text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Sứa lửa (danh pháp khoa học: Physalia physalis) là những loài sứa và cộng sinh của chúng được phân loại là đại diện duy nhất thuộc họ Physaliidae, cũng là họ và chi đơn loài. Nó có tua có nọc độc có thể gây đau dữ dội. Chúng được biết với tên tiếng Anh là "Tàu chiến Bồ Đào Nha" (Portuguese man o' war). Đặc điểm. Dù bề ngoài giống con sứa, nó không phải là loài sứa mà là loài siphonophore, khác ở chỗ nó không phải là một loài đơn mà là một quần thể nhiều cá thể nhỏ gọi là các zooid. Mỗi zooid này chuyên biệt rất cao dù kết cấu của nó trông giống như các động vật duy nhất, chúng dính vào nhau và tích hợp về sinh lý đến mức chúng không thể sống sót một cách độc lập. Loài này sinh sống ở bề mặt đại dương. Bàng quang chứa đầy khí, hoặc pneumatophore, vẫn còn ở bề mặt, trong khi phần còn lại ngập dưới nước. Do chúng không có phương tiện đẩy, chúng chuyển nhờ sự kết hợp của gió, dòng chảy và thủy triều. Mặc dù nó có thể được tìm thấy ở bất cứ nơi nào trong vùng biển (đặc biệt là vùng biển nước ấm), nó được tìm thấy phổ biến nhất ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương và bắc hải lưu Gulf Stream. Chúng đã được tìm thấy xa về phía bắc vịnh Fundy và Hebrides. Tại Địa Trung Hải, chúng đã được phát hiện lần đầu ở ngoài khơi Tây Ban Nha và sau đó ở Corse Năm 2010, chúng được nhìn thấy quanh Malta. Mùa hè năm 2009, hội đồng hạt Pembrokeshire khuyến cáo những người tắm biển ở các khu vực nước có loài này ở vùng biển xứ Wales. Tại Ireland, có hàng tá trường hợp nhìn thấy loài này được xác nhận (năm 2009–2010), từ Termonfeckin ở hạt Louth đến bờ biển hạt Antrim. Bên kia bờ Đại Tây Dương, chúng dạt vào bở dọc theo bắc vịnh Mexico và bờ đông và tây của Florida. Chúng cũng được tìm thấy ở vùng biển Costa Rica, đặc biệt là tháng 3 và tháng 4, khi chúng cũng được tìm thấy ngoài khơi Guyana, Colombia, Jamaica, và Venezuela..
1
null
TV Globo, tên cũ là Rede Globo, là một mạng lưới truyền hình Brasil, đưa ra bởi ông trùm truyền thông Roberto Marinho vào ngày 30 tháng 12 năm 1957. Nó thuộc sở hữu của phương tiện truyền thông tập đoàn Organizações Globo, là lớn nhất trong số cổ phần của mình. Globo là mạng truyền hình thương mại lớn thứ hai trong doanh thu hàng năm trên toàn thế giới đằng sau chỉ American Broadcasting Company và nhà sản xuất lớn nhất của telenovelas.
1
null
StG 44 (tên đầy đủ trong tiếng Đức: Súng trường tấn công 44 (Sturmgewehr 44), tên khác MP 44 hay MP 43, có nghĩa là Maschinenpistole 43 hay Maschinenpistole 44) là một khẩu súng trường tấn công mạnh mẽ của Đức Quốc Xã, được thiết kế vào năm 1942 và sử dụng đạn 7.92x33mm Kurz. Súng này nhìn rất giống với súng trường tấn công AK-47 - vũ khí lừng danh thế giới của Liên Xô về vẻ bề ngoài nên có các giả thuyết của phương Tây về việc súng AK-47 này được phát triển từ StG 44 dù chưa giả thuyết nào được khẳng định. Nhà thiết kế Mikhail Timofeyevich Kalashnikov luôn luôn khẳng định rằng AK-47 là do ông tự thiết kế và không hề tham khảo bất kỳ chi tiết nào của khẩu StG 44. Bản thân StG 44 cũng có cơ chế hoạt động hoàn toàn khác với AK-47 khi nó dựa trên cơ chế trích khí dài trực tiếp tác động lên khoá nòng lùi, trong khi AK-47 dựa trên cơ chế hoạt động là trích khí ngắn, thông qua thoi đẩy tác động lên khóa nòng xoay. Thời kỳ cuối Chiến tranh thế giới thứ hai, súng trường tấn công StG 44 ra đời nhằm đáp ứng những nhu cầu về hỏa lực tầm trung cho quân đội Đức Quốc Xã. Các kinh nghiệm chiến đấu đã chỉ ra rằng cỡ đạn 7,92x57mm Mauser sử dụng bởi khẩu súng trường Karabiner 98k có tầm bắn hiệu quả quá lớn, không cần thiết (lên tới 1000 mét) với sức giật rất mạnh, trong khi cỡ đạn 9×19mm Parabellum dùng cho MP 40 và Luger P08 có độ giật thấp thì sức xuyên phá và tầm bắn lại bị hạn chế (chỉ khoảng 150 mét). Các nhà quân sự đã đề ra một vũ khí bắ liên thanh dùng cỡ đạn tầm trung, hiệu quả trong khoảng cách 300-500 mét, kết quả là đạn 7,92x33mm Kurz và súng trường tấn công StG 44 đã ra đời. Ban đầu, Adolf Hitler không thích loại vũ khí mới này, khiến các nhà thiết kế phải đặt tên là MP 43 nhằm đánh lừa ông rằng đây chỉ là phiên bản của tiểu liên MP 40. Nhưng vở kịch đã bị hạ màn, Adolf Hitler phát hiện mình bị qua mặt và ông đã tận tay bắn thử khẩu súng này để tìm hiểu xem nó có đặc điểm gì mà quân lính yêu thích như vậy, sẵn sàng lừa dối cả Quốc trưởng. Và, ông đã rất thích nó, sau đó khẩu súng đã được sản xuất hàng loạt từ năm 1944, phục vụ quân đội Đức Quốc Xã trong những năm tháng cuối cùng của cuộc chiến. Đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nó được Hồng quân Liên Xô mang về nước rất nhiều như là chiến lợi phẩm, không như những nước Đồng Minh khác chỉ ưa thích súng lục Luger P08. Có giả thuyết ông Mikhail Timofeyevich Kalashnikov, nhà thiết kế vũ khí nổi tiếng của Liên Xô đã lấy cảm hứng dựa theo mẫu súng StG 44 rồi chế tạo ra AK-47, vật liệu lẫn cách bắn của AK-47 cũng đều làm theo StG 44. Dù vậy, cấu tạo và cách hoạt động của AK-47 lại hoàn toàn khác so với StG 44.
1
null
Cuộc vây hãm Namur là một trận bao vây trên Mặt trận phía Tây thời Chiến tranh thế giới thứ nhất, đã diễn ra từ ngày 20 cho đến ngày 24 tháng 8 năm 1914, trong Trận Biên giới Bắc Pháp. Sau một cuộc vây hãm ngắn ngủi, quân đội Đế quốc Đức dưới quyền chỉ huy của tướng Karl von Bülow đã giành được pháo đài kiên cố Namur từ tay quân đội Bỉ do tướng Augustin Michel chỉ huy. Với chiến thắng này, quân đội Đức đã bắt giữ hàng ngàn tù binh, mặc dù cuộc phòng ngự tại Namur của quân đội Bỉ đã đem lại cho phe Hiệp Ước một khoảng thời gian ngắn mà quý báu. Trong cuộc tấn công Bỉ của quân Đức vào tháng 8 năm 1914, các pháo đài Liège và Namur nằm trên đường tiến của quân cánh phải của Đức. Người Đức đã tiến đánh Liège trước. Sau khi Liège thất thủ, các Tập đoàn quân số 2 và 3 của Đức dưới quyền Von Bülow đã để tầm ngắm vào Namur. Là đội quân cánh phải của Bỉ, lực lượng trú phòng tại Namur nằm dưới quyền Michael – người chỉ huy của Sư đoàn số 4 là tướng Michel, bị quân Đức áp đảo nặng nề về quân số và có tinh thần chiến đấu thấp. Chưa kể, vua Albert I của Bỉ đã quyết định rút quân chủ lực về Antwerp. Tuy nhiên, quân Bỉ sẽ phải cầm cự cho đến khi Tập đoàn quân số 5 của Pháp, đóng ở bên kia sông Sambre, có thể hội kiến với Sư đoàn số 4 của Bỉ. Vào ngày 20 tháng 8, các đơn vị dưới quyền Von Bülow đã tiếp cận với pháo đài Marchovelette, và bắt đầu tiến hành tấn công vào Marchovelette nhằm thăm dò. Nhằm ngăn ngừa quân đội Pháp tiếp cận với các pháo đài tại Namur, Bülow đã cử một phần thuộc lực lượng của ông tấn công quân Pháp trong trận Charleroi. Vào ngày 21 tháng 8, Tập đoàn quân số 2 của Đức bắt đầu nã đạn vào các pháo đài tại Namur. Chiến lược của họ đã thành công: chỉ có một trong các trung đoàn bộ binh của Pháp là tiếp cận được với quân phòng thủ Bỉ. Người Đức đã quyết định tái lặp chiến thắng trước đó của họ tại Liège bằng cách dùng pháo binh hạng nặng, gồm cả khẩu "Dicken Bertha" hùng mạnh – một khẩu pháo 420 mm của hãng Krupp – để tiến hành pháo kích vào Namur. Trước sự công pháo của quân Đức, các pháo đài tại Namur đã bị vỡ vụn. Hai ngày sau, Bülow phát động cuộc tập kích của mình. Vào ngày 23 tháng 8, Namur đã sắp sửa rơi vào tay quân đội Đức. Trước tình hình bất lợi, quân phòng thủ Bỉ phải tiến hành triệt thoái, và các cánh cổng của thành phố đã mở ra phía trước người Đức. Không lâu sau khi các lực lượng Đức chiếm giữ thành phố, pháo đài cuối cùng của Pháp đã thất thủ. Nhận được tin này, người chỉ huy của Tập đoàn quân số 5 của Pháp phải rút quân khỏi sông Sambre, kết thúc trận Charleroi với chiến thắng của quân của Bülow. Sau khi hạ được Namur, lực lượng pháo binh Đức cũng chuyển tới pháo đài Maubeuge của Pháp để thực hiện cuộc vây hãm pháo đài này.
1
null
Chùa Tràn hay Phúc Lâm Tự là một ngôi chùa cổ, xưa tọa lạc tại làng Tràn nên có tên này, nay thuộc thôn Khang Giang, xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Chùa được xây dựng dưới thời nhà Lý (cuối thế kỷ 11), ban đầu chùa được dựng bằng tường đất, lợp mái rạ; tới nay, chùa đã trải qua ba lần đại trùng tu. Trên tháp chuông của nhà chùa còn ghi lại câu đối của tiến sĩ nhà Nguyễn là Phạm Văn Nghị:
1
null
Hiraizumi – Đền thờ, vườn và các địa điểm khảo cổ đại diện cho vùng đất Phật giáo là một nhóm bao gồm 5 địa điểm là các ngôi đền, vườn, di chỉ khảo cổ Phật giáo cuối thế kỷ 11, 12 tại Hiraizumi, thuộc tỉnh Iwate, Nhật Bản. Các di sản đại diện cho Phật giáo, thể hiện tín ngưỡng tâm linh và sự phát triển của đạo Phật trên đất Nhật Bản đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 2011. Di sản bao gồm 4 khu vườn với cây cối, đền đài được xây dựng bởi gia đình Fujiwara Oshu, một gia tộc cầm quyền ở miền Bắc Nhật Bản thể hiện tín ngưỡng đối với đạo Phật. Các ngôi đền đều được xây dựng thế kỷ 11, 12 nhưng hai trong số đó đã được xây dựng lại. Các khu vườn bao gồm nhiều cây cối, các ngôi đền, (trong đó có cả ngôi đền được dát bằng vàng ở Chûson-ji), hồ nước. Tất cả được bố trí một cách rất phù hợp. Di sản ở Hiraizumi bao gồm 4 khu vườn và đền là: Chûson-ji, Mōtsū-ji, Kanjizaiô-in Ato, Muryôkô-in Ato và ngọn núi thiêng Kinkeisan.
1
null
The Sun Sessions là album biên tập của Elvis Presley được thu âm tại Sun Studios từ năm 1954 tới năm 1955. Album được phát hành sau đó bởi RCA Records vào năm 1976, rồi sau đó có mặt tại các bảng xếp hạng ở Anh dưới tên gọi The Sun Collection. Những dòng giới thiệu được viết bởi Roy Carr của tờ "NME".
1
null
Aimée Ann Duffy (sinh ngày 23 tháng 6 năm 1984), được biết nhiều dưới nghệ danh Duffy, là ca sĩ, nhạc sĩ và diễn viên xứ Wales. Album đầu tay "Rockferry" năm 2008 của cô đã đưa cô với khán giả khi nó nhanh chóng chiếm được vị trí số 1 tại UK Albums Chart và trở thành album bán chạy nhất năm 2008 tại Anh với 1,6 triệu bản. Album này cũng được nhận nhiều lần chứng chỉ Bạch kim với ít nhất 7 triệu bản được bán trên toàn thế giới, trong đó bao gồm 2 ca khúc đình đám "Mercy" và "Warwick Avenue". Với "Mercy", Duffy trở thành nữ ca sĩ xứ Wales đầu tiên giành vị trí số 1 tại UK Singles Chart kể từ Bonnie Tyler với ca khúc "Total Eclipse of the Heart" vào năm 1983. Năm 2009, cô giành Giải Grammy cho Album giọng pop xuất sắc nhất cho "Rockferry", và cô cũng có 2 đề cử nữa tại lễ trao giải Grammy lần thứ 51 này. Tại Brit Awards, cô cũng được trao 3 giải: Nghệ sĩ mới xuất sắc nhất, Nghệ sĩ nữ solo xuất sắc nhất và Nghệ sĩ xuất sắc nhất. Ngày 29 tháng 11 năm 2010, Duffy phát hành album thứ 2, "Endlessly" và bắt đầu sự nghiệp diễn xuất với vai phụ trong bộ phim "Patagonia". Tháng 2 năm 2011, Duffy tuyên bố sự nghiệp âm nhạc của cô sẽ còn nhiều gián đoạn trước khi cô chính thức thực hiện album phòng thu thứ 3.
1
null
The Beatles Anthology là dự án tài liệu với 3 album kép theo kèm với tư liệu về ban nhạc huyền thoại The Beatles. Paul McCartney, George Harrison và Ringo Starr trực tiếp tham gia vào việc thực hiện và chỉnh sửa, điều đó dẫn tới việc đôi khi khoảng thời gian này được gọi là "Anthology" với ban nhạc. "The Beatles Anthology" được quay từ tháng 11 năm 1995, các bản mở rộng được phát hành trên VHS và Laserdisc vào năm 1996 và DVD năm 1997. Bộ phim tài liệu được thực hiện qua các đoạn phỏng vấn The Beatles cùng với những đoạn dẫn kể lại lịch sử của ban nhạc qua những thước phim và những cảnh quay ngắn trên sân khấu. Album đầu tiên trong ấn bản này được ra mắt cùng lúc với việc thực hiện phim tài liệu vào tháng 11 năm 1995, và 2 album tiếp theo được phát hành sau đó vào năm 1996. Các album này bao gồm các phần trình diễn và bản nháp chưa từng được phát hành được trình bày theo thứ tự thời gian, kèm với đó là hai bản thu lại từ các sáng tác theo bản nháp băng từ của John Lennon. Cuốn sách tư liệu được ra mắt vào năm 2000, song song với bộ phim tài liệu cũng giới thiệu về lịch sử ban nhạc cùng với những câu nói kinh điển từ các buổi phỏng vấn. Phim tài liệu. Tháng 5 năm 1995, dự án "Anthology" được giới thiệu rộng rãi qua các buổi họp báo. Gần 100 quốc gia đã đăng ký xin bản quyền để trình chiếu những thước phim tài liệu này với giá tổng cộng lên tới 65 triệu $. Với tổng kinh phí là 11 triệu $, phần lãi được chia đều cho các Beatle còn sống và Yoko Ono. Đây là một con số vô cùng ấn tượng nếu ta biết rằng họ chỉ cho phát hành theo kèm 3 album-kép và một ấn bản DVD. Serie "The Beatles Anthology" được chiếu tại 94 quốc gia với tổng cộng ít nhất 418 triệu người xem. Mặt khác, các đoạn phỏng vấn nổi tiếng được cắt nhỏ để trình chiếu cũng được theo dõi bởi ít nhất 1 tỉ người. Bám theo những gì có trong cuốn sách được phát hành 5 năm sau đó, The Beatles đã kể lại câu chuyện xung quanh sự nghiệp của ban nhạc qua những hình ảnh, và đôi khi là cả những thước phim. Neil Aspinall, George Martin và Derek Taylor cũng có rất nhiều đóng góp khối công việc đồ sộ này. Vào năm 2003, toàn bộ serie đã được tổng hợp và phát hành qua một ấn bản bao gồm 5 DVD. Trong DVD bonus, Paul McCartney, Ringo Starr và George Harrison có chơi cùng nhau một số đoạn nhạc sáng tác bởi Harrison vào giữa những năm 90. Họ đặt tên chúng là "Threetles". Họ cũng thực hiện cùng George Martin tại Abbey Road Studios để chỉnh sửa và nghe lại các ca khúc như "Tomorrow Never Knows" hay "Golden Slumbers"... Album. Trước khi phát hành bộ phim, 3 album-kép được phát hành, bao gồm những CD-kép và 3 đĩa than của hầu hết những ca khúc chưa từng phát hành của The Beatles (các ca khúc khác là từ thời Tony Sheridan), cho dù rất nhiều ca khúc đã từng nằm trong các ấn phẩm trước đó. Chỉ 2 ngày sau khi lên sóng trên một chương trình truyền hình đặc biệt, "Anthology 1" đã xuất hiện tại quầy, bao gồm các bản thu từ thời The Quarrymen và những bản thu nổi tiếng đã từng bị Decca Records từ chối, cùng với đó là rất nhiều bản nháp và demo của ban nhạc trong 4 album đầu tay. Album cũng bao gồm cả ca khúc "Lend Me Your Comb" nằm trong tuyển tập "Live at the BBC" vừa được phát hành vào năm 1994. Ca khúc "Free as a Bird" là ca khúc mở đầu album. 450.000 bản của "Anthology 1" được bán hết ngay trong ngày đầu tiên đã giúp "Anthology 1" trở thành album bán chạy nhất (trong ngày đầu tiên phát hành) của mọi thời đại. Tay trống đầu tiên của nhóm, Pete Best – người bị thay thế bởi Ringo Starr vào năm 1962 – cuối cùng cũng có tên trong thành phần tham gia sản xuất của The Beatles khi đã từng đóng góp vào những bản nháp đầu tiên của ban nhạc. "Anthology 2" được phát hành vào ngày 17 tháng 3 năm 1996. Album tập hợp những bản nháp và demo của The Beatles trong các album "Help!", "Rubber Soul", "Revolver", "Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band", và "Magical Mystery Tour". Album cũng bao gồm bản thu đầu tiên của "Strawberry Fields Forever" bởi Lennon, vốn chỉ xuất hiện trong lưu trữ của các nhà phát hành. Ca khúc "Real Love" cũng giống "Free as a Bird" là một bản thu lại từ bản nháp trên băng từ của Lennon. "Anthology 3" được phát hành vào ngày 28 tháng 10 năm 1996 là các bản nháp và demo của "Album trắng", "Abbey Road", và "Let It Be", cùng với đó là một số bản thu của Harrison và McCartney được thâu trong thời kỳ Beatles song nằm trong các dự án solo sau này. Khi đặt cả ba phần bìa đĩa cạnh nhau, ta sẽ có được một tấm áp-phích lớn bao gồm nhiều poster và bìa đĩa tại những khoảnh khắc khác nhau trong sự nghiệp của The Beatles. Klaus Voormann, người từng thiết kế bìa cho album "Revolver" năm 1966, là người thực hiện công việc này. Phần bìa của "Anthology" đã buộc Voorman phải sử dụng lại những nguyên liệu mà ông từng làm với "Revolver". Trong video của "Free as a Bird", phần bìa này xuất hiện như một poster dán ở cửa sổ quầy hàng khi camera lướt nhanh qua dãy phố. Thiết kế này cũng đồng nhất với các ấn phẩm trên VHS, laserdisc và DVD, và hoàn toàn có thể nhìn hoàn thiện nếu đặt chúng cạnh nhau. Sau khi "Anthology 3" được phát hành, cửa hàng của HMV cho bán một số lượng giới hạn các tấm thiệp thiết kế từ phần bìa này, trong đó mỗi tấm thiệp là một nửa của phần bìa. Bộ 3 "Anthology" xuất hiện trên iTunes Store vào ngày 14 tháng 7 năm 2011, cùng với đó là một ấn bản đặc biệt có tên "Anthology Highlights" bao gồm các bài hát chọn lọc từ 3 album này. Sách. Cuốn sách "The Beatles Anthology" được phát hành vào tháng 10 năm 2000, trong đó bao gồm các bài phỏng vấn đầy đủ của cả bốn thành viên và các nhân vật liên quan, cùng với đó là những bức ảnh hiếm. Rất nhiều câu nói hay đã được cho vào bộ phim tài liệu. Cuốn sách được thiết kế theo khổ lớn, bao gồm nhiều hình ảnh sáng tạo, một vài bức hình ấn tượng và những ảnh chụp màu liên quan tới lịch sử ban nhạc, một số ảnh chụp trang phục cùng với vô vàn những kiểu chữ và sắp đặt khác nhau. Cuốn sách nằm trong top những cuốn sách bán chạy nhất trong năm của tờ "New York Times". Năm 2002, nó được tái bản với loại giấy mỏng hơn.
1
null
Tiết Lễ (薛禮, 613-683), tự Nhân Quý (仁貴), là một danh tướng thời nhà Đường, phục vụ qua 2 triều vua Đường Thái Tông và Đường Cao Tông. Ông được biết đến nhiều bởi hình tượng nhân vật tiêu biểu trong văn hoá phim ảnh và kinh kịch. Thân thế. Tiết Nhân Quý là người Giáng Châu, Long Môn (nay thuộc Hà Tân, Sơn Tây), xuất thân trong một gia đình thế tộc ở Hà Đông, thuộc dòng dõi tướng lĩnh thời Bắc Ngụy là Tiết An Đô. Tằng tổ phụ của Tiết Nhân Quý là Tiết Vinh, cũng làm quan thời Bắc Ngụy đến chức Thái thú, Đô đốc, được phong Trừng Thành Huyện công. Tổ phụ là Tiết Diễn, làm Trung đại phu thời Bắc Chu, cha là Tiết Quỹ, làm quan cho nhà Tùy. Cuộc đời. Thời trẻ Tiết Nhân Quý sống nghèo khổ, làm nghề nông. Vợ là Liễu thị, dân gian thường gọi là , Liễu Ngân Hoàn, Liễu Anh Hoàn hoặc Liễu Nghênh Xuân. Sách Tân Đường thư, mục "Tể tướng thế hệ biểu" chép: "Tiết Nhân Quý tên Lễ, Đại tổng quản đạo Tùng Mạc". Tư Mã Quang trong Tư trị thông giám viết: "Nhân Quý, cháu 6 đời của An Đô, nguyên tên Lễ, người ta quen gọi theo tên tự". Năm Trinh Quán thứ 19 (645), Đường Thái tông hạ lệnh viễn chinh Cao Câu Ly. Tướng quân chiêu mộ binh sĩ, bấy giờ Tiết Nhân Quý mới ứng mộ tòng quân. Tại thành An Thị (nay thuộc Hải Thành, Liêu Ninh), Tiết Nhân Quý có biểu hiện xuất sắc trong chiến đấu, được Đường Thái Tông thăng làm Du Kích Tướng quân, ban cho ngựa hai con, lụa 40 cuộn. Tuy nhiên quân Đường thua Cao Câu Ly trong cuộc chiến đó khi Uyên Cái Tô Văn mang đại quân từ Bình Nhưỡng đến chi viện cho thành An Thị. Tiết Nhân Quý hết lòng phò tá Đường Thái Tông rút lui về nước. Năm Hiển Khánh thứ 3 (658), Tiết Nhân Quý phò trợ cho Doanh Châu Đô đốc kiêm Đông Di Đô hộ Trình Danh Chấn và Tô Định Phương, tại thành Quý Đoan (nay thuộc lưu vực Hồn Hà, Liêu Ninh), đánh tan quân Cao Câu Ly, giết quân Cao Câu Ly rất nhiều. Sau đó Tiết Nhân Quý dẫn quân Đường quay lại Hắc Sơn đánh bại quân Khiết Đan (đời Khả hãn A Bất Cố). Tiết Nhân Quý được vua Đường Cao Tông phong làm Tả Vũ vệ Tướng quân. Tù trưởng Hồi Hột là Bà Nhuận, vốn tuân phục nhà Đường vừa chết, cháu là Bì Túc Độc nối ngôi, liên kết với các tộc Đồng La, Bộc Cố xâm phạm vào biên giới nhà Đường. Năm 662 vua Đường Cao Tông sai Trịnh Nhân Thái cùng Lưu Thẩm Lễ, Tiết Nhân Quý, Tiêu Tự Nghiệp thảo phạt Bì Túc Độc. Ban đầu, quân Đường chiến thắng nhiều trận, Tiết Nhân Quý trở nên nổi tiếng với giai thoại "Tam tiễn định Thiên San" nhưng sau đó hết lương, thời tiết xấu khiến quân Đường phải rút về. Vua Đường Cao Tông sai trị tội Trịnh Nhân Thái, rồi bổ Khiết Bật Hà Lực cùng Khước Khác đến thay. Người trong Bộ Lạc sợ thế Khiết Bật Hà Lực, bèn bắt tù trưởng hơn hai trăm người giao nộp. Khiết Bật Hà Lực sai chém tất cả. Chiến sự phía tây tạm yên. Sau đó Tiết Nhân Quý chuyển sang chinh phục bộ tộc Thiết Lặc. Năm Càn Phong nguyên niên (666), Đường Cao Tông phái Tiết Nhân Quý dẫn quân Đường đánh Cao Câu Ly nhằm báo thù vụ Bàng Đồng Thiện và Cao Khản sang Cao Câu Ly đòi cống nạp nhưng bị quân Cao Câu Ly tập kích. Khi ban sư, Tiết Nhân Quý được Đường Cao Tông phong Hữu Uy vệ Đại tướng quân. Năm 667 con trưởng của Đại ma li chi Cao Câu Ly Uyên Cái Tô Văn đã mất là Uyên Nam Sinh quy hàng quân Đường của Tiết Nhân Quý. Vua Đường Cao Tông lại cử Lý Tích và Tiết Nhân Quý ra quân tiếp viện cho chiến trường Cao Câu Ly. Tiết Nhân Quý còn thuyết phục được Khả hãn Khiết Đan là Lý Tận Trung và Tôn Vạn Vinh cùng tham gia với quân Đường chinh phạt Cao Câu Ly với lời hứa sẽ giao Doanh Châu cho người Khiết Đan sau cuộc chiến. Uyên Nam Sinh (bị Đường Cao Tông đổi sang họ Toàn vì húy kỵ Đường Cao Tổ) dẫn quân Đường hạ 40 thành trì của Cao Câu Ly ở biên giới phía đông. Mùa thu cùng năm, Lý Tích vượt sông Liêu, chiếm Tân Thành ở Liêu Đông rồi hạ được 16 thành. Tiết Nhân Quý cùng Bàng Đồng Thiện, Cao Khản đại phá quân Cao Câu Ly của Uyên Nam Kiến, hợp quân với Uyên Nam Sinh (Yeon Namseng). Tuy nhiên, hải quân Đường do Quách Đãi Phong (郭待封) chỉ huy lại gặp khó khăn trong việc cung cấp lương thực, Quách Đãi Phong muốn cầu viện Lý Tích, song sợ rằng nếu tin này đến chỗ quân Cao Câu Ly thì sẽ bị lộ nhược điểm. Quách Đãi Phong quyết định viết một bài thơ ám hiệu và gửi cho Lý Tích. Thoạt đầu, Lý Tích không hiểu rằng đó là ám hiệu, tức giận rằng Quách Đãi Phong lại viết thơ ở tiền tuyến, song quân quản ký Nguyên Vạn Khoảnh (元萬頃) đã có thể giải mã bài thơ, Lý Tích biết được nội dung thỉnh cầu và đã chuyển lương thực cho quân của Quách Đãi Phong. Quân Đường của Lý Tích và quân Khiết Đan của Tiết Nhân Quý, Lý Tận Trung, Tôn Vạn Vinh bỏ qua thành Ansi (thành An Thị, ngôi thành từng đánh lui quân Đường của Đường Thái Tông vào 22 năm trước), nhanh chóng vượt qua tỉnh Liêu Ninh của Cao Câu Ly mà nhắm đến sông Áp Lục. Sau đó, Uyên Nam Kiến bố trí quân Cao Câu Ly phòng thủ theo tuyến sông Áp Lục, quân Đường của Lý Tích không thể vượt sông. Tháng 5 năm 668, nước Thổ Phiên tiến chiếm 18 châu của nhà Đường. Vua Đường Cao Tông lại cử Tiết Nhân Quý, A Sử Na Đạo Chân, Quách Đãi Phong kháng cự Thổ Phiên. Quân Đường của Tiết Nhân Quý bị quân Thổ Phiên đánh úp, quân Đường đại bại, tử thương vô số. Ba tướng Tiết Nhân Quý, A Sử Na Đạo Chân, Quách Đãi Phong bỏ chạy thoát thân, vua Đường Cao Tông xét lúc trước họ lập nhiều công trạng, miễn tội chết, nhưng trừ danh. Tiết Nhân Quý nhanh chóng được Đường Cao Tông phái sang phía đông tiếp tục hỗ trợ Lý Tích đánh Cao Câu Ly. Đến mùa thu năm 668, Lý Tích mới đánh bại quân Cao Câu Ly của Uyên Nam Kiến dọc bờ sông Áp Lục và cho quân vượt sông Áp Lục, tiến đến bao vây thành Bình Nhưỡng. Nghe nhà Đường hứa sẽ chia đất Cao Câu Ly sau khi diệt Cao Câu Ly, nước Tân La (đời vua Tân La Văn Vũ vương) phái Kim Yu-shin (金庾信, 김유신) dẫn quân lên bắc phối hợp với quân Đường diệt Cao Câu Ly. Em trai của Uyên Cái Tô Văn là Uyên Tịnh Thổ (Yeon Jeong-to) quy hàng quân Tân La của Kim Yu-shin. Quân Tân La của Kim Yu-shin nhanh chóng đến hội quân với Lý Tích để cùng vây đánh kinh đô Bình Nhưỡng của Cao Câu Ly. Em của Uyên Nam Kiến là Uyên Nam Sản và một số quan lại của Cao Câu Ly đã đầu hàng quân Đường, song Uyên Nam Kiến và Cao Câu Ly Bảo Tạng Vương vẫn tiếp tục chiến đấu. Một vài ngày sau đó (vào háng 11 năm 668), bộ tướng của Uyên Nam Kiến là hòa thượng Tín Thành (Shin Sung, 信誠) lén mở một cổng thành ra đầu hàng quân Đường. Quân Đường của Lý Tích và Tiết Nhân Quý, quân Tân La của Kim Yu-shin, quân Khiết Đan của Lý Tận Trung và Tôn Vạn Vinh, quân Cao Câu Ly trung thành với Uyên Nam Sinh (Yeon Namseng) tiến vào kinh thành Bình Nhưỡng của Cao Câu Ly. Vua Cao Câu Ly là Bảo Tạng Vương (Bojang Wang) phải đầu hàng và bị quân Đường giải sang nhà Đường. Đại ma li chi Uyên Nam Kiến (Yeon Namgeom) tự sát không thành và bị Uyên Nam Sinh (Yeon Namseng) cứu sống rồi bị giải sang nhà Đường cùng với Uyên Nam Sản (Yeon Namsan), Cao Xá Kê (Go Sagye). Cao Câu Ly bị diệt vong. Vua cũ của Bách Tế là Phù Dư Phong đang ở Cao Câu Ly cũng bị quân Đường bắt, bị giải sang nhà Đường và bị lưu đày đến miền nam nhà Đường. Tiết Nhân Quý được Đường Cao Tông phong làm An Đông đô hộ của An Đông đô hộ phủ (nơi cai trị của An Đông đô hộ phủ là thành Bình Nhưỡng). Dù Cao Câu Ly đã bị sụp đổ nhưng trên lãnh thổ Cao Câu Ly vẫn còn 5 thành trì ở bán đảo Liêu Đông chưa chịu khuất phục trước nhà Đường là các thành Ansi (An Thị), Geonan, Yodong (Liêu Đông), Baegam và Sin. Tiết Nhân Quý nhiều lần phái quân Đường tấn công các thành trì còn lại này của Cao Câu Ly. Khi đó tù trưởng Cao Câu Ly là Kiếm Mưu Sầm khôi phục Cao Câu Ly, lập Cao An Thắng lên làm vua Cao Câu Ly. Vua Đường Cao Tông sai Cao Khản phát binh thảo phạt. Trong lúc đó, nước Tân La có ý muốn chiếm lại tất cả đất cũ của Cao Câu Ly bị nhà Đường sáp nhập khi trước, bèn gửi quân giúp nghĩa quân Cao Câu Ly của Cao An Thắng ("Go Anseung") và Kiếm Mưu Sầm ("Geom Mojam") ở Hán Thành (nay là Seoul, Hàn Quốc). Vua Tân La Văn Vũ Vương tổ chức một cuộc tấn công vào các lực lượng nhà Đường đang chiếm đóng lãnh thổ Bách Tế trước đây. Vua Đường Cao Tông gọi Ngụy Triết về Trường An và phong cho Tiết Nhân Quý làm Kiêm giáo An Đông đô hộ năm 669. Vua Đường Cao Tông lệnh cho Tiết Nhân Quý di dời 78.000 dân Cao Câu Ly sang vùng Hoài Giang và Trường Giang của nhà Đường. Những người Cao Câu Ly nghèo và yếu ớt thì được bố trí làm lính gác ở An Đông đô hộ phủ. Đầu năm 670, Tiết Nhân Quý dẫn quân Đường từ Bình Nhưỡng bắc tiến đến bán đảo Liêu Đông, đánh chiếm 5 thành Ansi (An Thị), Geonan, Yodong (Liêu Đông), Baegam và Sin của tàn dư Cao Câu Ly. Sau đó vua Đường Cao Tông phong cho Cao Khản làm Liêu Đông Châu hành quân Tổng quản An Đông đô hộ thay cho Tiết Nhân Quý trong năm 670. Cùng năm 670, vua Đường Cao Tông phong Tiết Nhân Quý làm Hành quân Đại tổng quản, dẫn 5 vạn binh mã hộ tống quốc vương Thổ Cốc Hồn đánh quân Thổ Phồn để phục quốc. Trong trận Đại Phi Xuyên, Tiết Nhân Quý giao chiến với 20 vạn quân Thổ Phồn bị đại bại phải lui quân. Cuộc chiến giữa Tân La và nhà Đường trên bán đảo Triều Tiên xảy ra từ năm 668 đến đầu thập niên 670. Năm 671, Tân La đánh bại quân Đường. Tháng 1 năm 673, An Đông đô hộ là Cao Khản đánh thắng quân Tân La một trận lớn, kìm chân được tham vọng của Tân La. Sau đó, Tiết Nhân Quý được vua Đường Cao Tông phong làm Tổng quản đạo Kê Lâm, hiệp trợ tàn quân Bách Tế, cùng quân Tân La và nghĩa quân Cao Câu Ly tác chiến. Cùng năm 673 nước Tân La phái quân hỗ trợ Cao An Thắng và Kiếm Mưu Sầm giữ Hán Thành (nay là Seoul), củng cố cho nước Cao Câu Ly mới. Tiết Nhân Quý nhiều lần phái quân Đường tấn công Hán Thành nhưng đều bị thất bại. Đầu năm 674, nghĩa quân Cao Câu Ly và Tân La hợp sức đánh bại quân Đường ở núi Baekbing. Nhà Đường và đồng minh cũ là Tân La giao chiến liên miên, Tân La Văn Vũ Vương đã chiếm được phần lớn lãnh thổ Bách Tế và Cao Câu Ly cũ từ tay Đường và thúc đẩy kháng chiến chống lại triều đình nhà Đường ở Trung Hoa. Thấy vua Tân La Văn Vũ Vương đang giúp nghĩa quân Cao Câu Ly của Cao Câu Ly vương Cao An Thắng và Kiếm Mưu Sầm, hoàng đế Đường Cao Tông trong cơn giận dữ đã phong em trai của vua Tân La Văn Vũ Vương là Kim Nhân Vấn ("Kim Inmun") làm vua Tân La và cử Lưu Nhân Quỹ, Lý Bật và Lý Cẩn cùng một đội quân đưa Kim Nhân Vấn đi tấn công Tân La. Quân Đường đánh bại Tân La ở đất Bách Tế khiến Tân La phải cầu hòa với nhà Đường. Tân La liền móc nối Cao An Thắng giết Kiếm Mưu Sầm, rồi Cao An Thắng bỏ nghĩa quân Cao Câu Ly quy hàng Tân La. Năm 675, Lý Cẩn Hành (李謹行) đã dẫn quân Đường đánh đến lãnh thổ Tân La (đời vua Tân La Văn Vũ Vương) cùng với quân Mạt Hạt (lực lượng quy phụ nhà Đường, tổ tiên của người Nữ Chân). Tuy nhiên, quân Đường đã bị quân Tân La đánh bại trong trận thành Mãi Tiếu (Maeso), tuy nhiên các nguồn từ nhà Đường cho rằng phần thắng nghiêng về phía họ trong trận này cũng như trong các trận chiến khác với quân Tân La. Do An Đông đô hộ phủ của Tiết Nhân Quý liên tục bị nghĩa quân Cao Câu Ly tấn công, vua Đường Cao Tông dời An Đông đô hộ phủ từ Bình Nhưỡng sang Liêu Thành (này là Liêu Ninh, Trung Quốc) thuộc Liêu Đông năm 676, nước Tân La liền xua quân đánh chiếm gần hết bán đảo Triều Tiên từ quân Đường. Năm 677 vua Đường Cao Tông phong Bảo Tạng Vương, vua cũ của Cao Câu Ly, làm "Triều Tiên vương" và đô đốc Liêu Đông châu (Hangul: 요동주도독 조선왕 Hanja:遼東州都督朝鮮王, Hán Việt: Liêu Đông châu đô đốc Triều Tiên Vương) của An Đông đô hộ phủ, rồi đưa ông ta đến An Đông đô hộ phủ ở Liêu Đông nhằm lợi dụng ông ta trấn an các thế lực phản loạn ở Cao Câu Ly. Còn Tiết Nhân Quý thì bị vua Đường Cao Tông biếm làm Thứ sử Tượng Châu. Sau đó vua Đường Cao Tông lại đổi phủ đô hộ An Đông từ Liêu Thành về Tân Thành (nay là Phú Thuận, Liêu Ninh, Trung Quốc). Bảo Tạng Vương khi sang An Đông đô hộ phủ ở Liêu Đông thì lại có ý khôi phục quốc gia Cao Câu Ly, đã tập hợp nhiều quân sĩ và khí giới, thành lập hội Đông Minh Thiên Khí Cái Thế (東明天氣盖世) và liên minh với các bộ tộc Mạt Hạt (tổ tiên của người Nữ Chân) do Khất Tứ Bỉ Vũ (Gulsabiwu) cầm đầu tiến hành ám sát các quan lại nhà Đường ở An Đông đô hộ phủ. Năm Khai Diệu nguyên niên (681), Tiết Nhân Quý xuất nhậm làm Trưởng sử Qua Châu. Không lâu sau, Tiết Nhân Quý thụ chức Hữu Lĩnh quân vệ Tướng quân, kiểm giáo Đại Châu Đô đốc. Cùng năm 681, Tiết Nhân Quý phát hiện Bảo Tạng Vương là thủ lĩnh của hội Đông Minh Thiên Khí Cái Thế (hội chuyên đi ám sát các quan lại nhà Đường ở An Đông đô hộ phủ) thì đập tan hành động khôi phục Cao Câu Ly của quân Đông Minh Thiên do Bảo Tạng Vương ở Liêu Đông chỉ huy, áp giải Bảo Tạng Vương sang Trường An nhà Đường lần 2 năm 681. Cuối năm 681, dư đảng Đột Quyết là A Sử Na Cốt Đốc Lộc cùng em là A Sử Na Mặc Xuyết, A Sử Đức Nguyên Trân thống nhất các bộ lạc Đột Quyết, lập ra Hãn quốc Hậu Đột Quyết. Cuối năm Vĩnh Thuần nguyên niên (682) Hãn quốc Hậu Đột Quyết của A Sử Na Cốt Đốc Lộc và A Sử Na Mặc Xuyết nổi dậy chống lại nhà Đường, đánh chiếm An Bắc đô hộ phủ của nhà Đường. A Sử Na Cốt Đốc Lộc tự xưng là Hiệt Điệt Lợi Thi Khả hãn. Vua Đường Cao Tông sai Tiết Nhân Quý 69 tuổi đem quân thảo phạt. Tiết Nhân Quý đem quân đại phá được quân Đột Quyết, bắt được hơn 200.000 người. Năm Vĩnh Thuần thứ 2 (683), Tiết Nhân Quý 70 tuổi lại chỉ huy quân Đường đánh bại quân đội Hãn quốc Hậu Đột Quyết do Hiệt Điệt Lợi Thi Khả hãn A Sử Na Cốt Đổc Lộc (阿史那骨篤祿) chỉ huy đang xâm lấn biên giới phía bắc nhà Đường. Cùng năm đó ông lâm bệnh qua đời, thọ 70 tuổi, được vua Đường Cao Tông truy tặng chức "Tả Kiêu vệ Đại tướng quân U Châu Đô đốc". Nghe tin Tiết Nhân Quý qua đời, liên tục trong năm 683, quân Đột Quyết nhiều lần đánh phá biên cương nhà Đường Con trưởng Tiết Nhân Quý là Tiết Nột, tự Thận Ngôn, nối nghiệp cha làm đại tướng nhà Đường, thời Đường Huyền Tông từng đại phá Đột Quyết, được nối tước cha làm Bình Dương Quận công. Sách Tân Đường thư chép: "tính trầm dũng khiêm tốn, giỏi dùng binh, gặp đại địch càng mạnh mẽ". Cháu nội của ông là Tiết Sở Ngọc và cháu chắt của ông là Tiết Tung đều là danh tướng thuộc thời kỳ sau của nhà Đường. Hình tượng trong tiểu thuyết dân gian và trong văn hóa đại chúng. Tiết Nhân Quý được lưu truyền trong nhiều giai thoại dân gian, được biết nhiều qua tạp kịch "Tiết Nhân Quý áo gấm về quê", hay tiểu thuyết Tiết Nhân Quý chinh Đông, Đường Tiết gia phủ truyện. Hình tượng Tiết Nhân Quý mặc bạch giáp tay cầm thiên hỏa kích và cưỡi ngựa trắng là hình tượng theo Tiết Nhân Quý và người đời theo suốt cuộc đời viễn chinh giúp triều Đường đi đến thái bình trong nhiều thập kỉ. Do Tiết Nhân Quý từng làm An Đông đô hộ ở An Đông đô hộ phủ, di dời 78.000 dân Cao Câu Ly sang nhà Đường và đập tan kế hoạch khôi phục Cao Câu Ly của Bảo Tạng Vương vào năm 681 nên hình ảnh của ông trong mắt người Triều Tiên và Hàn Quốc không được tích cực. Trong khá nhiều sử sách của Triều Tiên và Hàn Quốc cùng với nhiều bộ phim truyền hình của Hàn Quốc đều miêu tả Tiết Nhân Quý là một vị tướng tàn bạo, thất tín, bội nghĩa, háo sắc, tham lam, thuộc về phía gian tà. Con trai Tiết Nột chính là nguyên mẫu của nhân vật Tiết Đinh San trong Tùy Đường diễn nghĩa và Tiết Đinh San chinh Tây.
1
null
Ca-tỳ-la-vệ (chữ Hán: 迦毗羅衛; , "Kapilavastu", phiên âm tiếng Pali: "Kapilavatthu") là một thành quốc của Ấn Độ cổ đại, nơi được các kinh điển Phật giáo mô tả là quê hương của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni. Hình thành. Theo mô tả của các kinh điển Phật giáo, thủy tổ của tộc Thích-ca là vua Okkaka thuộc triều đại Thái Dương. Vương quốc của tộc Thích-ca bấy giờ đóng đô tại Saketa (có thuyết cho rằng Saketa là cựu kinh đô trước kia của xứ Kosala). Về sau, vua Okkaka, vì sủng ái thứ phi nên đã lưu đày các hoàng tử và công chúa, con của hoàng hậu, đến các vùng đất xa xôi. Trong cuộc lưu đày này, bốn hoàng tử là Ukkamukha, Karakanda, Hatthinika và Nipura, đã đi về hướng Himalaya. Trên đường đi, họ đã gặp một hiền sĩ tên là Kapila và được vị này bảo rằng, bất cứ kinh thành nào được thiết lập nơi vùng đất ông ta đang ẩn tu, sau này vương quốc đó sẽ phồn thịnh. Các hoàng tử bèn nghe theo và lập kinh thành tại vùng đất này, và dùng tên vị ẩn sĩ Kapila để đặt cho vương quốc mới của họ là Kapilavastu. Theo mô tả của các kinh điển Phật giáo, tiểu quốc Thích-ca nằm dưới chân núi Himalaya, hướng đông giáp hai vương quốc Ly-xa ("Licchavis") và Ma-kiệt-đà ("Magadha"); hướng tây giáp vương quốc Kiều-tát-la ("Kosala") và phía bắc là sông Rohini, làm ranh giới ngăn chia thành Ca-tỳ-la-vệ với thị tộc Câu-ly ("Koliya") nằm ở bờ bên kia. Về dân số, theo sử liệu ghi chép của luận sư Buddhaghosa (Phật Minh), cho biết vào thời Phật tại thế, ông có chừng 80.000 gia đình thân quyến bên nội, và khoảng bằng con số đó gia đình thân tộc bên ngoại. Theo Dr. Rhys Davids, nếu mỗi gia đình có 6 hoặc 7 người, thì tính ra tổng dân số của thị tộc Thích-ca thành Ca-tỳ-la-vệ bấy giờ, có thể lên tới khoảng một triệu người. Phát triển. Tiểu quốc Ca-tỳ-la-vệ phát triển xung quanh thành Ca-tỳ-la-vệ, trung tâm của tiểu quốc, nơi trú ngụ của tầng lớp quý tộc thuộc giai cấp Kshatriya (Sát-đế-lị) tộc Thích-ca. Việc cai trị vương quốc mới này được cai trị theo hình thức cộng hòa, trong đó vị tông chủ được các trưởng lão trong tộc Thích-ca tôn làm Tiểu vương (Ràjà) để lãnh đạo dân chúng. Mọi việc quan trọng trong tiểu quốc đều được mang ra thảo luận ở đại hội, do chính tiểu vương làm chủ tịch. Phần đông tầng lớp bình dân Ca-tỳ-la-vệ sống bằng nghề nông và nuôi gia súc, tản mát trong những ngôi làng ở trong rừng. Tuy hầu hết các làng đề có các thợ thủ công sinh sống, nhưng cũng có nhiều nơi mà thợ thủ công sống tập trung thành làng như các làng nghề mộc, rèn, gốm... Trong làng, khi người dân có việc ma chay, cưới hỏi, do sự thỉnh cầu, các tư tế Bà-la-môn (Brahmins) sẽ giúp đỡ cho họ. Mặc dù các ngôi làng mang tính tự trị cao, nhưng họ được đặt dưới sự bảo vệ của tộc Thích-ca thành Ca-tỳ-la-vệ. Đổi lại, họ phải nộp thuế và chịu sự cai trị lỏng lẻo của tộc Thích-ca thành Ca-tỳ-la-vệ. Ngoại trừ kinh đô Ca-tỳ-la-vệ, được ghi nhận có chợ búa với vài cửa tiệm nhỏ, nhưng các mô tả về kinh thành Ca-tỳ-la-vệ không ghi chép gì về các thương gia như thường thấy xuất hiện tại nhiều thành trấn lớn ở các tiểu quốc Ấn Độ khác. Hưng thịnh. Sau khi vương quốc được lập, ngôi vị quốc vương Ca-tỳ-la-vệ được lần lượt truyền qua các đời tông chủ đến vị quốc vương có tên là Jayasena (chữ Phạn: जयसेन). Sau khi Jayasena qua đời, ngôi vị quốc vương lần lượt được truyền đến con ông là Sihahanu (chữ Phạn: सीहहनु, Siôhahanu; Pali: Sìha-hanu; Hán tạng dịch là Sư Tử Giáp, 師子頰) rồi đến cháu ông là Suddhodana, được Hán tạng dịch là Tịnh Phạn. Vào thời Suddhodana, thành Ca-tỳ-la-vệ đã phát triển thành một đô thị cổ đại, là một thuộc quốc có ảnh hưởng của nước Kiều-tát-la (Kosala). Quốc vương Tịnh Phạn ("Śuddhodana") và Hoàng hậu Ma-da ("Māyā") đã sống và cai trị tại Ca-tỳ-la-vệ, cũng như con trai của họ là Thái tử Tất-đạt-đa Cồ-đàm ("Siddartha Gautama") cho đến khi ông rời cung điện vào năm 29 tuổi. Suy tàn. Sự phát triển nhanh chóng của thuộc quốc Ca-tỳ-la-vệ mang lại cho thành quốc này một ảnh hưởng đối với chính quốc Kiều-tát-la. Để kết liên với tộc Thích-ca, quốc vương Ba-tư-nặc ("Pasenadi") từng ngỏ lời hỏi cưới một nữ nhân của tộc Thích-ca làm vợ. Tông chủ tộc Thích-ca bấy giờ là Mahànàma, người kế vị Śuddhodana, đã gả Vāsabha, người con gái ngoại hôn của ông với một người tỳ nữ, cho quốc vương Ba-tư-nặc để làm thứ thiếp. Người thiếp này về sau sinh được một người con trai, là hoàng tử Virudhaka, được Hán tạng dịch là Tỳ Lưu Ly. Khi trưởng thành, hoàng tử Virudhaka cướp ngôi của vua cha Pasenadi. Theo các kinh điển Phật giáo, lấy lý do trả thù cho nguồn gốc thấp kém của mình (mẹ là tỳ nữ), Virudhaka đã xuất quân tàn sát toàn bộ tộc Thích-ca và hủy diệt hoàn toàn thành Ca-tỳ-la-vệ. Sau cuộc tàn sát đẫm máu này, thành Ca-tỳ-la-vệ gần như biến mất trong lịch sử. Một vài người trong tộc Thích-ca thoát được khỏi cuộc thảm sát, di cư lập quốc ở vùng khác, mà theo mô tả của đại sư Huyền Trang trong Đại Đường Tây vực ký có những tiểu quốc như Ô-trượng-na (Udiyāna), Phạm-diễn-na (Bamyan), Hí-ma-đát-la (Himatala) và Thương-di (Sgamaka), đều là do những hậu duệ của tộc Thích-ca lập nên. Đâu là vị trí của Ca-tỳ-la-vệ? Cuộc tìm kiếm địa điểm lịch sử Ca-tỳ-la-vệ vào thế kỷ XIX dựa trên những ghi chép của các nhà sư Pháp Hiển và Huyền Trang, những nhà sư Phật giáo Trung Quốc đã thực hiện những cuộc hành hương sớm nhất đến địa điểm này. Nhà sư Pháp Hiển, trong chuyến hành hương đến chiêm bái Ca-tỳ-la-vệ vào năm 403, đã mô tả như sau: Nhà sư Huyền Trang, trong chuyến hành hương đến chiêm bái Ca-tỳ-la-vệ vào năm 636, đã ghi chép: Sự mô tả khác nhau về khoảng cách của 2 nhà sư Trung Quốc dẫn đến có 2 quan điểm chính khác biệt về vị trí được xác định là thành Ca-tỳ-la-vệ cổ đại. Theo đó, một số nhà khảo cổ xác định thành Ca-tỳ-la-vệ nằm tại ngôi làng Tilaurakot, thuộc huyện Kapilvastu, Nepal ngày nay. Một số nhà khảo cổ khác lại ủng hộ quan điểm cho rằng thành Ca-tỳ-la-vệ cổ nằm tại làng Piprahwa, thuộc huyện Siddharth Nagar, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ ngày nay. Vị trí thành Ca-tỳ-la-vệ ngày nay được cả Ấn Độ lẫn Nepal cho rằng nằm trong lãnh thổ của mình, dẫn đến những tranh chấp của 2 quốc gia về địa điểm quê hương của Đức Phật. Cả 2 địa điểm trên đều chứa nhiều tàn tích khảo cổ, được xác định có niên đại từ thời Phật tại thế. Các học giả cho rằng vùng kiểm soát của nhà nước thị tộc Shakya mà có thể bao trùm cả khu vực rộng lớn gồm cả 2 địa điểm trên. Tuy nhiên, rất nhiều học giả Phật giáo ủng hộ quan điểm thành Ca-tỳ-la-vệ cổ thực sự nằm ở Nepal. Vị trí thành Ca-tỳ-la-vệ ở Ấn Độ, rất có thể là của một nhánh hậu duệ tộc Thích-ca thoát khỏi vương nạn Tỳ-lưu-ly xây dựng nên về sau này.
1
null
Sir Charles Villiers Stanford (ngày 30 tháng 9 năm 1852 - ngày 29 tháng 3 năm 1924) là một nhà soạn nhạc, giảng viên và chỉ huy giàn nhạc Ireland. Sinh ra trong một gia đình khá giả và am hiểu âm nhạc cao ở Dublin, Stanford được đào tạo tại trường Đại học Cambridge trước khi theo học âm nhạc tại Leipzig và Berlin. Ông có công trong việc nâng cao địa vị của Hội âm nhạc Đại học Cambridge, thu hút các ngôi sao quốc tế để biểu diễn với trường này. Trong khi vẫn còn một sinh viên đại học, Stanford đã được bổ nhiệm làm nhạc công organ của Trinity College, Cambridge. Năm 1882, ở tuổi 49, ông là một trong những giáo sư sáng lập của Trường Âm nhạc Hoàng gia, nơi ông đã dạy sáng tác trong suốt thời gian còn lại của cuộc đời mình. Từ năm 1887, ông cũng là giáo sư âm nhạc tại Cambridge. Là một giảng viên, Stanford đã hoài nghi về chủ nghĩa hiện đại, và hướng dẫn của ông chủ yếu dựa trên các nguyên tắc cổ điển như minh họa trong âm nhạc của Brahms. Trong số các học trò của ông là nhà soạn nhạc tăng mà danh tiếng đã vượt trội hơn của thầy của mình, chẳng hạn như Gustav Holst và Ralph Vaughan Williams. Là một chỉ huy giàn nhạc, Stanford giữ cương vị này với Đội hợp xướng Bach và Lễ hội âm nhạc Leeds tổ chức ba năm một lần. Stanford sáng tác một số lượng lớn các tác phẩm hòa nhạc, trong đó có bảy bản giao hưởng, nhưng tác phẩm được nhớ nhiều nhất của ông là những tác phẩm hợp xướng biểu diễn ở nhà thờ, chủ yếu là sáng tác theo truyền thống Anh giáo. Một số nhà phê bình coi Stanford, cùng với Hubert Parry và Alexander Mackenzie, đã có công trong sự phục hưng trong âm nhạc tiếng Anh. Tuy nhiên, sau thành công dễ thấy của mình như là một nhà soạn nhạc trong hai thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 19, âm nhạc của ông đã bị che khuất trong thế kỷ 20 bởi âm nhạc của Edward Elgar cũng như các học sinh cũ của ông.
1
null
Chaetodon kleinii là một loài cá biển thuộc chi Cá bướm (phân chi "Lepidochaetodon") trong họ Cá bướm. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1790. Từ nguyên. Từ định danh "kleinii" được đặt theo tên của Jacob Theodor Klein, nhà sử học, toán học kiêm thực vật học và động vật học người Đức, người đã biên soạn 5 quyển về lịch sử các loài cá, và loài cá này được Klein nhắc đến trong quyển 4 với tranh minh họa do Bloch vẽ. Phạm vi phân bố và môi trường sống. Từ bờ biển Đông Phi, "C. kleinii" được phân bố trải dài về phía đông đến quần đảo Hawaii (Hoa Kỳ), quần đảo Line và quần đảo Marquises (Polynésie thuộc Pháp), ngược lên phía bắc đến vùng biển phía nam Nhật Bản, xa về phía nam đến Úc (gồm cả đảo Lord Howe) và Rapa Iti (Polynésie thuộc Pháp) nhiều cá thể lang thang cũng được bắt gặp ở quần đảo Galápagos. Ở Việt Nam, "C. kleinii" được ghi nhận tại cù lao Chàm (Quảng Nam), đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) và quần đảo Hoàng Sa; Phú Yên; vịnh Nha Trang (Khánh Hòa); Ninh Thuận; cù lao Câu và một số đảo đá ngoài khơi Bình Thuận; cũng như tại quần đảo Trường Sa. "C. kleinii" thường sống tập trung ở những khu vực mà san hô phát triển phong phú trên các rạn viền bờ và đầm phá, có khi ở những khu vực có nền đáy cát, độ sâu được tìm thấy có thể lên đến 122 m. Mô tả. "C. kleinii" có chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận là 15 cm. Loài này có hai sọc trắng dày ở thân trước, cách nhau bởi một dải sọc nâu, phần thân sau chuyển sang màu vàng nâu (bao gồm cả vây lưng và vây hậu môn). Dọc hai bên thân có những hàng chấm sáng màu. Đầu có một sọc đen từ gáy băng dọc qua mắt (dải phía trên mắt có màu xanh lam ở con trưởng thành). Cuống đuôi có vạch trắng; vây đuôi màu vàng (rìa sau trong suốt). Vây bụng sẫm màu. Vây ngực trong suốt. Vây lưng và vây hậu môn có một dải viền trắng xanh ở rìa, phía trong có một viền mảnh màu đen. Số gai ở vây lưng: 13–14; Số tia vây ở vây lưng: 20–23; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 17–20; Số tia vây ở vây ngực: 13–15; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5; Số vảy đường bên: 33–41. Sinh thái học. "C. kleinii" là loài ăn tạp, bao gồm một số loài thủy sinh không xương sống (như động vật phù du) và tảo. "C. kleinii" nhìn chung ưa ăn san hô mềm và san hô cứng thuộc các chi "Acropora" và "Pocillopora", tuy nhiên chúng không hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn thức ăn này. "C. kleinii" thường sống đơn độc hoặc kết đôi với nhau, nhưng đôi khi cũng hợp thành đàn khoảng 30 cá thể. Lai tạp. Những cá thể mang kiểu màu trung gian giữa "C. kleinii" với "Chaetodon unimaculatus", một loài chị em cùng phân chi "Lepidochaetodon", đã được bắt gặp trong tự nhiên. Thương mại. "C. kleinii" là một loài thường được xuất khẩu trong ngành thương mại cá cảnh. Khoảng 7.000 con "C. kleinii" được giao dịch trong giai đoạn từ năm 1988 đến 2002.
1
null
Chaetodon bennetti là một loài cá biển thuộc chi Cá bướm (phân chi "Tetrachaetodon") trong họ Cá bướm. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1831. Từ nguyên. Từ định danh "bennetti" được đặt theo tên của nhà động vật học Edward Turner Bennett, người đã cho tác giả Georges Cuvier xem mẫu định danh của loài cá này. Phạm vi phân bố và môi trường sống. Dọc theo bờ biển Đông Phi, "C. bennetti" được phân bố trải dài về phía đông đến quần đảo Gambier (Polynésie thuộc Pháp) và quần đảo Pitcairn, ngược lên phía bắc đến vùng biển phía nam Nhật Bản, xa về phía nam đến Úc (gồm cả đảo Lord Howe) và đảo Rapa Iti. Ở Việt Nam, "C. bennetti" chỉ được ghi nhận tại quần đảo Hoàng Sa; bờ biển Phú Yên; và vịnh Nha Trang (Khánh Hòa). "C. bennetti" sống tập trung ở những khu vực mà san hô phát triển phong phú trên rạn viền bờ hay trong đầm phá ở độ sâu đến ít nhất là 30 m; cá con thường được bắt gặp ở vùng nước nông và có nhiều cụm san hô "Acropora". Mô tả. "C. bennetti" có chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận là 20 cm. Loài này có màu vàng với một đốm đen lớn viền trắng xanh ở thân trên. Một cặp sọc màu xanh óng từ sau đầu uốn cong xuống bụng. Đầu có một sọc đen viền xanh từ gáy băng dọc qua mắt. Số gai ở vây lưng: 13–14; Số tia vây ở vây lưng: 15–17; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 14–16; Số tia vây ở vây ngực: 14–16; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5; Số vảy đường bên: 36–40. Phân loại học. Các sọc xanh trên cơ thể giúp phân biệt "C. bennetti" với các loài chị em trong phân chi "Tetrachaetodon". Sinh thái học. "C. bennetti" là loài ăn san hô chuyên biệt. Loài này có thể kết đôi với nhau hoặc sống đơn độc. Thương mại. "C. bennetti" ít được xuất khẩu trong ngành kinh doanh cá cảnh. Do chế độ ăn đặc biệt nên loài này dễ bị chết đói trong điều kiện nuôi nhốt.
1
null
Họ San hô khối (Poritidae) là một họ san hô thuộc bộ San hô cứng (Scleractinia). Các loài thuộc họ này thuộc loại san hô tạo rạn. Kích thước và hình dáng của chúng rất đa dạng nhưng đa phần có kích cỡ lớn, lập thành từng lớp và có nhiều nhánh, cành và kết thành một lớp vỏ cứng. Coralit và vách ngăn có bề mặt lỗ rỗ. Tác giả Veron xem họ này không phải là một họ tự nhiên mà chỉ là một tập hợp các chi vốn không có chỗ nào khác để xếp vào. Chi. Theo "Sổ ghi thế giới về các loài sinh vật biển" ("World Register of Marine Species") thì họ này gồm các chi như sau:
1
null
Vườn quốc gia Grand Teton là một vườn quốc gia tại tây bắc tiểu bang Wyoming, Hoa Kỳ. Diện tích vườn quốc gia này khoảng 310.000 mẫu Anh (130.000 ha), vườn quốc gia này bao gồm các đỉnh núi chính của dãy núi dài 40-dặm (64 km) Teton dài cũng như hầu hết các phần phía bắc của thung lũng được gọi là Jackson Hole. Chỉ có 10 dặm (16 km) về phía nam là vườn quốc gia Yellowstone, hai vườn quốc gia được nối với nhau bằng John D. Rockefeller, Jr. Memorial Parkway. do Cục vườn quốc gia]] quản lý. Ba khu vực được bảo vệ kết hợp với rừng quốc gia xung quanh tạo thành hệ sinh thái Đại Yellowstone, diện tích gần 18.000.000 mẫu Anh (7.300.000 ha), là một trong các hệ sinh thái ôn đới lớn nhất còn nguyên vẹn vĩ độ giữa trên thế giới. Lịch sử loài người của khu vực Grand Teton có từ ít nhất 11.000 năm, khi dân du mục săn bắn hái lượm Cổ Anh Điêng di chuyển vào khu vực này trong những tháng nóng trong việc theo đuổi của thực phẩm. Vào những năm đầu thế kỷ 19, các nhà thám hiểm Kavkaz đầu tiên gặp phải người bản địa Shoshone phía đông. Giữa 1810 và 1840, khu vực thu hút các công ty kinh doanh lông thú ganh đua quyết liệt để kiểm soát của thương mại lông hải ly sinh lợi. Cuộc thám hiểm của Chính phủ Mỹ đối với khu vực bắt đầu vào giữa thế kỷ 19 như là một phần của thăm dò ở Yellowstone, và khu định cư lâu dài của người da trắng đầu tiên ở Jackson Hole đến vào những năm 1880. Nỗ lực bảo tồn các khu vực trong một vườn quốc gia bắt đầu vào cuối thế kỷ 19 và vào năm 1929, vườn quốc gia Grand Teton được thành lập, bảo vệ các đỉnh núi chính của dãy Teton. Thung lũng của Jackson Hole vẫn thuộc sở hữu tư nhân cho đến những năm 1930, khi các nhà bảo tồn do John D. Rockefeller, Jr. Bắt đầu mua đất ở Jackson Hole được thêm vào vườn quốc gia hiện có. Đi ngược lại dư luận và những nỗ lực lặp đi lặp lại của Quốc hội bãi bỏ các biện pháp, phần lớn Jackson Hole đã được thiết lập dành cho bảo vệ trong Jackson Hole National Monument vào năm 1943. Khu vực bảo vệ này đã bị bãi bỏ vào năm 1950 và hầu hết diện tích đất di tích đã được thêm vào vườn quốc gia Grand Teton. Vườn quốc gia Grand Teton được đặt tên theo Grand Teton, ngọn núi cao nhất trong dãy Teton. Việc đặt tên của các ngọn núi là do những người đặt bẫy nói tiếng Pháp đầu thế kỷ 19 "les trois Tetons" (ba núm vú) sau đó được Anh hóa và rút ngắn thành Tetons. Với độ cao 13.775 feet (4199 m), Grand Teton đột ngột vươn lên hơn 7.000 foot (2100 m) ở trên Jackson Hole, gần như 850 feet (260 m) cao hơn so với núi Owen, đỉnh núi cao thứ hai trong dãy núi. Vườn quốc gia này có một số hồ, bao gồm cả hồ dài 15 dặm (24 km) là hồ Jackson cũng như các con suối có độ dài khác nhau và dòng chính thượng lưu của sông Snake. Mặc dù trong một tình trạng rút dần, một hơn một chục sông băng nhỏ vẫn tồn tại ở trên cao gần đỉnh núi cao nhất trong dãy núi. Một số của các loại đá trong vườn quốc gia này có tuổi lâu đời nhất được tìm thấy trong bất kỳ vườn quốc gia nào của Hoa Kỳ và với niên đại gần 2,7 tỷ năm. Vườn quốc gia Grand Teton là một hệ sinh thái gần như nguyên sơ và cùng loài của hệ thực vật và động vật đã tồn tại từ thời tiền sử vẫn có thể được tìm thấy ở đó. Hơn 1000 loài thực vật có mạch, hàng chục loài động vật có vú, 300 loài chim, hơn một chục loài cá và một vài loài bò sát và loài lưỡng cư tồn tại. Do những thay đổi khác nhau trong hệ sinh thái, một số đó là do con người gây ra, người ta đã thựch các nỗ lực để cung cấp sự bảo vệ tăng cường cho một số loài cá bản địa và thông bỏ trắng ngày càng bị đe dọa. Vườn quốc gia Grand Teton là một điểm đến phổ biến cho hoạt động leo núi, câu cá, đi bộ đường dài và các hình thức vui chơi giải trí. Có hơn 1000 điểm cắm trại và hơn 200 dặm (320 km) đường mòn đi bộ đường dài cung cấp đường tiếp cận vào khu vực cắm trại hẻo lánh. Nổi tiếng với hoạt động đánh bắt cá cá hồi nổi tiếng thế giới, vườn quốc gia này là một trong vài nơi để bắt cá hồi sông Snake "Oncorhynchus clarki bouvieri". Grand Teton có một số trung tâm du khách được quản lý bởi Cục Vườn quốc gia Quốc gia và được nhượng quyền quản lý các cơ sở hoạt động nhà nghỉ, nhà nghỉ, trạm xăng và bến du thuyền. Vườn quốc gia Grand Teton là một trong 10 vườn quốc gia có số lượng khách tham quan nhiều nhất ở Hoa Kỳ, với trung bình 2,5 triệu lượt khách mỗi năm.
1
null
Họ San hô lỗ đỉnh (Acroporidae) là một họ san hô thuộc bộ San hô cứng (Scleractinia). Tên khoa học xuất phát từ tiếng Hy Lạp "akron" (nghĩa là "đỉnh"), ám chỉ sự hiện diện của coralit ở đỉnh mỗi nhánh san hô. Mô tả. San hô lỗ đỉnh là nhóm san hô chủ đạo tạo nên các rạn san hô. Chúng có hình dạng và kích thước phong phú và có thể rất đa dạng về mặt màu sắc và tạo hình, ngay cả trong cùng một loài với nhau. Đa số san hô loại này đều phân cành và một số thì từ từ kết thành lớp vỏ cứng. Màu sắc đa dạng, từ màu nâu, trắng, hồng, xanh dương đến vàng, xanh lá cây và tím; màu sắc này không chỉ tuỳ thuộc vào loài mà còn bị ảnh hưởng bởi điều kiện xung quanh. Việc nhận dạng từng loài rất khó khăn và cần phải xem xét kĩ lưỡng lớp đá san hô (coralit) cũng như tiến hành các phân tích hoá sinh và gien. Trên đỉnh của mỗi cành san hô đều có một coralit và tối đa là mười hai vách ngăn (trừ chi "Astreopora"). Phân bố. Người ta tìm thấy "Anacropora", "Astreopora" và "Montipora" ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, trong đó "Acropora" phổ biến và nổi bật khắp các rạn san hô ở hai đại dương này. Chi "Enigmopora" được đặc trưng bởi một loài mới có tên là "Enigmopora darveliensis" mà con người đã tìm thấy tại Malaysia và Philippines. Sinh học. San hô lỗ đỉnh là động vật lưỡng tính. Tuy nhiên, một số loài còn sinh sản phân mảnh (một hình thức sinh sản vô tính), dẫn đến kết quả là thỉnh thoảng có những rạn san hô chỉ có một loài duy nhất.
1
null
Ramanagara () là một trong 30 huyện của bang Karnataka ở miền nam Ấn Độ. Thủ phủ của huyện này là thị trấn Ramanagara. Huyện này thuộc vùng Bangalore. Lịch sử. Huyện Ramanagara được tác ra từ huyện Bangalore Rural ngày 23 tháng 8 năm 2007, gồm các đô thị (taluk) Channapatna, Kanakapura, Ramanagara và Magadi. Địa lý. Ramanagara nằm cách Bangalore khoảng 50 km về phía tây nam. Nó nằm ở độ cao trung bình 747 met. Ramanagara nổi tiếng với các điểm lộ đá lớn mà được sử dụng để phục vụ leo núi như Savandurga, Ramadevarabetta, SRS betta và Thenginkalbetta và Channapatna. Dân số học. Theo thống kê năm 2011, huyện Ramanagara có dân số 1.082.739 người, gần bằng với dân số của cộng hòa Síp hoặc bang Rhode Island của Hoa Kỳ. Huyện này được xếp hạng thứ 421 ở Ấn Độ (trong số 640 huyện) về dân số. Huyện này có mật độ 303 người/km2. Tốc độ tăng dân số trong giai đoạn 2001-2011 là 5,06%. Ramanagara có tỉ lệ giới tính là 976 nữ/1000 nam, và tỉ lệ biết chữ là 69,2%.
1
null
Andrew, Công tước xứ York (tên đầy đủ: Andrew Albert Christian Edward, sinh vào ngày 19 tháng 2 năm 1960), là người con thứ ba và cũng là con trai thứ hai của cố Nữ vương Elizabeth II và Philip, Vương tế Anh. Vào thời điểm ông ra đời, ông đứng thứ 2 trong danh sách thừa kế các ngai vàng của Vương quốc Anh và Khối thịnh vượng chung. Tuy nhiên, sự ra đời của 2 cháu trai (Vương tử William và Vương tử Harry), sau đó là 3 cháu trai (Vương tôn George, Vương tôn Louis và Archie) và 2 cháu gái (Vương tôn nữ Charlotte, Lilibet), và sự thay đổi của Khối thịnh vượng chung, Vương tử Andrew xếp thứ 8 trong danh sách kế vị ngai vàng Vương quốc Anh và đứng đầu của 16 nước trong Khối thịnh Vượng chung. Andrew ngoài các tước hiệu hoàng gia như: Vương tử, Công tước xứ York thì ông còn là chuẩn đô đốc Hải quân Hoàng gia Anh, trong đó ông phục vụ như là một phi công máy bay trực thăng hoạt động nhiệm vụ và hướng dẫn. Ông từng tham gia Chiến tranh Falklands. Ngày 23 tháng 7 năm 1986, Andrew kết hôn với cô Sarah Ferguson. Cuộc hôn nhân không mấy êm đẹp và nồng thắm, đến ngày 30 tháng 5 năm 1996 thì hai người ly dị, cuộc li hôn hoàng gia này đã thu hút nhiều dư luận và tốn nhiều giấy mực của truyền thông Anh thời bấy giờ. Cũng như thực hiện các nhiệm vụ khác nhau của Hoàng gia, ông làm Đặc phái viên của Vương quốc Anh về thương mại quốc tế và đầu tư đến tháng 7 năm 2011. Vào ngày 13 tháng 1 năm 2022, quân hàm và kính ngữ hoàng gia của ông đã bị đình chỉ bởi Nữ vương và ông sẽ tham gia vụ kiện về xâm hại tình dục trên tư cách là một "dân thường" (không phải thành viên hoàng gia). Danh hiệu. Kể từ ngày 13 tháng 1 năm 2022, Kính ngữ "Điện hạ" của ông không còn được sử dụng nữa sau khi bị mẹ ông là Nữ vương Elizabeth II đình chỉ.
1
null
Họ Cá hồng (danh pháp: Lutjanidae) là một họ cá thuộc bộ Cá vược đa số sống ở đại dương trừ một số loài sống ở khu vực cửa sông và tìm mồi nơi nước ngọt. Một số loài đóng vai trò là nguồn thực phẩm quan trọng và một trong số đó là cá hồng. Hiện con người đã nhận diện được khoảng một trăm loài thuộc 16 chi. Họ Cá hồng sinh sống tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc khắp tất cả các đại dương trên thế giới. Cơ thể chúng có thể đạt tới chiều dài 1 m. Đa số các loài cá hồng ăn động vật giáp xác hoặc các loài cá khác nhưng cũng có một số ăn sinh vật phù du. Loại cá này có thể được nuôi làm cảnh trong hồ cá nhưng đa phần chúng lớn quá nhanh nên khó có thể trở thành loại cá cảnh phổ biến. Chúng sống ở độ sâu tối đa là 450 m.
1
null
"Shake Senora" là một ca khúc của nam ca sĩ nhạc rap người Mỹ Pitbull từ albumk phòng thu thứ sáu của anh, "Planet Pit". Ca khúc có sự góp giọng của T-Pain và Sean Paul. Bản phối khí chính thức của "Shake Senora" có thêm sự hợp tác của nam rapper người Mỹ Ludacris. Ca khúc này được sáng tác bởi Armando C. Perez, Sean Paul Henriques, Harry Belafonte, Clinton Sparks, Faheem Najm, William Grigahcine, Ralph de Leon, Gabriel Oller, Steve Samuel và được sản xuất bởi Clinton Sparks và DJ Snake. "Shake Senora" đạt được vị trí thứ 69 trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 của Mỹ.
1
null
Chiến dịch tấn công Riga (14 tháng 9 - 22 tháng 10 năm 1944) là một chiến dịch quân sự do Hồng quân Liên Xô tổ chức nhằm tấn công vào quân đội Đức Quốc xã, diễn ra trong cuộc Chiến tranh Xô-Đức thuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Thành phần tham gia của quân đội Liên Xô là các Phương diện quân Baltic 1, 2, 3, đối thủ của họ là Cụm Tập đoàn quân Bắc và một phần của Tập đoàn quân thiết giáp số 3 của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm. Kết thúc chiến dịch, quân đội Liên Xô đã đẩy quân Đức ra khỏi khu vực Riga và giải phóng thành phố này. Phối hợp với chiến dịch tấn công Riga, Phương diện quân Baltic 1 cũng đã tổ chức chiến dịch tấn công Memel ở phía Nam, cắt đứt các tuyến đường bộ từ Baltic đến Đông Phổ và cắt rời Cụm Tập đoàn quân Bắc khỏi Cụm Tập đoàn quân Trung tâm. Các hoạt động tấn công phối hợp của phương diện quân Baltic 1 với phương diện quân Baltic 2,3 cuối cùng đã dồn Cụm Tập đoàn quân Bắc về mũi đất Kurland và cô lập nó ở đấy cho đến hết chiến tranh. Bối cảnh. Vào giai đoạn cuối của chiến dịch Bagration, nhân lúc quân Đức đang vội vã điều quân từ hai cánh đến bịt lại lỗ thủng ở Byelorussia, quân đội Liên Xô tổ chức đánh mạnh vào sườn Bắc và sườn Nam của Mặt trận Xô-Đức tại vùng Baltic và vùng biên giới Rumani. Tại khu vực Baltic, Cụm Tập đoàn quân Bắc (Đức) trong suốt tháng 7 và tháng 8 đã chịu các đợt tấn công của Phương diện quân Baltic 1(Liên Xô) ở mặt Nam và suýt nữa đã bị quân đội Liên Xô cắt rời khỏi lực lượng chính nếu như quân Đức không kịp thời mở lại một hành lang hẹp ở vịnh Riga trong chiến dịch "Hai đầu" ("Doppelkopf"). Cùng lúc đó, ở mặt Đông, tại tuyến Valga–Võrtsjärv, các lực lượng Đức và lực lượng dân vệ Estonia ("Omakaitse") cũng đang phải chống đỡ quyết liệt trước các đợt tấn công dữ dội của quân đội Liên Xô trong chiến dịch tấn công Tartu. Trước tình hình bị ép từ hai phía, tư lệnh Cụm Tập đoàn quân Bắc Ferdinand Schörner đã gấp rút triển khai chiến dịch "Hoa Cúc tây" nhằm gấp rút rút quân ra khỏi lãnh thổ Estonia. Quân đội Liên Xô dĩ nhiên không để cho Cụm Tập đoàn quân Bắc có thể dễ dàng rút lui. Binh lực và kế hoạch. Quân đội Liên Xô. Binh lực tổng cộng: 900.000 người, 3.000 xe tăng và pháo tự hành, 17.500 đại bác và súng cối, 2.500 máy bay Trong chiến dịch này, quân đội Liên Xô tổ chức các mũi tấn công hợp điểm của các Phương diện quân Baltic 1, 2, 3 vào khu vực Riga nhằm cắt đứt đường rút lui của Cụm Tập đoàn quân Bắc và tiêu diệt một phần lực lượng này. Trong đó, Phương diện quân Baltic 1 tiến vào vịnh Riga và tìm cắt cắt đường lui của quân Đức về phía Đông Phổ. Quân đội Đức Quốc xã. Binh lực tổng cộng: 700.000 người, 1.200 xe tăng và pháo tự hành, 7.000 đại bác và súng cối, 400 máy bay Diễn biến. Đợt tấn công vào Riga của quân đội Liên Xô mở màn vào ngày 14 tháng 9 năm 1944. Trước sức tấn công mạnh mẽ của phía Liên Xô, chỉ trong vòng 4 ngày, thương vong của Tập đoàn quân số 16 (Đức) đã lên tới mức rất nghiêm trọng, trong khi đó 10/16 sư đoàn của Tập đoàn quân số 18 (Đức) bị thiệt hại nặng tới mức chỉ còn tồn tại dưới dạng cụm tác chiến ("Kampfgruppe") level. Tại khu vực phía Bắc dọc theo tuyến hồ Võrtsjärv – sông Väike Emajõgi – đầu mối giao thông đường sắt giữa thành phố Valga và sông Gauja, phương diện quân Baltic 3 cũng tấn công dữ dội vào vị trí của quân đoàn số 28 (Đức) và lực lượng dân vệ SS Estonia. Các lực lượng Đức và Estonia đã chống cự kịch liệt nhằm giữ vững vị trí trước các đợt tấn công của quân đội Liên Xô. Từ phía Nam, Tập đoàn quân số 43 (Liên Xô) cũng đang đánh mạnh vào khu vực Riga, nơi quân đoàn số 10 của Đức vừa mới bị đánh tan. Trước tình hình khẩn cấp, Cụm Tập đoàn quân Bắc gấp rút tổ chức rút quân về Latvia và bán đảo Kurland. Trong khi đó, ngày 16 tháng 9, quân đoàn thiết giáp số 39 thuộc Tập đoàn quân thiết giáp số 3 (Đức) cũng tổ chức chiến dịch Cäsar tấn công vào nút giao thông Šiauliai với binh lực gồm 3 sư đoàn thiết giáp thiếu biên chế (số 5, số 15 và số 17) và sư đoàn thiết giáp xung kích "Đại Đức" nhằm trục quân đội Liên Xô khỏi nút giao thông Šiauliai. Nhưng một lần nữa, quân Đức tiến quân rất vất vả và sau nhiều ngày chiến đấu chỉ đột phá được vài dặm. Chiến thuật "Chiến tranh chớp nhoáng" của Đức từng làm mưa làm gió trong quá khứ đã tỏ ra không có tác dụng trước hàng phòng ngự rắn chắc và nhiều tầng nhiều lớp do quân đội Liên Xô bố trí. Phía sau lưng tập đoàn quân cận vệ số 2 - đơn vị chịu đòn tấn công chính của Đức - Phương diện quân Baltic 1 đã tổ chức thêm một tuyến phòng ngự nữa với hai sư đoàn bộ binh và một số lữ đoàn chống tăng. Đồng thời, các đơn vị Liên Xô vốn sở hữu một số lượng lớn các pháo chống tăng đủ loại và đã gây thiệt hại nặng nề cho các mũi xe tăng Đức. Thêm vào đó, tập đoàn quân xe tăng số 5 (vừa được điều về từ Kaunas), quân đoàn xe tăng số 1 và quân đoàn cơ giới cận vệ số 3 đã nhanh chóng được tung vào mặt trận. Dưới sự yểm hộ mạnh mẽ của không quân, các lực lượng này đã chặn đứng cuộc phản công của quân đội Đức Quốc xã. Trong thời gian này, Đại bản doanh Bộ tổng tư lệnh Tối cao Liên Xô "STAVKA" đã bí mật chuẩn bị một cuộc tấn công theo hướng khác, được che đậy khéo léo dưới vỏ bọc của cuộc chiến tại Riga. Kế hoạch về đợt tấn công này được công bố trong một chỉ thị của Đại bản doanh ngày 24 tháng 9 năm 1944.. Ngày 27 tháng 9, lực lượng trinh sát của Tập đoàn quân số 16 (Đức) bắt đầu báo cáo về các hoạt động chuyển quân của phía Liên Xô ra khỏi khu vực này để đi về hướng Tây Nam. Thật vậy, các tập đoàn quân xung kích số 4 và 51 (Liên Xô) đã được điều sang phía Nam để chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn theo hướng Memel do Phương diện quân Baltic 1 thực thi. Từ ngày 24 tháng 9 đến 4 tháng 10, 50 sư đoàn bộ binh, 15 lữ đoàn xe tăng và 93 trung đoàn pháo binh đã được bí mật điều đến vị trí tác chiến mới. Tình báo Đức tuy phát hiện được các cuộc chuyển quân của Liên Xô nhưng không phát hiện được điểm tập kết của các đơn vị này. Và cứ cho là quân Đức nhận diện được các đợt chuyển quân của phía Liên Xô thì mọi thứ đã quá muộn vì phía Đức không có thời gian để chuẩn bị phương án đối phó. Kết quả, Tập đoàn quân thiết giáp số 3 (Đức) tại hướng Memel bị đánh tan, tàn quân của nó bị nhốt trong một "pháo đài" ở thành phố Memel còn các tuyến đường bộ đi từ vùng Baltic đến Đông Phổ đã bị quân đội Liên Xô cắt đứt. Cụm Tập đoàn quân Bắc chính thức bị cắt rời khỏi lực lượng chính của quân đội Đức quốc xã. Ngày 9 tháng 10, tư lệnh Cụm Tập đoàn quân Bắc, thượng tướng Ferdinand Schoerner thông báo rằng sẽ tấn công giải cứu cho Memel và nối lại tuyến liên lạc cho Cụm Tập đoàn quân Bắc nếu quân Đức có thể kịp thời di tản khỏi Riga, tuy nhiên lời hứa này vĩnh viễn không thực hiện được. Tại mặt Đông, các Phương diện quân Baltic 2 và 3 tiếp tục gia tăng sức ép lên Riga; thành phố đã bị pháo kích dữ dội ngay từ ngày 10 tháng 10. Tập đoàn quân số 16 buộc phải triệt thoái khỏi thủ đô Latvia để rút về Kurland, phá hủy hết cầu cống trên đường rút quân và giao nhiệm vụ chặn hậu cho các lực lượng thuộc sư đoàn bộ binh số 227 và sư đoàn phòng không cơ giới hóa số 6. Ngày 13 tháng 10, Phương diện quân Baltic 3 giải phóng Riga. Đến ngày 16, phương diện quân này bị giải thể và binh lực của nó được chuyển giao cho các Phương diện quân Baltic 1 và 2. Phương diện quân Baltic 2 tiếp tục cuộc tấn công, quét sạch quân Đức khỏi bờ Đông sông Lielupe vào ngày 17 tháng 10 và đến ngày 22 tháng 10 tiến tới Tukums, phối hợp với Phương diện quân Baltic 1 cô lập Cụm Tập đoàn quân Bắc tại Kurland. Hạm đội Baltic cũng áp sát vùng duyên hải vịnh Riga, tổ chức pháo kích và đánh chặn các cuộc đào thoát bằng đường biển của Cụm Tập đoàn quân Bắc. Kết quả. Các hoạt động phối họp của 3 Phương diện quân Baltic của Liên Xô trong các chiến dịch tấn công Memel và Riga đã giải phóng phần lớn lãnh thổ Litva và chính thức cô lập Cụm Tập đoàn quân Bắc tại "cái túi" Kurland cho đến hết chiến tranh.
1
null
Cá bám đá Trung Quốc (tên khoa học Beaufortia kweichowensis) là một loài cá thuộc chi "Beaufortia", trong họ Balitoridae, là loài bản địa các sông của Trung Quốc. Loài này được đặt danh pháp là "Beaufortia kweichowensis" bởi Fang năm 1931. "Beaufortia kweichowensis" được tìm thấy ở các vùng suối chảy nhanh ở cao nguyên và suối nội địa ở Trung Quốc. Loài cá này cần lượng oxy cao, chúng cần nơi sống có nước chảy mạnh và có nhiều nơi trú ẩn. Chúng có chiều dài đến 7,5 cm. Chúng là loài chiếm lãnh địa riêng và sẵn sàng tấn công bảo vệ lãnh địa bị kẻ khác xâm phạm.
1
null
Macolor niger là một loài cá biển thuộc chi "Macolor" trong họ Cá hồng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1775. Từ nguyên. Tính từ định danh "niger" trong tiếng Latinh có nghĩa là "đen", hàm ý đề cập đến màu sắc của loài cá này. Phạm vi phân bố và môi trường sống. "M. niger" có phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bao gồm cả phía nam Biển Đỏ. Từ Đông Phi, phạm vi của loài này trải dài về phía đông đến quần đảo Marshall, quần đảo Samoa và Tonga, ngược lên phía bắc đến Nhật Bản, xa về phía nam đến Nam Phi và Úc. "M. niger" cũng được ghi nhận tại vùng biển Việt Nam. "M. niger" sống trên các rạn san hô ở độ sâu đến ít nhất là 90 m và có thể hợp thành đàn. Mô tả. Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở "M. niger" là 75 cm, nhưng thường thấy hơn ở chiều dài khoảng 35 cm. Những cá thể nhỏ hơn 24 cm (chiều dài tiêu chuẩn) có các dải sọc đen–trắng trên thân (trong đó có một dải băng dọc qua mắt), kèm theo vài đốm trắng ở thân trên. Vệt trắng ở chóp các thùy vây đuôi và giữa vây. Các vây màu đen. Cá trưởng thành có màu nâu xám hoặc nâu đen. Số gai ở vây lưng: 10; Số tia vây ở vây lưng: 13–15; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 10–11; Số tia vây ở vây ngực: 16–18; Số vảy ống đường bên: 49–58. Sinh thái. Thức ăn của "M. niger" là các loài cá nhỏ hơn và động vật giáp xác. Những loài "Macolor" có thể sống đến 40–50 năm, tuy nhiên đồng loại của "M. niger" là "Macolor macularis" có tuổi thọ lên đến 81, khiến chúng trở thành loài cá rạn san hô nhiệt đới sống thọ nhất được ghi nhận cho đến nay. Thương mại. "M. niger" chủ yếu được đánh bắt thủ công, thường được bán tươi ở các chợ cá.
1
null
Ocyurus chrysurus là loài cá biển duy nhất thuộc chi Ocyurus trong họ Cá hồng. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1791. Từ nguyên. Từ định danh "chrysurus" được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Hy Lạp cổ đại: "khrūsós" (χρῡσός; “vàng”) và "ourá" (ουρά; “đuôi”), hàm ý đề cập đến vây đuôi màu vàng kim của loài cá này; còn tên chi được ghép từ "ōkús" (ὠκύς; “chim yến”) và "ourá", thì đề cập đến vây đuôi lõm sâu như cánh của loài chim yến. Phân bố và môi trường sống. "O. chrysurus" có phân bố rộng khắp vùng Tây Đại Tây Dương, từ Bermuda và bang Massachusetts (Hoa Kỳ) trải dài xuống phía nam, băng qua khắp vịnh México và biển Caribe, dọc theo bờ biển Nam Mỹ đến bang São Paulo (Brasil). "O. chrysurus" sống thành đàn gần các rạn san hô, cá con thường có thể được tìm thấy trên thảm cỏ biển, độ sâu được ghi nhận đến ít nhất là 180 m, nhưng thường thấy chúng trong khoảng 10–70 m. Mô tả. Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở "O. chrysurus" là 86 cm, thường bắt gặp với kích thước khoảng 40 cm. Sọc vàng tươi từ chóp mõm, băng qua nửa dưới mắt, kéo rộng về sau và lan rộng ra toàn bộ cuống đuôi và vây đuôi. Phần thân trên sọc vàng đa dạng màu, từ nâu đỏ sẫm sang đỏ hồng đến xanh ô liu sang xanh lam đến xanh tím. Thân dưới còn lại có màu hồng đến trắng. Mống mắt biến đổi, màu vàng hoặc đỏ với viền vàng quanh con ngươi, hoặc đỏ hoàn toàn. Vây lưng, vây hậu môn và vây bụng thường là màu vàng, có khi màu vàng lục; vây ngực không màu hoặc hồng cam nhạt. Số gai ở vây lưng: 10 (ít khi 9 và 11); Số tia vây ở vây lưng: 12–14; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8–9; Số tia vây ở vây ngực: 15–17; Số vảy đường bên: 46–49. Sinh thái. Thức ăn của "O. chrysurus" bao gồm cá nhỏ, giun nhiều tơ, động vật giáp xác, chân bụng và chân đầu, chủ yếu săn mồi về đêm, còn cá con chủ yếu ăn sinh vật phù du. "O. chrysurus" sinh sản quanh năm, tùy vào khu vực phân bố mà kỳ đỉnh điểm của chúng diễn ra khác nhau. Ở vùng biển Cuba, đỉnh điểm sinh sản của "O. chrysurus" là tháng 4 và tháng 5. Hay như ở Jamaica, đỉnh điểm lại rơi vào khoảng tháng 1 đến tháng 4. Còn ở quần đảo Abrolhos (Brasil), đỉnh điểm là vào khoảng từ tháng 8 đến tháng 10. Tuổi lớn nhất mà "O. chrysurus" đạt được là 19, đã được biết đến ở Brasil. Còn ở vịnh México, độ tuổi cao nhất mà "O. chrysurus" được ghi nhận là 17 năm. Lai tạp. Felipe Poey (1860) đã mô tả một loài cá hồng với danh pháp "Mesoprion ambiguus" (= "L. ambiguus") dựa vào một mẫu vật thu thập ở Cuba. Chính Poey và nhiều nhà ngư học thế hệ sau cũng nhận thấy rằng, "L. ambiguus" mang kiểu hình trung gian giữa "O. chrysurus" và "Lutjanus synagris", đã đặt ra nghi vấn "L. ambiguus" là một loài có nguồn gốc lai tạp sau khi kiểm tra mẫu vật. Ngoài việc chỉ tìm thấy "L. ambiguus" ở những nơi mà "O. chrysurus" và "L. synagris" có phân bố chồng lấn (Florida và vùng biển Caribe), Loftus (1992) còn đưa ra một phân tích về mô hình sinh sản để chứng minh rằng, "O. chrysurus" và "L. synagris" là một cặp có khả năng cao nhất để tạo con lai tự nhiên (cả hai loài đều sinh sản cũng thời điểm), không loài nào khác ngoài "L. ambiguus". Sau này, một cá thể lai giữa "O. chrysurus" và "L. synagris" được thu thập ở bờ biển bang Pernambuco (Brasil), cũng là nơi chồng lấn phân bố giữa hai loài này. Giá trị. "O. chrysurus" được đánh bắt trong nghề cá thương mại và câu cá giải trí. Brasil là quốc gia xuất khẩu chính của loài này trên toàn thế giới.
1
null
FN FNC (Fabrique Nationale Carbine) là loại súng trường tấn công do công ty Fabrique Nationale nổi tiếng của Bỉ phát triển cho loại đạn tiêu chuẩn mới ra mắt của NATO là 5.56x45mm NATO vào đầu những năm 1970 sau khi khẩu FN CAL không được thành công trong việc giới thiệu ra thị trường. Việc chế tạo bắt đầu được tiến hành vào khoảng năm 1978 và sau đó được lực lượng quân đội Bỉ thông qua để đưa vào phục vụ. Ngoài ra súng cũng được dùng để xuất khẩu, Thụy Điển và Indonesia cũng đã thông qua loại súng này và mua giấy phép để chế tạo ngay trong nước. FNC còn được dùng để trang bị cho các lực lượng thi hành công vụ cũng như bán cho thị trường dân sự với mẫu bán tự động. Phát triển. Việc phát triển loại súng này được tiến hành vào khoảng giữa 1975 và 1977 để NATO thực hiện các thử nghiệm tiêu chuẩn. Súng được phát triển dựa trên mẫu FNC 76 được phát triển từ khẩu FN CAL vốn không thành công. Nó nhanh chóng bị loại khỏi cuộc thi sau khi thử nghiệm cho thấy hoạt động kém hiệu quả. Sau đó lực lượng quân đội Thụy Điển đã thử nghiệm một mẫu nâng cấp thiết kế vào khoảng 1981–1982 và mẫu nâng cấp này đã gây ấn tượng mạnh cho quân đội Thụy Điển cũng như quân đội Bỉ về tính hiệu quả của mình. FNC đã được quân đội Bỉ thông qua để đưa vào phục vụ năm 1989 để thay thế cho khẩu FN FAL sau khi được trang bị thử nghiệm với số lượng nhỏ cho lực lượng lính dù vài năm. Quân đội Thụy Điển đã mua bản quyền chế tạo loại súng này với tên Ak 5 sau đó chế tạo thành nhiều mẫu. Lực lượng đội Indonesian cũng đã mua 10000 khẩu năm 1982 và sau đó mua giấy phép để sản xuất trong nước với một số thay đổi cho phù hợp với môi trường với tên SS1-V1 và SS1-V2. Thiết kế. FNC sử dụng kết hợp các đặc điểm nổi bật của các thiết kế nổi tiếng như AK-47 và M-16 cùng các súng khác. Sử dụng cơ chế nạp đạn bằng khí nén với khóa nòng xoay với hai móc lớn khóa viên đạn cố định vào vị trí rất giống của AK-47 nhưng kết hợp thêm các đặc điểm thiết kế của khẩu CNC cùng một số sửa đổi. Hệ thống trích khí dài với ống trích khí nằm ở phía trên nòng súng, nhưng không giống như AK thanh pit ton truyền động có thể tháo rời khỏi bolt khi bảo trì súng. Hệ thống trích khí có hai chế độ một sử dụng trong điều kiện bình thường và một dùng trong mội trường cực đoan cũng như cũng có một chế độ ngăn trích khí để sử dụng lựu đạn gắn đầu nòng. Khi hệ thống nhắm dành cho lựu đạn gắn đầu nòng tích hợp được sử dụng nó sẽ tự động ngăn trích khí để dành tất cả khí nén tạo ra cho việc phóng lựu đạn, hệ thống nhắm này nằm trước khe ngắm và ngay trên ống trích khí. Thân súng được chia thành hai phần trên và dưới, được gắn với nhau bởi đinh ghim. Phần trên được làm bằng thép ép trong khi phần dưới cùng hộp đạn được làm bằng hợp kim nhôm. Nòng súng tích hợp bộ phận chống chớp sáng kiêm bộ phận gắn lựu đạn đầu nòng. Nút chọn chế độ bắn cũng là nút khóa an toàn nằm phía bên phải thân súng với bốn chế độ: An toàn, từng viên, ba viên và tự động. Nút kéo lên đạn nằm phía bên phải súng. Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi với tầm nhắm hiệu quả tối đa từ 250 đến 400 m. Báng súng làm bằng thép và bọc bằng nhựa có thể gấp sang một bên để tiết kiệm không gian khi di chuyển. Tay cầm cò súng và ốp lót tay được làm bằng nhựa. Súng cũng có hệ thống để gắn lưỡi lê.
1
null
Họ Cá thia (tên khoa học: Pomacentridae) là một họ cá mà theo truyền thống được xếp trong phân bộ Bàng chài (Labroidei) của bộ Cá vược (Perciformes). Tuy nhiên, trong các phân loại cá xương gần đây thì người ta xếp họ này trong bộ không xác định ("incertae sedis") của nhánh/loạt Ovalentaria chỉ có quan hệ họ hàng xa với loạt Eupercaria (chứa bộ Perciformes theo nghĩa mới). Đa số cá thia sống ở đại dương trong khi một số loài lại chọn sống ở các môi trường nước ngọt và nước lợ, ví dụ "Neopomacentrus aquadulcis", "Neopomacentrus taeniurus", "Pomacentrus taeniometopon" và "Stegastes otophorus". Họ cá này được chú ý bởi thể tạng khoẻ khoắn và ưa phân chia lãnh thổ. Do nhiều loài có màu sắc cơ thể rực rỡ nên cá thia được nuôi phổ biến trong hồ cá cảnh. Trong họ này người ta đã phân loại khoảng 400 loài thuộc 29 chi. Trong tiếng Anh, các thành viên của 2 chi "Amphiprion" và "Premnas" thường được gọi là clownfish (nghĩa đen là "cá hề") hay anemonefish (nghĩa đen là "cá hải quỳ") trong khi các thành viên của các chi khác (ví dụ "Pomacentrus") thường được gọi là damselfish (nghĩa đen là "cá trinh nữ"/"cá chúa").<ref name="FishBase">
1
null
Nhà máy Fagus (Đức: "Fagus Fabrik" hoặc "Fagus Werk") là nhà máy khuôn giày nằm tại Alfeld Hạ Saxon, Đức. Đây là ví dụ quan trọng của kiến trúc Hiện đại sớm. Được ủy quyền bởi chủ sở hữu là Carl Benscheidt, người muốn có một cấu trúc tiên tiến để thể hiện sự bứt phá của công ty so với trước đó, công trình được thiết kế bởi hai kiến trúc sư Walter Gropius và Adolf Meyer của trường phái Bauhaus. Nó được xây dựng từ năm 1911 đến 1913, với các bổ sung và nội thất hoàn thành vào năm 1925. Ảnh hưởng. Công trình này chịu ảnh hưởng từ thiết kế của Nhà máy tuabin AEG được thiết kế bởi kiến trúc sư người Đức Peter Behrens. Gropius và Meyer đều đã làm việc trong dự án đó và với Fagus họ đã diễn giải và là nhà phê bình về công việc của người thầy. Tòa nhà chính của Fagus có thể được coi là một sự đảo ngược của nhà máy tuabin. Cả hai đều có các góc không có trụ đỡ và mặt kính giữa các trụ bao phủ toàn bộ chiều cao tòa nhà. Tuy nhiên, tại nhà máy tuabin thì các góc được che phủ bởi những phần tử nặng nề nghiêng vào bên trong. Mặt kính cũng nghiêng vào bên trong và lõm vào so với các trụ gạch. Các yếu tố khung đỡ giảm dần và tòa nhà mang dáng vẻ ổn định và hoành tráng. Tại Fagus điều ngược lại xảy ra, các góc mở và các trụ lõm để bề mặt kính nổi ra ngoài. Gropius mô tả sự thay đổi này là vai trò của các bức tường đã hạn chế đối với các tấm chắn khiến nó đơn thuần trải dài giữa các cột thẳng đứng của khung chỉ để tránh mưa, lạnh và tiếng ồn. Vào thời điểm thiết kế nhà máy Fagus, Gropius đang thu thập các bức ảnh của các tòa nhà công nghiệp ở Hoa Kỳ để được sử dụng cho một tài liệu xuất bản của Hiệp hội Công trình Đức. Chính vì vậy mà thiết kế của các nhà máy tại châu Mỹ này cũng là nguồn cảm hứng cho Fagus. Lịch sử xây dựng. Carl Benscheidt (1858–1947) thành lập công ty Fagus vào năm 1910. Sau đó, ông bắt đầu bằng cách làm việc cho Arnold Rikkli, một chuyên gia y học tự nhiên, và đó là lúc ông biết về giày chỉnh hình theo khuôn giày, lúc đó khá hiếm. Năm 1887, Benscheidt được nhà sản xuất khuôn giày Carl Behrens thuê làm giám đốc công trình trong nhà máy của ông ở Alfeld. Sau khi Carl Behrens qua đời vào năm 1896, Benscheidt trở thành tổng giám đốc của công ty, đang trên đường trở thành một trong những công ty lớn nhất trong lĩnh vực đó ở Đức. Vào tháng 10 năm 1910, ông đã từ chức vì những bất đồng với con trai của Behrens. Sau khi từ chức, Benscheidt ngay lập tức thành lập công ty riêng. Ông thiết lập quan hệ đối tác với một công ty của Mỹ và có được cả vốn đầu tư và chuyên môn kỹ thuật. Ông mua một mảnh đất đối diện với nhà máy của Behrens và thuê kiến trúc sư Eduard Werner (1847–1923), người mà ông đã biết khi còn làm việc ở nhà máy Behrens. Mặc dù Werner là một chuyên gia về thiết kế nhà máy nhưng Benscheidt vẫn không hài lòng với hình dáng bên ngoài về thiết kế nhà máy cho mình. Nhà máy của ông phân cách với nhà máy của Behrens bằng một đường ray xe lửa và Benscheidt nghĩ về độ cao của tòa nhà ở phía bắc đó như một quảng cáo cố định cho nhà máy của ông.
1
null
Sở Huệ vương (chữ Hán: 楚惠王, trị vì: 488 TCN-432 TCN), còn gọi là Sở Hiến Huệ vương (楚獻惠王), tên thật là Hùng Chương (熊章) hay Mị Chương (羋章), là vị vua thứ 33 của nước Sở - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Ông là con của Sở Chiêu vương, vua thứ 32 của nước Sở, mẹ là Việt Cơ. Năm 489 TCN, Sở Chiêu vương mất trong lúc ở nước Trần, ông lên nối ngôi, tức là Sở Huệ vương. Tranh nước Trần với nước Ngô. Năm 488 TCN, công tử Thân chấp chính, triệu con thái tử Kiến (anh Sở Chiêu vương) bị phế trước đây là công tử Thắng đang ở nước Ngô về nước phong ở Bạch huyền ấp (nay thuộc Hà Nam), gọi là Bạch công. Năm 486 TCN, Ngô Phù Sai sai sứ triệu tập vua Trần đến hội. Sở Huệ vương tức giận, sai tướng là Tử Kì đánh Trần. Trần Mẫn công cầu cứu nước Ngô. Năm 485 TCN, vua Ngô sai Quý Trát cứu Trần, Quý Trát thuyết phục Tử Kỳ nên bãi binh để dân được nghỉ. Tử Kỳ nghe theo, rút binh về nước. Nước Trần được giải vây. Loạn Bạch Thắng. Năm 483 TCN, Bạch công xin công tử Thân giúp binh cho mình đánh nước Trịnh. Nguyên cha của Bạch công là thái tử Kiến bị người nước Trịnh giết, Bạch công muốn diệt Trịnh để báo thù, công tử Thân có hứa. Tuy nhiên năm năm 481 TCN, nước Tấn đánh Trịnh, công tử Thân lại đem quân cứu Trịnh. Bạch công tức giận, từ đó tập hợp binh mã để giết công tử Thân. Năm 479 TCN, nước Ngô tấn công Sở, đánh ấp Thần, Bạch công đem quân đánh lui nước Ngô, nhân đó Bạch công nổi loạn, tiến vào Dĩnh đô, sử gọi đó là Bạch công chi loạn. Tháng 7 năm đó, Bạch công phế Huệ vương và giết Lệnh doãn là công tử Thân và công tử Kết. Ban đầu Bạch công muốn lập con thứ của Sở Bình vương là Tử Lương lên ngôi nhưng Tử Lương không nhận, bị Bạch công giết, Bạch công bắt giam Huệ vương ở Cao Phủ, đại phu là Công Dương cứu thoát ông, trốn vào phủ của mẹ là Việt nữ. Bạch công tự lập làm vua. Nước Trần nhân nước Sở có loạn cũng đem quân quấy phá biên giới. Cùng năm, Diệp công Thẩm Chư Lương lấy danh nghĩa cần vương, đem quân từ ấp phong của mình là Thái đến đánh Bạch công Thắng, Bạch công không chống nổi phải tự tử. Em Bạch Thắng là Công Tôn Yên bỏ chạy sang đất Quỳ Hoàng Thị thuộc nước Ngô. Thẩm Chư Lương đón Sở Huệ vương phục ngôi. Mở rộng đất đai. Sau khi đánh bại Bạch công, Sở Huệ vương bắt đầu tiến lên Trung Nguyên xâm lấn sang các nước nhỏ xung quanh, mở mang bờ cõi nước Sở. Năm 480 TCN, nước Việt đánh bại Ngô, nước Sở nhân cơ hội này cũng đem quân đánh Ngô. Trong khi nước Sở có loạn Bạch Thắng, Trần Mẫn công cậy có dân đông, lương thực nhiều, bèn tới đánh phá nước Sở. Năm 478 TCN, Sở Huệ vương sai Vũ Thành Doãn (con Lệnh doãn Tử Tây) mang quân đánh nước Trần. Trần Mẫn công mang quân ra chống bị thua trận, phải lui về thành. Quân Sở vây thành. Tháng 7 năm đó, thành bị hạ, Trần Mẫn công bị bắt và bị giết. Sở Huệ vương chiếm nước Trần đặt thành huyện của nước Sở. Cũng trong năm 478 TCN, nước Ba đem quân đánh Sở. Sở Huệ vương đem quân đánh lại, đẩy lui quân Ba. Ít lâu sau Diệp công xin từ chức về đất phong, Sở Huệ vương bèn cho công tôn Ninh và công tôn Khoan giữ chức Mệnh quan và Tư mã. Năm 476 TCN, Việt vương Câu Tiễn muốn đánh lừa sự chú ý của nước Ngô, bèn mang quân đánh Sở. Sở Huệ vương sai công tử Khánh và Công Tôn Khoan ra địch, đánh bại quân Việt, đuổi đến đất Minh. Sau đó Sở Huệ vương đánh sang các nước Đông Di, sau lại hội chư hầu ở đất Ngao, các nước đông di đều phải thần phục. Nước Sở thời Huệ vương tiếp tục giữ quan hệ tốt với nước Tần. Năm 472 TCN và 463 TCN, Sở Huệ vương sai sứ đến triều cống vua Tần. Năm 447 TCN, Sở Huệ vương đem quân diệt nước Sái, giết Sái hầu Tề, hai năm sau (445 TCN) lại diệt nước Kỉ. Từ đó bờ cõi nước Sở ngày càng rộng về phía đông, tới đất Tứ Thượng. Qua đời. Năm 432 TCN, Sở Huệ vương định đem quân tiến lên phía bắc để đánh nước Tống nhưng chưa kịp chuẩn bị gì thì đã qua đời. Ông ở ngôi được 57 năm. Con ông là Hùng Trung lên nối ngôi, tức là Sở Giản vương. Năm 1978, phát hiện mộ Tăng hầu Ất kèm quả chuông được cho là Sở Huệ Vương tặng năm thứ 56
1
null
Stegastes variabilis là một loài cá thia trong họ Pomacentridae, được tìm thấy trên các rạn san hô và đá ngầm ở biển Caribbean và các khu vực phụ cận của Đại Tây Dương và vịnh Mexico. Loài này có thân hình ô van, thân dài khoảng 12,5 cm. Trên đầu và mõm có nhiều dải xanh biển. Nửa trên của thân nhìn chung có màu xanh biển đậm hoặc nâu còn nửa dưới màu vàng. Hai bên có các sọc kẻ dọc tối. Có hai đốm nhỏ màu đen, một nằm trên vây ngực và đốm kia ở trên cuống đuôi. Vây lưng có 12 gai và 14-17 vây mềm. Vây hậu môn có hai xương và 12 đến 15 vây tia mềm. Vây đuôi được chia hai và có thùy tròn. Con lớn chủ yếu ăn tảo tầng đáy và cũng ăn bọt biển, ascidiacea và hải quỳ còn con chưa trưởng thành ăn động vật không xương sống như copepods harpacticoid và nemertea. Trong mùa sinh sản, cá cái đẻ trứng trên đáy biển nơi trứng được gắn vào các vỏ sò rỗng, đá hoặc các vật khác và được con đực tưới tinh dịch lên. Sau đó chúng canh gác trứng, làm thông khí và đuổi những kẻ xâm phạm.
1
null
Stegastes nigricans là một loài cá trong họ cá thia. Chúng sống ở biển, xung quanh rạn san hô ở độ sâu 12 mét. Chúng có tính phân chia lãnh địa. Chúng chiếm cứ và bảo vệ một phần rạn san hô, thường là xung quanh chỗ trú ngụ của mình. Thông qua việc ngăn chặn các loài cá khác xâm nhập và giúp cho thảm tảo mọc dày lên trong vùng lãnh địa của cá, khiến người ta gán cho những con cá này cái tên thông dụng là "cá nông dân"
1
null
Lục trấn khởi nghĩa (chữ Hán: 六镇起义) còn gọi là loạn Lục trấn (六镇之亂, Lục trấn chi loạn) là một chuỗi những cuộc bạo động bùng nổ vào đời Nam Bắc triều, được gây ra bởi phần lớn tướng sĩ dân tộc Tiên Ti và dân tộc đã Tiên Ti hóa, nhằm phản đối chính sách Hán hóa của vương triều Bắc Ngụy . Quá trình và kết cục. Bạo loạn bùng phát. Năm Chính Quang thứ 4 (523), người Nhu Nhiên nhân có nạn đói, vào sâu biên giới Bắc Ngụy cướp bóc. Dân trấn Hoài Hoang cầu xin Trấn tướng Vu Cảnh chẩn cấp lương thực, không được, bèn nổi loạn giết Cảnh . Tháng Ba năm Chính Quang thứ 5 (524), người trấn Ốc Dã là Phá Lục Hàn Bạt Lăng cùng tướng soái bất hòa, bèn giết đi, rồi kêu gọi mọi người nổi dậy ở đồn thú Cao Khuyết Quân khởi nghĩa quân lập tức đánh hạ trấn Ốc Dã, rồi bắc tiến bao vây 2 trấn Vũ Xuyên, Hoài Sóc. Không lâu sau, triều đình Bắc Ngụy lấy Lâm Hoài vương Nguyên Úc làm Đô đốc Bắc thảo chư quân sự, đánh dẹp Phá Lục Hàn Bạt Lăng . Úc đem quân đồn trú ở Vân Trung. Tháng 4, dân trấn Cao Bình là bọn Hách Liên Ân nổi dậy, đề cử Sắc Lặc tù trưởng Hồ Sâm làm Cao Bình vương, đánh trấn Cao Bình để hưởng ứng Bạt Lăng. Tướng Ngụy là Lư Tổ Thiên đánh phá, Sâm trốn chạy lên phía bắc. Cùng tháng, biệt tướng của Bạt Lăng là Vệ Khả Cô chiếm được Vũ Xuyên, sau đó Hoài Sóc cũng vỡ . Nguyên Úc bị Phá Lục Hàn Bạt Lăng đánh bại ở Ngũ Nguyên, một cánh quân Ngụy do Lý Thúc Nhân soái lĩnh cũng thua trận ở Bạch Đạo. Triều đình đổi phái Lý Sùng làm Bắc thảo đại đô đốc, mệnh cho Phủ quân tướng quân Thôi Xiêm, Trấn quân tướng quân Quảng Dương vương Nguyên Thâm đều chịu sự chỉ huy của Sùng . Tháng 7, Thôi Xiêm bị Phá Lục Hàn Bạt Lăng đánh cho đại bại ở Bạch Đạo, một ngựa chạy thoát. Bạt Lăng ra sức đánh Sùng, Sùng không thể chống nổi, đưa quân về Vân Trung, cùng nghĩa quân giằng co . Không lâu sau, dân trấn Nhu Huyền phát động khởi nghĩa, Mạc Chiết Đại Đề đánh chiếm Cao Bình, nổ ra khởi nghĩa Quan Lũng. Đến lúc này, toàn bộ Lục Trấn đã bị Trấn dân chiếm cứ. Quan Lũng khởi binh. Sau khi Mạc Chiết Đại Đề bệnh mất, con trai thứ tư là Mạc Chiết Niệm Sinh kế tục cầm quân, rồi phái em trai Mạc Chiết Thiên Sinh đánh bại các cánh quân Ngụy của Nguyên Chí và Kỳ Châu thứ sử Bùi Phân Chi, chiếm lĩnh Kỳ Châu, Kính Châu, Lương Châu. Triều đình đổi phái Tiêu Bảo Dần và Thôi Duyên Bá thay thế Nguyên Tu xưng bệnh. Tháng giêng năm Chính Quang thứ 6 (525), Mạc Chiết Thiên Sinh đóng quân ở Hắc Thủy. Đôi bên ở Mã Ngôi giao chiến kịch liệt, nghĩa quân Mạc Chiết Niệm Sinh thua chạy, bị "bắt chém hơn 10 vạn" . Mạc Chiết Niệm Sinh lui về giữ Tiểu Lũng, quân Ngụy giành lại Lương Châu, thủ lĩnh nghĩa quân ở Nam Tần Châu là Hàn Tổ Hương bị Ích Châu thứ sử Ngụy Tử Kiện đánh bại giết chết, một thủ lĩnh khác là Trương Trường Mệnh đầu hàng Tiêu Bảo Dần. Tháng 4, thủ lĩnh nghĩa quân Cao Bình là Hồ Sâm sai bọn đại tướng Mặc Kỳ Sửu Nô, Túc Cần Minh Đạt tấn công Kính Châu, đánh bại đại quân của Tiêu Bảo Dần và Thôi Duyên Bá, Tiêu Bảo Dần đành phải lui về giữ An Định. Phá Lục Hàn Bạt Lăng thất bại. Tháng 2 năm Chính Quang thứ 6 (525), Hồ thái hậu phái sứ giả đưa lễ vật đi Nhu Nhiên, yêu cầu trợ giúp dẹp loạn. Nhu Nhiên thủ lĩnh A Na Côi soái 10 vạn quân tây tiến bức đến Ốc Dã trấn , liên tiếp chiến thắng, khiến cho nghĩa quân Lục Trấn đại bại. Triều đình cũng phái Nguyên Thâm soái quân từ Bình Thành xuất phát, tấn công Hoài Sóc. Tháng 6, Nguyên Thâm bị Phá Lục Hàn Bạt Lăng đánh bại ở Ngũ Nguyên, buộc phải chạy về phía đông. Nguyên Sâm thay đổi sách lược, tiến hành phân hóa chiêu hàng nghĩa quân. Sách lược này bắt đầu cho thấy hiệu quả, Khiết Liệt Hà soái 3 vạn người đầu hàng. Nguyên Thâm lại thừa cơ Bạt Lăng tập kích Khiết Liệt Hà mà bày sẵn mai phục, đánh bại Bạt Lăng . Bạt Lăng vượt sông trốn thoát , quân Ngụy bắt 20 vạn quân dân của Lục Trấn phân phối cho 3 châu Doanh, Ký, Định thuộc Hà Bắc. Tháng 7, Hiếu Minh Đế đổi niên hiệu là Hiếu Xương. Hà Bắc khởi binh. Sau khi 20 vạn Trấn dân được an trí tại ở 3 châu thì Hà Bắc gặp lũ lụt, khắp nơi không có gì ăn, xuất hiện hiện tượng bỏ trốn . Tháng 8 năm Hiếu Xương đầu tiên (525), Nhu Huyền trấn binh Đỗ Lạc Chu tụ chúng ở Thượng Cốc khởi sự . Tháng 9, triều đình phái U Châu thứ sử Thường Cảnh và U Châu đô đốc Nguyên Đàm trấn áp, Thường Cảnh từ Lư Long tái đến Quân Đô quan, đều đặt quân phòng thủ những nơi hiểm yếu . Năm Hiếu Xương thứ 2 (526), thú tướng các nơi Thạch Li, Lục Thành, Giải Diêm thuộc An Châu khởi binh hưởng ứng Đỗ Lạc Chu. Đỗ Lạc Chu tập hợp binh lực tiến đánh Nguyên Đàm ở Cư Dung quan, thành bị hạ, Nguyên Đàm suốt đêm chạy trốn. Đồng thời, Tiên Vu Tu Lễ lãnh đạo Trấn dân Lục Trấn ở Định Châu tạo phản, đặt niên hiệu là Lỗ Hưng, bị Đô đốc Dương Tân đánh bại, buộc phải chạy về phía đông . Tháng 4, Đỗ Lạc Chu tiến công Kế Thành (nay là Bắc Kinh), đánh bại Đô đốc Lý Cư, nhưng lại bị Thường Cảnh tập kích, bị bức lui về Thượng Cốc . Tháng 5, Đỗ Lạc Chu phái bộ tướng Tào Hột Chân tiến công Kế Nam, nhưng vào tháng 7, Tào Hột Chân bị bộ tướng của Thường Cảnh là Vu Vinh đánh bại, Đỗ Lạc Chu cũng thua trận ở Phạm Dương . Tháng 8, Tiên Vu Tu Lễ bị bộ hạ là Nguyên Hồng Nghiệp giết chết, Nguyên Hồng Nghiệp lại bị Cát Vinh giết chết. Tháng 9, Cát Vinh đánh bại quân Ngụy do Nguyên Sâm, Nguyên Dung chỉ huy ở Bạch Ngưu La, Nguyên Dung bị giết. Sau đó Nguyên Sâm cũng bị kỵ binh của Cát Vinh giết chết ở Bác Lăng . Tháng giêng năm Hiếu Xương thứ 3 (527), Cát Vinh đánh hạ Ân Châu; tháng 11, đánh hạ Ký Châu; tháng 12 đánh bại Nguyên Tử Ung và Bùi Diễn, uy hiếp Nghiệp Thành . Tháng giêng năm Vũ Xương đầu tiên (528), Đỗ Lạc Chu đánh hạ 2 châu Định, Doanh . Tháng 2, Cát Vinh giết chết Đỗ Lạc Chu, rồi thống lĩnh quân đội của ông ta . Lúc này lực lượng của nghĩa quân phát triển lên đến mấy chục vạn người. Đồng thời, khởi nghĩa nổ ra ở Sơn Đông, vào tháng 6, Hình Cảo tự lập làm Hán vương, đổi niên hiệu là Thiên Thống (sau đó bị Nguyên Thiên Mục và Nhĩ Chu Triệu trấn áp). Nhiều nơi nhân dân nổi dậy phản kháng chính quyền Bắc Ngụy. Tháng 6 năm Vũ Thái đầu tiên (528), Nhĩ Chu Vinh sau khi gây ra sự kiện Hà Âm, điều động 4 lộ đại quân, 36 vạn người , tiến đánh nghĩa quân. Tháng 8, Nhĩ Chu Vinh soái 7000 (có thuyết là 7 vạn) tinh kị tập kích từ phía sau, lợi dụng nhược điểm nghĩa quân bày trận rời rạc, nhanh chóng đánh phá đối thủ, bắt sống Cát Vinh đưa về Lạc Dương chém đầu. Tháng 12, tàn dư của Cát Vinh là Hàn Lâu tụ chúng khởi sự ở U Châu thuộc Hà Bắc, bị thủ hạ của Nhĩ Chu Vinh là Hầu Uyên trấn áp. Quan Trung loạn lạc. Năm Hiếu Xương thứ 2 (526), Hồ Sâm bị thủ hạ của Phá Lục Hàn Bạt Lăng là Phí Luật giết chết. Quân đội của ông ta do Mặc Kỳ Sửu Nô thống lĩnh . Tháng giêng năm thứ 3 (527), Mặc Kỳ Sửu Nô đánh bại Tiêu Bảo Dần. Trong khi đó, Mạc Chiết Niệm Sinh phát động phản kích, liên tiếp chiếm lĩnh đông Tần Châu, Kỳ Châu, U Châu (châu trị nay là huyện Ninh, Cam Túc), Bắc Hoa Châu, Ung Châu (châu trị nay là Tây An), Đồng Quan , thanh thế lớn mạnh. Tháng 3, triều đình tuyên bố "trong ngoài giới nghiêm", rồi Hoàng đế hạ chiếu muốn ngự giá thân chinh (nhưng không hề thi hành). Về sau đại quân Bắc Ngụy tiến chiếm Đồng Quan, tháng 9, Mạc Chiết Niệm Sinh bị bộ tướng Đỗ Sán giết chết, Đỗ Sán đầu hàng triều đình, quân đội của Niệm Sinh đi theo Mặc Kỳ Sửu Nô. Nhưng Tiêu Bảo Dần sợ triều đình trách tội mình chinh thảo bất lực, nên tạo phản . Hiếu Minh đế phái Thượng thư bộc xạ Trưởng Tôn Trĩ trấn áp, Tiêu Bảo Dần bị bộ tướng Hầu Chung Đức làm phản, bèn đầu hàng Mặc Kỳ Sửu Nô. Đến lúc này, khu vực Quan Trung đã nằm dưới sự khống chế của loạn quân Lục Trấn. Tháng 7 năm Vĩnh An thứ 6 (528), Mặc Kỳ Sửu Nô xưng đế, đặt niên hiệu là Thần Thú . Tháng giêng Vĩnh An thứ 3 (530), Nhĩ Chu Vinh dùng Nhĩ Chu Thiên Quang làm Đại đô đốc soái quân trấn áp khởi nghĩa Quan Trung. Tháng 3, Mặc Kỳ Sửu Nô soái quân tiến công Kỳ châu, lại phái bộ tướng Uất Trì Bồ Tát đem quân tiến công Vũ Công, tướng Ngụy là Hạ Bạt Nhạc đánh bại Uất Trì Bồ Tát, Mặc Kỳ Sửu Nô đành đình chỉ tiến công Kỳ châu. Tháng 7, Nhĩ Chu Thiên Quang dùng kế của Hạ Bạt Nhạc, đánh tiếng hưu chỉnh quân đội, Mặc Kỳ Sửu Nô tin là thật, thả cho nghĩa quân đóng đồn cày cấy. Quân Ngụy thừa cơ tập kích, đánh bại nghĩa quân. Mặc Kỳ Sửu Nô bị bắt ở Lương Châu, phản tướng Tiêu Bảo Dần cũng bị bắt. Nhà Bắc Ngụy bình định Quan Trung, Lục trấn khởi nghĩa xem như hoàn toàn bị dập tắt.
1
null
Sở Khang vương (chữ Hán: 楚康王, ?-545 TCN, trị vì: 559 TCN-545 TCN), tên thật là Hùng Chiêu (熊審) hay Mị Chiêu (羋審), là vị vua thứ 27 của nước Sở - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Hùng Chiêu là con trai trưởng của Sở Cung vương, vua thứ 26 của nước Sở. Năm 560 TCN, Sở Cung vương qua đời, Hùng Chiêu lên nối ngôi, tức là Sở Khang vương. Việc đối nội. Vừa lên ngôi, Sở Khang vương dùng công tử Ngọ làm Tả Lệnh doãn, công tử Bãi là Hữu lệnh doãn, Vi Tử Bằng làm tả tư mã, công tử Thác Sư làm hữu tư mã, Khuất Đáo làm mạc ngao, công tử Chuy Thư làm Cung cứu doãn. Việc dùng người của Khang vương được xem là đúng đắn giúp nước Sở được yên ổn. Năm 552 TCN, Sở vương muốn trị tội quan đại phu Quan Khởi vì ông này được Lệnh doãn là Công tôn Truy Thư (Tử Nam) sủng ái nên nhà có hơn chục cỗ xe dù bổng lộc không có bao nhiêu, lại muốn xử luôn cả Tử Nam. Con trai của Tử Nam là Khí Tật giữ chức Xa ngự theo hầu xa giá, mà Sở vương mỗi lần gặp Khí Tật đều rỏ nước mắt. Khí Tật hỏi vua tại sao mà như thế, Sở vương đáp rằng Khí Tật trả lời rằng nếu đã giết bố thì cũng không chắc sẽ dùng người con thì ở lại cũng không ích gì; nhưng cũng hứa là không tiết lậu ý định (giết Tử Nam) của nhà vua. Về sau Sở vương giết Tử Nam tại triều đình, khép tội đồ đảng là Quan Khởi bốn ngựa xé thây. Khí Tật xin lấy xác của Tử Nam về nhà an táng, nhà vua thuận cho; rồi sau Khí Tật cũng thắt cổ mà chết chứ không trốn sang nước khác. Sở vương cho Vỉ Tử Bằng lên thay chức Lệnh doãn. Tử Bằng có 8 người sủng bế, người nào cũng có nhiều ngựa dù bổng lộc ít. Tử Bằng thấy gương của Tử Nam, bèn đuổi 8 người đó đi, vì thế Sở vương rất yên tâm. Việc đối ngoại. Tranh chấp ngôi bá với Tấn. Năm 560 TCN, nước Trịnh lại thần phục nước Sở, Sở vương bèn trả lại sứ giả của Trịnh bị vua cha bắt giam khi trước. Mùa thu năm đó, vua Ngô là Chư Phàn đem quân đánh nước Sở, nhưng bị quân Sở đánh bại. Năm 559 TCN, Tấn Điệu công hội quân chư hầu các nước Tề, Trịnh, Tống, Lỗ, Vệ cùng đánh nước Tần, đồng minh của Sở. Quân Tấn vượt sông Kinh Thủy, đánh tan quân Tần. Sở Khang vương đem quân cứu Tần. Nước Ngô nhân cơ hội đó đánh Sở, đánh bại quân Sở. Năm 557 TCN, Tấn Bình công đem quân đánh Sở, tiến đến Đắc Trạm, đánh tan quân Sở. Năm 555 TCN, sau khi đánh bại quân Tề, nước Tấn lại tập hợp chư hầu đánh Tần. Lệnh doãn Khuất Kiến án binh không cứu Tần. Cùng năm, nội bộ nước Trịnh có tranh chấp. Công tử Gia muốn bãi chức các đại phu để nắm quyền và rời khỏi ảnh hưởng của nước Tấn, bèn mượn nước Sở. Sở Khang vương sai công tử Ngọ mang quân đánh Trịnh, trong lúc cánh quân theo nước Tấn đi đánh Tề chưa về. Các đại phu nước Trịnh ráo riết phòng thủ, quân Sở tiến đến Ngư Lăng, cuối cùng không hạ được thành phải rút lui. Mùa hè năm 551 TCN, vua Trần là Trần Ai công sang chầu nước Sở. Nhân đó công tử Hoàng là em cùng mẹ với vua Trần bị hai đại phu Khánh Hổ, Khánh Dần truy sát cũng bỏ chạy sang Sở, bèn tố cáo họ Khánh với Sở vương. Sở vương cho triệu hai người họ Khánh tới. Khánh Hổ và Khánh Dần sai người trong họ là Khánh Lạc đi thay, nước Sở bèn giết Khánh Lạc. Khánh Hổ và Khánh Dần bèn cùng nhau tạo phản, chiếm cứ đô thành Trần quốc; Sở vương cho Khuất Kiến hộ tống Trần hầu và Công tử Hoàng về nước, người nước Trần bèn giết họ Khánh và nghênh đón công tử Hoàng về nước. Tháng 8 năm 550 TCN, nhân nước Tấn với nước Tề có hiềm khích, Tấn hội chư hầu tại Di Nghi để bàn việc đánh Tề. Sở vương vào mùa đông năm đó cùng với Trần hầu, Sái hầu và Hứa nam đánh Trịnh để cứu Tề. Quân 4 nước đóng đồn ở Cức Trạch, vây hãm đô thành Trịnh quốc. Năm 549 TCN, Tấn Bình công định đánh Tề vì Tề Trang công liên minh với Sở, nhưng không đủ sức nên không phát lệnh ra quân. Sở Khang vương họp quân Sái, Hứa, Trần đi đánh Trịnh để cứu Tề. Các chư hầu bèn quay về cứu Trịnh. Quân Sở rút lui. Trong lúc Sở vương đánh Trịnh, nước Ngô mua chuộc nước Thư Cưu là phụ dung của Sở chống lại Sở. Khang vương bèn sai Thẩm Doãn Thệ và Sư Kỳ Lê đi trách Thư Cưu tử. Thư Cưu tử nói rằng không có việc phản bội và xin lập lại minh ước. Hai tướng về báo tin nhưng Sở vương muốn đánh tiếp, nhờ có Vỉ Tử can ngăn nên mới tạm thôi. Chiến tranh với nước Ngô. Năm 550 TCN, Sở vương mang quân đánh nước Ngô. Nhưng quân Sở không thắng được quân Ngô, phải rút về. Năm 548 TCN, Sở Khang vương lại họp quân Sái, Trần đánh Trịnh. Liên quân tiến đánh phá thành Nam Lý nước Trịnh. Cùng năm, Sở Khang vương sai Lệnh doãn Khuất Kiến mang quân đánh nước Thư Cưu. Nước Thư Cưu cầu cứu nước Ngô. Ngô Chư Phàn cho quân tới cứu. Quân Ngô đóng giữa 2 cánh quân Sở. Quân Sở đóng trong vùng ẩm thấp, sợ để lâu ngày sẽ mất sức chiến đấu, bèn quyết định đánh nhanh, đánh bại quân Ngô. Sau khi quân Ngô rút, quân Sở tiến vào diệt nước Thư Cưu. Bờ cõi nước Sở tiếp tục được mở rộng. Sở vương muốn thưởng công Khuất Kiến nhưng Khuất Kiến không nhận vì cho rằng công lao đó thuộc về Vỉ Tử (đã mất). Sở vương bèn ban thưởng con Vỉ Tử là Vỉ Yểm. Cuối năm đó, Ngô vương là Chư Phàn đi đánh Sở báo thù. Quân Ngô vây ấp Sào nước Sở. Sào Ngưu Thần bày kế dụ quân Ngô vào và cho quân mai phục. Ngô Chư Phàn trúng kế, tiến vào thành trước, bị Ngưu Thần nấp sau tường thấp bắn, trúng tên tử trận. Quân Ngô rút lui. Năm 547 TCN, đại phu nước Sở là Tiêu Cử bị Sở Khang vương ghét, tức giận bỏ trốn sang Tấn. Giảng hòa với Tấn. Đại phu Hướng Thú nước Tống kết bạn với cả Triệu Mạnh nước Tấn và Lệnh doãn Tử Mộc nước Sở. Hướng Thú muốn chư hầu kết thúc nạn chiến tranh liên miên vì ngôi bá chủ giữa nước Tấn và nước Sở, sau khi xin lệnh Tống Bình công, bèn đi ngoại giao với 2 nước lớn Tấn, Sở đề nghị dàn xếp để hội chư hầu, trong đó cả hai nước Tấn và Sở đều làm bá chủ. Sở Khang vương và Tấn Bình công đều đồng tình với gợi ý của nước Tống, chư hầu thống nhất tổ chức hội nghị tại nước Tống. Vào tháng 5 năm 546 TCN, chư hầu các nước đến hội họp gồm có Tấn, Sở, Lỗ, Sái, Tần, Vệ, Trần, Trịnh, Hứa, Tào. Đây là hội chư hầu đầu tiên cả vua Tấn và vua Sở cùng làm bá chủ và được xác định là hội nghị duy nhất có sự kiện này trong thời Xuân Thu. Tại hội, Sở Khang vương và Tấn Bình công cùng lên bôi sáp huyết thề trước tiên, sau đó đến các vua chư hầu nhỏ. Các chư hầu theo Tấn sang chào Sở Khang vương, các chư hầu theo Sở sang chào Tấn Bình công. Tấn và Sở thống nhất coi Tề và Tần là chư hầu hàng thứ 2. Sau khi bàn bạc, tới tháng 7 năm đó Tấn và Sở ký hiệp ước. Từ đó trong một thời gian, các chư hầu bớt phải tham gia vào các liên minh tranh giành bá chủ giữa Tấn và Sở, tạm thời kết thúc cục diện tranh hùng gần 100 năm giữa hai nước. Qua đời. Năm 545 TCN, Sở Khang vương qua đời. Ông làm vua được 15 năm. Con ông là Hùng Viên lên nối ngôi khi còn nhỏ tuổi, tức là Sở Giáp Ngao. Ngày tết năm mới, Lỗ Tương công ở Sính đô dự tang Sở Khang vương. Theo đề nghị của vị quan Vu chúc (phụ trách nghi lễ) nước Sở, vua Lỗ thân hành tới đưa đồ áo khâm liệm, cầm cành đào làm phép trừ khử việc không lành cho Sở Khang vương. Theo nghi lễ, việc cầm cành đào làm phép trừ tà là việc vua đến viếng bầy tôi qua đời mới làm. Ban đầu Lỗ Tương công ngần ngại, nhưng vì vị quan Vu chúc nước Sở đề nghị mới làm theo. Bá quan nước Sở không ngăn cản gì, sau đó mới ân hận vì để vua nước Lỗ nhỏ hơn coi vua mình như bề tôi. Đánh giá. Xuân thu tam truyện dẫn lời Cao Kháng đánh giá về hành vi giết Lệnh doãn Công tôn Truy Thư của Sở Khang vương
1
null
Amanita ocreata, tên trong tiếng Anh gồm có death angel ("thiên thần chết"), destroying angel ("thiên thần phá hủy") là một loài nấm độc. Đây là một trong rất nhiều loài trong chi "Amanita". Loài này hiện diện ở Tây Bắc Thái Bình Dương và tỉnh thực vật California tại Bắc Mỹ, A. ocreata cộng sinh với cây sồi. Các quả thể thường xuất hiện vào mùa xuân, mũ nấm có thể có màu trắng hoặc màu vàng nâu và thường phát triển một màu hơi nâu ở trung tâm, trong khi các bộ phận khác có màu trắng. "Amanita ocreata" giống như một số loài ăn được thường được sử dụng bởi con người, làm tăng nguy cơ bị ngộ độc. Quả thể trưởng thành có thể bị nhầm lẫn với các ăn được A. velosa, A. lanei hoặc Volvariella speciosa, trong khi cây nấm chưa trưởng thành có thể khá khó khăn để phân biệt với nấm Agaricus ăn được hoặc nấm puffballs. Chúng có độc tính tương tự như "A. phalloides", "A. virosa" và "A. bisporigera", nó là một loại nấm có khả năng gây chết người và đã gây ra một số ca ngộ độc ở California. Thành phần chủ yếu trong chất độc của nó, α-amanitin, làm hại gan và thận, thường dẫn đến tử vong, và không có thuốc giải độc được biết đến. Các triệu chứng ban đầu ở tiêu hóa và bao gồm đau bụng và ruột, tiêu chảy và ói mửa. Những triệu chứng này lắng xuống tạm thời sau 2-3 ngày, mặc dù đang diễn ra thiệt hại cho cơ quan nội tạng phổ biến trong thời gian này các triệu chứng vàng da, tiêu chảy, mê sảng, co giật, và hôn mê và có thể tử vong do suy gan 6-16 ngày sau khi ăn phải loài nấm này.
1
null
Họ Cá khế (danh pháp khoa học: Carangidae) là một họ cá đại dương, theo truyền thống xếp trong bộ Cá vược (Perciformes), nhưng gần đây được cho là xếp trong bộ Cá khế (Carangiformes) của nhóm Carangimorphariae (= Carangimorpha/Carangaria). Họ cá này sinh sống ở Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Một số ví dụ về họ Cá khế là các loài như cá nục, cá thu, cá cam, cá khế và cá sòng. Đa số loài trong họ Cá khế là loài ăn thịt với tốc độ di chuyển nhanh. Chúng săn mồi ở vùng nước phía trên các rạn san hô và ngoài biển khơi; một số loài đào đất ở đáy biển để tìm động vật không xương sống. Cá cam ("Seriola dumerili") là loài lớn nhất trong họ Cá khế và có thể dài tới 2 m. Đa phần các thành viên của họ này đạt chiều dài tối đa là 25–100 cm. Họ Cá khế bao gồm nhiều loài cá có giá trị về mặt thương mại và giải trí, ví dụ cá sòng Thái Bình Dương, "Trachurus symmetricus" và các loài thuộc chi "Trachurus". Nhiều chi để lại khá nhiều mẫu vật hoá thạch, cụ thể là "Caranx" và "Seriola" (kỷ Paleogen sớm; tầng Thanet muộn), thông qua các mẫu vật còn nguyên vẹn/không nguyên vẹn hoặc các mảnh xương. Một số chi đã tuyệt chủng là "Archaeus", "Pseudovomer" và "Eastmanalepes". Các loài. Người ta đã nhận diện được khoảng 148 loài còn tồn tại thuộc 31 chi:
1
null
Lục trấn (chữ Hán: "六鎮") là thuật ngữ dành để chỉ 6 trấn quân sự Ốc Dã, Hoài Sóc, Vũ Xuyên, Phủ Minh, Nhu Huyền, Hoài Hoang được thiết lập ở biên cảnh phía bắc, nhằm củng cố công tác bảo vệ đô thành Bình Thành vào giai đoạn đầu của vương triều Bắc Ngụy. Bối cảnh lịch sử. Năm Thiên Hưng đầu tiên (398), Bắc Ngụy Đạo Vũ đế Thác Bạt Khuê kiến đô ở Bình Thành. Bấy giờ, trên thảo nguyên Mông Cổ, có dân tộc du mục Nhu Nhiên hùng mạnh, trong lúc đại quân Bắc Ngụy tiến xuống phía nam tranh giành, kỵ binh Nhu Nhiên thừa cơ xâm nhập nội địa Bắc Ngụy, Bình Thành chịu sự uy hiếp rất lớn. Lục trấn được thiết lập cụ thể vào thời gian nào không rõ. Quảng Dương vương Nguyên Uyên từng nói: ""Xưa kia vào những năm Hoàng Thủy (niên hiệu của Đạo Vũ đế, 396 – 398) lấy việc thay đổi công tác phòng bị làm trọng, kén chọn những người thân thuộc tài năng, cho nắm quyền ở các trấn." Có thể ước đoán các trấn biên giới của Bắc Ngụy dưới thời Đạo Vũ Đế có quy mô sơ sài, đương thời gọi chung là Bắc trấn, có trấn còn chưa đặt trị sở cố định. Tháng 6 năm Thái Bình Chân Quân thứ 7 (446), Thái Vũ đế Thác Bạt Đảo điều động 10 vạn người ở 4 châu Ti, U, Định, Ký, đông từ Thượng Cốc xây đắp những công trình biên phòng quy mô. Tháng Bảy năm Thái Hòa thứ 18 (494), Hiếu Văn đế tuần thị 4 trấn Hoài Sóc, Vũ Xuyên, Phủ Minh, Nhu Huyền, hạ chiếu cho người ở 6 trấn cùng thành Ngự Di (xem phần Vị trí địa lý ở dưới): trên 80 tuổi mà không có anh em, con cháu thì đến hết đời được cấp thóc; trên 70 tuổi mà nhà nghèo, đều được cấp 10 hộc thóc. Tên gọi Lục trấn bắt đầu được ghi nhận từ đây. Vị trí địa lý. Ngoài ra, ở mặt đông của Lục trấn, còn có Ngự Di trấn. Nguyên là thành Ngự Di, nay là đông bắc Cô Nguyên, Hà Bắc. Sau đặt làm trấn, dời về nay là Tây bắc Xích Thành, Hà Bắc. Năm Vũ Thái đầu tiên (528), đổi trấn làm châu. Ý nghĩa và ảnh hưởng. Đường từ Bình Thành theo hướng bắc ra khỏi biên tái, mé đông một đạo từ Tấn Dương qua Bình Thành, Hoài Hoang trấn đến Hãn Hải, mé tây một đạo từ Bình Thành qua Ốc Dã trấn, Cao Khuyết thú, Yến Sơn đến Hãn Hải. Ở khoảng giữa thì có Vũ Xuyên trấn, nằm trên đường Âm Sơn. Người xưa cho rằng ở phía bắc bên ngoài Âm Sơn đều là sa mạc. Những bãi cát trải dài từ đông sang tây hàng ngàn dặm, từ nam sang bắc hàng ngàn dặm, không có nước uống hay cây cỏ, không thể ăn ở gì được! Lên được Âm Sơn, trên cao nhìn xuống, cái chi cũng thấy, nên xem nơi này là yếu địa. Dọc Âm Sơn từ Sóc Châu theo hướng bắc đến thành Bạch Đạo, qua Bạch Đạo đến Vũ Xuyên trấn, là con đường chủ yếu từ Bình Thành ra khỏi biên tái. Người thời Bắc Ngụy nhân đó cho rằng: Sóc Châu cậy vào vị trí xung yếu của Bạch Đạo, nơi này không xong, ắt các châu Tịnh, Tứ gặp nguy. Thành Vũ Xuyên là bình phong của mặt bắc Sóc Châu. Ốc Dã trấn nằm trên đồng bằng Hà Sáo, nhà Bắc Ngụy tại khu vực Hà Sáo thiết lập Hà Tây uyển, là bãi chăn nuôi quan trọng nhất của chính quyền. Ở trấn này có Hà Tây Thừa Hoa cung, được xây dựng từ thời Đạo Vũ đế. Các hoàng đế Bắc Ngụy nhiều lần tuần hạnh Hà Tây, vì sự phát triển nông, mục nghiệp tại vùng này đối với nguồn lực kinh tế của Bắc Ngụy có ảnh hưởng rất to lớn. Mâu thuẫn và kết cục. Bởi những nguyên nhân kể trên, trong các giai đoạn đầu và giữa của nhà Bắc Ngụy, Lục trấn rất được trọng thị. Các biên trấn đều đặt các chức Đại tướng cùng liêu thuộc, dưới Trấn là Thú, Trấn binh tuần hành bảo vệ Thú. Tướng lĩnh Lục trấn đều do quý tộc Tiên Ti đảm nhiệm, quân nhân đồn thú chủ yếu là người Tiên Ti, có cả con em các gia tộc lớn ở Trung Nguyên . Chỉ xét riêng Ốc Dã trấn, thì Trấn tướng, liêu lại đã có hơn 800 người. Ngoài ra còn có dân tộc du mục là Cao Xa trên thảo nguyên Mông Cổ chịu sự áp bức của Nhu Nhiên, trước sau có mấy chục vạn người, trăm vạn bò, dê đến xin nội phụ, cũng được an trí ở khu vực Lục trấn, chia nhau đóng trại ở biên cảnh. Nhưng từ năm Thái Hòa thứ 18 (494) về sau, Hiếu Văn đế dời đô đến Lạc Dương, coi trọng việc sửa sang Trung Nguyên, địa vị của tướng sĩ Lục trấn ngày càng kém đi. Con em quý tộc Tiên Ti chịu sự kỳ thị, khó lòng được thăng tiến. Về sau những người được phái đến tham gia đồn thú đều là tội phạm lưu đày hoặc tử tù, gọi là "phủ hộ", "binh hộ" cùng tướng sĩ Lục trấn gọi chung là "trấn hộ"". Lại thêm những Trấn tướng mà triều đình phái đến phần nhiều là những kẻ tham ô, tướng sĩ biên phòng cùng các dân tộc thiểu số như Cao Xa phải chịu sự áp bức, bóc lột tàn khốc, sinh hoạt ngày nghèo khốn . Năm Thái Hòa thứ 22 (498), người Cao Xa ở các trấn từ Hoài Sóc về đông bùng nổ cuộc bạo động với quy mô rất lớn. Hiếu Văn đế tạm dừng cuộc chiến với Nam Tề, trở lên phương bắc để trấn áp. Cuộc bạo động đã bị dẹp yên, nhưng Lục trấn cũng bị hủy hoại nghiêm trọng. Trong những năm Chính Thủy (504 – 508), triều đình Bắc Ngụy tiến hành sửa chữa Lục trấn cùng Ngự Di trấn, sắp đặt các đồn thú, phân phong các chức tước, nhằm tránh nỗi lo về sau. Nhưng mâu thuẫn vẫn không vì vậy mà lắng xuống, năm Chính Quang thứ 4 (523), dân trấn Ốc Dã là Phá Lục Hàn Bạt Lăng dựng cờ khởi nghĩa ở Cao Khuyết thú, mở đầu phong trào khởi nghĩa Lục trấn. Dân chúng không kể Hán – Hồ ở Lục trấn nhao nhao hưởng ứng. Sau khi nghĩa quân liên tiếp hạ được 2 trấn Vũ Xuyên, Hoài Sóc, triều đình Bắc Ngụy liên kết với Nhu Nhiên tiến hành đàn áp. Phong trào thất bại, hơn 20 vạn binh dân Lục trấn bị phân tán đến 3 châu Định, Ký, Doanh thuộc Hà Bắc. Đến đây, Lục trấn đã bị phế bỏ .
1
null
Cá khế vây vàng hay cá vẩu (bị viết sai chính tả thành cá vẫu do phương ngữ miền Trung và miền Nam ) hoặc cá háo (danh pháp hai phần: Caranx ignobilis) là một loài cá thuộc họ Cá khế. Loài cá này phân bố khắp vùng biển nhiệt đới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, với một phạm vi trải dài từ Nam Phi ở phía tây đến Hawaii ở phía đông, bao gồm Nhật Bản ở phía bắc và Úc ở phía nam. Cá vẩu thường có một màu trắng bạc với các điểm thường xuyên tối, nhưng con đực có thể có màu đen một khi trưởng thành. Đây là loài cá lớn nhất trong chi "Caranx", phát triển đến chiều dài tối đa là 170 cm và khối lượng 80 kg. Chúng sinh sống ở một loạt các môi trường biển, từ cửa sông, vịnh nông và đầm phá khi còn chưa trưởng thành và khi đã trưởng thành thì di chuyển đến các vùng nước sâu hơn có rạn san hô, ngoài khơi đảo san hô vịnh lớn. Cá vẩu chưa trưởng thành được biết là sống ở các vùng nước có độ mặn rất thấp chẳng hạn như hồ ven biển và thượng nguồn của các con sông, và có xu hướng thích nước đục. Phân loại và phát sinh chủng loài. Theo truyền thống, cá vẩu được phân loại trong chi "Caranx" thuộc họ Carangidae, trong phân bộ Percoidei của bộ Cá vược (Perciformes).. Tuy nhiên, gần đây các kết quả phát sinh chủng loài cho thấy họ Carangidae thuộc bộ Carangiformes chỉ có quan hệ xa với bộ Perciformes trong Percomorphaceae. Loài này được miêu tả khoa học chính thức lần đầu tiên bởi nhà tự nhiên học người Thụy Điển Peter Forsskål năm 1775 dựa trên các mẫu vật đánh bắt từ Biển Đỏ tại vùng thuộc Yemen và Ả Rập Xê Út, một trong số này được chọn làm mẫu gốc. Khi đó, ông đặt tên loài này là "Scomber ignobilis", tên loài "ignobilis" có nghĩa là "không rõ" hay "mờ mịt". Nó từng được phân vào chi "Scomber", nơi nhiều loài Carangidae được xếp vào trước khi tách ra làm họ riêng. Sau đó, các nhà khoa học chuyển chúng sang chi "Caranx". Cá vẩu thường bị nhầm lẫn với "Caranx hippos" ở Đại Tây Dương, vì chúng cực kỳ giống nhau, khiến vài tác giả cho rằng "C. hippos" sống ở cả vùng nhiệt đới Thái Bình và Ấn Độ Dương. Sau khi được Forsskål mô tả và đặt tên, loài này bị đổi tên ba lần dưới các danh pháp "Caranx lessonii", "Caranx ekala" và "Carangus hippoides", tất cả hiện nay được xem là danh pháp đồng nghĩa muộn không hợp lệ. Tên "Carangus hippoides" nhấn mạnh sự tương tự với "Caranx hippos", tên loài "hippoides" nghĩa là "giống "hippos"". Dù "Caranx ignobilis" và "Caranx hippos" rất giống nhau, hai loài này chưa bao giờ được xem xét về mặt phát sinh chủng loài, cả về hình thái học lẫn di truyền học, để xác định mối quan hệ giữa chúng. Sinh học và sinh thái học. Cá vẩu là loài cá sống đơn độc khi trưởng thành, nó chỉ di chuyển thành đàn cho mục đích sinh sản và hiếm hơn là để săn mồi. Chế độ ăn. Cá vẩu là một loài cá săn mồi đầy sức mạnh, từ vùng cửa sông nơi chúng sống khi còn là con non cho tới vùng rạn san hô và đảo san hô vòng phía ngoài nơi chúng đi tuần khi trưởng thành.
1
null
Sở Linh vương (chữ Hán: 楚靈王, trị vì 541 TCN-529 TCN), tên thật là Hùng Kiền (熊虔) hay Hùng Vi (熊圍), là vị vua thứ 29 của nước Sở - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Ông là con thứ hai của Sở Cung vương, vua thứ 26 của nước Sở và em của Sở Khang vương - vua thứ 27 nước Sở. Cướp ngôi cháu. Năm 545 TCN, vua anh là Sở Khang vương mất, Lệnh doãn Khuất Kiến lập con Khang vương là Hùng Viên làm vua, ít lâu sau Khuất Kiến chết, ông được lên làm Lệnh doãn, nắm hết chính sự, tự coi mình là vua Sở. Năm 541 TCN, ông thay vua Sở đi hội chư hầu. Trong năm ấy, ông đi ngang qua nước Trịnh, muốn hỏi lấy một người con gái nước Trịnh để được vào thành, tiện thể chiếm luôn nước Trịnh, nhưng vua Trịnh đã phòng bị, nên kế hoạch bất thành. Năm 541 TCN, ông sai công tử Hắc Quang và hàng tướng nước Tấn sang là Bá Châu Lê sửa sang các thành Su, Lịch và Cáp, chuẩn bị đánh nước Trịnh. Sau đó công tử Vi cùng Ngũ Cử đi sang nước Trịnh sính lễ, giữa đường công tử Vi quay lại, để Ngũ Cử sang Trịnh một mình. Về cung, Hùng Vi thắt cổ giết chết Giáp Ngao, rồi tâu với Chu Cảnh vương là Hùng Viên bị bệnh chết, sau đó lên ngôi, đổi tên là Hùng Kiền, tức là Sở Linh vương. đặt thuỵ hiệu cho Hùng Viên là Giáp Ngao. Hai em ông là Bỉ và Hắc Quang sợ bị giết bèn bỏ trốn. Sở Linh vương ham mê sắc dục. Năm 536 TCN đã xây Chương Hoa cung (còn gọi là Tế Yêu cung), để vui chơi hoang lạc. Chiến tranh với chư hầu. Xung đột với nước Ngô. Do lên ngôi bất chính nên Sở Linh Vương muốn tỏ rõ uy thế với các nước. Trước đó năm 545 TCN, tướng quốc nước Tề là Khánh Phong đã giết Tề Trang công, chạy sang nước Ngô. được Ngô Dư Sái thu nhận, cho ở huyện Chu Phương. Tháng 7 năm 538 TCN, Sở Linh vương muốn ra uy với chư hầu và trả thù nước Ngô nhiều lần lấn cướp biên giới bèn lấy danh nghĩa trừng phạt Khánh Phong bèn mang quân đánh huyện Chu Phương. Khánh Phong không chống cự nổi, bị quân Sở bắt. Sở Linh vương mang Khánh Phong ra, đặt đao búa lên người và dẫn đi rao trong doanh trại quân Sở, sai người hô to: Khánh Phong bèn hô lại: Trong quân Sở nhiều người bật cười. Sở Linh vương xấu hổ vì bản thân mình vốn giết vua cũ để giành ngôi, vội sai mang Khánh Phong tử hình ngay. Tất cả gia quyến còn lại của Khánh Phong cũng bị Sở Linh vương giết chết. Sau đó Ngô Dư Sái mang quân báo thù vua Sở lấn đất, đánh chiếm 3 ấp của nước Sở. Sau khi giết Khánh Phong, Sở Linh vương tiếp tục mang quân đánh diệt nước Lại. Năm 537 TCN, Sở Linh vương mang quân đánh Ngô, tiến đến đất Vu Lâu của nước Ngô. Sang năm sau (536 TCN), quân Sở lại tiến vào đất Càn Khôn. Vua Ngô là Dư Sái mang quân ra cự, đánh bại quân Sở. Sở Linh vương kết thông gia với Tấn Bình công. Tấn Bình công sai thượng khanh Hàn Khởi và đại phu Dương Thiệt Bật đi sứ, rước con gái sang Sở. Sở Linh vương muốn làm nhục nước Tấn để khuất phục chư hầu, một mình làm chủ chứ không muốn chung danh hiệu bá chủ với nước Tấn, nên có ý định chặt chân Hàn Khởi cho làm lính canh cửa, thiến Dương Thiệt Bật làm hoạn quan. Đại phu nước Sở là Vỉ Khải Cương liền phân tích lợi hại, khuyên ông không nên gây hấn với nước Tấn hùng mạnh, có nhiều nhân tài. Sở Linh vương nghe theo, bèn giữ hòa hiếu với nước Tấn. Sau đó ông lại muốn báo thù nước Ngô, bèn huy động các chư hầu Sái, Trần, Hứa, Thẩm, Từ và Việt cùng đi đánh Ngô. Vua Ngô Dư Sái sai em là Quệ Do đi sứ, mang lễ tới khao quân Sở. Sở Linh vương định giết Quệ Do lấy máu làm lễ ra quân. Quệ Do cảnh báo Sở Linh vương rằng cái chết của mình có thể khiến người Ngô căm thù mà đánh trả. Ông thấy quân Ngô đã phòng bị, bèn lui binh và bắt Quệ Do mang về nước Sở. Năm 535 TCN, Sở Linh vương xây xong đài Chương Hoa, bèn mời Lỗ Chiêu công được sang dự lễ khánh thành. Linh vương tặng Chiêu công cái cung quý, sau đó lại hối tiếc. Vỉ Khải Chương biết ý ông, bèn đến gặp Lỗ Chiêu công, phân tích lợi hại rằng chiếc cung đó vốn vua Tấn, Tề và Việt đều muốn có, nếu nước Lỗ được cung thì sắp phải giao chiến với 3 nước kia. Lỗ Chiêu công bèn trả lại chiếc cung. Diệt Trần và Sái. Năm 534 TCN, Trần Ai công ốm nặng sắp mất. Công tử Chiêu và công tử Quá nước Trần giết thế tử Yển Sư, lập công tử Lưu làm thế tử. Trần Ai công nghe tin công tử Chiêu tự ý làm loạn không ngăn được, phẫn uất thắt cổ tự vẫn. Công tử Chiêu và công tử Quá lập Quy Lưu lên ngôi. Trần Lưu sai Can Trưng Sư sang báo với nước Sở việc lập vua mới. Em Lưu là công tử Thắng sang tố cáo với Sở Linh vương về việc trong nước. Sở Linh vương nghe tin bèn giết Can Trưng Sư, rồi sai công tử Khí Tật mang quân đánh nước Trần, với danh nghĩa giúp con công tử Yển Sư là Công Tôn Ngô. Trước sức mạnh của quân Sở, Trần Lưu liệu thế không chống nổi, bèn bỏ chạy sang nước Trịnh. Tháng 9 năm đó công tử Khí Tật nước Sở tiến vào đánh chiếm nước Trần, diệt nước Trần, bắt công tử Chiêu đày sang nước Việt và giết người cùng cánh là Khổng Hoán. Sở Linh vương diệt nước Trần, biến thành ấp nước Sở. Sử ký chép Sở Linh vương phong Khí Tật làm Trần công cai trị nước Trần, còn Tả truyện ghi người được ông giao trị đất Trần là Xuyên Phong Thú. Năm 533 TCN, Sở Linh vương sai công tử Khí Tật thiên đô nước Hứa sang đất Di, gọi là Thành Phủ. Đại phu nước Sở là Ngũ Cử cho nước Hứa phần ruộng đất ở Châu Lai và Hoài Bắc khiến nước Hứa được mở rộng. Sở Linh vương lại muốn can thiệp vào nước Sái, do việc Sái Linh hầu giết cha cướp ngôi. Năm 531 TCN, Sở Linh vương dụ Sái Linh hầu đến hội ở đất Thân. Sái Linh hầu không thể chống lại, đành phải đến hội. Sở Linh vương đổ phục binh ra bắt giữ Sái Linh hầu và giết chết. Sau đó ông sai công tử Khí Tật mang quân đánh nước Sái. Thế tử Ẩn cố thủ trong thành. Tháng 11 năm đó, Khí Tật hạ được nước Sái, giết thế tử Ẩn, diệt nước Sái, được Sở Linh vương lệnh làm Sái công cai trị đất Sái. Nước Tấn thấy nước Sở diệt liền 2 nước, sợ mất uy thế bá chủ, vội họp chư hầu bàn cách cứu Sái. Nước Tấn sai Hồ Phủ sang nước Sở xin hộ cho nước Sái, nhưng Sở Linh vương từ chối. Cái chết. Sở Linh vương muốn ra oai với chư hầu, liên tiếp tiến hành chiến tranh. Ông thiên 6 nước chư hầu nhỏ sang Kinh Sơn. Cuối năm 530 TCN, Sở Linh vương muốn đánh Ngô, trước hết đánh đồng minh của Ngô là nước Từ để uy hiếp nước Ngô. Giữa mùa đông giá lạnh, ông thân chinh đi đông chinh, thúc quân vây hãm nước Từ, tự mình đóng quân ở Can Khê tiếp viện, sai thái tử Lộc ở lại giữ Sính đô. Từ khi còn làm lệnh doãn tới khi lên ngôi, Sở Linh vương gây nhiều thù oán với các quan lại nước Sở vì chiếm đoạt đất đai và giết người nhà họ, lại dùng họ làm người phục vụ. Những người này oán hận ông, bèn hợp tác với phe cánh những người chống lại ông. Nhân lúc Sở Linh vương đi đánh nước Từ, quân lính bị khổ ải vì thời tiết lạnh giá, oán hận ông, 3 người em là công tử Bỉ, công tử Hắc Quang và công tử Khí Tật (Sái công) định làm chính biến để lập công tử Bỉ làm vua. Một người phục vụ cho Linh vương, vốn là người nước Sái từng có thù với Linh vương là Quan Tòng có ý định khôi phục nước Sái, bèn bàn với Sái công Khí Tật, sẽ giúp Khí Tật lật đổ Sở Linh vương nếu Khí Tật trả lại nước Sái. Khí Tật đồng tình. Ba công tử Bỉ, Hắc Quang và Khí Tật dựa vào quân nước Sái, nước Trần cũ, hẹn sẽ phục quốc, lại huy động các họ quý tộc nước Sở ở Bất Lang, đất Diệp và quân nước Hứa để cùng đánh vào Sính đô. Quân Trần và quân Sái hăng hái giúp Sái công Khí Tật đánh thành. Tướng nước Sở là Chính Bộc ngả theo phe công tử Bỉ, bèn giết chết thái tử Lộc và người con thứ của Sở Linh vương là công tử Bãi Dịch. Sính đô bị hạ, công tử Bỉ được tôn làm vua mới, phong Hắc Quang làm Lệnh doãn, Khí Tật làm Tư mã. Vua Sở mới sai Quan Tòng đến Can Khê báo cho quân Sở Linh vương biết việc chính biến để dụ họ bỏ trốn. Quân Sở nghe trong nước có biến, lại oán Sở Linh vương, nên cùng nhau bỏ trốn. Không lâu sau đại quân Sở tan vỡ. Sở Linh vương đơn độc chỉ còn lại vài người thân tín. Tử Cách khuyên ông trốn sang nước khác cầu viện, nhưng ông biết mình gây nhiều thù oán nên bị trả thù, đi lưu vong chỉ thêm nhục nhã. Sở Linh vương men sông Hạ (tức sông Hán), định tới ấp Yển. Thân Hợi vốn có ơn với Linh vương bèn đi tìm ông và đưa về nhà. Sở Linh vương biết ngôi vua đã mất, không thể trở về khôi phục liền thắt cổ tự vẫn trong nhà Thân Hợi. Về sau công tử Khí Tật giết Sở vương Bỉ lên ngôi, tức Sở Bình vương. Bình vương không biết về cái chết của ông, bèn tìm một xác chết và tuyên bố nó là thi thể của ông. Sau đó Thân Hợi kể hết câu chuyện cho Bình vương. Bình vương bèn ra lệnh chôn cất ông theo nghi lễ chư hầu và truy tặng thụy hiệu cho ông là Linh vương.
1
null
Sở Bình vương (chữ Hán: 楚平王; trị vì: 528 TCN-516 TCN), nguyên tên thật là Hùng Khí Tật (熊弃疾), sau khi lên ngôi đổi là Hùng Cư (熊居) hay Mị Cư (羋居), là vị vua thứ 31 của nước Sở – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Ngoài ngôi vị vua nước Sở, ông cũng từng cai quản hai nước Trần và Sái trong thời gian nước Sở chiếm đóng 2 nước nhưng thường không được công nhận là vua chính thức của hai nước này. Khí Tật là con nhỏ của Sở Cung vương, vị vua thứ 26 của nước Sở, và là em của Sở Khang vương, Sở Linh vương và Sở vương Bỉ, tương ứng là các vị vua thứ 27, 29 và 30 của nước Sở. Thời Khang vương và Linh vương. Khi Cung vương còn sống, Hùng Khí Tật vẫn ít tuổi. Ông bắt đầu tham dự chính trường nước Sở từ thời Linh vương – người cướp ngôi của con Khang vương (anh cả) là Giáp Ngao năm 541 TCN. Năm 534 TCN, nước Trần có loạn, các công tử tranh nhau ngôi vua, thế tử Yển Sư bị giết. Sở Linh vương nghe tin bèn sai công tử Khí Tật mang quân đánh nước Trần, với danh nghĩa giúp con công tử Yển Sư là Công Tôn Ngô để diệt vua mới nước Trần là Trần Lưu. Trước sức tấn công của Khí Tật, Trần Lưu bỏ chạy sang nước Trịnh. Tháng 9 năm đó công tử Khí Tật nước Sở tiến vào đánh chiếm nước Trần. Sở Linh vương diệt nước Trần, biến thành ấp nước Sở. Sử ký chép Sở Linh vương phong Khí Tật làm Trần công cai trị nước Trần, còn Tả truyện ghi người được giao trị đất Trần là Xuyên Phong Thú. Năm 533 TCN, công tử Khí Tật theo lệnh của Sở Linh vương, đi thiên đô nước Hứa sang đất Di. Sở Linh vương lại muốn can thiệp vào nước Sái, do việc Sái Linh hầu giết cha cướp ngôi. Năm 531 TCN, Sở Linh vương dụ Sái Linh hầu đến hội ở đất Thân rồi giết chết, sau đó lại phái công tử Khí Tật mang quân đánh nước Sái. Thế tử Ẩn nước Sái cố thủ trong thành. Tháng 11 năm đó, Khí Tật hạ được nước Sái, giết thế tử Ẩn, diệt nước Sái, được Sở Linh vương lệnh làm Sái công cai trị đất Sái. Giết 3 anh giành ngôi. Sở Linh vương muốn làm bá chủ, dùng binh liên miên khiến người trong nước oán thán. Người các nước Trần, Sái bị diệt cũng muốn phục quốc. Năm 530 TCN, nhân lúc Sở Linh vương đi đánh nước Từ, quân lính bị khổ ải vì thời tiết lạnh giá và oán hận, Sái công Khí Tật cùng 2 người anh là công tử Bỉ, công tử Hắc Quang định làm chính biến để lập công tử Bỉ làm vua. Một người phục vụ cho Linh vương, vốn là người nước Sái từng có thù với Linh vương là Quan Tòng có ý định khôi phục nước Sái, bèn bàn với Sái công Khí Tật, sẽ giúp Khí Tật lật đổ Sở Linh vương nếu Khí Tật trả lại nước Sái. Khí Tật đồng tình. Ba công tử Bỉ, Hắc Quang và Khí Tật dựa vào quân nước Sái, nước Trần cũ, hẹn phục quốc cho họ, lại huy động các họ quý tộc nước Sở ở Bất Lang, đất Diệp và quân nước Hứa để cùng đánh vào Sính đô. Quân Trần và quân Sái hăng hái giúp Sái công Khí Tật đánh thành. Tướng nước Sở là Chính Bộc ngả theo phe công tử Bỉ, bèn giết chết thái tử Lộc và người con thứ của Sở Linh vương là công tử Bãi Dịch. Sính đô bị hạ, công tử Bỉ được tôn làm vua mới, tức là Sở vương Bỉ, phong Hắc Quang làm Lệnh doãn, Khí Tật làm Tư mã. Vua Sở mới sai Quan Tòng đến Can Khê báo cho quân Sở Linh vương biết việc chính biến để dụ họ bỏ trốn. Quân Sở nghe trong nước có biến, lại oán Sở Linh vương, nên cùng nhau bỏ trốn. Không lâu sau đại quân Sở tan vỡ. Sở Linh vương đơn độc, biết không thể cứu vãn ngôi vua, bèn tự vẫn. Biết ý Khí Tật có chí làm vua Sở, Quan Tòng khuyên Sở vương Bỉ giết ông, nhưng Sở vương Bỉ không nỡ. Quan Tòng bèn bỏ đi. Công tử Khí Tật muốn trừ nốt Sở vương Bỉ và công tử Hắc Quang để giành ngôi, bèn lập kế đánh lừa. Trong khi Sở vương Bỉ chưa biết tin tức của Sở Linh vương thì Khí Tật giả cách mang quân đi đánh Sở Linh vương. Nghe tin quân Linh vương đã tan rã, Khí Tật bèn bí mật quay trở về Sính đô, sai người chạy vào thành phao tin mình thua trận bị Sở Linh vương giết chết, vua cũ Linh vương sắp trở về. Sở vương Bỉ quá kinh hãi, bèn cùng Lệnh doãn Hắc Quang tự vẫn. Công tử Khí Tật tiến vào Sính đô lên làm vua, tức là Sở Bình vương. Cai trị. Hòa hiếu với chư hầu. Lên ngôi, Sở Bình vương liền khôi phục nước Sái và nước Trần như đã hứa, lập công tử Lư làm vua Sái mới, tức là Sái Bình hầu, lập Công Tôn Ngô làm vua Trần mới, tức là Trần Huệ công. Ngoài ra, ông còn cho 6 nước chư hầu nhỏ từng bị Sở Linh vương thiên sang Kinh Sơn được trở lại đất cũ. Do đó các chư hầu xung quanh đều tin phục nước Sở. Sở Bình vương có người bầy tôi cũ ở nước Sái (khi còn làm Sái công) là Triều Ngô, khi lên làm Sở vương vẫn tin dùng Triều Ngô. Đại phu nước Sở là Phí Vô Cực ghen ghét Triều Ngô, bèn xúi giục các đại phu nước Sái đuổi Triều Ngô, Triều Ngô chạy sang nước Trịnh. Năm 525 TCN, Ngô vương Liêu sai công tử Quang đi đánh Sở. Sở Bình vương sai tướng Tử Ngư ra trận. Hai bên gặp nhau ở đất Trường Ngạn. Tử Ngư tử trận, nhưng quân Sở vẫn hăng hái đánh trận, đánh bại quân Ngô, đoạt được thuyền Dư Hoàng to lớn của Ngô vương giao cho công tử Quang. Công tử Quang bèn nhân đêm tối đến tập tích cướp lại được thuyền mang về. Năm 524 TCN, theo đề nghị của Tả doãn là vương tử Thắng, Sở Bình vương thiên đô nước Hứa sang ấp Bạch Vũ thuộc nước Sở, đưa nước Hứa vào kiểm soát nội thuộc để xa ảnh hưởng của nước Trịnh. Nghe lời Lệnh doãn Tử Hà, Sở Bình vương thả em vua Ngô là Quệ Do bị Sở Linh vương bắt khi sang sứ quân Sở năm 536 TCN, cho về nước. Ông bớt việc chiến tranh, lo xây thành Châu Lai phòng thủ; nhưng lại thích hưởng thụ, xây cất nhiều cung điện khiến tốn kém của cải trong nước. Hiềm khích trong nhà. Sở Bình vương có người con lớn là Hùng Kiến, đã lập làm thái tử, sai Ngũ Xa làm thái phó, Phí Vô Cực làm thiếu phó. Trong khi Ngũ Xa trung thành thì Phí Vô Cực không được lòng thái tử Kiến, nên quay sang gièm pha thái tử với Sở Bình vương. Năm 528 TCN, Sở Bình vương sai Phí Vô Cực sang nước Tần xin lấy con gái Tần Ai công làm vợ thái tử Kiến. Tần Ai công bằng lòng. Phí Vô Cực trở về báo với Sở Bình vương rằng con gái vua Tần rất đẹp. Ông bèn đón luôn con gái Tần Ai công về lấy làm vợ, không cho lấy thái tử Kiến, và cùng người đó sinh ra con thứ là Hùng Trân. Năm 525 TCN, Phí Vô Cực ghét thái tử Kiến và Ngũ Xa, bèn tìm cách làm hại. Vô Cực nói với Sở Bình vương rằng thái tử Kiến và Ngũ Xa định hô hào dân trong ngoài kinh thành và mượn quân các nước Trịnh, Tống, Tề để làm phản. Sở Bình vương tin tưởng Vô Cực, bèn triệu ngay Ngũ Xa về chất vấn. Ngũ Xa phê phán ông không nên tiếp tục mắc lầm lỗi (sau việc tranh vợ của con) mà tin lời gièm. Ông nổi giận, bắt giam Ngũ Xa và lệnh cho Tư mã Thành Phủ là Phấn Dương đi giết thái tử Kiến. Phấn Dương không nỡ giết thái tử Kiến, một mặt mang quân lên đường, mặt khác cho người đi trước báo cho thái tử Kiến. Thái tử Kiến bèn bỏ trốn sang nước Tống. Phấn Dương tự trói mình đến chịu tội. Sau khi nghe Phấn Dương phân trần về lý do thả thái tử Kiến, ông bèn tha cho Phấn Dương, vì trước đây từng lệnh cho Dương phải trung thành với thái tử. Phí Vô Cực cảnh báo Sở Bình vương về 2 người con Ngũ Xa rất có tài, nên dụ về giết đi. Ông nghe theo, bèn sai sứ đi triệu hai con Ngũ Xa là Ngũ Thượng và Ngũ Viên, giao hẹn nếu về thì thả Ngũ Xa. Ngũ Thượng khuyên em nên bỏ trốn tìm cách báo thù, còn mình trở về cho tròn đạo hiếu, vì Sở vương đã có lời giao hẹn. Ngũ Viên bỏ trốn sang nước Ngô, Ngũ Thượng trở về liền bị bắt rồi cùng Ngũ Xa bị Bình vương giết. Năm 521 TCN, nước Tống có loạn họ Hoa, họ Hướng. Nước Tấn cầm đầu quân chư hầu sang đánh họ Hoa cứu Tống Nguyên công. Họ Hoa bị vây ở Nam Lý, sai người phá vây chạy sang nước Sở, cầu viện Sở Bình vương. Sở Bình vương sai Vỉ Việt mang quân cứu họ Hoa. Khi quân Sở lên đường, thái tể Phạm vội vào can ngăn, nhưng không kịp. Nhưng tướng Vỉ Việt mang quân tới Nam Lý cũng dừng binh không giao tranh với quân chư hầu để giúp họ Hoa, thậm chí còn muốn đánh họ Hoa. Các chư hầu bàn nhau quyết định để Tống Nguyên công đuổi họ Hoa và họ Hướng đi, để vừa trừ họa cho nước Tống, vừa không mất lòng Sở Bình vương. Cuối cùng Hoa Hợi, Hướng Ninh cùng những người trong họ bỏ chạy lưu vong sang nước Sở. Sở Bình vương dung nạp họ. Chiến tranh với nước Ngô. Được vài năm, chiến tranh với nước Ngô – quốc gia có thù hằn với Sở nhiều đời – tái diễn. Năm 520 TCN, Ngô vương Liêu và công tử Quang mang quân sang đánh đất Châu Lai nước Sở. Sở Bình vương sai Vỉ Việt huy động các chư hầu Trần, Sái, Hứa, Trầm, Hồ, Đốn cùng cứu đất Châu Lai. Cùng lúc Lệnh doãn nước Sở là Tử Hạ vừa lâm bệnh qua đời khiến sĩ khí quân Sở suy giảm. Hai bên giao tranh tại đất Kê Phủ. Ngô vương theo kế công tử Quang, nhằm đánh vào cánh quân Trần, Hồ, Trầm. Quân 3 nước tan vỡ, vua nước Trầm và nước Hồ cùng tướng Hạ Khiết nước Trần bị quân Ngô bắt. Quân mấy nước đó được quân Ngô thả về báo tin vua các nước Hồ, Trầm đã chết. Quân Sái, Hứa, Đốn rất hoang mang liền rút lui. Tướng Sở là Vỉ Việt cô thế đành rút lui nốt. Sở Bình vương thấy Tử Hạ mất, bèn phong Nang Ngõa thay làm Lệnh doãn. Năm 519 TCN, mẹ thái tử Kiến thấy con lưu vong ở Trịnh, bèn bỏ trốn đến đất Cức Dương và được Ngô vương Liêu sai người đón sang nước Ngô. Tướng Vỉ Việt đuổi theo không kịp, tự thấy mình có nhiều lỗi với Sở Bình vương, bèn tự sát. Sỏ Bình vương quyết chí chống Ngô, sai Nang Ngõa đắp thành ở Sính đô. Sau đó ông lập ra đạo quân Chu sư để tấn công sang nước Ngô, lại liên kết với nước Việt cùng chống Ngô. Công tử Sương nước Việt và đại phu Tư Ngạn đón Sở Bình vương ở sông Dự Chương chúc mừng. Sở Bình vương cùng quân Sở và quân Việt thị uy đến đất Ngũ Dương thì quay về. Nhân lúc quân Sở không phòng bị, quân Ngô bèn tấn công hai nước phên giậu của Sở là nước Sào và nước Chung Ly, diệt hai nước này. Cuối đời, Sở Bình vương tỏ ra bất lực trước sự lớn mạnh của nước Ngô. Ông cố huy động lực lượng đắp thành lũy cố thủ trong nước. Năm 516 TCN, Sở Bình vương mất. Ông làm vua được 13 năm. Lệnh doãn Nang Ngõa muốn lập con lớn của Bình vương là Tử Tây lên ngôi. Nhưng Tử Tây không nhận, đề nghị lập con nhỏ của Bình vương là Hùng Trân – con người vợ chính của ông. Hùng Trân lên nối ngôi, tức là Sở Chiêu vương. Sau khi qua đời. Ngũ Viên báo thù Sở Bình vương, giục Ngô vương Hạp Lư đánh Sở. Con ông là Sở Chiêu vương thua trận phải chạy ra nước ngoài. Ngũ Viên đào mộ Sở Bình vương, lấy roi đánh xác ông để báo thù việc giết cha và anh trước đây. Sau này nước Sở phục quốc mới thu nhặt hài cốt của ông về hoàn táng. Vợ thứ của ông, mẹ Chiêu vương, cũng bị Ngô vương Hạp Lư định chiếm đoạt trong lần chiếm đóng Sính đô. Nhận định. Trong Sử Ký có viết: Bình Vương lập mưu lật đổ Linh Vương, một ông vua tàn bạo, thích chiến tranh coi như diệt được cái mầm họa cho nước Sở cũng như thiên hạ nhưng lại giết cả hai anh nên không tránh khỏi mang tiếng nhẫn tâm. Vua lên ngôi lúc hưng thịnh nên chỉ vui về đường thanh sắc, lại tin dùng kẻ nịnh thần, hại kẻ trung liệt lại cướp vợ của con như Vệ Tuyên Công thưở trước khiến cho nhiều người căm phẫn làm cho nước Sở suy đồi, sau này bị nước Ngô đánh bại.
1
null
Giờ Đông Âu (EET) là tên gọi để chỉ múi giờ UTC+02:00. Múi giờ này được sử dụng ở một số quốc gia phía đông châu Âu bên cạnh giờ Mùa hè Đông Âu (UTC+03:00) là giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày. Sử dụng. Các quốc gia, một phần của quốc gia và các vùng lãnh thổ sau sử dụng múi giờ Đông Âu chỉ trong mùa đông: Moskva sử dụng EET trong các năm 1922-30 và 1991-92. Tỉnh Kaliningrad cũng sử dụng EET trong các năm 1945 và 1991-2011. Ba Lan sử dụng múi giờ này trong giai đoạn 1918-22. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đức áp đặt múi giờ CET ở các lãnh thổ chiếm đóng ở phía Đông. Đôi khi giờ chuẩn FLE (và tương tự với Giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày - FLE) được sử dụng để chỉ giờ Đông Âu. FLE có nghĩa là "F"inland (Phần Lan), "L"ithuania, "E"stonia.
1
null
Không quân Quốc gia Khmer (tiếng Pháp: "Armée de l'Air Khmère" – AAK; tiếng Anh: "Khmer National Air Force" - KNAF hoặc KAF) là quân chủng không quân Quân lực Quốc gia Khmer (FANK) và là lực lượng quân sự chính thức của nước Cộng hòa Khmer trong cuộc nội chiến Campuchia năm 1970–1975. Lịch sử. Hình thành (1954–1955). Mặc dù liên đội non trẻ của Quân đội Hoàng gia Khmer được lên kế hoạch lần đầu tiên vào năm 1952 nhưng mãi đến ngày 22 tháng 4 năm 1954 thì Không quân Hoàng gia Khmer (tiếng Pháp: "Aviation Royale Khmère" – AVRK) mới chính thức thành lập dựa theo sắc lệnh của Hoàng thất Campuchia. Dưới sự chỉ huy của Đại tá Ngo Hou, nguyên bác sĩ riêng của Hoàng thân Norodom Sihanouk là và được biết đến một cách mỉa mai là ‘Câu lạc bộ Hàng không Hoàng gia’. Không quân Hoàng gia Khmer ban đầu chỉ có một phi đội gồm bốn máy bay liên lạc Morane-Saulnier MS.500 Criquet, hai máy bay chuyên dụng hạng nhẹ Cessna 180, một máy bay cá nhân hạng nhẹ Cessna 170 và một máy bay vận tải DC-3 được sửa sang để chuyên chở yếu nhân (VIP). Ở giai đoạn này, Không lực Hoàng gia Khmer chưa phải là một quân chủng độc lập; vào lúc đầu, cán bộ nhân viên Không lực phải lấy từ bên Công binh qua, Bộ Quốc phòng đặt quân chủng Không quân Hoàng gia Khmer dưới sự kiểm soát hành chính của Tổng cục thanh tra Công binh quân đội. Phát triển (1955–1964). Trong giai đoạn mở rộng lần đầu từ năm 1955–1962, Không quân Hoàng gia Khmer nhận được sự hỗ trợ từ Pháp, Mỹ, và Israel với việc cung cấp các chương trình huấn luyện, hỗ trợ kỹ thuật và máy bay bổ sung. Phái đoàn cố vấn viện trợ quân sự Mỹ (USMAAG) đã chuyển nhượng 14 chiếc máy bay huấn luyện T-6G Texan, 8 máy bay trinh sát Cessna L-19A Bird Dog, 3 máy bay liên lạc DHC L-20 Beaver và 7 máy bay vận tải C-47 (sớm được gia nhập với thêm hai chiếc vận tải cơ C-47 mua từ Israel) cho phép Không quân Hoàng gia Khmer sở hữu một khả năng tấn công hạng nhẹ cũng như nâng cao công tác trinh sát và khả năng vận chuyển quân đội. Trung lập (1964–1970). Các khóa huấn luyện máy bay đầu tiên trong nước bắt đầu vào tháng 10 năm 1954 bởi các huấn luyện viên người Pháp tại Trường huấn luyện Hàng không Hoàng gia mới được thành lập tại sân bay Pochentong gần Phnôm Pênh, dù các khóa sinh phi công người Khmer về sau đều được đưa sang Pháp. Vào tháng 8 năm 1964, chương trình viện trợ USMAAG của Mỹ đã bị đình chỉ khi Campuchia vừa thông qua một chính sách trung lập, do đó Không quân Hoàng gia Khmer tiếp tục dựa vào viện trợ quân sự từ Pháp, nhưng đồng thời cũng quay sang phía Úc, Liên Xô và Trung Quốc về khoản máy bay và huấn luyện. Do thiếu hụt nguồn nhân lực và khí tài bay hạn chế, Không lực Khmer khó đảm bảo việc bảo vệ không phận quốc gia. Mặc dù có vài đường băng khác hơn Pochentong, thế nhưng chúng chỉ được sử dụng tạm thời như đường băng hạ cánh khẩn cấp và chẳng bao giờ làm thành căn cứ không quân thứ cấp. Do đó, không quân chỉ đơn thuần được coi là một lực lượng yểm trợ tác chiến nhằm cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng không cho các đơn vị bộ binh và thỉnh thoảng đóng vai trò không yểm cho các cuộc hành quân tác chiến trên bộ và trên biển. Tổ chức trước năm 1970. Tháng 3 năm 1970, Không quân Hoàng gia Campuchia có tổng quân số lên đến 1250 sĩ quan và phi công dưới sự chỉ huy của Đại tá Keu Pau Ann, bao gồm một phần các nhân viên phi hành đoàn tổ bay (phi công, hoa tiêu, kỹ sư máy bay, điện đài viên và công nhân cơ khí hàng không) và kỹ thuật viên mặt đất (điều không, nhân viên đài phát thanh và radar, thợ máy và các nhân viên phụ trợ). Các thành phần không quân chính của Liên đoàn Không quân chiến thuật gồm bốn nhóm bay - một huấn luyện nâng cao, một tấn công, một vận tải và liên lạc và một quang báo - được cung cấp bằng một loạt khí tài hỗn hợp gồm 143 máy bay với 23 loại khác nhau, nguồn gốc chủ yếu là từ Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc, Nam Tư và Canada. Hầu hết các máy bay và nhân viên đều tập trung tại căn cứ quân sự gần kề sân bay quốc tế Pochentong ở Phnôm Pênh, nơi đặt Học viện Hàng không và Bộ chỉ huy Không quân Hoàng gia Khmer được cấu trúc như sau: Ngoài những máy bay được mua lại hoặc tặng từ các quốc gia thân thiện, Không quân Hoàng gia Khmer từ năm 1962 và 1966 được sáp nhập vào danh mục khí tài một số lượng nhỏ máy bay và trực thăng do những phi công Không lực Việt Nam Cộng hòa (VNAF) đào ngũ bay sang Campuchia, trong đó bao gồm ba máy bay A-1H Skyraider và hai trực thăng Sikorsky H-34. Tiểu đoàn An ninh Không quân. Để tuần tra các căn cứ và máy bay chính yếu ở Pochenton nhằm chống lại các hành vi phá hoại hoặc các cuộc tấn công của đối phương, khoảng năm 1967-1968, Bộ Tư lệnh Không quân Quốc gia Khmer đã cho thành lập một tiểu đoàn bảo vệ an ninh phi trường gọi tắt là Tiểu đoàn an ninh Không quân (tiếng Pháp: "Battaillon de Fusiliers de l'Air" - BFA). Tương tự như chức năng của Trung đoàn Không quân Hoàng gia Anh, BFA được tổ chức như một tiểu đoàn bộ binh hạng nhẹ bao gồm ba đại đội súng trường được phân công chủ yếu dành cho nhiệm vụ bảo vệ an ninh sân bay và phòng thủ tĩnh. Thường xuyên được phân bổ tại căn cứ không quân Pochenton do Thiếu tá Sou Chhom chỉ huy, tiểu đoàn có khoảng 200-300 phi công được trang bị các loại súng trường kiểu chốt và súng tiểu liên lỗi thời do Pháp sản xuất. Tái tổ chức (1970–1971). Không quân Quốc gia Khmer (tiếng Pháp: "Aviation Nationale Khmère" – AVNK) tái chỉnh trang tạm thời trong sự khuấy động của cuộc đảo chính năm 1970, tuy Không lực Campuchia vẫn còn lại Bộ Tư lệnh Quân đoàn phụ cho đến khi sáp nhập vào ngày 8 tháng 6 năm 1971, mới chính thức trở thành quân chủng độc lập thứ ba trong Quân lực Quốc gia Khmer. Trạng thái mới này sau đó đã được xác nhận vào ngày 15 tháng 12, khi Không lực Quốc gia Khmer chính thức đổi tên thành Không lực Khmer - KAF (tiếng Pháp: "Armée de l'Air Khmère" - AAK). Vụ đột kích Pochentong. Vào đêm ngày 21-22 tháng 1 năm 1971, khoảng 100 lính đặc công và công binh Quân đội Nhân dân Việt Nam đã vượt qua vành đai phòng thủ "Biệt khu Thủ đô" (RMS) do quân đội Campuchia thiết lập xung quanh Phnôm Pênh và thực hiện một cuộc đột kích ngoạn mục vào căn cứ không quân Pochentong. Toàn đội chia thành 6 phân đội nhỏ hơn được trang bị chủ yếu là súng trường AK-47 và súng chống tăng RPG-7, các đơn vị đặc công Quân đội Nhân dân Việt Nam đã thành công trong việc bóc các lớp hàng rào kẽm gai và nhanh chóng áp đảo số lính trang bị kém của Tiểu đoàn an ninh làm nhiệm vụ đêm đó. Một khi vào được bên trong khu căn cứ, đội đặc công liền tung ra một đợt bắn chặn dữ dội bằng các loại súng nhỏ và súng phóng lựu bắn vào bất kỳ máy bay nào mà họ tìm thấy trên khu vực đậu xe tiếp giáp với đường băng và các công trình gần đó; một trong những đội đặc công thậm chí còn trèo vào cạnh khu nhà ga thương mại của sân bay dân sự và sau khi chiếm giữ vị trí tại nhà hàng quốc tế bên trên mái nhà, họ bắn một quả rocket vào kho chứa bom napalm gần thềm để máy bay của Không lực Việt Nam Cộng hòa. Cuộc tập kích đã xóa sổ phần lớn trang bị của không quân Khmer. Khoảng 50 lính Campuchia chết và trên 300 lính bị thương, nhiều xe cơ giới và 69 máy bay bị phá hủy hoặc hư hại nặng trong trận này, trong khi Quân đội Nhân dân Việt Nam chỉ tổn thất 3 người. Tái tổ chức (1971–1972). Hàng loạt căn cứ không quân mới được thành lập tại Battambang (Phi trường 123), Kompong Cham (Phi trường 125), Kompong Chnang (Phi trường 124) và Ream (Phi trường 122) trong khi các sân bay thứ cấp và sân bay trực thăng các loại được thiết lập ở Kampot, Udong, KompongThom và Stung Mean Chey gần Phnôm Pênh. Mở rộng (1972–1974). Tháng Giêng năm 1975, tổng quân số Không lực Quốc gia Khmer đã lên đến cao điểm với 10,000 sĩ quan và phi công (bao gồm cả nữ phi công) dưới sự chỉ huy của Chuẩn tướng Ea Chhong, được trang bị một loạt khí tài tổng cộng 211 máy bay các loại được phân phối giữa các phi đoàn trong Liên đoàn Không quân chiến thuật như sau: Trung đoàn An ninh Không quân. Sau một vài vụ tấn công các sân bay Campuchia vào đầu cuộc chiến, lực lượng an ninh Không lực Khmer đã trải qua một sự cải tổ lớn vào giữa năm 1971. Tiểu đoàn an ninh sân bay bị nã pháo liên hồi tại Pochentong đã được mở rộng cho phù hợp từ một tiểu đoàn súng trường duy nhất gồm ba đại đội đến một trung đoàn trọn vẹn gồm ba tiểu đoàn, tiếp nhận sự chỉ định của Trung đoàn an ninh Không quân số 1 (tiếng Pháp: "1er Regiment de Fusiliers de l’Air" – 1 RFA). Từ giữa tháng 7 năm 1971 đến tháng 12 năm 1972, các tiểu đoàn không quân được luân chuyển thông qua các chương trình huấn luyện bộ binh chuyên sâu ở miền Nam Việt Nam để nâng cao khả năng chiến đấu của họ, với các phi công được lựa chọn một số khóa huấn luyện chuyên ngành như vào đầu năm 1973, Trung đoàn an ninh Không quân số 1 gồm hai tiểu đoàn cộng thêm một tiểu đoàn chuyên được huấn luyện cho các phi vụ tìm kiếm, giải cứu và bảo vệ yếu nhân (VIP). Bộ Tư lệnh an ninh Không quân Khmer dưới sự chỉ huy của Đại tá Sou Chhom được tăng cường vào năm 1974, một đơn vị thứ hai được điều động nhằm củng cố phòng tuyến tại căn cứ không quân Kompong Cham sẽ trở thành Trung đoàn an ninh Không quân số 2 (tiếng Pháp: "2éme Regiment de Fusiliers de l’Air" – 2 RFA). Các tiểu đoàn của Trung đoàn an ninh Không quân số 2 do Lực lượng đặc biệt Khmer phụ trách huấn luyện trong nước tại Trung tâm huấn luyện bộ binh Ream gần Kompong Som. Đến tháng 4 năm 1975, lực lượng an ninh Không lực Khmer có tổng quân số lên đến 1,600 phi công biên chế thành sáu tiểu đoàn bộ binh hạng nhẹ, được trang bị các loại vũ khi nhỏ đã lỗi thời của Mỹ và tịch thu các loại vũ khí nhỏ hiện đại của Liên Xô hoặc Trung Quốc. Chiến sử. Tham chiến (1971–1973). Ngày 7 tháng 10 năm 1972, quân Giải phóng miền Nam Việt Nam một lần nữa lại tung thêm lực lượng đặc công thực hiện đòn tấn công bí mật vào Phnôm Pênh, gồm khoảng 103 người thuộc Trung đoàn đặc công 367 Quân đội Nhân dân Việt Nam đột kích vào Bộ Tư lệnh Thiết kỵ Lục quân Quốc gia Khmer đóng tại sân vận động Olympic ở vùng ngoại ô phía bắc thủ đô Campuchia, nơi đặt bãi đậu xe thiết giáp trong nhà. Quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thậm chí đã chiếm được bảy chiếc xe thiếp giáp bộ binh M-113 APC và lái chúng ra ngoài xếp thành đội hình tiến vào các đường phố của thủ đô, khiến dân chúng hoảng loạn cực độ. Bị bất ngờ lúc đầu, Quân đội Campuchia đã phải mất vài giờ để ổn định tình hình, lập lại trật tự và yêu cầu không yểm khẩn cấp. Không quân Quốc gia Khmer đáp lại bằng cách điều hai chiếc gunship AC-47 tới yểm trợ bộ binh bằng hỏa lực đã thành công trong việc vô hiệu hóa các chiếc M-113 APC, chặn đứng nhóm quân đối phương trước khi họ có thể tiến tới trung tâm thành phố, tại đây hai bên xảy ra một trận đụng độ dữ dội khiến 83 lính đặc công Việt Nam thiệt mạng, không rõ tổn thất của quân Campuchia Không quân Quốc gia Khmer đã thực hiện trót lọt một phi vụ oanh tạc lớn vào tháng 3 năm 1974, khi một phi đội 10 máy bay ném bom T-28 do máy bay chỉ điểm điều không tiền phương (FAC) Cessna O-1D Bird Dog dẫn đường đánh phá điểm trung chuyển Dambe của quân Giải phóng miền Nam Việt Nam thuộc địa phận Kratie, nơi khoảng 250 xe tải tiếp tế chất đầy đạn dược được dấu trong một đồn điền gần đó. Sau khi các viên phi công Không lực Quốc gia Khmer lái chiếc T-28 đã thả hàng loạt bom 110 kg (250 lb) xuống khu đồn điền, chúng đột nhiên gây kích động một phản ứng nổ dây chuyền - dựa trên việc phân tích các tấm hình do thám trên không sau cuộc tấn công, không quân Khmer tuyên bố ít nhất 125 xe tải bị phá hủy, được xem là một kỷ lục trong chiến tranh Việt Nam. Bất ổn (1973–1974). Ngày 17 tháng 3 năm 1973, viên phi công Không lực Quốc gia Khmer ủng hộ Sihanouk bất mãn chính phủ cộng hòa là Đại úy không quân So Patra, đã tự mình lái chiếc máy bay chiến đấu thả bom T-28D bay vào khu trung tâm thủ đô Phnôm Pênh và bất chợt bổ nhào xuống ném bom Dinh Tổng thống tại quận Chamkarmon. Tổng cộng vụ đánh bom đã khiến 43 người thiệt mạng và 35 người bị thương, sau đó viên phi công này đã bay tới trốn tại đảo Hải Nam thuộc vùng biển Đông. Ngày 19 Tháng 11 năm 1973, Dinh Tổng thống lại bị oanh tạc một lần nữa bởi viên phi công bất đồng chính kiến là Trung úy không quân Pich Lim Khun, người sau đó đã lái chiếc T-28D bỏ trốn sang địa phận tỉnh Kratie do Khmer Đỏ kiểm soát. Hậu quả của vụ không kích lần này khiến cho Tổng thống Lon Nol phải tiến hành đợt thanh trừng những thành phần Không lực Quốc gia Khmer bị xem là không trung thành hoặc thân cộng sản. Ngày 14 tháng 4 năm 1974, lại xảy ra một vụ việc tương tự, một viên phi công đào ngũ là Khiev Yos Savath đã cố gắng tiến hành một vụ không kích nhằm ám sát Tổng thống Cộng hòa Khmer. Sáng hôm đó, máy bay chiến đấu thả bom T-28D do kẻ đào ngũ lái đã ném bốn quả bom 110 kg (250 lb) xuống trụ sở Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Quốc gia Khmer (EMG). Chốc lát nó đã hạ cánh khoảng 60 feet (19 mét) từ nơi mà Trung tướng Sak Sutsakhan đang chủ trì một cuộc họp nội các. Mặc dù các quan chức kịp thời thoát ra ngoài, thế nhưng loạt bom đã cướp đi mạng sống của bảy người và khiến nhiều người khác bị thương, gây chấn động dư luận trong và ngoài nước một thời gian dài. Suy vong (1974–1975). Chỉ vào những tháng cuối cùng của cuộc chiến mà Không quân Quốc gia Khmer cuối cùng cũng vượt quá tất cả các thành tích trước đó. Tận dụng tối đa ưu thế trên không của mình, Không lực Quốc gia Khmer sử dụng tất cả các khung máy bay có giới hạn khác nhau, từ máy bay chiến đấu thả bom T-28D, trực thăng vũ trang UH-1G, gunship AC-47D và AU-24A cùng máy bay huấn luyện phản lực T-37B được chuyển đổi sang vai trò cường kích, và ngay cả máy bay vận tải C-123K cũng chuyển thành máy bay ném bom hạng nặng ứng biến – tung ra một số phi vụ chiến đấu chưa từng có nhằm chống lại các lực lượng Khmer Đỏ đang tập trung quanh Phnôm Pênh. Hoạt động chống lại lưới lửa phòng không tương đối yếu của đối phương, viên phi công T-28 người Campuchia đã bay hơn 1.800 phi vụ vào ban ngày trong khoảng thời gian hai tháng một mình trong khi AU-24 và C-123 lại thực hiện các phi vụ ném bom vào ban đêm chống lại các vị trí tên lửa 107mm mà đối phương cố thủ ở phía bắc thủ đô. Bên cạnh các phi vụ chiến đấu, Không quân Quốc gia Khmer cũng tham gia trong các nỗ lực sơ tán vào phút cuối. Ngày 12 tháng 4 năm 1975, mấy chiếc T-28 và UH-1 còn tiến hành yểm trợ cuộc di tản của Đại sứ quán Mỹ trong chiến dịch Eagle Pull. Bộ Tư lệnh Không quân Quốc gia Khmer còn giữ lại bảy chiếc trực thăng vận tải UH-1H dự phòng tại một sân bay trực thăng ứng biến gắn trên các căn cứ của Sân vận động quốc gia ở Phnôm Pênh tại khu liên hợp thể thao Cércle Sportif, sẵn sàng sơ tán các thành viên chủ chốt của chính phủ. Tuy nhiên, ba trong số bảy chiếc trực thăng đã bị bỏ lại do trục trặc kỹ thuật khi đợt di tản cuối cùng diễn ra vào buổi sáng ngày 17 tháng 4. Một trong số các nhóm quan chức cấp cao di tản lên bốn chiếc trực thăng còn lại bay đến Kompong Thom chính là Tư lệnh không quân Quốc gia Khmer Ea Chhong. Bất chấp những nỗ lực tốt nhất của họ, Không quân Quốc gia Khmer quá căng thẳng một mình khó mà ngăn chặn sự thất bại của quân đội Campuchia và đẩy lui làn sóng tiến công của lực lượng Khmer Đỏ. Ngày 16 tháng 4, những chiếc T-28 Không lực Quốc gia Khmer xuất kích chiến đấu lần cuối cùng bằng cách ném bom Trung tâm kiểm soát Không quân và nhà chứa máy bay tại Pochentong để tránh rơi vào tay các đơn vị quân nổi dậy. Sau khi dùng hết hầu như toàn bộ đồ quân nhu dự phòng, 97 máy bay bao gồm 50 T-28D, 13 UH-1H, 12 O-1D, 10 C-123K, 7 AC-47D, 3 AU-24A, 9 C-47 và T-41D –sẽ lần lượt do các phi hành đoàn bay ra khỏi các khu căn cứ không quân Pochentong, Battambang, Kompong Cham, Kompong Thom, Kompong Chnang và Ream (với một số nhỏ người tị nạn dân sự trên khoang) ẩn náu an toàn ở nước láng giềng Thái Lan. Toán nhân viên Không quân Quốc gia Khmer còn lại ở Campuchia bao gồm các kỹ thuật viên mặt đất, một số phi công, và những phi công phục vụ trong Tiểu đoàn an ninh Không quân không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc đầu hàng, hầu hết trong số họ đều bị Khmer Đỏ xử tử. Tuy nhiên, các báo cáo sau đó đã xác nhận rằng chỉ vài cựu phi công có đủ trình độ chuyên môn và kỹ thuật thoát khỏi số phận này bằng cách trưng dụng vào Không quân của chế độ Khmer Đỏ để bay và duy trì những máy bay còn bỏ lại phía sau do Pháp và Mỹ chế tạo. Kết quả. Đến năm 1975, Không quân Quốc gia Khmer thiệt hại tổng cộng 100 máy bay, chủ yếu là do chiếu đấu tiêu hao, tai nạn huấn luyện và đào ngũ, cũng như với các nguyên nhân khác – từ tháng 12 năm 1971 và tháng Giêng năm 1972, bốn chiếc trực thăng hạng nhẹ Alouette II và một chiếc Alouette III được gửi ra nước ngoài để bảo trì và tổng kiểm tra tại Công ty Công trình Phi cơ Hồng Kông (HAECO) ở Hồng Kông, nhưng chẳng có hồ sơ ghi lại những chiếc khung máy bay này đã bao giờ trở lại Campuchia. Khmer Đỏ đã tiếp quản nhằm tận dụng ít nhất 22 máy bay ném bom T-28D, bốn máy bay huấn luyện GY-80, 10 máy bay huấn luyện phản lực T-37, chín máy bay huấn luyện T-41D, bảy máy bay vận tải C-123K, chin gunship cỡ nhỏ AU-24, sáu gunship AC-47D, 14 máy bay vận tải C-47, 20 trực thăng UH-1H và UH-1G và ba chiếc trực thăng hạng nhẹ Alouette III, mặc dù bảo dưỡng kém và thường xuyên thiếu phụ tùng thay thế có nghĩa là chỉ có một số ít các khung máy bay vẫn còn có thể dùng được vào cuối những năm 1970. Quân phục và phù hiệu. Lễ phục. Các sĩ quan Không quân Hoàng gia Khmer đã dùng bộ lễ phục hải ngoại màu xanh hoàng gia lần đầu tiên vào giữa thập niên 1950, bao gồm một bộ áo chẽn và quần dài là loại phỏng theo bộ lễ phục màu kaki M1946/56 của quân đội Pháp (tiếng Pháp: "Vareuse d’officier Mle 1946/56 et Pantalon droit Mle 1946/56"); mẫu mùa hạ nhạt may bằng vải bông cũng được cấp phát. Khi hoạt động trong quân chủng, bộ lễ phục màu xanh được mặc kèm theo một chiếc áo sơ mi màu xanh nhạt và cà vạt màu xanh hoàng gia, vào những dịp lễ nghi thì thay bằng áo sơ mi trắng và cà vạt đen; sự kết hợp này còn mặc kèm thêm bộ trang phục mùa hè màu trắng bông. Cổ áo mở theo kiểu Pháp, áo chẽn bốn nút cùng hai túi ngực nếp gấp có nắp và hai túi ngực không nếp gấp hai bên có nắp (áo chẽn của sĩ quan cao cấp đôi khi có túi áo hai bên được gắn thêm nắp túi), và tay áo đã được gập lại. Vạt cài cúc trước và nắp túi được cố định bằng các nút mạ vàng mang biểu tượng cờ hiệu Quân lực Quốc gia Khmer. Quân phục ngụy trang. Bộ đồ bay ngụy trang mẫu "cao nguyên" mua riêng của Thái được phi hành đoàn gunship Douglas AC-47D Spooky Không lực Quốc gia Khmer sử dụng trong một số dịp, chẳng hạn như đợt các thành viên của tổ bay đầu tiên được gửi đến huấn luyện gunship tại căn cứ không quân Udorn ở Thái Lan vào tháng 5-6 năm 1973. Giày trận. Với bộ đồng phục mặc hằng ngày, tất cả nhân viên mặt đất trong không quân đều mang loại giày bốt quân đội M-1943 của Mỹ da nâu hoặc giày bốt màu nhiệt đới bằng vải và cao su ‘Pataugas’ của Pháp và các loại xăng đan; từ sau năm 1970, Không lực Quốc gia Khmer mới chuẩn hóa bằng loại giày bốt màu rừng da đen M-1967 của Mỹ và loại bốt Bata của Việt Nam Cộng hòa, đã thay thế nhiều loại giày trận cũ hơn. Quân hàm. Hệ thống quân hàm của Không quân Hoàng gia Khmer sử dụng thống nhất với bảng xếp hạng cấp bậc của Lực lượng Vũ trang Quốc gia Khmer. Hệ thống cấp hiệu cũng mang đặc thù kiểu Pháp, chỉ khác biệt ở phù hiệu quân chủng. Cấp sĩ quan mang cấp hiệu trên cầu vai tháo được màu xanh nhạt (với lá nguyệt quế vàng được thêu bên lề ngoài dành cho tướng lĩnh); cấp hạ sĩ quan và binh sĩ thêu cấp hiệu ở cả hai tay áo trên. Đối với chiến phục, cấp sĩ quan thường đeo trên cổ áo ngực thay cho loại dây đeo vai trượt hai bên; lon kim loại kiểu quân đội gắn vào ngực thì chỉ có cấp hạ sĩ quan (tiếng Pháp: "Hommes de troupe") mới được đeo trong khi cấp học viên thường không đeo phù hiệu. Sau tháng 3 năm 1970, Không quân Hoàng gia Khmer đã tiếp nhận loại cầu vai và dây đeo vai trượt mới có màu xanh Hoàng gia nhưng bảng cấp bậc cơ bản vẫn không thay đổi. Năm 1972, một số sĩ quan Không quân Quốc gia Khmer đã bắt đầu mặc loại đồ bay hoặc bộ quân phục dã chiến màu rừng xanh ôliu có phù hiệu bằng kim loại gắn trên cổ áo giống hệt với mẫu mà bên lục quân vừa tiếp nhận cùng năm.
1
null
Họ Cá đuôi gai (tên khoa học: Acanthuridae) là một họ cá theo truyền thống được xếp trong phân bộ Acanthuroidei của bộ Cá vược (Perciformes), nhưng những nghiên cứu phát sinh chủng loài gần đây của Betancur và ctv đã xếp nó trong bộ mới lập là Acanthuriformes. Họ này có khoảng 84 loài thuộc 6 chi, và tất cả đều sống ở các vùng nhiệt đới thuộc các đại dương, thường là xung quanh các rạn san hô. Nhiều loài có màu sắc tươi sáng và xuất hiện phổ biến trong các hồ cá cảnh. Đặc điểm riêng có của họ Cá đuôi gai là một hoặc nhiều cái gai trông giống như con dao mổ và rất sắc nhọn ở trên cả hai mặt của đuôi cá. Cá có vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi lớn, trải dài gần hết chiều dài cơ thể. Mõm cá nhỏ và có một hàng răng dùng để ăn tảo biển. Đa số các loài thuộc họ Cá đuôi gai có kích cỡ tương đối nhỏ với chiều dài cơ thể tối đa là 15–40 cm. Tuy nhiên, một số thành viên của các chi "Acanthurus", "Prionurus" và đa số thành viên của chi "Naso" có thể to lớn hơn, trong đó loài "Naso annulatus" có thể đạt tới 1 m (lớn nhất trong họ). Do những loài cá này tăng trưởng nhanh nên cần phải kiểm tra kích cỡ trưởng thành trung bình và sự phù hợp của cá trước khi đưa cá vào hồ cá cảnh. Từ nguyên và lịch sử phân loại. Tên của họ cá này xuất phát từ các từ "akantha" và "oura" trong tiếng Hi Lạp, tạm dịch là "gai" và "đuôi". Điều này ám chỉ đặc điểm dễ nhận ra của họ Cá đuôi gai, đó là cái "dao mổ" ở cuống đuôi của chúng. Vào đầu thập niên 1900, họ cá này được gọi là Hepatidae.
1
null
Giờ Mùa hè Đông Âu (EEST) là tên gọi của múi giờ UTC+3, trước giờ UTC 3 tiếng. Giờ này được sử dụng vào mùa hè ở một số quốc gia châu Âu, Bắc Phi, và Trung Đông. Trong suốt mùa đông, các quốc gia này sử dụng giờ Đông Âu (UTC+2). Kể từ năm 1996 giờ Mùa hè châu Âu đã được sử dụng từ ngày chủ nhật cuối cùng của tháng 3 đến ngày chủ nhật cuối cùng của tháng 10; một số quy tắc trước đây không thống nhất trong khối Liên minh châu Âu. Sử dụng. Các quốc gia và vùng lãnh thổ sau sử dụng giờ Mùa hè Đông Âu trong suốt mùa hè: Năm 1991 EEST cũng được dùng ở Moskva và tỉnh Samara.
1
null
M.I.A.M.I. (viết tắt của Money Is a Major Issue) là album phòng thu đầu tay của nam ca sĩ nhạc rap Pitbull. Album được phát hành vào ngày 3 tháng 8 năm 2004, và đạt được vị trí thứ 14 trên bảng xếp hạng "Billboard" 200 của Mỹ. Danh sách ca khúc. Ca khúc "Culo" có sử dụng một đoạn nhạc mẫu từ ca khúc "Move Ya Body" của Nina Sky.
1
null
Dưới đây liệt kê danh sách các thực thể địa lý theo sự chiếm đóng của từng quốc gia, xếp đồng thời theo thứ tự bảng chữ cái và theo bản chất địa lý. Nguồn thông tin có sẵn trong từng bài riêng của mỗi thực thể. Danh sách này đồng nhất với danh sách lập bởi "Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á" (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) bao gồm các thực thể địa lý đã bị quân đội một trong các nước có tranh chấp xây dựng các tiền đồn, công trình quân sự và đồn trú lâu dài. Các công trình nhân tạo trên các thực thể này có thể quan sát bằng ảnh vệ tinh. Trong thực tế, có thể các quốc gia có thể khống chế thêm một số thực thế địa lý lân cận với các thực thể đã bị quốc gia đó chiếm đóng. Brunei là quốc gia duy nhất chưa chiếm thực thể địa lý nào. Chú thích viết tắt: Việt Nam kiểm soát. Danh sách trên không bao gồm 6 bãi ngầm mà Việt Nam cho là nằm trong thềm lục địa của nước này bao gồm bãi Tư Chính (Vanguard Bank), bãi Vũng Mây ("Rifleman Bank"), bãi Phúc Tần ("Prince of Wales Bank"), bãi Phúc Nguyên ("Prince Consort Bank"), bãi Quế Đường ("Grainger Bank") and bãi Huyền Trân ("Alexandra Bank"). Việt Nam đã xây dựng các nhà giàn DK1 và đóng quân trên các thực thể này. Malaysia kiểm soát. Hải quân Malaysia có thể kiểm soát đá Suối Cát ("Dallas Reef") từ tiền đồn của họ ở đá Kiêu Ngựa gần đó. Trong những năm 1980, Malaysia cũng đặt các đèn hiệu ở đá Sác Lốt ("Royal Charlotte Reef") và đá Louisa ("Louisa Reef") để khẳng định chủ quyền. Tuy nhiên các nguồn tin gần đây từ Malaysia, Brunei, và Hoa Kỳ đều xác nhận rằng không có quân đội nước nào trên thực tế đã chiếm đóng ba thực thể nói trên. Đài Loan kiểm soát. Các nguồn từ Đài Loan khẳng định nước này đã chiếm thêm bãi Bàn Than gần cạnh đảo Ba Bình. Điều này là do nước này đã xây dựng một số cấu trúc tạm thời trên thực thể này vào năm 1995 và 2004 cũng như một số quan chức của họ đã đổ bộ lên bãi cát này vào năm 2003 và 2012. Tuy nhiên theo Lâu Năm Góc, gần đây không có tiền đồn hay bất cứ công trình nhân tạo nào có thể quan sát được bằng vệ tinh trên bãi Bàn Than. Các nguồn tin địa phương cũng tường thuật rằng quân đội Việt Nam cũng như Đài Loan thường xuyên đặt các vật thể lên trên bãi này và dùng chúng làm bia tập bắn.
1
null
Tạ Phong Tần (sinh năm 1968 tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) là một blogger bất đồng chính kiến ​​với Chính phủ Việt Nam. Từng là một nữ sĩ quan công an, bà đã bị bắt vào tháng 9 năm 2011 về tội tuyên truyền chống nhà nước cho các bài viết blog của mình với các cáo buộc có căn cứ về tham nhũng của Chính phủ. Vào ngày 24 tháng 9 năm 2012, Tạ Phong Tần đã bị tuyên án mười năm tù giam. Ngày 19 tháng 9 năm 2015, bà được đình chỉ thi hành án và sang Hoa Kỳ. Tiểu sử. Công tác ở cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Bạc Liêu (năm 1991 đến 1994). Viết blog. Tạ Phong Tần bắt đầu viết blog, khi bà còn là đảng viên Đảng Cộng sản và làm việc trong ngành công an. Năm 2004, bà đã trở thành một nhà báo tự do. Hai năm sau đó, bà bắt đầu một blog có tiêu đề "Công lý và Sự thật", được biết đến phổ biến cho các báo cáo về các vụ tham nhũng của công an. Vì các bài trên mạng phê phán chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, bà bị đuổi khỏi Đảng và mất việc vào năm 2006. Trang CAND nhận định khi cho ra đời blog Công lý - Sự thật, Tạ Phong Tần đã dùng nó để phô trương cái "tôi" của mình, để đánh bóng cá nhân mình và đồng thời cũng để tạo "hình ảnh" của mình với các tổ chức người Việt chống Cộng cực đoan ở nước ngoài nhằm kiếm tí đôla. Đọc hết những bài mà Tạ Phong Tần đã viết trên blog Công lý - Sự thật sẽ thấy hầu hết đầu phát xuất từ những bất mãn cá nhân, cơ hội chủ nghĩa, theo đóm ăn tàn, theo voi hít bã mía chứ chẳng phải vì lý tưởng gì. Trước những bài viết mang tính phê phán Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, chính quyền địa phương đã nhiều lần mời Tạ Phong Tần lên tiếp xúc, đối thoại nhưng Tạ Phong Tần đều không đến. Khi nhận được giấy mời, thì bà sao chụp rồi tung lên mạng. Theo báo Công an Nhân dân, qua tất cả những vụ việc vừa kể, chỉ có thể kết luận về nhân cách của Tạ Phong Tần bằng một câu: Lập ra blog Công lý - Sự thật nhưng cách hành xử của Tạ Phong Tần lại chưa bao giờ thể hiện "công lý", còn những "sự thật" mà chị ta đã công bố trong những bài viết, nên gọi là "sự méo" thì chính xác hơn. Theo chính lời của Tạ Phong Tần: "Tính đến tháng 5/2009, tôi đã viết 864 bài trên blog Công lý - Sự thật. Viết và trả lời cho các đài phát thanh BBC, RFI, RFA trên 100 bài. Cứ mỗi bài, BBC trả tôi 28 bảng Anh (khoảng 40 USD). Tổng cộng từ năm 2007 đến nay, tôi đã nhận được gần 15.000 USD từ nhiều báo, đài như vừa kể...". Bà bị bắt vào tháng 9 năm 2011 cùng với các blogger bất đồng chính kiến khác bao gồm ​​Nguyễn Văn Hải và Phan Thanh Hải, tất cả các người trong số họ đã đăng bài dưới tên blog ""Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do Việt Nam". Ba người bị buộc tội "tuyên truyền chống nhà nước" trong các bài viết rằng "làm méo mó và chống đối" Chính phủ Việt Nam. Bản án có thể dẫn đến mức án tối đa là hai mươi năm tù giam. Tờ The Economist mô tả các vụ bắt giữ là "mới nhất trong một loạt các nỗ lực của nhà cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm kiềm chế số lượng người dùng internet đang phát triển rầm rộ ở nước này""". Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã chỉ trích các vụ bắt giữ, nêu rõ mối quan tâm của mình đối với sự hạn chế về quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam. Trong chuyến thăm tháng 7 năm 2012 đến Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton thể hiện quan tâm của bà đến việc tạm giữ ba thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo Việt Nam Tự do. Vào cuối tháng 9 năm 2011, lúc bà Tần còn bị tạm giam, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã trao cho bà cùng với 7 người Việt tranh đấu cho nhân quyền khác giải thưởng Hellman/Hammett. Tổ chức Ân xá Quốc tế đã mô tả ba blogger này như tù nhân lương tâm, "bị bắt giữ chỉ vì việc họ đã đấu tranh ôn hòa cho quyền tự do ngôn luận thông qua các bài viết trực tuyến của họ", và kêu gọi cho việc thả tự do các blogger này. Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền và Tổ chức Thế giới chống Tra tấn cũng đã phát hành một tuyên bố chung kêu gọi chính phủ Việt Nam thả tự do cho ba blogger vô điều kiện. Tạ Phong Tần và Câu lạc bộ Nhà báo tự do. Ngày 9/9/2007, Câu lạc bộ Nhà báo tự do được thành lập do Lê Xuân Lập và một số đối tượng (trong đó có Nguyễn Văn Hải tức Điếu Cày) và sau đó Tạ Phong Tần (blogger Sự thật và công lý) cùng tham gia. Tuy nhiên sau khi sang Mỹ định cư, Tạ Phong Tần đã tuyên bố rút tên khỏi câu lạc bộ nhà báo tự do và có đưa ra lý do cảm thấy mình không phù hợp với cách làm việc của Câu lạc bộ Nhà báo tự vào lúc 11 giờ 30 phút giờ Califonia - ngày 28/11/2015 với phát biểu như sau: "Tôi cảm thấy bản thân mình không phù hợp với cách làm việc của Câu lạc bộ (Nhà báo Tự do) hiện nay, cho nên để cho được tự do thì tôi rút tên ra." Vụ việc mẹ của blogger Tạ Phong Tần tự thiêu. Buổi sáng của 30 tháng 7 năm 2012, bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ của Tạ Phong Tân, đã tự thiêu bên ngoài Ủy ban nhân dân Tỉnh Bạc Liêu để phản đối việc bắt giữ con gái mình, một tuần trước khi bắt đầu vụ xét xử Tạ Phong Tần. Bà Liêng chết vì các vết bỏng của bà trên đường đến bệnh viện. Cái chết này là vụ tự thiêu đầu tiên tại Việt Nam kể từ những năm 1970. Phương tiện truyền thông nhà nước Việt Nam đã không thừa nhận cái chết khi họ nói rằng cần điều tra thêm. Vụ xét xử Tạ Phong Tần được hoãn lại vô thời hạn. Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cho biết họ "rất quan tâm và đau buồn" trước thông tin trên, và kêu gọi việc thả tự do cho các blogger. Ủy ban Bảo vệ Nhà báo ở Mỹ gọi cái chết của Liêng là "một lời cảnh tĩnh đau buồn khi chiến dịch chống lại các blogger và nhà báo của chính phủ Việt Nam đã gây nên những tổn thất vô cùng đáng tiếc cho các cá nhân liên quan". Tồ chức Human Rights Watch kêu gọi cộng đồng quốc tế giải quyết cơ bản tình trạng nhân quyền, nêu rõ, "Đây không phải chỉ là một bi kịch đối với một gia đình. Đây là một bi kịch đối với cả một đất nước." Một dòng dài người đưa tang đi đến nhà của Liêng để bày tỏ sự thương tiếc trong tuần sau cái chết của bà, mặc dù nhiều báo cáo cho biết họ đã bị chặn trên đường bởi các lực lượng an ninh nhà nước. Chính phủ cũng đặt lễ đưa tiễn tang lễ của bà Liêng dưới sự giám sát bởi các sĩ quan cảnh sát mặc thường phục. Bản án. Ngày 24 tháng 9 năm 2012, Tạ Phong Tần đã bị kết án 10 năm tù giam trong một phiên tòa xét xử 3 blogger là Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải và bà, diễn ra trong 1 ngày . Tờ "The Economist" đã miêu tả sự việc này "rất giống kiểu các vụ xét xử mà Liên Xô cũ trước đây đã thực hiện". Các công tố viên cáo buộc cả ba blogger đã "bóp méo sự thật về Đảng và Nhà nước, tạo ra sự bất an trong quần chúng nhân dân và tiến hành các âm mưu nhằm lật đổ chính phủ", trong khi tòa án đã tuyên bố rằng ba blogger này đang "gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và hình ảnh của đất nước trên trường quốc tế" Phan Thanh Hải, người đã nhận tội, đã bị kết án bốn năm tù giam, và Nguyễn Văn Hải lên đến mười hai năm. Được giải Phụ nữ Can đảm của Thế giới. Theo một thông cáo ngày 4 tháng ba 2013, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói tân Ngoại trưởng John Kerry cùng Đệ nhất Phu nhân Mỹ Michelle Obama sẽ trao giải cho 10 phụ nữ vào ngày 8/3, đánh dấu Ngày Phụ nữ Quốc tế. Được thành lập từ năm 2007, giải này được Bộ Ngoại giao Mỹ tặng cho những phụ nữ trên thế giới "chứng tỏ sự dũng cảm đặc biệt và khả năng lãnh đạo để vận động cho quyền và sức mạnh phụ nữ, bất chấp rủi ro cá nhân". Trong số những phụ nữ được giải thưởng này năm nay có bà Tạ Phong Tần. Theo VOA, Bà Tạ Phong Tần có trang blog mang tên "Công lý và Sự Thật", với hàng trăm bài viết phản ánh những bất công xã hội, các vụ tịch thu đất đai, và tệ nạn tham nhũng trong các cơ quan chính quyền Việt Nam. Ngày 9 tháng 3 năm 2013, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối việc trao giải này vì việc trao giải này ""được trao cho một người phạm tội", và cho rằng: "Đây là việc làm sai trái, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, không có lợi cho sự phát triển quan hệ hai nước"". Được đề cử Giải thưởng Báo chí 2013. Blogger Tạ Phong Tần cũng được đề cử Giải thưởng Báo chí 2013 của Index on Censorship, tổ chức quốc tế chuyên bảo vệ quyền tự do bày tỏ quan điểm và quyền tự do báo chí có trụ sở tại London, Anh Quốc. Đây là giải thưởng hằng năm nhằm vinh danh những nhà văn, nhà báo, blogger trên thế giới bị đàn áp vì dám phơi bày thực trạng xã hội và đấu tranh cho công lý, nhân quyền, và dân chủ. Blogger Tạ Phong Tần lọt vào danh sách 4 ứng cử viên chung cuộc và Giải thưởng sẽ chính thức được trao vào ngày 21/3 năm nay. Giải thưởng Anh hùng nhân quyền. Ngày 14/9/2017, Tạ Phong Tần được tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận ở Mỹ đã trao giải “"Anh hùng nhân quyền năm 2016"” cho Tạ Phong Tần dưới những lý do vì Tạ Phong Tần tổ chức tranh đấu cho nạn nhân bị tra tấn (PTV). Chiến dịch 'Tháo còng báo chí'. Tổ chức Bảo vệ Ký Giả Quốc tế (The Committee to Protect Journalists) mở chiến dịch "Tháo còng báo chí” (Press Uncuffed) ngày 25 tháng 3 năm 2015, bắt đầu tại Viện Bảo tàng Báo chí ở thủ đô Washington nhằm “lưu ý mọi người về các nhà báo bị tù đày khắp nơi trên thế giới chỉ vì họ thông tin phục vụ lợi ích công cộng”. Trong danh sách 9 người được nêu tên có bà Tạ Phong Tần đang bị án tù 10 năm tại Việt Nam. Chiến dịch này có sự hợp tác của phân khoa báo chí đại học tiểu bang Maryland. Ở Hoa Kỳ. 2 ngày sau khi được thả cho đi sang Hoa Kỳ, ngày 21.9.2015, Tạ Phong Tần cho biết rằng bà cùng blogger Điếu Cày sẽ đưa Việt Nam ra tòa quốc tế vì đã tống giam bà và ông Điếu Cày trái pháp luật. (lý do cụ thể: " tất cả các bài viết của tôi đã đăng công khai với tên Tạ Phong Tần trên mạng Internet. Khi bọn họ đưa những thứ đó ra trước tòa để buộc tội tôi, nhưng họ không dám tranh luận với tôi là cụ thể tôi sai ở chỗ nào. Khi tôi yêu cầu được đối chất với các điều tra viên giám định tài liệu đó thì cũng không được đáp ứng. Đó là việc vi phạm luật pháp Việt Nam một cách hết sức trầm trọng, chưa nói tới việc vi phạm luật pháp quốc tế. Ngay cả căn cứ theo pháp luật Việt Nam hiện hành, tôi không phạm tội.”)
1
null
Original Hits là một album tuyển tập của nam ca sĩ nhạc rap Pitbull. Album được phát hành vào ngày 8 tháng 5 năm 2012. Trong album có sự góp giọng của nhiều ca sĩ nổi tiếng, một số bản phối khí các ca khúc cũ của anh và một số ca khúc chưa từng được công bố trước đó.
1
null
Money Is Still a Major Issue là một album phối khí của nam ca sĩ nhạc rap Pitbull. Album được phát hành vào ngày 15 tháng 11 năm 2005. Trong album có sự góp giọng của nhiều ca sĩ nổi tiếng, một số bản phối khí các ca khúc cũ của anh và một số ca khúc chưa từng được công bố trước đó.
1
null
Sở Thành vương (chữ Hán: 楚成王, ?-626 TCN, trị vì 671 TCN-626 TCN), tên thật là Hùng Uẩn (熊恽) hay Mị Uẩn (芈恽), là vị vua thứ 23 của nước Sở - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Thân thế. Hùng Uẩn là con thứ hai của Sở Văn vương, vua thứ 21 nước Sở và là em của Sở Đổ Ngao, vua thứ 22 nước Sở. Mẹ ông là phu nhân Tức Qui, vốn là người nước Trần, vợ cũ của vua nước Tức. Vua cha Văn vương giết vua nước Tức và lấy mẹ ông. Giết anh cướp ngôi. Năm 675 TCN, vua cha Sở Văn vương qua đời, anh ông là Hùng Gian nối ngôi (Sở Đổ Ngao), tuy nhiên Đổ Ngao vẫn sợ Hùng Uẩn được các đại thần ủng hộ nên năm 672 TCN đã tìm kế định giết đi. Ông bèn trốn sang nước Tùy, rồi chiêu dụ đám đầu sỏ bí mật ám sát Đổ Ngao rồi về nước cướp ngôi, tức là Sở Thành vương. Sở Thành vương phong cho chú là Tử Nguyên làm Lệnh doãn. Năm 666 TCN, Tử Nguyên mang quân cùng 600 cỗ xe đi đánh nước Trịnh, đến cửa Cốc Trất. Tống Hoàn công bèn cử binh cứu Trịnh. Tử Nguyên thấy vậy bèn nhân đêm tối rút quân. Năm 664 TCN, Tử Nguyên định làm loạn, bị tướng Sở là Đấu Ban giết chết. Sở Thành vương dùng Đấu Cấu Ô Đồ làm Lệnh doãn. Tranh bá với nước Tề. Tề Hoàn công hùng mạnh, trở thành bá chủ chư hầu. Sở Thành vương muốn tranh ngôi bá chủ. Năm 659 TCN, Sở Thành vương mang quân đánh Trịnh. Tề Hoàn công đang làm bá chủ chư hầu bèn đem quân cứu Trịnh. Quân Sở rút lui. Năm 657 TCN, vợ Tề Hoàn công là Sái cơ bị Hoàn công ghét. Sái cơ bỏ về nước. Mẹ Sái cơ mang con gái gả cho người khác. Tề Hoàn công bèn hội chư hầu mang quân đánh. Đầu năm 656 TCN, quân Tề đánh tan quân Sái. Sở Thành vương điều quân cứu Sái. Quản Trọng nhân đó hạch tội nước Sở bỏ cống thiên tử nhà Chu. Quân Tề đóng ở đất Hình. Sở Thành vương sai Khuất Hoàn đi giảng hòa với nước Tề, làm biểu tạ lỗi với Chu Huệ Vương. Sau khi hòa với Tề, Sở Thành vương sai Đấu Cấu Ô Đồ mang quân sang đánh diệt nước Huyền – vốn là nước có quan hệ với nhiều đồng minh của Tề. Vua Huyền là Huyền Tử bỏ chạy sang nước Hoàng. Năm 658 TCN, Sở Thành vương lại đánh Trịnh, bắt được tướng Trịnh là Trịnh Đam Bá. Năm 655 TCN, do nước Trịnh lại bỏ Tề theo Sở, Tề Hoàn công hội chư hầu đem quân đánh Trịnh, nước Trịnh cầu cứu Sở. Sở Thành vương bèn điều binh cứu Trịnh, đẩy lui quân Tề. Năm 654 TCN, Sở Thành vương đánh nước Hứa nhưng Tề Hoàn công lại đem quân cứu Hứa. Sở Thành vương rút quân về. Năm 650 TCN Sở Thành vương đánh nước Hoàng, đến 648 TCN diệt được nước này. Năm 646 TCN, ông đem quân diệt nước Anh (英). Năm 645 TCN, Sở Thành vương đem quân tấn công nước Từ, Tề Hoàn công làm bá chủ chư hầu, triệu tập quân 6 nước Lỗ, Trần, Vệ, Trịnh, Hứa, Tào đánh lui quân Sở, cứu nước Từ, đánh lui quân Sở, rồi hội chư hầu cùng các nước ở đất Mẫu Khâu. Chu Huệ vương yêu quý người con nhỏ là vương tử Đái, muốn phế thái tử Trịnh để lập Đái, bèn nhờ Sở Thành vương giúp mình. Tề Hoàn công biết tin, bèn xin cho thái tử đến dự hội chư hầu để bảo đảm ngôi vị cho thái tử. Chu Huệ vương và Sở Thành vương không ngăn cản được. Sau khi Tề Hoàn công chết (643 TCN), nước Tề sinh ra nội loạn, Tống Tương công đem quân dẹp loạn được cho Tề, đưa Tề Hiếu công lên ngôi, muốn dùng việc ấy tạo uy thế để làm bá chủ. Trong khi đó chư hầu bắt đầu ngả theo Sở Thành vương. Tranh bá với nước Tống. Năm 643 TCN, Trịnh Văn công đến triều kiến Sở Thành vương. Năm 640 TCN, nước Tùy kêu gọi các chư hầu Hán Đông phản lại nước Sở. Sở Thành vương bèn sai Đấu Cấu Ô Đồ mang quân đánh Tùy, chiếm được mấy thành. Năm 639 TCN, Tống Tương công hội chư hầu, triệu kiến Sở Thành vương. Sở Thành vương giả vờ nhận lời. Khi ra hội, các nước Sái, Trịnh, Tào, Trần, Hứa đều sợ nước Sở mạnh nên ngả theo Sở Thành vương. Thành vương đặt phục binh, chờ Tống Tương công đến liền bắt giữ, sau đó đem quân đánh nước Tống. Nước Tống tạm lập công tử Mục Di lên làm vua để giữ nước. Quân Sở không thắng được, cuối cùng Sở Thành vương thả Tống Tương công về nước. Năm 638 TCN, Tống Tương công đánh nước Trịnh. Mùa thu năm đó, Sở Thành vương đem quân đánh Tống cứu Trịnh. Tống và Sở giao chiến tại trận Hoằng Thủy. Sở Thành vương cho quân sang sông giao chiến. Khi Tống Tương công bày trận xong thì quân Sở vẫn chưa sang sông hết. Tư Mã là Cố khuyên Tương công đánh ngay vì quân Sở đông hơn nhưng vua Tống không nghe theo. Khi quân Sở qua sông xong chưa kịp bày trận, Tư mã Cố lại khuyên nên đánh, nhưng vua Tống vẫn không nghe theo. Khi quân Sở bày trận xong xông tới giáp chiến rất mạnh mẽ, quân Tống không chống nổi, bị thua tan tác, chết rất nhiều. Bản thân Tống Tương công bị thương ở đùi, về nước không lâu thì chết. Đánh lấn chư hầu. Cùng năm đó, nước Trần bỏ Sở theo Tống, Sở Thành vương giận sai Thành Đắc Thần mang quân đánh Trần. Quân Sở chiếm ấp Tiêu và ấp Di. Trần Mục công phải thần phục xin giảng hòa. Sở Thành vương xét công Thành Đắc Thần, phong làm Lệnh doãn (tướng quốc). Năm 637 TCN, Trịnh Văn công sang triều kiến Sở Thành vương để cảm tạ việc năm trước đem quân cứu Trịnh. Sở Thành vương thông dâm với hai người con gái đi theo vua Trịnh, rồi đem về nước. Đại phu Thúc Thiêm của nước Trịnh chê Sở Thành vương vô lễ và không thể làm bá chủ được. Năm 634 TCN, Lỗ Hi công xin Sở giúp mình đánh nước Tề, Thành vương sai Thân hầu giúp Lỗ, đánh bại quân Tề. Khi đến đất Tề, người con thứ của Tề Hoàn công là Khương Ung xin theo Sở, Sở Thành vương thu nhận Khương Ung, phong Khương Ung làm đại phu. Sau đó Sở Thành vương đem quân diệt nước Quỳ (夔). Tranh bá với nước Tấn. Tiếp đãi Tấn Trùng Nhĩ. Mùa đông năm đó, Công tử Trùng Nhĩ nước Tấn chạy loạn đến Sở. Sở Thành vương rất trọng thị Trùng Nhĩ, mở yến tiệc thiết đãi, hỏi Trùng Nhĩ rằng sau này sẽ báo đáp nước Sở thế nào, Trùng Nhĩ trả lời rằng: "Nếu hai nước phát sinh chiến tranh, nước Tấn sẽ lui nhường nước Sở 3 xá". Thành Đắc Thần nghe thế đoán trước được chí lớn của Trùng Nhĩ và khuyên Sở Thành vương ra tay trước giết Trùng Nhĩ để trừ hậu họa, tuy nhiên ông không nghe. Sau đó Trùng Nhĩ đến nước Tần, được nước Tần đưa lên ngôi tức Tấn Văn công. Chiến tranh với nước Tấn. Năm 633 TCN, Sở Thành vương đem quân bao vây nước Tống. Tống Thành công cầu viện nước Tấn. Cuối năm đó, Tấn Văn công sai Hồ Yển, Hồ Mao chỉ huy thượng quân; Khước Cốc và Khước Trăn chỉ huy trung quân; Loan Bá và Tiên Chẩn chỉ huy hạ quân, Ngụy Sưu và Tuân Lâm Phủ hộ vệ, ra trận đánh quân Sở để cứu Tống. Đầu năm 632 TCN, Tấn Văn công đánh nước Tào nhằm kéo quân Sở ra khỏi nước Tống nhằm giải vây cho Tống Thành công, nhưng sau đó đánh nước Vệ, bỏ mặc nước Tống đang bị vây. Mãi mấy tháng sau tướng Tấn là Tiên Chẩn mới hiến kế bắt nước Tào và nước Vệ cắt đất cho nước Tống khiến Sở Thành vương phải rút quân khỏi nước Tống để sang cứu Tào và Vệ. Tháng 4 năm 632 TCN, Sở Thành vương muốn giảng hòa với Tấn, nhưng Thành Đắc Thần đòi giao tranh với quân Tấn. Sở Thành vương giận Đắc Thần, chỉ cấp cho ít quân. Thành Đắc Thần sai sứ là Uyển Xuân đến gặp Tấn Văn công, đề nghị phục ngôi cho vua Tào và vua Vệ thì quân Sở sẽ thôi đánh Tống. Tấn Văn công bắt giữ Uyển Xuân, không đàm phán với Đắc Thần rồi ngầm giao hẹn với Vệ Thành công và Tào Cung công sẽ phục ngôi cho hai người nếu họ tuyệt giao với nước Sở. Vua Tào và vua Vệ chấp nhận làm theo Tấn Văn công. Thành Đắc Thần thấy hai chư hầu Tào, Vệ tuyệt giao Sở để theo Tấn, nổi giận thúc quân đánh Tấn. Tấn Văn công giữ đúng giao ước với Sở Thành vương khi nương nhờ ở nước Sở, bèn hạ lệnh quân Tấn lui 3 xá là 90 dặm để nhường quân Sở, tới Thành Bộc. Tuy nhiên Thành Đắc Thần đang hăng hái không chịu lui binh, tiếp tục thúc quân Sở tiến lên truy kích. Tháng 4 năm 632 TCN, Tấn Văn công đóng quân ở Thành Bộc, có Tống Thành công cùng tướng các nước Tề, Trần hội binh hỗ trợ. Phía quân Sở có quân Trịnh theo giúp. Ngày Kỷ Tị, hai bên đánh nhau to ở Thành Bộc. Quân Tấn đại thắng quân Sở. Thành Đắc Thần mang tàn quân tháo chạy. Sở Thành vương tức giận, ép Thành Đắc Thần tự tử. Ông phong cho Vi Lã Thần nối chức Lệnh doãn. Bị sát hại. Sở Thành vương có nhiều con trai, định lập con lớn là Thương Thần làm thái tử, bèn hỏi Lệnh doãn (tướng quốc) Tử Thượng. Tử Thượng cho rằng Thương Thần là người tàn nhẫn, không nên lập mà nên lập một người con thứ như truyền thống của nước Sở. Sở Thành vương không nghe theo, vẫn quyết định lập Thương Thần làm thái tử. Được một thời gian, Sở Thành vương lại muốn phế Thương Thần để lập con thứ là vương tử Chức. Thương Thần dùng kế của Phàn Sùng, nói khích bà cô (em gái Thành vương, lấy chồng nước Giang) là Giang Mễ khiến Giang Mễ nói lộ ra ý định của vua cha. Thương Thần bàn mưu với Phàn Sùng, quyết định làm binh biến giết cha. Tháng 10 năm 626 TCN, Thương Thần và Phàn Sung mang giáp sĩ tới vây cung điện. Sở Thành vương xin đợi ăn nốt món chân gấu rồi chết, nhưng Thương Thần không cho. Ông bị buộc phải tự vẫn. Sau khi giết ông, Thương Thần định đặt thụy hiệu cho ông là Linh vương, mắt ông vẫn mở trừng trừng không nhắm. Khi xin đặt thụy là Thành vương, ông mới nhắm mắt. Sở Thành vương làm vua được 46 năm. Thương Thần lên nối ngôi, tức là Sở Mục vương.
1
null
HMS "Codrington" (D65) là một tàu khu trục lớp A của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc. Nó đã phục vụ như một soái hạm khu trục trong Chiến tranh Thế giới thứ hai tại vùng biển nhà và ngoài khơi bờ biển Na Uy trước khi bị chìm do trúng bom vào ngày 27 tháng 7 năm 1940 đang khi ở trong ụ tàu tại Dover. Thiết kế - Chế tạo – Nâng cấp. "Codrington" được đặt hàng vào ngày 6 tháng 3 năm 1928 cho hãng Swan Hunter & Wigham Richardson, Wallsend theo Kế hoạch Hải quân 1927. Nó được đặt lườn vào ngày 20 tháng 6 năm 1928, được hạ thủy một năm sau đó vào ngày 8 tháng 8 năm 1929 và đưa ra hoạt động vào ngày 4 tháng 6 năm 1930. Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy nghiệm thu trong suốt tháng 2 năm 1930, nó được phân công hoạt động cùng Hạm đội Địa Trung Hải và Hạm đội Nhà. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoàng gia được đặt tên HMS "Codrington" để vinh danh Đô đốc Sir Edward Codrington, chỉ huy hạm đội đồng minh trong Trận Navarino. "Codrington" là một soái hạm khu trục, và như vậy lớn hơn các tàu khu trục khác trong lớp A. Cấu trúc cầu tàu của nó lớn hơn nhằm cung cấp đủ chỗ trống bổ sung cần cho ban tham mưu chi hạm đội. Nó có trọng lượng choán nước với chiều dài chung , mạn thuyền rộng và mớn nước sâu . Nó được trang bị hệ thống động lực turbine cho phép đạt đến tốc độ khi chạy thử máy vào tháng 2 năm 1930. Một số vũ khí nhỏ hơn được trang bị để chống máy bay. Con tàu có hai bệ phóng ngư lôi Mark IX bốn nòng; và để đối phó tàu ngầm nó có hai máy phóng cùng bốn đường ray thả mìn sâu, và được bổ sung một khẩu QF Mark IX giữa hai ống khói. Nó trải qua một giai đoạn trong lực lượng dự bị tại Căn cứ Hải quân Devonport, nhưng được tái trang bị vào năm 1938, rồi được đưa ra hoạt động trở lại sau khi hoàn tất việc nâng cấp vào tháng 8 năm 1939, kịp lúc để tham gia Chiến tranh Thế giới thứ hai. Lịch sử hoạt động. Eo biển Anh Quốc và bờ biển Pháp. "Codrington" được cử làm soái hạm của Chi hạm đội Khu trục 19 dưới quyền chỉ huy của Tổng tư lệnh Nore, và đã đi đến Sheerness nhận nhiệm vụ. Nó di chuyển đến Dover vào tháng 9, và đến ngày 4 tháng 9 bắt đầu hộ tống các đoàn tàu vận tải chở binh lính viễn chinh Anh đến Pháp. Chiếc tàu khu trục ở lại khu vực eo biển Anh Quốc suốt tháng 10 trước khi được chuyển đến Harwich để phòng thủ chống lại mối đe dọa Đức tấn công Bỉ và Hà Lan. Nó quay trở lại Dover vào tháng 12, và đến ngày 4 tháng 12 đã đón lên tàu Vua George VI và đưa đến để viếng thăm Lực lượng Viễn chinh Anh tại Pháp. "Codrington" đón Đức Vua trở lại tàu ngày 10 tháng 12 và đưa Ngài quay trở lại Dover. Đến ngày 22 tháng 12, nó tham gia lực lượng hộ tống, bao gồm các chiếc , và cho chiếc tàu rải mìn phụ trợ "Princess Victoria" trong một chiến dịch rải mìn ngoài khơi rào chắn Dover. Sang năm 1940, "Codrington" tiếp tục có dịp phục vụ cho những nhân vật quan trọng. Ngày 4 tháng 1, nó đưa Winston Churchill, lúc đó là Bộ trưởng Hải quân Anh, cho một chuyến viếng thăm đến Pháp. Vào tháng 2, nó được cử làm soái hạm của Chi hạm đội Khu trục 1 đặt căn cứ tại Harwich, thay thế cho chiếc bị đánh chìm do trúng thủy lôi vào ngày 19 tháng 1. Ngày 5 tháng 2, nó đưa Thủ tướng Neville Chamberlain, Winston Churchill cùng nhiều nhà lãnh đạo quân sự cấp cao đến Boulogne cho một hội nghị chiến tranh tại Paris. Sau đó "Codrington" đi vào Xưởng tàu Chatham cho một đợt tái trang bị. Bắc Hải và bờ biển Na Uy. Sau khi hoàn tất việc tái trang bị, "Codrington" gia nhập trở lại chi hạm đội tại Harwich vào ngày 6 tháng 3, bắt đầu nhiệm vụ bảo vệ đoàn tàu vận tải và tuần tra tại Bắc Hải. Đến tháng 4, nó được điều sang phục vụ cùng Hạm đội Nhà sau khi Đức tấn công chiếm đóng Na Uy. Vào ngày 7 tháng 4, nó được bố trí cùng các tàu khu trục , , , , "Brazen", , , và trong thành phần hộ tống cho các thiết giáp hạm và , tàu chiến-tuần dương và tàu tuần dương hạng nhẹ Pháp "Émile Bertin". Lực lượng này được dự định hỗ trợ cho các hoạt động dự định tiến hành ngoài khơi Na Uy, bao gồm chiến dịch Rupert, một nhiệm vụ rải mìn ngăn chặn các tàu Đức chở quặng sắt. Hoạt động này lại bị vượt qua khi Đức bất ngờ tấn công vào ngày hôm sau 8 tháng 4. "Codrington" chịu đựng một cuộc không kích vào ngày 9 tháng 4 trong khi cùng với hạm đội, và được cho tách ra để quay về Sullom Voe tiếp nhiên liệu. Nó quay trở lại hoạt động vào ngày 14 tháng 4, được bố trí cùng với các tàu chị em và trong thành phần hộ tống cho "Valiant" cùng tàu tuần dương hạng nặng , vốn đang bảo vệ các đoàn tàu vận tải quân sự chuyển binh lính và tiếp liệu cho kế hoạch đổ bộ xuống Na Uy. Ngày 28 tháng 4, "Codrington" đón lên tàu Thủy sư Đô đốc William Boyle và tướng Pháp Antoine Béthouart để tiến hành một cuộc trinh sát khu vực Narvik, nhằm chuẩn bị cho một cuộc tấn công của quân Đồng Minh. Trong quá trình khảo sát, chiếc tàu khu trục đã bắn phá các vị trí pháo của đối phương. Hỗ trợ các cuộc triệt thoái. "Codrington" được tách khỏi hoạt động của Hạm đội Nhà ngoài khơi Na Uy vào tháng 5, và đến ngày 10 tháng 5 đã chuyển đến Dover hỗ trợ cho việc triệt thoái nhân lực Đồng Minh khỏi Bỉ và Hà Lan. Nó hoàn tất chuyến đi từ Scapa Flow đến Dover trong vòng 23 giờ, được tiếp nhiên liệu trong ngày 11 tháng 5 rồi bắt đầu tuần tra ngoài khơi bờ biển Bỉ và Hà Lan. Đến ngày 13 tháng 5, nó đón lên tàu những thành viên của Hoàng gia Hà Lan tại IJmuiden và chuyển họ đến Anh an toàn. Chiếc tàu khu trục quay lại bố trí ngoài khơi Harwich vào ngày 15 tháng 5, và đến ngày 27 tháng 5 được bố trí cùng với , và đánh chặn các tàu nổi Đức đang tìm các tấn công tàu bè Đồng Minh. Sau đó nó được chuyển sang dưới quyền Bộ chỉ huy Dover để trợ giúp trong Chiến dịch Dynamo, cuộc triệt thoái Dunkirk. Ngày 28 tháng 5, nó nhận lên tàu 866 binh lính từ bãi biển, rồi cùng với "Grenade" và tàu chị em tiếp nhận những người sống sót trên chiếc SS "Abukir" để chuyển họ đến Dover. Nó thực hiện chuyến đi thứ hai vào ngày 29 tháng 5, đón nhận 766 binh lính; chuyến thứ ba được tiến hành vào ngày 30 tháng 5, nhận 799 binh lính. Một chuyến thứ tư được tiếp nối vào ngày 31 tháng 5, khi nó đón 909 binh lính và chuyển 440 người đến Dover. Ngày 1 tháng 6 nó đưa được 746 binh lính quay trở lại Dover, và chuyến đi cuối cùng vào ngày 2 tháng 6 đã đưa 878 binh lính quay trở lại Anh Quốc. "Codrington" là một trong số ít tàu khu trục tránh khỏi hư hại đáng kể và có thể tiếp tục hỗ trợ các hoạt động sau khi hoàn tất việc triệt thoái. "Codrington" được bố trí đến Dover vào ngày 3 tháng 6 tiến hành các hoạt động tuần tra tại eo biển Anh Quốc và bảo vệ cho cuộc triệt thoái khỏi các cảng Pháp bên kia eo biển. Đến ngày 12 tháng 6 nó được bố trí như một căn cứ nổi cho sĩ quan hải quân cao cấp trong Chiến dịch Cycle, cuộc triệt thoái binh lính khỏi Le Havre, rồi quay trở về Portsmouth sau khi nhiệm vụ này hoàn tất. Vào ngày 15 tháng 6 nó lại hỗ trợ cho việc tiếp tục triệt thoái quân sự khỏi các cảng Pháp và tiếp tục tuần tra chống các cuộc tấn công đánh chặn tàu bè Đồng Minh tại Bắc Hải và eo biển Anh Quốc. Bị đánh chìm. Vào tháng 7 năm 1940, "Codrington" được bố trí tại khu vực ngoài khơi Dover cho các nhiệm vụ bảo vệ đoàn tàu vận tải và tuần tra trong eo biển Anh Quốc. Nó đi vào cảng lúc gần cuối tháng để bảo trì tẩy sạch các nồi hơi, neo đậu cạnh tàu kho chứa . Cảng Dover chịu đựng một đợt không kích vào ngày 27 tháng 7 và một quả bom đã rơi cạnh "Codrington". Vụ nổ tiếp theo đã làm vỡ tung lườn tàu và nó bị đắm, nhưng chỉ có ba người bị thương. Vụ đắm tàu không được công bố cho đến ngày 18 tháng 5 năm 1945 và xác tàu đắm chỉ được tháo dỡ từ năm 1947.
1
null
HMS "Antelope" (H36) là một tàu khu trục lớp A của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc. Nó đã phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, góp công vào việc đánh chìm ba tàu ngầm đối phương cũng như tham gia Chiến dịch Torch tại Bắc Phi. "Antelope" sống sót qua chiến tranh và bị tháo dỡ vào năm 1946. Thiết kế - Chế tạo – Nâng cấp. "Antelope" được đặt hàng vào ngày 6 tháng 3 năm 1928, và được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Hawthorn Leslie ở Tyneside vào ngày 11 tháng 7 năm 1928. Con tàu được hạ thủy vào ngày 27 tháng 7 năm 1929 và đưa ra hoạt động vào ngày 20 tháng 3 năm 1930. Nó có một dàn pháo chính bao gồm bốn khẩu QF Mark IX trên bệ CP Mark XIII góc thấp 30° vốn chỉ phù hợp để đối hạm, và dàn hỏa lực phòng không gồm hai khẩu pháo QF 2-pounder (40-mm) Mark II "pom-pom". Tám ống phóng ngư lôi được bố trí trên hai bệ bốn nòng, và mang theo kiểu ngư lôi Mark IX. Các thiết bị chống tàu ngầm ban đầu rất giới hạn, không được trang bị sonar và chỉ có sáu quả mìn sâu. Sonar được bổ sung vào năm 1939, vốn đã được "Antelope" sử dụng vào việc đánh chìm tàu ngầm "U-41". Đến năm 1941, một trong các khẩu pháo 4,7 inch và bệ ống phóng ngư lôi phía sau được tháo dỡ, bổ sung một khẩu pháo phòng không thay chỗ ống phóng ngư lôi, đồng thời tăng cường vũ khí chống tàu ngầm khi mang theo 70 quả mìn sâu và khả năng phóng theo sơ đồ một loạt 10 quả. Radar cũng được trang bị, và dàn vũ khí phòng không tầm gần được bổ sung thêm kiểu pháo Oerlikon 20 mm, với hai khẩu vào năm 1941 và sau cùng lên đến sáu khẩu. Pháo 3 inch được tháo dỡ vào năm 1943, khi thiết bị định hướng cao tần được trang bị; và một khẩu 4,7 inch thứ hai được thay thế vào năm 1944 bởi hai khẩu pháo QF 6 pounder Hotchkiss. Lịch sử hoạt động. Trước chiến tranh. Sau khi hoàn tất vào năm 1930, "Antelope" cùng với phần còn lại của lớp A và chiếc soái hạm khu trục gia nhập Chi hạm đội Khu trục 3 tại Địa Trung Hải. Nó đã tham gia tuần tra ngoài khơi bờ biển Tây Ban Nha trong khi diễn ra cuộc nội chiến tại đây, và mắc tai nạn va chạm với các tàu khu trục và . Sau khi được sửa chữa, "Antelope" quay trở về Anh, và đặt căn cứ tại Portsmouth. Mở màn Chiến tranh Thế giới thứ hai. Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra, "Antelope" được điều về Chi hạm đội Khu trục 18 thuộc Lực lượng Eo biển đặt căn cứ tại Portsmouth. Trong thời gian còn lại của năm 1939 và những tháng đầu năm 1940, nó thực hiện các nhiệm vụ tuần tra và hộ tống vận tải tại eo biển Anh Quốc và khu vực Tiếp cận phía Tây. Vào ngày 5 tháng 2 năm 1940, nó là chiếc tàu hộ tống duy nhất cho đoàn tàu vận tải OA84 ở phía Nam Ireland khi chúng bị tàu ngầm Đức "U-41" tấn công, đánh chìm tàu chở hàng "Beaverburn" và làm hư hại tàu chở dầu "Ceronia". "Antelope" đã phản công bằng mìn sâu và đánh chìm chiếc tàu ngầm đối phương. Đây là chiếc U-boat duy nhất ngoài biển vào lúc đó và là chiếc đầu tiên bị đánh chìm dưới nước bởi một tàu khu trục duy nhất. Hạm trưởng của "Antelope", Thiếu tá Hải quân R.T. White, được tặng thưởng Huân chương D.S.O. vào ngày 11 tháng 7 năm 1940 do chiến công này; ông chỉ huy "Antelope" từ ngày 24 tháng 9 năm 1938 đến ngày 26 tháng 2 năm 1941. Na Uy. Vào tháng 4 năm 1940, "Antelope" được điều động về Hạm đội Nhà để hoạt động trong Chiến dịch Na Uy; và khi soái hạm của lực lượng Pháp tại Na Uy, tàu tuần dương Pháp "Emile Bertin", bị hư hại do trúng bom ngoài khơi Namsos, "Antelope" đã hộ tống nó đi đến Scapa Flow. Sau đó "Antelope" quay trở lại hoạt động ngoài khơi Na Uy, nhưng vào ngày 13 tháng 6 năm 1940, nó va chạm với ngoài khơi Trondheim, Na Uy, và bị buộc phải quay trở về Tyne để sửa chữa, vốn kéo dài cho đến tháng 8 năm đó. Nó gia nhập trở lại Chi hạm đội Khu trục 16 đặt căn cứ tại Harwich. Đại Tây Dương. Vào tháng 8 năm 1940, "Antelope" lên đường tham gia Chiến dịch Menace, cuộc tấn công Dakar, nhưng sau khi trúng ngư lôi vào ngày 1 tháng 9, "Antelope" được phân công hộ tống chiếc tàu tuần dương quay trở về Clyde, Scotland. "Antelope" sau đó gia nhập Chi hạm đội Khu trục 12 đặt căn cứ tại Greenock, Scotland. Vào ngày 31 tháng 10 năm 1940, "Antelope" nằm trong thành phần hộ tống cho đoàn tàu vận tải OB237 khi nó đối đầu với tàu ngầm Đức "U-31" ngoài khơi bờ biển Tây Bắc Ireland. Mìn sâu do "Antelope" và tàu chị em thả đã buộc "U-31" phải nổi lên mặt nước, nơi thủy thủ đoàn của nó bỏ tàu. "Antelope" tìm cách chiếm "U-31", nhưng va chạm với chiếc tàu ngầm không người điều khiển, làm hư hại chiếc tàu khu trục và làm đắm "U-31". "Antelope" cứu vớt 44 người trong số thủy thủ của "U-31", trong đó một người qua đời trên tàu, và đưa họ quay trở lại Clyde. "Antelope" gia nhập Chi hạm đội Khu trục 3 với nhiệm vụ hộ tống các tàu chiến chủ lực của Hạm đội Nhà. Vào tháng 5 năm 1941, nó hình thành nên lực lượng tàu khu trục hộ tống cho tàu chiến-tuần dương và thiết giáp hạm truy lùng thiết giáp hạm Đức "Bismarck". Bị tách khỏi các tàu chiến lớn vào lúc xảy ra Trận chiến eo biển Đan Mạch, "Antelope" chỉ đến nơi hai giờ sau đó tìm kiếm những người sống sót của chiếc "Hood" bị đánh chìm, rồi sau đó hộ tống cho tàu sân bay . Vào tháng 8 năm 1941, "Antelope" tham gia Chiến dịch Gauntlet, một hoạt động thành công trong việc tiêu diệt các cơ sở chế biến than tại Spitsbergen, ngăn trở việc cung cấp than cho đối phương. Đến tháng 10, nó nó hình thành nên lực lượng hộ tống cho Đoàn tàu vận tải PQ-1 đi đến Liên Xô. Malta. "Antelope" đi đến Gibraltar vào tháng 4 năm 1942, hộ tống cho tàu sân bay Hoa Kỳ trong Chiến dịch Calendar, một dự định chuyển giao máy bay tiêm kích Spitfire đang rất thiếu hụt tại Malta, và hoạt động như một tàu hộ tống trong Chiến dịch Bowery tiếp theo, khi USS "Wasp" và chuyển giao 61 máy bay Spitfire, và trong Chiến dịch LB khi "Eagle" chuyển giao thêm 17 máy bay Spitfire đến Malta trong tháng 5, lặp lại với các chiến dịch Style và Salient trong tháng 6 năm 1942 giao thêm 55 chiếc Spitfire nữa. Vào ngày 11 tháng 6, chỉ một ngày sau khi quay trở về Gibralta sau Chiến dịch Salient, "Antelope" hình thành nên lực lượng hộ tống cho Chiến dịch Harpoon, một dự định tiếp tế quy mô lớn được hộ tống mạnh mẽ đến Malta đang bị bao vây. Sau khi tàu tuần dương bị hư hại bởi các máy bay ném bom-ngư lôi Ý, "Antelope" được cho tách ra khỏi đoàn tàu vận tải để kéo "Liverpool" quay trở lại Gibralta, có tàu khu trục hộ tống. Sang tháng 7, "Antelope" tham gia thêm hai đợt vận chuyển máy bay Spitfire khác cùng với "Eagle" trong các chiến dịch Pinpoint và Insect. Vào tháng 8, nó lại hình thành nên lực lượng hộ tống chủ yếu cho Chiến dịch Pedestal, một đoàn tàu vận tải khác đến Malta. Sau một giai đoạn đặt căn cứ ngoài khơi Tây Phi, "Antelope" hộ tống các đoàn tàu vận tải chuyển quân tham gia Chiến dịch Torch, cuộc đổ bộ của quân Đồng Minh lên Tây Phi thuộc Pháp. Vào ngày 30 tháng 1 năm 1943, cùng với tàu corvette Canada HCMS "Port Arthur", "Antelope" đánh chìm tàu ngầm Ý "Tritone". Đến tháng 3 năm 1943, nó hộ tống cho "Empress of Canada", nhưng chiếc tàu biển chở hành khách bị tàu ngầm Ý "Leonardo da Vinci" đánh chìm vào ngày 13 tháng 3. Đến tháng 7 năm 1943, "Antelope" tham gia Chiến dịch Husky, cuộc đổ bộ của quân Đồng Minh lên Sicilia. Bị loại bỏ. Vào tháng 8 năm 1944, "Antelope" quay trở về Anh. Vào lúc này tình trạng vật chất của nó rất tệ hại, và nó bị bỏ không trong thành phần dự bị tại Tyne vào tháng 10, trong khi thủy thủ đoàn của nó được điều sang các con tàu khác, giúp làm giảm tình trạng thiếu hụt nhân lực trong Hải quân Hoàng gia. Đến năm 1946, "Antelope" bị bán cho hãng Hughes Bolckow để tháo dỡ.
1
null
HMS "Achates" (H12) là một tàu khu trục lớp A của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc. Nó đã phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và bị đánh chìm trong Trận chiến biển Barents vào ngày 31 tháng 12 năm 1942 Thiết kế và chế tạo. "Ardent" được đặt hàng vào ngày 6 tháng 3 năm 1928 tại xưởng tàu của hãng John Brown & Company ở Clydebank trong khuôn khổ Kế hoạch Hải quân 1927. Nó được đặt lườn vào ngày 11 tháng 9 năm 1928, được hạ thủy một năm sau đó vào ngày 4 tháng 10 năm 1929 và đưa ra hoạt động vào ngày 27 tháng 3 năm 1930. Lịch sử hoạt động. Trận chiến eo biển Đan Mạch. Đầu tháng 5 năm 1941, Bộ Hải quân Anh được cảnh báo rằng thiết giáp hạm Đức "Bismarck" có thể đột phá vào Bắc Đại Tây Dương, nên "Achates" được lệnh đi đến Scapa Flow sẵn sàng để bố trí đối phó. Ngay sau nữa đêm ngày 22 tháng 5, "Achates" khởi hành cùng với các tàu khu trục , , , "Echo" và để hộ tống tàu chiến-tuần dương và thiết giáp hạm tiến ra ngăn chặn các lối tiếp cận phía Bắc. Kế hoạch dự định lực lượng sẽ được tiếp nhiên liệu tại Hvalfjord, Iceland, rồi lại lên đường canh phòng eo biển Đan Mạch. Chiều tối ngày 23 tháng 5, thời tiết trở nên rất xấu; lúc 20 giờ 55 phút, Đô đốc Lancelot Holland bên trên chiếc "Hood" ra lệnh cho các tàu khu trục: "Nếu các bạn không thể duy trì tốc độ này, tôi sẽ tiếp tục đi mà không có các bạn. Hãy bám theo với tốc độ nhanh nhất." Đến 02 giờ 15 phút ngày 24 tháng 5, các tàu khu trục được lệnh phân tán ra với khoảng cách truy tìm lên phía Bắc. Đến 05 giờ 35 phút, "Hood" trông thấy các con tàu Đức, và không lâu sau đó phía Đức cũng phát hiện đối thủ. Cuộc đụng độ xảy ra lúc 05 giờ 52 phút, và đến 06 giờ 01 phút, "Hood" chịu đựng một vụ nổ dữ dội làm đắm con tàu chỉ trong vòng hai phút. Vào lúc đó "Achates" và các tàu khu trục khác còn ở cách . Sau khi nghe tin "Hood" bị đánh chìm, "Electra" cấp tốc di chuyển, đến hiện trường hai giờ sau đó, hy vọng sẽ cứu được nhiều người. Tuy nhiên, trong số 94 sĩ quan và 1.321 thủy thủ trên chiếc "Hood" chỉ tìm thấy ba người sống sót; không thể tìm thấy gì khác ngoại trừ mảnh vỡ, gỗ vụn… "Electra" đã vớt những người sống sót rồi tiếp tục tìm kiếm, có "Icarus" và "Anthony" tham gia không lâu sau đó. Sau nhiều giờ tìm kiếm vô ích, các con tàu rời khỏi khu vực. Kirkenes và Torch. Vào tháng 7 năm 1941, trong khi chiếm lĩnh vị trí bảo vệ cho các tàu sân bay nhằm chuẩn bị cho cuộc không kích tệ hại xuống Petsamo và Kirkenes ở phía Bắc Na Uy, "Achates" trúng thủy lôi và bị hư hại nặng, nhưng xoay xở quay trở về cảng và được sửa chữa. Đến ngày 8 tháng 11 năm 1942, trong khi được bố trí ngoài khơi Oran, Algeria cho Chiến dịch Torch, "Achates" phát hiện và tấn công tàu ngầm của phe Vichy "Argonaute", vốn đã tiến ra để tấn công tàu bè Đồng Minh trong khu vực. Những vết dầu loang lớn cùng nhiều bọt khí và mảnh vỡ nổi lên mặt biển là những chứng cớ không chối cải về việc tiêu diệt chiếc tàu ngầm. Sau đó ở một tọa độ khác, "Westcott" cũng thực hiện một cuộc tấn công, nên cả hai con tàu cùng được ghi nhận chiến công này. Trận chiến biển Barents. Ngày 31 tháng 12 năm 1942, "Achates" đang làm nhiệm vụ hộ tống bảo vệ đoàn tàu vận tải Bắc cực JW 51B trên đường từ Loch Ewe đến Murmansk khi nó bị đánh chìm trong Trận chiến biển Barents. Các tàu tuần dương hạng nặng Đức "Admiral Hipper" và "Lützow" cùng sáu tàu khu trục lớn đã xuất kích để tấn công và tiêu diệt đoàn tàu vận tải. Do dù bị hỏa lực vượt trội của đối phương áp đảo, các tàu hộ tống dưới quyền chỉ huy của Đại tá Robert St. Vincent Sherbrooke, đã đánh trả cuộc tấn công và không có chiếc tàu buôn nào bị đánh chìm. Lúc 11 giờ 15 phút, "Achates" thả một lần khói để che giấu các tàu vận tải khi nó bị hải pháo của "Admiral Hipper" bắn trúng, làm thiệt mạng hạm trưởng, Thiếu tá A. H. T. Johns, cùng 40 thành viên thủy thủ đoàn. Đại úy L. E. Peyton-Jones nắm lấy quyền chỉ huy con tàu, và bất chấp phải chịu đựng hư hại nặng nề do đạn pháo đối phương, vẫn tiếp tục nhiệm vụ thả khói. Nó chìm lúc 13 giờ 30 ở vị trí cách về phía Đông Đông Nam đảo Bear, khiến 113 người thiệt mạng. Có 81 người sống sót được cứu vớt, một trong số này sau đó qua đời trên chiếc tàu đánh cá "Northern Gem" vốn đã đi đến để trợ giúp "Achates". Đổi lại, tàu tuần dương hạng nhẹ đã gây hư hại "Admiral Hipper", và sau đó đánh chìm một trong những chiếc hộ tống cho nó, tàu khu trục "Z16 Friedrich Eckoldt". Liên kết ngoài. [[Thể loại:Lớp tàu khu trục A| ]] [[Thể loại:Tàu khu trục của Hải quân Hoàng gia Anh]] [[Thể loại:Tàu khu trục trong Thế Chiến II]] [[Thể loại:Xác tàu đắm trong Thế Chiến II tại Đại Tây Dương]] [[Thể loại:Sự cố hàng hải năm 1942]]
1
null
HMS "Ardent" (H41) là một tàu khu trục lớp A của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc. Nó đã phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai tại vùng biển nhà và ngoài khơi bờ biển Na Uy. Nó bị mất sớm trong chiến tranh, sau trận đụng độ ngoài khơi Narvik với các thiết giáp hạm Đức "Scharnhorst" và "Gneisenau" vào ngày 8 tháng 6 năm 1940, trong khi hộ tống tàu sân bay . Thiết kế và chế tạo. "Ardent" được đặt hàng vào ngày 6 tháng 3 năm 1928 tại xưởng tàu của hãng Scotts Shipbuilding and Engineering Company ở Greenock, Scotland trong khuôn khổ Kế hoạch Hải quân 1927. Nó được đặt lườn vào ngày 30 tháng 7 năm 1928, được hạ thủy một năm sau đó vào ngày 26 tháng 6 năm 1929 và đưa ra hoạt động vào ngày 14 tháng 4 năm 1930. Nó được phân về Chi hạm đội Khu trục 3 thuộc Hạm đội Địa Trung Hải; tuy nhiên khi chạy thử máy, tháp pháo số 4 bị phát hiện có khiếm khuyết và "Ardent" phải quay trở lại Chatham để thay thế. Việc sửa chữa chỉ hoàn tất vào tháng 5, và nó lên đường gia nhập đơn vị tại Malta vào ngày 19 tháng 5. Lịch sử hoạt động. Các hoạt động ban đầu. Từ tháng 6 đến tháng 9 năm 1930, "Ardent" tiến hành các cuộc thực tập và tham gia chương trình viếng thăm cảng của hạm đội. Tuy nhiên, vào tháng 10, việc tiếp tục bố trí của nó bị gián đoạn do một số khiếm khuyết diễn ra lặp lại. Chiếc tàu khu trục được đưa vào Ụ tàu Hoàng gia tại Malta vào ngày 31 tháng 10 để sửa chữa, và chỉ sẵn sàng cho một cuộc nghiệm thu vào ngày 1 tháng 12. Sang tháng 1 năm 1931, phần phần thủy thủ đoàn bị giảm bớt cho một chương trình sửa chữa kéo dài cho đến tháng 9; trong giai đoạn này nó được đưa về lực lượng dự bị. Sau khi hoàn tất việc sửa chữa, "Ardent" được cho hoạt động trở lại vào ngày 4 tháng 11, và gia nhập trở lại Chi hạm đội 3 vào tháng 12. Chiếc tàu khu trục trải qua những năm 1932-1933 tiến hành các cuộc thực tập và thực hiện chương trình viếng thăm cảng độc lập. Nó cũng tham gia các cuộc tập trận phối hợp với Hạm đội Nhà tại Gibraltar vào mùa Xuân mỗi năm. "Ardent" quay trở về Anh vào tháng 1 năm 1934 trải qua một đợt tái trang bị; từ tháng 3 đến tháng 7 năm 1934 chạy thử máy cùng các nhiệm vụ tại vùng biển nhà trước khi đi sang Malta gia nhập trở lại chi hạm đội. Cho đến hết năm 1935 là những hoạt động thường lệ, ngoại trừ việc tham gia Duyệt binh Hạm đội cùng Hạm đội Địa Trung Hải nhân lễ Đăng quang tại Spithead vào tháng 6. "Ardent" tiếp tục được bố trí cùng chi hạm đội trong suốt năm 1936, nhưng vào tháng 8, các hoạt động quân sự của Ý tại Abyssinia cùng với cuộc Nội chiến Tây Ban Nha nổ ra buộc phải nâng cao tình trạng sẵn sàng tác chiến của các con tàu thuộc Hạm đội Địa Trung Hải. Vào ngày 8 tháng 9, "Ardent" cùng các con tàu khác của chi hạm đội được bố trí nhiệm vụ tuần tra không can thiệp ngoài khơi bờ biển Tây Ban Nha, đồng thời trợ giúp cho công dân Anh tại Tây Ban Nha. Nó quay trở lại Malta vào ngày 17 tháng 10; và sau khi thực hiện một số cuộc thực tập ngoài khơi Malta, "Ardent" tiếp nối các cuộc tuần tra tại Tây Ban Nha vào ngày 29 tháng 11, bao gồm việc trợ giúp nhân đạo cho những người tị nạn. Các hoạt động này khiến nó luôn bận bịu trong suốt tháng 12 vào kéo dài sang năm 1937. Trong tháng 1 và tháng 2 năm 1937, "Ardent" được bố trí như là tàu của Sĩ quan Hải quân Cao cấp tại Barcelona. Đến tháng 3, nó quay trở về Anh và vào ngày 14 tháng 3 đi đến Sheerness cho một đợt tái trang bị, vốn kéo dài cho đến tháng 3 năm 1938 và bao gồm việc lắp đặt thiết bị sonar chống tàu ngầm. Khi hoàn tất nó được phân đến Chi hạm đội Devonport cùng các tàu chị em và , và chiếc tàu khu trục cũ hơn . Hoàn tất việc chạy thử máy sau nâng cấp trong tháng 4, nó hoạt động với một thủy thủ đoàn rút gọn dưới quyền Tổng tư lệnh Plymouth như một tàu huấn luyện và tàu khu trục khẩn cấp. Ngày 24 tháng 9, quân số của nó được tăng lên và chuẩn bị phục vụ do vụ Khủng hoảng Munich, nhưng đến tháng 10 sự căng thẳng có vẻ lắng dịu nên đến ngày 11 tháng 10 thủy thủ đoàn của nó lại bị rút gọn và nó tiếp nối các nhiệm vụ tại chỗ. Đến ngày 17 tháng 10, chiếc tàu khu trục đi vào xưởng tàu Devonport để sửa chữa. "Ardent" quay trở lại hoạt động vào ngày 15 tháng 11; đến tháng 12 nó được bố trí đến Devonport huấn luyện Thiếu sinh Hải quân trong lúc vẫn duy trì nhiệm vụ dự phòng khẩn cấp. Đây là nhiệm vụ nó tiếp tục đảm trách trong nữa đầu của năm 1939. Đến tháng 7 nó trải qua một lượt sửa chữa khác, và đến tháng 8 nó di chuyển đến nhiệm sở mới cùng Chi hạm đội 18 để bảo vệ các đoàn tàu vận tải và tuần tra chống tàu ngầm tại eo biển Anh Quốc. Khi nguy cơ chiến tranh ngày càng gần, vào ngày 23 tháng 8 nó được bổ sung đầy đủ quân số và chuẩn bị cho chiến tranh. Mở màn Chiến tranh Thế giới thứ hai. Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra, "Ardent" gia nhập chi hạm đội tại Portland bảo vệ các đoàn tàu vận tải chuyển quân đầu tiên đi đến Pháp và tuần tra vùng eo biển Anh Quốc. Đến tháng 10, nó được chuyển sang dưới quyền Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây, nhưng sau đó lại được điều đến Liverpool. Nó khởi hành đi Liverpool vào tháng 1 năm 1940, và bắt đầu được bố trí tại biển Ireland và khu vực Tiếp cận Tây Nam. Ngày 30 tháng 1, nó đang tuần tra về phía Tây Ushant khi nhận được tín hiệu cầu cứu từ chiếc , vốn đang hộ tống một đoàn tàu vận tải, bị một tàu ngầm U-boat tấn công và đã đánh chìm tàu chở dầu "Vaclite". "Ardent" tiến hành một cuộc truy lùng tàu ngầm U-boat cùng với các tàu khu trục và "Fowey", tàu khu trục Pháp "Valmy" phối hợp với máy bay Sunderland thuộc Liên đội 228 của Bộ chỉ huy Duyên hải Không quân Hoàng gia. Chúng cuối cùng đã buộc chiếc tàu ngầm đã tấn công "U-55" phải nổi lên mặt nước, nơi nó bị máy bay Anh tấn công và phải tự đánh đắm. 41 thành viên trong số thủy thủ đoàn của nó được "Fowey" và "Whitshed" cứu vớt. Ngày hôm sau, "Ardent" và "Whitshed" hộ tống cho tàu tuần dương đi vào Plymouth khi nó quay về sau trận đụng độ với tàu tuần dương "Admiral Graf Spee". "Ardent" tiếp tục được bố trí tại Khu vực Tiếp cận phía Tây suốt tháng 2 trước khi trải qua tháng 3 hộ tống các đoàn tàu vận tải từ Clyde, Scotland đến Na Uy. Đến tháng 4, nó được chuyển sang Hạm đội Nhà sau khi Đức tấn công Na Uy làm nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải. Vào ngày 14 tháng 4, chiếc tàu khu trục được bố trí cùng với các tàu chị em "Codrington" và "Achates" trong thành phần hộ tống cho đoàn tàu vận tải NP1 chuyển quân đến Na Uy cho kế hoạch đổ bộ lên Narvik. Vào ngày 4 tháng 5, "Ardent" bị hư hại vòm thiết bị sonar dưới nước và phải quay về Anh để sửa chữa, vốn kéo dài cho ngày 6 tháng 5. Nó quay trở lại phục vụ vào ngày 18 tháng 5, và đến ngày 22 tháng 5 nó hộ tống chiếc tàu chở quân "Ulster Prince" đưa binh lính đến quần đảo Faroe thay phiên cho Thủy quân Lục chiến Hoàng gia vốn đã đổ bộ xuống đây từ tháng 4 như một phần của Chiến dịch Valentine. Vào ngày 31 tháng 5, nó cùng các tàu khu trục , , và hộ tống cho các tàu sân bay HMS|Ark Royal|91|2}} và đi từ Clyde đến khu vực bờ biển Na Uy tiến hành các hoạt động không quân hỗ trợ cho Chiến dịch Alphabet, cuộc triệt thoái lực lượng Đồng Minh khỏi Na Uy. Nó tiếp tục hộ tống các tàu sân bay trong suốt đầu tháng 6, trừ một giai đoạn tiếp nhiên liệu tại Harstad. Trận chiến sau cùng. "Ardent" được cho tách ra khỏi "Ark Royal" vào ngày 8 tháng 6 để gia nhập cùng "Acasta" hộ tống cho "Glorious" quay trở lại Scapa Flow. Trên đường đi, chúng bị các thiết giáp hạm Đức "Scharnhorst" và "Gneisenau" phát hiện. "Ardent" và "Acasta" rải một làn khói bảo vệ để che giấu các con tàu Anh, rồi tấn công đối phương bằng dàn pháo chính , vốn không hiệu quả do mục tiêu ở cách xa. Cho dù phải chịu đựng hỏa lực mạnh từ những khẩu pháo lớn hơn nhiều của Đức, "Ardent" tung một đợt tấn công bằng ngư lôi; nó xoay xở bắn trúng đối thủ một phát đạn pháo 4,7 inch duy nhất, nhưng cũng liên tục trúng đạn pháo đối phương. "Ardent" cuối cùng bị lật úp và chìm với tổn thất nhân mạng gồm 10 sĩ quan và 142 thủy thủ. "Acasta" và "Glorious" cũng bị đánh chìm trong trận chiến. Chỉ có hai người còn sống sót của "Ardent" được một thủy phi cơ Đức cứu vớt năm ngày sau đó; một trong hai người sau đó qua đời do vết thương, để lại Roger Hooke là người sống sót duy nhất. Cuối cùng ông cũng được cho hồi hương vào năm 1943 do hoàn cảnh bệnh tật.
1
null
HMS "Active" (H14) là một tàu khu trục lớp A của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc. Nó đã phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, tham gia đánh chìm bốn tàu ngầm đối phương. "Active" bị bán để tháo dỡ vào năm 1947. Thiết kế và chế tạo. Là chiếc tàu chiến thứ mười của Hải quân Hoàng gia mang cái tên HMS "Active", nó được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Hawthorn Leslie & Company ở Hebburn, Newcastle upon Tyne vào ngày 10 tháng 7 năm 1928, được hạ thủy vào ngày 9 tháng 7 năm 1929 và đưa ra hoạt động vào ngày 9 tháng 2 năm 1930 trong thành phần Chi hạm đội Khu trục 3 thuộc Hạm đội Địa Trung Hải. Lịch sử hoạt động. Lúc bắt đầu Chiến tranh Thế giới thứ hai, "Active" gia nhập Chi hạm đội 13 đặt căn cứ tại Gibralta; và sau đó gia nhập Lực lượng H, nên đã tham gia Chiến dịch Catapult đối đầu với Hạm đội Pháp tại Mers el Kebir. Sang tháng 5 năm 1941, chiếc tàu khu trục tham gia truy tìm thiết giáp hạm Đức "Bismarck". Trong năm 1942, nó tham gia Chiến dịch Ironclad, cuộc đổ bộ lên Madagascar, nơi mà vào ngày 8 tháng 5, nó đã đánh chìm tàu ngầm Pháp "Monge". Sau đó, trong khi đặt căn cứ tại Cape Town vào ngày 8 tháng 10, nó đã đánh chìm tàu ngầm Đức "U-179" lúc nó đang trên đường đi Penang. Trong thời gian còn lại của chiến tranh, con tàu hoạt động trong vai trò hộ tống, chủ yếu giữa Anh và Sierra Leone sau khi được nâng cấp vũ khí phòng không và chống tàu ngầm. Vào ngày 23 tháng 5 năm 1943, "Active" cùng với "Ness" đánh chìm tàu ngầm Ý "Leonardo da Vinci" về phía Tây mũi Finisterre, và vào ngày 2 tháng 11 năm 1943 đến lượt tàu ngầm Đức "U-340" gần Tangier bị tiêu diệt. Sau chiến tranh, vào tháng 5 năm 1947, "Active" được cho ngừng hoạt động và bị bán để tháo dỡ.
1
null
HMS "Acheron" (H45) là một tàu khu trục lớp A của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc. Nó đã phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai tại vùng biển nhà và ngoài khơi bờ biển Na Uy cho đến khi bị mất sớm trong chiến tranh do chạm phải thủy lôi ngoài khơi đảo Wight vào ngày 17 tháng 12 năm 1940. Địa điểm xác tàu đắm là một di tích được bảo vệ theo Luật bảo vệ Di sản Hải quân 1986. Thiết kế và chế tạo. "Acheron" được đặt hàng vào ngày 29 tháng 5 năm 1928 cho xưởng tàu của hãng John I. Thornycroft & Company tại Woolston, Hampshire trong khuôn khổ Kế hoạch Hải quân 1927. Nó được đặt lườn vào ngày 29 tháng 10 năm 1928, được hạ thủy một năm sau đó vào ngày 18 tháng 3 năm 1930 và đưa ra hoạt động vào ngày 13 tháng 10 năm 1931. Tuy nhiên, nó mắc phải một số vấn đề về cơ khí vốn trở nên rõ ràng ngay trong năm phục vụ đầu tiên, và tiếp tục gây hại suốt cuộc đời hoạt động bất kể một loạt các cải biến và tái trang bị. Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra vào tháng 9 năm 1939, nó đang được sửa chữa tại Portsmouth và không thể sẵn sàng phục vụ cho đến tận tháng 12 năm 1939. Lịch sử hoạt động. Sau khi hoàn tất việc sửa chữa và tái trang bị, "Acheron" gia nhập Chi hạm đội Khu trục 16 thuộc Hạm đội Nhà tại Scapa Flow vào ngày 23 tháng 3 năm 1940. Chi hạm đội sau đó được bố trí đến Khu vực Tiếp cận phía Tây và Bắc Hải. Sau khi Đức xâm chiếm Na Uy vào ngày 9 tháng 4 năm 1940, "Acheron" được bố trí cùng với chi hạm đội trong vai trò bảo vệ đoàn tàu vận tải và hộ tống hạm đội để hỗ trợ cho các cuộc đổ bộ quân sự lên Na Uy. Vào ngày 17 tháng 4, nó cùng với tàu chị em nằm trong thành phần hộ tống cho các tàu tuần dương , , và ; các tàu tuần dương đã cho đổ bộ binh lính lên Åndalsnes và Molde. Khi đến Åndalsnes vào ngày 18 tháng 4, "Acheron" được cho tách ra làm nhiệm vụ tuần tra và hộ tống; sau đó nó hộ tống cho tàu sân bay đi từ Scapa Flow trước khi được bố trí cùng các tàu khu trục và ngoài khơi Namsos. Vào ngày 31 tháng 5, "Acheron", , , và đã hộ tống cho các tàu sân bay "Glorious" và đi đến Na Uy bảo vệ cho cuộc triệt thoái sau cùng lực lượng Anh khỏi Na Uy, tức Chiến dịch Alphabet. Nhiệm vụ này hoàn tất vào ngày 9 tháng 6, khi "Acheron" quay trở lại các nhiệm vụ thông thường của chi hạm đội. Sau đó nó hoạt động tại khu vực eo biển Anh Quốc để hộ tống các đoàn tàu vận tải, và đã vào ụ tàu Portsmouth vào ngày 21 tháng 6 bổ sung pháo trên bệ góc cao để tăng cường khả năng phòng không. Trong khi di chuyển cách về phía Nam St. Catherine's Point vào ngày 20 tháng 7, nó bị máy bay ném bom bổ nhào của Không quân Đức tấn công, và bị hư hại bởi chín quả bom ném suýt trúng. Nó bắt đầu được sửa chữa tại xưởng tàu Portsmouth từ ngày 6 tháng 8, nhưng đến ngày 24 tháng 8 nó lại bị hư hại nặng do một đợt không kích, làm thiệt mạng hai thành viên thủy thủ đoàn và bị thương ba người khác. Một quả bom ném trúng phía sau tàu và nổ tung, gây hư hại cho hệ thống động lực, tháp pháo "Y" cùng cấu trúc thượng tầng. Vì vậy công việc sửa chữa nó phải kéo dài cho đến tháng 10, tháp pháo "Y" được thay thế bằng bệ lấy từ chiếc tàu khu trục , vốn bị hư hại từ tháng 6. Vào tháng 11, "Acheron" được giao nhiệm vụ như tàu khu trục huấn luyện tác xạ. Bị đánh chìm. Việc sửa chữa hoàn tất vào ngày 2 tháng 12 và nó bắt đầu chạy thử máy sau sửa chữa. Vào ngày 17 tháng 12, "Acheron" di chuyển ngoài khơi đảo Wight; việc chạy thử máy được tiến hành vào ban đêm, khi biển động nặng và gió Đông Bắc mạnh trong hoàn cảnh tối đen như mực. Trong lúc đang di chuyển cách về phía Tây Tây Nam St. Catherine's Point, nó trúng phải một quả thủy lôi, gây hư hại nặng cấu trúc thượng tầng phía trước, và chính tốc độ nhanh của nó đã dìm nó xuống nước. Con tàu chìm chỉ trong vòng bốn phút, mang theo 196 thành viên thủy thủ đoàn và công nhân xưởng tàu vốn đang có mặt lúc thử máy. Chỉ có 19 người sống sót. Quả mìn có thể do máy bay Không quân Đức thả không theo sơ đồ dọc theo bờ eo biển Anh Quốc. Việc nó bị chìm không được công bố cho đến ngày 27 tháng 12 năm 1940. Vào năm 2006, địa điểm xác tàu đắm của "Acheron" được công bố là một di tích được bảo vệ theo Luật bảo vệ Di sản Hải quân 1986.
1
null
HMS "Acasta" (H09) là một tàu khu trục lớp A của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc. Là chiếc tàu chiến thứ ba của Hải quân Anh mang cái tên HMS "Acasta", nó được hạ thủy vào năm 1929. Nó đã phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, và đã bị các thiết giáp hạm Đức "Scharnhorst" và "Gneisenau" đánh chìm ngoài khơi Narvik vào ngày 8 tháng 6 năm 1940 trong khi đang hộ tống tàu sân bay . "Glorious" cùng một tàu hộ tống khác, chiếc chị em , cũng bị đánh chìm. "Acasta" tỏ ra là một đối thủ khó chịu đối với các con tàu Đức lớn hơn. Nó thả làn khói để che khuất "Glorious" và liên tiếp tấn công bằng ngư lôi và hải pháo; ghi được nhiều phát bắn trúng vào "Scharnhorst", gây những hư hại trung bình cho chiếc thiết giáp hạm Đức. Cuối cùng "Acasta" bị đánh chìm sau gần hai giờ chiến đấu, lá cờ chiến trận của "Gneisenau" được hạ xuống một nửa và thủy thủ của nó đứng nghiêm để ngưỡng mộ sự chiến đấu dũng cảm của "Acasta" và thủy thủ đoàn của nó. Những hư hại mà "Acasta" và "Ardent" gây ra cho các con tàu Đức đã buộc chúng phải rút lui về Trondheim, nhờ vậy Chiến dịch Alphabet gồm những tàu vận tải triệt thoái binh lính khỏi Na Uy, được diễn ra an toàn. Cho dù nhiều người trong số thủy thủ đoàn của "Acasta" sống sót sau khi bỏ tàu, sai sót về thông tin khiến phía Anh không được tin tức về việc bị đánh chìm; ước lượng tổng số người của "Ardent", "Acasta" và "Glorious" thiệt mạng trên biển (không kể số tử trận trong chiến đấu) lên đến 800. Cuối cùng chỉ còn một người duy nhất từ chiếc tàu khu trục sống sót, được vớt bởi chiếc tàu buôn hơi nước Na Uy "Borgund" cùng với 38 người khác từ một trong các bè cứu sinh của "Glorious". Tất cả được đưa lên bờ tại Tórshavn thuộc quần đảo Faroe vào ngày 14 tháng 6 năm 1940.
1
null
, hay 2002 VE68, là một bán vệ tinh tạm thời của Sao Kim. Nó là bán vệ tinh đầu tiên của một hành tinh chính trong Hệ Mặt Trời được phát hiện. Nhìn từ Sao Kim, 2002 VE68 dường như đang xoay quanh nó một vòng một "năm Sao Kim" nhưng thực ra nó xoay quanh Mặt Trời, không phải Sao Kim.
1
null
Acanthurus leucosternon là một loài cá biển thuộc chi "Acanthurus" trong họ Cá đuôi gai. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1833. Từ nguyên. Từ định danh của loài cá này, "leucosternon", trong tiếng Latinh có nghĩa là "ngực trắng", ám chỉ dải màu trắng ở phần cổ họng trải dài xuống ngực. Phạm vi phân bố và môi trường sống. "A. leucosternon" có phạm vi phân bố rộng khắp Ấn Độ Dương. Loài cá này được ghi nhận dọc theo vùng bờ biển Đông Phi, bao gồm Madagascar và các đảo quốc, bãi ngầm lân cận; từ vùng biển phía nam Ấn Độ (gồm cả Lakshadweep), trải dài về phía nam đến Sri Lanka, Maldives, Chagos, xa hơn nữa là đến quần đảo Cocos (Keeling) và đảo Giáng Sinh (Úc); từ vùng biển ngoài khơi Myanmar, băng qua biển Andaman, "A. leucosternon" có mặt dọc theo bờ tây của bán đảo Mã Lai, trải dài xuống đảo Sumatra và Java đến quần đảo Sunda Nhỏ (ít nhất là đến đảo Komodo); ở phía tây bắc Ấn Độ Dương, loài cá này đã được quan sát tại vùng biển ngoài khơi Oman và Yemen. "A. leucosternon" sống gần các rạn san hô và bãi ngầm ven bờ ở độ sâu đến ít nhất là 25 m. Mô tả. Chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận ở "A. leucosternon" là 54 cm, nhưng thường được quan sát với kích thước phổ biến là khoảng 20 cm. "A. leucosternon" là một loài dị hình giới tính nhưng không có sự khác biệt màu sắc giữa cá đực và cá cái. Dựa vào kích thước, người ta nhận thấy, cá đực của "A. leucosternon" nhỏ hơn so với cá cái đồng loại. Chúng có một mảnh xương nhọn chĩa ra ở mỗi bên cuống đuôi, tạo thành ngạnh sắc. Cơ thể hình bầu dục thuôn dài, có màu xanh thủy tinh; mặt đen sẫm; ngực và cổ họng có màu trắng. Viền quanh môi màu trắng. Vây lưng và cuống đuôi có màu vàng, riêng vây lưng có viền trắng. Vây bụng và vây hậu môn màu trắng. Vây ngực trong suốt, có các tia màu vàng. Đuôi lõm, màu trắng nhạt, có các dải viền màu đen. Số gai ở vây lưng: 9; Số tia vây ở vây lưng: 28 - 30; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 23 - 26. Sinh thái. "A. leucosternon" sống đơn lẻ hoặc hợp thành đàn lớn, cùng nhau kiếm ăn. Thức ăn của chúng là những loài tảo đáy. Loài đa thê. Ngay từ khi còn là cá con, "A. leucosternon" đã tỏ ra là một loài có tính lãnh thổ. "A. leucosternon" giao phối theo chế độ một vợ một chồng, nhưng nhiều trường hợp một con cá đực sống cùng lúc với hai con cá cái đã được quan sát thấy. Thường thì hai con cá cái "chung chồng" này là hàng xóm gần kề của nhau, và chúng vẫn phòng thủ lẫn nhau ngay tại lãnh thổ của riêng mình chứ không sống chung trong một lãnh thổ. Cá đực sẽ luân phiên dành vài phút cho mỗi con cá cái của mình ở trong lãnh thổ của chúng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, xen giữa lãnh thổ của hai con cá cái "chung chồng" là lãnh thổ của một cặp "A. leucosternon" đực-cái khác. Cá đực "chồng" của hai con cá cái này sẽ bơi lên trên lãnh thổ của cặp "A. leucosternon" đó trong suốt quá trình di chuyển qua lại giữa lãnh thổ của hai "người vợ". Cá đực cũng giúp những con cá cái của mình bảo vệ lãnh thổ trước sự xâm phạm của đồng loại hay những loài vật khác. Quan hệ với "A. lineatus". "A. leucosternon", và cả "Acanthurus lineatus", có sự chồng lấn lãnh thổ không đáng kể đối với những đồng loại ở gần chúng, và hầu như không có sự chồng lấn lãnh thổ nào được ghi nhận giữa "A. leucosternon" và "A. lineatus" nếu cả hai là hàng xóm của nhau. Khi chưa trưởng thành, cá con của "A. leucosternon" thường sinh sống trong lãnh thổ của những con cá cái của đồng loại còn đơn độc. Tuy nhiên, cá con của "A. lineatus" nhiều lần được quan sát là sống trong lãnh thổ của các cặp "A. leucosternon", và nó cũng gây phiền toái đến cặp "A. leucosternon" này. Trong khi đó, cá con của "A. leucosternon" lại không được ghi nhận là sống trong lãnh thổ của bất kỳ cá thể "A. lineatus" nào. Cá con của "A. lineatus" cũng thường chia sẻ lãnh thổ của mình với một cá thể "A. leucosternon" cái sống đơn độc. Lai với "A. nigricans". "Acanthurus achilles", "Acanthurus japonicus", "A. leucosternon" và "Acanthurus nigricans" là 4 loài chị em với nhau, được xếp vào nhóm phức hợp loài "A. nigricans" (còn được gọi là phức hợp loài "A. achilles"). Trong 4 loài kể trên, "A. nigricans" là loài có phạm vi phân bố rộng nhất, chồng lấn lên tất cả phạm vi phân bố của 3 loài còn lại. Chính vì vậy, "A. nigricans" thường tạo ra những cá thể lai với chúng. "A. leucosternon" và "A. nigricans" có phạm vi phân bố chồng lấn lên nhau ở vùng biển phía đông Ấn Độ Dương (vùng biển bao quanh quần đảo Cocos (Keeling) và đảo Giáng Sinh). Tại đây, những cá thể lai giữa "A. leucosternon" và "A. nigricans" đã được nhìn thấy và được công nhận với danh pháp là "Acanthurus cf. leucosternon". "A. leucosternon" cũng được ghi nhận là tạo giống lai với "A. nigricans" ở ngoài khơi đảo Bali, Indonesia. Những cá thể "Acanthurus cf. leucosternon" cái có thể lai ngược dòng với những cá thể "A. leucosternon" đực hiếm hoi ở vùng biển này. Như hầu hết tất cả các loài khác, đối với loài cá, chỉ có DNA ty thể của mẹ là truyền sang cho con, vì thế, ty thể của "A. nigricans" sẽ truyền sang cho những cá thể lai tiếp theo. "A. leucosternon" có thể sẽ bị tuyệt chủng cục bộ tại quần đảo Cocos (Keeling) và đảo Giáng Sinh do sự phân bố không phổ biến, cũng như việc lai nhập gen ("introgressive hybridization") rộng rãi của loài này trong khu vực.
1
null
Acanthurus sohal là một loài cá biển thuộc chi "Acanthurus" trong họ Cá đuôi gai. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1775. Từ nguyên. Từ "sohal" trong danh pháp cũng chính là tên thông thường trong tiếng Ả Rập của loài cá này dọc theo bờ Biển Đỏ. Phạm vi phân bố và môi trường sống. "A. sohal" có phạm vi phân bố ở Tây Bắc Ấn Độ Dương. Loài cá này đã được tìm thấy ở những vùng biển bao quanh bán đảo Ả Rập, từ Biển Đỏ vòng qua vịnh Ba Tư ở phía đông, và từ Biển Đỏ trải dài xuống vịnh Aden ở phía nam. "A. sohal" lần đầu tiên được ghi nhận ở vùng biển Hoa Kỳ vào năm 2002, khi một cá thể của loài này được phát hiện ở ngoài khơi Pompano Beach, Florida. Không một cá thể "A. sohal" nào được phát hiện thêm ở Hoa Kỳ trong hơn 10 năm kể từ đó. Thông qua kênh đào Suez, "A. sohal" đã du nhập vào Địa Trung Hải, mở rộng phạm vi của chúng về phía bắc. Một mẫu vật của loài cá này đã được thu thập ở ngoài khơi Kalymnos, Hy Lạp vào năm 2017. "A. sohal" sống gần các rạn san hô ở độ sâu khoảng 50 m trở lại. Mô tả. Chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận ở "P. sohal" là 40 cm. Cơ thể có màu xám nhạt, chuyển dần sang màu trắng ở bụng. Các đường sọc hẹp màu đen nằm ở đầu, phía trên mắt. Một mảng màu cam nằm sau đầu, bên dưới vây ngực. Hai bên cuống đuôi có một ngạnh sắc đặc trưng của họ Cá đuôi gai, có lớp màng bọc màu cam. Hai bên thân có các lằn sọc ngang màu đen. Vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi có màu đen, viền xanh ánh kim; vây lưng và vây hậu môn có thể căng rộng. Vây ngực màu trắng, có đốm vàng với dải viền đen. Đuôi xẻ thùy, thùy đuôi dài và nhọn. Số gai ở vây lưng: 9; Số tia vây ở vây lưng: 30 - 31; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 28 - 29; Số tia vây ở vây ngực: 15 - 17; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5. Sinh thái. "A. sohal" là một loài có tính lãnh thổ cao và rất hung hăn. Khi có kẻ xâm nhập vào lãnh thổ, "A. sohal" bơi nhanh về phía kẻ xâm nhập, xoay người vào phút chót, hoặc bơi lướt qua chúng để tấn công. "A. sohal" ăn rong tảo và thường chỉ bơi xung quanh lãnh thổ của nó. Khi hợp thành đàn, đôi khi chúng có thể kiếm ăn trong lãnh thổ của các loài cá khác.
1
null
Lucasfilm Limited là một công ty sản xuất phim Mỹ được thành lập bởi George Lucas vào năm 1971, có trụ sở tại San Francisco, California, Hoa Kỳ. Lucas là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc điều hành hiện tại của công ty, với dự định người kế tục chức vụ này là Kathleen Kennedy hiện đang đóng vai trò là đồng chủ tịch. Công ty này được biết đến nhiều nhất với vai trò là nhà sản xuất các phim "Star Wars" (chiến tranh giữa các vì sao), và cũng đã sản xuất các phim ăn khách khác, bao gồm cả "Indiana Jones" và "American Graffiti". Hãng cũng đã được một đơn vị dẫn đầu trong việc phát triển bộ phim công nghệ mới bằng các hiệu ứng đặc biệt, âm thanh, và hoạt hình máy tính, và vì chuyên môn sâu của họ, các công ty con của hãng thường giúp sản xuất các phim không phải của hãng Lucasfilm. Lucasfilm đang lên kế hoạch để rút khỏi ngành điện ảnh và đi vào lĩnh vực truyền hình hơn nữa, do ngân sách tăng. Vào ngày 08 tháng 7 năm 2005, các đơn vị tiếp thị Lucasfilm, trực tuyến, cấp phép đã chuyển sang Letterman Digital Arts Center tọa lạc ở Presidio ở San Francisco. Nó chia sẻ khu phức hợp với Industrial Light & Magic và LucasArts. Lucasfilm đã có kế hoạch mở rộng tại Skywalker Ranch ở quận Marin, nhưng đã hoãn kế hoạch do sự phản đối từ các đơn vị láng giềng. Lucasfilms có kế hoạch mở rộng ở những nơi khác. Ngày 30 tháng 10 năm 2012, The Walt Disney Company đã công bố một thỏa thuận để có được Lucasfilm với giá 4,05 tỷ đô la Mỹ, khoảng 1/2 bằng tiền mặt và 1/2 bằng cổ phiếu của cổ phiếu Disney. Lucasfilm và Disney trước đây cộng tác vào các thời điểm để tạo ra "Star Wars" và "Indiana Jones" các khu giải trí Walt Disney Parks and Resort trên toàn thế giới. Một bộ ba mới của phim Star Wars đã được công bố cùng một lúc, bắt đầu vào năm 2015.
1
null
Fairchild FC-1 và các loại máy bay bắt nguồn từ nó, là một dòng máy bay thông dụng cánh cao hạng nhẹ, có một động cơ được sản xuất tại Hoa Kỳ trong thập niên 1920 và 1930. Do hãng Fairchild chế tạo. Quốc gia sử dụng. Línea Aeropostal Santiago-Arica (LAN Chile)
1
null
Acanthurus achilles là một loài cá biển thuộc chi "Acanthurus" trong họ Cá đuôi gai. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1803. Từ nguyên. Từ định danh của "achilles" không rõ hàm ý, có lẽ được đặt theo tên của Achilles, vị chiến binh vĩ đại của đội quân Hy Lạp cổ đại trong cuộc chiến thành Troia, đề cập đến ngạnh đuôi sắc nhọn của loài cá này. Phạm vi phân bố và môi trường sống. "A. achilles" có phạm vi phân bố phổ biến ở Trung Thái Bình Dương nhưng thưa thớt ở Tây và Đông Thái Bình Dương. Ở Tây Thái Bình Dương, "A. achilles" được ghi nhận ở quần đảo Ryukyu, quần đảo Ogasawara và đảo Marcus (Nhật Bản), cũng như nhiều đảo quốc, quần đảo thuộc châu Đại Dương, từ khắp tiểu vùng Micronesia, trải dài đến một vài đảo quốc thuộc Melanesia và hầu hết Polynesia (giới hạn ở phía bắc đến quần đảo Hawaii và phía đông đến quần đảo Pitcairn); ở đông Thái Bình Dương, "A. achilles" được ghi nhận ở phía nam bán đảo Baja California và rạn san hô Clipperton. "A. achilles" sống gần các rạn san hô ven bờ ở độ sâu khoảng 18 m trở lại. Mô tả. Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở "A. achilles" là 24 cm. Loài cá này có một mảnh xương nhọn màu cam chĩa ra ở mỗi bên cuống đuôi, tạo thành ngạnh sắc. Ngạnh này có thể có nọc độc. Cơ thể hình bầu dục thuôn dài, có màu nâu sẫm, gần như đen với một đốm lớn hình giọt nước, có màu cam nổi bật ở phía thân sau. Cá con không có đốm màu cam này, hoặc chỉ xuất hiện như là một vệt mờ. Có một vòng màu lam trắng bao quanh miệng, và một vệt cùng màu ở ngay góc của nắp mang. Các dải màu trắng ở sát gốc vây, và các dải màu cam viền ngoài dải trắng ở trên vây lưng và vây hậu môn, đều có dải viền màu trắng xanh ở rìa ngoài. Vây đuôi có một dải màu cam rộng, viền là một dải màu trắng; đuôi lõm, có 2 thùy tương đối dài. Vây bụng có màu trắng và nâu. Số gai ở vây lưng: 9; Số tia vây ở vây lưng: 29–33; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 26–29; Số tia vây ở vây ngực: 16; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5. Sinh thái. "A. achilles" thường sống thành từng nhóm, và là loài có tính lãnh thổ cao. Chúng ăn tảo đỏ và tảo lục dạng sợi. Lai với "A. nigricans". "A. achilles", "Acanthurus japonicus", "Acanthurus leucosternon" và "Acanthurus nigricans" là 4 loài chị em với nhau, được xếp vào nhóm phức hợp loài "A. nigricans" (còn được gọi là phức hợp loài "A. achilles"). Trong 4 loài kể trên, "A. nigricans" là loài có phạm vi phân bố rộng nhất, chồng lấn lên tất cả phạm vi phân bố của 3 loài còn lại. Chính vì vậy, "A. nigricans" thường tạo ra những cá thể lai với chúng. Những cá thể tạp giao giữa "A. achilles" và "A. nigricans" đã được quan sát và ghi nhận ở tại quần đảo Marshall và Kosrae, quần đảo Caroline. Ngoài ra, "A. rackliffei", một loài cá đuôi gai được phát hiện tại đảo san hô Orona (quần đảo Phoenix), được cho là con lai giữa hai loài này. Thương mại. "A. achilles" là một trong 4 loài được đánh bắt để làm cá cảnh nhiều nhất ở Hawaii; 3 loài còn lại là "Zebrasoma flavescens", "Naso lituratus" và "Ctenochaetus strigosus". Bốn loài cá đuôi gai này chiếm 90% tổng sản lượng đánh bắt cá cảnh hàng năm của Hawaii. Một con "A. achilles" được bán với giá dao động khoảng từ 130 đến 250 USD.
1
null
Junkers W 34 là một loại máy bay vận tải và chở khách chế tạo tại Đức. Được phát triển vào thập niên 1920, nó được đưa vào sử dụng năm 1926. Phiên bản chở khách có thể chở 5 hành khách ngoài 1 phi công. Máy bay được phát triển từ Junkers W 33. Những phát triển xa hơn đã dẫn tới loại Junkers Ju 46.
1
null
Lockheed Vega là một loại máy bay chở khách/vận tải do hãng Lockheed bắt đầu chế tạo vào năm 1927. Nó trở nên nổi tiếng khi phá vỡ một số kỷ lục hàng không thế giới vào thời điểm đó. Amelia Earhart là người phụ nữ đầu tiên bay xuyên Đại Tây Dương một mình.
1
null
Hệ thống Khu học chánh Fairfax (tiếng Anh: "Fairfax County Public Schools", viết tắt tiếng Anh là FCPS) là một nhánh của chính quyền quận Fairfax là nơi điều hành các trường công lập ở quận Fairfax và thành phố Fairfax. Trụ sở chính FCPS nằm tại 8115 Gatehouse Road trong một phần không hợp nhất của các quận gần thành phố Falls Church, trụ sở Giáo hội có một địa chỉ Falls nhưng không phải là trong giới hạn thành phố. Với hơn 180.000 sinh viên học sinh theo học, FCPS là hệ thống trường công lập lớn nhất ở vùng đô thị Baltimore-Washington và khu vực phía Bắc Virginia. Tổng giám đốc học là Jack D. Dale. Hệ trường là hệ thống trường học lớn thứ 11 trong cả nước và duy trì đội xe buýt trường học lớn nhất của bất kỳ hệ thống trường học ở Hoa Kỳ. Cam kết đáng chú ý nhất quận khiến cho hệ thống trường học của nó được phân bổ 53,5% ngân sách tài chính 2011 cho hệ thống trường học. Bao gồm cả đóng góp của tiểu bang và của chính phủ liên bang, cùng với công dân và các khoản đóng góp của công ty, mang lại ngân sách tài khóa 2013 cho hệ thống trường học đến $ 2,4 tỷ USD. hệ thống trường học đã ước tính rằng, dựa vào ngân sách tài khóa 2013, quận sẽ đầu tư 13.564 USD cho mỗi học sinh trong năm học 2012-2013.
1
null
Cố Thuận Chương (1903-1934) (Tiếng Trung phồn thể: 顧順章, giản thể: 顾顺章, bính âm: Gu Shunzhang) là một nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách công tác an ninh, tình báo. Cố Thuận Chương sinh tại Thượng Hải. Năm 1926, được Đảng Cộng sản Trung Quốc gửi đến Liên Xô học tập nghiên cứu về công tác tình báo, phản gián. Năm 1927, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cho thành lập Phòng Công tác đặc vụ (tiền thân của Cơ quan Đặc vụ Trung ương) với các công tác như tình báo, đặc vụ và bảo vệ yếu nhân, Cố Thuận Chương được gọi về nước chỉ huy phòng này. Ngày 6/8/1930 Cố Thuận Chương được bầu vào Bộ Chính trị. Ngày 24 tháng 4 năm 1931, Cố Thuận Chương đến Vũ Hán để tổ chức ám sát Tưởng Giới Thạch thì bị bắt. Không chịu nổi tra tấn, Cố đã đầu hàng Quốc dân Đảng, khai ra các bí mật của Đảng Cộng sản Trung Quốc, dẫn đến hàng ngàn người cộng sản bị bắt (theo dự toán của Phòng tình báo Pháp ở Thượng Hải), trong đó có Hướng Trung Phát, tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đích thân Chu Ân Lai chỉ đạo trừng phạt, cả gia đình Cố Thuận Chương khoảng 10 người bị giết. Đến tháng 12/1934 thì Cố Thuận Chương cũng bị Quốc dân đảng hành quyết tại Tô Châu Liên kết ngoài. Trần Canh và mạng lưới tình báo tại Thượng Hải
1
null
Vương tôn nữ Eugenie, Bà Jack Brooksbank (Eugenie Victoria Helena; sinh ngày 23 tháng 3 năm 1990) là một thành viên của vương thất Anh, con gái út của Vương tử Andrew, Công tước xứ York và Sarah, Công tước phu nhân xứ York. Cô xếp thứ 11 trong danh sách kế vị ngai vàng Anh Quốc, sau con của chị gái mình, Sienna Elizabeth Mappelli Mozzi Tiểu sử. Vương tôn nữ Eugenie đã được sinh ra ở London tại Bệnh viện Portland vào ngày 23 tháng 3 năm 1990, là người con thứ hai của Vương tử Andrew và phu nhân Sarah, và cháu nội của Nữ vương Elizabeth II và Vương phu Philip. Cô được rửa tội tại Nhà thờ St Mary Magdalene, Sandringham, bởi Giám mục Norwich, ngày 23 tháng 12 năm 1990, và cha mẹ đỡ đầu của cô là Ogilvy James (người anh em họ của cha cô) và Captain Alastair Ross.
1
null
Cá bắp nẻ xanh còn gọi là cá đuôi gai xanh, cá nẻ xanh, cá Dory (tên khoa học: "Paracanthurus hepatus"), là một loài cá thuộc họ Cá đuôi gai. Loài cá này sinh sống ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Nó là một loài cá cảnh phổ biến, là loài duy nhất trong chi Paracanthurus.. Mô tả. Paracanthurus hepatus có một cơ thể màu xanh hoàng gia, đuôi màu vàng, và mảng màu đen. Phần dưới cơ thể là màu vàng ở tây trung bộ Ấn Độ Dương. Nó phát triển đến 30 cm. Khi trưởng thành, chúng nặng gần 600 g mà những con đực thường lớn hơn những con cái.[4] Cá này khá dẹt, giống như một chiếc bánh kếp, với một hình dạng cơ thể tròn, mũi giống như mõm nhọn như và vảy nhỏ. Chúng có 9 gai vây lưng, 26-28 tia vây lưng mềm, 3 gai hậu môn, và 24-26 tia vàng mềm ở hậu môn. Sinh thái. Phân bố. Cá bắp nẻ xanh có thể được tìm thấy rộng khắp Ấn Độ - Thái Bình Dương. Nó được nhìn thấy trong các rạn san hô của Phillipines, Indonesia, Nhật Bản, Bờ Đá Lớn của Australia, New Caledonia, Samoa, Đông Phi và Sri Lanka.[5]. Loài cá này là một trong những loài cá thủy cung phổ biến và nổi tiếng nhất trên toàn thế giới. Chúng sống theo cặp, hoặc trong một nhóm nhỏ lên từ 8 đến 14 cá thể. Chúng cũng có thể được tìm thấy gần san hô súp lơ trên mặt rong biển của rạn san hô. Loài cá này được đánh giá bởi Liên minh Bảo tồn Thế giới (IUCN) là ít lo ngại nhất (LC; least concern), nhưng nằm trong nhóm dễ bị tổn thương thấp. Chế độ ăn. Lúc chưa trưởng thành, loài cá này có chế độ ăn bao gồm chủ yếu sinh vật phù du. Con trưởng thành ăn tạp và ăn sinh vật phù du, nhưng cũng ăn tảo.[6] Sinh sản diễn ra trong thời gian cuối buổi chiều và buổi tối. Sự kiện này được định đoạt bởi một sự thay đổi màu sắc từ màu xanh đậm đồng nhất sang màu xanh nhạt. Cá bắp nẻ xanh có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của san hô vì chúng ăn tảo, nếu để yên, sẽ làm ngạt san hô đó vì tăng trưởng quá mức.
1
null
Vương tử Edward, Công tước xứ Edinburgh KG, GCVO, CD, ADC (tên đầy đủ: Edward Antony Richard Louis), sinh vào ngày 10 tháng 3 năm 1964 là con út của Nữ vương Elizabeth II và Vương tế Philip, Công tước xứ Edinburgh và là em trai của Charles III. Khi sinh ra, ông đứng thứ 3 trong danh sách kế vị ngai vàng Anh Quốc. Hiện giờ ông đứng thứ 14 trong danh sách. Năm 1991, ông cưới Sophie Rhys-Jones và trở thành Bá tước xứ Wessex. Bá tước và Bá tước phu nhân xứ Wessex có 2 người con: Công nữ Louise Windsor và James, Bá tước xứ Wessex. Năm 2023, vào sinh nhật lần thứ 59, ông được phong là Công tước xứ Edinburgh bởi anh mình, Vua Charles III. Thiếu thời và học vấn. Vương tử Edward sinh ra vào ngày 10 tháng 3 năm 1964 tại Cung điện Buckingham, Luân Đôn, là con trai út của Nữ vương Elizabeth II và Vương tế Philip, Công tước xứ Edinburgh. Ông là đứa con duy nhất ra đời với sự chứng kiến của cha. Ông được rửa tội vào ngày 2 tháng 5 năm 1964 trong một nhà nguyện riêng ở Lâu đài Windsor. Giống như ba anh chị của mình, Charles, Anne, và Andrew, một nữ gia sư được chỉ định để trông coi và giảng dạy Edward tại Cung điện Buckingham trước khi theo học tại Trường Cao đẳng Collingham, Kensington (lúc đó là Trường Gibbs). Vào tháng 9 năm 1972, ông chuyển sang Trường Heatherdown, gần Ascot ở Berkshire. Sau này, giống như cha và các anh, ông chuyển đến Gordonstoun ở Bắc Scotland, và làm huynh trưởng trong học kỳ cuối. Ông nhận được điểm C môn Tiếng Anh và điểm D môn lịch sử và chính trị trong chương trình A-level, sau đó thì ông có một năm gap year ở nước ngoài, làm gia sư và giảng dạy ở Trường Wanganui ở New Zealand. Sau khi trở về nước, Edward theo học tại Đại học Jesus, Cambridge. Việc ông được nhận vào Đại học Cambridge mặc dù điểm A-Level thấp đã gây nên một số tranh cãi. Edward tốt nghiệp năm 1986 với bằng Cử nhân Nghệ thuật. Hôn nhân và con cái. Đám cưới của ông với Sophie Rhys-Jones diễn ra vào ngày 19 tháng 6 năm 1999 tại Nhà nguyện Thánh George ở Lâu đài Windsor. Đây là một sự khác biệt so với đám cưới của hai anh trai ông, vốn là những sự kiện lớn ở Tu viện Westminster hoặc Nhà thờ Chính tòa Thánh Paul, và kết thúc bằng ly hôn. Trong ngày cưới, Vương tử Edward được tạo thành Bá tước xứ Wessex, với tước vị phụ là Tử tước Severn (bắt nguồn từ xứ Wales bên gia đình Bá tước phu nhân), phá vỡ truyền thống con trai của một vị quân chủ được tạo thành công tước. Sophie có thai ngoài tử cung vào năm 2001. Edward và Sophie có hai người con: Công nữ Louise Mountbatten-Windsor, sinh non vào ngày 8 tháng 11 năm 2003 vì nhau bong non bất ngờ; và James Mountbatten-Windsor (trước là Tử tước Severn, giờ là Bá tước xứ Wessex), sinh ngày 17 tháng 12 năm 2007. Con của Edward được phong tước với tư cách là con của một công tước, hơn là "vương tôn/nữ" với "kính ngữ vương thất". Dinh thự vùng quê của gia đình là Bagshot Park; văn phòng và dinh thự Luân Đôn chính thức của họ là Cung điện Buckingham. Tước hiệu, tước vị và danh hiệu. Tước hiệu và tước vị. Vào ngày 10 tháng 3 năm 2019 (sinh nhật lần thứ 55 của Edward), ông được phong thêm tước hiệu Bá tước xứ Forfar để sử dụng ở Scotland."" Đôi khi, ông được gọi là Bá tước xứ Wessex và Forfar, chẳng hạn như trong đám tang của cha.
1
null
Trà xanh hay chè xanh được làm từ lá của "cây trà" chưa trải qua công đoạn làm héo và oxy hóa giống với cách chế biến trà Ô Long và trà đen. Trà xanh có nguồn gốc ở Trung Quốc nhưng quy trình sản xuất lan rộng tới nhiều quốc gia ở châu Á. Trà xanh có nhiều loại, mà khác biệt đáng kể do sự đa dạng của cây trà được sử dụng, điều kiện trông trọt, phương pháp canh tác, quá trình trồng trọt và thời gian thu hái. Uống trà xanh được xem là có lợi cho sức khỏe. Lịch sử. Việc sử dụng trà có nguồn gốc thần thoại ở Trung Quốc trong thời hoàng đế Thần Nông trị vì. Cuốn sách "Trà Kinh" của Lục Vũ vào khoảng năm 600-900 sau Công nguyên (đời nhà Đường) (), được coi là kinh thư lịch sử quan trọng về trà xanh. Sách "Kissa Yojoki" (喫茶養生記) của nhà tu hành Eisai phái Thần Tông năm 1191, có nói về các uống trà có thể ảnh hưởng tới 5 bộ phận cơ thể quan trọng, hình dạng cây trà, hoa và lá trà, cách trồng và chế biến trà xanh. Trồng, thu hoạch và chế biến. Trà xanh được chế biến và trồng theo nhiều cách, tùy thuộc vào loại trà xanh mong muốn. Kết quả của các phương pháp này, lượng polyphenol và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi được giữ lại, ảnh hưởng đến mùi thơm và hương vị. Các điều kiện phát triển có thể được chia thành hai loại cơ bản - những loại được trồng trong ánh mặt trời và loại trồng dưới bóng mát. Những cây trà xanh được trồng theo hàng được cắt tỉa để tạo ra các chồi một cách thường xuyên, và nói chung được thu hoạch ba lần một năm. Cây đâm chổi nảy lộc lần đầu là vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5. Vụ thu hoạch lần 2 thường diễn ra từ tháng 6 đến tháng 7. Thu hái lần cuối là vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8. Thỉnh thoảng cũng có đợt thu hái trà lần thứ 4. Đó là lần đâm chổi đầu tiên vào mùa xuân do những lá trà có chất lượng tốt nhất, tương ứng với giá thành cao hơn. Trà xanh có chế biến bằng cả phương pháp thủ công và hiện đại. Phơi khô dưới ánh nắng, sao khô trên chảo, rổ, than hoa là những phương pháp thủ công phổ biến. Sấy khô trong lò, thùng quay hoặc hấp là những phương pháp phổ biến hiện đại. Các loại trà xanh được chế biến, được gọi là aracha, được lưu trữ dưới độ lạnh có mức ẩm thấp trong 30–60 kg túi giấy ở mức nhiệt . Loại trà aracha vẫn chưa được tinh chế ở giai đoạn này, với một lần sấy cuối cùng diễn ra trước khi pha trộn, chọn lựa và đóng gói. Lá trà trong trạng thái này sẽ được sấy khô lại trong suốt cả năm nếu cần, làm trà xanh kéo dài thời gian sử dụng và có hương vị thơm ngon hơn. Trà nảy mầm đầu tiên vào tháng 5 dễ dàng lưu trữ theo cách này cho đến vụ thu hái của năm sau. Sau quá trình sấy lại này, mỗi lô trà thô sẽ được sàng lọc và phân loại theo kích cỡ. Cuối cùng, từng lô sẽ được pha trộn theo thứ hạng pha trộn bởi các chuyên gia nếm và được đóng gói đem bán. Pha trà. Hãm trà hay pha trà là cách để tạo ra nước trà, thường sử dụng hai gam trà mỗi 100 ml nước tương đương khoảng 1 thìa cà phê trà xanh trong 150 ml mỗi cốc. Các loại trà chất lượng cao hơn, như "gyokuro", pha nhiều lá trà được hãm với nước sôi nhiều lần trong khoảng thời gian ngắn. Nhiệt độ nước dùng để hãm dao động từ 61 °C đến 87 °C với thời gian từ 30 giây đến ba phút. Nói chung, trà xanh chất lượng thấp được hãm nóng hơn và lâu hơn trong khi trà xanh loại tốt được hãm nguội hơn và ngắn hơn, nhưng thường hãm nhiều lần (thường là 2-3 lần). Nước hãm trà quá nóng hoặc hãm quá lâu dẫn đến giải phóng quá mức lượng chất tannin có trong trà, làm nước trà đặc và đắng hơn, bất kể chất lượng trà ban đầu. Hương vị của nước trà cũng ảnh hưởng do kỹ thuật hãm trà. Hai kỹ thuật quan trọng là tráng ấm trà qua nước nóng trước để tránh trà bị nguội và để lá trà trong ấm rồi từ từ rót thêm nước sôi khi uống. Chiết xuất. Chiết xuất trà xanh được dùng trong y học cổ truyền Trung Quốc và Ấn Độ với nhiều cách khác nhau. Lá trà xanh ban đầu được chế biến bằng cách ngâm trong dung dịch cồn, dung dịch này có thể được làm cô đặc hơn nữa ở các nhiều mức độ; các sản phẩm phụ của quá trình này cũng được đóng gói và sử dụng. Sản phẩm chiết xuất có thể được bán dưới dạng lỏng, bột, viên nang hoặc viên nén. Dạng không chứa caffein cũng đã có bán sẵn. Tiêu chuẩn chiết xuất trà xanh là 90 phần trăm tổng số polyphenol, và 1 viên tương đương với 5 tách trà. Trên thế giới. Trung Quốc. Trà xanh sợi là loại trà phổ biến nhất tại Trung Hoa kể từ thời Nam Tống. Trà xanh Trung Hoa thời kỳ đầu được chế biến bằng cách hấp lá trà, ngày nay vẫn còn tại Nhật Bản. Sau đó, đầu thời nhà Minh, trà thường được chế biến bằng cách sao khô trên chảo. Ngày nay, các cách chế biến khác được áp dụng ở Trung Quốc như sấy trong giỏ hoặc lò, thùng quay, phơi nắng. Trước thời nhà Minh (thế kỷ 14), trà chính thức được sản xuất bằng cách hấp lá trà và nén thành nhiều dạng khác nhau. Người thời đó không kinh doanh trà vì chỉ có duy nhất mặt hàng là trà xanh. Tuy nhiên đây không phải trà thông thường, mà là trà xanh thô. Nó có vị đắng và vị chát hơn nhiều so với loại trà chúng ta vẫn quen, gây khó chịu cho dạ dày và không phải là loại trà mà người ta có thể uống nhiều. Vào thời nhà Đường (thế kỷ thứ 9), những khối trà được sao nóng trên lửa trước khi được đưa vào hấp. Vào thời nhà Tống, trà được xay và lấy nước. Loại trà ngày nay (từ thế kỷ 14) mà chúng ta thường dùng được hãm bằng cách ngâm trà theo phương pháp hoàn toàn khác. Để giữ được hương vị tươi mới và tràn đầy sinh lực của lá trà mới hái cũng như màu xanh đậm, phải trải qua công đoạn sao khô trong những chiếc bát đặc biệt. Ảnh hưởng của trà đối với cơ thể trở nên ít nghiêm trọng hơn trong khi nó có được chất lượng hương vị vượt trội. Quá trình này mang một cái tên kỳ diệu là "sát thanh" (shāqīng, 杀青). Về cơ bản, mục đích chính của nó là làm khô lá trà nhanh nhất, loại bỏ tất cả quá trình oxy hóa tự nhiên trong lá trà, bảo quản và tránh sự lên men và phai màu của nhựa trà. Nếu vì lý do nào đó mà trà mất đi màu xanh và hương vị tươi thì nó được coi là không còn ngon nữa. Tất cả đặc điểm của trà được gọi là "tam thanh": màu của lá trà khô, màu xanh của lá trà được hãm và màu sắc của cặn trà. Trà xanh đạt chuẩn cần có: hương vị thanh và the, hương dịu và hậu vị ngọt ngào. Trà xanh là loại trà được sản xuất rộng rãi nhất ở Trung Quốc, sản lượng gần 1,42 triệu tấn được trồng vào năm 2014. Loại trà hảo hạng tại Trung Quốc chỉ được trồng vào mùa xuân. Việc thu hái nhiều giá trị nhất diễn ra vào cuối tháng 3, khi những đọt trà tươi non đầy nhựa sống và giàu chất dinh dưỡng. Một thời gian sau, đến cuối tháng 4, trà xanh tốt cũng được thu hoạch tuy nhiên đơn giản hơn và chi phí thấp hơn. Vào tháng 5, hoa được thêm vào trà xanh vì hương vị của nó thiếu độ tươi. Đây là nơi bắt nguồn của trà hoa. Mùa hè, thu, đông thì nhu cầu tiêu thụ trong nước không cao. Pha trà. Do tỷ lệ lên men thấp (tự nhiên lên đến 5%) và độ mềm của lá, trà xanh được ngâm ở nhiệt độ không vượt quá phạm vi từ 60 đến 85 ° С. Lá trà càng nhỏ và càng mềm hoặc trà mới thì nhiệt độ nước càng thấp để mang lại hương vị của trà. Đồ đựng trà bằng thủy tinh là sự lựa chọn tốt nhất cho trà xanh, đồ sứ chiếm vị trí thứ hai. Lá trà bên trong bình không nên để bị hấp hơi. Nó làm cho đồ uống trở nên thô, mùi thơm trở nên dịu và có thể biến mất hoàn toàn sau một vài lần ủ trà. Không thể bỏ qua là những chiếc bình làm bằng đất sét và gốm dày. Ở Trung Quốc, một trong những cách phổ biến nhất để pha trà xanh là trong thủy tinh trong suốt cao. Thậm chí còn có một buổi trà đạo độc lập với những chiếc ly. Trà xanh mất đi hương vị tươi mới khá sớm. Do đó ở Trung Quốc có phong tục ủ hết từ vụ thu hoạch này đến vụ thu hoạch khác. Hầu hết các giống cây trồng mất đi các đặc điểm hương vị tốt nhất của chúng trong vài tháng. Trữ lượng lớn trà xanh tốt hơn nên được bảo quản trong tủ lạnh. Nếu nó ở trên - hay dưới nhiệt độ không gần như vẫn là vấn đề triết học. Chúng ta cần làm chậm quá trình lão hóa của lá mềm, giữ được hương vị của nó. Buồng làm mát tiêu chuẩn (với nhiệt độ bên trong khoảng +5 ° С) phục vụ mục đích này khá tốt. Những người phản đối việc bảo quản trong tủ đông (nơi nhiệt độ khoảng -10 ° С) đề cập đến khả năng hơi ẩm ngưng tụ xâm nhập vào các gói trà trong quá trình đóng băng và không đóng băng của lá. Do đó, tốt hơn hết bạn nên lưu trữ các gói chân không ở đó mà không cần kéo chúng qua lại. Tủ lạnh gia đình thường ẩn chứa các loại mùi khác nhau có thể xâm nhập vào gói trà chưa được đóng kín. Vì vậy, hầu hết các quyết định đúng đắn sẽ là: bảo quản bằng túi chân không trong tủ lạnh hoặc tủ đông, trong khi trà chưa đóng gói được bảo quản ở nhiệt độ phòng với gói được cắt nhỏ và sử dụng trong vòng 1-3 tháng. Không pha quá nhiều trà xanh và phải luôn tươi. Nhật Bản. Hạt giống cây trà lần đầu tiên được đưa đến Nhật Bản vào đầu thế kỷ thứ 9 bởi các nhà sư Phật giáo Saicho và Kūkai. Trong thời kỳ Heian (794–1185), Hoàng đế Saga đã giới thiệu phong tục uống trà cho hoàng gia. Thiền sư Eisai (1141–1215), người sáng lập trường phái Phật giáo Rinzai, đã mang hạt giống trà từ Trung Quốc về trồng ở nhiều nơi trên đất nước Nhật Bản. Eisai chủ trương rằng tất cả mọi người, không chỉ các nhà sư Phật giáo và tầng lớp thượng lưu, uống trà vì lợi ích sức khỏe của nó. Vùng sản xuất trà lâu đời nhất ở Nhật Bản là Uji, nằm gần cố đô của Kyoto. Người ta cho rằng hạt giống do Eisai gửi đến đã được trồng ở Uji, trở thành cơ sở của ngành công nghiệp trà ở đó. Ngày nay, các loại trà thượng hạng đắt nhất của Nhật Bản vẫn được trồng ở Uji. Khu vực sản xuất trà lớn nhất hiện nay là tỉnh Shizuoka, chiếm 40% tổng sản lượng sencha của Nhật Bản.Các khu vực sản xuất chè lớn khác bao gồm đảo Kyushu và các tỉnh của tỉnh Shiga, tỉnh Gifu và tỉnh Saitama ở miền trung Honshu. Tất cả trà thương mại được sản xuất ở Nhật Bản ngày nay là trà xanh mặc dù trong một thời gian ngắn, trà đen cũng được sản xuất vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Sản xuất chè của Nhật Bản được cơ giới hóa rất nhiều, và được đặc trưng bởi việc sử dụng công nghệ và quy trình hiện đại để nâng cao sản lượng và giảm lao động. Do chi phí lao động cao ở Nhật Bản, chỉ những loại trà chất lượng cao nhất mới được hái và chế biến thủ công theo kiểu truyền thống. Trà xanh Nhật Bản có hình dạng mỏng như kim và một màu xanh đậm, đậm đà. Không giống như các loại trà Trung Quốc, hầu hết các loại trà Nhật Bản được sản xuất bằng cách hấp chứ không phải là sao bằng chảo. Điều này tạo ra màu đặc trưng cho trà, và tạo ra một hương vị cỏ ngọt hơn. Quy trình cán / sấy cơ học sau đó làm khô lá trà thành hình dạng cuối cùng. Nước của trà được hấp tại Nhật Bản có xu hướng bị đục do lượng chất rắn hòa tan cao hơn. Hầu hết các loại trà Nhật Bản được pha trộn từ lá được trồng ở các vùng khác nhau, ít chú trọng đến yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng hơn ở thị trường Trung Quốc. Do số lượng trà có hạn được sản xuất tại Nhật Bản, phần lớn sản lượng được dành cho thị trường trà thượng hạng. Trà đóng chai và các sản phẩm thực phẩm có hương liệu vị trà thường sử dụng loại trà thương phẩm Nhật Bản ở hạng thấp hơn được sản xuất tại Trung Quốc. Mặc dù có nhiều loại trà thương mại khác nhau ở Nhật Bản, nhưng phần lớn trà Nhật Bản được sản xuất bằng giống "Yabukita" được phát triển vào những năm 1950. Những loại trà xanh phổ biến của Nhật Bảnː Hàn Quốc. Theo "Garakgukgi" trích dẫn trong biên niên sử "Tam quốc di sự", hoàng hậu trong thần thoại Heo Hwang-ok, công chúa của nước Ayodhya kết hôn với Vua Suro của Gaya, bà đã mang cây trà từ Ấn Độ và trồng tại Baegwolsan, một ngọn núi nay thuộc tỉnh Changwon. Tuy nhiên lại có quan điểm rộng khắp cho rằng việc trồng trà có hệ thống do sự phổ biến văn hóa trà từ Trung Hoa bởi các nhà sư đạo Phật vào khoảng thể kỷ thứ 4. Trong số những ngôi chùa Phật giáo sớm nhất ở Hàn Quốc, Bulgapsa (được thành lập năm 384 ở Yeonggwang), Bulhoesa (thành lập năm 384 ở Naju) và Hwaeomsa (thành lập năm 544 tại Gurye) tuyên bố là cái nôi của nền văn hoá trà Hàn Quốc. Trà xanh thường được dâng lên Đức Phật cũng như đối với linh hồn của tổ tiên đã khuất. Văn hóa trà tiếp tục khởi sắc dưới thời Goryeo, với việc dâng trà trở thành một phần của nghi lễ quốc gia lớn nhất và nhiều thị trấn trà được hình thành xung quanh các ngôi đền. Seon- phong tục lễ nghi Phật giáo chiếm ưu thế. Trong suốt thời đại Joseon, tuy văn hóa trà của Hàn Quốc đã trải qua thế tục hóa, cùng với chính nền văn hóa Hàn Quốc. Nghi lễ truyền thống của Hàn Quốc "jesa", còn gọi là "charye" (, "lễ trà"), có nguồn gốc từ chữ "darye" (), việc thực hành dâng trà như một nghi thức truyền thống đơn giản xuất phát từ hoàng gia và giới quý tộc thời Joseon. Văn hóa trà của Hàn Quốc đã bị đàn áp mạnh mẽ bởi phát xít Nhật trong thời kỳ Nhật chiếm đóng (1910‒1945) và tiếp theo là cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950‒1953) làm cho truyền thống trà tại Hàn Quốc thậm chí khó có thể tồn tại. Cách trà Hàn Quốc phục hồi bắt đầu vào thập niên 70, quanh Dasolsa. Sản xuất trà xanh thương mại tại Hàn Quốc cũng chỉ bắt đầu vào những năm 70, và vẫn ở mức 20% của Đài Loan và 3.5% của Nhật Bản năm 2012. Ngày nay trà xanh không được ưa chuộng phổ biến như cà phê hay các loại trà truyền thống khác của Hàn Quốc. Mức tiêu thụ trà xanh bình quân đầu người hàng năm tại Hàn Quốc năm 2016 là , so với cà phê là . Tuy nhiên gần đây, khi thị trường cà phê đạt đến một điểm bão hòa, sản lượng tiêu thụ trà của Hàn Quốc đã tăng gấp đôi trong giai đoạn 2010‒2014, khi nhập khẩu trà trong các năm từ 2009-2015, mặc dù mức thuế suất rất ca (513.6% với trà xanh, so với 40% trà đen, 8% cho cà phê đã chế biến/rang và 2% với hạt cà phê thô). Trà xanh Hàn Quốc có thể được phân thành nhiều loại dựa trên một vào yếu tố khác nhau. Phổ biến nhất là dựa vào độ xanh tươi, hoặc thời điểm thu hoạch lá trong năm (và cũng do kích cỡ lá trà). Lợi ích sức khỏe. Trà xanh thông thường chứa 99,9% nước, cung cấp 1 kcal cho mỗi khẩu phần 100 mL, không có hàm lượng chất dinh dưỡng đáng kể (bảng) và chứa các chất phytochemical như polyphenol và caffeine. Nhiều tuyên bố về lợi ích sức khỏe của trà xanh đã được đưa ra, nhưng nghiên cứu lâm sàng trên người không tìm thấy bằng chứng xác thực về lợi ích. Vào năm 2011, một hội đồng các nhà khoa học đã công bố một báo cáo về những tuyên bố về tác dụng đối với sức khỏe theo yêu cầu của Ủy ban Châu Âu: nhìn chung họ nhận thấy rằng những tuyên bố đưa ra cho trà xanh không được chứng minh bởi đầy đủ bằng chứng khoa học. Mặc dù trà xanh có thể tăng cường sự tỉnh táo do hàm lượng caffeine trong trà, nhưng chỉ có bằng chứng yếu ớt, không thể thuyết phục được rằng việc uống trà xanh thường xuyên ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư hoặc bệnh tim mạch, và không có bằng chứng cho thấy nó có lợi cho giảm cân. Sử dụng trà xanh như một sản phẩm bổ sung cho sức khỏe có liên quan đến việc cải thiện một chút chất lượng cuộc sống tổng thể. Một đánh giá năm 2020 của Cochrane Collaboration đã liệt kê một số tác dụng ngoại ý tiềm ẩn bao gồm rối loạn tiêu hóa, nồng độ men gan cao hơn và hiếm gặp hơn là mất ngủ, tăng huyết áp và phản ứng da. Ung thư. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có bằng chứng tốt cho thấy trà xanh giúp ngăn ngừa hoặc điều trị ung thư ở người. Mối liên hệ giữa việc tiêu thụ trà xanh và nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như ung thư dạ dày và ung thư da không phải khối u ác tính là không rõ ràng do bằng chứng không nhất quán hoặc không đầy đủ. Trà xanh cản trở thuốc hóa trị bortezomib (Velcade) và các chất ức chế proteasome dựa trên axit boronic khác, và những người dùng những loại thuốc này nên tránh. Bệnh lý tim mạch. Các nghiên cứu quan sát cho thấy có mối tương quan nhỏ giữa việc tiêu thụ trà xanh hàng ngày và giảm 5% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch. Trong một phân tích tổng hợp năm 2015 về các nghiên cứu quan sát như vậy, việc tăng một tách trà xanh mỗi ngày có tương quan với nguy cơ tử vong do các nguyên nhân tim mạch thấp hơn một chút. Tiêu thụ trà xanh có thể tương quan với việc giảm nguy cơ đột quỵ. Các phân tích tổng hợp của các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng cho thấy rằng uống trà xanh trong 3-6 tháng có thể làm giảm một lượng nhỏ (khoảng 2–3 mm Hg mỗi người) trong huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Một đánh giá hệ thống riêng biệt và phân tích tổng hợp các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng cho thấy rằng tiêu thụ 5-6 tách trà xanh mỗi ngày có liên quan đến việc giảm nhẹ huyết áp tâm thu (2 mmHg) nhưng không dẫn đến sự khác biệt đáng kể về huyết áp tâm trương. Hình ảnh. Những loại trà xanh nổi tiếng được sản xuất tại Trung Quốc ngày nay bao gồm:
1
null
Vườn quốc gia Seoraksan nằm ở tỉnh Gangwon-do, gần thành phố Sokcho, phía Đông Hàn Quốc. Đây là một trong những vườn quốc gia núi cao nhất, đẹp nhất của đất nước xứ kim chi. Vườn quốc gia núi Seoraksan nổi bật với những con đường uốn lượn quanh những cánh rừng đầy màu sắc, với đỉnh núi Daecheongbong cao hơn 1.700 m, địa danh lý tưởng cho việc leo núi và dã ngoại. Đứng trên ngọn núi, ta có thể chiêm ngưỡng xuống thung lũng Cheonbuldong. Trong công viên, có nhiều thác nước như: Biryeong, Yukdam nằm ở bên trái thung lũng và những công trình được xây dựng tô đậm thêm cho vẻ đẹp của Seoraksan: Chùa Sinheungsa hay bức tượng phật bằng đồng.. Vườn quốc gia Seoraksan đẹp nhất là vào mùa thu với những sắc vàng và đỏ trên các sườn núi, tạo thành cảnh sắc vô cùng ấn tượng.
1
null
The Boatlift là album phòng thu thứ ba của nam ca sĩ nhạc rap Pitbull. Album được phát hành vào ngày 27 tháng 11 năm 2007. Bốn đĩa đơn đã được phát hành từ album: "Go Girl", "The Anthem", "Sticky Icky", "Secret Admirer". Ca khúc "Fuego (Remix)" đã được xuất hiện trong video trò chơi "Madden NFL 2008". Album ra mắt tại vị trí thứ 50 với 32,084 bản được tiêu thụ trong hai tuần đầu tiên. Danh sách ca khúc. Danh sách ca khúc được xác nhận bởi iTunes, danh sách thực hiện được cung cấp bởi Allmusic.
1
null
Cuộc vây hãm Constantinopolis năm 626 bởi người Avar, được hỗ trợ bởi một lượng lớn quân đội từ các đồng minh Slav và Đế quốc Sassanid của Ba Tư, đã kết thúc bằng một chiến thắng mang tính chiến lược của Đông La Mã. Sự thất bại của cuộc bao vây đã giúp Đế chế Đông La Mã thoát khỏi họa diệt vong. Cùng với những chiến thắng khác mà Hoàng đế Heraclius (r. 610-641) đạt được, năm 627, Đông La Mã gianh lại các lãnh thổ bị mất và kết thúc chiến tranh La Mã-Ba Tư bằng một hiệp ước biên giới thuận lợi với "hiện trạng" vào khoảng những năm 590. Bối cảnh. Năm 602, Phocas lật đổ hoàng đế Maurice (582-602), rồi lên ngôi hoàng đế Đông La Mã, rồi thành lập một triều đại khủng bố và bạo lực, đưa cả đế chế vào tình trạng hỗn loạn. Pháp luật đã được sử dụng để trừng phạt Người Do Thái trong cả tôn giáo và hành chính còn triều đình thì lại hoàn toàn làm ngơ trước sự hôc loạn đang lan tràn khắp kinh thành. Hoàng đế Khosrau II (590-628) của Sassanid đã vin cớ cái chết của cha vợ để khởi binh, tấn công các lãnh thổ của đế quốc ở Syria và Ai Cập. Ban đầu, cuộc chiến tranh diễn ra theo chiều hướng tốt đẹp cho người Ba Tư, cho đến khi chỉ còn Anatolia là vẫn còn nằm trong tay của La Mã. Sau đó, Phocas bị lật đổ bởi tổng đốc cảng Carthage, Heraclius. A general of astounding energy yet limited experience, Heraclius immediately began undoing much of Phocas's damaging work that he had procured whilst Emperor. Bất chấp những cuộc tấn công của mình vào Mesopotamia (ngày nay thuộc Iraq),Heraclius đã không thể ngăn chặn kẻ thù của ông từ đặt bao vây kinh thành từ Chalcedon, nơi họ đã bắt đầu cuộc tấn công của mình. Từ 14-15 tháng 5, 626, một cuộc bạo loạn ở Constantinopolis chống lại John Seismos đã xảy ra bởi vì ông này muốn hủy bỏ khẩu phần bánh mì trợ cấp và tăng giá ngũ cốc lên gấp đôi. Cuối cùng ông đã phải từ bỏ kế hoạch trên và dỡ bỏ lệnh giới nghiêm các cửa thành. Tuy nhiên, thành phố còn bị hỗn loạn hơn nữa. Cuộc vây hãm. 80.000 quân Avar tràn vào tỉnh Tharce, với quyết tâm loại bỏ tất cả các ảnh hương của Đông La Mã ra khỏi châu Âu Người Ba Tư đã đến đóng quân ở Chalcedon từ trước khi Phocas bị lật đổ. Tuy nhiên, chỉ khi mà các đội quân Avar bắt đầu di chuyển các thiết bị công thàn tới trước Tường thành Theodosian thì người dân trong thành phố hiểu rằng một cuộc vây hãm đã quá rõ ràng. May mắn thay cho Đế quốc, 12.000 quân lính và cả các kỵ binh đều đã được đào tạo qui củ vào thời điểm đó, và họ chính là tinh hoa của quân đội Đông La Mã. Lại thêm cả sự trợ giúp không nhỏ về nhuệ khí từ Thượng Phụ của Constantinople, khi ông lên tiếng kêu gọi các nông dân xung quanh kinh đô hãy tự vũ trang và bảo vệ kinh đô trước những kẻ ngoại giáo. Tất cả các cuộc tấn công vào Constantinopolis đều bị thất bại, hạm đội liên hợp của Avar và Ba Tư bị đánh chìm chỉ sau hai cuộc thủy chiến khốc liệt. Cuối cùng, những kẻ tấn công đã hoảng sợ và bỏ chạy, và người Đông La Mã hoàn toàn tin vào việc Thiên Chúa Quan Phòng. Hệ quả. Cùng lúc đó là một chiến thắng của anh trai Heraclius, hoàng thân Theodore trước tổng chỉ huy quân đội Ba Tư Shahin. Tiếp theo chiến thắng ấy, Heraclius đã dẫn đầu một cuộc xâm lược vào Lưỡng Hà một lần nữa, đánh bại đại quân Ba Tư tại Nineveh. Sau đó, ông hành quân vào Ctesiphon đang trong tình trạng vô chính phủ, cho phép Heraclius bắt người Ba Tư phải chấp nhận những điều khoản có lợi cho ông và đế quốc. Cuối cùng, người Ba Tư bị buộc phải thu hồi tất cả các lực lượng vũ trang rời khỏi Ai Cập, Levant và bất cứ lãnh thổ Lưỡng Hà và Armenia của La Mã vào thời điểm khoảng năm 595. Đánh giá. Cuộc bao vây năm 626 đã không thành công vì các quân lính Avar không có sự kiên nhẫn và công nghệ để chinh phục các bức tường của thành phố. Các bức tường của Constantinople dễ dàng chống lại được các tháp bao vây và các công cụ hãm thành. Hơn nữa, người Ba Tư và người Xla-vơ không có một lực lượng hải quân mạnh mẽ đủ để vượt qua các bức tường biển và thiết lập một kênh thông tin liên lạc. Việc thiếu nguồn cung cấp cho quân Avar cuối cùng đã làm cho họ phải từ bỏ cuộc bao vây.
1
null
Vùng mỏ Nord - Pas de Calais là một cảnh quan đáng chú ý của vùng khai thác than kéo dài từ năm 1700 đến 1900, minh họa cho một giai đoạn quan trọng trong lịch sử công nghiệp châu Âu được UNESCO công nhận di sản thế giới vào năm 2012. Di sản này bao gồm 109 công trình với tổng diện tích 120.000 ha, trải dài trên 120 km (đến tận biên giới với Bỉ) thuộc hai vùng là Nord và Pas de Calais, phía Bắc nước Pháp. Đây là ví dụ điển hình về một mô hình khai thác than và quy hoạch đô thị có từ thế kỷ 18 bao gồm: các cơ sở hạ tầng phục vụ công việc khai thác (hầm mỏ, nhà ga, kênh mương, đường sắt. khung tời, đống sỉ than..) và các công trình công cộng (làng khai thác mỏ, các khu vườn, tòa thị chính, nhà thờ, trường học, cơ sở y tế, văn hóa, các công trình kỉ niệm..) tạo thành chuỗi liên tục của một mô hình khai thác công nghiệp được bảo quản tốt trong suốt hơn ba thế kỷ.
1
null
Chaetodon ulietensis là một loài cá biển thuộc chi Cá bướm (phân chi "Rabdophorus") trong họ Cá bướm. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1831. Từ nguyên. Từ định danh "ulietensis" được đặt theo tên gọi của đảo Uliétéa (tên cũ của đảo Raiatea), hòn đảo lớn thứ hai của quần đảo Société, nơi mà mẫu định danh của loài cá này được thu thập (–"ensis": hậu tố biểu thị nơi chốn trong tiếng Latinh). Phạm vi phân bố và môi trường sống. Từ quần đảo Cocos (Keeling) và đảo Giáng Sinh (Úc), phạm vi của "C. ulietensis" trải dài về phía đông đến Tuamotu và quần đảo Pitcairn, ngược lên phía bắc đến vùng biển phía nam Nhật Bản, xa về phía nam đến đảo Lord Howe (Úc) và Rapa Iti; nhiều cá thể lang thang cũng được bắt gặp tại đảo Oahu (quần đảo Hawaii). Ở Việt Nam, "C. ulietensis" được ghi nhận tại cù lao Chàm (Quảng Nam) và quần đảo Hoàng Sa; vịnh Vân Phong và vịnh Nha Trang (Khánh Hòa); cù lao Câu (Bình Thuận) và Côn Đảo. "C. ulietensis" sinh sống tập trung ở những khu vực mà san hô phát triển phong phú trên các rạn viền bờ hay trong đầm phá, độ sâu khoảng 2–30 m; cá con có thể được tìm thấy ở khu vực cửa sông hoặc hải cảng. Mô tả. "C. ulietensis" có chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận là 15 cm. Cơ thể có màu trắng với những đường sọc dọc mảnh, màu đen đè lên hai vệt lớn màu xám đen ở thân trên. Vùng thân sau cùng vây đuôi, vây lưng (gồm cả phần gai) và vây hậu môn có màu vàng tươi; một đốm đen trên cuống đuôi. Đầu có một dải đen băng qua mắt. Vây ngực trong suốt. Vây bụng trắng muốt. Số gai ở vây lưng: 12; Số tia vây ở vây lưng: 23–24; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 19–21; Số tia vây ở vây ngực: 14–15; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5; Số vảy đường bên: 32–37. Sinh thái học. "C. ulietensis" là loài ăn tạp. Tuy "C. ulietensis" cũng ăn san hô nhưng đây không phải thức ăn chủ yếu của chúng. "C. ulietensis" thường được nhìn thấy là sống theo cặp, nhưng cũng có thể sống đơn độc và có khi hợp thành đàn. Ngoài ra, "C. ulietensis" có thể bắt cặp khác loài với "C. falcula" và "Chaetodon auriga". Phân loại học. "C. ulietensis" là loài chị em gần nhất với "Chaetodon falcula", và cả hai hợp thành nhóm chị em xa hơn với "Chaetodon lineolatus" và "Chaetodon oxycephalus", còn "Chaetodon semilarvatus" là họ hàng xa của cả bốn loài này dựa trên kết quả phân tích phát sinh chủng loại phân tử. Ngoại trừ "C. semilarvatus" là có kiểu hình khác biệt hoàn toàn, "C. ulietensis" và "C. falcula" có thể dễ dàng phân biệt với nhóm chị em gần nhất nhờ vào hai vệt xám đen ở thân trên. "C. falcula" có màu vàng ở lưng với hai vệt đen sẫm và nhỏ hơn "C. ulietensis". Trong văn hóa đại chúng. Nhân vật cá bướm Boris trong trò chơi "Feeding Frenzy 2" của hãng PopCap Games được lấy nguyên mẫu từ loài "C. ulietensis" này. Thương mại. "C. ulietensis" là một loài thường được xuất khẩu trong ngành thương mại cá cảnh.
1
null
Chaetodon ornatissimus là một loài cá biển thuộc chi Cá bướm (phân chi "Citharoedus") trong họ Cá bướm. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1831. Từ nguyên. Tính từ định danh "ornatissimus" trong tiếng Latinh mang nghĩa là "được trang trí rất công phu" ("issimus": hậu tố so sánh bậc nhất), hàm ý đề cập đến màu sắc bắt mắt của loài cá này. Phạm vi phân bố và môi trường sống. Từ Sri Lanka và Maldives, "C. ornatissimus" được phân bố trải dài về phía đông đến quần đảo Hawaii (Hoa Kỳ), quần đảo Australes và quần đảo Gambier (Polynésie thuộc Pháp), cũng như đảo Ducie (quần đảo Pitcairn), ngược lên phía bắc đến bờ biển phía nam Nhật Bản (gồm cả quần đảo Ogasawara), xa về phía nam đến bờ đông Úc (gồm cả đảo Lord Howe) và Rapa Iti. "C. ornatissimus" cũng đã được ghi nhận tại đảo Phục Sinh (Chile), mở rộng phạm vi của loài này về phía đông. Ở Việt Nam, "C. ornatissimus" được ghi nhận tại cù lao Chàm (Quảng Nam), đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) và quần đảo Hoàng Sa; Phú Yên; vịnh Nha Trang (Khánh Hòa); Ninh Thuận; cù lao Câu và một số đảo đá ngoài khơi Bình Thuận; cũng như tại quần đảo Trường Sa. "C. ornatissimus" sống tập trung ở những khu vực mà san hô phát triển phong phú trên các rạn viền bờ hay trong các đầm phá nước trong, được tìm thấy ở độ sâu đến ít nhất là 36 m. Mô tả. "C. ornatissimus" có chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận là 20 cm. Loài này có màu trắng xanh với các sọc chéo màu cam ở hai bên thân. Có một dải sọc đen viền vàng từ đỉnh đầu băng dọc qua mắt, và một dải tương tự bao quanh mõm. Trên nắp mang có hai vạch đen, vạch ngay sau mắt nối liền với sọc đen dọc theo rìa vây lưng. Vây lưng có dải vàng dọc theo rìa ngoài. Vây hậu môn có dải đen viền vàng ở rìa, bên trong có một dải nâu. Vây bụng màu vàng. Vây ngực phớt vàng, trong mờ. Vây đuôi trong suốt ở rìa sau, có hai vạch sọc đen. Số gai ở vây lưng: 12; Số tia vây ở vây lưng: 24–28; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 20–23; Số tia vây ở vây ngực: 15–16; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5; Số vảy đường bên: 47–52. Sinh thái học. "C. ornatissimus" là loài ăn san hô chuyên biệt, tuy nhiên chúng chỉ ăn chất nhầy của san hô, khác biệt hoàn toàn so với những loài cá bướm khác ăn chủ yếu là polyp san hô. Cá trưởng thành kết đôi với nhau và sống chung trong một lãnh thổ, cá con thường sống đơn độc gần các cụm san hô cành. Lai tạp. Những cá thể mang kiểu màu trung gian giữa "C. ornatissimus" với hai loài chị em trong phân chi "Citharoedus" là "Chaetodon meyeri" và "Chaetodon reticulatus" đã được bắt gặp trong tự nhiên. Thương mại. "C. ornatissimus" ít được xuất khẩu trong các hoạt động kinh doanh cá cảnh. Do chế độ ăn đặc biệt nên chúng thường chết đói trong điều kiện nuôi nhốt.
1
null
Chaetodon austriacus là một loài cá biển thuộc chi Cá bướm (phân chi "Corallochaetodon") trong họ Cá bướm. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1836. Từ nguyên. Tính từ định danh "austriacus" có lẽ bắt nguồn từ "australis" trong tiếng Latinh và có nghĩa là "ở phương nam", hàm ý đề cập đến vị trí mà mẫu định danh của loài cá này được thu thập, thành phố Jeddah (Ả Rập Xê Út) ở phía nam Biển Đỏ. Phạm vi phân bố và môi trường sống. "C. austriacus" được phân bố giới hạn ở Biển Đỏ và vịnh Aden; một vài cá thể lang thang đã được bắt gặp ở bờ biển phía nam Oman. Một cá thể của loài này cũng đã được thu thập tại cảng Ashdod, nằm trên bờ biển Địa Trung Hải của Israel. "C. austriacus" sinh sống tập trung ở những khu vực mà san hô phát triển phong phú trên các rạn viền bờ hay trong các đầm phá, độ sâu đến ít nhất là 20 m. Mô tả. "C. austriacus" có chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận là 13 cm. Loài này có màu vàng với những đường sọc xiên màu xanh tím ở hai bên thân. Có một vệt đen lớn nằm đè lên một sọc ở thân trên. Phần thân sau dọc theo gốc vây hậu môn và vây lưng có màu xanh lam xám. Một dải đen băng qua mắt, ngay sau mắt có một sọc màu xanh tím uốn cong ngược lên lưng. Mõm đen. Vây hậu môn của "C. austriacus" có màu đen hoàn toàn, với một viền mỏng màu cam ở rìa. Vây đuôi gần như là màu đen, ngoại trừ phần vây sát rìa trong suốt, được ngăn cách với dải đen phía trong bởi một sọc cong màu trắng xanh. Vây lưng màu xanh lam nhạt (gần như trắng) với một dải đen viền cam ở rìa phía cuối của vây. Vây ngực trong suốt; có đốm vàng ở gốc. Vây bụng màu vàng cam. Số gai ở vây lưng: 13; Số tia vây ở vây lưng: 20–21; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 19; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5. Phân loại học. "C. austriacus" hợp thành nhóm chị em với "Chaetodon trifasciatus", "Chaetodon lunulatus" và "Chaetodon melapterus", đều được xếp vào phân chi "Corallochaetodon". Các loài "Corallochaetodon" đặc trưng bởi cơ thể hình bầu dục, màu vàng cam với các sọc xiên màu xanh tím trên thân (trừ "C. melapterus" là có các sọc cam rất mảnh, gần như tiệp màu với thân), cũng như dải đen băng dọc qua mắt. "C. austriacus" dễ dàng phân biệt với hai loài chị em còn lại là "C. trifasciatus" và "C. lunulatus" nhờ vào màu đen trên các vây. Lai tạp. Những cá thể mang kiểu màu trung gian giữa "C. austriacus" và "C. melapterus" đã được bắt gặp trong tự nhiên. Sinh thái học. Như những loài chị em của nó, "C. austriacus" là loài ăn san hô bắt buộc, chủ yếu là san hô của các chi "Acropora", "Montipora", "Pocillopora" và "Porites", có xu hướng bỏ qua san hô đá "Lobophyllia" và "Favites"; tuy nhiên chúng cũng có thể ăn bổ sung trứng của các loài của ốc biển và hải quỳ. "C. austriacus" thường sống thành đôi và cả hai cùng bảo vệ một lãnh thổ chung, ít khi thấy chúng hợp thành một nhóm. Ở vịnh Aqaba, thời điểm sinh sản của "C. austriacus" diễn ra từ tháng 7 đến tháng 10, nhưng cao điểm nhất là bắt đầu vào tháng 8. Thương mại. "C. austriacus" ít được thu thập trong ngành thương mại cá cảnh vì chế độ ăn đặc biệt khiến chúng khó sống được trong điều kiện nuôi nhốt mà không có san hô.
1
null
Trung bình trọng số chi phí vốn (weighted average cost of capital, WACC) WACC = chi phí sử dụng vốn trung bình của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có 2 nguồn gọi vốn chính: - Vay thương mại => chi phí của khoản nợ (cost of debt) là lãi suất của khoản vay (1-tax)*lãi suất; và, - Vốn góp cổ đông => chi phí vốn cổ phần (cost of equity) là thu nhập mong muốn của cổ đông. WACC có thể tính bằng chi phí sử dụng trung bình của hai nguồn vốn trên. WACC = re * E/(E+D) + rD(1-TC)* D/(E+D) Trong đó: re: tỷ suất thu nhập mong muốn của cổ đông rD: lãi suất mong muốn của chủ nợ E: giá thị trường cổ phần của công ty D: giá thị trường nợ của công ty TC: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp re = [Div0(1+g)/P0] + g Trong đó: P0 là giá cổ phiếu của doanh nghiệp tại thời điểm gốc Div0 là cổ tức của cổ phiếu doanh nghiệp tại thời điểm gốc g: tỷ lệ tăng trưởng dự kiến của cổ tức.
1
null
Chaetodon trifascialis là một loài cá biển thuộc chi Cá bướm trong họ Cá bướm. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1825. Từ nguyên. Từ định danh "trifascialis" được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Latinh: tiền tố "tri" ("ba") và "fascialis" ("có sọc"), hàm ý đề cập đến ba dải sọc đen trên cơ thể cá con của loài này, gồm dải băng qua mắt, dải thân sau và dải gần rìa vây đuôi (hai dải sau biến mất ở cá trưởng thành). Phân loại học. Dựa theo kết quả phân tích phát sinh chủng loại phân tử, duy nhất "C. trifascialis" được xếp vào phân chi "Megaprotodon". Chiều rộng cơ thể tính từ phần lưng xuống bụng nhỏ hơn nhiều so với các loài "Chaetodon" khác. Phạm vi phân bố và môi trường sống. "C. trifascialis" có phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Từ Biển Đỏ dọc theo bờ biển Đông Phi, phạm vi của "C. trifascialis" trải dài về phía đông đến Tuamotu (Polynésie thuộc Pháp), ngược lên phía bắc đến vùng biển phía nam Nhật Bản; xa về phía nam đến đảo Lord Howe (Úc) và Rapa Iti (Polynésie thuộc Pháp); nhiều cá thể lang thang đã được ghi nhận quần đảo Hawaii. Ở Việt Nam, "C. trifascialis" được ghi nhận tại cồn Cỏ (Quảng Trị); cù lao Chàm (Quảng Nam), đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) và quần đảo Hoàng Sa; Phú Yên; vịnh Nha Trang (Khánh Hòa); Ninh Thuận; cù lao Câu và một số đảo đá ngoài khơi Bình Thuận; cũng như tại Côn Đảo. "C. trifascialis" sinh sống tập trung ở những khu vực mà san hô phát triển phong phú trên các rạn viền bờ hay trong các đầm phá, độ sâu khoảng 2–30 m. Do sống phụ thuộc vào nguồn thức ăn là san hô nên "C. trifascialis" bị ảnh hưởng rất nhiều sau các sự kiện san hô bị tẩy trắng, đặc biệt là san hô "Acropora hyacinthus" (san hô ưa thích của "C. trifascialis"). Ước tính, số lượng "C. trifascialis" đã bị suy giảm từ 20 đến 37% do các rạn san hô mất dần. Vì vậy, "C. trifascialis" được xếp vào Loài sắp bị đe dọa theo Sách đỏ IUCN. Mô tả. "C. trifascialis" có chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận là 18 cm. Cơ thể màu trắng với các vệt sọc đen hình chữ V ở hai bên thân. Đầu có một dải đen băng qua mắt. Vây ngực trong suốt; có đốm vàng ở gốc. Vây bụng màu trắng. Vây lưng và vây hậu môn màu vàng cam nhạt. Vây đuôi den với sọc vàng sát rìa. Vào ban đêm, "C. trifascialis" xuất hiện thêm hai vệt trắng lớn giữa thân (có khi nối liền thành một vệt dài theo chiều ngang cơ thể), được bao quanh bởi một vùng màu nâu sẫm; sọc đen trên mắt trở nên mờ hơn. Cá con có thêm dải sọc đen ở thân sau từ vây lưng xuống vây hậu môn. Vây bụng màu vàng. Vây đuôi màu vàng ở nửa trong, nửa ngoài trong suốt, hai phần này được ngăn cách bởi một vạch đen. Số gai ở vây lưng: 13–15; Số tia vây ở vây lưng: 14–16; Số gai ở vây hậu môn: 4–5; Số tia vây ở vây hậu môn: 13–15; Số tia vây ở vây ngực: 14; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5; Số vảy đường bên: 22–29. Sinh thái học và hành vi. "C. trifascialis" có xu hướng sống đơn độc, ít khi kết đôi với nhau. Là loài ăn san hô bắt buộc, "C. trifascialis" ưa thích san hô thuộc chi "Acropora", "Stylophora pistillata" và "Pocillopora eydouxi". Lãnh thổ và sinh sản. Hành vi sống thành nhóm hậu cung của "C. trifascialis" đã được bắt gặp trên một rạn san hô ngoài khơi đảo Kuroshima, Okinawa (Nhật Bản). Mỗi lãnh thổ của một con đực bao gồm lãnh thổ của 2–3 con cái, và mỗi cá thể bảo vệ lãnh thổ của mình trước những cá thể cùng giới ở gần đó. Vào ban ngày, cá đực thường xuyên đến thăm những con cá cái sống trong lãnh thổ của nó. Vào lúc hoàng hôn của những ngày trăng tròn hoặc trăng non, cá đực thực hiện màn tán tỉnh và sự sinh sản diễn ra trong hoặc gần lãnh thổ của những con cá cái. Khi một con đực chủ động tán tỉnh một con cá cái trong lãnh thổ của con đực thứ hai, con đực thứ hai ngay lập tức đuổi theo con đực đầu tiên. Là loài có tính lãnh thổ, "C. trifascialis" tỏ ra hung hăng với những loài cá bướm ăn san hô khác (như "Chaetodon lunulatus") kiếm ăn trong phạm vi của chúng. Thương mại. "C. trifascialis" ít được xuất khẩu trong ngành thương mại cá cảnh vì chế độ ăn đặc biệt khiến chúng khó sống được trong điều kiện nuôi nhốt mà không có san hô.
1
null
Chaetodon baronessa là một loài cá biển thuộc chi Cá bướm (phân chi "Gonochaetodon") trong họ Cá bướm. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1829. Từ nguyên. Từ định danh "baronessa" có nguồn gốc từ "douwing-baroness", tên gọi của loài này được đặt bởi thuyền trưởng người Hà Lan Willem de Vlamingh (1640 – k. 1698), không rõ hàm ý nhưng được ghép từ "douwing" (hay "doewing"), tên bản địa trong tiếng Mã Lai của một số loài cá bướm gai và cá bướm, và "baroness", "nữ Nam tước". Phạm vi phân bố và môi trường sống. Từ quần đảo Cocos (Keeling) và đảo Giáng Sinh (đều là lãnh thổ hải ngoại của Úc) , phạm vi của "C. baronessa" trải rộng về phía đông đến Fiji và Tonga, ngược lên phía bắc đến vùng biển phía nam Nhật Bản (gồm cả quần đảo Ogasawara), xa về phía nam đến bang New South Wales (Úc). Ở Việt Nam, "C. baronessa" được ghi nhận tại cù lao Chàm (Quảng Nam) và quần đảo Hoàng Sa; Phú Yên; vịnh Nha Trang (Khánh Hòa); Ninh Thuận; cù lao Câu (Bình Thuận) và quần đảo Trường Sa. "C. baronessa" sống tập trung ở những khu vực mà san hô (đặc biệt là "Acropora") phát triển phong phú trên các rạn viền bờ hay trong đầm phá, được tìm thấy ở độ sâu đến ít nhất là 20 m. Mô tả. "C. baronessa" có chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận là 16 cm. Loài này có màu tím xám với những sọc vàng hình chữ V ở hai bên thân. Đầu màu vàng với 3 dải màu nâu đỏ: dải thứ nhất từ trán xuống quanh miệng; dải thứ hai từ đỉnh đầu băng dọc qua mắt; dải còn lại từ lưng trước kéo xuống ngực. Vây lưng và vây hậu môn có dải vàng dọc theo phần rìa (vây lưng có viền đen rất mỏng ở rìa, còn vây hậu môn có một sọc mảnh màu xanh óng ở trong). Cuống đuôi có vệt vàng. Vây đuôi có vạch sọc vàng (vạch đen mỏng hơn ở sát phía trong), phần vây phía sau cặp sọc này trong suốt. Vây bụng màu vàng. Vây ngực trong suốt, có vạch nâu đỏ băng qua gốc. Số gai ở vây lưng: 11–12; Số tia vây ở vây lưng: 23–26; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 20–22; Số tia vây ở vây ngực: 13–14; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5; Số vảy đường bên: 24–30. Phân loại học. "Gonochaetodon" đặc trưng bởi các loài có hình dạng cơ thể hình tam giác với sọc chữ V màu vàng ở hai bên thân. Ngoại trừ "Chaetodon larvatus" dễ dàng phân biệt bởi vùng đầu màu cam, hai loài còn lại là "C. baronessa" và "Chaetodon triangulum" hầu như không có nhiều khác biệt, ngoại trừ hoa văn trên vây đuôi của chúng. Vây đuôi của "C. triangulum" có một vệt đen hình thoi bao quanh bởi dải viền vàng, trong khi vây đuôi của "C. baronessa" chỉ có cặp sọc vàng-đen. Sinh thái học. "C. baronessa" là loài ăn san hô chuyên biệt, đặc biệt ưa thích san hô cành "Acropora" và "Pocillopora" nhưng bỏ qua san hô mềm. Là một loài phụ thuộc hoàn toàn vào san hô cứng, quần thể "C. baronessa" sẽ bị suy giảm nghiêm trọng nếu san hô bị tẩy trắng, và điều này đã xảy ra tại rạn san hô Great Barrier. "C. baronessa" thường kết đôi với nhau và sống chung trong một lãnh thổ. "C. baronessa" cũng có thể kết đôi khác loài với "C. triangulum" ở khu vực mà cả hai có phân bố chồng lấn (như các đảo phía tây Indonesia). Thương mại. "C. baronessa" ít được xuất khẩu trong các hoạt động kinh doanh cá cảnh. Do chế độ ăn đặc biệt nên chúng thường chết đói trong điều kiện nuôi nhốt.
1
null
Johnrandallia nigrirostris là loài cá biển duy nhất thuộc chi Johnrandallia trong họ Cá bướm. Loài cá này sinh sống ở Đông Thái Bình Dương và đôi khi đóng vai trò là "người dọn dẹp" các tế bào chết hoặc ký sinh trùng bám trên cơ thể cá lớn. Loài này trước đây nó được đặt trong chi "Chaetodon".
1
null
Công Trường Vigeland ở trong Công viên Frogner tại Oslo. Có người gọi công viên Frogner là công viên Vigeland, người Việt còn gọi là công viên Sexy. Những tác phẩm điêu khắc ở trong công trường này do ông Vigeland làm mô hình. (Vigeland là nhà điêu khắc trên đá và gỗ, sinh 11.04.1869 tại Halse, qua đời 12.03.1943 tại Oslo). Công viên Frogner thu hút khách du lịnh đến tham quan Oslo. Công viên điêu khắc Vigeland gồm có 320 sào (32 mẫu tây). Bao gồm 214 tác phẩm điêu khắc bằng đá, 13 cánh cửa sắt lớn, 2 cánh cửa chính đúc bằng đồng cho hai lối ra vào. Nhà điêu khắc Vigeland đã làm mô hình cho tất cả các tác phẩm điêu khắc trên, và công viên được xây dựng theo bản vẽ của ông. Công viên có chiều dài là 850 mét, và các tác phẩm trên được họp lại thành 5 đơn vị: Cổng chính; Cây cầu với sân chơi trẻ em; Đài phun nước; Một tảng đá được chạm trổ, to lớn, dựng đứng lên và tảng đá này đã được lấy từ cao nguyên về; Vòng đời (những thăng trầm của cuộc đời). Công trường bao gồm hầu hết các sản phẩm điêu khắc trên đá granit, đồng và sắt của người nghệ sĩ tài ba này. Công viên có gần 600 bức tượng điêu khắc. Chính ông Vigeland đã làm ra những mô hình cỡ lớn nhỏ khác nhau này để cho những người thợ thủ công lành nghề cạm trổ đá granit, thợ đúc đồng thi hành. Xây dựng công viên này kéo dài nhiều thập niên nhưng vẫn không hoàn thành cho đến năm 1950. Oslo kommune (Tỉnh Oslo) có chi phí lớn nhất, nhưng cũng có một vài tư nhân đóng góp thêm.
1
null
Sở Vũ vương (chữ Hán: 楚武王, trị vì: 740 TCN-690 TCN), tên thật là Hùng Thông (熊通) hay Mị Thông (羋通), là vị vua thứ 20 của nước Sở - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Lên ngôi. Ông là con trai thứ của Sở Tiêu Ngao, vua thứ 18 của nước Sở, em Sở Phần Mạo (tức Sở Lệ vương), vua thứ 19 của nước Sở. Năm 741 TCN, Lệ vương qua đời, Hùng Thông giết con Phần Mạo cướp ngôi, tức là Sở Vũ vương. Sau khi lên ngôi, Sở Vũ vương lấy con gái nước Đặng là Mạn, phong làm phu nhân. Xưng vương. Bấy giờ binh lực nước Sở hùng mạnh, đất đai rộng lớn. Sở Vũ vương lại phong cho Bá Bỉ làm Lệnh doãn, làm nước Sở nhanh chóng cường thịnh. Năm 706 TCN, Hùng Thông mang quân đánh nước Tùy, bắt nước Tùy phải phục tùng. Nước Tùy tuyên bố chỉ phục tùng thiên tử nhà Chu. Năm 704 TCN, đời Chu Hoàn Vương, Hùng Thông không còn hài lòng với tước tử mà muốn được tước Vương, đã mời các chư hầu là Ba, Dung, Bộc, Đặng, Giảo, La, Chẩn, Thân, Giang… đến dự hội chư hầu ở đất Lộc, nước Tuỳ và Hoàng không đến dự, Sở Vũ vương bèn sai sứ trách cứ nước Hoàng, cử Khuất Hà đem quân đánh Tuỳ, Tuỳ hầu chống cự không nổi, chạy khỏi kinh đô, sau đó phải cầu hoà. Sở Vũ vương thấy thế lực đã đủ mạnh, bất chấp thiên tử nhà Chu, tự tiếm hiệu xưng vương, Sở trở thành chư hầu đầu tiên dám xưng vương ngang hàng với thiên tử. Sở Vũ vương lại đánh chiếm nước Quyền, sai Đấu Mân trấn thủ. Sau đó Đấu Mân phản Sở, Sở Vũ vương mang quân vây đánh rồi giết Đấu Mân, dời dân đất Quyền đến đất Na, sai Diêm Ngao trấn thủ. Năm 699 TCN, Vũ vương sai Khuất Hà đánh nước La. Khuất Hà có ý khinh địch, bị đại bại. Khuất Hà đành phải rút quân, đến giữa đường thì Khuất Hà tự tử. Sở Vũ vương ra lệnh chặt một chân của quân sĩ bại trận. Qua đời. Năm 690 TCN, Chu Trang Vương triệu tập vua nước Tùy. Sở Vũ vương thấy vua Tùy đến triều kiến nhà Chu, rất tức giận, cho rằng nước Tùy phản mình, bèn mang quân đánh Tùy nhưng bất ngờ lên cơn đau tim, phải ngồi xuống dưới gốc cây và qua đời không lâu sau đó, ở ngôi 51 năm. Nhưng lệnh doãn Đấu Kì giấu việc đó không phát tang mà dẫn quân đội về phía tây như kế hoạch ban đầu. Khi quân đội Sở đến kinh đô của Tùy và buộc vùa Tuy phải cầu hòa, thì mới phát tang, con là Hùng Ti nối ngôi, tức là Sở Văn vương.
1
null
Sở Đổ Ngao (chữ Hán: 楚杜敖; trị vì: 676 TCN-672 TCN hoặc 674 TCN-672 TCN, hay Sở Trang Ngao (楚庄敖), tên thật là Hùng Gian (熊艱) hay Mị Gian (羋貲), là vị vua thứ 22 của nước Sở - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Mẫu thân. Theo Sử ký, Hùng Gian là con của Sở Văn vương – vua thứ 18 nước Sở. Tả Truyện cho biết thêm mẹ ông là Tức Trịnh thị, vốn là vợ cũ vua nước Tức. Năm 677 TCN, Văn vương mất, Hùng Gian lên nối ngôi, tức là Sở Đổ Ngao. Đổ Ngao còn nhỏ, chú là công tử Nguyên làm Lệnh doãn (tể tướng) phụ chính, say mê mẹ Đổ Ngao là Tức Vĩ. Vì muốn lấy lòng Tức Vĩ, năm 676 TCN, Tử Nguyên mang quân cùng 600 cỗ xe đi đánh nước Trịnh, đến cửa Cốc Trất. Tống Hoàn công bèn cử binh cứu Trịnh. Tử Nguyên thấy vậy bèn nhân đêm tối rút quân. Theo Sử ký, Đổ Ngao muốn giết em cùng mẹ là Hùng Uẩn. Hùng Uẩn bỏ chạy sang nước Tùy, mượn quân Tùy về đánh, giết chết ông và giành ngôi vua, tức là Sở Thành vương. Cũng theo Sử ký, Đổ Ngao làm vua được 5 năm (676 TCN-672 TCN); theo Kinh Xuân Thu và Tả Truyện, ông làm vua được 3 năm (674 TCN-672 TCN). Tuy nhiên, ghi chép của Tả truyện về thân thế của ông không hợp lý. Cha ông là Sở Văn vương giết vua nước Tức để lấy Tức Vĩ năm 680 TCN, sau đó Tức Vĩ mới sinh ra ông và Hùng Uẩn. Như vậy tại thời điểm Đổ Ngao mất ngôi (672 TCN), cả hai anh em đều chưa đến 10 tuổi, rất khó xảy ra những diễn biến tranh chấp và lật đổ ngôi vua như Sử ký nêu. Sử ký không nhắc tới việc Văn vương lấy Tức Vĩ, chỉ nói tới việc tranh ngôi giữa 2 anh em, có thể theo đó thì 2 anh em Đổ Ngao và Thành vương đều đã trưởng thành. Tả Truyện tuy nói tới mẹ của 2 người là Tức Vĩ lấy Sở Văn vương năm 680 TCN, nhưng không chép việc thay ngôi vua giữa Đổ Ngao và Thành vương ra sao.
1
null
Tiếng Pháp được nói ở Thụy Sĩ chủ yếu là ở vùng Suisse romande với số lượng khoảng 1,48 nghìn người. Tiếng Pháp ở Thụy Sĩ mang một số đặc điểm khác với tiếng Pháp ở Pháp và tiếng Pháp ở Bỉ. Một người Thụy Sĩ sẽ không có bất cứ khó khăn gì khi nghe một người Pháp nói tiếng Pháp, trong khi một người Pháp sẽ khá lạ lẫm với một số từ được sử dụng ở Thụy Sĩ. Tiếng Pháp ở Thụy Sĩ dùng một số từ không có trong tiếng Pháp gốc như "septante" (70), "huitante" (80), "nonante" (90) (trong tiếng Pháp gốc là "soixante-dix", "quatre-vingt", "quatre-vingt-dix"), hay những từ có gốc tiếng Đức như "mouttre", "witz", "poutser". Hiện tượng này được sinh ra do việc sinh sống gần nhau giữa những người nói tiếng Pháp và những người nói tiếng Đức, làm cho một số từ tiếng Đức được đưa vào luôn trong tiếng Pháp. Năm 1970, số người dùng tiếng Pháp ở Thụy Sĩ chiếm 18,1% dân số, năm 1980 là 18,4%, năm 1990 là 19,4% và vào năm 2000 đạt đến 20,4%. Trong khi số lượng người dùng tiếng Đức ở Thụy Sĩ lại có xu hướng giảm (72,6% dân số năm 1941 và 63,7% năm 2000).
1
null
Quý cô Margarita Elizabeth Rose Alleyne Armstrong-Jones (sinh ngày 14 tháng 5 năm 2002) là một socialite người Anh, nhà thiết kế trang sức, và là họ hàng của gia đình Vương thất Anh. Cô là cháu gái của Vương nữ Margaret, em gái của Elizabeth II. Cho tới năm 2023, cô đứng thứ 26 trong danh sách kế vị ngai vàng. Đầu đời và gia đình. Quý cô Margarita tên khai sinh là Margarita Armstrong-Jones Danh dự chào đời vào ngày 14 tháng 5 năm 2002 tại Bệnh viện Portland ở Luân Đôn. Cô là con gái của David Armstrong-Jones, Bá tước thứ 2 xứ Snowdon, khi đó là Tử tước Linley và Serena Stanhope. Thông qua cha mình, cô là cháu gái của Margaret của Liên hiệp Anh và Antony Armstrong-Jones, Bá tước thứ nhất xứ Snowdon và chắt George VI. Thông qua mẹ mình, cô là cháu gái của Charles Stanhope, Bá tước thứ 12 xứ Harrington và một hậu duệ của Charles II. Cô được đặt tên theo bà nội và bà cố nội của mình, Elizabeth Bowes-Lyon. Gia đình cô có ba căn nhà: một căn hộ ở Chelsea, Luân Đôn, một căn nhà tranh ở Daylesford, Gloucestershire, và Château d'Autet ở Pháp. Là họ hàng gần của gia đình Vương thất Anh, cô dành thời gian nghỉ lễ Giáng sinh ở Nhà Sandringham và nghỉ hè tại Lâu đài Balmoral trong suốt thời thơ ấu của mình. Cha cô kế thừa tước vị Bá tước xứ Snowdon vào năm 2017, vì vậy nên cô có tước vị "Quý cô". Cha mẹ của Quý cô Margarita ly hôn vào năm 2020. Học vấn. Quý cô Margarita ban đầu theo học ở Trường Garden House, một ngôi trường tư thục ở Khu hoàng gia Kensington và Chelsea trước khi theo học tại Trường Ascot Thánh Mary, một trường nội trú nữ sinh Công giáo. Sau này cô chuyển đến Trường Tudor Hall, một trường nội trú nữ sinh ở Oxfordshire, nơi cô học lịch sử nghệ thuật, thiết kế trang sức và nhiếp ảnh cho chương trình A-Level. Cô học nhiếp ảnh ở Đại học Oxford Brookes, sau này chuyển sang ngành quản lý sự kiện vì phải học online do đại dịch COVID-19 trong năm đầu. Quý cô Margarita đăng ký theo học vẽ người, làm gốm, và vẽ tranh màu nước tại một trường nghệ thuật nhỏ gần Đại học Oxford. Vào tháng 9 năm 2022, Quý cô Margarita đang ký theo học tại La Haute École de Joaillerie, một trường trung chuyển cho nhãn hiệu BVLGARI và Boucheron, để học thiết kế trang sức. Những lần xuất hiện trước công chúng. Vào năm 2011, Quý cô Margarita làm phù dâu tại Lễ cưới của Vương tôn William và Catherine Middleton cùng với Quý cô Louise Windsor, Eliza Lopes, và Grace van Custem. Anh trai cô, Tử tước Lindley, làm page of honour cho Elizabeth II. Trong lễ cưới, cô được dẫn đường bởi Pippa Middleton, người đồng hành cùng với cô từ lúc đi xe ngựa cho tới khi đến tu viện và ngồi cạnh cô trong nhà thờ. Cô tham dự buổi lễ Giáng sinh tại Nhà thờ Thánh Mary Magdalene, Sandringham cùng với gia đình vương thất và tham dự vào Bữa trưa Giáng sinh của Nữ vương diễn ra hàng năm tại Cung điện Buckingham. Vào năm 2008, cô tham dự lễ cưới của Peter Phillips, con trai của Vương nữ Vương thất, và Autumn Kelly tại Nhà nguyện Thánh George, Windsor. Cùng năm đó, cô đồng hành cùng với cô mình, Quý cô Sarah Chatto, tới bữa tiệc sinh nhật (một bữa ăn nửa buổi) lần thứ 60 của Charles, Thân vương xứ Wales tại Khách sạn Goring. Quý cô Margarita cũng đến dự sự kiện Trooping of the Colour diễn ra hàng năm. Vào ngày 30 tháng 3 năm 2012, cô tham dự Lễ tạ ơn Vương mẫu hậu và Vương nữ Margaret tại nhà nguyện Thánh George. Vào năm 2018, Quý cô Margarita tham dự Lễ cưới của Vương tôn Harry và Meghan Markle và Lễ cưới của Vương tôn nữ Eugenie và Jack Brooksbank. Cùng với những thành viên mở rộng khác của Vương thất, cô tham dự lễ tang của Philip, Vương tế Anh vào năm 2021 và tang lễ của Elizabeth II vào năm 2022. Sự nghiệp. Vào năm 2022, cô làm việc tại Fiona Finds, một cửa hàng thiế kế nội thất tại Đường Lowndes trong năm tháng. Vào năm 2023, cô lên trang bìa tạp chí "Tatler" tháng 3, chụp bởi Luc Braquet. Cô là nhà sáng lập và thiết kế của Matita, một hãng trang sức bespoke tại Paris. Cô cũng là nhiếp ảnh gia và điều hành một hãng chụp ảnh có tên là Atira. Đời sống cá nhân. Vào tháng 9 năm 2022, Quý cô Margarita chuyển tới Paris, thuê một căn hộ gần Bastille. Cô tham gia khá nhiều sự kiện, trong đó bao gồm bữa tiệc "Little Black Book" diễn ra hàng năm của Tatler. Cho tới năm 2023, cô đứng thứ 26 trong danh sách kế vị ngai vàng, và là người thứ 3 trong danh sách, sau cha và anh trai không phải là hậu duệ của Elizabeth II.
1
null
Villa Adriana hay còn được gọi là Villa Hadrian là một khu phức hợp khảo cổ học La Mã lớn nằm tại Tivoli, vùng Lazio, Ý. Dinh thự được xây dựng dưới thời Hadrian vào thế kỷ 2 là một di sản kiến trúc độc đáo kết hợp của La Mã, Ai Cập và Hy Lạp. Hiện nay nó là một Di sản thế giới của UNESCO từ năm 1999, một tài sản của Cộng hòa Ý Lịch sử. Dinh thự được xây dựng tại tại Tibur, ngày nay là Tivoli để rời khỏi Rome trong thập niên thứ 2-3 của thế kỷ thứ 2. Ông được cho là không thích cung điện trên đồi Palatine Hill ở Rome. Theo truyền thống, hoàng đế La Mã đã xây dựng một dinh thự như một nơi để thư giãn trong cuộc sống hàng ngày. Các hoàng đế La Mã với sự giàu có, như Trajan cũng đã xây dựng các dinh thự cho riêng mình. Nhiều dinh thự còn có cả các trang trại nhỏ và không cần phải mua lương thực thực phẩm. Phong cảnh đẹp như tranh vẽ xung quanh Tibur đã khiến khu vực này trở thành một lựa chọn phổ biến cho các dinh thự sống ẩn dật ở nông thôn. Nó đã nổi tiếng với những người từ bán đảo Tây Ban Nha là cư dân ở thành phố Rome. Điều này có thể đã góp phần vào lựa chọn của Hadrian. Mặc dù sinh ra ở Rome, cha mẹ ông đến từ Tây Ban Nha và ông có thể đã quen thuộc với khu vực này trong suốt quãng đầu đời của mình. Cũng có thể là có một mối liên hệ thông qua người vợ của Hadrian là Vibia Sabina, cháu gái của Hoàng đế Trajan. Gia đình của Sabina nắm giữ những vùng đất rộng lớn và theo suy đoán, tài sản của Tibur có thể là một trong số đó. Một dinh thự từ thời Cộng hòa là nền tảng cho việc thành lập Villa Adriana. Mô tả. Công trình kiến trúc này rộng tới 120 ha, nằm trên sườn đồi Tiburtine, được xây dựng vào năm 118 đến năm 138. Đây là biểu tượng của quyền lực ở Rome lúc bấy giờ, chủ sở hữu là Vibia Sabina, vợ của hoàng để Hadrian. Nhưng sau khi vị hoàng đế này qua đời, nơi đây đã bị cướp bóc và bỏ hoang. Đến tận thế kỷ 16, khi hồng y Ippolito II d'Este xây dựng dinh thự Villa d'Este, một cuộc khai quật nhằm tìm kiếm những tác phẩm nghệ thuật có giá trị ở Villa Adriana nhằm trang trí cho dinh thự mới được thực hiện. Dù vậy, kiến trúc của dinh thự Villa Adriana vẫn còn nguyên cấu trúc. Di sản này là một chuỗi phức hợp các công trình bao gồm 4 nhóm: Công trình là kiệt tác phức hợp của các nền văn hóa Địa Trung Hải thời cổ đại, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong kiến trúc thời Phục Hưng và kiến trúc Baroque, ảnh hưởng tới kiến trúc tới tận sau này. Năm 1999, UNESCO đã đưa dinh thự Villa Adriana vào danh sách di sản thế giới.
1
null
Sở Giáp Ngao (chữ Hán: 楚郏敖, trị vì 544 TCN-541 TCN), tên thật là Hùng Viên (熊員), là vị vua thứ 28 của nước Sở - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Ông là con của Sở Khang Vương, vua thứ 27 của nước Sở. Năm 545 TCN Sở Khang Vương chết, Lệnh doãn Khuất Kiến lập ông làm vua. Từ khi Hùng Viên nối ngôi, mọi quyền hành đều do Khuất Kiến nắm, nhưng ít lâu sau Khuất Kiến mất, người chú lớn nhất của ông là công tử Vi được lên làm Lệnh doãn, năm hết mọi quyền hành, ông không có thực quyền trong tay. Công tử Vi lại cậy tài kiêu ngạo, nghi lễ ngang với chư hầu, Hùng Viên không làm được gì. Năm 541 TCN, công tử Vi sai em là công tử Hắc Quang (cũng là chú của Giáp Ngao) và hàng tướng nước Tấn sang là Bá Châu Lê sửa sang các thành Su, Lịch và Cáp, chuẩn bị đánh nước Trịnh. Sau đó công tử Vi cùng Ngũ Cử đi sang nước Trịnh sính lễ, giữa đường công tử Vi quay lại, để Ngũ Cử sang Trịnh một mình. Trở về cung, công tử Vi thắt cổ giết chết Giáp Ngao và tự lập làm vua, tức là Sở Linh vương. Hai con ông là công tử Mộ và công tử Bình cũng bị giết. Sở Giáp Ngao làm vua được 4 năm.
1
null
Showbiz là album đầu tay của ban nhạc người Anh, Muse, được phát hành ở Anh ngày 4 tháng 10 năm 1999. Được thu âm vào giữa tháng 4 và 5 tại RAK Studios và Sawmills Studio và sản xuất bởi John Leckie và Paul Reeve. Album đạt được vị trí thứ 29 trên Bảng xếp hạng Album của Anh.
1
null
Villa d'Este là một dinh thự thế kỷ 16 nằm ở Tivoli, gần Roma, Ý. Nó nổi tiếng với cảnh quan vườn thời Phục hưng thiết kế dạng bậc thang và đặc biệt khi có rất nhiều các đài phun nước tuyệt đẹp. Hiện nó là một bảo tàng của Ý, một Di sản thế giới được UNESCO công nhận từ năm 2001. Lịch sử. Dinh thự này được Đức Hồng y Ippolito II của Este (1509-1572) là con trai thứ hai của Alfonso I của Este, Công tước Ferrara và cháu trai của Giáo hoàng Giáo hoàng Alexanđê VI. Gia tộc Este từng là lãnh chúa của Ferrara từ năm 1393 và nổi tiếng là người bảo trợ cho nghệ thuật và các học giả thời Phục hưng. Ippolito được định sẵn sẽ theo sự nghiệp ở nhà thờ khi mới chỉ mười tuổi ông đã là Tổng giám mục của Milano. Ở tuổi 27, ông đã được gửi đến Pháp để làm cố vấn cho vua François I và đến năm 1540, ông đã trở thành thành viên của Hội đồng tư vấn cho vua. Năm 30 tuổi, theo yêu cầu của vua thì Giáo hoàng Phaolô III sắc phong Hồng y. Nhờ các mối liên kết với giáo hội và hoàng gia, ông trở thành một trong những hồng y giàu có nhất lúc bấy giờ với thu nhập hàng năm khoảng 120.000 "scudi". Đồng thời ông cũng là một người bảo trợ cho nghệ thuật khi hỗ trợ một loạt các nghệ sĩ như nghệ sĩ điêu khắc Benvenuto Cellini, nhạc sĩ Pierluigi da Palestrina và nhà thơ Torquato Tasso. Chính vì vậy, dù có thu nhập rất lớn nhưng ông luôn trong cảnh nợ nần. Tân vương của Pháp là Henri II đã gửi ông làm đặc sứ đến Rome, nơi ông đóng vai trò chính đến chính trị và xã hội của thành phố. Ông đến và định mệnh sẽ trở thành Giáo hoàng và sử dụng tất cả tiền bạc và tầm ảnh hưởng của mình cho các mục tiêu, nhưng tại thời điểm đó Cải cách Kháng nghị và Công đồng Trentô nên phong cách sống ngông cuồng của ông đã chống lại chính ông. Từ ứng cử viên hàng đầu cho vị trí Giáo hoàng với sự ủng hộ của vua Pháp đã bị Gia tộc Habsburg chặn lại. Ông đã nhanh chóng rút lại ứng cử để ủng hộ ứng viên mới của Habsburg và được khen thưởng. Ngày 3 tháng 12 năm 1549, ông được chọn vào vị trí thủ hiến của Tivoli. Chức danh mới này có vẻ phù hợp với ông bởi ông là người say mê sưu tầm đồ cổ và vị trí đó trao cho ông quyền tài phán đối với Villa Adriana (Dinh thự của Hadrian) và các địa điểm khảo cổ khác vừa được khai quật. Nhưng ông vẫn không từ bỏ tham vọng trở thành Giáo hoàng khi có tới năm lần ứng cử nhưng đều thất bại. Tivoli từng là một nơi nghỉ dưỡng mùa hè phổ biến từ thời La Mã cổ đại do vị trí của nó, nhiệt độ lạnh và gần với Villa Adriana, nơi ở mùa hè của hoàng đế Hadrian. Chức danh thủ hiến Tivoli kèm với một nơi ở nằm trong tu viện dòng Biển Đức cũ được xây dựng vào thế kỷ thứ 9 trên nền móng của một dinh thự La Mã cũ. Năm 1256, nó được tặng lại cho dòng Phan-xít. Khu nhà này không đủ lớn cho một Hồng y lớn có tầm cỡ như Este, nhưng từ đây lại có một cái nhìn ngoạn mục xuống vùng nông thôn phía dưới, bao gồm cả Adriana, và có nguồn cung cấp nước tự nhiên dồi dào cho đài phun nước và khu vườn. Ông đã ủy nhiệm cho một học giả, một kiến trúc sư nổi bật là Pirro Ligorio, người đã nghiên cứu về Adriana và nhiều địa điểm La Mã lân cận khác, lên kế hoạch về một dinh thự và khu vườn mới vượt xa mọi thứ mà người La Mã đã xây dựng. Ông đã có được nguồn cung cấp đá cẩm thạch và những bức tượng khổng lồ từ tàn tích của Adriana. Vùng đất được mua lại và kế hoạch xây dựng bắt đầu vào cuối những năm 1550 nhưng ông đã bị phân tâm bởi các phái đoàn ngoại giao khác nhau và ông đã phải đến miền bắc Ý để giải quyết một cuộc chiến ở Parma, sau đó lại được vua Henri II gửi đến Sienna làm nhiệm vụ. Và phải mãi đến mùa hè năm 1555 ông mới trở lại Tivoli. Tuy nhiên vào tháng 9 năm 1555, ông bị Giáo hoàng Phaolô IV buộc tội buôn thần bán thánh. Mãi đến năm 1559 khi Giáo hoàng Phaolô IV qua đời, Giáo hoàng Piô IV mới nhậm chức đã khôi phục chức danh cho ông với tư cách là thủ hiến Tivoli. Công việc xây dựng bắt đầu khi ông trở lại vào tháng 7 năm 1560. Công trường xây dựng rộng lớn trên khu vực đất đòi hỏi việc phá rỡ nhà cửa, đường sá. Năm 1568, người dân địa phương đã đệ trình mười hai đơn từ kiện tụng khác nhau chống lại ông nhưng không ngăn cản được Ippolito II tiếp tục dự án. Từ năm 1563 đến 1565, một lượng lớn đất được sử dụng để tạo thêm các sân thượng, vòm cuốn, hang hốc và cả tượng đài Nymphaeum. Con sông Aniene gần đó được đổi dòng để làm nguồn cung cấp nước cho hệ thống hồ, vòi phun nước, kênh dẫn, đài phun nước, thác và cả trò chơi của nước. Khu vườn dốc với độ cao từ trên xuống là hơn 45 mét đặt ra thách thức. Các kênh đã được đào và 200 mét đường ống ngầm được đặt để mang nước từ ngọn núi nhân tạo dưới đài phun nước hình bầu dục đến phần còn lại của khu vườn. Theo các nguyên tắc thẩm mỹ thời Phục hưng, khu vườn được phân chia cẩn thận thành các phần, hoặc các ngăn, mỗi chiều rộng 30 mét, được bố trí dọc theo trục dọc thành năm trục bên. Toàn bộ kế hoạch cho khu dinh thự chính được thực hiện dưới sự chỉ đạo của kiến trúc-kỹ sư Alberto Galvani, trong khi họa sĩ trang trí nội thất chính bên trong tòa nhà là Livio Agresti tới từ Forlì. Năm 1565 và 1566, công việc trang trí nội thất của dinh thự bắt đầu. Việc trang trí được thực hiện bởi một nhóm các họa sĩ dưới thời Girolamo Muziano và Federico Zuccari. Năm 1566, hồng y Ippolito II đã nỗ lực lần thứ năm để được bầu làm Giáo hoàng, nhưng một lần nữa ông thất bại, và ông đã bị giáo hoàng mới là Giáo hoàng Piô V loại trừ. Chính vì vây, ông ngày càng chú ý đến việc trang trí tư dinh của mình hơn. Các nhóm họa sĩ và công nhân vữa mới đã làm việc từ năm 1567 đến 1572, dưới sự chỉ đạo của Girolamo Muziano, Livio Agresti, Cesare Nebbia, Durante Alberti, Metteo Neroni và Federico Zuccari. Các họa sĩ được sự hỗ trợ của các nhà điêu khắc Giovan Battista della Porta, Pirrino del Galgliardo, Gillis van den Vliete, Giovanni Malanca và Pierre de la Motte và các nghệ sĩ khảm, cũng như các kỹ sư đài phun nước, dẫn đầu bởi Pirro Ligorio, nhà thiết kế ban đầu của dự án, người đã trở lại để hoàn thành công việc vào năm 1567-68. Công việc điên cuồng diễn ra trong khi dự án bắt đầu chậm lại vào năm 1569, có lẽ là do những khó khăn tài chính của Hồng y, người không còn hy vọng được bầu làm Giáo hoàng và đã mất các vị trí béo bở tại Pháp. Ông dành nhiều thời gian hơn trong dinh thự, đọc và gặp gỡ các nhà thơ, nghệ sĩ và triết gia hàng đầu thời Phục hưng. Vào mùa hè năm 1572, ông đã chiêu đãi một vị khách quan trọng cuối cùng, đó là Giáo hoàng Grêgôriô XIII. Để chuẩn bị cho chuyến viếng thăm quan trọng này, ông đã trang trí lại các tầng trên cùng của dinh thự và gấp rút hoàn thành đài phun nước rồng. Lễ tân phục vụ tiếp đón Giáo hoàng tiêu tốn của Hồng y hơn 5.000 "scudi" buộc ông phải cầm cố các đồ vật quý giá khác. Ngay sau buổi gặp, vào ngày 2 tháng 12 năm 1572, Đức Hồng y Ippolito II qua đời tại Rome và được chôn cất trong một ngôi mộ đơn giản ngay nhà thờ liền kề với dinh thự. Trong những năm sau đó. Với cái chết của Đức Hồng y Ippolito II vào năm 1572, dinh thự được truyền lại cho cháu trai của ông là Hồng y Luigi (1538-1586), người tiếp tục với các đài phun nước và khu vườn còn dang dở nhưng phải vật lộn vì chi phí bảo trì quá cao. Khi ông qua đời vào năm 1586, nó thuộc sở hữu của Hồng y phó tế, người có rất ít các hoạt động để duy trì công trình. Năm 1599, nó trở về thuộc sở hữu của gia tộc Este với tham vọng của Hồng y Alessandro của Este (1538-1624), người đã thực hiện một cuộc cải tạo lớn các khu vườn và đài phun nước mới ở các khu vườn phía dưới. Những người kế tục ông sau đó lần lượt là Công tước Modena bổ sung thêm các khu vườn và Francesco I (1629-1641) đã khôi phục nhiều cấu trúc đổ nát, bắt đầu trồng cây trong những khu vườn không có bóng râm trước đây. Đức Hồng y Rinaldo I đã ủy thác cho kiến trúc sư Gian Lorenzo Bernini xây dựng hai đài phun nước từ năm 1660-1661. Sau năm 1695, gia tộc Este không thể hỗ trợ chi phí cao cho việc xây dựng dinh thự nữa, thứ mà họ hiếm khi sử dụng và không mang lại thu nhập nào cả. Công trình đi vào sự suy giảm kéo dài. Sau năm 1751, đồ đạc được gửi đến Modena, và tác phẩm điêu khắc cổ đã dần bị xóa khỏi các khu vườn để bán cho các nhà sưu tập. Năm 1796, gia tộc Habsburg chiếm hữu dinh thự, sau khi Ercole III tiếp tục trao nó cho con gái Maria Beatrice, người đã kết hôn với Đại công tước Ferdinand của Habsburg. Nó đã bị bỏ rơi và đã bị hai người lính Pháp chiếm giữ, những kẻ đã lấy đi phần lớn trang trí còn sót lại của dinh thự. Giữa năm 1850 và 1896, dinh thự lại thuộc sở hữu của Đức hồng y Gustav von Hohenlohe, người đã khôi phục lại dinh thự và những khu vườn đổ nát, cây cối mọc um tùm.Nó một lần nữa thu hút các nghệ sĩ, nhạc sĩ và nhà văn. Nhà soạn nhạc Franz Liszt đã thực hiện một số chuyến thăm trong khoảng thời gian từ 1865 đến 1885 và viết ba bản nhạc piano, hai trong số đó có tựa đề "Aux cyprès de la Villa d'Este" và "Les jeux d'eau à la Villa d'Este" "mô tả vẻ đẹp của dinh thự. Nó nằm trong bộ ba tổ khúc piano độc tấu "Années de pèlerinage" của ông. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, dinh thự đã được Nhà nước Ý mua lại, bắt đầu cuộc đại trùng tu vào năm 1922. Nó được tân trang lại bằng những bức tranh từ các nhà kho của Phòng triển lãm Quốc gia Rome. Sau khi bị thiệt hại do bom vào năm 1944 trong Thế chiến lần thứ hai, và nhiều bức tường đã bị xuống cấp trong những năm sau chiến tranh do ô nhiễm môi trường, nhưng các chiến dịch phục hồi và bảo vệ đã cố gắng giữ nguyên vẹn các đặc điểm nổi tiếng của dinh thự và vườn. Tập thơ của Jean Garrigue có tựa đề "A Water Walk of Villa d'Este" (1959) được lấy cảm hứng từ những khu vườn của dinh thự. Kenneth Anger đã quay phim "Eaux d'Artifice" lấy bối cảnh tại đây. Nhiều đài phun nước không hoạt động trong nhiều năm đã được khôi phục và trình diễn mỗi ngày cho du khách ghé thăm. Dinh thự. Ngày nay, lối vào chính của dinh thự là thông qua một cánh cửa nhỏ tại Quảng trường Trento, ngay cạnh lối vào Nhà thờ Santa-Maria Maggiore. Nhưng vào thời của Ippolito II, lối vào này hiếm khi được sử dụng. Khi đó du khách đến đây đi từ cửa ở khu vườn dưới cùng, sau đó đi lên từng bậc, qua các khu vườn, đài phun nước và dinh thự. Lối đi hiện tại có từ năm 1521, trước cả thời kỳ của Ippolito. Tiền sảnh sau cánh cửa trước đây từng được bao phủ bởi những bức tranh nhưng bị phá hủy bởi những vụ đánh bom trong chiến tranh thế giới lần thứ hai. Đó là những cảnh đơn sắc Cựu Ước, một vài trong số đó vẫn có thể được thấy. Niên đại của những bức tranh khoảng từ năm 1563-65 và có lẽ được tạo ra bởi GIrolamo Muziano. Đi qua tiền sảnh là Hội trường của những câu chuyện về Solomon, cho thấy những mảnh ghép cuộc đời của vua Solomon qua các bức vẽ. Chúng được cho là tác phẩm của Muziano và các thợ thủ công của ông vẽ năm 1565. Một sân trong là nơi có tu viện ban đầu được xây dựng vào năm 1566-67 được bao quanh bởi một phòng trưng bày. Trung tâm của sân là đài phun nước Venus, là đài phun nước duy nhất trong dinh thự vẫn giữ được vẻ ngoài và các họa tiết trang trí ban đầu. Đài phun nước này được thiết kế bởi Raffaelo Sangallo vào năm 1568-69, với hai cột đá doric và một bức tượng bán thân bằng đá cẩm thạch thế kỷ thứ tư của Hoàng đế Constatine. Trung tâm của đài phun nước là bức tượng của thần Venus đang ngủ được tạo ra từ thế kỷ 4 hoặc 5 TCN. Nước được đổ xuống từ một chiếc bình bên cạnh vị thần vào một bể chứa Labrum La Mã bằng đá cẩm thạch trắng thế kỷ thứ 2, với bên là đầu sư tử. Ba mặt của đài phun nước là sân trong thế kỷ 16 được đặt trên một tu viện dòng Biển Đức cũ. Đài phun nước trên một bức tường có một hốc và một hình vẽ theo nguyên mẫu Hy Lạp quen thuộc "Sleeping Ariadne" tại Bảo tàng Vatican. Hốc đá này có các nhũ đá trên cao với một hình ảnh nữ thần hoặc vệ nữ địa phương, mặc dù sách hướng dẫn đôi khi gọi cô là thần Venus. Nền của đài phun nước được trang trí với một bức phù điêu bằng vữa đã được mạ vàng và khắc họa những con đại bàng trắng, biểu tượng trên quốc huy của Nhà Este. Nó minh họa quá trình dòng sông chảy từ Núi Sant'Angelo đến dinh thự. Các trang trí điêu khắc xung quanh sân, đặc biệt là hình ảnh của Mộc qua, minh họa cho kỳ công thứ 11 của Hercules; trộm táo vàng từ Vườn Hesperides, nơi được bảo vệ bởi rồng Ladone. Hercules được cho là người bảo vệ khu vực Tiiburtin nơi có dinh thự này, và cũng được tuyên bố là tổ tiên của gia tộc Este. Trong nghệ thuật. Rất ít khu vườn được nhiều nghệ sĩ đáng chú ý vẽ nhiều hơn Villa d'Este, đặc biệt là trong thời Phục hưng và thế kỷ 19. Do đó, các đặc điểm của khu vườn ảnh hưởng và được bắt chước trong nhiều khu vườn khác trên khắp châu Âu, từ Anh đến Nga. Vào thời Phục hưng, khu vườn của dinh thự này được xem là nơi trưng bày nghệ thuật cổ điển và công nghệ mới, nhưng vào cuối thế kỷ 18, khi khu vườn đạt sự đỉnh cao và rơi vào đổ nát, hình ảnh của khu vườn lãng mạn đẹp như tranh vẽ đã được khắc họa qua nhiều tác phẩm nghệ thuật.
1
null
Acura là một nhãn hiệu xe cao cấp của hãng sản xuất Honda, Nhật Bản . Được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1986 tại thị trường Bắc Mỹ và Hồng Kông, nhãn hiệu này chủ yếu sản xuất những xe hạng sang và xe thể thao. Năm 2004 nhãn hiệu xe này được giới thiệu và bán tại Mexico, năm 2006 tại Trung Quốc và Nga, và trong những năm tới hãng Honda dự tính sẽ đưa nhãn hiệu này vào thị trường Nhật Bản. Với chiến lược tương tự như của hai hãng sản xuất đồng hương là Toyota và Nissan với những dòng sản phẩm xe hạng sang là Lexus và Infiniti, hãng Honda giới thiệu nhãn hiệu Acura để nhắm vào thị trường xe cao cấp. Với chiến lược này các công ty mẹ sẽ tận dụng những tài nguyên, công nghệ, và nhà máy đang có nhưng tạo ra một sản phẩm với tên gọi hoàn toàn mới. Qua đó tạo ấn tượng cho khách hàng rằng đây là một nhãn hiệu mới, không liên quan đến những sản phẩm khác có giá cả bình dân hơn của công ty mẹ. Vì lý do này nên các nhãn hiệu này thường được giới thiệu ở những thị trường mới và khác với những thị trường mà công ty mẹ đã tạo nên danh tiếng và thương hiệu của mình. Sự ra đời của nhãn hiệu Acura gắn liền với chiến lược bán hàng của Honda, khi hãng này cho ra đời những cửa hàng chuyên bán xe hơi hạng sang. Honda Verno vào năm 1978, Honda Clio vào năm 1984 và Honda Primo năm 1985. Acura là hãng xe hạng sang của Nhật đầu tiên tại thị trường Mỹ, các nhãn hiệu như Lexus và Infiniti đều xuất hiện sau tại thị trường này. Vào những năm đầu mới ra đời, Acura là dòng xe hạng sang bán chạy nhất tại thị trường Mỹ và thống trị danh hiệu này cho đến tận những năm giữa thập kỷ 90.
1
null
Hôn nhân cùng giới ở Tây Ban Nha hợp pháp hóa từ ngày 3 tháng 7 năm 2005. Năm 2004, chính phủ của Đảng Công nhân Xã hội Tây Ban Nha vừa mới được bầu cử, được lãnh đạo bởi Thủ tướng José Luis Rodríguez Zapatero, bắt đầu chiến dịch hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính bao gồm quyền nhận con nuôi của các cặp đồng tính. Sau nhiều tranh luận, luật cho phép hôn nhân đồng tính được "Quốc hội Tây Ban Nha" (là Quốc hội lưỡng viện của Tây Ban Nha gồm Thượng viện Tây Ban Nha và Đại hội Đại biểu Tây Ban Nha) thông qua vào 30 tháng 6 năm 2005 và công bố vào 2 tháng 7 năm 2005. Hôn nhân cùng giới bắt đầu hợp pháp từ Chủ nhật, ngày 3 tháng 7 năm 2005, đưa Tây Ban Nha trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính trên cả nước theo sau Hà Lan và Bỉ và trước khi hôn nhân đồng tính được mở rộng hợp pháp hóa trên toàn lãnh thổ Canada 17 ngày. Việc phê chuẩn điều luật này không phải là không có sự phản đối mặc dù 66% người dân ủng hộ. Những nhà lãnh đạo Công giáo La Mã đặc biệt cương quyết phản đối và chỉ trích rằng việc này sẽ làm suy yếu đi ý nghĩa của hôn nhân. Những tổ chức khác bày tỏ sự lo ngại về việc nhận con nuôi của các cặp đồng tính. Biểu tình ủng hộ lẫn chống đối dự luật lôi kéo hàng ngàn người trên khắp các vùng của Tây Ban Nha. Sau khi dự luật này được phê chuẩn, Đảng Nhân dân Tây Ban Nha, một đảng bảo thủ đã kiện luật này ra Tòa án hiến pháp Tây Ban Nha. Khoảng 4.500 cặp đôi cùng giới cưới nhau ở Tây Ban Nha trong năm đầu tiên sau khi luật được thông qua. Chẳng bao lâu sau khi luật được thông qua, nhiều câu hỏi xuất hiện xoay quanh vấn đề hợp pháp của hôn nhân cùng giới đối với người ngoại quốc đến từ đất nước không cho phép kết hôn cùng giới. Bộ Tư pháp quy định rằng luật này cho phép một công dân Tây Ban Nha cưới một người ngoại quốc bất kể đất nước của người đó có cho phép hay không. Ít nhất một trong hai người phải là công dân Tây Ban Nha và hai người ngoại quốc vẫn có thể cưới nhau nếu họ sinh sống hợp pháp tại Tây Ban Nha. Đảng Nhân dân Tây Ban Nha đã thắng áp đảo trong cuộc bầu cử Quốc hội 2011 và người đứng đầu Mariano Rajoy nói rằng ông phản đối hôn nhân cùng giới, tuy nhiên quyết định có bãi bỏ luật này hay không phải chờ phán quyết của Tòa Hiến pháp. Ngày 6 tháng 11 năm 2012, luật này được Tòa Hiến pháp quyết định giữ lại với 8 phiếu ủng hộ và 3 phiếu chống. Bộ trưởng Tư pháp Alberto Ruiz-Gallardón tuyên bố chính phủ sẽ tôn trọng luật này và nó sẽ không bị hủy bỏ. Lịch sử. Trong thập niên 1990 và đầu thập niên 2000, nhiều hội đồng thành phố và cộng đồng tự trị đã cho phép các cặp đôi được đăng ký cùng chung sống (, "pareja de hecho" hay "pareja estable") nhằm đem lại quyền lợi cho những cặp chưa kết hôn với nhau ở bất kỳ giới tính nào mặc dù tác động hầu như chỉ mang tính biểu tượng. Các cơ quan đăng ký cuối cùng đã được thành lập ở tất cả 17 cộng đồng tự trị của Tây Ban Nha: Catalonia (1998), Aragon (1999), Navarre (2000), Castile-La Mancha (2000), Valencia (2001), Balearic Islands (2001), Madrid (2001), Asturias (2002), Castile and León (2002), Andalusia (2002), Canary Islands (2003), Extremadura (2003), Xứ Basque (2003), Cantabria (2005), Galicia (2008), La Rioja (2010) Murcia (2018) và ở cả hai thành phố tự trị là Ceuta (1998) và Melilla (2008). Luật pháp Tây Ban Nha đã cho phép người độc thân được nhận con nuôi do đó hiển nhiên một cặp đôi cùng giới có thể nhận con nuôi nhưng người bạn đời không phải là cha/mẹ hợp pháp kia sẽ không có quyền nếu mối quan hệ đó chấm dứt hoặc người cha/mẹ hợp pháp qua đời. Hôn nhân cùng giới không được công nhận hợp pháp ở cộng đồng tự trị, do Hiến pháp Tây Ban Nha trao toàn quyền hợp pháp hóa hôn nhân cho Nhà nước. Tuyên ngôn của Đảng Xã hội (PSOE) cho cuộc tổng tuyển cử năm 2004 bao gồm cam kết sửa đổi Bộ luật Dân sự nhằm giới thiệu hôn nhân cùng giới, công nhận tình trạng pháp lí của hôn nhân cùng giới giống với hôn nhân khác giới nhằm "đảm bảo công bằng xã hội và pháp lý đầy đủ cho những người đồng tính". Sau chiến thắng của Đảng xã hội trong cuộc bầu cử, Thủ tướng mới José Luis Rodríguez Zapatero tuyên thệ trong bài diễn văn nhậm chức của mình về sự thay đổi này: "Khoảnh khắc này cuối cùng đã đến và đặt dấu chấm hết cho tất cả những phân biệt đối xử không thể chấp nhận được mà nhiều người Tây Ban Nha phải từng gánh chịu vì xu hướng tính dục của họ... Do đó, chúng tôi sẽ sửa đổi Bộ luật Dân sự để công nhận quyền bình đẳng kết hôn cho những người này cùng với các tác động của nó đến quyền thừa kế, quyền lao động và bảo vệ an sinh xã hội". Ngày 30 tháng 6 năm 2004, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Juan Fernando López Aguilar tuyên bố rằng Đại hội đại biểu đã phê chuẩn tạm thời một kế hoạch lập pháp của chính phủ để mở rộng quyền được kết hôn của các cặp đôi cùng giới. López Aguilar cũng đã công bố hai đề xuất được giới thiệu bởi Đảng Hội tụ và Liên minh của Catalonia: một đề xuất nhằm công nhận tình trạng pháp lý trong Luật hôn nhân cơ bản cho cả các cặp đôi cùng giới và khác giới ("parejas de hecho", "de facto unions"), trong khi đề xuất còn lại cho phép những người chuyển giới có thể đổi tên một cách hợp pháp và chọn lựa giới tính cho mình mà không bị ràng buộc về việc phẫu thuật chuyển giới. Dự luật liên quan đến hôn nhân cùng giới đã được phê duyệt bởi Nội các vào ngày 1 tháng 10 năm 2004, đệ trình lên Quốc hội vào ngày 31 tháng 12 và được Đại hội đại biểu thông qua vào ngày 21 tháng 4 năm 2005. Tuy nhiên, dự luật đã bị Thượng viện bác bỏ vào ngày 22 tháng 6 năm 2005, do phe đối lập là Đảng Nhân dân nắm giữ đa số ghế tại vị trí này. Dự luật được chuyển lại cho Hạ viện nơi có quyền gạt bỏ quyết định của Thượng viện và cuối cùng được thông qua vào 30 tháng 6 năm 2005 với 187 phiếu thuận, 147 phiếu chống và 4 phiếu trắng. Với sự chấp thuận cuối cùng và việc dự luật trên được ban hành vào ngày 2 tháng 7 năm 2005, Tây Ban Nha trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới chính thức hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới trên toàn quốc, chỉ sau Hà Lan và Bỉ. Đám cưới cùng giới đầu tiên diễn ra 8 ngày sau khi dự luật trở thành luật và được Carlos Baturín và Emilio Menéndez tổ chức tại phòng hội đồng ở Tres Cantos, ngoại ô Madrid. Đám cưới đầu tiên giữa hai phụ nữ diễn ra ở Barcelona 7 ngày sau đó. Mặc dù quá trình dẫn tới quyền bình đẳng trải qua nhiều bước, vẫn có một khe hở pháp lí: nếu một cặp đồng tính nữ sinh con, người mẹ phi huyết thống của đứa con vẫn chưa được xem là mẹ hợp pháp của đứa trẻ mà phải trải qua một thủ tục pháp lý dài để nhận con. Trong khi đó quyền này lại hợp pháp đối với một cặp dị tính (cho dù có kết hôn hay không): một người cha dượng có thể tuyên bố con riêng của vợ là con của ông ta mà không cần một thủ tục pháp lý nào. Ngày 7 tháng 11 năm 2006, chính phủ bổ sung phần trợ giúp sinh sản vào điều luật, cho phép người mẹ phi huyết thống được coi là mẹ của đứa trẻ, cùng với người mẹ huyết thống. Quá trình phê chuẩn Luật 13/2005. Dự luật được công bố vào ngày 30 tháng 6 năm 2004 bởi Bộ trưởng Bộ Tư pháp được Tổng Hội đồng Tư pháp nghiên cứu. Mặc dù Tổng Hội đồng thừa nhận rằng không thể chấp nhận sự kỳ thị đối với người đồng tính, việc mở rộng hôn nhân ra cho các cặp đôi cùng giới (bao gồm việc nhận con chung) là một việc khá hệ trọng. Tổng Hội đồng tranh luận rằng việc mở rộng đó không được yêu cầu trong Hiến pháp và có thể chấm dứt việc kỳ thị bằng những biện pháp pháp lý khác như là mở rộng kết hợp dân sự. Trước báo cáo không khả quan này, chính phủ trình dự luật lên Quốc hội vào 1 tháng 10 năm 2004. Dù có sự chống đối của Đảng Nhân dân và những thành viên của Đảng Liên minh Dân chủ Catalonia, những đảng khác trong Quốc hội vẫn ủng hộ cuộc cải cách. Ngày 21 tháng 4 năm 2005, Quốc hội thông qua dự luật với 183 phiếu thuận (bao gồm một thành viên của Đảng Nhân dân), 136 phiếu chống và 6 phiếu trắng. Dự luật cho phép hôn nhân cùng giới ở Tây Ban Nha diễn ra trong thời gian ngắn: khi chỉ có một đoạn luật được thêm vào mục 44 của Luật Công dân, đề cập rằng "Hôn nhân có những điều kiện cần và tác động đến những người liên quan bất kể là cùng hay khác giới tính". Cùng với những điều khoản Hiến pháp, văn bản thông qua chấp thuận của Quốc hội được nộp cho Thượng viện, cơ quan cuối cùng quyết định thông qua, thay đổi hay phủ quyết. Ngày 21 tháng 6 năm 2005, những chuyên gia được gọi tới Thượng viện để tham gia tranh luận về vấn đề này. Ý kiến của các chuyên gia rất khác nhau, vài chuyên gia cho rằng việc người đồng tính nhận con nuôi không có tác động tới sự phát triển của một đứa trẻ, trừ khả năng chúng cởi mở nhiều hơn đối với đồng tính luyến ái. Tuy nhiên nhà tâm thần học Aquilino Polaino mà Đảng Nhân dân gọi là chuyên gia cho rằng đồng tính luyến ái là một chứng rối loạn xúc cảm và bệnh lý. Giữa những quả quyết khác dẫn đến cuộc tranh luận, ông cho rằng "nhiều người đồng tính có tiền sử bị lạm dụng hiếp dâm khi còn nhỏ" và rằng những người đồng tính thường có gia đình trong đó người cha "không thân thiện, nghiện rượu và xa cách" và người mẹ "bảo vệ quá đáng" đối với con trai và "lạnh lùng" với con gái. Những thành viên nổi bật của Đảng Nhân dân sau đó đã bác bỏ lập luận của Polaino. Thượng viện đã phủ quyết đoạn văn bản do Quốc hội nộp. Sự phủ quyết này được đề xuất bởi đảng có đa số ghế là Đảng Nhân dân và Đảng Liên minh Dân chủ của Catalonia, được quyết định bởi 131 phiếu thuận, 119 phiếu chống và 2 phiếu trắng. Do đó, văn bản được gửi trả lại cho Quốc hội. Ngày 30 tháng 6 năm 2005, đoạn văn bản này được Quốc hội thông qua cùng với những điều khoản trong Hiến pháp nên có quyền gạt bỏ quyền phủ quyết của Thượng viện. Quyết định này có được từ 187 phiếu thuận (bao gồm một thành viên của Đảng Nhân dân là Celia Villalobos), 147 phiếu chống và 4 phiếu trắng. Phủ quyết của Thượng viện bị gạt bỏ do đó dự luật được thông qua. Cuộc bỏ phiếu được tổ chức sau khi Zapatero bất ngờ phát biểu trước quốc hội rằng "Chúng ta mở rộng cơ hội có được hạnh phúc cho láng giềng của chúng ta, đồng nghiệp của chúng ta, bạn bè của chúng ta và người thân của chúng ta. Cùng lúc đó, chúng ta xây dựng một xã hội tử tế." Lãnh đạo của Đảng Nhân dân Mariano Rajoy bị từ chối cơ hội diễn thuyết trước Quốc hội sau khi Zapatero phát biểu và tố cáo Zapatero đã chia rẽ xã hội Tây Ban Nha. Khi các thông tin đại chúng hỏi nhà vua Juan Carlos rằng ông có ký dự thảo đang được tranh luận tại Quốc hội hay không, ông trả lời rằng ông là quốc vương Tây Ban Nha, chứ không phải quốc vương của Bỉ, có ý ám chỉ nhà vua Bỉ Baudouin đã từ chối ký luật hợp pháp hóa phá thai. Nhà vua với quyền phê chuẩn của hoàng gia có thể làm cho sự phủ quyết của bên lập pháp có hiệu lực. Tuy nhiên, quốc vương đã dùng quyền phê chuẩn của hoàng gia (ngự chuẩn) đối với Luật 13/2005 vào 1 tháng 7 năm 2005 và điều luật được công bố trên "Boletín Oficial del Estado" ngày 2 tháng 7 và có hiệu lực vào ngày 3 tháng 7. Nhà vua bị những người theo chủ nghĩa Carlist và những người bảo thủ cực hữu chỉ trích vì đã ký điều luật. Phản ứng. Việc thông qua dự luật làm chính quyền Công giáo lo ngại, bao gồm Giáo hoàng John Paul II—người cảnh báo về sự suy yếu của những giá trị gia đình—và người kế nhiệm là Giáo hoàng Benedict XVI. Cardinal López Trujillo, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Gia đình (Pontifical Council for the Family), nói rằng Giáo hội đã kêu gọi giáo dân khẩn cấp hãy vì quyền tự do tư tưởng mà chống lại điều luật. Ông nói rằng những người làm những công việc có mối liên hệ với việc thực thi hôn nhân cùng giới nên chống đối, ngay cả điều đó có thể làm cho họ bị mất việc. Người ủng hộ quyền đồng tính lập luận rằng khi Giáo hội Công giáo cũng từng chính thức chống lại những cuộc hôn nhân khác giới của những người không theo đạo, sự chống đối đó đã không gây được tiếng vang; ví dụ Giáo hội đã không chống lại được cuộc hôn nhân của thân vương Felipe từng li dị và Letizia Ortiz. Giáo hội không có sự ủng hộ đủ mạnh để lật đổ dự luật mặc dù hơn 60% người Tây Ban Nha tự nhận là thành viên của Giáo hội. Những nhà xã hội học tin rằng nguyên nhân là do chủ nghĩa tự do đã gia tăng đáng kể trong quyền cá nhân những năm gần đây, vị trí mà Giáo hội từng có ảnh hưởng nhất đặc biệt là những vấn đề gia đình. Một cuộc thăm dò cho thấy 3/4 người Tây Ban Nha tin rằng hệ thống nhà thờ đã lạc hậu so với thực tế xã hội. Có người giải thích thêm rằng sự ảnh hưởng của Giáo hội tới người Tây Ban Nha đã suy giảm sau cái chết của một người lãnh đạo chính thể có quan hệ mật thiết với Giáo hội là tướng độc tài Francisco Franco vào năm 1975. Thủ tướng Zapatero đáp lại chỉ trích của Giáo hội: Vào 19 tháng 6 năm 2005, đã có một cuộc chống đối công cộng đối với điều luật. Những thành viên Đảng Nhân dân dẫn đầu những người chống đối là những giám mục Tây Ban Nha và Diễn đàn Gia đình Tây Ban Nha (Foro Español de la Familia) nói rằng họ đã tập hợp 1,5 triệu người chống lại những gì mà họ coi là đã tấn công vào gia đình truyền thống trong khi đó người của chính phủ ở Madrid tính rằng có 166.000 người ở sự kiện này. Hai tuần sau đó, trùng với ngày diễu hành đồng tính, FELGT ("Federación Estatal de Lesbianas, Gays, Transexuales y Bisexuales", Tổ chức những người đồng tính, song tính và chuyển giới ở Tây Ban Nha) ước tính có 2 triệu người tuần hành để ủng hộ điều luật mới trong khi đó nguồn cảnh sát ước tính là 97.000 người. Cả hai cuộc diễu hành đều diễn ra ở Madrid với sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân bảo thủ. Những giám mục Tây Ban Nha cũng cho rằng chính phủ, khi mở rộng quyền kết hôn cho những cặp đôi đồng tính, đã làm suy yếu ý nghĩa của hôn nhân, khái niệm mà họ định nghĩa chỉ dành cho một cặp đôi dị tính. Diễn đàn Gia đình Tây Ban Nha bày tỏ sự lo ngại về khả năng những cặp đồng tính nhận con nuôi và lập luận rằng việc nhận con nuôi không phải là quyền lợi của người nhận nuôi (cha mẹ nuôi) mà là của người được nhận nuôi (con nuôi). Những tổ chức đồng tính đáp lại rằng trên thực tế, việc những cặp đồng tính nhận con nuôi đã xảy ra từ lâu ở Tây Ban Nha, bởi lẽ nhiều cặp đã nuôi nấng những trẻ nhỏ được nhận nuôi bởi một người của cặp đó. Việc một cặp đồng tính nhận con nuôi đã được hợp pháp hóa ở Navarre (2000), xứ Basque (2003), Aragon (2004), Catalonia (2005) và Cantabria (2005) trước khi luật hôn nhân cùng giới hợp pháp hóa việc nhận con nuôi trên toàn quốc. Ngoài ra, ở Asturias (2002), Andalusia (2002) và Extremadura (2003), các cặp đôi cùng giới đã có thể cùng nhau bắt đầu các thủ tục để chăm sóc con cái tạm thời hoặc vĩnh viễn. Những tổ chức này cũng lập luận rằng không có cơ sở khoa học khi cho rằng xu hướng tính dục gây ra những vấn đề trong sự phát triển của con nuôi. Quan điểm này cũng được chính thức ủng hộ bởi Trường Tâm lý Tây Ban Nha, tổ chức cho rằng đồng tính luyến ái không phải là một căn bệnh. Trong một tiểu sử năm 2008, Sofía, Vương hậu Tây Ban Nha tiết lộ rằng đối với những mối quan hệ cùng giới có cam kết, bà nghiêng về cụm từ "kết hợp dân sự" hơn là "hôn nhân". Bình luận này cùng với những bình luận khác mà hoàng hậu viện ra đã làm cho hoàng gia Tây Ban Nha bị chỉ trích, điều hiếm khi xảy ra, và cung điện Zarzuela phải đưa ra lời xin lỗi cho hoàng hậu vì đã dùng từ "không chính xác". Antonio Poveda, chủ tịch FELGT, nói rằng tổ chức này chấp nhận lời xin lỗi của hoàng hậu nhưng cũng nói thêm rằng cộng đồng đồng tính vẫn còn cảm giác không tốt về hoàng hậu vì những lời bình luận đó. Vua Juan Carlos, người được biết là có tư tưởng tự do hơn vợ rất nhiều, đã rất tức giận vì quyển tự truyện của vợ mình. Theo đó, nhà vua sẽ sa thải những nhân vật chủ chốt của cung điện được cho là đã chính thức phê chuẩn thông qua cho quyển sách ấy. Trong cuộc Tổng tuyển cử 2011, lãnh đạo Đảng Nhân dân và thủ tướng Mariano Rajoy nói rằng ông cũng nghiêng về cụm từ "kết hợp dân sự" hơn là "hôn nhân" đối với những cặp cùng giới. Cuối năm 2017, Đảng Xã hội bắt đầu kêu gọi cải cách Hiến pháp Tây Ban Nha, cùng với những thay đổi khác, trong đó sẽ soạn luật lệ hiến pháp hóa hôn nhân cùng giới. Một số nhà thờ ủng hộ LGBT như Nhà thờ Cộng đồng Đô thị và Nhà thờ Tin Lành Tây Ban Nha hỗ trợ và tổ chức chủ trì các cuộc hôn nhân cùng giới. Thách thức chống đối từ các phiên tòa. Ngày 21 tháng 7 năm 2005, một thẩm phán ở thành phố Dénia từ chối cấp đăng ký kết hôn cho một cặp đồng tính nữ. Vị thẩm phán này cũng nộp đơn không thừa nhận điều luật hôn nhân cùng giới lên Tòa Hiến pháp dựa theo Điều 32 của Hiến pháp là "Đàn ông và phụ nữ có quyền kết hôn với đầy đủ quyền bình đẳng pháp lý." Tháng 8 năm 2005, một thẩm phán ở Gran Canaria từ chối cấp đăng ký kết hôn cho ba cặp đồng tính và nộp một đơn không thừa nhận khác. Tháng 12 năm 2005, Tòa Hiến pháp bác bỏ cả hai đơn trên của hai thẩm phán vì họ không đủ tư cách pháp lý để kiện lên Tòa án Hiến pháp. Ngày 30 tháng 9 năm 2005, Đảng Nhân dân quyết định tiến hành một vụ kiện hiến pháp gây ra chia rẽ trong nội bộ đảng. Kết quả được công bố ngày 6 tháng 11 năm 2012, bảy năm sau khi vụ kiện được đưa ra. Tòa Hiến pháp quyến định giữ lại điều luật hôn nhân cùng giới với 8 phiếu ủng hộ và 3 phiếu chống. Ngày 27 tháng 2 năm 2007, Diễn đàn Gia đình Tây Ban Nha đưa ra một bản đề xuất được ký bởi 1,5 triệu người nhằm chỉ hợp pháp hóa sự kết hôn của một người nam và một người nữ (do đó cấm hôn nhân cùng giới). Đề xuất bị Quốc hội bác bỏ. Vào 30 tháng 5 năm 2007, Ủy ban Kỷ luật của Tổng Hội đồng Quyền Xét xử (Comisión Disciplinaria del Consejo General del Poder Judicial -CGPJ-) đã xử thẩm phán Dénia phải bồi thường 305 euro vì đã từ chối hôn nhân của một cặp đồng tính và bị nghiêm cấm thực hiện điều đó lần nữa. Hành vi này bị Ủy ban Kỷ luật cho là một "cỗ máy tuyên truyền" của chính phủ. Vấn đề người nước ngoài. Không bao lâu sau khi điều luật được thông qua, nhiều câu hỏi được đưa ra về tình trạng pháp lí của hôn nhân đối với người không phải là Tây Ban Nha sau khi một người Tây Ban Nha và một người quốc tịch Ấn Độ sống ở Catalonia bị từ chối đăng ký kết hôn dựa trên cơ sở Ấn Độ chưa công nhận hôn nhân cùng giới. Tuy nhiên, vào 22 tháng 7, một thẩm phán khác ở Catalonia đã cấp đăng ký kết hôn cho một phụ nữ Tây Ban Nha và bạn đời của cô là người quốc tịch Argentina (hôn nhân đồng tính nữ đầu tiên ở Tây Ban Nha). Vị thẩm phán này đã không đồng ý với quyết định của đồng nghiệp và đã nghiêng về quyền được kết hôn mặc dù luật Argentina lúc đó chưa cho phép hôn nhân cùng giới. Ngày 27 tháng 7, "Junta de Fiscales de Sala" – một tổ chức thuộc Đoàn thể Xét xử Công cộng (Public Prosecutor's Corp) đã đề xuất lên văn phòng Bộ Tư pháp, đưa ra ý kiến rằng người LGBT Tây Ban Nha có thể cưới người nước ngoài mà nước đó không cho phép hôn nhân đồng tính. Cuộc hôn nhân đó sẽ hợp pháp theo pháp luật Tây Ban Nha nhưng không mặc nhiên hợp pháp theo pháp luật của đất nước kia. Một quyết định được công bố trên Thông cáo Quốc gia Chính thức: Theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp ("Dirección General de Registros y Notariado"), các lãnh sự quán Tây Ban Nha ở nước ngoài có thể thực hiện những thủ tục sơ bộ cho đăng ký hôn nhân cùng giới. Ít nhất một trong hai người phải là công dân Tây Ban Nha sống ở khu vực chịu trách nhiệm của lãnh sự quán đó. Tuy nhiên, việc đăng ký kết hôn chỉ có thể được thực hiện ở những lãnh sự quán mà chính quyền sở tại công nhận hôn nhân cùng giới. Trong mọi trường hợp khác, hai người đăng ký phải thực hiện trên lãnh thổ Tây Ban Nha. Hai người nước ngoài không sinh sống ở Tây Ban Nha không thể kết hôn ở Tây Ban Nha, ít nhất một người phải cư trú tại Tây Ban Nha, mặc dù cả hai có thể không có quốc tịch Tây Ban Nha. Thống kê. Theo Viện Thống kê Quốc gia Tây Ban Nha (INE), đã có 50.000 cặp đôi cùng giới kết hôn tính đến hết năm 2019: 1.269 năm 2005, 4.313 năm 2006, 3.193 năm 2007, 3.149 năm 2008, 3.082 năm 2009, 3.193 năm 2010, 3.540 năm 2011, 3.455 năm 2012, 3.071 năm 2013, 3.275 năm 2014, 3.738 năm 2015, 4.320 năm 2016, 4.637 năm 2017, 4.870 năm 2018, and 5.108 năm 2019. Năm 2018, Catalonia diễn ra nhiều cuộc hôn nhân cùng giới nhất với 987 cuộc, theo sau là Madrid với 956 cuộc, Andalusia với 774 cuộc, Valencia với 589 cuộc, the Canary Islands với 333 cuộc, the Balearic Islands với 194 cuộc, the Xứ Basque với 191 cuộc, Murcia với 145 cuộc, Castilla-La Mancha với 135 cuộc, Galicia với 124 cuộc, Castile and León với 92 cuộc, Aragon với 68 cuộc, Extremadura với 66 cuộc, Asturias và Navarre với 50 cuộc mỗi vùng, Cantabria với 41 cuộc, La Rioja với 24 cuộc, Melilla với 7 cuộc và Ceuta với 2 cuộc. 42 cuộc hông nhân cùng giới khác diễn ra ở nước ngoài. Những cặp kết hôn nổi bật. Dù không được tính là hôn nhân cùng giới chính thức, năm 1901, Marcela Gracia Ibeas và Elisa Sanchez Loriga đã kết hôn với nhau khi Elisa bí mật được tái rửa tội thành một người đàn ông. Kể từ khi luật có hiệu lực từ năm 2005, các cặp đôi cùng giới thuộc mọi tầng lớp xã hội Tây Ban Nha đã tham gia hưởng ứng. Trong năm đầu nhận được sự phê chuẩn của hoàng gia, luật đã có sức ảnh hướng đối với nhà lãnh đạo Đảng Xã hội kiêm Ủy viên hội đồng thành phố Madrid Pedro Zerolo khi ông kết hôn với Jesús Santos vào tháng 1 và người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng Jesús Vázquez khi ông kết hôn Roberto Cortés vào tháng 3. Tháng 10 năm 2005, Thẩm phán chống khủng bố nổi tiếng của Tây Ban Nha Fernando Grande-Marlaska kết hôn với vị hôn thê Gorka Gómez. Tháng 8 năm 2006, Ủy viên hội đồng thành phố Ourense và là thành viên của Đảng Nhân dân từng phản đối bộ luật Pepe Araujo đã kết hôn với Nino Crespo. Tháng 9 năm 2006, Alberto Linero Marchena và Alberto Sánchez Fernández là hai binh sĩ quân đội được phân công tại Căn cứ không quân Morón gần Seville đã trở thành cặp quân nhân đầu tiên kết hôn theo quy định của luật mới. Tháng 8 năm 2008, Doña, nữ công tước thứ 21 của Medina Sidonia và là người ba lần được phong Grandee (một danh hiệu quý tộc, bà được phong "Red Duchess" vì các hoạt động xã hội) Luisa Isabel Álvarez de Toledo trở thành quý tộc có chức vị cao nhất kết hôn với người yêu lâu năm của bà là Liliana Maria Dahlmann khi bà lâm chung trên giường bệnh ("articulo mortis"). Người vợ đó hiện nay trở thành Quả phụ Công tước xứ Medina Sidonia. Tháng 6 năm 2015, Javier Maroto là Thị trưởng thủ đô Vitoria-Gasteiz của xứ Basque tuyên bố đính hôn với người yêu lâu năm Josema Rodríguez. Đám cưới được tổ chức vào ngày 18 tháng 9 năm 2015 tại Tòa thị chính của Vitoria. Maroto là một thành viên thuộc Ủy ban quốc gia của Đảng Nhân dân bảo thủ, nổi tiếng với quan điểm trái ngược lập trường của chính đảng liên quan đến vấn đề hôn nhân cùng giới ở Tây Ban Nha. Thủ tướng Mariano Rajoy, người từng không thừa nhận việc chấp thuận luật hôn nhân cùng giới khi còn là Thủ lĩnh phe đối lập, đã tham dự lễ cưới với tư cách khách mời. Dư luận. Theo một thăm dò của Trung tâm Điều tra Xã hội của chính phủ ("Centro de Investigaciones Sociológicas"), công bố tháng 4 năm 2005, 66% người Tây Ban Nha ủng hộ hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới. Một thăm dò khác của Viện Opina một ngày trước khi dự luật được thông qua cho kết quả 62,1% ủng hộ dự luật hôn nhân cùng giới và 49,1% ủng hộ một cặp cùng giới có quyền nhận con nuôi. Một thăm dò của Viện Opina 9 tháng sau khi dự luật được thông qua cho thấy 61% đồng ý với quyết định của chính phủ. Ngày 25 tháng 7 năm 2007, Tổ chức BBVA công bố báo cáo Chân dung Xã hội của người Tây Ban Nha ("Social portrait of Spanish people"), cho thấy 60% dân số Tây Ban Nha ủng hộ hôn nhân cùng giới. Sự ủng hộ chủ yếu đến từ những người trẻ, từ 15 tới 34 tuổi (75%), những người có học vấn cao hơn (71%), những người không theo tôn giáo (75,5%) và những người tự xác định là có tư tưởng chính trị cánh tả và trung tả (71,9%). Tuy nhiên, chỉ 44% dân số ủng hộ quyền nhận con nuôi của một cặp đồng tính, trong khi 42% phản đối quyền này. Một thăm dò Ipsos vào tháng 5 năm 2013, thấy rằng 76% người tham gia ủng hộ hôn nhân cùng giới và 13% khác ủng hộ một dạng khác của việc công nhận quan hệ của một cặp đôi cùng giới. Theo thăm dò Ifop, tháng 5 năm 2013, 71% người Tây Ban Nha ủng hộ cho phép một cặp đôi cùng giới kết hôn và nhận con nuôi. Cuộc khảo sát của Eurobarometer năm 2015 cho thấy 84% người Tây Ban Nha nghĩ rằng hôn nhân cùng giới nên được cho phép trên khắp châu Âu, trong khi 10% lại phản đối. Cuộc thăm dò của Pew Research Center, được thực hiện vào giữa tháng 4 và tháng 8 năm 2017 và công bố vào tháng năm 2018, cho thấy rằng 77% người Tây Ban Nha ủng hộ hôn nhân cùng giới, 13% phản đối và 10% không biết nên đồng ý hay phản đối hoặc từ chối trả lời. Xét theo tôn giáo, 90% người không theo tôn giáo, 79% tín hữu Kitô giáo không còn sinh hoạt tôn giáo và 59% tín hữu Kitô giáo còn sinh hoạt tôn giáo ủng hộ hôn nhân cùng giới. Tỉ lệ phản đối chiếm 7% rơi vào nhóm người 18–34 tuổi. Khảo sát năm 2019 của Eurobarometer cho thấy 86% người Tây Ban Nha nghĩ hôn nhân cùng giới nên được cho phép trên toàn châu Âu, 9% phản đối.
1
null
Stauropus fagi (còn gọi là bướm cua) là một loài bướm đêm trong họ Notodontidae. Sải cánh dài 40–70 mm và có nhiều màu khác nhau từ xám đến xanh lá cây và nâu. Loài bướm đêm này sinh sống ở toàn bộ vùng sinh thái Cổ bắc giới trừ phía bắc châu Phi. Ở Anh, thường thấy chúng ở các hạt phía nam.
1
null
Cá bướm tám vạch, tên khoa học là Chaetodon octofasciatus, là một loài cá biển thuộc chi Cá bướm (phân chi "Discochaetodon") trong họ Cá bướm. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1787. Từ nguyên. Từ định danh "octofasciatus" được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Latinh: tiền tố "octo" ("tám") và "fasciatus" ("có sọc"), hàm ý đề cập đến 8 dải sọc dọc màu đen trên cơ thể của loài cá này. Phạm vi phân bố và môi trường sống. Từ bờ đông Ấn Độ, Sri Lanka và Maldives, "C. octofasciatus" được phân bố trải dài về phía đông, băng qua phần lớn khu vực Đông Nam Á đến quần đảo Solomon và Palau, xa về phía nam đến rạn san hô Scott và Seringapatam ngoài khơi Tây Úc, ngược lên phía bắc đến vùng biển phía nam Nhật Bản. Ở Việt Nam, "C. octofasciatus" được ghi nhận tại vịnh Hạ Long (Quảng Ninh); quần đảo Cát Bà (Hải Phòng); Hà Tĩnh; cù lao Chàm (Quảng Nam); Phú Yên; Ninh Thuận; vịnh Vân Phong và vịnh Nha Trang (Khánh Hòa); cù lao Câu và một số đảo đá ngoài khơi Bình Thuận; Côn Đảo; quần đảo An Thới, quần đảo Nam Du, quần đảo Hà Tiên cũng như tại bờ biển Hà Tiên (Kiên Giang). "C. octofasciatus" được bắt gặp ở những khu vực có nhiều san hô phát triển trên đới mặt bằng của rạn viền bờ hay trong các đầm phá nông (thường nhiều bùn), độ sâu đến ít nhất là 20 m; cá con có thể ẩn mình trong các cụm san hô nhánh "Acropora". Mô tả. "C. octofasciatus" có chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận là 12 cm. Loài này có hai kiểu hình: trắng hoặc vàng với 8 dải sọc đen ở hai bên cơ thể, và có thêm một đốm đen ở cuống đuôi. Vây bụng luôn là màu vàng ở hai kiểu hình. Vây đuôi trong suốt. Số gai ở vây lưng: 10–12; Số tia vây ở vây lưng: 17–19; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 14–17; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5. Sinh thái học. Thức ăn chủ yếu của "C. octofasciatus" là các polyp san hô. Đây là loài phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn thức ăn là san hô. Phân loại học. "C. octofasciatus" có quan hệ gần nhất với hai loài "Chaetodon aureofasciatus" và "Chaetodon rainfordi" dựa vào kết quả phân tích phát sinh chủng loại phân tử. Thương mại. "C. octofasciatus" ít được xuất khẩu trong ngành thương mại cá cảnh. Vì là loài ăn san hô nên "C. octofasciatus" thường bị chết đói trong điều kiện nuôi nhốt.
1
null
Chaetodon reticulatus là một loài cá biển thuộc chi Cá bướm (phân chi "Citharoedus") trong họ Cá bướm. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1801. Từ nguyên. Tính từ định danh "reticulatus" trong tiếng Latinh mang nghĩa là "có dạng lưới", hàm ý đề cập đến các đốm vàng trên vảy làm cho loài cá này có kiểu hình như một tấm lưới bao phủ. Phạm vi phân bố và môi trường sống. Từ quần đảo Ryukyu (Nhật Bản) và đảo Đài Loan, "C. reticulatus" được phân bố trải dài về phía nam, băng qua Philippines và Indonesia đến rạn san hô Great Barrier (Úc) và Nouvelle-Calédonie, xa về phía đông đến quần đảo Hawaii (Hoa Kỳ), quần đảo Marquises, quần đảo Australes và quần đảo Gambier (Polynésie thuộc Pháp), cũng như đảo Ducie (quần đảo Pitcairn). "C. reticulatus" sống tập trung ở những khu vực mà san hô phát triển phong phú trên các rạn viền bờ hay trong các đầm phá nước trong, được tìm thấy ở độ sâu đến ít nhất là 40 m. Mô tả. "C. reticulatus" có chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận là 18 cm. Loài này có màu đen với các đốm vàng nhạt trên vảy xếp thành hàng. Vùng lưng và vây lưng hơi phớt trắng. Thân trước ngay sau đầu có một dải trắng (hoặc màu kem) bao quanh. Có một dải sọc đen viền vàng từ đỉnh đầu băng dọc qua mắt; vùng trán và mõm xám đen. Vây lưng và vây hậu môn có dải vàng dọc theo rìa (dải vàng của vây hậu môn được viền đen), dải trắng rất mỏng sát rìa hai vây này. Vây hậu môn có một vạch cam ở phía cuối. Số gai ở vây lưng: 12; Số tia vây ở vây lưng: 26–29; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 20–21; Số tia vây ở vây ngực: 16; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5; Số vảy đường bên: 45–48. Sinh thái học. "C. reticulatus" là loài ăn san hô chuyên biệt, đặc biệt là san hô cành "Acropora". Chúng thường kết đôi với nhau, nhưng cũng có thể sống đơn độc hoặc hợp thành một nhóm nhỏ. Lai tạp. Những cá thể mang kiểu màu trung gian giữa "C. reticulatus" với hai loài chị em trong phân chi "Citharoedus" là "Chaetodon ornatissimus" và "Chaetodon meyeri" đã được bắt gặp trong tự nhiên. Thương mại. "C. reticulatus" ít được thu thập trong các hoạt động kinh doanh cá cảnh. Do chế độ ăn đặc biệt nên chúng thường chết đói trong điều kiện nuôi nhốt.
1
null
Chaetodon madagaskariensis là một loài cá biển thuộc chi Cá bướm (phân chi "Rhombochaetodon") trong họ Cá bướm. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1923. Từ nguyên. Từ định danh "madagaskariensis" được đặt theo tên gọi của đảo quốc Madagascar, được cho là nơi mà mẫu định danh của loài cá này được thu thập, nhưng thực ra là ở Mauritius (–"ensis": hậu tố biểu thị nơi chốn)"." Tuy nhiên, cái tên "C. madagascariensis" lại được nhiều nhà ngư học hiện đại sử dụng để đúng chính tả."" Phạm vi phân bố và môi trường sống. Dọc theo bờ biển Đông Phi đến Nam Phi, "C. madagaskariensis" được phân bố trải dài về phía đông, băng qua một số các đảo quốc trên Ấn Độ Dương đến biển Andaman, bờ tây đảo Sumatra (Indonesia) cùng quần đảo Cocos (Keeling) và đảo Giáng Sinh (thuộc vùng lãnh thổ Úc). "C. madagaskariensis" sống tập trung ở những khu vực mà san hô phát triển phong phú trên các rạn viền bờ hay trong đầm phá, độ sâu khoảng là 10–120 m. Mô tả. "C. madagaskariensis" có chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận là 13 cm. Thân của "C. madagaskariensis" có màu trắng với các đường sọc đen hình chữ V ở hai bên thân, ngoài ra có nhiều chấm đen nhỏ ở phần thân giữa sọc chữ V cuối cùng và vùng màu cam thân sau. Vùng màu đỏ ở thân sau lan rộng sang toàn bộ phần vây lưng mềm và phía cuối vây hậu môn. Nửa sau vây đuôi cũng có một vệt đỏ cam ở gần rìa; phần rìa sau của vây đuôi trong suốt. Đỉnh đầu có một đốm đen viền trắng đặc trưng với một vệt đen băng dọc qua mắt. Số gai ở vây lưng: 12–13; Số tia vây ở vây lưng: 18–20; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 15–17; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5. Phân loại học. Trong phân chi "Rhombochaetodon", "C. madagaskariensis" hợp thành nhóm chị em với các loài "Chaetodon paucifasciatus", "Chaetodon mertensii" và "Chaetodon xanthurus". Nhóm chị em này đặc trưng bởi các sọc chữ V ở hai bên thân, thân sau có các màu vàng, cam hoặc đỏ với một sọc băng qua mắt. Trừ "C. mertensii", các loài còn lại đều có một đốm "vương miện" trên đỉnh đầu. Kiểu hình của "C. madagaskariensis" rất giống với "C. paucifasciatus". Tuy nhiên, "C. paucifasciatus" sẫm đỏ hơn ở thân sau thay vì màu cam như "C. madagaskariensis", và vệt sọc băng qua mắt có màu vàng cam (đen ở "C. madagaskariensis"). "C. xanthurus" dễ dàng phân biệt với các chị em còn lại nhờ vào kiểu hình "mắt lưới" trên thân (được tạo bởi viền đen của các lớp vảy). Sinh thái học. "C. madagaskariensis" là loài ăn tạp, thức ăn của chúng bao gồm tảo và một số loài thủy sinh không xương sống nhỏ. "C. madagaskariensis" cũng có thể ăn san hô nhưng chúng không hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn thức ăn này. "C. madagaskariensis" thường kết đôi với nhau. Thương mại. "C. madagaskariensis" được thu thập trong các hoạt động kinh doanh cá cảnh.
1
null
Ngữ pháp tiếng Pháp (Grammaire française) là những nghiên cứu về quy tắc sử dụng của ngôn ngữ này. Trước tiên cần phải phân biệt hai quan điểm: ngữ pháp miêu tả ("grammaire descriptive") và ngữ pháp chuẩn ("grammaire normative" hay "grammaire prescriptive"). Ngữ pháp miêu tả dùng để phân tích và mô tả các cấu trúc và thành phần của ngôn ngữ Pháp dưới cái nhìn ngôn ngữ học. Ngày nay, dạng ngữ pháp này chỉ dùng cho sự phát triển của ngôn ngữ học đương thời, hoặc trong lĩnh vực ngữ pháp dịch đúng nguyên văn, ngữ pháp thực dụng hoặc là ngữ nghĩa học. Ngữ pháp miêu tả đổi mới và làm cho tinh tế hơn sự hiểu biết về cấu trúc của tiếng Pháp. Trong khi đó, ngữ pháp chuẩn dùng cho mục đích là để nói "chính xác". Một người nói một ngôn ngữ cần nắm rõ những quy tắc này để có thể sử dụng một cách chính xác kể cả khi nói hoặc viết. Dạng ngữ pháp này không có kết thúc về mặt khoa học, đơn giản là trả lời câu hỏi "cần phải nói thế nào". Mặc dù ngữ pháp chuẩn cũng thể hiện về mặt ngôn ngữ học, nhưng cần phải phân biệt rằng ngôn ngữ học nói chung nói về các hiện tượng ngôn ngữ hiện hữu trong các ngôn ngữ khác nhau, trong khi đó ngữ pháp tiếng Pháp chỉ đơn giản là ngôn ngữ học áp dụng, nghĩa là nghiên cứu về ngôn ngữ cụ thể. Tổng quan và sự tương hợp. Tiếng Pháp là một ngôn ngữ Romance do đó ngữ pháp của nó có nét tương đồng với một số ngôn ngữ như Tây Ban Nha, Italia, Romania... Đầu tiên khi nhắc tới ngữ pháp cần phải đề cập tới danh từ (le nom). Danh từ trong ngôn ngữ Pháp được chia theo giống (genre) và số. Danh từ có hai giống là giống đực (masculin) và giống cái (féminin). Trong từ điển, để viết tắt cho danh từ giống đực ta dùng "n.m" (nom masculin), còn danh từ giống cái là "n.f" (nom féminin) Sự phân chia về giống này một phần mang tính thực tế như homme (người đàn ông), père (bố), fils (con trai)... đều là giống đực và fille (cô gái), femme (người phụ nữ), mère (mẹ) đều là giống cái. Tuy nhiên, đa số đều là giống ngữ pháp, ví dụ jour (ngày, giống đực), chansons (bài hát, giống cái), succès (sự thành công, giống đực), beauté (cái đẹp, giống cái)... Bên cạnh giống thì danh từ còn có dạng số ít (singulier) và số nhiều (pluriel). Có nhiều quy tắc biến đổi danh từ từ số ít thành số nhiều (quy tắc này sẽ được trình bày ở mục Từ loại - Danh từ (le nom)). Tuy nhiên, danh từ thường không đi một mình mà có những từ ngữ phụ thuộc nó bổ nghĩa cho danh từ và tổ hợp phụ ngữ - danh từ được gọi là cụm danh từ (groupe nominal). Trong một cụm danh từ thì tính từ, hạn định từ phải tương hợp (accord) với danh từ theo cả giống và số. Cụ thể quy tắc như sau: nếu danh từ giống - số nào, thì từ ngữ phụ thuộc nó phải biến đổi thành giống -số ấy. Ví dụ, xét cụm danh từ sau "la douce beauté moderne", beauté là danh từ giống cái số ít nên mạo từ xác định phải là giống cái số ít - la, tính từ doux phải chưyển thành douce và moderne (do tận cùng bằng -e nên không cần phải biến đổi). Xét thêm một ví dụ nữa như des grands musées spécials attirants (những viện bảo tàng lớn, đặc biệt, hấp dẫn), musée là danh từ giống đực, số nhiều nên mạo từ không xác định phải ở số nhiều (des), tính từ grand, spécial, attirant cũng phải chia số nhiều giống đực là grands, spécials, attirants. Ngoài tính từ chỉ phẩm chất (adjectif qualicatif), hệ thống hạn định từ (déterminant) như mạo từ (article), tính từ sở hữu (adjectif possessif), tính từ chỉ định (adjectif démonstratif)... cũng bổ nghĩa cho danh từ. Khác với tính từ, hạn định từ thường bắt buộc phải có và phải đứng trước danh từ. Động từ (verbe) là những từ dùng để miêu tả hành động, trạng thái của sự vật hiện tượng. Các câu bình thường đều phải có động từ và động từ được xem như là trung tâm của câu. Động từ nguyên mẫu (infinitif) là những động từ ban đầu, được ghi trong các từ điển và chưa bị biến đổi. Tuy nhiên, cũng giống như các ngôn ngữ khác, động từ tiếng Pháp phải chia theo ngôi, thì, thể và thức. Tuy có tới chín đại từ nhân xưng chủ ngữ những chỉ có sáu cách chia động từ (hay năm ở một số thì). Động từ biến đổi theo thì (temps) là thì hiện tại (le présent), thì quá khứ (le passé) và thì tương lai (le futur), ở thì ta còn phân loại thành simple (thì đơn) - chia ngay động từ chính và thì kép (composé) - mượn và chia trợ động từ être/ avoir còn động từ chính chuyển về quá khứ phân từ (participe passé). Trong mỗi thì ấy, lại có những thể (aspect) - có thể xem như những trạng thái khác nhau của một thì). Ví dụ như thì quá khứ (le passé) có tới năm aspect là thì quá khứ đơn (le passé simple), thì quá khứ chưa hoàn thành (l'imparfait), thì quá khứ kép (le passé composé), thì quá khứ hoàn thành (le plus-que-parfait) và thì quá khứ xa (le passé antérieur). Bên cạnh đó, thức (mode) cũng ảnh hưởng tới cách chia động từ, có tới bảy thức là thức trần thuật (l'indicatif), thức chủ quan/bàng thái cách/lối liên tiếp (le subjonctif), thức điều kiện (le conditionnel), thức mệnh lệnh (l'impératif), phân từ (participe), nguyên mẫu (infinitif) và động danh từ (le gérondif). Tổng hợp thì, thể và lối ta có các thì dưới đây (lưu ý, ở bảng dưới đây, thì đơn được trình bày phía trước thì kép có ý nghĩa rằng trợ động từ avoir/être phải chia ở thì đơn bên cạnh). Bên cạnh đó, trạng từ (adverbe) là những từ đi kèm với động từ, tính từ hoặc trạng từ khác nhằm bổ nghĩa cho những từ ấy. Có rất nhiều trạng từ như trạng từ chỉ thời gian, trạng từ tần suất, trạng từ chỉ nơi chốn, trạng từ chỉ cách thức... Nếu bổ nghĩa cho động từ thì đứng sau động từ (đối với thì đơn, ví dụ Tu parles couramment Anglais) hoặc đứng sau trợ động từ, trước quá khứ phân từ (đối với thì kép ví dụ Tu as couramment parlé Anglais), nếu bổ nghĩa cho tính từ thì đứng trước tính từ (ví dụ très magnifique) còn nếu bổ ngữ cho nguyên câu thì đặt đầu câu (Malheureusement, tu arrives lentement au Japon.). Giới từ (préposition) là những từ kết nối hoặc chỉ rõ chức năng của từ trong câu, ví dụ la maison de monsieur Thierry, giới từ de cho biết mối quan hệ sở hữu trong đó chủ sở hữu là monsieur Thierry. Liên từ (conjonction) nối các thành phần trong câu lại với nhau ví dụ Marie vient de France et Peter vient d'Angleterre. Mặt khác, thán từ (interjection) cũng dùng để chỉ ra cảm xúc của người nói, người viết. Ví dụ, Oh! Oui, il est miraculeux. Vậy, noms, adverbes, adjectifs, verbes là những từ từ vựng (les mots lexicaux) còn những từ còn lại là những từ ngữ pháp (les mots grammaticaux). Hai khái niệm (définition) này sẽ được trình bày ở phần sau. Từ loại. Danh từ (le nom). Danh từ (les noms) là những từ dùng để gọi tên sự vật (như o"iseau" - chim chóc, "maison -" nhà ở, "fleuve", sông), địa danh (như "Londres" - London, "Hanoï" - Hà Nội, "Indochine" - Đông Dương), con người (các tên riêng như "François", "Jacques", "Marie"...), hiện tượng (như "ouragan" - cơn bão, "tendance -" khuynh hướng, "éclipse" - thiên thực), khái niệm trừu tượng ("indépendance" - độc lập, "humanité" - nhân đạo, "patriotisme" - lòng yêu nước). Genre du nom (Giống của danh từ). Giống của danh từ tiếng Pháp được chia thành hai giống là giống đực ("masculin") và giống cái ("féminin"). Một danh từ bất kì hoặc là giống đực hoặc là giống cái (cái này buộc phải tra cứu trong các quyển từ điển và học thuộc). Danh từ giống đực ("nom masculin", viết tắt là "n.m", kí hiệu này khá phổ biến trong từ điển) và danh từ giống cái ("nom féminin", viết tắt là "n.f", kí hiệu này cũng rất phổ biến trong từ điển). Sự phân chia giống một phần do giới tính tự nhiên như Sự phân giới tính của danh từ phụ thuộc vào giống tự nhiên. Tuy nhiên, đa phần đều phân giống theo một quy tắc ngẫu nhiên tạo nên giống ngữ pháp ("le genre grammatical") như Để xác định giới tính của một danh từ, ta chỉ có thể tra cứu nó trong các từ điển (ví dụ như từ điển Larousse) và học thuộc mỗi khi học từ vựng mới. Tuy nhiên, cũng có một số thủ thuật (mặc dù chỉ chính xác tương đối) được dùng để xác định giống của danh từ. Những thủ thuật ấy nên được sử dụng với mục đích tham khảo, nên tra cứu lại cho chắc chắn. Quy tắc ấy là: Singulier et Pluriel (Số ít và số nhiều). Danh từ ngoài phân theo giống thì cũng được chia theo số, cụ thể là số ít (singulier, kí hiệu "n.s") và số nhiều (pluriel, kí hiệu "n.p"). Không đơn giản như tiếng Anh (hầu hết thêm -s hoặc -es) hay như tiếng Ý (từ đuôi -o, -e thành đuôi -i, đuôi -a thành đuôi -e), tiếng Pháp có nhiều nguyên tắc hình thành danh từ số nhiều từ số ít. Cụ thể là Cụm danh từ (Groupe Nominal). Danh từ và một từ ngữ phụ thuộc nó tổ hợp lại thành một cụm từ thống nhất gọi là cụm danh từ ("le groupe nominal"). Thí dụ xét nguyên cụm danh từ "la première grande douce félicité simple attendue (dịch nghĩa" niềm hạnh phúc đầu tiên ngọt ngào lớn lao đơn giản đáng mong đợi), trong cụm này: "félicité" là danh từ (nom) nên đóng vai trò làm "khuôn mẫu" để quy định các từ ngữ phụ thuộc nó như sau "félicité" là danh từ số ít nên mạo từ "la", số từ "première" và các tính từ "douce", "attendue" phải ở dạng số ít (tiếng Pháp, không giống tiếng Anh, tính từ có thể ở dạng số ít hoặc số nhiều). Bên cạnh đó, "félicité" là danh từ giống cái nên mạo từ xác định "la", số từ "première" phải là giống cái, bên cạnh đó tính từ "douce", "attendue" là giống cái ("douce" ở giống đực là "doux", "attendue" ở giống đực là "attendu"). Hiện tượng mà các từ ngữ phụ thuộc danh từ phải cùng giống và số với danh từ mà chúng bổ ngữ gọi là sự tương hợp ("l'accord"). Vậy trong cụm danh từ, tất cả từ ngữ phụ thuộc danh từ phải tương hợp về giống và số với danh từ mà chúng bổ ngữ. Đại từ (Le pronom). Đại từ nhân xưng (Les pronoms personnels). Dưới đây trình bày đại từ nhân xưng chủ ngữ, đại từ nhân xưng bổ ngữ trực tiếp (complément d'objet direct, COD) và đại từ nhân xưng bổ ngữ gián tiếp (complément d'objet indirect, COI). Nếu phía sau đại từ, động từ là các nguyên âm thì các ngôi je, me, te, le, la phải chuyển thành j', m', t', l'. Ví dụ. J'habite en Paris. (Tôi sống ở Paris). Sự khác biệt giữa một số đại từ nhân xưng chủ ngữ. Giữa "tu" và "vous". Vous ngoài là đại từ số nhiều thì nó cũng được dùng dưới dạng đại từ số ít (singulier), tức ta có thể xưng hô vous với nhiều người hoặc chỉ với một người đều đúng cả. Vậy nếu dùng vous để xưng hô với một người thì nó lại bị trùng chức năng (la fonction) với ngôi tu, như vậy sẽ dẫn đến dư thừa vốn từ cần thiết. Tuy nhiên, giữa vous và tu có sự khác biệt nên mới có thể dùng như vậy. Cụ thể là Nhắc đến vous, ta sẽ phải nhắc đến monsieur, madame và mademoiselle. Monsieur (có thể viết tắt là M.) + tên: dùng để gọi lên một người nam giới một cách kính trọng. Ví dụ: Monsieur Rousseau (M. Rousseau) - nghĩa là Ngài/ Quý ông Rousseau. (Tương đương với Mr. Rousseau trong tiếng Anh). Do monsieur là danh từ ghép hình thành giữa tính từ sở hữu mon và danh từ sieur, do đó khi ở dạng số nhiều phải biến đổi cả danh từ và tính từ (tức sieur thành sieurs và mon thành mes, xem lại Mục. Tổng quan và sự tương hợp). và khi hợp lại sẽ trở thành messieurs (Các quý ông). Madame (viết tắt Mme.) được dùng để xưng hô với người phụ nữ lớn tuổi hoặc người phụ nữ đã có gia đình (bất kể người đó nhỏ hay lớn tuổi) ví dụ như Madame Anne (Mme. Anne): quý bà Anne. Tương tự như cách giải thích ở trên, madame khi chuyển sang số nhiều sẽ trở thành là mesdames (quý bà). Khi nhắc đến cụm từ "Thưa quý vị" tiếng Pháp sẽ là "Mesdames et Messieurs". Còn mademoiselle (viết tắt là Mlle.) được dùng để xưng hô với người phụ nữ trẻ tuổi hoặc chưa có chồng, ví dụ Mlle. Constance. (Quý cô Constance). Dạng số nhiều sẽ là mademoiselles hoặc mesdemoiselles. Lưu ý, khi gặp người phụ nữ Pháp bất kì nên xưng hô bằng madame mặc dù có trẻ tuổi tới đâu (nếu cần thiết họ sẽ tự sửa cho bạn), còn không thì vẫn phải dùng madame. Tương tự, trong văn bản hành chính - công vụ bắt buộc phải dùng madame chứ không dùng mademoiselle. Trong văn nói, madame cũng được sử dụng để nói đến người phụ nữ chưa chồng với mục đích kính trọng và lịch sự (courtoisie). Giữa il/elle. Il/Elle ngoài chỉ người, nó còn được dùng để chỉ đồ vật với quy tắc là il sẽ thay thế cho danh từ giống đực (n.m) còn elle sẽ thay thế cho danh từ giống cái. Ví dụ. La poupée est rose. (Búp bê màu hồng), poupée là giống cái nên có thể thay thế bằng elle, câu tương đương sẽ là Elle est rose. Tương tự, Le ciel est bleu. = Il est bleu. Giữa ils/elles. Ngoài chỉ người ils, elles cũng được dùng để chỉ đồ vật. Bên cạnh đó, trong trường hợp chỉ người: Quy tắc 1. Đại từ bổ ngữ phải đứng trước động từ mặc dù bổ ngữ đứng sau động từ. Phần này khá khó hiểu nhưng một khi đã quen thì sẽ dễ dàng hiểu. Lưu ý phân biệt đại từ bổ ngữ và bổ ngữ ví dụ xét câu: Maryse a chanté la chanson « Donna Donna ». La chanson « Donna Donna » trong câu này là bổ ngữ và có thể được thay thế bằng đại từ bổ ngữ là la. 1. Trong một câu nếu chỉ xuất hiện hoặc COD hoặc COI, trong trường hợp các bổ ngữ được thay thế bởi đại từ thì đại từ bổ ngữ phải đứng đằng trước động từ, lúc này câu văn sẽ trở thành Sujet + COD/COI + verbe: Ví dụ. xét câu bình thường Je pense à Jacques (Tôi nghĩ về Jacques.) do "à Jacques" bổ ngữ cho động từ nên danh từ riêng "Jacques" là bổ ngữ, mặt khác, do đứng phía sau giới từ (cụ thể là à) nên "Jacques" trong trường hợp này là COI vậy "à Jacques" sẽ được thay thế bằng đại từ "lui". Theo nguyên tắc, đại từ sẽ đảo lên phía trước động từ nên câu mới sẽ trở thành Je lui pense. (Tôi nghĩ về anh ấy.) 2. Trong một câu nếu có cả COD và COI, thì trật tự câu sẽ là Sujet + COI + COD + Verbe. Ví dụ. Maryse donne des marguerites à toi. (Maryse tặng bạn những bông cúc.). Câu này hơi sai ngữ pháp (ở chỗ trong câu nếu "à toi" thì phải chuyển ngay thành "te" và đặt phía trước động từ nhưng tạm thời chấp nhận là đúng để phân tích câu). Cụm danh từ "des marguerites" và "à toi" đều là những bổ ngữ cho động từ, tuy nhiên do "des marguerites" đứng liền, trực tiếp phía sau động từ không cần bất cứ giới từ nào nên nó là COD và được thay thế bằng "les", còn "à toi" do "toi" đứng phía sau "à" nên "à toi" là COI, thay thế bằng "te". Theo nguyên tắc trên, ta sẽ được Maryse te les donne. (Maryse tặng nó cho bạn.) 3. Lưu ý, ngoại lệ là nếu COI là lui hoặc leur thì trật tự câu sẽ là Sujet + COD + lui/leur + Verbe. Ví dụ. Joanne parlera anglais aux étrangers. (Joanne sẽ nói tiếng Anh với người nước ngoài). Lưu ý aux chính là sự kết hợp giữa giới từ "à" và "les" ("à les" phải chuyển thành "aux", còn "à le" phải chuyển thành "au"). Tương tự "anglais" là COD, thay thế bằng "le" còn "étrangers" là COI, thay thế bằng "leurs". Đáng lẽ ra theo quy tắc 2, thì câu mới sẽ là Joane leur le parlera. Nhưng trường hợp này là trường hợp đặc biệt nên phải theo nguyên tắc 3, do đó câu mới sẽ là Joanne le leur parlera. 4. Cần phân biệt vị trí đặt đại từ bổ ngữ sao cho đúng, thường thì sẽ phải đặt trước động từ mà nó bổ nghĩa. Ví dụ. Tu parles Italien. = Tu le parles. (Bạn nói tiếng Ý = Bạn nói tiếng đó, rõ ràng Italien bổ nghĩa cho động từ parles nên đại từ thay thế cho Italien phải đặt phía trước động từ parles.) Bây giờ mở rộng câu ra, Ví dụ. Je veux parler Italien. (Tôi muốn nói tiếng Ý, lưu ý tất cả động từ phía sau vouloir, pouvoir, devoir... phải giữ nguyên mẫu). Trong câu này có tới hai động từ liền kề nhau là veux và parler vậy thì đại từ thay thế bổ ngữ Italien là "le" sẽ đặt ở đâu, mặt khác nguyên tắc là đại từ bổ ngữ chỉ đặt phía trước động từ mà nó bổ ngữ? Bây giờ phân tích rõ ràng câu đó: Je veux parler Italien (Tôi muốn nói tiếng Ý.), loại bỏ parler khỏi câu này, ta sẽ được "Je veux Italien." (Tôi muốn tiếng Ý.), tuy đúng ngữ pháp nhưng nghĩa sẽ rất kỳ lạ, bất hợp lí và không logic, nhưng nếu loại veux ra khỏi câu, ta được "Je parle Italien." (Tôi nói tiếng Ý), nghĩa câu này bình thường và khá logic. Do đó, nếu loại bỏ parler, câu văn sẽ tối nghĩa, do đó Italien bổ nghĩa cho parler. Vậy nếu thay Italien bằng đại từ "le", câu văn mới phải là Je veux le parler. Quay trở lại ví dụ trên, nếu phân tích kĩ càng thì có vẻ như nguyên cụm "parler Italien" là bổ ngữ cho động từ veux vì nếu đặt câu hỏi: "Tu veux quoi?" (Bạn muốn gì?) Thì câu trả lời hợp lí là Je veux parler Italien. (Tôi muốn nói tiếng Ý). Do đó đại từ thay thế Italien đặt phía trước parler là hợp lí (chỉ biến đổi trong cụm từ mà không biến đổi nghĩa cả câu.) 5. Trong câu phủ định, đại từ bổ ngữ phải luôn đi kèm với động từ và có thể xem như đại từ và bổ ngữ là một cặp không tách rời. Do đó, cấu trúc câu phủ định sẽ là Sujet + ne/n' + COD/COI + verbe + pas/ jamais... Ví dụ. Vous jouez aux échecs. = Vous les jouez, (Bạn chơi cờ) khi chuyển sang câu phủ định sẽ là Vous ne les jouez pas. Do ne... pas chỉ cài vào động từ chính nên ví dụ ở trường hợp 5, khi chuyển sang phủ định sẽ là Je ne veux pas le parler. (veux là động từ chính, còn "le parler" có thể xem như một bổ ngữ complément d'objet). Quy tắc 2. Tính từ thường đứng sau danh từ mà nó bổ ngữ Ví dụ. Une situation sérieuse, un après-midi silencieux, des paysages pittoresques... Đa số tính từ thường đứng sau danh từ đó: tính từ dài (ví dụ như miraculeux, sympathique, nécessaire...), quá khứ phân từ (như specialisé, charmé, séduisé... QKPT luôn đứng sau danh từ), tính từ chỉ màu sắc (blanc, bleu, noir...) hay tính từ chỉ quốc tịch (vietnamien, américain, anglais, japonais...)... Tuy nhiên cũng có một số tính từ luôn đứng trước danh từ đó là vieil/vieux/vieille, jeune, beau/bel/belle, nouvel/nouveau/nouvelle, grand, petit, faux/fausse, gros, énorme, ancien, bon, joli, mauvais, fou/folle, même, doux, longue, fort... Một số tính từ thay đổi vị trí có thể dẫn đến thay đổi về nghĩa như un grand homme (người đàn ông nổi tiếng)/ un homme grand (người đàn ông to lớn)... Đại từ nhấn mạnh (Les pronoms toniques). Dưới đây là các đại từ nhấn mạnh trong tiếng Pháp Đại từ nhấn mạnh, như đúng tên gọi của nó, được dùng để nhấn mạnh thành phần câu nào đó như chủ ngữ, bổ ngữ... Do đó, đại từ nhấn mạnh không bao giờ làm chủ ngữ. Ví dụ. Eux, Jacques et Pierre font énergétiquement. (Họ, Jacques và Pierre làm việc rất hăng hái). Trong câu này, đại từ "eux" dùng để nhấn mạnh cho chủ ngữ Jacques et Pierre (ngôi ils). Toi, je t'aime beaucoup comme les étoles lumineuses dans le ciel. (Anh, em yêu anh nhiều như những vì sao sáng trên bầu trời.). Trong câu này, đại từ "toi" được dùng để nhấn mạnh cho bổ ngữ te. Đại từ nhấn mạnh được sử dụng phía sau giới từ, liên từ như avec, et, de, à... Ví dụ. Je suis tombée amoureux de toi. (Em yêu anh) Đại từ on/en/y. Đại từ on. Đại từ on được sử dụng dành cho người và tương đương với các ngôi, từ ngữ sau: Đại từ en/y. Đại từ "en" được sử dụng: Đại từ sở hữu (Les pronoms possessifs). Dưới đây là bảng các đại từ sở hữu trong tiếng Pháp. Đại từ sở hữu dùng để thay thế cho một cụm adj. possessif + nom, nhằm tránh lặp từ trong câu hoặc đoạn văn. Ví dụ, "ma maison" được thay thế bằng đại từ sở hữu là "la mienne", hoặc "ses oncles" có thể thay thế bằng "les siens". Ví dụ. "C'est votre voiture?" - "Non, ce n'est pas la mienne." Trong ví dụ này, "voiture" được thay thế bởi "la mienne". Động từ (le verbe). Đông từ (le verbe) là những từ dùng để miêu tả hành động, trạng thái của sự vật, sự việc như chanter (hát), promouvoir (quảng bá), pleuvoir (mưa)... Tiếng Pháp có tới hai trợ động từ (auxiliaire) chính là être (thì, là, ở) và avoir (có) được sử dụng trong các thì kép và câu bị động. Động từ trong tiếng Pháp được cấu tạo gồm: Radical - terminaison (Thân từ - Hậu tố). Thân từ mang ý nghĩa của động từ còn phần hậu tố chỉ ngôi, thì, thể và lối (cách). Ví dụ: Je mangeais du chocolat. (Tôi đã ăn sôcôla). Radical mange mang ý nghĩa là ăn còn hậu tố -ais để chì thì L'imparfait (Quá khứ chưa hoàn thành), ngôi thứ nhất số ít (Je), thức trần thuật (L'indicatif).Dựa vào hậu tố, chúng được chia thành được chia làm 3 nhóm "(3 groupes)": Động từ trong tiếng Pháp được chia theo thì (temp), thể (aspect) và thức (mode). Có 3 thì cơ bản trong tiếng Pháp là thì quá khứ (passés temps), thì hiện tại (présent temps) và thì tương lai (futurs temps) và có 7 thức tất cả: tjhức trần thuật (indicatif), thức chủ quan/ lối liên tiếp (subjonctif), thức mệnh lệnh (impératif), thức điều kiện (conditionnel), thức vô định (infinitif), phân từ (participe) và động danh từ (gérondif). Bảng dưới đây trình cách sử dụng của một số thức. Hạn định từ (Déterminants). Hạn định từ (Déterminants) là những từ ngữ pháp có chức năng xác định cho danh từ mà chúng bổ ngữ (như xác định số lượng, vị trí, sở hữu...). Hạn định từ luôn đứng trước danh từ. Mạo từ (Article). Mạo từ (Article) luôn xuất hiện và bổ trợ cho danh từ mà chúng bổ ngữ. Mạo từ không phải là một loại từ riêng biệt, có thể xem nó như một bộ phận của tính từ dùng để bổ nghĩa cho danh từ (như ở Tiếng Việt là: cái, con, chiếc... Ở Tiếng Anh là: a, an, the). Có ba dạng mạo từ đó là: • mạo từ xác định (article défini) • mạo từ không xác định (article indéfini) • mạo từ bộ phận (article partitif). Nếu như danh từ số ít bắt đầu bằng nguyên âm hay âm "h" câm thì mạo từ xác định phải chuyển về l' (kể cả giống đực hay giống cái). Ví dụ như "l'hôpital, l'histoire"... Tính từ chỉ định (Adjectifs démonstratifs). Tính từ chỉ định được sử dụng để trỏ vào sự vật sự việc. Ta dùng cet với danh từ giống đực số ít bắt đầu bằng nguyên âm hoặc âm "h" câm. Ví dụ. "Ce soir", "cet événement", "cette ambition", "ces valeurs"... Ví dụ. Cette costumière-ci (cái tủ quần áo này), cette pendule-là (cái đồng hồ kia)... Trạng từ (Adverbe). Trạng từ (Adverbe) là những từ được thêm vào động từ, tính từ nhằm bổ sung thêm nghĩa cho động từ, tính từ hoặc trạng từ khác. Không giống như tính từ, trạng từ không phải biến đổi theo nguyên tắc tương hợp (d'accord). Trạng từ luôn đứng sau động từ (nếu bổ nghĩa cho động từ), đứng trước tính từ nếu bổ nghĩa cho tính từ và đứng đầu câu nếu bổ nghĩa cho cả một câu. Ví dụ. Le vieil homme entre lentement dans cette chambre. ("Cụ già bước vào căn phòng này chậm chạp"). Lentement bổ nghĩa cho động từ "entrer" nên đứng sau động từ entre. Des fleurs sont très belles. (Những bông hoa rất đẹp). Très bổ ngữ cho tính từ belles, do đó nó đứng trước tính từ bel.
1
null
Chaetodon speculum là một loài cá biển thuộc chi Cá bướm (phân chi "Tetrachaetodon") trong họ Cá bướm. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1831. Từ nguyên. Danh từ định danh "speculum" trong tiếng Hy Lạp cổ đại mang nghĩa là "cái gương", một cái tên do Kuhl & van Hasselt đặt cho loài cá này nhưng không rõ hàm ý là gì. Phạm vi phân bố và môi trường sống. Từ bờ tây đảo Sumatra (Indonesia) và đảo Giáng Sinh (Úc), "C. speculum" được phân bố trải dài về phía đông đến Fiji và Tonga, xa về phía nam đến hai bờ tây-đông Úc (gồm cả đảo Lord Howe), ngược lên phía bắc đến vùng biển phía nam Nhật Bản (gồm cả quần đảo Ogasawara). Phạm vi phía bắc của "C. speculum" đã mở rộng đến phía đông nam Hàn Quốc, khi một cá thể chưa lớn của loài này được thu thập ngoài khơi thành phố Pohang. Ở Việt Nam, "C. speculum" được ghi nhận tại hòn Mê (Thanh Hóa); cồn Cỏ (Quảng Trị); cù lao Chàm (Quảng Nam), đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) và quần đảo Hoàng Sa; Phú Yên; vịnh Vân Phong và vịnh Nha Trang (Khánh Hòa); Ninh Thuận; cù lao Câu và một số đảo đá ngoài khơi Bình Thuận; cũng như tại Côn Đảo và quần đảo Trường Sa. "C. speculum" sống tập trung ở những khu vực mà san hô phát triển phong phú trên rạn viền bờ hay trong đầm phá, độ sâu đến ít nhất là 30 m. Mô tả. "C. speculum" có chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận là 18 cm. Loài này có màu vàng tổng thể với một vệt đen hình bầu dục rất lớn ngay giữa thân trên. Vây ngực trong suốt, các vây còn lại có màu vàng, riêng vây đuôi có rìa sau trong suốt. Đầu có một sọc đen từ gáy băng dọc qua mắt. Số gai ở vây lưng: 14; Số tia vây ở vây lưng: 17–18; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 15–16; Số tia vây ở vây ngực: 13–15; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5; Số vảy đường bên: 37–42. Phân loại học. "C. speculum" dễ dàng nhận ra bởi đốm đen lớn đặc trưng và màu vàng bao phủ toàn thân. "Chaetodon zanzibarensis", một loài chị em giống hệt với "C. speculum" về kiểu hình nhưng kích thước đốm đen lại nhỏ hơn đáng kể và được phân bố ở Tây Ấn Độ Dương. Cả hai hợp thành nhóm chị em với "Chaetodon bennetti" (có viền xanh bao quanh đốm đen và hai sọc xanh tương tự trên thân), "Chaetodon plebeius" và "Chaetodon andamanensis" (hai loài sau có các sọc ngang trên thân). Sinh thái học. "C. speculum" là loài ăn tạp, thức ăn của chúng bao gồm một số loài thủy sinh không xương sống và có cả san hô (nhưng không quá phụ thuộc vào nguồn thức ăn này). "C. speculum" nhìn chung ưa ăn san hô cứng (như "Acropora" và "Montipora", nhưng lại không thích "Pocillopora") và có xu hướng tránh xa san hô mềm. "C. speculum" thường kết đôi với nhau, nhưng cũng có thể sống đơn độc. Thương mại. "C. speculum" ít được xuất khẩu trong ngành thương mại cá cảnh.
1
null
Chaetodon unimaculatus là một loài cá biển thuộc chi Cá bướm (phân chi "Lepidochaetodon") trong họ Cá bướm. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1787. Từ nguyên. Từ định danh "unimaculatus" được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Latinh: tiền tố "uni" ("một") và "maculatus" ("có đốm"), hàm ý đề cập đến đốm đen lớn ở thân trên của loài cá này. Phạm vi phân bố và môi trường sống. Từ quần đảo Cocos (Keeling) và đảo Giáng Sinh (Úc), phạm vi của "C. unimaculatus" trải dài về phía đông đến quần đảo Hawaii (Hoa Kỳ), đảo Ducie (quần đảo Pitcairn) và cả đảo Phục Sinh (Chile), ngược lên phía bắc đến vùng biển phía nam Nhật Bản, xa về phía nam đến Úc (gồm cả đảo Lord Howe) và Rapa Iti (Polynésie thuộc Pháp) nhiều cá thể lang thang cũng được bắt gặp ở quần đảo Galápagos. Ở Việt Nam, "C. unimaculatus" được ghi nhận tại cù lao Chàm (Quảng Nam) và quần đảo Hoàng Sa; Phú Yên; vịnh Nha Trang (Khánh Hòa); và Ninh Thuận. "C. unimaculatus" sống tập trung trên các rạn viền bờ và đầm phá, độ sâu đến ít nhất là 60 m. Mô tả. "C. unimaculatus" có chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận là 20 cm. Loài này có màu trắng với một đốm đen lớn nổi bật ở thân trên, chuyển dần sang màu vàng ở lưng. Đầu có một sọc đen từ gáy băng dọc qua mắt. Thân trước có các vệt sọc vàng. Vây lưng và vây hậu môn có màu vàng với rìa đen ở sát rìa sau (viền trắng mỏng ở ngay rìa). Cuống đuôi có vạch đen bao quanh; vây đuôi trong suốt (trắng hơn ở gốc). Vây bụng màu vàng. Vây ngực trong suốt. Số gai ở vây lưng: 13; Số tia vây ở vây lưng: 21–23; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 18–20; Số tia vây ở vây ngực: 14–15; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5; Số vảy đường bên: 38–47. Sinh thái học. "C. unimaculatus" là loài ăn tạp, thức ăn chủ yếu của chúng là san hô, bao gồm san hô cứng (như "Acropora" và "Montipora") và san hô mềm ("Sarcophyton" và "Sinularia"), tuy nhiên chúng cũng có thể ăn cả giun nhiều tơ, động vật phù du và tảo. "C. unimaculatus" có thể sống thành đôi, đặc biệt là vào thời điểm sinh sản, hoặc hợp thành một đàn nhỏ. Lai tạp. Những cá thể mang kiểu màu trung gian giữa "C. unimaculatus" với "Chaetodon kleinii", một loài chị em cùng phân chi "Lepidochaetodon", đã được bắt gặp trong tự nhiên. Thương mại. "C. unimaculatus" là một loài thường được xuất khẩu trong ngành thương mại cá cảnh.
1
null
Lockheed Model 9 Orion là một loại máy bay chở khách một động cơ, chế tạo vào năm 1931 cho các hãng hàng không thương mại. Nó là máy bay chở khách đầu tiên có kiểu ba càng đáp và nhanh hơn bất kỳ máy bay quân sự nào vào thời điểm đó. Do Richard A. Von Hake thiết kế, nó là mẫu thiết kế một tầng cánh bằng gỗ cuối cùng do hãng Lockheed Aircraft Corporation chế tạo.
1
null