text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Lockheed Model 10 Electra là một loại máy bay chở khách một tầng cánh, làm hoàn toàn bằng kim loại, được hãng Lockheed Aircraft Corporation phát triển trong thập niên 1930, nhằm cạnh tranh với Boeing 247 và Douglas DC-2. Mẫu máy bay này trở nên nổi tiếng nhờ việc Amelia Earhart đã dùng nó thực hiện chuyến bay vòng quanh thế giới xấu số vào năm 1937. | 1 | null |
Lockheed Model 12 Electra Junior, hay thông dụng hơn là Lockheed 12 hoặc L-12, là một loại máy bay vận tải hai động cơ, làm hoàn toàn bằng kim loại, được chế tạo vào cuối thập niên 1930 cho các công ty hàng không nhỏ, các công ty tư nhân và cá nhân. | 1 | null |
là một loại máy bay huấn luyện do hãng Mitsubishi chế tạo, nó được Hải quân Đế quốc Nhật sử dụng rộng rãi từ đầu tới cuối Chiến tranh thế giới II với nhiều nhiệm vụ như vận tải hạng nhẹ, liên lạc, thông dụng và cả làm máy bay ném bom hạng nhẹ. Quân đồng minh đặt tên mã cho loại máy bay này là Pine. | 1 | null |
Chaetodon lineolatus là một loài cá biển thuộc chi Cá bướm (phân chi "Rabdophorus") trong họ Cá bướm. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1831.
Từ nguyên.
Tính từ định danh "lineolatus" trong tiếng Latinh có nghĩa là "có sọc dọc", hàm ý đề cập đến các đường sọc đen trên cơ thể của loài cá này.
Phạm vi phân bố và môi trường sống.
"C. lineolatus" được phân bố trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Từ Biển Đỏ dọc theo bờ biển Đông Phi, phạm vi của loài cá này trải dài về phía đông đến quần đảo Hawaii (Hoa Kỳ), quần đảo Marquises (Polynésie thuộc Pháp) và đảo Ducie (quần đảo Pitcairn), ngược lên phía bắc đến vùng biển phía nam Nhật Bản, xa về phía nam đến đảo Lord Howe (Úc) và quần đảo Gambier.
Ở Việt Nam, "C. lineolatus" được ghi nhận tại vịnh Hạ Long (Quảng Ninh); cồn Cỏ (Quảng Trị); cù lao Chàm (Quảng Nam), đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) và quần đảo Hoàng Sa; Phú Yên; Ninh Thuận; vịnh Vân Phong và vịnh Nha Trang (Khánh Hòa); cù lao Câu (Bình Thuận) và Côn Đảo.
"C. lineolatus" sinh sống tập trung ở những khu vực mà san hô phát triển phong phú trên các rạn viền bờ hay trong đầm phá, độ sâu có thể lên đến 171 m.
Mô tả.
"C. lineolatus" có chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận là 30 cm. Cơ thể có màu trắng với những đường sọc dọc mảnh, màu đen ở bên thân. Vùng thân sau ở góc trên cùng vây đuôi, vây lưng và vây hậu môn có màu vàng tươi. Vây ngực trong suốt. Một vệt đen dọc theo phần sau của lưng, kéo dài qua cuống đuôi đến gốc các tia vây hậu môn phía cuối. Đầu có một dải đen kéo dài qua mắt. Rìa sau vây đuôi có màu đen.
Số gai ở vây lưng: 12; Số tia vây ở vây lưng: 24–27; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 20–22; Số tia vây ở vây ngực: 15–17; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5; Số vảy đường bên: 26–33.
Sinh thái học.
"C. lineolatus" là loài ăn tạp, chủ yếu là các loài thủy sinh không xương sống (như nghêu, giun biển "Spirobranchus" hay các loài thân mềm của bộ Zoantharia) và tảo. Tuy "C. lineolatus" cũng ăn cả san hô nhưng chúng không hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn thức ăn này.
"C. lineolatus" thường được nhìn thấy là sống theo cặp, nhưng cũng có thể sống đơn độc và có khi hợp thành đàn.
Phân loại học.
"C. lineolatus" là loài chị em gần nhất với "Chaetodon oxycephalus", và cả hai hợp thành nhóm chị em với "Chaetodon ulietensis", "Chaetodon falcula" và "Chaetodon semilarvatus" dựa trên kết quả phân tích phát sinh chủng loại phân tử.""
Ngoại trừ "C. semilarvatus" là có kiểu hình khác biệt hoàn toàn, "C. ulietensis" và "C. falcula" có thể dễ dàng phân biệt với hai loài chị em còn lại nhờ vào hai vệt xám đen ở thân trên. "C. lineolatus" và "C. oxycephalus" rất khó phân biệt nếu chỉ nhìn thoáng qua: dải đen băng qua mắt của "C. oxycephalus" bị đứt đoạn tạo thành một đốm đen riêng biệt ngay trên trán, còn dải đen của "C. lineolatus" liên tục và có một đốm xám giữa trán.
Lai tạp.
Những cá thể mang kiểu màu trung gian giữa "C. lineolatus" với ba loài "Chaetodon auriga", "C. oxycephalus" và "C. semilarvatus" đã được bắt gặp trong tự nhiên.
Thương mại.
"C. lineolatus" là một loài thường được xuất khẩu trong ngành thương mại cá cảnh. | 1 | null |
Chaetodon falcula là một loài cá biển thuộc chi Cá bướm (phân chi "Rabdophorus") trong họ Cá bướm. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1795.
Từ nguyên.
Danh từ định danh "falcula" trong tiếng Latinh có nghĩa là "lưỡi liềm nhỏ", hàm ý đề cập đến hai vệt đen hình nêm ở thân trên mà trong tranh minh họa của mình, Bloch đã vẽ chúng có hình dạng giống như lưỡi liềm.
Phạm vi phân bố và môi trường sống.
Từ Kenya dọc theo bờ biển Đông Phi đến Nam Phi, "C. falcula" được phân bố trải dài về phía đông, băng qua mũi nam Ấn Độ và hầu hết các đảo quốc trên Ấn Độ Dương đến bờ tây Thái Lan và đảo Java (Indonesia).
"C. falcula" sống tập trung ở những khu vực mà san hô phát triển phong phú trên các rạn viền bờ hay trong đầm phá, độ sâu đến ít nhất là 15 m.
Mô tả.
"C. falcula" có chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận là 20 cm. Loài này có màu trắng, được bao quanh bởi màu vàng dọc theo phần lưng, một phần thân trên và thân sau. Màu vàng lan rộng sang toàn bộ vây lưng, vây hậu môn cũng như vây đuôi, và trên các vây này thường có các vệt sọc đỏ. Hai bên thân với những đường sọc dọc mảnh, màu đen. Đầu có một dải đen băng dọc qua mắt. Một vạch đen trên cuống đuôi. Vây ngực trong suốt. Vây bụng trắng muốt.
Số gai ở vây lưng: 12–13; Số tia vây ở vây lưng: 23–25; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 20–21; Số tia vây ở vây ngực: 15–16; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5.
Phân loại học.
"C. falcula" là loài chị em gần nhất với "Chaetodon ulietensis", và cả hai hợp thành nhóm chị em xa hơn với "Chaetodon lineolatus", "Chaetodon oxycephalus" và "Chaetodon semilarvatus" dựa trên kết quả phân tích phát sinh chủng loại phân tử ("C. semilarvatus" là họ hàng xa của cả bốn loài còn lại).
Nhìn chung, tất cả các loài này đều có những sọc dọc trên cơ thể, trừ "C. semilarvatus" màu vàng, bốn loài còn lại có thân màu trắng, thân sau màu vàng. "C. falcula" và "C. ulietensis" có thể dễ dàng phân biệt với các chị em còn lại nhờ vào hai vệt xám đen ở thân trên, nhưng "C. ulietensis" không có màu vàng ở lưng như "C. falcula", và vệt đen của "C. ulietensis" nhạt và nhỏ hơn "C. falcula".
Sinh thái học.
Thức ăn của "C. falcula" là các loài thủy sinh không xương sống. Tuy cũng ăn san hô nhưng đây không phải là thức ăn chủ yếu của chúng.
"C. falcula" thường kết đôi với nhau nhưng cũng có thể hợp thành đàn nhỏ lên đến 20 cá thể. Ngoài ra, "C. falcula" có thể bắt cặp khác loài với "C. ulietensis".
Thương mại.
"C. falcula" được thu thập trong các hoạt động thương mại cá cảnh. Loài này thường được xuất khẩu từ Sri Lanka. | 1 | null |
Chaetodon meyeri là một loài cá biển thuộc chi Cá bướm (phân chi "Citharoedus") trong họ Cá bướm. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1801.
Từ nguyên.
Từ định danh "meyeri" không được các tác giả chỉ rõ, nhưng mẫu định danh của loài cá này được lưu giữ tại Bảo tàng Meyer tại Leiden (Hà Lan); Meyer ở đây có thể là Johan Frederik Meijer, một nhân viên kế toán tại đảo Ambon (Indonesia, nơi mẫu định danh được thu thập), là người quản lý một phòng lịch sử tự nhiên nhỏ ở Hà Lan vào những năm 1700.
Phạm vi phân bố và môi trường sống.
"C. meyeri" có phạm vi trải rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Từ bờ biển Đông Phi, "C. meyeri" được phân bố trải dài về phía đông đến quần đảo Line, ngược lên phía bắc đến quần đảo Ryukyu (Nhật Bản), xa về phía nam đến rạn san hô Great Barrier (Úc), Nouvelle-Calédonie và Tonga; những cá thể lang thang đã theo hải lưu mà đến được quần đảo Galápagos (Chile) và quần đảo Revillagigedo (México).
"C. meyeri" sống tập trung ở những khu vực mà san hô phát triển phong phú trên các rạn viền bờ hay trong các đầm phá nước trong, được tìm thấy ở độ sâu khoảng 2–30 m.
Mô tả.
"C. meyeri" có chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận là 20 cm. Loài này có màu trắng (có thể phớt xanh lam) với các sọc chéo màu đen uốn cong về phía sau. Có một dải sọc đen viền vàng từ đỉnh đầu băng dọc qua mắt, và một dải tương tự bao quanh mõm. Trên nắp mang có một dải đen rất dày nối với một sọc dài dưới bụng, dọc theo gốc vây hậu môn. Bụng ánh màu vàng tươi. Vây bụng màu vàng. Vây ngực có màu vàng, trong mờ. Vây hậu môn và vây lưng có màu vàng với các dải sọc đen nằm gần rìa; vây hậu môn có thêm một dải nâu ở giữa vây, còn vây lưng có một hàng chấm đỏ giữa vây. Vây đuôi màu vàng, trong suốt ở rìa sau, có hai dải đen xen kẽ với hai hàng chấm đỏ. Vùng lưng trước thường có nhiều chấm màu đỏ cam.
Số gai ở vây lưng: 12; Số tia vây ở vây lưng: 23–24; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 18–20; Số tia vây ở vây ngực: 16; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5; Số vảy đường bên: 47–55.
Sinh thái học.
"C. meyeri" là loài ăn san hô chuyên biệt. Cá trưởng thành thường kết đôi với nhau và sống chung trong một lãnh thổ, cá con thường sống đơn độc gần các cụm san hô cành.
Lai tạp.
Những cá thể mang kiểu màu trung gian giữa "C. meyeri" với hai loài chị em trong phân chi "Citharoedus" là "Chaetodon ornatissimus" và "Chaetodon reticulatus" đã được bắt gặp trong tự nhiên.
Thương mại.
"C. meyeri" hầu như không được xuất khẩu trong các hoạt động kinh doanh cá cảnh. Do chế độ ăn đặc biệt nên chúng thường chết đói trong điều kiện nuôi nhốt. | 1 | null |
Chaetodon lunulatus là một loài cá biển thuộc chi Cá bướm (phân chi "Corallochaetodon") trong họ Cá bướm. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1825.
Từ nguyên.
Tính từ định danh "lunulatus" trong tiếng Latinh có nghĩa là "có hình lưỡi liềm", hàm ý có lẽ đề cập đến hình dạng cơ thể gần như hình tròn của loài cá này.
Phạm vi phân bố và môi trường sống.
"C. lunulatus" trước đây chỉ được xem là danh pháp đồng nghĩa của "Chaetodon trifasciatus", nhưng sau đó đã được công nhận là một loài hợp lệ và có phân bố ở Thái Bình Dương và một phần Đông Ấn Độ Dương, còn "C. trifasciatus" chỉ giới hạn ở Ấn Độ Dương. "C. lunulatus" và "C. trifasciatus" có phạm vi chồng lấn tại đảo Giáng Sinh (Úc), nơi mà cả hai có thể kết đôi khác loài và tạp giao với nhau.
Từ đảo Giáng Sinh và dọc theo bờ biển Tây Úc, phạm vi của "C. lunulatus" trải rộng về phía đông đến Tuamotu (Polynésie thuộc Pháp), ngược lên phía bắc đến vùng biển phía nam Nhật Bản và quần đảo Hawaii, xa về phía nam đến đảo Lord Howe và đảo Norfolk (Úc), cũng như quần đảo Gambier và Rapa Iti (Polynésie thuộc Pháp).
Nhiều tài liệu tiếng Việt vẫn còn nhầm lẫn giữa "C. lunulatus" và "C. trifasciatus". Ở Việt Nam, "C. lunulatus" được ghi nhận tại cồn Cỏ (Quảng Trị); cù lao Chàm (Quảng Nam), đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) và quần đảo Hoàng Sa; Phú Yên; vịnh Nha Trang (Khánh Hòa); Ninh Thuận; cù lao Câu và một số đảo đá ngoài khơi Bình Thuận; cũng như tại Côn Đảo và quần đảo Trường Sa.
"C. lunulatus" sinh sống tập trung ở những khu vực mà san hô phát triển phong phú trên các rạn viền bờ hay trong các đầm phá, độ sâu khoảng 3–30 m; cá con thường ẩn mình giữa các bụi san hô nhánh.
Mô tả.
"C. lunulatus" có chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận là 26,7 cm. Loài này có màu vàng cam, ửng vàng hơn ở đầu và thân dưới với các sọc xiên màu xanh tím hai bên thân (thường có một đốm đen mờ giữa thân, nằm đè lên một sọc tím ở thân trên). Một dải đen viền vàng qua mắt, ngay sau mắt cũng có một sọc đen (được viền trắng ở rìa sát mắt) cong ngược lên lưng. Mõm đen. Dọc theo gốc vây hậu môn có một vệt đen viền vàng; phần vây còn lại màu đỏ sẫm. Còn ở vây lưng, phần vây từ giữa trở ra ngoài rìa màu đỏ sẫm, phần vây còn lại có màu trắng, được ngăn cách bởi một sọc mỏng màu xanh lam. Dọc theo gốc vây hậu môn và vây lưng ở thân sau là các dải màu xanh lam xám; dải vây lưng (có thể sẫm đen tùy góc nhìn) có một đốm đen gần cuống đuôi. Vây ngực trong suốt; có đốm vàng ở gốc. Vây bụng màu vàng tươi. Vây đuôi trong suốt ở nửa ngoài với một dải đen viền vàng giữa vây.
Số gai ở vây lưng: 13–14; Số tia vây ở vây lưng: 20–22; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 18–21; Số tia vây ở vây ngực: 13–15; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5; Số vảy đường bên: 30–39.
Phân loại học.
"C. lunulatus" và "C. trifasciatus" hợp thành nhóm chị em với "Chaetodon austriacus", một loài chỉ giới hạn ở Biển Đỏ và vịnh Aden, và "Chaetodon melapterus", một loài có phạm vi trải dài từ vịnh Ba Tư xuống vịnh Aden, đều được xếp vào phân chi "Corallochaetodon". "C. austriacus" có vây hậu môn và vây đuôi là màu đen hoàn toàn, còn "C. melapterus" có màu đen ở cả vây lưng và sọc hai bên thân rất mảnh.
Nếu không để ý quan sát sẽ dễ nhầm lẫn giữa "C. lunulatus" với "C. trifasciatus" do cả hai có kiểu hình rất giống nhau. "C. trifasciatus" có đốm màu vàng cam trên cuống đuôi nhưng "C. lunulatus" không có đốm này; ngược lại "C. trifasciatus" không có đốm đen ở dải xanh dọc gốc vây lưng như "C. lunulatus"; "C. trifasciatus" có nhiều sắc xanh tím hơn ở vùng lưng và thân trên; dải đen băng qua mắt của "C. trifasciatus" không nối liền thành một dải qua đỉnh đầu như "C. lunulatus".
Sinh thái học và hành vi.
Thức ăn.
San hô là nguồn thức ăn chủ yếu của "C. lunulatus" và các loài chị em của chúng. Theo một khảo sát ở rạn san hô Great Barrier, "C. lunulatus" có thể tiêu thụ 51 loài san hô từ 24 chi khác nhau, chủ yếu là san hô cứng (như "Acropora hyacinthus" và "Pocillopora damicornis"). Cũng tại đó, "Chaetodon trifascialis", một loài cá bướm chuyên ăn san hô, có hành vi bảo vệ các vùng lãnh thổ có san hô "A. hyacinthus" và ngăn cản các loài khác như "C. lunulatus" ăn san hô này.
Là một loài phụ thuộc hoàn toàn vào san hô, quần thể "C. lunulatus" sẽ suy giảm nhanh chóng nếu san hô bị tẩy trắng đáng kể, và điều này đã xảy ra cũng tại rạn san hô Great Barrier.
Sống thành đôi.
"C. lunulatus" có xu hướng kết đôi với nhau, và phần lớn các cặp "C. lunulatus" trưởng thành được quan sát trong các nghiên cứu là những cặp khác giới, có lẽ nhằm mục đích thuận lợi cho việc sinh sản. Trong một cặp, cả hai luôn bơi gần và song song với nhau, thường cách nhau khoảng ≤ 1,5 m và hầu như không vượt quá 4 m. "C. lunulatus" là loài có sự chung thủy lâu dài với bạn đời, khi hai cá thể loài này được báo cáo là vẫn còn kết đôi với nhau trong tối đa 7 năm.
Như đã nói trên, "C. lunulatus" và "C. trifasciatus" có thể kết đôi khác loài với nhau. Con lai giữa "C. lunulatus" và "C. trifasciatus" được đánh giá là không có nhiều khác biệt về thể trạng cũng như tốc độ tăng trưởng so với loài bố mẹ.
Sinh sản.
Tại đảo Kuroshima, Okinawa (Nhật Bản), thời điểm sinh sản của "C. lunulatus" được quan sát vào lúc hoàng hôn của những ngày trăng tròn hoặc trăng non ở xung quanh dòng triều xa bờ. Vào buổi tối, mỗi cặp "C. lunulatus" thiết lập một lãnh thổ nhỏ tạm thời, là nơi mà chúng sẽ đẻ trứng và ngủ lại cho đến sáng hôm sau.
Bảo vệ lãnh thổ.
Mỗi cặp "C. lunulatus" bảo vệ một lãnh thổ chung để ngăn chặn sự xâm phạm từ những cá thể cùng loài. Khi xảy ra sự xâm phạm lãnh thổ, có 9 kiểu hành vi được ghi nhận ở "C. lunulatus": nhìn chằm chằm, bơi ngang nhau, lao tới, dựng thẳng đuôi, rượt đuổi, bỏ trốn, bơi vòng quanh, đối đầu và tấn công. Dựng thẳng đuôi là hành vi đối kháng phổ biến ở các loài "Chaetodon", cụ thể là ở "C. lunulatus", tín hiệu này đóng vai trò quan trọng trong cơ chế kiểm soát sự hung hăng của chúng.
Thương mại.
"C. lunulatus" đôi khi được đánh bắt trong các hoạt động thương mại cá cảnh. | 1 | null |
Cáo Blanford hay cáo Afgan ("Vulpes cana"), là một loài cáo nhỏ được tìm thấy ở một số khu vực Trung Đông.
Phân bố và môi trường sống.
Cáo Blanford sinh sống ở bán khô hạn khu vực, thảo nguyên và núi của Afghanistan, Ai Cập (Sinai), Turkestan, về phía đông bắc Iran, Tây Nam Pakistan, Bờ Tây và Israel. Nó cũng có thể sống khắp xứ Ả Rập (Oman, Yemen và Jordan), là một trong những đã bị mắc bẫy ở Dhofar, Ô-man vào năm 1984. Khảo sát bẫy camera gần đây đã xác nhận sự hiện diện của các loài trong một số nơi ở vùng núi Nam Sinai, Ai Cập và dãy núi của Ras Al Khaima, UAE, và trong Ả Rập Saudi.
Cáo Blanford có khả năng leo lên những tảng đá và nhảy được mô tả là "đáng kinh ngạc", nhảy lên gờ đã 3 mét ở trên chúng dễ dàng và là một trong các cách di chuyển thường xuyên của chúng, chúng cũng leo thẳng đứng, những vách đá đổ nát thông qua một loạt đợt nhảy lên. Loài cáo này sử dụng móng vuốt, sắc và cong và gan bàn chân trần để tạo lực kéo trên những gờ hẹp và dài, cái đuôi xù làm đối trọng. | 1 | null |
Fungiidae hay "san hô nấm" là một họ san hô thuộc bộ San hô cứng (Scleractinia). Họ này bao gồm mười ba chi còn tồn tại. Các loài thuộc họ này không có tầm quan trọng về mặt thương mại nhưng con người khai thác chúng để đưa vào hồ cá cảnh.
Đặc điểm.
Nhìn chung họ Fungiidae gồm các động vật đơn độc có khả năng vận động ở vùng đáy biển. Loại san hô này thường trông có vẻ như bị tẩy trắng (bạc màu) hay đã chết. Ở đa số các chi, một polyp vươn ra khỏi bộ xương san hô để kiếm ăn vào ban đêm. Đa số các loài hoàn toàn rời khỏi vào chất nền vào tuổi trưởng thành. Một số không di động được và sống thành tập đoàn. Họ san hô này có khả năng thay đổi giới tính. | 1 | null |
Crespi d'Adda là một làng lịch sử ở Capriate San Gervasio, Lombardy, miền Bắc Ý. Đây là một khu định cư lịch sử và là ví dụ nổi bật về một thị trấn công sở thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 được xây dựng ở châu Âu và Bắc Mỹ bởi các nhà công nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu của người lao động. Địa điểm này vẫn còn nguyên vẹn và được sử dụng một phần cho các mục đích công nghiệp, mặc dù điều kiện kinh tế và xã hội thay đổi đang đe dọa đến sự tồn tại của nó. Năm 1995, nó được UNESCO liệt kê vào danh sách Di sản thế giới.
Lịch sử.
Năm 1869, Cristoforo Benigno Crespi, một người sản xuất dệt may đến từ Busto Arsizio đã mua một thung lũng dài 1 km giữa hai con sông Brembo và Adda, phía nam của Capriate, với ý định xây dựng một nhà máy sợi bông bên bờ sông Adda. Ông đã giới thiệu các quy trình kéo sợi, dệt, hiện đại và hoàn thiện nhất trong số các nhà máy sợi của mình. Sau đó, một nhà máy thủy điện ở Trezzo sull'Adda trên sông Adda được xây dựng chỉ cách đó vài km vào năm 1906 nhằm phục vụ cho công việc sản xuất sợi bông. Khu định cư được xây dựng năm 1878 bên cạnh nhà máy sợi, và được cung cấp các dịch vụ xã hội như phòng khám sức khỏe, trường học, nhà hát, nghĩa trang, nhà nguyện và nhà thờ.
Cả ngôi làng và nhà máy được chiếu sáng bởi hệ thống đèn điện khiến nó trở thành làng đầu tiên tại Ý có ánh sáng công cộng hiện đại. Nhà ở của công nhân lấy cảm hứng từ nước Anh nằm dọc theo những con đường song song với nhà máy về phía đông. Một con đường rợp bóng cây ngăn cách khu sản xuất với khu dân cư. Ngoài nhà máy sợi ban đầu là tác phẩm của kiến trúc sư Angelo Colla thì toàn bộ ngôi làng được kiến trúc sư Ernesto Pirovano thiết kế. Trong khoảng 50 năm, dưới sự giúp sức của kỹ sư Pietro Brunati, Pirovano điều hành việc xây dựng ngôi làng.
Năm 1889, con trai của Cristoforo là Silvio Benigno Crespi bắt đầu làm việc trong nhà máy với tư cách là giám đốc, sau khi dành thời gian ở Oldham, Anh. Các ngôi nhà với sân vườn được thiết kế và áp dụng vào năm 1892 để tạo ra sự hài hòa và tránh xung đột công nghiệp
Đến năm 1929, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và chính sách tài khóa của Phát xít Ý dẫn đến việc gia đình Crespi buộc phải bán đi toàn bộ các nhà máy sợi cho STI, một doanh nghiệp dệt may của Ý. Sau đó, nơi đây thuộc sở hữu lần lượt của các công ty Rossarl e Varzi vào năm 1970, sau đó là Legler đã bán đi hầu hết các ngôi nhà. Cuối cùng nó nằm trong tay tập đoàn công nghiệp Polli nhưng số người lao động đã giảm hẳn xuống chỉ còn khoảng 600 người so với 3.200 trong thời kỳ hoàng kim.
Năm 2004, các nhà máy ở đây đã ngưng sản xuất. | 1 | null |
Chung Il-kwon (tiếng Triều Tiên: 정일권; hanja:丁一權, 21 tháng 11 năm 1917 – 17 tháng 1 năm 1994) là một Tướng lĩnh, nhà Chính trị Hàn Quốc, Đại sứ, và là một vị tướng trong Chiến tranh Triều Tiên. Bút danh của ông là Chungsa.
Chung Il-kwon giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao cho Hàn Quốc từ năm 1963 đến 1964, và là Thủ tướng Chính phủ Hàn Quốc từ năm 1964 đến 1970. Là đại sứ Hàn Quốc - Hoa Kỳ trong giai đoạn 1960 - 1961 và 1963 - 1964. Ông là một trong những người bạn thân thiết nhất của tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee.
Cuộc đời.
Chung sinh ra ở Ussuriysk thuộc Primorsky Krai, Nga, nơi cha ông làm thông dịch viên cho Quân đội Đế quốc Nga. Sau cuộc Cách mạng Bolshevik năm 1917, cha ông chuyển cả gia đình về quê hương của ông là huyện Kyongwon, tỉnh Bắc Hamgyong. Tuy nhiên, vào năm 1930, gia đình chuyển đến nơi mà ngày nay là Quận tự trị Triều Tiên Yanbian ở Mãn Châu, nơi Chung lớn lên trong hoàn cảnh nghèo khó cùng cực. Bởi vì ông lớn lên ở Hàn Quốc khi đất nước vẫn còn bị Nhật Bản chiếm đóng, ông được đặt tên là Ikken Nakashima.
Chung Il-kwon tốt nghiệp Học viện Quân sự Tokyo năm 1940, sau đó gia nhập Quân đội Hoàng gia Nhật Bản và chiến đấu tại Trung Quốc. Kể từ khi quân đội Nhật đầu hàng, ông hợp tác với Quân đội Quốc gia Trung Quốc.
Ông điều hành Quân đội Hàn Quốc trong phần lớn các cuộc chiến tranh Triều Tiên, bao gồm cả trận đánh của Liên hợp quốc là trận Nhân Xuyên vào năm 1950. Sau khi nghỉ hưu năm 1957, ông làm Thủ tướng Hàn Quốc và giữ trách nhiệm làm đại sứ cho Hoa Kỳ và Pháp. | 1 | null |
Phá Lục Hàn Bạt Lăng (, ? - 526) là thủ lĩnh đầu tiên của phong trào Lục Trấn khởi nghĩa phản kháng nhà Bắc Ngụy.
Nguồn gốc tên họ.
Ông có họ là ""Phá Lục Hàn", tên là "Bạt Lăng", dân tộc Hung Nô. Khi xưa Hữu Cốc Lễ vương Phan Lục Hề chạy đến Bắc Ngụy, rồi mất ở đây. Con cháu lấy "Phan Lục Hề" làm họ, bởi hậu nhân đọc sai viết nhầm, thành ra "Phá Lục Hàn".
Dấy binh khởi sự.
Tháng 3 năm Chính Quang thứ 5 (524), Phá Lục Hàn Bạt Lăng, vốn là cư dân của trấn Ốc Dã, hiệu triệu biên dân phản kháng chính quyền, lập tức được nhân dân địa phương chịu khổ đã lâu tích cực hưởng ứng. Bọn họ đánh chiếm nha môn, kho lương và các cơ quan quân sự, giết chết Trấn tướng; Phá Lục Hàn Bạt Lăng xưng đế, đặt niên hiệu là Chân Vương.
Phá Lục Hàn Bạt Lăng một mặt đưa quân nam tiến, một mặt phái biệt soái người Tiên Ti là Vệ Khả Cô vây đánh 2 trấn Vũ Xuyên, Hoài Sóc.
Cao trào khởi nghĩa.
Tháng 4, Vệ Khả Cô đánh hạ 2 trấn. Tháng 5, Phá Lục Hàn Bạt Lăng đánh bại Lâm Hoài vương Nguyên Úc ở Ngũ Nguyên , rồi thừa thắng truy kích, đánh bại An bắc tướng quân Lý Thúc Nhân ở Bạch Đạo . Thanh thế của nghĩa quân vang xa, nhất thời các nơi Hạ Châu, Đông Hạ Châu, Bân Châu, Lương Châu, Tần Châu nhao nhao nổi lên hưởng ứng, khởi binh phản Ngụy.
Tháng 7, Phá Lục Hàn Bạt Lăng ở Bạch Đạo một lần nữa đánh bại quân Ngụy do Phủ quân tướng quân Thôi Xiêm chỉ huy, sau đó tiến đánh Bắc thảo đại đô đốc Lý Sùng. Sùng không địch nổi, buộc phải lui về Vân Trung cố thủ, giằng co với nghĩa quân.
Tháng 8, các bộ Đông – Tây Sắc Lặc đều tuyên bố phản Ngụy, nương nhờ Phá Lục Hàn Bạt Lăng.
Tháng 10, cha con Hạ Bạt Độ Bạt ở trấn Hoài Sóc tập hợp một bộ phận hương dân giết chết Vệ Khả Cô, nhưng không lâu sau, Độ Bạt bị người Sắc Lặc giết chết. Đến lúc này, triều đình một mặt hạ chiếu kêu gọi tù trưởng các tộc và cường hào địa phương tổ chức "nghĩa quân"" để cần vương, một mặt hứa hẹn phong hầu, mà cầu viện Nhu Nhiên khả hãn Uất Cửu Lư A Na Côi.
Thất bại mất tích.
Tháng 3 năm Chính Quang thứ 6 (525), A Na Côi đưa quân từ Vũ Xuyên tiến về trấn Ốc Dã ở phía tây. Tháng 6, Phá Lục Hàn Bạt Lăng soái quân bao vây Quảng Dương vương Nguyên Uyên ở Ngũ Nguyên, bị quân chủ Hạ Bạt Thắng mộ lấy 200 kỵ binh đến tập kích, buộc phải lui chạy. Đồng thời, Trưởng lưu tham quân Vu Cẩn thuyết phục hơn 3 vạn hộ của bộ Tây Sắc Lặc (Thiết Lặc) đầu hàng triều đình, Phá Lục Hàn Bạt Lăng đưa quân đến tập kích, kết quả nửa đường rơi vào bẫy phục kích của Nguyên Uyên, đành phải chạy về phía bắc. Không lâu sau nghĩa quân lại bị kỵ binh Nhu Nhiên đột kích, thương vong nặng nề.
Trong thời gian ngắn chịu liền hai thất bại, lòng người bắt đầu dao động, rệu rã; những thành phần địa chủ vũ trang hay quan quân đầu hàng trong lực lượng nghĩa quân nối nhau quay ra phản bội. Phá Lục Hàn Bạt Lăng đành đưa theo một ít tùy tùng vượt sông sang bờ nam của Bắc Hà bỏ trốn.
Từ đây lịch sử không có thêm ghi chép nào về Phá Lục Hàn Bạt Lăng, trừ việc ông được cho là liên quan đến cái chết của Cao Bình vương Hồ Sâm vào năm sau (526). | 1 | null |
Nhà thờ gỗ ở Maramureş là quần thể nhà thờ bằng gỗ nằm ở vùng Maramureș, phía bắc Transylvania. Quần thể này bao gồm gần 100 nhà thờ chủ yếu là nhà thờ Chính thống và số ít Nhà thờ Công giáo Hy Lạp Rumani với các giải pháp kiến trúc khác nhau từ các thời kỳ và tại khu vực khác nhau. Chúng là những công trình bằng gỗ cao với các tháp chuông cao, mỏng đặc trưng nằm ở cuối phía tây của nhà thờ. Chúng là một biểu hiện cảnh quan văn hóa địa phương đặc biệt của khu vực miền núi phía bắc Rumani.
Maramureș là một trong những khu vực nổi tiếng nhất của Rumani, với truyền thống tự trị từ thời Trung Cổ, nhưng vẫn không được ghé thăm nhiều. Những ngôi làng và nhà thờ bằng gỗ được bảo tồn tốt, lối sống truyền thống và những bộ váy sặc sỡ của địa phương vẫn còn được sử dụng khiến Maramureș như là một bảo tàng sống ở châu Âu.
Các nhà thờ bằng gỗ của khu vực được xây dựng bắt đầu từ thế kỷ 17 cho đến thế kỷ 19. Một số trong đó được dựng lên trên vị trí của nhà thờ cũ. Chúng là biện pháp để đối phó với việc cấm xây dựng các nhà thờ Chính thống giáo bằng đá của chính quyền Công giáo Áo-Hung. Các nhà thờ được làm từ những khúc gỗ dày, một số khá nhỏ và có mặt bên tối trong một vài trường hợp nhưng chúng đều là những công trình ấn tượng. Những cảnh Kinh Thánh khá "ngây thơ" chủ yếu là tác phẩm của các họa sĩ địa phương. Các tính năng đặc trưng nhất là tháp chuông cao phía trên lối vào và mái nhà lớn khiến phần thân chính của nhà thờ có vẻ như lùn hơn.
Trong số gần 100 nhà thờ còn tồn tại thì 8 trong số đó đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 1999 vì kiến trúc tôn giáo đặc biệt và truyền thống xây dựng nhà thờ gỗ ở Maramureş. Đó là các nhà thờ Bârsana, Budești Josani, Desești, Ieud, Plopiș, Poienile Izei, Rogoz và Șurdești. | 1 | null |
Operation Ivy là loạt thứ tám trong các đợt thử nghiệm hạt nhân của Hoa Kỳ, sau vụ Snapper-Tumbler và trước vụ Upshot-Knothole. Mục đích của đợt thử nghiệm là để giúp nâng cấp kho vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ để đáp trả lại chương trình vũ khí hạt nhân của Liên Xô.
Bối cảnh.
Ngày 31 tháng 1 năm 1950, tổng thống Harry S. Truman công khai tuyên bố ý định của Mỹ để phát triển một quả bom hydro. Các động lực chính cho tuyên bố này là hai tiết lộ đáng ngạc nhiên - vụ thử hạt nhân của Liên Xô đầu tiên vào ngày 29 tháng 8 năm trước đó; và sự phát hiện của các hoạt động gián điệp Klaus Fuchs 'tại Los Alamos, phát hiện chỉ vài ngày trước. Những cú sốc kết hợp, thêm vào những căng thẳng chiến tranh lạnh phát triển nhanh chóng, tạo ra mối lo ngại sâu ở cấp cao nhất của Washington về Hoa Kỳ bị vượt qua trong một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân với Liên Xô.
Từ thời điểm đó trở đi, ưu tiên cao nhất được đặt vào việc phát triển vũ khí chiến lược mới và mạnh hơn - đặc biệt là vũ khí nhiệt hạch (bom hydrogen). Vào thời điểm đó dù không có ai có ý tưởng nào về cách tạo một vũ khí nhiệt hạch thực tế, nhưng sự lo ngại rằng tuyên bố của Truman có thể sẽ còn thúc đẩy những nỗ lực nhiệt hạch của Liên Xô trở đi còn nhanh hơn, và rằng họ có thể đã nắm được các khái niệm và kỹ thuật mà chưa được biết đến ở Mỹ. Do đó một chiến lược dự phòng đã được theo đuổi - nhằm phát triển bom lượng phân hạch cao nhất có thể, một nỗ lực kỹ thuật dẫn đầu bởi Theodore Taylor tại Los Alamos. Các bước đột phá về khái niệm của Stanislaw Ulam và Edward Teller vào tháng 1 năm sau đã cung cấp những hiểu biết cần thiết để phát triển một thiết bị nhiệt hạch.
Vì vậy, từ đầu năm 1951 trở đi, hai nỗ lực song song nhằm phát triển vũ khí năng suất cao đã được tập trung vào một loạt thử nghiệm tại Thái Bình Dương từ cuối năm 1952. Đây gọi là Operation Ivy - với sự kích nổ hai quả bom lớn nhất được thử nghiệm vào thời kỳ đó.
Thử nghiệm.
Hai vụ nổ đã được thực hiện vào cuối năm 1952 tại bãi san hô vòng Enewetak ở Proving Ground Thái Bình Dương tại quần đảo Marshall.
Đợt thử Ivy đầu tiên, Mike, là đợt thử vũ khí nhiệt hạch đa megaton ("bom hydro") quy mô đầy đủ thành công đầu tiên bằng cách sử dụng thiết kế Teller-Ulam. Không giống như các vũ khí nhiệt hạch sau này, Mike sử dụng deuteri làm nhiên liệu nhiệt hạch, duy trì như là một chất lỏng bởi một hệ thống đông lạnh đắt tiền và cồng kềnh. Nó đã được phát nổ trên đảo Elugelab đạt công suất 10,4 megaton, gần 500 lần so với công suất của quả bom thả xuống Nagasaki. 8 megaton từ phân hạch nhanh chóng của tamper uranium, tạo ra số lượng lớn bụi phóng xạ. Vụ nổ để lại một miệng hố dưới nước rộng 1,9 km và sâu 50 m ở nơi đảo Elugelab đã từng tọa lạc. Sau khi thử nghiệm thành công này, thiết kế Mike được vũ khí hóa hoặc với tên EC-16 hoặc TX-16, nhưng nó đã nhanh chóng bị bỏ qua cho các thiết kế nhiên liệu rắn sau thành công của đợt thử Castle Bravo.
Thử nghiệm thứ hai, King, là vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân lớn nhất cho đến nay chỉ sử dụng phân hạch hạt nhân (không có phản ứng tổng hợp nhiệt hạch cũng không có thúc đẩy phân hạch). "Super Oralloy Bomb" được dự định như một phiên bản backup nếu vũ khí nhiệt hạch không thành công. King mang lại 500 kiloton, 25-40 lần so với các loại vũ khí hạt nhân đã thả trong Thế chiến II.
Jimmy P. Robinson, phi trưởng Không quân Hoa Kỳ, đã bị mất tích trong khi thử nghiệm F-84G của mình khi bay qua các đám mây hình nấm để thu thập các mẫu không khí, ông chạy ra khỏi đám nhiên liệu và đã cố gắng hạ cánh trên mặt nước nhưng không bao giờ được tìm thấy. | 1 | null |
Rebelution là album phòng thu thứ tư của nam ca sĩ nhạc rap Pitbull, phát hành vào ngày 28 tháng 8 năm 2009. Album có sự góp giọng của nhiều ca sĩ, bao gồm Akon, B.o.B, Ke$ha, Avery Storm, Nayer, Lil Jon, The New Royales, Bass III Euro và Slim từ ban nhạc 112. | 1 | null |
MK 108 (tiếng Đức: Maschinenkanone) là loại autocannon 30 mm do công ty liên danh Rheinmetall-Borsig chế tạo cho lực lượng không quân của Đức Quốc xã. Pháo được gắn trên các máy bay chiến đấu trong chiến tranh thế giới thứ hai. MK 108 đã tạo tiếng tăm đáng ngại đối với các nhóm máy bay ném bom của quân Đồng Minh và họ gọi nó là "Búa áp lực" vì tiếng động mà nó tạo ra khi bắn.
Phát triển.
Việc phát triển loại súng này được thực hiện như một liên danh tư nhân và sau đó thiết kế được trình lên Reichsluftfahrtministerium (Bộ Hàng không Đức quốc xã) như một mẫu tham gia vào yêu cầu về một loại súng hạng nặng dùng để chống lại các máy bay ném bom của quân Đồng Minh xuất hiện trong không phận mà Đức kiểm soát. Việc kiểm tra cho thấy pháo rất phù hợp cho vị trí này với chỉ bốn viên đạn nổ mạnh trúng đích có thể bắn hạ một chiếc B-17 Flying Fortress hay B-24 Liberator hoặc chỉ cần một viên cho các loại máy bay tiêm kích. Tỷ lệ này là khá tốt khi đem so với pháo MG 151 20 mm vốn cần 25 viên trúng đích để hạ một chiếc B-17.
Súng nhanh chóng được thông qua và đưa vào chế tạo hàng loạt để gắn trên các tiêm kích cơ của lực lượng Luftwaffe. Năm 1943 nó được thấy trang bị lần đầu trên các chiếc Messerschmitt Bf 110 và Messerschmitt Bf 109.
Thiết kế.
MK 108 sử dụng cơ chế nạp đạn blowback bắn với khóa nòng mở, một chi tiết khá thú vị của loại súng này là loại đạn mà súng sử dụng rất mạnh cho cơ chế hoạt động này cũng như súng không cần hệ thống khóa cố định viên đạn. Khi cò súng được kích hoạt bolt giữ phía sau sẽ được mở khóa và lò xo đẩy di chuyển lên phía trước với tốc độ nhanh để tạo động lực và quán tính lớn. Khi viên đạn được đẩy vào khoang chứa đạn bolt sẽ không dừng lại mà tiếp tục di chuyển tới trước trong khoang chứa đạn vốn khá dài cho đến viên đạn được kích hỏa. Khi đó viên đạn sẽ tạo ra một phản lực rất lớn mà cơ chế nạp đạn bằng phản lực bắn bình thường sẽ không chịu nổi khi bị đẩy về phía sau, tuy nhiên với động lực và quán tính lớn của mình khi vẫn đang di chuyển về phía trước của bolt nó sẽ triệt tiêu một lượng lớn lực giật của viên đạn trong một thời gian ngắn. Cách hoạt động này đòi hỏi bolt phải rất nặng để tạo đủ động năng chống lại được độ phản lực mạnh của viên đạn trong một thời gian nhất định hoặc nòng súng ngắn để khí nén áp lực sinh ra trong một thời gian rất ngắn được xả ra ngoài không cho tích quá mạnh sẽ đẩy bolt nếu động lực không đủ mạnh để giữ lại với vận tốc rất lớn gây hỏng súng. MK 108 chọn nòng súng ngắn để bolt có thể nhẹ và cho tốc độ bắn tương đối nhanh.
Tuy nhiên do nòng ngắn nên đạn tích động lượng không nhiều từ khí nén kết quả là sơ tốc đầu nòng khá thấp và viên đạn vốn có tiết diện lớn sẽ bị mất động lượng khá nhanh. Vì thế loại súng này không hữu dụng khi chống lại các tiêm kích cơ vốn có độ cơ động và tốc độ khá nhanh trong các trận không chiến vì đòi hỏi tầm tác chiến phải gần mà nếu trong phạm vi 200-300m các tiêm kích có nguy cơ chính nó đâm vào mục tiêu nếu tốc độ quá nhanh, chúng chỉ hữu dụng khi chống lại các máy bay ném bom trong trường hợp này.
Dù vậy với đặc tính dễ chế tạo, hỏa lực mạnh so với kích thước của nó mà loại súng này đã được trang bị trên nhiều máy bay của lực lượng Luftwaffe. Và hệ thống chống sáng cùng loại đạn không phát sáng khi bắn riêng của loại súng này cũng được phát triển và nó được dùng cho việc phòng không ban đêm với chiến thuật Schräge Musik làm cho các máy bay tiêm kích gần như không thể bị phát hiện khi bắn hạ các nhóm máy bay ném bom cùng tiêm kích trước khi các nhóm này hiểu việc gì đang diễn ra để bắt đầu dò tìm để tự vệ. | 1 | null |
Điệp viên 007: Tử địa Skyfall (tựa gốc: "Skyfall") là bộ phim gián điệp thứ 23 trong loạt phim James Bond, được sản xuất bởi Eon Productions và phân phối bởi MGM và Sony Pictures Entertainment. Trong bộ phim này Daniel Craig lần thứ ba thủ vai James Bond, và Javier Bardem thủ vai Raoul Silva, nhân vật phản diện. Bộ phim do Sam Mendes đạo diễn, biên kịch bởi John Logan, Neal Purvis và Robert Wade.
Trong phim, Bond điều tra một cuộc tấn công vào MI6, làm lộ ra đó là một phần của một cuộc tấn công nhắm vào M bởi cựu đặc vụ MI6, Raoul Silva. Bộ phim có sự xuất hiện trở lại của hai nhân vật định kỳ sau hai kỳ vắng mặt: Q, thủ vai bởi Ben Whishaw, và Miss Moneypenny, thủ vai bởi Naomie Harris. Sau khi đóng vai M trong bảy bộ phim Bond liên tiếp, "Tử địa Skyfall" đánh dấu lần diễn cuối cùng của Judi Dench trong vai diễn này. Vai diễn này sau đó được thay bởi những nhân vật Gareth Mallory (M) do Ralph Fiennes đóng.
Mendes đã được giao đạo diễn bộ phim sau khi phát hành bộ phim "Định mức khuây khỏa" trong năm 2008. Việc sản xuất phim đã bị đình chỉ khi MGM gặp khó khăn tài chính, và không tiếp tục cho đến tháng 12 năm 2010, trong thời gian này, Mendes vẫn gắn liền với dự án với vai trò nhà tư vấn. Người viết kịch bản ban đầu, Peter Morgan, rời khỏi dự án trong thời gian bị đình chỉ. Khi sản xuất trở lại, Logan, Purvis và Wade tiếp tục viết phiên bản cuối cùng của kịch bản trong khi kết hợp những ý tưởng của Morgan. Phim bấm máy vào tháng 11 năm 2011, và chủ yếu diễn ra tại Vương quốc Anh, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Kinh phí đầu tư sản xuất của "Tử địa Skyfall" là 150 triệu USD với bối cảnh tại Anh, Scotland, Thượng Hải (Trung Quốc) và Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ). Phim ra rạp vào ngày 9 tháng 11 năm 2012.
"Tử địa Skyfall" công chiếu vào ngày 23 tháng 10 năm 2012, và đã được phát hành tại Vương quốc Anh vào ngày 26 tháng 10 năm 2012. Đây là phim James Bond đầu tiên được trình chiếu tại các rạp phim IMAX, mặc dù nó không được quay bằng những máy quay Imax.
"Tử địa Skyfall" là bộ phim đánh dấu 50 năm kể từ lần đầu tiên James Bond xuất hiện trên màn bạc trong "Dr. No" (năm 1962). Từ ngày 5 tháng 7 năm 2012, một triển lãm các hiện vật đã diễn ra tại Luân Đôn với nhiều món đồ đáng nhớ như những khẩu súng của James Bond, những bộ bikini mà các Bondgirl từng mặc.
Phim nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ phía các nhà phê bình và giành chiến thắng 2 giải Oscar cho Ca khúc nhạc phim hay nhất được thể hiện bởi nữ danh ca Adele và Biên tập âm thanh xuất sắc nhất (kết quả hòa với Zero Dark Thirdty) tại lễ trao giải Oscar lần thứ 85. Kết quả hòa trong hạng mục biên tập âm thanh của hai bộ phim này là điều khá hiếm trong lịch sử của giải Oscar.
== Nội du
Âm nhạc.
Thomas Newman, người đã từng làm việc với đạo diễn Mendes dưới vai trò nhà soạn nhạc cho "American Beauty, Road to Perdition, Jarhead và Revolutionary Road", đã thay thế David Arnold làm nhà soạn nhạc cho bộ phim này, qua đó trở thành nhà soạn nhạc thứ 9 trong cả series. Khi được hỏi về hoàn cảnh dẫn đến sự ra đi của ông, David Arnold nói rằng Newman được chọn bởi vì ông ấy và Mendes đã làm việc với nhau từ trước đó, thay vì việc Arnold đã nhận lời cùng Đạo diễn Danny Boyle để làm nhà soạn nhạc cho Olympic London 2012. Album nhạc phim được tung ra vào 29/10/2012 tại Anh và 06/11/2012 tại Mỹ.
Vào tháng 10/2012, ca sĩ Adele đã xác nhận rằng cô đã sáng tác và ghi âm Skyfall, bài hát chính của phim, cùng với nhà soạn nhạc quen thuộc của cô, Paul Epworth. Bài hát được ra mắt vào lúc 0h07 phút giờ Anh ngày 05/10/2012, thời điểm mà các NSX gọi là Ngày James Bond để đánh dấu kỷ niệm 50 năm ra mắt bộ phim đầu tiên trong series 007, Dr. No. Bài hát này đã được đề cử và thắng giải Oscar ở hạng mục "Bài hát chính hay nhất", lần đầu tiên 1 bài hát của series James Bond được thắng giải Oscar. | 1 | null |
Cát Vinh (, ? – 528) thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân Hà Bắc, là lực lượng lớn mạnh nhất trong phong trào Lục Trấn khởi nghĩa phản kháng nhà Bắc Ngụy.
Nguồn gốc dân tộc.
Ban đầu Cát Vinh là Trấn tướng của trấn Hoài Sóc. Theo phép của nhà Bắc Ngụy, Trấn tướng đều lấy quý tộc Tiên Ti đảm nhiệm, từ đó suy đoán ông cũng là người Tiên Ti.
Quá trình khởi nghĩa.
Tháng giêng năm Hiếu Xương thứ 2 (526), nguyên Hoài Sóc trấn binh Tiên Vu Tu Lễ tại thành Tả Nhân, Định Châu lãnh đạo khởi nghĩa. Hoài Sóc trấn tướng Cát Vinh tham gia khởi nghĩa.
Tháng 8, Nguyên Hồng Nghiệp làm phản, giết Tiên Vu Tu Lễ, xin hàng triều đình. Cát Vinh giết Nguyên Hồng Nghiệp tự lập, tiếp tục lãnh đạo nghĩa quân.
Tháng 9, ông nhắm đến Doanh Châu ở phía bắc, tại Bác Dã Bạch Ngưu La đánh bại quan quân, chém chết Chương Vũ vương Nguyên Dung. Ông tự xưng thiên tử, đặt quốc hiệu là Tề. Sau đó thừa thắng tiến quân, đổi niên hiệu là Quảng An. Không lâu sau, nghĩa quân bắt chém Quảng Dương vương, Phiếu kỵ đại tướng quân Nguyên Uyên, giết thống soái tối cao của quan quân là Nguyên Sâm.
Tháng giêng năm sau, nghĩa quân đánh hạ Ân Châu , giết thứ sử Thôi Giai, tiến vây Ký Châu. Tháng 11, hạ được Ký Châu, bắt thứ sử Nguyên Phu. Triều đình lấy Đô đốc Nguyên Tử Ung làm Ký Châu thứ sử, soái quân thảo phạt Cát Vinh.
Tháng 12, Cát Vinh soái 10 vạn nghĩa quân tại nhánh sông Chương, đông bắc Dương Bình , đánh bại quan quân, giết chết tướng Ngụy là bọn Nguyên Tử Ung, Bùi Diễn. Nghĩa quân chiếm cứ vài châu huyện của Hà Bắc, lực lượng lên đến mấy chục vạn người.
Trong quá trình khởi nghĩa, Cát Vinh xem thường dân chúng người Hán, đánh đập giới cường hào địa chủ, vào tháng 2 năm Vũ Thái đầu tiên (528), lại bắt giết một thủ lĩnh của một cánh nghĩa quân khác là Đỗ Lạc Chu, thu lấy lực lượng của ông ta, khiến cho nội bộ phong trào bị chia rẽ.
Tháng 3, nghĩa quân hạ được Thương Châu , bắt thứ sử Tiết Khánh Chi.
Tháng 8, Cát Vinh đưa quân vây Nghiệp Thành , xưng có trăm vạn, ruổi qua Cấp Quận .
Tháng 9, Trụ quốc đại tướng quân Nhĩ Chu Vinh soái 7000 (có thuyết là 7 vạn) tinh kị tấn công nghĩa quân ở Phũ Khẩu thuộc Tương Châu . Cát Vinh cậy đông khinh địch, bày trận phân tán, bị Nhĩ Chu Vinh dùng kỳ binh đánh bại, bị bắt sống, đưa về Lạc Dương chém đầu. Khởi nghĩa thất bại. | 1 | null |
Cáo lông nhạt, tên khoa học Vulpes pallida, là một loài động vật có vú trong chi Cáo, họ Chó, bộ Ăn thịt. Chúng được Cretzschmar mô tả năm 1826.
Đây là một loài cáo được tìm thấy ở dải Sahel châu Phi từ Sénégal ở phía tây đến Sudan ở phía đông. Đây là một trong những nghiên cứu của tất cả các loài chó, một phần do nơi sống xa xôi hẻo lánh của nó và màu lông lẫn với màu cát sa mạc của nó.
Chúng có thân dài và chân khá ngắn và mõm hẹp. Nó cân nặng từ 4-6 pound. Tai lớn so với các loài cáo khác nhưng có đặc trưng của loài cáo ở sa mạc. Lông nói chung là một màu cát nhạt chuyển sang màu trắng về phía bụng. Đuôi rậm lông màu nâu đỏ và màu đen ở đầu.
Chúng thường sống ở sa mạc đá và bán sa mạc mặc dù thỉnh thoảng đi vào phía nam vào thảo nguyên. Nó sống trong các nhóm gia đình nhỏ với cha mẹ và các con cáo con. Trong ngày chúng nghỉ ngơi trong hang có thể dài lên đến 15 mét dài và xuống đến 2 mét xuống đất, hoàng hôn xuống chúng ra ngoài kiếm thức ăn bao gồm thực vật và quả mọng cũng như động vật gặm nhấm, bò sát và côn trùng. Nó có khả năng giữ nước từ thức ăn của nó, và có gần như nhịn uống hoàn toàn.
Phân loài.
Có năm phân loài được công nhận: | 1 | null |
"Red" là một bài hát của nữ ca sĩ-nhạc sĩ người Mỹ Taylor Swift. Bài hát được phát hành vào ngày 2 tháng 10 năm 2012 bởi hãng thu âm Big Machine dưới dạng tải kỹ thuật số. Đây là một trong những đĩa đơn quảng bá cho album phòng thu thứ tư của Swift, "Red" (2012). Bài hát đạt vị trí #6 trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 của Mỹ và #2 trên bảng xếp hạng Hot Country Songs. Ngoài ra, bài hát còn lọt vào tốp 5 tại Canada và được xếp hạng tại Úc, Pháp, Ireland, New Zealand, Tây Ban Nha và Liên hiệp Anh.
Đánh giá chuyên môn.
Bài hát được đánh giá tích cực từ các nhà phê bình âm nhạc, hầu hết ca ngợi phần ca từ mạnh mẽ do Swift sáng tác, tuy nhiên họ lại chỉ trích về việc Swift sử dụng autotune (dụng cụ trợ âm) trong một phần của bài hát và không chấp nhận việc Swift sử dụng quá nhiều thể loại nhạc trong một ca khúc.
Biểu diễn trực tiếp.
Taylor Swift biểu diễn bài hát trực tiếp lần đầu tiên trên BBC Radio Teen Awards vào ngày 7 tháng 10 năm 2012, được tổ chức tại Wembley Arena, London. | 1 | null |
Tugan LJW7 Gannet, sau này còn gọi là Wackett Gannet theo tên nhà thiết kế Lawrence Wackett, là một loại máy bay chở khách loại nhỏ, do hãng Tugan Aircraft chế tạo ở Australia vào thập niên 1930. Đây là loại máy bay đầu tiên do Australia thiết kế được đưa vào sản xuất hàng loạt. | 1 | null |
Sở Văn vương (chữ Hán: 楚文王, trị vì: 689 TCN-677 TCN hoặc 689 TCN-675 TCN), tên là Hùng Dĩnh (熊穎), là vua thứ 21 của nước Sở - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Ông là con của Sở Vũ vương, vua thứ 20 nước Sở. Năm 690 TCN, Vũ vương trong lúc đánh Tùy thì mất giữa đường, Hùng Dĩnh lên nối ngôi, tức là Sở Văn vương.
Khuynh đảo chư hầu.
Dưới thời Sở Văn vương, nước Sở đã thiên đô đến đất Dĩnh (nay thuộc Hồ Bắc). Từ đó nước Sở đóng đô tại đây qua nhiều đời vua. Sở Văn vương nối tiếp Sở Vũ vương bành trướng sang các nước chư hầu.
Năm 688 TCN, Sở Văn vương thông qua nước Đặng để đánh nước Thân. Ba vị quan của Đặng là Chuy Sanh (騅甥/骓甥), Đam Sanh (聃甥) và Dưỡng Sanh (養甥/养甥) đã thúc vua Đặng giết chết Văn Vương, tuy nhiên Đặng hầu không nghe.
Năm 684 TCN, Sái Ai hầu cùng Tức hầu đến nước Trần. Khi trở về, vợ vua nước Tức là Tức Qui đi qua nước Sái. Sái Ai hầu tỏ thái độ không đúng đắn. Tức Qui nói với Tức hầu khiến Tức hầu nổi giận, bèn nói với Sở Văn vương rằng hãy đánh nước Tức, nếu Sái đem quân cứu Tức, thì quân Sở có thể đánh được nước Sái. Sở Văn vương nghe theo. Quả nhiên Sái Ai hầu mang quân cứu nước Tức, không chống nổi quân Sở, liền bị Sở Văn vương bắt sống. Sở Văn vương giam Sái Ai hầu 9 năm (tới năm 675 TCN).
Năm 680 TCN, Sái Ai hầu căm giận, ông bèn tán tụng sắc đẹp của Tức Qui với Sở Văn vương. Sở Văn vương ham sắc Tức phu nhân, bèn mang quân đánh diệt nước Tức, lấy Tức Qui làm vợ.
Năm 678 TCN, Sở Văn Vương nhận thấy việc diệt Đặng sẽ tạo điều kiện cho Sở mở mang bờ cõi nên sau khi đánh Thân đã đem quân diệt luôn Đặng.
Sau đó, Sở Văn vương lấy cớ Trịnh Lệ công về nước đã lâu mà không tới triều kiến nước Sở, đem quân đánh Trịnh, Trịnh Lệ công phải giảng hoà, quân Sở mới rút lui.
Ngọc họ Hòa.
Nguyên dưới thời Sở Lệ vương, có người họ Hòa tìm được một viên ngọc ở trong núi đem dâng vua. Lệ Vương sai thợ ngọc xem, người thợ này cho là đá không phải là ngọc vua sai người chặt chân trái người họ Hòa.
Đến khi Vũ vương nối ngôi, người họ Hòa lại và lại bị chặt nốt chân phải anh ta. Vì thế người ta đều cười và thương hại anh chàng họ Hòa này.
Đến khi ông lên ngôi, người họ Hòa ôm hòn ngọc, khóc ở chân núi Sở Sơn suốt ba ngày ba đêm đến chảy cả máu mắt ra. Vua thấy thế, sai người đến hỏi. Người họ Hòa thưa: Tôi khóc không phải là thương hai chân tôi bị chặt, chỉ thương về nỗi ngọc mà cho là đá, nói thật mà cho là nói dối. Vua liền cho người xem lại thật kỹ, thì quả nhiên là ngọc thật, mới đặt tên gọi là Ngọc bích họ Hòa và từ đó viên ngọc này được coi là quốc bảo của nước Sở.
Qua đời.
Năm 676 TCN, Sở Văn vương hội binh với nước Ba đánh nước Thân. Tướng Sở là Diêm Ngao trấn thủ đất Na (là đất mà Sở Vũ vương đã dời dân đất Quyền đến) từ thời Sở Vũ vương không gắng sức chống quân nước Ba, bị Sở Văn vương giết đi. Người trong họ Diêm Ngao bèn nổi dậy chống Sở. Cùng lúc, Sở Văn vương lại mang quân đánh phá nước Ba. Nước Ba bèn chống lại Sở, đánh chiếm đất Na.
Năm 675 TCN, Sở Văn vương đi đánh nước Ba, bị thua trận lớn. Khi Văn vương mang quân về nước, tướng trấn thủ là Dục Quyền không mở cửa cho ông vào, khuyên đi đánh nước Hoàng để lấy lại uy thế. Sở Văn vương nghe theo, mang quân đi, đánh thắng quân nước Hoàng ở Thác Lăng.
Sở Văn vương mang quân về nước, đi nửa đường đến đất Thu thì ốm nặng và qua đời. Dục Quyền dự táng Văn vương rồi tự sát vì đã xúc phạm ông.
Sở Văn vương làm vua được 15 năm. Con ông là Hùng Gian lên nối ngôi, tức là Sở Đổ Ngao. | 1 | null |
Aeronca L-3 là một nhóm các dòng máy bay liên lạc và thám sát, được Quân đoàn Không quân Lục quân Hoa Kỳ sử dụng trong Chiến tranh thế giới II. Seri L-3 được chuyển thể từ các kiểu Tandem Trainer và Chief của Aeronca trước chiến tranh.
Biến thể.
Định danh O-58 thay cho định danh L-3 vào tháng 4 năm 1942 | 1 | null |
Sở Điệu Vương (chữ Hán: 楚悼王, trị vì 401 TCN - 381 TCN), hay Sở Điệu Chiết vương (楚悼折王), tên thật là Hùng Nghi (熊疑), hay Mị Nghi (羋疑), là vị vua thứ 36 của nước Sở - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Hùng Nghi là con của Sở Thanh vương, vua thứ 35 của nước Sở. Năm 402 TCN, vua cha Sở Thanh vương bị cường đạo giết chết, Sở Điệu vương cùng kì huynh Vương tử Định tranh đoạt vương vị,Điệu vương giành chiến thắng.Vương tử Định trốn đến nước Ngụy cầu cứu tam Tấn.
Sự nghiệp.
Năm 400 TCN, liên quân ba nước Tam Tấn là Hàn, Ngụy, Triệu tấn công nước Sở, tiến đến Tang Khâu, đánh bại quân Sở, tiến đến Thặng Khâu mới rút lui.
Năm 398 TCN, Sở Điệu vương cử quân đánh nước Trịnh, tiến đến thủ phủ của Trịnh là Tân Trịnh. Cùng năm, ông tấn công biên giới nhà Chu.
Năm 393 TCN, ông lại đánh Hàn, chiếm đất Phụ Thử. Hai năm sau, quân 3 nước Tam Tấn lại tấn công Sở, quân Sở bại trận ở Du Quan. Sở Điệu vương bèn mang của biếu nước Tần để kết liên minh chống Tam Tấn.
Đến năm 391 TCN, Sở lại giao chiến với Tam Tấn ở Đại Lương và Du Quan, bị Tam Tấn đánh bại.
Năm 387 TCN, đại tướng Ngô Khởi nước Ngụy bị Ngụy Vũ hầu nghi ngờ, phải chạy sang Sở, được bổ làm Thái thú Uyển quận. Sau đó Sở Điệu vương lại phong Ngô Khởi làm Lệnh doãn (tướng quốc), nắm giữ quốc chính. Ngô Khởi đề ra pháp luật, tiến hành một số cải cách như giảm tước lộc và quyền lực của các đại thần, bỏ không chu cấp cho những người họ nhà vua đã xa quá năm đời, hậu đãi binh lính, bãi bọn vô năng, phế bọn vô dụng, trị bách quan, thân vạn dân, thực phủ khố, tăng cường huấn luyện quân đội, cấm dân du, tướng tam quân, sử sĩ tốt lạc tử, địch quốc bất cảm mưu làm cho quân mạnh, về phía bắc củng cố lại hai đất Trần và Sái, phía Tây hòa hoãn với nước Tần, phía nam bình định Bách Việt, làm nước Sở lại cường thịnh.
Sự lớn mạnh của nước Sở khiến chư hầu lo ngại, đồng thời các quý tộc nước Sở bị đụng chạm quyền lợi đều muốn hại Ngô Khởi, nhưng vì Sở Điệu vương trọng dụng nên không làm gì được.
Năm 381 TCN, Ngụy đánh Triệu, Ngô Khởi đem quân cứu Triệu, đóng ở Lâm Trung, đại thắng được quân Ngụy.
Cùng năm đó, Sở Điệu vương qua đời. Ông ở ngôi 21 năm. Ngô Khởi nghe tin đem quân về thì bị các đại thần và tông thất đánh. Ngô Khởi cùng đường chạy đến ôm thây Điệu vương mà khóc, quân nổi loạn giơ cung bắn chết Ngô Khởi, bắn cả vào thi thể của ông. Sau đó thái tử Hùng Tang lên ngôi, tức Sở Túc vương, Túc vương xét đến tội bắn vào thi thể Điệu vương, giết chết đến 70 nhà. | 1 | null |
Stinson L-1 Vigilant (định danh công ty: Model 74) là một loại máy bay quan sát hạng nhẹ của Hoa Kỳ trong thập niên 1940, do hãng Stinson Aircraft Company at Wayne, Michigan chế tạo (đến tháng 11 năm 1940 là một chi nhánh của hãng Vultee Aircraft Corporation). Nó được Quân đoàn Không quân Lục quân Hoa Kỳ sử dụng với tên gọi O-49 cho đến năm 1942. | 1 | null |
Cáo corsac (danh pháp hai phần: "Vulpes corsac") là một loài động vật thuộc chi Cáo, họ Chó. Loài này tìm thấy trên khắp các thảo nguyên trung bộ của châu Á. Cáo thảo nguyên đang bị đe dọa do săn bắn lấy lông.
Mô tả.
Cáo corsac là một con cáo có kích thước trung bình, chiều dài đầu và cơ thể 45 đến 65 cm, và đuôi dài 19 đến 35 cm. Con trưởng thành cân nặng từ 1,6 đến 3,2 kg (3,5 đến 7,1 lb). Lông có màu từ xám đến hơi vàng phần lớn cơ thể, với phần dưới nhạt màu hơn và các mảng nhạt trên miệng, cằm, và cổ họng. Trong suốt mùa đông, bộ lông trở nên dày hơn và mượt hơn, và màu xám rơm, với một đường sẫm màu chạy xuống phía sau.
Phân bố.
Cáo corsac sinh sống ở thảo nguyên và bán hoang mạc của trung tâm và Đông Bắc Á. Chúng được tìm thấy khắp Kazakhstan, Uzbekistan, và Turkmenistan, và thông qua tất cả khu vực ngoại trừ các vùng cực bắc của Mong Cổ. Ở phía nam, phạm vi của chúng kéo dài vào các khu vực ở phía Bắc của Iran, Tajikistan, Kyrgyzstan, Afghanistan, và Trung Quốc, và chúng cũng có thể được tìm thấy trong các vùng lân cận của Nga. | 1 | null |
HMS "Anthony" (H40) là một tàu khu trục lớp A của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc. Nó đã phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai cho đến khi cuộc xung đột kết thúc và bị tháo dỡ vào năm 1948.
Thiết kế và chế tạo.
"Anthony" được đặt hàng vào ngày 6 tháng 3 năm 1928 tại xưởng tàu của hãng Scotts Shipbuilding and Engineering Company ở Greenock, Scotland trong khuôn khổ Kế hoạch Hải quân 1927. Nó được đặt lườn vào ngày 30 tháng 7 năm 1928, được hạ thủy vào ngày 24 tháng 4 năm 1929 và đưa ra hoạt động vào ngày 14 tháng 2 năm 1930.
Lịch sử hoạt động.
"Anthony" được bố trí cùng với Chi hạm đội Khu trục 18 tại Portland khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra, và đã hoạt động tại vùng eo biển Anh Quốc và khu vực Tiếp cận phía Tây. Đến tháng 11 "Anthony" được điều sang Chi hạm đội Khu trục 23 hoạt động tại vùng bờ biển phía Đông. Vào tháng 1 năm 1940 nó cùng với các tàu chị em và hộ tống thiết giáp hạm một phần trong chặng đường đi đến Halifax. "Anthony" được chuyển đến Portsmouth vào tháng 3 để gia nhập Chi hạm đội Khu trục 16, rồi đến tháng 5 đã tham gia vào cuộc triệt thoái Dunkirk. Nó đã giúp di tản khoảng 3.000 người, nhưng đến ngày 30 tháng 5 chiếc tàu khu trục chịu đựng một số hư hại trong một cuộc không kích và phải ở lại cảng để sửa chữa. "Anthony" gia nhập trở lại chi hạm đội vào tháng 6, giờ đây đặt căn cứ tại Harwich. Được phân về Hạm đội Nhà, nó thi hành các nhiệm vụ hộ tống đoàn tàu vận tải và chống tàu ngầm, rồi chuyển sang Chi hạm đội Khu trục 12 tại Greenock vào tháng 9. Vào ngày 27 tháng 9 nó đã cứu vớt nhiều người sống sót từ chiếc "City of Benares" bị đắm do trúng ngư lôi.
Đến tháng 11 "Anthony" hoạt động cùng với Đội hộ tống 4 tại khu vực Tiếp cận phía Tây. Vào tháng 2 năm 1941 nó bị hư hại bởi một cuộc không kích nhắm vào tàu bè trên sông Clyde, nhưng đã quay lại phục vụ cùng Chi hạm đội Khu trục 3 trong tháng sau. Nó trải qua những tháng tiếp theo hộ tống các con tàu tham gia rải mìn, và vào ngày 23 tháng 5 đã hình thành nên lực lượng hộ tống cho tàu chiến-tuần dương và thiết giáp hạm khi chúng truy tìm thiết giáp hạm Đức "Bismarck". Nó được cho tách ra để tiếp nhiên liệu tại Iceland vào ngày 24 tháng 5, nên đã lỡ mất Trận chiến eo biển Đan Mạch nơi chiếc "Hood" bị đánh chìm, nhưng sau đó đã gia nhập trở lại cùng "Prince of Wales". Các nhiệm vụ hộ tống nối tiếp theo, bao gồm các hoạt động ngoài khơi bờ biển Na Uy trong tháng 7 và tháng 8, kể cả tham gia vào Chiến dịch Gauntlet, cuộc bắn phá Spitsbergen vào ngày 19 tháng 8.
Đến ngày 29 tháng 8, "Anthony" hình thành nên lực lượng hộ tống cho đoàn tàu vận tải PQ1 đi đến Nga, và cũng bảo vệ cho chuyến quay trở về QP1 cùng với RFA "Black Ranger". Sau khi được tái trang bị tại Humber, nó chuyển đến Gibraltar vào tháng 1 năm 1942, hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại giữa Clyde và Gibralta cũng như bảo vệ các tàu chiến chuyển giao máy bay tiêm kích Supermarine Spitfire đến Malta đang bị bao vây. Đến cuối tháng 3, nó được chọn gia nhập Lực lượng H để hỗ trợ cho Chiến dịch Ironclad nhằm chiếm Diego Suarez thuộc Madagascar.
Vào thời khắc quyết định trong chiến dịch Ironclad, lực lượng đổ bộ chính bị cầm chân phía Tây Diego Suarez do sự kháng cự mạnh bất ngờ của phe Vichy Pháp. Bế tắc được giải tỏa khi Đô đốc Edward Neville Syfret phái "Anthony" xông thẳng qua hàng rào phòng thủ cảng Diego Suarez để đổ bộ 50 lính Thủy binh Hoàng gia vào giữa hậu tuyến của phe Vichy, gây ra sự rối loạn và phá vỡ hệ thống phòng thủ. Diego Suarez đầu hàng vào ngày 7 tháng 5.
Chiến dịch hoàn tất thành công vào tháng 5, và sau đó "Anthony" tiếp tục ở lại khu vực Địa Trung Hải. Đến tháng 9 nó hộ tống thiết giáp hạm "Royal Sovereign" đi sang Hoa Kỳ, rồi quay trở về vùng biển châu Âu vào tháng 10 trong thành phần hộ tống cho đoàn tàu vận tải chuyển binh lính tham gia Chiến dịch Torch. "Anthony" được tái trang bị vào cuối năm 1942, rồi được bố trí cùng Chi hạm đội Khu trục 13 vào đầu năm 1943, trải qua nữa đầu năm hộ tống các đoàn tàu vận tải chuyển quân dọc bờ biển Tây Phi và Tây Địa Trung Hải. Nó hỗ trợ cho chiến dịch đổ bộ lên Sicilia trong tháng 7, rồi trải qua phần còn lại của năm hộ tống các đoàn tàu vận tải tại Địa Trung Hải. Vào ngày 24 tháng 2 năm 1944, nó cùng với và máy bay của Liên đội 202 Không quân Hoàng gia và của Hải quân Mỹ đã đánh chìm tàu ngầm Đức "U-761" về phía Tây Gibralta. "Anthony" quay trở về Anh vào tháng 9, hộ tống các đoàn tàu vận tải tại khu vực Tiếp cận phía Tây và eo biển Anh Quốc. Vào ngày 24 tháng 12, nó cùng với tàu khu trục hộ tống cho chiếc tàu chở quân "Leopoldville" khi chiếc này bị tàu ngầm "U-486" phóng ngư lôi đánh chìm với tổn thất nhân mạng nặng nề.
Vào đầu năm 1945, "Anthony" được cải biến thành một tàu mục tiêu dành cho không lực nhằm huấn luyện các phi công mới nhận diện tàu chiến và phương pháp tấn công. Nó chu toàn nhiệm vụ này cho đến khi chiến tranh kết thúc, cho đến tháng 1 năm 1946.
Sau chiến tranh – Loại bỏ.
"Anthony" được đưa về lực lượng dự bị vào ngày 27 tháng 3 năm 1946, và chuẩn bị để loại bỏ. Tuy nhiên, nó được huy động trở lại vào tháng 9, sử dụng trong thử nghiệm kiểm soát hư hỏng cho đến tháng 2 năm 1948. Nó bị bán để tháo dỡ vào ngày 21 tháng 2, và được kéo đến xưởng tháo dỡ của hãng British Steel tại Troon, Ayrshire vào tháng 5 năm 1948. | 1 | null |
HMS "Arrow" (H42) là một tàu khu trục lớp A của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc. Nó đã phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai cho đến khi bị hư hại vào năm 1943 do vụ nổ của một tàu chở đạn neo đậu lân cận, và được cho ngừng hoạt động.
Thiết kế và chế tạo.
"Arrow" được đặt hàng vào ngày 6 tháng 3 năm 1928 tại xưởng tàu của hãng Vickers-Armstrongs ở Barrow-in-Furness trong khuôn khổ Kế hoạch Hải quân 1927. Nó được đặt lườn vào ngày 20 tháng 8 năm 1928, được hạ thủy một năm sau đó vào ngày 22 tháng 8 năm 1929 và đưa ra hoạt động vào ngày 14 tháng 4 năm 1930. "Arrow" được cộng đồng cư dân Blackwell, Derbyshire đỡ đầu vào tháng 2 năm 1942 sau một cuộc vận động gây quỹ Tiết kiệm Quốc gia trong Tuần lễ Tàu chiến thành công.
Lịch sử hoạt động.
Vai trò hộ tống.
Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra, "Arrow" được bố trí đến Portland trong thành phần Chi hạm đội Khu trục 18 cho nhiệm vụ tuần tra chống tàu ngầm và bảo vệ các đoàn tàu vận tải, một vai trò mà nó đảm trách cho đến tháng 10 năm 1939. Vào ngày 24 tháng 10, nó đi vào Xưởng tàu Devonport sửa chữa những khiếm khuyết của turbine; công việc kéo dài cho đến tháng 12 và nó quay trở lại phục vụ vào tháng 1 năm 1940. "Arrow" được điều về Chi hạm đội Khu trục 16 tại Portsmouth vào ngày 10 tháng 1 sau khi hoàn tất việc chạy thử máy sau sửa chữa, và vào ngày hôm sau được cho tách ra cùng các tàu chị em và để hộ tống thiết giáp hạm trong một phần chuyến đi của nó đến Halifax bảo vệ các đoàn tàu vận tải. "Arrow" được cho tách ra vào ngày 30 tháng 1 để quay về Devonport sửa chữa hệ thống động lực.
Na Uy.
Việc sửa chữa kéo dài cho đến tháng 3, và vào ngày 10 tháng 3 nó tiếp nối nhiệm vụ bảo vệ các đoàn tàu vận tải tại eo biển Anh Quốc và khu vực Tiếp cận phía Tây. "Arrow" được sang Chi hạm đội Khu trục 12 trực thuộc Hạm đội Nhà vào tháng 4 với nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động quân sự tiếp theo sau cuộc đổ bộ lực lượng Đồng Minh xuống Na Uy, sau khi Đức xâm chiếm nước này. Nó lên đường đi Rosyth, và vào ngày 16 tháng 4 đã nhận lên tàu binh lính và hàng tiếp liệu để dự định chuyển đến Namsos thuộc Na Uy. Nó lên đường cùng với tàu chị em vào ngày 17 tháng 4, và đến ngày 19 tháng 4 đã đổ bộ binh lính và tiếp liệu lên Åndalsnes thay vì Namsos. Khi hoàn thành nhiệm vụ, nó quay trở về Rosyth; rồi đến ngày 24 tháng 4 lại lên đường cùng với các tàu tuần dương và cùng các tàu khu trục "Acheron" và chuyển thêm nhiều binh lính và tiếp liệu đến Åndalsnes. Chúng cho đổ bộ vào ngày 25 tháng 4, và đến ngày 26 tháng 4 đã lên đường từ để đối đầu với các tàu đánh cá Đức ngụy trang như những tàu của Hà Lan, nhưng bị cho là được bố trí trinh sát phía trước cho các tàu vận chuyển lực lượng tăng viện cho đối phương. "Arrow" đã đối đầu với tàu đánh cá "Schelswig" ("Schiff 37"), nhưng mắc tai nạn bị "Birmingham" húc phải trong lúc cơ động. Nó bị hư hại nặng về cấu trúc và bị buộc phải rút lui khỏi hoạt động tác chiến. Chiếc tàu khu trục quay trở về Anh vào ngày 27 tháng 4, được tàu chị em "Acheron" hộ tống, và đi vào một xưởng tàu tư nhân ở Middlesbrough vào ngày 29 tháng 4 để sửa chữa.
"Arrow" quay trở lại hoạt động vào ngày 13 tháng 5 và tham gia trở lại các hoạt động ngoài khơi Na Uy vào ngày 14 tháng 5. Nó đã vớt 80 người sống sót từ các con tàu Na Uy bị máy bay Không quân Đức đánh chìm trong lúc chở người tị nạn đến quần đảo Faroe. Vào ngày 29 tháng 4, nó được bố trí cùng các tàu khu trục , , và để triệt thoái lực lượng khỏi Mo và Bodø. Số binh lính này được chuyển đến Harstad chuẩn bị cho cuộc triệt thoái cuối cùng khỏi Na Uy. "Arrow" tiếp tục hoạt động ngoài khơi Na Uy cho đến tháng 6; và vào ngày 7 tháng 6, như một phần của Chiến dịch Alphabet, nó hộ tống một đoàn tàu vận tải chậm khởi hành từ Harstad với và mười tàu đánh cá. Chúng đi về đến Anh, nơi "Arrow" quay trở lại nhiệm vụ cùng chi hạm đội khu trục. Sau đó nó khởi hành đi Nore, và vào ngày 26 tháng 6 trải qua một đợt tái trang bị tại Sheerness, bao gồm việc cải thiện hỏa lực phòng không của con tàu.
Khu vực Tiếp cận phía Tây.
"Arrow" quay trở lại hoạt động cùng Chi hạm đội Khu trục 16 tại Harwich vào ngày 4 tháng 7, thực hiện các nhiệm vụ tuần tra chống xâm nhập và bảo vệ các đoàn tàu vận tải ngoài khơi bờ biển Đại Tây Dương. Đến ngày 24 tháng 7 nó được điều sang lực lượng Tiếp cận phía Tây đặt căn cứ tại Greenock, được giao nhiệm vụ bảo vệ các đoàn tàu vận tải tại hướng Tiếp cận phía Tây Bắc, và vào ngày 16 tháng 8 đã cùng với tàu chị em "Achates" tấn công một tàu ngầm U-boat bị chiếc tàu buôn tuần dương vũ trang "Cheshire" phát hiện. Vào ngày 27 tháng 8, chiếc tàu khu trục cứu vớt những người sống sót từ một tàu hơi nước Hy Lạp, rồi đến ngày 13 tháng 9 nó lại vớt những người sống sót từ chiếc tàu Hy Lạp SS "Poseidon". Vào ngày 8 tháng 10, "Arrow" tham gia đoàn tàu vận tải quân sự WS-3 từ Clyde như một tàu hộ tống cùng với tàu tuần dương và các tàu khu trục "Achates", và , bảo vệ cho đoàn tàu vận tải băng qua khu vực Tiếp cận phía Tây Bắc.
Vào ngày 13 tháng 11, "Arrow" cứu vớt những người sống sót từ chiếc "SS Empire Hind", vốn bị đánh chìm do không kích trên biển Bắc Đại Tây Dương. Đến ngày 14 tháng 11 nó trợ giúp cho tàu chở dầu MV "San Demetrio" tại khu vực ngoài khơi Achill Head, và đã hộ tống nó đi đến Clyde. "San Demetrio" đã bị tàu tuần dương Đức "Admiral Hipper" tấn công vào ngày 5 tháng 11 và thoạt tiên phải bỏ con tàu đang bốc cháy, nhưng sau đó thủy thủ đã quay trở lại tàu cứu lấy số hàng quý giá. Chúng đi đến Clyde vào ngày 16 tháng 10, nơi "Arrow" được sửa chữa tại xưởng tàu Barclay Curle vào ngày hôm sau khắc phục những hỏng hóc động cơ. Nó chỉ quay trở lại hoạt động vào ngày 14 tháng 1 năm 1941, khi "Arrow" gia nhập trở lại Hạm đội Nhà, và được phân về Chi hạm đội Khu trục 3 vào ngày hôm sau cho nhiệm vụ bảo vệ đoàn tàu vận tải chống tàu ngầm. Sang tháng 2, nó được bố trí đến khu vực Tiếp cận Tây Bắc và Bắc Hải hộ tống các đoàn tàu vận tải Iceland từ Aberdeen, Scapa Flow và Clyde.
Sửa chữa và trúng thủy lôi.
"Arrow" gia nhập đoàn tàu vận tải WS-7 tại Clyde vào ngày 24 tháng 3 trong thành phần hộ tống cùng với thiết giáp hạm trong chặng đường vượt Đại Tây Dương đến Freetown. Nó và "Nelson" được cho tách ra vào ngày 4 tháng 4 để quay về Scapa Flow. Vào lúc này, chiếc tàu khu trục phát sinh những trục trặc về nồi hơi buộc phải quan tâm. Nó đi vào Chatham ngày 2 tháng 5 để sửa chữa thay ống nồi hơi; công việc hoàn tất vào tháng 6 và nó lên đường gia nhập trở lại hạm đội. Vào ngày 21 tháng 6, trên đường đi Scapa Flow, nó làm kích nổ một quả thủy lôi ngoài khơi Flamborough Head và phải đi đến Middlesbrough chỉ với một nồi hơi hoạt động. Nó được đưa vào xưởng tàu Smiths Dock vào ngày 22 tháng 6 để sửa chữa, vốn kéo dài cho đến tháng 10, bao gồm sửa chữa bệ động cơ và thay thế các vách ngăn. Trong giai đoạn này nó được chọn để phục vụ ở vùng biển nước ngoài, và sau khi hoàn tất việc sửa chữa nó được chuẩn bị để phục vụ tại khu vực Đông Địa Trung Hải.
Chuyển sang Địa Trung Hải.
Vào ngày 18 tháng 11, "Arrow" cùng các tàu khu trục , , và đã hộ tống cho tàu tuần dương trong hành trình đi Gibraltar, đến nơi vào ngày 21 tháng 11. Chúng lên đường ngay ngày hôm sau nhắm đến Malta, và đến nơi vào ngày 24 tháng 11. Sang ngày 26 tháng 11 chúng gia nhập cùng tàu tuần dương và các tàu khu trục và như lực lượng hộ tống cho đoàn tàu vận tải ME-8 đi đến Alexandria. Các con tàu đến nơi vào ngày 29 tháng 11, nơi "Arrow" và các tàu hộ tống gia nhập Hạm đội Địa Trung Hải.
"Arrow" được bố trí hoạt động từ Alexandria vào tháng 1 năm 1942, nơi mà vào ngày 12 tháng 1 nó trở thành mục tiêu của một cuộc tấn công bất thành bởi tàu ngầm đối phương; nó sau đó cùng với tàu khu trục truy tìm kẻ tấn công nhưng không kết quả. Vào ngày 24 tháng 1 nó tham gia lực lượng hộ tống cho đoàn tàu vận tải MF-4 đi Malta; rồi lại khởi hành quay về Alexandria vào ngày 26 tháng 1 sau khi nhiệm vụ bảo vệ chiếc được bàn giao tàu tuần dương cùng các tàu khu trục "Lively", , và "Zulu" thuộc Lực lượng H. "Arrow" tiến hành lượt quay trở lại vào ngày 27 tháng 1 cùng với Lực lượng B hộ tống cho đoàn tàu vận tải ME-4, vốn đến từ Malta cùng Lực lượng K. "Arrow" và đoàn tàu vận tải về đến Alexandria vào ngày 28 tháng 1.
Vào ngày 12 tháng 2, nó gia nhập lực lượng hộ tống cho các tàu tuần dương , "Dido" và vốn còn bao gồm các tàu khu trục "Griffin", , , , , và , để làm nhiệm vụ bảo vệ cho các đoàn tàu vận tải MW-9 và MW-9A đi qua khu vực Đông Địa Trung Hải. Chúng phải chịu đựng các đợt không kích ác liệt và dai dẵng trong ngày 13 tháng 2 khiến bị hư hại nặng và phải được hộ tống đến Tobruk. Cuộc không kích kéo dài sang suốt ngày 14 tháng 2 khiến phải đánh đắm chiếc SS "Clan Chattan" sau khi nó bị bốc cháy. Lực lượng hộ tống sau đó bàn giao lại nhiếm vụ bảo vệ đoàn tàu MW-9 cho Lực lượng K vốn đưa các tàu buôn đến Malta, rồi tiếp nhận trách nhiệm hộ tống HMS "Breconshire" và ba tàu buôn thuộc đoàn tàu ME-10 từ Lực lượng K để bảo vệ chúng đi đến Alexandria. Chúng về đến cảng vào ngày 15 tháng 2. Sang tháng 3, "Arrow" được điều sang Ấn Độ Dương tăng cường cho Hạm đội Đông.
Hạm đội Đông.
"Arrow" gia nhập Hạm đội Đông tại Gan vào ngày 4 tháng 4, nơi nó được bố trí trong thành phần hộ tống cho các thiết giáp hạm , "Royal Sovereign", và , tàu sân bay , các tàu tuần dương , và HNLMS "Jacob van Heemskerk" cùng các tàu khu trục , "Griffin", HMAS "Norman", HMAS "Vampire", , và HNLMS "Isaac Sweers" như là Lực lượng B. "Arrow" được điều động sang Lực lượng B vào ngày 6 tháng 4 tại Kilindini sau khi Hải quân Nhật tấn công Ceylon và đánh chìm "Hermes". Nó được phân công bảo vệ chống tàu ngầm cho các đoàn tàu vận tải đi lại giữa Madagascar và mũi Hảo Vọng. Chiếc tàu khu trục được rút khỏi hoạt động vào ngày 20 tháng 5 sau khi mắc phải một loạt các hỏng hóc, và được đưa đến Durban vào ngày 21 tháng 5 để sửa chữa.
Nó hoạt động trở lại vào ngày 2 tháng 7, trải qua tháng 8 hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại giữa Madagascar và mũi Hảo Vọng. Đến tháng 9 nó được huy động vào cuộc chiếm đóng cuối cùng tại Madagascar, cùng với , và thuộc Đội khu trục 1 của Lực lượng M. Vào ngày 9 tháng 9, chúng hộ tống các tàu chiến của Lực lượng M và bảo vệ cho cuộc đổ bộ xuống Majunga. Nó được cho tách khỏi nhiệm vụ vào ngày 30 tháng 9 để được chuyển đến Freetown thuộc Tây Phi đảm trách vai trò bảo vệ đoàn tàu vận tải ở Nam Đại Tây Dương. Chiếc tàu khu trục nhận nhiệm vụ trong tháng 10, và vào ngày 8 tháng 10 đã được bố trí ngoài khơi Cape Town cùng với "Active" và "Foxhound" trong hoạt động tuần tra truy lùng tàu ngầm và cứu vớt những người sống sót từ các tàu buôn bị đánh đắm. "Arrow" lại được rút khỏi hoạt động thường trực vào tháng 11 do những khiếm khuyết về động cơ cứ tái diễn; nó quay trở về Anh và được sửa chữa tại một xưởng tàu thương mại ở Middlesbrough từ ngày 18 tháng 11. Công việc này kéo dài cho đến tháng 3 năm 1943, và nó đi đến Scapa Flow vào ngày 26 tháng 3 để chạy thử máy. Nó va phải đê nổi phòng vệ vào ngày 10 tháng 4 trong khi chạy thử máy và phải đi đến London vào ngày 11 tháng 4 để sửa chữa tại ụ tàu của hãng Green and Silley Weir ở Blackwall. Việc sửa chữa kéo dài cho đến tháng 5, khi nó quay trở lại Scapa Flow vào ngày 30 tháng 5 để chạy thử máy.
Gibraltar và Sicilia.
Bắt đầu chạy thử máy vào ngày 3 tháng 6, "Arrow" được phân về Chi hạm đội Khu trục 13 tại Gibraltar. Công việc hoàn tất vào ngày 14 tháng 6, và đến ngày 21 tháng 6 nó gia nhập cùng các tàu khu trục , , , , , , , , , và tại Clyde như lực lượng hộ tống cho các đoàn tàu vận tải kết hợp KMF-17 đến Gibraltar và đoàn tàu WS-31 đến Trung Đông và Ấn Độ. "Arrow" được cho tách ra cùng với các con tàu thuộc đoàn tàu KMF-17 vào ngày 26 tháng 6 khi các tàu khu trục hộ tống cho đoàn tàu WS-31 đi Freetown đến từ Gibraltar. Sau đó nó hộ tống các con tàu thuộc đoàn tàu KMF-17 đi Gibraltar với cùng những chiếc tàu khu trục trên, rồi gia nhập trở lại chi hạm đội khi đến nơi. Vào tháng 7, nó được điều động phục vụ cùng Lực lượng Hỗ trợ Đông trong kế hoạch đổ bộ lên Sicilia. Nó tham gia cuộc đổ bộ vào ngày 10 tháng 7 cùng với lực lượng hỗ trợ, rồi được bố trí hộ tống các đoàn tàu vận tải tiếp liệu tiếp theo sau.
Hư hại và bị tháo dỡ.
Đang khi neo đậu trong cảng Algiers vào ngày 4 tháng 8, "Arrow" bốc cháy do vụ nổ chiếc tàu buôn SS "Fort La Montee". Nó bị hư hại nặng, chịu đựng nhiều thương vong và bị bất động. Nó được kéo đến Gibraltar vào ngày 18 tháng 9 để sửa chữa, công việc sửa chữa tạm thời kéo dài suốt tháng 10 trước khi nó được kéo đến Taranto để được sửa chữa triệt để. Nó rời Gibralta ngày 19 tháng 11, đi đến Taranto ngày 27 tháng 11. Một cuộc khảo sát được tiến hành vào tháng 12 nhằm ước lượng công việc cần làm, và nó được sửa chữa từ tháng 1 đến tháng 9 năm 1944. Vào ngày 17 tháng 10, người ta quyết định dừng công việc sửa chữa và tháo dỡ mọi thiết bị giá trị. Công việc được tiến hành trong tháng 12; và đến tháng 1 năm 1945 nó chỉ là một lườn tàu tại Taranto và tiếp tục tồn tại ở đó cho đến tháng 5 năm 1949, khi nó được tháo dỡ. | 1 | null |
Bảy tàu chiến của Hải quân Hoàng gia Anh từng được đặt cái tên HMS "Arrow" (mũi tên):
Xem thêm.
HMAS "Arrow" (P 88) là một tàu tuần tra 146 tấn của Hải quân Hoàng gia Australia hạ thủy năm 1968 và bị đắm năm 1974 tại Darwin, Australia trong trận bão Tracy. | 1 | null |
Bá tước xứ Wessex (tiếng Anh: "Earl of Wessex") là một tước hiệu quý tộc được tạo ra 2 lần trong lịch sử của Anh Quốc, và hiện thuộc Đẳng cấp quý tộc Vương quốc Liên hiệp Anh. Đương nhiệm Bá tước xứ Wessex là Vương tử Edward, phối ngẫu là Bá tước phu nhân, Sophie, cả 2 đều thuộc Vương thất Anh. Hiện con trai của Vương tử Edward, James, đang sử dụng tước hiệu Bá tước xứ Wessex như một tước hiệu danh dự chứ chưa thực sự thừa kế nó.
Lịch sử tước hiệu.
Lần phong thứ hai.
Sau khi Vương tử Edward cưới Sophie Rhys-Jones năm 1999, Nữ vương Elizabeth II đã phong cho Edward tước Bá tước xứ Wessex. | 1 | null |
Armando là album phòng thu bằng tiếng Tây Ban Nha đầu tiên và cũng là album phòng thu thứ năm của nam ca sĩ nhạc rap Pitbull. Album được phát hành vào ngày 2 tháng 11 năm 2010. Theo Allmusic, tựa đề album được đặt theo tên họ bố của anh. | 1 | null |
Biệt đội đánh thuê (tựa tiếng Anh: The Expendables) là một bộ phim hành động / tâm lý năm 2010 của Mỹ do Sylvester Stallone làm đạo diễn, biên kịch và thủ vai chính. Ngoài ra phim còn có sự tham gia của các siêu sao hành động nổi tiếng khác như Jason Statham, Lý Liên Kiệt, Dolph Lundgren, Randy Couture, Terry Crews, Eric Roberts, Steve Austin và Gary Daniels.
Phần tiếp theo của phim có tựa đề The Expendables 2 và The Expendables 3.
Nội dung.
Nhóm Expendables là một nhóm lính đánh thuê chuyên nghiệp, những thành viên trong nhóm này đều có kỹ năng riêng, họ luôn làm tốt nhiệm vụ được giao. Tên từng người trong nhóm này là: Barney Ross, Lee Christmas, Yin Yang, Gunner Jensen, Hale Caesar và Toll Road. Vào cảnh đầu phim, nhóm Expendables lên con tàu hải tặc Somalia để giải cứu con tin, lúc tiêu diệt xong bọn hải tặc thì Gunner Jensen đòi treo cổ tên hải tặc còn sống sót. Biết cả nhóm không thể ngăn Jensen nên Yin Yang lao vào đánh Jensen, Jensen tức giận định đâm Yang nhưng trưởng nhóm Barney Ross cản lại. Nhóm Expendables về Mỹ, Barney miễn cưỡng tách Jensen ra khỏi nhóm vì anh ta không nghe lời Barney.
Barney vào nhà thờ gặp ông Đặc vụ CIA biệt danh Church nhận hợp đồng, Church bảo Barney rằng Tướng quân Garza trên hòn đảo Vilena ở Vịnh Mexico đang gây khó khăn cho các Đặc vụ cấp dưới của ông ta, Church muốn nhóm của Barney đi khử Tướng quân Garza. Barney và Lee Christmas lấy máy bay bay đến Vilena do thám tình hình trước, họ được cô gái gián điệp Sandra cung cấp đầy đủ thông tin về quân sự, thực ra Sandra chính là con gái Tướng quân Garza. Do có rắc rối xảy ra nên Barney và Lee giết hết đội lính nhỏ của Garza rồi bỏ chạy, họ bị nhiều binh lính khác đuổi theo. Ra đến bến tàu, Sandra từ chối không chịu trốn theo Barney và Lee, cô ta lên xe chạy đi. Barney và Lee lên máy bay về Mỹ, trước khi bay đi họ dùng súng máy trên máy bay nã đạn vào bọn lính Vilena bên dưới.
Nhóm Expendables xem lại hình ảnh chụp từ Vilena, họ biết được mục tiêu chính của nhiệm vụ là tên người Mỹ độc ác James Munroe, những vấn đề quân sự trên đảo đều do hắn thay thế Garza kiểm soát. Ở Vilena, Munroe cho lính bắt giữ Sandra để thẩm vấn cô về Barney và Lee, mặc dù bị tra tấn nhưng Sandra vẫn không nói gì. Gunner Jensen đến Vilena, anh ta chỉ chỗ ở của nhóm Expendables cho Munroe, Jensen làm thế vì giận Barney tách mình ra khỏi nhóm. Jensen dẫn một số sát thủ của Munroe đi theo qua Mỹ tìm nhóm Expendables, Barney và Yang kết hợp giết hết đám sát thủ này sau một cuộc rượt đuổi bằng ôtô. Jensen đánh nhau với Yang lần nữa, Barney bắn Jensen bị thương đúng lúc anh ta sắp ném Yang vào cọc nhọn. Bỏ mặc Jensen, cả nhóm Expendables lên máy bay đến Vilena.
James Munroe và Tướng quân Garza tập hợp quân đội sẵn sàng đánh nhóm Expendables, bỗng dưng Munroe phản bội Garza, hắn bắn chết Garza rồi bắt Sandra làm con tin. Với những chiến thuật tài tình, nhóm Expendables tiêu diệt sạch quân đội Vilena, họ còn đánh bại được hai tên vệ sĩ Dan Paine và The Brit thân cận nhất của Munroe. Munroe bị Barney giết nhanh chóng, Barney cứu được Sandra. Nhiệm vụ hoàn tất, nhóm Expendables trở về Mỹ, buổi tối hôm đó họ trổ tài phóng dao với nhau, Barney chấp nhận tha lỗi cho Jensen. | 1 | null |
Biệt đội đánh thuê 2 (tựa tiếng Anh: The Expendables 2) là một bộ phim hành động / tâm lý Mỹ của đạo diễn Simon West, được phát hành năm 2012. Đây chính là phần tiếp theo của phim hành động năm 2010 Biệt đội đánh thuê.
Phim có sự tham gia của Sylvester Stallone, Jason Statham, Lý Liên Kiệt, Dolph Lundgren, Terry Crews, Randy Couture, Liam Hemsworth và Jean-Claude Van Damme.
Nội dung.
Bộ phim mở đầu với cảnh nhóm lính đánh thuê chuyên nghiệp Expendables tấn công vào một ngôi làng của quân du kích ở Nepal để giải cứu ông tỷ phú người Hoa. Nhóm Expendables gồm có: Barney Ross, Lee Christmas, Yin Yang, Gunner Jensen, Hale Caesar, Toll Road và Billy "The Kid". Khi nhiệm vụ hoàn thành, Yin Yang nhảy dù khỏi máy bay, đưa ông tỷ phú về Trung Quốc. Về đến Mỹ, nhóm Expendables uống rượu mừng chiến thắng, Billy có bảo trưởng nhóm Barney Ross rằng anh ta dự định đến Pháp sống luôn với cô vợ Sophia vào cuối tháng, Barney đồng ý. Người đàn ông biệt danh Church tiếp tục thuê nhóm của Barney đi làm nhiệm vụ kế tiếp, họ phải đến chỗ chiếc máy bay rơi ở Albania lấy bản sơ đồ quan trọng cho Church, cô gái Maggie Chan được Church cử đi theo hỗ trợ nhóm Expendables.
Nhóm Expendables đụng độ một băng đảng tội phạm quốc tế được gọi là Sang, kẻ đứng đầu băng đảng tội phạm này là tên trùm Jean Vilain và tên tay sai Hector. Vilain cướp bản sơ đồ từ tay nhóm Expendables và giết chết Billy. Barney Ross cũng như cả nhóm rất tức giận, họ quyết định truy tìm băng đảng Sang để trả thù cho Billy. Maggie Chan cho Barney biết Vilain lấy bản sơ đồ chỉ vì muốn tìm 5 tấn plutonium trong một hầm mỏ cũ ở Bulgaria, Vilain có ý định bán plutonium cho các tổ chức khủng bố với giá tiền khổng lồ. Nhóm Expendables đến Bulgaria, họ vào nghỉ tại thị trấn bị bỏ hoang. Sáng hôm sau, bọn Sang tấn công bất ngờ, nhóm Expendables không đủ đạn chiến đấu, may mắn có người đến cứu họ. Barney nhận ra người đó là ông bạn thân Booker, Booker bảo Barney nếu muốn tìm Jean Vilain thì phải hỏi người dân làng bên cạnh, nói chuyện xong Booker bỏ đi.
Đi qua làng bên cạnh, nhóm Expendables phát hiện chỉ toàn phụ nữ sống ở đây bởi vì bọn Sang đã bắt hết đàn ông, thanh niên đi đào plutonium cho chúng. Một lát sau bọn Sang đến nơi tìm thêm người, nhóm Expendables phục kích giết hết bọn chúng. Sau đó nhóm Expendables bay đến hầm mỏ plutonium, Barney cho máy bay đâm thẳng vào hầm mỏ, cả nhóm bắn chết bọn Sang trong hầm rồi cứu được dân làng. Vilain kích hoạt số bom vừa cài sẵn trong hầm nổ tung khiến nhóm Expendables và dân làng bị mắc kẹt lại đó. Một ông bạn thân khác của Barney là Trench Mauser dùng máy khoan khổng lồ giải thoát cho nhóm Expendables và dân làng. Những người phụ nữ được đoàn tụ với chồng con họ, còn nhóm Expendables đuổi theo Vilain. Nhóm Expendables chặn đánh đoàn xe của Vilain và Hector tại sân bay khi chúng định đưa plutonium lên máy bay bỏ trốn.
Không chỉ có nhóm của Barney mà Booker, Trench Mauser và Church cũng tham gia tiêu diệt bọn Sang. Lee Christmas giết được Hector, còn Barney đánh tay đôi với Vilain, Vilain bị Barney đâm chết. Khi xử lý hết băng đảng Sang thì Booker, Trench Mauser, Church và Maggie Chan tạm biệt nhóm Expendables, bốn người lên trực thăng bay đi. Nhóm của Barney được Church tặng chiếc máy bay mới để về Mỹ, sau này Barney chuyển số tiền lớn cho cô vợ Sophia của Billy "The Kid" ở Paris, trong vali tiền đó còn có lá thư Billy gửi Sophia. | 1 | null |
Sở Mục vương (chữ Hán: 楚穆王, trị vì 625 TCN-614 TCN), tên thật là Hùng Thương (熊商) hay Mị Thương (羋商), là vị vua thứ 24 của nước Sở - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Giành ngôi.
Ông là con trưởng của Sở Thành vương, vốn được vua cha phong làm thái tử. Năm 627 TCN, Sở Thành vương yêu quý con thứ là công tử Chức. Thương Thần dò xét em Thành vương là Mị Giang biết vua cha muốn phế mình, bèn bàn mưu với Phàn Sùng đem quân đánh vào cung Sở Thành vương, ép cha mình phải tự tử, rồi tự lập làm vua, tức là Sở Mục vương. Ông phong cho Phan Sùng làm thái sư.
Quan hệ với chư hầu.
Năm 624 TCN, Sở Mục vương sai công tử Chu mang quân đánh nước Giang. Tấn Tương công sai Dương Xử Phủ cầm quân đi cứu nước Giang. Xương Xử Phủ tiến đến Phương Thành thì gặp quân công tử Chu nước Sở. Hai bên đều lui quân về.
Sang năm 623 TCN, Sở Mục vương lại đánh Giang. Nước Giang không có viện binh, cuối cùng không cứu được Mục vương diệt nước Giang. Vì Giang là đồng minh của nước Tần nên Tần Mục công bãi yến tiệc mấy ngày tỏ ý chia buồn.
Năm 622 TCN, Sở Mục vương lại đi đánh nước Lục (dòng dõi Cao Dao thời vua Thuấn) và diệt nước Lục.
Năm 618 TCN, nhân lúc Tấn Linh công mới lên ngôi còn nhỏ, Sở Mục vương phát quân đánh nước Trịnh. Triệu Thuẫn nước Tấn bèn hội chư hầu các nước Lỗ, Tống, Vệ, Hứa đi cứu Trịnh. Trong khi quân Tấn chưa tới thì quân Sở đã bắt được 3 tướng Trịnh. Trịnh Mục công phải xin giảng hòa. Sở Mục vương lui quân.
Năm 617 TCN Mục vương giết đại phu là Đấu Nghi Thân, rồi phong Đấu Việt Tiêu làm Lệnh doãn, cai quản quốc chính, thế lực Đấu Việt Tiêu ngày càng lớn, đến đời Sở Trang vương thì làm loạn nhằm đoạt ngôi.
Cùng năm, nhân lúc Tấn Linh công mới lên ngôi còn nhỏ, Sở Mục vương phát quân đánh nước Trịnh và Trần. Triệu Thuẫn nước Tấn bèn hội chư hầu các nước Lỗ, Tống, Vệ, Hứa đi cứu Trịnh. Trong khi quân Tấn chưa tới thì quân Sở đã bắt được 3 tướng Trịnh. Trịnh Mục công phải xin giảng hòa.
Sở Mục vương bèn hẹn vua Trịnh, Trần, Sái hội ở Quyết Lạc, rồi cùng xuất binh đánh Tống, Tống Chiêu công phải đích thân đến dâng lễ vật và hội thề với Sở.
Năm 616 TCN, Sở Mục vương lại sai Thành Đại Tâm (con Thành Đắc Thần) và Phàn Sùng đánh nước Quân. Hai tướng đánh bại quân nước Quân ở Phòng Chử, mở đất đến Tích Huyệt.
Năm 615 TCN, các nước Thư Cưu, Thư Dung không thần phục nước Sở nữa. Sở Mục vương sai Tử Khổng đánh diệt hai nước Thư Dung, Thư Cưu, rồi đánh nước Sào. Quân Sở vây nước Sào một thời gian rồi lui.
Năm 614 TCN, Sở Mục vương mất. Ông làm vua được 13 năm. Con ông là Hùng Lữ lên nối ngôi, tức là Sở Trang vương. | 1 | null |
Lục quân Đức ("Deutsches Heer") là tên gọi các lực lượng quân sự trên đất liền và trên không của Đế quốc Đức, còn được gọi là "Lục quân Quốc gia" ("Reichsheer"), "Lục quân Đế quốc" ("Kaiserliches Heer" hay "Kaiserreichsheer") hoặc Lục quân Đế quốc Đức. Thuật ngữ "Deutsches Heer" cũng được dùng để chỉ Lục quân Đức – thành phần trên bộ của Quân đội Cộng hòa Liên bang Đức ("Bundeswehr") hiện nay. Lục quân Đế quốc Đức ra đời khi Đế quốc Đức được thành lập năm 1871 và tồn tại cho đến năm 1919, sau khi Đế quốc Đức thua trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Lục quân Đức đã từng là lực lượng quân sự lớn mạnh nhất châu Âu.
Sau khi thua trận năm 1918, phần lớn quân đội đã xuất ngũ vì phải giảm lực lượng xuống còn 100.000 người do Hòa ước Versailles. Từ tàn dư của quân đội Đức và một số quân tình nguyện Reichswehr đã được thành lập.
Sự hình thành.
Các quốc gia tạo thành Đế chế Đức đã đóng góp quân đội của họ trong Bang liên Đức được thành lập sau Chiến tranh Napoléon, mỗi bang chịu trách nhiệm duy trì một số đơn vị nhất định để Liên minh xử lý trong trường hợp xảy ra xung đột. Khi hoạt động cùng nhau, các đơn vị được gọi là Quân đội Liên bang ("Bundesheer"). Hệ thống Quân đội Liên bang hoạt động trong các cuộc xung đột khác nhau của thế kỷ 19, chẳng hạn như Chiến tranh Schleswig lần thứ nhất từ 1848–50 nhưng vào thời điểm của Chiến tranh Schleswig lần thứ hai năm 1864, căng thẳng đã gia tăng giữa các cường quốc chính của liên minh, Đế quốc Áo và Vương quốc Phổ và Bang liên Đức bị giải thể sau Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866.
Phổ thành lập Liên bang Bắc Đức và hiệp ước quy định việc duy trì Quân đội Liên bang và Hải quân Liên bang ("Bundesmarine" hoặc "Bundeskriegsmarine"). Các hiệp ước (một số sửa đổi sau đó) đã được ký kết giữa Liên minh Bắc Đức và các quốc gia thành viên, điều quân đội của họ cho quân đội Phổ trong thời gian chiến tranh và trao cho Quân đội Phổ quyền kiểm soát, đào tạo, giáo lý và trang bị.
Ngay sau khi Chiến tranh Pháp-Phổ bùng nổ năm 1870, Liên bang Bắc Đức cũng tham gia các công ước về các vấn đề quân sự với các quốc gia không phải là thành viên của liên minh, đó là Bayern , Württemberg và Baden. Thông qua các công ước này và Hiến pháp năm 1871 của Đế chế Đức, một Quân đội của Vương quốc ("Reichsheer") đã được thành lập. Lực lượng dự phòng của các vương quốc Bayern, Sachsen và Württemberg vẫn bán tự trị, trong khi Quân đội Phổ nắm quyền kiểm soát gần như hoàn toàn đối với quân đội của các quốc gia khác của Đế chế. Các Hiến pháp của Đế quốc Đức ngày 16 tháng 4 năm 1871 đã thay đổi các tham chiếu trong Hiến pháp Bắc Đức từ Quân đội Liên bang thành Quân đội của Vương quốc ("Reichsheer") hoặc Quân đội Đức ("Deutsches Heer").
Sau năm 1871, quân đội thời bình của bốn vương quốc vẫn tương đối khác biệt. Thuật ngữ "Quân đội Đức" đã được sử dụng trong các văn bản luật khác nhau, chẳng hạn như Bộ luật Hình sự Quân sự, nhưng mặt khác, quân đội Phổ, Bayern, Sachsen và Württemberg vẫn duy trì những bản sắc riêng biệt. Mỗi vương quốc có Bộ Chiến tranh riêng, Bayern và Sachsen công bố danh sách cấp bậc và thâm niên riêng cho các sĩ quan của họ và danh sách Württemberg là một chương riêng của danh sách cấp bậc quân đội Phổ. Các đơn vị Württemberg và Sachsen được đánh số theo hệ thống của Phổ nhưng các đơn vị Bayern vẫn duy trì quân số riêng (Trung đoàn bộ binh Württemberg 2 là Trung đoàn bộ binh số 120 theo hệ thống của Phổ).
Chỉ huy.
Các bài chi tiết: Bộ Tổng tham mưu Đức và Oberste Heeresleitung
Chỉ huy của Quân đội Đế quốc Đức là Đức hoàng. Ông được sự hỗ trợ của Nội các Quân đội và thực hiện kiểm soát thông qua các Bộ Chiến tranh Phổ và Tổng tham mưu Đức. Tổng tham mưu trưởng trở thành cố vấn quân sự chính của Kaiser và là nhân vật quân sự quyền lực nhất trong Đế quốc Đức. Bayern giữ Bộ Tham mưu và Chiến tranh của riêng mình, nhưng phối hợp lập kế hoạch với Bộ Tổng tham mưu Phổ. Sachsen cũng duy trì Bộ Chiến tranh của riêng mình và Bộ Chiến tranh Württemberg cũng tiếp tục tồn tại.
Bộ chỉ huy Quân đội Phổ đã được cải tổ sau những thất bại của Phổ trong Chiến tranh Napoléon. Thay vì chủ yếu dựa vào kỹ năng võ thuật của từng thành viên trong giới quý tộc Đức, những người thống trị ngành quân sự, Quân đội Phổ đã thiết lập những thay đổi để đảm bảo sự xuất sắc trong lãnh đạo, tổ chức và lập kế hoạch. Kết quả chính là hệ thống Bộ Tổng tham mưu đã tìm cách thể chế hóa sự xuất sắc của quân đội. Nó tìm cách xác định tài năng quân sự ở các cấp thấp hơn và phát triển nó một cách triệt để thông qua đào tạo học thuật và kinh nghiệm thực tế ở các cấp sư đoàn, quân đoàn và các cán bộ cấp trên, cho đến Bộ Tổng tham mưu, cơ quan kế hoạch cao cấp của quân đội. Nó cung cấp công việc lập kế hoạch và tổ chức trong thời bình và thời chiến. Bộ tham mưu Phổ, đã được chứng minh trong trận chiến trong các cuộc chiến thống nhất, trở thành Bộ Tổng tham mưu của Đức khi Đế chế Đức được thành lập, do Phổ giữ vai trò lãnh đạo trong Quân đội Đức.
Vai trò của quân đội trong các quyết định chính sách đối ngoại.
Tại Đế quốc Đức, quan hệ ngoại giao là trách nhiệm của Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao của ông. Quân đội Đức đã báo cáo riêng với Hoàng đế, và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình chính sách đối ngoại khi các liên minh quân sự xuất hiện hoặc chiến tranh xảy ra. Về mặt ngoại giao, Đức sử dụng hệ thống tùy viên quân sự của Phổ gắn liền với các địa điểm ngoại giao, với các sĩ quan trẻ tài năng được giao nhiệm vụ đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và khả năng quân sự của các quốc gia được giao nhiệm vụ. Họ sử dụng sự quan sát chặt chẽ, các cuộc trò chuyện và các đại lý được trả tiền để tạo ra các báo cáo chất lượng rất cao, mang lại lợi thế đáng kể cho các nhà hoạch định quân sự. Bộ tham mưu quân đội ngày càng hùng mạnh, làm giảm vai trò của Bộ trưởng Bộ Chiến tranh, và ngày càng khẳng định mình trong các quyết định chính sách đối ngoại.
Otto von Bismarck, Thủ tướng Hoàng gia 1871–1890 khó chịu vì sự can thiệp của quân đội vào các vấn đề chính sách đối ngoại - ví dụ, vào năm 1887, họ đã cố gắng thuyết phục Hoàng đế tuyên chiến với Nga, họ cũng khuyến khích Áo tấn công Nga. Bismarck không bao giờ kiểm soát quân đội nhưng ông ta đã phản đối kịch liệt và các nhà lãnh đạo quân đội đã rút lui. Năm 1905, khi vụ Maroc đang gây chấn động chính trị quốc tế, Tổng tham mưu trưởng Alfred von Schlieffen đã kêu gọi một cuộc chiến chống lại Pháp. Vào một thời điểm quan trọng trong cuộc khủng hoảng tháng Bảy năm 1914, Helmuth von Moltke, tổng tham mưu trưởng, khuyên người đồng cấp của mình ở Áo vận động chống lại Nga ngay lập tức, mà không nói với Hoàng đế hoặc thủ tướng. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Thống chế Paul von Hindenburg ngày càng thiết lập chính sách đối ngoại, làm việc trực tiếp với Hoàng đế và thực sự định hình việc ra quyết định của ông khiến thủ tướng và các quan chức dân sự chìm trong bóng tối. Nhà sử học Gordon A. Craig nói rằng "các quyết định quan trọng vào năm 1914 được đưa ra bởi những người lính và khi đưa ra chúng, họ đã thể hiện sự coi thường gần như hoàn toàn đối với các cân nhắc chính trị."
Biên chế.
Đức hoàng (Kaiser) có toàn quyền kiểm soát các lực lượng vũ trang nhưng sử dụng một cơ cấu tổ chức rất phức tạp. Cơ cấu tổ chức cơ bản trong thời bình của Quân đội Đế quốc Đức là Thanh tra quân đội ("Armee-Inspektion"), quân đoàn ("Armeekorps"), sư đoàn và trung đoàn. Trong thời chiến, biên chế của các lực lượng thanh tra quân đội đã thành lập các ban chỉ huy quân đội dã chiến, kiểm soát các quân đoàn và các đơn vị trực thuộc. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, một cấp chỉ huy cao hơn là cụm tập đoàn quân ("Heeresgruppe") đã được tạo ra. Mỗi cụm tập đoàn quân kiểm soát một số tập đoàn quân dã chiến.
Thanh tra quân đội.
Quân đội Đức được chia thành các cơ quan thanh tra quân đội, mỗi cơ quan giám sát ba hoặc bốn quân đoàn. Có 5 tập đoàn quân vào năm 1871, và 3 tập đoàn quân nữa được bổ sung từ năm 1907 đến năm 1913.
Ngoài ra, từ năm 1898 còn có Thanh tra kỵ binh, tuy nhiên, các lữ đoàn kỵ binh không trực thuộc các sư đoàn.
Quân đoàn.
Quân đoàn ("Armeekorps") bao gồm hai hoặc nhiều sư đoàn và nhiều quân yểm trợ khác nhau, bao phủ một khu vực địa lý. Quân đoàn cũng chịu trách nhiệm duy trì lực lượng dự bị và "Landwehr" trong khu vực quân đoàn. Đến năm 1914, có 21 quân đoàn thuộc quyền quản lý của Phổ, ba quân đoàn Bayern, hai quân đoàn Sachsen và một quân đoàn Württemberg. Tổng sức mạnh của một quân đoàn là 1554 sĩ quan, 43.317 người, 16.934 ngựa và 2933 phương tiện. Bên cạnh quân đoàn khu vực còn có Quân đoàn cận vệ ("Gardecorps"), lực lượng này kiểm soát các đơn vị Vệ binh tinh nhuệ của Phổ. Một quân đoàn thường bao gồm một tiểu đoàn bộ binh hạng nhẹ ("Jäger"), một tiểu đoàn pháo binh hạng nặng ("Fußartillerie"), một tiểu đoàn công binh, một tiểu đoàn điện báo và một tiểu đoàn vận tải. Một số khu vực quân đoàn cũng bố trí quân đội đóng trong đồn lủy, mỗi quân đoàn trong số 25 quân đoàn có một Đơn vị không quân ("Feldflieger Abteilung") trực thuộc nó thường được trang bị sáu máy bay quan sát hai chỗ ngồi không vũ trang hạng "A" hoặc "B".
Trong thời chiến, quân đoàn đã trở thành một đội hình chiến thuật cơ động và bốn "Höhere Kavallerie-Kommando" (Bộ tư lệnh kỵ binh cao hơn) được thành lập từ Thanh tra kỵ binh, tương đương với quân đoàn, được tạo thành từ hai sư đoàn kỵ binh.
Các khu vực trước đây do quân đoàn bao phủ, mỗi khu vực trở thành trách nhiệm của một "Wehrkreis" (Quân khu, đôi khi được dịch là Khu vực quân đoàn). Các Quân khu có trách nhiệm giám sát việc huấn luyện, nhập ngũ của quân nhân dự bị và tân binh. Ban đầu mỗi Quân khu được liên kết với một quân đoàn, do đó quân khu tiếp quản khu vực mà quân đoàn chịu trách nhiệm và gửi những người thay thế vào cùng một đội hình. Mười sáu Quân đoàn Dự bị đầu tiên được nâng lên cũng theo mô hình tương tự, quân đoàn dự bị ("Reserve-Korps)" được tạo thành từ những người dự bị từ cùng khu vực với quân đoàn ("Armeekorps)". Tuy nhiên, những liên kết giữa các khu vực hậu phương và các đơn vị tiền tuyến đã bị phá vỡ khi chiến tranh tiếp diễn và các quân đoàn sau đó được tăng cường với quân đội từ khắp nước Đức.
Sư đoàn.
Các sư đoàn thường bao gồm hai lữ đoàn bộ binh với hai trung đoàn, một lữ đoàn kỵ binh với hai trung đoàn kỵ binh và một lữ đoàn pháo binh với hai trung đoàn.
Một trong các sư đoàn trong một khu vực quân đoàn thường cũng quản lý đơn vị "Landwehr của" quân đoàn ("Landwehrbezirk"). Năm 1914, bên cạnh Quân đoàn cận vệ (hai sư đoàn cận vệ và một sư đoàn kỵ binh cận vệ), còn có 42 sư đoàn chính quy trong Quân đội Phổ (bao gồm bốn sư đoàn Sachsen và hai sư đoàn Württemberg), và sáu sư đoàn trong Quân đội Bayern.
Các sư đoàn này đều được huy động vào tháng 8 năm 1914. Chúng được tổ chức lại, tiếp nhận các đại đội công binh và các đơn vị hỗ trợ khác từ quân đoàn của họ và từ bỏ phần lớn kỵ binh của mình để thành lập các sư đoàn kỵ binh. Các sư đoàn dự bị cũng được thành lập, các lữ đoàn "Landwehr" được tổng hợp thành các sư đoàn, và các sư đoàn khác được hình thành từ các đơn vị thay thế ("Ersatz"). Khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất diễn ra, các sư đoàn bổ sung được thành lập và khi kết thúc chiến tranh, 251 sư đoàn đã được thành lập hoặc cải tổ trong cơ cấu của Quân đội Đức.
Trung đoàn.
Các trung đoàn là đơn vị chiến đấu cơ bản cũng như các cơ sở tuyển dụng cho những người lính. Khi được giới thiệu, một người lính gia nhập một trung đoàn, thường là thông qua tiểu đoàn thay thế hoặc tiểu đoàn huấn luyện của nó, và được đào tạo cơ bản. Có ba loại trung đoàn cơ bản: bộ binh, kỵ binh và pháo binh. Các chuyên ngành khác, chẳng hạn như lính tiên phong (kỹ sư chiến đấu) và lính tín hiệu, được tổ chức thành các đơn vị hỗ trợ nhỏ hơn. Các trung đoàn cũng mang truyền thống của quân đội, trong nhiều trường hợp kéo dài từ thế kỷ 17 và 18. Sau Thế chiến thứ nhất, truyền thống trung đoàn được tiếp tục ở "Reichswehr" và người kế nhiệm của nó, "Wehrmacht" , nhưng chuỗi truyền thống đã bị phá vỡ vào năm 1945 do các đơn vị Tây Đức và Đông Đức không tiếp tục truyền thống trước năm 1945.
Mỗi trung đoàn bộ binh của Đế quốc Đức có các đơn vị sở chỉ huy, ba tiểu đoàn và một tiểu đoàn huấn luyện được giao cho kho trung đoàn. Các trung đoàn kỵ binh, dã chiến và pháo binh cũng được tổ chức tương tự.
Lực lượng dự bị.
Đế quốc Đức được thành lập bởi 38 công quốc và vương quốc, mỗi nước đều có truyền thống chiến tranh. Mặc dù quân đội mới của Đế quốc Đức thống nhất trên danh nghĩa là "người Đức", nhưng nó được hình thành từ các đội quân quốc gia riêng biệt hoạt động tự chủ:Quân đội Hoàng gia Sachsen ... là quân đội quốc gia của Vương quốc Sachsen, một trong bốn bang của "Đế quốc Đức" giữ lại lực lượng vũ trang của riêng mình. - Lucas & Schmieschek tr. 8 (2015)Tuy nhiên, trong thời kỳ chiến tranh, tất cả những người này sẽ cam kết trung thành với Kaiser và nước Đức. Tuy nhiên, họ vẫn khác biệt về mặt tổ chức, có thể tự thành lập các đơn vị của riêng mình mà không cần sự trợ giúp từ Phổ. Trong một trường hợp, Freiherr von Sonden (từ Württemberg) đã có thể "gửi một yêu cầu khá hợp pháp trực tiếp đến Bộ Chiến tranh ở Stuttgart về việc nâng cấp một trung đoàn pháo binh mới".
Các trung đoàn và đơn vị từ các thành phần riêng biệt cũng được thành lập tại địa phương và thường được đánh số độc lập với nhau - ví dụ, có (trong số những đơn vị khác) cả Trung đoàn Bộ binh số 1 Bayern và Trung đoàn Bộ binh số 1 Württemberg.
Các loại quân chủng.
Ngoài các nhánh binh chủng "cổ điển trước đây là" bộ binh, kỵ binh và pháo binh, các nhánh binh chủng mới xuất hiện do sự phát triển kỹ thuật, một phần thông qua việc mở rộng các đơn vị nhỏ hơn hiện có trước đây (công binh, vậ tải), một phần thông qua việc sử dụng các thiết bị kỹ thuật và ứng dụng mới bằng cách quân đội.
Cơ sở công nghiệp.
Đức chiếm 12% sản lượng công nghiệp toàn cầu vào năm 1914, là cơ sở công nghiệp lớn nhất ở Lục địa Châu Âu, chỉ sau Anh (18% sản lượng công nghiệp) và Mỹ (22% sản lượng công nghiệp). Lục quân đã hợp tác chặt chẽ với các ngành công nghiệp, đặc biệt là trong Thế chiến, đặc biệt tập trung vào ngành công nghiệp máy bay đang thay đổi rất nhanh. Quân đội định giá và miễn giảm lao động, điều tiết việc cung cấp tín dụng và nguyên liệu thô, hạn chế quyền bằng sáng chế để cho phép cấp phép chéo giữa các công ty và quản lý có giám sát các mối quan hệ lao động. Kết quả là sự phát triển rất nhanh chóng và sản lượng máy bay chất lượng cao, cũng như mức lương cao đã thu hút những thợ máy giỏi nhất. Ngoài máy bay, quy định của Lục quân đối với phần còn lại của nền kinh tế thời chiến là không hiệu quả.
Không quân.
Các "Deutsche Luftstreitkräfte" , được biết đến trước tháng 10 năm 1916 như "Die Fliegertruppen des Deutschen Kaiserreiches" (Quân đoàn không quân của Đế quốc Đức), là lực lượng không quân trên bộ của Quân đội Đức trong Thế chiến thứ nhất (1914-1918). Mặc dù tên của nó thực sự có nghĩa rất gần với "Lực lượng Không quân Đức", nó vẫn là một phần không thể thiếu của Quân đội Đức trong suốt thời gian chiến tranh. Các "Kaiserliche Marine" (lực lượng hải quân của Đế quốc Đức) đã có riêng của họ "Marine-Fliegerabteilung" (lực lượng không lực hải quân), ngoài các "Luftstreitkräfte" của quân đội.
Vũ khí và trang bị.
Trang bị cho bộ binh bao gồm Gewehr 88, sau này là Gewehr 98, cả hai đều là đạn 7,92 × 57 mm, Gewehr 88 đã không chứng tỏ được sức mạnh và nhanh chóng bị thay thế bởi Gewehr 98, biến thể của nó trong phiên bản carbine được sử dụng làm vũ khí trang bị chính là Karabiner 98k và lưỡi lê trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Trong kỵ binh, thay vì súng trường, có kỵ binh Karabiner 88 hoặc Karabiner 98 và kiếm. Cây thương cũng đã được sử dụng. | 1 | null |
Sách trắng hay "bạch thư" (từ văn chương hơn) là một bản báo cáo hoặc bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền với mục đích giúp người đọc hiểu về một vấn đề, giải quyết một vấn đề hoặc ra một quyết định. Sách trắng được các chính phủ và ngành marketing cho doanh nghiệp (B2B) sử dụng.
Sách trắng của chính phủ.
Sách trắng bắt nguồn từ chính phủ. Nhiều người cho rằng Sách trắng Churchill năm 1922 là ví dụ sớm nhất về loại hình tài liệu này. Ngày nay, việc xuất bản một sách trắng thể hiện ý định rõ ràng của một cơ quan trong chính phủ để thông qua luật mới. Sách trắng là một "...công cụ của nền dân chủ tham gia...không phải là [một] cam kết về chính sách mang tính bất di bất dịch". "Sách trắng cố gắng thực hiện vai trò kép, vừa thể hiện chính sách bền vững của chính phủ vừa mời gọi các ý kiến đóng góp."
Ở Canada, sách trắng "được xem là một tài liệu về chính sách, được Nội các thông qua, được trình ra Hạ nghị viện và được công bố cho công chúng". "Việc cung cấp thông tin chính sách thông qua sử dụng sách trắng và sách xanh có thể giúp tạo lập nhận thức về các vấn đề chính sách trong nội bộ các nghị sĩ cũng như công chúng, và khuyến khích trao đổi thông tin và phân tích. Chúng cũng là phương pháp mang tính giáo dục".
"Sách trắng được sử dụng như một phương tiện để trình bày các ưu tiên chính sách của chính phủ trước công bố luật"; theo nghĩa này, "việc xuất bản một sách trắng là cách để kiểm tra xu hướng chung của công luận đối với một vấn đề chính sách gây tranh cãi, đồng thời cho phép chính phủ đánh giá tác động có thể có của chính sách đó".
Sách trắng xuất bản bởi Ủy ban châu Âu là những tài liệu hàm chứa các đề xuất cho Liên minh châu Âu trong một lĩnh vực cụ thể. Thỉnh thoảng, một sách xanh được xuất bản trước đó nhằm tham khảo ý kiến công chúng.
Một số ví dụ về sách trắng là Sách trắng năm 1939 hay Sách trắng Quốc phòng năm 1966.
Sách trắng của ngành marketing cho doanh nghiệp.
Từ đầu thập niên 1990, người ta ứng dụng thuật ngữ "sách trắng" để chỉ các văn bản dùng cho hoạt động marketing cho doanh nghiệp (B2B) hoặc công cụ bán hàng. Ngày nay số sách trắng trong hoạt động thương mại có số lượng lớn hơn nhiều so với sách trắng mang tính chính trị của chính phủ.
Có nhiều sách trắng B2B lập luận rằng một công nghệ, một sản phẩm hoặc một phương pháp nào đó thì vượt trội so với những thứ khác trong việc giải quyết một vấn đề kinh doanh cụ thể. Sách trắng loại này còn trình bày các kết quả nghiên cứu, liệt kê bộ câu hỏi hay các mẹo về một vấn đề kinh doanh cụ thể hoặc nêu bật một sản phẩm hay dịch vụ của nhà cung ứng nào đó.
Sách trắng B2B là loại tài liệu truyền thông marketing được thiết kế để xúc tiến sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp cụ thể. Sách trắng B2B là một công cụ marketing, sử dụng các thông tin thực tế và lập luận lô-gíc nhằm dựng lên một tình thế có lợi cho doanh nghiệp đã tài trợ cho tài liệu này.
Dù rằng một số tài liệu liệt kê hàng loạt loại sách trắng B2B khác nhau nhưng dưới đây là ba loại chính:
Loại thứ hai có thể được ghép vào với một loại còn lại nhưng không thể ghép loại thứ nhất với loại thứ ba do loại thứ nhất mang tính chuyên biệt cho một sản phẩm trong khi loại thứ ba có tầm nhìn rộng ở góc độ ngành. | 1 | null |
Sở Hoài vương (楚懷王,355 TCN- 296 TCN, trị vì: 328 TCN-299 TCN), tên thật là Hùng Hoè (熊槐) hay Mị Hòe (芈槐), là vị vua thứ 40 của nước Sở - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Hùng Hòe là con trưởng của Sở Uy vương Hùng Thương, quốc vương thứ 39 của nước Sở. Năm 328 TCN, Uy vương mất, Thái tử Hùng Hòe lên nối ngôi, tức là Sở Hoài vương.
Giữa hợp tung và liên hoành.
Năm 328 TCN, nhân Sở Hoài vương mới lên ngôi, trong nước có đại tang, Ngụy Huệ vương đem quân đánh Sở, chiếm được đất Hình Sơn.
Năm 323 TCN, ông cử lệnh doãn Chiêu Dương đánh nước Ngụy, chiếm 8 ấp ở Tương Lăng của Ngụy. Tuy nhiên sau đó, Sở Hoài vương đổi hướng tấn công sang nước Tề. Tề Tuyên vương cử Trần Chẩn đi sứ sang gặp Chiêu Dương, dùng lời lẽ thuyết phục Chiêu Dương rút quân về.
Năm 325 TCN, vua Tần Huệ Văn công xưng vương, tức Tần Huệ Văn vương, đề nghị liên minh cùng nước Tề và nước Sở để chống lại phe hợp tung do Công Tôn Diễn đề xuất. Sở Hoài vương bèn liên minh cùng Tần và Tề. Năm 324 TCN, tướng quốc nước Tần là Trương Nghi sang nước Sở bàn việc liên hoành. Sở Hoài vương đồng ý, cùng hội minh với Tề, Tần, Ngụy ở Niết Tang.
Tần Huệ Văn vương cử Trương Nghi sang nước Ngụy, mời liên hoành với Tần, được vua Ngụy trọng dụng. Sở Hoài vương và Tề Tuyên vương thấy việc liên hoành giữa Ngụy với Tần bất lợi cho mình, nên ủng hộ Công Tôn Diễn.
Năm 318 TCN, Công Tôn Diễn tập hợp quân năm nước Ngụy, Sở, Hàn, Triệu, Yên cùng chống Tần, cử Sở Hoài vương làm Tung trưởng (người chỉ huy phe hợp tung). Tuy nhiên cuối cùng nước Sở và nước Yên không ra quân, chỉ còn lại Tam Tấn (Hàn, Ngụy, Triệu), nhưng khi tiến đến cửa Hàm Cốc thì bị quân nước Tần đánh bại.
Tham đất Thương Ư.
Năm 314 TCN, nước Sở kết thân với nước Tề, đem quân đánh Khúc Ốc của Tần khiến nước Tần lo ngại. Tần Huệ Văn vương nghe lời Trương Nghi, bãi chức ông ta rồi sai sang nước Sở, hứa nhường đất Thương Ư cho Sở với điều kiện Sở phải tuyệt giao với Tề.
Sở Hoài vương vui mừng, chấp nhận lời đề nghị đó, đem nói với triều thần. Đại thần Trần Chẩn cho rằng Sở Hoài vương đã bị lừa nhưng ông không nghe, sai sứ sang Tề tuyệt giao và sang Tần đòi đất. Trương Nghi biết kế đã thành, bèn giả vờ say rượu ngã khỏi xe, rồi cáo bệnh không ra làm việc với sứ thần. Sở Hoài vương tưởng Trương Nghi cho rằng mình chưa tuyệt giao hẳn với nước Tề, lại sai người sang Tề mắng nhiếc, cự nự. Tề vương tức giận, bỏ Sở theo Tần. Trương Nghi biết kế đã thành, mới ra ngoài, nói với sứ giả là mình chỉ hứa dâng có sáu dặm chứ không phải 600 dặm.
Chiến tranh với Tần lần 1.
Sứ giả về tâu việc bị Trương Nghi đánh lừa. Sở Hoài vương vô cùng tức giận, chuẩn bị đem quân đánh Tần. Trần Chẩn lại can rằng không nên và khuyên ông nên đem một ấp lớn hối lộ cho Tần để Tần giúp mình đánh Tề, bù lại 600 dặm đất nhưng ông không đồng ý, đem quân đánh Tần. Quân Tần có sự giúp đỡ của Tề và Ngụy và Hàn, phát binh chống lại quân Sở.
Mùa xuân năm 312 TCN, quân Sở giao chiến với quân Tần ở Đơn Dương. Quân Sở đại bại, bị giết 8 vạn người, tướng Khuất Cái và Phùng Hầu Sửu bị bắt. Sở Hoài vương tức giận, không chịu lui binh, lại đánh nhau với quân nước Tần ở Lam Điền, bị quân Tần đánh bại lần nữa, mất 600 dặm đất Hán Trung. Cùng lúc đó, hai nước Hàn, Ngụy cũng thừa cơ đánh Sở, buộc Sở Hoài vương phải rút quân về.
Không giết Trương Nghi.
Năm 311 TCN, Sở Hoài vương điều quân đánh Tần, vây đất Ung Thị, bị quân Tần phản công, chiếm đất Thiệu Lăng.
Cùng năm đó Tần Huệ Văn vương lại đề nghị sẽ trả một nửa vùng Hán Trung cho Sở để cầu hòa. Sở Hoài vương trả lời không cần đất, chỉ muốn có Trương Nghi. Trương Nghi biết vua Sở ghét mình, nhưng ỷ vào việc có thân tình với (bề tôi thân tín của Hoài vương), nên chấp nhận sang nước Sở.
Khi Trương Nghi đến, Sở Hoài vương không gặp, đem giam lại, định giết đi để trả thù. Cận Thượng lại hết mực khuyên ông không nên giam Trương Nghi, vì sẽ làm vua Tần (Huệ vương) giận. Sau đó Cận Thượng nói với Trịnh Dữu (ái thiếp của Hoài vương) rằng nếu Trương Nghi bị giam thì vua Tần sẽ đem mĩ nữ tặng vua Sở để cứu Nghi, thì Trịnh Dữu không còn được sủng ái. hoảng sợ, xin Hoài vương thả Trương Nghi về nước.
Sau khi Trương Nghi được thả lại tìm cách xoay tiền nước Sở. Ông ta hứa sẽ tìm gái đẹp về làm phi cho Sở Hoài vương, để làm tiền hai bà Nam Hậu và Trịnh Dữu, sau đó xin thôi vì hai bà này đã đẹp rồi, rồi về nước. Khuất Nguyên vừa từ nước Tề về, khuyên Hoài vương giết Trương Nghi. Sở Hoài vương hối hận sai truy nã Nghi nhưng Nghi đã về nước rồi.
Bị Phùng Chương lừa gạt.
Năm 309 TCN, Tề Mẫn vương đưa thư sang Sở xin cùng hợp tung chống Tần. Sở Hoài vương đồng ý, tuyệt giao với Tần mà thân Tề và Hàn.
Năm 308 TCN, Tần Vũ vương sai Cam Mậu hợp quân với nước Ngụy cùng đánh thành Nghi Dương của Hàn. Sở Hoài vương cử Cảnh Thúy đem quân giúp Hàn. Tướng Phùng Chương nước Tần xin Tần Vũ vương cắt Hán Trung cho Sở để Sở lui quân. Nhưng sau khi chiếm Nghi Dương, Phùng Chương bội ước, khuyên Tần Vũ vương đuổi mình đi, rồi vua Tần trơ tráo nói rằng mình vốn không có hứa.
Cùng lúc đó, Cảnh Thúy tiến binh đánh Tần, buộc vua Tần phải dâng đất Chử Tảo để cầu hòa.
Thân Tần, gây chiến với Hàn và Việt.
Năm 307 TCN, Sở Hoài vương đánh nước Hàn, vây đất Ung. Tần Chiêu Tương vương đem quân cứu Hàn, quân Sở rút lui.
Năm 306 TCN, Sở Hoài vương liên minh với nước Tề đánh Việt, chiếm toàn bộ nước Việt và đất Ngô cũ, lập ra quận Giang Đông, nhưng con cháu vua Việt vẫn ở lại cai quản một số đất cũ ở phía Nam sông Trường Giang.
Năm 304 TCN, Sở Hoài vương muốn kết thân với Tần, cùng Tần Chiêu Tương vương đến hội ở Hoàng Cúc. Sở Hoài vương dâng đất Tương Thượng cho Tần, ngược lại lại Tần Chiêu Tương vương trả lại huyện Thượng Dung cho nước Sở.
Thừa tướng của nước Tần là Cam Mậu trốn sang nước Tề, Tề Mẫn vương cử Cam Mậu đi sứ nước Sở. Tần Chiêu Tương vương nghe tin Mậu ở nước Sở, sai sứ đến nhờ Sở Hoài vương đưa về Tần. Sở Hoài vương định nghe theo, tuy nhiên sau đó tướng Sở là Phạm Quyên can gián không nên đưa ông về Tần, cũng không nên giữ lại. Hoài vương đồng ý và cuối cùng Cam Mậu không về Tần được.
Chiến tranh với Tần lần 2.
Năm 303 TCN, quan hệ giữa Tần- Sở lại bất hòa. Tần Chiêu Tương vương sai Trương Hoán đánh Sở, năm sau chiếm được Tân Thành.
Năm 302 TCN, liên quân ba nước Tề-Hàn-Ngụy hợp sức tấn công Sở. Sở Hoài vương cử thái tử sang nước Tần cầu cứu. Vua Tần sai Khách khanh là Thông giúp Sở. Quân ba nước rút lui.
Năm 300 TCN, Tần liên quân với Tề-Hàn-Ngụy cùng đánh Sở, giết tướng Sở là Đường Muội, tiến đến Trọng Khâu rồi rút binh.
Năm 299 TCN, Tần Chiêu Tương vương lại đánh Sở, giết hai vạn quân nước Sở. Sở Hoài vương hoảng sợ, sai thái tử Hoành sang Tề xin giúp.
Bị vua Tần lừa bắt.
Năm 298 TCN, Tần Chiêu Tương vương sai Thứ trường Hoàn mang quân đánh Sở, giết tướng Sở là Cảnh Khoái, chiếm 8 ấp.
Nước Sở liên tiếp bại trận và mất đất, khí thế rất suy nhược. Năm 297 TCN, Tần Chiêu Tương vương viết thư mời Sở Hoài vương đến hội họp để nối lại hòa hiếu. Sở Hoài vương đọc thư, ngần ngại không quyết. Đại thần Chiêu Thư khuyên ông nên cảnh giác với nước Tần hay lừa dối, nên mang theo binh sĩ để phòng bị. Con ông là công tử Lan khuyên ông cứ đến dự không cần quân sĩ vì tình hòa hiếu của nước Tần. Sở Hoài vương nghe lời con, tự mình sang Tần không dùng binh sĩ.
Tần Chiêu Tương vương sai tướng phục binh ở Vũ Quan ngăn giữ. Khi Sở Hoài vương đến nước Tần, qua Vũ Quan, vua Tần Chiêu Tương vương sai một tướng đến Vũ Quan, trá xưng là vua Tần, rồi bắt ông đưa đến Hàm Dương (kinh đô của Tần). Đến nơi, Tần Chiêu Tương vương bắt ông phải dùng lễ phiên thần với ông ta. Sở Hoài vương vô cùng giận dữ không làm theo. Lúc này ông hối hận vì không nghe lời Chiêu Sư.
Tần Chiêu Tương vương ép Sở Hoài vương phải cắt đất Vu và Kiềm Trung mới cho ông về nước. Ông giận mắng vua Tần hay dối trá, không chịu cắt đất, nên vua Tần tiếp tục giữ ông ở lại Hàm Dương.
Ở nước Sở, quần thần nghe tin Hoài vương bị bắt, bèn sai người sang Tề đón thái tử Hoành về nước. Tề Mẫn vương muốn dùng thái tử để ép nước Sở dâng Hoài Bắc, nhưng sau thôi, đưa thái tử về nước. Người nước Sở lập Hùng Hoành nối ngôi, tức là Sở Khoảnh Tương vương.
Trốn về nước không thành.
Nghe tin nước Sở có vua mới, Tần Chiêu Tương vương tức giận, đem quân sang đánh Sở, chiếm 15 thành Vu Quan, giết 5 vạn quân nước Sở.
Năm 297 TCN, Sở Hoài vương lập kế để về nước, nhưng cửa Hàm Cốc thông đường về Sở bị quân Tần án ngữ, phải đi sang nước Triệu. Triệu Huệ Văn vương mới lên ngôi, sợ nước Tần không dám dung nạp Sở Hoài vương. Vì vua Triệu không dám cho ông ở lại.
Sở Hoài vương phải chạy sang nước Ngụy, nước Ngụy cũng không dám nhận. Quân Tần truy bắt, Hoài vương bị bắt trở lại nước Tần.
Qua đời.
Năm 296 TCN, Sở Hoài vương bệnh mất ở Tần, vua Tần cho trả thi thể về nước an táng. Người nước Sở nghe tin, khóc thương như mất người thân thích.
Sở Hoài vương làm vua 30 năm, lưu vong ở nước Tần được hai năm, không rõ bao nhiêu tuổi. Gần hai mươi năm sau khi ông qua đời, kinh đô Dĩnh của Sở cũng bị Tần san phẳng, Sở Tương vương phải thiên về đất Trần. Nước Sở ngày càng suy yếu, không còn là đối trọng với cường Tần, đến năm 223 TCN thì bị tiêu diệt.
Về sau đến cuối thời nhà Tần, Hạng Lương khởi binh chống Tần, cho tìm con cháu vua Sở lập làm vua để có danh nghĩa chính thống, tìm được một người là Hùng Tâm. Biết lòng người nước Sở vẫn thương tiếc Sở Hoài vương, Hạng Lương bèn tôn Hùng Tâm là Sở Hoài vương để kích động lòng chống Tần. | 1 | null |
Cá răng gai mảnh, tên khoa học Ctenochaetus strigosus, còn gọi là cá răng gai viền mắt vàng, hoặc là Kole trong tiếng Hawaii, là một loài cá biển thuộc chi "Ctenochaetus" trong họ Cá đuôi gai. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1828.
Từ nguyên.
Tính từ định danh của loài cá này, "strigosus", trong tiếng Latinh có nghĩa là "mảnh mai, mảnh khảnh", không rõ hàm ý điều gì, có lẽ đề cập đến bộ răng mảnh và dài của chúng.
Phạm vi phân bố và môi trường sống.
"C. strigosus" có phạm vi phân bố giới hạn ở Trung Thái Bình Dương. Đây là một loài cá đặc hữu của quần đảo Hawaii và đảo Johnston gần đó. "C. strigosus" sống gần các rạn san hô, chủ yếu là ở vùng nước nông, nhưng cũng đã được ghi nhận ở độ sâu đến 113 m.
Một số tài liệu ghi nhận sự có mặt của "C. strigosus" ở vùng biển Việt Nam đã được xác định là nhầm lẫn với một loài cá đuôi gai khác.
Mô tả.
Chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận ở "C. strigosus" là 24 cm. Có một mảnh xương nhọn chĩa ra ở mỗi bên cuống đuôi, tạo thành ngạnh sắc. Cơ thể hình bầu dục thuôn dài, có màu nâu xám sẫm với những đường sọc màu xanh lam nhạt dọc theo chiều dài cơ thể, và các đốm tròn nhỏ cùng màu phủ khắp đầu (nhưng không lan rộng đến thân trước và ngực). Vây lưng và vây hậu môn có viền màu xanh lam ánh kim; vây ngực màu vàng nâu. Đuôi lõm sâu, hình cánh nhạn. Một đốm vàng đặc trưng bao quanh mắt của loài cá này. Cá con có màu vàng tươi đến màu vàng nâu trên toàn cơ thể.
Số gai ở vây lưng: 8; Số tia vây ở vây lưng: 25–28; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 22–25.
Sinh thái học.
"C. strigosus" thường được quan sát là sống đơn độc. "C. strigosus" và những loài còn lại trong chi "Ctenochaetus" chủ yếu ăn các loại tảo và vụn hữu cơ. Chúng dùng răng của mình để đẩy cát đá trên nền đáy và xúc những mảnh tảo vụn vào miệng. Các loài "Ctenochaetus" đều có chung một đặc điểm là dạ dày có thành dày.
Thương mại.
"C. strigosus" cùng với "Zebrasoma flavescens", "Acanthurus achilles" và "Naso lituratus" chiếm đến 90% tổng sản lượng những loài được thu thập để nuôi làm cá cảnh ở Hawaii. | 1 | null |
Thụ phấn nhờ gió ("anemophily") là một dạng thụ phấn của thực vật, trong đó các hạt phấn được gió phân tán. Các loại hoa thụ phấn nhờ gió thường nhỏ, không có mùi thơm, màu sắc không mấy sặc sỡ, không có tuyến mật, tràng hoa đơn giản hoặc không có. Mày hoa cực nhỏ, tách các mày ra để bao phấn bật tung ra ngoài. Đặc điểm: Hoa thường tập trung ở ngọn cây, bao hoa thường tiêu giảm, chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng, hạt phấn rất nhiều, nhỏ và nhẹ, đầu hoặc vòi nhụy dài, có nhiều lông. Một số loài thực vật thụ tinh nhờ gió là bồ công anh, cây lúa, cây ngô, cây lau, cây trinh nữ, cây phi lao. | 1 | null |
Acanthurus olivaceus là một loài cá thuộc họ Cá đuôi gai. Nó sống ở vùng biển nhiệt đới phía đông Ấn Độ Dương và phía tây Thái Bình Dương.
Miêu tả.
"Acanthurus olivaceus" là một loài cá hình bầu dục với chiều dài tối đa 35 cm (14 in), mặc dù chiều dài điển hình hơn là 25 cm (10 in). Cả vây lưng và vây hậu môn đều dài và thấp, kéo dài đến tận cuống đuôi. Vây lưng có chín gai và 23 đến 25 tia mềm trong khi vây hậu môn có ba gai và 22 đến 24 tia mềm. Vây đuôi có hình lưỡi liềm, các điểm phát triển dài hơn khi cá già đi. Cá trưởng thành có màu nâu xám; một đường thẳng đứng sắc nét thường tách nửa phía trước của cá ra khỏi phần sau tối hơn. Gần khuôn mặt có một vệt màu cam đặc biệt, được bao quanh bởi một viền màu đen tía, ngay phía sau đỉnh mang, và các đường màu xanh và màu cam ở đáy của vây. Giống như tất cả các loài cá đuôi gai, loài này có một cặp vảy giống như dao mổ, nhô lên từ cuống đuôi. Những con đực lớn hơn phát triển một mõm lồi giúp phân biệt rõ ràng chúng với con cái. Cá con có màu vàng.
Phân bố và nơi ở.
Loài cá này được tìm thấy ở vùng nhiệt đới phía đông Ấn Độ Dương và phía tây Thái Bình Dương. Phạm vi sinh sống của nó kéo dài từ đảo Giáng sinh và quần đảo Cocos (Keeling) đến miền nam Nhật Bản, Tây, Bắc và Đông Úc, Indonesia, Philippines và Hawaii. Nó sống gắn bó với các rạn san hô, thường ở các sườn bên ngoài và ở các vị trí tiếp xúc nhiều hơn. Khi trưởng thành, nó sống đơn độc hoặc đôi khi gia nhập các đàn cá, với độ sâu trong khoảng từ 9 đến 46 m (30 đến 150 ft), nhưng cá con được tìm thấy tại nước nông trong các nhóm nhỏ.
Sinh học.
Loài cá này ăn mạt vụn và tảo phát triển dưới đáy biển, cũng như các lớp phủ tảo cát và tảo sợi mọc trên cát và các chất nền khác. Chúng thường hình thành các đàn với cá mó, cá đuối gai và các loài cá đuôi gai khác, tất cả đều có chế độ ăn tương tự; cách ăn của chúng rất quan trọng trong việc duy trì đa dạng sinh học bằng cách giữ cho đá không bị tảo phát triển quá mức để ấu trùng san hô có thể tìm được môi trường sống thích hợp để định cư. Cá có thể đổi màu da của mình từ tối sang nhợt nhạt gần như ngay lập tức. Tuổi thọ dài nhất được báo cáo của loài này là 32 năm, tại Rạn san hô Great Barrier của Úc.
Bị đe doạ và tình trạng bảo tồn.
"Acanthurus olivaceus" đôi khi được tìm thấy trong các chợ cá và trong nghề buôn bán cá cảnh nhưng không phải là một mục tiêu quan trọng của nghề này. Không có mối đe dọa lớn nào được công nhận, vì vậy Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đã liệt kê tình trạng bảo tồn của loài này là "it quan tâm". | 1 | null |
Acanthurus là một chi cá biển thuộc họ Cá đuôi gai, với các loài được tìm thấy trên khắp các vùng biển thuộc Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Đây là chi có số lượng thành viên đông nhất trong họ Cá đuôi gai.
Từ nguyên.
Danh pháp của loài cá này, "acanthurus", trong tiếng Latinh có nghĩa là "đuôi có ngạnh" ("acanthus": "gai, ngạnh", "oura": "đuôi"), hàm ý đề cập đến ngạnh sắc ở hai bên cuống đuôi của tất cả các thành viên trong chi này.
Phạm vi phân bố.
Đa số những thành viên trong chi "Acanthurus" có phạm vi phân bố trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Nhiều loài được tìm thấy ở cả hai đại dương này, trong đó có "Acanthurus guttatus" và "Acanthurus xanthopterus" có thể mở rộng phạm vi đến Đông Thái Bình Dương.
Một số ít thành viên trong chi này được tìm thấy ở Đại Tây Dương, là "Acanthurus bahianus", "Acanthurus chirurgus", "Acanthurus coeruleus", "Acanthurus monroviae" và "Acanthurus tractus".
Mô tả.
Tất cả các loài "Acanthurus" đều có một mảnh xương nhọn chĩa ra ở mỗi bên cuống đuôi tạo thành ngạnh sắc, là đặc điểm của họ Cá đuôi gai. Ngạnh này không có độc, nhưng vẫn có thể gây thương tích nếu sơ ý chạm phải, kể cả cho con người và những loài cá khác.
Cơ thể của các loài "Acanthurus" có hình bầu dục thuôn dài. Vây đuôi lõm, có hình lưỡi liềm; một số loài có thùy đuôi khá dài. "Acanthurus" có thể có màu sắc sặc sỡ, hoặc có màu chủ đạo là nâu với các tông màu khác nhau, từ nâu sẫm, nâu xám đến nâu lục.
Nhiều loài "Acanthurus" có dạ dày với vách dày như mề. Đối với những loài này, chúng thường nuốt cả cát vào bụng để giúp nghiền nát những mảnh tảo trong dạ dày.
Ở một số loài, cá con đang phát triển và cá trưởng thành có màu sắc hoàn toàn khác nhau. Đáng chú ý trong chi này là "Acanthurus pyroferus" và "Acanthurus tristis", vì cá con của chúng bắt chước hình thái giống hệt với một số loài cá bướm thuộc chi "Centropyge".
Lai tạo trong tự nhiên.
Trong tự nhiên, nhiều loài "Acanthurus" được ghi nhận là có thể tạo ra những cá thể lai với nhau.
Sinh thái và hành vi.
Thức ăn chủ yếu của "Acanthurus" là tảo và vụn hữu cơ, trong đó có một số ít loài là ăn động vật phù du. Ngoài ra, có hai loài trong chi này được ghi nhận là ăn phân do những loài cá khác thải ra, là "Acanthurus coeruleus" và "Acanthurus mata".
Chúng thường bơi thành từng nhóm nhỏ hoặc hợp thành đàn lớn, nhưng cũng có khi sống đơn độc. Cũng như những chi cá đuôi gai khác, "Acanthurus" nghỉ ngơi vào ban đêm, và chúng ngủ trong các hang hốc, kẽ đá.
Các loài.
Tính tới hiện tại, có tất cả 40 loài được công nhận là hợp lệ trong chi này, bao gồm: | 1 | null |
Acanthurus nigrofuscus là một loài cá biển thuộc chi "Acanthurus" trong họ Cá đuôi gai. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1775.
Từ nguyên.
Từ định danh "nigrofuscus" trong tiếng Latinh có nghĩa là "đen sẫm" ("nigro": "đen" và "fuscus": "sẫm màu"), hàm ý đề cập đến màu nâu đen của loài cá này (thực ra là màu nâu tía hoặc nâu xanh lam khi chúng còn sống).
Phạm vi phân bố và môi trường sống.
Từ Biển Đỏ dọc theo vùng bờ biển Đông Phi, "A. nigrofuscus" được phân bố trải dài về phía đông đến quần đảo Pitcairn, băng qua phần lớn những vùng biển thuộc khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, ngược lên phía bắc đến vùng biển phía nam Nhật Bản và quần đảo Hawaii, xa nhất ở phạm vi phía nam là đến bờ đông Úc (gồm cả các đảo Lord Howe và đảo Norfolk), cũng như đảo Rapa Iti (Polynésie thuộc Pháp).
Ở Việt Nam, "A. nigrofuscus" được ghi nhận tại cù lao Chàm (Quảng Nam), đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), vịnh Nha Trang (Khánh Hòa), Ninh Thuận, cù lao Câu và ngoài khơi Bình Thuận, Côn Đảo cũng như tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
"A. nigrofuscus" sống tập trung trên các rạn san hô viền bờ và trong đầm phá ở độ sâu đến ít nhất là 25 m.
Mô tả.
Chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận ở "A. nigrofuscus" là 21 cm, nhưng thường thấy với kích thước phổ biến là 25 cm. Loài cá này có một ngạnh sắc chĩa ra ở mỗi bên cuống đuôi.
Cơ thể hình bầu dục thuôn dài, màu nâu sẫm đến nâu tím, có những sọc ngang gợn sóng màu lam nhạt ở hai bên thân. Đầu và ngực chi chít những đốm cam. Vây lưng và vây hậu môn có dải viền màu xanh óng ở rìa. Vây đuôi lõm sâu, hình lưỡi liềm. Có hai đốm đen lớn ở gốc sau của vây lưng và vây hậu môn (tiếp giáp với cuống đuôi). Hai đốm này giúp phân biệt "A. nigrofuscus" với "Ctenochaetus striatus".
Số gai ở vây lưng: 9; Số tia vây ở vây lưng: 24–27; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 22–24; Số tia vây ở vây ngực: 16–17; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5; Số lược mang: 20–24.
Sinh thái học.
Thức ăn của "A. nigrofuscus" là tảo, chủ yếu là tảo đỏ. Cá trưởng thành thường bơi theo từng nhóm nhỏ, nhưng có thể hợp thành đàn lớn ở nhiều nơi trong phạm vi phân bố; cá con có thể bắt gặp trong đàn của những loài cá khác.
Tuổi thọ cao nhất được ghi nhận ở "A. nigrofuscus" là 16 năm tuổi.
Đánh bắt.
"A. nigrofuscus" là một trong những loài cá thực phẩm được tiêu thụ ở nhiều nơi trong khu vực phân bố của chúng. Loài này cũng được nuôi làm cá cảnh, với giá bán trực tuyến dao động từ 30 đến 80 USD một con tùy theo kích cỡ. | 1 | null |
Acanthurus nigricans là một loài cá biển thuộc chi "Acanthurus" trong họ Cá đuôi gai. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1758.
Từ nguyên.
Tính từ định danh của loài cá này, "nigricans", trong tiếng Latinh có nghĩa là "đen", ám chỉ cơ thể của chúng có màu đen hoặc xanh đen.
Phạm vi phân bố và môi trường sống.
"A. nigricans" có phạm vi phân bố thưa thớt ở Đông Ấn Độ Dương và Đông Thái Bình Dương, nhưng xuất hiện rộng rãi ở Tây và Trung Thái Bình Dương.
Ở Ấn Độ Dương, "A. nigricans" chỉ được ghi nhận tại quần đảo Cocos (Keeling) và đảo Giáng Sinh (Úc), cũng như vùng biển ngoài khơi Tây Úc và Diego Garcia (thuộc quần đảo Chagos); còn ở Tây Thái Bình Dương, "A. nigricans" được phân bố rộng khắp vùng biển các nước Đông Nam Á và hầu hết các đảo quốc thuộc châu Đại Dương, xa nhất ở phía đông đến quần đảo Australes (Polynésie thuộc Pháp, trừ đảo Rapa Iti), ngược lên phía bắc đến vùng biển phía nam Nhật Bản và quần đảo Hawaii, giới hạn phía nam đến bờ đông Úc (gồm cả rạn san hô Great Barrier); ở Đông Thái Bình Dương, "A. nigricans" được ghi nhận ở ngoài khơi phía nam bán đảo Baja California, dọc theo bờ biển México xuống đến Costa Rica và Ecuador, bao gồm tất cả các quần đảo ngoài khơi (quần đảo Revillagigedo, đảo Cocos, quần đảo Galápagos).
Ở Việt Nam, "A. nigricans" được ghi nhận tại vịnh Vân Phong, vịnh Nha Trang (Khánh Hòa) và quần đảo Trường Sa; cũng như tại quần đảo Hoàng Sa và đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).
"A. nigricans" sống tập trung trên các rạn san hô viền bờ và trong đầm phá ở độ sâu đến ít nhất là 67 m.
Mô tả.
Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở "A. nigricans" là 22,6 cm. Loài cá này có một mảnh xương nhọn màu vàng chĩa ra ở mỗi bên cuống đuôi, tạo thành ngạnh sắc. Cơ thể hình bầu dục thuôn dài, có màu đen phủ khắp cơ thể và trên các vây, trừ vây đuôi có màu trắng. Có một vệt màu trắng bên dưới mắt và một vòng trắng bao quanh miệng. Các dải màu vàng nổi bật ở gốc vây lưng và vây hậu môn, cũng như một sọc hẹp màu vàng ở gần rìa sau của vây đuôi. Đuôi cụt. Các vây (trừ đuôi) đều có dải viền màu xanh ánh kim ở rìa.
"A. nigricans" khá giống với loài chị em là "Acanthurus japonicus" từ màu sắc cho đến hình dáng. Khác biệt giữa hai loài này dễ nhận thấy nhất chính là "A. japonicus" có dải màu trắng kéo dài từ bên dưới của mắt đến môi và thêm một dải màu cam ở cận rìa, trong khi "A. nigricans" không có những điểm này.
Số gai ở vây lưng: 9; Số tia vây ở vây lưng: 28–31; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 26–29; Số tia vây ở vây ngực: 16; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5; Số lược mang: 17–19.
Sinh thái học.
"A. nigricans" sống đơn lẻ hoặc hợp thành đàn, và là loài có tính lãnh thổ. Thức ăn của chúng là tảo.
Tuổi thọ cao nhất được ghi nhận ở "A. nigricans" là 34 năm tuổi.
Lai với các loài chị em.
"Acanthurus achilles", "A. japonicus", "Acanthurus leucosternon" và "A. nigricans" là 4 loài chị em với nhau, được xếp vào nhóm phức hợp loài "A. nigricans" (còn được gọi là phức hợp loài "A. achilles"). Trong 4 loài kể trên, "A. nigricans" là loài có phạm vi phân bố rộng nhất, chồng lấn lên tất cả phạm vi phân bố của 3 loài còn lại. Chính vì vậy, "A. nigricans" thường tạp giao với chúng.
Thương mại.
"A. nigricans" được đánh bắt nhằm mục đích thương mại cá cảnh với giá dao động từ 34 đến 99 USD một con tùy theo kích cỡ. | 1 | null |
Acanthurus pyroferus là một loài cá biển thuộc chi "Acanthurus" trong họ Cá đuôi gai. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1834.
"Acanthurus tristis", trước đây được xem là danh pháp đồng nghĩa của "A. pyroferus", đã được công nhận là một loài hợp lệ vào năm 1993 dựa trên sự khác biệt về màu sắc.
Từ nguyên.
Từ định danh "pyroferus" được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Latinh: "pyro" ("lửa") và "ferous" ("mang theo"), hàm ý đề cập đến vệt màu đỏ cam phía sau nắp mang kéo dài xuống đến gốc vây ngực của loài cá này.
Phạm vi phân bố và môi trường sống.
Từ quần đảo Cocos (Keeling) và đảo Giáng Sinh (Úc) cũng như rạn san hô Scott ngoài khơi Tây Úc, "A. pyroferus" được phân bố trải dài về phía đông đến quần đảo Marquises và Tuamotu (Polynésie thuộc Pháp), ngược lên phía bắc đến vùng biển ngoài khơi đảo Honshu (Nhật Bản), giới hạn phía nam đến bờ đông Úc (gồm cả rạn san hô Great Barrier).
Ở Việt Nam, "A. pyroferus" được ghi nhận tại cù lao Chàm (Quảng Nam), vịnh Nha Trang (Khánh Hòa) và quần đảo Trường Sa, cũng như tại Phú Yên.
"A. pyroferus" sống gần các rạn san hô ở độ sâu lên đến 60 m.
Mô tả.
Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở "A. pyroferus" là 29 cm. Loài cá này có một mảnh xương nhọn chĩa ra ở mỗi bên cuống đuôi tạo thành ngạnh sắc.
Cơ thể của "A. pyroferus" trưởng thành có hình bầu dục thuôn dài, có màu nâu với một vệt màu đỏ cam phía sau nắp mang kéo dài xuống đến gốc vây ngực; vùng ngực có màu nâu đỏ. Một dải đen trên nắp mang, chạy dài xuống miệng, với một vòng trắng bao quanh mõm. Có đốm trắng ở dưới mắt.
Số gai ở vây lưng: 8; Số tia vây ở vây lưng: 27–29; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 24–28; Số tia vây ở vây ngực: 16; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5; Số lược mang: 23–26.
Loài bắt chước.
Cá con của "A. pyroferus" lại không có màu sắc như cá trưởng thành. Ngược lại, chúng có thể bắt chước màu sắc của một số loài cá bướm gai thuộc chi "Centropyge". Không những thế, vây đuôi của "A. pyroferus" chưa lớn lại bo tròn hệt như những loài cá bướm mà nó bắt chước.
Trong những lần thu thập hay chụp hình dưới nước, nhà ngư học Randall nhận thấy, những loài "Centropyge" có tính cảnh giác rất cao, khó mà tiếp cận được chúng. Một điều nữa, những loài săn mồi biết rõ về hành vi này của "Centropyge", nên chúng sẽ không tốn công để truy bắt chúng. Vì thế, những cá thể có hình dáng, màu sắc như "Centropyge" sẽ không lọt vào tầm ngắm của những kẻ săn mồi. Chính vì điều này mà cá con của "A. pyroferus" bắt chước màu sắc của các loài "Centropyge" để tránh những kẻ săn mồi. Tuy nhiên, "A. pyroferus" chưa trưởng thành không thể bắt chước được hành vi của "Centropyge": chúng ít cảnh giác đến xung quanh, kiếm ăn trên một khu vực khá rộng rãi và không bơi gần đáy, tạo cơ hội cho những loài săn mồi bắt được.
Sự bắt chước ở cá con của "A. pyroferus" được ghi nhận lần đầu tiên ở ngoài khơi Papeete, đảo Tahiti (thuộc quần đảo Société), khi một cá thể dài 4,3 cm có màu vàng với các vệt xanh trên đầu được phát hiện. Ban đầu, các nhà ngư học cho rằng đây là một cá thể của loài "Centropyge flavissima", nhưng mẫu vật này lại có ngạnh ở cuống đuôi. Mẫu vật này có 8 gai ở vây lưng, một số lượng chỉ được tìm thấy ở hai loài "Acanthurus", là "A. pyroferus" (kiểu màu cá con khi đó vẫn chưa được biết) và "Acanthurus sohal", loài đặc hữu của Biển Đỏ. Không lâu sau đó, một cá thể 8,8 cm được thu thập có màu vàng nâu với hai thùy đuôi mới nhú, hoàn toàn trùng khớp với đặc điểm của "A. pyroferus". Lúc này, kiểu màu cá con của "A. pyroferus" mới được biết đến.
Màu vàng mà cá con "A. pyroferus" bắt chước ở "C. flavissima" được nhìn thấy chủ yếu ở các quần đảo thuộc Trung Thái Bình Dương. Ở những phạm vi mà "C. flavissima" thưa vắng, cá con "A. pyroferus" sẽ bắt chước màu trắng xám của "Centropyge vrolikii". hay hoàn toàn là màu vàng như "Centropyge heraldi". Ngoài ra, cá con "A. pyroferus" còn có thể bắt chước màu sắc của "Centropyge bicolor", một loài cá bướm với nửa thân trước màu vàng và nửa thân sau màu xanh lam thẫm, được quan sát ở ngoài khơi bang New South Wales (Úc).
Sinh thái học.
Thức ăn của "A. pyroferus" chủ yếu là tảo. Loài cá này được ghi nhận là đã tạp giao với "Acanthurus tristis" ở bờ đông của đảo Bali (Indonesia).
Đánh bắt.
"A. pyroferus" được đánh bắt cho việc buôn bán cá cảnh. Một con "A. pyroferus" được bán với giá dao động khoảng từ 35 đến 70 USD. | 1 | null |
Acanthurus tennentii là một loài cá biển thuộc họ Cá đuôi gai, có chiều dài tối đa 31 cm (12 in). Nó được tìm thấy ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Miêu tả.
"Acanthurus tennentii" là một loài cá hình bầu dục với chiều dài tối đa là 31 cm (12 in), mặc dù chiều dài điển hình hơn là 25 cm (10 in). Da của loài cá này thường có màu cam be, nâu ôliu hoặc xám, nhưng có thể chuyển sang màu nâu sẫm đỏ ửng với màu đỏ hoặc tím khi bị căng thẳng. Một đường tối chạy dọc theo gốc vây lưng với một đường tương tự ở gốc vây hậu môn. Có hai vệt tối phía sau mắt, và các vảy giống như dao mổ lồi ra từ cuống đuôi có màu đen và được bao quanh bởi một đốm đen lớn với đường viền màu xanh. Cả vây lưng và vây hậu môn đều dài, kéo dài đến tận cuống đuôi. Vây đuôi có hình lưỡi liềm, nó phát triển dài hơn khi cá già đi. Một dải màu trắng xanh bao quanh nó.
Phạm vi phân bố và môi trường sống.
Loài này có sự phân bố tại vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới tại Ấn Độ DươngThái Bình Dương; phạm vi sinh sống của nó kéo dài từ Đông Phi và Madagascar đến miền nam Ấn Độ, Sri Lanka, Malaysia, Thái Lan và Indonesia. Nó sống trên đá và rạn san hô, trên các rạn san hô và trong các kênh giữa các rạn san hô, ở độ sâu xuống khoảng 35 m (115 ft).
Sinh thái.
"Acanthurus tennentii" ăn các loài tảo phát triển dưới đáy biển và mạt vụn, cũng như màng tảo mọc trên cát và các chất nền khác. Việc sinh sản liên quan đến việc giải phóng tinh trùng và trứng xuống biển. Cá con sống ngoài biển và trở lại hệ sinh thái rạn san hô khoảng bảy tuần sau đó. Lúc đầu, chúng có thể có màu đen hoặc vàng với vòng mắt đen, nhưng sau đó chúng giống với cá trưởng thành, ngoài các vết đen phía sau mắt, ở một giai đoạn phát triển ở tuổi vị thành niên có hình móng ngựa. Loài cá này ăn ngoài trời vào ban ngày, thường trong các nhóm nhỏ với cá vẹt và các loài khác.
Bị đe dọa và tình trạng bảo tồn.
Đây là một loài cá phổ biến trong phần lớn phạm vi sống của nó. Nó đôi khi bị đánh bắt để con người tiêu dùng. Môi trường sống của nó dễ bị phá hủy, nhưng hiện tại một số cá thể của loài này đang được bảo vệ. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đã đánh giá tình trạng bảo tồn của loài này là "ít quan tâm". | 1 | null |
Acanthurus triostegus là một loài cá biển thuộc chi "Acanthurus" trong họ Cá đuôi gai. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1758.
Từ nguyên.
Từ định danh của loài cá này, "triostegus", trong tiếng Latinh có nghĩa là "ba lớp màng", ám chỉ những lớp màng ở tia xương mang.
Phạm vi phân bố và môi trường sống.
"A. triostegus" có phạm vi phân bố rộng khắp vùng biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, và trải dài đến tận Đông Thái Bình Dương. Loài cá này được ghi nhận từ vùng biển phía nam bán đảo Ả Rập trải dọc theo vùng bờ biển Đông Phi, bao gồm Madagascar và các đảo quốc, bãi ngầm lân cận; từ vùng biển ngoài khơi Ấn Độ, phạm vi của "A. triostegus" mở rộng về phía nam đến Lakshadweep, Sri Lanka, Maldives, Chagos, xa hơn nữa là đến quần đảo Cocos (Keeling) và đảo Giáng Sinh (Úc), cũng như vùng biển ngoài khơi Tây Úc và bãi cạn Rowley; ở phạm vi phía đông, "A. triostegus" xuất hiện rộng khắp vùng biển các nước Đông Nam Á và Papua New Guinea, trải dài đến hầu hết các đảo quốc, quần đảo thuộc châu Đại Dương; phạm vi phía bắc giới hạn đến vùng biển phía nam Nhật Bản và quần đảo Hawaii; phía nam từ rạn san hô Great Barrier trải dài đến New South Wales, bao gồm đảo Lord Howe (Úc); ở Đông Thái Bình Dương, "A. triostegus" được quan sát ở phía nam bán đảo Baja California và bờ tây Mexico, và từ El Salvador đến Ecuador, bao gồm tất cả các hòn đảo ngoài khơi.
"A. triostegus" sống gần các rạn san hô mọc trên nền đáy cứng (đá dăm, vụn san hô...) ở độ sâu lên đến 90 m; cá con được quan sát trong các hồ thủy triều hoặc vùng biển gần bờ.
Mô tả.
Chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận ở "A. triostegus" là 27 cm, nhưng thường được quan sát với chiều dài phổ biến là 17 cm. Loài cá này có một mảnh xương nhọn chĩa ra ở mỗi bên cuống đuôi, tạo thành ngạnh sắc.
Cơ thể hình bầu dục thuôn dài, có màu lục xám nhạt với 6 dải sọc dọc màu đen từ đầu đến cuống đuôi (dải trên đầu băng qua mắt, dải cuối cùng trên cuống đuôi thường không nối liền). Vùng bụng và thân dưới sáng màu hơn so với toàn bộ cơ thể. Vây đuôi cụt.
Số gai ở vây lưng: 9; Số tia vây ở vây lưng: 25 - 27; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 23 - 25; Số tia vây ở vây ngực: 16 - 17; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5.
Thay đổi màu sắc.
Ở cá con, "A. triostegus" có thể chuyển cơ thể sang màu đen với sọc trắng, thay vì là thân trắng sọc đen như ở cá trưởng thành, đã được quan sát và ghi nhận ở ngoài khơi đảo Moorea.
Mẫu màu sắc thân đen sọc trắng như vậy có liên quan đến hành vi hung hăng ở cá con. Điều này được kiểm chứng qua việc chúng dựng thẳng vây lưng lên, là hành động thể hiện sự hung hăng ở loài này (kể cả những loài cá đuôi gai khác), và việc xua đuổi những đồng loại.
Sinh thái.
"A. triostegus" trưởng thành thường hợp thành đàn rất lớn, kiếm ăn gần các dòng nước ngọt, nơi một số loài tảo phát triển tốt. Chúng cũng có thể tách những nhóm nhỏ hơn, thậm chí là sống đơn lẻ. Cá trưởng thành lẫn cá con là một loài có tính lãnh thổ.
"A. triostegus" được ghi nhận là đã tạo ra cá thể lai với loài họ hàng "Acanthurus polyzona" ở ngoài khơi Mauritius.
Sinh sản.
"A. triostegus" sinh sản theo chu kỳ âm lịch, diễn ra vào lúc chiều tối, cũng thành từng đàn. Thời gian sinh sản đỉnh điểm xảy ra vào khoảng thời gian từ 12 ngày trước đến 2 ngày sau khi trăng tròn.
Trứng hình cầu, đường kính trung bình khoảng 0,68 mm. Trứng nở trong khoảng 26 giờ, cá hậu ấu trùng bắt đầu tự kiếm ăn sau khoảng 5 ngày rưỡi. Cá hậu ấu trùng <2,5 cm có dạng hình cầu, không vảy và trong suốt, ngoại trừ phần bụng và phần đầu ánh màu bạc. Cá hậu ấu trùng bước sang giai đoạn cá con khoảng 4-5 ngày sau đó, phát triển với tốc độ khoảng 12 mm mỗi tháng. Khi đạt đến chiều dài 100 đến 120 mm, tốc độ tăng trưởng chậm lại khoảng 1 mm mỗi tháng.
Trong suốt quá trình sinh sản, những dải sọc đen trên cơ thể cá đực trở nên sẫm màu và dày hơn; ngoại trừ vây ngực, các vây còn lại của chúng cũng trở nên sẫm đen hơn. Khi lãnh thổ bị xâm phạm, các sọc đen trên cơ thể "A. triostegus" (ở cả cá đực lẫn cá cái) lại trở nên rất nhạt, trong khi khoảng màu giữa các sọc này sẽ sẫm màu hơn đôi chút so với thông thường.
Đánh bắt.
"A. triostegus" được xem là một loại cá thực phẩm quan trọng ở một số nơi trong phạm vi của chúng. Loài này cũng được đánh bắt cho việc buôn bán cá cảnh, với giá bán trực tuyến dao động từ gần 23 đến 50 USD cho một con. | 1 | null |
Acanthurus lineatus là một loài cá biển thuộc chi "Acanthurus" trong họ Cá đuôi gai. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1758.
Từ nguyên.
Tính từ định danh "lineatus" trong tiếng Latinh có nghĩa là "có sọc", hàm ý đề cập đến những đường sọc vàng và xanh xen kẽ trên cơ thể của loài cá này.
Phạm vi phân bố và môi trường sống.
Dọc theo đường bờ biển Đông Phi, "A. lineatus" được phân bố trải dài về phía đông đến quần đảo Marquises và Tuamotu (Polynésie thuộc Pháp), băng qua phần lớn những vùng biển thuộc khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, ngược lên phía bắc đến vùng biển phía nam Nhật Bản (gồm cả quần đảo Ryukyu và quần đảo Ogasawara), giới hạn phía nam đến bờ đông Úc (gồm cả rạn san hô Great Barrier). Chỉ có hai ghi nhận của "A. lineatus" lang thang tại quần đảo Hawaii.
Ở Việt Nam, "A. lineatus" được ghi nhận tại và cù lao Chàm (Quảng Nam), đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), Ninh Thuận cũng như tại cù lao Câu (Bình Thuận), quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.
"A. lineatus" sống tập trung trên các rạn san hô viền bờ ở độ sâu đến ít nhất là 15 m.
Mô tả.
Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở "A. lineatus" là 38 cm, nhưng thường được quan sát với kích thước phổ biến là 25 cm. Đây là loài sinh trưởng với tốc độ khá nhanh, đạt 70 đến 80% tổng chiều dài cơ thể của chúng trong suốt một năm đầu đời, và phát triển chậm dần cho đến khi 18 tuổi.
"A. lineatus" có một mảnh xương nhọn màu vàng chĩa ra ở mỗi bên cuống đuôi, tạo thành ngạnh sắc. Ngạnh này có nọc độc và có thể gây đau đớn nếu chạm phải. Đã có báo cáo về việc ngạnh đuôi của "A. lineatus" có thể gây thương tích ở quần đảo Société.
Cơ thể hình bầu dục thuôn dài. Đầu có màu vàng cam với các dải màu xanh lam sáng. Thân trên có các dải sọc màu vàng và xanh lam viền đen xen kẽ nhau. Thân dưới màu trắng xanh hoặc màu tím nhạt; ánh vàng ở dưới bụng. Vây lưng và vây hậu môn màu xám đen, có dải viền màu xanh ánh kim ở rìa; vây hậu môn có dải màu vàng ở sát gốc vây. Vây đuôi lõm sâu, hình lưỡi liềm, màu xám đen với một dải hình lưỡi liềm hẹp hơn ở rìa sau vây đuôi, được viền màu xanh ánh kim; có một mảng màu đen sẫm ở giữa vây đuôi. Vây ngực trong suốt, ngoại trừ phần gốc vây tiệp màu với thân. Vây bụng màu vàng cam với rìa màu trắng, và một dải đen ở cận rìa.
"A. lineatus" có thể thay đổi màu sắc của cơ thể khi đối mặt với những kẻ xâm phạm lãnh thổ hay khi bước vào mùa sinh sản. Khi gặp những kẻ xâm phạm lãnh thổ, những sọc đen và các vây trên cơ thể của "A. lineatus" trở nên sẫm màu, những sọc xanh sẽ sáng màu hơn; vùng đầu cũng trở nên sẫm màu nhưng hai bên má sẽ sáng màu hơn. Vào mùa sinh sản, màu sắc của "A. lineatus" trở nên rất nhạt, các sọc hầu như biến mất, ngoại trừ đầu, vây ngực, thùy đuôi chuyển sang màu đen.
Số gai ở vây lưng: 9; Số tia vây ở vây lưng: 27–30; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 25–28; Số tia vây ở vây ngực: 16; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5; Số lược mang: 14–16.
Sinh thái học.
"A. lineatus" là một loài ăn tạp, chúng ăn các loại tảo đỏ và tảo lục, cũng như động vật giáp xác. Cá trưởng thành sống theo đàn, trong khi cá con sống đơn độc. Loài cá này sinh sản quanh năm.
Tuổi thọ cao nhất được ghi nhận ở "A. lineatus" là 46 năm tuổi.
Loài lãnh thổ.
"A. lineatus" là loài có tính lãnh thổ cao nên chúng rất hung hãn. Cá đực trưởng thành kiểm soát toàn bộ lãnh thổ cùng nhiều con cá cái trong hậu cung của nó Loài cá này được ghi nhận là đã xây dựng những hàng rào từ tảo (chủ yếu là từ tảo nâu "Turbinaria") bao quanh khu vực lãnh thổ của chúng. Mục đích của việc xây dựng những hàng rào tảo ở "A. lineatus" là để phân chia lãnh thổ với đồng loại, vì những cá thể hàng xóm của nhau không kiếm ăn dọc theo ranh giới lãnh thổ chung của chúng.
Quan hệ với "A. leucosternon".
"A. lineatus", và cả "Acanthurus leucosternon", có sự chồng lấn lãnh thổ không đáng kể đối với những đồng loại ở gần chúng, và hầu như không có sự chồng lấn lãnh thổ nào được ghi nhận giữa "A. lineatus" và "A. leucosternon" nếu cả hai là hàng xóm của nhau.
Khi chưa trưởng thành, cá con của "A. leucosternon" thường sinh sống trong lãnh thổ của những con cá cái của đồng loại còn đơn độc. Tuy nhiên, cá con của "A. lineatus" nhiều lần được quan sát là sống trong lãnh thổ của các cặp "A. leucosternon", và nó cũng gây phiền toái đến cặp "A. leucosternon" này. Trong khi đó, cá con của "A. leucosternon" lại không được ghi nhận là sống trong lãnh thổ của bất kỳ cá thể "A. lineatus" nào. Cá con của "A. lineatus" cũng thường chia sẻ lãnh thổ của mình với một cá thể "A. leucosternon" cái sống đơn độc.
Thương mại.
"A. lineatus" là một trong những loài cá đuôi gai có giá trị cao và được nhắm mục tiêu đánh bắt ở nhiều nơi trong khu vực phân bố của chúng. "A. lineatus" cũng được nuôi làm cá cảnh với giá bán trực tuyến dao động từ 45 đến gần 120 USD một con. | 1 | null |
Trận Soor, còn gọi là Trận Trautenau lần thứ hai hoặc Trận Burkersdorf, là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần, đã diễn ra vào ngày 28 tháng 6 năm 1866. Trong cuộc giao chiến này, mặc dù lực lượng pháo binh Áo dã gây khó khăn cho bước tiến của quân đội Phổ, lực lượng Vệ binh Phổ của Hoàng thân August của Württemberg thuộc Binh đoàn thứ hai dưới quyền chỉ huy của Thái tử Friedrich Wilhelm đã giành chiến thắng vang dội trước Quân đoàn X của Đế quốc Áo dưới sự chỉ huy của Trung tướng Ludwig von Gablenz. Thắng lợi của đội hình trung tâm của Binh đoàn thứ hai tại Soor đã buộc quân của Gablenz phải tiến hành triệt thoái về Königinhof, đồng thời cũng hoàn toàn khôi phục đường liên lạc giữa đội hình này với đội hình bên phải của Binh đoàn thứ hai – vốn đã bị cắt đứt sau khi đội hình trung tâm bị đẩy lùi trong trận Trautenau vào ngày hôm trước. Cũng như nhiều trận đánh khác trong cuộc chiến tranh, trận chiến Burkersdorf cho thấy thiệt hại của quân đội Áo nặng nề hơn nhiều so với đối phương, và điều này đã góp phần thể hiện ưu thế của súng trường nạp hậu "Dreyse" của quân đội Phổ.
Vào năm 1866, Thái tử Friedrich Wilhelm của Phổ cùng với tướng Adolf von Bonin đã tiến công vùng Böhmen thông qua Trautenau (Trutnov ngày nay), cách Königgratz về hướng đông bắc. Trong trận Trautenau vào ngày 27 tháng 6, Quân đoàn X của Áo dưới quyền Gablenz đã đánh bại Quân đoàn I của Phổ dưới quyền Bonin, nhưng bị thiệt hại rất nặng. Tuy nhiên, sau thất bại của Bonin, các lực lượng của Hoàng thân xứ Württemberg, mà dẫn đầu là quân Vệ binh – đã tiến đánh Eippel. Sự chủ động của Gablenz đã khiến cho quân của ông dễ bị người Phổ đánh vào cánh phải. Do đó, ông được lệnh triệt binh về Josephstadt trong ngày hôm sau. Để xoay chuyển thế trận, viên tướng Áo đã dàn toàn bộ lực lượng pháo binh của mình – được lữ đoàn của Knobel yểm trợ – trên các ngọn đồi giữa Neu-Rogniz và Burgersdorf. Ngoài ra, ông còn trải rộng cánh phải của ông tới Prausnitz – nơi Gablenz giao cho một lữ đoàn thuộc Quân đoàn XIV trấn giữ. Tuy nhiên, bước tiến của 2 tiểu đoàn phóng lựu của Phổ về Alt-Rognitz đã đe dọa cắt liên lạc giữa Gablenz với tiểu đoàn mà ông đặt tại Trautenau. Cuộc giao chiến đã bùng nổ trước khi người Áo hoàn thành việc bố trí pháo binh của mình, và quân bộ binh Phổ đã đẩy lùi đối phương về phía tây Standentz. Sau đó, người Áo hoàn tất việc bố trí đại bác của mình. Trước hỏa lực mạnh mẽ của quân Áo, quân Phổ đã đứng vững. Các lực lượng khác của Phổ đã đến ứng chiến, trong đó có một khẩu đội pháo yểm trợ cho khẩu đội pháo duy nhất của người Phổ trên chiến trường. Quân Phổ chiếm được Burgersdorf, sau đó giao tranh lan rộng. Trong cuộc giao chiến quyết liệt, quân bộ binh Phổ đã đánh thiệt hại nặng các tiểu đoàn Áo trên khu vực cao, buộc họ phải rút lui. Trước sức tiến công dữ dội của quân Phổ, mọi tiểu đoàn Áo tháo chạy đều bị đập tan.
Trong khi đó, 2 tiểu đoàn Phổ tiến đánh Trautenau đã cầm cự mạnh mẽ trước cuộc tấn công của Lữ đoàn Grivicic của Áo tại đây, cho đến khi Sư đoàn Vệ binh số 2 đến tiếp viện. Sư đoàn Vệ binh này đã tận diệt Lữ đoàn Grivicic, và đánh chiếm được thị trấn Trautenau. Tiểu đoàn Áo thuộc Quân đoàn IV – được giao nhiệm vụ là hậu vệ cho đoàn quân bại trận – đã rút lui vào đầu ngày hôm sau. Sau khi đã trả đũa cho thất bại ở Trautenau trước đó bằng chiến thắng toàn diện tại Soor, lực lượng Vệ binh Phổ tiến chiếm Königinhof vào ngày 29 tháng 6. | 1 | null |
Acanthurus guttatus là một loài cá biển thuộc chi "Acanthurus" trong họ Cá đuôi gai. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1801.
Từ nguyên.
Từ "guttatus" trong danh pháp của loài cá này trong tiếng Latinh có nghĩa là "lốm đốm", ám chỉ các đốm trắng trên vây lưng, vây hậu môn và nửa thân sau của chúng.
Phạm vi phân bố và môi trường sống.
"A. guttatus" có phạm vi phân bố rộng rãi ở vùng biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, cũng như Đông Thái Bình Dương. Ở Ấn Độ Dương, loài cá này được ghi nhận thưa thớt ở một vài địa điểm: quần đảo Mascarene và Seychelles; Maldives và quần đảo Chagos; đảo Giáng Sinh và quần đảo Cocos (Keeling). Từ đảo Sumatra, "A. guttatus" xuất hiện ở hầu hết vùng biển các nước Đông Nam Á (trừ Biển Đông và vịnh Thái Lan), băng qua Papua New Guinea và vùng biển bao quanh các đảo quốc thuộc châu Đại Dương (xa nhất là đến quần đảo Pitcairn thuộc Polynesia thuộc Pháp); phạm vi phía bắc trải dài đến quần đảo Ryukyu (Nhật Bản) và quần đảo Hawaii; phía nam đến rạn san hô Great Barrier (Úc) và New Caledonia.
Nhiều cá thể "A. guttatus" được ghi nhận ở vùng biển bao quanh đảo Clipperton (2005) và đảo Cocos (2016 - 2017), trở thành điểm cực đông phạm vi của loài cá này ở vùng biển nhiệt đới phía đông Thái Bình Dương.
"A. guttatus" lần đầu tiên được ghi nhận ở vùng biển Hoa Kỳ vào năm 2003, khi một cá thể của loài này được quan sát ở ngoài khơi West Palm Beach, Florida. Không một cá thể "A. guttatus" nào được phát hiện thêm ở Hoa Kỳ trong hơn 10 năm kể từ đó.
"A. guttatus" sống gần các rạn san hô ở độ sâu khá nông, khoảng 6 m trở lại.
Mô tả.
Chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận ở "A. guttatus" là 26 cm. Đầu, thân, vây lưng và vây hậu môn màu nâu xám sẫm. Thân trước có 2 dải: một dải xám trên đầu sau mắt và một dải ở sau gốc vây ngực; 2 dải khác mờ hơn nằm ở thân sau. Vùng ngực màu xám bạc. Thân sau, vây lưng và vây hậu môn tập trung nhiều đốm trắng. Vây bụng màu vàng tươi. Vây đuôi màu vàng nhạt với dải rộng màu đen ở rìa sau. Hai bên cuống đuôi có một gai nhọn đặc trưng của họ Cá đuôi gai.
Số gai ở vây lưng: 9; Số tia vây ở vây lưng: 27 - 30; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 23 - 26; Số tia vây ở vây ngực: 15 - 17; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5.
Sinh thái.
"A. guttatus" không phải là một loài có tính lãnh thổ. Ở Samoa thuộc Mỹ, "A. guttatus" được quan sát thấy là hợp thành đàn khoảng từ 50 đến 500 cá thể để sinh sản vào lúc hoàng hôn. Loài cá này sinh sản quanh năm ở những vùng nước ấm (khoảng 27 °C đến 30°).
"A. guttatus" ăn chủ yếu các loại tảo sợi, nhưng cũng có thể ăn một số loại tảo vôi như "Jania". | 1 | null |
Acanthurus coeruleus là một loài cá biển thuộc chi "Acanthurus" trong họ Cá đuôi gai. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1801.
Từ nguyên.
Tính từ định danh của loài cá này, "coeruleus", trong tiếng Latinh có nghĩa là "màu xanh lam", hàm ý đề cập đến màu sắc cơ thể của cá trưởng thành.
Phạm vi phân bố và môi trường sống.
"A. coeruleus" có phạm vi phân bố phổ biến ở Tây Đại Tây Dương. Từ bang New York và Bermuda, loài cá này được ghi nhận dọc theo bờ biển phía đông Hoa Kỳ, trải dài xuống bờ biển phía nam; trong vịnh México, "A. coeruleus" xuất hiện ngoài khơi México và bán đảo Yucatán, mở rộng phạm vi đến khắp chuỗi đảo Antilles và biển Caribe; ở phía nam, "A. coeruleus" xuất hiện dọc theo bờ biển Brasil, trải dài đến bang São Paulo, bao gồm các quần đảo ngoài khơi, xa nhất là đến đảo Ascension và đảo Saint Helena ở Trung Đại Tây Dương.
"A. coeruleus" sống gần các rạn san hô và bãi đá ngầm, cũng như những khu vực có nhiều cỏ biển, ở độ sâu đến 60 m.
Cuối năm 2011, một cá thể "A. coeruleus" chưa trưởng thành được chụp ảnh ở ngoài khơi Cộng hòa Síp. Năm 2015, một cá thể "A. coeruleus" chưa trưởng thành khác đã được thu thập ở bờ biển Địa Trung Hải của Israel. Các nhà khoa học nghĩ rằng, "A. coeruleus" có thể đã thiết lập một quần thể ở biển Levant, mặc dù chưa một cá thể trưởng thành nào được bắt gặp tại khu vực này tính đến hiện tại.
Mô tả.
Chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận ở "A. coeruleus" là 39 cm. Loài cá này có một mảnh xương nhọn màu vàng tươi hoặc trắng nhạt chĩa ra ở mỗi bên cuống đuôi tạo thành ngạnh sắc, là đặc điểm của họ Cá đuôi gai.
Cơ thể của "A. coeruleus" hình bầu dục thuôn dài. Sự phát triển của chúng có thể chia thành nhiều giai đoạn: cá bột, cá con đang lớn (màu vàng), cá gần trưởng thành (màu xám tím) và cá trưởng thành hoàn toàn (màu xanh lam thẫm).
Cá trưởng thành có màu xanh lam thẫm hoặc màu xanh lam tím với những đường sọc mảnh gợn sóng dọc theo hai bên thân và trên vây. Cá con có màu vàng tươi, có thể có viền màu xanh óng ở trên và dưới con ngươi; các vây có viền màu xanh lam sáng (trừ vây ngực). Giai đoạn trung gian (cá con đang lớn), "A. coeruleus" có màu xám tím; vây lưng và vây hậu môn màu xanh lam với các dải sọc màu nâu cam. Vào ban đêm, "A. coeruleus" có thể hiện các dải sọc dọc màu trắng trên cơ thể.
Cá ấu trùng của "A. coeruleus" được ghi nhận là có khả năng phát huỳnh quang sinh học với ánh sáng màu xanh lục. Hiện tượng "phát huỳnh quang sinh học" có thể hiểu là sự hấp thụ ánh sáng bởi một sinh vật, sau đó chúng sẽ phát lại ánh sáng đó thành một màu khác. Trái lại, hiện tượng phát quang sinh học là quá trình tạo ra ánh sáng bằng các phản ứng hóa học bên trong cơ thể một sinh vật, khác với hiện tượng phát huỳnh quang sinh học, chỉ là sự hấp thụ và phát lại ánh sáng.
Số gai ở vây lưng: 9; Số tia vây ở vây lưng: 23 - 26; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 21 - 23.
Sinh thái và hành vi.
Kiếm ăn.
Thức ăn của "A. coeruleus" chủ yếu là các loại tảo mọc ở đáy biển, đôi khi chúng ăn cả cỏ biển. Cá con "A. coeruleus", và cả cá con của loài "Acanthurus chirurgus" trong cùng phạm vi, cũng có thể ăn tảo bám trên cơ thể của đồi mồi dứa.
Sau cái chết hàng loạt của nhím biển của loài "Diadema antillarum" trên khắp các vùng biển thuộc Tây Đại Tây Dương vào năm 1983, các nhà khoa học nhận thấy, quần thể trưởng thành của "A. coeruleus" và "A. chirurgus" đã tăng lên đáng kể (lần lượt là 250% và 160%), do nguồn tảo biển dồi dào mà trước đây cả hai phải chia sẻ với "D. antillarum".
Dọn vệ sinh.
Ngoài việc được những loài cá dọn vệ sinh làm vệ sinh cho, bản thân "A. coeruleus" cũng đóng vai trò là một "nhân viên dọn vệ sinh" cho những loài động vật lớn hơn.
Là "nhân viên vệ sinh".
Tại quần đảo Fernando de Noronha, các nhà khoa học đã ghi nhận những "trạm vệ sinh" được lập bởi những cá thể chưa trưởng thành của cá thia "Abudefduf saxatilis" và hai loài cá đuôi gai "A. coeruleus" và "A. chirurgus" (12 - 25 cá thể với chiều dài nằm trong khoảng từ 7 đến 12 cm). "Khách hàng" mà chúng phục vụ là những cá thể đồi mồi dứa ("Chelonia mydas").
Trước khi làm vệ sinh cho đồi mồi dứa, những "nhân viên vệ sinh" sẽ thực hiện một cuộc kiểm tra đặc trưng trên cơ thể đồi mồi, sau đó chúng sẽ cắn vào da của đồi mồi. Một số vết cắn trên da đồi mồi là do chúng bị "bức ép" bởi những "nhân viên vệ sinh". Thỉnh thoảng, đồi mồi dứa di chuyển chi trước của mình để đuổi những cá thể kiếm ăn theo cách này. Các bộ phận cơ thể của đồi mồi dứa được kiểm tra và làm sạch nhiều nhất là chân chèo.
Là "khách hàng".
Khi dừng chân ở những "trạm vệ sinh", những "vị khách" sẽ tạo dáng để ra hiệu cần được làm vệ sinh. Tuy nhiên, không phải tất cả các "khách hàng" đều tạo dáng ra hiệu, và có nhiều sự khác biệt trong việc tạo dáng giữa các loài. Ở "A. coeruleus", để ra hiệu, chúng sẽ cúi đầu xuống dưới và quay ngược phần đuôi lên trên.
Theo một cuộc khảo sát, những cá thể "A. coeruleus" trưởng thành có thể phục hồi vết thương rất nhanh chóng và hoàn toàn. Tỉ lệ phục hồi vết thương ở loài cá này khá cao, bất kể là vết thương lớn hay nhỏ. Người ta nhận thấy, "A. coeruleus" hầu như không chết do nhiễm trùng từ những vết thương, và mô nhiễm trùng không được tìm thấy trên cơ thể cá con lẫn cá trưởng thành.
So với những cá thể sau khi đã phục hồi vết thương, những cá thể đang bị thương dành nhiều thời gian tại các "trạm vệ sinh" hơn để những loài cá dọn vệ sinh tìm những vết thương và ăn mô chết.
Tổ chức xã hội.
"A. coeruleus" có ba hình thức sống: theo đàn, lãnh thổ hoặc lang thang. Những cá thể không có lãnh thổ riêng có xu hướng bơi lang thang vào buổi sáng và hợp thành đàn vào buổi trưa. Những cá thể chưa trưởng thành (là những cá thể có màu vàng) luôn tạo cho mình một lãnh thổ riêng biệt, và diện tích lãnh thổ sẽ tăng dần theo kích thước cơ thể. Ngoài ra, tỉ lệ lãnh thổ ở "A. coeruleus" sẽ tăng khi mật độ quần thể ngày càng tăng.
Lãnh thổ của "A. coeruleus" thường chồng lấn lên phạm vi của những loài cá đuôi gai khác và cá thia thuộc chi "Stegastes". Chúng rất hung hăng và hay rượt đuổi đồng loại, nhất là cá con, và chúng được quan sát là đã dí đuổi những "A. coeruleus" trưởng thành sống đơn độc. Tuy vậy, cá con sống theo lãnh thổ lại hiếm khi bị "Stegastes" đuổi theo vì chúng có thể tránh mặt được loài cá này. "A. coeruleus" lãnh thổ bơi chậm hơn và ăn nhiều hơn những đồng loại sống lang thang và theo đàn.
Ngoài việc hợp thành đàn với đồng loại, "A. coeruleus" có thể bơi cùng với những loài khác. Chúng bơi rất nhanh và không tỏ ra hung dữ. Trong khi đó, những cá thể "A. coeruleus" lang thang bơi cách đáy một khoảng đáng kể, ít kiếm ăn hơn và thường xuyên ghé các "trạm vệ sinh" hơn.
Đánh bắt.
"A. coeruleus" là một thành phần của nghề đánh cá thủ công, được đánh bắt bằng giáo, bẫy và lưới rê. Bên cạnh đó, chúng cũng được xem là một loài cá cảnh, với giá bán trực tuyến dao động trong khoảng từ 25,98 đến 89,95 USD tùy theo kích cỡ mỗi con. | 1 | null |
Carlos Polistico García (4 tháng 11 năm 1896 – 14 tháng 6 năm 1971) là một nhà giáo, nhà thơ, nhà hùng biện, luật sư, công chức, nhà kinh tế chính trị và nhà lãnh đạo du kích người Philippines. Ông trở thành tổng thống thứ tám của Philippines.
Thuở thiếu thời.
García sinh ra tại Talibon, Bohol với cha và mẹ là ông Policronio García và bà Ambrosia Polistico (cả hai đều là người bản địa Bangued thuộc Abra).
García lớn lên trong môi trường chính trị vì cha ông là thị trưởng trong bốn nhiệm kì. Ông hoàn thành chương trình tiểu học ở quê hương Talibon, sau đó học tiếp lên trung học ở trường Trung học Cấp tỉnh Cebu. Lúc đầu, ông theo đuổi con đường học vấn tại Đại học Silliman ở thành phố Dumaguete thuộc tỉnh Negros Oriental, và sau đó là tại Trường Luật Philippines (ngày nay có tên là Trường Tội phạm học Philippines). Tại đây ông lấy bằng về luật vào năm 1923 và là nằm trong tốp mười người đứng đầu kì thi vào đoàn luật sư.
Thay vì hành nghề luật ngay, García làm nghề dạy học trong vòng hai năm tại trường Trung học Cấp tỉnh Bohol. Tại Bohol, ông trở nên nổi tiếng với tài làm thơ và có biệt danh là "Hoàng tử thơ tiếng Visaya" và "Thi sĩ từ Bohol".
Hôn nhân.
Năm 1924, ông kết hôn với Leonila Dimataga. Họ có một con gái tên là Linda Garcia-Ocampos.
Sự nghiệp chính trị.
García bắt đầu sự nghiệp chính trị vào năm 1925 khi giành chiến thắng ấn tượng trong cuộc đua làm người đại diện cho khu vực thứ ba của Bohol để vào quốc hội. Ông được bầu thêm một nhiệm kì nữa vào năm 1928 và phục vụ đến năm 1931. Năm 1933, García trở thành thống đốc Bohol nhưng tại chức đến năm 1941 thì chạy đua thành công vào Thượng nghị viện Philippines. Tuy nhiên, nhiệm kì của ông bị cắt ngắn do cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Ông đảm nhiệm phần còn lại của nhiệm kì vào năm 1945 khi Philippines được giải phóng khỏi tay Nhật Bản và quốc hội nhóm họp lại.
Cương vị phó tổng thống.
García trở thành bạn đồng hành với Ramón Magsaysay trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1953. Ông được bổ nhiệm làm bộ trưởng Bộ Ngoại giao bởi tổng thống Magsaysay, đồng thời kiêm nhiệm chức phó tổng thống trong bốn năm.
Là một bộ trưởng Bộ Ngoại giao, ông khai mạc các cuộc đàm phán bồi thường chiến tranh để nỗ lực chấm dứt trạng thái chiến tranh (về mặt kĩ thuật) kéo dài chín năm giữa Philippines và Nhật Bản, dẫn tới thoả thuận vào tháng 4 năm 1954. Trong Hội nghị Genève về thống nhất Triều Tiên và các vấn đề châu Á khác, García trong tư cách chủ tịch phái đoàn Philippines đã phản bác những lời hứa hẹn của phe cộng sản và bảo vệ chính sách của Hoa Kỳ ở Viễn Đông. Trong bài phát biểu vào ngày 7 tháng 5 năm 1954, sau trận Điện Biên Phủ, García tái khẳng định lập trường dân tộc chủ nghĩa và chống cộng của Philippines.
Tháng 9 năm 1954, Hội nghị An ninh Đông Nam Á gồm tám quốc gia tham dự ở Manila do García giữ vai trò chủ tịch đã dẫn đến sự thành lập Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO).
Cương vị tổng thống.
Nhậm chức.
Vào lúc xảy ra cái chết đột ngột của tổng thống Ramon Magsaysay, phó tổng thống và bộ trưởng Bộ Ngoại giao Carlos Polistico García đang là người dẫn đầu phái đoàn Philippines đến hội nghị của Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á tại Canberra, Úc. Khi được thông báo ngay lập tức về tin buồn này, García bèn lên máy bay quay về Manila. Về tới nơi, ông đến thẳng điện Malacañan để tiếp nhận các nghĩa vụ của tổng thống. Chánh án Ricardo Paras của Toà án Tối cao ở ngay đó để giám sát lời thề nhậm chức. Lời phát động đầu tiên của tổng thống García là ban bố quốc tang và tổ chức lễ tang cho Magsaysay.
Cấm chủ nghĩa cộng sản.
Sau nhiều cuộc thảo luận (cả chính thức và công khai), Quốc hội Philippines cuối cùng đã thông qua đạo luật đặt Đảng Cộng sản Philippines ra ngoài vòng pháp luật. Mặc dù phải chịu áp lực của các hoạt động chống đối lại hành động của Quốc hội, García đã ký thông qua Đạo luật Cộng hoà số 1700 vào ngày 19 tháng 6 năm 1957. Với đạo luật này, chiến dịch duy trì liên tục của chính phủ vì hoà bình và trật tự đã đạt được những tiến bộ và thành công đáng kể.
Đạo luật Cộng hoà số 1700 được thay thế bởi Sắc lệnh Tổng thống số 885 với nhan đề "Cấm tổ chức mang tính lật đổ, xử phạt thành viên trong đó và vì các mục đích khác". Lần lượt sau đó, sắc lệnh này được tu chỉnh bởi Sắc lệnh Tổng thống số 1736 và được thay thế bởi Sắc lệnh Tổng thống số 1835 với nhan đề "Hệ thống hoá văn bản luật về chống lật đổ và tăng xử phạt đối với thành viên của các tổ chức mang tính lật đổ". Kế tiếp, sắc lệnh này lại được tu chỉnh bởi Sắc lệnh Tổng thống số 1975. Ngày 5 tháng 5 năm 1987, Lệnh Hành pháp số 167 đã huỷ bỏ các sắc lệnh 1835 và 1975 vì lý do các sắc lệnh này đã ngăn cản quá đáng quyền lập hội theo hiến pháp.
Ngày 22 tháng 9 năm 1992, Đạo luật Cộng hoà số 7636 đã bãi bỏ Đạo luật Cộng hoà số 1700 (đã tu chỉnh).
Chủ trương "Người Philippines là trên hết".
Người ta biết đến tổng thống García với chủ trương "Người Philippines là trên hết", theo đó chính phủ ưu tiên doanh nhân Philippines hơn hẳn so với doanh nhân nước ngoài. García cũng đề ra các thay đổi trong hoạt động bán lẻ, gây ảnh hưởng lớn đến giới thương nhân người Trung Quốc ở Philippines. Trong một bài phát biểu tại phiên họp chung giữa lưỡng viện Phiilippines vào ngày 18 tháng 9 năm 1946, tổng thống García nói như sau:
Chương trình "khắc khổ".
Đối diện với tình trạng gay go của đất nước, tổng thống García đã khởi xướng chương trình "khắc khổ". Nét đặc trưng của chính quyền García là chương trình "khắc khổ" này và sự kiên trì theo đuổi chủ trương dân tộc chủ nghĩa. Ngày 3 tháng 3 năm 1960, ông xác nhận sự cần thiết phải có sự tự do hoàn toàn về mặt kinh tế và nói thêm rằng chính phủ không thể nào chấp nhận sự thống trị của các lợi ích nước ngoài (đặc biệt là Mỹ) đối với nền kinh tế quốc gia nữa. Ông hứa hẹn sẽ tống khứ "cái ách thống trị của nước ngoài đối với kinh doanh, buôn bán, thương nghiệp và công nghiệp." García cũng được ghi nhận trong vai trò phục hồi các giá trị văn hoá của Philippines. Những điểm chính trong chương trình "khắc khổ" là:
Đám đông người dân hoan nghênh chương trình này và bày tỏ sự tự tin rằng các biện pháp trên sẽ giúp giải quyết các vấn đề còn tồn tại của đất nước.
Thoả thuận Bohlen–Serrano.
Trong thời kì nắm quyền, García đóng vai trò dẫn đến Thoả thuận Bohlen–Serrano, theo đó thời hạn cho Mỹ thuê căn cứ quân sự bị cắt giảm từ 99 năm xuống còn 25 năm và sẽ được làm mới sau mỗi năm năm.
Bầu cử tổng thống năm 1961.
Vào cuối nhiệm kì thứ hai, García chạy đua để tái đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào tháng 11 năm 1961, nhưng ông đã bị phó tổng thống Diosdado Macapagal thuộc Đảng Tự do (đảng đối lập) đánh bại. (Ở Philippines, tổng thống và phó tổng thống được bầu riêng rẽ.)
Giai đoạn hậu tổng thống và qua đời.
Sau khi tranh cử thất bại, García nghỉ hưu và về sống ở Tagbilaran. Ngày 1 tháng 6 năm 1971, ông được bầu làm đại biểu tham dự Hội nghị Hiến pháp 1971. Hội nghị cũng chọn ông làm chủ tịch hội nghị. Tuy nhiên, chỉ ít ngày sau khi được chọn vào vị trí trên, García đã qua đời vì một cơn đau tim vào ngày 14 tháng 6 năm 1971. Cựu phó tổng thống dưới thời García là Diosdado Macapagal thay ông làm chủ tịch hội nghị nêu trên.
García trở thành tổng thống đầu tiên có thi hài quàn tại Thánh đường Manila và là tổng thống đầu tiên được chôn cất tại Libingan ng mga Bayani. | 1 | null |
Mạc Chiết Đại Đề (, ? - 524), dân tộc Khương, người Tần Châu một trong những thủ lĩnh của phong trào Lục Trấn khởi nghĩa phản kháng nhà Bắc Ngụy.
Sự nghiệp.
Năm Chính Quang thứ 5 (524), Tần Châu thứ sử Lý Ngạn tỏ ra tham lam bạo ngược, binh sĩ là bọn Tiết Trân, Lưu Khánh liên kết nhân dân các dân tộc Hán, Khương, Đê... trong thành Tần Châu khởi nghĩa, bắt giết Lý Ngạn. Mạc Chiết Đại Đề được cử làm thủ lĩnh, xưng Tần vương. Binh sĩ ở Nam Tần Châu là bọn Trương Trường Mệnh, Hàn Tổ Hương, Tôn Yểm chiếm thành phản Ngụy, chém Thứ sử Thôi Du, tích cực hưởng ứng.
Đại Đề phái Bặc Triều đánh hạ trấn Cao Bình , giết Trấn tướng Hách Liên Lược và Hành đài Cao Nguyên Vinh. Cùng năm bệnh mất. Bộ thuộc do con trai thứ tư là Mạc Chiết Niệm Sinh thống lãnh. | 1 | null |
Saraqib ( cũng viết là Saraqeb) là một thành phố ở tây bắc Syria, về hành chính thuộc Idlib Governorate, tọa lạc ở phía đông Idlib. Thành phố nằm ở độ cao 370 m trên mực nước biển. Địa điểm cổ đại Ebla tọa lạc 5 km về phía nam thành phố. Theo Tổng cục thống kê Syria, thành phố Saraqib có dân số 32.495 người theo điều tra dân số năm 2004.
Lịch sử.
Một cộng đồng lớn người Nawar đã định cư ở Saraqib trong thời Ottoman. Cùng với Khan Shaykhun và Ma'arat al-Numan, Saraqib nổi tiếng với sản phẩm thêu vải cotton màu đen tinh xảo. Ngày 26 tháng 2 năm 1959, cựu tổng thống Gamal Abdel Nasser đã đọc diễn văn trước thành phố kỷ niệm liên minh gần đây giữa Ai Cập và Syria lập nên Cộng hòa Ả Rập Thống nhất.
Cư dân của Saraqib đã tham dự trong nội chiến Syria chống lại chính quyền của Bashar al-Assad từ ít nhất tháng 4 năm 2011. Theo Cơ quan theo dõi nhân quyền Syria (Syrian Observatory for Human Rights) đối lập, các lực lượng an ninh Syria đã bắt giữ hơn 200 người được tin là các nhà hoạt động chống chính quyền ở thành phố này sau khi chiếm thành phố ngày 11 tháng 8 năm 2011. | 1 | null |
Mạc Chiết Niệm Sinh (, ? – 527), dân tộc Khương, người Tần Châu một trong những thủ lĩnh của phong trào Lục Trấn khởi nghĩa phản kháng nhà Bắc Ngụy.
Sự nghiệp.
Tháng 6 năm Chính Quang thứ 5 (524), cha là thủ lĩnh nghĩa quân Tần vương Mạc Chiết Đại Đề mất, Mạc Chiết Niệm Sinh kế tục thống lãnh nghĩa quân, xưng Tần thiên tử, niên hiệu là Thiên Kiến. Sau đó, Niệm Sinh phái em trai Thiên Sinh đi về phía đông đánh Kỳ Châu , chém Đô đốc Nguyên Chí, thứ sử Bùi Phân Chi.
Năm sau (525), Tiêu Bảo Di phụng mệnh đến Quan Trung đánh dẹp cuộc khởi nghĩa Hà Tây do Mạc Chiết Niệm Sinh cầm đầu.
Năm Hiếu Xương thứ 3 (527), Mạc Chiết Niệm Sinh đánh bại Tiêu Bảo Di ở Kính Châu. Người Kỳ Châu bắt thứ sử Ngụy Lan Căn hưởng ứng, cánh nghĩa quân Đông chinh cũng đã đến Đồng Quan. Tháng 9, Mạc Chiết Niệm Sinh bị bộ hạ Đỗ Sán giết chết. Bộ thuộc do Mặc Kỳ Sửu Nô thống lãnh. | 1 | null |
Tiên Vu Tu Lễ (, ? - 526), dân tộc Đinh Linh, một trong những thủ lĩnh nghĩa quân ở Hà Bắc trong giai đoạn sau của phong trào Lục Trấn khởi nghĩa phản kháng nhà Bắc Ngụy.
Sự nghiệp.
Ông vốn là binh sĩ của trấn Hoài Sóc. Mùa thu năm Hiếu Xương thứ 2 (526), Tiên Vũ Tu Lễ hưởng ứng khởi nghĩa Đỗ Lạc Chu, tụ chúng nổi dậy ở thành Tả Nhân, Định Châu , đặt niên hiệu Lỗ Hưng.
Triều đình phái Trưởng Tôn Trĩ và Hà Gian vương Nguyên Sâm trấn áp, bị Tu Lễ đánh bại (cha Vũ Văn Thái là Vũ Văn Quăng cũng chết trong hàng ngũ nghĩa quân ở trận này). Tháng 8 năm sau (527), ông bị bộ hạ Nguyên Hồng Nghiệp sát hại. Sau đó Cát Vinh giết chết Nguyên Hồng Nghiệp, kế tục lãnh đạo khởi nghĩa. | 1 | null |
Ethephon là hóa chất điều hòa sinh trưởng thực vật được sử dụng rộng rãi.
Trong thực vật, ethephon được chuyển hóa thành ethylen, là chất điều hòa sinh trưởng thực vật và thúc chín hiệu quả. Ethephon thường được sử dụng trên lúa mì, cà phê, thuốc lá, bông và lúa để thúc chín quả.
Ethephon cũng được sử dụng rộng rãi trên dứa để tạo chồi dứa cũng như tạo màu vàng đều cho quả dứa. | 1 | null |
Monte San Giorgio là một ngọn núi với những khu rừng có hình kim tự tháp nằm cạnh hồ Lugano, gần biên giới giữa Thụy Sĩ và Ý. Nó thuộc dãy núi Lugano Prealps, nằm ở phía nam bang Ticino thuộc các đô thị Brusino Arsizio, Riva San Vitale, Meride. Khu vực này nổi tiếng với di chỉ khảo cổ Trung kỷ Trias của các sinh vật biển cách đây 245 - 230 triệu năm và ghi lại những tàn tích quan trọng của cuộc sống trên đất liền. Nơi đây còn là một đầm phá nhiệt đới, với hệ thực vật, rạn san hô, các loài động vật như bò sát, động vật vỏ hai mảnh, giáp xác, da gai, côn trùng. Khu vực phía tây là Poncione d'Arzo thuộc Porto Ceresio, Varese, Ý được thêm vào như là phần mở rộng cho di sản vào năm 2010.
Địa lý.
Ngọn núi này nằm ở phía nam của Ticino (Thụy Sĩ). Chiều cao của ngọn núi này là 1.097 mét so với mực nước biển. Bao quanh ngọn núi là hai nhánh của hồ Lugano. Ban đầu, di sản này bao gồm Prasacco, núi Pravello (thuộc lãnh thổ Thụy Sĩ) sau đó được mở rộng thêm núi Orsa Monte và hồ Lugano (thuộc Ý).
Monte San Giorgio gần với các đô thị Meride, Tremona, Arzo, Besazio, Riva San Vitale, Brusino Arsizio của Thụy Sĩ và Porto Ceresio, Saltcoats, Viggiù, Besano của Ý.
Lịch sử khảo cổ học.
Năm 1854, "E. Cornalia" đã có những công bố về hóa thạch ở Monte San Giorgio. Sau đó, từ năm 1868 đến 1878 đã có những cuộc khai quật ở Besano (Italia) với sự chỉ đạo của "E. Cornalia" và sự tham gia của nhà cổ sinh vật học Antonio Stoppani, người sau đó đã nắm giữ chức vụ giám đốc bảo tàng Millan, các hóa thạch của cá và bò sát đã được tìm thấy. Năm 1919, bên phía lãnh thổ Thụy Sĩ, nhà cổ sinh vật học và động vật học "B. Peyer", đã thực hiện cuộc khai quật ở vị trí núi gần Meride và cũng có những phát hiện hết sức quan trọng. Từ năm 1924 đến 1975, nhóm các nhà khảo cổ sinh vật học của Đại học Zurich đã có hơn 50 cuộc khai quật và đã tìm thấy được rất nhiều các hóa thạch động vật không xương sống. Giai đoạn 1996 đến 2003 là giai đoạn đóng góp rất lớn có việc nghiên cứu các hóa thạch cá thuộc kỷ Trias và các lớp đá trầm tích dưới sự chỉ đạo của "A. Tintori" (Đại học Millan) và "H. Furrer" (Bảo tàng Cổ sinh vật học thuộc Đại học Zurich).
Phát hiện.
Cho đến nay, tại Monte San Giorgio đã phát hiện được hơn 10.000 mẫu hóa thạch của 30 loài bò sát, 80 loài cá, 100 loài động vật không xương sống và một số hóa thạch của các loài khác, trong đó có những mẫu hóa thạch được đánh giá là rất quan trọng như mẫu hóa thạch của một loài côn trùng kỷ Trias, "gli ittiosauri" (một loài thằn lằn biển), "placodonti" (một loài cá tổ tiên của loài cá mập ngày nay), loài bò sát đã tuyệt chủng "Ticinosuchus ferox", "Tanystropheus", hay một số loài động vật không xương sống, tảo, thực vật lá kim, dẻ. Nhờ đó đã xác định được khoảng thời gian trong kỷ Trias. | 1 | null |
Đỗ Lạc Chu (, ? – 528) còn gọi là Thổ Cân Lạc Chu (吐斤洛周), dân tộc Cao Xa, một trong những thủ lĩnh nghĩa quân ở Hà Bắc trong giai đoạn sau của phong trào Lục Trấn khởi nghĩa phản kháng nhà Bắc Ngụy.
Quá trình khởi nghĩa.
Tháng 8 năm Hiếu Xương đầu tiên (525), Đỗ Lạc Chu ở Thượng Cốc tụ chúng khởi nghĩa phản kháng nhà Bắc Ngụy, đặt niên hiệu là Chân Vương. Nghĩa quân đánh hạ các quận, huyện gần đó. Nghĩa quân vây đánh Yến Châu thứ sử Thôi Bỉnh.
Tháng 9, triều đình sai U Châu thứ sử Thường Cảnh làm Hành đài, cùng U Châu đô đốc Nguyên Đàm cùng lĩnh quân chinh thảo nghĩa quân. Bấy giờ, Thường Cảnh bố trí quan binh ở ven đường từ Lư Long tái đến Quân Đô quan , chiếm lĩnh nơi hiểm yếu, ngăn trở nghĩa quân đánh xuống phía nam.
Tháng giêng năm Hiếu Xương thứ 2 (526), khoảng 2 vạn quan quân đóng ở An Châu phản Ngụy, hưởng ứng Đỗ Lạc Chu, gia nhập nghĩa quân. Đỗ Lạc Chu đưa nghĩa quân đến cùng họ hội họp, Thường Cảnh phái quân ở Quân Đô quan chặn đón, bị nghĩa quân đánh bại.
Tháng 4, nghĩa quân từ Thượng Cốc nam hạ, tấn công Kế Thành , gặp quan quân đón đánh, lui chạy.
Tháng 11, nghĩa quân vây đánh Phạm Dương .
Tháng 12, dân trong thành tiến hành bạo động, bắt tướng Ngụy là Thường Cảnh và U Châu thứ sử Vương Duyên Niên. Nhờ đó, Đỗ Lạc Chu được vào thành.
Tháng giêng năm Vũ Thái đầu tiên (528), nghĩa quân đánh chiếm 2 châu Định , Doanh , rồi ở Quảng Xương đẩy lui 1 vạn viện binh tinh kỵ Nhu Nhiên. Sau đó xua quân nam hạ.
Tháng 2, Đỗ Lạc Chu bị thủ lĩnh một cánh nghĩa quân khác là Cát Vinh giết chết, bộ chúng quy về dưới tay Cát Vinh. | 1 | null |
Đĩa ăn (gọi tắt là đĩa, phương ngữ Bắc Bộ) hay gọi là Dĩa (phương ngữ Nam Bộ) là một dụng cụ tròn, dẹt, có thể lõm ở giữa dùng đựng thức ăn khi đang ăn.
Đĩa thường được làm từ sành sứ, kim loại, thủy tinh. Ngoài ra cũng có các loại đĩa dùng một lần làm từ nhựa, giấy, lá cây. | 1 | null |
Naso vlamingii hay cá kỳ lân mũi to là một loài cá biển thuộc chi "Naso" trong họ Cá đuôi gai. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1835.
Từ nguyên.
Loài cá này được đặt theo tên của Đô đốc Cornelis de Vlamingh, nhà thám hiểm và sĩ quan hải quân người Hà Lan, người đã thu thập và phác họa nhiều mẫu vật của các loài cá cho Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Pháp, bao gồm cả loài cá này (mặc dù đó là bản vẽ lại từ một họa sĩ khác).
Phạm vi phân bố và môi trường sống.
"N. vlamingii" có phạm vi phân bố rộng khắp vùng biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Loài cá này được ghi nhận dọc theo vùng bờ biển Đông Phi, bao gồm Madagascar và những quốc đảo, bãi ngầm lân cận, cũng gồm cả Maldives, Chagos, bãi cạn Rowley, rạn san hô Scott và Seringapatam (ngoài khơi Tây Úc), quần đảo Cocos (Keeling) và đảo Giáng Sinh rải rác trong Ấn Độ Dương; ở Tây Thái Bình Dương, từ biển Andaman, "N. vlamingii" có mặt ở hầu hết vùng biển các nước Đông Nam Á và Papua New Guinea, trải dài khắp vùng biển các đảo quốc, quần đảo thuộc châu Đại Dương (phía đông giới hạn đến Polynesia thuộc Pháp); phạm vi phía bắc trải dài đến vùng biển ngoài khơi phía nam Nhật Bản và quần đảo Hawaii; phía nam tới rạn san hô Great Barrier và New Caledonia; ở Đông Thái Bình Dương, loài này chỉ được tìm thấy ở tại quần đảo Galapagos. "N. vlamingii" cũng đã được phát hiện ở phía nam đảo Jeju (Hàn Quốc) vào năm 2017.
"N. vlamingii" sống gần các rạn san hô ở độ sâu khoảng 50 m trở lại.
Mô tả.
Chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận ở "N. vlamingii" là 60 cm. Cơ thể hình bầu dục thuôn dài, dẹp hai bên, có màu nâu hoặc xanh lam. Chúng có thể nhanh chóng chuyển sang các tông màu xanh lam trên toàn cơ thể. Cá con màu nâu lục xám, lốm đốm các vệt sọc màu xanh lam. Đốm xanh lam tập trung ở thân trên và bụng, nối lại thành những đường sọc cùng màu ở thân dưới đối với cá trưởng thành. Môi có màu xanh lam. Một dải sọc màu xanh tím băng giữa hai mắt. Một mảng lớn màu xanh tím sau nằm sau nắp mang, trên gốc vây ngực.
Cũng như hầu hết các thành viên trong chi "Naso", "N. vlamingii" có 2 phiến xương nhọn chĩa ra ở mỗi bên cuống đuôi, tạo thành ngạnh sắc. Vây đuôi cụt hoặc hơi bo tròn, có dải màu vàng ở sát rìa ngoài; cá trưởng thành có hai thùy đuôi dài màu xanh ánh kim. Vây lưng và vây hậu môn có thể vươn cao, viền ngoài màu xanh ánh kim.
Số gai ở vây lưng: 6; Số tia vây ở vây lưng: 26 - 27; Số gai ở vây hậu môn: 2; Số tia vây ở vây hậu môn: 27 - 29; Số tia vây ở vây ngực: 17 - 19; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 3.
"N. vlamingii" không có sừng ở trước trán, nhưng có một cục bướu tròn nhô lên ở trên mõm. Người ta quan sát thấy, cá đực của cả hai loài "N. vlamingii" và "Naso unicornis" có thể nhanh chóng thay đổi màu sắc của sừng/bướu và các bộ phận khác trên cơ thể. Bằng sự tương phản màu sắc, "N. vlamingii" và "N. unicornis" làm nổi bật màu của sừng/bướu so với toàn bộ cơ thể của chúng. Sự thay đổi màu sắc diễn ra khi một con đực thực hiện màn tán tỉnh với một con cái vào buổi tối hoặc ban đêm, đôi khi cũng được diễn ra trong suốt thời gian ban ngày. Ngoài việc là một dấu hiệu để tán tỉnh cá cái, cá đực của "N. vlamingii" và "N. unicornis" sử dụng sừng/bướu như một báo hiệu về sự tranh giành giữa những con đực. | 1 | null |
Cá đuôi gai vàng (danh pháp hai phần: Zebrasoma flavescens), là một loài cá biển thuộc chi "Zebrasoma" trong họ Cá đuôi gai. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1828.
Từ nguyên.
Từ "flavescens" trong danh pháp của loài cá này trong tiếng Latinh có nghĩa là "màu vàng", ám chỉ màu vàng tươi nổi bật trên cơ thể của chúng.
Phạm vi phân bố và môi trường sống.
"Z. flavescens" có phạm vi phân bố tương đối rộng rãi ở vùng biển Tây và Bắc Thái Bình Dương. Từ miền nam Nhật Bản, loài cá này xuất hiện dọc theo quần đảo Ogasawara và quần đảo Ryukyu ở phía nam, cũng như ngoài khơi phía nam của đảo Đài Loan và Philippines; về phía đông trải rộng khắp quần đảo Marshall, đảo Wake và quần đảo Mariana; ngược lên phía bắc đến quần đảo Hawaii và đảo Johnston.
"Z. flavescens" sống gần các rạn san hô trong các đầm phá và vùng biển ven bờ ở độ sâu đến ít nhất là 81 m. Khi "Z. flavescens" trưởng thành về mặt sinh dục, chúng rời khỏi vùng nước sâu và chuyển đến sống ở vùng nước nông hơn.
Loài du nhập.
Cá đuôi gai vàng "Z. flavescens" đã được quan sát 8 lần ở ngoài khơi Boca Raton, Florida từ năm 2001 đến 2005. Loài cá này cũng đã được ghi nhận ở ngoài khơi Pompano Beach (năm 2004 và 2011), Delray Beach (2005) và Marathon (2011), đều thuộc vùng biển của bang Florida, Hoa Kỳ.
Ngoài ra, một cá thể của "Z. flavescens" cũng đã được chụp ảnh ở ngoài khơi Sitges, thuộc vùng biển ven bờ Địa Trung Hải của Tây Ban Nha, vào tháng 10 năm 2008. Có vẻ như đó là một con cá cảnh được thả ra biển khơi.
Mô tả.
Chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận ở "Z. flavescens" là 20 cm. Cá đực và cá cái của các loài trong họ Cá đuôi gai luôn có chiều dài cơ thể chênh lệch nhau. Cá đuôi gai nâu hồng (danh pháp là "Z. scopas") là loài mà cá đực có kích thước lớn hơn so với cá cái, mà "Z. scopas" và "Z. flavescens" là những loài chị em với nhau, nên điều này cũng có thể xảy ra ở "Z. flavescens".
Cuống đuôi của "Z. flavescens" có ngạnh sắc như hầu hết những loài cá đuôi gai khác. Cơ thể có duy nhất một màu vàng tươi, ngoại trừ ngạnh trên cuống đuôi có màu trắng. Một sọc trắng không rõ ràng thường xuất hiện dọc theo đường bên ở hai bên thân. Vây lưng và vây hậu môn của chúng có thể căng rộng ra.
Số gai ở vây lưng: 4 - 5; Số tia vây ở vây lưng: 23 - 26; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 19 - 22; Số tia vây ở vây ngực: 14 - 16; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5.
Sinh thái.
Thức ăn của "Z. flavescens" chủ yếu là các loại rong tảo. Chúng có thể hợp thành đàn lên đến vài trăm cá thể trong khi kiếm ăn vào ban ngày, nhưng cũng được nhìn thấy là bơi đơn độc một mình, đặc biệt là vào ban đêm.
"Z. flavescens" là loài sống khá thọ, với tuổi đời lớn nhất được ghi nhận ở chúng là 41 tuổi, thuộc về một cá thể cái được thu thập trong khi khảo sát về loài cá này ở quần đảo Hawaii vào năm 2009. Một cá thể "Z. flavescens" đực 40 tuổi cũng được thu thập trong lần khảo sát này.
"Z. flavescens" sinh sản quanh năm và theo chu kỳ mặt trăng. Tỉ lệ cá cái có trứng đạt mức cao nhất vào lúc trăng tròn của mỗi tháng âm lịch.
Cá cảnh.
"Z. flavescens" là loài cá cảnh được đánh bắt phổ biến nhất ở phía tây đảo Hawaii, chiếm khoảng 80% số lượng cá được đánh bắt cho ngành thương mại cá cảnh ở vùng biển này. Số lượng cá thể "Z. flavescens" được đánh bắt đã tăng từ ~10.000 con vào những năm 1970 lên đến ~400.000 con vào năm 2006.
Để đối phó với sự suy giảm số lượng của "Z. flavescens", bang Hawaii đã thành lập mạng lưới gồm 9 khu bảo tồn biển vào ngày 31 tháng 12 năm 1999, cùng với các khu bảo tồn biển hiện có, đã cấm đánh bắt cá cảnh ở nhiều vùng biển thuộc Tây Hawaii. | 1 | null |
Zebrasoma xanthurum là một loài cá biển thuộc chi "Zebrasoma" trong họ Cá đuôi gai. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1852.
Từ nguyên.
Từ định danh của loài cá này, "xanthurum", được ghép từ 2 âm tiết trong tiếng Latinh: "xanthos" ("màu vàng") và "oura" ("vây đuôi"), hàm ý đề cập đến vây đuôi màu vàng tươi của chúng.
Phạm vi phân bố và môi trường sống.
"Z. xanthurum" có phạm vi phân bố tương đối phổ biến ở Tây và Bắc Ấn Độ Dương. Từ Biển Đỏ, loài cá này xuất hiện ở khắp các vùng biển bao quanh bán đảo Ả Rập, và từ vịnh Ba Tư trải dài theo vùng bờ biển Pakistan ở phía đông, với một lần duy nhất được nhìn thấy ở Maldives. "Z. xanthurum" cũng đã được ghi nhận ở ngoài khơi công viên biển Hoi Ha Wan (Hồng Kông), có lẽ là một con cá cảnh được thả ra. "Z. xanthurum" sống gần các rạn san hô ở độ sâu đến 50 m.
Loài du nhập.
Từ năm 2001 đến 2005, "Z. xanthurum" đã được quan sát nhiều lần ở vùng biển ngoài khơi Boca Raton, Florida (Hoa Kỳ). Vào năm 2018, "Z. xanthurum" một lần nữa được quan sát ở Boca Raton, gần xác tàu Sea Emperor.
"Z. xanthurum" lần đầu tiên được ghi nhận ở Địa Trung Hải, khi một cá thể của loài này được phát hiện ở ngoài khơi đảo Sardinia (Ý) vào năm 2015, có lẽ là một con cá cảnh được thả ra.
Mô tả.
Chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận ở "Z. xanthurum" là 36,7 cm, nhưng chiều dài thường bắt gặp ở loài cá này là từ 10 đến 20 cm.
Đầu, thân và các vây đều có màu xanh lam thẫm; ngoại trừ vây đuôi có màu vàng tươi nổi bật, và vây ngực có thêm dải màu vàng ở rìa vây. Các đốm đen chi chít trên bụng, thân trước và đầu của chúng. Cá con có màu tương tự như cá trưởng thành, nhưng có thêm các dải sọc ngang màu đen ở hai bên thân. Ở nhiều khu vực, "Z. xanthurum" trưởng thành cũng còn xuất hiện những dải sọc đen này trên cơ thể.
Số gai ở vây lưng: 4 - 5; Số tia vây ở vây lưng: 24 - 25; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 19 - 20; Số tia vây ở vây ngực: 15; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5.
Sinh thái và hành vi.
Thức ăn của "Z. xanthurum" được cho là các loại tảo dạng sợi, vì chúng có nhiều răng nhỏ ở họng. | 1 | null |
Zebrasoma velifer là một loài cá biển thuộc chi "Zebrasoma" trong họ Cá đuôi gai. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1795.
Từ nguyên.
Danh pháp của loài cá này được ghép từ 2 âm tiết trong tiếng Latinh: "veli" ("cánh buồm") và "fero" ("mang, vác"), có nghĩa là "người mang cánh buồm", ám chỉ vây lưng của chúng nhô cao khi căng rộng ra, tựa như cánh của thuyền buồm.
Phạm vi phân bố và môi trường sống.
"Z. velifer" có phạm vi phân bố rộng rãi ở Tây và Trung Thái Bình Dương. Từ vịnh Thái Lan, loài cá này xuất hiện rộng khắp vùng biển các nước Đông Nam Á, băng qua Papua New Guinea đến hầu hết các quốc đảo thuộc châu Đại Dương (xa nhất ở phía đông là đến quần đảo Pitcairn); phạm vi phía bắc trải dài đến miền nam Nhật Bản và quần đảo Hawaii; phía nam giới hạn đến đảo Rottnest và Sydney (hai bờ tây-đông của Úc). Ở Đông Ấn Độ Dương, "Z. velifer" được ghi nhận ở ngoài khơi đảo Giáng Sinh. "Z. velifer" sống gần các rạn san hô ở độ sâu đến 45 m.
Từ năm 2000 đến 2019, "Z. velifer" đã được quan sát nhiều lần ở những vùng biển ngoài khơi bang Florida, Hoa Kỳ.
Mô tả.
Chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận ở "Z. velifer" là 40 cm. Cơ thể có các dải sọc màu xám và màu nâu sẫm xen kẽ (dải sọc sẫm nhất ở đầu, băng qua mắt). Trên những dải sọc rộng này còn có những dải sọc hẹp và những đốm màu vàng (những đốm vàng tập trung chủ yếu ở thân trước). Đầu và mõm có màu xám, dày đặc với các chấm màu trắng. Vây lưng và vây hậu môn màu nâu sẫm, với các vân sọc màu vàng nhạt. Vây đuôi màu vàng nâu đến nâu sẫm, có vạch trắng ở gốc. Cuống đuôi của "Z. velifer" có ngạnh sắc như hầu hết những loài cá đuôi gai khác, có viền màu xanh tím bao quanh.
"Z. velifer" có thể nhanh chóng đổi màu cơ thể, và các dải sọc màu xám trở nên sáng màu hơn, hoặc trở nên sẫm nâu đến khi tiệp màu với toàn bộ cơ thể. Trong suốt quá trình bắt cặp tìm bạn tình, cá đực và cá cái đều có cùng một kiểu màu sắc: những dải sọc xám trở nên sáng màu hơn, trong khi các vây và phần còn lại của cơ thể chuyển sang màu nâu sẫm. Mặt khác, cơ thể của "Z. velifer" sẽ hoàn toàn chuyển sang màu sẫm khi chúng đang tấn công những đồng loại xâm phạm lãnh thổ của mình.
Cá con của "Z. velifer" có màu vàng với các dải sọc màu nâu đen được viền trắng (các dải sọc này sẫm hơn ở vùng đầu và thân sau). Vây đuôi trong suốt hoặc màu vàng tươi, gốc vây có màu vàng.
Tất cả các loài "Zebrasoma" đều có thể căng rộng vây lưng và vây hậu môn. Các nhà ngư học đã xác định chiều dài của vây lưng của chúng bằng cách đo tia vây lưng dài nhất (tia thứ 12) và gai lưng dài nhất (gai thứ 13), sau đó chuyển đổi các giá trị này thành tỉ lệ phần trăm theo chiều dài tiêu chuẩn của cơ thể. Kết quả cho thấy, "Z. velifer" có vây lưng lớn nhất trong số tất cả các loài "Zebrasoma" dựa vào những chỉ số đo trên, và những chỉ số đo này ở chi "Zebrasoma" lại lớn hơn so với tất cả các chi trong họ Cá đuôi gai.
Số gai ở vây lưng: 4 - 5; Số tia vây ở vây lưng: 29 - 33; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 23 - 26; Số tia vây ở vây ngực: 15 - 17; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5.
Sinh thái và hành vi.
"Z. velifer" thường sống đơn độc, nhưng cũng có thể bơi theo cặp. "Z. velifer" trưởng thành cũng có thể hợp thành đàn khoảng từ 50 đến 100 cá thể ở vùng gian triều để kiếm ăn. "Z. velifer" luôn bảo vệ lãnh thổ của mình trước đồng loại, và điều này đã được quan sát tại Aldabra và Palau, bất kể là chúng sống đơn độc hay theo cặp.
"Z. velifer" có ít răng ở họng hơn, và những chiếc răng này lớn hơn so với những loài "Zebrasoma" khác. Thức ăn của chúng là các loại tảo đỏ và tảo lục.
Vào mùa sinh sản, "Z. velifer" đực bơi lên khỏi đáy biển chừng vài mét để tìm "Z. velifer" cái. Cả hai thường sẽ bơi ở tầng nước giữa một vài phút rồi cùng bơi xuống đáy. Nếu cá cái bơi lên cao hơn, cá đực sẽ cố tiến đến gần và bơi lòng vòng xung quanh cá cái, sử dụng vây ngực để di chuyển. Cá cái sau đó sẽ bơi xuống đáy cùng với cá đực. Lúc này, chúng sẽ thực hiện hành vi giao phối. | 1 | null |
Sở Túc vương (chữ Hán: 楚肅王, trị vì 380 TCN-370 TCN), tên thật là Hùng Tang (熊疑), hay Mị Tang (羋疑), là vị vua thứ 37 của nước Sở - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Theo Sử ký, Hùng Tang là con của Sở Điệu vương, vua thứ 36 của nước Sở.
Trị vì.
Năm 381 TCN, Sở Điệu vương mất. Do sinh thời Sở Điệu vương trọng dụng Ngô Khởi, tiến hành cải cách chấn hưng đất nước nhưng lại đụng chạm đến quyên lợi của quý tộc nước Sở nên bọn quý tộc oán ghét Ngô Khởi, bèn nhân Điệu vương mất, khởi binh đánh Ngô Khởi, Ngô Khởi chạy đến ôm thây Điệu vương, quân của quý tộc giơ cung bắn Ngô Khởi, nhưng lại bắn cả vào thi thể của Sở Điệu vương. Sau Hùng Tang lên ngôi, sai em là Hùng Lương Phu điều tra chuyện bắn vào thi thể Điệu vương, bắt được hơn 70 họ quý tộc khởi loạn đều đem tru di toàn bộ.
Năm 377 TCN, nước Ba thường quấy nhiễu nước Sở, Sở Túc vương phải điều quân đến Trúc Thiên Quan (nay thuộc phía Tây Hồ Bắc) để ngăn chặn quân Ba.
Năm 375 TCN, Ngụy và Sở xảy ra chiến tranh, Sở thua, mất đất Vu Du Quan. Năm 371 TCN, Ngụy lại đánh Sở, chiếm được Lỗ Dương.
Năm 370 TCN, Sở Túc vương mất, ông ở ngôi 11 năm. Do Túc vương không có con trai ngôi nên em ông là Hùng Lương Phù lên nối ngôi, tức là Sở Tuyên vương. | 1 | null |
Sở Uy vương (chữ Hán: 楚威王; 378 TCN - 329 TCN), tên thật là Hùng Thương (熊商) hoặc Mị Thương (芈商), là vị vua thứ 39 của nước Sở - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Ông trị vì từ năm 339 TCN đến năm 329 TCN, tổng cộng 11 năm.
Sở Uy vương là con của Sở Tuyên vương, vị quốc vương thứ 38 của nước Sở. Bấy giờ ông là một vị quân chủ nổi tiếng trong thời đại Chiến Quốc, được xem là vị quân chủ trung hưng nước Sở rất có công lao. Nước Sở dưới thời Sở Uy vương đã đạt đến cực thịnh nhất trong lịch sử tồn tại của nó, cương vực rộng lớn nhất trong Thất hùng.
Theo Sử ký - Tô Tần liệt truyện viết về nước Sở: "Tây có Kiềm Trung, Vu quận, đông có Hạ Châu, Hải Dương, Nam tới Đổng Đình, Thương Ngô, bắc tới Tuân Dương, đất rộng năm nghìn dặm, cỗ xe năm nghìn, áo giáp trăm vạn...", cho thấy sự thịnh trị cực đại của nước Sở dưới thời Uy vương.
Trị vì.
Năm 339 TCN, Sở Tuyên Vương mất, Hùng Thương nối ngôi, tức là Sở Uy vương.
Năm 337 TCN, sau khi Tần Hiếu công mất, Thái tử Doanh Tứ lên ngôi tức Tần Huệ Văn vương. Huệ Văn vương giết tướng quốc Thương Ưởng, Sở Uy vương nghe tin bèn cùng Hàn và Triệu đã sai sứ đến chúc mừng vua Tần. Năm 337 TCN, Sở Uy vương cùng Hàn Chiêu hầu, Triệu Túc hầu sai sứ thông hiếu với Tần.
Năm 334 TCN, nghe tin nước Việt (越國) chuẩn bị tấn công Tề, Tề Uy Vương bèn gửi sứ thần tới thuyết phục vua Việt tấn công Sở thay vì tấn công nước mình, Việt ồ ạt đem quân đánh Sở, tuy nhiên sau một thời gian giằng co, Sở đánh bại Việt, nhân đó Sở Uy Vương sai Cảnh Thúy đánh Việt, giết Việt vương và chiếm nước Việt. Người nước Việt ly tán và chống lại nước Sở, mãi tới thời Hoài vương, năm 306 TCN mới thôn tính hết được.
Năm 334 TCN, Tề Uy vương và Ngụy Huệ vương hội ở Từ Châu cùng xưng vương. Sở Uy vương thấy vậy tức giận, sai Cảnh Thúy đánh nước Tề. Cảnh Thúy đại thắng quân Tề ở Từ Châu.
Năm 332 TCN, theo Sử ký, Tô Tần hợp tung chống Tần, đến thuyết Uy vương cùng sáu nước chống Tần, tuy nhiên các sử gia hiện đại xác định rằng thời gian hoạt động của Tô Tần muộn hơn trong Sử ký nêu khoảng 40 năm và không có đến thuyết Sở Uy vương.
Cái chết.
Uy vương vì chuyện nước Tề xưng vương nên ăn không ngon ngủ không yên đến năm 329 TCN thì phát bệnh chết.Con là Hùng Hoè kế vị tức Sở Hoài vương | 1 | null |
The CW Television Network (The CW) là một mạng lưới truyền hình Mỹ. Mạng lưới này được sở hữu bởi CBS Entertainment Group của Paramount Global hợp tác với Warner Bros. của Warner Bros. Discovery.
The CW ra mắt vào ngày 18 tháng 9 năm 2006, sau hai người tiền nhiệm, UPN và WB, đã ngừng hoạt động độc lập vào ngày 15 và 17 tháng 9 năm đó. Hai đêm lập trình đầu tiên của The CW - vào ngày 18 và 19 tháng 9 năm 2006 - bao gồm các chương trình chạy lại và các chương trình đặc biệt liên quan đến khởi động. CW đã đánh dấu ngày ra mắt chính thức vào ngày 20 tháng 9 năm 2006, với buổi ra mắt hai giờ của chu kỳ thứ bảy của America's Next Top Model
Tên của The CW đều là chữ cái đầu của (The) CBS và Waner Bros | 1 | null |
Nhài hồng (Jasminum polyanthum) là một loài cây leo trong chi Nhài bản địa Trung Quốc. Chồi hoa màu hồng hơi đỏ cuối mùa đông và đầu mùa xuân sau đó nở hoa năm cánh như ngôi sao có mùi thơm, đường kính khoảng 2 cm. Nó có lá kép với 5-7 lá nhỏ có màu xanh lá cây đậm ở mặt trên và màu xanh lá cây nhạt hơn ở mặt dưới. Loài này được mô tả khoa học lần đầu bởi Adrien René Franchet trong Revue Horticole 1891, 270.
Nhài hồng là một loài cây trồng ở Mỹ và châu Âu. Nó phát triển nhanh. | 1 | null |
Aigle là một thị xã Thụy Sĩ, trong huyện Aigle của bang Vaud. Dân số là 8100 người. Trụ sở Liên đoàn Xe đạp Quốc tế đóng ở thị xã này. Aigle nằm ở độ cao 415 m (1362 ft), cự ly khoảng 13 km (8,1 dặm) phía đông nam thành phố Montreux. Thành phố nằm ở bờ phía đông của thung lũng Rhône, dưới chân dãy núi Alps của Thụy Sĩ.
Aigle có diện tích 16,41 km vuông, trong đó 5,59 km² hoặc 34,1% được sử dụng cho mục đích nông nghiệp, trong khi 6,13 km² hoặc 37,4% là rừng. Diện tích còn lại của đất nước, 4,2% km² hoặc 25,6% là khu là khu định cư (các tòa nhà hoặc đường sá), 0,45 km² (0,17 sq mi) hoặc 2,7% hoặc là sông, hồ và 0,1 km² (25 mẫu Anh) hoặc 0,6% là đất không sản xuất. | 1 | null |
Rượu trái giác là một loại rượu được sản xuất từ trái giác ("Cayratia trifolia"). Nguyên liệu chính để sản xuất rượu trái giác là Trái giác, đường và rượu.
Trái giác là một trong những loại dây leo, mọc hoang ngoài rừng, vườn tạp, bờ rào và phát triển mạnh trên đồng đất Cà Mau. Dây giác có trái bằng đầu ngón tay màu xanh và khi chín chuyển sang màu tím. Trước đây, người dân ở vùng nông thôn Cà Mau chỉ biết dùng trái giác như một thứ gia vị để chế biến các món ăn dân dã, đồng quê như nấu canh chua, kho cá.
Để sản xuất loại rượu này, người ta dùng trái giác ủ chung với đường để lên men. Sau một thời gian lên men, từ hỗn hợp này sẽ cho ra đời một loại mật có màu đỏ tím và mùi vị rất ngon. Tùy vào mục đích sử dụng mà người ta có thể dùng mật mày để pha chế thành các sản phẩm khác nhau.
Rượu trái giác được sản xuất bằng công nghệ lên men tự nhiên do đó sẽ lưu giữ những gì tinh túy nhất của trái giác rừng, một loại trái cây đặc trưng của vùng đất U Minh Thượng, Kiên Giang.
Trái giác hái ở rừng đem về được lựa ra, rửa thật sạch, để ráo nước rồi cho vào lu, kiệu hoặc keo… tùy theo số lượng trái giác nhiều hoặc ít. Xếp 1 lớp trái giác thì bỏ 1 lớp đường cát, bỏ chừng nào thấy gần đầy lu thì dừng lại. Bước kế tiếp để một ít men sim vào rồi đậy nắp lu cho thật kín. Đậy kín chừng nào tốt chừng đó. Nếu đậy nắp lu không kín rượu khi đem ra uống sẽ bị chua và không ngon. Thời gian từ lúc để trái giác và các gia vị vào lu để làm rượu đến khi uống được từ 6 đến 8 tháng và để càng lâu rượu uống càng ngon. Sau khi khui nắp lu, kiệu để lấy rượu, rượu được lược sạch xác và hột trái giác. Sau đó, để rượu lắng đọng một vài ngày rồi mới đóng chai. Trước khi đóng chai, có pha thêm một ít rượu trắng để cho rượu trái giác có hương vị nồng nàn và đậm đà hơn.
Rượu trái giác có nồng độ cồn thấp, hậu ngọt, dễ uống, có thể làm món uống khai vị, kích thích tiêu hóa, giảm đau lưng, nhức mỏi và rất tốt cho sức khỏe người cao tuổi.
Trái giác từ xưa đã được dùng làm một loại gia vị đặc biệt trong các món ăn của người dân vùng U Minh. Trái giác được dùng không chỉ vì hương vị đặc biệt của nó mà còn là vì những tác dụng dược học của nó đối với cơ thể con người.
Ông cha ta có câu: khách tới nhà không trà cũng rượu. Do đó, đến với vùng đất U Minh, ngoài những giây phút thoải mái khi được đắm mình vào thiên nhiên ra, bạn còn có thể thưởng thức được món rượu Trái giác, một đặc sản của vùng đất U Minh Thượng, được sơ sở sản xuất rượu thủ công VangKen sản xuất, đây cũng chính là món quà mà cơ sở muốn dành tặng cho các bạn phương xa và cũng là món quà mà bạn có thể mua để tặng cho những người thân yêu của mình, minh chứng cho một lần đến U Minh, nơi thành đồng. | 1 | null |
Tống Mẫn công (chữ Hán: 宋湣公), tên thật là Tử Cung (子共), là vị vua thứ năm của nước Tống – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Tử Cộng là con của Tống Đinh công – vua thứ 4 nước Tống. Sau khi Tống Đinh công mất, Tử Cộng lên nối ngôi, tức là Tống Mẫn công. Năm thứ 9 nước Tống gặp lũ. Tống Mẫn công có hai người con trai, trưởng tử Phất Phụ Hà, thứ tử Phụ Tự. Tống Mẫn công không lập con mà lập em Dương công. Dẫn đến Phụ Tự bất mãn. Phụ Tự giết Tống Dương công giành ngôi rồi phong cho Phất Phụ Hà làm khanh.
Sau này không rõ Tống Mẫn công mất năm nào. Em ông là Tử Hi lên nối ngôi, tức là Tống Dương công. | 1 | null |
Dĩa, nĩa, hay xiên là một dụng cụ ăn uống nhưng cũng có thể là một vũ khí khi ở kích thước lớn (còn gọi là "đinh ba"). Dĩa thường được làm bằng thép không gỉ, bạc, nhựa hoặc gỗ. Cùng với dao và thìa, dĩa là một phần không thể thiếu trên bàn ăn.
Dĩa có nguồn gốc từ phương Tây, được sử dụng rộng rãi từ thời Trung Cổ. Dĩa du nhập vào Việt Nam theo chân người Pháp (nên cũng có khi được gọi là phuốc sét - "fourchette") tuy nhiên do những khác biệt về lối sống và văn hóa ẩm thực của người dân Việt Nam, nên thói quen dùng dĩa vẫn chưa thực sự phổ biến rộng rãi, chỉ được sử dụng chủ yếu trong những món ăn mang phong cách phương Tây hoặc những món đặc biệt như cơm tấm.
Dĩa thường được cầm ở tay trái trong khi dao được cầm ở tay phải. Khi không có dao, dĩa thường được chuyển sang tay phải để lấy thức ăn.
Lịch sử.
Dĩa bằng xương đã được tìm thấy trong những khu khảo cổ của Văn hóa Tề Gia (2400–1900 TCN), triều đại nhà Thương (c. 1600–c. 1050 TCN), cũng như một số triều đại Trung Hoa sau này. Một hòn đá từ một ngôi mộ Đông Hán tại Tuy Đức, Du Lâm, tỉnh Thiểm Tây, vẽ ba cái dĩa hai cạnh trong một bữa ăn. Những cái dĩa tương tự cũng xuất hiện trên bếp trong những ngôi mộ Đông Hán khác.
Ở Ai Cập cổ đại, những cái dĩa lớn được dùng làm vật dụng nấu ăn.
Trong Đế quốc La Mã, dĩa làm bằng đồng và bạc được sử dụng, nhiều hiện vật được phát hiện nay được trưng bày ở những bảo tàng khắp châu Âu. Mục đích sử dụng tùy thuộc vào phong tục địa phương, giai cấp xã hội và loại thức ăn, nhưng trong giai đoạn đầu dĩa chủ yếu được dùng để nấu ăn và ăn uống.
Mặc dù nguồn gốc của nó có thể xuất phát từ Hy Lạp cổ đại, dĩa ăn cá nhân nhiều khả năng xuất hiện ở đế quốc Byzantine, nơi chúng được dùng rộng rãi vào thế kỷ thứ 4 sau công nguyên. Ghi chép cho thấy đến thế kỷ thứ 9 một số quý tộc của Ba Tư dùng một vật dụng tương tự gọi là "barjyn". Đến thế kỷ thứ 10, dĩa ăn đã xuất hiện phổ biến khắp vùng Trung Đông.
Đến thế kỷ thứ 11, dĩa ngày càng phổ biến ở bán đảo Ý trước những vùng châu Âu khác do mối liên hệ lâu dài với Byzantium. Ngoài ra, pasta trở thành một phần của thực đơn nước Ý, khiến dĩa ngày càng thông dụng, thay thế những cái xiên gỗ trước đó nhờ vào khả năng gắp sợi mì tốt hơn. Đến thế kỷ 14, dĩa ăn đã xuất hiện khắp nước Ý, và đến thế kỷ 17 đã đến với toàn bộ tầng lớp thượng lưu. Theo thông lệ, một người khách thường phải mang dĩa và thìa của mình trong một chiếc hộp gọi là "cadena"; phong tục này được đem đến nước Pháp bởi Caterina de' Medici.
Ở Bồ Đào Nha, tuy dĩa lần đầu được sử dụng vào khoảng năm 1450 bởi Beatrice, Nữ công tước của Viseu, mẹ của Vua Manuel I, phải đến thế kỷ 16 thì nó mới được sử dụng rộng rãi ở Nam Âu, lan ra đến Tây Ban Nha, rồi đến Pháp và phần còn lại của châu Âu trong thế kỷ 18.
Tại Bắc Mỹ, dĩa không thật sự phổ biến cho đến thời kỳ trước Cách mạng Mỹ. Thiết kế bốn cạnh bắt đầu xuất hiện từ đầu thế kỷ 19 và trở nên thông dụng. | 1 | null |
"Love Me Do" là đĩa đơn đầu tay của ban nhạc The Beatles, theo kèm với nó ở mặt B là ca khúc "P.S. I Love You", được phát hành vào ngày 5 tháng 10 năm 1962. Tại Anh, khi mới được phát hành, "Love Me Do" có được vị trí số 17 tại UK Singles Chart, sau đó đạt vị trí số 4 sau khi được tái phát hành vào năm 1982. Tại Mỹ, ca khúc này vươn lên đứng đầu các bảng xếp hạng vào đầu năm 1964.
Sáng tác và thu âm.
Ca khúc được ghi cho Lennon-McCartney, song chủ yếu được sáng tác bởi một mình Paul McCartney vào khoảng năm 1958-1959 trong một lần trốn học ở trường trung học năm anh 16 tuổi. John Lennon chỉ góp thêm đúng đoạn chuyển giọng. Vào lúc đó, họ thường ghi các bản nháp ca khúc vào cuốn vở, mơ trở thành sao và viết ở trên "Một tác phẩm gốc nữa của Lennon-McCartney". "Love Me Do" có cấu trúc rất đơn giản với chỉ 2 hợp âm G7 và C, sau đó có đoạn chuyển ở hợp âm D. Đây cũng là lần ghi nhận đầu tiên việc Lennon chơi kiểu blues với tiếng harmonica, kèm với đó là phần hát hòa âm của Lennon và McCartney theo phong cách của Everly Brothers trong câu hát "please" ngân dài, trước khi McCartney gầm giọng để hát câu hát tiêu đề. Lennon ban đầu được chọn hát câu hát này, song nó được thay đổi khi thu âm trong phòng thu theo yêu cầu của nhà sản xuất George Martin khi ông thấy rằng việc thổi harmonica làm cho giọng không còn thanh và hơn nữa vướng vào phần hát (Lennon đã phải chơi harmonica ngay từ từ "do" khi kết thúc câu "love me do", còn theo Ian MacDonald, vào đầu buổi thu ngày 6 tháng 6, phần harmonica đã định để ghi đè nhằm giúp cho Lennon có giọng tốt nhất để hát). Đây chính là hình ảnh minh họa cho khoảng thời gian gò ép vô cùng đặc biệt của buổi thu – buổi thu đầu tiên trong sự nghiệp của họ, và hơn nữa sau đó, vấn đề lại được lặp lại với ca khúc "Please Please Me" khi việc chơi harmonica lại buộc Lennon phải thu trước một bản ghi đè. Như lời của MacDonald, ca khúc "lạc lõng giống như một bức tường gạch trần trong căn phòng khách ở ngoại ô", "Love Me Do" với tính đơn giản của mình "đã làm rung động giai cấp lao động phương Bắc" như "tiếng chuông đầu tiên báo hiệu một cuộc cách mạng" chống đối lại thứ âm nhạc truyền thống kiểu Tin Pan Alley vốn thống trị các bảng xếp hạng lúc bấy giờ.
"Love Me Do" cũng là một ca khúc đặc biệt của The Beatles khi có sự tham gia của tận 3 tay trống khác nhau:
"Love Me Do" trở thành đĩa đơn của đầu tiên trong sự nghiệp của The Beatles với bản thu cùng Ringo Starr. Mark Lewisohn viết: "Nói thẳng ra là bản thu ngày 11 không được coi là bản thu nổi bật nhất". Nó cũng được xuất hiện sau này trong các album "Rarities" (tại Mỹ) và "Past Masters, Volume One". Bản thu có White nằm trong bản phát hành chính thức của album đầu tay của nhóm, "Please Please Me", rồi "The Beatles' Hits" và tất cả các album khác có sự xuất hiện của "Love Me Do". Đây cũng là bản được sử dụng trong ấn bản tái bản năm 1976 và bản kỷ niệm 20 năm phát hành vào năm 1982. Ấn bản CD phát hành vào ngày 2 tháng 10 năm 1992 có cả hai bản thu. Bản thu với Best mãi sau này mới được biết tới trong album "Anthology 1" vào năm 1995.
"Love Me Do" của Starr cũng được đài BBC phát ít nhất 8 lần và nằm trong chương trình của họ, " Here We Go, Talent Spot, Saturday Club, Side By Side, Pop Go The Beatles" và "Easy Beat" trong khoảng từ tháng 10 năm 1962 tới tháng 10 năm 1963. Bản thu của "Love Me Do" ngày 10 tháng 7 năm 1963 tại trường quay của đài BBC được phát vào ngày 23 trong chương trình "Pop Go the Beatles" và có thể được nghe trong album "Live at the BBC". The Beatles cũng trình diễn ca khúc này trong chương trình "Parade of the Pops" phát sóng ngày 20 tháng 2 năm 1963.
Năm 1969, theo dự án Get Back, The Beatles muốn thể hiện lại ca khúc này theo nhịp chậm hơn, blues hơn bản thu ban đầu. Bản thu "Love Me Do" đó là một trong số những bản được thực hiện trong suốt thời kỳ này và nằm trong một vài băng thu còn sót lại. Bản thu không có tiếng harmonica của Lennon, và McCartney hát giọng gằn khá giống với giọng anh hát trong "Lady Madonna".
The Beatles năm 1962.
Bản thu đầu tiên với harmonica.
Ngày 4 tháng 9 năm 1962, Brian Epstein đứng ra trả tiền cho ban nhạc để đưa tay trống mới, Ringo Starr, bay từ Liverpool tới London. Sau khi đặt phòng ở khách sạn Chelsea, họ cùng nhau tới phòng thu của EMI vào đầu buổi chiều, và họ cùng tới phòng thu số 3 để cùng nhau nghe 6 ca khúc trong đó có "Please Please Me", "Love Me Do" và ca khúc "How Do You Do It?" sáng tác bởi Mitch Murray mà nhà sản xuất George Martin "đã nhấn mạnh, rằng nếu không phải là đòi hỏi một sản phẩm tự tay ban nhạc làm, thì đó hẳn đã là đĩa đơn đầu tiên của nhóm". Cách viết nhạc của Lennon và McCartney thì chưa thể gây ấn tượng với Martin, và ông buộc The Beatles ký hợp đồng với Hiệp hội nghệ sĩ thu âm của Anh: "Đó không phải là vấn đề nhằm muốn xem họ có thể làm gì, tôi chỉ muốn xem họ lại có làm việc thật sự tốt trong một khoảng thời gian" "Điều ấn tượng nhất với tôi về họ chính là tính cách. Hẳn là bạn sẽ phải chết đứng khi nói chuyện với họ." Trong suốt quãng thời gian của buổi thu (từ 7h tới 10h tối tại phòng thu số 2), họ chỉ thu âm được "How Do You Do It" và "Love Me Do". Cho dù "Please Please Me" đã được hoàn thiện, song cách chơi ca khúc này lại khác so với quan điểm chung nên Martin đã loại bỏ bản thu đó. Điều này gây thất vọng lớn cho ban nhạc vì họ đã hi vọng đây sẽ là mặt B của đĩa đơn "Love Me Do".
The Beatles có nguyện vọng thực hiện toàn bộ album bằng các sáng tác của mình, có nghĩa là với các ca khúc chưa từng được nghe, và nhìn chung điều đó đã được George Martin chấp nhận. Song Martin cũng nhấn mạnh rằng ít nhất họ nên viết vài bài mang tính thị trường như kiểu "How Do You Do It?" thì Tin Pan Alley mới có thể bắt đầu để ý tới họ. MacDonald nhận xét: "Dù sao, gần như chắc chắn rằng không có một nhà sản xuất nào phía bên kia Đại Tây Dương lại có thể dìu dắt The Beatles mà không làm tổn thương họ – chưa cần nói tới việc đã nâng tầm văn hóa và trau dồi cho họ bằng sự ân cần, mở mang trí tuệ còn chưa được khai sáng – mà với cách đó George Martin luôn được tôn trọng trong làng nhạc pop Anh". Martin luôn phủ nhận việc cho rằng ông là "thiên tài" phía sau ban nhạc: "Tôi chỉ có vai trò diễn đạt. Họ mới là những thiên tài: chẳng ai dám nghi ngờ điều đó."
Sau buổi thu ngày 4 tháng 9, theo lời kể của McCartney, Martin đã gợi ý sử dụng harmonica. Tuy nhiên, phần chơi harmonica của Lennon đã có mặt từ ngày 6 tháng 6 với bản thu cùng Andy White mà ta có thể nghe trong album "Anthology 1". Martin thì lại nói những điều khác: ""Tôi chọn "Love Me Do" vì tôi rất thích tiếng harmonica"", và thêm vào đó: "Tôi thích tiếng luyến láy của harmonica ở đây – nó làm tôi nhớ tới cách tôi đã thu âm theo Sonny Terry và Brownie McGhee. Cảm giác đó vô cùng rõ ràng." Terry và McGhee là những người ảnh hưởng rất lớn tới Bob Dylan, người sau đó có ảnh hưởng rất lớn tới The Beatles.
Lennon biết chơi harmonica sau khi dượng George (chồng quá cố của dì Mimi – giám hộ của Lennon) tặng cậu khi còn nhỏ. Nhưng chiếc harmonica mà anh dùng trong buổi thu này lại là thứ mà anh ăn cắp trong một cửa hàng nhạc tại Arnhem, Hà Lan vào năm 1960, trên đường tới Hamburg lưu diễn của The Beatles. Lennon cũng dùng nó trong buổi thu ngày 6 tháng 6 ca khúc của Bruce Channel "Hey Baby" với phần harmonica mở đầu. Ca khúc này trở thành hit tại Anh vào tháng 3 năm 1962, và là một trong số 30 ca khúc mà The Beatles đã chuẩn bị (chỉ có 4 được thu dịp đó, đó là "Bésame Mucho", "Love Me Do", "P.S. I Love You" và "Ask Me Why"; thực tế chỉ có "Bésame Mucho" và "Love Me Do" là không bị xóa và xuất hiện sau này trong "Anthology 1"). Brian Epstein cũng nhắm trước cho Bruce Channel một vị trí trong hãng NEMS trong dịp quảng bá tại Tower Ballroom ở New Brighton, Wallasey, ngày 21 tháng 6 năm 1962, chỉ vài tuần sau khi "Hey Baby" được xếp hạng, và từ đó hứa hẹn một vị trí thứ yếu cho The Beatles. Lennon bị ấn tượng mạnh bởi nghệ sĩ thổi harmonica của Channel, Delbert McClinton, và vì thế anh đã chủ động bắt chuyện để tìm hiểu thêm về cách chơi nhạc cụ này. Lennon cũng bị ảnh hưởng bởi cách chơi của Frank Ifield trong "I Remember You" – ca khúc hit tại Anh vào tháng 7 năm 1962 – đặc biệt là đoạn vào bằng harmonica. Anh nói: ""Thứ cần giải quyết đó chính là chiếc harmonica. Có một ca khúc kinh hoàng có tên "I Remember You" mà từ đó chúng tôi đều hiểu cách dùng nó. Chúng tôi bắt đầu với "Love Me Do" trước tiên là phần hòa âm."" Harmonica trở thành nhạc cụ quan trọng trong thời kỳ đầu của The Beatles với "Love Me Do", "Please Please Me" hay "From Me to You" và nhiều ca khúc khác nữa. Paul nhớ lại: "John có vẻ thích vào tù vào một ngày nào đó, và có lẽ anh ấy nên trở thành một kẻ thổi harmonica".
Martin đã suýt thành công khi đề đạt ca khúc "How Do You Do It?" trở thành đĩa đơn đầu tay của The Beatles (sau này nó cũng xuất hiện như một phần của đĩa đơn thứ hai của họ), trước khi bị buộc phải đổi ý sử dụng "Love Me Do" bởi vì ca khúc này lúc đó đã hoàn thiện phần chỉnh âm và có trong lưu trữ của hãng EMI. Martin nói: ""Tôi đã rất mong đó là "How Do You Do It?", song cuối cùng đành phải chọn "Love Me Do". Với tôi đó chỉ là một ca khúc khá tốt." McCartney nhấn mạnh: "Chúng tôi biết rằng áp lực từ những gã đồng nghiệp ở Liverpool sẽ không cho phép chúng tôi chọn "How Do You Do It?".""
Sự góp mặt của Andy White.
Martin quyết định rằng nếu "Love Me Do" là đĩa đơn đầu tay của nhóm thì buộc họ phải cùng thu âm lại vì ông không thích cách chơi trống trong buổi thu ngày 4 tháng 9 (Ken Townsend sau này có nói rằng McCartney cảm thấy không hài lòng với cách vào nhịp của Starr, có thể vì do anh có quá ít thời gian để nghe và cảm nhận ca khúc). Nhà sản xuất muốn tiếng trống phải "tương tác" với bass nhưng không được quá khác với nhịp của R&B vốn vào từ đầu ca khúc. Ron Richards, phụ trách chính buổi thu ngày 11 tháng 9 vì Martin vắng mặt, đã chọn Andy White, một người quen cũ của ông. Starr bị từ chối chơi tiếp và tỏ ra rất thất vọng khi bị tạm sa thải chỉ sau 2 buổi thu cùng The Beatles. Richards nhớ lại: ""Cậu ấy ngồi im lặng ở chỗ máy chỉnh âm cạnh tôi. Vậy nên tôi hỏi cậu ấy có thể chơi maraca trong "P.S. I Love You" không. Ringo thật dễ mến."" Starr cũng nói: "Ông ấy đã xin lỗi tôi rất nhiều lần, cái ông già George đó, nhưng điều đó khiến tôi buồn lắm – và tôi đã ghét gã gian dối đó suốt nhiều năm; dù sao tôi vẫn chưa nện cho lão một trận!" "Love Me Do" cuối cùng được thu với White chơi trống và Starr chơi sắc-xô, tuy nhiên, thấy việc sử dụng các tay trống tạm thời như vậy rõ ràng không hiệu quả, kỹ thuật viên Norman Smith nhận xét: "Thật quá đau đầu để tạo ra được một tiếng trống hay, giờ khi bạn nghe bản thu bạn đã thấy một tiếng trống tốt thế nào rồi đấy." Bản thu trống của Starr đã được sửa theo kiểu "bottom-light" để làm giảm bớt tiếng trống kick của anh.
Bản thu cho đĩa đơn phát hành là bản ngày 4 tháng 9 với Starr chơi trống. Tuy nhiên sau đó, bản chính thức trong album "Please Please Me" lại là bản thu ngày 11 với White chơi trống và Starr chơi sắc-xô. Sự khác biệt cơ bản này tạo nên sự phân biệt dễ dàng cho hai bản thu của "Love Me Do". Quan sát toàn bộ quá trình thu và chỉnh âm với quá nhiều lần phải thực hiện lại, Ron Richards than phiền đó là một công việc khá vất vả: "Thành thật mà nói tôi cảm thấy phát ốm sau mỗi lần thời gian trôi đi như vậy. Tôi chả dám nghĩ rằng nó có thể thành ra được một thứ gì đó không nữa."
Ron Richards hay George Martin?
Có nhiều lời dẫn rất khác nhau về buổi thu cùng White và người quản lý buổi thu đó. Trong cuốn "Summer of Love" của mình, George Martin nói một điều khác hẳn với những tài liệu khác: ""Ngày 6 tháng 6, qua buổi thu với Beatles, tôi nhận thấy Best không còn thích hợp (và tôi ra nói với Epstein) "Tôi không quan tâm anh định làm gì với Pete Best"; và sau đó anh ta không còn chơi cho ban nhạc nữa, vậy là tôi mang tới một tay trống tạm thời."" Khi Starr tới thu âm lần đầu với ban nhạc vào ngày 4 tháng 9, Martin nói ông hoàn toàn bất ngờ trước việc The Beatles đã sa thải Best, không rõ Starr liệu "tốt hơn, tệ hơn hay cũng như thế" và vì thế không hề sẵn sàng với việc phải "tốn thời gian quý báu ở phòng thu để tìm hiểu". Dĩ nhiên, Martin cũng từng có mặt trong một buổi thu có Andy White, song đó không phải là ngày 11 tháng 9. Tất cả những điều trên đều trái ngược hoàn toàn với ghi chép của Mark Lewisohn trong cuốn sách "The Complete Beatles Recording Sessions", khi ông nói rằng Starr đã chơi trống vào ngày mùng 4 và White thực tế tới chơi lại ca khúc này vào ngày 11. Lewisohn cũng nói rằng Richards mới là người phụ trách buổi thu âm ngày 11 đó, điều đó có nghĩa là Richards thực tế là nhà sản xuất của riêng ca khúc "Love Me Do". Martin sau này nói: "Trí nhớ của tôi nói rằng tôi không thu với The Beatles vào ngày 11, tôi chỉ gặp họ vào buổi thu ngày mùng 4". Tuy nhiên, nếu coi những gì Lewisohn viết là hợp lý và chính xác và "buổi thu ngày 4 chỉ là để làm hài lòng Martin", thì có vẻ rất khó hiểu nếu như Martin lại không có mặt ở phòng thu trong buổi thu âm lại ca khúc này vào ngày 11.
Geoff Emerick cũng ủng hộ những ghi chép của Lewisohn khi cho rằng Starr chơi trống trong buổi thu ngày 4 tháng 9 (ngày thứ 2 Emerick làm việc ở EMI) và cả Martin, Smith lẫn McCartney đều không hài lòng với cách vào nhịp của Starr (sau khi nghe lại). Emerick khẳng định sự có mặt của White trong buổi thu sau đó kèm với đó là việc miêu tả phản ứng của Mal Evans và Starr khi hay tin. Emerick cũng nhớ rằng Martin chỉ tới rất muộn vào ngày 11 tháng 9, sau khi mọi công việc với "Love Me Do" đã được cơ bản hoàn tất.
Andy White sau này có nói anh được mời tới buổi thu ngày 11 bởi Ron Richards chứ không phải George Martin, người mà anh kể lại đã "không thể thực hiện buổi thu, chỉ có thể tới vào lúc cuối và vì vậy Richards là người quản lý toàn bộ". White cũng nói rằng anh nhận ra tiếng trống mình chơi qua bản phát hành chính thức của "Please Please Me" mà anh đã chơi toàn bộ buổi thu đó.
Băng thâu thất lạc.
Băng thâu gốc của "Love Me Do" ngày 4 tháng 9 vốn không được coi là đã từng tồn tại. Quá trình thực hiện ở Abbey Road Studios đã ghi đè lên bản gốc dành để thu cho đĩa đơn một bản nháp vốn để giới thiệu trước báo chí. Đó là bản nháp cho 4 ca khúc "Love Me Do", "P.S. I Love You", "She Loves You", và "I'll Get You". Tuy nhiên, các bản thu nháp này cũng bị thất lạc nốt, và không có bản dự phòng nào được thực hiện. Chỉ có một bản mở rộng uy nhất được ghi trong cuốn lưu trữ bìa đỏ năm 1962 định dạng 45 rpm đĩa than của Parlophone. Bản thu này cũng may mắn có trong lưu trữ dưới tên Capitol 72076 ở Canada.
Theo thời gian, bản thu trên bị thất lạc, vậy nên bản thu ngày 11 tháng 9 với Andy White trở thành bản phát hành chính trong album. EMI cũng không cảm thấy có vấn đề với việc thất lạc băng thâu ngày mùng 4, và vì nó bị coi là bỏ đi, nên người ta cũng không còn thấy nó được sử dụng lại bất kể một lần nào nữa.
Khoảng năm 1980, vì một lý do không rõ ràng, bản 45 rpm của EMI lại được coi là "nguồn tin tưởng nhất" cho ca khúc này trong album tuyển tập "Rarities" của Capitol Records. Vài năm sau, bản chỉnh âm được ra mắt và lần này người ta không dùng bản thâu này nữa mà thay bởi một bản hỗ trợ âm thanh tốt hơn, và đây được coi là bản "Love Me Do" chất lượng tốt nhất mà EMI từng có.
Ấn bản kỷ niệm 50 năm phát hành.
EMI định phát hành ấn bản kỷ niệm 50 năm phát hành ca khúc này theo một bản sao chép của đĩa đơn, song kế hoạch này bị hủy bỏ khi phát hiện ra rằng bản thu đó có sự tham gia của Andy White chứ không phải là Ringo Starr.
Kế hoạch được thay bằng một ấn bản sao chép dạng đĩa than của đĩa gốc "Love Me Do" kèm "P.S. I Love You" và được phát hành tại Anh. Ấn bản 7" này được dự định xuất hiện tại quầy vào ngày 5 tháng 10 – đúng ngày ra mắt lần đầu đĩa đơn – song cuối cùng chỉ được bán từ ngày 22 tháng 10 năm 2012.
Thành phần tham gia sản xuất.
Với đĩa đơn phát hành tại Anh, bản thu trong album "Rarities" và "Past Masters":
Với đĩa đơn phát hành tại Mỹ, bản thu trong album "Please Please Me", "The Beatles' Hits" và "1":
Chỉ có trong album "Anthology 1":
Các bản hát lại.
"Love Me Do" đã được hát lại bởi rất nhiều nghệ sĩ:
Xếp hạng.
Ngày 30 tháng 5 năm 1964, "Love Me Do" vươn lên vị trí số 1 tại Mỹ và có mặt trong Top 100 tổng cộng 14 tuần vì sự xuất hiện ở Canada ấn bản có Starr chơi trống. Ngày 27 tháng 4 năm 1964, nó được phát hành lại tại Mỹ bởi Vee-Jay Records dưới nhãn đĩa Tollie với White chơi trống. | 1 | null |
VFF Cup 2012 là giải bóng đá giao hữu quốc tế lần thứ 9 của Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF). Được tổ chức từ 24–28 tháng 10 năm 2012.
Sau mùa giải năm 2012, VFF thông báo không còn tổ chức giải đấu. Giải đấu đã được tổ chức trở lại vào năm 2018. | 1 | null |
El Mariel là album phòng thu thứ hai của nam ca sĩ nhạc rap người Mỹ gốc Cuba Pitbull. Album được sản xuất bởi Lil Jon, Diaz Brothers, DJ Khaled, Mr. Collipark, The Neptunes, Jim Jonsin cùng với sự góp giọng của Lil Jon, Twista và Trick Daddy. Album được phát hành vào ngày 31 tháng 10 năm 206 nhưng đã bị tuồn lên mạng trước đó vào ngày 27 tháng 10 năm 2006.
"El Mariel" ra mắt trên bảng xếp hạng Billboard 200 tại vị trí thứ 17, với 48,000 bản được tiêu thụ trong tuần đầu tiên, và đây cũng là vị trí cao nhất mà album đã đạt được trên bảng xếp hạng này. | 1 | null |
Nậm Nhùn là một huyện miền núi nằm ở phía tây tỉnh Lai Châu, Việt Nam.
Vị trí địa lý.
Huyện Nậm Nhùn nằm ở phía tây của tỉnh Lai Châu, nằm cách thành phố Lai Châu khoảng 130 km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 600 km, có vị trí địa lý:
Huyện có diện tích 1.388,08 km², dân số năm 2019 là 27.261 người, mật độ dân số đạt 19 người/km².
Hành chính.
Huyện Nậm Nhùn có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Nậm Nhùn (huyện lỵ) và 10 xã: Hua Bum, Lê Lợi, Mường Mô, Nậm Ban, Nậm Chà, Nậm Hàng, Nậm Manh, Nậm Pì, Pú Đao, Trung Chải.
Lịch sử.
Nậm Nhùn vốn là tên con suối nhỏ chảy ra sông Đà ở phía tả ngạn và cũng là tên một bản tại đây. Ngày 14 tháng 10 năm 2011, thị trấn Nậm Nhùn được thành lập trên cơ sở các bản: Nậm Nhùn, Pa Kéo, Nậm Hàng thuộc xã Nậm Hàng và một phần diện tích của bản Huổi Héo thuộc xã Nậm Manh. Khi mới thành lập, thị trấn Nậm Nhùn trực thuộc huyện Mường Tè.
Huyện Nậm Nhùn được thành lập vào ngày 2 tháng 11 năm 2012 theo Nghị quyết số 71/NQ-CP của Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh 99.019,25 ha diện tích tự nhiên và 16.644 người của 5 xã: Hua Bum, Mường Mô, Nậm Chà, Nậm Hàng, Nậm Manh và thị trấn Nậm Nhùn thuộc huyện Mường Tè; 39.789,34 ha diện tích tự nhiên và 7.521 người của 5 xã: Lê Lợi, Nậm Ban, Nậm Pì, Pú Đao, Trung Chải thuộc huyện Sìn Hồ.
Sau khi thành lập, huyện có 138.808,39 ha diện tích tự nhiên và 24.165 người với 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị trấn Nậm Nhùn (huyện lỵ) và 10 xã: Hua Bum, Lê Lợi, Mường Mô, Nậm Ban, Nậm Chà, Nậm Hàng, Nậm Manh, Nậm Pì, Pú Đao, Trung Chải. | 1 | null |
Nhàn mào ("Thalasseus bergii") là một loài chim biển trong họ Mòng biển, gồm 5 phân loài, làm tổ thành từng tập đoàn dày đặc ở các bờ biển và hòn đảo tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc Cựu Thế giới. Loài này sinh sản ở các khu vực từ Cộng hòa Nam Phi, vòng quanh Ấn Độ Dương đến giữa Thái Bình Dương cho đến nước Úc. Toàn bộ các cá thể sẽ di cư khỏi khu vực sinh sản sau khi làm tổ. Loài này có họ hàng rất gần gũi với nhàn hoàng gia ("Thalasseus maximus") và nhàn mào nhỏ ("Thalasseus bengalensis") nhưng có thể phân biệt được chúng qua kích thước và màu sắc của mỏ.
Phần trên cơ thể (phần lưng) của nhàn mào có màu xám, phần dưới (phần bụng) có màu trắng, mỏ vàng và cái mào bờm xờm màu đen (cụp ra phía sau vào mùa đông). Con non có bề ngoài khác biệt với bộ lông hằn rõ màu xám, nâu và trắng; chúng dựa vào nguồn thức ăn từ cha mẹ trong vài tháng sau khi đủ lông đủ cánh. Tương tự tất cả các thành viên trong chi "Thalasseus", nhàn mào bắt cá bằng cách lao xuống nước (thường là ở biển); chim trống tặng cá cho chim mái như một phần của nghi thức tỏ tình.
Loài chim này có tính thích nghi và đã học được cách bám theo các thuyền đánh cá để ăn những con cá bị ngư dân vứt bỏ do không phải là thứ họ muốn đánh bắt. Chúng cũng tận dụng những địa điểm dị thường để làm tổ, ví dụ trên mái các toà nhà và trên các đảo nhân tạo trong các ruộng muối hay trong hồ xử lý nước thải. Trứng và chim non bị mòng biển và cò quăm ăn, đồng thời hoạt động đánh cá, săn bắn và khai thác trứng chim của loài người đã gây suy giảm số lượng cá thể loài này. Tuy nhiên, đây là loài ít quan tâm với số lượng cá thể ổn định ở mức 500.000 trên phạm vi toàn cầu.
Phân loại.
Họ Nhàn ("Sternidae") là tập hợp các loài chim có kích cỡ từ nhỏ đến vừa, có mối quan hệ gần gũi với họ Mòng biển "Laridae", họ Xúc cá ("Rynchopidae") và họ Chim cướp biển ("Stercorariidae"). Hình dáng của chúng trông giống mòng biển nhưng đặc trưng cơ thể thì nhẹ hơn, cánh nhọn dài (giúp bay nhanh), đuôi toè sâu và chân ngắn. Phần trên cơ thể của đa số loài có màu xám, phần dưới có màu trắng, mào màu đen có thể thu lại hoặc cụp lại vào mùa đông.
Vào năm 1823, nhà tự nhiên học Martin Lichtenstein là người đầu tiên gọi nhàn mào bằng danh pháp "Sterna bergii", nhưng sau này người ta đã chuyển nhàn mào từ chi "Sterna" sang chi "Thalasseus" như hiện nay sau khi các nghiên cứu DNA ty thể xác nhận rằng ba kiểu hình hiện diện trên đầu của nhàn (không có mào màu đen, có mào màu đen và có mào màu đen với trán màu trắng) đã dẫn đến một nhánh chim riêng biệt.
Trong chi "Thalasseus", họ hàng gần nhất của nhàn mào là "nhàn mào nhỏ" ("T. bengalensis") và "nhàn hoàng gia" ("T. maximus"). Nghiên cứu DNA không bao hàm loài cực kỳ nguy cấp là "nhàn mào Trung Quốc" ("T. bernsteini"), nhưng do loài này từng được xem là cùng loài với nhàn mào (được xem là từ đồng nghĩa trong phân loài "T. b. cristatus") nên "T. bernsteini" cũng được xem là có quan hệ rất mật thiết với nhàn mào.
Tên chi "Thalasseus" bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp là "Thalassa" (nghĩa là "biển") còn "bergii" là để tưởng nhớ Karl Heinrich Bergius (một nhà sinh vật học và dược sĩ người Phổ), người đã thu thập mẫu vật đầu tiên của loài nhàn này ở một địa điểm gần Cape Town, Nam Phi.
Nhàn mào có khoảng năm phân loài, chủ yếu khác nhau về màu sắc của phần trên cơ thể và màu sắc của mỏ. Người ta còn đề xuất một số lượng tương tự các phân loài khác nhưng số phân loài này không được coi là hợp lệ. Dưới đây là danh sách năm phân loài:
Miêu tả.
Nhàn mào là một loài nhàn lớn với chiếc mỏ dài 5,4-6,5 cm có màu vàng. Chân chim và chiếc mào bóng bẩy trông rất bờm xờm ở phần chóp cùng có màu đen. Nhàn mào trưởng thành trong thời kì sinh sản thuộc phân loài "T. b. bergii" có cơ thể dài từ 46 đến 49 cm, sải cánh dài 125–130 cm và cân nặng 325-397 gam. Phần trán và phần bên dưới cơ thể có màu trắng; phần lưng và mặt trong của cánh có màu xám tối. Vào mùa đông, bộ lông ở phần trên cơ thể chuyển sang màu xám nhợt, đỉnh đầu chuyển sang màu trắng và hợp với phần mào [cụp lại] thành màu muối tiêu.
Chim trống và chim mái trưởng thành đều có vẻ ngoài giống nhau, trong khi vẻ ngoài của chim non lại khác biệt hẳn: đầu chúng trông giống với đầu của chim trưởng thành vào mùa đông; bộ lông ở phần trên của cơ thể có hằn rõ có màu xám, nâu và trắng; cánh khi khép lại thì giống như có những vệt màu sẫm. Chim non sau khi thay lông trông khá giống với chim trưởng thành nhưng màu sắc trên cánh vẫn loang lổ với một vệt màu sẫm ở phần trong của "lông bay" (tức loại lông trên cánh giúp cho chim bay).
Hai phân loài ở miền bắc là "T. b. velox" và "T. b. thalassina" thay đổi bộ lông sang dạng "bộ lông thời kì sinh sản" trong khoảng thời gian từ tháng năm đến tháng mười. Trong khi đó, hai phân loài ở miền nam thì đổi sang bộ lông thời kì sinh sản trong khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng tư. Đối với "T. b. cristata", thời gian thay lông phụ thuộc vào địa điểm. Chim ở Úc và châu Đại Dương thay bộ lông trong khoảng từ tháng chín đến tháng tư, trong khi chim ở Thái Lan, Trung Quốc và đảo Sulawesi thay lông từ tháng hai đến tháng sáu hoặc tháng bảy.
Loài "nhàn hoàng gia" ("T. maximus") có kích cỡ tương đương nhàn mào nhưng vóc dáng nặng nề hơn, sải cánh rộng hơn, lưng có màu nhợt nhạt hơn và cái mỏ ngắn, đậm sắc da cam hơn. Nhàn mào thường được kết chung với "nhàn mào nhỏ" ("T. bengalensis") nhưng loài này lớn hơn "nhàn mào nhỏ" 25%, mỏ dài hơn và cân xứng hơn, đầu dài và nặng hơn, vóc dáng to hơn. So với nhàn mào, "nhàn mào nhỏ" có mỏ nhuộm màu da cam, đồng thời chim non có bộ lông loang lổ hơn.
Nhàn mào có tiếng kêu lớn, đặc biệt là tại các bãi sinh sản. Để ra một cảnh báo về lãnh thổ, loài chim này phát ra một âm thanh lớn, khàn khàn và giống như của quạ: "kerrak". Những con chim đang lo lắng hay phấn khích thì phát ra tiếng kêu "korrkorrkorr". Khi bay, chúng phát ra tiếng "wep wep".
Phân bố và môi trường sống.
Nhàn mào sống ở các vùng bờ biển nhiệt đới hay ôn đới ấm áp thuộc Cựu thế giới, trải dài từ Nam Phi, vòng quanh Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương và Úc. Phân loài "T. b. bergii" và "T. b. enigma" sinh sản tại miền nam châu Phi, từ Namibia đến Tanzania, và có lẽ là cả trên các đảo xung quanh Madagascar. Không thấy nhàn mào phân bố trong cả một vùng tính từ vùng vừa kể đến tận Somalia và Biển Đỏ và chúng cũng không phân bố ở khu vực miền nam Ấn Độ.
Ở Ấn Độ Dương, nhàn mào sinh sản trên nhiều hòn đảo bao gồm Aldabra và Etoile thuộc quần đảo Seychelles, quần đảo Chagos và đảo Rodrigues. Có nhiều tập đoàn chim sống trên vô số các hòn đảo thuộc Thái Bình Dương, bao gồm Kiribati, Fiji, Tonga, quần đảo Société và quần đảo Tuamotu.
Tổ của nhàn mào nằm trên những đảo san hô, đảo đá hay đảo cát thấp, thỉnh thoảng tổ của chúng nằm trong các bụi cây còi cọc, nhưng thường thì chúng không có nơi trú ẩn. Khi không sinh sản, nhàn mào sẽ đậu hay nghỉ ngơi trên các bờ biển rộng rãi, có khi là trên thuyền, nhà cửa ở cảng hay các mô đất nhô cao trong các phá nước (vụng biển). Hiếm khi thấy loài này ở các lạch triều (lạch nước bị tác động bởi thủy triều) hay các vùng nước nội địa.
Sau khi sinh sản, toàn bộ các cá thể nhàn mào sẽ di trú. Khi chim ở miền nam châu Phi rời khỏi các điểm sinh sản ở Namibia và Tây Cape, đa phần số chim trưởng thành sẽ bay về phương đông đến dải bờ biển Ấn Độ Dương thuộc Nam Phi. Nhiều chim non cũng bay về phía đông, thỉnh thoảng chúng bay hơn 2.000 km trong khi số khác bay về phương bắc dọc theo bờ biển phía tây. Phân loài "T. b. thalassina" trú đông ở bờ biển đông châu Phi, phía bắc kéo dài đến Kenya và Somalia, phía nam có thể kéo dài tới Durban thuộc Nam Phi. Những con nhàn thuộc phân loài "T. b. velox" sinh sản về phía đông vịnh Ba Tư có vẻ như không rời đi chỗ khác hay chỉ đơn thuần là giải tán thay vì di trú thực sự; tuy vậy, những con chim sinh sản ở Biển Đỏ sẽ đi trú đông bằng cách bay về phương nam dọc theo bờ biển miền đông châu Phi đến Kenya. Nhìn chung, "T. b. cristata" chủ yếu chỉ loanh quanh trong phạm vi 400 km xung quanh sân chim. Tuy nhiên, cũng có một số cá thể bay lang thang trong phạm vi lên đến 1.000 km. Chim nhàn mào còn phiêu bạt đến Hawaii, New Zealand, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Jordan và Israel.
Tình trạng.
Nhàn mào phân bố rộng rãi khắp nơi, ước tính trên một diện tích là 1-10 triệu kilômét vuông. Loài này được xếp vào loại "Loài ít quan tâm" ở cấp độ toàn cầu. Tuy nhiên, đã có những mối quan ngại về số lượng cá thể, đơn cử là nhàn không còn sinh sản ở vịnh Thái Lan và số lượng nhàn mào ở Indonesia đã suy giảm do hoạt động khai thác trứng chim.
Tất cả các phân loài, trừ "T. b. cristata", đều nằm trong tầm bao quát của "Thoả thuận về bảo tồn chim nước di trú Phi-Âu" (AEWA). Các bên ký vào thoả thuận có trách nhiệm thực hiện nhiều chiến lược bảo tồn được mô tả trong kế hoạch hành động chi tiết.
Ở Việt Nam, người ta đã quan sát thấy nhàn mào ở các vùng biển Trung Bộ như Nha Trang, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Côn Đảo.
Tập tính.
Sinh sản.
Nhàn mào sinh sản tại nhiều sân chim, thường là cùng chỗ với các loài chim biển khác. Loài này sống theo cặp gồm một trống - một mái, và mối liên hệ giữa cặp đôi được duy trì suốt trong năm, thỉnh thoảng là trong nhiều kì sinh sản liên tục. Kích thước của sân chim lệ thuộc vào lượng cá ở biển, và sân chim lớn nhất từng được ghi nhận là tại vịnh Carpentaria thuộc miền bắc nước Úc với 13.000-15.000 cặp chim. Có lẽ các cơn lũ theo mùa vào mùa hè và sự gia tăng lượng dưỡng chất cung cấp cho vịnh do dòng sông mang lại đã giúp làm tăng lượng cá tại vùng này. Nhàn mào không trung thành với nơi chúng sinh ra mà thường xuyên thay đổi nơi sinh sản từ năm này đến năm khác, thỉnh thoảng cách đó hơn 200 km.
Một con nhàn mào trống sẽ thiết lập một lãnh địa nhỏ để chuẩn bị làm tổ và sẽ mổ bất cứ con nhàn nào dám tiến vào lãnh địa của nó. Nếu kẻ xâm nhập là một con trống khác thì kẻ xâm nhập này cũng đáp trả đòn tấn công và thường là sẽ bị chủ nhân lãnh địa đẩy lùi một cách rất mãnh liệt. Nếu kẻ xâm nhập là một con mái thì nó sẽ phản ứng thụ động lại sự hung hăng của chim trống, cho phép chim trống có thời gian nhận ra giới tính của nó và khởi động màn trình diễn (ngẩng đầu và cúi chào) để cùng nhau cặp đôi. Nhàn mào còn tặng cá như một phần của nghi lễ tỏ tình: một con chim bay vòng quanh sân chim với con cá trong mỏ và kêu lớn; con chim còn lại có thể cũng bay theo nhưng cuối cùng chúng sẽ đậu lại và trao nhau món quà.
Tổ chim thực chất là một chỗ cát nông được đào trên một nền đất rộng và phẳng, có khi là nền dốc. Thường thì chim không lót gì vào tổ này nhưng thỉnh thoảng có đá hoặc "xương" của mực nang. Nhàn mào đẻ một (thỉnh thoảng là hai) quả trứng vào tổ rồi cả chim trống và mái cùng ấp trứng trong vòng 25-30 ngày đến khi trứng nở. Trứng có màu kem với những sọc hơi đen. Tính đồng bộ hóa trong hành vi đẻ trứng biểu hiện trong phạm vi bầy sinh sản và còn rõ hơn nữa trong phạm vi các bầy nhỏ. Chim cha mẹ không nhận diện được trứng của mình hay chim non mới nở nhưng có thể phân biệt được đâu là con mình khi chim non đạt hai ngày tuổi, tức là ngay trước khi chúng bắt đầu di chuyển ra khỏi tổ. Chim non có màu sắc rất nhợt nhạt với các đốm màu đen; chúng có khả năng sống độc lập sau khi nở nhưng được chim cha mẹ ấp ủ và cho ăn. Chim non đủ lông đủ cánh sau 38-40 ngày nhưng sau khi rời khỏi sân chim thì chúng vẫn lệ thuộc vào cha mẹ cho đến khi chúng được khoảng bốn tháng tuổi.
Tại Nam Phi, nhàn mào đã thích nghi với việc sinh sản trên mái nhà, thỉnh thoảng cùng chỗ với "mòng biển vua" ("Chroicocephalus hartlaubii"). Vào năm 2000, nơi đây có 7,5% số cá thể nhàn sinh sản trên mái nhà. Chim cũng tìm đến các đảo nhân tạo nằm trong các ruộng muối và hồ xử lý nước thải để sinh sản.
Có rất ít loài ăn thịt săn đuổi nhàn mào trưởng thành, nhưng ở Namibia thì chim non thường bị loài mòng biển "Larus dominicanus" cướp thức ăn. Người ta còn quan sát thấy "Larus dominicanus", "Chroicocephalus hartlaubii", mòng biển bạc và "Threskiornis aethiopicus" ăn trứng và nhàn mào non, đặc biệt là khi sân chim của những loài này bị quấy rầy. Các bầy chim nằm ở vành ngoài của sân chim cũng dễ trở thành mục tiêu của kẻ ăn thịt hơn. Ở Úc, nhàn mào bị chó và mèo ăn thịt; thỉnh thoảng chúng bị bắn hoặc đâm đầu vào xe hơi, dây cáp và cột đèn.
Tác động của ngành đánh cá thương mại thể hiện cả mặt tích cực và tiêu cực lên nhàn mào. Tỉ lệ sống sót của chim chưa trưởng thành được cải thiện nếu có tàu cá thải bỏ thức ăn thừa, và số lượng cá thể nhàn mào ở vịnh Carpentaria tăng có thể là do sự phát triển của nghề cào tôm. Ngược lại, nghề đánh cá bằng lưới kéo đã làm giảm lượng thức ăn của chim, và sự thay đổi khá lớn trong số lượng cá thể nhàn mào ở Tây Cape (Nam Phi) có liên quan mật thiết đến những thay đổi trong lượng cá ở biển do hoạt động khai thác cá bằng lưới kéo gây nên. Nhàn mào có thể chết hay bị thương khi đâm vào hay bị mắc kẹt trong lưới; tuy vậy, có ít bằng chứng nói lên rằng số lượng toàn thể nhàn mào bị ảnh hưởng đáng kể bởi hoạt động đánh cá của con người.
Một sự việc rắc rối bất thường đã xảy ra vào năm 2006 khi 103 con chim nhàn ngoài khơi ven đảo Robben, Nam Phi bị bọt biển (sinh ra từ sự kết hợp của tác động sóng biển, chất nhầy tảo bẹ và thực vật phiêu sinh) làm tê liệt khả năng vận động. Sau khi chữa trị, 90% số chim đã đủ khỏe mạnh để được thả ra.
Kiếm ăn.
Cá là thức ăn chủ yếu của nhàn mào, chiếm gần 90% tổng lượng thức ăn của chúng. Số còn lại là động vật chân đầu, động vật giáp xác và côn trùng. Một số động vật có xương sống đôi khi cũng là thức ăn của chim, ví dụ nhông (Agamidae) và đồi mồi dứa mới nở.
Nhàn mào kiếm ăn chủ yếu ở biển bằng cách lao vào nước và lặn xuống độ sâu tối đa là 1 m hay trầm mình từ mặt biển. Chim có thể kiếm ăn trong phạm vi 10 km từ đất liền trong mùa sinh sản. Con mồi có chiều dài từ 7–138 mm và cân nặng tối đa 30 g. Nhàn mào thường ăn những loài cá sống gần mặt nước như cá trổng và cá mòi nhưng chúng cũng ăn những động vật đáy do con người thải bỏ từ tàu đánh cá. Loài chim này cũng chủ động bám theo tàu cá, dù cho đó là vào ban đêm; trong mùa đánh cá, số thức ăn chim kiếm được từ những loại hải sản do con người thải bỏ có thể chiếm tới 70% khẩu phần ăn của chúng. Các tàu đánh bắt tôm mang lại lợi ích nhiều nhất về mặt thức ăn cho nhàn mào do tôm thường chỉ chiếm 10-20% sản lượng đánh bắt lên trong khi số còn lại (chủ yếu là các loài cá như cá sơn và cá bống trắng) đều bị con người thải bỏ.
Một nghiên cứu tại vùng biển rạn san hô Great Barrier (nơi số lượng nhàn mào tăng gấp mười lần, có thể là nhờ thức ăn thải bỏ từ tàu cá) đã chỉ ra rằng "nhàn mào nhỏ" và "Onychoprion fuscatus" đã rời khỏi khu vực và chuyển đến sinh sản tại một vùng cấm đánh cá thuộc rạn san hô này. Có khả năng là số lượng nhàn mào đông đúc đã gây ảnh hưởng lên các loài khác thông qua sự cạnh tranh về thức ăn và địa điểm làm tổ.
Nhàn mào có các giọt dầu màu đỏ trong các tế bào nón của võng mạc mắt. Đặc điểm này giúp cải thiện độ tương phản và làm tăng thêm thị lực tầm xa, đặc biệt là trong điều kiện không khí mù sương. Trong các giọt dầu tế bào nón của những loài chim phải nhìn qua mặt phân giới không khí/nước - như nhàn và mòng bể - có các sắc tố carotenoid nhuộm màu mạnh hơn so với các loài chim khác. Thị lực được cải thiện giúp chim nhàn định vị các đàn cá, mặc dù người ta vẫn chưa chắc chắn được là chúng nhìn vào đám thực vật phiêu sinh là mồi của cá, hay chúng quan sát các con chim nhàn khác đang lao xuống kiếm ăn. Một điểm nữa là mắt chim nhàn không nhạy với tia cực tím - một đặc điểm thích nghi phù hợp với những loài kiếm ăn trên cạn như mòng bể hơn. | 1 | null |
Đây là danh sách về các nhân vật trong tác phẩm "Urusei Yatsura" của Takahashi Rumiko. Bộ truyện tranh "Urusei Yatsura" có dàn nhân vật đông đảo do Rumiko Takahashi tạo ra. Kể về câu chuyện của thiếu niên Nhật Bản Ataru Moroboshi và cô người ngoài hành tinh Lum, người tin rằng cô là vợ của Ataru sau khi anh vô tình cầu hôn cô. Bộ truyện có nhiều nhân vật khác, những người có những đặc điểm khác thường và tính cách lập dị dẫn dắt hầu hết các câu chuyện. Ngoài người ngoài hành tinh, còn bao gồm nhiều sự xuất hiện của các nhân vật trong thần thoại và lịch sử Nhật Bản.
Nhân vật chính.
Ataru Moroboshi là nhân vật nam chính. Trong truyện, Ataru 17 tuổi, là học sinh lớp 2-4 trường THPT Tomobiki, được xem là người kém may mắn: sinh ra vào Thứ Sáu ngày 13, trong cơn động đất, cũng là ngày Phật diệt (Butsumetsu) - ngày xui xẻo nhất của Âm lịch. Một ngày nọ, khi hành tinh Quỷ (tiếng Nhật: "Oni, 鬼") có tham vọng xâm lược Trái đất, ông Invader - thủ lĩnh bộ tộc Quỷ đưa ra điều kiện con người phải chiến thắng trong cuộc thi đuổi bắt và cho biết máy tính của ông đã chọn ngẫu nhiên thí sinh con người là Ataru và thí sinh quỷ là Lum Invader - con gái của ông. Shinobu Miyake - người Ataru mến nhất những tập đầu truyện hứa với anh rằng nếu thắng cuộc thì 2 người họ sẽ kết hôn. Vì vậy Ataru mất nhiều mồ hôi công sức để dành chiến thắng, và sau khi thắng được Lum, anh phấn khích la lớn "sắp được lấy vợ rồi!". Toàn bộ khán giả bao gồm Shinobu, cha mẹ Ataru và cha của Lum nghe được, hiểu lầm Ataru muốn cưới Lum làm vợ, liền ra sức ủng hộ. Shinobu tức giận bỏ đi, còn Lum thì từ đó đem lòng yêu mến, dọn sang ở cùng Ataru.
Một trong những bản tính đặc trưng của Ataru là háo sắc. Mơ ước của anh là được các cô gái đẹp vây quanh, bao gồm Lum và những người bạn ngoài hành tinh của cô.Khi thấy bất cứ người con gái nào (cho dù độc thân hay đã kết hôn và có con), anh đều chạy đến hỏi tên, số điện thoại và địa chỉ. Vì vậy Ataru luôn làm Lum ghen và bị cô giật điện (phát ra điện và sấm sét là một trong những khả năng phi thường của Lum, bên cạnh khả năng bay lượn) nhưng anh vẫn không chừa.
Ataru nổi tiếng lười biếng, học dốt nhưng thực chất anh khá thông minh, biết xoay chuyển tình huống sang hướng có lợi. Ataru luôn chạy trốn Lum, công khai tán tỉnh cô gái khác nhưng trong lòng lại rất yêu và xem Lum là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, mặc dù không dám thừa nhận việc này. Bằng chứng là anh tìm cách phá đám Lum đi xem mắt; không vui khi Mendo Shutaro, một học sinh khác của lớp 2-4 theo đuổi Lum; và khóc rất nhiều khi biết Lum về hành tinh của mình.
Lum (ラム, "Ramu" ) là nhân vật nữ chính. Cô là một người ngoài hành tinh Oni xinh đẹp (dịch sang tiếng việt là "quỷ"), người có khả năng bay và tạo ra những cú sốc điện và thậm chí cả sét (giống như thần sấm sét Raijin). Người ta thường thấy cô mặc bộ trang phục đặc trưng của mình là bộ bikini sọc hổ và đôi bốt cao đến đầu gối. Sau khi hiểu sai lời của Ataru là lời cầu hôn, Lum nhanh chóng đồng ý kết hôn với con người là Ataru. Khi Ataru vô tình gánh một khoản nợ không thể trả nổi cho một tài xế taxi ngoài hành tinh bắt đầu cướp dầu từ khắp nơi trên Trái đất, Lum đồng ý trả hết nợ để đổi lấy việc được phép sống tại nhà Moroboshi. Mặc dù cực kỳ nổi tiếng với đàn ông nhưng ước mơ duy nhất trong đời của Lum là được ở bên Ataru, người mà cô gọi mình là "Darling - anh yêu". Nếu cô và Ataru cãi nhau, Lum hay trốn về con tàu vũ trụ mà cô để phía trên nhà Moroboshi. Mặc dù nhìn chung là tốt bụng, ngọt ngào, chung thủy và ngây thơ, nhưng Lum cũng có tính khí rất nóng nảy, thường nhắm vào Ataru khi anh cứ tán tỉnh những phụ nữ khác. Cô có cách nói chuyện độc đáo, giống như những cô gái trẻ Nhật Bản đang cố tỏ ra dễ thương quá mức.
Người ngoài hành tinh.
Benten (弁天): là thành viên của tộc người ngoài hành tinh Fukujin và là bạn thời thơ ấu của Lum, cùng với Oyuki và Ran, những người mà cô học cùng trường tiểu học. Benten là một "cô gái đi xe đạp không gian", mặc bộ bikini dạng tấm, đi vòng quanh bầu trời trên một chiếc airbike và mang theo một khẩu bazooka công nghệ cao. Gia tộc của cô và gia tộc Oni của Lum tổ chức một trận chiến thường niên trên hành tinh quê nhà của họ trong thời điểm xuân phân. Ngoài việc là một chiến binh cận chiến giỏi và có khẩu bazooka nói trên, cô dường như không có sức mạnh đặc biệt nào. Khi còn nhỏ, Benten và Lum thường gây rắc rối khiến Ran bị thương. Nhân vật của cô được đặt theo tên của Benzaiten, nữ thần kiến thức, nghệ thuật và sắc đẹp của Thần đạo.
Oyuki (おユキ): là nữ hoàng của Sao Hải Vương, một hành tinh băng giá, đầy tuyết và toàn bộ cư dân là phụ nữ, vì hầu hết đàn ông đều đi tìm việc làm. Cô là bạn thời thơ ấu của Lum, Benten và Ran, những người mà cô ấy học cùng trường tiểu học. Trong số bốn người, cô ấy là người duy nhất không bao giờ gặp rắc rối, do tính cách lạnh lùng nên cô sẽ từ chối tham gia. Oyuki rõ ràng được mô phỏng theo yuki-onna (nghĩa đen là "người phụ nữ tuyết") trong văn hóa dân gian Nhật Bản, có sức mạnh điều khiển và tạo ra băng, tuyết và cái lạnh cực độ. Cô có thể sử dụng các lối đi không gian thứ tư để du hành hoặc gửi vật phẩm qua đó. Thường mặc một bộ kimono dài thanh lịch, cô ấy ăn nói nhỏ nhẹ, phong thái vương giả và rất chậm bộc lộ sự tức giận. Ran dường như có thể cảm nhận được sự tức giận của Oyuki, dù là thật hay tưởng tượng, mặc dù cô ấy không bao giờ để người khác tin khi cô tỏ ra sợ hãi về điều đó.
Ran (ラン): là một người ngoài hành tinh thuộc chủng tộc và hành tinh không xác định. Trong thời thơ ấu, Ran đã trở thành bạn thân nhất của Lum, Benten và Oyuki, những người bạn học cùng trường tiểu học với cô. Khi còn nhỏ, Ran thường xuyên bị tổn thương hoặc gặp rắc rối vì những trò hề của Lum vô trách nhiệm. Cô yêu Rei, người đã trở thành chồng sắp cưới của Lum. Vì những lý do này, Ran đến Trái đất để trả thù Lum. Bằng cách đăng ký vào trường trung học Tomobiki và giả làm con người, Ran lên kế hoạch cướp Ataru khỏi Lum, chỉ để cô có thể hôn anh và tiêu hao tuổi trẻ của anh. Tuy nhiên, cuối cùng sau khi làm được điều đó, nó đã thất bại do Ataru vô tình uống phải một lọ thuốc thanh xuân. Sau cùng, Ran thay đổi chiến thuật để trả thù 'trực tiếp' Lum, thường lôi kéo mọi người ở gần đó; Những cuộc trả thù này thường được kích hoạt bởi sự hồi tưởng bình tĩnh và thân thiện của cô về quá khứ khiến cô nhớ lại điều gì đó khó chịu.
Rei (レイ): là một oni rất đẹp trai và là chồng sắp cưới của Lum, người thu hút hầu hết mọi cô gái nhìn thấy khuôn mặt của anh, thường khiến những người đàn ông khác thất vọng khi bạn gái/vợ của họ theo đuổi anh ấy. Khi phấn khích, Rei biến thành "ushi-oni", một sinh vật to lớn giống một con vật giữa hổ và bò. Anh ta có một sự thèm ăn vô độ, dường như không quan tâm đến gì khác ngoài thức ăn. Không thể nói được tiếng Nhật, Rei chỉ có thể nói được 1-5 từ mỗi lần và thường cần ghi chú để làm điều đó. Khi còn bé, Ran và Lum đều yêu Rei vì vẻ ngoài của anh ấy; anh đính hôn với Lum, làm tan nát trái tim Ran và khiến cô căm ghét và tìm cách trả thù người bạn thời thơ ấu của mình. Lum cuối cùng đã chia tay Rei, không còn chịu đựng được trí thông minh thấp kém, đơn giản và ham muốn ăn uống vô độ của anh; tuy nhiên, anh đã theo cô đến Trái đất vì muốn làm lành với cô. Anh ta cực kỳ ghen tị với Ataru và biến hình khi tức giận.
Ten (テン): là em họ người ngoài hành tinh Oni bé tí của Lum, người bắt đầu sống cùng cô trên Trái đất. Cậu bé có một chiếc sừng sau đầu, cậu bé có thể thở ra lửa, bay rất chậm và mặc một chiếc tã sọc hổ. Ten và Ataru cực kỳ ghét nhau và thường xuyên đánh nhau, Ten hay phun lửa vào Ataru, phá hủy mọi thứ xung quanh. Cả hai có xu hướng thể hiện một số điểm tương đồng trong tính cách, bao gồm cả việc theo đuổi con gái. Ở một khía cạnh nào đó, họ giống như anh em. Ten phải lòng Sakura, nhưng không giống như Ataru, cậu thành công hơn trong việc đến gần cô hơn bằng cách sử dụng sự dễ thương theo lứa tuổi và sự ngây thơ của mình. Cậu ấy thường được các nhân vật nam gọi là "Jari-Ten" (ジャリテン) . Trong tiếng Nhật, việc thêm "jari-" tương tự như "nhóc phiền phức" hoặc "nhóc con". Cha mẹ của Ten không bao giờ ở bên cạnh vì họ phải làm việc rất nhiều; Mẹ của Ten (テンの母, "Ten no Haha") là một lính cứu hỏa lái xe máy bay, người rất ghét bất cứ ai nghịch lửa, do đó, Ten thường sẽ vâng lời khi cô kiểm tra cậu bé. Ten xuất hiện trong anime sớm hơn nhiều so với trong manga. Trong anime, cậu bé đến Trái đất trên một con tàu vũ trụ bên trong một "quả đào" để sống với Lum khi sức mạnh Oni của cậu lần đầu tiên bộc lộ.
Kurama (クラマ): là công chúa của chủng tộc ngoài hành tinh "Karasutengu" ("quạ yêu tinh"). Khi chủng tộc của họ sắp diệt vong và không có người đàn ông nào trên hành tinh của họ, Kurama được đặt trong một giấc ngủ đông lạnh trong khi những hầu hạ của cô tìm kiếm những hành tinh khác để tìm một người bạn đời phù hợp, người sẽ đánh thức cô bằng một nụ hôn. Thật không may cho cô, người đã chọn Ataru cho công việc này. Cha của Kurama là Yoshitsune Minamoto, một nhân vật huyền thoại của lịch sử Nhật Bản, người mà cô coi là người đàn ông lý tưởng của mình. Cô tấn công bằng một chiếc lá lớn, thường thổi bay người khác bằng gió, nhưng nó cũng có nhiều chức năng khác.
Nhân vật khác.
Ryoko Mendo (面堂了子, "Mendō Ryōko" ): là em gái của Shutaro. Ryoko là một cô gái hư hỏng, trò giải trí duy nhất của cô dường như là việc tạo ra và thực hiện những kế hoạch phức tạp nhằm mục đích khiến anh trai cô phát điên. Đôi khi, chỉ để cho vui, cô tán tỉnh Ataru, người mà anh trai cô đã cấm đặt chân vào dinh thự đồ sộ của Mendo (điều đó không bao giờ ngăn cản nổi Ataru). Âm mưu của cô thường xuyên kéo Lum và bạn bè của cô đi cùng và gây ra thiệt hại lớn cho tất cả những người có liên quan, đặc biệt là Shutaro, ngoại trừ cô. Cô được chăm sóc bởi "Kuroko" - người đeo mặt nạ, người thực hiện mọi mong muốn của cô. Ryoko nói rằng cô ấy yêu đối thủ của Shutaro là Tobimaro Mizunokoji, nhưng ta không chắc liệu cô ấy có nghiêm túc hay không vì cô cũng đã nói điều tương tự về Ataru. Cô xuất sắc trong việc đóng vai người ngoài cuộc vô tội, ngay cả khi chính cô sắp đặt tất cả các cuộc tàn sát xung quanh mình.
Hiệu trưởng giấu tên (校長先生, Kōchō-sensei ): hiệu trưởng của trường trung học Tomobiki là một người đàn ông hói đầu và đeo kính. Ông ấy luôn rất bình tĩnh, hiếm khi phản ứng trước những điều kỳ lạ xảy ra ở trường. Ông thường tổ chức các cuộc thi và chuyến đi chơi kỳ lạ cho học sinh nhằm nâng cao tinh thần học đường, nhưng chúng không bao giờ diễn ra như ông ấy dự định.
Cha của Ryunosuke (竜之介の父, "Ryūnosuke no Chichi"): là một người đàn ông hống hách và độc đoán, ông ép con gái mình, Ryunosuke Fujinami, phải cư xử như một đàn ông. Gia đình Fujinami đã ba thế hệ điều hành một quán cà phê nhỏ trên bãi biển và ông mong muốn một ngày nào đó sẽ có một người thừa kế nam tiếp quản công việc kinh doanh từ ông. Tuy nhiên, người vợ quá cố Masako (真砂子) của ông chỉ để lại cho ông một đứa con gái nên ông đặt cho cô cái tên nam tính là Ryunosuke và nuôi nấng cô khi còn bé. Mặc dù Ryunosuke muốn sống như một cô gái nhưng cha cô đã làm mọi cách để ngăn chặn điều này và thậm chí từ chối cho cô cơ hội mặc thử quần áo nữ. Sau khi nuôi Ryunosuke cách chiến đấu, cả hai liên tục đánh nhau, một trong số đó dẫn đến việc quán cà phê của gia đình bị phá hủy. Cả hai chuyển đến Tomobiki và chuyển đến trường trung học, nơi Ryunosuke đăng ký học và cha cô điều hành cửa hàng của trường để tiết kiệm tiền và xây dựng lại quán cà phê. Ông Fujinami cũng nói dối con gái mình về bất cứ điều gì phù hợp với nhu cầu hoặc mong muốn của ông, và đã làm như vậy kể từ khi cô còn nhỏ. Điều ông Fujinami nói dối nhiều nhất chính là vợ ông, chỉ sẵn sàng nói những điều chung chung như “cô ấy xinh đẹp” chứ không bao giờ đưa ra thông tin thật; Đây là một điều khó khăn đối với Ryunosuke khi cố gắng phản đối, vì cô thực lòng muốn biết về mẹ mình, khiến cô thường xuyên mắc phải một số thủ đoạn nào đó dưới bàn tay của cha mình. Tuy nhiên, có thể ông đã quên mất cô ấy trông như thế nào. Cha của Ryunosuke luôn mặc một chiếc áo sơ mi có in dòng chữ "I ❤ the Ocean (海が好き, "Umi ga Suki") và tên quán cà phê gia đình là "We ❤ the Ocean".
Cha mẹ của Ataru.
Cha của Ataru (あたるの父, "Ataru no Chichi") là một người làm công ăn lương điển hình. Mặc yukata khi ở nhà, ông mong muốn một cuộc sống gia đình tốt đẹp và yên tĩnh. Trong anime, ngôi nhà của ông thường xuyên bị phá hủy, khiến ông phải than thở về khoản thế chấp. Ông ấy thường được miêu tả là đang đọc báo, thứ mà ông ấy dường như có vô số bản sao khi ông lôi một tờ báo khác ra sau khi ai đó lấy đi hoặc phá hủy nó. Im lặng, rụt rè và có rất ít phẩm giá, ông cố gắng hết sức giấu mặt sau tờ báo trong những tình huống tồi tệ, thường ước mình được đối xử tốt hơn vì ông là người chu cấp duy nhất cho gia đình. Giống như vợ mình, ông ta có xu hướng đối xử với "con dâu" tốt hơn con trai vì họ thích có con gái hơn (đặc biệt là so với đứa con trai ngốc nghếch dâm đãng của họ).
Mẹ của Ataru (あたるの母, "Ataru no Haha") là một bà nội trợ điển hình. Trong những chương đầu, cô ấy thường nói "Đáng lẽ tôi không bao giờ nên có anh ấy" (産むんじゃなかった, "Umun ja nakatta") khi Ataru gây ra vấn đề. Bà Moroboshi thường xuyên xấu hổ trước những trò hề của Ataru đến nỗi bà sợ xuất hiện trước công chúng (vì lý do chính đáng, vì Ataru thường xuyên là nguồn tin đồn nhảm cho hàng xóm của bà), và đặc biệt sợ hãi việc đến trường của anh với tư cách là phụ huynh cho việc họp. Đôi khi cô mơ thấy một chàng trai trẻ đẹp trai (như Rei) sẽ đưa cô thoát khỏi cuộc sống khốn khổ. Nhiều lần cô ấy tỏ ra là một phần nguyên nhân tạo nên tính cách của Ataru, hành động ích kỷ, đổ lỗi và la hét (mặc dù thường xuyên thất vọng hơn). Mặc dù vậy, cô cũng thể hiện bản tính quan tâm của mình, chẳng hạn như tăng tiền ăn trưa cho chồng trong khi họ gần hết tiền.
Cha mẹ của Lum.
Cha của Lum (ラムの父, "Ramu no Chichi") là một con oni to lớn, mập mạp và có hơi ồn ào và đáng sợ. Tuy nhiên, ông cũng sợ vợ mình như Ataru sợ Lum, bằng chứng là lần cô ném chồng ra khỏi nhà khi ông nổi giận với cô vì đã cố gắng bắt ông ăn kiêng. Mẹ của Lum (ラムの母, "Ramu no Haha") là một phụ nữ xinh đẹp chỉ có thể nói bằng ngôn ngữ oni, xuất hiện trong manga dưới dạng gạch mạt chược và trong anime có phụ đề là chữ Hy Lạp. Trong anime, cô ấy có thể tạo ra những cú sốc điện giống như Lum. Cả cha và mẹ cô đều có thể bay, nhưng họ không bao giờ thể hiện bất kỳ sức mạnh rõ ràng nào khác.
Biệt động quân của Lum:
Biệt động quân của Lum (ラム親衛隊, "Ramu Shin'eitai", "Vệ sĩ của Lum") là bốn chàng trai cùng lớp với Ataru, những người yêu Lum và đã thề sẽ bảo vệ cô khỏi Ataru. Họ là bạn thân nhưng cuối cùng lại thường xuyên đánh nhau khi tình huống liên quan đến Lum. Trong manga gốc, bốn nhân vật này không được đặt tên và ít xuất hiện hơn sau khi Mendo ra mắt. | 1 | null |
Slingsby T.7 Kirby Cadet là một loại tàu lượn huấn luyện của Anh, do hãng Slingsby thiết kế chế tạo, bay lần đầu vào năm 1935. Nó được trang bị cho các đơn vị huấn luyện thuộc Không quân Hoàng gia với tên gọi Cadet TX.1 từ thập niên 1950 tới thập niên 1960. | 1 | null |
Hồ Sâm (, ? – 526), vốn là tù trưởng tộc Sắc Lặc, một trong những thủ lĩnh ở khu vực Quan Lũng của phong trào Lục Trấn khởi nghĩa phản kháng nhà Bắc Ngụy.
Quá trình khởi nghĩa.
Tháng tư năm Chánh Quang thứ 5 (524), dân trấn Cao Bình là bọn Hách Liên Ân (dân tộc Hung Nô) hưởng ứng lời hiệu triệu của Phá Lục Hàn Bạt Lăng, khởi sự ở Cao Bình, đề cử Hồ Sâm làm thủ lĩnh. Ông tự xưng Cao Bình vương.
Cuối tháng ấy, Hồ Sâm phái bộ tướng Mặc Kỳ Sửu Nô và Túc Cần Minh Đạt tiến đánh Kính Châu , cùng tướng Ngụy giữ thành là Lư Tổ Thiên, Y Úng Sanh giằng co. Triều đình mệnh cho Hành đài Đại đô đốc Tiêu Bảo Dần và Tây đạo đô đốc Thôi Duyên Bá soái 12 vạn tinh binh, 8000 thiết kỵ bắc tiến, đánh dẹp khởi nghĩa. Mặc Kỳ Sửu Nô ứng biến linh hoạt, trước thua sau thắng, giết chết Thôi Duyên Bá, buộc Tiêu Bảo Dần lui chạy.
Chính vào lúc khởi nghĩa lên đến cao trào, thủ lĩnh các lộ nghĩa quân lại quay ra nghi kỵ đối phó lẫn nhau. Tháng 8, bộ tướng của Mạc Chiết Niệm Sanh là Lữ Bá Độ đến đầu quân cho Hồ Sâm. Ông nhiệm dụng hắn ta làm Đại đô đốc, Tần vương, cấp cho người ngựa, mệnh cho hắn ta quay lại tấn công Mạc Chiết Niệm Sanh.
Sau khi đánh bại bộ tướng của Niệm Sanh là Đỗ Sán ở Thành Kỷ , Lữ Bá Độ tiếp tục đánh phá thành Thủy Lạc của Kim Thành vương Mạc Chiết Phổ Hiền. Nhưng rồi sau đó, Hồ Sâm lại cùng Mạc Chiết Niệm Sanh liến kết chống lại Phá Lục Hàn Bạt Lăng. Vì thế, Phá Lục Hàn Bạt Lăng cả giận, ngầm phái đại thần Phí Luật lẻn vào Cao Bình, đến năm Hiếu Xương thứ 2 (526), giết được Hồ Sâm . | 1 | null |
Hàn Lâu (, ? - 529), thủ lĩnh nghĩa quân cuối cùng ở Hà Bắc trong giai đoạn sau của phong trào Lục Trấn khởi nghĩa phản kháng nhà Bắc Ngụy.
Quá trình khởi nghĩa.
Ông vốn là bộ tướng của Cát Vinh. Sau khi Vinh thất bại, Hàn Lâu cùng bọn Hác Trường đưa mấy vạn tàn binh chiếm cứ U Châu , lực lượng phát triển lên đến hàng chục vạn. Tháng 2 năm Vĩnh An thứ 2 (529), ông bị Đô đốc Hầu Uyên dùng kế phản gián lừa bắt, sau đó bị giết. | 1 | null |
Leptolalax firthi là một loài cóc mày được phát hiện tại các cánh rừng thường xanh miền trung Việt Nam năm 2010 và công bố mô tả trên tạp chí Zootaxa 3321 (trang 56-68) năm 2012.
Phát hiện.
Vào mùa mưa tháng 7 năm 2007, bà Jodi Rowley ở bảo tàng Úc và các đồng nghiệp đã tìm thấy hai cá thể cái trong các khu rừng tỉnh Quảng Nam có kích thước lướn hơn và màu nhạt hơn so với các loài khác cùng chi đã biết trước đó. Tháng 7 năm 2009, họ lại tìm thấy ba cá thể cái nữa ở tỉnh Kon Tum. Mãi đến mùa khô tháng 3, tháng 4 năm 2010 họ mới quan sát thấy hàng loạt cá thể đực của giống này tại Kon Tum.
Mô tả.
Leptolalax firthi có màu da lưng đồng màu nâu (không có đốm đen hay nâu sậm như các loài khác trong cùng chi), các nốt sần đều như cát; da bụng và ngực màu trắng trong. Kích thước trung bình con đực 26.4 – 29.2 mm, con cái 25.7 – 36.9 mm. Tiếng kêu của các con đực có từ 2 đến 5 nốt với tần số 5,4-6,6 kHz (ghi nhận ở nhiệt độ 18,3-21,2 °C).
Khác biệt với các loài cùng chi được khẳng định lại qua phân tích gen với sự khác biệt 16S rRNA > 10%.
Phân bổ.
Cóc mày Leptolalax firthi được ghi nhận phát hiện tại các cánh rừng thường xanh ven bờ suối ở độ cao 860 - 1720 mét thuộc tỉnh Kon Tum (Tây Nguyên) và Quảng Nam (Nam Trung Bộ Việt Nam). | 1 | null |
Mặc Kỳ Xú Nô (, ? – 530) thủ lĩnh nghĩa quân cuối cùng ở khu vực Quan Lũng trong giai đoạn sau của phong trào Lục Trấn khởi nghĩa phản kháng nhà Bắc Ngụy.
Nguồn gốc tên họ.
Ông là người dân tộc Hung Nô, vốn có họ là Mạch Kỳ (chữ Hán: 陌奇, bính âm: mòqí, chú âm :ㄇㄛˋ ㄑㄧˊ), chưa rõ vì sao lại lầm ra Mặc Kỳ (chữ 万 quen đọc là Vạn, chữ 俟 quen đọc là Sĩ).
Quá trình khởi nghĩa.
Mặc Kỳ Xú Nô là bộ tướng của Cao Bình vương Hồ Sâm. Tháng 4 năm Chánh Quang thứ 6 (525), Hồ Sâm mệnh cho ông và Túc Cần Minh Đạt tiến đánh Kính Châu, cùng tướng Ngụy giữ thành là Lư Tổ Thiên, Y Úng Sanh giằng co. Triều đình mệnh cho Hành đài Đại đô đốc Tiêu Bảo Dần và Tây đạo đô đốc Thôi Duyên Bá soái 12 vạn tinh binh, 8000 thiết kỵ bắc tiến, đánh dẹp khởi nghĩa.
Mặc Kỳ Xú Nô đóng trại ở tây bắc Kính Châu, không ngừng phái những cánh quân nhỏ quấy nhiễu, làm tổn thương nhuệ khí quan quân; tiếp đó lại dùng kế trá hàng, xuất kì bất ý đánh bại kẻ địch, mãnh tướng Thôi Duyên Bá tử trận, chủ tướng Tiêu Bảo Dần thua chạy, quan quân tử thương mấy vạn người, thanh thế nghĩa quân vang dội.
Năm Hiếu Xương thứ 2 (526), Hồ Sâm bị hại, ông kế tục lãnh đạo khởi nghĩa. Năm sau (527), Mạc Chiết Niệm Sanh bị hại, bộ chúng của ông ta theo về với Mặc Kỳ Xú Nô. Tháng 7 năm Kiến Nghĩa đầu tiên (528), ông tự xưng thiên tử (không có quốc hiệu) ở trấn Cao Bình, đặt trăm quan. Bấy giờ Ba Tư hiến cho Bắc Ngụy một con sư tử, Sửu Nô cướp lấy, xem là vật may mắn, đặt niên hiệu là Thần Thú. Tháng 9 năm sau, Sửu Nô đánh hạ châu thành của Đông Tần Châu, giết thứ sử Cao Chi Lãng. Bấy giờ nghĩa quân không chế phần lớn khu vực giữa Kính Thủy, Kỳ Thủy, Tiêu Bảo Dần phản Ngụy thất bại, tiến thoái không xong, đành chịu đầu hàng Sửu Nô.
Năm Vĩnh An thứ 3 (530), triều đình phái Nhĩ Chu Thiên Quang làm thống soái, Hạ Bạt Nhạc, Hầu Mạc Trần Duyệt làm phó, lãnh binh thảo phạt Mặc Kỳ Xú Nô. Sau vài thắng lợi nhỏ, Nhĩ Chu Thiên Quang dùng kế của Hạ Bạt Nhạc, đánh tiếng hưu chỉnh quân đội để tránh nóng. Sửu Nô tin là thật, thả cho nghĩa quân vừa cày cấy vừa phòng thủ, không ngờ quan quân ngầm cắt đứt tất cả đường lối, cản trở nghĩa quân tụ họp, rồi bất ngờ tập kích. Sửu Nô không địch nổi, bỏ Bình Đình muốn chạy về Cao Bình. Hạ Bạt Nhạc đuổi nà không tha, giao chiến một ngày đêm, bắt được Sửu Nô ở hố Trường Bình thuộc Bình Lương. Hạ Bạt Nhạc tiến vào Cao Bình, bắt được Tiêu Bảo Dần. Hai người bị giải về Lạc Dương, đem ra thị chúng rồi chém đầu.
Tàn dư nghĩa quân do Mặc Kỳ Đạo Lạc soái lĩnh chạy vào núi Khiên Đồn, tiếp tục chiến đấu. | 1 | null |
Fort-12 (tiếng Ukraina: ФОРТ-12) là loại súng ngắn bán tự động do công ty vũ khí RPC Fort tại Ukraina phát triển trong nỗ lực thay thế súng Makarov PM cho lực lượng cảnh sát từ thời Liên Xô vốn đã cũ. Để thực hiện việc đó RPC Fort đã mua máy móc sản xuất từ một nhà máy của Cộng hòa Séc là Uherský Brod sau đó tiến hành thiết kế vào cuối những năm 1990 với kết quả đầu tiên là khẩu Fort-12. Súng đã được thông qua để trang bị cho lực lượng cảnh sát tại Ukraina ngoài ra nó còn được bán cho thị trường dân sự với mẫu phi sát thương sử dụng đạn cao su hay hơi cay. Dù Fort-12 được xem là mẫu thay thế nhưng súng vẫn chỉ như một lượng bổ sung thêm cho các khẩu Makarov PM vốn vẫn đang được sử dụng.
Thiết kế.
Fort-12 sử dụng cơ chế nạp đạn blowback và hoạt động kép. Khung súng và khối trượt được làm bằng thép. Nút khóa an toàn nằm phía bên trái của súng nó sẽ khóa an toàn búa điểm hỏa không cho hoạt động dù là đã vào vị trí sẵn sàng khai hỏa hay chưa. Súng được mạ chống gỉ như tiêu chuẩn cơ bản, nếu được yêu cầu súng sẽ được chạm khắc hay dát vàng.
Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi. Hộp đạn rời của súng có hai hàng đạn chứa 12 viên, nút nhả hộp đạn ra nằm phía bên trái súng trong góc vòng bảo vệ cò súng.
Các khẩu được sản xuất đầu tiên bị phản ánh là chúng chỉ tương đối về độ tin cậy, hiện tại thì các lỗi phát sinh đã được khắc phục cũng như có thêm một số cải tiến so với khẩu Makarov PM về hình dáng, độ chính xác và lượng đạn mang theo. Fort-12 vẫn còn một sơ sót là nó không thể cho búa điểm hỏa ra khỏi vị trí lên cò ngoài việc để nó hoạt động bằng cách bóp cò nhưng dùng tay giữ lại để đẩy từ từ vào vị trí an toàn. | 1 | null |
Trận Reichenbach là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Bảy năm tại châu Âu, đã diễn ra vào ngày 16 tháng 8 năm 1762 ở xung quanh và phía sau pháo đài Schweidnitz. Trong trận chiến này, quân đội Phổ dưới quyền chỉ huy của Công tước August Wilhelm xứ Brunswick-Bevern, vời sự hỗ trợ của viện binh do vua Friedrich II ("Friedrich Đại đế") chỉ huy, đã đập tan một nỗ lực giải vây cho Schweidnitz vốn đang bị người Phổ vây hãm của quân đội Đế quốc Áo dưới sự chỉ huy của Thống chế Leopold Joseph von Daun. Thất bại nặng nề của quân đội Áo tại Reichenbach, cùng với chiến thắng của quân đội Phổ trong trận Burkersdorf trước đó, đã góp phần phá vỡ ý chí tiếp tục cuộc tranh giành tỉnh Schlesien của người chỉ huy quân Áo là Daun. Trận đánh ở Reichenbach được xem là một ví dụ điển hình cho thắng lợi của một lực lượng kỵ binh được chỉ huy bài bản và được sự giúp đỡ tích cực của pháo đội kỵ binh khi đương đầu các lực lượng mạnh mẽ của đối phương.
Sau khi Nga và Thụy Điển rút khỏi liên minh chống Phổ, Friedrich Đại đế đã đánh thắng quân Áo trong trận quyết định tại Burkersdorf vào tháng 7 năm 1762. Sau thắng lợi này, vào đầu tháng 8, vị Quốc vương Phổ tiến hành cuộc vây hãm Schweidnitz – một pháo đài quan trọng tại Schlesien đã từng bị người Áo đánh chiếm vào cuối năm 1761. Vua Friedrich đã phái tướng Bevern cầm đầu một đạo quân án ngữ gần Reichenbach, để canh giữ những đoạn đường từ Eulen-Gebirge. Với mong muốn giải nguy cho Schweidnitz, Daun nghĩ rằng cơ hội đã đến với ông để tiêu diệt chi đội dưới quyền Bevern vốn được đặt tách rời khỏi phần binh lực còn lại của Phổ. Và, vị Thống chế Áo đã sai các tướng Franz Moritz Lacy, Beck, O'Donnell và St. Ignon, với các quân đoàn riêng rẽ, giáng một đòn vào quân Phổ từ mọi phía. Và, vào lúc 5 giờ sáng ngày 16 tháng 8, lực lượng của Bevern đã bắt đầu hứng chịu sự tấn công của quân Áo. Mặc dù rơi vào tình thế bất lợi, Bevern đã chống trả mạnh mẽ trước 4 đội hình hàng dọc của quân Áo. Tuy đã thể hiện khả năng của mình trong chiến đấu, trước ưu thế về quân số của địch thủ, Bevern đã có dấu hiệu nhường bước khi đội quân của ông bất ngờ được tăng viện và đảo ngược tình hình: Friedrich Đại đế đã chi viện tất cả mọi lực lượng mà ông có thể chiêu tập được cho Bevern. Friedrich đã lên lưng con chiến mã Cossack "Cäsar" của ông, ngoài ra lực lượng kỵ binh Phổ đã phóng ngựa từ doanh trại của ông tại Peterswaldau đến chiến trường. Quân kỵ binh của Vương công xứ Württemberg đã tấn công quân đoàn của O'Donnel, và buộc quân Áo phải tháo chạy sau một trận đánh bằng kỵ binh ấn tượng nhưng hầu như là không đổ máu. Khi ấy, lực lượng pháo binh hạng nhẹ của Phổ đã kéo đến, và tiếp bước họ là bản thân Friedrich và một nhóm bộ binh dưới quyền ông. Từ mọi phía, quân Áo đã rút chạy.
Sau thất bại đắt giá của quân đội Áo tại trận Reichenbach, Daun đã triệt binh và Scharfenebeck và ở đây cho đến khi chiến dịch kết thúc. Số phận của Schweidnitz coi như đã được định đoạt, và Daun không còn ý định nào để giải vây cho Schweidnitz nữa. Cuối cùng, vào tháng 10, pháo đài Schweidnitz đã thất thủ về tay người Phổ. | 1 | null |
Vepr-12 (tiếng Nga: Вепрь-12) là loại súng shotgun bán tự động được thiết kế và chế tạo tại nhà máy cơ khí Molot tại Vyatskie Polyany, Kirov Oblast, Nga. Đây là loại shotgun bán tự động sử dụng thiết kế của RPK-74. Nó được phát triển chủ yếu dành cho thị trường dân sự để sử dụng trong thể thao và tự vệ nhưng cũng được sử dụng bởi các lực lượng thi hành công vụ, Vepr-12 cũng được dùng cho việc xuất khẩu.
Thiết kế.
Vepr-12 sử dụng cơ chế nạp đạn bằng khí nén, thoi nạp đạn xoay với hệ thống trích khí dài và ống trích khí nằm ở phía trên nòng súng. Hệ thống trích khí của súng sẽ tự điều tiết mà không cần điều chỉnh bằng tay khi sử dụng các loại đạn khác nhau. Hệ thống an toàn của súng giống các khẩu AK với một cần khóa an toàn nằm phía bên trái súng. Khe nhả vỏ đạn của súng sẽ được giữ mở khi súng hết đạn.
Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi, súng có thanh răng trên thân để gắn các hệ thống nhắm thích hợp. Nòng súng có tích hợp bộ phận chống chớp sáng cố định hay có thể tháo ra tùy mẫu. Báng súng dạng khung có thể gấp sang một bên để tiết kiệm không gian khi di chuyển. Trên thân súng và ốp lót tay có thanh răng để gắn các hệ thống hỗ trợ tác chiến. Súng có thể dùng chung hộp đạn với Saiga-12 nhưng hộp đạn của Vepr-12 lại không thể dùng cho Saiga-12. | 1 | null |
Dòng Salêdiêng Don Bosco (tiếng Anh: "Salesians of Don Bosco", viết tắt: SDB), tên chính thức là "Hội dòng của Thánh Phanxicô Đệ Salê" (tiếng Latin: Societas Sancti Francisci Salesii), là một tu hội Công giáo Roma thuộc quyền Giáo hoàng. Hội dòng được thành lập vào cuối thế kỷ 19 bởi Thánh Don Bosco với nền tảng ban đầu là công tác từ thiện, chăm sóc trẻ em và người nghèo trong cuộc cách mạng công nghiệp.
Châm ngôn bằng tiếng Latin của hội dòng là: "Da mihi animas, coetera tolle", dịch sang tiếng Việt: "Xin cho tôi các linh hồn, còn các sự khác xin hãy lấy đi" (theo sách Sáng Thế 14, 21-23).
Lịch sử.
Năm 1842, một tu sĩ trẻ người Ý là Gioan Bosco (tiếng Ý: Giovanni Bosco) đã mở một trường học ban đêm dành cho trẻ em trai ở Valdocco (nay thuộc Torino, Ý). Những năm tiếp theo, ông mở thêm vài trường học khác tương tự để thu nhận các trẻ em cơ nhỡ. Đến năm 1857, ông đã thu hút được nhiều người cùng chí hướng và ra một bản quy tắc hoạt động mà nay đã trở thành Hiến luật của Hội dòng Thánh Phanxicô Đệ Salê.
Trên cơ sở các hoạt động đó, vào năm 1852, Gioan Bosco đã thành lập tu hội Salesian. Đến năm 1858, tu hội được Tòa Thánh phê chuẩn và chính thức được công bố vào ngày 18 tháng 12 năm 1859 tại Torino (Ý) với danh hiệu là "Hội Đạo đức Thánh Phanxicô Đệ Salê" gồm 17 thành viên (01 linh mục, 15 tư giáo và một sinh viên, trong đó có Don Bosco, (lúc bấy giờ đã 44 tuổi). Thành viên Sư huynh đầu tiên gia nhập tu hội vào ngày 22 tháng 2 năm 1860. Ngày 22 tháng 7 năm 1864, Tòa Thánh ban sắc Lệnh "Decretum Laudis" chấp thuận cho tu hội hoạt động và ngày 1 tháng 3 năm 1869 thì chính thức công nhận tu hội Salêdiêng - Don Bosco là tu hội Công giáo. Đến ngày 3 tháng 4 năm 1873, Giáo hoàng Piô IX phê chuẩn Hiến luật của tu hội.
Cơ sở đầu tiên của tu hội nước Ý được thành lập ngày 9 tháng 11 năm 1875 tại thành phố Nice, nước Pháp. Ngày 11 tháng 11 năm 1875, cuộc xuất hành truyền giáo đầu tiên lên đường sang Argentina.
Triết lý giáo dục của Dòng Salêdiêng Don Bosco có thể được cô đọng vào ba từ: lý trí, tôn giáo và lòng thương mến. Nguyên tắc cơ bản của hệ thống giáo dục này chính là hiểu biết và yêu thương giới trẻ. Tháng 3 năm 1877, Don Bosco xuất bản khảo luận về Hệ thống Giáo dục Dự phòng của ông. Tháng 8 năm 1877, xuất bản "Tập San Salêdiêng" đầu tiên.
Sau khi người sáng lập Don Bosco qua đời năm 1888, hoạt động của tu hội vẫn tiếp tục phát triển. Năm 1911, các cơ sở tu hội Salêdiêng đã được thành lập trên khắp thế giới, bao gồm Colombia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Tunisia, Venezuela và Hoa Kỳ. Cuối năm 2008, tu hội ước tính có hơn 16.092 hội viên tại 1.859 nhà kể cả các Giám mục và tập sinh đang phục vụ trên 130 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Huy hiệu truyền thống.
Huy hiệu của tu hội được giáo sư Boas thiết kế, đã ra mắt lần đầu tiên trong một lá thư luân lưu của Don Bosco đề ngày 8 tháng 12 năm 1885 mang biểu tượng của sự nhân đức thần học (một ngôi sao rạng rỡ tượng trưng niềm tin, một mỏ neo tượng trưng cho hy vọng và một trái tim rực lửa tượng trưng cho tổ chức từ thiện); hình ảnh của Thánh Francis de Sales (nhắc nhớ đến Đấng Bảo trợ của Tu hội) và một khu rừng nhỏ ở phần dưới (ám chỉ đến Đấng sáng lập) với các ngọn núi cao biểu thị cho những cao độ của sự toàn hóa mà các hội viên đang vươn tới; nhành cọ và nhành nguyệt quế đan xen ở hai bên biểu trưng cho phần thưởng xứng đáng cho một đời sống đạo hạnh và hy sinh. Phía dưới là châm ngôn của hội dòng bằng tiếng Latin diễn tả lý tưởng của người Sa-lê-diêng.
Logo mới.
Biểu tượng của tu hội, được tạo thành từ hai hình ảnh chồng lên nhau: Một phông nền cách điệu hình chữ "S" (Salêdiêng) mang sắc màu trắng được hình thành trong một hình cầu giống như một thế giới được đánh dấu bằng đường (hành trình) và còn lại hai phần cắt giữa những cánh đồng hay ngọn đồi.
Hình ảnh thứ hai là các trung tâm của toàn thế giới che lấp đường chữ "S". Hình một mũi tên màu đỏ chỉ lên chốn nghỉ ngơi, trên ba chân màu đỏ vuông góc với đầu mũi tên, là ba vòng tròn màu đỏ khép kín trở thành một hình ảnh cách điệu của ba người: người đầu tiên ở vị trí chính giữa cao hơn so với hai người bên cạnh là: nhân vật trung tâm của ba người và hai người khác bên cạnh, nó xuất hiện như thể là được chấp nhận bởi nhân vật trung tâm. Ba hình cách điệu với các mũi tên chỉ lên trên cũng có thể được xem như là một ngôi nhà ở đơn giản với một mái dốc (mở cánh tay cách điệu tròn của nhân vật trung tâm) và với ba trụ cột của ngôi nhà (cơ quan của ba người).
Logo hàm chứa ý nghĩa: Thánh Gioan Bosco với vòng tay rộng mở, được cô đọng vào ba từ: Lý trí, Tôn giáo và Lòng thương mến.
Nó được thiết kế với chủ đề Trung tâm Don Bosco và Salêdiêng đồng hành cùng giới trẻ thông qua thế giới.
Quá trình phát triển tại Việt Nam.
Vào năm 1936, Giám mục Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng, Giám mục Giáo phận Phát Diệm, đã đề nghị Linh mục Carlo Braga, Giám tỉnh Tỉnh Dòng Salêdiêng Trung Hoa, gửi các tu sĩ Salêdiêng đến điều hành Tiểu chủng viện, dạy học và điều hành trường dạy nghề. Tuy nhiên, việc này đã không được thực hiện. Thời gian sau đó, Giám mục Hồ Ngọc Cẩn đã đến Trung ương Dòng Salêdiêng Don Bosco tại Torino và đề nghị Bề trên Cả của dòng là Philip Rinaldi gửi các tu sĩ Salêdiêng đến Việt Nam. Tuy nhiên đây chỉ là những hoạt động đơn lẻ của dòng tại Việt Nam.
Mãi đến năm 1940, một tu sĩ dòng Salêdiêng người Pháp, linh mục Phanxicô Dupont, vì biết tiếng Nhật, đã được gửi đến Việt Nam để làm thông dịch viên và làm Tuyên úy cho các binh sĩ Nhật. Tuy nhiên, chỉ một năm sau, do có sự can thiệp của Tòa Khâm sứ, ông được xuất ngũ. Là một nhà truyền giáo nhiệt thành, ông tham gia nhiều hoạt động mục vụ tông đồ từ Bắc chí Nam, từ Hà Nội đến Sài Gòn, làm Tuyên úy Sinh viên Công giáo, Tổng linh hướng các cấp lãnh đạo của Tổ chức Hướng đạo. Cuối năm 1941, ông cộng tác điều hành một cô nhi viện ở Hà Nội, nhờ có sự hỗ trợ của một tu sĩ trẻ dòng Salêdiêng, Linh mục Raimond Petit, Linh mục Dupont đã lập một trường huấn nghệ cho học sinh và dạy Latin. Công việc trở nên khó khăn sau cái chết của linh mục Dupont, nên vào năm 1947, Linh mục Raimond Petit đã đưa khoảng trẻ 30 em về Pháp để chuyển vào các nhà Salêdiêng ở Nice và Marseille hoặc gửi vào các gia đình ở Marseille, chấm dứt những hoạt động đầu tiên của hội dòng Salêdiêng tại Việt Nam.
Vào năm 1952, Tòa Thánh phong một tu sĩ dòng Thừa sai (MEP) là Paul Léon Seitz làm Giám mục hiệu tòa Catula và bổ nhiệm ông làm Đại diện Tông Tòa Giáo phận Kon Tum. Trước khi nhậm nhiệm sở mới, Giám mục Paul Seitz Kim đã đề nghị Hội dòng Salêdiêng tiếp nhận Gia đình Têrêxa, một tổ chức xã hội Công giáo chuyên tiếp nhận các thanh thiếu niên nghèo, vô gia cư và thất lạc gia đình, do chính ông thành lập. Đề nghị này được Hội dòng chấp thuận và ngay trong năm đó, Giám tỉnh Tỉnh Dòng Trung Hoa Hồng Kông đã gửi Linh mục Antôn Giacomino (người Brasil) và Linh mục Andrej Majcen Quang (người Slovenia) qua Việt Nam. Lúc đầu, nhà dòng lập chi nhánh Dòng Salêdiêng Don Bosco tại giáo xứ Thái Hà, Hoàng Long, Hà Nội.
Năm 1954, các tu sĩ cùng các học sinh của Dòng Salêdiêng Don Bosco đều di cư vào miền Nam Việt Nam. Do không được Giám mục Sài Gòn Jean Cassaigne chấp nhận cho vào Sài Gòn, Dòng đã chuyển các học sinh vào Ban Mê Thuột. Sau một thời gian ngắn, vì không thể sống được ở Ban Mê Thuột, năm 1955, Dòng phải chuyển vào Sài Gòn với sự cho phép của Giám mục Sài Gòn lúc đó là Giám mục Simon Hòa Hiền. Tuy nhiên, phần lớn các học sinh lớn đã ở lại Giáo phận Kontum. Ban đầu, trụ sở hội dòng đặt ở Thủ Đức. Sau khi trụ sở hội dòng tại Thủ Đức được chuyển thành Đệ tử viện dành cho các học sinh muốn đi tu Dòng Don Bosco, các học sinh còn lại được chuyển về Gò Vấp, đến ngày 11 tháng 11 năm 1956, Trường Huấn nghiệp Gò Vấp được thành lập. Nơi đây trở thành cơ sở chính cho hoạt động xã hội của dòng Don Bosco tại Việt Nam cho đến tận cuối 1975. Từ năm 1973, Dòng cho khởi công xây dựng cơ sở cho một trường Kỹ thuật nữa ở Đà Nẵng với dự kiến niên học 1975 - 1976 sẽ khai giảng (tuy nhiên, dự định này đã không trở thành hiện thực).
Những hoạt động ban đầu của Dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam thường do các tu sĩ và linh mục ngoại quốc điều hành. Mãi đến năm 1957, mới có hai tu sĩ Việt Nam đầu tiên. Năm 1960, Dòng bắt đầu mở Nhà Tập, năm 1972, mở Học viện tại Đà Lạt. Tháng 6 năm 1974, chi nhánh Dòng Don Bosco Việt Nam trở thành Phụ tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam, trực thuộc Bề trên Cả.
Sau năm 1975, chính quyền Việt Nam trưng dụng hầu hết các cơ sở của Dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam. Hoạt động của Dòng phải chuyển vào một số giáo xứ ở các Giáo phận Sài Gòn, Xuân Lộc, Đà lạt để có thể tồn tại, hoạt động và phát triển. Các tu sĩ ngoại quốc đã phải về nước và một số tu sĩ Việt Nam ra khỏi Dòng, năm 1975 có 120 tu sĩ, năm 1985 chỉ còn lại 78, do đó hoạt động của hội dòng gặp rất nhiều khó khăn. Chỉ có nhờ vào sự kiên trì cũng như nỗ lực không ngừng của các thành viên còn lại, Dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam tồn tại và đã phát triển lên 304 tu sĩ, đang làm việc tại nhiều Giáo phận (Hà Nội, Thái Bình, Bùi Chu, Thanh Hóa, Vinh, Kon Tum, Ban Mê thuột, Đà Lạt, Xuân Lộc, Bà Rịa, Sài Gòn, Vĩnh Long, Long Xuyên). Ngày 24 tháng 7 năm 1999, chi nhánh Dòng tại Việt Nam chính thức trở thành Tỉnh Dòng Don Bosco Việt Nam, trực thuộc Bề trên Cả.
Tổ chức.
(Nguồn: CG 26, Niên giám 2009, Thống kê 31/12/2008 và Dati Statistici, 2008).
Định hướng.
Hiến luật số 2 của tu hội khẳng định:
Hiến luật 6 nêu rõ sứ mệnh Salêdiêng bao gồm những lãnh vực sau đây:
Hoạt động.
Sau Mỹ Latinh, các Salêdiêng tổ chức "Kế hoạch châu Phi", hiện có khoảng 1.000 Salêdiêng đang làm việc tại đó. Cũng đã có cuộc đàm phán về một nhóm "Phục vụ Trung Hoa". Các Salêdiêng đang hoạt động tại hơn 130 quốc gia trên thế giới. Hiến luật quả quyết rằng người Salêdiêng nên thánh qua việc thực thi sứ mệnh của mình.
Gia đình Salêdiêng.
Gia đình Salêdiêng ngày nay.
Chính Don Bosco đã cưu mang ý tưởng về Gia đình Salêdiêng. Ngày nay, Gia đình này có 23 nhóm và làm việc hầu như ở mọi nước trên thế giới. Chúng ta có thể liệt kê vài nhóm:
Các mối liên kết.
Các thành phần của Gia đình này do nền giáo dục họ nhận thức được. Họ sẽ liên kết mật thiết hơn với nhau khi họ cam kết tham dự vào sứ mệnh Salêdiêng trên thế giới (HL 5). | 1 | null |
Mặc Kỳ Đạo Lạc (, ? – 530), tướng lĩnh khởi nghĩa Quan Lũng trong giai đoạn sau của phong trào Lục Trấn khởi nghĩa phản kháng nhà Bắc Ngụy.
Quá trình khởi nghĩa.
Ông là bộ tướng của Mặc Kỳ Sửu Nô. Tháng 6 năm Vĩnh An thứ 3 (530), Sửu Nô thất bại, đồng đảng của ông ta từ Kính Châu, U Châu về phía tây đến Linh Châu đều quy hàng triều đình, chỉ có Đạo Lạc soái 6000 bộ hạ chạy vào núi sâu tiếp tục chiến đấu.
Bấy giờ một dải Cao Bình gặp hạn lớn, Ngụy soái Nhĩ Chu Thiên Quang vì chiến mã thiếu nước, thiếu cỏ, nên đóng quân ở vị trí cách Cao Bình về phía đông 50 dặm, rồi phái Đô đốc Trưởng Tôn Tà Lợi lãnh 200 người đến coi sóc quân - chánh sự vụ của Nguyên Châu, trấn thủ thành Cao Bình. Mặc Kỳ Đạo Lạc ngầm cùng trăm họ trong thành bày mưu, bắt giết Tà Lợi và toàn bộ thủ hạ của ông ta. Nhĩ Chu Thiên Quang soái các lộ nhân mãn đến Cao Bình cứu viện, Đạo Lạc ra thành nghênh chiến, kết quả thất bại, đưa bộ hạ của mình nhắm hướng tây chạy trốn, đến núi Khiên Đồn, chiếm cứ nơi hiểm yếu mà cố thủ.
Nhĩ Chu Thiên Quang soái quân đến núi Khiên Đồn truy kích Đạo Lạc, ông lại thua chạy, trốn vào Lũng Sơn, đầu quân cho thủ lĩnh nghĩa quân ở Lược Dương là Vương Khánh Vân. Đạo Lạc kiêu dũng tuyệt luân, sau khi Vương Khánh Vân có được ông, vô cùng cao hứng, xem đấy là một sự thành công lớn, vì thế xưng đế ở thành Thủy Lạc, đặt trăm quan, nhiệm mệnh cho Đạo Lạc làm Đại tướng quân.
Tháng 7 năm ấy, Nhĩ Chu Thiên Quang soái quân vào Lũng, đến thành Thủy Lạc. Vương Khánh Vân, Mặc Kỳ Đạo Lạc ra thành nghênh chiến. Ông bị trúng tên vào cánh tay, quay ngựa bỏ chạy. Quan quân hạ được thành đông, nghĩa quân lui về thành tây. Trong thành không có nước, nhiều nghĩa quân đói khát ra hàng, tố cáo Khánh Vân, Đạo Lạc muốn đột vây. Nhĩ Chu Thiên Quang vì thế phái sứ giả thuyết phục bọn họ đầu hàng, yêu cầu sáng hôm sau hãy đưa ra quyết định. Bọn Vương Khánh Vân đồng ý, cho rằng ngay đêm nay có thể nhân lúc quan quân không phòng bị mà đột vây. Nhưng Nhĩ Chu Thiên Quang đã sớm bố trí mai phục, các thủ lĩnh nghĩa quân vừa ra khỏi thành lập tức bị bắt sống. Nhĩ Chu Thiên Quang chôn sống hơn 17000 nghĩa quân, gia thuộc của họ đều được thưởng cho binh sĩ.
Sau trận này, các châu 3 Tần, Hà, Vị, Qua, Lương, Thiện đều đầu hàng, triều đình Bắc Ngụy dẹp xong tất cả những cuộc nổi dậy bùng lên từ cuối những năm Chánh Quang (520 - 525). | 1 | null |
"Everybody Get Up" là đĩa đơn duy nhất trong album phối khí đầu tiên của nam ca sĩ nhạc rap Pitbull, "Money Is Still a Major Issue". Ca khúc có sự góp giọng của nhóm nhạc R&B Pretty Ricky. Đĩa đơn được phát hành vào ngày 15 tháng 11 năm 2005.
Video âm nhạc.
Video âm nhạc cho "Everybody Get Up" được đạo diễn bởi Dr.Teeth. Trong video có sự xuất hiện của cả Pitbull và Pretty Ricky. | 1 | null |
"That's Nasty" là một ca khúc của nam ca sĩ nhạc rap Pitbull, hợp tác với Lil Jon và Fat Joe. Ca khúc được chọn làm đĩa đơn thứ hai cho album đầu tay của Pitbull, "M.I.A.M.I.", và được phát hành vào ngày 3 tháng 8 năm 2004. "That's Nasty" được sáng tác bởi Armadno Pérez, Joseph Antonio Cartagena, Jonathan Smith và được sản xuất bởi Lil Jon. | 1 | null |
"Dammit Man" là một ca khúc của nam ca sĩ nhạc rap Pitbull hợp tác với Piccallo. Ca khúc được chọn làm đĩa đơn thứ năm cho album phòng thu đầu tay của Pitbull, "M.I.A.M.I.". "Dammit Man" được sản xuất bởi Jim Jonsin và đã lọt vào bảng xếp hạng Bubbling Under Hot 100 Singles với vị trí thứ 19.
Video âm nhạc.
Video âm nhạc cho "Dammit Man" được đạo diễn bởi Flyy Kai. Trong video có sự xuất hiện của cả Pitbull và Piccallo. Ngoài ra, DJ Khaled cũng xuất hiện trong video này với tư cách khách mời. | 1 | null |
Sở Giản vương (chữ Hán: 楚简王, trị vì 432 TCN-408 TCN), tên thật là Hùng Trung (熊中) hay Mi Trung (芈中), là vị vua thứ 34 của nước Sở - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Hùng Trung là con của Sở Huệ vương, vua thứ 33 của nước Sở. Năm 432 TCN, Sở Huệ vương mất, Hùng Trung lên nối ngôi, tức là Sở Giản vương.
Năm 431 TCN, ngay sau khi lên ngôi, Sở Giản vương đã đem quân bắc phạt, diệt nước Cử, đổi là Cử ấp và nhập vào làm một huyện của nước Sở.
Năm 413 TCN, Sở Giản vương đánh nước Ngụy, chiếm đất Thương Lạc (nay thuộc Thiểm Tây), sau đó đánh nước Tống, tiến đến Thương Khâu, buộc nước Tống phải giảng hòa.
Năm 408 TCN, Sở Giản vương qua đời. Ông ở ngôi tất cả 24 năm. con ông là Hùng Đương lên ngôi, tức Sở Thanh vương. | 1 | null |
Sở Thanh vương (chữ Hán: 楚聲王, trị vì 407 TCN-401 TCN), hay Sở Thanh Hoàn vương (楚聲桓王), tên thật là Hùng Đương (熊當), là vị vua thứ 35 của nước Sở - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Ông là con của Sở Giản vương, vua thứ 34 của nước Sở. Năm 408 TCN, Sở Giản vương mất, ông lên nối ngôi, tức là Sở Thanh vương.
Theo Sử ký, dưới thời Thanh vương loạn đảng nổi lên khắp nơi, chính sự nước Sở suy kém và đi đến rối loạn.
Năm 401 TCN, Sở Thanh vương bị lực lượng chống đối sát hại, quý tộc nước Sở lập con ông là Hùng Nghi lên ngôi, tức Sở Điệu Vương. | 1 | null |
Walther PP là một loại súng ngắn bán tự động nổi tiếng, là một khẩu súng lục lừng danh thế giới, được thiết kế bởi nhà máy Walther của Cộng hòa Weimar và nước Đức. Nó được bắt đầu thiết kế vào năm 1929 và được trang bị cho quân đội Đức Quốc xã vào năm 1935. Không chỉ Walther PP mà biến thể Walther PPK của nó càng nổi tiếng hơn nó nhiều.
Súng Walther PP và PPK có thể gắn giảm thanh, rất thích hợp cho các lực lượng kháng chiến toàn châu Âu trong thời thế chiến hai. Điều thú vị khác là Walther PPK chính là khẩu súng thông dụng của chàng điệp viên 007 - James Bond, một nhân vật điện ảnh được hàng triệu người biết đến.
Walther PP cùng PPK được các sĩ quan, tướng lĩnh lẫn cả binh lính Đức dùng rất nhiều trong thế chiến hai, nó không được quân Đồng minh xem là quý giá bằng khẩu súng lục Luger P08. Khẩu Walther PPK còn chính là vũ khí thông dụng của những thành viên trong hội kín Valkyrie chống Adolf Hitler của đại tá Claus von Stauffenberg, tham mưu trưởng của Lực lượng dự bị Đức Quốc xã năm 1944.
Trước kia thì súng này được nhà máy Walther sản xuất ở Đức, còn hiện nay ở bên Mỹ nó được nhà máy Smith & Wesson sản xuất, còn bên Pháp là nhà máy Manurhin. Súng có thể bắn từ 120 đến 140 viên trong một phút, sử dụng năm loại đạn khác nhau là .32 ACP, .380 ACP, .22 Long Rifle, .25 ACP và 9x18mm Ultra, có giả thuyết còn cho rằng nó cũng có thể dùng đạn 9x19mm Parabellum nhưng chưa có bằng chứng nào chứng minh điều đó. Súng này có rất nhiều sơ tốc khác nhau nhưng cũng phải tùy theo loại đạn và biến thể. | 1 | null |
Sở Tuyên vương (chữ Hán: 楚宣王, trị vì 369 TCN-340 TCN), tên thật là Hùng Sự (熊该), hay Mị Sự (羋该), là vị vua thứ 38 của nước Sở - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Ông là con của Sở Điệu vương, vua thứ 36 của nước Sở và là em Sở Túc vương, vua thứ 37 của nước Sở.
Trị vì.
Năm 370 TCN, vua anh của Lương Phu là Sở Túc vương qua đời mà không có con nối ngôi nên ông được lên kế vị, tức là Sở Tuyên vương.
Năm 357 TCN, Sở Tuyên vương sai sứ đến thông hiếu với nước Tần.
Năm 354 TCN, Ngụy Huệ vương đem quân đánh nước Triệu, bao vây Hàm Đan, Sở Tuyên vương sai Cảnh Xá cứu Triệu, đánh lui quân Ngụy, sau đó đem quân sang phía Tây, tiến vào nước Ba và đánh bại quân Ba.
Năm 353 TCN, thấy Sở Tuyên vương trọng dụng Lệnh doãn là Chiêu Hề Tuất nên các chư hầu ở phía Bắc nước Sở đều sợ Tuất. Sở Tuyên vương lấy làm lạ, hỏi các quan xem việc ấy là thế nào. Đại thần Giang Ất giảng giải cho Tuyên vương rằng Chiêu Hề Tuất thực ra chỉ là cáo mượn uy hùm, quyền binh nước Sở nằm trong tay Chiêu Hề Tuất, các chư hầu chỉ là sợ vua Sở chứ không sợ Tuất. Sở Tuyên vương từ đó mới tỉnh ngộ..
Năm 352 TCN, Ngụy liên minh với Hàn đánh bại liên quân quân Tề. Tề Uy vương phải nhờ Sở Tuyên vương xin với vua Ngụy cho hoãn binh, Ngụy Huệ vương mới đồng ý giảng hòa.
Năm 341 TCN, tướng Tề là Điền Kỵ ganh ghét tướng quốc Trâu Kị nên tấn công Lâm Truy để tìm Trâu Kỵ, nhưng thất bại, phải chạy sang nước Sở, được Tuyên vương thu nhận.
Năm 340 TCN, Sở Tuyên vương mất. Ông ở ngôi được 30 năm. Con ông là Hùng Thương lên ngôi, tức Sở Uy vương. | 1 | null |
Val d'Orcia hoặc Valdorcia là khu vực thung lũng kéo dài từ những ngọn đồi phía nam Siena đến đỉnh Monte Amiata, thuộc tỉnh Siena, Toscana, miền Trung nước Ý. Những ngọn đồi thoai thoải của nơi đây thi thoảng bị chia cắt bởi những thung lũng nhỏ, những thị trấn và làng mạc tuyệt đẹp như là Pienza (được xây dựng lại như là một thị trấn lý tưởng dưới sự bảo trợ của Giáo hoàng Piô II), Radicofani (quê hương của vị anh hùng sống ngoài vòng pháp luật Ghino di Tacco) và Montalcino (nơi sản xuất Brunello di Montalcino là một trong số những loại rượu vang uy tín nhất nước Ý). Phong cảnh của nó đã là nguồn cảm hứng trong các tác phẩm nghệ thuật từ hội họa Phục hưng cho đến nhiếp ảnh hiện đại.
Đô thị.
Có tổng cộng 5 đô thị tạo nên cảnh quan văn hóa của Val d'Orcia là Castiglione d'Orcia, San Quirico d'Orcia, Pienza, Radicofani và Montalcino. Ngoài ra, có các đô thị khác nằm tại khu vực này bao gồm Contignano, Monticchiello, Bagno Vignoni, Rocca d'Orcia, Campiglia d'Orcia, Bagni San Filippo, Vivo d'Orcia và một phần của các đô thị Sarteano, Castiglioncello del Trinoro, Castel del Piano, Montenero d'Orcia, Montegiovi. Nhiều trang trại nông nghiệp, nhà nông thôn, pháo đài, tòa tháp nằm phân tán trong cảnh quan biệt lập và yên bình. Ở rìa của khu vực thung lũng này là Montepulciano và Chianciano Terme.
Di sản thế giới.
Val d'Orcia là một cảnh quan thiên nhiên, nghệ thuật, văn hóa tuyệt đẹp được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ ngày 2 tháng 7 năm 2004. Nó là ví dụ tuyệt vời về cảnh quan thiên nhiên được thiết kế lại trong thời kỳ Phục hưng, phản ánh những ý tưởng của phương thức quản lý đất đai tốt hình thành ra một cảnh quan có tính thẩm mỹ. Được tôn vinh bởi các họa sĩ trường phái Sienese, Val d'Orcia phát triển rực rỡ trong thời kỳ Phục hưng, cảnh quan của nó mô tả cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên, trở thành biểu tượng của thời Phục hưng, ảnh hưởng sâu sắc và là nguồn cảm hứng trong các tác phẩm nghệ thuật cho đến tận ngày nay.
Một đô thị nổi tiếng trong khu vực này là Pienza cũng được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 1996.
Động thực vật.
Cảnh quan của khu vực này bị chi phối chủ yếu bởi những cây Bách. Ngoài ra là những khu rừng Sồi ở Monte Amiata. Về động vật, tại đây có một số loài như Ưng, Mèo rừng châu Âu, Kỳ giông mào Ý, Rắn và Rùa Hermann. | 1 | null |
Mixi, Inc. (tiếng Nhật: ミクシィ-mikushi) là một trang mạng xã hội ở Nhật bắt đầu hoạt động từ năm 2004; đến tháng 5/2008, Mixi đã sở hữu 21.6 triệu người dùng. Công ty điều hành Mixi, tiền thân là E-Mercury, Inc., được Kenji Kasahara thành lập năm 1999, ban đầu là công ty trách nhiệm hữu hạn, về sau trở thành công ty liên doanh vào năm 2000. Đến tháng 2/2006, công ty E-Mercury được đổi tên thành Mixi cho phù hợp với dịch vụ mạng xã hội Mixi được ra mắt cách đó 2 năm. Hiện nay trụ sở công ty đặt tại Shibuya, Tokyo. | 1 | null |
Lớp tàu đổ bộ Polnocny (hay Polnochny) là tên ký hiệu của NATO dành cho một lớp tàu đổ bộ hạng trung do Ba Lan hợp tác thiết kế với Liên Xô và bắt đầu được sản xuất tại Ba Lan từ năm 1967 đến năm 2002. Có tất cả 108 chiếc "Polnocny" thuộc 6 biến thể đã được chế tạo bao gồm Polnocny-A (Đề án 770), Polnocny-B (Đề án 771), Polnocny-C (Đề án 773), Polnocny-C sửa đổi (Đề án 776), Polnocny-D (Đề án 773U) và Đề án NS-722. Hiện nay chúng vẫn được sử dụng trong biên chế của một số lực lượng hải quân khác nhau. Tên của lớp tàu này xuất phát từ Stocznia Północna (Xưởng đóng tàu Phương Bắc) tại Gdańsk, nơi chúng được chế tạo. Đến năm 1986, đã có 107 chiếc được đóng (16 chiếc cuối cùng do Stocznia Marynarki Wojennej (Xưởng đóng tàu Hải quân) tại Gdynia chế tạo). Năm 2002, một con tàu có thiết kế hiện đại hóa thuộc Đề án NS-722 đã được đóng ở Gdynia cho Yemen.
Thiết kế.
Các tàu lớp "Polnocny" được phân loại là tàu đổ bộ hạng trung trong Hải quân Ba Lan và Hải quân Nga, tương đương với các tàu đổ bộ chở tăng của phương Tây. Tàu có lượng giãn nước đầy tải từ 800 tấn (Polnocny-A) cho tới lớn nhất là 1.410 tấn (Đề án NS-722). So với các tàu đổ bộ hạng trung của phương Tây thì lớp tàu này nhỏ hơn khá nhiều và không có sàn đáp cho trực thăng (trừ Polnocny-D và NS-722), tuy nhiên nó vẫn có khả năng mang theo một lượng tương đối lớn xe tăng, xe thiết giáp và hải quân đánh bộ bên trong khoang. Cửa tàu có 2 cánh dạng hình cung và một đường dốc nhằm tạo thuận lợi cho việc đổ bộ lên bãi biển. Phiên bản Polnocny-C có thể mang theo 12 xe bọc thép chở quân BMP-2, hoặc 4 xe tăng chiến đấu chủ lực, hoặc 250 lính bộ binh với các loại vũ khí như súng cối 82 mm và tên lửa điều khiển chống tăng, hoặc 250 tấn hàng hoá dự trữ.
Trang bị.
Vũ khí trang bị của lớp "Polnocny" gồm hai pháo tự động cao tốc 2 nòng cỡ AK-230 với vai trò chính là phòng không, chống các mục tiêu bọc thép yếu trên biển hoặc trên bờ cũng như hỗ trợ hỏa lực nhưng ít khi cần, bốn tên lửa đất đối không tầm ngắn dẫn đường bằng hồng ngoại SA-N-5. Tàu còn được trang bị hai bệ phóng pháo phản lực bắn loạt 18 nòng cỡ WM-18 "Ogon" do Ba Lan sản xuất (tương tự như BM-14 của Liên Xô), sử dụng những viên đạn rocket M-14-OF nặng 18,8 kg, chứa khối thuốc nổ 4,2 kg, tốc độ bay 400 m/s. WM-18 có tầm bắn tối thiểu là 1.000 mét và tầm bắn tối đa là 9.800 mét, hỗ trợ hoả lực đáng kể cho các lực lượng đổ bộ ở cự ly gần hoặc tầm vào sâu trong đất liền.
Lịch sử hoạt động.
Tổng cộng có 108 tàu lớp "Polnocny" được chế tạo từ năm 1967 đến năm 2002. Các tàu đổ bộ này không chỉ là một phần của Hải quân Liên Xô mà còn được vận hành bởi hải quân các nước Ba Lan, Việt Nam, Ai Cập, Algeria, Libya, Yemen, Ethiopia, Cuba, Syria, Bulgaria và Ấn Độ. Chiếc cuối cùng của lớp tàu này được đóng vào năm 2002 theo dự án sửa đổi (Đề án NS-722) cho Yemen. Tính đến thời điểm hiện tại vẫn còn khoảng 33-40 chiếc đang hoạt động, một số tàu đã được chuyển đổi sang mục đích dân sự.
Các tàu lớp "Polnocny" đã được đánh giá rất cao ở những quốc gia nơi chúng được vận hành. Ưu điểm của các tàu đổ bộ này bao gồm cấu trúc đơn giản, chi phí thấp, hiệu quả trong hoạt động đổ bộ, có khả năng hỗ trợ hoả lực trên bờ biển bằng pháo phản lực bắn loạt và có thể thực hiện phối hợp đổ bộ nhiều chiếc trong các chiến dịch lớn.
Biến thể.
Lớp "Polnocny" bao gồm một số loại con khác nhau về kích thước và khả năng:
Chiều dài:73 m
Sườn ngang:8,62 m
Trọng lượng đầy tải:800 tấn
Tốc độ:19 hải lý/giờ (35 km/h)
Số tàu được đóng:35
Tầm hoạt động:1800 hải lý (16 hải lý/giờ)
Thủy thủ đoàn:42 (4 sĩ quan)
Chiều dài:73 m
Sườn ngang:9,02 m
Trọng lượng đầy tải:834 tấn
Tốc độ:18,4 hải lý/giờ (33 km/h)
Số tàu được đóng:25
Tầm hoạt động:2000 hải lý (16 hải lý/giờ)
Thủy thủ đoàn:37 (4 sĩ quan)
Chiều dài:81,3 m
Sườn ngang:9,3 m
Trọng lượng đầy tải:1150 tấn
Tốc độ:18 hải lý/giờ (33 km/h)
Số tàu được đóng:8
Tầm hoạt động:3000 hải lý (16 hải lý/giờ)
Thủy thủ đoàn:45 (5 sĩ quan)
Ngoài ra còn lớp Polnocny-D và NS-722. Trong đó Polnocny-D có trọng lượng đầy tải là 1233 tấn, chiều dài 81,3 m và vận tốc 16 hải lý/giờ (30 km/h). NS-722 có trong lượng đầy tải 1410 tấn, chiều dài 88,7 m và vận tốc 17 hải lý/giờ (31 km/h). Cả hai đều có 1 bãi đáp cho trực thăng ở phía trên đủ cho 1 chiếc Mil Mi-17 hoặc Kamov Ka-27. Có 4 chiếc Polnocny-D được đóng cho Ấn Độ còn NS-722 chỉ có 1 chiếc được đóng cho Yemen.
Các nhà khai thác.
Được chế tạo với số lượng lớn, các tàu lớp "Polnocny" từng là trụ cột của lực lượng đổ bộ Liên Xô, đồng thời mang lại cho Hải quân đánh bộ Liên Xô khả năng triển khai đổ bộ tác chiến hiệu quả. Về sau chúng dần dần bị loại bỏ để nhường chỗ cho ca nô đệm khí và chỉ còn một số quốc gia sử dụng đến tận bây giờ. | 1 | null |
Chiến dịch Belostock () là một phần của giai đoạn thứ ba và cuối cùng của cuộc tiến công chiến lược của Hồng quân Liên Xô vào mùa hè 1944, thường được gọi là Chiến dịch Bagration. Cuộc tấn công Belostok là một phần của giai đoạn thứ ba, hay giai đoạn 'truy kích' của Chiến dịch Bagration, được bắt đầu sau khi hoàn thành việc bao vây và phá hủy phần lớn Cụm Tập đoàn quân Trung tâm Đức trong Chiến dịch Minsk. "Belostok" () là tên Nga hóa của thành phố Białystok của Ba Lan. | 1 | null |
Friedrich Ludwig Gottlob Frege (; 8 tháng 11, 1848 – 26 tháng 6, 1925) là một nhà triết học, logic học, toán học người Đức. Ông được xem là một trong những nhà sáng lập của ngành logic hiện đại và có những đóng góp quan trọng cho nền tảng của toán học. Ông thường được coi là cha đẻ của triết học phân tích, do những bài về triết học ngôn ngữ và toán học. Trong khi ông thường bị bỏ qua bởi giới trí thức khi ông xuất bản tác phẩm, "Giuseppe Peano" (1858–1932) và "Bertrand Russell" (1872–1970) đã giới thiệu công trình của ông tới các thế hệ triết gia và nhà logic sau.
Cuộc đời.
Thời thơ ấu (1848–69).
Frege sinh năm 1848 tại Wismar, một bang của Mecklenburg-Schwerin (là một phần của bang Mecklenburg-Vorpommern của nước Đức ngày nay). Phụ thân của cậu, Carl (Karl) Alexander Frege (3 tháng 8 năm 1809 - 30 tháng 11 năm 1866), là người đồng sáng lập và hiệu trưởng một trường trung học nữ cho đến khi qua đời. Sau khi ông mất, mẹ của Frege, bà Auguste Wilhelmine Sophie Frege (tên con gái là Bialloblotzky, người Ba Lan, 12 tháng 1 năm 1815 – 14 tháng 10 năm 1898) điều hành ngôi trường.
Thuở nhỏ, Frege đã tiếp xúc với triết học mà sẽ dẫn đường cho sự nghiệp khoa học của ông sau này. Chẳng hạn, phụ thân ông viết một cuốn sách giáo khoa tiếng Đức cho trẻ 9-13 tuổi tên là "Hülfsbuch zum Unterrichte in der deutschen Sprache für Kinder von 9 bis 13 Jahren" (tái bản, Wismar 1850; tái bản lần 2, Wismar và Ludwigslust: Hinstorff, 1862), mà phần đầu tiên nói về cấu trúc và luận lý của ngôn ngữ.
Frege học trường "gymnasium" ở Wismar và tốt nghiệp năm 1869. Giáo viên của cậu, Gustav Adolf Leo Sachse (5 tháng 11 năm 1843 – 1 tháng 9 năm 1909), một nhà thơ, đóng vai trò quan trọng nhất trong việc xác định sự nghiệp khoa học tương lai của Frege, đã khuyến khích cậu tiếp tục học ở trường đại học Jena.
Trong trường đại học: Jena và Göttingen (1869–74).
Frege nhập học đại học Jena vào mùa xuân năm 1869 như một công dân Liên bang Bắc Đức. Trong bốn học kỳ anh tham gia khoảng hai muơi khóa học, phần lớn về toán và vật lý. Giảng viên quan trọng nhất đối với anh là Ernst Karl Abbe (1840–1905) (nhà vật lý học, toán học và sáng chế). Abbe giảng về lý thuyết trọng trường, điện sinh lý học và điện động học, giải tích phức của hàm số phức, ứng dụng của vật lý, một số phân ngành chọn lọc của cơ học và cơ học chất rắn. Abbe còn hơn là một người thầy đối với Frege: ông là một người bạn đáng tin cậy và giám đốc của nhà máy quang học Carl Zeiss AG, ông ở vị trí có thể nâng đỡ sự nghiệp của Frege's. Sau khi Frege tốt nghiệp, họ trao đổi thư từ gần gũi hơn. | 1 | null |
John Stith Pemberton (8 tháng 7 năm 1831 – 16 tháng 8 năm 1888) là một dược sĩ của Mỹ, và cựu chiến binh Quân đội Liên bang, người nổi tiếng bởi việc phát minh ra Coca-Cola. Vào tháng 5 năm 1886, ông đã phát triển phiên bản đầu tiên của một loại nước giải khát mà sau này trở thành Coca-Cola, nhưng đã bán quyền sử dụng loại đồ uống này không lâu trước khi ông qua đời.
Ông bị một vết thương do kiếm vào tháng 4 năm 1865, trong Trận chiến Columbus. Những nỗ lực của anh để kiểm soát cơn đau mãn tính của mình đã dẫn đến chứng nghiện morphin. Anh bắt đầu thử nghiệm với nhiều loại thuốc giảm đau và chất độc. Cuối cùng, sau khi phát triển một loại nước giải khát pha trộn rượu và cocaine trước đó, điều này đã dẫn đến công thức sau này được điều chỉnh để tạo ra Coca-Cola.
Thời niên thiếu.
Pemberton được sinh bởi James Clifford Pemberton (sinh năm 1803 ở Bắc Carolina) và Martha L. Gant (sinh năm 1803 ở Virginia). Mặc dù được sinh ra tại Knoxville, Georgia, Pemberton, khi còn là một đứa trẻ đã chuyển đi với gia đình mình.
Sáng tạo ra Coca-Cola.
Vào năm 1865, Pemberton đã bị thương trong trận chiến ở Columbus, Georgia, và như nhiều chiến binh bị thương khác, ông bắt đầu thử nghiệm với coca và những loại rượu coca, cuối cùng tạo ra một mẫu mới của Vin Mariani, gồm hạt kola và damiana, ông gọi là Rượu Coca kiểu Pháp của Pemberton.
Ban đầu, Pemberton chỉ định sáng chế ra một loại thuốc bình dân giúp chống đau đầu và mệt mỏi. Ông đã mày mò và thử nghiệm, pha chế thành công một loại siro có màu đen như cà phê. Loại siro này trộn với nước lạnh sẽ có thể được một thứ nước chống nhức đầu và tăng sảng khoái.
Pemberton giữ lại công thức sáng chế này, chỉ biết rằng thành phần quan trọng nhất của loại đồ uống này chứa một tỷ lệ nhất định tinh dầu được chiết suất từ quả và lá của cây kola. Đây là loại cây chỉ có ở khu vực rừng nhiệt đới Nam Mỹ, thành phần chứa một lượng đáng kể cocaine và caffeine. Vì thế thuốc có tác dụng làm sảng khoái, chống đau đầu, mệt mỏi. Cái tên Coca-Cola cũng bắt nguồn từ đó. Pemberton đã thay chữ "K" bằng chữ "C" có vẻ dễ nhìn và quen thuộc hơn.
Sau khi sáng chế ra Coca-Cola, Pemberton rất vui sướng và đã đi khắp nơi chào bán loại nước uống này, đặc biệt tại các quán "Soda-bar" đang thịnh hành ở thành phố Atlanta. Tuy nhiên, Pemberton đã rất thất vọng vì không ai chịu uống thử Coca-Cola. Nó có màu nâu đen và mọi người đều coi đó là thuốc chứ không phải một loại nước giải khát đơn thuần. Công thức Coca-Cola chỉ thực sự trở thành nước giải khát nhờ một nhân viên trong quán bar "Jacobs Phamarcy" khi nhân viên này đã nhầm lẫn pha siro Coca-Cola với nước có ga thay vì nước lọc bình thường theo công thức của Pemberton.
John Pemberton trong văn hóa.
Năm 2010, Công ty Coca-Cola đã đặt Pemberton là nhân vật chính với một chiến dịch quảng cáo mang tên "Công thức bí mật". Tập trung vào những thành phần bí mật của Coca-Cola, hình tượng liên quan tới Pemberton đã được sử dụng để khiến mọi người nhớ về lịch sử và huyền thoại của hãng Coca-Cola.
Con cháu của Pemberton hiện đang sống ở Columbus, Georgia và một số sống ở Nam Carolina. | 1 | null |
Subsets and Splits
No saved queries yet
Save your SQL queries to embed, download, and access them later. Queries will appear here once saved.