text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Đường hành hương Santiago de Compostela còn gọi là Con đường của Thánh Giacôbê, đường Santiago kéo dài từ biên giới với Pháp - Tây Ban Nha đến thành phố Santiago de Compostela. Con đường hành hương có đến 1.800 tòa nhà, nhà thờ, công trình lịch sử, là minh chứng về tôn giáo, sự phát triển của Kitô giáo, đồng thời nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi văn hóa tín ngưỡng giữa bán đảo Iberia với các nơi khác ở châu Âu thời Trung cổ.
Ngoài giá trị lịch sử và tôn giáo, nơi đây cũng là đại diện cho sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc châu Âu trong nhiều thế kỷ. Các di sản kiến trúc đại diện cho sự ra đời của trường phái nghệ thuật Romanesque, các nhà thờ theo phong cách Gothic và chuỗi các tu viện.
Con đường hành hương có nhiều tuyến đường đi khác nhau, nhưng tất cả đều hướng về phía Nhà thờ chính tòa Santiago de Compostela, nơi được cho là có ngôi mộ của Thánh Giacôbê, con của Zêbêđê (tiếng Tây Ban Nha là "Santiago"). Ngôi mộ được cho là có từ thế kỷ thứ 7, nhưng phải đến thế kỷ 9, người ta mới biết được vị trí chính xác của ngôi mộ ở Compostela. Sau đó, sự nổi tiếng của ngôi mộ này được nhanh chóng lan rộng ra khắp châu Âu, người ta bắt đầu hành hương về Santiago de Compostela ngay từ thế kỷ 10.
Có hai tuyến đường để hành hương về Santiago de Compostela từ Pháp, đó là con đường từ Roncesvalles và Canfranc, sau khi đi vào lãnh thổ của Tây Ban Nha, chúng hợp nhất với nhau ở Pamplona trước khi đi qua thị trấn Puente La Reina thuộc khu tự trị Navarra. Tổng cộng con đường đi qua 5 khu vực tự trị, 166 thị trấn và làng mạc với 1.800 công trình lịch sử của 107 địa điểm.
Năm 1987, con đường đã trở thành con đường hành trình văn hóa của châu Âu, và mỗi năm có hàng ngàn người đã đi bộ, xe đạp để hành hương, tham quan con đường lịch sử này.
Di sản thế giới con đường hành hương Santiago de Compostela bao gồm 1.800 công trình thuộc 107 địa điểm là các nhà thờ, lâu đài, tu viện, cầu, cảng biển và nhiều công sự khác..Các công trình trên con đường hành hương về Santiago de Compostela được chia thành: | 1 | null |
Armstrong Whitworth A.W.41 Albemarle là một loại máy bay vận tải quân sự hai động cơ của Anh trong Chiến tranh thế giới II.
Albemarle ban đầu được thiết kế làm máy bay ném bom hạng trung, nhưng không được đưa vào trang bị. Thay vào đó nó được dùng cho các nhiệm vụ vận tải thông thường và đặc biệt, chở lính dù, kéo theo tàu lượn.
Biến thể.
Albemarle Mk III và Mk IV là các dự án phát triển thử nghiệm động cơ: trước dùng động cơ Rolls-Royce Merlin III, và sau dùng loại 1,600 hp (1,190 kW) Wright Double Cyclone. | 1 | null |
Avro 691 Lancastrian là một loại máy bay chở khách và thư tín của Anh trong thập niên 1940 và 1950. Được phát triển từ loại máy bay ném bom hạng nặng Avro Lancaster. Lancaster được đặt tên theo địa danh Lancaster, Lancashire; Lancastrian là từ chỉ người dân ở Lancashire.
Liên kết ngoài.
[[Thể loại:Máy bay Avro|Lancastrian]]
[[Thể loại:Máy bay dân dụng cỡ lớn Anh 1940–1949]]
[[Thể loại:Máy bay thư tín Anh 1940–1949]]
[[Thể loại:Máy bay quân sự]]
[[Thể loại:Máy bay vận tải]]
[[Thể loại:Máy bay nhiều động cơ]]
[[Thể loại:Máy bay cánh quạt]]
[[Thể loại:Máy bay cánh dưới]] | 1 | null |
Palmeral hoặc Rừng chà là của Elche (tiếng Tây Ban Nha: "Palmeral de Elche", tiếng Valencia: "Palmerar d'Elx") là tên chung để chỉ cho một hệ thống các khu vườn chà là nằm tại thành phố Elche thuộc tỉnh Alicante, Cộng đồng Valencia, Tây Ban Nha. Khu vực đô thị của Elche có tổng cộng 97 vườn cây khác nhau là nơi sinh trưởng của 70.000 cây chà là, chủ yếu nằm ở bờ đông của sông Vinalopó. Con số này không bao gồm các đồn điền lớn khác nằm xung quanh thành phố. Cộng tất cả có thể lên tới 200.000 cây. Khu rừng có diện tích hơn , trong đó có nằm trong thành phố Elche.
Đây là khu rừng chà là duy nhất tại châu Âu và là khu rừng chà là cực bắc của thế giới. Nó cũng là một trong số những khu rừng chà là lớn nhất thế giới, chỉ thua kém một số khu rừng tại các nước Ả Rập.
Lịch sử.
Cây chà là đầu tiên ở Elche ban đầu có thể được trồng vào đầu thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên bởi những người Carthage định cư ở đông nam Tây Ban Nha. Người La Mã đã giới thiệu các hình thức quản lý nước nông nghiệp được xây dựng công phu đầu tiên. Dưới thời Al-Andalus, thành phố La Mã Elche đã di dời từ vị trí cách 7 km đến vị trí hiện tại. Người Moor tiếp tục phát triển hệ thống tưới tiêu với nguồn nước lợ của sông Vinalopó, về cơ bản giống như hệ thống tưới tiêu sử dụng cho các vườn cọ. Cảnh quan chính của Palmeral vẫn còn tồn tại đến ngày nay được tạo ra khi thành phố nằm dưới sự kiểm soát của người Moor từ thế kỷ thứ 7 đến 10. Vào thế kỷ 14, nghề thủ công đan lát địa phương phát triển liên quan đến lá của cây chà là, được sử dụng trong Chúa nhật Lễ Lá. Ngoài ra, những cải tiến đã được thêm vào bởi những người định cư mới đến, chẳng hạn như việc xây dựng đập Elche trên sông Vinalopo vào thế kỷ 17, nằm cách Elche khoảng 6 km về phía thượng lưu để quản lý tốt hơn việc tưới tiêu khu rừng chà là. Tương tự, luật pháp được thông qua để bảo vệ đồn điền này. | 1 | null |
Vương Minh (Trung Quốc: 王明; bính âm: Wang Ming; 1904 - 1974) tên thật: Trần Thiệu Vũ (Chen Shaoyu) là một nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tổng Bí thư thứ IV của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong những năm 1930, Vương Minh là đối thủ chính trị lớn của Mao Trạch Đông.
Vương Minh sinh ngày 23 tháng 5 năm 1904, trong một gia đình nông dân nghèo tại tỉnh An Huy. Năm 1925, sang Liên Xô, học Đại học Tôn Trung Sơn Moskva. Tại đây, Vương Minh và Tần Bang Hiến, cùng với các nhân vật nổi tiếng khác trong sinh viên Trung Quốc như Trương Văn Thiên (bí danh Lạc Phủ), Vương Gia Tường và Dương Thượng Côn, thành lập một nhóm chính trị được gọi là 28 người Bolshevik. Họ tự cho mình là những người theo chủ nghĩa Marx chính thống. Năm 1926, Vương Minh gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tháng 1 năm 1931, được Quốc tế Cộng sản phái về nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc. Khoảng tháng 9 năm 1931, sang Matxcơva làm trưởng đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Quốc tế Cộng sản. Năm 1937, Vương Minh trở về nước.
Sau Đại hội 8 Đảng Cộng sản Trung Quốc (1956), Vương đi Liên Xô chữa bệnh và sống lưu vong tại đó cho đến khi mất vào ngày 27 tháng 3 năm 1974.
Trong thời gian Cách mạng Văn hóa, Vương Minh có kế hoạch thành lập các chiến khu ở Tân Cương, trong một nỗ lực nhằm lật đổ Mao Trạch Đông nhưng không được Liên Xô hỗ trợ thực hiện.
Không giống như Mao, một chính trị gia thực dụng đã học các chiến thuật từ lịch sử Trung Hoa chứ không phải hoàn toàn từ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Vương Minh là người cuồng tín theo chủ nghĩa Mác Lê-nin. Có thể ông đã từng mong muốn quyền lực, nhưng mục tiêu cuối cùng của ông vẫn là thực hiện Chủ nghĩa Cộng sản. | 1 | null |
Trận chiến Poimanenon hay còn gọi là Poemanenum diễn ra vào đầu năm 1224 (hoặc có thể là cuối năm 1223) giữa hai trong số các lãnh địa kế thừa của Đế quốc Đông La Mã, Đế quốc Latin và Đế quốc Nicaea của người Đông La Mã gốc Hy Lạp.
Kể từ sau hiệp ước Nymphaeum năm 1214, Đế quốc Latin kiểm soát các vùng tây bắc ven biển Tiểu Á, từ Nicomedia đến Adramyttium, cũng như đồng bằng Mysian. Năm 1222, người sáng lập ra Đế chế Nicaean, Theodore I Laskaris qua đời, và được kế vị bởi con trai ông, John III Doukas Vatatzes. Vấn đề kế vị trở thành cuộc tranh chấp với hai người em của Theodore, hoang thân Isaac và Alexios, những người đã giương cờ nổi dậy và yêu cầu sự trợ giúp từ hoàng đế Latin, Robert xứ Courtenay. Được sự trơ giúp của một đội quân Latin, họ dẫn quân đi chống lại Vatatzes. Quân đội hai bên đã gặp nhau tại Poimanenon, gần một nhà thờ dành riêng cho Michael Archangel. Trong trận chiến này, Vatatzes đã giành được một chiến thắng quyết định, trong khi đó hai hoàng thân bai trận đã bị bắt và bị chọc mù mắt vì tội phản loạn.
Chiến thắng này đã mở đường cho sự tái chinh phục hầu hết những tài sản của Nicaea ở châu Á. Bị đe dọa bởi cả Nicaea ở châu Á và Epirus ở châu Âu, hoàng đế Latin kêu gọi hòa bình, và một hiệp ước được ký kết vào năm 1225. Theo các điều khoản của nó, Đế quốc Latin từ bỏ tất cả các tài sản của họ ở châu Á, ngoại trừ bờ phía đông của eo biển Bosporus và thành phố Nicomedia với các khu vực xung quanh. | 1 | null |
Triệu Dịch Hoan (, sinh 29 tháng 10 năm 1987) là một nữ diễn viên, người mẫu người Trung Quốc.
Tiểu sử.
Triệu Dịch Hoan tốt nghiệp trường Đại học Thượng Hải và Cao đẳng Nghệ thuật Truyền hình. Cô từng tham gia đóng quảng cáo thương hiệu cho Coca-Cola, Mengiu, DQ, mỹ phẩm. Sau khi tốt nghiệp vào năm 2011, cô ký kết hợp đồng, chính thức bước vào ngành công nghiệp biểu diễn nghệ thuật. Sau đó, liên tiếp đóng vai chính và trở nên nổi tiếng qua các phim điện ảnh "Pubescence", "Youth Paradise Lost, Pubescence 3". Cô cũng được mời làm MC cho nhiều chương trình của Hồng Kông.
Giải thưởng.
Năm 2012: Giành giải 56 Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất | 1 | null |
Browning Hi-Power, hoặc Browning High-Power (tạm dịch sang tiếng Việt là Browning sức mạnh cao) là một loại súng lục, súng ngắn bán tự động được thiết kế bởi hai nhà thiết kế vũ khí nổi tiếng, một người Mỹ và một người Bỉ là John Browning và Dieudonné Saive. Mặc dù John Browning mất năm 1926 nhưng ông cũng đóng góp được phần nào cho sản phẩm này, súng lục này được bắt đầu thiết kế vào năm 1914 nhưng mãi đến năm 1935 nó mới thành công.
Súng này còn có tên nhiều tên gọi khác nhau như là Browning HP, P35, GP (ở nước Pháp gọi, viết tắt cho chữ "Grande Puissance") và BAP (có nghĩa là Browning Automatic Pistol).
Súng lục này có độ chính xác cao nếu có gắn giảm thanh hoặc không có, trong thời gian thế chiến thứ hai diễn ra thì nó là loại súng được nhiều lực lượng kháng chiến ưa chuộng vì nó có thể gắn giảm thanh, điều đó làm cho việc ám sát các sĩ quan Đức Quốc xã dễ dàng hơn. Browning Hi-Power là một trong những khẩu súng lục được sử dụng rộng rãi nhất thời đại, điều thú vị là nó được hơn 50 quốc gia trên thế giới mua và trao lại cho quân đội của họ sử dụng. | 1 | null |
Ngày xửa... ngày xưa là chương trình nhạc kịch thiếu nhi Việt Nam do Sân khấu kịch Idecaf phối hợp với Nhà hát Bến Thành thực hiện, bắt đầu sản xuất vào năm 2000 và được hợp tác với "Hãng phim Trẻ" và "Trung tâm băng đĩa Saigon Vafaco" phát hành để ra đĩa.
Chuyện thần tiên.
Ngoài ra Kịch Idecaf còn cho sản xuất thêm nhiều chương trình "Ngày Xửa Ngày Xưa - Phần II" với "Chuyện thần tiên" nhằm phục vụ cho các em thiếu nhi nhân dịp Giáng sinh, Giỗ tổ Hùng Vương, Tết, được lưu diễn trong vòng 15 ngày tại Nhà hát Bến Thành và Công viên Văn hóa Đầm Sen. Các tựa đề được biểu diễn như:
Đón nhận.
Ngày xửa ngày xưa 1 - Tấm Cám thành công rực rỡ, được duy trì hằng năm. Đến 2002, từ ngày xửa ngày xưa 3 - Dế Mèn phiêu lưu ký, ông Huỳnh Anh Tuấn bắt đầu thực hiện mỗi năm hai chương trình thiếu nhi này. Với Ngày xửa ngày xưa 5 - Cô Bé Lọ Lem được dàn dựng bằng kỹ thuật mới lạ hơn, thêm thắt vài yếu tố kỹ thuật... họ đã gây dựng được niềm tin dần dần.
Đến 2005, Ngày xửa ngày xưa lại tiếp tục phát triển và vui vẻ "rinh" luôn giải Cù Nèo Vàng của báo Tuổi Trẻ Cười cho Aladin và đủ thứ thần - chương trình diễn được 24 suất, phục vụ khoảng 24.000 lượt khán giả. Đến Ngày xửa ngày xưa 10 - Huyền thoại nữ thần Lee KimChi cho tết Trung Thu 2005, lại một lần nữa sốt vé. Đến tận ngày 16/9 mới công diễn nhưng đã hết sạch vé của 15 suất diễn.
Vở "Bạch Tuyết lạc 7 chú lùn" bán hết 27.000 vé, "Sơn Tinh - Thủy Tinh" sau đó cũng bán được khoảng 22.000 vé. Các chương trình sau đó cũng gây sốt vé, là điểm hẹn cho mọi người mỗi dịp hè về.
Vào năm 2022, sau hai năm phải hủy do ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 thì vở kịch thứ 33 của "Ngày xửa... ngày xưa" đã chính thức được tổ chức với 13 suất đầu tiên đều được bán sạch vé ngay trước ngày công chiếu. Theo thống kê, lượt truy cập vào trang web đặt trước lên tới hàng triệu lượt. | 1 | null |
Giuseppe Piero Grillo, được biết đến nhiều hơn với cái tên là Beppe Grillo, sinh ngày 21 tháng 7 năm 1948, là một diễn viên hài và diễn viên sân khấu người Ý. Ông đã làm việc trong rạp chiếu phim và truyền hình. Grillo có một blog riêng, nơi ông nói về năng lượng thay thế, toàn cầu hóa, và công nghệ. Các phiên bản của blog bằng tiếng Anh, Ý và Nhật Bản. Bài viết trong phiên bản tiếng Ý thường sẽ nhận được hàng ngàn ý kiến và trả lời từ những người. Blog của ông cũng là một trong 10 blog được xem nhiều nhất thế giới
Ông tham gia chính trị từ năm 2009 với tư cách là người đồng sáng lập (cùng với Gianroberto Casaleggio ) của đảng chính trị Phong trào Năm Sao của Ý . Grillo đã trở thành một trong những ví dụ nổi bật nhất của làn sóng dân túy phát sinh ở châu Âu trong những năm 2010
Đầu đời và sự nghiệp.
Grillo sinh tại Genoa , Liguria , vào ngày 21 tháng 7 năm 1948. Ông học kế toán nhưng chưa hoàn thành đại học. Sau khi tốt nghiệp trung học, anh tình cờ trở thành một diễn viên hài, diễn một đoạn độc thoại trong một buổi thử giọng. Hai tuần sau, anh được phát hiện bởi người dẫn chương trình truyền hình Ý Pippo Baudo . Grillo tham gia chương trình tạp kỹ Secondo Voi từ năm 1977 đến năm 1978. Năm 1979, anh tham gia vào công viên Luna của Enzo Trapani , và trong chương trình tạp kỹ Fantastico .
Trong những năm 1980, ông xuất hiện trong các chương trình Te la do io l'America (1982, bốn tập) và Te lo do io il Brasile (1984, sáu tập), trong đó ông kể lại kinh nghiệm của mình về những chuyến thăm Hoa Kỳ và Brazil. Điều này dẫn đến sự xuất hiện của anh ấy như là nhân vật chính của một chương trình khác, được phát triển đặc biệt cho anh ấy, được gọi là Grillometro ( Grillometer ). Năm 1986, ông xuất hiện trong một loạt quảng cáo giành giải thưởng cho một nhãn hiệu sữa chua.
Ngay sau đó, các buổi biểu diễn của anh bắt đầu có nội dung châm biếm chính trị làm mất lòng một số chính trị gia Ý. Năm 1986, trong chương trình truyền hình tối thứ bảy Fantastico 7 , ông đã tấn công Đảng Xã hội Ý và lãnh đạo của đảng này là Bettino Craxi , lúc đó là Thủ tướng Ý , nhân chuyến thăm của ông tới Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa). Do đó, Grillo đã bị trục xuất khỏi đài truyền hình thuộc sở hữu công. | 1 | null |
Áo chàm là một loại trang phục truyền thống của dân tộc Tày, Nùng, Thái và nhiều dân tộc khác trên vùng núi cao phía Bắc Việt Nam. Chàm chính là tên loại thực vật dùng nhuộm màu chàm rất đặc trưng cho loại áo này. Hiện nay, loại trang phục truyền thống này đang có nguy cơ mai một nghiêm trọng.
Sản xuất.
Để sản xuất những bộ áo chàm hay khăn vấn đầu, người Tày tự sản xuất vải hoặc mua vải tấm từ miền xuôi về cắt khâu thành bộ áo váy nữ và áo dài nam. tiếp theo, dùng cây chàm lấy trên rừng ngâm nước cho ra màu xanh đen. Dùng vôi đổ vào nước chàm khoắng để bột chàm lắng xuống đáy chậu rồi tiếp tục lấy bột này khoắng với tro bếp đến khi nước chàm lên men đỏ thì xong phần nước chàm. Lấy vải nhúng vào nhuộm rồi mang ra phơi, hôm sau lại lặp lại động tác nhúng và phơi khô liên tục đến khi trang phục có màu đen nhánh là được.. Về cơ bản, hầu hết áo chàm đều không có hoa văn như trang phục của các dân tộc thiểu số khác.
Để bảo quản, người ta thường gấp gọn vải chàm hay trang phục chàm vào hòm, ướp lá hắc hương cho thơm.
Sử dụng.
Bộ y phục cổ truyền của người Tày làm từ vải tự dệt, nhuộm chàm, không thêu thùa hay trang trí. Phụ nữ mặc váy hoặc quần với áo cánh ngắn ở bên trong và áo dài ở bên ngoài. Tùy theo địa hình sinh sống mà có nhóm mặc áo ngắn hơn một chút hay quấn khăn thành chóp nhọn trên đỉnh đầu. Nam giới Tày mặc áo cánh ngắn gọi là slửa cỏm (áo cỏm), áo dài, quần và giày vải. Áo cánh bốn thân là loại xẻ ngực, cổ tròn cao, không cầu vai, xẻ tà, cài cúc vải (thường bảy cái) và hai túi nhỏ phía dưới hai thân trước. Trong dịp tết, lễ, hội thì đàn ông mặc thêm áo dài xẻ nách phải,đơm cúc vải. Quần và khóa may cùng chất liệu vải chàm như áo, cắt kiểu quần đũng chéo,dài tới mắt cá chân, độ choãng vừa phải, có cạp rộng không luồn rút, khi mặc có dây buộc ngoài.
Đa dạng.
Ngoài áo váy họ còn sản xuất mặt chăn, dây dao, thắt lưng thổ cẩm với đường nét hoa văn cầu kỳ, sặc sỡ như: rồng, nhện, én, quả trám, cái cày, rùa, nhện, mặt trời, hoa…... Các phụ kiện này đòi hỏi các thiếu nữ Tày phải tự trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ, xe sợi để chất lượng vải tốt hơn. Vải sau khi ngâm cũng hoàn toàn bằng chàm và tạo các màu sắc khác biệt sẽ được may thành các phụ kiện thích hợp. Các cô gái miền cao cũng thường trồng bông để tự làm lõi chăn bông.
Người Tày còn có áo mớ ba, nón ba tầm giống như liền chị quan họ, mặc trong các ngày rằm, hay lễ tết. Các cô gái tặng dây dao cho người yêu để thể hiện tình cảm.
Ảnh hưởng văn nghệ.
Áo chàm ảnh hưởng mạnh trong văn học từ các tác phẩm cận và hiện đại, đặc biệt là các tác phẩm viết tại chiến khu Việt Bắc như Việt Bắc của Tố Hữu cho tới ca dao.
Trong âm nhạc, hình ảnh chiếc áo chàm đã trở nên bất hủ qua câu hát của Phạm Duy:
Mai một bản sắc.
Áo chàm cũng như nhiều các nét văn hóa các dân tộc Tày, Nùng, Thái đang trong tình trạng mai một nghiêm trọng. Những năm 1966 do làm ruộng đồng, nương rẫy vướng víu, các cô gái Tày chuyển sang mặc áo cỏm và váy ngắn. Hậu quả là thiếu nữ Tày bây giờ không biết làm áo chàm, dệt mặt chăn, dây dao thổ cẩm... không biết cách mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình và thậm chí từ chối mặc trang phục chàm vì...không hợp mốt, vì mất thời gian…. Hiện nay,trừ các người già ra thì các thanh niên mặc áo chàm như một thủ tục. Thiếu nữ Tày ra khỏi làng mặc các loại trang phục hiện đại như quần bò.
Xem thêm.
Phim tài liệu về cách nhuộm áo chàm | 1 | null |
Tàu tên lửa project 183R lớp Komar được Liên Xô thiết kế và đóng trong những năm 1950 -1960, dành cho nhiệm vụ duy nhất tấn công tiêu diệt chiến hạm bằng tên lửa hành trình chống tàu. Đây là tàu tên lửa đầu tiên trên thế giới và cũng là tàu tên lửa đầu tiên mà Hải quân nhân dân Việt Nam được tiếp nhận .
Thiết kế.
Tàu có lượng giãn nước 61,5 tấn(tiêu chuẩn), 66,5 tấn (đầy tải), dài 25,4m, thủy thủ đoàn 17 người (3 sĩ quan). Tàu trang bị động cơ diesel tốc độ tối đa 44 hải lý/giờ.
Tàu Komar được trang bị với hai ống phóng ngư lôi 533 mm hoặc 2 tên lửa hành trình đối hạm P-15 Termit (NATO gọi là SS-N-2A Styx), một tháp pháo 2 nòng cỡ 25mm (1.000 viên đạn), radar MR-331. Tên lửa có thân hình trụ, mũi hình tròn, giữa thân có 2 cánh tam giác lớn và 3 cánh lái ở đuôi.Các thiết bị điện tử trong tên lửa dựa trên thiết kế tín hiệu đơn giản với cảm biến radar hình nón . Tàu có thể phóng tên lửa trong điều kiện sóng biển cấp 4. Khi phóng tên lửa, tàu Komar phải chạy tốc độ trên 15 hải lý/giờ.
Trước khi phóng, đài radar MR-331 sẽ quét, khóa mục tiêu. Ở pha giữa, tên lửa hành trình bay tự động (cách mặt biển 100-300m), pha cuối, cách mục tiêu 11 km, cảm biến radar kích hoạt từ tìm mục tiêu tấn công. Với đầu đạn hình phễu nặng gần 500 kg, P-15 Termit có khả năng đánh chìm tàu chiến cỡ lớn. Trong tác chiến, tàu Komar có thể độc lập hoặc đi theo đội hình cùng tấn công mục tiêu lớn với sự yểm trợ không quân, không ở lại trên biển hơn một ngày hoặc lâu hơn tránh thời tiết xấu.
Sử dụng trên thế giới.
Tổng cộng có 112 tàu tên lửa Komar được hạ thủy và hoạt động trong Hải quân Liên Xô và đồng minh .
Một số trận đánh.
Năm 1967, tàu tên lửa Project 183R Komar của Hải quân Ai Cập đã đánh chìm tàu chiến Eilat của Hải quân Israel. Sự kiện này gây ra cú sốc trên thế giới khi một tàu chiến dài gần 100m, lượng giãn nước gần 2.000 tấn bị đánh chìm bởi tàu nhỏ hơn nhiều lần.
Năm 1971, Trong cuộc chiến giữ Ấn Độ - Pakistan, 2 tàu tên lửa cỡ nhỏ của Ấn Độ đã phóng 4 quả P-15 Termit đánh chìm một tàu quét mìn và một tàu khu trục lượng giãn nước 3.290 tấn của Hải quân Pakistan.
Sử dụng tại Việt Nam.
Tháng 12 năm 1972, Quân đội nhân dân Việt Nam được tiếp nhận 4 tàu chiến cỡ nhỏ project 183R lớp Komar từ Liên Xô nhằm phục vụ cho cuộc chiến với Mỹ. Toàn bộ tàu được biên chế vào Tiểu đoàn 136, Trung đoàn 172 (sau này là Lữ đoàn 172). Đây là những tàu tên lửa đầu tiên của Hải quân Việt Nam.
Ngay trong năm này, tình báo Mỹ nhanh chóng xác định việc Liên Xô trang bị loại tàu tên lửa nguy hiểm này cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Quân đội Mỹ lo ngại về sự an toàn của các chiến hạm của mình đang hoạt động trên Vịnh Bắc Bộ để trinh sát miền Bắc Việt Nam. | 1 | null |
AK-230 là một loại pháo hải quân của Liên Xô. Nó gồm 2 nòng pháo cỡ 30 mm được dẫn bắn bằng radar. Chức năng chính của nó là chống máy bay. AK 230 được thiết kế trong những năm 1950 đầu tiên được trang bị cho tàu mang tên lửa lớp Osa và tàu ngư lôi lớp Shershen vào năm 1969. Có 1450 khẩu được sản xuất tại Liên Xô và khoảng 300 đã được sản xuất ở Trung Quốc với tên gọi Type 69. | 1 | null |
Chillicothe là một thành phố thuộc quận Ross, tiểu bang Ohio, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của thành phố này là 21901 người.
Nằm dọc theo sông Scioto 45 dặm về phía nam của Columbus, Chillicothe là thủ phủ đầu tiên và thứ ba của Ohio.
Đây là thành phố duy nhất ở quận Ross và là trung tâm của Khu vực thống kê Vùng đô thị Chillicothe (theo định nghĩa của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2003). Chillicothe là một thành phố Tree được chỉ định bởi Tổ chức National Arbor Day. | 1 | null |
Empire là một làng thuộc quận Jefferson, tiểu bang Ohio, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của làng này là 299 người.
Lịch sử.
Empire từng được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau trong suốt nhiều năm như Shanghai, McCoy's Station, Olive City, và Empire. Một bưu điện với tên gọi Empire đã đi vào hoạt động vào năm 1886. Empire đựoc hợp nhất thành 1 làng vào năm 1897. | 1 | null |
Lincoln Heights là một làng thuộc quận Hamilton, tiểu bang Ohio, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của làng này là 3286 người.
Lịch sử.
Lincoln Heights thành lập vào thập niên 1920 bởi các nhà phát triển bất động sản, như một vùng ngoại ô dành cho những chủ nhà người da đen làm việc trong các khu công nghiệp gần đó. Ban đầu nó là một khu vực chưa hợp nhất không có đồn cảnh sát, đội cứu hỏa, đèn đường hay bất kỳ con đường trải nhựa nào. Vào thời điểm đó, chỉ một số ngôi nhà có điện. Nhiều gia đình da đen đã mua nhà trong cộng đồng vì luật phân vùng và vạch chia ranh giới ngăn họ mua tài sản ở các cộng đồng khác.
Nỗ lực hợp nhất.
Nỗ lực thành lập công ty đầu tiên diễn ra vào năm 1939; động cơ là để cư dân có thể thiết lập các dịch vụ trong thành phố của riêng họ. Cư dân Lockland phản đối đề xuất hợp nhất Lincoln Heights vì họ sợ khu thương mại của Lincoln Heights có thể cạnh tranh với khu thương mại của mình, vì vậy họ đã đệ đơn phản đối vài phút trước thời hạn nộp hồ sơ. Đây là khởi đầu của một loạt sự chậm trễ.
Kitty Morgan của "Tạp chí Cincinnati" đã viết rằng Quận Hamilton và chính quyền bang "không có thiện cảm" với nỗ lực hợp nhất. Người quản lý của Wright Aeronautical Plant, nằm trên khu đất mà cư dân Lincoln Heights muốn kết hợp, cũng đã đệ đơn phản đối vì ông không muốn nhà máy nằm trong khu đô thị đa số là người da đen. Các cộng đồng của Woodlawn, và sau đó là Evendale được hợp nhất mặc dù đơn đăng ký của Lincoln Heights liên tục bị trì hoãn. Họ lần lượt chiếm các phần phía tây và phía đông lãnh thổ được cho là ở Lincoln Heights, phần sau có nhà máy hàng không (nay là nhà máy GE Aviation Evendale). Những người cố gắng thành lập Lincoln Heights đã thất bại trong việc thách thức công ty Evendale trước tòa.
Các cử tri đã chấp thuận sát sao việc sát nhập Lincoln Heights trong một cuộc bầu cử đặc biệt vào ngày 18 tháng 6 năm 1941. Vào thời điểm đó, người Mỹ gốc Phi chiếm 98% cư dân của cộng đồng. Năm 1946, Hạt Hamilton cho phép Lincoln Heights kết hợp với 10% diện tích của đề xuất ban đầu. Nó không có cơ sở thuế công nghiệp vì không có nhà máy hoặc nhà máy lớn trong giới hạn thành phố. Henry Louis Taylor là một giáo sư quy hoạch vùng và đô thị của Đại học Buffalo, ông là người đã viết luận văn về Lincoln Heights, tuyên bố rằng điều này khiến Lincoln Heights dễ gặp phải các vấn đề kinh tế trong tương lai.
Lịch sử tiếp theo.
Morgan viết rằng "halcyon days" của Lincoln Heights là giai đoạn sau Chiến tranh thế giới thứ hai cho đến những năm 1960. Vào thời điểm thành lập, đây là đô thị da đen duy nhất ở phía bắc của ranh giới Mason-Dixon, khiến Thống đốc New York là Thomas E. Dewey đã thiết lập một chuyến tham quan đến Lincoln Heights, mời cư dân thành phố New York tham gia. Vào giữa thế kỷ 20, nhiều cư dân Lincoln Heights đã làm việc tại Nhà máy Hàng không Wright và một nhà máy hóa chất gần đó.
Vào thập niên1970, Lincoln Heights có 6.099 cư dân. Trong thập niên 1970 và 1980, nhiều nhà máy bắt đầu đóng cửa và cơ sở thuế của thành phố giảm, gây khó khăn cho việc thiết lập các chương trình cộng đồng. Cư dân trở nên khó tìm việc làm và nhiều cư dân đã theo học các trường đại học ở xa và không bao giờ quay trở lại thành phố. Đến năm 1990, số lượng cư dân ở Lincoln Heights đã giảm xuống còn 4.805. Con số này tiếp tục giảm xuống còn 4.113 người vào năm 2000. Năm 2000 "Tạp chí Cincinnati" đã xếp hạng Lincoln Heights ở vị trí cuối cùng, #84, trong "Những nơi tốt nhất để sống", một bảng xếp hạng các cộng đồng trong khu vực Cincinnati.
Tính đến năm 2001, cộng đồng vẫn có nhiều cư dân lâu năm; nhiều người ở lại thành phố đã không thể rời khỏi Lincoln Heights. Năm đó, giám đốc phát triển kinh tế của Lincoln Heights là Claude Audley, nói rằng ông đã nhận được điện thoại từ những người bày tỏ mong muốn quay trở lại Lincoln Heights.
Từ năm 2007 đến 2013, giá trị của những ngôi nhà ở Lincoln Heights đã giảm 76,4%. Trong cùng thời gian, giá trị nhà ở tại Indian Hill lân cận lại tăng 27,7%.
Vào năm 2013, dân số đã giảm xuống còn 3.367. Do đó, từ năm 1970 đến 2013, dân số đã giảm 45%. Dân số ở Blue Ash gần đó đã tăng 46% trong khung thời gian đó.
Chính phủ và cơ sở hạ tầng.
Ngôi làng duy trì đội cứu hỏa riêng. Kể từ năm 2015, Văn phòng Cảnh sát trưởng Ohio, Hạt Hamilton, cung cấp dịch vụ cảnh sát, tuần tra Lincoln Heights với tám sĩ quan. Ngôi làng trả 773.000 đô la hàng năm cho bảo hiểm này.
Trước đây, ngôi làng có sở cảnh sát riêng. Tính đến năm 2014, sở có tám sĩ quan cảnh sát chuyên trách, bảy sĩ quan bán thời gian và bốn sĩ quan phụ trợ, hoặc những công dân làm việc một ngày mỗi tuần để hỗ trợ các sĩ quan cảnh sát. Năm đó, ngân sách hàng năm của sở cảnh sát là $864,000.
Tội phạm.
Hoạt động phân phối ma túy bất hợp pháp xảy ra ở Lincoln heights vào thập niên 2000, và 2010. Vào năm 2014, Cảnh sát trưởng Lincoln Heights là Conroy Chance tuyên bố các loại thuốc bất hợp pháp phổ biến nhất là crack cocaine và cần sa trước năm 2012, nhưng các loại thuốc ưa thích đã chuyển sang heroin vào năm đó.
Vào năm 2010, Quan Truong và Jennifer Baker của "The Cincinnati Enquirer" tuyên bố Lincoln Heights có tiền sử phạm tội bạo lực, điều mà Lincoln Heights cảm thấy như "bệnh dịch".
Vào khoảng thập niên 2010, Lincoln Heights thường xảy ra khoảng một hoặc hai vụ xả súng mỗi năm.
Vào năm 1993 và 2001, đã xảy ra các vụ xe cảnh sát Lincoln Heights bị phóng hỏa. Một người đàn ông đã xông vào đồn cảnh sát Lincoln Heights để phóng hỏa vào năm 1998, gây thiệt hại khoảng 100.000 USD. Những người này đã bắn vỡ cửa sổ của hội trường làng và bắn vào xe cảnh sát trong cùng một buổi tối.
Vào tháng 6 năm 2001, chính quyền buộc tội Stan Fitzpatrick, 33 tuổi, đã sát hại nhà hoạt động cộng đồng Elton "Arybie" Rose sau khi giết bạn gái của Fitzpatrick và con gái của bạn gái.
Vào mùa hè năm 2010, một người đàn ông đã bắn đạn vào cảnh sát Sharonville, lúc đó đang đuổi theo hai nghi phạm ở Lincoln Heights. Vào tháng 9 năm 2010, những người đàn ông với vũ khí bán tự động đã bắn vào một chiếc xe cảnh sát Woodlawn.
Năm 2012 có bốn vụ xả súng, trong đó có một vụ giết người và năm 2013 có chín vụ vụ xả súng, với bốn trong số đó là vụ giết người.
Vào tháng 5 năm 2014, một lực lượng đặc nhiệm chung bao gồm Cục Điều tra Hình sự Ohio, Sở cảnh sát quận, Sở Cảnh sát Cincinnati và Sở Cảnh sát Woodlawn được thành lập để giảm thiểu bạo lực bắt nguồn từ các vấn đề về ma túy bất hợp pháp.
Vào năm 2014, Chance tuyên bố rằng do tính chất của tội phạm ở Lincoln Heights, "chúng tôi khống chê theo cách mà chính quyền thành phố lớn quản lý." Kể từ đó, sở cảnh sát Lincoln Heights đã bị giải tán. | 1 | null |
Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (MILF) (tiếng Ả Rập: جبهة تحرير مورو الإسلامية, "Jabhat Tahrir Mooroo al-Islamiyyah") là một nhóm theo chủ nghĩa Hồi giáo ở miền nam Philippines. Các thành viên của nhóm này hầu hết hoạt động tại vùng "Bangsamoro" gồm một phần đảo Mindanao, quần đảo Sulu, Palawan, Basilan và các hòn đảo lân cận khác.
Lịch sử.
Mặt trận Giải phóng Dân tộc Moro (MNLF) là một tổ chức theo chủ nghĩa Hồi giáo được thành lập vào thập niên 1960 sau thảm sát Jabidah, mục đích của tổ chức này là đòi quyền tự trị lớn hơn cho khu vực Bangsamoro ở miền nam Philippines. MNLF đã sử dụng các cuộc tấn công khủng bố để đạt được mục tiêu của họ. Chính quyền trung ương ở Manila đã đưa quân đến miền Nam Philippines để kiểm soát tình hình nổi dậy. Năm 1976, nhà lãnh đạo Lybia Muammar Gaddafi đã làm trung gian đàn phán giữa chính phủ Philippine và lãnh đạo của MNLF là Nur Misuari, dẫn đến việc ký kết Hiệp định Tripoli MNLF-GRPH vào năm 1976 mà theo đó MNLF chấp thuận đề nghị của chính phủ Philippines về quyền bán tự trị cho khu vực.
Việc ký kết hiệp định này đã gây ra rạn nứt nghiêm trọng trong giới lãnh đạo MNLF, dẫn đến việc hình thành một nhóm ly khai vào năm 1977 của Hashim Salamat và 57 chỉ huy trong MNLF. Nhóm này ban đầu được gọi là "Lãnh đạo Mới". Misuari đã trục xuất Salamat vào tháng 12 năm 1977, sau đó Salamat chuyển trụ sở tổ chức của mình đến Cairo, Ai Cập và đến năm 1980 thì chuyển đến Lahore, Pakistan, và tại đây họ tiến hành các hoạt động ngoại giao. Tổ chức này chính thức thành lập vào năm 1984 với tên gọi Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro. Muammar Gaddafi trở thành một người ủng hộ lâu dài của MILF sau khi tổ chức này xuất hiện.
Vào tháng 1 năm 1987, MNLF chấp thuận đề nghị bán tự trị của chính phủ Philippines cho khu vực Bangsamoro tranh chấp, dẫn đến việc thành lập Khu tự trị Hồi giáo Mindanao sau đó. Tuy nhiên, MILF đã từ chối chấp thuận đề nghị này và tiếp tục các hoạt động nổi dậy của họ. Chính phủ Manila và MILF đã ký kết một thảo thuận dừng toàn bộ chiến sự vào tháng 7 năm 1997 song thỏa thuận đã bị quân đội Philippines bãi bỏ vào năm 2000 trong thời gian cầm quyền của Tổng thống Joseph Estrada. Để đáp lại, MILF tuyên bố một cuộc thánh chiến chống lại chính phủ, cùng công dân và những người ủng hộ chính phủ. Trong thời gian cầm quyền của Tổng thống Gloria Arroyo, chính phủ trung ương đã tiến tới một thỏa thuận ngừng bắn với MILF và nối lại các cuộc đàm phán hòa bình.
Mặc dù đã có các cuộc đàm phán và thỏa thuận ngừng bắn, MILF vẫn tấn công quân đội chính phủ ở Maguindanao dẫn đến ít nhất 23 trường hợp thiệt mạng trong tháng 1 năm 2005. Quân MILF và Abu Sayyaf đã tham gia vào những trận chiến ác liệt, trong đó quân đội chính phủ đã phải sử dụng pháo hạng nặng để tấn công phiến quân.
Chính phủ Philippines quy kết các thành viên MILF là thủ phạm trong vụ đánh bom sân bay Davao năm 2003, điều này đã làm dấy lên các ý kiến cho rằng các cuộc đàm phán hòa bình sẽ không thể mang đến hòa bình cho Mindanao nếu như MILF không thể kiểm soát các hành động của họ. MILF đã bác bỏ việc họ có liên hệ với nhóm khủng bố Jemaah Islamiyah, mặc dù Jemaah Islamiyah được cho là đã cung cấp cho MILF các tiện nghi đào tạo trong khu vực tổ chức này kiểm soát. MILF cũng tiếp tục phủ nhận rằng họ có mối quan hệ với Al-Qaeda, mặc dù thừa nhận có gửi khoảng 600 tình nguyện viên đến các trại huấn luyện của Al-Qaeda tại Afghanistan và rằng Osama Bin Laden đã gửi tiền đến Philippines, song nhóm này phủ nhận việc đã trực tiếp nhận bất kì khoản tiền nào.
Từ ngày 28 tháng 6 đến 6 tháng 7 năm 2006, đã có tường thuật về xung đột giữa MILF và các tình nguyện viên dân sự có vũ trang của tỉnh trưởng tỉnh Maguindanao Andal Ampatuan, Sr. được quân đội Philippines ủng hộ. Các cuộc giao tranh bắt đầu khi tỉnh trưởng Ampatuan quy trách nhiệm cho MILF trong một vụ tấn công đánh bom vào ngày 23 tháng 6 nhằm vào đoàn xe hộ tống của ông, sát hại 5 người trong đoàn. MILF phủ nhận mình có liên quan song Ampatuan đã cử cảnh sát và các tình nguyện viên dân sự đến bắt giữ các thành viên của MILF có liên hệ với vụ tấn công. Bốn nghìn gia đình được tường thuật là đã phải sơ tán do giao chiến và cuộc xung đột chấm dứt bằng một thỏa thuận ngừng bắn được ký kết vào ngày 10-11 tháng 7 cùng năm.
Tháng 3 năm 2007, chính phủ Philippines đã đề nghị công nhận quyền tự quyết của người Moro, một việc chưa từng được thực hiện trong ba thập niên xung đột.
Tuy nhiên vào ngày 12 tháng 7 năm 2007, các chiến binh Hồi giáo tại đảo Basilan ở miền Nam Philippines đã sát hại 14 thủy quân lục chiến, trong đó 11 người bị chặt đầu, còn 9 thủy quân lục chiến khác bị thương và 4 phiến quân bị giết. Cuộc giao tranh xảy ra khi các binh sĩ thủy quân lục chiến đang tìm kiếm linh mục người Ý Giancarlo Bossi bị bắt cóc từ ngày 10 tháng 6 năm 2007. Một chỉ huy của MILF đã xác nhận rằng một số thành viên của tổ chức đã tham gia vào trận đấu súng, bất chấp việc đã có thỏa thuận hòa bình với chính phủ Philippine. Mohagher Iqbal, nhà đàm phán trưởng của MILF, đã phủ nhận việc tổ chức chức của ông phải chịu trách nhiệm cho các vụ chặt đầu và bắt cóc linh mục. Ngày 19 tháng 7 năm 2007, mặc dù không có tiền chuộc, Giancarlo Bossi đã được trả tự do. Nhà chức trách Philippines đã mô tả những kẻ bắt cóc ông là những thành viên của Abu Sayyaf. Các cơ quan chính phủ quy trách nhiệm cho một chỉ huy phản bội của MILF trong vụ bắt cóc.
Ngày 7 tháng 10 năm 2012, Tổng thống Benigno Aquino đã công bố một hiệp định hòa bình với MILF và nói rằng "Hiệp định khung này sẽ mở đường cho một nền hòa bình cuối cùng và lâu dài ở Mindanao,". Phó chủ tịch của MILF là Ghazali Jaafar được trích lời nói rằng "Chúng tôi rất hài lòng. Chúng tôi cảm ơn Tổng thống về điều này." Hiệp định tự trị sẽ được thực hiện dần dần và cũng sẽ đổi tên khu vực tự trị thành Bangsamoro theo tên người Moro.
Liên kết ngoài.
[[Thể loại:Tổ chức thành lập năm 1981]]
[[Thể loại:Tổ chức du kích]]
[[Thể loại:Quân nổi dậy]]
[[Thể loại:Tổ chức ly khai]]
[[Thể loại:Nhóm theo chủ nghĩa Hồi giáo]]
[[Thể loại:Hồi giáo tại Philippines]] | 1 | null |
Abu Sayyaf (; , ASG) là chi nhánh Đông Á của Tổ chức khủng bố IS, một trong các nhóm quân sự Hồi giáo dòng Sunni đặt căn cứ tại Jolo và Basilan, miền Tây Philippines. Abu Sayyaf là tổ chức nhận được sự tham gia đông đảo của người Moro với hy vọng giành độc lập trong suốt 30 năm. Tên của nhóm bắt nguồn từ tiếng Ả Rập ابو, "abu" ("bố của") và "sayyaf" ("đúc kiếm"). Nhóm này tự gọi mình là "Al-Harakat Al-Islamiyya" hay "Phong trào Hồi giáo".
Kể từ khi thành lập vào đầu thập niên 1990, nhóm Abu Sayyaf đã thực hiện các vụ đánh bom, bắt cóc, ám sát và tống tiền trong những gì mà họ mô tả là cuộc chiến để lập ra một địa phận Hồi giáo độc lập tại Philippines.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa Abu Sayyaf vào danh sách các nhóm khủng bố. Năm 2002, chống lại Abu Sayyaf trở thành một nhiệm vụ trong Chiến dịch Tự do Vĩnh viễn của Hoa Kỳ và là một phần trong Chiến tranh chống khủng bố của Hoa Kỳ. | 1 | null |
Hoàng Thúc Trâm (1902 - 1977), bút danh Hoa Bằng, Sơn Tùng, Song Côi; là nhà nghiên cứu văn học và sử học Việt Nam.
Tiểu sử.
Ông sinh năm Nhâm Dần (1902) tại làng Hạ Yên Quyết (về sau gọi là làng Cót), phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội).
Cha là Hoàng Thúc Hội (1870 - 1938), hiệu "Cúc Hương", đỗ Cử nhân khoa Bính Ngọ (1906), nhưng không ra làm quan. Sinh thời, đạo đức và tài văn chương của Hoàng Thúc Hội được nhiều sĩ phu kính trọng.
Lớn lên, Hoàng Thúc Trâm có được một số vốn Hán học uyên thâm và các tri thức lịch sử sâu rộng, chủ yếu là nhờ sự tự học của mình .
Từ những năm 1920, bút hiệu Hoa Bằng (bút hiệu chính của ông) đã lần lượt xuất hiện trên các báo, như "Nước Nam, Thế giới, Tân văn, Tiểu Thuyết thứ Bảy, Tri tân, Thực nghiệp dân báo, Trung Bắc tân văn, Thanh Nghị"... (ở Hà Nội), "Tân văn, Thế giới" (ở Sài Gòn), v.v...Đặc biệt là trên tờ "Tri tân" mà ông là Chủ bút, ông đã để lại ngót trăm bài viết về văn học, sử học.
Từ Cách mạng tháng Tám (1945) cho đến khi Kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) kết thúc, ông ở lại Hà Nội tiếp tục làm báo và viết sách.
Sau đó, ông lần lượt công tác tại Ban Văn sử địa, Viện Sử học, và cuối cùng là ở Ban Hán Nôm thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam. Trong khoảng thời gian ấy, ông có trên 30 luận văn in ở các tạp chí "Nghiên cứu văn sử địa, Nghiên cứu văn học, Nghiên cứu lịch sử"...Vì những công trình rất có giá trị ấy, ông được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam và Hội sử học...
Ngày 16 tháng 2 năm Đinh Tỵ (5 tháng 3 năm 1977), nhà nghiên cứu Hoàng Thúc Trâm từ trần, hưởng thọ 75 tuổi.
Tác phẩm.
Theo "Từ điển văn học" (bộ mới), tác phẩm của Hoa Bằng (Hoàng Thúc Trâm) hiện có:
Về dịch thuật.
Ngoài ra ông còn dịch chung với nhiều người khác trong các tập "Thơ Đường, Thơ Lục Du, Thơ Tống, Thơ Cao Bá Quát; và các pho sử lớn: "Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, Đại Nam thực lục, Lịch triều hiến chương loại chí"...
Ghi nhận công lao.
Trước sau trên 50 năm cầm bút, bằng niềm say mê và với một phương pháp nghiên cứu nghiêm túc, thận trọng; Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm đã có những đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Hai công trình nổi bật của ông đó là "Quang Trung - Anh hùng dân tộc" và "Hồ Xuân Hương, nhà thơ cách mạng". Cho đến nay, có nhiều luận điểm trong hai cuốn ấy vẫn còn giữ nguyên giá trị, và qua đó cũng đã cho thấy cách nhìn khá cấp tiến của ông so với thời đại .
Ghi nhận công lao của Hoàng Thúc Trâm, ở quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội có phố "Hoa Bằng", và quận Hải Châu (thành phố Đà Nẵng) có con đường mang tên "Hoàng Thúc Trâm". | 1 | null |
Hoàng Thúc Hội (1870 - 1938), hiệu Cúc Hương, tự Gia Phủ; là một nhà thơ, nhà văn Việt Nam thời Pháp thuộc.
Tiểu sử.
Ông sinh năm Canh Ngọ (1870) tại làng Hạ Yên Quyết (về sau gọi là làng Cót), phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội).
Năm Bính Ngọ (1906), ông thi đỗ Cử nhân, nhưng không ra làm quan.
Năm 1932, đền Hai Bà Trưng (Hà Nội) trùng tu. Dịp này, báo "Trung Bắc tân văn" mở cuộc thi thơ để kỷ niệm. Sau đó, bài của ông đã trúng giải nhất, và được khắc vào bia đá nơi đền thờ ấy.
Ông mất năm Mậu Dần (1938), hưởng thọ 68 tuổi. Sinh thời, đạo đức và tài văn chương của ông được nhiều sĩ phu kính trọng .
Con ông là Hoàng Thúc Trâm (1902 - 1977), cũng là một người có tiếng trong sử học và văn học Việt.
Tác phẩm.
Tác phẩm của Hoàng Thúc Hội có:
Thơ vịnh Hai Bà Trưng.
Dưới đây là bài thơ đã đạt giải vừa nói trên: | 1 | null |
Khởi nghĩa Warszawa () là một cuộc nổi dậy diễn ra trong thế chiến thứ hai do lực lượng kháng chiến Ba Lan Armia Krajowa (AK) tiến hành để giải phóng Warszawa từ tay Đức Quốc xã. Cuộc nổi dậy được tiến hành nhằm vào thời điểm quân đội Xô-viết đang tấn công tiếp cận tuyến sông Wisla. Theo nhận định của những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa này, trước sức ép của quân đội Liên Xô, quân Đức sẽ buộc phải rút chạy. Tuy nhiên, quân đội Đức Quốc xã không những không bỏ Warszawa mà còn tập trung về đây 5 sư đoàn xe tăng và các sư đoàn bộ binh mạnh cùng nhiều đơn vị cơ giới SS, cảnh vệ, cảnh sát và quân lê dương. Một mặt, các sư đoàn xe tăng Đức đã chặn đứng cuộc tấn công của xe tăng Liên Xô ở bờ Đông sông Wisla, phong tỏa các đầu cầu, buộc quân Liên Xô phải dừng lại. Mặt khác, các lực lượng SS và cơ giới Đức dưới quyền chỉ huy của tướng SS gốc Ba Lan Erich von dem Bach-Zelewski đã tập hợp đủ lực lượng đánh bại quân khởi nghĩa Ba Lan, tàn sát thường dân Ba Lan. Liên Xô và các đồng minh Anh, Hoa Kỳ đã tổ chức cầu hàng không để tiếp tế cho những người khởi nghĩa và dùng không quân để yếm hộ cho họ. Tuy nhiên, các hoạt động đường không đã không thể xoay chuyển được tình thế trên mặt đất.
Diễn biến.
Trong thời gian quân đội Liên Xô đang chiến đấu trên các bàn đạp ở sông Wisla, ngày 1 tháng 8 năm 1944 quân kháng chiến Ba Lan thuộc lực lượng "Armia Krajowa" đã tiến hành khởi nghĩa ở thành phố Warszawa hưởng ứng theo phong trào khởi nghĩa thuộc Chiến dịch Giông tố. Một trong các mục đích của lực lượng "Armia Krajowa" trong việc giải phóng Warszawa là chứng tỏ tính hợp pháp của chính phủ lưu vong Ba Lan trong cuộc chiến giải phóng dân tộc cũng như hy vọng giành được sự công nhận về mặt chính trị của Liên Xô. "Armia Krajowa" cũng hy vọng quân đội Liên Xô - vì cần Warszawa làm bàn đạp cho các cuộc tấn công tiếp theo - sẽ giúp đỡ họ giải phóng thủ đô Ba Lan. Ngày 25 tháng 7, khi Tập đoàn quân xe tăng 2 (Liên Xô) còn cách quận Praga hơn 20 km về phía đông nam và phải đối phó với các đòn phản kích ngày càng mạnh hơn của các sư đoàn xe tăng Đức thì tướng Tadeusz Bór-Komorowski, Tổng chỉ huy "Armija Krajowa" tại Warszawa đã phớt lờ cảnh báo của Bộ chỉ huy tối cao quân đồng minh Anh - Mỹ tại châu Âu rằng họ không thể trông đợi vào sự giúp đỡ của người Anh. Ông báo tin cho Chính phủ Ba Lan lưu vong tại London:
Do sợ bị "chậm chân" nên Bộ chỉ huy "Armia Krajowa" tổ chức cuộc khởi nghĩa một cách vội vã. Vì vậy, thời điểm cuộc khởi nghĩa nổ ra không thống nhất, công tác bảo mật cũng rất kém cỏi khiến tính chất bất ngờ của cuộc khởi nghĩa bị mất. Nhiều binh sĩ của "Armia Krajowa" phải tự đi tìm người chỉ huy của mình. Đến lượt họ, những chỉ huy này cũng không nắm được địa điểm đặt các kho vũ khí, trang bị. Đến hết ngày đầu tiên, mới chỉ có 3.500 chiến binh trong tổng số 16.000 chiến binh của "Armia Krajowa" được trang bị vũ khí bộ binh cá nhân. Điều đó làm cho các cuộc tấn công diễn ra với cường độ yếu ớt. Quân Đức tại Warszawa vẫn chiếm giữ được các trung tâm thông tin, các đầu mối giao thông, các sở chỉ huy và các trung tâm năng lượng chủ chốt.
Kế hoạch của Bộ tham mưu quân đội Krajowa do tướng Bór-Komorowski dự kiến chỉ sử dụng lực lượng Armia Krajowa đánh chiếm các mục tiêu trọng yếu trong thành phố, sau đó tổ chức phòng thủ và "ngồi chờ" quân đội Liên Xô kéo vào. Nhưng tin tức về cuộc khởi nghĩa sắp nổ ra đã lan đi khắp hang cùng ngõ hẻm của Warszawa khiến cho hầu như toàn thể người dân Ba Lan còn sinh sống tại Warszawa đều tự nguyện tham gia vào cuộc khởi nghĩa này. Quy mô của nó vượt ra ngoài dự tính của tướng Bór-Komorowski và chính phủ lưu vong Ba Lan ở London. Hàng nghìn người Ba Lan xếp hàng tại các điểm đóng quân của các chi đội "Armia Krajowa" để chờ được phân phát vũ khí. Hàng vạn người Ba Lan đã tự nguyện xây dựng các chiến lũy, đặt các chướng ngại vật trên các tuyến phố, tổ chức tiếp tế hậu cần cho các chi đội "Armia Krajowa". Người dân Warszawa nhân cơ hội này đã trút mọi căm thù của mình tích tụ từ năm 1939 đến nay lên đầu quân phái xít chiếm đóng. Mặc dù trong lời kêu gọi của tướng Bór-Komorowski không hề nhắc đến sự giúp đỡ của người Nga nhưng người dân Ba Lan vẫn tin rằng quân đội Liên Xô sẽ đến giúp đỡ họ.
Ngày 2 tháng 8, Nguyên soái K. K. Rokossowski nhận được tin tức từ trinh sát báo cáo về cuộc nổi dậy ở Warszawa nhưng không nắm được các diễn biến cụ thể. Ông liên lạc với những người của Ủy ban giải phóng dân tộc Ba Lan (', PKWN), bộ chỉ huy Quân đội Nhân dân Ba Lan (', LWP)và Mặt trận nhân dân yêu nước (', KRN) nhưng họ đều không biết gì về kế hoạch khởi nghĩa của "Armia Krajowa". Tuy nhiên, khi đông đảo nhân dân Warszawa đã đứng lên khởi nghĩa thì Bộ chỉ huy quân đội nhân dân Ba Lan hoạt động bí mật tại Warszawa đã chủ động bắt liên lạc với "Armia Krajowa" và tự đặt mình dưới quyền chỉ huy của "Armija Krajowa" nhưng đáp lại họ là sự cự tuyệt của tướng Bór-Komorowski. Bộ tư lệnh Phương diện quân Belorussia 1 cũng cố sức để bắt liên lạc với những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nhưng các bức điện của nguyên soái Rokossowski gửi cho tướng Bór-Komorowski đều không được hồi đáp. Không những thế, tướng Bór-Komorowski còn nghiêm cấm cấp dưới tiếp xúc với các tổ chức cánh tả chống phát xít ở Ba Lan. Ông ta muốn một mình giành lấy thắng lợi của cuộc khởi nghĩa này.
Trong khi tình hình mặt trận sông Wisla đang diễn biến hết sức phức tạp thì cuộc khởi nghĩa Warszawa đã nổ ra một cách bất ngờ với quân đội Liên Xô nhưng lại không hoàn toàn bất ngờ với quân đội Đức Quốc xã. Ngay từ cuối tháng 7, bộ máy mật thám Gestapo (Đức) đã nắm được nhiều thông tin về kế hoạch "Dông tố" (Kế hoạch khởi nghĩa của Armia Krajowa). Kế hoạch này không chỉ giới hạn ở thủ đô Warshawa Ba Lan mà còn dự kiến sẽ triển khai ở nhiều thành phố lớn của Ba Lan như Radom, Lyublin, Byalistok, Krakov và lan sang cả phần lãnh thổ Ukraina, Byelorussia, Litva tại Lvov, Brest, Vilnius, Siaulyai, Grodno, Kaunas. Do Gestapo đã cài được người của mình vào tổ chức của "Armia Krajowa" nên rất nhiều thành viên hoạt động bí mật của lực lượng Armia Krajowa đã bị bắt và một số trong đó đã khai báo với Gestapo về kế hoạch này. Người Đức chỉ bất ngờ về thời điểm nổ ra cuộc khởi nghĩa sớm hơn dự kiến và phạm vi của nó chỉ giới hạn tại Warszawa và các vùng phụ cận thay vì nổ ra đồng loạt ở nhiều thành phố Ba Lan Thống chế Walter Model đứng trước hai sự lực chọn: hoặc là dẹp quân khởi nghĩa trước rồi phản công quân đội Liên Xô; hoặc phản công quân đội Liên Xô trước rồi "dẹp loạn" sau. Và Hitler đã cho ông ta một đáp số tối ưu: đó là Heinrich Himmler, một người đang muốn "rửa nhục" cho SS và Gestapo sau vụ ám sát hụt Hitler xảy ra ngày 20 tháng 7 năm 1944. Theo đánh giá của Tổng hành dinh quân đội Đức Quốc xã tại Đông Phổ, các đòn tấn công của Tập đoàn quân xe tăng 2 (Liên Xô) nguy hiểm hơn và chính nó là nguyên nhân kích thích lực lượng Armia Krajowa nổi dậy để chiếm quyền kiểm soát Warszawa trước khi quân đội Liên Xô tiến công đến. Nếu chặn được đà tấn công của quân đội Liên Xô, quân Armia Krajowa sẽ bị cô lập và không thể chống lại lực lượng áp đảo của quân đội Đức Quốc xã. Các biện pháp đặc biệt đã được Thống chế Walter Model thực thi nhanh chóng. Trên mặt trận Praga - Volomin ở phía đông sông Wisla, 5 sư đoàn xe tăng và 2 sư đoàn bộ binh được triển khai. Kể từ sau trận Kursk, đây là lần đầu tiên quân đội Đức Quốc xã bố trí một lực lượng xe tăng dày đặc trên một chính diện chỉ vỏn vẹn chưa đầy 30 km từ Cherna Struga vòng qua Razmin và Trush xuống đến Palyenya, phía bắc Minsk-Mazowiecki với tâm điểm là Volomin. Trong giai đoạn đầu, việc trấn áp cuộc khởi nghĩa Warszawa được giao cho các sư đoàn cảnh vệ SS và lực lượng bảo vệ hậu phương mặt trận của quân đội Đức Quốc xã gồm Sư đoàn SS Reichsführer, Sư đoàn cảnh binh SS Warshawa, Cụm tác chiến SS Gruppenführer SS Von Bach-Selevskogo và Lữ đoàn Kaminsky. Đích thân Thống chế SS Heinrich Himmler được Adolf Hitler giao nhiệm vụ "bình định" khu vực Warszawa.
Với dự trữ đạn dược chỉ đủ dùng trong 4 đến 5 ngày và không có vũ khí hạng nặng, trong tuần đầu, lực lượng khởi nghĩa đã chiếm được nhiều khu phố quan trọng. Tuy nhiên, sức chiến đấu của họ nhanh chóng giảm sút khi lợi thế bất ngờ đã bị mất và họ bắt đầu bị quân Đức phản công, chia cắt. Sau khi đánh thiệt hại nặng Tập đoàn quân xe tăng 2 (Liên Xô), chỉ trong một tuần, Thống chế SS Heinrich Himmler đã điều đến khu vực nội đô Warszawa Sư đoàn xe tăng "Hermann Goreing", Sư đoàn SS "RONA" của tướng Bronislav Kaminski, Lữ đoàn đặc nhiệm SS Dirlewanger, Sư đoàn Lê dương Bergmann, Sư đoàn cảnh sát SS Poznań, Trung đoàn xe tăng xung kích 4 và lực lượng cảnh sát dã chiến SS tại Warszawa. Tất cả được đặt dưới quyền chỉ huy của Thượng tướng SS Erich von dem Bach-Zelewski.
Ngày 13 tháng 8, 39.000 quân Đức bắt đầu tấn công quân khởi nghĩa ở khu phố cổ Warszawa. Quân "Armija Krajowa" ở đây chỉ có mấy chi đội với quân số không quá 5.000 người không thể là đối thủ của các sư đoàn Đức thiện chiến hơn và được trang bị đầy đủ cho dù họ nhận được sự giúp đỡ của gần 100.000 dân sinh sống tại đây. Ban đầu, quân Đức sử dụng xe tăng và pháo hạng nặng nhưng những thứ vũ khí đó đều vô hiệu trước mạng lưới nhà cửa và công trình xây dựng dày đặc cũng như chiến thuật du kích của những người khởi nghĩa. Ngày 15 tháng 8, tướng Erich von dem Bach-Zelewski thay đổi chiến thuật, sử dụng các đội lính đặc nhiệm SS, lính lê dương và sư đoàn SS "RONA" để dập tắt từng hỏa điểm, đánh chiếm từng con phố, từng căn nhà. Ngày 21 tháng 8, quân Đức đã thu hẹp diện tích chiếm đóng của quân khởi nghĩa vào một khu vực rộng không quá 1 km vuông. Ngày 31 tháng 8, hơn 3.000 quân "Armija Krajowa" còn sống sót đã bỏ khu phố cổ Warszawa để di tản đến các vùng chiếm đóng lớn hơn của họ tại khu trung tâm thành phố, các quận Mokotów, Genrików và Zoliborz.
Ngày 2 tháng 9, tướng Erich von dem Bach-Zelewski mở cuộc tấn công vào các lực lượng chủ yếu của "Armija Krajowa" tại khu vực trung tâm thành phố. Mũi tấn công của Trung đoàn xe tăng 4 (Đức) đánh dọc theo bờ Tây sông Wisla nhằm chia cắt lực lượng của quân khởi nghĩa với lực lượng của Tập đoàn quân Ba Lan 1 lúc này đang tấn công lên Praga. Ngày 14 tháng 9, Tập đoàn quân 47 và Tập đoàn quân Ba Lan 1 đánh chiếm quận Praga. Đáng lẽ đây là thời điểm thích hợp nhất để phát động khởi nghĩa nhằm bảo vệ các cây cầu qua sông Wisla nhưng bây giờ thì quân Đức đã phá hủy tất cả các cây cầu đó. Từ ngày 16 đến ngày 23 tháng 9, các sư đoàn bộ binh Ba Lan 1 và 3 thuộc Tập đoàn quân Ba Lan 1 dưới quyền chỉ huy của tướng Zygmunt Berling đã dùng xuống đổ bộ vượt sang bờ Tây sông Wisla tại khu vực Tserniakhov. Nguyên soái G. K. Zhukov giao nhiệm vụ cho các sư đoàn của Zygmunt Berling đánh chiếm phần phía nam Warshawa từ Đại lộ 3-5 đến Đại lộ Jeruslim và trụ lại tại đây để sau này tiếp tục tấn công lên phía bắc. Nếu bắt liên lạc được với quân khởi nghĩa thì tổ chức đột kích ngay lên phía bắc, phối hợp với mũi đột kích từ phía tây bắc của Tập đoàn quân 65 đánh vào và từ phía nam của Tập đoàn quân cận vệ 8 đánh lên.
Hoạt động trên một khu vực đầu cầu rất hẹp có địa hình bờ sông dốc đứng và vấp phải hỏa lực dày đặc của pháo binh và xe tăng Đức nên các sư đoàn của Tập đoàn quân Ba Lan 1 không thể mở rộng căn cứ bàn đạp tại khu vực Tserniakhov mà chỉ mong giữ được nó. Mặc dù được năm cụm pháo binh Liên Xô gồm gần 300 khẩu có cỡ nòng từ 76 mm đến 203 mm yểm hộ nhưng các mũi tấn công lên phía bắc của các Sư đoàn bộ binh Ba Lan 1 và 3 đều bị Sư đoàn xe tăng "Hermann Goering" và Sư đoàn bộ binh 541 (Đức) chặn đứng với thương vong khá lớn. Ngày 18 tháng 9, Trung đoàn bộ binh 6 của Sư đoàn bộ binh Ba Lan 2 được đưa qua sông Wisla trong làn hỏa lực dày đặc của quân Đức nhằm chiếm một đầu cầu nhỏ tại khu vực Poniatovsky nhưng chỉ sau ba ngày, Sư đoàn bộ binh 252 (Đức) đã lấy lại căn cứ đầu cầu này.
Ngày 15 tháng 9, sĩ quan vô tuyến diện trong Bộ tư lệnh của tướng Tadeusz Bur-Komorowski được lệnh bắt liên lạc với quân đội Liên Xô và yêu cầu đầu tiên của tướng Antoni Chruściel (bí danh hoạt động là Monter), tham mưu trưởng của "Armija Krajowa" là trợ giúp vũ khí và lương thực. Ngày 17 tháng 9, STAVKA cho phép các máy bay tiếp tế của Anh và Hoa Kỳ được hạ cánh và tiếp nhiên liệu để bay về tại các sân bay của Liên Xô sau khi hoàn thành nhiệm vụ tiếp tế cho quân khởi nghĩa ở Warszawa. Quân đội Liên Xô cũng huy động tổng cộng 2.243 phi vụ chở hàng tiếp tế cho quân khởi nghĩa, đã cung cấp cho họ 156 súng cối, 505 súng chống tăng, 2.667 tiểu liên và súng trường, 3.000.000 viên đạn các loại, 42.000 lựu đạn, 500 km thuốc y tế và 113 tấn lượng thực, thực phẩm. Ngày 18 tháng 9, không quân Anh và Hoa Kỳ cũng huy động 96 máy bay B-17 thả gần 1.000 dù hàng xuống khu vực Warshawa. Tuy nhiên, do thả từ độ cao 4.000 m nên phần lớn số dù hàng này bay sang vị trí của quân Đức, một số khác bay sang vị trí của Tập đoàn quân Ba Lan 1. Chỉ có hơn 20 chiếc dù rơi đúng nơi dóng quân của quân khởi nghĩa. Các phi công Liên Xô dùng thả dù hàng ở độ cao chỉ hơn 200 m nên hầu hết các dù đều rơi chính xác vào vị trí của quân khởi nghĩa.
Hạ tuần tháng 9, tình hình khu vực đầu cầu của Tập đoàn quân Ba Lan 1 không những không được cải thiện mà còn xấu đi nhanh chóng. Mờ sáng ngày 21 tháng 9, Sư đoàn xe tăng Hermann Goering và Sư đoàn bộ binh 542 (Đức) tổ chức phản công. Sau cuộc pháo kích kéo dài 30 phút, quân Đức thả khói mù và tấn công các trung đoàn của Tập đoàn quân Ba Lan 1 đang bám trụ trên căn cứ đầu cầu Tsernikhov. Liên lạc với các tiểu đoàn 2 và 8 thuộc trung đoàn Ba Lan 6 bị đứt sau khi các tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn này đều nhất loạt gọi pháo binh Liên Xô bắn vào vị trí của mình khi họ và quân Đức đã ở thế giáp lá cà. Trung đoàn bộ binh Ba Lan 9 cũng bị quân Đức phản xung phong và chỉ còn bám trụ lại được một đầu cầu rất hẹp có chiều sâu chưa đầy 500 m tính từ bờ tả ngạn sông Wisla. Trong nội đô Warszawa ở bờ Tây sông Wisla, sức chiến đấu của quân khởi nghĩa cũng giảm đi nhanh chóng. Họ bị quân Đức chia cắt thành ba mảnh ở ba quận biệt lập và không còn nối được liên lạc trực tiếp với nhau.
Theo ghi chép của Nga, trong khi tình hình ngày một nghiêm trọng hơn thì Bộ Tổng tham mưu Liên Xô nhận được những tin tức không thể tượng tượng được từ Warszawa báo về. Ngày 20 tháng 9, 7 sĩ quan trong Bộ tham mưu quân khởi nghĩa của tướng Antoni Chruściel (Monter) bỏ chạy sang hàng ngũ Tập đoàn quân Ba Lan 1 cho biết tướng Tadeusz Bur-Komorowski đang thực hiện các hành động phá hoại ngầm từ bên trong hàng ngũ quân khởi nghĩa. Ông ta ra lệnh cưỡng bức các đơn vị thuộc quân đội theo chính phủ của Ủy ban giải phóng dân tộc Ba Lan phải phục tùng mệnh lệnh của mình, buộc họ phải dùng huy hiệu của "Armia Krajowa" và cam kết trung thành với Chính phủ ở London. Những người chống đối đều bị đàn áp bằng vũ lực. Nội bộ quân khởi nghĩa bị chia rẽ nghiêm trong giữa hai lực lượng "Armia Krajowa" (AK) và "Armia Ljudowa" (AL). Trong khi AL yêu cầu hiệp đồng với quân đội Liên Xô để cứu vãn tình hình thì AK tuyên bố sau khi chiếm được Warshawa, sẽ "cấm cửa" thành phố đối với quân đội Liên Xô. Ngày 22 tháng 9, các sĩ quan Ba Lan thuộc PKB, tổ chức quân sự bí mật theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan thuộc AK đã bắt cóc các sĩ quan Liên Xô được cử tới giúp đỡ lực lượng AL gồm Đại tá Nikolai Rumyantsev, Thiếu tá Nikolai Gorodetsky và bác sĩ quân y Aleksandrov Ershov. Ngày 21 tháng 9, trung úy Volkov và trung sĩ Lyakhov của Trung đoàn 9 thuộc Tập đoàn quân Ba Lan 1 đã bị quân PKB sát hại khi đang trên đường đi bắt liên lạc với quân khởi nghĩa tại quận Tserniakhov.
Cùng ngày, các sĩ quan liên lạc của Quân đội Liên Xô và Tập đoàn quân Ba Lan 1 tại Bộ tham mưu của tướng Antoni Chruściel đều bị yêu cầu phải rời đi với lý do không thể bảo đảm an toàn cho họ. Đại úy Yan Partsezh, chỉ huy tiểu đoàn 53 của "Armia Krajowa" còn cho biết thêm, tướng Tadeusz Bur-Komorowski đã bí mật liên lạc với trung tướng SS Erich von dem Bach-Zalewski để bàn về việc đầu hàng quân Đức. Lo ngại trước khả năng quân Đức tung ra những tin tức này để chia rẽ quân đồng minh và chia rẽ những người kháng chiến Ba Lan, Bộ Tổng tham mưu Liên Xô đã lệnh cho trinh sát của Phương diện quân Byelorussia 1 và các tình báo viên mặt trận đang hoạt động tại khu vực Warshawa kiểm chứng các thông tin này. Đáng tiếc rằng mọi thông tin đều được xác nhận. Báo cáo của tướng Michał Rolia-Żymierski, tư lệnh quân đội AL ngày 22 tháng 9 cũng xác nhận việc tướng Tadeusz Bur-Komorowski đã dùng vũ lực để buộc các đơn vị AL ở quận Zoliborz phải quy thuận AK. Trước tình hình đó, nguyên soái K. K. Rokossovsky đi đến kết luận phải ngừng các hành động quân sự của Phương diện quân Byelorussia 1 tại khu vực Warshawa và đưa các đơn vị Ba Lan trở lại Praga. Ngày 23 tháng 9, ba trung đoàn của Tập đoàn quân Ba Lan 1 được rút khỏi các đầu cầu và trở về bờ Đông sông Wisla.
Tuy nhiên, sau này thì Ba Lan đã đổ lỗi cho Liên Xô về sự thất bại của khởi nghĩa. Liên Xô, trong suốt cuộc chiến, dù là đồng minh với Ba Lan, song đã có sự bất tin cậy, nghi ngờ giữa hai bên. Theo phía Ba Lan, việc Liên Xô ngừng chiến dịch tấn công, không vượt sông Wisla đã giúp quân phát xít Đức đã kịp gom lại, bẻ nát các đội quân Ba Lan. Đây sẽ chính là hiềm khích sau này giữa Nga với Ba Lan vì vấn đề nổi dậy 1944 Warszawa. Liên Xô vốn có căng thẳng với Ba Lan trong hàng trăm năm lịch sử, với sự thù địch tới từ thời Đế quốc Nga và Đế quốc Ba Lan, khi hai bên đã có nhiều cuộc chiến tranh với nhau. Vì vậy, nhiều người cho rằng khi cuộc nổi dậy nổ ra, Liên Xô đã thể hiện sự hời hợt trong vấn đề này. Stalin sau khi đã cắt ngoại giao với chính phủ lưu vong Ba Lan ở London đã coi chính phủ này là một trở ngại. Có lẽ mục tiêu của Stalin chính là làm suy yếu khả năng của chính phủ lưu vong Ba Lan ở Anh. Stalin cũng cho rằng nếu khởi nghĩa thành công ở Warszawa, Ba Lan sẽ ngả về phương Tây và chống Nga dữ dội. Tuy nhiên cũng có ý kiến buộc tội Franklin D. Roosevelt đã quá hời hợt với cuộc nổi dậy, khi ông khước từ đề nghị của Churchill để giúp cuộc khởi nghĩa. Điều này có lẽ đã giải thích kỹ vì sao các nước Đồng minh đã không giúp đầy đủ cho quân nổi dậy Ba Lan sau này, dẫn đến việc Đức dập tắt nổi dậy Warszawa.
Ngày 28 tháng 9, tướng trung tướng SS Erich von dem Bach-Zalewski mở cuộc tổng tấn công vào các cụm quân khởi nghĩa đang suy yếu dần. Tuy nhiên, một số ổ chiến đấu vẫn kiên quyết không hạ vũ khí. Những người cộng sản Ba Lan trong Quân đội Nhân dân Ba Lan (Armija Lyudowa) đã liều mạng vượt sông Wisla bắt liên lạc với Tập đoàn quân Ba Lan 1 để vạch kế hoạch rút một nhóm lớn quân khởi nghĩa đang chống cự tại quận Zoliborz sang quận Praga bên bờ Đông sông Wisla dưới sự chi viện của pháo binh và không quân thuộc Phương diện quân Byelorussia 1. Tuy nhiên, tướng Tadeusz Bur-Komorowski lại phá hỏng kế hoạch này khi ngày 30 tháng 9, ông ta ra lệnh cho quân "Armija Krajowa" phải hạ vũ khí đầu hàng ngay lập tức. Một toán nhỏ quân "Armija Krajowa" do thiếu tá Saniavsky chỉ huy đã bất tuân thượng lệnh, dùng thuyền vượt sang Praga và gia nhập vào Tập đoàn quân Ba Lan 1. Ngày 2 tháng 10, tướng Tadeusz Bur-Komorowski cùng Bộ tham mưu của mình ra hàng quân Đức và được tướng SS Erich von dem Bach-Zalewski đón tiếp trọng thị khi ông ta dành một ngôi biệt thự sang trọng còn sót ở Warshawa cho tướng Tadeusz Bur-Komorowski trú ngụ.
Trong buổi tiếp kiến tướng Tadeusz Bur-Komorowski ngày 4 tháng 10 năm 1944, tướng SS Erich von dem Bach-Zalewski nói:
Cái gọi là việc "kiểm soát tình hình và sơ tán thường dân" mà viên tướng SS người Đức gốc Ba Lan này nói đến chính là việc phát xít Đức dìm cuộc khởi nghĩa Warszawa trong biển máu với gần 200.000 người chết. | 1 | null |
Jemaah Islamiah (, "al-Jamāʿat ul-Islāmíyatu", có nghĩa là "Tổ chức Hồi giáo", thường được viết tắt là JI), là một tổ chức chiến đấu theo chủ nghĩa Hồi giáo tại Đông Nam Á, mục đích của tổ chức này là nhằm thành lập một Daulah Islamiyah (Quốc gia Khalip Hồi giáo) tại Đông Nam Á bằng việc hợp nhất Indonesia, Malaysia, miền nam Philippines, Singapore và Brunei. Jemaah Islamiah đã bị Liên Hợp Quốc liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố có liên hệ với al-Qaeda hoặc Taliban vào ngày 25 tháng 10 năm 2002 theo Nghị quyết số 1267 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Jemaah Islamiah có gốc rễ từ Darul Islam (DI, có nghĩa là "Triều đại Hồi giáo"), một phong trào Hồi giáo/chống thực dân cấp tiến tại Indonesia trong thập niên 1940. JI chính thức được các lãnh đạo Abu Bakar Bashir và Abdullah Sungkar thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm, 1993 trong lúc ẩn cư tại Malaysia để trốn tránh ngược đãi của chính quyền Suharto. Sau khi chế độ của Suharto sụp đổ vào năm 1998, cả hai cùng trở về Indonesia và tại đây Jemaah Islamiah tiến sang ranh giới khủng bố khi một trong những người sáng lập ra nó là Abdullah Sungkar thiết lập liên hệ với mạng lưới al-Qaeda của Osama Bin Laden.
Các hoạt động bạo lực của Jemaah Islamiah bắt đầu trong những vụ xung đột cộng đồng ở Maluku và Poso. Tổ chức này chuyển hướng chú ý đến các mục tiêu quyền lợi của Hoa Kỳ và phương Tây tại Indonesia và vùng Đông Nam Á kể từ khi bắt đầu Chiến tranh chống khủng bố do Hoa Kỳ lãnh đạo. Các kế hoạch khủng bố của Jemaah Islamiah tại Đông Nam Á đã bị vạch trần khi âm mưu đặt một số quả bom tại Singapore của tổ chức này bị giới chức địa phương phát hiện.
Jemaah Islamiah đã có liên kết trong viêc tuyển mộ, đào tạo, truyền bá tư tưởng, tài chính và các hoạt động khác với các nhóm chiến binh khác, như al-Qaeda, Abu Sayyaf (ASG), Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (MILF), nhóm Nổi loạn/Ly khai Misuari (MRG/MBG) và phong trào Rajah Sulaiman (RSM) tại Philippines trong nhiều năm, và tiếp tục cho đến nay.
Trước vụ đánh bom Bali đầu tiên, người ta đã đánh giá thấp về mối đe dọa từ Jemaah Islamiah Jemaah Islamiah được chú ý sau khi sát hại hàng trăm thường dân trong vụ đánh bom xe Bali vào ngày 12 tháng 10 năm 2002. Trong cuộc tấn công, kẻ đánh bom liều chết đã giết chết 202 người và làm bị thương nhiều người trong hai vụ nổ. Sau vụ tấn công này, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã liệt Jemaah Islamiah vào danh sách các tổ chức khủng bố nước ngoài. Jemaah Islamiah cũng bị nghi ngờ đã thực hiện vụ đánh bom khách sạn JW Marriott ở Kuningan, Jakarta năm 2003, đánh bom đại sứ quán Úc năm 2004 tại Jakarta, đánh bom khủng bố Bali năm 2005 và đánh bom khách sạn JW Marriott và Ritz-Carlton năm 2009. Các cụ tấn công Bali và JW Marriott cho thấy rằng Jemaah Islamiah không loại trừ việc tấn công cùng một nhiều lần một mục tiêu. Jemaah Islamiah cũng trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến hàng chục vụ đánh bom ở miền Nam Philippines, thường là liên minh với ASG.
Tuy nhiên, hầu hết các nhân vật nổi bật của Jemaah Islamiah như Hambali, Abu Dujana, Azahari Husin, Noordin Top và Dulmatin đã bị bắt hoặc bị giết, hầu hết là do biệt đội chống khủng bố 88 của Indonesia tiến hành. Trong khi một số nhà lãnh đạo trước kia của tổ chức này, bao gồm nhà thánh chiến người Malaysia và cựu chiến binh Chiến tranh Afghanistan Nasir Abbas, đã từ bỏ bạo lực và thậm chí còn hỗ trợ các chính phủ Indonesia và Malaysia trong cuộc chiến chống khủng bố. | 1 | null |
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (, viết tắt: ACV) là một công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Đây là công ty cổ phần với 95,4% vốn điều lệ thuộc sở hữu của Nhà nước.
Các chi nhánh do ACV quản lý gồm có 9 cảng hàng không quốc tế: Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cần Thơ, Phú Bài, Cam Ranh, Vinh, Cát Bi và 13 cảng hàng không quốc nội: Liên Khương , Buôn Ma Thuột, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo, Tuy Hòa, Điện Biên, Nà Sản, Đồng Hới, Chu Lai, Pleiku, Phù Cát, Thọ Xuân.
Ngoài ra, ACV còn là chủ đầu tư xây dựng sân bay quốc tế Long Thành, dự kiến hoàn thành vào năm 2026.
Lịch sử.
Tháng 2 năm 2012, Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam đã ra quyết định hợp nhất ba doanh nghiệp gồm Tổng công ty Cảng hàng không Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam thành Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, viết tắt là ACV.
Tháng 10 năm 2015, phương án cổ phần hóa ACV được Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Tháng 12 năm 2015, ACV tổ chức phiên bán đấu giá công khai cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO). Từ tháng 4 năm 2016, ACV chính thức hoạt động theo loại hình công ty cổ phần, đổi tên thành Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP.
Mô hình tổ chức.
ACV được tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con với 01 công ty con, 11 công ty liên kết và 22 chi nhánh cảng hàng không ở Việt Nam, trong đó có 9 cảng hàng không quốc tế và 13 cảng hàng không quốc nội. | 1 | null |
Hwanggumpyong (âm Hán Việt: "Hoàng Kim Bình") là một hòn đảo trên sông Áp Lục, tại khu vực biên giới giữa Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hòn đảo nay thuộc về Triều Tiên chiếu theo hiệp định biên giới Trung Hoa-Triều Tiên năm 1962. Việc phân định căn vào cư dân trên đảo vào thời điểm đó; vì Hwanggumpyong có người Triều Tiên sinh sống trên đảo nên thuộc Bắc Triều Tiên. Vị trí đảo tiếp giáp bờ bắc sông Áp Lục, tức lãnh thổ của Trung Quốc.
Tháng 6 năm 2011, Triều Tiên ký hiệp định với Trung Quốc để thành lập khu vực thương mại tự do trên các đảo Hwanggumpyong và Wihwa, và tại khu vực biên giới gần Đan Đông. | 1 | null |
Đảo Wihwa (, ) là một đảo nằm trên sông Áp Lục, tức biên giới giữa Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Trung Quốc. Đảo nay thuộc về Bắc Triều Tiên do người Triều Tiên sinh sống trên đảo vào thời điểm ký kết hiện định biên giới Trung-Triều năm 1962.
Đảo Wihwa nổi tiếng trong lịch sử với quyết định của Lý Thành Quế đưa quân trở lại phía nam đến Kaesong, hành động đầu tiên trong một loạt cuộc nổi dậy mà cuối cùng đã dẫn đến việc thành lập vương triều họ Lý.
Tháng 6 năm 2011, Triều Tiên đã ký một hiệp định với Trung Quốc nhằm thành lập một khu vực thương mại tự do trên các đảo Hwanggumpyong và Wihwa, và tại khu vực biên giới gần Đan Đông. | 1 | null |
Heuksando là một đảo tại Hoàng Hải, nằm cách 97,2 km từ bờ biển tây nam của Mokpo, tỉnh Jeolla Nam, Hàn Quốc. Hòn đảo có diện tích 19,7 km² và có một số đỉnh núi: Munamsan (문암산 400m), Gitdaebong (깃대봉 378m), Seonyubong (선유봉 300m), Sangrabong (상라봉 227m). Hòn đảo nằm trong địa giới hành chính của huyện Sinan, Jeolla Nam, Hàn Quốc từ năm 1969. Hòn đảo là nơi sinh sống của khoảng 3.133 người. | 1 | null |
Gageo-do (cũng được gọi là Soheuksan-do hoặc Tiểu Heuksan-do do có vị trí địa lý nằm gần Heuksan-do) là một hòn đảo nằm trên biển Hoàng Hải, nằm trong địa giới hành chính của huyện Sinan thuộc tỉnh Jeolla Nam, Hàn Quốc và kết nối với thành phố Mokpo bằng tuyến phà Namhae Star. Hòn đảo có diện tích 9,2 km² và là nơi sinh sống của 470 người.
Gageo-do có tầm quan trọng trong khí tượng học, đảo nằm gần giới hạn phía nam của dòng hải lưu lạnh Hoàng Hải. Năm 2005, chính phủ Hàn Quốc đã công bố kế hoạch xây dựng một cơ sở nghiên cứu về khoa học hải dương trên đảo. | 1 | null |
Hongdo là một hòn đảo tại Hoàng Hải, nằm cách 115 km từ bờ biển tây nam của cảng Mokpo, tỉnh Jeolla Nam, Hàn Quốc. Hòn đảo có diện tích 6,47 km² và bao gồm dãy núi dốc đứng, các đỉnh cao nhất là Gitdaebong (깃대봉 378 m) và Yangsanbong (양산봉 231 m). Hòn đảo nằm trong địa giới hành chính của huyện Sinan, Jeolla Nam, Hàn Quốc. Hòn đảo là nơi sinh sống của khoảng 710 người.
Tên gọi Hongdo, tức "Hồng đảo" do có nhiều khối đá trên đảo lộ ra màu đỏ, hòn đảo có khoảng 270 giống cây thường xanh và 170 loài động vật. Chính quyền mong muốn bảo tồn trạng thái tự nhiên của hòn đảo và đã công nhận Hongdo là khu bảo tồn thiên nhiên vào năm 1965, và đảo trở thành một phần của vườn quốc gia Dadohae vào năm 1981. Do toàn bộ Hongdo được tuyên bố là một đài kỉ niệm tự nhiên, không ai được phép vào khu vực đảo ngoại trừ cư dân bản địa và các khu vực du lịch được chỉ định. | 1 | null |
Hilary Mantel Mary ( ;, sinh ngày 06 tháng 7 năm 1952 - mất ngày 22 tháng 9 năm 2022), nhũ danh Thompson, là một tiểu thuyết gia, nhà văn truyện ngắn, nhà tiểu luận và nhà phê bình người Anh. Các tác phẩm của bà gồm các chủ đề từ hồi ký cá nhân đến tiểu thuyết lịch sử, đã được đưa vào danh sách ngắn đề cử các giải thưởng văn học lớn. Năm 2009, bà đoạt giải Man Booker cho cuốn tiểu thuyết "Wolf Hall". Cuốn tiểu thuyết gần nhất của bà, "Bring Up the Bodies", là cuốn thứ hai của bộ ba tiểu thuyết Thomas Cromwell đã đoạt giải Man Booker 2012. Bộ tiểu thuyết lịch sử nói về vị cố vấn Thomas Cromwell của Vua nước Anh Henry VIII. Bà là nhà văn người Anh đầu tiên và người phụ nữ đầu tiên nhận giải thưởng hai lần, theo bước chân của J. M. Coetzee, Peter Carey và J. G. Farrell—thắng giải Lost Man Booker.
Tác phẩm.
Loạt tiểu thuyết.
Every Day is Mother's Day (Mỗi ngày đều là Ngày của Mẹ)
Thomas Cromwell | 1 | null |
Consolidated C-87 Liberator Express là một loại máy bay vận tải bắt nguồn từ loại máy bay ném bom hạng nặng B-24 Liberator chế tạo trong Chiến tranh thế giới II cho Không quân Lục quân Hoa Kỳ. Tổng cộng có 287 chiếc C-87 được chế tạo cùng với B-24 tại nhà máy của hãng Consolidated Aircraft ở Fort Worth, Texas. Những chiếc C-87 hoán cải được dùng làm máy bay huấn luyện kỹ thuật viên cho USAAF với định danh là AT-22, dùng cho chở VIP của Hải quân Hoa Kỳ với định danh RY, và chở VIP của Không quân Hoàng gia với định danh Liberator C.IX. | 1 | null |
Curtiss C-46 Commando là một loại máy bay vận tải được phát triển từ thiết kế máy bay chở khách thương mại. Nó được dùng làm máy bay vận tải quân sự trong Chiến tranh thế giới II, trang bị cho Không quân Lục quân Hoa Kỳ cũng như Hải quân Hoa Kỳ/Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ dưới định danh R5C. | 1 | null |
Toki Pona là một ngôn ngữ được xây dựng thiểu đơn lập, do nhà ngôn ngữ học và dịch giả Canada Sonja Lang sáng tạo làm một ngôn ngữ triết học nhằm đơn giản hóa ý nghĩ và giao tiếp. Nó xuất hiện lần đầu trên mạng năm 2001 dưới dạng dự bản, rồi dưới dạng hoàn chỉnh trong cuốn "Toki Pona: The Language of Good" năm 2014. Một cộng đồng nhỏ người nói ngôn ngữ này hình thành vào đầu thập niên 2000, rồi từ đó ngày một phát triển, nhất là sau khi cuốn sách chính thức ra mắt. Hầu hết hoạt động diễn ra trên diễn đàn trực tuyến, trên mạng xã hội, trong các trang mạng khác, dù đã có một số buổi gặp mặt xảy ra trong mấy năm gần đây.
Một tâm đích chính của Toki Pona là sự tối giản. Giống pidgin, nó tập trung vào khái niệm, yếu tố đơn giản mà mọi nền văn hóa đều có. Lang xây dựng Toki Pona làm ngôn ngữ diễn đạt tối đa ý nghĩa với tối thiểu sự phức tạp cũng như để lan truyền suy nghĩ tích cực. Ngôn ngữ này có 137 gốc từ và 14 âm vị chọn ra để mọi người nói từ mọi nơi đều dễ dàng thích ứng. Dù không tạo ra làm ngôn ngữ hỗ trợ quốc tế, nó vẫn có thể đóng vai trò đó. Do ảnh hưởng Đạo gia, ngôn ngữ này được sinh ra để giúp người dùng tập trung vào cái cốt lõi, lược bỏ đi sự phức tạp sản sinh trong quá trình suy nghĩ. Mặc cho khối từ vựng nhỏ, người nói vẫn thông hiểu, giao tiếp được với nhau, dựa trên văn cảnh và sự kết hợp từ để đạt để nghĩa mong muốn.
Từ nguyên.
Tên ngôn ngữ này ghép từ từ "toki" (ngôn ngữ) (xuất phát từ Tok Pisin, chính nó lại bắt nguồn từ "talk" (nói) tiếng Anh) với "pona" (tốt) (lấy từ (tốt) Esperanto, lại từ tiếng Latinh).
Âm vị học và số liệu.
Kho âm vị.
Toki Pona có chín phụ âm () và năm nguyên âm (). Nếu từ đa âm tiết thì âm tiết đầu được nhấn. Không có nguyên âm đôi, sự phân biệt độ dài nguyên âm, cụm phụ âm và thanh điệu.
Sự phân bổ.
Sự phân bổ nguyên âm khá tiêu biểu cho ngôn ngữ nói chung. Chỉ tính gốc từ, có tần suất 32%, là 25%, và đều hơn 15%, còn 10% là . 20% gốc từ bắt đầu bằng nguyên âm. Tần suất trong một văn bản mẫu nặng 10kB chênh lệch chút: 34% , 30% , 15% và , 6% .
Trong số phụ âm đầu, thường gặp nhất (20%); hơn 10%, rồi đến âm mũi (không tính N cuối từ), ít gặp nhất, mỗi âm chừng 5%, là .
Tần suất cao và tần suất thấp khá khác thường nếu so với ngôn ngữ tự nhiên. Việc có mặt trong hư từ "la, li, ala" nghĩa là tần suất trong văn bản có lẽ còn cao hơn.
Cấu trúc âm tiết.
Âm tiết có dạng (C)V(N), tức phụ âm đầu nếu có + nguyên âm + âm mũi cuối nếu có, hay V, CV, VN, CVN. Như hầu hết ngôn ngữ, CV là loại phụ âm phổ biến nhất, đạt 75%. Âm tiết kiểu V và CVN đạt độ 10%, còn chỉ năm từ 5 có âm tiết kiểu VN (2% âm tiết).
Đa số gốc từ (70%) đôi âm tiết; chừng 20% đơn âm tiết và 10% có ba âm tiết. Đây là tỉ lệ thường gặp, tương tự với trong các ngôn ngữ Polynesia.
Chữ viết.
14 chữ cái Latinh, "a e i j k l m n o p s t u w", được vận dụng để viết Toki Pona. Chúng có cùng giá trị với các âm trong bảng mẫu tự ngữ âm quốc tế (IPA): "j" đọc giống "y" tiếng Anh, nguyên âm giống cách đọc trong tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ý. Gốc từ Toki Pona luôn được viết bằng chữ thường, dẫu chúng có đứng đầu câu đi nữa.
Hai hệ chữ tượng hình, "sitelen pona" và "sitelen sitelen", sau đó được thiết kế, giới thiệu trong cuốn "Toki Pona: The Language of Good". "Sitelen pona" là phát kiến của Lang, với mỗi chữ thể hiện một từ. Ký hiệu thể hiện tính từ đơn có thể nằm trong hay trên ký tự đại diện cho từ mà nó bổ nghĩa. Cụm từ "toki pona" (trong hộp thông tin đầu bài) được viết bằng "sitelen pona," với kí tự cho "pona" được viết bên trong kí tự cho "toki".
Hệ thống ra đời sau, "sitelen sitelen", do Jonathan Gabel sáng chế. Nó phức tạp hơn còn về phần nhìn thì trông giống chữ Maya. Đây là một hệ chữ với hai cách thức thể hiện từ: mỗi ký tự thể hiện một từ, và ký tự thể hiện âm tiết, kết hợp tự vị để thể hiện hình vị.
Thêm vào đó, cộng đồng Toki Pona còn dùng vài hệ chữ nữa để viết thứ tiếng này, ví dụ Hangul, chữ Ả Rập và Tengwar (của J. R. R. Tolkien). | 1 | null |
Trận Pelagonia đã diễn ra vào tháng 9 năm 1259, giữa Đế chế Nicaea và liên quân của Lãnh địa Bá vương Epirus, Sicilia và Công quốc Achaea. Đây là một sự kiện quyết định trong lịch sử Trung Cận Đông, khẳng định thắng lợi cuộc tái chiếm Constantinopolis của quân Nicaea và sự kết thúc của đế chế Latinh năm 1261, đồng thời đánh dấu sự phục hồi của Đông La Mã-Hy Lạp.
Vị trí chính xác của trận giao tranh vẫn còn chưa được xác định rõ ràng. Trận chiến đã được gọi là trận Kastoria vì theo 3 nguồn Đông La Mã(Pachymeres, George Akropolites, Gregoras) nói rằng các trại quân Epirusc đã tấn công từ một vị trí được gọi là Rừng Boril (Βορίλλα λόγγος) Tuy nhiên, kể từ khi trận chiến bao gồm cả một cuộc bao vây Prilep, nên được gọi thường xuyên được gọi là trận chiến Pelagonia.
Hoàng đế Theodore II Laskaris qua đời năm 1258 và được thừa kế bởi John IV Laskaris còn nhỏ, được nhiếp chính bởi Michael Palaiologos VIII, người sau này đã khôi phục lại đế chế Đông La Mã và giành lại tất cả các lãnh thổ trước khi có cuộc Thập tự chinh thứ tư. Năm 1259, William II Villehardouin kết hôn với Anna Komnena Doukaina (còn được gọi là Agnes), con gái của Michael II Epirus, củng cố sự liên minh giữa Lãnh địa Bá vương Epirus và Achaea để chống lại Nicaea. Họ cũng liên minh với Manfred của Sicilia, người đã gửi tới 400 hiệp sĩ.
Năm 1259, quân Nicaea xâm lược Thessaly và vào tháng chín, liên quân Achaea và Epirus hành quân lên phía bắc để đối mặt với họ. Các đội quân Nicaea được dẫn đầu bởi hoàng thân Theodore Doukas, anh trai của Michael II xứ Epirus. Theo Chronicle of Morea viết bằng tiếng Pháp, lực lượng Nicaea bao gồm của quân đội chính quy Nicaea, lính đánh thuê người Thổ, 2000 quân Cuman, 300 người Đức, 13.000 quân Hungary, 4.000 người Serbia, và một số kị binh Vlachs. Quân Nicaea được cho là có tới 27 đơn vị kỵ binh các loại, mặc dù tất cả những con số này có thể đã được phóng đại. Theodore cũng tập hợp tất cả các nông dân địa phương và triển khai họ trên những ngọn đồi, do đó mà từ xa họ có thể xuất hiện như là một phần của quân đội.
Theodore sau đó được gửi một kẻ đào ngũ giả tới cho Michael II và William, và hắn đã phóng đại số quân Nicaea và khuyên Michael cố gắng tấn công anh trai mình. Bá tước xứ Karytaina, một trong những lãnh đạo người Pháp, đã không tin kẻ đào ngũ, và thuyết phục các đội quân Achaea ở lại khi họ quyết định rút lui. Tuy nhiên, Michael và quân đội của ông bị bỏ lại trong đêm và phải tháo lui, mà theo George Pachymeres là bởi vì con trai ngoài giá thú của Michael đã cãi nhau với William.
Ngày hôm sau, các hiệp sĩ Pháp tấn công vào đội lính đánh thuê Đức dưới quyền công tước xứ Carinthia của quân Nicaea. Vị Công tước đã bị giết chết trong cuộc chiến. Các cung thủ Hungary sau đó đã giết chết tất cả những con ngựa Achaea, để lại các hiệp sĩ có khả năng tự vệ nhưng di chuyển chậm chạp. Những người lính bộ Achaea đã bỏ chạy chạy trốn trong khi các hiệp sĩ thì đầu hàng, hoàng tử William trốn xuống dưới một đống cỏ khô gần đó, nơi mà ông đã sớm được bị bắt. Theodore đã giải ông đến chỗ John Palaiologos, anh trai của Michael VIII, tổng chỉ huy bên Nicaea, và William đã bị buộc phải từ bỏ pháo đài chiến lược Achaea (bao gồm cả Mystras) trước khi được trả tự do.
John Palaiologos nhanh chóng chiếm được Thebes. Công quốc Achaea, nhà nước gốc Pháp mạnh nhất ở Hy Lạp sau cuộc Thập tự chinh thứ tư, đã trở thành chư hầu của Nicaea, Công quốc Athens cũng nhanh chóng trở thành chư hầu cho Micheal VIII. Và ông đã lợi dụng sự thất bại của liên quân các công quốc thạp tự để lấy lại Constantinopolis năm 1261. | 1 | null |
Henry Douglas Wynter (sinh ngày 6 tháng 6 năm 1886 mất ngày 7 tháng 2 năm 1945) là một sĩ quan thường trực lục quân Úc và đã được thăng cấp trung tướng trong thế chiến thứ hai. Sử gia Gavin Long mô tả ông như sau: "có lẽ là nhà tư tưởng rõ ràng và sâu sắc nhất của quân đội Úc trong thế hệ của ông".
Wynter gia nhập lực lượng dự bị quân đội Úc năm 1907 và trở thành thường trực vào năm 1911. Thi hành nhiệm vụ ở Queensland khi đại chiến nổ ra năm 1914, ông gia nhập Lữ đoàn Bộ binh 11 Úc vào năm 1916. Ông đã tham gia một loạt trận đánh trận mặt trận phía Tây. Mặt trận phía Tây kết thúc, ông tham dự khóa học trường Đại học sĩ quan Tham mưu Camberley và Đại học sĩ quan Quốc phòng Hoàng gia.
Ông công khai chỉ trích chiến lược về Singapore của chính phủ, dẫn đến ông bị cách chức và trả về Queensland. Năm 1938, ông là giám đốc trường Đại học sĩ quan Chỉ huy và tham mưu Lục quân. Năm 1940, ông cấp nhận cách chức để làm Phó đại diện và sĩ quan quân nhu của Quân đoàn 1 Úc. | 1 | null |
Wendell Cushing Neville (sinh ngày 12 tháng 5 năm 1870 - mất ngày 8 tháng 7 năm 1930) là thiếu tướng binh chủng thủy quân lục chiến Hoa Kỳ và là tư lệnh thủy quân lục chiến Hoa Kỳ thứ 14 từ năm 1929 đến năm 1930. Ông nhận được Huân chương Danh dự Hoa Kỳ. Ông qua đời vào năm 1930 và được chôn cất tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington. | 1 | null |
Chiến dịch Minsk, một phần của Chuỗi chiến dịch giải phóng Byelorussia vào mùa hè năm 1944, mang mật danh "Bagration", là hoạt động tấn công, hợp vây của quân đội Liên Xô nhằm vào Tập đoàn quân 4 và các đơn vị quân đội Đức Quốc xã đóng ở khu vực Minsk (Belarus) và các vùng phụ cận, diễn ra từ ngày 29 tháng 6 đến ngày 4 tháng 7 năm 1944 trong Chiến tranh Xô-Đức thuộc Thế chiến thứ hai. Tại cuộc tấn công này, quân đội Liên Xô đã huy động lực lượng của các Phương diện quân Byelorussia 1, 2 và 3 cùng ba tập đoàn quân không quân của ba phương diện quân nói trên. Chỉ sau 6 ngày tấn công với tốc độ cao, quân đội Liên Xô đã bao vây và tiêu diệt chủ lực của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) ở phía đông thành phố Minsk. Kết thúc chiến dịch, thành phố Minsk được giải phóng. Toàn bộ 100.000 quân Đức bị bao vây trong "cái chảo" phía đông Minsk đã bị tiêu diệt. Chiến dịch Minsk đánh dấu sự kết thúc giai đoạn 2 của Chiến dịch Bagration, giai đoạn vận động thọc sâu vào trung tâm. Ngày 4 tháng 9, ba phương diện quân Byelorussia của quân đội Liên Xô tiến ra tuyến hồ Naroch, Molodechno, Krasnoye (???), Dzherzinsk (Dzyarzhynsk), Stoyabtsy (Stoubcy), Gorodeya (Haradzieja), Gantsevichi (Hantsavichy), chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo, giai đoạn tổng tấn công phát huy chiến quả.
Đối với quân đội Đức quốc xã, sự sụp đổ của Tập đoàn quân Trung tâm tại mặt trận Byelorussia là một tổn thất rất nặng nề của Đế chế thứ ba. Trong suốt mùa hè năm 1944, quân đội Đức Quốc xã trên hướng trung tâm mặt trận Xô - Đức không thể ổn định được các tuyến phòng ngự và phải rút chạy ở khắp nơi. Các tập đoàn quân 4, 9 và xe tăng 3 hùng mạnh một thời nay chỉ còn là các cụm tác chiến có quân số và trang bị không lớn hơn cấp quân đoàn, phải bố trí phòng thủ trên địa đoạn mặt trận dài hơn 500 km từ Daugavpins đến Pinsk để đối phó với bốn phương diện quân Liên Xô trong giai đoạn tiếp theo.
Bối cảnh.
Sau chiến dịch Vitebsk-Orsha và chiến dịch Bobruysk, các tập đoàn quân thiết giáp số 3 và tập đoàn quân số 9 ở hai cánh đã bị đánh tan, đặt tập đoàn quân số 4 ở chính diện vào thế bị nửa hợp vây. Tập đoàn quân này đóng trong một tứ giác với rìa Đông là sông Drut, rìa Tây là sông Berezina, và rìa Bắc, Nam là hai gọng kìm của Phương diện quân Byelorussia 1 và 3. Khu tứ giác này nắm ở phía đông của thành phố Minsk, mục tiêu của quân đội Liên Xô trong chiến dịch này. Trước tình hình bị đe dọa bao vây, tư lệnh Tập đoàn quân số 4, tướng Kurt von Tippelskirch đã ra lệnh rút lui về phía bờ Tây của sông Berezina. Tuy nhiên, tuyến đường rút lui khả dĩ duy nhất là con đường tỉnh lộ từ Mogilev về thị trấn Berezino, và điều này đã gây ra nhiều tai họa khi quân Đức kẹt cứng trên con đường cũng như trên chiếc cầu duy nhất bắc qua sông Berezina, trong khi đó không quân Xô Viết thì ném bom dữ dội vào toán quân đang rút lui. Thêm vào đó, các đột du kích Liên Xô hoạt động trong vùng đã không bỏ lỡ cơ hội, liên tục tập kích, quấy nhiễu số quân Đức đang rút chạy. Tình hình trở nên rắc rối hơn khi nhiều đám tàn quân từ các nơi khác như Vitebsk, Orsha, Bobruysk cũng gia nhập nhóm quân đang rút chạy về sông Berezina. Điều này đã khiến cuộc rút chạy của quân Đức về sông Berezina diễn ra khá chậm, có phần lộn xộn và chịu nhiều thương vong. Cũng cần lưu ý rằng, thật ra sức ép từ Phương diện quân Byelorussia tấn công tại chính diện của Tập đoàn quân số 4 (Đức) không thật sự lớn, do kế hoạch chung của Chiến dịch Bagration không có ý định hất quân Đức khỏi cái bẫy đã được giăng sẵn.
Binh lực và kế hoạch.
Quân đội Liên Xô.
Kế hoạch.
Nhiệm vụ của Phương diện quân Byelorussia 3 trong giai đoạn đầu tiên của chiến dịch Bagration đã được hoàn thành vào ngày 28 tháng 6 khi lực lượng kỵ binh-cơ giới hóa của nó tiếp cận bờ sông Berezina. Vì vậy, cùng ngày hôm đó, Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh Tối cao Liên Xô (STAVKA) đã ra mệnh lệnh số 220124 yêu cầu Phương diện quân Byelorussia 3 vượt sông Berezina và tiến công theo các hướng Minsk và Molodechno, giải phóng thành phố Minsk, phối hợp với Phương diện quân Byelorussia 2 đang gia tăng sức ép từ phía Mogilev. Nhiệm vụ phải được hoàn thành không muộn hơn ngày 8 tháng 7. Tuy nhiên, tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 5 của thượng tướng P. A. Romistrov đã bị phê bình là hành động quá chậm chạp và được STAVKA yêu cầu phải thể hiện sự quyết đoán nhiều hơn nữa. Trong khi Tập đoàn quân cận vệ 11, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 và Quân đoàn xe tăng cận vệ 2 "Tatsinskaya" có nhiệm vụ đánh chiếm Minsk thì các tập đoàn quân 5, 31 và Cụm kỵ binh cơ giới của tướng N. S. Oslikovsky tấn công Molodechno và Vileyka ở phía bắc Minsk, phối hợp với Quân đoàn xe tăng cận vệ 1 của Phương diện quân Byelorussia 1 khép vòng vây thứ hai ở phía tây Minsk. Tập đoàn quân 39 được tách ra hướng Tây Bắc, phối hợp với Phương diện quân Pribaltic 1 giải quyết dứt điểm cụm cứ điểm Polotsk của Tập đoàn quân 16 (Đức).
Phương diện quân Byelorussia 1 dưới quyền chỉ huy của Nguyên soái K. K. Rokossovsky (được phong hàm ngày 27 tháng 6) có nhiệm vụ phức tạp hơn các phương diện quân khác. K. K. Rokossovsky phải sử dụng Tập đoàn quân 3 và Quân đoàn xe tăng cận vệ 1 tấn công từ phía bắc Osipovichi vào Minsk trên hướng Đông Nam, phối hợp với Tập đoàn quân 50 của Phương diện quân Byelorussia 2 hình thành vòng vây phía phía nam cụm quân Đức ở Đông Minsk. Các tập đoàn quân 28, 48, 65, Quân đoàn xe tăng 9 tiếp tục tấn công về phía tây, mở rộng phạm vi kiểm soát và ngăn chặn các đòn đột kích phá vây của Tập đoàn quân 2 (Đức) từ hướng Baranovichi, Korelichi (Karelichy). cụm kỵ binh cơ giới của tướng I. A. Pliyev có nhiệm vụ đột kích dọc theo con đường độc đạo xuyên đầm lầy Polesya từ Koptsevichi (Kapatkevicy) đi Luninets, phối hợp với Giang đoàn Dniepr đánh chiếm các cứ điểm lẻ của quân Đức dọc theo tuyến đường này.
Phương diện quân Byelorussia 2 tiếp tục đột phá qua tuyến phòng thủ sông Drut và gia tăng sức ép trên tuyến phòng thủ sông Berezina của Tập đoàn quân 4 (Đức), đẩy tập đoàn quân này về bờ Tây sông Berezina, phối hợp với cánh trái của Phương diện quân Byelorussia 3 và cánh phải của Phương diện quân Byelorussia 1 bao vây, tiêu diệt quân Đức trong khu vực Minsk.
Kế hoạch.
Ngay sau những thấy bại đầu tiên tại Chiến dịch Bagration, Adolf Hitler đã thay thế một loạt tướng lĩnh chỉ huy Đức. Thống chế Walter Model được chỉ định thay thế Tthống chế Ernst Bush chỉ huy Cụm tập đoàn quân Trung tâm. Thượng tướng Thiết giáp Nikolaus von Vormann thay thế Thượng tướng Bộ binh Hans Jordan chỉ huy mấy sư đoàn còn lại của Tập đoàn quân 9. Trung tướng von Saucken thay Thượng tướng Pháo binh Robert Martinek chỉ huy tàn quân của Quân đoàn xe tăng 39 và Sư đoàn xe tăng 5. Thượng tướng Pháo binh Helmuth Weidling thay Trung tướng Edmund Hoffmeister chỉ huy nhóm tàn quân của Quân đoàn xe tăng 41. Tuy nhiên, một số viên tướng bị tử trận hoặc bị bắt làm tù binh được thay thế bằng cách đôn chức vụ từ chỉ huy sư đoàn, trung đoàn lên chỉ huy các Cụm tác chiến. Kho cán bộ chỉ huy của quân đội Đức Quốc xã đang gặp khủng hoảng, đặc biệt là các sĩ quan chỉ huy lâu năm, có nhiều kinh nghiệm tác chiến.
Kế hoạch tác chiến của phía Đức bao hàm việc hạn chế tối đa thương vong và Hitler vẫn đặc mục tiêu giữ Minsk bằng mọi giá. Kết quả của các Chiến dịch Vitebsk-Orsha và Chiến dịch Bobruysk cho thấy, chắc chắn mục tiêu tiếp theo quân đội Liên Xô sẽ là Minsk. Để cứu vãn nguy cơ sụp đổ của Cụm tập đoàn quân Trung tâm, Tổng hành dinh quân đội Đức Quốc xã vội vã rút nhiều lực lượng thiết giáp, cơ giới từ các mặt trận khác để ném vào chiến trường Byelorussya. Ngày 26 tháng 6, Sư đoàn xe tăng 5 của Trung tướng Karl Decker được rút từ Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) thuộc Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraina đang đóng ở Kovel và được điều tới bảo vệ thành phố Minsk. Sư đoàn xe tăng 4 của Thiếu tướng Clemens Betzel thuộc Tập đoàn quân xe tăng 4 được điều từ Kovel đến Vinius. Sư đoàn xe tăng 12 của Thiếu tướng Gerhard Müller thuộc Tập đoàn quân 16 cũng được điều đến khu vực Marina Gorka và đặt trực thuộc Tập đoàn quân 2 để cản phá mũi tấn công của cánh phải Phương diện quân Byelorussia 1 (Liên Xô).
Mặc dù quân đội Liên Xô đã hình thành hai gọng kìm tại hai cánh đe dọa bao vây Tập đoàn quân số 4, lực lượng này vẫn bị yêu cầu phải tử thủ và giữ vững từng tấc đất ở phía đông sông Berezina. Và đây lại chính là điều mà Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô mong đợi. Tập đoàn quân 4 (Đức) có binh lực mạnh tới 9 sư đoàn và việc rải quân bố trí phòng ngự trên vùng tứ giác Orsha - Mogilev - Berezino - Borisov rộng vài trăm km vuông tuy đã tạo được một mật độ phòng ngự đủ đậm đặc để cản phá cuộc tấn công của Phương diện quân Byelorussia 2 (Liên Xô) trên bốn tuyến sông nhưng sự thất bại nặng nề của Tập đoàn quân xe tăng 3 bên cánh trái và Tập đoàn quân 9 bên cánh phải đã đẩy Tập đoàn quân 4 (Đức) cùng tàn quân của Tập đoàn quân xe tăng 3 và Tập đoàn quân 9 tháo chạy về vào thế bị nửa hợp vây. Số phận của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) chỉ còn có thể tính bằng ngày, tùy thuộc vào tốc độ tấn công của quân đội Liên Xô đến Minsk. Bộ Tổng tư lệnh lục quân Đức không hy vọng Tập đoàn quân 4 sẽ trụ lại được trên sông Berezina quá hai tuần nhưng sự hy sinh của nó lại là điều cần thiết để quân Đức có thêm thời gian lập một tuyến phòng thủ mới ở phía đông Minsk từ Polotsk qua Donginovo (Dauhinava), Logoysk, Smolevichi, Cherven (Cervien) đến Slutsk và đương nhiên bao gồm cả Minsk.
Diễn biến.
Hướng Bắc Minsk.
Sáng 29 tháng 6, sau một đợt pháo kích ngắn khoảng 30 phút, Tập đoàn quân 5 và cụm kỵ binh cơ giới của tướng N. S. Oslykovsky bắt đầu tấn công các cứ điểm của quân Đức tại các thị trấn Lukoml, Begoml (Biahoml) và Budslav (Budslau), phía tây hồ Lukomlskoye. Trong ngày đầu tiên, quân Đức dựa vào các công sự, chiến hào và lợi dụng địa hình đầm lầy đã chống trả kịch liệt. Tốc độ tiến công của Cụm kỵ binh cơ giới Liên Xô giảm xuống còn 5 đến 8 km trong ngày đầu tiên. Trong lúc cuộc tấn công đang bị chậm lại thì tướng V. T. Obukhov, Quân đoàn trưởng Quân đoàn cơ giới cận vệ 3 bắt liên lạc được với Lữ đoàn du kích của đại tá Sergei Afanasyevich Khvachevsky đang hoạt động trong các khu rừng quanh hồ Palik và vùng đầm lầy ở thượng nguồn sông Vilya. Từ một tháng nay, Lữ đoàn của S. A. Khvachevsky cùng hàng chục lữ đoàn và trung đoàn du kích Byelorussia đã âm thầm hoạt động lật đổ các đoàn tàu quân sự Đức và phá hủy hàng chục km đường ray và hằng trăm cầu, cống, gây khó khăn lớn cho quân Đức trong việc cơ động lực lượng và tiếp viện cho mặt trận. Nhờ các du kích thông thuộc địa hình dẫn đường, ngày 2 tháng 7, Tập đoàn quân 5 đã vòng tránh các cứ điểm của quân Đức bất ngờ vượt sông Vilya đánh chiếm các nhà ga Krivichi và Budslav, cắt đứt đường sắt từ Molodechno lên Polotsk. Ngày 3 tháng 7, Quân đoàn cơ giới cận vệ 3 "Stalingrad" trong đội hình Cụm kỵ binh cơ giới của tướng N. S. Oslykovsky đã đột kích và đánh chiếm thị trấn Vileyka. Quân đoàn kỵ binh cận vệ 3 sau khi đánh chiếm cứ điểm Plesheniki (Pliescanicy) đã hướng đòn tấn công về Molodechno.
Trên hướng tấn công chính, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 (Liên Xô) tấn công rất chậm, không chỉ chậm hơn Quân đoàn xe tăng cận vệ 2 "Tatsinskaya" mà còn chậm hơn cả một số sư đoàn bộ binh của Tập đoàn quân cận vệ 11. Kế hoạch hợp vây cánh quân Đức ở phía đông Minsk có nguy cơ bị phá vỡ. Ngày 30 tháng 6, đích thân nguyên soái A. M. Vasilevsky đã đến Borisov kiểm tra thực địa và yêu cầu tướng P. A. Rotmistrov phải tăng tốc độ tấn công để đến cuối ngày 2 tháng 7 phải có mặt ở Minsk. Để giúp đỡ Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5, tướng I. D. Chernyakhovsky yêu cầu chủ nhiệm công binh của phương diện quân ưu tiên cho xe tăng vượt qua các cầu phao và cầu gỗ trước các đơn vị khác. Ngày 2 tháng 7, Quân đoàn xe tăng xe tăng 29 và Tập đoàn quân 31 đã tiến đến đầu nguồn sông Svisloch trên khu vực Ostrositsky-Gorodok (Astrasycki Haradok), cắt đứt con đường rút lui lên Vinius của cụm quân Đức tại Minsk. Sư đoàn thiết giáp số 5 (Đức) trước tình hình bị đánh từ phía trước và phía sau buộc phải bỏ chạy khỏi Borisov sau khi chịu nhiều thiệt hại nặng nề.
Các diễn biến trên hướng tấn công của Tập đoàn quân cận vệ 11 và Quân đoàn xe tăng cận vệ 2 phát triển hết sức nhanh chóng. Ngày 1 tháng 7, sau khi bẻ gãy sức kháng cự của Cụm tác chiến Von Saucken và tàn quân thuộc Sư đoàn xe tăng 18 (Đức) đã kéo về Minsk với tốc độ tấn công hàng chục km trong ngày tiếp theo. Thống chế Walter Model sử dụng còn bài cuối cùng là Cụm tác chiến Von Gottberg phối hợp với Sư đoàn kỵ binh cơ giới SS ra khai thông con đường đi Vinius để cứu số quân còn lại khỏi Minsk nhưng tất cả phòng tuyến của quân Đức ở phía bắc và phía tây Minsk đã sụp đổ. 3 giờ sáng ngày 3 tháng 7 năm 1944, Quân đoàn xe tăng cận vệ 2 "Tatsinskaya" đã đột nhập vào Minsk. Buổi trưa cùng ngày, các trung đoàn xe tăng 36 và 193 của Tập đoàn quân 3 (Phương diện quân Byelorussia 1) cũng tiến vào Minsk từ phía nam. 13 giờ chiều ngày 3 tháng 7, thủ đô của Byelorussia được giải phóng. Ở phía đông Minsk, Tập đoàn quân cận vệ 11 (Liên Xô) đã đánh chiếm Smolevichi, dồn quân Đức xuống khu vực đầm lầy ở thượng nguồn sông Volma với trung tâm là thị trấn cùng tên.
Tổng cộng Phương diện quân Byelorussia 3 đã tiêu diệt 22.000 quân và bắt sống 13.000 tù binh cùng với 5.000 xe cơ giới các loại, giáng một đòn nặng vào hậu cứ của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm.
Minsk, thủ đô của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Byelorusia bị phá hủy nặng nề. Cả thành phố chỉ còn lại bốn công trình lớn gồm Trụ sở chính phủ, Trụ sở Trung ương Đảng cộng sản Byelorussia, Nhà máy Radio và Câu lạc bộ Hồng quân là những nơi chưa bị phá hoại. Công binh của Phương diện quân Byelorussia 3 phải làm việc liên tục suốt ngày đêm để nhanh chóng gỡ đi những quả mìn Đức đang chờ nổ. Trên các con đường nhựa từ Minsk đi Rakov và Vologin ở phía tây thành phố ngổn ngang những xe cộ và phương tiện chiến tranh của quân Đức bỏ lại khi rút chạy.
22 giờ 00 ngày 3 tháng 7, sau bản nhật lệnh như thường lệ của STAVKA được phát thanh viên huyền thoại Levitan đọc trên đài phát thanh ghi nhận công lao của các phương diện quân Byelorussia đã giải phóng Minsk, bầu trời Moskva bừng lên ánh sáng của 24 loạt pháo hoa được bắn lên từ 324 khẩu đại bác để chúc mừng thủ đô của Belarus được giải phóng.
Hướng Nam Minsk.
Sau khi hoàn thành Chiến dịch Bobruysk, các tập đoàn quân cánh phải Phương diện quân Byelorussia 1 có một loạt nhiệm vụ mới phức tạp hơn. Trước hết, nó phải phối hợp với Phương diện quân Byelorussia 3 khép chặt vòng vây xung quanh Tập đoàn quân 4 và tàn quân của các tập đoàn quân 9 và xe tăng 3 (Đức) đàng phòng ngự ở phía đông Minsk và giải phóng thủ đô của Belarus. Tiếp theo, nó phải tấn công sang phía tây để ngăn chặn các đòn phản kích mà quân Đức đang chuẩn bị trên hướng Stoyabtsy - Uzda hòng cứu vãn tình thế. Thứ ba, sau khi hoàn thành hai nhiệm vụ trước mắt, các tập cánh phải chuẩn bị phối hợp với cánh trái của phương diện quân mở một đòn tấn công tiếp theo, hợp vây quân Đức trong khu vực đầm lầy Polesya từ Pinsk đến Brest. Hai nhiệm vụ đầu tiên nằm trong kế hoạch giai đoạn 2 của Chiến dịch Bagration
Mở đầu giai đoạn tấn công thứ hai trên hướng Bobruysk - Minsk, ngày 29 tháng 6, Tập đoàn quân 3 và Quân đoàn xe tăng cận vệ 1 bắt đầu tấn công từ phía bắc Osipovichi dọc theo con đường bộ và đường sắt Bobruysk - Minsk. Ngày 1 tháng 7, Quân đoàn xe tăng cận vệ 1 đánh chiếm thị trấn - nhà ga Marina Gorka (Maryina Horka), một chốt chặn quan trọng trên con đường đến Minsk do Cụm tác chiến Flörke gồm tàn quân của Sư đoàn bộ binh 14 và một số tiểu đoàn cảnh vệ (Đức) phòng giữ. Ngày 2 tháng 7, Quân đoàn bộ binh 41 (Tập đoàn quân 3) phối hợp với Tập đoàn quân 50 (Phương diện quân Byelorussia 2) Cụm tác chiến sư đoàn bộ binh 262 và Sư đoàn bộ binh 267 (Đức) khỏi căn cứ Pukhovichi, dồn cụm quân này về Cherven. Sáng ngày 3 tháng 7, Quân đoàn xe tăng cận vệ 1 đã có mặt ở ngoại ô phía nam Minsk. Sau một trận giao chiến ngắn, Lữ đoàn xe tăng 15 đã cùng lữ đoàn xe tăng 36 tiến vào Minsk.
Đúng như dự đoán của tướng K. K. Rokossovsky, ngày 3 tháng 7, thống chế Walter Model huy động Sư đoàn xe tăng 12 làm chủ lực cho Cụm tác chiến Lindig mở cuộc phản kích từ Uzda vào Marina Gorka nhằm chia cắt Tập đoàn quân 3 và Quân đoàn xe tăng cận vệ 1 với chủ lực Phương diện quân Byelorussia 1, tạo một hành lang để giải vây cho Tập đoàn quân 4 (Đức). Tuy nhiên, những nỗ lực này đều bị quân đội Liên Xô chặn đứng. Quân đoàn xe tăng 9 (Liên Xô) được điều động đến khu vực bị đột phá đã phối hợp với các quân đoàn bộ binh 46 và 80 chặn đứng cuộc phản kích của Sư đoàn xe tăng 12 và Sư đoàn bộ binh 390 (Đức), đuổi các sư đoàn này chạy về Dzherzinsk. Ngay ngày hôm sau, Quân đoàn xe tăng 9 cùng với Tập đoàn quân 48 mở mũi đột kích về phía tây, đánh chiếm Uzda và Stoyabtsy.
Bên rìa phía bắc vùng đầm lầy Polesya, ngày 30 tháng 6, các tập đoàn quân 28 và 65 nhanh chóng đè bẹp tuyến phòng thủ mỏng yếu của Sư đoàn bộ binh 102 và Cụm tác chiến sư đoàn 216 (Đức), đánh chiếm Slutsk và phát triển sang hướng Tây, giải phóng một loạt khu dân cư ở Starobin, Pogost (Pagost - 2), Timkhovichi (Cimkavicy), Kopyl (Kapyl) và Nesviz (Niasviz). Nhận thấy nguy cơ bị đánh tập hậu, tướng Friedrich Herrlein phải rút các sư đoàn bộ binh 292 và 707 về phía tây sông Tsna, lập tuyến phòng thủ mới dọc theo con đường sắt từ Gantsyevichi đến Luninets. K. K. Rokossovsky ra lệnh cho Tập đoàn quân 28 tách quân đoàn bộ binh 128 phối hợp với các tàu chiến đường sông của Giang đoàn Dinepr tổ chức hai mũi tấn công song song trên bộ và dưới sông Pripyat về hướng Luninets. Ngày 4 tháng 7, Quân đoàn bộ binh 128 đánh bật Sư đoàn bộ binh 292 (Đức) về Pinsk, Sư đoàn bộ binh 707 (Đức) cũng bỏ Gantsyevichi rút về Telekhany (Cieliachany). Phương diện quân Byelorussia 1 đã hoàn thành nhiệm vụ của giai đoạn đột phá vào tung thâm trong Chiến dịch Bagration
"Chảo lửa" Volma.
Đây là "cái chảo" lớn thứ hai trong Chiến tranh Xô-Đức mà quân đội Liên Xô tạo ra và dồn quân Đức vào đó (chỉ đứng sau "Cái chảo" Stalingrad). Bên trong vòng vây là toàn bộ Tập đoàn quân 4 (Đức) do Thượng tướng Kurt von Tippelskirch chỉ huy gồm 1 Quân đoàn xe tăng và 2 quân đoàn bộ binh, không kể các đơn vị các tăng cường. Cùng bị dồn vào cái chảo này còn có tàn quân của các quân đoàn bộ binh 6 và 35 (Đức), các đơn vị thuộc cụm quân bảo vệ hậu phương mặt trận của tướng Friedrich Gustav Bernhard, các đơn vị cảnh vệ SS, thông tin, công binh và hậu cần trực thuộc Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức). Tổng số quân Đức bị vây lên đến 105.000 người thuộc 30 sư đoàn. Nếu như các phương diện quân Byelorussia mất 5 ngày kể từ ngày bắt đầu chiến dịch để giải phóng Minsk thì thời gian để thanh toán cụm quân Đức trong vòng vây ở phía đông và Đông Nam Minsk lại mất gấp đôi thời gian đó. Nhưng ở Stalingrad, quân đội Liên Xô phải mất đến gần 3 tháng để hoàn thành chiến dịch thì ở Minsk, họ chỉ mất 19 ngày.
Việc thanh toán cụm quân Đức bị vây được giao cho Phương diện quân Byelorussia 2 và Tập đoàn quân 31. Khác với các cuộc bao vây ở Stalingrad, ở Korsun-Shevchenkovsky và ở Kamenets-Podolsky; ở Byelorussia trong mùa hè năm 1944, Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) đã thiệt hại nặng nề trên tất cả các hướng tấn công chủ yếu và thống chế Walter Model đã không còn một lực lượng dự bị đáng kể nào trong tay để có thể hy vọng giải cứu cho Tập đoàn quân 4 và các nhóm tàn quân Đức như ông ta đã làm để giải cứu Tập đoàn quân xe tăng 1 (Đức) trong Chiến dịch Proskurov-Chernovtsy. Địa hình ở phía đông Minsk cũng không cho phép thiết lập một sân bay dã chiến khả dĩ có thể dùng cho các máy bay vận tải nhẹ. Nếu sân bay đó được thiết lập thì nó cũng nhanh chóng bị phá hủy và ngay cả việc thả dù hàng cũng bất khả thi bởi ba tập đoàn quân không quân Liên Xô hầu như đã làm chủ bầu trời Byelorussia. Trong khi đó, lực lượng chủ lực của Tập đoàn quân 4 (Đức) là Quân đoàn xe tăng 39, trong quá trình rút lui về bên kia sông Berezina đã rối loạn đội hình và dần dần tan rã dưới các cuộc oanh kích của không quân Xô Viết. Hai viên tướng chỉ huy quân đoàn của nó cũng bỏ mạng trong thời gian này.
Từ ngày bị bao vây, binh sĩ Đức trong cái "chảo lửa" liên tiếp bị oanh kích dữ dội bằng không quân và pháo binh. Trong khi đó, đạn dược càng ngày càng vơi dần, đường tiếp tế gần như bị cắt đứt. Do tư lệnh Tập đoàn quân số 4 Kurt von Tippelskirch đã được di tản bằng máy bay từ ngày 1 tháng 7, ông ta giao quyền chỉ huy Tập đoàn quân 4 cho quân đoàn trưởng Quân đoàn bộ binh 12, trung tướng Vincenz Müller mà không hề biết rằng hai ngày sau, ông này đã bị Tập đoàn quân 50 (Liên Xô) bắt được trên đường bỏ chạy từ Mogilev về Minsk, cùng bị bắt với Vincenz Müller còn có thiếu tướng Rudolf Edmansdorf, chỉ huy trưởng khu phòng thủ Mogilev..
Ngày 4 tháng 7, tướng I. V. Boldin, tư lệnh Tập đoàn quân 50 (Liên Xô) triệu tập tướng Vinzenz Müller và tướng Rudolf Edmansdorf đến Sở chỉ huy dã chiến của Tập đoàn quân 50 ở Klichev. Tại đây, hai viên tướng Đức được thông báo rằng họ sẽ đọc lời kêu gọi đầu hàng do họ tự soạn thảo trên hệ thống loa phóng thanh và trên các máy điện đàm để gửi đến các sĩ quan và binh lính Đức trong vòng vây. Ba tổ công tác của các tập đoàn quân 31, 49 và 50 cũng được giao nhiệm vụ chuyển cho các cấp chỉ huy Đức bản sao của bức thư đó do tướng Vinzenz Müller ký:
Quân Đức không thể chấp nhận ngay lời kêu gọi của tướng Vinzenz Müller và chống trả trong tâm trạng tuyệt vọng. Ngày 5 tháng 7, bức điện cuối cùng của lực lượng bị vây được gửi về bộ tư lệnh của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm, mang một lời cầu cứu hết sức khẩn thiết:
Lời cầu cứu không được hồi âm. Trong khi đó, vòng vây ngoài của quân đội Liên Xô tiến dần về phía tây, và khi lực lượng bao vây đã đột phá 50 cây số thì, "cái chảo" chỉ còn chu vi chừng 150 cây số.
Và những gì đã xảy ra với quân Đức mấy ngày trước đó tại Đông Nam Bobruysk lại tái diễn nhưng với quy mô lớn hơn. Tập đoàn quân không quân 6 (Đức) cũng huy động một số máy bay vận tải thả dù hàng xuống khu vực bị bao vây nhưng phần lớn các máy bay này đã bị không quân Liên Xô chặn đánh và bắn rơi. Khác với Tập đoàn quân 6 (Đức) bị bao vây ở Stalingrad, Tập đoàn quân 4 cùng tàn quân của các tập đoàn quân 9 và xe tăng 3 (Đức) ở phía đông Minsk đã không còn một hệ thống chỉ huy thống nhất. Một bộ phận quân Đức tìm cách phá vây về phía tây Bắc nhưng đã bị Tập đoàn quân 31 chặn lại và tiêu diệt trên đoạn đường sắt từ Minsk đi Smolevichi.
Ngày 6 tháng 7 năm 1944, Sư đoàn bộ binh 174 thuộc Quân đoàn bộ binh 62-Tập đoàn quân 33 và Lữ đoàn xe tăng 213 thuộc Tập đoàn quân 31(Liên Xô) mở một trận đột kích từ Smolevichi đánh thẳng vào Volma, trung tâm phòng ngự của cụm quân Đức bị vây. Từ phía nam, bốn sư đoàn của Quân đoàn bộ binh 19 cũng tấn công lên Volma. Từng cụm lớn quân Đức bỏ chạy theo hướng Tây và Tây Nam dưới các trận oanh tạc của Tập đoàn quân không quân 4 (Liên Xô). Ngày 6 tháng 7, 3.000 quân do thiếu tướng Hans Traut, tham mưu trưởng Quân đoàn bộ binh 12 đã tổ chức một cuộc phá vây tại Smilovichy. Tuy nhiên nỗ lực này đã bị Tập đoàn quân số 49 (Liên Xô) chặn đứng. Ngày hôm sau, thiếu tướng Hans Traut cố gắng tổ chức phá vây một lần nữa nhưng trước khi vượt được sông Shvisloch ở Synelo (???), đội quân của ông ta đã bị Sư đoàn bộ binh 362 và Trung đoàn cơ giới 481 đánh tan. Bản thân Hans Traut cũng bị bắt sống. Ngày 7 tháng 7, nhóm quân Đức bỏ chạy sang phía tây đã vấp phải bức tường hỏa lực dày đặc của 8 trung đoàn lựu pháo Liên Xô. Lữ đoàn xe tăng 25 và Quân đoàn bộ binh 113 đã tiêu diệt và bắt làm tù binh cụm quân này ngay tại ngoại ô phía đông Minsk.
Ngày 8 tháng 7, một cụm quân Đức lớn hơn tổ chức thành hai mũi đột phá vượt sông sông Shvisloch sang phía tây nam đã bị hỏa lực của 12 trung đoàn pháo binh Liên Xô bố trí tại Apchak, Ostrovy, Dubki và ngoại ô phía nam Minsk xé nát đội hình. Một bộ phận bỏ chạy sang phía đông nam bị Sư đoàn bộ binh 95 bao vây và tiêu diệt trên bờ sông Svisloch. Nhóm quân bỏ chạy xuống phía nam do tương Paul Völckers chỉ huy cũng bị Sư đoàn bộ binh 199 thanh toán trong khu rừng ở phía nam Dubki, tướng Paul Völckers bị bắt làm tù binh. Cụm quân lớn nhất gồm 2 trung đoàn còn lại của Sư đoàn bộ binh xung kích 78 do tướng Herbert von Larisch chỉ huy tháo chạy theo hướng Tây Nam cũng bị Quân đoàn bộ binh 80, Lữ đoàn xe tăng 26, Trung đoàn cơ giới 514 và các sư đoàn bộ binh 42, 64 (Liên Xô) tiêu diệt và bắt làm tù binh ở phía nam Minsk. Số quân còn lại bỏ chạy ngược về phía sông Svisloch, tiếp tục hứng chịu hỏa lực của không quân và pháo binh Liên Xô và hạ vũ khí đầu hàng.
Kết quả và đánh giá.
Kết quả.
Trong số gần 110.000 quân Đức bị vây ở phía đông Minsk, hơn 72.000 người bị giết và hơn 35.000 người bị bắt làm tù binh, trong đó có 12 viên tướng gồm 3 quân đoàn trưởng và 9 sư đoàn trưởng. Trong ba ngày sau đó, quân đội Liên Xô vẫn tiếp tục truy bắt các nhóm nhỏ từ vài chục đến trên 100 lính Đức chạy trốn chui lủi trong các khu rừng và đầm lầy quanh Minsk. Du kích và những người dân Belarus đã giúp quân đội Liên Xô bắt được mấy trăm lính Đức đang định tẩu thoát về phía tây. Ngày 12 tháng 7, Tập đoàn quân 4 (Đức) chính thức bị xóa sổ.
Trong khi Đài phát thanh Moskva loan tin chiến thắng của Quân đội Liên Xô đi khắp thế giới thì một số báo chí phương Tây lại truyền đi thông tin rằng ""Dường như Quân đội Đức Quốc xã đang có cuộc rút quân chiến lược ở mặt trận phía đông để tăng cường thêm lực lượng chống lại quân đội Đồng minh ở mặt trận phía tây".. Khi nắm được thông tin này, ngày 14 tháng 7, I. V. Stalin ra lệnh tổ chức duyệt binh ở Minsk và cho đoàn tù binh Đức diễu hành quân các đường phố chính của Moskva. Ông cũng cho phép 35 nhà báo nước ngoài đến thăm chiến trường phía đông Minsk và chứng kiến các cuộc diễu duyệt.
Ngày 16 tháng 7, diễn ra cuộc duyệt binh của các đơn vị đại diện cho 4 phương diện quân Liên Xô đã thắng trận ở Minsk. Trong đoàn duyệt binh có các đơn vị đại diện cho ba lữ đoàn du kích tiêu biểu ở mặt trận Byelorussia. Ngày hôm sau, 17 tháng 7, một cuộc diễu binh "long trọng" được tổ chức tại Moskva. 57.000 tù binh Đức, trong đó có 19 viên tướng bị bắt tại mặt trận Byelorussia được diễu qua các đường phố chính ở Moskva dươi sự giám sát của sĩ quan và binh sĩ Quân khu Moskva. Dẫn đầu là tướng Friedrich Gollwitzer, tư lệnh Quân đoàn bộ binh 35. Các tù binh là tướng lĩnh và sĩ quan Đức vẫn được mang đầy đủ huân huy chương và các giải thưởng, đúng như người Nga đã hứa với họ. Hàng chục vạn người dân Moskva và 35 phóng viên nước ngoài được chứng kiến những gì còn sót lại của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức). Cuộc diễu duyệt tù binh này được coi như một câu trả lời đối với tin đồn rằng vì quân đội Đức Quốc xã đã rút lực lượng chủ lực sang mặt trận phía tây nên quân đội Liên Xô mới dễ dàng chiến thắng như vậy. Đài phát thanh Moskva đã tường thuật tại chỗ cuộc diễu duyệt này. Ngày hôm sau, các báo lớn ở Liên Xô và phương Tây cũng đều đưa tin về cuộc "duyệt binh" có một không hai này.
Tổn thất về sĩ quan chỉ huy cao cấp của quân đội Đức Quốc xã tại Chiến dịch Minsk còn nghiêm trọng hơn cả tổn thất tương tự của quân Đức trong Trận Stalingrad. Sau 2 giai đoạn đầu tiên của Chiến dịch Bagration đã có một danh sách sơ bộ 31 tướng lĩnh Đức Quốc xã bị bắt, tử trận, mất tích hoặc tự tử gồm có:
Đánh giá.
Đa số người dân trên thế giới có cái nhìn tích cực về thắng lợi của quân đội Liên Xô tại Minsk. Nhà sử học Cộng hòa Liên bang Đức Hermann von Gharkhenholer viết:
Nhà báo Pháp Jan Richard Bloc, đã có mặt tại Moskva ngày 17 tháng 7 năm 1944 và chứng kiến tận mắt cuộc diễu duyệt của 57.300 tù binh Đức bị bắt tại khu vực phía đông Byelorussia đã nói lên cảm tưởng của mình:
Trong chuyến đi thăm Moskva lần thứ hai vào tháng 10 năm 1944, thủ tướng Anh Winston Churchill đã ngỏ lời chúc mừng I. V. Stalin về thắng lợi của quân đội Liên Xô trong các chiến dịch mùa hè năm 1944 tại Byelorussia.
Bộ Tổng tư lệnh Liên Xô cho rằng Chiến dịch Minsk được thực hiện rất nhanh gọn nên không chỉ Bộ chỉ huy Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) mà ngay cả Tổng hành dinh quân đội Đức Quốc xã cũng không kịp trở tay. Tốc độ tấn công lên đến 20–25 km/ngày của quân đội Liên Xô đã tạo ra những "mũi kiếm" sắc bén, không chỉ chọc thủng và đột phá sâu các tuyến phòng ngự của quân Đức mà còn nhanh chóng chia cắt, bao vây, tiêu diệt từng cụm lớn quân Đức
Ngược lại, một số chỉ huy Hồng quân đã tỏ ra không hài lòng khi đánh giá về quá trình xử lý tàn quân Đức trong "cái chảo" phía đông Minsk. Tư lệnh Phương diện quân Byelorussia 2, thượng tướng G. F. Zakharov đã nhận xét:
Ý kiến của G. F. Zakharov không được các tướng lĩnh trong Bộ Tổng tham mưu Liên Xô đồng tình. Chỉ bốn tháng sau, do để thất lợi trong các trận đánh ở phía đông Warshawa cộng với thói quen nói năng thô bạo và tính tình nóng nảy, không có lợi cho công việc chỉ huy, tướng G. F. Zakharov bị điều đi chỉ huy Tập đoàn quân xung kích 4 ở mặt trận Pribaltic. Trước đó, tháng 7 năm 1944, trung tướng L. Z. Mekhlis, một ủy viên hội đồng quân sự không được cấp dưới ủng hộ do tính tình khắc nghiệt với đồng đội cũng bị điều về Đại bản doanh. Người thay thế ông ta là trung tướng N. E. Subbotin, một nhà giáo dục quân sự thực thụ đã giữ cương vị này đến hết cuộc chiến tranh.
Về phần mình, với thói quen không bao giờ đánh giá thấp đối phương, Nguyên soái G. K. Zhukov viết: | 1 | null |
Petrich là một thị trấn thuộc tỉnh Blagoevgrad, Bungaria. Dân số thời điểm năm 2011 là 28784 người.
Petrich nằm gần biên giới với Hy Lạp và Bắc Macedonia. Ngã tư vào Bắc Macedonia được gọi là Novo Selo-Petrich, vì khu định cư đầu tiên xuyên biên giới là Novo Selo.
Đỉnh Petrich trên đảo Livingston thuộc quần đảo Nam Shetland, Nam Cực được đặt tên theo Petrich. Đây là nơi diễn ra cuộc chiến chớp nhoáng giữa Hy Lạp và Bulgaria năm 1925.
Dân số.
Dân số trong giai đoạn 2004-2011 được ghi nhận như sau: | 1 | null |
Hadzhidimovo ( ) là một thị trấn thuộc tỉnh Blagoevgrad, Bungaria. Dân số thời điểm năm 2011 là 2695 người.
Địa lý.
Thị trấn nằm trong thung lũng sông Mesta, được bao quanh bởi các đỉnh Rila, Pirin, Slavyanka, Shilka, Bozdag và dãy núi Tây Rhodope.
Dân số.
Dân số trong giai đoạn 2004-2011 được ghi nhận như sau: | 1 | null |
Nesebar (thường ghi chép lại là Nessebar và đôi khi Nesebur, , phát âm ) là một thành phố cổ và là một trong những khu nghỉ mát lớn bên bờ Biển Đen của Bulgaria nằm ở tỉnh Burgas, đông Bulgaria. Đây đồng thời là trung tâm hành chính của huyện Nesebar. Thường được gọi là "Viên ngọc của Biển Đen", Nesebar là một thành phố bảo tàng phong phú được hình thành qua lịch sử hơn ba thiên niên kỷ luôn thay đổi. Đây là một thành phố nhỏ gồm hai phần được ngăn cách bởi một eo đất nhân tạo dài và hẹp với khu vực định cư cổ trên bán đảo (trước đây là một hòn đảo) và khu vực hiện đại hơn ở trên đất liền. Phần thành phố cổ mang bằng chứng về sự chiếm đóng của nhiều nền văn minh khác nhau trong suốt quá trình tồn tại của nó.
Đây là một trong những điểm du lịch và cảng biển nổi bật nhất bên bờ biển Đen, nơi đã trở thành một khu vực nổi tiếng với một số khu nghỉ mát, bãi biển lớn Bulgaria Sunny nằm ngay phía bắc của Nesebar. Tính đến tháng 12 năm 2009, thành phố này có dân số 11.626 người.
Nesebar đã nhiều lần nằm ở biên giới của một đế chế bị đe dọa, và như vậy đó là một thị trấn có lịch sử phong phú. Chính nhờ sự phong phú của các tòa nhà lịch sử của thành phố, UNESCO đã đưa Nesebar vào danh sách Di sản thế giới vào năm 1983.
Tên.
Khu định cư ban đầu được biết đến trong tiếng Hy Lạp là "Mesembria" (), đôi khi được nhắc đến là "Mesambria" hoặc "Melsembria", sau này có nghĩa là thành phố của Melsas. Theo một cấu trúc tái thiết lại, cái tên có thể bắt nguồn từ tên Thracia "Melsambria". Tuy nhiên, nguồn gốc Thracia của tên đó dường như bị nghi ngờ. Hơn nữa, truyền thống liên quan đến Melsas với tư cách là người sáng lập thành phố là rất mong manh và thuộc về một chu kỳ truyền thuyết từ nguyên phong phú có nhiều ở các thành phố Hy Lạp. Nó cũng xuất hiện câu chuyện về Melsas sau thời đại Hy Lạp, khi Mesembria là một thành phố ven biển quan trọng.
Trước năm 1934, tên tiếng Bulgaria phổ biến của thị trấn là Месемврия, "Mesemvriya". Nó đã được thay thế bằng tên hiện tại, trước đây được sử dụng trong phương ngữ Erkech được nói gần giống Nesebar. Cả hai hình thức đều có nguồn gốc từ Mesembria của Hy Lạp.
Lịch sử.
Nhà khảo cổ học người Bulgaria Lyuba Ognenova-Marinova đã dẫn đầu sáu cuộc thám hiểm khảo cổ dưới nước thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Bulgaria trong khoảng thời gian từ 1961 đến 1972 tại vùng biển dọc theo bờ Biển Đen của Bulgaria. Công việc của bà đã xác định năm thời kỳ đô thị hóa trên bán đảo xung quanh Nesebar là cuối thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên, một tiền thành bang của người Thracia, thuộc địa Hy Lạp tên là "Mesambria", một ngôi làng thời kỳ La Mã cho đến Công nguyên, một khu định cư thời Trung Cổ, và một thị trấn thời Phục hưng được gọi là Mesemvria hoặc Nessebar.
Ban đầu nơi đây là một khu định cư của người Thracia được gọi là "Menebria", thị trấn đã trở thành thuộc địa của Hy Lạp khi được người Dorian từ Megara tới đây định cư vào đầu thế kỷ thứ 6 TCN, và từ đó trở thành một trung tâm thương mại quan trọng, đối trọng của Apollonia (Sozopol ngày nay). Nó vẫn là thuộc địa Dorian duy nhất dọc theo bờ Biển Đen, vì phần còn lại là thuộc địa của Ionian. Vào năm 425-424 trước Công nguyên, thị trấn đã gia nhập Liên minh Delian, dưới sự lãnh đạo của Athens.
Những gì còn xót lại từ thời Hy Lạp và bao gồm thành phòng thủ, một đền thờ thần Apollo và một Agora. Một bức tường hình thành là một phần của pháo đài Thracia vẫn có thể được nhìn thấy ở phía bắc của bán đảo.
Tiền xu bằng đồng và bạc đã được đúc trong thị trấn từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên và tiền vàng là từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Thị trấn nằm dưới sự cai trị của La Mã vào năm 71 trước Công nguyên, nhưng vẫn tiếp tục được hưởng các đặc quyền như quyền đúc tiền riêng.
Trung Cổ.
Đây là một trong những thành trì quan trọng nhất của Đế quốc Đông La Mã từ thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên, và đã bị Đông La Mã và Bulgar chiếm đóng và sáp nhập vào Đế quốc Bulgaria thứ nhất vào năm 812 bởi hãn Krum sau hai tuần bao vây chỉ được "Knyaz" Boris I nhượng lại cho Đông La Mã vào năm 864 trước khi được chiếm lại bởi sa hoàng Simeon Đại đế. Trong thời kỳ Đế quốc Bulgaria thứ hai, nó cũng bị tranh chấp bởi các lực lượng Bulgaria và Đông La Mã, được hưởng sự thịnh vượng đặc biệt dưới thời Sa hoàng Bulgaria Ivan Alexander (1331–1371) cho đến khi nó bị chinh phục bởi Thập tự quân do Bá tước Amadeus VI lãnh đạo năm 1366. Phiên bản tên tiếng Bulgaria là Nesebar hoặc Mesebar đã được chứng thực từ thế kỷ 11.
Các di tích từ thời Trung Cổ bao gồm "Stara Mitropoliya" (Nhà thờ Thánh Sophia hoặc Tòa giám mục cũ) thế kỷ 5, một vương cung thánh đường không có cánh ngang; Vương cung thánh đường Đức Mẹ Eleusa thế kỷ 6, và "Nova Mitropoliya" (Tòa giám mục mới hay Nhà thờ Thánh Stephen) thế kỷ thứ 11 tiếp tục được tôn tạo cho đến thế kỷ 18. Vào thế kỷ 13 và 14, một loạt các nhà thờ đáng chú ý đã được xây dựng gồm Nhà thờ Thánh Theodore, Nhà thờ Thánh Paraskevi, Nhà thờ Tổng lãnh thiên thần Michael và Gabriel và Nhà thờ Thánh Gioan Aliturgetos.
Ottoman chiếm đóng.
Ottoman chiếm đóng thị trấn vào năm 1453 đánh dấu sự khởi đầu của suy tàn nhưng di sản kiến trúc của nó vẫn còn và được làm giàu vào thế kỷ 19 bằng cách cho xây dựng những ngôi nhà gỗ theo phong cách đặc trưng khu vực bờ Biển Đen của Bulgaria trong thời kỳ này. Vào đầu thế kỷ 19, nhiều người dân địa phương đã tham gia tổ chức nhằm lật đổ Ottoman trong thời kỳ Chiến tranh giành độc lập Hy Lạp (1821), một số lượng lớn các thanh niên của thị trấn đã tham gia vào cuộc đấu tranh dưới thời Alexander Ypsilantis. | 1 | null |
Lê Thì Hiến (chữ Hán: 黎時憲, 1609-1674) là tướng nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam.
Sự nghiệp.
Mặt trận phía nam.
Lê Thì Hiến người làng Phú Hào huyện Lôi Dương (nay là xã Thọ Phú huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hóa), tỉnh Thanh Hóa.
Thời Lê Thần Tông, Lê Thì Hiến làm tướng võ nhà Lê trung hưng. Ông được cử ra làm thuộc tướng trấn giữ Kỳ Hoa. Lúc đó tướng Đàng Trong là Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Hữu Dật mang quân ra đánh úp dinh, Lê Thì Hiến thua trận phải rút lui. Vì việc này ông bị mất chức.
Năm 1655, quân Đàng Trong lại ra đánh. Quân Nguyễn do Nguyễn Hữu Dật và Nguyễn Hữu Tiến chỉ huy đang đánh ra bắc, đã chiếm được 7 huyện ở Nghệ An.
Em chúa Trịnh Tạc là Trịnh Toàn cầm quân ra chống. Bồi tụng Phạm Công Trứ bèn tiến cử Lê Thì Hiến, ca ngợi tài năng của ông và khuyên triều đình bỏ qua lỗi cho ông. Lê Thì Hiến lại được trọng dụng. Ông ra trận cùng Trịnh Toàn giao tranh với quân Nguyễn ở Thạch Hà, cứu viện cho Đào Quang Nhiêu, giành thắng lợi. Nhờ công lao trận này, ông được thăng Đô đốc đồng tri, tước Hào quận công.
Ít lâu sau Trịnh Toàn bị Trịnh Tạc cách chức bắt về kinh, con Trịnh Tạc là Trịnh Căn ra thay. Lê Thì Hiến được thăng lên Hữu đô đốc giúp Trịnh Căn. Lúc đó quân Nguyễn đắp lũy ở ven biển, phòng thủ ở bờ nam sông Lam. Ông cùng Hoàng Nghĩa Giao đánh phá lũy, đốc suất các tướng đánh Thanh Chương, Nam Hoa (thuộc Nghệ An) đều thắng trận, các tướng Đàng Trong bỏ chạy.
Năm 1658, Nguyễn Hữu Dật vượt sông đánh vào Mỹ Dụ. Tướng giữ đồn là Trịnh Kiêm (em Trịnh Căn) thua chạy. Hoàng Nghĩa Giao và Lê Thì Hiến tiến lên chặn đánh được quân Nguyễn, quân Nam phải lui về.
Mùa đông năm 1658, Lê Thì Hiến lại cùng Đào Quang Nhiêu chia nhau ra quân, đánh tan quân Nguyễn ở làng Tuần Lễ (Hà Tĩnh).
Năm 1659, Lê Thì Hiến được thăng làm Thiếu bảo. Năm 1660, Trịnh Căn phát đại quân tiến công quân Nguyễn. Lê Thì Hiến vượt cửa biển Hội Thống, theo đường Tả Ao thuộc huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) mà đánh, đụng độ quân Nguyễn. Hai bên giao trinh dữ dội, Lê Thì Hiến phá được lũy Hùng Lộc, đốt dinh trại bắt được rất nhiều voi, ngựa và khí giới.
Tháng 11 năm đó, quân Trịnh lại chia đường tiến đánh. Lê Thì Hiến lại từ bờ biển qua đường Cương Gián, huyện Nghi Xuân cùng Hoàng Nghĩa Giao tạo thế ỷ dốc, đánh phá quân Nam ở làng Yên Điềm. Sau đó hai tướng họp binh cùng đuổi đánh dữ dội, thắng lớn ở xã Phù Lưu Thượng, giết và bắt được nhiều quân Nguyễn. Nguyễn Hữu Dật phải bỏ lũy Độc Giang chạy về Hoành Sơn. Đó là trận thắng lớn nhất của quân Trịnh trong cuộc giao tranh với quân Nguyễn. Quân Trịnh lấy lại được 7 huyện bị chiếm năm 1655.
Nhờ chiến công đó, Lê Thì Hiến được phong làm Phó tướng, Thiếu úy, được mở dinh ở Tả Trung. Năm 1664, ông lại được thăng làm Tả đô đốc Tây quân.
Năm 1672, Trịnh Tạc lại rước Lê Gia Tông đi đánh Đàng Trong, sai ông làm thống suất Nghệ An. Cuối năm, quân Trịnh tiến đến lũy Thầy. Lê Thì Hiến thúc các tướng ra sức tiến công, nhưng cuối cùng quân Nguyễn phòng thủ kiên cường không thể công phá. Quân Trịnh phải rút về bắc, Lê Thì Hiến được sai ở lại trấn giữ Nghệ An.
Ông chia quân đóng đồn phòng giữ nghiêm ngặt, giữ ranh giới tại sông Gianh.
Mặt trận phía bắc.
Năm 1667, chúa Trịnh Tạc cất quân đánh họ Mạc ở Cao Bằng, sai Lê Thì Hiến làm thống lĩnh, theo đường Thái Nguyên tiến lên. Ông cùng Đinh Văn Tả chia quân 4 mặt cùng đánh, phá tan quân Mạc, bắt được nhiều quân địch.
Thắng trận trở về, ông được giao đi trấn thủ Sơn Tây. Năm 1670, ông làm thống suất Tây đạo, cùng Nguyễn Đức Triêm đi đánh tù trưởng Tuyên Quang là Ma Phúc Lan, chém chết Lan và ổn định tình hình địa phương.
Năm 1674, ông được thăng làm thái phó.
Tháng 9 năm 1675, Lê Thì Hiến qua đời, thọ 66 tuổi, được truy tặng làm Thái tể, tên thụy là "Nghiêm Trí", phong làm phúc thần.
Các con.
Con Lê Thì Hiến có nhiều người thành đạt.
Lê Thì Kinh được phong làm Tham đốc, tước Trịnh Tường hầu.
Lê Thì Hải (1640-1717) được phong làm Thạc quận công, trấn thủ Cao Bằng, Thái Nguyên, Sơn Tây, Kinh Bắc.
Lê Thì Liêu (1647-1723) trấn thủ Sơn Tây, Nghệ An, được thăng làm Đô đốc, tước Trung quận công.
Nhận định.
Sử gia Phan Huy Chú nhận định về ông như sau: | 1 | null |
Kardzhali (, "Kǎrdžali"; ; , "Kártzali"), đôi ghi được ghi là Kardzali hay Kurdzhali, là một thị trấn ở dãy Rhodope thuộc Bulgaria, là thủ phủ của tỉnh Kardzhali. Gần nơi này có hồ chứa nước Kardzhali.
Tên gọi.
Thị trấn này được đặt theo tên nhà chinh phục người Ottoman Kırca Ali (bao gồm cái tên Kırca tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và tên Ali tiếng Ả Rập).
Địa lý.
Kardzhali nằm ở phần mạn đông thấp hơn của dãy Rhodope, trên hai bờ của con sông Arda, giữa hồ chứa nước Kardzhali ở phía tây và hồ Studen Kladenets về phía đông. Thị trấn cách Sofia về phía đông nam.
Khí hậu.
Kardzhali có khí hậu cận nhiệt đới ẩm ("Cfa") theo phân loại khí hậu Köppen.
| 1 | null |
Roy Kelton Orbison (sinh ngày 23 tháng 4 năm 1936, mất ngày 6 tháng 12 năm 1988) là một ca sĩ, nhạc sĩ người Mỹ, được biết tới nhiều nhất qua chất giọng ấm đặc biệt cùng với đó là những sáng tác vô cùng cầu kỳ và một chất nhạc ballad đầy bi quan. Orbison sinh ra ở Texas và tham gia vào một ban nhạc chơi rockabilly/đồng quê ở trường trung học để rồi sau đó được hãng Sun Records ở Memphis ký hợp đồng. Những thành công lớn nhất tới với ông khi ông chuyển qua hợp tác với Monument Records từ năm 1960-1964 với 20 ca khúc nằm trong Top 40 của "Billboard", trong đó có những tuyệt phẩm như "Only the Lonely", "Crying", và nhất là "Oh, Pretty Woman". Sự nghiệp của Orbison có những nốt trầm trong thập niên 70, song rất nhiều bản hát lại, điển hình là ca khúc "In Dreams" trong bộ phim "Blue Velvet" của David Lynch đã đưa ông trở lại vào những năm 80. Năm 1988, ông tham gia vào siêu ban nhạc Traveling Wilburys cùng George Harrison, Bob Dylan, Jeff Lynne và Tom Petty và ra mắt 1 album tương đối thành công. Orbison đột ngột qua đời vào tháng 12 cùng năm sau một cơn đau tim, ngay khi đang ở đỉnh cao của con đường trở lại với công chúng. Cuộc đời ông là một chuỗi những bi kịch, với việc người vợ đầu tiên cũng như hai người con trai lớn nhất của ông đều qua đời bởi những vụ tai nạn khác nhau.
Roy Orbison vốn có giọng baritone, nhưng những người từng tiếp xúc với ông cho rằng ông có tận 3-4 quãng tám. Sự kết hợp giữa chất giọng của ông cùng với những giai điệu phức tạp đã khiến người hâm mộ gọi ông là "Caruso của nhạc Rock". Elvis Presley và Bono đều cho rằng giọng của ông là chất giọng đặc biệt và xuất sắc nhất mà họ từng biết. Trong khi hầu hết những ngôi sao của nhạc rock 'n' roll thập niên 50 và 60 đều cố gắng thể hiện sự nam tính của mình thì Orbison thường chìm đắm giai điệu trong sự ẩn dật, thất vọng. Ông cũng được biết đến khi nhiều lúc đứng yên và riêng rẽ trong khi trình diễn, mặc quần áo màu đen và kính râm để tạo nên một cung cách bí ẩn cho tính cách của mình.
Năm 1987, Orbison có tên trong Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll qua lời dẫn của một người hâm mộ lâu năm, Bruce Springsteen. Cùng năm ông cũng có tên trong Đại sảnh Danh vọng của các nhạc sĩ Nashville và Đại sảnh Danh vọng của các nhạc sĩ 2 năm sau đó. Tạp chí "Rolling Stone" xếp ông ở vị trí số 37 trong danh sách "100 nghệ sĩ vĩ đại nhất" và thứ 13 trong danh sách "100 Ca sĩ vĩ đại nhất". Năm 2002, tạp chí "Billboard" xếp ông ở vị trí số 74 trong danh sách "600 nghệ sĩ thu âm vĩ đại nhất". | 1 | null |
The Truth About Love Tour là tour lưu diễn thứ sáu của nữ ca sĩ người Mỹ P!nk. Tour diễn này diễn ra nhằm mục đíc quảng bá cho album phòng thu thứ sáu của cô, "The Truth About Love" (2012).
Thực hiện.
Vào ngày 18 tháng 9 năm 2012 (cùng ngày phát hành "The Truth About Love" ở Mỹ), P!nk có đăng tải một video thông báo về tour diễn ở Bắc Mỹ. | 1 | null |
Dưới đây là danh sách những món ăn thường gặp trong Ẩm thực Việt Nam. Lưu ý rằng việc xác định địa phương, vùng miền, tỉnh thành là tương đối vì tại nhiều thành phố lớn, các địa phương du lịch đều hội tụ ẩm thực ba miền, đặc sản của các tỉnh thành khác vì tính chất thông thương, giao lưu hàng hóa ngày càng diễn ra.
Đồ uống.
Phổ biến ở phía bắc là trà (chè) đá vỉa hè (mùa đông thì thường là nóng). Phía nam phổ biến là cà phê. Đa dạng và đặc trưng cho từng vùng, khí hậu, thời gian trong ngày. Thức uống truyền thống lẫn hiện đại và du nhập từ nước khác nhưng được chế biến sao cho phù hợp với khẩu vị người Việt Nam. Như: trà (ướp từ nhiều loại hoa khác nhau), cà phê, sữa đậu nành, chè vối, sinh tố, sữa bắp, sữa đậu phộng, sữa mè đen, nha đam... | 1 | null |
Nguyễn Thị Bắc (1906–1943), tục gọi là Cô Bắc, là một nữ chí sĩ cách mạng người Việt Nam. Bà là một trong những lãnh đạo của Khởi nghĩa Yên Bái.
Thân thế và sự nghiệp.
Bà sinh năm 1906 tại phố Thọ Xương, phủ Lạng Thương (nay thuộc thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang). Song thân của bà là ông Nguyễn Văn Cao và bà Nguyễn Thị Lưu. Ông Cao từng tham gia phong trào Đông kinh nghĩa thục, bị thực dân Pháp đổi lên Phủ Lạng Thương làm việc. Ba chị em bà được bố mẹ đặt tên theo vùng đất mới mà gia đình chuyến đến sinh sống, Bắc - Giang - Tỉnh.
Chịu ảnh hưởng của cha, ngay từ năm 18 tuổi, bà cùng em ruột là Nguyễn Thị Giang, còn gọi là Cô Giang, tham gia Hội Quốc dân dục tài của Nguyễn Khắc Nhu, sau đó gia nhập Việt Nam Quốc dân Đảng, hoạt động tích cực cho mục tiêu đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Trong khởi nghĩa Yên Bái, bà được Đảng trưởng Nguyễn Thái Học giao phụ trách công tác tuyên truyền, binh vận và giao liên. Chính bà đã cùng một số phụ nữ khác đưa bom từ làng Xuân Lũng (huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) lên tàu lửa đi Yên Bái để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa tháng 2 năm 1930. Khởi nghĩa Yên Bái bất thành, bà cùng các đồng chí bị bắt và bị đưa ra trước Hội đồng đề hình xét xử ngày 28 tháng 3 năm 1930 tại Yên Bái và bị kết án 5 năm cấm cố. Trước Hội đồng đề hình, bà tuyên bố: ’’Các người hãy về ngay nước Pháp mà kéo đổ tượng Jeanne d’Arc đi thôi!’’.
Năm 1936, bà được trả tự do và cùng chồng là Phạm Quang Sáu, cũng là một yếu nhân của Việt Nam Quốc dân đảng, mở cửa hàng lấy tên là Bôvô ở thị xã Bắc Ninh để làm nơi liên lạc với các nhà yêu nước. Tuy nhiên, bà sớm qua đời vào năm 1943, khi mới 39 tuổi.
Vinh danh.
Hiện nay, biệt danh Cô Bắc được đặt tên cho nhiều đường phố và trường học tại Việt Nam. | 1 | null |
Hiếu Thành Hứa hoàng hậu (chữ Hán: 孝成許皇后, ? - 8 TCN) hay Phế hậu Hứa thị, là Hoàng hậu đầu tiên của Hán Thành Đế Lưu Ngao - vị Hoàng đế thứ 12 của nhà Tây Hán trong lịch sử Trung Quốc.
Tiểu sử.
Hoàng hậu họ Hứa, có thuyết tên là Khoa (誇), quê ở Xương Ấp (nay huyện Kim Hương, tỉnh Sơn Đông). Tổ phụ là Hứa Diên Thọ (許延壽), em trai thứ ba của Bình Ân Đới hầu Hứa Quảng Hán (許廣漢) - cha ruột Hứa Bình Quân, Hoàng hậu của Hán Tuyên Đế. Hứa Quảng Hán không có con trai thừa tự nên sau khi mất, con trai Hứa Diên Thọ là Hứa Gia (許嘉) được thừa tước Bình Ân hầu (平恩侯), sau gia thêm Đại tư mã, chức "Xa Kỵ tướng quân" (車騎將軍). Bà có hai người chị, một người tên Hứa Yết (许谒) gả cho Bình An Cương hầu (平安刚侯); một tên Hứa Mị (许孊), gả cho Long Ngạch Tư hầu (龙额思侯).
Xét vai vế, bà là cháu gọi Hứa Bình Quân bằng đường cô, và là em họ của Hán Nguyên Đế Lưu Thích. Năm ấy, Nguyên Đế đau buồn về cái chết của thân mẫu là Hứa hoàng hậu, vì vậy muốn chọn nữ nhân họ ngoại kế vị ngôi Hậu. Năm Kiến Chiêu thứ 5 (34 TCN), Hán Nguyên Đế ban hôn Hứa thị cho con trai là Thái tử Lưu Ngao.
Khi đó, Hán Nguyên Đế sai Trung thường thị cùng thân tín trong đám Hoàng môn đưa Hứa thị nhập Thái tử cung, được thuật lại rằng Thái tử rất vui mừng, bèn cao hứng đãi tiệc các quan viên, tả hữu dâng rượu chúc mừng. Lúc còn trẻ đẹp, Hứa phi được Lưu Ngao sủng ái, từng sinh hạ một con trai nhưng không may lại chết yểu. Từ đó, Hứa phi không hoài thai đứa con nào khác.
Hoàng hậu đắc sủng.
Năm Cánh Ninh nguyên niên (33 TCN), tháng 5, Hán Nguyên Đế băng hà. Ngày 22 tháng 6, Thái tử Lưu Ngao lên ngôi, tức Hán Thành Đế. Năm Kiến Thủy thứ 2 (31 TCN), Thái tử phi Hứa thị được chính thức được lập làm Hoàng hậu.
Vào thời điểm Hán Thành Đế lên ngôi, Hứa thị sinh hạ cho Thành Đế một con gái, nhưng rồi đứa trẻ cũng yểu mệnh. Dù vậy, Hứa hoàng hậu vẫn được Hán Thành Đế yêu thương. Bà nổi tiếng thông tuệ, biết viết kiểu chữ lệ, trong vòng hơn mười mấy năm là chuyên sủng hậu cung, Hán Thành Đế luôn quây quần bên bà mà ít khi triệu hạnh cung phi khác. Bên cạnh đó, Hán Thành Đế sủng ái Ban Tiệp dư, xuất thân danh môn và có nhan sắc, đối với Hứa hoàng hậu rất kính cẩn và lễ độ. Tuy nhiên sau nhiều năm, Hoàng hậu và Ban Tiệp dư cũng không có con, điều này khiến Hoàng thái hậu Vương Chính Quân khuyến khích Hoàng đế sủng hạnh thêm nhiều phi tần khác để có Hoàng tử nối dõi. Vào năm Kiến Thủy thứ 3 (30 TCN), liên tục ba năm xuất hiện nguyệt thực, nhiều ngôn quan tiến gián, đẩy tội lỗi lên người Vương Phượng, là ngoại thích đang rất có uy quyền khi đó vì là anh ruột của Thái hậu. Bỗng những người theo phe Vương thị ngoại thích là Lưu Hướng, Cốc Vĩnh (谷永) can gián rằng điều này liên hệ với hậu cung, đổ mọi khuyết điểm lên Hoàng hậu.
Năm Hà Bình nguyên niên (28 TCN), Hán Thành Đế bắt đầu giảm đến Tiêu Phòng điện, giảm đi chi phí của Tiêu Phòng dịch đình. Hoàng hậu Hứa thị viết một đạo thượng tấu, gọi là [Thượng sơ ngôn Tiêu Phòng chi phí; 上疏言椒房用度], hy vọng Hoàng đế thể nghiệm và quan sát tình hình thực tế. Cuối cùng, Thành Đế vẫn nghe theo lời Lưu, Cốc, quy tội cho Hoàng hậu thất đức, từ đó Hoàng đế liên tục sủng hạnh tần phi, ít đến chỗ Hứa hoàng hậu.
Bài thượng ngôn chính Hứa hậu dâng lên cho Thành Đế:
Thất sủng bị phế.
Do sự kiện năm xưa mà Cốc Vĩnh bày ra, Hứa hậu ân sủng suy giảm, nên nhà họ Hứa cũng cảm thấy bất bình với Cốc Vĩnh, mà kẻ đứng sau là Vương Phượng tự nhiên cũng bị căm ghét nhất. Từ năm Hồng Gia trở đi, Thành Đế ít đi vào hậu cung, đến cả Ban Tiệp dư cũng thất sủng, khi đó Thành Đế thường ra ngoài tìm vui, đến phủ của Dương A công chúa thì gặp được Triệu Phi Yến, vời vào cung làm Tiệp dư, từ đó là tân sủng.
Năm Hồng Gia thứ 3 (18 TCN), xảy ra đại sự làm thay đổi cả cuộc đời Hứa hậu. Một dịp, chị của Hứa hoàng hậu là Bình An Cương hầu phu nhân Hứa Yết nhập cung, cùng đám đàn bà nói nguyền rủa hậu cung Vương mỹ nhân đang mang thai lẫn Đại tướng quân Vương Phượng, sự tình bại lộ. Thái hậu Vương Chính Quân giận dữ, đem những người này đều vào ngục giam nghiêm hình khảo vấn. Cuối cùng Hứa Yết bị xử tử, điều này cũng làm ảnh hưởng ngoại thích họ Hứa khi bị tước đi thực ấp và phong hiệu. Ngày 16 tháng 11 cùng năm, Hứa hoàng hậu bị phế truất, lui cư Chiêu Đài cung (昭颱宮). Một năm sau khi bị đưa vào Chiêu Đài cung, Hứa thị lại bị đưa vào Trường Định cung (長定宮), người đương thời gọi là [Trường Định Quý nhân; 長定貴人].
Năm Nguyên Diên thứ 3 (10 TCN), chị của Hứa hoàng hậu là Long Ngạch Tư hầu phu nhân Hứa Mị ở góa, Định Lăng hầu tên Thuần Vu Trường (淳于長) nhân đó cùng Hứa Mị tư thông, sau đó đem Hứa Mị làm kế thê. Hứa hoàng hậu biết Thuần Vu Trường đối với Hán Thành Đế cũng có mức độ tín nhiệm cao, vì mẹ của Trường là chị em gái của Vương Thái hậu, cho nên hết sức chớp thời cơ, thông qua Hứa Mị mà nhờ Thuần Vu Trường giúp đỡ, ý muốn phục lại vị trí, làm Tiệp dư cũng tốt. Thuần Vu Trường nhân cơ hội đục nước béo cò, hứa rằng sẽ khuyên Hán Thành Đế lập Hứa thị thành cái gọi là 「Tả Hoàng hậu; 左皇后」. Hứa hoàng hậu tin lời nói của hắn, vét hết nào là tiền tài, ngựa xe, trang sức, khí giới..đều đưa cho hắn để hắn có thể giúp bà. Từ đó, Hứa hậu cứ ảo tưởng danh vị "Tả Hoàng hậu", mà không biết Thuần Vu Trường chỉ lừa gạt mà thôi. Hứa Mị cũng thông đồng Thuần Vu Trường, đem thư của Trường đến cho Hứa hậu mỗi khi vấn an Trường Định cung, lời nói hứa hẹn đều giả dối.
Năm Nguyên Diên thứ 4 (9 TCN), Hán Thành Đế thương hại Hứa hoàng hậu, bèn ban chiếu nói:"Lúc trước Bình An Cương hầu phu nhân Hứa Yết phạm tội đại nghịch bất đạo, người nhà may mắn bị xá lệnh, trở lại nguyên quán. Lệnh Bình Ân hầu Hứa Đán cùng thân thuộc ở Sơn Dương quận trở lại kinh thành".
Năm Tuy Hòa nguyên niên (8 TCN), Thuần Vu Trường ở trước mặt Hoàng đế cùng Thái hậu chịu sủng, quyền thế áp đảo công khanh. Tháng 10 năm đó, ngoại thích Vương Mãng không chịu được cảnh với Thuần Vu Trường tác oai tác oái, hướng trình diện Hoàng đế và Thái hậu, vạch trần sự việc Thuần Vu Trường nhận hối lộ của Hứa hoàng hậu. Hoàng thái hậu thập phần tức giận, Hán Thành Đế nửa tin nửa ngờ, nhưng bị áp lực bởi Thái hậu, miễn đi toàn bộ chức vụ của Thuần Vu Trường mà không trị tội, bị điều đi Phong quốc. Tháng 11, Thuần Vu Trường hối lộ Hồng Dương hầu Vương Lập (王立), cầu xin Hoàng đế niệm tình cho trở lại chức vị cũ. Vương Lập bị tiền tài cám dỗ, nhưng lòng oán với Thuần Vu Trường khi xưa vẫn còn, bên cạnh nhận hối lộ còn khiến Hán Thành Đế nghi ngờ thêm Thuần Vu Trường, tiến hành tra khảo. Tháng 12, Thuần Vu Trường thừa nhận "Diễn vũ Trường Định cung (ý chỉ Hứa hoàng hậu), mưu lập Tả Hoàng hậu", đây gọi là mưu nghịch tạo phản. Hán Thành Đế lập tức hạ chiếu giết Thuần Vu Trường trong ngục.
Sau khi xử lý Thuần Vu Trường, Hán Thành Đế sai Khổng Quang (孔光) cầm cờ tiết, đến Trường Định cung ban chết cho Hứa hoàng hậu. Xác của bà được chôn cất ở phía Tây, giao đạo chuồng ngựa của Diên lăng (延陵). | 1 | null |
Trận cao điểm Vimy là một trận đánh quan trọng trên Mặt trận phía Tây của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra chủ yếu như một phần của Trận Arras, tại miền Nord-Pas-de-Calais của Pháp. Các lực lượng tham chiến chủ yếu là Quân đoàn Canada, với 4 sư đoàn và Tập đoàn quân số 6 của Đế quốc Đức, với 3 sư đoàn. Trận chiến đã kéo dài từ ngày 9 cho đến ngày 12 tháng 4 năm 1917, là một phần của giai đoạn đầu trong chiến dịch tấn công Arras của quân đội Anh – một cuộc tấn công nhử mồi cho chiến dịch Nivelle của quân đội Pháp.
Mục tiêu của chiến dịch tấn công của Quân đoàn Canada là để giành quyền kiểm soát vùng đất cao mà quân đội Đức chiếm giữ dọc theo một dốc đứng về điểm tấn cùng cực bắc của chiến dịch Arras. Điều này sẽ khẳng định rằng cánh quân phía nam của có thể tiến công mà không phải hứng chịu sự bắn lia của quân Đức. Được một hàng rào pháo di động hỗ trợ, Quân đoàn Canada đã đoạt được phần lớn cao điểm trong ngày đầu của cuộc tấn công. Thị trấn Thélus đã thất thủ trong ngày thứ hai của cuộc tiến công, cũng như là đỉnh của cao điểm ngay khi Quân đoàn Canada đè bẹp một chỗ lồi nơi quân đội Đức kháng cự mạnh mẽ. Mục tiêu cuối cùng của cuộc tấn công, một ngọn đồi nhỏ được cố thủ tọa lực ngoài thị trấn Givenchy-en-Gohelle, đã rơi vào tay Quân đoàn Canada vào ngày 12 tháng 4. Các lực lượng Đức sau đó đã triệt thoái về chiến tuyến Oppy–Méricourt.
Trận Vimy được xem là một bước tiến lớn nhất của quân đội phe Hiệp Ước trên Mặt trận phía Tây từ khi chiến tranh bùng nổ, và đem lại cho quân Canada khoảng 4.000 tù binh Đức. Trong khi đó, quân Canada cũng chịu thiệt hại tương nặng nề. Các nhà sử học nhìn nhận rằng Quân đoàn Canada chiếm được cao điểm Vimy là nhờ một hỗn hợp của sự cách tân về kỹ nghệ và chiến thuật, việc lập kế hoạch tỉ mỉ, sự hỗ trợ đắc lực của pháo binh và việc huấn luyện bao quát, cũng như là thất bại của Tập đoàn quân số 6 của Đức trong việc áp dụng thích đáng học thuyết phòng ngự mới của Đức. Trận đánh là dịp đầu tiên mà toàn bộ 4 sư đoàn của Lực lượng Viễn chinh Canada đã chung tay chiến đấu trong trận đánh và qua đó trở thành một biểu tượng mang tính dân tộc chủ nghĩa về sự thắng lợi và hy sinh của người Canada. Một phần đất của chiến trường xưa là nơi có một công viên kỷ niệm được bảo tồn và tại đây người ta đã xây nên Đại kỳ niệm Quốc gia Canada Vimy. Trong khi chiến thắng Vimy đã khiến cho người Canada dần dần thay đổi nhìn nhận về mình như những công dân của một lãnh thổ tự trị của Đế quốc Anh, ngày nay nó được ca ngợi như là trưởng thành của Canada với tư cách là một quốc gia. | 1 | null |
Thích Tâm Mẫn tên thật là Lê Minh (sinh ngày 6 tháng 10 năm 1977), là một nhà sư Việt Nam. Ông xuất gia, tu học tại chùa Hoằng Pháp, toạ lạc tại huyện Hóc Môn thuộc địa phận Thành phố Hồ Chí Minh. Đại đức Thích Tâm Mẫn được nhiều người chú ý đến với vai trò là nhà sư "Nhất bộ nhất bái" với hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Non Thiêng Yên Tử thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh.
Thân thế.
Thích Tâm Mẫn xuất thân tại vùng đất Quảng Nam với tục danh là Lê Minh. Ông xuất gia và tu học tại chùa Hoằng Pháp, Hóc Môn từ năm 2004.
Từ nhỏ, ông có ước mơ làm một sĩ quan quân đội hay một giáo viên nhưng không thành công khi thi hai lần đại học vào hai ngành này đều trượt. Năm 24 tuổi, Sư Thầy Thích Tâm Mẫn vào chùa Hoằng Pháp tập sự, ông xuống tóc năm 27 tuổi.
Nói về thân thế của Đại đức Thích Tâm Mẫn, Đại đức Thích Tâm Từ - phó trụ trì chùa Hoằng Pháp nhận xét: "thầy Tâm Mẫn có đầy đủ phẩm chất tốt đẹp của một người xuất gia"
Đại đức Thích Tâm Mẫn nhận thấy con đường tu tập kèm các công phu thiền học của các bậc Thiền sư Trung Quốc, Ấn Độ, Tây Tạng, Việt Nam nên ông phát nguyện cuộc hành trình về nguồn " nhất bộ nhất bái" để tìm lại các giá trị văn hóa, lịch sử, phật giáo. Những giá trị kinh nghiệm về rèn luyện thân thể, pháp môn tu học, chính kiến trên con đường chính pháp .
Đoạn đường trên 1800 km là một phát nguyện lớn, gian khổ vì phải tiêu hao nhiều năng lượng mỗi ngày . Khi thực hiện cần phải kiên định, giữ gìn sức khỏe theo thời khóa công phu mới làm được ứng với chính niệm của 4 câu kệ :
Theo lời Đại đức Thích Tâm Mẫn, ông vừa thực hiện cuộc hành hương vừa cầu nguyện cho "Quốc thái dân an" | 1 | null |
Sâm Ấn Độ (danh pháp khoa học:"Withania somnifera") , còn được gọi là ashwagandha, nhân sâm Ấn Độ, poison gooseberry hay winter cherry, là một loài cây trong họ Solanaceae. Nó được sử dụng như một loại thảo dược trong y học Ấn Độ.
Công dụng.
Các nghiên cứu cho thấy ashwagandha có tác dụng
Tuy nhiên Các cơ chế của hành động cho các đặc tính này không hoàn toàn hiểu rõ. Nghiên cứu độc tính tiết lộ rằng ashwagandha dường như là một hợp chất an toàn. | 1 | null |
Hebomoia glaucippe là một loài bướm ngày thuộc họ Pieridae Loài này phân bố ở châu Á và Australasia. Nó có đôi cánh màu trắng, phía trên đầu đôi cánh đó được bao phủ bởi màu đỏ cam rực rỡ có chứa chất độc có khả năng gây tê liệt thần kinh, thậm chí giết chết những kẻ săn mồi. Chất độc này là glacontryphan-M, giống như chất độc của loài ốc biển "Conus marmoreus". Loài bướm này là con mồi của chim, kiến, bọ ngựa. Những loài tránh xa đôi cánh tuyệt đẹp của loài bướm.
Phân bố.
Loài này được tìm thấy ở hầu hết Nam và Đông Nam Á, cũng như ở miền nam Trung Quốc và miền Nam Nhật Bản.
Phân loài.
"Hebomoia glaucippe" có 27 phân loài: | 1 | null |
Douglas C-54 Skymaster là một loại máy bay vận tải 4 động cơ, trang bị cho Không quân Lục quân Hoa Kỳ và quân đội Anh trong Chiến tranh thế giới II và Chiến tranh Triều Tiên. Giống như Douglas C-47 Skytrain, C-54 Skymaster được phát triển từ một loại máy bay dân dụng chở khách là Douglas DC-4.
Liên kết ngoài.
Wikipedia tiếng Việt | 1 | null |
Douglas DC-2 là một loại máy bay chở khách 14 chỗ, hai động cơ, do hãng Douglas Aircraft Corporation chế tạo vào năm 1934. Đây loại cạnh tranh với Boeing 247. Năm 1935, Douglas phát triển phiên bản lớn hơn gọi là DC-3, loại này trở thành một trong những máy bay thành công nhất trong lịch sử.
Quốc gia sử dụng.
♠ Các hãng sử dụng ban đầu | 1 | null |
Black Holes and Revelations là album phòng thu thứ tư của ban nhạc rock người Anh Muse, phát hành vào ngày 3 tháng 6 năm 2006 thông qua hãng đĩa riêng của Muse là Helium-3 cũng như Warner Bros. Records. Quá trình ghi âm được thực hiện trong 4 tháng xen kẽ giữa Pháp và New York, đồng thời đánh dấu lần đầu tiên Muse đóng vai trò tích cực hơn trong khâu sản xuất. "Black Holes and Revelations" đã cho thấy sự thay đổi phong cách so với những album trước của Muse, với những ảnh hưởng từ Depeche Mode, Millionaire, Lightning Bolt, Sly and the Family Stone và cả dòng nhạc từ miền nam nước Ý. Và giống hai sản phẩm tiền nhiệm kể trên, album mang màu sắc chính trị và phản địa đàng, kèm theo lời ca trải dải nhiều đề tài như lũng đoạn chính trị, sự xâm lăng của người ngoài hành tinh, cách mạng và các thuyết âm mưu về Trật tự thế giới mới, cũng như có nhiều bản tình ca bình dị hơn.
"Black Holes and Revelations" đã gặt hái thành công cả về mặt chuyên môn lẫn thương mại. Sản phẩm đón nhận những đánh giá tích cực từ giới phê bình và góp mặt trong nhiều danh sách album hay nhất vào cuối năm. Album còn giành một đề cử giải Mercury và kế đó xuất hiện trong cuốn sách "1001 album bạn phải nghe trước khi chết" ấn bản năm 2007. Nhạc phẩm đã đoạt ngôi quán quân bảng xếp hạng tại 5 quốc gia, trong đó có thị trường Anh Quốc cũng như lọt vào top 10 tại một số quốc gia khác. Tiếp đó Hiệp hôi công nghiệp ghi âm Anh (BPI) và Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ (RIAA) đã lần lượt trao cho album ba đĩa bạch kim và một đĩa bạch kim, nhờ doanh số tiêu thụ ít nhất đạt mốc 900.000 bản tại Anh và một triệu bản tại Mỹ. Album còn cho ra đời 5 đĩa đơn thành công "Supermassive Black Hole" và "Knights of Cydonia" đều lọt vào tốp 10 tại Anh, trong khi Starlight, Invincible và Map of the Problematique cũng có mặt trong tốp 25.
Bối cảnh ra đời và thu âm.
Album phòng thu thứ ba của Muse là "Absolution" đã đem lại cho ban nhạc danh tiếng trong giới thính giả đại chúng tại Hoa Kỳ. Muse bắt đầu sáng tác và tập luyện cho album kế tiếp tại Studio Miraval, một tòa lâu đài cổ tại Pháp. Nhà sản xuất cho "Absolution" là Rich Costey đã tham gia dự án cùng ban nhạc sau đó 2 tuần. Nhà sáng tác ca khúc Matt Bellamy cho biết nhóm muốn tránh bị phân tâm để họ có thể "tập trung, phân bổ thời gian và nằm trong nhiều luồng ảnh hưởng nhạc khác nhau". Tuy nhiên tiến độ làm album diễn ra chậm và họ gặp khó trong quyết định lựa chọn các ca khúc. Nhiều sản phẩm được hoàn thành tại hai xưởng thu Avatar Studios và Electric Lady Studios ở New York cũng như một xưởng thu tại Ý.
Cây bass của Muse, Christopher Wolstenholme cho biết quá trình sáng tác và thu âm cho "Black Holes and Revelations" thoải mái hơn so với những album trước vì cả nhóm không có hạn chót ấn định. Costey muốn nắm lấy "cá tính" cầm thủ guitar của Muse nên đã ghi lại tiếng gảy đàn của anh. Đây còn là đầu tiên Muse dấn thân nghiên cứu về công nghệ trong phòng thu, việc mà trước đây họ để cho các kĩ thuật viên xử lý. Khúc riff trong "Map of the Problematique" được sáng tác trên một chiếc đàn keyboard; với sự khích lệ từ Costey, Bellamy đã chơi lại khúc riff đó trên guitar bằng cách chia âm của nhạc cụ này thành ba dải sóng âm, được xử lý bởi máy chuyển cao độ và nhạc cụ synthesizer.
Bài "Soldier's Poem" được cho là "chẳng giống bất cứ thứ gì [Muse từng] làm trước đây". Vốn được sáng tác cho "Absolution", Matt đã sáng tác lại ca khúc để cho vào "Black Holes" với ca từ và phần chuyển soạn mới lấy cảm hứng từ bài "Can't Help Falling in Love" của Elvis Presley. Tay trống Dominic Howard cho biết nhóm nhạc từng định biến bài hát thành một "bản nhạc hùng tráng, mạnh mẽ" nhưng rồi quyết định sáng tác bằng cách dùng một phòng thu nhỏ với thiết bị cổ điển và một vài chiếc ống thu thanh. Muse tỏ ra hài lòng với thành quả đạt được và Dom miêu tả "Soldier's Poem" như một "điểm sáng thực sự", với "chất giọng thuộc hàng ấn tượng nhất mà tôi từng nghe Matt thể hiện".
Chủ đề.
"Black Holes and Revelations" được miêu tả là mang màu sắc của các dòng nhạc progressive rock và space rock; theo một số nhà phê bình thì album còn mang theo một thông điệp chính trị. Album mở đầu bằng bài "Take A Bow" – một "cuộc tấn công vào một nhà lãnh đạo chính trị ẩn danh", kết hợp với lời hát như: "Corrupt, you corrupt and bring corruption to all that you touch". Những chủ đề này thể hiện xuyên suốt album trong các bài như "Exo-Politics" và "Assassin". Album còn đề cập đến những đề tài gây tranh cãi như trong cầu hát "The New World Order conspiracy, unjustifiable war, abusive power, conspiratorial manipulation and populist revolt," và chịu ảnh hưởng bởi những học thuyết âm mưu mà ban nhạc quan tâm đến. Bellamy cho biết "những thứ bí ẩn nhìn chung là một khu vực làm kích thích trí tưởng tượng" và mối quan tâm này được biểu hiện trong suốt album, trong đó có chứng hoang tưởng chống đối. Album còn chứa đựng những đề tài giàu cảm xúc hơn như hối tiếc, tham vọng và tình yêu.
Theo lời Matt Bellamy trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí "Q" vào tháng 9 năm 2006, anh giải thích về tựa album trích từ một câu hát trong bài "Starlight" như sau: "Những hố đen và sự lộ diện - chúng là hai khu vực mà tôi lấy làm đề tài sáng tác chính trong album này. Đó là một khám phá về bản thân bạn, nó vừa riêng tư vừa mang bản chất đời thực hàng ngày mà có lẽ mọi người đều [có thể tự] liên hệ đến. Tiếp đó các hố đen là những ca khúc đến từ những vùng tưởng tượng... bí ẩn."
Việc phát hành.
Album được ra mắt vào ngày 3 tháng 7 năm 2006 ở Anh, sau đó là ở Mỹ, Úc, Đài Loan và Nhật Bản. Album cũng có bản kết hợp CD/DVD với số lượng có hạn, trong đó có thêm những đoạn phim band biểu diễn "Supermassive Black Hole", "Knights of Cydonia" và "Starlight". Thêm vào đó, album được ra mắt lại ở Mỹ dưới dạng đĩa vinyl vào 18 tháng 8 năm 2009. Album nhận được 2 chứng nhận bạch kim ở Anh vào 22 tháng 12 năm 2006 và 3 chứng nhận bạch kim vào 6 tháng 12 năm 2010. Các đĩa đơn cùng được phát hành ở Anh và Mỹ, mặc dù thứ tự ra mắt khác nhau ở mỗi nơi. Tất cả các đĩa đơn trừ "Map of the Problematique" đều được phát hành dưới dạng CD, vinyl, DVD (kèm theo video ca nhạc), và dạng nhạc số để tải về.
Ở Anh, đĩa đơn đầu tiên là "Supermassive Black Hole" và được ra mắt trước album, vào ngày 19 tháng 6 năm 2006. Single đạt được vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng đĩa đơn của Anh, trở thành đĩa đơn đạt được thứ hạng cao nhất của band vào thời điểm đó. Tiếp theo đó là "Starlight", "Knights of Cydonia", "Invincible" và "Map of the Problematique" và trong số đó, chỉ có "Knights of Cydonia" lọt vào top 10 và ở vị trí số 10. Album đứng ở vị trí đầu bảng trong bảng xếp hạng album của Anh trong 2 tuần liền với doanh số lớn nhất của band tính đến thời điểm ấy.
Đĩa đơn đầu tiên được phát hành ở Mỹ là "Knights of Cydonia" vào 13 tháng 6 năm 2006, nhảy lên vị trí thứ 10 trong Bảng xếp hạng Billboard Rock hiện đại. Theo sau đó là "Starlight" và "Supermassive Black Hole". "Starlight" là đĩa đơn nổi tiếng nhất của họ ở Mỹ vào lúc đó, đạt vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng Billboard Rock hiện đại. Đây là album đầu tiên của Muse đạt được vị trí trong top 10 trong tuần đầu ra mắt với vị trí thứ 9.
Danh sách ca khúc.
Tất cả các ca khúc được soạn và sáng tác bởi Matthew Bellamy.
Bản dài và dữ dội hơn của ca khúc "Assassin", gộp cùng với ca khúc "Grand Omega Bosses Version" được ghi trong album "Knights of Cydonia EP". | 1 | null |
Alexander Archer Vandegrift (sinh ngày 13 tháng 3 năm 1887 mất ngày 8 tháng 5 năm 1973) là đại tướng thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Trong thế chiến thứ hai, ông chỉ huy Sư đoàn Thủy quân Lục chiến 1 Hoa Kỳ giành được chiến thắng trong cuộc đổ bộ lên đất liền, Chiến dịch Guadalcanal. Trong chiến dịch quần đảo Solomon, ông đạt được huân chương danh dự. Vandegrift về sau là tư lệnh thứ 18 binh chủng thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, và là đại tướng thủy quân lục chiến thành công nhất khi còn tại ngũ.
Gia đình.
Vandegrift kết hôn với Mildred Strode (1886-1952) vào ngày 29 tháng 6 năm 1909. Họ đã có một con trai, Alexander Archer Vandegrift, Jr (1911-1969), đại tá thủy quân lục chiến, đã tham gia chiến tranh Triều Tiên. Sau khi Mildred mất, ông tái hôn với Kathryn Henson (1903-1978). | 1 | null |
Quân đoàn 2 là một quân đoàn thuộc quân đội Úc. Quân đoàn 2 được thành lập vào đầu năm 1942 để chỉ huy các đơn vị quân đội Úc triển khai bảo vệ các khu vực Sydney và sau đó chỉ huy các đơn vị hoạt động ở New Guinea, Bougainville và New Britain. Quân đoàn 2 đã bị giải tán vào ngày 24 tháng 9 năm 1945 sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.
Lực lượng.
Sư đoàn Bộ binh 3 Úc
Sư đoàn Bộ binh 5 Úc
Sư đoàn Bộ binh 11 Úc | 1 | null |
Quân đoàn 3 là 1 quân đoàn thuộc quân đội Úc được thành lập giai đoạn thế chiến thứ 2. Nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ phía Tây Úc.
Ban đầu biên chế gồm một vài đơn vị dân quân phía Tây Úc và Lữ đoàn 13 Úc. Vào giữa năm 1942, khi những lo ngại về các cuộc tấn công của Đế quốc Nhật Bản vào lãnh thổ Úc tăng, Sư đoàn Bộ binh 4 Úc, các đơn vị dân quân ở Victoria và một vài đơn vị dân quân phụ cận nhập vào biên chế quân đoàn 3 và thiếu tướng Gordon Bennett được bổ nhiệm làm tư lệnh. Trong tháng 8 năm 1942, Sư đoàn Bộ binh 2 Úc và đơn vị dân quân New South Wales gia nhập quân đoàn 3.
Lúc đỉnh điểm, Trong tháng 4 tháng 5 năm 1943, biên chế quân đoàn 3 ngoài sư đoàn 2 và 4 thêm Sư đoàn Thiết giáp 1 Úc (gồm Lữ đoàn Thiết giáp 1 Úc và Lữ đoàn Cơ giới 3 Úc). Khi tình hình ngày càng có lợi cho Đồng Minh và khả năng tấn công vào lãnh thổ Úc của Đế quốc Nhật Bản giảm dần, vai trò phòng vệ của quân đoàn 3 ở lãnh thổ Tây Úc giảm bớt.
Chức năng chính của quân đoàn 3 sau đó là chuẩn bị cho các đơn vị nhỏ hơn hoạt động ở New Guinea và Borneo. Sau khi thế chiến kết thúc, quân đoàn 3 cũng giải tán. | 1 | null |
Robert Harold Nimmo (sinh ngày 22 tháng 10 năm 1893 mất ngày 4 tháng 1 năm 1966) là một người lính Úc tham gia Thế chiến thứ nhất và Thế chiến thứ hai, cuối cùng được thăng chức trung tướng
Nimmo đóng vai trò trưởng nhóm quan sát viên quân sự ở Ấn Độ và Pakistan từ năm 1950 cho đến khi ông qua đời vào năm 1966. Vào ngày 4 tháng 1 năm 1966 tại Rawalpindi, Pakistan, cơn đau tim của Nimmo bọc phát trong giấc ngủ, gây ra tử vong. Mộ phần đặt tại nghĩa trang Mount Gravatt, Brisbane; đến viếng có đầy đủ quan chức quân sự và Liên Hợp Quốc, đại diện cấp cao của cả Ấn Độ và Pakistan. | 1 | null |
Quận Bắc (, "Mehoz Hatzafon"; , "Minţaqah ash-Shamal") là một trong sáu quận hành chính của Israel. Quận Bắc có diện tích 4.478 km², nếu tính cả phần nước là 4.638 km². Thủ phủ và thành phố lớn nhất tại quận Bắc là Nazareth.
Phía bắc giáp các tỉnh Nabatieh và Nam của Liban, phía nam giáp khu vực Judea và Samaria và quận Haifa, phía đông giáp tỉnh Quneitra của Syria và tỉnh Irbid của Jordan, phía tây giáp Địa Trung Hải.
Cao nguyên Golan là một bộ phận trực thuộc quận Bắc của Israel kể từ khi Luật cao nguyên Golan được thông qua vào năm 1981, song việc hợp nhất trên thực tế này không được quốc tế công nhận, và Nghị quyết không ép buộc số 497 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã tuyên bố việc hợp nhất là không hợp pháp. Nếu không tính cao nguyên Golan, với 1.154 km², tổng diện tích của quận Bắc là 3.324 km² (3.484 km² nếu bao gồm cả mặt nước).
Nhân khẩu.
Theo Dữ liệu của Cục Điều tra Trung ương Israel: | 1 | null |
Quận Trung (, "Meḥoz haMerkaz") là một trong sáu quận hành chính của Israel, bao gồm hầu hết vùng Sharon. Thủ phủ của quận là Ramla. Nó được chia tiếp thành 4 phó quận: Petah Tikva, Ramla, Sharon và Rehovot. Thành phố lớn nhất quận là Rishon LeZion. Tổng dân số của quận vào năm 2008 là 1.730.500 người. Theo số liệu Của Cục Thống kê Trung ương Israel 88% dân số quận là người Do Thái, 8,2% là người Ả Rập, và 4% không phận loại, và hầu hết là những người nhập cư từ các nước thuộc Liên Xô cũ có một phần nguồn gốc Do Thái hoặc có quan hệ gia đình với người Do Thái. | 1 | null |
Quận Haifa (, "Mehoz Ḥeifa"; ) là một quận hành chính bao quanh thành phố Haifa, Israel. Đây là một trong sáu quận hành chính của Israel, và thủ phủ của quận là Haifa. Diện tích của quận là 864 km² (299,3 mi²).
Theo Cục Thống kê Trung ương Israel, và cuối năm 2005, dân số của quận ở mức 858.000, trong đó 71,27% là người Do Thái, 18,81% là người Ả Rập Hồi giáo, 1,78% là người Ả Rập Kitô hữu, 2,52% là người Druze, và 4.9% không xác định theo tôn giáo, tăng trưởng dân số hàng năm là 0,8%. | 1 | null |
Quận Jerusalem (; ) là một trong sáu quận hành chính của Israel. Thủ phủ của quận là Jerusalem. Quận Jerusalem có diện tích đất là 652 km². Dân số khoảng 910.300 người, trong đó 67,8% là người Do Thái và 30,6% là người Ả Rập. Một phần năm (21%) số người Ả Rập sống tại Israel cư trú tại quận Jerusalem, bao gồm cả Đông và Tây Jerusalem.
Phần lớn số người Ả Rập sinh sống tại quận Jerusalem là người Palestine, đủ tư cách công dân theo luật Israel, song không phải là công dân theo lựa chọn tập thể. Thiểu số là người Ả Rập Israel cư trú tại Abu Ghosh, Beit Safafa và Đông Jerusalem, nơi những chuyên gia người Ả Rập Israel đã định cư từ cuối thập niên 1970, chủ yếu là để cung cấp dịch vụ pháp lý và các dịch vụ khác cho người dân bản địa. Cư dân phi Do Thái bao gồm: 28,3% người Hồi giáo, 1,8% Kitô hữu và 1,4% không phân loại.
Hành chính.
Đô thị Jerusalem, bao gồm Đông Jerusalem và các khu vực hợp nhất khác ở Bờ Tây, có diện tích 125 km², tức khoảng 19% diện tích quận Jerusalem vào năm 2008. | 1 | null |
Khu vực Judea và Samaria (, "Ezor Yehuda VeShomron", viết tắt יו"ש "Yosh" hay ש"י "Shai"; , "Yahuda was-Sāmerah") là một thuật ngữ chính thức của Israel để chỉ lãnh thổ thường được gọi là Bờ Tây bao gồm các khu định cư Do Thái của nước này song không bao gồm Đông Jerusalem. Do Đông Jerusalem và các lãnh thổ bị thôn tính khác được cộng đồng quốc tế xem là một phần của Bờ Tây, khu vực Judea và Samaria trên thực tế nhỏ hơn.
Phía bắc giáp quận Bắc, phía nam giáp quận Nam, phía đông giáp các tỉnh Irbid, Balqa và Madaba của Jordan (với sông Jordan là ranh giới tự nhiên), phía tây giáp các quận Trung và Jerusalem. | 1 | null |
Quận Nam (, "Mehoz HaDarom"; ) là một trong sáu quận hành chính của Israel, đây là quận có diện tích lớn nhất và có mật dộ dân cư thưa thớt nhất. Quận bao gồm hầu hết sa mạc Negev, cũng như thung lũng Arabah. Dân số của quận Nam là 1.002.400, trong đó 86% là người Do Thái và 14% là người Ả Rập (hấu hết là người Hồi giáo). Thủ phủ của quận là Beersheba, trong khi thành phố lớn nhất là Ashdod. Các đô thị túc xá của Beersheba là Omer, Meitar, và Lehavim đều tương đối dầu có, trong khi các đô thị phát triển (bao gồm Sderot, Netivot, và Ofakim) và bảy thành phố của người Bedouin có trình độ xã hội-kinh tế thấp hơn.
Phía bắc giáp khu vực Judea và Samaria và các quận Jerusalem, Trung, phía nam giáp biển Đỏ, phía đông giáp các tỉnh Madaba, Karak, Tafilah và Aqaba của Jordan, phía tây giáp Địa Trung Hải, Dải Gaza và tỉnh Sohag của Ai Cập. | 1 | null |
Quận Tel Aviv (; ) là quận nhỏ nhất và có mật độ dân số cao nhất trong sáu quận hành chính của Israel với tổng cộng 1,2 triệu cư dân. Trong đó, 99,0% cư dân là người Do Thái và 1,0% là người Ả Rập ("0,7% theo Hồi giáo, 0,3% theo Ki-tô giáo").
Thủ phủ của quận là Tel Aviv và khu vực đô thị hình thành từ quận Tel Aviv district và các thành phố lân cận có tên là Gush Dan. | 1 | null |
Barisal () là một trong bảy phân khu của Bangladesh. Phân khu này nằm ở phần nam-trung của đất nước, với tổng diện tích , và dân số đạt 8.147.000 theo điều tra năm 2011. Phân khu Barisal giáp với phân khu Dhaka ở phía bắc, với vịnh Bengal ở phía nam, với phân khu Chittagong ở phía đông và với phân khu Khulna ở phía tây. Thủ phủ của phân khu là thành phố Barisal, nằm trên đồng bằng châu thổ sông Hằng và nằm bên nhánh sông Arial Khan (Kirtonkhola). Phân khu Barisal có sông ngòi chằng chịt nên có biệt danh là 'Dhan-Nodi-Kaal, Ei tine Barisal' (lúa, sông và kênh đào làm nên Barisal).
Hành chính.
Phân khu được chia thành sáu huyện (zilas) và được chia tiếp thành 39 phó huyện (upazila). Cấp hành chính thấp hơn bao gồm 353 parishad liên hiệp, 3.159 mouza, 12 đô thị tự trị, 25 phường và 4,163 làng. | 1 | null |
Phân khu Chittagong () về mặt địa lý là phân khu lớn nhất của Bangladesh. Phân khu này bao gồm hầu hết khu vực đông nam của đất nước, với tổng diện tích 33.771,18 km² và dân số theo kết quả sơ bộ điều tra năm 2011 là 28.079.000 người. Phía bắc giáp phân khu Sylhet, phía nam giáp vịnh Bengal, phía đông giáp các bang Meghalaya, Assam, Tripura, Mizoram của Ấn Độ và các bang Rakhine, bang Chin của Myanmar, phía tây giáp các phân khu Dhaka và Barisal.
Thủ phủ là thành phố Chittagong.
Hành chính.
Phân khu Chittagong được chia thành 11 huyện (zilas) và được chia tiếp thành 99 phó huyện (upazila). Sáu huyện đầu tiên trong danh sách dưới đây bao gồm phần tây bắc (37,6%) của phân khu, trong khi năm huyện còn lại tạo thành phần đông nam (62,4%), hai phần bị tách biệt bởi phần kéo dài hạ lưu của sông Feni; các huyện vùng cao như Khagrachhari, Rangamati và Bandarban tạo thành một khu vực mà trước đây được biết đến với cái tên Vùng đồi Chittagong. | 1 | null |
Phân khu Dhaka (, "Ḑhaka Bibhag") là một đơn vị hành chính tại Bangladesh. Thủ phủ và thành phố lớn nhất của phân khu là Dhaka. Phân khu có diện tích 31.051 km², và dân số theo điều tra năm 2011 (kết quả sơ bộ) là 46.729.000 người, được sửa lại thành 47.424.418.
Phân khu Dhaka giáp với bang Meghalaya của Ấn Độ ở phía bắc, với phân khu Barisal ở phía nam, với phân khu Chittagong ở phía đông nam, với phân khu Sylhet ở phía đông, với phân khu Rangpur ở phía tây bắc, và các phân khu Rajshahi và Khulna ở phía tây.
Hành chính.
Phân khu Dhaka, trước đây gọi là phân khu Dacca của "tỉnh Đông Pakistan", bao gồm một thành phố hợp nhất, 17 huyện, 58 khu tự quản, 123 upazila, 1,239 parishads liên hiệp, 12,765 mouza, 549 phường, 1.623 mahalla và 25.244 làng. | 1 | null |
Phân khu Khulna là một trong bảy đơn vị hành chính của Bangladesh, nằm ở tây nam của đất nước. Diện tích của phân khu là 22.285 km² và dân số theo điều tra năm 2011 (số liệu sơ bộ) là 15.563.000 người. Thủ phủ của phân khu là thành phố Khulna tại huyện Khulna.
Phân khu Khulna gia[s với bang Tây Bengal của Ấn Độ ở phía tây, phân khu Rajshahi ở phía bắc, với phân khu Dhaka và Barisal ở phía đông, có một vùng bờ biển giáp vịnh Bengal ở phía nam. Phân vùng thuộc vùng châu thổ sông Hằng. Các sông lớn khác trong phân khu bao gồm sông Madhumati, sông Bhairob và sông Kopotokkho. Phân vùng cũng quản lý một số hòn đảo trong vịnh Bengal.
Hành chính.
Phân khu Khulna được chia thành mười huyện ("zilas"), chia tiếp thành 59 phó huyện ("upazilas"): | 1 | null |
Phân vùng Rajshahi () là một trong bảy đơn vị hành chính của Bangladesh. Phân vùng có diện tích 18.174,4 km² và dân số theo điều tra năm 2011 là 18.329.000 (kết quả sơ bộ). Phía bắc giáp phân khu Rangpur, phía nam giáp phân khu Khulna, phía đông giáp các phân khu Mymensingh và Dhaka, phía tây giáp bang Tây Bengal của Ấn Độ, Phân khu Rajshahi bao gồm 8 huyện (Bogra, Joypurhat, Naogaon, Natore, Nawabganj, Pabna, Rajshahi, Sirajganj), 70 Upazila (phó huyện) and 1.092 liên hiệp. Phân khu này có điểm đặc trưng là nguồn lao động giá rẻ. Cho đến năm 2010, phân khu có 16 huyện, song đến đầu năm đó nó lại bị tách làm đôi để tạo ra phân khu Rangpur từ 8 huyện phía bắc. | 1 | null |
Phân khu Rangpur () trở thành đơn vị hành chính thứ bảy của Bangladesh vào ngày 25 tháng 1 năm 2010. Trước đó, nó bao gồm 8 huyện phía bắc của phân khu Rajshahi. Phía bắc và phía tây giáp bang Tây Bengal của Ấn Độ, phía nam giáp các phân khu Rajshahi và Mymensingh, phía đông giáp các bang Assam và Meghalaya của Ấn Độ. Phân khu Rangpur bao gồm tám huyện: Rangpur, Dinajpur, Kurigram, Gaibandha, Nilphamari, Panchagarh, Thakurgaon, và Lalmonirhat. Phân khu có 58 Upazilla hay phó huyện. Rangpur là phân khu cực bắc của Bangladesh và có tổng dân số là 15.665.000 theo điều tra năm 2011. Các thành phố chính trong phân khu là Rangpur, Saidpur và Dinajpur. | 1 | null |
Phân khu Sylhet (, phát âm "Sileṭ Bibhag"), cũng gọi là Đại Sylhet hoặc vùng Sylhet, là một trong bảy phân khu của Bangladesh, được đặt tên theo thành phố lớn nhất, Sylhet. Phân khu giáp với bang Meghalaya của Ấn Độ ở phía bắc, bang Tripura ở phía nam, bang Assam ở Ấn Độ ở phía đông và phân vùng Dhaka ở phía tây và phân vùng Chittagong ở phía tây nam.
Hành chính.
Phân vùng được chia thành bốn huyện (zilas) và được chia tiếp thành 36 phó huyện (upazilas). | 1 | null |
Bộ vi xử lý Apple SoC (Apple System on Chip, hay System in Package) là bộ vi xử lý, chipset do Apple Inc. tự thiết kế dựa trên nền tảng ARM, bao gồm các hệ thống trên một vi mạch, bộ xử lý trung tâm (CPU - Central Processing Unit) và bộ xử lý đồ họa (GPU - Graphics Processing Unit) tích hợp trong các thiết bị của Apple như iPhone, iPad, iPod và Apple TV.
Apple SoC mới nhất hiện tại là Apple A13 Bionic tiến trình 7 nm, CPU 6 nhân Hexa-core (tốc độ 2x2.65 GHz Lightning + 4x1.8 GHz Thunder) đi kèm Apple GPU (4 nhân đồ họa) trên bộ ba iPhone 11/11Pro/11Pro Max. Dự kiến vào tháng 3 năm 2020, Apple sẽ cho ra mắt mẫu iPad Pro 2020 sử dụng SoC Apple A13X. Ngoài dòng A series, Apple còn có các SoC dòng S cho Apple Watch, và các dòng T, W, H và U không đảm nhiệm vị trí xử lý trung tâm.
Johny Srouji là giám đốc điều hành thiết kế vi xử lý SoC của Apple.
Giai đoạn đầu.
SoC APL0098 (8900B/S5L8900) được giới thiệu ngày 29/06/2007, sản xuất bởi Samsung, sử dụng trên iPhone thế hệ thứ nhất.
SoC APL0278 (S5L8720) giới thiệu ngày 9/9/2008, tiến trình 65 nm, sản xuất bởi Samsung, tích hợp trên iPod thế hệ thứ 2.
SoC APL0298 (S5L8920) giới thiệu ngày 8/6/2009, sản xuất bởi Samsung, sử dụng trên iPhone 3GS.
SoC APL2298 (S5L8922), tiến trình 45 nm được giới thiệu ngày 9/9/2009.
A series.
Apple A series là dòng SoC được sử dụng làm bộ xử lý trung tâm trên iPhone, iPad, iPod touch và Apple TV, dựa trên cấu trúc ARM, gồm CPU và GPU, bộ nhớ đệm. Apple A từng được sản xuất bởi Samsung và hiện tại là TSMC.
Apple A4.
Apple A4, tên mã S5L8930 sử dụng CPU cấu trúc ARM Cortex-A9 MPCore cùng GPU PowerVR SGX 535. Sử dụng trong iPad thế hệ đầu tiên, Apple TV 2 và iPod Touch 4G, Apple A4 đi kèm với RAM 256MB, còn ở iPhone 4 thì đi kèm với RAM 512 MB. Tốc độ xung nhịp của A4 là 1GHz.
Apple A5.
Apple A5, tên mã S5L8940 được sử dụng lần đầu ở iPad 2, iPhone 4S, Apple TV 3 và gần đây là iPad Mini. A5 sử dụng chip ARM Cortex-A9 có xung nhịp 1Ghz và được sản xuất bởi Samsung
Apple A5X.
Apple A5X, tên mã S5L8945 là con chip sử dụng trên iPad thế hệ thứ 3. A5X là phiên bản nâng cấp của A5 nhưng với GPU đồ họa 4 nhân (PowerVR SGX543MP4) có hiệu năng gấp đôi so với A5, theo Apple tuyên bố. Apple A5X được Samsung sản xuất với tiến trình 45 nm.
Apple A6.
Apple A6, tên mã S5L8950 là con chip được sử dụng trên iPhone 5. Apple tuyên bố rằng nó nhanh và có sức mạnh đồ họa cao gấp đôi so với người tiền nhiệm Apple A5. A6 nhỏ hơn 22% và tiêu thụ ít năng lượng hơn so với A5. CPU lõi kép ARMv7 xung nhịp 1,3 GHz do Apple thiết kế, thay vì CPU ARM thiết kế sẵn trước đó. A6 đi kèm với 3 nhân xử lý đồ họa, 2 nhân CPU và 1GB RAM. Apple A6 được gia công bởi Samsung trên dây chuyền 32 nm
Apple A6X.
Apple A6X là con chip được sử dụng trên dòng iPad thế hệ thứ 4. Theo Apple thì A6X có tốc độ nhanh hơn A6 2 lần, có CPU 2 nhân và 4 nhân đồ họa. Do có bất đồng với Samsung, Apple thuê một nhà gia công mới là hãng điện tử Đài Loan TSMC
Apple A7.
Apple A7 là SoC 64 bit đầu tiên, thay thế cho các SoC 32 bit trước kia, lần đầu tiên xuất hiện trong iPhone 5S, được giới thiệu vào ngày 10 tháng 9 năm 2013. Con chip này cũng sẽ được sử dụng trong iPad Air, iPad Mini 2 và iPad Mini 3. Apple tuyên bố rằng A7 nhanh và có sức mạnh đồ họa cao gấp đôi so với người tiền nhiệm Apple A6.
Apple A8.
Apple A8 là SoC 64 bit được sản xuất bởi TSMC, tích hợp trong iPhone 6 và iPhone 6 Plus, được giới thiệu vào ngày 9 tháng 9 năm 2014. Apple tuyên bố rằng A8 có hiệu suất CPU cao hơn 25% và hiệu năng đồ họa cao hơn 50% trong khi chỉ tiêu tốn 50% năng lượng so với Apple A7. Vào ngày 9 tháng 2 năm 2018, Apple đã phát hành loa thông minh HomePod, được tích hợp Apple A8 với RAM 1 GB.
Apple A8X.
Apple A8X là SoC 64 bit, tiến trình 20 nm, được giới thiệu tại buổi ra mắt iPad Air 2 vào ngày 16 tháng 10 năm 2014, là một biến thể hiệu suất cao hơn của Apple A8. Apple tuyên bố rằng nó có hiệu suất CPU cao hơn 40% và hiệu năng đồ họa gấp 2,5 lần so với Apple A7.
Apple A9.
Apple A9 là SoC dựa trên ARM 64 bit xuất hiện lần đầu tiên trên iPhone 6S và 6S Plus, được giới thiệu vào ngày 9 tháng 9 năm 2015. Apple tuyên bố rằng nó có hiệu suất CPU cao hơn 70% và hiệu năng đồ họa cao hơn 90% so với Apple A8, A9 có 2 phiên bản, 1 được Samsung sản xuất trên tiến trình LPE FinFET 14 nm và 2 được TSMC trên tiến trình FinFET 16 nm. Sau đó, A9 đã được đưa vào iPhone SE và iPad (2017).
Apple A9X.
Apple A9X là SoC 64 bit được công bố vào ngày 9 tháng 9 năm 2015 và được phát hành vào ngày 11 tháng 11 năm 2015, A9X được tích hợp trong iPad Pro, hiệu suất CPU cao hơn 80% và hiệu năng GPU gấp hai lần so với Apple A8X. A9X được sản xuất bởi TSMC tiến trình 16 nm.
Apple A10 Fusion.
Apple A10 Fusion là SoC dựa trên ARM xuất hiện trên iPhone 7 và 7 Plus, được giới thiệu vào ngày 7 tháng 9 năm 2016. A10 cũng được sử dụng trong iPad 2018, iPad 2019 và iPod Touch thế hệ thứ 7. A10 nhanh hơn 40% so với A9, với tốc độ xử lý đồ họa nhanh hơn 50%.
Apple A10X Fusion.
Apple A10X Fusion là SoC 64-bit tiến trình 10 nm, lần đầu tiên xuất hiện trong iPad Pro 10,5" và thế hệ thứ hai của iPad Pro 12,9", được công bố vào ngày 5 tháng 6 năm 2017. Apple tuyên bố rằng nó có hiệu suất CPU nhanh hơn 30% và hiệu suất GPU nhanh hơn 40% so với A9X. Vào ngày 12 tháng 9 năm 2017, Apple đã thông báo rằng Apple TV 4K sẽ được trang bị A10X.
Apple A11 Bionic.
Apple A11 Bionic là SoC 64-bit xuất hiện lần đầu tiên trên iPhone 8, iPhone 8 Plus và iPhone X, được giới thiệu vào ngày 12 tháng 9 năm 2017. A11 có hai lõi hiệu suất cao nhanh hơn 25% so với A10 Fusion và bốn lõi tiết kiệm nặng lượng hơn 70% so với A10.
Apple A12 Bionic.
Apple A12 Bionic là SoC 64 bit tiến trình 7 nm, xuất hiện lần đầu tiên trong iPhone XS, XS Max và XR, được giới thiệu vào ngày 12 tháng 9 năm 2018. A12 cũng được sử dụng trên các mẫu 2019 của iPad Air và iPad Mini. Nó có hai lõi hiệu suất cao nhanh hơn 15% so với A11 Bionic và bốn lõi hiệu suất cao, sử dụng năng lượng thấp hơn 50% so với A11 Bionic.
A12 là SoC 7 nm đầu tiên được thương mại hóa trên điện thoại thông minh, mặc dù SoC 7 nm đầu tiên được giới thiệu là Huawei Kirin 980, tuy nhiên sản phẩm của Huawei được bán ra muộn hơn Apple.
Apple A12X Bionic.
Apple A12X Bionic là SoC 64 bit xuất hiện lần đầu tiên trong iPad Pro 11.0" và thế hệ thứ ba của iPad Pro 12.9", cả hai được công bố vào ngày 30 tháng 10 năm 2018. A12X có hiệu suất đơn nhân nhanh hơn 35% và đa nhân nhanh hơn 90% so với A10X. A12X được sản xuất bởi TSMC sử dụng quy trình FinFET 7 nm, là con chip 7 nm đầu tiên và mạnh mẽ nhất trên máy tính bảng hiện giờ.
Apple A13 Bionic.
Apple A13 Bionic là SoC 64 bit 7 nm, xuất hiện lần đầu tiên trên iPhone 11, 11 Pro và 11 Pro Max được giới thiệu vào ngày 10 tháng 9 năm 2019.
Apple A12Z Bionic.
Ngày 18/03/2020, Apple ra mắt mẫu iPad Pro 2020 (là mẫu kế nhiệm iPad Pro 2018, có thiết kế mới, trang bị màn hình viền mỏng và hệ thống nhận diện khuôn mặt Face ID) sử dụng CPU Apple A12Z Bionic Octa-core, Apple GPU, cho hiệu năng "mạnh hơn hầu hết PC chạy Windows" (theo Apple). iPad Pro 2020 vẫn gồm 2 tùy chọn màn hình 11 inch và 12,9 inch, bộ nhớ tối thiểu 128 GB, giá bán khởi điểm 799 USD cho phiên bản 11 inch và 999 USD cho phiên bản 12,9 inch.
Thiết kế của iPad Pro 2020 giống phiên bản trước với 4 cạnh vuông vức, mặt lưng cải tiến với cụm camera sau hình vuông tương tự dòng iPhone 11. Gồm camera chính 12 MP, camera góc siêu rộng 10 MP và cảm biến "LiDAR (Light Detection and Ranging)" phục vụ đo chiều sâu, hỗ trợ ứng dụng AR.
Phụ kiện bàn phím rời Magic Keyboard, sử dụng cơ chế cắt kéo giống MacBook Air 2020 mới ra mắt, bổ sung trackpad. Magic Keyboard cho iPad Pro còn trang bị đèn nền và pin sạc qua cổng USB-C. Phụ kiện này sẽ lên kệ từ tháng 5 với giá 299 USD cho phiên bản 11 inch và 349 USD cho phiên bản 12,9 inch, hoàn toàn tương thích với thế hệ iPad Pro 2018.
iPad Pro 2020 vẫn trang bị màn hình Liquid Retina 2048 x 2732 pixels, tần số quét 120 Hz, hỗ trợ True Tone, cổng kết nối USB-C, camera trước TrueDepth 7 MP, hỗ trợ bút cảm ứng Apple Pencil thế hệ thứ 2.
S series.
Apple S series là dòng vi xử lý trung tâm sử dụng trong Apple Watch, được thiết kế bởi Apple và sản xuất bởi Samsung.
T series.
Apple T series là dòng SoC chịu trách nhiệm về bảo mật sinh trắc học, camera, điều khiển trợ lý ảo chủ yếu trên máy tính Macbook và iMac. Bộ xử lý trung tâm của các thiết bị này là CPU Intel và GPU AMD Radeon.
W series.
Apple W series đảm nhiệm các kết nối Bluetooth và Wi-Fi trên các thiết bị của Apple.
H series.
Apple H1 được sử dụng lần đầu tiên trong AirPods 2019, tai nghe Powerbeats Pro, Beats Solo Pro và tai nghe AirPods Pro. Hỗ trợ Bluetooth 5.0, "Hey Siri" và có độ trễ thấp hơn 30% so với Apple W1 trong phiên bản trước của AirPods.
U series.
Apple U1 được giới thiệu trong thế hệ iPhone 2019, sử dụng công nghệ Ultra Wideband, nhận thức không gian như AirDrop được cải tiến, nhận biết không gian và khoảng cách giữa các thiết bị Apple khác xung quanh iPhone.
M Series.
Apple "M" Series là dòng SoC được sử dụng trên các loại Mac kể từ tháng 11 năm 2020, trong IPad Pro từ tháng 4 năm 2021 và IPad Air từ tháng 3 năm 2022. Dòng "M" trước đó đựoc dùng bởi bộ đồng xử lý chuyển động của Apple.
Apple M1.
Apple M1.
M1 là SoC đầu tiên được dùng trên dòng Mac, được giới thiệu vào ngày 10 tháng 11 năm 2020. M1 được sản xuất bằng công nghệ 5nm của TSMC. Các máy Mac dùng chip này là MacBook Air (M1, 2020), Mac Mini (M1,2020), IMac (24-inch, M1, 2021), IPad Pro (thế hệ 5) và IPad Air (thế hệ 5). Chip này gồm 4 lõi hiệu suất và 4 lõi hiệu năng, và đi kèm với tối đa 8 lõi GPU, mặc dù MacBook Air bản thấp nhất chỉ có 7 lõi GPU.
Apple M1 Pro.
Đây là bản mạnh hơn của M1, với 6 đến 8 lõi hiệu suất, 2 lõi hiệu năng, 14 hoặc 16 lõi GPU, và lên tới 32GB RAM. M1 Pro ra mắt vào ngày 18 tháng 11 năm 2021 và được sử dụng trong dòng MacBook Pro 14 và 16-inch. Hiệu suất của chip này nhanh hơn M1 khoảng 70% | 1 | null |
Hoàng Đình Kinh (1830 – 1888), còn gọi là Cai Kinh, ông là một thủ lĩnh người Tày lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp trong vòng 7 năm(1882 – 1888) ở Lạng Giang vào cuối thế kỷ 19.
Thân thế.
Năm sinh của Cai Kinh không rõ. Ông sinh ra và lớn lên tại làng Thương, tổng Thốc Sơn, huyện Hữu Lũng, phủ Lạng Giang, tỉnh Bắc Ninh, (nay thuộc xã Cai Kinh, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn).
Từ nhỏ, ông đã sớm biểu lộ nghĩa khí, thường bênh vực dân lành. Trong một lần, thổ phỉ nhà Thanh tràn sang cướp bóc, ông đứng ra phản kháng, bị chúng cắt đứt một bên vành tai. Lớn lên, ông tập hợp thanh niên trong vùng tập luyện võ nghệ, tổ chức đánh phỉ bảo vệ dân làng. Do uy tín của mình, ông được dân chúng cử làm cai tổng, nên thường được gọi là Cai Kinh.
Sự nghiệp đánh Pháp.
Năm 1862, ông tham gia cuộc nổi dậy chống lại nhà Nguyễn của Cai Vàng. Sau khi lực lượng bị giải tán, ông sang Vân Nam (Trung Quốc) chiêu tập binh mã, rồi đem bộ hạ về nước cát cứ vùng rặng núi miền thượng du sông Thương, với căn cứ ở núi Đồng Nãi, kiểm soát một vùng rộng lớn ở phủ Lạng Thương.
Ông tổ chức đội quân rất có quy củ nên gây được thanh thế lớn. Bấy giờ, nhà Nguyễn mất hẳn Nam Kỳ vào tay người Pháp và đang hạ mình khi bị Pháp đe dọa ở Bắc Kỳ. Một mặt, triều đình chủ trương tránh cho quân chủ lực giao chiến với quân Pháp; mặt khác, chiêu dụ các đội quân cát cứ tấn công quân Pháp, đặc biệt là quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc, thậm chí cho quân Thanh vào tham chiến. Hậu quả của chính sách tai hại này là triều đình yếu thế về ngoại giao, mất quyền kiểm soát địa phương và làm mất lòng tin của dân chúng.
Người được lợi nhiều nhất là quân Pháp. Bất chấp chủ quyền của Đại Nam, tháng 6 năm 1883, quân Pháp ngang nhiên thực hiện Chiến dịch Bắc Kỳ nhằm chống lại các đội quân địa phương của Việt Nam, quân Cờ đen và đội quân Quảng Tây và Vân Nam của nhà Thanh, với mục tiêu chiếm đóng Bắc Kỳ và giữ vững sự bảo hộ của Pháp tại đó. Bấy giờ, Cai Kinh được triều đình chiêu dụ, phong chức Tri huyện Hữu Lũng, được tướng nhà Thanh cấp bằng Tán tương quân vụ, thường xuyên hợp quân đánh Pháp. Tháng 3 năm 1884, sau khi chiếm được thành Bắc Ninh, Pháp đưa một cánh quân định thừa thắng chiếm luôn Lạng Sơn, tuy nhiên khi tiến đến Hữu Lũng thì bị quân Cai Kinh phục kích chặn đánh quyết liệt nên phải rút về lại Bắc Ninh.
Tuy nhiên, Đại Thanh bấy giờ lo thân không xong, đành phải ký vào Bản quy ước ngày 11 tháng 6 năm 1884 gồm 5 khoản, mà trong đó có khoản Thanh triều sẽ lần lượt triệt thoái quân khỏi Bắc Kỳ để Pháp rảnh tay "bảo hộ" Đại Nam; đổi lấy việc được Pháp nhượng lại nhiều vùng đất ở biên giới phía Bắc của Đại Nam. Trên đà thắng thế, Pháp lại gây áp lực mới buộc triều đình Huế ký Hòa ước Giáp Thân (1884), chính thức giải giới quân đội Đại Nam ở Bắc Kỳ.
Ngay sau khi Hòa ước được ký, tướng Millot phái Trung tá Dugenne dẫn quân từ phủ Lạng Thương kéo lên tiếp quản các thành Lạng Sơn, Thất Khê và Cao Bằng, do quân Thanh triệt thoái. Ngày 22 tháng 6, đoàn quân Pháp từ đồn Bắc Lệ đến bờ sông Hóa (một nhánh của sông Thương), cách cầu Quan Âm khoảng 8 dặm thì bị chặn lại. Ở phía bên kia cầu, quân Thanh và quân khởi nghĩa người Việt, trong đó có cả quân Cai Kinh, đóng giữ. Giao tranh nổ ra ngày 23 khi quân Pháp cố vượt sông. Đến ngày 26, quân Pháp đành phải mở đường máu rút về Bắc Lệ. Cai Kinh tổ chức cho quân tấn công đồn Bắc Lệ, bắt được bắt được 1 quan hai, 1 quan một và 6, 7 người lính. "Rồi ông còn phái nghĩa dũng tiến mau ngăn quân Pháp ở núi Thiên Cầu, giết và bắt được một số đối phương giải về doanh của quân Thanh. Trung tá Dugenne và số quân còn lại lui riết về Đáp Cầu Kép)...".
Sau trận đánh này, uy thế quân Cai Kinh lên cao. Nhiều cánh nghĩa binh hội quân với ông, trong đó có cánh nghĩa binh của Trương Văn Thám, chính là Hoàng Hoa Thám sau này. Năm 1885, quân Pháp theo đường Chũ, Đình Lập đánh chiếm được Lạng Sơn. Tuy nhiên, nghĩa quân Cai Kinh hoạt động ở Lạng Sơn phối hợp với nghĩa quân Hoàng Hoa Thám ở Bắc Giang làm cho quân Pháp nhiều phen nguy khốn, chậm kế hoạch mở công trường đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn.
Cuối năm 1885, quân Pháp tăng cường đánh chiếm nhiều nơi của Lạng Sơn, nghĩa quân Cai Kinh chuyển vào vùng núi Tam Yên – tức Yên Vượng, Yên Sơn, Yên Thịnh của huyện Hữu Lũng. Suốt từ năm 1885 – 1886, các tướng của Cai Kinh là Cai Bình, Cai Hai (em ruột Cai Kinh), Hoàng Quế Thọ ở Bình Gia, Hoàng Thái Nam và Hoàng Thái Nhân ở Bắc Sơn... đã liên tục tập kích quân Pháp suốt từ phủ Lạng Thương, Mai Sao, Than Muội (Chi Lăng), Đồng Đăng (Thoát Lãng), Tam Keng (Bắc Sơn)... gây nhiều tổn thất nặng nề cho quân Pháp. Ngày 31 tháng 5 năm 1886, Cai Kinh đã dẫn 400 quân đi vây đánh đồn Than Muội, đồng thời phục kích đánh chặn quân Pháp từ Lạng Sơn xuống tiếp viện. Trung tá Dugenne bị phục kích chết trong chiến dịch nầy.
Năm 1887, quân Pháp mở cuộc tấn công lớn vào trung tâm nghĩa quân. Dựa vào địa thế hiểm trở, Cai Kinh đã đánh nhiều trận diệt nhiều sinh lực địch. Quân Pháp đổi chiến thuật, mua chuộc chia rẽ nghĩa quân. Cuối năm 1887, Cai Hai, em ruột Cai Kinh, bị quân phản loạn ám sát. Quân Pháp cho đào mồ mả nhà Cai Kinh ném xuống sông Hóa làm cho Cai Kinh căm phẫn và đau buồn cực độ.
Nghĩa quân Cai Kinh bị nội gián chỉ đường liên tục bị đánh úp hao tổn nặng nề và dần dần tan rã. Tên Linh Thành một trong tướng lĩnh của Cai Kinh, cầm đầu nhóm phản loạn đóng giả quân Pháp đánh vào dinh của Cai Kinh.Cai Kinh sau đó được thủ hạ tâm phúc Đề Dã dẫn lên ẩn náu tại Hang Dơi. Chiếm được bản doanh Linh Thành bắt giữ vợ con Cai Kinh,bắt Đề Dã dẫn đi tìm Hoàng Đình Kinh nhưng ông không chịu,chúng chặt đầu Đề Dã đem nộp cho Pháp lãnh thưởng. Quân Pháp biết Cai Kinh chưa chết liền xét hỏi Linh Thành chỗ ẩn náu của Cai Kinh và bắn chết hắn. Cai Kinh phải liên tục chạy trốn khỏi sự truy lùng đến tận các làng trong vùng núi Chi Lăng-Bắc Sơn tìm cách gây dựng lại lực lượng kháng Pháp.
Tuy nhiên, tháng 6, Phó lãnh binh Nam triều là Phạm Văn Khoa đem quân vây bắt được Cai Kinh ở thôn Bản Thí, gần biên giới Việt-Trung và nộp cho quân Pháp. Cai Kinh bị hành quyết vào ngày 6 tháng 7 năm 1888 theo lệnh của Phó Công sứ Pháp ở Lạng Sơn là Louis C. Unal (1886 - 1890). Cuộc khởi nghĩa đến đây gần như chấm dứt hoàn toàn.
Tưởng nhớ.
Sau khi ông mất, người dân địa phương đã gọi tên dãy núi ven Quốc lộ 1 từ Hữu Lũng tới Chi Lăng ăn sâu vào Bằng Mạc giáp Bắc Sơn, Bình Gia là "dãy núi Cai Kinh" và quê hương ông cũng được gọi là xã Cai Kinh. Ngoài ra, tên ông được đặt cho nhiều đường phố tại tỉnh Lạng Sơn. | 1 | null |
Douglas DC-3 là một loại máy bay chở khách vận hành bằng cánh quạt của Hoa Kỳ, đây là một loại máy bay có tầm bay và vận tốc bay mang tính cách mạng trong thập niên 1930 và 1940. Ảnh hưởng lâu dài vào ngành công nghiệp hàng không dân dụng và Chiến tranh thế giới II đã khiến nó trở thành một trong những máy bay vận tải quan trọng nhất từng được chế tạo. Phiên bản quân sự chính được định danh là C-47 Skytrain, có trên 10.000 chiếc được chế tạo. Rất nhiều chiếc DC-3 / C-47 hiện vẫn được sử dụng trên thế giới.
Liên kết ngoài.
[[Thể loại:Máy bay Douglas|DC-03]]
[[Thể loại:Máy bay chở khách Hoa Kỳ 1930–1939]]
[[Thể loại:Máy bay quân sự Hoa Kỳ thập niên 1930]]
[[Thể loại:Máy bay dân sự]]
[[Thể loại:Máy bay chở khách]]
[[Thể loại:Máy bay vận tải]]
[[Thể loại:Máy bay hai động cơ cánh quạt]]
[[Thể loại:Máy bay cánh dưới]] | 1 | null |
Douglas DC-5 là một loại máy bay chở khách cánh quạt có 16-22 ghế. Đây là loại máy bay ít biết điến nhất trong seri máy bay chở khách DC nổi tiếng của hãng Douglas. DC-5 dự định sẽ dành cho các tuyến đường bay ngắn hơn so với DC-3 hoặc DC-4. Tuy nhiên, vào thời điểm đưa vào hoạt động trong dịch vụ thương mại năm 1940, rất nhiều hãng hàng không đã hủy đơn đặt hàng; do đó chỉ có 5 chiếc DC-5 bản dân sự được chế tạo. | 1 | null |
Alpha Centauri Bb hay Toliman b là một hành tinh ngoài hệ Mặt Trời được đề xuất quay quanh sao loại K Alpha Centauri B nằm cách Trái Đất xấp xỉ 4,37 năm ánh sáng, trong chòm sao Bán Nhân Mã, nhưng chưa đủ bằng chứng ủng hộ đề xuất này.
Đề xuất.
Nó là hành tinh ngoại hệ gần với Trái Đất nhất cho tới năm 2012 và là hành tinh có khối lượng nhỏ nhất quay quanh một ngôi sao gần giống với Mặt Trời.
Đặc tính.
Hành tinh này không nằm trong vùng ở được; khoảng cách quỹ đạo rất gần với sao chính và bằng 0,04 AU với chu kỳ quỹ đạo là 3,236 ngày. Ở quỹ đạo gần như thế, hành tinh này có khả năng bị khóa thủy triều với sao B. Nó có khối lượng ít nhất bằng 1,13 lần Trái Đất; các nhà thiên văn chỉ đo được giới hạn dưới của khối lượng do họ vẫn chưa biết độ nghiêng của mặt phẳng quỹ đạo hành tinh. Khi quan sát từ Trái Đất, hành tinh không đi ngang qua sao chính do vậy kích cỡ và thành phần khí quyển của hành tinh chưa thể đo được, mặc dù với khối lượng của nó cho phép các nhà thiên văn đoán nó là một hành tinh đất đá. Nhiệt độ bề mặt hành tinh ước lượng khoảng 1.200 °C (~1.500 K), cao hơn nhiệt độ tan chảy của đá macma silicat. Hành tinh có nhiệt độ bề mặt nóng nhất trong hệ Mặt Trời là Sao Kim với nhiệt độ 462 °C (735 K). Ở khoảng nhiệt độ này, ít nhất là đối với bán cầu quay về phía sao chính, bề mặt hành tinh Alpha Centauri Bb hoàn toàn bị tan chảy.
Bằng các phương pháp nghiên cứu "Tinh chấn học" (Asteroseismic), hoạt động của sắc quyển, và sự tự quay của các ngôi sao A và B cho thấy hệ đôi α Cen có tuổi già hơn hệ Mặt Trời, với ước lượng tuổi từ 4,5 đến 7 tỷ năm.
Phát hiện.
Vùng ở được đối với sao Alpha Centauri B trong phạm vi từ 0,5 đến 0,9 AU. Các mô phỏng máy tính năm 2009 cho thấy vị trí có khả năng nhất hình thành một hành tinh trong vùng này là ở khoảng cách biến thiên quanh 0,5 AU. Và cần có những điều kiện đặc biệt để cho hình thành lên hành tinh nằm ở phía xa hơn đối với sao B. Tuy vậy, nếu ban đầu hai sao Alpha Centauri A và B hình thành ở vị trí cách xa nhau sau đó mới tiến lại gần nhau, và điều này là có thể khi chúng hình thành trong một cụm sao đông đúc, thì phạm vi cho phép hình thành một hành tinh có thể mở rộng ra xa hơn từ ngôi sao Alpha Centauri B. Các nhà thiên văn cũng chỉ ra rằng, do nó nằm gần Trái Đất cùng với tính ổn định và khối lượng nhỏ hơn Mặt Trời, Alpha Centauri B là một trong những mục tiêu khả quan nhất cho việc tìm kiếm các hành tinh kiểu Trái Đất bằng phương pháp vận tốc xuyên tâm.
Khởi động từ 2009, một đội các nhà thiên văn châu Âu, bao gồm chủ yếu từ Đài quan sát Geneva và Trung tâm vật lý thiên văn đại học Porto, họ sử dụng kỹ thuật vận tốc xuyên tâm và thiết bị quan sát HARPS ở Đài quan sát La Silla, Chile nhằm tìm kiếm các hành tinh ngoại hệ. Ngày 16 tháng 10 năm 2012, họ công bố trên tạp chí Nature việc đã phát hiện ra một hành tinh khối lượng xấp xỉ Trái Đất quay quanh sao Alpha Centauri B. Lực hấp dẫn của hành tinh làm cho sao chính đu đưa với độ lớn chỉ là 51 cm/s; và phát hiện này dựa trên phương pháp vận tốc xuyên tâm với những đo đạc có độ chính xác cao nhất từng thực hiện. | 1 | null |
Vũ Quốc Việt, thường được biết đến với tên gọi Victor Vũ (sinh ngày 25 tháng 11 năm 1975), là một nam nhà làm phim người Mỹ gốc Việt. Anh được xem là một trong những nhà làm phim xuất sắc của điện ảnh Việt Nam.
Anh cũng là đạo diễn đầu tiên bị thẩm định đạo phim sau khi Cục điện ảnh Việt Nam và Ban chấp hành Hội điện ảnh đã xem xét, đối chiếu hai bộ phim "Shattered" của Hollywood và "Giao lộ định mệnh" của anh.
Tiểu sử.
Năm 1975, cha mẹ của Victor Vũ đã vượt biên từ Việt Nam sang Mỹ trước khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ. Sau này Victor được sinh ra và lớn lên ở thành phố Bắc Hollywood, Los Angeles, California, Hoa Kỳ. Anh đã có bằng cử nhân tại Đại học . Bộ phim đầu tiên của Victor đạo diễn là phim ngắn năm 1997 mang tên "Firecracker", anh cũng đạo diễn các bộ phim hài "Chuyện tình xa xứ - Passport to Love", "Cô dâu đại chiến - Battle of the Brides", phim cổ trang võ thuật "Thiên Mệnh Anh Hùng - Blood Letter", phim kinh dị "Oan Hồn - Spirits", bộ phim bi kịch "Buổi sáng đầu năm - First Morning", bộ phim kinh dị tâm lý "Giao Lộ Định Mệnh - Inferno" và bộ phim kinh dị hồi hộp "".
Vụ đạo phim Mỹ.
Nghi án "đạo" phim của "Giao lộ định mệnh" đã gây xôn xao trên mặt báo suốt thời gian dài. Victor Vũ thừa nhận anh rùng mình khi xem xong "Shattered" của đạo diễn Hollywood Wolfgang Petersen thực hiện năm 1991. Victor Vũ cho rằng tác phẩm này và "Giao lộ định mệnh" của anh có quá nhiều điểm giống nhau là do sự tình cờ. Tuy nhiên, trước những thông tin xoay quanh việc "Giao lộ định mệnh" đạo ý tưởng kịch bản từ bộ phim "Shattered" của Mỹ, chiều 4/3/2011, Hội đồng giám khảo phim truyện nhựa đã cùng xem lại và đối chiếu hai bản phim. Sau khi xem xét, Hội điện ảnh Việt Nam đã quyết định loại bộ phim của Victor ra khỏi danh sách các phim truyện nhựa tranh giải tại Cánh Diều Vàng 2011. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng hai tác phẩm có quá nhiều điểm giống nhau một cách khó hiểu từ nội dung câu chuyện, nhân vật cho đến góc máy quay. Tất cả đều đồng tình bộ phim "Giao lộ định mệnh" giống đến 70% "Shattered". Ông Lê Ngọc Minh - Cục trưởng Cục điện ảnh - cho biết, cuộc họp giữa Cục và Ban chấp hành Hội điện ảnh đã nghiêm túc xem xét, đối chiếu hai bộ phim "Shattered" và "Giao lộ định mệnh". Theo đó, bộ phim "Giao lộ định mệnh" sản xuất năm 2010 ở Việt Nam có quá nhiều chi tiết trùng lặp một cách khó tin với bộ phim "Shattered" sản xuất năm 1991 ở Mỹ.
Đời sống cá nhân.
Ngày 4 tháng 10 năm 2015, Victor Vũ tổ chức lễ ăn hỏi cùng diễn viên Đinh Ngọc Diệp. Tháng 3 năm 2016, cả hai làm đám cưới. | 1 | null |
Pappus của Alexandria (tiếng Hy Lạp: Πάππος ὁ Ἀλεξανδρεύς) (khoảng 290 – khoảng 350) là một trong những nhà toán học vĩ đại của Hy Lạp cổ đại được biết đến với Synagoge hay Collection (năm 340), và với định lý Pappus trong hình học xạ ảnh. Không có bất cứ thông tin nào nói về đời sống của ông ta, ngoại trừ (từ các văn bản ông ta để lại) ông có một cậu con trai tên Hermodorus, và là một giáo viên ở Alexandria.
Collection, công trình được biết đến nhiều nhất của ông, là một bản tóm tắt của Toán học trong tám tuyển tập, số đông công trình còn lại. Nó bao trùm nhiều chủ đề như hình học, toán học vui, hình học không gian, đa giác và khối đa diện.
Pappus được nhiều người biết đến vào thế kỉ thứ 4. Trong một khoảng thời gian trì trệ nói chung trong các nghiên cứu toán học, ông đã đứng ra như là một ngoại lệ đáng kể. Số phận của ông trong thời gian này khá nổi bật, rất giống với Diophantus.
Pappus đã viết những bài bình giải về tập "Cơ bản" và về cả "Dữ kiện" của Euclid, về "Almagest" và "Planispherium" của Ptolemy. Công trình thật sự lớn lao của Pappus là "Tuyển tập toán học" của ông, một cuốn sách vừa bình giải vừa hướng dẫn về các công trình về hình học hiện hữu của thời ông. Tuyển tập toán học của Pappus thực sự là một mỏ vàng giàu có về hình học. Những hiểu biết ta có được về hình học Hy Lạp là nhờ luận văn này, trong đó chứa những lời bình đầy giá trị, có những trích dẫn và nhắc đến những công trình của trên 30 nhà toán học khác nhau của thời cổ đại. | 1 | null |
Dynastes hercules ("bọ hung héc-quyn", "bọ hung hơ-kiu-lề") là một loài bọ cánh cứng. Nó là loài bản địa ở rừng mưa nhiệt đới Trung Mỹ, Nam Mỹ và Tiểu Antilles. Loài này cũng được nhìn thấy đến phía bắc tận Nam Arizona, ở quận Pima. Con đực dài đến 17 cm. Nó là loài lớn nhất trong 6 loài của chi "Dynastes" và là một trong những loài bọ cánh cứng lớn nhất từng được biết, chỉ có hai loài bọ cánh cứng khác có thân dài hơn trong họ Cerambycidae, "Macrodontia cervicornis" (các mẫu vật dài 170–175 mm được biết đến) và "Titanus giganteus" (dài đến 170–175 mm). Tuy nhiên nếu không tính chiều dài sừng thì "Macrodontia cervicornis" và "Dynastes hercules" thua xa về chiều dài và "Titannus ginateus" xếp đầu bảng về chiều dài.
Phân loại.
Phân loài.
Nhiều phân loài của "D. hercules" đã được xác định, mặc dù vẫn còn một số điểm không chắc chắn về tính hợp lệ của các đơn vị phân loại có tên.
Miêu tả.
Kích thước cơ thể trưởng thành (không bao gồm sừng) khác nhau giữa chiều dài 50 và 85 mm và chiều rộng 29 và 42 mm, mặc dù bọ cánh cứng Hercules đực có thể đạt tới dài tới 175 mm (bao gồm cả sừng), khiến chúng trở thành loài bọ cánh cứng dài nhất thế giới, nếu hàm và/hoặc sừng được tính. Kích thước của sừng này tự nhiên rất thay đổi; nhiều hơn bất kỳ biến thể nào về kích thước của chân, cánh hoặc kích thước cơ thể tổng thể trong loài. Sự thay đổi này là kết quả của các cơ chế phát triển kết hợp khuynh hướng di truyền với dinh dưỡng, căng thẳng, tiếp xúc với ký sinh trùng và/hoặc điều kiện sinh lý. | 1 | null |
Titanus giganteus là một loài bọ cánh cứng xén tóc. Đây là một trong các loài bọ cánh cứng có thân dài thứ nhì nhưng nếu không tính chiều dài sừng thì nó là loài bọ cánh cứng dài nhất. Con trưởng thành có thể dài đến 16,7 mm Trong số các loài bọ cánh cứng được biết, chỉ có con đực Dynastes hercules dài 17,7 mm là dài hơn loài này nhưng nếu không tính độ dài sừng thì loài này dài hơn Dynastes hercules. Nó có cặp càng ngắn, cong và sắc có thể cắn bút chì làm đôi và cắn đứt thịt người. | 1 | null |
Vanessa cardui là một loài bướm trong họ Nymphalidae. "V. cardui" là một trong những phổ biến của tất cả các loài bướm ngày, được tìm thấy trên mọi châu lục, ngoại trừ Nam Cực và Nam Mỹ. Tại Úc, " V. cardui" có một phạm vi giới hạn xung quanh Bunbury, Fremantle, Rottnest Island. Tuy nhiên, loài bà con gần với nó "Vanessa kershawi", đôi khi được coi là một phân loài) có phạm vi phân bố hơn một nửa lục địa. Loài có mối quan hệ chặt chẽ khác gồm có "Vanessa virginiensis" và "Vanessa annabella".
"Vanessa cardui" hiện diện ở các khu vực ôn đới, gồm cả vùng núi non ở vùng nhiệt đới. Loài này định cư ở những vùng ấm áp hơn, nhưng di cư vào mùa xuân, và đôi khi một lần nữa vào mùa thu. Nó di cư từ Bắc Phi và Địa Trung Hải đến Anh tháng năm và tháng sáu, nhưng trong nhiều thập kỷ các nhà tự nhiên học đã tranh cãi liệu con cháu của những con bướm di cư này có quay trở lại phương nam hay không. Nghiên cứu gần đây cho thấy loài này di cư mùa thu. Bằng cách sử dụng radar nghiên cứu côn trùng, các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Rothamsted cung cấp bằng chứng cho thấy việc di cư mùa thu diễn ra ở nơi có cao độ cao, mà có thể là lý do tại sao những cuộc di cư của loài bướm này thường ít khi được người ta chứng kiến. | 1 | null |
Horus là vị thần cổ đại quan trọng nhất trong Thần thoại Ai Cập. Ông được tôn thờ từ ít nhất cuối thời tiền sử Ai Cập cho đến thời Ai Cập thuộc Hy Lạp và Ai Cập thuộc La Mã. Các hình dáng khác nhau của Horus được ghi lại trong lịch sử và những hình dáng này được xem như là các vị thần riêng biệt bởi các nhà Ai Cập học. Những hình dạng khác nhau này có thể có nhận thức khác nhau của cùng một vị thần nhiều tầng lớp trong đó các tính cách nào đó hoặc các mối quan hệ tổng hợp được nhấn mạnh, không nhất thiết phải đối lập nhưng bổ sung cho nhau, phù hợp với cách người Ai Cập cổ đại nhìn về nhiều khía cạnh của thực tại. Horus thường được miêu tả như một con chim cắt, hoặc như một người đàn ông với một cái đầu chim cắt.
Hình thức được ghi lại sớm nhất của Horus là vị thần bảo hộ của Nekhen ở Thượng Ai Cập, là vị thần đầu tiên của Ai Cập được biết đến, đặc biệt liên quan đến các vị vua, trải qua thời gian được xem là một biểu hiện của Horus trong cuộc sống và Osiris trong cái chết. Các mối quan hệ trong gia đình thường gặp nhất mô tả Horus: là con trai của Isis và Osiris, và ông ta đóng một vai trò quan trọng trong huyền thoại của Osiris, là người thừa kế Osiris và là đối thủ của thần Set - kẻ giết Osiris. Trong truyền thống khác, Hathor được xem như là mẹ của ông và đôi khi là vợ của ông. Horus có nhiều chức năng, đáng chú ý nhất là một vị thần của bầu trời, chiến tranh và săn bắn.
Thay đổi theo thời gian.
Trong thời kỳ đầu lịch sử Ai Cập, Horus là anh em trai của Isis, Osiris, Set và Nephthys. Khi các giáo phái khác nhau hình thành, ông trở thành con trai của Isis và Osiris. Isis vẫn còn là chị em gái của Osiris, Set và Nephthys.
Truyền thuyết ban đầu.
Horus được nữ thần Isis sinh ra sau khi bà lấy lại được tất cả các bộ phận cơ thể bị chặt đứt của người chồng bị sát hại, Osiris, ngoại trừ dương vật của ông, mà bị ném xuống sông Nile và bị một con cá trê, hoặc đôi được cho là bị một con cua ăn mất, và theo tường thuật của Plutarch đã sử dụng sức mạnh ma thuật của mình để hồi sinh Osiris và gắn vào một dương vật bằng vàng để thụ thai con trai của mình (Theo giải thích cũ của Ai Cập, dương vật của Osiris vẫn còn).
Khi Isis biết bà mang thai Horus, cô chạy trốn đến vùng đầm lầy đồng bằng sông Nile để ẩn nấu từ người anh trai Set, người vì ghen đã giết Osiris và cũng là người bà ta biết muốn giết con trai của mình. Ở đó Isis sanh ra người con trai thần thánh, Horus.
Vai trò trong huyền thoại.
Xung đột giữa Horus và Set.
Horus được mẹ của mình, Isis, cho biết, hãy bảo vệ người dân Ai Cập từ Set, thần sa mạc, người đã giết cha Horus, Osiris. Horus có nhiều trận chiến chống lại Set, không chỉ để trả thù cho cha mình, nhưng để lựa chọn người cai trị chính đáng cho Ai Cập. Trong các cuộc chiến này, Horus đã được liên kết với Hạ Ai Cập, và trở thành người bảo trợ nó.
Theo câu chuyện huyền thoại "The Contendings of Horus and Seth", Set đang được miêu tả như cố gắng chứng tỏ sự thống trị của mình bằng cách dụ dỗ Horus và sau đó có quan hệ tình dục với anh ta (Nhưng theo một số truyền thuyết khác thì Horus có quan hệ mập mờ với Set, cả hai được cho là qua lại bí mật với nhau như tình nhân đằng sau mối thù cạnh tranh). Tuy nhiên, Horus đặt bàn tay giữa hai đùi của mình và chặn tinh dịch của Set, rồi sau đó ném nó xuống sông để người ta không nói được là ông đã được thụ tinh bởi Set. Horus sau đó cố ý lan truyền tinh dịch của mình trên một số rau diếp, mà là món ăn ưa thích của Set. Sau Set ăn rau diếp, họ đi đến các vị thần để cố gắng giải quyết các tranh chấp về việc cai trị Ai Cập. Các vị thần đầu tiên nghe Set tuyên bố về sự thống trị đối với Horus, và kêu gọi tinh dịch của mình ra để đối chứng, nhưng nó trả lời từ dòng sông, làm vô hiệu lời tuyên bố của ông ta. Sau đó, các vị thần nghe tuyên bố của Horus đã thống trị Set, và cũng kêu gọi tinh dịch của mình ra, và nó trả lời từ bên trong Set.
Tuy nhiên, Set vẫn không chịu quy phục, và các vị thần khác trở nên mệt mỏi từ hơn tám mươi năm chiến đấu và tranh chấp. Horus và Set thách thức nhau tham dự một cuộc đua thuyền, nơi họ từng đua trong một chiếc thuyền làm bằng đá. Horus và Set cùng đồng ý, và cuộc đua bắt đầu. Nhưng Horus có một lợi thế: thuyền của ông làm bằng gỗ sơn để trông giống như đá, chứ không phải là đá thật. Trong khi thuyền của Set, làm bằng đá nặng, chìm, nhưng của Horus thì không. Horus sau đó thắng cuộc đua, và Set rút lui và chính thức giao ngai vàng của Ai Cập cho Horus. Sau khi Vương quốc mới thành hình, Set vẫn được coi là kẻ cai trị sa mạc và các ốc đảo của nó.
Trong nhiều phiên bản của câu chuyện, Horus và Set phân chia lãnh thổ với nhau. Sự phân chia này có thể tương đương với bất kỳ một số nhị nguyên cơ bản mà người Ai Cập thấy trong thế giới của họ. Horus có thể nhận được các vùng đất màu mỡ quanh sông Nile, cốt lõi của nền văn minh Ai Cập, trong trường hợp này, Set được vùng sa mạc cằn cỗi hoặc các vùng đất nước ngoài được liên kết với nó; Horus có thể cai trị trái đất trong khi Set ngự trên bầu trời; và mỗi vị thần có thể được một trong hai lãnh thổ truyền thống của đất nước, Thượng và Hạ Ai Cập, trong trường hợp đó, mỗi vị thần được liên kết với khu vực của mình. Tuy nhiên, trong Thần học Memphite, Geb, là Thẩm phán, đầu tiên phân chia các lĩnh vực giữa các bên tranh chấp và sau đó đảo ngược chính mình, trao quyền kiểm soát duy nhất cho Horus. Trong liên minh hòa bình này, Horus và Set hòa giải với nhau, và các nhị nguyên mà họ đại diện được giải quyết thành một tổng thể thống nhất. Thông qua nghị quyết này, trật tự được phục hồi sau cuộc xung đột dữ dội.
Các nhà Ai Cập học thường cố gắng kết nối cuộc xung đột giữa hai vị thần với các sự kiện chính trị trong lịch sử hoặc tiền sử của Ai Cập. Các trường hợp mà các phe chiến đấu phân chia vương quốc, và các kết nối thường xuyên của cặp Horus và Set với sự liên minh của Thượng và Hạ Ai Cập, đưa tới ý tưởng hai vị thần đại diện cho một số loại phân chia trong quốc gia. Truyền thống Ai Cập và các bằng chứng khảo cổ học cho biết Ai Cập thống nhất vào đầu lịch sử của nó khi một vương quốc Thượng Ai Cập, ở phía nam, đã chinh phục Hạ Ai Cập ở phía bắc. Các vị vua Thượng Ai Cập gọi chính họ là "tín đồ của Horus", và Horus trở thành vị thần giám hộ của quốc gia thống nhất và các vị vua của nó. Tuy nhiên, Horus và Set không thể được xem tương đương một cách dễ dàng với hai phần của đất nước này. Cả hai vị thần đã có một số trung tâm giáo phái ở từng vùng, và Horus thường được kết hợp với Hạ Ai Cập và Set với Thượng Ai Cập. Các sự kiện khác cũng có thể ảnh hưởng tới huyền thoại. Thậm chí trước khi Thượng Ai Cập có một người cai trị duy nhất, hai thành phố chính của nó là Nekhen, ở xa về phía nam, và Nagada, nhiều dặm về phía bắc. Các nhà lãnh đạo của Nekhen, nơi Horus là vị thần bảo trợ, được tin tưởng là người thống nhất Thượng Ai Cập, bao gồm Nagada, dưới sự thống trị của họ. Set được kết nối với Nagada, vì vậy sự xung đột giữa các vị thần phản ánh lờ mờ sự thù nghịch giữa các thành phố trong quá khứ xa xôi. Mãi về sau, vào cuối triều đại thứ hai (c. 2890-2686 TCN), Pharaoh Seth Peribsen sử dụng biểu tượng con vật Set động vật để viết biểu hiệu tên mình thay vì chim cắt đại diện Horus. Người kế nhiệm ông Khasekhemwy dùng Cả Horus và Set trong biểu hiệu của mình. Bằng chứng này đưa tới giả thuyết là triều đại thứ hai nhìn thấy một cuộc đụng độ giữa những tín đồ vua Horus và những người tôn thờ Set dẫn đầu bởi Seth Peribsen. Khasekhemwy sử dụng hai biểu tượng động vật đại diện cho sự hoà giải giữa hai phe phái, cũng như độ phân giải của huyền thoại.
Thần bầu trời.
Kể từ khi Horus được cho là bầu trời, ông ta cũng được xem là có chứa mặt trời và mặt trăng. Theo đó, mặt trời là con mắt phải và mặt trăng là con mắt trái của ông, mà đi qua bầu trời, khi ông ta, là một con chim cắt, bay qua nó. Sau đó, lý do làm mặt trăng không sáng như mặt trời được giải thích qua một câu chuyện, có tên là "Những cuộc tranh đấu giữa Horus và Seth. Trong câu chuyện này, Set là thần bảo hộ Thượng Ai Cập, và Horus, người bảo hộ của Hạ Ai Cập, đã chiến đấu dành Ai Cập một cách tàn bạo, không bên nào thắng cả, cho đến cuối cùng các vị thần đứng về phía Horus. Khi Horus cuối cùng chiến thắng, ông được gọi là "Horus Đại đế", nhưng thường được dịch "Horus kẻ cả". Trong cuộc chiến đấu, Set đã mất một hòn dái, giải thích lý do tại sao sa mạc, mà Set đại diện, là vô sinh. mắt trái Horus cũng bị khoét ra, sau đó một con mắt mới được tạo ra bởi một phần của Khonsu, thần mặt trăng, để thay thế.
Horus đôi khi được thể hiện trong nghệ thuật như một cậu bé trần truồng với một ngón tay trong miệng của mình đang ngồi trên một đóa hoa sen với mẹ. Trong hình dạng của một thiếu niên, Horus được nhắc tới là "Horus tốt".
Con mắt của Horus là một biểu tượng của Ai Cập cổ đại của sự bảo vệ và quyền lực hoàng gia từ các vị thần, trong trường hợp này từ Horus hay Ra. Biểu tượng được nhìn thấy trên hình ảnh của mẹ Horus, Isis, và các vị thần khác liên quan đến bà. Trong tiếng Ai Cập, từ để chỉ biểu tượng này là "wadjet" (wɟt). Đó là mắt của một trong những vị thần Ai Cập đầu tiên, Wadjet, người sau này được liên hệ với Bastet, Mut và cả Hathor. Wadjet là một vị thần mặt trời và biểu tượng này bắt đầu như con mắt của bà thấy tất cả. Trong tác phẩm nghệ thuật ban đầu, Hathor cũng được miêu tả với con mắt này. Bùa hộ mệnh tang lễ thường được thực hiện theo hình dạng con mắt của Horus. Wedjat hay mắt của Horus là "yếu tố chủ yếu" của bảy vòng đeo tay "vàng, đồ sành, carnelian và lapis" được tìm thấy trên xác ướp của Shoshenq II. Wedjat "có mục đích để bảo vệ nhà vua [ở đây] trong thế giới bên kia" và để canh chừng quỷ dữ. Thủy thủ Ai Cập và Cận Đông thường vẽ các biểu tượng trên mũi tàu của họ để đảm bảo cuộc đi biển được an toàn. | 1 | null |
Chiến dịch Polotsk (29 tháng 6 - 4 tháng 7 năm 1944) là một chiến dịch quân sự diễn ra trong chiến tranh Xô-Đức do Hồng quân Liên Xô tổ chức nhằm tấn công vào quân đội Đức Quốc xã. Lực lượng tham gia chiến dịch là Phương diện quân Baltic 1. Chiến dịch Polotsk là một phần của chuỗi chiến dịch giải phóng Byelorussia mang tên "Bagration".
Binh lực và kế hoạch.
Quân đội Liên Xô.
Binh lực.
Phương diện quân Baltic 1 do đại tướng I. Kh. Bagramyan làm tư lệnh, trung tướng V. V. Kurasov) làm tham mưu trưởng:
Kế hoạch.
Trong tuần đầu tiên của Chiến dịch Bagration, cánh phải Phương diện quân Pribaltic 1 (chỉ có Tập đoàn quân xung kích 4) đã bất lực khi công phá tuyến phòng thủ của quân Đức tại phía Đông Polotsk. Đó là vì họ đã tập trung những binh đoàn mạnh nhất, những vũ khí có sức đột phá mạnh nhất bao gồm cả Quân đoàn xe tăng 1 và các trung đoàn Katyusha vào việc phối hợp với Phương diện quân Byelorussia 3 để bao vây và tiêu diệt chủ lực Tập đoàn quân xe tăng 3 (Đức) trên hướng Vitebsk. Tuy nhiên, sau khi phối hợp với Phương diện quân Byelorussia 3 hoàn thành nhiệm vụ thanh toán cụm cứ điểm Vitebsk, mở ra đột phá khẩu ở cánh Bắc của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm (Đức), Phương diện quân Pribaltic 1 có điều kiện tập trung toàn lực để thanh toán nốt cụm quân Đức tại Polotsk, tiếp tục khoét sâu lỗ thủng tại địa đoạn tiếp giáp giữa Cụm Tập đoàn quân Trung tâm và Cụm Tập đoàn quân Bắc (Đức); đồng thời thực hiện tốt hơn nhiệm vụ che chắn sườn phải cho Phương diện quân Byelorussia 3 bằng cách chặn trước các đòn phản kích mà Cụm Tập đoàn quân Bắc (Đức) có thể triển khai nếu không gặp phải một sức ép từ hướng Polotsk - Daugavpins.
Mục tiêu của Phương diện quân Pribaltic 1 trong chiến dịch Polotsk chính là cụm quân Đức đồn trú tại thành phố cùng tên, một điểm dân cư lớn đồng thời là trung tâm đầu mối đường sắt quan trọng nằm bên bờ sông Dvina Tây tại vùng Đông Bắc Byelorussia. Theo kế hoạch, Phương diện quân Pribaltic 1 sẽ tấn công Polotsk bằng hai mũi đột kích hợp điểm, sau đó tiến tới bao vây và tiêu diệt toàn bộ quân Đức đồn trú trong thành phố. Mũi đột kích cánh phải là mũi phụ công do Tập đoàn quân xung kích 4 thực hiện từ Lysaya theo hướng Đông - Tây nhằm vào phía Bắc Polotsk. Mũi đột kích cánh trái do Tập đoàn quân cận vệ 6 thực hiện từ vùng hồ Ushachiskoye vượt sông Ushacha tấn công lên Disna và Germanovichi; một bộ phận tấn công lên Tây Bắc Polotsk. Quân đoàn xe tăng 1, đơn vị đột kích chủ lực của phương diện quân được bố trí trên hướng này. Nhiệm vụ trước mắt của quân đoàn là đột phá vào Verchino, cắt đứt đường sắt từ Molodechno đi Polotsk, ngăn chặn lực lượng tiếp viện của quân Đức từ phía Tây sang và cũng chặn đường rút lui thuận tiện nhất của cụm quân Đức tại Polotsk về phía Tây. Sau đó sẽ tiếp tục tấn công dọc theo hai bên bờ song Disna. Tập đoàn quân 43 không được giao nhiệm vụ đánh chiếm Polotsk mà phải tổ chức các mũi tấn công sang phía Tây dọc theo kinh tuyến 55 (Bắc) nhằm khép chặt bên sườn trái của Phương diện quân Pribaltic 1 với sườn phải của Phương diện quân Pribaltic 3.
Quân đội Đức Quốc xã.
Binh lực.
Tàn quân của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) gồm có:
Một phần Tập đoàn quân số 16 (trung tướng pháo binh Christian Hansen) tăng viện từ Cụm Tập đoàn quân Bắc
Kế hoạch.
Chủ lực quân Đức phòng thủ tại Polotsk là Quân đoàn bộ bính 1. Đây là một trong số hơn 40 quân đoàn Đức luôn có mặt từ ngày 22 tháng 6 năm 1941 trên mặt trận Xô - Đức. Sau ba năm chiến đấu trên mặt trận Pribaltic và Leningrad, quân đoàn này đã trải qua 4 tướng chỉ huy và được bổ sung, tái biên chế nhiều lần. Sau khi cánh Bắc của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) bị đánh tan trong chiến dịch Vitebsk, một số tàn quân Đức đã dạt về đây. Quân Đức bố trí phòng thủ ử Polotsk trên hai hướng. Hướng Đông Polotsk gồm hai tuyến phòng thủ kiến có. Tuyến ngoài từ phía Nam hồ Nesherdo và sông Drissa qua Lytsaya đến sông Tây Dvina. Sau Chiến dịch Vitebsk-Orsha, tuyến phòng thủ này đã bị chọc thủng mảng phía Nam từ khúc cong của sông Tây Dvina đến Sirotino, buộc Quân đoàn bộ binh 1 (Đức) phải tái bố trí tạm thời tuyến phòng thủ phía ngoài dọc theo sông Ushacha từ phía Nam Polotsk 15 km qua Ushachi đến Lepen bằng tàn quân các đơn vị thuộc Tập đoàn quân xe tăng 3 (Đức) đang tan tác sau khi bại trận ở Vitebsk. Các sư đoàn Đức buộc phải rải quân trên một chính diện lớn hơn, từ chỗ một sư đoàn Đức chỉ phải phòng thủ trên chính diện 6 đến 10 km thì đến nay, chính diện đó đã mở rộng lên đến 20, thậm chí 25 km.
Tuyến phòng thủ bên trong chính là vành đai phòng ngự xung quanh thành phố Polotsk gồm các sư đoàn cảnh vệ 220 và 221. Tất cả được đặt dưới sự chỉ huy chung của trung tướng pháo binh Christian Hansen, tư lệnh Tập đoàn quân số 16. Tổng binh lực của quân Đức tại khu vực Polotsk tương đương 6 sư đoàn. Vành đai phòng thủ Polotsk được dặt tên là "Con hổ" (Tiger). Ở khu vực nội đô thành phố, quân Đức đồn trú cũng dựng thêm một vành đai phòng ngự nữa gồm các tiểu đoàn SS và cảnh binh địa phương. Bộ tư lệnh Tập đoàn quân 16 (Đức) cho rằng, thế bố trí phòng ngự dày đặc trên địa hình phức tạp, nhiều đầm lầy và hồ tại đây sẽ tạo ra một hệ thống phòng thủ đủ mạnh để kìm chân quân đội Liên Xô. Điều này không phải là không có căn cứ khi từ ngày 23 tháng 6 đến ngày 26 tháng 6, Tập đoàn quân xung kích 4 thuộc Phương diện quân Pribaltic 1 đã dẫm chân tại chỗ trước cửa ngõ phía Đông Polotsk. Tuy nhiên, chỉ một tuần sau khi Vitebsk rơi vào tay quân đội Liên Xô một cách nhanh chóng cùng Tập đoàn quân xe tăng 3 (Đức) bị đánh tan thì cụm quân Đức tại Polotsk đứng trước nguy cơ bị tấn công từ 3 hướng với binh lực của 2 đến 3 tập đoàn quân Liên Xô.
Diễn biến.
Trong bốn ngày tạm ngừng chiến dịch để tập trung vào hướng Vitebsk, tướng I. Kh. Bagramian đã đề nghị các đội du kích đang hoạt động trong hậu phương quân Đức mở các cuộc tấn công phá hoại các tuyến giao thông liên lạc. Từ ngày 25 đến ngày 28 tháng 6, theo chỉ thị của P. K. Ponomarenko, Bí thư BCH Trung ương Đảng Cộng sản Byelorussia (hoạt động bí mật), 30 đội du kích Byelorussia với 15.000 quân đã đồng loạt mở các trận tấn công phá hoại đường sắt, nhà ga, kho hàng, cầu cống, lật đổ các đoàn tàu của quân Đức. Trên hướng Polotsk, Lữ đoàn du kích của trung tá I. I. Ryzhikov đã làm tê liệt tuyến đường sắt Polotsk - Idritsa và Polotsk - Daugavpins trong năm ngày, làm gián đoạn các hoạt động tiếp viện của Cụm tập đoàn quân Bắc cho Quân đoàn bộ binh 1 (Đức) dóng tại Polotsk.
Ngày 29 tháng 6, Phương diện quân Pribaltic 1 tiếp tục nổ súng, nối lại cuộc tấn công vào Polotsk. Trong ngày tấn công đầu tiên, Quân đoàn bộ binh 103 và Quân đoàn bộ binh cận vệ 23 của Tập đoàn quân cận vệ 6 và Quân đoàn xe tăng 1 đã mở được của đột phá sâu đến 18 km trên hướng Vetrinno - Disna, cắt đứt đường sắt Polotsk - Molodechno. Bị đánh bất ngờ từ sau lưng khi phòng tuyến tạm thời do tàn quân của các Quân đoàn bộ binh 6 và 9 (Đức) không thể chống đỡ nổi, tướng Carl Hilpert phải điều Trung đoàn pháo chống tăng 205, Tiểu đoàn súng phun lửa 87 và Tiểu đoàn xe tăng 281 ra hướng Vetrino chặn kích nhưng tất cả các đợt phản kích của quân Đức đều bị đánh bại. Quân đoàn xe tăng 1 (Liên Xô) tiếp tục tăng tốc độ đột phá đến tuyến sông Disna với mục tiêu nhanh chóng cô lập cụm quân Đức tại Polotsk.
Ở hướng Đông Bắc Polotsk, ngày 29 tháng 6, Tập đoàn quân xung kích 4 được tăng viện Quân đoàn bộ binh 100 của thiếu tướng D. V. Mikhailov được lấy từ lực lượng dự bị của Phương diện quân Pribaltic 1 đã vượt qua sông Sosnitsa, điều mà trước đó mấy ngày, họ chưa làm được. Sau khi đánh bại Sư đoàn bộ binh 205 (Đức) trên hướng Dokhnar, ngày 30 tháng 7, Quân đoàn bộ binh 100 (Liên Xô) đã có mặt ở phía Bắc Polotsk, cách thành phố không đầy 10 km khóa chặt con đường rút lui lên phía Bắc của Quân đoàn bộ binh 1 (Đức). Đêm 30 tháng 6 rạng ngày 1 tháng 7, Lữ đoàn xe tăng 159 và Lữ đoàn cơ giới 44 của Quân đoàn xe tăng cận vệ 1 (Liên Xô) bất ngờ đột nhập vào thị trấn Disna trên ngã ba sông Tây Dvina - Disna. Quân Đức dã phá nổ cây cầy bắc qua sông Disna tại đây. Nhưng chỉ nửa ngày sau, Tiểu đoàn công binh 94 đã lắp ghép xong chiếc cầu phao trong tải 40 tấn ở phía Nam Vostsevichi dưới sự yểm hộ của hỏa lực xe tăng và pháo phòng không. Ngày 2 tháng 7, Lữ đoàn xe tăng 159 và Lữ đoàn cơ giới 44 (Lien Xô) đã qua sông trên cây cầu này. Trong hai ngày sau đó, Sư đoàn bộ binh 87 và Sư đoàn cảnh vệ 281 (Đức) liên tục tổ chức phản kích nhằm hất xe tăng 1 trở lại bên kia sông Disna và mở thông con đường rút lui dọc theo sông Tây Dvina nhưng vô hiệu. Ngày 4 tháng 7, Lữ đoàn xe tăng 159 đã tiếp cận ngã ba sông Drissa - Tây Dvina. Trước sức ép của quân đội Liên Xô, tàn binh của các quân đoàn số 9 và số 6 (Đức) bị dồn về phía Polotsk. Các đội du kích Liên Xô sau lưng quân Đức cũng hoạt động mạnh mẽ, tập kích, quấy nhiễu các toán quân Đức rút chạy, nhiều khi tấn công cả những nhóm lớn quân Đức đang triệt thoái.
Ngày 1 tháng 7, cánh trái của Quân đoàn xe tăng 1 gồm các lữ đoàn xe tăng 89, 117 và trung đoàn pháo tự hành 1437 phối hợp với Quân đoàn bộ binh 103 (Tập đoàn quân cận vệ 6) tấn công Germanovichi và chiếm được nguyên vẹn cây cầu qua sông Disna. Lữ đoàn xe tăng 89 và các sư đoàn bộ binh 154 và 270 lập tức tổ chức vượt sông tiến đánh Opsa. Sau khi Sharkovsina ngày 2 tháng 7, Lữ đoàn xe tăng 117, Trung đoàn pháo tự hành 1437 cùng Sư đoàn bộ binh 29 tấn công dọc theo bờ Bắc sông Disna và đến chiều ngày 4 tháng 7 đã đánh chiếm thị trấn Kozyany. Không có một cuộc phản công đáng kể nào của quân Đức trên hướng này.
Ở phía Nam sông Disna, tướng A. P. Beloborodov chia Tập đoàn quân 43 làm hai cánh tấn công song song về phía Tây. Ngày 29 tháng 6, từ đầu cầu Usachi, Quân đoàn bộ binh 1 cùng các lữ đoàn xe tăng cận vệ 10 và 39 tấn công vào thị trấn Podsvilye, đánh chiếm nhà ga và hơn 50 toa tàu chở đầy hàng quân sự Đức đang kẹp lại tại đó. Ngày 1 tháng 7, cánh quân này tiếp tục đánh chiếm nhà ga đầu mối Glubokoye và tấn công dọc theo đường sắt về phía Tây. Ngày 3 tháng 7, Lữ đoàn xe tăng cận vệ 10 đã có mặt ở cửa ngõ thành phố Postavy. Cánh trái của Tập đoàn quân 43 gồm Quân đoàn bộ binh cùng các trung đoàn pháo tự hành 377 (cận vệ) và 1203 từ Lepen đã vượt qua khu đầm lầy ở thượng nguồn sông Berezina, đánh chiếm Dokshitsy và Parafyanovo ngày 1 tháng 7. Đến ngày 3 tháng 7, Quân đoàn bộ binh 92 đã tiến đến khu hồ Naroch.
Trước tình hình các phòng tuyến bị quân đội Liên Xô tràn ngập, tướng Reinhardt vội vã ném các lực lượng dự bị còn lại là hai sư đoàn an ninh cảnh vệ ra mặt trận phía Bắc Polotsk nhằm cứu vãn tình thế. Đồng thời, theo lời thỉnh cầu của thống chế Walter Model, tư lệnh Cụm Tập đoàn quân Trung tâm, các sư đoàn bộ binh số 290 và 81 của Cụm Tập đoàn quân Bắc được gấp rút điều về Polotsk. Bằng các lực lượng hậu tuyến và viện binh, quân Đức dựng vội một vành đai phòng ngự bên ngoài, yểm trợ cho lực lượng còn lại rút vào bên trong thành phố. Ở phía Nam của khu vực, tàn binh của quân đoàn số 9 (sư đoàn bộ binh số 252 cùng cụm tác chiến D) và Quân đoàn bộ binh 6 (chủ yếu là tàn binh của sư đoàn bộ binh số 95) tiếp tục kháng cự yếu ớt. Tốc độ tiến công của quân đội Liên Xô không giảm nhưng tốc độ rút lui của quân Đức dọc sông Tây Dvina cũng diễn ra rất nhanh. Một binh sĩ sống sót thuộc Sư đoàn bộ binh 252 (Đức) miêu tả cuộc tháo chạy vội vã này là "cuộc chạy đua về phía Tây, với nỗ lực nhằm chạy nhanh hơn các đơn vị Xô Viết vốn đang chạy nhanh hết mức mà hệ thống hậu cần của họ có thể cho phép. Sư đoàn của tôi đã phải chạy gần 500 cây số".
Sáng ngày 1 tháng 7, các mũi tấn công của bộ đôi tập đoàn quân xung kích 4 và cận vệ 6 của Phương diện quân Pribaltic 1 bắt đầu công kích Polotsk với sự tham gia của các quân đoàn bộ binh 100 và 83 thuộc Tập đoàn quân xung kích 4, phối hợp với các quân đoàn bộ binh cận vệ 2 và 23 của Tập đoàn quân cận vệ 6. 2 lữ đoàn và 3 trung đoàn xe tăng cùng 2 trung đoàn pháo tự hành của Tập đoàn quân cận vệ 6 cũng được tung vào trận đánh chiếm Polotsk. Cụm quân Đức còn lại trong thành phố cố gắng tổ chức phòng thủ vòng tròn và kháng cự kịch liệt nhưng không trụ được lâu. Ngày 2 tháng 7 hai Tập đoàn quân Xô Viết đã xuyên thủng phòng tuyến quân Đức và đột nhập vào thành phố, quét sạch toàn bộ quân Đức khỏi bờ Nam sông Tây Dvina. Cùng ngày 2 tháng 7, một cuộc chiến nhằm giành giật chiếc cầu đường sắt chính bắc ngang qua sông Tây Dvina diễn ra giữa Sư đoàn bộ binh 290 (Đức) với Quân đoàn bộ binh cận vệ 23 (Liên Xô). Xế chiều cùng ngày, trung đoàn bộ binh cận vệ 156 (Liên Xô) đã kịp thời đánh chiếm được cây cầu trước khi nó bị quân Đức phá sập. Sáng hôm sau (3 tháng 7), Quân đoàn bộ binh cận vệ 2 của Tập đoàn quân cận vệ 6 đã tận dụng chiếc cầu vượt qua bờ Bắc sông Tây Dvina và bắt đầu các trận đánh chiếm từng con phố. Sau một ngày kịch chiến, phần lớn quân Đức đồn trú trong Polotsk bị tiêu diệt hoặc bị bắt, một số ít bỏ thành phố tháo chạy theo bờ Bắc sông Tây Dvina về Drissa. Polotsk được giải phóng ngày 4 tháng 7.
Kết quả và đánh giá.
Trong vòng 6 ngày, quân đội Liên Xô đã tiến sâu 120-160 cây số, giải phóng Polotsk, chiếm lĩnh tuyến Braslav - Opsa - Kozyany - Hồ Naroch, đánh tan 6 sư đoàn Đức, tiêu diệt 37.000 quân địch và bắt 7.000 tù binh cùng nhiều chiến lợi phẩm. Chiến dịch đã thủ tiêu một cứ điểm mạnh nằm sát cạnh sườn của Phương diện quân Pribaltic 1, đánh chiếm một đầu mối giao thông đường sắt quan trọng và khiến sườn trái Cụm Tập đoàn quân Bắc bị hở, dễ tổn thương trước các đợt tấn công của quân đội Liên Xô. Chiến dịch còn có thể phát huy chiến quả lớn hơn nữa và quân Đức ở Polotsk sẽ không thể tháo chạy theo hướng sông Tây Dvina nếu Phương diện quân Pribaltic 2 do tướng A. I. Yeryomenko chỉ huy bên cánh phải của Phương diện quân Pribaltic 1 chủ động tấn công quyết liệt hơn chứ không hành động một cách "uể oải" như vậy. A. M. Vasilevski, đại điện của Đại bản doanh tại hướng Tây Bắc chiến dịch Bagration đã mấy lần khẩn khoản "nhờ" I. V. Stalin đặt ra ra thời hạn tấn công cho A. I. Yeryomenko. Và đến ngày 6 tháng 7, bằng sức ép của Tổng tư lệnh tối cao, I. V. Stalin mới buộc A. I. Yeryomenko phải chấp nhận thời hạn chót để chuyển sang tấn công trước ngày 10 tháng 7.
Sự chậm trễ của A. I. Yeryomenko đã đem lại điều may mắn duy nhất của quân Đức: Không có một "cái chảo" được hình thành ở Polotsk. Chỉ huy lực lượng đồn trú, tướng Karl Hilpert đã hạ lệnh cho quân rút lui sớm khỏi "pháo đài" Polotsk trước nguy cơ bị bao vây. Tuy nhiên trong trận đánh này Phương diện quân Pribaltic 1 cũng bắt được đến 7.000 tù binh. Và thất bại tại Polotsk đã khiến cho thượng tướng Georg Lindemann, tư lệnh Cụm Tập đoàn quân Bắc bị huyền chức.
Sự trễ nải của tướng A. I. Yeryomenko không chỉ làm cho giãn cách giữa cánh phải của Phương diện quân Pribaltic 1 với cánh trái của Phương diện quân Pribaltic 2 rộng ra đến gần 100 km mà còn làm cho Bộ chỉ huy Cụm tập đoàn quân Bắc (Đức) có thời gian rút bớt Sư đoàn xe tăng 12, Sư đoàn bộ binh 81 và một số lực lượng tăng cường từ các Tập đoàn quân 16 và 18 kéo về thiết lập cụm phòng thủ kiên cố tại Daugavpins, uy hiếp bên sườn hướng tấn công của Phương diện quân Pribaltic 1. Để tiếp tục tấn công, STAVKA buộc phải có sự điều chỉnh thành phần của các phương diện quân Pribaltic 1 và 2. Sau khi giải phóng Polotsk, Tập đoàn quân xung kích 4 được chuyển giao cho Phương diện quân Pribaltic 2. Ngày 7 tháng 7, Phương diện quân Byelorussia 3 chuyển giao Tập đoàn quân 39 cho Phương diện quân Pribaltic 1. Ngày 14 tháng 7, Tập đoàn quân cận vệ 2 và Tập đoàn quân 51 được điều động từ lực lượng dự bị của STAVKA đến Phương diện quân Pribaltic 1. Ranh giới giữa hai phương diện quân Byelorussia 3 và Pribaltic 1 được dịch chuyển xuống phía Nam 60 cây số. Tất cả các biện pháp này nhằm củng cố và chuẩn bị binh lực cho hướng tấn công kế tiếp của Phương diện quân Pribaltic 1 vào khu vực ven biển Baltic.
Tưởng niệm và ghi công.
Bộ Tổng tư lệnh Tối cao Liên Xô đã ra mệnh lệnh trao thưởng danh hiệu "Polotsk" cho 31 đơn vị quân đội có thành tích chiến đấu xuất sắc trong chiến dịch giải phóng Polotsk. 30 quân nhân Liên Xô cũng được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô trong chiến dịch này.
Một con đường trong thành phố Polotsk được đặt tên Gagarin để ghi công Phương diện quân Baltic 1. Tại Quảng trường Tự do trong thành phố, một đài tưởng niệm các chiến sĩ giải phóng Polotsk được xây dựng. Gần tuyến đường bộ đi từ Minsk đến Polotsk, một đài tưởng niệm được dựng lên với một chiếc xe tăng T-34 được đặt trên bệ đài, nhằm tưởng niệm tổ lái của chiến sĩ V. D. Khalev - anh hùng Liên Xô, người đầu tiên đột phá vào thành phố.
Năm 1966, bên bờ Tây của sông Dvina Tây (sông Daugava), một Đài tưởng niệm Những người bất tử được dựng lên để tưởng niệm các nạn nhân của cuộc chiến tranh. Mảnh đất tại khu vực này cũng là nghĩa trang của những liệt sĩ Liên Xô hi sinh tại chiến trường Byelorussia.
Năm 1971, Bảo tàng Danh dự Quân sự Polotsk được khánh thành.
Đồng thời, nhằm ghi công 23 chiến sĩ thuộc trung đội cận vệ do A. M. Grigoryev chỉ huy - lực lượng đã đánh chiếm và trấn giữ cây cầu duy nhất bắc qua sông Dvina Tây dẫn vào nửa phía Tây của thành phố - một trụ tưởng niệm được dựng lên tại cây cầu. Trên cột gắn một phiến đá cẩm thạch khắc tên những liệt sĩ đã hi sinh trong trận đánh chiếm cây cầu đó. Một con đường ở Polotsk cũng được đặt tên nhằm ghi danh chiến công của trung đội của Grigoryev.
Nhạc sĩ, nhà văn, Yuri Iosifovich Vizbor đã sáng tác bài hát "Giá trị của mạng sống" nhằm tưởng nhớ đến công lao của trung đội của A. M. Grigoryev. | 1 | null |
Universal Music Group N.V. (thường được viết tắt là UMG và được gọi là Universal Music) là một tập đoàn âm nhạc đa quốc gia. Trụ sở công ty của UMG được đặt tại Hilversum, Hà Lan và trụ sở hoạt động của nó được đặt tại Santa Monica, California. Universal Music Group là công ty âm nhạc lớn nhất thế giới, nó là một trong những hãng thu âm "Big Three", cùng với Sony Music và Warner Music Group. Tencent đã mua lại 10% cổ phần của Universal Music Group vào tháng 3 năm 2020 với giá 3 tỷ euro, và mua thêm 10% cổ phần vào tháng 1 năm 2021. Pershing Square Holdings sau đó đã mua lại 10% cổ phần của UMG trước khi IPO trên sàn giao dịch chứng khoán Euronext Amsterdam. Công ty được niêm yết vào ngày 21 tháng 9 năm 2021 với mức định giá 46 tỷ euro.
Vào năm 2019, "Fast Company" đã vinh danh Universal Music Group là công ty âm nhạc sáng tạo nhất và đưa UMG vào danh sách 50 công ty sáng tạo nhất trên thế giới, và "giữa sự chuyển đổi kỹ thuật số của ngành công nghiệp âm nhạc, Universal đang xác định lại diện mạo của một hãng thu âm hiện đại." UMG đã ký thỏa thuận cấp phép với hơn 400 nền tảng trên toàn thế giới.
Lịch sử.
Lịch sử ban đầu.
Universal Music đã từng là công ty âm nhạc gắn liền với xưởng phim Universal Pictures. Nguồn gốc của nó bắt đầu từ sự thành lập chi nhánh ở Mỹ của hãng ghi âm Decca Records vào năm 1934. The Decca Corporation của Anh tách Decca ở Mỹ ra năm 1939. MCA Inc. mua lại Decca ở Mỹ vào năm 1962. Tổ chức hiện tại được thành lập khi công ty mẹ Seagram mua lại PolyGram và sáp nhập nó với Universal Music Group năm 1998. Tuy nhiên, tên đầu tiên đã xuất hiện vào năm 1996 khi MCA Music Entertainment Group đã được đổi tên thành was Universal Music Group. Sự mua lại PolyGram đã bao gồm Deutsche Grammophon có nguồn gốc sâu xa là Berliner Gramophone, làm cho Deutsche Grammophon là đơn vị lâu nhất của UMG. Đơn vị ở Canada của UMG có nguồn gốc sâu xa là Compo Company, công ty đã từng sở hữu của Berliner Gramophone.
Mua lại bởi Vivendi.
Với sự mua lại NBC của General Electric bởi Vivendi Universal Entertainment của Vivendi, Universal Music Group đã hoàn toàn biệt lập với Universal Pictures. Đây là lần thứ hai một công ty âm nhạc đã làm thế, lần thứ nhất là Time Warner và Warner Music Group hoàn toàn tách biệt khỏi nhau. Vào tháng 2 năm 2006, công ty đã hoàn toàn 100% thuộc sở hữu của tập đoàn truyền thông Vivendi SA của Pháp khi Vivendi mua lại 20% cuối cùng từ Matsushita, công ty sở hữu duy nhất từ năm 1990 đến 1995 và là công ty đồng sở hữu từ 1995 đến 2006. Vào ngày 25 tháng 6 năm 2007, Vivendi đã hoàn tất việc mua lại BMG Music Publishing với €1.63 tỷ ($2.4 tỷ), sau khi đạt được đồng thuận điều tiết của European Union, khi đã thông báo việc mua lại vào ngày 6 tháng 9 năm 2006. | 1 | null |
Ford Trimotor (hay còn gọi là "Tri-Motor", biệt danh: "The Tin Goose") là một loại máy bay vận tải ba động cơ của Hoa Kỳ, do công ty của Henry Ford chế tạo từ năm 1925 tới 7 tháng 6 năm 1933. Dù thời gian sản xuất dài nhưng chỉ có 199 chiếc Ford Trimotor được chế tạo. | 1 | null |
Anne tóc đỏ dưới Chái nhà xanh (tiếng Anh: "Anne of Green Gables") là tiểu thuyết đầu tay của nhà văn người Canada Lucy Maud Montgomery và tập đầu của loạt truyện gồm 8 tập. Câu chuyện kể về cô bé Anne Shirley mồ côi, tóc đỏ, mơ mộng, lãng mạn và hay gây ra rắc rối. Xuất bản lần đầu năm 1908, cuốn sách đã được dịch ra hơn 30 ngôn ngữ, bán được trên 50 triệu bản, đưa tên tuổi của Montgomery đi khắp nơi trên thế giới, trở thành một trong những nhà văn bestseller của mọi thời đại.
Tóm tắt.
Hai anh em (Matthew và Marilla) nhà Cuthbert ở Chái Nhà Xanh gửi lời nhận nuôi truyền miệng qua người quen tới trại trẻ mồ côi một bé trai khoảng mười một tuổi để nuôi dạy và đỡ đần trong công việc nông trại. Tuy nhiên, một sự lầm lẫn đã đưa đến cho họ một bé gái tóc đỏ, hoạt náo, luôn mơ mộng và dễ kích động. Từ đó, Marilla và Matthew bắt đầu những tháng ngày nuôi dạy Anne. Dù họ thường xuyên phải giật thót mình bởi những sai lầm ngớ ngẩn của cô bé, trái tim trong trẻo và luôn yêu thương, ngây thơ và mơ mộng của Anne đã sưởi ấm hai trái tim già nua cặp chị em nhà Cuthbert. Và Chái Nhà Xanh đã trở thành nơi vui vẻ, đầy ắp tiếng cười, chan chứa tình yêu thương của một gia đình hạnh phúc.
Nhân vật.
Cuốn sách Anne tóc đỏ dưới Chái Nhà Xanh được in lần đầu vào năm 1908 và đã được chuyển thể thành phim hoạt hình, phim truyền hình. Nhà văn Mỹ nổi tiếng Mark Twain từng khen ngợi Anne tóc đỏ dưới Chái Nhà Xanh là "cuốn sách thiếu nhi dễ thương nhất, thắm đượm tình cảm nhất". Bộ tiểu thuyết Anne tóc đỏ được Nhà xuất bản Nhã Nam phát hành vào năm 2010. | 1 | null |
Heinkel He 116 là một loại máy bay chở thư tín tầm xa, nó được thiết kế để chở thư giữa Đức và Nhật Bản. Ngoài ra còn một số khác được dùng làm máy bay trinh sát.
Xem thêm.
Chuỗi định danh.
He 113 -
He 114 -
He 115 -
He 116 -
Hs 117 -
He 118 -
He 119 | 1 | null |
Quốc kỳ Suriname () gồm năm dải nằm ngang theo thứ tự từ trên xuống dưới xanh lá cây, trắng, đỏ, trắng và xanh lá cây, với chiều rộng của các dải trắng, xanh lá cây và đỏ có tỉ lệ lần lượt là 1:2:4. Một ngôi sao vàng năm cánh nằm chính giữa lá cờ (chính giữa dải đỏ).
Lá cờ được chính thức sử dụng từ ngày 25 tháng 11 năm 1975, ngày độc lập của quốc gia. Ngôi sao tượng trưng cho sự đoàn kết giữa các dân tộc. Dải màu đỏ tượng trưng cho sự tiến bộ và tình yêu, dải màu xanh cho hi vọng và phồn thịnh, dải màu trắng cho hòa bình và công lý.
Quốc kỳ trước 1975.
Quốc kỳ thời tiền độc lập được thông qua vào năm 1959 gồm năm ngôi sao màu sắc khác nhau liên kết bằng một đường elíp. Các ngôi sao màu này tượng trưng cho những nhóm cư dân chính đã tạo nên cộng đồng dân cư Suriname ngày nay: người bản xứ châu Mỹ, người châu Âu xâm chiếm thuộc địa, người châu Phi đưa sang làm nô lệ trong các đồn điền, người Hindu, Java và Trung Quốc bị đưa sang làm công nhân thay thế cho những người Phi bỏ trốn và định cư trong vùng đất này. Hình elíp thể hiện mối quan hệ hòa hợp giữa những nhóm cư dân. Lá cờ của thủ hiến cũng dựa trên lá quốc kỳ này. | 1 | null |
, 169 U.S. 649 (1898), là một vụ án do Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ xét xử và Tối cao Pháp viện phán quyết rằng về bản chất tất cả mọi người sinh ra ở Hoa Kỳ là một công dân Hoa Kỳ. Quyết định này đã thành lập một tiền lệ quan trọng trong việc giải thích Điều khoản Quốc tịch của Tu chính án thứ mười bốn của Hiến pháp Hoa Kỳ.
Wong Kim Ark (黃金德-Hoàng Kim Đức), sinh tại San Francisco trong gia đình người Hoa khoảng 1871, bị từ chối tái nhập cảnh Hoa Kỳ sau một chuyến đi ra nước ngoài, theo một đạo luật hạn chế nhập cư người Hoa và cấm người nhập cư từ Trung Quốc nhập tịch làm công dân Hoa Kỳ. Ông thách thức từ chối của chính phủ công nhận quyền công dân của mình, và Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã phán quyết ủng hộ ông, lập luận rằng ngôn ngữ quyền công dân trong Tu chính án thứ 14 của Hiến pháp về bản chất bao hàm quy định tất cả mọi người sinh ra tại Hoa Kỳ - thậm chí con cái của người nước ngoài - và quyền này không có thể bị giới hạn bởi tính hiệu lực của một đạo luật của Quốc hội.
Vụ án này nêu bật những bất đồng về ý nghĩa chính xác một cụm từ trong điều khoản quyền công dân của Tu chính án thứ mười bốn, quy định rằng một người sinh ra ở Hoa Kỳ là thuộc phạm vi áp dụng quy định của Điều khoản này và đương nhiên có được quyền công dân Hoa Kỳ. Đa số thẩm phán Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ phán quyết rằng cụm từ này có nghĩa được yêu cầu tuân theo pháp luật Hoa Kỳ, trên cơ sở đó, họ giải thích ngôn ngữ của Tu chính án 14 trong một cách quốc tịch Hoa Kỳ được cấp cho gần như tất cả các trẻ em sinh ra trên đất Hoa Kỳ (một khái niệm được biết đến như "jus soli"). Những người bất đồng ý kiến đối với giải thích Tối cao Pháp viện lập luận rằng việhc phải tuân theo thẩm quyền pháp lý của Hoa Kỳ có nghĩa là không tuân theo quyền hạn của ngoại quốc nào khác - đó là, không được tuyên bố là một công dân nước khác thông qua "jus sanguinis" (kế thừa quyền công dân của một người cha/mẹ)- một cách giải thích mà, trong quan điểm của một số ít người, đã có thể loại bỏ "con cái của những người nước ngoài tình cờ sinh khi họ đi ngang qua Hoa Kỳ".
Trong bài phân tích pháp lý về năm 2007 về các sự kiện sau phán quyết vụ Wong Kim Ark, "Các thông số của nguyên tắc "jus soli", như đã được nêu tòa án trong vụ Wong Kim Ark, chưa bao giờ bị đặt câu hỏi một cách nghiêm túc bởi Tối cao Pháp viện, và đã được chấp nhận như giáo điều bởi các tòa án cấp dưới". Một bài đánh giá năm 2010 về lịch sử Điều khoản Quyền công dân cho rằng quyết định trong vụ Wong Kim Ark cho rằng việc đảm bảo quyền quốc tịch theo nơi sinh "được áp dụng cho con cái của người nước ngoài có mặt trên đất Mỹ " và cho rằng Tối cao Pháp viện "đã không tái kiểm tra vấn đề này do khái niệm về 'người ngoại quốc bất hợp pháp" đã đi vào cụm từ". Tuy nhiên, từ những năm 1990, tranh cãi đã nảy sinh về thông lệ lâu dài trong việc cấp quốc tịch tự động cho con cái của những người ngoại quốc nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ, và các học giả pháp lý bất đồng về việc liệu vụ án tiền lệ Wong Kim Ark có được áp dụng khi cha mẹ người nước ngoài có mặt một cách bất hợp pháp tại Hoa Kỳ. Các nỗ lực đã đôi khi được Quốc hội Hoa Kỳ thực hiện để hạn chế quyền công dân do sinh ra trên đất Hoa Kỳ, bằng cách thông qua cách định nghĩa pháp lý về thẩm của Điều khoản Quốc tịch, hoặc bằng cách loại bỏ tính hiệu lực của phán quyết Wong Kim Ark và Điều khoản Quốc tịch thông qua một tu chính Hiến pháp, nhưng chưa có đề nghị nào như thế đã được Quốc hội thông qua. | 1 | null |
Quả bóng vàng FIFA 2011 là năm thứ hai FIFA trao giải thưởng này cho những cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá xuất sắc nhất trong năm trên thế giới. Giải thưởng được trao trong đêm Gala ở Zürich ngày 9 tháng 1 năm 2012. Không có gì bất ngờ Lionel Messi nhận giải thưởng này lần thứ ba liên tiếp (năm 2009 Messi nhận cả hai giải Quả bóng vàng châu Âu và Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA) với thành tích cực kỳ xuất sắc trong cả năm. Với thành tích này Messi đã san bằng kỷ lục ba lần liên tiếp nhận Quả bóng vàng của đương kim chủ tịch UEFA Michel Platini.
Buổi lễ trao giải diễn ra dưới sự điều khiển của Ruud Gullit - một cầu thủ từng đoạt giải Quả bóng vàng và nhà báo Kay Murray của Real Madrid TV và Fox Soccer Channel cùng với ca sĩ - nhạc sĩ James Blunt và ban nhạc của anh được chơi trong buổi lễ này. Các phần thưởng cá nhân được trao lần lượt bởi Ronaldo, Lothar Matthäus, Pelé và Chủ tịch FIFA Sepp Blatter cùng với ca sĩ nhạc pop Shakira.
Kết quả.
Quả bóng vàng FIFA.
Ba cầu thủ xếp hạng cao nhất trong danh sách đề cử của Quả bóng vàng FIFA 2011:
Những cầu thủ sau cũng nằm trong danh sách rút gọn 23 cầu thủ cuối cùng của giải thưởng năm nay:
Cầu thủ nữ xuất sắc nhất năm của FIFA.
Ba ứng cử viên xếp hạng cao nhất cho giải thưởng Cầu thủ nữ xuất sắc nhất năm của FIFA:
Bảy cầu thủ nữ sau cũng nằm trong danh sách rút gọn cuối cùng của giải thưởng năm nay:
FIFA Puskás Award - Bàn thắng đẹp nhất trong năm.
Được thành lập năm 2009, giải thưởng mang tên Ferenc Puskas, ngôi sao và là đội trưởng của Đội tuyển bóng đá nam Hungari trong thập niên 1950. Giải thưởng FIFA Puskas Award được trao cho cầu thủ năm hoặc nữ có bàn thắng đẹp nhất trong năm. Trong lần thứ ba này, FIFA Puskás Award được trao cho Neymar với bàn thắng trong trận đấu giữa Santos và Flamengo với 1.3 triệu phiếu bầu.
Tranh cãi.
Một ngày sau buổi lễ trao giải, tờ Marca của Tây Ban đưa tin rằng không một cầu thủ nào trong bốn đội trưởng của Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Tây Ban Nha bầu cho giải thưởng Cầu thủ nữ xuất năm nhất năm. Theo như kết quả công bố của FIFA, đội trưởng Sandra Vilanova đã bầu lần lượt cho Hope Solo, Louisa Nécib và Marta với số điểm tương ứng là 5,3 và 1. | 1 | null |
Mao Thuấn Quân (chữ Hán: 毛舜筠; bính âm: Máo Shùnjūn; tiếng Anh: Teresa Mo Sun-kwan ) (sinh 5 tháng 11 năm 1960) là một nữ diễn viên Hồng Kông. Cô bắt đầu sự nghiệp từ những năm 1970, và cộng tác với đài TVB năm 1981. Trở nên nổi tiếng sau khi nhận vai trong phim "Công lý cuộc sống", là một tác phẩm của Châu Tinh Trì. Năm 1991 cô xuất hiện thường xuyên trong nhiều bộ phim khác nhau. | 1 | null |
SMS "Wörth" là một trong số bốn thiết giáp hạm tiền-dreadnought đi biển đầu tiên thuộc lớp "Brandenburg", vốn còn bao gồm các chiếc "Kurfürst Friedrich Wilhelm", "Weißenburg" và "Brandenburg", được chế tạo cho Hải quân Đế quốc Đức (Kaiserliche Marine) vào đầu thập niên 1890. "Wörth" được đặt lườn tại hãng Germaniawerft, Kiel vào năm 1890, hạ thủy năm 1892 và đưa ra hoạt động vào năm 1893. Lớp tàu này mang tính độc đáo vì là những thiết giáp hạm duy nhất vào lúc đó mang sáu khẩu pháo hạng nặng thay vì bốn khẩu vốn là tiêu chuẩn cho hải quân các nước khác. Nó được đặt tên theo Trận Wörth trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ vào những năm 1870–1871.
"Wörth" đã tham gia cuộc viễn chinh của Đức đến Trung Quốc vào năm 1900 để dập tắt cuộc Nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn, mặc dù cuộc phong tỏa Bắc Kinh đã kết thúc khi lực lượng đến nơi. Mặc dù đã được nâng cấp hiện đại hóa vào năm 1901, "Wörth" đã trở nên lạc hậu vào lúc Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra, nên nó cùng với tàu chị em "Brandenburg" chỉ có những phục vụ hạn chế cho Hải quân Đức, chủ yếu như một tàu trại binh. Sau khi chiến tranh kết thúc, "Wörth" bị tháo dỡ tại Danzig.
Thiết kế và chế tạo.
"Wörth" được đặt hàng dưới cái tên tạm thời "B", và được đặt lườn tại xưởng đóng tàu của hãng Germaniawerft ở Kiel vào tháng 5 năm 1890. Công việc chế tạo thoạt tiên được tiến hành chậm nhất trong số bốn chiếc của lớp, và nó chỉ được hạ thủy vào ngày 6 tháng 8 năm 1892, chậm hơn gần một năm so với các con tàu chị em. Tuy nhiên công việc trang bị lại được thúc đẩy nhanh, và nó hoàn tất vào ngày 31 tháng 10 năm 1893, là chiếc đầu tiên trong lớp được đưa ra hoạt động thường trực.
"Wörth" dài , mạn thuyền rộng vốn tăng lên đến nếu bổ sung thêm lưới chống ngư lôi, và độ sâu của mớn nước là phía trước và phía sau. Con tàu có trọng lượng choán nước thiết kế là , và lên đến khi đầy tải chiến đấu. Nó được trang bị hai bộ động cơ hơi nước ba buồng bành trướng 3 xy-lanh tạo ra một công suất và đạt được tốc độ tối đa khi chạy thử máy. Hơi nước được cung cấp bởi mười hai nồi hơi hình trụ đặt ngang. Nó có tầm hoạt động tối đa khi đi đường trường với tốc độ .
"Wörth" trang bị sáu khẩu pháo hạng nặng bắn qua mạn trên ba tháp pháo nòng đôi, thay vì chỉ có bốn khẩu đối với thiết giáp hạm vào thời đó. Các tháp pháo phía trước và phía sau trang bị pháo K L/40, trong khi các khẩu pháo giữa tàu thuộc kiểu ngắn hơn L/35, một điều cần thiết để tháp pháo có thể xoay qua cả hai bên mạn. Dàn pháo hạng hai bao gồm bảy khẩu SK L/35 bố trí trong các tháp pháo ụ, nhưng được bổ sung thêm một khẩu trong đợt hiện đại hóa năm 1901. Nó cũng được trang bị tám khẩu SK L/30, cùng trong các tháp pháo ụ. "Wörth" còn có sáu ống phóng ngư lôi , tất cả đều đặt trên các bệ xoay bên trên mực nước.
Lịch sử hoạt động.
Sau khi được đưa vào hoạt động, "Wörth" được phân về Đội 1 thuộc Hải đội Chiến trận 1 cùng với ba con tàu chị em. Chúng được tháp tùng bởi bốn chiếc thuộc tàu frigate bọc sắt cũ hơn thuộc lớp "Sachsen" của Đội 2, cho dù đến năm 1901-1902, những chiếc lớp "Sachsen" được thay thế bởi những thiết giáp hạm mới lớp "Kaiser Friedrich III". Sau khi gia nhập hạm đội, "Wörth" đặt dưới quyền chỉ huy của Hoàng tử Heinrich, trong khi sĩ quan trinh sát cao cấp trên tàu vào năm 1984 là Franz von Hipper, người sẽ chỉ huy hải đội tàu chiến-tuần dương Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất và sau đó là cả Hạm đội Biển khơi Đức. "Wörth" đã hiện diện thay mặt cho Đế quốc Đức trong buổi duyệt binh hạm đội của nữ hoàng Victoria vào năm 1897.
Vào ngày 25 tháng 11 năm 1899, "Wörth" đang tiến hành thực tập tác xạ tại vịnh Eckernförde khi nó va phải đá ngầm. Nó bị rách một khoảng rộng trên lườn tàu và làm ngập ba trong số các khoang kín nước của nó. Con tàu được gửi đến Wilhelmshaven để sửa chữa. Trước khi việc sửa chữa được tiến hành, khoảng than phải được dỡ ra để làm nhẹ con tàu. Các tấm thép tạm thời được tán vào lườn tàu bên mạn phải, trong khi các tấm thép bên mạn trái phải được gắn đinh tán trở lại. Công việc hoàn thành kịp lúc để con tàu có thể gia nhập trở lại hạm đội cho chuyến đi Na Uy một tuần sau đó.
Trấn áp cuộc nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn.
Trong cuộc Nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn năm 1900, người Trung Quốc theo chủ nghĩa dân tộc bất bình đã bao vây các sứ quán nước ngoài tại Bắc Kinh và giết hại Công sứ Đức, Nam tước Clemens von Ketteler. Sự bạo loạn chống đối người phương Tây tại Trung Quốc lan rộng dẫn đến việc hình thành một liên minh giữa Đức và bảy cường quốc: Anh Quốc, Ý, Nga, Áo-Hung, Hoa Kỳ, Pháp và Nhật Bản. Số binh sĩ thuộc liên minh có mặt tại Trung Quốc vào lúc đó quá ít không đủ để kháng cự những người nổi dậy: tại Bắc Kinh chỉ có một lực lượng hơn 400 sĩ quan và binh sĩ thuộc quân đội của tám nước; vào lúc đó lực lượng chính của Đức tại Trung Quốc là Hải đội Đông Á, bao gồm các tàu tuần dương bảo vệ "Kaiserin Augusta", "Hansa" và "Hertha", các tàu tuần dương nhỏ "Irene" và "Gefion" cùng các pháo hạm "Jaguar" và "Iltis". Ngoài ra còn có một phân đội 500 người trú đóng tại Taku; họ kết hợp với các đơn vị thuộc các nước khác hình thành nên một lực lượng với quân số khoảng 2.100 người.
Lực lượng hỗn hợp này, được đặt dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Anh Edward Hobart Seymour, tìm cách đến được Bắc Kinh vốn đang bị bao vây, nhưng do bị kháng cự ráo riết nên bị buộc phải dừng lại tại Thiên Tân. Kết quả là Hoàng đế Wilhelm II quyết định gửi một lực lượng viễn chinh sang Trung Quốc tăng cường cho Hải đội Đông Á. Lực lượng đặt dưới quyền chỉ huy của Thống chế Alfred von Waldersee bao gồm bốn chiếc lớp "Brandenburg", sáu tàu tuần dương, mười tàu chở hàng, ba tàu phóng lôi và sáu tiểu đoàn thủy binh. Đô đốc Alfred von Tirpitz đã phản đối kế hoạch này vì ông cho rằng nó không cần thiết và tốn kém, nhưng bất chấp điều đó, chiến dịch vẫn tiến hành. Lực lượng chỉ đến được Trung Quốc vào tháng 9 năm 1900, khi mà cuộc phong tỏa Bắc Kinh đã được phá vỡ. Kết quả là lực lượng Đức chỉ tham gia trấn áp các vụ nổi dậy lẻ tẻ trong khu vực phụ cận Giao Châu. Cuối cùng, chiến dịch đã làm tiêu tốn chính phủ Đức hơn 100 triệu Mác. Lực lượng quay trở về Đức vào năm tiếp theo, 1901.
Tái cấu trúc và các phục vụ tiếp theo.
Sau khi quay về từ Trung Quốc vào năm 1901, "Wörth" được đưa vào ụ tàu của Xưởng tàu Đế chế ở Wilhelmshaven cho một đợt tái cấu trúc rộng rãi, được tiếp nối bởi các con tàu chị em cùng lớp: "Weißenburg" vào năm 1902, "Brandenburg" năm 1903, và "Kurfürst Friedrich Wilhelm" vào năm 1904. Trong đợt hiện đại hóa này, một tháp chỉ huy thứ hai được bổ sung ở phần sau của cấu trúc thượng tầng cùng với một cầu tàu. Các nồi hơi của "Wörth" và các con tàu được thay thế bằng kiểu mới hơn, và các khoang giữa tàu được giảm bớt.
Sau khi hoàn tất việc nâng cấp, "Wörth" và những chiếc cùng lớp được phân về Hải đội Chiến trận 2 của hạm đội thay thế cho những hải phòng hạm cũ thuộc lớp "Siegfried" cùng các tàu frigate bọc sắt cũ "Baden" và "Württemberg". Khi lớp thiết giáp hạm mới "Deutschland" được đưa ra hoạt động vào năm 1906, chúng thay thế cho "Wörth" và những chiếc chị em trong hạm đội chiến trận. "Wörth" và "Brandenburg" được đưa về hạm đội dự bị, gia nhập cùng những chiếc lớp "Siegfried"; trong khi hai chiếc còn lại "Kurfürst Friedrich Wilhelm" và "Weißenburg" được bán cho Đế quốc Ottoman vào năm 1910.
Chiến tranh Thế giới thứ nhất.
Khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra vào năm 1914, "Wörth" được giao các nhiệm vụ phòng thủ duyên hải cùng với "Brandenburg"; nhưng vì các con tàu đã quá cũ, việc này chỉ kéo dài cho đến năm 1915 khi chúng được rút ra khỏi hoạt động thường trực trở thành những tàu trại lính. "Wörth" đặt căn cứ tại Danzig trong khi "Brandenburg" ở Libau. Cả hai được rút khỏi danh sách đăng bạ hải quân vào ngày 13 tháng 5 năm 1919 và được bán để tháo dỡ. Cả hai được "Norddeutsche Tiefbauges", một hãng tháo dỡ tàu đặt trụ sở tại Berlin mua lại; "Wörth" sau đó được tháo dỡ tại Danzig. | 1 | null |
SMS "Weissenburg" là một trong những thiết giáp hạm hoạt động biển khơi đầu tiên được Hải quân Đế quốc Đức chế tạo. Nó là chiếc thiết giáp hạm tiền-dreadnought thứ ba thuộc lớp "Brandenburg", chung với các con tàu chị em "Brandenburg", "Wörth" và "Kurfürst Friedrich Wilhelm"; nó được đặt lườn tại hãng AG Vulcan ở Stettin vào năm 1890, hạ thủy năm 1891 và hoàn tất vào năm 1894. Lớp "Brandenburg" mang tính độc đáo vì là những thiết giáp hạm duy nhất vào lúc đó mang sáu khẩu pháo hạng nặng thay vì bốn khẩu vốn là tiêu chuẩn cho hải quân các nước khác. Hải quân Hoàng gia Anh đã chế diễu gọi những con tàu này là "tàu đánh cá voi".
"Weissenburg" chỉ có những phục vụ giới hạn cùng hạm đội Đức trong suốt quãng đời hoạt động. Nó cùng với ba chiếc tàu chị em chỉ có một hoạt động lớn ở nước ngoài khi vào năm 1900-1901 được phái sang Trung Quốc tham gia trấn áp cuộc Nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn. Sau khi trải qua đợt nâng cấp hiện đại hóa vào năm 1902-1904, nó được bán cho Đế quốc Ottoman vào năm 1910 và được đổi tên thành Turgut Reis, được đặt theo tên vị đô đốc Thổ Nhĩ Kỳ nổi tiếng vào Thế kỷ 16 Turgut Reis. Con tàu đã hoạt động tích cực trong cuộc Chiến tranh Balkan, chủ yếu với nhiệm vụ bắn pháo hỗ trợ cho lực lượng bộ binh Ottoman, nhưng cũng tham gia hai trận hải chiến đụng độ với Hải quân Hy Lạp vào tháng 12 năm 1912 và tháng 1 năm 1913. Nó hầu như không hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, chủ yếu là do có tốc độ quá chậm. Đến năm 1924, "Turgut Reis" được sử dụng như một tàu huấn luyện cho đến khi bị tháo dỡ vào giữa những năm 1950.
Thiết kế và chế tạo.
"Weissenburg" là chiếc thứ ba trong lớp thiết giáp hạm "Brandenburg", được đặt hàng dưới cái tên tạm thời "C", và được được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng AG Vulcan ở Stettin vào năm 1890 dưới số hiệu chế tạo 199. Nó là chiếc thứ ba trong lớp được hạ thủy, vốn vào ngày 30 tháng 6 năm 1891; và được đưa ra hoạt động cùng với Hạm đội Đức vào ngày 29 tháng 4 năm 1894, cùng ngày với con tàu chị em "Brandenburg".
"Weissenburg" dài , mạn thuyền rộng vốn tăng lên đến nếu bổ sung thêm lưới chống ngư lôi, và độ sâu của mớn nước là phía trước và phía sau. Con tàu có trọng lượng choán nước thiết kế là , và lên đến khi đầy tải chiến đấu. Nó được trang bị hai bộ động cơ hơi nước ba buồng bành trướng 3 xy-lanh tạo ra một công suất và đạt được tốc độ tối đa khi chạy thử máy.
Con tàu khá bất thường vào thời đó khi sở hữu đến sáu khẩu pháo hạng nặng bắn qua mạn trên ba tháp pháo nòng đôi, thay vì chỉ có bốn khẩu đối với thiết giáp hạm vào thời đó. Các tháp pháo phía trước và phía sau trang bị pháo K L/40, trong khi các khẩu pháo giữa tàu thuộc kiểu ngắn hơn L/35. Dàn pháo hạng hai bao gồm tám khẩu SK L/35 bố trí trong các tháp pháo ụ cùng tám khẩu SK L/30 cũng trong các tháp pháo ụ. "Weissenburg" còn có sáu ống phóng ngư lôi , tất cả đều đặt trên các bệ xoay bên trên mực nước. Mặc dù có dàn pháo chính mạnh hơn các tàu chiến chủ lực vào thời đó, dàn pháo hạng hai lại bị xem là yếu hơn các thiết giáp hạm khác.
Lịch sử hoạt động.
Sau khi được đưa vào hoạt động, "Weissenburg" được phân về Đội 1 thuộc Hải đội Chiến trận 1 cùng với ba con tàu chị em. Chúng được tháp tùng bởi bốn chiếc thuộc tàu frigate bọc sắt cũ hơn thuộc lớp "Sachsen" của Đội 2, cho dù đến năm 1901-1902, khi bốn chiếc lớp "Brandenburg" quay trở về từ Trung Quốc, những chiếc lớp "Sachsen" đã được thay thế bởi những thiết giáp hạm mới lớp "Kaiser Friedrich III".
Trấn áp cuộc nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn.
Hoạt động quân sự lớn đầu tiên mà "Weissenburg" tham gia là vào năm 1900, khi Đội 1 được phái đến Trung Quốc trong cuộc Nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn. Người Trung Quốc theo chủ nghĩa dân tộc bất bình đã bao vây các sứ quán nước ngoài tại Bắc Kinh và giết hại Công sứ Đức, Nam tước Clemens von Ketteler. Số binh lính có mặt tại Trung Quốc không đủ để đánh bại những người phản kháng. Vì vậy, một lực lượng viễn chinh được tập hợp bao gồm bốn chiếc lớp "Brandenburg", sáu tàu tuần dương, mười tàu chở hàng, ba tàu phóng lôi và sáu tiểu đoàn thủy binh, tất cả được đặt dưới quyền chỉ huy của Thống chế Alfred von Waldersee. Đô đốc Alfred von Tirpitz đã phản đối kế hoạch này vì ông cho rằng nó không cần thiết và tốn kém, nhưng bất chấp điều đó, chiến dịch vẫn tiến hành. Lực lượng chỉ đến được Trung Quốc vào tháng 9 năm 1900, khi mà cuộc phong tỏa Bắc Kinh đã được phá vỡ. Kết quả là lực lượng Đức chỉ tham gia trấn áp các vụ nổi dậy lẻ tẻ trong khu vực phụ cận Giao Châu. Cuối cùng, chiến dịch đã làm tiêu tốn chính phủ Đức hơn 100 triệu Mác.
Tái cấu trúc và phục vụ cùng Hải quân Ottoman.
Sau khi quay trở về từ Trung Quốc, vào năm 1902, "Weissenburg" được đưa vào ụ tàu của Xưởng tàu Đế chế ở Wilhelmshaven cho một đợt tái cấu trúc rộng rãi. Sau khi hoàn tất vào năm 1904, nó gia nhập trở lại hạm đội thường trực. Tuy nhiên, nó cùng với các tàu chị em nhanh chóng bị lạc hậu do việc hạ thủy chiếc HMS "Dreadnought" vào năm 1906. Kết quả là chúng chỉ có những phục vụ giới hạn. Vào ngày 12 tháng 9 năm 1910, "Weißenburg" cùng với "Kurfürst Friedrich Wilhelm", những chiếc có tình trạng tốt nhất trong lớp, được bán cho Hải quân Ottoman và được đổi tên tương ứng thành "Turgut Reis" và "Barbaros Hayreddin", theo tên các vị đô đốc Ottoman lừng danh vào Thế kỷ 16 Turgut Reis và Hayreddin Barbarossa. Một năm sau đó, vào tháng 9 năm 1911, khi Ý tuyên chiến với Đế quốc Ottoman. "Turgut Reis" cùng với "Barbaros Hayreddin" và chiếc tàu chiến bọc sắt cũ "Mesudiye", vốn được chế tạo từ giữa những năm 1870, đang trong một chuyến đi huấn luyện mùa Hè từ tháng 7, đã chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc xung đột; cho dù vậy, các con tàu trải qua cuộc chiến tranh bên trong cảng.
Chiến tranh Balkan.
Cuộc Chiến tranh Balkan thứ nhất nổ ra vào tháng 10 năm 1912, khi Liên minh Balkan tấn công Đế quốc Ottoman. Giống như đa số các tàu chiến của hạm đội Ottoman vào lúc đó, tình trạng vật chất của "Turgut Reis" rất kém. Trong chiến tranh, nó tiến hành thực tập tác xạ cùng với các tàu chiến chủ lực khác của Hải quân Ottoman, hộ tống các đoàn tàu vận tải chuyển quân, và bắn phá các cơ sở đối phương dọc bờ biển. Vào ngày 17 tháng 11 năm 1912, "Turgut Reis" hỗ trợ cho Quân đoàn 3 Ottoman bằng cách nả pháo vào lực lượng Bulgaria đang tấn công, có sự hỗ trợ của trinh sát pháo binh trên bờ. Trình độ tác xạ của các con tàu rất kém, nhưng nó giúp nâng cao tinh thần bộ binh Ottoman phòng thủ đang bị vây hãm tại Çatalca. Đến 17 giờ 00, phần lớn quân Bulgaria bị đẩy lui về phòng tuyến xuất phát, phần lớn là nhờ hiệu quả tâm lý của pháo bắn từ chiếc tàu chiến.
Cuối năm 1912, Hải quân Ottoman tìm cách tấn công lực lượng Hải quân Hy Lạp đang phong tỏa Dardanelles. Hai cuộc đụng độ đã diễn ra: cuộc Hải chiến Elli vào ngày 16 tháng 12 năm 1912, tiếp nối bằng cuộc Hải chiến Lemnos vào ngày 18 tháng 1 năm 1913. Trận thứ nhất có sự hỗ trợ của các khẩu đội phòng thủ duyên hải Ottoman; cả hai phía Ottoman và Hy Lạp chỉ có những thiệt hại nhẹ, nhưng Ottoman không thể đột phá qua hạm đội Hy Lạp và phải rút lui trở lại Dardanelles. Hạm đội Ottoman, vốn bao gồm "Turgut Reis", "Barbaros Hayreddin" là soái hạm của hạm đội, hai thiết giáp hạm bọc sắt cũ, chín tàu khu trục và sáu tàu phóng lôi, khởi hành từ Dardanelles lúc 09 giờ 30 phút, các tàu chiến nhỏ ở lại cửa eo biển trong khi các thiết giáp hạm tiến lên phía Bắc, bám sát bờ biển. Hạm đội Hy Lạp, bao gồm tàu tuần dương bọc thép "Georgios Averof" và ba tàu chiến bọc sắt lớp "Hydra", vốn xuất phát từ đảo Imbros để tuần tra phía ngoài eo biển. Sau khi trông thấy đối phương, chúng đổi hướng sang Đông Bắc nhằm ngăn chặn hướng tiến của các tàu chiến Ottoman. Các tàu chiến Ottoman khai hỏa nhắm vào lực lượng Hy Lạp lúc 09 giờ 50 phút ở cự ly khoảng , phía Hy Lạp bắn trả mười phút sau đó khi khoảng cách rút ngắn còn . Đến 10 giờ 04 phút, các tàu chiến Ottoman quay mũi 16 point (180°) lộn ngược trở lại vùng an toàn gần eo biển. Trong vòng một giờ, các con tàu Ottoman rút lui vào Dardanelles. Trận này được xem là một thắng lợi của phía Hy Lạp, vì hạm đội Ottoman tiếp tục bị vây hãm.
Trận hải chiến Lemnos xuất phát từ một kế hoạch của phía Ottoman nhằm đánh lừa chiếc "Georgios Averof" nhanh hơn ra cách xa Dardanelles. Để thực hiện, tàu tuần dương bảo vệ "Hamidiye" đã né tránh sự phong tỏa của Hy Lạp và thoát ra biển Aegean. Bất chấp mối đe dọa của tàu tuần dương đối phương, vị tư lệnh Hy Lạp từ chối không cho tách "Georgios Averof" ra. Tin rằng kế hoạch đã thành công, "Turgut Reis", "Barbaros Hayreddin" và các đơn vị hạm đội Ottoman khác rời Dardanelles vào sáng ngày 18 tháng 1 di chuyển về hướng đảo Lemnos. "Georgios Averof" xuất hiện ở khu vực cách đảo Lemnos khoảng ; và sự xuất hiện của tàu chiến đối phương mạnh mẽ đã buộc các con tàu Ottoman phải rút lui. Một cuộc đấu pháo tầm xa kéo dài trong hai giờ bắt đầu lúc vào khoảng 11 giờ 25 phút; về cuối trận chiến, "Georgios Averof" thu ngắn khoảng cách với đối phương xuống còn và ghi nhiều phát bắn trúng vào hạm đội Ottoman đang rút chạy. Tháp pháo của cả "Turgut Reis" và con tàu chị em đều bị bắn hỏng bởi hải pháo đối phương và bốc cháy; cả hai đã bắn khoảng 800 quả đạn pháo, hầu hết là từ dàn pháo chính mà không thành công. Đây là lần nỗ lực cuối cùng của hạm đội Ottoman muốn thoát ra biển Aegean trong chiến tranh.
Ngày 8 tháng 2 năm 1913, Hải quân Ottoman hỗ trợ một cuộc đổ bộ lên Şarköy. "Turgut Reis" và "Barbaros Hayreddin" cùng với hai tàu tuần dương nhỏ đã bắn pháo hỗ trợ cho cánh phải của lực lượng tấn công khi chúng đổ bộ lên bờ; các con tàu được bố trí cách bờ khoảng , "Turgut Reis" là chiếc thứ hai trong hàng, phía sau tàu chị em "Barbaros Hayreddin". Quân đội Bulgaria kháng cự một cách ngoan cường, cuối cùng buộc phía Ottoman phải rút lui. Việc rút lui thành công phần lớn là nhờ hỏa lực pháo hỗ trợ từ "Turgut Reis" và phần còn lại của hạm đội. Trong trận đánh, nó đã bắn 225 quả đạn pháo và 202 quả đạn từ pháo hạng hai .
Vào tháng 3 năm 1913, con tàu quay trở lại Hắc Hải tiếp nối việc hỗ trợ các lực lượng trú đóng tại Çatalca, vốn đang bị quân đội Bulgaria tấn công. Vào ngày 26 tháng 3, pháo và của "Turgut Reis" và "Barbaros Hayreddin" đã giúp đẩy lùi các cuộc tiến quân của Lữ đoàn 2 thuộc Sư đoàn Bộ binh Bulgaria 1. Đến ngày 30 tháng 3, cánh trái của phòng tuyến Ottoman chuyển sang truy kích lực lượng Bulgaria đang rút lui. Cuộc tấn công được hỗ trợ bởi cả pháo binh trên bộ lẫn pháo hạng nặng của "Turgut Reis" và các tàu chiến khác bố trí ngoài khơi bờ biển, cho phép bộ binh Ottoman tiến được cho đến chiều tối. Để đối phó, phía Bulgaria phải huy động Lữ đoàn 1 ra tuyến đầu, đẩy lui lực lượng Ottoman trở lại tuyến xuất phát.
Chiến tranh Thế giới thứ nhất.
Mùa Hè năm 1914, Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra tại Châu Âu, cho dù Ottoman tiếp tục giữ vị thế trung lập cho đến đầu tháng 11, khi các hoạt động của tàu chiến-tuần dương Đức "Goeben", vốn được chuyển cho Hải quân Ottoman và được đổi tên thành "Yavus Sultan Selim", đưa đến việc tuyên chiến của Nga, Pháp và Anh Quốc. Trong giai đoạn 1914-1915, một số khẩu pháo của con tàu được tháo dỡ để lắp đặt như pháo phòng thủ duyên hải tăng cường cho việc phòng thủ bảo vệ Dardanelles. Vào ngày 19 tháng 1 năm 1918, "Yavus" cùng với tàu tuần dương hạng nhẹ "Breslau", vốn cũng được chuyển cho Hải quân Ottoman và đổi tên thành "Midilli", khởi hành từ Dardanelles để tấn công nhiều tàu monitor Anh đang ở bên ngoài eo biển. Chúng nhanh chóng đánh chìm "Raglan" và "M28" trước khi quay trở lại Dardanelles. Trên đường quay về, "Midilli" trúng phải năm quả thủy lôi và bị chìm, trong khi "Yavus" trúng ba quả và bắt đầu bị nghiêng sang mạn trái. Một chỉ thị sai lầm của hạm trưởng cho người lái tàu đã khiến cho con tàu bị mắc cạn. "Yavus" bị bất động trong gần một tuần trước khi "Turgut Reis" đên nơi vào ngày 25 tháng 12, kéo chiếc tàu chiến-tuần dương khỏi bị mắc cạn vào xế chiều hôm đó và quay trở về cảng an toàn.
"Turgut Reis" được cho rút khỏi hoạt động thường trực sau khi chiến tranh kết thúc. Đến năm 1924 con tàu được chuyển sang nhiệm vụ huấn luyện. Vào lúc đó nó chỉ còn giữ lại hai trong số sáu khẩu pháo 28 cm nguyên thủy. "Turgut Reis" được cải biến thành một lườn tàu và neo đậu tại Dardanelles cho đến năm 1938. Nó tiếp tục nổi cho đến khi bị tháo dỡ vào những năm 1956-1957. | 1 | null |
SMS "Brandenburg" là chiếc dẫn đầu của lớp thiết giáp hạm tiền-dreadnought "Brandenburg", vốn còn bao gồm các chiếc "Kurfürst Friedrich Wilhelm", "Weißenburg" và "Wörth", được chế tạo cho Hải quân Đế quốc Đức (Kaiserliche Marine) vào đầu thập niên 1890. Nó là chiếc tàu chiến chủ lực đầu tiên được chế tạo cho Hải quân Đức; trước đó họ chỉ có những hải phòng hạm và tàu frigate bọc thép. Con tàu được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng AG Vulcan vào năm 1890, được hạ thủy vào ngày 21 tháng 9 năm 1891 và đưa ra hoạt động vào ngày 19 tháng 11 năm 1893. Nó cùng ba con tàu chị em mang tính độc đáo vì là những thiết giáp hạm duy nhất vào lúc đó mang sáu khẩu pháo hạng nặng thay vì bốn khẩu. Tên của nó được đặt theo tỉnh Brandenburg.
"Brandenburg" cùng với ba con tàu chị em tham gia chiến dịch lớn đầu tiên vào năm 1900-1901, khi được bố trí đến Trung Quốc hỗ trợ dập tắt cuộc Nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn. Khi quay trở về Đức, tất cả ngoại trừ "Wörth" đã tham gia cuộc cơ động tập trận hạm đội vào năm 1902. Cho dù được hiện đại hóa đáng kể trong những năm 1903-1904, con tàu đã trở thành lạc hậu vào lúc Chiến tranh Thế giới thứ nhất bùng nổ, nên chỉ có khả năng phục vụ giới hạn, thoạt tiên như một tàu phòng thủ bờ biển, nhưng chủ yếu như một tàu trại binh. Sau khi chiến tranh kết thúc, "Brandenburg" bị tháo dỡ tại Danzig vào năm 1920.
Thiết kế và chế tạo.
"Brandenburg" được đặt hàng dưới cái tên tạm thời "A", chiếc đầu tiên trong lớp của nó. Nó được đặt lườn tại xưởng đóng tàu của hãng Germaniawerft ở Kiel vào năm 1890; lườn tàu được hoàn tất vào tháng 9 năm 1891 và được hạ thủy vào ngày 21 tháng 9. Công việc trang bị cho nó hoàn tất vào cuối năm 1893, và con tàu được đưa ra hoạt động cùng hạm đội vào ngày 19 tháng 11, trễ hơn gần bốn tuần so với con tàu chị em "Wörth", chiếc đầu tiên gia nhập hạm đội.
"Brandenburg" dài , mạn thuyền rộng vốn tăng lên đến nếu bổ sung thêm lưới chống ngư lôi, và độ sâu của mớn nước là phía trước và phía sau. Con tàu có trọng lượng choán nước thiết kế là , và lên đến khi đầy tải chiến đấu. Nó được trang bị hai bộ động cơ hơi nước ba buồng bành trướng 3 xy-lanh tạo ra một công suất và đạt được tốc độ tối đa khi chạy thử máy. Hơi nước được cung cấp bởi mười hai nồi hơi hình trụ đặt ngang. Nó có tầm hoạt động tối đa khi đi đường trường với tốc độ .
Con tàu được trang bị đến sáu khẩu pháo hạng nặng bắn qua mạn trên ba tháp pháo nòng đôi, thay vì chỉ có bốn khẩu đối với thiết giáp hạm vào thời đó. Các tháp pháo phía trước và phía sau trang bị pháo K L/40, trong khi các khẩu pháo giữa tàu thuộc kiểu ngắn hơn L/35, một điều cần thiết để tháp pháo có thể xoay qua cả hai bên mạn. Dàn pháo hạng hai bao gồm bảy khẩu SK L/35 bố trí trong các tháp pháo ụ, nhưng được bổ sung thêm một khẩu trong đợt hiện đại hóa năm 1901. Nó cũng được trang bị tám khẩu SK L/30 cùng trong các tháp pháo ụ. "Brandenburg" còn có sáu ống phóng ngư lôi , tất cả đều đặt trên các bệ xoay bên trên mực nước.
Lịch sử hoạt động.
Sau khi được đưa vào hoạt động, "Brandenburg" được phân về Đội 1 thuộc Hải đội Chiến trận 1 cùng với ba con tàu chị em. Chúng được tháp tùng bởi bốn chiếc thuộc tàu frigate bọc sắt cũ hơn thuộc lớp "Sachsen" của Đội 2, cho dù đến năm 1901-1902, những chiếc lớp "Sachsen" được thay thế bởi những thiết giáp hạm mới lớp "Kaiser Friedrich III". Vào ngày 16 tháng 2 năm 1894, nhiều ống dẫn hơi nước đã phát nổ trên tàu; cửa giữa các phòng động cơ đang để mở, khiến hơi nước lan tràn cả hai phòng động cơ. Có 39 người thiệt mạng và chín người khác bị thương nặng, và trong số đó sáu người sau đó qua đời do vết thương quá nặng. Vào tháng 6 năm 1896, kênh đào Kaiser Wilhelm được hoàn tất. Trong buổi lễ khánh thành, tàu chiến của 14 nước đã tập trung tại Kiel cho một lễ hội do Hoàng đế Wilhelm II chủ trì, bao gồm cả "Brandenburg" và ba chiếc tàu chị em.
Trấn áp cuộc nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn.
Trong cuộc Nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn năm 1900, người Trung Quốc theo chủ nghĩa dân tộc bất bình đã bao vây các sứ quán nước ngoài tại Bắc Kinh và giết hại Công sứ Đức, Nam tước Clemens von Ketteler. Sự bạo loạn chống đối người phương Tây tại Trung Quốc lan rộng dẫn đến việc hình thành một liên minh giữa Đức và bảy cường quốc: Anh Quốc, Ý, Nga, Áo-Hung, Hoa Kỳ, Pháp và Nhật Bản. Số binh sĩ thuộc liên minh có mặt tại Trung Quốc vào lúc đó quá ít không đủ để kháng cự những người nổi dậy: tại Bắc Kinh chỉ có một lực lượng hơn 400 sĩ quan và binh sĩ thuộc quân đội của tám nước; vào lúc đó lực lượng chính của Đức tại Trung Quốc là Hải đội Đông Á, bao gồm các tàu tuần dương bảo vệ "Kaiserin Augusta", "Hansa" và "Hertha", các tàu tuần dương nhỏ "Irene" và "Gefion" cùng các pháo hạm "Jaguar" và "Iltis". Ngoài ra còn có một phân đội 500 người trú đóng tại Taku; họ kết hợp với các đơn vị thuộc các nước khác hình thành nên một lực lượng với quân số khoảng 2.100 người.
Lực lượng hỗn hợp này, được đặt dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Anh Edward Hobart Seymour, tìm cách đến được Bắc Kinh vốn đang bị bao vây, nhưng do bị kháng cự ráo riết nên bị buộc phải dừng lại tại Thiên Tân. Kết quả là Kaiser Wilhelm II quyết định gửi một lực lượng viễn chinh sang Trung Quốc tăng cường cho Hải đội Đông Á. Lực lượng đặt dưới quyền chỉ huy của Thống chế Alfred von Waldersee bao gồm bốn chiếc lớp "Brandenburg", sáu tàu tuần dương, mười tàu chở hàng, ba tàu phóng lôi và sáu tiểu đoàn thủy binh. Đô đốc Alfred von Tirpitz đã phản đối kế hoạch này vì ông cho rằng nó không cần thiết và tốn kém, nhưng bất chấp điều đó, chiến dịch vẫn tiến hành. Lực lượng chỉ đến được Trung Quốc vào tháng 9 năm 1900, khi mà cuộc phong tỏa Bắc Kinh đã được phá vỡ. Kết quả là lực lượng Đức chỉ tham gia trấn áp các vụ nổi dậy lẻ tẻ trong khu vực phụ cận Giao Châu. Cuối cùng, chiến dịch đã làm tiêu tốn chính phủ Đức hơn 100 triệu Mác. Lực lượng quay trở về Đức vào năm tiếp theo, 1901.
Tái cấu trúc và các phục vụ tiếp theo.
Sau khi quay về từ Trung Quốc vào năm 1901, bốn chiếc thuộc lớp "Brandenburg" lần lượt được đưa vào ụ tàu của Xưởng tàu Đế chế ở Wilhelmshaven cho một đợt tái cấu trúc rộng rãi; "Brandenburg" được nâng cấp vào năm 1903. Trong đợt hiện đại hóa này, một tháp chỉ huy thứ hai được bổ sung ở phần sau của cấu trúc thượng tầng cùng với một cầu tàu. Các nồi hơi của "Brandenburg" được thay thế bằng kiểu mới hơn, và các khoang giữa tàu được giảm bớt.
Sau khi hoàn tất việc nâng cấp, "Brandenburg" và những chiếc cùng lớp được phân về Hải đội Chiến trận 2 của hạm đội thay thế cho những hải phòng hạm cũ thuộc lớp "Siegfried" cùng các tàu frigate bọc sắt cũ "Baden" và "Württemberg". Khi lớp thiết giáp hạm mới "Deutschland" được đưa ra hoạt động vào năm 1906, chúng thay thế cho "Brandenburg" và những chiếc chị em trong hạm đội chiến trận. "Brandenburg" và "Wörth" được đưa về hạm đội dự bị, gia nhập cùng những chiếc lớp "Siegfried"; trong khi hai chiếc còn lại "Kurfürst Friedrich Wilhelm" và "Weißenburg" được bán cho Đế quốc Ottoman vào năm 1910.
Chiến tranh Thế giới thứ nhất.
Khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra vào năm 1914, "Brandenburg" được đưa ra khỏi tình trạng bỏ không để gia nhập trở lại hạm đội. Nó phục vụ cùng với chiếc tàu chị em duy nhất còn lại "Wörth"; nhưng vì các con tàu đã quá cũ, việc này chỉ kéo dài cho đến năm 1915 khi chúng được rút ra khỏi hoạt động thường trực trở thành những tàu trại lính "Brandenburg" được bố trí ở Libau trong khi "Wörth" đặt căn cứ ở Danzig. Cả hai được rút khỏi danh sách đăng bạ hải quân vào ngày 13 tháng 5 năm 1919 và được bán để tháo dỡ. Cả hai được "Norddeutsche Tiefbauges", một hãng tháo dỡ tàu đặt trụ sở tại Berlin mua lại; sau đó được tháo dỡ tại Danzig. | 1 | null |
USS "Manley" (DD-74/AG-28/APD-1) là một tàu khu trục của Hải quân Hoa Kỳ thuộc lớp "Caldwell" được chế tạo và phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Được cho ngừng hoạt động không lâu sau khi chiến tranh kết thúc, nó được cho hoạt động trở lại vào năm 1930, xếp lại lớp với ký hiệu AG-28 như một tàu tiện ích phụ trợ vào năm 1938; rồi trở thành APD-1, tàu vận chuyển cao tốc đầu tiên của Hải quân Mỹ, vào năm 1940. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, "Manley" phục vụ thuần túy tại Mặt trận Thái Bình Dương cho đến khi chiến tranh kết thúc, được tặng thưởng 5 Ngôi sao Chiến đấu cùng danh hiệu Đơn vị Tưởng thưởng Hải quân. Nó ngừng hoạt động năm 1945 và bị bán để tháo dỡ trong năm tiếp theo.
Thiết kế và chế tạo.
Là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Mỹ được đặt tên theo Hạm trưởng John Manley (khoảng 1733-1793), "Manley" được đặt lườn vào ngày 22 tháng 8 năm 1916 tại xưởng đóng tàu của hãng Bath Iron Works ở Bath, Maine. Nó được hạ thủy vào ngày 23 tháng 8 năm 1917, được đỡ đầu bởi cô Dorothy S. Sewall, và được đưa ra hoạt động vào ngày 15 tháng 10 năm 1917 dưới quyền chỉ huy của hạm trưởng, Đại tá Robert L. Berry. "Manley" được xếp lớp với ký hiệu lườn DD-74 vào ngày 17 tháng 7 năm 1920.
Lịch sử hoạt động.
Chiến tranh Thế giới thứ nhất.
Sau khi được trang bị tại Xưởng hải quân Boston, "Manley" khởi hành cùng với Đội Thiết giáp hạm 9 vào ngày 25 tháng 11 năm 1917 tham gia các hoạt động tuần tra và hộ tống đoàn tàu vận tải đặt căn cứ tại Queenstown, Ireland. Đang khi hộ tống một đoàn tàu vận tải vào sáng ngày 19 tháng 3 năm 1918, nó va chạm với tàu tuần dương phụ trợ Anh HMS "Motagua" làm kích nổ các quả mìn sâu của "Motagua". Vụ nổ đã phá hủy phần đuôi của chiếc tàu khu trục, làm thiệt mạng 33 thủy thủ cùng với hạm phó của nó, Thiếu tá Hải quân Richard M. Elliot Jr.; các mảnh đạn còn làm thủng hai thùng chứa xăng 50 gallon và hai thùng chứa cồn 100 gallon, gây một đám cháy lan rộng suốt sàn tàu và bao trùm hết con tàu, vốn chỉ được dập tắt lúc về đêm. Sau đó, chiếc xà-lúp lớp "Aubretia" HMS "Tamarisk" đến gần tìm cách kéo nó nhưng không thành công. "Manley" tiếp tục trôi không kiểm soát cho đến khi được các tàu kéo Anh "Blazer" và "Cartmel" trợ giúp vào sáng ngày 20 tháng 3. Nó được kéo về đến Queenstown vào bình minh ngày hôm sau nữa với hơn thân tàu ngập dưới nước.
Những năm giữa hai cuộc thế chiến.
"Manley" hoàn tất việc sửa chữa tại Liverpool và lên đường vào ngày 22 tháng 12 năm 1918 để hoạt động tại khu vực dọc bờ Đông Hoa Kỳ. Nó khởi hành vào ngày 11 tháng 4 năm 1919 để gia nhập lực lượng hải quân Hoa Kỳ tại biển Adriatic, làm nhiệm vụ vận chuyển hành khách, thư tín cùng thực hiện các nhiệm vụ ngoại giao. Đến tháng 6 năm 1919 chiếc tàu khu trục bắt đầu vận chuyển hàng hóa, thư tín và nhân sự của Ủy ban Lương thực Hoa Kỳ đến các cảng của Thổ Nhĩ Kỳ ở Hắc Hải. Nó rời Địa Trung Hải quay trở về New York vào ngày 1 tháng 8 năm 1919 và được cho ngừng hoạt động tại Philadelphia, Pennsylvania vào ngày 14 tháng 6 năm 1922.
Chiếc tàu khu trục được cho hoạt động trở lại vào ngày 1 tháng 5 năm 1930 như một tàu thử nghiệm phóng ngư lôi tại Newport, Rhode Island. Đến ngày 19 tháng 8 năm 1930, nó gia nhập Hạm đội Tuần tiễu để tập trận dọc theo bờ Đông Hoa Kỳ và tại vùng biển Caribe; rồi thực hiện những nhiệm vụ tương tự tại khu vực bờ biển California ngoài khơi San Diego trong năm 1932. "Manley" quay lại hoạt động tại khu vực Đại tây Dương từ đầu năm 1933 cho đến khi lên đường vào ngày 10 tháng 9 năm 1935 hướng đến vùng kênh đào Panama và gia nhập Hải đội Đặc vụ tuần tra tại vùng biển Caribe.
"Manley" lên đường từ Norfolk, Virginia vào ngày 1 tháng 2 năm 1937, gia nhập Đội Khu trục 10 trong nhiệm vụ huấn luyện học viên mới. Vào ngày 26 tháng 10 năm 1937, nó khởi hành từ Boston, Massachusetts cùng với tàu khu trục "Claxton" để phục vụ cùng Hải đội 40-T trong việc bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ tại vùng Địa Trung Hải trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha. Nó hoạt động chủ yếu từ Villefranche, Naples, Algiers và Tangiers cho đến khi nó rời Gibraltar vào ngày 29 tháng 10 năm 1938, về đến Norfolk vào ngày 11 tháng 11. "Manley" được xếp lại lớp như một tàu tiện ích phụ trợ với ký hiệu lườn mới AG-28 vào ngày 28 tháng 11 năm 1938.
Như một tàu phục trợ và tàu vận chuyển cao tốc.
"Manley" được trang bị lại như một tàu vận chuyển binh lính tại Xưởng hải quân New York vào ngày 7 tháng 2 năm 1939. Lượt thực hành đổ bộ đầu tiên được tiến hành vào ngày 21 tháng 2 khi nó cho đổ bộ lực lượng thủy quân lục chiến lên vịnh Target thuộc đảo Culebra, mở đầu cho một loạt các cuộc thực tập đổ bộ xuống các bờ biển Virginia và North Carolina và tại vùng biển Caribe, vốn mang lại nhiều kinh nghiệm hữu ích cho các hoạt động trong chiến tranh sau này. "Manley" có một chuyến viếng thăm ngắn đến vùng bờ biển California vào mùa Xuân năm 1940 để thực hành đổ bộ thủy quân lục chiến ngoài khơi Coronado Roads. Quay trở lại khu vực Đại Tây Dương, "Manley" chính thức trở thành tàu vận chuyển cao tốc đầu tiên của Hải quân khi được xếp lại lớp với ký hiệu lườn APD-1 vào ngày 2 tháng 8 năm 1940.
Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1942.
Lúc bình minh ngày 11 tháng 4 năm 1942, "Manley" vớt 290 người sống sót từ chiếc tàu chở hành khách SS "Ulysses" bị trúng ngư lôi, và đưa họ lên bờ tại Charleston, South Carolina vào ngày hôm sau. Đến ngày 13 tháng 7, nó vượt qua kênh đào Panama để hoạt động cùng Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ. Ghé qua các quần đảo Society và Fiji, nó đi đến Espiritu Santo thuộc New Hebrides vào ngày 14 tháng 8, chất lên tàu những hàng hóa đặc biệt để chuyển đến Guadalcanal, vốn mới chiếm được một tuần trước đó. Chất đầy bom đạn và xăng dầu, nó cùng tàu khu trục "Stringham" lên đường vào ngày 16 tháng 8. Sau khi trao đổi hàng hóa lấy thương binh thủy quân lục chiến, chúng quay trở lại Espiritu Santo vào ngày 19 tháng 8. "Manley" nhận được lệnh kéo chiếc tàu khu trục "Blue" bị trúng ngư lôi quay trở lại cảng Tulagi trước khi trời tối; tuy nhiên do lực lượng hạm tàu nổi Nhật đang đến gần, "Blue" buộc phải bị đánh đắm bằng ngư lôi. "Manley" đưa 99 người sống sót lên tàu, và nó chỉ còn lại lượng nhiên liệu cho hai giờ chạy tàu khi về đến Espiritu Santo vào ngày 26 tháng 8.
Được lệnh cắt nhẹ mọi trọng lượng nặng ở phần trên cấu trúc thượng tầng, thủy thủ của nó tháo dỡ mọi thứ không cần thiết để sống sót, sơn lại con tàu một màu xanh lá rừng rậm và bao bọc nó với lưới ngụy trang. Chiếc tàu vận tải cao tốc thực hiện một chuyến đi khác đến Guadalcanal vào ngày 3 tháng 9. Sau khi các chiếc "Little" và "Gregory" bị đánh chìm trong đêm 5 tháng 9, nó đã cứu vớt năm người sống sót vào sáng hôm sau. Vào ngày 8 tháng 9, "Manley" tham gia một cuộc đổ bộ bất ngờ của Tiểu đoàn 1 biệt kích Thủy quân Lục chiến xuống Taivu Point, Giadalcanal. Thủy quân Lục chiến được cho đổ bộ lên bờ lúc 05 giờ 00, rồi được tăng cường bởi lính nhảy dù từ "Manley" lúc 11 giờ 30 phút. Trong quá trình trận đánh, nó đã bắn phá làng Tasimboko. Cuộc tấn công tỏ ra là một thành công lớn, đóng vai trò quan trọng trong chiến thắng sau cùng tại đây; khi hàng dự trữ thiết yếu, đạn dược và thiết bị của đối phương bị phá hủy cùng nhiều khẩu pháo 75 mm bị các xuồng đổ bộ Higgins kéo ra biển sâu. Các khẩu pháo lớn hơn bị phá hủy bằng chất nổ, và đạn được của chúng bị đánh chìm. Lực lượng đột kích trở lên tàu lúc 18 giờ 30 phút, và "Manley" đưa họ quay trở lại Lunga Point.
Trong khi nó đang bốc dỡ hàng, trạm chỉ huy trên bờ ra lệnh cho nó tiến hành với tốc độ tối đa, vì một cuộc bắn phá của các đơn vị hạng nặng Nhật Bản sắp diễn ra. Với 200 lính thủy quân lục chiến trên tàu, kể cả số người bị thương và tử trận, nó thu hồi mọi chiếc xuồng rồi nhổ neo lúc 21 giờ 10 phút hướng đến eo biển Lengo cùng với tàu khu trục "McKean". "Manley" chỉ có đủ nhiên liệu cho một ngày hoạt động nên phải quay lại Tulagi vào ngày hôm sau. Lấy đủ nhiên liệu để đi đến Espiritu Santo, nó tiếp tục lên đường để sửa chữa tại Nouméa, New Caledonia.
Một đại đội biệt kích Thủy quân Lục chiến lên tàu vào ngày 31 tháng 10 với mệnh lệnh thiết lập một bãi đổ bộ tại vịnh Aola, Guadalcanal. Lực lượng Đặc nhiệm 65 đã đưa lực lượng Thủy quân Lục chiến lên bờ vào ngày 4 tháng 11, rồi binh lính từ "Manley" và "McKean" đến tăng cường cho họ vào ngày 8 tháng 11. Chiếc tàu chiến đấu rời Nouméa ngày 20 tháng 11 chở theo sáu quả ngư lôi, kéo theo hai chiếc tàu phóng lôi PT boat đồng thời hộ tống cho chiếc SS "Pomona" đi đến Espiritu Santo. Tại đây nó đón lên tàu một đại đội biệt kích khác và lên đường đi Lunga Point, Guadalcanal; cho các lính biệt kích lên bờ. Các chiếc PT boat và số ngư lôi được giao đến Tulagi thuộc quần đảo Solomon. Trong những tháng tiếp theo, chiếc tàu vận tải cao tốc luôn bận rộn với nhiệm vụ đầy thử thách vận chuyển tiếp liệu đến Guadalcanal và hộ tống các con tàu khác qua vùng biển Solomon nguy hiểm.
1943-1944.
"Manley" đi đến San Francisco, California vào ngày 12 tháng 6 năm 1943 để đại tu tại Xưởng hải quân Hunters Point. Đến ngày 1 tháng 8, nó lên đường đi Hawaii; từ Trân Châu Cảng nó hộ tống một đoàn tàu vận tải đi về phía Nam đến Funafuti, rồi tiếp nối các nhiệm vụ trước đây tại khu vực quần đảo Solomon. Nó quay về Trân Châu Cảng vào ngày 14 tháng 12 để tham gia Lực lượng Đổ bộ 5 chuẩn bị cho Chiến dịch Flintlock, cuộc tấn công chiếm đóng quần đảo Marshall. "Manley" lên đường vào ngày 22 tháng 1 năm 1944 cùng với Lực lượng Đặc nhiệm 52. Đến ngày 30 tháng 1 nó cùng với tàu khu trục "Overton" được cho tách ra thực hiện một cuộc tấn công lúc bình minh xuống các đảo Carter và Cecil thuộc đảo san hô Kwajalein. Mọi chiếc xuồng và binh lính được cho đổ bộ trước bình minh ngày 31 tháng 1, và đến 09 giờ 00 đã có báo cáo tiêu diệt 13 binh lính đối phương trên đảo với cái giá một binh sĩ Mỹ thiệt mạng và một người khác bị thương.
Hai chiếc tàu vận chuyển cao tốc được lệnh cho đổ bộ lực lượng trinh sát lên đảo Bennett trước bình minh ngày 5 tháng 2, và "Manley" được giao nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực. Khu vực được bảo vệ tốt, và kế hoạch diễn ra theo kế hoạch. Ba ngày sau nó lên đường trong thành phần bảo vệ tàu vận tải hướng đến Hawaii, đi đến Trân Châu Cảng vào ngày 15 tháng 2 để huấn luyện binh lính Lục quân cho các hoạt động đổ bộ tiếp theo. Ngày 30 tháng 5, "Manley" gia nhập Đội đặc nhiệm 52.15 và khởi hành cho chiến dịch chiếm đóng Saipan. Các tàu vận chuyển cao tốc đi đến ngoài khơi Saipan trong đêm 14 tháng 6, cho đổ bộ Thủy quân Lục chiến để thiết lập các bãi đổ bộ phía Nam Garapan vào ngày 16 tháng 6. Sau đó, ngoại trừ một chuyến đi đến Eniwetok để tiếp liệu cùng việc bắn phá ban đêm xuống thị trấn và sân bay ở Tinian vào các đêm 9, 12 và 18 tháng 7, "Manley" hoạt động trong thành phần bảo vệ vận tải cho đến ngày 22 tháng 7. Nó quay về đến Eniwetok trong ngày hôm đó, và sau một chuyến đi đến Kwajalein, lên đường đi Trân Châu Cảng, đến nơi vào ngày 9 tháng 8 và bắt đầu chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo.
Vào ngày 10 tháng 9, "Manley" nhận lên tàu 50 tấn chất nổ và chuẩn bị như một tàu dự phòng cho các đội phá hoại dưới nước trong kế hoạch chiếm đóng Yap. Nó rời Trân Châu Cảng vào ngày 15 tháng 9, đi ngang qua Eniwetok để đến Manus thuộc quần đảo Admiralty. Sau đó "Manley" được phân về lực lượng bắn phá và hỗ trợ hỏa lực vốn được điều đến vịnh Leyte vào sáng sớm ngày 18 tháng 10. Sau khi tiến vào vịnh, nó được giao nhiệm vụ trạm bảo vệ cho khu vực vận chuyển phía Nam ở Dulag. Đến ngày 19 tháng 10, nó tiếp nhận những người bị thương từ tàu khu trục "Ross" để chuyển sang thiết giáp hạm "Pennsylvania". Sau khi đặt một phao tiêu dẫn đường vào những giờ đầu tiên của ngày 20 tháng 10, nó lên đường vào chiều tối ngày 21 tháng 10 cùng với Đội vận chuyển 28 hướng đến Hollandia.
Trên đường đi, một phần đoàn tàu vận tải trong đó có "Manley", được cho chuyển hướng đi đến cảng Seeadler ở Manus, và thả neo tại đây vào ngày 27 tháng 10. Sau một chuyến đi hộ tống đến New Guinea, "Manley" quay trở lại cảng Seeadler. Đến giữa tháng 12, nó chuyển sang đảo Noemfoor tiến hành thực tập chiến thuật và huấn luyện chuẩn bị cho việc giải phóng Luzon.
1945.
"Manley" lên đường vào ngày 4 tháng 1 năm 1945 trong thành phần một lực lượng tăng cường cho cuộc đổ bộ tại vịnh Lingayen, Luzon, cho đổ bộ binh lính trên tàu vào ngày 11 tháng 1. Hai ngày sau nó rời Lingayen hộ tống một đoàn tàu đổ bộ LST (Landing Ship Tank) thả neo tại vịnh Leyte vào ngày 18 tháng 1. "Manley" là một trong số bốn tàu vận chuyển cao tốc được phân công tấn công đổ bộ lên Nasugbu, Luzon vào ngày 31 tháng 1. Cùng các đơn vị thuộc Sư đoàn Nhảy dù 11, "Manley" đi đến vịnh Nasugbu vào ngày 31 tháng 1 và cho đổ bộ lực lượng chia làm hai đợt mà không vấp phải sự kháng cự. Xế trưa hôm đó nó quay trở lại Leyte, tiếp tục đi đến Mindoro để tiếp nhiên liệu, rồi hộ tống một đoàn tàu vận tải đi vịnh Subic.
Để ngăn cản lực lượng Nhật Bản rút lui trở lại Bataan, "Manley" cùng với Đội vận chuyển 100 và sáu xuồng đổ bộ LCI (Landing Craft Infantry) đưa khoảng 700 binh lính đổ bộ lên bờ ở Mariveles vào ngày 15 tháng 2. Đến ngày 17 tháng 2, nó cho đổ bộ binh lính lên Corregidor. Pháo đối phương ẩn nấp trên bờ đã nhắm vào các xuồng của nó, làm đắm một người và một sĩ quan Lục quân bị thương, nhưng cuộc đổ bộ thành công. Chiều tối hôm đó, chiếc tàu vận chuyển quay lại vịnh Subic.
Ngày 2 tháng 4, "Manley" tham gia vào lực lượng bảo vệ cho các tàu sân bay hộ tống, được chất đầy máy bay đặt căn cứ trên bờ để gửi đến Okinawa. Đợt thứ nhất của đội đặc nhiệm cho phóng máy bay lên để hạ cánh xuống Okinawa vào ngày 7 tháng 4. Ngày hôm sau đội đặc nhiệm của "Manley" tiếp cận các hòn đảo để tung ra số máy bay còn lại. Nó đã thả mìn sâu sau khi có báo cáo bắt gặp tàu ngầm đối phương trong lúc phóng máy bay; rồi sau đó hộ tống các tàu sân bay "White Plains" và "Hollandia" đến Guam.
"Manley" về đến San Diego, California vào ngày 23 tháng 5 để đại tu. Nó được xếp lại lớp với ký hiệu lườn DD-74 vào ngày 25 tháng 6, và lên đường vào ngày 24 tháng 7 hướng đến Xưởng hải quân Trân Châu Cảng, nơi nó được trang bị máy phóng dành cho mục tiêu giả. Trong khi đang giúp vào việc huấn luyện xạ thủ phòng không luyện tập chống lại các cuộc tấn công cảm tử kamikaze, cuộc xung đột kết thúc, và "Manley" rời khu vực quần đảo Hawaii vào ngày 26 tháng 9 quay về San Diego, rồi đi qua kênh đào Panama để đến Xưởng hải quân Philadelphia, nơi nó được cho ngừng hoạt động vào ngày 19 tháng 11 năm 1945. Tên của nó được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 5 tháng 12 năm 1945; và nó được bán cho hãng Northern Metal Company, Philadelphia vào ngày 26 tháng 11 năm 1946 để tháo dỡ.
Phần thưởng.
"Manley" được tặng thưởng 5 Ngôi sao Chiến đấu cùng danh hiệu Đơn vị Tưởng thưởng Hải quân do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. | 1 | null |
Bác Cổ (1907 - 1946) (chữ Hán: 博古; bính âm: Bó Gǔ) tên thật là Tần Bang Hiến (Trung Quốc: 秦邦宪; bính âm: Qín Bāngxiàn), là một nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong giai đoạn đầu, Tổng Bí thư thứ V của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1932 đến năm 1935.
Thuở nhỏ.
Tần Bang Hiến sinh ngày 14 tháng năm 1907 tại Vô Tích, Giang Tô. Năm 1925, Tần vào Đại học Thượng Hải, và được tiếp xúc với Chủ nghĩa Mác và Lênin. Năm 1926, Tần Bang Hiến đã được gửi đến trường Đại học Tôn Trung Sơn Moscow để nghiên cứu Chủ nghĩa Mác và Lênin ở. Từ đây Tần Bang Hiến bắt đầu sử dụng bí danh Bác Cổ, Tần bắt đầu tìm hiểu Chủ nghĩa Mác - Lê-nin một cách hệ thống. Cũng tại đây Tần Bang Hiến đã làm quen với Vương Minh, người đã đến trường đại học này một năm trước đó. Vương và Tần, cùng với các nhân vật nổi tiếng khác trong sinh viên Trung Quốc như Trương Văn Thiên (bí danh Lạc Phủ), Vương Gia Tường và Dương Thượng Côn, thành lập một nhóm chính trị được gọi là "28 người Bolshevik". Họ tự cho mình là những người theo Chủ nghĩa Marx chính thống.
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tại Đại hội lần thứ sáu Đảng Cộng sản Trung Quốc họp từ ngày 18 tháng 6 đến ngày 11 tháng 7 năm 1928, tại Moskva, Liên Xô, Hướng Trung Phát được bầu làm Tổng bí thư. Tuy nhiên sau đó Lý Lập Tam được bổ sung vào Bộ Chính trị giữ chức Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị là người nắm thực quyền lãnh đạo Đảng. Tháng 9 năm 1930, Hội nghị toàn thể Ủy ban Trung ương Đảng họp, phê phán đường lối tả khuynh của Lý Lập Tam. Tháng 1 năm 1931, Vương Minh (tức Trần Thiệu Vũ) được Quốc tế Cộng sản phái về, vào Bộ Chính trị và nắm quyền lãnh đạo Đảng. Tháng 10 năm 1931, khi Vương Minh trở lại Liên Xô, Bác Cổ thay thế Vương Minh làm Tổng bí thư.
Lãnh đạo cuộc Vạn lý Trường chinh.
Trong cuộc Vạn lý Trường chinh Bác Cổ là tổng bí thư Đảng, Otto Braun là tư lệnh Hồng quân. Tuy nhiên sau thảm bại ở Tương Giang, tại Đại hội Tuân Nghĩa quyền lãnh đạo Đảng và quân đội của Otto Braun và Bác Cổ bị chống đối một cách quyết liệt. Kết quả hội nghị là Trương Văn Thiên (tức Lạc Phủ) lên làm tổng bí thư, phe thân Nga mất quyền lãnh đạo, quyền hành thực tế vào tay Mao Trạch Đông.
Sau khi mất chức tổng bí thư.
Sau khi lật đổ Bác Cổ khỏi vị trí cao nhất trong Đảng, Mao vẫn còn cần Bác Cổ và những người khác trong nhóm 28 người Bolsheviks như Trương Văn Thiên, Vương Gia Tường hỗ trợ cho Mao trong cuộc tranh giành quyền lực của Mao với Vương Minh và Trương Quốc Đào. Năm 1936, Bác Cổ và Chu Ân Lai được phái đến Tây An để xử lý Sự biến Tây An và tham gia thành lập Mặt trận chống lại Nhật Bản. Sau khi kết thúc cuộc chiến tranh chống Nhật vào năm 1945 (Kết thúc Thế chiến II), để tránh cuộc nội chiến, Quốc dân Đảng và phe Cộng sản họp ở Trùng Khánh để đàm phán hòa bình, Bác Cổ là đại biểu của Đảng Cộng sản Trung Quốc. tháng 2 năm 1946, khi Bác Cổ trên đường về Diên An báo cáo công tác thì tử nạn máy bay tại Sơn Tây. Trong số nạn nhân còn có Diệp Đình, một lãnh đạo quân sự của Cộng sản Trung Hoa. | 1 | null |
BarCamp là một hoạt động của giới công nghệ (chủ yếu là công nghệ web) diễn ra dưới hình thức là một buổi trò chuyện. Mục đích chung nhằm thu hút những người năng động thích công nghệ cùng nhau trò chuyện... Giống như Seminar, BarCamp lấy người trò chuyện làm trung tâm, nó hầu như không có kịch bản hoặc nội dung được dựng sẵn.
Các BarCamp đầu tiên trên thế giới tập trung vào các ứng dụng web trong giai đoạn đầu, và có liên quan đến công nghệ nguồn mở, phần mềm xã hội, và các định dạng dữ liệu mở. Dần dần, mô hình này được sử dụng cho các hoạt động khác như giao thông công cộng, chăm sóc sức khỏa, giáo dục và cả trong những tổ chức chính trị. Nó cũng được điều chỉnh để sử dụng cho các hoạt động của các ngành như ngân hàng, bất động sản và các phương tiện truyền thông xã hội.
Lịch sử.
Tên gọi BarCamp phát sinh từ Foo Camp - một sự kiện đóng được tổ chức hàng năm bởi Tim O'Reilly.
BarCamp đầu tiên được tổ chức tại Palo Alto, California, từ ngày 19 đến 21 tháng 8 năm 2005, trong các văn phòng của Socialtext. Nó đã được tổ chức trong vòng chưa đầy một tuần, kể từ khi lên ý tưởng cho đến khi sự kiện diễn ra, với 200 người tham dự.
Kể từ đó, BarCamps đã được tổ chức tại hơn 350 thành phố trên thế giới, từ Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Phi, Châu Âu, Trung Đông, Úc cho tới châu Á.
Tại Việt Nam, Barcamp Sài Gòn (2008, 2012) và Barcamp Hà Nội (2009, 2012) cũng đã được tổ chức. Theo mô hình Barcamp, tại Việt Nam cũng đã có WebCamp và Mobile Dev Camp diễn ra tại Sài Gòn trong năm 2009. | 1 | null |
Khởi nghĩa Bạch Liên giáo ở (các tỉnh) Xuyên, Sở (chữ Hán: 川楚白莲教起义, Xuyên Sở Bạch Liên giáo khởi nghĩa), thường gọi là Khởi nghĩa Bạch Liên giáo, nhà Thanh gọi là loạn Xuyên Sở giáo (川楚教乱, Xuyên Sở giáo loạn) (năm 1796-1804) là sự kiện nổi dậy vũ trang của giáo đồ Bạch Liên giáo ở các tỉnh Tứ Xuyên (gọi tắt là Xuyên), Thiểm Tây (Thiểm), Hà Nam (Dự) và Hồ Bắc (Sở hay Ngạc), chủ yếu là Tứ Xuyên và Hồ Bắc, chống lại chính quyền nhà Thanh vào đầu đời Gia Khánh.
Bối cảnh.
Khu vực giáp ranh của 3 tỉnh Xuyên, Sở, Thiểm là một dải rừng nguyên sinh um tùm, trở thành nơi tụ tập của những lưu dân bị bức bách phải rời bỏ đất đai của mình. Những năm Càn Long thứ 37, 38 (1772, 1773), số dân đói của 2 tỉnh Xuyên, Sở đến đây tìm cái ăn lên đến mấy chục vạn. Lại thêm lưu dân từ các tỉnh Hà Nam, An Huy, Giang Tây, tổng số không dưới trăm vạn. Gặp phải đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt, lưu dân ngoài việc cày cấy, còn phải tìm việc trong các xưởng nghề mộc, rèn, giấy,… thu về khoản tiền công ít ỏi, làm kế sinh nhai. Bọn họ không chỉ chịu sự bóc lột của chủ đất, chủ xưởng còn phải sự nhũng nhiễu của sai dịch, thầy kiện,… cuộc sống cực kỳ khó khăn. Những lưu dân trong cơn tuyệt vọng này trở thành đối tượng truyền bá của Bạch Liên giáo.
Bạch Liên giáo là tông giáo bí mật hoạt động chủ yếu vào đời Minh – Thanh, sùng phụng Vô sanh lão mẫu và Di Lặc phật, lấy "真空家乡,无生老母" (Hán Việt: Chân không gia hương, Vô sanh lão mẫu) làm chân quyết 8 chữ, cho người ta chỗ dựa về mặt tinh thần, đối với hoàn cảnh khổ sở của lưu dân mà nói, có sức hấp dẫn rất lớn, nên người gia nhập ngày một nhiều.
Cuối đời Càn Long, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt. Quan lại, địa chủ, phú thương kiêm tính phần lớn đất đai. Dân số tăng nhanh, đất canh tác không đủ, nhu cầu lương thực trở nên bức thiết, dân đói ngày càng nhiều. Lại thêm giai cấp thống trị phong kiến sanh hoạt xa xỉ, tham quan ô lại hoành hành, tâm lý bất mãn ngày một dâng cao, nội dung tuyên truyền của Bạch Liên giáo cũng theo đó tăng thêm nhiều yếu tố phản kháng hiện thực. Năm Càn Long thứ 39 (1774), giáo thủ Phàn Minh Đức tại Hà Nam trong bài giảng đã nói với các giáo đồ về mạt kiếp niên (tạm dịch: "năm tận thế"), cần phải "hoán kiền khôn, hoán thế giới" (tạm dịch: thay đổi trời đất, thay đổi thế giới). Ít lâu sau, bọn Lưu Tùng, Lưu Chi Hiệp, Tống Chi Thanh tại các nơi Hồ Bắc, Tứ Xuyên, An Huy trong lúc truyền giáo, lại nói đến Di Lặc chuyển thế, đương phụ Ngưu Bát (tạm dịch: Di Lặc ra đời, đang giúp Ngưu Bát. Ngưu (牛) Bát (八) tức là chữ Chu (朱) viết tách ra, ám chỉ hậu duệ nhà Minh), tuyên xưng hoàng thiên tương tử, thương thiên tương sanh (tạm dịch: "trời vàng sắp chết, trời xanh sắp sinh"), gia nhập giáo thì có thể miễn được tai vạ ""nước lửa đao binh". Sau khi nhập giáo, "người trong giáo sẽ thu lấy gia tài, chia đều cho mọi người"; giáo đồ đã quen thì "mặc áo ăn cơm, không phân ngươi - ta", ngoài ra còn có những giáo điều như "có vạ cùng cứu, có nạn cùng chết", "không giữ một đồng (tiền) (vẫn) có thể đi khắp thiên hạ"",… Đây là những khẩu hiệu tuyên truyền phù hợp với yêu cầu bình quân, bình đẳng và được giúp đỡ của những người nghèo, còn thỏa mãn nguyện vọng phản kháng cầu sanh của bọn họ. Nhờ vậy, Bạch Liên giáo đã phát triển một thế lực lớn mạnh, rồi tiến đến ý đồ khởi nghĩa vũ trang.
Quá trình.
Năm Càn Long thứ 60 (1795), giáo thủ các nơi ở Hồ Bắc bí mật bàn bạc vào ngày Thìn tháng Thìn năm Thìn (ngày 10 tháng 3 năm sau) cùng khởi sự, cho phép giáo đồ chuẩn bị vũ khí và đạn dược. Việc này bị phát giác, chính quyền nhà Thanh mượn danh nghĩa diệt trừ Tà giáo, một lượng lớn giáo thủ, giáo đồ bị bắt và ngộ hại, trong khi quan viên địa phương cũng mượn danh nghĩa tìm bắt "Tà giáo", nhũng nhiễu dân chúng: ""không kể giáo đồ hay không phải giáo đồ, mà xem nộp tiền hay không nộp tiền", "không thỏa ham muốn, lập tức vu là Tà giáo mà trị tội"". Giáo thủ các nơi bèn lấy "Quan bức dân phản" làm khẩu hiệu, kêu gọi giáo đồ tiến hành phản kháng.
Ngày 7 tháng 1 năm Gia Khánh đầu tiên (15/2/1796), bọn thủ lĩnh Trương Chánh Mô, Niếp Kiệt Nhân ở một dải Nghi Đô, Chi Giang thuộc Hồ Bắc bị quan phủ lùng bắt gắt gao, bèn dựng cờ khởi nghĩa. Giáo đồ các huyện Trường Dương, Lai Phượng, Đương Dương, Trúc Sơn nối nhau hưởng ứng. Ngày 10 tháng 3, dưới sự lãnh đạo của bọn Vương Thông Nhi, Diêu Chi Phú, giáo đồ khu vực Tương Dương nổi dậy. Các lộ quân khởi nghĩa không hỗ trợ lẫn nhau, đều tự tiến hành tác chiến, những nơi chiếm cứ sơn trại hoặc huyện thành, phần nhiều bị quân Thanh đánh phá. Chỉ có quân khởi nghĩa Tương Dương thực hiện sách lược tác chiến lưu động "đi không gói ghém lương thực, dừng không giăng trải màn chiếu, đồng đảng không có điều lệnh, tàn hại đến mấy ngàn dặm", lực lượng phát triển rất nhanh, trở thành chủ lực của quân khởi nghĩa Hồ Bắc. Dưới ảnh hưởng của khởi nghĩa Bạch Liên giáo Hồ Bắc, giáo đồ Bạch Liên ở các nơi Tứ Xuyên nhao nhao hưởng ứng. Tháng 9, bọn Đạt Châu giáo thủ Từ Thiêm Đức, Đông Hương (nay là Tuyên Hán, Tứ Xuyên) giáo thủ Vương Tam Hòe, Lãnh Thiên Lộc đều dựng cờ khởi nghĩa.
Đầu năm thứ 2 (1797), quân khởi nghĩa Tương Dương triển khai chiến thuật tác chiến lưu động với quy mô lớn hơn, chuyển đến chiến đấu ở Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Hà Nam, Thiểm Tây, sau đó chia làm 3 đạo tiến vào Tứ Xuyên, quân Thanh chỉ biết tất tả đuổi theo ở phía sau. Tháng 7, quân khởi nghĩa Tứ Xuyên bị quân Thanh vây khốn, quân khởi nghĩa Tương Dương đến kịp giải vây, tại Đông Hương cùng quân khởi nghĩa Tứ Xuyên hội sư. Các lộ quân khởi nghĩa quân đặt ra phân hiệu xanh, vàng, lam, trắng, thiết lập các chức vụ Chưởng quỹ, Nguyên soái, Tiên phong, Tổng binh,… nhưng không thể liên kết thành một khối thống nhất, mà các cánh nghĩa quân vẫn tự tiến hành tác chiến, hành động phân tán. Tổng binh Đức Lăng Thái đề xuất lên triều đình xin thực hiện biện pháp xây dựng đồn bảo nhằm khống chế nghĩa quân, "bọn thân sĩ Lương Hữu Cốc dựng bảo, tổ chức đoàn luyện, (nên) giặc không thể phạm, bảo hộ hơn 10 vạn người ở hương, làng". Do các cánh nghĩa quân hoạt động không thống nhất, lại không có cách gì giúp đỡ lẫn nhau, nên bị các đạo quân triều đình của Thiểm Cam Tổng đốc Dương Ngộ Xuân, Tổng binh Đức Lăng Thái, Thắng Bảo đánh phá.
Tháng 3 năm thứ 3 (1798), quân khởi nghĩa Tương Dương tại Vân Tây, Thập Yển, Hồ Bắc bị quân Thanh bao vây, thủ lĩnh Vương Thông Nhi, Diêu Chi Phú nhảy khỏi vách núi tự sát, tàn dư khởi nghĩa vẫn tiếp tục đấu tranh.
Quân khởi nghĩa Tứ Xuyên cũng chịu tổn thất nặng nề. Nhưng từ tháng 3 năm thứ 5 (1800) về trước lại là giai đoạn phát triển lớn mạnh nhất của nghĩa quân, được nhân dân các nơi giúp đỡ, đến nơi nào cũng "có nhà cửa để nghỉ ngơi, có thức ăn áo mặc, đạn dược để tiếp tế" nhiều lần đánh bại quan quân. Từ sau chiến dịch gò Mã Đề (nay là thôn Mã Đề Cương, hương Tân Hưng, thành phố cấp huyện Giang Du, thành phố Miên Dương, Tứ Xuyên) vào tháng 4 năm thứ 5, nghĩa quân bắt đầu tụt dốc, quân số từ chục vạn giảm xuống còn vài vạn, phần nhiều tướng lĩnh trọng yếu nối nhau hi sinh. Sách lược kiên bích thanh dã (tạm dịch: "tường chắc, đồng trống") cùng trại bảo đoàn luyện cũng dần phát huy tác dụng. Thông qua việc xây dựng trại bảo, lệnh cho trăm họ dời nhà vào đấy, đưa theo tất cả lương thảo của dân chúng, lại huấn luyện tráng đinh, tiến hành phòng thủ; từ đó cắt đứt mối liên hệ giữa nghĩa quân với nhân dân, khiến cho nghĩa quân hết cách tiếp cận nguổn bổ sung nhân lực và vật lực, ngày càng kiệt quệ. Từ nửa cuối năm thứ 6 (1801), nghĩa quân hoạt động chủ yếu trong phạm vi giáp ranh của 3 tỉnh Xuyên, Sở, Thiểm, chuyển sang chiến đấu trong vùng rừng già Vạn Sơn, lực lượng không quá 24000 người, mà quân Thanh vây tiễu ngày càng gắt gao. Nghĩa quân kiên trì chiến đấu, đến tháng 9 năm thứ 9 (1804), đành chấp nhận thất bại.
Ảnh hưởng.
Nhà Thanh đã điều động mấy chục vạn quân từ 16 tỉnh để trấn áp cuộc nổi dậy, hơn 10 võ quan cao cấp như Đề đốc, Tổng binh và hơn 400 võ quan trung cấp từ Phó tướng trở xuống tử trận. Theo thống kê, triều đình nhập siêu hơn 200000 lạng bạc trắng, tương đương thu nhập 5 năm tài chánh của quốc khố, khiến cho quốc khố trống rỗng. Trong "chiến dịch Xuyên Sở, xét chư tướng tụ tập ăn uống, vốn thâm hụt một khoảng lớn, như cua cá hải sản 30, 40 loại, còn chi phí khao thưởng cho cấp dưới thì không tính nổi. Phàm những nơi màu mỡ, các chợ búa đầy ngọc ngà gấm lụa thì việc biếu xén, hối lộ, đánh bạc,… phung phí như bùn đất". Bởi sự hủ bại không thể cứu vãn của các lực lượng chính quy Bát Kỳ, Lục Doanh, nhà Thanh buộc phải dựa vào đoàn luyện địa phương để trấn áp cuộc khởi nghĩa.
Loạn Xuyên Sở giáo nổ ra đã đẩy nhà Thanh đi bước đầu tiên trên con đường suy bại. Không lâu sau, các tỉnh Trực Lệ, Hà Nam, Sơn Đông… phát sinh biến cố Quý Dậu dưới sự lãnh đạo của Thiên Lý giáo. | 1 | null |
Beretta Cx4 Storm là loại súng có thể xem là súng cạc-bin vì nó hơi dài nhưng sử dụng đạn súng ngắn do công ty Beretta tại Ý phát triển và chế tạo. Súng được phát triển để sản xuất dùng cho thị trường dân sự như thể thao và tự vệ nên các nhà thiết kế đã quan tâm đến hình dáng thẩm mỹ và khả năng tác chiến của súng, nó cũng có thể trang bị cho các lực lượng thi hành công vụ. Cx4 Storm có hình dáng để xạ thủ thoải mái khi sử dụng và có thể sử dụng được cả hai tay nhưng nếu muốn tháo súng để bảo trì thì nhà sản xuất khuyên nên đến xưởng sản xuất.
Thiết kế.
Beretta Cx4 Storm sử dụng cơ chế nạp đạn blowback sử dụng bolt bọc nòng và bắn với khóa nòng đóng. Nút kéo lên đạn nằm ở cả hai bên thân súng để có thể dùng thuận cả hai tay. Thân súng được làm bằng nhựa chịu lực tổng hợp, thân súng chia ra làm hai phần và được gắn với nhau bởi đinh ghim. Nút khóa an toàn nằm ở phía trên cò súng và có thể nằm ở bên trái hay bên phải tùy vào yêu cầu lúc sản xuất. Cơ chế điểm hỏa của súng là hoạt động đơn với búa điểm hỏa nằm trong thân súng, cùng một số cơ chế khóa tự động để súng không khai hỏa khi va chạm mạnh hoặc bị xóc lúc di chuyển. Súng có đòn bẩy điều khiển việc mở khe nhả vỏ đạn khi hết đạn hay không.
Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi nhưng có thanh răng trên thân để gắn các hệ thống nhắm khác phù hợp với yêu cầu hơn. Các thanh răng cũng được gắn ở cả hai bên thân súng và dưới nòng súng để gắn các hệ thống hỗ trợ tác chiến nếu muốn như tay cầm, hệ thống nhắm laser... Hộp đạn rời của súng có thể dùng chung với các loại hộp đạn súng ngắn khác của Beretta. Súng có 4 mẫu sử dụng bốn loại đạn khác nhau là 9×19mm Parabellum, 9×21mm, 10×22mm và 11.43×23mm. Súng được đánh giá là có độ giật thấp và thiết kế của súng khá thoải mái cho xạ thủ sử dụng. | 1 | null |
Trịnh Văn Bính (1910 – 1985) là nhà quản lý tài chính, sau Cách mạng Tháng Tám là người đề ra chính sách tài chính thuế khóa của Chính quyền cách mạng, đã giữ các chức vụ Tổng Giám đốc Sở Thuế quan và Thuế gián thu, Tổng Giám đốc Quốc gia Ngân hàng, Thứ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam.
Gia thế.
Ông là hậu duệ đời thứ 9 của Chúa Hy tổ Trịnh Cương, hậu duệ đời thứ 16 của chúa Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm. Cha ông là Trịnh Phúc Lợi, một trong những nhân sỹ Bắc kỳ tham gia vào phong trào yêu nước Đông Kinh Nghĩa Thục sở hữu hàng loạt cửa hàng buôn bán vải trên phố cổ Hà Nội. Em trai là Trịnh Văn Bô nhà tư sản dân tộc nổi tiếng của Hà Nội. Chị gái là Trịnh Thị Thục chủ cửa hiệu Phúc Đồng.
Là cậu cả của hiệu buôn Phúc Lợi, Trịnh Văn Bính đã nổi tiếng với thành tích học tập khó ai sánh bằng. Thời trai trẻ, chàng thanh niên Trịnh Văn Bính đã theo học ở trường Anbe Saro.
Sau khi tốt nghiệp tú tài, lại được cử đi du học tại Cao đẳng Thương mại HEC tại Pháp, là một trong số ít người Việt Nam theo học tại ngôi trường danh tiếng này. Sau đó, dù chưa tốt nghiệp trường này, anh đã nhanh chóng tìm kiếm được một suất học bổng tại ĐH Oxford Anh.
Hoạt động trong ngành thuế.
Sau khi tốt nghiệp trở về nước vào những năm 1930, ông tham gia dạy tiếng Anh tại trường Tư thục Thăng Long (Hà Nội).
Với kiến thức uyên bác về tài chính và trình độ đầu ngành về thuế, ông là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất được giữ cương vị lãnh đạo trong Sở Thuế quan Đông Dương dưới thời Pháp thuộc còn gọi là Nhà Đoan. Ông làm Phó Giám đốc một thời gian và sau đó làm giám đốc Sở Thuế quan. Ông còn được gọi là ông Chánh Đoan.
Chính phủ Trần Trọng Kim thành lập, mời ông ra hợp tác nhưng ông nhất quyết từ chối, yên vị ở vị trí là Giám đốc Sở Thuế quan.
Cũng nhờ quyết định này mà khi cách mạng thành công, ông nắm giữ được đầy đủ các nguồn thu cho cách mạng từ miền Bắc, Trung, Nam.
Tham gia chính quyền cách mạng.
Giữa tháng 9/1945, theo đề xuất của Bộ trưởng Bộ Tài chính Phạm Văn Đồng, Hồ Chủ tịch đã mời ông cùng ba viên chức cao cấp khác của chính quyền cũ chuyển sang làm việc ở Bộ Tài chính. Ngày 10/9/1945, Chính phủ ban hành sắc lệnh số 27/SL đặt ra Sở Thuế quan và Thuế gián thu (trực thuộc Bộ Tài chính). Ngay trong ngày, Chính phủ ra sắc lệnh số 28/SL bổ nhiệm Trịnh Văn Bính, Giám đốc Sở Thuế chính Bắc bộ, làm Tổng Giám đốc Sở Thuế quan và Thuế gián thu. Lúc này, Sở Thuế quan và Thuế gián thu có nhiệm vụ xây dựng chính sách và tổ chức chỉ đạo, quản lý việc thu các loại thuế xuất nhập cảng, các thứ thuế gián thu (rượu, muối, thuốc lá điếu...). Lúc đó, ông mới 35 tuổi.
Ngày 17/10/1945 Hội Việt Mỹ được thành lập, ông là Chủ tịch Hội đầu tiên.
Ngày 31/12/1945, theo Sắc lệnh số 78, ông lại được cử vào Uỷ ban nghiên cứu kiến thiết do Hồ Chủ tịch trực tiếp điều hành, với nhiệm vụ nghiên cứu kế hoạch thiết thực kiến thiết quốc gia và thảo ra những dự án kiến thiết trình Chính phủ.
Ngày 2/3/1946, Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thông qua danh sách Hội đồng Chính phủ mới. Ông Lê Văn Hiến được cử làm Bộ trưởng Bộ Tài chính thay ông Phạm Văn Đồng. Ngày 22/3/1946, Hội đồng Chính phủ mới đã bổ nhiệm ông là Thứ trưởng đầu tiên của Bộ Tài chính, kiêm nhiệm Tổng giám đốc Sở Thuế quan và Thuế gián thu.,
Tháng 6/1946, ông Bính được cử là thành viên đoàn Chính phủ do Hồ Chủ tịch dẫn đầu, sang dự Hội nghị Phông -ten-nơ-blô tại Pháp.
Tháng 11 năm 1946 khi Chính phủ Liên hiệp mở rộng, ông là thành viên Chính phủ với cương vị Thứ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam.
Hoạch định chính sách tài chính thuế khóa.
Là người đứng đầu ngành Tài chính ông đã mạnh dạn đề xuất Chính phủ sớm bãi bỏ chế độ công quản rượu, thuốc phiện và giải phóng đồng muối cho diêm dân tự do sản xuất bán lại muối cho Nhà nước theo giá thích hợp để Nhà nước bán lại cho dân, đặc biệt rất cần cho đồng bào dân tộc ở miền núi. Mặt khác, trong phạm vi cần thiết, nên tăng thuế tiêu thụ đối với một số mặt hàng mang tính xa xỉ như: thuốc lào, thuốc lá, rượu tây, rượu tàu, bia, bài lá. Hồ Chủ tịch tỏ ý hài lòng về những ý kiến đề xuất và chỉ thị sớm nghiên cứu triển khai việc cải cách thuế phù hợp với tình hình mới.
Năm 1948 ông được cử làm Tổng Giám đốc Quốc gia Ngân hàng
, năm 1951 ông kiêm thêm chức Giám đốc Sở Thuế Trung ương (Nguyễn Lâm và Trịnh Hô Thị làm Phó Giám đốc Sở Thuế Trung ương).
Sau năm 1954 ông tiếp tục giữ cương vị Thứ trưởng Bộ Tài chính cho đến khi nghỉ hưu. Ông là một cán bộ cao cấp mà đức thanh liêm rất đáng nêu gương học tập cho tầng lớp cán bộ bây giờ. Tuy được tiêu chuẩn có xe ôtô riêng đưa đón, nhưng ông chỉ dùng ôtô vào việc công; còn lúc đi thăm bà con họ hàng ông chỉ đi chiếc xe đạp cũ không lấy gì làm tốt lắm.
Năm 1980 ông về hưu sống tại nhà riêng 11 Tôn Đản, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Năm 1985 ông mất.
Ông từng được Nhà nước Việt Nam tặng Huân chương Độc lập.
Gia đình.
Vợ ông là bà Hoàng Thị Minh Hảo, con gái cụ Hoàng Đạo Phương thương gia ở phố Hàng Đào và là chị gái bà Hoàng Thị Minh Hồ nhà thương gia Hà nội nổi tiếng.
Ông lấy toàn tên các chúa Trịnh để đặt tên cho các con trai như Trịnh Cương, Trịnh Doanh, Trịnh Giang, Trịnh Sâm v…v, tên đúng như các chúa Trịnh xưa không có chữ đệm "văn"!. Đó là cách rất riêng của ông để thể hiện lòng yêu nước và tự hào dân tộc từ trước Cách mạng tháng Tám.
Ông cũng là thông gia với Bác sĩ Trần Duy Hưng (con gái ông kết hôn với con trai Bs Trần Duy Hưng) | 1 | null |
Subsets and Splits
No saved queries yet
Save your SQL queries to embed, download, and access them later. Queries will appear here once saved.