text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Characidae là một họ cá nước ngọt sống ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Mỹ, từ México và Texas qua Trung Mỹ tới Nam Mỹ. Phân họ và chi. Phân họ Aphyocharacinae Phân họ Aphyoditeinae Phân họ Bryconinae Phân họ Characinae Phân họ Cheirodontinae Phân họ Gymnocharacinae Phân họ Heterocharacinae Phân họ Iguanodectinae Phân họ Rhoadsiinae Phân họ Salmininae Phân họ Stethaprioninae Phân họ Stevardiinae Phân họ Tetragonopterinae
1
null
Balistapus undulatus là loài cá biển duy nhất thuộc chi Balistapus trong họ Cá bò da. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1797. Từ nguyên. Tên chi "Balistapus" được ghép từ tên chi "Balistes" cùng hai âm tiết trong tiếng Hy Lạp cổ đại: "a" (ἀ; "không") và "poús" (πούς; "chân"), nghĩa là "một loài "Balistes" không có vây bụng" (thực tế là toàn bộ các loài cá bò đều không có vây bụng). Tính từ định danh "undulatus" trong tiếng Latinh có nghĩa là "gợn sóng", hàm ý đề cập đến các vân sọc màu cam nhấp nhô trên thân của loài cá này. Phạm vi phân bố và môi trường sống. Từ Biển Đỏ dọc theo bờ biển Đông Phi, "B. undulatus" được phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trải dài về phía đông đến quần đảo Line cùng quần đảo Marquises và Tuamotu (Polynésie thuộc Pháp), ngược lên phía bắc đến Nam Nhật Bản (gồm cả quần đảo Ogasawara), xa về phía nam đến rạn san hô Great Barrier (Úc) và Nouvelle-Calédonie. Ở Việt Nam, "B. undulatus" được ghi nhận tại bờ biển Ninh Thuận, Phú Yên, cù lao Chàm, vịnh Nha Trang và quần đảo Trường Sa. "B. undulatus" sống trên các rạn san hô ở độ sâu đến ít nhất là 50 m. Mô tả. Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở "B. undulatus" là 30 cm. Thân màu nâu lục hoặc xanh lục sẫm với các vân sọc màu cam trên khắp cơ thể. Một bộ ba dải sọc (dải xanh lam kẹp giữa hai dải cam) bao quanh miệng kéo dài xuống dưới vây ngực. Vây lưng mềm, vây hậu môn và vây ngực trong mờ, màu cam. Vây đuôi màu vàng cam, có đốm đen lớn ở cuống đuôi (bao quanh các gai đuôi). Nhìn chung, cá đực có xu hướng lớn hơn và phần mõm nhìn nghiêng gần như phẳng, trong khi mõm của cá cái hơi lõm. Số gai ở vây lưng: 3; Số tia vây ở vây lưng: 24–27; Số gai ở vây hậu môn: 0; Số tia vây ở vây hậu môn: 20–24; Số tia vây ở vây ngực: 13–15. Sinh thái học. Thức ăn của "B. undulatus" khá đa dạng, bao gồm tảo, san hô, cầu gai, nhuyễn thể, hải miên, lớp Thủy tức, sống đuôi và cá nhỏ. Do hoạt động đào hang mà cầu gai "Echinometra mathaei" gây ra hiện tượng xói mòn sinh học làm tổn hại các rạn san hô. Ở Đông Phi, "B. undulatus" lại là loài săn mồi chủ yếu và chiếm ưu thế của cầu gai nên loài cá này đã góp phần ngăn chặn sự suy giảm hệ sinh thái rạn san hô. Việc mất đi quần thể "B. undulatus" đã dẫn đến sự gia tăng quần thể cầu gai ở khu vực này. "B. undulatus" là loài có khả năng tạo ra âm thanh. Thương mại. "B. undulatus" được bán tươi và muối khô trong các chợ cá.
1
null
Rhinecanthus assasi là một loài cá biển thuộc chi "Rhinecanthus" trong họ Cá bò da. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1775. Từ nguyên. Từ định danh "assasi" được Latinh hóa từ "Azzazi", tên thông thường trong tiếng Ả Rập của loài cá này dọc theo bờ biển Ả Rập Xê Út, nơi mẫu định danh được thu thập. Phạm vi phân bố và môi trường sống. "R. assasi" được phân bố từ Biển Đỏ vòng qua phía đông đến vịnh Oman và phía nam vịnh Ba Tư, giới hạn phía nam là Socotra. "R. assasi" sống trên các rạn san hô có nền đáy cát hoặc đá vụn ở độ sâu khoảng 2–15 m. Mô tả. Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở "R. assasi" là 30 cm. Thân màu xám nâu, trắng ở bụng. Sọc nâu viền xanh lơ băng qua mắt xuống gốc vây ngực, sát phía trước là một vệt vàng và một sọc xanh lơ khác. Phía trên mắt có 4 vạch xanh lơ cách nhau bởi các vạch đen. Môi vàng. Một vệt sọc đỏ nâu từ dưới gốc vây ngực kéo dài lên trên môi trên. Đốm đen nhỏ ở hậu môn, được bao quanh bởi một vệt cam lớn hơn. Cuống đuôi có 3 hàng gai nhỏ màu đen. Các vây trắng nhạt. Số gai ở vây lưng: 3; Số tia vây ở vây lưng: 26–27; Số gai ở vây hậu môn: 0; Số tia vây ở vây hậu môn: 22–24; Số tia vây ở vây ngực: 14. Sinh thái học. Thức ăn chủ yếu của "R. assasi" là các loài thủy sinh không xương sống ở tầng đáy. Thương mại. "R. assasi" được đánh bắt trong ngành thương mại cá cảnh.
1
null
Cá tetra đỏ chấm đen(tên khoa học Hyphessobrycon sweglesi)là một loài cá sinh sống ở lưu vực sông Orinoco ở Nam Mỹ. Danh pháp khoa học đã từng là "Megalamphodus sweglisi". Đặc điểm. Cá tetra đỏ chấm đen có đốm đen tròn phía sau mang, một dải đen trên vây lưng có đường viền rìa trên và dưới màu trắng kem. Các vây khác màu đỏ như viền trên của mắt. Hành vi của loài này tương tự như của "Hyphessobrycon megalopterus". Thức ăn. Cá tetra đỏ chấm đen ăn giun, côn trùng nhỏ và loài giáp xác. Sinh sản. Cá tetra đỏ chấm đen có thể đẻ tới 400 quả trứng và có thể nở trong một ngày và dễ bị nhiễm nấm.
1
null
Nematobrycon palmeri là một loài cá được tìm thấy ở các suối và sông ở phía tây Colombia bao gồm sông Atrata và sông San Juan. Chúng có vây mờ và bộ đuôi như chiếc vương miện của vua chúa thời xưa, do đó chúng được gọi tên là cá Mũ Vua. Loài này được nuôi làm cá cảnh. Thân dài đến 7,5 cm. Nó ưa thích độ pH 6,5 và độ cứng 50–100 mg/l và nhiệt độ 23-27 C. Nó không bơi thành bầy như các loài khác trong họ. Loài cá này là loài ăn tạp, ăn cả thực vật và động vật. Loài cá này dị hình giới tính cao.
1
null
Amphiprion sandaracinos là một loài cá hề thuộc chi "Amphiprion" trong họ Cá thia. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1972. Từ nguyên. Từ định danh của loài bắt nguồn từ sandarac (hậu tố "inos" trong tiếng Latinh có nghĩa là "liên quan đến"), một loại nhựa cây có màu đỏ cam thu được từ cây "Tetraclinis articulata", hàm ý đề cập đến màu cam sáng của loài cá hề này. Phạm vi phân bố và môi trường sống. "A. sandaracinos" được ghi nhận từ quần đảo Ryukyu (Nhật Bản) trải dài về phía nam đến đảo Đài Loan và toàn bộ khu vực Tam giác San Hô, cũng như bờ biển Tây Úc và đảo Giáng Sinh. "A. sandaracinos" cũng được biết đến tại Nha Trang và cù lao Chàm (Việt Nam). "A. sandaracinos" sống cộng sinh chủ yếu với hải quỳ "Stichodactyla mertensii", ít gặp hơn đối với hải quỳ "Heteractis crispa", được quan sát gần các rạn san hô ngoài khơi và trong các đầm phá ở độ sâu đến ít nhất là 20 m. Mô tả. "A. sandaracinos" có chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận là 14 cm. Cơ thể của "A. sandaracinos" có màu cam sáng với một dải sọc trắng dọc lưng, từ mõm kéo dài đến cuống đuôi. Sọc trắng này chạm đến môi trên ở "A. sandaracinos", trong khi ở "Amphiprion akallopisos", một loài có kiểu hình tương tự, sọc này chỉ giới hạn đến mõm trên và hẹp hơn so với "A. sandaracinos". "A. sandaracinos" cũng có kiểu màu tương tự với "Amphiprion perideraion", nhưng "A. perideraion" có thêm một vệt sọc trắng ở mang. Số gai ở vây lưng: 9; Số tia vây ở vây lưng: 16–18; Số gai ở vây hậu môn: 2; Số tia vây ở vây hậu môn: 12. Sinh thái học. Thức ăn của "A. sandaracinos" là động vật phù du và tảo. Loài lưỡng tính. "A. sandaracinos" là một loài lưỡng tính tiền nam (cá cái trưởng thành đều phải trải qua giai đoạn là cá đực) nên cá đực có kích thước nhỏ hơn cá cái. Một con cá cái sẽ sống thành nhóm cùng với một con đực lớn (đảm nhận chức năng sinh sản) và nhiều con non nhỏ hơn. Trứng được cá đực lớn bảo vệ và chăm sóc đến khi chúng nở. Lai tạp. Trong tự nhiên, "A. sandaracinos" đực thường lai tạp với "Amphiprion chrysopterus" cái, và con lai của chúng được cho là hai loài "Amphiprion leucokranos" và "Amphiprion thiellei". Chia sẻ lãnh thổ. Cá hề là loài cộng sinh bắt buộc của hải quỳ và thường không chia sẻ vật chủ (hải quỳ) do chúng có tính lãnh thổ cao. Do đó, việc hai loài cá hề cùng sống chung trong một bụi hải quỳ được coi là một ngoại lệ hiếm gặp; nếu có, chúng sẽ cư xử hung hăng với nhau. Tuy vậy, điều này hoàn toàn trái ngược ở "A. sandaracinos" và "Amphiprion clarkii". Trong lần khảo sát ở vịnh Davao (Philippines), một bụi hải quỳ "S. mertensii" được quan sát thấy là nơi trú ẩn của một cặp "A. clarkii" và ba cá thể "A. sandaracinos". Trong khoảng thời gian quan sát, Bos nhận thấy, "A. clarkii" tỏ ra hung dữ đối với tất cả các loài cá đến gần hải quỳ, nhưng lại không như vậy đối với "A. sandaracinos". Mặc dù bụi hải quỳ "H. crispa" gần đó không có loài nào cư trú, những cá thể "A. sandaracinos" này vẫn thích sống cùng với cặp "A. clarkii". Thương mại. "A. sandaracinos" được đánh bắt bởi những người thu mua cá cảnh và cũng đã được nhân giống trong điều kiện nuôi nhốt.
1
null
Định thức Brahmagupta–Fibonacci là một định thức toán học nổi tiếng trên thế giới. Mặc dù ban đầu định thức này được gọi là Định thức Fibonacci, bởi nó được biết đến nhiều bởi nhà toán học người Ý Fibonacci công bố vào năm 1225, nhưng trên thực tế nó đã được ghi lại lần đầu tiên bởi nhà toán học Ấn Độ Brahmagupta vào năm 628, vì vậy về sau nó còn được gọi là Định thức Brahmagupta, hoặc gọi kép là Định thức Brahmagupta–Fibonacci. Ta có: Ví dụ,
1
null
Cá bò đá (tên khoa học Pseudobalistes naufragium) là loài cá cá nóc gai lớn nhất. Loài này có ở các ám tiêu và trên đáy cát ở đông Thái Bình Dương từ Baja California (México) đến Chile. Loài này có thể dài đến nhưng thông thường chỉ có chiều dài một nửa con số đó.
1
null
Odonus niger, còn gọi là cá bò đuôi én trong tiếng Việt, là loài cá biển duy nhất thuộc chi Odonus trong họ Cá bò da. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1836. Từ nguyên. Tên chi "Odonus" bắt nguồn từ "odoús" (ὀδούς; "răng, ngà") trong tiếng Hy Lạp cổ đại, là tên thay thế cho "Xenodon" mà Rüppell 1836 đặt ra vì trùng với "Xenodon" Boie 1826, tên trước đó của một chi rắn. Từ "xenodon" vốn ghép từ "xénos" (ξένος; "kỳ lạ") và "odoús", hàm ý ban đầu có lẽ dùng để chỉ hai chiếc răng trên có màu đỏ nhô ra như răng nanh. Tính từ định danh "niger" trong tiếng Latinh có nghĩa là "đen bóng", hàm ý đề cập đến màu xanh đen/xanh tím của loài cá này tùy theo góc độ người chụp. Phạm vi phân bố và môi trường sống. Từ Biển Đỏ dọc theo bờ biển Đông Phi, "O. niger" được phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trải dài về phía đông đến quần đảo Marquises và quần đảo Société (Polynésie thuộc Pháp), ngược lên phía bắc đến Nam Nhật Bản (gồm cả quần đảo Ogasawara), xa về phía nam đến rạn san hô Great Barrier (Úc), Nouvelle-Calédonie và Tonga. Ở Việt Nam, "O. niger" đã được ghi nhận tại vịnh Nha Trang và quần đảo Trường Sa. "O. niger" sống trên các rạn san hô có hải lưu mạnh chảy qua, độ sâu đến ít nhất là 40 m. Mô tả. Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở "O. niger" là 50 cm (tính luôn chiều dài của cả thùy đuôi), nhưng chiều dài thường thấy là khoảng 30 cm. Hai răng trên đặc biệt phát triển, màu đỏ, có thể nhìn thấy ngay cả khi miệng đóng lại. Có khoảng 7 hàng gai nhỏ ở thân sau. Vây đuôi lõm sâu, hai thùy phát triển khi trưởng thành. Thân màu xanh tím (có thể sẫm đen do góc chụp). Vùng đầu thường sáng màu hơn, có thể phớt vàng. Rìa vây lưng sau và vây hậu môn có viền xanh nhạt. Số gai ở vây lưng: 3; Số tia vây ở vây lưng: 33–36; Số gai ở vây hậu môn: 0; Số tia vây ở vây hậu môn: 28–31; Số tia vây ở vây ngực: 15–16. Sinh thái học. "O. niger" thường bơi thành đàn. Thức ăn của chúng bao gồm các loài động vật phù du, giáp xác, tảo và hải miên (bọt biển). Vào thời điểm sinh sản, những con "O. niger" cái sẽ bơi đến sống trong lãnh thổ của một con đực (nhưng cá cái không tự lập riêng một lãnh thổ). Cá đực "O. niger" cũng tham gia vào việc bảo vệ trứng cùng với những con cá cái trong hậu cung. "O. niger" có thể sống đến 16 năm, là tuổi thọ lớn nhất được ghi nhận ở loài này. Thương mại. Ngoài là một loài cá cảnh phổ biến, "O. niger" còn được bán tươi hoặc muối khô trong các chợ cá. Tuy nhiên, chúng là một thành phần không quan trọng trong ngành ngư nghiệp.
1
null
Bệnh viện đa khoa y học cổ truyền Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa hạng II, bệnh viện chuyên khoa đầu ngành Y học cổ truyền, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y Tế Hà Nội. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Ban Giám đốc, Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đến nay, Bệnh viện Đa khoa YHCT Hà Nội là một trong mô hình đầu tiên của cả nước là bệnh viện đa khoa kết hợp Y học hiện đại và y học cổ truyền, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị ngày càng tăng. Chất lượng chuyên môn và chất lượng dịch vụ ngày càng đảm bảo, trở thành địa chỉ tin cậy cho nhân dân Thủ Đô. Hiện tại, trung bình mỗi ngày Bệnh viện khám và điều trị ngoại trú cho gần 500 bệnh nhân ngoại trú và trên 350 bệnh nhân nằm điều trị nội trú kết hợp điều trị YHHĐ và YHCT ở tất cả các khoa, phẫu thuật sản khoa và ngoại khoa trung bình 6-10 bệnh nhân trong ngày. Lịch sử. Thành lập. Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội được hình thành theo quyết định số 58/QĐ-UBND ngày 28 tháng 10 năm 1998 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội trên cơ sở sát nhập hai bệnh viện: Qua trình phát triển. Được sự giúp đỡ của các cấp Ủy đảng, chính quyền thành phố Hà Nội từ ngày thành lập đến nay Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội ngày càng phát triển và lớn mạnh. Từ một cơ sở điều trị chỉ có phòng khám bệnh và khu điều trị nội trú với 63 cán bộ công nhân viên và 40 giường bệnh đến nay Bệnh viện đã phát triển cả về chất lượng và số lượng với 261 cán bộ và 250 giường. Từ khi sát nhập hai bệnh viện đến nay, Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội đã chuyển sang một giai đoạn mới. Với mục tiêu xây dựng mô hình " Bệnh viện đa khoa về y học cổ truyền" theo quyết định 222/2003/QĐ-TTg ngày 3/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chính sách quốc gia về y, dược học cổ truyền đến năm 2010, đến nay bệnh viện đã trở thành một bệnh viện đa khoa về y học cổ truyền hoàn chỉnh. Định hướng phát triển. Bệnh viện đang được nâng cấp thành bệnh viện hạng I để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại. Hướng tới tương lai bệnh viện sẽ xây dựng Bệnh viện Đa Khoa Y học cổ truyền với 400 giường bệnh, xây dựng mũi nhọn điều trị ở các khoa, triển khai thêm một số khoa phòng (Ung Bướu, điều trị ngoài da và thẩm mỹ...) kết hợp giữa hai nền y học hiện đại và y học cổ truyền đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Quy mô. Hiện nay, Bệnh viện đa khoa y học cổ truyền Hà Nội có 320 giường bệnh, 303 cán bộ công nhân viên, có 22 khoa phòng và 4 Tổ công tác bao gồm:
1
null
Bát lộ quân (chữ Hán: "八路军") là lực lượng quân sự do Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền lãnh đạo. Trong thời kỳ Quốc-Cộng hợp tác. Đội quân này được tổ chức lại thành Quốc dân Cách mạng Quân Đệ thập bát Tập đoàn quân ("国民革命军第十八集团军"), nằm trong biên chế của quân đội Trung Hoa Dân quốc, thực tế vẫn do đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền lãnh đạo, hoạt động từ năm 1936 đến 1947. Cùng với Tân Tứ quân, Bát lộ quân được xem là thành phần nòng cốt, tiền thân hình thành nên Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
1
null
Bekas-M là loại súng shotgun do nhà máy cơ khí Molot tại Vyatskie Polyany, Kirov Oblast, Nga chế tạo. Súng được phát triển cho thị trường dân sự xuất hiện trên thị trường từ năm 1997 với mục đích chủ yếu là thể thao và săn bắn cũng như để tự vệ. Súng trở nên được biết đến nhiều bởi các thợ săn và những người quan tâm đến sự an toàn cá nhân vì nó rất thoải mái khi cầm và khá rẻ. Súng được phát triển từ KS-23 vốn cũng là loại shotgun khá nổi trong giới săn bắn nhưng sử dụng đạn 16 gauge được sản xuất năm 1997. Vì thế Bekas-M cũng được sản xuất với hai cỡ đạn là 12 và 16 gauge. Thiết kế. Bekas-M sử dụng cơ chế nạp đạn kiểu bơm cơ bản. Ống đạn 6 viên nằm dọc phía dưới nòng súng, số lượng đạn chứa trong ống còn tùy vào chiều dài của viên đạn. Nòng súng được mạ crôm để tránh bị ăn mòn và ống bóp độ tản mác của đạn chùm có thể dễ dàng tháo ráp bởi chốt và rãnh xoắn ốc ở đầu nòng súng. Đạn được nạp từ khe nằm ở phía dưới thân súng, phía sau ống đạn. Nút khóa an toàn nằm ở ngay phía sau cò súng, nó sẽ khóa cố định không cho hệ thống điểm hỏa hoạt động. Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi và dù có thiết kế khá đơn điệu không có tính năng như thanh răng để gắn thêm các bộ phận hỗ trợ tác chiến nhưng súng vẫn hoạt động tốt. Súng có nhiều biến thể khác nhau nhưng hầu hết chỉ khác nhau ở cỡ đạn sử dụng, chiều dài nòng, báng súng...
1
null
Tehsil hay tahsil/tahasil (, ‏, ), hoặc taluk (taluq/taluka) và mandal, là một đơn vị hành chính ở một số quốc gia Nam Á. Nhìn chung, tehsil là một thành phố hay thị trấn trung tâm, có thể có thêm một số thị trấn khác, và một số làng. Là một thực thể của chính quyền địa phương, nó có tài chính và quyền lực điều hành riêng đối với các làng và đô thị trực thuộc.
1
null
Cuộc bao vây Nicaea diễn ra từ ngày 14 tháng 5 đến ngày 19 tháng 6 năm 1097, là một trận chiến trong cuộc Thập tự chinh thứ nhất. Bối cảnh. Thành Nicaea (Iznik), nằm ​​trên bờ phía đông của Hồ Iznik, đã bị người Thổ Seljuk đánh chiếm trong năm 1081, và trở thành thủ đô của Vương quốc Hồi giáo Rum. Năm 1096, Cuộc thập tự chinh nhân dân, giai đoạn đầu của cuộc Thập tự chinh thứ nhất, đã cướp bóc các vùng đất xung quanh thành phố, trước khi bị đánh tan bởi người Thổ Nhĩ Kỳ. Sultan Kilij Arslan I ban đầu đã cho rằng làn sóng thứ hai của cuộc thập tự chinh sẽ không phải là một mối đe dọa đáng kể đến ngai vàng. Vì vậy mà ông để lại gia đình và ngân khố của mình ở lại thành Nicaea và đi về phía đông chiến đấu với vương triều Danishmends để tranh giành quyền kiểm soát Melitene. Cuộc bao vây của quân Thập Tự. Các đội quân viễn chinh bắt đầu rời khỏi Constantinopolis vào cuối tháng 4 năm 1097. Godfrey của Bouillon là người đầu tiên đến trước của thành Nicaea, sau đó làBohemund của Taranto cùng cháu trai của ông ta là Tancred, Raymond IV Toulouse, và cuối cùng là Robert II của Flanders cùng với Peter Hermit và một số ít lực lượng còn sót lại của cuộc thập tự chinh nhân dân, và một lực lượng nhỏ của Đông La Mã dưới sự chỉ huy của tướng Boutoumites Manuel. Tất cả các đội quân tập hợp đầy đủ vào ngày 06 tháng 5 và bị thiếu trầm trọng lương thực, nhưng Bohemund đã kịp thời sắp xếp để lương thực được đưa đến bằng đường biển. Thành phố bắt đầu bị vây hãm vào ngày 14 tháng 5, và lực lượng của quân đồng minh bao vây các phần khác nhau của thành phố được bảo vệ với 200 ngọn tháp vững chắc. Bohemund cắm trại ở phía bắc của thành phố, Godfrey đi về phía đông, trong khi Raymond và Adhemar Le Puy bao vây phía nam. Sự thất bại của Kilij Arslan. Ngày 16 tháng 5, các đội quân thủ thành người Thổ đã bất ngờ mở cửa thành xông ra ngoài tấn công vào quân viễn chinh, nhưng nhanh chóng đã bị đánh bại trong một cuộc giao tranh và thiệt hại 200 người. Người Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi thư tới cho Kilij Arslan và cầu xin ông quay trở lại. Nhận ra sức mạnh của quân viễn chinh, Sultan vội vàng đưa quân về thủ đô. Cánh quân tiên phong của người THổ đã bị đánh bại bởi quân đội của Raymond và Robert xứ Flanders vào 20 tháng 5 và quân đội thập tự chinh đánh bại Kilij và đại quân của ông ta trong một trận chiến kéo dài buổi đêm ngày hôm sau. Mặc dù cả hai bên đều bị thiệt hại nặng nề, nhưng cuối cùng Sultan đã chấp nhận rút lui, bỏ mặc lời cầu xin của người Thổ trong thành Nicaea. Các lực lượng còn lại do Robert Curthose cùng với Ralph de Guader và Stephen của Blois chỉ huy đã đến nơi vào đầu tháng sáu. Trong khi Raymond và Adhemar đã đóng xong một ngọn tháp công thành và dùng nó để tấn công vào tháp Gonatas, tòa tháp lớn nhất của Nicaea trong khi thợ mỏ đã tấn công tòa tháp từ dưới lòng đất. Mặc dù đã gây hư hỏng nặng cho tòa tháp nhưng quân thập tự cũng chưa thể tràn lên các bức tường thành. Quân Đông La Mã tới. Hoàng đế Đông La Mã Alexios I lúc đầu đã chọn không đi cùng với quân viễn chinh, nhưng ông đã hành quân đi phía sau họ và đóng quân ở gần Pelecanum. Từ đây, ông đã gửi các con thuyền nhỏ qua đất liền để giúp quân viễn chinh phong tỏa hồ Ascanius, lúc này được sử dụng cung cấp lương thực và vũ khí cho những người bị vây hãm trong Nicaea. Các con thuyền đến nơi ngày 17 tháng 6, dưới sự chỉ huy của tướng Manuel Boutoumites. Tổng tướng quân Tatikios cũng đã đến nơi, cùng với 2.000 lính bộ binh. Alexios đã ra lệnh cho Boutoumites bí mật thương lượng đầu hàng với người Thổ thành phố mà không cho quân thập tự biết. Tatikios đã được lệnh tham chiến với quân thập tự chinh và tiến hành một cuộc tấn công trực tiếp vào các bức tường, trong khi Boutoumites cũng sẽ giả vờ làm như vậy để coi như quân Đông La Mã đã chiếm được thành phố trong trận chiến. Kế hoạch đã được thực hiện và vào ngày 19 tháng 6,người Thổ đầu hàng tướng Boutoumites. Khi những chỉ huy quân viễn chinh phát hiện ra những gì mà Alexios đã làm, họ đã khá tức giận, bởi họ đã hy vọng có thể cướp bóc tiền bạc và của cải từ thành phố nếu như nó thất thủ. Nhưng tướng Boutoumites lúc này đang giữ chức tổng trấn Nicea đã ban lệnh cấm không cho quân thập tự đi vào trong thành phố thành các nhóm lớn hơn 10 người tại cùng một thời điểm. Boutoumites cũng trục xuất các tướng Thổ, những người mà ông coi là không đáng tin cậy. Gia đình của Sultan Kilij Arslan đã được đưa đến Constantinopolis và cuối cùng đã được trả tự do mà không có bất kỳ khoản tiền chuộc nào. Alexios đã ban tặng cho quân viễn chinh ngựa, vàng bạc, của cải và rất nhiều lương thực nhưng quân thập tự chinh hoàn toàn không hài lòng với điều này, bởi họ tin rằng họ có thể có nhiều hơn nếu họ chiếm được thành Nicaea. Boutoumites đã không cho phép họ rời đi cho đến khi tất cả họ đều đã tuyên thệ lời thề chư hầu với để Alexios, nếu như họ không làm như vậy lúc ở Constantinopolis. Giống như khi ở Constantinopolis, Tancred lúc đầu đã từ chối, nhưng cuối cùng ông cũng đã thề. Sau cuộc bao vây. Quân viễn chinh rời khỏi Nicaea vào ngày 26 tháng 6, theo hai cánh quân: Bohemond, Tancred, Robert Flanders, và Taticius ở quân tiên phong, và Godfrey, Baldwin của Boulogne, Stephen, và Hugh Vermandois ở cánh quân phía sau. Taticius đã được lệnh đi theo để đảm bảo khôi phục lại các thành phố bị mát của đế quốc. Tinh thần của họ đang ở mức cao, và Stephen viết thư cho vợ, phu nhân Adela rằng họ dự kiến ​​sẽ ở Jerusalem trong vòng năm tuần nữa. Ngày 01 Tháng Bảy, họ đã đánh bại Kilij tại Dorylaeum, và tháng mười thì họ đã đến Antioch, nhưng họ đã không nhanh chóng tới được Jerusalem cho đến tận hai năm sau ngày họ rời khỏi Nicaea.
1
null
Arothron là một chi thuộc họ Cá nóc. Loài lớn nhất trong chi này là "A. stellatus" dài đến 120 cm (48 inch). Tất cả các loài đều rất độc, có chứa chất độc gây chết người gọi là tetrodotoxin, 10.000 lần độc hơn xyanua. Một liều 1 – 2 mg loại chất độc này có thể gây chết người. Các loài. Chi này gồm các loài sau:
1
null
Thanh ngang (hay thanh không dấu) là một trong sáu thanh điệu của tiếng Việt. Ký hiệu. Thanh ngang không có dấu phụ thêm vào Sử dụng. Thanh ngang là thanh xuất hiện trong các âm tiết nhiều thứ 3 trong tiếng Việt, với tổng số âm tiết có thanh ngang vào khoảng 1029 âm tiết (nhỏ hơn thanh nặng:1049 và thanh sắc: 1426). Trong từ láy, thanh ngang thường đi với chính nó và các thanh sắc, hỏi. Ví dụ: đau đớn, lung linh, cỏn con... Đối với những âm tiết kết thúc bằng những âm tắc vô thanh như t, c, p, ch, không có trường hợp nào đi với thanh ngang. Ví dụ: có những âm tiết: trách, bát, lạc... nhưng không thể có các âm tiết như: trach, bat, lac…
1
null
Cung điện Buda hay Lâu đài Buda (, , ) là một lâu đài lịch sử và tổ hợp cung điện của các vị vua Hungary ở Budapest, được hoàn thành lần đầu vào năm 1265. Trong quá khứ nó cũng có tên gọi Cung điện hoàng gia () và Lâu đài hoàng gia (, ). Lâu đài Buda được xây ở mũi phía nam của đồi Lâu đài, phía bắc giáp quận Lâu đài (), nổi tiếng với các tòa nhà và giáo đường Công giáo và tòa nhà công cộng thế kỷ 19 theo phong cách trung cổ. Nó được nối với quảng trường Clark Ádám và cầu dây xích Széchenyi bởi đường sắt leo núi Lâu đài Budapest. Lâu đài Buda là một phần của di sản thế giới được công nhận năm 1987.
1
null
Nagant M1895 là loại súng ngắn ổ xoay với ổ đạn 7 viên do hai anh em Nagant là Emile và Leon người Bỉ phát triển vào cuối những năm 1880 đến đầu những năm 1890. Tại Nga loại súng này được sản xuất với số lượng rất lớn sau khi được thông qua vào ngày 13 tháng 5 năm 1895, loại súng này cũng được bán cho nhiều nước trong đó có Ba Lan, Hy Lạp và Thụy Điển với số lượng nhỏ nhưng không có đầy đủ các đặc tính đặc biệt của loại súng này. M1895 đã trở thành súng ngắn tiêu chuẩn trong Hồng Quân cho đến năm 1930 khi nó bắt đầu bị thấy lỗi thời nhưng vẫn được chế tạo và sử dụng để chiến đấu với số lượng nhỏ trong chiến tranh thế giới thứ hai và việc chế tạo chỉ dừng lại trong những năm 1950. Súng rất bền và hiện tại loại súng này vẫn được thấy sử dụng bởi một số nhân viên thi hành công vụ và bảo vệ dù khẩu súng được mang có tuổi nhiều hơn người mang nó từ 2 đến 4 lần. Các khẩu Nagant-M1895 mới được sản xuất thường được dùng để sử dụng cho thể thao với loại đạn 7.62mm và 5.6mm (.22LR). Thiết kế. Nagant M1895 sử dụng một cơ chế hoạt động khá độc đáo cho một loại súng ngắn ổ xoay là sử dụng ổ đạn dạng xy lanh kín khí. Đối với các loại súng ổ xoay bình thường khác, có một khoảng cách nhỏ giữa ổ đạn và nòng việc này khiến viên đạn phải di chuyển một đoạn ngoài trước khi có thể đi vào nòng súng lúc bắn, nó làm thất thoát một lượng lớn khí nén mà thuốc đạn tạo ra qua khe hở này. M1895 thì sử dụng thiết kế khác, khi búa điểm hỏa vào vị trí chuẩn bị khai hỏa ổ đạn sẽ được ép lên phía trước để khe hở giữa nòng và ổ đạn bị ép kín không cho bất kỳ áp lực khí nào bị thất thoát khi bắn. Viên đạn cũng được thiết kế khá độc đáo, toàn bộ đầu đạn được nhét vào vỏ đạn chứ không nhô ra ngoài và được thiết kế theo kiểu cổ vỏ chai phía đầu để tăng khả năng hội tụ áp lực khí. Thiết kế kiểu kín và loại đạn khá thú vị khiến cho sơ tốc của viên đạn tăng lên 15–45 m/s cũng như tầm bắn xa và chính xác hơn. Thiết kế kín khí này cũng làm cho M1895 trở thành ví dụ rất hiếm về việc súng ngắn ổ quay có thể gắn ống hãm thanh vì không có khe hở để áp lực khí thoát ra ngoài gây tiếng động ngoài nòng súng và khi hãm thanh súng gần như không có tiếng động. Dù vậy thiết kế này có nhược điểm là không thể tách ổ đạn ra khỏi thân súng cho việc bỏ vỏ đạn cũ và nạp đạn nhanh. Để bỏ vỏ đạn cũ xạ thủ sẽ phải mở miếng che, xoay ổ đạn và sử dụng một que dài đẩy từng vỏ đạn ra qua một khe nhỏ nằm ở bên thân súng, sau đó nạp từng viên vào cũng qua khe này sau đó đóng miếng che lại. Dù súng có cách nạp đạn hơi bị chậm nhưng súng được đánh giá là loại súng tốt, chính xác, đáng tin cậy, bền và rất phổ biến trong quân đội.
1
null
Cá nóc gai bản đồ, tên khoa học Arothron mappa, là một loài cá nóc gai trong chi "Arothron" được tìm thấy ở các ám tiêu khắp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Nó có thể dài đến 65 cm. Nó có hình oval và bao phủ bởi các gai nhỏ. Nó có bề ngoài trông như bản đồ. Thức ăn loài cá này gồm có tảo, san hô, bọt biển, các loài sống đuôi, loài giáp xác và động vật thân mềm. Như nhiều loài cá nóc gai khác, loài này rất độc không thể dùng làm thực phẩm được.
1
null
Clavelina moluccensis là một loài sống đuôi trong chi "Clavelina". Giống như tất các các loài trong lớp Ascidiacea, loài động vật này là loài ăn bằng cách lọc nước. Loài này dài 0.5-2.5 cm, có màu từ xanh biển sáng đến xanh biển vừa. Trên các zooid có các mảng và chấm màu xanh biển đậm thường có thể nhìn thấy được. Loài này phân bố ở các vùng nước quanh Australia, Tây Thái Bình Dương, Indonesia, Papua New Guinea, quần đảo Mariana, Philippines, Singapore, và Malaysia. Chúng mọc thành đám gắn vào san hô chết hoặc chất nền cứng khác, thông thường dưới phần nhô ra.
1
null
là một nhân vật hư cấu trong bộ manga nguyên tác và các bản chuyển thể của "Bleach" do Kubo Taito sáng tạo. Cậu là nhân vật chính của bộ truyện và nhận được sức mạnh của Shinigami sau khi gặp gỡ Kuchiki Rukia - một Shinigami được giao nhiệm vụ tuần tra thành phố hư cấu của Thị trấn Karakura. Tác dụng phụ là Rukia bị mất hết sức mạnh, nhờ đó Ichigo thay thế cô nhận nhiệm vụ chiến đấu với những linh hồn ma quỷ (được gọi là Hollow) và đưa những linh hồn hoàn toàn chưa bị vấy bẩn tới một chiều không gian gọi là Soul Society. Ichigo có mặt ở nhiều phương tiện truyền thông sau khi bộ manga ra mắt, kể cả bộ anime truyền hình, bốn bộ anime điện ảnh, hai bộ OVA, nhạc kịch rock, một số trò chơi video, light novel và phần phim điện ảnh người đóng (2018). Kubo chia sẻ rằng anh sáng tạo ra Ichigo nhằm thay thế Rukia thành nhân vật chính của bộ truyện, vì thấy cô không phù hợp với vai trò ấy. Ở bản chuyển thể anime truyền hình, Ichigo được lồng tiếng Nhật bởi Morita Masakazu. Ở bản lồng tiếng Anh, người thể hiện giọng cậu là diễn viên Johnny Yong Bosch. Ở phần phim điện ảnh người đóng, người hóa thân cậu là diễn viên Fukushi Sota. Tính cách của cậu đã nhận được sự hưởng ứng từ cả phía độc giả lẫn các cây viết phê bình. Ichigo thường có mặt trong cuộc bầu chọn độ nổi tiếng của nhân vật do "Weekly Shōnen Jump" tổ chức. Cậu liên tục được liệt là nhân vật nổi tiếng nhất trong "Bleach". Cuộc bầu chọn của tạp chí Nhật Bản "Newtype" (2007) xếp Ichigo vào hãng ngũ 100 nhân vật anime được yêu mến nhất. Những cây viết đánh giá bộ truyện đã dành lời khen cá tính của cậu, dẫu cho một số người xem cậu là một phản anh hùng dập khuôn. Những mặt hàng thương mại dựa trên nhân vật Ichigo đã được bày bán, kể cả đồ chơi, quần áo và action figure. Tuy nhiên, các nhà phê bình ghét những cảnh cậu chiến đấu tệ hại ở nửa sau của bộ truyện do thiếu những cảnh đáng nhớ vào lúc ấy. Sáng tạo và xây dựng nhân vật. Khi đang sáng tác bộ manga, Kubo bình luận rằng ban đầu định chọn Rukia (nhân vật đầu tiên mà anh giới thiệu trong "Bleach") làm nhân vật chính. Tuy nhiên, trải qua những giai đoạn phát triển truyện tiếp theo, Kubo quyết định biến cô thành một đồng minh uy tín rồi chọn Ichigo làm nhân vật chính. Tạo hình phác thảo đầu tiên của Ichigo là đeo kính, mái tóc màu đen và đôi mắt hiền hơn. Song khi đang thiết kế Rukia, Kubo lại điều chỉnh ngoại hình của Ichigo tương phản với cô: Ichigo có mái tóc màu cam, bản mặt cau có đặc trưng và không đeo kính. Ở chương đầu tiên của bộ truyện, chiếc đồng hồ đeo tay của Ichigo dựng theo chính đồng hồ mà Kubo đeo lúc ấy. Ở những chương sau, đồng hồ đeo tay của cậu dựng theo chiếc điện thoại di động W11K của Fukasawa Naoto. Theo lời Kubo, Ichigo cùng với Inoue Orihime là những nhân vật khó phác họa nhất. Trong lúc vẽ minh hoạt một cảnh của Ichigo, Kubo thấy lúng túng khi vẽ nụ cười trên mặt cậu. Kubo nhận xét rằng điểm mạnh lớn nhất của Ichigo là tính ân cần và chu đáo. Cậu luôn nghĩ cho người khác. Tuy nhiên, tác giả lưu ý rằng đây là điểm yếu lớn nhất của cậu, vì việc lo lắng cho bạn bè thường khiến cậu gặp nguy hiểm. Khi được hỏi trong một buổi phóng vấn rằng liệu tác giả có ý định chú trọng vào tình tay ba giữa Ichigo, Orihime và Rukia không, Kubo chẳng chọn đính chính hay phủ nhận vì ông không muốn chú tâm đến chuyện tình cảm. Kubo cho rằng Ichigo nổi tiếng với các độc giả là vì cậu "trông thật ngầu". Anh còn có nói rằng khi mọi người đọc thêm về cậu, họ sẽ phát hiện ra cậu là một người ấm áp và tốt bụng. Sau khi phát hành hơn năm mươi tập manga, Kubo tin rằng Ichigo là nhân vật được phát triển nhiều nhất. Anh thấy rằng Ichigo là người dẫn dắt cốt truyện và đưa độc giả đến các sự kiện trong truyện. Khi tiểu phần Arrancar khép lại, Kubo tái khởi động bộ truyện và làm Ichigo mất đi sức mạnh Shinigami của mình. Cũng giống như cách mà Ichigo trở thành Shinigami ở chương đầu tiên của truyện; cậu bắt đầu tìm cách khôi phục sức mạnh vốn có. Ở tiểu phần truyện này, Ichigo diện một bộ đồ mới sau khi phát triển sức mạnh Fullbring. Kubo muốn mang tới cho độc giả cảm giác khó chịu với thiết kế này vì nó trông giống trang phục của một nhân vật "tokusatsu" hơn là bộ kimono của cậu trong hình dạng Shinigami, tới mức làm họ thấy rằng nó hợp với Shinjo Ginjou hơn. Vì thế mà Kubo lưu ý rằng độc giả cảm thấy nhẹ lòng khi chứng kiến cậu một lần nữa mặc một bộ kimono trong hình hài Shinigami, dù cho nó có hơi khác với bộ đồ gốc. Người lồng tiếng cho Ichigo lúc thiếu niên là Morita còn diễn viên Matsuoka Yuki thể hiện giọng của cậu lúc nhỏ ở bản anime. Morita cho biết Ichigo là một trong những nhân vật yêu thích mà anh từng hóa thân bên cạnh Tidus trong "Final Fantasy X". Johnny Yong Bosch là người lồng tiếng Ichigo lúc thiếu niên còn Mona Marshall lồng tiếng cậu lúc nhỏ ở bản phim tiếng Anh. Khi đang miêu tả Ichigo là một trong những vai hay nhất của mình, Morita lưu ý rằng đôi lúc khó mà lồng tiếng cho cậu. Bosch yêu thích lồng tiếng cho Ichigo do cá nhân anh để tâm tới khía cạnh đạo đức của cậu. Tuy nhiên, anh gặp khó khi lồng tiếng cậu ở một số cảnh, lúc Ichigo hét rất lâu. Xuất hiện. Trong "Bleach". Ichigo là học sinh tại Trường trung học Karakura và có khả năng nhìn thấy hồn ma. Cậu gặp một Shinigami tên Kuchiki Rukia từ tổ chức bí mật gọi là Soul Society - họ chịu trách nhiệm đưa linh hồn sang kiếp sau. Cùng lúc ấy, gia đình Ichigo bị một con Hollow (linh hồn đã chết trở thành một con quái vật chuyên đi hấp thụ linh hồn và là kẻ thù của Shinigami) tấn công. Sau khi bị thương do cố gắng cứu mạng Ichigo khỏi đòn tấn công của Hollow, Rukia chuyển sức mạnh Shinigami của mình sang cậu để cậu có thể cứu gia đình mình. Nhiều tháng sau, Ichigo thay thế Rukia làm Shinigami để bảo vệ Thị trấn Karakura khỏi bọn Hollow, và tình bạn giữa họ tiếp tục phát triển. Quá khứ của Ichigo cũng được tiết lộ khi cậu đương đầu với Grand Fisher (Hollow đã sát hại mẹ cậu khi cậu mới chín tuổi). Đúng lúc này, Soul Society cử hai sĩ quan cấp cao đến bắt Rukia về để quy tội chuyển sức mạnh Shinigami sang con người. Trong lúc tập huấn với Urahara Kisuke nhằm giải cứu Rukia, Ichigo kích hoạt sức mạnh Shinigami của riêng cậu và biết được tên của thanh gươm Zanpakutō là . Anh đưa bạn bè đi cùng mình tới Soul Society, họ gồm: Yasutora "Chad" Sado, Inoue Orihime và Ishida Uryū. Ichigo chạm trán với of Gotei 13, lực lượng vũ trang chính ở Soul Society. Trên đường đến nhà tù nơi giam giữ Rukia, Ichigo đã chạm trán và lần lượt đánh bại các Shinigami khác gồm Abarai Renji, Zaraki Kenpachi và Kuchiki Byakuya (anh trai nuôi của Rukia). Ở trận đánh với Byakuya, Ichigo học được kỹ thuật "Bankai", giúp gia tăng tốc độ của cậu lên rất nhiều. Sau một trận đánh dài, cậu đánh bại được Byakuya, và anh này thú nhận lý do cố sát hại em gái mình. Đội trưởng Aizen Sōsuke (trước đó đã giả vờ chết) là thủ phạm đứng sau vụ bắt giữ Rukia và những hỗn loạn gây ra ở Soul Society. Y rời Soul Society và chạy trốn đến cõi Hollow là Hueco Mundo. Không lâu sau, Aizen nhắm tới Thị trấn Karakura và đến đây với đội quân Arrancar (những Hollow giả dạng con người với sức mạnh của Shinigami) sau khi khuất phục họ. Nhằm đánh bại đám Arrancar và kiểm soát sức mạnh Shinigami, Ichigo bắt đầu tập luyện với nhóm Shinigami bị ruồng bỏ gọi là Visored. Trong cuộc xâm lược Thị trấn Karakura, cô bạn của Ichigo là Inoue Orihime bị Ulquiorra Cifer (một trong những Arrancar mạnh nhất của Aizen: The Espadas) bắt cóc. Ichigo và bạn bè tự ý đến Hueco Mundo để tìm Orihime. Sau khi đánh bại Espada Grimmjow Jaegerjaquez, Ichigo cứu được Orihime và đánh bại Ulquiorra. Ngay sau đó, Ichigo trở về từ Hueco Mundo để tới Thị trấn Karakura, chạm trán với Aizen. Trong thời gian trận chiến tạm ngừng, Ichigo học được kỹ thuật mới gọi là làm suy yếu và hạ gục Aizen, tạo điều kiện cho Urahara phong ấn y bằng vòng chắn kidō, và cái giá là Ichigo mất đi sức mạnh của mình. Mười bảy tháng sau, Ichigo trở thành học sinh cao trung. Khởi đầu tiểu phần Lost Agent mô tả cuộc đời cậu sau khi mất sức mạnh. Một ngày nọ, cậu gặp Ginjō Kūgo (một Fullbringer từ nhóm Xcution). Ginjo đưa ra đề nghị tái tạo sức mạnh Shinigami cho Ichigo, đổi lại cậu giúp nhóm của anh ta trở thành người thường. Nhờ sự giúp đỡ của họ, Ichigo kích hoạt sức mạnh Fullbring riêng qua Huy hiệu Shinigami dự bị. Tuy nhiên, sau đấy Ichigo biết được Ginjo và đồng minh Tsukishima Shūkurō (một Fullbringer với năng lực thay đổi ký ức của người khác) đã lợi dụng cậu để lấy sức mạnh Fullbring cho Xcution sử dụng. Rukia vận chuyển Reiatsu của các sĩ quan cấp cấp cao thuộc Gotei 13 và những Shinigami khác thông qua một thanh kiếm đặc biệt và khôi phục sức mạnh Shinigami cho Ichigo. Ichigo chiến đấu Ginjo với sức mạnh Shinigami mới nâng cấp và trong cuộc đấu tay đôi ấy, truyện tiết lộ Ginjo là Shinigami dự bị đầu tiên. Mặc cho đã biết sự thật, Ichigo hạ quyết tâm bảo vệ mọi người và hỗ trợ các Shinigami khác đánh bại Ginjo. Dẫu cho biết được từ Ginjō rằng Soul Society kiểm soát và hạn chế sức mạnh của họ, song Ichigo vẫn hứa với các Shinigami là cùng kề vai sát cánh với họ. Trong khi tuần tra Thị trấn Karakura, Ichigo nhận được thông báo về cuộc xâm lược Hueco Mundo của Wandenreich (một nhóm Quincy). Cậu cùng bạn bè đến Hueco Mundo để giải phóng vùng đất ấy khỏi (một trong những sĩ quan cấp cao của Wandenreich). Sau đó, Ichigo phát hiện nhóm Quincy đang tấn công Soul Society. Ngay sau cái chết của Tổng chỉ huy Yamamoto, Ichigo chạm trán với (thủ lĩnh của Wandenreich). Trong trận đánh bất phân thắng bại với Yhwach, thanh "Zanpakutō" của Ichigo bị gãy và Yhwach rời Soul Society. Ichigo trở lại Nhân giới, cậu biết được sự thật rằng mẹ mình là một Quincy thuần chủng; bà bị hollow hóa sau khi bị White (thí nghiệm Hollow của Aizen) làm lây nhiễm. Rồi Isshin cứu mạng bà với cái giá là mất đi sức mạnh Shinigami của ông. Sau đấy Ichigo biết được thực thể mà cậu tin là Zangetsu, thực chất là hiện thân sức mạnh Quincy của cậu, còn sức mạnh Hollow ẩn mới là Zangetsu thật. Dẫu vậy, Ichigo vẫn chấp nhận anh ta khi lấy được Zanpakutō thật mới rèn lại ở dạng "Shikai" mới. Trong cuộc xâm lược lần thứ hai của Wandenreich, Ichigo và bạn bè đối mặt với Yhwach ở Điện Soul King. Ichigo bị mất kiểm soát, song Tsukishima và Orihime đã cùng cố gắng sửa chữa thanh Tensa Zangetsu thật bị hỏng của cậu. Cùng với Uryū, Renji và Aizen, Ichigo đã đánh bại Yhwach. Trong các tác phẩm khác. Ichigo xuất hiện ở bốn phần phim điện ảnh gồm ', ', ' và '. Cậu cũng có mặt ở tất cả các bộ OVA; chiến đấu với một Hollow tên là Grand Fisher ở bộ đầu tiên và chạm trán với Shinigami giả Baishin ở bộ thứ hai. Trong loạt trò chơi video "Bleach", Ichigo là một nhân vật người chơi, kể cả loạt ' và '. Ở một số trò, dạng Hollow và dạng "Bankai" được trình bày ở các nhân vật riêng biệt. Ở "Rock Musical Bleach" (vở nhạc kịch dựa trên "Bleach"), người thủ vai Ichigo là Isaka Tatsuya. Nhân vật của anh có mặt trong hai tập từ bộ đĩa soundtrack CD "Bleach Beat Collection", với các bản nhạc hiệu do diễn viên lồng tiếng cho Ichigo, Morita Masakazu sáng tác. Bộ đĩa chứa tập đầu tiên của mùa bốn (trong tập đó cậu là nhân vật duy nhất) và tập bốn của mùa phim này cùng với Rukia. Ichigo còn hiện diện ở tập đầu tiên của bộ soundtrack CD "Bleach Breathless Collection" cùng với hiện thân sức mạnh Quincy của cậu. Đón nhận. Độ nổi tiếng. Dựa trên các độc giả của "Bleach", Ichigo luôn có thứ hạng cao trong các cuộc bầu chọn độ nổi tiếng của bộ truyện bởi "Weekly Shōnen Jump". Cậu thường giành vị trí số một, chỉ trừ năm 2008 thì bị rớt xuống thứ ba. Thanh gươm Zangetsu của cậu cũng xếp thứ ba trong cuộc bầu chọn độ phổ biến của "Zanpakutō". Trong cuộc bầu chọn của tạp chí Nhật Bản "Newtype" (2007), Ichigo nằm trong số những vật nam trong anime giỏi nhất. Ở Hiệp hội quảng bá hoạt hình Nhật Bản (SPJA), Ichigo được lựa chọn là nhân vật nam trong anime hay nhất năm 2008. Đơn vị phân phối âm nhạc Nhật Bản "Recochoku" đã tiến hành hai khảo sát thường niên xem nhân vật anime nào mà khán giả muốn cưới hơn cả. Ichigo đứng thứ mười trong hạng mục "Nhân vật tôi muốn lấy làm chồng" ở cuộc khảo sát năm 2008 và đạt hạng tám ở cuộc bầu chọn năm 2009. Wizard Entertainment xem Ichigo là anh hùng hay nhất năm 2007, ấn phẩm nhận xét rằng cậu không cố trở thành người hùng điển hình song vẫn chiến đấu để bảo vệ bạn bè. Cậu còn được xếp thứ hai mươi trong "Top 25 nhân vật anime hay nhất mọi thời đại" của IGN với nhận xét xoay quanh thiết kế và cá tính của cậu. Ichigo còn có hai lần góp mặt trong các cuộc bầu chọn của Anime Grand Prix, nằm trong số những nhân vật nam nổi tiếng nhất trong anime. Tại lễ trao giải Seiyu Award đầu tiên vào tháng 3 năm 2007, Morita Masakazu giành chiến thắng hạng mục "Nam diễn viên mới xuất sắc nhất" nhờ vai Kurosaki Ichigo. Diễn viên lồng tiếng Ichigo ở bản chuyển thể tiếng Anh là Johnny Yong Bosch cũng được Anime News Network (ANN) khen ngợi với màn hóa thân giọng của Ichigo, làm cho ấn phẩm tán thưởng so sánh phần thể hiện của Bosch và Morita. Nhiều mặt hàng thương mại dựa trên ngoại hình của Ichigo đã được chế tác, kể cả action figure, đồ chơi nhồi bông và móc chìa khóa. Kể từ khi bộ truyện ra đời, các mẫu bản sao "Zanpakutō" và "Bankai" của Ichigo đã được sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người sưu tầm và người hâm mộ. Đánh giá chuyên môn. Nhiều ấn phẩm đánh giá manga, anime, trò chơi video và các sản phẩm truyền thông liên quan khác đã đưa ra cả những lời khen lẫn chê nhân vật Ichigo. Melissa Harper của ANN bình luận rằng những hành động nổi loạn lúc đầu của Ichigo gần như biến cậu thành một phản anh hùng điển hình, song lưu ý hóa ra cậu là một nhân vật phức tạp hơn nhiều với một quá khứ đau thương. Charles Solomon của "Los Angeles Times" bình luận rằng tính cách của Ichigo khác biệt nhiều so với các nhân vật chính của những truyện khác vì tính khí thất thường và xu hướng chiến đấu của cậu. Tuy nhiên, anh nói thêm rằng độc giả đọc truyện vẫn "yêu" Ichigo. Cách mà Ichigo trở thành Shinigami được Carlos Alexandre nhận định là tương đối phổ biến. Anh lưu ý rằng hình tượng Ichigo - một "chàng trai cứng cỏi với trái tim vàng" - đã được thực hiện ở một số truyện. Charles White của IGN tán dương trận đánh đỉnh cao của Ichigo với Kuchiki Byakuya là một trong những trận đánh hay nhất trong bộ truyện "Bleach", và sau này Ramsey Isler dành thêm lời khen cho cả phần thiết kế lẫn lồng tiếng cho Hollow ẩn của Ichigo. Khâu phát triển của Ichigo ở tiểu phần Giải cứu (khi mà cậu chuẩn bị cứu Kuchiki Rukia khỏi bị hành quyết) đã nhận được lời khen từ Theron Martin của ANN. Anh ca ngợi những cảnh mà Ichigo cố ngăn chặn Rukia bị hành quyết và màn thể hiện "Bankai" của cậu sau đấy là một trong "những khoảnh khắc bước ngoặt cực kỳ thỏa mãn trong truyện". Corrina Lawson Wired News bình phẩm rằng cô thích tinh thần trách nhiệm cao của Ichigo và cho rằng đây là một trong những lý do làm bộ truyện nổi tiếng. Tuy nhiên, tương tác đầu tiên giữa Ichigo và Rukia là đề tài phê phán của Film School Rejects, trang này bày tỏ thất vọng rằng Rukia bị tụt dốc từ một Shinigami mạnh mẽ thành nhân vật phụ yếu đuối, trong khi Ichigo trở thành nhân vật chính mang sức mạnh của cô. "Anime News Network" phê bình cách xử lý những tình tiết mà Ichigo đương đầu với những kẻ thù lớn nhất (Aizen và Ginjou) ở những tiểu phần sau. Trong khi tiểu phần Aizen bị cho là thiếu cao trào và có thể đem đến cho truyện cái kết hợp lý, thì tiểu phần Ginjou lại chẳng có tác tác động nào đến tính cách của Ichigo, mặc cho mối quan hệ bất ổn của họ là do những kế hoạch của Ginjou gây ra. Tương tự, ở trận đánh cuối bộ manga giữa Ichigo và các đồng minh đối đầu với Yhwach lại thiếu tính giải trí, mang lại cảm giác gấp rút do toàn bộ các nhân vật hỗ trợ cậu trong thời gian ngắn và cách mà Ichigo có thể vận dụng sức mạnh của mọi loại nhân vật trong quá trình này. Trong thời gian xuất bản bộ manga, Kubo Taito chia sẻ rằng anh nhận được lá thư từ một độc giả quyết định đặt tên con trai anh ta là "Ichigo". Việc này vừa làm tác giả vui mừng lẫn lo sợ vì tác phẩm của anh đã tác động đến những người khác ra sao. Đồng thời, khi thấy rằng mình đã làm nên một bộ manga hay, Kubo quyết định nghiên cứu nhân vật nhiều hơn nữa với hy vọng một khi Ichigo thật trưởng thành, cậu bé sẽ thấy tự hào với cái tên của mình.
1
null
Huyện Bắc và Trung Andaman là một trong 3 huyện thuộc Quần đảo Andaman và Nicobar nằm trong Vịnh Bengal. Thị trấn Mayabunder là thủ phủ của huyện. Tổng diện tích của huyện là 3251.85 km². Hành chính. Huyện gồm có 3 tehsil (tương đương cấp xã) là Diglipur, Mayabunder và Rangat.
1
null
Ibrahimpatnam mandal là một trong 50 mandal thuộc huyện Krishna, bang Andhra Pradesh, Ấn Độ. The mandal is located on the banks of Krishna River and is bounded by Kanchikacherla, Veerullapadu, G. Konduru and Vijayawada (rural) mandals. The mandal is also a part of the Andhra Pradesh Capital Region under the jurisdiction of APCRDA.
1
null
Agni là một làng panchayat ở phía nam bang Karnataka, Ấn Độ. Về mặt hành chính, Agni trực thuộc Shorapur Taluka của huyện Yadgir ở Karnataka. Làng Agni cách 1,5 km đường bộ về phía tây của làng Agthirth và 14 km về phía bắc của làng Hunasagi. Đầu tàu gần nhất là ở Yadgir. Có tám ngôi làng trong gam panchayat: Agni, Agthirth, Amlihal, Badlapur-Becharak, Bendartalhalli, Handral, Huvinhalli và Karibhavi.
1
null
Nam Andaman () là một trong 3 đơn vị hành chính cấp huyện của vùng lãnh thổ Quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ. Thị trấn Port Blair là thủ phủ của vùng, đồng thời cũng là thủ phủ của huyện. Diện tích của huyện xấp xỉ 2.980 km². Hành chính. Huyện được phân thành 3 "tehsil" (tương đương cấp xã) là Port Blair, Ferrargunj và Little Andaman.
1
null
Car Nicobar ( trong tiếng Car) là đảo cực bắc trong quần đảo Nicobar. Đây cũng là một trong ba đơn vị hành chính địa phương tạo nên huyện Nicobar, một phân của lãnh thổ liên bang Quần đảo Andaman và Nicobar. Lịch sử. Car Nicobar nằm giữa hai đảo Little Andaman và Nancowry. Vùng nằm dưới eo biển Ten-degree nằm dưới sự quản lý của Car Nicobar. Hòn đảo nói chung là bằng phẳng, tuy ở mạn bắc có vài vách đá còn trong nội địa có một cụm gò đồi nhỏ. Rìa đảo là bãi biển cát trắng cùng đất bằng từ lũ tích san hô. So với Middle Andaman hay South Andaman, Car Nicobar là một đảo nhỏ, rộng chỉ . Phân tích cho thấy đất đai nơi đây có thành phần chính là cát với đất sét làm cản trở sự phát triển cây trồng nông nghiệp. Dừa và cau là cây sản xuất chính mọc trong vùng này. Khí hậu. Car Nicobar mang khí hậu nhiệt đới, cách đường xích đạo chỉ 9 độ, với lượng mưa hàng năm là 400 mm. Dữ liệu trong mười năm qua cho thấy độ ẩm trung bình là 79%, nhiệt độ trung bình cao là 30,20 °C, nhiệt độ trung bình thấp là 23,00 °C.
1
null
Tilaurakot là một ngôi làng nằm gần biên giới Ấn Độ, thuộc huyện Kapilvastu, phía Nam Nepal. Vào thời điểm Cuộc điều tra dân số năm 1991 của Nepal, ngôi làng này có dân số 5.684 trong 944 hộ gia đình. Ngôi làng này nổi tiếng vì được xác định là một Thánh địa Phật giáo, tọa lạc của ngôi thành Ca-tỳ-la-vệ cổ đại, được các kinh điển Phật giáo công nhận là quê hương của Phật Thích-ca, nơi ông đã sống 29 năm trong cuộc đời mình trước khi xuất gia. Vị trí của thành Ca-tỳ-la-vệ cổ đại? Những cuộc tìm kiếm vị trí của thành Ca-tỳ-la-vệ cổ đại vào thế kỷ XIX dựa trên các ghi chép của hai nhà sư Trung Quốc là Pháp Hiển và Huyền Trang khi 2 ông đến nơi này hành hương vào thế kỷ thứ V và thế kỷ thứ VII. So sự mô tả khác nhau về khoảng cách của 2 nhà sư Trung Quốc dẫn đến có 2 quan điểm chính khác biệt về vị trí được xác định là thành Ca-tỳ-la-vệ cổ đại. Hiện tại, nhiều học giả Phật giáo công nhận vị trí thành Ca-tỳ-la-vệ nằm tại ngôi làng Tilaurakot., cách 16 km so với ngôi làng Piprahwa, thuộc huyện Siddharth Nagar, bang Uttar Pradesh, nơi mà phía Ấn Độ xác quyết đấy mới chính là vị trí của thành Ca-tỳ-la-vệ cổ đại.
1
null
Golugonda là một mandal thuộc huyện Visakhapatnam, bang Andhra Pradesh. This village is famous for availability of semi-precious stones. Special police squads have been formed to prevent illegal quarrying of semi-precious stones both here and in other mandals in the district. Assembly constituency. Golugonda was an assembly constituency in Andhra Pradesh.
1
null
Gaṇasangha (Sanskrit: गणसङ्घ) hoặc Gaṇarājya (Sanskrit: गणराज्य) là một dạng chính thể tập quyền hoặc cộng hòa cổ đại trong thời kỳ Mahajanapada ở phía Đông Ấn Độ cổ đại. Mô hình phổ biến của dạng chính thể này có thể là thị tộc đơn nhất (như tiểu quốc Shakya) hoặc liên minh thị tộc (như tiểu quốc Koli). Chính thể này rất thịnh hành ở các tiểu quốc tương ứng với các vị trí gần biên giới Ấn Độ ngày nay.
1
null
Thích-ca hay Shakya (chữ Hán: 釋迦, Sanskrit: , Devanagari: शाक्य, : , , hoặc ) là một thị tộc Ấn Độ cổ đại trong thời kỳ Vệ-đà (1000–500 TCN) sang đến thời kỳ Mahajanapada (khoảng 600 - 200 TCN) trong lịch sử Ấn Độ và Nepal ngày nay. Sự tồn tại của thị tộc này được xác thực bởi các kinh điển Phật giáo, tương ứng với khoảng cuối thời kỳ đồ sắt (khoảng 600–300 TCN). Thị tộc Thích-ca từng thành lập một tiểu quốc của riêng mình với danh hiệu "Śākya Gaṇarājya". Kinh đô của tiểu quốc này là thành Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavastu), được cho là tương ứng vị trí ngày nay tại làng Tilaurakot (Nepal) hoặc làng Piprahwa (Ấn Độ). Nhân vật nổi tiếng nhất của thị tộc Thích-ca chính là Tất-đạt-đa Cồ-đàm (Siddhartha Gautama), người đã sáng lập nền tảng hình thành nên Phật giáo (khoảng thế kỷ thứ VI đến thế kỷ thứ IV TCN) và được tôn xưng là Đức Phật (tức "người đã được giác ngộ"). Ông là con trai của vua Tịnh Phạn (Śuddhodana), một người lãnh thị tộc và là quốc vương của tiểu quốc Śākya Gaṇarājya. Mặc dù rất nhiều giai thoại hư cấu về cuộc đời ông được các tín đồ thêm thắt vào về sau, tuy nhiên các nhà nghiên cứu sử học đều công nhận ông là một nhân vật lịch sử có thật và là nhân vật kiệt xuất nhất của thị tộc Thích-ca.
1
null
Koliya (, "Koliyā"; phiênn âm tiếng Pali: "Koḷiya"; chữ Hán: 拘利; phiên âm Hán Việt: Câu-lợi, Câu-lị) là một thị tộc Ấn Độ cổ đại trong thời Phật tại thế. Thị tộc này được cho là thuộc giai cấp Kshatriya ("Sát-đế-lị"), hậu duệ của thị tộc Adicca (Iksvaku) trong triều đại Thái Dương, tương tự thị tộc Shakya. Các thành viên của cả hai thị tộc đều rất tự hào về tính thuần chủng của dòng máu hoàng gia và đã duy trì truyền thống hôn nhân giữa 2 thị tộc trong nhiều thế hệ. Như tông chủ của tộc Shakya Suddhodana cưới 2 chị em Mahamaya và Mahaprajapati, con gái của tông chủ thị tộc Koliya là Anjana. Trong khi đó, con trai của Anjana, người kế vị tông chủ tộc Koliya, là Suppabuddha cưới em gái của Suddhodana là Pamita. Ở thế hệ kế tiếp, con trai của Suddhodana là Siddhartha cưới con gái của Suppabuddha là Yashodhara. Mặc dù có liên hệ hôn nhân gần gũi, nhưng xung đột giữa 2 thị tộc này vẫn thỉnh thoảng bùng phát. Lược sử. Địa bàn kiểm soát của tộc Koliya cũng nằm bên sông Rohni như tộc Shakya. Thủ lãnh của từng nhánh tộc được gọi là raja ("tiểu vương"), trong khi đó vị tông chủ của cả tộc được gọi là maharaja ("đại vương") hoặc ganapati ("quốc chủ"). Tuy vậy, cả hai tộc đều cai trị theo chính thể cộng hòa cổ đại và đều độc lập với nhau. Lãnh thổ kiểm soát của tộc Koliya được xác định là gần tương ứng với địa bàn của huyện Nawalparasi, Nepal ngày nay.
1
null
Piprahwa là một ngôi làng gần biên giới Ấn Độ, thuộc huyện Siddharthnagar, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Gạo Kalanamak, một loại gạo thơm nổi tiếng, cùng nhiều loại gia vị là đặc sản cùng ngôi làng này. Tuy nhiên, Piprahwa còn được biết đến nhiều hơn với các di chỉ khảo cổ cho thấy đó có thể là nơi chôn cất của phần xá-lợi của Đức Phật Thích-ca trao cho tộc Shakya. Một ngôi tháp xá-lợi ("stupa") lớn và tàn tích của một số tu viện cũng như một cung điện đã được phát hiện nằm trong vị trí của làng. Một số di chỉ và dấu tích đền thờ cổ xưa đã được phát hiện tại gò Ganwaria kế cận. Một số học giả đã gợi ý rằng địa điểm Piprahwa-Ganwaria chính là địa điểm của thành quốc Ca-tỳ-la-vệ ("Kapilavastu") cổ xưa, kinh đô của vương quốc Shakya, nơi mà Siddhartha Gautama đã trải qua 29 năm đầu tiên của cuộc đời. Chính quyền Ấn Độ xác định rõ ràng ủng hộ giả thuyết này. Tuy nhiên, nhiều học giả và tín đồ tin rằng vị trí ban đầu của thành quốc Ca-tỳ-la-vệ nằm cách 16 km (9,9 dặm) về phía Tây Bắc, ở ngôi làng Tilaurakot, thuộc huyện Kapilvastu, Nepal.
1
null
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Bosna và Hercegovina (tiếng Serbia-Croatia: "Socijalistička Republika Bosna i Hercegovina", Социјалистичка Pепублика Босна и Херцеговина), được biết đến cho đến năm 1963 với cái tên Cộng hòa Nhân dân Bosna và Hercegovina, là một nhà nước xã hội chủ nghĩa thành phần của Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư. Đó là tiền thân của nước Bosna và Hercegovina ngày nay, và được hình thành trong một cuộc họp của phong trào kháng chiến chống phát xít tại Mrkonjić Grad vào ngày 25 tháng 11 năm 1943. Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Bosna và Hercegovina bị hủy bỏ vào năm 1990 khi nước này bỏ các thể chế cộng sản và thiết lập một thể chế kinh tế thị trường gọi là Cộng hòa Bosna và Hercegovina, nó đã tuyên bố độc lập khỏi Nam Tư vào năm 1992. Chính phủ Bosna và Hercegovina nằm trong tay Liên minh những người cộng sản Bosna và Hercegovina cho đến ngày 20 tháng 12 năm 1990. Thủ đô của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Bosna và Hercegovina là Sarajevo, thành phố vẫn là thủ đô của đất nước Bosna và Hercegovina độc lập.
1
null
Danh sách các thị trấn ở Ấn Độ dưới đây dựa trên số liệu của cuộc điều tra dân số năm 2011 của Văn phòng Ủy viên Tổng điều tra và Thống kê Dân số thuộc Bộ Nội vụ (Ấn Độ). Theo đó, các tiêu chí để xác định một đô thị đạt tiêu chuẩn thị trấn gồm: (a). tối thiểu 5.000 dân cư thống kê (b). 75% nam giới làm việc ngoài mục đích nông nghiệp (c). Mật độ dân số trên 400 người /km² Các từ viết tắt. Sources:
1
null
Bengaluru Urban là một huyện thuộc bang Karnataka. Huyện này tiếp giáp với các huyện Bengaluru Rural ở phía Đông và phía Bắc, Ramanagara phía Tây và huyện Krishnagiri của bang Tamil Nadu ở phía Nam. Huyện Bengaluru Urban được thành lập năm 1986, khi huyện Bengaluru được chia thành 2 huyện Bengaluru Urban và Bangalore Rural. Huyện Bengaluru Urban gồm 4 đơn vị hành chính dưới huyện ("taluks"): Bengaluru North, Bengaluru East, Bengaluru South và Anekal. Thành phố Bengaluru nằm trên địa bàn của huyện Bengaluru Urban. Địa lý. Khí hậu. The climate here is moderate. In summer it receives a good amount of sunlight. In winter it is not very cold. The lowest average temperature here is about .
1
null
Trapusa (còn viết là "Tapussa, Tapassu") và Bahalika (còn viết là "Bhallika, Bhalluka, Bhalliya") là 2 thương nhân được các kinh điển Phật giáo nguyên thủy ghi nhận là 2 đệ tử đầu tiên của Đức Phật. Những ghi chép đầu tiên về Trapusa và Bahalika xuất hiện trong phần Vinaya của bộ Tripiṭaka, ghi nhận họ là những người đầu tiên cúng dường vật thực cho Phật sau khi Ngài giác ngộ, là người đầu tiên được nghe Phật thuyết giảng (bấy giờ Tăng già vẫn chưa thành lập), và những người đầu tiên trở thành đệ tử của Đức Phật. Theo Huyền Trang, Phật giáo được truyền đến Trung Á ban đầu từ Balkh chính là nhờ công của Trapusa và Bahalika. Theo Chú giải Theragāthā, thì Trapusa và Bahalika là hai anh em, con của người trưởng đoàn xe tải ở Pokkharavatī. Về sau hai ông viếng Đức Phật tại Rājagaha (Vương Xá) và được Ngài thuyết pháp; Trapusa đắc quả Dự lưu, trong khi Bahalika xin gia nhập Tăng đoàn và đắc quả A-la-hán. Thời gian sống của Trapusa và Bahalika theo ghi chép của kinh điển Phật giáo đối chiếu ước tính vào khoảng từ 563 đến 483 TCN. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu ngày nay, thời điểm qua đời của họ được cho rằng vào khoảng từ 486 đến 483 TCN hoặc từ 411 đến 400 TCN. Các thuyết địa phương. Trung Á. Theo ghi chép của Huyền Trang, sau khi trở thành đệ tử đầu tiên của Đức Phật, Trapusa và Bahalika đã xin Đức Phật một kỷ vật để học có thể nhớ về Ngài khi trở về nhà. Đức Phật sau đó đã trao cho họ 8 sợi tóc của mình. Họ đã đem những sợi tóc đặt trong chiếc hộp vàng và mang về quê hương mình (Balkh). Tại đó, một bảo tháp được xây dựng lên để tôn thờ những xá lợi tóc này. Huyền Trang cũng kể rằng Trapusa và Bahalika là những người đầu tiên được Đức Phật hướng dẫn mẫu bảo tháp. Theo đó, Đức Phật đã gấp áo choàng của mình 3 lần, sau đó đặt bát thực của mình lật úp ở trên để làm hình mẫu cho bảo tháp. Sri Lanka. Theo Biên niên sử Tích Lan, Thapassu và Bhalluka là 2 thương gia anh em. Họ đã gặp Đức Phật trên đường du hành trở về từ Rajagaha (Rajgir) và trở thành những người đầu tiên quy y Phật Pháp. Sau khi trở về với 8 Xá lợi tóc, họ đã đến Thiriyaya (Đông Bắc Sri Lanka). Tại đây, một số tóc đã được đặt vào một bảo tháp (Stupa) xây trên đỉnh núi mà ngày nay gọi là Girihandu Seya. Nó được xem là bảo tháp đầu tiên tại Sri Lanka. Myanmar. Theo truyền thống Phật giáo Myanmar, Taphussa và Bhallika là 2 anh em thương gia đến từ Balkh (nay thuộc Afghanistan), đã được gặp Phật và được ban 8 xá lợi tóc. Khi trở về, họ đến Myanmar và được vua Okkalapa giúp dỡ tìm ra Đồi Singuttara, di tích nơi Đức Phật đã đến khi chưa thành đạo. Nơi này về sau chính là Chùa Shwedagon. Ý nghĩa. John S. Strong đã nêu bật ý nghĩa những di sản tiên phong của Trapusa và Bahalika:
1
null
Thamballapalle là một mandal thuộc huyện Chittoor, bang Andhra Pradesh. Horsey Hills is a famous hill station which is located in this mandal. The Famous Indian Boarding School "Rishi Valley School" located in this mandal. Famous Hindu Shiva temple "Mallayya Konda" is located in Thamballapalle. During shiva Rathri lakh's of devotees visit this temple.
1
null
The Velvet Underground & Nico là album đầu tay của ban nhạc rock người Mỹ, The Velvet Underground, được thực hiện với sự cộng tác của ca sĩ người Đức, Nico. Album được phát hành vào tháng 3 năm 1967 bởi Verve Records. Được thu âm từ chuỗi sự kiện Exploding Plastic Inevitable của Andy Warhol, "The Velvet Underground & Nico" ghi nhận chủ yếu những trải nghiệm từ nghệ thuật trình diễn, cùng với đó là nhiều chủ đề vô cùng gây tranh cãi có trong các ca khúc như lạm dụng chất kích thích, mại dâm, bạo dâm và cả hội chứng lệch lạc tình dục. Dù không có được thành công về mặt thương mại, song đây lại trở thành một trong những album có ảnh hưởng lớn nhất tới lịch sử và văn hóa nhạc rock với vị trí số 13 tại danh sách "500 album vĩ đại nhất" của tạp chí "Rolling Stone", cùng với đó là được cho vào danh sách thu âm được lưu trữ bởi Thư viện Quốc hội Mỹ vào năm 2006. Một trong những lời nhận xét hay nhất về album cũng như về ban nhạc – thậm chí được coi là kinh điển – được cho là của Brian Eno hay Peter Buck: "Album đầu tay của Velvet Underground chỉ bán được 10.000 bản, song bất kể ai mua nó sau này cũng đều tự lập ban nhạc của riêng mình!" Thu âm. "The Velvet Underground & Nico" là album chính thức đầu tiên mà The Velvet Underground thực hiện với đầy đủ đội hình bao gồm Lou Reed, John Cale, Sterling Morrison và Maureen Tucker. Nữ ca sĩ người Đức Nico cũng nằm trong đội hình này, đôi lúc đảm nhận vai trò hát chính theo lời đề nghị của quản lý và người tài trợ nhóm là Andy Warhol. Trong album này, Nico hát chính trong "Femme Fatale", "All Tomorrow's Parties" and "I'll Be Your Mirror" và hát nền trong "Sunday Morning". Năm 1966, trong quá trình thu âm album, đội hình này cũng tham gia trình diễn trong sự kiện Exploding Plastic Inevitable của Warhol. Hầu hết các ca khúc đều được thu vào khoảng giữa tháng 4 năm 1966, cụ thể là trong khoảng 4 ngày ròng tại Scepter Studios ở New York. Buổi thu này được tài trợ bởi phụ trách sản xuất của Warhol và Columbia Records – Norman Dolph, người cũng từng làm kỹ thuật viên âm thanh cho John Licata. Số tiền tiêu tốn chính xác chưa bao giờ được xác thực, song ước tính vào khoảng từ 1.500 tới 3.000 $. Sau khi hoàn tất thu âm, Dolph gửi một đĩa mẫu cho Columbia với đề nghị phát hành, song họ từ chối. Cả Atlantic Records lẫn Elektra Records cũng đều không chấp nhận sản phẩm này. Lúc đó hãng MGM Records, lúc đó còn sở hữu Verve Records, đã nhận lời với điều kiện giúp đỡ một nhà sản xuất trẻ của Verve là Tom Wilson khi đó mới cộng tác với Columbia. Với sự đồng ý của hãng đĩa, 3 ca khúc "I'm Waiting for the Man", "Venus in Furs" và "Heroin" đều được thu tại T.T.G. Studios trong 2 ngày ban nhạc trú lại Hollywood vào cuối năm 1966. Khi quá trình phát hành album bị trì hoãn, Wilson đã mang tất cả ê-kíp tới New York vào tháng 11 năm 1966 và thu âm ca khúc cuối cùng cho album: đĩa đơn "Sunday Morning". Sản xuất. Có rất nhiều tranh cãi xung quanh việc ai là người thực sự sản xuất "The Velvet Underground & Nico". Cho dù Andy Warhol được ghi một cách hình thức là nhà sản xuất, ông lại có rất ít ảnh hưởng xuyên suốt album ngoại trừ việc chi tiền thu âm. Thực tế, rất nhiều cá nhân nhỏ lẻ khác nhau lại đóng vai trò sản xuất cho album này. Norman Dolph và John Licata là những người quản lý việc thu âm tại Scepter Studios, vậy nên có thể cho rằng họ chịu trách nhiệm về thu âm cũng như chỉnh âm cho album (cho dù không một ai trong số họ có tên ở phần bìa đĩa)<ref name="33 1/3"></ref>. Chính Dolph cũng từng nói rằng Cale là nhà sản xuất chính khi anh là người trực tiếp phụ trách các bản hòa âm. Sau đó, tới lượt Cale cho rằng Tom Wilson là người sản xuất hầu hết các ca khúc của "The Velvet Underground & Nico". Anh nói: "Ban nhạc chưa từng có một nhà sản xuất nào tốt hơn Tom Wilson... Andy Warhol thực ra chẳng làm gì cả." Tuy nhiên, có rất nhiều nguồn lại đề cập rằng Warhol xứng đáng được coi là nhà sản xuất của album này. Sterling Morrison từng kể lại rằng cách Warhol thực hiện album "như thể đang làm một bộ phim". Lou Reed sau này có miêu tả chi tiết qua bài phỏng vấn: ""Ông ấy khiến nó trở nên thực tế với chúng tôi và giúp chúng tôi tiến lên, đơn giản vì ông ấy là Andy Warhol. Theo nghĩa nào đó, ông ấy đúng là một nhà sản xuất, bởi vì ông ấy tự biến mình thành chiếc dù che chắn mọi chê bai ngay cả khi chúng tôi chưa thực sự phải nhận nhiều chỉ trích... và vì ông ấy là nhà sản xuất, chúng tôi chỉ phải tới và hoàn thiện mọi việc, làm như chúng tôi vẫn làm thường ngày mà không ai có thể dừng lại vì Warhol là một nhà sản xuất. Dĩ nhiên là ông ấy chẳng biết gì về việc thu âm cả, và ông ấy cũng chẳng cần làm việc đó. Ông ấy chỉ cần tới, ngồi xem và nói "Ồ, nghe thật tuyệt!" và kỹ thuật viên âm thanh sẽ hỏi lại "Ồ, phải! Tuyệt đúng không?""" Âm nhạc. Chủ đề. "The Velvet Underground & Nico" đề cập chủ yếu về các chủ đề như lạm dụng ma túy, mại dâm, bạo dâm và lệch lạc tình dục. "I'm Waiting for the Man" miêu tả những nỗ lực sử dụng heroin trong khi "Venus in Furs" là một bản đánh giá thô về cuốn tiểu thuyết cùng tên từ thế kỷ 19 (bản thân nó cũng đề cập về BDSM). Ca khúc "Heroin" miêu tả chi tiết trải nghiệm cá nhân về việc sử dụng ma túy cũng như những cảm giác sau đó. Lou Reed, người viết hầu hết phần lời cho các ca khúc, chưa bao giờ không có ý định viết lời đề cập tới các chủ đề gây sốc. Là người hâm mộ Raymond Chandler, Nelson Algren, William S. Burroughs, Allen Ginsberg, và Hubert Selby, Jr., Reed không thấy có bất kể lý do tại sao những vấn đề trên lại không thể được truyền tải theo ngôn ngữ của rock and roll. Khi còn là sinh viên năm cuối của Cử nhân Nghệ thuật tại Đại học Syracuse, anh đã từng trả lời phỏng vấn rằng việc kết hợp những vấn đề gai góc với âm nhạc là điều "hiển nhiên". "Đây là thứ mà bạn cần đọc. Tại sao bạn lại nghe nhạc? Bạn thấy vui khi cảm nhận nó, và bạn thấy vui khi đưa nó tới đỉnh." Cho dù những chủ đề mà album nói tới được coi là cách mạng, rất nhiều ca khúc khác lại mang tính âm nhạc quần chúng. Một vài ca khúc được viết bởi Reed tới từ những quan sát của anh về "Factory Superstars" của Warhol. "Femme Fatale" là sáng tác được dành riêng cho Edie Sedgwick theo yêu cầu của Warholl. "I'll Be Your Mirror" được lấy cảm hứng trực tiếp từ Nico là một ca khúc sâu lắng và trìu mến, tương phản hoàn toàn với "Heroin". Nhiều nguồn cho rằng "All Tomorrow's Parties" cũng được Reed viết theo yêu cầu của Warhol (theo 2 tác giả Victor Bockris và Gerard Malanga trong cuốn tiểu sử "Up-Tight: The Velvet Underground Story"). Cho dù ca khúc thực tế có vẻ giống những lời quan sát về The Factory, Reed lại viết ca khúc này (và cả bản demo thu năm 1965) từ trước khi gặp Warhol. Nhạc cụ. Hầu hết âm thanh của album đều được John Cale phụ trách khi anh là người có nhiều kinh nghiệm nhất nhóm. Cale, người chịu ảnh hưởng lớn từ La Monte Young, John Cage và làn sóng Fluxus, đã đề nghị ban nhạc sử dụng nhiều yếu tố kết hợp cho album này. Cale nhanh chóng tìm thấy sự ủng hộ từ Reed, người cũng có kinh nghiệm trong việc pha trộn nhiều thể loại âm nhạc. Tại đây, Reed đã "phát minh" ra ostrid guitar khi anh thực hiện ca khúc "The Ostrid" trong buổi thu trực tiếp ngắn với nhóm The Primitives. Cây đàn này được sử dụng trực tiếp cho ca khúc "Venus in Furs" và "All Tomorrow's Parties". Thông thường, cây guitar có thể hạ tông đồng nhất xuống một vài cung để tạo ra âm thanh ấm hơn, trầm hơn mà Cale từng gọi là vô cùng "sexy". Cale cũng sử dụng viola trong nhiều ca khúc, điển hình như "Venus in Furs" và "Black Angel's Death Song". Chiếc viola được dùng dây của guitar và mandolin, khi Cale chơi đã tạo nên tiếng giống với động cơ máy bay. Cale sử dụng nhiều kỹ thuật drone, hoặc chỉ chơi một nốt duy nhất cho cả một đoạn nhạc kéo dài. Anh thường thay đổi độ nhấn, tốc độ và đôi lúc thêm vài nốt phụ để tạo nên những hợp âm đa dạng mà vẫn giữ nguyên nốt nhạc gốc. Bìa đĩa. Phần bìa của "The Velvet Underground & Nico" đã trở thành kinh điển với thiết kế quả chuối vàng bởi Andy Warhol. Những ấn bản đầu tiên của album được ghi dòng chữ "Peel slowly and see" ("Bóc thật chậm và nhìn"), và khi bóc miếng dán, chiếc vỏ chuối sẽ bong ra để lộ phần ruột màu hồng. Một hệ thống máy in đặc biệt đã được yêu cầu cho phần bìa này (một trong những lý do khiến album bị trì hoãn ngày phát hành), song MGM đã chi trả toàn bộ với hi vọng rằng mọi sản phẩm có liên quan tới Warhol đều có thể thúc đẩy việc kinh doanh. Phần lớn các ấn bản đĩa than của album này không có thiết kế miếng dán theo kèm, và các ấn bản gốc có miếng dán trên đã trở thành những bản hiếm. Bản LP tái bản tại Nhật vào những năm 1980 trở thành những ấn bản duy nhất sau nhiều năm có thiết kế miếng dán đó. Trong bản tái bản năm 1996, hình ảnh quả chuối vàng vẫn nằm trên mặt bìa ngoài, còn hình ảnh phần ruột quả chuối được đưa vào phần bìa trong kèm CD. Năm 2008, album được chuyển thể theo dạng đĩa than nén và ấn bản này lại có miếng dán như bản gốc. Tranh chấp về thiết kế phần bìa mặt sau. Khi album lần đầu được phát hành, phần bìa sau (chụp trong một buổi diễn của Exploding Plastic Inevitable) có hình ảnh của diễn viên Eric Emerson chiếu trên phông nền phía sau ban nhạc. Emerson bắt đầu khởi kiện vì việc sử dụng hình ảnh của anh khi không được phép, cho dù anh đã được trả tiền. Trái với việc theo kiện, MGM tiến hành thu hồi toàn bộ lượng album chưa bán được và yêu cầu tẩy mờ ảnh của Emerson cho tất cả các album còn lại. Các album đó sau này được bày bán với một miếng dán hờ che đi hình ảnh của Emerson. Tuy nhiên, cuối cùng ấn bản CD vào năm 1996 đã giữ ảnh của diễn viên này như nguyên thủy. Tranh chấp về thiết kế phần bìa mặt trước. Tháng 1 năm 2012, nhóm quyền lợi "Velvet Underground" (với Cale và Reed là 2 thành viên chính) đã khởi kiện 'Quỹ Andy Warhol về Nghệ thuật thị giác' lên Tòa án New York (S.D.N.Y.) sau khi Quỹ này cho phép hãng Incase Designs sử dụng thiết kế quả chuối vàng lên phụ kiện của iPhone và iPad. Đơn kiện bao gồm 4 luận điểm, trong đó 1 về quyền tác giả và 3 về thương hiệu. Với lý lẽ rằng Quỹ Andy Warhol "có lẽ" sở hữu bản quyền thiết kế, nhóm quyền lợi đã yêu cầu tòa án tuyên bố rằng Quỹ trên hoàn toàn không có quyền lợi đó. Về phía mình, Quỹ Andy Warhol đã đưa ra bằng chứng một "thỏa thuận không tranh chấp" với lời hứa rằng cho dù nhóm hay bất kể bên nào khác sử dụng bản thiết kế này với mục đích thương mại thì Quỹ cũng sẽ không đòi hỏi quyền lợi về bản quyền trước tòa. Ủng hộ Quỹ Andy Warhol, thẩm phán Alison J. Nathan quyết định dừng và không khởi tố vụ kiện theo đề nghị của nhóm quyền lợi. Theo ông, Hiến pháp Mỹ cho phép các tòa án liên bang nhận biết sự tồn tại của các ràng buộc hợp đồng, cho phép tiếp tục hay dừng tranh chấp về quyền lợi hợp pháp dựa trên những trường hợp cụ thể cùng các thỏa thuận đặc biệt và từ đó đảm bảo sự có mặt của tòa án để bảo vệ bên nguyên tránh bất kể phần thiệt hại nào trong quyền lợi của riêng họ. Ông cũng nhận xét rằng đơn kiện của nhóm quyền lợi không đi theo thông thường vì cho dù Quỹ tiếp tục khẳng định bản quyền chăng nữa – trong trường hợp quyền này bị cho là không hợp pháp – thì việc làm trên cũng không gây ra thiệt hại nào cho nhóm hoặc tước đi quyền sử dụng thiết kế này của họ. Thực tế, nhóm quyền lợi không đề nghị với tòa rằng họ sở hữu bản quyền này, mà họ muốn yêu cầu tòa tuyên bố Quỹ Andy Warhol không có quyền lợi đó. Sau phán quyết, Quỹ Andy Warhol cam kết không khởi tố bất kể "việc sử dụng thiết kế quả chuối vàng" bởi nhóm quyền lợi, nhóm có thể sử dụng quyền đó một cách tự do mà không thể vấp phải bất cứ cản trở nào từ Quỹ (theo điều khoản của Luật Bản quyền). Nếu nhóm quyền lợi đi xa hơn những điều kiện này nhưng vẫn trong khuôn khổ thương mại, chiếu theo việc Quỹ thực chất vẫn sở hữu bản quyền của bản thiết kế, quyết định của tòa án có thể sẽ vô hiệu lực. Đây là một quyết định mang tính tham khảo, và tòa án liên bang chưa từng có một án lệ tương tự. Tòa án từ đó bác đơn kiện của nhóm quyền lợi và giữ bản quyền cho Quỹ Andy Warhol. Những vấn đề khác về thương hiệu không nằm trong khuôn khổ của vụ kiện vì có những thỏa thuận đồng thuận, và đơn kiện của nhóm quyền lợi sau đó được rút lại vào tháng 5 năm 2013. Đánh giá. Khi lần đầu được phát hành, "The Velvet Underground & Nico" không có được sự đón nhận từ cộng đồng nghe nhạc và chấp nhận lỗ nặng. Việc đề cập tới những chủ đề rất tranh cãi cũng khiến nhiều ca khúc của album bị cắt xén hoặc cấm phát qua sóng phát thanh. Rất nhiều đài phát thanh đã từ chối đưa album này lên sóng, trong khi nhiều tạp chí âm nhạc cũng từ chối quảng bá nó. Lý do của thất bại cũng có thể quy một phần cho Verve khi hãng này không tiến hành quảng cáo hay phát hành album theo bất cứ hình thức gây chú ý nào. Tuy nhiên, Richie Unterberger từ Allmusic lại có những nhận xét lạc quan: ""...đơn giản rằng đây là thứ âm nhạc quá mang tính thách thức với các đài phát thanh; thứ rock "underground" có lẽ thực sự được khơi nguồn từ đây, song có lẽ không bao giờ có thể vượt qua được những kỷ lục vào thời điểm đó của psychedelic vốn đang đạt tới đỉnh của mình."" Album xuất hiện lần đầu tại "Billboard" 200 ngày 13 tháng 5 năm 1967 ở vị trí số 199, và tồn tại tới ngày 10 tháng 7 với vị trí 195. Sau đó, nó quay lại bảng xếp hạng ngày 18 tháng 11 ở vị trí 182, rồi đạt vị trí cao nhất là 171 vào ngày 16 tháng 12, trước khi rời bảng xếp hạng vào ngày 6 tháng 1 năm 1968 với vị trí 193. Khi Verve bắt đầu vụ kiện với Eric Emerson vào tháng 6 cùng năm, album đã rời khỏi bảng xếp hạng từ tận 5 tháng trước. Các bài đánh giá cũng không dành nhiều sự quan tâm cho album. Một trong số ít những đánh giá được viết vào năm 1967 lại là những đánh giá tích cực từ một tờ tạp chí nhỏ có tên "Vibrations". Bài viết nhận xét âm nhạc như "sự tấn công đầy đặn vào đôi tai và trí não" cùng với đó là nhiều ghi chú về những chủ đề tối tăm xuất hiện trong hầu hết các ca khúc. Phải tới khoảng 1 thập kỷ sau, album mới nhận được những đánh giá tích cực, đặc biệt về những ảnh hưởng của nó với sự phát triển của nhạc rock hiện đại. Robert Christgau trong bài nhận xết năm 1977 đã đối lập hoàn toàn với bài viết năm 1967 khi cho rằng "[album] ngày một cho thấy sự xuất sắc". Trong cuốn "Encyclopedia of Popular Music" (1998), Colin Larkin gọi đây là "một tuyển tập đầy sức mạnh" đã "giới thiệu những mê đắm cuồng dại đầy bước ngoặt của Reed, cùng với những đam mê với thứ văn hóa đường phố và cả những giới hạn vô đạo đức của sự dâm dục." Tháng 4 năm 2003, tạp chí "Spin" xếp album ở vị trí cao nhất trong danh sách "15 album ảnh hưởng nhất mọi thời đại". Ngày 12 tháng 10 năm 2000, đài NPR đã đưa album này vào trong danh sách "NPR 100" cho "những sản phẩm âm nhạc xuất sắc nhất của nước Mỹ thế kỷ 20". Tạp chí "Rolling Stone" cũng xếp "The Velvet Underground & Nico" ở vị trí số 13 trong danh sách "500 album vĩ đại nhất" vào tháng 11 năm 2003 và gọi đây là album uyên bác nhất. Năm 1997, album được xếp thứ 22 trong bài bình chọn "Album của thiên niên kỷ" được tổ chức bởi HMV Group, Channel 4, "The Guardian" và Classic FM. Trong cuốn "The Alternative Music Almanac" (1995), tác giả Alan Cross đã xếp album ở vị trí cao nhất trong danh sách "10 album alternative kinh điển". Năm 2006, "The Velvet Underground & Nico" được xếp ở vị trí số 42 trong danh sách "100 album vĩ đại nhất" bình chọn bởi độc giả tạp chí "Q", trong khi tờ "The Observer" đã xếp album này ở vị trí số một trong danh sách "100 album thay đổi âm nhạc" vào tháng 7 cùng năm. Cũng trong năm 2006, album cũng được có tên trong danh sách "100 album vĩ đại nhất" của tạp chí "Time". Hệ quả. Vì album bị đình trệ trong thời gian dài cùng với việc không có được những kết quả về thương mại, mối quan hệ giữa Reed và Warhol trở nên căng thẳng và Reed cuối cùng đã quyết định thay thế Warhol bằng người quản lý mới, Steve Sesnick. Nico vì thế cùng rời nhóm và bắt đầu sự nghiệp solo rực rỡ của mình với việc phát hành album "Chelsea Girl" vào tháng 10 năm 1967. "Chelsea Girl" bao gồm 5 ca khúc được viết bởi The Velvet Underground, trong đó có bản hit "Wrap Your Troubles in Dreams" – một trong những sáng tác đầu tay của Reed vào năm 1965 với sự trợ giúp của Cale và Morrison. Tom Wilson tiếp tục cộng tác với nhóm cho tới năm 1967 khi đồng ý sản xuất cho họ album "White Light/White Heat" cũng như chính album "Chelsea Girl" của Nico. Tái bản. CD. Ấn bản tái bản đầu tiên là bản CD năm 1986 với một chút thay đổi: tên của album được đưa lên phần bìa. Ngoài ra, album có thêm bản mix của ca khúc "All Tomorrow's Parties" với phần hát chính không có phần hát đè như trong bản LP gốc. Thực tế thì quyết định sử dụng phần hát đè trong bản LP gốc cũng chỉ được đưa ra vào những phút cuối cùng. Bill Levenson, người từng được tham khảo cuốn catalog của The Velvet Underground ở Verve/MGM, đã quyết định giữ lại bản hát không có phần hát đè nhằm gây bất ngờ cho người hâm mộ, song đã nhanh chóng gây thất vọng khi thực ra bản thu này đã được ghi ở phần bìa sau của CD với dòng chú thích "chưa từng phát hành". Ấn bản CD năm 1996 đã xóa toàn bộ những thay đổi trên để trở về với bản LP nguyên gốc. "Peel Slowly and See" box set. Box set của ban nhạc, "Peel Slowly and See" (1995), đã đưa toàn bộ "The Velvet Underground & Nico" trong nội dung của mình. Album lần này có thêm một đĩa CD 2 trong đó bao gồm đĩa đơn "All Tomorrow's Parties" cùng 2 ca khúc của Nico trong album "Chelsea Girl" và đoạn trích 10 phút trong tổng số 45 phút trình diễn của ca khúc "Melody Laughter". Trong CD 1 cũng có thêm một số bản demo của nhóm từ năm 1965 với tên Ludlow Street: đây là những bản thu phác thảo đầu tiên của những ca khúc "Venus in Furs", "Heroin", "I'm Waiting for the Man" và "All Tomorrow's Parties". Ấn bản Deluxe. Năm 2002, hãng Universal đã cho phát hành 2 đĩa trong một ấn bản Deluxe bao gồm cả bản mono lẫn stereo của toàn bộ album, cùng với 5 ca khúc trong album "Chelsea Girl" của Nico (đều được viết và sáng tác bởi các thành viên của The Velvet Underground) và các ấn bản đĩa đơn của "All Tomorrow's Parties", "I'll Be Your Mirror", "Sunday Morning" và "Femme Fatale". Bản demo của ca khúc không được phát hành "Miss Joanie Lee" ban đầu cũng được dự kiến cho vào trong album, song những tranh cãi về bản quyền giữa ban nhạc và Universal đã dẫn tới việc dừng phát hành ca khúc này. Chính những vấn đề trên cũng là lý do khiến ban nhạc đã hủy rất nhiều dự định cho Bootleg chính thức của mình. Tháng 4 năm 2010, Universal đã tái bản lại toàn bộ 2 đĩa, gộp lại trong 1 CD có tên "Rarities Edition". Ấn bản kỷ niệm 45 năm phát hành Super Deluxe. Ngày 1 tháng 10 năm 2012, Universal cho phát hành ấn bản box set 6 album, và đây được coi là ấn bản Deluxe đầy đủ nhất. Nó bao gồm 2 đĩa bổ sung như ở trên với các định dạng stereo và mono, đĩa 3 là toàn bộ album "Chelsea Girl" của Nico, đĩa 4 là toàn bộ ấn bản của Scepter Studios. Đĩa 5 và 6 bao gồm toàn bộ buổi trình diễn năm 1966 chưa từng được phát hành. Theo bài đánh giá của nhà nghiên cứu Richie Unterberger theo kèm box set, ấn bản duy nhất làm gốc cho 2 đĩa này là một cuộn băng được thâu với chất lượng tương đối khi Nico vẫn còn trong nhóm. Bài đánh giá cũng giải thích vì sao không có một DVD nào trong box set vì thời kỳ đó không có một buổi diễn nào của ban nhạc được quan tâm hay quay lại vì ban nhạc vốn có chút hiềm khích với truyền thông. Ấn bản của Scepter Studios. Một bản tổng hợp lưu trữ của Norman Dolph tại Scepter Studios đã biên tập lại nhiều bản thu tương đồng với ấn bản album cuối cùng, cho dù nhiều ca khúc không có chút gì giống với ấn bản chính thức. Bản nháp lưu trữ này được hoàn chỉnh vào ngày 25 tháng 4 năm 1966, chỉ không lâu sau bản thu chính. Phải tới nhiều thập kỷ sau nó mới được chú ý sau khi một người từ Montreal, Canada có tên Warren Hill mua lại bộ sưu tập vào tháng 9 năm 2002 khi đi mua đồ tại một phiên chợ trời ở Chelsea, Manhattan gần New York với giá vẻn vẹn 0,75$. Hill mang chiếc album kiếm được đi đấu giá tại eBay vào tháng 11. Ngày 8 tháng 12 năm 2006, người thắng phần đấu giá đã trả tới 155.401$ song cuối cùng lại không thanh toán. Cuối cùng, nó được đem đấu giá lại lần nữa vào ngày 16 và được trả với giá 25.200$. Cho dù có tổng cộng 10 ca khúc được thu tại Scepter, chỉ có 9 trong số đó được đưa vào ấn bản này. Dolph nhớ lại rằng "There She Goes Again" chính là ca khúc bị thất lạc (cho dù thực tế, "There She Goes Again" đã được cho vào bản LP và được ghi cho Scepter Studios). Năm 2012, bản lưu trữ này chính thức trở thành đĩa 4 trong box set Super Deluxe kỷ niệm 45 năm phát hành album. Phần đĩa này bao gồm thêm 6 ca khúc nữa là các bản nháp thu ngày 3 tháng 1 năm 1966 tại The Factory. Ấn bản có cả bản đĩa than lẫn CD. Tuy nhiên, những bản nén kỹ thuật số của album này đã được phát tán tràn lan trên internet kể từ tháng 1 năm 2007. Thành phần tham gia sản xuất. Hòa âm được thực hiện bởi The Velvet Underground. Các bản hát lại. Năm 2009, ban nhạc người Mỹ Beck đã thu âm lại lần lượt từng ca khúc của "The Velvet Underground & Nico", sau đó cho phát hành qua một video trên trang web chính thức của mình trong dự án Record Club. Những nghệ sĩ tham gia dự án cùng Beck bao gồm Nigel Godrich, Joey Waronker, Brian LeBarton, Bram Inscore, Yo, Giovanni Ribisi, Chris Holmes và Thorunn Magnusdottir. Cũng trong năm 2009, một nhóm các nghệ sĩ từ Argentina cũng đã chung tay thực hiện một album tri ân theo từng ca khúc của album. Họ cũng cùng nhau tổ chức một vài buổi trình diễn tại Buenos Aires trong dịp kỷ niệm ngày phát hành album, sau đó các bản thu được cho phép tải miễn phí qua mạng internet.
1
null
Unguturu là một trong 46 mandal thuộc huyện West Godavari district, bang Andhra Pradesh. The headquarters are located at Unguturu town. The mandal is bordered by Tadepalligudem mandal và Pentapadu mandal to the north, Nallajerla mandal to the west, Nidamarru mandal to the east, and by Dwaraka Tirumala mandal và Bhimadole mandal to the south
1
null
Trận Münchengrätz là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần, diễn ra vào ngày 28 tháng 6 năm 1866. Trong trận chiến này, Binh đoàn thứ nhất của Phổ dưới quyền chỉ huy của Hoàng thân Friedrich Karl (phối hợp với Binh đoàn Elbe do tướng Karl Eberhard Herwarth von Bittenfeld chỉ huy) đã đánh cho Quân đoàn I của Đế quốc Áo dưới sự chỉ huy của tướng Eduard Clam-Gallas và quân đội Sachsen do Thái tử Albrecht chỉ huy đại bại. Ngay từ trước khi Karl tấn công, quân đội Áo - Sachsen tại đây đã được lệnh triệt thoái, và khi trận chiến nổ ra các lực lượng hậu vệ của họ đã chiến đấu mạnh mẽ, trước khi phải triệt thoái với thiệt hại đáng kể (trong đó có hàng ngàn người bị quân đội Phổ bắt làm tù binh). Trong khi đó, cũng như nhiều trận đánh khác thời Chiến tranh Bảy tuần, đoàn quân Phổ thắng trận chỉ hứng chịu thiệt hại nhẹ. Trận Münchengrätz là một trong những chiến thắng liên tiếp của quân Phổ trong cuộc chiến tranh, đã diễn ra cùng ngày với thắng lợi của Thái tử Friedrich Wilhelm trong trận Soor. Với chiến thắng Münchengrätz, quân đội Phổ đã chiếm giữ được toàn bộ chiến tuyến sông Iser. Trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866, Hoàng thân Friedrich Karl – viên tư lệnh Binh đoàn thứ nhất của Phổ, đã tiến đánh xứ Böhmen thuộc Đế quốc Áo. Sau khi Karl đánh bại các lực lượng Áo tại Liebenau và Podol, Binh đoàn Elbe dưới quyền tướng Bittenfeld đã nhanh chóng hội quân với Karl vào ngày 28 tháng 6, đem lại cho Karl 14 vạn quân dưới quyền chỉ huy tối thượng của ông. Về phía Áo, sau khi đánh một trận nhỏ tại Hühnerwasser với các lực lượng của Bittenfeld vào ngày 26 tháng 6, Bá tước Clam-Gallas đã tiến hành triệt thoái về thị trấn Münchengrätz. Mặc dù Friedrick Karl cùng với người tham mưu trưởng của ông là Von Voigts-Rhetz đã lập kế hoạch đánh chiếm Münchengrätz, thực chất các lực lượng Áo - Sachsen tại đây đã bắt đầu triệt thoái về Gitschin theo lệnh của Thái tử Albret xứ Sachsen vào buổi sáng ngày 28 tháng 6. Khi quân đội Phổ bắt đầu cuộc tiến công của mình trong buổi sáng ngày hôm đó, phần lớn binh lực của Áo - Sachsen đã tiến hành thuận lợi cuộc rút lui của mình. Lữ đoàn Leiningen của Áo được lệnh cầm chân Binh đoàn Elbe đã chiến đấu cho đến khi phải rút lui, song sau đó Thái tử Albrecht đã ra lệnh cho họ cầm cự đến trưa. Một trung đoàn người Ý của lữ đoàn này đã có dấu hiệu tan rã và đầu hàng, song các trung đoàn người Đức, Hungary... đã kháng cự trước khi phải thoái lui với tổn thất nặng nề. Trong khi quân của Clam-Gallas gần như là đã bị quân của Bittenfeld đập tan, Hoàng thân Karl đã chiếm được đồi Musky, các ngôi làng Musky và Dneboch, và đống đổ nát của ngôi làng. Hai bên lại tiếp tục giao tranh lẻ tẻ, và cuối cùng quân đội Phổ đã nắm trọn Münchengrätz trong tay mình, đồng thời cuộc hội quân giữa Karl và Bittenfeld đã được hoàn tất. Phần lớn số tù binh không bị thương mà quân Phổ bắt được là binh lính người gốc Ý của quân Áo. Mặc dù đồi Musky và Kláster là các cứ điểm vững mạnh của quân đồng minh Áo - Sachsen trong trận chiến, quân Phổ đã chiếm được chúng chỉ với 14 tiểu đoàn. Sau khi rút chạy về Gitschin, quân đội Áo và Sachsen đã thiết lập một vị trí kiên cố ở phía trước thị trấn này. Về phía mình, quân đội Phổ sau trận thắng tại Münchengrätz đã tổ chức cuộc truy kích đối phương về Gitschin. Trong trận Gitschin đẫm máu vào ngày 29 tháng 6, Hoàng thân Friedrich Karl một lần nữa đánh tan quân đồng minh Áo - Sachsen, gây cho quân đoàn của Clam-Gallas bị thiệt hại nặng.
1
null
Benneparthi là một làng thuộc tehsil Gudibanda, huyện Kolar, bang Karnataka, Ấn Độ. Beechaganahally (8 KM), Gantamvarapalli. (8 km), Kothakote (9 km), TB Cross (9 km), G. Kothur (9 km) là các Làng gần Benneparthi. Benneparthi được bao quanh bởi Chilamathur Taluk về phía Bắc, Bagepalli Taluk về phía Đông, Lepakshi Taluk về phía Tây, Gauribidanur Taluk về phía Tây. Hindupur, Chikkaballapur, Sidlaghatta, Vijayapura là những thành phố gần Benneparthi. Địa điểm này nằm ở biên giới của Quận Chikballapur và Quận Anantapur. Quận Anantapur Lepakshi ở phía tây về phía nơi này. Nó nằm gần Biên giới Bang Andhra Pradesh
1
null
Đừng sợ bóng tối (tựa tiếng Anh: Don't Be Afraid of the Dark) là một bộ phim kinh dị - viễn tưởng - tâm lý năm 2011 của Mỹ do Troy Nixey làm đạo diễn, đây là phim làm lại từ bộ phim kinh dị có cùng tên năm 1973. Diễn viên trong phim gồm có Guy Pearce, Katie Holmes và Bailee Madison. Nội dung. Vào thế kỷ 19, ở Rhode Island, có người đàn ông tên Blackwood đang sống với người hầu gái của ông ta trong tòa lâu đài. Blackwood tự động lấy kềm nhổ răng rồi đem số răng đó xuống nộp cho bọn sinh vật lạ dưới lò sưởi, ông ta giết luôn cô hầu gái để lấy răng cô ta. Bọn quái vật dưới lò sưởi đã bắt cóc con trai Blackwood, chúng sẽ thả cậu bé nếu Blackwood cho chúng răng trẻ em. Bọn quái vật không chịu nhận số răng Blackwood đưa, chúng kéo Blackwood xuống lò sưởi và giết ông ta. Năm 2011, Alex và cô bạn gái Kim dọn đến Rhode Island sống ở tòa lâu đài cổ, Alex đã li dị vợ và anh ta có một đứa con gái tên Sally, Sally đi theo Alex. Alex, Kim và Sally rất hài lòng khi nhìn thấy tòa lâu đài rộng lớn, xinh đẹp mà họ không biết rằng có bọn quái vật đang sống ở đây. Ngay ngày đầu tiên, Sally đã cảm thấy có điều gì lạ trong lâu đài này. Ngày tiếp theo, Sally đi vòng quanh khu vườn và nhìn thấy nhà kho bí mật. Ông người làm Harris cảnh báo Alex, Kim và Sally không nên xuống nhà kho. Sally lén đi xuống nhà kho, cô bé nghe được ai đó gọi tên mình rồi đi theo âm thanh bí ẩn đó. Sally tìm được cái răng cũ sau khi mở lò sưởi ra, cô bé đem cái răng về phòng. Bọn quái vật ăn cắp dao cạo râu của Alex và xé nát quần áo của Kim, tưởng Sally gây ra nên Alex khiển trách Sally. Sally tìm thấy một đồng bạc từ thế kỷ 19 dưới gối sau khi cái răng cũ biến mất. Alex và Kim có việc đi vào thị trấn, Sally lén đi xuống nhà kho lần nữa để tiếp cận bọn quái vật, Harris liền đưa Sally ra ngoài rồi ông ta cố đóng lò sưởi lại. Bọn quái vật tấn công Harris, Harris bị thương nặng đến nỗi phải nhập viện. Sally lấy giấy viết vẽ lại hình bọn quái vật cho Alex xem, tuy nhiên Alex cho là Sally tưởng tượng. Kim vào bệnh viện thăm Harris, cô ta hỏi Harris chuyện gì đã xảy ra với ông ta, Harris bảo Kim đến thư viện địa phương để tìm bức tranh có hình quái vật của Blackwood vẽ. Khi đến thư viện và thấy bức tranh có hình quái vật của Blackwood, Kim tin rằng có quái vật đang trong lâu đài, cô nhanh chóng lái xe quay về. Alex và Kim quyết định bỏ tòa lâu đài, đưa Sally đi nơi khác sống. Sally bất ngờ bị bọn quái vật bắt xuống nhà kho, chúng tính kéo Sally vào độ sâu không đáy dưới lò sưởi để biến cô bé thành quái vật giống chúng. Alex bị bọn quái vật đóng cửa nhốt bên ngoài, còn Kim chạy xuống nhà kho cứu Sally. Cởi trói cho Sally xong thì Kim bị mắc vào cọng dây, sau đó bọn quái vật kéo cô ta vào lò sưởi. Sally lấy máy chụp hình đập chết con quái vật đầu đàn, Alex vừa xông vào thì Kim đã bị kéo đi mất. Một thời gian sau, Alex đưa Sally về nhìn lại tòa lâu đài, Sally để một bức tranh trước cửa rồi bỏ đi với bố. Cơn gió thổi bức tranh bay vào tận lò sưởi.
1
null
Hố Messel () là một mỏ đá bỏ hoang nằm gần làng Messel, Darmstadt-Dieburg, bang Hessen, Đức. Nó nằm cách khoảng 35 km về phía đông nam thành phố Frankfurt, từng là nơi khai thác đá phiến dầu. Bởi sự phong phú của các hóa thạch nên nó có ý nghĩa về địa chất học và tầm quan trọng trong việc nghiên cứu khoa học. Sau khi gần như trở thành một bãi rác, trước sự phản kháng mạnh mẽ của người dân địa phương thì kế hoạch này đã bị dừng lại, và Messel trở thành một Di sản thế giới của UNESCO vào ngày 9 tháng 12 năm 1995. Ngày nay, các nghiên cứu khoa học tại hố Messel vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu và địa danh đang trở thành một điểm du lịch hấp dẫn du khách. Lịch sử. Than nâu và sau đó là đá phiến dầu đã được khai thác một cách mạnh mẽ từ năm 1859. Hố đầu tiên được biết với sự phong phú các hóa thạch được hé mở là vào năm 1900, nhưng quá trình khai quật chính thức được tiến hành là vào khoảng những năm 1970, khi giá dầu sụt giảm mạnh trong cuộc Khủng hoảng dầu mỏ 1973 khiến các mỏ ở đây không mang giá trị kinh tế. Hoạt động khai thác đá phiến dầu thương mại đã chính thức ngừng vào năm 1971, ba năm sau đó là dự án xây dựng nhà máy xi măng tại đây cũng thất bại. Đất đai sau đó được dự định để tạo thành bãi rác nhưng chính quyền bang Hessen đã mua lại tài sản vào năm 1991 để sử dụng cho việc nghiên cứu khoa học. Đặc điểm. Bề mặt hiện tại của Messel đã được đào sâu khoảng 60 mét so với nền đất địa phương và rộng khoảng . Mỏ đá phiến dầu ban đầu được khai thác xuống đến độ sâu 190 mét. Tại đây, 47 triệu năm trước vào Thế Eocen, các hóa thạch được hình thành. Một loạt các hồ nước, bao quanh là những khu rừng rậm nhiệt đới, hệ động thực vật rất đáng kinh ngạc. Khu hồ tại Messel ngày nay rất có thể là điểm trung tâm cho hệ thống thoát nước từ các con sông suối gần đó.
1
null
Các khu rừng sồi nguyên sinh trên dãy Carpath và các khu vực khác của châu Âu là khu vực thiên nhiên phức tạp trải dài qua 17 quốc gia của châu Âu. Trong đó, các khu rừng sồi nguyên sinh trên dãy Carpath bao gồm các khu vực rừng trên 10 dãy núi riêng biệt nằm dọc theo trục dài 185 km từ dãy núi Rakhiv và Chornohora ở Ukraina, chạy qua dãy Poloniny, đến dãy núi Vihorlat ở Slovakia. Các khu rừng sồi cổ ở Đức bao gồm 5 địa điểm khác nhau tại Đức. Các khu rừng trên dãy Carpath có tổng diện tích 77.971,6 ha (192.672 mẫu Anh), trong đó chỉ có 29.283,9 ha (72.350 mẫu Anh) diện tích là nằm trong khu vực bảo tồn thực tế, trong khi phần còn lại được coi là vùng đệm. Khu vực này bao gồm các khu rừng tại tỉnh Zakarpattia (Ukraina) và Prešov. Hơn 70% diện tích nằm ở Ukraina, bao gồm hai vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển và một vài khu vực được kiểm soát sinh cảnh (chủ yếu ở Slovakia). Cả hai vườn quốc gia, cùng với một khu vực láng giềng ở Ba Lan, là một phần của Khu dự trữ sinh quyển Đông Carpath. Di sản ban đầu có diện tích 29.278 ha Các khu rừng nguyên sinh trên dãy Carpath của Slovakia và Ukraina được ghi vào danh sách di sản thế giới vào năm 2007 sau đó là mở rộng thêm các khu rừng sồi cổ tại Đức vào năm 2011 với tên gọi là "Các khu rừng nguyên sinh trên dãy Karpat và các khu rừng sồi cổ của Đức". Đến năm 2017, di sản này đã mở rộng thêm tại 9 quốc gia khác là Albania, Áo, Bỉ, Bulgaria, Croatia, Ý, Rumani, Slovenia và Tây Ban Nha để trở thành Di sản nằm tại nhiều quốc gia nhất châu Âu. Năm 2021, di sản này tiếp tục được mở rộng thêm tại 5 quốc gia khác là Ba Lan, Bắc Macedonia, Thụy Sĩ, Bosna và Hercegovina, Pháp Đây là ví dụ điển hình về sự tiến hóa sinh học và sự đa dạng sinh thái cạn của hệ thực vật hạt kín, sự phát triển của sồi ở bán cầu Bắc trong các môi trường khác nhau. Các khu rừng này nguyên sinh, chưa bị tác động bởi con người, đã cung cấp bằng chứng tiến hóa của các cây chi "Fagus" họ Dẻ, phân bố rộng rãi ở Bắc bán cầu trong các môi trường từ thấp lên cao (ven biển đến núi cao). Đây là một trong những ví dụ điển hình về quần thể sinh vật ôn đới, hình thái sinh vật cạn phát triển từ cuối thời kỳ băng hà vẫn còn tiếp diễn. Danh sách. Dưới đây là danh sách các khu vực bảo vệ, một phần của Di sản Các khu rừng sồi nguyên sinh trên dãy Carpath và các khu vực khác của châu Âu. Dưới đây là các khu vực: Đức. Tại Đức bao gồm 4 vườn quốc gia và 1 khu bảo tồn thiên nhiên: Ukraina. Trong số các khu vực của Ukraina, chỉ có một vài nơi là có thể cho du khách ghé thăm, còn lại chúng đều là các khu vực bảo vệ nghiêm ngặt
1
null
Trap Deccan là một miền đá mácma lớn nằm trên cao nguyên Deccan vùng trung tây Ấn Độ (giữa 17°–24°N, 73°–74°E) là một trong những kiểu núi lửa lớn nhất Trái Đất. Chúng bao gồm nhiều lớp tầng bazan kiên cố hoá xếp chồng lên nhau dày hơn 2,000 m (6,562 ft) và bao phủ một diện tích 500,000 km² (193,051 sq mi) và một thể tích 512,000 km³ (123,000 cu mi). Thuật ngữ "trap", được dùng trong địa chất học cho các dạng thành hệ đá, có nguồn gốc từ "cầu thang" trong tiếng Thuỵ Điển và chỉ những ngọn đồi dạng tầng hình thành cảnh quan của khu vực.
1
null
Liên đoàn bóng đá Nam Á (tiếng Anh: South Asian Football Federation; viết tắt là: SAFF), thành lập năm 1997, là tổ chức quản lý bóng đá ở khu vực Nam Á. Các thành viên tham gia thành lập là Bangladesh, Ấn Độ, Maldives, Nepal, Pakistan và Sri Lanka. Bhutan gia nhập liên đoàn năm 2000 và Afghanistan năm 2005.. Nhà vô địch hiện tại của SAFF là Ấn Độ sau khi họ đánh bại Afghanistan 4-0. Giải vô địch bóng đá Nam Á. Giải vô địch bóng đá Nam Á, cũng được gọi là Cup Liên đoàn bóng đá Nam Á (trước đó gọi là Cup Vàng Liên đoàn bóng đá Nam Á), là giải bóng đá dành cho các quốc gia và vùng lãnh thổ tại Nam Á. Giải được tổ chức hai năm một lần.
1
null
Trong giải tích số, phương pháp Gauss-Seidel hay còn gọi là phương pháp lặp Gauss-Seidel, phương pháp Liebmann hay phương pháp tự sửa sai là một phương pháp lặp được sử dụng để giải một hệ phương trình tuyến tính tương tự như phương pháp Jacobi. Nó được đặt tên theo hai nhà toán học người Đức Carl Friedrich Gauss và Philipp Ludwig von Seidel. Mặc dù phương pháp này có thể áp dụng cho bất kỳ ma trận nào không chứa phần tử "0" (không) trên các đường chéo, nhưng tính hội tụ chỉ xảy ra nếu ma trận hoặc là ma trận đường chéo trội, hoặc là ma trận đối xứng đồng thời xác định dương. Công thức. Cho hệ phương trình tuyến tính vuông gồm "n" phương trình với nghiệm số x: Với: Sau đó "A" có thể được tách thành một ma trận tam giác dưới formula_3, và một ma trận tam giác ngặt trên "U": Hệ phương trình tuyến tính được viết lại thành: Phương pháp Gauss–Seidel là một phương pháp lặp để tính giá trị của x ở bên trái phương trình, bằng cách thế các giá trị x ở phép tính trước vào vế phải phương trình. Cụ thể phương pháp có thể biểu diễn lại bằng phương trình sau:
1
null
Enver Hoxha ( "En-ve Hô-gia" 16 tháng 10 năm 1908 - 11 tháng 4 năm 1985) là nhà lãnh đạo của Albania từ năm 1944 cho đến khi qua đời vào năm 1985, với vai trò Bí thư thứ nhất của Đảng Lao động Albania. Ông cũng là chủ tịch của Mặt trận Dân chủ Albania và là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Albania từ năm 1944 cho đến khi qua đời. Ông cũng cùng từng giữ chức vụ Thủ tướng Albania từ năm 1944 đến 1954 và trong các thời điểm khác nhau, ông cũng từng giữ các chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Quốc phòng. Hoxha tuyên bố rằng mình kiên quyết giữ vững lập trường để chống xét lại chủ nghĩa Marx–Lenin từ giữa thập niên 1970 trở đi. Sau khi ông tuyệt giao với chủ nghĩa Mao Trạch Đông trong giai đoạn 1976–1978, nhiều đảng cộng sản Maoist đã tự tuyên bố rằng họ là Hoxhaist. Hội nghị Quốc tế của các đảng cộng sản và tổ chức Marxist–Leninist (Thống nhất & Đấu tranh) là tập hợp được biết đến nhiều nhất của các đảng này. Tiểu sử. Hoxha sinh ra tại Gjirokastër, một thành phố ở miền nam Albania (khi đó thuộc về đế quốc Ottoman) thành phố này cũng là quê hương của nhiều gia đình danh giá. Ông là con trai của Halil Hoxha, một thương nhân buôn vải người Tosk Bektashi bôn ba trên khắp châu Âu và Hoa Kỳ, và Gjylihan (Gjylo) Hoxha. Vào năm 16 tuổi, ông đã góp phần vào việc thành lập và trở thành thư ký của Hiệp hội học sinh Gjirokastër, một tổ chức phản đối chính quyền quân chủ. Sau khi hiệp hội bị chính phủ trấn áp, ông rời quê hương và chuyển đến Korçë, tiếp tục theo học ở một trường trung học Pháp. Tại đây, ông học lịch sử, văn học và triết học Pháp. Tại thành phố này, ông đọc "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" lần đầu tiên. Năm 1930, Hoxha đến học tại Đại học Montpellier ở Pháp theo một học bổng cấp nhà nước về các ngành khoa học tự nhiên. Ông đã tham gia các bài học và hội nghị của Hiệp hội Công nhân do Đảng Cộng sản Pháp tổ chức, song ông đã sớm từ bỏ vì muốn theo đuổi bằng triết học hay luật. Sau một năm, không quan tâm nhiều đến sinh học, ông đã rời Montpellier để đến Paris với hy vọng tiếp tục theo học đại học. Ông theo khóa học triết học tại Sorbonne, và ông đã cộng tác với báo "L'Humanité", viết các bài báo về tình hình ở Albania dưới bút danh "Lulo Malësori". Ông cũng tham gia vào một nhóm cộng sản Albania dưới sự giám hộ của Llazar Fundo, người này cũng dạy luật cho ông. Ông lại sớm từ bỏ một lần nữa, và từ năm 1934 đến 1936, ông là một thư ký tại lãnh sự quán Albania ở Bruxelles, thuộc văn phòng nhân sự của Thái hậu Sadijé. Ông bị sa thải sau khi lãnh sự phát hiện ra Hoxha đã để các tài liệu và sách về chủ nghĩa Marx trong văn phòng. Hoxha quay trở lại Albania vào năm 1936 và trở thành một giáo viên ngữ pháp tại Korçë. Do được tiếp thu giáo dục bậc cao, Hoxha thành thạo tiếng Pháp và có kiến thức tương đối về tiếng Ý, tiếng Serbia, tiếng Anh và tiếng Nga. Khi là lãnh đạo, ông thường xuyên đọc báo "Le Monde" và "International Herald Tribune". Ngày 7 tháng 4 năm 1939, Albania bị phát xít Ý xâm lược. Người Ý lập ra một chính phủ bù nhìn tại Albania dưới quyền Mustafa Merlika-Kruja. Hoxha đã bị sa thải khỏi công việc giáo viên sau cuộc xâm lược của người Ý do từ chối tham gia Đảng Phát xít Albania. Ông đã mở một cửa hàng bán thuốc lá tại Tirana mang tên Flora, ngay sau đó một nhóm cộng sản nhỏ đã bắt đầu tụ họp tại đây. Cuối cùng chính phủ đã trấn áp nhóm này. Cuộc sống du kích. Ngày 8 tháng 11 năm 1941, Đảng Cộng sản Albania (sau đổi tên thành Đảng Lao động Albania vào năm 1948) được thành lập. Hai phái viên Nam Tư đã lựa chọn Hoxha từ "nhóm Korca" với địa vị một đại diện Hồi giáo làm một trong bảy thành viên của Ủy ban Trung ương lâm thời. Từ 8 tháng 4 đến 11 tháng 4 năm 1942, Hội nghị tham vấn đầu tiên của Những nhà hoạt động của Đảng Cộng sản Albania đã được tổ chức tại Tirana. Enver Hoxha được giao thực hiện bản báo cáo chính cho các đại biểu tụ họp vào ngày 8 tháng 4 năm 1942. Vào tháng 7 năm 1942, Enver Hoxha đã viết "Lời kêu gọi đến giai cấp nông dân Albania" và cho lưu hành dưới tên Đảng Cộng sản Albania. Lời kêu gọi được đưa ra để tranh thủ sự ủng hộ tại Albania cho cuộc kháng chiến chống lại những kẻ xâm lược phát xít Ý. Những người nông dân được khuyến khích giữ lại ngũ cốc của họ, từ chối chi trả bất cứ khoản thuế hay phí chăn nuôi nào cho chính quyền phát xít Albania. Sau Hội nghị tháng 12 năm 1942 tại Pezë, Mặt trận Giải phóng Dân tộc được thành lập với mục đích thống nhất những người Albania chống phát xít, bất kể ý thức hệ hay tầng lớp. Tháng 3 năm 1943, Hội nghị Quốc gia đầu tiên của Đảng Cộng sản Albania đã bầu Hoxha làm Bí thư thứ nhất. Trong chiến tranh, vai trò của Liên Xô tại Albania là không đáng kể, khiến Albania trở thành nước duy nhất bị chiếm đóng trong Thế chiến II giành được độc lập mà không dựa trên định đoạt của cường quốc. Ngày 10 tháng 7 năm 1943, các nhóm du kích Albania đã tổ chức thành các đơn vị đại đội, tiểu đoàn và lữ đoàn chính quy với tên gọi Quân đội Giải phóng Dân tộc Albania. Tổ chức này nhận được hỗ trợ quân sự từ cơ quan tình báo Anh, SOE. Tổng bộ được thiết lập với Spiro Moisiu là chỉ huy còn Enver Hoxha là chính ủy. Các du kích cộng sản tại Nam Tư đã có một vai trò lớn trên thực tế, họ giúp đỡ trong các cuộc tấn công và trao đổi vật tư, song thông tin liên lạc giữa họ và người Albania bị hạn chế và các thư tín thường đến muộn, đôi khi một kế hoạch đã được Quân Giải phóng Dân tộc Albania phê chuẩn mà chưa tham khảo được ý kiến từ du kích Nam Tư. Bất đồng với những người cộng sản Nam Tư. Tuy nhiên, có một vấn đề đã nảy sinh khi những người cộng sản Nam Tư không đồng ý với mục tiêu Đại Albania và yêu cầu những người cộng sản Albania thu hồi ý định của họ. Theo Hoxha, Josip Broz Tito đã đồng ý rằng "Kosovo là của người Albani" song do sự chống đối của người Serb nên việc thực hiện chuyển giao phải chọn lựa một cách khôn ngoan. Sau khi những người cộng sản Albania từ bỏ tư tưởng Đại Albania, Balli Kombëtar đã chỉ trích những người cộng sản, những người đã cáo buộc Balli Kombëtar đứng bên cạnh người Ý. Tuy nhiên, Balli Kombëtar thiếu sự ủng hộ của người dân. Sau khi đánh giá những người cộng sản là một mối đe dọa trực tiếp cho đất nước, Balli Kombëtar đã đứng cạnh Đức Quốc xã, gây tổn hại chết người cho hình ảnh của họ đối với những người đấu tranh chống phát xít. Những người cộng sản nhanh chóng bổ sung vào hàng ngũ của mình những người thất vọng với Balli Kombëtar và nắm lấy vai trò trung tâm trong cuộc đấu tranh giải phóng. Đại hội Quốc gia Permet đã được tổ chức trong thời điểm đó đã kêu gọi về một "Albania dân chủ mới cho người dân." Vua Zog đã bị cấm không bao giờ được thăm lại Albania, và quyền kiểm soát của cộng sản được tăng cường. Ủy ban chống Phát xít vì Giải phóng Dân tộc đã được thành lập, với chủ tịch là Hoxha. Ngày 22 tháng 10, Ủy ban trở thành Chính phủ Dân chủ Albania sau cuộc họp tại Berat và Hoxha được lựa chọn làm Thủ tướng của chính phủ lâm thời. Các tòa án được thiết lập để cố gắng tuyên bố các tội phạm chiến tranh, những người bị định là "kẻ thù của nhân dân" và do Koçi Xoxe chủ trì. Sau khi giải phóng đất nước khỏi lực lượng chiếm đóng phát xít vào ngày 29 tháng 11 năm 1944, một số đơn vị du kích Albania đã vượt biên giới để sang vùng đất Nam Tư do Đức chiếm đóng, tại đây họ đã chiến đấu cùng với quân du kích của Tito và Hồng quân Liên Xô trong một chiến dịch chung nhằm đẩy lui các ổ kháng cự cuối cùng của Đức trên đất Nam Tư. Nguyên soái Tito, trong một cuộc họp của Nam Tư vào những năm sau đó, đã cảm ơn Hoxha vì sự giúp dỡ của quân du kích Albania đối với cuộc Chiến tranh Giải phóng Dân tộc của Nam Tư. Mặt trận Dân chủ đã kế tục Mặt trận Giải phóng Dân tộc vào tháng 8 năm 1945 và cuộc bầu cử đầu tiên sau chiến tranh đã được tổ chức tại Albania vào ngày 2 tháng 12. Mặt trận là tổ chức chính trị hợp pháp duy nhất được phép tham gia cuộc bầu cử, và chính quyền tuyên bố rằng 93% người dân Albania đã bỏ phiếu cho Mặt trận. Ngày 11 tháng 1 năm 1946, vua Zog chính thức bị phế truất, và Albania tuyên bố trở thành Cộng hòa Nhân dân Albania (đổi tên thành Cộng hòa Nhân dân Xã hội chủ nghĩa Albania năm 1976). Với vai trò là Bí thư thứ nhất, Hoxha là nguyên thủ quốc gia trên thực tế và là người quyền lực nhất tại đất nước. Thời kỳ đầu lãnh đạo (1946-65). Hoxha tuyên bố mình là người Marxist-Leninist và rất thán phục nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin. Trong giai đoạn 1945–1950, chính phủ Albania đã thông qua các chính sách nhằm củng cố quyền lực. Luật cải cách ruộng đất đã được thông qua vào tháng 8 năm 1945. Theo luật này, chính phủ sẽ tịch thu đất đai của các bey và các địa chủ lớn mà không bồi thường và trao lại nó cho nông dân. 52% toàn bộ đất đai tại Albania do các địa chủ lớn sở hữu trước khi thông quan luật; con số này giảm xuống còn 16% sau khi thông qua luật. Về tỷ lệ mù chữ, con số 90–95% tại các vùng nông thôn vào năm 1939 đã giảm xuống còn 30% vào năm 1950 và đến năm 1985 thì con số này đã ngang bằng với các nước phương Tây. Đại học Nhà nước Tirana được thành lập vào năm 1957, đây là trường đại học đầu tiên ở Albania. Các Gjakmarrja (mối thù máu) từ thời Trung Cổ bị cấm. Sốt rét là bệnh phổ biến nhất tại Albania, song chính phủ cộng sản đã thành công trong cuộc chiến nhằm chăm sóc sức khỏe của người dân, họ đã sử dụng DDT, và tiêu thoát các bãi lầy. Năm 1985, không còn thấy một trường hợp nào bị sốt rét trong khi hai mươi năm trước thì Albania là nước có số người mắc bệnh này nhiều nhất tại châu Âu. Cũng không ghi nhận trường hợp nào bị bệnh giang mai trong 30 năm. Đối với sự phân chia Gheg-Tosk, các sách được biết bằng phương ngữ Tosk, và phần lớn đảng viên đến từ miền nam Albania, tức nơi nói phương ngữ Tosk. Năm 1949, các cơ quan tình báo Hoa Kỳ và Anh đã làm việc với vua Zog và các cận vệ của ông ta. Họ tuyển dụng những người Albania tị nạn và di cư từ Ai Cập, Ý, Hy Lạp, huấn luyện họ tại Síp, Malta và Tây Đức, và đưa họ thâm nhập vào Albania. Các đơn vị du kích tiến vào Albania vào năm 1950 và 1952, song họ đã bị lực lượng an ninh Albania giết chết hoặc bắt giữ. Kim Philby, một gián điệp hai mang Liên Xô đã đóng vai trò là nhân viên liên lạc giữa cơ quan tình báo Anh và cơ quan tình báo TW Hoa Kỳ, đã để lộ chi tiết của kế hoạch xâm nhập đến Moskva, và làm nguy hại đến mạng sống của khoảng 300 người xâm nhập. Quan hệ với Nam Tư. Tại thời điểm này, mối quan hệ giữa Nam Tư và Albania đã bắt đầu thay đổi. Gốc rễ của việc thay đổi này bắt đầu vào ngày 20 tháng 10 năm 1944 trong phiên họp toàn thể lần thứ hai của Đảng Cộng sản Albania. Phiên họp đề cập đến các vấn đề mà chính phủ Albania mới sẽ phải đối mặt sau khi đất nước độc lập. Tuy nhiên, phái đoàn Nam Tư do Velimir Stoinić dẫn đầu đã cáo buộc ĐCS Albania là "chủ nghĩa bè phái và chủ nghĩa cơ hội" và đổ tội Hoxha về các lỗi lầm này. Ông ta cũng nhấn mạnh quan điểm rằng du kích cộng sản Nam Tư là tổ chức dẫn đầu phong trào du kích Albania. Các thành viên chống Nam Tư trong Đảng Cộng sản Albania bắt đầu nghĩ rằng đây là một âm mưu của Tito nhằm gây bất ổn cho Đảng. Koçi Xoxe, Sejfulla Malëshova và những người ủng hộ Nam Tư khác bị nghi ngờ sâu sắc. Quan điểm của Tito đối với Albania là nước này quá yếu để có thể đứng riêng và tốt hơn là trở thành một phần của Nam Tư. Hoxha cáo buộc rằng Tito làm vậy để nhằm đưa Albania vào thành phần Nam Tư, đầu tiên là lập ra Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Hỗ trợ lẫn nhau vào năm 1946. Trong thời gian đó, Albania bắt đầu cảm thấy rằng hiệp ước đã nghiêng về phía lợi ích của Nam Tư, giống như các thỏa thuận giữa Ý và Albania dưới thời vua Zog, khiến đất nước phụ thuộc vào Ý. Vấn đề đầu tiên là đồng lek Albania được định giá lại theo đồng dinar Nam Tư khi một liên minh thuế quan được hình thành và kế hoạch kinh tế của Albania được Nam Tư quyết định. Các nhà kinh tế học Albania là H. Banja và V. Toçi đã nói rằng mối quan hệ giữa Albania và Nam Tư trong giai đoạn này mang tính bóc lột và rằng nó được Nam Tư nỗ lực tạo ra nhằm biến kinh tế Albania trở thành một "phần phụ thuộc" của kinh tế Nam Tư. Joseph Stalin đã gửi lời khuyên cho Hoxha và phát biểu rằng Nam Tư đang cố gắng để sáp nhập Albania. "Chúng tôi đã không biết rằng người Nam Tư, dưới cái cớ 'bảo vệ' đất nước của các bạn chống lại một cuộc tấn công từ những kẻ phát xít Hy Lạp, lại muốn đưa các đơn vị trong quân đội của họ đến Cộng hòa Nhân dân Albania. Họ đã cố gắng để làm điều này một cách rất bí mật. Trong thực tế, mục đích của họ trên phương diện này là hoàn toàn thù địch, vì họ có ý định đảo lộn tình hình ở Albania." Tháng 6 năm 1947, Ủy ban TW của Nam Tư bắt đầu công khai lên án Hoxha, cáo buộc ông đã biểu lộ tinh thần chủ nghĩa cá nhân và chống Marxist. Khi Albania đáp trả bằng việc thiết lập các thỏa thuận với Liên Xô để mua máy móc nông nghiệp, Nam Tư đã nói rằng Albania không thể tham gia vào bất kỳ thỏa thuận nào với các nước khác mà không có sự tán thành của Nam Tư. Koçi Xoxe đã cố gắng ngăn Hoxha cải thiện quan hệ với Bulgaria, lập luận rằng Albania sẽ ổn định hơn khi có một đối tác thương mại thay vì nhiều đối tác. Nako Spiru, một thành viên chống Nam Tư trong Đảng, thì lại lên án Xoxe. Do không ai bênh vực lời của Spiru, ông ta cho rằng tình hình đã trở nên vô vọng và sợ rằng sự thống trị của Nam Tư đối với đất nước mình sắp xảy đến, vì thế ông ta đã tự vẫn vào tháng 11. Tại Hội nghị lần thứ 8 của Ủy ban Trương ương Đảng, kéo dài từ 26 tháng 2 – 8 tháng 3 năm 1948, Xoxe đã dính líu đến một âm mưu nhằm cô lập Hoxha và củng cố sức mạnh của mình [Xoxe]. Ông ta đã cáo buộc Hoxha phải chịu trách nhiệm cho tình trạng suy sụy trong quan hệ với Nam Tư, và nói rằng nên trục xuất một phái đoàn quân sự Liên Xô để tỏ thiện ý với Nam Tư. Hoxha đã điều hành thế sự để giữ vững vị thế của mình. Khi Nam Tư công khai tuyệt giao với Liên Xô, cơ sở ủng hộ của Hoxha đã trở nên mạnh hơn. Sau đó, vào ngày 1 tháng 7 năm 1948, Tirana đã lệnh cho tất cả các cố vấn kỹ thuật Nam Tư rời khỏi Albania và đơn phương tuyên bố rằng tất cả các hiệp định và thỏa thuận giữ hai nước là vô hiệu và không có giá trị. Xoxe bị khai trừ ra khỏi đảng vào ngày 13 tháng 6 năm 1949, ông ta đã bị một đội bắn xử tử. Quan hệ với Liên Xô. Sau khi tuyệt giao với Nam Tư, Hoxha tự gắn kết Albania với Liên Xô, nước mà ông hết sức khâm phục. Trong giai đoạn 1948–1960, 200 triệu Đô la Mỹ viện trợ của Liên Xô đã được trao cho Albania để mở rộng công nghệ và cơ sở hạ tầng. Ngày 22 tháng 2 năm 1949, Albania đã được tiếp nhận vào Comecon và Albania trở thành một quân cờ để Liên Xô gây sức ép lên Nam Tư và cũng đóng vai trò là một thế lực thân Xô tại biển Adriatic. Một căn cứ tàu ngầm đã được xây dựng trên đảo Sazan gần Vlorë, đặt ra một mối đe dọa đối với Hạm đội 6 của Hoa Kỳ. Mối quan hệ giữa hai bên tiếp tục duy trì sự gần gũi cho đến cái chết của Stalin vào ngày 5 tháng 3 năm 1953. Albania đã tổ chức quốc tang nhằm tưởng nhớ Stalin. Hoxha tập hợp toàn bộ dân chúng tại quảng trường lớn nhất ở thủ đô, yêu cầu họ quỳ, và bắt họ thực hiện lời tuyên thệ hai nghìn từ với nội dung "trung thành vĩnh viễn" và "lòng biết ơn" với "người cha thân yêu" và "nhà giải phóng vĩ đại", đến người mà người dân nợ "mọi thứ." Dưới thời Nikita Khrushchev, người kế nhiệm Stalin, viện trợ bị cắt giảm và Albania được khuyến khích áp dụng chính sách chuyên môn hóa của Khrushchev. Dưới chính sách này, Albania sẽ phát triển sản xuất nông nghiệp để cung cấp cho Liên Xô và các nước khác trong khối Warszawa trong khi các nước này sẽ phát triển các ngành sản xuất đặc trưng của họ, mà về lý thuyết sẽ tăng cường khối Warszawa bằng cách giúp giảm thiếu sự thiếu hụt một số nguồn tài nguyên mà nhiều nước trong khối phải đối mặt. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa rằng phát triển công nghiệp của Albania, lĩnh vực đã được Hoxha đặc biệt nhấn mạnh, sẽ bị suy giảm đáng kể. Từ 16 tháng 5 – 17 tháng 6 năm 1955, Nikolai Bulganin và Anastas Mikoyan đã đến thăm Nam Tư và Khrushchev từ bỏ việc khai trừ Nam Tư ra khỏi khối Cộng sản. Khrushchev cũng bắt đầu tham khảo học thuyết nhiều trung tâm của Palmiro Togliatti. Hoxha đã không được hỏi ý kiến về điều này và cảm thấy bị xúc phạm. Nam Tư bắt đầu yêu cầu Hoxha phục hồi hình ảnh cho Koçi Xoxe, song Hoxha kiên quyết từ chối. Năm 1956, trong Đại hội lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Liên Xô, Khrushchev đã lên án tệ sùng bái cá nhân được xây dựng quanh Joseph Stalin và cũng buộc tội Stalin đã phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng. Khrushchev sau đó công bố thuyết về chung sống hòa bình, điều này đã khiến Hoxha rất giận dữ. Viện Nghiên cứu Marxist-Leninist, do phu nhân Nexhmije của Hoxha lãnh đạo, đã dẫn lời Vladimir Lenin: "Các nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại của một quốc gia xã bội chủ nghĩa và của một đảng cộng sản là chủ nghĩa quốc tế vô sản; không phải chung sống hòa bình." Hoxha nay hoạt động tích cực hơn trên lập trường chống Xét lại. Sự thống nhất bên trong Đảng Lao động Albania cũng bắt đầu suy giảm, với một hội nghị đại biểu đặc biệt được tổ chức tại Tirana vào tháng 4 năm 1956, bao gồm 450 đại biểu và có kết quả bất ngờ. Các đại biểu "chỉ trích tình trạng trong đảng, thái độ tiêu cực đối với quần chúng, sự vắng mặt của dân chủ trong đảng và dân chủ xã hội chủ nghĩa, chính sách kinh tế của lãnh đạo." trong khi cũng kêu gọi thảo luận về tệ sùng bái cá nhân và Đại hội Đảng lần thứ 20 [của Liên Xô]. Hướng đến Trung Quốc và chủ nghĩa Mao. Hoxha đã kêu gọi về nghị quyết mà theo đó ủng hộ người lãnh đạo hiện tại của Đảng. Nghị quyết được chấp thuận, và toàn bộ các đại biểu từng lên tiếng đều bị khai trừ khỏi đảng và bị cầm tù. Hoxha đã nói rằng đây là một trong nhiều nỗ lực nhằm lật đổ người lãnh đạo của Albania do Nam Tư tổ chức. Sự cố này tiếp tục củng cố quyền lực của Hoxha, khiến cho việc thực hiện cải cách theo kiểu Khrushchev gần như không thể xảy ra. Trong cùng năm đó, Hoxha đến thăm Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và gặp gỡ Mao Trạch Đông. Mối quan hệ giữa Albania với Trung Quốc được cải thiện, bằng chứng là viện trợ của Trung Quốc cho Albania chiếm 4,2% vào năm 1955, và tăng lên 21,6% vào năm 1957. Trong một nỗ lực để giữ Albania trong tầm ảnh hưởng của mình, Liên Xô đã tăng viện trợ song lãnh đạo Albania vẫn tiếp tục tiến gần hơn đến Trung Quốc. Mối quan hệ với Liên Xô vẫn duy trì mức độ như trước đó cho đến năm 1960, khi Khrushchev gặp Sophocles Venizelos, một chính trị gia cánh tả Hy Lạp. Khrushchev tỏ ra thông cảm với ý tưởng về một vùng Bắc Epirus tự trị của người Hy Lạp và hy vọng sử dụng các tuyên bố của Hy Lạp để khiến cho giới lãnh đạo Albania hành động phù hợp với lợi ích của Liên Xô. Xích mích với Liên Xô. Quan hệ với Liên Xô bắt đầu xuống dốc nhanh chóng. Một chính sách cứng rắn đã được áp dụng và Liên Xô đã cắt giảm các chuyến hàng viện trợ, đặc biệt là ngũ cốc, vào lúc Albania cần chúng để ứng phó với nạn đói do lũ lụt. Tháng 7 năm 1960, một âm mưu nhằm lật đổ chính phủ đã được phát hiện. Âm mưu này do một Thiếu tướng hải quân được đào tạo tại Liên Xô là Teme Sejko tổ chức. Sau đó, hai thành viên thân Liên Xô trong Đảng là Liri Belishova và Koço Tashko đề bị khai trừ, với một sự cố hài hước liên quan đến việc phát âm tên Tashko thành (tiếng Nga của "chấm hết"). Vào tháng 8, Ủy ban Trung ương Đảng Albania đã gửi một bức thư phản đối cho Ủy ban Trung ương của Đảng Cộng sản Liên Xô, nêu rõ sự không hài lòng của việc có một Đại sứ Liên Xô chống Albania tại Tirana. Đại hội IV của Đảng Lao động Albania được tổ chức từ ngày 13–20 tháng 2 năm 1961 là cuộc họp cuối cùng mà đại biểu của Liên Xô và các nước Đông Âu khác có thể tham dự tại Albania. Trong đại hội, Liên Xô đã bị lên án trong khi Trung Quốc thì được tán dương. Mehmet Shehu nói rằng trong khi nhiều thành viên trong Đảng đã bị cáo buộc chuyên quyền, đây là một lời buộc tội vô căn cứ và không giống như Liên Xô, Albania là nước Marxist chính cống. Liên Xô trả đũa bằng cách đe dọa sẽ có "hậu quả tàn khốc" nếu những lời lên án không được rút lại. Những ngày sau đó, Khrushchev và Antonín Novotný, Chủ tịch của Tiệp Khắc (là nguồn viện trợ lớn nhất cho Albania sau Liên Xô) đã đe dọa cắt viện trợ kinh tế. Trong tháng 3, Albania không được mời tham dự cuộc họp của các nước khối Warszawa (trong khi Albania là một trong các thành viên sáng lập năm 1955) và đến tháng 4, tất cả các kỹ thuật viên Liên Xô đã rút khỏi Albania. Trong tháng 5, gần như toàn bộ quân Liên Xô tại căn cứ trên biển Oricum đã rút lui, để lại cho người Albania 4 tàu ngầm và các thiết bị quân sự khác. Ngày 7 tháng 11 năm 1961, Hoxha có một bài phát biểu mà trong đó ông gọi Khrushchev là một "kẻ xét lại, một kẻ chống Marxist và một kẻ chủ bại." Hoxha miêu tả Stalin là nhà lãnh đạo cộng sản cuối cùng của Liên Xô và bắt đầu nhấn mạnh tính độc lập của Albania. Ngày 11 tháng 11, Liên Xô và tất cả các nước trong khối Warszawa khác đều tuyệt giao quan hệ với Albania. Albania không chính thức bị loại trừ (với việc không được mời) khỏi khối Warszawa và Comecon. Liên Xô cũng cố gắng để tuyên bố có quyền kiểm soát cảng Vlorë dựa trên một hợp đồng cho thuê; Đảng Lao động Albania sau đó đã thông qua một luật cấm bất kỳ quốc gia nào khác sở hữu cảng của Albania thông qua cho thuê hay dưới hình thức khác. Thời kỳ lãnh đạo sau. Khi Hoxha tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo, ông ngày càng có quan điểm mang tính lý thuyết. Ông đã viết bài chỉ trích dựa trên các sự kiện đương thời và dựa trên lý thuyết; đáng chú ý nhất là những lời lên án của ông đối với chủ nghĩa Mao Trạch Đông sau năm 1978. Một thành tự lớn dưới thời Hoxha là sự tiến bộ của nữ quyền. Albania từng là một trong những quốc gia có tính gia trưởng nhất, nếu không muốn nói là nhất, tại châu Âu. "Bộ luật Lekë", thứ quy định địa vị của phụ nữ, viết rằng, "Một người đàn bà được biết đến như một bao tải, để chịu đựng miễn là khi cô ta sống ở nhà chồng." Phụ nữ không được thừa kế bất cứ thứ gì từ cha mẹ và bị phân biệt đối xử. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, quân cộng sản Albania đã khuyến khích phụ nữ tham gia vào hoạt động du kích và sau chiến tranh, phụ nữ được khuyến khích đảm nhiệm các công việc tầm thường, bởi nếu muốn làm những công việc ở mức độ cao hơn thì họ cần phải có giáo dục mà điều này thì vượt khỏi tầm với của hầu hết phụ nữ. Năm 1938, phụ nữ chiếm 4% lao động tại các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế. Năm 1970, con số này đã tăng lên 38% và đến năm 1982 là 46%. Trong Cách mạng Văn hóa và Tư tưởng, phụ nữ được khuyến khích để đảm nhiệm "tất cả" các công việc, bao gồm các chức vụ trong chính phủ, dẫn tới kết quả là 40,7% đại biểu ở các Hội đồng Nhân dân và 30,4% đại biểu của Hội nghị Nhân dân là phụ nữ, bao gồm cả hai phụ nữ trong Ủy ban Trung ương vào năm 1985. Năm 1978, số phụ nữ tiếp nhận giáo dục 8 năm cao gấp 15,1 lần so với năm 1938 và số phụ nữ học trung học gấp 175,7 con số năm 1938. Năm 1978, số phụ nữ tiếp nhận giáo dục đại học cao gấp 101,9 lần so với năm 1957. Năm 1969, thuế trực thu bị bãi bỏ và trong giai đoạn này chất lượng của các trường học và dịch vụ chăm sóc sức khỏe tiếp tục được cải thiện. Một chiến dịch điện khí hóa đã được bắt đầu vào năm 1960 và toàn bộ đất nước được dự kiến sẽ có điện vào năm 1985. Tuy nhiên, Albania đã đạt được điều này vào ngày 25 tháng 10 năm 1970, khiến nó trở thành quốc gia đầu tiên hoàn thành điện khí hóa trên toàn cầu. Trong Cách mạng Văn hóa và Tư tưởng những năm 1967–1968, quân đội Albania đã chuyển đổi từ sách lược quân đội cộng sản truyền thống và bắt đầu tuân theo chiến lược của chủ nghĩa Mao Trạch Đông được gọi là chiến tranh nhân dân, trong đó bao gồm cả việc bãi bỏ quân hàm, và điều này không được khôi phục hoàn toàn cho đến năm 1991. Di sản của Hoxha còn bao gồm một tổ hợp gồm 750.000 boong-ke bê tông chứa được một người trên khắp đất nước, chúng có tác dụng làm nơi canh gác và đặt các ụ súng cùng với vũ khí hóa học. Các boong-ke được xây dựng vững chắc và có tính lưu động, nhằm để họ có thể dễ dàng đặt chúng xuống một lỗ đào từ trước bằng một cần cẩu hoặc máy bay trực thăng. Có các loại boong-ke khác nhau như công sự ngầm để súng máy, boong-ke bãi biển, cho đến căn cứ hải quân ngầm. Chính sách đối nội của Hoxha là tin tưởng vào mô hình của Stalin, và sùng bái cá nhân đã phát triển trong những năm 1970 xung quanh ông, tương tự như đối với Stalin trước đây. Đôi khi nó còn đạt đến một cường độ như việc sùng bái cá nhân Kim Nhật Thành (điều mà Hoxha lên án) theo đó thì Hoxha được mô tả là một thiên tài bình luận trên hầu như tất cả các mặt của đời sống từ văn hóa-kinh tế cho đến các vấn đề quân sự. Mỗi quyển sách giáo khoa được yêu cầu có một hoặc nhiều hơn các lời trích dẫn của ông về môn học được giảng dạy. Đảng Lao động Albania vinh danh ông với các danh hiệu như Đồng chí Tối cao hay Nhà giáo vĩ đại. Sự cai quản của Hoxha cũng có sự nổi bật khi ông khuyến khích một tỉ lệ sinh cao. Ví dụ một người phụ nữ có số con trên mức trung bình sẽ nhận được phần thường "Người mẹ Heroine" ("Nënë Heroinë") của chính phủ cùng với tiền thưởng. Phá thai về cơ bản bị chính quyền hạn chế (để khuyến khích mức sinh cao) trừ khi việc đứa bé ra đời gây nguy hại đến tính mạng của người mẹ, mặc dù nó cũng không bị cấm hoàn toàn; cách giải quyết sẽ do các hội đồng y tế khu vực quyết định. Do vậy, dân số Albania đã tăng từ 1 triệu người vào năm 1944 lên khoảng 3 triệu người vào năm 1985. Quan hệ với Trung Quốc. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ ba của Albania, Trung Quốc đã hứa hẹn về một khoản vay trị giá 125 triệu Đô la Mỹ để Albania xây dựng 25 nhà máy hóa chất, điện và luyện kim được đề cập đến trong Kế hoạch. Tuy nhiên, quốc gia này đã có một giai đoạn chuyển tiếp khó khăn, do các kỹ thuật viên Trung Quốc có chất lượng thấp hơn các kỹ thuật viên Liên Xô và khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia, cộng với các mối quan hệ tồi giữa Albania và các nước láng giềng, các vấn đề trở nên phức tạp hơn. Không giống như Nam Tư hay Liên Xô, Trung Quốc đã có ảnh hưởng rất nhỏ trên phương diện kinh tế đối với Albania dưới thời Hoxha. 15 năm trước đó (1946–1961), có ít nhất 50% kinh tế Albania dựa trên thương mại nước ngoài. Do Hiến pháp 1976 nghiêm cấm nợ, viện trợ và đầu tư nước ngoài, Albania về cơ bản trở thành nước tự cung tự cấp, bất chấp việc nước này thiếu các công nghệ hiện đại. Về mặt ý thức hệ, Hoxha nhận thấy quan điểm ban đầu của Mao Trạch Đông phù hợp với chủ nghĩa Marx-Lenin. Mao Trạch Đông lên án chủ nghĩa xét lại của Nikita Khrushchev và đồng thời cũng chỉ trích Nam Tư. Viện trợ đến từ Trung Quốc không tính lãi và không phải hoàn trả cho đến khi Albania có đủ khả năng để làm như vậy. Trung Quốc đã không bao giờ can thiệp vào sản lượng kinh tế của Albania, và các kỹ thuật viên Trung Quốc làm việc với một mức lương tương tự như các công nhân người Albania, không như các kỹ thuật viên Liên Xô, những người đôi khi được Hoxha trả lương cao gấp ba lần công nhân Albania. Các bài báo Albania được in lại trên báo Trung Quốc và được đọc trên đài phát thanh Trung Quốc. Cuối cùng, Albania đã dẫn đầu phong trào giành ghế cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc, một nỗ lực đã thành công vào năm 1971 và do đó nhà nước cộng sản Trung Quốc đã thay thế ghế của Trung Hoa Dân Quốc. Trong giai đoạn này, Albania trở thành nước sản xuất crom lớn thứ hai trên thế giới, nó được xem là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Albania. Về mặt chiến lược, biển Adriatic cũng thu hút sự quan tâm của Trung Quốc, và giới lãnh đạo Trung Quốc hy vọng sẽ có thêm các đồng minh ở châu Âu với sự giúp đỡ của Albania, song điều này đã thất bại. Chu Ân Lai đã đến thăm Albania trong tháng 1 năm 1964. Ngày 9 tháng 1, "Tuyên bố chung Trung Quốc-Albania 1964" đã được ký kết tại Tirana. Giống như Albania, Trung Quốc bảo vệ "tinh khiết" của chủ nghĩa Marx bằng cách tấn công cả "đế quốc Mỹ" cũng như "xét lại Liên Xô và Nam Tư", cả hai đều là một phần của thuyết "kẻ thù kép". Nam Tư được nhìn nhận là một "biệt đội của chủ nghĩa đế quốc Mỹ" và là một "kẻ phá hoại chống lại cách mạng thế giới." Tuy nhiên, các nhìn nhận này đã bắt đầu thay đổi tại Trung Quốc, một trong những vấn đề chính mà Albania gặp phải trong liên minh này. Cũng không giống với Nam Tư và Liên Xô, liên minh Trung Quốc-Albania thiếu "...một cơ cấu tổ chức để tham vấn thường xuyên và phối hợp chính sách, và có điểm đặc trưng là một mối quan hệ không chính thức được kiểm soát dựa trên một cơ sở "đặc biệt"." Mao Trạch Đông đã có một bài phát biểu vào ngày 3 tháng 11 năm 1966, trong đó tuyên bố rằng Albania là nhà nước Marxist-Leninist duy nhất ở châu Âu và "một cuộc tấn công vào Albania sẽ cần phải tính đến nhân dân Trung Quốc vĩ đại. Nếu đế quốc Mỹ, xét lại Liên Xô hiện nay hay bất kỳ tay sai nào của họ dám động vào Albania dù là nhỏ nhất, sẽ không có gì ở phía trước dành cho họ mà chỉ có một thất bại hoàn toàn, đáng xấu hổ và đáng nhớ." Tương tự, Hoxha nói rằng "Các bạn có thể yên tâm, những người đồng chí, đến những gì có thể trong thế giới rộng lớn, hai đảng của chúng ta và hai dân tộc chúng ta chắc chắn sẽ sát cánh bên nhau. Chúng ta sẽ chiến đấu cùng nhau và chúng ta sẽ giành chiến thắng." Trong giai đoạn bốn năm sau Cách mạng Văn hóa, Trung Quốc ở trong tình trạng tương đối cô lập về ngoại giao, mối quan hệ giữa Trung Quốc-Albania đã lên tới đỉnh cao trong giai đoạn này. Ngày 20 tháng 8 năm 1968, Albania đã lên án việc Liên Xô xâm chiếm Tiệp Khắc. Albania sau đó đã chính thức ra khỏi khối Warszawa vào ngày 5 tháng 9. Mối quan hệ với Trung Quốc bắt đầu xấu đi vào ngày 15 tháng 7 năm 1971, khi Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon sang thăm Trung Quốc để hội đàm với Chu Ân Lai. Hoxha cảm thấy mình bị phản bội và chính quyền của ông ở trong tình trạng bất ngờ. Ngày 6 tháng 8, Ủy ban Trung ương của Đảng Lao động Albania đã gửi một bức thư cho Ủy ban Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong đó gọi Nixon là một "kẻ chống cộng điên cuồng." Kết quả là trong một thông điệp năm 1971 của giới lãnh đạo Trung Quốc đã nói rằng Albania không thể phụ thuộc hơn nữa vào một lượng viện trợ không xác định của Trung Quốc và đến năm 1972 Albania được khuyên là nên "kiềm chế những kỳ vọng của mình về những đóng góp hơn nữa của Trung Quốc cho nền kinh tế Albania." Năm 1973, Hoxha đã viết trong nhật ký của mình rằng những lãnh đạo Trung Quốc: Để đáp trả, Albania đã phát triển thương mại với khối Comecon (riêng thương mại với Liên Xô vẫn bị ngăn chặn) và Nam Tư. Thương mại với các nước Thế giới thứ ba đã đạt 0,5 triệu Đô la Mỹ vào năm 1973, song đã tăng lên 8,3 triệu Đô la Mỹ vào năm 1974. Thương mại đã tăng từ 0,1% đến 1.,6%. Sau cái chết của Mao Trạch Đông vào ngày 9 tháng 9 năm 1976, Hoxha vẫn lạc quan về quan hệ Trung Quốc-Albania, song đến tháng 8 năm 1977, Hoa Quốc Phong, nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc, đã nói rằng Thuyết thế giới thứ ba của Mao Trạch Đông sẽ trở thành chính sách đối ngoại chính thức. Hoxha nhìn nhận điều này là một cách để Trung Quốc biện minh cho việc coi Hoa Kỳ là "kẻ thù thứ hai" trong khi xem Liên Xô là kẻ thù chính, do đó cho phép Trung Quốc có quan hệ thương mại với Hoa Kỳ. "...kế hoạch 'thế giới thứ ba' của Trung Quốc là một kế hoạch ma quỷ lớn, với mục tiêu để Trung Quốc trở thành một siêu cường khác, chính xác là bằng cách đưa nó trở thành nước đứng đầu trong 'thế giới thứ ba' và 'thế giới không liên kết.'" Từ ngày 30 tháng 8 đến 7 tháng 9 năm 1977, Tito đã đến thăm Bắc Kinh và được giới lãnh đạo Trung Quốc chào đón. Tại thời điểm này, Đảng Lao động Albania đã tuyên bố rằng Trung Quốc nay là một nhà nước xét lại giống như Liên Xô và Nam Tư, và rằng Albania và là nhà nước Marxist-Leninist duy nhất trên Trái Đất. Ngày 13 tháng 7 năm 1978, Trung Quốc thông báo rằng nước này chính thức cắt viện trợ cho Albania. Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, Albania không có một đồng minh nào. Nhân quyền. Một số điều khoản trong hiến pháp năm 1976 trên thực tế đã hạn chế việc thực hiện các quyền tự do chính trị. Thêm vào đó, chính phủ từ chối cho người dân tiếp cận các thông tin khác ngoài những thứ đã được các phương tiện truyền thông chính phủ kiểm soát. Về đối nội, Sigurimi cũng thực thiện theo các phương pháp đàn áp của NKVD, MGB, KGB, và Stasi của Đông Đức. "Các hoạt động của nó lan tỏa khắp xã hội Albania đến mức mọi công dân hạng ba đều đã có thời gian bị gửi đến các trại lao động hoặc bị các sĩ quan Sigurimi thẩm vấn." Để loại bỏ bất đồng chính kiến, chính phủ đã bỏ tù hàng nghìn người trong các trại lao động cải tạo hoặc xử tử họ với các tội danh như phản bội hoặc chống phá chuyên chính vô sản. Việc đi ra nước ngoài bị cấm từ sau năm 1968, trừ những người có nhiệm vụ chính thức. Văn hóa Tây Âu được nhìn nhận với sự ngờ vực sâu sắc, kết quả là các vụ bắt giữ và lệnh cấm các tài liệu nước ngoài trái phép. Nghệ thuật Albania khi đó được phát triển theo chủ nghĩa hiện thức xã hội chủ nghĩa. Việc để râu bị cấm do bị xem là không hợp vệ sinh và để hạn chế ảnh hưởng của Hồi giáo và Chính Thống giáo. Hệ thống tư pháp thường xuyên trở thành những phiên tòa có lệ mà thôi. "...[Bị đơn] không được phép hỏi người làm chứng và mặc dù ông ta được phép phát biểu lời phản đối của mình đối với một số khía cạnh của vụ án, những lời phản đối của ông ta sẽ bị công tố viên bác bỏ khi họ nói, 'Ngồi xuống và im lặng. Chúng tôi rõ hơn bạn.'" Để giảm bớt mối đe doạ của các nhà bất đồng chính kiến và những người lưu vong khác, những người thân của bị can thường bị bắt giữ, bị tẩy chay, và bị cáo buộc là "kẻ thù của nhân dân". "Có sáu chỗ cho các tù nhân chính trị và 14 trại lao động, nơi các tù chính trị và tội phạm thông thường làm việc với nhau. Ước tính rằng có xấp xỉ 32.000 người bị cầm tù tại Albania vào năm 1985." Điều 47 trong Bộ luật Hình sự Albania nói rằng "trốn ra khỏi đất nước, cũng như từ chối trở về Tổ quốc đối với một người được gửi đi để phụng sự hay được phép tạm thời đi ra bên ngoài đất nước" là tội phản quốc và bị trừng phạt tối thiểu mười năm tù hoặc thậm chí là bị tử hình. Tôn giáo. Albania là một quốc gia châu Âu có cư dân chủ yếu theo Hồi giáo, chủ yếu là do ảnh hưởng của đế quốc Ottoman, và tôn giáo trở thành một bản sắc dân tộc. Trong đế quốc Ottoman, người Hồi giáo được nhìn nhận là người Thổ Nhĩ Kỳ, các tín hữu Chính Thống giáo Đông phương được nhìn nhận là người Hy Lạp và tín hữu Công giáo được nhìn nhận là người Latinh. Hoxha tin rằng đây là một vấn đề nghiêm trọng, ông thấy rằng nó khuyến khích những người Hy Lạp ly khai tại Bắc Epirus và gây chia rẽ đất nước nói chung. Luật cải cách ruộng đất vào năm 1945 đã tịch thu nhiều tài sản của giáo hội tại Albania. Những người Công giáo là cộng đồng đầu tiên bị nhắm đến, lý do là vì Tòa Thánh bị chính phủ nước này nhìn nhận là một nhân tố phát xít và chống cộng. Năm 1946, Dòng Tên và đến năm 1947 là Dòng Fran-xít đã bị cấm. "Nghị định số 743" (về Tôn giáo) đã mưu cầu một giáo hội quốc gia và cấm các nhà lãnh đạo tôn giáo liên hệ với các thế lực nước ngoài. Đảng tập trung vào việc giáo dục vô thần trong trường học. Chiến thuật này đã có hiệu quả, chủ yếu là do chính sách tỷ lệ sinh cao sau chiến tranh. Trong các dịp lễ như Ramadan hay Mùa Chay, nhiều loại thực phẩm bị cấm (các sản phẩm bơ sữa, thịt...) được phân phát trong các trường học và nhà máy, những người từ chối ăn những thực phẩm này sẽ bị lên án. Bắt đầu từ ngày 6 tháng 2 năm 1967, Đảng Lao động Albania bắt đầu một cuộc tấn công mới chống lại tôn giáo. Hoxha, người đã tuyên bố thực hiện "Cách mạng Văn hóa và Tư tưởng" lấy cảm hứng một phần từ Cách mạng Văn hóa của Trung Quốc, đã khuyến khích các học sinh và công nhân cộng sản sử dụng các chiến thuật mạnh mẽ hơn để thúc đẩy chủ nghĩa vô thần, mặc dù bạo lực bước đầu đã bị lên án. Theo Hoxha, sự gia tăng hoạt động chống tôn giáo bắt nguồn từ giới trẻ. Kết quả của "phong trào tự phát, vô cớ" là việc đóng cửa tất cả hai.169 nhà thờ Ki-tô giáo và Hồi giáo tại Albania. Thuyết vô thần quốc gia trở thành chính sách chính thức, và Albania tuyên bố là quốc gia vô thần đầu tiên trên thế giới. Chính phủ đã đổi các tên gọi đô thị dựa trên tôn giáo, cũng như các tên riêng. Trong giai đoạn này, các tên gọi dựa trên tôn giáo cũng bị coi là bất hợp pháp. "Từ điển tên của nhân dân", xuất bản năm 1982, bao gồm 3.000 tên gọi thế tục được phê duyệt. Năm 1992, Đức ông Dias, Đại sứ Giáo hoàng Albania do Giáo hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm, đã cho biết trong số 300 linh mục Công giáo hiện diện ở Albania trước khi cộng sản lên nắm quyền, chỉ còn 30 người sống sót. Tất cả các nghi lễ và giáo sĩ tôn giáo bị đặt ra ngoài vòng pháp luật và những nhân vật tôn giáo từ chối từ bỏ vị trí của họ đã bị bắt giữ hoặc bị buộc phải trốn tránh. Nuôi dưỡng dân tộc chủ nghĩa. Enver Hoxha đã tuyên bố trong chiến dịch chống tôn giáo rằng "tôn giáo duy nhất của người Albania là chủ nghĩa Albania," một trích dẫn từ bài thơ "O moj Shqypni" ("O Albania") của nhà văn Albania thế kỉ 19 Pashko Vasa. Các nỗ lực tập trung vào vấn đề kết nối người Illyria-Albania và chứng minh lịch sử Hy Lạp cổ đại là của người Albania. Nguồn gốc Illyria của người Albania (không phủ nhận nguồn gốc "Pelasgia") tiếp tục đóng vai trò đáng kể trong chủ nghĩa dân tộc Albania, kết quả là một sự hồi sinh những cái tên được cho là có nguồn gốc "Illyria", song chúng lại liên quan đến Kitô giáo. Đầu tiên, các nhà văn dân tộc chủ nghĩa Albania đã chọn người Pelasgia làm tổ tiên của người Albania, song dưới thời Enver Hoxha, người Pelasgia chỉ là một yếu tố thứ cấp cho học thuyết Illyria về nguồn gốc của người Albania, nó cũng được một số ủng hộ từ các học giả. Thuyết nguồn gốc Illyria nhanh chóng trở thành một trong các trụ cột của chủ nghĩa dân tộc Albania, đặc biệt là bởi vì nó có thể cung cấp một số bằng chứng về sự hiện diện liên tục của người Albania cả tại Kosovo và ở miền nam Albania, tức là các khu vực xung đột sắc tộc giữa người Albania, người Serb và người Hy Lạp. Dưới thời chính quyền Enver Hoxha, một chủ nghĩa nhân chủng học bản địa đã được thúc đẩy và các nhà nhân chủng học đã cố gắng để chứng minh rằng người Albania khác biệt so với bất kỳ dân tộc Ấn-Âu nào khác, một thuyết mà nay đã bị bác bỏ. Những nhà khảo cổ học Albania thời cộng sản đã tuyên bố rằng các thành bang, vị thần, tư tưởng, văn hóa và các nhân vật nổi bật của Hy Lạp cổ đại hoàn toàn là người Illyria (ví dụ như Pyrros của Ipiros và vùng Epirus). Họ tuyên bố rằng người Illyria là dân tộc cổ xưa nhất tại Balkan và đã mở rộng đáng kể thời kỳ của tiếng Illyria. Điều này vẫn tiếp tục tại Albania thời hậu cộng sản và truyền bá sang Kosovo. Các thuyết dân tộc chủ nghĩa này vẫn còn lại hầu như nguyên vẹn cho đến ngày nay. Những năm cuối cùng. Đại hội lần thứ 7 của Đảng Lao động Albania diễn ra từ ngày 1-7 tháng 11 năm 1976 đã quyết định một Hiến pháp mới. Theo Hoxha, "Hiến pháp cũ là Hiến pháp của việc xây dựng nền móng cho chủ nghĩa xã hội, trong khi Hiến pháp mới sẽ là Hiến pháp của việc xây dựng hoàn chỉnh một xã hội xã hội chủ nghĩa." Tự lực nay được nhấn mạnh hơn bao giờ hết. Các công dân được khuyến khích rèn luyện sử dụng các loại vũ khí, và hoạt động này cũng được giảng dạy trong trường học. Điều này là nhằm hình thành nên các du kích một cách nhanh chóng. Vay và đầu tư nước ngoài bị cấm theo Điều 26 trong Hiến pháp. Albania đã rất nghèo nàn và lạc hậu theo các tiêu chuẩn châu Âu và nước này có mức sống thấp nhất tại châu lục. Do kết quả của một nền kinh tế tự cung tự cấp, Albania có nợ nước ngoài ở mức tối thiểu. Năm 1983, Albania nhập khẩu lượng hàng hóa trị giá 280 triệu Đô la Mỹ song xuất khẩu lượng hàng hóa trị giá 290 triệu Đô la Mỹ, thăng dư thương mại 10 triệu Đô la Mỹ. Năm 1981, Hoxha đã ra lệnh xử tử một số quan chức trong đảng và chính phủ trong một cuộc thanh trừng mới. Thủ tướng Mehmet Shehu được tường thuật là đã tự sát vào tháng 12 năm 1981 và sau đó bị lên án như là một "kẻ phản bội" đối với Albania và ông ta cũng bị cáo buộc phục vụ cho nhiều cơ quan tình báo. Dư luận phổ biến tin rằng ông ta đã bị giết chết hoặc tự bắn vào mình trong một cuộc đấu tranh quyền lực hoặc do khác biệt trong chính sách đối ngoại với Hoxha. Hoxha cũng viết một lượng lớn các cuốn sách trong giai đoạn này, kết quả là 65 tập tác phẩm sưu tầm, cô đặc lại thành sáu tuyển tập. Sau đó, Hoxha bán nghỉ hưu do sức khỏe yếu, ông đã từng bị một cơn đau tim vào năm 1973 và từ đó ông đã không bao giờ hoàn toàn hồi phục. Ông trao lại hầu hết trách nhiệm của mình cho Ramiz Alia. Trong những ngày cuối cùng của mình, ông phải sử dụng xe lăn và đau đớn vì bệnh tiểu đường, căn bệnh mà ông đã phải chịu đựng kể từ năm 1948, và bệnh thiếu máu não, căn bệnh ông phải chịu đựng từ năm 1983. Hoxha qua đời vào ngày 11 tháng 4 năm 1985, để lại cho Albania một di sản cô lập và nỗi sợ hãi với thế giới bên ngoài. Mặc dù có một số tiến bộ về kinh tế dưới thời Hoxha, Albania trong tình trạng đình đốn kinh tế; đây là đất nước nghèo nhất châu Âu trong phần lớn thời gian Chiến tranh Lạnh. Sau khi Albania chuyển đổi sang thể chế dân chủ vào năm 1992, các di sản của Hoxha đã giảm bớt, và nay còn tồn tại rất ít ở Albania, ngoại trừ sự nghèo khổ. Albania với một GDP là 8000 USD mỗi đầu người là nước nghèo thứ 4 ở châu Âu trên Ukraina, Kosovo và Moldavia. Gia đình. Họ "Hoxha" là biến thể Albania của Hodja, một tước hiệu được ban cho tổ tiên ông vì những nỗ lực của họ trong việc giảng dạy Hồi giáo cho người Albania. Cha mẹ của Enver Hoxha là Halil và Gjylihan (Gjylo) Hoxha, và bản thân ông có ba chị em gái tên là Fahrije, Haxhire và Sanije. Hysen Hoxha là người bác/chú của Enver Hoxha và là một chiến sĩ đã vận động mạnh mẽ cho nền độc lập của Albania, sự kiện xảy ra khi Enver mới được bốn tuổi. Ông nội Beqir của ông từng tham gia vào nhóm Gjirokastër của Liên minh Prizren. Con trai của Enver Hoxha là Sokol Hoxha, người là giám đốc điều hành của Bưu điện và Viễn thông Albania, ông ta kết hôn với Liliana Hoxha. Người con gái của Hoxha mang tên Pranvera, bà là một kiến trúc sư. Cùng với chồng là Klement Kolaneci, bà đã thiết kế Bảo tàng Enver Hoxha trước đây ở Tirana, một công trình hình kim tự tháp lát màu trắng. Bảo tàng mở cửa vào năm 1988, ba năm sau cái chết của cha bà. Công trình nay là tòa nhà của Trung tâm Văn hóa Quốc tế. Nỗ lực ám sát. Banda Mustafaj là một nhóm gồm 4 người Albania lưu vong do Xhevdet Mustafa lãnh đạo, họ muốn ám sát Enver Hoxha vào năm 1982. Kế hoạch thất bại và hai thành viên trong nhóm bị giết còn một bị bắt giữ. Đây được xem là nỗ lực thực sự duy nhất nhằm sát hại Hoxha. Liên kết ngoài. ]]
1
null
Các khu rừng nguyên sinh trên dãy Carpath bao gồm 10 khu rừng sồi nguyên sinh, đại diện cho sự tiến hóa, phát triển của sồi (chi Fagus họ Dẻ) phát triển ở khắp Bắc bán cầu. Di sản này được ghi vào danh sách di sản thế giới vào năm 2007, và mở rộng thêm 5 khu rừng sồi cổ ở Đức. Di sản là các khu vườn quốc gia, công viên thiên nhiên, các khu bảo vệ cảnh quan, các khu dự trữ sinh quyển rộng 29.2789 ha. 10 khu rừng thuộc Slovakia và Ukraina (6 khu rừng thuộc Ukraina và 4 thuộc Slovakia) thuộc khu vực các rừng nguyên sinh trên dãy Carpath. 6 Khu bảo tồn và vườn quốc gia thuộc Ukraina: 4 Khu bảo tồn và vườn quốc gia ở Slovakia:
1
null
Kali permanganat là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học là KMnO4, dùng làm chất tẩy trùng trong y học. Nó dễ tan trong nước tạo thành dung dịch màu tím đậm, khi dung dịch loãng sẽ có màu tím đỏ, khi bay hơi tạo chất rắn với tinh thể lăng trụ màu đen tím sáng lấp lánh. Ngoài ra kali permanganat là một chất oxy hóa mạnh, sẽ bốc cháy hoặc phát nổ nếu kết hợp với các chất hữu cơ khác. Kali permanganat bị phân hủy ở nhiệt độ trên 200℃. Năm 2000, sản lượng toàn cầu khoảng 30.000 tấn. Lịch sử. Năm 1659, Johann Rudolf Glauber trộn một hỗn hợp của khoáng chất pyrolusit và kali carbonat để có được một loại vật liệu mà khi hòa tan trong nước, đã cho một dung dịch màu xanh lá cây (kali manganat) mà từ từ chuyển sang màu tím và sau đó cuối cùng màu đỏ. Báo cáo này là mô tả đầu tiên của việc sản xuất kali permanganat. Khoảng gần 200 năm sau, nhà hóa học người Anh Henry Bollmann Condy đã có mối quan tâm đến chất khử trùng, và đưa ra thị trường một số sản phẩm bao gồm nước ion hóa. Ông thấy rằng pyrolusit pha trộn với NaOH và hòa tan nó trong nước tạo ra một dung dịch với đặc tính tẩy uế. Ông được cấp bằng sáng chế giải pháp này, và tiếp thị nó như là chất lỏng Condy. Mặc dù có hiệu quả, giải pháp không phải là rất ổn định. Điều này đã được khắc phục bằng cách sử dụng KOH thay vì NaOH. Chất này đã ổn định hơn, và có lợi thế của việc chuyển đổi dễ dàng các tinh thể kali permanganat hiệu quả như nhau. Vật liệu kết tinh này được gọi là tinh thể của Condy hoặc bột của Condy. Kali permanganat tương đối dễ sản xuất nên Condy sau đó đã buộc phải dành thời gian đáng kể trong pháp lý để ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh từ các sản phẩm tiếp thị tương tự như chất lỏng Condy hoặc tinh thể Condy. Các nhiếp ảnh gia thời kỳ đầu sử dụng nó như là một thành phần bột của đèn flash. Nó được thay thế bằng các chất oxy hóa khác, do sự bất ổn của hỗn hợp permanganat. Dung dịch nước của KMnO4 đã được sử dụng cùng với T-Stoff (tức là 80% hydro peroxide) làm nhiên liệu đẩy cho máy bay gắn động cơ tên lửa Messerschmitt Me 163. Trong ứng dụng này, nó được gọi là Z-Stoff. Sự kết hợp của các nhiên liệu đẩy đôi khi vẫn còn được sử dụng trong ngư lôi.
1
null
Pedagantyada là một mandal và là một khu đô thị thuộc thành phố Visakhapatnam, Ấn Độ. It is one of the 46 mandals in Visakhapatnam District. It is under the administration of Visakhapatnam revenue division and the headquarters is located at Pedagantyada beside Gajuwaka. The Mandal is bounded by Mulagada and Gajuwaka mandals. It is a major Suburb in Visakhapatnam and got merged in Greater Visakhapatnam Municipal Corporation in 2005. Organisations like Visakhapatnam Steel Plant, and Gangavaram Port are located in this area.
1
null
Chaetodon adiergastos, còn có tên thường gọi là cá chim nàng, là một loài cá biển thuộc chi Cá bướm (phân chi "Rabdophorus") trong họ Cá bướm. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1910. Từ nguyên. Tính từ định danh "adiergastos" trong tiếng Hy Lạp cổ đại có nghĩa là "chưa hoàn thành", không rõ hàm ý, nhưng trong bản mô tả của loài này là có nhắc đến "Chaetodon flavirostris", “thiếu dải rộng, sẫm màu từ vây lưng kéo dài đến vây hậu môn đặc trưng cho loài đó [chỉ "C. flavirostris"]” (bản dịch), có lẽ là đề cập đến điều này. Phạm vi phân bố và môi trường sống. Từ quần đảo Ryukyu (Nhật Bản) và đảo Đài Loan, "C. adiergastos" được phân bố trải dài về phía nam, băng qua vùng biển các nước Đông Nam Á đến Tây Úc, phía đông đến Palau. Ở Việt Nam, "C. adiergastos" được ghi nhận tại vịnh Hạ Long (Quảng Ninh); cù lao Chàm (Quảng Nam) và quần đảo Hoàng Sa; Phú Yên; vịnh Nha Trang (Khánh Hòa); Ninh Thuận; một số bãi ngầm ngoài khơi Bình Thuận; Côn Đảo cũng như tại quần đảo Trường Sa. "C. adiergastos" sống tập trung trên các rạn viền bờ, thường thấy gần các cụm san hô mềm ở độ sâu đến ít nhất là 30 m; cá con sống đơn độc ở vùng biển nông hoặc khu vực cửa sông. Mô tả. "C. adiergastos" có chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận là 20 cm. Cơ thể có màu trắng với các sọc chéo màu nâu nhạt ở hai bên thân. Một vệt đen lớn bao quanh mắt; trán cũng có một vệt đen nhỏ hơn. Vây lưng, vây đuôi và vây hậu môn có màu vàng với dải viền ngoài màu nâu. Vây bụng màu vàng tươi. Có đốm vàng ở gốc vây ngực; vây ngực trong suốt. Trên mõm cũng có một đốm vàng. Số gai ở vây lưng: 12; Số tia vây ở vây lưng: 23–26; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 18–21; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5. Sinh thái học. "C. adiergastos" là loài ăn tạp, thức ăn của chúng bao gồm cua nhỏ, giun nhiều tơ và một số loài thủy sinh không xương sống. Loài này cũng ăn cả san hô nhưng không hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn thức ăn này. "C. adiergastos" có thể bơi theo cặp hoặc hợp thành những nhóm nhỏ. Phân loại học. "C. adiergastos" hợp thành một nhóm chị em với "Chaetodon collare", "Chaetodon fasciatus", "Chaetodon flavirostris" và "Chaetodon lunula" dựa trên kết quả phân tích phát sinh chủng loại phân tử, đều nằm trong phân chi "Rabdophorus". "C. adiergastos" có thể kết đôi khác loài với "C. collare", một điều đã được quan sát trong tự nhiên. Thương mại. "C. adiergastos" hầu như không được xuất khẩu trong ngành thương mại cá cảnh.
1
null
Potassium hydroxide (công thức hóa học: KOH) là một kiềm mạnh có tính ăn mòn, tên thông dụng là bồ tạt ăn da. Nó là một chất rắn kết tinh màu trắng, ưa ẩm và dễ hòa tan trong nước. Phần lớn các ứng dụng của chất này đều do độ phản ứng của nó đối với acid và tính ăn mòn. Năm 2005, ước tính toàn cầu sản xuất 700.000–800.000 tấn hợp chất này, con số này bằng 1% sản lượng của NaOH. KOH là tiền chất của phần lớn xà phòng lỏng và mềm cũng như các hóa chất có chứa potassium khác. Tính chất. Tính chất của KOH tương tự NaOH, trong thực tế NaOH được sử dụng nhiều hơn.
1
null
Dodderi, hay còn gọi là B. Dodderi hoặc Brahmana Dodderi là một làng thuộc tehsil Honnali, huyện Davanagere, bang Karnataka, Ấn Độ. Làng này có một bưu điện và một trường tiểu học. Ngoài ra ở có còn có một đền thờ thần Gopala-Krishna. Cây trồng chính tại đây là cây cau. Có hai làng nhỏ hơn, "Sannamane" và "Dalavayi Hosakoppa" cũng có thể được coi là một phần của Dodderi.
1
null
Anne, Vương nữ Vương thất KG KT GCVO (Anne Elizabeth Alice Louise, sinh vào ngày 15 tháng 8 năm 1950), là con thứ hai và con gái duy nhất của Nữ vương Elizabeth II và Philip, Vương tế Anh, em gái của Quốc vương Charles III. Tại thời điểm chào đời, bà đứng thứ ba trong danh sách thừa kế các ngai vàng của Vương quốc Anh (phía sau mẹ và anh trai) và xếp thứ hai (sau khi mẹ bà lên ngôi Nữ vương Anh) và trị vì 16 quốc gia độc lập thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh. Tuy nhiên, sau khi có sự ra đời của hai em trai cùng với sáu cháu trai và cháu gái, và bốn chắt trai và chắt gái, hiện nay bà xếp thứ 16 trong danh sách kế thừa ngai vàng Vương quốc Liên hiệp Anh. Vương nữ Anne thích làm từ thiện, cô là người bảo trợ của hơn 200 tổ chức và thực hiện hơn 500 cuộc gặp mặt Vương thất trước công chúng mỗi năm. Vương nữ cũng được biết đến với tài năng cưỡi ngựa, cô đã giành được hai huy chương bạc (1975) và một huy chương vàng (1971) tại Eventing European Championships , và là thành viên đầu tiên của Vương thất Anh đã thi đấu tại Thế vận hội Olympic. Hiện nay Công chúa đã kết hôn với Phó Đô đốc Ngài Timothy Laurence, trước đó bà đã từng kết hôn với Mark Phillips và có với người này hai người con và ba người cháu gái. Thời thơ ấu và giáo dục. Anne được sinh ra khi ông ngoại George VI đang tại vị, tại Nhà Clarence vào ngày 15 tháng 8 năm 1950 lúc 11:50 sáng, là con thứ hai và là con gái duy nhất của Elizabeth II và Vương phu Philip. Đã có 21 phát đại bác được bắn tại Công viên Hyde chào mừng sự ra đời của bà. Anne đã được rửa tội trong Phòng âm nhạc của Cung điện Buckingham vào ngày 21 tháng 10 năm 1950, bởi Tổng giám mục xứ York, Cyril Garbett. Phó mẫu Catherine Peebles đã được chỉ định để chăm sóc Anne và chịu trách nhiệm giáo dục thuở nhỏ tại Cung điện Buckingham; Peebles cũng từng là người phó mẫu thuở nhỏ cho anh trai của Anne, Charles (nay là Vua Charles đệ tam). Sau cái chết của Vua George VI, mẹ của Anne lên ngôi là Nữ vương Elizabeth II. Do còn quá nhỏ, Anne không tham dự lễ đăng quang của mẹ mình vào ngày 2 tháng 6 năm 1953. Cuộc hôn nhân thứ nhất. Anne lần đầu gặp chồng tương lai Mark Phillips tại một buổi tiệc cho người cưỡi ngựa và những người đam mê ngựa vào năm 1968. Hôn ước của họ được thông báo vào ngày 29 tháng 5 năm 1973. Vào ngày 14 tháng 11 năm 1973, Anne kết hôn với Phillips, một trung úy trong đội Vệ binh Dragoon thứ nhất của Nữ vương, tại tu viện Westminster trong một buổi lễ được phát trên sóng truyền hình trên toàn thế giới, với số lượng người xem ước tính là 100 triệu. Sau đám cưới, Anne và chồng sống tại Gatcombe Park. Ông đã được làm quyền đội trưởng vào đầu năm 1974 khi ông được bổ nhiệm làm sĩ quan hầu cận cá nhân của Nữ vương Elizabeth II. Theo thông lệ cho những người đàn ông không có tước hiệu kết hôn với vương thất, Phillips đã được đề nghị phong làm Bá tước. Ông đã từ chối lời đề nghị này, và do đó, con cái của họ được sinh ra mà không có tước hiệu. Cặp đôi có hai con, Peter (sinh năm 1977) và Zara Phillips (sinh năm 1981). Vào ngày 31 tháng 8 năm 1989, Anne và Phillips tuyên bố ý định ly thân, hôn nhân của họ tương đối căng thẳng trong một vài năm trước đó. Cặp đôi hiếm khi được nhìn thấy ở nơi công cộng cùng nhau và cả hai đều có mối quan hệ tình cảm với người khác. Họ tiếp tục chia sẻ quyền nuôi con của họ và ban đầu thông báo rằng "không có kế hoạch ly hôn." Cuối cùng họ ly hôn vào ngày 23 tháng 4 năm 1992. Anne và Phillips có bốn người cháu gọi mình là ông bà. Bị tấn công. Khi Vương nữ Anne và Mark Phillips trở lại Cung điện Buckingham vào ngày 20 tháng 3 năm 1974 từ một sự kiện từ thiện trên phố Pall Mall, chiếc xe Princess IV của họ đã bị buộc dừng lại tại phố The Mall bởi một chiếc Ford Escort. Người lái chiếc Escort, Ian Ball, nhảy ra và bắn bằng một khẩu súng lục. Thanh tra James Beaton, sĩ quan cảnh sát cá nhân của Anne, đã phản ứng bằng cách rời khỏi xe để che chắn cho cô ấy và cố gắng loại bỏ vũ khí của Ball. Tuy nhiên, súng của Beaton, khẩu Walther PPK, bị kẹt, và anh ta đã bị kẻ tấn công bắn, cũng như tài xế của Anne, Alex Callender, khi anh ta cố gắng loại bỏ vũ khí của Ball. Brian McConnell, một nhà báo lá cải gần đó, cũng đã can thiệp, và bị bắn vào ngực. Ball đến gần xe của Anne và nói với bà rằng ông ta có ý định bắt cóc bà để đòi tiền chuộc, số tiền được đưa ra bởi các nguồn khác nhau là 2 triệu bảng hoặc 3 triệu bảng, ông tuyên bố rằng mình dự định sẽ cung cấp số tiền này cho Dịch vụ Y tế Quốc gia. Ball bảo Anne ra khỏi xe, cô trả lời: "Còn lâu!", và được có ý định đánh Ball. Cuối cùng, bà rời khỏi chiếc limousine bằng cửa bên kia cùng với Thị tùng của bà, Rowena Brassey. Một cựu võ sĩ tên là Ron Russell đi ngang qua đã đấm Ball sau gáy và dẫn Anne ra khỏi hiện trường. Vào thời điểm đó, cảnh sát Michael Hills cũng ở đó; anh ta cũng bị Ball bắn, nhưng anh ta đã kịp gọi cảnh sát hỗ trợ. Thanh tra cảnh sát Peter Edmonds, người đã ở gần đó, đã trả lời và đuổi theo, và cuối cùng đã bắt được Ball. Beaton, Hills, Callender và McConnell phải nhập viện và tất cả đều bình phục vết thương. Vì bảo vệ Vương nữ Anne, Beaton đã được Nữ vương trao tặng Chữ thập George, Nữ vương đang trong chuyến thăm Indonesia khi sự cố xảy ra; Hills và Russell đã được trao Huy chương George, và Callender, McConnell và Edmonds đã được trao Huân chương Dũng cảm của Nữ vương. Anne đã đến thăm Beaton trong bệnh viện và cảm ơn sự giúp đỡ của anh ấy. Năm 1984, Vương nữ đã nói về sự kiện này trên phim "Parkinson" nói rằng cô ấy 'cực kỳ lịch sự' với kẻ bắt cóc vì cô ấy nghĩ rằng sẽ 'ngớ ngẩn nếu thô lỗ' ở thời điểm đó'. Ball đã nhận tội cố gắng giết người và bắt cóc. Ông vẫn bị giam giữ theo Đạo luật Sức khỏe Tâm thần , tại Bệnh viện Broadmoor. Cuộc hôn nhân thứ hai. Anne đã gặp Timothy Laurence khi anh đang phục vụ trên Du thuyền Vương thất Britannia. Mối quan hệ của họ phát triển từ đầu năm 1989, ba năm sau khi ông được bổ nhiệm làm quan giữ ngựa cho Nữ vương. Năm 1989, những lá thư riêng tư từ Laurence đến công chúa đã được tiết lộ bởi tờ báo "The Sun". Anne kết hôn với Laurence, khi đó là Tư lệnh trong Hải quân vương thất, tại Crathie Kirk, gần Lâu đài Balmoral, vào ngày 12 tháng 12 năm 1992. Khoảng 30 khách được mời tham dự buổi lễ kết hôn riêng tư này. Cặp đôi đã chọn kết hôn ở Scotland, vì Giáo hội Anh không cho phép những người ly dị mà vợ hoặc chồng cũ của họ vẫn sống tái hôn trong các nhà thờ của họ. Ngược lại, Giáo hội Scotland không coi hôn nhân là bí tích, và do đó không ràng buộc mãi mãi và không có phản đối về mặt đạo đức đối với việc tái hôn của những người đã ly dị. Anne trở thành người ly dị hoàng gia đầu tiên tái hôn kể từ Victoria, Đại Công tước phu nhân xứ Hessen và Rhine, cháu gái của Victoria của Anh, kết hôn Đại công tước Cyril Vladimirovich của Nga vào năm 1905. Trong lễ cưới, Anne mặc một chiếc áo khoác màu trắng trên một "chiếc váy, áo dài đến đầu gối" và đội mũ trùm hoa trắng. Chiếc nhẫn đính hôn của cô ấy được làm bằng "một viên ngọc mài tròn xanh gắn ba viên kim cương nhỏ ở mỗi bên". Sau lễ kết hôn, cặp đôi và khách đến Craigowan Lodge để tiếp khách riêng tư. Laurence không được xếp hạng quý tộc, và cặp vợ chồng thuê một căn hộ ở Quảng trường Dolphin, London. Sau đó, họ đã từ bỏ ngôi nhà ở thành phố này và hiện đang cư trú giữa một căn hộ tại Cung điện Thánh James và Gatcombe Park. Anne không có con với Laurence. Thể thao. Ở tuổi 21, Anne đã giành được danh hiệu cá nhân tại Giải vô địch Môn thể thao có dùng ngựa châu Âu, và đã được bình chọn làm Nhân vật Thể thao của năm của BBC năm 1971. Trong hơn năm năm, bà cũng đã cưỡi một chú ngựa Doublet phối giống tại nhà thi đấu cùng với đội Môn thể thao có dùng ngựa của Anh, giành huy chương bạc ở cả hai môn cá nhân và đồng đội ở Giải vô địch Cưỡi ngựa châu Âu năm 1975. Năm tiếp theo, Anne tham gia Thế vận hội 1976 ở Montréal với tư cách là thành viên của đội Anh, cưỡi con ngựa có tên Goodwill của Nữ hoàng, trong môn thể thao dùng ngựa. Anne đảm nhận chức Chủ tịch của Liên đoàn quốc tế về thể thao đua ngựa từ năm 1986 đến năm 1994. Vào ngày 5 tháng 2 năm 1987, bà trở thành thành viên đầu tiên của vương thất xuất hiện với tư cách thí sinh trong một chương trình đố vui trên truyền hình khi bà tham gia trò chơi "A Question of Sport" (Một Câu hỏi Thể thao) của BBC. Gia phả. Có thể truy được dòng dõi tổ tiên của Vương nữ Vương thất đến tận Cerdic, Vua của Wessex (519–534).
1
null
Venkatagiri Kota (còn được gọi tắt là V. Kota) là một mandal thuộc huyện Chittoor, bang Andhra Pradesh. Geography. Venkatagirikota is located at . It has an average elevation of 764 meters (2509 feet) above sea level. The village is very close to Karnataka and Tamil Nadu state borders. Bairupalli village is situated near Venkatagiri Kota Town.
1
null
Cutis laxa (còn được gọi là: "Chalazoderma," "Dermatochalasia", "Dermatolysis," "Dermatomegaly", "Generalized elastolysis", "Generalized elastorrhexis," và "Pachydermatocele" ). Là một loại bệnh gây rối loạn mô liên kết. Thuật ngữ "Cutis laxa" trong tiếng Latin có nghĩa là da nhão và lỏng lẻo, thường được dùng để miêu tả loại da bị xệ và không đàn hồi. Đây là một loại bệnh hiếm gặp và trên toàn thế giới chỉ có khoảng 200 gia đình có người bị mắc phải. Ngoài khuôn mặt, bệnh nhão da còn tác động tới mô liên kết ở các bộ phận khác trên cơ thể, bao gồm tim, các mạch máu, khớp, ruột và phổi. Nguyên nhân. Trong hầu hết các trường hợp, cutis laxa là do di truyền. Cutis laxa có thể bị gây ra bởi đột biến ở các gen: ELN, ATP6V0A2, ATP7A, FBLN4, FBLN5, và PYCR1 [8] liên quan đến hội chứng neurocutaneous, đột biến trong ALDH18A1 gen P5CS aka .
1
null
Kẽm oxide (công thức hóa học: ZnO; trước đây, do được dùng để làm chất màu trắng nên được gọi là kẽm trắng, hay kẽm hoa là chất bột mịn sau khi ngưng tụ kẽm ở trang thái hơi). Hiện nay, kẽm trắng là thuật ngữ để chỉ ZnO điều chế bằng cách đốt cháy kẽm kim loại. Lịch sử. Từ lâu, người ta đã biết ZnO là một sản phẩm phụ trong quá trình luyện đồng. Người La Mã dùng nó để luyện đồng thau, làm thuốc mỡ. Các nhà giả kim còn nghĩ rằng có thể biến kẽm oxide thành vàng. Giữa thế kỉ XIII, nhà hóa học Đức Cramer mới khám phá ra rằng đốt cháy kẽm kim loại sẽ thu được kẽm oxide. Năm 1781, tại Pháp, Courtois mới bắt đầu điều chế ZnO, nhưng mãi đến năm 1840 người ta mới áp dụng phương pháp này để sản xuất ZnO và càng ngày càng áp dụng rộng rãi do nhu cầu dùng ZnO ngày càng cao. Đó là vì người ta đã dùng kẽm oxide thay thế cho chì trắng (khi đó là tên gọi của chì(II) oxide). Kẽm oxide có ưu điểm là không độc, không bị sẫm màu trong môi trường khí. Năm 1850, S.Wetherill (New Jersey) hoàn thành một lò nung. Trong đó có một lưới lọc được phủ bởi một hỗn hợp quặng kẽm và than. Khi đốt than, kẽm bị oxy hóa thành ZnO ở cửa ra của lò. Những lò nung này càng ngày càng được cải tiến nên bây giờ người ta không còn dùng nữa. Trong suốt nửa sau thế kỷ 19 người ta dùng ZnO trong sản xuất cao su để giảm bớt thời gian cần thiết trong quá trình lưu hóa cao su. Năm 1906, các nhà hóa học điều chế ra chất xúc tác hữu cơ đầu tiên cho phản ứng lưu hóa cao su. Phát hiện này góp phần làm tăng thêm tầm quan trọng của kẽm oxide, vì nó là một trong những hóa chất để điều chế chất xúc tác này. Cơ sở lý thuyết về tính màu của ZnO. Theo thuyết lượng tử, ánh sáng có tính chất hạt, ánh sáng gồm các photon có năng lượng định bởi: E = hf = hc − 1. Như vậy, vật chất hấp thu ánh sáng tương đương với phân tử hấp thu năng lượng. Theo thuyết lượng tử, electron sẽ chuyển sang trạng thái có mức năng lượng khác cao hơn. Ánh sáng trắng gồm nhiều đơn sắc, mỗi đơn sắc có bước sóng khác nhau nên có năng lượng khác nhau. Khi đơn sắc có đủ năng lượng để kích thích electron thì phân tử sẽ hấp thụ đơn sắc đó.Như vậy, hợp chất có màu do sự phối hợp các đơn sắc còn lại. Trong trường hợp của ZnO: phân tử ZnO hấp thụ ánh sáng có bước sóng thuộc vùng tử ngoại nên nó phản xạ lại các đơn sắc thuộc vùng ánh sáng thấy được, tức là ánh sáng trắng, nên ZnO có màu trắng. Ứng dụng. ZnO dùng để chữa viêm da, eczecma,… ZnO cũng là một thành phần quan trọng trong các loại kem, thuốc mỡ điều trị về da như:
1
null
Botoșani () là một hạ của România, ở Moldavia với thủ phủ là thành phố Botoșani. Dân số. Đến 31 tháng 10 năm 2011, hạt này có dân số 398.938 và mật độ 80/km². Các đơn vị hành chính trực thuộc. Hạt Botoșani có 2 đô thị, 5 thị trấn và 71 xã
1
null
Dương Thanh Sơn (sinh ngày 5 tháng 10 năm 1961) thường được biết đến với nghệ danh Vân Sơn là một nghệ sĩ hài người Mỹ gốc Việt hoạt động ở hải ngoại. Anh là người sáng lập và là giám đốc của công ty giải trí được đặt theo tên của mình là Trung tâm Vân Sơn (Vân Sơn Entertainment). Anh là bạn diễn ăn ý với danh hài Bảo Liêm. Thân thế và sự nghiệp. Anh tên thật là Dương Thanh Sơn, sinh ngày 5 tháng 10 năm 1961 tại Sài Gòn, trong một gia đình rất có duyên với các bộ môn Nghệ thuật Sân khấu và Điện ảnh Việt Nam. Anh ruột của nghệ sỹ Vân Sơn là nghệ sĩ Nguyễn Dương, cùng chị dâu là nghệ sĩ Thu Tuyết, ngoài ra anh còn có cậu ruột là nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín, cùng 2 người em họ là diễn viên Johnny Trí Nguyễn và đạo diễn Charlie Nguyễn. Cuối năm 1988, anh vượt biên khỏi Việt Nam bằng đường biển. Sau 9 ngày lênh đênh trên biển cả, anh tị nạn ở Pulau Bidong, Malaysia, sau đó là Philippines, mãi đến tháng 4 năm 1990 mới đến được Hoa Kỳ. Thời gian đầu trong làng văn nghệ hải ngoại, anh được biết với vai trò hoạt náo viên trong các chương trình tiệc cưới, hội họp, phòng trà ca nhạc vào dịp cuối tuần. Anh cùng với nghệ sĩ Quang Minh từng làm công việc lồng tiếng cho phim Hồng Kông. Năm 1990, anh kết hợp với Bảo Liêm, trở thành đôi danh hài ăn khách nhất trong cộng đồng người Việt tại tiểu bang California, Hoa Kỳ trong thập niên 90. Năm 1994, anh thành lập Trung tâm Vân Sơn, vừa biểu diễn vừa đào tạo nhiều ca sĩ, danh hài nổi tiếng trong giới văn nghệ Việt Nam ở hải ngoại. Bảo Liêm có hợp tác với Trung tâm Vân Sơn ở cuốn đầu tiên với chủ đề "Tiếng cười Cali" và sau đó Bảo Liêm đã ngừng hợp tác với anh. Trong thời gian đó, họ đường ai nấy phát triển trên con đường nghệ thuật riêng của mình. Năm 1996, anh hợp tác với danh hài Hoài Linh để thay thế Bảo Liêm. Anh cũng từng có phối hợp ăn ý với Hoài Linh, không kém gì với Bảo Liêm trước đó. Năm 1999, sau khi Hoài Linh trở về Việt Nam, Bảo Liêm được mời trở lại hợp tác với Trung tâm Vân Sơn bắt đầu từ cuốn số 12. Cặp đôi Vân Sơn-Bảo Liêm đã cùng xuất hiện trong 30 cuốn do Trung tâm Vân Sơn sản xuất. Năm 2008, Bảo Liêm đã ngừng hợp tác lần nữa sau khi phát hành cuốn số 41. Năm 2010, Vân Sơn hợp tác với danh hài Bảo Chung. Những năm gần đây Vân Sơn về nước hoạt động, tham gia các gameshow truyền hình. Anh cũng từng diễn chung với các danh hài khác như Hoài Linh và Chí Tài, nhưng người bạn diễn ăn ý nhất với anh vẫn là Bảo Liêm. Họ đã tạo nên cặp đôi tấu hài đình đám tại hải ngoại, cũng không kém gì với cặp đôi Hoài Linh và Chí Tài. Đời tư. Năm 1990, Vân Sơn lập gia đình (không rõ danh tính người vợ), có hai người con trai.
1
null
Cá mang rổ (hay bị gọi chệch thành cá măng rổ) (danh pháp khoa học: Toxotidae), hay còn được một số sách báo không chuyên ngành gọi là cá cung thủ (do dịch từ tiếng Anh: archerfish) là một họ cá chỉ gồm 1 chi duy nhất (Toxotes), gồm 7 loài phân bố ở vùng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, từ Ấn Độ tới Philippines, Australia và Polynesia. Họ này theo truyền thống được đặt trong bộ Perciformes, nhưng gần đây được cho là xếp ở vị trí không xác định trong nhóm Carangimorphariae (= Carangimorpha/Carangaria). Đặc điểm sinh học. Cá mang rổ có thể sống trong cả môi trường nước ngọt lẫn nước mặn. Phần lớn thời gian chúng bơi gần mặt nước. Cá mang rổ có đầu nhọn, miệng rộng, thân dẹt và thon dài. Loài cá mang rổ sọc "Toxotes jaculatrix" được biết đến nhiều nhất có chiều dài trung bình 18 cm ở tuổi trưởng thành. Có chiếc miệng có cấu tạo đặc biệt, nó có thể tạo ra áp suất lớn trong miệng để phun những tia nước mạnh vào mục tiêu Cá mang rổ có khả năng bắt mồi bằng cách phun nước vào côn trùng và động vật nhỏ trên cây hoặc đất để chúng rơi xuống. Loài cá này có thể thực hiện những cú bắn chính xác ở khoảng cách đến 2m, nhờ khả năng hạ gục con mồi chính xác ở khoảng cách xa cá măng rổ còn được gọi là cá cung thủ và chúng có thể được so sánh như những nhà vô địch Thế vận hội trong môn bắn cung. Cá mang rổ đã tận dụng động lực học của nước để tạo ra lực phun chứ không đơn thuần là dùng những phần cơ nội tại trên cơ thể, cụ thể khi phun nước cá mang rổ đã điều chỉnh vận tốc tia nước trong lúc phun để biến đổi hình dạng tia nước khi di chuyển trên không. Luồng nước phun ra mạnh gấp 6 lần so với lực cơ hàm của cá. Một cú phun của loài cá này đủ hạ gục con mồi đang trên cây và rơi ngay xuống nước.
1
null
Lớp tàu khu trục A là một hải đội bao gồm tám tàu khu trục được chế tạo cho Hải quân Hoàng gia Anh Quốc trong Chương trình Hải quân 1927. Một chiếc thứ chín, "Codrington", được chế tạo theo một thiết kế mở rộng để hoạt động như một soái hạm khu trục. Hai chiếc tương tự, "Saguenay" và "Skeena", được chế tạo cho Hải quân Hoàng gia Canada. Thiết kế. Lớp tàu khu trục A là một thiết kế tiêu chuẩn của Bộ Hải quân Anh dựa trên hai chiếc nguyên mẫu "Amazon" và "Ambuscade" vào năm 1926 với yêu cầu một số thay đổi. Dàn pháo chính của chúng là kiểu bắn nhanh (QF: Quick Firring) thực sự với các tấm chắn suốt chiều dài, thay cho kiểu nạp bằng khóa nòng (BL: Breech Loading) với đạn pháo gồm hai phần riêng biệt; tháp pháo B trang bị bệ góc cao cho phép nâng đến góc 60°; và các ống phóng ngư lôi thuộc kiểu bốn nòng thay vì ba nòng. Chúng cũng mang theo thiết bị sonar, mìn sâu và dụng cụ quét mìn cao tốc. Đối với hệ thống động lực, turbine hơi nước đi đường trường riêng biệt được thay thế bằng cách bổ sung một tầng hộp số giảm tốc trên turbine chính, đồng thời trang bị một máy phát điện chạy xăng để cấp điện trong lúc hơi nước được tắt lúc ở trong cảng. Trong thực tế, bệ tháp pháo góc cao chưa bao giờ được trang bị cũng như thiết bị sonar Asdic và hầu hết thiết bị mìn sâu. Những chiếc trong lớp nặng hơn 200 tấn so với những chiếc nguyên mẫu năm 1926, cho dù cải tiến chủ yếu chỉ là các ống phóng ngư lôi bốn nòng. Tốc độ của chúng đáng thất vọng, chỉ đạt , và với tải trọng đầy tải tối đa chúng chỉ đạt . "Acheron" được trang bị nồi hơi áp lực cao / của Parson để thử nghiệm hiệu quả về trọng lượng và tiết kiệm. Lượng nhiên liệu tiêu thụ đặc trưng giảm từ −1 mã lực−1 giờ−1 trên những chiếc chị em xuống còn −1 mã lực−1 giờ−1 Sau khi việc chạy thử máy không cho một kết quả rõ ràng, Bộ Hải quân Anh quyết định giữ lại kiểu nồi hơi áp suất thấp / cho đến lúc thiết kế lớp tàu khu trục Battle vào năm 1942 và đưa vào hoạt động năm 1944, trễ hơn khoảng mười năm so với các cường quốc hải quân khác. "Codrington". "Codrington" được chế tạo với một thiết kế mở rộng, dài thay vì so với những chiếc thông thường để tiếp nhận Tư lệnh Chi hạm đội khu trục (theo thông lệ là một sĩ quan cấp Đại tá của Hải quân Hoàng gia) cùng ban tham mưu của ông gồm khoảng 47 sĩ quan và thủy thủ. Nó trang bị thêm một khẩu pháo thứ năm giữa các ống khói, và với công suất nó đạt được tốc độ khi chạy thử máy. Tuy nhiên sự gia tăng chiều dài làm nó khó điều khiển, có đường kính lượn vòng lớn hơn nhiều so với những chiếc lớp A tiêu chuẩn và làm cho việc cơ động chi hạm đội phức tạp. Các con tàu Canadian. Hai chiếc của Hải quân Hoàng gia Canada được thiết kế để có tính năng tương tự những con tàu Anh cho phép chúng kết hợp hoạt động chiến thuật với nhau. Tuy nhiên, mũi tàu được gia cố những tấm thép nặng hơn để hoạt động tại vùng biển có băng, có chiều cao khuynh tâm lớn hơn để chịu đựng băng giá tích tụ trên cấu trúc thượng tầng. Chiều dài của chúng ngắn hơn so với những con tàu Anh, và trọng lượng choán nước cũng kém hơn đôi chút. Chúng được chế tạo tại xưởng tàu của hãng John I. Thornycroft & Company ở Woolston, Hampshire, có ống khói rộng với mặt hông làm thành từ những tấm lát đặc trưng riêng của xưởng này. Các cải biến trong chiến tranh. Những chiếc bị mất sớm trong chiến tranh: "Codrington", "Acasta", "Acheron" và "Ardent" hầu như không nhận được sự nâng cấp nào đáng kể. Vào năm 1941, trên những chiếc còn sống sót, chiều cao của ống khói phía sau được cắt ngắn đồng thời các ống phóng ngư lôi phía sau được thay bằng kiểu vũ khí phòng không từ thời Chiến tranh Thế giới thứ nhất: pháo QF 20 cwt trên bệ HA Mark IV, một giải pháp tình thế. Một đợt nâng cấp đáng kể hơn tháo dỡ tháp pháo 'Y' và thiết bị quét mìn, thay bằng thiết bị sonar Asdic cùng đường ray thả mìn và máy ném mìn sâu 10 kiểu, và mang theo 70 quả mìn. Hai khẩu pháo phòng không Oerlikon 20 mm được trang bị, một khẩu mỗi bên mạn của cầu tàu. Tháp pháo 'A' của "Achates" được thay bằng súng cối chống tàu ngầm Hedgehog, đồng thời nó được trang bị radar xen-ti mét Kiểu 271 để dò tìm tàu ngầm U-boat trên mặt biển. Những chiếc khác được bổ sung radar Kiểu 286F hoặc Kiểu 290, kiểu thứ nhất có một ăn-ten cố định buộc con tàu phải đổi hướng để mở rộng góc quét dò tìm. Đến năm 1942, các con tàu Canada được tháo dỡ ngư lôi cùng các tháp pháo 'B' và 'Y', được bổ sung radar Kiểu 286, một khẩu 12 pounder, sáu khẩu Oerlikon 20 mm nòng đơn và mang theo 141 quả mìn sâu. Đến năm 1943, "Antelope" được trang bị radar Kiểu 271, và trên những chiếc được trang bị radar Kiểu 286 và 290 được thay thế bằng radar Kiểu 291. Pháo 12 pounder được tháo dỡ vào khoảng năm 1943, và hầu hết được gắn thiết bị định vị cao tần (HF/DF: High Frequency Direction Finding). Pháo 20 mm nòng đơn bên mạn được thay thế bằng bệ Mark V nòng đôi vận hành bằng điện, trong khi các khẩu nòng đơn thay thế các khẩu 2 pounder cũ giữa tàu. Đến năm 1944, "Active", "Anthony" và "Antelope" được trang bị một cặp pháo 6 pounder/10 cwt QF Mark I trên bệ Mark I ở vị trí tháp pháo ‘B’. Kiểu vũ khí tự động này được trang bị để đối phó với mối đe dọa của tàu E-boat trong các nhiệm vụ ở bờ biển phía Đông. Lịch sử hoạt động. Lớp A đã phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, khởi đầu bằng việc bảo vệ các đoàn tàu vận tải và chống tàu ngầm tại vùng biển nhà và tại khu vực Bắc Đại Tây Dương; bảy chiếc trong số mười một chiếc của lớp đã bị mất trong chiến tranh. "Acasta" và "Ardent" bị các thiết giáp hạm Đức "Scharnhorst" và "Gneisenau" đánh chìm vào ngày 8 tháng 6 năm 1940 về phía Tây Narvik trong khuôn khổ Chiến dịch Na Uy. "Codrington" bị đánh chìm bởi một cuộc không kích của Đức tại Dover vào ngày 27 tháng 7 năm 1940. "Acheron" bị đánh chìm bởi một quả thủy lôi ngoài khơi đảo Wright vào ngày 17 tháng 12 năm 1940. "Achates" bị hai tàu tuần dương hạng nặng Đức "Admiral Hipper" và "Lützow" đánh chìm. "Arrow" bị hư hại nặng khi chiếc tàu chở đạn "Fort la Monte" nổ tung vào ngày 17 tháng 10 năm 1944 tại Algiers đến mức không thể sửa chữa, và nó được kéo về Taranto để tháo dỡ. "Skeena" bị đắm bởi một cơn bão ngoài khơi Iceland vào ngày 25 tháng 10 năm 1944. "Saguenay" bị hư hại nặng do một vụ va chạm với chiếc tàu buôn "Azara", và được đưa về vai trò tàu huấn luyện sau khi được sửa chữa. Những chiếc còn sống sót bị hao mòn do sử dụng trong chiến tranh, và được tháo dỡ không lâu sau khi xung đột kết thúc.
1
null
Dinh thự Würzburg (Đức: "Würzburger Residenz") hay Cung điện Würzburg là một cung điện nằm ở Würzburg, Bayern, miền nam nước Đức. Johann Lukas von Hildebrandt và Maximilian von Welsch là hai kiến trúc sư đại diện của phong cách Baroque ở Áo / Nam Đức đã tham gia vào việc xây dựng, cùng với Robert de Cotte và Germain Boffrand những người theo phong cách kiến trúc kiểu Pháp. Balthasar Neumann là kiến trúc sư sân của Giáo phận Công giáo Rôma Wurzburg là kiến ​​trúc sư chính của dinh thự được ủy quyền bởi Hoàng tử-Giám mục Würzburg Johann Philipp Franz von Schönborn và em trai Friedrich Karl năm 1720 và hoàn thành vào năm 1744. Họa sĩ người Venezia Giovanni Battista Tiepolo với sự hỗ trợ của con trai ông là Domenico đã vẽ những bức bích họa tuyệt đẹp trong dinh thự. Bên trong dinh thự được coi là kiệt tác của kiến ​​trúc và nghệ thuật Baroque/Rococo hoặc Tân cổ điển bao gồm cầu thang lớn, nhà nguyện và Hội trường Hoàng gia. Công trình được hoàng đế Napoleon gọi là "nhà của cha xứ lớn nhất châu Âu". Nó đã bị hư hại nặng nề do các vụ ném bom của quân Đồng minh trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai và việc khôi phục đã được tiến hành từ năm 1945. Kể từ năm 1981, dinh thự này đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Lịch sử. Các Hoàng tử-Giám mục Wurzburg cư ngụ trong Pháo đài Marienberg nằm trên một ngọn đồi phía tây sông Main cho đến đầu thế kỷ 18. Johann Philipp Franz von Schönborn (1719–24) đã chuyển cung điện tới một nơi được xây dựng từ năm 1701–04, tiền thân của dinh thự Würzburg. Tuy nhiên, theo ý kiến ​​của ông, cung điện khá nhỏ không xứng với vị trí của mình như một vị vua quân chủ tuyệt đối - ông đang tìm kiếm thứ gì đó có thể so sánh với Cung điện Versailles và Schönbrunn. Có được số tiền 600.000 đồng Gulden Áo-Hung (cả một gia tài vào thời điểm đó) vào năm nhậm chức, ông đã sử dụng các quỹ để thực hiện một dự án xây dựng tuyên bố vị thế chính trị của mình cho tất cả mọi người biết. Trong đó, ông được hai người họ hàng là người chú Tổng giám mục Mainz và cử tri của Mainz Lothar Franz von Schönborn, người em trai Friedrich Carl von Schönborn từ năm 1704 đến 1734 là phó đại pháp quan hoàng gia ở Viên. Cả hai người đều cung cấp ý tưởng và quan trọng, các nghệ sĩ đã được đưa đến từ nơi cai quan của họ. Friedrich Carl đã gặp Hildebrandt tại Viên trong quá trình xây dựng Cung điện Belvedere. Những viên đá đầu tiên được đặt vào ngày 22 tháng 5 năm 1720, với việc xây dựng bắt đầu từ khối nhà phía bắc. Tuy nhiên, người kế vị của Johann Phillip Franz là Hoàng tử-Giám mục Christoph Franz von Hutten (1724-9) lại không có hứng thú với việc xây dựng một cung điện to lớn đến như vậy. Ông chỉ cần khối nhà phía bắc được hoàn thành. Công trình này được kết thúc vào năm ông qua đời. Tất cả các hạng mục khác sau đó đã bị dừng lại. Tuy nhiên, vào năm 1730 dưới thời Hoàng tử-Giám mục Friedrich Karl von Schönborn (1729–46) thì công việc ở khối phía nam lại bắt đầu. Vào năm 1732-3, mặt trước của sân chính đã được hoàn thành. Từ năm 1735 trở đi, công việc tại tòa nhà trung tâm đã diễn ra với sự tham gia của Lucas von Hildebrandt. Năm 1737, cầu thang chính của Balthasar Neumann được xây dựng. Mặt trước của khu vườn được hoàn thành vào năm 1740 và toàn bộ vẻ bề ngoài vào tháng 12 năm 1744. Neumann chủ yếu chịu trách nhiệm cho mặt tiền đường trục dinh thự trong khi công việc của Hildebrandt tập trung ở các khu vườn. Bốn sân bên trong của cánh bên là một ý tưởng của von Welsch. Vòm cuốn ở sảnh Hoàng đế và Hội trường Trắng hoàn thành vào năm 1742; vào năm 1743 đối với các vòm cuốn trên cầu thang. Đồng thời, các đồ trang trí của Nhà nguyện cung điện đã được hiện thực hóa với việc thánh hiến vào năm 1743. Từ 1740-5, phía nam "Kaiserzimmer" (căn hộ Hoàng gia) và "Spiegelkabinett" (buồng gương) được trang trí bởi các thợ chạm khắc trang trí Ferdinand Hundt, Johann Wolfgang van der Auvera, Antonio Giuseppe Bossi và Johann Rudolf Byss. Bossi cũng là người tạo ra các trang trí bằng vữa trong Hội trường Trắng từ năm 1744-5.
1
null
Lẽ Thông Thường hay Lẽ thường là một tài liệu ngắn do Thomas Paine viết. Tài liệu này được xuất bản mà không đề tên tác giả vào ngày 14 tháng 2 năm 1776 trong khoảng thời gian cuộc Cách mạng Hoa Kỳ vừa bộc phát. "Lẽ Thông Thường", được ký tên "Tác giả là một người Anh", và trở nên tác phẩm bán chạy nhất thời gian ấy. So với dân số khiêm tốn của các thuộc địa Mỹ Châu thời đó, cuốn sách ngắn này đạt kỷ lục xuất bản lịch sử ở Hoa Kỳ. "Lẽ Thông Thường" giới thiệu đến cư dân các xứ thuộc địa Mỹ Châu một luận điểm cho cuộc cách mạng giành độc lập tách khỏi nền trị vì của Đế quốc Anh khi dân các xứ thuộc địa vẫn còn tranh cãi xem có nên tuyên bố độc lập ra khỏi Anh Quốc. Ông Paine trình bày lập luận theo lối (văn phong cổ) dựa vào nhiều điển tích trong Kinh Thánh mà phần lớn cư dân Mỹ Châu là giáo dân đều hiểu được. Ông bỏ qua lối hành văn dùng nhiều lý lẽ triết học và dùng thuật ngữ La-tinh của đa số nhà văn thời đó. Tác giả đã trình bày lý luận giống như một bài giảng kinh và dựa vào nhiều điển tích trong Kinh Thánh để trình bày luận điểm của mình với độc giả ở các xứ thuộc địa Mỹ Châu. Tác giả đã liên kết việc tiến hành cách mạng giành độc lập với những niềm tin phổ biến của người theo đạo Tin Lành ty nạn tôn giáo ở Mỹ Châu thời ấy và nêu bật cá tính đặc trưng của chính trường Hoa Kỳ. Nhà sử học Gordon S. Wood đã mô tả "Lẽ Thông Thường" là tác phẩm ngắn "phổ biến nhất và mạnh mẽ nhất trong suốt thời kỳ cách mạng Mỹ". Chi tiết về xuất bản và tái bản. Ấn loát và phát hành bởi nhà xuất bản Robert Bell, Third Street, Philadelphia, tác phẩm ngắn này đã bán 120,000 bản trong 3 tháng đầu tiên, và 500,000 bản trong năm đầu tiên. Tác giả Paine đã hiến tặng toàn bộ tiền nhuận bút cho lực lượng của tướng George Washington. Nội dung tác phẩm. Bìa sách liệt kê 4 nội dung chính sau đây, và dẫn điển tích trong kinh thánh, James Thomson phổ thơ trong bài "Tự do" năm 1735: I. Về nguồn gốc chính phủ, bình luận Hiến pháp Anh Quốc. Chính phủ do con người dựng nên với ý thức nhằm phục vụ chung cho nhu cầu tốt đẹp của xã hội. Cách thức tổ chức hệ thống chính phủ của Anh Quốc bao gồm 3 thành phần: người đứng đầu hoàng gia, các đại diện quý tộc và hội đồng thường dân cùng với quyền lực quá rộng rãi của người đứng đầu hoàng gia. II. Về chế độ vương quyền và dòng dõi quý tộc. Cấu trúc Hiến pháp Anh Quốc (như trên) đã không mang lợi ích đến cho các thuộc địa Mỹ Châu, mà thực tế kềm hãm sự phát triển thịnh vượng của Mỹ Châu, xuất phát từ nhu cầu phải khống chế quyền lực của nhân dân các xứ thuộc địa bởi vai trò "bảo hộ" của Đế quốc Anh. III. Về hiện trạng nước Mỹ thời điểm hiện tại (1776). Nêu lên các mối quan tâm của các tầng lớp khác nhau của 13 xứ thuộc địa Mỹ Châu khi cân nhắc việc tuyên bố độc lập và tách ra khỏi sự "bảo hộ" của Đế quốc Anh. IV. Về tiềm năng nước Mỹ. Phân tích tiềm năng về tài chính và quân sự của 13 xứ thuộc địa Mỹ Châu trong khả năng tự cường và tự phát triển.
1
null
là một cuộc nổi dậy tại địa điểm nay thuộc tỉnh Nagasaki ở vùng Tây Nam Nhật Bản kéo dài từ ngày 17 tháng 12 năm 1637, đến ngày 15 tháng 4 năm 1638, trong thời kỳ Edo. Cuộc nổi dậy này phần lớn liên quan đến nông dân, hầu hết trong số họ là tín đồ Công giáo. Đó là một trong số ít những trường hợp bất ổn nghiêm trọng trong thời kỳ cai trị tương đối thanh bình của Mạc phủ Tokugawa. Với sự nổi lên của việc xây dựng một lâu đài mới ở Shimabara của gia tộc Matsukura, thuế khoá đã bị đẩy lên đáng kể, gây ra sự tức giận từ phía nông dân địa phương và rōnin (samurai không có chủ nhân). Việc đàn áp tôn giáo của các tín đồ Công giáo địa phương càng làm trầm trọng thêm bất mãn, đã trở thành cuộc nổi loạn công khai vào năm 1637. Mạc phủ Tokugawa đã phái một lực lượng hơn 125.000 quân để đàn áp quân phiến loạn và sau một cuộc bao vây kéo dài chống lại quân nổi dậy tại thành Hara, lực lượng Mạc phủ đã đánh bại quân phiến loạn. Trong sự trỗi dậy của cuộc nổi loạn, lãnh đạo phiến quân Công giáo Amakusa Shirō bị chặt đầu và việc cấm đạo Công giáo được thi hành nghiêm ngặt. Chính sách ly khai quốc gia của Nhật Bản đã được thắt chặt và chính sách khủng bố Công giáo tiếp tục diễn ra cho đến những năm 1850. Sau sự đàn áp thành công cuộc nổi dậy, "daimyō" của Shimabara, Matsukura Katsuie, bị chặt đầu vì tội lỗi, trở thành "daimyō" duy nhất bị chặt đầu trong thời kỳ Edo. Diễn tiến và bùng nổ. Vào giữa thập niên 1630, nông dân vùng bán đảo Shimabara và quần đảo Amakusa, do không hài lòng với chế độ thuế khoá nặng nề và chịu ảnh hưởng của nạn đói, đã nổi dậy chống lại các lãnh chúa của họ. Điều này đã diễn ra đặc biệt nổi bật trong lãnh thổ cai trị bởi hai lãnh chúa: Matsukura Katsuie của phiên Shimabara, và Terasawa Katataka của phiên Karatsu. Những người bị ảnh hưởng cũng bao gồm cả ngư dân, thợ thủ công và thương gia. Khi cuộc nổi loạn lan rộng, các rōnin (samurai vô chủ), người đã từng phục vụ các gia tộc, như Amakusa và Shiki, những người đã từng sống trong khu vực, cũng như cựu gia tộc Arima và các thuộc hạ của Konishi, cùng tham gia vào cuộc nổi dậy. Như vậy, hình ảnh một cuộc khởi nghĩa được mô tả hoàn toàn của "nông dân" cũng là không hoàn toàn chính xác. Shimabara đã từng là phiên thuộc quyền quản lý của gia tộc Arima, vốn là tín đồ Công giáo; kết quả là, nhiều người dân địa phương cũng là Kitô hữu. Gia tộc Arima bị chuyển đi vào năm 1614 và được thay thế bởi gia tộc Matsukura. Vị lãnh chúa mới, Matsukura Shigemasa, hy vọng thăng tiến trong hệ thống cấp bậc Mạc phủ, đã tham gia vào nhiều dự án xây dựng, bao gồm cả việc xây dựng và mở rộng lâu đài Edo, cũng như cuộc xâm lược Luzon ở Đông Ấn Tây Ban Nha (nay là một phần của Philippines). Ông cũng cho tiến hành xây dựng một lâu đài mới tại Shimabara. Kết quả là, ông đã đặt lên một gánh nặng thuế khoá đáng kể không cân xứng cho người dân trong phiên mới của mình và tiếp tục khiến họ tức giận bằng cách đàn áp nghiêm khăc Công giáo. Các chính sách này được tiếp tục thi hành bởi người thừa kế của Shigemasa, Katsuie. Những cư dân của quần đảo Amakusa, vốn là một phần của thái ấp của Konishi Yukinaga, bị bức hại tương tự dưới sự cai trị của gia tộc Terasawa, giống như Matsukura, đã bị di chuyển đến đó. Các samurai vô chủ khác trong khu vực bao gồm các cựu lãnh tụ của và Sassa Narimasa, cả hai đều từng cai trị một phần của tỉnh Higo. Cuộc nổi dậy. Khởi đầu. Các rōnin bất mãn của khu vực, cũng như nông dân, bắt đầu bí mật gặp nhau và âm mưu một cuộc nổi dậy; cuộc nổi dậy này đã nổ ra vào ngày 17 tháng 12 năm 1637, khi vị quan giữ chức "daikan" (quan về thuế) địa phương là Hayashi Hyōzaemon bị ám sát. Một cách đồng thời, những người khác cũng nhất tề nổi dậy ở quần đảo Amakusa. Lực lượng quân nổi loạn nhanh chóng gia tăng quy mô bằng cách cưỡng bức tất cả người dân trong các khu vực mà họ đã chiếm được gia nhập cuộc nổi dậy. Một thanh niên 16 tuổi có uy tín, Amakusa Shirō, đã sớm được chọn làm thủ lĩnh của cuộc nổi dậy. Lực lượng quân nổi loạn đã vây hãm các lâu đài Tomioka và Hondo của gia tộc Terasawa, nhưng ngay trước khi các lâu đài sắp thất thủ, quân từ các phiên lân cận trong vùng Kyūshū đã đến, và buộc họ phải rút lui. Lực lượng quân nổi loạn sau đó vượt qua biển Ariake và nhanh chóng bao vây thành Shimabara của Matsukura Katsuie, nhưng lại bị đẩy lùi. Tại thời điểm này, họ tập hợp tại địa điểm của Thành Hara, nơi từng là thành của gia tộc Arima trước khi họ chuyển đến phiên Nobeoka, nhưng đã bị phá huỷ. Họ xây dựng các hàng rào bằng cách sử dụng gỗ từ những chiếc thuyền họ đã dùng để vượt biển, và được hỗ trợ rất nhiều trong việc chuẩn bị bằng số vũ khí, đạn dược và lương thực mà họ đã cướp từ kho chứa của gia tộc Matsukura. Cuộc vây hãm thành Hara. Quân liên minh của các phiên địa phương, dưới sự chỉ huy của Mạc phủ Tokugawa với Itakura Shigemasa làm nguyên soái, sau đó bắt đầu cuộc bao vây thành Hara của họ. Kiếm sĩ Miyamoto Musashi có góp mặt trong lực lượng quân bao vây, trong vai trò cố vấn cho Hosokawa Tadatoshi. Sự kiện mà Musashi bị đánh ngã ngựa bởi một hòn đá ném bởi một trong những nông dân là một trong số ít ghi chép có thể kiểm chứng được về việc ông có tham gia vào một chiến dịch. Quân đội Mạc phủ sau đó yêu cầu viện trợ từ người Hà Lan, những người ban đầu đã cung cấp cho họ thuốc súng, và sau đó là pháo. Nicolaes Couckebacker, Opperhoofd của đại lý Hà Lan tại Hirado, cung cấp thuốc súng và pháo, và khi lực lượng Mạc phủ yêu cầu ông gửi một tàu chiến, ông đã đích thân đi theo tàu "de Ryp" đến một vị trí ngoài khơi, gần Thành Hara. Các khẩu pháo được gửi trước đó được gắn trong một dãy khẩu đội, và một vụ bắn phá toàn bộ thành bắt đầu, cả từ các khẩu pháo trên bờ cũng như từ 20 khẩu súng của tàu "de Ryp". Những khẩu pháo này bắn khoảng 426 viên đạn trong khoảng 15 ngày, mà không có kết quả rõ rệt, và hai lính gác người Hà Lan bị bắn bởi quân nổi loạn. Con tàu rút lui theo yêu cầu của người Nhật, sau những thông điệp khinh thường được gửi bởi quân nổi loạn cho lực lượng quân bao vây: Có phải không còn những người lính can đảm trong việc chiến đấu với chúng tôi nữa không, và họ có xấu hổ vì đã kêu gọi sự giúp đỡ của người nước ngoài chống lại đội ngũ nhỏ của chúng tôi không? Nỗ lực cuối cùng và sụp đổ. Trong một nỗ lực chiếm lấy lâu đài, Itakura Shigemasa đã bị giết. Nhiều đội quân Mạc phủ dưới quyền Matsudaira Nobutsuna, người thay thế Itakura, đã sớm đến nơi. Tuy nhiên, lực lượng quân nổi dậy tại Thành Hara đã chống lại cuộc vây hãm trong nhiều tháng và gây thiệt hại nặng nề cho Mạc phủ. Cả hai bên đã có một thời gian khó khăn chiến đấu trong điều kiện mùa đông. Vào ngày 3 tháng 2 năm 1638, một cuộc đột kích nổi dậy đã giết chết 2.000 chiến binh từ phiên Hizen. Tuy nhiên, mặc dù có được chiến thắng nhỏ này, lực lượng quân nổi dậy dần hết thức ăn, đạn dược và các nhu yếu phẩm khác. Vào tháng 4 năm 1638, đã có hơn 27.000 phiến quân phải đối mặt với khoảng 125.000 binh sĩ Mạc phủ. Trong cơn tuyệt vọng, lực lượng quân nổi dậy đã tấn công quân Mạc phủ vào ngày 4 tháng 4 và buộc phải rút lui. Những người sống sót bị bắt và kẻ phản bội duy nhất đồn đại của pháo đài, Yamada Emosaku, đã tiết lộ rằng pháo đài đã hết thức ăn và thuốc súng. Vào ngày 12 tháng 4 năm 1638, quân Mạc phủ dưới sự chỉ huy của gia tộc Kuroda của Hizen đã xông vào pháo đài và chiếm được lớp phòng thủ bên ngoài. Lực lượng quân nổi dậy tiếp tục chiếm giữ và gây ra thương vong nặng nề cho đến khi họ rời đi vào ngày 15 tháng 4. Các lực lượng hiện diện tại Shimabara. Cuộc nổi loạn Shimabara là nỗ lực quân sự lớn đầu tiên kể từ Cuộc bao vây Osaka, nơi Mạc phủ phải giám sát một đội quân liên minh gồm quân đội từ nhiều phiên khác nhau. Nguyên soái đầu tiên, Itakura Shigemasa, có 800 người dưới quyền chỉ huy trực tiếp của mình; người thay thế ông, Matsudaira Nobutsuna, có 1.500 người. Phó chỉ huy Toda Ujikane có 2.500 quân của mình. 2.500 samurai của phiên Shimabara cũng có mặt. Phần lớn quân đội của Mạc phủ được rút ra từ các phiên lân cận của Shimabara. Thành phần lớn nhất, với hơn 35.000 người, đến từ Phiên Saga, và dưới sự chỉ huy của Nabeshima Katsushige. Thứ hai về số lượng là lực lượng của các phiên Kumamoto và Fukuoka; 23.500 người dưới quyền Hosokawa Tadatoshi và 18.000 người dưới quyền Kuroda Tadayuki, tương ứng. Từ phiên Kurume có 8.300 quân dưới quyền Arima Toyouji; từ phiên Yanagawa có 5.500 người dưới quyền Tachibana Muneshige; từ phiên Karatsu, 7.570 dưới quyền Terasawa Katataka; từ Nobeoka, 3.300 dưới quyền Arima Naozumi; từ Kokura, 6.000 người dưới quyền Ogasawara Tadazane và tiền bối Takada Matabei; từ Nakatsu, 2.500 dưới quyền Ogasawara Nagatsugu; từ Bungo-Takada, 1.500 dưới thời Matsudaira Shigenao, và từ Kagoshima, 1.000 người dưới quyền Yamada Arinaga, một thuộc hạ cấp cao của gia tộc Shimazu. Lực lượng duy nhất không tới từ vùng Kyushu, ngoài quân đội riêng của các chỉ huy, là 5.600 người từ phiên Fukuyama, dưới sự chỉ huy của Mizuno Katsunari, Katsutoshi và Katsusada. Ngoài ra còn có một số lượng nhỏ binh sĩ từ các địa điểm khác nhau lên đến 800 người. Tổng cộng, quân đội của Mạc phủ bao gồm hơn 125.800 người. Ngược lại, sức mạnh của các lực lượng nổi loạn không được biết một cách chính xác. Các chiến binh được ước tính có số lượng hơn 14.000 người, những người không tham gia chiến đấu ẩn nấp trong thành trong cuộc bao vây là hơn 13.000. Một nguồn ước tính tổng quy mô của lực lượng nổi loạn ở khoảng giữa 27.000 cho tới 37.000, bằng một phần nhỏ quy mô lực lượng được gửi bởi Mạc phủ. Hậu chiến. Sau khi thành thất thủ, các lực lượng Mạc phủ đã chặt đầu khoảng 37.000 phiến quân và những người ủng hộ. Đầu của Amakusa Shirō bị chặt và được mang tới Nagasaki để phơi bày thị chúng, và toàn bộ quần thể thành Hara bị đốt cháy và chôn cùng với xác của tất cả những người chết. Vì chính quyền Mạc phủ nghi ngờ rằng những người Công giáo Châu Âu đã tham gia vào việc quảng bá cuộc nổi dậy, các thương nhân Bồ Đào Nha bị đuổi ra khỏi đất nước. Chính sách ly khai quốc gia đã được thực hiện nghiêm ngặt hơn vào năm 1639. Một lệnh cấm đang tồn tại về tôn giáo Công giáo sau đó được thực thi nghiêm ngặt, và Công giáo ở Nhật Bản chỉ có thể tồn tại bằng cách hoạt động ngầm. Một phần khác của các hành động từ Mạc phủ sau cuộc nổi loạn là tha thứ cho các gia tộc đã hỗ trợ nỗ lực quân sự từ những đóng góp xây dựng mà họ thường xuyên yêu cầu từ nhiều phiên khác nhau. Tuy nhiên, phiên của Matsukura Katsuie được trao cho một lãnh chúa khác, Kōriki Tadafusa, và Matsukura bắt đầu bị gây áp lực từ phía Mạc phủ để thực hiện nghi lễ tự tử trong danh dự, được gọi là seppuku. Tuy nhiên, sau khi cơ thể của một nông dân được tìm thấy trong nơi cư trú của mình, chứng minh cho sự giả dối và tàn bạo của mình, Matsukura đã bị chặt đầu tại Edo. Gia tộc Terazawa sống sót, nhưng bị diệt vong trong gần 10 năm sau đó, do Katataka không có người kế nhiệm. Trên bán đảo Shimabara, hầu hết các thị trấn trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đối với tổng dân số do kết quả của cuộc nổi dậy. Để duy trì cánh đồng lúa và các loại cây trồng khác, những người nhập cư đã được đưa từ các khu vực khác trên khắp Nhật Bản để tái định cư đất đai. Tất cả các cư dân được đăng ký với những đền thờ địa phương, có tu sĩ được yêu cầu phải xác minh liên kết tôn giáo của các thành viên của họ. Sau cuộc nổi dậy, Phật giáo đã được thúc đẩy mạnh mẽ trong khu vực. Một số phong tục đã được giới thiệu mà vẫn còn là độc nhất cho khu vực này ngày nay. Các thị trấn trên bán đảo Shimabara cũng tiếp tục có sự kết hợp đa dạng của các phương ngữ do sự nhập cư đại chúng từ các khu vực khác của Nhật Bản. Ngoại trừ các cuộc nổi dậy nông dân định kỳ, địa phương hóa, Khởi nghĩa Shimabara là cuộc đụng độ vũ trang quy mô lớn cuối cùng ở Nhật Bản cho đến thập niên 1860.
1
null
Cuộc vây hãm La Fère là một cuộc vây hãm trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức, đã diễn ra từ ngày 15 tháng 11 cho đến ngày 27 tháng 11 năm 1870, tại pháo đài La Fère của Pháp. Mặc dù quân đội Pháp đồn trú tại La Fère dưới quyền chỉ huy của thuyền trưởng Planché đã đứng vững trước cuộc vây hãm của quân đội Đức, pháo đài này đã đầu hàng vào ngày 26 tháng 11 sau khi bị quân Đức pháo kích. Với chiến thắng này, quân đội Đức đã bắt được hàng nghìn tù binh (đa phần là lính "Garde Mobile"), cũng như không ít vũ khí trong tay quân đội Pháp. Cuộc pháo kích của quân Đức vào La Fère trong vòng 2 ngày đã khiến cho thị trấn này bị hư hại nghiêm trọng. Sau khi chiếm được La Fère, người Đức cũng sử dụng những khẩu pháo hữu dụng nhất tại đây để vũ trang cho thành trì Amiens. Mặc dù chỉ là một pháo đài nhỏ, La Fère có thể là một mối hiểm họa cho quân đội Đức trên đường tiến của họ đến Amiens, bởi vì nó đe dọa đến hậu quân của họ. Lữ đoàn Bộ binh số 4 thuộc Quân đoàn số 1 của Phổ dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng Von Zhilinsky đã được giao phó trách nhiệm bao vây La Fère. Và, vào ngày 15 tháng 11 năm 1870, sau một chuyến hành trình kéo dài từ Metz, họ đã đến La Fère để thực hiện cuộc phong tỏa pháo đài này. Quân trú phòng của Pháp đã tiến hành những cuộc phá vây mạnh mẽ, nhưng không thể thu được thành quả. Chẳng hạn, vào ngày 20 tháng 11, 6 đại đội của Pháp đã tiến công đối phương ở Menessis bên bờ phải sông Oise, nhưng bị một tiểu đoàn của Đức đập tan. Sự ngập lụt đã khiến cho dân chúng trong thị trấn nằm ở mực nước thấp này không thể trú ẩn nếu bị công pháo. Trong trận bao vây, người sĩ quan chỉ huy của pháo đài này đã từng quyết định gửi mọi vật liệu pháo binh đến Lille vì biết rằng thị trấn La Fère không thể hứng chịu các cuộc pháo kích. Tuy nhiên, ý tưởng này đã bị dân chúng tại đây phản đối. Và, khi đoàn quân vây hãm của Đức kéo tới từ Soissons và 32 khẩu trọng pháo, 7 khẩu đội pháo đã được xây dựng và vũ trang trong đêm ngày 24 tháng 11 trên các cao điểm nằm về hướng đông, cách pháo đài 1.500 bước. Tiến trình này đã không vấp phải sự ngăn trở của quân Pháp. Ngày hôm sau (25 tháng 11), cuộc pháo kích của quân Đức bắt đầu. Trước sức công phá khủng khiếp của hỏa lực của Đức, lực lượng pháo binh của quân trú phòng Pháp đã kháng cự quyết liệt. Tuy nhiên, các khẩu pháo của quân Đức (trong đó có 6 súng cối) đã làm câm tịt các hỏa điểm của đối phương, và gây cháy trong thị trấn. Trước sự vây hãm của Quân đoàn số 1 của Đức, La Fère đã rơi vào tình hình rất khó khăn, và thuyền trưởng Planché không thể cầm cự thêm. Vào ngày 26 tháng 11, quân trú phòng Pháp đã đầu hàng, trong khi lực lượng pháo binh Đức không bị thiệt hại gì. Quân Đức đã tiến vào La Fère trong ngày 27 tháng 11.
1
null
Amakusa 1637 (chữ Nhật: 天草时空旅人; AMAKUSA 1637?) còn được biết đến với tên tiếng Việt là Anh thư nữ kiệt là một bộ truyện tranh theo thể loại manga được sáng tác và vẽ bởi tác giả Michiyo Akaishi. Truyện được đăng trên tạp chí Flowers từ năm 2001 đến năm 2006. Câu chuyện xoay quanh về cuộc khởi nghĩa Shimabara nhưng có hư cấu lại. Trong truyện có đề cập đến những danh tướng nổi tiếng của Nhật thời kỳ này, những địa điểm là nơi xảy ra cuộc chiến, tuy nhiên trong chuyện có một vài thay đổi về cái chết như ngài Tadanao (em họ Tam tướng quân, một người theo đạo Thiên chúa và đáng lý ra phải làm Tướng Quân) phải sống đến năm 1650, hoặc chi tiết hư cấu cuộc khởi nghĩa dành thắng lợi và Nhật Bản trong tương lai là một bộ mặt hoàn toàn khác. Nội dung chính. Toàn bộ câu chuyện xoay quanh việc kể về nhóm học sinh trường Thánh Fransisco II, hội học sinh này gồm nhiều thành viên ưu tú, xuất sắc trong các lĩnh vực như khoa học kỹ thuật, lịch sử, Thánh nhạc, kiếm đạo... Ở hiện tại năm 1995 công lịch, nhóm học sinh này cùng đi trên một con tàu tên là Victoria trong một chuyến dã ngoại thì bỗng chừng bị gặp bão Cơn bão này làm họ bị lạc về năm 1636, bị đưa ngược trở lại thời gian tới thời đại Edo nhật Bản và là năm cuộc chiến Amakusa xảy ra. Tại đây cô gái Hayumi (nhân vật chính) bị lầm tưởng là Shiro Amakusa. Theo như lịch sử, vào năm 1637, một cuộc nổi dậy đã nổ ra, cuộc biến động Shimabara. Nó được lãnh đạo bởi một người trẻ tuổi là Amakusa Shirō. Nhân vật nữ bị nhận nhầm là Amakusa Shirō bởi ngôi làng mà cô gặp, mặc dù Amakusa Shirō là nam. Trong câu truyện, Amakusa Shirō thật đã chết một năm trước đó, trước khi được nổi tiếng như trong lịch sử. Do vậy, Natsuki đã trở nên nổi tiếng và được coi như là một thiên thần từ thượng giới và người ta bắt đầu gọi cô là Shirō, tin rằng cô là người theo như lời tiên tri 25 năm trước. Ngược dòng thời gian 25 năm trước, Giám mục Bandores Marcos đã từng tiên đoán "Vào giờ này 25 năm sau sẽ có một thiếu niên tuấn tú,học vấn uyên thâm xuất hiện.Khắp các cánh đồng,rừng núi rợp màu cờ trắng.Vườn ruộng,cỏ cây hoa lá đều bốc cháy...cánh cửa địa ngục hiện ra,chỉ những tín giả tin vào thiên sứ được sống sót"... Lúc đó vào 1636, bầu trời Edo và Amakusa không ít lần nhuốm màu đỏ rực. Hayumi lần lượt gặp lại những người bạn cũ của mình-những người bạn chung trường với cô và đều bị cuốn về thời quá khứ bởi con thuyền định mệnh. Trong số ấy, có bạn trai của cô là Miyamoto Masaki nhưng này còn gọi dưới cái tên Miyamoto Musashi, một kiếm sĩ nổi tiếng của thời Edo-anh đã bị mất trí nhớ và được một gia đình giàu có cưu mang, con gái họ chính là nàng Otsu rất yêu Miyamoto. Trong khi đó Hayumi, cô rất nản lòng vì người mình yêu đã không còn nhớ mình là ai. Và ngay lúc ấy cô đã gặp và bị Yatsuka bắt giữ,nhưng với tấm lòng nhân ái của cô,cô đã cảm hóa được Yatsuka, đây là người hoàn toàn đã mất đi lý tưởng sống của chính mình. Từ đó nhóm bạn của Hayumi gồm có:Hayumi, Masaki,Yatsuka, Eri, Seika và Eiji đã lập nên những cuộc khởi nghĩa dưới sự chỉ huy của Hayumi tức Amakusa Shiro,những cuộc khởi nghĩa đã giành được thắng lợi làm xoay chuyển lịch sử. Nhân vật. Nhà Tokugawa. Shimabara. Một người bạn cũ Shirō. Luôn nhầm Natsuki flà Shirō. Anh này có một tình yêu thầm kín với Eri. Là tay xạ thủ siêu phàm, anh có thể bắn bốn phát trong vòng 05 giây để hạ những kẻ phục kích, sau này đảm nhiệm là người dạy bắn súng cho quân khởi nghĩa, khi ra trận lập được nhiều chiến công. Cuối đời anh không lấy vợ mà sống trong sự nhớ nhung đố với Eri (cô này đã trở về hiện tại).
1
null
Vịt đầu đen (danh pháp khoa học: Aythya baeri) là một loài chim trong họ Vịt. Loài này trước đây khá phổ biến ở Việt Nam nhưng vài thập kỷ nay số lượng bị giảm sút rất nhiều. Gần đây gặp ở Hồ Tây, Hà Nội (Scott). Được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007, mức độ đe dọa: bậc R. Ngoài ra chúng cũng được liệt kê vào Sách đỏ IUCN năm 2008. Mô tả. Chim đực trưởng thành bộ lông mùa hè giống vịt mắt trắng nhưng toàn bộ đầu và cổ đen có ánh lục kim loại. Phần gốc lông cánh trắng đục. Chim cái giống chim cái loài vịt mắt trắng, chỉ khác đầu và cổ nâu đen. Mắt trắng hay vàng nhạt. Mỏ xám chì hơi xanh, gốc và chóp mỏ nâu thẫm hơn hoặc đen. Chân xám vàng hay xám chì, khớp và màng bơi màu thẫm hơn. Phân bố. Ở Việt Nam loài này thường bay về trú đông ở vùng Bắc bộ (Hải Dương, Hưng Yên...) Trên thế giới có thể tìm thấy chúng ở: lưu vực sông Amua, Nhật Bản. Trú đông ở Ấn Độ, Myanmar, nam Trung Quốc, Thái Lan và Đông Dương.
1
null
Động đất Haida Gwaii 2012 là một trận động đất có độ lớn 7,7 xảy ra vào lúc 8:04 p.m. PDT ngày 27 tháng, 2012 (03:04 UTC ngày 28 tháng 10). Chấn tâm trên đảo Moresby thuộc quần đảo Haida Gwaii, trước đây được gọi là quần đảo Queen Charlotte. Điện bị cắt ở Bella Coola. Cảnh báo sóng thần đã được đưa ra đối với các vùng bờ biển Bắc Mỹ từ Alaskan Panhandle đến Đảo Vancouver, và sóng có độ cao 2m đã được ghi nhận ở Sandspit. Chấn động được cảm nhận ở Prince Rupert và cũng như Kamloops. Thêm vào đó, cảnh báo sóng thần cũng được đưa ra ở Hawaii, đặc biệt là các thị trấn Kahului và Hilo, Hawaii. Ngoài ra, cảnh báo sóng thần ban hành tại California và Oregon. Ở Tofino, dân chúng đã rời khỏi nhà sau khi còi hú sóng thần vang lên. Kiến tạo. Trận động đất xảy ra là do sự hoạt động của đứt gãy gần ranh giới giữa hai mảng Thái Bình Dương và Bắc Mỹ. Tại vị trí xảy ra động đất, mảng Thái Bình Dương di chuyển về phía bắc-tây bắc so với mảng Bắc Mỹ với vận tốc khoảng 50 mm/năm.
1
null
Tu viện Studenica (), ) là một tu viện Giáo hội Chính thống Serbia thế kỷ 12 nằm cách về phía tây nam Kraljevo và về phía đông của Ivanjica, miền trung Serbia. Đây là một trong số những tu viện chính thống Serbia lớn và giàu có nhất. Stefan Nemanja là người sáng lập ra nhà nước Serbia thời Trung Cổ đã thành lập tu viện vào năm 1190. Bên trong các bức tường kiên cố của tu viện bao gồm hai nhà thờ là Nhà thờ Đức Mẹ Đồng Trinh và Nhà thờ của Đức Vua, cả hai đều được xây dựng bằng đá cẩm thạch trắng. Tu viện được biết đến với những bức tranh bích họa mang phong cách nghệ thuật Byzantine có từ thế kỷ 13 và 14. Studenica được tuyên bố là Di tích Văn hóa có Tầm quan trọng Đặc biệt vào năm 1979 và đến năm 1986 nó đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới
1
null
Bão Sơn Tinh, còn gọi là bão Ofel tại Philippines, bão số 8 hay bão thần núi (tên do Việt Nam đặt), là một cơn bão được hình thành từ một áp thấp nhiệt đới ngày 23 tháng 10 năm 2012 ở phía đông Philippines trên Thái Bình Dương, sau đó mạnh lên thành bão. Đây là một trong những cơn bão có sức gió mạnh nhất trong vòng 7 năm trở lại đây tại vịnh Bắc Bộ. Lịch sử khí tượng. Vào ngày 19 tháng 10, một vùng nhiễu động nhiệt đới hình thành trên vùng biển phía Đông Nam Yap, và hai ngày sau Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) đã đề cập đến hệ thống như là một áp thấp nhiệt đới. Sang ngày 22, Cục quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PAGASA) bắt đầu theo dõi áp thấp nhiệt đới và họ đặt tên cho nó là "Ofel". Ngày hôm sau, khi hệ thống bắt đầu tăng kích cỡ, mây dông mạnh đã xuất hiện rời rạc trong một dải bao bọc lỏng lẻo quanh tâm hoàn lưu, vươn cao tới tầng đối lưu với nhiệt độ đỉnh đám mây lạnh -63 °F (-52 °C). Vào ngày 24, cơn bão đổ bộ lên Leyte với cường độ bão nhiệt đới, với mây đối lưu trải rộng trên toàn khu vực, dù vậy phần đối lưu mạnh nhất vẫn duy trì ở phía Đông ngoài biển Philippines. Sang ngày 25, khi Sơn Tinh mạnh lên thành bão nhiệt đới dữ dội, nửa phía Tây cơn bão đã tiến vào Biển Đông, còn phần mây dông mạnh nhất ở phía Đông vẫn đang trút những cơn mưa nặng hạt xuống Philippines. Sau đó, cơn bão tiếp tục mạnh thêm trên Biển Đông, đạt đến cấp độ bão cuồng phong vào ngày 27. Cuối ngày 27, hệ thống tăng cường mạnh mẽ thành bão cấp 3 chỉ trong vòng 6 giờ, ban đầu là một con mắt méo mó, nhưng không lâu sau đã phát triển thành sắc nét. Sau khi tác động đến đảo Hải Nam và Việt Nam, Sơn Tinh suy yếu nhanh chóng, do tương tác với đất liền và độ đứt gió mạnh. Vào cuối ngày 29 tháng 10, bởi một luồng không khí lạnh từ phía Bắc di chuyển xuống, vùng thấp tàn dư của cơn bão bị đẩy lùi về phía Nam, vươn trở ra vịnh Bắc Bộ và đi vào vùng phía Tây đảo Hải Nam lúc khoảng 07:00 UTC. Ngày hôm sau, tàn dư của Sơn Tinh tiếp tục di chuyển xuống phía Nam, đi ra Biển Đông và cuối cùng tan hoàn toàn trên vùng biển này. Ảnh hưởng. Philippines. Bão quét qua Philippines làm ít nhất 24 người thiệt mạng ở nước này, và hơn 15.000 dân phải trú trong các trung tâm sơ tán do chính phủ lập. Gây ngập lụt các tỉnh như Romblon, Oriental Mindoro, Marinduque, Palawan, Batangas và Capiz. Tại Philippines, hơn 16.400 hành khách, khoảng 130 phương tiện giao thông đường bộ và hơn 100 tàu thuyền đã bị mắc kẹt, 40 chuyến bay nội địa cũng đã bị hủy bỏ do thời tiết xấu. Nhiều trường học cũng đã phải đóng cửa trong ngày. Việt Nam. Tại Việt Nam, từ chiều tối ngày 27 tháng 10 năm 2012, mắt bão Sơn Tinh sắc nét trên vùng bờ biển miền Trung Việt Nam cho thấy cơn bão rất dữ dội, tới mức siêu bão. Cho đến ngày 28 tháng 10 năm 2012, tâm bão vẫn ngoài khơi và hướng bão đi dọc theo bờ biển, chưa vào đất liền. Với cấp gió lên đến 13 - 14 giật cấp 15, bão gây mưa trên diện rộng, biển động dữ dội, hàng vạn người dân các vùng ven biển như Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định đã phải sơ tán tránh bão. Tối 28 tháng 10 năm 2012, cơn bão này mạnh cấp 11 đến cuối cấp 12 giật cấp 14-15 và đi dọc bờ biển các tỉnh Ninh Bình tới Hải Phòng, vùng tâm bão đi vào địa phận giữa Thái Bình và Hải Phòng. Tại trạm khí tượng đảo Hòn Dấu (Hải Phòng) đã quan trắc được gió mạnh 36m/s (cuối cấp 12), giật 40m/s (cấp 13), trạm khí tượng Thái Bình có gió mạnh 31m/s (cấp 11), giật 45m/s (cấp 14). Bão làm ít nhất 3 người chết, hàng nghìn ngôi nhà bị tốc mái, điện mất trên diện rộng. Tháp truyền hình Nam Định, tháp truyền hình cao nhất miền Bắc Việt Nam bị bão quật đổ. Đến 10h sáng ngày 29 tháng 10 năm 2012, thống kê sơ bộ cho thấy ít nhất đã có ba người chết, 7 người mất tích và 5 người bị thương. 8g sáng ngày 28 tháng 10 năm 2012, bão đã gây sóng biển đánh sập hoàn toàn 330m đường đê chắn sóng nối đảo Hòn Cỏ với cảng Hòn La, thuộc Khu kinh tế Hòn La, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam trong hai ngày 27 và 28 tháng 10 đã dự kiến hủy 24 chuyến bay đến và đi từ 4 sân bay miền Trung, gồm Đà Nẵng, Huế, Đồng Hới và Vinh, nhưng sau đó tổng số chuyến bay hủy nâng lên 62. Trong khi đó Vietjet Air có 4 chuyến bay đi và đến Đà Nẵng điều bị ảnh hưởng phải hoãn lại. Trung Quốc. Khi bão Sơn Tinh đến gần vịnh Bắc Bộ, 82.326 người ở đảo Hải Nam đã được di dời vào nơi trú ẩn tạm thời, nơi nước, thực phẩm và thuốc men đã được cung cấp cho họ khi bão Sơn Tinh đến vào ngày 27 tháng 10 và làm đổ rất nhiều cây cối trên địa bàn tỉnh Hải Nam, với các con sóng cao 5-8 mét đã được người ta báo cáo. Cơn bão này gây mưa lớn các thành phố Bắc Hải, Khâm Châu, Phòng Thành Cảng, Sùng Tả, Ngọc Lâm và Nam Ninh vào ngày chủ nhật 28 tháng 10, với mực nước trên các sông trong thành phố hưởng nặng nề nhất Bắc Hải, Khâm Châu và Phòng Thành Cảng tăng đáng kể. Trung tâm cảnh báo tàu và người dân trong khu vực bị ảnh hưởng phải cẩn thận đôn đốc các cơ quan có thẩm quyền có biện pháp phòng ngừa đầy đủ. Đã dự báo lượng mưa lên đến 80 cm ngày 29 tháng 10 dọc theo bờ biển phía đông và phía nam tỉnh Hải Nam và bờ biển phía đông của bán đảo Lôi Châu. Tổng cộng đã có 7 người thiệt mạng tại Trung Quốc. Thiệt hại kinh tế tại Trung Quốc được ước tính là CN¥1.52 tỷ (US$243 triệu).
1
null
Họ Cá bướm (tên khoa học Chaetodontidae) là một tập hợp các loài cá biển nhiệt đới dễ nhận rõ; cá bướm cờ ("bannerfish") và cá san hô ("coralfish") cũng được xếp vào họ này. Họ Cá bướm có khoảng 129 loài thuộc 12 chi, tập trung ở các rạn san hô thuộc Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Có nhiều cặp loài ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương và là thành viên của một chi rất lớn là chi Cá bướm ("Chaetodon"). Thoạt nhìn, cá bướm trong giống như phiên bản thu nhỏ của họ Cá bướm gai (Pomacanthidae) nhưng không giống như cá bướm gai, cá bướm không có gai tiền nắp mang ở các nắp mang. Một vài loài cá bướm thuộc chi "Heniochus" trông tương tự như cá thù lù ("Zanclus cornutus"), loài duy nhất của họ Zanclidae. Trong "bộ Cá vược" cận ngành thì cá bướm gai (Pomacanthidae) và cá bướm có mối quan hệ họ hàng không quá xa trong khi giữa cá thù lù (Zanclidae) và cá bướm thì quan hệ họ hàng có lẽ lại ít gần hơn rất nhiều. Mô tả và sinh thái học. Cá bướm thường có chiều dài cơ thể từ 8 đến 30 cm. "Chaetodon lineolatus", "Chaetodon ephippium" và "Heniochus singularius" là ba loài có cơ thể dài nhất trong họ; tổng chiều dài cơ thể của chúng có thể lên đến 30 cm. Tên gọi chung "cá bướm" ám chỉ những hoa văn có màu sắc tươi sáng và nổi bật trên cơ thể của nhiều loài trong họ này, từ màu đen, trắng, xanh dương đến đỏ, cam và vàng. Trong khi đó, cũng có những loài chỉ có màu sắc u ám. Nhiều loài cá bướm có những điểm mắt trên phần thân và những dải màu tối bao phủ vùng mắt, trông tương tự như những hoa văn trên đôi cánh của bướm ngày. Lý do cá bướm có màu sắc sặc sỡ có thể là để nhằm giao tiếp giữa các loài với nhau. Cá bướm có dải vây lưng liên tục; vây đuôi tròn hoặc cụt nhưng không bao giờ có dạng chẻ. Nhìn chung cá bướm sống về ban ngày tại vùng nước sâu dưới 18 m (mặc dù có một số loài sống ở độ sâu 180 m). Những loài ăn san hô phân chia lãnh địa, lập thành từng cặp bạn tình và giành cho mình một đầu san hô riêng. Ngược lại, những loài ăn động vật phù du thì tập trung thành từng đàn cá lớn cùng loài. Vào ban đêm, cá bướm ẩn nấp trong các kẽ nứt của rạn san hô. Vì có màu sắc đẹp nên cá bướm xuất hiện phổ biến trong các hồ cá cảnh. Tuy nhiên, đa phần các loài thuộc họ này ăn pô-líp san hô và hải quỳ. Do sự phức tạp của việc cân bằng số lượng giữa con mồi và loài săn mồi trong hồ cá cảnh nên những người đam mê hồ cá thường chỉ tập trung vào một ít loài ăn động vật phù du. Cá bướm đẻ trứng gần mặt biển, cụ thể là chúng đẻ nhiều búi trứng vào trong nước, rồi số trứng này trở thành một phần của đám sinh vật phiêu sinh trôi nổi cùng dòng nước cho đến khi nở thành cá bột. Cá con trải qua một giai đoạn có tên là "tholichthys", trong đó cơ thể của những con cá non ở giai đoạn hậu ấu trùng được bao bọc bởi những lớp sừng cứng như xương. Khi cá thuần thục, lớp sừng này sẽ mất đi. Ngoài cá bướm thì chỉ có họ Cá nâu (Scatophagidae) mới có giai đoạn lớp sừng bao bọc cơ thể như vừa nêu. Từ nguyên. Tên của họ cá này bắt nguồn từ từ "chaite" ("tóc, lông") và "odontos" ("răng") trong tiếng Hi Lạp cổ. Điều này ám chỉ những hàm răng tựa như răng lược trong cái mõm dài và nhọn của cá bướm. Phân loại và tiến hoá. Họ này theo truyền thống xếp trong bộ Cá vược, nhưng gần đây được đề xuất tách ra và xếp cùng họ Leiognathidae trong bộ mới lập là bộ Cá bướm (Chaetodontiformes). Có thể chia họ Chaetodontidae thành hai dòng dõi (phân họ). Tên phân họ Chaetodontinae là tàn tích cũ của một thời kì khi mà Pomacanthidae và Chaetodontidae còn được xếp chung trong một họ là họ Chaetodontidae "sensu lato". Vì vậy, ngày nay Chaetodontinae là tên đồng nghĩa muộn của Chaetodontidae. Trông bất kỳ trường hợp nào, một dòng dõi của Chaetodontidae (theo nghĩa hiện tại) chứa các loài cá bướm "điển hình" quanh chi điển hình "Chaetodon" (bao gồm "Parachaetodon", "Prognathodes", "Roa"), trong khi dòng dõi kia hợp nhất các loài cá bướm của các chi còn lại. Vì bộ Cá vược mang tính cận ngành cao nên mối quan hệ chính xác giữa các loài trong toàn thể họ Chaetodontidae chưa được giải thích rõ ràng. Trước khi có phương pháp Dideoxy thì ngành phân loại học gặp trở ngại trong vấn đề giải đáp câu hỏi rằng liệu nên xem những con cá này là loài hay phân loài. Ngoài ra, người ta còn đề xuất hàng loạt phân chi để chia chi Cá bướm ("Chaetodon") ra, và càng ngày công việc chia nhỏ này càng trở nên rõ ràng hơn. Hoá thạch của nhóm cá này khá hiếm. Do chỉ giới hạn khu vực sống tại các rạn san hô nên xác chết của cá bướm có khả năng bị các loài ăn xác thối ăn, bị san hô "mọc" chồng lên hoặc các hoá thạch (nếu có) khó có thể tồn tại lâu do bị ảnh hưởng bởi hiện tượng xói mòn. Tuy vậy, hoá thạch của "Pygaeus" từ giai đoạn giữa-muộn của thế Eocen tại châu Âu có niên đại khoảng từ tầng Barton, 40-37 triệu năm về trước. Vì thế, hầu như chắc chắn là họ Cá bướm đã xuất hiện khoảng từ Eocen sớm-giữa. Các chi. Dòng dõi cá bướm cờ-cá san hô có thể được chia tiếp làm hai nhóm; và hai nhóm này có thể được xem là tông nhưng vẫn chưa được đặt tên chính thức. Dưới đây là danh sách các chi xếp theo thứ tự từ cổ nhất đến trẻ nhất: Dòng dõi cá bướm cờ/cá san hô 1: Dòng dõi cá bướm cờ/cá san hô 2: Cá loài cá bướm "điển hình" có thể thuộc nhiều chi; xem "chi Cá bướm":
1
null
Cuộc vây hãm Mézières là một trận vây hãm trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức, đã diễn ra từ giữa tháng 11 năm 1870 cho đến ngày 2 tháng 1 năm 1871, tại pháo đài Mézières (tọa lạc bên bờ phải sông Meuse) của Pháp. Sau khi phải hứng chịu một cuộc pháo kích của quân đội Đức, quân đội Pháp tại Mézières dưới sự chỉ huy của Đại tá Vernet đã đầu hàng các lực lượng Đức dưới quyền chỉ huy của Thiếu tướng Wilhelm von Woyna vào ngày 2 tháng 1 năm 1871. Mặc dù chỉ kéo dài hơn một ngày, cuộc công pháo của quân đội Đức đã gây cho quân trú phòng và thường dân Pháp ở Mézières những thiệt hại nặng nề. Với chiến thắng này, quân Đức đã bắt giữ được không ít sĩ quan và binh lính Pháp, cùng với nhiều đại bác và các vật dụng dự trữ của đối phương. Không những thế, thắng lợi trong trận vây hãm Mézières đã khiến cho quân đội Đức làm chủ được tuyến đường sắt ở phía bắc kéo dài từ Metz và Mézières đến thủ đô Paris của Pháp. Pháo đài Mézières nằm ở khu vực phía bắc của cuộc chiến tranh. Sau thảm bại của quân đội Pháp trong trận Sedan vào đầu tháng 9 năm 1870, quân đội Đức và quân trú phòng của Pháp tại Mézières đã thực hiện một thứ thỏa ước với nhau: người trấn thủ của pháo đài này đã cung cấp nguyên liệu từ kho dự trữ của mình để quân Đức duy trì một số lượng tù binh lớn, và do đó người Đức đã không tiến công Mézières trong một thời gian. Có điều là, ở vùng thôn quê xung quanh Mézières có nhiều lính franc-tireur của Pháp. Lính franc-tireur đã gây khó khăn cho các đoàn tàu chở thương binh của Phổ, và đã từng tập kích một số lực lượng Phổ vào cuối tháng 10. Đầu tháng 11, sư đoàn bộ binh số 1 của Phổ đã được cử đến Mézières, và đến cuối tháng thì họ được tăng viện. Nhìn chung, vào giữa tháng 11, quân đội Phổ đã vây chặt pháo đài này hơn, và nhiều cuộc giao tranh đã xảy ra giữa quân đội Phổ và các lực lượng franc-tireur. Chẳng hạn, quân Phổ đã đánh cho một đội quân franc-tireur phải chạy về Rocroy, trước khi kéo đến ngôi làng Harcy và đập tan nhóm franc-tireur này. Phải đến ngày 19 tháng 12, sau khi pháo đài Montmédy thất thủ, Sư đoàn số 14 của Phổ mới kéo đến trước Mézières. Vào ngày 22 tháng 12, giao tranh đã xảy ra giữa Sư đoàn số 14 của Phổ với các lực lượng franc-tireur. Sau khi đã hoàn toàn phong tỏa Mézières và đánh nhau với lính franc-tireur, quân Phổ bắt đầu chuẩn bị tiến hành pháo kích. Ban đầu, người chỉ huy của quân đoàn vây hãm là Trung tướng Georg von Kameke, trước khi Thiếu tướng Von Woyna lên thay vào ngày 25 tháng 12. Khi pháo đài Verdun đầu hàng, các khẩu công thành pháo hạng nặng đã được đưa bằng đường sắt từ Clermont tới gần mạn nam của Mézières, và chỉ có sự đóng băng tại khu vực này ngăn trở việc quân đội Phổ xây dựng các khẩu đội pháo. Đầu ngày 31 tháng 12 năm 1870, các khẩu công thành pháo và pháo dã chiến của Phổ bắt đầu khai hỏa. Nhìn chung, lực lượng pháo binh Phổ trong ngày hôm đó đã gặt hái được thành công vang dội. Ban đầu, lực lượng pháo binh của quân trú phòng đã kháng trả quyết liệt, nhưng đến buổi chiều thì bị câm tịt. Thị trấn Mézières đã bị hủy hoại nặng nề. Và, trong đêm ngày 1 tháng 1 năm 1871, cuộc đầu hàng của quân Pháp đã được hoàn tất, và vào ngày 2 tháng 1, quân đội Phổ tiến chiếm thị trấn này. Sau khi ký kết một thỏa ước, phần lớn sĩ quan Pháp bị bắt làm tù binh đã bị giam giữ tại Würzburg. Không lâu sau đó, quân Phổ đánh chiếm được pháo đài Rocroi.
1
null
Đá Chà Và (tiếng Anh: "Foulerton Reef"; ; Hán-Việt: "Đông Hoa tiêu") là một rạn san hô thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa. Đá này nằm ở cực đông của bãi Nam và sâu gần 5,5 m. Đá Chà Và là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào thực sự kiểm soát đá này.
1
null
Nhà trang trại được trang trí của Hälsingland hay Hälsingegård là tập hợp bao gồm 7 trang trại hay nông trại cổ điển ở Hälsingland, phía Đông Thụy Điển. Chúng đại diện cho truyền thống xây dựng và trang trí nhà gỗ ở nông thôn thời Trung cổ. Đây là các trang trại gỗ, trải dài trên diện tích dài 100 km, rộng 50 km, nằm ở thung lũng màu mỡ, xung quanh là rừng Taiga. Lịch sử. Các trang trại của Hälsingland là một di sản văn hóa và là ví dụ về kỹ thuật xây dựng truyền thống của Thụy Điển trong xã hội nông thôn cũ ở Hälsingland. Những ngôi nhà được trang trí của các trang trại đã trở thành biểu tượng của thuật ngữ trang trại Hälsingland, mặc dù trang trại như một đơn vị sản xuất, bao gồm cả các tòa nhà và đất đai, là những gì tạo nên một trang trại Hälsingland. Trang trại được liệt kê. Các ngôi nhà bao gồm những căn phòng, các phòng lễ hội kết hợp giữa nghệ thuật dân gian với kiến trúc Baroque và Rococo. Truyền thống văn hóa này được một nhóm các nghệ sĩ, họa sĩ vô danh, đại diện cho lớp người cuối cùng của văn hóa dân gian truyền thống ở Hälsingland. 7 trang trại nhà gỗ được ghi vào danh sách di sản thế giới bao gồm:
1
null
Vân Đồ (tên gốc tiếng Anh: Cloud Atlas) là một bộ phim sử thi và khoa học viễn tưởng sản xuất năm 2012 của Đức sản xuất. Bộ phim dựa theo tiểu thuyết "Bản đồ mây" của David Mitchell, do Tom Tykwer, Lana Wachowski, Andy Wachowski đạo diễn, công chiếu tại Liên hoan phim quốc tế Toronto lần thứ 37 và từ 26 tháng 10 năm 2012 ở Mỹ. Với một ngân sách 102 triệu USD (tài trợ bởi các nguồn độc lập; Warner Bros cũng trả 15 triệu USD để có được của bản quyền bộ phim ở Bắc Mỹ), Cloud Atlas là một trong những bộ phim độc lập tốn kém nhất mọi thời đại. Tóm tắt. "Cloud Atlas" được miêu tả như sau: Bộ phim bao gồm sáu câu chuyện đan xen nhau, các nhân vật sẽ đưa người xem từ Nam Thái bình dương ở thế kỷ 19 tới một tương lai xa, hậu khải huyền. Câu chuyện thứ nhất: Hành trình xuyên Thái bình dương của Adam Ewing (1849). Thái Bình Dương năm 1849: Adam Ewing là một luật sư trẻ người Mỹ tới từ San Francisco, hành trình tới quần đảo Chatham để ký kết một hợp đồng kinh doanh nô lệ với mục sư Reverend Gilles Horrox cho bố vợ của mình, Haskell Moore. Anh chứng kiến trận roi đòn của một nô lệ Moriori tên là Autua, người mà sau này đi trốn lậu vé trên tàu. Autua đứng trước Ewing và thuyết phục anh ủng hộ cho mình tham gia với thủy thủ đoàn như một người tự do. Trong khi đó, bác sĩ Henry Goose từ từ đầu độc Ewing, nói rằng để chữa bệnh của một loài sâu ký sinh, nhằm đánh cắp số của cải của Ewing. Khi Goose định cho Ewing uống liều gây tử vong cuối cùng, Autua đã cứu Ewing. Khi trở về Hoa Kỳ, Ewing và vợ mình là Tilda đã lên án sự đồng lõa của cha cô trong chế độ chiếm hữu nô lệ và họ rời khỏi San Francisco để tham gia chủ nghĩa bãi nô. Câu chuyện thứ hai: Bức thư từ Zedelghem (1936). Cambridge, England và Edinburgh, Scotland, năm 1936: Robert Frobisher một nhạc sĩ người Anh, 23 tuổi là một người song tính, tìm cơ hội thăng tiến amanuensis nơi một nhà soạn nhạc nổi tiếng Vyvyan Ayrs, cho phép Frobisher thời gian và cảm hứng để sáng tác kiệt tác của riêng mình, "The Cloud Atlas Sextet". Tại nhà của Ayrs, Frobisher đã đọc quyển hồi ký của Ewing về chuyến du hành của mình. Ayrs muốn là người được đứng tên bài hát mà anh viết ra, và đe doạ rằng sẽ tiết lộ toàn bộ bí mật về xu hướng tính dục của anh nếu anh không đồng ý. Frobisher lỡ tay bắn Ayrs và anh phải trốn đi và ở tại một khách sạn. Tại đây, anh viết nốt phần cuối cùng của bản giao hưởng và tự tử trước khoảnh khắc mà người tình của anh là Rufus Sixsmith tới nơi. Câu chuyện thứ ba: Half-Lives: The First Luisa Rey Mystery (1973). Nhà báo Luisa Rey gặp Sixsmith lúc về già, bây giờ là một nhà vật lý hạt nhân. Sixsmith tiết lộ Rey đến một âm mưu liên quan đến sự an toàn của lò phản ứng hạt nhân mới được điều hành bởi Lloyd Hooks, nhưng ông bị ám sát bởi sát thủ của Hooks là Bill Smoke trước khi có thể cho cô ấy một báo cáo để chứng minh. Rey tìm và đọc những lá thư của Frobisher viết cho Sixsmith, kết quả theo dõi của cô ấy là tìm được một bản ghi âm của Frobisher "The Cloud Atlas Sextet." Isaac Sachs, một nhà khoa học tại nhà máy điện, đưa cô ấy một bản sao báo cáo của Sixsmith. Tuy nhiên, Smoke giết chết Sachs bằng việc cho nổ tung chiếc máy bay chở ông, và sau đó dùng xe tông vào xe Rey trên cây cầu làm xe cô lao xuống nước, nhưng cô trốn thoát. Với sự giúp đỡ từ người đứng đầu của nhà máy an ninh, Joe Napier, người quen cha cô, cô tránh nỗ lực cướp đi mạng sống của cô mà kết quả là cái chết của Smoke và cho thấy nhiều âm mưu sử dụng một tai nạn hạt nhân vì lợi ích của các công ty dầu. Câu chuyện thứ tư: Thách thức kinh hoàng của Timothy Cavendish (2012). London năm 2012. Cuộc đời của nhà xuất bản Timothy Cavendish (Jim Broadbent) bước sang một trang mới ngay sau cái đêm tên xã hội đen - tác giả của cuốn tự truyện "Đấm vỡ mồm" do ông xuất bản quẳng nhà phê bình từ ban công xuống đường vì tội dám chê. Cuốn sách chuyển sang bán chạy bất ngờ và Timothy bị đám xã hội đen anh em của tay tác giả kia đòi tiền. Nhờ ông anh trai giúp nào có ngờ lại bị lão ta chơi khăm cho vào viện dưỡng lão. Tại đây Timothy gặp vài người bạn và họ lên kế hoạch bỏ trốn khỏi viện dưỡng lão. Câu chuyện thứ năm: An Orison of Sonmi~451 (2144). Kể về cuộc đời của Sonmi-451, cô là một sản phẩm của công nghệ thụ tinh nhân tạo, là một người nhân bản, và là một "nô lệ" kiểu mới tại thành phố Neo Seoul. Cuộc sống nô lệ của cô bị thay đổi khi Hae-Joo Chang - một sĩ quan quân kháng chiến - đến cứu thoát. Cô được Hae-Joo Chang đối xử như một con Người thực thụ. Sonmi-451 được giới thiệu cho thủ lĩnh của quân kháng chiến, từ đó cô phát hiện sự thật về "Thiên đường" của người nhân bản như cô không đẹp như người khác nói. Người nhân bản trong thế giới năm 2144 là lực lượng lao động rẻ mạt, sau khi hết giá trị họ bị giết và được "tái chế" thành thức ăn cho những người nhân bản khác. Sonmi-451 nhận ra rằng hệ thống xã hội hiện tại là một kiểu thể chế độ nô lệ trá hình được hậu thuẫn bởi chính phủ. Nhờ liên minh quân kháng chiến, cô phát sóng rộng rãi câu chuyện của mình cùng với bảng tuyên ngôn Khải Huyền. Sau khi phát sóng, Hae-Joo Chang và quân kháng chiến bị tiêu diệt, Sonmi bị bắt, bị điều tra và bị giết. Nhưng cô tin rằng di sản mình để lại sẽ không phai mờ theo cái chết của cô. Câu chuyện thứ sáu: Sloosha's Crossin' an' Ev'rythin' After (2321). Quần đảo Hawaii – 106 năm sau Ngày Tận Thế. Thế giới lúc này chỉ còn hai chủng người: Người Prescient văn minh, hiện đại với những công nghệ của loài người từ xa xưa và Người Dân tộc. Câu chuyện là cuộc gặp gỡ giữa cô gái Meronyme người Prescient và chàng trai dân tộc Zachry. Người Prescient đang chết dần vì phóng xạ và hy vọng duy nhất của họ là gửi tín hiệu cầu cứu đến các thuộc địa ngoài không gian của loài người xa xưa. Để làm được như vậy, Meronyme phải nhờ Zachry dẫn cô vượt qua lãnh địa của bọn ăn thịt người Kona lên đỉnh Mauna Sol, một trung tâm truyền tín hiệu vệ tinh từ ngày xưa còn sót lại. Khi trở về, làng của Zachry bị tấn công bởi bọn người Kona. Nhờ sự giúp đỡ của Meronyme, Zachry cứu được cháu gái và được đưa lên tàu tị nạn rời khỏi trái đất.
1
null
Bãi ngầm Chim Biển (tiếng Anh: "Owen Shoal"; , Hán-Việt: "Áo Viện ám sa") là một bãi ngầm thuộc cụm Trường Sa của quần đảo Trường Sa. Trên bản đồ, bãi này được thể hiện tại một vị trí ở phía đông bắc của đá Ba Kè (thuộc bãi ngầm Vũng Mây) và phía nam của đảo Trường Sa. Phần lớn diện tích bãi này nằm ở bên trái kinh tuyến 112° Đông. Bãi ngầm Chim Biển là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan và Trung Quốc và Brunei. Hiện chưa rõ nước nào thực sự kiểm soát bãi ngầm này. Theo ghi chép thì tháng 5 năm 1835, tàu "David Scott" do thuyền trưởng Owen chỉ huy đã phát hiện ra bãi san hô này. Họ tiến hành đo độ sâu vài lần, cho kết quả độ sâu khoảng từ 8,2 đến 11 m và có một lần là gần 6,9 m.
1
null
Neil Percival Young (sinh ngày 12 tháng 11 năm 1945 tại Toronto, Canada) là một ca sĩ và nghệ sĩ guitar chơi nhạc đồng quê, rock và dân ca Canada nổi tiếng trong thập niên 70. Ông bắt đầu nổi danh từ những album "After the Gold Rush" và "Harvest" và sau đó làm thành viên của siêu ban nhạc Crosby, Stills, Nash & Young. Ông là con trai của nhà báo và tiểu thuyết gia nổi tiếng, Scott Young. Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll viết về ông là "một trong những nhạc sĩ và nghệ sĩ trình diễn rock 'n' roll vĩ đại nhất". Young nổi tiếng với chất giọng lai lái đặc trưng, cùng với đó là việc sử dụng gần như chỉ một chiếc guitar duy nhất. Các ca khúc của ông mang một màu sắc âm nhạc rất khác biệt: đó là folk rock đi cùng với chất đồng quê, điển hình nhất với ca khúc kinh điển "Heart of Gold" và "Long May You Run"; tuy nhiên, nó cũng mang tính hard rock pha grunge với thứ âm nhạc chậm rãi và dễ ru ngủ dễ thấy qua "Cinnamon Girl", "Southern Man" hay "Rockin' in the Free World" của ban nhạc Crazy Horse – ban nhạc đi cùng với hầu hết sự nghiệp của ông. Young cũng từng thử nghiệm và khám phá nhiều thể loại nhạc khác, như nhạc điện tử, noise rock và rockabilly. Neil Young được phong tước "Hiệp sĩ" tại tiểu bang Manitoba vào ngày 14 tháng 7 năm 2006, và tới ngày 30 tháng 12 năm 2009, ông được phong tước "Hiệp sĩ" của Canada. Young được vinh danh 2 lần tại Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll: 1 với tư cách nghệ sĩ solo vào năm 1995, và 2 là với vai trò thành viên của Buffalo Springfield vào năm 1997.
1
null
.ss là tên miền quốc gia cấp cao nhất (ccTLD) trong hệ thống tên miền Internet của Nam Sudan. Nó bắt nguồn từ mã quốc gia theo tiêu chuẩn ISO 3166-1 alpha-2 của Nam Sudan, theo đó là SS. Theo "CIO East Africa", tên miền này đã được phân phối vào ngày 31 tháng 8 năm 2011 khi nước này tuyên bố độc lập từ Sudan. Tên miền này đã được đăng ký vào ngày 31 tháng 8 năm 2011; tuy nhiên tính đến ngày 8 tháng 12 năm 2015, nó không nằm trong vùng DNS gốc, do đó không hoạt động. Trước khi đăng ký thành công, thứ trưởng Bộ thông tin Viễn thông của nước này từng quan ngại có thể sẽ từ chối tên miền.ss vì SS cũng là chữ viết tắt của Schutzstaffe - lực lượng bán quân sự của Đức Quốc xã. Trước khi độc lập từ Sudan, tên miền được sử dụng tại đây là .sd, tên miền quốc gia cấp cao nhất của Sudan.
1
null
Cảnh quan nông nghiệp Nam Öland là một khu vực rộng nằm trên đảo Öland, Thụy Điển. Nó bao gồm Stora Alvaret, một cao nguyên đá vôi chiếm tới một nửa diện tích khu vực. Đó là một khu vực hình dao găm dài gần 40 ki lô mét và rộng nhất 10 ki lô mét ở đầu phía bắc của nó. Khu vực đá vôi này chiếm một phần tư diện tích đảo, là khu vực rộng nhất của loại hình này ở châu Âu. Là kết quả của lớp đất mỏng và độ pH cao, nó chứa một loạt các loại thực vật, bao gồm nhiều loài quý hiếm. Cảnh quan nông nghiệp Nam Öland được công nhận là một Di sản thế giới của UNESCO vào năm 2000, bởi sự đa dạng sinh học phi thường ở nơi này, và nó thể hiện cách con người đã thích nghi với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Địa chất. Đồng bằng đá vôi được tạo ra bởi quá trình băng hà vào trước Kỷ Băng hà. Đá vôi được hình thành khoảng 500 triệu năm trước từ biển về phía nam Nó dần cứng lại để trở thành đá vôi và trôi dạt về phía bắc. Do đó, đá vôi của Stora Alvaret chứa một bộ sưu tập hóa thạch phong phú của một số sinh vật biển, như "Orthoceras" được tìm thấy trong một số cấu trúc địa mạo trên đảo. Thời tiền sử. Khu định cư thời đại đồ đá cũ nổi tiếng nhất trên đảo nằm tại Alby ở bờ biển phía đông của hòn đảo, nơi các cuộc khai quật đã tiết lộ những dấu tích của những túp lều gỗ xung quanh một hồ nước nhỏ thời tiền sử. Một số vật thể đã được tìm thấy, bao gồm bằng chứng về gấu, động vật chân màng, cá heo, và cũng tiết lộ các công nghệ săn bắn và thu hoạch như giáo, súng phong lao làm bằng sừng và đá lửa. Các nhà nghiên cứu khảo cổ học đã phát hiện ra bằng chứng về pháo đài hình nhẫn (cấu trúc kiên cố hình tròn) trong thời gian sau đó là nơi được gọi là Eketorp. Trong thời đại đồ đồng và giai đoạn đầu của Thời đại đồ sắt, cây cối tại Stora Alvaret và gần đó chịu sức ép cực lớn. Jannson gợi ý rằng, sự biến mất của cây cối đã gây ra sự biến mất bí ẩn của con người vào khoảng năm 500 trước Công nguyên, được ghi nhận tại Eketorp và các nơi khác. Người ta tin rằng nguyên nhân bắt nguồn từ việc gia tăng dân số của con người vượt quá khả năng đáp ứng nhu cầu của khu vực này. Sau đó, khoảng từ năm 800 đến 1000, một số khu định cư của người Viking đã xuất hiện ở ngoại vi.
1
null
La Chaux-de-Fonds () là một thành phố Thuỵ Sĩ nằm trong huyện La Chaux-de-Fonds của bang Neuchâtel. Nó toạ lạc trên dãy núi Jura, ở nơi có độ cao 1000 m, cách biên giới với Pháp chỉ vài km. Sau Geneva, Lausanne và Fribourg, đây là thành phố lớn thứ 4 ở Romandie, tức phần nói tiếng Pháp của Thuỵ Sĩ, với dân số tính đến tháng 12 năm 2017 là 38.625 người. Thành phố hình thành năm 1656. Sự phát triển và thịnh vượng của nó gắn với nghề làm đồng hồ. La Chaux-de-Fonds trải qua một cuộc hoả hoạn vào năm 1794, để rồi được xây mới với những con đường chạy song song, một sơ đồ kiến trúc một không hai trên cả nước Thuỵ Sĩ; góc đông thành phố vẫn nguyên vẹn nhờ thoát khỏi đám cháy. Điều này tạo ra nét tương phản rõ ràng giữa khu phố cổ với khu phố mới. Kiến trúc sư Le Corbusier, nhà văn-thơ Blaise Cendrars và nhà chế tạo xe hơi Louis Chevrolet sinh ra ở nơi này. La Chaux-de-Fonds cũng là một trung tâm Art nouveau. Năm 2009, La Chaux-de-Fonds và Le Locle, một thành phố lân cận, được đồng vinh danh là di sản thế giới UNESCO.
1
null
Allenius iviei là một loài bọ cánh cứng được tìm thấy ở các tiểu bang Hoa Kỳ Idaho và Montana. Nó là một trong các loài côn trùng hiếm nhất ở của Hoa Kỳ và được phát hiện năm 2009, chúng dài khoảng 1 mm. Loài này độc đáo ở chỗ chúng có khả năng rụt đầu vào một ống trong ngực để tự bảo vệ,
1
null
Cá nhám thu (danh pháp hai phần: "Lamna nasus") là một loài cá nhám thu trong họ Lamnidae, phân phối rộng rãi trong nước biển lạnh và ôn đới của Bắc Đại Tây Dương và Nam bán cầu. Bắc Thái Bình Dương, tương đương với sinh thái của nó là loài cá nhám hồi ("L. ditropis") có mối quan hệ liên quan chặt chẽ. Loài cá này thường đạt chiều dài 2,5 m và trọng lượng 135 kg, giống ở Bắc Đại Tây Dương phát triển lớn hơn so với giống ở Nam bán cầu và khác nhau về màu sắc và các khía cạnh của lịch sử đời sống. Màu xám trắng ở trên và dưới, đoạn giữa rất mập mạp thuôn nhọn về phía mõm dài và nhọn, và chân đuôi hẹp. Nó có vây lưng lớn ngực và lần đầu tiên, xương chậu, lưng 2 nhỏ, và vây hậu môn và vây đuôi hình lưỡi liềm. Loài cá này là một thợ săn cơ hội mà con mồi chủ yếu là cá xương và động vật chân đầu suốt cột nước, bao gồm cả phía dưới. Loài này được tìm thấy phổ biến nhất hai bên bờ giàu thực phẩm của thềm lục địa bên ngoài, khiến nó thỉnh thoảng hiện diện gần bờ hoặc các đại dương mở tại độ sâu 1.360 m. Nó cũng thực hiện di cư theo mùa, thường thay đổi giữa các tầng nước nông và sâu hơn. Loài cá này có tốc độ bơi nhanh và hoạt động rất mạnh, với sự thích nghi sinh lý cho phép nó để duy trì nhiệt độ cơ thể cao hơn so với vùng nước xung quanh. Chỉ có một vài trường hợp loài cá này tấn công con người nhưng chứng cứ không chắc chắn. Nó cũng được coi là một con cá trò chơi câu cá giải trí. Thịt và vây của loài cá này được đánh giá cao, đã dẫn đến việc đánh bắt của con người đối với loài này trong một thời gian dài trong lịch sử. Tuy nhiên, người ta không thể duy trì việc đánh bắt số lượng lớn do khả năng sinh sản thấp. Tàu đánh bắt thương mại trực tiếp đối với loài này chủ yếu là tàu câu giăng Na Uy, dẫn đến sụt giảm số lượng trong khu vực Bắc - Đông Bắc Đại Tây Dương trong thập niên 1950, và phía Tây Bắc Đại Tây Dương trong thập niên 1960. Lamna nasus tiếp tục bịc đánh bắt trong suốt phạm vi phân bố của nó, do chủ ý hanh tình cờt, với các mức độ khác nhau theo dõi, quản lý. Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (IUCN) đã đánh giá loài Lamna nasus trên toàn thế giới nằm trong nhóm loài dễ bị tổn thương, và là một trong hai nguy cấp hoặc Cực kỳ nguy cấp trong các khu vực khác nhau trong phạm vi phía bắc.
1
null
Sẻ mặt đỏ (danh pháp hai phần: Amadina erythrocephala) là một loài chim thuộc họ Chim di ("Estrildidae"). Loài chi này thường được tìm thấy ở châu Phi. Phạm vi phân bố toàn cầu của nó ước khoảng 1,6 triệu km2. Loài này có ở Angola, Botswana, Lesotho, Namibia, Nam Phi và Zimbabwe. Chim trống có đầu đỏ và ngực đỏ còn con mái có màu xỉn hơn. Bề ngoài giống với sẻ họng đỏ ("Amadina fasciata") có thể nhận thấy.
1
null
Clostridium tetani là một loại vi khuẩn hình roi, giống như các loài trong chi "Clostridium", nó là vi khuẩn gram dương, gây bệnh uốn ván. Phát hiện. Năm 1884 hai nhà nghiên cứu là Antonio Carle và Giogio Rattone lấy mủ của một bệnh nhân bị bệnh uốn ván tiêm vào người. Cùng năm đó Nicolaier chích đất vào gia súc, ông thấy rằng việc này cũng có thể gây bệnh uốn ván. Năm 1889, Shibasaburo Kitasato tìm ra vi trùng này trong máu của nạn nhân uốn ván, ông còn tìm ra cách tiêu diệt loại vi khuẩn này bằng kháng thể Năm 1897, Nocard chứng minh được cách tạo kháng thể chống vi khuẩn này từ động vật khác
1
null
Sẻ họng đỏ (danh pháp khoa học: Amadina fasciata) là một loài chim thuộc họ Chim di ("Estrildidae"). Mô tả. Loài chi này thường được tìm thấy ở châu Phi. Phạm vi phân bố toàn cầu ước tính khoảng 3,3 triệu km². Loài này có ở Angola, Bénin, Botswana, Burkina Faso, Cameroon, Chad, Cộng hòa Congo, Côte d'Ivoire, Eritrea, Ethiopia, Gambia, Ghana, Kenya, Malawi, Mali, Mauritanie, Mozambique, Namibia, Niger, Nigeria, Bồ Đào Nha (nhập nội), Rwanda, Sénégal, Somalia, Nam Phi, Sudan, Tanzania, Togo, Uganda, Zambia và Zimbabwe. Một tổ thường có 4-6 quả trứng màu trắng và ấp trong 12 ngày.
1
null
Bạo động tại bang Rakhine năm 2012 là một loạt các cuộc xung đột đang diễn ra chủ yếu giữa những người Phật tử Rakhine và những người Hồi giáo Rohingya ở bang Rakhine phía bắc của Myanmar, dù đến tháng 10 năm 2012 thì người Hồi giáo thuộc tất cả các dân tộc khác ở quốc gia này đã bắt đầu trở thành mục tiêu bị tấn công. Các cuộc bạo loạn diễn ra sau nhiều tuần tranh chấp bè phái và đã bị lên án bởi hầu hết mọi người ở cả hai phía của cuộc xung đột. Nguyên nhân trực tiếp của các cuộc bạo loạn là không rõ ràng, với nhiều nhà bình luận đưa ra việc người Rakhine Phật giáo giết chết mười người Miến Điện Hồi giáo sau vụ hãm hiếp và giết chết một phụ nữ dân tộc Rakhine là nguyên nhân chính. Chính phủ Myanmar phản ứng bằng cách áp đặt lệnh giới nghiêm và bằng cách triển khai quân đội ở khu vực. Ngày 10 tháng 6, tình trạng khẩn cấp đã được loan báo trong Rakhine, cho phép quân đội tham gia vào việc quản lý khu vực Đến thời điểm 22 tháng 8 năm 2012, chính thức đã có 88 trường hợp bị giết chết – 57 người Hồi giáo và 31 người theo Phật giáo. Ước tính có khoảng 90.000 người đã bị dời chỗ ở do bạo động. Khoảng 2.528 ngôi nhà bị đốt cháy, và của những người, 1.336 ngôi nhà thuộc người Rohingya và 1192 ngôi nhà thuộc về người Rakhine. Quân đội Miến Điện và cảnh sát bị cáo buộc đóng vai trò hàng đầu trong việc nhắm mục tiêu vào người Rohingya thông qua việc bắt giữ hàng loạt và bạo lực độc đoán. Phản ứng của chính phủ đã được ca ngợi bởi Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu, nhưng bị Tổ chức Ân xá Quốc tế và các nhóm nhân quyền khác chỉ trích, cho rằng người Rohingya đã chạy trốn khỏi vụ bắt giữ tùy tiện của chính phủ Myanmar, và người Rohingya đã phải đối mặt với sự phân biệt đối xử có hệ thống của chính phủ trong nhiều thập kỷ. Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc và nhiều nhóm nhân quyền đã bác bỏ đề nghị của tổng thống Thein Sein tái định cư người Rohingya ở nước ngoài. Một số tổ chức cứu trợ chỉ trích chính phủ Myanmar đã tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo đối với người Rohingya, để cô lập họ trong các trại "cư xử lạm dụng", và ngăn chặn việc họ tiếp cận với viện trợ nhân đạo, bao gồm bắt giữ các nhân viên cứu trợ. Phát ngôn nhân chính phủ Hoa Kỳ Victoria Nuland ngày 25 tháng 10 năm 2012 phát biểu rằng Hoa Kỳ "kêu gọi các bên kìm chế và ngừng ngay các cuộc tấn công". Liên Hợp Quốc cũng lên tiếng bày tỏ sự quan ngại về xung đột tôn giáo leo thang tại Myanmar. Bối cảnh. Cuộc xung đột giáo phái xảy ra rải rác trong bang Rakhine, thường là giữa dân Rakhine đa số theo Phật giáo và dân thiểu số Hồi giáo Rohingya có số lượng đáng kể. Chính phủ Myanama phân loại người Rohingya là "người nhập cư" Myanmar, và do đó không đủ điều kiện nhập quốc tịch. Một số nhà sử học tranh luận rằng nhóm dân tộc này đã đến đây trong nhiều thế kỷ trong khi những người khác nói rằng họ đến Myanmar vào thế kỷ 19. Theo Liên Hợp Quốc, các Rohingya là một trong những dân tộc thiểu số của thế giới bị ngược đãi nhất. Elaine Pearson, Phó Giám Ban châu Á của Tổ chức theo dõi Nhân quyền cho biết: "Tất cả những năm phân biệt đối xử, lạm dụng và bỏ bê kết hợp lại khiến người ta nổi giận tại một số điểm, và đó là những gì chúng ta đang thấy bây giờ." Vào tối ngày 28 tháng 5, một nhóm ba người Hồi giáo, trong đó có hai người Rohingya, đã cướp bóc, hãm hiếp và giết hại một người phụ nữ dân tộc Rakhine, Ma Thida Htwe, gần làng Kyaut Maw Ne. Cảnh sát đã bắt giữ ba nghi can và đưa họ đến nhà tù thị trấn Yanbye. Ngày 03 tháng 6, một đám đông tấn công một chiếc xe buýt ở Taungup, vì nhầm lẫn khi tin rằng những người chịu trách nhiệm về vụ giết người trên xe. Mười người Hồi giáo đã thiệt mạng trong cuộc tấn công trả thù, gây ra cuộc biểu tình của người Hồi giáo Miến Điện tại thủ đô thương mại Yangon. Chính phủ ứng phó bằng cách bổ nhiệm một bộ trưởng và cảnh sát một nhà lãnh đạo cấp cao đứng đầu một ủy ban điều tra. Ủy ban này đã được lệnh để tìm ra "nguyên nhân và xúi giục của vụ việc" và theo đuổi hành động pháp lý. Tính đến ngày 2 tháng 7, 30 người đã bị bắt trong vụ sát hại 10 người Hồi giáo.
1
null
Chiến dịch Lyublin–Brest hay Chiến dịch Lublin-Brest là một chiến dịch quân sự diễn ra trong Chiến tranh Xô-Đức do Hồng quân Liên Xô tổ chức nhằm tiếp tục tấn công vào Cụm tập đoàn quân Trung tâm (tái lập) của quân đội Đức Quốc xã. Chiến dịch này là một phần của chuỗi chiến dịch giải phóng Byelorussia mang mật danh "Bagration", kéo dài từ ngày 18 tháng 7 đến 2 tháng 10 năm 1944. Tham gia chiến dịch là Phương diện quân Byelorussia 1 do Nguyên soái K. K. Rokossovsky chỉ huy. Đối đầu với phương diện quân là phần lớn Cụm Tập đoàn quân Trung tâm và một số quân đoàn trên cánh Bắc của Cụm Tập đoàn quân Bắc Ukraina. Chiến dịch Lublin-Brest là một thắng lợi lớn của quân đội Liên Xô khi họ đã hoàn toàn quét sạch quân Đức khỏi miền tây nam Byelorussia và giải phóng một phần lãnh thổ Đông Ba Lan, thiết lập một số bàn đạp vượt sông trên bờ Tây sông Wisla và áp sát thủ đô Warszawa của Ba Lan. Trong thời gian diễn ra chiến dịch, ngày 21 tháng 7 năm 1944, tại thành phố Khelm vừa được quân đội Liên Xô giải phóng, những người yêu nước cánh tả Ba Lan đã bầu ra Ủy ban Giải phóng Dân tộc Ba Lan, có chức năng như một Chính phủ lâm thời Ba Lan. Tham gia Ủy ban này có các thành viên của Đảng Công nhân Ba Lan, Đảng Xã hội Ba Lan, Đảng Nông dân Ba Lan và Đảng Dân chủ Ba Lan. Từ ngày 27 tháng 7 năm 1944, Ủy ban Giải phóng Dân tộc Ba Lan bắt đầu các hoạt động quản lý hành chính nhà nước tại các vùng đất của Ba Lan được quân đội Liên Xô giải phóng. Chiến dịch Lyublin-Brest diễn ra tại những hoàn cảnh chính trị - quân sự rất phức tạp vào những thời điểm nhạy cảm của các mối quan hệ quốc tế. Trong đó, đan xen quan hệ giữa các nước đồng minh với nhau khi quân đội Đồng minh chống phát xít ở mặt trận phía tây đang tiến hành chiến dịch Normandie, quan hệ giữa các nước đồng minh với Liên Xô và với các quốc gia Đông Âu.v.v... Trước, trong và sau chiến dịch đều có những biến cố chính trị, những sự kiện quân sự có liên quan. Trong đó có cuộc khởi nghĩa Warszawa và việc thành lập Ủy ban Giải phóng Dân tộc Ba Lan, những sự kiện này gây ra nhiều tranh cãi trong giới sử học của nhiều quốc gia cho tới ngày nay. Nguyên soái K. K. Rokossovsky đánh giá, đây là một trong những chiến dịch khó khăn và phức tạp nhất trong cuộc đời chỉ huy quân đội của ông. Bối cảnh. Tiến ra biên giới Liên Xô - Ba Lan, quân đội Liên Xô phải giải quyết nhiều vấn đề chính trị liên quan đến quân sự khá phức tạp. Tại các vùng đất giáp ranh giữa Byelorussya, Ukraina và Ba Lan còn tồn tại nhiều lực lượng vũ trang người địa phương thân Đức như các đội quân nổi dậy Ukraina (UPA) thuộc Phong trào quốc gia dân tộc Ukraina (OUN) do Stepan Bandera và Andrey Melnik cầm đầu. Mùa xuân năm 1943, các tình nguyện viên của tổ chức OUN đã tham gia Sư đoàn bộ binh 14 SS (Đức) với quân số hai trung đoàn và được người Đức đặt tên là Quân đội giải phóng Ukraina (UOA) theo mẫu hình của Sư đoàn ROA của A. A. Vlasov. Trong các năm 1943-1944, UPA và UOA đã gây ra nhiều vụ thảm sát đối với người Nga, người Ukraina và người Ba Lan với tổng số nạn nhân thiệt mạng lên đến 60.020 người; trong đó có những vụ bắn giết hàng nghìn người ở Lugansh, Ulanovo, Svatovo, Nizhni Ystriky, Novin và Volynsk. Hoạt động trên địa bàn Đông Nam và Đông Ba Lan còn có các toán quân của quân đội Krajova dưới sự chỉ đạo của chính phủ Ba Lan lưu vong tại London, các đội du kích Byelororussia và Ukraina (Liên Xô), các đội du kích thuộc các đảng phái cảnh tả Ba Lan và cả các toán phỉ tồn tại từ trước ngày 1 tháng 9 năm 1941. Không đợi đến khi giải phóng Minsk, từ ngày 29 tháng 6 đến ngày 20 tháng 7, Phương diện quân Byelorussia 1 tiếp tục phát huy chiến quả của Chiến dịch Bobruysk bằng Chiến dịch Slutsk-Baranovichi. Chiến dịch đệm này đã đẩy cánh Bắc của Tập đoàn quân 2 (Đức) vào sâu trong đầm lầy Polesia. Từ ngày 7 đến ngày 17 tháng 7, Tập đoàn quân 61 và Giang đoàn Dniepr (Liên Xô) tổ chức tấn công dọc sông Pripyat sang phía tây, phá vỡ phòng tuyến Luninyet của quân Đức, đánh chiếm Pinsk ngày 14 tháng 7. Ngày 15 tháng 7, Tập đoàn quân 61 và Giang đoàn Dniepr tiếp tục tấn công bằng cả hai đường thủy bộ song song dọc theo kênh đào Dniepr - Bug và đến ngày 17 tháng 7 đã có mặt trước cửa ngõ Kobrin. Chỉ trong 12 ngày đêm, Phương diện quân Byelorussia 1 đã tiến về phía tây từ 150 đến 170 km. Khoảng cách giữa cánh phải và cánh trái của phương diện quân đã được thu hẹp lại còn trên 120 km. Ngày 5 tháng 7, các tập đoàn quân xe tăng 2, cận vệ 8, 69 của Quân đội Liên Xô và Tập đoàn quân 1 của Quân đội nhân dân Ba Lan đã chiếm lại thành phố Kovel, hình thành một bàn đạp lợi hại để tấn công Lyublin. Tuy nhiên, trong trận đánh 6 tháng 7, Tập đoàn quân 47 của tướng N. I. Gusev đã bị thiệt hại nặng về xe tăng. Không chờ quân đội Liên Xô đột kích, chiều ngày 5 tháng 7, thống chế Walter Model lệnh cho quân Đức bỏ lại vùng đất thấp Kovel và rút về giữ tuyến phòng thủ Paradub (???) - Targovitse (???) đã được chuẩn bị sẵn các hỏa điểm chống tăng và xe tăng chôn âm dưới đất. Chiều ngày 5 tháng 7, trinh sát của Tập đoàn quân 47 lấy được tấm bản đồ của một sĩ quan chỉ huy thuộc Sư đoàn bộ binh 342 (Đức) bị giết. Trên tấm bản đồ có đánh dấu tuyến rút quân của quân Đức đến sông Tây Bug. Tướng N. I. Gusev cho rằng quân Đức đang tháo chạy và yêu cầu tướng F. N. Rutkin, chỉ huy trưởng Quân đoàn xe tăng 11 trực thuộc tập đoàn quân phải tấn công ngay mà không tiến hành các hoạt động trinh sát. Hai lữ đoàn xe tăng Liên Xô được triển khai đã hành động mò mẫm trên địa hình mới lạ. Vấp phải làn hỏa lực dày đặc của Sư đoàn xe tăng 5 SS "Wiking", các lữ đoàn xe tăng Liên Xô bị thiệt hại nặng. Sau trận đánh thất bại này, tướng F. N. Rutkin bị cách chức, tướng N. I. Gusev bị khiển trách. Binh lực và kế hoạch. Quân đội Liên Xô. Binh lực. Phương diện quân Byelorussia 1 do Nguyên soái K. K. Rokossovsky làm tư lệnh, thượng tướng M. S. Malinin làm tham mưu trưởng, binh lực gồm có: Kế hoạch. Trong thời gian đầu tháng 7, ngoài mục tiêu khai thác chiến quả và chuẩn bị cho các đợt tấn công kế tiếp, mũi tấn công của Phương diện quân Byelorussia 1 có mục đích lôi kéo sự chú ý của quân Đức vào khu vực này, đảm bảo thành công cho Chiến dịch Lvov-Sandomierz của Phương diện quân Ukraina 1 diễn ra vào ngày 13 tháng 7 năm 1944. Sau khi diễn biến tại hướng Lvov trở nên thuận lợi, Phương diện quân Byelorussia 1 bắt đầu tấn công mạnh sang phía tây. Các hoạt động chính của quân đội Liên Xô trong Chiến dịch Lublin-Brest được thực hiện dựa theo một phần kế hoạch tấn công hai đầu của K. K. Rokotsovsky khi vạch kế hoạch hành động toàn bộ cho Phương diện quân Byelorussia 1 trong Chiến dịch Bagration nhưng có sửa đổi một số hướng tấn công trên cánh trái và cánh phải. Do binh lực của quân Đức trên tuyến Svisloch Pripyat đã mỏng đi nên K. K. Rokotsovsky chỉ để ba tập đoàn quân tấn công Brest. Các tập đoàn quân cánh phải nhanh chóng vọt tiến tới tuyến sông Narev. Ngược lại, binh lực quân Đức trên hướng Kovel dày đặc hơn lại có tuyến sông Tây Bug che chắn nên K. K. Rokossovsky sử dụng một lực lượng đến 6 tập đoàn quân, trong đó có Tập đoàn quân xe tăng 2 và Tập đoàn quân Ba Lan 1 để tấn công theo hướng Lyublin và sau đó, phát triển đến tuyến sông Vistula. Đại bản doanh yêu cầu K. K. Rokossovsky phải chiếm được Lyublin trước ngày 26 hoặc 27 tháng 7. Tại cuộc họp của Đại bản doanh ngày 9 tháng 7 để xét duyệt các kế hoạch tấn công trong hè thu năm 1944 của quân đội Liên Xô trên hướng Tây. Tổng tư lệnh I. V. Stalin đặt ra ba nhiệm vụ trước mắt cho Phương diện quân Byelorussia 1: Sau đó, kế hoạch Chiến dịch Lublin-Brest sẽ nằm trong tổng thể một kế hoạch lớn hơn của các phương diện quân Byelorussia 1, 2 và 3 trên hướng Đông Ba Lan do Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô đang soạn thảo. Trong đó, Phương diện quân Byelorussia 1 có nhiệm vụ vượt sông Vistula và giải phóng Đông Ba Lan và tiến ra sông Ode. Phương diện quân Byelorussia 2 tấn công lên Danzig (Gdansk) chia cắt Đông Phổ với nước Đức. Phương diện quân Byelorussia 3 phối hợp với Phương diện quân Pribaltic 1 (sau khi hoàn thành việc giải phóng vùng Pribaltic) tập trung tấn công vào Đông Phổ. Quân đội Đức Quốc xã. Binh lực. Cánh phải của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm do Thống chế Walter Model (đến 16 tháng 8 năm 1944) và Thượng tướng Georg-Hans Reinhardt: Cánh trái của Cụm Tập đoàn quân Bắc Ukraina do thượng tướng Josef Harpe chỉ huy. Thành phần tham gia chiến dịch gồm có: Kế hoạch. Do tốc độ tấn công quá nhanh của quân đội Liên Xô và tốc độ tăng viện cho mặt trận của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) diễn ra chậm chạp và có phần bị động, thống chế Walter Model không hi vọng ngăn chặn được quân đội Liên Xô trên tuyến sông Tây Bug và vùng đầm lầy Polesya. Chiến tuyến mà quân đội Đức Quốc xã đặt nhiều niềm tin rằng họ có thể trụ lại được là tuyến sông Wisla và tuyến sông Narev trên biên giới Đông Phổ. Wisla là con sông lớn và sâu ở vùng Trung - Đông Âu, chia Ba Lan làm hai nửa. Dựa vào các tuyến đường sắt, đường bộ khá phát triển ở vùng tả ngạn con sông này, quân đội Đức có khả năng cơ động lực lượng từ phía bắc xuống và từ phía nam lên để chặn đứng quân đội Liên Xô. Tuy nhiên, việc xây dựng phòng tuyến này, trong đó có các cụm cứ điểm quan trọng ở Warszawa, Radom, Serotsk (???), Ruzhan (Rozan), Lomzha, Avgustov... và các tuyến phòng ngự thứ hai, thứ ba trong chiều sâu đến tuyến sông Oder cần có thời gian nhưng thời gian lại đang chống lại cả hai bên. Do đó, thống ché Walter Model đặt hi vọng vào các cụm phòng ngự mạnh ở Brest, Kobrin, Cheremkha (Czeremcha) ở phía bắc và Volodava (Wlodawa), Khelm (Chelm), Lyublin ở phía nam để hãm dà tấn công của quân Đội Liên Xô, giành thêm thời gia cho các lực lượng mạnh của quân Đức ở tuyến sau và các khu vực mặt trận khác được điều đến để xây dự hệ thống phòng thủ trên tuyến Vistula - Narev. Trước và trong thời gian diễn ra chiến dịch, 12 sư đoàn Đức đã được điều động đến hướng Wisla - Narev, 15 sư đoàn Đức bại trận trong giai đoạn 1 và giai đoạn 2 của Chiến dịch Bagration được phục hồi bằng những tân binh sinh từ năm 1926 trở về trước. Lực lượng SS và lực lượng mặt đất của không quân Đức Quốc xã cũng tái trang bị và tổ chức mới nhiều đơn vị chiến đấu có sức mạnh đột kích cao, trong đó có các sư đoàn xe tăng SS "Đầu lâu" và "Wiking", các sư đoàn xe tăng mang tên "Hermann Göring". Tất cả đều được quân đội Đức Quốc xã dốc vào phòng tuyến Wisla - Narev. Tuy nhiên, khi quân đội Liên Xô tiến đến gần biên giới Liên Xô - Ba Lan (1939) thì tình hình hậu phương trực tiếp cho mặt trận của quân đội Đức Quốc xã đã trở nên bất ổn. Các tổ chức chính trị quân sự thuộc nhiều đảng phái đều tăng cường các hoạt động phá hoại và chiến tranh du kích. Chính quyền chiếm đóng Đức tại Ba Lan đã tăng cường nhiều biện pháp diệt chủng tại Ba Lan. Hàng chục vạn người Do Thái bị đưa sang các trại tập trung ở nước Đức. "Khu Do Thái" ở Warszawa bị xóa sổ theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Hàng triệu người Ba Lan cũng bị gom vào các trại tập trung hoặc đưa đến các trại tập trung trong lãnh thổ Đức. Các lò thiêu người tại các trại tập trung tăng cao công suất hoạt động. Khi cuộc khởi nghĩa Warszawa nổ ra thì chính quyền Đức Quốc xã đã thi hành chính sách quân luật đối với toàn bộ thành phố và các vùng lân cận. Diễn biến. Giải phóng Lyublin. 5 giờ 30 phút ngày 18 tháng 7, 5 tập đoàn quân của Phương diện quân Byelorussia 1 đồng loạt nổ súng tấn công tại khu vực cánh phải của Phương diện quân ở phía nam đầm lầy Polesya, đánh vào chỗ tiếp giáp giữa Cụm Tập đoàn quân Bắc Ukraina và Cụm Tập đoàn quân Trung tâm (Đức). Trên hướng Kovel, cánh trái của Phương diện quân Byelorussia 1 đã tập trung hơn 200 khẩu pháo trên một km chính diện. Các lữ đoàn và trung đoàn Katyusha đã phóng đi 77.300 quả đạn. Trên phòng tuyến của quân Đức, một khung cảnh hỗn độn hiện ra trong vòng 45 phút. Lửa, khói, bụi, nước và bùn đất bị sức nổ bốc lên cao và rơi xuống khắp nơi, che lấp cả ánh mặt trời mùa hè mọc lên từ rất sớm. Các nguyên soái Liên Xô G. K. Zhukov và K. K. Rokossovsky đã lên đài quan sát của tướng V. I. Kazakov, chỉ huy pháo binh của Phương diện quân Byelorussia 1 để chỉ đạo các trận đánh. Để tăng cường phòng thủ trên hướng này, thống chế Walter Model đã điều Sư đoàn xe tăng 14 vừa từ mặt trận Romania chuyển đến tới trấn giữ tại tuyến sông Tây Bug, đoạn đi qua Domachyevo (Damacava), Volodava và Khelm hợp lực với Sư đoàn xe tăng 5 SS "Wiking". Tuy nhiên, hàng trăm nghìn quả đạn pháo và hàng trăm tấn bom các loại từ 855 phi vụ của Tập đoàn quân không quân 6 (Liên Xô) đã không cho phòng tuyến của Tập đoàn quân xe tăng 4 và Tập đoàn quân 2 (Đức) có cơ hội tồn tại thêm dù chỉ trong một giờ. 6 giờ 15 phút, Tập đoàn quân xe tăng 2, các quân đoàn kỵ binh cận vệ 2 và 7 trong Cụm kỵ binh cơ giới của tướng I. A. Pliyev lập tức được đưa vào cửa đột phá. Tập đoàn quân 47, Tập đoàn quân cận vệ 8 và Tập đoàn quân 69 triển khai tấn công thành hình rẻ quạt xòe ra hai bên. Tập đoàn quân 47 nhằm hướng Domachyevo, Tập đoàn quân cận vệ 8 nhằm hướng Demblin (???), Tập đoàn quân 69 tiến công dọc theo đường sắt Kovel - Khelm.. 17 giờ chiều ngày 18 tháng 7, Tập đoàn quân xe tăng 2 đã xuyên thủng phòng tuyến của Quân đoàn bộ binh 20 (Đức) tại Ratno (Ratne) trên sông Pripyat. Quân Đức buộc phải lùi về giữ tuyến sông Tây Bug. Trong khi Tập đoàn quân xe tăng 2 còn chờ công binh làm đường vượt qua đầm lầy và hồ ở thượng nguồn sông Ryzhovka thì các quân đoàn kỵ binh cận vệ 2 và 7 đã ngay lập tức triển khai đội hình truy kích quân Đức đến bờ sông Tây Bug. Ngày 19 tháng 7, Tập đoàn quân xe tăng 2 (Liên Xô) đã có mặt ở Volodava, Quân đoàn xe tăng 11 cũng có mặt trên hữu ngạn sông Tây Bug. Theo sau họ là các sư đoàn bộ binh Ba Lan thuộc Tập đoàn quân Ba Lan 1. Trong cả ngày 20 tháng 7, Sư đoàn xe tăng 14 và Sư đoàn xe tăng SS "Wiking" (Đức) dùng toàn bộ pháo tăng để cố ngăn cản công binh Liên Xô bắc cầu qua sông Tây Bug. Trong khi pháo binh của phương diện quân còn bị rớt lại sau, tướng I. S. Bogdanov điều các trung đoàn pháo tự hành ra sát bờ sông yểm hộ cho công binh. Đến sáng ngày 21 tháng 7, ba cầu pháo cho xe tăng và hai cầu gỗ cho bộ binh, kỵ binh đã hoàn thành. Xe tăng Liên Xô ào ạt đổ quân sang tả ngạn sông Tây Bug và tiếp tục tấn công. Ngày 22 tháng 7, Cụm kỵ binh cơ giới của tướng I. A. Pliyev được lệnh giảm tốc độ tấn công để Tập đoàn quân Ba Lan 1 theo kịp. Quân đoàn xe tăng 11 (Liên Xô) vượt lên phía trước, mở đường cho Tập đoàn quân Ba Lan 1 và Quân đoàn kỵ binh cận vệ 7 tiến thẳng về Lyublin và Demblin. Tập đoàn quân xe tăng 2 và Tập đoàn quân cận vệ 8 nhằm hướng Warshawa. Quân đoàn kỵ binh cận vệ 2 kéo quân đánh thốc lên nhà ga đầu mối Lukov (Lukow), cắt đường rút lui của cụm quân Đức tại Brest về Warrshawa và Radom. Tập đoàn quân 69 đã vượt qua Khelm cũng nhằm hướng Pulawy. Tập đoàn quân 47 cùng với Tập đoàn quân 70 được điều động từ thê đội 2 lên phía trước, bẻ hướng lên phía bắc, tiến công qua Vinitsye (???) lên phía tây Brest. Mục tiêu giải phóng Lyublin mang ý nghĩa chính trị lớn như I. V. Stalin đã chỉ ra: "... ngay lập tức cần phải có một môi trường chính trị để người Ba Lan thể hiện nguyện vọng về một nước Ba Lan dân chủ, độc lập". Đêm 22 tháng 7, Quân đoàn xe tăng 3 thuộc Tập đoàn quân xe tăng 2 và Quân đoàn xe tăng 11 đã bắt đầu công kích vào hướng Lyublin cùng với Sư đoàn bộ binh Ba Lan 1 thuộc tập đoàn quân Ba Lan 1). Mũi công kích của Quân đoàn xe tăng 3 nhằm thẳng vào chỗ tiếp giáp giữa Quân đoàn bộ binh 20 và Quân đoàn bộ binh 27 (Đức) đang phòng thủ tại đây và đã nhanh chóng xuyên thủng tuyến phòng thủ đó. Chiều 22 tháng 7, quân đội Liên Xô đã bao vây Lyublin từ ba phía. Tuyến đường bộ Lyublin - Pulawy cũng bị cắt đứt, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống hậu cần của quân Đức và góp phần chặn đường quân Đức đang rút lui khỏi khu vực Lyublin về Radom và Warshawa.. Thành công nhanh chóng trong ngày đầu tiên đã đem lại một số điều chỉnh trong kế hoạch tấn công của quân đội Xô Viết. Sáng ngày 23 tháng 7, lực lượng xe tăng tổng công kích thành phố. Quân Đức nhanh chóng bị quét sạch khỏi khu vực ngoại vi, nhưng khi tiến vào nội đô, do thiếu lực lượng bộ binh tùng thiết, quân đội Liên Xô bị chặn lại ở quảng trường Loketka. Tuy nhiên, cùng lúc đó cuộc lực lượng du kích Ba Lan thuộc quân đội Armia Krajowa tiến hành khởi nghĩa, làm giảm nhẹ khó khăn cho mũi tấn công của phía Liên Xô. Trong quá trình tấn công, vào ngày 23 tháng 7 chỉ huy tập đoàn quân xe tăng số 2 - trung tướng S. I. Bogdanov - không may trúng đạn bị thương và tham mưu trưởng - thiếu tướng A. I. Radziyevskiy - lên thay thế; tuy nhiên sự gián đoạn này không ngăn cản được đà tiến công của quân đội Liên Xô Ngày 23 tháng 7, Quân đoàn xe tăng 3 (Tập đoàn quân xe tăng 2), Quân đoàn xe tăng 11 (độc lập) và Sư đoàn bộ binh Ba Lan 1 đột kích vào thành phố. Đến sáng ngày 24 tháng 7, quân Đức trước sức ép của quân đội Liên Xô buộc phải triệt thoái khỏi Lyublin, tuy nhiên một phần đáng kể trong số họ đã không chạy thoát được. Vào buổi trưa, các mũi tấn công của Liên Xô tổ chức tổng công kích vào trung tâm Lyublin. Sáng hôm sau, Lyublin, thành phố lớn đầu tiên của Ba Lan được giải phóng. Quân đội Liên Xô bắt được 2.228 tù binh trong đó có thiếu tướng SS H. Moser. Trong quá trình đánh chiếm thành phố, ngày 24 tháng 7 quân đội Liên Xô đã giải phóng trại tù nhân Majdanek và phát hiện ra nhiều bằng chứng về tội ác của Đức Quốc xã trong trại tập trung này. Ngày 25 tháng 7, Tập đoàn quân xe tăng 2, các tập đoàn quân 69, cận vệ 8 (Liên Xô) và Tập đoàn quân Ba Lan 1 đều tấn công đến sông Vistula. Ngày 27 tháng 7, Tập đoàn quân 69 vượt sông Vistula đánh chiếm một đầu cầu khá lớn ở Pulawy. Tập đoàn quân cận vệ 8 cũng đánh chiếm một đầu cầu nhỏ hơn ở Magnushev. Ngày 28 tháng 7, Tập đoàn quân xe tăng 2 và Tập đoàn quân Ba Lan 1 đã có mặt ở Otvoytsk (Otwock) thuộc quận Praga, ngoại ô Đông Nam thủ đô Warshawa của Ba Lan. Giải phóng Brest. Trong khi cánh trái của Phương diện quân Byelorussia đang đột phá đến tuyến sông Vistula và kéo lên Warshawa thì cánh phải của nó gồm 4 tập đoàn quân và một cụm kỵ binh cơ giới cũng tiến hành các trận đánh hướng tới Brest, một trong những địa điểm đầu tiên hứng chịu cuộc tấn công xâm lược của quân đội Đức Quốc xã hơn 3 năm trước đó. Sau khi chọc thủng tuyến phòng thủ của các sư đoàn bộ binh 292, 541 và Sư đoàn kỵ binh 3 (Đức) tại tuyến Pinsk - hồ Shara và đánh chiếm Pinsk ngày 14 tháng 7, Tập đoàn quân 61 và Giang đội Pripyat thuộc Giang đoàn Dniepr (Liên Xô) tổ chức tấn công dọc theo kênh dào Dniepr - Tây Bug về hướng Kobrin. Ngày 18 tháng 7, Tập đoàn quân 61 đánh chiếm Kobrin, tiêu diệt một cứ điểm phòng thủ quan trọng ở phía đông Brest. Ngày 20 tháng 7, thêm một cụm cứ điểm phòng ngự vòng ngoài của quân Đức bị tiêu diệt tại Vidomlya (Vidamlia), đông bắc Brest. Do Tập đoàn quân 3 của tướng A. V. Gorbatov được điều chuyển cho Phương diện quân Byelorussia 2 làm nhiệm vụ tấn công Byelostok thay thế Tập đoàn quân 33 (Liên Xô) đã quá suy yếu và được rút về lực lượng dự bị của Đại bản doanh, Tập đoàn quân 48 phải dịch chuyển hướng tấn công lên thượng nguồn sông Narev, đánh vào Surazh(???). Tập đoàn quân 65 cũng dịch chuyển chính diện tấn công lên Belovezha (???) và Cheremkha. Tập đoàn quân 28 phải chia làm hai cánh, các quân đoàn bộ binh 20 và cận vệ 3 được giao nhiệm vụ tấn công Brest, Quân đoàn bộ binh 128 chuyển hướng tấn công vào Lositsye (???). Khoảng cách giữa các dải tấn công của các tập đoàn quân cánh phải thuộc Phương diện quân Byelorussia 1 bị giãn rộng. Lợi dụng điều này, ngày 22 tháng 7, Sư đoàn xe tăng xe tăng 6 và Quân đoàn bộ binh 6 Đức) tổ chức phản kích vào Cheremkha. Trước nguy cơ quân Đức đột nhập vào sau lưng Tập đoàn quân 28 đang tấn công vượt sông Tây Bug, ngày 23 tháng 7, nguyên soái K. K. Rokossovsky lệnh cho Tập đoàn quân 70 đã tập kết ở phía tây Brest bỏ nhiệm vụ tấn công thành phố, vượt sang phía phía bắc sông Tây Bug, trám vào lỗ hổng giữa Tập đoàn quân 28 và Tập đoàn quân 65 (Liên Xô) ở phía nam Cheremkha. Cuộc phản kích của ba sư đoàn Đức bị chặn đứng. Quân Đức rút về tuyến sông Tây Bug. Giải quyết xong mối đe dọa từ phía bắc, ngày 25 tháng 7, các tập đoàn quân Liên Xô đã khép vòng vây quanh thành phố và pháo đài Brest. Tập đoàn quân 28 (thiếu) từ phía bắc, Tập đoàn quân 47 từ phía tây và phía nam, Tập đoàn quân 61 từ phía đông. Bên trong vòng vây là quân của các sư đoàn bộ binh 86, 137 và 261 (Đức) đã bị nhốt trong một "cái chảo" tại thành phố Brest. Các sư đoàn này chống trả kịch liệt. Song, Tập đoàn quân 9 (Đức) đã không còn lực lượng rảnh rỗi để giải vây cho cụm quân này trong khi chủ lực của nó phải đang vội vã rút về tuyến sông Vistula để trốn một cái chảo lớn hơn có nguy cơ hình thành ở giữa sông Tây Bug và sông Vistula, trên khu vực giữa sông Tây Bug và sông Livets. Số phận cụm tàn quân của ba sư đoàn Đức tại Brest được định đoạt sau ba ngày. Chiều 28 tháng 7, những toán quân Đức cuối cùng còn sóng sót nộp vụ khí đầu hàng. Sau hơn 3 năm bị quân đội Đức Quốc xã chiếm đóng, thành phố Brest được giải phóng.. Phần lớn quân Đức đã bị tiêu diệt trong "cái chảo" này. Theo thống kê của quân đội Liên Xô, quân Đức mất 7.000 người chết và 110 người bị bắt. Chiến sự ở vùng phụ cận phía đông Warshawa. Mũi tấn công của Tập đoàn quân xe tăng 2, Tập đoàn quân cận vệ 8 và Tập đoàn quân Ba Lan 1 lên hướng Magnushev - Otvotsk mở ra triển vọng có thể giải phóng thủ đô Warshawa của Ba Lan trong một tương lai gần. Không để mất thời gian, ngày 23 tháng 7, nguyên soái K. K. Rokossovsky lệnh cho các tập đoàn quân cánh phải của Phương diện quân Byelorussia 1 tiếp tục tấn công. Các tập đoàn quân 28, 48, 65 (Liên Xô) đồng loạt vượt sông Tây Bug và tiến vào lãnh thổ Ba Lan. Ngày 25 tháng 7, quân đội Liên Xô đã tiến đến tuyến sông Narev và đánh chiếm một số đầu cầu ở bờ Tây con sông này. Tập đoàn quân 48 chiếm được một bàn đạp nhỏ ở khúc cong của sông Nerev trên khu vực Ruzhan(???), Tập đoàn quân 65 chiếm giữ khu đầu cầu Pułtusk - Serock. Tuy nhiên, cuộc tấn công dài ngày đã làm cho các tập đoàn quân Liên Xô kiệt sức. Ngày 29 tháng 7, các tập đoàn quân 28 và 48 được rút về tuyến sau để củng cố. Theo đại tá I. N. Bazanov (tham mưu trưởng của Tập đoàn quân xe tăng 2 từ ngày 23 tháng 7), trong khoảng từ 23 tháng 7 đến 2 tháng 8, tập đoàn quân này đã chịu thiệt hại 1.433 người chết và mất tích. Nguyên soát K. K. Rokossovsky phải điều Tập đoàn quân 47 từ Brest lên phía đông bắc Warshawa, tiếp quản trận tuyến của Tập đoàn quân 28. Cuộc tấn công bắt đầu khá thuận lợi cho Quân đoàn xe tăng cận vệ 8. Ngày 27 tháng 7, mũi tấn công của Quân đoàn xe tăng cận vệ 8 đã đánh tan cụm quân "Franek" tại Otwock, buộc Sư đoàn bộ binh 73 (Đức) phải vội vã rút chạy. Chỉ huy của cụm quân bị đánh tan, tướng Franek bị bắt ngày 30 tháng 7. Cũng trong ngày 27 tháng 7, Quân đoàn xe tăng cận vệ 3 đã đánh tan tiểu đoàn cơ giới trinh sát của Sư đoàn xe tăng "Hermann Goering" thứ nhất và đột phá đến cách quân Praga 20 cây số về phía đông nam. Để bịt lại lỗ thủng, lực lượng chủ lực của Sư đoàn xe tăng "Hermann Goering" thứ nhất cùng các sư đoàn xe tăng SS "Đầu lâu" và "Wiking" được tung ra mặt trận, ngoài ra, các sư đoàn xe tăng 4, 19 cùng các sư đoàn bộ binh 35, 55 (Đức) cũng đang được điều động đến khu vực đột phá. Quân Đức đã tạo nên ưu thế lớn về xe tăng trên đoạn mặt trận Đông Warshawa. Ở thời điểm cuối năm 1944, tuyến phòng thủ sông Vistula được coi là tuyến phòng thủ "sống còn" của nước Đức Quốc xã, tương đương với tuyến Ardenes ở mặt trận phía tây. Đến cuối tháng 7 năm 1944, quân đội Đức Quốc xã đã điều động đến tuyến phòng thủ này nhiều đơn vị có sức chiến đấu cao của lục quân, không quân Đức Quốc xã và lực lượng SS. Ngày 26 tháng 7, khi Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô bắt đầu phiên họp thường kỳ để đánh giá tình hình và hoạch định phương hướng chiến lược tiếp theo cũng là ngày mà quân đội Đức Quốc xã bắt đầu tung ra đòn phản công đặc biệt mạnh trên cả ba hướng Đông, đông bắc và Đông Nam Warshawa. Trinh sát mặt trận và cả lực lượng tình báo chiến trường của quân đội Liên Xô đã không nắm được các thông tin cụ thể về cuộc phản công này. Ngày 28 tháng 7, Tập đoàn quân xe tăng 2 đang tấn công trên hướng Otvotsk - Praga lên phía bắc đã bất ngờ vấp phải đòn phản công rất mạnh bằng xe tăng của quân đội Đức Quốc xã. Phải một ngày sau các trận đánh đẫm máu tại khu vực phụ cận Praga, phía đông Warshawa và bằng tính mạng của nhiều trung đội quân báo, trinh sát mặt trận của Phương diện quân Byelorusia 1 mới phát hiện ra sự xuất hiện của Sư đoàn xe tăng 4, Sư đoàn xe tăng 19, Sư đoàn xe tăng SS "Đầu lâu", Sư đoàn xe tăng SS "Wiking", Sư đoàn xe tăng "Hermann Göring" thứ nhất và các sư đoàn bộ binh 35, 55. Trong hơn một tuần tiếp theo, mặc dù quân Đức không thể đẩy lùi được Tập đoàn quân xe tăng 2 và Tập đoàn quân cận vệ 8 (Liên Xô) nhưng cái giá phải trả cho các trận đánh phòng ngự của quân đội Liên Xô là không nhỏ. Chỉ trong vòng 10 ngày, kể từ ngày 26 tháng 7, một số đại đội của Tập đoàn quân xe tăng 2 chỉ còn 6 người, thay vì 90 người trong trường hợp đủ biên chế. Những thiệt hại về xe tăng cũng khá lớn, một số tiểu đoàn xe tăng của Quân đoàn xe tăng cận vệ 3 đã phải chiến đấu như bộ binh. Tình hình mặt trận bắt đầu diễn biến bất lợi cho Phương diện quân Byelorussia 1. Do không nắm được tình hình xấu đi nhanh chóng tại khu vực mặt trận do K. K. Rokossovsky chỉ huy tại khu vực Volomin (Wolomin), ngày 30 tháng 7, Đại bản doanh Liên Xô vẫn ban hành mệnh lệnh cho Phương diện quân Byelorussia 1 với nội dung đưa Tập đoàn quân xe tăng 2 lên phía bắc, đánh chiếm các cầu vượt sông Wisla tại quận Praga thuộc vùng ngoại ô Warszawa ở bờ Đông sông Wisla, cánh phải của Phương diện quân Byelorussia 1 sau khi giải phóng Brest cũng hành tiến tới tấn công Siedlce. Ngày 31 tháng 7, trả lời phỏng vấn của phóng viên Henry Manian của tờ báo Le Monde (Pháp) ngay tại Sở chỉ huy tiền phương của phương diện quân đặt tại thị trấn Otvoitsk ở Đông Nam Warshawa về câu hỏi liệu quân đội Liên Xô có vượt sông Wisla trong một ngày gần đây hay không, nguyên soái K. K. Rokossovsky cho rằng đây là một nhiệm vụ không thể thực hiện được: Từ ngày 28 tháng 7, tại khu vực Volomin bắt đầu các trận tao ngộ chiến ác liệt nhằm giành quyền kiểm soát các cây cầu và các con đường dẫn tới thủ đô Ba Lan từ phía đông. Do Quân đoàn xe tăng 11, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 20 và Tập đoàn quân số 47 vẫn còn đang đột phá cụm phòng ngự Siedlce của quân Đức cách Praga 50 km về phía đông, mũi tấn công của Tập đoàn quân xe tăng 2 lên Praga trở nên đơn độc. Ngày 29 tháng 7, Tập đoàn quân xe tăng 2 điều Quân đoàn xe tăng cận vệ 3 và Quân đoàn xe tăng cận vệ 8 tấn công vào cánh trái của Cụm quân xe tăng Đức. Quân đoàn xe tăng 16 được giữ lại làm thê đội 2 ở Deblin chờ bộ binh Tập đoàn quân Ba Lan 1 kéo lên để tạo thành mũi đột kích thứ hai nhằm vùng ngoại ô Praga của Warszawa, chia cắt các sư đoàn xe tăng Đức ra khỏi bờ Đông sông Wisla. Trong các ngày 28 và 29 tháng 7, Tập đoàn quân xe tăng 2 Liên Xô liên tục đột phá nhằm cắt đứt tuyến đường Warszawa - Siedlce nhưng không thành công. Mũi thọc sâu của lực lượng này vào Praga trở nên mạo hiểm và trong vòng ít ngày sau đó họ lâm vào tình thế khó khăn khi hành tiến vào một "hành lang" hẹp xung quanh là quân Đức đang tập trung ngày càng nhiều binh lực, chủ yếu là xe tăng. Ngay từ ngày 30 tháng 7, Các sư đoàn xe tăng 4 và 19 (Đức) vừa đến mặt trận đã tổ chức phản kích vào lực lượng xe tăng của Liên Xô tại phía bắc Wolomin, cách 15 cây số về phía đông bắc Warszawa. Hướng tiến công của Quân đoàn xe tăng 3 trở nên khó khăn nhất khi họ vấp phải những đợt phản kích quyết liệt của 5 sư đoàn xe tăng Đức chia làm hai cánh, ép Quân đoàn xe tăng 3 và Quân đoàn xe tăng 8 (Liên Xô) vào giữa hai gọng kìm thép gồm 210 xe tăng các loại. Ở phía tây bắc Wolomin, Sư đoàn xe tăng 4 và Sư đoàn bộ binh 35 (Đức) có 40 xe tăng từ Tsechelna (???) và Radzymin tiến ra vây bọc Lữ đoàn xe tăng 51 phía bắc Ulyasek (???). phía đông Volomin, Sư đoàn xe tăng "Hermann Goering" thứ nhất huy động 50 xe tăng từ Cherna Struga (???) tấn công vào Lữ đoàn xe tăng 50 đang phòng ngự tại Kobylka. phía nam Wolomin, Sư đoàn xe tăng 19 (Đức) huy động 30 xe tăng vượt sông Drugla đánh vào Lữ đoàn xe tăng 57 (Liên Xô) đang trấn giữ Ossuv (Ossow).. Trước nguy cơ Sư đoàn xe tăng 19 (Đức) đột kích dọc sông Charna lên phía bắc, chia cắt 2 quân đoàn xe tăng (Liên Xô), thiếu tướng Aleksey Ivanovich Radziyevsky (thay trung tướng I. S. Bogdanov bị thương) phải rút các lữ đoàn xe tăng 51 và 57 về giữ Volomin và điều Trung đoàn pháo tự hành 1107 ra phối hợp với Lữ đoàn cơ giới 57 giữ Novizna (???). Tại bờ Đông sông Charna, Quân đoàn xe tăng cận vệ 8 (Liên Xô) cũng phải chống trả đòn công kích của 2 sư đoàn xe tăng Đức. Từ Tlush (Tluszcz) và Novyi Karashev (Nowy Kraszew), Sư đoàn xe tăng SS "Đầu lâu" huy động 40 xe tăng hướng đòn tấn công vào Lữ đoàn xe tăng 103 và trung đoàn pháo tự hành 1959 đang phòng thủ tại Majdan. Trung đoàn xe tăng 5 SS của Sư đoàn "Đầu lâu" và Sư đoàn bộ binh 55 (Đức) có 20 xe tăng từ Vulka Dombrovetska (Wolka Dabrowicka) tấn công Lữ đoàn xe tăng 109 (Liên Xô) đang phòng thủ tại Pasventnye (Poswietne). Từ Palernya (???), Sư đoàn xe tăng 5 SS "Wiking" cũng huy động 40 xe tăng tấn công lữ đoàn xe tăng 59 (Liên Xô) đang phòng thủ tại thị trấn Gurky (???), trên ngã ba sông Drugla và Charna. Đến ngày 4 tháng 8, Quân đoàn xe tăng 8 (Liên Xô) bị đánh bật sang bớ Tây sông Charna. Lữ đoàn xe tăng 103 rút sang Lipiny (???), Lữ đoàn xe tăng 109 rút sang Zabranets (???). Chỉ có Lữ đoàn xe tăng 59 vẫn giữ được thị trấn Gurky, "cái yết hầu" của hai quân đoàn xe tăng Liên Xô đang phòng thủ trên một hành lang hẹp dọc theo sông Charna. Cuối cùng thì các quân đoàn xe tăng 3 và 8 cũng đã có lực lượng cứu viện khi các lữ đoàn cơ giới 15 và 28 kéo đến. Ngày 5 tháng 8, Tập đoàn quân xe tăng 2 (Liên Xô) đã sử dụng tất cả thê đội hai của nó gồm 3 lữ đoàn cơ giới và các lữ đoàn xe tăng 58, 107, 164 mở cuộc phản đột kích vào tuyến sông Drugla. Trong khi quân Đức đang triển khai binh lực để bao vây 4 lữ đoàn xe tăng 1 lữ đoàn cơ giới và 2 trung đoàn pháo tự hành Liên Xô tại khu vực Volomin thì đòn phản kích này đã đánh thiệt hại nặng Sư đoàn xe tăng 19, cánh trái của Sư đoàn xe tăng "Hermann Goering" và cánh phải của Sư đoàn xe tăng "Wiking" (Đức), mở một hành lang cho các lữ đoàn xe tăng và cơ giới Liên Xô ở Wolomin thoát ra. Ngày 6 tháng 8, Tập đoàn quân xe tăng 2 (Liên Xô) mặc dù bị thiệt hại nặng nhưng đã ổn định được tuyến phòng thủ tạm thời dọc theo con đường bộ từ Praga (Đông Warszawa) đi Minsk-Mazowiecky. Đến ngày 8 tháng 8, Tập đoàn quân 47 (Liên Xô) đã kịp đến tiếp quản tuyến phòng thủ để Tập đoàn quân xe tăng 2 được rút ra hậu tuyến củng cố lại binh lực. Các nỗ lực phản kích của Đức Quốc xã đã giúp họ giữ được tuyến liên lạc phía tây của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm, dù tuyến này bị gián đoạn một cách nghiêm trọng. Các tài liệu Đức và phương Tây xem các cuộc phản kích của quân Đức tại Warszawa là thành công, đã tiêu diệt hoặc ít nhất đánh thiệt hại nặng quân đoàn xe tăng số 2. Tuy nhiên nếu thống kê thương vong của quân đội Liên Xô thì nhận định này tỏ ra không có cơ sở. Theo thống kê lưu trữ, từ ngày 20 tháng 7 đến 8 tháng 8, Tập đoàn quân xe tăng 2 (Liên Xô) thiệt hại 1.433 người chết, mất tích, bị bắt, trong đó thiệt hại tại Wolomin là 799 người; giả thiết là Quân đoàn xe tăng số 3 gánh phần lớn số thương vong này, thì, so với quân số thực tế 8.000 đến 10.000 người của quân đoàn này thì khó có thể kết luận là nó "bị tiêu diệt". Chiến sự tại đầu cầu Magnuszew. Sau khi xử lý xong mục tiêu Lyublin, tập đoàn quân xe tăng số 2 được lệnh tiến ra phía bắc tới Warszawa để chặn đường lui của tàn binh Cụm Tập đoàn quân Trung tâm. Quân đoàn xe tăng số 11 và quân đoàn kỵ binh cận vệ số 2 sau khi thanh toán xong "cái chảo" Brest cũng hành tiến về sông Wisla, tiếp cận thủ đô Ba Lan. Ngày 25 tháng 7, các đơn vị tiên phong của Tập đoàn quân cận vệ số 8 và Tập đoàn quân xe tăng số 2 đã tiếp cận bờ Đông sông Wisla. Ngày 27 tháng 7, tập đoàn quân số 69 tiếp cận bờ Đông sông đối diện với đầu cầu Pulawy và hai ngày sau đã đánh chiếm đầu cầu này. Ngày 30 tháng 7, các tập đoàn quân cận vệ số 8, tập đoàn quân xe tăng số 2 và tập đoàn quân Ba Lan số 1 cũng nhận lệnh vượt sông Wisla. Tập đoàn quân Ba Lan số 1 tổ chức vượt sông vào ngày 31 tháng 1, tuy nhiên do thiếu thốn vũ khí đạn dược, thiếu chuẩn bị và binh sĩ chưa đủ kinh nghiệm nên đã không thành công. Đến ngày 1 tháng 8, Tập đoàn quân cận vệ số 8 cũng tổ chức vượt sông sớm tại khu đầu cầu Magnuszew. Mặc dù theo kế hoạch thì trận vượt sông diễn ra vào ngày 3-4 tháng 8, tuy nhiên tư lệnh Tập đoàn quân - tướng V. I. Chuikov - hy vọng dựa vào yếu tố bất ngờ sẽ có thể vượt sông thành công. Quả thật Tập đoàn quân cận vệ số 8 đã nhanh chóng đánh chiếm đầu cầu này, mở rộng bàn đạp vượt sông ra 15 cây số với độ sâu 10 cây số. Từ bờ Đông sông Wisla quân đội Liên Xô có thể xây dựng 7 chiếc cầu tiếp tế cho số quân đóng ở Magnuszew, trong đó có chiếc cầu trọng tải 60 tấn. Đánh giá rằng đầu cầu Magnuszew đủ lớn để khai thác, nguyên soái K. K. Rokossovsky hạ lệnh chuyển một lượng lớn binh lực sang khu vực này, trong đó bao gồm Tập đoàn quân Ba Lan 1. Như vậy, đến đầu tháng 8, quân đội Liên Xô đã đánh chiếm được hai đầu cầu bên bờ Tây sông Wisla, rất có lợi cho chiến dịch Wisla-Oder sau này. Tuy nhiên, đó là tất cả những gì mà Quân đội Liên Xô đạt được trong tháng 7 năm 1944 tại khu vực phía đông Warshawa. Mũi tấn công lên phía bắc của Tập đoàn quân xe tăng 2 (Liên Xô) đánh không thắng đã ảnh hưởng rất tiêu cực đến kế hoạch tấn công Warshawa của Phương diện quân Byelorussia 1. Sau 6 ngày liên tục tấn công từ ngày 1 đến ngày 5 tháng 8 tại khu vực từ quận Praga (bờ Đông sông Wisla) đến thị trấn Vołka Dombrovitsa, 5 sư đoàn xe tăng và các sư đoàn bộ binh 35, 55 (Đức) đã tạo thành một "cái chèn sắt" chia cắt cánh phải và cánh trái Phương diện quân Byelorussia 1 có chiều sâu đến 40 km tính từ bờ Đông sông Wisla đến thị trấn Minsk-Mazowiecsky. Ở bờ Bắc sông Tây Bug, Tập đoàn quân 65 phải dựa vào sức mạnh của chính mình để giữ đầu cầu Pułtusk - Serock chống lại các Quân đoàn bộ binh 27 (Đức) có Sư đoàn xe tăng 6 yểm hộ. Ở Ruzhan, phía bắc Pułtusk 30 km, Tập đoàn quân 48 cũng căng hết sức để chống laị Quân đoàn bộ binh 23 (Đức). Ở phía đông nam Warshawa, Tập đoàn quân xe tăng 2 đã suy yếu và Tập đoàn quân Ba Lan 1 đang mắc kẹt trên tuyến Praga - Mazowiecsky. Tập đoàn quân 8 đã đưa toàn bộ Quân đoàn bộ binh cận vệ 28 và một sư đoàn của Quân đoàn bộ binh cận vệ 4 vượt sông Wisla sang giữ đầu cầu Magnuszew. Ở giữa hai cánh quân đáng tiếp cận Warshawa là cái chèn bằng 7 sư đoàn xe tăng và bộ binh Đức. "Cái chèn sắt" này không chỉ chia cắt hai cánh của Phương diện quân Byelorussia 1 mà cùng với tuyến sông Wisla, nó còn chia cắt quân đội Liên Xô với quân khởi nghĩa Warshawa. Chiến sự tại đầu cầu Pułtusk - Serock. Cuối tháng 8 năm 1944, khu vực đầu cầu Magnushev đã bị quân Đức phong tỏa chặt chẽ, hướng tấn công chủ yếu của Phương diện quân Byelorussia 1 từ Otvotsk - Praga để tiếp cận Warshawa từ phía đông đã bị các sư đoàn xe tăng Đức chặn lại. Hướng vu hồi của Tập đoàn quân cận vệ 8 từ đầu cầu Magnushev vòng lên phía tây Warshawa cũng không phát triển được, Mặc dù Sư đoàn xe tăng 6 và ba sư đoàn bộ binh Đức không thể giành lại đầu cầu này từ tay các quân đoàn bộ binh cận vệ 4 và 28 (Liên Xô) nhưng nó cũng ngăn cản Tập đoàn quân cận vệ 8 triển khai tấn công từ trận địa có chiều sâu không quá 3 km tính từ sông Wisla. Để giải quyết bế tắc, nguyên soái K. K. Rokossovsky đã có biện pháp chuyển hướng đột kích vu hồi lên phía bắc khi các tập đoàn quân 65 và 48 đã tiếp cận sông Wisla. Trong văn bản phê chuẩn kế hoạch chiến dịch mới do G. K. Zhukov và K. K. Rokossovsky đệ trình và được Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô thông qua ngày 10 tháng 8 có khuyến nghị: Tuy nhiên, thời hạn cam kết này đã không được thực thi. Do hệ thống đường sắt và đường bộ đã bị quân Đức phá hoại nghiêm trọng, do các đơn vị kỹ thuật và hậu cần tiếp tế còn tụt lại phía sau đến hàng trăm km, đến ngày 1 tháng 9, các tập đoàn quân 48 và 65 vẫn còn cách tuyến sông Narev hơn 30 km. Ngày 2 tháng 9, các quân đoàn bộ binh 46 và 105 với Quân đoàn xe tăng cận vệ 1 được tăng cường phải mất trọn một ngày mới vượt qua được các cứ điểm Podvenloktky (???) và Tsisky (???). Ngày 3 tháng 9, các quân đoàn bộ binh 18, 46 và 105 mới chiếm được các vị trí Novye-Borrsuky (???), Kruchi-Borek (???), Golendry (???), Golsherovo-Luzha (???) và Lakha (???) bên bờ Đông sông Narev. Chỉ riêng một việc ưu tiên tất cả các phương tiện vận tải để đưa các đơn vị công binh lên phía trước và khẩn trương triển khai hệ thống cầu phao và cầu gỗ qua sông Narev, các tập đoàn quân 48 và 65 đã mất hai ngày để làm việc đó. Ngày 5 tháng 9, Lữ đoàn công binh hỗn hợp 14 của Tập đoàn quân 65 và Trung đoàn công binh cầu phà số 4 của Phương diện quân Byelorussia 1 đã hoàn thành việc xây dựng 9 cầu gỗ và 6 cầu phao có trọng tải lớn bắc qua sông Narev. Cả ba quân đoàn bộ binh của Tập đoàn quân 65 đều đồng loạt tấn công vượt sông. Ở khu vực Pułtusk, Lữ đoàn xe tăng 17 của Quân đoàn xe tăng cận vệ 1 cơ động qua 2 cầu gỗ có trọng tải lớn đã đánh chiếm Karnevska (???), một hòn đảo giữa sông Narev, đối diện với thành phố Pułtusk; các sư đoàn bộ binh 15, 69 và cận vệ 37 của Quân đoàn bộ binh 18 vượt sông qua 3 cầu phao và 1 cầu gồ đánh chiến thị trấn Lubenitsa (Lubienica-Superunki), hất Quân đoàn bộ binh 23 (Đức) ra xa sông Narev 5 km về Pokshivnitsa (Pokrywnica). Ở giữa Pułtusk và Serock, các sư đoàn bộ binh 193, 354 và cận vệ 44 thuộc Quân đoàn bộ binh 105 vượt sông đánh chiếm làng Kalchelek (Karnieweck) và đuổi Quân đoàn bộ binh 27 (Đức) về Tsepelik (???). Ở khu vực Serock, các sư đoàn bộ binh 108 và 186 của Quân đoàn bộ binh 46 cũng vượt sông Narev và đánh chiếm thành phố Serock. Trung đoàn xe tăng 251 và các trung đoàn pháo tự hành 345, 922, 925 và cận vệ 344 cũng vượt sông sang chi viện cho các sư đoàn bộ binh. Để đề phòng bất trắc, tướng P. I. Batov giữ lại Sư đoàn bộ binh 75 và các lữ đoàn xe tăng cận vệ 15, 16, Lữ đoàn cơ giới cận vệ 1, các trung đoàn pháo tự hành 1001, 1296 làm lực lượng dự bị ở bờ Đông sông Narev. Toàn bộ pháo binh của Tập đoàn quân 65 được triển khai dọc bờ Đông sông Narev từ Pułtusk và Serock để yểm hộ cho căn cứ đầu cầu. Riêng các trung đoàn súng cối 6, 37, 43, 56, 62, 75 84 và 92 được đưa qua sông và phối thuộc cho các sư đoàn bộ binh. Dến ngày 9 tháng 9, căn cứ đầu cầu Pułtusk - Serock đã được mở rộng đến 25 km, sâu từ 8 đến 18 km. Cũng trong thời gian đó, từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 9, Tập đoàn quân 48 cũng tổ chức tấn công vượt sông Nerev ở phía bắc Pułtusk và đánh chiếm một đầu cầu tại khu vực Ruzhan, đẩy Quân đoàn bộ binh 20 (Đức) lùi sâu về tuyến sông Mlava. Trong tình huống cánh quân phía nam của Quân đội Liên Xô bị quân Đức chặn lại trên tuyến sông Wisla thì việc chiếm được hai khu vực đầu cầu tại Pułtusk, Serock và Rujan có y nghĩa rất quan trọng. Nó mở ra khả năng cho Phương diện quân Byelorussia 1 tiếp tục tấn công Sokoluv (???), Radzymin, Modlin (???), phía bắc Warshawa, phối hợp với cánh trái của Phương diện quân đột kích sang phía tây Warshawa và bao vây thành phố. Phát hiện mối nguy hiểm xuất hiện ở khu vực đầu cầu Pułtusk - Serock, ngày 7 tháng 9, thượng tướng Georg-Hans Reinhardt, tư lệnh mới của Cụm tập đoàn quân Trung tâm rút Sư đoàn xe tăng 5 SS "Wiking", Sư đoàn xe tăng 3 SS "Totenkopf", Sư đoàn xe tăng 19 khỏi khu vực Praga và điều đến khu vực đầu cầu Narev. Các sư đoàn bộ binh 252 và 542 (Đức) cũng được ném vào đây. Tướng Walter Weiss được lệnh phải thanh toán bằng được căn cứ đầu cầu Narev của quân đội Liên Xô trong 10 ngày. Nắm được tin tức của trinh sát báo cáo về việc ba sư đoàn xe tăng Đức trước đó vẫn đóng tại khu vực Praga nay đã xuất hiện trước căn cứ đầu cầu Pułtusk - Serock, nguyên soái K. K. Rokossovsky ra lệnh cho Tập đoàn quân 47 tiến lên phía bắc, đánh chiếm Praga; đồng thời yêu cầu tướng P. I. Batov chuẩn bị chiến dịch phòng ngự. Ngày 10 tháng 9, khi Tập đoàn quân 47 và Tập đoàn quân Ba Lan 1 nổ súng đánh chiếm quân Praga cũng là ngày mà các sư đoàn xe tăng Đức tung ra đòn phản kích quyết liệt vào Tập đoàn quân 65 tại khu vực đầu cầu Pułtusk - Serock. Tướng P. I. Batov đã qua sông Narev sang khu vực đầu cầu để trực tiếp chỉ huy các trận đánh phòng ngự. Quân Đức tổ chức cuộc tấn công mạnh nhất vào Quân đoàn bộ binh 18 (Tập đoàn quân 65) nhằm chọc thủng một lỗ hổng ở phía nam Pułtusk để từ đó tấn công dọc theo bờ Tây sông Narev xuống phía nam nhằm đánh chiếm một hành lang chia cắt chủ lực của Tập đoàn quân 65 và bao vây các lực lượng này ở bờ Tây sông Narev. Ý đồ này của tướng Walter Weiss nhanh chóng bị phát hiện. Tướng P. L. Romanenko được lệnh sử dụng Quân đoàn bộ binh 42 cùng các trung đoàn xe tăng 42, 231 và Trung đoàn pháo tự hành chống tăng 341 từ đầu cầu Rujan đánh vào sau lưng cánh quân xe tăng Đức đang tấn công vào Quân đoàn bộ binh 18 trên cánh phải Tập đoàn quân 65 tại bàn đạp Pułtusk - Serock. Quân đoàn xe tăng cận vệ 1, Lữ đoàn pháo chống tăng cận vệ 3, các trung đoàn pháo chống tăng 344, 345 và 543 được điều đến khu vực Pułtusk để chặn các sư đoàn xe tăng Đức. Sau bốn ngày tấn công, cả hai bên đều chịu những thiệt hại lớn tại khu vực đầu cầu Pułtusk - Serock. Chỉ trong ngày 11 tháng 9, Lữ đoàn xe tăng 104 (Đức) của thiếu tướng Weidenbrück đã bị mất 18 xe tăng Tiger. Đến cuối ngày 13 tháng 9, các sư đoàn xe tăng Đức đã không thể tiếp cận tuyến sông Narev, buộc phải rút khỏi thành phố Pułtusk và sau đó lui về Warshawa để đối phó với Tập đoàn quân Ba Lan 1 đang tiến hành các trận đánh vượt sông Wisla tại khu vực Praga. Tuy nhiên, các trận đánh phòng ngự đã làm tiêu hao nhiều sinh lực của Tập đoàn quân 65 (Liên Xô) khiến tập đoàn quân này chưa thể triển khai chiến dịch phối hợp với Tập đoàn quân 48 và cánh trái của Phương diện quân Byelorussia 2 tấn công vào Sokoluv, Radzymin, Modlin như kế hoạch đã định. Ngày 14 tháng 9, STAVKA ra lệnh cho nguyên soái K. K. Rokossovsky tạm hoãn chiến dịch và chuyển các tập đoàn quân trên cánh phải của Phương diện quân Byelorussia 1 sang tư thế phòng ngự. Giải phóng quận Praga. Cuộc phản công của quân Đức tại khu vực Praga - Volomin và cuộc "khởi nghĩa non" do Chính phủ Ba Lan lưu vong ở London và quân đội Krajowa của họ tổ chức đã làm đảo lộn các kế hoạch quân sự của quân đội Liên Xô tại khu vực trung lưu sông Wisla. Mặc dù tướng Tadeusz Bur-Komorowski, chỉ huy quân đội Krajowa tại Warshawa cự tuyệt việc liên lạc với quân đội Liên Xô nhưng Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô vẫn tìm mọi biện pháp trong điều kiện rất khó khăn để trợ giúp cho những người khởi nghĩa bởi tham gia khởi nghĩa không chỉ có quân đội Krajowa mà còn có nhiều thành viên của các đảng phái cánh tả như Đảng Công nhân Ba Lan, Đảng Dân chủ Ba Lan, Đảng xã hội Ba Lan, các chi đội thuộc Quân đội Ljudowa do Đảng Cộng sản Ba Lan lãnh đạo và cả thường dân Ba Lan còn sinh sống tại Warshawa. Chỉ đến khi những người cánh tả thuộc Quân đội Ljudova trong hàng ngũ quân khởi nghĩa Warshawa liều mạng vượt sông Wisla để liên lạc được với quân đội Liên Xô thì Bộ Tổng tham mưu Liên Xô mới nắm được một số thông tin về tình cảnh thực sự của những người khởi nghĩa đang bị các sư đoàn xe tăng Đức vây hãm trong thành phố và chia cắt họ thành ba cụm. Trong khi đó, các trận đánh ác liệt của Tập đoàn quân xe tăng 2 tại khu vực Volomin đã tiêu hao nhiều sinh lực, vũ khí, đạn dược và phương tiện của Phương diện quân Byelorussya 1. Ngày 10 tháng 9, nguyên soái K. K. Rokossovsky báo cáo với Đại bản doanh quân đội Liên Xô: Về phía mình, STAVKA cũng thông báo cho K. K. Rokossovsky rằng lực lượng dự bị của Đại Bản doanh đang dành cho cuộc tấn công sắp triển khai tại hướng Yassy - Kishinev nên Phương diện quân Byelorussia 1 chỉ có thể dựa vào lực lượng dự bị còn lại của chính họ là Tập đoàn quân 70 với vỏn vẹn 4 sư đoàn bộ binh. Yêu cầu của K. K. Rokossovsky về việc chuyển Tập đoàn quân xe tăng 1 của tướng M. E. Katukov cho Phương diện quân Byelorussia 1 cũng không thể thực hiện được do tập đoàn quân này đang chiến dấu để chống lại các sư đoàn xe tăng Đức tại khu vực đầu cầu Sandomiez với tính chất ác liệt không kém khu vực Warshava. Bằng binh lực hiện có, ngày 25 tháng 8, Phương diện quân Byelorussia 1 nối lại cuộc tấn công những kết quả rất hạn chế. Các sư đoàn của Tập đoàn quân 2 (Đức) đã khống chế chặt chẽ các khu vực đầu cầu Ruzhan, Pułtusk và Serock khiến các Tập đoàn quân 48 và 65 không thể triển khai các trận tấn công lớn. Tập đoàn quân cận vệ 8 (Liên Xô) cũng phải rất vất vả mới giữ được đầu cầu Magnushev trước các cuộc phản kích của Quân đoàn bộ binh 35 (Đức). Ngày 29 tháng 9, Bộ Tổng tham mưu yêu cầu Phương diện quân Byelorussia 1 tiếp tục tấn công để tìm mọi cách đánh chiếm khu vực Praga. Ngày 7 tháng 9, trong các trận phòng thủ để giữ khu vực đầu cầu Narev, trinh sát của Tập đoàn quân 65 phát hiện một số sư đoàn xe tăng Đức trước đó đang tấn công ở khu vực Volomin nay đã xuất hiện phía trước trận địa của các quân đoàn bộ binh 46 và 105. Động thái này của quân Đức được báo cáo ngay lên Bộ tư lệnh Phương diện quân Byelorussia 1. Nguyên soát K. K. Rokossovsky cho rằng quân Đức đã phán đoán rằng quân đội Liên Xô sẽ hành động tích cực tại khu vực sông Narev và đề nghị Đại bản doanh cho mở cuộc tấn công vào quận Praga. Đại bản doanh đồng ý và yêu cầu thực hiện ngay. Ngày 10 tháng 9, Tập đoàn quân 47 của tướng N. I. Gusev bắt đầu tấn công lên phía bắc, Tập đoàn quân Ba Lan 1 tiến theo sau. Sau những hành động nhanh chóng và kiên quyết, đêm 13 tháng 10, Tập đoàn quân 47 và Tập đoàn quân Ba Lan 1 đã đánh chiếm quân Praga nằm ở bờ Đông sông Wisla. Mặc dù chiếm được địa bàn quan trọng này nhưng yếu tố bất ngờ của quân đội Lien Xô đã bị mất, trước khi rút các sư đoàn xe tăng khỏi khu vực Praga - Volomin, quân Đức đã phá hủy tất cả những cây cầu bắc qua sông Wisla từ Praga sang Volomin. Tập đoàn quân 47 và Tập đoàn quân Ba Lan 1 bị ngăn cách với Warshawa đã phải chiến đấu ác liệt suốt 45 ngày đêm để vượt qua con sông Wisla rộng và sâu. Để thu hẹp khoảng cách giữa hai cánh của Phương diện quân Byelorussia 1, Ngày 14 tháng 9, nguyên soái K. K. Rokossovsky lệnh cho Tập đoàn quân 47 chiếm lĩnh đoạn bờ Đông sông Wisla từ phía nam Serock đến Rembertuv thay cho chủ lực của Tập đoàn quân 65 đã vượt sông Wisla sang đầu cầu Pułtusk - Serock. Tập đoàn quân Ba Lan 1 có nhiệm vụ trấn giữ phòng tuyến tại khu vực Praga và trực tiếp chi viện cho cuộc khởi nghĩa Warshawa. Tập đoàn quân 70, lực lượng dự bị cuối cùng của Phương diện quân Byelorussia 1 được đưa đến khu Praga trợ giúp cho Tập đoàn quân Ba Lan 1. Tuy nhiên, vẫn như trước đó một tháng, những người của quân đội Krajowa vẫn giữ thái độ bất hợp tác và im lặng kể cả khi các máy thu vô tuyến của họ bắt được làn sóng điện từ các điện đài của quân đội Liên Xô liên tục gọi đến. Diễn biến quân sự - chính trị có liên quan. Quân đội nhân dân Ba Lan và Ủy ban giải phóng dân tộc Ba Lan. Do Đảng Cộng sản Ba Lan bị phát xít Đức cấm hoạt động và đàn áp, ngày 5 tháng 1 năm 1942, những người cánh tả ở Ba Lan đã lập ra Đảng Công nhân Ba Lan (hay Đảng Lao động Ba Lan: "Polska Partia Robotnicza, PPR") do Marceli Nowotka là tổng thư ký. Sau khi Marceli Nowotka chết, ngày 28 tháng 11 năm 1942, Moloets Boleslaw lên thay. Tuy nhiên, ông này bị các đồng chí trong đảng tố cáo về các hoạt động khiêu khích, tham gia các hoạt động khủng bố và nhúng tay vào vụ giết hại Marceli Nowotka nên ngày 31 tháng 12 năm 1943, Moloets Boleslaw bị Ban chấp hành PPR bãi chức. Paweł Finder lên làm Tổng thư ký. Ngày 14 tháng 11 năm 1943, đến lượt Paweł Finder bị Gestapo bắt và sau đó, bị thủ tiêu ngày 26 tháng 7 năm 1944 cùng với một lãnh tụ khác của đảng này là Margareta Formalska. Người thay thế ông là Władysław Gomułka. Đảng Công nhân Ba Lan cũng lập ra tổ chức vũ trang riêng của mình là Quân đội "Gwardii Ludowej" (Quân đội cận vệ nhân dân) do Bolesław Mołojec làm Tổng tư lệnh. Đây là một quân đội hoạt động bí mật bằng chiến tranh du kích trên lãnh thổ Ba Lan và các vùng giáp biên với quân số ban đầu khoảng 20.000 người và đến tháng 7 năm 1944 lên đến hơn 100.000 người. Bộ chỉ huy "Gwardii Ludowej" chia đất nước Ba Lan thành 6 quân khu: Quân đội cận vệ nhân dân đấu tranh vũ trang chống phát xít Đức và có mối liên hệ mật thiết với các tổ chức du kích Liên Xô hoạt động ở vùng giáp ranh Ba Lan - Byelorussia và Ba Lan - Ukraina. Ngày 1 tháng 1 năm 1944, theo sáng kiến của Văn phòng trung ương Đảng Cộng sản Ba Lan, quân đội "Gwardii Ludowej" hợp nhất với Sư đoàn bộ binh Ba Lan 1 "Tadeuz Kosciuszko" và Sư đoàn bộ binh Ba Lan 2 "Wanda Wasilewska" thành Quân đội nhân dân Ba Lan. Ngay khi quân đội Liên Xô vượt qua đường Curzon, ngày 21 tháng 7 năm 1944, tại Khelm, Ủy ban Giải phóng Dân tộc Ba Lan (PKWN) đã được thành lập. Ban đầu, nó gồm 15 thành các chính đảng cánh tả như Đảng Công nhân Ba Lan, Đảng Xã hội Ba Lan, Đảng Dân chủ Ba Lan, Đảng Nông dân Ba Lan và những người không đảng phái, trong đó có các tướng lĩnh của Quân đội nhân dân Ba Lan: Ngày 22 tháng 7, PKWN ra bản tuyên ngôn nêu rõ các vấn đề chủ yếu gồm cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các ngành côgn nghiệp chủ chốt và tiếp tục đấu tranh chống phát xít Đức. Ngày 27 tháng 7 năm 1944. Ủy ban này chuyển đến hoạt động tại Lyublin và bắt đầu các hoạt động hành chính của một chính phủ lâm thời tại các vùng đất Ba Lan (theo đường Curzon) vừa được Liên Xô giải phóng. Cùng ngày, Chủ tịch Edward Osóbka-Morawski thay mặt PKWN ký kết với Chính phủ Liên Xô hiệp định về đường biên giới Ba Lan - Liên Xô trên cơ sở đường Curzon. Trên cơ sở cuộc đàm phán tay đôi từ ngày 26 đến ngày 27 tháng 7 giữa các đại diện của PKWN do Edward Osóbka-Morawski đứng đầu với Stanisław Mikołajczyk, thủ tướng chính phủ Ba Lan lưu vong ở London và nhiều cuộc đàm phán do Liên Xô làm trung gian nhằm thống nhất hành động của các lực lượng Ba Lan chống phát xít, ngày 1 tháng 1 năm 1945, Ủy ban giải phóng dân tộc Ba Lan được cải tổ thành Chính phủ lâm thời của nước Cộng hòa Ba Lan (Rząd Tymczasowy Rzeczypospolitej Polskiej - RTRP). Chính phủ này vẫn do Edward Osóbka-Morawski đứng đầu. 5 thành viên của Chính phủ Ba Lan lưu vong ở London đã tham gia chính phủ này. Trong đó, Stanisław Mikołajczyk giữ chức vụ Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp. Ngay từ khi mới ra PKWN mới ra đời, Chính phủ Ba Lan lưu vong ở Anh đã tuyên bố đó là một chính phủ "con rối" của Moskva. Để đáp lại lời tuyên bố đó, ngày 26 tháng 7, Chính phủ Liên Xô ra tuyên bố nêu rõ: Cuộc đàm phán giữa Chính phủ lưu vong Ba Lan và PKWN ở Moskva. Ngay sau khi Ủy ban giải phóng dân tộc Ba Lan được thành lập tại Khelm trên đất Ba Lan và khi bản tuyên bố của Chính phủ Liên Xô về vấn đề Ba Lan vừa được phát sóng, ngày 26 tháng 7 năm 1944, Stanisław Mikołajczyk, thủ tướng Chính phủ Ba Lan lưu vong ở London lên đường đi Moskva để đàm phán với Chính phủ Liên Xô về các vấn đề của Ba Lan liên quan đến các hoạt động quân sự của Liên Xô trên lãnh thổ Ba Lan. Ngày 28 tháng 7, Stanisław Mikołajczyk dừng chân tại Cairo và có cuộc gặp với các đại diện của Ba Lan tại đây. Ngày 31 tháng 7, Ngoại trưởng V. M. Molotov tiếp Stanisław Mikołajczyk tại trụ sở Bộ ngoại giao Liên Xô. Tại buổi tiếp kiến, Stanisław Mikołajczyk tuyên bố mọi kế hoạch hành động của lực lượng Armia Krajowa đã được lên kế hoạch và Chính phủ Ba Lan ở London đang cho tập trung lực lượng. Riêng về phương án hành động tại Warshawa, Stanisław Mikołajczyk cho biết Chính phủ Ba Lan còn đang suy nghĩ tới kế hoạch tổng khởi nghĩa. Ông ta đề nghị Liên Xo cho không quân ném bom, bắn phá các sân bay quanh Warszawa để hỗ trợ cho cuộc khởi nghĩa nếu nó xảy ra. Ngoài ra, Stanisław Mikołajczyk không cho người Nga biết thêm các chi tiết và cũng không đặt kế hoạch phối hợp hành động cụ thể. Tại cuộc đàm phán chính thức giữa đoàn đại biểu Chính phủ Ba Lan lưu vong ở London gồm Stanisław Mikołajczyk, S. Grebowski và tướng Romera-Żeligowski với đoàn đại biểu Liên Xô tại điện Kremly ngày 3 tháng 8, mặc dù khởi nghĩa Warrshawa đã nổ ra được hai ngày nhưng Stanisław Mikołajczyk không hề cho chính phủ Liên Xô biết về cuộc khởi nghĩa ở Warshawa và cũng không đề nghị phối hợp với phía Liên Xô. Chỉ đến khi tướng S. M. Stemenko, đại diện Bộ Tổng tham mưu Liên Xô thông báo cho Stanisław Mikołajczyk biết người Nga đã nắm được một số thông tin sơ bộ về cuộc khởi nghĩa Warshawa thì ông ta mới thừa nhận có chuyện đó và đề nghị Liên Xô giúp đỡ thả vũ khí và lương thực xuống Warshawa cho quân khởi nghĩa bằng máy bay. I. V. Stalin nói Liên Xô sẽ giúp những người khởi nghĩa bằng cách đó nhưng trước hết, Liên Xô phải nắm được vị trí hiện tại của quân khởi nghĩa thì mới có thể thả hàng đúng chỗ mà không bị rơi vào tay quân Đức. Đáp lại, cả Stanisław Mikołajczyk và hai thành viên đi cùng đều nói rằng họ cũng không biết gì hơn. Khi được tướng S. M. Stemenko đề nghị bàn việc phối hợp hành động giữa hai bên, Stanisław Mikołajczyk vẫn giữ thái độ im lặng và lặp lại đề nghị phía Liên Xô thả dù hàng để giúp những người khởi nghĩa về vũ khí và lương thực. Kết thúc cuộc đàm phán, I. V. Stalin khuyên Stanisław Mikołajczyk nên gặp các thành viên của Hội đồng quốc gia dân tộc Ba Lan (KRN) và Ủy ban giải phóng dân tộc Ba Lan để thống nhất kế hoạch hành động với họ. Phía Liên Xô sẽ mời họ từ Lyublin đến và sẽ cung cấp mọi điều kiện để cuộc đàm phán diễn ra thuận lợi. Ngày 5 tháng 8, Boleslaw Bierut, Chủ tịch KRN, Edward Osóbka-Morawski, Chủ tịch PKWN và trung tướng Michał Żymierski có mặt tại Moskva và cuộc đàm phán bắt đầu. Người Nga không tham gia cuộc hội đàm này. Tuy nhiên, trong suốt 4 ngày đàm phán, phái đoàn của Chính phủ Ba Lan lưu vong do Stanisław Mikołajczyk dẫn đầu đã giữ thái độ khiêu khích và bất hợp tác. Họ đòi phải dành cho Chính phủ Ba Lan lưu vong ở London giữ 80% số ghế trong chính phủ liên hiệp lâm thời, đòi lập lại Hiến pháp 1935. Họ cũng bác bỏ đề nghị của phái đoàn PKWN về việc công nhận tình hình chính trị tại Ba Lan dã thay đổi trong mùa hè năm 1944 với các chính đảng mới ra đời mà không phải là Đảng Cộng sản. Những người đại diện cho KRN và PKWN vẫn giữ lập trường của mình. Đàm phán đổ vỡ. Để cứu vãn tình hình, ngày 5 tháng 9, I. V. Stalin tiếp riêng Stanisław Mikołajczyk. Tại buổi hội kiến, I. V. Stalin cho Stanisław Mikołajczyk biết ông vừa nhận được bức giác thư của phái bộ quân sự Anh tại Moskva gửi đến Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô. Bức giác thư thông báo về việc họ nhận được bức điện tín của "những người của London" nói về cuộc khởi nghĩa dã nổ ra ở Warshawa ngày 1 tháng 8. Đến lúc này, Stanisław Mikołajczyk buộc phải thông báo cho phía Liên Xô một cách tỷ mỷ hơn về cuộc khởi nghĩa ở Warshawa cũng như cho biết về tình trạng thiếu vũ khí trầm trọng của quân khởi nghĩa. Căn cứ thông điệp của phái bộ quân sự Anh ở Moskva. Ngày 6 tháng 8, I. V. Stalin đã gọi điện trực tiếp cho nguyên soái K. K. Rokossovsky, yêu cầu cử trinh sát nhảy dù xuống Warsahawa để bắt liên lạc ngay với lãng đạo quân khởi nghĩa. Tuy nhiên, tướng Tadeusz Bur-Komorowski không thèm tiếp họ. Ngày hôm sau, các trinh sát Liên Xô đã sa vào tay quân Đức. Cùng ngày, Stanisław Mikołajczyk lên đường trở về London. Chính phủ PKWN và Chính phủ Ba Lan lưu vong ở London đã không đạt được bất kỳ một thỏa thuận nào. Khởi nghĩa Warszawa. Trong thời gian quân đội Liên Xô đang chiến đấu trên các bàn đạp ở sông Wisla, ngày 1 tháng 8 năm 1944 quân kháng chiến Ba Lan thuộc lực lượng "Armia Krajowa" đã tiến hành khởi nghĩa ở thành phố Warszawa hưởng ứng theo phong trào khởi nghĩa thuộc Chiến dịch Giông tố. Một trong các mục đích của lực lượng "Armia Krajowa" trong việc giải phóng Warszawa là chứng tỏ tính hợp pháp của chính phủ lưu vong Ba Lan trong cuộc chiến giải phóng dân tộc cũng như hy vọng giành được sự công nhận về mặt chính trị của Liên Xô. "Armia Krajowa" cũng hy vọng quân đội Liên Xô - vì cần Warszawa làm bàn đạp cho các cuộc tấn công tiếp theo - sẽ giúp đỡ họ giải phóng thủ đô Ba Lan. Ngày 25 tháng 7, khi Tập đoàn quân xe tăng 2 (Liên Xô) còn cách quận Praga hơn 20 km về phía đông nam và phải đối phó với các đòn phản kích ngày càng mạnh hơn của các sư đoàn xe tăng Đức thì tướng Tadeusz Bur-Komorowski, Tổng chỉ huy "Armija Krajowa" tại Warshawa đã phớt lờ cảnh báo của Bộ chỉ huy tối cao quân đồng minh Anh - Mỹ tại châu Âu rằng họ không thể trông đợi vào sự giúp đỡ của người Anh. Ông báo tin cho Chính phủ Ba Lan lưu vong tại London: Do sợ bị "chậm chân" nên Bộ chỉ huy "Armia Krajowa" tổ chức cuộc khởi nghĩa một cách vội vã. Vì vậy, thời điểm cuộc khởi nghĩa nổ ra không thống nhất, công tác bảo mật cũng rất kém cỏi khiến tính chất bất ngờ của cuộc khởi nghĩa bị mất. Nhiều binh sĩ của "Armia Krajowa" phải tự đi tìm người chỉ huy của mình. Đến lượt họ, những chỉ huy này cũng không nắm được địa điểm đặt các kho vũ khí, trang bị. Đến hết ngày đầu tiên, mới chỉ có 3.500 chiến binh trong tổng số 16.000 chiến binh của "Armia Krajowa" được trang bị vũ khí bộ binh cá nhân. Điều đó làm cho các cuộc tấn công diễn ra với cường độ yếu ớt. Quân Đức tại Warshawa vẫn chiếm giữ được các trung tâm thông tin, các đầu mối giao thông, các sở chỉ huy và các trung tâm năng lượng chủ chốt. Kế hoạch của Bộ tham mưu quân đội Krajowa do tướng Tadeusz Bur-Komorowski dự kiến chỉ sử dụng quân đội Krajowa đánh chiếm các mục tiêu trọng yếu trong thành phố, sau đó tổ chức phòng thủ và "ngồi chờ" quân đội Liên Xô kéo vào. Nhưng tin tức về cuộc khởi nghĩa sắp nổ ra đã lan đi khắp hang cùng ngõ hẻm của Warrshawa khiến cho hầu như toàn thể người dân Ba Lan còn sinh sống tại Warshawa đều tự nguyện tham gia vào cuộc khởi nghĩa này. Quy mô của nó vượt ra ngoài dự tính của tướng Tadeusz Bur-Komorowski và Chính phủ lưu vong Ba Lan ở London. Hàng nghìn người Ba Lan xếp hàng tại các điểm đóng quân của các chi đội "Armia Krajowa" để chờ được phân phát vũ khí. Hàng vạn người Ba Lan đã tự nguyện xây dựng các chiến lũy, đặt các chướng ngại vật trên các tuyến phố, tổ chức tiếp tế hậu cần cho các chi đội "Armia Krajowa". Người dân Warshawa nhân cơ hội này đã trút mọi căm thù của mình tích tụ từ năm 1939 đến nay lên đầu quân phái xít chiếm đóng. Mặc dù trong lời kêu gọi của tướng Tadeusz Bur-Komorowski không hề nhắc đến sự giúp đỡ của người Nga nhưng người dân Ba Lan vẫn tin rằng quân đội Liên Xô sẽ đến giúp đỡ họ. Ngày 2 tháng 8, nguyên soái K. K. Rokossovsky nhận được tin tức từ trinh sát báo cáo về cuộc nổi dậy ở Warshawa nhưng không nắm được các diễn biến cụ thể. Ông liên lạc với những người của Ủy ban giải phóng dân tộc Ba Lan, Bộ chỉ huy Quân đội nhân dân Ba Lan và Mặt trận nhân dân yêu nước (CRN) nhưng họ đều không biết gì về kế hoạch khởi nghĩa của "Armia Krajowa". Tuy nhiên, khi đông đảo nhân dân Warshawa đã đứng lên khởi nghĩa thì Bộ chỉ huy quân đội nhân dân Ba Lan hoạt động bí mật tại Warshawa đã chủ động bắt liên lạc với "Armia Krajowa" và tự đặt mình dưới quyền chỉ huy của "Armija Krajowa" nhưng đáp lại họ là sự cự tuyệt của tướng Tadeusz Bur-Komorowski. Bộ tư lệnh Phương diện quân Byelorussia 1 cũng cố sức để bắt Liên lạc với những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nhưng các bức điện của K. K. Rokossovsky gửi cho tướng Tadeusz Bur-Komorowski đều không được hồi đáp. Không những thế, tướng Tadeusz Bur-Komorowski còn nghiêm cấm cấp dưới tiếp xúc với các tổ chức cánh tả chống phát xít ở Ba Lan. Ông ta muốn một mình giành lấy thắng lợi của cuộc khởi nghĩa này. Trong khi tình hình mặt trận sông Wisla đang diễn biến hết sức phức tạp thì cuộc khởi nghĩa Warshawa đã nổ ra một cách bất ngờ với quân đội Liên Xô nhưng lại không hoàn toàn bất ngờ với quân đội Đức Quốc xã. Ngay từ cuối tháng 7, bộ máy mật thám Gestapo (Đức) đã nắm được nhiều thông tin về kế hoạch "Dông tố" (Kế hoạch khởi nghĩa của quân đội Krajowa). Kế hoạch này không chỉ giới hạn ở thủ đô Warshawa Ba Lan mà còn dự kiến sẽ triển khai ở nhiều thành phố lớn của Ba Lan như Radom, Lyublin, Byalistok, Krakov và lan sang cả phần lãnh thổ Ukraina, Byelorussia, Litva tại Lvov, Brest, Vilnius, Siaulyai, Grodno, Kaunas. Do Gestapo đã cài được người của mình vào tổ chức của "Armia Krajowa" nên rất nhiều thành viên hoạt động bí mật của lực lượng Krajova đã bị bắt và một số trong đó đã khai báo với Gestapo về kế hoạch này. Người Đức chỉ bất ngờ về thời điểm nổ ra cuộc khởi nghĩa sớm hơn dự kiến và phạm vi của nó chỉ giới hạn tại Warshawa và các vùng phụ cận thay vì nổ ra đồng loạt ở nhiều thành phố Ba Lan Thống chế Đức Walter Model đứng trước hai sự lực chọn: hoặc là dẹp quân khởi nghĩa trước rồi phản công quân đội Liên Xô; hoặc phản công quân đội Liên Xô trước rồi "dẹp loạn" sau. Và Hitler đã cho ông ta một đáp số tối ưu: đó là Heinrich Himmler, một người đang muốn "rửa nhục" cho SS và Gestapo sau vụ ám sát hụt Hitler xảy ra ngày 20 tháng 7 năm 1944. Theo đánh giá của Tổng hành dinh quân đội Đức Quốc xã tại Đông Phổ, các đòn tấn công của Tập đoàn quân xe tăng 2 (Liên Xô) nguy hiểm hơn và chính nó là nguyên nhân kích thích lực lượng Krajova nổi dậy để chiếm quyền kiểm soát Warshawa trước khi quân đội Liên Xô tiến công đến. Nếu chặn được đà tấn công của quân đội Liên Xô, quân Krajowa sẽ bị cô lập và không thể chống lại lực lượng áp đảo của quân đội Đức Quốc xã. Các biện pháp đặc biệt đã được thống chế Walter Model thực thi nhanh chóng. Trên mặt trận Praga - Volomin ở phía đông sông Wisla, 5 sư đoàn xe tăng và 2 sư đoàn bộ binh được triển khai. Kể từ sau trận Kursk, đây là lần đầu tiên quân đội Đức Quốc xã bố trí một lực lượng xe tăng dày đặc trên một chính diện chỉ vỏn vẹn chưa đầy 30 km từ Cherna Struga vòng qua Razmin và Trush xuống đến Palyenya, phía bắc Minsk-Mazowiecki với tâm điểm là Volomin. Trong giai đoạn đầu, việc trấn áp cuộc khởi nghĩa Warshawa được giao cho các sư đoàn cảnh vệ SS và lực lượng bảo vệ hậu phương mặt trận của quân đội Đức Quốc xã gồm Sư đoàn SS Reichsführer, Sư đoàn cảnh binh SS Warshawa, Cụm tác chiến SS Gruppenführer SS Von Bach-Selevskogo và Lữ đoàn Kaminsky. Đích thân Thống chế SS Heinrich Himmler được Adolf Hitler giao nhiệm vụ "bình định" khu vực Warshawa. Với dự trữ đạn dược chỉ đủ dùng trong 4 đến 5 ngày và không có vũ khí hạng nặng, trong tuần đầu, lực lượng khởi nghĩa đã chiếm được nhiều khu phố quan trọng. Tuy nhiên, sức chiến đấu của họ nhanh chóng giảm sút khi lợi thế bất ngờ đã bị mất và họ bắt đầu bị quân Đức phản công, chia cắt. Sau khi đánh thiệt hại nặng Tập đoàn quân xe tăng 2 (Liên Xô), chỉ trong một tuần, Thống chế SS Heinrich Himmler đã điều đến khu vực nội đô Warshawa Sư đoàn xe tăng "Hermann Goreing", Sư đoàn SS "RONA" của tướng Bronislaw Kaminski, Lữ đoàn đặc nhiệm SS Dirlewanger, Sư đoàn Lê dương Bergmann, Sư đoàn cảnh sát SS Poznań, Trung đoàn xe tăng xung kích 4 và lực lượng cảnh sát dã chiến SS tại Warshawa. Tất cả được đặt dưới quyền chỉ huy của trung tướng SS Erich von dem Bach-Zalewski. Ngày 13 tháng 8, 39.000 quân Đức bắt đầu tấn công quân khởi nghĩa ở khu phố cổ Warshawa. Quân "Armija Krajowa" ở đây chỉ có mấy chi đội với quân số không quá 5.000 người không thể là đối thủ của các sư đoàn Đức thiện chiến hơn và được trang bị đầy đủ cho dù họ nhận được sự giúp đỡ của gần 100.000 dân sinh sống tại đây. Ban đầu, quân Đức sử dụng xe tăng và pháo hạng nặng nhưng những thứ vũ khí đó đều vô hiệu trước mạng lưới nhà cửa và công trình xây dựng dày đặc cũng như chiến thuật du kích của những người khởi nghĩa. Ngày 15 tháng 8, tướng Erich von dem Bach-Zalewski thay đổi chiến thuật, sử dụng các đội lính đặc nhiệm SS, lính lê dương và sư đoàn SS "RONA" để dập tắt từng hỏa điểm, đánh chiếm từng con phố, từng căn nhà. Ngày 21 tháng 8, quân Đức đã thu hẹp diện tích chiếm đóng của quân khởi nghĩa vào một khu vực rộng không quá 1 km vuông. Ngày 31 tháng 8, hơn 3.000 quân "Armija Krajowa" còn sống sót đã bỏ khu phố cổ Warshawa để di tản đến các vùng chiếm đóng lớn hơn của họ tại khu trung tâm thành phố, các quận Mokotów, Genrików và Zoliborz. Ngày 2 tháng 9, tướng Erich von dem Bach-Zalewski mở cuộc tấn công vào các lực lượng chủ yếu của "Armija Krajowa" tại khu vực trung tâm thành phố. Mũi tấn công của Trung đoàn xe tăng 4 (Đức) đánh dọc theo bờ Tây sông Wisla nhằm chia cắt lực lượng của quân khởi nghĩa với lực lượng của Tập đoàn quân Ba Lan 1 lúc này đang tấn công lên Praga. Ngày 14 tháng 9, Tập đoàn quân 47 và Tập đoàn quân Ba Lan 1 đánh chiếm quận Praga. Đáng lẽ đây là thời điểm thích hợp nhất để phát động khởi nghĩa nhằm bảo vệ các cây cầu qua sông Wisla nhưng bây giờ thì quân Đức đã phá hủy tất cả các cây cầu đó. Từ ngày 16 đến ngày 23 tháng 9, các sư đoàn bộ binh Ba Lan 1 và 3 thuộc Tập đoàn quân Ba Lan 1 dưới quyền chỉ huy của tướng Zygmunt Berling đã dùng xuống đổ bộ vượt sang bờ Tây sông Wisla tại khu vực Tserniakhov. Nguyên soái G. K. Zhukov giao nhiệm vụ cho các sư đoàn của Zygmunt Berling đánh chiếm phần phía nam Warshawa từ Đại lộ 3-5 đến Đại lộ Jeruslim và trụ lại tại đây để sau này tiếp tục tấn công lên phía bắc. Nếu bắt liên lạc được với quân khởi nghĩa thì tổ chức đột kích ngay lên phía bắc, phối hợp với mũi đột kích từ phía tây bắc của Tập đoàn quân 65 đánh vào và từ phía nam của Tập đoàn quân cận vệ 8 đánh lên. Hoạt động trên một khu vực đầu cầu rất hẹp có địa hình bờ sông dốc đứng và vấp phải hỏa lực dày đặc của pháo binh và xe tăng Đức nên các sư đoàn của Tập đoàn quân Ba Lan 1 không thể mở rộng căn cứ bàn đạp tại khu vực Tserniakhov mà chỉ mong giữ được nó. Mặc dù được năm cụm pháo binh Liên Xô gồm gần 300 khẩu có cỡ nòng từ 76 mm đến 203 mm yểm hộ nhưng các mũi tấn công lên phía bắc của các Sư đoàn bộ binh Ba Lan 1 và 3 đều bị Sư đoàn xe tăng "Hermann Goering" và Sư đoàn bộ binh 541 (Đức) chặn đứng với thương vong khá lớn. Ngày 18 tháng 9, Trung đoàn bộ binh 6 của Sư đoàn bộ binh Ba Lan 2 được đưa qua sông Wisla trong làn hỏa lực dày đặc của quân Đức nhằm chiếm một đầu cầu nhỏ tại khu vực Poniatovsky nhưng chỉ sau ba ngày, Sư đoàn bộ binh 252 (Đức) đã lấy lại căn cứ đầu cầu này. Ngày 15 tháng 9, sĩ quan vô tuyến điện trong Bộ tư lệnh của tướng Tadeusz Bur-Komorowski được lệnh bắt liên lạc với quân đội Liên Xô và yêu cầu đầu tiên của tướng Antoni Chruściel (bí danh hoạt động là Monter), tham mưu trưởng của "Armija Krajowa" là trợ giúp vũ khí và lương thực. Ngày 17 tháng 9, STAVKA cho phép các máy bay tiếp tế của Anh và Hoa Kỳ được hạ cánh và tiếp nhiên liệu để bay về tại các sân bay của Liên Xô sau khi hoàn thành nhiệm vụ tiếp tế cho quân khởi nghĩa ở Warshawa. Quân đội Liên Xô cũng huy động tổng cộng 2.243 phi vụ chở hàng tiếp tế cho quân khởi nghĩa, đã cung cấp cho họ 156 súng cối, 505 súng chống tăng, 2.667 tiểu liên và súng trường, 3.000.000 viên đạn các loại, 42.000 lựu đạn, 500 km thuốc y tế và 113 tấn lượng thực, thực phẩm. Ngày 18 tháng 9, không quân Anh và Hoa Kỳ cũng huy động 96 máy bay B-17 thả gần 1.000 dù hàng xuống khu vực Warshawa. Tuy nhiên, do thả từ độ cao 4.000 m nên phần lớn số dù hàng này bay sang vị trí của quân Đức, một số khác bay sang vị trí của Tập đoàn quân Ba Lan 1. Chỉ có hơn 20 chiếc dù rơi đúng nơi dóng quân của quân khởi nghĩa. Các phi công Liên Xô dùng thả dù hàng ở độ cao chỉ hơn 200 m nên hầu hết các dù đều rơi chính xác vào vị trí của quân khởi nghĩa Hạ tuần tháng 9, tình hình khu vực đầu cầu của Tập đoàn quân Ba Lan 1 không những không được cải thiện mà còn xấu đi nhanh chóng. Mờ sáng ngày 21 tháng 9, Sư đoàn xe tăng Hermann Goering và Sư đoàn bộ binh 542 (Đức) tổ chức phản công. Sau cuộc pháo kích kéo dài 30 phút, quân Đức thả khói mù và tấn công các trung đoàn của Tập đoàn quân Ba Lan 1 đang bám trụ trên căn cứ đầu cầu Tsernikhov. Liên lạc với các tiểu đoàn 2 và 8 thuộc trung đoàn Ba Lan 6 bị đứt sau khi các tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn này đều nhất loạt gọi pháo binh Liên Xô bắn vào vị trí của mình khi họ và quân Đức đã ở thế giáp lá cà. Trung đoàn bộ binh Ba Lan 9 cũng bị quân Đức phản xung phong và chỉ còn bám trụ lại được một đầu cầu rất hẹp có chiều sâu chưa đầy 500 m tính từ bờ tả ngạn sông Wisla. Trong nội đô Warshawa ở bờ Tây sông Wisla, sức chiến đấu của quân khởi nghĩa cũng giảm đi nhanh chóng. Họ bị quân Đức chia cắt thành ba mảnh ở ba quận biệt lập và không còn nối được liên lạc trực tiếp với nhau. Trong khi tình hình ngày một nghiêm trọng hơn thì Bộ Tổng tham mưu Liên Xô nhận được những tin tức không thể tượng tượng được từ Warshawa báo về. Ngày 20 tháng 9, 7 sĩ quan trong Bộ tham mưu quân khởi nghĩa của tướng Antoni Chruściel (Monter) bỏ chạy sang hàng ngũ Tập đoàn quân Ba Lan 1 cho biết tướng Tadeusz Bur-Komorowski đang thực hiện các hành động phá hoại ngầm từ bên trong hàng ngũ quân khởi nghĩa. Ông ta ra lệnh cưỡng bức các đơn vị thuộc quân đội theo chính phủ của Ủy ban giải phóng dân tộc Ba Lan phải phục tùng mệnh lệnh của mình, buộc họ phải dùng huy hiệu của "Armia Krajowa" và cam kết trung thành với Chính phủ ở London. Những người chống đối đều bị đàn áp bằng vũ lực. Nội bộ quân khởi nghĩa bị chia rẽ nghiêm trong giữa hai lực lượng "Armia Krajowa" (AK) và "Armia Ljudowa" (AL). Trong khi AL yêu cầu hiệp đồng với quân đội Liên Xô để cứu vãn tình hình thì AK tuyên bố sau khi chiếm được Warshawa, sẽ "cấm cửa" thành phố đối với quân đội Liên Xô. Ngày 22 tháng 9, các sĩ quan Ba Lan thuộc PKB, tổ chức quân sự bí mật theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan thuộc AK đã bắt cóc các sĩ quan Liên Xô được cử tới giúp đỡ lực lượng AL gồm Đại tá Nikolai Rumyantsev, Thiếu tá Nikolai Gorodetsky và bác sĩ quân y Aleksandrov Ershov. Ngày 21 tháng 9, trung úy Volkov và trung sĩ Lyakhov của Trung đoàn 9 thuộc Tập đoàn quân Ba Lan 1 đã bị quân PKB sát hại khi đang trên đường đi bắt liên lạc với quân khởi nghĩa tại quận Tserniakhov. Cùng ngày, các sĩ quan liên lạc của Quân đội Liên Xô và Tập đoàn quân Ba Lan 1 tại Bộ tham mưu của tướng Antoni Chruściel đều bị yêu cầu phải rời đi với lý do không thể bảo đảm an toàn cho họ. Đại úy Yan Partsezh, chỉ huy tiểu đoàn 53 của "Armia Krajowa" còn cho biết thêm, tướng Tadeusz Bur-Komorowski đã bí mật liên lạc với trung tướng SS Erich von dem Bach-Zalewski để bàn về việc đầu hàng quân Đức. Lo ngại trước khả năng quân Đức tung ra những tin tức này để chia rẽ quân đồng minh và chia rẽ những người kháng chiến Ba Lan, Bộ Tổng tham mưu Liên Xô đã lệnh cho trinh sát của Phương diện quân Byelorussia 1 và các tình báo viên mặt trận đang hoạt động tại khu vực Warshawa kiểm chứng các thông tin này. Đáng tiếc rằng mọi thông tin đều được xác nhận. Báo cáo của tướng Michał Rolia-Żymierski, tư lệnh quân đội AL ngày 22 tháng 9 cũng xác nhận việc tướng Tadeusz Bur-Komorowski đã dùng vũ lực để buộc các đơn vị AL ở quận Zoliborz phải quy thuận AK. Trước tình hình đó, nguyên soái K. K. Rokossovsky đi đến kết luận phải ngừng các hành động quân sự của Phương diện quân Byelorussia 1 tại khu vực Warshawa và đưa các đơn vị Ba Lan trở lại Praga. Ngày 23 tháng 9, ba trung đoàn của Tập đoàn quân Ba Lan 1 được rút khỏi các đầu cầu và trở về bờ Đông sông Wisla. Ngày 28 tháng 9, Trung tướng SS Erich von dem Bach-Zalewski mở cuộc tổng tấn công vào các cụm quân khởi nghĩa đang suy yếu dần. Tuy nhiên, một số ổ chiến đấu vẫn kiên quyết không hạ vũ khí. Những người công sản Ba Lan trong Quân đội nhân dân Ba Lan (Armija Lyudowa) đã liều mạng vượt sông Wisla bắt liên lạc với Tập đoàn quân Ba Lan 1 để vạch kế hoạch rút một nhóm lớn quân khởi nghĩa đang chống cự tại quận Zoliborz sang quận Praga bên bờ Đông sông Wisla dưới sự chi viện của pháo binh và không quân thuộc Phương diện quân Byelorussia 1. Tuy nhiên, tướng Tadeusz Bur-Komorowski lại phá hỏng kế hoạch này khi ngày 30 tháng 9, ông ta ra lệnh cho quân "Armija Krajowa" phải hạ vũ khí đầu hàng ngay lập tức. Một toán nhỏ quân "Armija Krajowa" do thiếu tá Saniavsky chỉ huy đã bất tuân thượng lệnh, dùng thuyền vượt sang Praga và gia nhập vào Tập đoàn quân Ba Lan 1. Ngày 2 tháng 10, tướng Tadeusz Bur-Komorowski cùng Bộ tham mưu của mình ra hàng quân Đức và được tướng SS Erich von dem Bach-Zalewski đón tiếp trọng thị khi ông ta dành một ngôi biệt thự sang trọng còn sót ở Warshawa cho tướng Tadeusz Bur-Komorowski trú ngụ. Trong buổi tiếp kiến tướng Tadeusz Bur-Komorowski ngày 4 tháng 10 năm 1944, tướng SS Erich von dem Bach-Zalewski nói: Cái gọi là việc "kiểm soát tình hình và sơ tán thường dân" mà viên tướng SS người Đức gốc Ba Lan này nói đến chính là việc phát xít Đức dìm cuộc khởi nghĩa Warszawa trong biển máu với gần 200.000 người chết. Quan hệ đồng minh Liên Xô - Anh - Mỹ về các hoạt động quân sự của Liên Xô và cuộc khởi nghĩa Warszawa. Hồi 1 giờ 10 phút ngày 2 tháng 8 năm 1944 (giờ Moskva), Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô nhận được bức giác thư của phái bộ quân sự Anh tại Moskva báo tin rằng họ nhận được thông báo của Chính phủ lưu vong Ba Lan tại London về việc ngày 1 tháng 8, ở Warshawa đã nổ ra cuộc khởi nghĩa. Phái bộ quân sự Anh thông báo cho phía Liên Xô ba nội dung chính của bức điện mà họ nhận được từ những người của "Armia Krajowa" gửi từ Warszawa qua điện đài: Khi tướng A. A. Gryzlov, Phó cục trưởng Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu Liên Xô hỏi xem người Anh có nắm được điều gì cụ thể hơn thì viên sĩ quan tùy tùng Anh trả lời rằng ông ta chỉ nhận nhiệm vụ trao bức giác thư cho phía Liên Xô. Khi bức giác thư được báo cáo lên Tổng tư lệnh tối cao, I. V. Stalin cho rằng bức giác thư này không phù hợp với thể thức ngoại giao nhưng nó chứng tỏ rằng, những người ở Warszawa và Chính phủ Ba Lan lưu vong ở London hành động theo sự chỉ đạo của London, vì vậy họ mời "nhờ" London "bắn tin" cho phía Liên Xô một cách không chính thức như vậy. Ngày 3 tháng 9, sau khi vừa tiếp Stanisław Mikołajczyk, I. V. Stalin nhận được thông điệp của Thủ tướng Anh Winston Churchill. Nội dung thông điệp này cũng nói về cuộc khởi nghĩa Warszawa với lời kết nhiều ẩn ý: "Tình hình đó có thể giúp ích cho các chiến dịch của ngài", tựa hồ như cuộc khởi nghĩa ấy là một hành động chi viện cho Quân đội Liên Xô. Ngày 5 tháng 8, I. V. Stalin gửi điện cho Thủ tướng Anh Winston Churchill, bức điện viết: Sau khi đàm phán thất bại, Stanisław Mikołajczyk trở lại London và thông báo cho Winston Churchill về các cuộc hội đàm ở Moskva cũng như tình hình ngày một xấu đi của cuộc khởi nghĩa Warszawa. Về phía mình, ngày 8 tháng 8, Chủ tịch Liên Xô I. V. Stalin cũng gửi cho Thủ tướng Anh một thông điệp nói rõ những cố gắng của phía Liên Xô để những người Ba Lan có thể ngồi lại nói chuyện với nhau. I. V. Stalin nhận xét rằng Stanisław Mikołajczyk có thiện ý muốn đoàn kết những người Ba Lan. Tuy nhiên, do ông ta bất đồng với những người của PKWN về việc phải thống nhất hành động với tất cả các lực lượng dân chủ trong nước để giải phóng Ba Lan, về việc khôi phục lại Hiến pháp Ba Lan năm 1921 nên cuộc đàm phán không thành. Phía Liên Xô mong muốn Chính phủ Anh tạo diều kiện để Chính phủ của Stanisław Mikołajczyk và Chính phủ PKWN tiếp tục nối liên lạc và làm việc vì một nước Ba Lan độc lập và dân chủ với hy vọng sau đó, mọi việc sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Đến ngày 09 tháng 8, Chính phủ Ba Lan lưu vong ở London vẫn không chịu trực tiếp nói chuyện với Chính phủ Liên Xô. Họ thông qua đại tá R. N. Brinkman trong Phái bộ quân sự Anh ở Moskva nhắn tin cho người Nga rằng họ đang thiếu nhiều vũ khí hạng nặng và cả vũ khí bộ binh hạng nhẹ. Họ yêu cầu Moskva cho phép nguyên soái K. K. Rokossovsky thả vũ khí xuống 9 khu vực tại Warszawa cũng như cho pháo binh bắn yểm hộ tại hai khu vực đang bị quân Đức tấn công dọc sông Wisla đối diện với quận Praga. Nguyên soái K. K. Rokossovsky cho rằng yêu cầu pháo binh Liên Xô yểm hộ là không thể thực hiện được nếu như những người khởi nghĩa không chịu để cho các sĩ quan trinh sát pháo binh Liên Xô vào khu vực của họ để đo đạc, tính toàn các phần tử bắn và hiệu chỉnh. Tuy nhiên, quân khởi nghĩa không đáp lại tín hiệu gọi từ điện đài của Bộ chỉ huy Phương diện quân Byelorussia 1. Trong những ngày tiếp theo, Chính phủ Anh liên tục thúc ép phía Liên Xô chi viện cho những người khởi nghĩa. Ngày 10 tháng 8, đại sứ Anh ở Moskva Archibald Clark Kerr gửi thư cho ngoại trưởng V. M. Molotov đề nghị người Nga cho quân đổ bộ sang Warszawa. Ngày 13 tháng 8, đại tá R. J. Brinkman, tuỳ viên quân sự Anh tại Moskva lại có thư truyền đạt đến phía Liên Xô ba yêu cầu của những người khởi nghĩa ở Warshawa gồm có: Tăng cường cung cấp vũ khí và đạn dược; ném bom một số mục tiêu đặc biệt ở Warszawa như sân bay Orkesze, sân bay Belani, doanh trại quân Đức ở Beme, khu pháo đài, Viện giáo dục Ba Lan; cho quân dù đổ bộ xuống Warshawa. Đại tá R. J. Brinkman cũng cho biết người Ba Lan đã yêu cầu người Anh đem quân dù từ Địa Trung Hải đến tiếp viện nhưng ông cho rằng, việc đó không thể thực hiện được vì "hệ thống phòng không rất mạnh của quân Đức sẽ ngay lập tức loại họ ra khỏi vòng chiến". Ngày 14 tháng 8, Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Xô W. Averell Harriman cũng đề nghị Liên Xô cho "mượn" sân bay để máy bay Hoa Kỳ tiếp tế cho quân khởi nghĩa có thể hạ cánh và tiếp nhiên liệu trên sân bay của Liên Xô. Trong lúc mọi việc đang diễn ra dồn dập và căng thẳng thì ngày 14 tháng 8, một số báo chí Anh và báo chí của Chính phủ lưu vong ở Ba Lan đã "đổ dầu vào lửa" bằng cách tung tin ám chỉ những người khởi nghĩa có liên lạc với Quân đội Liên Xô nhưng người Nga đã bỏ mặc cuộc khởi nghĩa, rằng người Nga cố tình gây khó khăn cho cuộc khởi nghĩa. Chủ tịch Liên Xô I. V. Stalin lệnh cho Bộ Ngoại giao Liên Xô phải tỏ rõ thái độ của mình. Trong bức giác thư trả lời đại sứ Hoa Kỳ ngày 15 tháng 8, Thứ trưởng ngoại giao Liên Xô V. Vyshinsky vạch rõ: "Không quân Liên Xô hoàn toàn có khả năng tự mình tiếp tế vũ khí và đạn được cho những người khởi nghĩa và họ đã làm như vậy từ 10 ngày nay, ngay khi nhận được những yêu cầu đầu tiên của họ qua Chính phủ Anh. Vì vậy, việc để cho các máy bay Hoa Kỳ hạ cánh trên lãnh thổ Liên Xô sau khi hoàn thành việc tiếp tế cho những người khởi nghĩa là không cần thiết. Còn về cuộc khởi nghĩa tại Warshawa thì Bộ ngoại giao Liên Xô được phép nói rõ rằng đó là một cuộc phiêu lưu, bất chấp tình hình khó khăn mà Quân đội Liên Xô đang gặp phải trên chiến trường và Liên Xô sẽ không để cho những sự kiện đó trói tay mình". Ngày 16 tháng 8, Cục thông tin Liên Xô cho đăng trên các báo và phát qua đài phát thanh tuyên bố của Chính phủ Liên Xô vạch rõ: Ngày 16 tháng 8, trả lời giác thư của Đại sứ Anh Archibald Clark Kerr nhắc lại đề nghị cho phép máy bay Hoa Kỳ hạ cánh xuống lãnh thổ Liên Xô, Ngoại trưởng Liên Xô V. M. Molotov nói rõ: "Chính phủ Liên Xô không hề phản đối việc máy bay của Anh, Mỹ thả hàng tiếp tế xuống Warszawa. Tuy nhiên, Chính phủ Liên Xô không đồng ý cho các máy bay Anh, Mỹ hạ cánh xuống lãnh thổ Liên Xô vì chúng tôi không muốn bất kỳ một sự dính líu dù trực tiếp hay gián tiếp với cuộc phiêu lưu ở Warszawa". Cùng ngày, trong thư trao đổi cá nhân giữa Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Liên Xô và Thủ tướng Anh, I. V. Stalin viết: Trả lời câu hỏi trong bức giác thư của Ngoại trưởng Liên Xô V. M. Molotov ngày 14 tháng 8 rằng Chính phủ Anh có được chính phủ lưu vong Ba Lan ở London thông báo trước về cuộc khỏi nghĩa Warszawa hay không; ngày 18 tháng 8, Đại sứ Anh cùng ký với Đại sứ Hoa Kỳ tại Moskva một công văn để chuyển bức giác thư trả lời của Thủ tướng Anh đề ngày 16 tháng 8. Bức giác thư viết: Qua bức giác thư này, Chính phủ Liên Xô đã hiểu rõ mấy điều: Một là những người Ba Lan ở London cũng như tướng Tadeusz Bur-Komorowski không muốn hợp tác với phía Liên Xô nhưng chính phủ Anh lại làm ra vẻ buộc họ phải làm như vậy. Hai là, Chính phủ Anh đã vi phạm nguyên tắc hợp tác quân sự với đồng minh Liên Xô, đã không thông báo về một hoạt động quân sự (cho dù của bất kỳ bên nào) chắc chắn sẽ diễn ra phía trước mặt trận của quân đội Liên Xô. Ba là, Chính phủ lưu vong ở London đã lộ rõ ý đồ muốn gây ảnh hưởng cho riêng họ và không đếm xỉa gì đến các lực lượng yêu nước Ba Lan khác đang hoạt động trong nước. Bốn là nhận định của phía Anh hoàn toàn sai thực tế. Quân Đức không sơ tán các sư đoàn xe tăng khỏi Warszawa mà đem chúng ra để chặn đứng cuộc tiến công của Phương diện quân Byelorussya, sau đó quay về Warszawa để đàn áp cuộc khởi nghĩa, đồng thời phá sạch các cây cầu qua sông Wisla, cô lập cuộc khởi nghĩa với quân đội Liên Xô. Về đoạn kết thúc của bức điện, tướng S. M. Stemenko, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Liên Xô khi đó nhận xét: "Nó cũng mang tính chất hoàn toàn lố bịch: tựa hồ như cuộc khởi nghĩa Warszawa là một hành động chi viện cho Hồng quân". Không những thế, toàn bộ bức điện còn toát lên một ẩn ý, nó ám chỉ rằng dư luận thế giới sẽ phản ứng bất lợi nếu như những người chống Đức Quốc xã ở Warszawa bị bỏ rơi trên thực tế. Chính phủ Liên Xô thấy cần phải có phản ứng quyết liệt hơn với thái độ đó. Ngày 22 tháng 8 năm 1944, Chủ tịch Liên Xô I. V. Stalin đã ký thông điệp tối mật để trả lời Thủ tướng Anh Winston Churchill: Về điểm 3 của bức giác thư ngày 18 tháng 8 của chính phủ Anh, I. V. Stalin yêu cầu Bộ ngoại giao Liên Xô trả lời. Ngày 25 tháng 8, Thứ trưởng ngoại giao Liên Xô A. Ya. Vyshinsky gửi công hàm cho Đại sứ Anh ở Moskva Archibald Clark Kerr vạch rõ: "Thay mặt Dân ủy ngoại giao V. M. Molotov, tôi đã nhận được công văn ngày 18 tháng 8 của ngài. Tôi không thể đồng tình với điểm 3 của bức giác thư đề ngày 16 tháng 8, trong đó, dường như đã cáo buộc chúng tôi không đáp lại những lời kêu gọi lặp đi lặp lại của những người Ba Lan ở Warszawa. Những tuyên bố đó hoàn toàn sai sự thật, kể từ khi những người Ba Lan ở Warszawa phát động nổi dậy theo lệnh từ chính phủ của họ ở London". Ngày 5 tháng 9 năm 1944, đại sứ Anh tại Moskva lại có văn thư gửi Ngoại trưởng Liên Xô V. M. Molotov lặp lại đề nghị cho máy bay của đồng minh hạ cánh tại các sân bay Liên Xô sau khi thả hàng xuống Warszawa. Ngày 9 tháng 9, V. M. Molotov có công văn trả lời Đại sứ Anh rằng việc đó đã xảy ra từ ngày 16 tháng 8 khi một máy bay vận tải của đồng minh mang mật hiệu "Liberator" bị quân Đức bắn trọng thương trên vùng trời Warszawa. Phi hành đoàn đã cố bay sang vùng Liên Xô kiểm soát và nhảy dù tại đó. 5 trong số 8 phi công đồng minh còn sống sót đã được quân đội Liên Xô cứu giúp và chăm sóc cẩn thận và đưa về các đại sứ quán của đồng minh ở Moskva. Chính phủ Liên Xô không phản đối việc máy bay đồng minh phải hạ cánh bắt buộc trên đất Liên Xô do bị quân Đức bắn bị thương hoặc trục trặc kỹ thuật. Nhưng đó là việc khác. Còn việc đưa máy bay đồng minh vào đất Liên Xô thì chưa thể thực hiện được do hai bên chưa có hệ thống hiệp đồng, phối hợp và việc bắn nhầm vào nhau rất có khả năng sẽ xảy ra. Ngày 19 tháng 9, khi viễn cảnh thất bại của cuộc khởi nghĩa đã hiện ra trước mắt nhưng tướng Tadeusz Bur-Komorowski vẫn không nói chuyện trực tiếp với Moskva. Archibald Clark Kerr, đại sứ Anh tại Moskva chuyển đến phía Liên Xô bức điện ngày 13 tháng 9 của Tadeusz Bur-Komorowski ký nhân danh cái gọi là Hội đồng điều hành quốc gia Ba Lan thống nhất gửi các chính phủ Anh và Hoa Kỳ: Nhận thấy "cuộc chiến giấy tờ" không đem lại những tiến bộ nào trong quan hệ của các bên. Ngày 23 tháng 9, I. V. Stalin mời cả hai đại sứ Anh và Hoa Kỳ đến điện Kremlin để nói chuyện trực tiếp. Trả lời câu hỏi của đại sứ Hoa Kỳ Averell Harriman về việc Liên Xô đánh giá thế nào đối với tình hình ở Warszawa, I. V. Stalin nói rằng tình hình ở Warszawa rất khó khăn. Trên thực tế, sông Wisla là một trở ngại lớn. Để tấn công vào Warszawa, cần có nhiều xe tăng và pháo hạng nặng để tấn công. Đó là điều mà quân đội Liên Xô chưa thể làm được trong một tương lai gần. Trả lời câu hỏi của đại sứ Anh Archibald Clark Kerr rằng Liên Xô nắm được những thông tin gì về quân khởi nghĩa ở Warszawa, I. V. Stalin nói những thông tin đó rất nghèo nàn. Ông chỉ biết đại thể rằng quân nổi dậy ở Warszawa tuy đông nhưng chỉ có khoảng 2.500 người được trang bị vũ khí. Để hỗ trợ cho quân khởi nghĩa, tướng Zygmunt Berling, tư lệnh Tập đoàn quân Ba Lan 1 đã đổ bộ 4 trung đoàn sang bờ Tây sông Wisla nhưng họ đã bị thiệt hại nặng và phải rút về. Phía Liên Xô cũng cho các máy bay thường xuyên thả dù vũ khí, đạn dược và lương thực xuống các vị trí của quân nổi dậy. I. V. Stalin lưu ý rằng máy bay Mỹ thả hàng từ độ cao lớn nên phần nhiều các vũ khí Mỹ đã rơi vào tay quân Đức. Trả lời câu hỏi của đại sứ Averell Harriman về tình hình tại quận Praga vừa được giải phóng, I. V. Stalin thông báo cho hai đồng minh ý kiến của người dân Praga rằng cuộc khởi nghĩa đã nổ ra quá sớm khi quân đội Liên Xô chưa tiếp cận được Warszawa. Nhân cơ hội đó, bọn Đức đã truy bắt người dân Praga để đưa sang phía tây, thậm chí dùng cả chó để truy đuổi họ. Hiện nay, phần lớn quân nổi dậy đã phải trốn dưới các cống ngầm. Pháo binh Liên Xô không thể yểm hộ được vì không thể biết họ đang ở đâu. Đại sứ Anh Archibald Clark Kerr đặt câu hỏi về sự liên lạc của tướng Tadeusz Bur-Komorowski với quân đội Liên Xô, I. V. Stalin trả lời thẳng rằng chưa bao giờ tướng Tadeusz Bur-Komorowski nói chuyện với người Nga. Có lẽ ông ta chỉ lãnh đạo cuộc nổi dậy qua radio. Tuy nhiên, quân đội Liên Xô đã bắt liên lạc được với những người của quân đội AL (Armia Ljudowa) và những thông tin mà Liên Xô nắm qua họ được đã giúp Liên Xô xác định được các vị trí có thể thả hàng tiếp tế cho quân nổi dậy. Kết thúc cuộc tiếp kiến, cả Averell Harriman và Archibald Clark Kerr đều cho biết họ hài lòng về những thông tin mà phía Liên Xô cung cấp và hứa sẽ báo cáo ngay lên chính phủ của mình. Ngày 9 tháng 10 năm 1944, Thủ tướng Anh Winston Churchill đến thăm và làm việc tại Moskva lần thứ hai. Cùng tham gia hội đàm còn có ngoại trưởng Anh Eden, đại sứ Hoa Kỳ Harriman và đại sứ Anh Clark Kerr. Điều lạ lùng là trong các cuộc hội đàm đó, Winston Churchill không hề có một lời nào đề cập đến những sự kiện đẫm máu vừa diễn ra tại Warszawa. Ngay trong buổi hội đàm đầu tiên, Churchill hứa sẽ thuyết phục chính phủ Ba Lan lưu vong tại London chấp nhận đường biên giới phía đông của Ba Lan dựa trên cơ sở đường Courzon để mở ra một kênh thỏa hiệp giữa Ba Lan và Liên Xô. Sau đó, Churchill chuyển ngay sang vấn đề mà ông quan tâm hơn. Ông đề nghị người Anh, người Mỹ và người Nga "chia phần" ảnh hưởng ở Romania, Bulgaria, Nam Tư, Hy Lạp và Hungary. Đối với Churchill khi đó, dường như chưa hề có cuộc khởi nghĩa Warszawa. Kết quả, đánh giá và ảnh hưởng. Kết quả. Chiến dịch Chiến dịch Lublin-Brest là hoạt động quân sự lớn cuối cùng của Phương diện quân Byelorussia 1 trên lãnh thổ Liên Xô. Nó có hai giai đoạn và do đó cũng có hai kết quả khác nhau. Ở giai đoạn đầu, trên thế thừa thắng, quân đội Liên Xô tiếp tục truy kích quân đội Đức Quốc xã và vượt qua biên giới quốc gia (1939), bắt đầu tác chiến trên lãnh thổ Ba Lan. Về quân sự, quân đội Liên Xô tiếp tục đánh thiệt hại nặng nhiều sư đoàn Đức, trong đó có 4 sư đoàn bị bao vây và đánh tan tại Brest, nơi bắt đầu cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại của người Liên Xô. Về chính trị, ngay sau khi quân đội Liên Xô truy kích quân đội Đức Quốc xã vượt qua đường Courson, Ủy ban giải phóng dân tộc Ba Lan được thành lập. Nó có tư cách của một chính phủ đa đảng phái và có cả sự tham gia của những người không đảng phái để điều hành công việc hành chính nhà nước ở những vùng đất vừa được giải phóng. Bên cạnh đó, Quân đội nhân dân Ba Lan cũng được thành lập dựa trên cơ sở Tập đoàn quân Ba Lan 1 từ Liên Xô về và các đơn vị hoạt động bí mật trong nước của quân đội "Armia Ljudowa" thuộc các lực lượng cánh tả. Trong giai đoạn mở rộng của chiến dịch, quân đội Liên Xô đã bị thiệt hại nặng khi cố gắng vượt sông Wisla. Mặc dù họ đã chiếm được một số đầu cầu quan trọng nhưng không còn đủ sức mạnh để tiếp tục triển khai tấn công. Phán đoán đúng ý đồ của Bộ tư lệnh Phương diện quân Byelorussia 1, quân đội Đức Quốc xã đã điều đến khu vực phía bắc, phía nam và nội đô Warszawa nhiều binh đoàn mạnh, trong đó có 5 sư đoàn xe tăng rút từ các khu vực mặt trận chưa bị tấn công và từ trong vùng quân Đức chiếm đóng. Với các sư đoàn này, quân Đức đã phục hồi được sức mạnh của Cụm tập đoàn quân Trung tâm và tạo thành một tuyến phòng thủ cứng rắn dọc theo các con sông Wisla và Narev, phong tỏa các căn cứ đầu cầu của quân đội Liên Xô và đánh lui nhiều cuộc đột kích vượt sông Wisla của họ tại khu vực Praga-Warszawa. Chỉ trong tháng 8 năm 1944, Phương diện quân Byelorussia 1 đã có 114.400 thương vong, trong đó có 23.483 người thiệt mạng. Trong các trận đánh tại khu vực Wolomin từ ngày 20 tháng 7 đến ngày 8 tháng 8, Tập đoàn quân xe tăng 2 (Liên Xô) đã gánh chịu thiệt hại 991 người chết, 2.852 người bị thương, 442 người mất tích; thiệt hại về vũ khí gồm 155 xe tăng T-34, 48 xe tăng M4-A2, 4 xe tăng IS-2, 3 xe tăng MK-9, 18 pháo tự hành SU-85, 15 pháo tự hành SU-76, 1 pháo tự hành SU-57, 11 xe bọc thép các loại, 102 mô tô, 82 ô tô, 36 pháo chống tăng, 11 súng cối, 26 đại liên, 58 trung liên. Sau 63 ngày đêm chiến đấu, cuộc khởi nghĩa Warszawa đã kết thúc trong bi kịch bởi sự phản bội của tướng Tadeusz Bur-Komorowski. Hơn 200.000 binh lính và thường dân Ba Lan ở Warszawa bị giết. Hơn nửa triệu bị đày đi các trại tập trung ở phía tây Ba Lan và trong nước Đức. Khu Do Thái tại Warszawa bị xóa sổ. 85% nhà cửa ở Warszawa bị quân Đức phá hủy bằng bom, đạn pháo và thuốc nổ. Từ một thành phố có 1,3 triệu dân trước chiến tranh, đến ngày 17 tháng 1 năm 1945, ngày Warszawa được quân đội Liên Xô và Tập đoàn quân Ba Lan 1 giải phóng, dân số thành phố chỉ còn lại 160.000 người. Nhiều khu phố hầu như trống rỗng. Đánh giá. Về các hoạt động quân sự của Liên Xô và Đức Quốc xã. Tại giai đoạn đầu của chiến dịch, Phương diện quân Byelorussia 1 đã hoàn thành nhiệm vụ được giao. Với hai mũi tấn công theo đúng ý tưởng trước đây, tướng K. K. Rokossovsky đã hoàn thành hai mục tiêu trong một chiến dịch, giải phóng Brest. Nơi bắt đầu cuộc Chiến tranh Xô-Đức tại Byelorussia và tiến vào Lyublin, thành phố lớn đầu tiên của Ba Lan được giải phóng trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Ngay sau khi đưa quân đội Liên Xô tiến đến biên giới quốc gia (1939), ông được Xô Viết tối cao Liên Xô ra quyết định phong cấp hàm Nguyên soái Liên Xô. Tại giai đoạn sau của chiến dịch đã phát sinh nhiều yếu tố mới phá vỡ các kế hoạch quân sự của Phương diện quân Byelorussia 1. Mặc dù các nhân viên tình báo quân sự của Liên Xô hoạt động tại London cũng như tình báo mặt trận của Phương diện quân Byelorussia 1 nắm được khả năng về một cuộc nổi dậy tại Warszawa; nhưng cũng như người Đức, người Nga hoàn toàn bất ngờ về thời điểm nổ ra cuộc nổi dậy cũng như quy mô của nó trong khi quân đội Liên Xô chỉ giới hạn nhiệm vụ đến chiều sâu tiếp cận sông Wisla và chưa sẵn sàng để tấn công Warszawa. Việc để cho Tập đoàn quân xe tăng 2 trong tình trạng đã suy yếu sau các trận đánh dài ngày mạo hiểm tấn công lên Wolomin trong khi các tập đoàn quân bộ binh ở cả cánh phải, cánh trái (các tập đoàn quân 47, 48, 65 và Tập đoàn quân Ba Lan 1) và lực lượng hậu cần, kỹ thuật của Phương diện quân Byelorussia 1 còn tụt lại phía sau là một sai lầm chiến thuật của nguyên soái K. K. Rokossovsky. Mất sức chiến đấu sau các trận đánh phòng ngự ngoài dự kiến, Tập đoàn quân xe tăng 2 (Liên Xô) đã bị thiệt hại nặng và không thể tiếp cận sông Wisla tại khu vực Warshawa trong tháng 8 năm 1944. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến các kế hoạch tấn công tiếp theo của Phương diện quân Byelorussia 1. Quân đội Đức Quốc xã đã có một sách lược hợp lý để vừa đối phó với cuộc tấn công của quân đội Liên Xô, vừa đối phó với cuộc khởi nghĩa tại Warszawa. Trong đó, quân đội gồm các sư đoàn xe tăng đủ sức chiến đấu được đưa qua sông Wisla để chặn đà tấn công của quân đội Liên Xô từ khi họ còn cách sông Wisla vài chục km. Việc đàn áp cuộc khởi nghĩa Warshawa được giao cho lực lượng SS và các lực lượng cảnh sát, hiến binh và quân lê dương. Mục tiêu chính của tướng Walter Model và Bộ chỉ huy Cụm tập đoàn quân trung tâm (Đức) không phải là mở trận đánh tiêu diệt lớn đối quân đội Liên Xô ở phía đông sông Wisla mà là giành lấy thời gian để phá các cây cầu, củng cố phòng tuyến trên sông Wisla, đồng thời phong tỏa hai đầu cầu của quân đội Liên Xô tại các khu vực Magnuszew - Puławy ở phía nam Warshawa và Pułtusk - Serock ở phía Bắn Warshawa và họ đã đạt được mục tiêu đó. Mũi nhọn đột kích chủ yếu của Phương diện quân Byelorussyia 1 là Tập đoàn quân xe tăng 2 bị thiệt hại nặng, các tập đoàn quân cận vệ 8 và 65 không thể mạo hiểm triển khai tấn công từ hai đầu cầu Bắc và Nam Warshawa bởi phía trước họ là các binh đoàn xe tăng rất mạnh của quân Đức. Ngoài ra, còn phải kể đến lợi thế tự nhiên của quân Đức là tuyến sông Wisla, một trong các con sông lớn ở Đông Âu. Cũng như tại tuyến sông Dniepr cách đó gần một năm, quân đội Liên Xô đã không thể vượt sông Wisla trong hành tiến và buộc phải mất thêm ba tháng để chuẩn bị kỹ lưỡng cho các cuộc tấn công vượt sông trong Chiến dịch Wisla-Oder sau này. Về cuộc khởi nghĩa Warszawa. Nếu như các hoạt động quân sự của Quân đội Liên Xô và Quân đội Đức Quốc xã được xem xét một cách bình thường theo tiến trình sụp đổ của quân đội Đức Quốc xã thì các diễn biến trong hoạt động của quân đội Liên Xô cũng như Anh và Hoa Kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Warszawa đã gây nhiều tranh cãi liên miên trong giới sử gia, giới chính trị và cả giới báo chí tuyên truyền của các bên từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Một luồng ý kiến cho rằng phía Liên Xô không muốn giúp đỡ cuộc khởi nghĩa của "Armia Krajowa" vì các thành viên chỉ huy lực lượng này ủng hộ chính phủ lưu vong Ba Lan và có nhiều chính sách đi ngược lại quyền lợi của Liên Xô. Việc "Armia Krajowa" suy yếu sẽ có lợi cho vị thế chính trị của Ủy ban Giải phóng Dân tộc Ba Lan, một tổ chức yêu nước Ba Lan do Liên Xô ủng hộ và thành lập. Steven Zaloga đã nhận xét rằng thái độ bất bình của các nước Phương Tây về sự kiện tại Warszawa là một mầm mống dẫn đến cuộc Chiến tranh Lạnh. Nhà phân tích chiến lược Hoa Kỳ A. J. P. Taylor cũng có chung nhận xét này. Một số tác giả khác, trong đó có David Glantz, đại tá, nhà sử học quân sự Hoa Kỳ và Adam Borkevich, nguyên đại tá trong quân đội Ljudowa đã chỉ ra rằng, xét về mặt thuần túy quân sự, việc tổ chức tấn công vào Warszawa trong thời gian này là lợi bất cập hại. Các cuộc phản kích quyết liệt của quân Đức đủ để ngăn chặn đà tấn công của quân đội Liên Xô ít nhất là cho đến giữa tháng 9 và vì vậy tổ chức tấn công vào Warszawa sẽ đi kèm với các hoạt động chuyển quân quy mô lớn và phức tạp từ Magnuszew, sông Bug, sông Narew tới Warszawa cũng như những thiệt hại to lớn trong việc tấn công thành phố này, trong khi giá trị về chiến thuật, chiến lược của Warszawa tỏ ra không đáng kể cho các cuộc tấn công về sau. Bản thân Glantz đã nhìn nhận rằng, trên thực tế quân đội Liên Xô cũng có thành ý trong việc giúp đỡ các hoạt động kháng chiến của lực lượng du kích Ba Lan. Nhà sử học Anh, Huân tước Liddel Basil Henry Hart nhận xét: Thượng tướng Đức Quốc xã Kurt Von Tippelskirch xác nhận: Nhà phân tích chiến lược Hoa Kỳ A. J. P. Taylor cho rằng: Nhà sử học Anh Richard Overy trong cuốn "Cuộc chiến của nước Nga" (London, 1998) nhận định: Cuối những năm 1980, các tài liệu được giải mật của Bộ Quốc phòng Anh đã cung cấp thêm bằng chứng cho thấy Moskva không hề được báo trước về về cuộc khởi nghĩa Warszawa. Trong báo cáo của Ủy ban tình báo Bộ Tổng tham mưu quân đội Anh đề ngày 31 tháng 7, một ngày trước khi nổ ra cuộc khởi nghĩa, có đoạn viết: Ảnh hưởng. Chiến dịch Lublin-Brest là chiến dịch cuối cùng trong chuỗi chiến dịch giải phóng Byelorussia mang mật danh "Bagration". Hoạt động quân sự này đã có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình chính trị của các nước Đông Âu mà trực tiếp là Ba Lan; ảnh hưởng đến một số quan hệ của các nước đồng minh chống phát xít, chủ yếu là quan hệ Anh, Mỹ và Liên Xô; ảnh hưởng đến nội trị của nước Đức và các nước còn do quân đội Đức Quốc xã kiểm soát. Đối với Ba Lan, cuộc tấn công của quân đội Liên Xô đã tạo cho các lực lượng cánh tả Ba Lan một chỗ dựa vững chắc về quân sự và chính trị để làm đối trọng với các lực lượng cánh hữu có Chính phủ lưu vong ở London. Cách xử lý vấn đề Ba Lan của Moskva khác với cách xử lý của London. Ít nhất thì về hình thức chính trị, Moskva giữ đúng nguyên tắc tôn trọng quyền dân tộc tự quyết. Liên Xô không cho phép thành lập một chính phủ cánh tả Ba Lan ở Moskva nhưng họ lại giúp những người cánh tả Ba Lan ở Liên Xô lập ra quân đội của mình, giúp phát triển và trang bị cho quân đội này tương đương với một tập đoàn quân của Liên Xô. Trong chỉ huy chiến đấu, Liên Xô tuân thủ nguyên tắc phối hợp tác chiến như phối hợp với các đồng minh chống phát xít đã được các tổng tư lệnh quân đội của ba nước lớn Anh, Mỹ và Liên Xô thỏa thuận. Tuy nhiên, cho đến gần 70 năm sau, những phản ứng của Liên Xô đối với cuộc khởi nghĩa Warszawa vẫn bị đánh giá là tiêu cực, thậm chí là bỏ mặc những người khởi nghĩa; trong khi trên thực tế, tình hình quân sự và tương quan lực lượng Xô-Đức trên hướng này diễn biến bất lợi cho quân đội Liên Xô khiến cho Phương diện quân Byelorussia 1 không thể có những hành động tích cực hơn. Đối với Phần Lan, mặc dù chỉ có ảnh hưởng gián tiếp nhưng kết quả chiến dịch Lublin-Brest nói riêng và Chiến dịch Bagration nói chung cùng với hai đòn tấn công của quân đội Liên Xô tại Vyborg và Petrozavodsk đã buộc Phần Lan phải xem xét lại chính sách đối với Liên Xô. Ngày 15 tháng 9, Chính phủ Phần Lan tuyên bố chấm dứt liên minh với nước Đức Quốc xã và rút khỏi cuộc chiến với Liên Xô. Đối với nước Đức Quốc xã thì Đông Phổ, phần lãnh thổ phía đông của nó đã bị uy hiếp trực tiếp. Mặc dù Bổng tư lệnh quân đội Đức Quốc xã đã điều đến tuyến sông Wisla và sông Narev nhiều sư đoàn mới nhưng quân đội Đức Quốc xã chỉ ổn định được tuyến phòng ngự đến cuối năm 1944. Đầu năm 1945, cả ba phương diện quân Byelorussia và Phương diện quân Pribaltic 1 của quân đội Liên Xô tiếp tục tấn công, đẩy lùi quân Đức đến tuyến sông Oder-Nice, tuyến phòng thủ cuối cùng trước Berlin.
1
null
Im Soo-jung, hay còn được gọi là Im Soo-jeong, hoặc Im Su-jeong (sinh ngày 11 tháng 07 năm 1979) là một nữ diễn viên, người Hàn Quốc. Sự nghiệp. Năm 2003, Thành công lớn bước đầu của một nữ diễn viên trẻ đã đến với Soo-Jung khi cô lần lượt đạt được 5 giải Nữ Diễn viên Mới Xuất Sắc (Best New Actress) của 5 liên hoan phim khác nhau với bộ phim " A Tale of Two Sisters (2003)". Năm 2004, sự nghiệp diễn xuất của Soo-jung đã bước sang một ngưỡng cửa mới với vai diễn "Song Eun Chae" trong "Xin Lỗi, Anh Yêu Em" (cùng với nam diễn viên So Ji-Sub),bộ phim nhanh chóng tạo nên cơn sốt trên khắp châu Á và nhiều nước trên thế giới, Soo-Jung chính thức trở thành một ngôi sao, cùng với bộ phim, cô đã nhận được rất nhiều giải thưởng lớn tại liên hoan phim KBS Drama Awards 2004. Sự ngây thơ, trong sáng của cô là tiền đề để Soo-Jung tiếp tục đảm nhiệm vai nữ chính trong " Người Điên Yêu" (I'm A Cyborg, But That's Ok) (2006), cùng với ca sĩ- diễn viên Bi-Rain... Với nhan sắc nhỏ hơn tuổi của cô rất nhiều nên phần lớn những bộ phim mà Soo-Jung đóng hầu hết là vai dưới tuổi 20. Những năm gần đây Soo-Jung đã bắt đầu đóng những bộ phim "người lớn" hơn như: Sad Movie (2005), Happiness (2007), Come Rain, Come Shine (2011)...và mới đây nhất là bộ phim All About My Wife (2012),sẽ chính thức ra rạp trong năm. Liên kết ngoài. __LUÔN_MỤC_LỤC__ __CHỈ_MỤC__
1
null
Bão Sandylà một cơn bão nhiệt đới lớn cuối mùa đã ảnh hưởng đến Jamaica, Cuba, Bahamas, Haiti và Florida, và đe dọa bờ biển phía Đông của Hoa Kỳ và Đông Canada trong năm đó. Lịch sử khí tượng. Là cơn bão số 18, và cơn bão thứ 10 của mùa bão Đại Tây Dương năm 2012, Sandy đã phát triển từ một sóng nhiệt đới kéo dài ở vùng biển phía tây vùng biển Caribbean vào ngày 22 tháng 10. Nó nhanh chóng được tăng cường sau khi trở thành một áp thấp nhiệt đới và được nâng cấp lên một cơn bão nhiệt đới sáu giờ sau đó. Sandy di chuyển chậm về phía bắc về phía Đại Antilles và từng bước củng cố. Ngày 24 tháng 10, Sandy đã được nâng cấp lên một cơn bão, ngay trước khi bão đổ bộ vào ở Jamaica. Khi di chuyển về phía bắc, Sandy lại quay ra vùng nước và đổ bộ vào đất liền thứ hai của nó ở Cuba trong những giờ sáng sớm ngày 25 tháng 10 thành cơn bão cấp 2. Trong buổi tối ngày 25 tháng 10, Sandy suy yếu 1 thành bão cấp 1 và đi về hướng bắc qua Bahamas trong những giờ đầu của ngày 26 tháng 10. Ít nhất 68 người đã thiệt mạng trên khắp vùng biển Caribbean, Bahamas, và Hoa Kỳ. Trong một thời gian ngắn Sandy suy yếu thành bão nhiệt đới trong những giờ sáng sớm ngày 27 tháng 10, sau đó mạnh trở lại thành bão cấp 1 cuối buổi sáng hôm đó và vẫn còn đó sức mạnh qua sáng ngày 28 tháng 10. Ảnh hưởng. Ảnh hưởng của bão Sandy đối với Hoa Kỳ gây ảnh hưởng ít nhất 22 tiểu bang, kéo dài từ Florida đến New England với gió bão nhiệt đới kéo dài đến nay nội địa và tuyết núi ở Tây Virginia. Ngày 29 tháng 10, cơn bão này đã đổ bộ vào bờ đông Hoa Kỳ, mang theo mưa to và gió lớn. Nước biển đã len lỏi vào giữa những khu nhà chọc trời của Thành phố New York, gây ngập các hầm đường bộ, khiến 200 bệnh nhân ở bệnh viện thành phố phải sơ tán. Hệ thống tàu điện ngầm Thành phố New York bị thiệt hại do thiên tai gây ra lớn nhất kể từ khi hoạt động đến nay. Nhà máy điện hạt nhân ở New Jersey bị ngập, trong khi một vụ nổ xảy ra ở nhà máy điện Con Edison ở New York khiến hàng trăm nghìn hộ gia đình và cơ sở kinh doanh bị mất điện. Thành phố New York ngập sâu trong nước bão Sandy đổ bộ, mang những con sóng lớn tràn vào bờ. Tập đoàn Exelon vừa tuyên bố tình trạng "báo động" đối với nhà máy điện hạt nhân New Jersey Oyster Creek do mức nước ngập trong nhà máy cao hơn 2 m. Tập đoàn này cảnh báo rằng nếu mực nước dâng cao hơn nữa, nhà máy điện lâu đời nhất nước Mỹ sẽ phải sử dụng nguồn nước khẩn cấp để làm nguội các thanh urani. Nhà máy phát điện Con Edison ở phía đông quận Manhattan, New York phát nổ vào ngày 29 tháng 10 trong cơn bão Sandy, làm hàng chục nghìn hộ dân và doanh nghiệp mất điện, có thể sẽ mất một tuần để sửa chữa và khôi phục hệ thống. Siêu bão Sandy là cơn bão mạnh nhất tấn công Hoa Kỳ trong vòng 100 năm qua, gây mưa lớn, ngập lụt trên một khu vực trải dài khoảng 1.290 km với 50 triệu dân, trong đó 7,4 triệu gia đình, cơ quan và doanh nghiệp phải chịu cảnh mất điện, 1 triệu người phải sơ tán. Sở giao dịch chứng khoán New York phải đóng cửa ngày 30 tháng 10 năm 2012. Đây là lần đầu tiên sàn này phải đóng cửa hai ngày liên tiếp do thời tiết, kể từ năm 1888. Ngày 30-10, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã tuyên bố tình trạng thảm họa lớn ở tiểu bang New York. Trước đó, Tổng thống Hoa Kỳ cũng đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở các tiểu bang Massachusetts, Connecticut, đảo Rhode, tiểu bang New York, New Jersey và Pennsylvania Ít nhất người ta đã xác nhận có 119 người chết khắp Bahamas, Caribbean, Canada, và Hoa Kỳ, do bão gây ra.
1
null
Network switching subsystem (NSS) (hoặc GSM core network) GMSC (Gateway Mobile Switching Center).: Để thiết lập một cuộc gọi phải định tuyến đến tổng đài mà không cần biết vị trí hiện thời của thuê bao. GMSC có nhiệm vụ lấy thông tin về vị trí của thuê bao và định tuyến cuộc gọi đến tổng đài đang quản lý thuê bao ở thời điểm hiện thời. GMSC có giao diện báo hiệu số 7 để có thể tương tác với các phần tử khác của hệ thống chuyển mạch. nó như là phần tử trung gian để nối tổng đài di động MSC đến các mạng PSTN, PLMN, ISDN
1
null
Quảng trường Tartini (tiếng Slovenia: "Tartinijev trg", tiếng Ý: "Piazza Tartini") là quảng trường chính và lớn nhất ở Piran, Slovenia. Nó được đặt tên theo nhạc công violon và nhà soạn nhạc Giuseppe Tartini, người có tượng đài được dựng năm 1896. = Lịch sử == Quảng trường này đã từng là một bến tàu bên trong cho các tàu nhỏ hơn chẳng hạn như các tàu thuyền đánh cá, và tọa lạc bên ngoài các bức tường thành phố đầu tiên. Trong thời Trung cổ, bến tàu đã bị bao quanh bởi các tòa nhà và cung điện quan trọng, bởi vì trong đó nó đã trở thành một địa điểm quan trọng của thị trấn. Tuy nhiên, do nước thải đã kết thúc ở đó, các quan chức đã quyết định lấp bến tàu và thiết lập một quảng trường "thực sự" ở đó vào năm 1894. Từ 1909 đến 1912 một tuyến xe điện bánh hơi đã được xây kết nối Piran đến ga xe lửa trong Lucija nơi tuyến đường sắt Parenzana đã được xây kết nối Trieste và Poreč với các đô thị khác. Sau năm 1912, xe điện bánh hơi được thay thế bằng xe điện mặt đất hiệu quả hơn và hoạt động cho đến năm 1953 khi nó đã bị bỏ. Sau khi bỏ tuyến xe điện mặt đất, người ta đã tiến hành cải tạo lớn đối với quảng trường, khi một nền hình elip được hình thành xây bằng đá trắng, được thiết kế bởi kiến trúc sư Boris Podrecca. Trong những năm gần đây đã có một số thay đổi để giảm số lượng phương tiện cá nhân trong quảng trường, ưu tiên cho hoạt động du lịch, vì vậy trong mùa chính (1 tháng bảy-1 tháng 9) xe không được phép đỗ trong quảng trường, mà phải đỗ ở bãi đậu xe của thành phố ở Fornače. Ngoài ra còn có một tuyến mini-buýt chạy từ Piran đến các thị trấn ven biển khác trong mùa chính.
1
null
Marrus orthocanna là một loài sứa ống sống ở biển, là một động vật sống theo quần thể gồm một tổ hợp phức tạp các zooid, một số trong đó là các polyp và một số là medusae. Loài này sinh sống ở các vùng nước Bắc Cực và cá vùng nước lạnh, bơi một cách độc lập ở giữa đại dương. Giống như tất cả các loài siphonophore khác, "Marrus orthocanna" là một quần thể gồm một số zooid chuyên biệt nối với nhau bằng một cuống dài. "Marrus orthocanna" hiện diện ở vùng biển ở vùng mesopelagic của Bắc Băng Dương, tây bắc Thái Bình Dương, Biển Bering, Biển Okhotsk, bắc Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Nó được tìm thấy ở độ sâu giữa . Độ sâu nhất quan sát được là vào khoảng . Tại độ sâu này nhiệt độ khoảng , khó có ánh sáng xâm nhập tới từ mặt nước và quan sát của con người bị hạn chế như những gì nhìn từ tàu ngầm. "Marrus orthocanna" có thể dài vài mét. Tất cả cơ thể xếp đều theo một dây trụ. Ở đầu là một phao nổi, giống như một túi phao chứa khí có màu cam. Phần sau cùng là các chuông bơi trong suốt có màu đỏ. Các cấu tạo dạng chuông này giúp chúng di chuyển. Khi chúng co lại, nước bị phóng ra ngoài theo các cơ thể tạo lực đẩy. Sự phối hợp nhịp nhà việc có bóp này giúp chúng dễ dàng di chuyển tới, lui vè sang ngang. Dọc theo các dây trụ là các cơ thể dinh dưỡng và sinh sản.
1
null
Tống Đinh công (chữ Hán: 宋丁公), tên thật là Tử Thân (子申), là vị vua thứ tư của nước Tống – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Tử Thân là con của Tống công Kê – vua thứ 3 nước Tống. Sau khi Tống công Kê mất, Tử Thân lên nối ngôi, tức là Tống Đinh công. Sử ký không ghi chép sự kiện xảy ra liên quan tới nước Tống trong thời gian ông làm vua. Sau này không rõ Tống Đinh công mất năm nào. Con ông là Tử Cộng lên nối ngôi, tức là Tống Mẫn công.
1
null
Xin Lỗi, Anh Yêu Em "()" là 1 bộ phim truyền hình Hàn Quốc của kênh KBS. Diễn viên đóng chính của phim là So Ji-sub và Im Soo-Jung, bài hát chính của phim: "Snow Flower" bởi Park Hyo-shin. Ca khúc được công chúng đón nhận nồng nhiệt vì góp phần không nhỏ tới thành công của bộ phim. Tóm tắt nội dung. Cha Moo Hyuk bị cha mẹ bỏ rơi khi vừa mới lọt lòng, anh được nuôi dưỡng tại cô nhi viện, năm lên 2 tuổi anh được cặp vợ chồng người Úc nhận nuôi dưỡng. Nhưng số phận Moo Hyuk chưa dừng ở đó, một thời gian sau ngày được nhận nuôi, anh bị ngược đãi và bắt đầu cuộc sống của một kẻ du đãng, nay đây mai đó với "nghề" cướp giật, bảo kê... đủ thứ. Choi Yoon là một ca sĩ nổi tiếng của Hàn Quốc, anh có nhân viên phục trang là Song Eun Chae. Trong một lần lưu diễn ở Úc, giữa anh và Eun Chae có chút mâu thuẫn và Eun Chae quyết định bỏ về nước trước khi anh lưu diễn xong. Nhưng thật không may cho Eun Chae là cô đã bị 1 toán lang thang giống như Moo Hyuk cướp toàn bộ hành lý và giấy tờ. Và định mệnh đã cho 2 người gặp nhau trong 1 hoàn cảnh không thể đẹp hơn, ban đầu Moo Hyuk định lừa bán Eun Chae để kiếm tiền nhưng anh đã kịp nhận ra Eun Chae là 1 cô bé rất đáng thương và tội nghiệp... anh dắt Eun Chae ngủ dưới gầm cầu, nơi mà sau này trở thành 1 ký ức đẹp của 2 người... Sáng hôm sau khi Eun Chae tỉnh dậy thì đã thấy hành lý của mình như chưa hề bị cướp... Về phần Moo Hyuk, sau khi giúp đỡ cho Eun Chae anh đã tham gia lễ cưới của cô người yêu cũ (đã bỏ anh để chạy theo đồng tiền), và bi kịch đã xảy ra khi Moo Hyuk vô tình bị trúng 2 phát đạn vào đầu khi anh cố gắng cứu cô người yêu phản bội thoát khỏi bàn tay kẻ sát nhân. Cứu được mạng sống của anh đã là một kỳ tích nhưng trớ trêu thay, vẫn còn sót 1 viên đạn trong đầu anh mà bác sĩ không thể lấy ra được. Cuộc sống của Moo Hyuk như chuyển sang 1 trang mới khi anh chỉ còn được sống không đến 1 năm, viên đạn trong đầu có thể lấy mạng anh bất cứ lúc nào. Biết mình không còn sống được lâu, Moo Hyuk quyết định trở về quê hương Hàn Quốc để tìm lại người mẹ ruột đã bỏ rơi mình (mà theo anh nghĩ là vì kinh tế khó khăn nên mới làm như thế). Nhưng sự thật quá vô tình khi anh tìm lại được người chị sinh đôi của mình đang bị bệnh tâm thần và phát hiện ra người mẹ mà anh đang tìm kiếm là diễn viên nổi tiếng Audrey cùng cậu con trai Choi yoon đang sống trong vinh hoa phú quý. Cảm giác bị bỏ rơi không có lý do khiến cho Moo Hyuk quyết định trả thù 2 người. Và cũng từ ngày đó Moo Hyuk đã gặp lại Eun Chae, những tưởng tình cảm của 2 người chỉ là mơ hồ, nào ngờ nó dần sâu sắc và mạnh mẽ... rồi hàng loạt những biến cố đã xảy ra... Khi tình yêu của Moo Hyuk và Eun Chae đang sâu đậm cũng là lúc viên đạn trong đầu hành hạ anh, biết cái chết đã đến rất gần Moo Hyuk quyết định tránh xa Eun Chae. Nhưng anh đã lầm, tình yêu mà Eun Chae dành cho anh cũng lớn lao không kém gì tình cảm của anh dành cho cô, 2 người tìm đến nhau trong nước mắt. Nỗi đau chồng chất nỗi đau khi anh biết được rằng mẹ Oh Deri không hề bỏ rơi mình mà chính cha của Eun Chae đã làm điều đó. Nhưng đã quá muộn, Moo Hyuk quyết định ra đi trong im lặng mà không hề cho mẹ ruột của mình biết. Và một lần nữa anh đã trốn tránh Eun Chae để tìm đến cái chết trong sự cô độc. Trước khi ra đi Moo Hyuk đã gọi điện cho Eun Chae thì thầm 1 câu mà khiến cho người xem không khỏi rơi nước mắt đó là:"Xin Lỗi, Anh Yêu Em!" Sau khi chết, Moo Hyuk đã hiến tặng trái tim của mình cho Choi Yoon, và anh này đã trở lại với cuộc sống bình thường. Những tưởng cái chết của Moo Hyuk đã là kết thúc, nào ngờ người xem lại thêm 1 lần nữa ngẹn ngào khi Song Eun Chae trở lại nước Úc, nơi 2 người có những kỷ niệm đẹp ban đầu rồi tìm đến bên phần mộ của Moo Hyuk, phần mộ không có tên người chết mà chỉ có dòng chữ "Xin Lỗi, Anh Yêu Em". Eun Chae nằm xuống nơi phần mộ người yêu của mình, từ từ nhắm mắt bên cạnh lọ thuốc độc, môi vẫn mỉm cười vì cô biết sẽ được gặp lại anh trên thiên đường... Đây rõ ràng là hình phạt nặng nề nhất với cha của Eun Chae khi đón nhận cái chết của con gái mình. Đánh giá. Đây là một bộ phim mang đậm tính nhân văn sâu sắc xen lẫn chuyện tình yêu cảm động đặc trưng của Á Đông. Ngay sau khi phát hành bộ phim trở thành cơn lốc quét qua hàng loạt nước châu Á và trên thế giới từ những bản nhạc đến phong cách ăn mặc trong phim. Dàn diễn viên trẻ tuổi, diễn xuất xuất sắc cũng như nội dung sâu lắng đã mang về cho bộ phim hàng loạt giải thưởng quan trọng trong năm cho phim truyền hình. Số lượt rating (đánh giá). "Nguồn: TNSMK Media Korea"
1
null
Cúp Hoà bình Philippines 2012 lần đầu được diễn ra, là giải bóng đá quốc tế tứ hùng được tổ chức bởi Liên đoàn bóng đá Philippines (PFF). Giải được dự kiến tổ chức từ 12–16 tháng 10 nhưng PFF đã tổ chức giải sớm hơn dự kiến từ 25–29 tháng 9 để tạo điều kiện cho đội bóng địa phương Loyola Meralco Sparks tham dự Cúp Singapore 2012. Giải đấu lẽ ra là Long Teng Cup hàng năm lần ba, tuy nhiên, các nhà tổ chức, Liên đoàn bóng đá Trung Hoa Đài Bắc (CTFA), muốn tổ chức giải 2012 và đề nghị PFF làm chủ nhà. Sau đó PFF đổi tên giải thành Paulino Alcántara Cup, theo tên của cầu thủ bóng đá huyền thoại người Tây Ban Nha sinh ra tại Philippines người chơi cho Barcelona. Giải một lần nữa được đổi tên thành Cúp Hoà bình Paulino Alcántara và cuối cùng giải mang tên Cúp Hoà bình Philippine do Ủy ban Thể thao Philippine cơ quan quản lý Sân vận động Rizal Memorial nơi diễn ra giải đấu, có một quy tắc không tổ chức sự kiện mang tên cá nhân. Tháng Chín cũng là tháng hoà bình tại Philippines và giải đấu chứng kiến sự tham gia của Văn phòng Cố vấn Tổng thống về tiến trình hoà bình của đất nước. Đội tham gia. Giải đấu được xem như là Long Teng Cup lần thứ ba. Có 4 đội tuyển tham gia là: Kết quả. "Thời gian thi đấu tính theo giờ địa phương ."
1
null
Balkanabat (Балканабат, بلخان آباد), tên cũ là Nebit Dag, là một thành phố ở phía tây Turkmenistan, thủ phủ tỉnh Balkan. Thành phố nằm trên khu vực có độ cao 17 mét, cách 400 km từ thủ đô Ashgabat. Đến thời điểm năm 2006, thành phố có dân số ước tính 87.822 người. Balkanabat nằm dưới chân của dãy núi Daglary Balkan. Balkanabat cách khoảng bốn giờ đi xe taxi về phía tây Ashgabat và hai giờ đi xe taxi về phía đông của thành phố cảng Turkmenbashi. Khí hậu. Balkanabat có khí hậu sa mạc lạnh ("BWk") theo phân loại khí hậu Köppen. Thể thao. Thành phố có sân vận động Toplumy với sức chứa 10.000 chỗ ngồi. Đội chủ sân Toplumy là Nebitçi, hiện đang thi đấu ở giải bóng đá cao nhất Turkmenistan.
1
null
Shiki 3 13mm (三式十三粍固定機銃, さんしきじゅうさんみりこていきじゅう) là loại súng máy hạng nặng gắn trên các máy bay của lực lượng hải quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ hai. Thiết kế. Shiki 3 được phát triển dựa trên khẩu Browning M2 nên nó có cách hoạt động khá giống loại súng này với cơ chế nạp đạn bằng độ giật lùi nòng ngắn và bắn với bolt đóng nhưng sử dụng loại đạn 13.2mm×99mm. Khi bắn nòng và cả bộ khóa nòng của súng sẽ lùi về phía sau để hấp thụ độ giật cho việc nạp viên đạn mới. Nòng súng sẽ chỉ di chuyển một đoạn ngắn để truyền động năng cho bộ khóa nòng sau đó nó sẽ được đẩy về vị trí cũ còn bộ khóa nòng vẫn sẽ di chuyển về phía sau để kéo vỏ đạn cũ ra khỏi khoang chứa đạn và nhả ra ngoài, sau đó viên đạn mới sẽ được đưa lên thế chỗ và bộ khóa nòng sẽ được đẩy lên phía trước trở về chỗ cũ để nạp viên đạn vào khoang chứa đạn chuẩn bị bắn. Với loại đạn 13.2mm×99mm, đặc tính đạn đạo của súng được đánh giá là tốt. Với sơ tốc đầu nòng là 790 m/s và tốc độ bắn bình thường là 800 viên/phút. Còn khi gắn trên các máy bay thì để đồng bộ hóa với cánh quạt tốc độ bắn của súng được điều chỉnh trong khoảng từ 600 – 700 viên/phút. Súng thường được sử dụng ở độ cao 5000 m với tốc độ 555,6 km/h và thường được bắn khi máy bay xiên trúc xuống vì viên đạn sẽ có gia tốc cao hơn và giữ được động năng lâu hơn khi kết hợp với chính trọng lượng vốn khá lớn của mình. Có ba loại đạn đặc biệt ngoài đạn thường được sử dụng cho súng là đạn phát sáng, đạn cháy và đạn xuyên giáp.
1
null
Türkmenbaşy tên cũ là Krasnovodsk () và Kyzyl-Su, là một thành phố ở Turkmenistan, tỉnh Balkan. Thành phố nằm bên Biển Caspi, nằm ở khu vực có độ cao 27 mét. Dân số năm 2004 khoảng 86.800 người, phần lớn là người Nga và Azeri. Là một trạm cuối của tuyến đường sắt xuyên Caspi, thành phố đã từng là một trung tâm vận tải quan trọng. Khí hậu. Türkmenbaşy có khí hậu sa mạc lạnh ("BWk" theo phân loại khí hậu Köppen), với mùa hè nóng bức và mùa đông lạnh giá. Nhiệt độ trung bình là 3 °C vào tháng 1 và 28 °C vào tháng 7. Lượng mưa trung bình hàng năm là 125 mm (5 in). Thể thao. Thành phố có sân vận động Şagadam với sức chứa 5.000 chỗ ngồi. Đội chủ sân là câu lạc bộ cùng tên, hiện đang thi đấu ở giải bóng đá cao nhất Turkmenistan. Vào năm 2004, Türkmenbaşy đã đăng cai giải lướt ván quốc tế do PWA tổ chức.
1
null
Máy in thẻ là một máy in để bàn điện tử với nhiệm vụ in ấn và cá nhân hoá thẻ nhựa. Trong việc in thẻ cá nhân, chúng được tiêu chuẩn hóa. Kích thước thẻ thường là 85,60 x 53,98 mm, tiêu chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ISO / IEC 7810 ID-1. Định dạng này cũng được sử dụng trong thẻ ATM, thẻ điện thoại, vé điện tử, CMTND và thẻ bảo hiểm y tế. Các thẻ này cũng được biết tới như thẻ ngân hàng... Máy in thẻ được kiểm soát bởi các trình điều khiển máy in tương ứng hoặc bằng các phương tiện của một ngôn ngữ lập trình cụ thể. Quá trình. Các máy in thẻ sử dụng một nguyên tắc như nhau: thẻ nhựa được thông qua cho vào một đầu in nhiệt cùng một lúc như một dải ruy băng có màu. Màu sắc từ băng được chuyển vào thẻ thông qua nhiệt từ đầu in. Việc thực hiện tiêu chuẩn cho in thẻ là 300 dpi (300 chấm trên mỗi inch, tương đương 11,8 chấm trên mỗi mm). Có các quy trình in ấn khác nhau, chúng khác nhau về chi tiết: Truyền nhiệt. Chủ yếu được sử dụng để cá nhân hoá thẻ nhựa in sẵn trong đơn sắc. Màu sắc được "chuyển giao" từ ribbon màu (đơn sắc) vào thẻ. Nhuộm thăng hoa. Quá trình này sử dụng bốn tấm màu sắc theo các ribbon màu CMYK. Thẻ được in đi theo đầu in nhiều lần mỗi lần với bảng điều khiển băng tương ứng. Mỗi màu sắc trong lần lượt là khuếch tán (thăng hoa) trực tiếp lên thẻ. Vì vậy, nó có thể tạo ra một màu có độ sâu cao (lên đến 16 triệu màu) trên một thẻ. Sau đó một lớp phủ trong suốt (O) còn được biết đến như một lớp phủ ngoài (T) được đặt trên thẻ để bảo vệ nó khỏi hao mòn cơ khí và để làm cho khả năng chống tia UV in hình ảnh. Công nghệ đảo ngược hình ảnh. Các tiêu chuẩn cho các ứng dụng thẻ bảo mật cao sử dụng liên lạc và thẻ chip thông minh không tiếp xúc. Công nghệ in hình ảnh lên mặt dưới của một bộ phim đặc biệt qua bề mặt của thẻ thông qua nhiệt và áp suất. Vì quá trình này chuyển thuốc nhuộm và nhựa trực tiếp vào một bộ phim trơn tru, linh hoạt, đầu in không bao giờ tiếp xúc với bề mặt thẻ riêng của mình. Như vậy, sự gián đoạn bề mặt thẻ như chip thông minh, rặng núi gây ra bởi nội bộ RFID râu và các mảnh vỡ không ảnh hưởng đến chất lượng in. Thậm chí in trên các cạnh là có thể. Quá trình nhiệt in ghi lại. Ngược lại phần lớn các máy in thẻ khác, trong quá trình ghi lại thẻ không được cá nhân hoá thông qua việc sử dụng một dải ruy băng màu sắc, nhưng bằng cách kích hoạt một lá nhiệt nhạy cảm trong chính các. Các thẻ này có thể được cá nhân hoá nhiều lần, tẩy xóa và viết lại. Việc sử dụng thường xuyên nhất trong số này là chip dựa trên chứng minh học sinh, có hiệu lực thay đổi mỗi học kỳ. Tùy chọn. Bên cạnh các chức năng cơ bản của thẻ in, máy in thẻ cũng có thể đọc và mã hóa dải từ cũng như liên lạc và liên hệ với thẻ chip RFID (thẻ thông minh) tự do. Vì vậy, máy in thẻ cho phép mã hóa thẻ nhựa trực quan và hợp lý. Có sự khác biệt giữa các máy in thẻ duy nhất và hai mặt với một trạm lật tự động. Thẻ nhựa cũng có thể ép sau khi in. Thẻ nhựa được dát mỏng sau khi in để đạt được một sự gia tăng đáng kể độ bền và mức độ lớn hơn của công tác phòng chống sao chép bất hợp pháp. Ứng dụng. Cùng với việc sử dụng việc chấm công truyền thống và kiểm soát truy cập (đặc biệt với hình ảnh cá nhân), vô số ứng dụng khác đã được tìm thấy cho thẻ nhựa, ví dụ như cho khách hàng cá nhân và thẻ thành viên cho các môn thể thao bán vé và trong các hệ thống giao thông công cộng địa phương để sản xuất vé tháng, thẻ thông minh, cho việc sản xuất các trường học và chứng minh đại học cũng như cho sản xuất thẻ ID quốc gia.
1
null