text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Đường Nam Sông Hậu, còn được gọi là Quốc lộ Nam Sông Hậu hay Quốc lộ 91B là một tuyến quốc lộ dài 162 km đi qua bốn tỉnh thành Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu.
Lộ trình.
Đường Nam Sông Hậu – Quốc lộ 91B bắt đầu từ giao lộ với Quốc lộ 91 tại quận Ô Môn, Cần Thơ, đi vòng xuống phía nam sân bay Cần Thơ rồi cắt qua khu vực nội đô Cần Thơ và giao với Quốc lộ 1 (đoạn đường dẫn cầu Cần Thơ) tại nút giao IC3. Từ đây, tuyến đường tiếp tục đi gần như song song với bờ Nam sông Hậu đến cửa biển Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Sau đó, tuyến đường lại đi dọc bờ biển tỉnh Sóc Trăng sang tỉnh Bạc Liêu rồi kết thúc tại điểm giao với Quốc lộ 1 ở cửa ngõ phía bắc thành phố Bạc Liêu.
Tuyến đường đi qua các quận Ô Môn, Bình Thủy, Ninh Kiều, Cái Răng (Cần Thơ); huyện Châu Thành (Hậu Giang); các huyện Kế Sách, Long Phú, Trần Đề, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) và thành phố Bạc Liêu (Bạc Liêu).
Lịch sử.
Quốc lộ 91B được khởi công xây dựng từ năm 2000, ban đầu chỉ bao gồm đoạn đường từ quận Ô Môn đến cảng Cái Cui. Tuy nhiên dự án sau đó bị ngưng do không có mặt bằng thi công. Ngày 19 tháng 5 năm 2005, tuyến đường Nam Sông Hậu được khởi công xây dựng và Quốc lộ 91B trở thành dự án thành phần của dự án này. Công trình có tổng mức đầu tư là 3.296 tỷ đồng. Quy mô đường theo tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, mặt đường bê tông nhựa, có 39 cầu vượt và 11 nút giao.
Ngày 6 tháng 6 năm 2010, Quốc lộ 91B đoạn qua địa bàn thành phố Cần Thơ được đưa vào sử dụng và đến ngày 9 tháng 3 năm 2011, đường Nam Sông Hậu chính thức thông xe toàn tuyến.
Đến thời điểm tháng 7 năm 2011, tuyến đường này đã có nhiều đoạn ngập nước thường xuyên và nhiều đoạn hư hỏng nặng ; tai nạn giao thông xảy ra thường xuyên; tình trạng xây nhà ở, hàng quán, trồng cây lấn chiếm hành lang an toàn giao thông tại đây diễn ra tràn lan. | 1 | null |
Hành chính Việt Nam thời Pháp thuộc là hệ thống hành chính từ trung ương tới địa phương của người Pháp tại Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ từ năm 1884 đến năm 1945.
Chính quyền trung ương.
Sau các Hòa ước Harmant và Patrenôtre, nhà Nguyễn chỉ còn cai quản Trung Kỳ, Bắc Kỳ với chế độ bảo hộ dưới sự giám sát của người Pháp. Về hình thức, bộ máy triều đình Huế không thay đổi nhưng về bản chất họ chỉ là những viên chức hoạt động dưới sự lãnh đạo của người Pháp. Thỉnh thoảng họ được mở hội nghị Cơ mật viện hoặc Hội đồng thượng thư do Khâm sứ Trung kỳ chủ tọa làm tư vấn lấy lệ.
Tòa Khâm sứ Pháp có một hệ thống tổ chức hiện đại chỉ huy mọi ngành:
Những cơ quan lớn thì có các Sở phụ trách, còn cơ quan nhỏ thì nằm trong Khâm sứ bộ, coi như một phòng, có Trưởng phòng phụ trách.
Trong tòa Khâm sứ có nhiều viên Khâm sứ làm Phó (Résidence), một số người Việt được tuyển dụng vào làm Thư lại gọi là Thư ký tòa sứ (Secretaire Résidence) hoặc Chủ sự (Commis). Các Bộ của triều đình nhà Nguyễn (gọi là Nam triều) đều dưới quyền chỉ huy của các Sở hoặc phòng của Khâm sứ bộ dưới danh nghĩa "phối thuộc" hay "hội đồng".
Đầu năm 1933, Pháp giao việc học sơ cấp cho nhà Nguyễn, nên lập thêm Bộ Quốc gia Giáo dục, do Phạm Quỳnh làm Thượng thư.
Chính quyền tam Kỳ.
Bắc Kỳ - Trung Kỳ.
Năm 1867, người Pháp thiết lập chính quyền bảo hộ tại Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Tại thời điểm này Pháp bổ nhiệm chức Đại biện đóng tại Huế, phái viên ngoại giao do Chính phủ Pháp đặt ra, được xếp bậc ngang với Thượng thư triều đình nhà Nguyễn (điều 20, Hiệp ước năm 1874).
Năm 1883, Chính phủ Pháp đặt chức Tổng ủy viên Cộng hòa Pháp là người đại điện Chính quyền Pháp tại Trung Kỳ và Bắc Kỳ, đóng tại Bắc Kỳ. Sau đó một năm, Chính phủ Pháp đặt ra chức “Tổng trú sứ Trung - Bắc Kỳ” đứng đầu Chính quyền Bảo hộ, trực thuộc Bộ Ngoại giao và được bổ nhiệm theo Sắc lệnh của Tổng thống Cộng hòa Pháp, đóng tại Huế, là người thay mặt Chính phủ Pháp bên cạnh triều đình Huế để thực hiện nền “bảo hộ” tại Trung - Bắc Kỳ, thay cho Tổng ủy viên Cộng hòa Pháp (điều 5, Hiệp ước năm 1884). Dưới quyền Tổng Trú sứ là Thống sứ Bắc Kỳ và Khâm sứ Trung Kỳ có thẩm quyền do Tổng Trú sứ quy định. Khâm sứ Pháp có quyền hành rất lớn, có quyền can dự cả vào việc lập vua mới của triều đình Huế. Sau khi vua Kiến Phúc mất tháng 7/1884, triều đình tôn Hàm Nghi lên ngôi. Khâm sứ Pierre Paul Rheinart thấy Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết tự lập vua, không hỏi ý kiến đúng như đã giao kết nên gửi quân vào Huế bắt Triều đình nhà Nguyễn phải xin phép.
Ở Bắc Kỳ, theo Hiệp ước năm 1883, đứng đầu Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh lớn là Công sứ Pháp. Dưới quyền Công sứ có các viên chức người Pháp đứng đầu các tỉnh nhỏ. Công sứ người Pháp chỉ kiểm soát các quan lại người bản xứ cấp tỉnh mà không trực tiếp cai trị và có quyền thuyên chuyển quan chức người Việt đi nơi khác. Công sứ chịu trách nhiệm xét xử các vụ án dân sự, thương mại và án tiểu hình xảy ra giữa người nước ngoài với nhau hoặc giữa người Việt và người nước ngoài. Công sứ còn phụ trách và kiểm soát việc thu thuế và sử dụng tiền thu thuế với sự hỗ trợ của Bố chánh người Việt.
Đối với các tỉnh Trung Kỳ, chức Công sứ được lập từ năm 1885. Chức năng của Công sứ các tỉnh Trung Kỳ chưa được quy định cụ thể như đối với Bắc Kỳ nhưng theo Hiệp ước năm 1883 Công sứ Pháp là người nắm giữ các vấn đề về thương chính và công chính còn quan chức cấp tỉnh người Việt vẫn tiếp tục cai trị như trước mà không phải chịu một sự kiểm soát nào của nước Pháp. Ở các tỉnh Bắc và Trung Kỳ vẫn tồn tại chính quyền bản xứ do người Việt quản lí. Đứng đầu cấp tỉnh là Tổng đốc hoặc Tuần phủ. Phụ tá cho Tổng đốc và Tuần phủ là Bố chánh và Án sát. Mỗi tỉnh được chia thành các phủ, huyện hoặc châu, đứng đầu là Tri phủ, Tri huyện hoặc Tri châu.
Sau khi thành lập Liên bang Đông Dương, Pháp bãi bỏ chức Tổng Trú sứ Trung - Bắc Kỳ. Bắc Kỳ và Trung Kỳ có lãnh đạo riêng. Thống sứ Bắc Kỳ chịu trách nhiệm trước Toàn quyền Đông Dương là người đứng đầu hệ thống hành chính của Pháp và An Nam tại Bắc Kỳ. Phụ tá cho Thống sứ Bắc Kỳ là các tổ chức như Phủ Thống sứ Bắc Kỳ, Hội đồng Bảo hộ Bắc Kỳ, Hội đồng Hoàn thiện giáo dục Bắc Kỳ, Các Phòng Thương mại, Phòng Canh nông Bắc Kỳ, Ủy ban tư vấn kỳ hào bản xứ, Hội đồng lợi ích kinh tế và tài chính của người Pháp ở Bắc Kỳ và các Sở chuyên môn.
Đứng đầu hệ thống hành chính cấp tỉnh ở Bắc Kỳ là Công sứ hoặc Phó Công sứ người Pháp thuộc quyền lãnh đạo trực tiếp của Thống sứ Bắc Kỳ, chịu trách nhiệm trên địa bàn mình phụ trách và báo cáo với Thống sứ Bắc Kỳ. Các tỉnh quan trọng có cả hai chức vụ trên. Ở mỗi tỉnh Bắc Kỳ có một Tòa Công sứ, Hội đồng hàng tỉnh và một số sở chuyên môn. Đứng đầu Hà Nội và Hải Phòng là Đốc lý do Toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm có quyền hạn tương đương Công sứ chủ tỉnh. Phụ tá cho Đốc lý là Hội đồng thành phố và một số sở chuyên môn. Đứng đầu thành phố nhỏ hơn là viên Công sứ - Đốc lý, bên cạnh đó có Ủy ban thành phố do Công sứ - Đốc lý làm Chủ tịch.
Toà Khâm sứ Trung Kỳ thiết lập năm 1886 là cơ quan chỉ đạo về mọi mặt hoạt động của chính quyền địa phương ở Trung Kỳ. Phụ tá cho Khâm sứ Trung Kỳ có các tổ chức như: Hội đồng Bảo hộ, Phòng Tư vấn liên hiệp thương mại canh nông Trung Kỳ, Hội đồng hoàn thiện giáo dục bản xứ Trung Kỳ, Hội đồng lợi ích kinh tế và tài chính của người Pháp ở Trung Kỳ; Ủy ban khai thác thuộc địa Trung Kỳ.
Tại mỗi tỉnh Trung Kỳ có Công sứ người Pháp để nắm bắt các vấn đề về thương chính và công chính trong tỉnh. Đối với tỉnh quan trọng hoặc địa bàn rộng có thêm chức Phó Công sứ và đặt thêm một trung tâm hành chính hoặc Sở Đại lý. Ở mỗi tỉnh có một Tòa Công sứ và Hội đồng hàng tỉnh phụ tá cho Công sứ. Đứng đầu thành phố Đà Nẵng là Đốc lý. Phụ tá cho Đốc lý có Ủy ban thành phố. Đứng đầu các thành phố nhỏ hơn là viên Công sứ - Đốc lý, bên cạnh đó là Ủy ban thành phố do Công sứ - Đốc lý làm Chủ tịch.
Tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ, người Pháp thực hiện chính sách “cải lương hương chính” để can thiệp vào tổ chức quản lí cấp xã nhằm xóa bỏ sự tự trị và dân chủ kéo dài hàng ngàn năm của cộng đồng làng xã ở Việt Nam và thay thế tầng lớp Nho sĩ lãnh đạo làng xã, được dân chúng bầu chọn nhờ đạo đức và học vấn, bằng tầng lớp địa chủ có thế lực, địa vị nhờ tài sản. Bằng những cải cách hệ thống chính quyền làng xã, người Pháp muốn kiểm soát dân chúng chặt chẽ hơn, ngăn ngừa những cuộc nổi loạn do giới Nho sĩ lãnh đạo và tạo ra một tầng lớp lãnh đạo địa phương dễ sai bảo. Tổ chức hành chính cấp xã dưới thời Pháp thuộc phải chịu sự giám sát và kiểm soát của chính quyền cấp tỉnh về nhân sự cũng như mọi hoạt động của xã. Lý trưởng, xã trưởng là người trung gian giữa dân chúng trong làng, xã và chính quyền cấp tỉnh. Bên cạnh Lý trưởng còn có các tổ chức như Hội đồng kì mục, Hội đồng Tộc biểu, Hội đồng Đại Kì mục và các ủy ban thường trực.
Bên cạnh bộ máy hành chính người Pháp cũng xây dựng hệ thống quân sự tại Bắc Kỳ. Năm 1888, người Pháp chia địa bàn miền Bắc thành 14 Quân khu. Mỗi Quân khu được chia thành các tiểu quân khu gồm các đồn binh. Đến năm 1891, Toàn quyền Đông Dương bãi bỏ các Quân khu để thiết lập các đạo quan binh đứng đầu là viên Tư lệnh có quyền quân sự và dân sự. Về quân sự, Tư lệnh độc lập chỉ huy và tổ chức mọi cuộc hành quân trên địa bàn và chịu sự chỉ đạo tối cao của Tổng Tư lệnh lực lượng quân đội viễn chính Pháp tại Đông Dương. Về dân sự, Tư lệnh chịu sự chỉ đạo tối cao trực tiếp của Toàn quyền Đông Dương. Mỗi đạo quan binh được chia thành các Tiểu quân khu, đứng đầu là viên sĩ quan có quyền hành như Công sứ, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tư lệnh đạo quan binh. Đến năm 1908, Toàn quyền Đông Dương cải tổ đạo quan binh. Theo đó, đạo quan binh được tổ chức ngang với cấp tỉnh, đứng đầu là Tư lệnh có quyền hành chính, tư pháp ngang với Công sứ và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thống sứ Bắc Kỳ. Về quân sự, Tư lệnh đạo quan binh chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Tư lệnh lực lượng quân đội viễn chính Pháp tại Đông Dương. Mỗi đạo quan binh có một số Đại lý. Mỗi đạo quan binh cũng có Hội đồng hàng tỉnh như bên dân sự.
Nam Kỳ.
Theo Hiệp ước năm 1862, ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ trở thành thuộc địa trực thuộc Bộ Hải quân và Thuộc địa do một viên Đô đốc chịu trách nhiệm cả về dân sự và quân sự. Đến năm 1879, đứng đầu Nam Kỳ là Thống đốc. Sau khi thành lập Liên bang Đông Dương, Thống đốc Nam Kỳ làm việc tại Tòa Thống đốc Nam Kỳ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Toàn quyền Đông Dương tương đương với Thống sứ Bắc Kì và Khâm sứ Trung Kỳ. Chức vụ Giám đốc Nha Nội chính bị xóa bỏ. Bên cạnh Thống đốc Nam Kỳ có các tổ chức phụ tá Hội đồng Tư mật, Hội đồng thuộc địa, Phòng Thương mại Nam Kỳ, Phòng Canh nông Nam Kỳ, Hội đồng Học chính Nam Kỳ, Ủy ban khai thác thuộc địa Nam Kỳ... Dưới Thống đốc Nam Kỳ là: Tổng Biện lý chịu trách nhiệm về mặt pháp chế; Chánh chủ trì chịu trách nhiệm về vấn đề tài chính và Giám đốc Nha Nội chính. Nha Nội chính gồm Ban Tổng Thư kí, Ban Hành chính và Hoà giải, Ban Canh nông -Thương mại. Dưới quyền Giám đốc Nha Nội chính là các Tham biện chịu trách nhiệm chỉ đạo đội lính cơ trong khu vực quản lí. Bên cạnh hệ thống hành chính còn có các hội đồng phụ tá như: Hội đồng tư mật, Hội đồng thuộc địa Nam Kì, Hội đồng tiểu khu, Hội đồng hàng tỉnh.
Thời kì này, Nam Kỳ được chia thành bốn khu vực hành chính là Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long và Bát Xác. Mỗi khu vực hành chính được chia thành các tiểu khu hành chính (đến năm 1900 được gọi là tỉnh) gồm các tổng. Đứng đầu tiểu khu hành chính là viên quan người Pháp ngạch quan cai trị. Mỗi tiểu khu được chia thành một số đơn vị là Trung tâm hành chính, đứng đầu là quan chức người Việt với chức danh là Đốc phủ sứ, Tri phủ hoặc Tri huyện tương đương cấp phủ, huyện ở Bắc và Trung Kì. Mỗi tiểu khu hành chính được chia thành các tổng gồm nhiều xã. Chánh, Phó chánh tổng do các viên thanh tra chỉ định được xếp ngạch nhân viên hành chính. Đứng đầu cấp xã là xã trưởng và phó lý. Nam Kỳ được chia thành 20 tỉnh và 2 thành phố lớn là Sài Gòn và Chợ Lớn. Đứng đầu Sài Gòn và Chợ Lớn là Đốc lý và Phó Đốc lý. Đứng đầu tỉnh là viên chức người Pháp. Mỗi tỉnh có một Sở Tham biện, Hội đồng hàng tỉnh phụ tá cho chủ tỉnh. Ở Nam Ký không tồn tại hệ thống chính quyền cấp tỉnh của người Việt do đó người Pháp quản lí và điều hành trực tiếp bộ máy hành chính. Tại một số tỉnh, có các trung tâm hành chính hoặc Sở Đại lý.
Thành phố Sài Gòn được thành lập năm 1877. Thành phố Chợ Lớn được thành lập năm 1879. Đứng đầu thành phố là Đốc lý tương đương quan chủ tỉnh. Ngoài ra còn có Hội đồng thành phố có chức năng thảo luận, biểu quyết, quyết định những vấn đề của thành phố; góp ý về những vấn đề mà cấp trên yêu cầu và đề đạt mọi nguyện vọng liên quan đến lợi ích của thành phố lên cấp trên.
Tại Nam Kỳ, người Pháp cũng cải cách hệ thống chính quyền cấp làng xã nhằm xóa bỏ sự tự trị và dân chủ ở cấp làng xã. Đứng đầu mỗi làng là Lý trưởng, đứng đầu xã là Xã trưởng. Bên cạnh Lý trưởng còn có các tổ chức như Hội đồng kỳ mục, Hội đồng Tộc biểu, Hội đồng Đại Kỳ mục và các ủy ban thường trực.
Tây Nguyên.
Từ thời các chúa Nguyễn, các bộ lạc ở Tây Nguyên mà mạnh nhất là bộ tộc người Gia Rai với các vị tiểu vương Thủy Xá, Hỏa Xá đã từng triều cống chính quyền Đàng Trong. Vào năm 1830, vua Minh Mạng sáp nhập vùng đất Tây Nguyên ngày nay và đưa vào bản đồ Đại Nam, mặc dù không hề có người Kinh sinh sống cũng như quan lại cai trị. Tây Nguyên lúc đó được xem là vùng tự trị của Việt Nam. Đến thời Pháp thuộc, người Pháp xem Tây Nguyên là một phần lãnh thổ Việt Nam.
Sau khi người Pháp nắm được quyền kiểm soát Việt Nam, họ đã thực hiện hàng loạt các cuộc thám hiểm và chinh phục vùng đất Tây Nguyên. Trước đó, các nhà truyền giáo đã đi tiên phong lên vùng đất còn hoang sơ và chất phác này. Năm 1888, một người Pháp gốc đảo Corse tên là Mayréna sang Đông Dương, chọn Dakto làm vùng đất cát cứ và lần lượt chinh phục được các bộ lạc thiểu số. Ông thành lập Vương quốc Sedang có Quốc kỳ và phát hành giấy bạc, có cấp chức riêng và tự mình lập làm vua xưng là Marie đệ Nhất. Nhận thấy được vị trí quan trọng của vùng đất Tây Nguyên, nhân cơ hội Mayréna về châu Âu vận động xin viện trợ từ các cường quốc Tây phương, chính phủ Pháp đã đưa công sứ Quy Nhơn F. Guiomar (1889 - 1890) lên tiếp thu. Mayréna trên đường trở lại Đông Dương khi quá cảnh Tân Gia Ba thì bị nhà chức trách giữ lại. Chính phủ Pháp cũng ra lệnh cấm Mayréna nhập cảnh. Mayréna mất không lâu sau đó ở Mã Lai. Vùng Tây Nguyên kể từ năm 1889 được đặt dưới quyền quản lý của Công sứ Quy Nhơn và vương quốc Sedang cũng bị giải tán.
Năm 1891, bác sĩ Alexandre Yersin mở cuộc thám hiểm và phát hiện ra Cao nguyên Lang Biang. Ông đã đề nghị với Chính phủ thuộc địa xây dựng một thành phố nghỉ mát tại đây. Nhân dịp này, người Pháp bắt đầu chú ý khai thác kinh tế đối với vùng đất này. Tuy nhiên, về danh nghĩa, vùng đất Tây Nguyên vẫn thuộc quyền kiểm soát của Triều đình Huế. Vì vậy, ngày 16 tháng 10 năm 1898, Khâm sứ Trung Kỳ là Léon Jules Pol Boulloche (1898 - 1900) đề nghị Cơ mật Viện triều Nguyễn giao cho Pháp trực tiếp phụ trách an ninh tại các cao nguyên Trung Kỳ. Năm 1898, khi vương quốc Sedang bị giải tán thì ngay năm sau (tức 1899), thực dân Pháp buộc vua Đồng Khánh ban dụ ngày 16 Tháng 10 trao cho họ Tây Nguyên để họ có toàn quyền tổ chức hành chính và trực tiếp cai trị các dân tộc thiểu số ở đây. Triều đình Huế chỉ giữ việc bổ nhiệm một viên quan Quản đạo có tính cách tượng trưng. Năm 1900, Toàn quyền Paul Doumer đích thân thị sát Đà Lạt và quyết định chọn Đà Lạt làm thành phố nghỉ mát, bắt đầu sự can thiệp trực tiếp trên cao nguyên.
Về mặt hành chánh năm 1901 người Pháp đặt sở Đại lý ở Trà Mi, tỉnh Quảng Ngãi để quản lý toàn vùng sơn cước bốn tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Tuy đây chưa phải là đất Cao nguyên nhưng được dùng làm cơ sở tiếp quản dần, tách rời vùng mạn ngược với miền xuôi.
Địa giới hành chính.
Về cơ bản, địa giới hành chính các tỉnh thuộc 3 xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ (tức là Việt Nam ngày nay), vẫn giữ như thời Nguyễn độc lập. Trong quá trình cai trị, người Pháp có những điều chỉnh, chia tách thành lập tỉnh mới. Về cơ bản, tới cuối thế kỷ 19, việc phân chia hành chính các tỉnh Việt Nam hoàn tất, sang thế kỷ 20 có một số ít việc chia tách khác. Trong những lần điều chỉnh, Nam Bộ là khu vực được điều chỉnh hành chính nhiều nhất, đã lập mới và 16 tỉnh thuộc Nam Bộ - Nam Kỳ (so với 8 tỉnh mới thuộc Bắc Bộ - Bắc Kỳ và 1 tỉnh mới thuộc Trung Bộ - Trung Kỳ):
Như vậy từ 31 tỉnh thời Nguyễn độc lập, người Pháp tách và đặt thêm 26 tỉnh nữa trong thời gian cai trị Việt Nam là Hà Nam, Chợ Lớn, Tân An, Tây Ninh, Thái Bình, Bắc Giang, Kiến An, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bắc Kạn, Hải Ninh, Đồng Nai Thượng, Lâm Viên, Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Mỹ Tho, Gò Công, Sa Đéc, Bến Tre, Trà Vinh, Châu Đốc, Cần Thơ, Sóc Trăng, Rạch Giá, Long Xuyên, Bạc Liêu. Tính tổng số Việt Nam thời Pháp thuộc có 55 tỉnh:
Tại mỗi tỉnh, người Pháp đặt chức Công sứ, Phó Công sứ chỉ huy và có nhiều ngành dọc của Pháp. Bộ máy cai trị của nhà Nguyễn tại các tỉnh vẫn được duy trì trên danh nghĩa nhưng không có quyền hạn thực tế.
Cụ thể:
Vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa.
Hai đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải hình thành từ thời Nguyễn độc lập tiếp tục được duy trì nhiệm vụ khai thác, tuần tiễu, thu thuế dân trên đảo và nhiệm vụ biên phòng bảo vệ hai quần đảo. Từ thập niên 1890 chính quyền Bảo hộ nhân danh triều đình Huế của nhà Nguyễn cũng có dự định dựng ngọn hải đăng để khẳng định chủ quyền của Pháp trên quần đảo Hoàng Sa nhưng đồ án không thực hiện được và mãi đến năm 1938 mới có lực lượng chính thức chiếm đóng quần đảo này. Dù vậy khi nhà Thanh gửi thuyền xâm phạm Hoàng Sa vào những năm đầu thế kỷ 20 thì Bộ Ngoại giao Pháp đã có công văn phản đối. Cuộc tranh chấp này kéo dài cho đến khi người Pháp mất chủ quyền ở Đông Dương và vẫn chưa kết thúc. | 1 | null |
Junkers Ju 52 (biệt danh "Tante Ju" ("Auntie Ju") và "Iron Annie") là một loại máy bay vận tải ba động cơ của Đức quốc xã, được sản xuất trong giai đoạn 1932-1945. Nó được sử dụng trong cả lĩnh vực quân sự và dân sự trong thập niên 1930 và 1940. | 1 | null |
Junkers Ju 90 là một loại máy bay chở khách 40 chỗ, được phát triển chế tạo tại Đức. Nó được hãng Deutsche Luft Hansa sử dụng một thời gian ngắn trước Chiến tranh thế giới II. Ju 90 dựa trên loại máy bay ném bom Ju 89. Trong chiến tranh, "Luftwaffe" sử dụng chúng làm máy bay vận tải. | 1 | null |
Junkers Ju 252 là một loại máy bay chở hàng của Đức. Bay lần đầu vào cuối tháng 10 năm 1941. Ju 252 dự định sẽ thay thế cho Junkers Ju 52/3m trong các hãng hàng không thương mại. Nhưng chỉ có một số lượng nhỏ được sản xuất làm máy bay vận tải cho Luftwaffe. | 1 | null |
Diều là một loại khí cụ có thể bay được. Các luồng không khí ở trên và dưới góp phần làm diều bay lên.
Lịch sử.
Thú vui thả diều có nguồn gốc từ nghệ thuật làm mo vào thời cổ đại của người Trung Quốc cách đây 2800 năm. Chiếc diều đầu tiên có thể đã xuất hiện vào thời kỳ Xuân Thu do người thợ nước Lỗ có tên Lỗ Ban dùng gỗ chế tạo thành, thời đó cũng đã có sự xuất hiện của diều được làm bằng trúc và đến thời nhà Hán thì có sự xuất hiện của diều được làm bằng giấy, được gọi là "纸鸢" tức "chỉ diên" (diều hình chim diều hâu), nhưng không được phổ biến rộng rãi cho lắm, do ngành giấy lúc này mới bắt đầu hình thành.
Vào thời cổ đại, cứ mỗi dịp tết Thanh Minh đến, sau khi đã làm lễ cúng bái tổ tiên, người dân Trung Quốc đều có phong tục thả diều. Người xưa cho rằng, thả diều có thể xua đuổi tà khí và những điều rủi ro, xúi quẩy. Họ ghi hết tên những loại bệnh dịch nguy hiểm lên trên thân diều, sau khi đã thả cho diều bay thật cao sẽ dùng kéo cắt đứt dây. Họ muốn nhờ gió đưa diều đến chân trời góc biển và đem theo những loại bệnh dịch này cách xa con người, tránh cho con cháu của họ thoát khỏi bệnh tật… Không những vậy diều còn được các nhà sư dùng với ý nghĩa cầu sự yên bình tốt lành, do đó mỗi lần diều rơi các nhà sư đều làm lễ cúng bái để xua đuổi tà khí và cầu an. Hay diều còn được coi là vật dâng hiến các đấng thần linh của vua và các quần thần trong những đêm trăng sáng.
Cùng với sự phát triển của thời đại, ý nghĩa của việc thả diều cũng dần dần thay đổi. Trong lịch sử, diều đã từng được dùng trong quân sự, hay để đưa tin tức, có rất nhiều sử sách tư liệu đều nhắc đến việc khi quân của Hạng Vũ bị quân của Lưu Bang bao vây, tướng quân Hàn Tín (thời Hán Sở tranh hùng) đã dùng diều được làm bằng da trâu để thả lên trời, dựa vào độ dài của dây diều để ước tính khoảng cách đến Vị Ương Cung (nơi đang đóng quân của Hạng Vũ).
Diều tại Việt Nam.
Chơi diều không chỉ là một trò chơi trẻ con mà còn là một thú tao nhã của người lớn ở miền quê. Làng Hành Thiện, Nam Định ngày xưa có tục lệ chơi diều có tiếng, dùng diều lớn nhỏ đủ cỡ. Diều lớn có khi đường cánh đến 10 thước ta (khoảng bốn mét) gắn bốn ống sáo tạo ra tiếng vi vu.
Diều nhỏ cho trẻ em thì có khi chỉ to hơn cái quạt nan nhưng diều thường dùng thì có kích thước khoảng hai hay ba thước ta. Cấu trúc diều gồm xương cái, xương trên và xương dưới. Xương cái đặt dọc. Xương trên và dưới cong cong đặt ngang, hai đầu chụm lại tạo thành hình quả trám. Diều cổ truyền không có đuôi nhưng sau này để tăng lực và giúp diều thêm thăng bằng thì xuất hiện diều có đuôi. Thân diều dùng giấy bản, phất thêm hai lớp nước cậy cho giấy dai thêm, bớt rách.
Diều lớn thay vì dùng giấy thì có thể dùng vải màn cũng phất thêm nước cậy.
Dây diều thì diều nhỏ có thể dùng dây đay nhuộm thêm vỏ đà. Chắc hơn thì dùng dây gai. Đó là dây dùng cho những con diều từ ba thước trở xuống. Những làng có nghề dệt sợi thì dùng sợi vải màn, se ba vào làm một cho săn lại rồi nhuộm nâu. Diều lớn thì nhất thể phải dùng dây tre, vót từ thân tre, chắp từng đoạn lại rồi ngâm muối cho dai và mềm. Dây tre mới chắc đủ không dễ đứt dây. | 1 | null |
.onion là tên miền ảo cấp cao nhất được tạo ra bởi nhóm phát triển Tor dành cho các dịch vụ ẩn với bên ngoài. Vì tên miền .onion không phải là tên miền hợp lệ trong DNS nên các tên miền này chỉ có thể truy cập được khi máy tính đã kết nối với mạng Tor. Các máy chủ chạy tên miền.onion rất khó để phát hiện ra. Sử dụng tên miền.onion giúp người truy cập và chủ máy chủ sử dụng tên miền khó bị phát hiện.
Địa chỉ.
Các địa chỉ .onion được tạo ra dựa trên khóa công khai khi dịch vụ ẩn được tạo ra, gồm 16 ký tự gồm các ký tự bất kì trong bảng ký tự. Tor trên dịch vụ ẩn sẽ lấy 18 bit đầu trong mã nhận dạng được mã hóa bằng SHA-512 rồi đem mã hóa qua base32 để tạo ra địa chỉ. | 1 | null |
Nguyễn Duy Thân (1907 – 1952) là nhà hoạt động cách mạng, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, tham gia lãnh đạo Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tại Hà Nội năm 1945, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I, Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến Liên khu một trong kháng chiến chống Pháp.
Quê quán.
Quê ông ở làng Đình Bảng, Bắc Ninh, vùng quê Kinh Bắc giàu có với truyền thống sản xuất, thương mại.
Năm 1934, nhờ nhà có điều kiện, ông được ra Thủ đô Hà Nội ăn học, thi đỗ vào trường Bưởi. Tại đây, ông được giác ngộ cách mạng và tham gia phong trào thanh niên, học sinh tại trường.
Hoạt động cách mạng.
Năm 1937, bị mật thám Pháp theo dõi, ông được tổ chức cho thoát ly về dạy học ở xã Trung Mầu, ven đê sông Đuống.
Năm 1940, ông về quê tham gia thành lập "chi bộ ghép" thuộc huyện Từ Sơn. Về tới xã, ông tuyên truyền vận động giác ngộ quần chúng cùng anh em, họ hàng thành lập chi bộ đầu tiên ở xã Đình Bảng. Tháng 8 năm 1940 đại diện xứ uỷ Bắc Kỳ đã quyết định thành lập Chi bộ đầu tiên của Đình Bảng, trực thuộc Trung ương và xứ uỷ Bắc Kỳ. Chi bộ gồm 3 đồng chí: Nguyên Duy Thân, Lê Quang Đạo, Nguyễn Trọng Tỉnh. Đồng chí Lê Quang Đạo được cử làm Bí thư Chi bộ đầu tiên của Đình Bảng. Ông Lê Quang Đạo (sau này là Trung tướng, Chủ tịch Quốc hội), cháu gọi ông Thân là cậu ruột, được ông giới thiệu kết nạp và là Bí thư đầu tiên của xã. Vừa tham gia sinh hoạt tại chi bộ xã, ông Thân vừa tham gia hoạt động tại Hà Nội.
Tới năm 1941, ông bị lộ, bị bắt và đày lên Sơn La. Những tháng năm giam cầm ở nhà tù Sơn La, vì giỏi tiếng Pháp, khi bị tra tấn, ông lý luận với quản giáo: "Nghe nói nước Pháp dân chủ, văn minh. Vậy cớ sao ở đây các ông lại hành hạ, đánh đập tù chính trị? Như vậy có dân chủ, văn minh hay không?". Đuối lý, kẻ địch phải cho ông - một trong số ít tù chính trị - không phải mặc quần áo tù.
Đầu năm 1945, ông cùng một số tù chính trị ở Sơn La - lợi dụng tình hình Nhật hất cẳng Pháp ở Đông Dương - tổ chức vượt ngục thành công. Ngay sau đó, ông về Đan Thượng, Phú Thọ xây dựng "chi bộ ghép" đầu tiên, sau này phát triển sang cả Yên Bái.
Ít lâu sau, ông được cử về tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng ở Hà Nội. Bà con buôn bán ở Hà Nội, nhất là Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bồ có nhiều doanh nhân tư sản gốc Đình Bảng, Bắc Ninh. Họ có quan hệ với nhau rất chặt chẽ. Ông đã tranh thủ tình đồng hương và khơi dậy tinh thần yêu nước của bà con, vận động ủng hộ Việt Minh.
Tham gia Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội.
Đầu tháng 8-1945, cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Xứ ủy Bắc kỳ đều lên Tân Trào dự Quốc dân đại hội. Chiều 15-8, nghe tin trên đài biết Nhật đầu hàng Đồng minh, Thường vụ Xứ ủy quyết định thành lập Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội ở Hà Nội gồm năm người: Chủ tịch Nguyễn Khang (ủy viên Thường vụ Xứ ủy Bắc kỳ phụ trách Hà Nội); ông Nguyễn Quyết, Bí thư Thành ủy, ủy viên quân sự; ông Lê Trọng Nghĩa, đại diện cho nhân sĩ, trí thức (Bí thư Đảng đoàn Dân chủ Đảng), ông Trần Quang Huy, phụ trách công vận và ông Nguyễn Duy Thân, phụ trách tư sản, tiểu thương. Cố vấn của Ủy ban là ông Trần Đình Long, từng học ở Đại học Phương Đông Moscow. Trực cơ quan Xứ ủy tại làng Vạn Phúc, tỉnh Hà Đông là Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Trần Tử Bình, phụ trách khởi nghĩa ở các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc bộ.
Ngày 17-8-1945, chứng kiến quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Việt Minh biến cuộc mít-tinh của công chức ủng hộ Chính phủ Trần Trọng Kim được Nhật bảo hộ thành cuộc tuần hành thị uy cách mạng. Ngày 18-8, Ủy ban Quân sự cách mạng chuyển vào số nhà 101 Gambette (nay là 101 Trần Hưng Đạo, trụ sở Viện Khoa học Giáo dục) làm việc. Không khí tấp nập lạ thường.
Sáng 19-8, bà con từ khắp các cửa ô kéo về Bờ Hồ rồi tập trung ở Quảng trường Nhà hát Lớn. Sau mit-tinh, hàng vạn quần chúng cách mạng từ quảng trường chia làm hai cánh: Cánh thứ nhất do ông Khang, ông Bình dẫn đầu tiến công vào Phủ Khâm sai, cơ quan đầu não của chính quyền bù nhìn, sau đó đánh tiếp ra Sở Bưu điện, Nhà băng Đông Dương…; cánh thứ hai do ông Nguyễn Quyết chỉ huy tiến công vào Trại Bảo an binh (đối diện rạp chiếu phim Majestic - nay là rạp Tháng Tám). Ông Thân theo cánh thứ nhất. Ai cũng phấn khích khi thấy quần chúng cách mạng ào ào tiến tới Phủ. Ông Trần Tử Bình chỉ thị qua điện thoại, buộc chính quyền các tỉnh phải bàn giao ấn tín và trụ sở cho Việt Minh. Ông Thân được phân công tiếp nhận và quản lý công việc hành chính của Phủ Khâm sai.
Hoạt động sau năm 1945.
Sau đó ông được bầu làm Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I tại tỉnh Bắc Ninh. Vợ ông là bà Phan Thị Sáng cùng là đại biểu Khóa I của Quốc hội Lập hiến 1946, tham gia xây dựng những bộ luật đầu tiên của nước Việt Nam mới.
Ngày 14-4-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh số 175, cử ông Nguyễn Khang làm Chủ tịch và ông Nguyễn Duy Thân làm Phó chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chính và Thường vụ Liên khu 1 (Việt Bắc).
Đến cuối năm 1951, ông Thân được cử đi học tại Trường Đại học Mác - Lê-nin của Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng với một số cán bộ.
Sau đó, ông Thân lâm bệnh rồi qua đời ở Bắc Kinh, Trung Quốc năm 1952.
Gia đình.
Vợ ông là bà Phan Thị Sáng, bí danh là Vũ Thị Khôi, cùng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I. Trước ngày khai mạc Đại hội Quốc dân Tân trào, bà là đại biểu phụ nữ đặc cách dự Hội nghị Trung ương mở rộng. Sau đó bà trở về Bắc Ninh xây dựng chính quyền nhân dân. Năm 2010 bà mất, thọ 91 tuổi.
Ông bà có người con là Đại tá Nguyễn Duy Thành. | 1 | null |
Chiến dịch Šiauliai hay Chiến dịch Shyaulyay diễn ra từ ngày 5 tháng 7 đến ngày 29 tháng 8 năm 1944 là một trong các hoạt động quân sự lớn của Hồng quân Liên Xô nhằm tấn công vào quân đội Đức Quốc xã thuộc tiến trình Chiến dịch Bagration trong Chiến tranh Xô-Đức. Đây là một chiến dịch khá đặc biệt, nó kéo dài qua cả giai đoạn 2 và giai đoạn 3 của chuỗi chiến dịch giải phóng Byelorussia mang mật danh "Bagration" với nhiều trận đánh giằng co ác liệt giữa quân đội Liên Xô và Quân đội Đức Quốc xã. Chiến dịch này cũng diễn ra trên cả hai hướng tấn công cách xa nhau đến 150 km từ Šiauliai đến Daugavpins. Vì vậy, trong một số tài liệu lịch sử Liên Xô và Nga, nó được mang tên ghép là Chiến dịch Šiauliai - Daugavpils, trong đó hướng Šiauliai là hướng tấn công chính, hướng Daugavpins là hướng phụ công.
Tham gia chiến dịch này là Phương diện quân Pribaltic 1 do đại tướng I. Kh. Bagramyan chỉ huy có sự hỗ trợ của Tập đoàn quân xung kích 4 (chuyển thuộc Phương diện quân Pribaltic 2 từ ngày 5 tháng 7). Chiến dịch có hai giai đoạn:
Giữa hai giai đoạn này là cuộc đột kích của Quân đoàn cơ giới cận vệ 3 vào khu vực Tukums - Klapkans (???). Tuy quân đội Liên Xô không giữ được hành lang Elgava - Klapkans nhưng cuộc đột kích này đã gây ra mối lo ngại đặc biệt cho Bộ Tổng tư lệnh lục quân Đức khi Cụm tập đoàn quân Bắc (Đức) bị chia cắt với Cụm tập đoàn quân Trung tâm trong hơn một tuần khiến Hitler phải ra lệnh cho các tướng Georg-Hans Reinhardt và Ferdinand Schörner áp dụng những biện pháp đặc biệt để khôi phục lại tình hình.
Kết thúc chiến dịch, quân đội Liên Xô đã giải phóng thành phố Šiauliai - một nút giao thông quan trọng trong khu vực, đẩy quân Đức ra khỏi phần lớn lãnh thổ Litva và đe dọa cắt rời Cụm Tập đoàn quân Bắc khỏi các lực lượng chính của quân đội Đức Quốc xã trên hướng Đông Ba Lan.
Bối cảnh.
Sau giai đoạn 1 và 2 của chiến dịch Bagration, lực lượng chính của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm đã bị đánh tan, mặt trận quân Đức bị thủng một lỗ lớn tại khu vực Byelorussia. Vì vậy, Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao (STAVKA) Liên Xô quyết định cho các phương diện quân thực hiện giai đoạn phát huy chiến quả bằng đòn đánh chia cắt Cụm tập đoàn quân Bắc gồm các Tập đoàn quân 16, 18 (Đức) khỏi cụm quân Đức tại mặt trận Tây Byelorussia khi quân Đức chưa ổn định tuyến phòng thủ liên tục. Vì vậy, trên hướng Baltic, dải tiến công từ Lida đến Vilnius và Šiauliai được coi là dải tiến công có tính chiến lược. Chiếm được tuyến này, quân đội Liên Xô sẽ có được những bàn đạp thuận lợi để tiến ra bờ biển Baltic và thực hiện mục tiêu đó. Chiến dịch Vilnius - Lida của Phương diện quân Byelorussia 3 cũng như Chiến dịch Šiauliai của Phương diện quân Pribaltic 1 nhằm bước đầu cụ thể hóa ý đồ đó trên chiến trường.
Tuy nhiên, nếu thực hiện ngay một chiến dịch đột kích từ phía Tây Minsk ra vùng ven biển Baltic ở Memen (Klaipeda) và Liyepaya dài trên 500 km là điều không thể. Qua hai giai đoạn tác chiến của Chiến dịch Bagration, quân số và phương tiện của các tập đoàn quân đều có những hao hụt, chưa bổ sung kịp. Lực lượng dự bị cũng mỏng dần. Đại bản doanh chỉ còn trong tay Tập đoàn quân cận vệ 2 và Tập đoàn quân 51 và Tập đoàn quân không quân 8 vừa hoàn thành nhiệm vụ ở mặt trận Krym làm lực lượng dự bị. Trong khi đó, quân Đức đã nhanh chóng điều từ hậu phương nước Đức và các cụm tập đoàn quân Bắc Ukraina, Nam Ukraina, Nam Âu và Trung Âu những đơn vị mới để khẩn trương tái lập Cụm tập đoàn quân Trung tâm nhằm vá lỗ thủng lớn trên mặt trận phía Đông do hậu quả của Chiến dịch Bagration để lại.
Từ những kết quả phân tích đó, STAVKA quyết định, trước mắt cần đưa quân đội tiến ra tuyến sông Niemen, đánh chiếm các đầu cầu rồi sau đó mới có thể tính đến chuyện cô lập Cụm tập đoàn quân Bắc (Đức) ở vùng ven biển Baltic. Để thực hiện ý đồ này, STAVKA điều chỉnh lại hướng tấn công của các phương diện quân Liên Xô trên hướng Tây, trong đó Phương diện quân Pribaltic 1 được "miễn" nhiệm vụ tấn công vào Kaunas để tập trung vào hướng Daugavpins - Utena và Šiauliai - Riga nhằm thu hẹp khoảng cách ở sườn phải với Phương diện quân Pribaltic 2 do phương diện quân này tiến công quá chậm. STAVKA điều động Tập đoàn quân cận vệ 2 và Tập đoàn quân 51 cho Phương diện quân Pribaltic 1 để tăng cường sức mạnh trên hướng Šiauliai - Liepaja và hướng Šiauliai - Riga.
Binh lực và kế hoạch.
Quân đội Liên Xô.
Binh lực.
Phương diện quân Baltic 1 do Đại tướng I. Kh. Bagramyan làm tư lệnh, trung tướng V. V. Kurasov làm tham mưu trưởng. Binh lực tham gia chiến dịch gồm có:
Kế hoạch.
Sau khi giải phóng Polotsk, Phương diện quân Baltic 1 được giao nhiệm vụ hành tiến lên khu vực Tây Bắc, tấn công các thành phố Daugavpils, Kaunas, Švenčionys. Kế hoạch chung là đột phá tới vùng duyên hải biển Baltic và cắt đứt Cụm Tập đoàn quân Bắc khỏi lực lượng chính của quân đội Đức Quốc xã. Nhằm đảm bảo binh lực không bị phân tán trên nhiều hướng khác nhau, Tập đoàn quân xung kích số 4 của Phương diện quân Baltic 1 được chuyển giao cho Phương diện quân Byelorussia 2; bù lại Phương diện quân Baltic 1 sẽ thâu nạp Tập đoàn quân số 39 của Phương diện quân Byelorissia 3 và được nhận thêm Tập đoàn quân số 51 và tập đoàn quân cận vệ số 2 từ lực lượng dự bị của Đại bản doanh (STAVKA). Việc tái cơ cấu và điều động binh lực đòi hỏi Phương diện quân Baltic 1 phải tạm ngưng tấn công một thời gian do, đến ngày 4 tháng 7, chỉ có 2 tập đoàn quân của Phương diện quân Baltic 1 имели перед собой противника. Lực lượng dự bị cần có thời gian để điều động ra mặt trận, trong khi Tập đoàn quân số 39 vẫn đang trên đường hành tiến sau khi thanh toán "cái chảo" Vitebsk trước đó không lâu. Vì vậy mãi đến ngày 15 tháng 7, tập đoàn quân số 51 lẫn tập đoàn quân cận vệ số 2 mới có thể tham gia tác chiến cùng với các lực lượng còn lại của Phương diện quân Baltic 1.
Về hướng tấn công Kaunas, tư lệnh Phương diện quân Baltic 1, đại tướng I. Kh. Bagramyan có nhận định khác so với Đại bản doanh. Do trên thực tế, nhiều mệnh lệnh gửi đến các lực lượng quân đội Đức do Hitler trực tiếp ban hành và nhiều khi Hitler không thèm đếm xỉa đến ý kiến của Bộ Tổng tham mưu Đức, I. Kh. Bagramyan nhận định rằng việc tấn công vào Kaunas để chặn đường rút của Cụm Tập đoàn quân Bắc là không cần thiết: nhiều khả năng quân Đức thay vì rút về Đông Phổ sẽ tập trung binh lực trấn giữ ở Latvia và từ Daugavpils phản kích mạnh vào cạnh sườn của Phương diện quân Baltic 1. Vì vậy ông đề xuất đổi hướng tấn công từ Kaunas lên Daugavpils và Riga. Ý kiến của Bagramyan được Tổng tham mưu trưởng A. M. Vasilevsky ủng hộ nhưng lại bị Tổng tư lệnh tối cao I. V. Stalin phản đối. Trước tình hình chiến cục diễn biến giống như Bagramyan dự đoán, A. M. Vasilevsky đã tự mình ủy quyền cho I. Kh. Bagramyan thay đổi hướng tấn công.
Quân đội Đức Quốc xã.
Binh lực.
Những lực lượng mới của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm do Thống chế Walter Model (đến 16 tháng 8 năm 1944), sau đó là Đại tướng Georg-Hans Reinhardt chỉ huy.
Một phần Cụm Tập đoàn quân Bắc do Đại tướng Johannes Frießner (đến 25 tháng 7 năm 1944) và sau đó là Đại tướng Ferdinand Schörner chỉ huy.
Kế hoạch.
Nhiệm vụ trước mắt của Cụm tập đoàn quân Trung tâm và cánh Nam của Cụm tập đoàn quân Bắc là ngăn chặn quân đội Liên Xô tiến ra bờ biển Baltic. Trong trường hợp quân đội Liên Xô thiết lập được hành lang này, nó sẽ chia cắt hai cụm tập đoàn quân này và đẩy Cụm tập đoàn quân Bắc vào tình trạng bị bao vây và khó có một cuộc tấn công phá vây nào có thể giải thoát được cho cụm quân này. Chỉ một tuần sau khi cuộc tấn công của quân đội Liên Xô diễn ra và Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 (Liên Xô) đã chiếm Utena và tiến đến gần Šiauliai, Đại tướng Johannes Frießner -tư lệnh Cụm tập đoàn quân Bắc từ ngày 4 tháng 7- đã viết một bức thư dài gửi cho Hitler, trong đó có chỉ rõ tình huống nguy hiểm này:
Những lời "tấu bày thống thiết" nhưng rất phù hợp với thực tế mặt trận của Johannes Frießner đã không thể lọt được tai Hitler. Ngày 25 tháng 7, Johannes Frießner được Hitler điều đi chỉ huy Cụm tập đoàn quân Nam Ukraina, nơi sắp phải đối phó với cuộc tổng tấn công mùa thu của hai Phương diện quân Liên Xô. Thượng tướng Ferdinand Schörner được Hitler chỉ định thay thế với mệnh lệnh phải giữ những mảnh đất còn chiếm được ở vùng Pribaltic bằng mọi giá.
Không giống như tướng Johannes Frießner, thống chế Walter Model không lo lắng lắm đến việc "rút lui" vì trong tay ông ta chỉ còn lại khoảng 1/3 lực lượng từng có trước ngày 23 tháng 6. Vì vậy, tại Cụm tập đoàn quân Trung tâm, thống chế Walter Model cố gắng ổn định lại mặt trận bằng tất cả những gì có trong tay. Ngoài 7 sư đoàn xe tăng và 12 sư đoàn bộ binh đang được điều động từ các cụm tập đoàn quân khác đến, Walter Model đã cố gắng thu thập tất cả mọi thứ còn sót lại của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) sau "cơn bão mang tên Bagration" để tổ chức thành các cụm tác chiến cố thủ tại các thị trấn, các làng. Ngoài lực lượng SS, cảnh sát và quân bảo vệ hậu cứ, còn có cả những đơn vị dân cảnh người địa phương vốn trước đây không được tin cậy thì nay cũng được trang bị vũ khí Đức và được sử dụng như chiến binh. Tất cả chỉ để nhằm vá víu lại hàng chục "lỗ thủng" lớn chưa từng có trên mặt trận phía Đông của quân đội Đức Quốc xã. Điều đó có nghĩa là quân Đức sẽ trụ lại ở bất kỳ đâu có thể trụ được, phòng ngự ở bất cứ địa điểm nào có thể phòng ngự được mà không thể có một trận tuyến liên tục. Thống chế Walter Model hy vọng trong một vài tuần tới, khi các lực lượng viện binh mạnh mẽ kịp đến thì mặt trận của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) sẽ ổn định trở lại.
Diễn biến.
Quân đội Liên Xô tấn công.
Trên hướng Utena.
Đợt tấn công quân đội Liên Xô mở màn vào ngày 5 tháng 7 bằng mũi công kích của Quân đoàn bộ binh cận vệ 23 thuộc Tập đoàn quân cận vệ 6 cùng 3 quân đoàn bộ binh thuộc Tập đoàn quân số 43 theo hướng chung đến Svencionys - Utena. Cùng hiệp đồng với họ, Quân đoàn xe tăng 1 triển khai tấn công ở giữa hai cánh quân bộ binh. ở cánh trái, Tập đoàn quân 39 (Liên Xô hướng đòn tấn công về Ukmege. Ngày 6 tháng 7, Quân đoàn bộ binh cận vệ 23 (Tập đoàn quân cận vệ 6 đánh chiếm Vidzy và tấn công dọc theo thượng nguồn sông Disna. Tập đoàn quân 43 vượt qua chốt phòng thủ Postavy (Pastavy) của tàn quân Quân đàn bộ binh 9 (Đức) đánh chiếm Svencionnys. Tốc độ tấn công trong ngày đầu tiên của quân đội Liên Xô vẫn đạt được 12 đến 15 km. Ngày 7 tháng 7, Quân đoàn xe tăng 1 vượt qua đường sắt Daugavpils - Vilnius, đánh chiếm vùng hồ Dzisna, Kretony và thị trấn Ignalina, Tập đoàn quân 43 giải phóng Svencionnys. Trên cánh trái, ngày 10 tháng 7, Tập đoàn quân 39 đánh chiếm nhà ga Podbrodze (Pabrade) con đường sắt từ Daugavpils đi Vilnius đã hoàn toàn nằm trong tay quân đội Liên Xô.
Tối mùng 7 tháng 7, tướng I. Kh. Bagramian giao nhiệm vụ cho Quân đoàn xe tăng 1 ngày hôm sau phải vượt qua bộ binh và tấn công lên Utena. Đến cuối ngày 8 tháng 7 phải đánh chiếm Utena và sẵn sàng cho cuộc tấn công theo hướng Panevezhis. Nửa đêm mùng 7 tháng 7, Quân đoàn xe tăng 1 bắt đầu chuyển quân rời vùng hồ Dzisna, Kretony. 8 giờ sáng ngày 8 tháng 7, Quân đoàn vượt sông Drisvyata. Tại đây, một cụm phòng thủ của quân Đức được thiết lập trong làng Vitze (???) gồm tàn quân của Sư đoàn bộ binh 215 và Trung đoàn huấn luyện thuộc Sư đoàn xe tăng "Viking". Quân Đức có khoảng 20 xe tăng, bố trí phòng thủ vòng tròn quanh làng. Lữ đoàn cơ giới 44 và Lữ đoàn xe tăng 89 chia thành 2 mũi bao vây cụm phòng thủ này. Quân đoàn xe tăng 1 (Liên Xô) phải mất một ngày một đêm mới thanh toán xong toán quân này. Quân Đức mất 200 người chết, 16 người bị bắt. Quân đoàn xe tăng 1 bị mất 11 người chết, 50 người người bị thương. Số quân Đức còn lại bỏ chạy về Utena. Trận đánh đã làm chậm việc thực hiện kế hoạch 1 ngày. Chiều ngày 9 tháng 7, Quân đoàn xe tăng 1 và Quân đoàn bộ binh 92 (Tập đoàn quân 43) giải phóng Utena.
Bên sườn phía Nam. sau khi tập đoàn quân 39 đánh chiếm Podbrodze, họ được tướng I. Kh. Bagramian giao nhiệm vụ tiến dọc theo tuyến phân giới giữa hai phương diện quân Pribaltic 1 và Byelorussia 3, trong tuần tới phải đánh chiếm thành phố Ukmerge và thị trấn jonava, sau đó dành phần lớn lực lượng để tấn công ở phía tây bắc Kėdainiai, Raseiniai, một phần lực lượng phối hợp với Phương diện quân Byelorussia 3 tấn công đánh chiếm Kaunas. Tuy nhiên, sau một tuần, Tập đoàn quân 39 chỉ hoàn thành được một nửa nhiệm vụ này, ngày 17 tháng 7, Quân đoàn bộ binh cận vệ 5 có các trung đoàn pháo tự hành 735 và 957 yểm hộ đã đánh chiếm Jonava. Cánh trái của Tập đoàn quân đã liên lạc được với cánh phải của Tập đoàn quân 5 trên bờ sông Vilya, Tây Bắc Vilinius 30 km. Hai quân đoàn chủ lực của Tập đoàn quân 39 phải dừng lại trước phòng tuyến của quân Đức ở Ukmerge trên sông Šventoyi. Ngày 23 tháng 7, các quân đoàn bộ binh 84 và 113 được tăng cường Lữ đoàn cận vệ 28 tấn công Ukmerge. Chiều 24 tháng 7, quân đội Liên Xô làm chủ thành phố. Chỉ có một số ít tàn quân của Sư đoàn bộ binh 56 (Đức) thoát được về Kedainai. Cánh cửa vào Kaunas đã được mở ra.
Nếu như ở cánh Nam, Tập đoàn quân 39 Liên Xô đã đạt được mục tiêu của mình thì Tập đoàn quân 43 lại không đạt được ý định ban đầu của Bộ tư lệnh phương diện quân Pribaltic 1. Sau khi đánh chiếm Utena, Cả Quân đoàn xe tăng 1 và Tập đoàn quân 43 (lúc này đã hội đủ 4 quân đoàn bộ binh) đã bị các Quân đoàn xe tăng 40 (Đức) chặn lại bên bờ Nam sông Šventoyi. Ngày 17 tháng 7, tướng Otto von Knobelsdorff tung Sư đoàn xe tăng 5 và Sư đoàn bộ binh 551 còn "mới tinh" ra phản kích vào phía Bắc Utena. Các trận đánh ác liệt đã diễn ra suốt 3 ngày trên bờ Nam sông Šventoyi. Ngày 19 tháng 7, Sư đoàn xe tăng 5 (Đức) đẩy lùi các sư đoàn bộ binh 204 và 235 về phía sau từ 2 đến 3 km, chiếm giữ đoạn đường sắt từ Skapiskis đến Panemunelis. Ở phía Tây Utena, Sư đoàn bộ binh 551 (Đức) cũng giằng có với các sư đoàn bộ binh 179 và 357 từng ngôi làng nhỏ. Ngày 20 tháng 7, các sư đoàn bộ binh 204 (Quân đoàn 92) và 306 (Quân đoàn 1) đã tổ chức phản công, hất quân Đức sang bờ Bắc sông Šventoyi, khôi phục lại tình hình ở phía Bắc Utena. Tuy nhiên, do chính diện tấn công đã rộng ra thêm gần 80 km cộng với những thiệt hại trong các trận đánh cục bộ trên chiều sâu nhiệm vụ đã lên đến trên 100 km, Tập đoàn quân 43 và Quân đoàn xe tăng 1 đã không còn đủ sức tiếp tục tấn công.
Trước những trận đánh giằng co của hai bên trên tuyến sông Šventoyi, Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô nhận thức được sự nghiêm trọng của tình hình và có các biện pháp bố trí lại binh lực trên hướng Šiauliai. Ngày 17 tháng 7, STAVKA ra chỉ thị đồng ý với đề xuất của Bộ Tồng tham mưu yêu cầu Tập đoàn quân cận vệ 2 phải có mặt tại Ukmerge, thay thế cho Tập đoàn quân 39 được chuyển thuộc trở lại cho Phương diện quân Byelorussia 3, Tập đoàn quân 51 tiếp cận tuyến sông Šventoyi. Từ ngày 20 tháng 7, Phương diện quân Byelorussia 3 chuyển giao cho Phương diện quân Pribaltic 1 Quân đoàn cơ giới cận vệ 3 (lúc này đã hoàn thành nhiệm vụ ở Vilnius) và điều nó đến hoạt động trong dải tấn công của Tập đoàn quân 51. Tập đoàn quân 43 và Quân đoàn xe tăng 1 bàn giao dải tấn công của mình cho Tập đoàn quân 51 và xoay chính diện lên phía Bắc, tấn công theo hướng Kupiskis - Burzhan, đánh vào sau lưng cánh quân Đức đang phản công trên hướng Daugavpils. Riêng về việc điều Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 cho I. Kh. Bagramian sử dụng, I. V. Stalin cho rằng cần chờ đợi thêm một thời gian để xem thời cơ chọc thủng phòng tuyến của quân Đức sẽ xuất hiện ở đâu trong dải tấn công của Phương diện quân Pribaltic 1. Ông cũng cho rằng nếu Phương diện quân Pribaltic 2 tổ chức tấn công ngay thì I. Kh. Bagramian với các lực lượng vừa tăng viện, có thể xoay chuyển dược tình hình.
Chuyển hướng tấn công từ Kaunas tới Šiauliai và Riga.
Giữa tháng 7 năm 1944, khi đánh giá tình hình chiến dịch, I. Kh. Bagramyan nhận định rằng quân Đức sẽ không dễ dàng rút quân khỏi vùng Baltic mà sẽ còn tiếp tục chống giữ quyết liệt. Vì vậy, việc tấn công vào Kaunas không còn ý nghĩa. Ông đề nghị với Đại bản doanh chuyển mũi tấn công từ Kaunas thẳng lên Riga. Tuy nhiên câu trả lời của Đại bản doanh lại là Šiauliai, một nút giao thông quan trọng nằm cách Riga khoảng 100 km về phía Nam.
STAVKA cho rằng nếu tấn công Riga ngay sẽ quá mạo hiểm vì Tập đoàn quân xe tăng 3 (Đức) vừa mới được tăng cường thêm 3 sư đoàn, trong đó có 1 sư đoàn xe tăng. Các tin tức của tình báo Liên Xô cho biết, trong một đến hai tuần tới tập đoàn quân còn có thể được nhận thêm từ 3 đến 5 sư đoàn, trong đó có ít nhất 2 sư đoàn xe tăng. Trên hướng Warsawa, Tập đoàn quân 4 (Đức) đã được khôi phục và nhiều sư đoàn Đức trong đó có cả sư đoàn xe tăng "Đại Đức" và Sư đoàn cơ giới SS "Wiking" cũng đang được điều đến đây. Mặt khác, cuộc chiến của Tập đoàn quân xung kích 4 và Tập đoàn quân cận vệ 6 vẫn đang diễn ra ác liệt ở Daugavpilsk, một cụm cứ điểm phòng thủ quan trọng của Cụm tập đoàn quân Bắc (Đức) trên con đường tiến ra biển Baltic. Xuất phát từ những nhận định trên, STAVKA coi Šiauliai là mục tiêu quan trọng không kém Daugavpils. Mất Šiauliai, tuyến phòng thủ của quân Đức ở chỗ tiếp giáp giữa Cụm tập đoàn quân Bắc và Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) sẽ bị phá hổng một mảng lớn, Riga sẽ bị cô lập với phía Đông Nam, nơi các nguồn tiếp tế của nước Đức cho Cụm tập đoàn quân Bắc được chuyển đến bằng cả đường sắt và đường ô tô. Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô coi Šiauliai là một "bàn đạp tác chiến" có nhiều tác dụng nhất trong vùng Pribaltic. Từ đây có thể đột kích lên phía Bắc đến Riga, có thể tấn công sang phía Tây theo hướng Memel - Liyepaya. Với mục tiêu mới này, 90 xe tăng T-34 và IS-1 đã được điều động tăng cường cho Quân đoàn cơ giới cận vệ 3 của tướng V. T. Obukhov.
Ngày 21 tháng 7, Quân đoàn cơ giới cơ giới cận vệ 3 và Tập đoàn quân cận vệ 2 tổ chức vượt sông Šventoyi ở phía Bắc Ukmerge. Quân đoàn cơ giới cận vệ 3 hướng đòn tấn công tấn công về Panevežys, một điểm nút giao thông quan trọng trên con đường từ Daugavpilsk đi Šiauliai. Con đường sắt chiến lược từ Daugavpilsk sang phía Tây đã bị cắt đứt. Bị đánh bất ngờ từ sau lưng, tuyến phòng thủ của Sư đoàn xe tăng 5 và Sư đoàn bộ binh 551 (Đức) tan vỡ. Quân Đức tháo chạy sang bên kia sông Nevezhis. Ngày 22 tháng 7, Tập đoàn quân 51 và Quân đoàn cơ giới cận vệ 3 giải phóng Panevežys và tăng tốc độ tấn công Šiauliai. Lữ đoàn xe tăng 103 (Đức) được điều đến thành phố để hợp lực với Cụm tác chiến do tướng Hellmuth Mäder chỉ huy giữ Šiauliai. Ngày 25 tháng 7, Quân đoàn cơ giới cận vệ 3 hiệp đồng tác chiến với Tập đoàn quân 51 tấn công Šiauliai. Sức kháng cự của quân Đức ở đây bị bẻ gãy chỉ sau hai ngày chiến đấu. Ngày 27 tháng 7, Šiauliai đã được giải phóng.
Sau khi đạt được thắng lợi tại Šiauliai, STAVKA đã có cơ sở để xác định các hành động tiếp theo cho Phương diện quân Pribaltic 1 theo như các đề xuất trước đó của nguyên soái A. M. Vasilevsky và đại tướng I. Kh. Bagramian. Trong mệnh lệnh ban hành ngày 29 tháng 7, STAVKA đã chính thức đồng ý cho Phương diện quân Pribaltic 1 mở mũi đột kích lên Riga. Ngay khi nắm chắc rằng Tập đoàn quân 51 sẽ giành phần thắng tại Šiauliai, tướng I. Kh. Bagramian đã đi trước STAVKA bốn ngày và có một hành động rất mau lẹ. Chiều 25 tháng 7, ông gửi một bức điện hỏa tốc cho tướng V. T. Obukhov, tư lệnh Quân đoàn cơ giới cận vệ 3:
Mũi tấn công của Quân đoàn cơ giới cận vệ 3 đã làm rung chuyển cả hệ thống phòng thủ của Cụm tập đoàn quân Bắc (Đức) một thời gian. Vì không dự kiến trước hướng đánh này, quân Đức trở nên bị động và hành động không có tổ chức. Ngày 29 tháng 7, các lữ đoàn xe tăng và cơ giới Liên Xô đã đánh tan các cứ điểm của quân Đức tại các nút giao thông ở Biržai, Bauska và tiếp cận Tukums, một thành phố nhỏ nằm bên bờ vịnh Riga. Chiều 30 tháng 7, các đội tiên phong của Quân đoàn cơ giới cận vệ số 3 đã giải phóng Tukums và tiến ra bờ biển Baltic, cắt đứt tuyến đường sắt cuối cùng nối liền Đông Phổ với vùng Baltic. Ngày 31 tháng 7, sau một trận công kích dữ dội, quân Đức bị quét sạch khỏi Jelgava. Đến đây, 38 sư đoàn Đức của Cụm Tập đoàn quân Bắc đã hoàn toàn bị cắt rời khỏi chủ lực quân Đức.
Lợi dụng đà thắng lợi do cuộc đột kích lên Riga của Quân đoàn cơ giới cận vệ 3 "Stalingrad" tạo ra và việc quân Đức tập trung lực lượng để mở lại hành lang Tukums - Riga, từ ngày 28 tháng 7 đến nửa đầu tháng 8, cánh phải và cánh trái Phương diện quân Pribaltic đã tiếp tục tấn công để mở rộng phạm vi kiểm soát. Ngày 30 tháng 7, Tập đoàn quân cận vệ 2 đã vượt sông Nevezhis, đẩy mặt trận sâu thêm từ 10 đến 50 km ra tuyến sông Dubitsa từ Florianisky (???) đến Kurshenai (Kursenai) phía Tây Šiauliai 20 km. Ngày 31 tháng 7, đến lượt Tập đoàn quân 51 mở cuộc tấn công đánh chiếm Elgava. Ngày 1 tháng 8, Tập đoàn quân 43 vượt qua Burzhan tiến ra tuyến sông Iyetsava ở Skadstkanye (Skaistkalne).
Hitler cho rằng sự kiện xe tăng Liên Xô tiến ra Riga đã tạo ra "một lỗ thủng lớn đối với quân đội Đức". Và Hitler vẫn không quên rằng trước đó chỉ hai tuần, trong một cuộc tranh luận "sôi nổi" hiếm có với Quốc trưởng, tướng Johann Friessner đã nói thẳng rằng nếu không rút lui thì lực lượng này chắc chắn sẽ bị bao vây và bị đánh bại.. Nhưng giờ đây, cũng theo lệnh của Johann Friessner lại đang ngồi tận Kishinev ở miền Nam Moldova xa xôi. Không muốn bị làm bẽ mặt một lần nữa, Hitler triệu tập các tướng chỉ huy Cụm tập đoàn quân Trung tâm, Cụm tập đoàn quân Bắc đến Tổng hành dinh của mình được mệnh danh là "Wolfshansz" ở Rastelburrg (Đông Phổ) và lệnh cho họ phải dùng các biện pháp đặc biệt để khôi phục lại tình hình.. Từ ngày 5 tháng 8, các hai cụm tập đoàn quân "Bắc" và "Trung tâm" (Đức) đều tập trung nhiều binh lực để phản công lập lại tuyến liên lạc cho Cụm Tập đoàn quân Bắc.
Nhận thấy thời cơ đã xuất hiện trong dải tấn công của các tập đoàn quân 51 và cận vệ 2 cùng với cuộc đột kích lên Riga của Quân đoàn xe tăng cận vệ 3, tối 2 tháng 8 năm 1944, I. V. Stalin đồng ý chuyển thuộc Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 với 100 xe tăng T-34 mới được bổ sung từ Phương diện quân Byelorussia 3 sang Phương diện quân Pribaltic 1 và điều nó đến Šiauliai. I. V. Stalin cũng đồng ý điều một quân đoàn bộ binh 90 từ Tập đoàn quân xung kích 4 cho Tập đoàn quân 43, Tập đoàn quân 43 sẽ chuyển Quân đoàn bộ binh 60 với 2 sư đoàn được tăng cường lấy từ quân đội dự bị của STAVKA cho Tập đoàn quân 51. Tập đoàn quân xung kích 4 cũng được bù lại 2 sư đoàn bộ binh lấy từ lực lượng dự bị. Các cuộc chuyển quân này hoàn thành rất nhanh chóng ngay sát trước cuộc phản công của quân Đức tại khu vực Šiauliai - Riga.
Thủ tiêu mối đe dọa từ Daugavpils.
Do Phương diện quân Pribaltic 2 (Liên Xô) tiến công chậm chạp và có phần uể oải nên đến giai đoạn 3 của Chiến dịch Bagration Daugavpils trở thành một chỗ lõm nguy hiểm đối với hoạt động của Phương diện quân Pribaltic 1 đang tấn công trên hướng Utena - Šiauliai. Vì vậy, Daugavpils trở thành một phần cho giải pháp toàn bộ của Phương diện quân Pribaltic 1 trên cánh phải của Chiến dịch Bagration, là một trong hai mục tiêu quan trọng của chiến dịch mà tướng I. Kh. Bagramian phải thực hiện để bảo đảm an toàn cho phía sau lưng chủ lực phương diện quân của ông.
Nhằm chống đỡ cuộc tấn công của quân đội Liên Xô, quân Đức đã ném vào khu vực này một phần đáng kể lực lượng của Cụm Tập đoàn quân Bắc - trong đó có Cụm tác chiến tăng - thiết giáp của tướng Hyazinth Graf Strachwitz - được điều về Riga và Daugavpils. Tính riêng lực lượng đồn trú tại Daugavplis theo ước tính của phía Liên Xô lên đến 5 sư đoàn đủ biên chế cùng 1 lữ đoàn pháo xung kích; các lực lượng an ninh, cảnh vệ. Điều này có nghĩa là quân đội Liên Xô đã không còn nắm ưu thế về binh lực trên địa đoạn đột phá. Trong khi đó, đến ngày 12 tháng 7 chiều dài mặt trận mà Phương diện quân Baltic 1 tác chiến tăng thêm 200 km, và quân đội Đức thì chống cự ngày một quyết liệt hơn. Những khó khăn trong việc tiếp tế nhiên liệu, các căn cứ không quân chưa kịp di chuyển lên phía trước đã khiến cường độ hoạt động của không quân Xô Viết bị sụt giảm nghiêm trọng. Chính vì vậy, trong thời gian đầu, phương diện quân Baltic 1 tiến rất chậm. Dầu sao, trong quá trình tấn công, Phương diện quân Baltic 1 đã đột phá được khu vực phía Tây Daugavplis, cắt đứt tuyến đường bộ nối liền Kaunas với Daugavplis. Tận dụng cơ hội này, Phương diện quân Baltic 1 phối hợp với các Phương diện quân khác tổ chức đánh vào sau lưng Cụm Tập đoàn quân Trung tâm nhưng không thành công. Ngày 18 tháng 7 cuộc tấn công Daugavpils của Phương diện quân Pribaltic 1 buộc phải hoãn lại do các đơn vị dự bị chưa đến kịp. Chỉ huy Phương diện quân Baltic 1, đại tướng I. Kh. Bagramyan đã nhận xét như sau:
Chỉ đến khi cánh trái của Phương diện quân Pribaltic tấn công thắng lợi trên hướng Utena - Šiauliai, cắt đứt con đường tiếp vận đồng thời là con đường rút lui của Cụm tác chiến Graf Strachwitz về phía Tây thì các tuyến phòng thủ của quân Đức trước Daugavpils bắt đầu xấu đi. Bất chấp những khó khăn trong việc hậu cần cũng như sự chống cự kịch liệt của phía Đức Quốc xã, ngày 23 tháng 7 tập đoàn quân cận vệ số 6 tái khởi động cuộc công kích. Bên cánh phải, tướng A. I. Yeryomenko vẫn tấn công chậm hơn thời hạn quy định của Đại bản doanh. Ngày 22 tháng 7, Tập đoàn quân xung kích 4 bắt đầu mở cuộc tấn công từ hồ Nesherlo sang phía Tây. Mặc dù được tăng cường Quân đoàn xe tăng cận vệ 5 nhưng tốc độ tấn công của Tập đoàn quân xung kích 4 vẫn rất chậm. Ngày 24 tháng 6, khi các quân đoàn bộ binh 14 và 83 của Tập đoàn quân cận vệ 6 đã đánh chiếm Zarasai, Druya (???) và có mặt trên khắp bờ nam sông Tây Dvina đối diện với Daugavpils thì Tập đoàn quân xung kích 4 vẫn còn đang phải đánh công kiên tại cụm cứ điểm Karaslava, cách Daugavpils hơn 40 km về phía Đông. Tướng I. M. Chistyakov buộc phải dừng lại nhưng vẫn tích cực chuẩn bị các phương tiện vượt sông.
Ngày 25 tháng 7, Tập đoàn quân xung kích 4 mới đến phía Tây Daugapils 15 km. Cùng ngày, tướng I. M. Chistyakov đưa các quân đoàn bộ binh 22, 23, 103 và Quân đoàn xe tăng 19 vượt sông Tây Dvina đột kích vào Daugavpils. Các quân đoàn tiến công theo hình bàn tay xòe ta cả hai bên và chính diện phía Nam Daugavpils. Ngày 26 tháng 7, Quân đoàn xe tăng cận vệ 5 cắt đứt đường sắt từ Daugavpils đi Rezekne. Phía Bắc Daugavpils, các tập đoàn quân 22, xung kích 3 và cận vệ 10 của Phương diện quân Pribaltic 2 cũng đồng loạt tấn công sang phía Tây. Ngày 27 tháng 7, Cụm quân Đức tại Daugavpils bỏ chạy theo cả đường bộ và đường sắt dọc sông Tây Dvina về Krustpils. Tập đoàn quân cận vệ 6 và Tập đoàn quân xung kích 4 giải phóng thành phố. Không dừng lại tại đó, ngày 28 tháng 7, các tập đoàn quân cận vệ 6, xung kích 4 và Tập đoàn quân 22 tiếp tục truy kích quân Đức dọc theo hai bờ sông Tây Dvina, đánh chiếm Krustpils, Gostini, Vilyanye (???), Madona và đến ngày 29 tháng 8 đã có mặt tại tuyến Ergli - Gostini - Skastkalnye, mở rộng phạm vi kiểm soát của quân đội Liên Xô ở hướng Daugavpils - Rezekne thêm hơn 150 km về phía Tây và Tây Bắc. Mối đe dọa từ "mỏm" Daugavpils uy hiếp bên sườn hai phương diện quân Pribaltic 1 và 2 đã bị xóa bỏ. Không những thế, chỗ tiếp giáp giữa Cụm tập đoàn quân Bắc và Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) đã bị đẩy sát đến Riga trên bờ biển Baltic.
Quân Đức phản công: Chiến dịch "Doppelkopf".
Cuối tháng 7, đầu tháng 8 năm 1944, mặt trận giữa Phương diện quân Pribaltic 1 với Tập đoàn quân xe tăng 3 và Tập đoàn quân 16 (Đức) đã mở rộng lên đến 500 km, gấp đôi thời điểm giữa tháng 7. Mặt trận kéo dài từ Gostini trên sông Dubna (???) qua phía Tây đến Bauska, ngoặt lên phía Tây Bắc vòng qua Elgava và Dobolye (Dobele), lượn xuống phía Nam qua Autse (Auce), Kushenai và kết thúc ở Florianishky. Mặc dù Phương diện quân Pribaltic 1 đã nhận thêm được 3 tập đoàn quân tăng cường, trong đó có Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 nhưng với trận tuyến kéo dài và ngoằn ngoèo như vậy, khả năng bị tấn công vào các cạnh sườn của cả hai bên là rất lớn.
Sau khi bị mất Tukums, quân đội Đức Quốc xã gấp rút chuẩn bị một đòn phản công lớn nhằm mở thông tuyến liên lạc giữa Cụm Tập đoàn quân Bắc với lực lượng còn lại của quân Đức. Theo các tài liệu Liên Xô, tại hướng Đông Nam Riga, Tập đoàn quân 16 (Đức) Đức ném vào trận phản công này đến các sư đoàn bộ binh 58, 61, 81, 215, 290; Sư đoàn xe tăng 14, Sư đoàn cơ giới "Nordland" được điều từ Na Uy đến, Lữ đoàn pháo tự hành 393, Lữ đoàn cơ giới 226 và một số đơn vị tăng cường. Trên hướng Tây Nam Riga, Tập đoàn quân xe tăng 3 tập trung các sư đoàn xe tăng 4, 5, 7; các sư đoàn bộ binh 551 và 548. Tuy nhiên, do sự thúc ép của Hitle, các tướng Georg-Hans Reinhardt và Paul Laux phải tổ chức tấn công ngay từ đầu tháng 8 trong khi không phải tất cả các sư đoàn Đức đều đã tiếp cận chiến trường. Một số sư đoàn vẫn đang ở đâu đó trên các tuyến đường sắt.
Quân đội Liên Xô biết trước cuộc phản công của quân Đức sắp diễn ra chỉ trong ngày một, ngày hai đã ngừng tấn công và khẩn trương tổ chức phòng ngự. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ đánh chiếm Daugavpils, Tập đoàn quân xung kích 4 được lệnh tiến công dọc theo sông Tây Dvina ra Krustpils, Tập đoàn quân cận vệ 6 Skadstkanye. Hình thành tuyến tấn công mới bên sườn cụm quân xung kích Đức đang nhằm vào Birzhai. Tập đoàn quân 43 được lệnh tổ chức phòng ngự cứng rắn dọc theo sông Memele từ Skadstkanye đến Bauska. Tập đoàn quân 51 phòng ngự từ khu vực Elgava dọc theo sông Lyelupe qua Tukoums đến Dobole. Trận tuyến phòng thủ từ Dobole đến Florianishky do Quân xe tăng 1 và Tập đoàn quân cận vệ 2 đảm nhận. Các đơn vị này có nhiệm vụ che chở cho Šiauliai và biến nó thành một cụm cứ điểm vững chắc.
Trên hướng Birzhai.
Các cuộc phản công đầu tiên của "Chiến dịch Doppelkopf" do Tập đoàn quân 16 (Đức) tiến hành ngày 1 tháng 8, diễn ra ở phía Bắc thành phố Biržai tại điểm tiếp giáp giữa các sư đoàn bộ 179 và 357 (Liên Xô). Với lực lượng xe tăng lên đến trên 150 chiếc và nhiều pháo tự hành, đòn tấn công của quân Đức dự kiến sẽ đánh bọc sườn Tập đoàn quân số 43 và tập hậu tập đoàn quân 51 với ý đồ đánh bọc sườn Tập đoàn quân 43 và thọc sâu vào sau lưng Tập đoàn quân 51 (Liên Xô). Ngày 1 tháng 8, Lữ đoàn pháo tự hành 393 và Lữ đoàn cơ giới 226 (Đức) tấn công và bao vây 4.000 quân thuộc Sư đoàn bộ binh số 357 thuộc Tập đoàn quân 43 (Liên Xô) tại làng Pereveya (???).. Tướng A. P. Beloborodov, tư lệnh Tập đoàn quân 43 (Liên Xô) đánh giá tình hình là vô cùng phức tạp và điều Lữ đoàn pháo chống tăng 94 và Trung đoàn pháo chống tăng 759 vào trận, phối hợp với các trung đoàn pháo binh 923 (Sư đoàn 357) và 619 (Sư đoàn 179) chặn đánh xe tăng Đức. Chỉ trong ngày 2 tháng 8, các đơn vị này đã bắn cháy 16 xe tăng Đức, trong đó có 6 xe tăng Tiger-I và gần chục khẩu pháo tự hành Đức. Các trung đoàn pháo binh Liên Xô đã hứng chịu hỏa lực từ hơn 20 máy bay ném bom Ju-87 và 31 xe tăng Đức cùng hai trung đoàn bộ binh Đức tấn công nhưng vẫn trụ lại được bên rìa làng Pereveya. Chỉ trong ngày 2 tháng 8, các đơn vị này đã bắn cháy 16 xe tăng Đức, trong đó có 6 xe tăng Tiger-I và gần chục khẩu pháo tự hành Đức nhưng các đơn vị này cũng bị mất đến 2/3 số pháo do các trận ném bom của không quân Đức.
Tình thế khẩn cấp buộc tướng I. Kh. Bagramian phải có những giải pháp quyết liệt. Nhận thấy không còn khả năng tấn công vào bên sườn cụm quân Đức đang công kích Birzhai, ngày 3 tháng 8, ông điều động Quân đoàn xe tăng 19 từ Tập đoàn quân cận vệ 6 và Quân đoàn bộ binh 22 từ lực lượng dự bị sang dải của Tập đoàn quân 43 để trợ chiến. Các Lữ đoàn pháo chống tăng 64, 66 và một số tiểu đoàn súng cối cũng được huy động. Ngoài ra. Lữ đoàn pháo chống tăng 17 và Trung đoàn pháo chống tăng 496 được chuyển thuộc Tập đoàn quân 43. Ngày 5 tháng 7, quân Đức tổ chức một cuộc đột kích lớn với lực lượng khoảng 45 xe tăng và 12 pháo tự hành vào Birzhai. Tuy nhiên, hai tuyến pháo chống tăng của quân đội Liên Xô gồm hơn 150 khẩu các cỡ đã được chuẩn bị sẵn. Trận đấu tăng - pháo ác liệt diễn ra suốt từ sáng đến sẩm tối ngày 5 tháng 8 trên khu vực Birzhai. Đã có lúc, xe tăng Đức đã đột nhập vào ngoại vi Birzhai và uy hiếp Sở chỉ huy của Tập đoàn quân 43 nhưng các xe tăng này đều bị Lữ đoàn xe tăng cận vệ 2 (Liên Xô) tiêu diệt. Tối mùng 5 tháng 8, quân Đức buộc phải tạm ngừng tấn công khi mất đến 22 xe tăng, trong đó có 5 xe tăng Tiger-I và 17 xe tăng Pz-III.
Trận đấu tăng - pháo ngày 5 tháng 8 đã làm suy yếu một phần cánh quân xung kích của Tập đoàn quân 16 (Đức) trên hướng Birzhai. Tuy nhiên, đợt tấn công giải vây đầu tiên của quân đội Liên Xô đã không thành công, mặc dù tuyến tiếp tế và cầu hàng không cho số quân bị vây vẫn được duy trì. Tình thế mặt trận thay đổi hẳn khi Quân đoàn xe tăng 19 (Liên Xô) đến khu vực tác chiến. Ngày 7 tháng 8, Quân đoàn xe tăng 19 đã tổ chức đột kích phá vỡ vòng vây của Sư đoàn xe tăng 14 (Đức), phối hợp với gần 4.000 quân của Sư đoàn bộ binh 357 từ trong làng Pereveya. Các quân đoàn bộ binh 22 và 60 cũng đồng loạt phản công trên tuyến sông Memele. Ngày 8 tháng 8, tướng Paul Laux tung sư đoàn cơ giới 11 SS từ Tallin xuống mong giữ thế trận nhưng không kịp. Tối mùng 8 tháng 8, Quân đoàn xe tăng 19 (Liên Xô) đã giải vây cho nhóm quân của Sư đoàn bộ binh 357. Trong số 3.908 sĩ quan và binh sĩ Liên Xô bị bao vây, có 3.230 người chết bị thương, khoảng 400 người mất tích. So với tổng lực lượng của Phương diện quân thì thiệt hại này cũng không quá lớn. Ngày 9 tháng 8, quân đội Liên Xô ở Đông Nam Riga đã khôi phục lại tuyến phòng thủ trên hướng Birzhai như trước ngày 1 tháng 8. Quân đội Đức Quốc xã mất 92 xe tăng, 27 pháo tự hành, 50 pháo và súng cối.
Trên hướng Tukums - Elgava.
Do Adolf Hitler yêu cầu phải tấn công ngay không chậm trễ nên trong các chiến dịch phản công tại khu vực Šiauliai - Riga tháng 8 năm 1944, Tập đoàn quân xe tăng 3 và Tập đoàn quân 16 đã không thể cùng lúc hành động. Mãi đến ngày 13 tháng 8 năm 1944, tướng Georg-Hans Reinhardt mới tập trung xong những lực lượng để phản công. Lực lượng đó gồm các sư đoàn xe tăng 4, 5, các sư đoàn bộ binh 201 (tái lập), 52, 551 và Sư đoàn bộ binh xung kích 548. Ý đồ của tướng Georg-Hans Reinhardt không quá khó đoán: dùng quân đoàn xe tăng 40 từ Liepāja và phía Nam cao nguyên Kurlandia đánh sang, Quân đoàn xe tăng 39 từ Tauragė đánh vào. Các mũi tấn công chủ yếu sẽ hợp điểm ở Elgava, chia cắt, bao vây Quân đoàn cơ giới cận vệ 3 và một phần Tập đoàn quân 51 tại phía Tây Nam Riga. Tại phía Tây Šiauliai, cánh phải của Tập đoàn quân xe tăng 3 với Sư đoàn xe tăng 7, Sư đoàn xe tăng "Großdeutschland" và các sư đoàn bộ binh 1, 63, 390 và 391 cũng chuẩn bị phối hợp tấn công vào Šiauliai nhằm chiếm lại đầu mối giao thông quan trọng này.
Ngày 15 tháng 8, quân Đức bắt đầu mở cuộc công kích thứ hai trong khuôn khổ chiến dịch phản công "Doppelkopf" ("Hai đầu"). Chiến dịch phản công mở đầu bằng mũi công kích vào Autse của Sư đoàn xe tăng 5, và sau đó ngày 16 tháng 8 thì toàn bộ Quân đoàn xe tăng 40 và cánh trái của Quân đoàn xe tăng 39 (Đức) đồng loạt phản công.. Trước đó, các pháo hạm 230 ly của chiếc tàu tuần dương "Prinz Eugen" đã oanh kích dữ dội vào thành phố Klapkalns (???), gây thiệt hại nặng cho quân đội Liên Xô. 48 xe tăng T-34 đã bị phá hủy tại quảng trường thành phố. Tướng V. T. Obukhov bị thương do xe tăng của ông trúng đạn pháo và được đưa ngay ra khỏi chiến trường bằng máy bay trinh sát-liên lạc của phi đội 87. Được sự hỗ trợ của các pháo hạm và được tăng viện Lữ đoàn xe tăng 103, Cụm tác chiến Strachwitz tại cánh trái của Quân đoàn xe tăng 39 đã đẩy quân đội Liên Xô khỏi Klapkalns vào trưa ngày 18 tháng 8, khôi phục lại tuyến liên lạc cho Cụm Tập đoàn quân Bắc tại một "hành lang" hẹp nằm trên bờ biển Baltic..
Ngày 17 tháng 8, 60 xe tăng Đức và các sư đoàn bộ binh 201 và 52 (Đức) tấn công trận địa phòng thủ của Quân đoàn bộ binh cận vệ 1 (Tập đoàn quân 51). Ngày 18 tháng 8, Sư đoàn xe tăng 5 (Đức) chiếm lại Tukums và hướng mũi đột kích về Gardenye (Gardene). Quân đoàn cơ giới cận vệ 3 (Liên Xô) có nguy cơ bị bao vây. Tướng N. M. Khlevnikov, chỉ huy pháo binh của Phương diện quân Pribaltic 1 ra lệnh huy động toàn bộ pháo binh trực thuộc phương diện quân gồm 2 sư đoàn pháo binh hỗn hợp phối hợp với pháo binh của Tập đoàn quân 51 bắn chặn đường tấn công của quân Đức. Tướng N. F. Papivin cũng được lệnh dành ra 2 sư đoàn máy bay tiêm kích, 1 sư đoàn máy bay cường kích và 2 sư đoàn máy bay ném bom để yểm hộ cho cuộc phòng thủ.
Ngày 19 tháng 8, Quân đoàn bộ binh cận vệ 1 và Quân đoàn cơ giới cận vệ 3 (Liên Xô) chỉ còn kiểm soát được một hành lang hẹp rộng không quá 5 km từ phía Nam Tukums đến Dobolye. Hai bên sườn cụm quân này là các đòn công kích liên tục của các sư đoàn xe tăng Đức. Trưa ngày 19 tháng 8, Quân đoàn cơ giới cận vệ 3 (Liên Xô) được lệnh mở đường rút về tuyến sông Dobele, tổ chức phòng thủ tại tuyến Dobolye - Gardenye. Quân đoàn bộ binh cận vệ 1 tiếp tục tổ chức phòng ngự cứng rắn ở phía Nam Tukums. Để bịt lỗ thủng đang xuất hiện trên phòng tuyến của Tập đoàn quân 51 (Liên Xô) tại hướng Autsye, Phương diện quân Pribaltic 1 đã sử dụng đến các lực lượng thiết giáp dự bị cuối cùng. Lữ đoàn cơ giới 46, Trung đoàn xe tăng 14, Trung đoàn cơ giới cận vệ 1, các trung đoàn pháo tự hành 336, 346, 1489; các tiểu đoàn xe tăng 15, 64 và Quân đoàn bộ binh 14 được điều ra tuyến sông Lyelupye. Ngày 21 tháng 8, các đơn vị này đã tổ chức ba mũi phản kích, đánh bật cánh trái của Quân đoàn xe tăng 39 (Đức) khỏi bờ Bắc sông Lyelupye và chia đôi phành phố Autsye với quân Đức.
Ngày 23 tháng 8, Quân đoàn xe tăng 40 (Đức) tiếp tục tấn công và đến ngày 27 tháng 8 đã nới rộng "hành lang" ở Riga ra khoảng 50 km.. Từ ngày 28 đến ngày 31 tháng 8, Quân đoàn bộ binh 10 (Đức) có Sư đoàn xe tăng 14 làm nòng cốt tiếp tục tổ chức tấn công từ Riga vào Elgava nhưng đều bị cánh trái Tập đoàn quân 43 và cánh phải của Tập đoàn quân 51 đánh bật trở lại. Quân đoàn xe tăng 40 (Đức) không còn đủ sức vượt qua được tuyến phòng thủ của Quân đoàn bộ binh cận vệ 1 (Liên Xô) ở bờ Bắc sông Dobolye để đi nốt quãng đường còn lại chỉ 25 km đến Elgava. Đó là tất cả những gì mà Tập đoàn quân xe tăng 3 (Đức) đạt được tại hướng Riga trong tháng 8 năm 1944.
Trên hướng Šiauliai.
Đối với Bộ Tổng tư lệnh lục quân Đức, việc mở được hành lang Riga - Tukums mới chỉ là một nửa vấn đề và là một chiến thắng về tâm lý để họ "hạ nhiệt" cơn giận dữ của Adolf Hitler. Bởi hành lang này dài, hẹp và thường xuyên nằm trong tầm bắn của pháo nòng dài Liên Xô cũng như trong tầm oanh tạc của các máy bay Liên Xô khi đó đã "dọn" đến các sân bay quanh Vilnius, Lida và Šiauliai. Hơn nữa, chỉ với khoảng cách trên dưới 50 km ra tới biển Baltic, quân đội Liên Xô vẫn có khả năng giáng đòn chia cắt một lần nữa. Hai đầu mối đường sắt quan trọng là Šiauliai và Elgava, những mục tiêu đích thực của "Chiến dịch Doppelkopf" vẫn còn nằm trong tay quân đội Liên Xô. Trong khuôn khổ "Chiến dịch Doppelkopf", hướng Šiauliai là hướng tấn công quan trọng không kém hướng Elgava. Lên thay tướng Georg-Hans Reinhardt ngày 16 tháng 8, tướng Erhard Raus không coi hướng Riga là trọng tâm mà coi hướng Šiauliai là nơi giải quyết tất cả các vấn đề. Ông cho rằng nếu quân Đức chiếm được Šiauliai, quân đội Liên Xô phải rút lui nếu không muốn bị tấn công từ sau lưng; và khi đó, vấn đề "nút nghẽn" tại Riga tự nó sẽ mất đi. Ông ta chê trách tướng Georg-Hans Reinhardt đã mất nhiều thì giờ và binh lực chỉ để tấn công hai quân đoàn Liên Xô đã đột phá tới bờ biển Baltic.
Hướng phản công quan trọng này do Quân đoàn bộ binh 12 SS trong đó có Sư đoàn xe tăng 7 và 2 sư đoàn còn lại của Quân đoàn bộ binh 26 thực hiện. Ngày 17 tháng 8, Sư đoàn xe tăng 7 (Đức) và các sư đoàn bộ binh 1, 52 bắt đầu tấn công từ Kelma (Kelme) vào Radvilishkis, phía Nam Šiauliai với mục tiêu chiếm giữa đoạn đường sắt từ Šiauliai đi Vilnius, ngăn chặn các lực lượng Liên Xô từ Vilnius tiến lên Šiauliai. Tư lệnh Tập đoàn quân cận vệ 2, tướng P. G. Chanchibadye báo cáo về Sở chỉ huy phương diện quân rằng Quân đoàn bộ binh cận vệ 13 bên cánh trái tập đoàn quân đang chịu áp lực tấn công của gần 200 xe tăng và pháo tự hành Đức. Cùng ngày, trên hướng Tây Šiauliai, Sư đoàn xe tăng "Großdeutschland", Sư đoàn bộ binh 391 và Sư đoàn bộ binh xung kích 548 (Đức) cũng mở cuộc tấn công từ cao nguyên Zhmud dọc theo đường sắt Memel - Šiauliai. Mũi tấn công mạnh nhất có hơn 100 xe tăng nhằm vào Kurshenai. Trận đấu tăng - pháo đẫm máu kéo dài hơn 10 ngày bắt đầu tại một khu vực được mệnh danh là "cái lò mổ Šiauliai".
Ngay trong ngày 17 tháng 7, Sư đoàn xe tăng "Großdeutschland" đã chọc thủng phòng tuyến của Quân đoàn bộ binh cận vệ 11 (Tập đoàn quân cận vệ 2), đánh chiếm nhà ga Kurshenai và bắt đầu nống lên hướng Šiauliai. Ở phía Nam, Sư đoàn xe tăng 7 cũng mở đường cho hai sư đoàn bộ binh 391 và 548 (Đức) tấn công dọc theo sông Dubitsa lên phía Bắc. Chiều ngày 17 tháng 7, sau khi đẩy lùi các cuộc phản kích của Quân đoàn bộ binh cận vệ 13, xe tăng Đức chỉ còn cách đoạn đường sắt Šiauliai - Radvilishkis 10 km về phía Nam. Trước tình thế khẩn cấp, chiều 17 tháng 8, Nguyên soái A. M. Vasilevsky phái đại diện của mình là đại tướng pháo binh M. N. Chistyskov đến ngay khu vực bị đột phá, huy động 8 tiểu đoàn pháo chống tăng từ các lữ đoàn 17, 25 và 43 thuộc lực lượng dự bị của Phương diện quân gồm 720 khẩu tăng cường cho các tuyến chống tăng tại các điểm cao xung quanh phía Tây Bắc, Tây và Tây Nam Šiauliai. Các trung đoàn pháo chống tăng 187 và 317 cũng được huy động ra hướng Radvilishkis.
Ngày 18 tháng 8, một trung đoàn xe tăng Đức và Sư đoàn bộ binh 391 vây quanh 2 tiểu đoàn của Lữ đoàn pháo chống tăng 17 (Liên Xô) tại điểm cao Pesky, phía Tây Nam Šiauliai, 60 khẩu pháo chống tăng do các thượng úy S. Ya. Orekhov và thượng úy Brynza Yakov đã hoạt động hết công suất. Khi quân Đức tạm rút lui, 14 xe tăng và 4 xe bọc thép Đức đã nằm lại trước trận địa của Lữ đoàn pháo chống tăng 17. Hai tiểu đoàn cũng mất 11 khẩu pháo và hơn 30 pháo thủ trong đó có thượng úy S. Ya. Orekhov. Trên hướng Kurshenai, Lữ đoàn pháo chống tăng 14 (Liên Xô) đã kéo pháo lên điểm cao 135,1 có tầm nhìn bao quát khu vực và chờ sẵn. Từ ngày 19 đến ngày 20 tháng 8, các trung đoàn xe tăng và cơ giới SS liên tục đột phá về hướng Šiauliai nhưng đều bị chặn lại trước điểm cao 135,1. Chiều tối 20 tháng 8, trận đánh tạm ngưng, 22 xe tăng và 8 xe bọc thép Đức đã nằm lại trên bãi chiến trường.
Ngày 20 tháng 8, tướng Erhard Raus điều Sư đoàn xe tăng 5 từ hướng Autsye đến tăng cường cho mũi tấn công từ Kurshenai. Ngày 21 tháng 8, các trung đoàn xe tăng Đức tìm được con đường mòn bị rừng che khuất vòng qua điểm cao 135,1 tiến về Šiauliai. Ngày 22 tháng 8, xe tăng Đức chỉ còn cách Šiauliai không đến 10 km về phía Tây. Nhưng tất cả đã muộn. Sáng 21 tháng 8, các lữ đoàn pháo chống tăng 25 và 43 (Liên Xô) đã được triển khai trên các điểm cao quanh làng Gitary (???). Phía sau các đơn vị này là Quân đoàn xe tăng 1 được bố trí tại Omolye, Voyshnori và Yodeyki. Các quân đoàn bộ binh 44, 54, Sư đoàn bộ binh 16 Liva và Trung đoàn pháo chống tăng cận vệ 113 cũng triển khai đội hình tại làng Purvina, nhà ga Kuzhay và ngoại ô phía Tây Šiauliai. Trong các ngày 22 và 23 tháng 8, các cuộc công kích của xe tăng và bộ binh Đức vào phía Tây Šiauliai đã vấp phải hỏa lực dày đặc của pháo chống tăng Liên Xô cũng như các cỡ lựu pháo và súng cối. Các trung đoàn pháo tự hành của Quân đoàn xe tăng 1 (Liên Xô) cũng tham gia chặn đánh các cuộc công kích của xe tăng và bộ binh Đức. Các trung đoàn máy bay cường kích 211, 332, 335; sư đoàn ném bom 314 (Liên Xô) được sự yểm hộ của 3 trung đoàn máy bay tiêm kích đã hoàn toàn làm chủ bầu trời Šiauliai, chia cắt và tiêu diệt các tiểu đoàn xe tăng và bộ binh Đức. Trong hai ngày 22 và 23 tháng 8, thêm 51 xe tăng và 11 pháo tự hành của quân Đức đã bị phá hủy dù chỉ còn cách Šiauliai khoảng 5 km.
Không thể chịu nổi những thiệt hại to lớn về xe tăng, ngày 24 tháng 8, tướng Erhard Raus buộc phải rút quân. Theo báo cáo của các sư đoàn Liên Xô gửi về Cục tham mưu Phương diện quân Pribaltic 1, quân Đức để lại trên chiến trường quanh Šiauliai 13.800 xác chết, 176 xác xe tăng, 36 xe bọc thép bị bắn hỏng, 221 ô tô, 39 khẩu pháo và 25 súng cối bị phá hủy.
Quân đội Liên Xô cũng chịu những tổn thất không nhỏ. Các sư đoàn của Tập đoàn quân cận vệ 2 đã mất khoảng 1/3 quân số và phải rút về lực lượng dự bị của phương diện quân để củng cố. Một nửa số pháo chống tăng bị bắn hỏng. Quân đoàn xe tăng 1 cũng tổn thất 106 sĩ quan, binh sĩ cùng hơn 30 xe tăng và pháo tự hành. Ngày 24 tháng 8, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 của tướng V. T. Volsky (được điều đến Šiauliai từ ngày 19 tháng 8) gồm 440 xe tăng và pháo tự hành cùng 630 pháo và súng cối đã được triển khai tiếp quản phòng tuyến của Tập đoàn quân cận vệ 2
Ngày 25 tháng 8, Quân đoàn xe tăng 1 (độc lập) và Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 được lệnh phản công để mở rộng phạm vi kiểm soát về phía Tây. Ngày 26 tháng 8, Quân đoàn xe tăng 1 chiếm lại nhà ga Kurshenai và phát triển đến các điểm dân cư Oknyay, Grintyltsy và Kruopyaya. Ngày 29 tháng 8, đến lượt các thị trấn Eglogiri, Mertyune, Laumenay và Saunoray được giải phóng. Trên hướng Tây Nam Šiauliai, Quân đoàn xe tăng cận vệ 3 đánh chiếm bàn đạp Kelme. Ở Tây Bắc Šiauliai, Quân đoàn xe tăng 29 đã hỗ trợ cho cánh trái của Tập đoàn quân 51 đuổi quân Đức khỏi bờ Bắc sông Lyelupe và chiếm lại Autse. Ngày 29 tháng 8, Đại bản doanh Liên Xô lệnh cho các Phương diện quân Pibaltic 1, 2, 3 chuyển sang phòng ngự tích cực, tăng cường bổ sung binh lực, vũ khí tích lũy đạn dược và nhiên liệu để chuẩn bị cho 4 chiến dịch lớn sẽ được mở vào 4 tháng cuối năm 1944 nhằm quét sạch quân Đức khỏi vùng Pribaltic theo một kế hoạch đang được Bộ Tổng tham mưu Liên Xô khẩn trương soạn thảo.
Kết quả và đánh giá.
Kết quả.
Chiến dịch Šiauliai kết thúc thắng lợi sau cả hai giai đoạn tấn công và chủ động phòng ngự đã giúp quân đội Liên Xô giải phóng phần lớn lãnh thổ Litva và một phần đáng kể lãnh thổ Latvia, trong đó có nhiều đầu mối giao thông quan trọng như Šiauliai, Daugavplis, Panevežys, khoét sâu vào lỗ thủng ở cánh phải Cụm Tập đoàn quân Bắc và gần như cô lập lực lượng này tại khu vực Baltic. Mặc dù mục tiêu của chiến dịch không được thực hiện trọn vẹn. Quân Đức đã lập lại được một hành lang hẹp gần phía Tây Riga. Nhưng để có được hành lang hẹp này hành lang này, quân Đức đã phải trả cái giá rất lớn về sinh lực và phương tiện. và mối nguy của Cụm Tập đoàn quân Bắc vẫn còn bị treo lơ lửng trên đầu. Không lâu sau đó, vào tháng 10 năm 1944 Phương diện quân Baltic 1 đã tiến hành chiến dịch Memel, đánh tan Tập đoàn quân xe tăng 3 và cô lập toàn bộ Cụm Tập đoàn quân Bắc tại "cái túi" Courland cho đến hết chiến tranh.
Quân đội Liên Xô vẫn chiếm giữ được các tuyến xuất phát có lợi, các đầu mối giao thông và các tuyến đường sắt thuận tiện cho việc chuyển quân từ phía sau ra mặt trận và dọc theo tuyến mặt trận. Quân Đức còn giữ được hành lang đường sắt chính từ Liepaja đi Đông Phổ nhưng từ Liepaja đi Riga, họ buộc phải sử dụng hệ thống giao thông kém phát triển với những con đường đất xuyên qua cao nguyên Kurlandia để đến Riga và nối với Cụm tập đoàn quân Bắc. Hải quân Đức buộc phải mở một tuyến vận tải mới trên biển trong khi vùng phía Đông biển Baltic, bao gồm cả vịnh Botny và vịnh Phần Lan đều bị các tàu ngầm, tàu nổi và không quân của Hạm đội Baltic (Liên Xô) khống chế.
Đánh giá.
Các trận đột kích nhanh và mạnh của Phương diện quân Pribaltic 1 theo hướng Utena - Šiauliai đã phần nào gây bất ngờ cho Bộ Tổng tư lệnh lục quân Đức và kể cả Hitler mặc dù điều này đã được tướng Johannes Frießner, nguyên tư lệnh Cụm tập đoàn quân Bắc (Đức) cảnh báo trước. Trong khi quân Đức cố gắng dồn lực lượng để giữ đầu mối giao thông Daugavpils, họ đã để hở hướng Utena - Šiauliai khi giao hướng này cho những binh đội chỉ còn là tàn quân của Cụm tập đoàn quân Trung tâm phòng thủ. Mặc dù có đủ lực lượng đánh chiếm Daugavpils nhưng Bộ tư lệnh Phương diện quân Pribaltic 1 đã cố ý chờ cho đến khi xe tăng Liên Xô tiến đến gần Šiauliai, uy hiếp toàn bộ tuyến phòng ngự sông Tây Dvina của Tập đoàn quân 16 (Đức) rồi mới nổ súng tấn công Daugavpils. Vì vậy, Cụm phòng ngự kiên cố này của quân Đức đã sụp đổ chỉ sau hai ngày công kích của quân đội Liên Xô.
Vẫn như trước đây, Bộ tư lệnh cụm Tập đoàn quân Trung tâm (Đức) cho rằng quân đội Liên Xô sau khi chiếm được Minsk sẽ nghỉ ngơi, bổ sung quân số, đạn dược, vũ khí, nhiên liệu rồi mới tiếp tục tấn công. Trong khi đó, với lực lượng dự bị hùng hậu và tiềm lực hậu cần dồi dào được tích lũy và chuẩn bị kỹ lưỡng trong ba đến bốn tháng trước Chiến dịch Bagration, quân đội Liên Xô có khả năng kéo dài chiến dịch của họ đến hơn hai tháng mà không cần tạm dừng để xốc lại lực lượng. Đó là điều mà Bộ Tổng tư lệnh lục quân Đức đã không tính đến khi hệ thống tình báo của họ không thể tìm được các tin tức về việc hàng ngày, có hàng chục chuyến tàu hỏa vận chuyển người, xe tăng, súng pháo, đạn dược từ hậu phương xa xôi của nước Nga đi thẳng ra mặt trận Byelorussia trên những "con đường xanh". Những con đường đó hoàn toàn thông suốt, chỉ có tín hiệu xanh, không có tín hiệu đỏ dừng tàu.
Sau khi mặt trận Byelorussia sụp đổ, các tướng lĩnh Đức Quốc xã dù không còn có tâm lý coi thường, đánh giá thấp đối phương nhưng lại hành động chậm chạp và không có phương án dự phòng cho các tình huống xấu nhất. Vào tháng 7 năm 1944, Tổng hành dinh OKH cho rằng mục tiêu chiến lược của quân đội Liên Xô sẽ là Đông Phổ, một mục tiêu có ý nghĩa lớn cả về quân sự và chính trị đối với nước Đức Quốc xã. Vì vậy, việc Phương diên quân Pribaltic 1 đổi hướng tấn công lên Šiauliai - Riga cũng là một bất ngờ chiến thuật đối với quân đội Đức Quốc xã. Sự chần chừ của Bộ Tổng tham mưu Đức làm cho việc rút các lực lượng xe tăng, thiết giáp từ các mặt trận khác và từ Đông Phổ đến che đỡ cho hướng Šiauliai tương đối muộn là một trong các nguyên nhân thất bại của quân Đức.
Xét từ góc độ chiến thuật, cuộc phản công của quân Đức trong tháng 8 nhằm khôi phục tình thế là hợp lý để loại trừ mối đe dọa từ sau lưng đối với Cụm Tập đoàn quân Bắc. Tuy nhiên, Tập đoàn quân xe tăng 3 (Đức) vừa mới phục hồi và Quân đoàn bộ binh 10 (Tập đoàn quân 16) đã tiến hành một chiến dịch quá nhiều tham vọng với ba mục tiêu đều là trọng yếu: Khôi phục hành lang Riga, đánh chiếm đầu mối đường sắt Elgava và đánh chiếm đầu mối giao thông Šiauliai. Trong khi lực lượng của Tập đoàn quân xe tăng 3 mới phục hồi chỉ còn sức mạnh bằng một nửa lực lượng đủ biên chế vốn có của nó thì quân đội Liên Xô đã đưa đến mặt trận 2 tập đoàn quân mới, đủ sức giữ hai trong ba mục tiêu nói trên. Phân tán binh lực trên ba mục tiêu chiến thuật, Tập đoàn quân xe tăng 3 đã không thể đạt được hai mục tiêu quan trọng nhất. Đến khi tướng Erhard Raus tiếp quản Tập đoàn quân xe tăng 3 và thay đổi chiến thuật thì các quân đoàn của tập đoàn này đã thiệt hại nặng trong các trận công kích vỗ mặt, không còn đủ sức mạnh để đánh đòn quyết định vào Šiauliai.
Đối với quân đội Liên Xô, hành động đột kích lên Riga của Quân đoàn cơ giới cận vệ 1 và Quân đoàn bộ binh cận vệ 1 giống như một đòn đánh với tầm. Khi đó, các sư đoàn bộ binh đã hao hụt quân số khá nhiều nhưng vẫn chưa được thay thế. Mặc dù được bổ sung 90 xe tăng mới nhưng số xe tăng của Quân đoàn cơ giới cận vệ 3 vẫn không đủ để bảo vệ hai bên sườn cho một hành lang dài đến 50 km và chỉ rộng 5 đến 8 km trên một địa hình khá phức tạp. Một bên là đồng bằng cửa sông Tây Dvina. Một bên là cao nguyên Kurlandia. Các đơn vị pháo binh Liên Xô cơ động chậm do thiếu sức kéo và các căn cứ không quân chưa kịp di chuyển theo tuyến mặt trận cũng là những nguyên nhân khiến cho cuộc đột kích của Quân đoàn cơ giới cận vệ 3 trở nên đơn độc.
Trong khi đó, "người láng giềng" bên phải của I. Kh. Bagramian là A. I. Yeryomenko lại tấn công quá chậm chạp. Tổng tư lệnh I. V. Stalin đã trao đổi với nguyên soái A. M. Vasilevsky: ""Yeromenko đúng là tướng phòng ngự, cứ phòng ngự mãi. Cần phải thúc đồng chí ấy nhanh chóng chuyển sang tấn công càng sớm càng tốt." Mặc dù đã được Đại bản doanh điều động tăng cường Tập đoàn quân cận vệ 10 nhưng Phương diện quân Pribaltic 2 vẫn chậm chạp như trước. Việc này đã tạo điều kiện cho Tập đoàn quân 16 (Đức) có thể dành ra hai quân đoàn chống lại Phương diện quân Pribaltic 1, đặc biệt là trong trận phản công vào Birzhai đầu tháng 8 năm 1944.
Mặc dù Phương diện quân Pribaltic 1 đã giành được những thắng lợi có tính chiến lược nhưng Đại bản doanh và Bộ Tỏng tham mưu Liên Xô vẫn không hài lòng về sự tồn tại của hành lang Tukums - Riga và hành lang Kurlandia do quân Đức chiếm giữ. Các hành lang đó tuy hẹp nhưng vẫn đủ để quân Đức cơ động lực lượng và khi cần thiết, có thể rút Cụm tập đoàn quân Bắc về Đông Phổ bằng đường bộ, gây thêm khó khăn cho các chiến dịch của Quân đội Liên Xô ở Ba Lan và Đông Phổ. Tuy nhiên, với lực lượng đã bị hao hụt vào tháng 8 năm 1944, Quân đội Liên Xô đã không thể đạt được mục tiêu đánh chiếm toàn bộ vùng đất từ cao nguyên Kurlandia đến biên giới Đông Phổ. Biết trước cuộc tấn công của Tập đoàn quân xe tăng 3 (Đức), Phương diện quân Pribaltic 1 (Liên Xô) buộc phải thay đổi chiến thuật từ tấn công sang phòng thủ - phản công để đến tháng 10 năm đó, họ mới tiến được ra biển Baltic.
Các diễn biến có liên quan.
Vụ ám sát Hitler ngày 20 tháng 7.
Trong khi quân đội Liên Xô đang tấn công từ Šiauliai đến Kovel và đồn quân Đức vào thế bị động phòng ngự thì ngày 20 tháng 7 năm 1944, tại Rastelburg, trụ sở Tổng hành dinh của Hitler tại Đông Phổ đã xảy ra vụ ám sát Hitler. Bất bình với chính sách quân sự - chính trị của Hitler, trung tướng Henning von Tresckow, tham mưu trưởng Tập đoàn quân 2 (Đức), thiếu tướng Hans Oster, phó tham mưu trưởng cơ quan tình báo quân sự Đức (Abwehr), thượng tướng Ludwig Beck, tư lệnh các lực lượng vũ trang dự bị Đức Quốc xã đã âm mưu ám sát Hitler để loại trừ nhưng thảm họa do ông ta gây ra đối với dân tộc Đức sau cuộc chiến tranh đẫm máu từ ngày 1 tháng 9 năm 1939. Những người thực hiện trực tiếp gồm có đại tá Claus von Stauffenberg, tham mưu trưởng Bộ tư lệnh các lực lượng dự bị Đức Quốc xã, trung tá, luật sư Werner von Haeften, thanh tra thuộc Bộ tư lệnh lực lượng dự bị Đức và thiếu tá Helmut Shtiffom, sĩ quan tùy tùng của đại tá Claus von Stauffenberg. Ba người này đã lợi dụng một cuộc họp để bàn việc đối phó với Chiến dịch Bagration tại tổng hành dinh Rastelburg có sự tham gia của chỉ huy lực lượng dự bị để thực hiện cuộc ám sát thế kỷ này. Quả bom 5 kg thuốc nổ Dinamit trong chiếc cặp của Claus von Stauffenberg mang theo đặt dưới gầm bàn họp phát nổ khi ông đã rời khỏi hiện trường. Tuy nhiên, vụ nổ đó chỉ đủ giết chết 4 người trong phòng họp ở đầu phía đông của chiếc bàn gỗ sồi. Do chỉ chịu sức ép của vụ nổ, Hitler may mắn thoát chết nhưng bị nghễnh ngãng tai phải và tê liệt cánh tay phải vài tháng.
Các thay đổi nhân sự của hai bên.
Do bất đồng về phương pháp chỉ huy đối với thượng tướng I. D Cherniakhovsky và sự chậm trễ trong việc triển khai tấn công của Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5. Ngày 18 tháng 8, đại tướng P. A. Rotmistrov, tư lệnh Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 được điều về làm tư lệnh các lực lượng xe tăng - thiết giáp Liên Xô thay nguyên soái xe tăng Ya. N. Fedorenko và được phong hàm Nguyên soái xe tăng. Ngày 16 tháng 8, Hitler điều thống chế Walter Model trở lại làm tư lệnh Cụm tập đoàn quân Bắc Ukraina đang hứng chịu những đòn tấn công của các phương diện quân Ukraina một trong Chiến dịch Lvov–Sandomierz đang uy hiếp Đông Nam Ba Lan. Thay thế ông ta là thượng tướng Georg-Hans Reinhardt, nguyên tư lệnh Tập đoàn quân xe tăng 3 (Đức).
Tượng đài Chiến sĩ Hồng quân ở điểm cao 135,1.
Điểm cao 135,1 nằm ở phía Tây Šiauliai 5 km. Tại đây, từ ngày 18 đến ngày 20 tháng 8 năm 1944 đã diễn ra những trận đánh đẫm máu giữa bộ binh và pháo binh Liên Xô với Sư đoàn xe tăng "Großdeutschland" (Đức) để giữ Šiauliai. Năm 1950, một đài kỷ niệm trận đánh này đã được dựng lên. Cùng thời điểm dó, một tượng đài kỷ niệm các chiến sĩ Hồng quân giải phóng Šiauliai đã được dựng lên bên cạnh Nhà thờ Šiauliai. Năm 1974, một số người chống Xô Viết đã dùng sơn vấy bẩn lên tượng đài kỷ niệm tại điểm cao 135,1. Trong những biến cố sau khi Xô Viết tối cao Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết Litva do tổ chức Sajudis (tên gốc là "Phong trào perestroika Lithuanian") thao túng và thông qua Đạo luật về sự độc lập của Litva ngày 11 tháng 3 năm 1990, Quân đội Liên Xô đã đàn áp phong trào này. Năm 1993, sau khi quân đội Nga rút khỏi Litva, người Litva đã hạ bệ tượng đài kỷ niệm Chiến sĩ Hồng quân giải phóng Šiauliai và đưa bức tượng này vào cất giữ trong bảo tàng thành phố. Cho đến nay, nó vẫn chưa được đem ra tái trưng bày. | 1 | null |
Trận Hochkirch là một trận đánh tiêu biểu trong cuộc Chiến tranh Bảy năm, diễn ra vào ngày 14 tháng 10 năm 1758. Trong trận chiến này, bằng một cuộc tấn công bất ngờ vào ban đêm, quân đội Áo do Thống chế Leopold Josef Graf Daun chỉ huy với quân số áp đảo đã đánh tan quân đội Phổ do vua Friedrich Đại đế chỉ huy. Đây được xem là một trong những trận đánh đẫm máu và thảm họa nhất trong sự nghiệp của Friedrich Đại đế, cũng như là một trận thua hiếm có của ông. Trận chiến đã lấy đi sinh mạng của những binh sĩ thiện chiến nhất trong quân đội của Phổ, cùng với nhiều khẩu pháo. Đồng thời, quân đội Áo cũng bị đánh thiệt hại nặng, và đây là một trong số ít những trận đánh lớn với Friedrich Đại đế mà người Áo chủ động tấn công. Song, trong khi trận đánh không có tầm quan trọng chiến lược dài lâu, cuộc rút lui thành công của quân đội Phổ sau thảm bại tại Hochkirch cũng được xem là một trong những minh chứng cho khả năng giữ cái đầu lạnh giữa cơn khủng hoảng của Friedrich. Trận đánh còn góp phần đem lại danh tiếng cho lực lượng kỵ binh Phổ về sự quyết đoán của họ.
Sau khi đánh bại cuộc tấn công của quân đội Nga trong trận Zorndorf, Friedrich Đại đế đã kéo quân đến xứ Sachsen để hỗ trợ cho em trai của ông là Hoàng tử Heinrich đương đầu với quân đội Áo do các tướng Daun và Gideon Ernst von Laudon chỉ huy. Vào ngày 12 tháng 8 năm 1758, các lực lượng của Friedrich đã đến gần Dresden và giải nguy cho Heinrich. Sau đó, Daun đã chiếm giữ một vị trí vững chắc, ngăn chặn con đường đến tỉnh Schlesien – nơi quân đội Áo đang vây hãm Neisse – của vị Quốc vương Phổ. Friedrich không thể đánh một trận với Daun, và vận động của ông nhằm buộc Daun phải giao chiến hoặc rút chạy đã bị người chỉ huy quân đội Áo đáp trả bằng một vận động dẫn đến việc quân Áo đóng tại Hochkirch. Trong khi đó, do thiếu cẩn trọng, Quốc vương Phổ đã đóng quân tại một vị trí bất lợi vào ngày 10 tháng 10, bất chấp sự khuyên can của các thuộc tướng của ông. Trái ngược với suy nghĩ của Friedrich, Daun đã được người tham mưu trưởng của mình thuyết phục công kích doanh trại của người Phổ. Và, vào ngày 14 tháng 10, trước rạng đông, quân đội Áo đột kích cánh trái của đối phương, nhanh chóng giành thắng lợi trước các binh lính Phổ còn đang ngủ. Trước tình thế bất lợi, ban đồng Friedrich không để tâm đến những tiếng thét của binh sĩ của ông, trước khi đạn pháo rơi xuống doanh trại của ông. Do đó, quân Áo đã vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của đối phương tại Hochkirch. Một trung đoàn bộ binh Phổ đã trấn giữ bức tường của khu đất nhà thờ trong khi các trung đoàn khác lao vào thị trấn trong hỗn loạn. Một đợt tấn công của kỵ binh Phổ dưới quyền tướng Hans Joachim von Ziethen đã tạm thời giải nguy cho quân đội Phổ, và đồng thời, Thống chế James Keith của Phổ cũng tiến hành phản công. Trước ưu thế về quân số của Áo, cuộc phản công của ông đã thất bại.
Tình hình khó khăn cho thấy quân đội Phổ cần phải tiến hành triệt thoái, khiến Friedrich Đại đế phải thân hành đến Hochkirch. Trong khi các tướng lĩnh Áo tấn công quân cánh trái không thể truy kích mạnh mẽ đoàn quân bại trận của vua Phổ, ông đã tiến hành một cuộc triệt thoái khéo léo và có trật tự dưới làn đạn của đối phương. Theo hướng tây bắc, quân đội của ông đã rút về được một vị trí phòng ngự an toàn. Choáng váng trước thiệt hại nặng nề của mình trong cuộc giao tranh tàn khốc, Daun không thể tiến hành truy đuổi. Dù ông đã áp dụng thành công các chiến thuật mới, mục tiêu bắt sống Quốc vương nước Phổ hoặc là tận diệt quân đội ông của người Áo đã thất bại. Sau đó, Friedrich tiến quân về Schlesien và tại đây, ông đuổi được viên tướng Áo bao vây Neisse về Tiệp Khắc, sau đó quay lại Sachsen và kịp thời ngăn chặn Daun quấy nhiễu Dresden. Trong khi lòng dũng cảm của Friedrich đã được thể hiện trong cuộc giao chiến, tinh thần kỷ cương của Phổ đã cứu thoát quân đội ông khỏi một thảm họa toàn diện. | 1 | null |
Eton College hay còn gọi tắt là Eton là một trường nội trú độc lập của nước Anh dành cho các học sinh nội trú tuổi từ 13 đến 18. Đây là một trường nam sinh lớn, có 1.300 học sinh, được thành lập năm 1440 bởi vua Henry VI của Anh với vai trò "The King's College of Our Lady of Eton besides Wyndsor".
Trường tọa lạc tại làng Eton, gần Windsor, Berkshire, và là một trong 9 trường độc lập (independent schools) của Anh. Theo truyền thống trường công cộng, Eton chỉ có toàn học sinh nội trú, có nghĩa là tất cả học sinh của trường đều sinh sống trong trường. Đây cũng là một trong bốn trường công vẫn tiếp tục giữ thông lệ chỉ tuyển nam sinh, ba trường còn lại là Winchester College, Harrow School và Radley College.
Trường Eton có một danh sách dài các cựu học sinh lỗi lạc. David Cameron, Thủ tướng thứ mười chín của Anh, đã học tại trường Eton và từng đề nghị Eton thành lập một trường do nhà nước quản lý nhằm nâng cao chất lượng.
The Good Schools Guide gọi Eton là "trường công cộng số một dành cho nam sinh", thêm vào đó, "giảng dạy cũng như điều kiện vật chất không thua kém trường nào khác". Đây cũng là một trường có mặt trong nhóm G20 Schools.
Cựu học sinh.
Eton tự hào lịch sử tồn tại hơn 500 năm, sản sinh ra 20 đời thủ tướng Anh là cái nôi đào tạo gia đình hoàng gia thế giới và là ngôi trường thơ ấu của nhiều nhân vật ưu tú thuộc mỗi lĩnh vực :
Giới hoàng gia và quý tộc :
Hoạt động chính trị :
Nghệ thuật, thể thao, văn học và xã hội :
Khoa học và Triết học : | 1 | null |
Triệu Quân Dụng (chữ Hán: "赵君用"; 1319-1359) là một thủ lĩnh quân Hồng Cân Hoài Bắc (Trung Quốc) thời Nguyên mạt.
Triệu Quân Dụng nguyên tên viết là "赵均用", sau mới đổi thành "赵君用", gốc người Tiêu huyện, An Huy. Năm 1351, đầu quân theo quân Chi Ma Lý, tham gia công phá Từ Châu. Năm 1352, quân Nguyên đánh Từ Châu, giết chết Chi Ma Lý. Triệu Quân Dụng cùng Bành Đại tập hợp tàn quân chuyển hướng đánh Hào Châu (nay thuộc huyện Phượng Dương, An Huy), hợp quân với Quách Tử Hưng. Không lâu sau, tiếp tục dẫn quân công kích Tứ Châu (nay thuộc huyện Tứ Hồng, Giang Tô), rồi Hu Dị. Năm 1356, dẫn quân công kích Hoài An, gây dựng được thanh thế lớn.
Năm 1357, Triệu Quân Dụng Tự Xưng là Vĩnh Nghĩa Vương Hoàng Đế, tuy nhiên sau đó thì Hoài An thất thủ, Triệu Quân Dụng phải trốn chạy về Ích Đô nương nhờ Mao Quý. Tuy nhiên, năm 1359, do Triệu Quân Dụng giết con của Mao Quý, nên bộ tướng Mao Quý đưa quân Liêu Dương về Ích Đô, giết chết Triệu Quân Dụng.Niên Hiệu Cuối Đời Đại Tống Vĩnh Nghĩa Vương Hoàng Đế. | 1 | null |
Vương tử Harry, Công tước xứ Sussex (Henry Charles Albert David; sinh vào ngày 15 tháng 9 năm 1984) được biết đến với biệt danh thân mật là Harry. Vương tử Harry là con trai út của Quốc vương Charles III, Quốc vương Vương quốc Anh và cố Vương phi Diana xứ Wales, và là cháu thứ tư của cố Nữ vương Elizabeth II. Vào thời điểm anh ra đời, anh đứng thứ 3 trong danh sách thừa kế các ngai vàng của Vương quốc Anh và Khối Thịnh vượng chung. Tuy nhiên, sau sự ra đời của 2 cháu trai (Vương tôn George và Vương tôn Louis) và 1 cháu gái (Vương tôn nữ Charlotte), Vương tử Harry xếp thứ 5 trong danh sách kế vị ngai vàng của Anh Quốc và 14 vương quốc khác thuộc Khối Thịnh vượng chung.
Vương tử Harry kết hôn với diễn viên điện ảnh người Mỹ là Meghan Markle vào ngày 19 tháng 5 năm 2018 tại lâu đài Windsor. Cả hai có hai người con là Archie và Lilibet.
Thời thơ ấu.
Vương tử Harry chào đời vào ngày 15 tháng 9 năm 1984 tại Bệnh viện St. Mary, London và được làm lễ rửa tội tại Nhà thờ St. George ở Lâu đài Windsor vào ngày 21 tháng 12 năm 1984. Cha mẹ đỡ đầu của Harry là Vương tử Andrew; Lady Sarah Armstrong-Jones; Lady Vestey; William Bartholomew; Bryan Organ và Gerald Ward.
Giáo dục.
Giống như cha và anh trai, Harry được học tại các trường tư thục. Anh nhập học trường mẫu giáo Jane Mynors ở London và Trường Wetherby. Sau đó, anh theo học trường Ludgrove ở Berkshire. Sau khi vượt qua kỳ thi tuyển sinh, anh được nhận vào học tại Eton College. Quyết định cho Harry học tại Eton đã đi ngược lại truyền thống của gia đình Mountbatten-Windsors. Trước đây những đứa trẻ thường được học tại Gordonstoun, nơi ông nội, cha, hai người chú và hai anh em họ của Harry đã từng học. Tuy nhiên, Harry đã noi theo gia đình Spencer khi cả cha và em trai của Diana đều học tại Eton. Vương tôn Harry tốt nghiệp trường Eton với hai chứng chỉ A. Ngoài ra anh còn đạt được bậc B môn Nghệ thuật và bậc D môn Địa lý, Harry quyết định bỏ môn Lịch sử nghệ thuật sau khi đạt được bậc AS. Anh rất giỏi các môn thể thao như Polo và Rugby Union.
Một trong những giáo viên cũ của Harry, Sarah Forsyth, đã khẳng định rằng Harry là một "học sinh yếu" và các giáo viên tại Eton đã thông đồng giúp anh gian lận trong các kỳ thi. Cả Eton và Harry đều phủ nhận các cáo buộc. Trong khi tòa không đưa ra bất kỳ phán quyết nào về cáo buộc gian lận, thì "Vương tôn đã nhận được sự giúp đỡ trong việc chuẩn bị dự án bậc A của mình, thứ mà anh cần phải hoàn thành để đảm bảo vị trí của mình tại Sandhurst."
Sau khi tốt nghiệp, Harry dành một năm làm việc ở Úc (như cha anh đã làm khi còn trẻ) trong một trạm chăn nuôi gia súc và tham gia trận đấu Polo thử nghiệm giữa đội Young England và Young Australia. Anh cũng đi đến Lesicia làm việc với những đứa trẻ mồ côi và sản xuất bộ phim tài liệu "Vương quốc bị lãng quên".
Từ bỏ vai trò thành viên cấp cao.
Tối ngày 8 tháng 1 năm 2020, tài khoản Instagram của Công tước và Công tước phu nhân xứ Sussex đăng thông cáo cho biết hai vợ chồng sẽ rút khỏi vai trò thành viên cấp cao của vương thất:
"Sau nhiều tháng suy nghĩ và thảo luận, chúng tôi đã quyết định sẽ có một bước chuyển đổi trong năm nay để bắt đầu cắt dần nhiệm vụ khỏi thể chế này. Chúng tôi dự định sẽ rút khỏi vai trò thành viên cấp cao của vương thất và làm việc để độc lập về tài chính, nhưng vẫn sẽ tiếp tục phò tá Nữ vương Bệ hạ", thông báo trên tài khoản Instagram chính thức của nhà Sussex ghi rõ.
"Chính nhờ có sự động viên khuyến khích của các bạn, đặc biệt trong vòng vài năm qua, chúng tôi mới thấy mình sẵn sàng để thực hiện sự thay đổi này. Hiện chúng tôi lên kế hoạch cân đối thời gian sống giữa Anh và Bắc Mỹ, và sẽ tiếp tục bày tỏ sự trân trọng về trách nhiệm của mình đối với Nữ vương, Khối Thịnh vượng chung và các tổ chức mà chúng tôi được làm người bảo trợ".
Công tước và Công tước phu nhân sau đó bày tỏ dự định sẽ nuôi dưỡng con trai Archie với "sự đề cao đối với truyền thống vương thất nơi cậu bé được sinh ra".
"Việc cân đối về mặt địa lý này sẽ cho phép chúng tôi nuôi dạy con với một sự đề cao, kính trọng đối với truyền thống vương thất trong gia đình mà con được sinh ra, đồng thời tạo điều kiện để chúng tôi có thể tập trung vào những công việc sắp tới, bao gồm việc thành lập tổ chức từ thiện mới. Chúng tôi mong sẽ được chia sẻ toàn bộ chi tiết của bước tiến mới đầy hào hứng này tới các bạn, đồng thời vẫn sẽ tiếp tục cộng tác với Nữ vương, Thân vương xứ Wales, Công tước xứ Cambridge và các bên có liên quan. Cho đến khi đó, xin gửi tới các bạn lời cảm ơn sâu sắc nhất vì đã luôn tiếp tục ủng hộ", Công tước và Bà Công tước khẳng định.
Ngày hôm sau, Điện Buckingham đưa ra thông cáo:
""Cuộc đàm phán với Công tước và Công tước phu nhân xứ Sussex đang ở giai đoạn đầu."
"Chúng tôi thấu hiểu ước nguyện của họ khi chọn một lối đi khác, nhưng đây là những vấn đề phức tạp nên cần một thời gian để giải quyết."
Khoảng 21h tối ngày 21 tháng 2 năm 2020 (theo giờ Anh), người phát ngôn của Công tước và Công tước phu nhân xứ Sussex cho biết cặp đôi sẽ không tiếp tục sử dụng thương hiệu "Sussex Royal". Lời tuyên bố đưa ra vài ngày sau khi có tin tức cho rằng vương thất Anh đang họp bàn về vấn đề sử dụng từ "Royal" trong thương hiệu của Công tước và Công tước phu nhân xứ Sussex. | 1 | null |
Lê Liêm (1922 - 1985) là nhà cách mạng Việt Nam, Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã giữ các chức vụ: Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam thời kỳ mới thành lập, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Chủ nhiệm Văn phòng Văn giáo Phủ Thủ tướng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ông tên thật là Trịnh Đình Huấn, người làng Tía, huyện Thường Tín tỉnh Hà Đông, trước năm 1945 hoạt động ở tỉnh Phúc Yên, từng bị tù ở Sơn La, được cử làm Ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ, năm 1945 cùng với các đồng chí Nguyễn Văn Kha, Nguyễn Đức Quỳ tham gia lãnh đạo khởi nghĩa ở Hải Dương. Ông cũng tham gia Ban lãnh đạo giành chính quyền ở Hà Nội.
Thời kỳ trước cách mạng.
Học hết tiểu học ở quê nhà, ông lên Hà Nội học ở trường tư thục Thăng Long, nơi có các thầy Phan Thanh, Hoàng Minh Giám dạy văn, Võ Nguyên Giáp dạy sử. Tại đây ông được giác ngộ tinh thần yêu nước và tham gia phong trào Dân chủ (1936-1939). Năm 1940, ông gia nhập Đoàn Thanh niên Dân chủ rồi thoát ly hoạt động cách mạng.
Năm 1942 bị mật thám Pháp bắt cùng Trần Quang Huy và Hoàng Văn Nọn (tổ công tác của Đảng bộ Hải Phòng) và bị đày lên Sơn La. Tại đây ông tham gia đấu tranh đòi cải thiện đời sống, cùng Lưu Đức Hiếu và Đỗ Nhuận tham gia viết bài cho báo "Suối Reo" do Trần Huy Liệu là chủ bút. Vì mật thám Pháp không tìm thấy chứng cứ nên ông được ra tù sau một năm thụ án và phải về quản thúc ở Hải Phòng.
Năm 1943 ông trở thành Xứ ủy viên Xứ ỷy Bắc Kỳ. Đầu năm 1944, ông được Xứ ủy cử về phụ trách phong trào Liên khu C (gồm 4 tỉnh: Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình) thay ông Trần Tử Bình vừa bị bắt cuối 1943 ở Thái Bình.
Tham gia cách mạng tháng 8.
Đầu tháng 8/1945, Bí thư Xứ ủy Bắc kỳ Nguyễn Văn Trân lên Tân Trào dự Hội nghị Trung ương. Qua radio biết tin Nhật Hoàng đã đầu hàng Đồng minh ngày 14/8/1945, Thường vụ Xứ Ủy (Trần Tử Bình, Nguyễn Khang) triệu tập Hội nghị Xứ ủy (còn gọi là Hội Nghị Tân Trào "dưới xuôi") tại làng Vạn Phúc, Hà Đông. Các Xứ ủy viên: Văn Tiến Dũng, Lê Liêm, Đặng Kim Giang, Nguyễn Văn Lộc, Xuân Thủy... về dự.
Ngày 15/8/1945, thấy tình hình có nhiều biến động, Hội nghị quyết định thành lập Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội do Nguyễn Khang là Chủ tịch cùng các ủy viên Nguyễn Quyết, Trần Quang Huy, Nguyễn Duy Thân, Lê Trọng Nghĩa và cố vấn Trần Đình Long. Sớm ngày 16/8/1945, các Xứ ủy viên tỏa về các địa phương. Văn Tiến Dũng về Chiến khu Hòa Ninh Thanh, Nguyễn Văn Lộc về Sơn Tây, Đặng Kim Giang ở lại Hà Đông, còn ông Lê Liêm về tổ chức khởi nghĩa ở Hưng Yên và Hải Dương.
Trong kháng chiến chống Pháp.
Trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, ông chủ yếu hoạt động công tác chính trị trong quân đội (Chính trị uỷ viên trong Ủy ban Kháng chiến chiến Khu 1).
Ngày 3 tháng 10 năm 1947 được bổ nhiệm làm Phó phòng Dân quân (sau là Cục phó Cục Dân quân) Bộ Tổng chỉ huy. Ngày 25/4/1948 ông được bổ nhiệm Cục trưởng Cục Dân quân Bộ Tổng chỉ huy thay ông Khuất Duy Tiến, năm 1949 kiêm thêm chức Cục trưởng Cục Chính trị thay Thiếu tướng Văn Tiến Dũng. Chủ nhiệm đầu tiên của Báo Quân đội nhân dân.
Ủy viên Bộ chỉ huy chiến dịch Biên giới năm 1950.
Năm 1950, khi Cục Chính trị được nâng lên thành Tổng cục Chính trị trực thuộc Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Quốc gia và dân quân Việt Nam, ông được cử làm Cục trưởng Cục Tuyên huấn , sau đó là Phó Chủ nhiệm Tổng cục. Chủ nhiệm là ông Nguyễn Chí Thanh.
Năm 1954, ông là Đảng ủy viên Bộ Tư lệnh Mặt trận Điện Biên (gồm các ông: Võ Nguyên Giáp - Tổng tư lệnh, Hoàng Văn Thái – Tham mưu trưởng, Lê Liêm – Chủ nhiệm chính trị, Đặng Kim Giang – Chủ nhiệm hậu cần). Trực tiếp chỉ đạo làm công tác tư tưởng cho bộ đội khi chuyển từ phương án "đánh nhanh thắng nhanh" sang "đánh chắc tiến chắc", kéo pháo vào đã gian khổ rồi lại phải rút ra... và viết nhiều bài xã luận nóng trên báo Quân Đội Nhân Dân tiền phương động viên tinh thần chiến sỹ.
Công tác dân sự.
Sau năm 1954, ông chuyển sang lĩnh vực dân sự trước khi có đợt phong quân hàm năm 1958. Ông được bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Văn hóa phụ trách điện ảnh, Bí thư Đảng đoàn Bộ dưới thời Bộ trưởng Hoàng Minh Giám. Ông kiêm chức Hiệu trưởng Trường Lý luận nghiệp vụ (thuộc Bộ Văn hóa, nay là Trường Đại học Văn hóa) trong thời gian 1959 - 1960.
Ông là người công tâm hết sức ủng hộ văn nghệ sĩ, trong phong trào Nhân văn Giai phẩm Lê Liêm không viết một dòng nào chống lại những người trong nhóm Nhân văn Giai phẩm.
Năm 1960 tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam III, ông được bầu làm Ủy viên Dự khuyết Ban chấp hành Trung ương,
Tháng 1 năm 1963 ông giữ chức Chủ nhiệm Văn phòng Văn hóa giáo dục Phủ Thủ tướng (trên cả Bộ trưởng) thay ông Tố Hữu đến tháng 10 năm 1965 thì ông Trần Quang Huy kế nhiệm
Năm 1965, ông làm Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, Bí thư đảng đoàn Bộ, Chánh Thư ký Công đoàn Giáo dục Việt Nam kiêm Hiệu trưởng Trường Chính trị Bộ Giáo dục.
. Năm 1968 ông kiêm nhiệm Phó Trưởng ban Khoa giáo Trung ương .
Trong những năm 1960, ông phản đối việc thân Trung quốc, chống Liên Xô, và trong một bài diễn văn về việc cải tạo giáo dục, năm 1968, ông trở lại quan điểm chính thống. Có liên quan trong Vụ án Xét lại Chống Đảng, ông bị khai trừ Đảng vào tháng 5 năm 1968.
Sau Đại hội Đảng V (1982) ông trở lại công tác ở Ban Khoa giáo Trung ương.
Ông mất năm 1985.
Gia đình.
Vợ ông là bà Lê Thu Trà, tham gia cách mạng năm 1938 khi là giáo viên tiểu học, sau đó giữ các trọng trách: Trưởng đoàn Phụ nữ Cứu quốc, Phó Hội trưởng Hội phụ nữ Trung ương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.
Ông bà có các con là Trịnh Thanh Đoan (giảng viên ĐHBKHN), Trịnh Dân, Trịnh Kháng chiến, Trịnh Thành Công, Trịnh Hồng Hà, Trịnh Hồng Anh (Đại tá, Phó Giáo sư- Tiến sĩ, Chính trị viên Viện Tên lửa / Viện Khoa học và Công nghệ quân sự), Trịnh Thanh Hương.
Sáng tác.
Sáng tác nhiều ca khúc như Người giáo viên nhân dân, Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi (1964), Cánh hạc trời xanh, Ta, đoàn viên thanh niên, Từ Plây-me đến Bàu Bàng. Cùng 2 nhạc sĩ Nguyễn Văn Thẩm, Trần Quý viết Đại hợp xướng "Điện Biên Phủ sống mãi" được Đoàn nhạc Giao hưởng và Hợp xướng Việt Nam trình diễn kết thúc trong đêm ca nhạc kỷ niệm 10 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/1964) tại Nhà hát Lớn Hà Nội. | 1 | null |
Ngán (danh pháp hai phần: Austriella corrugata) là loài nhuyễn thể, hai mảnh vỏ sống ở vùng nước mặn và nước lợ.
Tại Việt Nam, loại ngán to và ăn được duy nhất chỉ có tại khu vực cửa sông Bạch Đằng nơi giáp ranh giữa Quảng Ninh và Hải Phòng. Ngán là đặc sản của Quảng Ninh.
Hình thức.
Bên ngoài con ngán thường nhỉnh hơn con ngao một chút, vỏ sần sùi (không trơn như vỏ ngao), vỏ màu trắng và sống sâu dưới bùn. Khi ở dưới nước, ngán thường thò chiếc xúc tu to và dài để thở và kiếm thức ăn, mặt nước động, sóng sánh là ngán chui nhanh xuống dưới bùn để trốn kẻ thù. ó vỏ sần sùi màu trắng xám do sống sâu dưới đáy cát. Ngán thường chỉ có vào mùa hè và mùa thu, mùa đông lạnh ngán nằm sâu dưới bùn rất khó bắt.
Giải phẫu.
Ngán là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.Trước đây ngán thường có rất nhiều, giá bán thường rẻ hơn sò huyết nhưng bây giờ ngán là món ăn hiếm gặp và giá cao nhất ngưởng. Trong thịt ngán có đầy đủ các chất protit, gluxit, lipid, nhiều vitamin và những chất khoáng cần thiết cho cơ thể.Ngán bắt được hay mua về cho vào chậu nước rửa sạch bùn bám sau đó cho vào chậu nước vo gạo, hoặc nước ấm ngâm khoảng 2-3 giờ cho chúng nhả hết cát rồi vớt ra.
Từ con ngán có thể chế biến được nhiều món ăn ngon và bổ được chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau như ngán luộc, ngán nướng, gỏi ngán, cháo ngán, bún ngán...Món ngán được chế biến theo những cách khác nhau lại có hương vị riêng. Đặc biệt nhất đó là món rượu ngán. | 1 | null |
Đàm Văn Ngụy (1927 – 2015), bí danh Văn Chung, là một tướng lĩnh, sĩ quan cấp cao, quân hàm Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông là một trong những đội viên đầu tiên của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân năm 1944, từng giữ các chức vụ Sư đoàn trưởng các Sư đoàn 1, Sư đoàn 7, Sư đoàn 316, Phó Hiệu trưởng Quân sự Trường Sĩ quan Chính trị Quân sự, Tư lệnh Quân khu 1. Ông tham gia các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, và chiến tranh biên giới 1979.
Ngoài ra ông còn là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI, VII, Đại biểu Quốc hội khóa VIII và IX. Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương Quân công hạng Nhì, Ba.
Thân thế và sự nghiệp.
Ông là người dân tộc Tày, sinh ngày 1 tháng 5 năm 1927 tại xã Xuất Tính (nay là xã Minh Khai), huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.
Tham gia Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
Được các cán bộ Việt Minh, từ tháng 7 năm 1942, ông tham gia làm liên lạc dẫn đường, tiếp tế nuôi cán bộ Việt Minh hoạt động bí mật ở địa phương khi mới 14 tuổi. Nhiều lần ông cùng với du kích tham gia chiến đấu bảo vệ cán bộ, cõng những cán bộ đau ốm vào ẩn giấu trong rừng tránh sự lùng bắt của chính quyền thực dân Pháp.
Tuy được triệu tập dự lớp huấn luyện thành lập những mãi đến tháng 1 năm 1945, ông mới gia nhập Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Từ tháng 5 đến tháng 8 năm 1945, ông tham gia giành chính quyền cho Việt Minh tại Thất Khê, Na Sầm và trở thành phụ tá cho ông Phùng Hữu Tài trong khóa huấn luyện cấp tốc, đào tạo cán bộ Việt Minh tại Thất Khê.
Sau khi Vệ quốc đoàn được tổ chức chính quy hóa, Chi đội Lạng Sơn trở thành Trung đoàn 28, ông Phùng Thế Tài được phân công làm Trung đoàn trưởng. ông được phân công làm cán bộ tiểu đội, trung đội, Tiểu đoàn 2, thuộc trung đoàn này.
Tham gia kháng chiến chống Pháp.
Năm 1946, trong trận phòng ngự ở Đồng Đăng, Lạng Sơn, ông chỉ huy tiểu đội chiếm một mỏm núi ở đầu phố, chặn giữ đối phương cho các đơn vị và cơ quan địa phương Việt Minh rút ra ngoài, đánh lui bốn đợt phản kích của đối phương. Cuối năm đó, một lần nữa ông chỉ huy tiểu đội đánh cản và rút sau cùng ở Cơn Pheo (Lạng Sơn) để trung đội thoát khỏi vòng vây.
Tháng 4 năm 1947, đơn vị ông phục kích đánh đoàn xe quân sự Pháp ở Bó Củng (Lũng Vài). Ông trực tiếp dẫn tiểu đội xung phong dùng lựu đạn diệt xe thiết giáp đối phương. Tháng 9 năm 1947, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và chính thức trở thành Đảng viên tháng 3 năm 1948.
Đến tháng 8 năm 1949, một lần nữa đơn vị ông phục kích đoàn xe quân sự Pháp ở Lũng Vài. Ông lại dẫn trung đội xung phong, đánh chia cắt đội hình phía sau, gây rối loạn, tạo điều kiện cho đơn vị tiến công diệt nhiều xe và lính Âu Phi.
Tháng 8 năm 1949, Trung đoàn 174, còn gọi là trung đoàn Cao – Bắc – Lạng, ra đời. Ông được điều động làm cán bộ trung đội thuộc Tiểu đoàn 249 của trung đoàn này. Từ tháng 7 năm 1952 đến tháng 1 năm 1953, ông được phân công theo học Khóa 7 Trường Lục quân Việt Nam, rồi trở về được phân công làm Đại đội phó, rồi Đại đội trưởng Trung đoàn 176, Đại đoàn 316.
Tháng 1 năm 1953, đơn vị ông đang di chuyển đội hình để bao vây tiến công Nà Sản (Sơn La) thì bị một đại đội biệt kích Pháp tập kích vào bộ phận quân y phía sau. Ông trên cương vị quản trị trưởng, đã nhanh chóng tập hợp và tổ chức anh em luồn rừng truy kích biệt kích hơn 6 tiếng đồng hồ, diệt 14 biệt kích quân Pháp.
Thu Đông 1953-1954, ông là cán bộ chỉ huy đại đội, đánh nhiều trận tiễu phỉ ở biên giới Việt - Lào, diệt được nhiều toán phỉ, bảo đảm an ninh biên giới, đồng thời vận động 70 lính phỉ buông súng trở về.
Từ tháng 6 năm 1954, ông được thăng làm Tiểu đoàn phó. Ngày 7 tháng 5 năm 1956, ông được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Khi đó, ông là Tiểu đoàn phó, phụ trách Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 11, Trung đoàn 176, Đại đoàn 316, Đảng viên Đảng Lao động Việt Nam.
Tháng 3 năm 1957, ông được phân công theo học Trường Quân sự Trung cao Nam Kinh (Trung Quốc). Từ tháng 2 năm 1960, ông được bổ nhiệm là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn 316, đầu năm 1962, tham gia chiến đấu tại Mặt trận Thượng Lào, hàm Đại úy.
Năm 1964, khi Lữ đoàn 316 được nâng lên cấp sư đoàn, ông được phân công chức vụ Trung đoàn phó. Tháng 10 năm 1965, ông được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 174, Sư đoàn 316, hàm Thiếu tá.
Tham gia kháng chiến chống Mỹ.
Từ tháng 3 năm 1967, ông cùng Trung đoàn 174 được điều động vào Nam tham chiến tại Chiến trường Tây Nguyên, trở thành nòng cốt để thành lập Sư đoàn 1, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Tháng 7 năm 1968, ông chỉ huy trung đoàn tham gia đợt 3 tổng tiến công tại chiến trường Tây Ninh - Dầu Tiếng. Tháng 10 năm 1968, trung đoàn hành quân về Phước Long củng cố và được biên chế vào đội hình của Sư đoàn 5, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, vẫn do ông làm Trung đoàn trưởng, rồi Sư đoàn phó Sư đoàn 5.
Đầu năm 1972, ông được bổ nhiệm làm Sư đoàn trưởng Sư đoàn 7, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, chỉ huy sư đoàn tham gia Chiến dịch Nguyễn Huệ
Tháng 10 năm 1973, ông được điều trở ra Bắc, làm Sư đoàn trưởng Sư đoàn 316 với hàm Thượng tá. Ông được thăng hàm Đại tá chỉ 1 năm sau đó.
Đầu năm 1975, ông và ông Nguyễn Hải Bằng (quyền sư đoàn trưởng sư đoàn 316) chỉ huy Sư đoàn 316 bí mật hành quân bằng xe cơ giới vào chiến trường Tây Nguyên, làm mũi chủ công tấn công Buôn Mê Thuột, mở màn Chiến dịch Tây Nguyên.
Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, ông chỉ huy sư đoàn phụ trách mũi tấn công Trảng Bàng, Củ Chi, chiến đấu trong đội hình của Quân đoàn 3, Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tháng 7 năm 1976, ông được phân công làm Phó hiệu trưởng quân sự Trường Sĩ quan Chính trị.
Tham gia cuộc chiến tranh biên giới phía bắc.
Từ tháng 1 năm 1978, ông được bổ nhiệm làm Phó Tư lệnh Quân khu 1.
Ngày 16 tháng 7 năm 1979, Quân đoàn 8 (sau đổi phiên hiệu thành Quân đoàn 26), tức Binh đoàn Pắc Bó thuộc Quân khu 1 được thành lập, gồm các sư đoàn bộ binh 311, 322, 346; trung đoàn pháo binh 188; trung đoàn phòng không 814; trung đoàn công binh 522. Ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh quân đoàn và chỉ huy quân đoàn tham chiến trong Chiến tranh biên giới phía Bắc.
Sau chiến tranh, ông được thăng hàm Thiếu tướng (tháng 1 năm 1980), rồi Trung tướng (tháng 12 năm 1984).
Đến tháng 4 năm 1987, ông được thăng Tư lệnh Quân khu 1, Bí thư Đảng ủy và giữ chức vụ này đến tháng 12 năm 1996 thì nghỉ hưu.
Ông mất ngày 15/02/2015 tại Hà Nội và an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch. .
Ông là Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa 6, 7; Đại biểu Quốc hội khóa 8, 9.
Vinh danh.
Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng:
Gia đình.
Con trai ông, Đàm Dũng, từng giữ chức Hiệu trưởng Trường Thiếu sinh quân Quân khu I, hàm Đại tá. | 1 | null |
Harry Lillis "Bing" Crosby (3 tháng 5 năm 1903 – 14 tháng 10 năm 1977) là một ca sĩ và diễn viên điện ảnh người Mỹ. Giọng bass-baritone vô cùng đặc trưng của Crosby đã giúp ông trở thành một trong những nghệ sĩ có số đĩa bán chạy nhất thế kỷ 20, với ít nhất 500 triệu bản đã được thống kê.
Là một ngôi sao đa năng, từ năm 1934-1954, Crosby đã trở thành biểu tượng của ngành ca nhạc, truyền hình cũng như phát thanh. Sự nghiệp của ông bắt đầu với cuộc cách mạng cải tiến kỹ thuật thu âm, cho phép ông tạo ra những đoạn giọng thả tự do – phong cách mà sau này rất nhiều ngôi sao khác đã bắt chước như Perry Como, Frank Sinatra, hay Dean Martin. Tuần báo "Yank" đánh giá Crosby là giọng ca có ảnh hưởng lớn nhất tới quân đội Mỹ trong suốt thời kỳ Thế chiến II, và tới năm 1948 đỉnh cao của mình, ông được gọi là "người đàn ông nổi tiếng nhất thế giới", hơn cả Jackie Robinson và Giáo hoàng Piô XII. Cũng trong năm 1948, tờ "Music Digest" ước tính các ca khúc của Crosby chiếm ít nhất 1 nửa trong số 80.000 giờ phát thanh của các đài radio.
Crosby cũng tiếp tục đánh dấu những ảnh hưởng của mình qua những đóng góp cho ngành công nghiệp thu âm thời hậu chiến. Ông cộng tác cho đài NBC trong những đợt mà ông muốn thực hiện chương trình; tuy nhiên có khá nhiều đài truyền hình lại không có đủ điều kiện thu âm. Trong những đợt tới châu Âu lúc chiến tranh, các bản thu của Crosby chủ yếu được thực hiện với dạng thu âm tối giản, điều đó khiến Tổ chức nghiên cứu Crosby sau này phải vất vả tìm kiếm để đảm bảo bản quyền. Năm 1947, ông đầu tư tới 50.000$ cho công ty Ampex giúp đây trở thành công ty Bắc Mỹ đầu tiên sở hữu máy thu âm đa băng. Ông rời NBC để chuyển sang ABC vì NBC không quan tâm tới thu âm vào thời điểm đó và chỉ có ABC chấp nhận ông với những ý tưởng của mình. Crosby trở thành người đầu tiên thực hiện một bản thâu nháp cho một chương trình radio và chỉnh sửa nó với băng từ. Ông cũng tặng một trong những chiếc Ampex Model 200 của mình cho người bạn thân Les Paul để chính Les Paul sau này nhờ nó đã phát minh ra chiếc máy thu đa băng hiện đại đầu tiên. Cùng với Frank Sinatra, Crosby trở thành biểu tượng thu âm của hãng United Western Recorders ở Los Angeles.
Khi thực hiện chương trình "Golden Age of Radio", những người tham gia thường phải diễn lại 2 lần cho khán giả ở phía bờ Tây nước Mỹ có thể xem lại. Tới giữa buổi thu, Crosby đã nghĩ ra một hệ thống ghi lại với cùng những thiết bị định hướng và ê-kíp (chỉnh sửa, lồng tiếng, thuyết minh, ghép thời gian) lấy từ những kỹ thuật của điện ảnh. Đó chính là nguồn gốc của ngành công nghiệp truyền hình.
Bing Crosby từng giành giải Oscar cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất với vai cha Chuck O'Malley trong bộ phim "Going My Way" năm 1944 và cũng được đề cử tương tự cho bộ phim "The Bells of St. Mary's" ngay năm sau, trở thành người đầu tiên trong số 4 nghệ sĩ duy nhất được đề cử 2 lần cho cùng một vai diễn. Năm 1963, ông được trao giải Grammy Thành tựu trọn đời. Crosby là một trong số 22 người được vinh dự có 3 ngôi sao tại Đại lộ Danh vọng Hollywood. | 1 | null |
Trong khoa học máy tính, thuật ngữ Hệ thống Tập tin Phân tán ("Distributed File System") hay còn gọi là Hệ thống tệp tin mạng ("Network File System") dùng để chỉ bất kỳ một hệ thống tệp tin nào hỗ trợ việc truy cập vào các tập tin từ nhiều máy tính (host) chia sẻ dữ liệu với nhau thông qua một mạng máy tính. Hệ thống này cho phép nhiều người dùng trên nhiều máy khác nhau có thể chia sẻ các tập tin và các tài nguyên lưu trữ.
Thông thường các máy khách không truy cập trực tiếp vào các khối dữ liệu của hệ thống tập tin mà thường thông qua việc sử dụng một giao thức (protocol) nào đó. Protocol cho phép việc hạn chế truy cập vào hệ thống tập tin bằng cách sử dụng các danh sách truy cập hoặc các khả năng truy cập trên các máy chủ và các máy khách tùy vào thiết kế của nó.
Các hệ thống tập tin phân tán thường bao gồm các khả năng đi kèm khác như việc nhân bản dữ liệu hay khả năng chịu lỗi. Các khả năng này nhằm mục đích làm cho hệ thống vẫn tiếp tục hoạt động và tránh việc mất dữ liệu khi một vài máy trong hệ thống gặp trục trặc.
Khái niệm Lưu trữ dữ liệu phân tán (Distributed Data Store) rất gần và thường được sử dụng lẫn với khái niệm hệ thống tệp tin phân tán. | 1 | null |
Tô Quang Đẩu (1906 – 1990) tức Tô Điển, nhà hoạt động cách mạng, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Kiến An, Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Quảng Yên, Phó Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính liên khu 10, Thứ trưởng kiêm Bí thư Đảng đoàn Bộ Nội vụ.
Quê quán.
Ông sinh năm 1906, sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo ở thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên., – là em họ Tô Chấn và Tô Hiệu.
Lớn lên đánh máy chữ cho hãng tàu Bạch Thái Bưởi ở Hải Phòng, sau đó chuyển sang hiệu Xuân An bán hàng tạp hóa ở Kinh Môn, Hải Dương. Tại đây, Tô Quang Đẩu đã tham gia phong trào đòi để tang cụ Phan Chu Trinh.
Rồi ông lên Hà Nội làm thợ xếp chữ cho nhà in Ngô Tử Hạ, ở cùng Tô Chấn và Tô Hiệu. Ông có điều kiện tiếp cận nhiều sách báo cách mạng.
Quá trình hoạt động cách mạng.
Thấm nhuần tinh thần yêu nước, ông và Tô Chấn, Trần Huy Liệu vào Sài Gòn tiếp tục hoạt động trong Việt Nam Quốc dân Đảng, tham gia truy điệu cụ Lương Văn Can, bán sách tuyên truyền chính trị của Hội Duy Tân thư xã" do Trần Huy Liệu sáng lập.
Năm 1929, ông cùng Tô Chấn thực hiện kế hoạch mưu sát 2 tên toàn quyền Đông Dương và Nam Dương (Indonesia), kế hoạch không thành, cuối năm 1930, bị truy nã phải chạy chốn lên làng Đình Bảng (Bắc Ninh) bán thuốc, một thời gian thì bị lộ nên phải chốn sang Chợ Chờ ở Yên Phong (Bắc Ninh).
Sau một thời gian nghe ngóng không thấy động tĩnh gì của bọn mật thám, Tô Quang Đẩu lại về Hà Nội làm nghề nấu nước mắm ở Cầu Giấy, rồi gặp các đồng chí Tô Hiệu, Trần Huy Liệu từ Côn Đảo và đồng chí Minh ở Liên Xô về nên tiếp tục hoạt động cách mạng ở Hà Nội cho đến năm 1938, được Thành ủy giao nhiệm vụ dạy chữ Quốc ngữ cho tổ chức Hữu ái những người lái xe ô tô con và làm phóng viên cho báo „Đời nay".
Tháng 9 – 1939, Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ, chưa kịp rút vào bí mật thì ông bị mật thám bắt và đưa xuống Hải Phòng, tòa án Hải Phòng xử 6 tháng tù về tội tuyên truyền sách báo cách mạng. Hết hạn tù, đang chờ Thành ủy phân công công tác ông lại bị bắt và bị kết án tù 5 năm, đày đi nhà tù Sơn La.
Trải qua các nhà tù ở Hà Nội, Hải Phòng, Hòa Bình, nay phải đi Sơn La, ông vẫn giữ vững khí tiết của người chiến sĩ cách mạng.
Hết hạn tù Sơn La, vừa trở về Hà Nội hoạt động, ông lại bị bắt vào nhà tù Hỏa Lò. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), ở Hỏa Lò ra ông là cán bộ Xứ ủy An toàn khu ở làng Vạn Phúc, thị xã Hà Đông. Sau đó ông làm Chánh Văn phòng Xứ ủy.
Hoạt động sau năm 1945.
Đến tháng 8/1945, Xứ ủy quyết định cử ông xuống phụ trách công tác Đảng ở Kiến An chuẩn bị giành chính quyền, hồi đó ông Trần Quốc Hoàn là Bí thư.
Tháng 1-1946, đồng chí Lê Thanh Nghị phụ trách miền Duyên hải điều ông sang làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Kiến An, đồng chí Mai Côn làm Bí thư Tỉnh ủy.
Năm 1946 ông trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I tại tỉnh Kiến An
Tháng 5/1946, đồng chí Nghị lại điều ông sang làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính, kiêm Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Yên, đồng chí Trần Quý Kiên là Bí thư Tỉnh ủy.
Năm 1946 khi Pháp đánh Hải Phòng, ông làm Phó Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến chiến khu 3 vừa mới thành lập.
Năm 1948, ông làm Khu ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính Liên khu 10, Bí thư Đảng toàn chính quyền liên khu. Bí thư Liên khu là ông Bùi Quang Tạo. Phạm vi Liên khu bao gồm các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La..
Năm 1949 ông được cử làm Ủy viên Ban Thanh tra Chính phủ
Năm 1950-1953, ông là Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Năm 1954 là Ủy viên Hội đồng cung cấp mặt trận Trung ương, phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ, phụ trách bộ phận hỏa tuyến từ Sơn La đến Điện Biên.
Từ tháng 9/1954 đến 12/1956 là Tham tán Đại biện lâm thời Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô, Bí thư cán sự Đảng.
Từ năm 1957 đến 1975 là Bí thư Đảng đoàn Bộ, Thứ trưởng Bộ Nội vụ., Năm 1959 ông kiêm chức Hiệu trưởng Trường Hành chính Trung ương. Trường đặt cơ sở ở thôn Phù Lưu, xã Xuân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Năm 1964 ông trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa III tại tỉnh Hưng Yên
Ông mất ngày 25 tháng 11 năm 1990 (9/10 Canh Ngọ), tại Hà Nội, hưởng thọ 84 tuổi. Nơi an nghỉ tại Nghĩa trang Mai Dịch.
Với những công lao đóng góp cho cách mạng, ông đã được Nhà nước tặng Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất và Huân chương chống Mỹ hạng nhất, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng; năm 1991, ông được truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh. | 1 | null |
Bảo Lâm là một xã thuộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam.
Địa lý.
Xã Bảo Lâm có diện tích là 41,29 km², dân số năm 1919 là 2.827 người, mật độ dân số đạt 69 người/km².
Theo thống kê năm 2019, xã Bảo Lâm có diện tích là 41,29 km², dân số là 3.146 người, mật độ dân số đạt 76 người/km².
Giao thông.
Tại xã có Đường tỉnh 746, về phía tây nam nối tới Quốc lộ 1 và phía đông bắc tới Cửa khẩu Pò Nhùng thông thương sang Cửa khẩu Dầu Ải thuộc Quảng Tây, Trung Quốc. | 1 | null |
Trần Kiên (1 tháng 1, 1910 – 22 tháng 3, 2000) là nhà hoạt động cách mạng và chính trị gia người Việt Nam. Ông tham gia cách mạng thời kỳ tiền khởi nghĩa. Trong kháng chiến chống Pháp, ông từng giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Hà Nam, Bí thư Tỉnh ủy Kiến An và giữ chức Bí thư Thành ủy Hải Phòng những năm kháng chiến chống Mỹ.
Thời kỳ đầu.
Ông sinh ngày 1/1/1910 với tên khai sinh là Đặng Văn Minh, tại làng Bách Tính nay thuộc xã Nam Hồng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định Khi hoạt động bí mật có bí danh Mỹ, Chấn, Trần Kiên.
Được các chiến sĩ cộng sản lớp đầu ở nhà máy xi măng như Đào Duy Thỉnh, Lê Đông, Phương, Bồi... giúp đỡ và giáo dục, Đặng Văn Minh đã tham gia các hoạt động cách mạng từ năm 1931, tham gia ái hữu ở đây. Năm 1937 được Chi bộ Đảng cộng sản Đông Dương của nhà máy kết nạp vào Đảng, năm 1938 được chỉ định làm bí thư chi bộ một phân xưởng.
Đầu năm 1946, ông được chỉ định tham gia Ban thường vụ tỉnh ủy Nam Định. Năm 1947, Xứ ủy điều ông về Hà Nam giữ chức vụ Phó Bí thư tỉnh uỷ kiêm Chủ nhiệm Việt Minh tỉnh.
Khi liên tỉnh Hải Phòng – Kiến An tách ra ông chuyển về làm Bí thư tỉnh uỷ Kiến An từ 1948 đến 1952. Tỉnh ủy Kiến An gồm có các đồng chí Đặng Kinh, Nguyễn Hồng Cẩn, Quốc Hiên. Thời gian này toàn tỉnh Kiến An đã bị địch chiếm đóng, hoàn cảnh vô cùng khó khăn ông đã cùng Ban chấp hành tỉnh lãnh đạo quân dân Kiến An đấu tranh chống địch trên các mặt trận quân sự, chính trị, văn hoá, tư tưởng vô cùng cam go. Quyết liệt. Khi khu Tả ngạn sông Hồng thành lập ông được điều về tham gia Khu uỷ, Ủy viên uỷ ban kháng chiến hành chính khu, phụ trách khối nội chính rồi Giám đốc Công an.
Công tác tại Hải phòng.
Sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi chuẩn bị tiếp quản khu tập kết 300 ngày, ông được cử tham gia ban thường vụ Thành uỷ Hải Phòng do ông Đỗ Mười làm Bí thư, đồng thời là Ủy viên Ủy ban hành chính kiêm Giám đốc Công an Hải Phòng. Thời gian này ông lấy tên là Trần Kiên.
Năm 1962 khi sáp nhập tỉnh Kiến An vào Thành phố Hải phòng, ông được bầu làm Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố cho đến năm 1966 thì ông Lê Đức Thịnh kế nhiệm.
Từ 1966 đến 1976, ông được bầu làm Bí thư Thành uỷ Hải Phòng thay ông Hoàng Hữu Nhân, đại biểu Quốc hội nước Việt Nam khoá IV, 5, 6. Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa V.
Năm 1977 ông Trần Đông nguyên Giám đốc Công an Hải phòng được cử thay ông làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng. Ông nghỉ hưu cùng năm đó và qua đời tại Hải Phòng ngày 22/3/2000.
Do công lao thành tích cống hiến, ông đã được tặng: Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất, Huân chương chống Mỹ hạng nhất , Huy chương vì an ninh tổ quốc, Huy chương vì hệ trẻ. | 1 | null |
Phụng Hiệp là một xã thuộc huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, Việt Nam.
Địa lý.
Xã Phụng Hiệp nằm ở phía đông huyện Phụng Hiệp, có vị trí địa lý:
Xã Phụng Hiệp có diện tích 16,92 km², dân số năm 2022 là 8.294 người, mật độ dân số đạt 484 người/km².
Hành chính.
Xã Phụng Hiệp được chia thành 6 ấp: Mỹ Thuận 1, Mỹ Thuận 2, Sậy Niếu A, Sậy Niếu B, Thắng Mỹ, Xẻo Môn.
Lịch sử.
Làng Phụng Hiệp xưa bao gồm các xã Tân Thành, Đại Thành và các phường Ngã Bảy, Lái Hiếu, Hiệp Thành, Hiệp Lợi của thành phố Ngã Bảy hiện nay.
Ngày 1 tháng 1 năm 1903, thành lập làng Phụng Hiệp trên cơ sở các làng Phụng Sơn, Phụng Tường, Tân Hiệp thuộc tổng Định Hòa, tỉnh Cần Thơ. và có địa giới hành chính:
Năm 1913, làng Phụng Hiệp thuộc tổng Định Hòa, quận Rạch Ròi.
Năm 1915, thành lập quận Phụng Hiệp trên cơ sở giải thể quận Rạch Ròi và quận lỵ là trung tâm Ngã Bảy thuộc làng Phụng Hiệp.
Năm 1943, sáp nhập phần phía Nam của làng Đông Sơn và một phần của làng Hiệp Mỹ, Đại Hưng giải thể.
Năm 1948, Ủy ban Hành chánh kháng chiến tỉnh Cần Thơ quyết định tách đất xã Phụng Hiệp để thành lập mới xã Đại Thành.
Đến năm 1954, Chính quyền Việt Minh lại giải thể xã Đại Thành và sáp nhập vào xã Phụng Hiệp. Làng Phụng Hiệp cũng là nơi đặt trụ sở Ủy ban Liên hợp Đình chiến Nam bộ vào năm 1954.
Trong thời kỳ chống Mỹ, làng Phụng Hiệp có các ấp: Châu Thành, Cái Côn, Xẻo Vong... và phía cách mạng một số ấp của xã Đại Thành, xã Phụng Hiệp được gọi là thị trấn Phụng Hiệp thuộc quận Phụng Hiệp.
Sau năm 1956, sáp nhập ấp Phó Đường thuộc xã Hiệp Hưng vào xã Phụng Hiệp.
Năm 1964, xã Phụng Hiệp thuộc tổng Định Phước, quận Phụng Hiệp, tỉnh Phong Dinh.
Sau năm 1965, địa bàn xã Phụng Hiệp khi đó gồm 13 ấp trực thuộc: Sóc Trăng, Phó Đường, Mỹ Thạnh, Lái Hiếu, Sậy Nếu, Xẻo Môn, Láng Sen, Xẻo Vông, Ba Ngàn, Sơn Phú, Đông An, Mái Dầm, Mang Cá.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, xã Phụng Hiệp trở thành thị trấn Phụng Hiệp - thị trấn huyện lỵ của huyện Phụng Hiệp đến năm 2005. Theo đó, phân chia lại hành chính của thị trấn Phụng Hiệp:
Ngày 26 tháng 7 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 98/2005/NĐ-CP<ref name=98/2005/NĐ-CP>Nghị định 98/2005/NĐ-CP về việc thành lập thị xã Tân Hiệp, tỉnh Hậu Giang; thành lập phường, xã thuộc thị xã Tân Hiệp</ref> về việc:
Sau khi điều chỉnh, xã Phụng Hiệp còn lại 1.783,26 ha diện tích tự nhiên và 6.579 nhân khẩu. | 1 | null |
Mã Thiên Thừa (, 1570 – 1613), tự Tiếu Dung, là Tuyên phủ sứ (tương đương Thổ ti) huyện tự trị dân tộc Thổ Gia Thạch Trụ vào đời Minh.
Thân thế.
Trong những năm Kiến Viêm (1127 – 1130), triều đình Nam Tống thiết lập Thạch Trụ an phủ ti . Trong những năm Cảnh Định (1260 - 1264), Mã Định Hổ, tự nhận là hậu duệ đời thứ 39 của Phục ba tướng quân Mã Viện đời Hán, nguyên quán Mậu Lăng Trang, Phù Phong, Thiểm Tây, nhờ công dẹp người man Ngũ Khê, được ban chức Thạch Trụ an phủ sứ, con cháu được thế tập.
Năm Hồng Vũ thứ 7 (1374), Thạch Trụ an phủ sứ Mã Khắc Dụng (nhận chức từ đời Nguyên, không rõ là cháu mấy đời của Định Hổ) thần phục nhà Minh. Năm thứ 8 (1375), triều đình đổi Thạch Trụ an phủ ti làm Thạch Trụ tuyên phủ ti thuộc phủ Trùng Khánh. Theo tiếng Thổ Gia, Mã Khắc Dụng được gọi là Mã Thập Dụng. Không có tài liệu nào ghi lại quá trình chuyển đổi từ Mã Định Hổ, dân tộc Hán đến Mã Khắc Dụng, dân tộc Thổ Gia.
Phả hệ các đời Thổ ti nhà họ Mã cho đến Mã Thiên Thừa như sau: Mã Khắc Dụng → Mã Lương → Mã Ứng Nhân → Mã Trấn → Mã Phủ → Mã Trừng → Mã Trưng → Mã Long → Mã Tố → Mã Đấu Hộc → Đàm thị (xưng chế) → Mã Thiên Thừa.
Mẹ của Thiên Thừa là Đàm thị yêu người con thứ là Thiên Tứ nhiều hơn, thậm chí còn lấy con gái của Thổ ti Bá Châu là Dương Ứng Long - tình nhân của Đàm thị - cho làm vợ Thiên Tứ. Nhưng dưới sức ép từ gia tộc họ Mã và triều đình nhà Minh, Thiên Thừa, vốn là con trưởng, vẫn được lập làm Tuyên phủ sứ.
Cuộc đời.
Năm Vạn Lịch thứ 23 (1595), ông lấy một cô gái dân tộc Hán, sau này là nữ tướng quân duy nhất trong 25 bộ sử Trung Quốc: Tần Lương Ngọc, làm vợ. Lương Ngọc khích lệ chồng tổ chức nên đội quân Bạch Can binh nổi tiếng.
Năm thứ 27 (1599), hai vợ chồng tham gia bình định cuộc khởi nghĩa của Bá Châu (nay là Tuân Nghĩa) Tuyên Phủ sứ Dương Ứng Long. Năm thứ 31 (1603), Dương thất bại, em trai Thiên Thừa là Thiên Tứ cũng bị giết.
Tháng 8 năm Vạn Lịch thứ 41 (1613), Mã Thiên Thừa tổ chức khai khoáng. Ông cậy mình có công, nên không chịu hối lộ thái giám thu thuế là Khâu Thừa Vân. Khâu ngụy tạo tội danh, bắt giam Mã vào nhà ngục Vân Dương, rồi ông chết ở đấy. Triều đình nhà Minh vì muốn xoa dịu, cho con trai ông là Mã Tường Lân kế tự chức vụ Tuyên Phủ sứ. Nhưng Tường Lân còn nhỏ tuổi, triều đình lại chấp nhận để Tần Lương Ngọc xưng chế (tức là mẹ tạm quyền thay cho con). | 1 | null |
Mã Tường Lân, tự Thụy Chinh, dân tộc Thổ Gia, người huyện Thạch Trụ, Trùng Khánh, là một tướng lĩnh nhà Minh.
Cuộc đời.
Cha là Thạch Trụ Tuyên phủ sứ Mã Thiên Thừa, mẹ là nữ danh tướng Tần Lương Ngọc.
Thời Thái Xương (28/8/1620 – 21/1/1621), ông theo mẹ đi chi viện Liêu Đông. Năm Thiên Khải nguyên niên (1621), Tần Lương Ngọc nhận tin cấp báo, thống lĩnh 3000 quân, cùng con trai ngày đêm lên đường đến Sơn Hải quan. Trong khi chiến đấu, Tường Lân bị trúng tên vào mắt, ông nhịn đau nhổ tên ra, thúc ngựa xông lên, tiếp tục chém giết. Sau trận đánh, trong quân gọi Tường Lân là "Triệu Tử Long", "Tiểu Mã Siêu", triều đình cho ông thụ chức Chỉ huy sứ.
Không lâu sau, Xa Sùng Minh tạo phản ở Tứ Xuyên, Tường Lân lại theo mẹ quay về tham gia dẹp loạn, có công hạ các thành Vĩnh Ninh, Lận Châu.
Năm Sùng Trinh thứ 3 (1630), quân Hậu Kim chiếm thành tây Vĩnh Bình, Tường Lân theo mẹ đến Bắc Kinh cần vương. Tường Lân cùng vợ là Trương Phượng Nghi đồn thú ở căn cứ Đại Lăng hà.
Năm thứ 6 (1633), Tần Lương Ngọc quay về Tứ Xuyên tiếp tục bình định tàn dư của Xa Sùng Minh, triều đình giữ Tường Lân ở lại kinh sư. Về sau hai vợ chồng chia nhau đuổi đánh nghĩa quân Vương Gia Dận, Vương Tự Dụng ở Sơn Tây, Hà Bắc. Phượng Nghi tử trận ở Hầu Gia Trang thuộc Tương Dương, Tường Lân cũng lui về phía nam.
Năm thứ 7 (1634), Trương Hiến Trung vào Xuyên, vây Thái Bình, Lương Ngọc đưa quân đến cứu, gặp lúc Tường Lân từ phía bắc quay về, trước sau giáp kích, đánh cho nghĩa quân đại bại.
Năm thứ 13 (1640), Tường Lân cùng mẹ đánh cho nghĩa quân của La Nhữ Tài đại bại ở Tiên Tự lĩnh, chém hơn 8000 thủ cấp, xác chết phơi đầy hang núi, bắt được lừa, ngựa không đếm xuể.
Cái chết.
Mã Tường Lân cố thủ Tương Dương chống nghĩa quân Đại Tây, thành vỡ, tuẫn nạn. Trước đó, ông gởi thư cho mẹ: "Con thề cùng Tương Dương tồn vong, nguyện làm Đại nhân vật chỉ nghĩ đến an nguy của mọi người!" Thư trả lời của Tần Lương Ngọc chỉ có 1 câu: "Tốt! Tốt! Tốt! Đúng là con ta!" (theo Đại Minh lánh loại sử). | 1 | null |
Trận Cadzand là một trận chiến nhỏ của cuộc Chiến tranh Trăm Năm, xảy ra vào 1337. Nó bao gồm một cuộc đột kích vào đảo Cadzand của xứ Flemish, được dùng để dò xét phản ứng và tinh thần chiến đấu của các đơn vị đồn trú địa phương, nâng cao tinh thần dân tộc ởAnh và củng cố mối liên hệ với các đồng minh của vua Edward III ở lục địa bằng một chiến thắng dễ dàng.
Đối với Edward, cuộc chiến đã không còn tiến triển như nhà vua đã hy vọng vào đầu năm khi các đồng minh tại vùng đất thấp và Đức đã không ngăn được một cuộc xâm lược của Pháp như dự định và những thất bại liên tiếp của xứ Gascony. Hạm đội của Edward đã không được chuẩn bị đầy đủ với lực lượng chính của quân đội, trong khi ngân khố của triều đình Anh đang trong tình trạng nguy hiểm do Edward phải trả chi phí lớn cho các lực lượng đồng minh ở lục địa. Vì vậy, ông phải giành được một chiến thắng mang tính biểu tượng chống lại người Pháp. Để hiện thực hóa kế hoạch, ông đã lệnh cho hiệp sĩ Walter Manny, người chỉ huy đội quân tiên phong tới đóng quân ở Hainaut, nơi có một hạm đội nhỏ và tấn công vào đảo Cadzand, nay là một phần của Hà Lan và sau đó là một phần của Flander, một vùng bán tự trị của nước Pháp.
Cadzand.
Cadzand là một hòn đảo đầm lầy dân cư thưa thớt với vài làng chài nhỏ, ít bị cướp bóc và không có chút tầm quan trọng nào ngoại trừ việc nó gần cảng Sluys giàu có và do đó có thể được sử dụng làm mồi nhử các đơn vị đồn trú của thành phố. Manny hiểu được điều này, và sau một cuộc do thám ban đầu vào các thị trấn không thành công trong ngày 09 Tháng 11, ông chỉ huy 3700 thủy thủ và binh sĩ tới Cadzand và cho họ mặc sức cướp bóc, hãm hiếp và đốt phá các làng bị cô lập trong vài ngày liền.
Trại đóng quân ở Sluys, được chỉ huy bởi Guy, con hoang xứ Flanders, con hoang của Louis, bá tước xứ Nevers, không thể để cho cuộc cướp bóc diễn ra ngay trước mắt họ mà không có bất kì phản ứng gì. Quân Flemish đã vượt qua kênh giữa Sluys và đảo Cadzand vài ngày sau đó và cố gắng để đối đầu với quân của Manny. Chỉ huy quân Anh đã chuẩn bị sẵn sàng và lệnh cho quân của mình lập một vị trí phòng thủ lý tưởng trên đảo cho phép họ có thể tấn công và tiêu diệt lực lượng Flemish trong một cuộc giao tranh ngắn, được bắt đầu bằng một trận mưa tên từ cung nỏ của hai bên, mặc dù không có các tài liệu về cuộc giao tranh. Chỉ có một lực lượng nhỏ Flemish có thể rút lui qua kênh an toàn, Guy của Flanders cùng với các quý tộc khác đã bị bắt, và dược xếp loại để đòi tiền chuộc. Thiệt hại của quân Anh ở mức tối thiểu.
Hậu quả.
Manny đã từ bỏ hòn đảo ngay sau khi chiến thắng quân Flemish và lui về nước. Các đồng minh của nước Anh ấn tượng mạnh bởi sức mạnh của edward III. Vua Philip VI cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cuộc tấn công này, cho rằng có kẻ phản bội trong số các đồng minh Flemish đã tiến hành một làn sóng khủng bố và hành quyết liên tục trong phần còn lại của Triều đại ông và xa lánh dần các đồng minh Flemish ủng hộ ông. Mười năm sau trận chiến, khi nước Anh và xứ Flander đã trở thành đồng minh, Edward III đã phải xin lỗi và bồi thường chiến tranh cho Flander vì hành động này. Sluys sau đó chứng kiến một trận hải chiến quan trọng vào năm 1340. | 1 | null |
Lorenzo Buffon (sinh ngày 19 tháng 12 năm 1929 tại Majano, Friuli) là một cựu thủ môn bóng đá Ý. Ông đã chơi 277 lần cho A.C Milan, và cũng đóng góp cho thành phố đối thủ của họ Internazionale. Ông cũng đã chơi 15 lần cho đội tuyển quốc gia Italia.
Ông đã chơi 15 mùa giải (365 trận) trong Serie A cho AC Milan, Genoa CFC, FC Internazionale Milano và ACF Fiorentina.
Liên kết ngoài.
| 1 | null |
Belvedere là một tòa nhà phức hợp tòa lịch sử ở Wien, Áo, bao gồm hai cung điện theo phong cách Baroque (Thượng và Hạ Belvedere), vườn cam và Cung điện Stables. Các tòa nhà được bố trí trong một cảnh quan công viên phong cách Baroque ở quận 3 của thành phố, phía đông nam của trung tâm của nó. Trong cung điện này có bảo tàng Belvedere. Nền móng nằm trên một mặt bằng có độ dốc nhẹ và bao gồm đài phun nước trang trí tầng, thác, các tác phẩm điêu khắc Baroque, và cửa sắt rèn tráng lệ. Phức hợp theo phong cách kiến trúc Baroque là cung điện mùa hè của Vương công Eugène de Savoie-Carignan nằm bên ngoài tường thành của thành phố Belvedere.
Cung điện Belvedere được xây dựng trong một thời kỳ có các hoạt động xấy dựng khắp thành phố Wien mà lúc đó là thủ đô và nơi ở của triều đại nhà Habsburg. Đây là thời kỳ thịnh vượng khi Tổng tư lệnh Vương công Eugene xứ Savoy kết thúc thắng lợi một loạt các cuộc chiến tranh chống lại Đế quốc Ottoman.
Cung điện Belvedere có hai phần trên cao và dưới thấp sau này trở thành Nhà triển lãm cố định của nước Áo. Oberes Belvedere trên cao chứa nghệ thuật Áo và quốc tế đương đại từ hai thập kỷ qua. Nghệ thuật Wien từ đầu thế kỷ 20 cũng được giới thiệu trong bộ sưu tập "Vienna trong khoảng 1900 và nghệ thuật cổ điển Hiện đại".
Hạ Belvedere.
Vào ngày 30 tháng 11 năm 1697, một năm sau khi bắt đầu xây dựng công trình Stadtpalais, Vương công Eugene đã mua một mảnh đất khá lớn ở phía nam Rennweg, con đường chính đến Hungary. Kế hoạch cho khu vườn Belvedere đã được soạn thảo ngay lập tức. Vương công Eugene đã chọn Johann Lukas von Hildebrandt làm kiến trúc sư trưởng cho dự án này chứ không phải Johann Bernhard Fischer von Erlach, người tạo ra ông chủ của mình. Hildebrandt (1668-1745), người mà vị tướng đã gặp trong khi tham gia vào một chiến dịch quân sự ở Piedmont, đã xây dựng Cung điện Ráckeve cho ông vào năm 1702 ở Csepel, một cù lao trên sông Danube phía nam Budapest. Sau đó, ông tiếp tục xây dựng nhiều tòa nhà khác. Kiến trúc sư đã nghiên cứu kỹ thuật dân dụng ở Rome dưới thời Carlo Fontana và đã phục vụ triều đình vào năm 1695, 96 để học cách xây dựng công sự. Từ năm 1696 trở đi, hồ sơ cho thấy ông được thuê làm kiến trúc sư triều đình ở Vienna. Cũng như Belvedere, những thành tựu nổi bật nhất của Hildebrandt bao gồm Cung điện Schloss Hof, cũng được Vương công Eugene xây dựng, Cung điện Schwarzenberg (trước đây gọi là Cung điện Mansfeld-Fondi), Cung điện Kinsky, cũng như toàn bộ di sản Tu viện Gottweig ở thung lũng Wachau.
Vào thời điểm Vương công Eugene đang lên kế hoạch mua đất ở ngoại ô Vienna cho dự án Belvedere của mình, khu vực này hoàn toàn không được phát triển - một nơi lý tưởng để xây dựng một khu vườn cảnh quan và cung điện mùa hè. Tuy nhiên, một tháng trước khi Vương công Eugene thực hiện vụ mua lại, Đại nguyên soái hoàng đế Heinrich Franz Mansfeld, Vương công Fondi đã mua lô đất lân cận và ủy thác cho Hildebrandt xây dựng một cung điện có vườn. Để mua lô đất, Vương công Eugene đã buộc phải vay một khoản lớn được bảo đảm bằng Stadtpalais, lúc đó vẫn đang trong quá trình xây dựng. Ông đã mua thêm các khu vực lân cận đất vào năm 1708, 1716 và một lần nữa vào năm 1717-18 để cho phép ông mở rộng khu vườn theo từng giai đoạn.
Các hồ sơ cho thấy rằng việc xây dựng Hạ Belvedere đã bắt đầu vào năm 1712, khi Vương công Eugene đệ trình yêu cầu kiểm tra tòa nhà vào ngày 5 tháng 7 năm 1713. Công việc được tiến hành nhanh chóng và Marcantonio Chiarini từ Bologna bắt đầu vẽ hình tứ giác ở sảnh trung tâm vào năm 1715. Đại sứ từ Flanders thuộc Tây Ban Nha đã đến thăm Hạ Belvedere cũng như Stadtpalais vào tháng 4 năm 1716. Công việc mở rộng đã được thực hiện trên cơ sở cùng lúc với việc xây dựng ở Lustschloss, vì Hạ Belvedere được mô tả trên một cảnh quan thành phố ban đầu. Dominique Girard đã thay đổi quy hoạch của khu vườn một cách đáng kể trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 5 năm 1717 để có thể hoàn thành vào mùa hè sau. Girard, người được thuê làm "fontainier du roi" hay kỹ sư nước hoàng gia ở Versailles từ năm 1707-15 và đã bắt đầu làm công việc thanh tra vườn cho Tuyển hầu tước vùng Bavaria Maximilian II Emanuel từ năm 1715 trở đi. Tuyển hầu tước cũng là người đã khuyến khích Vương công Eugene thuê ông sau này. Bức tượng ở lan can là tác phẩm nổi tiếng nhất của Giovanni Stanetti.
Vườn.
Khu vườn có một khung cảnh được bao bọc bởi hàng rào được cắt tỉa, ngay cả khi Belvedere đang xây dựng, tạo hình kiểu Pháp với những cuộc đi bộ hấp dẫn và jeux d'eau của Dominique Girard, người đã được đào tạo trong khu vườn Versailles khi còn là học trò của André Le Nôtre. Bể nước lớn của nó ở phía trên bồn hoa và cầu thang và thác được bao quanh bởi các nữ thần và thần vệ nữ liên kết các tầng trên và dưới hiện vẫn còn nhưng nền có hoa văn đã mọc cỏ từ lâu; nó hiện đang được khôi phục.
Thượng Belvedere.
Việc xây dựng Thượng Belvedere bắt đầu sớm nhất là vào năm 1717, được chứng thực bằng hai lá thư mà Vương công Eugene gửi từ Belgrade cho người hầu Benedetti vào mùa hè năm 1718, mô tả tiến trình làm việc của cung điện. Việc xây dựng đã tiến triển đến ngày 2 tháng 10 năm 1719 đến nỗi hoàng tử đã có thể tiếp Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ Ibrahim Pasha ở đó. Việc trang trí nội thất bắt đầu sớm nhất là vào năm 1718. Năm 1719, ông ủy thác cho họa sĩ người Ý Francesco Solimena thực hiện cả bàn thờ cho Nhà nguyện Cung điện và bức bích họa trên trần trong Phòng Vàng. Trong cùng năm đó, Gaetano Fanti được giao nhiệm vụ thực hiện bức tranh tứ giác ảo giác trong Hội trường đá cẩm thạch. Năm 1720, Carlo Carlone được giao nhiệm vụ vẽ bức bích họa trên trần nhà trong Hội trường đá cẩm thạch, được ông thực hiện từ năm 1721-23.
Tòa nhà được hoàn thành vào năm 1723. Tuy nhiên, "Sala Terrena" có nguy cơ sụp đổ do các vấn đề về cấu trúc vào mùa đông năm 1732-33 Hildebrandt đã buộc phải lắp đặt một trần nhà hình vòm được hỗ trợ bởi bốn trụ cột Atlas, tạo cho căn phòng diện mạo hiện tại. Salomon Kleiner, một kỹ sư từ triều đình của Tuyển hầu tước Mainz, đã sản xuất một ấn phẩm gồm mười phần từ năm 1731 đến 1740 có tổng cộng chín mươi bản mang tên "Wunder würdiges Kriegs- und Siegs-Lager deß Unvergleichlichen Heldens Unserer Zeiten Eugenii Francisci Hertzogen zu Savoyen und Piemont" ("Chiến tranh kỳ diệu và chiến thắng bao trùm người anh hùng tối cao của thời đại chúng ta là Eugene Francis Vương công xứ Savoy và Piedmont"), trong đó ghi lại chi tiết chính xác tình trạng của khu phức hợp Belvedere. | 1 | null |
Sao biển đỏ (danh pháp khoa học: "Callopatiria granifera") là một loài sao biển trong họ Asterinidae.
Loài này có kích thước trung bình, có màu từ cam đến đỏ và có chiều dài bề ngang 15 cm. Bề mặt trông giống mái nhà lợp ngói. Loài này phân bố từ Namibia đến Durban trên bờ biển Nam Phi, bán thủy triều đến 82m.
Loài này ăn detritus. | 1 | null |
Đánh bom Beirut được xem là một vụ khủng bố diễn ra tại thành phố thủ phủ Beirut của Liban ngày 19.10.2012. Vụ đánh bom trên đã làm ít nhất 8 người thiệt mạng và hơn 80 người khác bị thương.
Diễn biến.
Trong giờ cao điểm ngày 19.10.2012, một chiếc xe bom chứa thuốc nổ đã phát nổ tại một khu phố ở trung tâm thủ đô Beirut, với sức công phát được đánh giá là rất lớn. Làm hơn 88 người bị thương vong. Trong số những người thiệt mạng có Giám đốc tình báo thuộc Lực lượng An ninh Nội địa Liban (ISF), tướng Wissam al-Hassan, dư luận quốc tế gọi đây là một vụ tấn công khủng bố.
Dư luận.
Cựu Thủ tướng Liban, ông Saad Hariri và thủ lĩnh phe đối lập Walid Jumblatt cũng đã lên tiếng cáo buộc Tổng thống Syria Bashar al-Assad đứng sau vụ ám sát tướng Hassan.
Mỹ đã chỉ trích gây gắt hành động đánh bom tại Beirut và cho rằng vụ đánh bom ám sát ông al-Hassan là "một dấu hiệu nguy hiểm", đồng thời kêu gọi các bên tôn trọng nền an ninh và bền vững của Liban.
Đọc thêm.
Vụ ám sát Wissam al-Hassan | 1 | null |
Coscinasterias calamaria, hay sao biển 11 cánh, là một loài sao biển trong họ Asteriidae, đặc hữu phía nam Australia và New Zealand. Nó được tìm thấy xung quanh mức thủy triều thấp và dưới, dưới đá và lang thang trên tảo trong hồ bơi. Cánh dài đến 30 cm.
Coscinasterias calamaria là loài sao biển lớn nhất ở phía nam Australia và New Zealand. Mặc dù được gọi là sao biển 11 cánh nhưng số cánh sao có thể đến 14, nhưng 11 là mức chuẩn. | 1 | null |
Pisaster ochraceus hay Sao biển tía là một loài sao biển được tìm thấy ở các vùng nước Thái Bình Dương. Loài này có 5 cánh dài từ 10–50 cm. Các cánh sao nằm xung quanh một đãi không được phân định rõ. Trong khi phần lớn cá thể có màu tía, chúng có thể có màu cam, màu đất son, vàng, hơi đỏ hoặc nâu. Bề mặt xa miệng chứa các gai nhỏ (xương nhỏ) được sắp xếp theo một mô hình giống mạng lưới hoặc ngũ giác trên đĩa trung tâm. Các xương nhỏ không cao hơn2 mm.. | 1 | null |
Phong đinh ba (danh pháp hai phần: "Acer buergerianum", phong tam giác )) là một loài thực vật trong chi Phong. Đây là loài bản địa đông Trung Hoa (từ Sơn Đông đến phía tây tận đông nam Cam Túc, phía nam đến Quảng Đông và tây nam đến Tứ Xuyên và Đài Loan. Loài này được Miq. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1865.
Đây là loài cây rụng lá có cỡ vừa, cao khoảng 5–20 m với đường kính thân cây lên đến 50 cm diameter. Lá cặp đối, dài 2,5–8 cm (không tính cuống lá) và rộng 3,5–6.5 cm, cứng, bóng loáng tối phía trên và nhạt hơn ở phía dưới, thường có ba thùy.
Loài này thay đổi với một số biến thể được mô tả: | 1 | null |
Ngày 19 tháng mười 2012, Wissam al-Hassan, người đứng đầu ngành tình báo của lực lượng an ninh nội địa Liban (ISF), đã bị giết cùng với một số người khác vì bom xe ở quận Achrafieh, Beirut.
Theo thông tấn quốc gia Liban, tổng cộng có 4 bị chết và 110 bị thương trong vụ nổ trên.
Mục tiêu.
Cuộc tấn công mục tiêu được tin rằng là nhằm vào ông Wissam al-Hassan, người đứng đầu chi nhánh tình báo của lực lượng an ninh nội bộ Liban (ISF). Là một thành viên quan trọng trong phe đối lập Liên minh 14.3 và là một trong người đứng đầu nhánh Hồi giáo Sunni ở Liban.
Động thái quốc tế.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã đưa ra thông cáo lên án cuộc tấn công khủng bố Beirut trong khi Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon kêu gọi "tất cả các bên Liban không bị kích động bởi hành động khủng bố tàn ác này và duy trì cam kết đoàn kết dân tộc"."
Người phát ngôn của Nhà Trắng đã lên án kịch liệt cuộc khủng bố tàn khóc tại Beirut và tái khẳng định Mỹ luôn đứng về phía người dân Liban." Người phát ngôn của Liên Minh châu Âu (EU) Catherine Ashton, lên án mạnh mẽ cuộc khủng bố trên và cam kết ủng hộ một nhà nước Liban độc lập.
Văn phòng của Tổng thống Pháp François Hollande kêu gọi chính quyền Liban trở lại thống nhất để bảo vệ và chống lại nhưng hành động gây mất ổn định đất nước, mô tả cái chết của al-Hassan là một mất mát lớn. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius kêu gọi các bên ở Liban kiềm chế, nói rằng "hơn bao giờ hết, nó là cần thiết cho Liban để tránh căng thẳng trong khu vực".
Bộ trường truyền thông Syria, Omran al-Zohbi nói với Thông tấn xã Ả Rập Syria (SANA) rằng chính quyền Syria lên án vụ đánh bom xe tại Li Bang ngày 19.10 và những cuộc khủng bố, tấn công hèn nhát xảy ra ở bất cứ nơi nào."
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Iran lên án vụ tấn công và đổ lỗi cho Israel, họ nói Israel sẽ được lợi vì sự bất ổn và thiếu an ninh trong khu vực. | 1 | null |
Tàu ngầm lớp Yugo là tên ký hiệu của NATO với tàu ngầm cỡ nhỏ lớp Una của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Nó được NATO gọi là Yugo vì Phương Tây tin rằng tàu ngầm Una được đóng tại Nam Tư những năm 1965 nên đặt tên là Yugo (vì từ Nam Tư trong tiếng Anh là Yugoslavia).
Hoạt động.
Tàu ngầm lớp Una đã được đóng tổng cộng 8 chiếc, năm 2012, chỉ còn khoảng 4 chiếc còn hoạt động. Triều Tiên còn giữ khoảng 2 chiếc nhưng đã cho nghỉ hưu 1 chiếc. 1997, Việt Nam được phía Triều Tiên chuyển giao cho 2 tàu ngầm lớp Yugo nhưng đã ngừng hoạt động năm 2012. Iran đang có khoảng 3 chiếc được chuyển giao năm 2007. Được thiết kế để vận chuyển lực lượng đặc công thay vì để giao tranh trên biển, những chiếc tàu ngầm này chỉ có thể giúp trong những dịp huấn luyện cơ giới dưới lòng biển hoặc tác chiến có giới hạn. Ngoài ra, tàu ngầm Yugo còn được dùng để huấn luyện chiến đầu cho đặc công nước, loại tàu này không có khả năng tác chiến với các tàu chiến và không có khả năng đối đầu với tàu ngầm. Hồi tháng 6/1998, một chiếc tàu ngầm lớp Yugo của Triều Tiên gặp tai nạn trên vùng biển quốc tế gần lãnh hải Hàn Quốc. Trong con tàu này người ta tìm thấy 9 thủy thủ Triều Tiên tử nạn. Đây là tàu ngầm duy nhất thuộc lớp Una bị mất trong khi làm nhiệm vụ..
Tàu ngầm lớp Sang-O (Sang-O trong tiếng Triều Tiên nghĩa là Cá mập) là phiên bản sau của tàu ngầm lớp Una, loại tàu này thực chất mới là tàu ngầm chứ không giống như Yugo. Tàu dài 150 m, nặng 370 tấn, trang bị 2 ống ngư lôi 533 mm và có thể rải mìn. Hải quân Bắc Triều Tiên hiện có 26 chiếc và thường xuyên dùng loại tàu này xâm nhập lãnh hải Hàn Quốc, 1 chiếc bị Hàn Quốc bắt ngày 18/6/1996. | 1 | null |
Trần Thiện Đạo (1933-2017) là một dịch giả, nhà văn và nhà phê bình văn học người Việt. Ông thường lấy bút danh là Trần Mai Lan, Mõ Văn Làng, Trần Kim Lân. Ông là một trong những người đóng góp cho ngành kinh tế bảo hiểm tại Việt Nam thuở sơ kỳ.
Sự nghiệp.
Năm 1950, ông sang Pháp định cư với nghề dạy học. Tuy định cư tại Pháp, ông vẫn cộng tác bằng nhiều tác phẩm dịch thuật và viết phê bình được xuất bản tại Việt Nam trong giai đoạn 1964-1975. Ông là một trong những người viết chính của "Tạp chí Văn" và đặc san "Văn - Nghiên cứu và phê bình" thời Việt Nam Cộng hòa, đồng thời cộng tác với "tuần báo Nghệ thuật" và "tạp chí Bách Khoa".
Trước năm 1975, ông bị Việt Nam Cộng hòa nghi ngờ có cảm tình với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau năm 1975, ông hoạt động phê bình văn học tại hải ngoại. Sau chính sách Đổi mới của Việt Nam, ông trở về Việt Nam với vai trò chuyên gia đóng góp cho ngành bảo hiểm tại Việt Nam thuở sơ kỳ. Năm 2007, ông được Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội mời góp ý tuyển chọn các tác phẩm tiếng Pháp để dịch sang tiếng Việt. Ngày 8 tháng 5 năm 2013, ông tham gia tọa đàm "Dịch thuật trong đời sống xuất bản hiện nay" tại Trung tâm Văn hóa Pháp. | 1 | null |
Henry VI (tiếng Anh: "Henry VI of England"; 6 tháng 12, 1421 – 21 tháng 5, 1471) là Quốc vương của Vương quốc Anh từ năm 1422 đến năm 1461 và một lần nữa, từ năm 1470 đến năm 1471. Ông còn tự phong làm Quốc vương nước Pháp từ năm 1422 đến năm 1453. Cho đến năm 1437, vương quốc của ông vẫn do Nhiếp chính cai trị.
Những mô tả đương thời nói ông là người ngoan đạo và yêu chuộng hòa bình, không phù hợp với hoàn cảnh cuộc nội chiến đẫm máu còn được gọi là cuộc chiến tranh Hoa Hồng được bắt đầu trong thời trị vì của ông. Trong thời gian bị tâm thần ông đã được yêu cầu kết hôn với Marguerite d'Anjou, Vương hậu Anh, người nắm quyền kiểm soát Vương quốc của ông và cũng góp phần vào sự sụp đổ của chính ông ta cũng như sự sụp đổ của Nhà Lancaster và sự trỗi dậy của Nhà York.
Thời thơ ấu.
Henry là con duy nhất và là người thừa kế của Quốc vương Henry V, mẹ ông là Catherine de Valois, con gái của Quốc vương Charles VI và Vương hậu Isabeau xứ Bavaria. Ông sinh ngày 6 tháng 12 năm 1421, tại lâu đài Windsor và đã lên ngôi ở Quốc vương của nước Anh lúc mới chín tháng tuổi vào ngày 31 tháng 8 năm 1422 khi cha ông qua đời, do đó ông trở thành người thừa kế ngai vàng nước Anh trẻ tuổi nhất trong lịch sử. Hai tháng sau, ngày 21 Tháng 10 năm 1422, ông trở thành Quốc vương của nước Pháp sau cái chết của Quốc vương Charles VI, ông ngoại của ông như theo điều khoản của Hiệp ước Troyes năm 1420. Vương hậu Catherine mẹ của ông lúc đó mới 20 tuổi và là con gái của Charles VI, đã bị nghi kị một cách nghiêm trọng bởi các quý tộc Anh và điều này đã ngăn cản việc bà có một vai trò đầy đủ trong việc nuôi dạy con trai mình.
Ngày 28 tháng 9 năm 1423, các quý tộc đã thề trung thành với Henry VI. Họ triệu tập Nghị viện nhân danh nhà vua và thành lập một Hội đồng nhiếp chính cho đến khi nhà vua nên đến tuổi trưởng thành. Một trong những người anh em còn sống sót của Henry V, John, Công tước xứ Bedford, được bổ nhiệm làm quan nhiếp chính chuyên phụ trách cuộc Chiến tranh Trăm Năm đang diễn ra tại Pháp. Trong khi Bedford vắng mặt, chính phủ Anh được điều hành bởi Humphrey của Lancaster, Công tước xứ Gloucester, người anh em trai còn sống sót khác của Henry V, ông này được bổ nhiệm nhiệm vụ bảo vệ Vương quốc và chế độ. Nhiệm vụ của ông bị hạn chế trong việc gìn giữ hòa bình và triệu tập Nghị viện. Henry Beaufort, Đức Giám mục của Winchester (sau 1426 nhận chức Hồng y), một người chú họ xa của Henry, có một vị trí quan trọng tại Hội đồng nhiếp chính. Sau khi Công tước Bedford qua đời vào năm 1435, Công tước xứ Gloucester tuyên bố mình là Nhiếp chính vương, nhưng đã vấp tranh cãi bởi các thành viên khác của Hội đồng nhiếp chính.
Từ năm 1428, gia sư của Henry là Richard de Beauchamp, Bá tước xứ Warwick, người có cha là nhân vật chủ chốt trong cuộc đảo chính chống lại sự cai trị của vua Richard II. Edmund Tudor và Jasper Tudor, những người anh em cùng cha khác mẹ của Henry VI, những người con trai trong cuộc tình của người mẹ góa chồng của ông với Owen Tudor, sau này được phong đất. Edmund Tudor là cha của Henry Tudor, người sau đó lên ngôi vua như là Henry VII của Anh quốc.
Phản ứng trước việc đăng quang của Charles VII Valois làm Quốc vương nước Pháp ở nhà thờ Reims vào ngày 17 tháng 7 năm 1429, Henry đã ngay lập tức đăng quang lên ngôi Quốc vương nước Anh trước tuổi tại tu viện Westminster vào ngày 6 tháng 11 năm 1429, sau đó lễ đăng quang của ông như là Quốc vương nước Pháp được tiến hành tại Notre Dame de Paris vào ngày 16 tháng 12 năm 1431, mặc dù phải đến một tháng trước ngày sinh nhật thứ mười sáu của ông tức là ngày 13 tháng 11 năm 1437 thì ông mới có được một số quyền điều hành độc lập, trước khi cuối cùng nhận được đầy đủ các quyền hạn của hoàng gia khi ông đủ tuổi trưởng thành.
Quản lý chính phủ và các chính sách tại nước Pháp.
Năm 1437, Henry đến tuổi trưởng thành để có thể tự cai trị Vương quốc của mình. Cũng vào năm đó, mẹ ông đã qua đời và ông được giao quyền quản lý chính phủ. Henry, một con người nhút nhát và đạo đức, không thích sự lừa dối và bạo lực đã ngay lập tức cho phép triều đình của mình bị ảnh hưởng bởi một vài quý tộc mà ông yêu thích, những người có những quan điểm xung đột về vấn đề trong cuộc chiến tranh với nước Pháp.
Sau cái chết của Henry V, Anh đã bị vuột mất đà thắng lợi trong Chiến tranh Trăm năm, trong khi bắt đầu với chiến thắng quân sự của Joan Arc, nhà Valois đã đạt được những chiến thắng trên lục địa châu Âu. Vị vua trẻ ủng hộ một chính sách hòa bình ở Pháp và do đó ông ủng hộ phe chủ hòa, đứng đầu là Đức Hồng y Beaufort và William de la Pole, Bá tước xứ Suffolk và những người đồng chí với họ, trong khi Humphrey, Công tước xứ Gloucester và Richard, Công tước xứ York, những người trong nhóm chủ chiến thì bị nhà vua ghẻ lạnh.
Cuộc hôn nhân với Marguerite d'Anjou, Vương hậu Anh.
Đức Hồng y Beaufort và Bá tước Suffolk thuyết phục nhà vua Henry VI rằng cách tốt nhất để lập lại hòa bình với nước Pháp là thông qua một cuộc hôn nhân với Margaret xứ Ajnou, cháu gái của Quốc vương Charles VII và Vương hậu Marie xứ Anjou. Quốc vương Henry đã đồng ý, đặc biệt là khi ông nghe nói về sắc đẹp tuyệt trần của Margaret và đã cử Bá tước Suffolk đi thương lượng với Charles, ông này đã đồng ý với cuộc hôn nhân với điều kiện rằng ông sẽ không cho các của hồi môn theo phong tục và thay vào đó ông ta sẽ nhận được các vùng đất xứ Maine và Anjou từ tay người Anh. Những điều kiện này đã được nhất trí trong Hiệp ước Tours, nhưng việc nhượng lại Maine và Anjou đã được giữ bí mật với Nghị viện vì điều này sẽ làm người dân Anh trở nên cực kỳ giận dữ. Cuộc hôn nhân đã diễn ra vào ngày 23 tháng 4 năm 1445, một tháng sau ngày sinh nhật thứ 15 của Margaret.
Henry đã bị dao động khi phải giao nộp các vùng Maine và Anjou cho Charles vì biết rằng hành động này là tương đương với một sự phản bội và sẽ bị phản đối kịch liệt bởi các Bá tước Gloucester và William de la Pole, Bá tước York. Tuy nhiên, Margaret đã được cho là quyết tâm làm cho ông tiến hành việc giao đất này. Khi hiệp ước được công bố vào năm 1446, sự tức giận của nhân dân đã tập trung vào Bá tước Suffolk, nhưng Henry và Margaret đã quyết tâm bảo vệ ông này.
Thế lực của các Bá tước Suffolk và Somerset.
Năm 1447, Quốc vương và Vương hậu cho triệu tập Công tước xứ Gloucester trước Nghị viện về tội phản quốc. Động thái này được xúi giục bởi các kẻ thù của Công tước Gloucester, Bá tước Suffolk. Đức Hồng y Beaufort lúc này đã già và cháu trai của ông ta, Edmund Beaufort, Bá tước Somerset nắm quyền thay thế. Công tước Gloucester đã bị tạm giam tại Bury St Edmunds, nơi mà ông qua đời, có thể là do một cơn đau tim, mặc dù đương thời có tin đồn là ông đã bị đầu độc trước có thể được xét xử.
Công tước xứ York, người thừa kế ngôi vị của Henry VI, đã bị loại khỏi triều đình và cử đi để quản lý Ireland, trong khi các đối thủ của ông ta, các Bá tước Suffolk và Somerset đã được thăng thưởng tước Công, một danh hiệu tại thời điểm đó vẫn thường chỉ được dành cho những người ruột thịt gần nhà vua nhất. Công tước Somerset vốn mới được tấn phong đã được cử sang Pháp để chỉ huy cuộc chiến giữa Anh và Pháp.
Trong các năm tiếp sau của triều đại của Henry, chế độ quân chủ đã trở thành ngày càng không được lòng dân, do những sự cố về mặt luật pháp, trật tự, tham nhũng, đã làm cho những khoản thu từ các lãnh địa của hoàng gia vào triều đình của nhà vua ngày càng giảm sút và đương nhiên Nhà nước đã gặp phải những khó khăn về mặt tài chính cộng với sự mất ổn định của các vùng lãnh thổ mà người Anh đang chiếm đóng tại Pháp. Năm 1447, giới quý tộc Anh đã dấy lên một chiến dịch chống lại Công tước Suffolk, người vốn bị căm ghét nhất trong đoàn tùy tùng của vua và được xem như là một kẻ phản bội của Vương quốc. Henry đã buộc phải điều ông này đi sống lưu vong, nhưng chiếc tàu của Suffolk đã bị chặn lại ở eo biển Manche và cái xác bị băm vằm của ông này đã được tìm thấy trên bãi biển ở Dover.
Năm 1449, Công tước Somerset nhận nhiệm vụ chỉ huy chiến dịch ở Pháp và ông này đã làm tái tạo tình trạng thù địch ở Normandie, nhưng tới mùa thu ông này phải tháo lui đến Caen. Vào năm 1450, người Pháp đã chiếm lại toàn bộ tỉnh này, vùng đất vốn được chiếm bởi những chiến thắng cực kỳ nhọc nhằn của Henry V. Những người lính được gọi tái ngũ đã không còn được thanh toán đúng hạn, thêm vào đó là tình trạng vô luật pháp ở các quận phía nam của nước Anh, Jack Cade đã cầm đầu một cuộc nổi loạn ở Kent 1450, tự xưng là "John Mortimer", quân nổi loạn rõ ràng là được sự ủng hộ của Công tước xứ York và đóng quân tại White Hart Inn ở Southwark. Henry VI đích thân đi đánh; khi quan quân tới Luân Đôn, Cade đã bỏ chạy. Nhà vua bèn để lại đại quân ở sau, rồi tự mình dẫn quân tiên phong truy kích và lọt vào ổ mai phục ở Sevenoaks. Cuộc tháo chạy đã được chứng minh là một cuộc rút lui chiến thuật: Cade đổ phục binh đánh tan quân nhà vua trong trận Solefields và quay trở lại để chiếm London. Cuối cùng, cuộc nổi loạn đã bị đàn áp và London đã được tái chiếm sau một vài ngày nằm trong tay quân phiến loạn, nhưng chủ yếu là bởi những nỗ lực của các cư dân của nó chứ không phải là của quân đội của nhà vua. Ở mức nào đó cuộc nổi dậy cho thấy rằng những cảm giác bất mãn trong dân chúng với Henry VI đang ngày càng lên cao.
Năm 1451, Công quốc Guyenne, vốn nằm trong tay người Anh từ thời vua Henry II cũng đã bị thất thủ vào tay người Pháp. Trong tháng 10 năm 1452, người Anh lại tổ chức một cuộc hành binh tiến vào Guyenne và tái chiếm Bordeaux và đã thu được một số thắng lợi, nhưng vào năm 1453 Bordeaux đã lại một lần nữa thất thủ làm cho Calais chở thành lãnh thổ duy nhất còn lại của nước Anh trên lục địa châu Âu.
Nhà vua bị điên và Công tước York can thiệp vào triều chính.
Vào năm 1452, Công tước xứ York đã được thuyết phục để trở về từ Ireland, ông này đã khẳng định vị trí xứng đáng của mình trước Nghị viện và đặt dấu chấm hết cho một chính phủ tồi tệ. Công tước xứ York là một người rất được lòng dân chúng và ông này đã sớm huy động được một đội quân ở Shrewsbury. Trong khi đó, triều thần của Henry cũng huy động được một đội đội quân có kích thước tương tự như của ông kia ở London. Một cuộc thương thuyết đã được tiến hành ở phía nam London, với việc Công tước York đưa ra một danh sách các khiếu nại và yêu cầu thanh lọc triều đình, bao gồm cả việc bắt giữ Edmund Beaufort, Công tước thứ hai của Somerset. Ban đầu nhà vua đã đồng ý, nhưng Margaret đã can thiệp để ngăn chặn việc bắt giữ Beaufort. Năm 1453, ảnh hưởng của ông này đã được khôi phục và York đã lại một lần nữa bị cô lập. Phe triều đình cũng đã được tăng cường bằng cách thông báo rằng Hoàng hậu đang mang thai.
Tuy nhiên, khi nghe thấy sự thất thủ lần cuối cùng của Bordeaux trong tháng 8 năm 1453, Henry đã rơi vào tình trạng suy nhược thần kinh và trở nên hoàn toàn vô thức với tất cả mọi thứ đang diễn ra xung quanh mình. Sự kiện này đã kéo dài trong hơn một năm và thậm chí Henry đã thất bại trong việc cho ra đời đứa con trai và là người thừa kế riêng của mình, vị hoàng từ vốn được đặt tên thánh là Edward. Có thể Henry VI đã thừa hưởng bệnh điên từ Charles VI của Pháp, ông ngoại của ông và phải sống chung với sự điên rồ trong hơn ba mươi năm cuối của cuộc đời mình.
Trong khi đó Công tước xứ York đã có được một đồng minh rất quan trọng, đó là Richard Neville, Bá tước của Warwick, một trong những Đại quý tộc có ảnh hưởng nhất và có thể còn giàu có hơn cả chính bản thân York. York được bầu làm Hộ quốc công nhiếp chính của Vương quốc Anh trong năm 1454. Hoàng hậu Margaret đã bị loại trừ hoàn toàn khỏi triều đình và Edmund Beaufort đã bị giam giữ trong Tháp London, trong khi nhiều người ủng hộ phe York cho lan truyền tin đồn rằng người con của vua thực chất chính là con của Beaufort. Ngoài ra, trong những tháng mà York làm nhiếp chính ông đã giải quyết được vấn đề bội chi của chính phủ.
Chiến tranh Hoa Hồng.
Vào ngày Giáng sinh năm 1454, vua Henry đã dần lấy lại cảm giác thật của mình. Những Quý tộc bất trung, những người đã tạo nên chỗ đứng vững chắc trong triều trong suốt triều đại của Henry (quan trọng nhất là Bá tước Warwick và Salisbury) bằng cách ủng hộ gia tộc York thù địch. Trước tiên họ tôn lên làm nhiếp chính, và sau đó tôn lên ngôi vua, bởi vì York là dòng dõi gần Edward III hơn. Điều này có nghĩa rằng York sẽ trở thành người kế thừa của Henry, mặc dù York là lớn tuổi hơn.
Sau một loạt các trận chiến khốc liệt giữa hai nhà Lancaster và York, Henry đã bị lật đổ và bị cầm tù vào ngày 04 tháng 3 năm 1461 bởi người anh em họ của mình, Edward York, người đã trở thành vua của nước Anh với tên hiệu Edward IV. Vào thời điểm này Henry thường xuyên trở nên điên rồ và dường như ông đã cười và ca hát trong khi trận St Albans lần thứ hai nổ ra để giải cứu cho chính ông. Nhưng Edward vẫn có thể chiếm ngôi vua nước Anh, mặc dù ông này không thể bắt tù binh Henry VI và bà hoàng hậu của ông ta, những người này đã chạy trốn đến Scotland. Trong thời gian đầu tiên của triều đại Edward IV, phe Lancaster vẫn tiếp tục kháng cự chủ yếu là dưới sự lãnh đạo của Hoàng hậu Marguerite và những quý tộc vẫn trung thành với bà ở các quận phía Bắc của nước Anh và xứ Wales. Henry VI, người đã được che chở một cách an toàn bởi các đồng minh của nhà Lancaster ở Scotland, Northumberland và Yorkshire, nhưng cuối cùng ông vẫn bị bắt bởi vua Edward trong năm 1465 và sau đó bị giam giữ tại ngục Tháp London.
Quay trở lại ngai vàng.
Hoàng hậu Marguerite, đang sống lưu vong ở Scotland và sau đó là ở Pháp, quyết tâm giành lại ngai vàng thay mặt chồng và con trai của bà. Cô độc một mình, bà không thể làm gì nhiều. Tuy nhiên, cuối cùng Edward IV đã mất đi hai trong số những người ủng hộ chính của ông: đó là Richard Neville, Bá tước Warwick và em trai của ông George, Công tước xứ Clarence. Theo sự thúc đẩy của vua Louis XI của Pháp, họ đã thành lập một liên minh bí mật với Margaret. Sau khi cho con gái của mình kết hôn với Edward xứ Westminster, con trai Henry và Margaret, Bá tước Warwick quay trở lại Anh và đánh bại phe York trong một trận chiến và phục hồi ngôi vị của Henry VI trong ngày 30 tháng 10 năm 1470 và buộc Edward IV phải sống lưu vong. Tuy nhiên, vào thời gian này, thực chất Bá tước Warwick và Công tước Clarence thực sự là những nhà cai trị nước Anh nhân danh Henry VI.
Thời gian Henry trở lại ngai vàng kéo dài không đến sáu tháng. Warwick đã sớm làm cho mình lâm vào cảnh khó khăn khi tuyên chiến với xứ Bourgogne, bởi vì người đứng đầu xứ này đã giúp Edward IV những hỗ trợ cần thiết để giành lại ngai vàng của ông ta bằng vũ lực. Edward IV trở về Anh vào đầu năm 1471, sau đó ông đã hòa giải với Clarence và giết chết Warwick trong trận Barnet. Phe York đã giành một chiến thắng quyết định ở trận Tewkesbury ngày 04 tháng 5 năm 1471, và Edward của Westminster với danh hiệu Hoàng tử xứ Wales, con trai của Henry VI đã bị giết chết trong trận đánh này.
Bị cầm tù và qua đời.
Henry đã bị giam giữ trong ngục Tháp London, nơi ông qua đời trong đêm ngày 21/22 tháng 5 năm 1471. Khả năng là đối thủ của Henry đã cố giữ cho ông ta còn sống đến thời điểm này và ra tay hạ sát Edward, người con trai của Henry, người vốn là một thủ lĩnh ghê gớm hơn rất nhiều của phe Lancasters. Theo quấn sách sử "Historie of the Arrivall of Edward IV", một biên niên sử chính thức thiên về Edward VI, thì Henry qua đời vì u sầu khi nghe tin tức về trận Tewkesbury và cái chết của con trai của ông. Tuy nhiên, sau đó có nhiều nghi ngờ rằng Edward VI-người tái đăng quang vào buổi sáng sau cái chết của Henry VI, trong thực tế đã ra lệnh giết chết ông ta.
Ban đầu vua Henry VI được chôn cất tại Abbey Chertsey, sau đó trong năm 1485 xác của ông được chuyển đến nhà nguyện St George, Lâu đài Windsor. | 1 | null |
Dưới đây là danh sách 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam tính đến năm 2023. Doanh nhân Phạm Nhật Vượng là người liên tục dẫn đầu bảng xếp hạng 10 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam từ năm 2010 đến 2022 (gián đoạn hai năm 2016-2017) và ông là tỷ phú Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách top 1000 tỷ phú giàu nhất thế giới (xếp hạng thứ 974 thế giới) do tạp chí "Forbes" của Mỹ bình chọn vào tháng 3 năm 2013.
Thập niên 2020.
Năm 2023.
Kể từ thời điểm cuối tháng 6 năm 2023 đến nay, bảng xếp hạng những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam có nhiều biến động, đặc biệt là trong top đầu. Vượt mặt tỷ phú Phạm Nhật Vượng, “cha đẻ” Thép Hòa Phát - ông Trần Đình Long vươn lên “dẫn đầu” thị trường chứng khoán với khối tài sản trên 38.500 tỷ đồng.
Theo giá phiên giao dịch ngày 26 tháng 9 năm 2023, Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn FPT là ông Trương Gia Bình ghi nhận tổng tài sản tăng mạnh thêm khoảng 1.000 tỷ đồng, đạt mức 8.500 tỷ đồng nhờ giá cổ phiếu tăng thêm 1,1% lên 95.300 đồng/cp và ông cũng được chia cổ tức cũng như mua cổ phiếu ESOP. Với khối tài sản này, ông Trương Gia Bình vượt ông Hồ Xuân Năng (người hiện có khối tài sản 7.830 tỷ đồng) để lọt vào top 10 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam. Đây là lần đầu tiên sau 15 năm qua, ông Bình trở lại vị trí này.
Năm 2020.
Sau một năm 2020 đầy biến động do tác động bởi dịch Covid-19, giá trị tài sản của các tỷ phú Việt Nam đều thay đổi mạnh, mặc dù thứ hạng của họ phần nhiều vẫn như năm 2019. Trong top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam, ngành bất động sản chiếm ưu thế khi có tới 5 đại diện. Họ sở hữu khối tài sản 353.957 tỷ đồng, tăng gần 35.500 tỷ so với năm 2019.
Thập niên 2010.
Năm 2019.
Kết thúc năm 2019, bảng xếp hạng 200 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam, đặc biệt là top 10 tỷ phú giàu nhất có một đặc điểm đáng lưu ý đó là: Tổng giá trị tài sản của nhóm người giàu nhất gia tăng một cách mạnh mẽ.
Năm 2018.
Tổng tài sản của 10 doanh nhân giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam lên tới hơn 315.000 tỷ đồng, tăng gần 45.000 tỷ đồng so với năm 2017.
Năm 2017.
Tổng tài sản của 100 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2017 đạt 390 nghìn tỷ đồng (tương đương 17,2 tỷ đô la Mỹ), tăng 150% so với mức 155.000 tỷ đồng của cùng kỳ. Khối tài sản này tập trung rất lớn vào những người đứng đầu trong danh sách.
Năm 2016.
Trong danh sách những người giàu nhất Việt Nam 2016, số doanh nhân ngành bất động sản hoặc liên quan đến bất động sản chiếm số lượng áp đảo, với tỷ lệ 7/15 người.
Năm 2015.
Số liệu tổng hợp của phiên giao dịch cuối cùng khép lại năm 2015 cho thấy tổng tài sản của 100 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam đạt gần 83.653 tỷ đồng (gần 3,7 tỷ đô la Mỹ), tăng 2,6% so với danh sách năm 2014.
Năm 2014.
Danh sách năm 2014 được xây dựng trên cơ sở thống kê tài sản của hơn 8.000 cổ đông thuộc diện phải công bố thông tin tại gần 700 doanh nghiệp niêm yết.
Năm 2013.
Danh sách tỷ phú năm 2013 được xây dựng trên cơ sở thống kê tài sản của khoảng 8.400 cổ đông thuộc diện phải công bố thông tin tại gần 700 doanh nghiệp niêm yết.
Năm 2012.
Danh sách năm 2012 được xây dựng dựa trên thông tin công bố của 704 doanh nghiệp niêm yết tại hai sàn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Năm 2011.
Danh sách năm 2011 được xây dựng trên cơ sở tổng hợp số liệu, thông tin công bố của 723 doanh nghiệp niêm yết tại hai Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2010.
Danh sách những người có tài sản bằng cổ phiếu lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2010 được dựa trên thông tin công bố, báo cáo tài chính và cáo bạch của hơn 650 công ty niêm yết tại hai sàn TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Thập niên 2000.
Năm 2009.
Danh sách tỷ phú năm 2009 được xây dựng trên cơ sở khảo sát hơn 10.000 bản tin và cáo bạch của gần 420 mã trong tổng số 459 cổ phiếu đang niêm yết trên hai sàn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Năm 2008.
Danh sách năm 2008 được xây dựng trên cơ sở thông tin công khai của 310 công ty trong tổng số 345 đơn vị đang niêm yết cổ phiếu ở Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2008.
Năm 2007.
Danh sách năm 2007 được xây dựng trên cơ sở thông tin công khai của 237 công ty trong tổng số 253 đơn vị đang niêm yết cổ phiếu ở Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2007.
Chú thích:<br>
Người Việt gốc Hoa<br>
Người Kinh
Năm 2006.
Danh sách dưới đây được xây dựng trên cơ sở thông tin công khai của các công ty đang niêm yết cổ phiếu ở Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Chú thích:<br>
Người Việt gốc Hoa<br>
Người Kinh | 1 | null |
SVT-40, hoặc là Tokarev SVT-40, tên đầy đủ tiếng Nga là Самозарядная Винтовка Токарева, Образец 1940 года (phiên âm: "Samozaryadnaya Vintovka Tokareva, Obrazets 1940 goda", dịch sang tiếng Việt: Súng trường bán tự động Tokarev, mẫu năm 1940) là một loại súng trường bán tự động được thiết kế bởi Fedor Tokarev và Sergei Gavrilovich Simonov, hai nhà thiết kế vũ khí của đất nước Liên Xô. Nó được sử dụng rất nhiều trong Chiến tranh Thế giới thứ hai cùng nhiều cuộc chiến khác sau đó.
Mô tả.
Việc sử dụng cỡ đạn 7,62x54mmR cho SVT-40 có sức mạnh rất tốt, với sức công phá vượt trội, tầm bắn xa. Sơ tốc đạn lên tới 840 mét/giây, có khả năng hạ gục mục tiêu ở khoảng cách 500 mét một cách dễ dàng, tầm bắn hiệu quả lên tới 1.000 mét khi sử dụng kèm với ống ngắm quang học. SVT-40 có độ bền và tính chính xác cao, lại là súng bán tự động nên tốc độ bắn cũng nhanh hơn hẳn các súng trường bắn phát một vào thời kỳ đó. Sử dụng trích khí ngắn với hộp đạn có thể tháo rời gồm 10 viên, khẩu súng trường bán tự động này có thể đạt tốc độ bắn tối đa lên tới 85 - 97 phát/phút (theo lý thuyết) hoặc 40 - 50 viên/phút (ngắm bắn trong thực tế), nghĩa là nhanh gấp 4 lần so với loại súng trường Mosin-Nagant phổ biến của Hồng quân Liên Xô trước đó.
Hồng Quân Xô Viết dự định sẽ sản xuất cả mấy triệu khẩu để thay thế cho súng trường bắn phát một Mosin-Nagant. Tuy nhiên, việc Đức Quốc xã tấn công Liên Xô vào năm 1941 khiến việc sản xuất SVT-40 bị chậm lại hẳn do các nhà máy phải ưu tiên sản xuất các loại súng khác. Tổng cộng đã có 1,6 triệu khẩu được sản xuất, bao gồm cả 50.000 khẩu thuộc phiên bản bắn tỉa.
Bằng chứng cho độ ưu việt của khẩu SVT-40 so với các loại vũ khí bộ binh cùng thời khác đó là nó rất được binh sĩ quân đội Đức Quốc xã ưa thích và xem là một chiến lợi phẩm quý giá. Thậm chí quân Đức còn sao chép thiết kế trích khí, hộp đạn tháo rời của SVT-40 để sản xuất ra 400.000 khẩu súng trường Gewehr 43.
Lyudmila Mikhailovna Pavlichenko - xạ thủ bắn tỉa thành công nhất trong lịch sử với 309 lần tiêu diệt kẻ địch, chuyên sử dụng 1 khẩu SVT-40 có kính ngắm.
Tuy nhiên phiên bản bắn tỉa của SVT-40 tỏ ra kém hơn phiên bản bắn tỉa của súng Mosin-Nagant. Xạ thủ bắn tỉa thường phải căn chỉnh khá lâu trước khi bắn nên khả năng bắn bán tự động của SVT-40 ít khi có ích với họ, trong khi súng lại thiếu chính xác và dễ kẹt hơn so với Mosin-Nagant. Cứ mỗi viên đạn đầu tiên (viên đạn đầu tiên được bắn ra sau khi thay hộp tiếp đạn) ở khoảng cách 100 mét bị lệch lên phía trên một khoảng 10-25mm so với điểm rơi trung bình của các viên đạn còn lại. Độ lệch này là không đáng kể với bộ binh chiến đấu thông thường, nhưng với xạ thủ bắn tỉa chuyên bắn mục tiêu ở vài trăm mét thì đó là một độ lệch khá lớn. Tới năm 1941, hiện tượng này vẫn xuất hiện trên các súng sản xuất hàng loạt. Năm 1942, Liên Xô quyết địch ngưng sản xuất SVT-40 với kính ngắm PU, thay vào đó tiếp tục sản xuất Mosin-Nagant M91/30 và thay kính ngắm PE bằng kính ngắm PU.
Súng này cũng được Liên Xô cung cấp cho phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong Chiến tranh Việt Nam chống lại Quân đội Mỹ, Việt Nam Cộng hòa và đồng minh. Số lượng vào Việt Nam của nó không nhiều bằng K44 và CKC, và nó cũng không được dùng nhiều như hai khẩu súng trường kia. | 1 | null |
GMA Network là một truyền hình mạng lưới thương mại quan trọng và đài phát thanh ở Philippines. Nó thuộc sở hữu bởi GMA Network, Inc, một công ty giao dịch công khai. Phát sóng đầu tiên của nó trên đài phát thanh vào năm 1950 và truyền hình vào ngày 29 tháng 10 năm 1961. GMA Network (trước đây gọi là DZBB TV Channel 7, RBS TV Channel 7, GMA Đài phát thanh-Truyền hình Nghệ thuật và GMA Rainbow mạng vệ tinh) thường được gọi là "Kapuso Network" trong tài liệu tham khảo để các đường viền của logo của công ty. Nó cũng đã được gọi là "Christian Network" vì chương trình của nó theo hướng được đặt tên vào năm 1974.
GMA mạng có trụ sở tại tòa nhà của GMA Network Trung tâm tại Thành phố Quezon và phát Tandang Sora Avenue ở Barangay Culiat, cũng trong Quezon City. | 1 | null |
"Warhol superstars" là tên gọi cho một trung tâm người mẫu của Andy Warhol vào những thập niên 60-70. Những người mẫu tham gia là những người từng xuất hiện trong các tác phẩm của Warhol, hoặc những người thường đi cùng ông trong các buổi diễn. Chính họ đã góp phần tạo nên định lý kinh điển của Warhol: "Trong tương lai người ta có thể nổi tiếng chỉ với 15 phút." Warhol hay quay phim họ và gọi chung họ với cái tên "superstars". | 1 | null |
Phái bộ ngoại giao là một nhóm người đến từ một quốc gia hoặc một tổ chức quốc tế hiện diện tại một quốc gia khác để đại diện cho quốc gia/tổ chức của mình. Trong thực tế, phái bộ ngoại giao thường có nghĩa là một phái bộ thường trú, cụ thể là có một văn phòng đại diện ngoại giao tại thủ đô hoặc các thành phố khác. Cùng với việc là đại diện tại quốc gia mà nó đặt văn phòng, các văn phòng đại diện ngoại giao còn có thể kiêm nhiệm làm đại diện không thường trực tại một nước hoặc một nhóm nước khác. Do đó có các đại sứ quán thường trú và không thường trú.
Tổng lãnh sự quán của một nước là nơi cấp thị thực cho người dân tại quốc gia đặt lãnh sự quán, khi họ có dự định cư trú tại nước chủ quản của lãnh sự quán cũng như cho những người thuộc các quốc tịch bắt buộc phải có thị thực nhập cảnh khi đến nước đó. Lãnh sự quán chịu sự quản lý trực tiếp từ các Đại sứ thuộc Đại sứ quán. | 1 | null |
Grand Prix de Futsal là một giải futsal quốc tế tương tự như Giải vô địch bóng đá trong nhà thế giới nhưng được tổ chức hằng năm tại Brasil. Giải được tổ chức lần đầu năm 2005.
Thể thức.
Năm 2007, 16 quốc gia được chia vào bốn bảng ở vòng một. Các đội thi đấu vòng tròn một lượt ở mỗi bảng, hai đội dẫn đầu mỗi bảng lọt vào vòng đấu loại trực tiếp. | 1 | null |
Lotus là album phòng thu thứ bảy của nghệ sĩ thu âm người Mỹ Christina Aguilera, phát hành vào ngày 9 tháng 11 năm 2012 bởi hãng đĩa RCA. Sau thất bại về mặt doanh thu của album phòng thu thứ sáu "Bionic" (2010), Aguilera đã lấy được cảm hứng từ các sự kiện trong cuộc đời cô, trong đó có sự xuất hiện trên "The Voice" và vụ ly dị chồng, mà cô mô tả rằng đó như là một sự tái sinh đối với bản thân. Aguilera thu âm album tại studio tư gia, với các cộng tác viên mới như được biết đến Alex da Kid, Max Martin, Lucas Secon, và các nhà sản xuất mới như Mike Del Rio, Jamie Hartman, Aeon Manahan, Chris Braide, Supa dups và Jason Gilbert. Album chứa hai ca khúc song ca của Aguilera với 2 vị giám khảo của chương trình The Voice, là Cee Lo Green (Make the World Move) và Blake Shelton (Just a Fool).
Bối cảnh.
Sau album phòng thu thứ sáu của Aguilera mang tên "Bionic" được phát hành vào năm 2010, cô ly dị với chồng cũ là Jordan Bratman, tham gia phim "Burlesque" và trở thành giám khảo trong chương trình truyền hình thực tế "The Voice". Sau đó, cô thông báo về kế hoạch thu âm một album mới, chú ý về chất lượng hơn là số lượng. "Album này sẽ tụ hội những gì mà tôi đã trải qua cho tới bây giờ... Tôi đã trải qua album trước đó ('Bionic'), đã làm giám khảo ('The Voice'), và đã ly dị chồng", cô tiết lộ, "đây như là một sự tái sinh của tôi vậy". "Tôi khá rụt rè với nhiều thứ mới mẻ, nhưng nó thật tuyệt!", cô tiết lộ thêm rằng album sẽ bao gồm những bài hát đều toát lên nhiều thứ về cô, có giai điệu vui vẻ, và "cực kì mỏng manh". "Tôi đã quá cô đơn trong những năm trước, nhưng bây giờ, tôi sẽ chia sẻ tất cả trong album này".
Đồ họa.
Nhiếp ảnh gia thời trang Enrique Badulescu đã có công việc chụp hình và chỉnh sửa bìa đĩa nhạc cho album. Trong bìa đĩa, cô khỏa thân với mái tóc dài vàng hoe che đi ngực, còn phần dưới cơ thể bị làm mờ đi bởi một sắc vàng huyền ảo. Cánh tay của Aguilera mờ mờ ảo ảo, xuất hiện trong bông hoa sen phía dưới. Bìa đĩa nhạc được các nhà phê bình hoan nghênh vì sự thuần khiết và trong trắng của nó. | 1 | null |
là một phiên bản sản xuất theo giấy phép của loại máy bay vận tải Fokker Super Universal, do công ty Nakajima Aircraft Company Nhật Bản thực hiện vào thập niên 1930. Ban đầu nó được dùng làm máy bay chở khách, phiên bản quân sự được Lục quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng làm máy bay tải thương, vận tải và huấn luyện. | 1 | null |
Frederic Godfrey Hughes (ngày 26 tháng 1 năm 1858 - mất ngày 23 tháng 8 năm 1944) là một thiếu tướng Quân đội Úc trong Thế chiến thứ nhất.
Đầu đời.
Frederic Godfrey Hughes sinh ngày 26 tháng 1 năm 1858 tại ngoại ô Melbourne của Windsor , là con trai của một thợ làm đồ ăn vặt, Charles Hughes và vợ là Ellen. Ông đã được học tại Trường Ngữ pháp Melbourne . Khi còn trẻ, Hughes là một cầu thủ tài năng của môn bóng bầu dục Úc ; Ông cũng là một vận động viên điền kinh và chèo thuyền cừ khôi, theo nhà viết tiểu sử Judy Smart. Ông chơi cho St Kilda trong ba mùa giải bắt đầu từ năm 1876, và sau đó chuyển đến Essendon vào năm 1879. Tạp chí Footballer mô tả ông là "một người đàn ông hữu ích nhất, chơi rất nỗ lực và có óc phán đoán đáng nể, sau một cách xuất sắc, một cú đá tốt và dấu ấn không mệt mỏi."
Sau khi rời trường học, Hughes đảm nhận công việc văn thư, và được làm việc cho một nhà định giá đất đai cho đến khi ông bắt đầu kinh doanh riêng trong lĩnh vực này vào năm 1884. Năm 1898, ông trở thành Ủy viên Hội đồng Thành phố St Kilda , phục vụ trong nhiều năm, bao gồm hai thời kỳ là thị trưởng (1901 - 1902 và 1911 - 1912). Trong thời gian này, ông giữ chức vụ giám đốc với một số công ty, bao gồm Dunlop Rubber và South Broken Hill. | 1 | null |
Kitashirakawa Naruhisa (北白川宮成久王, tiếng Việt: Bắc Bạch Xuyên Cung Thành Cửu Vương), sinh ngày 18 tháng 4 năm 1887 mất ngày 1 tháng 4 năm 1923, là con trai thứ ba của thân vương Kitashirakawa-no-miya Yoshihisa và là một đại tá Lục quân Đế quốc Nhật Bản. Gia tộc Kitashirakawa-no-miya là một nhánh Hoàng gia Nhật Bản. Kitashirakawa Naruhisa là cha của Kitashirakawa Nagahisa. | 1 | null |
Cô đơn trong tình yêu (Alone in Love - 연애시대) là một bộ phim truyền hình Hàn Quốc sản xuất vào năm 2006 với sự tham gia của Son Ye Jin, Gam Wu-seong, Gong Hyeong-Jin và Lee Hana. Bộ phim gồm có 16 tập và được phát sóng trên kênh truyền hình SBS từ ngày 3 tháng 4 năm 2006 đến ngày 23 tháng 5 năm 2006 trong khung giờ 21h55 thứ hai và thứ ba hàng tuần.
Mặc dù chỉ đạt được tỉ lệ người xem ở mức trung bình nhưng bộ phim lại giành được nhiều sự khen ngợi cho cách thể hiện chân thực và tinh tế về tình yêu, hôn nhân và ly hôn. Bộ phim là câu chuyện về Eun Ho và Dong Jin, hai con người bình thường - không đặc biệt thu hút hay thành công - và mối quan hệ của họ. Mặc dù đã ly dị ba năm, họ vẫn không thể rời xa nhau mà liên tục gặp gỡ, tranh luận, giúp đỡ và thậm chí là mai mối cho nhau.
Chuyển thể từ tiểu thuyết Nhật Bản Love Generation của Hisashi Nozawa, bộ phim được đạo diễn bởi Han Ji-seung với kịch bản của Park Yeon-seon.
Nội dung.
Yoo Eun Ho (Son Ye Jin) và Lee Dong Jin (do Gam Woo Seong đóng) tình cờ gặp nhau tại một hiệu sách nơi Dong Jin làm việc. Họ yêu nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên và nhanh chóng kết hôn. Tuy nhiên, sau cái chết của người con mới sinh, họ quyết định ly hôn do Eun Ho trách Dong Jin đã không ở bên khi cô cần anh nhất.
Dong Jin tiếp tục công việc tại hiệu sách trong khi Eun Ho làm việc tại một trung tâm thể dục. Một năm rưỡi sau khi ly hôn, hai người vẫn tiếp tục gặp mặt tại cửa hàng bánh mà cả hai yêu thích vào mỗi sáng, tranh cãi về những điều vặt vãnh giống như một cặp vợ chồng và cùng ăn tối vào ngày kỷ niệm lễ cưới tại khách sạn mà họ kết hôn. Tuy sau đó cả hai đều tìm được những đối tượng mới nhưng họ vẫn dành nhiều tình cảm cho nhau. Với sự giúp đỡ của Yoo Ji Ho (Lee Ha Na), em gái của Eun Ho và Gong Joon Pyo (Gong Hyeong-Jin), bạn thân của Dong Jin, họ cuối cùng cũng nhận ra được tình cảm thật sự và quay lại với nhau.
Địa điểm quay phim.
Phần lớn bộ phim được quay tại Bundang-gu, Seongnam, tỉnh Gyeonggi. Ngôi nhà của Eun Ho và Ji Ho ở khu Bundang-dong, Bundang-gu, Seongnam gần đường John's Cathedral. Cửa hàng chi nhánh của Dunkin' Donuts là nơi Dong Jin và Eun Ho thường gặp nhau, thuộc Jeongja-dong, Bundang. Nhà của Dong Jin là Ewha Villa xây dựng ở Bundang-dong. Cửa hàng sách mà Dong Jin làm việc là cửa hàng sách Kyobo, xây dựng gần Gangnam Station. Câu lạc bộ thể dục thể thao mà Eun Ho làm việc là Trung tâm thể thao Worldcup xây dựng tại Suwon, bên cạnh sân vận động World Cup Suwon. Bệnh viện nơi Joon Pyo làm việc là bệnh viện Bundang Jesaeng, gần ga Seohyeon thuộc Bundang
Tỷ lệ người xem.
Source: TNS Media Korea
Phát sóng quốc tế.
Bộ phim được chiếu tại Nhật Bản trên kênh truyền hình cáp KNTV vào tháng 4 năm 2007. Bộ phim cũng được phát sóng tại Mỹ với phụ đề tiếng Anh trên kênh MHz WorldView vào tháng 1 năm 2010. | 1 | null |
Desiré Delano "Dési" Bouterse (), 13 tháng 10 năm 1945) là tổng thống thứ 9 của Suriname. Từ năm 1980 đến 1987, ông là nhà độc tài tại Suriname khi đất nước nằm dưới quyền cai trị của lực lượng quân sự.
Bouterse là chủ tịch của một tổ chức liên hiệp chính trị tại Suriname mang tên "Megacombinatie" (Siêu tổ hợp) và là lãnh đạo của Đảng Dân chủ Quốc gia (NDP), một bộ phận của Megacombinatie. Ngày 19 tháng 7 năm 2010, Bouterse được bầu làm Tổng thống của Suriname với 36 trong tổng số 50 phiếu bầu tại nghị viện và đến ngày 12 tháng 8 năm 2010 ông đã bắt đầu nhiệm kì của mình.
Bouterse có lẽ là nhân vật gây tranh cãi nhất Suriname. Ông bị quy phải chịu trách nhiệm về các hành vi vi phạm nhân quyền dưới chế độ độc tài của ông như vụ án mạng tháng 12 và thảm sát Moiwana.
Năm 2000, ông bị một toà án Hà Lan kết án 11 năm tù giam vì tội buôn bán 474 kg cocain. Bouterse luôn phủ nhận cáo buộc và cáo buộc lại rằng nhân chứng Patrick van Loon đã bị chính phủ Hà Lan mua chuộc. Theo các điện tín mà Wikileaks công bố năm 2011, Bouterse đã hoạt động trong lĩnh vực buôn bán ma túy đến năm 2006.
Europol đã ban hành một lệnh bắt giữ đối với ông, song do ông là tổng thống nên sẽ được miễn. | 1 | null |
Trần Đông (10 tháng 10 năm 1925 – 28 tháng 10 năm 2013), tên thật là Bùi Thuyên, là nhà hoạt động cách mạng Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa IV, V, VI. Ông từng giữ các chức vụ Bí thư Thành ủy Hải Phòng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Tư pháp.
Tiểu sử.
Trần Đông sinh ngày 10 tháng 10 năm 1925, quê quán tại làng Hòe Thị, xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy, tỉnh Kiến An, nay là huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Tên khai sinh là Bùi Thuyên.
Trần Đông là một trong hai đảng viên lớp đầu của xã và là Bí thư Chi bộ đầu tiên của xã Đại Hòe (nay là Đại Hợp). Sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng, với sự gan dạ, mưu trí của mình, ông đã đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng ở địa phương khi tuổi đời còn rất trẻ. 28 tuổi ông đã giữ chức vụ Trưởng ty Công an Hải Phòng. | 1 | null |
Cuộc vây hãm Thionville là một trận bao vây trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, đã diễn ra từ ngày 13 tháng 10 cho đến ngày 24 tháng 10 năm 1870, tại Pháp. Một lực lượng thuộc Binh đoàn thứ nhất của Đức đã vây hãm pháo đài Thionville ở bờ trái sông Moselle, nơi được quân đội Pháp dưới quyền tiểu đoàn trưởng Maurice trấn giữ, và cuối cùng Thionville đã đầu hàng Sư đoàn Bộ binh số 14 của Đức dưới quyền chỉ huy của Trung tướng Georg von Kameke., sau một cuộc giao chiến quyết liệt. Cũng như đối với các pháo đài đã thất thủ trước đó của Pháp là Verdun, Soissons..., quân đội Đức đã bắt giữ đội quân trú phòng của Pháp làm tù binh ở Đức, đồng thời thu giữ vật dụng (chẳng hạn như khí giới) của họ. Do bị công pháo, gần một nửa thị trấn Thionville đã bị phá hủy trong trận vây hãm này.
Trong thời gian quân đội Đức đóng trại xung quanh Metz, họ cũng đã quan sát pháo đài nhỏ Thionville. Ban đầu lực lượng quan sát Thionville chỉ gồm một số đơn vị kỵ binh, nhưng về sau quân Đức đã tăng cường lực lượng này. Trong một khoảng thời gian, Trung tướng Von Bothmer nắm quyền chỉ huy đạo quân này. Vào ngày 17 tháng 10, quân Pháp đã tiến hành một cuộc phá vây, nhưng nhanh chóng bị quân Đức đánh bật. Sau khi Metz thất thủ, người Đức quyết định phải tiến công Thionville. Trách nhiệm chinh phạt pháo đài này đã được giao cho tướng Von Kameke – Tư lệnh Sư đoàn Bộ binh số 14 của Phổ-Đức. Theo hai đội hình hàng dọc, quân đoàn vây hãm của Đức đã bắt đầu tiến đánh từ Metz vào ngày 9 tháng 10. Von Kameke đã tiến hành thám sát trong các ngày 10 – 12 tháng 10 năm 1870, và vào ngày 12 tháng 10, quân đội Đức tiến hành công pháo dữ dội, gây cháy ở một số nơi. Vào ngày 13 tháng 10, Von Kameke xuống lệnh phong tỏa hoàn toàn Thionville. Thực hiện theo quyết định pháo kích từ trên các cao điểm của ông, người Đức đã ráo riết chuẩn bị cho cuộc công pháo của mình. Trong các ngày 19 và 20 tháng 10, các phương tiện hỗ trợ cho cuộc vây hãm đã được đưa từ Metz đến Thionville. Tổng cộng, quân đội Đức có đến 158 khẩu pháo để thực hiện cuộc bao vây Thionville. Cho đến buổi tối ngày 21 tháng 10, song song với việc hoàn tất các khẩu đội pháo, quân đội Đức cũng siết chặt vòng vây của mình. Và, vào buổi sáng ngày 22 tháng 10, quân Đức đã bắt đầu cuộc pháo kích của mình, quyết liệt hơn cả lần trước.
Ban đầu, pháo đài Thionville đã đáp trả mạnh mẽ. Cuộc pháo kích của quân Đức đã tiếp diễn cho đến trưa. Sau một thời gian tạm ngừng, quân Đức tiếp tục tiến hành pháo kích dữ dội. Cuộc pháo kích đã kéo dài dần dần cho đến đêm. Đêm hôm ấy, đường hào ngang đầu tiên đã được người Đức xây, cách thị trấn 800 bước về hướng tây. Sang ngày 23 tháng 10, quân đội Đức lại phát động cuộc công pháo. Ban đầu, quân Pháp dựng cờ trắng và người chỉ huy pháo đài đã đưa ra các yêu sách, chẳng hạn như yêu cầu người Đức cho phép phụ nữ và trẻ em được rời khỏi thị trấn Thionville. Tuy nhiên, quân Đức không chấp thuận và giao tranh tiếp diễn giữa hai bên. Đến giữa ngày 24 tháng 10, người trấn thủ pháo đài của Pháp đã thỉnh cầu tiến hành thỏa thuận về cuộc đầu hàng của Thionville. Quân Pháp tại đây đã đầu hàng theo các điều khoản giống như ở trận Sedan hồi tháng 9. Ngày hôm sau, quân đội Đức chiếm giữ Thionville và bắt sống đội quân trú phòng, ngoại trừ lực lượng Vệ binh quốc gia của Pháp. Sau chiến thắng này, Sư đoàn Bộ binh số 14 của Đức nhận trọng trách tiến hành bao vây các pháo đài ở miền bắc nước Pháp. | 1 | null |
Đại Công Thế tử Guillaume của Luxembourg (tên húy: "Guillaume Jean Joseph Marie"; sinh ngày 11 tháng 11 năm 1981) được chọn là thế tử kế thừa ngôi vị Đại công tước của Luxembourg kể từ khi cha ông đăng cơ vào năm 2000.
Cuộc sống ban đầu và giáo dục.
Thế tử Guillaume sinh tại Bệnh viện sản khoa Đại công phi Charlotte tại Luxembourg và là người con trưởng của Đại công tước Henri của Luxembourg và vợ là Đại công phi Maria Teresa. Guillaume có bốn người em ruột là: Đại công tử Félix, Đại công tử Louis, Đại công nữ Alexandra và Đại công tử Sébastien. Cha mẹ đỡ đầu của thế tử là Đại công phi Marie-Astrid của Luxembourg và Đại công tử Guillaume của Luxembourg. Bản thân Guillaume là cha đỡ đầu của em trai là Đại công tử Sébastien, em họ là Công tử Paul Louis của Nassau, Vương tử Emmanuel của Bỉ, Ariane của Hà Lan và cháu trai là Công tử Noah của Nassau.
Những nơi mà thế tử Guillaume đã theo học bao gồm Lycée Robert-Schumann tại Luxembourg; các trường nội trú Beau Soleil và Institut Le Rosey tại Thụy Sĩ; và Học viện Quân sự Hoàng gia Sandhurst, Camberley, Anh. Thế tử bắt đầu theo học giáo dục bậc cao tại Anh Quốc, tại vương quốc này, thế tử học tại University College, Durham và Brunel University. Năm 2006, thế tử nhập học trường Institut Philanthropos tại Fribourg, Thụy Sĩ, tại đây, thế tử đã giành một năm để học triết học và nhân chủng học. Sau đó, thế tử theo học văn chương và khoa học chính trị tại Institut Albert-le-Grand ở Angers, và nhận được bằng cử nhân vào năm 2009. Bằng của thế tử do Université Angers cấp, dựa theo một thỏa thuận hợp tác giữ hai trường.
Đại công thế tử.
Guillaume là thế tử kế vị ngôi vua Luxembourg kể từ khi cha ông lên ngôi vào năm 2000. Nếu ông lên ngôi kế vị, ông sẽ là đại công tước thứ năm trị vì với tên Guillaume. Nhiệm vụ của ông bao gồm là Chủ tịch danh dự của Hội đồng Phát triển Kinh tế Luxembourg từ năm 2001. Thế tử từng hoạt động trong Quỹ Kraizberg, một tổ chức từ thiện hướng đến người tàn tật.
Guillaume đã đại diện cho Luxembourg trong lễ rửa tội của Vương tôn Christian của Đan Mạch vào tháng 1 năm 2006, lễ kỉ niệm sinh nhật Vương hậu Sonja của Na Uy vào tháng 7 năm 2007 và đến tháng 12 năm 2007, thế tử lại tham dự lễ kỉ niệm sinh nhật lần thứ 40 của người thế thừa vương vị Hà Lan, Vương tử Willem-Alexander xứ Orange.
Cuộc sống cá nhân.
Nhân dịp kỉ niệm sinh nhật lần thứ 30 của mình, thế tử đã trả lời phỏng vấn rằng mình đang có một mối quan hệ với một "cô gái thân thiết" và mối quan hệ này đã bền vững trong hơn một năm song ông nhấn mạnh rằng họ cần thêm thời gian để đánh giá tương lai của mình. Ngày 26 tháng 4 năm 2012, triều đình tuyên bố việc hứa hôn giữa Đại công thế tử và Nữ bá tước Stéphanie de Lannoy. Họ cùng là hậu duệ của Công tước Charles Marie Raymond d'Arenberg. Lễ thành hôn dân sự được tổ chức vào thứ sáu, 19 tháng 10 năm 2012; lễ thành hôn theo nghi thức tôn giáo được tổ chức vào thứ bảy, 20 tháng 10 năm 2012.
Guillaume quan tâm đến âm nhạc và thể thao; ông cũng chơi dương cầm và thích bóng đá, bơi lội và bóng chuyền. Đại công thế tử có thể nói được tiếng Luxembourg, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh. Ông thường xuyên đại diện cho cha mẹ trong các hoạt động tại nước ngoài. | 1 | null |
Chiến dịch Vilnius là đòn phát triển tiếp tục tấn công phát huy chiến quả sau Chiến dịch Minsk của Phương diện quân Byelorussia 3 (Liên Xô) chống lại các lực lượng Đức Quốc xã thuộc Tập đoàn quân xe tăng 3 (tái lập) và tàn quân của Tập đoàn quân 4 vừa thua trận từ phía Tây Minsk rút về. Chiến sự diễn ra từ ngày 5 đến 20 tháng 7 năm 1944 trên một chính diện ngày càng mở rộng từ 100 km trên hướng Tây Bắc Minsk đến trên 150 km trên hướng Vilnius - Lida. Sau 9 ngày tiến công, Phương diện quân Byelorussia 3 đã giải phòng các thành phố Vilnius (của Litva) và Lida (của Belarus). Từ ngày 14 đến ngày 20 tháng 7, các tập đoàn quân 5, 33 và Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 đã đánh bại cuộc phản công của quân Đức do 6 sư đoàn bộ binh (thuộc Quân đoàn 26) cùng 2 sư đoàn và 1 lữ đoàn xe tăng (thuộc Quân đoàn xe tăng 39 tái lập) thực hiện vào phía Tây Bắc Vinius. Đẩy lui quân Đức về tuyến sông Nieman.
Trong toàn bộ chiến dịch, Phương diện quân Byelorussia 3 đã tiến sâu thêm về phía Tây từ 180 km đến trên 200 km, tiếp cận phòng tuyến của quân Đức trên sông Niemen và khu tam giác Suvanky, đánh chiếm các bàn đạp quan trọng ở Yonava (Jonava) (bờ tây sông Vilya), Priyenai (Prienai), Alitus (Alytus), Druskininkai (bờ Tây sông Niemen), chuẩn bị cho Chiến dịch Kaunas và các hoạt động tấn công chiến lược ở Đông Phổ.
Tình huống mặt trận.
Sau khi Tập đoàn quân xe tăng 3 và Tập đoàn quân 4 thuộc Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) bị đánh tan trong các chiến dịch Vitebsk và Minsk Quân đội Đức Quốc xã vội và điều động các lực lượng từ trong nước Đức, từ Trung và Nam Âu đồng thời rút một số sư đoàn từ các cụm tập đoàn quân Bắc Ukraina và Nam Ukraina về hướng Trung tâm để ổn định tuyến mặt trận phòng thủ mới từ Daugapinsk qua Vilnius đến Lida, nối với tuyến phòng thủ mới của cánh Bắc Tập đoàn quân 4 và Tập đoàn quân 9 (tái lập) từ Lida đến Pinsk và kéo sang phía Tây đến Kovel.
Phương diện quân Byelorussia 3 (Liên Xô) sau khi hoàn thành nhiệm vụ giải phóng Minsk đã triển khai tấn công ngay sang phía Tây để lợi dụng tình huống có lợi khi quân Đức đang sa sút và chưa thể thiết lập một trận tuyến phòng thủ mới. Bên cánh phải, Phương diện quân Pribaltic 1 sau khi hoàn thành Chiến dịch Polotsk dược tiếp nhận thêm 3 tập đoàn quân, trong đó có Tập đoàn quân 39 từ Phương diện Byelorussia 3 chuyển sang đang chuẩn bị phối hợp với Phương diện quân Pribaltic 2 mở Chiến dịch Rezekne-Dvina để đẩy Tập đoàn quân 18 (Đức) lùi sâu ra phía biển Baltic. Ở phía Nam, Phương diện quân Byelorussia 1 có nhiệm vụ tiếp tục tấn công trên hai hướng Baranovichi và Kovel để khép vòng vây xung quanh Tập đoàn quân 9 (Đức) vừa được tái lập, dồn quân Đức vào vùng đầm lầy Polesya.
Địa hình trong khu vực tác chiến có nhiều rừng và đầm lầy xen lẫn các khu đất cao bên hữu ngạn sông Niemen nhưng không có các con sông lớn cắt ngang đường tiến công của quân đội Liên Xô. Dải tấn công thuận lợi nhất là khu vực dọc hai bên con đường ô tô và đường sắt từ Molodechno đi Vilnius cũng như từ Molodechno đi Lida. Cả ba thành phố náy đều là các đầu mối giao thông đường sắt và đường bộ rất quan trọng ở khu vực Tây Bắc Byelorussia và Tây Nam Litva. Đây là địa bàn tác chiến tương đối quen thuộc với cả hai quân đội Liên Xô và Đức Quốc xã. Trong mùa hè năm 1941, các Tập đoàn quân xe tăng 2 và 3 cùng các tập đoàn quân bộ binh 2, 4 và 9 của quân đội Đức Quốc xã đã bao vây và đánh tan chủ lực của Quân khu đặc biệt miền Tây của quân đội Liên Xô. Trong hình ảnh đảo ngược của mùa hè năm 1944, bốn phương diện quân Liên Xô đã bao vây và đánh tan Cụm tập đoàn quân Trung tâm của quân đội Đức Quốc xã và tiến nhanh như vũ bão về phía biên giới Ba Lan.
Đây cũng là vùng hoạt động của lực lượng Armia Krajowa (AK) dưới sự chỉ đạo của tướng Tadeusz Bor-Komorowski, người đứng đầu các tổ chức hoạt động bí mật Ba Lan thân Anh. Quân đội Krayova gồm những người yêu nước Ba Lan trong các tổ chức bí mật của nhiều đảng phái khác nhau (Đảng Dân tộc, Đảng Dân chủ, Đảng dân chủ tự do, Đảng Công nhân...) Tướng Tadeusz Bor-Komorowski, chỉ huy quân đội này là người có tư tưởng dân tộc cực đoan. Ông ta đồng chủ trương với tướng Władysław Sikorski, người đứng đầu Chính phủ Ba Lan lưu vong tại London về việc đòi lại Litva, vùng Tây Byelorussia, vùng Tây Bắc Ukraina. Một mặt, quân đội Krayova kiên trì chống lại phát xít Đức. Mặt khác, quân đội này cũng hợp tác với người Đức để chống lại người Nga và các đội du kích Liên Xô hoạt động trên lãnh thổ Litva, chỉ điểm cho quân Đức bắt cóc và thủ tiêu những người đứng đầu Đảng Cộng sản Liên Xô tại địa phương (hoạt động bí mật) và các chỉ huy du kích Liên Xô. Mùa hè năm 1944, quân đội Krayova phát triển lên đến 380.000 người, trong đó có hơn 10.000 sĩ quan, hoạt động trên một phạm vi rất rộng từ Latvia, Litva, Tây Byelorussia, Tây Bắc Ukraina và trong nội địa Ba Lan. Theo báo cáo của Ya. Erdmana, bí thư huyện ủy bí mật của quận Novogrudok, từ tháng 1 năm 1942 đến tháng 7 năm 1944, quân đội Krayova ở địa phương đã tiến hành 102 hoạt động chống lại quân đội Đức Quốc xã, chiếm 55% và 81 hoạt động chống lại du kích Liên Xô, chiếm 45% các cuộc tấn công. Từ mùa xuân năm 1943 đến tháng 7 năm 1944, thủ lĩnh quân đội Krayova ở Stolbtsy là Anton Pilkh (bí danh là Gora)đã hợp tác với quân Đức bắt và giết hơn 500 du kích và dân thường Liên Xô.
Ngoài ra, trên lãnh thổ Litva còn tồn tại lực lượng dân phòng Litva (Lithuanian Territorial Defense Force - LTDF), một tổ chức bán quân sự người Litva do chính quyền Đức Quốc xã dựng lên dưới quyền chỉ huy của lực lượng SS để góp phần bảo đảm an ninh cho vùng sau mặt trận của quân đội Đức Quốc xã. Theo một thỏa thuận được chính quyền Đức Quốc xã tại Litva ký kết ngày 13 tháng 2 năm 1944 với người đứng đầu tổ chức LTDF, lực lượng này được biên chế thành các tiểu đoàn dân cảnh từ số 301 đến 310 và 312 đến 314 được trang bị vũ khí nhẹ của Đức với cam kết sẽ chống lại quân đội Liên Xô để đổi lấy việc chính quyền Đức Quốc xã sẽ công nhận Litva tự do. Tuy nhiên, bản thỏa thuận này đã bị lực lượng SS phản đối và không bao giờ được thực hiện. Povilas Plechavičius, người đứng đầu LTDF đã lập ra "Tėvynės Apaugos Rinktinė" (tổ chức yêu nước cấp tiến) hoạt động bí mật với mục tiêu chống lại cả quân đội Liên Xô lẫn quân đội Krajowa. Sự việc này đã dẫn đến nhiều cuộc chạm súng giữa lực lượng LTDF và quân đội Krajowa từ tháng 5 đến giữa tháng 6 năm 1944. Người Đức để mặc cho hai đội quân này tiêu diệt lẫn nhau và đến khi quân đội Liên Xô phát động Chiến dịch Bagration, các đơn vị SS ở Litva đã trang bị cho lực lượng LTDF vũ khí hạng nhẹ để chống lại quân đội Liên Xô.
Binh lực và kế hoạch.
Quân đội Liên Xô.
Binh lực.
Phương diện quân Byelorussia 3 do đại tướng Ivan Danilovich Chernyakhovsky làm tư lệnh, trung tướng A. P. Pokrovsky làm tham mưu trưởng. Thành phần tham gia chién dịch gồm có:
Kế hoạch.
Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô có ý đồ phát huy chiến quả trong giai đoạn 3 của Chiến dịch Bagration bằng đòn đánh chia cắt Cụm tập đoàn quân Bắc gồm các Tập đoàn quân 16, 18 (Đức) khỏi cụm quân Đức tại mặt trận Tây Byelorussia khi quân Đức chưa ổn định tuyến phòng thủ liên tục. Vì vậy, trên hướng Baltic, dải tiến công từ Lida đến Vilnius và Šiauliai được coi là dải tiến công có tính chiến lược. Chiếm được tuyến này, quân đội Liên Xô sẽ có được những bàn đạp thuận lợi để tiến ra bờ biển Baltic và thực hiện mục tiêu đó. Chiến dịch Vilnius - Lida của Phương diện quân Byelorussia 3 cũng như Chiến dịch Šiauliai của Phương diện quân Pribaltic 1 nhằm bước đầu cụ thể hóa ý đồ đó trên chiến trường.
Tuy nhiên, nếu thực hiện ngay một chiến dịch đột kích từ phía Tây Minsk ra vùng ven biển Baltic ở Memen (Klaipeda) và Liyepaya dài trên 500 km là điều không thể. Qua hai giai đoạn tác chiến của Chiến dịch Bagration, quân số và phương tiện của các Tập đoàn quân đều có những hao hụt, chưa bổ sung kịp. Lực lượng dự bị cũng mỏng dần. Đại bản doanh chỉ còn trong tay Tập đoàn quân cận vệ 2, Tập đoàn 51 và Tập đoàn quân không quân 8 vừa hoàn thành nhiệm vụ ở mặt trận Krym làm lực lượng dự bị. Trong khi đó, quân Đức đã nhanh chóng điều từ hậu phương nước Đức và các cụm tập đoàn quân Bắc Ukraina, Nam Ukraina, Nam Âu và Trung Âu những đơn vị mới để khẩn trương tái lập Cụm tập đoàn quân Trung tâm nhằm vá lỗ thủng lớn trên mặt trận phía Đông do hậu quả của Chiến dịch Bagration để lại.
Từ những kết quả phân tích đó, STAVKA quyết định, trước mắt cần đưa quân đội tiến ra tuyến sông Niemen, đánh chiếm các đầu cầu rồi sau đó mới co thể tính đến chuyện cô lập Cụm tập đoàn quân Bắc (Đức) ở vùng ven biển Baltic. Để thực hiện ý đồ này, STAVKA điều chỉnh lại hướng tấn công của các phương diện quân Liên Xô trên hướng Tây, trong đó:
Ngoài ra, trong tiến trình đánh chiếm Vilnius, quân đội Liên Xô cũng nhận được sự hỗ trợ của 5.500 quân Ba Lan do Aleksander Krzyżanowski chỉ huy, thuộc lực lượng kháng chiến "Armia Krajowa".
Quân đội Đức Quốc xã.
Kế hoạch.
Ý đồ của Tổng hành dinh Bộ tư lệnh tối cao quân đội Đức Quốc xã là tổ chức nhiều trận đánh chặn kích nhỏ để kìm hãm tốc đọ tấn công của quân đội Liên Xô nhằm có thêm thời gian điều động các lực lượng dự bị và kéo các binh đoàn ở các hướng có chiến sự bớt sôi động hơn ra vùng sông Vistula, sông Narev và sông Niemen, dựa vào các chướng ngại tự nhiên này để lập một tuyến phòng thủ mới, che chắn cho Đông Phổ và Ba Lan. Trước nguy cơ đe dọa bị đột kích vào biên giới nước Đức từ phía Đông, Tổng hành dinh quân đội Đức Quốc xã đã phải rút quân từ nhiều hướng quan trọng khác như Nam Tư, Hy Lạp, Hungary, Đan Mạch, Nauy là những hướng chưa bị uy hiếp và cả một số sư đoàn ở Áo và Tiệp Khắc để ném vào mặt trận phía Tây Byelorussia. Tuy nhiên, do Cụm tập đoàn quân Trung tâm bị tan rã quá nhanh trong khi các lực lượng tăng viện chưa đến kịp, quân Đức dự tính rằng trong nửa đầu tháng 7 năm 1944, 16 sư đoàn còn lại của họ trên hướng Byelorussia sẽ phải chống lại 160 sư đoàn của quân đội Liên Xô.
Để điều động một khối lượng binh lực khổng lồ đó, cần có thời gian. Vì vậy, trong giai đoạn cuối của Chiến dịch Bagration, cả hai bên đều rất khẩn trương. Nếu như quân đội Liên Xô tìm mọi cách để duy trì tốc độ tấn công thì quân đội Đức Quốc xã cũng tìm mọi cách để chặn họ lại. Để thực hiện ý đồ điều động binh lực, các trung tâm phòng ngự lâm thời trên các tuyến trì hoãn chiến được thiết lập. Tuyến đầu từ Daugapinsk qua Shvencheniskai (Svencionneliai), Molodechno, Baranovichi đến Pinsk và kéo sang Koven. Tuyến thứ hai từ Utena qua Vilnius, Lida, Vonkovysk (Vawkavysk) đến Kobrin-Brest. Tuyến thứ ba chính là tuyến sông Vistula - Narev - Niemen. Tổ chức phòng ngự cứng rắn trên tuyến sông Vistula - Narev - Niemen, quân đội Đức Quốc xã hi vọng với cự li gần hơn của tuyến mặt trận với các căn cứ không quân và hậu cần kỹ thuật ở Ba Lan, nước Đức, Đông Phổ, không quân Đức sẽ phát huy tác dụng mạnh hơn; các xe tăng và pháo bị bắn hỏng nhưng nếu còn dùng được sẽ được sửa chữa nhiều hơn; việc điều động binh lực dựa vào mạng lưới đường sắt, đường bộ rất phát triển ở Đức và Ba Lan sẽ giúp cơ động lực lượng nhanh hơn.
Trên hướng Byelorussia - Litva - Latvya, Tập đoàn quân xe tăng 3 và Tập đoàn quân 4 (Đức) đang được khẩn trương tái lập. Tuy nhiên, 7 trong số 11 sư đoàn xe tăng, cơ giới và 10 trong số 16 Sư đoàn bộ binh được điều động từ các hướng khác đến vẫn còn đang trên đường hành quân. Các tướng Kurt von Tippelskirch và Georg-Hans Reinhardt hi vọng vào việc củng cố các tuyến trì hoãn chiến, trong đó có Lida, Vilnius và Utena sẽ chặn được đà tấn công của quân đội Liên Xô trước khi các lực lượng mới kịp đến mặt trận.
Diễn biến.
Vượt qua Molodechno.
Trong Chiến dịch Minsk, Tập đoàn quân 31 đã tiếp cận Molodechno nhưng chưa thể đánh chiếm được đầu mối đường sắt quan trọng này. Tàn quân của Quân đoàn xe tăng 39 (Đức) rút về đây cùng với các đơn vị bảo vệ hâu cứ của Cụm tập đoàn quân Trung tâm, trong đó cụm quân SS của tướng Curt von Gottberg và hai tiểu đoàn của Lữ đoàn Kaminsky đã biến ngã tư đường sắt quan trọng này thành một cụm phòng thủ khá mạnh. Tuy nhiên, đến ngày 5 tháng 7, khi chủ lực Tập đoàn quân xe tăng 5 (Liên Xô) bắt đầu nổ súng tấn công thì cụm phòng thủ này cũng tan rã nhanh chóng như các vị trí phòng thủ khác của quân đội Đức Quốc xã trước đó một tuần. Chỉ có hai tiểu đoàn quân R.O.N.A. của Bronislav Kaminski cố chống cự trong nhà ga Molodechno. Chiều ngày 5 tháng 7, khi Quân đoàn cơ giới cận vệ 3 (Liên Xô) mở cuộc tổng công kích vào nhà ga, hai tiểu đoàn này nhanh chóng tan rã. Phần lớn bị bắt làm tù binh, một phần tháo chạy theo đường bộ về Vilinius nơi có hai tiểu đoàn còn lại của Lữ đoàn Kaminsky đang đóng quân.
Sau khi làm chủ Molodechno, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 và Quân đoàn cơ giới cận vệ 3 (Liên Xô) nhanh chóng vận động theo đường bộ và đường sắt về Vilnius. Ngày 7 tháng 7, Quân đoàn cơ giới cận vệ 3 đánh chiếm Smorgoy (Smarhon). Buổi chiều cùng ngày, Quân đoàn xe tăng cận vệ 3 đánh chiếm Otmyany (Ashmyany). Đến trưa ngày 8 tháng 7, các đơn vị này đã có mặt ở ngoại ô Đông Nam Vilnius. Con đường đến Vilnius của Tập đoàn quân 5 phải băng qua một dải đầm lầy xen lẫn rừng thưa trên khu vực phía Nam hồ Naroch. Mặc dù không có các phương tiện cơ giới mạnh nhưng sau khi đánh bại các nhóm quân trắc vệ mỏng yếu gồm tàn quân của Tập đoàn quân xe tăng 3 (Đức), Tập đoàn quân 5 đã mau chóng vượt sông Vilya. Ngày 6 tháng 7, họ đánh chiếm các thị trấn Ostovets (Astravets), Mikhailishky (Michaliski) và Svyr (Svir). Trưa ngày 8 tháng 7, Tập đoàn quân 5 đã có mặt ở vùng phụ cận Đông Bắc Vilnius.
Không để mất thời gian, chiều ngày 8 tháng 7, tướng I. D. Chernyakhovsky triển khai ngay hai mũi tấn công vu hồi. Tập đoàn quân 5 và Quân đoàn kỵ binh cận vệ 3 cơ động lên phía Bắc Vilnius, đánh chiếm cứ điểm Syogala (???), cắt đứt đường sắt Vilnius - Daugavpins, hình thành vòng vây phía Tây Bắc Vilnius. Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 điều Quân đoàn xe tăng 29 vòng sang phía Tây Nam Vilnius, cắt đứt tất cả các đường sắt Vilnius - Lida, Vilnius - Grodno và Vilnius - Kaunas. Quân đoàn xe tăng cận vệ 3 chốt chặt phía Đông Vilnius. Trước khi trời tối, các đơn vị của Quân đoàn xe tăng 29 và Quân đoàn cơ giới cận vệ 3 đã gặp nhau ở bờ sông Vilya phía Tây Bắc Vilnius, hình thành vòng vây quanh 15.000 quân Đức tại khu phòng thủ Vilnius.
Các hoạt động không kích.
Các tướng Đức Gerhard Matzky và Rainer Stahel không ngờ quân đội Liên Xô lại có mặt ở Vilnius rất nhanh chóng. Tuy nhiên, dựa vào các công sự và các tòa nhà kiên cố, các đơn vị thuộc Quân đoàn 26, Cụm phòng thủ Vilnius và tàn quân của Tập đoàn quân 4 (Đức) nắm trong tay 320 khẩu pháo các cỡ, 430 súng cối và vài chục xe tăng, xe bọc thép vẫn chống trả kịch liệt. Để nhanh chóng thanh toán cụm quân Đức, đại tướng I. D. Chernyakhovsky đã yêu cầu Tập đoàn quân không quân 1 do thượng tướng T. T. Khryukin chỉ huy can thiệp.
Từ ngày 8 đến ngày 11 tháng 7 năm 163 máy bay ném bom bổ nhào Pe-2 và 51 máy bay tấn công mặt đất IL-2 đã liên tục dội bom và bắn phá xuống các vị trí phòng ngự của quân Đức xung quanh Vilinius. Ngày 8 tháng 7, không quân Đức cũng điều 5 tốp 15 chiếc Ju-87, 24 chiếc Me-109 và 12 chiếc Fw-190 từ sân bay Paneryai gần thành phố và từ các sân bay ở Đông Phổ sang phản kích. Cũng như ở Bobruysk trước đó 2 tuần, số máy bay ít ỏi này không thể lọt qua hàng rào máy bay tiêm kích đông tới trên 100 chiếc của Quân đoàn không quân tiêm kích cận vệ 1 (Liên Xô). Ngay trong ngày 9 tháng 7, 6 chiếc Ju-87 và 9 chiếc Me-109 bị hạ. Từ ngày 9 tháng 7, không quân Đức giảm dần số lượng máy bay trên vùng trời Vilnius nhưng vẫn bị thiệt hại nặng. Trong cả chiến dịch, có 38 máy bay các loại của không quân Đức bị bắn rơi. Chiến dịch không kích đã phá hủy nhiều công trình phòng thủ, các xe tăng Đức và làm suy yếu dáng kể hệ thống phòng thủ của quân Đức quanh Vilnius.
Các trận tác chiến đường không của Tập đoàn quân không quân 1 không những đã gây thiệt hại nặng nề cho cụm quân Đức phòng thủ tại Vilnius mà còn bẻ gãy âm mưu tẩu thoát của một số chỉ huy Đức đang bị vây hãm tại Vilnius. Ngày 10 tháng 7, sân bay Paneryai, sân bay duy nhất của Tây Nam Vilnius rơi vào tay Quân đoàn xe tăng cận vệ 3. Đêm 10 tháng 7, tướng Georg-Hans Reinhardt cho một trung đoàn biệt kích dù đổ bộ xuống khu rừng Pogrudas cách thành phố 6 km về phía Tây nhằm mở một đường thoát cho cụm quân Đức bị vây theo sông Vilya nhưng không thành công. Phát hiện quân Đức tổ chức đổ bộ, các máy bay ném bom ban đêm của Sư đoàn 213 (Liên Xô) đã chuyển nhiệm vụ ném bom sang nhiệm vụ tấn công các máy bay vận tải Đức. 2 chiếc He-111 và 1 chiếc Ju-52 bị hạ chôn theo ba trung đội lính dù Đức. Số quân dù xuống đến mặt đất cũng không thể tập trung được lực lượng trước các loạt pháo kích của Lữ đoàn lựu pháo 139. Sáng ngày 11 tháng 7, trung đoàn pháo tự hành 957 và Sư đoàn bộ binh 251 được điều đến khu vực tác chiến. Phần lớn số quân dù Đức bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt. Chỉ có một số nhóm nhỏ cướp thuyền bơi theo sông Vilya về phía Tây.
Giải phóng Vinius.
Trong các cuộc không kích của Tập đoàn quân không quân 1 (Liên Xô) diễn ra xung quanh Vilnius thì trên mặt đất, các trận tấn công bằng xe tăng, bộ binh và pháo binh của Phương diện quân Byelorussya 3 vẫn tiếp tục. Ngày 8 tháng 7, Lữ đoàn xe tăng cận vệ 35 thử mở một cuộc đột kích dọc theo đường sắt Glubokoys - Vilnius vào ngoại ô thành phố. Cụm phòng thủ Vilnius trên hướng này đã tổ chức phản kích bằng Sư đoàn bộ binh 390, Cụm tác chiến Sư đoàn bộ binh 87 và Lữ đoàn xe tăng xung kích Von Werthern, có pháo chống tăng của Sư đoàn bộ binh 56 yểm hộ. Chiều ngày 8 tháng 7, quân Đức đánh bật Lữ đoàn xe tăn cận vệ 35 về tuyến xuất phát.
Ngày 9 tháng 7, sau khi hình thành vòng vây quanh Vilnius, Quân đoàn xe tăng cận vệ 3 và Quân đoàn cơ giới cận vệ 3 bắt đầu tấn công từ nhiều phía vào thành phố. Tướng Rainer Stahel và tướng Hans Bergen tập trung quân về phía Tây Vilnius, định mở đường máu rút chạy theo hướng sông Vilya nhưng bất thành, Quân đoàn xe tăng 29 và Quân đoàn bộ binh cận vệ 8 (Liên Xô) đã chặn đứng cuộc đột kích này, dồn quân Đức trở lại Vilnius. Ngày 10 tháng 7, quân Đức trong thành phố tập trung Sư đoàn bộ binh 56, 252 và 549, 1 trung đoàn bộ binh mô tô, 15 xe tăng và pháo tự hành nống ra khu vực từ Mayshogaly đến phía tây Vievis nhưng mọi nỗ lực phá vây của quân Đức một lần nữa bị Quân đoàn xe tăng 29 và Quân đoàn bộ binh cận vệ 8 vô hiệu hóa. Đến cuối ngày 10 tháng 9, quân đội Liên Xô đã làm chủ phần phía Tây Bắc thành phố và bắt đầu vượt sông Vilya tiến vào khu phố cổ.
Nhận thấy mọi nỗ lực phá vây đều thất bại, tướng Rainer Stahel ra lệnh cho các sư đoàn chia thành các nhóm nhỏ, cố mở các trận đột kích ra các hướng để một trong số các nhóm đó có thể thoát được. Bản thân tướng Rainer Stahel cùng với Ban tham mưu Quân đoàn bộ binh 6 cũng rời Vilnius. Ngày 11 tháng 7, quân đội Liên Xô chiếm được trung tâm khu phố cũ và kéo cờ đỏ lên tháp Gedimina, nơi cao nhất thành phố. Trong các trận đánh tại khu vực Lukishkes trên sông Vilya, pháo binh của Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 đã cố gắng ngăn chặn đường rút lui bất ngờ về phía Tây Bắc của quân Đức nhưng vẫn có khoảng gần 3.000 sĩ quan và binh lính Đức đã thoát vây trong khi Sư đoàn xe tăng 6 (Đức) đang triển khai tấn công Vievis. Số quân Đức lớn hơn co cụm phòng thủ trong khu rừng-công viên Vingis. Phần lớn quân Đức ở đây đã bị tiêu diệt, khoảng 5.000 người bị bắt làm tù binh. Ngày 13 tháng 7, các đơn vị NKVD tiến vào thành phố, phối hợp với các tiểu đoàn bộ binh mô tô của Tập đoàn quân xe tăng 5 dập tắt các ổ kháng cự lẻ tẻ của một số toán quân Đức còn sót lại.
Các hoạt động của quân đội Krayova (AK).
Ngày 7 tháng 7, tại Vilnius lực lượng kháng chiến Ba Lan thuộc Quân đội Krayova "(Armia Krajowa)" dưới sự chỉ dạo của tướng Tadeusz Bor-Komorowski, người đứng đầu các tổ chức hoạt động bí mật Ba Lan thân Anh đã tiến hành khởi nghĩa ở Vilnius theo kế hoạch Chiến dịch "Cổng bình minh" ("Ostra Brama") và Chiến dịch "Giông tố" ("Akcja Burza") của quân đội Krajowa Ba Lan. Lực lượng này có quân số 5.500 người do Aleksander Krzyżanowski chỉ huy đã tấn công thành phố. Từ ngày 6 tháng 7, 7 tiểu đoàn của đội quân này đã bị quân Đức kẹp vào giữa hai gọng kìm gồm Cụm quân Đức đóng ở điểm cao 223 ở phía Đông và các cụm quân Đức tại các điểm cao 162, 169 trên hai bờ sông Vileiya. Ngày 7 tháng 7, tiểu đoàn 2 thuộc cụm quân "Pohoreckiego" (Armia Krajowa) đã gặp gỡ với Lữ đoàn xe tăng 35 (Liên Xô). Khi quân đội Liên Xô kéo đến, quân Krajowa đã phối hợp với họ trong cuộc chiến thanh toán số quân Đức bị vây. Đến ngày 9 tháng 7, quân đội Liên Xô và quân AK Ba Lan đã đánh chiếm hầu hết các địa điểm trọng yếu của thành phố, bao gồm khu sân bay và ga xe lửa. Ngày 10 Tháng 7, Tiểu đoàn 2 Ba Lan vượt qua sông Vilia và tham gia vào các hoạt động tấn công quân Đức ở bên kia thành phố. Tuy nhiên, quân đồn trú Đức vẫn tiếp tục chống cự kịch liệt. Chiến sĩ xe tăng Ion Lazaryevich Degen thuộc Lữ đoàn xe tăng 35 đã miêu tả một phần cuộc chiến thanh toán nhóm quân Đức trụ lại tại công viên Vingis như sau:
Cuộc phản công của quân Đức.
Quân Đức không cam chịu mất Vilnius hay ít nhất cũng cứu vãn được phần nào cụm quân của tướng Rainer Stahel. Ngày 13 tháng 7 năm 1944, tướng Kurt von Tippelskirch phối hợp với tướng Georg-Hans Reinhardt tổ chức phản công vào phía Tây Bắc Vilnius. Với những lực lượng mới được tăng viện. Quân đoàn Đức chia làm hai cánh. Cánh quân phía Bắc sông Vilya do Sư đoàn xe tăng 5 làm chủ lực, có thêm Sư đoàn bộ binh 1 mới được điều từ Brody đến. Cánh quân phía Nam sông Vilya do Sư đoàn xe tăng 12 làm chủ lực, có sự tham gia của Cụm tác chiến H gồm tàn quân của các sư đoàn bộ binh 95, 197 và 256. Quân Đức có 150 xe tăng và pháo tự hành, khoảng hơn 400 pháo mặt đất, dự định tiến cong thành hai mũi dọc theo bờ Bắc và bờ Nam sông Vilya vào Vilnius.
Phương diện quân Byelorussia 3 không bất ngờ trước chiến dịch phản công của quân Đức. Chiều 11 tháng 7, các cuộc chuyển quân của các sư đoàn xe tăng Đức lập tức bị các máy bay trinh sát của Tập đoàn quân không quân 1 phát hiện. Ngay buổi sáng 12 tháng 7, tướng I. D. Cherniakhov đã triển khai ba quân đoàn và pháo binh của các tập đoàn quân 5 và pháo binh trực thuộc phương diện quân ở phía Tây và Tây Bắc Vilnius. Quân đoàn xe tăng 29 được bố trí ở phía Tây Vilnius 10 km, trên bờ Nam sông Vilya. Phía sau quân đoàn này là Trung đoàn pháo nòng dài 261, Trung đoàn lựu pháo 696, Lữ đoàn pháo chống tăng cận vệ 16, Lữ đoàn súng cối 43, Trung đoàn súng cối 283 và Lữ đoàn Katyusha cận vệ 8. Trên bờ Bắc sông Vilya ở ngoại ô phía Tây Bắc thành phố do Quân đoàn bộ binh 72 trấn giữ, có Trung đoàn pháo nòng dài 70, các trung đoàn lựu pháo 208, 209 và 213, Trung đoàn pháo chống tăng 703, các trung đoàn súng cối 5, 11, 13. Ở phía Bắc Vilnius là Quân đoàn cơ giới cận vệ 3, Lữ đoàn 7 lựu pháo và Trung đoàn súng cối cận vệ 5.
Mờ sáng ngày 13 tháng 7, quân Đức pháo kích vào các vị trí tiền tiêu của quân đội Liên Xô, sau đó thả khói mù che khuất tầm nhìn của pháo binh Liên Xô và bắt đầu tấn công. Trên cánh Bắc, Sư đoàn xe tăng 5 (Đức) hướng đòn tấn công vào Mayshagola (Maisiagala) đã gặp phải hỏa lực pháo chống tăng của các trung đoàn 703 và cận vệ 5. Các trung đoàn lựu pháo 208, 209 và 213 cũng dựng các màn đạn dày đặc cản đường tấn công của xe tăng Đức. Đến trưa, Sư đoàn xe tăng 5 (Đức) buộc phải dừng lại và gọi không quân hỗ trợ. Tuy nhiên, cũng giống như ở Vilnius trước đó mấy ngày, các máy bay tấn công mặt đất Ju-87 của không quân Đức vẫn bị các máy bay tiêm kích Yak-3 và La-5 của không quân Liên Xô bắn hạ trước khi kịp ném bom. Không có xe tăng yểm hộ, Sư đoàn bộ binh 1 (Đức) không dám tiến công. Trong suốt ngày 13 tháng 7, cánh quân phía Bắc của quan Đức không thể vượt lên dù chỉ còn cách ngoại ô Vilnius chưa đầy 10 km.
Ở phía Nam sông Vilya, Sư đoàn xe tăng 12 (Đức) kéo theo Cụm tác chiến H cũng bắt đầu tấn công từ Vevis (Vievis) vào lúc mờ sáng. Đến trưa ngày 13 tháng 7, xe tăng Đức vượt qua Rykolty (Rykantai) và chỉ còn các ngoại ô phía Tây Vilnius 15 km. Tướng N. I. Krylov điều Trung đoàn pháo chống tăng cận vệ 2 từ phía Nam Vilnius tiến ra chặn kích. Quân đoàn xe tăng 29 cũng phối hợp tấn công tạt sườn phía Nam cánh quân xe tăng Đức đang tiến dọc theo sông Vilya. Cụm quân H gồm tàn quân từ 3 sư đoàn khác nhau với trang bị kém hơn đã không thể bảo vệ được bên sườn các xe tăng Đức. Chiều 13 tháng 7, Sư đoàn xe tăng 12 (Đức) bị chặn lại cách phía Đông Rykolty 6 km.
Sáng 14 tháng 7, Tập đoàn quân 5, Quân đoàn xe tăng 29 và Quân đoàn cơ giới cận vệ 3 đồng loạt tổ chức tấn công. Pháo binh của Tập đoàn quân 5 (Liên Xô) đã gây thiệt hại nặng cho các sư đoàn xe tăng Đức. Hơn 60 xe tăng Đức bốc cháy nằm thành dãy trên hai bờ sông Vilia từ Mayshagola đến Ionava và từ ngoại ô Vilnius đến Vevis. Số còn lại vội vàng kéo quân vượt qua sông Niemen về Kaunas và Kedainyai. Trên đường rút quân, ngày 16 tháng 7, đoàn quân của Sư đoàn xe tăng 5 (Đức) còn hứng chịu một đòn tấn công nữa của Tập đoàn quân 39 từ dải tấn công của Phương diện quân Pribaltic 1 đánh vào sườn trái. Rất ít xe tăng Đức thoát được sang bờ Tây sông Niemen. Cuộc phản công của Tập đoàn quân 4 và một phần Tập đoàn quân xe tăng 3 (Đức) vào Vilnius thất bại. Ngày 19 tháng 7, Tập đoàn quân 5 và cánh phải của Tập đoàn quân cận vệ 11 (Liên Xô) tiến ra sông Niemen trên tuyến Yonava - Priyenai. Phía bên kia sông đã là thành phố Kaunas.
Giải phóng Lida.
Trong chiến dịch Vilnius, hướng Lida được coi là hướng phụ cùng với hướng tấn công đến Alitus của Tập đoàn quân cận vệ 11. Binh lực của quân Đức trên hướng này chỉ còn lại vài trung đoàn SS bảo vệ hậu cứ, các đơn vị cảnh sát, các đơn vị hậu cần, vận tải cùng tàn quân Đức từ Minsk và Bobruysk kéo về. Trên hướng phụ công này, Tập đoàn quân 31 được giao nhiệm vụ chủ công. Tập đoàn quân cận vệ 11 chỉ tham gia giai đoạn 2 của chiến dịch cùng với Tập đoàn quân 33. Giống như tại các vùng Tây Ba Lan (cũ), trên hướng tấn công của họ đều có hoạt động của các đội du kích Liên Xô và Byelorussia xen lẫn với hoạt động của các lực lượng thuộc quân đội Krajowa.
Các cuộc tấn công trong tuần đầu tiên của các Tập đoàn quân 31 diễn ra tương đối thuận lợi. Ngày 6 tháng 7, Quân đoàn bộ binh 71 đánh chiếm Volozhin (Valozyn), Quân đoàn bộ binh 113 đánh chiếm Ivenets (Ivianiec) và tiến ra thượng nguồn sông Niemen. Ngày 7 tháng 7, Lữ đoàn du kích 99 Byelorussya phát hiện một nhóm lớn tàn quân của Tập đoàn quân 9 Đức còn rơi rớt lại quanh khu vực Ivye (Iuje) đã tổ chức phòng ngự vòng trên tại khu rừng phía Tây Volozhin, trên biên giới giữa Byelorussia và Litva. Tại đây còn có cả tàn quân của Lữ đoàn Kaminsky, một đơn vị SS người Ba Lan khét tiếng tàn bạo. Quân đoàn bộ binh 36 (Tập đoàn quân 31) và Quân đoàn bộ binh cận vệ 8 (Tập đoàn quân cận vệ 11) được đưa đến thượng nguồn sông Niemen và bắt đàu chiến dịch tảo thanh. Phải mất ba ngày, quân đội Liên Xô mới thanh toán xong cụm tàn quân Đức này.
Phía trước tập đoàn quân 31, quân đội Đức Quốc xã tiếp tục rút lui rất xa. Ngày 9 tháng 7, Quân đoàn bộ binh 71 tiến vào giải phóng thành phố Lida, một ngã tư đường sắt quan trọng giữa vùng đầm lầy ở thượng nguồn sông Niemen. Nhận thấy khoảng cách giữa cánh phải và cánh trái của Phương diện quân Byelorussia 3 ngày càng rộng hơn do Tập đoàn quân 5 và Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 đã dịch chuyển hướng tấn công lên phía Tây Bắc. Ngày 8 tháng 7, tướng I. D. Chernyakhovsky tung hai quân đoàn còn lại của Tập đoàn quân 11 vào địa đoạn thượng nguồn sông Niemen. Cùng thời điểm ngày 9 tháng 7, cánh trái của Tập đoàn quân đánh chiếm thị trấn Voronovo (Voranava). Ngày 10 tháng 7, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 3 bằng qua đầm lầy đánh chiếm Ostryna (Astryna). Ngày 11 tháng 7, Tập đoàn quân 31 đánh chiếm Druskyniskai (Druskininkai). Cùng ngày, Quân đoàn bộ binh cận vệ 16 chiếm nhà ga Varena. Từ ngày 12 đến ngày 18 tháng 7, cả hai tập đoàn quân này đã chiến đấu quyết liệt để giành giật với Sư đoàn xe tăng 4 và các sư đoàn bộ binh 548, 549 (Đức) từng đầu càu trên sông Niemen. Sau một tuần giao tranh, ngày 19 tháng 7, Tập đoàn quân 31 đã chiếm được khu vực đầu cầu phía Đông Suvanky (Suwalki) và đưa toàn bộ Quân đoàn bộ binh 113 sang phía Tây sông Niemen. Tập đoàn quân cận vệ 11 cũnh đánh lui Sư đoàn xe tăng 4 (Đức), chiếm Alitus và thiết lập một đầu cầu nhỏ hơn tại khu vực này. Phòng tuyến sông Niemen của Tập đoàn quân xe tăng 3 (Đức) bị chọc thủng.
Kết quả và ảnh hưởng.
Chỉ sau hai tuần tấn công, Phương diện quân Byelorussia 3 Liên Xô đã phá vỡ ý đồ thiết lập tuyến phòng thủ lâm thời của quân đội Đức Quốc xã trên tuyến hồ Naroch - Smorgol - Yventse, đánh chiếm thành phố Vilnius, thủ đô Litva, tạo được một bàn đạp quân trọng để tiến ra Đông Phổ. Cánh Nam của phương diện quân cũng tiến sâu hơn 200 km về phía Tây, chọc thủng tuyến phòng ngự sông Niemen của quân Đức, đánh chiếm một khu vực đầu cầu rất rộng từ Alutus qua phía Đông khu rừng Suvanky đến Zagorany, chỉ cách biên giới Đông Phổ từ 30 đến 45 km, đưa chiến tranh đến cửa ngõ phía Đông nước Đức. Sau chiến dịch, hơn 20 đơn vị chiến đấu xuất sắc của Phương diện quân Byelorussia được tặng danh hiệu Vilnius, 6 đơn vị của Tập đoàn quân 31 được mang danh hiệu Lida và Niemen. Trong đội hình chiến đấu của Tập đoàn quân không quân 1 có Trung đoàn Normandie gồm các phi công Pháp chiến đấu chống lại quân đội Đức Quốc xã bằng các máy bay Yak-3 và Yak-9 của Liên Xô, đã lập nhiều thành tích trong các chiến dịch Vòng cung Kursk và Smolensk. Do lập nhiều thành tích tại các trận không chiến trên khu vực sông Niemen, trung đoàn này được mang tên kép là Trung đoàn Normandie-Niemen
Một điều an ủi cho quân Đức sau thất bại tại Vilnus là, cuộc kháng cự quyết liệt tại thành phố Vilnus phần nào đã cầm chân được quân đội Liên Xô trong một thời gian - nhất là Tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 5 - nhờ đó giúp cho quân Đức có thể tạo lập được một tuyến phòng ngự tương đối liên tục trên một địa đoạn nhỏ của mặt trận. Nhờ công lao này, tướng Rainer Stahel đã được Hitler trao thưởng Huân chương Chữ thập sắt Hiệp sĩ. Tuy nhiên, những thành quả đó quá nhỏ bé so với những gì mà quân đội Đức Quốc xã mong đợi đoạn "phòng tuyến liên tục" tại đây cũng chỉ tồn tại được một thời gian ngắn. Mất điểm nút giao thông quan trọng tại Vilnius, quân Đức rõ ràng không thể nào đứng chân tại vùng Pribaltic lâu hơn được nữa. Thật vậy, đến cuối tháng Bảy, Phương diện quân Byelorussia 3 tiếp tục giải phóng Kaunas, phá tan tấm bình phong che chở cho Đông Phổ và tiến sâu hơn nữa về phía Tây.
Trong thời gian chiến dịch Vilnus, một sự kiện bi thảm xảy ra với người Do Thái trong thành phố khi phần lớn trong số họ bị lực lượng SS hành quyết tập thể trong trại lao động cưỡng bách HKP 562 do Karl Plagge chỉ huy, mặc dù suốt thời gian trước đó tính mạng của họ đã được Plagge - một người có cảm tình với dân Do Thái - bảo vệ. Tuy nhiên trong một thông báo ngày 1 tháng 7 năm 1944, Plagge đã khéo léo cảnh báo trước cuộc thảm sát này cho các tù nhân Do Thái biết, nhờ đó 250 người Do Thái đã trốn thoát khỏi trận tàn sát của lực lượng SS.
Diễn biến chính trị có liên quan.
Mặc dù chiến dịch giải phóng Vilnius có sự tham gia của Quân đội Krajowa do Chính phủ Ba Lan lưu vong ở London chỉ đạo nhưng sự tham gia này có tính hai mặt đúng như nhiệm vụ của quân đội này. Kể từ sau vụ Đài phát thanh Berlin của nước Đức Quốc xã ngày 13 tháng 4 năm 1943 tung ra thông tin tại Khatyn, cách Smolensk 12 km về phí Tây, NKVD (Liên Xô) sát hại khoảng 3.000 sĩ quan và binh sĩ Ba Lan thuộc Quân đội Quốc gia Ba Lan đang lưu vong ở Liên Xô thì quan hệ giữa Chính phủ Liên Xô và Chính phủ lưu vong Ba Lan ở London bắt đầu đổ vỡ. Ngoại trưởng Đức Quốc xã Von Ribeltroff đã tổ chức một cuộc "khảo sát" gồm những người của tướng Władysław Sikorski cùng một số nhà khảo cổ Đức và Thụy Sĩ. Khi có được một số kết quả còn chưa rõ ràng, tướng Władysław Sikorski, người đứng đầu Chính phủ Ba Lan lưu vong tại London đã đệ đơn kiện ra Hội Chữ thập đỏ quốc tế. Báo chí Ba Lan tại Anh cũng rầm rộ đăng tin này. Những người Ba Lan lưu vong tại Mỹ cũng bị kích động, buộc chính phủ của Tổng thống Franklin Roosevelt phải có các biện pháp thận trọng để ổn định tình hình. Tuy nhiên, Winston Churchill (Thủ tướng Anh) và Anthony Eden (ngoại trưởng Anh) phản đối hành động này vì cho rằng, nó sẽ làm hỏng quan hệ giữa các đồng minh chống phát xít. Tướng Władysław Sikorski buộc phải rút đơn kiện. Về phía mình, Chính phủ Liên Xô buộc tội tướng Władysław Sikorski thông đồng với phát xít Đức để chống lại Liên Xô và tuyên bố cắt đứt quan hệ với chính phủ của Władysław Sikorski. Và từ đó, nhiệm vụ của Quân đội Krajowa hoạt động ở Ba Lan, Tây Byelorussia và Litva đã thay đổi theo ý đồ riêng của Władysław Sikorski.
Mùa xuân năm 1944, chính phủ lưu vong Ba Lan ở London tăng cường các hoạt động chống lại Liên Xô với sự tiếp tay của cơ quan tình báo M16. Họ cho rằng "Một điều kiện cần thiết cho sự thành công của chúng ta và sự tồn tại của chúng ta, nếu không phải là một thất bại hoàn toàn thì ít nhất cũng phải làm suy yếu người Nga". Trong một chỉ thị bí mật gửi qua điện đài cho tướng Tadeusz Bur-Komorowski, chỉ huy quân đội Krajowa, tướng Kazimierz Sosnkowski, tổng thanh tra các lực lượng vũ trang Ba Lan ở phương Tây yêu cầu: "Phải duy trì quan hệ tốt với chính quyến dân sự Đức bằng bất cứ giá nào".
Đầu tháng 3 năm 1944, tướng Anders Okulicki được máy bay Anh bí mật thả dù xuống Ba Lan mang theo chỉ thị của tướng Kazimierz Sosnkowski, Bộ trưởng về các vấn đề quân sự của chính phủ lưu vong Ba Lan ở London gửi tướng Tadeusz Bur-Komorowski, gồm 7 điểm như sau:
Tất cả các hoạt động trên đây đều được các tình báo viên Liên Xô hoạt động tại Anh và Ba Lan thông báo cho Moskva. Ngoài ra, từ các vùng còn tạm chiếm và những vùng mới được giải phóng, các chỉ huy các đơn vị du kích Liên Xô và Byelorussia đã báo cáo về Moskva nhiều thông tin về các hành động phá hoại của quân đội Krajowa đối với cuộc chiến tranh du kích của Liên Xô chống quân đội Đức Quốc xã, trong đó có các hoạt động đánh cướp hàng hóa và vũ khí của du kích, ám sát các lãnh đạo cộng sản đang hoạt động bí mật. Với tất cả các thông tin nói trên, Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô thấy rằng không thể để một tổ chức có vũ trang thù địch với mình hoạt động trong hậu phương của mình và đi đến quyết định đặt Quân đội Krajowa ra ngoài vòng quân luật lại những vùng đất do quân đội Liên Xô đã giải phóng.
Ngay sau khi Vilnius được giải phóng, ngày 14 tháng 7 năm 1944, trung tướng Victor Semyonovich Abakumov, chỉ huy trưởng lực lượng an ninh quân đội SMERSH đã bay đến Vilnius với mệnh lệnh của Đại bản doanh về bảo đảm an ninh trong các vùng mới giải phóng. Cũng đi với ông còn có bảy nhóm sĩ quan điều tra đặc nhiệm của SMERSH và các trung đoàn biên phòng thuộc lực lượng NKVD. Tuy nhiên, tướng I. D. Chernyakhovsky đã gặp trung tá Aleksander Krzyżanowski ngày 13 tháng 7 và thuyết phục ông này cùng với các binh sĩ của mình gia nhập vào Tập đoàn quân Ba Lan 1 của Quân đội Nhân dân Ba Lan. Aleksander Krzyżanowski từ chối và tướng I. D. Chernyakhovsky cho ông ta về để suy nghĩ lại sau khi hứa rằng sẽ cung cấp cho quân Ba Lan vũ khí với điều kiện họ phải đứng về phía quân đội Liên Xô. Ngày 16 tháng 7, Aleksander Krzyżanowski đến gặp tướng I. D. Chernyakhovsky và vẫn giữ lập trường bất hợp tác với quân đội Liên Xô. Ngày 17 tháng 7, tướng V. M. Abakumov ra lệnh bắt giữ Aleksander Krzyżanowski và các sĩ quan trong quân đội Krajowa ủng hộ ông ta. Những người còn lại và đa số binh sĩ Ba Lan đồng ý gia nhập Quân đội nhân dân Ba Lan, số chống đối đã bỏ đơn vị chạy trốn vào các khu rừng rậm từ Šiauliai đến Lida và tổ chức các hoạt động phỉ chống lại quân đội Liên Xô. Aleksander Krzyżanowski bị giam tại Liên Xô đến tháng 10 năm 1947 thì bị trục xuất về Ba Lan.
Cho đến nay, các hoạt động chống lại dân thường của Quân đội Krajowa tại Litva trong Chiến tranh thế giới thứ hai vẫn đang được tiếp tục làm rõ. Các cuộc điều tra sơ bộ cho thấy trong thời kỳ chiến tranh Xô-Đức, tại Litva, Quân đội Krajowa đã giết chết khoảng 4.000 người Litva. Đặc biệt nghiêm trọng là vụ thảm sát đêm 23 tháng 6 năm 1944 tại Vilnius và các khu vực Dubingių, Joniškio, Inturkės, Bijutiškio, Giedraičių. Lữ đoàn 5 của quân đội Krajowa dưới sự chỉ huy của viên Lữ đoàn trưởng Z.Šendzeliažas-Lupaška chỉ huy đã thảm sát 4 cảnh sát người Litva và 37 người khác, trong đó có cả người già, phụ nữ, trẻ em từ 11 tháng đến 13 tuổi. Người Litva đã yêu cầu Tổng thống Ba Lan thu hồi các huân huy chương của Z.Šendzeliažas-Lupaška và áp dụng chế độ đăng ký cư trú bắt buộc đối với các cựu chiến binh của Quân đội Krajowa. Họ cũng yêu cầu chính phủ Litva dựng đài kỷ niệm những nạn nhân của quân đội Krajowa tại quận Joniškyje, thành phố Vilnius.
Sau chiến tranh, một số thành viên của lực lượng dân cảnh SS tại Litva đã trốn sang Hoa Kỳ năm 1956 dưới danh nghĩa người tỵ nạn theo đạo luật Relief Act (Luật cứu trợ) năm 1953. 41 năm sau chiến tranh, ngày 26 tháng 6 năm 1996, Tòa án quận Columbia, bang Florida, Hoa Kỳ sau khi xét kết quả điều tra của Ban Hình sự thuộc Văn phòng điều tra đặc biệt (OSI) đã ra phán quyết thu hồi quốc tịch của Hoa Kỳ đối với Kazys Gimzauskas, dân Litva nhập cư vào Florida, trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ II đã cộng tác với Đức Quốc xã và tham gia vào các vụ thảm sát người Do thái Litva. Một cựu thành viên khác người Litva của lực lượng dân cảnh SS Vilnius là Aleksandras Lileikis cũng bị cơ quan OSI phát hiện và bị Tòa án liên bang tại Boston ra lệnh tước quốc tịch Hoa Kỳ. Tổng cộng từ năm 1979 đến năm 1996, đã có 107 phần tử thân phát xít Đức bị tước quốc tịch Hoa Kỳ, trong dó có 48 người bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ. Hơn 300 người khác được đưa vào diện cần điều tra. | 1 | null |
Nhiếp ảnh gia là người chuyên chụp ảnh. Một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp là người có nguồn thu nhập chính từ công việc chụp ảnh ; trong khi đó nhiếp ảnh gia nghiệp dư thì chụp ảnh chỉ để vui vẻ và ghi lại các sự kiện, cảm xúc, nơi chốn hay nhân vật nào đó.
Phân loại.
Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp có thể là nhân viên của một tờ báo với tư cách là phóng viên ảnh, hoặc có hợp đồng chụp ảnh buổi lễ đặc biệt như lễ cưới hoặc lễ tốt nghiệp hoặc là mô phỏng quảng cáo. Các paparazzi là một dạng của nhiếp ảnh gia luôn theo dõi để chụp ảnh những người nổi tiếng để bán cho các tờ báo, cơ quan truyền thông hoặc tổ chức nào đó với giá rất cao.
Nhiếp ảnh gia được phân loại theo chủ đề ảnh họ chụp được như phong cảnh, cuộc sống tĩnh, và tranh ảnh v.v... Một số nhiếp ảnh gia chỉ thích chụp những chủ đề chuyên biệt như ảnh về đường phố, tài liệu, thời trang, đám cưới, chiến tranh, tạp chí hay về thương mại.
Thương mại hóa ảnh chụp.
Các nhiếp ảnh độc quyền trong việc sao chép, sử dụng hình ảnh mà họ chụp được và được bảo vệ bản quyền. Do đó, rất nhiều ngành công nghiệp, cơ quan báo chí mua các bức ảnh chụp để sử dụng trên các ấn phẩm hay sản phẩm.
Chia sẻ hình ảnh.
Nhiều người, đa phần là giới trẻ tải những ảnh mình chụp lên các mạng xã hội để chia sẻ nhóm bạn bè hay cộng đồng chung thông thường với dạng bản quyền tự do.
Một số website, bao gồm Wikimedia Commons , có quy định chặt chẽ về bản quyền và chỉ chấp nhận ảnh chụp với thông tin giấy phép hợp lệ và rõ ràng. | 1 | null |
Kunsthal là một viện bảo tàng ở Rotterdam, Hà Lan khai trương năm 1992. Bảo tàng nằm ở Công viên bảo tàng Rotterdam bên cạnh Natuurhistorisch Museum Rotterdam (Bảo tàng lịch sử tự nhiên Rotterdam) và gần Museum Boijmans Van Beuningen. Cửa vào bảo tàng từ Westzeedijk. Bảo tàng này không có bộ sưu tập thường trực nhưng tổ chức một số cuộc triển lãm tạm. Công trình do kiến trúc sư Rem Koolhaas thiết kế kiến trúc. Bảo tàng này có hệ thống an ninh hiện đại. Nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập, bảo tàng Rotterdam trưng bày các tác phẩm của Quỹ Triton, một trong 200 nhà sưu tập nghệ thuật hàng đầu thế giới. Ngày 16 tháng 10 năm 2012, bảo tàng bị mất cắp 7 bức tranh của 6 danh họa lớn Picasso, Monet, Gauguin, Matisse, Mayer de Haan và Lucian Freud trị giá 100 triệu USD.
Các bức tranh bị mất trộm gồm: | 1 | null |
Mỏ két hay thiên điểu (không phải loài thiên điểu thực thụ - danh pháp hai phần: Heliconia psittacorum) là một loài thực vật có hoa quanh năm, có vùng đặc hữu là vùng Caribe và Trung - Nam Mỹ, cụ thể là các vùng Guyane thuộc Pháp, Guyana, Suriname, Venezuela, Colombia, Bolivia, Brazil, Paraguay, Panama và Trinidad và Tobago. Loài này được trồng và nhân giống rộng rãi để làm cảnh. | 1 | null |
Chi Chuối pháo (danh pháp khoa học: Heliconia) là một chi thực vật có hoa gồm khoảng 100 đến 200 loài bản địa của vùng nhiệt đới châu Mỹ và các đảo trên Thái Bình Dương về phía tây đến Indonesia. Nhiều loài trong chi "Heliconia" được tìm thấy trong các khu rừng nhiệt đới ẩm của các khu vực này. | 1 | null |
Quốc lộ 100 là tuyến đường giao thông đường bộ nằm trong huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, Việt Nam.
Lộ trình.
Quốc lộ 100 có tổng chiều dài 20 km. Đi qua các xã: Hoang Thèn, Khổng Lào, Mường So thuộc huyện Phong Thổ và đạt tiêu chuẩn cấp IV miền núi. Điểm đầu tại ngã ba Nậm Cáy, Quốc lộ 12, xã Hoang Thèn. Điểm cuối tại ngã ba Mường So, Quốc lộ 4D, xã Mường So.
Lịch sử.
Ngày 12 tháng 1 năm 2022, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành Quyết định số 39/QĐ-BGTVT về việc điều chuyển Quốc lộ 100 đoạn từ Km 0+00 đến Km 20+00 thuộc địa phận huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, có điểm đầu giao với Quốc lộ 12 và điểm cuối giao với Quốc lộ 4D thành đường địa phương và bàn giao Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu quản lý, khai thác và bảo trì theo quy định. | 1 | null |
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Litva (; , "Litovskaya Sovetskaya Sotsialisticheskaya Respublika"), viết tắt CHXHCNXV Litva hay Litva Xô viết, là một trong các nước cộng hòa thuộc Liên Xô, tồn tại từ năm 1940 đến 1990.
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Litva thành lập vào ngày 21 tháng 7 năm 1940 với vị thế một chính phủ vệ tinh. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, vào ngày 16 tháng 6 năm 1940, Liên Xô đã tiến hành sáp nhập lãnh thổ của nước Cộng hòa Litva và thành lập CHXHCNXV Litva, Litva trở thành một nước cộng hòa thành viên của Liên bang Xô viết.
Từ năm 1941 đến năm 1944, Đức Quốc Xã tiến hành xâm lược Liên Xô, vì thế Litva Xô viết đã giải thể trên thực tế. Tuy nhiên, sau khi người Đức rút lui vào các năm 1944–1945, quyền lãnh đạo của Liên Xô lại được thiết lập và tồn tại cho đến năm 1990.
Lịch sử.
Sau Thế chiến I.
Hồng quân Bolshevik đã có một nỗ lực không thành công nhằm thành lập một chính quyền Xô viết tại Litva vào năm 1918–1919. CHXHCNXV Litva tuyên bố thành lập lần đầu vào ngày 16 tháng 12 năm 1918, bởi chính quyền cách mạng lâm thời Litva, chính quyền này hoàn toàn do Đảng Cộng sản Litva lập nên. CHXHCN Litva nhận được sự trợ giúp của Hồng quân, song nó đã thất bại trong việc hình thành nên một chính phủ trên thực tế cùng với sự ủng hộ phổ biến như Hội đồng Litva đã làm được trước đó. Đến ngày 27 tháng 2 năm 1919, CHXHCNXV Litva gia nhập vào Cộng hòa Xô viết Xã hội chủ nghĩa Byelorussia và họ tuyên bố hình thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Litva - Belorussia (LBSSR hay Litbel), song nước cộng hòa này chỉ tồn tại sáu tháng, kết thúc vào ngày 25 tháng 8 năm 1919.
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga đã chính thức công nhận Cộng hòa Litva với việc ký kết Hiệp ước hòa bình Liên Xô-Litva vào ngày 12 tháng 7 năm 1920, do đó đã kết thúc sự tồn tại của nước cộng hòa Xô viết non trẻ. Có giả thuyết cho rằng việc thất bại trước Ba Lan trong Chiến tranh Ba Lan-Xô viết đã ngăn cản Liên Xô tiến vào Litva và tái lập một nước cộng hòa Xô viết vào thời điểm đó.
Thế chiến II.
Hiệp ước Molotov–Ribbentrop vào tháng 8 năm 1939 giữa Đức Quốc xã và Liên Xô đã đưa Litva vào "phạm vi ảnh hưởng" của Đức. Tuy nhiên, ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu vào tháng 9 năm 1939, thỏa thuận đã được sửa đổi để chuyển Litva vào phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô. Điều này là nhằm đổi lấy Lublin và nhiều phần của tỉnh Warszawa tại Ba Lan, tức những khu vực ban đầu được quy cho Liên Xô, song lúc đó đã bị quân Đức chiếm đóng.
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Litva được thành lập vào ngày 21 tháng 7 năm 1940, sau khi nhà cầm quyền Liên Xô tiến quân vào các nước Baltic. Ngày 3 tháng 8 năm 1940, một chính phủ gồm những người cộng sản địa phương được thành lập và tuyên bố rằng Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Litva sẽ trở thành một phần của Liên Xô, tức trở thành nước cộng hòa thứ 14 trong thành phần Liên Xô. Lãnh thổ CHXHCNXV Litva sau đó bị Đức Quốc xã xâm lược và chiếm đóng từ tháng 6 năm 1941. Với Chiến dịch Baltic, quyền kiểm soát của Xô viết được tái lập vào tháng 7 năm 1944.
Hoa Kỳ, Anh Quốc, và một số quốc gia khác xem việc Liên Xô xâm chiếm Litva là bất hợp pháp, họ viện dẫn học thuyết Stimson. Hoa Kỳ từ chối công nhận việc Liên Xô sáp nhập Litva hay các nước Baltic khác.
Ngoài những tổn thất về nhân mạng và vật chất trong chiến tranh, nhiều đợt trục xuất cũng gây ảnh hưởng đến Litva. Trong chiến dịch trục xuất quy mô lớn vào các ngày 14–18 tháng 6 năm 1941, có khoảng 12.600 người Litva đã bị trục xuất đến Siberi mà không cần điều tra hay xét xử, 3.600 người bị cầm tù, và trên 1.000 người bị tử hình. Sau khi CHXHCNXV Litva tái lập vào năm 1944, một ước tính cho rằng có từ 120.000 đến 300.000 người Litva đã bị trục xuất đến Siberi và các khu vực xa xôi hẻo lánh khác của Liên Xô.
Theo các thay đổi biển giới công bố tại Hội nghị Potsdam năm 1945, vùng đất Klaipėda của Đức trước đây, cùng với cảng Memel trên biển Baltic, lại được trao lại cho Litva. Hầu hết các cư dân người Đức trong khu vực đã chạy trốn trong những tháng cuối cùng của Thế chiến II.
Độc lập.
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Litva tuyên bố độc lập khỏi Liên Xô vào ngày 11 tháng 3 năm 1990, và là nước cộng hòa đầu tiên trong thành phần Liên Xô làm như vậy. Tất cả các mối quan hệ pháp lý về chủ quyền của Liên Xô đối với nước cộng hòa bị bãi bỏ khi Litva tuyên bố phục hồi sự độc lập của mình. Khi đó, Liên Xô tuyên bố điều này là bất hợp pháp, do Litva phải tuân theo Hiến pháp Liên Xô nếu muốn rời khỏi.
Litva cho rằng toàn bộ quá trình Litva gia nhập Liên Xô vi phạm cả luật pháp Litva và luật pháp quốc tế nên đây chỉ đơn thuần là khẳng định lại một nền độc lập đã tồn tại trước đó. Nhà nước trung ương Liên Xô đã đe dọa dùng vũ lực, song việc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga tuyên bố chủ quyền vào ngày 12 tháng 6 cũng đồng nghĩa với việc Liên Xô không thể duy trì việc sở hữu Litva.
Iceland đã ngay lập tức công nhận nền độc lập của Litva. Hầu hết các quốc gia khác đã theo sau sau khi xảy ra Cuộc đảo chính Xô viết năm 1991, còn chính phủ Liên Xô đã công nhận nền độc lập của Litva vào ngày 6 tháng 9 năm 1991.
Kinh tế.
Tập thể hóa tại CHXHCNXV Litva đã diễn ra từ năm 1947 đến 1952.
GDP theo đầu người vào năm 1990 của CHXHCNXV Litva là 8.591 Đô la Mỹ, cao hơn con số trung bình của phần còn lại của Liên Xô là 6.871 Đô la Mỹ. Tuy nhiên, con số này chỉ bằng một nửa so với các nước lân cận khi đó là Na Uy ($18.470), Thụy Điển ($17.680) và Phần Lan ($16.868).
Trong văn hóa đại chúng.
Một hành tinh nhỏ mang tên 2577 Litva được nhà thiên văn học Xô viết Nikolai Stepanovich Chernykh phát hiện vào năm 1975, hành tinh được đặt theo tên của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Litva. | 1 | null |
Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (tiếng Anh: "PetroVietnam University", viết tắt: "PVU") là một trường đại học chuyên ngành tại Việt Nam, với thế mạnh thương hiệu về đào tạo nhóm ngành dầu khí do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư.
Giới thiệu về Trường.
Ngày 25/11/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 2157/QĐ-TTg thành lập Trường Đại học Dầu khí Việt Nam . Theo quyết định này, PVU là trường đại học công lập đặc biệt, do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư, không nhận hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
Ngày 06 tháng 04 năm 2020, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Hiệp hội các Trường đại học, cao đẳng Việt Nam trao Chứng nhận Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục cho Trường Đại học Dầu khí Việt Nam.
Ngày 30/08/2022, 3 ngành đào tạo Kỹ sư: Kỹ thuật Địa chất, Kỹ thuật Dầu khí và Kỹ thuật Hóa học của PVU được tổ chức ABET (Hoa Kỳ) công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng ABET (Xem kết quả trên website của ABET . Nguồn tin khác:
Các chương trình đào tạo.
Các ngành đào tạo đại học
- Hệ đại học chính quy: Kỹ sư Kỹ thuật dầu khí; Kỹ sư Kỹ thuật hóa học; Kỹ sư Kỹ thuật địa chất (Địa chất & Địa vật lý dầu khí)
- Hệ liên kết Du học với Học viện Mỏ và Công nghệ New Mexico (Hoa Kỳ): Kỹ thuật Hóa học; Kỹ thuật Dầu khí; Khoa học trái đất/Địa chất Dầu khí.
Các ngành đào tạo cao học
- Ngành Công trình biển (Offshore Engineering).
- Ngành Kỹ thuật Địa chất (Địa chất – Địa vật lý dầu khí).
- Ngành Kỹ thuật Dầu khí (Khoan – Khai thác dầu khí).
- Ngành Kỹ thuật Hóa học (Lọc – hóa dầu).
Cơ sở vật chất và giảng viên.
Các phòng học đều được trang bị hệ thống âm thanh, máy chiếu, máy điều hòa nhiệt độ cùng hệ thống wifi phủ sóng toàn trường. Đặc biệt, PVU là một trong số ít trường đại học tại Việt Nam hiện nay đã đầu tư hệ thống Phòng thí nghiệm hiện đại, với hơn 20 PTN thuộc các khối đại cương, kỹ thuật cơ sở và chuyên ngành có giá trị lên tới hơn 150 tỷ đồng.
Phục vụ cho việc học tập còn có Phòng máy tính thực hành và thi trắc nghiệm, 2 Phòng E-Learning, và 02 phòng mô phỏng được cài đặt các phần mềm chuyên ngành do các đối tác nước ngoài như Intergraph, Schlumberger, Baker Hughes… tài trợ với giá trị lên tới hàng triệu USD. Trung tâm xử lý và minh giải địa chất với lượng lớn các server tốc độ cao và lưu trữ dữ liệu lớn phục vụ xử lý và tính toán dữ liệu địa chấn.
Thư viện của Trường cũng được trang bị bàn ghế chuyên dụng, máy tính có nối mạng internet, máy scan, máy photocopy để phục vụ nhu cầu tìm kiếm thông tin, sách và nhu cầu tự học của sinh viên.
Nguồn tài nguyên học tập của Thư viện rất đa dạng, bao gồm sách, tạp chí, luận văn, luận án, kỷ yếu hội nghị, hội thảo, đề tài nghiên cứu khoa học, tài liệu điện tử…có nội dung phù hợp với các chuyên ngành đang được đào tạo tại Trường. Ngoài ra, Sinh viên Trường còn có thể truy cập vào cơ sở dữ liệu điện tử của các nhà xuất bản nổi tiếng trên thế giới như Springer Link, ProQuest Central, Science Direct, … và kết nối với nguồn học liệu miễn phí của các Trường Đại học khác trên thế giới thông qua Cổng thông tin thư viện của Trường.
Ký túc xá PVU là một khu vực rộng lớn được bao phủ bởi những tàng cây xanh, đáp ứng 100% nhu cầu ở của sinh viên, miễn phí, với đầy đủ các khu vực phụ trợ như căn tin, phòng bóng bàn, sân thể thao….
Ngoài ra, sinh viên có thể sử dụng chung các sân tập và khu thể thao có sẵn như sân bóng chuyền, sân bóng đá…., và đặc biệt là phòng tập gym, với các thiết bị hiện đại, rộng rãi, thoáng mát.
Tỷ lệ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ trong tổng số giảng viên cơ hữu chiếm tới hơn 50%
Các đơn vị liên kết.
Học viện Mỏ và Công nghệ New Mexico (NMT), Mỹ.
Đại học Công nghệ Delft (Hà Lan).
Đại học Dầu khí Ploieşti (RUmani). | 1 | null |
Cầu Ngoại Bách Độ (), trong tiếng Anh được gọi là The Garden Bridge, là cây cầu hoàn toàn bằng thép đầu tiên, và mẫu cầu vì kèo lưng lạc đà duy nhất còn tồn tại, ở Trung Quốc. Chiếc cầu nước ngoài thứ tư được xây tại vị trí này từ năm 1856, ở hạ lưu của sông Tô Châu gần ở đoạn đổ ra sông Hoàng Phố gần Bến Thượng Hải ở trung tâm Thượng Hải, nối quận Hoàng Phố và quận Hồng Khẩu, cầu hiện tại được thông xe ngày 20 tháng 1 năm 1908. Với lịch sử của cây cầu và thiết kế độc đáo của nó, cầu Ngoại Bạch Độ là một trong những biểu tượng của Thượng Hải.. Ngày 15 tháng 1 năm 1994, chính quyền Thượng Hải tuyên bố cây cầu này là một trong những công trình kiến trúc di sản và là một trong những công trình nổi bật của Thượng Hải.
Ngày 6 tháng 4 năm 2008, hai nhịp của cầu Ngoại Bạch Độ đã được tách rời nhau, rời khỏi trụ cầu và đã được đưa đến xưởng sửa chữa để đại tu. Việc sửa chữa cầu được thực hiện trong vòng 9 tháng và được đưa trở lại vị trí vào đầu năm 2009. | 1 | null |
Trong ngành địa lý và khoa học Trái Đất, một chu trình sinh địa hóa là một quy trình mà một phân tử hay nguyên tố hóa học di chuyển qua cả hai tầng sinh học (sinh quyển) và phi sinh học (thạch quyển, khí quyển và thủy quyển) của Trái Đất. Một chu trình như thế bao gồm một loạt các biến đổi để trở lại điểm ban đầu và có thể được lặp đi lặp lại.
Trong thiên nhiên có khoảng 25 nguyên tố cần thiết cho cơ thể sống. Những nguyên tố như C,H,O,N,S,P...(là thành phần chủ yếu cấu tạo nên các chất sống như protein,lipid,cacbohidrat,enzim,hoocmon...) có vai trò rất quan trọng đối với sinh vật. Chu trình chuyển hóa của các nguyên tố này là những chu trình sinh địa hóa chủ yếu của Trái Đất. Chu trình sinh địa hóa duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển. | 1 | null |
Percival Q.6 Petrel là một loại máy bay liên lạc của Anh, do hãng Percival Aircraft Limited tại Luton chế tạo vào thập niên 1930. Ban đầu Percival Q.6 là máy bay vận tải dân sự, nhưng trong Chiến tranh thế giới II, nó được Không quân Hoàng gia và Hải quân Hoàng gia sử dụng làm máy bay liên lạc. Đây là loại máy bay một tầng cánh, 2 động cơ. | 1 | null |
John Monash (sinh ngày 27 tháng 6 năm 1865 mất ngày 8 tháng 10 năm 1931) là một kỹ sư dân sự đã trở thành tư lệnh quân đội Úc trong thế chiến thứ nhất. Ông chỉ huy lữ đoàn bộ binh 13 trước khi chiến tranh và sau đó chỉ huy Lữ đoàn 4 Úc ở Ai Cập ngay sau khi chiến tranh bùng nổ và ông đã tham gia chiến dịch Gallipoli. Trong tháng 7 năm 1917, ông chỉ huy Sư đoàn Bộ binh 3 Úc đóng ở phía tây bắc Pháp và ông được lệnh chỉ huy Quân đoàn Úc vào tháng 5 năm 1918. Ngày 8 tháng 8 năm 1918, quân đồng minh tấn công thành công trong trận Amiens, dẫn đến kết thúc thế chiến thứ nhất sớm hơn dự kiến, Monash là người lên kế hoạch và ông dẫn đầu đợt tấn công Quân đoàn Úc cùng với Arthur Currie tư lệnh Quân đoàn Canada. | 1 | null |
John Joseph Murray (sinh ngày 26 tháng 4 năm 1892 mất ngày 8 tháng 9 năm 1951) là một thiếu tướng quân đội Úc và là một doanh nhân thành công. Ông tham chiến ở mặt trận phía tây ở Pháp và ông được bổ nhiệm làm chỉ huy Lữ đoàn 20. Ông đã đụng độ với thống tướng Erwin Rommel tư lệnh Quân đoàn châu Phi của Đức ở Libya. | 1 | null |
Phạm Văn Hạnh (1 tháng 3 năm 1913 - 7 tháng 6 năm 1987) là một nhà thơ, nhà báo Việt Nam, và là một cây bút nòng cốt trong nhóm Xuân Thu nhã tập ra đời trong thời tiền chiến. Khi viết, ông ký tên thật hoặc ký bút hiệu Thê Húc (sau năm 1945).
Tiểu sử.
Phạm Văn Hạnh là một nhà thơ, nhà báo, sinh ngày 1 tháng 3 năm 1913 tại Hà Nội, cha mẹ là người gốc miền Nam. Cha của ông là Phạm Văn An sinh ở Sa Đéc nhưng cha mẹ mất sớm nên thuở nhỏ ở với ông bà ngoại ở Bình Tiên (Chợ Lớn), mẹ là Dương Thị Lương người Cần Giuộc. Cha của ông được cử ra miền Bắc làm Tham Tá Thương Chánh ở Hà Nội từ đầu thế kỷ 20, tham tá An có 7 người con, ngoại trừ người con gái đầu sinh ở miền Nam, các người con khác đều sinh ở miền Bắc và Phạm Văn Hạnh là người con thứ sáu (thứ bảy theo cách gọi của người miền Nam). Người con gái thứ tư (miền Nam là thứ năm) là mẹ của nhà văn, nhà thơ Nguyễn Đăng Thường (giáo sư trường Chu Văn An), người con gái thứ năm (miền Nam là thứ sáu) là mẹ của Bình Minh (giáo sư văn khoa), Bình Thanh (nhà ngoại giao) và Bình Trang (giáo sư âm nhạc). Đầu thập niên 1930 tham tá Phạm Văn An nghỉ hưu trở về miền Nam sinh sống ở Cần Thơ để gần người con gái thứ hai, tại đây ông đầu tư vào việc mua nhà cửa và ruộng đất, hiện nay căn nhà hương hỏa của họ Phạm còn ở nơi cầu Cái Khế, có lẽ vì vậy mà nhiều người lầm tưởng là Phạm Văn Hạnh quê ở Cần Thơ. Lúc đó Phạm Văn Hạnh đang theo học y khoa nên ở lại Hà Nội và cộng tác với các báo Thanh Nghị, Ngày Nay, Tinh Hoa, Thế Giới..., mỗi tháng được cha gởi trợ cấp cho 30 đồng, đây là một số tiền lớn, còn hơn cả lương công chức cao cấp thời đó.
Năm 1939 Phạm Văn Hạnh cùng Nguyễn Lương Ngọc, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Xuân Sanh, Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn Đỗ Cung hình thành một tuyên ngôn nghệ thuật lấy tên là Xuân Thu Nhã Tập, bao gồm phần lý thuyết và phần thực hành trên ba lãnh vực: Thơ, Nhạc và Họa, đến tháng 6 năm 1942 thì nhóm cho phát hành tập Xuân Thu Nhã Tập. Trong thời gian này Phạm Văn Hạnh bị bịnh lao, cuối năm 1942 ông vào Faifo (Hội An) dạy học một thời gian ngắn, tháng 10 năm 1943 ông về Cần Thơ thọ tang cha, thọ tang mẹ năm 1944 và ở đó cho đến khi chiến tranh bùng nổ vào năm 1945 thì lên Sàigòn làm báo.
Tại Sàigòn, Phạm Văn Hạnh cùng với Thiếu Sơn, Thiên Giang, Tam Ích viết lý luận và phê bình văn học hiện thực Mác-xít cho báo Chân Trời Mới và viết sách giáo khoa cùng dịch những sách của hội Cơ Đốc Phục Lâm (Seventh-Day Adventist Church) từ tiếng Anh ra tiếng Việt. Trong thời gian này, nhiều người biết đến ông qua bút hiệu Thê Húc. Vì có bịnh lao nên sau khi khỏi bịnh ông mới lập gia đình vào tháng 1 năm 1953, lúc đó đã 40 tuổi. Năm 1954 Phạm Văn Hạnh làm cho Việt Tấn Xã (Vietnam Press), đến năm 1966 thì phải về hưu (tuổi hưu lúc đó là 53) nhưng vì ông đang làm trưởng ban dịch thuật Pháp văn mà không có người thay thế nên được giữ lại làm cho đến năm 60 tuổi (1973) thì về hưu, tuy nhiên sau đó vẫn không có người thay nên Việt tấn xã lại tiếp tục ký hợp đồng ngắn hạn với ông vài ba tháng một lần cho đến tháng 4 năm 1975. Trong thời gian làm việc cho Việt tấn xã, Phạm Văn Hạnh cũng cộng tác thường xuyên với các tạp chí, tuần báo, nguyệt san tại Sàigòn như Bách Khoa, Phổ Thông...
Vào những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa, Phạm Văn Hạnh cùng gia đình rời Việt Nam qua đảo Guam ngày 25 tháng 4 năm 1975, đến ngày 9 tháng 5 gia đình được chuyển qua trại tị nạn Fort Chaffee ở Little Rock, Arkansas, Mỹ quốc và định cư tại Tully, một thị trấn nhỏ ở phía Nam thành phố Syracuse, tiểu bang New York ngày 10 tháng 6 năm 1975.
Từ đây Phạm Văn Hạnh phải làm việc không liên quan tới ngành báo chí, sách vở là làm việc cho viện dưỡng lão “Loretto Nursing Homes” ở Syracuse để sinh sống, tuy nhiên, ông vẫn thường xuyên gửi bài viết cho các tờ báo người Việt ở hải ngoại. Năm 1980 Phạm Văn Hạnh dọn về Syracuse, New York và nghỉ hưu vào năm 1985. Đầu năm 1987 ông bị ngã chấn thương đầu, nằm nhà thương 3 tháng, sau đó về nhà nhưng lại bị ngã thêm một lần nữa và ông từ trần vào ngày 7 tháng 6 năm 1987, thọ 74 tuổi và được hỏa táng ngày 10 tháng 6 năm 1987, đúng 12 năm sau khi ông định cư tại Mỹ. Phạm Văn Hạnh có 4 người con, 2 trai, 2 gái, hiện nay vợ con ông sinh sống tại Hoa Kỳ.
Theo lời thuật lại của người em trai út của Phạm Văn Hạnh là Phạm Văn Long (Tám Long) thì khi còn ở Hà Nội, gia đình tham tá Phạm Văn An ở tại số 35 phố Cầu Gỗ, phía sau nhà nhìn ra cầu Thê Húc nên sau này Phạm Văn Hạnh lấy bút hiệu Thê Húc để nhớ về kỷ niệm thời trẻ. Ngoài ra, ông còn dùng những bút danh khác như Thời Nhân, Thế Nhân, Tịch Khách, Thanh Trai, Thế Chu v.v…
Có một số người liệt kê Phạm Văn Hạnh thuộc vào giới cầm bút miền Nam giống như các ông Tam Ích, Thiên Giang, nhưng thật ra tuy cha mẹ là người miền Nam, ông lại sanh ra và lớn lên tại miền Bắc như anh em gia đình Nhất Linh, đến năm 30 tuổi ông mới vào Nam sinh sống nên ông nói giọng Bắc và sinh hoạt như người Hà Nội chính cống, sau này lấy vợ là người Sa Đéc nhưng vợ con ông cũng nói tiếng Bắc theo ông. Nhà thơ Nguyễn Đăng Thường gọi Phạm Văn Hạnh là cậu ruột có kể một câu chuyện vui là khi Phạm Văn Hạnh lên Sàigòn sinh sống, lúc đó chưa có vợ nên ông ở nhà người chị ruột, một hôm người chị làm gà xé phay là món miền Nam, ông thấy gà xé miếng nhỏ không giống như những miếng gà luộc có lá chanh thái mỏng như người miền Bắc nên từ đó ông không ăn cơm ở nhà mà ra ngoài ăn.
Phạm Văn Hạnh là người kín đáo, ít nói nên tuy ông có viết trên các báo nhưng với nhiều bút hiệu khác nhau nên không rõ là ông đã sáng tác nhiều hay ít và thuộc thể loại nào. Thí dụ như sau khi ông mất, gia đình thấy trên bàn viết của ông có một chi phiếu 60$ của báo Tiền Phong tại Mỹ trả nhuận bút cho hai bài viết của ông với bút hiệu là Thế Chu (do chữ Thê Húc sắp lại, và cũng là Thú Chê nói lái). Năm 2000 nhà thơ Nguyễn Đăng Thường có sưu tập những bài thơ của Phạm Văn Hạnh ở rải rác khắp nơi và in thành tập thơ "“Giọt Sương Hoa và những bài thơ khác”". Phạm Văn Hạnh theo đạo Lão nhưng được nhà thờ United Methodist Church ở Tully, New York bảo trợ nên thỉnh thoảng gia đình ông vẫn sinh hoạt với nhà thờ vì ông có người con trai đàn vĩ cầm rất hay nên thường đàn giúp nhà thờ trong những buổi Thánh lễ. Nhà thờ United Methodist Church là nơi đầu tiên đã đón tiếp gia đình ông định cư tại Mỹ vào ngày 10 tháng 6 năm 1975 và cũng là nơi làm lễ an táng cho ông trước khi hỏa táng vào ngày 10 tháng 6 năm 1987 (tròn 1 giáp 12 năm) nên sau này gia đình chọn ngày 10 tháng 6 làm ngày giỗ của ông thay vì ngày mất là 7 tháng 6.
Tác phẩm.
Ngoài ra, ông còn có một số bài thơ và bài viết về quan niệm sáng tác in trong cuốn "Xuân Thu nhã tập" xuất bản năm 1942.
Giới thiệu một bài thơ.
Trong "Việt Nam thi nhân tiền chiến" (quyển hạ), có giới thiệu 3 bài thơ của Phạm Văn Hạnh: "Người có nghe", "Thư, Thơ" và "Giọt sương hoa" (đều đã in trong "Xuân Thu nhã tập", 1942). Dưới đây là bài Người có nghe:
Và phần 3 (tức phần cuối) của bài Giọt sương hoa:
Nguồn tham khảo.
om | 1 | null |
Edward Kasner (2 tháng 4 năm 1878, NYC-7 tháng 1 năm 1955, NYC) (Đại học Thành phố New York vào năm 1897, Đại học Columbia MA, 1897; Tiến sĩ Đại học Columbia, 1900) đã nghiên cứu dưới hướng dẫn của Cassius Jackson Keyser, là một nhà toán học nổi bật Hoa Kỳ, người được bổ nhiệm "Tutor" ở Khoa toán Đại học Columbia. Kasner là Người Do Thái đầu tiên được bổ nhiệm vào một vị trí giảng viên trong khoa học tại Đại học Columbia.
Luận án tiến sĩ của Kasner mang tên "Lý thuyết bất biến của nhóm Inversion: Hình học trên một bề mặt bậc hai", nó được xuất bản bởi Hội Toán học Mỹ năm 1900 trong Transactions của họ. | 1 | null |
Dynastes tityus là một loài kiến vương sống ở Đông Hoa Kỳ, cánh trước con trưởng thành có màu xanh lá cây hoặc nâu vàng nhạt với các đốm đen và chiều dài toàn thân, tính cả sừng con đực có thể đến . Ấu trùng ăn gỗ mục từ nhiều loại cây khác nhau, bao gồm cây sơ ri hoang và Robinia pseudacacia.
Con trưởng thành đực và cái rộng còn con đực dài , gồm cả sừng dài chĩa ra phía trước từ phần giữa của con đực; một sừng thứ nhì chĩa lên từ đầu. "Dynastes tityus" do đó là "nằm trong nhóm bọ cánh cứng dài nhất và nặng nhất ở Hoa Kỳ". Sừng được dùng trong các cuộc chiến giữa các con đực tranh nhau một con cái; chiều dài của sừng phản ánh sự có sẵn của thức ăn khi con bọ đang trưởng thành. Dù có sừng lớn, "Dynastes tityus" vô hại đối với con người. | 1 | null |
Cuộc vây hãm Montmédy là một trận vây hãm trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, diễn ra vào năm 1870 ở pháo đài Montmédy trên sông Chiers, cách không xa biên giới Bỉ. Sau khi quân đội Đức tiến hành pháo kích vào pháo đài này, người trấn thủ của Montmédy là tiểu đoàn trưởng Génie Tessier đã đầu hàng Trung tướng Georg von Kameke – người tổng chỉ huy của quân đội Phổ vây hãm pháo đài. Cuộc pháo kích trong vòng 2 ngày của người Đức đã khiến cho phần đất thấp của thị trấn gần như bị hủy hoại. Với chiến thắng dễ dàng này, quân đội Phổ của Kameke đã thu giữ hàng nghìn tù binh và không ít khẩu pháo của Pháp, cùng với một số lượng lớn vật liệu chiến tranh.
Vào ngày 3 tháng 9 năm 1870, sau trận Sedan, một lực lượng thuộc Quân đoàn Vệ binh của Đức – một phần của Tập đoàn quân Maas – đã tiếp cận với Montmédy, nhưng không thể buộc người trấn thủ của pháo đài này phải đầu hàng. Trước tình hình, vị Tổng tư lệnh của Tập đoàn quân Maas đã xuống lệnh cho Quân đoàn Vệ binh, với một lữ đoàn bộ binh cùng với lực lượng kỵ binh và pháo binh cần thiết, đánh chiếm Montmédy. Vào ngày 5 tháng 9, quân đội Phổ đã phát động một cuộc tấn công mạnh mẽ vào Montmédy, gây cháy ở khu vực lân cận thị trấn này. Một lần nữa, người mang cờ ngừng bắn đến yêu cầu Montmédy đầu hàng đã bị quân đội Pháp bắn chết, và cuộc tiến công của người Phổ không thành công. Do tình hình cho thấy là quân Phổ không thể chiếm được Montmédy mà không có sự chuẩn bị chặt chẽ, quân Phổ đã tiếp tục cuộc hành binh tới Paris. Trong khoảng thời gian này, người Đức không phải để tâm tới Montmédy, vốn nằm xa các tuyến hành quân của họ. Nhờ đó, người chỉ huy của pháo đài đã có thể tăng viện cho Tập đoàn quân phía Bắc của Pháp, đồng thời quấy nhiễu các tuyến tiếp tế của quân đội Phổ ở gần Montmédy trong nhiều cuộc giao tranh. Vào ngày 11 tháng 10, pháo đài Montmédy bắt đầu gây chú ý đến người Phổ, do tổ chức một cuộc đột kích vào quân Phổ tại Stenay. Hai bên giao chiến tại Stenay trong đêm ngày 15 – 16 tháng 10, trong đó quân Pháp bị thất trận nhưng thu được nhiều chiến lợi phẩm.
Phải đến sau khi quân đội Đức chiếm được pháo đài Metz, Montmédy mới bị lữ đoàn số 27 của Đức do Đại tá Von Pannewitz chỉ huy cùng với một số đơn vị khác phong tỏa. Vào ngày 16 tháng 11, một số tiểu đoàn của Đức giao tranh với quân Pháp tại Chauvency và Thonelle, đánh đuổi địch thủ về pháo đài. Sau các cuộc giao chiến này, quân đội Đức đã thắt chặt vòng vây của mình. Một số đại đội của Pháp đã tiến hành một cuộc đột vây nhưng bị tiêu diệt. Trong tiến trình của trận vây hãm, Trung tướng Von Kameke cùng với một bộ phận thuộc Sư đoàn Bộ binh số 14 của Đức đã kéo tới Montmédy. Quân Đức cũng ráo riết chuẩn bị cho cuộc pháo kích vào pháo đài này, theo quyết định của Von Kameke. Vào đầu tháng 12, quân Đức đã hoàn tất các bãi đặt pháo, và bắt tay vào việc xây dựng các khẩu đội pháo của mình. Đến đầu ngày 12 tháng 12, các khẩu đội pháo đã sẵn sàng hoạt động: Trong thời tiết tốt, người Đức đã phát động cuộc công pháo từ mọi khẩu đội pháo của mình. Sau một khoảng thời gian ngắn, quân Pháp chống trả mạnh mẽ và cuộc phản pháo của họ đã kéo dài cho đến lúc chạng vạng, rồi bị câm tịt. Vào ngày 13 tháng 12, quân đội Đức tiếp tục pháo kích chậm rãi, và sự công pháo của Đức đã gây thiệt hại lớn cho các ngôi nhà và công trình công sự tại đây. Trước tình hình đó, người Pháp phải tiến hành thỏa thuận đầu hàng, mà một phần là do sự nổi loạn của binh sĩ quân đội đồn trú của Pháp. Ngày hôm sau, pháo đài chịu khuất phục và quân đội Phổ đã tiến vào Montmédy. | 1 | null |
Chuồn chuồn kim xanh da trời (danh pháp khoa học "Coenagrion puella") là một loài chuồn chuồn kim được tìm thấy ở phần lớn châu Âu. Nó có màu xanh da trời và đen riêng biệt.
Chúng thường ở gần vùng cỏ và ao hồ và bay từ tháng 5 đến tháng 9. | 1 | null |
Sự kiện quán dịch Thượng Nguyên () diễn ra vào tháng 5 năm Trung Hòa thứ 4 (884) đời Đường, Tuyên Vũ tiết độ sứ Chu Toàn Trung tổ chức mưu sát Hà Đông tiết độ sứ Lý Khắc Dụng, kết quả thất bại.
Bối cảnh.
Tháng 4 năm Trung Hòa thứ 3 (883) đời Đường Hy Tông, nghĩa quân Hoàng Sào bị Lý Khắc Dụng đánh bại, chạy khỏi Trường An, sau đó bức đến gần Biện Châu của Tuyên Vũ tiết độ sứ Chu Toàn Trung. Chu không ngăn nổi, bèn cầu viện Hà Đông tiết độ sứ Lý Khắc Dụng. Mùa xuân năm sau (884), Lý soái 5 vạn quân giải vây cho Trần Châu, Biện Châu cũng được an toàn. Lý soái mấy ngàn khinh kỵ, rong ruổi ngày đêm, đuổi nà nghĩa quân, cuối cùng người mệt ngựa mỏi, đành phải quay về. Hoàng Sào bị truy kích đến nỗi cùng đồ mạt lộ, không lâu sau tuyệt vọng tự sát.
Tháng 5, Lý Khắc Dụng ban sư trở về Tấn Dương, đi qua Khai Phong (châu trị của Biện Châu), Chu Toàn Trung nhiệt tình mời Lý vào thành đãi đằng. Lý cùng bọn Giám quân Trần Cảnh Tư đưa 300 thân binh tiến vào, để phu nhân Lưu thị và đại quân Hà Đông đóng trại ngoài thành.
Nguyên nhân.
Chu bày tiệc ở quán dịch Thượng Nguyên, ban đầu bữa tiệc rất vui vẻ, chủ - khách rất hòa hợp. Nhưng tửu lượng của Lý không cao, dần dần không kiểm soát được lời nói – hành vi của mình. Lý có gia thế không phải là kém, đời đời nhiệm chức Sa Đà tù trưởng; bản thân chưa đầy 28 tuổi đã đánh bại Hoàng Sào, thu hồi Trường An, công lao được ví là "tái tạo nhà Đường". Sau vài tuần rượu, Lý một mặt ra vẻ tự đắc, một mặt chê cười quá khứ từng gia nhập nghĩa quân Hoàng Sào của Chu. Nói năng bừa bãi một hồi, Lý say gục tại chỗ, quán dịch cũng chìm dần vào màn đêm.
Chu xuất thân là kẻ vô lại, nay lại bị phơi bày khiếm khuyết, rất lấy làm căm tức. Bộ hạ của Chu phần nhiều đã từng gia nhập nghĩa quân, không khỏi cảm thấy oán giận. Trên dưới đồng lòng, rất nhanh nhất trí ra tay diệt trừ người Sa Đà, diệt trừ Lý Khắc Dụng.
Phương án hành động được quyết định thần tốc: bao vây quán dịch; dùng gỗ lớn, xe cộ phong tỏa đường lối chung quanh; rồi nửa đêm phóng hỏa, nhân lúc rối loạn thì xông vào giết người. Dương Ngạn Hồng còn cẩn thận hạ lệnh: vì người Sa Đà giỏi cưỡi ngựa, trong lúc nguy cấp sẽ lên ngựa chạy trốn, hễ thấy kỵ sĩ thì lập tức bắn hạ!
Diễn biến.
Vào lúc nửa đêm, quân đội Biện Châu ở bốn mặt quán dịch Thượng Nguyên nổi lửa. Bấy giờ Lý vẫn bất tỉnh nhân sự, phần lớn 300 thân binh của Lý vẫn cởi đai lột áo, vui vẻ ăn uống, nhưng còn có bọn Tiết Chí Cần, Sử Kính Tư, Lý Tự Nguyên,… một mặt tửu lượng rất cao, một mặt không ngừng cảnh giới, lập tức phản ứng. Bọn Tiết Chí Cần giương cung đặt tên, vãi ra như mưa, mấy chục quân Biện phá cửa xông vào lập tức bị bắn hạ, thây chất đầy trước cửa.
Kẻ hầu là Quách Cảnh Thù hắt nước lạnh vào mặt, lay tỉnh được Lý. Lúc này lửa cháy hừng hực, khói tỏa mịt mù, cơ hồ như không còn lối thoát. Thình lình sấm nổ vang rền, mưa to như trút, lửa bị dập tắt, bọn Tiết Chí Cần nắm lấy thời cơ, đưa Lý đội mưa trèo tường mà chạy, nhân lúc chớp giật mà đột phá quân Biện qua được cầu, hướng về phía cửa thành. Sử Kính Tư ở lại đầu cầu để ngăn truy binh, bọn Lý đi lên cửa nam Khai Phong – cửa Úy Thị, thả dây trèo xuống mà chạy thoát.
Dương Ngạn Hồng phát hiện bọn Lý trốn khỏi quán dịch, lập tức lên ngựa đuổi theo, quên mất đề xuất của mình khi trước. Trong đêm mưa gió tầm tã, quân Biện đã nhận lệnh bắn hạ kỵ sĩ, không hề nhận ra nên giết chết Ngạn Hồng.
Hậu quả.
Bọn Lý Khắc Dụng chỉ còn hơn 10 người sống sót. Giám quân Trần Cảnh Tư, tướng lĩnh Sử Kính Tư và 300 thân binh đều bỏ mạng. Lưu thị hết sức khuyên giải, Lý chấp nhận từ bỏ ý định đánh thành, lui quân về Hà Đông, dâng biểu lên triều đình tố cáo Chu Toàn Trung.
Triều đình nhà Đường muốn hai thế lực Chu – Lý kềm chế lẫn nhau, nên ra sức giảng hòa. Vì muốn xoa dịu, Đường Hy Tông mượn cớ thưởng công đánh dẹp nghĩa quân mà phong vương cho Lý. Chu đổ triệt tội trạng cho Dương Ngạn Hồng, đưa hậu lễ đến nhận lỗi với Lý. Tuy nhiên từ đây hai nhà Chu – Lý kết oán, tranh chiến không thôi, đến khi nhà Hậu Lương diệt vong mới chấm dứt. | 1 | null |
Vulpicida là một loài nấm địa y hóa trong họ Parmeliaceae. Được mô tả khoa học vào năm 1993 chứa các loài trước đây được đặt trong "Cetraria", chi này phân bố rộng rãi ở Bắc Cực khu vực phía Bắc ôn đới, và có sáu loài. Chi này được đặc trưng bởi sự hiện diện của axit pulvinic và axit vulpinic chuyển hóa thứ cấp, hợp chất khi kết hợp với axit usnic, cung cấp cho các loài màu vàng và xanh lá cây đặc trưng.
Chi này đã được mô tả bởi Jan-Eric Mattson và Ming-Jou Lai trong một ấn phẩm "Mycotaxon" năm 1993, chứa các loài màu vàng có chứa axit vulpinic và axit pinastric và một nang hình duì cui. Mattson xuất bản một chuyên khảo của các chi một năm sau đó. Nhóm các loài được đưa vào chi trước đây đã được công nhận là một nhóm riêng biệt bởi nhà địa chi học Phần Lan Veli Räsänen vào năm 1952, người đã phân loại chúng trong chi "Cetraria", phân chi "Platysma", mục "Flavidae", và tiểu mục "Cucullatae". Loài điển hình là "Vulpicida juniperinus", danh pháp ban đầu là "Lichen juniperinus" như mô tả của Carl Linnaeus trong tập thứ hai của "Species Plantarum". năm 1753 của ông.
Tên chi Vulpicida có nguồn gốc từ vulpes từ tiếng Latin ("cáo") và CIDA ("người giết"), theo văn hóa dân gian nông dân Thụy Điển, địa y, khi tiêu thụ, giết chết cáo nhưng không giết chết chó hoặc chó sói.
Theo một phân tích phân tử năm 2009, sử dụng dữ liệu internal transcribed spacer từ năm trong sáu loài được biết đến, "Vulpicida" được ủng hộ là chi đơn ngành (có nguồn gốc từ một tổ tiên tiến hóa chung) khi sử dụng phân tích Bayesia. Sử dụng một phương pháp khác để suy luận phát sinh loài, PAUP (phylogenetic analysis using parsimony), chi là cận ngành, như "Allocetraria" lồng trong cùng một nhánh.
Loài.
Có 6 loài trong chi "Vulpicida". Chúng được tìm thấy ở các khu vực bắc cực và phương bắc của Bắc bán cầu. | 1 | null |
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Latvia (; , "Latviyskaya Sovetskaya Sotsialisticheskaya Respublika"), viết tắt CHXHCNXV Latvia, là một trong các nước cộng hòa của Liên Xô.
Nước cộng hòa được thành lập vào ngày 21 tháng 7 năm 1940 như một nhà nước vệ tinh trong Chiến tranh thế giới thứ hai tại lãnh thổ của Cộng hòa Latvia độc lập trước đó. Sự việc này xảy ra sau khi Latvia sáp nhập vào Liên bang Xô viết ngày 17 tháng 6 năm 1940 theo các điều khoản trong Hiệp ước Molotov-Ribbentrop. CHXHCNXV Latvia chính thức bị sáp nhập vào Liên Xô vào ngày 5 tháng 8 năm 1940, và Latvia trở thành nước cộng hòa thứ 15 của Liên Xô. Lãnh thổ của Latvia Xô viết sau đó bị Đức Quốc xã xâm chiếm vào năm 1941, song Liên Xô đã tái chiếm lại vào các năm 1944–1945. Cuộc bầu cử nghị viện tự do đầu tiên của Latvia đã thông qua Tuyên bố Chủ quyền "Phục hồi Độc lập của Cộng hòa Latvia" vào ngày 4 tháng 5 năm 1990, và đổi tên Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Latvia thành Cộng hòa Latvia. Cộng hòa Latvia tách khỏi Liên Xô và trở thành một nước độc lập từ ngày 21 tháng 8 năm 1991.
Lịch sử.
1939–1941.
Ngày 24 tháng 9 năm 1939, Liên Xô tiến vào không phận của cả ba quốc gia Baltic, tiến hành nhiều hoạt động thu thập tình báo. Đến ngày 25 tháng 9, Moskva yêu cầu các nước Baltic cho phép Liên Xô thiết lập các căn cứ quân sự và đồn lính trên đất của họ. Chính phủ Latvia đã chấp thuận tối hậu thư, ký kết thỏa thuận tương ứng vào ngày 5 tháng 10 năm 1939. Ngày 16 tháng 6 năm 1940, sau một tối hậu thư khác, quân đội Liên Xô tiến vào Latvia.
Ngoại trưởng Liên Xô Vyacheslav Molotov cáo buộc Latvia cùng các quốc gia Baltic khác đã lập ra một âm mưu chống lại Liên Xô, Moskva đã đưa ra các tối hậu thư, yêu cầu các nhượng bộ mới, trong đó bao gồm thay thế các chính phủ và cho phép một số lượng không giới hạn quân đội Liên Xô tiến vào ba nước. Hàng trăm nghìn quân Liên Xô đã vượt biên giới tiến vào Estonia, Latvia, Litva. Lực lượng quân sự của Liên Xô thậm chí còn đông hơn số quân của mỗi nước.
Chính phủ các nước Baltic quyết định rằng trong tình cảnh bị cô lập quốc tế và lực lượng Liên Xô áp đảo cả trên biên giới lẫn trong nội địa, mối quan tâm của họ là sẽ không kháng cự và tránh đổ máu trong một cuộc chiến tranh mà biết trước không thể chiến thắng. Việc sáp nhập các nước Baltic hoàn thành với việc thành lập nhà nước xã hội chủ nghĩa ở mỗi nước do quân đội Liên Xô hỗ trợ. Hầu hết lực lượng phòng thủ của các nước Baltic đã đầu hàng theo lệnh, và bị Hồng quân giải giáp. Song cũng có các trường hợp kháng cự nhỏ và riêng biệt. Liên Xô tiến hành trục xuất trên quy mô lớn đối với các thành phần chống Xô viết tại Litva, Latvia, và Estonia.
Trong những tháng sau, các cuộc bầu cử quốc hội đã được những người bản địa trung thành với Liên Xô thực hiện và tất cả các ứng cử viên phi Xô viết đều bị tuyên bố là không đủ tư cách hoặc khiến cho họ không thể tham gia. Ví dụ như Khối Dân chủ Latvia, là một trong số ít các tổ chức đã cố gắng vượt qua những khó khăn và thực sự tham gia vào cuộc bầu cử, song tất cả đều bị bắt và văn phòng bầu cử của họ bị sung công. Tất cả những quân nhân Xô viết hiện diện tại đất nước cũng được phép bỏ phiếu. Và kết quả bầu cử đã có từ trước: các dịch vụ báo chí Liên Xô đã đăng tin từ sớm, với kết quả đã có sẵn mà họ có được đã xuất hiện trên một tờ báo ở Luân Đôn đúng 24 giờ trước khi cuộc bầu cử kết thúc. Kết quả là cả ba quốc gia Baltic đều có đa số đảng viên cộng sản trong quốc hội của họ, và đến tháng 8, bất chấp việc đã tuyên bố trước bầu cử rằng sẽ không thực hiện hành động này, họ đã thỉnh cầu chính phủ Liên Xô về việc gia nhập Liên Xô. Lời thỉnh cầu được chấp thuận và Latvia chính thức sáp nhập vào Liên Xô.
Latvia hợp nhất vào Liên Xô vào ngày 5 tháng 8 năm 1940. Chính phủ Latvia lưu vong tiếp tục hoạt động trong khi nước cộng hòa nằm dưới quyền kiểm soát của Liên Xô. Vào mùa xuân năm 1941, chính phủ Trung ương Liên Xô bắt đầu kế hoạch trục xuất quy mô lớn các thành phần chống Xô viết từ các quốc gia Baltic bị chiếm đóng. Để chuẩn bị, tướng Ivan Serov, Phó Chính ủy An ninh cộng cộng Nhân dân của Liên Xô, đã ký Chỉ thị Serov. Trong đến 13–14 tháng 6 năm 1941, 15.424 cư dân Latvia — bao gồm 1.771 người Do Thái và 742 người thuộc sắc tộc Nga — bị trục xuất đến các trại và khu dân cư đặc biệt, hầu hết là ở Siberi.
1941–1945.
Cuộc xâm lược của Đức Quốc xã đã diễn ra một tuần sau đó, cắt đứt ngay lập tức kế hoạch trục xuất hàng trăm nghìn người từ vùng Baltic. Quân đội Đức Quốc xã đã chiếm đóng Riga vào ngày 1 tháng 7 năm 1941. Ngay sau khi Đức Quốc xã thiết lập quyền lực của mình đối với Latvia, họ đã bắt đầu một quá trình thanh trừng người Do Thái và Gypsy, các vụ giết người diễn ra tại Rumbula.
Các vụ giết người được trao quyền cho Einsatzgruppe A, Wehrmacht và thủy quân lục chiến (tại Liepāja), cũng như các cộng tác viên người Latvia, bao gồm cả 500-1.500 thành viên của Arajs Commando khét tiếng (chỉ riêng lực lượng này đã sát hại 26.000 người Do Thái) và có 2.000 người Latvia hoặc hơn đã trở thành thành viên của SD. Đến cuối năm 1941 thì gần như toàn bộ số người Do Thái tại Latvia đều bị giết hoặc bị đưa đến các trại hành quyết. Thêm vào đó, có khoảng 25.000 người Do Thái bị đưa đến từ Đức, Áo và Cộng hòa Séc hiện nay, trong số đó có 20.000 người đã bị giết. Người ta tuyên bố rằng Holocaust đã lấy đi mạng sống của 85.000 người Latvia, đại đa số họ là người Do Thái.
Có một số lượng lớn người Latvia chống lại sự chiếm đóng của Đức. Phong trào kháng chiến bị phân chia thành các đơn vị ủng hộ độc lập dưới quyền Hội đồng Trung ương Latvia và các đơn vị du kích Xô viết của Phong trào Du kích Latvia có trụ sở tại Moskva. Đức Quốc xã có kế hoạch Đức hóa vùng Baltic sau chiến tranh. Vào năm 1943 và 1944 hai sư đoàn của Waffen-SS đã hình thành từ các tình nguyện viên người Latvia để giúp người Đức chống lại Hồng quân.
Hậu Thế chiến II.
Năm 1944, quân đội Liên Xô đạt được bước tiến trên chiến trường và trên lãnh thổ Latvia đã xảy ra các trận chiến khốc liệt giữa Liên Xô và Đức Quốc xã, kết quả là người Đức thất bại. Trong suốt quá trình diễn ra chiến tranh, cả hai lực lượng này đều huy động người Latvia gia nhập quân đội của họ. Năm 1944, một phần lãnh thổ Latvia lại một lần nữa nằm dưới quyền kiểm soát của Liên Xô. Liên Xô ngay lập tức đã bắt đầu việc khôi phục lại hệ thống Xô viết. Sau khi người Đức đầu hàng, các du kích dân tộc chủ nghĩa Latvia đã cùng các cộng tác viên người Đức tiến hành cuộc chiến chống lại Liên Xô.
Những năm đầu tiên sau chiến tranh, khoảng 120.000 cư dân người Latvia đã bị cầm tù hoặc bị trục xuất đến các trại tập trung của Liên Xô (Gulag) vì bị kết tội cộng tác với Đức Quốc xã. Một số người đã thoát ra được và gia nhập vào Anh em Rừng. 130.000 người Latvia đã chạy sang phương Tây để trốn tránh quân đội Xô viết. Ngày 25 tháng 3 năm 1949, 43.000 cư dân nông thôn ("kulak") và những người dân tộc chủ nghĩa Latvia đã bị trục xuất đến Siberi trong một hành động mang tên "Beachcomber" tại toàn bộ ba nước Baltic, đã được lên kế hoạch sẵn ở Moskva vào ngày 29 tháng 1 năm 1949. Một chương trình giáo dục song ngữ đã được tiến hành ở Latvia, theo đó giới hạn việc sử dụng các ngôn ngữ thiểu số và ủng hộ việc dùng tiếng Latvia và tiếng Nga. Trong một số lĩnh vực tồn tại Nga hóa hoặc Latvia hóa.
Trong thời kỳ hậu chiến, Latvia áp dụng phương pháp nông trại Xô viết và các cơ sở hạ tầng kinh tế đã phát triển trong những năm 1920 và 1930 đã bị tiệt trừ. Khu vực nông thôn bị buộc phải tiến hành tập thể hóa.
Do Latvia vẫn duy trì được một cơ sở hạ tầng phát triển và có các chuyên gia được đào tạo nên chính quyền Moskva đã quyết định rằng một số trong số các nhà máy chế tạo tiên tiến nhất của Liên Xô sẽ đặt tại Latvia. Các ngành công nghiệp mới được hình thành tại Latvia, bao gồm một nhà máy sản xuất máy móc chính cho máy bay và các nhà máy kĩ thuật điện, cũng như một số nhà máy chế biến thực phẩm và lọc hóa dầu. Tuy nhiên, không có đủ nhân lực để vận hành các nhà máy mới được xây dựng. Để mở rộng sản xuất công nghiệp, công nhân từ bên ngoài CHXHCNXV Latvia (chủ yếu là người Nga) đã chuyển cư đến nước cộng hòa, khiến tỉ lệ người thuộc sắc tộc Latvia giảm một cách đáng kể.
Vào nửa cuối thập niên 1980, nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã bắt đầu tiến hành các cải cách chính trị và kinh tế tại Liên Xô, chúng được gọi là glasnost và Perestroika. Vào mùa hè năm 1987, các cuộc biểu tình lớn đầu tiên đã được tổ chức tại Riga ở tại Đài tưởng niệm Tự do- biểu tượng của độc lập. Vào mùa hè năm 1988, một phong trào dân tộc đã kết hợp lại thành Mặt trận Nhân dân Latvia. CHXHCN Latvia, cùng với các nước Baltic khác được cho phép có quyền tự trị lớn hơn vào năm 1988 và quốc kì Latvia trước đây được cho phép sử dụng, thay thế quốc kì Latvia Xô viết với vị thế quốc kì chính thức vào năm 1990. Mặt trận Nhân dân Latvia ủng hộ độc lập đã giành được hai phần ba số ghế trong Hội đồng Tối cao trong cuộc bầu cử vào tháng 3 năm 1990.
Ngày 4 tháng 5, Hội đồng tuyên bố ý định muốn khôi phục lại độc lập hoàn toàn cho Latvia sau một thời gian chuyển tiếp thông qua các cuộc đàm phán với Liên Xô. Đây cũng là ngày CHXHCNXV Latvia đổi tên thành Cộng hòa Latvia. Tuy nhiên, chính quyền trung ương tại Moskva tiếp tục xem Latvia là một cộng hòa Xô viết. Tháng 1 năm 1991, các lực lượng chính trị và quân sự Liên Xô đã tiến hành các nỗ lực nhằm lật đổ chính quyền Cộng hòa Latvia song đã không thành công. Trong thời gian chuyển tiếp này, Moskva vẫn duy trì nhiều cơ quan nhà nước trung ương có thẩm quyền tại Latvia. Mặc dù vậy, 73% tất cả các cư dân Latvia đã khẳng định rằng mình ủng hộ mạnh mẽ trong cuộc trưng cầu dân ý không rằng buộc vào ngày 3 tháng 3 năm 1991. Cộng hòa Latvia tuyên bố chấm dứt thời kỳ chuyển tiếp và khôi phục độc lập hoàn toàn vào ngày 21 tháng 8 năm 1991 sau Cuộc đảo chính Xô viết năm 1991 thất bại. Latvia, cùng với Litva và Estonia trên thực tế đã không còn là một bộ phận của Liên Xô bốn tháng trước khi nó chính thức chấm dứt tồn tại (26 tháng 12 năm 1991). Ngay sau đó, vào ngày 6 tháng 9, nền độc lập của các nước Baltic được Liên Xô công nhận. Ngày nay, Cộng hòa Latvia và các quốc gia Baltic còn lại xem mình là kế thừa các quốc gia có chủ quyền tồn tại từ 1918–1940, và không chấp thuận kế thừa tính pháp lý với CHXHCN Latvia trước đó. Sau khi độc lập, Đảng Cộng sản Latvia ngưng hoạt động, và một số quan chức cấp cao của CHXHCNXV Latvia đã phải đối mặt với các hành động truy tố vì vai trò của họ trong các hành vi vi phạm nhân quyền trong chế độ CHXHCNXV Latvia.
Các Chủ tịch Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Latvia: | 1 | null |
Thuyết kinh tế của Reagan (hay Chính sách kinh tế của Reagan) - có tên "Reaganomics" (viết nối của hai từ Reagan và economics do Paul Harvey đưa ra) - là kết hợp các biện pháp kinh tế được Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đưa ra trong hai nhiệm kỳ tổng thống của mình, được coi là một trong những thuyết kinh tế chủ đạo trong lịch sử phát triển kinh tế của Mỹ. Chính sách kinh tế dưới thời Reagan là kết hợp các biện pháp giảm thuế với chi tiêu mạnh cho quốc phòng. Điều này giúp nền kinh tế tăng trưởng nhưng lại khiến nợ của quốc gia tăng gấp nhiều lần. Ngày nay, dưới thời Tổng thống Geogre W. Bush, nó lại có dịp được sử dụng.
Học thuyết Reaganomics dựa vào quan điểm cho rằng một khi giảm thuế, người lao động hoặc nhà đầu tư sẽ có thêm một khoản tiền trong thu nhập của họ và đổ sang chi tiêu, giúp tăng cầu cho sản xuất. Điều này dẫn tới thêm đầu tư và công ăn việc làm. Sản lượng tăng, sức ép lạm phát giảm và tiền tệ lưu thông giúp kiểm soát thâm hụt ngân sách.
Cho tới nay, chính sách kinh tế của Reagon vẫn còn gây chia rẽ sâu sắc. Câu hỏi liệu học thuyết Reaganomics có lợi hay hại cho nước Mỹ, công bằng hay bất công cho các nhóm thu nhập khác nhau, chắc sẽ không bao giờ tìm được câu trả lời cuối cùng.
Nội dung chính.
Milton Friedman phát biểu"Reaganomics có bốn điểm chính đơn giản: Giảm mức thuế, giảm luật lệ, giảm chi tiêu ngân sách, và sử dụng chính sách tiền tệ để giảm lạm phát. Dù Reagan không đạt được tất cả mục tiêu của ông, nhưng ông đã đạt được nhiều tiến bộ tốt."
Tuy nhiên, chủ đề trọng tâm trong chương trình nghị sự quốc gia của Reagan là quan điểm của ông cho rằng chính phủ liên bang đã trở nên quá cồng kềnh và lạm dụng. Vào đầu thập kỷ 1980, đồng thời với việc cắt giảm thuế, Reagan cũng giảm mạnh các chương trình xã hội. Trong suốt nhiệm kỳ của mình, Reagan cũng tiến hành một chiến dịch nhằm giảm bớt hoặc xóa bỏ các hoạt động điều tiết của chính phủ tác động tới người tiêu dùng, việc làm và môi trường. Tuy nhiên, cùng lúc đó, ông sợ rằng nước Mỹ thờ ơ với quân đội của mình sau chiến tranh Việt Nam nên đã đẩy mạnh chi tiêu cho quốc phòng.
Khen ngợi.
William Niskanen - cựu chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế của Reagan, hiện giữ chức chủ tịch Viện Cato - nhận định rằng học thuyết đa phần đã thành công. Chính sách được áp dụng, vào thời điểm Reagan bắt đầu đổ tiền vào lĩnh vực quân sự. Giờ đây, người ta cho rằng nó giúp dẫn tới sự sụp đổ của Liên Xô, vì nước này thua Mỹ trong cuộc chạy đua tiêu tiền cho vũ khí.
Năm 1980, khi Reagan được bầu lên, tỷ lệ lạm phát ở mức 13,5%/năm. Nó giảm xuống dưới 5% khi ông từ nhiệm năm 1989.
Dưới sự điều hành của cựu chủ tịch Quỹ dự trữ liên bang (FED) Paul Volcker, tỷ lệ lãi suất lên đến 19% năm 1981 – so với mức 1% ngày nay. Nền kinh tế suy thoái trước khi phục hồi cuối năm 1982.
"Chính sách kiểm soát tiền tệ chặt chẽ, đầu tiên dưới thời Volcker và sau đó dưới thời (chủ tịch FED hiện giờ) Alan Greenspan sẽ không thể nào thực thi, nếu không có sự ủng hộ mạnh mẽ của tổng thống", Niskanen bình luận.
Phê phán.
Những người chỉ trích gọi phương thuốc kinh tế của Reagan - đẩy mạnh giảm thuế cho người giàu và giảm bớt bàn tay quản lý của chính phủ - là "chính sách kinh tế nhỏ giọt". Đến cuối thập kỷ, đất nước nợ 3.000 tỷ USD.
Chú thích.
<references \> | 1 | null |
Tán thủ (tiếng Trung: 散手, tiếng Anh: Sanshou) là võ chiến đấu tay không tự do ra đời ở Trung Quốc chú trọng vào các dạng chiến đấu tự do thực tế, đòi hỏi sự thành thạo các kỹ thuật võ thuật Trung Hoa (còn gọi là kungfu). Bản thân môn "tán thủ" lại được phân chia ra 3 dạng:
Tán thủ Thể thao (Sport Sanshou, Chinese Kickboxing): Đòn thế thể thao;
Tán thủ Dân sự (Civillian Sanshou): Đòn thế dân sự;
Tán thủ Quân sự (Military Sanshou, AKA Qinna Gedou): Đòn thế dành cho quân đội.
Tại Việt Nam hiện đang lưu hành 2 dòng là: Tán thủ dân sự và Tán thủ thể thao.
Lịch sử hình thành.
Sau thời kỳ chiến tranh thế giới thứ 2, nhất là sau cuộc chiến tranh tại bán đảo Triều Tiên 1950 - 1953, chính phủ Trung Quốc nhận thấy rằng khoa học huấn luyện chiến đấu tay không dành cho quân đội là cực kỳ quan trọng. Bành Đức Hoài, một trong mười Nguyên soái của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, người được giao trọng trách huấn luyện trong thời chiến tranh, người có sáng kiến tập hợp các võ sư tài giỏi của 92 tỉnh trên toàn Trung Quốc cùng với các võ sư huấn luyện của quân đội Trung Quốc nghiên cứu, so sánh, chắt lọc các tuyệt kỹ cận chiến hiệu quả nhất. Một hệ thống chiến đấu tay không hiệu quả đã ra đời và được phát triển dựa theo 3 nhân tố: Đơn giản, trực tiếp, hiệu quả lớn và đòn đánh nhanh - mạnh - hiểm ác hơn địch thủ.
Hệ thống chiến đấu này đã được trải qua nhiều cuộc thử nghiệm trên toàn lãnh thổ Trung Quốc, và đã được đem ra thử nghiệm nhiều lần. Sau đó quân đội Trung Quốc liên tục nghiên cứu các tuyệt kỹ mới từ các môn các phái võ thuật Trung Hoa, quyền Anh, quyền Thái, vật Mông Cổ.. đem vào trong môn này và truyền dạy trong lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc, và toàn bộ chương trình này hoàn tất vào năm 1972.
Bên cạnh Tán thủ dành cho quân đội đặc nhiệm Trung Quốc, thì Tán thủ dân sự cũng được phát triển theo các khoá đào tạo võ thuật đặc biệt cho các cá nhân võ sư thành viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sau đó môn Tán thủ dân sự này lại được mài dũa qua các kỳ so tài cùng vơí các môn các võ phái nổi danh khác của Trung Quốc. Những sự trao đổi võ thuật này rất thông dụng vào thời kỳ Cách mạng Văn hoá 1966 – 1976.
Trong những năm gần đây, Tán thủ thể thao đã và đang được sự cổ vũ phát triển của Chính phủ Trung Quốc. Nguyên nhân một phần là xuất phát từ thực tế yếu kém của võ thuật Trung Hoa, bằng chứng là trong thập niên 70, 80 của thế kỷ XX, có những cuộc tỷ thí giữa võ thuật Trung Quốc và Muay Thai và kết thúc bởi những kết quả thảm bại của võ thuật Trung Hoa từ đó đã thúc giục sự trợ giúp của Chính phủ Trung Quốc, người Trung Quốc cũng đã bắt đầu cải tiến đơn giản hoá và nâng cao tính hiệu quả cho võ thuật Trung Hoa và phát triển môn Tán Thủ.
Vào thời gian những năm đầu thập kỷ 80 đã diễn ra những cuộc so tài không chính thức và sau đó được chiếu lên TV, hầu hết những võ sĩ tham dự đều thuộc lực lượng đặc nhiệm của công an và quân đội Trung Quốc. Mặc dầu vậy, Tán thủ thể thao vẫn giữ gần như nguyên vẹn những đặc trưng của võ thuật ứng dụng và võ vật vùng Nội Mông trong quân đội. Sau đó chính phủ Trung Quốc ủng hộ Tán thủ trở thành môn thể thao quốc gia, và được phép tổ chức các giải tranh tài quốc gia và quốc tế hàng năm.
Đòn thế.
Môn "tán thủ" được khởi xướng từ quân đội đặc nhiệm Trung Quốc, rồi cảnh sát áp dụng để trấn áp tội phạm,… nên đặc thù của nó là hệ thống kỹ thuật chiến đấu thực dụng. Hệ thống này áp dụng các nguyên tắc vật lý, giải phẫu cơ thể học, sinh lý phản xạ học, các chức năng sinh lý của cơ thể người. Đó thực sự là một hệ thống chiến đấu thực không có tên riêng biệt, nhưng lại bao trùm hầu hết các kỹ năng chiến đấu, cầm nã, vật, chiến đấu trong mọi tư thế, tay không chống vũ khí từ các môn võ cổ truyền Trung Quốc, và lại được du nhập thêm các kỹ thuật chiến đấu tay không hiện đại của các môn như boxing, quyền Thái, vật,…. Và thường hay áp dụng nguyên tắc chiến thuật, chiến lược cận chiến hơn là các kỹ thuật cổ điển.
"Tán thủ quân đội" thiên về các đòn cầm nã, triệt và bẻ khớp, siết cổ, … tập luyện công phá nhiều. Hệ thống này lại được phân chia cho từng lực lượng khác nhau như hệ thống chiến đấu của quân đội đặc nhiệm thiên về đòn thế tiêu diệt hay huỷ diệt đối thủ, hơi khác với hệ thống chiến đấu của cảnh sát đặc nhiệm là trấn áp đối thủ, nhưng đều có đặc điểm chung là cùng có nguyên tắc huấn luyện giống nhau.
Do tính chất tội phạm ngày càng gia tăng tại Trung Quốc, môn "tán thủ dân sự" cũng được sự cổ vũ của chính phủ Trung Quốc nhằm tăng cường khả năng tự vệ trong dân chúng. Và từ đây một hệ thống "tán thủ dân sự" cũng được phát triển hoàn thiện, hệ thống này cũng gần đầy đủ nhưng không có các tuyệt kỹ giết chết đối thủ như các kỹ thuật của quân đội đặc nhiệm. Đến ngày nay nhiều môn võ tại Trung Quốc cũng đã đưa các kỹ thuật chiến đấu của tán thủ du nhập vào làm tuyệt kỹ cận chiến của môn phái họ, và được gọi là các kỹ năng đánh cận chiến. "Tán thủ dân sự" thiên về lối đánh đầu gối và cùi chỏ gần giống với quyền Thái hay còn gọi "tán đả vương" (Sandawang) hoặc "tán thủ vương" (Sanshouwang); ở các trận đấu này tính chất kịch liệt và lối đánh tàn khốc được đưa lên hàng đầu, cho nên các môn các phái võ thuật Trung Quốc hiện nay hầu hết đều đưa nội dung này vào huấn luyện trong chương trình thực hành võ thuật.
Ngày nay, do tính chất quốc tế hoá, các môn võ cần có tính phổ biến cho quảng đại quần chúng khắp nơi trên thế giới, nên mới hình thành trường phái mới thể thao hơn gọi là "tán thủ thể thao" hoặc với tên gọi khác là "lôi đài" ("lei tai"), các võ sĩ phải mang găng, mũ đội đầu, áo giáp bảo vệ,….Các trận đấu của "tán thủ thể thao" được cho phép áp dụng đủ các đòn đấm, đá, quật, vật. Các đòn đầu gối, cùi chỏ, đánh bằng đầu, cầm nã, khoá bẻ khớp đều không được phép sử dụng, nhưng vẫn được phép gài đòn (hoặc nêm đòn) để đánh ngã hoặc đánh nốc-ao (knock out) đối thủ trên sàn đấu.
Đặc trưng huấn luyện.
"Tán thủ của quân đội" (AKA Qinna Gedou) và "tán thủ dân sự" huấn luyện thiên về đấm, đá, cầm nã, quật, vật, chiến đấu mặt đất, và kỹ thuật chống vũ khí có sử dụng các dụng cụ hỗ trợ, các kỹ thuật có tính chất phù hơp với lối đánh tự do không có quy tắc, không có các thế tấn (ẩn tấn), không có các bài tập cổ điển.
"Tán thủ thể thao" tương tự như huấn luyện kick-boxing, có thêm các kỹ thuật vật, quật và đánh ngã. Các nguyên tắc vật lý được áp dụng triệt để gia tăng khả năng chiến đấu của các võ sĩ. Tán thủ thể thao, mặc dù là môn võ thể thao, các võ sĩ được mặc áo giáp, găng tay, mũ đội đầu, che hạ bộ, bảo vệ xương ống đồng nhưng do tính chất kịch liệt của nó mà rất nhiều võ sỹ sau các lần thượng đài đã phải ngừng tập luyện do bị các chấn thương rất nặng đeo đẳng.
Các nhóm kĩ thuật cơ bản:
1/ Nhóm Kĩ thuật Cơ bản công
2/ Nhóm Kĩ thuật đòn Tay
3/ Nhóm Kĩ thuật đòn Chân
4/ Nhóm Kĩ thuật đòn Vật
5/ Nhóm Kĩ thuật đòn Bắt chân đánh ngã
6/ Nhóm Kĩ thuật đánh đối phương ra đài
7/ Nhóm Kĩ thuật phối hợp Tay - Chân liên hoàn (Tổ hợp đòn)
Luật thi đấu.
Luật thi đấu của Hiệp hội Wushu Trung Quốc quy định 2 VĐV thi đấu được sử dụng các kỹ thuật sau đây:
1/ Đòn Tay tấn công hiệu quả, trúng đích và đủ lực vào vùng đầu được 1 điểm.
2/ Đòn Chân tấn công hiệu quả, trúng đích và đủ lực vào vùng đùi hoặc hông đựợc 1 điểm. Đòn Chân tấn công hiệu quả, trúng đích và đủ lực vào vùng đầu hoặc thân mình đựợc 2 điểm.
3/ Đòn Vật thực hiện hiệu quả:
Đánh ngã đối phương trong tư thế đứng đựợc 2 điểm.
Đánh ngã đối phương trong tư thế năm trên dưới đựợc 1 điểm.
4/ Đòn Bắt chân đánh ngã thực hiện hiệu quả:
Đánh ngã đối phương trong tư thế đứng đựợc 2 điểm.
Đánh ngã đối phương trong tư thế nằm trên dưới đựợc 1 điểm.
5/ Kĩ thuật đánh đối phương ra đài hiệu quả được 2 điểm. | 1 | null |
Secret Garden (Hangul: 시크릿 가든) là 2010 Nam bộ phim truyền hình Hàn Quốc, với sự tham gia của Ha Ji-won, Hyun Bin, Yoon Sang-hyun, Kim Sa-rang, Lee Jong-suk và Yoo In-na. Đã được phát sóng trên kênh SBS từ ngày 13 tháng 11 năm 2010 đến 16 Tháng 1 năm 2011. Nó đã giành một số giải thưởng tại lễ trao giải của đài SBS và Paeksang Arts 47 giải thưởng trong năm 2011.
Nội dung.
Bộ phim kể về câu chuyện của Gil Ra Im (Ha Ji-won), một stuntwoman nghèo và khiêm nhường mà vẻ đẹp và cơ thể là đối tượng của sự ghen tị giữa các diễn viên hàng đầu, và Kim Joo Won (Hyun Bin), một CEO kiêu ngạo và lập dị, những người duy trìhình ảnh của sự hoàn hảo dường như. Cuộc gặp gỡ tình cờ của họ, khi Joo Won sai lầm Ra Im cho nữ diễn viên Park Chae Rin, đánh dấu sự khởi đầu của một căng thẳng, cãi nhau mối quan hệ, thông qua đó Joo Won cố gắng che giấu một điểm thu hút ngày càng tăng Ra Im rằng cả hai bối rối và quấy rầy anh. Những vấn đề phức tạp hơn nữa, một chuỗi kết quả của các sự kiện trong họ trao đổi cơ thể kỳ lạ. | 1 | null |
Tassili n'Ajjer (Berber: "Tasili n Ajjer", ; "Cao nguyên của những con sông") là một vườn quốc gia nằm ở tỉnh Tamanghasset thuộc sa mạc Sahara, trên một cao nguyên rộng lớn phía đông nam của Algérie. Tại đây có chứa một trong những nhóm nghệ thuật hang động thời tiền sử quan trọng nhất trên thế giới bao gồm hàng ngàn bản vẽ điêu khắc nghệ thuật trên đá thời tiền sử ghi chép lại sự thay đổi khí hậu, cuộc sống của con người, động vật ở sa mạc Sahara từ 6.000 năm trước công nguyên đến thế kỷ 1. Ngoài ra, nơi đây còn là cảnh quan danh thắng nổi bật với những cột đá thiên nhiên trên sa mạc được hình thành do quá trình địa chất và sự bào mòn của khí hậu. Với diện tích , Tassili n'Ajjer được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 1982.
Địa lý và khí hậu.
Tassili n'Ajjer là một cao nguyên đá sa thạch và cát rộng lớn nằm ở vùng trung tâm của sa mạc Sahara, phía đông nam Algieria gần biên giới với các quốc gia Libya, Niger và Mali với diện tích lên đến 72.000 km². Điểm cao nhất trên cao nguyên này là đỉnh núi Adrar Afao cao 2.158 mét. Thị trấn gần nhất là ốc đảo Djanet nằm cách Tassili n'Ajjer khoảng về phía tây nam. Địa điểm khảo cổ tại đây được chỉ định là vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển thế giới và Di sản thế giới của UNESCO.
Cao nguyên cũng là nơi mang giá trị thẩm mỹ và địa chất. Toàn cảnh của nó về sự hình thành địa chất bao gồm các khu rừng đá, sa thạch bị xói mòn, giống như một cảnh quan trên Mặt trăng.
Thời kỳ đồ đá mới Subpluvial, nơi đây từng có rất nhiều các con sông, các hẻm núi xanh tươi, khí hậu ẩm ướt, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi của con người giai đoạn Bovidian (4,000 - 1.500 năm TCN). Nhưng gió đã làm khô cạn dần các lòng sông và hồ, làm khí hậu nơi đây khô cằn và khắc nghiệt.
Địa chất.
Phần lớn cao nguyên là đá sa thạch. Chúng được nhuộm màu bởi một lớp oxit kim loại mỏng, tạo màu cho các thành tạo đá ở bất cứ nơi đâu từ đen cho đến đỏ xỉn. Xói mòn trong khu vực đã tạo thành khoảng 300 vòm đá tự nhiên cùng nhiều địa hình ngoạn mục từ kỷ Cambri khác.
Sinh thái học.
Do độ cao và tính giữ nước của đá sa thạch mà thảm thực vật ở đây có phần phong phú hơn so với khu vực sa mạc lân cận. Tại đây bao gồm một khu rừng rất đa dạng các loài đặc hữu và bị đe dọa như Bách Sahara và Hương đào Sahara ở nửa phía đông của khu vực. Tassili n'Ajjer thuộc hệ sinh thái Rừng cây bụi vùng núi Tây Sahara.
Về động vật, tại đây từng tồn tại một quần thể Cá sấu Tây Phi cho đến thế kỷ 20. Nhiều loài động vật khác vẫn tồn tại trên cao nguyên trong đó có cả Cừu Mouflon, loại động vật có vú lớn nhất còn sót lại được miêu tả trong các bức tranh đá của khu vực.
Văn hóa.
Vườn quốc gia là một trong những ví dụ điển hình của nghệ thuật tranh hang động thời tiền sử, thời kỳ Equidian và kết thúc ở thời kỳ đồ đá mới. Với khoảng 15.000 bức vẽ và điêu khắc đã miêu tả cuộc sống, lao động, động vật (ngựa, lạc đà, voi), sự biến đổi của khí hậu đã khiến dân cư ở đây dần thưa thớt tập trung nhiều ở Djanet gần Illizi. Ngoài ra, tại đây còn có rất nhiều các chữ tượng hình điêu khắc, các mảnh gốm, hài cốt khảo cổ, các hang động sinh sống và gò chôn cất người chết của con người có niên đại lên đến 10.000 năm tuổi. Sau khi được phát hiện vào năm 1933, nơi đây đã nổi tiếng trên khắp thế giới với một công viên khảo cổ về nghệ thuật khắc đá của những người tiền sử sinh sống trên sa mạc Sahara. | 1 | null |
Đồng Nhân là một phường thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Phường Đồng Nhân có diện tích 0,15 km², dân số năm 2022 là 8.196 người, mật độ dân số đạt người/km².
Trên địa bàn phường có đền Đồng Nhân thờ Hai Bà Trưng, là di tích văn hóa cấp quốc gia. | 1 | null |
Vách đá Bandiagara là một vách đá nằm tại vùng đất của Dogon, thuộc vùng Mopti, Mali. Đây là một vách đá sa thạch cao đến 500 mét so với những đồng cát thấp hơn ở phía nam.
Khu vực vách đá ngày nay vẫn là một nơi ở của người Dogon. Trước Dogon, đây là nơi trú ẩn của những người Tellem và Toloy. Nhiều cấu trúc có từ thời kỳ này vẫn còn tồn tại. Vách đá được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 1989.
Bandiagara là vách đá sa thạch có chiều dài khoảng 150 km có hướng nam-đông bắc và kéo dài tới khối núi Grandamia. Kết thúc của khối núi là Núi Hombori cao 1.115 mét là đỉnh cao nhất Mali. Do có những đặc điểm khảo cổ, dân tộc học và địa chất, toàn bộ khu vực này là một trong những địa điểm hùng vĩ nhất ở Tây Phi.
Lịch sử.
Người Tellem sống trong hang đá, những người sau đó bị đẩy ra bởi sự xuất hiện của người Dogon, từng sống ở sườn dốc của vách đá. Di sản của người Tellem thể hiện rõ trong các hang đá với những hình khắc và tập tục chôn cất người chết trên cao, để tránh những trận lũ quét thường xuyên của khu vực.
Hàng chục ngôi làng nằm dọc theo vách đá, như là Kani Bonzon. Chính gần ngôi làng này, những người Dogon đã đến vào thế kỷ 14, và từ đó họ mở rộng trên khắp cao nguyên, vách đá và vùng đồng bằng của Seno-Gondo.
Theo truyền miệng địa phương, những người Dogon không bị các thế lực thực dân Pháp làm phiền do các đường hầm tự nhiên được dệt xuyên qua vách đá. Chỉ có những người Dogon mới biết về các đường hầm, và có thể sử dụng chúng để phục kích và đẩy lùi những kẻ xâm lược.
Tự nhiên.
Vách đá Bandiagara nằm ở vùng phía Nam sa mạc Sahara, một khu vực khô cằn với lượng mưa hàng năm chỉ khoảng 580 mm nhưng mang vẻ đẹp tự nhiên của một cao nguyên đá độc đáo ở Tây Phi, với sự đa dạng về địa mạo địa hình (cao nguyên, vách đá và đồng bằng) và sự hiện diện của các cảnh quan tự nhiên (hang động, hang đá, cồn cát) bị ảnh hưởng bởi xói mòn. Địa chất ở đây là đá sa thạch được hình thành từ kỷ Cambri và kỷ Ordovic. Ở một số cao nguyên trong khu vực còn có đá ong và đá quặng.
Đây còn là môi trường tự nhiên của các loài thực vật đặc hữu vách đá, khe đá và cao nguyên bao gồm các cây lấy thuốc và cây gỗ. Động vật thì gồm có: cáo, chó rừng, cá sấu, bồ câu đá...
Văn hóa.
Nơi đây còn được gọi với cái tên "vùng đất của Dogon" là cảnh quan văn hóa rộng lớn lên đến 400.000 ha gồm 289 ngôi làng nằm trên 3 vùng tự nhiên ở đây là: cao nguyên đá sa thạch, vách núi và vùng đồng bằng. Con người đã sinh sống ở nơi đây từ thời kỳ đồ đá cũ, họ sống hòa nhập với cảnh quan thiên nhiên, ở các hang núi trên các vách đá.
Đến thế kỷ 15, nơi đây là một nơi trú ẩn quan trọng mang ý nghĩa phòng thủ. Công sự ở nơi đây bao gồm nhà ở, kho thóc, bàn thờ tổ tiên, thánh đường, nghĩa trang và "Togu Na" (nhà cộng đồng), trong đó nhiều nhất là nhà ở và các kho thóc. Nguyên liệu để xây dựng là tất cả những gì có sẵn trên cao nguyên đá này, đã phản ánh sự khéo léo và tín ngưỡng tâm linh, quan điểm về sự sống cái chết của họ.
Kho thóc và nhà ở (Gin'na) được xây dựng với nhiều cửa ra vào, được trang trí rất nhiều họa tiết điêu khắc. Nổi bật hơn cả là các "Togu na" là một nơi trú ẩn lớn được xây dựng bằng các cọc gỗ được trạm khắc và khu vực thờ cúng tổ tiên gọi là "Binu".
Ngoài ra, khu vực này là một trong những trung tâm chính cho các nền văn hóa vùng Dogons, giàu truyền thống cổ xưa với các nghi lễ, văn hóa nghệ thuật và văn hóa dân gian lâu đời. | 1 | null |
Trường Trung học phổ thông (THPT) Kiến An là một ngôi trường Trung học phổ thông tại quận Kiến An, thành phố Hải Phòng. Được thành lập năm 1959, đây là ngôi trường trường cấp 3 đầu tiên ở Hải Phòng được xây dựng hoàn toàn mới trong chế độ XHCN.
Lịch sử.
Giai đoạn 1959 - 1965.
Trường cấp 3 tỉnh Kiến An được thành lập vào năm 1959, là ngôi trường trường cấp 3 đầu tiên ở Hải Phòng được xây dựng hoàn toàn mới trong chế độ XHCN.
Trong năm học đầu tiên 1959 - 1960, trường gồm cả cấp 2 và cấp 3. Riêng cấp 3 mới chỉ có 2 lớp học với khoảng 100 học sinh và 7 giáo viên vừa làm công tác quản lý, vừa kiêm nhiệm nhiều môn học.
Năm học thứ hai 1960-1961, trường được tách ra và năm học thứ ba 1961 - 1962 trở thành một trường phổ thông cấp 3 hoàn chỉnh có 9 lớp học. Mùa hè năm 1962, hai lớp 10 đầu tiên của trường tốt nghiệp và đa số học sinh đã trở thành sinh viên của các trường đại học. Chi bộ Đảng của nhà trường được thành lập vào năm 1960, phong trào thi đua lao động, văn nghệ, thể dục thể thao rất sôi nổi.
Ngày 18-01-1960, Trường cấp 3 Kiến An đã vinh dự được đi đón Bác Hồ trong dịp Người về thăm Đảng bộ và Quân dân tỉnh Kiến An.
Giai đoạn 1965 - 1975.
Năm 1965, nhà trường thực hiện lệnh sơ tán của chính quyền, giáo viên và học sinh được di tản về các trường cấp 3 ngoại thành như An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo...
Đến tháng 9 năm 1970, Trường cấp 3 Kiến An được tái lập trở lại ngay trên ngôi trường cũ. Ngày đầu tái lập, trường có 10 lớp với tổng số 448 học sinh, gồm 4 lớp 8, 3 lớp 9, 3 lớp 10. Cơ sở vật chất của trường có một nhà hai tầng với 10 phòng học, hai gian nhà cấp 4, một ao trường và một thửa ruộng cấy lúa nằm giữa trường cấp 2 và trường cấp 3.
Trường có 25 giáo viên do thầy Tạ Đức Hùng làm Hiệu trưởng, được chia thành 4 tổ chuyên môn: Tổ Toán, tổ Văn, Tổ Lí-Hoá-Sinh-Thể dục-Kĩ thuật, Tổ Sử -Địa-Chính trị- Ngoại ngữ và Tổ Văn phòng.
Sau hai năm học, mùa hè năm 1972, đế quốc Mĩ đánh phá trở lại miền Bắc, thầy và trò Trường cấp 3 Kiến An phải rời đi sơ tán vào thôn Đẩu Sơn, xã Bắc Hà: vừa giảng dạy, học tập, vừa lao động dựng xây 3 địa điểm làm lớp học sơ tán.
Tháng 1 năm 1973,Hiệp định Pari được ký kết, Mĩ ngừng ném bom trên miền Bắc, thầy và trò Trường cấp 3 Kiến An từ nơi sơ tán về lại trường. Các năm học 1973-1974, 1974-1975 nhà trường có nhiều cố gắng đáng ghi nhận trong công tác dạy học và các hoạt động lao động sản xuất, rèn luyện nếp sống cho học sinh.
Giai đoạn 1975 - 1985.
Sau ngày hoà bình thống nhất, thầy và trò Trường PTTH Kiến An tiếp tục chặng đường xây dựng và phát triển, "dạy chữ dạy người". Quy mô của trường cho đến năm 1979 là 20 lớp học. Ngoài dãy nhà 2 tầng gồm 10 phòng học có từ trước, học sinh học theo 2 khối sáng và chiều, trường được xây thêm một dãy nhà 2 tầng gồm 8 phòng, dùng làm phòng thư viện, thí nghiệm, văn phòng và phòng đợi của giáo viên. Thầy Tạ Đức Hùng tiếp tục là hiệu trưởng, đội ngũ giáo viên có khoảng 40 người, nhiều giáo viên tâm huyết được nhân dân, học sinh và đồng nghiệp tin tưởng, kính trọng sâu sắc. Nhà trường có nề nếp sinh hoạt chuyên môn nghiêm túc, chất lượng cao.
Ở giai đoạn này Trường Kiến An cùng với Trường Ngô Quyền và Thái Phiên là ba ngôi trường dẫn đầu thành phố về chất lượng văn hoá và rèn luyện đạo đức cho học sinh.
Giai đoạn 1986 - nay.
Trong thời kỳ đổi mới, hội nhập của đất nước, Trường thpt Kiến An đã phát triển vượt bậc không ngừng lớn mạnh về quy mô số lớp, số học sinh, đội ngũ giáo viên và chất lượng giáo dục toàn diện. Có những năm, số học sinh của trường đạt hơn 2000 học sinh với 42 lớp.
Cơ sở vật chất của trường hiện nay (tháng 11/2012) gồm 4 dãy nhà (3 dãy ba tầng A1, A2, A3 và 2 dãy nhà 2 tầng (B1, B2) với 42 phòng học. Trong đó, dãy nhà A dành giảng dạy và thực hành hóa, sinh, lý, tin. Khu nhà B1 dành cho ban giám hiệu, văn phòng, phòng chờ giáo viên, thư viện, văn phòng Đoàn, hội trường. Khu nhà B2 dành cho các môn học nghề (tin học văn phòng, vi sinh dinh dưỡng). Phòng máy tính của nhà trường trang bị hơn 100 máy tính. 10 phòng học có hệ thống máy chiếu...
Lực lượng giáo viên hiện nay gồm hơn 80 nhà giáo, trong đó có nhiều người là tiến sĩ, thạc sĩ, chia làm các tổ: Toán, Văn Hóa - Sinh - Công nghệ, Sử - Địa - Giáo dục công dân, Ngoại ngữ - Thể dục, Lý - Công nghệ công nghiệp - Tin học, Văn phòng
Để được là học sinh của trường Trung học phổ thông Kiến An, học sinh phải trải qua kỳ thi vào lớp 10 để giành từ 400 - 450 suất vào trường. Đây đều là những học sinh xuất sắc của quận Kiến An. Vào các năm gần đây, số lượng học sinh vào trường ngày càng giảm, lượng điểm chuẩn tăng cao (41.5/60 - năm học 2012 - 2013) khiến cuộc cạnh tranh rất khốc liệt. Hiện nay, nhà trường có hơn 1375 học sinh, chia vào 12 lớp khối 12, 11 lớp khối 11 và 9 lớp khối 10.
Trong quá trình đào tạo tại trường, nhà trường chú trọng công tác giáo dục nhân cách, phẩm chất đạo đức học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: Tổ chức các buổi chào cờ đầu & giữa tháng, tổ chức cuộc thi Rung chuông vàng, Đường lên đỉnh Olympia, tổ chức Meeting nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam, hay Hội khỏe Phù Đổng, Festival Tiếng Anh, các cuộc thi kéo co, giải bóng đá nam, bóng đá nữ, lễ chia tay học sinh khối 12... Qua các cuộc thi, nhà trường đã phát hiện nhiều học sinh có tài năng bổ sung vào đội văn nghệ xung kích, đội tuyển học sinh giỏi, hoặc cử đi thi Olympia (nhiều lần trường đạt giải nhất các cuộc tuần ) hoặc tuyển quân cho đội tuyển bóng đá nam của trường.
Từ năm 2015, trường bắt đầu triển khai mô hình các CLB, tổ chức chuyên nghiệp dưới sự hỗ trợ của các thế hệ học sinh các khóa. Mở đầu là nhóm KOC - Kien An Olympia Challenge dưới sự lãnh đạo của anh Đào Mạnh Sơn, cựu học sinh khóa 2011 - 2014, cùng nhiều anh chị cựu học sinh khác (sinh năm 1992 - 1997) cùng nhau tổ chức một chương trình thường niên mang tên "Nhà leo núi tương lai" nhằm tuyển chọn các bạn học sinh xuất sắc tham gia cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia với quy mô rộng lớn và cách thức tổ chức chuyên nghiệp, đến nay ( 2023 ) đã trải qua 8 mùa giải kể từ KOC mùa đầu tiên.
Bên cạnh đó, CLB Tiếng Anh - Kien An English Club cũng được tái thành lập dưới sự cố vấn của anh Hoàng Thanh Tùng, cựu học sinh khóa 2008 - 2011) cùng nhiều anh chị khác, từ đó phong trào dạy và học tiếng Anh được nâng cao và tạo sự hứng thú đầy mới mẻ cho các bạn học sinh trong trường.
Năm 2016, CLB Khoa học - Kien An Science Club cũng được ra đời nhằm mục đích hỗ trợ giúp đỡ các bạn học sinh có niềm đam mê nghiên cứu khoa học kỹ thuật.
Kiến An tại Đường lên đỉnh Olympia..
Từ những năm đầu tiên của Olympia cho tới nay, Kiến An đã là 1 cái tên rất quen thuộc tại sân chơi Đường đỉnh Olympia" của Đài truyền hình Việt Nam với rất nhiều đại diện xuất sắc và để lại ấn tượng cho Ban tổ chức chương trình và khán giả.
Đặc biệt, từ khi có sự ra đời của KOC - Nhà leo núi tương lai - ngày 15/3/2015, các nhà vô địch sẽ trở thành đại diện tham dự của trường.
Trong bảng xếp hạng các trường THPT tại Thành phố Hải Phòng dựa theo điểm trung bình tại kì thi THPT Quốc gia, trường xếp hạng 4 toàn thành phố, chỉ sau trường THPT Chuyên Trần Phú, THPT Thái Phiên và THPT Ngô Quyền. | 1 | null |
Koryolink (), là một liên doanh giữa công ty Ai Cập Orascom Telecom và Tập đoàn Bưu chính và Truyền thông Triều Tiên (KPTC), là nhà mạng di động có 3G đầu tiên ở Bắc Triều Tiên. Công ty Ai Cập này sở hữu 75% Koryolink, được biết đến là một công ty chuyên đầu tư hạ tầng viễn thông tại các nước đang phát triển. Sóng di động có mặt tại Bình Nhưỡng, cùng với 5 thành phố, 8 đại lô và các tuyến đường sắt. Số di động ở đây bắt đầu với tiền tố +850 (0)192.
Lịch sử.
Orascom Telecom được cấp phép cung cấp hệ thống mạng di động 3G ở Bắc Triều Tiên vào tháng 1 năm 2008. Koryolink bước đầu xây dựng hệ thống 3G phủ sóng tại Bình Nhưỡng - vùng có dân số hơn 2 triệu người, với hy vọng sau này sẽ phủ sóng toàn bộ lãnh thổ Bắc Triều Tiên.
Khi Koryolink ra mắt, động thái này đã gây tranh cãi đối với Orascom có trụ sở ở Ai Cập vì Triều Tiên đang chịu lệnh trừng phạt quốc tế kể từ khi nước này dẫn đầu các vụ thử hạt nhân năm 2006.
Bắt đầu hoạt động vào tháng 12 năm 2008, mạng đã có hơn 5,300 thuê bao. Báo cáo của Orascom cho thấy số thuê bao là 432,000 sau hai năm hoạt động (tháng 12 năm 2010), tăng lên 809,000 vào tháng 9 năm 2011, và đạt ngưỡng 1 triêu vào tháng 2 năm 2012. Đến tháng 4 năm 2013, số lượng thuê bao gần hai triệu. Năm 2011, 99.9% khách hàng của Koryolink có quyền truy cập 3G.
Năm 2015 số lượng thuê bao vượt quá ba triệu và mạng đã có lãi. Tuy nhiên, Chính phủ Triều Tiên đã từ chối cho phép chuyển lợi nhuận từ Triều Tiên sang Orascom và thậm chí bắt đầu một hãng viễn thông thứ 2 (Kangsong Net) để cạnh tranh với Koryolink. Kết quả là Orascom trong báo cáo kết quả tài chính đã nói rằng họ đã mất quyền kiểm soát đối với các hoạt động của Koryolink.
Sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thắt chặt các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên, Orascom đã được miễn trừ vào tháng 9 năm 2018 để tiếp tục các hoạt động của Koryolink tại Triều Tiên Nghị quyết 2375 của Liên Hợp Quốc thông qua ngày 9 tháng 1 năm 2018 cho phép các hoạt động của Orascom tại Bắc Triều Tiên là hợp pháp.
Vào tháng 2, năm 2018. Hãng cho ra mạng Internet 4G, với tốc độ đạt từ 32-53 mbp/s. Có thể gọi video qua mạng xã hội VK một cách ổn định và xem video trên Youku với chất lượng hình ảnh FHD (1080). Giá cước 4G tương đối rẻ, chỉ khoảng từ 1000-2000 KWP/tháng tuỳ theo gói cước lựa chọn.
Sử dụng bởi người nước ngoài.
Ngày 26/2/2013, Koryolink ra mắt dịch vụ Internet cho người nước ngoài. Ngày 29 tháng 3 năm 2013, Koryolink hạn chế dịch vụ Internet cho người nước ngoài.
Chính phủ quản lý.
Theo Orascom, chính phủ Bắc Triều Tiên giám sát tất cả các hoạt động mạng kể từ ít nhất là năm 2009. Chỉ các cuộc gọi trong phạm vi Bắc Triều Tiên mới được phép trên Koryolink. Tuy nhiên, điện thoại nhập lậu đã được sử dụng ở ngay biên giới Trung Quốc để quay số trực tiếp quốc tế
Tháng Hai năm 2012, chính phủ bác bỏ có lệnh cấm người dùng từ internet trong thời gian tang của cố lãnh tụ Kim Jong-il.
Tháng 9 năm 2014, Koryolink đã sửa một lỗ hổng cho phép người dùng trong nước nhận được các cuộc gọi quốc tế và truy cập internet được thiết kế chỉ dành cho khách du lịch.
Phân chia cổ phần.
Koryolink là nhà mạng di động điều hành bởi Cheo Technology, một liên doanh giữa Orascom Telecom Media and Technology Holding (OTMT) nắm 75% cổ phần, và Tập đoàn Bưu chính và Truyền thông Triều Tiên (KPTC) thuộc sở hữu nhà nước nắm giữ 25% cổ phần. | 1 | null |
Walter Adams Coxen (sinh ngày 22 tháng 6 năm 1870 - mất ngày 15 tháng 12 năm 1949) là thiếu tướng quân đội Úc trong thế chiến thứ nhất. Trong tháng 4 năm 1930, ông được đề bạt giữ chức Tham mưu trưởng Lục quân Úc. Đến năm 1931 thì ông nghỉ hưu.
Coxen qua đời ở Bệnh viện Austin vào năm 1949 và thi hài của ông đã được hỏa táng với đầy đủ danh dự quân sự. | 1 | null |
Rungholt là một thành phố giàu có ở Nordfriesland, miền bắc nước Đức. Nó bị chìm dưới sóng biển khi thủy triều bão ("Grote Mandrenke" đầu tiên) ở Biển Bắc càn quét qua khu vực này vào ngày 16 tháng 1 năm 1362.
Rungholt nằm trên đảo Strand, bị xé toạc ra từng mảng bởi một cơn thủy triều cơn bão khác vào năm 1634, và các đảo nhỏ của Pellworm, Nordstrand và Nordstrandischmoor là những mảng vỡ còn lại.
Di tích của thành phố đã được tìm thấy ở vùng biển Wadden cho đến cuối thế kỷ 20, nhưng trầm tích dịch chuyển đã mang những gì còn lại vào biển. Trong những năm 1920 và 1930, một số còn lại của thành phố lộ ra, cho thấy dân số của nó ít nhất 1.500 đến 2.000 người, so với thời đó là khá lớn, và có khả năng là Rungholt là một cảng lớn. Tuy nhiên, huyền thoại phóng đại nhiều về quy mô và sự giàu có của nó.
Ấn tượng bởi số phận của các thành phố, các di tích, và không loại trừ cả các mô tả thái quá của huyền thoại, nhà thơ Đức Detlev von Liliencron đã viết một bài thơ nổi tiếng được gọi là "Trutz, Blanke Hans" về này thành phố bị mất mà bắt đầu với dòng chữ: "Heut bin ich über Rungholt gefahren, die Stadt ging unter vor sechshundert Jahren ". ("Hôm nay tôi đi trên Rungholt, thành phố bị chìm cách đây 600 năm.")
Huyền thoại địa phương cho rằng người ta vẫn có thể nghe tiếng chuông nhà thờ của Rungholt rung khi đi tàu thuyền qua khu vực trong một đêm giông bão. | 1 | null |
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Armenia ( "Haykakan Sovetakan Soc’ialistakan Hanrapetut’yun"; "Armjanskaja Sovetskaja Sotsialističeskaja Respublika"), cũng viết tắt là CHXHCNXV Armenia hay Armenia Xô viết, là một trong 15 nước cộng hòa hình thành nên Liên Xô. CHXHCNXV Armenia được thành lập vào tháng 12 năm 1920, khi Liên Xô tiếp quản quyền kiểm soát Cộng hòa Miền núi Armenia và tồn tại cho đến năm 1991. Nó đôi khi cũng được gọi là Đệ nhị Cộng hòa Armenia vì xuất hiện sau sự sụp đổ của Đệ nhất Cộng hòa Armenia.
Là một phần của Liên Xô, CHXHCNXV Armenia đã chuyển đổi từ một vùng nội địa phần lớn là nông nghiệp thành trung tâm sản xuất công nghiệp quan trọng. Ngày 23 tháng 8 năm 1990, nước cộng hòa đổi tên thành "Cộng hòa Armenia", song vẫn nằm trong thành phần Liên Xô cho đến khi chính thức tuyên bố độc lập vào ngày 21 tháng 9 năm 1991. Sau khi Liên Xô tan rã, nhà nước Cộng hòa Armenia tồn tại cho đến khi thông qua hiến pháp mới vào năm 1995.
Lịch sử.
Xô viết hóa.
Từ năm 1828 đến Cách mạng Tháng Mười vào năm 1917, Armenia là một bộ phận của Đế quốc Nga và phần lớn được giới hạn trong ranh giới của tỉnh Erivan. Sau Cách mạng Tháng Mười, chính phủ Bolshevik của Vladimir Lenin đã công bố rằng các dân tộc thiểu số trong đế quốc Nga trước đây có thể theo đuổi một tiến trình tự quyết. Sau sự sụp đổ của đế quốc, vào tháng 5 năm 1918, Armenia và các nước Azerbaijan và Gruzia lân cận đã tuyên bố độc lập khỏi ách thống trị của người Nga và thành lập ra các nước cộng hòa tương ứng của mình. Sau khi có rất nhiều bị giết hại dưới ách thống trị của đế quốc Ottoman trong thảm sát Armenia và Chiến tranh Thổ Nhĩ Kỳ-Armenian sau đó, khu vực Armenia lịch sử tại đế quốc Ottoman tràn ngập sự thất vọng và bị tàn phá.
Một số người Armenia đã gia nhập Tập đoàn Hồng quân số 11 đang tiến đến. Sau đó, cả Thổ Nhĩ Kỳ và các nước cộng hòa Xô viết mới thành lập đã đàm phán để dẫn đến Hiệp ước Kars, theo đó Thổ Nhĩ Kỳ nhượng Adjara cho Liên Xô để đối lấy lãnh thổ Kars, tương ứng với các tỉnh Kars, Iğdır, và Ardahan của Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Thủ đô Armenia thời Trung Cổ- Ani, cũng như biểu tượng tinh thần của người Armenia-núi Ararat, đều nằm trong khu vực bị nhượng cho Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, Joseph Stalin, khi đó là quyền Chính ủy các vấn đề dân tộc, đã trao các khu vực Nakhchivan và Nagorno-Karabakh (cả hai đều được những người Bolshevik hứa hẹn trao cho Armenia vào năm 1920) cho Azerbaijan.
Từ ngày 12 tháng 3 năm 1922 đến ngày 5 tháng 12 năm 1936, Armenia là một bộ phận của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Ngoại Kavkaz cùng với Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Gruzia và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Azerbaijan. Người Armenia được sống trong một khoảng thời gian tương đối ổn định dưới sự cai quản của Liên Xô. Cuộc sống dưới chế độ Xô viết ban đầu tỏ ra trái ngược với những năm cuối cùng hỗn loạn của đế quốc Ottoman. Người Armenia nhận được thuốc, thực phẩm cũng như các nhu yếu phẩm khác từ chính phủ trung ương và đã thực hiện cải cách để tăng số người biết chữ. Tuy nhiên Giáo hội Sứ đồ Armenia lại gặp phải tình hình khó khăn, trở thành mục tiêu công kích trong sách giáo khoa và phương tiện truyền thông và bị đấu tố rất nhiều dưới chế độ cộng sản.
Thời kỳ Stalin.
Sau cái chết của Vladimir Lenin vào tháng 1 năm 1924, đã có một cuộc đấu tranh quyền lực ngắn ngủi tại Liên Xô, kết quả là Joseph Stalin đã nắm lấy quyền lực. Xã hội và kinh tế Armenia đã thay đổi dưới quyền Stalin và các nhà hoạch định chính sách của ông ta tại Moskva. Năm 1936, CHXHCNXVLB Ngoại Kavkaz bị giải tán theo lệnh của Stalin. Đối với người dân Armenia, tình hình của họ càng trầm trọng dưới sự cai trị của Stalin. Trong một khoảng thời gian 25 năm, Armenia đã công nghiệp hóa và phổ cập giáo dục dưới các điều kiện nghiêm ngặt, và những người dân tộc chủ nghĩa bị đàn áp khốc liệt. Stalin đã tiến hành một số biện pháp đàn áp có giới hạn nhằm vào Giáo hội Armenia, vốn đã sẵn suy yếu từ nạn diệt chủng Armenia và các chính sách Nga hóa của đế quốc Nga.
Trong thập niên 1920, tài sản riêng của Giáo hội đã bị tịch thu và các linh mục bị quấy nhiễu. Các cuộc tấn công của Xô viết chống lại Giáo hội Armenia đã tăng tốc dưới thời Stalin, bắt đầu vào năm 1929, song trong những năm sau nó đã được nới lỏng đôi chút để cải thiện quan hệ giữa Liên Xô và người Armenia lưu vong. Năm 1932, Khoren Muradpekyan trở thành Khoren I và có được tước hiệu Đức Giáo hoàng của Catholicos. Tuy nhiên, đến cuối thập niên 1930, Xô viết đã nối lại các cuộc tấn công chống lại Giáo hội. Điều này lên đến đỉnh điểm trong vụ án mạng Khoren năm 1938 và đóng cửa Giáo phận Echmiatsin vào ngày 4 tháng 8 năm 1938. Tuy nhiên, Giáo hội Armenia vẫn tiếp tục tồn tại dưới lòng đất và tại hải ngoại.
Đại thanh trừng bao gồm một loạt các chiến dịch đàn áp và khủng bố chính trị tại Liên Xô chống lại các thành viên của Đảng Cộng sản, giai cấp nông dân, nhà văn và tri thức, và những người không liên kết khác. Vào tháng 9 năm 1937, Stalin đã phái Anastas Mikoyan, cùng với Georgy Malenkov và Lavrentiy Beria, cùng một danh sách 300 cái tên đến Yerevan để giám sát việc thanh trừng Đảng Cộng sản Armenia, vốn được hình thành từ những người Bolshevik cũ. Các lãnh đạo cộng sản Armenia như Vagharshak Ter-Vahanyan và Aghasi Khanjian đã trở thành nạn nhân trong cuộc thanh trừng, Ter-Vahanyan trở thành một bị cáo đầu tiên trong các Phiên tòa công khai Moskva. Mikoyan đã cố gắng cứu một người khỏi bị hành quyết trong chuyến đi của ông ta đến Armenia, song đã thất bại. Người đó đã bị Baria bắt khi đang phát biểu trước Đảng Cộng sản Armenia. Có trên một nghìn người đã bị bắt và bảy trong số chín thành viên của Bộ Chính trị Armenia đã bị cách chức.
Giống như các sắc tộc thiểu số khác sống ở Liên Xô dưới thời Stalin, hàng chục nghìn người Armenia đã bị hành quyết và trục xuất. Năm 1936, Beria và Stalin đã hành động để trục xuất người Armenia đến Siberia trong một nỗ lực để giảm dân số Armenia xuống dưới 700.000 nhằm hợp lý hóa việc sáp nhập Armenia vào Gruzia. Theo lệnh của Beria, công an đã được sử dụng để củng cố vị thế chính trị của đảng đối với người dân và ngăn chặn tất cả các biểu hiện dân tộc chủ nghĩa. Nhiều nhà văn, nghệ sĩ, nhà khoa học và các nhà lãnh đạo chính trị đã bị hành quyết hoặc bị buộc phải sống lưu vong. Ngoài ra, năm 1944, gần 200.000 người Hemshin (người Armenia theo Hồi giáo Sunni sống gần các khu vực ven bờ biển Đen của Nga, Gruzia và Thổ Nhĩ Kỳ) đã bị trục xuất từ Gruzia đến các khu vực ở Kazakhstan và Uzbekistan. Việc trục xuất người thuộc sắc tộc Armenia từ các khu vực ven biển tiếp tục xảy ra vào năm 1948, khi 58.000 người dân tộc chủ nghĩa Armenia, những người ủng hộ Dashnak và người Hi Lạp đã bị buộc phải chuyển đến Kazakhstan.
Thế chiến II.
Armenia đã không bị tàn phá và hủy diệt trong Chiến tranh Xô-Đức. Wehrmacht chưa bao giờ tiến đến Nam Kavkaz, mặc dù họ có định thực hiện điều này để nắm lấy quyền kiểm soát các mỏ dầu tại Azerbaijan. Tuy nhiên, Armenia đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phe Đồng Minh thông qua cung cấp nông sản và hàng hóa công nghiệp. Một ước tính cho rằng có 300.000–500.000 người Armenia đã tham gia chiến tranh, gần một nửa trong số đó đã không trở về. Nhiều người đã có được vinh dự Anh hùng Liên Xô. Hơn 60 người Armenia đã được thăng cấp tướng, và bốn người đã được phong làm Nguyên soái Liên Xô: Ivan Bagramyan, Đô đốc Ivan Isakov, nguyên soái pháo binh Hamazasp Babadzhanian, và nguyên soái không quân Sergei Khudyakov. Chính phủ Liên Xô, trong một nỗ lực nhằm tăng cường sự ủng hộ của nhân dân cho chiến tranh, cũng đã cho phép các biểu hiện dân tộc chủ nghĩa với việc tái bản các tiểu thuyết Armenia, sản xuất các bộ phim như "David Bek" (1944), và nới lỏng các hạn chế được áp đặt trước đó để chống lại Giáo hội Armenia.
Một số người Armenia bị Đức bắt làm tù binh đã lựa chọn quay sang phục vụ trong các tiểu đoàn Đức thay vì phải chịu nguy cơ tính mạng bị đe dọa trong các trại tù binh chiến tranh. Do có nhiều binh lính đã đầu hàng quân Đức trong lúc giao tranh, người Armenia đã bị Stalin trừng phạt và bị đưa đến làm việc tại các trại lao động ở Siberi. Stalin đã tạm thời nhượng bộ trên vấn đề tôn giáo trong thời gian chiến tranh. Điều này đã dẫn đến việc bầu giám mục Gevork năm 1945 và Đức Giáo hoàng Catholicos Gevork VI. Sau đó, ông được cho phép cư trú ở Echmiadzin.
Vào cuối cuộc chiến, sau khi người Đức đầu hàng, nhiều người Armenia cả ở nước cộng hòa và ở hải ngoại đã vận động Stalin xem xét lấy lại các tỉnh Kars, Iğdır, và Ardahan mà Armenia đã mất cho Thổ Nhĩ Kỳ theo Hiệp ước Kars. Vào tháng 9 năm 1945, Liên Xô tuyên bố sẽ bãi bỏ Hiệp ước hữu nghị Xô-Thổ ký năm 1925. Ngoại trưởng Liên Xô Vyacheslav Molotov đã trình bày nguyện vọng của người Armenia cho các lãnh đạo Đồng minh khác.
Bản thân Thổ Nhĩ Kỳ khi đó không có điều kiện để chống lại một cuộc chiến tranh với Liên Xô, vốn đã trở thành một siêu cường sau chiến tranh. Vào mùa thu năm 1945, quân đội Xô viết tại Kavkaz đã sẵn sàng chuẩn bị cho một cuộc xâm lược có thể xảy ra nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, khi sự thù địch giữa Đông và Tây phát triển thành Chiến tranh Lạnh, đặc biệt là sau khi đưa ra chủ thuyết Truman vào năm 1947, Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng cường quan hệ với phương Tây. Liên Xô đã từ bỏ yêu sách của mình đối với các vùng lãnh thổ bị mất, họ nhận ra rằng NATO sẽ đứng bên Thổ Nhĩ Kỳ nếu xảy ra một cuộc xung đột.
Nhập cư.
Sau chiến tranh, Stalin đã cho phép thực thi một chính sách nhập cư mở tại Armenia; những người lưu vong được mời trở về định cư nhằm khôi phục dân số và tăng cường lực lượng lao động. Người Armenia sinh sống tại các quốc gia như Síp, Pháp, Hy Lạp, Iraq, Liban, và Syria chủ yếu là những người còn sống sót hoặc là hậu duệ của các nạn nhân trong nạn diệt chủng. Họ được chính phủ Liên Xô chi trả chi phí cho chuyến đi trở về quê hương. Một ước tính cho rằng có 150.000 người Armenia đã nhập cư đến Xô viết Armenia từ năm 1946 đến 1948.
Bị thu hút với rất nhiều ưu đãi như phiếu giảm giá thực phẩm, có nhà ở tốt hơn và các lợi ích khác, họ thường xem thường những người Armenia sinh sống tại cộng hòa trước đó. Những người mới đến nói phương ngữ Tây Armenia, thay vì phương ngữ Đông Armenia bản địa tại Xô viết Armenia. Họ thường bị gọi là "aghbar" (աղբար) hay "người anh em" bởi những người Armenia sinh sống tại Cộng hòa. Mặc dù ban đầu mang tính hài hước, song từ này dần mang hàm ý miệt thị.
Hồi sinh dưới thời Khrushchev.
Giành chiến thắng trong cuộc đấu tranh quyền lực sau cái chết của Stalin năm 1953, Nikita Khrushchev trở thành nhà lãnh đạo mới của Liên Xô. Trong một bài phát biểu bí mật năm 1956, Khrushchev đã lên án Stalin và các chính sách đối nội của Khrushchev phần lớn là nới lỏng sự kìm kẹp của chính phủ trên toàn quốc. Khrushchev tăng cường nguồn lực để sản xuất hàng tiêu dùng và nhà ở. Gần như ngay lập tức, Armenia bắt đầu hồi sinh văn hóa và kinh tế nhanh chóng. Ở một mức độ hạn chế, một số quyền tự do tôn giáo đã được thực hiện tại Armenia khi Đức Giáo hoàng Catholicos Vazgen I đảm nhận bổn phận của ông vào năm 1955. Một trong những cố vấn và bạn bè thân thiết của Khrushchev, thành viên Bộ chính trị người Armenia Anastas Mikoyan, đã thúc đẩy người Armenia tái khẳng định bản sắc dân tộc của họ. Năm 1954, ông đã có một bài phát biểu tại Yerevan, tại đây ông khuyến khích họ "tái xuất bản các tác phẩm của các nhà văn như Raffi và Charents (người thứ hai bị hành quyết trong thanh trừng).
Dưới thời Liên Xô, người Armenia, cùng với người Nga, người Ukraina, người Belarus, người Gruzia, ngươì Đức, và người Do Thái được đánh giá là các dân tộc "tiến bộ", và được gộp lại thành các dân tộc phía Tây. Vùng Kavkaz và đặc biệt là Armenia được các học giả và sách giáo khoa Xô viết công nhận là "nền văn minh lâu đời nhất trên lãnh thổ" của Liên Xô.
Ngày 24 tháng 4 năm 1965, hàng nghìn người Armenia đã biểu tình trên các đường phố ở Yerevan nhằm kỉ niệm 50 năm diệt chủng Armenia. Quân đội Liên Xô đã tiến vào thành phố và cố gắng vãn hồi trật tự. Để ngặn chặn điều này có thể tái diễn, điện Kremlin đã đồng ý cho xây dựng một đài tưởng niệm để tỏ lòng kính trọng đối với những người đã thiệt mạng trong các hành động tàn bạo. Đến tháng 11 năm 1967, đài tưởng niệm đã hoàn thành trên đồi Tsitsernakaberd ở Yerevan. Bia tưởng niệm cao 44-mét tượng trưng cho sự tái sinh của người Armenia.
Thời kỳ Brezhnev.
Sau khi Leonid Brezhnev lên nắm quyền vào năm 1964, phần lớn các cải cách của Khruschev đã bị đảo ngược. Thời kỳ Brezhnev bắt đầu một trạng thái trì trệ mới, và đã xảy ra hiện tượng suy giảm cả về chất lượng và số lượng các sản phẩm của Liên Xô. Armenia đã bị ảnh hưởng bởi các chính sách này, và nó đã được chứng minh vài năm sau đó trong thảm họa động đất Spitak 1988. Vật liệu như xi măng và bê tông dùng để xây dựng những ngôi nhà mới đã bị chuyển sang sử dụng cho các mục đích khác. Tham nhũng và thiếu giám sát quá trình xây dựng đã khiến các tòa nhà có chất lượng kém. Khi động đất xảy ra vào ngày 7 tháng 12 năm 1988, nhà cửa và các căn hộ chịu đựng kém nhất là những căn nhà xây dưới thời Brezhnev. Tuy nhiên, những ngôi nhà cũ hơn lại chịu đựng tốt hơn trước trận động đất.
Thời kỳ Gorbachev.
Mikhail Gorbachev đã thực hiện các chính sách Glasnost và Perestroika trong thập niên 1980, điều này đã thúc đẩy người Armenia mộng tưởng về một cuộc sống tốt đẹp hơn dưới quyền cai trị của Xô viết. Những người Hemshin bị Stalin trục xuất đến Kazakhstan trước đây bắt đầu thỉnh cầu chính phủ chuyển họ về CHXHCNXV Armenia. Tuy nhiên, chính phủ Liên Xô đã từ chối lời thỉnh cầu này vì lo ngại những người Hemshin theo Hồi giáo có thể xung đột tôn giáo với những đồng bào Armenia theo Ki-tô giáo của họ.
Người Armenia ở vùng Nagorno-Karabakh, vùng này từng được những người Bolshevik hứa trao cho Armenia song sau đó đã bị Stalin trao cho CHXHCNXV Azerbaijan, bắt đầu tiến hành một phong trào nhằm hợp nhất khu vực với Armenia. Phần lớn người Armenia sinh sống trong khu vực này bảy tỏ mối lo ngại về việc bị ép buộc "Azeri hóa". Ngày 20 tháng 2 năm 1988, Xô viết Tối cao của Tỉnh tự trị Nagorno-Karabakh đã bỏ phiếu thông qua việc thống nhất tỉnh này với Armenia. Các cuộc biểu tình đã diễn ra tại Yerevan để thể hiện sự ủng hộ cho những người Armenia Karabakh. Nhà cầm quyền Azerbaijan cũng khuyến khích các cuộc biểu tình chống lại. Tuy nhiên, chúng đã sớm biến thành bạo lực chống lại người Armenia tại thành phố Sumgait. Ngay sau đó, bạo loạn sắc tộc đã nổ ra giữa người Armenia và người Azerbaijan. Gorbachev và các lãnh đạo trung ương ở Moskva cũng từ chối yêu cầu thống nhất Nagorno-Karabakh với Armenia vào mùa xuân năm 1988.
Độc lập.
Ngày 5 tháng 5 năm 1990, Quân đội Armenia Mới (NAA) đã được thành lập, đây là một lực lượng quốc phòng riêng biệt với quân đội Liên Xô. Lễ kỉ niệm thành lập được lên kế hoạch diễn ra vào ngày 28 tháng 5, tức ngày hình thành nên Đệ nhất Cộng hòa Armenia. Tuy nhiên, vào ngày 27 tháng 5, giao tranh đã nổ ra giữa Quân đội Armenia Mới và quân MVD đóng tại Yerevan, hậu quả là năm lính Armenia thiệt mạng trong một cuộc đấu súng tại ga xe lửa. Các nhân chứng tuyên bố rằng MVD đã sử dụng vũ lực quá mức trong giao tranh và cho rằng họ đã chủ mưu gây ra giao tranh. Ngoài ra, giao tranh giữa dân quân Armenia và MVD gần Sovetashen đã gây ra cái chết cho 26 người, vì thế lễ kỉ niệm bị hủy bỏ vô thời hạn.
Ngày 17 tháng 3 năm 1991, Armenia cùng với ba nước Baltic, Gruzia và Moldova, đã tẩy chay cuộc trưng cầu dân ý trên quy mô toàn liên bang, kết quả cuộc trưng cầu này là 78% số người đi bầu ủng hộ việc duy trì Liên Xô theo một thể thức cải cách. Ngày 23 tháng 8 năm 1991, Armenia trở thành một trong các nước cộng hòa đầu tiên tuyên bố độc lập khỏi Liên Xô. Mong muốn tách ra khỏi Liên Xô của Armenia phần lớn là do chính quyền Moskva không nhượng bộ trong vấn đề Karabakh, giải quyết tồi hậu quả động đất, và các thiếu sót trong nền kinh tế Liên Xô.
Ngày 21 tháng 9 năm 1991, Armenia tuyên bố độc lập. Căng thẳng giữa Armenia và Azerbaijan tiếp tục leo thang, cuối cùng đã dẫn đến Chiến tranh Nagorno-Karabakh. Mặc dù đã có một lệnh ngừng bắn từ năm 1994, Armenia vẫn chưa giải quyết xong cuộc xung đột với Azerbaijan trên vấn đề Nagorno-Karabakh. | 1 | null |
Thuật toán Luhn hoặc công thức Luhn, cũng được biết là thuật toán "modulus 10" hay "mod 10", nó được đặt theo tên người sáng tạo ra nó, nhà khoa học của IBM Hans Peter Luhn, là một công thức tổng kiểm đơn giản được sử dụng để xác thực nhiều loại số nhận dạng, chẳng hạn như số thẻ tín dụng, IMEI, National Provider Identifier tại Mỹ, mã Social Insurance Numbers tại Canada, Số ID tại Israel, Nam Phi, Số an sinh xã hội Hy Lạp (ΑΜΚΑ), và các mã khảo sát xuất hiện trên biên lai của , Taco Bell, và Tractor Supply Co. Nó được mô tả trong bằng sáng chế tại Mỹ số 2,950,048, nộp vào ngày 6 tháng 1 năm 1954 và được cấp vào ngày 23 tháng 8 năm 1960..
Thuật toán này thuộc phạm vi công cộng và được sử dụng rộng rãi ngày nay. Nó được quy định trong ISO/IEC 7812-1. Nó không có ý định là một hàm băm bảo mật bằng mật mã; nó được thiết kế để bảo vệ chống lại các lỗi vô ý, không phải các cuộc tấn công độc hại. Hầu hết các thẻ tín dụng và nhiều số nhận dạng chính phủ sử dụng thuật toán như một phương pháp đơn giản để phân biệt các số hợp lệ với các số bị nhầm hoặc không chính xác.
Mô tả.
Thuật toán dùng để tính toán số này như sau:
Bước 1: Nhân đôi giá trị của những số ở vị trí chẵn tính từ phải sang bao gồm cả số Check Digit (là các số ở vị trí 2, 4, 6... 14), trong đó số thứ 1 là số ngoài cùng phía bên phải của chuỗi số IMEI.
Bước 2: Cộng dồn tất cả các chữ số riêng lẻ của các số thu được ở bước 1, cùng với các số ở vị trí lẻ (là các số ở vị trí 1, 3, 5...,13) trong chuỗi số IMEI.
Bước 3: Nếu kết quả ở bước 2 là một số chia hết cho 10 thì số A sẽ bằng 0. Nếu kết quả ở bước 2 không chia hết cho 10 thì A sẽ bằng số chia hết cho 10 lớn hơn gần nhất trừ đi chính kết quả đó, tức là tổng các số kể cả A phải chia hết cho 10.
Ví dụ: số IMEI là 350880-10-195032-A, trong đó A là số kiểm tra cần phải tính để tổng 3+5*+0+8*+8+0*+1+0*+1+9*+5+0*+3+2*+A chia hết cho 10
Bước 1: 4, 0, 18, 0, 0, 16, 10
Bước 2: (4 + 0 + (1 + 8) + 0 + 0 + (1 + 6) + (1 + 0)) + (3 + 0 + 8 + 1 + 1 + 5 + 3) = 42
Bước 3: A = 50 – 42 = 8
Như vậy số IMEI hợp lệ phải là 350880-10-195032-8.
Điểm mạnh và điểm yếu.
Thuật toán Luhn sẽ phát hiện bất kỳ lỗi một chữ số nào, cũng như gần như tất cả các chuyển vị của các chữ số liền kề.Tuy nhiên, nó sẽ không phát hiện chuyển vị của dãy hai chữ số "09" thành "90" (hoặc ngược lại). Nó sẽ phát hiện 7 trong số 10 lỗi số kép có thể xảy ra (nó sẽ không phát hiện ra "22" ↔ "55", "33" ↔ "66" hay "44" ↔ "77").
Các thuật toán kiểm tra số phức tạp khác (giống như thuật toán Verhoeff và thuật toán Damm) có thể phát hiện thêm các lỗi sao chép. Thuật toán Luhn mod N là một phần mở rộng hỗ trợ các chuỗi không có số.
Bởi vì thuật toán hoạt động trên các chữ số theo cách từ phải sang trái và các chữ số 0 chỉ ảnh hưởng đến kết quả nếu chúng gây ra dịch chuyển vị trí, việc đệm số 0 bắt đầu một chuỗi số không ảnh hưởng đến phép tính. Do đó, các hệ thống đệm đến một số chữ số cụ thể (ví dụ bằng cách chuyển đổi 1234 thành 0001234) có thể thực hiện xác thực Luhn trước hoặc sau khi đệm và đạt được kết quả tương tự.
Chuẩn bị một số có độ dài từ 0 đến vị trí lẻ khiến nó xử lý số từ trái sang phải thay vì phải sang trái, nhân đôi các chữ số ở vị trí lẻ.
Thuật toán xuất hiện trong United States Patent cho một thiết bị cơ khí cầm tay để tính toán checksum. Do đó, nó được yêu cầu khá đơn giản. Thiết bị lấy mod 10 tổng bằng phương tiện cơ học. Các chữ số thay thế, nghĩa là, kết quả của thủ tục nhân đôi và giảm, không được tạo ra một cách cơ học. Thay vào đó, các chữ số được đánh dấu theo thứ tự hoán vị trên thân máy.
Triển khai giả mã.
function luhnAlgorithm(cardNumber) {
const digits = cardNumber.toString().split(").map(Number);
let sum = 0;
let isAlternate = false;
for (let i = digits.length - 1; i >= 0; i--) {
let digit = digits[i];
if (isAlternate) {
digit *= 2;
if (digit > 9) {
digit -= 9;
sum += digit;
isAlternate = !isAlternate;
return sum % 10 === 0;
// Ví dụ sử dụng
const cardNumber = '4242424242424242';
const isValid = luhnAlgorithm(cardNumber);
console.log(`Số thẻ ${cardNumber} có hợp lệ: ${isValid}`);
Nơi sử dụng.
Ngoài số thẻ tín dụng, thuật toán này cũng được sử dụng để tính toán số kiểm tra trên số thẻ SIM.
Ví dụ. Lấy số sê-ri SIM (còn được gọi là ICCID) 89610195012344000018
Số được in trên thẻ SIM thường là một tập hợp con của chuỗi này.
Hai chữ số cuối cùng là chữ số kiểm tra.
checkLuhn("896101950123440000") sẽ trả về 1 - số kiểm đầu tiên
checkLuhn("950123440000") sẽ trả về 8 - số kiểm thứ hai. Số rút ngắn này, theo sau là số kiểm của nó được in trên chính thẻ SIM. | 1 | null |
Một dàn trống - còn được gọi là bộ trống hoặc đơn giản là trống - là một bộ trống và các nhạc cụ gõ khác, điển hình là chũm chọe, được dựng trên giá đỡ và chơi bởi một tay trống duy nhất, với dùi trống được cầm bằng cả hai tay, bàn đạp điều khiển chũm chọe hi-hat và trống trầm. Vào những năm 2000, một số bộ trống cũng bao gồm nhạc cụ điện tử. Ngoài ra, cả bộ trống hybrid (có cả trống âm hưởng và trống điện tử) và trống điện tử hoàn toàn (chỉ có trống điện tử) cũng được sử dụng.
Một bộ trống hiện đại chuẩn (dành cho người chơi thuận tay phải), được sử dụng trong nhạc đại chúng và huấn luyện trong các trường học nhạc, Các bộ phận trong dàn trống gồm có: Một trống bẫy, gắn trên giá đỡ, đặt giữa đầu gối của người chơi và chơi với dùi trống (hoặc dùi rute, dùi cọ); một trống trầm, được chơi bởi một bàn đạp, vận hành bằng chân phải của tay trống; hai hoặc nhiều trống đúp da chơi bằng dùi trống hoặc dùi cọ; một hi-hat (hai chũm chọe gắn trên giá đỡ), chơi bằng dùi trống, mở và đóng bằng bàn đạp chân trái (cũng có thể tạo ra âm thanh chỉ bằng chân); cuối cùng là Một hoặc nhiều chũm chọe, gắn trên giá đỡ, chơi bằng dùi trống.
Chúng được phân loại là bộ gõ không có âm vực, cho phép âm nhạc được ghi lại bằng cách sử dụng ký hiệu bộ gõ, trong đó tồn tại một hình thức bán chuẩn cho cả dàn trống và trống điện tử. Dàn trống được chơi khi tay trống ngồi trên một chiếc ghế trống (throne")." Trong khi nhiều nhạc cụ như guitar hoặc dương cầm có khả năng thực hiện các giai điệu và hợp âm, hầu hết các dàn trống không thể có được điều này vì chúng tạo ra âm thanh của âm vực không xác định. Bộ trống là một phần của tiết tấu tiêu chuẩn, được sử dụng trong nhiều loại phong cách âm nhạc phổ biến và truyền thống, từ rock và pop đến blues và jazz. Các nhạc cụ tiêu chuẩn khác được sử dụng trong phần tiết tấu bao gồm dương cầm, guitar điện, guitar bass và bộ gõ.
Nhiều tay trống mở rộng bộ trống của họ từ cấu hình cơ bản này, thêm nhiều trống, nhiều chũm chọe hơn và nhiều nhạc cụ khác bao gồm cả bộ gõ. Ví dụ, một số tay trống rock và heavy metal sử dụng trống trầm đôi, chơi bằng trống trầm thứ hai hoặc bàn đạp đôi từ xa. Một số tay trống Progressive rock còn có thể bổ sung thêm bộ gõ cho dàn nhạc như cồng chiêng và chuông ống trong dàn trống của họ. Một số tay trống rock chơi các bộ trống nhỏ, bỏ qua các yếu tố thiết lập cơ bản.
Lịch sử.
Giai đoạn phát triển ban đầu.
Trước khi phát triển thành dàn trống, trống và chũm chọe được sử dụng trong quân nhạc và dàn nhạc được chơi riêng bởi những người chơi bộ gõ khác nhau; nếu yêu cầu là trống trầm và chũm chọe, ba nghệ sĩ bộ gõ sẽ được thuê để chơi ba nhạc cụ này. Vào những năm 1840, những người chơi bộ gõ bắt đầu thử nghiệm bàn đạp chân như một cách để cho phép họ chơi nhiều nhạc cụ hơn, nhưng những thiết bị này sẽ không được sản xuất hàng loạt trong 75 năm. Đến những năm 1860, những người chơi bộ gõ bắt đầu kết hợp nhiều loại trống thành một dàn. Trống trầm, trống bẫy, chũm chọe và các nhạc cụ gõ khác đều được đánh bằng dùi trống cầm tay. Những tay trống trong các buổi trình diễn nhạc kịch, nơi mà ngân sách dành cho dàn nhạc giao hưởng thường bị hạn chế, đã góp phần tạo ra bộ trống bằng cách phát triển các kỹ thuật và thiết bị cho phép họ đảm nhận vai trò của nhiều nghệ sĩ bộ gõ.
Chơi trống đôi được phát triển để cho phép tay trống chơi trống trầm và trống bẫy bằng dùi đồng thời chơi cả chũm chọe bằng cách nhấn chân vào một "low-boy". Với cách tiếp cận này, trống trầm thường được chơi trên các nhịp một và ba (trong nhịp ). Mặc dù âm nhạc lần đầu tiên được thiết kế để diễu binh, nhưng cách tiếp cận trống đơn giản này đã dẫn đến sự ra đời của nhạc ragtime khi những nhịp diễu binh đơn giản trở nên phức tạp hơn. Bộ trống ban đầu được gọi là "trap set" và từ cuối những năm 1800 đến những năm 1930, người chơi trống được gọi là "tay trống trap". Đến thập niên 1870, các tay trống đã sử dụng "bàn đạp nhô ra". Hầu hết các tay trống trong thập niên 1870 thích đánh trống đôi mà không có bàn đạp để chơi nhiều trống cùng lúc, thay vì sử dụng bàn đạp nhô ra. Các công ty đã cấp bằng sáng chế cho hệ thống bàn đạp của họ như Dee Dee Chandler ở New Orleans 1904 - 05. Lần đầu tiên giải phóng đôi tay, sự tiến hóa này đã cho thấy trống trầm chơi với chân của một nhạc cụ gõ đứng ("trống đá"). Trống trầm trở thành loại trống trọng tâm mà mọi nhạc cụ gõ khác sau này sẽ được đặt xung quanh nó.
William F. Ludwig, Sr., và anh trai của ông, Theobald Ludwig, đã thành lập Công ty Ludwig & Ludwig vào năm 1909 và được cấp bằng sáng chế cho hệ thống bàn đạp trống trầm thành công về mặt thương mại, mở đường cho bộ trống hiện đại. Dùi cọ dây để chơi trống và chũm chọe được giới thiệu vào năm 1912. Sự cần thiết của dùi cọ phát sinh do vấn đề âm thanh trống làm lu mờ các nhạc cụ khác trên sân khấu. Những chiếc trống bắt đầu sử dụng phao bay bằng kim loại để giảm âm lượng trên sân khấu bên cạnh các nhạc cụ khác. Các tay trống vẫn có thể chơi mô hình trống bẫy bằng dùi cọ mà họ vẫn thường chơi bằng dùi trống.
Thế kỷ XX.
Giữa Chiến tranh thế giới thứ nhất, các bộ trống được dùng để diễu binh trống trầm theo phong cách ban nhạc với nhiều bộ gõ được treo lên quanh chúng. Bộ trống đã trở thành một tâm điểm của nhạc jazz, đặc biệt là Dixieland. Bộ trống hiện đại được phát triển trong kỷ nguyên Vaudevillenhững năm 1920 ở New Orleans.
Năm 1917, một ban nhạc ở New Orleans có tên "The Original Dixieland Jazz Band" đã ghi lại những giai điệu jazz trở thành một bản hit trên toàn quốc. Đây là những bản ghi jazz chính thức đầu tiên. Những người chơi trống như Baby Dodds, Zutty Singleton và Ray Bauduc đã lấy ý tưởng của nhịp điệu diễu binh, kết hợp trống trầm và trống bẫy và "trap", một thuật ngữ dùng để chỉ nhạc cụ gõ liên quan đến các nhóm di dân, bao gồm các chũm chọe, tom tom, chuông và mộc bản. Họ bắt đầu kết hợp những yếu tố này với ragtime, vốn đã phổ biến trong một vài thập kỷ, tạo ra một cách tiếp cận phát triển thành phong cách trống jazz.
Những hạn chế về ngân sách và những cân nhắc về không gian trong các dàn nhạc của nhà hát nhạc kịch đã khiến các ban nhạc gây áp lực cho người chơi bộ gõ ít hơn, nhằm trang trải nhiều phần tử của bộ gõ hơn. Bàn điều khiển bằng kim loại được phát triển để chứa các tom-tom của Trung Quốc, với giá đỡ xoay cho trống và chũm chọe. Trên đầu bàn điều khiển là một khay "contraption" (rút ngắn thành "trap"), được sử dụng để giữ các vật như còi và chuông, vì vậy những chiếc trống/dàn trống này được mệnh danh là "trap kit". Giá đỡ hi-hat xuất hiện vào khoảng năm 1926.
Vào năm 1918, Baby Dodds, chơi trên thuyền sông với Louis Armstrong ở Mississippi, đã sửa đổi thiết lập diễu binh và thử nghiệm chơi trống vành thay vì mộc bản, đánh chũm chọe bằng dùi (1919), chưa phổ biến, và thêm vào một chũm chọe phía trên trống trầm, cái được gọi là chũm chọe to. Nhà sản xuất trống William Ludwig đã phát triển hi-hat gắn đầu thấp sau khi quan sát tiếng trống của Dodd. Ludwig, nhận thấy Dodd gõ chân trái của mình liên tục. Dodds yêu cầu Ludwig nâng những hi-hat thấp mới được sản xuất lên cao hơn 9 inch để dễ chơi hơn, do đó tạo ra chiếc chũm chọe hi-hat hiện đại. Dodds là một trong những tay trống đầu tiên chơi nhịp liên ba bị hỏng, trở thành nhịp đập và tiêu chuẩn của chũm chọe to hiện đại. Ông cũng phổ biến việc sử dụng chũm chọe Hoa. Công nghệ ghi âm rất thô sơ, điều đó có nghĩa là âm thanh lớn có thể làm méo tiếng ghi âm. Để giải quyết vấn đề này, Dodds đã sử dụng mộc bản và trống để yên tĩnh hơn cho chũm chọe và da trống tương ứng.
Trong những năm 1920, các tay trống tự do được thuê để chơi tại các chương trình, buổi hòa nhạc, nhà hát, câu lạc bộ và các vũ công và nhạc sĩ thuộc nhiều thể loại khác nhau. Một số tay trống trong những năm 1920 đã làm việc như những nghệ sĩ thực thụ. Trong các phim câm, một dàn nhạc được thuê để đi cùng với bộ phim và tay trống chịu trách nhiệm cung cấp tất cả các hiệu ứng âm thanh. Những người chơi trống đã chơi nhạc cụ để bắt chước những phát súng, máy bay bay trên cao, một đoàn tàu đi vào ga và những con ngựa phi nước đại,v.v.
Bản nhạc từ những năm 1920 có bằng chứng cho thấy các bộ trống của tay trống đã bắt đầu phát triển về kích thước và âm thanh để hỗ trợ các hành vi khác nhau được đề cập ở trên. Tuy nhiên, đến năm 1930, "talkies" (phim có âm thanh) đã phổ biến hơn và đã đi kèm với các bản nhạc được thu trước. Bước đột phá công nghệ này đã khiến hàng ngàn tay trống đảm nhận vai trò chuyên gia hiệu ứng âm thanh bị mất việc. Một cuộc khủng hoảng tương tự đã được nhận thấy bởi những tay trống vào những năm 1980, khi trống điện tử lần đầu tiên được phát hành.
Cách chơi.
Cảm giác.
Bộ trống, cho dù chơi đệm giọng, các nhạc cụ khác hay solo, đều bao gồm hai yếu tố:
Fill.
Một "fill" là một sự khởi đầu từ mô hình nhịp điệu lặp đi lặp lại trong một bài hát. Một fill trống được sử dụng để "lấp" khoảng trống giữa phần cuối của một câu và bắt đầu một câu khác hay một điệp khúc. Fill thay đổi từ một vài nét đơn giản trên trống tom hoặc trống bẫy đến nhịp điệu đặc biệt được chơi trên hi-hat, cho đến chuỗi dài vài thanh là những bản solo trống ngắn điêu luyện. Cũng như bổ sung sự phong phú và biến thể cho âm nhạc, fill đảm nhận một chức năng quan trọng trong việc chuẩn bị và chỉ ra những thay đổi đáng kể của các phần trong bài hát và các phần liên kết. Một dấu hiệu giọng (vocal cue) là fill trống ngắn giới thiệu một mục giọng. Đoạn kết của một fill với một chũm chọe trung trên nhịp một thường được sử dụng để dẫn vào một điệp khúc hoặc câu hát.
Độc tấu.
Một buổi độc tấu trống là một màn chơi làm nổi bật sự điêu luyện, kỹ năng và sáng tạo âm nhạc của tay trống. Trong khi các bản độc tấu khác như solo guitar thường đi kèm với các nhạc cụ tiết tấu khác (ví dụ: Guitar bass và guitar điện), đối với hầu hết các bản đọc tấu của trống, tất cả các thành viên trong ban nhạc đều ngừng chơi để tất cả sự tập trung của khán giả sẽ tập trung vào tay trống. Trong một số bài độc tấu trống, các nhạc công phần tiết tấu khác có thể chơi "điểm nhấn" tại một số điểm nhất định, các hợp âm lớn, đột ngột trong một thời gian ngắn. Độc tấu phổ biến trong nhạc jazz, nhưng chúng cũng được sử dụng trong một số thể loại nhạc rock, như heavy metal và progressive rock. Trong các buổi độc tấu trống, người chơi trống có một mức độ tự do sáng tạo cho phép họ sử dụng các nhịp điệu phức tạp mà nếu không thì không phù hợp với một bản hòa tấu. Trong các buổi hòa nhạc trực tiếp, người chơi trống có thể được tặng những bản trống mở rộng, ngay cả trong những thể loại mà những bản độc tấu trống rất hiếm trên đĩa đơn.
Cầm dùi.
Hầu hết các tay trống cầm dùi trống ở một trong hai phương pháp:
Trong hai phương pháp này, vẫn có sự khác biệt đáng kể và thậm chí là những bất đồng về chính xác cách thức cầm dùi trong một kiểu cầm cụ thể. Ví dụ, Jim Chapin, một tay trống có ảnh hưởng của phương pháp Moeller, khẳng định rằng kỹ thuật này không dựa vào sự bật lại của dùi, trong khi Dave Weckl khẳng định rằng nó dựa vào sự bật lại.
Các thành phần.
Thuật ngữ.
Breakables, phần vỏ, phần mở rộng và phần cứng.
Bộ trống có thể được chia thành bốn phần:
Có một số lý do cho sự phân chia này. Khi có nhiều hơn một ban nhạc chơi trong một màn trình diễn, dàn trống thường được coi là một phần của tuyến sau (thiết bị tiết tấu chính ở trên sân khấu, thường bao gồm amply trầm và dương cầm) và được chia sẻ giữa hoặc trong số các tay trống. Thông thường, hành động "quảng cáo" chính sẽ cung cấp trống, vì chúng được trả nhiều hơn, có thể có thiết bị tốt hơn và trong mọi trường hợp có đặc quyền sử dụng riêng. Dùi trống, trống bẫy và chũm chọe, và đôi khi các thành phần khác, thường được tráo đổi, mỗi tay trống mang theo mình. Thuật ngữ "breakables" trong bối cảnh này đề cập đến bất kỳ thành phần cơ bản nào mà tay trống "khách" dự kiến sẽ mang lại. Những cân nhắc tương tự được áp dụng nếu sử dụng "dàn trống gia đình" (một dàn trống thuộc sở hữu bởi một địa điểm, rất hiếm), ngay cả khi chỉ có một ban nhạc tại buổi biểu diễn.
Trống bẫy và chũm chọe là cốt lõi của các "breakables", vì chúng là các thành phần đặc biệt quan trọng và riêng biệt của dàn trống tiêu chuẩn.
Những điều tương tự cũng được áp dụng cho bàn đạp trống trầm, nhưng không phải lúc nào cũng được coi là "breakables", đặc biệt nếu thời gian di rời từ ban nhạc này tới ban nhạc kia là rất hạn chế. Trao đổi trống bẫy trong dàn có thể được thực hiện rất nhanh chóng. Việc thay thế chũm chọe trên giá đỡ mất nhiều thời gian hơn, nhất là khi đa số chũm chọe dễ hỏng do lắp sai, vì vậy nhiều tay trống thích tự mang giá đỡ chũm chọe.
Trống.
Trống trầm.
Trống trầm (hay "trống đá") cung cấp một nền âm liên tục và thay đổi theo nhịp điệu. Trống trầm là loại trống có cao độ trầm nhất, cung cấp nhịp cơ bản hoặc yếu tố thời gian với các mẫu xung cơ bản. Một số tay trống có thể sử dụng hai hay nhiều trống trầm, cũng có thể sử dụng một bàn đạp đôi với một trống trầm. Trống trầm đôi là kỹ thuật quan trọng trong thể loại nhạc heavy metal. Sử dụng bàn đạp trống trầm đôi cho phép tay trống chơi trống trầm đơn như trống trầm đôi, tiết kiệm không gian trong khu vực thu âm và giảm thời gian/công sức trong quá trình lắp đặt & vận chuyển.
Trống bẫy.
Trống bẫy là "trái tim" của dàn trống, đặc biệt là trong nhạc rock, do tiện ích của nó mang lại nhịp nặng. Khi được áp dụng theo phong cách này, nó cung cấp các tiết tấu mạnh mẽ, được chơi bằng tay trái (nếu thuận tay phải) và cả xương sống cho nhiều fill. Âm thanh đặc biệt của nó có thể được quy thành giường của dây bẫy cứng giữ dưới sức căng cho tới mặt dưới của đầu trống dưới. Khi các dây cứng được "gắn kết" (giữ dưới sức căng), chúng sẽ rung lên với lớp da trống (đầu bẫy) phía trên, tạo ra âm thanh ù ù, nảy âm, cùng với âm thanh của dùi đập vào đầu đập.
Trống đúp da.
Trống đúp da, hay gọi tắt là "toms", là trống không có bẫy và được chơi bằng dùi (hoặc bất kỳ công cụ nào mà phong cách chơi nhạc yêu cầu), và có số lượng lớn nhất trong hầu hết các dàn trống. Nó cung cấp phần lớn của hầu hết các fill và độc tấu.
Chúng gồm:
Các trống nhỏ nhất và lớn nhất không có bẫy, trống đúp da ống và trống chiêng, đôi khi cũng được coi là trống đúp da (toms). Việc đặt tên cho các cấu hình phổ biến (bốn phần, năm phần, v.v.) phần lớn là phản ánh số lượng trống đúp da, vì chỉ có các trống được tính theo quy ước, và tất cả các cấu hình này đều chứa một trống bẫy và một hoặc nhiều trống trầm, (mặc dù không thường xuyên sử dụng 2 trống trầm tiêu chuẩn hóa) sự cân bằng thường ở các trống đúp da.
Những trống khác.
Trống đúp da ống là các trống đúp da nhỏ được thiết kế để sử dụng trong một dàn trống, mở rộng phạm vi trống đúp da trong cao độ, chủ yếu bằng độ sâu của chúng; cũng như đường kính (thường là 6 inch). Trống đúp da ống thương hiệu Pearl được gọi là "trống đúp da tên lửa"; các nhạc cụ còn được gọi là toms ống.
Trống định âm được chỉnh âm cao hơn nhiều so với các trống đúp da có cùng đường kính, và thường được chơi bằng những loại dùi nhẹ, mỏng, không thon. Chúng có đầu tương đối mỏng và tông màu rất khác so với trống đúp da, nhưng được một số tay trống sử dụng để mở rộng phạm vi trống đúp da lên trên. Ngoài ra, chúng có thể được trang bị đầu trống đúp da và chỉnh âm như các trống đúp da hòa nhạc.Trống định âm tấn công và trống định âm tí hon là loại có đường kính được giảm đi để sử dụng trong dàn trống, đường kính nhỏ hơn cho phép các đầu dày hơn cung cấp cùng độ căng. Chúng có thể thấy trong các thể loại nhạc của năm 2010 và trong các hình thức truyền thống hơn của nhạc Latin, nhạc reggae và nhiều phong cách âm nhạc thế giới. Trống định âm cũng được sử dụng bởi tay trống Led Zeppelin John Bonham. Trống cồng là một phần mở rộng hiếm hoi trong dàn trống. Trống có thể gắn một đầu xuất hiện tương tự như trống trầm (kích thước đường kính khoảng 20 - 24 inch), nhưng có cùng ứng dụng với trống đúp da sàn. Tương tự, hầu hết các bộ gõ trống tay không thể tương thích với dùi trống mà không có nguy cơ làm hỏng đầu trống, vì nó không được bảo vệ bởi vành trống kim loại, như trống bẫy hay trống đúp da. Để có thể sử dụng trong dàn trống, chúng phải được gắn đầu trống kim loại và chơi bằng dùi một cách cẩn thận, hoặc chơi bằng tay.
Chũm chọe.
Trong hầu hết các dàn trống và bộ gõ đều quan trọng như chính dàn trống. Các thành ngữ lâu đời nhất trong âm nhạc là chũm chọe, và được sử dụng trong suốt thời Cận Đông cổ đại, rất sớm trong thời kỳ đồ đồng. Chũm chọe có mối liên hệ mật thiết nhất với ngành thủ công của Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó Zildjian (nghĩa là "thợ rèn chũm chọe") đã tập trung sản xuất chúng từ năm 1623.
Gói chũm chọe cho người mới thường chứa bốn chũm chọe: Một chũm chọe to, một chũm chọe trung và một đôi hi-hat. Một số gói chỉ chứa ba chũm chọe, sử dụng một chũm chọe to/trung thay vì chũm chọe to riêng và chũm chọe trung riêng.
Hầu hết các tay trống mở rộng điều này bằng cách bổ sung thêm một chũm chọe trung, một chũm chọe nhỏ, một chũm chọe Hoa/nhỏ; hoặc thậm chí tất cả những loại kể trên.
Chũm chọe to.
Chũm chọe to thường được dùng để giữ một mô hình nhịp điệu không đổi, mỗi nhịp hoặc liên tục hơn, như âm nhạc yêu cầu. Công trình phát triển kỹ thuật chũm chọe to này được ghi nhận cho Baby Dodds.
Hầu hết các tay trống đều có một chũm chọe to chính duy nhất, nằm gần tay phải của họ trong tầm với, vì nó được chơi rất thường xuyên, thường có kích cỡ 20 inch, tuy nhiên loại có đường kính 16 - 24 cũng không ít.
Hi-hat.
Các chũm chọe hi-hat (hay "hats") bao gồm hai chũm chọe được đặt đối diện nhau trên một cột kim loại với hai chân hỗ trợ gấp giữ, cho một trụ hỗ trợ rỗng đứng lên. Giống như trống trầm, hi-hat có bàn đạp. Chũm chọe dưới được cố định tại chỗ. Chũm chọe trên được gắn trên một cực mỏng, bằng một ly hợp được chèn vào xi lanh đứng chũm chọe rỗng. Các cực mỏng được kết nối với một bàn đạp. Khi nhấn bàn đạp xuống, một cơ chế làm cho cực mỏng di chuyển xuống, khiến chũm chọe trên di chuyển. Khi bàn chân được nhấc ra khỏi bàn đạp, chũm chọe phía trên được nhấc lên bởi cơ chế lò xo của bàn đạp. Những chiếc hi-hat phát ra âm thanh bằng cách đánh vào các chũm chọe bằng một (hoặc hai dùi) hoặc chỉ bằng cách mở & đóng các chũm chọe bằng bàn đạp. Khả năng tạo ra nhịp điệu trên những chiếc hi-hat chỉ với chân cho phép người chơi trống sử dụng cả hai dùi trên những chiếc trống hoặc chũm chọe khác. Các âm thanh khác nhau có thể được tạo ra bằng cách nhấn "hi-hat mở" (bàn đạp không bị đè xuống, tạo ra âm thanh ồn ào có biệt danh là "hi-hat cẩu thả") hoặc âm thanh "hi-hat đóng" sắc nét (với bàn đạp được đè xuống).
Một hiệu ứng độc đáo tạo ra bằng cách đánh một chiếc hi-hat mở (nghĩa là trong đó hai chũm chọe không chạm vào nhau) và sau đó đóng các chũm chọe lại bằng bàn đạp; hiệu ứng này được sử dụng rộng rãi trong vũ trường và nhạc funk. Hi-hat có chức năng tương tự như chũm chọe to. Cả hai hiếm khi được chơi liên tục trong thời gian dài cùng một lúc, nhưng cái này hay cái kia được sử dụng để giữ nhịp điệu chuyển động nhanh hơn (ví dụ, nốt thứ 16) trong phần lớn thời lượng của một bài hát. Những chiếc hi-hat được chơi bằng dùi phải của một tay trống thuận tay phải. Thay đổi giữa chũm chọe to và hi-hat, hoặc giữa một trong hai và âm thanh "nạc" hơn, thường không được sử dụng để đánh dấu sự thay đổi từ một đoạn này sang đoạn khác, ví dụ; để phân biệt giữa một câu thơ và điệp khúc.
Chũm chọe trung.
Các chũm chọe trung thường là điểm đánh dấu mạnh nhất trong dàn, đánh dấu khúc cao trào, mục hát, thay đổi then chốt của tâm trạng và hiệu ứng. Một chũm chọe trung thường đi kèm với một cú đạp vào bàn đạp trống trầm. Nó cung cấp một âm thanh đầy đủ hơn và là một kỹ thuật được giáo dục khá phổ biến
Trong các dàn trống nhỏ, nhạc jazz với âm lượng rất lớn, có thể chơi chũm chọe với kỹ thuật và âm thanh của một chũm chọe trung. Một số hi-hat cũng sẽ tạo ra âm của chũm chọẹ trung, đặc biệt là những hi-hat mỏng. Ở mức âm lượng thấp, tạo ra một âm chũm chọe trung tốt từ một chũm chọe không đặc biệt phù hợp với nó là một nghệ thuật tay nghề cao. Ngoài ra, chũm chọe trung/to và to/trung chuyên dụng được thiết kế đặc biệt để kết hợp cả hai chức năng.
Chũm chọe khác.
Chũm chọe hiệu ứng.
Tất cả các loại chũm chọe trừ chũm chọe to, hi-hat và trung/nhỏ thường được gọi là chũm chọe hiệu ứng khi dùng trong dàn trống, mặc dù đây là một cách gọi không cổ điển hoặc thông tục, nhưng nó đã trở thành tiêu chuẩn hóa. Hầu hết các dàn trống mở rộng đều sở hữu một hoặc nhiều chũm chọe nhỏ và ít nhất một chũm chọe Hoa. Các nhà sản xuất chũm chọe sản xuất các gói mở rộng chũm chọe bao gồm một chũm chọe nhỏ và một chũm chọe Hoa, hoặc hiếm hơn là một chũm chọe trung thứ hai, một chũm chọe nhỏ và một chũm chọe Hoa, để có thể phù hợp với gói khởi đầu của họ là chũm chọe to, trung và hi-hat. Tuy nhiên, bất kỳ tổ hợp lựa chọn nào kể trên cũng có thể tìm thấy trên thị trường.
Một số chũm chọe có thể được coi là hiệu ứng trong một số dàn trống nhưng "cơ bản" trong một tập hợp các thành phần khác. Chũm chọe trung Ozone có cùng mục đích với một chiếc chũm chọe trung tiêu chuẩn, nhưng lại được coi là chũm chọe hiệu ứng do độ hiếm của chúng và các lỗ khoét vào chúng, mang đến âm thanh trầm hơn, vang hơn.
Chũm chọe nhấn.
Bất kỳ loại chũm chọe nào được dùng để cung cấp dấu nhấn đặt trên một nốt thay vì một mẫu hoặc cảm giác (groove) thông thường đều được gọi là chũm chọe nhấn. Mặc dù bất kỳ chũm chọe nào cũng có thể được sử dụng để cung cấp một dấu nhấn, thuật ngữ này được áp dụng chính xác hơn cho các chũm chọe mà mục đích chính là cung cấp một dấu nhấn. Chũm chọe nhấn gồm chũm chọe hòa âm, chũm chọe chuông nhỏ, v.v.
Chũm chọe âm lượng thấp.
Chũm chọe âm lượng thấp là một loại chũm chọe đặc biệt được sản xuất để tạo ra âm lượng nhỏ hơn khoảng 80% so với chũm chọe thông thường. Toàn bộ bề mặt của chũm chọe được đục lỗ. Những tay trống sử dụng chũm chọe âm lượng thấp để chơi ở các địa điểm nhỏ như quán cà phê hoặc trong các không gian mà họ muốn chơi trống một cách yên tĩnh (ví dụ, một tứ tấu nhạc jazz chơi ở nhà thờ). Ngoài ra, chũm chọe âm lượng thấp được sử dụng để giảm âm lượng trống trong khi luyện tập, dành cho những tay trống đang cố gắng tránh làm phiền hàng xóm.
Các nhạc cụ khác.
Các nhạc cụ khác thường được kết hợp vào dàn trống, gồm:
Xem thêm Dàn trống mở rộng dưới đây.
Trống điện tử được sử dụng cho nhều mục đích khác nhau. Một số tay trống sử dụng trống điện tử để chơi ở những địa điểm nhỏ như quán cà phê và nhà thờ, nơi có âm lượng rất thấp cho ban nhạc. Vì trống điện tử hoàn toàn không tạo ra bất kỳ âm thanh nào (ngoài âm thanh tĩnh của dùi đánh vào các tấm cảm biến), tất cả các âm thanh trống đều đến từ bộ khuếch đại bàn phím hoặc hệ thống PA; như vậy, âm lượng của trống điện tử có thể thấp hơn nhiều so với một dàn âm hưởng. Một số tay trống sử dụng trống điện tử làm công cụ luyện tập, bởi vì chúng có thể nghe bằng tai nghe, cho phép một tay trống tập luyện tại căn hộ hoặc giữa đêm khuya mà không làm phiền người khác. Một số tay trống sử dụng trống điện tử để tận dụng dải âm thanh khổng lồ mà các mô-đun trống hiện đại có thể tạo ra, bao gồm các âm thanh được lấy mẫu từ trống thật, chũm chọe và nhạc cụ gõ (cả các nhạc cụ không thể chơi được trong buổi biểu diễn nhỏ, như cồng chiêng hoặc chuông ống), đến âm thanh điện tử và âm tổng hợp (synthesize), bao gồm cả âm thanh không đến từ nhạc cụ như sóng biển.
Một dàn trống điện tử hoàn toàn cũng dễ kiểm tra âm thanh hơn trống âm hưởng vì mô-đun trống điện tử có các cấp độ mà tay trống đã đặt sẵn trong phòng tập của mình; Ngược lại, khi một dàn trống âm hưởng được kiểm tra âm thanh, hầu hết các trống và chũm chọe cần phải được thu vào mic và từng mic phải được kiểm tra bởi tay trống, giai điệu và cân bằng tiếng của nó được điều chỉnh bởi kỹ sư âm thanh. Đồng thời, ngay cả sau khi tất cả các mic trống và mic chũm chọe riêng lẻ được kiểm tra âm thanh, kỹ sư cần lắng nghe tay trống chơi một cảm giác (groove) tiêu chuẩn, để kiểm tra xem sự cân bằng giữa các nhạc cụ đã phù hợp chưa. Cuối cùng, kỹ sư cần thiết lập một hỗn hợp màn hình cho tay trống để nghe nhạc cụ của anh ta, các nhạc cụ khác và giọng hát của phần còn lại của ban nhạc. Với một dàn trống điện tử, nhiều bước trong số này có thể được giản lược đi.
Việc sử dụng thiết bị trống điện tử của tay trống có thể từ việc bổ sung một miếng đệm điện tử vào một dàn trống âm hưởng (ví dụ, để có thể sử dụng âm thanh của một nhạc cụ không có sẵn, chẳng hạn như một cái chiêng lớn), cho đến việc sử dụng cả hỗn hợp trống/chũm chọe âm hưởng lẫn các miếng đệm điện tử, để có được một dàn trống âm hưởng trong đó trống và chũm chọe có bộ kích hoạt, có thể dùng để phát ra tiếng trống điện tử và các loại âm thanh khác, để có một dàn trống điện tử độc quyền, được thiết lập với các miếng đệm cao su (hoặc miếng lưới) và "chũm chọe" cao su ở các vị trí tương ứng trong dàn trống thông thường. Một dàn trống điện tử gọn nhẹ hơn nhiều so với một dàn trống âm hưởng và việc lắp đặt cũng dễ dàng hơn. Một trong những nhược điểm của dàn trống điện tử là nó không có "cảm giác" giống như một dàn trống âm hưởng và tiếng trống (ngay cả khi chúng là các mẫu chất lượng cao) có thể không có được âm thanh như trống âm hưởng.
Đệm trống điện tử là bộ điều khiển hiệu suất MIDI được sử dụng rộng rãi thứ hai chỉ sau bàn phím điện tử. Bộ điều khiển trống có thể được tích hợp sẵn trong máy trống, chúng có thể là bề mặt điều khiển độc lập (ví dụ như miếng đệm trống cao su) hoặc chúng có thể mô phỏng giao diện của các bộ gõ âm hưởng. Các miếng đệm được tích hợp trong máy trống thường quá nhỏ và dễ vỡ để chơi bằng dùi, nên chúng thường được chơi bằng tay. Các miếng đệm trống chuyên dụng như Roland Octapad hoặc DrumKAT chơi được bằng tay hoặc bằng dùi, thường được thiết kế giống với hình thức của dàn trống. Ngoài ra còn có bộ điều khiển bộ gõ như đàn tăng rung kiểu MalletKAT, và Don Buchla 's Marimba Lumina.
Ngoài việc cung cấp một giải pháp thay thế cho dàn trống âm hưởng (acoustic) thông thường, trống điện tử cũng có thể được kết hợp vào một dàn trống âm hưởng để bổ sung cho nó. Bộ kích hoạt MIDI cũng có thể được cài đặt vào trống âm hưởng và bộ gõ. Các miếng đệm có khả năng kích hoạt thiết bị MIDI có thể được tự chế từ cảm biến áp điện và miếng đệm thực hành (hoặc miếng cao su xốp) khác.
Điều này có thể thực hiện theo hai phương pháp sau:
Trong cả hai trường hợp, một bộ điều khiển điện tử (mô-đun âm thanh, hay "não") với âm thanh trống được lấy mẫu hay mô hình hoặc tổng hợp (synthesize) phù hợp, thiết bị khuếch đại (hệ thống PA, bàn phím, v.v.) và loa theo dõi sân khấu cần thiết cho tay trống (và thành viên ban nhạc cùng khán giả khác) để nghe những âm thanh được tạo ra bằng điện tử (xem bộ trống kích hoạt).
Một miếng đệm kích hoạt chứa tối đa là 4 cảm biến độc lập, mỗi cảm biến có khả năng gửi thông tin mô tả thời gian và cường độ của một cú đánh vào mô-đun trống (não). Một miếng đệm hình tròn có thể chỉ có duy nhất một cảm biến để kích hoạt, nhưng một miếng đệm hay chũm chọe cao su có hình chũm chọe trong năm 2016 thường sẽ chứa hai cảm biến; một cho phần thân và một cho chuông ở trung tâm chũm chọe, và là một bộ kích hoạt chũm chọe (cymbal choke) nhằm cho phép tay trống tạo ra hiệu ứng này.
Cảm biến kích hoạt chủ yếu được dùng để thay thế cho tiếng trống âm hưởng, nhưng chúng cũng có thể được sử dụng một cách hiệu quả với dàn trống âm hưởng để bổ sung âm thanh của nhạc cụ cho nhu cầu của chương trình. Ví dụ, trong một buổi biểu diễn trực tiếp trong một không gian khó khăn cho âm thanh, một bộ kích hoạt có thể đặt trên mỗi trống hoặc chũm chọe và được dùng để kích hoạt âm thanh tương tự trên mô-đun trống. Những âm thanh này sau đó sẽ được khuếch đại qua hệ thống PA để khán giả có thể nghe thấy chúng, chúng có thể được khuếch đại đến bất kỳ mức nào.
Bản thân tiếng trống và chũm chọe điện tử được nghe bởi tay trống, có thể là các nhạc sĩ khác ở gần, nhưng ngay cả như vậy, hệ thống gập lại (màn hình âm thanh) thường được cung cấp từ âm thanh điện tử thay vì âm thanh âm hưởng sống động. Các trống có thể được làm ẩm mạnh (được tạo ra để cộng hưởng ít hơn hoặc giảm âm thanh), và điều chỉnh, thậm chí chất lượng của chúng ít quan trọng hơn trong kịch bản sau. Theo cách này, đa số không khí của buổi biểu diễn trực tiếp được giữ lại ở một địa điểm lớn, nhưng không có một số vấn đề liên quan đến trống hoàn toàn được khuếch đại bằng micro. Kích hoạt và cảm biến cũng có thể được sử dụng tích hợp với micro thông thường. Nếu một số thành phần của dàn trống tỏ ra khó "bắt chước" hơn các dàn khác (ví dụ: trống đúp da thấp phát ra tiếng "bùng nổ" quá mức), các bộ kích hoạt chỉ có thể được sử dụng cho các nhạc cụ khó hơn, cân bằng âm thanh của tay trống trong ban nhạc.
Mặt khác, các miếng đệm kích hoạt và các trống khi được triển khai trong thiết lập trống thông thường, chủ yếu sử dụng để tạo ra tiếng mà một dàn trống âm hưởng không có. Bất kỳ âm thanh nào có thể được lấy mẫu hay ghi âm đều có thể phát khi đánh vào đệm, bằng cách gán âm thanh đã ghi cho các kích hoạt cụ thể. Các bản ghi âm hay mẫu chó sủa, còi báo động, kính vỡ và bản ghi âm thanh nổi của máy bay đang cất hạ cánh đều đã được sử dụng. Cùng với âm thanh tạo ra bằng điện tử một cách rõ ràng hơn, có tiếng nói của con người hoặc các phần bài hát, thậm chí âm thanh phim hoặc video hay hình ảnh kỹ thuật số (tùy thuộc vào thiết bị được sử dụng) cũng có thể được phát và kích hoạt bởi trống điện tử.
Trống ảo.
Trống ảo là một loại phần mềm âm thanh mô phỏng âm thanh của bộ trống sử dụng âm thanh bộ trống tổng hợp hoặc mẫu kỹ thuật số của tiếng trống âm hưởng. Các sản phẩm phần mềm trống khác nhau cung cấp chức năng ghi âm, khả năng lựa chọn từ một số bộ trống âm hưởng đặc biệt (ví dụ như jazz, rock, metal), cũng như chức năng kết hợp các bài hát khác nhau vào phiên. Một số phần mềm cho máy tính cá nhân cũng có thể biến bất kỳ bề mặt cứng nào thành bộ trống ảo chỉ với duy nhất một micrô.
"Phần cứng" là tên gọi các giá đỡ kim loại hỗ trợ cho trống, chũm chọe và các nhạc cụ gõ khác. Nói chung, thuật ngữ này cũng gồm cả bàn đạp hi-hat và bàn đạp trống trầm, và ghế trống.
Phần cứng được mang theo cùng với gậy và các phụ kiện khác trong hộp bẫy và bao gồm:
Nhiều giá đỡ có thể được thay thế bằng giá trống, hữu ích với các bộ trống lớn.
Những tay trống thường lắp đặt phần cứng trống riêng trên sân khấu và điều chỉnh sao cho họ cảm thấy thoải mái khi chơi. Các ban nhạc trong chuyến lưu diễn thường sẽ có một kỹ sư trống, người biết cách thiết lập phần cứng và nhạc cụ của tay trống ở vị trí và bố cục mà tay trống mong muốn.
Cấu hình trống phổ biến.
Dàn trống được phân loại theo số lượng trống, trừ các loại chũm chọe và các nhạc cụ khác. Trống bẫy, trống đúp da và trống trầm luôn được tính; trừ các loại trống khác như trống đúp da ống.
Theo truyền thống, ở Mỹ và Anh, kích thước trống được biểu thị bằng "độ sâu x đường kính", inch, nhưng nhiều nhà sản xuất trống đã bắt đầu thể hiện kích thước của chúng theo "đường kính x sâu" ; với inch. Ví dụ, một chiếc trống đúp da treo có đường kính 12 inch, sâu 8 inch sẽ được Tama mô tả là 8 inch × 12 inch, nhưng Pearl sẽ mô tả nó là 12 inch × 8 inch, và một chiếc trống Ludwig có đường kính tiêu chuẩn sâu 5 inch là 5-inch × 14 inch, trong khi nhà sản xuất hàng đầu của Anh cung cấp các kích thước tương tự như: trống bẫy 14 inch × 5 inch. Các kích thước của trống và chũm chọe đưa ra dưới đây sẽ là một ví dụ điển hình. Sẽ có sự khác nhau giữa các tay trống. Nếu có trường hợp không có kích thước được đưa ra thì đó là vì có quá nhiều sự đa dạng để xác định kích thước điển hình.
Ba phần.
Một dàn trống ba phần là dàn cơ bản nhất. Một bộ ba phần thông thường bao gồm trống trầm, trống bẫy đường kính 14", hi-hat 12" 14", một trống đúp da treo đường kính 12", sâu 8" 9" và một chũm chọe treo khoảng 14" - 18", cả hai đều được gắn trên trống trầm. Những dàn kiểu này phổ biến trong những năm 1950 và 1960 và vẫn đang được sử dụng trong thập niên 2010 trong các ban nhạc khiêu vũ nhỏ. Đây là cấu hình trống phổ biến cho các dàn trống được bán thông qua dịch vụ đặt hàng qua thư, cả với trống và chũm chọe có kích thước nhỏ hơn dành cho trẻ em.
Bốn phần.
Một dàn bốn phần là phiên bản mở rộng của dàn ba phần, bổ sung thêm một trống đúp da treo thứ hai gắn trên trống trầm (điển hình là tay trống Chris Frantz của ban nhạc Talking Heads) hoặc bổ sung thêm một trống đúp da sàn. Trong một vài trường hợp, một chũm chọe khác cũng được bổ sung vào, vì vậy sẽ có chũm chọe to và trung riêng biệt, trên hai giá đỡ, hoặc chũm chọe to gắn trên trống trầm ở tay phải của tay trống và chũm chọe trung trên một giá đỡ riêng biệt. Kích thước chũm chọe tiêu chuẩn là chũm chọe trung 16" và chũm chọe to 18" – 20", trong đó phổ biến nhất là 20".
Bốn phần với trống đúp da sàn.
Khi một trống đúp da sàn được bổ sung vào để tạo thành một dàn bốn phần, trống đúp da sàn thường có kích cỡ 14" (cho nhạc jazz) và 16". Cấu hình trống này thường phổ biến trong nhạc jazz và rock. Những tay trống điển hình trong loạị này bao gồm Ringo Starr trong ban nhạc The Beatles, Mitch Mitchell trong ban nhạc Jimi Hendrix Experience và John Barbata trong ban nhạc Turtles. Với nhạc jazz, việc sử dụng chũm chọe to được chú trọng hơn, việc thiếu trống đúp da treo thứ hai trong bộ bốn phần cho phép chũm chọe được đặt gần tay trống hơn, giúp chúng trở nên dễ chơi hơn.
Bốn phần với hai trống đúp da treo.
Nếu sử dụng trống đúp da treo thứ hai, thì nó có đường kính 10" và sâu 8" để hợp nhất, hoặc đường kính 13" và sâu hơn 1 inch so với trống đúp da có đường kính 12". Nếu không, trống đúp da treo đường kính 14" sẽ được thêm vào 12", cả hai đều sâu 8". Trong mọi trường hợp, cả hai trống đúp da được gắn trên trống trầm với kích thước nhỏ hơn trong hai cỡ nhỏ hơn bên cạnh hi-hat (ở bên trái đối với những tay trống thuận tay phải). Những dàn trống này đặc biệt hữu ích cho các địa điểm nhỏ, nơi mà không gian bị hạn chế, chẳng hạn như quán cà phê, sảnh khách sạn, quán rượu, v.v.
Năm phần.
Bộ năm mảnh là bộ đầy đủ cấp nhập cảnh và cấu hình phổ biến nhất trên tất cả các phong cách và thể loại. Nó thêm một tom thứ ba vào trống bass / trống snare / hai bộ toms, tạo thành ba toms. Một bộ hợp hạch thông thường sẽ thêm một tom 14 ", tom sàn hoặc tom treo trên giá đỡ bên phải của trống bass, trong cả hai trường hợp, tạo ra các dòng tom 10", 12 "và 14". Có ba toms cho phép người chơi trống có một âm thanh thấp, trung bình và tom cao hơn, cho phép họ có nhiều lựa chọn hơn cho việc lấp đầy và solo.
Các dàn khác thường sẽ có các trống đúp da treo 12" và 13" cộng với trống đúp da treo 14" trên giá đỡ, trống đúp da sàn 14" hoặc trống đúp da sàn 16". Trong những năm 2010, nó rất phổ biến khi có các trống đúp da treo 10" và 12", với trống đúp da sàn 16". Cấu hình này thường được gọi là thiết lập lai. Trống trầm thường có đường kính 22", nhưng dàn trống rock có thể sử dụng loại 24", fusion là 20" và jazz là 18", trong các ban nhạc lớn còn lên đến 26". Một chũm chọe trung thứ hai cũng khá phổ biến, thường là loại 1 - 2 inch lớn hơn hoặc nhỏ hơn 16". Một ban nhạc lớn có thể sử dụng các chũm chọe trung lên đến 20" và chũm chọe to lên đến 24" hay 26". Một dàn trống rock cũng có thể thay thế một chũm chọe hi-hat hoặc chũm chọe to lớn hơn, thường là 22" cho chũm chọe to và 15" cho hi-hat.
Hầu hết các dàn năm phần cũng có một hoặc nhiều chũm chọe hiệu ứng. Bổ sung các loại chũm chọe ngoài cấu hình chũm chọe to, hi-hat và chũm chọe trung đòi hỏi nhiều chân đỡ hơn, trừ các gói phần cứng trống tiêu chuẩn. Vì vậy, nhiều dàn trống đắt tiền cho các tay trống chuyên nghiệp được bán với rất ít hoặc thậm chí không có phần cứng để cho phép tay trống chọn chân đỡ và cả bàn đạp trống trầmmà anh ta thích. Ở một thái cực khác, nhiều dàn trống rẻ tiền cho người mới được bán dưới dạng một dàn năm phần hoàn chỉnh cùng với hai chân đỡ chữm chọe, một chiếc ghế đẩu và một cặp dùi trống 5A. Trong những năm 2010, dàn trống kỹ thuật số thường được cung cấp trong một dàn năm phần, thường là với một bộ kích hoạt chũm chọe trung bằng nhựa và một bộ kích hoạt chũm chọe trung. Trống điện tử hoàn toàn không tạo ra bất kỳ âm thanh âm hưởng nào ngoài tiếng gõ nhẹ vào dùi trên đầu nhựa hoặc cao su. Các miếng đệm kích hoạt được nối với một mô-đun synth hoặc bộ lấy mẫu.
Dàn trống nhỏ.
Nếu tất cả trống đúp da được lược bỏ đi, hoặc trống trầm được thay thế bằng một bộ đập hoạt động bằng bàn đạp ở lớp da dưới cùng của trống đúp da sàn và các trống đúp da treo bị lược bỏ, kết quả sẽ là một dàn "cocktail" hai phần. Những dàn trống như vậy đặc biệt được ưa chuộng trong các thể loại âm nhạc như trad jazz, bebop, rockabilly và jump blues. Một số dàn trống rock và dàn dành cho người mới lược bỏ đi chân đỡ đỡ hi-hat. Trong nhạc rock, tay trống sẽ đứng khi chơi thay vì ngồi.
Mặc dù các dàn trống này nhỏ hơn so với các loại dàn trống khác, bản thân trống thường vẫn có kích thước bình thường nhất, hoặc thậm chí lớn hơn trong trường hợp có cả trống trầm. Những dàn trống sử dụng các loại trống nhỏ hơn trong cả cấu hình trống nhỏ hơn hay lớn hơn cũng được sản xuất cho các mục đích sử dụng cụ thể, chẳng hạn như dàn trống "boutique" được thiết kế để giảm tác động trực quan mà các dàn lớn tạo ra hoặc do hạn chế không gian trong quán cà phê, dàn trống "du lịch" để giảm khối lượng hành lý và dàn trống cơ sở cho các tay trống trẻ. Trống nhỏ hơn có xu hướng yên tĩnh hơn, phù hợp với các địa điểm nhỏ hơn, và nhiều dàn như vậy cải tiến điều này với việc "bóp nghẹt" thêm, cho phép thực hành một cách yên tĩnh nhất hoặc thậm chí im lặng hoàn toàn trong phòng khách sạn hoặc phòng ngủ.
Dàn trống mở rộng.
Xem thêm các nhạc cụ âm hưởng khác ở trên. Một phần mở rộng linh hoạt khác ngày càng trở nên phổ biến là việc tích hợp một số trống điện tử trong dàn trống thông thường.
Các tiện ích mở rộng ít phổ biến hơn nhưng không dành riêng cho các dàn trống lớn gồm:
Phụ kiện.
Dùi trống.
Dùi truyền thống được làm từ gỗ (đặc biệt là gỗ phong, gỗ mại châu và gỗ sồi), tuy nhiên kim loại và sợi các-bon cũng được dùng cho các dùi trống cao cấp trên thị trường. Các dùi trống gỗ nguyên mẫu được thiết kế chủ yếu để sử dụng với trống bẫy. Dùi trống có nhiều thiết kế đầu dùi; 7N là một loại dùi trống jazz phổ biến có đầu bằng ni-lông, 5B là một loại dùi gỗ thông thường, 5B nặng hơn 7N nhưng có cấu hình tương tự và là tiêu chuẩn chung cho người mới bắt đầu. Số nằm trong khoảng từ 1 (nặng nhất) đến 10 (nhẹ nhất).
Ý nghĩa của cả số và chữ khác nhau tùy theo nhà sản xuất và một số dùi trống không được mô tả bằng hệ thống này, chỉ được gọi là "Smooth Jazz" (7N hoặc 9N) hoặc "Speed Rock" (2B hoặc 3B). Nhiều tay trống nổi tiếng ưa chuộng những dùi trống được thiết kế theo sở thích đặc biệt của họ và được bán dưới chữ ký của họ.
Bên cạnh dùi trống, người chơi trống cũng sẽ sử dụng dùi cọ và rute trong nhạc jazz và những dòng nhạc nhẹ nhàng. Ngoài ra, các "máy đập" khác như vồ bánh xe (cartwheel mallet) (được biết đến với bộ trống là "dùi mềm") cũng có. Không có gì lạ khi những tay trống rock sử dụng "sai" đầu (mông) của dùi để có âm nặng hơn; một số nhà sản xuất sản xuất dùi trống không đầu với hai đầu mông.
Một chiếc túi đựng dùi trống (stick bag) là phương pháp tiêu chuẩn để một tay trống mang dùi trống đến buổi biểu diễn trực tiếp. Để dễ dàng sử dụng, túi đựng dùi thường được gắn ở bên cạnh trống đúp da sàn, trong tầm tay của tay trống thuận tay phải.
Trống bịt.
Trống bịt là một loại mute (thiết bị lắp vào một nhạc cụ để thay đổi âm thanh tạo ra) có thể làm giảm tiếng chuông, tần số âm thanh bùng nổ hoặc âm lượng tổng thể trên trống bẫy, trông trầm hoặc trống đúp da. Điều khiển chuông rất hữu ích trong phòng thu, khi mà tần số không mong muốn có thể bị xung đột với các nhạc cụ khác. Có các thiết bị bóp nghẹt bên trong và bên ngoài, tương ứng nằm ở bên trong hoặc bên ngoài của mặt trống. Các loại ống giảm âm phổ biến bao gồm vòng đệm, băng keo và các phương pháp ngẫu hứng, chẳng hạn như đặt ví gần rìa đầu. Một số tay trống hòa âm tiếng trống bằng cách đặt một miếng vải lên trên mặt trống.
Trống bẫy và trống đúp da: Cách điển hình để phối một trống bẫy hoặc trống đúp da là đặt một vật thể lên cạnh ngoài của mặt trống. Một mảnh vải, ví hoặc vòng làm bằng màng polyester là những vật phổ biến. Bên cạnh đó, các nút giảm âm bên ngoài cũng hoạt động theo nguyên tắc tương tự. Bộ giảm âm bên trong nằm bên trong mặt trống thường được chế tạo gắn liền với trống, nhưng bị coi là kém hiệu quả hơn so với bộ giảm âm bên ngoài, vì chúng làm giảm đi âm thanh ban đầu, thay vì chỉ đơn giản là làm giảm độ bền của nó.
Trống trầm: Giảm âm trầm bằng các kỹ thuật bóp âm tương tự như trống bẫy, nhưng trống trầm trong dàn trống thường được bóp nghẹt hơn bằng cách thêm gối, túi ngủ hoặc một miếng mềm khác vào bên trong trống, giữa hai đầu. Cắt một lỗ nhỏ trên đầu cộng hưởng cũng có thể tạo ra nhiều âm thanh bị bóp nghẹt hơn và cho phép thao tác với việc bóp nghẹt bên trong. Đệm Evans EQ đặt một miếng đệm vào đầu đập và khi đánh, miếng đệm di chuyển khỏi đầu trong giây lát, sau đó quay trở lại để tựa vào đầu, do đó làm giảm độ bền mà không bị nghẹn âm.
Bộ giảm thanh và tắt tiếng: Một loại bộ giảm âm trống khác là một miếng cao su vừa với toàn bộ mặt trống hoặc chũm chọe. Nó làm gián đoạn tiếp xúc giữa dùi và đầu làm giảm âm thanh hơn nữa. Chúng thường được sử dụng trong các thiết lập trống phục vụ việc thực hành.
Chũm chọe: Thường được giảm thanh bằng tay, để giảm độ ngân vang hoặc âm lượng của tiếng chuông (ví dụ, kỹ thuật sặc chũm chọe là một phần quan trọng của trống metal). Chũm chọe cũng có thể được giảm thanh bằng các vòng cao su đặc biệt hoặc với các phương pháp tự làm như sử dụng băng keo.
Một số công ty với các sản phẩm bịt:
Lịch sử: Trống bịt thường xuất hiện trong các tang lễ, chẳng hạn như tang lễ của Tổng thống John F. Kennedy và Victoria của Anh. Việc sử dụng trống bịt đã được mô tả bởi những nhà thơ như Henry Wadsworth Longfellow, John Mayne và Theodore O'Hara. Trống cũng đã được sử dụng cho mục đích trị liệu và học tập, chẳng hạn như khi một tay trống có kinh nghiệm sẽ ngồi với một số học sinh và đến cuối phiên, tất cả đều thư giãn và chơi những nhịp điệu phức tạp.
Phụ kiện giữ dùi trống.
Có nhiều loại phụ kiện giữ dùi khác nhau, bao gồm cả loại túi có thể được gắn vào trống và giá đỡ kiểu vỏ có góc, giữ được một cặp dùi.
Sizzler.
Sizzler là một chuỗi kim loại được treo trên một chũm chọe, tạo ra âm thanh kim loại đặc biệt khi chũm chọe được đánh Sử dụng một sizzler là sự thay thế (mà không cần làm hại chũm chọe) cho việc phải khoan lỗ trên chũm chọe và đặt đinh tán kim loại vào các lỗ. Một lợi ích khác của việc sử dụng chuỗi sizzler là nó có thể được gỡ ra và chũm chọe sẽ trở lại âm thanh bình thường (ngược lại, một chũm chọe với đinh tán sẽ phải tháo các đinh tán ra).
Một số sizzler có tay quay cho phép các chuỗi nhanh chóng được nâng lên từ chũm chọe, hoặc hạ nó xuống, cho phép sử dụng hiệu ứng đặc biệt cho một số bài hát.
Vỏ.
Ba loại vỏ bảo vệ là phổ biến cho dàn trống:
Như với các nhạc cụ khác, sự kết hợp của vỏ cứng với lớp đệm luôn là phương pháp bảo vệ tốt nhất.
Micro.
Micro (hay "mic") được sử dụng với dàn trống để thu âm trống và chũm chọe để ghi âm hoặc thu âm dàn trống để có thể khuếch đại qua hệ thống PA hoặc hệ thống tăng cường âm thanh. Trong khi hầu hết các tay trống sử dụng micro và khuếch đại trong các chương trình trực tiếp vào những năm 2010, để các kỹ sư âm thanh có thể điều chỉnh và cân bằng mức độ của trống và chũm chọe, một số ban nhạc chơi các thể loại âm nhạc yên tĩnh hơn và chơi ở các địa điểm nhỏ như quán cà phê, nơi không có khuếch đại mic hay PA. Các nhóm nhạc jazz nhỏ như tứ tấu jazz hoặc bộ ba đàn phím điện tử chơi trong một quán bar nhỏ thường sẽ chỉ sử dụng trống âm hưởng. Tất nhiên, nếu cùng một nhóm nhạc jazz nhỏ chơi trên sân khấu của một lễ hội nhạc jazz lớn, trống sẽ được lắp mic để chúng có thể được điều chỉnh trong hỗn hợp hệ thống âm thanh. Một cách tiếp cận giữa mặt đất được sử dụng bởi một số ban nhạc chơi ở những địa điểm nhỏ; họ không lắp mic ở mỗi trống và chũm chọe, mà chỉ mic chỉ các nhạc cụ mà kỹ sư âm thanh muốn điều khiển trong bản phối, chẳng hạn như trống trầm và trống bẫy.
Trong một số phong cách âm nhạc, tay trống sử dụng hiệu ứng điện tử trên trống, chẳng hạn như các cổng tiếng ồn riêng để tắt tiếng micrô đính kèm, khi mà tín hiệu ở dưới mức âm lượng ngưỡng. Điều này cho phép kỹ sư âm thanh sử dụng âm lượng tổng thể cao hơn cho dàn trống bằng cách giảm số lượng micrô "hoạt động" có thể tạo ra phản hồi không mong muốn bất cứ lúc nào. Khi một dàn trống hoàn toàn được điều chỉnh và khuếch đại thông qua hệ thống tăng cường âm thanh, tay trống hoặc kỹ sư âm thanh có thể thêm các hiệu ứng điện tử khác vào âm thanh trống, chẳng hạn như hồi âm hoặc độ trễ kỹ thuật số.
Một số tay trống tới các địa điểm với bộ trống của họ, sử dụng mic và mic đứng được cung cấp bởi kỹ sư âm thanh của địa điểm đó. Những tay trống khác mang tất cả các mic của họ, hoặc các mic được chọn (ví dụ: mic trống trầm chất lượng tốt và mic tốt cho trống bẫy) để đảm bảo rằng họ có mic chất lượng tốt cho mỗi chương trình. Micro được cung cấp bởi các quán bả và CLB đêm đôi khi có thể ở trong tình trạng không đạt tiêu chuẩn, do tần suất sử dụng quá cao.
Màn hình.
Các trống sử dụng trống điện tử, máy trống hoặc bộ dụng cụ điện âm lai (pha trộn giữa trống âm hưởng và chũm chọe truyền thống với các miếng đệm điện tử) thường sử dụng loa màn hình, bộ khuếch đại bàn phím hoặc thậm chí là một hệ thống PA nhỏ để nghe âm thanh trống điện tử. Ngay cả một tay trống chơi trống âm hưởng hoàn toàn có thể sử dụng loa màn hình để nghe tiếng trống của anh ta, đặc biệt nếu anh ta đang chơi trong một ban nhạc rock hoặc metal lớn, nơi có âm lượng lớn trên sân khấu từ các ngăn guitar rất lớn và mạnh mẽ. Vì dàn trống sử dụng trống trầm sâu, tay trống thường được đưa cho một thùng loa lớn với loa siêu trầm 15" để giúp họ theo dõi âm thanh trống trầm (cùng với loa màn hình toàn dải để nghe phần còn lại của dàn). Một số kỹ sư âm thanh và tay trống ưa chuộng hệ thống rung điện tử hơn, thông thường được gọi là "máy lắc mông" hoặc "máy ném ngai vàng" để theo dõi trống trầm, vì điều này làm giảm âm lượng sân khấu. Với một "shaker mông", "tiếng đập" của mỗi tiếng trống trầm gây ra rung động trong phân trống; bằng cách này, tay trống sẽ "cảm thấy" nhịp của họ ở phía sau, thay vì nghe thấy nó.
Thiết bị trống trầm.
Một số phụ kiện được thiết kế cho trống trầm (còn được gọi là "kick drum"). Các ống có cổng cho trống trầm có sẵn để tận dụng thiết kế loa phản xạ âm trầm, trong đó một cổng đã được điều chỉnh (lỗ và ống được đo cẩn thận) được đặt trong thùng loa để cải thiện phản hồi âm trầm ở tần số thấp nhất. Các bản vá đầu trống trầm có sẵn giúp bảo vệ đầu trống khỏi tác động của máy đập nỉ. Gối trống trầm là túi vải có chất độn hoặc nhồi được sử dụng để thay đổi âm sắc hoặc cộng hưởng của trống trầm. Một sự thay thế rẻ tiền hơn để sử dụng gối trống trầm chuyên dụng là sử dụng túi ngủ cũ.
Găng tay.
Một số tay trống đeo găng tay trống đặc biệt để cải thiện độ bám của dùi khi họ chơi. Găng tay trống thường có bề mặt kẹp có kết cấu được làm từ vật liệu tổng hợp, cao su và lưới hoặc lỗ thông hơi trên các bộ phận của găng tay không được sử dụng để giữ dùi nhằm tạo cảm giác thông thoáng.
Màn hình trống.
Trong một số phong cách hoặc cài đặt trống, chẳng hạn như CLB nhạc đồng quê hoặc nhà thờ, địa điểm nhỏ hoặc khi ghi âm trực tiếp, tay trống có thể sử dụng "màn hình trống" trong suốt hoặc thủy tinh hữu cơ (còn được gọi là "khiên trống") để làm giảm âm lượng trên sân khấu của trống. Một màn hình bao quanh hoàn toàn bộ trống được gọi là "buồng trống". Trong các ứng dụng âm thanh trực tiếp, tấm chắn trống được sử dụng để kỹ sư âm thanh có thể kiểm soát tiếng trống nhiều hơn mà khán giả nghe qua hỗn hợp hệ thống PA hoặc để giảm âm lượng tổng thể của trống, như một cách để giảm âm lượng tổng thể của ban nhạc trong địa điểm. Trong một số phòng thu âm, vách ngăn bằng bọt và vải được sử dụng bổ sung. Điểm hạn chế của các tấm vách ngăn bằng bọt và vải là tay trống không thể quan sát được những thành viên khác trong ban nhạc, nhà sản xuất thu âm hay kỹ sư âm thanh.
Thảm.
Các tay trống thường mang một tấm thảm đến các địa điểm biểu diễn để ngăn trống trầm và đế hi-hat khỏi "bò" (dịch chuyển) trên một bề mặt trơn trượt từ đầu trống đập vào trống trầm. Thảm cũng làm giảm tiếng vang ngắn, và giúp ngăn ngừa thiệt hại cho sàn. Trong các chương trình mà nhiều tay trống sẽ mang dàn trống của họ lên sân khấu vào ban đêm, thông thường tay trống sẽ đánh dấu vị trí của khán đài và bàn đạp của họ bằng băng keo, cho phép định vị dàn trống ở vị trí quen thuộc nhanh hơn. Trống trầm và đế hi-hat thường có gai có thể thu vào để giúp chúng bám chặt các bề mặt như thảm, hoặc đứng yên (trên bề mặt cứng) bằng chân cao su.
Thiết bị luyện tập.
Trống sử dụng nhiều phụ kiện khi luyện tập, như bộ đếm nhịp để phát triển cảm giác xung ổn định, đệm bịt trống được sử dụng để giảm thanh cho trống khi thực hành hay miếng đệm thực hành được đặt trên đùi, trên chân hoặc gắn trên giá đỡ, dùng để thực hành gần như im lặng với dùi trống. Một dàn miếng đệm thực hành có thể được lắp đặt để mô phỏng toàn bộ dàn trống được gọi là dàn luyện tập. Trong những năm 2010, phần lớn chúng được thay thế bằng trống điện tử, có thể nghe bằng tai nghe để thực hành yên tĩnh và dàn trống có đầu lưới không âm.
Thiết bị điều chỉnh.
Tay trống sử dụng khóa trống để điều chỉnh trống và điều chỉnh một số phần cứng trống. Bên cạnh các loại trống cơ bản (cờ lê có tay cầm chữ T) còn có các công cụ điều chỉnh khác. Các khóa trống cơ bản được chia thành ba loại cho phép chỉnh ba loại vít điều chỉnh trên trống: hình vuông (phổ biến nhất), có rãnh và hình lục giác. Cờ lê kiểu Ratchet cho phép trống có độ căng cao được điều chỉnh dễ dàng. Khóa xoay (sử dụng khớp nối bóng) cho phép thay đổi đầu nhanh chóng. Ngoài ra, đồng hồ đo sức căng có thể được đặt trên đầu trống giúp tay trống dễ dàng chỉnh trống tới các mức độ chính xác và phù hợp. Trống có thể điều chỉnh trống "bằng tai" hoặc sử dụng bộ chỉnh trống kỹ thuật số, "đo áp suất nhĩ" trên mặt trống để cung cấp mức độ điều chỉnh chính xác vào những năm 2010.
Ký hiệu.
Nhạc trống được ghi trong ký hiệu âm nhạc (được gọi là "bộ phận trống"), được học và chơi bằng tai, ngẫu hứng hoặc kết hợp một số hoặc cả ba phương pháp này. Các tay trống nhạc sĩ phiên chuyên nghiệp và các tay trống ban nhạc lớn thường được yêu cầu đọc các phần trống. Phần trống thường được viết trên một khuông nhạc năm dòng tiêu chuẩn. Vào năm 2016, một "khóa của bộ gõ" đặc biệt được sử dụng, trong khi trước đó, khóa của âm trầm được sử dụng. Tuy nhiên, ngay cả khi âm trầm hoặc không có khóa của âm nhạc được sử dụng, mỗi dòng và không gian được gán với một nhạc cụ của dàn, thay vì âm vực. Trong nhạc jazz, nhạc truyền thống, nhạc dân gian, nhạc rock và nhạc pop, tay trống được mong đợi có thể học các bài hát bằng tai (từ bản ghi âm hoặc từ một nhạc sĩ khác đang chơi hoặc hát bài hát) và ứng biến. Mức độ ngẫu hứng khác nhau trong các phong cách khác nhau. Những tay trống hợp nhất nhạc jazz và jazz có thể có những bản độc tấu ngẫu hứng dài trong mỗi bài hát. Trong nhạc rock và blues, cũng có những bản độc tấu trong một số bài hát, mặc dù chúng có xu hướng ngắn hơn so với những bản jazz. Những người chơi trống trong tất cả các phong cách âm nhạc phổ biến và âm nhạc truyền thống dự kiến sẽ có thể ứng biến các phần đệm cho các bài hát, một khi chúng được nói về thể loại hoặc phong cách (ví dụ: shuffle, ballad, blues).
Ghi âm.
Trên các phương tiện ghi âm ban đầu (cho đến năm 1925 ) như xi lanh sáp và đĩa than được khắc bằng kim khắc, cân bằng âm thanh có nghĩa là các nhạc sĩ phải được chuyển trở lại phòng. Trống thường được đặt xa khỏi còi (một phần của bộ chuyển đổi cơ học) để giảm độ méo âm.
Trong những năm 2020, các phần trống trong nhiều phong cách âm nhạc phổ biến thường được thu âm tách biệt với các nhạc cụ và ca sĩ khác, bằng cách sử dụng các kỹ thuật ghi âm multi-track. Sau khi trống được thu âm, các nhạc cụ khác (guitar đệm, dương cầm, v.v.) và sau đó giọng hát sẽ được bổ sung vào. Để đảm bảo rằng nhịp độ trống có sự nhất quán trong kiểu ghi âm này, tay trống thường chơi cùng với một đoạn nhịp (một loại máy tạo nhịp kỹ thuật số) trong tai nghe. Như vậy, khả năng chơi chính xác cùng với đường nhịp đã trở thành một kỹ năng quan trọng đối với các tay trống chuyên nghiệp.
Các nhà sản xuất trống.
Các nhà sản xuất sử dụng định dạng truyền thống của Mỹ trong danh mục của họ bao gồm:
Những NSX sử dụng thước đo của châu Âu trong đường kính x chiều sâu gồm: | 1 | null |
Chiến dịch Kaunas (28 tháng 7 - 28 tháng 8 năm 1944) là một chiến dịch quân sự diễn ra trong Chiến tranh Xô-Đức thuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, do Hồng quân Liên Xô tổ chức nhằm tấn công vào quân đội Đức Quốc xã. Lực lượng tham gia chiến dịch là Phương diện quân Byelorussia 3 của đại tướng I. D. Chernyakhovsky. Kết thúc chiến dịch, quân đội Liên Xô đã giải phóng thành phố Kaunas, phá vỡ tấm bình phong che mặt Đông Phổ và tạo điều kiện cho các đợt tấn công về sau của Liên Xô vào khu vực này.
Binh lực và kế hoạch.
Quân đội Liên Xô.
Sau khi hoàn thành chiến dịch Vilnius, các tập đoàn quân thuộc Phương diện quân Byelorussia 3 (số 3, 5, 31, 33, 39, cận vệ số 11, xe tăng cận vệ số 5 và không quân số 1) tiếp tục hành tiến đến bờ sông Nieman trong nửa cuối tháng 7, vừa liên tục chống trả sự kháng cự quyết liệt của quân Đức vừa chuẩn bị cho đợt tấn công kế tiếp. Mục tiêu không gì khác chính là thành phố Kaunas, chốt trấn thủ quan trọng nhất án ngữ con đường tiến đến Đông Phổ. Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh Tối cao Liên Xô đã ra lệnh cho Phương diện quân phải tấn công Kaunas không muộn hơn ngày 1 hay 2 tháng 8 bằng hai mũi vu hồi: mũi tấn công của tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 5 từ phía Bắc và từ phía Nam là các tập đoàn quân số 5 và 33. Sau đó Phương diện quân sẽ tiến đến biên giới Đông Phổ vào ngày 10 tháng 8 và chuyển sang phòng ngự chuẩn bị cho các đợt tấn công mới vào Đông Phổ.
Trước mặt quân đội Liên Xô là các đơn vị thuộc Tập đoàn quân số 3 và 4 vừa mới được tái tổ chức của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm (Đức). Theo ước tính của quân đội Liên Xô, vào cuối tháng 7 quân Đức tập trung 10 sư đoàn bộ binh, 2 sư đoàn xe tăng, 2 lữ đoàn bộ binh và 30 trung đoàn, tiểu đoàn độc lập. Do đối mặt trước một lực lượng mạnh, chỉ sau khi thanh toán xong mục tiêu Vilnius, Phương diện quân Byelorussia 3 mới tập trung đủ binh lực để tiến đánh Kaunas.
Quân đội Đức Quốc xã.
Một phần của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm (tư lệnh: Thống chế Walter Model)
Giống như với tuyến phòng ngự song song tại Belostock ở phía Nam, tại khu vực Kaunas thống chế Walter Model áp dụng chiến thuật kìm chân quân đội Liên Xô dựa trên các đơn vị sẵn có để các đơn vị tuyến sau có thời gian thiết lập một dải phòng ngự vững chắc và liên tục. Trên thực tế tại Kaunas quân Đức đã tập trung một lực lượng rất lớn (10 sư đoàn bộ binh, 2 sư đoàn xe tăng, 2 lữ đoàn bộ binh và 30 trung đoàn, tiểu đoàn độc lập), tuy nhiên phần nhiều trong số này là đám tàn quân chạy thoát khỏi các "chảo lửa" trong hai giai đoạn đầu tiên của chiến dịch Bagration..
Diễn biến.
Ngày 28 tháng 7, toàn bộ Phương diện quân Byelorussia 3 đồng loạt nổ súng tiến công và đến cuối ngày 29 quân đội Liên Xô đã đột phá sâu 5–17 cây số. Đến ngày 30 tháng 7, các phòng tuyến của Đức tại sông Nieman lần lượt sụp đổ. Quân đoàn xe tăng cận vệ số 2 thuộc tập đoàn quân số 33 được tung vào cửa đột phá và nhanh chóng tiến thẳng đến Vilkaviškis đe dọa bao vây quân Đức tại Kaunas. Trước nguy cơ bị hợp vây, quân Đức buộc phải tổ chức rút lui khỏi thành phố. Tận dụng thành quả của quân đoàn xe tăng, tập đoàn quân số 33 lập tức tấn công và giải phóng thành phố Vilkaviškis vào ngày 31 tháng 7, đánh chiếm nhà ga xe lửa tại Mariampolė (Marijampole) cùng ngày. Trong khi đó, tập đoàn quân số 5 đột phá vào nội đô Kaunasa và đến sáng ngày 1 tháng 8 đã giải phóng thành phố này. Tổng cộng cho đến đầu tháng 8 Phương diện quân Byelorussia 3 đã đột phá sâu 50 cây số, mở rộng cửa đột phá đến 230 cây số và giải phóng hơn 900 làng mạc, thành phố, thị trấn.
Tuy nhiên, càng tiến gần đến Đông Phổ, sức kháng cự của quân Đức càng tăng lên, gây nhiều thiệt hại cho các mũi tấn công Liên Xô. Tuyến tiếp tế bị kéo dài, đạn dược cạn dần, thương vong càng lúc càng tăng buộc Phương diện quân phải ngừng các cuộc tấn công. Đồng thời, quân Đức tại khu vực bắt đầu kéo quân tăng viện tới và tổ chức phản công. Từ ngày 9 tháng 8, các sư đoàn bộ binh số 1, sư đoàn thiết giáp số 5 và sư đoàn thiết giáp xung kích "Đại Đức" đã tổ chức phản kích mạnh ở phía Tây và Tây Nam Kaunas, tại một số khu vực đã đẩy lui tập đoàn quân số 33 (Liên Xô). Vào giữa tháng 8, một trung đoàn của quân đội Liên Xô bị tấn công và bao vây tại gần Raseiniai, tuy nhiên quân đội Liên Xô đã phá vây thành công. Sau nhiều ngày kịch chiến, cuối cùng quân đội Liên Xô đã đánh bại các cuộc phản kích của quân Đức, tiến sâu thêm 30-50 cây số và dần dần tiếp cận tuyến phía Tây Raseiniai và Kybartai - Suwałki, chỉ còn cách biên giới Đông Phổ vài cây số. Sự hiện diện của quân đội Liên Xô gần Đông Phổ đã gây ra tình trạng hỗn loạn ở khu vực này. Người đứng đầu Đảng ủy Đảng phát xít ở Đông Phổ là Erich Koch đã cố trấn an người dân tuy nhiên ông ta vẫn không ngăn được việc người dân bắt đầu tìm cách chạy trốn khỏi Đông Phổ.
Dù vậy, ngày 29 tháng 8, trước việc Phương diện quân Byelorussia 3 đã hao tổn nhiều sau các chiến dịch tấn công liên tục, Đại bản doanh đã ban hành chỉ thị yêu cầu Phương diện quân chuyển sang phòng ngự để nghỉ ngơi, củng cố và bổ sung binh lực chuẩn bị cho các cuộc tiến công sắp tới. Đến đây nhiệm vụ của Phương diện quân Byelorussia 3 trong chiến dịch Bagration đã kết thúc.
Kết quả.
Sau một tháng chiến đấu quyết liệt, Phương diện quân Byelorussia 3 đã giải phóng thành phố Kaunas - bức tường án ngữ con đường vào Đông Phổ và tiến sát đến biên giới khu vực này, tạo điều kiện cho các cuộc tấn công của Phương diện quân vào Đông Phổ. | 1 | null |
Vũ Quốc Uy (1920 - 1994) là nhà hoạt động cách mạng trong lĩnh vực văn hóa, cán bộ Việt Minh, đảng viên Đảng Dân chủ Việt Nam, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tại Thành phố Hải phòng năm 1945, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời TP Hải phòng năm 1945, Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính Thành phố Hải phòng năm 1946 và năm 1955, Quyền Chủ nhiệm Ủy ban Liên lạc Văn hóa với nước ngoài trong những năm kháng chiến chống Mỹ.
Xuất thân.
Vũ Quốc Uy được sinh ra trong một gia đình trí thức nhỏ trong tỉnh Nam Định.
Lúc nhỏ Vũ Quốc Uy đã may mắn học tập tại trường Thành Chung Nam Định, sớm cảm nhạy cảm với đời sống văn hóa và nghệ thuật của tuổi trẻ đô thị. Anh sớm muốn "để mở một tiệm sách nhỏ và tự do đọc những cuốn sách mới".
Từ năm 1937 Vũ Quốc Uy tham gia phong trào học sinh dân chủ, đã bắt đầu nghiên cứu triết học duy vật biện chứng và văn học cách mạng vô sản. Với trái tim đầy nhiệt huyết, Vũ Quốc Uy say mê đọc những tác phẩm văn học Xô Viết như Người mẹ của Gooc ki, Thép tôi đã thế đấy của Ốt Trốt Ki và học thuộc nhiều bài thơ Tố Hữu.
Hoạt động nhóm Văn hóa Cứu quốc.
Trong những năm 1940 Vũ Quốc Uy làm Thư ký ở Phủ Toàn quyền Đông Dương tại Hà Nội. Tuy nhiên ông hoạt động trong phong trào văn hóa cách mạng với bí danh Liên. Để tạo vỏ bọc hoạt động ông thuê nhà của một kiều dân Pháp tại 125 phố Phó Đức Chính gần hồ Trúc Bạch, Hà Nội.
Mùa thu năm 1943, ông cùng nhà viết kịch Học Phi cùng thành lập ra Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam , thành viên của Mặt trận Việt Minh. Tại Hà Nội tổ Văn hóa cứu quốc đầu tiên được thành lập gồm có ông và các nhà văn Như Phong, Tô Hoài hoạt động dưới sự chỉ đạo của ông Lê Quang Đạo, Bí thư Thành ủy Hà Nội. Bên cạnh đó ông còn tham gia hoạt động của Đảng Dân chủ Việt Nam.
Do tích cực hoạt động trong lĩnh vực văn hóa và chính trị, Vũ Quốc Uy bị mật thám Pháp bắt về Nam Định và bị quản thúc vào năm 1944.
Tháng Tư năm 1945, ông thoát khỏi bị quản thúc tại gia và dự định lên Việt Bắc, nhưng đã được điều động đến Hải Phòng, Kiến An hoạt động cùng với các đồng chí Nguyễn Dương Lâm, Hạ Bá Cang.
Ngày 9 tháng 3 năm 1945 Nhật đảo chính Pháp, trao quyền quản lý một số thành phố cho Chính phủ Trần Trọng Kim. Luật sư Vũ Trọng Khánh được cử làm Thị trưởng Hải phòng.
Lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền ở Hải phòng.
Sau khi tham gia trong cuộc nổi dậy ở Hà Nội ngày 19 tháng 8, Vũ Quốc Uy lại một lần nữa giao nhiệm vụ khởi nghĩa ở Hải Phòng và tập hợp các lực lượng chính trị giành chính quyền.
Ngày 19/8/1945, khi Hà Nội tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi, ở Hải Phòng vẫn chưa thấy động tĩnh gì, ông bồn chồn suốt đêm. Sáng sớm ngày 20/8, ông tìm gặp Nguyễn Văn Trân, Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ, rồi về ngay Hải Phòng.
Chập tối ngày 20/8/1945, về tới thành phố cảng, quên cả mệt và đói ông đã đi gặp ngay đồng chí Nguyễn Kim Tuấn (tức Nguyễn Mạnh Ái, sau này làm Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc TP Hải Phòng), người cán bộ chủ chốt của phong trào Việt Minh Hải Phòng. Hai người bàn ngay việc thi hành lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hải Phòng. Ông đã liên hệ ngay với Thị trưởng Vũ Trọng Khánh để thống nhất hành động.
Đêm 21/8/1945, ông đến nhà ông Vũ Trọng Khánh ở số 9 ngõ Thuận Thái, đường Cát Dài, làm việc đến 3 giờ sáng, bàn kế hoạch chuyển giao chính quyền…".Cả hai bên cùng đi đến quyết định khởi nghĩa vào sáng 23/8/1945. Mọi việc được tiến hành đúng như kế hoạch.
Sáng 23/8/1945, Hải Phòng giành chính quyền thắng lợi trọn vẹn. Trong cuộc mít tinh mừng thắng lợi tại Quảng trường Nhà hát thành phố với hơn một vạn quần chúng tham dự Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời thành phố Hải Phòng do ông Vũ Quốc Uy làm Chủ tịch ra mắt đồng bào, luật sư Vũ Trọng Khánh là uỷ viên hành chính.
Ông và các đảng viên khác bắt tay vào việc tổ chức bộ máy chính quyền, xây dựng lực lượng và khối đại đoàn kết toàn dân. Trong thời điểm Tổ quốc ở trong tình thế 'Ngàn cân treo sợi tóc' Vũ Quốc Uy cùng với các đồng chí trong Thành uỷ đã vận dụng tư tưởng Đại đoàn kết toàn dân của Bác Hồ trong mọi công việc lãnh đạo và chỉ đạo hàng ngày, luôn luôn xác định: 'Nhiệm vụ hàng đầu của Thành uỷ chúng tôi là xây dựng được khối đoàn kết toàn dân để đẩy công việc cách mạng ngày càng tiến tới'. Vũ Quốc Uy rất quan tâm xây dựng Thành bộ Hải Phòng Đảng Dân chủ Việt Nam với cương vị là uỷ viên Thành bộ Đảng Dân chủ.
Năm 1946 khi Ủy ban Hành chính Thành phố Hải phòng được thành lập, ông giữ chức Phó chủ tịch. Ông cùng với Bác sĩ Nguyễn Xuân Nguyên Chủ tịch Ủy ban, Bí thư Thành ủy Lê Quang Đạo, Ủy viên phụ trách tuyên truyền Lê Đại Thanh, Chủ sự Ty Liêm phóng Bùi Đình Đổng giải quyết các công việc của thành phố trong những ngày đầu.
Ông giữ cương vị Chủ tịch Ủy ban bảo vệ thành phố cùng các ông Hoàng Tùng, Đinh Thịnh, Nguyễn Văn Kha, Dương Hữu Miên, Trần Thành Ngọ.
Ngày 20.11.1946, Pháp cho đổ bộ hàng ngàn quân lính vào Đà Nẵng, đồng thời nổ súng đánh chiếm Hải Phòng và Lạng Sơn, châm ngòi cho cuộc Chiến tranh Đông Dương. Quân Pháp gặp phải hỏa lực mạnh của lực lượng Việt Minh bảo vệ thành phố. Chiến sự kéo dài cho đến khi người lính Việt Minh cuối cùng rút khỏi chiến trường vào ngày 28 tháng 11. Sau đó việc chỉ huy quân sự được giao cho Dương Hữu Miên.
Năm 1947 sau khi Hải Phòng-Kiến An bước vào kháng chiến chống thực dân Pháp, Vũ Quốc Uy tham gia liên tỉnh ủy Hải-Kiến là một ủy viên thường vụ liên tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên truyền, Giám đốc Trường Chính trị Tô Hiệu. Với cương vị đó, Vũ Quốc Uy cùng với tập thể lãnh đạo nhà trường vượt qua mọi gian khổ ở căn cứ Đèo Voi (Đông Triều - Quảng Yên) và các căn cứ khác mở tại Sơn Động - Bắc Giang đào tạo được hơn 1000 cán bộ, đảng viên, phục vụ cho công cuộc kháng chiến, cho công tác tiếp quản thành phố.
Năm 1954 ông hoạt động báo chí cách mạng tại huyện Thường Tín, ngoại thành Hà nội.
Tiếp quản và Tái thiết Thành phố Hải phòng.
Tháng 4 năm 1955 ông được cử vào làm Ủy viên Ủy ban Quân chính Hải phòng cùng với ông Tô Duy, Hoàng Sâm, Trần Kiên. Ủy ban do ông Đỗ Mười làm Chủ tịch.. Đến tháng 8 cùng năm khi Ủy ban Quân chính đổi thành Ủy ban Hành chính, ông được cử làm Phó Chủ tịch Ủy ban.
Hoạt động văn hóa đối ngoại.
Sau đó, ông chuyển sang công tác đối ngoại, được Chính phủ bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm, sau đó là Quyền Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa đối ngoại trực thuộc Hội đồng Chính phủ đến khi ông nghỉ hưu. Ông cùng làm việc với các ông Phạm Ngọc Thuần, Nguyễn Khắc Viện.
Trong cương vị mới này, Vũ Quốc Uy có quan hệ rộng rãi với nhiều người trong và ngoài nước hoạt động trên lĩnh vực văn hoá, văn nghệ, báo chí. Nhà báo Pháp nổi tiếng Madeleine Riffaud, có một số lần viết thư cho Vũ Quốc Uy viết thư nhờ ông dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt một số bài phóng sự về Việt Nam, Algérie, về nước Pháp (trong tập De Notre Envoyéc Specialy).
Dịch thuật.
Năm 1988, ông dịch tác phẩm Im lặng của biển (Lesilence de la mer) của Veco, Nhà xuất bản Văn học xuất bản. Năm 1986 ông dịch tác phẩm "The quiet American" từ bản tiếng Pháp, lúc đầu mang tựa "Một người Mỹ trầm lặng" do Nhà xuất bản Tác phẩm mới in 1986, sau này Nhà xuất bản Văn Nghệ TP HCM tái bản năm 2001 với tựa đổi lại là "Người Mỹ trầm lặng.
Chủ tịch Hội Tem Việt Nam.
Năm 1960 ông được bầu làm Chủ tịch Hội Tem Việt Nam.. Ông đã cùng các hội viên tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá các lợi ích, ý nghĩa to lớn của sưu tầm tem tới với các cơ quan, tổ chức và mọi tầng lớp nhân dân.
Năm 1961, triển lãm tem Bưu chính Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội bước đầu đã ghi nhận những thành công tuy còn nhiều hạn chế. Năm 1962, Hội Tem Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội Sưu tập tem Thế giới (FIP) chỉ sau 2 năm thành lập. Hội đã cử nhiều đoàn đại biểu sang các nước Đông Âu học hỏi kinh nghiệm, trao đổi, giao lưu và gửi một số bộ tem đi triển lãm với bạn bè quốc tế. Thông qua những con tem, những thông điệp về đất nước, lịch sử, văn hóa, con người Việt Nam đã được bạn bè quốc tế vui mừng đón nhận.
Năm 1976 do sức khỏe yếu, ông thôi không làm Chủ tịch hội. Người kế nhiệm là ông Lê Thành Công, Thứ trưởng Bộ Văn hóa.
Tác phẩm về Hải phòng.
Đối với Đảng bộ và nhân dân thành phố Hải Phòng, Vũ Quốc Uy tự hào về quá trình sống và làm việc tại quê hương mới anh hùng. Với sự tự tin của một quan chức nghệ sĩ, Vũ Quốc Uy viết các cuốn hồi ký như ‘Tôi trở lại Hải Phòng trong cuộc nổi dậy ',' Hành động dưới ánh sáng của nền tảng văn hóa 'và 'Những ngày gian khó ở Đèo Voi'...
Nhân dịp kỷ niệm 30 năm giải phóng Hải Phòng (ngày 13 Tháng Năm 1955 - 13 tháng 5 năm 1985), Vũ Quốc Uy đã viết tập sách có tên là "Bình minh trên sông Cấm" nhớ lại 300 ngày của Hải Phòng đấu tranh chống thực dân Pháp.
Ngày 19 tháng 11 năm 1994, ông mất trong sự tiếc nuối của các đồng chí của ông và nhân dân thành phố Hải Phòng, nơi ông coi là quê hương anh hùng của mình. | 1 | null |
Savoia-Marchetti SM.82 là một loại máy bay vận tải/ném bom của Ý trong Chiến tranh thế giới II. Khoảng 700 chiếc được chế tạo, đưa vào trang bị năm 1940, nó có thể hoạt động như một máy bay ném bom với tải trọng bom lên tới 8.818 lb (4000 kg), nhưng SM.82 được sử dụng rất ít làm máy bay ném bom.
Liên kết ngoài.
<BR> | 1 | null |
Võ Công Tồn (1891-1942) là một nhà chí sĩ cách mạng Việt Nam. Ông cùng với Nguyễn An Ninh được xem là "hai tấm gương lớn về hoạt động cách mạng ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX".
Thân thế.
Ông tên thật là Võ Văn Tồn, sinh năm 1891, tại làng Long Hiệp, tổng Long Hưng Hạ, quận Trung Quận, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc xã Long Hiệp, huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Song thân của ông là ông Võ Văn Suốt và bà Nguyễn Thị Hâm, người gốc Phan Thiết, mưu sinh bằng nghề hát bội, sau đó chuyển vào Nam định cư, khai phá vùng đất mới bên bờ sông Rạch Chanh, làm ruộng tại ấp Cá Trê (nay là ấp Lò Gạch) và xây dựng lò sản xuất gạch ngói. Nhờ lao động, cần cù, việc kinh doanh của gia đình ngày càng phát đạt. Ông Suốt thường dùng lẫm lúa của gia đình làm nơi dạy chữ Nho và Quốc ngữ để mở mang trí tuệ cho con em trong vùng, rất được dân chúng tín nhiệm, từng làm đến chức Hương Cả, vì vậy ông còn được gọi là Cả Suốt.
Thiếu thời.
Cha mẹ Võ Văn Tồn là người hào hiệp, còn ông lại ưa chuộng công bằng chính trực nên ông được cha thay chữ lót ở họ tên, đổi thành Võ Công Tồn. Gia đình giỏi kinh doanh, trọng sự học, nên từ nhỏ ông được cha mẹ thương yêu, chăm sóc và dạy dỗ kỹ lưỡng, tiếp thu được những kiến thức tiến bộ của nền văn hóa phương Tây.
Thuở nhỏ, ông học lớp nhất ("Cours Superieur") ở trường Bến Lức, sau đó học tiếp 6 năm Trung học ở trường nội trú Taberd (Sài Gòn). Tuy nhiên, do là con duy nhất nên ông không học tiếp nữa mà trở về phụng dưỡng song thân và lập gia đình.
Hoạt động trong Thanh niên Cao vọng Đảng và Hội khuyến học Nam Kỳ.
Là người bặt thiệp, chánh trực, lại hâm mộ thể thao, văn nghệ, thích giao du với nhiều người, ông kết thân với nhiều bạn bè, đồng chí có đạo đức, yêu nước, danh tiếng lan ra khắp Nam Kỳ. Khi chí sĩ Nguyễn An Ninh về nước và tổ chức các cuộc diễn thuyết ở Vườn Lài về đạo đức, luân lý Đông, Tây; về tư tưởng văn hóa "dân ước, dân quyền, dân đạo"; ông bắt đầu nhận thức về hành động cứu nước theo con đường cách mạng tư sản dân quyền. Năm 1923, ông gia nhập Thanh niên Cao vọng Đảng, sau này là Hội kín Nguyễn An Ninh. Ông cũng là một trong những mạnh thường quân ủng hộ tài chính cho Nguyễn An Ninh thành lập và duy trì hoạt động tờ báo La Cloche fêlée.
Với tính cách "ưa cải lẻ và ham đấu tranh", trọng công bình chính trực, ông kế thừa uy tín và sự nghiệp của cha, thường đề xuất việc mở ra trường học, bênh vực kẻ yếu và được tiếng "Dân ưa quan ghét". Ông thường được dân chúng cử tham gia chức việc trong làng, lần lượt giữ các chức Hương hào, Xã trưởng, Hương cả.
Năm 1926, ông cùng Trần Huy Liệu mở cuộc vận động đón tiếp Bùi Quang Chiêu từ Pháp về. Đồng thời, ông cũng tích cực quyên góp tiền, cổ động cho đám tang chí sĩ Phan Chu Trinh và là một trong 12 thành viên của Ban tổ chức tang lễ. Vì việc này, ông bị ghi vào sổ bìa đen của chính quyền thực dân Pháp.
Năm 1927, ông tổ chức cho một số thanh niên Gò Đen sang Pháp du học như: Nguyễn Văn Tạo, Phạm Văn Phấn (Cù Là Phấn), Nguyễn Văn Bích, Lại Thành Hưng, Võ Công Phụng (con trai ông),… Đồng thời, ông cũng cổ động, ủng hộ tài chính, tổ chức thành lập chi nhánh "Hội Khuyến học Nam Kỳ" tại Gò Đen và 3 trường học ở Long Hiệp, Long Can, Long Định. Hội có một tủ sách đầy đủ của "Tự lực văn đoàn" và những quyển sách bị chính quyền thực dân cấm lưu hành bấy giờ như của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn An Ninh. Hàng tháng Hội tổ chức mời diễn giả từ Sài Gòn – Chợ Lớn đến, diễn thuyết nhiều đề tài, thu hút được nhiều lớp người trong vùng đến nghe. Mục đích của Hội là tổ chức học tập, nâng cao dân trí, tuyên truyền, thức tỉnh tinh thần quốc gia dân tộc cho quần chúng nhân dân. Cũng trong năm này, ông đem phần lớn tài sản của mình để mua một chiếc tàu của Mỹ về sửa chữa, đặt tên là "Đại phúc kinh", để làm phương tiện vượt biển cho một số thanh niên Nam Bộ sang Quảng Châu (Trung Quốc) tham gia các lớp huấn luyện của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội.
Cuối năm 1927, ông sang Pháp thăm con là Võ Công Phụng. Tại đây, ông đã có những cuộc tiếp xúc với các chí sĩ yêu nước như Nguyễn Văn Tạo, Phan Văn Trường, Nguyễn Văn Trân, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh... Chính quyền Pháp rất lo ngại những cuộc tiếp xúc này, vì vậy, sau khi ông về nước, đã bị chính quyền thực dân Pháp tạm giam tại Sài Gòn 25 ngày, nhưng do không có chứng cứ buộc tội và được gia đình lo lót nên đã thả ông sau đó.
Trở về quê hương, tiếp nhận sản nghiệp từ cha, ông liên cho thực hiện một số cải cách đã được học hỏi ở Pháp như trả thêm lương cho công nhân, thực hiện 8 giờ lao động 1 ngày và tiếp tục ủng hộ tài chính cho các trường học. Tư gia và lò gạch của gia đình ông trở thành nơi huấn luyện cũng như cư trú của nhiều nhà cách mạng.
Tham gia Việt Nam Quốc dân Đảng.
Cuối năm 1928, một số đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng ở Bắc Kỳ được bí mật phái vào Nam để gây dựng cơ sở và thành lập Kỳ bộ Việt Nam Quốc dân Đảng ở Sài Gòn. Được Nguyễn Phương Thảo vận động, ông tham gia quyên góp và trở thành đại diện của Việt Nam Quốc dân Đảng ở Nam Kỳ, dự kiến sẽ là Trưởng ban tuyên truyền của Kỳ bộ.
Tuy nhiên, đến năm 1929, thực dân Pháp truy quét giam cầm hàng loạt thành viên các tổ chức chính trị hoạt động bí mật chống chính quyền thực dân tại Nam Kỳ như Hội kín Nguyễn An Ninh, Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, Đảng Tân Việt, Việt Nam Quốc dân Đảng,… Ông cũng bị bắt và bị đưa ra Tòa đại hình Sài Gòn xét xử cùng với Trần Huy Liệu, Nguyễn Phương Thảo, Hà Thuận Hồng,… Ông bị kết án 5 năm tù vì tội chứa chấp những thành phần "quốc sự", tuy nhiên do lo lót tiền nên bản án của ông giảm xuống còn 18 tháng và bị đày đi Hà Tiên cùng lượt với Nguyễn An Ninh.
Một nhân sĩ ngoài Đảng.
Trong thời gian thụ án, ông và Nguyễn An Ninh có nhiều lần tiếp xúc với những người Cộng sản và dần thể hiện sự tán thành đường lối đấu tranh của họ. Sau khi ra tù, ông về quê củng cố lại hoạt động kinh doanh lò gạch. Bấy giờ, cơ sở sản xuất gạch ngói của ông có trên 300 công nhân, là cơ sở kinh doanh lớn, có ảnh hưởng đến nỗi người dân địa phương không gọi nơi này theo địa danh cũ là ấp Cá Trê, mà gọi bằng tên mới là ấp Lò Gạch.
Mặc dù bị chính quyền thực dân Pháp theo dõi, ông vẫn thường xuyên chu cấp tài chính cho các hoạt động "quốc sự" của những người Cộng sản. Ngày 3 tháng 5 năm 1935, ông ra tranh cử và đắc cử chức Hội đồng địa hạt Chợ Lớn, vì vậy dân chúng còn gọi ông là Hội đồng Tồn. Với địa vị này, ông nhiều lần tìm cách tranh thủ thực hiện "tự do, dân chủ" cho dân chúng Nam Kỳ, ủng hộ Nguyễn An Ninh đăng đàn diễn thuyết về "Quyết định lấy công nông làm nền tảng nhưng có thể bao gồm cả giai cấp tư sản nhằm giành quyền tự quyết dân tộc" và chủ trương "Tiến tới một cuộc đại hội Đông Dương". Ông nhiều lần ủng hộ tài chính và tham gia tích cực trong việc tổ chức dân chúng đi đón và đưa thỉnh nguyện thư như các lần đón Jules Brévié - Toàn quyền Đông Dương, Justin Godart - Thanh tra đặc biệt về tình hình ở Đông Dương, Marius Moutet - Bộ trưởng Thuộc địa... Ông cũng có sự đóng góp rất tích cực về tài chánh cho nhiều tờ báo của Đảng Cộng sản như tờ L’Avant Garde (Tiên Phong), Le Peuple (Dân Chúng), Lao động, Đông Dương tạp chí, Bạn Dân, Thế giới Mới...
Năm 1938, miền Tây Nam Kỳ xảy ra thiên tai lũ lụt lớn, ông cùng các nhà từ thiện, hảo tâm vận động thành lập "Ủy ban cứu tế dân đói Cà Mau", gởi kiến nghị lên Thống đốc Nam Kỳ Michel Pagès đòi giải quyết cứu đói, đồng thời quyên góp cứu trợ ở Cà Mau. Năm 1939, ông tiếp tục đắc cử trong cuộc bầu cử Hội đồng quản hạt thành phố.
Tháng 9 năm 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ ở châu Âu. Ở Đông Dương, nhà cầm quyền Pháp liền tuyên bố thiết quân luật, ráo riết truy lùng, bắt bớ và sát hại các nhà yêu nước và chiến sĩ cách mạng, hòng ngăn ngừa nhân dân Việt vùng lên tự giải phóng mình. Nguyễn An Ninh bị bắt ở ấp Lò Gạch. Một tuần sau, Võ Công Tồn cũng bị bắt về tội chứa chấp Nguyễn An Ninh. Ông bị giam tại Tà Lài cùng với Dương Quang Đông, Trần Văn Giàu, Trần Huy Liệu, Nguyễn Văn Tạo, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Nguyễn, Tô Ký,…
Ngày 16 tháng 4 năm 1940, Tòa tiểu hình Sài Gòn tuyên án gần 100 người, trong đó Võ Công Tồn chịu án 4 năm tù, 10 năm biệt xứ, đày ra Côn Đảo. Ông bị giam ở Banh II, là nơi dành riêng cho các chính trị phạm được liệt vào "nguy hiểm nhất" cùng với Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Phan Khắc Sửu, Trần Ngọc Danh,… Do điều kiện lao tù khắc nghiệt, ông qua đời tại Nhà tù Côn Đảo ngày 16 tháng 6 năm 1942 do bị bệnh kiết lỵ.
Vinh danh.
Nói về Võ Công Tồn, giáo sư Trần Văn Giàu phát biểu: ""Võ Công Tồn cùng với Nguyễn An Ninh là hình ảnh của "núi Hai Vì" hai tấm gương lớn về hoạt động cách mạng ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX"". Do những đóng góp của mình, ngày 4 tháng 6 năm 1986, ông được Hội đồng Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng Huân chương Kháng chiến hạng Ba.
Tên ông được đặt cho một con đường tại tỉnh lỵ Long An (theo quyết định số 2554/QĐ-UB ngày 18/10/1997 của UBND tỉnh Long An). Một số đường phố và trường học tại Long An cũng được mang tên ông.
Khu nhà và lò gạch của gia đình ông được Bộ Văn hóa - Thông tin Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia theo Quyết định 02/2004/QĐ-BVHTT ngày 19 tháng 1 năm 2004.
Hậu duệ.
Năm 1907, ông lập gia đình với bà Đào Thị Nhã, con gái ông Đào Văn Thung - một thầy thuốc nổi tiếng ở ấp Tri Lộc, xã Phước Vân, quận Cần Đước, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc huyện Cần Đước, tỉnh Long An). Ông bà có với nhau nhiều mặt con, nhiều người đều kế tục sự nghiệp của cha. | 1 | null |
Nghiên cứu thị trường (tiếng Anh: "Marketing research") là công tác nhận dạng, lựa chọn, thu thập, phân tích và phổ biến thông tin với mục đích hỗ trợ việc ra quyết định có liên quan đến sự xác định và xử lý những vấn đề và cơ hội trong Marketing (Malhotra, 1996)
Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu tiếp thị và tiếp thị là một chuỗi các hoạt động kinh doanh; đôi khi những hoạt động này được thực hiện một cách không chính thức.
Lĩnh vực nghiên cứu tiếp thị ra đời lâu hơn nhiều so với nghiên cứu thị trường. Mặc dù cả hai đều liên quan đến người tiêu dùng, nhưng nghiên cứu tiếp thị đặc biệt quan tâm đến các quy trình tiếp thị, chẳng hạn như hiệu quả quảng cáo và hiệu quả bán hàng, trong khi nghiên cứu thị trường đặc biệt quan tâm đến thị trường và phân phối. Hai lý giải được đưa ra cho việc nhầm lẫn giữa nghiên cứu thị trường và nghiên cứu tiếp thị là sự tương đồng của các thuật ngữ và nghiên cứu thị trường là một tập con của nghiên cứu tiếp thị. Sự nhầm lẫn càng tăng do các công ty lớn có chuyên môn và thực hành trong cả hai lĩnh vực. | 1 | null |
Shōwa L2D và Nakajima L2D, có định danh: Vận tải Hải quân Shōwa Kiểu 0 và Vận tải Hải quânNakajima Kiểu 0, là các phiên bản chế tạo theo giấy phép ở Nhật của loại Douglas DC-3. L2D là những máy bay vận tải quan trọng nhất của Nhật trong Chiến tranh thế giới II. Quân Đồng minh đặt tên mã cho L2D là Tabby. | 1 | null |
"Say (All I Need)" là bài hát của ban nhạc pop rock người Mỹ OneRepublic. Đây là đĩa đơn thứ ba được phát hành từ album phòng thu đầu tay "Dreaming Out Loud". Đĩa đơn được phát hành ngày 2 tháng 6 năm 2008 ở Anh và 24 tháng 6 năm 2008 ở Mỹ. Ryan Tedder, giọng hát chính của nhóm đã phát biểu rằng "Say (All I Need") là "ca khúc yêu thích của anh trong album." Các thành viên Eddie Fisher, Brent Kutzle, Ryan Tedder đã tham gia vào việc sáng tác bài hát này.
Thông tin.
Tedder đã giải thích về ý nghĩa về bài hát trong một cuộc phỏng vấn, anh nói, "Bài hát nói về việc bạn hạnh phúc với những gì bạn có trong cuộc sống, và không mải chạy theo những gì bạn không có. Cho dù đó là một người nào đó, tình yêu, thành công hay danh tiếng. […] Chúng tôi muốn sáng tác một ca khúc đẹp, ý nghĩa và có thể truyền cảm hứng cho mọi người."
Bài hát được thu âm tại Phòng thu Rocket Carousel ở Culver City bởi nhà sản xuất Greg Wells. Bài hát đã có mặt trong phim truyền hình Mỹ "The Hills" và "Vampire Diaries". Ngày 3 tháng 7 năm 2008, OneRepublic đã biểu diễn trực tiếp ca khúc này trong "So You Think You Can Dance" (mùa 4). Tại Pháp, bài hát đã được thu âm cùng ca sĩ R&B người Pháp Sheryfa Luna dưới tên gọi "Say (À l'infini)".
Video âm nhạc chính thức cho "Say (All I Need)" đã được quay tại Paris, Pháp và do Anthony Mandler đạo diễn.
Xếp hạng.
Vài tháng trước khi đĩa đơn được phát hành chính thức, "Say (All I Need)" đã xuất hiện trên các bảng xếp hạng âm nhạc, dựa vào doanh số tải về sau khi "Dreaming Out Loud" được phát hành. Tháng 11 năm 2007, ca khúc xuất hiện trên "Billboard" Hot Digital Songs ở vị trí 75. Sau khi được phát hành, ca khúc quay trở lại các bảng xếp hạng Billboard, bắt đầu lọt vào các bảng xếp hạng Vương quốc Anh cũng như các quốc gia châu Âu. | 1 | null |
Centralia là một thị trấn ma thuộc quận Columbia, tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ. Nó thuộc một phần của Khu đô thị Bloomsburg thuộc thành phố Berwick, và là đô thị ít dân cư nhất ở bang Pennsylvania. Centralia được bao quanh hoàn toàn bởi thị trấn Conyngham.
Dù từng là một khu định cư có người ở, dân số của thị trấn đã giảm từ hơn 1.000 cư dân vào năm 1980 xuống còn 63 vào năm 1990, sau đó giảm tiếp còn 10 người vào năm 2010, bảy người vào năm 2013 và chỉ còn năm người định cư ở đây vào năm 2017. Đó là hậu quả của vụ cháy mỏ than ở dưới lòng đất từ năm 1962 khi một nhóm lính cứu hỏa đốt rác tại một mỏ than bỏ hoang với mục đích dọn dẹp thị trấn. Trớ trêu là, ngọn lửa bùng cháy dữ dội, lan sâu vào mọi ngóc ngách của mỏ hoang. Đồng thời, ngọn lửa cũng lan rộng, thiêu đốt trong lòng đất, bên dưới các con phố của thị trấn. Đến 20 năm sau đó, ngọn lửa vẫn cháy âm ỉ dưới lòng đất, khi thị trưởng John Coddington đo nhiệt độ của một bể xăng ngầm lên đến 77,8 °C, dẫn đến quyết định lập tức di tản người dân. Ngày nay, những mối nguy hiểm vẫn đang rình rập khắp nơi xung quanh thị trấn Centralia bao gồm các loại khí độc hại, đường phố nứt toác, sụp đổ...
Tất cả các dự án bất động sản còn tồn tại trong quận đã được chính quyền tuyên bố thu hồi vào năm 1992 và bị Liên bang Pennsylvania lên án vì không di tản. Mã bưu điện của Centralia đã bị ngừng dịch vụ bưu chính vào năm 2002. Các quan chức nhà nước và địa phương đã đạt được thỏa thuận với bảy cư dân còn lại vào ngày 29 tháng 10 năm 2013, cho phép họ sống cuộc sống ở đó, sau đó các quyền đối với nhà của họ sẽ được thực hiện thông qua các chính sách công.
Lịch sử.
Lịch sử ban đầu.
Nhiều bộ lạc bản địa người Mỹ ở quận Columbia ngày nay đã bán mảnh đất Centralia cho các môi giới thuộc địa vào năm 1749 với số tiền 500 bảng Anh. Năm 1770, trong quá trình xây dựng đại lộ Reading kéo dài từ Reading đến Fort Augusta (Sunbury ngày nay), những người định cư đã khảo sát và khám phá vùng đất. Một phần lớn của đại lộ Reading được phát triển sau đó là Tuyến 61, đường cao tốc chính ở phía đông và phía nam ra khỏi Centralia.
Năm 1793, Robert Morris, một anh hùng trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ và là người ký Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ, đã sở hữu được một phần ba đất đai thung lũng của Centralia. Khi ông tuyên bố phá sản vào năm 1798, vùng đất này đã được giao cho Ngân hàng Hoa Kỳ. Một thuyền trưởng người Pháp tên là Stephen Girard đã mua mảnh đất của Morris với giá 30.000 đô la Mỹ, bao gồm 68 vùng phía đông của Morris. Ông đã tìm hiểu và biết rằng có than anthracit trong khu vực.
Các mỏ than Centralia phần lớn bị bỏ trước khi xây dựng Đường sắt Mine Run vào năm 1854. Năm 1832, Johnathan Faust đã mở quán rượu Bull's Head ở khu vực được gọi là Roaring Creek; điều này đã mang lại cho thị trấn cái tên đầu tiên, Bull's Head. Năm 1842, đất của Centralia được mua bởi Công ty Sắt và Than núi Locust. Alexander Rae, một kỹ sư khai thác mỏ, chuyển gia đình vào và bắt đầu lập kế hoạch cho một ngôi làng, đặt ra các đường phố và lô đất để phát triển nó. Rae đặt tên thị trấn là Centerville, nhưng vào năm 1865 đã đổi nó thành Centralia vì Bộ Bưu điện Hoa Kỳ đã có một Centerville ở Hạt Schuylkill. Đường sắt Mine Run được xây dựng vào năm 1854 để vận chuyển than ra khỏi thung lũng.
Bắt đầu việc đào mỏ.
Hai mỏ đầu tiên ở Centralia được khai trương vào năm 1856, Mỏ Locust Run và Mỏ than Ridge. Sau đó, đến mỏ Hazeldell Colliery vào năm 1860, Centralia Mine năm 1862 và Continental Mine năm 1863. Continental nằm trên khu đất cũ của Stephen Girard. Chi nhánh từ Đường sắt Thung lũng Lehigh, Đường sắt Lehigh và Mahanoy được xây dựng đến Centralia vào năm 1865; nó cho phép vận chuyển và mở rộng việc bán than của Centralia tới các thị trường ở phía đông Pennsylvania.
Centralia được thành lập như một quận vào năm 1866. Nền kinh tế chính của thị trần là ngành công nghiệp than anthracit. Alexander Rae, người sáng lập thị trấn, đã bị sát hại trong chiếc xe lôi của mình bởi các thành viên xã hội đen Molly Maguires vào ngày 17 tháng 10 năm 1868, trong chuyến đi giữa Centralia và Mount Carmel. Ba người đàn ông cuối cùng đã bị kết án tử hình và bị treo cổ tại quận Bloomsburg, vào ngày 25 tháng 3 năm 1878.
Một số vụ giết người và đốt phá khác cũng xảy ra trong các sự cố bạo lực, vì Centralia là một điểm nóng hoạt động của băng nhóm Molly Maguires trong thập niên 1860 để tổ chức một liên minh thợ mỏ nhằm cải thiện tiền lương và điều kiện làm việc. Một truyền thuyết giữa những người dân địa phương ở Centralia kể rằng Daniel Ignatius McDermott, linh mục Giáo hội Công giáo La Mã đầu tiên gọi Centralia là nhà, đã nguyền rủa vùng đất này để trả thù vì bị ba thành viên của Maguires hành hung vào năm 1869. McDermott nói rằng sẽ có một ngày khi St Nhà thờ Công giáo La Mã Ignatius là cấu trúc duy nhất còn lại ở Centralia. Nhiều thủ lĩnh của Molly Maguires đã bị treo cổ vào năm 1877, chấm dứt tội ác của họ. Truyền thuyết nói rằng một số hậu duệ của Molly Maguires vẫn sống ở Centralia cho đến những năm 1980.
Theo số liệu của điều tra dân số Liên bang, thị trấn Centralia đạt dân số tối đa 2.761 vào năm 1890. Vào thời kỳ đỉnh cao, thị trấn có bảy nhà thờ, năm khách sạn, 27 quán rượu, hai nhà hát, một ngân hàng, một bưu điện, và 14 cửa hàng tổng hợp và tạp hóa. 37 năm sau, việc sản xuất than antraxit đã đạt đến đỉnh cao ở Pennsylvania. Trong những năm tiếp theo, ngành sản xuất này giảm sút, vì nhiều thợ mỏ trẻ từ Centralia đã rời thị trấn để gia nhập quân đội khi Mỹ tham gia Thế chiến thứ I.
Sự sụp đổ thị trường chứng khoán phố Wall năm 1929 dẫn đến việc Công ty than đá thung lũng Lehigh đóng cửa năm mỏ khai thác tại Centralia. Những người khai thác Bootleg tiếp tục khai thác trong một số mỏ bỏ hoang, sử dụng các kỹ thuật như "cướp trụ", nơi các thợ mỏ sẽ khai thác than từ các cột than còn lại trong các mỏ để hỗ trợ cho mái nhà của họ. Điều này gây ra sự sụp đổ của nhiều mỏ hoang, làm phức tạp thêm việc ngăn chặn vụ cháy mỏ năm 1962. Nỗ lực ngăn chặn các mỏ bỏ hoang lan rộng vào các khu vực bị sụp đổ.
Vào năm 1950, Hội đồng Centralia đã giành được quyền đối với tất cả mỏ than antraxit ở Centralia thông qua luật tiểu bang được thông qua năm 1949 cho phép giao dịch. Năm đó, cuộc điều tra dân số liên bang đã đếm được 1.986 cư dân ở Centralia.
Khai thác than tiếp tục ở Centralia cho đến những năm 1960, khi hầu hết các công ty đóng cửa. Khai thác Bootleg tiếp tục cho đến năm 1982, và khai thác kiểu hố và khai thác mỏ lộ thiên vẫn đang hoạt động trong khu vực. Một mỏ hầm lò khoảng ba dặm về phía tây có khoảng 40 người.
Dịch vụ đường sắt kết thúc vào năm 1966. Centralia vận hành khu học chánh của riêng mình, bao gồm các trường tiểu học và một trường trung học. Ngoài ra còn có hai trường phái Công giáo. Đến năm 1980, thị trấn có 1.012 cư dân. 500 hoặc 600 người khác sống gần đó.
Cháy mỏ.
Nguyên nhân.
Các nhà phân tích không đồng ý về nguyên nhân cụ thể của vụ cháy Centralia. Nhà văn David Dekok, tác giả cuốn sách "Lửa trong lòng đất: Bi kịch đang diễn ra của vụ cháy mỏ Centralia" kết luận rằng nó bắt đầu với một nỗ lực để làm sạch bãi rác của thị trấn. Vào tháng 5 năm 1962, Hội đồng Borough Centralia đã thuê năm thành viên của công ty cứu hỏa tình nguyện dọn dẹp bãi rác của thị trấn, nằm trong một hầm khai thác mỏ lộ thiên bị bỏ hoang bên cạnh nghĩa trang Odd Fellows ngay bên ngoài giới hạn của quận. Điều này đã được thực hiện trước Lễ Chiến sĩ trận vong vào những năm trước, khi bãi rác ở một địa điểm khác. Vào ngày 27 tháng 5 năm 1962, những người lính cứu hỏa, như những gì họ làm trong quá khứ, đốt lửa và để nó cháy trong một thời gian. Tuy nhiên, không giống như những năm trước, đám cháy chưa được dập tắt hoàn toàn. Một lỗ hở không được bảo vệ trong hố cho phép lửa đi vào hầm sâu của các mỏ than bị bỏ hoang bên dưới Centralia.
Ngược lại, Joan Quigley nói trong cuốn sách The Day the Earth Caved In (2007) rằng vụ cháy đã bắt đầu vào ngày hôm trước, khi một người thu gom rác đổ tro nóng hoặc than đá từ lò đốt than vào hố rác mở. Bà lưu ý rằng biên bản hội đồng quận từ ngày 4 tháng 6 năm 1962 đã đề cập đến hai vụ cháy tại bãi rác và năm lính cứu hỏa đã gửi các hóa đơn cho việc "chữa cháy tại khu vực bãi rác". Thành phố, theo luật, chịu trách nhiệm lắp đặt một hàng rào đất sét chống cháy giữa mỗi lớp của bãi rác, nhưng không theo kịp tiến độ, khiến hàng rào không hoàn chỉnh. Điều này cho phép than nóng xâm nhập vào khoáng mạch than bên dưới hố và bắt đầu đám cháy ngầm sau đó.
Một giả thuyết khác cho rằng đám cháy Bast Colliery năm 1932 không bao giờ được dập tắt hoàn toàn, và ngọn lửa đó đã lan đến khu vực bãi rác vào năm 1962; tuy nhiên, một công nhân khai thác than tên Frank Jurgill Sr. không tán thành lý luận đó. Jurgill tuyên bố ông ta đã vận hành một mỏ khai thác cùng với anh trai gần bãi rác từ năm 1960 đến 1962. Nếu đám cháy Bast Colliery chưa được dập tắt, hai anh em ông có thể đã bị phong tỏa và chết ngạt bởi các loại khí độc hại qua nhiều đường hầm liên kết trong khu vực.
Hậu quả.
Năm 1979, người dân địa phương nhận thức được quy mô của vấn đề khi một chủ sở hữu trạm xăng, thị trưởng lúc đó là John Coddington, đã nhúng một que thăm vào một trong những bể xăng ngầm của mình để kiểm tra mức nhiên liệu. Khi ông rút nó ra, nó có vẻ nóng. Ông đo nhiệt kế trong bể trên một sợi dây và bị sốc khi phát hiện ra rằng nhiệt độ của xăng trong bể là 172 °F (77,8 °C).
Sự chú ý trên toàn tiểu bang về đám cháy bắt đầu gia tăng, lên đến đỉnh điểm vào năm 1981 khi một cư dân 12 tuổi tên là Todd Domboski rơi xuống hố sụt, sâu 1,2 m, rộng 46 m, bất ngờ xuất hiện dưới chân cậu bé ở sân sau. Anh em họ của cậu, Eric Wolfgang, 14 tuổi, đã kéo Domboski ra khỏi hố và cứu mạng cậu. Luồng hơi nóng bốc lên từ lỗ đã được kiểm tra và phát hiện có chứa hàm lượng carbon monoxit gây chết người.
Mặc dù có bằng chứng vật lý, có thể nhìn thấy về vụ cháy, nhưng những cư dân của Centralia đã chia rẽ cay đắng về câu hỏi liệu đám cháy có gây ra mối đe dọa trực tiếp cho thị trấn hay không. Trong Thảm họa thực sự ở trên mặt đất, Steve Kroll-Smith và Steve Couch đã xác định ít nhất sáu nhóm cộng đồng, mỗi nhóm được tổ chức xung quanh các cách hiểu khác nhau về số lượng và loại rủi ro do hỏa hoạn gây ra. Năm 1983, Quốc hội Hoa Kỳ đã phân bổ hơn 42 triệu đô la cho các nỗ lực tái định cư. Nearly all of the residents accepted the government's buyout offers. More than 1,000 people moved out of the town and 500 structures were demolished. By 1990, the census recorded 63 remaining residents. Gần như tất cả cư dân chấp nhận đề nghị thu hồi lại đất của chính phủ. Hơn 1.000 người di chuyển ra khỏi thị trấn kể từ đó và 500 công trình bị phá hủy. Đến năm 1990, điều tra dân số ghi nhận 63 cư dân còn lại.
Năm 1992, thống đốc bang Pennsylvania Bob Casey đã quyết định thu hồi trên tất cả các nhà cửa còn lại trong quận, đồng thời lên án tất cả những ai còn sinh sống ở đây. Một nỗ lực pháp lý tiếp theo của cư dân để lật ngược tình thế thất bại. Năm 2002, Dịch vụ Bưu chính Hoa Kỳ đã ngừng mã ZIP của Centralia, 17927. Chỉ có 16 ngôi nhà vẫn còn tồn tại vào năm 2006, đã giảm xuống còn 11 vào năm 2009 khi Thống đốc Ed Rendell bắt đầu trục xuất chính thức các cư dân Centralia còn lại. Chỉ còn năm ngôi nhà ở đây vào năm 2010.
Các trận hỏa hoạn của Centralia lan rộng đến ngôi làng Byrnesville, một khoảng cách ngắn về phía nam của thị trấn, và chính quyền yêu cầu nó cũng phải bị bỏ hoang.
Chỉ trích và di cư.
Vài ngôi nhà vẫn còn đứng vững ở Centralia. Hầu hết các tòa nhà bỏ hoang đã bị Cơ quan Tái phát triển Quận Columbia phá hủy hoặc khai hoang. Nhìn thoáng qua, khu vực này dường như là một cánh đồng với nhiều con đường trải nhựa chạy qua. Một số khu vực đang được lấp đầy với rừng tăng trưởng mới. Nhà thờ còn lại ở quận, St. Mary's, tổ chức các dịch vụ hàng tuần vào Chủ nhật. Nó vẫn chưa bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đám cháy. Bốn nghĩa trang của thị trấn, trong đó có một nghĩa trang trên đỉnh đồi có khói bốc lên xung quanh và ở ngoài rìa, vẫn được duy trì trong tình trạng tốt.
Dấu hiệu duy nhất của vụ hỏa hoạn, làm nền tảng cho khoảng 400 mẫu Anh (160 ha) trải dọc theo bốn mặt, là các lỗ thông hơi bằng kim loại tròn thấp ở phía nam của quận. Một số dấu hiệu cảnh báo về hỏa hoạn dưới lòng đất, mặt đất không ổn định và mức độ carbon monoxit nguy hiểm. Khói và hơi nước có thể được nhìn thấy đến từ một phần bị bỏ hoang của đường 61 Pennsylvania, khu vực ngay phía sau nghĩa trang trên đỉnh đồi và các vết nứt khác trên mặt đất nằm rải rác trong khu vực. Tuyến đường 61 đã được sửa chữa nhiều lần cho đến khi nó bị đóng cửa.
Tuyến đường hiện tại trước đây là đường vòng quanh phần bị hư hỏng trong quá trình sửa chữa và trở thành tuyến đường cố định vào năm 1993; gò đất được đặt ở hai đầu của tuyến đường cũ, chặn đường một cách hiệu quả. Giao thông dành cho người đi bộ vẫn có thể tồn tại do một lỗ nhỏ rộng khoảng hai feet ở phía bắc của con đường. Ngọn lửa ngầm vẫn đang cháy và có thể tiếp tục như vậy trong 250 năm. Liên bang Pennsylvania đã không gia hạn hợp đồng tái định cư vào cuối năm 2005.
Ngôi nhà cuối cùng còn lại trên Đại lộ Locust đã bị phá hủy vào tháng 9 năm 2007. Đáng chú ý là có một khoảng thời gian mà 5 trụ đỡ giống như ống khói đặt dọc theo hai bên đối diện của ngôi nhà. Ngôi nhà trước đây được hỗ trợ bởi một dãy các tòa nhà liền kề. Một ngôi nhà khác có các trụ tương tự có thể nhìn thấy từ phía bắc của nghĩa trang, ngay phía bắc của ngọn đồi đang cháy, một phần bị sụt lún.
Cư dân John Comarnisky và John Lokitis, Jr. đã bị trục xuất lần lượt vào tháng 5 và tháng 7 năm 2009. Vào tháng 5 năm 2009, các cư dân còn lại đã thực hiện một nỗ lực pháp lý khác để đảo ngược yêu sách thu hồi năm 1992. Trong năm 2010, chỉ còn năm ngôi nhà khi các quan chức nhà nước cố gắng bỏ trống những cư dân còn lại và phá hủy những gì còn lại của thị trấn. Vào tháng 3 năm 2011, một thẩm phán liên bang đã từ chối ban hành lệnh cấm có thể ngăn chặn sự lên án.
Hội đồng Quận vẫn có các cuộc họp định kỳ vào năm 2011. Báo cáo rằng hóa đơn cao nhất của thị trấn tại cuộc họp được báo cáo đến từ PPL, một công ty điện lực, ở mức 92 đô la và ngân sách của thị trấn là không rõ.
Viên nang thời gian.
Cư dân hiện tại và cũ của thị trấn đã quyết định mở một viên nang đã được chôn vào năm 1866, sớm hơn một vài năm so với kế hoạch, sau khi ai đó đã cố gắng khai quật và đánh cắp viên nang vào tháng 5 năm 2014. Viên nang này vốn ban đầu sẽ không được mở cho đến năm 2016. Vật phẩm được tìm thấy trong viên nang có kích thước bằng chân, đã bị ngập khoảng 12 inch (30 cm) nước, bao gồm mũ bảo hiểm của thợ mỏ, đèn của thợ mỏ, một ít than đá, một quyển kinh thánh, quà lưu niệm địa phương và một cặp quần hoa được ký bởi những người đàn ông của Centralia năm 1866.
Quyền khai thác khoáng sản.
Một số cư dân Centralia hiện tại và trước đây tin rằng yêu sách thu hồi của chính quyền tiểu bang là một âm mưu giành lấy quyền khai thác khoáng sản đối với than anthracite bên dưới lòng đất trong quận. Người dân đã khẳng định giá trị của nó là hàng trăm triệu đô la, mặc dù số lượng than chính xác không được biết đến.
Lý thuyết này dựa trên luật đô thị của tiểu bang. Theo luật tiểu bang, khi đô thị không còn có thể thành lập một chính quyền thành phố để hoạt động, tức là khi không còn bất kỳ cư dân nào sinh sống, quận sẽ chấm dứt hợp pháp. Vào thời điểm đó, quyền khoáng sản, thuộc sở hữu của Quận Centralia (họ không được tổ chức tư nhân) sẽ trở lại quyền sở hữu của Khối thịnh vượng chung Pennsylvania.
Nhân khẩu.
Điều tra dân số năm 2000.
Theo cuộc điều tra dân số năm 2000, có 21 người, 10 hộ gia đình và 7 gia đình cư trú trong quận. Mật độ dân số là 87,5 người trên mỗi dặm vuông (3,38 km²). Có 16 đơn vị nhà ở với mật độ trung bình 66,7 người trên mỗi dặm vuông (2,57 km²). Thành phần chủng tộc của quận là 100% người da trắng.
Có 10 hộ gia đình, trong đó 1 hộ (10%) có con dưới 18 tuổi sống chung với họ, 5 hộ (50%) là các cặp vợ chồng sống chung, 1 hộ có một nữ chủ nhà không có chồng và 3 hộ (30%) không phải là gia đình. Ba trong số các hộ gia đình được tạo thành từ các cá nhân và 1 hộ có một người sống một mình từ 65 tuổi trở lên. Quy mô hộ trung bình là 2,10 và quy mô gia đình trung bình là 2,57.
Trong quận, dân số được trải ra, với 1 cư dân dưới 18 tuổi, 1 cư dân từ 18 đến 24 tuổi, 4 cư dân từ 25 đến 44 tuổi, 7 cư dân từ 45 đến 64 tuổi và 8 người từ 65 tuổi trở lên. Độ tuổi trung bình là 62 tuổi. Có 10 nữ và 11 nam với 1 nam dưới 18 tuổi.
Thu nhập trung bình cho một hộ gia đình ở quận là 23.750 đô la Mỹ và thu nhập trung bình cho một gia đình là 28.750 đô la. Thu nhập bình quân đầu người của quận là 16.083 đô la. Không có người dân nào sống dưới mức nghèo khổ.
Điều tra dân số năm 2010.
Theo cuộc điều tra dân số năm 2010 chỉ có 10 người (giảm 52% kể từ năm 2000), 5 hộ gia đình (giảm 50%) và 3 gia đình (giảm 57%) cư trú tại quận. Mật độ dân số là 42 người trên mỗi dặm vuông (16 / km²) (giảm 52%). Có 6 đơn vị nhà ở (giảm 62,5%) với mật độ trung bình 0,4 đơn vị mỗi dặm vuông (0,015 đơn vị / km²). Thành phần chủng tộc của quận vẫn là 100% người da trắng.
Trong số năm hộ gia đình, không có nhà nào có người dưới 18 tuổi. Hai hộ (40%) là các cặp vợ chồng sống chung, một hộ (20%) là một chủ nhà không có vợ hoặc chồng và hai hộ (40%) không phải là gia đình. Một trong những hộ không phải là gia đình đó là một cá nhân và không có ai sống một mình từ 65 tuổi trở lên. Quy mô hộ trung bình là 2,0 người và quy mô gia đình trung bình là 2,33 người.
Không có cư dân nào dưới 18 tuổi, một người từ 25-29 tuổi, một người từ 50-54 tuổi, một người từ 55-59 tuổi, bốn người từ 60-64 tuổi, hai người từ 70-74 tuổi, và một người từ 80-84 tuổi. Độ tuổi trung bình là 62,5 tuổi và có tổng cộng năm nữ và năm nam.
Dịch vụ công cộng.
Thị trấn được phục vụ bởi một nhóm nhỏ lính cứu hỏa tình nguyện vận hành một chiếc xe cứu hỏa đã hơn 30 năm tuổi. Xe cứu thương của công ty cứu hỏa đã được trao cho Công ty cứu hỏa Wilburton gần đó ở thị trấn Conyngham vào năm 2012.
Tòa nhà Chính quyền đô thị Centralia vẫn còn đó, cùng với nhà để xe của trạm cứu hỏa kèm theo. Đến đầu những năm 2010, tòa nhà đã rơi vào tình trạng hư hỏng, nhưng mới được phục hồi vào năm 2012. Tòa nhà tổ chức Ngày dọn dẹp Centralia hàng năm, khi các tình nguyện viên thu gom rác thải bất hợp pháp trong khu vực. Mặc dù các tình nguyện viên trong những ngày dọn dẹp trước đây đã tránh các khu vực bị ảnh hưởng bởi hỏa hoạn, việc dọn dẹp năm 2018 bao gồm các khu vực xung quanh bãi rác và khu vực bỏ hoang của tuyến đường 61, từ khi có biệt danh là Xa lộ Graffiti.
Nhà thờ Công giáo Ucraina của thị trấn vẫn được sử dụng và thu hút những người thờ phượng từ các thị trấn xung quanh bao gồm cả những người từng là cư dân của thị trấn. Một cuộc khảo sát địa chất cho thấy có đá rắn, không phải than, dưới lòng đất trong nhà thờ nên không có nguy cơ sụp đổ do hỏa hoạn.
Trong văn hoá đại chúng.
Centralia đã được sử dụng như một mô hình cho nhiều phố ma hư cấu khác nhau và các biểu hiện của địa ngục. Những ví dụ nổi bật bao gồm "Đường cao tốc kỳ lạ" của Dean Koontz và "Vampire Zero" của David Wellington.
Nhà biên kịch Roger Avary đã nghiên cứu Centralia trong khi thực hiện kịch bản cho bộ phim chuyển thể "Ngọn đồi vắng lặng".
Phim tài liệu về vụ cháy mỏ Centralia năm 1982 của PBS chứa các cuộc phỏng vấn với người dân và liên quan đến câu chuyện về vụ cháy mỏ.
Bộ phim năm 1987 "Xuất xứ ở Hoa Kỳ" khởi chiếu ở Centralia và vùng mỏ than xung quanh Pennsylvania.
Bộ phim tài liệu năm 2007 "Nơi từng là thị trấn" kể về lịch sử của thị trấn và cư dân hiện tại và trước đây.
Centralia đã có một phân đoạn mang tên "Thành phố rực lửa" trên loạt phim truyền hình Travel Channel America Declassified được phát sóng vào năm 2013.
Câu chuyện Centralia đã được khám phá trong đoạn phim tài liệu "Than hồng chết" từ đài phát thanh công cộng WNYC's Radiolab. | 1 | null |
Shanksville là một thị trấn thuộc quận Somerset, tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của thị trấn này là 237 người.
Sự kiện ngày 11 tháng 9.
Chuyến bay 93 của United Airlines, ban đầu bay về hướng Washington, D.C để tấn công vào tòa nhà quốc hội Mỹ (mục tiêu thứ 4 của không tặc vào sự kiện ngày 11 tháng 9) nhưng đã rơi xuống cánh đồng gần Shanksville, Pennsylvania. Nơi đây cũng là nơi tưởng niệm 246 hành khách và 4 phi hành đoàn trong sự kiện ngày 11 tháng 9. | 1 | null |
Doran là một thành phố thuộc quận Wilkin, tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ. Năm 2020, dân số của thành phố này là 36 người. Nó là một phần của thành phố Wahpeton, thuộc vùng tiểu đô thị ND-MN.
Lịch sử.
Một bưu điện tên Doran đã được thành lập vào năm 1892 và hoạt động đến năm 1989. Thành phố được đặt tên theo một nhà lập pháp bang là Michael Doran.
Địa lý.
Theo Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ, thành phố có diện tích 0,21 dặm vuông (hay 0,54 km2), tất cả đều là diện tích đất liền.
Doran nằm tại giao lộ giữa quốc lộ 75 và xa lộ tiểu bang Minnesota 9.
Nhân khẩu học.
Điều tra dân số 2010.
Theo cuộc điều tra dân số năm 2010, có tổng cộng 55 cư dân gồm 21 hộ gia đình và 14 gia đình. Mật độ dân số là 261,9 trên dặm vuông (101,1/km2). Có 27 đơn vị nhà ở với mật độ 128,6 trên dặm vuông (49,7/km2). 100% dân số thành phố là người da trắng. | 1 | null |
International Falls là một thành phố thuộc quận Koochiching, tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của thành phố này là 6424 người.
International Falls nằm bên Sông Rainy đối diện với từ Fort Frances, Ontario, Canada. Hai thành phố được kết nối bởi Fort Frances - International Falls International Bridge. Vườn quốc gia Voyageurs nằm cách 17 km về phía đông của International Falls. | 1 | null |
New Richland là một thành phố thuộc quận Waseca, tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của thành phố này là 1203 người.
Dân số.
New Richland có dân số năm 2023 là 1.232 người. New Richland hiện đang tăng trưởng với tốc độ 0,08% hàng năm và dân số đã tăng 0,24 % kể từ cuộc điều tra dân số gần đây nhất, ghi nhận dân số 1.229 người vào năm 2020.
Độ tuổi trung bình ở New Richland là 42,2 tuổi: 38,4 tuổi đối với nam và 43,9 tuổi đối với nữ. | 1 | null |
Cuộc vây hãm Longwy là một trận vây trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, diễn ra từ ngày 16 cho đến ngày 25 tháng 1 năm 1871, tại pháo đài Longwy gần như biên giới Pháp - Bỉ và Hà Lan - Luxembourg. Sau cuộc pháo kích của quân đội Phổ, cuộc vây hãm đã kết thúc với việc quân trú phòng của Pháp tại Longwy dưới quyền chỉ huy của Đại tá Massaroly đầu hàng quân Phổ dưới quyền chỉ huy của Đại tá Von Cosel. Với chiến thắng này, quân đội Phổ đã thu giữ nhiều tù binh và đại bác (trong đó có nhiều khẩu đại bác đã bị hư hại) của đối phương. Đây là một trong những thắng lợi liên tiếp của quân đội Đức trong một thời gian ngắn trong cuộc chiến tranh. Thị trấn Longwy đã bị hủy hoại nặng trong cuộc vây hãm.
Trong thời gian quân đội Phổ tiến hành các cuộc vây hãm Montmédy và Mézières, họ đã phái các chi đội đến quan sát pháo đài Longwy, và đôi khi thực hiện các chiến dịch chống lại lính franc-tireur của Pháp. Sự liên lạc giữa lính franc-tireur và quân đội Pháp đồn trú tại Longwy đã khiến cho người sĩ quan chỉ huy của pháo đài biết được các vận động của đối phương. Trước tình hình đó, ông cử 2 tiểu đoàn tiến hành kìm chân các chi đội của Phổ tại Tellancourt và Frenois la Montague. Mặc dù quân Phổ bị đột kích và quân Pháp bắt được một số tù binh, quân Pháp đã bị đánh bại trong đêm ngày 26 – 27 tháng 12 năm 1870. Ban đầu, quân đội Đức đã hình thành một chi đội vây hãm Longwy bao gồm lực lượng bộ binh và kỵ binh thuộc dân binh "Landwehr" do Thiếu tá Bá tước Von Schmettau chỉ huy, nhưng về sau, các đạo quân mang trọng trách vây chiếm Longwy đã kéo đến. Từ cuối tháng 11, quân Phổ dưới quyền của Đại tá Von Cosel đã phong tỏa Longwy, thừa lệnh Trung tướng Georg von Kameke – tư lệnh Sư đoàn Bộ binh số 14 của Phổ. Trong quân đoàn vây hãm của Phổ, Thiếu tá Wolf là người chỉ huy của lực lượng Pháo binh, còn Đại tá Schott được giao phó cho việc điều hành thi công các công trình phục vụ cho cuộc vây hãm của quân đội Phổ. Trong khoảng thời gian từ ngày 16 cho đến ngày 19 tháng 1 năm 1871, để cho quân trú phòng Pháp không biết về sự chuẩn bị của quân Đức cho cuộc tiến công, và thậm chí là để quân Pháp không thể nắm bắt về việc xây dựng các khẩu đội pháo của quân Đức, các khẩu đội pháo dã chiến của Đức đã chiếm giữ các vị trí được yểm trợ bởi khu vực đối diện với pháo đài, và nã đạn vào Longwy. Cuộc công pháo đầu tiên này đã gây cho dân chúng tại thị trấn hoảng loạn và quân trú phòng của Pháp mang cầm khí giới cho đến khi đuối sức. Và, vào ngày 19 tháng 1, quân Đức đã tiến hành cuộc pháo kích của mình.
Sau khi tăng cường phòng ngự, quân Pháp trong pháo đài đã phát động phản pháo. Nhờ có địa hình cao và những công sự kiên cố bằng đá, Longwy đã đứng vững trước càc cuộc pháo kích của người Đức. Tuy nhiên, vào ngày 22 tháng 1, quân đội Pháp không thể ngăn ngừa quân đội Đức xây dựng đường hào ngang của mình, và trong hôm ấy lực lượng Pháo binh Phổ đã gặt hái thành quả. Cuộc pháo chiến giữa hai phe đã tiếp diễn trong vòng nhiều ngày. Trong những ngày cuối, cuộc pháo kích của quân Đức đã trở nên khốc liệt, đẩy quân Pháp vào tình hình hỗn loạn. Cuối cùng, vào ngày 24 tháng 1, khi người Đức đang chuẩn bị cho việc mở rộng đường hào ngang của họ, người Pháp đã thỉnh cầu ngừng bắn để đàm phán về sự đầu hàng của họ. Vào buổi sáng ngày 25 tháng 1, quân đội Pháp tại Longwy đã chính thức đầu hàng. Trong giai đoạn này, quân đội Pháp bại trận ở khắp nơi, và 3 ngày sau khi Longwy thất thủ, thủ đô Paris của Pháp cũng rơi vào tình trạng tương tự. | 1 | null |
Báo Đại Đoàn Kết thành lập ngày 25/1/1942, tiền thân của báo Đại đoàn kết là báo Cứu quốc và báo Giải phóng.
Lịch sử.
Báo Cứu quốc là cơ quan của Tổng bộ Việt Minh, ra đời trong căn nhà nhỏ ở làng Xuân Kỳ (nay thuộc Sóc Sơn – Hà Nội). Đây là tờ báo đầu tiên có vinh dự được đăng những bài báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau cách mạng (khoảng hơn 400 bài).
Nhiều văn bản quan trọng của Việt Nam được đăng lần đầu tiên trên báo Cứu quốc như Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh năm 1945, Hiến pháp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh... Nhiều cây bút chính trị đã tham gia chỉ đạo, biên tập, viết bài tại báo Cứu quốc như Tổng bí thư Trường Chinh, Xuân Thủy, Thép Mới... cùng các văn nghệ sĩ hàng đầu như Tô Hoài... Năm 1950, Hội những người viết báo Việt Nam nay là Hội nhà báo Việt Nam đã ra đời dưới sự chủ trì của nhà báo Xuân Thủy. Cứu quốc là tờ báo ra đời thời tiền khởi nghĩa có đóng góp tích cực, quan trọng trong công cuộc giải phóng dân tộc.
Ngày 22/12/1964, báo Giải phóng đã xuất hiện ở nội đô miền Nam, ra vùng ven rồi sang Cam-pu-chia. Đầu năm 1977, báo Giải phóng hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, kết hợp với báo Cứu quốc thành báo Đại đoàn kết và ngày 6/2/1977 đã ra số đầu tiên.
Cây viết nổi tiếng.
Trong lịch sử ra đời và phát triển của mình, Báo Đại Đoàn Kết từng là tờ báo đầu tiên có vinh dự được đăng những bài báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau cách mạng (khoảng hơn 400 bài).
Nhiều văn bản quan trọng của Việt Nam cũng được đăng lần đầu tiên trên báo Cứu quốc như Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh năm 1945, Hiến pháp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của bác Hồ...
Nhiều cây bút chính trị đã tham gia chỉ đạo, biên tập, viết bài tại báo Cứu quốc như Tổng bí thư Trường Chinh, Xuân Thủy, Thép Mới... cùng các văn nghệ sĩ hàng đầu như Tô Hoài...
Năm 1950, Hội những người viết báo Việt Nam nay là Hội nhà báo Việt Nam đã ra đời dưới sự chủ trì của nhà báo Xuân Thủy. Cứu quốc là tờ báo ra đời thời tiền khởi nghĩa có đóng góp tích cực, quan trọng trong công cuộc giải phóng dân tộc.
Scandal.
Vụ nguyên Tổng biên tập báo là Đinh Đức Lập gian dối bằng cấp và dính dáng tới một số sai phạm ở Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và báo Đại Đoàn Kết. Sự việc cũng liên quan đến một số cán bộ báo bị buộc thôi việc năm 2013 sau khi tố cáo một số sai phạm về bán tài sản công, sai phạm trong công tác tổ chức cán bộ, vi phạm nguyên tắc Đảng. | 1 | null |
Rùa Hermann (danh pháp khoa học: Testudo hermanni) là một trong năm loài rùa theo truyền thống được đặt trong chi "Testudo", cũng bao gồm loài rùa "Testudo marginata"), rùa Hy Lạp ("T. graeca"), và rùa Nga ("T. horsfieldii"). Có ba phân loài được biết đến: T. h. hermanni (tên tiếng Anh: "rùa Hermann phương Tây"), T. h. boettgeri (tên tiếng Anh: "rùa Hermann phương Đông") và T. h. hercegovinensis (tên tiếng Anh: "rùa Dalmatia"). Loài này được Gmelin mô tả khoa học đầu tiên năm 1789. | 1 | null |
Subsets and Splits
No saved queries yet
Save your SQL queries to embed, download, and access them later. Queries will appear here once saved.