộc đời.
Ông tên thật là Nguyễn Văn Thành, sinh ngày 1 tháng 8 năm 1936 tại Hải Dương. Mẹ ông mất ngay lúc sinh ông. Không lâu sau, năm 15 tuổi thì cha mất, ông dẫn em trai lưu lạc vào Sài Gòn kiếm sống bằng cây đàn với một nhạc sĩ mù khác ở khu dân sinh. Trong thời gian này, ông đã sáng tác vài bài gửi cho các nhà phát hành nhạc nhưng không được chú ý.
Bài hát quen thuộc "Quen nhau trên đường về" được ông sáng tác năm 1963 dựa vào điệu nhạc một đám ma và hình ảnh một quân nhân trẻ từ biệt người yêu trên chuyến tàu ra miền Trung. Chính nhờ bài hát này mà hãng đĩa hát Sóng Nhạc ký độc quyền thâu âm các tác phẩm của ông. Đến hai năm sau (1965), nhiều nhạc phẩm của ông đã được tầng lớp khán giả bình dân Sài Gòn đón nhận nồng nhiệt như "Gió khuya", "Kiếp giang hồ", "Rượu hồng chị bước sang ngang"...
Thăng Long được nhạc sĩ Đức Nội mời làm trưởng ban nhạc "Hồ Gươm" phụ trách hằng tuần và từ 19 giờ tới 19 giờ 25 chiều thứ sáu trên làn sóng Đài Tiếng nói Quân đội với các giọng ca Minh Hiếu, Hà Thanh, Thanh Thúy, Hoàng Oanh, Thanh Tuyền, Phương Dung, Nhật Trường.
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông ở lại Việt Nam. Năm 1988, ông xuôi xuống thị trấn Phú Lộc tỉnh Sóc Trăng sống bằng nghề sửa ô dù, bán vé số dạo, đời sống cực kỳ khó khăn, vất vả. Sau khi bị cướp mất tiền tác quyền của Trung tâm Asia và Trung tâm Thuý Nga gửi về, ông trở bệnh phổi nặng rồi qua đời ngày 29 tháng 3 năm 2008.
Sáng tác.
Nhạc sĩ Thăng Long sáng tác khoảng 60 ca khúc. Trong đó có hai bài "Quen nhau trên đường về" và "Nói với người tình" vẫn được yêu thích cho đến tận nay. | 1 | null |
"The End Is the Beginning Is the End" là nhạc phẩm từng đoạt giải Grammy năm 1998, nó được viết và trình bày bởi ban nhạc alternative rock The Smashing Pumpkins. Đây là nhạc phẩm đầu tiên mà nhóm đã phát hành dưới dạng đĩa đơn sau album "Mellon Collie and the Infinite Sadness" được ra mắt vào năm 1995. Nó cũng là đĩa đơn đầu tiên có sự tham gia của tay trống Matt Walker, người sau này đã thực hiện một số bản nhạc trong album "Adore" của nhóm và album solo của thành viên James Iha, "Let It Come Down".
Đã đơn gồm 3 bài hát và 2 trong số đó được dùng làm nhạc nền cho 2 bộ phim "Batman & Robin" (2005) và "Wacthmen" (2009).
Bài hát.
Phần lời của đĩa đơn được sáng tác hoàn toàn bởi thành viên Billy Corgan, với ý nghĩa để đại diện cho Batman trong bộ phim về nhân vật này vào năm 1940
Rất nhiều fans hâm mộ thấy rằng tiếng guitar metal và nhạc điện tử- có trong phần âm thanh của "The End Is the Beginning Is the End", được Smashing Pumpkins tiếp tục sử dụng trong các album tiếp theo của họ, thành viên Corgan nói về phần hòa âm này như sau: "Có lẽ bạn sẽ thích những gì mong chờ từ chúng tôi trong tương lai." Tuy nhiên, âm thanh mạnh từ tiếng guitar của "The End Is the Beginning Is the End" không xuất hiện nhiều trong album "Adore" tiếp theo của nhóm.
Mặc dù nhạc phẩm đã chiến thắng giải Grammy và là nhạc nền trong bộ phim đình đám "Batman & Robin", "The End Is the Beginning Is the End" lại không có sức tiêu thụ mạnh tại thị trường Hoa Kỳ. Trong khi đó, nó được đón nhận bởi đài phát thanh về rock cũng tại nước này. Đặc biệt, ca khúc nhận được nhiều thành công trên bảng xếp hạng của các quốc gia khác, từng nắm giữ vị trí topten của cả hai bảng xếp hạng lớn là Australian và UK Singles Charts. Ban nhạc đã từng một vài lần biểu diễn trực tiếp ca khúc trong thời gian phát hành vào năm 1997 nhưng đó là những lần duy nhất.
Từ sau khi đĩa đơn và video được phát hành bởi Warner Bros. Records, The Smashing Pumpkins không còn quyền phát hành nó nữa, vì vậy họ vắng mặt trong giải "Greatest Hits" của DVD và CD.
Video âm nhạc.
Phần video âm nhạc được thực hiện bới các đạo diễn Jonathan Dayton, Valerie Faris và Joel Schumacher. Các thành viên The Pumpkins trong trang phục giống như Batman, lấy cảm hứng hình ảnh từ bộ phim "Batman & Robin". Video này được chú ý vì là một trong 2 video của Smashing Pumpkins có một tay trống khác xuất hiện bên cạnh Jimmy Chamberlin (Kenny Aronoff có mặt thoáng qua trong video"Perfect") và là video duy nhất có mặt tay trống Matt Walker trước khi anh rời nhóm. Video cũng được đề cử giải MTV Video Music Awards cho hạng mục Biên tập xuất sắc nhất, Kĩ thuật quay phim xuất sắc nhất, Video đột phá nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất.
Phần music video cho ca khúc cũng xuất hiện trong DVD thứ hai của "Batman and Robin: Special Edition" (còn gọi là "Batman: The Motion Picture Anthology 1989–1997" gồm 8 DVD), phát hành vào tháng 10 năm 2005.
Phiên bản khác.
Đĩa đơn gồm 3 phiên bản của bài hát, với 3 tựa đề khác nhau. "The Guns of Love Disastrous" là bản nhạc được phối dựa trên các track lấy cảm hứng từ nhạc điện tử, trong khi "The Ethers Tragic" chỉ gồm các tiếng đàn guitar. "The Beginning Is The End Is The Beginning" là bản có giai điệu chậm nhất, nó là bản ít mang hơi hướng rock và phần lời cũng đuọc chỉnh sửa nhưng vẫn giữ lại những đoạn điệp khúc. Phiên bản này xuất hiện trong soundtrack của "Batman & Robin".
Năm 2009, "The Beginning Is the End Is the Beginning" được sử dụng làm trailer cho bộ phim "Watchmen". Sự xuất hiện của nó trong trailer đã giúp ca khúc lọt vào Top 100 iTunes suốt mùa hè năm 2008, Và Smashing Pumpkins đã thêm phiên bản này vào tour lưu diễn của họ trong tháng 8. Ban nhạc đã trình diễn "The Beginning Is the End Is the Beginning" xuyên suốt chuyến lưu diễn năm 2008 của họ.
Trước khi đưa nó vào trong trailer, nó là "một phiên bản của bài hát dường như không nhận được nhiều sự chú ý", nhưng sau cùng Corgan phát hiện ra, "[Nhất định] với bước nhảy lớn trong lượt trực tuyến, dường như nó đã chỉ ra giá trị nó cho chúng ta và cho bộ phim". | 1 | null |
Christine Margaret Sinclair (sinh 12 tháng 6 năm 1983) là một tiền đạo bóng đá người Canada, đội trưởng của đội tuyển quốc gia Canada và câu lạc bộ Portland Thorns. Sinclair đã trải qua hơn 20 năm với đội tuyển quốc gia, tham dự năm kỳ World Cup nữ (Hoa Kỳ 2003,Trung Quốc 2007, Đức 2011, Canada 2015, Pháp 2019) và bốn kỳ Thế vận hội (Bắc Kinh 2008, London 2012, Rio de Janeiro 2016, Tokyo 2020). Cô 14 lần giành giải Cầu thủ bóng đá Canada xuất sắc nhất năm, bao gồm 11 lần liên tiếp từ 2004–2014. Cô cũng được vinh danh bởi FIFA như là một ứng cử viên cho giải Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 7 lần (2005, 2006, 2007, 2008, 2010, 2012, 2016).
Danh hiệu.
Câu lạc bộ.
FC Gold Pride
Western New York Flash
Portland Thorns
Quốc tế.
Canada | 1 | null |
USS "Craven" (DD-70), là một tàu khu trục của Hải quân Hoa Kỳ thuộc lớp "Caldwell" được chế tạo trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Được cho ngừng hoạt động không lâu sau khi chiến tranh kết thúc, nó được huy động trở lại khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra, và được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Anh dưới tên gọi HMS "Lewes" (G68). Nó hoạt động cho đến hết chiến tranh, và bị đánh đắm ngoài khơi Sydney, Australia vào ngày 25 tháng 5 năm 1946.
Thiết kế và chế tạo.
Là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Mỹ được đặt tên theo Trung tá Hải quân Tunis Craven (1813–1864), "Craven" được đặt lườn tại Xưởng hải quân Norfolk vào ngày 20 tháng 11 năm 1917. Nó được hạ thủy vào ngày 29 tháng 6 năm 1918, được đỡ đầu bởi Bà F. Learned, con gái Trung tá Craven, và được đưa ra hoạt động vào ngày 19 tháng 10 năm 1918 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân M. B. McComb.
Lịch sử hoạt động.
Phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ.
"Craven" tiến hành các chuyến đi doc theo bờ Đông Hoa Kỳ và tại vùng biển Caribe để huấn luyện, cơ động và thực hành ngư lôi cho đến ngày 3 tháng 5 năm 1919, khi nó khởi hành từ New York đi vịnh Trepassey, Newfoundland. Tại đây, chiếc tàu khu trục phục vụ như là trạm trinh sát thời tiết và cột mốc dẫn đường cho chuyến bay đầu tiên của chiếc thủy phi cơ hải quân NC-4 vượt Đại Tây Dương. Sau khi được đại tu, "Craven" tham gia các cuộc thử nghiệm pháo của Lục quân tại Fort Story, Virginia cũng như các chuyến đi ở khu vực Hampton Roads, Virginia; Fall River, Massachusetts và Newport, Rhode Island, cho đến khi được đưa về lực lượng dự bị tại Philadelphia, Pennsylvania vào ngày 10 tháng 10 năm 1919.
Hoạt động với một thủy thủ đoàn rút gọn, "Craven" đi đến Charleston, South Carolina vào ngày 10 tháng 2 năm 1921. Nó tiến hành những chuyến đi vận chuyển giữa Charleston và Jacksonville, Florida, cũng như tham gia các cuộc cơ động hạm đội ngoài khơi Virginia và trong vịnh Narragansett. Đi đến Philadelphia vào ngày 29 tháng 3 năm 1922, "Craven" được cho ngừng hoạt động vào ngày 15 tháng 6 năm 1922. Vào ngày 12 tháng 11 năm 1939, vẫn trong tình trạng bị bỏ không, nó được đổi tên thành Conway, được đặt theo William Conway.
Phục vụ cùng Hải quân Hoàng gia Anh.
Được cho hoạt động trở lại vào ngày 9 tháng 8 năm 1940, "Conway" đi đến Halifax, Nova Scotia vào ngày 17 tháng 10. Tại đây nó được chuyển giao cho Anh Quốc vào ngày 23 tháng 10 năm 1940 theo Thỏa thuận đổi tàu khu trục lấy căn cứ giữa Anh Quốc và Hoa Kỳ. Nó được đưa ra phục vụ cùng Hải quân Hoàng gia Anh dưới tên gọi HMS "Lewes" (G68), theo tên Lewes ở East Sussex.
"Lewes" khởi hành từ Halifax vào ngày 1 tháng 11 và đi đến Belfast, Bắc Ireland vào ngày 9 tháng 11, truy lùng chiếc thiết giáp hạm bỏ túi Đức "Admiral Scheer" trên đường đi. Nó được tái trang bị tại Plymouth, Anh, và được lệnh ở lại đây dưới quyền chỉ huy của Tổng tư lệnh Plymouth. "Lewes" bị hư hại nặng do các cuộc không kích của đối phương vào các ngày 21-22 tháng 4 năm 1941, nên nó ở trong tình trạng không hoạt động cho đến tháng 12, khi nó gia nhập Hạm đội Nhà. Vào tháng 2 năm 1942, nó tham gia Lực lượng hộ tống Rosyth làm nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại giữa Thames và Firth of Forth, Scotland. Trong các ngày 9-10 tháng 11 năm 1942, nó đối đầu với các tàu E-boat Đức tấn công đoàn tàu vận tải của nó ngoài khơi Lowestoft. Sau đó "Lewes" hộ tống một đoàn tàu vận tải chuyển quân về hướng Trung Đông, đi đến Simonstown thuộc Nam Phi vào ngày 18 tháng 5 năm 1943. Ngoài việc phục vụ như là tàu mục tiêu cho việc huấn luyện máy bay, chiếc tàu khu trục còn truy tìm tàu ngầm đối phương được báo cáo xuất hiện chung quanh mũi Hảo Vọng.
Sang năm 1944, "Lewes" gia nhập Hạm đội Đông như một tàu tiếp liệu tàu ngầm và tàu mục tiêu thực tập ngư lôi. Nó rời Durban vào ngày 13 tháng 8, đi đến Ceylon một tháng sau đó. Nó được đặt căn cứ tại Trincomalee cho đến tháng 1 năm 1945, khi nó được điều sang Hạm đội Thái Bình Dương như là tàu mục tiêu cho việc huấn luyện máy bay. Đi đến Fremantle, Australia vào ngày 11 tháng 2 năm 1945, nó chuyển đến Sydney vào ngày 20 tháng 2 và ở lại đây cho đến khi cuộc xung đột kết thúc. Đến ngày 12 tháng 10 năm 1945, "Lewes" được cho là không còn cần thiết cho hạm đội và được đưa vào danh sách loại bỏ. Chiếc tàu khu trục được cho tháo dỡ mọi thứ có giá trị, và nó bị đánh đắm ngoài khơi Sydney vào ngày 25 tháng 5 năm 1946. | 1 | null |
Tâm Anh ( 29 tháng 7 năm 1948 - 17 tháng 6 năm 2006) là một nhạc sĩ nhạc vàng trước năm 1975. Ông được biết đến nhiều qua ca khúc "Phố đêm" và chuỗi ca khúc "Chuyện tình..."
Cuộc đời.
Ông tên thật là Trần Công Tâm, sinh ngày 29 tháng 7 năm 1948 tại Sài Gòn.
Thời trẻ, ông học Trường Kỹ thuật Phú Thọ. Học xong, ông ra làm ngành thuế vụ một thời gian thì nghỉ.
Năm 1968, ông ra mắt bài hát "Phố đêm" cũng là bài hát nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác. Bài hát được hãng dĩa Sóng Nhạc ký độc quyền thâu âm với tiếng hát Bạch Lan Hương. Sau đó ông viết tiếp bài "Trái mộng tầm tay" nhưng không thành công.
Đến năm 1970, ông lập nhóm "Nghệ Thuật" với các chương trình ca nhạc thành công (thường gọi chung là "Băng nhạc Tâm Anh"). Kỳ đầu tiên chủ đề "Những chuyện tình không đoạn kết" chính là tên một bài hát của ông. Tiền kiếm được từ những chương trình này đều được ông quyên góp một phần vào các chương trình từ thiện xã hội.
Năm 1974, Tâm Anh còn kết hợp cùng nhạc sĩ Tuấn Khanh để thực hiện băng nhạc Tuấn Khanh, được 3 cuốn nhưng không mấy thành công.
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Tâm Anh về làm ở Hợp tác xã sản xuất xe đạp Trường Sơn. Khi hợp tác xã giải thế, ông chuyển sang làm đội trưởng đội thi công xây dựng cho đến lúc về hưu.
Năm 2005, ông khiếu nại ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng do sử dụng ca khúc "Phố đêm" nhưng ghi tên tác giả khác và sửa lời.
Nhạc sĩ Tâm Anh qua đời ngày 17 tháng 6 năm 2006. | 1 | null |
Tô Thanh Tùng (1944 – 19 tháng 7 năm 2017) là một nhạc sĩ nhạc vàng sáng tác từ trước năm 1975. Em trai ông là nhạc sĩ Tô Thanh Sơn.
Cuộc đời.
Ông sinh năm 1944 tại quận Hồng Ngự, tỉnh Châu Đốc, về sau thuộc về tỉnh Kiến Phong (ngày nay bao gồm thành phố Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự và huyện Tân Hồng thuộc tỉnh Đồng Tháp). Lúc nhỏ, ông sống cùng gia đình tại Đồng Tháp.
Năm 1963, ông có sáng tác đầu tiên là bài Hồng Ngự mang tên em. Sang năm sau, ông lên Sài Gòn học trường Luật. Ở quán cà phê gần trường, ông quen một cô gái thu ngân tên Diễm nhờ viết bài Mắt diễm buồn cho ca sĩ Elvis Phương hát ở quán. Bốn năm sau, cuộc tình giữa ông và cô gái này kết thúc, Tô Thanh Tùng viết bài Giã từ nhưng không xuất bản. Sau khi học xong, ông về lại Hồng Ngự phụ gia đình kinh doanh.
Cho đến năm 1971, ông quen một cô gái ở Sa Đéc bèn đưa cô này lên Sài Gòn để hát thử bài "Giã từ". Lúc đầu, nhạc sĩ Quốc Dũng đã phối âm nhưng khi đem trình cho nhạc sĩ Lê Dinh (lúc đó là trưởng phòng văn nghệ Đài Phát thanh Sài Gòn) thì Lê Dinh không đồng ý cho phát trên đài. Tuy nhiên, sau khi nghe băng cassette thì lại đồng ý cho phát vào "giờ vàng" chủ nhật. Bài hát gây chú ý cho khán giả Sài Gòn lúc bấy giờ. Nhà xuất bản Minh Phát lập tức ký độc quyền phát hành bài "Giã từ". Sau đó, Tô Thanh Tùng viết tiếp một loạt bài như "Xót xa", "Mừng Chúa ra đời", "Sao anh nỡ đành quên", "Nhớ người tình phụ"... mà trong đó bài "Sao nỡ đành quên" cũng là nói về một mối tình nữa của ông.
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông làm Trưởng ban Văn công thị trấn Hồng Ngự trong ba năm. Sau đó, ông quay lại Thành phố Hồ Chí Minh lập nghiệp với đủ thứ nghề: bán xà bông, dầu gió, nước mắm, phụ tùng xe đạp, mở nhà may. Vào lúc kinh tế gia đình khá nhất với 2 cửa hàng cho thuê băng video thì vợ chồng ông lại trục trặc và đành phải chia tay. Ông giao lại cửa hàng video để vợ nuôi con, bán căn nhà ở đường Cao Thắng Quận 3, rồi sống rày đây mai đó, lúc ở nhà bạn bè, lúc ở nhà thuê, từ miền Tây đến miền Đông Nam bộ. Nơi định cư cuối cùng của ông là Bình Dương.
Năm 1979, ông phát hành album cassette “Tình ca hương lúa” với một số bài như "Người hàng xóm", "Hồng Ngự mang tên em"... do Nhật Trường và Bảo Yến hát. Có thể nói Tô Thanh Tùng là nhạc sĩ nhạc vàng đầu tiên trong nước sau năm 1975 dám phát hành album nhạc ngợi ca quê hương. Album bị nhiều người cho là "Nhạc vàng đội mồ sống dậy" nhưng vẫn được Sở Văn hóa, Thông tin Đồng Tháp đồng ý cho phát hành. Ông tiếp tục sáng tác nhạc quê hương (Giăng câu 1, 2...), trong đó có bài "Tình cây và đất" năm 1988, đã nhận giải nhì cuộc bình chọn những bài hát viết về nông nghiệp nông thôn hay nhất thế kỷ 20 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức năm 2009.
Tháng 8 năm 2015, ông bị bệnh ung thư tuyến tiền liệt di căn qua gan đã khiến cho chân trái của ông bị không đi lại được và phải chữa trị tại bệnh viện Bình Dân. Chi phí sinh hoạt của ông chủ yếu dựa vào tiền tác quyền ca khúc hàng tháng. Không có người thân nào kề bên chăm sóc, chỉ thỉnh thoảng ông mới được bạn bè, học trò ghé thăm nom. Trước hoàn cảnh của ông, đêm nhạc "Tình nghệ sĩ" số thứ 4 ngày 30 tháng 9 năm 2015 với sự tham gia của Đàm Vĩnh Hưng, Lệ Quyên đã giúp đỡ quyên tiền chữa bệnh ung thư cho ông và một số nghệ sĩ đang gặp khó khăn trong cuộc sống.
Ông qua đời vào hồi 8g15 sáng 19/07/2017 tại Bệnh viện Thành phố Sa Đéc sau hai năm chiến đấu với căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Bài hát Giã từ.
Khoảng năm 1967, khi đang ở Hồng Ngự, có người nhạc công trẻ tên Vi ở Tây Ninh tìm gặp Tô Thanh Tùng và hát cho ông nghe một bài hát. Nghe xong là ông cũng vừa viết một bài hát điệu bolero, có đôi chút ý tứ giống bài này và có hát lại cho Vi nghe. Một thời gian sau đó, ông viết lại bài "Giã từ" với giai điệu và ca từ hầu hết là của ông và phổ biến với tên chung là Tô Thanh Tùng - Văn Vi. Thực chất, bài hát này là do chính ông sáng tác.
Do người nhạc công giới thiệu tên không rõ, nên từ Băn Vi ông nghe nhầm thành Văn Vi.
Sáng tác.
Tô Thanh Tùng sáng tác khoảng 120 bài. Tuy nhiên theo ông thì vẫn chưa có bài nào là tâm đắc nhất. | 1 | null |
Lớp tàu rải mìn "Abdiel bao gồm sáu tàu rải mìn nhanh của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc đã hoạt động trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Chúng đôi khi được biết đến như những "tàu tuần dương rải mìn" và đôi khi còn được gọi là lớp "Manxman.
Thiết kế.
Hải quân Hoàng gia đặt hàng bốn chiếc tàu rải mìn vào năm 1938 (nhóm 1938), rồi sở hữu thêm hai chiếc nữa trong Chương trình Chiến tranh Khẩn cấp (nhóm WEP: War Emergency Program) sau khi Thế Chiến II bùng nổ. Chúng được thiết kế đặc biệt để rải các bãi mìn một cách nhanh chóng trong vùng biển đối phương gần các cảng hay tuyến đường hàng hải; vì vậy chúng cần phải rất nhanh và trang bị vũ khí phòng không đủ để tự vệ nếu bị máy bay đối phương phát hiện. Chúng cũng cần có khả năng mang theo một lượng mìn (thủy lôi) lớn cho đến 150 quả trong khoang kín, nên phải có một lườn tàu dài và phẳng và độ nổi cao. Thủy lôi được thả qua các cửa phía đuôi tàu, và chúng mang theo cần cẩu của riêng mình để chất dỡ.
Về kích cỡ chúng dài xấp xỉ gần bằng một tàu tuần dương, nhưng cách sắp xếp lại giống như một tàu khu trục lớn; dù sao hình dạng ba ống khói thẳng đứng một đặc điểm nhận dạng dễ thấy. Tốc độ tối đa yêu cầu là ; để đạt được điều này, nó được trang bị một hệ thống động lực của tàu tuần dương, và với công suất trên bốn trục chân vịt, chúng đạt được tốc độ khi tải nhẹ và khi đầy tải nặng. Để dễ so sánh, nên biết rằng lớp tàu tuần dương "Town" cùng thời có công suất nhưng tải trọng khi đầy tải lên đến , gấp bốn lần so với những chiếc "Abdiel".
Vũ khí.
Các con tàu thoạt tiên được trang bị vũ khí giống như một tàu khu trục, với ba tháp pháo QF Mark XVI nòng đôi trên các bệ CP Mark XIX vốn chỉ có góc nâng tối đa đến 40°, và được bố trí tại các vị trí 'A', 'B' và 'X'; một khẩu đội QF 2 pounder (40 mm) Mk.VIII phòng không bốn nòng cùng một cặp súng máy Vickers 0,5 inch phòng không bốn nòng.
Các cải biến trong chiến tranh bao gồm việc bổ sung bộ radar Kiểu 279 trên đỉnh cột ăn-ten, một kiểu radar sơ khai bước sóng mét dùng để cảnh báo trên không, sau được thay bằng Kiểu 286, rồi lại được thay bằng Kiểu 291 khi nó sẵn sàng. Một bộ radar Kiểu 285 được bố trí trên nóc kiểm soát hỏa lực trên cầu tàu, cũng là loại bước sóng mét, dùng để đo tầm xa và phương vị mục tiêu. Một bộ radar bước sóng centi-mét chỉ định mục tiêu Kiểu 272 được bổ sung trên nhánh trước của cột ăn-ten trước. Sau khi chiếc "Latona" bị mất do không kích, những chiếc còn lại được trang bị ba khẩu pháo QF L/45 Mark XIV nòng đôi trên bệ HA/LA Mark XIX với góc nâng tối đa 70° nhằm khắc phục điểm yếu trong vũ khí phòng không. Tháp pháo B trên chiếc "Ariadne" được loại bỏ thay bằng một khẩu đội Bofors 40 mm nòng đôi trên bệ "Hazemeyer" Mark IV. Cả "Ariadne" và "Apollo" có hai bệ pháo như vậy giữa tàu thay cho các khẩu pom-pom ở vị trí Q, và chúng có riêng bộ radar Kiểu 282 đo tầm xa mục tiêu.
Ban đầu có sáu khẩu pháo phòng không Oerlikon 20 mm được bổ sung trên các bệ P mark III; sau này chúng được thay thế bởi các bệ Mark V nòng đôi vận hành bằng điện. Vào tháng 7 năm 1945, "Ariadne" được tái trang bị tại Hoa Kỳ nhằm dự định để phục vụ tại Thái Bình Dương, nơi các khẩu Bofors 40 mm được thay thế bởi cấu hình Mark I của Mỹ bao gồm bộ điều khiển đo tầm xa đơn giản (STD: simple tachymetric directors) kết hợp với radar Kiểu 282, và các khẩu Oerlikon 20 mm được thay thế bằng pháo Bofors (cấu hình được gán biệt danh "Boffin").
Lịch sử hoạt động.
Cho dù là những con tàu rất hiệu quả trong vai trò dự định, sự kết hợp khoảng trống lớn trong lườn tàu cùng với tốc độ rất cao khiến chúng trở thành những tàu vận tải nhanh rất có giá trị. Vì vậy trong hầu hết quãng đời hoạt động, chúng thường được sử dụng để tiếp liệu, đặc biệt là nhân sự và hàng quân nhu đến những đơn vị đồn trú bị cô lập, như vụ bao vây Tobruk và Malta trong Chiến dịch "Harpoon". Với ba ống khói và một dáng dấp như tàu khu trục, "Welshman" được ngụy trang để trông giống như tàu diệt tàu ngư lôi (contre torpilleurs) "Le Tigre" của phe Vichy Pháp. Nhằm mục đích này, nó được gắn một mũi tàu giả và nắp chụp bên trên ống khói, các khe trượt mìn được đậy bên trên và một mực sàn tàu giả sơn ngụy trang lên sàn tàu phẳng. "Manxman" cũng được ngụy trang tương tự để giả làm tàu tuần dương "Leopard" của phe Vichy để nó có thể băng qua Corse và rải mìn ở lối tiếp cận Livorno.
"Latona" bị đánh trúng một quả bom vào phòng động cơ gây ra một đám cháy nghiêm trọng, lan đến số đạn dược mang theo khiến nó bị mất vào ngày 25 tháng 10 năm 1941. "Welshman" trúng ngư lôi phóng từ tàu ngầm Đức "U-617" và bị chìm vào tháng 2 năm 1943. "Abdiel" bị chìm do trúng mìn vào ngày 9 tháng 9 năm 1943 trong vịnh Taranto. "Manxman" cũng bị trúng một quả ngư lôi vào phòng động cơ nhưng nó sống sót, cho dù công việc sửa chữa phải kéo dài trong hai năm. "Apollo", "Ariadne" và "Manxman" đã sống sót qua cuộc chiến tranh, và tiếp tục phục vụ sau chiến tranh với ký hiệu lườn mới khi ký tự đầu thay đổi từ "M" sang "N": "Apollo" hoạt động như một thông báo hạm và "Manxman" như một tàu hỗ trợ rải mìn. | 1 | null |
Trận vây hãm Sélestat là một cuộc vây hãm tại Pháp, diễn ra từ ngày 20 cho đến ngày 24 tháng 10 năm 1870 trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ. Trong trận bao vây này, dưới sự chỉ huy của De Reinach de Foussemagne, pháo đài Sélestat của Pháp ở Alsace đã thực hiện cuộc kháng cự nhỏ trước quân đội Đức thuộc Sư đoàn Trừ bị số 4 do tướng Hermann von Schmeling chỉ huy (gồm thâu các lực lượng thuộc Vương quốc Phổ, Vương quốc Bayern và Đại Công quốc Baden). Sau một cuộc pháo kích mạnh mẽ của quân Đức, cuộc bao vây đã kết thúc với việc quân đội Pháp tại Sélestat đầu hàng quân đội Đức, mà chủ yếu là do đồn binh Pháp bị nhụt chí. Trong khi họ chỉ bị thiệt hại nhẹ, thắng lợi này đã mang lại cho người Đức không ít chiến lợi phẩm. Sự thất thủ của Sélestat (trước Metz vài ngày), cùng với Soissons, Verdun, Neu Breisach... là một phần của hàng loạt chiến thắng của các lực lượng Đức chỉ trong vòng vài tuần trong cuộc chiến tranh.
Thắng lợi của quân đội Đức trong cuộc vây hãm Strasbourg đã tạo điều kiện cho họ tiến chiếm các pháo đài như Sélestat, Neu-Breisach, Mortier, Belfort cũng như là vùng Hạ Alsace. Nhiệm vụ đánh chiếm Sélestat và Neu-Breisach đã được giao cho Sư đoàn Trừ bị số 4 mới được thành lập dưới quyền chỉ huy của tướng Von Schmeling, và ngay từ ngày 9 tháng 10 năm 1870, hai pháo đài này đã bị phong tỏa. Tại Sélestat, quân đội Pháp có một đạo quân trú phòng gồm phần lớn là lính "Gardes Mobile". Do trong đêm ngày 7 tháng 10, pháo dã chiến của Đức đã không thể buộc quân Pháp tại Neu-Breisach đầu hàng, đồng thời Sélestat tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người Đức thực hiện liên lạc trực tiếp với Strasbourg, Von Schmeling phải chú trọng đến cuộc vây hãm Sélestat. Sau khi người sĩ quan chỉ huy của pháo đài Sélestat khước từ lời đề nghị đầu hàng của quân Đức, quân đội Đức đã từng bước đem các vật liệt cần thiết cho cuộc vây hãm (chẳng hạn như súng đại bác) và tăng cường lực lượng vây hãm của mình. Tướng Von Schmeling đã quyết định tiến hành công pháo vào Sélestat, và cuộc pháo kích đã bắt đầu trong đêm ngày 19 tháng 10, và vào ngày 20 tháng 10, cuộc pháo kích của quân Đức diễn ra thuận lợi. Trong đêm ngày 21 tháng 10 năm 1870, khi lính Bộ binh đã tiến được khoảng 400 bước ở dốc thoai thoải trước pháo đài, quân đội Đức đã khởi công xây dựng đường hào ngang thứ nhất, nằm đối diện với cổng Colmar, và đặt vài chục khẩu đại bác ở phía sau. Trong khi cuộc kháng cự của đồn binh Pháp trong đêm không thể thu được chiến quả, sự nhanh chóng của những tiến trình như vậy đã thúc đẩy người Đức nhanh chóng đánh chiếm Sélestat.
Sau đó, vào ngày 22 tháng 10, một cuộc pháo chiến nảy lửa đã bùng nổ. Thị trấn bị hủy hoại ở một số chỗ và cuối cùng lực lượng Pháo binh Pháp bị đuối sức. Đêm hôm đó, các khẩu đội pháo của Đức vẫn tiếp tục cuộc công pháo của mình. Ngoài ra, các lực lượng Đức cũng tiến hành xây dựng một đường hào ngang thứ hai. Và, vào buổi sáng ngày 24 tháng 10, cờ trắng đã được cắm ở phía trên Sélestat. Trưa hôm đó, cuộc đầu hàng của Pháp được dàn xếp và viên sĩ quan chỉ huy năn nỉ người Đức tiến vào chiếm ngay thị trấn vốn đang trong tình trạng vô cùng hỗn loạn, tỷ như việc binh lính say rượu tham gia hôi của các công trình công cộng. Các tiểu đoàn Phổ đã ổn định lại tình hình thị trấn, và đạo quân đồn trú của Pháp đã trở thành tù binh của quân Phổ. Sau thắng lợi, Von Schmeling đã tiến vào thị trấn trong ngày hôm sau, giữa tiếng chuông nhà thờ. Ông cũng tiến hành mạnh mẽ cuộc vây hãm Breisach – pháo đài đã đầu hàng vào đầu tháng 11 năm 1870, trong khi ông để lại một trung đoàn chiếm Sélestat. | 1 | null |
Súng máy Bren, thường được biết với tên gọi Bren Gun (hay đơn giản là Bren). Nó là một loại súng máy hạng nhẹ, súng trung liên được quân đội Anh sử dụng trong suốt thế chiến thứ hai, chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Đông Dương. Nó được thiết kế vào năm 1935 bởi tập thể các kĩ sư của Royal Small Arms Factory. Súng được thiết kế dựa trên mẫu ZB vz. 26 danh tiếng của tập đoàn Zbrojovka Brno của Tiệp Khắc.
Trước và sau khi thế chiến thứ hai diễn ra, có nhiều nước trên thế giới đã mua rất nhiều súng Bren để trang bị cho quân đội của họ, nhưng chủ yếu là những nước "bạn thân" của nước Anh. Súng Bren cũng phục vụ một thời gian dài trong biên chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Quân ta dùng nó làm nhiều vai trò khác nhau, quân ta tịch thu súng này từ quân đội Pháp và Quân đội Anh trong Chiến tranh Đông Dương, nó được bộ đội ta đặt cho biệt danh là "trung liên đầu bạc", "FM đầu bạc"... bởi vì nó có cái nòng màu bạc khác hẳn các khẩu trung liên khác. Đến những năm 1960, khi Quân đội Hoa Kỳ xâm lược nước ta, nó được quân ta dùng làm súng phòng không, súng bắn chặn...
Lịch sử phát triển.
Khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1918, Quân đội Anh được trang bị hai vũ khí tự động chính: Súng máy Vickers và Súng máy Lewis. Vickers rất nặng và cần một lượng nước (4 lít) để làm mát nòng súng, điều này có xu hướng đưa nó trở lại phòng thủ thụ động và hỗ trợ hỏa lực gián tiếp. Lewis, mặc dù có khối lượng nhẹ hơn so với súng máy Vicker, nhưng vẫn nặng và dễ bị kẹt đạn, nòng súng của nó không thể thay thế trên thực địa, điều đó có nghĩa là việc bắn liên tục dẫn đến nóng nòng cho đến khi nó hỏng hẳn.
Năm 1922, Ủy ban vũ khí cầm tay của Quân đội Anh đã tiến hành các thử nghiệm để tìm súng thay thế cho Lewis, giữa Madsen, Súng máy hạng nhẹ M1918 Browning (BAR), Hotchkiss, Beardmore-Farquhar và chính Lewis. Mặc dù BAR được khuyến nghị, số lượng súng Lewis lại có sẵn và điều kiện tài chính khó khăn có nghĩa là không có gì được thực hiện. Nhiều mẫu súng máy hạng nhẹ mới đã được thử nghiệm khi chúng trở nên phổ biến, và vào năm 1930, một loạt các thử nghiệm mở rộng khác đã được bắt đầu, được giám sát bởi Frederick Hubert Vinden. Lần này các vũ khí được thử nghiệm bao gồm: SIG Neuhausen KE7, Vickers-Berthier và ZB vz.26 của Tiệp Khắc. Vickers-Berthier sau đó đã được Quân đội Ấn Độ sử dụng vì nó có thể được sản xuất ngay lập tức, thay vì chờ quá trình sản xuất Lewis của Anh kết thúc. Nó cũng được sử dụng rộng rãi trong Thế chiến II.
Sau những thử nghiệm này, Quân đội Anh đã sử dụng súng máy hạng nhẹ ZB vz.26 của Tiệp Khắc được sản xuất tại Brno vào năm 1935, mặc dù là một mẫu được sửa đổi một chút là ZB vz.27, thay vì ZB vz.26 đã được đệ trình cho các thử nghiệm. Thiết kế đã được sửa đổi theo yêu cầu của Anh theo chỉ định mới là súng máy ZGB 33, sau đó được cấp phép cho sản xuất của Anh dưới tên Bren. Những thay đổi chính là ở hộp tiếp đạn và nòng súng và cụm kẹp súng phía dưới đi từ khung kẹp xoay ở mặt trước của bộ phận bảo vệ cò súng sang khung kẹp trượt bao gồm giá đỡ ba chân phía trước và chốt an toàn. Băng đạn đã được uốn cong để cung cấp đạn.303 SAA ("Đạn dược vũ khí cầm tay"), một sự thay đổi từ các hộp mực thiết kế không có vành khác nhau như đạn Mauser 8 mm trước đây được sử dụng bởi các thiết kế của Tiệp Khắc. Những sửa đổi này đã được phân loại trong các biến thể được đánh số khác nhau gồm ZB vz.27, ZB vz.30, ZB vz.32, và cuối cùng là ZGB 33, được cấp phép sản xuất dưới tên Bren.
Bren dùng băng đạn rời 30 viên, làm giảm tốc độ bắn và yêu cầu nạp lại thường xuyên hơn so với súng máy dùng dây đạn của Anh như súng máy Vickers. Tốc độ bắn chậm hơn ngăn chặn nóng quá nhanh của nòng làm mát bằng không khí của Bren. Bren nhẹ hơn nhiều so với súng máy dây đạn, thường có ngăn làm mát, thường chứa đầy chất lỏng. Các băng đạn cũng ngăn không cho đạn bị bẩn, đó là vấn đề với Vickers với dây đạn vải 250 viên. Các điểm ngắm được đặt lệch về bên trái, để tránh băng đạn trên đỉnh của súng. Vị trí của các điểm ngắm có nghĩa là Bren chỉ có thể bị bắn từ vai phải.
Các biến thể.
- Mark 1: Được giới thiệu vào tháng 9/1937; bản nguyên mẫu của Bren, dựa trên mẫu súng của Tiệp Khắc. Tổng chiều dài 45.5 inch, cỡ nòng 25 inch. Nặng 22 lb, 2oz.
- Mark 2: Được giới thiệu vào năm 1941. Một phiên bản đơn giản hóa của Mk1 phù hợp hơn với điều kiện sản xuất thời chiến với các tính năng thiết kế ban đầu sau đó bị phát hiện là không cần thiết. Chiều dài tổng thể 45,5 inch, chiều dài thùng 25 inch. Trọng lượng 23 lb, 3oz.
- Mark 3: Một khẩu Bren ngắn hơn và nhẹ hơn do Enfield sản xuất từ năm 1944 cho mặt trận phía Đông và cho Lực lượng Nhảy dù. Súng này tương tự với Mk2 nhưng với các tính năng trọng lượng nhẹ của Mk1 đời đầu. Với đặc điểm phân biệt chính là nòng ngắn hơn và có răng cưa ở phía đầu nòng. Chiều dài tổng thể 42,9 inch, chiều dài thùng 22,25 inch. Trọng lượng 19 lb, 5oz.
- Mark 4
- L4: Biến thể được thiết kế năm 1958 sử dụng đạn 7.62mm NATO
- Taden: Biến thể sử dụng đạn .280 British
- Biến thể bán tự động được chế tạo ở Hoa Kỳ | 1 | null |
Ngành Công nghiệp ô tô tại Việt Nam được xem là chiến lược quan trọng và là nền kinh tế mũi nhọn của Việt Nam hiện nay.
Năm 1958, nhà máy Chiến Thắng (Hà Nội) đã cho ra đời chiếc ôtô 4 chỗ ngồi đầu tiên do người Việt Nam tự chế tạo, lấy mẫu từ chiếc Fregate chạy bằng xăng của Pháp. Ngày 21/12/1958, chiếc xe "Chiến Thắng", chiếc xe ô tô đầu tiên của người Việt làm ra chính thức rời xưởng Tuy nhiên, do điều kiện chiến tranh ở miền Bắc nên xe "Chiến Thắng" không được sản xuất hàng loạt. Dù sao, đây có thể coi là sự bắt đầu của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
Thực trạng.
Thực trạng cho thấy Việt Nam vẫn còn áp dụng chính sách thuế quan với ô tô quá cao, khiến cho giá ô tô tại Việt Nam cao gấp 3 đến 4 lần so với giá xe các nước như Pháp, Mỹ, Nhật Bản...
Đối với người dân, hiện Việt Nam đứng đầu thế giới về giá thành ô tô cao nhất thế giới và được tính giá xe tại Việt Nam không dưới 350 triệu (tức 15,000 USD) cộng thêm các loại thuế 1 năm đóng gần 20 triệu (cao thứ 3 sau Mỹ và EU lần lượt là 3500 USD và 2800 USD).
Tuy nhiên theo cam kết của AFTA thì từ năm 2018, theo quy định thuế nhập khẩu nguyên chiếc giảm xuống còn 0%, đây cũng là một tín hiệu tốt cho người dân Việt Nam có cơ hội sử dụng các mẫu xe đời mới và nắm bắt xu hướng ô tô với nhiều nước trên thế giới, nhưng thách thức đặt ra ở đây là nếu từ đây đến năm 2018 chính phủ không có chính sách đẩy mạnh làm chủ các công nghệ về ô tô như khâu lắp ráp, phụ kiện, chế tạo, sản xuất... thì ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam có thể sẽ thất thủ trên sân nhà hoặc thậm chí còn phải phụ thuộc vào thế giới qua nhập khẩu nguyên chiếc, gây cản trở và đứng trước nguy cơ phá sản của các doanh nghiệp ô tô trong nước.
Theo số liệu tính đến năm 2010 của Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp, hầu hết các chỉ tiêu nội địa hóa (tính chung tất cả doanh nghiệp sản xuất xe trong nước) đặt ra đã không đạt so với kế hoạch đặt ra năm 2000. Cụ thể, với xe con đến 9 chỗ ngồi, tỷ lệ nội địa hóa dưới 15% (quy hoạch là 50%), xe khách trên 10 chỗ, xe tải, xe chuyên dùng tỷ lệ nội địa hóa mới đạt 40% (quy hoạch 60%). Mỗi năm ngành sản xuất ô tô trong nước phải nhập khẩu gần 2 tỉ USD linh kiện, phụ tùng .
Thị trường ô tô tại Việt Nam.
Theo số liệu bán hàng từ Hiệp Hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cũng như VinFast và Liên doanh ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam (HTV), trong năm 2021 doanh số bán ô tô tại Việt Nam đạt gần 400.000 xe các loại. 10 ô tô bán chạy nhất Việt Nam năm 2021 là :
Giá thành ô tô tại Việt Nam.
Giá ô tô tại Việt Nam đắt gấp 2, 3 lần các nước khác . Nguyên nhân của sự chênh lệch này là giá ô tô ở Việt Nam cao hơn nhiều do phải chịu nhiều loại thuế phí như thuế VAT, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, đặc biệt với ô tô con dưới 10 chỗ ngồi. Chưa hết, người mua phải chịu thêm các loại thuế phí thêm vào như phí trước bạ với mức thu lên tới 12% giá xe.
Cụ thể, chi phí mua ô tô ở Việt Nam bị đội lên do các loại thuế sau.
Với xe du lịch dưới 10 chỗ nhập khẩu thuộc ASEAN, thuế nhập khẩu là 30%, khu vực khác là 70-80%.
Phụ thuộc vào dung tích xi lanh của từng xe, mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô dao động từ 35% đến 150% giá trị xe.
Thuế giá trị gia tăng là loại thuế được áp lên hầu hết mọi sản phẩm, dịch vụ đang lưu hành ở Việt Nam, bao gồm ô tô. Mức thuế VAT với ô tô là 10% sau thuế tiêu thụ đặc biệt.
Để tính được mức thuế VAT của một chiếc ô tô cụ thể, bạn chỉ cần tìm giá chiếc xe đó ở bảng giá xe ô tô 2021 rồi lấy mức giá đó nhân với 10% là xong. Ví dụ, một chiếc xe có giá 950 triệu, thuế VAT bạn cần đóng là: 950.000.000 x 10% = 95.000.000 (đồng)
Để lấy ví dụ, theo báo Dân Trí, một chiếc xe VinFast Lux A2.0 bản tiêu chuẩn có giá xuất xưởng là 980,6 triệu đồng. Mức giá “gốc” này bao gồm 783,7 triệu đồng giá thành sản xuất như: chi phí nguyên vật liệu (640 triệu), chi phí vận chuyển và thuế nhập khẩu (59,2 triệu), chi phí sản xuất (54 triệu), chi phí bảo hành (5,9 triệu), chi phí quản lý sản xuất (24,6 triệu). Phần còn lại là chi phí lưu kho, vận chuyển, bán hàng, quản lý kinh doanh,… Từ mức giá “gốc” này, theo tính toán, một chiếc VinFast Lux A2.0 phải chịu thêm hơn 412 triệu tiền thuế, bao gồm 40% thuế tiêu thụ đặc biệt (285,5 triệu đồng) và 10% thuế VAT (126,6 triệu thuế). Mức thuế này bằng tới gần một nửa so với giá gốc. Như vậy, giá xuất xưởng cộng thuế của chiếc sedan của VinFast là 1,392 tỷ đồng.
VinFast.
VinFast (hay VinFast LLC; viết tắt là VF), tên đầy đủ là Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và kinh doanh VinFast là một nhà sản xuất ô tô và xe máy điện của Việt Nam được thành lập vào năm 2017, có trụ sở tại Hải Phòng do ông James Benjamin DeLuca và Lê Thanh Hải làm giám đốc điều hành. Công ty này là một thành viên của tập đoàn Vingroup, được Phạm Nhật Vượng sáng lập. Tên công ty là viết tắt của cụm từ "Việt Nam – Phong cách – An toàn – Sáng tạo – Tiên phong" (chữ "Ph" đổi thành "F").
Tính đến cuối tháng 3 năm 2021, VinFast đã giới thiệu đến thị trường 4 mẫu ô tô xăng, 7 mẫu xe máy điện. | 1 | null |
HMS "Abdiel" (M39) là một tàu rải mìn được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Là chiếc dẫn đầu của lớp tàu rải mìn mang tên nó, "Abdiel" đã phục vụ cùng Hạm đội Địa Trung Hải, Hạm đội Đông và Hạm đội Nhà trước khi bị chìm do trúng thủy lôi tại Taranto vào năm 1943. Cho dù được thiết kế như một tàu rải mìn, tốc độ nhanh và tải trọng lớn khiến nó phù hợp để hoạt động như tàu vận chuyển tốc độ cao.
Lịch sử hoạt động.
Eo biển Anh Quốc.
Vào ngày 22 tháng 3 năm 1941, dưới quyền chỉ huy của Đại tá Hải quân Edward Pleydell-Bouverie, "Abdiel" buộc phải cắt ngắn chuyến đi chạy thử máy nghiệm thu khi được lệnh rải mìn nhằm mục đích ngăn chặn các thiết giáp hạm Đức Quốc xã "Scharnhorst" và "Gneisenau" thoát ra khỏi Brest, Pháp. Trong các ngày 23và 28 tháng 3, "Abdiel" đã cùng với "Intrepid", "Impulse" và "Icarus", có các tàu khu trục "Kipling", "Kelly" và "Jackal" hộ tống, rải mìn ở khu vực phụ cận Little Sole và 40 dặm về phía Tây Tây Nam Brest.
Từ ngày 17 đến ngày 30 tháng 4 năm 1941, "Abdiel" cố gắng hoàn tất chương trình chạy thử máy, nhưng một lần nữa phải bỏ dỡ khi được lệnh tham gia cùng tàu tuần dương "Dido" và các tàu khu trục "Kelly", "Kipling", "Kelvin", "Jackal" và "Jersey". Lực lượng này được chuyển từ Plymouth đến Gibraltar, chất đầy hàng tiếp liệu với điểm đến cuối cùng là Malta. Các con tàu này sau đó gia nhập Hạm đội Địa Trung Hải.
Địa Trung Hải.
Từ ngày 24 đến ngày 28 tháng 4 năm 1941, trong khuôn khổ "Chiến dịch Dunlop", "Abdiel" cùng với "Dido" và các tàu khu trục "Janus", "Jervis" và "Nubian" đã vận chuyển hàng tiếp liệu hải quân từ Malta đến Alexandria.
Vào ngày 21 tháng 5 năm 1941, dưới quyền chỉ huy của Đại tá Edward Pleydell-Bouverie, "Abdiel" rải một bãi mìn 150 quả ngoài khơi Akra Dhoukaton, tại mũi Dukato, phần cực Nam của đảo Lefkada trong vùng biển Ionian. Ngay tại đây cuối ngày hôm đó, tàu khu trục Ý "Carlo Mirabello" và pháo hạm "Pellegrino Matteucci" cùng các tàu vận tải Đức "Kybfels" và "Marburg" đã bị đắm do trúng thủy lôi.
Trong đêm 26–27 tháng 5, được tàu khu trục "Hero" (chỉ huy: Trung tá Hải quân H.W. Biggs) và tàu khu trục Australia HMAS "Nizam" (chỉ huy: Thiếu tá Hải quân M.J. Clark) hộ tống, "Abdiel" đã cho đổ bộ 800 lính biệt kích Commandos lên vịnh Suda. Đến ngày 31 tháng 5 năm 1941, nó khởi hành từ Alexandria đi cùng với tàu tuần dương hạng nhẹ "Phoebe" (chỉ huy: Đại tá G. Grantham) và ba tàu khu trục. Trong đêm tiếp theo chúng đã giúp triệt thoái 4.000 binh lính khỏi đảo Crete. Từ tháng 12 năm 1942 đến tháng 4 năm 1943, phối hợp với tàu ngầm rải mìn "Rorqual" và tàu chị em "Welshman", "Abdiel" đã rải nhiều bãi mìn tại khu vực eo biển Sicilia, lên đến khoảng 2.000 quả.
Ngày 9 tháng 1 năm 1943, sau khi "Abdiel" rải một bãi mìn ngang tuyến đường triệt thoái của phe Trục từ Tunisia, một đoàn tàu vận tải Ý đã đi qua khu vực này; tàu khu trục Ý "Corsaro" bị chìm trong khi tàu khu trục "Maestrale" bị hư hại nặng. Đến ngày 3 tháng 2 năm 1943, một đoàn tàu vận tải Ý khác lại đi vào một bãi mìn do nó rải về phía Nam đảo Marettimo, ngoài khơi mũi cực Tây của Sicilia, làm mất chiếc tàu khu trục "Saetta" và tàu phóng lôi "Uragano" .
Vào ngày 8 tháng 3 năm 1943, "Abdiel" lại rải một bãi mìn trên tuyến đường triệt thoái của phe Trục, cách về phía Bắc mũi Bon, Tunisia. Đến ngày 24 tháng 3, một đoàn tàu vận tải đi qua khu vực này, và hai tàu khu trục Ý "Ascari" và "Lanzerotto Malocello" đã bị mất. Vào ngày 3 tháng 4 năm 1943, "Abdiel" rải một bãi mìn giữa hai bãi X-2 và X-3 của Ý, mà vị trí được phía Đồng Minh khám phá nhờ giải mật mã và các tài liệu thu được. Đến ngày 7 tháng 4, một đoàn tàu vận tải đi qua khu vực này khiến tàu phóng lôi Ý "Ciclone" bị mất.
Bị đánh chìm.
Dưới quyền chỉ huy của Đại tá David Orr-Ewing, "Abdiel" bị đắm bởi mìn tại cảng Taranto, Ý vào ngày 10 tháng 9 năm 1943. Các quả mìn chỉ được hai chiếc tàu phóng lôi Đức "S-54" và "S-61" rải vài giờ trước đó khi chúng rời cảng. "Abdiel", đang vận chuyển Tiểu đoàn Nhảy dù 6 (Welch) thuộc Sư đoàn Nhảy dù 1 Anh Quốc, chiếm lấy vị trí neo đậu mà trước đó bị chỉ huy của tàu tuần dương Mỹ USS "Boise" từ chối. Không lâu sau nữa đêm, hai quả mìn đã phát nổ ngay bên dưới "Abdiel" và chiếc tàu rải mìn chìm chỉ trong vòng ba phút với tổn thất nhân mạng nặng nề cho cả số hành khách lẫn thủy thủ đoàn. Sư đoàn Nhảy dù bị tổn thất 58 người tử trận và khoảng 150 người bị thương, trong khi có 48 trong số thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng. Một báo cáo không được xác nhận cho rằng thiết bị khử từ đã được tắt đi để giảm tiếng ồn nhằm cho phép binh lính nghỉ ngơi tốt hơn.
Một trong những quân nhân thuộc Sư đoàn Nhảy dù 1 còn sống sót và bị bắt làm tù binh, Hạ sĩ Alan Bell, cho rằng thiết bị khử từ trên chiếc "Abdiel" được cấp điện bởi hai bộ ắc-quy, gồm một bộ hoạt động và một được nạp lại điện; chúng được tắt điện và hoán đổi với nhau lúc khoảng nữa đêm. Chỉ vài giây sau khi thiết bị được tắt để hoán đổi ắc-quy, quả mìn đã bị thu hút bởi lườn tàu của "Abdiel" và đã phát nổ khiến nó bị đắm. | 1 | null |
HMS "Manxman" (M70) là một tàu rải mìn lớp "Abdiel" được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó đã sống sót qua chiến tranh và chỉ bị tháo dỡ vào năm 1973.
Lịch sử hoạt động.
Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Được đưa ra hoạt động vào ngày 7 tháng 6 năm 1941, nhiệm vụ đầu tiên của "Manxman" là chuyển giao thủy lôi đến Murmansk; sau đó nó được chuyển sang Địa Trung Hải, nơi nó được sử dụng vào việc tiếp tế cho Malta. Đến tháng 8 nó tham gia chiến dịch Mincemeat, bao gồm việc rải mìn vịnh Genoa trong khi ngụy trang như là con tàu Pháp "Leopard". Từ tháng 10 năm 1941 đến tháng 2 năm 1942, "Manxman" quay trở lại Hạm đội Nhà và tham gia một số chiến dịch rải mìn tại Bắc Hải và eo biển Anh Quốc. Đến tháng 3, nó gia nhập Hạm đội Đông tại Kilindini thuộc Ấn Độ Dương. Sau các hoạt động tuần tra và hộ tống tại đây, vào ngày 8 tháng 10, nó tham gia tấn công và chiếm đóng đảo Noise Be về phía Bắc bờ biển phía Tây của Madagascar, vốn do lực lượng Vichy Pháp chiếm đóng.
Lại chuyển sang Địa Trung Hải, "Manxman" được gửi đi cung cấp tiếp liệu cho Malta, tiếp nối bằng hoạt động rải mìn tại eo biển Sicilia. Vào ngày 1 tháng 12, trong khi di chuyển từ Algiers đến Gibraltar, nó trúng ngư lôi phóng từ tàu ngầm Đức "U-375" ở tọa độ và bị hư hại nặng. Sau khi được sửa chữa khẩn cấp tại Oran và Gibraltar, nó quay trở về Newcastle-upon-Tyne để sửa chữa toàn diện.
"Manxman" tái hoạt động vào ngày 10 tháng 4 năm 1945 và sẵn sàng để gia nhập Hạm đội Thái Bình Dương. Nó đi đến Geelong không lâu sau khi Nhật Bản đầu hàng và được sử dụng trong nhiệm vụ hồi hương và tiếp liệu.
Sau chiến tranh.
Quay trở về Anh Quốc vào tháng 6 năm 1946, nó lại phục vụ cùng Hạm đội Thái Bình Dương trước khi gia nhập Hạm đội Dự bị tại Sheerness. Sau một đợt tái trang bị, "Manxman" tham gia Hạm đội Địa Trung Hải vào năm 1951. Vào năm 1953, nó xuất hiện trong phim "Sailor of the King" như là chiếc tàu tuần dương Đức "Essen". Vào năm 1956, nó được bố trí như là sở chỉ huy cho vụ khủng hoảng kênh đào Suez. Sau khi trải qua một giai đoạn dự bị tại Malta và hai đợt tái trang bị, nó tái hoạt động vào năm 1963 như là tàu hỗ trợ quét mìn đặt căn cứ tại Singapore. Quay trở về Anh vào năm 1968, "Manxman" được sử dụng trong việc huấn luyện kỹ thuật tại Devonport; và sau một vụ hỏa hoạn, nó được chuyển sang lực lượng dự bị tại xưởng tàu Chatham trước khi bị tháo dỡ tại Newport vào năm 1973.
Tên gọi.
Trong tiếng Anh, "Manxman" dùng để chỉ một cư dân của đảo Man. | 1 | null |
Trận khe hở Charmes, còn gọi là Trận Nancy, là một trận đánh trên Mặt trận phía Tây trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, diễn ra từ ngày 24 cho đến ngày 28 tháng 8 năm 1914. Trong trận chiến này, Tập đoàn quân số 2 của Pháp do tướng Noel de Castelnau chỉ huy đã dần dần đánh bật cuộc tấn công của các Tập đoàn quân số 6 và số 7 của Đế quốc Đức do Thái tử Rupprecht xứ Bayern chỉ huy nhằm vào khe hở Charmes nằm giữ Toul và Epinal. Chiến thắng của Castelnau tại khe hở Charmes đã góp phần trải rộng sườn phải của chiến tuyến của quân Pháp tại Lorraine, đồng thời đây cũng là thắng lợi đầu tiên của quân đội Pháp trong cuộc chiến tranh. Trận đánh này cũng khiến cho cánh cửa phía đông của Pháp khép lại hoàn toàn trước cuộc tấn công của người Đức, trong khi cả hai phe chịu thiệt hại không nhỏ.
Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, cuộc tấn công của Tập đoàn quân số 1 của Pháp do tướng Auguste Dubail chỉ huy và Tập đoàn quân số 2 do tướng Castelnau đã bị lực lượng phòng ngự của Đức do Thái tử xứ Bayern chỉ huy đè bẹp. Vào ngày 20 tháng 8, được sự chấp thuận của Tổng tham mưu trưởng Helmuth von Moltke, Rupprecht đã phát động một chiến dịch tấn công, đánh tan quân của Castelnau trong trận Morhange, buộc lực lượng của ông phải rút chạy. Trước tình hình đó, quân của Dubail cũng triệt thoái khỏi Sarrebourg. Triệt thoái về hướng tây sông Meurthe sau thảm bại tại Morhange, quân của Castelnau đã thiết lập các vị trí của mình vào ngày 23 tháng 8 năm 1914. Trong khi đó, Moltke hạ lệnh cho các Tập đoàn quân số 6 và 7 của Đức tiến đánh "khe hở Charmes" giữa Toul và Epinal (một cuộc đột phá của quân đội Đức tại đây sẽ khiến cho họ thu được Nancy). Nhưng, trong thời tiết quang đãng của ngày 24 tháng 8, máy bay trinh thám đã phát hiện được sự chuẩn bị của người Đức cho cuộc tiến công sắp tới của họ. Hôm ấy, quân Đức đã tấn công vào "khe hở Charmes", và nhiệm vụ phòng ngự Nancy đã được giao cho Quân đoàn X của Pháp do tướng Ferdinand Foch chỉ huy. Foch đã tiến hành một cuộc phản công thắng lợi. Vào ngày 25 tháng 8, Rupprecht đã chặn đứng được quân Pháp trong vài tiếng đồng hồ và gần chọc thủng được chiến tuyến của đối phương song quân Pháp dưới sự chỉ huy của Foch đã thực hiện những cuộc tấn công mạnh mẽ vào cánh trái của quân Đức. Quân Pháp không chiếm được nhiều đất đai, nhưng đã giam chân một số lượng lớn quân Đức khỏi các nơi khác.
Quân đội Đức đã bị đánh bật về phía đông sông Meurthe. Ngày hôm sau, quân đội Pháp tiếp tục cuộc tấn công của mình trong mưa, nhưng không thể vượt được sông Meurthe. Trên đường rút chạy, các lực lượng Đức đã tiến hành các cuộc chặn hậu quyết liệt, và cuối cùng họ đã về đến biên giới Đức - Pháp. Tuy thua trận nhưng quân đội Đức không hề bị đánh tan. Do hai bên đều mỏi mệt, vào ngày 27 tháng 8, Castelnau cho quân nghỉ ngơi. Trận khe hở Charmes đã làm dấy lên sự vui mừng trên khắp nước Pháp, đồng thời thể hiện khả năng cầm quân của Foch. Không lâu sau, bước tiến của Rupprecht lại bị chặn đứng trong trận Grand Couronné. | 1 | null |
Hà Vương Ngầu Nại (sinh năm 1964) là cựu cầu thủ bóng đá người Việt Nam. Ông được xem là người có đóng góp lớn đối với bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh trong suốt hơn 20 năm. Tên tuối của ông gắn liền với đội Cảng Sài Gòn những năm 80 và 90 của thế kỷ 20 và đội tuyển Việt Nam thời kì đầu hội nhập. Ông là cầu thủ ghi bàn duy nhất đem lại chiến thắng duy nhất cho đội tuyển Việt Nam trước Indonesia (1–0) ngày 16 tháng 4 năm 1993 tại vòng loại World Cup 1994. Ông từng là một trong các huấn luyện viên đào tạo trẻ tại Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ PVF. | 1 | null |
Lịch đại bảo án (歴代宝案), là một thư tịch chính thức bao gồm các văn thư ngoại giao của triều đình Vương quốc Lưu Cầu. Thư tịch do các sử gia, trí thức Nho giáo từng sống, phục vụ trong triều đình Lưu Cầu biên soạn. Viết về các giai đoạn từ 1424 đến 1867, thư tịch này bao gồm các ghi chép việc bằng chữ Hán, nói về các hoạt động giao thiệp giữa Lưu Cầu và mười đối tác thương mại khác nhau trong thời kỳ này, cũng như chi tiết về các loại hàng hóa được dùng để triều cống. Mười quốc gia hay thương cảng được nói đến trong "Lịch đạo bản án" gồm Trung Quốc, Triều Tiên, Xiêm, Malacca, Palembang, Java, Sumatra, Pattani, và Sunda Kelapa (Jakarta). Thư tịch này có tổng cộng 262 quyển, bao gồm 4 biểu, và 4 quyển biệt tập (nay còn lại 242 quyển) với 18.260 trang văn bản.
Người ta cho rằng thư tịch được chính thức biên soạn lần đầu vào năm 1697 từ các tài liệu lưu trữ ở Naha. Một số tài liệu đã bị mất từ trước đó, và các bản sao của chúng có các lỗi. Người ta không biết các tài liệu được cất giữ bí mật hoặc hạn chế trước đó.
Tài liệu này được công chúng biết đến lần đầu và được trưng bày vào năm 1932, khi nó được chuyển từ đền Tenson ở Naha đến thư việc tỉnh Okinawa. Bộ đầu tiên biên soạn vào năm 1697 bao gồm 49 quyển, song đến năm 1932 đã có một số quyển trong bộ này bị thất lạc hoặc bị hư hỏng nặng. Tất cả chúng đều đã bị hủy hoại trong trận Okinawa năm 1945.
Tuy nhiên, vẫn còn lại các bản sao của Lịch đại bảo án tại Đại học Quốc lập Đài Loan và Đại học Tokyo, và chúng là cơ sở để các học giả nghiên cứu thư tịch này; tuy nhiên, tiếp tục có các lỗi trong các phiên bản này khi chúng được sao chép trong các thập niên 1930-1940. | 1 | null |
BMO Cầu thủ Canada xuất sắc nhất năm là giải thưởng hàng năm vinh danh hai cầu thủ bóng đá hàng đầu của Canada, công nhận những thành tựu của họ với cả hai đội tuyển quốc gia và câu lạc bộ của mình. Hai người đoạt giải được công nhận là đồng người chiến thắng của giải thưởng này. Kể từ năm 2007, việc bỏ phiếu được tiến hành bởi các phương tiện truyền thông Canada và các huấn luyện viên người Canada. | 1 | null |
' (1549–1611), tên gọi Lưu Cầu kiểu Hán là ', là một nhân vật chính trị và quân sự người Lưu Cầu trong triều đình vương quốc Lưu Cầu. Ông là một thành viên của "Tam ti quan", tức những quân sư thân cận nhất của quốc vương, Rizan là viên quan Lưu Cầu duy nhất từ chối công nhận quyền bá chủ của phiên Satsuma của Nhật Bản đối với Lưu Cầu; do vậy ông đã bị hành quyết.
"Jana Ueekata" thực ra là một tước hiệu, không phải là tên, tước hiệu này phản ánh việc Rizan từng có địa vị "thân phương" (ueekata), và được phong đất vùng Jana. Cấu trúc tên gọi này cùng với việc ông cũng có một tên kiểu Hán là nét đặc trưng của tầng lớp quý tộc Lưu Cầu.
Tiểu sử.
Rizan xuất thân từ Kumemura giống như hầu hết các quan lại khác trong triều đình, Kumemura là một cộng đồng có nguồn gốc từ những người Hán nhập cư và là trung tâm quan trọng nhất của sự học tại vương quốc Lưu Cầu. Sau khi được lựa chọn để làm quan trong tương lai, ông đến Trung Quốc lưu học vào năm 16 tuổi, ông đã ở tại Quốc tử giám Bắc Kinh trong sáu năm. Ông cũng đã trở lại Bắc Kinh một số lần trong quá trình phụng sự đất nước sau này khi dẫn đầu đoàn triều cống và tham gia các hoạt động ngoại giao khác. Năm 1606, ở tuổi 57, ông trở thành một thành viên "Tam ti quan", gồm những quân sư thân cận nhất của quốc vương.
Triều đình Lưu Cầu khi đó bị phân thành phe thân Minh và phe thân Nhật Bản; Jana Ueekata là một người thân Minh mạnh mẽ, và ông được xem là đã cư xử vô lễ với các sứ giả Nhật Bản đến từ Satsuma. Khi Toyotomi Hideyoshi, thông qua Satsuma, yêu cầu Lưu Cầu cung cấp quân và tài lực để hỗ trợ chiến dịch xâm lược Triều Tiên của ông, quốc vương Shō Nei đã lờ đi đòi hỏi này, phần lớn là do nghe theo lời khuyên của Jana Ueekata.
Phiên Satsuma đem quân xâm lược Lưu Cầu vào năm 1609, trên danh nghĩa là để đáp trả việc Lưu Cầu đã không đáp ứng các yêu cầu của Nhật Bản. Khi đó, Rizan giám sát việc phòng thủ thành Mie ở cảng Naha; sau khi kinh thành Shuri thất thủ và quốc vương Shō Nei đầu hàng, Rizan bị bắt giam cùng quốc vương và một số quan lại khác. Họ được đưa tới Kagoshima, trị sở của phiên Satsuma, và sau đó tới Sunpu, nơi họ gặp cựu Tướng Quân Tokugawa Ieyasu, và bị buộc phải đưa ra một số lời thề trung thành với các lãnh chúa Shimazu của Satsuma. Do từ chối tuyên thệ, Rizan đã bị chặt đầu.. Sau khi ông chết, phủ của ông bị Satsuma đốt, hai em trai của ông cũng bị Satsuma tróc nã.
Rizan tinh thông karate, các truyền thuyết và tin đồn nói rằng Satsuma đã cần phải huy động một số người mới có thể đánh bại sức kháng cự và hành hình được ông. | 1 | null |
Chương trình nghiên cứu sinh MacArthur ("MacArthur Fellows Program") hoặc MacArthur Fellowship (còn gọi là ""Giải Thiên tài" - Genius Grant)" là một giải thưởng được đưa ra bởi Quỹ John D. và Catherine T. MacArthur ("John D. and Catherine T. MacArthur Foundation") mỗi năm để thưởng 20 đến 40 công dân Hoa Kỳ hoặc cư dân có thường trú, ở mọi lứa tuổi và đang hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào, mà "thể hiển sự đóng góp đặc biệt cũng như hứa hẹn tiếp tục và tăng cường công việc sáng tạo". Đây được coi là một trong những giải thưởng cao quý và đồng thời là một học bổng của Hoa Kỳ.
Theo trang web của Quỹ, thì "MacArthur Fellowship không chỉ là sự công nhận những thành tựu ấn tượng trước đó của họ mà quan trọng hơn, giải thưởng này là sự đầu tư cho sức sáng tạo, cái nhìn sâu sắc, và tiềm năng của họ trong tương lai". Số tiền hiện tại của giải thưởng là 500.000 Mỹ kim, chia tặng theo từng quý trong 5 năm. Đến năm 2007, đã có 756 người nhận đã nhận được học bổng với tổng cộng hơn $ 350 triệu. Người nhận trẻ nhất là 18 tuổi và cao tuổi nhất là 82 tuổi.
Không thể tự ghi danh ứng cử được mà một số người có thẩm quyền sẽ đề cử người xứng đáng cho một ủy ban lựa chọn, còn lại khoảng một chục người, cũng vô danh. Sau đó, Ủy ban này xem xét tất cả các ứng cử viên và đệ trình khuyến nghị của họ cho Chủ tịch và hội đồng quản trị xem xét. Cuối cùng, các nghiên cứu sinh MacArthur sẽ bất ngờ hiểu rằng họ đã được chọn lựa khi họ nhận được cuộc gọi điện thoại chúc mừng.
Những người đã từng đoạt giải.
Một số người đã từng đoạt giải: Michael Freedman - Huỳnh Sanh Thông - Huỳnh Mỹ Hằng - Susan Kieffer - An-My Lê - Leszek Kołakowski - Arthur Winfree -... | 1 | null |
Winsor Zenic McCay (26 tháng 9 năm 1869 – 26 tháng 7 năm 1934) là một nhà báo và họa sĩ người Mỹ, nổi tiếng vì chuỗi truyện hoạt hình "Little Nemo" (bắt đầu đăng từ 1905) và phim hoạt hình "Gertie the Dinosaur" (1914). Vì lý do pháp lý, ông sáng tác với bút danh Silas trong truyện tranh "Dream of the Rarebit Fiend". | 1 | null |
Felix Baumgartner (sinh ngày 20 tháng 4 năm 1969) là một vận động viên nhảy dù và vận động viên nhảy BASE.
Felix Baumgartner thiết lập thành công các kỷ lục: chuyến bay khí cầu có người điều khiển lên độ cao lớn nhất ở độ cao 39 km, cú nhảy tự do từ độ cao lớn nhất và rơi tự do với tốc độ nhanh nhất với tốc độ 1342 km/h hay 1,24 Mach (siêu âm) vào ngày 14 tháng 10 năm 2012. Phải mất khoảng 10 phút anh mới chạm xuống bề mặt sa mạc New Mexico phía dưới và anh chỉ mở dù khi cách mặt đất vài nghìn foot. Anh đã phá kỷ lục đã được lập trên 50 năm về trước của vị đại tá về hưu của Không lực Hoa Kỳ Joe Kittinger, người thực hiện cú nhảy từ độ cao 31,3 km vào năm 1960. Vị đại tá này đã có mặt tại hiện trường để chứng kiến cú nhảy của Felix Baumgartner.
Ngoài ra, anh cũng nổi tiếng cho các vai đóng thế anh đã thực hiện. Anh đã phục vụ trong quân ngũ Áo khi anh thực hành nhảy dù bao gồm cả huấn luyện đáp xuống các khu vực mục tiêu nhỏ.
Tiểu sử.
Baumgartner sinh tháng 4 năm 1969 ở Salzburg, Áo.
Năm 1999 anh tuyên bố kỷ lục thế giới về nhảy dù ở độ cao cao nhất từ tòa nhà khi anh nhảy từ tòa tháp đôi Petronas Towers ở Kuala Lumpur, Malaysia. Ngày 31 tháng 7 năm 2003, Baumgartner đã trở thành người đầu tiên nhảy dù (skydive) qua eo biển Anh sử dụng một cánh sợi các bon. Anh cũng đã lập kỷ lục thế giới cho môn nhảy BASE thấp nhất, khi anh nhảy từ tay của bức tượng Chúa giang tay "Christ the Redeemer" ở Rio de Janeiro.
Anh đã trở thành người đầu tiên nhảy trên không (skydive) lên sau đó nhảy BASE từ tòa nhà Turning Torso ở Malmö, Thụy Điển ngày 18 tháng 8 năm 2006. Ngày 12 tháng 12 năm 2007, anh trở thành người đầu tiên nhảy từ tháp quan sát ở tầng thứ 91 cao khoảng 390 m của tòa nhà chọc trời lúc đó là tòa nhà đã xây xong cao nhất thế giới, công trình này có 101 tầng và cao khoảng 511m Tòa nhà Đài Bắc 101, Đài Bắc, Đài Loan. | 1 | null |
Quốc vương Campuchia (, "Preah Mohaksat nei Preah Reacheanachak Kampuchea", , hay thông dụng là Vua Campuchia) là quân chủ và nguyên thủ quốc gia Vương quốc Campuchia. Quyền lực của quốc vương Campuchia ngày nay chỉ giới hạn ở một số mang tính tượng trưng, chủ yếu dựa trên hình thức và sự tôn trọng. Quốc vương là đại diện cho hòa bình, sự ổn định và thịnh vượng cho dân tộc Khmer. Từ năm 1993, Quốc vương Campuchia là một chức vị quân chủ bầu cử, đưa Campuchia trở thành một trong số ít các quốc gia có nền quân chủ tuyển cử trên thế giới. Nhà vua được Hội đồng Tôn vương bầu chọn trong số các thành viên nam trên 30 tuổi của vương tộc Norodom và Sisowath.
Vai trò.
Hiến pháp của Campuchia năm 1993 quy định vai trò của nhà vua là chủ yếu theo nghi lễ. Theo đó, nhà vua sẽ trị vì, nhưng không cai trị, đồng thời là biểu tượng của sự thống nhất và kế thừa của quốc gia.
Nhà vua thực hiện các chức năng quan trọng của nhà nước theo yêu cầu của hiến pháp. Điều này bao gồm nhưng không giới hạn ở:
Nhà vua cũng hoàn thành các vai trò khác không được đề cập rõ ràng trong hiến pháp với tư cách là người đứng đầu nhà nước, ví dụ, chủ trì các sự kiện có ý nghĩa quốc gia bao gồm các nghi lễ tôn giáo và truyền thống không thể thiếu đối với dân tộc Khmer, hoạt động nhân đạo và từ thiện, và đại diện cho Campuchia ở nước ngoài khi thực hiện các chuyến thăm chính thức ở nước ngoài.
Bộ Vương thất.
Bộ Cung điện Vương thất, hiện đang được giám sát bởi Bộ trưởng Kong Sam Ol kết hợp với Hội đồng Tư vấn Quyền riêng tư tối cao, đứng đầu là Vương tử cùng cha khác mẹ của Hoàng thân Norodom Ranariddh hỗ trợ và tư vấn cho nhà vua.
Vương quốc Campuchia (1431-1863).
Triều đại Chaktomuk (1431-1525).
Nội chiến Campuchia: Chiến tranh Chan Raja và Sdech Kan: 1516-1525 | 1 | null |
Các đài kỉ niệm thời Trung Cổ ở Kosovo (; ) là một Di sản thế giới được UNESCO công nhận bao gồm bốn nhà thờ và tu viện Chính thống Serbia đại diện cho sự hợp nhất của kiến trúc Byzantine ở phía đông và kiến trúc Romanesque ở phía tây để tạo ra phong cách Phục hưng Palaiologos. Các công trình này được thành lập dưới triều đại Nemanjić, triều đại quan trọng nhất của Serbia thời Trung Cổ và ngày nay đèu nằm tại Kosovo.
Năm 2004, UNESCO đã đưa tu viện Visoki Dečani vào danh sách Di sản thế giới nhờ giá trị phổ quát nổi bật của nó. Hai năm sau, nó tiếp tục được mở rộng thêm ba di tích tôn giáo khác là Tu viện Thượng phụ của Peć, Nhà thờ Đức Mẹ Ljeviš và Tu viện Gračanica và lấy tên chung là Các đài kỉ niệm thời Trung Cổ ở Kosovo. Cùng năm đó, nó bị đưa vào Danh sách di sản thế giới bị đe dọa do những khó khăn trong việc quản lý và bảo tồn xuất phát từ sự bất ổn chính trị của khu vực.
Tranh cãi.
Một sự việc tranh cãi đang diễn ra liên quan đến những nỗ lực của Kosovo trong việc gia nhập trở thành thành viên của UNESCO dẫn đến việc di sản này được liệt kê là của Kosovo chứ không phải Serbia. Những tượng đài này đã bị tấn công, đặc biệt là trong cuộc bạo động năm 2004. Trong thời kỳ Phái bộ Hành chính lâm thời của Liên Hợp Quốc tại Kosovo (UNMIK) quản lý tại Kosovo, Nhà thờ Đức Mẹ Ljeviš bị hư hại nặng nề. Tháng 10 năm 2015, Kosovo được Ban chấp hành UNESCO đề nghị làm thành viên và việc bỏ phiếu đã được thực hiện tại Đại hội đồng UNESCO vào tháng 11 năm 2015. Kết quả là, UNESCO đã không chấp nhận Kosovo làm thành viên, đề xuất không đạt được đa số 2/3 tại Đại hội đồng của tổ chức ở Paris vào ngày 9 tháng 11 năm 2015. Một trong những lý do chính khiến Albania từ chối yêu cầu này bất ổn ở Kosovo năm 2004 khiến 35 nhà thờ Kitô giáo Đông phương bị hư hại hoặc phá hủy trong đó có Di sản thế giới Nhà thờ Đức Mẹ Ljeviš khi nó bị cướp bóc liên tục, kể cả vật liệu nhằm tái thiết lại nó. | 1 | null |
USS "Gwin" (DD-71) là một tàu khu trục của Hải quân Hoa Kỳ thuộc lớp "Caldwell" được chế tạo trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất, nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Mỹ được đặt tên theo Thiếu tá Hải quân William Gwin (1832–1863).
"Gwin" được hạ thủy vào ngày 22 tháng 12 năm 1917 tại xưởng tàu Seattle Construction & Drydock Company ở Seattle, Washington, được đỡ đầu bởi Bà James S. Woods; và được đưa ra hoạt động tại Puget Sound vào ngày 18 tháng 3 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá H. H. Bousen.
Lịch sử hoạt động.
"Gwin" rời Puget Sound ngày 26 tháng 4, ghé qua các cảng ở California, rồi đi qua kênh đào Panama hướng đến Newport, Rhode Island, đến nơi vào ngày 2 tháng 6. Nó tham gia các hoạt động dọc theo bờ Đông Hoa Kỳ đến tận Charleston, South Carolina về phía Nam.
"Gwin" được cho ngừng hoạt động tại Xưởng hải quân Philadelphia vào ngày 28 tháng 6 năm 1922. Nó bị bỏ không tại Philadelphia cho đến khi tên nó được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 25 tháng 1 năm 1937. Lườn tàu được bán cho hãng Union Shipbuilding Company ở Baltimore, Maryland vào ngày 16 tháng 3 năm 1939 để tháo dỡ. | 1 | null |
Tàu ngầm lớp Kasatka (tiếng Nga: Касатка) là một loại tàu ngầm của Đế quốc Nga. Có khoảng sáu chiếc trong lớp này được chế tạo từ năm 1904 đến năm 1905. Các tàu được thiết kế bởi I.G. Bubnov dựa trên tàu ngầm lớp Delfin. Đến năm 1910 thì tất cả các tàu được mang lên và nâng cấp lớn với động cơ diesel được thêm vào và tháp tiềm vọng được thiết kế mới thay thế tháp cũ.
Lịch sử.
Ngày 01 tháng 9 năm 1903, Hải quân Đế quốc Nga đã chi cho Bubnov 3000 rúp và yêu cầu ông thiết kế một loại tàu ngầm mới dựa trên tàu ngầm lớp Delfin, với tốc độ được tăng lên 14 knot và có thể trang bị các loại vũ khí hạng nặng. Ngày 20 tháng 12 năm 1903 thiết kế được phê duyệt bởi Ủy ban kỹ thuật biển và nhà máy đóng tàu Baltic đã bắt đầu đóng loại tàu này từ ngày 02 tháng 1 năm 1904. Có tổng cộng 6 tàu đã được đóng, với chi phí của chiếc đầu được trang trải từ việc đóng góp của dân chúng nhưng chủ yếu đến từ gia đình quý tộc Sheremetevs. Các tàu ngầm đã hoạt động tại Vladivostok cho đến năm 1915 sau đó chuyển cho Hạm đội Biển Đen. Quân Đức đã bắt được hai chiếc năm 1918 và chuyển cho Bạch Nga. Các tàu còn lại thuộc lớp này được cho ra khỏi biên chế và tháo dỡ trong năm 1922. | 1 | null |
Phaolô Nguyễn Văn Mỹ (1798-1837) là một thánh tử đạo Việt Nam.
Chào đời năm 1798 ở làng Kẻ Non, nay là thị trấn Tân Thanh, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội, tên thật của ông là Nguyễn Văn Hữu. Năm 13 tuổi, ông theo giúp việc Giám mục Jacques-Benjamin Longer (tên Việt: "Gia"), Đại diện Tông Tòa Giáo phận Tây Đàng Ngoài, rồi sau giúp Linh mục Luật, Chánh xứ Kẻ Đầm trong 4 năm. Đến năm 19 tuổi, ông theo học tại chủng viện Kẻ Vĩnh (Vĩnh Trị).
Sau khi được thụ phong chức thầy giảng thực thụ, ông được gửi đến giúp Linh mục F.X. Marette. Ít lâu sau, Giám mục Joseph-Marie-Pélagie Havard (tên Việt: "Du"), giám quản Giáo phận Tây Đàng Ngoài, đã chọn ông phụ giúp linh mục Jean-Charles Cornay (tên Việt: "Tân"), Chánh xứ Bầu Nọ, tỉnh Sơn Tây.
Thời vua Minh Mạng, lệnh cấm đạo mỗi ngày thêm gắt gao. Ngày 20 tháng 6 năm 1837, ông bị quan quân tỉnh Sơn Tây vây bắt tại làng Bầu Nọ. Bản án tử hình được vua Minh Mạng phê chuẩn và trả về ngày 19 tháng 10, tuy nhiên, mãi đến 18 tháng 12, ông mới bị điệu đi xử giảo.
Ngày 27 tháng 5 năm 1900, Giáo hoàng Lêô XIII đã tôn phong ông lên hàng Chân Phước. Đến ngày 19 tháng 6 năm 1988, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong ông lên bậc Hiển Thánh. | 1 | null |
USS "Conner" (DD-72) là một tàu khu trục của Hải quân Hoa Kỳ thuộc lớp "Caldwell" được chế tạo trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Được cho ngừng hoạt động không lâu sau khi chiến tranh kết thúc, nó được huy động trở lại khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra, và được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Anh dưới tên gọi HMS "Leeds". Nó đã hoạt động và sống sót cho đến hết chiến tranh trước khi ngừng hoạt động vào năm 1945.
Thiết kế và chế tạo.
Là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Mỹ được đặt tên theo Thiếu tướng Hải quân David Conner (1792–1856), "Conner" được hạ thủy vào ngày 21 tháng 8 năm 1917 tại xưởng tàu của hãng William Cramp & Sons Ship and Engine Building Company ở Philadelphia, Pennsylvania, được đỡ đầu bởi Cô E. Diederich, và được đưa ra hoạt động vào ngày 12 tháng 1 năm 1918 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân A. G. Howe.
Lịch sử hoạt động.
Phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ.
"Conner" khởi hành từ New York vào ngày 12 tháng 5 năm 1918 hộ tống một đoàn tàu vận tải đi đến Azores và Brest, Pháp. Từ Brest, nó hoạt động cùng với Lực lượng Hải quân Viễn chinh Hoa Kỳ, hộ tống các đoàn tàu vận tải đi đến các cảng Anh Quốc và Pháp. Nó thường xuyên được gửi đi trợ giúp tàu bè trông thấy tàu ngầm, và đã hai lần cứu vớt những người sống sót trên biển vào tháng 7 năm 1918. Khi chiến tranh kết thúc, nó thực hiện các chuyến đi thường lệ chuyển thư tín và nhân sự giữa Brest và Plymouth, Anh. Vào ngày 8 tháng 5 năm 1919, nó khởi hành từ Plymouth tham gia vào đoàn tàu hộ tống cho Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson và Bộ trưởng Hải quân Josephus Daniels trên chiếc "George Washington" trên đường tham dự Hội nghị hòa bình Versailles.
Quay trở về Hoa Kỳ, "Conner" tham gia các cuộc cơ động hạm đội tại vùng vịnh Narragansett vào mùa Hè năm 1919, rồi đi vào Xưởng hải quân Philadelphia ngày 4 tháng 10 để đại tu. Nó nằm trong lực lượng dự bị tại Norfolk, Virginia cho đến tháng 5 năm 1921, khi nó tham gia một cuộc tập trận hạm đội quy mô lớn với một thành phần thủy thủ đoàn rút gọn. "Conner" ở lại Newport, Rhode Island hoạt động cùng lực lượng tàu ngầm. Nó neo đậu lại Charleston, South Carolina từ ngày 13 tháng 10 năm 1921 đến ngày 29 tháng 3 năm 1922, trước khi quay trở lại Philadelphia nơi nó được cho ngừng hoạt động vào ngày 21 tháng 6 năm 1922.
Phục vụ cùng Hải quân Hoàng gia Anh.
"Conner" được cho tái hoạt động trở lại vào ngày 23 tháng 8 năm 1940 và được tái trang bị tại Xưởng hải quân Philadelphia. Trong khuôn khổ Thỏa thuận đổi tàu khu trục lấy căn cứ giữa Anh Quốc và Hoa Kỳ, nó đi đến Halifax, Nova Scotia, và vào ngày 23 tháng 10 năm 1940 được chuyển giao cho phía Anh và phục vụ cùng Hải quân Hoàng gia Anh dưới tên gọi HMS "Leeds", dưới quyền chỉ huy của hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân W. M. I. Astwood.
"Leeds" rời Halifax vào ngày 1 tháng 11 năm 1940 để hướng đến Belfast, Bắc Ireland, đến nơi vào ngày 10 tháng 11. Được đặt dưới quyền chỉ huy của Tổng tư lệnh Rosyth, chiếc tàu khu trục làm nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải tại Bắc Hải đi lại giữa Thames và Firth of Forth, Scotland, nhiều lần đánh trả thành công các cuộc không kích của đối phương. Ngày 20 tháng 4 năm 1942, "Leeds" đã đi đến trợ giúp cho HMS "Cotswold", kéo nó vào Harwich. Nó cũng đối đầu thành công các tàu E-boat Đức tấn công đoàn tàu vận tải của nó trong đêm 24–25 tháng 2 năm 1944. "Leeds" được đưa về lực lượng dự bị tại Grangemouth ở Firth of Forth vào tháng 4 năm 1945. | 1 | null |
Angus là một thành phố thuộc quận Navarro, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số là 414 người.
Địa lý.
Angus có tọa độ (31,988851, -96,424350).
Theo Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ, thành phố có tổng diện tích , trong đó, là đất liền và (0.60%) là nước. | 1 | null |
Queen City là một thành phố thuộc quận Cass, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của Queen City là 1476 người.
Queen City nằm ở phía đông bắc quận Cass ở tọa độ 33 ° 9′11 ″ N 94 ° 9′19 W (33.153186, -94.155343). Nó giáp với phía nam của thành phố Atlanta, quận Cass, tiểu bang Texas. Quốc lộ 59 đi qua Queen City, cách Texarkana (Texas) 22 dặm (35 km) về phía bắc và phía nam tới Atlanta.
Theo Cục thống kê dân số Hoa Kỳ, Queen City có tổng diện tích 3,6 dặm vuông (9,2 km 2), trong đó 0,02 dặm vuông (0,05 km 2), hay 0,56%, là mặt nước. | 1 | null |
Seadrift là một thành phố thuộc quận Calhoun, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của xã này là 1364 người.
Lịch sử.
Thổ dân da đỏ xưa sinh sống ở khu vực Seadrift nhưng đến thập niên 1850 thì rút lui hẳn. Di dân gốc Đức tiến vào khoảng thập niên 1840 và lập nên thị trấn Lower Mott. Năm 1888 ngôi làng chính thức mang tên Seadrift, có bưu điện. Năm 1909 mở tuyến xe lửa qua Seadrift nhưng cơn bão năm 1919 gần như hoàn toàn phá hủy thị trấn này.
Với địa điểm ở cửa sông Guadalupe nơi thông với Vịnh San Antonio, Seadrift là bến cá nơi thuyền chài đi biển về neo đây gỡ các mẻ hải sản xuống bến. Kể từ sau khi miền Nam thất thủ thì người Việt tỵ nạn cũng bắt đầu có mặt ở Seadrift làm nghề chài từ năm 1978. Không lâu sau đó thì có những vụ xung đột giữa dân da trắng bản xứ và người tỵ nạn, kết thúc với vụ nổ súng chết người. Bốn tàu cá người Việt bị đốt trả đũa. Phạm nhân là người Việt nhưng tòa án xử rằng can phạm đã nổ súng tự vệ nên bãi án. | 1 | null |
Shamrock là một thành phố thuộc quận Wheeler, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của xã này là 1910 người.
Thành phố này nằm ở phần phía đông của Texas Panhandle tập trung dọc theo ngã tư đường Interstate 40 (trước đây là xa lộ Hoa Kỳ 66) và US Route 83 là 110 dặm (180 km) về phía đông của Amarillo | 1 | null |
Wichita Falls là một thành phố thuộc quận Wichita, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của xã này là 104553 người.
Lịch sử.
Những người da đỏ Choctaw định cư khu vực trong đầu thế kỷ 18. Người định cư da trắng đến đây vào những năm 1860 để thành lập các trại chăn nuôi. Thành phố Wichita Falls đã được chính thức ra đời vào ngày 27 tháng 9 năm 1872. Vào thời điểm đó, một cuộc bán các lô đất thị trấn đã được tổ chức ở nơi ngày nay là góc của phố thứ 7 và phố Ohio - nơi khai sinh thành phố. Tuyến đường ray Fort Worth và Denver chạy qua đây vào năm 1882, cùng năm thành phố trở thành thủ phủ quận của quận Wichita. Thành phố phát triển về phía tây từ kho tàu hỏa. Khu vực này hiện nay được gọi là khu lịch sử quảng trường, đã được tuyên bố là một địa danh lịch sử của tiểu bang Texas.
Một cơn lũ năm 1886 đã phá hủy thác nước ban đầu trên sông Wichita. Sau gần 100 không có thác cho du khách tham quan, thành phố xây dựng một thác nước nhân tạo bên cạnh dòng sông trong công viên Lucy. | 1 | null |
USS "Stockton" (DD-73) là một tàu khu trục của Hải quân Hoa Kỳ thuộc lớp "Caldwell" được chế tạo trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Được cho ngừng hoạt động không lâu sau khi chiến tranh kết thúc, nó được huy động trở lại khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra, và được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Anh dưới tên gọi HMS "Ludlow". Nó hoạt động cho đến hết chiến tranh, và cuối cùng bị đánh chìm như một tàu mục tiêu ngoài khơi Scotland vào tháng 7 năm 1945.
Thiết kế và chế tạo.
Là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Mỹ được đặt tên theo Thiếu tướng Hải quân Robert F. Stockton (1795–1866), "Stockton" được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng William Cramp & Sons ở Philadelphia, Pennsylvania vào ngày 16 tháng 10 năm 1916. Nó được hạ thủy vào ngày 17 tháng 7 năm 1917, được đỡ đầu bởi Cô Ellen Emelie De Martelly, và được đưa ra hoạt động vào ngày 26 tháng 11 năm 1917 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân H. A. Baldridge.
Lịch sử hoạt động.
Phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ.
"Stockton" trải qua giai đoạn cuối cùng của Thế Chiến I trong nhiệm vụ hộ tống đoàn tàu vận tải và tuần tra chống tàu ngầm ngoài khơi Queenstown, Ireland. Trong giai đoạn này, nó từng đụng độ với tàu ngầm U-boat đối phương ít nhất một lần. Vào ngày 30 tháng 3 năm 1918, nó và tàu khu trục "Ericsson" đang hộ tống chiếc tàu vận tải chuyển quân "St. Paul" đi trên tuyến Queenstown-Liverpool, khi "Ericsson" nổ súng vào một tàu ngầm Đức. Chiếc tàu ngầm đối phương lặn xuống nước và bắn một quả ngư lôi vốn chỉ cách "Stockton" trong gang tấc. Hai chiếc tàu khu trục thả mìn sâu chống tàu ngầm nhưng con tàu đối phương xoay xở chạy thoát. Đến đêm hôm đó, "Stockton" va chạm với "Slieve Bloom" gần South Stack, chiếc tàu khu trục đi vào Liverpool để sửa chữa trong khi chiếc tàu buôn bị đắm.
"Stockton" quay trở về Hoa Kỳ vào năm 1919 và tiếp tục phục vụ cùng hạm đội trong ba năm tiếp theo. Đến ngày 26 tháng 6 năm 1922, nó được đưa về lực lượng dự bị và bỏ không tại Philadelphia. Tên nó được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 8 tháng 1 năm 1941.
Phục vụ cùng Hải quân Hoàng gia Anh.
"Stockton" được cho tái hoạt động trở lại vào ngày 16 tháng 8 năm 1940 và đi đến Halifax, Nova Scotia. Trong khuôn khổ Thỏa thuận đổi tàu khu trục lấy căn cứ giữa Anh Quốc và Hoa Kỳ, nó được chuyển giao cho phía Anh vào ngày 23 tháng 10 năm 1940 và phục vụ cùng Hải quân Hoàng gia Anh dưới tên gọi HMS "Ludlow" cho đến khi ngừng hoạt động vào tháng 6 năm 1945. Nó được cho mắc cạn ngoài khơi đảo Fidra tại Firth of Forth, Scotland vào ngày 15 tháng 7 năm 1945 để phục vụ như mục tiêu thực tập bắn rocket của Không quân Hoàng gia Anh. Một loạt rocket trúng bên dưới mực nước đã khiến nó bị chìm. Cho dù đã được tháo dỡ, phần còn lại của nó ở độ sâu 6 m vẫn còn thấy được ngoài khơi bãi Yellowcraigs khi thủy triều xuống thấp. | 1 | null |
Tous Les Jours (Hangul: 뚜레쥬르) là một thương hiệu của chuỗi cửa hàng bánh ngọt tại Hàn Quốc, được quản lý và điều hành bởi CJ Foodville, công ty con trực thuộc tập đoàn CJ. Tên gọi "Tous les Jours" được bắt nguồn từ một cụm từ trong tiếng Pháp, phiên âm tiếng Việt như "Tu lê ju (gờ)" - có nghĩa là "mỗi ngày", câu khẩu hiệu (slogan) của Tous Les Jours là ""Tous Les Jours", mỗi ngày tươi mới… -" (tiếng anh: ""Tous Les Jours", every day fresh...").
Tous Les Jours là một thương hiệu bánh ngọt với phong cách và hương vị đặc biệt, kết hợp giữa ẩm thực Pháp và những tinh hoa, truyền thống của ẩm thực Á Đông, ngoài các sản phẩm bánh ngọt, Tous Les Jours còn kinh doanh các mảng, lĩnh vực khác như thực phẩm và dịch vụ đồ uống. Thương hiệu hiện đã có mặt tại hơn 1300 địa điểm trên khắp thế giới.
Lịch sử.
Tous Les Jours được thành lập vào tháng 9 năm 1997 với cửa hàng đầu tiên được ra mắt tại thành phố Guri, Hàn Quốc. | 1 | null |
Vườn quốc gia hồ Plitvice (Croatia: "Nacionalni park Plitvička jezera", thông thường là Plitvice, phát âm là "[plîtʋitse]"), thuộc hạt Lika-Senj và hạt Karlovac, miền trung Croatia. Đây là vườn quốc gia lâu đời nhất ở khu vực Đông Nam châu Âu và cũng là vườn quốc gia lớn nhất tại Croatia. Năm 1979, Vườn quốc gia hồ Plitvice đã được thêm vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO, và nó là một trong số các di sản tự nhiên đầu tiên trên toàn thế giới.
Vị trí.
Vườn quốc gia này thành lập vào năm 1949 trong khu vực miền núi trung tâm Croatia, tại vùng biên giới với Bosnia và Herzegovina. Đây là khu vực kết nối các tuyến đường Bắc-Nam quan trọng, đi qua khu vực vườn quốc gia, kết nối nội địa Croatia với các khu vực ven biển Adriatic. Khu vực bảo vệ kéo dài hơn 296,85 km vuông (73.350 ha) với 90% của khu vực này thuộc hạt Lika-Senj, trong khi 10% còn lại là một phần của hạt Karlovac.
Tự nhiên.
Vườn quốc gia nổi bật với các hồ nước xanh biếc chảy trên các nền đá vôi và đá phấn qua hàng ngàn năm bị ngăn chặn bởi đá Travertine tạo ra các hồ nước, thác nước, hang động rất đẹp. Quá trình địa chất này vẫn còn đang diễn ra đến tận ngày nay.
Lưu vực các hồ Plitvice là một vùng núi đá vôi, đôlômit với 16 hồ nước, được tạo ra bởi sự lắng đọng calci cacbonat kết tủa trong nước. Các hồ nước này liên kết với nhau tạo thành một hệ thống hồ trên cao và dưới thấp hơn, trong khi các hồ trên cao thì lớn và sâu thì các hồ ở dưới lại nông và nhỏ hơn. Nơi đây hình thành các hang động từ đá vôi từ Kỷ Trias, Kỷ Jura và Kỷ Phấn trắng.
Ngoài ra, vườn quốc gia này có những khu rừng sồi, thông và rừng hỗn giao; tại đây là nơi cư trú cho một số lượng lớn các loài động vật thuộc họ nhà gấu, chó sói và chim.
Văn hóa.
Về văn hóa, nơi đây còn là cái nôi của bộ tộc tiền sử Illyria có niên đại 1.000 năm TCN. Di tích khảo cổ bao gồm một khu định cư thời tiền sử thuộc vườn quốc gia hồ Plitvice, bao gồm các công sự, công cụ lao động thời kỳ đồ đồng và đồ gốm.
Du lịch.
Mỗi năm, hơn 1.200.000 khách du lịch tới chiêm ngưỡng vẻ đẹp tự nhiên tại vườn quốc gia. Để vào được vườn quốc gia, mỗi du khách phải bỏ ra 110 kuna, tương đương với khoảng 18 USD cho mỗi người lớn trong mùa cao điểm. Cùng với đó là quy định nghiêm ngặt khi tham quan được áp dụng. | 1 | null |
Lưu Diệp (, ? – 234) là mưu thần của tập đoàn quân phiệt Tào Ngụy vào cuối đời Đông Hán và đời Tam Quốc, phục vụ 3 thế hệ phiệt chủ: Tào Tháo, Tào Phi và Tào Duệ.
Thiếu thời.
Diệp tự Tử Dương, người huyện Thành Đức, nước Hoài Nam , là hậu duệ của Phụ Lăng vương Lưu Duyên, hoàng tử thứ 7 của Hán Quang Vũ đế. Cha là Lưu Phổ. Mẹ tên là Tu (không rõ họ), sanh ra Hoán và Diệp. Hoán lớn hơn Diệp 2 tuổi.
Năm Diệp lên 7 tuổi, mẹ bệnh nặng, vào lúc lâm chung, răn Hoán, Diệp rằng: "Người hầu của Phổ có tính siểm nịnh hại người. Sau khi mẹ mất, chỉ sợ hắn sẽ gây loạn trong nhà. mày trưởng thành thì phải trừ bỏ hắn đi, thì mẹ không còn ôm hận nữa." Diệp lên 13 tuổi, nói với Hoán: "Lời dặn của mẹ, có thể thực hiện rồi!" Hoán nói: "Nào có thể!". Diệp lập tức vào phòng giết chết người hầu ấy, rồi đi thẳng ra viếng mộ mẹ. Người nhà thông báo cho Phổ. Phổ giận, sai người đòi Diệp. Diệp quay về vái lạy rằng: "Có lời dặn của mẹ lúc lâm chung, mới dám tự ý ra tay trừng phạt." Phổ lấy làm lạ, nên không trách cứ. Người Nhữ Nam là Hứa Thiệu giỏi xem tướng, đến Dương Châu tránh loạn, khen Diệp có tài giúp đời.
Phục vụ Lưu Huân.
Cường hào ở Dương Châu phần nhiều không chịu giúp yếu ép mạnh, mà giảo hoạt tàn bạo, có bọn Trịnh Bảo, Trương Đa, Hứa Kiền đều nắm giữ bộ khúc. Bảo kiêu dũng quả đoán nhất, tài năng và sức mạnh hơn người, khiến cả vùng kiêng sợ. Bấy giờ Bảo muốn đuổi theo cướp bóc trăm họ vượt sông chạy nạn đến Giang Biểu (hay Giang Đông), thấy Diệp có tiếng tăm lại thuộc dòng dõi cao quý, muốn bức bách ông đề xuất việc này. Bấy giờ Diệp ngoài 20 tuổi, trong lòng lo lắng, nhưng chưa có biện pháp. Gặp lúc Tào Tháo sai sứ giả đến châu, có việc hỏi han. Diệp đến gặp, cùng bàn luận việc đương thời, rồi đón sứ giả về nhà mình, nghỉ lại vài ngày. Quả nhiên Bảo đưa mấy trăm người đem rượu, thịt đến thăm sứ giả; Diệp lệnh cho đứa ở giữ người của ông ta ngồi ngoài cửa, bày cơm rượu cho họ; còn minh cùng Bảo ăn uống trong nhà. Diệp chọn đứa ở khỏe mạnh, khiến nó nhân lúc rót rượu mà đâm Bảo. Nhưng Bảo không thích rượu, về sau rất tỉnh táo, đứa rót rượu không dám ra tay. Diệp vì thế tự cầm bội đao đâm chết Bảo, chém đầu để lệnh cho bộ hạ của ông ta rằng: "Tào công có lệnh, ai dám làm gì, có tội như Bảo." Bọn chúng đều kinh sợ, chạy về doanh trại.
Đốc tướng, tinh binh trong doanh trại có vài ngàn người, Diệp sợ họ làm loạn, lập tức cưỡi ngựa của Bảo, đem vài đứa ở, đến cửa doanh trại của ông ta, kêu gọi bọn cừ soái, khuyên dụ họa phúc, khiến họ dập đầu, mở cửa đón ông vào. Diệp an ủi phủ dụ, bọn cướp đều quy phục, đề cử ông lên làm thủ lĩnh. Diệp thấy nhà Hán suy vi, nghĩ mình là dòng dõi hoàng thất, không dám nắm binh, bèn ủy thác bộ khúc cho Lư Giang thái thú Lưu Huân. Huân lấy làm lạ, Diệp nói: "Bảo không dùng pháp luật để chế ngự, bộ hạ của hắn quen cướp bóc làm lợi, kẻ hèn không có khả năng để chỉnh đốn họ, ắt sanh lòng oán giận thì khó lâu bền, nên mới gởi họ đi!"
Khi ấy binh lực của Huân mạnh mẽ ở khoảng Giang, Hoài, Tôn Sách ghét ông ta, sai sứ dùng điệu thấp dâng lễ hậu, gởi thư nói với Huân rằng: "Tông dân ở Thượng Liễu mấy lần khi dễ nước của bề dưới, (bề dưới) giận chúng cả năm rồi. Nếu đánh chúng thì đường xá không tiện, nên (bề dưới) mong nhờ nước của bề trên trừng phạt chúng. Thượng Liễu rất sung túc, chiếm được nó có thể làm giàu cho nước, (bề dưới) xin ra quân làm ngoại viện." Huân tin là thật, lại nhận được châu báu, vải sắn của Sách, lấy làm vui vẻ. Mọi người ở trong ngoài đều chúc mừng, một mình Diệp thì không. Huân hỏi tại sao, Diệp đáp: "Thượng Liễu dẫu nhỏ, tường chắc hào sâu, đánh khó giữ dễ, không thể chiếm lấy trong một tuần, thì binh sĩ mệt mỏi ở ngoài, mà trong nước trống rỗng. Sách thừa cơ tập kích chúng ta, thì hậu phương không thể giữ nổi. Như thế tướng quân tiến không thể khuất kẻ địch, lui không còn chỗ để về. Nếu như ra quân, vạ đến nơi rồi." Huân không nghe, dấy binh đánh Thượng Liễu, Sách quả nhiên tập kích phía sau. Huân cùng đường, bèn chạy đến chỗ Tào Tháo.
Phục vụ Tào Tháo.
Tào Tháo đến Thọ Xuân, bấy giờ ở biên giới Lư Giang có sơn tặc Trần Sách tụ tập mấy vạn người, chiếm cứ nơi hiểm trở. Trước đây Tào Tháo sai thiên tướng tìm diệt, nhưng không thể bắt được. Tào Tháo hỏi liêu thuộc, có thể đánh hay không? Mọi người đều cho rằng núi cao ngất mà hang khe hiểm trở, giữ dễ đánh khó; lại cho rằng không được thì chẳng đủ lấy làm tổn thất, được thì chẳng đủ lấy làm ích lợi. Diệp nói: "Bọn Sách là chuyện vặt, nhân loạn chiếm chỗ hiểm, rồi nương tựa vào nhau vì sức mạnh, chứ chẳng có chức tước và uy tín để khuất phục lẫn nhau. Khi xưa thiên tướng thiếu lực lượng, mà Trung Quốc chưa yên, nên Sách dám lấy chỗ hiểm để giữ. Nay thiên hạ gần định, thì ai thần phục sau phải chịu tội chết trước. Ôi sợ chết ham thưởng, ngu khôn giống nhau, nên Quảng Vũ quân (tức Lý Tả Xa) bày kế cho Hàn Tín, bảo rằng uy danh của ông ta đủ để trước đánh tiếng sau ra tay mà thu phục nước láng giềng vậy. Hà huống đức của minh công được nhân dân trông ngóng , đầu tiên treo thưởng, rồi đại quân kéo đến, vào ngày tuyên bố mệnh lệnh, cửa quân mở ra thì giặc cũng tự tan vỡ đấy." Tháo cười nói: "Điều khanh nói sắp xảy ra rồi." Tháo bèn sai mãnh tướng đi trước, đại quân theo sau, đến thì đánh bại Sách, như Diệp mưu tính. Tháo quay về, vời Diệp làm Tư không Thương tào duyện.
Tháo trưng Diệp cùng bọn Tưởng Tế, Hồ Chất, Trần Kiểu, Từ Tuyên, đều là danh sĩ, đương thời gọi là Dương Châu ngũ sĩ . Mỗi khi nghỉ ngơi ở đình truyền , mọi người luôn bàn luận với nhau, đêm ngày không thôi. Những vấn đề được họ xem trọng là: trong thì nói về tiên hiền các nơi, cố thủ ngăn giặc, tiến thoái hành quân; ngoài thì nói về thay đổi của địch, hư thực này kia, thuật của chiến tranh. Riêng Diệp một mình ngồi trong xe, rốt cục không nói lời nào. Tế lấy làm lạ, hỏi tại sao, Diệp đáp rằng: "Đối đáp với minh chủ chẳng thể không có quan điểm tương đồng, quan điểm có thể học mà được ru?" Đến khi gặp Tào Tháo, Tháo quả nhiên hỏi về tiên hiền Dương Châu, tình hình giặc giã. Bốn người tranh nhau trả lời, đợi lượt mà nói. Gặp lại cũng như vậy, Tháo vẫn vui vẻ trò chuyện với họ; còn Diệp rốt cục không nói gì; bốn người đều cười ông. Sau đó có dịp Tháo chẳng còn gì để hỏi, Diệp bèn ví von để đánh động Tháo, ông ta vừa hiểu ra thì Diệp dừng ngay. Cứ như thế 3 lần. Ý định của Diệp là dùng lời ví von để bày ra quan điểm, muốn gặp riêng nhằm nói hết lời trọng yếu, không muốn bàn chuyện phiếm cùng mọi người. Tháo nắm được lòng dạ của Diệp, bèn rời đi, ít lâu sau lấy bốn người kia làm Huyện lệnh, còn Diệp được trao chức trách để làm tâm phúc của ông ta. Mỗi khi Tháo gặp vấn đề nghi nan, liền viết hàm hỏi Diệp, có đêm gởi đi vài mươi lần.
Tào Tháo tiến đánh Trương Lỗ (215), chuyển Diệp làm Chủ bộ. Quân Tào đến Hán Trung, gặp núi cao khó vượt, lương thực ngày càng thiếu thốn. Tháo nói: "Đây là đất nước quái đản, quyền năng nào làm nên mọi thứ này? Quân ta thiếu ăn, chẳng bằng lui nhanh." Rồi Tháo tự dẫn quân quay về, lệnh cho Diệp đôn đốc các cánh hậu quân, khiến họ lần lượt lên đường. Diệp tính rằng có thể đánh bại Trương Lỗ, lại thêm đường vận lương không thông suốt, dẫu lui quân cũng không thể đều bảo toàn; ông vội trình bày với Tháo: "Chẳng bằng tiếp tục đánh." Vì vậy quân Tào tiến lên, dùng nhiều nỏ bắn vào doanh trại địch. Trương Lỗ thua chạy, quân Tào bình định Hán Trung.
Diệp đề nghị với Tháo: "Minh công đem 5000 bộ tốt, đòi giết Đổng Trác, bắc phá Viên Thiệu, nam chinh Lưu Biểu, chín châu trăm quận, 10 phần được 8, oai chấn thiên hạ, thế dọa nước ngoài. Nay lấy Hán Trung, người Thục nghe ngóng, vỡ mật lỡ tay, lựa lúc này mà tiến, có thể truyền hịch mà bình định đất Thục. Lưu Bị là bậc nhân kiệt đấy, có mưu kế nhưng chậm chạp, được Thục mới ít ngày, người Thục chưa tin cậy. Nay phá Hán Trung, người Thục run sợ, thế lực tự nghiêng ngửa. Với sự sáng suốt của ngài, nhân lúc hắn nghiêng ngửa mà đàn áp, chẳng gì không hạ được. Nếu trì hoãn một chút, Gia Cát Lượng rành về trị lý mà làm tướng văn, Quan Vũ, Trương Phi dũng trùm ba quân mà làm tướng võ, dân Thục đã yên, chiếm giữ hiểm yếu, thì không thể phạm nữa. Giờ không lấy, ắt lo về sau." Tháo không nghe. Được 7 ngày, có người từ đất Thục đến hàng, nói: "Trong Thục một ngày mấy chục lần kinh hãi, Bị dẫu chém họ mà vẫn không yên!" Tháo mời Diệp đến hỏi rằng: "Bây giờ còn có thể đánh chăng?" Diệp đáp: "Bây giờ đã hơi an định rồi, không thể đánh nữa!" Vì thế đại quân Tào quay về. Sau khi trở về từ Hán Trung, Diệp được làm Hành quân trưởng sử, kiêm Lĩnh quân.
Phục vụ Tào Phi.
Năm Hoàng Sơ đầu tiên (220), triều đình lấy Diệp làm Thị trung, ban tước Quan nội hầu. Tào Ngụy Văn đế Tào Phi hỏi quần thần tính xem Thục Hán Chiêu Liệt đế Lưu Bị có muốn ra quân đánh Đông Ngô để báo thù cho Quan Vũ hay không? Mọi người đều nói: "Thục là nước nhỏ, danh tướng chỉ có Vũ. Vũ chết quân phá, nước nhà lo âu, không thể lại đánh." Diệp một mình nói: "Thục dẫu nhỏ yếu, nhưng mưu tính của Bị là dựa vào oai võ để tự cường, thế ắt dụng nhiều binh để bảo với người rằng mình có thừa. Vả lại Quan Vũ với Bị, nghĩa là vua tôi, ơn như anh em; Vũ chết mà không thể dấy quân báo thù, thì không vẹn cái phận thủy chung." Sau đó Thục quả nhiên ra binh đánh Ngô. Ngô dốc cả nước chống lại, rồi sai sứ xưng phiên. Triều thần đều chúc mừng, một mình Diệp nói: "Ngô dựa vào Giang, Hán cách trở, không có lòng thần phục lâu dài. Bệ hạ dẫu đức sánh ngang Hữu Ngu, nhưng tính của bọn giặc lại chưa chịu cảm hóa. Gặp nạn xin làm bề tôi, ắt khó mà tin được. Bên ấy ắt ngoài ép trong quẫn, nên mới gởi sứ giả đấy, có thể nhân lúc họ khốn cùng, tập kích mà giành lấy. Ôi một ngày thả địch, để lo mấy đời, không thể không xét vậy." Quân Thục thua chạy, Ngô không giữ lễ phiên thần nữa, đế muốn dấy binh trừng phạt, Diệp cho rằng: "Họ mới đắc chí, trên dưới đồng lòng, lại cách trở sông hồ, khó lòng vội vàng." Đế không nghe.
Năm thứ 5 (224), đế đến cửa sông Tứ thuộc Quảng Lăng, mệnh cho các cánh quân ở Kinh Châu, Dương Châu cùng tiến. Hội họp quần thần, đế hỏi: "(Tôn) Quyền sẽ tự đến chăng?" Mọi người đều nói: "Bệ hạ thân chinh, Quyền sợ hãi, ắt dốc cả nước ứng phó. Lại không dám đem đại quân gởi gắm cho kẻ dưới, ắt sẽ tự cầm quân mà đến." Diệp nói: "Hắn cho rằng bệ hạ muốn lấy tấm thân quý giá lôi kéo mình, rồi giao việc vượt qua sông hồ cho biệt tướng, ắt kìm binh đợi việc, chưa có tiến thoái đâu." Đế đợi nhiều ngày, Tôn Quyền quả nhiên không đến, bèn lui quân. Đế nói: "Kế sách của khanh đúng rồi. Hãy nhớ vì ta mà diệt 2 tên giặc ấy, không thể chỉ biết nghĩ cho mình mà thôi."
Phục vụ Tào Duệ.
Tào Ngụy Minh đế Tào Duệ nối ngôi (227), Diệp được tiến tước Đông đình hầu, thực ấp 300 hộ. Đế giáng chiếu tỏ ý muốn truy tôn miếu hiệu – thụy hiệu cho ông kỵ Tào Đằng, ông cụ Tào Tung. Diệp và thượng thư Vệ Trăn tán đồng, nên việc này được thi hành.
Năm Thái Hòa thứ 6 (232), Diệp nhân bệnh được bái làm Thái trung đại phu. Bệnh hơi khỏi, Diệp được làm Đại hồng lư, ở chức 2 năm thì rời chức, lại được làm Thái trung đại phu, sau đó thì mất. Diệp được đặt thụy là Cảnh hầu.
Nhìn người chuẩn xác.
Thời Tào Tháo, Ngụy Phúng có danh vọng lớn, từ khanh tướng trở xuống đều dốc lòng kết giao với ông ta. Diệp gặp qua Phúng thì nói ông ta ắt phản, quả nhiên như vậy (219).
Năm Duyên Khang đầu tiên (220), tướng Thục là Mạnh Đạt đưa quân về hàng. Đạt có phong tư tài mạo, được người ta phần nhiều khen ngợi có độ lượng của Nhạc Nghị; vì vậy Tào Phi rất xem trọng và yêu mến ông ta, khiến làm Tân Thành thái thú, gia Tán kỵ thường thị. Diệp gặp qua Đạt thì nói: "Đạt có lòng cầu tạm bợ, còn cậy tài ưa thuật, ắt không chịu cảm ơn nhớ nghĩa. Tân Thành cùng Ngô, Thục nối liền, nếu có biến cố, gây lo cho nước." Phi không đổi ý. Về sau Đạt quả nhiên làm phản và thất bại (227).
Thời Tào Duệ, Công Tôn Uyên cướp ngôi của chú là Công Tôn Cung (228), tự lập làm Liêu Đông thái thú, sai sứ dâng biểu. Diệp cho rằng họ Công Tôn được dùng từ đời Hán, quan chức đời đời nối nhau, đường thủy thì cách bể, đường bộ thì ngăn núi, trở nên xa xôi và khó khống chế như các dân tộc Di, Hồ, còn quyền lực đời đời ngày càng lâu bền. Nay không trừ đi, ắt lo về sau. Nếu đợi hắn sanh hai lòng mà chống lại, rồi mới tính kế diệt trừ, thì việc khó làm. Chẳng bằng nhân lúc Uyên mới lập, vừa có đồng đảng vừa có kẻ thù, trước khi hắn đề phòng, kéo binh ập đến, sắp đặt khen thưởng và chiêu mộ, có thể không vất vả mà bình định được. Về sau Uyên quả nhiên chống lại nhà Tào Ngụy.
Thận trọng giữ mình.
Diệp ở triều đình, đại khái không đi lại với ai. Người ta hỏi tại sao, Diệp đáp: "Nhà Ngụy dù ngôi báu còn mới, kẻ khôn đã biết mệnh, nhưng người tục ngờ rằng chưa chấp nhận. Kẻ hèn mọn ở nhà Hán như Diệp, ở Ngụy được làm tâm phúc, càng ít quan hệ thì càng ít mưu đồ, cho nên không mắc lỗi đấy."
Diệp phụng sự Minh đế, rất được gần gũi và xem trọng. Đế muốn đánh Thục, triều thần trong ngoài đều nói ‘không thể’. Diệp vào cùng bàn bạc với đế, thì nói ‘có thể’; ra ngoài nói chuyện với triều thần, thì nói ‘không thể’. Trung lĩnh quân Dương Kỵ là bề tôi thân cận của đế, cũng xem trọng Diệp. Kỵ giữ quan điểm ‘không thể’ kiên định nhất, mỗi lần từ nội cung đi ra, liền ghé qua Diệp, được ông giảng giải cái ý ‘không thể’. Về sau Kỵ theo đế đến ao Thiên Uyên, đế bàn việc đánh Thục, Kỵ can ngăn, đế nói: "Khanh là thư sanh, sao biết việc binh." Kỵ nhún mình nhận kém, nhưng cho biết Diệp thường nói ‘không thể’. Đế nói: "Diệp nói với ta rằng Thục ‘có thể’ đánh." Kỵ nói: "Hãy triệu Diệp đến chất vấn." Có chiếu triệu Diệp. Đế hỏi Diệp, nhưng ông rốt cục không nói gì. Sau đó Diệp được một mình gặp đế, ông trách đế rằng: "Đánh nước khác, là mưu lớn vậy, thần được cùng bàn bạc mưu lớn, luôn sợ nằm mơ tiết lộ ra gây tội, sao dám nói với người ta? Ôi dùng binh là đạo dối trá, việc quân chưa tiến hành, chẳng hiềm giữ bí mật vậy. Bệ hạ tiết lộ rõ ràng, thần sợ nước địch đã nghe rồi đấy." Vì vậy đế xin lỗi Diệp. Diệp ra ngoài, trách Kỵ rằng: "Ông chài nhắm cá lớn, thì thả ra mà xuôi theo, đợi sau khi có thể chế ngự mới kéo lên, thì chẳng khi nào không được cả. Oai của bậc nhân chủ, nào chỉ như cá lớn mà thôi! Anh thật là bề tôi ngay thẳng, nhưng bày kế không được chọn, chẳng thể không nghĩ kỹ." Kỵ cũng xin lỗi Diệp. Diệp có thể ứng biến nắm cả hai mối như vậy đấy.
Có người ghét Diệp, nói với Minh đế rằng: "Diệp không tận trung, giỏi dò ý của bề trên để đón trước sao cho phù hợp. Bệ hạ thử cùng Diệp nói chuyện, lật lại tất cả ý mình mà hỏi, nếu ông ta cũng đem tất cả những vấn đề ấy lật lại, thế là Diệp luôn nói sao cho phù hợp với thánh ý. Nếu vấn đề nào cũng như vậy, lòng dạ của Diệp không thể giấu được." Đế theo lời ấy mà chứng nghiệm, quả nhiên nắm được lòng dạ của Diệp, từ ấy xa lánh ông. Diệp bèn phát cuồng, được ra làm Đại hồng lư, bởi lo lắng mà chết.
Đánh giá.
Phó Huyền: "Diệp có can đảm và mưu trí, nói gì cũng đều đúng cả."... "Ngạn ngữ nói ‘khéo léo dối trá chẳng bằng vụng về thành thật’, đáng tin vậy. Xét tầm nhìn và mưu lược của Diệp, nếu giữ chúng cho việc đức nghĩa, dùng chúng cho việc trung tín, bậc thượng hiền đời xưa, làm sao hơn được? Giữ riêng tài trí, chẳng cùng kẻ sĩ ở đời qua lại, trong thì chẳng dốc lòng phụng sự hoàng đế, ngoài thì khốn đốn bởi thế tục, đến chết chẳng thể tự giữ mình khỏi thiên hạ, há chẳng tiếc thay!"
Trần Thọ: "Trình Dục, Quách Gia, Đổng Chiêu, Lưu Diệp, Tưởng Tế có tài mưu lược, là kỳ sĩ trong đời; tuy giữ cho đức nghiệp trong sạch, chỉ có Tuân Du, nhưng trù hoạch tính toán, phải dựa vào bực như bọn họ vậy!"
Hình tượng văn hóa.
Diệp là nhân vật nhỏ trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa. Tại trận Quan Độ, Diệp giúp Tào Tháo chế ra máy bắn đá, nhằm phá những chòi cao do Viên Thiệu dựng lên cho quân Viên bắn tên vào trại quân Tào. Diệp là nguyên lão 3 đời phục vụ họ Tào, nhiều lần hiến diệu kế, được bái làm Thái trung đại phu nhà Tào Ngụy.
Ở bản dịch tiếng Việt của Phan Kế Bính, tên của Diệp được phiên là Lưu Hoa. | 1 | null |
Spondylus americanus là một loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ trong họ Limidae. Nó có thể được tìm thấy dọc theo bờ biển Đại Tây Dương của Bắc Mỹ, từ Bắc Carolina đến Brazil.
Mô tả.
Loài này có thể có đường kính đến 10 cm. Vỏ của nó gần như tròn và có các gai dài lên đến 5 cm. Khi phát triển trong một kẽ hở, hình dạng của vỏ tự điều chỉnh để phù hợp với không gian có sẵn. Màu sắc khác nhau nhưng thường là màu trắng hoặc màu kem với màu cam hoặc các khu vực tía làm cho nó có khả năng ngụy trang tốt. Vỏ dưới bằng phẳng và được gắn vào bề mặt. Khi nó đang nằm trên đáy biển thường không thể nhìn thấy vì tảo, động vật biển và trầm tích bao bọc vỏ.
Loài này phân bố ở tây Đại Tây Dương, vùng biển Caribbean và vịnh Mexico, nơi nó được tìm thấy ở độ sâu giữa 9 và 45 mét (30 và 148 ft). Phạm vi của nó kéo dài từ Bắc Carolina và Texas phía nam Venezuela và Brasil. Nó hiện diện trên các rạn san hô nước sâu đặc biệt là trong khu vực với lắng đọng trầm tích cao. Nó cũng là một thành viên của cộng đồng sinh sống các bức tường biển, các kết cấu trúc nhân tạo và xác tàu đắm. | 1 | null |
Phạm Đình Thiện (1957-1978) là một liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Ông sinh năm 1957, người dân tộc Kinh, quê ở khu phố 4, thị xã Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.
Ông nhập ngũ tháng 5 năm 1974, tham gia giai đoạn cuối của Chiến tranh Việt Nam, gồm cả Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Từ tháng 7 năm 1977, ông cùng đơn vị được điều động tham gia chiến đấu ở chiến trường Tây Nam. Bấy giờ, ông là Trung sĩ, Tiểu đội trưởng trinh sát, Đại đội 21, Trung đoàn 429, Sư đoàn 302, Quân khu 7, Mặt trận 479. Ông nhiều lần chỉ huy tiểu đội luồn sâu nắm thông tin đối phương chính xác kịp thời, phục vụ đắc lực cho chỉ huy chiến đấu thắng lợi. Ngoài nhiệm vụ trinh sát, tiểu đội ông còn làm nhiệm vụ chốt giữ một số mục tiêu trên đường số 7, có lần ông chỉ huy tiểu đội liên tục 5 ngày đánh quân Khmer Đỏ phản kích, tiêu diệt nhiều binh sĩ đối phương, giữ vững trận địa được giao.
Ngày 11 tháng 7 năm 1978, ông chỉ huy tổ 6 người gỡ bãi mìn của quân Khmer Đỏ để mở đường cho đơn vị tấn công. Trong lúc đang tháo gỡ thì mìn xì khói, để đảm bảo an toàn cho đồng đội, ông đã dũng cảm nằm đè lên quả mìn và đã anh dũng hi sinh.
Vinh danh.
Sau khi hy sinh, ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba. Ngày 20 tháng 12 năm 1979, ông được Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. | 1 | null |
Christina Judith Perri (sinh ngày 19 tháng 8 năm 1986) là một ca sĩ/nhạc sĩ người Mỹ nổi tiếng với những ca khúc buồn. Cô đến từ Philadelphia, bang Pennsylvania. Ca khúc đánh dấu tên tuổi của cô, "Jar of Hearts", bắt đầu được biết đến rộng rãi khi nó được phát sóng trong chương trình truyền hình "So You Think You Can Dance" của đài Fox năm 2010. Sau đó, ca khúc này đã lọt vào top rất nhiều bảng xếp hạng trên toàn thế giới. Vào ngày 5 tháng 10 năm 2011, "Jar of Hearts" đã được xuất hiện trong tập "Prom Night" của bộ phim truyền hình "Glee" của đài Fox; một tháng sau đó, ca khúc lại được xuất hiện trong "Dance Amongst Daggers", một tập trong bộ phim hài "Switched at Birth" của kênh ABC Family. Perri cũng thu âm một ca khúc có tên là "A Thousand Years" cho bộ phim "Hừng Đông – Phần 1".
Thời thơ ấu.
Christina Perri sinh ra và lớn lên tại Bensalem, Quận Bucks, Pennsylvania (một vùng ngoại ô của Philadelphia) với người anh trai lớn của cô, Nick Perri, người trước đây đã từng chơi ghi ta với Shinedown, Silvertide, Perry Farrell và Matt Sorum. Bố của cô là một người Ý. Perri theo học tại trường Trung học Archbishop Ryan vào năm 2004. Cô tự học chơi ghi-ta khi cô mới chỉ 16 tuổi bằng cách xem các băng video về Shannon Hoon (thành viên ban nhạc Blind Melon) biểu diễn trên VH1.
Sự nghiệp.
Bắt đầu sự nghiệp.
Christina Perri chuyển tới Los Angeles vào ngày sinh nhật lần thứ 21 của cô. Cuối năm đó, cô lấy chồng và bắt đầu công việc sản xuất các video âm nhạc. Cô đã ly dị 18 tháng sau đó và quay về Philadelphia vào cuối năm 2009, trong khi cô đang sáng tác ca khúc "Jar of Hearts". Perri sau đó đã trở lại Los Angeles, làm phục vụ tại Melrose Cafe vào ban ngày và thực hiện việc thu âm vào buổi tối.
2010-hiện tại: "lovestrong.".
Ca khúc "Jar of Hearts" của Perri được xuất hiện trong chương trình "So You Think You Can Dance" của Mỹ vào ngày 30 tháng 6 năm 2010. Ngay sau đó, ca khúc được biết đến rộng rãi và đã được tiêu thụ 48,000 bản kỹ thuật số, ra mắt bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 tại vị trí thứ 63 và theo đó là vị trí thứ 28 trên bảng xếp hạng Hot Digital Songs. Sau một tháng, "Jar of Hearts" đã bán được hơn 100,000 bản. Sau đó, video âm nhạc cho "Jar of Hearts" đã lọt vào top 20 video âm nhạc của kênh VH1.
Perri ký hợp đồng với hãng thu âm Atlantic vào ngày 21 tháng 7 năm 2010. Trong thời gian đó, hãng thu âm Roadrunner vẫn tiếp tục quảng bá "Jar of Hearts" trên các đài phát thanh. Perri cũng đã biểu diễn ca khúc "Jar of Hearts" trong chương trình "The Tonight Show with Jay Leno" vào ngày 29 tháng 7 năm 2010 và "Conan" vào ngày 7 tháng 12 năm 2010. "Arms", một ca khúc khác của cô cũng được xuất hiện trong bộ phim "Teen Spirit" của kênh ABC Family. Perri cũng đã thu âm một EP vào thời gian này. EP có tên "The Ocean Way Sessions", được phát hành vào ngày 9 tháng 11 năm 2010.
Album phòng thu đầu tay của Christina Perri với tên gọi "lovestrong." được phát hành vào ngày 10 tháng 5 năm 2011. Trước đó, vào ngày 15 tháng 3 năm 2011, đĩa đơn "Arms" đã được phát hành. Theo sau "Arms" là bốn đĩa đơn khác được phát hành để quảng bá cho album: "The Lonely", "Penguin", "Tragedy" và "Bluebird". Ngoài ra, Perri cũng thu âm một ca khúc riêng cho album nhạc phim "" có tên "A Thousand Years"
Vào ngày 16 tháng 10 năm 2012, cô cũng đã phát hành một EP mừng lễ Giáng sinh có tên là "A Very Merry Perri Christmas".
Ngoài ra, năm 2015, cô đã xuất hiện, hát live chung với Ed Sheeran ca khúc mang tên "Be my Forever" | 1 | null |
Thước đo góc hay còn gọi là thước đo độ là một dụng cụ hình tròn, bán nguyệt hoặc vuông thường làm bằng nhựa dẻo trong suốt dùng đo góc. Hầu hết các thước đo góc dùng đơn vị độ (°).
Thước đo góc ứng dụng nhiều trong cơ khí là kỹ thuật nhưng đặc biệt thường xuyên sử dụng trong trường học. Thước đo góc thường phẳng, tuy nhiên một số loại công phu có thêm hai cần xoay giúp đo góc chính xác hơn.
Cách sử dụng.
Để đo một góc bằng thước đo góc, ta đặt thước sao cho tâm của thước trùng với đỉnh của góc và một cách của góc đi qua vach số 0 trên thước. Cạnh kia đi qua vạch nào thì đó là số đo của góc.
Trên thước đo góc thường ghi các số đo ở 2 vòng cung theo 2 chiều ngược nhau để việc đo góc được thuận tiện | 1 | null |
Haʾil ( "") là một vùng của Ả Rập Xê Út, nằm ở miền bắc nước này. Vùng này có diện tích 103.887 km² và dân số năm 2004 là 527.033. Thủ phủ là Haʾil. Vùng được chia thành 4 huyện, gồm:
Năm 1921, Ibn Saud đã chiếm Hail. Thống đốc hiện tại là Hoàng tử Saud bin Abdul-Muhsin. Muqrin bin Abdulaziz là thống đốc tỉnh Ha'il từ 1980 đến 1999. | 1 | null |
Heinkel He 114 là một loại thủy phi cơ trinh sát hai tầng cánh, trang bị cho các tàu chiến của "Kriegsmarine" vào thập niên 1930. Nó thay thế cho loại He 60, sau đó bị thay thế bởi Arado Ar 196.
Tính năng kỹ chiến thuật (He 114A-2).
Dữ liệu lấy từ "Warplanes of the Luftwaffe." | 1 | null |
Heinkel He 115 là một loại thủy phi cơ của "Luftwaffe" trong Chiến tranh thế giới II. Nó được dùng để mang bom và ngư lôi, cũng như thực hiện các nhiệm vụ khác như trinh sát và rải mìn. Nó được trang bị 2 động cơ piston kiểu tròn làm lạnh bằng không khí 9 xylanh, công suất 960 PS (947 hp, 720 kW) loại BMW 132K.
Tính năng kỹ chiến thuật (He 115 B-1).
Dữ liệu lấy từ | 1 | null |
Fort Bliss là một nơi ấn định cho điều tra dân số (CDP) và là căn cứ quân sự lớn thuộc quận El Paso, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ. Nơi đây là nhà của sư đoàn thiết giáp 1-quay trở về Mỹ sau 40 năm đóng quân tại Đức, Bộ chỉ huy phòng thủ tên lửa và không lực Lục quân số 32, lữ đoàn hậu cần 15, lữ đoàn phòng không số 11, lữ đoàn pháo 212, lữ đoàn pháo mặt đất 402. Năm 2010, dân số của nơi này là 8591 người. | 1 | null |
Pháo đài Cavazos () là một căn cứ của Lục quân Hoa Kỳ tại các quận Bell và Coryell, tiểu bang Texas, gần Killeen. Căn cứ tọa lạc nửa đường từ Austin đến Waco, cách hai thành phố vào khoảng . Căn cứ này là trụ sở của Quân đoàn III Bọc thép () và Sư đoàn Tây Tập đoàn quân 1 (), cũng như nơi đồn trú của Sư đoàn Kỵ binh số 1, Sư đoàn Kỵ binh số 3, v.v. Căn cứ được đặt tên theo Tướng Richard E. Cavazos, ông là người sinh trưởng ở Texas và chuẩn tướng người Mỹ gốc Latinh đầu tiên trong lịch sử Lục quân Hoa Kỳ. Trước đây, căn cứ được đặt tên Pháo đài Hood () theo Tướng John Bell Hood của Liên minh miền Nam Hoa Kỳ.
Fort Cavazos cũng là một nơi ấn định cho điều tra dân số (CDP). Năm 2020, dân số của nơi này là 28.295 người. | 1 | null |
Latécoère 298 (đôi khi viết gọn hơn là Laté 298) là một loại thủy phi cơ của Pháp trong Chiến tranh thế giới II. Nó được thiết kế chủ yếu là máy bay ném bom-ngư lôi, nhưng ngoài ra còn dùng làm máy bay ném bom bổ nhào, tuần tra biển. | 1 | null |
Gerhard "Gerd" Barkhorn là phi công chiến đấu phi công ách chủ bài người Đức có số chiến thắng cao thứ hai trong lịch sử, sau Erich Hartmann, một phi công Đức khác và là bạn thân của Barkhorn. Trong lịch sử hàng không quân sự thế giới, chỉ có Barkhorn và Hartmann là hai phi công chiến đấu ách chủ bài có số chiến thắng trên 300.
Barkhorn gia nhập Không quân Đức Quốc xã (Luftwaffe) năm 1937 và hoàn thành huấn luyện vào năm 1939. Ông thực hiện phi vụ chiến đấu đầu tiên vào tháng 5 năm 1940 tại Pháp. Ông tham gia Trận chiến nước Anh nhưng không ghi được chiến thắng nào. Chiến tích đầu tiên của ông đến vào tháng 7 năm 1941 tại chiến trường phía Đông. Đến tháng 3 năm 1944, ông được trao tặng "Huân chương Chữ thập Hiệp sĩ với Lá sồi và Thanh kiếm" (Ritterkreuz mit Eichenlaub und Schwertern) với chiến thắng thứ 250.
Barkhorn có tổng cộng 1.104 phi vụ chiến đấu và 301 chiến thắng trên mặt trận Xô-Đức với các kiểu chiến đấu cơ Messerschmitt Bf 109 và Focke-Wulf Fw 190D-9. Ông từng là thành viên của Không đoàn Chiến đấu cơ 52 (Jagdgeschwader 52 - JG 52) và Không đoàn Chiến đấu cơ 2 (Jagdgeschwader 2 - JG 2). Chưa đầy hai tuần sau khi rời JG 52 và mặt trận Xô-Đức, ông đã gia nhập Không đoàn Chiến đấu cơ 3 (JG 3), tham gia bảo vệ không phận nước Đức trước những đợt không kích của Đồng minh phương Tây.
Sau chiến tranh, Barkhorn bị bắt làm tù binh bởi Đồng minh phương Tây vào tháng 5 năm 1945 và sau đó được thả ra. Barkhorn gia nhập Không quân Tây Đức (Bundesluftwaffe) từ năm 1956 đến năm 1976. Ngày 6 tháng 1 năm 1983, Barkhorn bị tai nạn xe hơi cùng với người vợ Christl và ông mất hai ngày sau đó.
Tuổi thơ.
Gerhard Barkhorn sinh ra tại Königsberg, Đông Phổ ngày 20 tháng 5 năm 1919. Ông gia nhập Luftwaffe năm 1937 và bắt đầu được huấn luyện bay vào tháng 3 năm 1938. Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện phi công, ông mang cấp hàm Thiếu úy (Leutnant) và được bổ nhiệm làm phi đoàn trưởng (Staffelkapitän) của Không đoàn Chiến đấu cơ 2 (Jagdgeschwader 2-JG2) "Richthofen" vào đầu năm 1940, một đơn vị có truyền thống lâu đời từ Thế chiến thứ nhất.
Thế chiến thứ hai.
Giai đoạn đầu.
Barkhorn có những phi vụ chiến đấu đầu tiên trên vùng trời Bỉ và Pháp trong Trận chiến nước Pháp và sau đó là miền nam nước Anh trong Trận chiến nước Anh. Ngày 1 tháng 8 năm 1940, Barkhorn chuyển đến phi đoàn 6./Jagdgeschwader 52 (JG 52). Trong thời gian này, ông lái kiểu chiến đấu cơ Messerschmitt Bf 109E và không ghi được chiến thắng nào sau 21 phi vụ, thậm chí còn một lần bị bắn hạ tại eo biển Anh vào ngày 29 tháng 10 tuy nhiên đã được cứu trong tình trạng không bị thương. Một thời gian ngắn sau, ông được trao tặng Huân chương Chữ thập Hạng nhất (Eisernes Kreuz erster Klasse).
Mặt trận Xô-Đức.
Năm 1941, JG 52 được đưa sang mặt trận phía Đông để tham gia vào Chiến dịch Barbarossa. Ngày 2 tháng 7, phải đến phi vụ thứ 120, Barkhorn mới có chiến thắng đầu tiên, một chiếc oanh tạc cơ Ilyushin DB-3 của Không quân Liên Xô. Sau đó, những chiến thắng cứ đều đặn đến với ông. Đến tháng 11, ông đã có 10 chiến thắng và được thăng hàm Oberleutnant ngày 11 tháng 11 năm 1941.
Ngày 21 tháng 5 năm 1942, Barkhorn được bổ nhiệm làm phi đoàn trưởng phi đoàn 4./JG 52. Tháng 5 năm 1942, ông có 7 chiến thắng, 16 chiến thắng trong tháng 6 và 31 chiến thắng trong tháng 7 (riêng ngày 19 và 20 tháng 7, ông trở thành phi công ách chủ bài trong ngày lần lượt với 6 chiến thắng và 5 chiến thắng). Ngày 25 tháng 7, ông bị thương trong chiến đấu khi lái chiếc chiến đấu cơ Bf 109 F-4 và phải nghỉ hai tháng trước khi trở lại vào tháng 10. Ngày 23 tháng 8, ông nhận Huân chương Chữ thập Hiệp sĩ với thành tích bắn hạ 59 máy bay. Trong tháng 10, ông có thêm 14 chiến thắng, chủ yếu là trước các chiến đấu cơ Yak-1 hay LaGG-3. Đến ngày 19 tháng 12 năm 1942, Barkhorn đã nâng thành tích của mình lên con số 101. Ngày 9 tháng 1 năm 1943, Barkhorn có chiến thắng thứ 105. Nạn nhân của ông bao gồm Thiếu úy Vasiliyev và Anh hùng Liên Xô "Podpolkovnik" Lev Shestakov thuộc Trung đoàn Chiến đấu cơ 236. Barkhorn liên tục tấn công hai chiếc chiến đấu cơ Yakovlev Yak-1 cho đến khi chúng bốc cháy, nhưng cả hai phi công đều sống sót. Barkhorn được tặng thêm Lá sồi vào Huân chương Chữ thập Hiệp sĩ trong ngày 11 tháng 1 năm 1943 sau hơn 120 chiến thắng. Thành tích sau đó của ông tiếp tục được duy trì: 15 trong tháng 2, 6 trong tháng 3, 7 trong tháng 5, 4 trong tháng 6, một trong tháng 7 và tháng 8 cực kỳ thành công với 24 chiến thắng, trong đó có chiến thắng thứ 150 là một chiếc Ilyushin Il-2 ngày 8 tháng 8.
Tháng 9 năm 1943, Barkhorn với quân hàm Hauptmann được bổ nhiệm làm Gruppenkommandeur của phi đoàn II./JG 52 và trong tháng này, ông có 15 chiến thắng. Ngày 5 tháng 9, phi công Anh hùng Liên Xô Nikolay Klepikov, người đã có 10 chiến thắng cá nhân và 32 chiến thắng chung bị giết chết bởi Barkhorn, nhưng bù lại trong ngày này phi công cùng đơn vị của ông, Oberleutnant Heinz Schmidt, phi công ách chủ bài 173 chiến thắng cũng tử trận. Hai chiếc Lavochkin La-5 bị bắn hạ là nạn nhân thứ 165 và 166 của ông. Barkhorn đạt ngưỡng 200 chiến thắng ngày 30 tháng 11 năm 1943. Ngày 23 tháng 1 năm 1944, Barkhorn trở thành phi công chiến đấu cơ đầu tiên hoàn thành 1.000 phi vụ.
Phi đoàn của ông là đơn vị chiến đấu cơ của Đức yểm trợ cho khu vực Crimea và Kuban. Trong vòng ba tháng, từ tháng 12 năm 1943 cho đến ngày 13 tháng 2 năm 1944, đơn vị có tổng cộng 350 chiến thắng, trong đó riêng cá nhân Barkhorn là 50 chiến thắng. Ngày 13 tháng 2, ông có chiến thắng thứ 250 là một chiếc Yak-1 và phía Liên Xô đã treo thưởng rất lớn cho mạng sống của ông.
Ngày 2 tháng 3 năm 1944, ông được tặng thêm Thanh kiếm vào Huân chương Chữ thập Hiệp sĩ. Barkhorn được thăng hàm Thiếu tá ngày 1 tháng 5 năm 1944. Ngày 31 tháng 5, trong phi vụ thứ sáu của mình trong ngày, do thiếu tập trung trong lúc tấn công các oanh tạc cơ, ông đã bị tấn công và bắn hạ bởi một chiếc P-39 Airacobra của Liên Xô. Chiếc máy bay Bf 109G-6 của ông bị hư hại nặng và mặc dù bị nhiều vết thương ở vai và chân phải, ông vẫn đưa máy bay của mình hạ cánh đúng vị trí quân mình. Ông phải nằm điều trị trong suốt bốn tháng và trở lại chiến đấu vào cuối tháng 10.
Sau khi trở về đơn vị, những chấn thương tâm lý và chứng căng thẳng trong chiến đấu của Barkhorn bắt đầu thể hiện rõ. Khi ngồi trong buồng lái, ông không kiểm soát được sự lo lắng và thậm chí khi bay với đồng đội ông cũng cảm thấy sợ hãi. Phải mất vài tuần, ông mới thoát khỏi tình trạng này.
Ngày 14 tháng 11, ông có chiến thắng thứ 275, Trong những tuần tiếp theo, Barkhorn có thêm 26 chiến thắng nữa. Ngày 28 tháng 12, ông có chiến thắng thứ 300 và chiến thắng cuối cùng (chiến thắng 301) đến vào ngày 5 tháng 1 năm 1945.
Bảo vệ không phận Đức Quốc xã.
Ngày 16 tháng 1 năm 1945, Barkhorn được bổ nhiệm làm Không đoàn trưởng Không đoàn Chiến đấu cơ 6 (Jagdgeschwader 6 - JG 6), một đơn vị được giao nhiệm vụ bảo vệ vùng trời nước Đức và được trang bị kiểu chiến đấu cơ Focke-Wulf Fw 190D. JG 6 tập hợp hầu hết là những phi công mới huấn luyện và phi công từng lái kiểu chiến đấu cơ hai động cơ Messerschmitt Bf-110 cho nên chịu nhiều tổn thất trước các máy bay Hoa Kỳ. Barkhorn không giữ chức vụ này lâu vì vấn đề sức khỏe và căng thẳng thần kinh.
Sau thời gian chữa trị, Barkhorn được Adolf Galland mời gia nhập đơn vị chiến đấu cơ phản lực Messerschmitt Me 262 Jagdverband 44 (JV 44) đóng tại sân bay München-Riem vào giữa tháng 4 năm 1945. Tuy nhiên, ông đã không ghi được bất kỳ chiến thắng nào khi lái loại chiến đấu cơ này. Ngày 21 tháng 4 năm 1945, ông có phi vụ 1.104 và cũng là phi vụ cuối cùng. Một trong hai động cơ của chiếc máy bay ông đang lái bắt lửa khi ông đang cố gắng tiếp cận đội hình oanh tạc cơ Hoa Kỳ do đó ông phải hạ cánh khẩn cấp. Khi gần đến sân bay, chiếc máy bay của ông bị nhiều chiến đấu cơ P-51 Mustang tấn công; Barkhorn đã hạ cánh thành công chiếc máy bay đang cháy của mình với một vết thương nhẹ ở cổ do hậu quả việc mở cửa buồng lái nhanh để thoát ra, cánh cửa đã đóng sầm vào cổ ông. Barkhorn đã bị quân Đồng minh phương Tây bắt giữ tại bệnh viện, trước khi được thả ra vào tháng 9 năm 1945.
Barkhorn đã có tổng cộng 301 chiến thắng trong 1.104 phi vụ, bao gồm 110 chiến đấu cơ Yak, 87 chiến đấu cơ LaGG, 21 cường kích Il-2 và 12 oanh tạc cơ hai động cơ. Tất cả chiến thắng này đều được ghi trên mặt trận phía Đông.
Sau chiến tranh.
Barkhorn gia nhập Không quân Tây Đức (Bundesluftwaffe) năm 1956, nắm quyền chỉ huy Jagdbombergeschwader 31 (JaboG 31 "Boelcke") và về hưu năm 1976 với cấp hàm Trung tướng.
Ngày 6 tháng 1 năm 1983, trong lúc lái xe trong tình trạng bão tuyết tại một xa lộ gần Köln, ông và vợ của mình, bà Christl bị tai nạn xe hơi; vợ ông chết ngay lập tức còn ông chết tại bệnh viện hai ngày sau đó. Hai vợ chồng được an táng tại Tegernsee, Bavaria. | 1 | null |
MiG-29 Fulcrum là trò chơi điện tử thuộc thể loại mô phỏng máy bay chiến đấu do hãng Domark phát hành trên các hệ máy Acorn Archimedes, Amiga, Atari ST và MS-DOS trên PC. Năm 1991, một phiên bản nâng cao được phát hành với tên gọi "MiG-29M Super Fulcrum".
Tổng quan.
Người chơi lái chiếc Mikoyan MiG-29 thực hiện các nhiệm vụ solo chống lại một loạt các kẻ thù trên khắp thế giới. Có sáu nhiệm vụ trong game bao gồm:
MiG-29 được trang bị tên lửa không đối không AA-8 Aphid, tên lửa không đối đất AS-7 Kerry, tên lửa S-240, cũng như một khẩu pháo. Kẻ địch bao gồm SAM, Harrier, Shenyang F-7, Mirage 2000 và một số MiG-29 khác. | 1 | null |
The Ancient Art of War at Sea (tạm dịch: "Nghệ thuật Chiến tranh Cổ Đại trên Biển") là phần tiếp theo của trò chơi máy tính "The Ancient Art of War" thuộc thể loại chiến lược thời gian thực do hãng Brøderbund phát triển và được phát hành cho máy tính của IBM và những thứ tương thích vào năm 1987.
Cốt truyện.
Người chơi sẽ chỉ huy một hạm đội tàu chiến trong một trận hải chiến mô phỏng diễn ra vào giữa thế kỷ 19. Người chơi phải đối mặt với một trong năm đối thủ có thật trong lịch sử, mỗi người sẽ sử dụng từng loại chiến lược khác nhau để chống lại người chơi: Công tước xứ Medina Sidonia (1588); Blackbeard (1718), John Paul Jones (1779), Horatio Nelson (1805), và một đối thủ hư cấu là Thor Foote.
Đón nhận.
Trò chơi được đăng trên tạp chí Dragon số 129 vào năm 1988 bởi Hartley, Patricia, và Kirk Lesser trong mục Vai trò của những chiếc máy tính. Người viết bài đánh giá cho game điểm 5/5 sao.
Liên kết ngoài.
[[Thể loại:Trò chơi [[Apple II]]
[[Thể loại:Trò chơi DOS]]
[[Thể loại:Trò chơi trên macOS]]
[[Thể loại:Trò chơi Brøderbund]]
[[Thể loại:Trò chơi hải quân]]
[[Thể loại:Trò chơi chiến lược thời gian thực]] | 1 | null |
Âm mưu Bangkok là một âm mưu quốc tế nhằm lật đổ Hoàng thân Norodom Sihanouk ở Campuchia từ năm 1958-1959 do các chính trị gia cánh hữu gồm Sam Sary, Sơn Ngọc Thành, Dap Chhuon khởi xướng, cùng sự tiếp tay của chính phủ hai nước Thái Lan, Việt Nam Cộng hòa và sự tham gia gián tiếp của CIA.
Bối cảnh.
Sihanouk vào thập niên 1950 chọn con đường trung lập không liên kết cho Cam Bốt nhưng khi lực lực lượng cộng sản càng lớn mạnh ở Đông Nam Á thì Việt Nam Cộng hòa cùng Thái Lan làm áp lực, đòi Sihanouk phải ngăn chặn ảnh hưởng cộng sản. Sihanouk ngược lại càng ngả theo Hoa lục và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, dung túng quân phiến loạn dùng đất Cam Bốt làm căn cứ khiến chính phủ Thái Lan và Việt Nam Cộng hòa tìm cách lật đổ Sihanouk. Tổng thống Ngô Đình Diệm ủng hộ lãnh tụ đối lập Cam Bốt là Sam Sary. Mật kế là Việt Nam Cộng hòa, Thái Lan và Hoa Kỳ sẽ làm ngoại viện nếu Dap Chhuon làm nội ứng, mở cuộc nổi loạn để loại bỏ Sihanouk rồi đưa Sơn Ngọc Thành lên cầm quyền.
Diễn biến.
Dựa theo nguồn tài liệu do Sihanouk đưa ra sau âm mưu vỡ lở, thì cuộc đảo chính do nhóm biệt kích Khmer Serei của Sơn Ngọc Thành thực hiện. Nhóm này phần lớn là gốc Khmer Krom ở miền Nam Việt Nam nên có sự hợp tác của Ngô Trọng Hiếu, Tổng lãnh sự quán Việt Nam Cộng hòa tại Campuchia. Trong khi chủ lực Khmer Serei là ở vùng biên giới phía Nam thì Dap Chhuon đặt căn cứ ở miền đông bắc. Chhuon lúc bấy giờ là thành phần ủng hộ Sihanouk nhưng sau phản lại. Từ đầu tháng 2 năm 1959, Hoa Kỳ đã gửi Đô đốc Harry Felt, Tướng Lawton Collins và Đại tá Edward Lansdale sang thăm căn cứ của Chhuon ở Xiêm Riệp.
Khi cơ quan tình báo của Sihanouk phát hiện được âm mưu đảo chánh thì đã phái ngay một tiểu đoàn quân đội Hoàng gia Khmer tới bắt giữ Chhuon vào ngày 21 tháng 2 năm 1959. Chhuon mau chân đã kịp thời trốn mất trong khi một công dân Hoa Kỳ và nghi can phụ trách điện đài của CIA là Victor Matsui (một người Mỹ gốc Nhật) đã bị bắt giữ. Chhuon sau đó bị bắt trên đường trốn thoát, đem tra khảo rồi chết vì "chấn thương" trong hoàn cảnh mờ ám trước khi có thể trình bày công khai. Sihanouk sau năm 1970 lại cáo buộc rằng chính Lon Nol, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ra lệnh xử bắn Chhuon để tránh bị liên lụy đến cuộc đảo chính.
Quân đội Campuchia thì mở cuộc càn quét, phá vỡ kế hoạch tiến công của nhóm phản loạn. Cùng bị bắt tại nhà của Dap Chhuon là hai nhân vật phụ trách điện đài. Cả hai mang hộ chiếu do chính phủ Việt Nam Cộng hòa cấp nhưng không có thị thực nhập cảnh vào Campuchia. Tang vật bị tịch thu ngoài điện đài còn có cuốn sổ ghi rõ nội dung các buổi liên lạc giữa Chhuon với chính quyền Sài Gòn và Bangkok cùng 270 kg vàng thoi dùng để trả công cho nhóm điệp viên và lính biệt kích.
Ngày 26 tháng 3 năm 1959, Sihanouk đích thân dẫn hai mươi nhà ngoại giao trong đó có đại diện Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp lên Xiêm Riệp vào căn cứ tư dinh của Dap Chhuon để chứng kiến tận mắt các tang vật bị tịch thu, trong đó là các loại vũ khí và thiết bị do thám của Mỹ.
Để răn đe quốc nội, Sihanouk cho trưng bày hình ảnh tử thi của Chhuon trên các đường phố lớn ở Phnôm Pênh. Về phần Sam Sary vốn cũng có chân trong cuộc phản loạn thì không còn tăm hơi kể từ 1962. Sơn Ngọc Thành tiếp tục hoạt động chống Sihanouk và sau tham gia chính phủ Lon Nol sau năm 1970. Thân thuộc của Chhuon là Slat Peou, thuộc thành phần đại biểu của Cam Bốt ở Liên Hợp Quốc thì bị Sihanouk đem xử bắn vì tội phản quốc. Hai điệp viên điện đài mang quốc tịch Việt Nam Cộng hòa cũng bị kết án tử hình.
Sihanouk, vốn ưa điện ảnh nên tự làm đạo diễn phim dựng phim "Shadow over Angkor" dựa trên âm mưu đảo chính của Dap Chhuon, và dùng nó như bản án kết tội Hoa Kỳ phá rối chế độ. Kể từ đó Sihanouk càng xúc tiến bang giao với khối cộng sản.
Âm mưu này còn được gọi là "Âm mưu bạo loạn của Dap Chhuon". | 1 | null |
Nhật Bản chiếm đóng Campuchia là một thời kỳ trong lịch sử Campuchia giai đoạn Thế chiến II khi Đế quốc Nhật Bản tiến vào Đông Dương và thiết lập quyền kiểm soát trên toàn cõi Campuchia trong khoảng thời gian 1941-1945. Các nhà chức trách Nhật Bản tại Campuchia lúc ban đầu vẫn cho phép chính quyền thực dân Pháp Vichy ở Đông Dương tồn tại trên danh nghĩa và đến năm 1945 thì tiến hành đảo chính lật đổ chính phủ thuộc địa dẫn tới sự thành lập một quốc gia bù nhìn thân Nhật của người bản xứ như một số nước khác ở khu vực Đông Nam Á.
Bối cảnh lịch sử.
Cuộc chiến tranh Pháp-Thái năm 1940-1941 đã để lại chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương vào vị thế yếu kém. Chính phủ Vichy đã ký một thỏa thuận với Nhật Bản cho phép quân đội Nhật Bản đi qua Đông Dương thuộc Pháp và đóng quân ở miền Bắc Việt Nam với quân số khoảng 25,000 người.
Trong khi đó, chính phủ Thái Lan, được củng cố bởi hiệu lực của hiệp ước hữu nghị với Nhật Bản, nắm lấy lợi thế và xua quân xâm chiếm các tỉnh miền tây Campuchia. Sau cuộc xâm lược này, Tokyo tổ chức lễ ký kết hiệp ước đình chiến vào tháng 3 năm 1941 và buộc quân Pháp phải từ bỏ các tỉnh Battambang, Siem Reap, cũng như một phần đất mở rộng eo hẹp giữa vĩ tuyến 15 và dãy núi Dângrêk trong tỉnh Stung Treng.
Nhà nước Thái Lan dưới sự lãnh đạo của viên Thống chế thân Nhật Plaek Phibunsongkhram đã xua quân chiếm đóng các vùng lãnh thổ này, khiến cho Campuchia mất gần nửa triệu cư dân và một phần ba diện tích trước đây.
Nhật Bản chiếm đóng.
Vào tháng 8 năm 1941, quân đội Nhật Bản tiến vào Campuchia thuộc Pháp và thành lập một đơn vị đồn trú khoảng 8,000 quân. Bất chấp sự hiện diện quân sự của họ, các nhà chức trách Nhật Bản cho phép các quan chức chính phủ thực dân Pháp Vichy vẫn giữ nguyên bộ máy hành chính do họ quản lý.
Ngày 20 tháng 7 năm 1942, xảy ra một cuộc biểu tình lớn chống Pháp ở Phnôm Pênh sau khi một nhà sư xuất chúng là Hem Chieu bị bắt vì bị cáo buộc rao giảng xúi giục dân quân thuộc địa nổi loạn. Chính quyền thực dân Pháp ra lệnh bắt giữ nhà lãnh đạo của cuộc biểu tình là Pach Chhoeun và đày ông ra đảo Côn Sơn giam giữ. Pach Chhoen là một trí thức Campuchia đáng kính đã liên kết với Học viện Phật giáo Campuchia và cùng với Sim Var sáng lập ra tờ "Nagaravatta", tờ báo chính trị công khai đầu tiên viết bằng tiếng Khmer vào năm 1936. Một thành viên khác trong nhóm "Nagaravatta" là Sơn Ngọc Thành (một quan chức được đào tạo ở Paris) cũng bị khiển trách về cuộc biểu tình mà Pháp nghi ngờ đã được thực hiện với sự khuyến khích của người Nhật.
Đầu năm 1945, Nhật Bản tiến hành một cuộc "đảo chính" loại bỏ tạm thời quyền kiểm soát của Pháp ở Đông Dương. Toàn bộ quân đội Nhật Bản đồn trú trên khắp Đông Dương đã lật đổ chính quyền thực dân Pháp và giải giáp lực lượng quân sự của Pháp chỉ trong vài ngày. Mục đích của họ là hồi sinh lại sự hỗ trợ của người dân bản địa cho nỗ lực chiến tranh của Tokyo bằng cách khuyến khích các nhà lãnh đạo bản xứ tuyên bố độc lập và dẫn đến sự hình thành các quốc gia bù nhìn thân Nhật.
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, vị vua trẻ Norodom Sihanouk đã tuyên bố Vương quốc Campuchia độc lập, sau một yêu cầu chính thức của Nhật Bản. Ngay sau đó chính phủ Nhật Bản trên danh nghĩa phê chuẩn nền độc lập của Campuchia và thành lập một lãnh sự quán tại Phnôm Pênh. Ngày 13 tháng 3, vua Sihanouk đã thay đổi tên gọi chính thức của đất nước trong tiếng Pháp từ Cambodge sang Kampuchea. Chính phủ mới tiến hành loại bỏ việc Latinh hóa chữ Khmer mà chính quyền thuộc địa vừa mới bắt đầu thi hành và chính thức phục hồi hệ thống chữ viết Khmer. Biện pháp này do các cơ quan chính phủ bù nhìn thân Nhật tồn tại trong thời gian ngắn thực hiện sẽ còn được phổ biến lâu dài, kể từ đó không một chính phủ nào ở Campuchia cố gắng Latin hóa tiếng Khmer thêm lần nữa.
Sơn Ngọc Thành trở lại Campuchia vào tháng 5 năm 1945. Lúc đầu ông được bổ nhiệm làm bộ trưởng ngoại giao và hai tháng sau thì giữ chức Thủ tướng Vương quốc Campuchia. Quốc gia bù nhìn thân Nhật Campuchia kéo dài từ tháng 3 đến tháng 10 năm 1945.
Thời kỳ chiếm đóng Campuchia của người Nhật đã kết thúc với sự kiện Nhật Bản chính thức đầu hàng vào tháng 8 năm 1945. Sau khi các đơn vị quân đội Đồng Minh tiến vào Campuchia, các lực lượng quân sự Nhật Bản còn hiện diện trong nước đã được giải giáp và cho hồi hương. Người Pháp cuối cùng cũng tái lập chính quyền thuộc địa tại Phnôm Pênh vào tháng 10 cùng năm. Sau khi bắt giữ Sơn Ngọc Thành vì tội hợp tác với người Nhật, chính quyền thực dân Pháp đã đày ông sang Pháp và giam tại gia. Một số người ủng hộ ông bí mật trốn đến vùng tây bắc Campuchia do Thái Lan kiểm soát để tham gia vào lực lượng thuộc nhóm ủng hộ giành độc lập là Khmer Issarak. Tuy trên danh nghĩa là chống Pháp, phong trào dân tộc chính trị không đồng nhất này được tổ chức với sự hậu thuẫn của Thái Lan và về sau bị chia rẽ thành hai phe. | 1 | null |
Lewis Allan "Lou" Reed (2 tháng 3 năm 1942 – 27 tháng 10 năm 2013) là một ca sĩ, nhạc sĩ và nhiếp ảnh gia người Mỹ. Ông được biết tới nhiều nhất là người sáng lập, ca sĩ và người viết nhạc chính cho ban nhạc rock The Velvet Underground và sau đó là một sự nghiệp solo lẫy lừng kéo dài suốt nhiều thập kỷ. Dù The Velvet Underground hoàn toàn thất bại về mặt thương mại vào cuối những năm 60, ban nhạc sau đó lấy lại được hình ảnh và những lời ngưỡng mộ để trở thành một trong những tượng đài có ảnh hưởng nhất của thời đại. Trong vai trò là người sáng tác chính cho Velvet Underground, Reed đã đưa vào trong những ca khúc rock các trải nghiệm cuộc sống của mình, kể cả tình dục cũng như ma túy.
Sau khi rời nhóm vào năm 1971, Reed bắt đầu một sự nghiệp solo rực rỡ. Ca khúc bất tử "Walk on the Wild Side" mở màn cho rất nhiều những thành công khác trên các bảng xếp hạng khắp thế giới. Song song với sự nghiệp solo, Reed vẫn khao khát tái hợp với Velvet Underground. Năm 1975, Reed cho phát hành album-kép, "Metal Machine Music" và nói "Chưa ai từng làm được một sản phẩm như vậy mà còn có thể tồn tại."
Lou Reed có tên trong danh sách "100 ca sĩ vĩ đại nhất" của tạp chí "Rolling Stone" ở vị trí số 62. Ông cũng có tên trong danh sách "100 tay guitar vĩ đại nhất" cùng của tạp chí trên ở vị trí số 81. | 1 | null |
William M. 'Trip' Hawkins III (sinh ngày 28 tháng 12 năm 1953) là một doanh nhân người Mỹ ở Thung lũng Silicon và là người sáng lập hãng Electronic Arts, The 3DO Company và Digital Chocolate.
Hawkins là Giám đốc chiến lược và tiếp thị của hãng Apple Computer vào năm 1982 khi ông ra đi để thành lập hãng Electronic Arts (EA), một nhà phát hành trò chơi điện tử. Electronic Arts hoạt động thành công trong nhiều năm qua dưới sự lãnh đạo của Hawkins. Đó là một hãng phát hành trò chơi điện tử lớn nhất thế giới và tiếp tục giữ vị trí hàng đầu trong số các nhà phát hành thuộc bên thứ ba như ngày nay.
Mặc dù vẫn còn giữ chức danh chủ tịch hội đồng quản trị, Hawkins chuyển từ EA vào năm 1991 để lập ra 3DO, một công ty trò chơi điện tử hệ console. 3DO được hình thành nhờ mối quan hệ đối tác với một số công ty khác bao gồm cả EA. Sau khi phát hành vào năm 1993, 3DO là một trong những hệ máy trò chơi điện tử hệ console mạnh nhất lúc bấy giờ. Hệ máy này được thiết kế hầm hố, hỗ trợ định dạng CD và hàng loạt những tính năng công nghệ giải trí cao cấp khác. Tuy nhiên, 3DO lại thiếu đi sự hỗ trợ từ những hãng phát triển game và nhất là giá bán của chiếc console này lên đến 699 USD ngay khi phát hành. So với những hệ máy hỗ trợ định dạng CD khác của Sega và Sony, 3DO đã không thể cạnh tranh nổi về giá cả với sự xuất hiện của hệ máy PlayStation của Sony vào năm 1994.
Năm 1996, 3DO ngừng phát triển hệ máy và chuyển đổi thành một nhà phát triển trò chơi điện tử làm game cho hệ máy PlayStation, PC và các console khác. Tuy nhiên, do doanh số bán hàng giảm sút vì số lượng game ít ỏi, hãng đã bị phá sản tháng 5 năm 2003. Hawkins đã quyết định xây dựng thương hiệu tập trung và thời gian biểu sản xuất 6-9 tháng cho các tựa game. Chất lượng trở nên tồi tệ cũng như doanh số bán hàng giảm sút. Hawkins đã sử dụng số tiền dự trữ nhằm cứu lấy công ty trước khi nó phá sản, nhưng từ chối làm như vậy vào thời khắc cuối cùng. 3DO giờ đây đã bỏ việc kinh doanh. Công ty không còn tồn tại đã bán hầu hết tài sản trí tuệ của mình cho nhà phát hành Ubisoft.
Cuối năm 2003, Hawkins tiến tới thành lập một công ty phát triển trò chơi điện tử mới được gọi là Digital Chocolate. Công ty tập trung phát triển các trò chơi cho các thiết bị cầm tay. Ông lùi xuống từ vị trí Tổng giám đốc điều hành tại Digital Chocolate vào tháng 5 năm 2012. Năm 2005, Hawkins đã trở thành người thứ tám được giới thiệu vào Viện Hàn lâm Nghệ thuật tương tác và Khoa học Hall of Fame. Ngoài ra, ông còn là nhà thiết kế của dự án chiến lược và Lý thuyết trò chơi ứng dụng tại Đại học Harvard. | 1 | null |
JAST USA là một công ty của Mỹ được phép phân phối các tựa game bishōjo phiên bản tiếng Anh bao gồm các thể loại như "mô phỏng hẹn hò", "visual novel" hoặc "eroge". Hãng được thành lập vào năm 1997 với các tựa game eroge đầu tiên như "Season of the Sakura" của Sakura Soft và "Three Sisters' Story" của JAST. Ngoài ra, hãng còn cộng tác với một nhóm các công ty J-List/Peach Princess/G-Collections thuộc quyền sở hữu của Peter Payne và với các nhà phát hành game Nhật Bản đặc biệt là Nitro+.
Game đã phát hành.
Bộ "JAST USA Memorial Collection"
Bộ "Milky House Memorial Collection"
Số khác.
(Một số game bishōjo được dịch sang tiếng Anh đều do JAST USA phân phối, cũng như tất cả các game bởi các hãng G-Collections, Peach Princess, Hirameki International) | 1 | null |
Dòng nhiệt (ký hiệu formula_1, formula_2, formula_3) là một đại lượng vật lý được dùng để mô tả định lượng sự trao đổi nhiệt. Dòng nhiệt được định nghĩa bởi nhiệt lượng "dQ" được truyền trong khoảng thời gian "dt". Đơn vị của dòng nhiệt là Watt (W)
Công thức tính:
Trong công thức dùng ký hiệu formula_5 để cho thấy rằng, nhiệt là một đại lượng quá trình, không phải là đại lượng trạng thái.
"Hướng chảy" của dòng nhiệt được xác định từ nơi có nhiệt độ cao sang nơi có nhiệt độ thấp (theo định luật 2 của nhiệt động lực học).
Dòng nhiệt có thể đo được bằng một thiết bị đo calo. | 1 | null |
Mật độ dòng nhiệt (ký hiệu formula_1, hoặc formula_2), là một đại lượng vật lý dùng để mô tả định lượng quá trình trao đổi nhiệt.
"Mật độ dòng nhiệt" được định nghĩa bởi sự thay đổi theo thời gian của nhiệt năng formula_3 được truyền qua một bề mặt đẳng nhiệt. Vì vậy người ta có thể dùng dòng nhiệt formula_4 trên diện tích formula_5 để tính mật độ dòng nhiệt.
Mật độ dòng nhiệt mô tả nhiệt lượng được truyền qua bề mặt trên một đơn vị thời gian, cũng như công suất nhiệt trên đơn vị diện tích. Đơn vị của mật độ dòng nhiệt là W/m2 (Watt trên mét vuông).
Mật độ dòng nhiệt thường được sử dụng như một véc tơ. Hướng của véc tơ là hướng của dòng nhiệt. Vì vậy có thể có trường hợp dòng nhiệt không đi qua vuông góc với bề mặt tiếp xúc. | 1 | null |
Maya tên thật là Mai Thu Hường (sinh ngày 13 tháng 7 năm 1988) là một nữ ca sĩ, người mẫu và diễn viên người Việt Nam.
Tiểu sử.
Maya sinh ngày 13 tháng 7 năm 1988 tại Hà Nội, từ nhỏ đã có năng khiếu ca hát. Cô có chiều cao 1,74m, số đo 3 vòng lần lượt là 85 - 62 - 92.
Maya còn được biết đến với vai trò diễn viên, cô từng tham gia phim điện ảnh "" trong vai Trà My.
Đời tư.
Maya từng trải qua nhiều cuộc tình chóng vánh với một số đại gia, điều này làm sự nghiệp của cô gắn liền với scandal.
Maya từng vướng vào tin đồn tình ái chuyện tình dài 7 năm với doanh nhân Ngọc Thành - chồng của ca sĩ Tâm Tít (Phạm Thanh Tâm).
Vào khoảng giữa năm 2014, có tin đồn Maya đang mang bầu với bạn trai là đại gia kim cương Chu Đăng Khoa. Về phía Maya, cô không lên tiếng giải thích bất cứ điều gì về sự việc này. Một thời gian sau, khán giả thấy cô lặng lẽ sang Mỹ sinh con.
Ngày 25/07/2014, Maya tạm ngừng hoạt động vì có bầu.
Ngày 10/03/2015, Maya lần đầu khoe ảnh con gái (bé Bồ Câu) mang quốc tịch Mỹ. Hiện tại, cô làm mẹ đơn thân sau khi ly hôn với chồng. | 1 | null |
Nguyễn Tiến Lãng (1909 - 1976) là nhà văn Việt Nam, nhà chính trị Việt Nam, làm quan nhà Nguyễn thời kỳ cuối, sau năm 1952 định cư tại Pháp.
Quê quán, gia đình.
Ông sinh ngày 9 tháng 9 năm 1909 tại huyện Văn Lãng, tỉnh Thái Nguyên (nguyên quán làng Hội Xá, phủ Mỹ Đức, tỉnh Hà Đông) trong một gia đình có truyền thống văn học.
Cha ông là Nguyễn Mạnh Hương làm quan nhà Nguyễn với chức tri huyện tại tỉnh Hà đông. Anh cả là Nguyễn Mạnh Bổng (bút hiệu Mân Châu). Các anh rể là thi sĩ Tản Đà, nhà văn Phan Khôi.
Các bút hiệu khác: Hán Thu, Thượng Uyển.
Học trường Bưởi, lycée Albert Sarraut rồi đại học Luật khoa Hà Nội. Ngay khi còn là học sinh trường Bưởi, Nguyễn Tiến Lãng đã nổi tiếng xuất sắc về văn chương, những bài luận văn của ông được thầy trao cho Toàn quyền Đông Dương Robin đọc. Robin cảm mến tài nghệ người học trò nghèo nên cố gắng giúp đỡ cấp học bổng vào lycée Albert Sarraut.
Hoạt động chính trị xã hội.
1930, Nguyễn Tiến Lãng làm tùy viên báo chí tại tòa Khâm sứ Bắc kỳ, rồi phủ Toàn quyền Đông Dương, đồng thời dạy văn chương ở Hà Nội và viết báo trong miền Nam, ngoài Bắc và Paris, Pháp. Nguyễn Tiến Lãng đã từng cộng tác với học giả Nguyễn Văn Vĩnh trong tủ sách Âu Tây tư tưởng và anh rể Tản Đà trong An Nam tạp chí từ năm 1926 đến 1932,
Năm 1932 học giả Phạm Quỳnh khi vào Huế làm quan nhà Nguyễn đã trao lại tạp chí Nam Phong cho ông tiếp quản. Ông là chủ bút cuối cùng của Nam Phong tạp chí tồn tại cho đến năm 1934.
1934, ông làm bí thư cho Toàn quyền Đông Dương Robin.
Từ 1936, được vua Bảo Đại bổ nhiệm chức Giám đốc Kho Lưu trữ, Nghiên cứu, Dịch thuật và Báo chí tại hoàng cung, kiêm Bí thư của Nam Phương hoàng hậu.
Năm 1939, ông tháp tùng nhà vua và hoàng hậu công du nước Pháp, nhân dịp này ghi tên học Đại học Văn khoa và trường Cao đẳng Thực hành (École Pratique des Hautes Études) tại Paris.
1940, ông kết hôn với cô Phạm Thị Ngoạn, con gái Thượng thư Phạm Quỳnh (bà Phạm Thị Ngoạn sau này cũng là một nhà nghiên cứu, có những công trình nghiêm túc viết bằng tiếng Pháp về truyện Kiều, Phạm Quỳnh và Tạp chí Nam Phong).
Nguyễn Tiến Lãng tiếp tục ngành quan lộ, làm Phủ thừa ở Nha Trang, Huế và Hội An.
Năm 1945 ông được thăng Quản đạo Đà Lạt.
Giai đoạn kháng chiến chống Pháp.
Tháng 8 năm 1945, ông về Huế nghỉ hè và thăm gia đình vợ, cùng lúc Cách mạng Tháng Tám bùng nổ.
Ngày 23 tháng 8 năm 1945 ông bị Việt Minh bắt cùng với cha vợ Phạm Quỳnh tại biệt thự Hoa Đường ở Huế. Cha vợ ông bị chết không lâu sau đó cùng với ông Ngô Đình Khôi cựu Tổng đốc Quảng Nam.
Ban đầu ông bị giam lỏng, làm những công việc tạp vụ.
Sau gần sáu tháng thử thách,cuối cùng Nguyễn tiến Lãng được trả lại tự do. Không những thế, Khu trưởng kiêm Chính ủy Liên khu IV, tướng Nguyễn Sơn còn tiếp nhận Nguyễn tiến Lãng vào làm công tác giảng dạy ở trường Thiếu sinh quân Liên khu IV tại Thanh Hóa. Nguyễn tiến Lãng được mặc quân phục và mang giấy chứng minh Vệ quốc đoàn. Cảm phục ân nghĩa và sự tin dùng của tướng Nguyễn Sơn,ông đã cố gắng tất cả và tiếp tục giảng dạy môn Văn học ở trường Thiếu sinh quân. Phần lớn các em Thiếu sinh quân sau này đã trưởng thành trở thành cán bộ trung cao cấp trong quân đội và các cán bộ ưu tú ở các ngành của nhà nước.
Năm 1950 tướng Nguyễn Sơn trở về Trung Quốc, Nguyễn tiến Lãng cảm thấy bơ vơ, không còn người tin dùng và che chở. Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ ông đành bỏ về Hà nội tạm chiếm. Sau này, nhớ lại những năm tháng kháng chiến gian khổ ở Liên khu bốn, ông thường tâm sự với bạn bè người thân: "Nếu tướng Nguyễn Sơn còn ở lại, tôi không đời nào phụ lòng ông mà bỏ về Hà Nội". Nguyễn Tiến Lãng vẫn dùng những lời lẽ tốt đẹp nhất để nhắc tới Tướng Nguyễn Sơn, vị tướng huyền thoại đã cưu mang ông trong những tháng ngày khó khăn nhất của cuộc đời"
1951 ông về Hà Nội.
Định cư tại Pháp.
Đầu năm 1952 cùng gia đình sang Pháp sinh sống; trở lại làm bí thư cho Hoàng hậu Nam Phương ở Cannes từ 1952 đến 1956.
Sau đó ông dạy học, rồi làm công chức tại Bộ Quốc gia Giáo dục Pháp. Nguyễn Tiến Lãng chuyên về bác ngữ học (philologie) Việt Nam và lịch sử Việt Nam.
Ông mất tại Antony, ngoại ô Paris, năm 1976.
Tác phẩm.
- Pages françaises (Những đoản văn tiếng Pháp), nxb. Tân Dân thư quán, Hà Nội, 1929.
- Indochine la douce (Đông Dương êm dịu), bút ký, nxb. Nam Ký, Hà Nội, 1936.
- Mariage de la plume et du pinceau (Kết hợp bút văn và bút vẽ), tham luận văn học, nxb. Nha Học Chánh Đông Pháp, Direction de l' instruction publique, Hà Nội, 1936.
- Les chansons annamites (Ca dao An Nam), nxb. Asie Nouvelles Illustrées, Hà Nội, 1937.
- Pétrus Trương Vĩnh Ký, lettré et apôtre franco-annamite (Trương Vĩnh Ký, học giả và sứ đồ Pháp Việt), nxb. Bùi Huy Tín, Huế, 1937.
- Dans les forêts et dans les rizières (Trong rừng ngoài ruộng), tập truyện ngắn, nxb. Hương Sơn, Hà Nội, 1939.
- Tiếng ngày xanh, tập truyện ngắn, nxb. Hương sơn, Hà Nội, 1939, nxb. Rừng Trúc in lại có sửa chữa, Paris, 1979.
- La France que j'ai vue (Nước Pháp dưới mắt tôi), nxb. Đắc Lập, Huế, 1940.
- Les chemins de la révolte (Những nẻo dường nổi dậy), tiểu thuyết tự truyện, nxb. Amiot Dumont, Paris, 1953, Ý Việt, Paris, 1989.
- La colline des abricotiers (Mai Lĩnh), truyện ngắn và cổ tích, nxb Rừng Trúc - Présence d'Asie, Paris, 1979...
Sách dịch:
- Tình xưa, tác giả tự dịch truyện ngắn Eurydice của mình, nxb. Đông Tây - Dương Tự Quán, Hà nội, 1932.
- Tây phương tình sử, dịch Les lais de Marie de France, Hà Nội, 1934.
- Amour d' Annam, dịch thơ Hoa tiên sang tiếng Pháp, Nhà xuất bản Đắc Lập, Huế, 1939... | 1 | null |
Alvin Eliot "Al" Roth (sinh tháng 12 năm 1951) là một nhà kinh tế Mỹ, hiện là giáo sư thỉnh giảng tại đại học Stanford cũng như giáo sư George Gund về kinh tế và quản trị kinh doanh tại trường kinh doanh Harvard. Ông dự định làm giáo sư lâu dài tại Stanford từ năm 2013. Ông đã có các đóng góp đáng kể trong lĩnh vực lý thuyết trò chơi, thiết kế thị trường và kinh tế học thực nghiệm, và được người ta biết đến với nhấn mạnh áp dụng lý thuyết của ông trong các giải pháp cho các vấn đề "thế giới thực". Alvin Roth và Lloyd Shapley đã giành được Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển trao giải Sveriges Riksbank về khoa học kinh tế (Giải thưởng của Ngân hàng Thụy Điển cho khoa học kinh tế để tưởng nhớ Nobel), được coi như giải Nobel Kinh tế 2012 với công trình nghiên cứu Lý thuyết phân phối ổn định và thực tiễn về tạo lập thị trường.
Tiểu sử.
Al Roth, là một người Mỹ gốc Do Thái, tốt nghiệp đại học Columbia năm 1971 với bằng trong lĩnh vực vận trù học. Sau đó ông chuyển đến đại học Stanford, lần lượt nhận bằng thạc sĩ và tiến sĩ vận trù học ở đó năm 1973 và năm 1974.
Sau khi rời Stanford, Roth dạy ở đại học Illinois cho đến năm 1982. Ông làm giáo sư Andrew W. Mellon về kinh tế học tại đại học Pittsburgh cho đến năm 1998, khi ông chuyển đến làm giáo sư giảng dạy của Harvard nơi ông vẫn ở cho đến khi quyết định trở lại Stanford năm 2012. Năm 2013, ông sẽ trở thành thành viên đầy đủ của đội ngũ giáo sư Stanford và sẽ nhận tư cách emeritus ở Harvard.
Roth là một hội viên Alfred P. Sloan, một hội viên Guggenheim, và một hội viên của American Academy of Arts and Sciences. Ông cũng là một thành viên của National Bureau of Economic Research (NBER) và Econometric Society. | 1 | null |
Lloyd Stowell Shapley (sinh 2 tháng 6 năm 1923, mất 12 tháng 3 năm 2016) là một nhà toán học và kinh tế học người Mỹ. Ông là Giáo sư danh dự tại đại học California, Los Angeles, liên kết với các khoa Toán học và Kinh tế. Ông đã đóng góp vào các lĩnh vực kinh tế toán học và đặc biệt là lý thuyết trò chơi. Kể từ các nghiên cứu của von Neumann và Morgenstern trong năm 1940, Lloyd Shapley đã được nhiều chuyên gia xem là hiện thân của lý thuyết trò chơi. Cùng với Alvin Roth, Lloyd Shapley đã giành giải Nobel Kinh tế với công trình nghiên cứu Lý thuyết phân phối ổn định và thực tiễn về tạo lập thị trường.
Tiểu sử.
Lloyd Shapley sinh ra vào ngày 2 tháng 6 năm 1923, ở Cambridge, Massachusetts, một trong các con trai của nhà thiên văn học Harlow Shapley. Lúc Lloyd Shapley đang là sinh viên đại học Harvard thì phải nhập ngũ vào năm 1943, và trong cùng một năm, là trung sĩ không quân ở Thành Đô, Trung Quốc, ông đã được tặng Ngôi sao đồng do có công trong việc giải mật mã thời tiết của Liên Xô. Sau chiến tranh, ông trở về Harvard và tốt nghiệp với một A.B. ngành toán học vào năm 1948. Sau khi làm việc một năm tại RAND Corporation, ông đã đi đến đại học Princeton, nơi ông nhận bằng tiến sĩ vào năm 1953. Luận án của ông và nghiên cứu sau tiến sĩ tiếp tục ý tưởng của Francis Ysidro Edgeworth giới thiệu các giá trị Shapley và giải pháp cốt lõi của khái niệm trong lý thuyết trò chơi. Sau khi tốt nghiệp, ông vẫn tại Princeton trong một thời gian ngắn trước khi trở lại RAND Corporation từ 1954 đến 1981. Từ năm 1981, ông đã làm giáo sư tại đại học UCLA. | 1 | null |
Malala Yousafzai ( "Malālah Yūsafzay", sinh ngày 12 tháng 7 năm 1997) là một nữ sinh đến từ thị xã Mingora ở huyện Swat, tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan. Cô bé được biết đến với hoạt động nữ quyền của mình, đặc biệt tại thung lũng Swat, nơi Taliban đã từng cấm nữ giới đi học. Đầu năm 2009, lúc cô 11-12 tuổi, Yousafzai đã thu hút sự chú ý của mọi người khi cô viết blog cho BBC kể chi tiết cuộc sống của cô dưới chế độ Taliban, nỗ lực của Taliban kiểm soát thung lũng và quan điểm của cô bé về xúc tiến giáo dục cho nữ giới. Mùa hè năm sau, một bộ phim tài liệu của "New York Times" đã được quay về cuộc sống của cô bé khi quân đội Pakistan can thiệp vào khu vực, dẫn đến Cuộc chiến Swat lần thứ hai. Yousafzai bắt đầu trở nên nổi tiếng, cô được phỏng vấn trên các bài báo in và trên truyền hình. Cô bé đã được đề cử giải thưởng hòa bình trẻ em quốc tế bởi Desmond Tutu, một nhà hoạt động đấu tranh cho nhân quyền gốc Nam Phi.
Ngày 9 tháng 10 năm 2012, hai tay súng đã chặn xe buýt chở Malala từ trường về nhà gần một trạm kiểm soát quân sự và xả súng bắn vào đầu và cổ của cô. Trong những ngày sau cuộc tấn công, cô bé bất tỉnh và lâm vào tình trạng nguy kịch, và đến ngày 15 tháng 10 cô đã được chuyển sang Bệnh viện Nữ hoàng Elizabeth ở Birmingham, Vương quốc Liên hiệp Anh để tiếp tục điều trị. Một nhóm 50 giáo sĩ Hồi giáo ở Pakistan đã ban hành một tuyên thệ sẽ chống lại những kẻ cố gắng giết chết cô bé. Tuy nhiên Taliban vẫn giữ ý đồ giết Yousafzai và cha của cô, Ziauddin Yousafzai.
Cựu thủ tướng Anh Gordon Brown đã phát động một đợt thỉnh nguyện Liên hiệp quốc nhân danh Yousafzai, sử dụng thông điệp "I am Malala" ("tạm dịch: tôi là Malala") là đề xuất rằng cho đến cuối năm 2015 thì tất cả trẻ em trên toàn thế giới phải được đi học. Brown nói rằng ông sẽ gửi đơn thỉnh nguyện cho tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari vào tháng 11.
Vụ ám sát đã biến cô trở thành biểu tượng toàn cầu. Cả đất nước Pakistan phẫn nộ, ngày 12 tháng 10 năm 2012, người dân cả nước Pakistan đã cầu nguyện cho Malala. Làn sóng cầu nguyện cũng lan sang Afghanistan và các nước Hồi giáo khác. Chính phủ Hoa Kỳ, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon, UNICEF, Quỹ Phụ nữ toàn cầu... đều lên án hành vi tàn bạo của Taliban.
Ngày 10 tháng 10 năm 2014, Yousafzai đã được công bố là người đoạt giải Nobel Hòa bình năm 2014, trở thành người đoạt giải Nobel trẻ nhất, cùng với Kailash Satyarthi người Ấn Độ. Cô trở thành người Pakistan thứ hai đoạt giải Nobel, sau Abdus Salam.
Thiếu thời.
Malala Yousafzai sinh ra vào ngày 12 tháng 7 năm 1997 trong một gia đình người Pashtun, theo Hồi giáo Sunni. Tên của cô, "Malala" (trong tiếng Pashtun có nghĩa là "đau buồn") được đặt theo tên của một nữ thi sĩ và chiến binh người Afghanistan, Malalai của Maiwand. Cô bé mang tên họ là "Yousafzai", họ của một liên minh bộ lạc hùng mạnh ở Thung lũng Swat, nơi cô lớn lên. Cô sống cùng với bố mẹ, hai em trai và nuôi hai con gà ở Mingora.
Bố của Yousafzai, Ziauddin Yousafzai là người dạy dỗ cô nhiều nhất. Ông là một nhà thơ, hiệu trưởng và là một nhà hoạt động giáo dục. Ông đứng đầu một chuỗi trường học có tên là Trường Công lập Khushal. Trong một buổi phỏng vấn, Yousafzai nói rằng ban đầu cô có ước mơ làm bác sĩ, tuy nhiên cha của cô là người động viên cô đi theo lối đi của một nhà hoạt động chính trị. Cha của cô cũng coi cô là một người đặc biệt, ông thường nói về những chuyện liên quan đến chính trị với con gái khi hai người em trai của cô bé đã đi ngủ.
Yousafzai bắt đầu phát biểu về quyền giáo dục từ tháng 9 năm 2008, khi cha cô đưa cô tới Peshawar để phát biểu tại một câu lạc bộ báo chí địa phương. Cô đã phát biểu, "Tại sao Taliban lại dám tước lấy quyền được giáo dục cơ bản của tôi?", lời phát biểu này sau đó được đăng tải lên các báo trong nước và các kênh truyền hình.
Viết blog cho BBC.
Cuối năm 2008, nhà báo Aamer Ahmed Khan của trang web BBC tiếng Urdu cùng các đồng nghiệp đã thỏa thuận rằng tìm một nữ sinh ở quận Swat để kể lại ảnh hưởng của Taliban đang gia tăng tại đấy. Họ đã liên lạc được với một giáo viên địa phương Ziauddin Yousafzai, tuy nhiên không nữ sinh nào dám làm điều đó vì theo gia đình họ, việc đó quá nguy hiểm. Cuối cùng ông Yousafzai đã đề xuất rằng con gái mình, Malala Yousafzai, lúc đó cô mới 11 tuổi. Lúc bấy giờ, quân đội Taliban (chỉ huy là Maulana Fazlullah) đã chiếm lĩnh làng Swat, chúng cấm vận người dân tiếp xúc với truyền hình, âm nhạc, cấm việc dạy học cho nữ và cấm phụ nữ không được đi mua sắm. Xác của những công an bị chặt đầu bị treo tại quảng trường. Ban đầu một nữ sinh tên là Aisha đang học ở trường của ông Ziauddin Yousafzai đồng ý viết blog cho BBC, tuy nhiên sau đó gia đình đã ngăn cản do lo ngại Taliban. Cuối cùng BBC cũng đồng ý cho Malala viết blog, lúc đó cô mới học lớp bảy.
Mirza Waheed, cựu biên tập viên của BBC tiếng Urdu cho hay, "Chúng tôi đã biết rõ về sự tàn khốc và can thiệp chính trị của Taliban tại Swat, song chúng tôi lại không biết những người dân sống như thế nào". Ban biên tập của BBC lo ngại cho sự an toàn của Malala, do đó họ đã nhất trí dùng một tên giả cho cô. Bài blog được đăng dưới tên "Gul Makai" (có nghĩa là "hoa bắp" trong tiếng Urdu), được lấy theo một nhân vật trong cổ tích Pashtun. Ngày 3 tháng 1 năm 2009, bản thảo của cô được đăng tải trên BBC tiếng Urdu sau khi cô gửi bản viết tay cho một biên tập viên để chỉnh sửa lại. Ngày 15 tháng 1, sắc lệnh cấm nữ giới đi học của Taliban được chính thức phát động, chúng đốt cháy hơn một trăm trường học cho nữ. Cũng trong ngày hôm đó, cô đọc được một phần blog của mình trên một tờ báo địa phương.
Sau vụ cấm vận, Taliban tiếp tục phá hủy nhiều trường học trong khu vực. Ngày 24 tháng 1 năm 2009, Malala tiếp tục viết blog, trong đó cô nói rằng cô vẫn sẽ tiếp tục học cho bài kiểm tra. Tới tháng 2 năm đó, các trường học cho nữ vẫn bị đóng cửa. Ngoài ra các trường tư thục cho nam cũng bị đình trệ tới ngày 9 tháng 2. Ngày 7 tháng hai, Yousafzai cùng em trai trở lại quê nhà Mingora, khi cô bé tới nơi các đường phố đều hoang vắng và "im lặng tới kỳ lạ". Khi cô tới siêu thị để mua quà cho mẹ thì siêu thị đã đóng cửa, tất cả các cửa hàng khác cũng đã đóng cửa. Nhà cửa bị tàn phá và ti vi bị cướp đi mất.
Sau khi các trường học được mở của lại, Taliban tiếp tục hạn chế việc dạy học cho nữ giới và tiếp tục đóng cửa các trường học cho nữ giới, cho dạy học cả nam lẫn nữ. Cô kể lại rằng chỉ có 70 học sinh có mặt trên tổng số 700 học sinh được ghi danh. Ngày 15 tháng 2, báo chí Pakistan đưa tin rằng chính phủ và quân đội sẽ ký hiệp ước hòa bình vào ngày sau đó. Tối hôm đó, Taliban công nhận hiệp ước hòa bình trên đài FM Radio. Ngày 18 tháng 2, Yousafzai xuất hiện trên chương trình "Capital Talk" để phản đối các chính sách đương thời của Taliban. Ba ngày sau, thủ lĩnh Maulana Fazlulla của Taliban xác nhận sẽ dỡ bỏ những cấm vận của việc dạy học cho nữ giới, tuy nhiên khi nữ giới đến trường phải mang mạng che mặt. | 1 | null |
Tibia Micro Edition, còn gọi là TibiaME, là game MMORPG đầu tiên cho điện thoại di động.
Tibia Micro Edition thường được gọi với tên đơn giản là TibiaME, như một bản thu nhỏ cho điện thoại từ game Tibia do hãng phát hành. Ban đầu game ra mắt cho điện thoại T-Mobile Nokia 3650 và Nokia 7650 của hãng Nokia, còn bây giờ phát triển trên nhiều nền tảng khác nhau. Phiên bản Java ra mắt chính thức vào năm 2006 và đã có tới 50.000 lượt đăng ký trên 30 máy chủ của game nằm tại Đức.
Hiện tại game miễn phí cho mọi người chơi, Nhưng nếu bạn muốn khám phá thêm nhiều tính năng cũng như những hòn đảo mới thì phải trả khoản phí cho game. Khoản phí trong game bao gồm Platium và Premium. Premium là phí thời gian chơi với việc sử dụng toàn bộ tính năng năng cao trong game, tương tự platium bổ sung cho premium, dùng nó để mua các tính năng game.
Tibiame tuy ra mắt tại Đức nhưng lại phổ biến ở Đông Nam Á, Nam Mỹ và khu vực Đông ÂU. Game hỗ trợ 3 ngôn ngữ chính anh, Malay và tiếng Đức.
Các lớp nhân vật.
Warriors(chiến binh).
Warrior dựa trên sức mạnh cơ bắp, với lối đánh cận chiến, lượng máu lớn, với những kỹ năng hỗ trợ phòng thủ tốt, có thể tiêu diệt những quái vật cấp độ cao. Điểm yếu của nhân vật này là sát thương không cao, chỉ đánh cận chiến.
Wizards(pháp sư).
Wizards sở hữu sức mạnh phép thuật khủng khiếp, sát thương cực lớn, vũ khí cũng như giáp tốt hơn warriors. Wizzard có kỹ năng tấn công tốt, khả năng đánh tầm xa và hỗ trợ hồi máu tốt. ĐIểm yếu của lớp nhân vật này là lượng máu thấp, việc tấn công mục tiêu sẽ tiêu tốn MP(mana point) rất lớn | 1 | null |
Northrop N-3PB Nomad là một loại thủy phi cơ của Hoa Kỳ vào thập niên 1940. Northrop phát triển N-3PB để xuất khẩu dựa trên thiết kế của Northrop A-17. Tổng cộng Na Uy mua 24 chiếc, nhưng chỉ được giao cho lực lượng Na Uy lưu vong vào năm 1941 ở Iceland.
Tính năng kỹ chiến thuật (N-3PB).
Dữ liệu lấy từ "War Planes of the Second World War: Volume Six Floatplanes", "The Encyclopedia of Weapons of World War II" | 1 | null |
Alpheus heterochaelis là một loài tôm gõ mõ trong họ Alpheidae. Loài này được tìm thấy ở phía tây Đại Tây Dương và vịnh Mexico. Loài này có đôi càng to, mỏ nhỏ và không có gai ngạnh trên bên rìa mai của nó. Đây là loài tôm gõ mox lớn nhất trong chi trong phạm vi phân bố của nó, có chiều dài tối đa 5,5 cm. Nó có màu xanh lá cây tối mờ với màu cam và xanh biển đến khúc đuôi.
Loài tôm này được tìm thấy ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới trong vịnh Mexico, Tây Ấn, Bermuda, và phía tây Đại Tây Dương từ phía nam Cape Hatteras đến Florida và Brasil. Chúng sinh sống gần đáy biển trong vùng nước nông có rạn san hô, đồng cỏ cỏ biển, đầm lầy nước mặn và các khu vực bùn. Nó thường che giấu mình trong một lỗ hổng tự nhiên trong ngày mặc dù người ta không biết rõ loài này có thể tự đào hang không. | 1 | null |
Phan Tư Nghĩa (1910 - 2009) nhà hoạt động chính trị Việt Nam, đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, Ủy viên Ủy ban Nhân dân Cách mạng Bắc Bộ năm 1945, đại biểu Quốc hội Việt Nam Khoá I, Tổng thư ký Đảng Xã hội Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Quê quán, gia đình.
Phan Tư Nghĩa, sinh năm 1910, trong một gia đình quan lại phong kiến lâu đời, quê huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh thuộc dòng dõi cụ Phan Đình Phùng. Cha ông từng làm Án sát Ninh Bình, Tuần phủ Kiến An, Tổng đốc Bắc Ninh.
Học tập.
Ngay từ cấp tiểu học, Phan Tư Nghĩa đã được gia đình gửi vào học tại trường Albert Sarraut của Pháp ở Đông Dương.
Con nhà quan giàu có nhưng từ nhỏ, cậu học sinh Phan Tư Nghĩa đã biết cảm thông với những người nghèo khổ, có tinh thần dân tộc.
Năm 1925, Phan Tư Nghĩa được gia đình cho sang Pháp du học. Hơn 7 năm ở Pháp, anh đã theo học từ bậc trung học lên đại học ở nhiều trường danh tiếng của Pháp tại Paris, Bordeaux, Toulouse...
Hoạt động cách mạng tại Pháp.
Năm 1929, anh gia nhập Đảng Cộng sản Pháp; từng được Đảng bí mật cử đi dự Đại hội Quốc tế cứu trợ công nhân ở Berlin, thủ đô nước Đức và là đại biểu chính thức duy nhất người Việt Nam trong Đảng Cộng sản Pháp tham dự Đại hội lần thứ 10 của Đảng.
Tại Đại hội này, Phan Tư Nghĩa thẳng thắn phê phán Tiểu ban Thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp không quan tâm đúng mức đến cuộc đấu tranh đòi quyền độc lập của Việt Nam và các nước Đông Dương, không đấu tranh chống lại cuộc khủng bố trắng của thực dân Pháp ở Đông Dương. Trước thái độ và hành động không thiện chí của một Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Pháp, trực tiếp phụ trách Tiểu ban Thuộc địa, đối với Đông Dương và Việt Nam, nhất là khi vị này đưa cả mật vụ của chính quyền thực dân vào Đảng để phá hoại phong trào, Phan Tư Nghĩa tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản Pháp.
Hoạt động cách mạng trong nước.
Năm 1933, Phan Tư Nghĩa rời Pháp về nước. Anh bị giam lỏng tại nhà ở Kiến An hai năm, cuối năm 1935, mới lên Hà Nội, bí mật bắt liên lạc với một đảng viên cộng sản mới ở tù ra.
Anh được giao nhiệm vụ cùng một số trí thức yêu nước Võ Nguyên Giáp, Trần Huy Liệu, Khuất Duy Tiến xuất bản tờ báo tiếng Pháp Le Travail (Lao động), đấu tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh. Tờ báo chỉ ra được vài chục số thì bị đưa ra Toà Đại hình xét xử, sau đó phải đình bản.
Phan Tư Nghĩa lại được giao đứng ra xuất bản tờ Rassemblement (Tập hợp), tiếp tục công việc của tờ Le Travail bị bỏ dở, chủ trương tập hợp và liên minh các lực lượng dân chủ ở Đông Dương đấu tranh cho các quyền tự do, dân chủ của nhân dân dưới chế độ thực dân Pháp. Sau đó anh tham gia tổ chức Hội nghị thành lập Hội Ái hữu Báo giới Bắc kỳ.
Năm 1937, anh gia nhập chi nhánh Đảng Xã hội Pháp (SFIO) ở Đông Dương cùng với Hoàng Minh Giám, Phan Thanh. Cuối năm 1937, anh và hai người cộng sự ở báo Rassemblement lại bị đưa ra Toà Đại hình Pháp ở Đông Dương xét xử. Nhưng trước lý lẽ của ông Lambert, một luật sư người Pháp khá nổi tiếng, lại được luật sư Hồ Đắc Điềm, "nhà quý tộc lớn, em vợ của vua Khải Định", thành viên của Bồi thẩm đoàn trong vụ xử án này bảo vệ, Phan Tư Nghĩa và hai người cộng sự được xử trắng án.
Ngày 1.5.1938, Phan Tư Nghĩa là diễn giả (cùng Trần Huy Liệu) trong cuộc mít tinh chào mừng ngày Quốc tế lao động tại Nhà Đấu Xảo, Hà Nội. Năm 1944, ông bắt liên lạc được với các đảng viên Cộng sản đang hoạt động trong nội thành Hà Nội và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.
Hoạt động sau Cách mạng Tháng Tám.
Cách mạng Tháng 8/1945 thành công, Phan Tư Nghĩa được cử làm Ủy viên Ủy ban Nhân dân Cách mạng Bắc Bộ phụ trách kinh tế, tài chính. Ông là thành viên Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương.
Ông được bầu là đại biểu Quốc hội Việt Nam khoá I đại diện tỉnh Thái Bình. Tại Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội Khóa I năm 1946, trước âm mưu của số đại biểu Quốc dân đảng trong Quốc hội dùng một số tờ báo lá cải hồi bấy giờ, như tờ "Thiết thực", đòi thay cờ đỏ sao vàng bằng lá cờ khác làm Quốc kỳ, ông mạnh mẽ lên tiếng: "Sẽ là một sự sỉ nhục nếu muốn làm việc đó. Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu bao nhiêu chiến sĩ anh hùng. Tôi đề nghị Quốc hội hãy tuyên dương trang trọng Quốc kỳ vinh quang này!" (Hồi ký Đại biểu Quốc hội Khóa I, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2000, tr.121).
Phát biểu của ông được đông đảo đại biểu Quốc hội tán thành và sau biểu quyết, lá cờ đỏ sao vàng chính thức trở thành Quốc kỳ của nước ta từ đó đến nay
Sau đó ông là Tổng thư ký Đảng Xã hội Việt Nam (1946 - 56) kiêm chủ bút báo "Tiến lên" (1946 - 48).
Từ 1948 đến 1955, ông liên tục là Ủy viên, Ủy viên thường vụ Hội và Mặt trận Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Liên Việt). Chủ tịch Hội Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Vĩnh Yên (nay thuộc Vĩnh Phúc; 1946 - 51).
Từ 1957 đến 1978, ông là Ủy viên Ban Thư ký Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thường trực Ủy ban Trung ương Đảng Xã hội Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khoá II, III .
Năm 1964 ông được cử làm Hội thẩm Nhân dân Tòa án Nhân dân Tối cao . Ủy viên Ủy ban Văn hóa Xã hội của Quốc hội
Ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất (1984), Huy chương "Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân" (1989).
Ông mất ngày 28 tháng 1 năm 2009 .
Tham khảo.
http://antgct.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=51905 | 1 | null |
Bạch Văn Tuyển (, 1615 – 1675), hiệu Dục Công, người Ngô Bảo, Thiểm Tây, tướng lĩnh khởi nghĩa nông dân Đại Tây cuối Minh đầu Thanh.
Cuộc đời.
Ông từ sớm đã theo thủ lĩnh Trương Hiến Trung chinh chiến các nơi, năm Đại Thuận đầu tiên (1644), nhiệm chức Tiền quân phủ Đô đốc, lập không ít công lao. Sau khi Trương Hiến Trung mất, Văn Tuyển theo Tôn Khả Vọng vào Vân - Quý liên kết với nhà Nam Minh tiếp tục kháng Thanh.
Năm Vĩnh Lịch thứ 11 (1657), Tôn Khả Vọng mưu phản Nam Minh, phát động 14 vạn quân tiến xuống phía nam tấn công Côn Minh, ý đồ tiến hành một trận tiêu diệt Lý Định Quốc, lệnh cho Văn Tuyển làm tiên phong. Nhưng ông không chấp hành, ngược lại còn trở giáo cùng Lý Định Quốc đánh dẹp cuộc nổi loạn của Khả Vọng. Khả Vọng hàng Thanh, Văn Tuyển nhờ công được phong Củng Xương vương. Năm sau, ông soái quân trú đóng Thất Tinh quan (nay là núi Thất Tinh, tây nam Tất Tiết, Quý Châu). Sau đó thua trận chạy vào Vân Nam, cùng Lý Định Quốc chuyển sang chiến đấu ở tây bộ Vân Nam, nắm hơn 5 vạn quân.
Năm Vĩnh Lịch thứ 11 (1661), Văn Tuyển thua trận ở núi Trà thuộc trấn Đằng Việt (huyện Đằng Xung, Vân Nam), hàng tướng Nam Minh là bọn Mã Bảo, Mã Duy Hưng, Kỳ Tam Thăng đuổi theo, ngày 25 tháng 11, đôi bên giao chiến ở Mạnh Dưỡng (Mãnh Mão, cách sông Tích Ba chừng hơn 800 dặm). Mã Bảo đưa thư khuyên hàng của Ngô Tam Quế, ông trong lúc hoang mang đã đầu hàng nhà Thanh, giao nộp quan viên có 499 vị, binh đinh có hơn 3.800 người, các gia đình có hơn 7.000 nhân khẩu; tổng cộng 11.299 người, 3.260 thớt ngựa, 12 con voi .
Sau đó ông được nhiệm hàm Thái tử thiếu sư, tháng 11 năm Khang Hi đầu tiên (1662) được phong Thừa ân công, thuộc Hán quân Chánh Bạch kỳ . | 1 | null |
Þingvellir (Tiếng Iceland: [ˈθiŋkˌvɛtlɪr̥]) (tiếng Anh: Thingvellir) nằm gần Bláskógabyggð, thuộc Arnessysla, phía Tây Nam đảo Iceland, khoảng 40 km về phía đông của thủ đô Reykjavik. Đây là một vườn quốc gia có tầm quan trọng về địa chất, lịch sử, văn hóa, du lịch nổi tiếng của Iceland. Nơi đây là một thung lũng gần một đỉnh của dãy núi ngầm dưới biển Mid-Atlantic Ridge và có hồ tự nhiên Þingvallavatn lớn nhất quốc gia Bắc Âu này.
Vườn quốc gia này được thành lập vào năm 1928 (là vườn quốc gia đầu tiên của Iceland), nhằm bảo tồn những giá trị còn lại của tòa nhà nghị viện đại hội đồng Þingvellir (Tòa nhà này được sử dụng từ năm 930 đến năm 1789), sau đó vườn quốc gia mở rộng thêm để bảo vệ thêm các giá trị tự nhiên xung quanh. Tòa nhà này thể hiện tính chủ quyền, độc lập, sở hữu vĩnh viễn của Iceland.
Lịch sử.
Lịch sử của đất nước này bắt đầu từ năm 874, khi những người Na Uy do Ingólfur Arnarson là thủ lĩnh là những người đầu tiên có mặt trên đảo một cách thường xuyên. Sau đó, người Celt chính là những người định cư đầu tiên. Ban đầu, mỗi một vùng thì có một hội đồng riêng, nhưng đến khi dân số tăng nhanh, quyền lực lại tập trung quá nhiều vào con cháu của Ingólfur Arnarson cai trị ở vùng Tây Nam nên các thủ lĩnh các vùng muốn lập ra một đại hội đồng để hạn chế quyền lực của họ.
Vùng Bláskógar (sau này là Þingvellir) đã được chọn để xây dựng tòa nhà đại hội đồng, nhà ở và nơi chăn thả ngựa. Đây chính là nền tảng của quốc hội Iceland bây giờ, đóng vai trò là trung tâm lịch sử của đất nước.
Địa lý.
Vườn quốc gia này còn có môi trường đặc biệt về kiến tạo và núi lửa. Đây là khu vực địa chất bất ổn với các vết đứt gãy do sự trôi dạt của lục địa Á - Âu và lục địa Bắc Mỹ, nhất là ở khu vực hẻm núi Almannagjá. Vì vậy, nơi đây có các trận động đất và núi lửa phun trào.
Þingvellir nằm trên bờ biển phía Bắc của hồ Þingvallavatn, hồ tự nhiên lớn nhất của Iceland. Sông Öxará đi qua vườn quốc gia và tạo thành thác nước Öxarárfoss. Ngoài ra, phía Bắc của hồ Silfra là thác nước Gullfoss và Haukadalur, một thung lũng với những mạch nước ngầm và các lỗ khí phun trào. | 1 | null |
Bồ Xuân Luật (1907-1994) là một nhà cách mạng và chính khách Việt Nam. Ông từng giữ các chức vụ Bộ trưởng Bộ Canh nông, Ủy viên Thường vụ Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ khóa I đến khóa IV, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tư cách là một nhân sĩ không đảng phái.
Thân thế.
Ông sinh năm 1907 tại tổng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, phủ Khoái Châu (nay thuộc xã Ngô Quyền, huyện Tiên Lữ), tỉnh Hưng Yên, trong một gia đình nông dân. Thời thanh niên, ông bị chính quyền thực dân Pháp trưng tập, bắt đi làm lính thợ tại Lạng Sơn.
Tham gia Phục quốc quân.
Quân Nhật Bản tiến vào Đông Dương, đánh chiếm Lạng Sơn vào đầu tháng 9 năm 1940 để áp lực với chính quyền thực dân Pháp ngưng chuyển vận cho chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch ở Trùng Khánh. Cùng đi trong đội hình hành quân của Sư đoàn 5 Lục quân Đế quốc Nhật Bản có 500 quân vũ trang Việt Nam Kiến quốc Quân, thường gọi tắt là Phục quốc quân, do Trần Trung Lập làm Tổng tư lệnh, thuộc tổ chức Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội. Sau khi chiếm được Lạng Sơn, quân Nhật tước khí giới của quân Pháp và trao lại cho Phục quốc quân. Bồ Xuân Luật cùng với các đồng đội là binh sĩ người Việt gia nhập Phục quốc quân, làm gia tăng quân số Phục quốc quân lên hơn 1.500 quân. Ở Đồng Đăng, Phục quốc quân thành lập chính phủ lâm thời Việt Nam.
Tuy nhiên, đến ngày 25 tháng 9 năm 1940, Pháp và Nhật điều đình rồi tuyên bố hưu chiến. Nhật thả tù binh Pháp (1.052 lính) và thương lượng với Pháp để rút khỏi Lạng Sơn vào tháng 10. Chỉ huy Trần Trung Lập không tán thành sắp đặt này, tổ chức Phục quốc quân kiên quyết tử thủ Lạng Sơn. Công sứ Paul Chauvet được Toàn quyền Đông Dương Jean Decoux phái lên Lạng Sơn mở cuộc càn quét và chủ tọa Hội đồng đề hình xét xử những người bị bắt. Sau hai tháng giao chiến, Phục quốc quân tan vỡ, Trần Trung Lập bị Pháp bắt ngày 26 tháng 12 năm 1940 và bị xử bắn ngày 28 ở Lạng Sơn. Nhiều chỉ huy và lãnh đạo của Phục quốc quân cũng bị bắt và bị giết hại Một số binh sĩ Phục quốc quân, trong đó có Bồ Xuân Luật, do Hoàng Lương và Nông Quốc Long chỉ huy rút được sang Quảng Tây nhưng bị quân đội Trung Hoa Dân Quốc bắt và giải giới vì cho là thân Nhật.
Từ Việt Cách đến Việt Minh.
Bất mãn với hành động "qua cầu rút ván" của người Nhật, nhiều thành viên Phục quốc quân ly khai, chuyển hướng sang hợp tác với Trung Hoa Quốc dân Đảng. Bồ Xuân Luật cùng một số đồng chí của mình hoạt động trong tổ chức Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội, còn gọi là Việt Cách.
Tháng 3 năm 1944, Việt Cách tổ chức "Hải ngoại đại biểu Đại hội", tức Đại hội của các đoàn thể người Việt Nam yêu nước và cách mạng, tại Liễu Châu, Trung Quốc. Tại Đại hội này, Việt Cách đã mở rộng thành phần cho cả các thành viên Mặt trận Việt Minh, lập ra Ủy ban hành chính. Bồ Xuân Luật là một đại biểu của Phục quốc quân tham dự Đại hội và được bầu làm Ủy viên. Tại đây, ông đã có những tiếp xúc ban đầu với một Ủy viên khác là Hồ Chí Minh và dần bị thu hút bởi nhà cách mạng lão thành tinh tế này.
Tháng 6 năm 1945, hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng bộ Việt Minh gửi các đoàn thể cách mạng Việt Nam ở nước ngoài (Cứu quốc đặc san Hải ngoại, ngày 11 tháng 9 năm 1944), ông cùng một số cán bộ Việt Cách trẻ tuổi có tinh thần cách mạng, tốt nghiệp Trường quân sự Hoàng Phố, gồm 39 người, mang theo vũ khí, về nước hoạt động tại Chiến khu Bắc Sơn (Lạng Sơn) của Mặt trận Việt Minh.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông từ Lạng Sơn về Hà Nội công tác ở Trường Quân chính tỉnh Hưng Yên. Được vài tuần lễ thì ở Hà Nội xuất hiện tình hình mới: quân đội Trung Hoa Dân quốc theo sự phân công của phe Đồng minh tước khí giới quân Nhật. Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh đang lưu vong ở Trung Quốc cũng về Việt Nam hoạt động. Vì vậy Hồ Chủ tịch cho gọi ông về Hà Nội nhận nhiệm vụ.
Ngày 23-10-1945, ông cùng các đồng chí Đinh Chương Dương, Lê Tùng Sơn, Trương Trung Phụng lại đứng ra với tư cách là đại diện Cách mạng đồng minh hội họp một cuộc Hội nghị với các đồng chí: Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Hữu Nam (tức Phan Bôi) và Dương Đức Hiền (thay mặt cho Việt Nam độc lập đồng minh, tức Việt Minh) để cùng nhau ký bản tuyên ngôn đoàn kết nhằm khẳng định lập trường kiên quyết ủng hộ Chính phủ do Hồ Chủ tịch lãnh đạo, đồng thời để đối phó với các đảng phái chính trị khác như Việt Quốc, Việt Cách, Đại Việt...
Lúc này, các đảng phái chính trị khác coi ông là một đối thủ nguy hiểm do ông đã kiên quyết chống lại họ. Lúc 9h ngày 18-12-1945, Việt Cách đã bắn trọng thương ông ở phố Hàng Đào - Hà Nội, phải đưa vào nhà thương Đồn Thủy cấp cứu. Bác sĩ Vũ Đình Tụng đã trực tiếp mổ cứu ông thoát chết. Ngay sau khi biết tin, Hồ Chủ tịch đã giao nhiệm vụ cho Trung ương Vệ quốc đoàn bảo vệ ông.
Nửa tháng sau, được sự tin tưởng của nhân dân, ông trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I tại tỉnh Hưng Yên.
Tham gia nội các chính phủ.
Chính phủ Liên hiệp thành lập (2-3-1946) ông được Hồ Chủ tịch giao cho giữ chức Bộ trưởng Bộ Canh nông. Đến khi ông Huỳnh Thiện Lộc là một đại biểu Nam Bộ ra, ông làm Thứ trưởng Bộ Canh nông giúp đỡ ông Huỳnh Thiện Lộc.
Khi Chính phủ Liên hiệp toàn quốc thành lập (3-11-1946), ông được Hồ Chủ tịch và Quốc hội giao cho giữ chức Bộ trưởng không giữ Bộ nào.
Tham gia kháng chiến chống Pháp.
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông cùng Chính phủ lên chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến đến ngày thắng lợi.
Tháng 7/1948, nghe tin Bộ trưởng Bồ Xuân Luật ốm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư hỏi thăm: "Gởi ông Bộ trưởng Bồ Xuân Luật. Tôi nghe nói chú yếu, tiếc vì xa xôi, tôi không đến thăm chú được. Tôi gởi 1 chai mật ong để chú dùng. Và rất mong chú chóng khỏe. Tôi gởi lời hỏi thăm thím, và hôn các cháu. Chào thân ái và quyết thắng! Hồ Chí Minh".
Ông đã một lòng một dạ tin tưởng đi theo kháng chiến cho đến thắng lợi cuối cùng. Với nhiều cương vị khác nhau trong Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sau này, cụ trở thành vị nhân sỹ yêu nước, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt bức tranh đại đoàn kết của toàn dân tộc.
Ông là một trong những sáng lập viên đồng thời là Ủy viên Ban chấp hành Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (1946); Ủy viên Thường vụ Quốc hội (khóa I, II, III, IV); Ủy viên Ủy ban Trung ương và Ủy viên Ban thư ký Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (I, II, III)...
Ngày 22-2-1967 Bồ Xuân Luật, Ủy viên Dự khuyết, được cử làm Ủy viên chính thức của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Năm 1994 ông mất tại Hà Nội. Đỗ Mười lúc là Tổng Bí thư Đảng đã trân trọng ghi vào sổ tang ngày ông qua đời: "Vô cùng thương tiếc cụ Bồ Xuân Luật - một nhà yêu nước và cách mạng đã suốt đời phấn đấu vì độc lập của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Cụ đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc…".
Tặng thưởng.
Ghi nhận những công lao, đóng góp của ông, Đảng và Nhà nước đã tặng thưởng: Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất, Huy chương "Vì sự nghiệp đoàn kết toàn dân"… | 1 | null |
FIFA Futsal World Cup, còn gọi là Giải vô địch bóng đá trong nhà thế giới trong tiếng Việt là giải vô địch thế giới của môn futsal được tổ chức bởi FIFA.
Giải vô địch thế giới được diễn ra bốn năm một lần, vào giữa hai kỳ World Cup. Giải lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1989, năm FIFA trở thành cơ quan điều hành của môn futsal. Giải được tổ chức tại Hà Lan để kỷ niệm nơi môn thể thao này được phổ biến. Tính đến giải năm 2008, chỉ có 2 quốc gia giành chức vô địch giải này. Brasil là đội đầu tiên vô địch 3 lần, đánh bại chủ nhà Tây Ban Nha năm 1996 để lần thứ 3 giành cúp, tiếp đó Tây Ban Nha vô địch 2 kỳ tiếp theo, thắng Brasil trong năm 2000, rồi Ý năm 2004 trong trận chung kết Giải vô địch bóng đá trong nhà thế giới đầu tiên không có mặt Brasil. Năm 2012, Brasil trở thành chủ nhà tiếp theo vô địch giải này sau khi đánh bại Tây Ban Nha với tỷ số 3–2 bằng bàn thắng vàng.
Tất cả các kỳ World Cup trước năm 2008 có 16 đội tham dự. Giải đầu tiên bao gồm 6 đội từ châu Âu, 3 đội từ Nam Mỹ, hai đội từ châu Phi, hai đội từ châu Á, hai đội từ Bắc và Trung Mỹ, và một đội từ châu Đại Dương. Năm 2004, được phân chia suất dự VCK lại châu Âu 5 đội, châu Á 4 đội (gồm cả chủ nhà Đài Loan), Nam Mỹ 3 đội, Bắc và Trung Mỹ 2 đội, châu Phi và châu Đại Dương mỗi châu lục một đội. Năm 2008 lần đầu tiên, 20 đội tham dự làm lên giải đấu lớn nhất từ trước tới nay. Nhưng từ năm 2012 trở đi, giải đấu được nâng lên 24 đội.
Vòng bảng gồm 6 bảng mỗi bảng 4 đội. Hai đội đứng đầu mỗi bảng và 4 đội đứng thứ 3 có thành tích tốt nhât sẽ bước vào vòng đấu loại trực tiếp.
Kết quả.
Bảng xếp hạng top 4.
(*) Chủ nhà
Lần đầu tham dự.
Dưới đây là thống kê giải đầu tiên mà các đội tuyển giành quyền vào chơi một vòng chung kết Futsal World Cup. | 1 | null |
Cá voi mõm khoằm Hubbs (danh pháp khoa học: "Mesoplodon carlhubbsi") ban đầu người ta cho rằng là cá voi mõm khoằm Andrews khi được phát hiện bởi nhà ngư học Carl Hubbs; tuy nhiên, nó đã được đặt tên để vinh danh ông khi người ta phát hiện nó là một loài mới. Loài này có bộ răng đặc trưng trong chi nhưng đặc điệm nổi bật của nó là "mũ" trắng trên đầu và một vết sẹo rất lớn. | 1 | null |
Cá voi mũi khoằm Blainville (danh pháp khoa học: "Mesoplodon densirostris") là loài cá voi mesoplodon phân bố rộng rãi nhất và có lẽ được ghi chép nhiều nhất. Nhà động vật học Pháp Henri de Blainville đã mô tả lần đầu loài này vào năm 1817 từ một mẫu hàm nhỏ - xương nặng nhất ông đã từng bắt gặp - do đó có danh pháp "densirostris" (tiếng "mũi khoằm rất nặng"). Ngoài khơi đông bắc Bahamas, loài này đặc biệt được ghi chép kỹ. | 1 | null |
Cá voi mõm khoằm Gray (danh pháp khoa học: Mesoplodon grayi) là một loài cá voi có răng. Chúng là loài được người ta biết đến nhiều hơn của chi "Mesoplodon". Danh pháp khoa học đặt theo John Edward Gray, một nhà động vật học tại Bảo tàng Anh. Loài này thường sống ở Nam bán cầu giữa 30 và 45 độ. Nhiều loài đi lang thang đến ngoài khơi New Zealand, và một số con khác hiện diện ngoài khơi Australia, Nam Phi, Nam Mỹ, và quần đảo Falkland. Loài này đã được nhìn thấy trong các nhóm ngoài khơi bờ biển Madagascar và trong khu vực Nam Cực. Nhưng kỳ lạ, đã một mẫu vật bị mắc kẹt ngoài khơi Hà Lan, trong một bán cầu khác và cách xa hàng ngàn dặm từ tất cả các khu vực mắc cạn khác. Người ta chưa ước tính tổng số lượng còn tồn tại, nhưng chúng được cho là khá phổ biến. | 1 | null |
Tần cầm (秦琴, Bính âm: Qín qín) là nhạc khí dây gẩy xuất xứ từ Trung Quốc, nó có tên gọi khác là đàn hoa mai (梅花琴, Bính âm:Méihuā qín, Hán Việt: mai hoa cầm). Tương truyền Tần cầm Trung Quốc du nhập vào Việt Nam do người Triều Châu ở tỉnh Quảng Đông di cư sang Việt Nam.
Khi du nhập vào Việt Nam, đàn có tên gọi là đàn sến, thường dùng trong các dàn nhạc sân khấu tuồng, cải lương, đờn ca tài tử.
Lịch sử của đàn sến Trung Quốc (Tần cầm).
Đàn xuất phát từ thời nhà Tần nên đàn mới có tên gọi là Tần cầm. Đàn ra đời vào năm 223 Trước Công nguyên và chưa biết ai chế tác ra nó. Tần cầm Trung Quốc thường diễn tấu theo hình thức độc tấu hay hoà tấu trong các buổi lễ lớn của cung đình Trung Hoa. Nó cũng là nhạc cụ đệm hát trong kinh kịch hay các bài dân ca Trung Quốc, hiếm khi dùng để diễn tấu ca khúc C-pop.
Lịch sử Trung Quốc cho rằng,
tần cầm nguyên thủy có dạng từ với thùng đàn hình bông hoa và cần đàn cong gọi là đàn nguyễn hoa sen hay liên hoa nguyễn (莲花阮), cùng với đàn tỳ bà, , , - tức sáo ống, và tiêu... trong dàn nhạc thời Tần mà những loại nhạc cụ này được mô phỏng qua bức vẽ những tiên nữ và nhạc công chơi nhạc cụ trên bức bích hoạ ở hang Mạc Cao, tỉnh Đôn Hoàng, Trung Quốc.
Cấu tạo.
Hộp đàn hình hoa mai sáu cánh hoặc hình lục giác, đường kính 28 cm.
Mặt đàn và đáy đàn làm bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc. Thành đàn dày 6 cm, làm bằng gỗ cứng. Cần đàn dài 70 cm, trên mặt đàn có 17 phím bấm. Phím đàn được gắn dựa theo thang âm 7 cung chia đều. Đàn Tần cầm Trung Quốc có 3 hoặc 4 trục gỗ và số dây cũng tương tự nhưng sau khi về Việt Nam, qua 7, 8 thế kỷ người Việt dùng và bản địa hóa nó, tạo cho nó phong cách đặc thù trong thủ pháp, ngón đàn, tay nhấn nhá, trong thang âm điệu thức, biến nó trở thành một loại nhạc cụ bản địa mang tính dân tộc, phù hợp với quan điểm thẩm mỹ của người Việt, và nói rõ ngôn ngữ âm nhạc Việt Nam..
Âm thanh.
Tần cầm Trung Quốc vì dây bằng nilon bọc thép, nó được lên cách nhau một quãng 4 hoặc quãng 5: Do - Fa - Do1 hoặc Do - Sol - Do1. Trong khi đàn sến Việt Nam là dây nilon (cước) nên chỉ có 2 dây thì âm thanh sẽ là: Fa - Do1 hoặc Sol - Do1.
Kỹ thuật diễn tấu.
Khi diễn tấu nhạc công gẩy đàn bằng tay không, ít khi chơi đàn với móng gảy làm từ nhựa tạo ra âm sắc trong trẻo, tươi sáng.
Các kỹ thuật chơi tần cầm (đàn sến) gồm "luân chỉ" (輪指 vê ngón), "luân chỉ hòa khiêu" (輪指和彈 gảy và vê ngón), "tỳ" (琵), đẩy những ngón tay của bàn tay phải từ phải sang trái & có thể sử dụng một hoặc vài ngón tay theo cách đó để đánh cùng lúc nhằm cho việc tạo đa âm (ngón bật), đánh chập nhanh bằng bốn ngón tay gọi là “tảo” (掃). Kết hợp giữa vê và đánh chập gọi là "tảo luân" (掃輪).
Cách diễn tấu của tần cầm (đàn sến) tương tự với tỳ bà, , , , đàn tam và đàn nguyệt.
Sử dụng.
Đàn sến chỉ dùng trong các dàn nhạc sân khấu tuồng, cải lương, đờn ca tài tử - âm nhạc cổ truyền miền Nam Việt Nam. Còn tần cầm (mai hoa cầm hay đàn sến Trung Quốc) thường dùng trong nhã nhạc cung đình hay các bài nhạc dân ca, cổ phong Trung Quốc.
Trong âm nhạc Quảng Đông, mai hoa cầm là một nhạc đệm thiết yếu cho hoặc đàn tam thập lục Trung Quốc - dương cầm. Đặc biệt là khi nó thể hiện giai điệu mềm mại và đẹp, nó có hiệu ứng tốt.
Trong các ban nhạc dân tộc, Tần cầm thường chơi các giai điệu như sáo và , và chơi một phần nhịp điệu và phần hòa âm của nhạc đệm, hoặc giai điệu được chơi bởi các nhạc cụ khác. | 1 | null |
, Đại tá Militairy Tùy Anh, (11) Le compte del Peñon de la Vega-Đại tá Tùy militaire à l'Ambassade de l'Espagne, (12) Oberleutnant v Müller b. Trung đoàn zu Fuss Garde Berlin, (13) Frhr. v Loen, Rittmeister im 18. Dragoner-Trung đoàn, Parchim, (14) Le Comte de Gastadello, Militaire-Attache d'Italie, (15) Major Quentin Agnew, Militaire-Tùy d'Angleterre, (16) Alois Klepsch KLOTH v Roden, K u. K. Oesterr. Ủng. Militair-Tùy viên, (17) Lê Captain Lie, Militairattaché de da lộn & Norge</ref>]]
William Phillips Biddle (sinh ngày 15 tháng 12 năm 1853 mất ngày 24 tháng 2 năm 1923) là thiếu tướng binh chủng thủy quân lục chiến Hoa Kỳ và là Tham mưu trưởng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ thứ 11. | 1 | null |
Charles Heywood (sinh ngày 3 tháng 10 năm 1839 mất ngày 26 tháng 2 năm 1915) là Tham mưu trưởng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ thứ 9. Ông là sĩ quan có hơn 45 năm kinh nghiệm và là người đầu tiên được phong hàm thiếu tướng trong binh chủng thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Trong nhiệm kỳ ông làm tham mưu trưởng, quân số của quân đoàn thủy quân lục chiến đã tăng gấp 3 lần, từ 2175 quân lên tổng số 7810 quân. | 1 | null |
Thomas Holcomb (sinh ngày 5 tháng 8 năm 1879 mất ngày 24 tháng 5 năm 1965) là Tham mưu trưởng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ thứ 17 (từ năm 1936 đến năm 1943). Ông là đại tướng đầu tiên của binh chủng thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Sau khi nghỉ hưu khỏi binh chủng thủy quân lục chiến, Holcomb làm bộ trưởng Nam Phi từ năm 1944 đến năm 1948. | 1 | null |
Nhảy dù là môn thể thao hành động bao gồm nhảy ra khỏi một chiếc máy bay hay dụng cụ bay khác ở trên không trung và rơi trở về Trái Đất với sự trợ giúp của lực hấp dẫn trong khi sử dụng một chiếc dù nhảy để làm chậm sự chuyển động của một đối tượng thông qua một bầu không khí bằng cách tạo ra kéo, hoặc trong trường hợp ram-dù không khí, nâng khí động học. Quá trình nhảy dù bắt đầu bằng trạng thái rơi tự do trong một thời gian nhất định sau khi rời khỏi máy bay hoặc khí cầu, tốc độ rơi tăng dần đều và người nhảy dù bung dù ra ở một độ cao nhất định so với mặt đất.
Lịch sử của nhảy dù bắt đầu với Andre-Jacques Garnerin đã nhảy dù thành công từ một khinh khí cầu (giỏ khí cầu) năm 1797. Ghi chép ban đầu về nhảy dù sau khi thoát khỏi giỏ khí cầu đã diễn ra tại San Francisco vào năm 1887. Quân đội phát triển công nghệ nhảy dù là một cách để cứu mạng phi công trong các trường hợp khẩn cấp trên khí cầu và máy bay đang bay, sau đó như một cách huy động binh lính đến chiến trường. Nhảy dù thi đấu bắt đầu thập niên 1930, và nó đã trở thành một môn thể thao quốc tế trong năm 1952.
Một trung tâm nhảy dù có thể là một trung tâm hoạt động thương mại hoặc một câu lạc bộ, thường hoạt động ở sân bay, và cung cấp một hoặc nhiều máy bay chở các nhóm vận động viên nhảy dù và thu phí. Người nhảy dù đi lẻ có thể đáp một máy bay hạng nhẹ như một chiếc Cessna C-172, Cessna C-182. Trong các nhảy dù tấp nập, người ta có thể sử dụng máy bay lớn hơn như Cessna Caravan 208, de Havilland Canada DHC-6 Twin Otter, Airvan hoặc Short Skyvan.
Một hoạt động nhảy dù điển hình bao gồm vận động viên nhảy dù nhảy ra khỏi một chiếc máy bay (thường là một máy bay cánh quạt, nhưng đôi khi một máy bay trực thăng hoặc thậm chí từ giỏ khí cầu của một khí cầu), ở bất cứ nơi nào từ độ cao 1.000 đến 4.000 mét (3.000 đến 13.000 foot). Nếu nhảy từ một độ cao thấp, dù được bung ra sau thời gian rất ngắn khi rời khỏi máy bay, tuy nhiên, ở độ cao cao hơn, thời gian rơi tự do có thể dài hơn (khoảng một phút) trước khi bung dù để làm chậm tốc độ hạ cánh xuống an toàn (khoảng 5 đến 7 phút). Khi dù được bung ra (thường dù được bung hoàn toàn ở độ cao trước 800 mét) vận động viên nhảy dù. | 1 | null |
Subsets and Splits
No saved queries yet
Save your SQL queries to embed, download, and access them later. Queries will appear here once saved.