text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Công viên uKhahlamba-Drakensberg là một công viên nằm ở phía tây của tỉnh KwaZulu-Natal, Nam Phi. Với diện tích , công viên bao gồm Vườn quốc gia Hoàng gia Natal và một công viên tỉnh nằm trong một phần của dãy núi Drakensberg, dãy núi cao nhất ở Nam Phi. uKhahlamba-Drakensberg cùng với Vườn quốc gia Sehlabathebe liền kề cùng nhau hình thành lên Công viên Maloti-Drakensberg, một Di sản xuyên quốc gia được UNESCO công nhận. Nó được mô tả là có vẻ đẹp tự nhiên đặc biệt trên khu vực đá bazan cao vút, thành lũy bằng sa thạch vàng và môi trường sống đa dạng của khu vực này bảo vệ một số lượng lớn các loài đặc hữu và bị đe dọa toàn cầu, đặc biệt là chim và thực vật. Và cũng chứa nhiều hang động và nơi trú ẩn bằng đá nhóm tranh lớn nhất và tập trung nhất ở châu Phi phía nam Sahara Địa lý. Phần ban đầu của di sản nằm ở tỉnh KwaZulu-Natal, gần biên giới với Lesotho bao gồm vườn quốc gia Hoàng gia Natal và một phần của núi Drakensberg hợp thành công viên có diện tích bảo tồn 2.428 km2. Tự nhiên. Drakensberg mang vẻ đẹp của các trụ bazan và tường thành bằng đá sa thạch vàng. Địa chất ở đây là những lớp trầm tích dày, được tích tụ bởi đá bazan. Các vách đá cao ở chân núi được hình thành bởi đá sa thạch. Đây còn là công viên tự nhiên, khu bảo tồn hoang dã lớn nhất trong khu vực Drakensberg KwaZulu-Natal với môi trường sống đa dạng (những đồng cỏ rộng lớn, những vách đá cao, những hẻm núi sâu..) và rất nhiều các loài đặc hữu (2153 loài thực vật, 48 loài động vật có vú, 296 loài chim, 48 loài bò sát, 26 loài lưỡng cư và 8 loài cá), trong đó có cả các loài đang bị đe dọa trên toàn cầu như: ếch cây ngón dài, chim sơn ca ngực vàng, tắc kè hoa Natal... Công viên này đã được đưa vào Danh sách các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (theo Công ước Ramsar) và được công nhận là di sản thế giới vào ngày 30 tháng 11 năm 2000. Văn hóa. Công viên Drakensberg là một trong những khu vực khảo cổ quan trọng nhất ở miền Nam châu Phi bao gồm các địa điểm khảo cổ thời kỳ đồ đá sớm, giữa và cuối thời kỳ đồ sắt muộn thể hiện cuộc sống và nghề nghiệp của người dân vùng núi này có thể lên đến một triệu năm, đó là tổ tiên của người San. Hơn 1.000 bức tranh đá được tìm thấy trong các hang động cư trú dọc theo các thung lũng dốc miêu tả cảnh săn bắn, hái lượm, nhảy múa, các nghi lễ, cầu mưa...
1
null
Johannes Bruhn (sinh ngày 10 tháng 7 năm 1898 mất ngày 20 tháng 11 năm 1954) là thiếu tướng trong quân đội Đức Quốc xã. Ông nhận được huân chương Hiệp sĩ Thập tự sắt vào ngày 20 tháng 12 năm 1943, do chiến đấu dũng cảm trong tình cảnh khó khăn và lãnh đạo quân đội thành công. Tháng 11 năm 1944, Johannes Bruhn bị quân đội Anh bắt và được thả vào năm 1947. Năm 1951,ông gia nhập Bundesgrenzschutz (Lực lượng Biên phòng Liên bang Tây Đức) nghỉ hưu vào năm 1954.
1
null
Albert Buck (sinh ngày 23 tháng 1 năm 1895 mất ngày 6 tháng 9 năm 1942) là thiếu tướng quân đội Đức Quốc xã trong thế chiến thứ hai, ông nhận được Hiệp sĩ Thập tự của Hội Thập tự sắt vì lòng dũng cảm trong chiến đấu và tài lãnh đạo quân đội xuất sắc. Ngày 6 tháng 9 năm 1942, ông mất khi xe ông bị trúng lựu đạn ở Novorossiysk, Nga. Khen thưởng. Thập tự sắt hạng 2,ngày 17 tháng 4 năm 1940 Thập tự sắt hạng 1, ngày 1 tháng 8 năm 1940
1
null
Lớp tàu khu trục "Wickes" (từ DD-75 đến DD-185) là một nhóm 111 tàu khu trục được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo trong những năm 1917-1919. Cùng với 6 chiếc lớp "Caldwell" dẫn trước và 156 chiếc lớp "Clemson" tiếp nối, chúng hình thành nên nhóm tàu khu trục "sàn tàu phẳng" (flush-deck) hay "bốn ống khói" (four-stack). Chỉ có một số ít được hoàn tất kịp thời để phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Một số đã được tháo dỡ vào những năm 1930, số còn lại đã phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai; hầu hết được cải biến sang những vai trò khác. Một số đã được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Anh Quốc, và một số sau đó được chuyển cho Liên Xô. Tất cả đều bị tháo dỡ trong vòng vài năm sau khi chiến tranh kết thúc. Bối cảnh. Tàu khu trục là một lớp tàu chiến đấu tương đối mới đối với Hải quân Mỹ vào thời đó. Chúng xuất hiện nhằm để đối phó lại với tàu phóng lôi vốn được phát triển từ năm 1865, đặc biệt là sau việc phát minh ngư lôi Whitehead tự hành. Trong cuộc Chiến tranh Tây Ban Nha-Hoa Kỳ, người ta thấy có nhu cầu khẩn cấp về một kiểu "tàu diệt tàu ngư lôi" để hộ tống các tàu chiến lớn hơn, đến mức một ủy ban kế hoạch chiến tranh đặc biệt do Theodore Roosevelt đứng đầu đã đưa ra một báo cáo khẩn cấp vốn dẫn đến kiểu tàu này. Một loạt tàu khu trục được chế tạo sau đó, được thiết kế cho tốc độ lướt nước nhanh, với kết quả không mấy khác biệt nhau. Kinh nghiệm rút ra từ những tàu khu trục ban đầu là nhu cầu đi biển khơi thực sự. Kết quả là kích cỡ của tàu khu trục Hoa Kỳ gia tăng đều đặn, bắt đầu từ 450 tấn và tăng lên trên 1.000 tấn giữa giai đoạn 1905 và 1916. Nhu cầu về một lườn tàu đủ lớn cho tốc độ cao và khả năng hoạt động ngoài biển khơi buộc phải áp dụng nhiên liệu là dầu đốt và động cơ turbine hơi nước với hộp số giảm tốc. Một nhu cầu khác của Hải quân là tuần tiễu trinh sát. Có ít tàu tuần dương đang hoạt động, trong khi có cả một hạm đội thiết giáp hạm và tàu khu trục. Một báo cáo vào tháng 10 năm 1915 của Đại tá Sims cho thấy tàu khu trục nhỏ tốn nhiều nhiên liệu, trong khi các cuộc tập trận cho thấy nhu cầu về các con tàu nhanh có bán kính hoạt động lớn. Chiến tranh Thế giới thứ nhất đã bước sang năm thứ hai và sự căng thẳng với Đức ngày càng gia tăng, Hoa Kỳ cần mở rộng hải quân của họ. Đạo luật Hải quân năm 1916 cho phép thành lập một lực lượng hải quân "không thua kém ai", có khả năng bảo vệ cả bờ biển Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Đạo luật chấp thuận chế tạo 10 thiết giáp hạm, 6 tàu chiến-tuần dương lớp "Lexington", 10 tàu tuần dương tuần tiễu lớp "Omaha" và 50 tàu khu trục lớp "Wickes". Thiết kế. Yêu cầu đặt ra đối với thiết kế mới là tốc độ và việc sản xuất hàng loạt. Việc phát triển chiến tranh tàu ngầm trong Thế Chiến I đặt ra một nhu cầu lớn về số lượng tàu khu trục chưa hề dự định trước chiến tranh. Một tốc độ tối đa cũng cần đến để có thể hoạt động cùng với những tàu chiến-tuần dương lớp "Lexington" và tàu tuần dương lớp "Omaha". Thiết kế cuối cùng có một sàn tàu phẳng và bốn ống khói, một sự tiến hóa dần từ lớp "Caldwell" dẫn trước. Sự không hài lòng nói chung với thiết kế 1.000 tấn trước đây của các lớp "Cassin" và "Tucker" đã đưa đến một kiểu dáng lườn tàu đầy đặn hơn của kiểu sàn tàu phẳng; mạn tàu rộng hơn và sàn tàu phẳng cho phép lườn tàu chắc chắn hơn. Ngoài ra, hệ thống động lực của lớp "Wickes" có công suất , tăng thêm so với lớp "Caldwell", cho phép tốc độ tăng thêm . Công suất tăng thêm đòi hỏi thêm 100 tấn trọng lượng động cơ và hộp số giảm tốc. Thiết kế bao gồm một lườn tàu phẳng và trục chân vịt gần như ngang bằng để giảm trọng lượng. Vũ khí trang bị tương tự như của lớp "Caldwell" với bốn khẩu pháo /50 caliber và 12 ống phóng ngư lôi. Trong khi hỏa lực pháo là tiêu biểu cho tàu khu trục vào thời đó, dàn ngư lôi lại lớn hơn thông thường theo thông lệ của Hoa Kỳ vào lúc đó. Do việc chế tạo được tiến hành tại mười xưởng đóng tàu khác nhau, có những khác biệt đáng kể về kiểu nồi hơi và turbine trang bị hầu đáp ứng tiến độ chế tạo theo yêu cầu. Tuy nhiên về bản chất chỉ có hai thiết kế căn bản: một cho những chiếc được đóng bởi các xưởng tàu của hãng Bethlehem Steel Corporation (bao gồm cả Union Iron Works), và một được các xưởng đóng tàu còn lại sử dụng do Bath Iron Works chuẩn bị. Những chiếc trong lớp "Wickes" bị phê phán có tầm xa hoạt động hạn chế, cầu tàu và các vị trí pháo quá ướt nước. Lớp "Clemson" cố cải thiện tầm xa hoạt động bằng cách bổ sung thêm 100 tấn dự trữ nhiên liệu, nhưng vấn đề về tầm xa chỉ được giải quyết nhờ việc phát triển kỹ thuật tiếp nhiên liệu trên biển. Chế tạo. Quốc hội Hoa Kỳ đã chuẩn y việc chế tạo 50 tàu khu trục trong đạo luật năm 1916. Tuy nhiên, nhận thức về mối đe dọa tiềm tàng của tàu ngầm U-boat Đức tại Đại Tây Dương đã khiến có đến 111 chiếc được hoàn thành; chúng được đóng tại các xưởng tàu Bath Iron Works, Bethlehem Steel Corporation, Fore River Shipbuilding Company, Union Iron Works, Xưởng hải quân Mare Island, Newport News Shipbuilding, New York Shipbuilding và William Cramp and Sons. Chương trình này được xem là một bước phát triển công nghiệp đáng kể; việc sản xuất những tàu khu trục này được xem quan trọng đến mức công việc trên các tàu tuần dương và thiết giáp hạm bị trì hoãn để cho phép hoàn tất chương trình. Chiếc đầu tiên trong lớp "Wickes" được hạ thủy vào ngày 11 tháng 11 năm 1917, và thêm bốn chiếc nữa cho đến cuối năm đó. Chương trình đạt đến cao điểm vào tháng 7 năm 1918 với 17 chiếc được hạ thủy, 15 chiếc trong số đó đúng vào ngày 4 tháng 7. Chương trình được tiếp tục ngay cả khi chiến tranh kết thúc: 21 chiếc lớp "Wickes" (và tất cả ngoại trừ 9 chiếc lớp "Clemson") được hạ thủy sau khi thỏa thuận ngừng bắn được ký kết vào ngày 11 tháng 11 năm 1918; chiếc cuối cùng trong lớp "Wickes" được hạ thủy vào ngày 24 tháng 7 năm 1919. Chương trình này khiến Hải quân Mỹ có số tàu khu trục nhiều đến mức tàu khu trục chỉ được đóng mới vào năm 1932. Lớp phụ. Một số chiếc trong lớp "Wickes" còn được một số nguồn xem như là lớp "Little", lớp "Lamberton" hoặc lớp "Tattnall" để nhấn mạnh xưởng tàu đã đóng chúng và cũng để ghi nhận những khác biệt nhỏ so với các con tàu do Bath Iron Works chế tạo. Trong thực tế một số chiếc không phải của Bath Iron Works thậm chí được đưa vào hoạt động sớm hơn chiếc dẫn đầu "Wickes". Lườn của "Ward" (DD-139) được đặt vào ngày 15 tháng 5 năm 1918, và nó được hạ thủy chỉ 17 ngày sau đó, 1 tháng 6 năm 1918. Lịch sử hoạt động. Phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ. Chỉ có một số ít chiếc lớp "Wickes" kịp hoàn tất để phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất; một số cùng với hạm đội chiến trận và số còn lại trong vai trò hộ tống đoàn tàu vận tải, không có chiếc nào bị mất do chiến tranh. "DeLong" bị mắc cạn năm 1921, và "Woolsey" bị chìm sau một va chạm vào năm 1922. Nhiều chiếc tàu khu trục lớp "Wickes" được cải biến cho những mục đích khác, bắt đầu ngay từ năm 1920, khi 14 chiếc được cải biến thành tàu rải mìn hạng nhẹ. Sáu chiếc trong số chúng bị tháo dỡ vào năm 1932, được thay thế bởi năm chiếc khác được cải biến. Bốn chiếc khác được cải biến thành tàu phụ trợ hay tàu vận tải vào lúc đó. Trong những năm 1930 có thêm 23 chiếc khác bị bán, tháo dỡ hay đánh chìm như mục tiêu. Bắt đầu từ năm 1940, nhiều chiếc trong số còn lại cũng được cải biến: mười sáu chiếc được cải biến thành tàu vận chuyển binh lính cao tốc với ký hiệu APD, và tám chiếc thành tàu khu trục quét mìn ký hiệu DMS. Đa số những chiếc còn phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai được tái trang bị với pháo /50 caliber đa dụng để bảo vệ phòng không tốt hơn. Những chiếc cải biến thành tàu tiếp liệu thủy phi cơ (AVD) có hai khẩu; những chiếc vận chuyển (APD), rải mìn (DM) và quét mìn (DMS) có ba khẩu; trong khi những chiếc giữ lại xếp loại như tàu khu trục được trang bị sáu khẩu. Ngoài ra, một nửa số ống phóng ngư lôi được tháo dỡ trên những chiếc được giữ lại làm tàu khu trục, và tháo dỡ toàn bộ trên những chiếc được cải biến. Hầu hết bị tháo dỡ một nửa số nồi hơi để gia tăng trữ lượng nhiên liệu và tầm xa hoạt động, nhưng làm giảm tốc độ tối đa của chúng xuống còn . Số pháo Mark 9 góc thấp tháo dỡ từ các tàu khu trục được trang bị cho các tàu buôn tuần dương vũ trang để phòng thủ chống tàu ngầm. Mười ba chiếc thuộc lớp "Wickes" đã bị mất trong Thế Chiến II khi phục vụ cùng Hải quân Mỹ, số còn lại bị tháo dỡ từ năm 1945 đến năm 1947. Phục vụ cùng hải quân các nước khác. Hai mươi hai tàu khu trục lớp "Wickes" đã được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Anh Quốc cùng năm chiếc khác cho Hải quân Hoàng gia Canada theo Thỏa thuận đổi tàu khu trục lấy căn cứ. Đa số chúng cũng được tái trang bị giống như tàu khu trục Mỹ và được sử dụng để hộ tống đoàn tàu vận tải, cho dù một số được sử dụng rất ít nên không đáng để tái trang bị. Chiếc "Buchanan", đổi tên thành HMS "Campbeltown", đã ngụy trang như một tàu Đức và bị đánh đắm như tàu ụ cản trong cuộc tấn công St Nazaire. Một tàu khu trục khác bị đánh chìm, số còn lại bị tháo dỡ từ năm 1944 đến năm 1947. Vào năm 1944, bảy chiếc trong lớp đã được Anh Quốc chuyển cho Liên Xô thay cho các con tàu Ý, vốn là phần chiến lợi phẩm mà Liên Xô được chia sau khi Ý đầu hàng. Tất cả chúng đều sống sót qua chiến tranh và bị tháo dỡ từ năm 1949 đến năm 1952.
1
null
Rùa báo (danh pháp hai phần: "Stigmochelys pardalis") là một loài rùa lớn thuộc họ Rùa cạn được tìm thấy trong các thảo nguyên của miền đông và miền nam châu Phi từ Sudan tới Mũi Hảo Vọng phía Nam. Nó là thành viên duy nhất của chi "Stigmochelys", nhưng trong quá khứ nó thường được gộp vào trong chi rùa "Geochelone". Tên gọi rùa báo xuất phát từ họa tiết trên mai của chúng như hoa văn của lông báo hoa mai. Đặc điểm. Loài này thích môi trường sống bán khô cằn, gai góc với những vùng đồng cỏ, mặc dù một số con rùa báo đã được tìm thấy tại các khu vực mưa nhiều hơn. Trong cả hai thời tiết rất nóng và rất lạnh, chúng có thể ở trong hang bị bỏ rơi của cáo, chó rừng, hoặc thú ăn kiến​. Loài rùa này không đào hang mà chỉ có thể khoét lỗ đẻ trứng. Không có gì đáng ngạc nhiên, với xu hướng của nó đối với môi trường sống đồng cỏ, nó di chuyển rộng khắp trên cỏ hỗn hợp. Nó cũng ưa thích cây mọng nước và cây tật lê, và (trong điều kiện nuôi nhốt) trái của cây xương rồng lê gai ("Opuntia sp.). Loài rùa này thường sống từ 80 đến 100 năm.
1
null
Lớp tàu khu trục "Clemson" là một nhóm 156 tàu khu trục được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất và đã phục vụ cho đến hết Chiến tranh Thế giới thứ hai. Lớp này là một phiên bản thiết kế lại của lớp tàu khu trục "Wickes" dẫn trước với những thay đổi nhỏ, và là những tàu khu trục sàn phẳng cuối cùng trước Thế Chiến II được Hoa Kỳ chế tạo. Cho đến khi xuất hiện lớp "Fletcher", "Clemson" là lớp tàu khu trục với số lượng nhiều nhất từng đưa ra hoạt động cùng Hải quân Mỹ; chúng được biết đến với tên lóng "tàu bốn ống khói" ("four-stacker", "four-piper"). Thiết kế. Như cuối cùng được chế tạo, thiết kế của lớp "Clemson" chỉ là sự mở rộng thuần túy dựa trên lớp "Wickes". Trong khi lớp tàu khu trục dẫn trước có thành tích phục vụ tốt, vẫn có mong muốn chế tạo một lớp chuyên cho vài trò chống tàu ngầm, cũng như nhiều nghiên cứu thiết kế đề xuất một tầm xa hoạt động tốt hơn. Các thiết kế này bao gồm giảm tốc độ xuống còn giữa và , tiết kiệm tải trọng để mang theo mìn sâu và thêm nhiên liệu. Việc nâng cấp dàn pháo từ lên cũng được xem xét; ngoài ra đuôi tàu kiểu vuốt thon trên lớp "Wickes" đưa đến sự gia tăng đường kính lượn vòng cũng được đưa ra và tìm cách giải quyết. Nhưng cuối cùng, Ủy ban Tướng lĩnh Hải quân quyết định phải giữ lại tốc độ nhằm cho phép sử dụng lớp "Clemson" như những tàu hộ tống hạm đội. Áp lực cần phải có ngay tàu khu trục đã loại bỏ mọi sự thay đổi so với lớp "Wickes" dẫn trước, vốn có thể làm chậm việc sản xuất. Các thùng nhiên liệu cánh được trang bị hai bên mạn tàu để gia tăng tầm xa hoạt động. Lựa chọn thiết kế như vậy có nghĩa là nhiên liệu phải được chứa bên trên mực nước làm, tăng sự mong manh trong chiến đấu, nhưng Hải quân cho rằng tầm hoạt động xứng đáng để chấp nhận sự rủi ro. Các cải tiến bổ sung bao gồm khả năng nâng cấp lên pháo trong tương lai, bánh lái mở rộng để giúp làm giảm đường kính lượn vòng, và một cặp pháo phòng không trên sàn tàu. Giống như lớp dẫn trước, đuôi tàu kiểu vuốt thon vốn được thiết kế để thả mìn sâu, ngập vào nước và làm tăng đường kính lượn vòng. Trong khi một bánh lái lớn hơn có thể giúp đỡ, câu trả lời triệt để là phải thiết kế lại đuôi tàu. Chúng được báo cáo có xu hướng lật nghiêng khi tải nhẹ. Sàn tàu phẳng giúp có được một lườn tàu vững chắc nhưng cũng làm cho sàn tàu rất ướt nước. Chế tạo. Lớp "Clemson" được đưa ra phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ từ năm 1919 đến năm 1922. Chúng được chế tạo bởi các hãng Newport News Shipbuilding & Dry Dock Company, New York Shipbuilding Corporation, William Cramp and Sons, Bethlehem Steel Corporation, Xưởng hải quân Mare Island, Xưởng hải quân Norfolk và Bath Iron Works, một số được chế tạo khá nhanh. Lịch sử hoạt động. Mười bốn chiếc trong lớp "Clemson" đã liên quan đến Thảm họa Honda Point vào năm 1923, trong đó bảy chiếc đã bị mất. Hầu hết những chiếc trong lớp đã không phục vụ trong chiến tranh, vì nhiều chiếc đã được cho ngừng hoạt động vào tháo dỡ vào năm 1930 trong khuôn khổ Hiệp ước Hải quân London. Đến năm 1936 chỉ còn lại khoảng 169 chiếc tàu khu trục sàn phẳng, gồm bốn chiếc lớp "Caldwell" và số còn lại thuộc các lớp "Wickes" và "Clemson". Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra, mười chín chiếc trong lớp "Clemson" đã được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Anh Quốc theo Thỏa thuận đổi tàu khu trục lấy căn cứ, nơi chúng trở thành một phần của lớp tàu khu trục "Town" của Anh. Những chiếc khác được nâng cấp hoặc cải biến thành tàu vận chuyển cao tốc (APD) hoặc tàu tiếp liệu thủy phi cơ (AVD) và đã phục vụ suốt chiến tranh. Đa số những chiếc còn phục vụ trong Thế Chiến II được tái trang bị với pháo /50 caliber đa dụng để bảo vệ phòng không tốt hơn. Những chiếc cải biến thành tàu tiếp liệu thủy phi cơ (AVD) có hai khẩu; những chiếc vận chuyển (APD), rải mìn (DM) và quét mìn (DMS) có ba khẩu; trong khi những chiếc giữ lại xếp loại như tàu khu trục được trang bị sáu khẩu. Số pháo Mark 9 góc thấp tháo dỡ từ các tàu khu trục được trang bị cho các tàu buôn tuần dương vũ trang để phòng thủ chống tàu ngầm. Trên những chiếc được cải biến thành tàu quét mìn, toàn bộ số ống phóng ngư lôi được tháo dỡ thay thế bằng thiết bị quét mìn. "Stewart" bị đánh đắm tại Soerabaja vào ngày 2 tháng 3 năm 1942, sau khi Đông Ấn thuộc Hà Lan rơi vào tay Nhật Bản. Nó được người Nhật trục vớt, sửa chữa và cho hoạt động trở lại cùng Hải quân Đế quốc Nhật Bản như một tàu tuần tra. Nó bị Hoa Kỳ chiếm trở lại khi Thế Chiến II kết thúc. Ngoài ra, 17 tàu khu trục khác thuộc lớp "Clemson" đã bị mất trong chiến tranh.
1
null
P-500 Bazalt (tiếng Nga: П-500 Базальт) là loại tên lửa hành trình chống tàu của Nga. Cục Tên lửa và Pháo binh thuộc Bộ quốc phòng Liên bang Nga (GRAU) gọi nó là 4K80. NATO gọi loại tên lửa này là SS-N-12 Sandbox. Loại tên lửa này do cục thiết kế tên lửa OKB-52 MAP (nay là NPO Mashinostroyeniye) phát triển và đi vào phục vụ năm 1973 thay thế cho tên lửa P-5 Pyatyorka. P-500 được trang bị đầu tiên cho tuần dương hạm mang máy bay Kiev vào năm 1975. Sau đó trang bị cho tàu ngầm Đề án 651 và tàu ngầm Đề án 675. Phiên bản nâng cấp với hệ thống dẫn đường và động cơ tốt hơn được trang bị cho các tuần dương hạm lớp Slava. Tên lửa còn được dùng làm nền để phát triển tên lửa P-700 Granit. Thiết kế. Tên lửa có tầm bắn 550 km và có khả năng mang 1000 kg nên nó có thể mang đầu đạn hạt nhân 350 kt hay đầu đạn xuyên phá giáp nặng 950 kg. Tên lửa được trang bị đầu dò ra đa chủ động để tự động tìm mục tiêu hoặc được chỉ định mục tiệu từ các máy bay Tupolev Tu-95D, Kamov Ka-25B và Kamov Ka-27B. Loại tên lửa này được thiết kế lập trình để sử dụng phát huy hiệu quả với chiến thuật bầy sói, ngay cả tàu ngầm cũng có thể phóng một lúc 8 tên lửa liên tiếp nhau trong thời gian rất ngắn, mỗi tên lửa có một cơ sở dữ liệu riêng và được liên kết với nhau để có thể cùng hoạt động như một thực thể thống nhất. Khi nhóm tên lửa được phóng, nếu không có máy bay chỉ điểm một trong số các tên lửa sẽ bay lên độ cao 7000 m để tìm mục tiêu bằng ra đa còn các tên lửa khác sẽ bay ở độ cao thấp để tránh bị phát hiện, nếu nó phát hiện ra các mục tiêu các tên lửa sẽ chia nhau lao vào, đặc biệt nếu tên lửa phát hiện ra tàu sân bay thì theo lập trình hơn nửa số tên lửa được phóng sẽ lao vào mục tiêu quan trọng này số còn lại sẽ tấn công các mục tiêu khác để mở đường. Nếu tên lửa dò tìm trên cao bị bắn hạ một trong nhóm tên lửa ở dưới sẽ bay lên thế chỗ để tiếp tục tìm và duy trì khóa mục tiêu. Tất cả các tên lửa sẽ bật ra đa chủ động pha cuối của mình trong giai đoạn cuối của quá trình tấn công.
1
null
Đỗ Kim Bảng là một giáo viên và nhạc sĩ nhạc vàng trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam. Cuộc đời. Đỗ Kim Bảng sinh ngày 5 tháng 6 năm 1932 tại Huế nhưng quê gốc ở Quảng Nam. Thuở nhỏ ông sống với gia đình ở Đà Lạt & Huế. Thời gian này ông học đàn với Lê Quang Nhạc, nhạc lý với Văn Giảng, nhạc cổ truyền với Nguyễn Hữu Ba. Năm 1951, Đỗ Kim Bảng xuất bản bài hát "Mùa thi". Bài này được Ban hợp ca Thăng Long chọn làm nhạc cảnh trình diễn ở Sài Gòn và Hà Nội trong năm 1954. Năm 1953, ông ra Hà Nội học Văn khoa và Cao đẳng sư phạm. Tại đây ông được nhạc sĩ Hùng Lân chỉ dạy thêm về nhạc lý. Năm 1954, ông theo đoàn sinh viên miền Bắc Việt Nam di cư vào Nam để học tiếp Cao đẳng Sư phạm. Đến năm 1955, ông tốt nghiệp và được Bộ Quốc phòng cử phụ trách văn hóa trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt cho đến năm 1960 thì nhập ngũ khoá 21 trường Bộ binh Thủ Đức. Sau khi mãn khoá với cấp bậc Chuẩn úy thì được điều về phòng văn nghệ Cục Tâm lý chiến phục vụ từ 1965–1969. Năm 1969, ông được Bộ Giáo dục biệt phái về trường Trần Lục dạy học cho đến tháng 4 năm 1975. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông bị bắt đi học tập cải tạo 4 năm ở Long Giao. Năm 1980, Đỗ Kim Bảng cùng vợ và con trai vượt biên thành công sang Hoa Kỳ. Tại Boston, Massachusetts ông tiếp tục dạy song ngữ cho đến lúc nghỉ hưu năm 1995. Từ năm 2000 đến nay, ông sống tại Little Saigon, miền Nam California. Sáng tác. Ông viết những bài hát đầu tiên vào khoảng năm 1950, bao gồm cả nhạc Phật giáo.
1
null
Mặc Thế Nhân (tên khai sinh: Phan Công Thiệt, sinh năm 1939) là một nhạc sĩ nhạc vàng và cựu ký giả trước 1975 tại miền Nam Việt Nam. Ông có nhiều nghệ danh khi sáng tác nhạc là Nhã Uyên, Phan Trần, Trùng Dương và khi làm ký giả thì dùng bút danh Mộng Thu và Giáng Ái Sĩ. Nhiều sáng tác của ông phổ biến và được yêu thích cho đến tận nay như "Cho vừa lòng em", "Mùa xuân cưới em", "Em về với người"... Cuộc đời & sự nghiệp. Ông sinh năm 1939 trong một gia đình tầng lớp trung lưu tại Gò Vấp, tỉnh Gia Định. Về bút danh Mặc Thế Nhân, ông lý giải có nghĩa là "Góp giọt mực cho đời" chứ không phải theo nghĩa đen như nhiều người nhầm tưởng. Năm 13 tuổi, ông đã tham gia văn nghệ học đường và bắt đầu học nhạc lúc 17 tuổi với các nhạc sĩ Thẩm Oánh, Hùng Lân, Nguyễn Cầu, Nguyễn Quý Lãm, Xuân Bình ở trường Ca Vũ Nhạc Phổ Thông Sài Gòn. Ròng rã hai năm trời thụ mãn, ông ra trường và gia nhập ban Hoa Niên. Ngoài ra ông còn hợp tác với ban đàn dây Xuân Bình trình diễn trên làn sóng truyền thanh. Cũng ở thời gian này ông đứng ra điều khiển và thành lập các ban văn nghệ Thông tin Quận I, Tổng hội Sinh Viên Học Sinh Đô Thành và ban Luân Vũ để đi trình diễn lưu động cho các hoạt động của chánh quyền. Ông cũng nhận dạy nhạc lý cho một trường tư thục trong đô thành Sài Gòn và rèn luyện cho một vài ca sĩ. Nhạc phẩm đầu tay của ông là bản "Trăng quê hương" được xuất bản vào năm 1958. Ông là một ký giả tân nhạc kịch trường, cộng tác với nhật báo "Lẽ Sống", tuần báo "Bình Dân" với bút danh Mộng Thu và Giáng Ái Sĩ. Ông cũng là một kịch sĩ trong ban kịch Hải quân Việt Nam Cộng hòa. Đến thập niên 1970, ông thực hiện loạt băng nhạc "Nhã Ca" và mở lớp nhạc tại khu Đa Kao, quận Nhứt, Sài Gòn. Sau 1975, ông vẫn còn đang thường trú tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nhầm lẫn. Bài "Cho vừa lòng em" lần xuất bản đầu tiên có tên là "Cho em vừa lòng" tuy được Mặc Thế Nhân giới thiệu là bài hát tâm đắc nhất của ông nhưng không được giới mộ nhạc chú ý. Ông đã nhờ nhạc sĩ Nhật Ngân sửa lời lại và ký tên là Phan Trần (tức Phan Công Thiệt và Trần Nhật Ngân). Ngoài ra có 3 bài nữa cũng ký tên Phan Trần là "Một lần dang dở", "Cho người vào cuộc chiến" và "Cánh bướm đa tình". Bài "Ngày xuân vui cưới" của ca nhạc sĩ Quốc Anh nhưng có người nhầm là của Mặc Thế Nhân. Bài "Trả lại anh" (trích lời: "Trả lại anh đêm dài chung đôi bóng dưới trăng sao...") thật ra là bài "Trả lại" của Mạc Phong Linh - Dạ Cầm. Bài "Chuyện buồn tình yêu" thật ra là bài "Chia ly" của Đỗ Lễ.
1
null
Thạch địa tầng là một bộ phận của địa tầng học có nhiệm vụ mô tả và sắp xếp một cách có hệ thống các đá của vỏ Trái Đất vào các phân vị được đặt tên riêng biệt dựa vào đặc điểm thạch học và mối liên hệ địa tầng của chúng. Các phân vị thạch địa tầng. Các phân vị chính thức. Các phân vị thạch địa tầng chính thức gồm: Các phân vị không chính thức. Các đơn vị không chính thức đã được sử dụng như "thạch đới" hoặc "đới" để chỉ các phân vị địa tầng bao gồm các tập hợp đá nhận biết được theo đặc tính thạch học nhưng không có cơ sở thích hợp để chỉ định là phân vị chính thức. Các thể thạch địa tầng được nhận biết do mục đích thực dụng nhiều hơn tính đồng nhất về thạch học như tầng chứa nước, cát chứa dầu, vỉa than khai thác được xem là phân vị không chính thức. Tuy nhiên, có thể xem chúng là chính thức như hệ lớp, hệ tầng nếu chúng có giá trị trong luận giải địa tầng khu vực.
1
null
Trịnh Hưng (1930 - 2008) là một nhạc sĩ Việt Nam. Ông được biết đến nhiều qua các ca khúc "Tôi yêu", "Lối về xóm nhỏ", "Lúa mùa duyên thắm". Cuộc đời. Nhạc sĩ Trịnh Hưng tên thật là Trịnh Hưng (sau này đổi tên thành Nguyễn Văn Hưng) sinh năm 1930 tại Hà Nội. Cha ông là một quan huyện, còn mẹ là thứ thiếp. Ông mồ côi mẹ lúc mới ba tuổi nên sống với một người bà con ở Hà Nội. Từ năm 1945 đến 1953, ông tham gia kháng chiến chống Pháp với chức vụ Đội phó văn công Trung đoàn Thăng Long. Năm 1954, ông hồi thành rồi theo đoàn người di cư vào miền Nam. Tại đây, ông mở lớp nhạc dạy đàn, sáng tác và luyện giọng tại đường Cao Thắng - Sài Gòn. Học trò của ông có nhiều người thành danh như Ánh Tuyết, Bạch Yến, Thanh Thúy, Đỗ Lễ, Phạm Thế Mỹ và đặc biệt là nhạc sĩ Trúc Phương. Ông bắt đầu sáng tác nhạc vào những năm 1950 nhưng khoảng sáu năm sau mới được chú ý. Nhạc của ông lời ca mộc mạc, trong sáng, vui tươi, chan chứa tin yêu, gợi cho người nghe một cảm giác thanh bình, an lành nơi thôn dã. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông ở lại Việt Nam. Năm 1980, con trai cả của ông bị bắt đi lính sang Campuchia chống Khmer Đỏ, chịu không nổi nên đã bỏ trốn. Hai năm sau bị công an bắt được và hành hung đến chết. Trịnh Hưng phẫn uất nên đã viết bài "Ta quyết tâm giết lũ Hồ", cũng vì bài này nên Trịnh Hưng bị đi tù 8 năm ở Hàm Tân. Năm 1990, sau khi ra tù, ông được con gái bảo lãnh sang Pháp. Tại đây, ông theo đạo Tin Lành và cộng tác với các tạp chí văn học. Ông mất ngày 10 tháng 5 năm 2008 tại Paris, Pháp.
1
null
Trận Falkirk diễn ra vào ngày 22 tháng 7 năm 1298, một trong những trận đánh lớn nhất của cuộc chiến tranh giành độc lập đầu tiên của Scotland. Dưới sự chỉ huy của vua Edward I, quân đội Anh đã đánh bại quân Scotland, được chỉ huy bởi William Wallace. Ngay sau khi trận chiến kết thúc, Wallace đã từ chức Người giám hộ của Scotland. Bối cảnh. Vua Edward I đang tham chiến chống lại Pháp ở Flanders khi nhận được tin thất bại về quân đội miền Bắc của mình tại trận Cầu Stirling. Sau khi ký thỏa thuận ngừng bắn với Philip Công Bằng, ông quay về Anh vào tháng 3 năm 1298 và ngay lập tức bắt đầu tổ chức quân đội cho cuộc xâm lược Scotland thứ hai. Như là một bước chuẩn bị sơ bộ, ông dời triều đình về York, nơi được để làm kinh đô tạm thời trong sáu năm tới. Tháng tư, hội đồng chiến tranh được triệu tập để hoàn tất các công việc chuẩn bị cuối cùng cho cuộc viễn chinh. Các quý tộc Scotland đều được triệu tập tới tham dự, và khi không thấy sự xuất hiện của họ, họ bị coi là những kẻ phản bội. ngày 25 tháng 6, Edward ra lệnh hội quân ở Roxburgh. Các lực lượng của ông ngoài mức mong đợi: 2.000 kị binh thiết giáp và 12.000 bộ binh được trả lương, ngoài ra còn có một lượng lớn các cung thủ xứ Wales. Edward tiên quân vào miền trung Scotland trong khi quân đội của Wallace bí mật theo dõi người Anh, cố ý tránh chiến đấu trực tiếp cho đến khi tình trạng thiếu lương thực, tiền bạc buộc Edward phải rút lui, còn tại thời điểm này người Scotland sẽ quấy rối quân đội của ông. Hạm đội vận tải của Edward đã bị trì hoãn bởi thời tiết xấu, và khi quân đội đến miền trung Scotland thì vừa mệt vừa đói. Bộ binh xứ Wales đã dần mất tinh thần. Trong khi quân đội đóng trại tại Temple Liston, gần Edinburgh, một cuộc bạo động do say rượu đã bị trấn áp bởi kỵ binh tiếng Anh, những người đã giết chết 80 người Welsh. Edward đành phải ra lệnh từ từ rút quân để tránh nhục nhã từ những kẻ thù mà con trai ông đã vô tình tạo nên. Khi rút quân về Edinburgh, ông đã nhận được thông tin tình báo rằng Wallace đưa quân lên các vị trí trong Rừng Callendar, chỉ cách Falkirk có 13 dặm, và đã sẵn sàng để đuổi theo quân Anh đang rút lui. Edward vô cùng vui mừng:"Thiên Chúa muôn năm... chúng không cần phải theo đuổi ta, vì ta sẽ gặp lại chúng ngay ngày hôm nay." Trận chiến. Quân đội Scotland, một lần nữa tạo thành chủ yếu bởi các lính giáo tại Stirling, đã được sắp xếp trong bốn đội lính ưu tú của quân Scotland. Các ngọn giáo dài chĩa ra ở những độ cao khác nhau đã cho những kẻ tấn công không thể chọc thủng hàng ngũ của họ. Các khoảng trống giữa các đội giáo đã được lấp đầy bằng các cung thủ và phía sau có một đội quân nhỏ các kị binh hạng nặng, được gửi đến bởi các quý tộc Scotland. Vào thứ ba ngày 22 tháng 7, kỵ binh Anh được chia thành bốn tiểu đoàn, đã nhìn thấy của đối phương khó có thể đánh bại của họ. Cánh trái được chỉ huy bởi bá tước Norfolk, bá tước Hereford và bá tước Lincoln.Hậu quân dưới sự chỉ huy của Antony Bek, Đức Giám mục của Durham, trong khi vua chỉ huy cánh quân trung tâm, vẫn còn đang cách một khoảng cách nhỏ so với quân tiên phong. Khi nhìn thấy đối phương, Norfolk và các đồng minh của ông bắt đầu tấn công ngay lập tức, nhưng gặp phải một đầm lầy nhỏ phía trước các vị trí Scotland, đã phải đi một đường vòng dài về phía tây trước khi có thể tiến tới gần cánh phải quân đội của Wallace. Bek đã cố gắng để giữ vững tiểu đoàn của mình để chờ quân của nhà vua nhưng bị bác bỏ bởi các hiệp sĩ thiếu kiên nhẫn đang muốn lao tới tấn công bên trái quân Scotland ngay lập tức. Một đội ngũ kị binh lao thẳng tới đội hình của Scotland theo một khôi đông đảo và vô tổ chức. Các kị binh của John Comyn, khoảng 30 người đã bỏ chạy ngay lập tức. Các cung thủ Scots được chỉ huy bởi Hiệp sĩ John Stewart Bonkill, em trai của High Steward của Scotland đã nhanh chóng bị tiêu diệt. Nhưng các đội lính giáo vẫn đứng vững, bất chấp các đợt xung phong của kị binh Anh. Các hiệp sĩ Anh bị đẩy lùi và nhiều người đã thiệt mạng. Vua Edward đến kịp lúc để chứng kiến kỵ binh của mình đang bị đánh bại và ông nhanh chóng khôi phục lại kỷ luật. Các hiệp sĩ đã ra lệnh thu hồi binh lính và Edward chuẩn bị sử dụng các chiến thuật mà Bá tước của Warwick đã sử dụng để đánh bại các giáo binh người Welsh tại trận Maes Moydog năm 1295. Các cung thủ của Edward I nhanh chóng đứng vào vị trí và sử dụng vũ khí cung dài chết người của họ, vượt trội hơn hẳn các đội cung thủ thiếu kinh nghiệm của Scotland. Mưa tên còn được tiếp sức bằng những viên đá lửa từ máy bắn đá của quân đội Anh. Các đội giáo binh trở thành mục tiêu dễ dàng, họ đã không có gì phòng vệ và cũng chẳng có nơi nào để ẩn náu. Không thể rút lui cũng như tấn công, quân Scotland thiệt hại phần lớn lực lượng sau trận mưa tên đầu tiên. Kỵ binh Anh chờ đợi theo lệnh của nhà vua, cho đến khi hàng ngũ quân Scotland đã bị dàn mỏng đủ để cho phép kị binh xung phong và kết thúc cuộc chiến. Đa phần quân Scotland bị giết trên chiến trường, bao gồm cả Macduff, con trai bá tước xứ Fife. Những người sống sót, bao gồm cả Wallace, may mắn chạy thoát, chủ yếu là nhờ vượt qua khu rừng Torwood gần đó. Ý nghĩa. Đối với Edward, chiến thắng Falkirk là một chiến thắng rất cần thiết. Với thất bại của con trai ông trước Wallace và cuộc chiến tranh tốn kém đang diễn ra ở Pháp, bắt đầu cho thấy vương triều của ông không còn vững bền nữa. Thương vong của các lãnh đạo Scotland không đến mức quá nặng nề, bao gồm hiệp sĩ John de Graham, hiệp sĩ John Stewart của Bonkill, Macduff của Fife và Andrew Moray.
1
null
Longobards tại Italia, những nơi chốn của quyền lực (568–774 CN) ở Ý bao gồm 7 khu vực bao gồm các nhà thờ, tu viện, pháo đài là những bằng chứng quan trọng về văn hóa của người Lombard thuộc nhóm Giéc-man, di chuyển từ Bắc Âu đến Ý từ thế kỷ 6 đến thế kỷ 8. Các công trình này dung hợp các phong cách đánh dấu sự chuyển tiếp từ Cổ đại sang Trung đại Âu châu, dựa trên di sản của La Mã cổ đại, tinh thần Kitô giáo, ảnh hưởng Byzantine và Bắc Âu Giéc-man. Danh sách địa điểm. Cividale del Friuli. Khu vực Gastaldaga và phức hợp Tòa giám mục tại Cividale del Friuli bao gồm khu vực Gastaldaga với ngôi đền Longobard nhỏ và phức hợp Tòa giám mục là những gì còn sót lại của dinh giám mục nằm dưới Bảo tàng Khảo cổ học Quốc gia Cividale del Friuli Tu viện San Salvatore-Santa Giulia. Khu vực hoành tráng với quần thể tu viện San Salvatore-Santa Giulia tại Brescia bao gồm tu viện Santa Giulia cũng như vương cung thánh đường San Salvatore và khu vực khảo cổ La Mã. Được thành lập vào năm 753 như một nhà thờ dành cho tu viện bởi Desiderius, công tước Brescia và vị vua tương lai của người Longobard và vợ của ông, nữ hoàng Ansa. Tu viện San Salvatore, đặc trưng bởi việc sử dụng phong cách Longobard đương đại và các họa tiết trang trí cổ điển và công phu, là một trong những ví dụ điển hình về kiến trúc tôn giáo Sơ kỳ Trung cổ. Qua nhiều thế kỷ, nó đã được sửa đổi nhiều lần và trở thành một phần của khu phức hợp mới, nơi có Nhà thờ dành riêng cho Santa Giulia, được hoàn thành vào năm 1599. Ở phía tây của quần thể tu viện là khu vực hoành tráng bao gồm điện Capitolium, thánh địa của nền cộng hòa và nhà hát La Mã, gắn liền với những câu chuyện về San Salvatore-Santa Giulia. Tòa nhà tôn giáo lâu đời nhất của khu tòa án La Mã có niên đại vào cuối thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Mức độ bảo tồn đặc biệt của các khía cạnh kiến ​​trúc và trang trí làm cho khu vực khảo cổ này trở thành một ví dụ độc đáo ở miền bắc nước Ý. Castelseprio (Tỉnh Varese). Lâu đài với Tháp Torba và nhà thờ ngoại thành, "Santa Maria foris portas" Spoleto (Tỉnh Perugia). Vương cung thánh đường San Salvatore Campello sul Clitunno (Tỉnh Perugia). Tempietto del Clitunno Benevento. Phức hợp Santa Sofia Monte Sant'Angelo (Tỉnh Foggia). Đền thánh San Michele
1
null
Chùa Tây Tạng (西藏寺) là một ngôi chùa Việt Nam, hiện tọa lạc tại 46B Thích Quảng Đức, phường Chánh Nghĩa, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Ngôi chùa này thuộc hệ phái Kim Cương thừa, và đã được sách "Kỷ lục Việt Nam" xác lập kỷ lục là "Ngôi chùa có tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng tóc lớn nhất". Giới thiệu sơ lược. Chùa Tây Tạng do Thiền sư Minh Tịnh (còn gọi là Hòa thượng Chơn Phổ-Nhẫn Tế) sáng lập vào năm 1928 với tên gọi Bửu Hương Tự (寶香寺). Lúc bấy giờ, chùa chỉ là một am nhỏ thờ Phật cất trên một ngọn đồi thấp có nhiều cây cổ thụ, để thiền sư tu tập và phổ độ chúng sanh . Năm 1937, sau khi thiền sư Minh Tịnh vân du đất Phật trở về, mới cho đổi tên chùa thành Tây Tạng Tự. Sau lần đại trùng tu vào năm 1992, chùa Tây Tạng có dáng dấp gần giống như một ngôi chùa ở xứ sở Tây Tạng.Bước vào phía trước cổng Chùa ta sẽ gặp hai câu đối do Thiền sư Minh Tịnh đặt với sự kết hợp rất nhịp nhàng hai tên trước kia và hiện nay của Chùa: 西歸獨妙天真寶/ 藏出含靈地正香 Tây quy độc diệu thiên chơn Bửu / Tạng xuất hàm linh địa chánh Hương Chánh điện có cấu trúc hình khối vuông, chính giữa là ngôi tháp, tứ giác có chiều cao trên 15 m. Ở tầng thượng nóc chùa có 5 điện thờ 5 vị gọi là "Ngũ trí Như Lai", là 5 vị Phật của Phật giáo Tây Tạng. Bên trong chánh điện thiết kế thờ phượng như một pháp hội khi Phật Thích Ca còn tại thế. Ở giữa điện thờ tượng Phật Thích Ca ngồi thiền cao 2,3 m. Chung quanh có chư Phật và Bồ tát ở các vị trí, như tầng dưới thờ Địa Tạng, Di Lặc; tầng kế thờ Phổ Hiền, Văn Thù; tầng trên thờ Quan Âm, Đại Thế Chí, v.v... Bức tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng tóc. Đặc biệt, trong chùa có bức tượng Đạt Ma Sư Tổ được sách "Kỷ lục Việt Nam" xác nhận là bức tượng bằng tóc lớn nhất Việt Nam. Tượng mô tả hình tướng của Sơ tổ Thiền tông Bồ Đề Đạt Ma đang bước đi, trên vai là một đòn gánh, đầu đòn gánh bên tay phải là túi càn khôn và đầu bên trái là hòm kinh Lăng Già. Trên đòn gánh còn treo một chiếc nón lá đậm chất Việt Nam. Tượng gồm 3 phần rời nhau, được gắn lại bằng keo dán. Chỉ trừ phần khung được làm bằng sắt còn chất liệu chủ yếu bằng tóc được thu nhận từ các Phật tử, kết hợp với mật rỉ đường và vôi vữa. Tượng có chiều cao 2,83 m, chiều ngang tính từ túi Càn khôn đến kinh Lăng già là 1,74 m. Tượng được ông Nguyễn Khắc Bửu cùng với các ông Nguyễn Chí Cơ và Tôn Ngọc An làm trong 2 năm (1982 - 1983) mới hoàn thành. Các thông tin khác. Ngoài ra, trong chùa Tây Tạng hiện còn cuốn nhật ký lưu giữ hình ảnh và sự kiện hành trình về đất Phật một cách chi tiết, đầy đủ từng ngày từ Việt Nam qua Ấn Độ - Nepal - Tây Tạng và ngược lại của thiền sư Minh Tịnh. Cuốn nhật ký này, có thể xem như là tập "Tây Trúc - Tây Tạng ký" ghi rõ thời gian, các địa danh và Phật sự suốt cuộc hành trình từ khi ngài xuất hành từ Thủ Dầu Một (Bình Dương), rời bến Nhà Rồng (Sài Gòn) vào ngày 17 tháng 4 năm 1935 cho đến khi trở về nước vào ngày 30 tháng 6 năm 1937 (kéo dài 2 năm 2 tháng 13 ngày). Cuốn nhật ký ghi bằng thủ bút của thiền sư với nét chữ nghiêng, đẹp, rõ ràng bằng chữ quốc ngữ, có xen lẫn ghi chú bằng tiếng Pháp, Anh, Tây Tạng, Phạn. Nhật ký có độ dày trên 300 trang khổ lớn, hiện còn lưu giữ cẩn thận tại chùa Tây Tạng. Và có thể nói Sư là một "tiểu Huyền Trang của Việt Nam" . Hiện nay, chùa Tây Tạng do Hòa thượng Thích Chơn Hạnh làm trụ trì, chăm lo sự phát triển chung của ngôi cổ tự. Số xá lợi Phật do Thiền sư Minh Tịnh thỉnh về từ đất Phật được chia làm hai phần, một mang về nghiêm thờ tại chùa Thiên Thai ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, phần được lưu lại thờ phụng ở chùa Tây Tạng.
1
null
Azerbaijan (; ), tên chính thức là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Azerbaijan (, ), viết tắt CHXHCNXV Azerbaijan hay Azerbaijan Xô viết, là một trong các nước cộng hòa hình thành nên Liên Xô từ năm 1922 đến năm 1991. Azerbaijan được thành lập ngày 28 tháng 4 năm 1920 khi Nga Xô viết đưa các nhân vật thân Liên Xô lên nắm chính quyền. Ban đầu, trong hai năm đầu tiên, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Azerbaijan là một quốc gia độc lập cho đến khi được hợp nhất vào Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Ngoại Kavkaz, cùng với Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Armenia và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Gruzia. Vào tháng 12 năm 1922, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Ngoại Kavkaz trở thành một bộ phận của Liên bang Xô viết mới thành lập. Hiến pháp của Azerbaijan đã được Đại hội Xô viết bất thường toàn Azerbaijan khóa IX thông qua vào ngày 14 tháng 3 năm 1937. Ngày 19 tháng 11 năm 1990, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Azerbaijan đổi tên thành "Cộng hòa Azerbaijan," tiếp tục là một phần của Liên Xô trước khi độc lập vào năm 1991. Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Azerbaijan chấm dứt hoàn toàn tồn tại vào năm 1995, khi thông qua Hiến pháp mới của Azerbaijan.
1
null
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Gruzia ( "sakartvelos sabch'ota socialist'uri resp'ublik'a"; "Gruzinskaya Sovetskaya Sotsialisticheskaya Respublika"; viết tắt là CHXHCNV Gruzia) là một trong 15 nước vệ tinh thuộc Liên Xô cũ. Nó có ranh giới tương đương với nước Gruzia ngày nay, một quốc gia tồn tại từ trước đó ở vùng Kavkaz đã giành được quyền tự chủ với vị thế một cộng hòa cấu thành của Liên Xô sau khi bị sáp nhập và Đế quốc Nga năm 1810 và Liên Xô năm 1920, và giành được độc lập cùng với sự giải thể của Liên Xô vào năm 1991.
1
null
Jerry Lee Lewis (29 tháng 9 năm 1935 – 28 tháng 10 năm 2022) là một nhạc sĩ - ca sĩ nhạc đồng quê và rock 'n' roll của Mỹ. Ngoài ra, ông cũng là một nghệ sĩ piano rất tài năng. Biệt danh của ông là "The Killer" ("Sát thủ"). Khởi đầu với rock 'n' roll, Lewis đã có rất nhiều ca khúc thành công vào cuối thập niên 50 như "Great Balls of Fire", "Whole Lotta Shakin' Goin' On", "Breathless" và "High School Confidential". Tuy nhiên, sự nghiệp của ông bị gián đoạn mạnh mẽ với vụ bê bối kết hôn với người em họ dưới tuổi thành niên. Ông chỉ có một chút thành công sau tai tiếng đó trước khi trở lại vào cuối những năm 60 với những ca khúc nhạc đồng quê như "Another Place, Another Time". Một vài ca khúc đình đám nữa còn được biết đến suốt những năm 60 và 70 của thế kỷ XX. Lewis tiếp tục có những thành công khi ông đem rock 'n' roll vào những bản hát lại các ca khúc của The Big Bopper như "Chantilly Lace" và "Rockin' My Life Away". Cho tới tận thế kỷ XXI, Lewis vẫn tiếp tục trình diễn và đi tour khắp thế giới cho tới khi phát hành album gần nhất – "Last Man Standing" (2006): đây cũng là album bán chạy nhất sự nghiệp của ông với khoảng 1 triệu bản đã bán. Lewis được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll vào năm 1986, cùng lúc ông cũng có tên tại Đại sảnh Danh vọng Rockabilly. Năm 2003, tạp chí "Rolling Stone" xếp album "" của ông ở vị trí 242 trong danh sách "500 album vĩ đại nhất". Tới năm 2004, ông có tên trong danh sách "100 nghệ sĩ vĩ đại nhất" ở vị trí số 24. Album trực tiếp của ông, "Live at the Star Club, Hamburg", được nhiều nhà báo và người hâm mộ đánh giá là một trong những album trực tiếp xuất sắc nhất lịch sử nhạc rock and roll. Jerry Lee Lewis cũng là thành viên của "Bộ tứ triệu đô" của Sun Records và thành viên tham gia siêu album "Class of '55" trong đó bao gồm cả Johnny Cash, Carl Perkins, Roy Orbison và Elvis Presley. Ông qua đời vào ngày 28 tháng 10 năm 2022 tại nhà riêng ở Nesbit, Mississippi hưởng thọ 87 tuổi. Vào thời điểm ông qua đời, ông đang hồi phục sau bệnh cúm.
1
null
Lạc Phủ (chữ Hán: 洛甫; 1900 - 1976) tên thật Trương Văn Thiên (Tiếng Trung giản thể: 张闻天; Tiếng Trung phồn thể: 張聞天; bính âm: Zhang Wéntiān) là Tổng Bí thư thứ VI của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1935 đến năm 1943. Trương Văn Thiên sinh ngày 30 tháng 6 năm 1900 tại Giang Tô, từng học một năm tại Đại học ở California. Sau đó, gia nhập Đảng Cộng sản và đã được gửi đến học tại Đại học Tôn Trung Sơn Moscow từ 1926 đến 1930. Tại đây, ông cùng Vương Minh và Tần Bang Hiến, cùng với các nhân vật nổi tiếng khác trong sinh viên Trung Quốc như Vương Gia Tường và Dương Thượng Côn, thành lập một nhóm chính trị được gọi là 28 người Bolshevik. Họ tự cho mình là những người theo chủ nghĩa Marx chính thống. Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong cuộc Vạn lý Trường chinh, sau thảm bại ở Tương Giang, tại Đại hội Tuân Nghĩa, quyền lãnh đạo đảng và quân đội của Lý Đức và Bác Cổ bị chống đối một cách quyết liệt. Kết quả hội nghị là Trương Văn Thiên lên làm tổng bí thư, (tuy nhiên quyền hành thực tế nằm trong tay Mao Trạch Đông.) Năm 1951, ông được bổ nhiệm làm Đại sứ Trung Quốc tại Liên Xô, từ năm 1954 đến năm 1960, ông là thứ trưởng Bộ Ngoại giao của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Trong Cách mạng Văn Hóa. Khi Mao tiến hành Đại nhảy vọt, Trương Văn Thiên là người dám chỉ trích Đại nhảy vọt và phong cách lãnh đạo của Mao Trạch Đông, ông quan điểm thà nói lên sự thật rồi chết còn hơn sống thảm hại như một vật vô tri, vô giác. Tại hội nghị Lư Sơn, ngày 23/7/1959, Mao Trạch Đông triệu tập cuộc họp mở rộng Bộ Chính trị để lên án một số thành phần trong và ngoài đảng đang câu kết với nhau để công kích sự lãnh đạo của đảng. Sau đó, một quyết định nghiêm khắc của đảng đã được thông qua, theo đó Trương Văn Thiên, Bành Đức Hoài, Hoàng Khắc Thành, Châu Tiểu Châu bị quy là hữu khuynh. Ngày 16/8/1959, Hội nghị ra nghị quyết nêu rõ: Cần đưa Bành Đức Hoài, Trương Văn Thiên, Hoàng Khắc Thành, Chu Tiểu Châu ra khỏi các cương vị công tác của họ trong Bộ Quốc phòng, Ngoại giao và tỉnh Hồ Nam, song vẫn giữ các chức vụ của họ trong Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương. Năm 1969, Trương Văn Thiên bị Cách mạng Văn hóa quy là Bè lũ Chống Đảng và bị bắt đưa tới Vô Tích, Giang Tô. Ông chết trong tù vào ngày 01 Tháng Bảy 1976. Cho đến khi thời kỳ Đặng Tiểu Bình lãnh đạo Đảng ông mới được khôi phục danh dự.
1
null
Thủy điện Sông Tranh 2 là một tổ hợp các công trình gồm hồ chứa nước và nhà máy phát điện trên sông Tranh, một nhánh sông thượng lưu sông Thu Bồn, thuộc địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam . Thủy điện Sông Tranh 2 có công suất lắp máy 190 MW gồm 2 tổ máy , sản lượng điện trung bình hàng năm 679,6 triệu KWh, công trình có vốn đầu tư 5.194 tỷ đồng. Công trình được khởi công xây dựng từ năm 2006, và bắt đầu phát điện đầu tiên từ ngày 19 tháng 12 năm 2010. Mô tả. Công trình được đầu tư xây dựng theo quyết định số: 706/QĐ-EVN-HĐQT của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam ngày 13 tháng 12 năm 2005 được Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam duyệt cho phép đầu tư tại văn bản số: 1606/TTg-CN ngày 18 tháng 10 năm 2005. Công trình được thực hiện theo cơ chế các dự án thủy điện, tại các văn bản số: 797/CP-CN ngày 17/6/2003 và số: 400/CP-CN ngày 26/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ được thể chế bằng quyết định số: 1195/QĐ-TTg ngày 9/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Công trình gồm cụm công trình đầu mối và tuyến năng lượng. Cụm công trình đầu mối gồm: Đập chính tại tuyến IIA dài 660m gồm: - Phần đập không tràn có kết cấu là bê tông đầm lăn, nằm ở vai phải và vai trái của tuyến đập. Chiều cao đập lớn nhất là 96m, cao trình đỉnh đập 180m. - Phần đập tràn nước nằm ở khu vực lòng sông. Mặt tràn dạng ofixerop không chân không với 6 cửa  van cung, kích thước b*h= 14*14m. Kết cấu đập tràn có lõi là bê tông đầm lăn, ngoài bọc bê tông cốt  thép M200. Đập phụ nằm ở eo bờ trái, có kết cấu bằng đất đồng chất. Cao trình đỉnh đập 180m. Tuyến năng lượng được bố trí bên bờ trái hồ chứa, gồm cửa lấy nước, đường hầm dẫnnước và nhà máy thủy điện.  Sự cố năm 2012. Sau khi hoàn thành xây dựng và bắt đầu tích nước vào đầu năm 2012, thân đập bị thấm nước. Các nhà khoa học cho biết lượng nước thấm qua đập thủy điện Sông Tranh 2 đã gấp 5 lần mức cho phép, rất nguy hiểm. Bên cạnh việc nước thấm qua đập, trong tháng 9 và 10 năm 2012, hàng loạt các đợt địa chấn xảy ra trong khu vực có thủy điện được cho là động đất kích thích, một kiểu động đất xảy ra do quá trình tích nước của các hồ chứa nước. Đa số các trường hợp động đất kích thích xảy ra khi độ cao cột nước trên 100m, tuy nhiên cũng có những trường hợp độ cao cột nước thấp hơn vẫn xảy ra kiểu động đất này, ví dụ như đập Maraton, Hy Lạp cao 67 mét (độ lớn động đất 5,7), đập Camarillas, Tây Ban Nha cao 49 mét (động đất 4,1), đập Kerr, Mỹ cao 60 mét (4,9), đập Clark Hill cao 60 mét (4,3). Kiểu động đất này thường kết thúc sau 2-3 năm đến 5 năm kể từ khi hồ chứa đi vào hoạt động. Động đất năm 2016. Tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 (huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam) xảy ra trận động đất 3,2 độ Richter vào lúc 22 giờ 12 phút ngày 9-4 tại vị trí có tọa độ (độ vĩ Bắc 15.363, 108.126 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 7 km. Đây là trận động đất thứ 3 trong năm 2016 tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2. Trận động đất gần nhất xảy ra ngày 31-1 có độ lớn 3,7 độ Richter, trận trước đó ngày 24-1 có độ lớn 3,3 độ Richter.
1
null
Công tước là một danh xưng để chỉ một tước hiệu quý tộc cao cấp thời phong kiến. Tước hiệu Công tước (và tương đương) từng phổ biến ở khắp châu Âu và Đông Á, tuy nhiên, đến ngày nay, chỉ còn một số quốc gia trên thế giới duy trì nền quân chủ vẫn duy trì tước hiệu này. Từ nguyên. Trong tiếng Việt, danh xưng Công tước có bắt nguồn từ trong chữ Hán (). Có nguồn gốc từ thời cổ đại Trung Quốc, tước "Công" là tước vị đứng đầu trong hệ thống Ngũ đẳng tước quý tộc thời nhà Chu, bao gồm: "Công, Hầu, Bá, Tử và Nam". Nguyên chữ [Tước; 爵] là một loại dụng cụ uống rượu thời nhà Chu, các chư hầu cần căn cứ 5 loại địa vị khác nhau sẽ mang một "tước" khác nhau, do vậy hệ thống thứ bậc giữa các chư hầu này được gọi chung là Tước vị (爵位). Trong các tài liệu tiếng Việt, danh xưng Công tước thường được dùng để chuyển ngữ tương đương cho các tước hiệu quý tộc châu Âu có nguồn gốc từ danh hiệu dux ("đốc quân") xuất phát từ thời kỳ Cộng hòa La Mã, như "duc" (tiếng Pháp), "duke" (tiếng Anh), "duque" (tiếng Tây Ban Nha), "duca" (tiếng Ý), "herzog" (tiếng Đức), "герцог" (tiếng Nga)... Thông thường, tước hiệu Công tước được dùng cho nam giới. Đối với nữ giới sẽ có sự phân biệt về danh xưng như sau: Tuy vậy, tùy vào từng thời kỳ và mỗi quốc gia mà hệ thống Công tước có nhiều điểm giống nhau lẫn khác nhau. Hình thành và phát triển. Đông Á. Trung Quốc. Sau khi giành chính quyền từ tay nhà Thương, Chu công Đán đã phò tá Chu Vũ vương xây dựng nhà Chu, định việc chia đất, phong tước cho những người có công. Theo đó, Thiên tử nhà Chu có địa vị tôn quý nhất, giữ tước Vương, các chư hầu còn lại phân thành năm bậc tước: Công, Hầu, Bá, Tử, Nam, theo thứ tự từ cao xuống thấp. Theo hệ thống này, tước Công là lớn nhất, địa vị chỉ sau Thiên tử nhà Chu, ban đầu sơ phong 4 chư hầu, gồm Tống, Quắc, Chu và Ngu, sau có thêm Tề, Lỗ, Trịnh. Mặc dù nhà Chu định ra chế độ tông pháp và các biện pháp hạn chế thế lực các chư hầu, các Công quốc cũng phát triển rất lớn mạnh, giữ thế lực nền tảng trong các chư hầu. Đến thời Xuân Thu, bắt đầu xuất hiện rất nhiều Công quốc lớn mạnh, thế lực bắt đầu lấn át Thiên tự, đáng kể như Lỗ, Trịnh. Sang thời Chiến Quốc, thời kỳ "Lễ băng Nhạc hư", Ngũ đẳng Tước chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa, các nước tự xưng Vương. Thời nhà Tần, triều đình theo chế độ "Nhị thập đẳng tước" (二十等爵), song trong đó không có tước Công, sau tước Vương là liền đến Hầu tước. Triều đại nhà Hán mô phỏng nhà Tần, cũng không phong tước Công vào hàng tước hiệu chính thức, chư hầu khác họ đều chỉ phong Hầu. Nếu phong tước Công, chỉ là trường hợp Nhị vương Tam khác (二王三恪) đặc thù thời nhà Chu, tức là chỉ phong các hậu duệ triều đại trước, hàm ý vỗ về trấn an. Thời Hán Thành Đế, hậu duệ nhà Chu là Chu Thừa Hưu hầu cùng hậu duệ nhà Thương là Ân Thiệu Gia hầu phong lên Công, sang thời Hán Bình Đế sửa làm Trịnh công (鄭公) cùng Tống công (宋公). Đến Đông Hán, các con trai của Hán Quang Vũ Đế cũng có tước Công, sau cũng nâng thành Vương, đến cuối thời Đông Hán mới có Tào Tháo thụ phong Ngụy công (魏公), địa vị đặc biệt ở trên các Vương. Đến nhà Đường lại thiết lập lại, có có các tước: Ngoài ra, con cháu của một số thánh nhân cũng được phong tước công, điển hình như các hậu duệ của Khổng Tử, được phong tước Diễn Thánh công và đây là tước vị phong kiến tồn tại lâu dài nhất trong lịch sử Trung Quốc, vì mãi đến năm 1935 thì chính phủ Trung Hoa Dân Quốc mới bãi bỏ tước vị này và thay vào đó gọi là "Phụng tự quan", vẫn cho hậu duệ của Khổng Tử đảm nhiệm cho đến tận ngày nay. Chức Phụng tự quan được trả lương và phân ngạch tương đương với bộ trưởng trong nội các chính phủ. Phong hiệu của từng tước vị, tùy vào quy định của mỗi triều đại hoặc mỗi quốc gia mà có khác nhau. Thông thường tước "Quốc công" chỉ có một phong hiệu lấy từ tên của đất phong (thường là quận), như "Phong Quốc công", "Vinh Quốc công"... Việt Nam. Lịch sử Việt Nam ghi nhận năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Bặc được phong làm Định Quốc công (定國公), đứng đầu các công thần, quản lý việc nội chính. Chưa rõ đây là một chức vụ hay chỉ là một tước vị, nhưng có thể xem Nguyễn Bặc là người đầu tiên trong lịch sử Việt Nam được phong bậc Công tước. Tuy nhiên, mãi đến thời nhà Lý, chế độ phong tước vị mới bắt đầu được quy định chặt chẽ. Ngoài bậc Vương tước cao quý, chỉ dành cho các hoàng tử, các anh em và con trai khác của Hoàng đế, các tước vị Quốc công (國公) và Liệt hầu (列侯) cũng được đặt ra để dành phong cho tôn thất và công thần. Trên thực tế, tước Quốc công rất ít khi được ban phong, chỉ dành cho các đại công thần. Như Lý Thường Kiệt sinh thời được ân ban "Khai Quốc công" (開國公), sau khi qua đời thụ tước "Việt Quốc công" (越國公), thực ấp 10.000 hộ và cho người em là Lý Thường Hiến được kế phong tước Hầu. Thời nhà Trần, phàm các Thân vương vào triều làm Tể tướng, đều gọi là ["Quốc công thượng hầu"], nếu vào trong nội đình chầu thì gia thêm tước Quan nội hầu. Như Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, từng gia tước Quốc công, thêm "Tiết chế Thống lĩnh thiên hạ chư quân sự". Thời Hậu Lê, bắt đầu đặt thêm tước Quận công (郡公). Theo quan chế thời Hồng Đức, thì Quận công về văn ban ngang chánh nhất phẩm, võ ban tương tự. Tất cả có 6 tước được xếp theo thứ tự từ thấp đến cao là: Nam tước, Tử tước, Bá tước, Hầu tước, Quận công và Quốc công. Cả tước Quốc công và Quận công chỉ được vua ban cho những người trong hoàng tộc và những người có công với quốc gia. Nếu không phải người có công lao, danh vọng lớn, thì không được dự phong. Dưới thời Lê sơ, nhiều công thần hàng đầu từ thời kháng chiến chống quân Minh xâm lược (bao gồm cả Nguyễn Trãi) cũng chưa từng được phong tới Quận công. Phần lớn trong số này nếu có được phong tới tước Công thì cũng là hình thức truy tặng của nhà vua sau khi họ đã chết tới vài chục năm hoặc có trường hợp tới thậm chí cả hơn trăm năm. Dưới thời Lê-Trịnh trong hơn 200 năm với thể chế lưỡng đầu mà thực quyền thuộc về các chúa Trịnh (nối đời thế truyền vương tước) thì rất ít người ngoài hoàng tộc (tôn thất) hai họ Lê và Trịnh lúc sinh thời được phong tới tước Quốc công. Đa số dù có công lao và binh quyền rất lớn (chẳng hạn như Nguyễn Hữu Chỉnh) cũng thường chỉ được phong tới tước cao nhất là Quận công lúc sinh thời. Duy chỉ có một trường hợp cực kỳ đặc biệt, Nguyễn Bỉnh Khiêm vốn chỉ là một "văn nhân thuần túy" (tức là những người không phải quan tướng nắm binh quyền và chưa từng cầm quân ra trận), không phải là công thần khai quốc và lại không có quan hệ thân thích với hoàng tộc, nhưng lại được vua nhà Mạc phong cho tước hiệu Trình Quốc công (程國公) ngay từ lúc sinh thời, gần 20 năm trước khi ông mất. Sự thật lịch sử này căn cứ vào 3 tấm văn bia do chính ông soạn lúc đã cáo quan về quy ẩn tại quê nhà. Kiểu "văn nhân cầm quân" chẳng hạn như Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Công Trứ hay Trương Đăng Quế có nhiều cơ hội để lập quân công với triều đình hơn kiểu "văn nhân thuần túy" nên họ thường được phong tước hiệu cao hơn. Việc phong tước hiệu Quốc công cho Nguyễn Bỉnh Khiêm ngay từ lúc còn sống đã chứng tỏ sự trân trọng cực lớn mà vua Mạc dành cho ông và có thể xem đây là một sự ghi nhận mang tính biểu tượng của nhà vua đối với những đóng góp của ông cho triều đại này. Thờ nhà Nguyễn đặt thêm tước Thân công ( 親公), xếp trên cả Quốc công và Quận công, chỉ xếp sau tước Vương. Tước Thân công và Quốc công chỉ dùng để phong cho các hoàng tử. Các công thần dù công lao to lớn đến đâu cũng chỉ được phong đến tước Quận công. Một số trường hợp rất hiếm hoi mới được truy phong lên tước Quốc công sau khi đã qua đời, mà chủ yếu là các trọng thần có con gái được truy phong hiệu hoàng hậu. Sau Cách mạng tháng 8, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, bãi bỏ chế độ quân chủ. Hệ thống tước vị quý tộc cũng bị bãi bỏ hoàn toàn. Triều Tiên. Trong lịch sử Triều Tiên, tước vị Gongjak ("공작") xuất hiện lần đầu tiên vào triều đại Goryeo và giữ vị trí cao nhất trong năm bậc "Gong" (공), "Hu" (후), "Baek" (백), "Ja" (자) và "Nam" (남). Tước vị Công tước cũng được phân làm 2 bậc nhỏ là Gukgong (국공, "Quốc công") và Gungong (군공, "Quận công"). Thông thường các vương tử Cao Ly sẽ được phong tước Hầu ("Hu") rồi mới được thăng lên tước Công ("Gong"). Vào thời Trung Liệt vương, Cao Ly bị suy yếu và bị nội thuộc của nhà Nguyên, tuy các vua Cao Ly vẫn được làm vua, nhưng mất thực quyền, phải xưng thần với thiên triều nhà Nguyên, thậm chí, vua Nguyên là Hốt Tất Liệt còn cấm các vua Cao Ly không được phép truy đặt miếu hiệu. Tước Công cũng không được sử dụng. Mãi đến thời Cung Mẫn vương, Cao Ly mới thoát được ách của người Mông Cổ, tước Công cũng vì thế được phục hồi. Đến triều đại Joseon, vua Thái Tông không muốn máy móc rập khuôn Trung Hoa, nên đã cho đổi tước Công thành Phủ viện Đại quân (府院大君, 부원대군, "Buwon Daegun"), tước Hầu thành "Quân" (君, 군, "Gun"), tước Bá thành "Phủ viện quân" (府院君, 부원군, "Buwongun"). Sau khi Đế quốc Đại Hàn được thành lập vào năm 1897, đại thần Shim Soon-taek, người có đóng góp lớn nhất trong việc thành lập Đế quốc, đã được Hoàng đế Cao Tông phong tước hiệu Thanh Ninh công (靑寧公, 청녕공, "Cheongnyeonggong") vào năm 1906. Tuy nhiên, chỉ đến năm 1910, Đế quốc Đại Hàn bị sát nhập vào Đế quốc Nhật Bản. Hoàng đế Đại Hàn bị hạ xuống hàng Vương tước. Các quý tộc Đại Hàn cũng bị giáng một cấp để nhập vào hệ thống Hoa tộc của Nhật Bản. Sau năm 1945, Bán đảo Triều Tiên hình thành nên 2 chính thể cộng hòa riêng biệt, vì thế, hệ thống quý tộc cũng hoàn toàn bị bãi bỏ. Nhật Bản. Không như các nước đồng văn Triều Tiên và Việt Nam, tước hiệu được sử dụng khá muộn tại Nhật Bản. Dưới Đạo luật Quý tộc ngày 7 tháng 7 1884, do Itō Hirobumi đề xuất, triều đình Minh Trị mở rộng giai cấp quý tộc truyền đời Kazoku như một phần thưởng cho những người có đóng góp quan trọng cho quốc gia. Giai cấp Kazoku được phân thành thành 5 bậc rõ ràng, dựa trên hệ thống quý tộc Anh, nhưng với tên hiệu từ quý tộc Trung Quốc cổ đại. Bậc Công tước là bậc cao quý nhất trong Hoa tộc, chỉ đứng sau Vương tước của Hoàng gia. Con cháu của 5 gia tộc nhiếp chính ("ngũ nhiếp gia", 五摂家, "go-seike"): nhà Gia tộc Fujiwara (Konoe, Takatsukasa, Kujo, Ichijo, và Nijo) tất cả đều trở thành Công tước. Ngoài ra, tước vị Công tước còn được ban phong cho cựu Shōgun Mạc phủ Tokugawa Keiki cũng được phong bậc Công tước. Sửa đổi năm 1904 của Luật Hoàng gia năm 1889 cho phép các Hoàng tử nhỏ tuổi (ō) của Hoàng tộc từ bỏ địa vị Hoàng gia và trở thành quý tộc (dựa trên quyền của chính họ hay trở thành người thừa kế các quý tộc không có con). Như trong hệ thống quý tộc Anh, chỉ có người thực sự nắm giữ tước hiệu và phu nhân mới được coi là một thành viên của Hoa tộc. Các Công tước và Hầu tước tự động trở thành thành viên của Quý tộc Viện trong Nghị viện Nhật Bản theo thừa kế hay đến tuổi trưởng thành (trong trường hợp quý tộc này còn nhỏ tuổi). Hiến pháp Nhật Bản hủy bỏ hệ thống Hoa tộc và chấm dứt việc sử dụng tất cả các tước hiệu quý tộc ngoài Hoàng gia hiện thời. Tuy vậy, nhiều hậu duệ của các gia đình Hoa tộc vẫn tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong công nghiệp và xã hội Nhật Bản. Châu Âu. Thời kỳ Cộng hòa La Mã, danh hiệu dux ("đốc quân") trong tiếng Latinh được dùng để đề cập đến một chỉ huy quân sự mà không có một cấp bậc chính thức, và sau này nó được hiểu là một danh vị cho người đứng đầu chỉ huy về quân sự một tỉnh của La Mã. Sau khi đế chế Tây La Mã sụp đổ, những nhà cai trị của đế chế Frank đã phong cho các thủ lĩnh bộ tộc đã thần phục danh vị "dux" như một sự công nhận quyền lực quân sự và hành chính của họ tại các vùng đã được người Frank chinh phục. Về thứ hạng, đây là danh vị cao quý trong đế chế Frank, chỉ đứng sau danh vị "rex" ("nhà cai trị"). Khi đế chế Frank tan rã, quyền lực trung ương bị chia rẽ giữa các hậu duệ của Carolus Magnus. Các thủ lĩnh bộ tộc "dux" với thế lực hùng mạnh dần trở nên bất phục những người cai trị Frank. Họ cũng đồng thời thâu tóm các quyền lực bộ tộc và truyền vị lại cho những người thừa kế của mình thay vì thông qua bầu cử như truyền thống. Ngay từ thế kỷ thứ VI, Eudes xứ Aquitaine, "dux" của các vùng Aquitania và Wasconia, là người đầu tiên truyền lại vùng lãnh thổ do mình cai trị lại cho con cháu. Đến thế kỷ thứ X, khi Vương triều Caroling dần suy yếu, tất cả các "dux" đã chuyển các vùng lãnh thổ mà đế chế Frank giao cho họ cai quản trở thành những lãnh địa thuộc quyền sở hữu cá nhân với quyền cha truyền con nối. Những nhà cai trị gốc Frank về sau, cuối cùng cũng phải công nhận địa vị và quyền thừa kế của các "dux" nhằm đổi lấy sự thần phục ít nhất là về mặt danh nghĩa. Đây chính là khởi nguồn của tước hiệu Công tước trong hệ thống giai cấp quý tộc châu Âu sau này. Vào thời Trung cổ, các lãnh địa do các công tước cai trị, hay công quốc, là những lãnh thổ chủ quyền có địa vị cao, chỉ sau các vương quốc. Pháp. Tại Tây Frank, khu vực mà về sau phát triển chủ yếu thành nước Pháp, tước vị này được gọi là "duc" trong tiếng Pháp. Vào đầu Vương triều Capet, nhiều công quốc hùng mạnh như Normannia ở phía Bắc, Britannia ở phía Tây, Burgundia ở phía Đông, và Aquitania ở phía Nam, tồn tại như những "nhà nước độc lập" thực sự với cơ cấu cai trị riêng, cạnh tranh quyền lực với các vua Pháp, về mặt nào đó, cũng không hơn gì một lãnh chúa với quyền lực thực tế chỉ giới hạn trong vùng Île-de-France. Tuy nhiên, nhà Capet đã khôn khéo vận dụng cái gọi là "Phép lạ nhà Capet" (), đã lần lượt thu tóm quyền lực, loại trừ các lãnh chúa phong kiến khỏi chính quyền hoàng gia, chuyển hóa dần các lãnh địa độc lập thành những thái ấp chư hầu. Dần dần, quyền lực lãnh thổ của các công tước giảm dần khi quyền lực của hoàng gia ngày càng tăng, và tước vị công tước cuối cùng không hơn gì một tước hiệu phẩm giá. Nhìn chung, trong thời kỳ phong kiến pháp, địa vị "duc" được phân thành 3 bậc: Cũng như các tước hiệu quý tộc khác, tước hiệu công tước bị bãi bỏ trong thời kỳ Cách mạng Pháp, sau đó được phục hồi trong các thời kỳ Đệ Nhất và Đệ Nhị Đế chế. Khi chính thể Đệ Tam Cộng hòa được thành lập, tuy không chính thức bãi bỏ, nhưng cũng không thừa nhận hệ thống tước hiệu quý tộc. Danh hiệu "duc" ngày nay chỉ còn tồn tại thông qua các gia tộc như một truyền thống lâu đời được duy trì chứ không còn mang một ý nghĩa đặc biệt nào. Đức. Tại Đông Frank, khu vực mà về sau phát triển chủ yếu thành nước Đức, tước vị này được biến đổi thành "herzog" trong tiếng Đức. Sau khi Vương triều Caroling tan rã, các công quốc bộ tộc được tái thành lập, hình thành 5 công quốc gốc đầu tiên của người Đức. Đó là các công quốc Franconia, Lotharingia, Allemania, Saxonia và Bavaria. Mặc dù các vị vua của Vương triều Otto đã cố gắng giữ các công quốc như là một nhánh kiểm soát địa phương của vương quyền, nhưng đến triều đại Heinrich IV, các "dux" đã biến các công quốc thành những lãnh thổ kế vị riêng cha truyền con nối về mặt chức năng. Tuy nhiên, vào thế kỷ 12 và 13, lãnh thổ của các công quốc gốc bắt đầu bị phân mảnh do sự phân chia tài sản thừa kế. Nhiều lãnh địa nhỏ hơn được hình thành, đồng thời, các quý tộc cũng có thể mở động hoặc thu giảm các lãnh địa cai trị của mình thông qua các hoạt động chuyển mua bán, chuyển nhượng, cũng như được Hoàng đế ban phong, hình thành nên các vùng lãnh địa cai trị riêng nhất định, thường bị chia cắt về mặt địa lý. Năm 939, Công quốc Franconia bị chia thành các bá quốc và giáo phận vương quyền nhỏ, đặt chúng trực tiếp dưới quyền cai trị của các vua Đức. Năm 959, Công quốc Lotharingia được chia thành Thượng Lotharingia và Hạ Lotharingia. Năm 976, Công quốc Bavaria được chia thành các công quốc Bavaria (nhỏ hơn) và Carinthia. Tiếp theo, Công quốc Allemania được chia nhỏ lần lượt vào các năm 1079 và 1098. Năm 1156, Bá quốc Áo tách khỏi Bavaria và được nâng lên thành một công quốc. Đến năm 1180, Công quốc Styria cũng tách khỏi Bavaria. Công quốc Merania cũng được hình thành trong giai đoạn này. Tương tự, Công quốc Saxonia được chia thành Công quốc Westphalia và Công quốc Saxonia nhỏ hơn. Quá trình phân chia phức tạp đã dẫn đến một hệ quả rối rắm và chồng chéo giữa tước hiệu và lãnh địa cai trị. Anh. Ở Vương quốc Anh và các nước Châu Âu khác, tước [Công tước; Duke] thường được trao cho các Vương tử (Prince) đã cưới vợ, nhưng không phải Vương tử nào cũng vậy. Vợ của các Công tước sẽ được trao danh hiệu [Công tước phu nhân; Duchess]. Tại Châu Âu, Công tước luôn có đất phân (là một cụm quận hay hạt), được gọi là [Duchy], và khác với cách gọi của ngôn ngữ Đông Á đem tên đất phong lên đầu, tước "Duke" của Châu Âu lại đem tên đất phong ở sau, xen giữa là chữ ("of"), ví dụ ["Duke of Edinburgh"], tức Công tước xứ Edinburgh. Thụy Điển. Theo văn hóa Châu Âu, các Trữ quân tuy được định sẽ kế thừa Quốc tước (Vương) của cha, nhưng vẫn được phái đến đất phong cố định theo truyền thống cho đến khi chính thức thừa tước, đôi khi chỉ đơn giản là dành cho con trưởng. Điển hình như Công tước xứ Cornwall (Duke of Cornwall) là chức tước luôn được ban cho người con trai lớn tuổi nhất của vương thất Anh, và Công tước xứ Rothesay ("Duke of Rothesay") cho Trữ quân của ngai vàng Vương quốc Scotland, tuy nhiên sau năm 1707 thì trở thành tước phong kèm theo Trữ quân của ngai vàng Anh, bên cạnh Thân vương xứ Wales. Hiện tại William, Thân vương xứ Wales vừa là Thân vương xứ Wales, vừa là Công tước xứ Rothesay. Sang thế kỷ 19, nhiều vùng đất nhỏ trong lãnh thổ nước Đức và Ý được cai trị bởi những Công tước hoặc Đại công tước. Ngày nay, ngoại lệ có công quốc Luxembourg được cai trị bởi một công tước. Công tước là tước hiệu thế tập cao nhất trong các vương triều ở Bồ Đào Nha, Scandinavia, Tây Ban Nha và Vương quốc Anh. Ngoài ra, các "Duke" cũng có thể sở hữu một công quốc tương tự các "Công tước" (Prince), ví dụ như: Công tước xứ Bourgogne, Công tước xứ Normandy và Công tước xứ Aquitane... và họ thường là chư hầu cho các vị Quốc vương (King) hoặc thậm chí có thể độc lập. Vấn đề giải nghĩa. Rắc rối nảy sinh khi từ Công tước thường được dùng để dịch một trong 2 từ tiếng Anh: Duke hoặc Prince. Trong trường hợp thứ 2, để tránh nhầm lẫn với Duke, người ta có thể thay bằng các từ khác như Quận công, Thân vương. Tuy nhiên, trong trường hợp Prince là quân chủ của một "Principality" thì có thể dùng Thân vương, Vương công, Công quốc vương cho nhất quán với tên nước. Hiện nay ở châu Âu còn tồn tại 3 quốc gia loại "Principality" là Andorra, Liechtenstein và Monaco. Nguyên thủ các quốc gia này đều có tước hiệu "Prince" và đương nhiên được gọi là Thân vương. Theo quy định, cùng cai quản Andorra là Tổng thống Pháp và Giám mục xứ Urgel, và hai người này cùng mang tước hiệu "Đồng Thân vương xứ Andorra" (Co-Prince of Andorra; coprince d’Andorre).
1
null
HMS "Ariadne" (M65) là một tàu rải mìn thuộc lớp "Abdiel" được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. "Ariadne" được hãng đóng tàu Alexander Stephen and Sons ở Glasgow, Scotland chế tạo; nó được đặt lườn vào ngày 10 tháng 10 năm 1941, được hạ thủy vào ngày 5 tháng 4 năm 1943 và được đưa ra hoạt động vào ngày 12 tháng 2 năm 1944. Nhiệm vụ đầu tiên của nó là rải thủy lôi ngoài khơi bờ biển Na Uy. "Ariadne" cũng là một trong những con tàu tham gia chiến dịch Stonewall. Sau đó nó rời vùng biển nhà vào tháng 4 năm 1944 tham gia Đệ Thất hạm đội Hoa Kỳ hoạt động tại Mặt trận Thái Bình Dương. Trong tháng 6 năm 1944 nó đã rải 146 quả mìn ngoài khơi bờ biển phía Bắc New Guinea, và vào lúc diễn ra cuộc đổ bộ lên nhóm quần đảo Mapia vào tháng 11 năm 1944, "Ariadne" được sử dụng để vận chuyển binh lính Hoa Kỳ. Trong suốt giai đoạn chiến tranh, nó đã rải tổng cộng 1.352 quả mìn. Sau khi chiến tranh kết thúc, "Ariadne" được sử dụng để hồi hương tù binh chiến tranh Anh từ Nhật Bản cũng như tàu chuyển thư tín dựa vào tốc độ nhanh của nó. Chiếc tàu rải mìn được đưa về lực lượng dự bị tại Sheerness, và không bao giờ hoạt động trở lại ngoại trừ một đợt chạy thử máy ngắn sau khi được tái trang bị vào giữa những năm 1950. Việc nâng cấp này bao gồm thay thế dàn pháo phòng không hạng nhẹ của nó bằng kiểu vũ khí hiện đại hơn. Cuối cùng nó bị bán cho hãng W.H. Arnott Young để tháo dỡ, và được cho kéo đến Dalmuir vào tháng 2 năm 1965. Sau đó nó được tháo dỡ tại Dalmuir và Troon vào tháng 6 năm 1965.
1
null
HMS "Latona" (M76) là một tàu rải mìn thuộc lớp "Abdiel" được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó có quãng đời phục vụ ngắn ngũi, bị đánh chìm chỉ không đầy sáu tháng sau khi được đưa vào hoạt động. "Latona" được đặt hàng vào ngày 23 tháng 12 năm 1938 và được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng John I. Thornycroft & Company ở Woolston, Hampshire vào ngày 4 tháng 4 năm 1939. Nó được hạ thủy vào ngày 20 tháng 8 năm 1940 như một tàu rải mìn nhanh, và được đưa ra hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 1941 nhưng chưa bao giờ hoạt động trong vai trò được dự định. Thay vào đó nó được sử dụng tại Địa Trung Hải để chuyển giao hàng dự trữ và tiếp liệu cho quân đội Đồng Minh trú đóng tại Tobruk và Cộng hòa Síp. Ngay sau khi đưa vào hoạt động, "Latona" lên đường đi Scapa Flow để tiếp nhận hàng dự trữ đồng thời được trang bị bổ sung pháo Oerlikon 20 mm để tăng cường tự vệ chống các cuộc không kích. Hoàn tất việc chất dỡ, nó lên đường đi Địa Trung Hải vào ngày 16 tháng 5, đi qua mũi Hảo Vọng và biển Đỏ, và đi đến Alexandria vào ngày 21 tháng 6, gia nhập cùng con tàu chị em "Abdiel". Ngày hôm sau chúng lên đường hỗ trợ cho các hoạt động quân sự tại khu vực Đông Địa Trung Hải. Nhiệm vụ đầu tiên của "Latona" là vận chuyển nhân sự thuộc Không quân Hoàng gia Anh đến Cyprus tăng cường cho lực lượng trú đóng tại đây; và sau khi hoàn thành sứ mạng, nó quay trở về Alexandria vào ngày 25 tháng 7. Nó lại khởi hành vào tháng 8 cùng với "Abdiel", HMAS "Hobart", HMAS "Napier" và HMAS "Nizam" để hỗ trợ lực lượng đồn trú tại Tobruk. Chúng sau cùng đã giúp chuyển tổng cộng khoảng 6.300 binh lính đến Tobruk đồng thời cho triệt thoái khỏi đây khoảng 6.100 người. Vào ngày 25 tháng 10, các con tàu chịu đựng một đợt không kích ở về phía Bắc Bardia. Đang vận chuyển khoảng 1.000 binh lính Ba Lan, "Latona" bị một máy bay ném bom Junkers Ju 88 đánh trúng một quả bom vào phòng động cơ, gây ra một đám cháy lan tràn không thể kiểm soát. Các tàu khu trục "Hero" và "Encounter" tiến đến gần để trợ giúp và cứu vớt hầu hết binh lính và thủy thủ. "Latona" còn tiếp tục nổi được thêm hai giờ trước khi xảy ra vụ nổ hầm đạn phía sau khiến nó đắm. Có bốn sĩ quan, 16 thành viên thủy thủ đoàn cùng 7 binh sĩ thiệt mạng.
1
null
HMS "Welshman" (M48) là một tàu rải mìn thuộc lớp "Abdiel" được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó từng phục vụ cùng Hạm đội Nhà, rồi được chuyển sang Hạm đội Địa Trung Hải vào giữa năm 1942 tham gia các đoàn tàu vận tải Malta cũng như phục vụ trong Chiến dịch Torch. "Welshman" bị mất vào ngày 1 tháng 2 năm 1943 do trúng ngư lôi của tàu ngầm Đức "U-617" ngoài khơi Tobruk, với tổn thất 157 người thiệt mạng. Lịch sử hoạt động. Hạm đội Nhà, 1941-1942. Được đưa ra hoạt động vào cuối tháng 8 năm 1941, "Welshman" lên đường đi Scapa Flow gia nhập Hạm đội Nhà, trước khi được phân về Hải đội Rải mìn 1 vào tháng 9. Nó tiến hành các hoạt động rải mìn tại vùng biển ngoài khơi phía Tây Scotland trước khi được cho tách ra vào tháng 12 để bố trí đến vịnh Biscay. Vào tháng 1 năm 1942, nó vận chuyển nhân lực và hàng tiếp liệu đến Gibraltar, Freetown và Takoradi, trước khi được bố trí đến eo biển Dover vào đầu tháng 2 để rải mìn dọc theo những tuyến đường mà các thiết giáp hạm Đức "Gneisenau" và "Scharnhorst" có thể sử dụng để thoát trở về Đức. Sau một đợt tái trang bị, "Welshman" tiếp nối các hoạt động rải mìn tại vịnh Biscay trong tháng 4. Lực lượng H, 1942-1943. Vào tháng 5 năm 1942, nó lên đường đi Địa Trung Hải gia nhập Lực lượng H hỗ trợ hoạt động Đoàn tàu vận tải Malta. Vào ngày 8 tháng 5, trong "Chiến dịch Bowery", ngụy trang như một tàu khu trục Pháp, "Welshman" khởi hành từ Gibraltar với 240 tấn hàng tiếp liệu và nhân sự của Không quân Hoàng gia Anh trên tàu. Nó bị máy bay đối phương nhìn thấy nhưng việc ngụy trang đã có tác dụng. Trên lối vào cảng Grand tại Malta vào ngày 10 tháng 5, nó gây nổ hai quả mìn bằng máy cắt dây mìn ngầm và chịu đựng ít hư hại. Nó quay trở lại Gibralta vào ngày 12 tháng 5 rồi lên đường quay trở về Anh Quốc để được sửa chữa tại xưởng tàu Yarrows ở Scotstoun. "Welshman" quay lại Gibraltar vào cuối tháng đó. Ngày 11 tháng 6 "Welshman" khởi hành đi Malta như một phần của "Chiến dịch Harpoon" để giải vây đảo này. Nó tách khỏi đoàn tàu vận tải vào ngày hôm sau để tiến đi một mình, và sau khi dỡ hàng tiếp liệu xuống Malta vào ngày 15 tháng 6 nó gia nhập trở lại đoàn tàu vốn đang bị máy bay Đức và tàu chiến Ý tấn công nặng nề. Nó quay trở lại Malta vào ngày hôm sau với hai tàu buôn còn sống sót và các tàu hộ tống. Con tàu sau đó quay lại Gibraltar, rồi đi đến Scotstoun để sửa chữa. Ngày 13 tháng 7 "Welshman" gia nhập trở lại Lực lượng H tại Gibralta, và một lần nữa đi đến Malta trong "Chiến dịch Pintpoint" tiến hành vào ngày hôm sau. Nó đi đến Malta vào ngày 16 tháng 7 và quay trở về Gibralta vào ngày 21 tháng 7, bất chấp những nỗ lực đánh chặn của tàu bè và máy bay Ý. Trong tháng 8, nó tham gia một đoàn tàu vận tải Malta khác bị thử thách nặng nề, "Chiến dịch Pedestal". Nó đến nơi vào ngày 16 tháng 8, rồi được chuyển sang khu vực Đông Địa Trung Hải vào tháng 9. Đến tháng 10, nó thực hiện một chuyến đi khác cùng Lực lượng H đến Malta, chuyển giao máy bay trong khuôn khổ "Chiến dịch Train", rồi quay trở về Gibraltar vào ngày 2 tháng 11. Sau đó "Welshman" hỗ trợ cho việc đổ bộ lực lượng Đồng Minh trong khuôn khổ Chiến dịch Torch. Vào tháng 12, nó tiến hành các hoạt động rải mìn ngoài khơi Haifa. Sang tháng 1 năm 1943, "Welshman" chuyên chở hàng tiếp liệu, bao gồm 150 tấn giống khoai tây đến Malta, trước khi tiến hành các hoạt động rải mìn tại eo biển Skerki, ngang qua tuyến đường triệt thoái khỏi Tunisia của phe Trục. Nó cũng tham gia vận chuyển binh lính từ Beirut đến Famagusta thuộc Cộng hòa Síp. Bị đánh chìm. Vào ngày 1 tháng 2 năm 1943, trong khi vận chuyển tiếp liệu và nhân sự đến Tobruk, "Welshman" trúng phải một quả ngư lôi phóng từ tàu ngầm Đức "U-617" do hạm trưởng Albrecht Brandi chỉ huy. Nó đắm hai giờ sau đó về phía Đông Tobruk ở tọa độ . Những người sống sót được các tàu khu trục "Tetcott" và "Belvoir" cứu vớt và đưa về Alexandria.
1
null
ĐN-2000 (hay "DN2000") là một lớp tàu tuần tra của Cảnh sát biển Việt Nam và Kiểm Ngư Việt Nam. Chữ ĐN chỉ đây là loại tàu tuần tra đa năng, còn 2000 chỉ lớp tàu theo lượng giãn nước. ĐN-2000 có lượng giãn nước tối đa là 2771 tấn. Tàu do Việt Nam chế tạo trên cơ sở thiết kế lớp tàu OPV-9014 mua của hãng đóng tàu Damen (Hà Lan). Các tàu ĐN-2000 dài 90,5m, rộng 14m và độ cao mạn tàu là 7 m. Tốc độ tối đa là 21 hải lý/giờ và tầm hoạt động là 5000 hải lý thời gian hoạt động liên tục trên biển là 40 ngày đêm. Tàu có thể mang theo máy bay trực thăng và xuồng cứu hộ. Cảnh sát Biển Việt Nam dự định sử dụng các tàu ĐN-2000 vào công tác tuần tra biển và cứu hộ. Kíp tàu 30 người, kíp cứu nạn 40 người. Tàu có thể tham gia cứu hộ cứu nạn với sức chứa 120 người ăn, ngủ và kéo được tàu có lượng giãn nước 2.200 tấn. Trang bị vũ khí gồm 2 pháo 23 mm và 2 súng 14,5 mm cùng trang thiết bị y tế, lai dắt, hậu cần… Ngoài ra, tàu 8004 còn có hai súng cứu hỏa bắn xa 150-200 mét và phun 6,6 m3/phút để dập lửa trên biển. Hệ thống kính của tàu 8004 có khả năng chống và hạn chế tối đa vòi rồng phun vào. Tàu còn có 2 xuồng cứu sinh xuyên lửa cao tốc, chịu được nhiệt độ cao và sóng ở cấp 12, chạy bằng pin năng lượng mặt trời, mỗi chiếc có thể chở tối đa 37 người. Khi có sự cố, theo tác rất đơn giản, chỉ cần giật dây, hai xuồng cứu hộ sẽ tự trượt xuống. Bên cạnh đó, tàu còn được trang bị hệ thống thông tin liên lạc hiện đại nhất. Mọi hoạt động của tàu đều được điều khiển bằng hệ thống máy tính. Tàu có hệ thống nhận dạng các tàu trong và ngoài nước đăng ký hoạt động ở vùng biển Việt Nam. Một số phiên bản có thêm sàn đáp trực thăng, đã được thử nghiệm với trực thăng EC155 B1. Một số nhiệm vụ nổi bật của tàu là tuần tra liên hợp nghề cá Vịnh Bắc bộ Việt Nam – Trung Quốc; đưa đoàn công tác của Bộ Quốc phòng, các bộ, ban ngành cơ quan liên quan đi thăm quân, dân các đảo, nhà giàn, khu vực Trường Sa, DK 1 và thực hiện các hoạt động đối ngoại khác của Cảnh sát biển. Chiếc đầu tiên thuộc lớp ĐN-2000 được hạ thủy ngày 23/10/2012, được cho chạy thử và hiệu chỉnh, đến cuối năm 2013 được đưa vào biên chế chính thức. Tàu này mang số hiệu CSB 8001. CSB là viết tắt của Cảnh sát biển. Ngày 4/10/2014 tại TP.Đà Nẵng, Tổng công ty Sông Thu, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng đã tổ chức lễ hạ thủy tàu CSB 8002. Ngày 27/11/2015, Nhà máy Z189, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Bộ Quốc phòng (Hải Phòng) vừa tổ chức lễ hạ thủy tàu mang số hiệu CSB 8004. Ngoài CSBVN, Kiểm ngư Việt Nam cũng được biên chế 4 tàu thuộc kiểu KN-2011 vốn là biến thể của ĐN-2000 nhưng mang thiết kế mũi lưỡi rìu giúp thuận tiện hơn trong việc rẽ sóng và được trang bị thêm hangar trực thăng. Các tàu này hứa hẹn sẽ trở thành lực lượng nòng cốt của lực lượng chấp pháp Việt Nam trong công cuộc giữ gìn biển đảo của dân tộc.
1
null
"Ngày chiến thắng" () là một trong những bài hát nổi tiếng nhất của Liên Xô nói về cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Bài hát này do D. F. Tukhmanov phổ nhạc và V. G. Kharitonov viết lời, có nội dung ca ngợi ngày kỷ niệm chiến thắng của nhân dân Liên Xô trước phát xít Đức (9 tháng 5). Tuy nhiên, khác với nhiều bài hát cùng chủ đề, nó có âm điệu vui tươi và nó được sáng tác 30 năm sau khi cuộc chiến kết thúc. Theo nhà soạn nhạc lão thành V. Ya. Shainskiy thì "bài hát dường như đảo ngược thời gian. Mặc dù được viết sau chiến tranh đến 30 năm, dường như chính bài hát này đã giúp chúng ta giành được chiến thắng". Tháng 12 năm 1975, bài hát "Ngày chiến thắng" được Ủy ban phát thanh và truyền hình nhà nước Liên Xô chọn làm bài hát tiêu biểu trong năm. Lịch sử. Nhằm kỷ niệm 30 năm ngày chiến thắng phát xít Đức, từ cuối năm 1974 đến đầu năm 1975, Nhà nước Liên Xô đã phát động cuộc thi sáng tác âm nhạc có chủ đề về Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Trong số những người tham gia cuộc thi có nhà thơ V. G. Kharitonov. Tháng 3 năm đó, Kharitonov đã tìm đến nhà soạn nhạc D. F. Tukhmanov - một đồng nghiệp lâu năm của mình - để đề nghị cùng hợp tác viết một bài ca tham dự cuộc thi. Vài ngày trước khi cuộc thi hết hạn, V. G. Kharitonov gửi phần lời ca cho D. F. Tukhmanov và trong thời gian ít ngày còn lại đó, Tukhmanov đã nhanh chóng phổ nhạc cho bài ca, còn vợ ông, nữ ca sĩ Tatyana Sashko thu âm bài hát và kịp thời gửi đến cho hội đồng giám khảo. Trong quá trình sáng tác, V. G. Kharitonov và D. F. Tukhmanov đã cố gắng đưa nhiều yếu tố cách tân vào bài hát để mang lại những đặc điểm mới lạ so với những sáng tác trước đó của họ.. Người đầu tiên viết hòa âm phối khí và trình bày bài hát này là nữ ca sĩ Liên Xô Tanhia Sashko. Tuy nhiên, một điều không may cho bài hát. Đó là, những người trong hội đồng giám khảo chính là các văn nghệ sĩ lão thành với cảm quan âm nhạc truyền thống được định hình ngay từ thời I. V. Stalin. Họ không dễ dàng chấp nhận một bài hát với điệu nhạc mang nhiều yếu tố quá "mới" như vậy. Lời hát bị đánh giá là lãng mạn và phù phiếm, còn phần âm nhạc cũng bị dính một "điểm trừ" nặng do sử dụng nhiều kỹ thuật "đảo phách" (Syncopation). Mặc dù không phải là một bài hát để nhảy múa nhưng nó mang một số yếu tố của tango và foxtrot, hai dòng nhạc được cho là ảnh hưởng của "tư sản" và không được khuyến khích ở Liên Xô lúc đó. Thêm vào đó – mặc dù đã xác định được chỗ đứng trong lòng thính giả với những bài hát nổi tiếng như "Chuyến tàu điện cuối cùng", "Bài ca người thợ giày", "Tôi yêu nước Nga", "Thế giới này tuyệt vời làm sao" – D. F. Tukhmanov vẫn là một nhà soạn nhạc còn quá trẻ về tuổi đời và tuổi nghề, về thành tích ông cũng chỉ mới giành được giải thưởng Komsomol Moskva (giải thưởng của Đoàn thanh niên Komsomol thành phố Moskva); điều này khiến ông không được ban giám khảo đánh giá cao. Kết quả, bài hát "Ngày chiến thắng" bị lọt vào "sổ đen" của cơ quan quản lý Liên Xô và không được phát sóng trên hệ thống truyền hình cũng như truyền thanh. Ca sĩ nổi tiếng của Liên Xô L. V. Leshchenko lại có cách nghĩ khác; ông tin tưởng rằng bài hát xứng đáng được giới thiệu rộng rãi tới công chúng. Nói là làm, trong một buổi biểu diễn của mình ở Alma-Ata cuối tháng 4 năm 1975 L. V. Leshchenko đã trình diễn công khai bài hát này trước công chúng. Yếu tố mấu chốt làm nên thành công của bài hát là D. F. Tukhmanov viết lại tổng phổ phần nhạc đệm theo tiết tấu "hành khúc" (March) thay cho tiết tấu Foxtrot) của bản nhạc đưa đi dự thi. Sau đó, trong chương trình Tia sáng xanh ngày 9 tháng 5 năm 1975, ca sĩ L. A. Smetannikov cũng đã trình bày bài hát này. Có điều, đến thời gian đó bài hát vẫn chưa gây được nhiều tiếng vang trong công chúng. Cuối cùng, vào tháng 11 cùng năm, L. V. Leshchenko một lần nữa đã trình diễn bài "Ngày chiến thắng" tại tòa nhà Hội trường Nhà nước Kremlin trong buổi biểu diễn âm nhạc nhân ngày kỷ niệm lực lượng cảnh sát nhân dân Xô Viết (MVD-SU). Sư táo bạo của L. V. Leshchenko đã làm chấn động những người quản lý âm nhạc, tuy nhiên những sự kiện sau đó đã chứng minh nhận định của ông: bài hát "Ngày chiến thắng" đã được đám đông khán thính giả hoan hô nhiệt liệt và yêu cầu ca sĩ biểu diễn lại lần nữa. Kể từ đó trở đi, "Ngày chiến thắng" đã trở nên nổi tiếng vang dội và được biểu diễn trên khắp nước Nga. Ngoài, L. V. Leshchenko, nhiều ca sĩ nổi tiếng của Nga và Liên Xô như I. D. Kozbon, M. M. Magomayev, Yu. I. Bogatikov, Yu. A. Gulyaev, E. S. Pyekha và nhóm nhạc Leysya, Pesnya đã trình diễn bài hát này. Nó cũng xuất hiện đều đặn trong tất cả các ngày lễ kỷ niệm chiến thắng phát xít của Liên Xô và Nga sau đó, thường vào phần cuối của chương trình và đoạn cuối của bài hát được trình diễn trong một màn bắn pháo hoa trên Quảng trường Đỏ. Ở cấp độ quốc tế, "Ngày chiến thắng" đã được biểu diễn trên nhiều quốc ca khác nhau dưới dạng quân hành. Đặc biệt, theo báo "Komsomolskaya Pravda", lãnh đạo Liên Xô L. I. Brezhnev cực kì yêu thích bài hát này, nhất là phiên bản do I. D. Kozbon thể hiện. Ông từng tiên đoán với tác giả V. G. Kharitonov rằng bài hát này sẽ tiếp tục trường tồn ngay cả sau khi tác giả của nó đã không còn trên cõi đời này nữa, và nhận định của Brezhnev đã hoàn toàn chính xác. Theo nhà nghiên cứu Hoa Kỳ David MacFadyen, đặc điểm nổi bật cũng như nhân tố làm nên sự thành công vượt thời gian của bài hát "Ngày chiến thắng" là nó không miêu tả sự hùng tráng và dũng cảm của những người lính trẻ mà đi sâu vào khai thác tâm tư, hoài niệm của những cựu chiến binh. Sự kết hợp sâu sắc giữa niềm vui chiến thắng huy hoàng với sự mất mát đau thương không kém phần lớn lao đã khiến bài hát nhanh chóng đi vào lòng khán thính giả thuộc nhiều thế hệ khác nhau, trong khi đó bản thân cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại lại không được một bộ phận đáng kể giới trẻ Nga hiện nay biết tới hay thậm chí không phải là mối bận tâm của họ. Lời bài hát. Dịch sang tiếng Việt. "Đoạn 1" "Điệp khúc:" "Đoạn 2" "Điệp khúc" "Đoạn 3" "Điệp khúc (2 lần)" Một số bản dịch ý thơ. Lời dịch để hát bằng tiếng Việt. 1. Đã từng xa vời, đã từng như mảnh than dần tắt Khi đống lửa tàn, Ngày Chiến thắng chúng ta chờ mong. Qua bao đường dài bụi và nắng bỏng cháy làn da, Ta gắng đưa về Ngày Chiến thắng chứa chan bình yên. Điệp khúc: Chiến thắng nay đã đến rồi! Thấm đượm mùi thuốc súng. Ta vào Ngày hội Cùng màu sương trắng trên mái đầu. Xiết bao vui mừng, Tràn nước mắt trong niềm hạnh phúc vỡ òa. Ôi, bao hân hoan! Ôi, bao hân hoan! Ngày Chiến thắng về! 2. Đêm đêm, đêm đêm bên lò Mactanh sáng dòng thép, Mắt không hề chợp, cả Tổ quốc vững tâm, bền gan. Qua bao gian nan, trong cuộc chiến tàn khốc ngày đêm, Ta gắng đưa về Ngày Chiến thắng chứa chan bình yên. Điệp khúc: 3. Thưa Mẹ thân yêu, giờ bọn con về ít người hơn, Trên quê nhà lại thèm chân đất bước trên cỏ sương! Châu Âu, địa cầu - một phần hai đậm dấu giầy con, Khi gắng đưa về Ngày Chiến thắng tháng năm Mẹ mong. Điệp khúc: Bản dịch ý thơ của tác giả Bùi Minh Hồ. 1- Ngày chiến thắng với chúng ta hồi đó thật xa vời Như hòn than lụi dần trong tro tàn lửa tắt. Vượt qua bao dặm trường, nám bụi, da sạm nắng, Chúng ta gắng sức mình cho ngày đó lại gần hơn. Điệp khúc Ngày chiến thắng đó đượm mùi thuốc súng, Đó là ngày lễ với mái đầu điểm bạc. Đó là niềm vui với nước mắt lưng tròng. Ngày chiến thắng (ba lần). 2- Dằng dặc đêm ngày bên lò mác-tanh luyện thép Tổ quốc mẹ hiền của ta không một ngày chợp mắt. Dằng dặc đêm ngày cùng nhau gian lao chiến đấu, Chúng ta gắng sức mình cho ngày đó lại gần hơn. Điệp khúc 3- Chào mẹ, chúng con đã về nhưng không về tất cả… Thỏa ước mơ lại được chân trần chạy trong sương sớm, Những đôi chân vượt nửa châu Âu, nửa vòng trái đất. Chúng ta gắng sức mình cho ngày đó lại gần hơn. Điệp khúc Chú thích. puskinhn.edu.vn/Thư viện bài hát Nga
1
null
Thuật toán cực đại hóa kỳ vọng (tiếng Anh hay được gọi là EM viết tắt của Expectation-Maximization) là một kỹ thuật được dùng rộng rãi trong thống kê và học máy để giải bài toán tìm hợp lý cực đại (MLE) hoặc hậu nghiệm cực đại (MAP) của một mô hình xác suất có các biến ẩn. EM sở dĩ được gọi vậy một phần do thuật toán này bao gồm việc thực hiện liên tiếp tại mỗi vòng lặp 2 quá trình (E): tính kỳ vọng của hàm hợp lý của giá trị các ẩn biến dựa theo ước lượng đang có về các tham số của mô hình và (M): ước lượng tham số của mô hình để cực đại hóa giá trị của hàm tính được ở (E). Các giá trị tìm được ở (E) và (M) tại mỗi vòng lặp sẽ được dùng cho việc tính toán ở vòng lặp kế tiếp. Lịch sử. Năm 1977, ba nhà khoa học máy tính Arthur Dempster, Nan Laird, and Donald Rubin viết một bài báo giới thiệu về thuật toán EM và các tính chất và áp dụng của nó trong bài toán hợp lý cực đại trong trường hợp dữ liệu không đầy đủ (thiếu dữ liệu hoặc có chứa biến ẩn) qua đó phổ biến tên gọi trên. Dù sao, các tác giả có ghi lưu ý rằng ý tưởng trên đã xuất hiện ở một số công trình của nhiều ngành khác nhau từ trước đó. Giới thiệu. Trong thống kê học, nếu một mô hình xác suất có chứa các biến ẩn hoặc thiếu dữ liệu thì việc tính toán ước lượng của các tham số trở nên khó khăn hoặc không thực hiện được. Thật vậy, thông thường ta cần một trong 2 đại lượng trên (biến ẩn và tham số) để ước lượng giá trị của cái còn lại. Giải thuật EM cho ta một phương pháp giải quyết bài toán trên một lớp bài toán tương đối rộng. Nguyên lý của nó là tại mỗi bước (E) ta giả thiết rằng tham số đã biết và cố gắng ước lượng giá trị của biến ẩn này và dùng giá trị tìm được này ở bước (M) để tìm giá trị của các tham số. Ta có thể chứng minh được rằng tại mỗi vòng lặp, ta luôn tìm được kết quả tốt hơn của vòng lặp trước đó, vì thế EM luôn hội tụ về giá trị tối ưu (địa phương). Phát biểu bài toán. Xét một mô hình thống kê bao gồm 1 tập dữ liệu quan sát được formula_1, 1 tập dữ liệu bị thiếu hoặc ẩn biến formula_2 và 1 vector tham số formula_3, cùng hàm số hợp lý (likelihood) formula_4. Đầu tiên giải thuật EM sẽ gán formula_3 với một bộ giá trị khởi điểm. Sau đó, EM sẽ tuần tự thực hiện các vòng lặp bằng cách áp dụng tại mỗi vòng 2 bước sau: Tại vòng lặp thứ formula_6: Thuật toán lặp lại (E) và (M) liên tiếp cho đến khi điều kiện dừng được thoả mãn. Ứng dụng. EM được dùng rộng rãi trong thống kê, học máy, Xử lý ngôn ngữ tự nhiên v.v. Thuật toán K-Means phổ biến trong phân cụm dữ liệu có thể xem là một trường hợp riêng của EM.
1
null
Dương Văn Đức (1925 - 2000) nguyên là một cựu tướng lĩnh của Quân đội Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Trung tướng. Ông xuất thân từ trường Võ bị Liên quân Viễn Đông của Chính quyền Thuộc địa Pháp mở ra tại Đông Dương, nhằm mục đích đào tạo sĩ quan người bản xứ để phục vụ cho Quân đội Pháp. Sau này chuyển sang phục vụ Quân đội Việt Nam Cộng hòa, ông là một trong số ít sĩ quan được thăng cấp tướng ở thời kỳ Đệ Nhất Cộng hòa (Thiếu tướng năm 1956). Ông cũng không được nổi bật lắm trong thời gian tại ngũ chưa đến 20 năm của mình. Tuy nhiên, ông được biết đến với vai trò chỉ huy một cuộc đảo chính bất thành nhằm lật đổ tướng Nguyễn Khánh vào trung tuần tháng 9 năm 1964. Tiểu sử và Binh nghiệp. Ông sinh năm 1925 tại Thủ Đức, Gia Định, miền Nam Việt Nam trong một gia đình khá giả. Năm 1945, ông tốt nghiệp Trung học phổ thông chương trình Pháp tại Sài Gòn với văn bằng Tú tài toàn phần (Part II). Quân đội thuộc địa Pháp. Đầu tháng 7 năm 1946, ông nhập ngũ vào Quân đội Pháp. Theo học khóa 1 Nguyễn Văn Thinh ở trường Võ bị Liên quân Viễn Đông tại Đà Lạt, khai giảng ngày 15 tháng 7 cùng năm. Một năm sau mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Chuẩn úy. Cùng tốt nghiệp, có các sĩ quan trẻ như Nguyễn Khánh, Trần Thiện Khiêm và Lâm Văn Phát, những người về sau có những tác động quan trọng trong sự nghiệp của ông. Ra trường, ông được phục vụ trong Chi đội Nhảy dù thuộc Vệ binh Nam phần. Năm 1948, ông được thăng cấp Thiếu úy tại nhiệm. Năm 1949, ông được thăng cấp Trung úy chuyển đi làm Đại đội trưởng trong Tiểu đoàn Bộ binh thuộc Quân đội Liên hiệp Pháp. Quân đội Quốc gia Việt Nam. Tháng 5 năm 1950, ông được thăng cấp Đại úy, được cử đi du học lớp căn bản sĩ quan Bộ binh tại trường Võ bị Saint Cyr ở Pháp trong vòng 14 tháng. Cuối năm 1951, ông được thăng cấp Thiếu tá, chuyển ngạch sang Quân đội Quốc gia và được cử theo học lớp Chỉ huy Chiến thuật tại Hà Nội. Năm 1952, ông tiếp tục được cử đi du học lớp tham mưu tại trường Tham mưu Paris, Pháp. Một năm sau về nước, ông được thăng cấp Trung tá. Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Tháng 2 năm 1955, ông được Thủ tướng Ngô Đình Diệm bổ nhiệm làm Chỉ huy trưởng Chiến dịch Tự do tiếp thu Cà Mau kiêm quyền Tỉnh trưởng Sóc Trăng kiêm Chỉ huy trưởng Bảo an Phân khu Sóc Trăng. Cuối tháng 5, ông được thăng cấp Đại tá Chỉ huy trưởng Chiến dịch Đinh Tiên Hoàng, tấn công Lực lượng Quân sự của Giáo phái Hoà Hảo đang kiểm soát phần lớn miền Tây Nam Bộ. Ngày 5 tháng 6 năm 1955, ông chỉ huy binh sĩ tiến chiếm Cái Vồn (Vĩnh Long), phá tan đại bản doanh của tướng Năm Lửa Trần Văn Soái. Đến ngày 29 tháng 6, ông tiến quân vào núi Ba Chúc, tấn công lực lượng của tướng Ba Cụt Lê Quang Vinh, nhưng không giành được thắng lợi nhanh chóng. Cố vấn Ngô Đình Nhu sốt ruột và đề nghị Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Ngọc Thơ tìm chỉ huy khác thay thế. Ngày 29 tháng 12 năm 1955, Quốc trưởng Ngô Đình Diệm đã ra lệnh chấm dứt chiến dịch Đinh Tiên Hoàng do ông chỉ huy và cho Đại tá Dương Văn Minh thay thế. Sự việc cách chức đột ngột này khiến ông tỏ vẻ bất bình. Để xoa dịu nên sang đầu năm 1956, ông được Quốc trưởng thăng cấp Thiếu tướng. Khi đó ông mới 31 tuổi và là một sĩ quan được lên tướng với tuổi đời trẻ nhất trong Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Đồng thời đến giữa năm, ông được cử đi làm Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hàn Quốc. Tại đây ông quen và cưới vợ người Đức là nhân viên Tòa Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức tại Hàn Quốc. Do sự việc này nên cuối năm 1957, Tổng thống Diệm đã cách chức và triệu hồi ông về nước. Đầu năm 1958 ông được cử đi học lớp Tham mưu cao cấp ở Học viện Chỉ huy và Tham mưu Fort Leavenworth thuộc Tiểu bang Kansas, Hoa Kỳ, tháng 5 mãn khóa về nước. Đầu năm 1959, ông được bổ nhiệm vào chức vụ Tổng Thư ký Thường trực Bộ Quốc phòng thay tướng Dương Văn Minh, một chức vụ không có thực quyền. Cuối năm 1960, do đã có vấn đề cá nhân với Tổng thống Ngô Đình Diệm nên ông xin từ nhiệm chức vụ Tổng thư ký. Sau đó xin giải ngũ và xin phép sang Tây Đức thăm gia đình rồi ở luôn ở đó. Đến năm 1961, ông sang Pháp ở và làm chủ một nhà hàng kinh doanh ăn uống. Sau đảo chính 1 tháng 11 năm 1963, ông hồi hương và được Hội đồng Quân nhân Cách mạng chấp nhận cho tái ngũ với cấp bậc cũ là Thiếu tướng, giữ chức Tham mưu phó Kế hoạch Bộ Tổng tham mưu, Phụ tá cho tướng Lê Văn Kim. Tuy nhiên, đến cuối tháng 1 năm 1964, tham gia âm mưu đảo chính bởi các tướng Nguyễn Khánh, Trần Thiện Khiêm và Đỗ Mậu. Sau khi cuộc Chỉnh lý nội bộ thành công, ông được thăng cấp Trung tướng và được cử làm Tư lệnh Quân đoàn IV và Vùng 4 Chiến thuật thay thế Thiếu tướng Nguyễn Hữu Có. Ngày 13 tháng 9 cùng năm, ông tiếp tục tham dự một âm mưu đảo chính (còn gọi là cuộc Biểu dương Lực lượng) nhằm lật đổ tướng Nguyễn Khánh do tướng Trần Thiện Khiêm cầm đầu. Chiều ngày 14 tháng 9, sau cuộc Biểu dương Lực lượng trên đường trở về Cần Thơ, ông bị bắt giữ và bị giải giao về Bộ Tổng Tham mưu đồng thời bị giải nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân đoàn IV. Ngay sau đó Thiếu tướng Nguyễn Văn Thiệu đang là Tham mưu trưởng Liên quân được cử thay thế. Ngày 15 tháng 10, ông bị đưa ra xét xử tại Tòa án Quân sự Mặt trận Sài Gòn cùng với những người có liên can. Tại phiên tòa, ông và đồng nhóm vẫn tuyên bố đó chỉ là cuộc Biểu dương Lực lượng chứ không phải đảo chính. Ngày 23 tháng 10, tòa tuyên bố tha bổng nhưng toàn bộ thành phần liên can phải ra trước Hội đồng Kỷ luật quân đội. Sau đó ông bị buộc phải giải ngũ. Đảo chính thất bại, bị tước hết quyền lực, dù vẫn được tự do, nhưng ông bị cho là đã bị chấn thương tâm lý nghiêm trọng. Trong những năm sau đó, ông thường xuyên có những biểu hiện rối loạn tâm thần, có những hành vi hoặc phát biểu bôi nhọ các tướng Thiệu - Kỳ. Đầu năm 1966, ông lại bị bắt vì cho rằng đã có những hoạt động chống lại Nội các Chiến tranh của Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ nhưng sau đó lại được tha với lý do bệnh tâm thần. Những năm sau đó, ông sống trong hoàn cảnh túng thiếu, thường xuyên trong trạng thái say rượu, lang thang trên nhiều đường phố Sài Gòn, nhiều lần mắng chửi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở nơi công cộng. Từ 1975 về sau. Sau ngày 30 tháng 4, ông bị Chính quyền mới đưa đi cải tạo từ Nam ra Bắc. Trong thời gian cải tạo, ông vẫn bị bệnh tâm thần và thường xuyên có những hành động cũng như phát ngôn bôi nhọ Chính quyền mới. Vì vậy, mãi đến ngày 14 tháng 9 năm 1987 ông mới được trả tự do. Năm 2000, ông từ trần tại Thành phố Hồ Chí Minh và hưởng thọ 75 tuổi. Gia đình và đời tư. Ông có hai người vợ:
1
null
Ralph Georg Edgar Joachim Eddo Graf von Oriola (sinh ngày 9 tháng 8 năm 1895 mất ngày 28 tháng 4 năm 1970) là trung tướng trong quân đội Đức Quốc xã và ông nhận được Hiệp sĩ Thập tự của Thập tự sắt, vì chiến đấu anh dũng trong điều kiện khó khăn và lãnh đạo quân đội xuất sắc. Ralph Graf von Oriola bị quân đội Mỹ bắt vào năm 1945 và được thả ra vào năm 1948. Ông kết hôn hai lần, lần đầu là với Elisabeth Trampe Agner (sinh ở Leipzig, vào ngày 12 tháng 4 năm 1893) và lần thứ hai là với Edith Gertrud Müller (sinh ở Witten, Ruhr, ngày 12 tháng 6 năm 1909).
1
null
Tạ Diễm (, ? - 400), tên tự là Viện Độ, người Dương Hạ, Trần Quận , tướng lĩnh nhà Đông Tấn trong lịch sử Trung Quốc. Công thần Phì Thủy. Diễm là con thứ của danh thần Tạ An, sau khi trưởng thành được tiếng là trung trinh tài năng, lại có phong độ và nghi biểu đẹp đẽ. Tuy ông và anh họ là Hộ quân Tạ Đạm gần nhà, nhưng không đi lại, cũng chỉ gặp gỡ vài người tài giỏi trong họ hàng. Ban đầu Diễm được bái làm Trước tác lang, rồi chuyển làm Bí thư thừa, ít lâu sau được thăng làm Tán kỵ thường thị, Thị trung. Năm Thái Nguyên thứ 8 (383), Tiền Tần đế Phù Kiên cử đại quân nam xâm, Tạ An cho rằng ông có tài quân sự, dùng làm Phụ quốc tướng quân, nắm 8000 quân tinh nhuệ, cùng anh họ Tạ Huyền đại phá quân Tần trong trận Phì Thủy. Năm thứ 10 (385), vì cha mất nên rời chức. Tháng 10 cùng năm, triều đình xét công phá Tần, được phong Vọng Thái công. Mãn tang, được ban chức Chinh lỗ tướng quân, Hội Kê nội sử. Năm thứ 16 (391), được triệu về làm Thượng thư hữu bộc xạ, lĩnh Thái tử chiêm sự, gia Tán kỵ thường thị, tướng quân như cũ. Gặp lúc mẹ mất, triều đình bàn luận nghi thức tang lễ. Có người bàn rằng xưa kia vợ của Giả Sung được táng theo nghi lễ của chồng, nay cũng làm như vậy. Khi ấy Vương Tuần là Bộc xạ, Tuần trước đó đã cưới con gái của Tạ Vạn, em Tuần là Mân lấy con gái của Tạ An, đều không có kết cục tốt đẹp. Tuần do căm giận mà trì hoãn đưa ra quyết định, Diễm thấy ông ta muốn làm nhục gia tộc, bèn tự làm ra xe Ôn Lương cho tang lễ, người thời ấy chê trách việc làm này. Ngày Giáp tý tháng 5 năm thứ 21 (396), làm Thượng thư tả bộc xạ. Cuối năm, được thăng làm Hộ quân tướng quân, thêm Hữu tướng quân. Sau đó Hội Kê vương Tư Mã Đạo Tử dùng làm Tư mã, Hữu tướng quân như cũ. Tham gia dẹp loạn. Năm Long An thứ 2 (398), Thanh Duyện 2 châu thứ sử Vương Cung liên kết với bọn Kinh Châu thứ sử Ân Trọng Kham, Dự Châu thứ sử Dữu Giai cùng Quảng Châu thứ sử Hoàn Huyền mượn danh nghĩa thảo phạt Vương Du và anh em Tư Mã Thượng Chi mà cất quân. Diễm được ban chức Giả tiết, Đô đốc tiền phong quân sự, ít lâu sau đóng quân ở cửa Tuyên Dương phòng bị. Cung bị dẹp, được thăng làm Vệ tướng quân, Từ Châu thứ sử, giả tiết. Năm thứ 3 (399), Tôn Ân khởi nghĩa, Diễm được gia Đốc Ngô Hưng, Nghĩa Hưng 2 quận quân sự, đi dẹp Ân. Đến Nghĩa Hưng, chém đầu lĩnh nghĩa quân là Hứa Doãn Chi, đón Thái thú Ngụy Yên về quận. Ông tiến đánh đầu lĩnh Khâu Uông ở Ngô Hưng, phá được. Lại có chiếu lệnh cho Diễm cùng Phụ quốc tướng quân Lưu Lao Chi cùng dẹp Tôn Ân. Ân trốn ra hải đảo, triều đình lo lắng, lấy Diễm làm Hội Kê nội sử, Đô đốc 5 quận quân sự, quan chức như cũ. Khinh địch hại thân. Diễm kể đến lý lịch hay thanh danh đều rất có địa vị ở đất Việt, ai cũng cho rằng ông sẽ dẹp được loạn. Khi đến quận, Diễm không an ủi quan dân, cũng không chỉnh đốn quân đội. Bộ tướng đều can rằng: "Giặc mạnh ở biển, dò xét tình hình, nên chấn hưng và biểu dương những phong tục tốt đẹp, mở ra cho bọn chúng một con đường để hối cải." Ông nói: "Phù Kiên có trăm vạn quân, còn bị đẩy vào chỗ chết ở Hoài Nam, huống hồ Tôn Ân đã ôm đầu máu chạy ra biển, nào dám quay lại! Nếu hắn lại đến, chính là trời không tha cho tên quốc tặc, nên muốn hắn nhanh chóng phải đền tội." rồi không làm theo lời họ. Tháng 5 năm thứ 4 (400), Ân quả nhiên quay về cướp Tiếp Khẩu , vào Dư Diêu, phá Thượng Ngu, đến Hình Phổ cách huyện Sơn Âm 35 dặm về phía bắc. Diễm sai Tham quân Lưu Tuyên Chi đẩy lui nghĩa quân. Không lâu sau Ân lại đến Hình Phổ, đánh bại Thượng Đảng thái thú Trương Kiền Thạc. Nghĩa quân hăng hái tiến lên, lòng người kinh hãi, ai cũng cho rằng nên phòng bị cẩn thận, bày thủy quân ở Nam Hồ, chia quân mai phục để đợi giặc. Diễm không nghe. Ngày Kỷ mão tháng 5 (ngày 7 tháng 7 Dương lịch), Ân đến Hội Kê. Diễm còn chưa dùng cơm, nói: "Diệt trừ bọn cướp này trước đã, ăn sau vậy!", bèn lên ngựa xông ra. Quảng vũ tướng quân Hoàn Bảo làm tiên phong, hăng hái tiến lên, giết địch rất nhiều. Nhưng Diễm lại đi vào đường đê chật hẹp, toàn quân bị dồn lại như xâu cá. Nghĩa quân ngồi trong thuyền hạm vãi tên ra, cắt đứt đài quân làm hai. Diễm đên đình Thiên Thu thì vỡ trận, đô đốc dưới quyền là Trương Mãnh nhằm vào ngựa của Diễm mà chém, ông ngã lăn ra đất, cùng hai con trai là Triệu, Tuấn bị hại. Hoàn Bảo cũng tử trận. Diễm được tặng Thị trung, Tư không, thụy là Trung Túc. Sau này Lưu Dụ thắng trận Tả Lý, bắt được Trương Mãnh, giao cho con nhỏ của Diễm là Hỗn. Ông ta mổ lấy gan của Mãnh mà ăn sống. Các con trai. Diễm có ba con trai: Triệu, Tuấn, Hỗn.
1
null
Arthur Friedenreich (sinh ngày 18 tháng 7 năm 1892 - mất ngày 6 tháng 9 năm 1969) là một cầu thủ bóng đá người Brasil. Với biệt danh "Mãnh hổ", ông là một trong những cầu thủ Brasil vĩ đại đầu tiên và cũng là một trong những cầu thủ bóng đá da màu đầu tiên trên thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp. Arthur Friedenreich được sinh ra tại São Paulo, cha ông là Oscar Friedenreich, một thương gia người Đức nhập cư còn mẹ là Mathílde, thợ giặt là người Brasil gốc Phi, còn ông ngoại ông là một nô lệ. Friedenreich là cầu thủ da màu đầu tiên chơi bóng chuyên nghiệp tại Brasil, bởi trong thời gian này bóng đá là môn chỉ dành cho người da trắng. Ông gặp rất nhiều khó khăn bởi vấn đề phân biệt chủng tộc, và ông không được xuất hiện tại nơi có xuất hiện người da trắng, như bể bơi, sân tennis hay các buổi tiệc. Ông khởi nghiệp chơi bóng nhờ tầm ảnh hưởng của cha mình, câu lạc bộ đầu tiên của ông là SC Germania, một câu lạc bộ bóng đá Brasil dành cho người Đức nhập cư ở São Paulo. Năm 1911 ông chuyển sang chơi cho Mackenzie College, một câu lạc bộ khác cũng ở São Paulo. Ông là vua phá lưới giải vô địch bang São Paulo mùa giải 1912 với 16 bàn. Sau đó, Friedenreich chuyển qua rất nhiều câu lạc bộ khác nhau như Américano, Atlas, Paulista, Paysandu và Paulistano. Năm 1914, ông chơi bóng tại câu lạc bộ Ypiranga, và mùa giải đó ông lại đoạt vua phá lưới. Đến năm 1917, ông đã chọn được điểm dừng chân lâu dài của mình là câu lạc bộ Paulistano. Tại đây, ông là vua phá lưới của 4 trong 5 mùa bóng liên tiếp của giải vô địch bang São Paulo. Ông chơi cho Paulistano đến năm 1929, giúp câu lạc bộ này đoạt 7 chức vô địch bang São Paulo. Và trong thời kỳ này, Paulistano cũng là câu lạc bộ bóng đá Brasil đầu tiên đi du đấu tại châu Âu, và với 11 bàn thắng trong 8 trận đấu, Friedenreich có lẽ là siêu sao bóng đá đầu tiên trong lịch sử. Khi đã ngoài 30 tuổi, Friedenreich vẫn là một sát thủ thực sự tại cấp câu lạc bộ, ông đoạt vua phá lưới từ năm 1927 đến 1929 mặc dù khi đó đã 37 tuổi - tức là 17 năm sau lần đầu tiên ông đoạt danh hiệu vua phá lưới. Những năm cuối cùng trong sự nghiệp cầu thủ, Friedenreich chủ yếu chơi bóng cho câu lạc bộ São Paulo FC. Từ 1930 đến 1935, ông ghi được 106 bàn trong 127 trận, góp công lớn giúp câu lạc bộ vô địch toàn bang năm 1931. Ông giải nghệ vào năm 1935, khi đã 43 tuổi và có 26 năm chơi bóng đỉnh cao. Hiện nay còn rất nhiều tranh cãi về số bàn thắng mà Friedenreich ghi được, và con số được nhiều người thừa nhận là 1,329 bàn sau 1,239 trận. Tuy nhiên những người hâm mộ Pelé cho rằng ông chỉ ghi được 1.239 bàn trong 1.329 trận. Ngày 6/9/1969, Arthur Friedenreich từ trần ở tuổi 77 sau một thời gian chống chọi với căn bệnh Alzheimer. Sự nghiệp quốc tế. Arthur Friedenreich thi đấu trận đầu tiên cho đội tuyển quốc gia Brasil vào năm 1914 trong trận đấu giao hữu với câu lạc bộ Exeter City của Anh. Ông nhanh chóng khẳng định được mình tại đội tuyển quốc gia, và năm 1916 ông có tên trong danh sách dự Giải vô địch bóng đá Nam Mỹ đầu tiên (hiện nay là Copa América). Tại giải đấu được tổ chức ở Argentina này, Brasil đã hòa 2 trận đầu tiên với Chile và đội chủ nhà, nhưng vẫn còn cơ hội vô địch nếu đánh bại được Uruguay trong trận cuối cùng. Friedenreich đưa Brasil dẫn trước, nhưng Uruguay là đội giành chiến thắng chung cuộc 2-1 và đoạt chức vô địch. Friedenreich tiếp tục có cơ hội thứ 2 tại Giải vô địch Nam Mỹ được tổ chức tại quê nhà năm 1919. Ông ghi 1 hat-trick trong chiến thắng mở màn 6-0 trước Chile. Và trong trận đấu quyết định gặp Uruguay - trận đấu dài nhất trong lịch sử giải đấu, trải qua 4 hiệp phụ thì Friedenreich ghi bàn thắng quyết định ở phút thứ 122, đưa ĐT Brasil đăng quang ngôi vô địch, và bản thân ông đạt Vua phá lưới với 4 bàn. Friedenreich không được tham dự Giải vô địch Nam Mỹ năm 1921 bởi ban tổ chức không muốn sự tham dự của các cầu thủ da màu. Sau đó ông tham dự thêm 2 mùa giải nữa, vào các năm 1922 và 1925. Năm 1922, đội tuyển quốc gia Brasil một lần nữa vô địch nhưng Friedenreich không ghi bàn nào. Năm 1925, Friedenreich ghi bàn thắng mở tỉ số trong một trận cầu kinh điển với Argentina vào ngày Giáng sinh. Brasil phải chiến thắng, và họ dẫn trước 2-0 trước giờ nghỉ. Nhưng sau đó Argentina đã lội ngược dòng gỡ hòa 2-2 và đoạt chức vô địch. Cũng trong năm này, Brasil có tour thi đấu ở châu Âu và ông được người hâm mộ phong tặng danh hiệu "Vua bóng đá". Ông không được tham dự World Cup 1930 do một mâu thuẫn nghiêm trọng giữa 2 bang Rio de Janeiro và São Paulo. Năm đó chỉ có các cầu thủ từ Rio tham dự. Còn các ngôi sao ở São Paulo như ông (khi đó đã 38 tuổi) Filó (tham dự World Cup 1934) và Feitiço không đến Uruguay. Friedenreich thi đấu trận cuối cùng cho đội tuyển quốc gia trong trận thắng 3-2 trước Pháp không lâu sau khi World Cup kết thúc. Ông thi đấu 22 trận, ghi được 10 bàn. Kỹ năng chơi bóng. Kỹ năng kiểm soát bóng hoàn hảo, tốc độ và sức mạnh của Friedenreich khiến cho tất cả các đối thủ của ông phải kinh ngạc dù thể hình khá mỏng cơm (ông cao 178 cm nhưng chỉ nặng khoảng 50 kg). Những phẩm chất đó đã khiến người hâm mộ đặt cho ông biệt danh "Mãnh hổ". Ngoài ra, ông là cầu thủ đầu tiên tìm cách lái đường bóng khi sút, và phát triển kỹ năng sử dụng các chuyển động thân thể để lừa hậu vệ đối phương.Và trên hết, sự nghiệp huy hoàng của Friedenreich đã mở ra cơ hội cho rất nhiều các cầu thủ da màu khác tại Brasil, đánh bại nhiều định kiến về phân biệt chủng tộc tại đất nước này.
1
null
Trận chiến Levounion là chiến thắng quyết định đầu tiên của Đông La Mã trong cuộc phục hưng Komnenus. Ngày 29 tháng 4 năm 1091, một lực lượng xâm lược khổng lồ người Pechenegs đã bị nghiền nát bởi các lực lượng kết hợp của Đông La Mã dưới sự chỉ huy Alexios I Komnenos và lính Cuman đồng minh. Bối cảnh. Ngày 26 tháng 8 năm 1071, đại quân Đông La Mã dưới sự chỉ huy của hoàng đế Romanos IV Diogenes đã bị các chiến bnh du mục người Thổ Seljuk đánh bại ở Manzikert, phía đông Tiểu Á. Hoàng đế ngay lập tức bị lật đổ và Michael VII Doukas lên thay đã hủy bỏ bản hiệp ước danh dự đã được ký kết bởi Romanos. Đáp trả lại, quân Thổ bắt đầu tiến vào Anatolia năm 1073 mà không gặp một sự kháng cự đáng kể nào. Hàng ngàn bộ lạc Thổ vượt qua biên giới không có người bảo vệ và tràn vào cao nguyên Anatolia. Đến năm 1080, đế quốc đã thu hẹp mất một diện tích khổng lồ: 30.000 dặm vuông (tương đương 78.000 km 2). Chỉ trong vòng hơn một thập kỷ, một nửa nhân tài vật lực của đế quốc đã bị mất, bao gồm nhiều nguồn cung ấp ngũ cốc. Trong 700 năm lịch sử của mình, Đế quốc Đông La Mã đã phải hứng chịu một cú đánh nặng nề. Alexios I Komnenos đã chiến đấu kể từ khi mới mười bốn tuổi, đã lên ngôi vua vào ngày Chúa Phục Sinh, chủ nhật ngày 4 tháng 4, năm 1081. Theo John Julius Norwich, đây là một sự kiện có ý nghĩa vô cùng trọng đại "... lần đầu tiên trong hơn nửa thế kỷ, đế chế đã có người đủ tài đức lên cai trị."Alexios quyết tâm khôi phục lại hào quang đã mất của đế quốc, bằng bất cứ giá nào. Khoảng những năm 1090-1091, Tiểu vương Chaka của Smyrna kêu gọi một liên minh với người Pechenegs hòng tiêu diệt hoàn toàn đế quốc Đông La Mã. Cuộc xâm lăng của quân Pecheneg. Mùa xuân năm 1087, triều đình Đông La Mã nhận được tin cấp báo về một đội quân xâm lược khổng lồ từ phương bắc. Quân xâm lược Pechenegs tới từ phía tây bắc khu vực Biển Đen vô cùng đông đảo, được lan truyên rằng họ có tới 80.000 quân tinh nhuệ. Lợi dụng Đông La Mã đang bị kiệt quệ sau những năm nội chiến, quân Pecheneg hướng tới Constantinopolis và cướp bóc các vùng đất phía bắc Balkan trên đường đi qua. Cuộc xâm lược đã đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng cho hoàng đế Alexios, nhưng nhiều năm nội chiến và tình trạng trễ nải phòng bị của Đông La Mã đã không thể cung cấp đủ quân đội cho hoàng đế để đẩy lùi những kẻ xâm lược người Pecheneg. Alexios buộc phải khéo léo sử dụng ngoại giao để cứu đế quốc bên bờ vực hủy diệt. Ông kêu gọi sự giúp đỡ từ một bộ tộc du mục khác, Cumans, tham gia với ông trong cuộc chiến chống lại người Pechenegs. Trận chiến. Trước lời đề nghị dùng vàng đổi lấy viện trợ quân sự chống lại quân Pechenegs của Alexios, các kị binh du mục Cumans vội vã tới tham gia với Alexios và quân đội của ông. Cuối mùa xuân năm 1091, các lực lượng cứu viện Cuman tiến vào lãnh thổ Đông La Mã, và quân đội liên hợp đã sẵn sàng chống lại người Pechenegs. Ngày thứ hai, 28 Tháng 4, 1091, Alexios và các đồng minh của ông tiến gần tới trại lính Pecheneg ở Levounion, gần sông Maritsa. Các kị binh Pechenegs hoàn toàn bất ngờ. Ở một mức nào đấy, trận chiến đã diễn ra vào sáng hôm sau tại Levounion thực chất là một cuộc thảm sát. Người Pechenegs đã đưa phụ nữ và trẻ em đi với mình, và họ hoàn toàn không được chuẩn bị gì cho sự tàn khốc của cuộc tấn công. Các đội quân Cumans và Đông La Mã tràn xuống trại kẻ thù, giết tất cả mọi thứ họ gặp trên đường đi. Các kị binh Pechenegs nhanh chóng bị đánh bại và bị các đồng minh chiến thắng tàn sát dã man. Những người sống sót đã bị bắt giữ bởi quân Đông La Mã và bị đưa về phục dịch trong triều đình. Ý nghĩa của chiến thắng. Levounion là một chiến thắng quyết định hiếm hoi mà quân Đông La Mã đạt được trong hơn nửa thế kỷ, và gỡ gạt ít nhiều cho sự thiếu thốn vinh quang quân sự của đế quốc kể sau khi hoàng đế Basileios II qua đời năm 1025. Trận chiến này đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử Đông La Mã, khi mà đế quốc đã suy sụp nhanh chóng chỉ trong vòng hai mươi năm qua, và chiến thắng tại Levounion đã trở thành một tín hiệu cho thế giới biết rằng Đế quốc Đông La Mã đang từng bước phục hồi lại sức mạnh của mình. Các mối đe dọa từ người Pecheneg đã hoàn toàn bị loại bỏ, và tài sản của đế chế ở Châu Âu đã được bảo vệ an toàn. Alexios I đã chứng tỏ được mình là một vị cứu tinh của Đông La Mã trong những giờ phút cần thiết nhất, và người dân đã có tinh thần hơn trong việc sát cánh với triều đình nhằm xây dựng lại Đế quốc vừa chìm sâu trong ngoại xâm và nội chiến. Trong những năm sau đó, Đông La Mã đi vào giai đoạn sức mạnh phục hồi đáng kể dưới thời Alexius và con cháu của ông, các hoàng đế nhà Komnenus. Quân đội Đông La Mã quay trở lại Tiểu Á, giành lại nhiều lãnh thổ đã bị mất bao gồm các khu vực ven biển màu mỡ cùng với nhiều thành phố quan trọng. Với sự phục hồi của triều đình trung ương, đế chế trở nên giàu có trong thế kỷ tiếp theo, và Constantinopolis một lần nữa lại trở thành thủ phủ của cả thế giới Kitô giáo. Bởi vậy, cuộc chiến tại Levounion trong năm 1091 đánh dấu sự khởi đầu mới của sự hồi sinh của quyền lực Đông La Mã và có ảnh hưởng kéo dài trong suốt một trăm năm, cho đến Triều đại Komnenus cáo chung vào thế kỷ thứ mười hai.
1
null
Robertino Loreti (sinh ngày 22 Tháng 10 năm 1947 tại Roma), còn được gọi là Roberto, Robertino, hay Robertino Loretti, là một ca sĩ Ý, được biết đến chủ yếu qua các bài hát ông đã thực hiện khi còn là một thiếu niên, với giọng soprano cao. Thời thiếu niên. Ông là con thứ tư trong một gia đình có tám người con. Gia đình ông thuộc loại nghèo, và khi ông được 10 tuổi, cha ông đã ngã bệnh và Robertino phụ giúp gia đình kiếm tiền bằng cách đưa bánh mì cho các nhà hàng. Ông rất thích hát những bài hát dân gian trên đường và giọng hát của ông được nhiều người chú ý. Sau khi được mời hát giúp vui cho một đám cưới trong một nhà hàng, Robertino được các nhà hàng khác mời cho các dịch vụ tương tự. Năm 1960, khi Robertino hát tại Cafe Grand Italia, nơi diễn viên Neapolitan Totò và nhà sản xuất truyền hình Đan Mạch Volmer Sørensen, lúc đó đang đi nghỉ mát với vợ là ca sĩ Grethe Sønck chú ý. Họ đã tạo cơ hội cho Robertino được trình diễn trong những show trên đài truyền hình Đan Mạch. Robertino thu âm một album tại Copenhagen, và sau đó còn xuất bản vài album nữa và xuất hiện trong các bộ phim. Sau đó. Giọng hát của ông đã thay đổi, không còn như thời thiếu niên. Loreti vẫn đi lưu diễn tại châu Âu, Mỹ, Nga và biểu diễn trong các buổi hòa nhạc, nhưng không còn nổi tiếng thế giới như thời thiếu niên. Ông được cho là đặc biệt được biết nhiều ở Nga, nơi ông là bạn bè với các ca sĩ Azerbaijan Muslim Magomayev (chết năm 2008), Tamara Sinyavskaya và Joseph Kobzon. Nhà du hành vũ trụ Liên Xô Valentina Tereshkova đã yêu cầu được nghe một bản thu âm của ông trong khi đang du hành trong không gian. Nhà thơ Nga Yevgeny Yevtushenko đã sáng tác một bài thơ có tựa đề "Robertino Loreti".
1
null
Tắc kè hoa châu Âu, con gọi là Tắc kè hoa Địa Trung Hải, tên khoa học Chamaeleo chamaeleonis, là một loài tắc kè hoa châu Âu. Loài này có thân dài từ 20–40 cm, con cái lớn hơn con đực. Chúng có thể thay đổi màu sa theo nhiệt độ và ánh sáng và biểu lộ cảm xúc của nó. Phân loài. Có 4 phân loài: Phân bố. Tại châu Âu: Nam bộ Hy Lạp (các đảo Aegea, Crete, Chios, Samos), Malta, phía Nam Bồ Đào Nha, phía Nam Tây Ban Nha, Cộng hòa Síp. Tại Bắc Phi và Trung Đông: Maroc, Algérie, Tunisia, Libya, Ai Cập, Israel, Palestine, Jordan, Tây Sahara, Ả Rập Xê Út, Yemen, Liban, Syria, Iraq, Iran.
1
null
Kỳ đà khổng lồ hay còn gọi là Nhông Úc (danh pháp hai phần: Varanus giganteus) là một loài thằn lằn trong họ Varanidae. Loài này được Gray mô tả khoa học đầu tiên năm 1845. Đây là loài bản địa Úc và là thằn lằn lớn thứ tư trên Trái Đất, sau rồng Komodo, varanus salvadorii và kỳ đà hoa. Tìm thấy phía tây của Great Dividing Range ở các khu vực khô cằn của Úc, chúng không phải là một loài thường thấy do chúng nhút nhát và ở xa khu vực sinh sống của con người. Chúng có thể dài đến 2,5 m mặc dù độ dài trung bình khoảng 1,75 đến 2 m và nặng tới 15 kg (33 lb) - Trọng lượng tối đa có thể được hơn 20 kg (44 lb).
1
null
Đây là danh sách đội tuyển futsal nam quốc gia trên thế giới Thành viên FIFA hiện tại. Hiện nay có 147 đội tuyển futsal nam quốc gia là thành viên của "Liên đoàn bóng đá thế giới" (FIFA), cơ quan quản lý bóng đá trên thế giới, thông qua các liên đoàn bóng đá quốc gia của họ. Họ có đủ điều kiện để tham dự Giải vô địch bóng đá trong nhà thế giới và trận đấu giữa họ được công nhận là trận đấu quốc tế chính thức. Dựa trên kết quả trận đấu, Bảng xếp hạng futsal thế giới, cập nhật hàng tuần, so sánh sức mạnh tương đối của các đội tuyển quốc gia. Mỗi đội tuyển quốc gia cũng thuộc một trong sáu liên đoàn, theo khu vực lục địa của họ: Dưới đây là danh sách của đội tuyển bóng đá quốc gia theo liên đoàn châu lục. Một số đội tuyển quốc gia là thành viên chính thức của liên đoàn châu lục, nhưng lại không phải là thành viên của FIFA. AFC (Châu Á). Do kích thước địa lý của khu vực châu Á, AFC được chia thành năm tiểu liên đoàn:
1
null
Hướng Trung Phát (, 1880 - 1931) là một trong những lãnh đạo cấp cao đầu tiên của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tổng Bí thư thứ III của Đảng. Hướng Trung Phát sinh vào năm 1880, trong một gia đình nghèo ở Thượng Hải. Năm 14 tuổi, ông học việc trong một nhà máy sản xuất vũ khí ở Vũ Hán. Sau đó vài năm, Hướng Trung Phát được bầu làm lãnh đạo công đoàn nhà máy. Năm 1921, Hướng Trung Phát gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tại Đại hội lần thứ sáu Đảng Cộng sản Trung Quốc họp từ ngày 18 tháng 6 đến ngày 11 tháng 7 năm 1928, tại Moskva, Liên Xô. Hướng Trung Phát được bầu làm Tổng Bí thư. Tuy nhiên sau đó Lý Lập Tam vào Bộ Chính trị là người nắm thực quyền lãnh đạo Đảng cho đến tháng 9 năm 1930. Năm 1931, do không chịu nổi sự tra tấn của mật vụ Quốc dân đảng, Cố Thuận Chương, một ủy viên Bộ Chính trị phụ trách an ninh, tình báo đã khai ra Hướng Trung Phát. Hướng Trung Phát bị bắt và xử tử vào ngày 24/6/1931.
1
null
Kỳ đà Timor hay Kỳ đà cây đốm (danh pháp khoa học: Varanus timorensis) là một loài kỳ đà bản địa đảo đông và đông Timor. Kỳ đà Timor nói chung là một màu xanh lá cây đậm hoặc gần như đen, với đốm màu vàng nhẹ dọc theo lưng và màu vàng rơm nhẹ ở mặt dưới của nó. Chúng có một mũi nhọn, thị lực rất tốt, thính lực rất tốt, hàm răng sắc nhọn, và một cái đuôi dài. Chúng cũng có móng vuốt dài và sắc nhọn thích hợp để leo. Loài này phát triển đến chiều dài 61–68 cm, và cân nặng khoảng 100 đến 350 gram. Kỳ đà Timor là thằn lằn sống trên cây, ban ngày. Chế độ ăn uống của chúng bao gồm nhiều loại thức ăn khác nhau, bao gồm: côn trùng, bọ cạp, loài gặm nhấm nhỏ, và các loài bò sát khác, chẳng hạn như tắc kè và rắn nhỏ. Mùa sinh sản diễn ra từ tháng 12 - tháng 3, và mỗi tổ đẻ đến 11 quả trứng và ấp trứng từ 3-4 tháng, tùy thuộc vào nhiệt độ trung bình. Con non dài khoảng 5 inch, nhưng phát triển nhanh chóng. Kỳ đà Timor được tìm thấy ở Indonesia, đặc biệt là các đảo Timor, Savu và Rote, và ở Đông Timor.
1
null
Tống Vi tử (chữ Hán: 宋微子), "tính" Tử (子), "thị" Tống (宋), tên là Khải (啟), còn được gọi là Vi tử (微子), Tống Vi tử Khải (宋微子啟), Vi tử Khải (微子啟), là vị vua đầu tiên của nước Tống – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Tiểu sử. Tử Khải vốn là con lớn của Đế Ất nhà Thương. Ông có một người em là Thụ (Đế Tân), nhưng mẹ ông xuất thân không sang nên Tân được vua cha chọn làm người kế vị. Chính sự thời Đế Ất đã suy, đến khi Thụ lên ngôi càng suy hơn. Thụ chỉ hưởng lạc, ham tửu sắc. Vi tử nhiều lần can gián nhưng Thụ không nghe. Do Thụ tàn ác nên dù được ban thuỵ là Đế Tân nhưng nhà Chu còn đặt thêm thuỵ là Trụ. Khoảng giữa thế kỷ 11 TCN, con Tây bá Cơ Xương – một chư hầu của nhà Ân – là Cơ Phát tập hợp chư hầu nổi dậy diệt nhà Thương, lập ra nhà Chu, tức là Chu Vũ Vương. Chu Vũ Vương phong đất cho các em, người trong họ và công thần làm chư hầu. Chu Vũ Vương biết lòng người còn nhớ nhà Ân, nên phong cho Vũ Canh – một người con khác của Trụ - tiếp tục cai trị đất Ân. Các vùng xung quanh nhà Ân còn chưa hoàn toàn thần phục nhà Chu, nên Chu Vũ Vương chia làm ba khu vực: phía bắc Triều Ca đến đất Bội phong cho em trai là Hoắc Thúc Xử (); phía đông Triều Ca là đất Vệ phong cho là Quản Thúc Tiên, phía tây Triều Ca là đất Dung phong cho Sái Thúc Độ. Tử Khải được Chu Vũ Vương phong tại đất Triều Tiên. Trên danh nghĩa, ba người em của Chu Vũ vương có trách nhiệm giúp đỡ Vũ Canh nhưng trên thực tế, Chu Vũ Vương dùng họ để giám sát, kiềm chế ông, vì vậy sử gọi họ là "Tam giám". Kết cục. Chu Vũ Vương lên ngôi chỉ ít năm sau thì qua đời. Thái tử Tụng còn nhỏ lên nối ngôi, tức là Chu Thành Vương. Chu Công Đán được Chu Vũ Vương uỷ thác phụ chính cho cháu. Vũ Canh ở đất Ân nhân cơ hội nhà Chu mới dựng nên định khôi phục nhà Ân. Do sự thuyết phục của Vũ Canh, cả ba người em của Chu Vũ vương là Quản Thúc Tiên, Hoắc Thúc Xử và Sái Thúc Độ đều đồng tình chống lại Chu Công Đán và Chu Thành Vương. Chu Công mang quân đi đông chinh. Sau 3 năm, Chu Công Đán đánh bại được quân của Vũ Canh. Vũ Canh và Quản Thúc Tiên bị Chu Công giết chết; Hoắc Thúc Xử và Sái Thúc Độ bị bắt đi đày. Chu Công Đán bèn cải phong cho Vi tử Khải từ đất Triều Tiên xa xôi về đất Ân cũ, gọi là nước Tống, để giữ hương hỏa nhà Ân. Ông trở thành vị vua đầu tiên nước Tống – chư hầu nhà Chu từ năm 1113 TCN. Sau này không rõ Vi tử Khải mất năm nào. Em ông là Tử Diễn lên nối ngôi, tức là Tống Vi trọng.
1
null
Gewehr 43, hay tên khác là Karabiner 43, G43, K43, Gew 43, Kar 43 là một loại súng trường, súng trường bán tự động của quân đội Đức Quốc xã, nó chỉ được sử dụng duy nhất trong thế chiến hai bởi quân đội Đức. Nó được nhà máy Walther thiết kế ra, sự ra đời của nó nhằm lấy lại sự cân bằng cho quân đội Đức bởi vì 2 quân đội Mỹ và Liên Xô - 2 kẻ thù chính của quân Đức có súng trường bán tự động là M1 Garand, M1 Carbine (Mỹ) hay SVT-40 (Liên Xô). Các loại súng có chế độ bắn bán tự động, tính chính xác khá cao. Còn quân Đức thì chỉ có súng trường Karabiner 98k lên đạn từng viên bắn rất chậm (Kar 98k chỉ có tốc độ bắn 15 phát/phút. Còn M1 Garand là 80 phát/phút, M1 Carbine là 95-105 phát/phút, SVT-40 là 85-97 phát/phút) Súng được tổ thiết kế của hãng vũ khí Đức là Walther nghiên cứu thiết kế dựa trên khẩu Gewehr 41 (Gewehr 41 do hãng Mauser nghiên cứu thiết kế từ trước đó). Hãng Walther sửa lại cơ chế trích khí, từ trích khí đầu nòng của Gewehr 41 sang trích khí ngắn mà các kĩ sư hãng này học được từ mẫu SVT-40 (do đối thủ Liên Xô chế tạo). Mặc dù nước Đức trước kia đã có súng trường bán tự động Gewehr 41 nhưng tính chính xác của nó rất thấp. Đã thế, cơ chế trích khí đầu nòng của khẩu Gewehr 41 lại quá nhanh bị bụi bẩn và làm cho súng bị kẹt và loại băng đạn 10 viên của súng không thể tháo rời (Xạ thủ phải nạp 2 kẹp đạn 5 viên của Karabiner 98k vào băng đạn). Gewehr 43 được chế tạo để thay thế cho Gewehr 41. Gewehr 43 là khẩu súng trường duy nhất được sản xuất và sử dụng rộng rãi bởi Đức quốc xã trong chiến tranh thế giới thứ hai. Bên cạnh chức năng là một khẩu súng trường chiến đấu bán tự động ra thì nó còn là một khẩu súng bắn tỉa bán tự động khá tuyệt vời. Nó và Karabiner 98k là 2 khẩu súng bắn tỉa của Đức Quốc Xã trong thế chiến 2.
1
null
Tống Vi trọng (chữ Hán: 宋微仲), nguyên tên là Tử Diễn (子衍), là vị vua thứ hai của nước Tống – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Tử Diễn vốn là con thứ hai của Đế Ất nhà Thương (Ân) và là em của Vi tử Khải – vua đầu tiên nước Tống. Sau khi Tử Khải qua đời, Tử Diễn lên nối ngôi, tức là Tống Vi Trọng. Sử ký không ghi chép sự kiện xảy ra liên quan tới nước Tống trong thời gian ông làm vua. Sau này không rõ Tống Vi Trọng mất năm nào. Con ông là Tử Kê lên nối ngôi, tức là Tống công Kê.
1
null
Tống công Kê (chữ Hán: 宋公稽), nguyên tên là Tử Kê (子稽), là vị vua thứ ba của nước Tống – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Tử Kê là con của Tống Vi Trọng – vua thứ 2 nước Tống. Sau khi Vi Trọng mất, Tử Kê lên nối ngôi, tức là Tống công Kê Sử ký không ghi chép sự kiện xảy ra liên quan tới nước Tống trong thời gian ông làm vua. Sau này không rõ Tống công Kê mất năm nào. Con ông là Tử Thân lên nối ngôi, tức là Tống Đinh công.
1
null
Sáu người đi khắp thế gian (tựa tiếng Anh: The Drifters) là tiểu thuyết của nhà văn James Michener, người từng đạt giải Pulitzer, xuất bản năm 1971 bởi nhà xuất bản Random House. Tác phẩm kể về sáu người trẻ từ nhiều nguồn gốc khác nhau, gặp nhau và phiêu lưu cùng nhau xuyên qua nhiều vùng của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Maroc và Mozambique. Câu chuyện được kể thông qua quan sát của người kể chuyện, George Fairbanks, một nhà phân tích đầu tư cho công ty giả tưởng World Mutual Bank ở Thụy Sĩ. Fairbanks hầu như có liên hệ với từng nhân vật theo một cách nào đó và những nhân vật này dường như được thể hiện qua ông ta xuyên suốt tác phẩm bằng cách này hay cách khác. James Albert Michener (1907 – 1997), nhà văn nổi tiếng người Mỹ với trên 40 đầu sách. Ông từng học và giảng dạy ở nhiều trường đại học, có hơn 30 học vị tiến sĩ danh dự về nhân văn, luật, thần học, khoa học, đã từng đoạt giải Pulitzer năm 1948. "Sáu người đi khắp thế gian" từng suốt sáu tháng liền nằm trong danh sách những tác phẩm bán chạy nhất New York; và trở thành cuốn sách được đông đảo bạn đọc yêu thích không chỉ ở Mỹ mà còn trên phạm vi toàn thế giới. Tác phẩm được coi như một bách khoa thư kết hợp súng ống và hoa hồng, tình yêu và tình dục, tôn giáo và nghệ thuật, du hành và ma túy, những bản ballad và tiếng kêu thầm xé ruột. Những nhân vật trong sách là những con người đã thất vọng vì xã hội và đang nỗ lực xây dựng thế giới của riêng họ ở một miền đất khác, như những kẻ bỏ xứ ra đi. Một bản tiếng Việt do Nguyễn Thị Bạch Tuyết dịch do Nhà xuất bản Văn học phát hành năm 2011, Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam giữ bản quyền tiếng Việt. Nội dung. Bối cảnh của tiểu thuyết là thế giới những năm 1960 hỗn loạn đã xô đẩy những nhân vật gặp gỡ nhau. Mỗi nhân vật là một mảnh đời, một số phận riêng nhưng tất cả đều đang trốn chạy cuộc sống hiện tại. Joe, một sinh viên trốn tránh lệnh quân dịch. Britta chạy trốn cuộc sống tù túng, chật hẹp ở Na Uy. Monica muốn rời xa cái bóng của người cha, một nhà ngoại giao người Anh thất bại tại Vwarda (một quốc gia châu Phi hư cấu). Cato chạy trốn cuộc chiến vì nạn phân biệt chủng tộc có vẻ đang thắng thế tại Philadelphia. Yigal muốn thoát khỏi sự giằng xé tâm can khi phải lựa chọn giữa hai quốc tịch Mỹ và Israel. Còn Gretchen muốn chạy trốn vết thương lòng từ vụ lạm dụng tình dục khi bị cảnh sát bắt giữ sau Hội nghị Quốc gia Dân chủ tại Chicago. Tất cả đều tình cờ gặp nhau tại Torremolinos.
1
null
là movie đầu tiên trong project TOEI HERO NEXT, với sự xuất hiện của 2 diễn viên chính trong Kamen Rider OOO, Shu Watanabe và Ryosuke Miura, cũng như Rin Asuka từ Kamen Rider W. Cốt truyện. , một phóng viên tự do (do Watanabe thủ vai) và , một tay săn ảnh có 5 nhân cách (Miura thủ vai) phải hợp tác điều tra những "vụ án Megalopolis Gorgon", trong đó những nạn nhân bị hoá đá và chết.
1
null
The Band là ban nhạc roots rock người Canada-Mỹ với thành phần ban đầu bao gồm Rick Danko (bass, double bass, fiddle, trombone, hát), Levon Helm (trống, mandolin, guitar, hát), Garth Hudson (keyboard, saxophone, trumpet), Richard Manuel (piano, trống, baritone saxophone, hát) và Robbie Robertson (guitar, hát). Trong những năm 1958-1963, họ còn có thêm ca sĩ rockabilly Ronnie Hawkins là thành viên không thường trực. Năm 1964, họ chia tay Hawkins và cùng phát hành một số đĩa đơn dưới tên Levon and the Hawks và Canadian Squires. Ngay năm sau, Bob Dylan tuyển họ cho tour diễn vòng quanh nước Mỹ năm 1965, rồi tour diễn vòng quanh thế giới năm 1966. Sau năm 1966, ban nhạc tiếp tục cộng tác với Dylan ở Saugerties, New York, cùng nhau thu âm một số tác phẩm không chính thức để sau này trở thành "The Basement Tapes" – thứ làm nền cho album đầu tay năm 1968 của họ "Music from Big Pink". Vì luôn là một "ban nhạc" với nhiều thủ lĩnh khác nhau, Helm nghĩ tốt hơn cả là cái tên "The Band" trở thành tên gọi chung. Họ chính thức đi trình diễn với cái tên này từ năm 1970, từ đó họ phát hành 10 album phòng thu. Dylan vẫn cộng tác lâu dài với ban nhạc, điển hình là tour diễn năm 1974. The Band tuyên bố dừng những tour diễn vào năm 1976 và họ chỉ tổ chức những buổi diễn quy mô nhỏ cùng các nghệ sĩ nổi tiếng. Một trong số đó đã được đạo diễn lừng danh Martin Scorsese quay lại vào năm 1978 và trở thành bộ phim tài liệu bất tử, "The Last Waltz". Họ tiếp tục đi tour vào năm 1983 mà không có tay guitar Robbie Robertson khi ông đã chuyển sang sự nghiệp solo thành công với các nhà sản xuất âm nhạc ở Hollywood. Họ biểu diễn tại Queen Elizabeth Theatre ở Vancouver với sự tham gia của 4 nghệ sĩ nữa, và buổi diễn trở thành 2 bộ phim "The Band Reunion" và "The Band is Back". Trong một buổi diễn năm 1986, Richard Manuel tự vẫn; tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục đi tour cho tới khi Rick Danko qua đời vào năm 1999, và ban nhạc cùng thống nhất tới giải tán. Levon Helm được chẩn đoán ung thư vòm họng vào năm 1998, và dù rất cố gắng điều trị, ông vẫn không thể lấy lại được chất giọng vốn có của mình. Ông vẫn tiếp tục các buổi trình diễn và ra mắt một vài album thành công trước khi qua đời vào năm 2012. Ban nhạc có tên trong Đại sảnh Danh vọng Âm nhạc Canada vào năm 1989 và Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll vào năm 1994. Năm 2004, tạp chí "Rolling Stone" xếp The Band ở vị trí số 50 trong danh sách "100 nghệ sĩ vĩ đại nhất" và tới năm 2008, họ được trao Giải Grammy Thành tựu trọn đời. Năm 2004, ca khúc nổi tiếng nhất của họ, "The Weight", được xếp ở vị trí số 41 trong danh sách "500 bài hát vĩ đại nhất" cũng của tạp chí trên.
1
null
Minh Tuyền (1916 - 2001), tên thật là Hoàng Chí Trị (trong tập "Hương sắc Yên Hòa" ghi là Hoàng Trí Trị); là nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Theo tài liệu, thì ông chính là một "cây bút thi sử" của tạp chí "Tri tân", đồng thời là "Thi chủ", là "đại biểu" của trường phái thơ triết học ở Việt Nam thời bấy giờ. Tiểu sử. Ông sinh năm 1916 tại làng Cót; nay thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Chưa biết nhiều về thân thế và quãng đời cầm bút của ông. Chỉ biết ông có bằng tú tài và từng làm thư ký tại Phủ Toàn quyền Đông Dương tại Hà Nội trước 1945. Ông vốn say mê văn chương, đặc biệt là thơ, và có mối thâm tình với nhà nghiên cứu Hoa Bằng (Hoàng Thúc Trâm), vì ông là em họ, là đồng hương, và là một cây bút trên tạp chí "Tri tân" (Hà Nội) do Hoa Bằng làm Chủ bút...Về sau (1944), cũng chính Hoa Bằng là người viết lời tựa cho tập thơ "Phấn đấu" của ông. Năm 1943, Minh Tuyền cho đăng bài "Triết thi" (Poédie philosophique) và cho đăng trường ca "Tạo hóa và Nhân loại" (cả hai đều đăng trên báo "Tri tân") làm theo lối thơ ấy. Tuy không "may mắn sinh tồn", nhưng đây là "một trường thơ lạ, là một sáng kiến lớn lao, đánh dấu một hướng đi di biệt" . Năm 1965, tại Sài Gòn, GS.Phạm Thế Ngũ đã trích giới thiệu một số đoạn trong trường ca vừa kể trong cuốn "Việt Nam văn học sử giản ước tân biên" (quyển 3), đồng thời xếp thơ ông vào khuynh hướng "thơ triết" trong tiến trình phát triển của văn học Việt ở giai đoạn 1940-1945. Năm 1968, nhiều đoạn trong trường ca "Tạo hóa và Nhân loại" của ông lại được giới thiệu trong "Việt Nam thi nhân tiền chiến" (quyển trung) xuất bản tại Sài Gòn. Ngoài những sáng tác theo lối triết học, Minh Tuyền còn là "cây bút thi sử" của tạp chí "Tri tân" . Sau năm 1975, ông có nhiều năm vào sống ở Sài Gòn và gặp gỡ nhiều văn nghệ sĩ trong đó có GS.Phạm Thế Ngũ,và được một gia đình yêu thơ trao lại nguyên bản tập thơ "Phấn đấu" xuất bản năm 1944 ở Hà Nội,nhờ dó Ông đã hiệu đính lại trường ca "Tạo hóa và Nhân loại". Năm 1981, ông xuất bản tập thơ "Tranh đấu" (Nhà xuất bản Đồng Nai) và biên soạn lại tập thơ "Một tiếng tơ" gồm các bài thơ sáng tác rải rác trong những năm từ 1929 đến 1942. Ngoài ra, ông cũng hoàn thành tập thơ "Quê Hương" viết về Làng Cót (Yên hòa - Hà nội). Năm 2001, ông mất tại quê nhà, hưởng thọ 85 tuổi. Tác phẩm. Tác phẩm của Minh Tuyền đã xuất bản có: Ngoài ra, ông còn có một số bài viết và thơ đăng báo. Đáng chú ý có: Năm 1992, trong tập "Thơ mới 1932-1945, tác giả và tác phẩm" do Lại Nguyên Ân và Ý Nhi biên soạn, có chọn in 5 bài thơ của Minh Tuyền từng đăng tạp chí "Tri tân", đó là các bài: "Hồn mộng", "Hát Giang trường lệ", "Sóng Bạch Đằng", "Chơi thuyền", "Hy vọng". Năm 2000, truyện "Lòng sương phụ" và bài bút ký "Thăm trại thanh niên Tương Mai" đăng trên tạp chí "Tri tân" năm 1942 của ông cũng được đưa vào tập "Truyện và ký - Tạp chí Tri tân, 1941-1945" (trang 47 và 220) do Hội Nhà văn Việt Nam xuất bản. Năm 2009, trong tập thơ chọn lọc chào mừng nghìn năm Thăng Long - Hà nội "Tràng An một thủa" (Nhà xuất bản Hội nhà văn Việt Nam), Gia Dũng cũng đã tuyển chọn bài thơ dài "Hát Giang trường lệ" của Minh Tuyền. Ngoài ra, thân thế và một số bài thơ của nhà thơ Minh Tuyền cũng đã được giới thiệu trong tập thơ "Hương sắc Yên Hòa" ở quê hương ông... Quan niệm về triết thi. Tạp chí "Tri tân" số 118, ra ngày 28 tháng 10 năm 1943 có đăng bài Triết thi của Minh Tuyền. Trích một đoạn: Nhận xét. Trích đánh giá của: Thơ Minh Tuyền (trích). Bài trường ca Tạo hóa và Nhân loại dài trên 600 câu thơ mới (mỗi câu 8 chữ, vần gieo biển đổi, gồm 11 đoạn). Đại ý nói lên những suy nghĩ của tác giả về kiếp người: sinh trong lòng tạo hóa, song nhận sứ mệnh chinh phục tạo hóa. Một cuộc chinh phục gian nan cao cả và thành công được phần nào là nhờ ở khối óc, ở ý thức...Theo GS. Phạm Thế Ngũ, toàn bài "tuy nhiều khi khúc mắc gò ép, nhưng cũng có lắm đoạn giàu âm điệu phấn chấn, ý tứ tân kỳ". Dưới đây là đoạn 1 của bài trường ca ấy. Thi sĩ mô tả giờ chết của con voi Ma-mút (Mammouth) ở kỷ băng hà: Bài Trần Bình Trọng dài 220 câu thơ mới, mỗi câu 8 chữ, vần gieo biến đổi. Trích đoạn tướng Trần Bình Trọng đã khảng khái trả lời khi nghe Thoát Hoan dụ hàng.
1
null
Eid al-Adha ( ', , "lễ tế sinh, lễ hiến sinh), cũng gọi là Id-ul-Zuha, là một dịp lễ kéo dài 3 ngày được người Hồi giáo trên toàn thế giới tổ chức nhằm tôn vinh việc ʾIbrāhīm (Abraham) đã sẵn lòng vâng lời Thượng đế mà hiến tế con trai Ismā'īl (Ishmael), trước khi Thượng đế can thiệp để cấp cho ông ta một con cừu làm vật hiến tế thay thế. Eid al-Adha là dịp lễ sau trong hai dịp lễ Eid của người Hồi giáo Sunni và Shia. Nền tảng của lễ Eid al-Adha đến từ tiết thứ 196 của sura (thiên) 2 (Al-Baqara) trong kinh Quran. Từ "Eid" xuất hiện trong Sura al-Mai'da của kinh Qur'an, nghĩa là 'lễ trọng thể'. 3 ngày và 2 đêm của lễ Eid al-Adha được tổ chức hàng năm vào các ngày thứ 10, 11 và 12 của tháng 12 theo lịch Hồi giáo, tức tháng Dhu al-Hijjah (). Theo Lịch Gregory được sử dụng rộng rãi trên thế giới, các ngày này thay đổi theo từng năm, tiến lên khoảng 11 ngày so với năm trước đó. Giống như Eid ul-Fitr, Eid al-Adha bắt đầu với một lời cầu nguyện Sunnah gồm hai Raka'ah (đơn vị) tiếp theo là một bài thuyết pháp ("khuṭbah"). Lễ kỉ niệm Eid al-Adha bắt đầu sau Hajj, cuộc hành hương thường niên đến thánh địa Mecca ở Ả Rập Xê Út của người Hồi giáo trên toàn thế giới. Dịp lễ này cách xấp xỉ 70 ngày (2 tháng & 10 ngày) sau khi kết thúc tháng Ramadan, tức lễ Eid-ul-Fitr. Các nghi lễ được thực hiện cho đến lúc mặt trời lặn vào ngày 12 của tháng Dhu al-Hijjah. Việc tế sinh Eid có thể được thực hiện cho đến khi mặt trời lặn vào ngày thứ 13.
1
null
Phước Long là một xã thuộc huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam. Địa lý. Xã Phước Long nằm ở phía tây nam của huyện Phước Long, cách trung tâm huyện khoảng 10 km, có vị trí địa lý: Xã Phước Long có diện tích 76,41 km², dân số năm 2019 là 15.859 người, mật độ dân số đạt 208 người/km². Diện tích đất nông nghiệp của xã là 4.130 ha, trong đó có 3.700 ha đất sản xuất theo mô hình 2 vụ tôm, 1 vụ lúa mùa; 430 ha đất không trồng lúa được nên sản xuất theo mô hình nuôi kết hợp tôm sú - cua - cá. Hành chính. Xã Phước Long được chia thành 9 ấp: Phước Hậu, Phước Ninh, Phước Tân, Phước Thành, Phước Thạnh, Phước Thọ, Phước Thọ Hậu, Phước Thọ Tiền, Phước Trường. Lịch sử. Thời Pháp thuộc. Quận Phước Long thuộc tỉnh Rạch Giá được thực dân Pháp thành lập vào ngày 20 tháng 5 năm 1920, gồm có hai tổng: Thanh Bình và Thanh Yên với tổng cộng 14 làng. Quận lỵ đặt tại làng Phước Long. Giai đoạn 1954-1975. Việt Nam Cộng hòa. Sau năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa giải thể đặc khu An Phước, tái lập quận Phước Long thuộc tỉnh Ba Xuyên. Năm 1958, quận Phước Long: Tổng Thanh Bình có xã Phước Long. Ngày 24 tháng 12 năm 1961, quận Phước Long có Tổng Thanh Bình có xã Phước Long. Ngày 18 tháng 4 năm 1963, Quận Phước Long: Tổng Thanh Bình có xã Phước Long. Từ năm 1976 đến nay. Sau năm 1975, xã Phước Long thuộc huyện Hồng Dân. Ngày 20 tháng 12 năm 1975, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam ra Nghị quyết số 19/NQ điều chỉnh lại việc hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam cho sát với tình hình thực tế, theo đó tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu được tiến hành hợp nhất vào ngày 1 tháng 1 năm 1976 với tên gọi ban đầu là tỉnh Cà Mau – Bạc Liêu. Khi đó, xã Phước Long thuộc huyện Hồng Dân, tỉnh Cà Mau – Bạc Liêu. Ngày 10 tháng 3 năm 1976, Ban đại diện Trung ương Đảng và Chính phủ đổi tên tỉnh Cà Mau – Bạc Liêu thành tỉnh Minh Hải. Khi đó, xã Phước Long thuộc huyện Hồng Dân, tỉnh Minh Hải. Ngày 29 tháng 12 năm 1978, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 326-CP về việc chuyển xã Phước Long huyện Hồng Dân về huyện Phước Long mới thành lập quản lý. Ngày 25 tháng 7 năm 1979, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 275-CP về việc chia xã Phước Long thành hai xã lấy tên là xã Phước Long và xã Phước Tây. Ngày 17 tháng 5 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 75-HĐBT về việc sáp nhập xã Phước Tây, xã Phước Long thuộc huyện Phước Long vào huyện Hồng Dân, tỉnh Minh Hải quản lý. Ngày 14 tháng 2 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 33B-HĐBT về việc: Xã Phước Long có 6.939 hécta đất với 8.088 nhân khẩu. Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc chia tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh là tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau. Khi đó, xã Phước Long thuộc huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Ngày 25 tháng 9 năm 2000, Chính phủ ban hành Nghị định số 51/2000/NĐ-CP<ref name=51/2000/NĐ-CP></ref> về việc chuyển xã Phước Long thuộc huyện Hồng Dân về huyện Phước Long mới thành lập quản lý. Ngày 26 tháng 1 năm 2022, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu ban hành Quyết định số 29/QĐ-UBND công nhận xã Phước Long là đô thị loại V năm 2021.<ref name=29/QĐ-UBND></ref>
1
null
Đoàn Minh Xương (sinh ngày 27 tháng 8 năm 1959) là huấn luyện viên, chuyên gia bóng đá. Hiện là giảng viên của trường Đại Học Sư Phạm Thể dục Thể thao Trung ương 2. Tiểu sử và quá trình huấn luyện. Ông là người gốc Bắc sống ở Sài Gòn, nhưng lại chọn quê vợ Đồng Tháp là nơi khởi nghiệp huấn luyện viên. Chỉ tính từ thập niên 80 của thế kỷ trước đổ lại, thì HLV Đoàn Minh Xương xứng đáng được khắc tên trong "bảng vàng", những người có công khai sáng của bóng đá vùng sông nước Đồng Tháp. Bốn năm sau khi tốt nghiệp khóa II Đại học TDTT và được giữ lại trường làm giảng viên, năm 1982 thầy giáo trẻ Đoàn Minh Xương được nhà trường đưa về tăng cường cho Đồng Tháp - một trong những địa phương có phong trào bóng đá nở rộ ở Đồng bằng sông Cửu Long. Một chuyến đi những tưởng ngắn hạn nào ngờ nó kéo dài đến... 21 năm!. Chân ướt chân ráo về Đồng Tháp ở tuổi 23, Minh Xương dù là dân Sài Gòn xuống vẫn xắn quần lội ruộng, bơi xuồng, đi qua cầu khỉ ngon lành để đến với giải bóng đá phong trào các huyện vùng sâu vùng xa như Hồng Ngự, Tam Nông, Lấp Vò, Thanh Bình, Lai Vung... Nơi đâu có giải vô địch huyện, ở đó có bóng dáng anh HLV trẻ tuổi này. Từ năm 1985 đến 1987, Xương tạm thôi chức HLV trưởng đội tuyển tỉnh để xuống gầy dựng phong trào bóng đá ở huyện Hồng Ngự rồi Thanh Bình. Chỉ sau một năm dìu dắt, Xương đưa cả hai đội bóng huyện này từ hạng B lên hạng A2 toàn quốc. Một tiếng vang xa vào thời điểm ấy khi một tỉnh lại có đến hai đội đẳng cấp A2 toàn quốc. Từ lứa đầu tiên của thầy Xương (năm 1986), những Phạm Anh Tuấn, Tuấn Thành, Công Nhậm… đã "ra lò" và đưa Đồng Tháp đoạt ngôi vô địch các đội mạnh năm 1989 – năm đầu tiên tách khỏi tên gọi A1 (tương tự như V-League hiện nay). Lứa thứ 2-lứa trẻ (1988 – 1991) cũng nổi đình nổi đám một thời gian dài với Trần Công Minh, Huỳnh Quốc Cường, Anh Tuấn B, Văn Hùng… HLV Đoàn Minh Xương đánh dấu bằng chức Vô địch quốc gia năm 1996. Sau đó, thêm Duy Quang, Minh Nghĩa, Vĩnh Nghi, Quang Trãi, Hoàng Thương…, bóng đá Đồng Tháp bắt đầu khắc dấu ấn mạnh mẽ hơn trong làng bóng đá VN. Sau khi giúp Đồng Tháp lọt vào tốp 6 đội chính thức lên chuyên nghiệp mùa bóng 1999 – 2000, HLV này chia tay với quê vợ, để về làm ở Tiền Giang. Năm 2003, ông quay lại, rồi 2004 lại ra đi. Mùa bóng 2004, khi Cần Thơ gần như không còn cơ hội ở lại giải hạng nhất, thì người ta vời thầy Xương về làm quân sư quạt mo. Và đội bóng này đã chơi cực kỳ khởi sắc trong giai đoạn 2, để giành chiếc vé ở lại giải hạng nhất. Tháng 9/2005 ông đến Bình Dương và giúp đội bóng này giành chức vô địch BTV Cup 2005. Nhưng sau đó một phần tư mùa bóng bất lực ở Bình Dương tại V-League 2006, thầy Xương rút lui vào giảng đường đại học làm công tác giảng dạy. Tháng 11/2006 ông nhận lệnh biệt phái làm việc ở đội Quân khu 7 trước khi giúp "đối tác lâu dài" của Trường II là Quân khu 7 trở lại giải hạng nhất 2008. Tháng 9/2008 ông được mời dẫn dắt đội Bà Rịa Vũng Tàu thi đấu giải hạng 3 với quyết tâm thăng hạng nhì nhưng bất thành. Cuối năm 2008 ông được mời ra The Vissai Ninh Bình làm huấn luyên viên nhưng bị sa thải chỉ sau 3 vòng đấu tại giải hạng nhất 2009. Thành tích huấn luyện viên. Với Đồng Tháp Với Quân khu 7
1
null
YakB-12,7 là loại súng nòng xoay bốn nòng có khả năng tác chiến điều khiển từ xa do Phòng thiết kế chế tạo khí cụ thành phố Tula tại Liên Xô phát triển. Việc phát triển súng được tiến hành khi có yêu cầu về một loại súng có tốc độ bắn cao sử dụng loại đạn 12.7×108mm được đưa ra vào ngày 26 tháng 12 năm 1968. Việc thử nghiệm đã được tiến hành từ năm 1969 nhưng đến năm 1976 thì súng mới được đưa vào hoạt động trong biên chế. Súng được gắn trên các chiếc Mi-24 cũng như trên các phương tiện chuyên chở quân tầm thấp khác cùng, Yak-B có thể gắn trên ụ súng GUV-8700 của các phương tiện cơ giới để chiến đấu. Phát triển. Mẫu thử nghiệm năm 1970 có thời gian sử dụng khá ngắn nên súng chuyển sang sử dụng hợp kim cobalt để làm súng cũng như chuyển đổi thuốc súng sử dụng để tăng thời gian sử dụng lên. Đến năm 1971 thì một mẫu mới được đưa vào thử nghiệm nhưng nó có vấn đề trong việc ổn định và khả năng tự động hóa. Đến năm 1972 thì mẫu sử chữa nâng cấp được mang ra thử nghiệm, lần này thì súng đã khắc phục xong các lỗi để vượt qua các cuộc thực nghiệm để tiến hành thử nghiệm cấp nhà nước năm 1973. Mặc dù hoạt động khá trơn nhưng thiết kế của súng quá phực tạp với việc phải sử dụng động cơ để súng có thể hoạt động. Thiết kế này bị nói là chắc chắn sẽ tiềm ẩn khả năng gây giảm độ tin cậy của sản phẩm cùng một lượng lớn chi tiết sẽ làm súng trở nên khó bảo trì và chế tạo. Vì thế đến cuối năm 1972 một mẫu sử dụng pít ton được chế tạo thay thế cho mẫu sử dụng động cơ với chỉ 12 bộ phận thay vì 88 như trước đó. Khi bắn một lượng khí nén được trích ra để làm pít ton chuyển động tới lui và chuyển động này sẽ được chuyển thành chuyển động quay để súng hoạt động. Năm 1973-1974 súng tiếp tục được thử nghiệm và nâng cấp để tăng độ ổn định của pít ton và bắn trong nhiều điều kiện khác nhau. Súng được thông qua để sử dụng trên các trực thăng Mi-24 vào tháng 3 năm 1976. Yak-B được mang ra ra thử nghiệm trong chiến tranh Afghanistan nơi súng cho thấy hỏa lực cao của mình với độ chính xác khá tốt trong tầm từ 800 – 1000 m với việc dội mưa đạn xuống mục tiêu. Tuy nhiên súng cũng bộc lộ một nhược điểm là khả năng tản nhiệt của mình ở môi trường chiến đấu tại Afghanistan khiến nó không thể duy trì khả năng bắn lâu. Sau khi được nghiên cứu lại một mẫu nâng cấp mới được giới thiệu thêm một số nâng cấp để tăng khả năng tản nhiệt để súng bắn lâu hơn mà không cần nghỉ cùng các nâng cấp khác với tên YakBYu-12,7 và nó đã được thông qua năm 1988. Khoảng hơn 1000 khẩu đã được chế tạo để lắp trên các trực thăng và một lượng lớn trong số đó đã dùng để xuất khẩu.
1
null
Chiến dịch Slutsk–Baranovichi là một chiến dịch quân sự của Hồng quân Liên Xô nhằm tấn công vào quân đội Đức Quốc xã, với mục đích khai thác chiến quả của chiến dịch Bobruysk và tạo điều kiện cho các đợt tấn công vào Lublin và Brest. Sau chiến dịch, quân đội Liên Xô đã giải phóng nhiều điểm dân cư quan trọng như Kovel, Slutsk, Baranovichi, Pinsk và áp sát thành phố Brest, chuẩn bị cho đợt tấn công vào thành phố này sau đó. Chiến dịch Slutsk–Baranovichi là một phần của chuỗi chiến dịch giải phóng Byelorussia mang mật danh "Bagration". Binh lực và kế hoạch. Ngoài mục tiêu khai thác chiến quả và chuẩn bị cho các đợt tấn công kế tiếp, trong giai đoạn đầu mũi tấn công của Phương diện quân Byelorussia 1 còn có mục đích lôi kéo sự chú ý của quân Đức vào khu vực này, đảm bảo thành công cho Chiến dịch Lvov-Sandomierz của Phương diện quân Ukraina 1 diễn ra vào ngày 13 tháng 7 năm 1944. Diễn biến. Slutsk là một mục tiêu quan trọng ở phía Nam mặt trận: đây là điểm nút của các đường giao thông phía Bắc khu vực đầm lầy Prypiat và là bàn đạp cho cánh trái của Phương diện quân Byelorussia 1 triển khai hỗ trợ hướng Lvov-Sandomir của Phương diện quân Ukraina 1. Ngày 26 tháng 6 được đưa vào tham chiến qua cửa mở Nam Bobruysk, thì đến ngày 29 tháng 6, Cụm Cơ động Kỵ binh - Cơ giới hoá Plyev của Phương diện quân được sự hỗ trợ của Tập đoàn quân 65 và 28 chiếm Slutsk trong hành tiến. Lúc này, do hướng tấn công đang phát triển thuận lợi về Minsk, nên thay vì chiếm Baranovichi rồi tiến về Minsk như kế hoạch, thì Quân đoàn Kỵ binh được lệnh quay về Bắc, cắt tuyến đường sắt phía Nam Minsk, trong khi Quân đoàn Cơ giới hoá tiếp tục hành tiến về hướng Baranovichi. Ngày 3 tháng 7, thì Quân đoàn Cơ giới hoá tiến đến Baranovichi ở mặt Nam, thì Quân đoàn Xe tăng 9 rời Minsk tiến về Baranovichi từ mặt Đông Bắc. Ngay từ ngày 5 tháng 7, quân đội Liên Xô đã phải chạm mặt với các lực lượng dự bị điều đến trám lỗ thủng tại Byelorussia. Lúc này, Baranovichi được phòng thủ bởi các đơn vị của Tập đoàn quân 2 và tàn quân của Tập đoàn quân 9 được tăng cường thêm Sư đoàn Thiết giáp 4 thành một cụm phòng ngự mạnh. Sư đoàn thiết giáp số 4 vừa đến Byelorussia đã có một trận giao chiến với Quân đoàn cơ giới cận vệ số 1 và tạm thời chặn bước quân đoàn. Lúc đó sư đoàn bộ binh nhẹ số 28 (Đức) và sư đoàn kỵ binh Hunggari số 1 cũng được tung vào mặt trận. Trong suốt ngày 5 đến ngày 6 tháng 7, giữa quân đoàn cơ giới cận vệ số 1 với các lực lượng Đức đã xảy ra một trận kịch chiến bất phân thắng bại. Cuối cùng, ngày 6 tháng 7, 3 Tập đoàn quân 65, 28 và 48 đến kịp và tham chiến từ mặt Đông. Mũi công kích của Tập đoàn quân số 65 đã đạt được những thành quả đáng kể, còn tập đoàn quân số 47 cũng giải phóng thành phố Kovel. Sáng 7 tháng 7, sau một đợt bắn phá dữ dội bằng pháo binh và một trận oanh kích quy mô lớn của 500 máy bay, quân đoàn Xe tăng 9 và tập đoàn quân 48 chọc thủng tuyến phòng ngự phía Đông Bắc thành phố, trong khi Quân đoàn Kỵ binh vận động tập hậu mặt Tây Bắc. Bị uy hiếp bao vây, lực lượng Đức Quốc xã phòng thủ buộc phải rút chạy. Baranovichi được giải phóng cùng ngày. Thắng lợi tại Baranovichi đã mở đường sang phía Tây cho tập đoàn quân số 61. Tập đoàn quân nhanh chóng tiến thẳng tới Pinsk thông qua Luninets với sự hỗ trợ đắc lực của Giang đoàn Dniepr. Địa hình tác chiến cực kì phức tạp với hệ thống đầm lầy, sông ngòi dày đặc nằm ở giữa hai cánh của Phương diện quân Byelorussia 1. Tuy nhiên, với việc Baranovichi bị mất, bình phong che mặt Pinsk đã bị hở và quân Đức buộc phải bỏ chạy. Đêm 12 tháng 7, giang đoàn Dniepr bí mật chở trung đoàn bộ binh Pripyat đổ bộ lên ngoại vi Pinsk và bất thình lình đột kích và lực lượng đồn trú Đức. Bị đánh bất ngờ, quân Đức buộc phải bỏ chạy. Ngày 14 tháng 7 Pinsk được giải phóng. Ngày 20 tháng 7, quân đội Liên Xô giải phóng Kobrin một thành phố phía Đông Brest. Cánh phải của Phương diện quân Byelorussia 1 đã áp sát thành phố này.
1
null
Nhà cọc thời tiền sử là một loạt các khu định cư (hoặc nhà sàn) thời tiền sử nằm ở trong và xung quanh dãy núi Anpơ được xây dựng từ khoảng 5000 đến 500 TCN bên cạnh các hồ, sông hoặc đầm lầy. Đã có 111 địa điểm khảo cổ, trong đó 56 tại Thụy Sĩ, 19 tại Ý, 18 tại Đức, 11 tại Pháp, 5 tại Áo và 2 tại Slovenia được thêm vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO vào năm 2011. Ở Slovenia, đây là di sản văn hóa đầu tiên được UNESCO công nhận. Các cuộc khai quật chỉ được tiến hành ở một số địa điểm, đã mang lại bằng chứng cung cấp cái nhìn sâu sắc về cuộc sống trong thời tiền sử, thời kỳ đồ đá mới và đồ đồng ở vùng núi cao châu Âu, và cách cộng đồng tương tác với môi trường của họ. Như đã đề cử, các khu định cư là một nhóm duy nhất của các địa điểm khảo cổ giàu văn hóa đặc biệt được bảo tồn tốt, tạo thành một trong những nguồn quan trọng nhất cho việc nghiên cứu xã hội nông nghiệp sớm trong khu vực. Trái ngược với niềm tin phổ biến, các ngôi nhà không được dựng lên trên mặt nước, mà chỉ là trên các đầm lầy. Chúng được xây dựng trên cọc gỗ để chống lũ lụt thường xuyên xảy ra. Bởi vì các hồ phát triển về kích thước theo thời gian, nhiều cọc gỗ ban đầu hiện đang dưới nước, nên các nhà quan sát hiện đại sai lầm rằng chúng dựng trên mặt nước. Danh sách. Danh sách cụ thể Nhà sàn thời tiền sử xung quanh dãy núi Anpơ:
1
null
Lý Lập Tam (Tiếng Trung: 李立三; bính âm: "Lǐ Lìsān") (1899-1967), người Hán, là một nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong giai đoạn đầu, là người nắm thực quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thời gian 1928 - 1930. Lý Lập Tam là nhà cách mạng thế hệ đầu của Trung Quốc. Tiểu sử. Lý Lập Tam sinh năm 1899 tại tỉnh Hồ Nam Trung Quốc. Năm 1919, sang Pháp du học. Năm 1921, về Thượng Hải, gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hoạt động trong phong trào công nhân ở An Nguyên, Thượng Hải. Năm 1928, Lý Lập Tam là Uỷ viên thường vụ Bộ Chính trị kiêm Bí thư trưởng Ủy ban Trung ương Đảng nắm thực quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (mặc dù trên danh nghĩa Hướng Trung Phát vẫn là Tổng bí thư). Tháng 9 năm 1930, Hội nghị toàn thể Ủy ban Trung ương Đảng họp, phê phán đường lối tả khuynh của Lý Lập Tam. Năm 1931, Lý Lập Tam sang Moscow để kiểm điểm, uốn nắn tư tưởng. Năm 1936, Lý Lập Tam kết hôn với Lisa Kishkin dưới sự chứng kiến của Vương Minh đang là đại diện Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Liên Xô. Tại Đại hội lần thứ bảy Đảng Cộng sản Trung Quốc họp từ ngày 23 tháng 4 đến ngày 11 tháng 6 năm 1945, tại Diên An, Lý Lập Tam được bầu (vắng mặt) vào Ủy ban Chấp hành Trung ương. Năm 1946, ông trở về nước làm công tác Công hội, Bộ trưởng Bộ Lao động. Bị khủng bố trong Cách mạng Văn hóa. Đầu tháng 6/1966, Lý Lập Tam nhận quyết định đình chỉ chức vụ Bí thư Trung ương cục Hoa Bắc để "kiểm điểm". Ông bị Hồng vệ binh dẫn ra trước công chúng, cổ đeo biển "phần tử phản đảng", bị ép phải tự xỉ vả mình về sai lầm "tả khuynh", "hữu khuynh". Sáng ngày 19/6/1967, một toán Hồng vệ binh bắt giải Lý Lập Tam đi và 3 ngày sau, ông qua đời tại một nhà giam bí mật. Cho đến năm 1980 thì Lý Lập Tam được phục hồi danh dự. Ngày 20 tháng 3 năm 1980 tại lễ truy điệu khôi phục danh dự, với sự hiện diện của Đặng Tiểu Bình, Hồ Diệu Bang, Vương Chấn đọc tuyên cáo chính thức có đoạn: "Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ra quyết định hoàn toàn phục hồi cho đồng chí Lý Lập Tam và khôi phục lại danh dự tốt đẹp của đồng chí. Nay hoàn toàn và triệt để bác bỏ mọi lời bịa đặt vu cáo... đối với đồng chí Lý Lập Tam."
1
null
Tiết Diên Đà (薛延陀, Xueyántuó) hay Syr-Tardush là một bộ lạc Thiết Lặc cổ và hãn quốc ở Trung-Bắc Châu Á, họ từng có thời điểm là chư hầu của Đột Quyết, song sau đó đã liên kết với nhà Đường chống lại Đông Đột Quyết. Tên gọi Tiết Diên Đà bắt nguồn từ tên Tiết Diên Hà giang/Tiết Liễn Hà giang (薛延河江/偰輦河江), bộ lạc sống tại đó được gọi là Tiết Diên Đà (薛延陀). Lịch sử. Ban đầu Tiết và Diên Đà là hai bộ lạc riêng biệt. Người Tiết từng xuất hiện từ sớm trong sử sách Trung Hoa song đã không được đề cập đến lần nữa cho đến thế kỷ thứ 7. Sau thời Ất Thất Bát, người Tiết Diên Đà đã thành lập hãn quốc tồn tại ngắn ngủi trên vùng thảo nguyên dưới sự lãnh đạo của Chân Châu khả hãn, con trai Đa Di khả hãn và cháu trai Y Đặc Vật Thất khả hãn, vị khả hãn cuối cùng đã đầu hàng người Hán. Ngày 27 tháng 3 năm 630, Tiết Diên Đà đã liên minh với nhà Đường để đánh bại Đông Đột Quyết ở Âm Sơn. Hiệt Lợi khả hãn đã trốn thoát, song đã bị các thuộc cấp của mình bàn giao cho người Hán vào ngày 2 tháng 5. Sau khi A Sử Na Tư Ma bị nhà Đường đánh bại năm 630, Tiết Diên Đà nắm quyền kiểm soát trên thực tế lãnh thổ Đông Đột Quyết trước đây, có lúc thần phục nhà Đường và có lúc thì giao chiến với Đường và với khả hãn Đông Đột Quyết được nhà Đường ủng hộ là Sĩ Lực Bật khả hãn A Sử Na Tư Ma. Năm 632, Tiết Diên Đà đẩy lui một đội quân của Tứ Diệp Hộ khả hãn đến từ Tây Đột Quyết, sau đó chinh phục người Cát La Lộc tại sông Ulungur và Irtysh, và các các bộ lạc Kết Cốt. Năm 634, một trong số các đối thủ của Tiết Diên Đà là Đốt Lục khả hãn (A Sử Na Nê Thục), người cai trị phần lớn nửa phía đông của Tây Đột Quyết, đã bị trừ khử trước khi chạy trốn được đến Đường. Sau đó, Tiết Diên Đà duy trì một mối quan hệ hữu hảo với nhà Đường cho đến năm 639, khi người Đột Quyết dưới quyền A Sử Na Kết Xã Suất (阿史那结社率), người bị hoàng đế Trung Hoa xem thường, lập kế hoạch tấn công vào kinh thành Trường An. Ông liên minh với cháu trai A Sử Na Hạ La Hốt (阿史那贺逻鹘), chọn người này làm lãnh đạo trong cuộc tấn công vào ngày 19 tháng 5. Họ đã không thành công và trên 40 quân phiến loạn đã bị xử tử. Hạ La Hốt đã được tha và bị trục xuất về phương nam. Sau sự việc này, một lời buộc tội được đưa ra vào ngày 13 tháng 8. Theo đó, nhà Đường tiến hành trục xuất toàn bộ người Đột Quyết về phía bắc Ordos, trong một nỗ lực nhằm phục hồi hãn quốc Đông Đột Quyết bù nhìn để làm rào cản chống lại Tiết Diên Đà, phân tán sự chú ý của Tiết Diên Đà trong cuộc cạnh tranh lãnh thổ ở phía tây. Trong số các quý tộc Đột Quyết, A Sử Na Tư Ma được chọn làm khả hãn (Sĩ Lực Bật khả hãn) với thủ đô ở biên giới. Tuy nhiên, mưu tính này của nhà Đường đã không thành công do khả hãn đã không thể tập hợp người dân của mình, nhiều người trong bộ lạc của ông đã trốn thoát về phía nam vào năm 644. Ngày 1 tháng 8 năm 646, Tiết Diên Đà bị Hồi Hột của người Duy Ngô Nhĩ và nhà Đường đánh bại. Đa Di khả hãn của Tiết Diên Đà đã bị người Duy Ngô Nhĩ giết chết. Một đội quân Đường do Giang Hạ quận vương Lý Đạo Tông chỉ huy đã nghiền nát quân Tiết Diên Đà. Khả hãn cuối cùng của Tiết Diên Đà, Y Đặc Vật Thất khả hãn Đốt Ma Chi đã đầu hàng. Người Duy Ngô Nhĩ chiếm lấy lãnh thổ trước đây của Tiết Diên Đà. Họ của các khả hãn. Không rõ về họ của các khả hãn Tiết Diên Đà, mặc dù sử gia Trung Quốc hiện đại Bá Dương đã liệt họ của họ là "Ất Thất" trong phiên bản (cũng gọi là "bản Bá Dương") "Tư trị thông giám" của ông, song Bá Dương không dẫn nguồn cho việc này. Có lẽ Bá Dương đã chịu ảnh hưởng của "Thông điển", trong đó khẳng định họ của khả hãn Tiết Diên Đà là Nhất Lợi Thổ (壹利吐, Nhất Lợi Đốt 一利咄 như trong "Sách phủ nguyên quy" và Nhất Lợi Điệt 壹利咥 trong "Tân Đường thư") hoặc đã thực hiện các nghiên cứu nhất định. Theo Sầm Trọng Miễn, các tên đã kể ở phía trên có liên hệ với các biến thể của "elteris". Đoàn Liên Cần khẳng định rằng tên gọi Ất Thất Bát (tức Dã Điệt khả hãn) cũng có thể được đọc là Dã Điệt (也咥). "Tư trị thông giám", trong bản gốc, đã đề cập đến một tướng người Tiết Diên Đà tên là Đốt Ma Chi, có thể là Y Đặc Vật Thất khả hãn (sau khi ông ta trở thành một tướng của Đường) với họ "Tiết"—mặc dù "Đường hội yếu" chỉ ra rằng đó không phải là cùng một người, vì nó chỉ ra rằng Y Đặc Vật Thất khả hãn đã chết trong thời gian Đường Thái Tông trị vì. "Đường hội yếu" cũng khẳng định rằng những người cai trị Tiết Diên Đã tuyên bố họ gốc là Tiết, và tên gọi bộ lạc đã được đổi sang Tiết Diên Đà sau khi Tiết đánh bại và sáp nhập Diên Đà vào bộ lạc của mình.
1
null
Michelia doltsopa (đồng nghĩa: M. manipurensis) là một loài thực vật thuộc chi Ngọc lan. Loài này có thân gỗ và cây bụi lớn, cao tới 30 m. Có nguồn gốc ở miền đông Himalaya và các rừng cận nhiệt đới Meghalaya. Dao động về hình dáng từ cây bụi rậm rạp tới cây gỗ mọc thẳng và hẹp tán. Các lá lục sẫm dày như da, dài từ 6 – 17 cm. Các cụm hoa trắng kem nở về mùa đông. Được trồng phổ biến trên các đường ven biển tại California.
1
null
Michelia figo hay Hàm tiếu, Giổi, Hương tiêu, Hoa tiêu là một loài thực vật thuộc chi Ngọc lan, là loài bản địa Trung Quốc. Cây bụi hay cân thân gỗ chậm lớn, cao tới 3–4 m và gần như thế về tán lá. Các lá nhỏ, bóng loáng màu lục mọc rậm rạp. Các cụm hoa lớn màu trắng, đôi khi có vệt màu tía. Hoa có mùi ngọt như của chuối. Port Wine Magnolia là một thứ của loài này có hoa màu hồng hay màu hạt dẻ.
1
null
Đoàn Ổi (, ? – 209), cũng phiên âm Đoàn Ôi, tên tự là Trung Minh (忠明), người quận Vũ Uy, Lương Châu , nhân vật chính trị cuối đời Đông Hán. Cuộc đời. Đoàn Ổi là em trai của Thái úy, Tân Phong huyện hầu Đoàn Hài. Ông tính đa nghi, thời Đổng Trác nắm quyền, làm đến Ninh Tập tướng quân, Trung lang tướng. Về sau, Đoàn Ổi được Đổng Trác sai trấn giữ Hoa Âm, chấn hưng nông nghiệp, lại không nhũng nhiễu dân lành, khiến cho trăm họ được an cư lạc nghiệp. Ông từng thu dùng đồng hương là mưu sĩ Giả Hủ, nhưng Hủ thấy mình không được tín nhiệm, bèn bỏ Ổi mà theo Trương Tú. Năm 195, hai quyền thần Lý Thôi, Quách Dĩ một mặt đánh lẫn nhau, một mặt muốn bức hiếp Hán Hiến đế dời đến quận Hoằng Nông. Hiến Đế vẫn mong nhớ Đông đô Lạc Dương, vì thế chấp nhận lên đường. Xa giá đến Hoa Âm, Đoàn Ổi long trọng đón tiếp ở quân doanh của mình, nhưng ông lại hiềm khích với đại thần hộ giá là Hậu tướng quân Dương Định, nên không dám xuống ngựa, cứ ngồi trên ngựa mà vái chào. Thị trung Chủng Tập vốn có quan hệ gần gũi với Dương Định, thừa cơ gièm pha ông với Hiến Đế rằng ông muốn tạo phản, nhưng Hiến đế chưa tin. Thái úy Dương Bưu cùng các quan hết sức biện minh giúp Đoàn Ổi. Nhưng Đổng Thừa, Dương Định vẫn không tin tưởng ông nên phao tin rằng: "Quách Dĩ vừa đưa 700 kị binh vào doanh trại của Ổi." Hiến đế tin là thật, bèn nghỉ lại ở bên đường. Dương Định tấn công doanh trại của Đoàn Ổi hơn 10 ngày mà không hạ được. Trong thời gian này, ông vẫn cung ứng lương thực cho Hiến đế và tùy tùng đầy đủ, không hề hai lòng. Lúc này, Lý Thôi, Quách Dĩ thay đổi chủ ý, muốn bắt Hiến đế quay về Trường An ở phía tây, nên đến giúp Đoàn Ổi, quân triều đình thua chạy. Năm 198, Tào Tháo nhân danh Hán Hiến đế sai Bùi Mậu ban chiếu cho các tướng ở Quan Trung cùng Đoàn Ổi đi đánh Lý Thôi. Ông tiến vào Trường An, chém chết Lý Thôi, đưa đầu cùng hơn 200 người trong gia quyến Lý Thôi về huyện Hứa. Tào Tháo tru di 3 họ của Lý Thôi, nhân danh Hiến Đế phong Đoàn Ổi làm An nam tướng quân, thăng làm Trấn viễn tướng quân, lĩnh chức Bắc Địa thái thú, phong Duyệt Hương hầu. Dưới thời Tào Tháo nắm quyền, Ổi làm đến Đại hồng lư, Quang lộc đại phu. Năm 209, ông mất, không rõ bao nhiêu tuổi.
1
null
Staatliches Bauhaus (), thường được gọi đơn giản là Bauhaus, là một trường dạy nghệ thuật ở Đức đào tạo về nghệ thuật thủ công và mỹ thuật, và nổi tiếng với phương pháp tiếp cận thiết kế được công bố và giảng dạy. Trường này tồn tại từ năm 1919 tới năm 1933. Tại thời điểm đó, thuật ngữ tiếng Đức ""—nghĩa đen là "công trình toà nhà"—được hiểu với nghĩa "Viện đào tạo về xây dựng". Ngày 12 tháng 4 năm 2019, Google Doodle đã kỷ niệm 100 năm lập nên Bauhaus. Bauhaus được thành lập lần đầu bởi Walter Gropius ở Weimar. Mặc dù tên gọi của ngôi trường có liên quan đến kiến trúc, và người sáng lập của trường là một kiến trúc sư - Bauhaus - trong năm đầu tiên tồn tại, trường không hề có bộ môn kiến trúc. Nó được thành lập với ý tưởng về việc tạo dựng một công trình nghệ thuật "tổng thể", mà trong đó các thể loại nghệ thuật, bao gồm cả kiến trúc, cuối cùng sẽ liên kết lại với nhau. Phong cách Bauhaus sau này trở thành một trong những dòng có ảnh hưởng nhất trong ngành thiết kế hiện đại, ngành Kiến trúc Hiện đại và ngành đào tạo về nghệ thuật, thiết kế và kiến trúc. Phong cách Bauhaus đã có một ảnh hưởng sâu sắc vào sự phát triển kế tiếp trong nghệ thuật, kiến trúc, thiết kế đồ họa, thiết kế nội thất, và nghệ thuật sắp chữ. Ngôi trường này tồn tại ở ba thành phố của Đức: Weimar từ 1919 tới 1925, Dessau từ 1925 tới 1932 và Berlin từ 1932 tới 1933, dưới sự lãnh đạo của ba giám đốc - kiến trúc sư: Walter Gropius từ 1919 tới 1928, Hannes Meyer từ 1928 tới 1930 và Ludwig Mies van der Rohe từ 1930 tới 1933, khi trường bị đóng cửa bởi các lãnh đạo dưới áp lực của chế độ Đức Quốc xã, đã được sơn như một trung tâm của trí thức cộng sản. Mặc dù trường bị đóng cửa, các giảng viên của Bauhaus tiếp tục truyền bá những lý luận và quan niệm thiết kế của mình khi họ rời Đức và di cư khắp nơi trên thế giới. Những thay đổi về địa điểm và lãnh đạo dẫn đến một chuyển đổi về trọng tâm trong đào tạo, kỹ thuật, giảng viên và chính trị. Các ví dụ có thể kể đến như xưởng gốm bị ngừng hoạt động khi ngôi trường di chuyển từ Weimar tới Dessau, mặc dù nó đã là một nguồn thu quan trọng; và khi Mies van der Rohe tiếp quản Bauhaus vào năm 1930, ông chuyển đổi nó thành một trường tư thục, và không cho phép bất kì nhà đầu tư nào của Hannes Meyer tiếp cận ngôi trường. Bauhaus và chủ nghĩa Hiện đại Đức. Thất bại của Đức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, sự sụp đổ của chế độ quân chủ Đức và việc bãi bỏ kiểm duyệt dưới chế độ Cộng hoà Weimar mới mẻ, tự do cho phép một sự bùng nổ của các thử nghiệm cơ bản trong tất cả các loại hình nghệ thuật, trước đây chịu sự đàn áp của chế độ cũ. Nhiều người Đức quan điểm cánh tả đã bị ảnh hưởng bởi những thử nghiệm văn hóa đi liền với cuộc Cách mạng Nga, như chủ nghĩa kết cấu. Những ảnh hưởng như vậy có thể bị cường điệu hoá: Gropius đã không chia sẻ những quan điểm cực đoan, và nói rằng Bauhaus là hoàn toàn phi chính trị. Một ảnh hưởng cũng quan trọng là từ nhà thiết kế người Anh thế kỉ 19 William Morris, người đã lập luận rằng nghệ thuật phải đáp ứng các nhu cầu của xã hội, và rằng không nên có sự phân biệt giữa hình thức và chức năng. Do đó, phong cách Bauhaus, còn được gọi là International Style, được đánh dấu bởi sự vắng mặt của thuật trang trí, và bởi sự hòa hợp giữa chức năng của một đối tượng hoặc một tòa nhà và thiết kế của nó. Tuy nhiên, những ảnh hưởng quan trọng nhất trên Bauhaus là chủ nghĩa hiện đại, một phong trào văn hóa có nguồn gốc sớm nhất vào thập niên 1880, mà đã tồn tại sự hiện diện về mặt cảm thức của nó ở Đức trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, bất chấp sự bảo thủ hiện hành. Những đổi mới về mặt thiết kế thường có sự liên kết với Gropius và Bauhaus—một hình thức đơn giản hóa triệt để, tính hợp lý, chức năng và ý tưởng rằng sự sản xuất hàng loạt là có thể dung hòa với tinh thần cá nhân nghệ thuật —đã được phát triển một phần ở Đức trước khi Bauhaus được thành lập. Hiệp hội các nhà thiết kế toàn quốc của Đức - Deutscher Werkbund - được thành lập vào năm 1907 bởi Hermann Muthesius để khai thác những tiềm năng mới của việc sản xuất hàng loạt, với trọng tâm hướng vào khả năng cạnh tranh kinh tế của Đức với Anh. Trong bảy năm đầu tiên của nó, Werkbund trở thành cơ quan có thẩm quyền về các vấn đề của thiết kế tại Đức, và đã được sao chép ở nhiều nước khác. Nhiều câu hỏi cơ bản về việc so sánh sản xuất thủ công so với sản xuất hàng loạt, các mối quan hệ của tính hữu dụng và vẻ đẹp, mục đích thực tế của vẻ đẹp trang trọng trong một đối tượng thông thường, và có hay không một hình thức thích hợp duy nhất có thể tồn tại, đã được đưa ra bàn luận trong một cộng đồng 1.870 thành viên (tới năm 1914). Phong trào tổng thể của chủ nghĩa kiến ​​trúc hiện đại Đức được gọi là Neues Bauen. Khởi phát từ tháng 6 năm 1907, tác phẩm thiết kế công nghiệp mang tính tiên phong của Peter Behrens cho công ty điện của Đức AEG đã tích hợp nghệ thuật một cách thành công vào sự sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn. Ông đã thiết kế các sản phẩm tiêu dùng, linh kiện tiêu chuẩn, tạo ra các thiết kế với đường nét mạch lạc clean-lined designs cho các sản phẩm đồ hoạ của công ty, phát triển một bản sắc công ty phù hợp, xây dựng một kỉ nguyên mới với chủ nghĩa hiện đại của Nhà máy turbine AEG, và sử dụng một cách triệt để các vật liệu mới mẻ trong quá trình sáng tạo như bê tông khối và thép trong kiến trúc tiếp xúc với kết cấu thép (exposed steel). Behrens à một thành viên sáng lập của Werkbund, và cả Walter Gropius và Adolf Meyer đều làm việc cho ông trong giai đoạn này. Bauhaus được thành lập tại một thời điểm khi hệ tư tưởng của Đức đã chuyển từ trường phái Biểu hiện mang nặng cảm tính sang trường phái New Objectivity tuân thủ nghiêm ngặt thực tế. Toàn bộ một nhóm các kiến ​​trúc sư làm việc cùng nhau, bao gồm cả Erich Mendelsohn, Bruno Taut và Hans Poelzig, quay lưng lại với các trải nghiệm bất thường, tiến tới các công trình nhà mang tính hợp lý, phát triển về các tính năng và đôi khi được chuẩn hóa. Bên ngoài Bauhaus, nhiều kiến ​​trúc sư nói tiếng Đức quan trọng khác trong thập niên 1920 trả lời về các vấn đề thẩm mỹ và khả năng vật chất tương tự dưới quy mô các trường học. Họ cũng phản hồi lại lời hứa về một "nhà ở tối giản" được ghi trong Hiến pháp Weimar mới. Ernst May, Bruno Taut và Martin Wagner, trong số những người khác, đã xây dựng các khối nhà lớn ở Frankfurt và Berlin. Sự chấp nhận chủ nghĩa thiết kế Hiện đại trong cuộc sống hằng ngày là chủ đề của các chiến dịch mang tính công khai, triển lãm công cộng có sự tham gia thường xuyên của số lượng lớn nghệ sĩ như Weissenhof Estate, phim ảnh, và đôi khi là tranh luận công khai mang tính dữ dội. Bauhaus và Vkhutemas. Vkhutemas, trường công về nghệ thuật và kỹ thuật của Nga được thành lập vào năm 1920 ở Moscow, từng được so sánh với Bauhaus. Thành lập một năm sau khi Bauhaus được thành lập, Vkhutemas có sự tương đồng gần với ngôi trường Bauhaus của Đức trong mục tiêu, tổ chức và phạm vi của nó. Hai trường này là những nơi đầu tiên tổ chức đào tạo các nghệ sĩ thiết kế theo đường hướng hiện đại. Cả hai trường đều là những sáng kiến được ​​nhà nước bảo trợ với mục tiêu hợp nhất các truyền thống thủ công với công nghệ hiện đại, với một khóa học cơ bản về các nguyên tắc thẩm mỹ, khóa học về lý thuyết màu sắc, kiểu dáng công nghiệp và kiến ​​trúc. Vkhutemas là một trường học với quy mô lớn hơn Bauhaus, nhưng trường này ít được công khai rộng rãi bên ngoài Liên Xô và do đó, ít có sự quen thuộc với phương Tây. Với chủ nghĩa quốc tế (internationalism) của kiến ​​trúc và thiết kế hiện đại, đã có nhiều trao đổi giữa Vkhutemas và Bauhaus. Hannes Meyer - giám đốc thứ hai của Bauhaus - đã cố gắng để tổ chức một cuộc trao đổi giữa hai trường, trong khi Hinnerk Scheper, một nghệ sĩ của Bauhaus đã hợp tác với các thành viên khác nhau của Vkhutein (tên sau này của Vkhutemas) về việc sử dụng màu sắc trong kiến ​​trúc. Ngoài ra, cuốn sách của El Lissitzky "Nước Nga: một kiến ​​trúc cho cách mạng thế giới" ("Russia: an Architecture for World Revolution"), xuất bản tại Đức năm 1930, có trình bày nhiều hình ảnh minh họa của các dự án thuộc Vkhutemas/Vkhutein. Lịch sử Bauhaus. Trường phái kiến trúc Bauhaus xuất hiện lần đầu tiên ở Weimar, sau đó lan ra Dessau. Các tòa nhà của trường phái Bauhaus được xây dựng từ năm 1919 đến năm 1933 dựa theo các thiết kế và trang trí của các giáo sư trường là Walter Gropius, Hannes Meyer, Laszlo Moholy-Nagy và Wassily Kandinsky, khiến nó trở thành trào lưu và hình mẫu của kiến trúc hiện đại. Kiến trúc này bắt nguồn từ chính việc xây dựng trường Bauhaus tại Weimar để thay thế cho tòa nhà trường nghệ thuật và ứng dụng Grand Duchy của Saxony xây dựng từ năm 1860. Tòa nhà dựa theo kiến trúc tiến bộ của Jugendstil được hoàn thành vào năm 1919 với các bức tranh tường của Herbert và các tác phẩm điêu khắc của Oskar Schlemmer. Đến năm 1923, Georg Muche với thiết kế về tòa nhà Haus am Horn được coi là mô hình triển lãm đầu tiên được thực hiện đã tuyên bố hình thành phong cách kiến trúc mới Bauhaus. Sau đó, các tòa nhà theo kiến trúc này lần lượt được xây dựng như: Annexes ở Weimar (1925), Meisterhäuser ở Dessau, khu đô thị Dessau, khu nhà ở của giáo viên Bauhaus... Năm 1933, Trường Bauhaus đóng cửa, các tòa nhà của Bauhaus được sử dụng cho mục đích khác, còn một số tòa nhà bị hư hỏng nặng vào năm 1943, trong chiến tranh thế giới thứ hai. Các tòa nhà thuộc trường phái Bauhaus gồm 5 khu vực thuộc Weimar (bang Thüringen) và Dessau (bang Sachsen-Anhalt) là: Weimar. Bauhaus được thành lập bởi Walter Gropius tại Weimar vào năm 1919, như một sự hợp nhất của Trường Nghệ thuật và Thủ công mỹ nghệ Grand Ducal và Học viện mỹ thuật Weimar. Nguồn gốc của ngôi trường này bắt nguồn từ ngôi trường về nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ được thành lập bởi Đại công tước của Saxe-Weimar-Eisenach vào năm 1906, và được lãnh đạo bởi kiến trúc sư trường phái Tân nghệ thuật người Bỉ Henry van de Velde. Khi Henry van de Velde bị buộc phải từ chức vào năm 1915 do nguồn gốc là người Bỉ, ông tiến cử Gropius, Hermann Obrist và August Endell như những người kế nhiệm khả dĩ. Năm 1919, sau những sự chậm trễ gây ra bởi sự tàn phá của Chiến tranh thế giới thứ nhất, và một cuộc tranh luận kéo dài về việc ai sẽ đứng đầu tổ chức cũng như ý nghĩa về mặt kinh tế-xã hội của một sự hòa giải giữa mỹ thuật truyền thống và mỹ thuật ứng dụng (một vấn đề vẫn trong quá trình được định nghĩa trong suốt quá trình hoạt động của trường), Gropius được làm giám đốc của một tổ chức mới kết hợp hai ngôi trường trên, mang tên gọi là Bauhaus. Trong cuốn sách giới thiệu nhỏ cho một triển lãm vào tháng 4 năm 1919 mang tên "Triển lãm của các Kiến trúc sư Vô danh" ("Exhibition of Unknown Architects"), Gropius tuyên bố mục tiêu của ông là "để tạo ra một đoàn thể mới của các nghệ nhân thủ công, không có sự phân biệt giai cấp mà nâng cao một rào cản kiêu ngạo giữa nghệ nhân và nghệ sĩ." Cái tên mới "Bauhaus" - được sáng tạo bởi Gropius - có sự tham khảo từ cả từ mang nghĩa "toà nhà" ("bauen") và Bauhütte, một tiền hiện đại của thợ xây nhà bằng đá. Mục đích ban đầu của Bauhaus là trở thành một sự kết hợp giữa trường dạy về kiến trúc, về thủ công mỹ nghệ và học viện về nghệ thuật. Năm 1919, họa sĩ người Thụy Sĩ Johannes Itten, họa sĩ người Mỹ gốc Đức Lyonel Feininger, và nhà điêu khắc người Đức Gerhard Marcks, cùng với Gropius, là các giảng viên đầu tiên của Bauhaus. Đến năm sau, hàng ngũ của họ đã phát triển bao gồm họa sĩ, nhà điêu khắc và thiết kế người Đức Oskar Schlemmer, người đứng đầu khoa kịch nghệ, và họa sĩ người Thụy Sĩ Paul Klee, gia nhập năm 1922 theo lời mời của họa sĩ người Nga Wassily Kandinsky. Một năm đầy biến động tại Bauhaus, năm 1922 cũng chứng kiến ​​sự kiện họa sĩ Hà Lan Theo van Doesburg tới Weimar để quảng bá về De Stijl ("The Style"), và một chuyến viếng thăm Bauhaus của nghệ sĩ và kiến trúc sư trường phái Kiến tạo người Nga El Lissitzky. Từ năm 1919 đến năm 1922, ngôi trường đã được định hình bởi các ý tưởng sư phạm và thẩm mỹ của Johannes Itten, người đã dạy các bài giảng về "Vorkurs" hoặc "khoá học dẫn nhập", là giới thiệu về các ý tưởng của Bauhaus. Itten đã chịu ảnh hưởng mạnh trong việc giảng dạy của mình bởi các ý tưởng của Franz Cižek và Friedrich Wilhelm August Fröbel. Ông cũng chịu ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ của các tác phẩm của nhóm Blaue Reiter tại Munich, cũng như các tác phẩm của nghệ sĩ trường phái Biểu hiện người Áo Oskar Kokoschka. Ảnh hưởng của Trường phái Biểu hiện Đúc được ưa chuộng bởi Itten cũng là tương tự theo một vài khía cạnh thuộc về phe mỹ thuật truyền thống của cuộc tranh luận đang diễn ra. Ảnh hưởng này lên đến đỉnh điểm với việc bổ sung thành viên sáng lập của Der Blaue Reiter, Wassily Kandinsky vào bộ phận giảng viên và kết thúc khi Itten từ chức vào cuối năm 1922. Itten đã được thay thế bởi nhà thiết kế người Hungary László Moholy-Nagy, người viết lại "Vorkurs" với quan điểm nghiêng về trường phái New Objectivity được ưa chuộng bởi Gropius, cũng là tương tự theo một vài khía cạnh thuộc về phe mỹ thuật ứng dụng của cuộc tranh luận. Mặc dù sự thay đổi này là một điều quan trọng, nó không đại diện cho một sự thay đổi mang tính cấp tiến quá nhiều từ quá khứ như là một bước tiến nhỏ trong một phong trào kinh tế xã hội rộng lớn hơn, bằng phẳng hơn, đã diễn ra ít nhất kể từ năm 1907 khi van de Velde đã lập luận cho một nền tảng về mặt thủ công mỹ nghệ cho việc thiết kế trong khi Hermann Muthesius đã bắt đầu hoàn tất các nguyên mẫu công nghiệp.
1
null
Arktika 2007 (tiếng Nga: Российская полярная экспедиция "Арктика-2007") là một đợt thám hiểm năm 2007 nước Nga từng thức hiện bằng tàu lặn có người xuống đáy của Bắc Cực. Ngày 2 tháng 8 năm 2007, một chiếc VASU của Nga đã thực hiện chuyến lặn có điều khiển đầu tiên xuống đáy Bắc Cực, tới độ sâu 4.3 km, như một phần của một chương trình nghiên cứu hỗ trợ cho tuyên bố lãnh thổ của Nga năm 2001 xuống một thềm lớn của Bắc Băng Dương. Việc này diễn ra trong lần lặn của tàu ngầm MIR và được lãnh đạo bởi nhà thám hiểm cực Liên Xô và Nga Arthur Chilingarov. Trong mộ thành động mang tính biểu tượng, quốc kỳ Nga đã được đặt trên đáy biển ở đúng vị trí Cực. Cuộc thám hiểm này là mới nhất trong một loạt những động thái kéo dài nhiều thập kỷ của Nga nhằm thể hiện rằng họ là quốc gia có ảnh hưởng vượt trội ở Bắc Cực. Sự ấm lên của khí hậu Bắc Cực và sự tan băng vào mùa hè ở đây đã bất ngờ lôi cuốn sự chú ý của các quốc gia từ Trung Quốc tới Hoa Kỳ, nơi có những nguồn tài nguyên và những tuyến đường thủy có thể nhanh chóng được khai thác. Lặn ở điểm Bắc Cực. Vào ngày 2 tháng 8, hai tàu lặn Mir đã được thực hiện tại điểm Bắc Cực. Phi hành đoàn Của tàu Vũ trụ Mir-1: Phi hành đoàn của tàu Vũ trụ Mir-2:
1
null
Vương quốc vườn Dessau-Wörlitz (Đức: "Dessau-Wörlitzer Gartenreich") là một Di sản thế giới được UNESCO công nhận vào năm 2000 nằm giữa thành phố Dessau và thị trấn Wörlitz ở miền Trung Đức. Đây là một trong những vườn phong cảnh kiểu Anh đầu tiên và lớn nhất ở Đức nói riêng và lục địa châu Âu nói chung. Nó được tạo ra vào cuối thế kỷ 18 dưới thời nhiếp chính của Công tước Leopold III (1740-1817), khi ông trở về sau một hành trình du lịch đến Ý, Hà Lan, Anh, Pháp và Thụy Sĩ. Ông đã thực hiện dự án này với người bạn kiến trúc sư của mình là Friedrich Wilhelm von Erdmannsdorff. Bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những lý tưởng của Thời kỳ Khai Sáng, họ đã nhắm đến việc chuyển sang vườn tạo hình của thời kỳ Baroque để ủng hộ những cảnh quan thiên nhiên như họ đã thấy ở các khu vườn Stourhead và Ermenonville. Ngày nay, cảnh quan văn hóa của Dessau-Wörlitz bao gồm một khu vực rộng thuộc Khu dự trữ sinh quyển Trung Elbe thuộc tiểu bang Sachsen-Anhalt. Oranienbaum. Đây là một khu vườn thế kỷ 17, khi diễn ra hôn nhân giữa ông cố của Leopold là John George II với công chúa Hà Lan Henriette Catharina, con gái của Frederick Henry, Hoàng tử của Orange thì vào năm 1659, đội ngũ kỹ sư và kiến ​​trúc sư từ Vùng đất Thấp dưới sự giám sát của kiến ​​trúc sư Cornelis Ryckwaert bố trí thị trấn, cung điện và khu vườn Baroque trong khu định cư cũ của "Nischwitz" được đổi tên thành Oranienbaum vào năm 1673. Ảnh hưởng của Hà Lan vẫn còn phổ biến ở Công quốc Anhalt-Dessau trong nhiều thập kỷ. Cung điện Oranienbaum được hoàn thành vào năm 1683 với tư cách là nơi ở mùa hè của Henriette Catharina, nơi bà nghỉ ngơi sau cái chết của chồng vào năm 1693. Nội thất bên trong rất phong phú bao gồm giấy dán tường bằng da và phòng ăn được trang bị đồ gốm Đen-phơ Hà Lan. Từ năm 1780, Leopold III đã có cung điện và công viên được xây dựng lại theo phong cách vườn Trung Quốc với một số cây cầu vòm, một trà quán và một ngôi chùa. Năm 1811, vườn cam được xây dựng với chiều dài khiến nó là một trong những nhà vườn lớn nhất châu Âu, vẫn phục vụ để bảo vệ một bộ sưu tập nhiều loại cam quýt khác nhau. Cung điện Oranienbaum cùng với công viên và hình mẫu quan điểm định cư hình học tạo thành một trong số ít thị trấn Baroque gốc Hà Lan ở Đức. Nữ hoàng Beatrix của Hà Lan, công chúa Orange-Nassau đã giám sát công việc phục hồi vào tháng 3 năm 2004. Công viên Wörlitzer. Công viên Wörlitzer nằm liên kề với thị trấn nhỏ Wörlitz tại một khu đất của sông Elbe khiến nó trở nên giàu có và đa dạng. Nó được hình thành giữa năm 1769 và 1773 là một trong những khu vườn kiểu Anh đầu tiên trên lục địa châu Âu. Theo lý tưởng của công tước Leopold III, công viên phục vụ như là nơi giáo dục về kiến ​​trúc, làm vườn và nông nghiệp, do đó, phần lớn đã mở cửa cho công chúng đến chiêm ngưỡng ngay từ thuở đầu. Hầu hết các tòa nhà được thiết kế bởi Erdmannsdorff trong khi các khu vườn được tạo hình bởi Johann Friedrich Eyserbeck (1734-1818), một kiến ​​trúc sư làm vườn đã mang ơn những kiến ​​trúc tiền lệ của Anh như Claremont, Stourhead và vườn cảnh quan Stowe. Các khu vườn được bảo vệ khỏi lũ sông Elbe ở phía bắc bởi một con đập cũng là một vành đai đi bộ cung cấp nhiều cảnh quan dọc theo đường ngắm cảnh của công viên. Cung điện Wörlitz hoàn thành vào năm 1773, nơi ở của Công tước Leopold và vợ Louise của Brandenburg-Schwedt là tòa nhà Tân cổ điển đầu tiên ở Đức ngày nay. Cung điện và nội thất của nó với các phòng quý giá từ studio của Abraham và David Roentgen cũng như một bộ sưu tập lớn đồ sứ Wedgwood có thể ghé thăm. Louise có nhà riêng liền kề "Graues Haus" (Nhà Xám). Ở rìa phía đông của khu vườn cung điện là Giáo đường Do Thái Wörlitz được xây dựng vào năm 1790 như một ngôi nhà tròn được mô phỏng theo Đền Vesta cổ xưa ở Tivoli, Ý. Tòa nhà thể hiện sự khoan dung tôn giáo của Leopold đã được cứu thoát khỏi sự phá hủy "Kristallnacht" vào năm 1938 bởi người quản lý công viên, người mà sau đó đã mất việc. Nhà thờ Tân Gothic Thánh Phêrô ở phía tây với gác chuông cao được hoàn thành vào năm 1809. Triết lý của Jean-Jacques Rousseau và nét thẩm mỹ của Johann Joachim Winckelmann là nền tảng thiết kế của công viên tạo ra những ý tưởng điên rồ. Rousseau đã nhận thấy nông nghiệp là nền tảng của cuộc sống hàng ngày và chỉ ra các chức năng giáo dục của cảnh quan thiên nhiên. Không có gì đáng ngạc nhiên, cảnh quan thanh lịch nhất trong khu vực là đảo Rousseau trong vườn Neumark, tạo hình lại hòn đảo tại Công viên Ermenonville nơi chôn cất triết gia. Một hòn đảo trên hồ nhân tạo Wörlitz là nơi có núi lửa nhân tạo duy nhất của châu Âu. Khi Leopold III thực hiện một hành trình du lịch lớn ở châu Âu vào những năm 1760, ông đã bị quyến rũ trong một chuyến đi đến Napoli, nơi ông nhìn thấy ngọn núi lửa Vesuvius âm ỉ và nghe về thị trấn mới được phát hiện của Pompeii. Hai mươi hai năm sau, hoàng gia Đức bắt đầu đưa một phần của Napoli đến Đức khi Leopold đã nhờ kiến ​​trúc sư của mình xây một tòa nhà bằng gạch cao gần năm tầng và che giấu nó bằng những tảng đá địa phương. Ở phía trên, một hình nón rỗng đã được tạo ra chứa một khoang cao với ba lò sưởi và một mái nhà chứa một miệng hố nhân tạo có thể chứa đầy nước. Sau đó, ông đã xây dựng một hồ nước xung quanh núi lửa và mời bạn bè của mình chiêm ngưỡng một vụ phun trào. Chỉ các báo cáo đương thời nêu chi tiết về về vụ phun trào nhân tạo thế kỷ 18 đó như thế nào nhưng thực tế nó vẫn diễn ra cho đến ngày nay, nhưng được hoàn thành bằng các hiệu ứng hiện đại, sau khi hòn đảo được khôi phục lại. Các cấu trúc nhỏ của vương quốc vườn trải dài 25 km có sự phân nhánh trong kiến ​​trúc của Trung Âu. Ngôi nhà Gothic bắt đầu bởi Erdmannsdorff vào năm 1774 mô phỏng theo biệt thự của nhà văn Anh Horace Walpole tại Strawberry Hill là một trong những công trình kiến ​​trúc Tân Gothic đầu tiên trên lục địa châu Âu. Công viên cũng có các bản sao của các đền thờ La Mã bao gồm đền Pantheon được xây dựng vào năm 1795. Trong những năm đầu của thế kỷ sau đó, cảnh quan đã được làm phong phú với các nhà thờ Tân Gothic tại các làng lân cận như Nhà thờ Riesigk (1800) và nhà thờ Vockerode (1811). Vương quốc vườn được chia thành bốn phần kể từ khi Đường cao tốc Liên bang 9 vào những năm 1930 được xây dựng đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 2000. Tuy nhiên, ICOMOS lưu ý rằng cấu trúc tổng thể của cảnh quan đã đã trải qua một sự suy thoái hơn nhiều. Cấu trúc khác. Các cấu trúc khác bao gồm Lâu đài Luisium nằm ở Waldersee của Dessau là một món quà của Công tước Leopold III cho vợ Louise. Nó được xây dựng từ năm 1774 theo phong cách Tân cổ điển đơn giản là một ngôi nhà nông thôn theo thiết kế của Erdmannsdorff với những khu vườn, đồng cỏ và một trang trại ngựa giống liền kề. Leopold qua đời tại chính lâu đài này vào ngày 9 tháng 8 năm 1817 do hậu quả của một tai nạn trong khi cưỡi ngựa. John George (1748-1811) em trai của Công tước Leopold III, đã sở hữu Lâu đài Georgium được xây dựng từ năm 1780 bởi Erdmannsdorff. Nằm trong một khu rừng ven sông phía bắc Dessau, cung điện có một khu vườn kiểu Anh với một số di tích. Ngày nay, Georgium lưu giữ một số bộ sưu tập nghệ thuật Anhalt, bao gồm các tác phẩm của Albrecht Dürer, đặc biệt là một bản in cũ của "Melencolia I" và Lucas Cranach già. Lâu đài Mosigkau ở phía tây Dessau là một trong số ít công trình kiến trúc Rococo ở Trung Đức giống như Sanssouci tại Potsdam được thiết kế bởi Georg Wenzeslaus von Knobelsdorff. Nó được xây dựng giữa năm 1752 và 1757 cho Anna Wilhelmine của Anhalt-Dessau, con gái của Hoàng tử Leopold I. Tại đây bao gồm một vườn cam và một bộ sưu tập nghệ thuật tranh Baroque Hà Lan-Bỉ xuất phát từ sự kết hợp của Công tước John George II và Nhà Orange-Nassau, điển hình là các tác phẩm của Peter Paul Rubens và Anthony van Dyck. Lâu đài Großkühnau là điểm cuối phía tây của Vương quốc vườn Dessau-Wörlitz. Nó được xây dựng vào năm 1780 cho Albert của Anhalt-Dessau, em trai của Công tước Leopold III, tại hồ Kühnau. Công viên bao gồm một số đảo nhân tạo, vườn cây ăn quả và một vườn nho. Ngày nay, lâu đài là trụ sở của "Kulturstiftung Dessau-Wörlitz", ủy thác điều hành công viên. Hơn nữa, vương quốc vườn bao gồm cả nhà nghỉ kiểm lâm Leiner Berg được xây dựng vào năm 1830 hiện là một nhà hàng gần Đường xe đạp Elbe và lâm viên Sieglitzer Berg được xây dựng vào năm 1777.
1
null
Hugo Boss là một nhãn hiệu cao cấp đóng trụ sở tại Metzingen, Đức. Người sáng lập là Hugo Boss. Hãng này có 6102 điểm bán hàng trên 110 quốc gia. Hugo Boss AG trực tiếp sở hữu 364 cửa hàng bán lẻ với hơn 1000 cửa hàng sở hữu bởi các công ty nhượng quyền. Các sản phẩm được sản xuất ở nhiều địa điểm khác nhau, bao gồm các địa điểm sản xuất của công ty ở İzmir, Thổ Nhĩ Kỳ; Radom, Ba Lan; Morrovalle, Cleveland, Hoa Kỳ; và Metzingen, Đức. Sản phẩm. Có hai nhãn hiệu cốt lõi, BOSS và HUGO: Hoạt động. Hugo Boss đã có các thỏa thuận cấp phép với một số công ty sản xuất sản phẩm mang nhãn hiệu Hugo Boss. Các thỏa thuận này với Samsung và HTC để sản xuất điện thoại di động; C.W.F. Children Worldwide Fashion SAS để sản xuất quần áo trẻ em; Procter & Gamble Prestige sản xuất nước hoa và đồ chăm sóc da; Movado sản xuất đồng hồ đeo tay; và Safilo sản xuất kính mát và kính đeo mắt. Năm 1985 công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Năm 1991, Tập đoàn dệt may Marzotto đã nắm 77,5% cổ phần với giá 165 triệu USD. Marzotto chuyển các nhãn hiệu thời trrang vào tập đoàn mới được lập Tập đoàn Thời trang Valentino năm 2005.
1
null
Quế hay quế quan, quế Tích Lan (danh pháp khoa học: Cinnamomum verum, đồng nghĩa: C. zeylanicum) là một loài thực vật thuộc họ Nguyệt quế. Đôi khi nó được sử dụng làm một loại gia vị. Nó rất thơm, ngọt và cay. Người ta thường thêm quế vào các sản phẩm ngọt nướng đút lò (như quế cuộn) hay các loại rượu. Vỏ của cây được dùng làm gia vị. Cần phân biệt quế quan với quế thanh. Quế được sử dụng để làm rượu mùi, vang đỏ, trong thời Trung cổ. Nó còn được sử dụng bởi các ngành công nghiệp dược phẩm. Tại Ấn Độ, quế thường được sử dụng trong pha trà nhằm tạo hương vị dưới dạng những miếng nhỏ thêm trực tiếp hoặc ở dạng bột thêm trong lúc chuẩn bị trà. Nó được gọi là "Daal-Cheeni" trong tiếng Hin-đi. Cây được trồng khắp thế giới, nhưng có chất lượng tốt nhất khi được sản xuất ở Sri Lanka. Hương vị của quế là do tinh dầu thơm chứa trong cây. Tinh dầu quế được sản xuất bằng cách đập vỏ, ngâm trong nước biển và sau đó chưng cất toàn bộ. Dầu có màu vàng, với mùi đặc trưng của quế và một hương thơm rất mạnh. Lịch sử. Quế được biết đến từ thời cổ đại, và nó đã được sử dụng bởi những người Ai Cập cổ đại trong quá trình ướp xác. Kinh Thánh, Herodotus và các nhà văn cổ điển khác cũng có đề cập đến nó. Hương quế tổng hợp nhân tạo đầu tiên đã được tiến hành vào năm 1856 bởi Luigi Chiozza. Thông tin dinh dưỡng. 10 gram (khoảng 2,1 muỗng cà phê) của quế có lượng dinh dưỡng như sau theo USDA
1
null
HMS "Apollo" (M01/N01) là một tàu rải mìn thuộc lớp "Abdiel" được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Là chiếc tàu chiến thứ tám của Hải quân Hoàng gia mang cái tên này, nó đã phục vụ cùng Hạm đội Nhà trong chiến tranh, tham gia cuộc đổ bộ Normandy trước khi được chuyển sang Hạm đội Thái Bình Dương Anh Quốc. Được đưa về lực lượng dự bị vào năm 1946, nó được cho tái hoạt động vào năm 1951, phục vụ cho đến năm 1961, và cuối cùng bị tháo dỡ vào năm 1962. Lịch sử hoạt động. 1944. Được đưa vào hoạt động sau khi chạy thử máy vào tháng 2 năm 1944, "Apollo" gia nhập Hạm đội Nhà tại Scapa Flow trước khi lên đường đi Plymouth cho các hoạt động rải mìn nhằm hỗ trợ kế hoạch đổ bộ chiếm đóng nước Pháp. Nhận mìn lên tàu tại Milford Haven, nó tiến hành một loạt các chiến dịch ngoài khơi bờ biển Brittany của Pháp giữa Ushant và Île Vierge. Nó được cho tách ra để hoạt động trong "Chiến dịch Neptune", và vào ngày 7 tháng 6 ("Ngày D+1"), nó đưa những vị khách đặc biệt, Đại tướng Dwight D. Eisenhower, Tổng tư lệnh lực lượng Đồng Minh, Đô đốc Bertram Ramsay, Tổng tư lệnh hải quân, cùng các sĩ quan tham mưu của Bộ tư lệnh tối cao Lực lượng Viễn chinh Đồng Minh đi viếng thăm các khu vực tấn công. Chiếc tàu rải mìn không may bị mắc cạn trên đường đi, làm hư hại chân vịt, nên các vị khách phải chuyển sang tàu khu trục "Undaunted". "Apollo" đi đến Sheerness rồi chuyển đến Tyne để sửa chữa, vốn hoàn tất vào tháng 9. Con tàu được chuyển sang dưới quyền Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây, và được bố trí về hướng Tây Nam rải các bãi mìn đối phó với các hoạt động của tàu ngầm U-boat tại vùng biển gần bờ. Cùng với tàu rải mìn "Plover", nó đã rải hơn 1200 quả thủy lôi Mark XVII dọc theo tuyến đường vận tải ven biển dọc theo bờ biển phía Bắc Cornwall. Nó bắt đầu vào ngày 29 tháng 11 năm 1944 với bãi mìn "HW A1", vốn sau đó đã đánh chìm tàu ngầm U-325; và đến ngày 3 tháng 12 nó rải bãi mìn "HW A3" về phía Đông "HW A1", vốn sau đó cũng đã đánh chìm tàu ngầm U-1021. Vào ngày 24 tháng 12, "Apollo" được điều trở về Hạm đội Nhà cho nhiệm vụ rải mìn tại vùng biển Na Uy. Nó hoạt động ngoài khơi Utsira trong tháng 1 năm 1945 cùng với các tàu khu trục "Zealous" và "Carron". 1945. Vào ngày 15 tháng 1 năm 1945, "Apollo" quay trở lại thuộc quyền Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây để rải mìn tại vùng biển Ireland. Đến ngày 13 tháng 4, nó gia nhập trở lại Hạm đội Nhà cho "Chiến dịch Trammel", một hoạt động rải mìn tại eo biển Kola thuộc Liên Xô trong thành phần "Lực lượng 5" cùng với các tàu khu trục lớp O và P "Opportune", "Orwell" và "Obedient". Nó quay trở lại Hạm đội Nhà trong tháng 5. Sau khi Đức đầu hàng, "Apollo" lên đường đi Oslo cùng với tàu chị em "Ariadne" và tàu tuần dương hạng nặng "Devonshire" để đưa Chính phủ Na Uy lưu vong cùng Thái tử Olav quay trở về nước. Khi quay về "Apollo" chuẩn bị để phục vụ cùng Hạm đội Thái Bình Dương Anh Quốc, khởi hành từ Portsmouth vào cuối tháng 6. Sau các cuộc thực tập cùng Hạm đội Địa Trung Hải tại Malta vào tháng 7, cuối cùng nó đi đến Melbourne vào ngày 1 tháng 8, lúc mà việc phục vụ của nó không còn cần thiết vì Nhật Bản đã đầu hàng vào ngày 15 tháng 8. Sau chiến tranh. "Apollo" sau đó được bố trí vào nhiệm vụ hồi hương, chuyên chở những tù binh chiến tranh Anh đến Thượng Hải cho hành trình quay trở về Anh Quốc. Nó cũng vận chuyển thư tín và tiếp liệu cho các con tàu và các căn cứ tại Thái Bình Dương, bao gồm căn cứ của Hạm đội Thái Bình Dương tại Manus, Thượng Hải, nhiều cảng ở Nhật Bản và Hong Kong. Đến giữa năm 1946, "Apollo" quay trở về Chatham và được đưa về lực lượng dự bị. Vào năm 1948 ký hiệu lườn tàu của nó được thay đổi từ M01 sang N01. 1951 – 1961. "Apollo" được cho hoạt động trở lại vào năm 1951 khi nổ ra cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Sau khi được tái trang bị, nó gia nhập Hạm đội Nhà và đã phục vụ trong mười năm tiếp theo. "Apollo" được cho ngừng hoạt động và quay lại lực lượng dự bị vào năm 1961, được đưa vào danh sách loại bỏ trong năm tiếp theo, và được bán cho hãng Hughes Bolckow ở Blyth Northumberland để tháo dỡ, nơi công việc bắt đầu vào tháng 11 năm 1962.
1
null
Chiến dịch tấn công Memel là một trận tấn công của Hồng quân Liên Xô nhằm vào quân đội Đức Quốc xã, diễn ra vào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh Xô-Đức thuộc thế chiến thứ hai. Chiến dịch Memel là một thắng lợi quan trọng của quân đội Liên Xô khi họ đã đánh tan một phần lớn binh lực Tập đoàn quân thiết giáp số 3, giải phóng phần lớn lãnh thổ Litva và chính thức cắt đứt Cụm Tập đoàn quân Bắc khỏi lực lượng chính của quân Đức và dồn cụm quân này lên mỏm đất Kurland. Cụm Tập đoàn quân Bắc lúc này gần như đã mất hết vai trò trong cuộc chiến và bị giam lỏng tại khu vực Courland cho đến khi nó đầu hàng vào cuối chiến tranh. Bối cảnh. Chiến thắng của quân đội Liên Xô trong chiến dịch Bagration không chỉ giáng một đòn hủy diệt vào Cụm Tập đoàn quân Trung tâm, đục một lỗ thủng hàng trăm cây số tại chính diện mặt trận Xô-Đức mà còn đặt Cụm Tập đoàn quân Bắc trước nguy cơ bị cô lập và cắt rời khỏi lực lượng chính. Mặc dù trong các chiến dịch Doppelkopf và Casar quân Đức đã tạm thời thiết lập lại một hành lang hẹp nối liền Cụm Tập đoàn quân Bắc với phần còn lại của quân đội Đức Quốc xã, thành quả đó đã phải đánh đổi bằng những tổn thật rất lớn và nguy cơ bị bao vây của Cụm Tập đoàn quân Bắc vẫn còn treo lơ lửng trên đầu. Nguy cơ bị cô lập đối với đạo quân này một lần nữa lại bùng lên trong cuộc tổng tấn công vào Riga của cả ba phương diện quân Baltic vào ngày 14 tháng 9 năm 1944. Trong suốt một tháng Cụm Tập đoàn quân Bắc phải chống đỡ vất vả trước các đợt tấn công dữ dội của quân đội Liên Xô tại Riga nhưng không thể ngờ rằng đòn kết liễu số phận của họ lại diễn ra ở mặt Nam. Binh lực và kế hoạch. Quân đội Liên Xô. Trong khi cuộc tấn công vào Riga vẫn đang diễn ra quyết liệt, Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh Tối cao Liên Xô "STAVKA" đã bắt tay vào chuẩn bị một đòn tấn công mới tại một trục tấn công hoàn toàn khác: vùng Memel nằm tại biên giới Litva-Đông Phổ. Kế hoạch này được thông báo trong chỉ thị ban hành ngày 24 tháng 9 năm 1944 của Đại bản doanh.. Theo đó, Phương diện quân Baltic 1 của đại tướng I. Kh. Bagramyan sẽ ngưng tấn công, giao mục tiêu Riga lại cho hai Phương diện quân Baltic kia và chuẩn bị binh lực đánh vào Memel. Sự thay đổi hướng tấn công của Đại bản doanh không phải là không có cơ sở, do Cụm Tập đoàn quân Bắc đứng trước nguy cơ bị bao vây đã tiến hành triệt thoái khỏi Estonia và thiết lập một vành đai phòng ngự cứng rắn ở Riga. Để thực hiện đợt tấn công mới này đòi hỏi sự tái cơ cấu và thay đổi binh lực ở quy mô lớn tại các Phương diện quân Baltic 1 và 2. Từ ngày 29 tháng 7, tập đoàn quân số 16 (Đức) đã bắt đầu phát hiện các hoạt động chuyển quân của phía Liên Xô từ khu vực Riga sang hướng Tây Nam. Thật vậy, một số đơn vị mạnh của quân đội Liên Xô như tập đoàn quân xung kích số 4 và tập đoàn quân số 51 đã được điều sang Phương diện quân Baltic 1 để phục vụ cho hướng tấn công mới. Trước đó, ngày 8 tháng 7 Nguyên soái G. K. Zhukov đã hạ lệnh bí mật điều Tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 5 từ Phương diện quân Byelorussia 3 sang Phương diện quân Baltic 1. Kết quả là Phương diện quân Baltic 1 đã có trong tay một lực lượng xung kích mạnh gồm tập đoàn quân số 43, cận vệ số 6 và số 2, xung kích số 4 hỗ trợ bởi các đơn vị cơ động của Phương diện quân, ngoài ra còn có tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 5 và thê đội 2 của tập đoàn quân số 51. Từ ngày 24 tháng đến 4 tháng 10, 50 sư đoàn bộ binh, 15 lữ đoàn xe tăng và 93 trung đoàn pháo binh đã được bí mật điều đến vị trí tác chiến mới. Mặc dù nhận diện được sự dịch chuyển binh lực của quân đội Liên Xô, tuy nhiên quân Đức đã không thể phát hiện được "điểm đến" của các đơn vị này. Và cứ cho là quân Đức nhận diện được các đợt chuyển quân của phía Liên Xô thì mọi thứ đã quá muộn: phía Đức không có thời gian để chuẩn bị phương án đối phó. Đồng thời, với mục tiêu hỗ trợ cho chiến cục ở hướng Šiauliai - Memel, Phương diện quân Byelorussia 3 của I. D. Chernyakhovsky sẽ tổ chức một đợt công kích vỗ mặt vào Đông Phổ theo hướng Konisberg vào cùng thời gian đó hoặc ngay sau đó một chút. Diễn biến. Tấn công. Ngày 5 tháng 10, Phương diện quân Baltic nổ súng tấn công trên một địa đoạn 60 dặm, tập trung đánh mạnh vào khu phòng tuyến mỏng yếu nhất của Tập đoàn quân thiết giáp số 3 (Đức) do sư đoàn dân vệ xung kích số 551 chống giữ. Thật vậy, quân Đức trấn thủ ở đây đã bị đánh tan ngay trong ngày đầu tiên và quân đội Liên Xô đột phá được đến 10 dặm. Ngay lập tức tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 5 được tung ngay vào đột phá khẩu và đến chiều nó đã chọc sâu vào hậu cứ quân Đức, nhằm thẳng đến bờ biển Memel. Sang ngày 7 tháng 10, đoàn bộ dải phòng ngự của Tập đoàn quân thiết giáp số 3 bắt đầu sụp đổ, và ở phía Nam Tập đoàn quân số 43 (Liên Xô) cũng mở được một đột phá khẩu. Đến ngày 9, Tập đoàn quân số 43 đã tiến đến vùng bờ biển phía Nam Memel trong khi tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 5 vận động bao vây mặt Bắc. Cánh phải của Phương diện quân Byelorussia 3 ở phía Nam cũng đang tiến sát đến Tilsit. Cùng ngày 9 tháng 10, lực lượng tiên phong của Tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 5 đã đánh chiếm sở chỉ huy của Tập đoàn quân thiết giáp số 3 (Đức). Chỉ huy Tập đoàn quân thiết giáp số 3 - tướng Erhard Raus - cùng các cộng sự của ông ta đã phải mở đường máu tháo chạy vào nội đô thành phố Memel. Trước tình hình mặt trận tập đoàn quân thiết giáp số 3 tan vỡ, vào ngày 9 tháng 10 tư lệnh Cụm Tập đoàn quân Bắc - thống chế Ferdinand Schörner - đã dự tính tổ chức một đợt phản kích giải nguy cho Tập đoàn quân thiết giáp số 3 nếu quân Đức có thể rút quân khỏi Riga; tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mà cuộc tấn công này bị trì hoãn. Dầu sao, Hải quân Đức Quốc xã đã có thể di tản được một phần đáng kể binh lính Đức đồn trú cùng một số cư dân trong thành phố vào thời gian đó Còn quân đoàn số 28 của Đức tiếp tục chống giữ tuyến phòng ngự xung quanh Memel. Việc Tập đoàn quân thiết giáp số 3 bị đánh tan và bị dồn về Memel đã chính thức "đóng dấu" số phận của Cụm Tập đoàn quân Bắc; nó đã hoàn toàn bị cắt khỏi lực lượng chính và bị nhốt ở vùng Ban Tích. Không còn cách nào khác, Ferdinand Schörner hạ lệnh triệt binh khỏi Riga và rút về đóng tại bàn đạp ở bán đảo Kurland. Cuộc rút binh diễn ra dưới làn mưa bom bão đạn cùng sự truy kích ráo riết của các Phương diện quân Baltic 1, 2 của Liên Xô. Đến ngày 23 tháng 10, Cụm Tập đoàn quân Bắc đã rút lui an toàn về Kurland. Tuy nhiên, Hitler yêu cầu quân Đức phải giữ vững bàn đạp này và vì vậy chỉ một phần rất nhỏ binh lực Đức được di tản khỏi bán đảo. Cụm Tập đoàn quân Bắc đã yên vị trong "cái túi" Kurland và gần như mất hết vai trò trong cuộc chiến. Sau khi khóa chặt Cụm Tập đoàn quân Bắc ở Kurland, Đại bản doanh hạ lệnh cho Phương diện quân Byelorussia 3 tấn công theo hướng Gumbinen-Königsberg vào lực lượng còn lại của Tập đoàn quân thiết giáp số 3 đang trấn thủ biên giới Đông Phổ. Tuy nhiên đợt tấn công gặp phải sự chống cự quyết liệt của quân Đức và quân đội Liên Xô buộc phải dừng lại ở ngoại vi Gumbinen chỉ sau ít ngày tấn công. Quân Đức đã chặn được Phương diện quân Byelorussia 3 ở Gumbinen nhưng dầu sao phía Liên Xô cũng đột phá được 50-100 cây số vào Đông Phổ và học được từ kinh nghiệm xương máu những gì cần phải được chuẩn bị để có thể giải quyết hệ thống thành lũy dày đặc cũng như địa hình khó khăn ở đây. Vây hãm Memel. Do cuộc tấn công của Phương diện quân Byelorussia vào Đông Phổ không đạt được kết quả như mong đợi, Phương diện quân Baltic 1 không tiếp tục thanh toán luôn quân đồn trú Memel mà chuyển sang phong tỏa thành phố. Quân Đức tại Memel - bao gồm tàn binh của sư đoàn thiết giáp xung kích "Đại Đức", sư đoàn bộ binh số 58 và sư đoàn thiết giáp số 7 - dựa vào địa hình phức tạp và các công sự vững chắc tiếp tục chống giữ "bàn đạp" nhỏ này với sự hỗ trợ của pháo hạm trên các tàu chiến Đức (trong đó có chiếc Prinz Eugen và nhận được tiếp tế từ Đông Phổ qua một "hành lang" hẹp tại mũi đất Kursh. Trong thời gian bị phong tỏa, dân chúng chạy loạn trong vùng đã được đưa vào sống trong nội đô thành phố và binh lính bị thương được di tản bằng đường biển. Các sư đoàn thiết giáp số 7 và "Đại Đức" do bị đánh thiệt hại quá nặng cũng được rút về hậu phương để củng cố lại; thế chỗ họ là sư đoàn bộ binh số 95. Tuy nhiên, thành công của cuộc tấn công vào Đông Phổ của quân đội Liên Xô đầu năm 1945 đã khiến thế đứng của quân Đức ở Memel không còn duy trì lâu được nữa. Ngày 27 tháng 1 năm 1945, quân đoàn số 28 (Đức) rút bỏ Memel về tham gia trấn thủ Samland, còn tàn binh của sư đoàn bộ binh số 95 và 58 được di tản bằng được bộ qua mũi đất Kursh với sư đoàn số 58 đóng vai trò chặn hậu. Về sau, các lực lượng này đều bị tiêu diệt trong các trận tấn công tại Pillau và Palmnicken. Những người lính Đức cuối cùng rời Memel vào lúc 4 giờ sáng ngày 28 tháng 1 và vài giờ sau đó quân đội Liên Xô đã làm chủ thành phố. Các cuộc kháng cự lẻ tẻ trong thành phố đều bị dập tắt. Kết quả. Chiến dịch tấn công Memel đã đánh tan Tập đoàn quân thiết giáp số 3 và qua đó cắt đứt tuyến liên lạc trên bộ giữa Cụm Tập đoàn quân Bắc với phần còn lại của quân Đức, nhốt cụm quân này vào một "cái túi" tại bán đảo Kurland. Kể từ đó, Cụm Tập đoàn quân Bắc bị cô lập tại khu vực này và mất hết vai trò trong cuộc chiến, nhất là khi Hitler cấm quân Đức rút lui và không cho di tản binh lính khỏi Kurland để phục vụ cho các mặt trận khác. Để tiết kiệm binh lực cũng như do vị trí thứ yếu của mặc trận Tây Bắc, quân đội Liên Xô không tung quân thanh toán Cụm Tập đoàn quân Bắc (lúc này đã đổi tên thành cụm Tập đoàn quân Kurland) mà chuyển sang giam lỏng đội quân này trong khu vực Kurland. Đối với quân đội Liên Xô, cụm quân này chẳng qua chỉ là một trại tù binh tự túc tự cấp. Sau chiến tranh, thành phố Memel - vốn bị phát xít Đức xâm chiếm từ năm 1939 - đã được trả về cho Litva, lúc này đã là một nước Cộng hòa thuộc Liên bang Xô Viết. Đến năm 1947 thành phố được đổi về tên cũ tiếng Litva là Klaipėda.
1
null
Madhava của Sangamagrama (tiếng Malayalam:സംഗമഗ്രാമ മാധവൻSaṅgamagrāma Mādhavan, tiếng Sankrit: संगमग्राम के माधव, Saṅgamagrāma kē Mādhava; khoảng 1340-1425), là một nhà toán học, thiên văn học người Ấn Độ đến từ thành phố Sangamagrama (ngày nay là Irinjalakuda) gần Cochin, Kerala, Ấn Độ. Ông là người sáng lập trường phái thiên văn - toán học Kerala. Ông được xem là người đầu tiên sử dụng các phép xấp xỉ chuỗi vô hạn cho một số hàm lượng giác, góp phần mở đường cho ngành Giải tích. Ông được cho là người đầu tiên dùng chuỗi vô hạn để tính toán số .
1
null
William Jones, FRS (1675 - 3 tháng 7 năm 1749 [1]) là một trong những người của xứ Wales, tình yêu của họ 1 vòng vòng vì vậy Ông là bạn của Ngài Isaac Newton và Ngài Edmund Halley. Ngày tháng 11 tháng 11 năm 1711, anh ấy thật thành [2] William Jones được sinh ra là con trai của Sion senoir (John George Jones) và Elizabeth Rowland tại xứ đạo Llanfihangel Tre'r Beirdd, khoảng 4 dặm (6,4 km) về phía tây Benllech trên đảo Anglesey. Anh theo học tại một trường từ thiện tại Llanfechell, cũng trên đảo Anglesey, nơi tài năng toán học của anh được phát hiện bởi chủ sở hữu địa phương, người đã sắp xếp cho anh một công việc ở London làm việc trong một nhà đếm của thương gia.  Ông nợ một phần sự nghiệp thành công của mình một phần nhờ sự bảo trợ của gia đình Bul siêu nổi tiếng ở phía bắc xứ Wales, và sau đó là Bá tước Mac Giáofield.["cần dẫn nguồn" ] Jones ban đầu phục vụ trên biển, dạy toán trên tàu Hải quân từ năm 1695 đến 1702, nơi ông trở nên rất quan tâm đến việc điều hướng và xuất bản "Bản tóm tắt mới về Nghệ thuật dẫn đường toàn bộ" năm 1702,  dành riêng cho ân nhân John Harris.  Trong công việc này, ông đã áp dụng toán học vào điều hướng, nghiên cứu các phương pháp tính toán vị trí trên biển. Sau khi chuyến đi của anh kết thúc, anh trở thành một giáo viên toán học ở London, cả trong quán cà phê và làm gia sư riêng cho con trai của Bá tước tương lai Mac Giáo và cũng là Nam tước tương lai. Ông cũng đã tổ chức một số bài viết không mong muốn trong các văn phòng chính phủ với sự giúp đỡ của các học trò cũ của ông.[ "cần dẫn nguồn" ] Cách sử dụng π của Jones Jones đã xuất bản "Synopsis Palmariorum Matheseos" vào năm 1706, một công trình dành cho người mới bắt đầu và bao gồm các định lý về phép tính vi phân và chuỗi vô hạn. Điều này đã sử dụng π cho tỷ lệ chu vi với đường kính, theo các chữ viết tắt trước đó cho từ "ngoại vi" từ tiếng Hy Lạp (περιφέρεια) của William Oughtred và những người khác. " Phân tích" công việc năm 1711 của ông "trên mỗi loạt lượng tử, từ thông dụng ac differias đã" đưa ra ký hiệu dấu chấm cho sự khác biệt trong tính toán.  Năm 1731, ông xuất bản"Các diễn ngôn về triết lý tự nhiên của các yếu tố". Ông đã nhận thấy và kết bạn với hai trong số các nhà toán học hàng đầu của Anh - Edmund Halley và Sir Isaac Newton - và được bầu một viên của Hội Hoàng gia năm 1711. Sau đó, ông trở thành chủ bút và nhà xuất bản của nhiều bản thảo của Newton và xây dựng một thư viện đặc biệt mà là một trong những bộ sưu tập sách vĩ đại nhất về khoa học và toán học từng được biết đến và chỉ mới được phát tán gần đây. Ông kết hôn hai lần, đầu tiên là góa phụ của ông chủ nhà đếm tiền, tài sản mà ông được thừa kế từ cái chết của bà, và thứ hai, vào năm 1731, Mary, cô con gái 22 tuổi của thợ làm tủ George Nix, người mà ông có hai người còn sống bọn trẻ. Con trai ông, cũng tên là William Jones và sinh năm 1746, là một nhà triết học nổi tiếng, người đã thiết lập mối liên kết giữa tiếng Latin, tiếng Hy Lạp và tiếng Phạn, dẫn đến khái niệm nhóm ngôn ngữ Ấn-Âu.
1
null
William Oughtred (5 tháng 3,1574 - 20 tháng 6,1660) là một nhà toán học người Anh. Ông là người đầu tiên sử dụng thước logarit để thực hiện các phép nhân và chia trực tiếp, trong một thiết bị có thể xem là một máy tính cơ đơn giản, thước trượt, vào năm 1622. Ông cũng là người đưa ra ký hiệu "×" và cách viết tắt "sin", "cos" cho các từ "sine", "cosine". Ông cũng có mối đam mê dành cho thuật chiêm tinh và giả kim.
1
null
Thoại Mỹ, tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Mỹ (sinh ngày 28 tháng 4, năm 1969 tại Sài Gòn). Chị bắt đầu đi hát cải lương vào năm 11 tuổi với sự dìu dắt của người chị gái là NSND Thoại Miêu và Út Trong là người đã dạy Thoại Mỹ hát cải lương. Khoảng thập niên 50, cha mẹ Thoại Mỹ rời quê hương Quảng Nam – Đà Nẵng vào Sài Gòn lập nghiệp và sinh cô, nhìn gương mặt xinh xắn như thiên thần của con, cha mẹ cô cẩn thận chọn cái tên Nguyễn Thị Ngọc Mỹ để hy vọng tương lai của con sẽ được tốt lành, hạnh phúc. Nhà Cô có 12 anh, chị em nên cuộc sống gia đình trở nên chật vật hơn bao giờ hết, cô bé Ngọc Mỹ sớm phải bươn chải với cuộc sống. Ngày còn nhỏ, Thoại Mỹ đã lon ton đi bán khoai, bán bắp, bưng hủ tiếu thuê để có tiền phụ cha mẹ. Thậm chí, có những lúc rảnh rỗi, Thoại Mỹ còn đi ở đợ. Vất vả, cơ cực đến ngạt thở nên niềm vui của Thoại Mỹ là những giây phút hiếm hoi được theo chị năm NSND Thoại Miêu đến rạp xem cải lương. Có chị là nghệ sĩ nên tuổi thơ cô bé Thoại Mỹ được lời ca tiếng hát vỗ về, nuôi lớn từng ngày. Từ đó, dòng máu nghệ thuật thấm vào người Thoại Mỹ từ lúc nào không hay. Một hôm, như thường lệ khi đi xem chị Thoại Miêu diễn, thì không may có một sự cố trong đoàn, người diễn vai cô bé Sầu Riêng không đến. Vậy là mọi người cuống cuồng đi tìm người hát thế vì cũng đã sắp tới giờ diễn. Bỗng nhiên, họ thấy cô bé Thoại Mỹ đen nhẻm, gầy gò đang đứng chơi ở gần đó. Biết cô là em của Thoại Miêu, họ lên tiếng: "Đâu, nhỏ hát thử nghe coi được không?". Mấy lần đến rạp nghe hát, Thoại Mỹ đã làm quen với cách bỏ giọng lên xuống, luyến láy của các nghệ sĩ trong đoàn. Thấy vậy cô bé cất giọng hát thử một đoạn ngắn bằng một phong thái rất nhẹ nhàng kèm theo một chất giọng vô cùng trong trẻo. Nghe hát xong mọi người trong đoàn ai nấy đều mừng rỡ. Họ nói với nhau không cần tìm bé Sầu Riêng ở đâu xa vì đã có bé Thoại Mỹ ngay trước mặt rồi. Trong vòng buổi sáng đó, mọi người gấp rút tập tuồng cho bé Thoại Mỹ. Kỳ lạ thay, chỉ cần hát qua một lượt, chỉ dẫn các động tác tay chân và các nét mặt khi lên sân khấu phải làm như thế nào là bé Thoại Mỹ thuộc bài ngay trong tức khắc. Hôm đó, Thoại Mỹ lên sân khấu hát một cách ngon ơ. Lối diễn xuất mộc mạc của cô bé đã khiến biết bao khán giả không cầm được nước mắt. Khi ấy Thoại Mỹ chỉ mới 11 tuổi. Thấy cô bé Thoại Mỹ sớm bộc lộ năng khiếu, Lệ Thủy liền nói ngay với chị 5 Thoại Miêu: "Cho Mỹ đi học nghề đi, con nhỏ hát được lắm". Như lời động viên kịp thời, cô bé Thoại Mỹ liền được gia đình gửi đi học hát ở nhà thầy Út Trong. Thoại Mỹ học với thầy suốt 2 năm. Được thầy tận tình hướng dẫn bài bản, cộng với năng khiếu sẵn có, cô bé Sầu Riêng như mảnh đất được bồi đắp phù sa càng thêm mỡ màng. Năm 13 tuổi, Thoại Mỹ thi đỗ vào khoa đào tạo diễn viên của nhà hát Trần Hữu Trang với tỉ lệ chọn 40/5000 học viên chính thức. Cùng khóa với các nghệ sĩ nổi tiếng như: Kim Tử Long, Ngọc Huyền, Tô Châu, Thùy Trang... Những tưởng khi thi đậu vào trường Trần Hữu Trang cuộc đời Thoại Mỹ sẽ bớt khổ cực hơn, vì được có lương. Nhưng khi cái nghèo vẫn đeo dai dẳng thì cuộc đời Thoại Mỹ vẫn còn đong đầy nước mắt. Thuở ấy, để được đi học, Thoại Mỹ phải quen dần với việc thường xuyên đi bộ. Buổi trưa là lúc cực nhất vì cô phải đội nắng chang chang hàng chục cây số về nhà ăn vội bữa cơm trưa, rồi lại tất tả trở về trường học cho kịp giờ học. Tuy mệt mỏi nhưng đôi bàn chân nhỏ bé của cô gái nghèo vẫn kiên trì vượt đường xa. Không chỉ chăm lo cho việc học diễn xuất, chiều tối, Thoại Mỹ lại tiếp tục đi học văn hóa để nâng cao kiến thức. Như một con ong chăm chỉ cô gái nhỏ đều đặn đi học và không bỏ sót bất kỳ một buổi học nào. Thấy con siêng năng học hành, người mẹ mừng thầm trong bụng. Bà mong cho con gái sớm được đi hát và sẵn sàng xách giỏ trầu đi theo lo cho con. Tuy nhiên, ước mơ ấy đã sớm vụt tắt. Sau một năm Thoại Mỹ đi học ở trường Trần Hữu Trang thì người mẹ qua đời. Ngày mẹ mất, Thoại Mỹ cứ nghĩ mẹ đi đâu mấy ngày rồi sẽ về với mình nhưng niềm mong chờ ấy mãi mãi chỉ là một giấc mơ, mẹ không bao giờ quay về được nữa. Cô gái nhỏ sớm phải chịu cuộc đời mồ côi buộc mình phải tự lập hơn trong cuộc sống. Những lúc không học bài cô bé Thoại Mỹ chọn việc đi làm bảo mẫu giữ con cho gia đình người ta để kiếm thêm thu nhập trang trải trong gia đình. Khi bắt đầu có show hát, khoảng 15h, Thoại Mỹ tiếp tục đi bộ từ nhà đến rạp hát. Suốt tuổi trẻ của mình, Thoại Mỹ chưa từng biết đến cảm giác được đi xe đạp là như thế nào, bởi gia đình còn nghèo thì chiếc xe đạp vẫn còn là một vật xa tầm với. Mê tập diễn đến gãy chân. Năm 16 tuổi, sau khi ra trường, Thoại Mỹ bắt đầu đi hát ở nhiều nơi như Đoàn 3, Đoàn Huỳnh Long, đoàn Sông Bé, Nhà hát Trần Hữu Trang. Đi đến đâu chị cũng được tiếng không bao giờ kén chọn vai diễn. Vai nào vào tay Thoại Mỹ đều được chị hoàn thành xuất sắc. Khán giả thì hồi hộp nhìn Thoại Mỹ lột xác từ vai ác, vai mùi, vai độc, vai lẳng, sang con nít, bà già... ngọt xớt mà lòng tràn đầy cảm xúc. Khán giả khi thì giận bầm gan tím ruột, lúc lại thương đứt ruột đứt gan cô đào mang dáng người nhỏ nhắn nhưng có giọng ca thật truyền cảm. Đến khi vào vai Phi Loan trong Sở Vân cưới vợ, Thoại Mỹ như đánh được một tiếng vang lớn, nhiều khán giả biết đến tên chị hơn. Họ yêu mến và say sưa xem chị diễn hết vai này đến vai khác một cách nồng nhiệt. Làm nghệ thuật bằng sự say mê nên mỗi lần ra sân khấu là chị rút hết nội lực để hóa thân vào các nhân vật. Vì vậy, trong những ngày đầu quân cho đoàn Huỳnh Long (một đoàn tuồng cổ rặt ở Sài Gòn những năm trước -PV), Thoại Mỹ cũng không nhớ mình đã xỉu biết bao nhiêu lần trên sân khấu. Chị chỉ nhớ bao nhiêu lần khép màn là bấy nhiêu lần chị bất tỉnh nhân sự trên vòng tay của bạn bè, đồng nghiệp. Nhưng đã trót mang lấy nghiệp vào thân thì như phận tằm phải nhả tơ. Hằng đêm, Thoại Mỹ lại buông lời ca tiếng hát dưới ánh đèn huyền hoặc của sân khấu để cống hiến những vai diễn đầy cảm xúc đến khán giả. Dù có đôi khi sân khấu đã đem lại cho chị những nỗi đau, những vết thương mang di chứng suốt đời. Cuối năm 2003, khi tập tuồng Xử án Bàng Quý Phi, trong lúc mải mê tập đến đoạn nhảy từ trên cao xuống, chị đã bị té đau điếng. Ban đầu, Thoại Mỹ cứ nghĩ mình bị bong gân nên chị cố gắng kìm nén cơn đau lại để tiếp tục tập với đồng nghiệp. Những đợt diễn liên tiếp đến khiến chị quên cả việc phải điều trị đôi chân. Cho đến một ngày, khi cơn đau dồn dập đến khiến cho cơ thể bé nhỏ đã không còn sức chịu đựng được nữa, Thoại Mỹ đành đến bác sĩ để khám, thì chị hay tin: Khớp gối của mình bị bể, kèm theo đó là chứng bệnh teo cơ. Suốt thời gian đó Thoại Mỹ phải đi nạng để bảo vệ vết thương. Nằm ở nhà nghe tiếng đờn réo rắt bên tai khiến lòng chị lại nhớ nghề quay quắt. Đến khi vừa bỏ được cặp nạng chị chạy ùa về ngay với sân khấu như đứa con được ùa vào lòng mẹ ấm áp. Rồi chị tiếp tục tập vai công chúa Ngọc Hân trong vở Hồn Thơ Ngọc để tham gia và giành giải nhất trong cuộc thi Diễn viên tài sắc năm 2003 - 2004. Trong vở diễn này Thoại Mỹ đã khắc họa đậm nét hình tượng của người đàn bà có khát vọng khắc khoải muốn được sống xứng đáng với tình yêu của chồng và chống lại định kiến bất công của xã hội. Giữa trập trùng lửa cháy trước sự bao vây của kẻ thù, Thoại Mỹ đã diễn được sự quyết tâm. Ánh mắt chị bừng cháy lên ngọn lửa quyết bảo vệ đến cùng giọt máu của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Tiểu phẩm đem đến một hình thức biểu tượng hóa trong ngôn ngữ dàn cảnh đầy màu sắc phối hợp với vũ đạo tưng bừng và diễn xuất nội tâm xuất sắc của NSƯT Thoại Mỹ đã cho mang lại cho khán giả một tiết mục vô cùng mãn nhãn. Liveshow. Có thể nói Thoại Mỹ là một trong những nghệ sĩ hiếm hoi có đến 2 liveshow thành công trên bước đường làm nghệ thuật của mình Năm 2005, liveshow Sáng mãi niềm tin tại sân 4A Nhà Văn hóa Thanh Niên. Năm 2007, liveshow để đời Thoại Mỹ – Tung cánh phượng hồng - liveshow hoành tráng nhất trong giới nghệ sĩ cải lương lúc bấy giờ với chi phí đầu tư 600 triệu đồng tại sân khấu Lan Anh. Gia đình là tình thương của khán giả mộ điệu. Nhắc đến cái tên Thoại Mỹ nhiều khán giả mộ điệu cải lương thể hiện tình cảm ra mặt, thương thì thương rất nhiều, mà đã ghét là ghét cay ghét đắng. Họ ghét bởi một lý do rất dễ thương coi tivi thấy đóng mấy vai ác quá, nhìn mặt là thấy ghét. Đối với nhiều người, cái sự ghét này khiến họ buồn, nhưng với người nghệ sĩ đó là một thành công lớn vì đã rất xuất sắc trong việc thổi hồn cho nhân vật, khiến nhân vật hiện lên một cách sống động nhất. Trong nghệ thuật, sau khi tấm màn nhung khép lại, người nghệ sĩ làm cho khán giả nhớ đến mình thì dù là thương, ghét, hay chửi thậm tệ, cũng có nghĩa là họ đã thành công.  Thời đại ngày nay khi nhạc trẻ dần chiếm thế thượng phong, có lẽ nhiều người đang nghĩ cải lương sắp bị mai một, lượng khán giả sẽ không còn đông nữa. Tuy nhiên khi nhìn vào số lượng người hâm mộ nghệ sĩ Thoại Mỹ, chúng ta dễ nhận thấy rằng, không chỉ có những ông bà cô dì chú bác mà còn rất nhiều những bạn trẻ trong độ tuổi teen là fan của chị. Có thể nói Thoại Mỹ thật sự là một nữ nghệ sĩ cải lương với số lượng fans trung thành qua nhiều thế hệ vô cùng ổn định. Về gia đình thì mối tình đầu Thoại Mỹ là Kim Tử Long nhưng không đưa đến hôn nhân. Hiện nay, 2 người vẫn là đôi bạn tốt, giúp nhau trên sân khấu và cả ngoài đời, là đôi đào kép vô cùng ăn ý, được khán giả yêu thích nhất. Nữ nghệ sĩ Thoại Mỹ có 1 lần lập gia đình, hôn lễ của chị và chồng được đánh giá là trọng thể nhất, sau hôn lễ của minh tinh Thẩm Thúy Hằng, vì có đến 1000 quan khách đến dự tiệc cưới đó. Rất tiếc cuộc hôn nhân này sau đó bị gãy đổ. Thoại Mỹ tưởng hụt hẫng đến xa rời sân khấu nhưng chị lần hồi tìm lại được sự quyết tâm và can đảm để tiếp nối con đường nghệ thuật sân khấu. Khi nhắc lại cuộc hôn nhân tan vỡ đầu tiên, Thoại Mỹ cho là lúc đó chị còn quá trẻ, chưa suy nghĩ thấu đáo trước khi quyết định về cuộc đời mình. Bây giờ chị có đủ kinh nghiệm trong cuộc sống, đạt được nhiều vinh quang trong nghề nghiệp, đã can đảm và mạnh mẽ hơn để khắc phục những khó khăn. Chị nói hạnh phúc lớn nhất hiện tại với chị là được khán giả yêu thương mình, và được đem lời ca tiếng hát để đáp lại tấm chân tình đó của khán giả.
1
null
Trong lý thuyết số, một số Liouville là một số thực "x" với tính chất rằng, với mọi số nguyên dương "n", tồn tại các số nguyên "p và "q" với "q" > 1 và sao cho Một số Liouville do đó có thể xấp xỉ rất sát bởi một dãy số hữu tỉ. Năm 1844, Joseph Liouville chỉ ra rằng tất cả các số Liouville là số siêu việt, nhờ đó đã thiết lập lần đầu tiên sự tồn tại của các số siêu việt. Một trong các số Liouville được sử dụng nhiều là hằng số Liouville.
1
null
Đền thờ Solomon, còn được gọi là Đền thờ Thứ nhất, là một ngôi đền ở thành Jerusalem thời cổ đại, nằm trên một ngọn đồi có tên là Núi Zion hay Núi Đền, được cho là xây dựng từ thời vua Solomon (thế kỉ 10 trước Công nguyên) để thờ Thượng đế của người Do Thái và bị phá hủy bởi vua Nebuchadnezzar II sau trận vây hãm thành Jerusalem năm 537 trước Công nguyên. Ngoài các bằng chứng văn học, không có bất cứ bằng chứng khảo cổ đáng tin cậy nào về sự tồn tại của ngôi đền này bởi mọi hoạt động khai quật ở Núi Đền bị hạn chế do tính nhạy cảm về tôn giáo và chính trị của di chỉ này.
1
null
Apollonius của Pergaeus () (khoảng 262 TCN – khoảng 190 TCN) là một nhà thiên văn và nhà toán học Hy Lạp cổ, nổi tiếng vì các tác phẩm liên quan tới các đường conic. Phương pháp và thuật ngữ có tính cách tân của ông, đặc biệt trong lĩnh vực các đường conic, đã ảnh hưởng tới nhiều học giả về sau bao gồm Ptolemaeus, Francesco Maurolico, Johannes Kepler, Isaac Newton, và René Descartes. Chính Apollonius đã đưa ra những tên gọi về Elip, Parabol, Hyperbol như chúng ta dùng ngày nay. Giả thiết về quỹ đạo lệch tâm dùng để giải thích quỹ đạo biểu kiến của các hành tinh và tốc độ thay đổi của Mặt Trăng, hay Định lý Apollonius là phát kiến của ông, về sau được Ptolemaeus mô tả trong tập XII.1 của bộ "Almagest". Apollonius cũng đã nghiên cứu Mặt Trăng, tên ông được đặt cho một miệng hố trên Mặt Trăng.
1
null
Willebrord Snellius (1580 – 30 tháng 10 năm 1626, Leiden), còn được viết là Willebrord Snell, tên khai sinh là Willebrord Snel van Royen, là một nhà thiên văn và nhà toán học người Hà Lan, giáo sư toán ở Đại học Leiden. Ở phương Tây, đặc biệt là ở các nước nói tiếng Anh, tên ông gắn với định luật khúc xạ ánh sáng (định luật Snell-Descartes) cùng với René Descartes. Tuy vậy, định luật này đã được khám phá trước đó nhiều thế kỉ bởi Ibn Sahl (năm 984) và Witelo vào Thời Trung cổ. Một miệng hố trên Mặt Trăng được đặt tên là Snellius để vinh danh ông.
1
null
James Gregory (tháng 11 1638 - tháng Mười 1675) là một nhà toán học và thiên văn học người Scotland. Ông đã mô tả thiết kế ban đầu cho kính viễn vọng phản xạ - kính viễn vọng Gregory - và phát triển lượng giác, khám phá biểu diễn chuỗi vô hạn cho một số hàm lượng giác.
1
null
Beechcraft Model 18, hay "Twin Beech", là một loại máy bay có 6-11 ghế, hai động cơ, cánh dưới, do hãng Beech Aircraft Corporation ở Wichita, Kansas chế tạo. Đây là mẫu máy bay đã tham gia trong và sau Chiến tranh thế giới II, có một số phiên bản cho Không quân Lục quân Hoa Kỳ (USAAF) như C-45 Expeditor, AT-7 Navigator, AT-11 Kansan; và cho Hải quân Hoa Kỳ (USN) như UC-45J Navigator và SNB-1 Kansan. Quốc gia sử dụng. Dân sự. Đến năm 2012, Beechcraft Model 18 vẫn được các hãng hàng không sử dụng rộng rãi.
1
null
Tập đoàn Rinnai là tập đoàn có trụ sở chính ở Nagoya, Nhật Bản, sản xuất các thiết bị dùng gas, bao gồm máy nóng lạnh không cần bình chứa sử dụng năng lượng triệt để, thiết bị đun nóng trong gia đình, và bình đun nước. Ra đời vào năm 1920, Rinnai có 20 chi nhánh, sáu nhà máy sản xuất trong nước và 86 văn phòng kinh doanh trên toàn thế giới bao gồm Úc, Brazil, Hồng Kông, Indonesia, Ý, Malaysia, New Zealand, Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Anh, Việt Nam và Mỹ. Tập đoàn sản xuất sản phẩm riêng về máy nóng lạnh không cần bình, đồng thời còn phân phối sản phẩm của các hãng sản xuất khác, ví dụ như Bradford White và A. O. Smith. Công ty Rinnai Việt Nam. Công ty TNHH Rinnai Việt Nam là một trong những chi nhánh của Tập đoàn Rinnai. Công ty Rinnai Việt Nam có nhà máy và văn phòng chính đặt tại Khu công nghiệp Đồng An – thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Rinnai Việt Nam là ông Susumu Naito. Công ty TNHH Rinnai Việt Nam sản xuất các sản phẩm bếp gas, máy hút khói, bếp tủ, máy sấy chén, nồi cơm gas... với hai nhà máy sản xuất. Trong 6 năm liên tiếp, thương hiệu Rinnai được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức. Liên kết với liên minh năng lượng. Các sản phẩm máy nóng lạnh không cần bình chứa, dùng gas của Rinnai đạt tiêu chuẩn chất lượng Energy Star cho các dự án phát triển cộng đồng. Rinnai đồng thời cũng là một thành viên của tổ chức Liên minh tiết kiệm năng lượng (ASE), một tổ chức phi lợi nhuận thúc đẩy việc sử dụng năng lượng hiệu quả qua các chương trình nghiên cứu, giáo dục và bào chữa. HGTV. Rinnai tài trợ cho chương trình HGTV và cung cấp thông tin về các thiết bị dùng gas cho dự án Dream Home và Green Home của kênh truyền hình cáp quang đó.
1
null
Hem Chieu (1898 – 1943) là một tu sĩ Phật giáo và nhà đấu tranh ủng hộ độc lập dân tộc người Campuchia. Hem Chieu là một giáo sư tại trường Cao học tiếng Pali tại Phnôm Pênh, và cực lực phản đối nỗ lực của chính quyền thực dân Pháp, bắt đầu từ cuối thập niên 1930, việc Latinh hóa hệ thống chữ viết Khmer. Mặc dù những cải cách không được dự định sẽ được áp dụng cho văn bản tôn giáo, ông bắt đầu lớn tiếng chỉ trích chính quyền thực dân Pháp. Ông bắt tay liên kết với hai nhà hoạt động dân tộc khác là Sơn Ngọc Thành và Pach Chheoun, biên tập viên và nhà sáng lập tờ báo tiếng Khmer "Nagaravatta" với chủ trương ủng hộ độc lập. Nhà chức trách Pháp tin rằng Thành, Chieu và Chheoun được sự hậu thuẫn của Nhật Bản, đã cố gắng tuyển mộ người nhằm mưu đồ giành độc lập từ tay người Pháp. Ngày 18 tháng 7 năm 1942, chính phủ thuộc địa đã ra lệnh bắt giam Chieu và đồng sự Nuon Dong. Chieu bị cáo buộc đã rao giảng xúi giục quân đội Khmer trong lực lượng dân quân thuộc địa nhằm chuẩn bị cuộc nổi dậy chống Pháp, vụ bắt giữ ông đã gây chấn động sâu rộng tới nhiều thành viên khác của tăng đoàn. Ngay lập tức đã xảy ra một cuộc biểu tình lớn nhằm phản đối vụ bắt giữ, với sự tham gia của nhiều nhà sư do Thành và Chheoun tổ chức hai ngày sau đó tại Phnôm Pênh. Pach Chheoun diễu hành ở ngay hành đầu những người biểu tình và một vài người trong số các nhà sư sau này sẽ đóng một vai trò tích cực trong nền chính trị Campuchia, cũng như các nhà hoạt động Cộng sản sau này như Achar Mean (Sơn Ngọc Minh) và Achar Sok (Tou Samouth) đều có mặt. Cuộc biểu tình đã bị người Pháp đàn áp dữ dội, kết quả là Chheoun bị bắt và bị kết án tử hình (sau đó giảm xuống tù chung thân). Tuy bị giam cầm trong ngục tù thế nhưng Hem Chieu "vẫn cứ rao giảng" theo lời một quan sát viên, đồng thời bị một tòa án quân sự kết án tử hình, sau giảm xuống còn tù chung thân với lao động khổ sai. Ông qua đời tại nhà tù Côn Đảo vào tháng 10 năm 1943. Trong thời gian ở đây ông đã gặp một số nhà lãnh đạo Việt Minh như Phạm Văn Đồng và Tôn Đức Thắng, người sau này có liên quan tới hành vi anh hùng của Hem Chieu trong nhà tù dẫn đến việc xử phạt trực tiếp góp phần vào bệnh tật và cái chết của ông. Hem Chieu mau chóng được những nhà chủ nghĩa dân tộc cánh tả Campuchia và quân nổi dậy của Mặt trận Issarak Thống nhất xem như người hy sinh cho nền độc lập dân tộc. Vào năm 1950, một trường học chính trị mang tên Hem Chieu được thành lập ở phía tây nam đất nước và một đơn vị du kích vũ trang cũng đặt dựa theo tên ông. Thời Cộng hòa Khmer đã vinh danh ông là anh hùng dân tộc Campuchia.
1
null
Cảnh sát Hoàng gia Lào (tiếng Pháp: "Police Royale Laotiènne" – PRL), là lực lượng cảnh sát quốc gia chính thức của Vương quốc Lào từ năm 1949-1975, hoạt động phối hợp chặt chẽ với Quân lực Hoàng gia Lào (FAR) trong cuộc Nội chiến Lào từ năm 1960-1975. Kết hợp. Một nhánh đặc biệt của lực lượng an ninh Lào đáng giá được đề cập đến là đơn vị "phối hợp lãnh đạo quốc gia" (Directorate of National Co-ordination hoặc DNC) (tiếng Pháp: "Direction de Coordination Nationale" – DCN). DNC là lực lượng cảnh sát dã chiến tinh nhuệ bán quân sự có khả năng nhảy dù phỏng theo hình mẫu của biệt đội thuộc Đơn vị tái tiếp tế trên không Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan (PARU) và tương tự như chức năng của lực lượng cảnh sát dã chiến Việt Nam Cộng hòa. Đơn vị có nguốn gốc hình thành từ tháng 9 năm 1960, khi Bộ Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia ra lệnh thành lập một "Liên đoàn cơ động đặc biệt" (tiếng Pháp: "Groupement Mobile Speciale" - GMS) bao gồm hai Tiểu đoàn bán quân sự đặc biệt (tiếng Pháp: "Bataillons Speciales" - BS), thứ 11 và thứ 33.
1
null
Caproni Ca.164 là một loại máy bay huấn luyện hai tầng cánh, sản xuất tại Ý ngay trước Chiến tranh thế giới II. Nó còn được sử dụng làm các máy bay liên lạc trong các đơn vị máy bay ném bom, Một số máy bay được dùng để trinh sát chiến thuật trong chiến dịch Croatia. "Armée de l'Air" cũng đặt mua 100 chiếc.
1
null
Caudron C.280 "Phalène" ("Moth") là một loại máy bay thông dụng dân sự chế tạo ở Pháp trong thập niên 1930. Nó có thể chở 2-3 hành kách trong một cabin kín. Quân đội Pháp cũng đặt mua loại máy bay này và đặt tên là C.400 và C.410. Quốc gia sử dụng. EC-ZZZ - Caudron C.286
1
null
Tố Phang trên thật là Ngô Văn Phát (1910 - 1983), là nhà văn, nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Khi viết, ngoài bút hiệu Tố Phang, ông còn ký là Thuần Phong, Đồ Mơ. Tiểu sử. Ông sinh ngày 16 tháng 11 năm 1910 tại Vĩnh Lợi (Bạc Liêu). Thuở nhỏ, ông học chữ Hán với cha, văn chương bình dân (tục ngữ, ca dao) với mẹ, và học tiểu học tại Vĩnh Lợi. Sau đó, ông lên Sài Gòn học, đậu bằng Thành chung rồi nhập ngạch họa đồ ngành công chánh tại nơi ấy. Ông yêu thích văn chương từ khi hãy còn nhỏ. Năm 14 tuổi, ông bắt đầu tự làm một số câu ca dao gửi đăng báo "Phụ nữ tân văn", rồi thường xuyên cộng tác với báo ấy từ năm 1928 đến năm 1935. Cũng trong quãng thời gian đó (khi chưa đầy 20 tuổi), ông đã làm thơ họa 10 bài "Khuê phụ thán" của Thượng Tân Thị. Năm 1957, ông được hội Encyclopaedia Britannica ở Luân Đôn (Anh) mời cộng tác. Nhận lời, ông gửi bài "Khảo cứu về thành phố Sài Gòn" và được đăng vào bộ tự điển của hội. Năm 1964, quyển "Ca dao giảng luận" của ông đã được nhà nghiên cứu Maurice Durand lược trình và bình luận trong bộ sách của trường Viễn Đông Bác cổ. Cũng trong năm ấy, ông được tổ chức Nghiên cứu Việt học của trường Đại học Sorbonne (Pháp) mời tham gia Dự án Nguyễn Du (Projet Nguyễn Du) để chuẩn bị cho cuộc lễ kỷ niệm 200 năm "năm sinh Nguyễn Du" (1965). Nhận lời, ông gửi thiên khảo luận "Nguyễn Du et la Métrique populaire" (Nguyễn Du với thể dân ca) và được đăng vào bộ sách "Mélanges sur Nguyen Du" (Tạp luận về Nguyễn Du) . Đồng thời với việc trước tác, ông còn là một nhà giáo. Ông từng dạy Việt văn tại trường Pétrus Ký (Sài Gòn), dạy Văn học dân gian tại Đại học Văn khoa (Sài Gòn), Sư phạm Huế và Đại học Cần Thơ. Nhà thơ Tố Phang mất năm 1983 tại Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 73 tuổi. Tác phẩm. Căn cứ theo sách "Việt Nam thi nhân tiền chiến" (quyển trung), thì tác phẩm của Tố Phang có: Ngoài ra, theo website "Tri thức Việt", ông còn có: Ngụ ngôn Việt Nam I, II (thơ), Bóng người qua (1928), Giữa Đồng Tháp Mười, Giọt lệ phòng đào (1929), và nhiều tác phẩm kịch, giảng luận văn chương Việt Nam. Thơ Tố Phang. Là một thi nhân, Tố Phang đứng riêng ra ngoài những phong trào, phe phái. Ông âm thầm học tập và lặng lẽ trước tác. Thành quả tốt đẹp là ông đã nhận được 6 giải thưởng văn chương... Nhìn chung, thơ ông đều mang tính chất một cuộc tình hợp tan, nhuốm màu sắc tôn giáo, hoặc nói về thời cuộc lúc bấy giờ . Dưới đây là một vài đoạn thơ đã được sách "Việt Nam thi nhân tiền chiến" (quyển trung) giới thiệu. Chú thích.
1
null
Phép dựng hình bằng compa và thước kẻ là phép dựng các độ dài, góc, và các hình hình học khác bằng cách chỉ sử dụng một thước kẻ thẳng lý tưởng và compa. Thước kẻ thẳng lý tưởng được giả định là dài vô hạn, chỉ có 1 cạnh và không khắc vạch. Compa được giả định không bị xê dịch hay méo khi quay trên giấy. Phép dựng hình này chỉ sử dụng 3 định đề đầu của Euclid.
1
null
Vương hậu Camilla (tên khai sinh là Camilla Rosemary Shand, sinh ngày 17 tháng 7 năm 1947) là Vương hậu của Vương quốc Liên hiệp Anh và 14 vương quốc khác thuộc Khối Thịnh vượng chung với tư cách là vợ chính thức của Vua Charles III. Bà trở thành Vương hậu từ ngày 8 tháng 9 năm 2022 khi chồng bà lên ngôi sau khi Nữ vương Elizabeth II băng hà. Camilla lớn lên ở miền Đông Sussex và miền Nam Kensington ở Anh. Bà học tập ở Anh, Thụy Sĩ và Pháp. Năm 1973, bà kết hôn với Sĩ quan Quân đội Anh Andrew Parker Bowles và hai người ly hôn vào năm 1995. Camilla và Charles thường xuyên có quan hệ tình cảm cả trước và trong thời gian hôn nhân đầu tiên của cả hai. Mối quan hệ của họ được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông và thu hút sự chú ý trên toàn thế giới. Năm 2005, bà và Charles đã cử hành một đám cưới dân sự. Từ khi kết hôn cho đến khi Vua Charles III lên ngôi vào năm 2022, bà được biết đến với tước hiệu Công tước phu nhân xứ Cornwall, một tước hiệu khác của Vương phi xứ Wales. Vương hậu Camilla cũng là người bảo trợ, chủ tịch và thành viên của nhiều cơ quan và tổ chức từ thiện. Từ năm 1994, Camilla đã vận động nâng cao nhận thức của mọi người về căn bệnh loãng xương và được nhận nhiều danh hiệu và giải thưởng. Bà cũng đã vận động nâng cao nhận thức về các vấn đề xã hội như hiếp dâm, lạm dụng tình dục, xóa mù chữ, phúc lợi động vật và đói nghèo. Thời thơ ấu và giáo dục. Camilla Rosemary Shand chào đời tại bệnh viện King's College, Luân Đôn, vào ngày 17 tháng 7 năm 1947. Bà trưởng thành ở The Laines - một dinh thự phong cách nông thôn thế kỷ 18 ở Plumpton, miền Đông Sussex - và một ngôi nhà ba tầng ở Nam Kensington, ngôi nhà thứ hai của gia đình bà. Cha bà là cựu Sĩ quan Quân đội Anh và doanh nhân Bruce Shand (1917–2006), mẹ bà là The Hon. Rosalind Cubitt; 1921–1994), con gái của Roland Cubitt, Nam tước Ashcombe thứ 3. Camilla có một em gái tên Annabel Elliot và một em trai tên Mark Shand (1951–2014). Bà cố ngoại của bà, Alice Keppel, là một trong các tình nhân của Vua Edward VII từ năm 1898 đến năm 1910. Vào ngày 1 tháng 11 năm 1947, Camilla được làm lễ rửa tội tại Nhà thờ Firle, miền Đông Sussex. Mẹ bà, Rosalind, là một nhân viên thiện nguyện làm việc tại Chailey Heritage Foundation (tổ chức giúp đỡ trẻ em khuyết tật) vào những năm 1960 và 1970 tại miền Bắc Chailey, phía Đông Sussex, trong khi cha bà theo đuổi công việc kinh doanh sau khi giải ngũ. Đáng chú ý, ông là đối tác của Block, Grey and Block, một công ty bán rượu ở Phố Nam Audley, Mayfair, sau này gia nhập Ellis, Son và Vidler ở Hastings và Luân Đôn. Thời thơ ấu, Camilla say mê đọc sách do ảnh hưởng từ cha, người thường xuyên đọc sách cho bà nghe. Bà lớn lên cùng chó và mèo, bà cũng đã học cách cưỡi ngựa từ nhỏ bằng cách tham gia cắm trại với Câu lạc bộ Pony, nơi bà thường xuyên được trao nơ hoa hồng tại các buổi chơi bóng cộng đồng. Đối với bà, tuổi thơ "hoàn hảo về mọi mặt". Tiểu sử gia Gyles Brandreth mô tả xuất thân và thời thơ ấu của bà như sau: Năm 5 tuổi, Camilla vào học tại Dumbrells, một trường học ở làng Ditchling dành cho cả nam và nữ. Bà rời Dumbrells năm mười tuổi để theo học trường Queen's Gate ở Queen's Gate, Nam Kensington. Các bạn cùng lớp tại Queen's Gate gọi bà với cái tên "Milla", các đồng môn, bao gồm ca sĩ Twinkle, tả bà là một cô gái có "nội lực", toát ra "từ tính và sự tự tin". Một trong những giáo viên tại trường là giáo viên tiếng Pháp và nhà văn Penelope Fitzgerald nhớ Camilla là một nữ sinh "tươi sáng và hăng hái". Camilla rời Queen's Gate với chứng chỉ O vào năm 1964, cha mẹ bà không ép buộc bà ở lại để thi lên A. Năm mười sáu tuổi, bà ra nước ngoài để theo học trường Mon Fertile ở Tolochenaz, Thụy Sĩ. Sau khi hoàn thành khóa học ở Thụy Sĩ, Camilla quyết định đến Pháp để nghiên cứu tiếng Pháp và văn học Pháp tại Viện Đại học Luân Đôn ở Paris trong sáu tháng. Vào ngày 25 tháng 3 năm 1965, Camilla ra mắt tại một "debutante ball" ở London, một buổi lễ truyền thống để các cô gái tầng lớp thượng lưu ra mắt báo hiệu đã đến tuổi kết hôn. Bà chuyển đến một căn hộ nhỏ ở Kensington cùng người bạn Jane Wyndham, cháu gái của nhà trang trí nội thất Nancy Lancaster. Sau đó, Camilla chuyển đến một căn hộ lớn hơn ở Belgravia, tại đó bà ở chung với bà chủ nhà là Lady Moyra Campbell, con gái của Công tước xứ Abercorn, và sau đó với Virginia Carington, con gái của chính trị gia Lord Carrington. Virginia sau đó kết hôn với Henry Cubitt, chú của Camilla từ năm 1973 đến năm 1979 (Virginia trở thành phụ tá đặc biệt của Camilla và Thân vương xứ Wales vào năm 2005). Camilla từng làm thư ký cho nhiều công ty ở West End và sau đó được công ty trang trí Sibyl Colefax & John Fowler ở Mayfair thuê làm lễ tân. Bà đam mê cưỡi ngựa và thường xuyên tham gia các hoạt động cưỡi ngựa. Bà cũng có niềm đam mê với hội họa, bà từng học kèm riêng với một họa sĩ, mặc dù bà cho biết phần lớn các bức tranh của bà đều "bị vứt vào thùng rác". Các sở thích khác của bà là câu cá và làm vườn. Cuộc hôn nhân đầu tiên. Vào cuối những năm 1960, Camilla gặp Andrew Parker Bowles (lúc đó là Sĩ quan Vệ binh – trung úy trong đội Blues and Royals) thông qua sự mai mối của em trai Andrew là Simon, nhân viên làm việc tại hãng rượu của cha Camilla ở Mayfair. Lễ đính hôn diễn ra năm 1973 sau một thời gian hẹn hò "đứt quãng". Sally Bedell Smith tuyên bố rằng tin đính hôn là do cha mẹ hai bên gia đình công bố trong khi bản thân họ không hề hay biết, điều này buộc Parker Bowles phải cầu hôn Camilla. Hai người kết hôn vào ngày 4 tháng 7 năm 1973 trong một buổi lễ Công giáo tại Nhà nguyện Vệ binh trong doanh trại Wellington, London. Thời điểm kết hôn, Camilla 25 tuổi còn Parker Bowles đã 33. Chiếc váy cưới của bà được thiết kế bởi hãng thời trang Anh Bellville Sassoon và các phù dâu bao gồm con gái đỡ đầu của Parker Bowles, Lady Emma Herbert. Đám cưới của hai người được tổ chức quy mô lớn với 800 khách mời. Các thành viên cấp cao của vương thất Anh cũng tham dự lễ cưới và tiệc chiêu đãi bao gồm Vương nữ Anne, Vương nữ Margaret và Thái hậu Elizabeth. Cặp vợ chồng mới cưới ở riêng tại Wiltshire, họ mua lại điền trang Bolehyde ở Allington và sau đó là dinh thự Middlewick ở Corsham. Camilla sinh được 2 người con: Tom (sinh ngày 18 tháng 12 năm 1974), cha đỡ đầu là Vua Charles III, và Laura (sinh ngày 1 tháng 1 năm 1978). Cả hai người con đều được theo đức tin Công giáo La Mã của cha, đặc biệt là trong suốt thời gian bà nội họ còn sống, Camilla vẫn theo Anh giáo và nhất quyết không chuyển sang Công giáo La Mã. Laura theo học một trường nữ sinh Công giáo, nhưng sau đó kết hôn trong một nhà thờ Anh giáo. Tom không theo học trường Cao đẳng Ampleforth như cha mà học tại Eton và sau đó cũng không làm lễ cưới trong một Nhà thờ Công giáo. Vào tháng 12 năm 1994, sau 21 năm chung sống, hai vợ chồng tiến hành thủ tục ly hôn sau khi sống ly thân trong nhiều năm. Vào tháng 7 năm đó, mẹ của Camilla, bà Rosalind, qua đời vì bệnh loãng xương, và cha bà sau này nói rằng đây là "khoảng thời gian khó khăn đối với bà". Đơn ly hôn của họ được xét và chấp thuận vào tháng 1 năm 1995. Việc ly hôn hoàn tất vào ngày 3 tháng 3 năm 1995. Một năm sau, Andrew kết hôn với bà Rosemary Pitman (mất năm 2010). Mối quan hệ với Charles, Thân vương xứ Wales. Camilla Shand được cho là đã gặp Charles, Thân vương xứ Wales vào giữa năm 1971. Andrew Parker Bowles đã chấm dứt mối quan hệ với Camilla vào năm 1970 và lúc bấy giờ đang tán tỉnh Princess Anne, em gái của Charles. Mặc dù Camilla và Charles đều thuộc tầng lớp thượng lưu và thỉnh thoảng tham dự cùng sự kiện nhưng họ chưa từng chính thức gặp nhau. Tiểu sử gia Brandreth cho biết Charles và Camilla không gặp nhau lần đầu tại một trận đấu polo như người ta thường tin. Thay vào đó, cả hai gặp nhau lần đầu tại nhà của người bạn chung Lucía Santa Cruz, chính Lucía đã mai mối họ với nhau. Charles và Camilla trở thành bạn thân và cuối cùng bắt đầu hẹn hò, mối quan hệ này rất nổi tiếng trong giới thượng lưu lúc bấy giờ. Hai người thường xuyên gặp nhau tại các trận đấu polo ở Smith's Lawn trong Công viên lớn Windsor, nơi Charles thường chơi polo. Khi mối quan hệ trở nên nghiêm túc hơn, Charles gặp gia đình Camilla ở Plumpton đồng thời giới thiệu bà với một số thành viên trong gia đình mình. Chuyện tình cảm giữa hai người bị gián đoạn sau khi Charles ra nước ngoài gia nhập Hải quân Vương thất vào đầu năm 1973, sau đó hai người đột ngột chia tay. Đã có nhiều lời giải thích khác nhau về nguyên nhân mối quan hệ này kết thúc. Robert Lacey đã viết trong cuốn sách năm 2008 của mình là "Royal: Her Majesty Queen Elizabeth II" rằng Charles gặp Camilla quá sớm, và ông cũng không bảo bà đợi ông khi ông ra nước ngoài thực hiện nhiệm vụ quân sự. Sarah Bradford đã viết trong cuốn sách Diana năm 2007 rằng một thành viên trong nhóm thân cận với ông chú của Charles, Lord Mountbatten, cho biết chính Mountbatten đã sắp xếp đưa Charles ra nước ngoài nhằm chấm dứt mối quan hệ với Camilla, nhằm dọn đường cho lễ đính hôn giữa Charles và cháu gái của ông, Amanda Knatchbull. Một số nguồn tin cho biết Thái hậu Elizabeth không ưng Camilla vì bà muốn Charles cưới một trong những cô cháu gái nhà Spencer của bạn thân bà là Lady Fermoy. Các nguồn tin khác cho rằng Camilla không muốn kết hôn với Charles mà thay vào đó là Andrew Parker Bowles, người mà bà đã hẹn hò từ cuối những năm 1960—hoặc Charles đã quyết định sẽ không kết hôn cho đến khi ông 30 tuổi. Phần lớn các tiểu sử gia vương thất nhất trí rằng Charles sẽ không được phép kết hôn với Camilla trong trường hợp ông mở lời xin phép. Theo lời người cô họ cũng là mẹ đỡ đầu của Charles là Patricia Knatchbull, Nữ Bá tước Mountbatten thứ 2 của Miến Điện (con gái của Louis Mountbatten, cậu của Vương tế Philip), một số cận thần trong cung điện lúc bấy giờ cho rằng Camilla không phù hợp cho vị trí Vương hậu tương lai. Vào năm 2005, bà cho biết: ""Với nhận thức muộn màng, mọi người có thể nói rằng Charles nên cưới Camilla kể từ khi có cơ hội lần đầu tiên. Hai người họ rất hợp nhau, chúng tôi biết. Nhưng chuyện đó (kết hôn) là không thể." "Chuyện đó sẽ không thể xảy ra, không thể vào lúc đó."" Tuy nhiên, giữa hai người vẫn giữ mối quan hệ bạn bè. Vào tháng 8 năm 1979, Lord Mountbatten bị ám sát bởi Quân đội Cộng hòa lâm thời Ireland. Charles rất đau buồn trước cái chết của ông chú và được cho là đã tìm đến Camilla Parker Bowles để được bà an ủi. Trong giai đoạn này, tin đồn bắt đầu lan truyền, giữa những người bạn thân của Camilla-Andrew và trong cộng đồng chơi polo, rằng Camilla và Charles đã hàn gắn lại mối quan hệ. Một nguồn tin thân cận với Parker Bowles xác nhận rằng đến năm 1980, cả hai đã chính thức hẹn hò. Cũng có những nhân viên trong cung điện nói rằng họ đã hẹn hò trước đó. Chồng cũ của Camilla là Andrew được cho là ủng hộ mối tình này, trong khi đó ông cũng có rất nhiều người tình trong suốt cuộc hôn nhân của hai người. Tuy nhiên, Charles sau đó bắt đầu mối quan hệ với Diana Spencer, người mà ông kết hôn năm 1981. Vụ việc được báo chí biết đến một thập kỷ sau đó, với việc xuất bản "Diana: Her True Story" vào năm 1992, tiếp theo là vụ bê bối băng "Camilla gate" (còn được gọi là "Tampon gate") vào năm 1993, khi cuộc trò chuyện thân mật qua điện thoại giữa Camilla và Charles bị bí mật ghi âm và đăng trên báo lá cải. Cuốn sách và cuốn băng ngay lập tức phá hủy hình ảnh của Charles trước công chúng, đồng thời Camilla cũng bị giới truyền thông phỉ báng thậm tệ. Năm 1994, Charles cuối cùng cũng nói về mối quan hệ của mình với Camilla trong "Charles: The Private Man, the Public Role" với Jonathan Dimbleby. Ông nói với Dimbleby trong cuộc phỏng vấn: "Bà Parker Bowles là một người bạn tuyệt vời của tôi... một người bạn trong một thời gian rất dài. Bà ấy sẽ tiếp tục là một người bạn trong một thời gian rất dài." Charles cũng thừa nhận trong cuộc phỏng vấn rằng mối quan hệ của hai người đã được hàn gắn lại sau khi cuộc hôn nhân của ông với Diana "tan vỡ không thể cứu vãn" vào năm 1986. Gầy dựng hình ảnh trong công chúng. Sau khi cả hai đều ly hôn, Thân vương xứ Wales tuyên bố mối quan hệ của ông với Parker Bowles là "không thể thương thuyết được". Charles nhận thức được rằng mối quan hệ này đang nhận được rất nhiều phản ứng tiêu cực từ dư luận, và đã bổ nhiệm Mark Bolland—người mà ông đã thuê vào năm 1995 để gầy dựng lại hình ảnh của chính mình‍—‌đồng thời tô điểm cho hình ảnh của Camilla. Từ đây, Camilla thỉnh thoảng trở thành người tháp tùng không chính thức của Charles tại các sự kiện. Năm 1999, hai người chính thức cùng nhau xuất hiện trước công chúng lần đầu tiên tại khách sạn Ritz London, nơi họ tham dự một bữa tiệc sinh nhật, khoảng 200 nhiếp ảnh gia và phóng viên từ khắp nơi trên thế giới đã có mặt để đưa tin về sự kiện này. Năm 2000, bà tháp tùng Charles tới Scotland trong một số sự kiện chính thức, và năm 2001, bà trở thành chủ tịch của Hiệp hội Loãng xương Vương thất (ROS), tổ chức đã chính thức ra mắt bà với công chúng. Parker Bowles sau đó đã lần đầu tiên diện kiến Nữ vương Elizabeth II kể từ khi mối quan hệ giữa hai người được công khai, tại bữa tiệc sinh nhật lần thứ 60 của cựu vương Constantine II của Hy Lạp vào năm 2000. Cuộc gặp gỡ này được coi là dấu ấn rõ ràng cho thấy sự chấp thuận của Nữ vương đối với Camilla cũng như mối quan hệ của Camilla với Thân vương xứ Wales. Sau một loạt các lần xuất hiện công khai và riêng tư, Nữ vương đã mời Camilla đến dự Đại lễ Vàng của bà vào năm 2002. Camilla ngồi trong khán đài phía sau Nữ vương trong một buổi hòa nhạc tại Cung điện Buckingham. Charles được cho là đã trả tiền riêng cho hai nhân viên an ninh làm việc toàn thời gian để bảo vệ bà. Mặc dù Camilla vẫn giữ dinh thự Ray Mill mà bà đã mua vào năm 1995 làm nơi ở của mình, bà đã chuyển đến Dinh Clarence từ năm 2003 là văn phòng và nơi ở chính thức của Charles. Năm 2004, bà tháp tùng Thân vương xứ Wales trong hầu hết các sự kiện chính thức của ông, bao gồm cả chuyến thăm cấp cao tới lễ hội trò chơi hàng năm ở Scotland. Giới truyền thông bắt đầu đồn đoán về thời điểm hai người công bố lễ đính hôn, và thời gian trôi qua, các cuộc thăm dò được tiến hành ở Anh cho thấy sự ủng hộ của dân chúng với cuộc hôn nhân mới của Thân vương xứ Wales. Bất chấp việc phục hồi hình ảnh này, Camilla đã nhận phản ứng dữ dội từ những người ủng hộ Diana, những người đã viết thư cho các tờ báo quốc gia để bày tỏ quan điểm của họ về bà, đặc biệt là sau khi kế hoạch đám cưới của Camilla và Charles được công bố. Năm 2023, tờ "The Independent" vinh danh Camilla là người phụ nữ có ảnh hưởng nhất năm 2023 trong "Danh sách ảnh hưởng năm 2023". Kết hôn với Thân vương xứ Wales. Vào ngày 10 tháng 2 năm 2005, Dinh Clarence thông báo rằng Camilla và Thân vương xứ Wales đã đính hôn. Nhẫn đính hôn mà Charles đã trao cho Camilla chính là nhẫn kim cương Thái hậu Elizabeth được Thái hậu Mary tặng khi sinh hạ Nữ vương Elizabeth II vào năm 1926. Chiếc nhẫn bao gồm một viên kim cương cắt vuông với ba viên kim cương baguette ở mỗi bên. Với tư cách là Quản trị tối cao trong tương lai của Giáo hội Anh, viễn cảnh Charles kết hôn với một phụ nữ đã ly hôn gây tranh cãi, nhưng lại nhận được sự đồng ý của Nữ vương, chính phủ và Giáo hội Anh, cả hai đã làm lễ kết hôn. Nữ vương, Thủ tướng Tony Blair và Tổng giám mục Canterbury Rowan Williams đã gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến hai vợ người trong các phát biểu trước giới truyền thông. Trong hai tháng sau khi thông báo đính hôn, Dinh Clarence đã nhận được 25.000 lá thư với "95 hoặc 99% là ủng hộ"; ngoài ra còn có 908 bức thư thù địch, với những bức thư mang tính chất hăm dọa đã được gửi đến cảnh sát để điều tra. Hôn lễ dự kiến diễn ra vào ngày 8 tháng 4 năm 2005, trong một buổi lễ tại lâu đài Windsor, các nghi lễ chúc phúc tôn giáo sau đó được tổ chức tại Nhà nguyện Thánh George. Tuy nhiên, để tiến hành một lễ cưới dân sự tại lâu đài Windsor cần phải có giấy phép để tổ chức. Một điều kiện để có giấy phép là địa điểm được cấp phép phải mở trong thời hạn một năm cho bất kỳ ai muốn tổ chức lễ cưới ở đó và vì vương thất không muốn mở Lâu đài Windsor cho dân chúng tổ chức lễ cưới, địa điểm được đổi sang Tòa Thị chính tại Windsor Guildhall. Vào ngày 4 tháng 4, có thông báo rằng hôn lễ sẽ được hoãn lại một ngày để Thân vương xứ Wales và một số chức sắc được mời tham dự tang lễ của Giáo hoàng John Paul II. Hôn lễ được chính thức cử hành vào ngày 9 tháng 4 năm 2005. Nữ vương, Vương tế và cha mẹ của Camilla không có mặt, thay vào đó, con trai của Camilla là Tom và con trai của Charles là Prince William đã làm nhân chứng cho mối hôn sự này. Nữ vương, Công tước xứ Edinburgh tham dự lễ chúc phúc diễn ra ngay sau lễ cưới. Sau đó, Nữ vương tổ chức tiệc chiêu đãi cho vợ chồng con trai tại lâu đài Windsor. Những người biểu diễn bao gồm dàn hợp xướng Nhà nguyện Thánh George, dàn nhạc Philharmonia và nhà soạn nhạc xứ Wales Alun Hoddinott. The Marinsky Theatre Trust ở St. Petersburg đã đưa ca sĩ giọng nữ cao người Belarus, Ekaterina Semenchuk, đến Vương quốc Anh để biểu diễn một bài hát đặc biệt cho hai vợ chồng Thân vương xứ Wales như một món quà cưới. Sau đám cưới, hai vợ chồng tới quê hương của Thân vương xứ Wales ở Scotland, Birkhall và cùng nhau thực hiện nghĩa vụ công đầu tiên trong tuần trăng mật. Thông qua vai trò là phối ngẫu của Thân vương xứ Wales, địa vị của bà được xếp hạng là người phụ nữ cao thứ hai trong vương thất Anh (chỉ sau Nữ vương Elizabeth II), và thường là thứ năm hoặc thứ sáu đối với các lãnh địa riêng theo tước hiệu, dưới Nữ vương là Phó vương, Công tước xứ Edinburgh và Thân vương xứ Wales. Trong vòng hai năm đầu cuộc hôn nhân, Nữ vương đã cho thấy những dấu hiệu rõ ràng về việc chào đón Camilla như cho Camilla mượn Vương miện Greville, vốn trước đây thuộc về Thái hậu Elizabeth và trao cho bà huy hiệu Huân chương Vương thất Elizabeth II. Sau đám cưới, Dinh Clarence cũng trở thành nơi ở chính thức của Camilla. Hai vợ chồng cũng ở Birkhall cho các sự kiện trong kỳ nghỉ và Dinh Highgrove ở Gloucestershire cho các buổi họp mặt gia đình. Năm 2008, họ đến ở tại Llwynywermod, Wales trong chuyến thăm Wales hàng năm vào mùa hè và các dịp khác. Bà Công tước vẫn giữ lại Dinh thự Ray Mill, nơi bà ở từ năm 1995 đến năm 2003, để có chỗ dành thời gian riêng với con cháu. Theo một tuyên bố không ghi ngày tháng của Dinh Clarence, Camilla từng hút thuốc nhưng đã ngừng hút được nhiều năm. Mặc dù không có thông tin chi tiết nào được công bố rộng rãi, nhưng vào tháng 3 năm 2007, Camilla được xác nhận đã làm phẫu thuật cắt bỏ tử cung. Tháng 4 năm 2010, bà bị gãy chân trái khi đang đi bộ trên đồi ở Scotland. Tháng 11 năm 2010, Camilla và Charles gián tiếp bị dính vào cuộc biểu tình của sinh viên khi xe của họ bị người biểu tình tấn công. Dinh Clarence sau đó đã đưa ra một tuyên bố "Một chiếc ô tô chở Thân vương xứ Wales và Bà Công tước xứ Cornwall đã bị những người biểu tình tấn công nhưng hai người không hề hấn gì". Vào ngày 9 tháng 4 năm 2012, nhân kỷ niệm 7 năm ngày cưới, Nữ vương đã ban cho Bà Công tước Huân chương Vương thất Victoria. Vào ngày 9 tháng 6 năm 2016, Nữ vương bổ nhiệm Bà Công tước làm thành viên của Hội đồng Cơ mật Anh. Vào ngày 1 tháng 1 năm 2022, Nữ vương ban cho con dâu Huân chương Garter Cao quý. Vào ngày 14 tháng 2 năm 2022, Bà Công tước có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, bốn ngày sau khi Thân vương xứ Wales dương tính và bắt đầu tự cách ly. Thân vương xứ Wales và Bà Công tước xứ Cornwall đã tiêm những liều vắc-xin COVID-19 đầu tiên vào tháng 2 năm 2021. Vấn đề tước hiệu. Sau khi kết hôn với Charles, Camilla tự động được nhận tước hiệu [Her Royal Highness The Princess of Wales; Vương phi xứ Wales Điện hạ], nhưng vì tránh gây gợi nhớ đến Diana, Vương phi xứ Wales, bà đã chọn sử dụng tước hiệu [Her Royal Highness The Duchess of Cornwall; Bà Công tước xứ Cornwall Điện hạ], một tước hiệu khác của Vương phi xứ Wales bởi Charles cũng là Công tước xứ Cornwall. Sau cái chết của Nữ vương Elizabeth II vào ngày 8 tháng 9 năm 2022, Camilla được đề cập trong các thông cáo báo chí của Cung điện Buckingham bằng tước hiệu [Her Majesty The Queen Consort; Vương hậu Bệ hạ] thay vì gọi đơn giản là [Her Majesty The Queen]. Việc này nhằm mục đích phân biệt bà với Nữ vương quá cố, vốn cũng được biết đến là [Her Majesty The Queen] suốt 70 năm qua. Cách gọi này chưa từng có tiền lệ bởi Vương hậu Alexandra, con dâu Nữ vương Victoria, ngay lập tức được gọi là [Her Majesty The Queen] hoặc [Her Majesty Queen Alexandra] trong các thông báo về lễ tang Nữ vương quá cố năm 1901. Kể từ lễ đăng quang vào ngày 6 tháng 5 năm 2023, tước hiệu của bà Camilla trên trang web của Vương thất Anh chính thức được đổi thành [The Queen].
1
null
Andrew Henry Parker Bowles OBE (sinh ngày 27 tháng 12 năm 1939) là một chuẩn tướng trong quân đội Anh đã về hưu. Ông là chồng cũ của Camilla, Vương hậu Anh (người được biết đến như Công tước phu nhân xứ Cornwall ở Anh và Rothesay ở Scotland), người đã kết hôn với Charles III của Anh.
1
null
Sophie Dorothea của Hannover ( – 28 tháng 6 năm 1757) là Vương hậu của Vương quốc Phổ, vợ nhà vua Friedrich Wilhelm I. Bà cũng là em gái của vua George II nước Anh và thân mẫu của Frederick II của Phổ. Tiểu sử. Sophie Dorothea chào đời ngày 16 Tháng 3 1687 (O.S.), tại Hannover. Bà là con gái duy nhất của Georg Louis xứ Hannover, về sau trở thành Vua George I của Anh, và Sophie Dorothea của Celle. Bà bị người anh trai là vua George II của Anh về sau, rất ganh ghét. Thái tử phi nước Phổ. Sophie Dorothea kết hôn với người anh em họ, Hoàng thái tử Frederick William của Phổ, người sẽ kế vị ngai vàng ở Phổ, vào ngày 28 tháng 11, 1706. Họ đã từng gặp mặt nhau vào thời trẻ khi mà Sophia Dorothea được chăm sóc bởi bà nội, Sophie của Pfalz, và họ không ưa nhau. Sophie Dorothea đối lập với chồng bà về mọi thứ và cuộc hôn nhân có vẻ như bị gượng ép. Một trong những sự đối lập lớn giữa họ là Sophie thích những trò giải trí; trái với chồng bà. Frederick William đã có ý định li hôn ngay vào năm đầu tiên sau khi thành hôn, và chỉ trích những bức thư của Sophie Dorothea, ông cáo buộc rằng bà không muốn kết hôn với mình.. Không hiểu vì sao mà họ không li hôn khi đó. Vương hậu tại Phổ. Frederick William lên ngôi vua vào năm 1713 và Sophie Dorothea trở thành Vương hậu. Bà có biệt danh là "Olympia" vì phương diện hoàng tộc của bà. Những người con của bà thường xuyên bị mắng chửi và đánh đập bởi người cha Frederick William, có lẽ ông có dấu hiệu về thần kinh, cụ thể là chứng porphyria. Frederick William không hài lòng khi Sophie Dorothea muốn hai cuộc hôn nhân giữa thái tử Frederick và Công chúa Amelia của Anh, tiếp đó là công chúa Wilhelmine với Frederick, Thân vương xứ Wales. Ông cũng cáo buộc vợ mình phá hoại mối quan hệ của ông với con cái họ và cấm những đứa trẻ gặp mặt Vương hậu mà không có mặt ông ở đó. Những đứa trẻ không tuân theo chỉ dụ này và thường lén gặp bà; ít nhất một lần Frederick và Wilhelmine phải nấp vào tủ đồ của mẹ khi Frederick William bất ngờ đến phòng bà. Bà có quan hệ tốt với con trai trưởng, Frederick, về sau chính là "Frederick Đại đế", một người rất thân thiết với mẫu thân và đã rất đau khổ khi bà qua đời. Bà cũng dành nhiều thời gian trò chuyện với con trai trong thư viện và được Frederick thông báo về kế hoạch trốn thoát khỏi sự giam giữ của người cha độc ác năm 1728. Sau khi thái tử bị trục xuất khỏi triều đìn, bà thường trao đổi thư từ với ông từ pháo đài Küstrin. Sophie Dorothea quan tâm đến khoa học, hội họa, văn học và thời trang. Bà không phải là một giai nhân tuyệt sắc, bà có một vết sẹo do di chứng của bệnh đậu mùa. Tuy nhiên bà vẫn có nhiều điểm hấp dẫn mặc dù mang thai nhiều lần. Bà còn được xem là một người tự trọng và đầy tham vọng, song chồng bà không để cho bà có bất kì ảnh hưởng nào đến triều chính vì ông cho rằng nếu không như thế thì người phụ nữ có thể dễ dàng thống trị chồng của họ. Theo ý kiến của con gái bà, Wilhelmine thì phụ thân cô đã đối xử một cách bất công với mẫu thân. Frederick William không ưa những sở thích của Sophia Dorothea, ông cho đó là phù phiếm, chẳng hạn như xem kịch và đánh bạc, ông cũng không thích những gì ông coi là một cuộc sống bà sống độc lập với triều đình của ông. Sở thích cờ bạc của bà bị ghét bởi người chồng, và có lời tường thuật lại rằng bà và những người xung quanh để sẵn những hạt cà phê trên bàn, nếu nhà vua đã xuất hiện, họ có thể giả vờ cá cược bằng chúng chứ không phải bằng tiền Cách nhà vua đối xử với bà được coi là thô bỉ, và ông thường dùng những lời lẽ khiếm nhã nói về vợ của mình, dần khiến cho Sophie Dorothea cảm thấy rằng điều ngược lại là không thể. Năm 1726, Sophie Dorothea bất ngờ nhận được một khoản thừa kế lớn 3 triệu từ mẹ bà, và Frederick William đột nhiên đối xử với bà rất tốt. Điều này được coi là bất thường, và sứ giả của Hoàng đế báo rằng nguyên nhân của sự việc chỉ là do nhà vua muốn có phần tiền của hoàng hậu. Nhưng rốt cục bà không nhận được khoản tiền đó vì anh trai bà từ chối đưa đến, Frederick William lại đối xử thô lỗ với vợ mình như trước.
1
null
Phục Hưng Komnenos là một thuật ngữ được các nhà sử học sử dụng để gọi sự phục hồi về quân sự, kinh tế và lãnh thổ của Đế quốc Đông La Mã dưới thời nhà Komnenos, từ sự kiện lên ngôi của Alexios I Komnenos năm 1081, cho đến cái chết của Andronikos I Komnenos vào năm 1185. Sự khởi đầu của triều đại Alexios I (1081) diễn ra trong lúc đế quốc Đông La Mã đang hỗn loạn do thất bại trước quân Thổ Seljuk tại trận Manzikert năm 1071. Đế quốc cũng bị đe dọa bởi người Norman dưới sự cai trị của Robert Guiscard, những người đã xâm lược các khu vực vùng Balkans từ thành trì của họ ở miền nam Italy. Tổ chức quân sự lộn xộn, cùng việc đã ngày càng quá phụ thuộc vào các đơn vị lính đánh thuê, cũng như quá lãn phí tiền bạc trong ngân khố ở Constantinopolis, đã khiến cho hệ thống phòng thủ của đế quốc bị phá vỡ và không còn quân số để bù đắp vào các khoảng trống trong quân đội. Tuy nhiên, trong vòng 104 năm, từ khi Alexios I lên ngôi cho đến cái chết của Andronikos I, nhà Komnenos đã tái khẳng định ưu việt trong khu vực Địa Trung Hải của Đông La Mã, cả về quân sự và văn hóa. Trong thời gian này, đã có sự nở rộ các mối quan hệ hữu hảo giữa Đông la Mã và Tây Âu, mà đại diện là sự giúp đỡ của Alexios I tới các Thập Tự Quân (thực ra Alexios I chính là một trong những người góp phần kêu gọi cuộc Thập tự chinh thứ nhất). Thời đại này cũng chứng kiến một sự chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu quân đội Đông La Mã, từ phân tán, vô tổ chức thành một lực lượng chiến đấu chính quy, tinh nhuệ má sau này đã được biết đến như là quân đội Đông La Mã Komnenos. Mặc dù đế quốc nhanh chóng tan rã sau cái chết của vị hoàng đế cuối cùng của nhà Komnenoi, Andronikos I vào năm 1185, nhưng sự phục hưng dưới thời nhà Komnenos đại diện cho đỉnh cao cuối cùng trong lịch sử một ngàn năm của Đế quốc Đông La Mã. Trước thời nhà Komnenos. Trong những thập kỷ trước khi nhà Komnenos lên nắm quyền, Đế quốc Đông La Mã đã suy giảm đi sức mạnh và quyền lực trong khu vực, do các hoàng đế bất tài phung phí ngân khố quốc gia và bỏ bê phòng bị quân đội. Các tỉnh của đế quốc ở miền Nam Italia cuối cùng đã bị mất vào tay người Norman, do Robert Guiscard và con trai của ông là Bohemond Taranto lãnh đạo, sau đó quay sang đột kích cướp bóc các tỉnh Balkan của Đông La Mã vốn không có các lực lượng tinh nhuệ phòng thủ. Trong khi đó, trên mặt trận Anatolia, các hoàng đế đã giải tán quân chinh qui thừ thời Basileios II để tiết kiệm tiền. Thay vì quản lý một đội quân chuyên nghiệp, họ dựa vào lính đánh thuê và quân nghĩa vụ để bảo vệ một biên giới kéo dài mong manh. Hoàng đế Romanos Diogenes cố gắng tái khẳng định sự thống trị của Đông La Mã ở Anatolia, nhưng ông đã bất ngờ bị đánh bại và bị bắt tại trận Manzikert năm 1071 bởi Sultan Alp Arslan của người Seljuk, một bóng đen trong lịch sử của Đông La Mã. Nội chiến bùng nổ và máu ngập tràn ở kinh đô Constantinopolis. Trong thời gian này, các tỉnh Anatolia tràn ngập bởi người Thổ Seljuk trong khi quân đội của đế quốc hoàn toàn thất bại bởi các vị trí phòng thủ đã bị bỏ hoang quá lâu và cuối cùng người Seljuk nhanh chóng đặt ách cai trị lên hầu hết Tiểu Á. Alexios I (1081-1118). Triều đại của Alexios là được biết đến thông qua một tài liệu tên là "Alexiad", do công chúa Anna Komnene, con gái của Alexios viết, kể lại chi tiết tất cả các sự kiện của triều đại của cha mình, mặc dù có xu hướng thiên vị Alexios. Sau khi lên ngôi, Alexios thừa hưởng một đế chế đã suy yếu nhiều về mọi mặt mà gần đang bị bao vây bởi một cuộc xâm lược khủng khiếp của người Norman từ miền Nam nước Ý. Người Norman đã lợi dụng sự nhu nhược của các hoàng đế trước Alexios để xâm nhập vào khu vực Balkan. Alexios không có một đội quân nào đủ mạnh để có thể chống lại các cuộc xâm lược lần đầu tiên của quân Norman và phải chịu một thất bại nghiêm trọng trong trận Dyrrachium (1081), cho phép Robert Guiscard và con trai của ông Bohemond chiếm nhiều vùng đất ở khu vực Balkan. Sau chiến thắng này, người Norman đã chiếm lấy Dyrrhachium vào tháng 2 năm 1082 và tiến sâu vào nội địa, chiếm Macedonia và Thessaly. Robert sau đó buộc phải rời khỏi Hy Lạp để đối phó với một cuộc tấn công vào đồng minh của ông, Đức Giáo hoàng, từ Henry IV. Robert đã để đứa con của mình Bohemond chịu trách nhiệm lãnh đạo quân đội ở Hy Lạp. Bohemond bước đầu đã thành công, đánh bại Alexius trong vài trận đánh đầu tiên, nhưng sau đó đã bị đánh bại bởi Alexius bên ngoài Larissa. Buộc phải rút lui về Ý, Bohemond bị mất tất cả các lãnh thổ đã chiếm được trong các chiến dịch trước đó. Chiến thắng này đã bắt đầu cho cuộc khôi phục của nhà Komnenos. Một thời gian ngắn sau cái chết của Robert năm 1185, Pechenegs, một bộ lạc du mục từ phía bắc của sông Danube, xâm lược đế quốc với một lực lượng đông tới 80.000 người. Nhận ra rằng sẽ không thể đánh bại các kị binh Pecheneg bằng sức mạnh của riêng đế quốc, Alexios I liên minh với một bộ lạc du mục khác, Cumans, để trợ giúp ông, kết quả là sự hủy diệt của quân Pecheneg tại trận Levounion vào ngày 28 tháng 4 năm 1091. Một thời gian ngắn sau khi Alexios I bắt đầu hành động quan trọng nhất trong cuộc đời của ông, khi ông kêu gọi Giáo hoàng Urban II giúp đỡ trong cuộc chiến chống những người Hồi giáo ở Anatolia và Levant, và Alexios hy vọng sẽ khôi phục lại Syria và các khu vực từng là một phần của Đế quốc Đông La Mã trong thế kỷ trước. Ông đã thành công trong nỗ lực của mình để kêu gọi sụ hỗ trợ từ Tây Âu, như là một đội quân viễn chinh lớn dưới sự chỉ huy của Godfrey thành Bouillon và nhiều quý tộc lớn khác ở châu Âu hành quân qua Anatolia tới cái đích cuối cùng của là thánh địa Jerusalem. Mối quan hệ giữa quân viễn chinh và Đông La Mã không phải là lúc nào cũng thân mật, nhưng sự phối hợp quân đội của họ đã dẫn đến việc giành lại nhiều thành phố quan trọng ở Tiểu Á và cuối cùng là Jerusalem. Giữa năm 1097 tới 1101, Alexios I tái chiếm lại Nicaea, Rhodes, Ephesus và trong khi cũng buộc Antioch phải xưng thần. Điều này mang đưa đế chế tới đỉnh cao trong hơn ba thế kỷ. Nhưng để đạt được những chiến thắng quân sự quan trọng Alexios buộc phải có biện pháp quyết liệt để giữ cho kho bạc đế chế chi trả nổi cho rất nhiều cuộc chiến. Ông đã làm điều này bằng cách nấu chảy nhiều tài sản Giáo hội và bán đất đai của Giáo hội, trong khi cũng sử dụng chế độ cưỡng bách tòng quân để giữ cho quân đội luôn đủ nhân lực. Điều này dẫn đến sự suy giảm của sự nổi tiếng của mình, nhưng dù sao ông cũng đã thành công trong việc làm khôi phục lại đế quốc vào lúc ông qua đời năm 1118.
1
null
Thù hình của carbon là những dạng tồn tại khác nhau của carbon, chúng khác nhau về cấu trúc mạng nguyên tử mà các nguyên tử tinh khiết có thể tạo ra. Các dạng này có những ứng dụng khác nhau trong đời sống. Một số dạng phổ biến nhất như carbon vô định hình, graphit và kim cương. Đặc điểm. Ở áp suất bình thường carbon có dạng của graphit, trong đó mỗi nguyên tử liên kết với 3 nguyên tử khác trong mặt phẳng tạo ra các vòng lục giác, giống như các vòng trong các hydrocarbon thơm. Có hai dạng của graphit đã biết, là alpha (lục giác) và beta (rhombohedral), cả hai có các thuộc tính vật lý giống nhau, ngoại trừ về cấu trúc tinh thể. Các loại graphit có nguồn gốc tự nhiên có thể chứa tới 30% dạng beta, trong khi graphit tổng hợp chỉ có dạng alpha. Dạng alpha có thể chuyển thành dạng beta thông qua xử lý cơ học và dạng beta chuyển ngược thành dạng alpha khi bị nung nóng trên 1000 °C. Vì sự phi tập trung hóa của các đám mây pi, graphit có tính dẫn điện. Vật liệu vì thế là mềm và các lớp, thường xuyên bị tách ra bởi các nguyên tử khác, được giữ cùng nhau chỉ bằng các lực van der Waals, vì thế chúng dễ dàng trượt trên nhau. Ở áp suất cực kỳ cao các nguyên tử carbon tạo thành thù hình gọi là kim cương, trong đó mỗi nguyên tử được liên kết với 4 nguyên tử khác. Kim cương có cấu trúc lập phương như silic và germani và vì độ bền của các liên kết carbon-carbon, cùng với chất đẳng điện nitride bo (BN) là những chất cứng nhất trong việc chống lại sự mài mòn. Sự chuyển hóa thành graphit ở nhiệt độ phòng là rất chậm và khong thể nhận thấy. Dưới các điều kiện khác, carbon kết tinh như là Lonsdaleit, một dạng giống như kim cương nhưng có cấu trúc lục giác. Các fulleren có cấu trúc giống như graphit, nhưng thay vì có cấu trúc lục giác thuần túy, chúng có thể chứa 5 (hay 7) nguyên tử carbon, nó uốn cong các lớp thành các dạng hình cầu, elip hay hình trụ. Các thuộc tính của các fulleren vẫn chưa được phân tích đầy đủ. Tất cả các tên gọi của các fulleren lấy theo tên gọi của Buckminster Fuller, nhà phát triển của kiến trúc mái vòm, nó bắt chước cấu trúc của các "buckyball". Các dạng thù hình của carbon là rất khác nhau về nhiều thuộc tính. Giữa kim cương và graphit: Giữa carbon vô định hình và carbon ống nano: Kim cương. Kim cương là một dạng thù hình cứng nhất của carbon cho đến khi A.Geim và S. Novoselov tìm ra một thù hình khác của carbon là graphene. Cấu trúc: mỗi nguyên tử được liên kết với 4 nguyên tử khác theo kiểu tứ diện, tạo thành các lưới 3 chiều gồm các vòng 6 thành viên. Graphit. Graphit hay than chì là một trong những chất mềm nhất. Cấu trúc: mỗi nguyên tử được liên kết theo kiểu tam giác với 3 nguyên tử khác, tạo thành các lưới 2 chiều của các vòng 6 thành viên ở dạng phẳng; các tấm phẳng này liên kết lỏng lẻo với nhau. Carbon vô định hình. Carbon vô định hình (chất dạng thủy tinh). Cấu trúc: các nguyên tử carbon trong trạng thái phi tinh thể, không có quy luật và giống như thủy tinh. Trong dạng vô định hình, carbon chủ yếu có cấu trúc tinh thể của graphit nhưng không liên kết lại trong dạng tinh thể lớn. Chúng chủ yếu nằm ở dạng bột và là thành phần chính của than, muội, bồ hóng, nhọ nồi và than hoạt tính. Graphene. Graphene là khoáng vật cứng nhất cũng như bán dẫn tốt nhất, có cấu trúc là tấm phẳng dày bằng một lớp nguyên tử của các nguyên tử cácbon với liên kết sp2 tạo thành dàn tinh thể hình tổ ong. Chiều dài liên kết carbon - carbon trong graphen khoảng 0,142 nm. Graphen là phần tử cấu trúc cơ bản của một số thù hình bao gồm than chì, ống nano carbon và fulleren. A.Geim và S.Novoselov đã phát hiện ra chất này năm 2004 và được trao giải Nobel Vật lý vì phát hiện này năm 2010. Các dạng khác. Một số thù hình kỳ dị khác cũng đã được tạo ra hay phát hiện ra, bao gồm các fuleren, carbon ống nano và lonsdaleit. Muội đèn bao gồm các bề mặt dạng graphit nhỏ. Các bề mặt này phân bổ ngẫu nhiên, vì thế cấu trúc tổng thể là đẳng hướng. Carbon thủy tinh là đẳng hướng và có tỷ lệ độ xốp cao. Không giống như graphit thông thường, các lớp graphit không xếp lên nhau giống như các trang sách, mà chúng có sự sắp xếp ngẫu nhiên. Thù hình xốp nano đã được phát hiện và nó là một vật liệu sắt từ.
1
null
Françoise Dolto (1908 – 1988) là một bác sĩ và nhà phân tâm học người Pháp, nổi tiếng với nghiên cứu về trẻ sơ sinh và trẻ em. Bà đã làm một cuộc cách mạng trong lĩnh vực tâm lý – trị liệu cho trẻ em và với cặp mẹ con. Bà đã làm việc với Jacques Lacan và nói rằng trẻ em đã có thứ ngôn ngữ trước cả ngôn ngữ (với cơ thể của nó). Bà đã đóng góp vào vấn đề hình ảnh cơ thể mang tính vô thức, và bị ảnh hưởng từ nhiều công trình của Maud Mannoni. Francoise Dolto là mẹ của Carlos (1943 – 2008), một ca sĩ và là chị của Jacques Marette, một bộ trưởng.
1
null
PediaPress GmbH là một công ty phát triển phần mềm và in ấn theo yêu cầu có trụ sở tại Mainz, Đức. Đây là một công ty con 100% dưới quyền công ty mẹ Brainbot Technologies AG. PediaPress cung cấp dịch vụ trực tuyến cho phép người dùng web tạo ra các cuốn sách theo ý riêng của mình từ nội dung Wiki. Theo tạp chí PC World bản tiếng Đức, giá in cho 100 trang đầu tiên là 8.00 euro và mỗi 100 trang tiếp theo là 3.00 euro. PediaPress và Wikimedia Foundation thiết lập quan hệ đối tác từ tháng 12 năm 2007. Người ta đã tích hợp phần mềm PediaPress vào Wikipedia, và người dùng có thể truy xuất tính năng này qua liên kết "Tạo một quyển sách" ở thanh điều hướng phía bên tay trái trong bất kì trang bài viết nào. Pedia có hợp đồng với Lightning Source (một công ty con của Ingram Industries) để in ấn sách. Wikimedia Foundation được nhận 10% từ doanh thu thuần.
1
null
Metzingen là một thành phố Swabia với dân số khoảng 22.000 người, trong bang Baden-Württemberg tây nam Đức, về phía nam Stuttgart. Thành phố được đề cập lần đầu trong tài liệu năm 1075. Việc trồng nho đã dẫn tới thịnh vượng khoảng năm 1600. Trong chiến tranh ba mươi năm, Metzingen bị phá hủy nặng nề và 2/3 của dân số thành phố bị chết do bệnh dịch ngay sau đó. Sau khi công nghiệp hóa, nhiều nhà máy dệt may đã được xây ở Metzingen. Năm 1859, Metzingen đã được kết nối bằng tuyến đường sắt từ Tübingen đến Stuttgart. Thành phố là nơi có các công ty thời trang Hugo Boss, được lập ở Metzingen và vẫn có trụ sở ở đó, và các công ty lập sau (như Burberry, Reebok, JOOP!, Strenesse, Escada, Bally, Puma, Adidas, Tommy Hilfiger, vv).
1
null
Liên đoàn xe đạp quốc tế (tiếng Pháp: Union Cycliste Internationale (UCI) (tiếng Anh: International Cycling Union) là một cơ quan quốc tế quản lý môn thể thao đua xe đạp và giám sát các sự kiện thi đấu đua xe đạp quốc tế. Trụ sở cơ quan này đóng ở Aigle, Thụy Sĩ. UCI cấp giấy phép đua cho các cua rơ và buộc phải thi hành các quy định kỷ luật như các vấn đề doping. UCI cũng quản lý việc phân loại các cuộc đua và hệ thống xếp hạng điểm trong nhiều môn đua xe như xe đạp leo núi, xe đạp đua trong đường đua và đường bộ cho cả nam và nữ, nghiệp dư và chuyên nghiệp. Cơ quan này cũng giám sát Giải vô địch thế giới.
1
null
Binh biến Trần Kiều (Hán tự: 陳橋兵變) là cuộc đảo chính chính trị do Triệu Khuông Dẫn (927-976) cầm đầu, lật đổ nhà Hậu Chu, thành lập nên nhà Tống có thời gian tồn tại 320 năm ở Trung Quốc. Binh biến Trần Kiều diễn ra năm 960. Kết quả cuộc binh biến, Triệu Khuôn Dẫn lên ngôi vua, tức là Tống Thái Tổ của nhà Tống. Cuộc binh biến đặc biệt vì hầu như không xảy ra đổ máu, là một trong những cuộc thay đổi triều đại hiếm hoi ở Trung Quốc không xảy ra cảnh đổ máu. Bối cảnh. Năm 959, Hậu Chu Thế Tông Sài Vinh chết ở tuổi 38. Trước đó ông đã sắp xếp sẵn hậu sự, dọn đường cho người con bảy tuổi là Sài Tông Huấn lên ngôi. Thế Tông cho rằng người có thể uy hiếp tới con trai ông là người con rể của Hậu Chu Thái Tổ Quách Uy là Trương Vĩnh Đức, đang giữ chức Điện tiền đô kiểm điểm, tức chỉ huy toàn bộ cấm quân. Thế Tông bèn bãi chức của Trương Vĩnh Đức và cử Triệu Khuông Dẫn làm Điện tiền đô kiểm điểm. Triệu Khuôn Dẫn vốn là một danh tướng từng lập nhiều công lao trong các chiến dịch chinh phạt Nam Đường qua hai triều Thế Tổ, Thế Tông, đến nay nắm toàn bộ đại quyền chỉ huy quân đội. Sau khi Thế Tông băng hà, tể tướng Phạm Chất theo di chiếu đưa con trai ông là Sài Tông Huấn lên ngôi, tức là Hậu Chu Cung Đế. Mẹ kế của Cung Đế là Phù hậu được đưa lên làm Hoàng thái hậu. Triệu Khuông Dẫn ngoài chức Điện tiền đô kiểm điểm, được phong thêm chức Thái úy, nắm thêm quyền hành tư pháp. Bạn thân của ông là Mộ Dung Diên Chiêu làm Phó đô kiểm điểm. Triệu Khuông Dẫn lúc này tập trung mọi quyền lực thực tế trong tay và đã xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ với các tướng lĩnh quân đội qua nhiều năm chinh chiến, những điều kiện thay đổi triều đại đã chín muồi. Diễn biến. Triệu Khuông Dẫn đem quân "chống Liêu". Năm 960, có tin đồn liên quân Bắc Hán và Liêu lại nhăm nhe tấn công Hậu Chu. Hậu Chu Cung Đế Sài Tông Huấn tuổi nhỏ, lại là mẹ góa con côi, nghe theo lời tể tướng Phạm Chất, ra lệnh cho Triệu Khuông Dẫn, lúc này là Thái úy, đem quân đi đánh. Quân đội khuôn phò. Ngày ba tháng giêng, khi quân của Triệu Khuông Dẫn đi được 40 dặm, đến đóng quân ở Trần Kiều dịch thì có người nhìn thấy 2 mặt trời đánh nhau. Mọi người cho rằng đây là việc chuyển giao Thiên mệnh, khí số Hậu Chu đã hết, Thiên mệnh ứng trên người Triệu Khuông Dẫn. Quân sĩ thấy thế ai cũng reo lên, các tướng lĩnh thì xin Triệu Khuông Dẫn nắm lấy hết binh quyền mà tự lập. Triệu Khuông Dẫn còn do dự, em của ông là Triệu Khuông Nghĩa và mưu sĩ Triệu Phổ nhân lúc ông đang ngủ liền lấy hoàng bào khoác lên mình ông. Đến đây thì ông đồng ý tự lập, nhưng bắt các tướng thề phải trung thành tuyệt đối với mình, các tướng và quân sĩ đều phát lời thề. Chính biến. Triệu Khuông Dẫn lập tức dẫn quân về kinh đô Biện Lương và kéo thẳng vào thành. Bị bất ngờ, triều đình Hậu Chu thấy không thể phản kháng lại, đều cùng quỳ xuống tôn ông lên làm vua. Hậu Chu Cung Đế bị buộc phải nhường ngôi. Triệu Khuông Dẫn lên ngôi hoàng đế. Triệu Khuông Dẫn trước kia từng giữ chức Quy Đức tiết độ sứ, cai quản Tống châu; trong thời Xuân Thu thì Tống châu là lãnh địa của nước Tống, do đó đặt quốc hiệu là Đại Tống, định đô tại Khai Phong, đặt niên hiệu Kiến Long. Sài Tông Huấn và mẹ được tha chết và phong làm vương, thế tập và ăn lộc phiên vương nhưng đời đời không được đụng đến chính sự. Nhà họ Sài còn được ban cho đơn thư thiết khoán có tác dụng miễn tử.
1
null
Lý Quang Bật (chữ Hán: 李光弼; 708-15/8/764) là danh tướng nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc. Ông có công dẹp loạn An Sử, trung hưng nhà Đường. Thân thế. Lý Quang Bật là người Doanh châu, Liễu Thành. Tổ tiên của ông vốn là người Khiết Đan, cha ông là Lý Khải Lạc phục vụ nhà Đường làm đến chức Tả vũ lâm tướng quân, Tiết độ sứ Sóc Phương. Vào chính trường. Lý Quang Bật từ thời trẻ là người giỏi cưỡi ngựa bắn cung, ham đọc sách, có tầm nhìn xa, trọng kỷ luật, sống nghiêm túc, không ưa chơi bời. Nhờ tài năng, Lý Quang Bật được phong chức Tả vệ lang. Năm 742, ông được phong làm Đô ngụ hầu Sóc Phương. Năm 746, ông đến nhận chức chỉ huy bộ kiêm thủy quân dưới trướng Tiết độ sứ Hà Tây là Vương Trung Tự. Vương Trung Tự thấy ông có khí phách, chăm chỉ làm việc nên rất yêu mến và cho rằng sau này Lý Quang Bật sẽ thay mình. Năm 749, Lý Quang Bật được phong làm Kế quận công. Năm 752, ông được phong làm Thiền vu đô hộ phó sứ. Năm 754, Tiết độ sứ Sóc Phương là An Tư Thuận yêu mến tài năng của ông, muốn gả con gái cho, nhưng ông thác bệnh từ quan. Tiết độ sứ Lũng Hữu là Kha Thư Hàn biết ý chí của ông, tiếc tài năng Lý Quang Bật bèn tâu lên triều đình triệu ông về kinh đô Trường An. Dẹp loạn An Sử. Tác chiến ở Hà Bắc. Tháng 11 năm 755, Tiết độ sứ Phạm Dương là An Lộc Sơn khởi binh chống lại nhà Đường, tự xưng là Yên Đế. Quân yên khí thế mạnh mẽ, sang năm 756 nhanh chóng đánh chiếm nhiều vùng đất thuộc Hà Bắc và Hà Nam. Đường Huyền Tông sai Kha Thư Hàn mang quân đi dẹp, phong Quách Tử Nghi làm Tiết độ sứ Sóc Phương. Triều đình cần một người làm tổng quản quân đội ở Hà Bắc, Sơn Đông, Huyền Tông bèn trưng cầu các tướng đề cử. Quách Tử Nghi bèn tiến cử Lý Quang Bật. Tháng giêng năm 756, Lý Quang Bật giữ chức thái thú Ngụy quận, Thái phỏng đạo sứ Hà Bắc, mang 5000 quân cùng Quách Tử Nghi tiến về phía đông, đánh phá Tỉnh Hình, quận Thường Sơn. Tướng Yên là Sử Tư Minh mang mấy vạn quân đến cứu viện, cắt đứt đường vận lương của quân Đường. Lý Quang Bật mang 500 cỗ xe đến Thạch Ấp lấy lương, cùng 1000 quân đi hộ vệ. Trên đường băng qua vùng kiểm soát của Sử Tư Minh, ông sai quân xếp theo đội hình vuông, thần tốc hành quân, kết quả vượt qua vùng quân Yên. Khi Sử Tư Minh phát hiện thì Quang Bật đã đi khỏi. Có lương thảo đầy đủ, Lý Quang Bật tập hợp lực lượng đánh bại Tư Minh, giành lại hơn 10 huyện. Nhờ công lao đó, ông được kiêm chức Trưởng sử Phạm Dương. Tháng 6 năm đó Lý Quang Bật theo đề nghị của Quách Tử Nghi, mang quân hỗ trợ giao chiến với các tướng Yên là Thái Hy Đức, Sử Tư Minh và Doãn Tử Kỳ ở Gia Sơn, đại phá quân địch, giết 4 vạn người, bắt sống 400 tù binh. Sử Tư Minh phải bỏ cả ấn và áo chạy về cố thủ ở Bác Lăng. Hơn 10 quận ở Hà Bắc trở lại quy thuận nhà Đường. Quách Tử Nghi và Lý Quang Bật mang quân vây hãm Bác Lăng. Quách Tử Nghi và Lý Quang Bật kiến nghị Đường Huyền Tông cố thủ giữ chân An Lộc Sơn ở Đồng Quan, còn hai cánh quân Lý, Quách tấn công căn cứ Phạm Dương của Lộc Sơn. Nhưng Đường Huyền Tông không nghe theo, nóng lòng muốn thắng lợi, bèn ép Kha Thư Hàn xuất kích từ Đồng Quan ra đánh quân Yên. Thư Hàn không thể chống lệnh đành mang quân ra đánh, bị thảm bại. Quân yên thắng lớn thừa cơ tiến vào Trường An. Đường Huyền Tông phải bỏ chạy vào đất Thục. Tháng 7 năm 756, thái tử Lý Hanh bèn lên ngôi ở Linh Vũ, tức là Đường Túc Tông, vọng tôn Huyền Tông làm thái thượng hoàng. Lực lượng của Đường Túc Tông mới tập hợp khá nhỏ yếu, Quách Tử Nghi và Lý Quang Bật đang chiếm ưu thế ở Hà Bắc, được lệnh về Linh Vũ hộ giá. Trấn thủ Thái Nguyên. Lý Quang Bật được phong làm thượng thư bộ Hộ kiêm Thái Nguyên doãn Bắc Kinh lưu thủ, Bình chương sự, lĩnh 5000 quân đến Thái Nguyên. Quan Thị ngự sử Thôi Chúng mâu thuẫn với Tiết độ sứ Vương Thừa Nghiệp, bèn sai thủ hạ gây rối loạn trong quân và không chịu bàn giao quân cho Lý Quang Bật. Ông bèn bắt giết Thôi Chúng để răn đe quân sĩ. Sử Tư Minh, Thái Hy Đức, Cao Tử Nham, Cao Đình Giá mang hơn 10 vạn quân tấn công Thái Nguyên. Phần lớn số quân tinh nhuệ ở đây đã đưa ra chiến trường, tại thành chỉ còn quân già yếu, chưa đủ 1 vạn người. Sử Tư Minh biết trong thành ít quân, bèn hạ lệnh cho quân Yên chuẩn bị tấn công ồ ạt, nhưng sau 1 tháng vẫn không hạ được thành. Tư Minh chọn ra một đội quân tinh nhuệ dùng kế giương đông kích tây, nhưng quân của Quang Bật luôn phòng thủ chặt chẽ các cửa nên quân Yên không thể xâm nhập. Tư Minh cho quân đến trước thành chửi mắng để khiêu khích quân Đường. Lý Quang Bật bèn cho quân đào địa đạo ra ngoài. Khi quân Yên đang mải nhìn lên thành chửi mắng, quân Đường bất ngờ từ địa đạo xông đến bắt mấy người lôi xuống rồi chặt đầu bêu lên mặt thành để răn đe. Từ đó quân Yên không dám tới chửi mắng nữa. Ông sai thợ thủ công chế ra những máy bắn đá lớn và dùng nỏ to, mỗi khi quân Yên đến gần, quân Đường đồng loạt bắn ra, giết được khá nhiều quân địch. Lý Quang Bật lại sai người phao tin trong thành sắp hết lương, chuẩn bị đầu hàng. Quân yên tưởng thật. Đến ngày đã định, ông sai phó tướng mang vài ngàn người đến doanh trại quân Yên giả cách đầu hàng. Khi quân trá hàng đến gần, các toán quân từ địa đạo cũng vọt lên cùng xông đến đánh giết. Quân yên hoảng sợ, hỗn loạn, bị giết 7 vạn người. Quân Đường thu được nhiều vũ khí. Sau thắng lợi đó, Lý Quang Bật tiếp tục đánh thắng quân Yên nhiều trận, thu hồi Thanh Di, Hoàng Dã, bắt được tướng Yên là Lý Hoằng Nghĩa. Nhờ lập công lao, ông được phong làm Tư không kiêm Thượng thư bộ Binh, Ngụy quốc công, hưởng lộc 800 hộ. Năm 758 ông lại được phong làm Thị trung, Trịnh quốc công. Bại binh Nghiệp Thành. Năm 759, Đường Túc Tông phong Lý Quang Bật làm Phó nguyên soái (Nguyên soái là hoàng tử Triệu vương Lý Hệ). Tháng 8 năm đó ông lại được kiêm chức Trưởng sử phủ đại đô đốc U châu, Doanh điền kinh lược sứ, Tiết độ sứ Hà Bắc. Lúc đó Quách Tử Nghi đã thu phục được hai kinh Trường An và Lạc Dương. Vua Yên là An Khánh Tự (giết An Lộc Sơn cướp ngôi) bỏ chạy về cố thủ Nghiệp Thành. Tháng 9 năm 758, Quách Tử Nghi cùng Lý Quang Bật và 7 Tiết độ sứ nhà Đường được lệnh đi đánh An Khánh Tự ở Nghiệp Thành. Quân Đường có tổng cộng 60 vạn người. Đường Túc Tông lại cho rằng vì Tử Nghi và Quang Bật có công trận ngang nhau, không thể đặt ai trên ai, nên sai hoạn quan Ngư Triều Ân làm tổng chỉ huy. An Khánh Tự sai người cầu cứu Sử Tư Minh. Tư Minh vốn đã hàng nhà Đường, nhưng bất mãn vì phát hiện Đường Túc Tông có ý trừ khử mình, bèn mang 10 vạn quân trở lại chống nhà Đường, từ Phạm Dương đi cứu An Khánh Tự. Tháng 2 năm 759, Tiết độ sứ 9 phương của nhà Đường dẫn quân đông đảo tới bao vây Nghiệp Thành. Quân Đường dẫn nước sông Chương vào thành. Được tin Sử Tư Minh tới cứu viện, Lý Quang Bật kiến nghị nên chia quân ra đánh Tư Minh và tấn công Nghiệp Thành. Hoạn quan Ngư Triều Ân không hiểu việc quân sự nên bác bỏ ý kiến của ông, dùng dằng không ra lệnh tác chiến. Sử Tư Minh thấy quân Đường vây lâu ngày không hạ được thành, bèn tiến quân. Tư Minh tiến lên hạ trại cách quân Đường 50 dặm, chia một cánh quân đi cướp lương quân Đường, các cánh quân nhỏ khác đến tập kích ban đêm khiến quân Đường bị tổn thất khá nặng. Quân Đường bị thiếu lương đều dao động. Sau đó Tư Minh dẫn 5 vạn quân đánh thẳng vào đại trại quân Đường. Lúc đó gió bụi bốc lên mù mịt. Quân Đường thua lớn, các Tiết độ sứ chạy tản mỗi người một nơi. Trong lúc hỗn loạn, nhiều tướng nhà Đường để cho quân sĩ cướp bóc nhà dân, riêng cánh quân của Lý Quang Bật chỉ huy rất nghiêm túc rút lui, trở về Biện châu. Sử Tư Minh cứu Nghiệp Thành xong giết luôn An Khánh Tự tự xưng làm vua Yên, mang hơn 10 vạn quân tấn công Biện châu, Trịnh châu và tiến tới Lạc Dương. Thay Quách Tử Nghi. Do sự gièm pha của Ngư Triều Ân, Quách Tử Nghị bị bãi chức. Lý Quang Bật được Túc Tông trọng dụng, phong làm Thái úy kiêm trung thư lệnh, thay Tử Nghi làm Tiết độ sứ phương bắc. Khi nhận lệnh, Quang Bật từ Biện châu lên đường tới Lạc Dương ngay trong đêm tiếp quản quân của Tử Nghi. Ông dặn phó tướng Hứa Thúc Ký cố gắng giữ thành trong nửa tháng thì sẽ đến cứu. Đến nơi, ông chỉnh lý lại hiệu lệnh chặt chẽ. Đội quân của Tử Nghi vốn quen được đối xử nhân hậu rộng rãi, lúc đó bị kỷ luật siết chặt của Quang Bật nên nhiều người không bằng lòng, có ý ghét ông. Tả sưởng binh mã Trương Dụng Tế đóng quân ở Hà Dương, được lệnh Lý Quang Bật triệu kiến, tỏ ra bất mãn vì việc ông tức tốc lĩnh quyền trong đêm, cho rằng Quang Bật nghi ngờ mình. Vì vậy Dụng Tế định mang quân bản bộ đuổi Quang Bật để triệu Quách Tử Nghi về. Do sự can ngăn của Bộc Cố Hoài Ân, Dụng Tế thôi không dám chống đối. Tuy nhiên ý định của Dụng Tế vẫn đến tai Quang Bật. Khi Dụng Tế đến theo lệnh triệu tập, ông bèn bắt Dụng Tế mang chém. Phòng thủ Hà Dương. Trong khi Quang Bật tiếp quản quân của Quách Tử Nghi thì Sử Tư Minh đánh đến Biện châu. Hứa Thúc Ký không theo lời dặn của Quang Bật, cùng các thuộc hạ Lương Phủ, Lưu Tùng Gián đầu hàng quân Yên. Tư Minh sai các hàng tướng đi đánh Giang, Hoài, còn mình mang quân đánh Lạc Dương, khí thế rất mạnh. Trước thế mạnh của quân Yên, Lý Quang Bật liệu thế không chống nổi. Không theo lời bàn của Lưu thủ Lạc Dương là Vĩ Trắc muốn về hẳn Đồng Quan vì như vậy bỏ hẳn 500 dặm đất cho quân Yên chiếm, Lý Quang Bật chủ trương rút về Hà Dương. Ông lệnh cho toàn dân trong thành cùng quân lính dời đi Hà Dương, để lại thành không cho quân Yên. Ông cho tu bổ 3 tòa thành ở Hà Dương chuẩn bị phòng thủ. Sử Tư Minh biết Lý Quang Bật giỏi dùng binh, thấy ông rút đi vẫn không dám đuổi mà đợi quân Đường và dân Lạc Dương đi hết mới thúc quân vào chiếm thành. Tháng 10 năm đó, Sử Tư Minh mang đại quân tấn công Hà Dương. Lý Quang Bật bình tĩnh bố trí phòng thủ. Tiên phong quân Yên là Lưu Long Tiên đến đánh thành, giương oai diễu võ. Lý Quang Bật sai Bạch Hiếu Đức ra trận chém chết Long Tiên. Sử Tư Minh nuôi 1000 con ngựa tốt, hàng ngày cho ra bờ suối ăn cỏ. Lý Quang Bật dụng tâm chiếm lấy, bèn sai thả 500 ngựa cái trong thành ra. Ngựa con trong thành vắng mẹ nên cất tiếng hí gọi. Khi ngựa mẹ và ngựa con gọi nhau thì bầy ngựa của quân Yên đồng loạt lội qua suối đuổi theo đàn ngựa cái. Lý Quang Bật cho mở cửa thành lùa cả ngựa cũ và ngựa mới vào. Sử Tư Minh đánh Hà Dương lâu ngày không hạ được. Lý Quang Bật tránh địch ở chính diện mà mang một cánh quân đi phản kích ở phía tây thành Trung Đan, đánh bại 5000 quân địch, chém hơn 1000 người. Tuy giữ được thành nhưng Lý Quang Bật sắp cạn lương trong thành Hà Dương. Ông giao lại thành cho Lý Bão Ngọc, dặn cố thủ trong 2 ngày, còn tự mình ra Hà Thanh trưng thu lương thực. Để đề phòng quân Yên cắt đường vận chuyển, ông chia một cánh quân đóng ở bến Dã Thủy phía bắc Hà Thanh. Sau ngày đầu tiên, ông cho thuộc tướng Ung Hy Hạo chỉ huy hơn 1000 quân ở lại bến Dã Thủy, còn ông đột ngột trở lại Hà Dương và dặn Hy Hạo: Hy Hạo ngạc nhiên nghe lệnh. Đêm hôm đó Lý Nhân Việt mang quân Yên đến đánh, Hy Hạo cố ý cho quân nói to cho quân Yên biết là quân Đường đã phòng thủ chặt. Lý Nhân Việt vốn nhận lệnh của Sử Tư Minh, phải đi đánh úp bắt cho được Lý Quang Bật nhân cơ hội ông đã rời thành, nếu không bắt được Quang Bật thì bị tội chết. Vì không gặp Lý Quang Bật, Nhân Việt sợ tội với Tư Minh nên xin hàng. Nhân Việt đến Hà Dương đầu hàng Lý Quang Bật, lại định viết thư dụ bạn là Cao Đình Huy về hàng, nhưng Quang Bật khẳng định không cần dụ thì Đình Huy cũng hàng. Mấy ngày sau, Đình Huy cũng tới hàng. Cả hai hàng tướng được Lý Quang Bật trọng đãi. Mọi người rất khâm phục sự tính toán của ông. Trong khi Lý Quang Bật ra ngoài lấy lương thì Chu Bão Ngọc cũng đánh lui được một đợt tấn công của quân Yên dưới quyền Chu Chí. Chu Chí rút lui, lại mang 5000 quân đến đánh thành Trung Đan. Lý Quang Bật vừa từ bến Dã Thủy trở về Trung Đan, hạ lệnh dựng rào gỗ phòng thủ. Chu Chí mang quân đến nơi, Lý Quang Bật sai bộ tướng Lệ Phi Nguyên Lễ ra đánh bại Chu Chí. Thấy Chu Chí liên tiếp thất bại, Sử Tư Minh thay đổi chiến thuật, cho thuyền gỗ chở củi tẩm dầu châm lửa, thả trôi từ thượng nguồn xuống để đốt cháy 2 cây cầu nhằm chia cắt sự liên lạc giữa 3 tòa thành Hà Dương. Nhưng Lý Quang Bật phòng bị trước, ông sai quân dùng sào dài chặn thuyền và lấy đá lớn dìm thuyền lửa xuống sông. Sử Tư Minh tức giận lại sai Chu Chí mang 3 vạn quân đánh Bắc thành, còn tự mình tấn công Nam thành. Quang Bật đoán biết quân Yên chỉ tấn công Bắc thành, bèn giao cho Lý Bão Ngọc trấn thủ Nam thành, còn mình mang quân chủ lực ra Bắc thành. Thấy quân địch tuy đông nhưng hỗn loạn, Lý Quang Bật dự liệu quân Yên không đáng sợ. Ông sai 2 bộ tướng Hách Ngọc và Luận Dung Trinh chia đường ra đánh. Quân Đường đại phá quân Yên, giết hơn 1 vạn người, bắt sống 2 tướng Yên là Từ Hoàng Ngọc và Lý Tần Thu cùng 8000 người, thu rất nhiều khí giới. Sử Tư Minh đang đánh Nam thành, không biết quân đánh Bắc Thành bại trận. Lý Quang Bật sai mang tù binh bắt được đến Nam thành, chém ở bờ sông để uy hiếp quân Yên. Quân yên khiếp sợ, Sử Tư Minh phải lui quân. Lý Quang Bật thừa thắng mang quân tấn công Hoài châu, bắt sống các tướng Yên là Chu Chí, An Thái Thanh, Dương Hy Văn. Nhờ công lao trong trận này, ông được phong làm Lâm Hoài quận vương, phong thực ấp 1500 hộ. Trận Hà Dương, Lý Quang Bật chỉ có 2 vạn quân nhưng đã bại hơn 10 vạn quân Yên của Sử Tư Minh. Bị gièm pha về Lâm Hoài. Chiến thắng của Lý Quang Bật ngoài mặt trận lại khiến hoạn quan Ngư Triều Ân ghen ghét, tâu với Đường Túc Tông rằng quân Yên ô hợp dễ đánh khiến Túc Tông hoài nghi tài năng của ông. Ngoài ra, tướng Bộc Cố Hoài Ân cũng gièm pha rằng quân Yên không mạnh nên Quang Bật mới đánh được. Vì vậy Túc Tông nhất định bắt Lý Quang Bật ra quân thu phục Lạc Dương, trong khi ông nhận định quân địch còn mạnh chưa thể đánh chiếm thành được. Vì bị triều đình cưỡng bách, Quang Bật đành phải ra quân. Ông chia đường cùng Hoài Ân đánh thành, nhưng Hoài Ân không đến đúng điểm hẹn như đã định. Kết quả quân Đường bị quân Yên đánh bại ở Mang Sơn. Lý Quang Bật phải rút quân từ Hà Dương về cố thủ ở Văn Hỷ. Ông dâng biểu xin nhận tội, kết quả bị Đường Túc Tông tước hết binh quyền. Sau đó cha con Sử Tư Minh lại tàn sát lẫn nhau. Con Tư Minh là Sử Triều Nghĩa làm vua Yên nhưng lực lượng ngày càng suy yếu. Năm 762, Lý Quang Bật lại được Đường Túc Tông gọi ra phong làm Hà Nam Phó nguyên soái kiêm thị trung, lãnh Tiết độ sứ hành doanh tám đạo Hà Nam, Hoài Nam, ra trấn thủ Lâm Hoài. Ông tham gia trận đánh cùng quân Hồi Hột thu phục đông đô Lạc Dương, đuổi quân Sử Triều Nghĩa chạy lên phía bắc. Sử Triều Nghĩa bị các trấn phản lại, đường cùng phải tự sát. Loạn An Sử chấm dứt. Trong thời gian trấn trị Lâm Hoài có xảy ra cuộc nổi dậy của Viên Triều ở Triết Đông. Lý Quang Bật điều quân đi đánh dẹp được. Năm 764 đời Đường Đại Tông, Lý Quang Bật lâm bệnh qua đời. Năm đó ông 57 tuổi. Nhận định. Lý Quang Bật giỏi dùng binh, được coi là công thần bậc nhất thời trung hưng nhà Đường. Đối với cuộc chiến dẹp loạn An Sử, công lao của ông và Quách Tử Nghi được đánh giá ngang nhau. Tuy nhiên, khi so sánh ông và Quách Tử Nghi, các sử gia có nhận định khác. Cả Quang Bật và Tử Nghi đều bị gian thần gièm pha và bị triều đình bạc đãi, nhưng khi nhà Đường lâm nguy, Tử Nghi vẫn ra sức cứu vua, còn Lý Quang Bật chỉ đóng quân tại bản bộ không ứng cứu. Vì vậy ông được xem là người không có được sự tận trung như Tử Nghi.
1
null
Kiên Đàm (, ?—50) tự Tử Cấp hay Tử Bì (theo Đông Quan Hán ký), người Tương Thành, Dĩnh Xuyên , tướng lĩnh, khai quốc công thần nhà Đông Hán, một trong Vân Đài nhị thập bát tướng. Cuộc đời và sự nghiệp. Ban đầu ông làm Lại trong huyện. Khi Lưu Tú đánh dẹp Hà Bắc, có người tiến cử, nên được gặp. Lưu Tú thấy Đàm thực sự có năng lực, dùng làm Chủ bộ; sau đó bái làm Thiên tướng quân, cho theo quân bình định Hà Bắc, được cầm quân riêng đánh phá quân nông dân Đại Thương ở Lư Nô . Lưu Tú lên ngôi, là Hán Quang Vũ đế, bái Đàm làm Dương hóa tướng quân, phong Âm Cường hầu. Đàm cùng chư tướng đánh Chu Vĩ ở Lạc Dương, được bộ tướng của Vĩ giữ phía đông thành làm phản gián, hẹn riêng với Đàm mở cửa Thượng Đông (cửa đầu tiên theo trục Bắc – Nam của mặt đông thành Lạc Dương cũ). Ông cùng Kiến nghĩa đại tướng quân Chu Hỗ vào lúc mờ sáng xông vào, giao chiến với quân địch ở Vũ Khố (kho chứa binh khí), chém giết rất nhiều, đến khi trời sáng hẳn thì lui quân. Về sau Vĩ chấp nhận đầu hàng, ông lại cầm quân riêng đánh Nội Hoàng, dẹp được. Năm Kiến Vũ thứ 2 (26), Đàm cùng Hữu tướng quân Vạn Tu đánh dẹp các huyện Nam Dương, người Đổ Hương là Đổng Hân chiếm cứ Uyển Thành, bắt Nam Dương thái thú Lưu Lân. Ông bèn đưa quân đến Uyển, chọn dũng sĩ cảm tử nhân đếm tối trèo lên thành, phá cửa cho đại quân tiến vào. Hân bèn bỏ thành chạy về Đổ Hương. Bấy giờ Đặng Phụng bất mãn Ngô Hán mà làm phản ở Tân Dã. Khi ấy Vạn Tu bệnh mất, Đàm đơn độc nam cự Đặng Phụng, bắc chống Đổng Hân. Suốt 1 năm đường sá cách trở, lương thảo không đến được, ông ăn uống sơ sài, đồng cam cộng khổ với binh sĩ. Mỗi lần ra trận, Đàm đều đi trước, trên người có 3 vết thương, nhờ vậy mà bảo toàn được quân đội. Sau đó, Đế thân đến Nam Dương đánh Hân, Phụng, dùng Đàm làm Tả tào, theo quân chinh phạt. Năm thứ 6 (30), ông được phong Hợp Phì hầu. Năm thứ 26 (50), mất. Con là Hồng kế tự.
1
null
Cucurbita moschata là một loài bí ngô có nguồn gốc từ Trung Mỹ hoặc bắc Nam Mỹ. Các giống của loài này gồm squash và pumpkin. Các giống của "C. moschata" chịu đựng tốt hơn đối với thời tiết ẩm và nóng hơn biến thể của "C. maxima" hoặc "C. pepo". Nhìn chung chúng cũng có khả năng kháng bệnh và côn trùng tốt hiown, đặc biệt là loài squash vine borer. Các giống gồm có:
1
null
Lữ đoàn Cơ giới 1 được quân đội Úc thành lập trong thế chiến thứ hai. Tháng 4 năm 1942, từ Lữ đoàn Kỵ binh 1 Úc đổi thành lữ đoàn cơ giới 1. Lữ đoàn nhập biên chế Sư đoàn Bộ binh 5 Úc sau đó lại chuyển vào biên chế sư đoàn cơ giới 1 vào tháng 9 năm 1942 và đến tháng 11 năm 1942, lại chuyển tới Sư đoàn Thiết giáp 3 Úc. Lữ đoàn được giải tán vào tháng 7 năm 1943, mà chưa tham gia bất kỳ trận đánh nào. Biên chế. Tiểu đoàn Trinh thám 1 Úc Trung đoàn Cơ giới 5 Úc Trung đoàn Cơ giới 11 Úc Trung đoàn Cơ giới 16 Úc
1
null
Nhà hát Chicago, ban đầu có tên là Nhà hát Balaban và Katz Chicago, là một nhà hát nằm trên ở phía bắc Phố State trong khu vực Loop của Chicago, tiểu bang Illinois, Hoa Kỳ. Được xây dựng vào năm 1921, nhà hát Chicago là công trình hàng đầu đại diện cho tập đoàn nhà hát Balaban and Katz (B&K) quản lý bởi A. J. Balaban, anh trai Barney Balaban của mình và đối tác Sam Katz của họ Cùng với các nhà hát khác của B & K, từ năm 1925 đến năm 1945 nhà hát Chicago là một công trình nhà hát rạp chiếu phim có ưu thế. Ngày nay, nhà hát Chicago là một địa điểm cho biểu diễn sân khấu, ảo thuật, hài kịch và hòa nhạc. Nhà hát này thuộc sở hữu của Madison Square Garden, Inc.. Tòa nhà được liệt kê vào danh sách Sổ bộ Địa danh Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ ngày 6 tháng 6 năm 1979, và nó đã được liệt kê trong nhóm công trình nổi bật Chicago vào ngày 28 tháng 1 năm 1983. Mái cửa vào riêng biệt của nhà hát Chicago, "một biểu tượng không chính thức của thành phố ", thường xuyên xuất hiện trong bộ phim, truyền hình, tác phẩm nghệ thuật, và nhiếp ảnh.
1
null
Smith & Wesson Model 10, còn được biết với tên gọi Smith & Wesson Military & Police là một loại súng lục của Hoa Kỳ được thiết kế bởi nhà máy Smith & Wesson từ năm 1889 nhưng đến năm 1899 nó mới thành công và ra đời. Đây là loại súng lục tiêu chuẩn của các sĩ quan cảnh sát Hoa Kỳ từ những năm 1940 đến những năm 1980, hiện nay nó cùng nhiều súng lục Smith & Wesson khác đã bị thay thế bằng súng lục Glock 17 và Beretta 92. Loại súng này xuất hiện hạn chế ở một số chiến trường, đáng chú ý nhất là chiến tranh Đông Dương, sĩ quan cùng binh lính quân đội Pháp đã mang nó rất nhiều trong thời ấy, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tịch thu nó rồi sử dụng lại sau những trận đánh. Smith & Wesson Model 10 chính là súng lục tiêu chuẩn trong những bộ phim Việt Nam nói về đề tài kháng chiến chống Pháp. Nó cũng được Hồng Kông mua lại với số lượng khổng lồ rồi giao lại cho Lực lượng cảnh sát Hồng Kông mang theo bên người như là vũ khí chính thức của họ. Phiên bản nòng ngắn của nó vẫn là súng lục chính của cảnh sát hình sự Việt Nam cũng như Hồng Kông.
1
null
Cessna Model C-165 Airmaster là một loại máy bay một động cơ do hãng Cessna Aircraft Company chế tạo. Airmaster đóng một vai trò quan trọng trong việc tái thiết công ty máy bay Cessna vào thập niên 1930 sau sự đổ vỡ của ngành công nghiệp hàng không trong Cuộc đại khủng hoảng.
1
null
Serhiy Nazarovych Bubka (; ; sinh 4 tháng 12 năm 1963) là một cựu vận động viên nhảy sào người Ukraina. Ông khoác áo Liên Xô cho đến khi quốc gia này tan rã vào năm 1991. Bubka nhiều lần được bình chọn là vận động viên xuất sắc nhất thế giới và năm 2012 là một trong 24 vận động viên đầu tiên có tên tại Đại sảnh Danh vọng của Liên đoàn điền kinh thế giới (IAAF) . Bubka đã vô địch thế giới 6 lần liên tiếp, giành một huy chương vàng Olympic và phá kỷ lục thế giới 35 lần (17 kỷ lục ngoài trời và 18 kỷ lục trong nhà). Ông là vận động viên đầu tiên vượt qua mức xà 6 mét và là vận động viên đầu tiên vượt qua mức xà 6 m 10 (20 ft) . Ông đang nắm giữ kỷ lục thế giới nhảy sào ngoài trời 6 m 14, thiết lập ngày 31 tháng 7 năm 1994 tại Sestriere, Ý và đã từng giữ kỷ lục thế giới nhảy sào trong nhà 6 m 15, lập ngày 21 tháng 2 năm 1993 tại Donetsk, Ukraina . Tiểu sử. Serhiy Bubka sinh ra tại Voroshilovgrad (nay là Luhansk). Ban đầu là một vận động viên điền kinh khá ở nội dung chạy 100 m và nhảy xa, nhưng chỉ từ khi chuyển qua thi đấu ở nội dung nhảy sào ông mới chứng tỏ mình là một vận động viên hàng đầu thế giới. Năm 1983, hãy còn vô danh trên trường đấu quốc tế, Bubka đã giành ngay chức vô địch tại Giải vô địch thế giới tổ chức ở Helsinki, Phần Lan. Năm tiếp theo ông đã thiết lập kỷ lục thế giới đầu tiên với mức xà 5 m 75. Ông khoác áo đội tuyển Liên Xô cho đến khi quốc gia này tan rã vào cuối năm 1991. Hệ thống thể thao Liên Xô tặng thưởng cho những vận động viên lập kỷ lục thế giới mới. Bubka nổi tiếng với việc phá kỷ lục thế giới từng chút một, thậm chí đến từng 1 cm. Điều đó cho phép ông có thể thường xuyên được thưởng và trở nên thu hút sự chú ý trong các giải đấu điền kinh. Ông có một con trai hiện là vận động viên quần vợt chuyên nghiệp cùng tên Serhiy Bubka. Sự nghiệp nhảy sào. Serhiy Bubka bắt đầu thi đấu quốc tế vào năm 1981 khi tham dự Giải vô địch trẻ châu Âu. Ông chỉ xếp thứ 7 ở giải này. Tuy nhiên chỉ hai năm sau, tại Giải vô địch thế giới 1983 tổ chức ở Helsinki, Bubka đã chính thức gia nhập vào hàng ngũ những nhà vô địch khi giành huy chương vàng với mức xà 5 m 70. Những năm tiếp theo chứng kiến sự thống trị tuyệt đối của ông ở nội dung nhảy sào, với những kỷ lục thế giới lần lượt bị phá. Kỷ lục thế giới đầu tiên Bubka lập được là mức xà 5 m 85 vào ngày 26 tháng 5 năm 1984. Chỉ một tuần sau ông đã nâng lên mức 5 m 88, rồi 5 m 90 một tháng sau. Bubka vượt qua mức 6 m lần đầu tiên vào ngày 13 tháng 7 năm 1985 tại Paris . Mức xà này từng được coi là không thể vượt qua. Với việc không có đối thủ, trong 10 năm tiếp theo, ông nâng dần kỷ lục của chính mình cho tới khi đạt mức tốt nhất trong sự nghiệp, cũng là kỷ lục thế giới hiện nay là 6 m 14 vào năm 1994. Ông trở thành vận động viên đầu tiên vượt qua mức xà 6 m 10 tại San Sebastián, Tây Ban Nha năm 1991. Cho đến tháng 9 năm 2012 vẫn chưa có vận động viên nào vượt qua được mức xà 6 m 07, kể cả trong nhà hay ngoài trời. Bubka lập kỷ lục thế giới năm 1994 vào thời điểm một số nhà bình luận cho rằng đã đến giai đoạn xuống dốc của vận động viên vĩ đại này. Ông phá kỷ lục thế giới thêm 21 cm chỉ trong vòng 4 năm từ 1984 đến 1988, nhiều hơn mọi vận động viên nhảy sào đạt được trong 12 năm trước đó. Bubka từng 45 lần vượt qua mức xà 6 m hoặc hơn, tính đến tháng 4 năm 2009 là nhiều hơn tổng tất cả các vận động viên còn lại trong lịch sử (tại thời điểm 20 tháng 4 năm 2009 các vận động viên khác mới có tổng cộng 42 lần vượt qua mức 6 m) . Bubka chính thức tuyên bố giải nghệ vào năm 2001 tại một buổi lễ ở giải Các ngôi sao nhảy sào tại Donetsk . Lời nguyền Thế vận hội. Mặc dù thống trị nội dung nhảy sào, ông lại có thành tích nghèo nàn ở các Thế vận hội. Kỳ Thế vận hội đầu tiên Bubka có thể tham dự là năm 1984. Tuy nhiên năm đó Liên Xô với hầu hết các quốc gia Khối phía Đông tẩy chay. Hai tháng trước kỳ Thế vận hội 1984 thành tích của ông đã hơn 12 cm với huy chương vàng năm đó Pierre Quinon. Năm 1988 Bubka tham dự Thế vận hội Seoul và giành huy chương vàng Thế vận hội duy nhất trong sự nghiệp của mình với thành tích 5 m 90. Năm 1992 ông thất bại trong cả ba lần nhảy (5 m 70, 5 m 70, 5 m 75) và bị loại. Năm 1996 một chấn thương tại gót chân làm ông phải bỏ cuộc trước khi thi đấu. Năm 2000, lần cuối cùng tham dự một Thế vận hội, Bubka thất bại ở mức xà 5 m 70 . Giải vô địch thế giới. Trái ngược với thành tích ở Thế vận hội, Bubka đã 6 lần liên tiếp vô địch tại các giải thế giới tổ chức từ 1983 đến 1997. Cho đến nay, ông là vận động viên điền kinh duy nhất giành 6 giải vô địch cho bất cứ bộ môn nào . Quá trình lập kỷ lục thế giới. Trong sự nghiệp, Bubka đã phá kỷ lục thế giới nhảy sào nam 35 lần . Trong thời kỳ đỉnh cao, chỉ duy nhất một lần Bubka mất kỷ lục thế giới. Chỉ vài phút sau khi vận động viên Pháp Thierry Vigneron lập kỷ lục thế giới mới ngày 31 tháng 8 năm 1984 tại Gala điền kinh ở Roma, Bubka đã phá kỷ lục này trong lần nhảy tiếp theo . Sự thật rằng phần lớn những kỷ lục Bubka thiết lập nhằm minh chứng cho sự thống trị của ông ở nội dung này. Người ta không biết chính xác khả năng tốt nhất của ông có thể vượt qua mức xà bao nhiêu, bởi những giải thưởng lớn từ các nhà tài trợ giải đấu cho kỷ lục thế giới mới nên phần nhiều những kỷ lục sau này của ông chỉ hơn kỷ lục cũ đúng 1 cm (xem bảng bên dưới, từ mức 6 m 05 nội dung ngoài trời và 6 m 10 trong nhà). Mỗi khi phá kỷ lục thành công, ông ngừng lại và chờ đến giải đấu sau, dù khả năng có thể tiếp tục vượt được mức xà cao hơn ở giải đấu đó . Sau khi giải nghệ. Năm 2001, Bubka được đề cử làm một thành viên của hội đồng Liên đoàn điền kinh thế giới. Năm 2011, ông trúng cử một nhiệm kỳ 4 năm làm phó chủ tịch tổ chức này . Ông hiện thời còn giữ chức vụ chủ tịch Ủy ban Olympic quốc gia Ukraina và là một thành viên của Ủy ban Olympic Quốc tế . Về chính trị, từ năm 2002 đến 2006, ông là một nghị sĩ Ukraina (đại biểu của Đảng "Vì Ukraina thống nhất"), trong ủy ban phụ trách các vấn đề về thanh niên, thể dục, thể thao và du lịch . Giải thưởng. Trong suốt quá trình thi đấu, Bubka giành được nhiều giải thưởng có giá trị.
1
null
Trận Haelen, được mệnh danh là Trận Các Mũ trụ Bạc, là một trận đánh trong cuộc xâm chiếm Bỉ của quân đội Đế quốc Đức trên Mặt trận phía Tây thời Chiến tranh thế giới thứ nhất, diễn ra vào ngày 12 tháng 8 năm 1914. Đây là trận đánh đầu tiên của kỵ binh trên Mặt trận phía Tây. Trong cuộc giao chiến quyết liệt này, một sư đoàn kỵ binh Bỉ dưới sự chỉ huy của tướng Leon De Witte đã đẩy lùi cuộc tiến công của lực lượng kỵ binh Đức (với 2 sư đoàn) do tướng Georg von der Marwitz chỉ huy. Thất bại của các cuộc tấn công liên tiếp của quân kỵ binh Đức đã chứng tỏ những hạn chế của học thuyết kỵ binh của quân đội nước này, đồng thời là một biểu hiện ban đầu cho sự bất lực của kỵ binh trong vai trò tấn công kẻ thù được trang bị vũ khí hiện đại. Trong khi quân đội Đức tập trung nỗ lực chính của họ vào pháo đài quan trọng Liège của Bỉ, một Quân đoàn Kỵ binh dưới quyền chỉ huy của tướng Von der Marwitz đã được phái vượt sông Meuse về hướng bắc Liège, với nhiệm vụ tiến đánh Louvain. Đầu ngày 12 tháng 8 năm 1914, Sư đoàn Kỵ binh số 4 của Đức đã tiến công thị trấn Haelen nằm trên sông Gette. Bất chấp những cuộc tấn công liên tiếp bằng đao và thương, quân Đức đã không thể đánh bại sư đoàn kỵ binh Bỉ của De Witte đang trấn giữ cầu Haelen. De Witte đã hạ lệnh cho các lực lượng của ông (gồm cả binh lính đi xe đạp và công binh) xuống ngựa, và họ chiến đấu trong suốt ngày hôm đó như bộ binh. Quân Đức đã hứng chịu thiệt hại nặng nề. Cuối cùng, Marwitz bị buộc phải triệt thoái. Đây là một trong số ít những thất bại của người Đức trong cuộc xâm lược Bỉ. Trận Haelen đã gây cho người Bỉ phấn chấn, song điều này trở nên lầm lạc. Đây chỉ là một chiến thắng nhỏ của quân đội phe Hiệp Ước. Liège đã thất thủ vào ngày 16 tháng 8, và sau đó quân Đức đã tiếp tục cuộc tấn công của mình vào Bỉ. Một tuần sau trận chiến tại Haelen, thị trấn này đã bị quân đội Đức chiếm giữ, cùng với Tirlement.
1
null
Lên đường () là một bài hát của Liên Xô do V. P. Solovyov-Sedoy phổ nhạc và M. A. Dudin viết lời. Nó vốn là một bài nhạc dùng trong bộ phim "Maksim Perepelitsa" trình chiếu năm 1955 do Leonid Fyodorovich Bykhov thủ vai chính. Từ khi bộ phim được trình chiếu, bài hát đã trở nên cực kì nổi tiếng và hiện nay vẫn được sử dụng như một hành khúc. Tác giả V. P. Solovyov-Sedoy đã được trao Giải thưởng Lenin vào năm 1959 dành cho bài hát này. Ông cũng là tác giả phần âm nhạc của bài hát Chiều Moskva nổi tiếng. Bài hát này chính là bài ca của Lực lượng vũ trang Liên bang Nga và Hồng quân Liên Xô trước đây Lịch sử. Bài hát "Lên đường" đã được trình diễn trong Ngày chiến thắng cũng như trong nhiều dịp lễ lớn ở Nga, Ukraina, Belarus và nhiều nước thuộc khối SNG cũng như một số quốc gia khác, bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Nó là một trong những bài hát được Đoàn ca múa nhạc Hồng quân trình diễn thường xuyên trên sân khấu. Ivan Rebroff từng thu âm ba phiên bản của bài "Lên đường": phiên bản đầu tiên làm năm 1970 dưới tiêu đề "Người Cô dắc phải lên đường" ("Kosaken müssen reiten" - với phần lời mới do Fred Weyrich viết), phiên bản thứ hai thực hiện cùng năm với lời tiếng Anh, và phiên bản cuối cùng năm 1972 với lời tiếng Nga. Trong một cảnh của bộ phim Pháp "Mọi người đều không có may mắn có cha mẹ là người cộng sản" ("Tout le monde n'a pas eu la chance d'avoir des parents communistes") sản xuất năm 1993, nhân vật Irene đã nhảy múa theo điệu nhạc này. Và, trong buổi duyệt binh kỉ niệm Ngày chiến thắng năm 2005, bài hát "Lên đường" đã được trình diễn dưới dạng quân hành. Hai năm sau đó, bài hát này xuất hiện trong album "Ъ" của nhóm nhạc rock nặng Alisa. Đến năm 2011, lực lượng Cảnh sát Vũ trang Nhân dân Trung Quốc đã biểu diễn bài hát này với lời tiếng Trung. Lời bài hát. Tiếng Việt. "(Có thể hát được bằng tiếng Việt)" "Đoạn 1:" "Điệp khúc:" "Đoạn 2": "Điệp khúc" "Đoạn 3:" "Điệp khúc" "Lặp lại đoạn 1" "Điệp khúc"
1
null