text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Banksia ilicifolia là một loài cây trong họ Proteaceae. Là loài bản địa Tây Nam Úc, nó thuộc "Banksia" subg. "Isostylis", một phân chi của ba loài có mối quan hệ gần gũi "Banksia" loài với cụm hoa có đầu hình vòm đứng chứ không phải là các đầu nhọn hoa "Banksia" đặc trưng. Nhìn chung cây cao đến với một dáng cây hình trụ hoặc bất thường. Robert Brown đã mô tả "Banksia ilicifolia" năm 1810. Dù "Banksia ilicifolia" khác nhau ở cách mọc, với hình thức cây bụi thấp ven biển ở bờ biển nam gần Albany, vẫn không có biến thế của loài. Là loài phân bố rộng rãi, loài này bị giới hạn trong các vùng đất cát. Không giống như những loài có mối quan hệ gần của nó bị lửa đốt cháy và phục hồi lại từ hạt, "Banksia ilicifolia" tái sinh sau khi cháy rừng bằng cách mọc lại từ chồi nhú dưới vỏ cây của nó. Loài này hiếm khi được người ta trồng.
1
null
Tống Lệ công (chữ Hán: 宋厲公; trị vì: ? - 859 TCN), tên thật là Tử Phụ Tự (子鮒祀), là vị vua thứ bảy của nước Tống – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Tử Phụ Tự là con của Tống Mẫn công – vua thứ 5 nước Tống và cháu gọi Tống Dương công – vua thứ 6 nước Tống - bằng chú. Sau khi chú Dương công lên thay cha, Phụ Tự giết chú cướp ngôi, tức là Tống Lệ công. Sử ký không ghi chép sự kiện xảy ra liên quan tới nước Tống trong thời gian ông làm vua. Năm 859 TCN, Tống Lệ công mất. Con ông là Tử Cử lên nối ngôi, tức là Tống Ly công.
1
null
GShG-7,62 là loại súng nòng xoay bốn nòng do Phòng thiết kế chế tạo khí cụ thành phố Tula tại Liên Xô phát triển. Súng được phát triển song song với YakB-12,7 nên có cách hoạt động khá giống nhưng sử dụng đạn 7.62×54mmR thay vì 12.7×108mm như YakB-12,7, nó được thông qua để đưa vào phục vụ năm 1979. Hiện tại súng được gắn trên các ụ súng GUV-8700 của các phương tiện cơ giới hay gắn thử trên các chiếc Kamov Ka-29.
1
null
Linh dương bốn sừng (danh pháp hai phần: "Tetracerus quadricornis") là một loài động vật thuộc họ Trâu bò, bộ Artiodactyla. Loài này được de Blainville miêu tả năm 1816. Linh dương bốn sừng thường hiện diện ở rừng mở ở Ấn Độ và Nepal. Nó là loài duy nhất trong chi đơn loài Tetracerus. Nó chỉ cao tính đến vai, là loài trâu bò châu Á nhỏ nhất. Con đực độc đáo trong các loài động vật có vú còn tồn tại ở chỗ chúng có bốn sừng. Chúng bị đe dọa mất môi trường sinh sống. Linh dương bốn sừng là loài linh dương châu Á nhỏ nhất, cao tại vai chỉ và cân nặng . Nhìn chung nó có thân hình mảng, chân mảnh và đuôi ngắn. Bộ lông màu nâu vàng đến hơi đỏ và nhạt dần thành hơi trắng ở phía trên và bên trong chân. Một dải lông đen chạy xuống mặt ngoài mỗi chân, với các mảng đen trên sống mũi và lưng tai. Con cái có bốn núm vú dưới bụng. Phân bổ. Hầu hết linh dương bốn sừng sống ở Ấn Độ, với một quần thể nhỏ, cô lập ở Nepal. Phạm vi sinh sinh sống ở chúng kéo dài đến đồng bằng sông Hằng tại vùng thuộc bang Tamil Nadu, và xa về phía đông đến Odisha. Chúng cũng xuất hiện ở Vườn quốc gia rừng Gir ở miền tây Ấn Độ. Linh dương bốn sừng sống ở môi trường, nhưng thích các khu rừng mở, khô ở vùng đồi núi. Chúng thường tránh xa khu vực có người ở. Các loài ăn thịt linh dương bốn sừng bao gồm hổ, báo hoa mai, và sói đỏ. Ba phân loài được công nhận:
1
null
Người đẹp Bình Dương, hay Chuyện Tam Nương, là một phim điện ảnh tình cảm, lãng mạn của Việt Nam Cộng hòa, do Nguyễn Thành Châu (Năm Châu) đạo diễn, công chiếu vào năm 1957. Truyện phim phỏng theo tích truyện dân gian Trung Hoa. Nội dung. Cốt truyện phim khá bi thảm, phản ánh một quan niệm gia đình phong kiến lỗi thời. Phim đề cao lòng hiếu thảo của cô con gái út Tam Nương dù bị gia đình ghét bỏ, khinh khi chỉ vì trời bắt xấu. Trải qua bao gian truân đầy ải, cô thoát xác thành một mỹ nhân, kết duyên cùng hoàng tử Kinh Luân tuấn tú và tài ba. Địa danh "Bình Dương" được nhắc đến trong phim là ở Trung Quốc, vì Nguyễn Thành Châu dựa vào sách Trung Hoa để viết kịch bản. Đón nhận. Phim thành công về mặt doanh thu. Tên tuổi Thẩm Thúy Hằng gắn liền với biệt danh "Người đẹp Bình Dương" từ đây.
1
null
iPad thế hệ thứ 4 (tên thị trường là iPad with Retina Display hay tên thông thường là iPad 4) là một loại máy tính bảng được Apple Inc thiết kế, sản xuất và đưa ra thị trường. Nó được công bố vào ngày 23 tháng 10 như là phiên bản kế tiếp của iPad 3 và được bán vào ngày 2 tháng 11. Sản phẩm này bao gồm màn hình Retina, chip Apple A6X mới và cổng Lightning tương tự trên iPhone 5. iPad 4 chạy hệ điều hành iOS 6.0. Giá bán không đổi so với thế hệ trước và việc công bố iPad 4 đã làm ngưng sản xuất iPad 3.
1
null
Wikivoyage (có nghĩa "cuộc du lịch wiki") một dự án xây dựng cẩm nang du lịch trực tuyến có nội dung tự do. Là một dự án "chị em" với Wikipedia, nó trực thuộc tổ chức Wikimedia Foundation và cho phép mọi người tham gia biên tập. Dự án tách ra khỏi Wikitravel tiếng Đức ngày 10 tháng 12 năm 2006 sau khi công ty Internet Brands mua Wikitravel. Họ thành lập tổ chức Wikivoyage e.V. tại Đức để quản lý dự án. Vào giữa năm 2012, đa số thành viên Wikitravel tiếng Anh, bao gồm phần nhiều bảo quản viên, quyết định hợp nhất các cộng đồng Wikitravel và Wikivoyage vào một dự án phi lợi nhuận mới. Wikivoyage yêu cầu gia nhập vào Wikimedia Foundation và Wikimedia phê chuẩn vào tháng 10 năm 2012. Nội dung. Các điểm đến. Các điểm đến bao gồm các đơn vị địa lý theo nhiều cấp bậc khác nhau, chúng bao gồm: Các điểm hấp dẫn du khách như khách sạn, nhà hàng, quán bar, bảo tàng, hộp đêm, tượng đài hoặc các công trình nghệ thuật khác, công viên thành phố, quảng trường, phố mua sắm, lễ hội hoặc các sự kiện, hệ thống đường sá và bến bãi phục vụ đi lại và những đảo không người ở đều được liệt kê trong bài viết ở những mục phù hợp.
1
null
Linh dương Kudu lớn (danh pháp hai phần: "Tragelaphus strepsiceros", tiếng Anh: Greater kudu) là một loài động vật trong họ Trâu bò được tìm thấy khắp đông và nam châu Phi. Dù có dải phân bố rộng nhưng do môi trường sống suy giảm, nạn phá rừng và săn bắn, chúng có số lượng thưa thớt ở phần lớn các khu vực. Phạm vi của Linh dương Kudu lớn kéo dài từ phía đông ở Ethiopia, Tanzania, Eritrea và Kenya, về phía nam nơi chúng được tìm thấy ở Zambia, Angola, Namibia, Botswana, Zimbabwe và Nam Phi. Chúng cũng đã được nhập nội với số lượng nhỏ vào New Mexico. Môi trường sống của chúng bao gồm thảo nguyên cây bụi, sườn đồi đá, lòng sông khô. Sừng của loài linh dương này được người Do Thái sử dụng để làm Shofars, một loại sừng nghi lễ của người Do Thái thổi tại Rosh Hashanah.
1
null
Viện Đại học Công nghệ Swinburne hay Đại học Công nghệ Swinburne (tiếng Anh: "Swinburne University of Technology", được gọi tắt là "Swinburne Uni" hay "Swinburne") là một viện đại học công lập ở Melbourne, bang Victoria, Úc. Swinburne được thành lập bởi George Swinburne vào năm 1908. Swinburne có 5 phân hiệu (campus) tại Melbourne: Croydon, Hawthorn, Lilydale, Prahran, Wantirna - và phân hiệu tại Sarawak, Malaysia, với hơn 30.000 sinh viên toàn thời gian, bao gồm cả 7.000 du học sinh đến từ hơn 100 quốc gia. Swinburne Việt Nam được thành lập năm 2019 dưới sự hợp tác của Swinburne Úc và Đại học FPT. Xếp hạng. Trong năm 2012, Swinburne được thăng hạng vào top 400 trường đại học hàng đầu thế giới theo Bảng Xếp hạng học thuật các trường Đại học trên thế giới (Academic Rankings of World Universities), vượt lên từ top 500 kể từ 2009 đến nay. Đại học Swinburne được xếp trong top 10 các trường Đại học ở Úc và top 3 các trường Đại học ở Melbourne trong năm 2012, sau Đại học Melbourne và Monash Swinburne vẫn giữ vững vị trí top 100 thế giới của bảng xếp hạng ARWU về chuyên ngành Vật Lý. Swinburne là trường duy nhất nằm ngoài nhóm 8 trường Đại học lớn nhất ở Úc (Group of Eight) được xếp trong top 100 trường đứng đầu thế giới về lĩnh vực khoa học này. Swinburne nằm trong top 400 trường đại học hàng đầu thế giới theo danh sách xếp hạng của Times Higher Education World University Rankings và nằm trong top 500 đại học hàng đầu theo QS World University Rankings 2012 Theo Hướng dẫn Các Đại học Tốt (The Good Universities Guide Rankings) Swinburne là đại học được đánh giá cao nhất ở Melbourne về Chất Lượng Giảng Dạy, Hài Lòng Sau Tốt Nghiệp và Kỹ Năng Toàn Diện, theo Hướng dẫn Các Đại học Tốt (đây là hướng dẫn độc lập và xếp hạng toàn diện duy nhất dựa trên những cuộc điều tra khách quan từ sinh viên) Swinburne còn được công nhận là trường đại học có tỷ lệ sinh viên đáp ứng nhu cầu tuyển dụng cao, và nhận được xếp hạng 4 sao về tỉ lệ sinh viên có việc làm ổn định sau khi ra trường. Lĩnh vực đào tạo. Swinburne có 6 khoa với những khoá học đa dạng bao gồm dự bị đại học, đại học và sau đại học. Các chương trình học kết hợp giữa kiến thức chuyên ngành và áp dụng thực tiễn, đồng thời đi sát với yêu cầu của những ngành công nghiệp hiện đại nên sinh viên được trang bị những kỹ năng toàn diện để nâng cao khả năng tuyển dụng sau khi tốt nghiệp hơn. Các lĩnh vực đào tạo của trường: Học bổng dành cho các thí sinh Olympia. Từ năm 2008 đến nay, Đại học kỹ thuật Swinburne tài trợ học bổng trị giá 100%, 50% và 25% cho các bạn học sinh đạt giải chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia lần lượt theo thứ hạng Nhất, Nhì và Ba.
1
null
Phạm Tiến Đại (sinh 1937) là một đạo diễn, nhà báo, nhà quay phim người Việt Nam. Còn được biết đến với nghệ danh Đại Nguyên, ông được xem là một trong những đạo diễn và nhà quay phim có nhiều đóng góp cho nền điện ảnh Việt Nam thể loại phim khoa học quân sự, phóng sự, tài liệu... Ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú. Cuộc đời và sự nghiệp. Ông sinh ngày 25 tháng 5 năm 1937 tại thị xã Ninh Bình, nay là thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Ở tuổi trưởng thành, ông nhập ngũ và phục vụ trong quân đội tại quân khu Hữu Ngạn, sau chuyển về Cục Tuyên Huấn thuộc Tổng cục Chính trị. Năm 1964, ông từng được phân công dạy toán cho tướng Vương Thừa Vũ. Tháng 4 năm 1965, ông được điều động công tác tại Xưởng phim Quân đội. Từ đó, ông gắn bó với sự nghiệp điện ảnh phóng sự, với nhiều tác phẩm để lại dấu ấn trong lịch sử ngành điện ảnh Việt Nam như: Đạo diễn. Ông cũng tham gia làm Phó giám đốc sản xuất cho bộ phim Hoa ban đỏ (là một bộ phim chiến tranh dạng bán tài liệu của đạo diễn Bạch Diệp, ra mắt lần đầu năm 1994 nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ). Trước khi nghỉ hưu vào năm 2000, ông là Bí thư Đảng ủy Xưởng phim Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Đại tá, Hội viên Hội Điện ảnh Việt Nam. Vinh danh. Trong suốt sự nghiệp nghệ thuật của mình, ông nhận được nhiều giải thưởng tại các Liên hoan phim trong nước và Quốc tế. Một số giải thưởng tiêu biểu như: Do những đóng góp mình cho nền nghệ thuật điện ảnh, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú và trao tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất.
1
null
Băng keo cá nhân hay băng dán vết thương(Tiếng Anh là sticking plaster), là một loại băng nhỏ được sử dụng cho các vết thương nhỏ và không quá nghiêm trọng để cần một băng kích thước đầy đủ. Lịch sử. Về lịch sử phát triển của băng vết thương, có tài liệu cho rằng băng vết thương được chính thức cho vào sản xuất vào năm 1942, thậm chí là năm 1938 hoặc sớm hơn. Loại băng vết thương khi đó được dùng là băng gạc kèm theo với viên đá để tăng áp lực lên vết thương làm tăng hiệu quả cầm máu.Nhưng nhiều người cho rằng băng keo cá nhân được phát triển hoàn chỉnh vào năm 1921 khi Earle Dickson (1892-1961); người đã mua Johnson and Johnson , đã phát minh ra băng keo cá nhân bằng cách thêm một miếng băng gạc trong thuốc cao dán.
1
null
Trận đổ bộ Zdudichi (26 tháng 6 năm 1944) là một trận đánh diễn ra trong Chiến tranh Xô-Đức thuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Nó là một cuộc đổ bộ do Giang đoàn Dniepr tổ chức và là một phần trong chuỗi chiến dịch giải phóng Byelorussia mang mật danh "Bagration". Nhiệm vụ của Giang đoàn Dniepr trong ngày đầu tiên của chiến dịch Bagration là hỗ trợ Tập đoàn quân số 65 của trung tướng P. I. Batov thuộc Phương diên quân Byelorussia một trong các trận tác chiến trên khu vực sông Berezina. Cụ thể, nhằm đạt được ý đồ bao vây tiêu diệt một cụm lớn quân Đức thuộc Tập đoàn quân số 9 tại khu vực Zdudichi - Parich, Giang đoàn Dniepr sẽ tổ chức một cuộc đổ bộ tại khu vực làng Zdudichi để chủ lực quân đội Liên Xô giải phóng nhanh chóng ngôi làng này, duy trì tốc độ tấn công nhanh trong chiến dịch. Lực lượng đổ bộ trong trận đánh này là 1 đại đội bộ binh, hỗ trợ bởi 4 thuyền pháo, ещё 8 катеров составляли отряд артиллерийской поддержки, 2 катера-тральщика. Chỉ huy cuộc đổ bộ là đại úy A. I. Peskov. Đêm 25 tháng 6, đoàn tàu đổ bộ bí mật khởi hành. Sau khi bí mật vượt qua ranh giới chiến tuyến, lực lượng đổ bộ bắt gặp các tàu thủy Đức cũng như hàng rào thủy lôi do quân Đức dựng lên. Lực lượng tàu quét mìn nhanh chóng vô hiệu hóa số thủy lôi này. Trong thời gian đầu tiên, hoạt động của đoàn tàu đổ bộ vẫn giữ được bí mật, tuy nhiên khi các tàu đổ bộ bắt đầu cập bờ thì quân Đức đã phát hiện ra họ. Đại bác và súng cối Đức bắt đầu nã đạn lên các toán đổ bộ Xô Viết khi họ bắt đầu tiếp cận bờ sông. Tuy nhiên, nhờ hỏa lực pháo binh yểm hộ áp đảo, quân đội Liên Xô đã mau chóng dập tắt các khẩu đội pháo Đức và tiếp tục cuộc đổ bộ.
1
null
Televisión Federal S.A., được biết đến nhiều hơn với tên Telefe và sau này là TLF là một mạng lưới truyền hình Argentina thuộc sở hữu của Telefónica, Trước đây gọi là Canal Once, một hệ thống do nhà nước quản lý, sau đó đã được tư nhân hóa và được thiết lập thành Telefe vào năm 1989 khi Grupo Atlántida (80%) và News Corporation (20%) tiếp quản kênh. Từ năm 1997, nó thuộc sở hữu của Telefónica. Nó có trụ sở tại Buenos Aires, Argentina. Dưới dự lãnh đạo của Gustavo Yankelevich, mạng lưới này đã trở thành kênh được xem nhiều nhất ở Argentina và được xếp số một kể từ năm 1990 (trong một vài năm, kênh này phải cạnh tranh với El Trece). Yankelevich đã giữ cương vị này cho đến năm 2000 khi Claudio Villarruel thay thế ông. Vào tháng 11 năm 2016, mạng lưới này đã được thu mua bởi tập đoàn truyền thông Mỹ Paramount Global với giá 345 triệu đô la Mỹ.
1
null
Công viên Kinabalu () được thành lập vào năm 1964 như là một trong những vườn quốc gia đầu tiên của Malaysia. Được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ tháng 12 năm 2000, nó là địa điểm đầu tiên của Malaysia có được danh hiệu này nhờ giá trị phổ quát nổi bật và là một trong những địa điểm đa dạng sinh học quan trọng nhất trên thế giới với hơn 4.500 loài động thực vật, trong đó có 326 loài chim, khoảng 100 loài động vật có vú, và hơn 110 loài ốc cạn. Công viên này nằm trên bờ biển phía tây của tiểu bang Sabah trên đảo Borneo của Malaysia. Với diện tích 754 kilômét vuông bao quanh núi Kinabalu. Ở độ cao 4.095,2 mét, đây là ngọn núi cao nhất trên đảo Borneo. Nó là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất ở Sabah và Malaysia nói chung. Năm 1967 đã có hơn 987.653 du khách và 43.430 người leo núi đã đến thăm công viên. Lịch sử. Khu vực này được chỉ định là một vườn quốc gia vào năm 1964. Nhà quản lý và nhà tự nhiên học thuộc địa Anh Hugh Low đã dẫn đầu một cuộc thám hiểm từ Tuaran đến khu vực vào năm 1851. Ông cũng trở thành người đầu tiên được ghi nhận là đã leo lên đến đỉnh núi Kinabalu. Đỉnh cao nhất của dãy núi sau đó được đặt theo tên của ông, đỉnh Low. Địa lý. Công viên này nằm trên dãy Crocker, ở bờ biển phía tây Sabah. Về mặt hành chính, nó thuộc quận Ranau, khu vực West Coast. Một khu vực bảo vệ khác nằm riêng biệt ở phía nam là Vườn quốc gia Dãy Crocker. Trụ sở chính của công viên nằm cách thành phố Kota Kinabalu 88 kilômét. Có những con đường kín dẫn đến trụ sở công viên từ các khu vực khác của Sabah. Nó nằm trên ranh giới phía nam của công viên Kinabalu, ở độ cao . Sinh thái học. Đây là khu vực chứa nhiều loài động thực vật hoang dã trải rộng trên bốn vùng khí hậu. Từ những khu rừng Dầu phong phú ở vùng đất thấp cho đến những khu rừng trên núi, Đỗ quyên, rừng lá kim, lãnh nguyên núi cao và cả những cây bụi thấp khu vực đỉnh núi. Ngọn núi này cũng được biết đến với nhiều loài thực vật ăn thịt và các loài Phong lan, đáng chú ý bậc nhất là loài bắt mồi "Nepenthes rajah", một loài đặc hữu và quý hiểm chỉ có tại khu vực. Công viên là nơi sinh sống của vô số các loài động vật đặc hữu gồm Địa long khổng lồ Kinabalu ("Pheretima darnleiensis") và Đỉa đỏ khổng lồ Kinabalu ("Mimobdella buettikoferi "). Ngoài ra là rất nhiều các loài chim, côn trùng, động vật có vú, động vật lưỡng cư và bò sát. Núi Kinabalu là một trong những ngọn núi không núi lửa trẻ nhất thế giới. Nó được hình thành trong vòng 10 đến 35 triệu năm qua. Ngọn núi vẫn phát triển với tốc độ cao thêm 5 mm mỗi năm.
1
null
Dù chỉ là một khu vực nhỏ trên Mặt trận phía Tây trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến trường rừng Argonne trên mạn đông bắc Pháp chứng kiến nhiều hoạt động giao chiến dữ dội từ tháng 9 năm 1914 cho đến tháng 9 năm 1915. Thực hiện chiến thuật sáng tạo của viên tư lệnh Bruno von Mudra, các đơn vị Phổ-Württemberg thuộc Quân đoàn XIV đã mở hàng loạt đợt tấn công hiệu quả vào hàng phòng ngự vững mạnh của các thành phần quân Pháp thuộc Tập đoàn quân số 3 do tướng Maurice Sarrail chỉ huy, gây cho quân Pháp thiệt hại nặng nề. Quân Đức về cơ bản đã trục được quân Pháp khỏi rừng Argonne vào cuối năm 1915. Các hoạt động ban đầu. Vào tháng 9 năm 1914, Pháp bài trí một lực lượng mạnh thuộc Tập đoàn quân số 3 dưới quyền tướng Maurice Sarrail trong khu vực rừng Argonne. Do tuyến đường sắt chính trên mạn đông bắc của Verdun chạy qua đây từ Saint Ménéhould về phía tây sang Aubréville về phía đông theo đường Les Islettes và Clermont, ừng Argonne nhanh chóng trở thành mục tiêu tấn công của Tập đoàn quân số 5 Đức, mà cụ thể là Quân đoàn XIV dưới quyền Thượng tướng Bộ binh Bruno von Mudra với thành phần nòng cốt là các sư đoàn 33 và 34 Phổ cùng sư đoàn 27 Württemberg. Việc quân đội Pháp mất quyền kiểm soát hoặc sử dụng tuyến đường sắt nói trên sẽ tạo cơ hội lớn cho Falkenhayn tấn công dứt điểm cuộc chiến tại Verdun. Trong khi địa hình gồ ghề và rậm rạp của Argonne gây nhiều khó khăn cho quân Đức khai thác hiệu quả của đại bác và súng máy, quân Pháp có nhiều đơn vị thuộc địa và sơn chiến thành thạo với dạng địa hình này. Dù vậy, chiến dịch bước đầu diễn tiến khá thuận lợi cho quân Đức khi họ chiếm được một phần đáng kể của rừng Argonne vào ngày 23 tháng 9 năm 1914. Nhưng đến ngày 28 tháng 9, quân Pháp tăng cường phòng ngự và họ sớm chuyển sang phản công vào ngày 2 tháng 10. Quân Pháp thắng và một chỗ lồi đã được hình thành trong chiến tuyến quân Đức, với trọng điểm quanh các cứ điểm Bagatelle và Saint-Hubert. Sau các hoạt động tác chiến ban đầu vào tháng 9, Mudra di chuyển cơ quan chỉ huy của mình sâu vào rừng Argonne. Chẳng bấy lâu sau, quân đoàn ông lại phát động một đợt tấn công vào ngày 2 tháng 10 năm 1914. Theo sử gia người Mỹ John Mosier, đây là trận đánh đầu tiên trong cuộc chiến mà quân Đức sử dụng đầy đủ các loại khí giới của mình. Thêm vào các khẩu bích kích pháo 210 mm đã được dùng trong các cuộc tấn công tháng 9, Mudra còn dùng đến một thứ vũ khí mới và cực kỳ hiệu quả mà phe Hiệp ước thời bấy giờ chỉ coi là thứ yếu: "Minenwerfer", được các thế hệ sau biết đến với tên gọi đơn giản là súng cối. Bộ binh và công binh của ông cũng được trang bị những loại vũ khí mới mẻ như lựu đạn cầm tay và súng phun lửa. Tuy nhiên, cũng giống như trận đánh đầu tiên mà quân khối Hiệp ước sử dụng xe tăng trong chiến dịch Somme 1916, cuộc tấn công đầu tháng 10 không làm cho Mudra hài lòng. Quân Đức bị tổn thất nặng nề và phải đến ngày 13 tháng 10 họ mới chiếm được dãy chiến hào đầu tiên của Pháp. Chiến thuật tấn công mới của Đức. Vào ngày 13 tháng 10, Bộ Tư lệnh quân Đức chính thức giao cho Mudra toàn quyền chỉ huy mặt trận Argonne. Trong tay ông ta lúc này có các sư đoàn 27, 33 và 34 cùng trung đoàn Jäger 5 và 6, 3 trung đoàn vệ binh quốc gia ("Landwehr"), 3 tiểu đoàn công binh và 8 trung đoàn pháo binh. Viên tướng triển khai một chiến thuật mới, theo đó chỉ một địa điểm nhỏ trên mặt trận được xác định làm mục tiêu tấn công. Thoạt tiên, các khẩu đại bác hạng năng của ông sẽ tiến hành một đợt oanh kích rất ngắn nhưng quy mô lớn, nhưng thể dội một quả đạn pháo khổng lồ vào trận tuyến quân địch. Tiếp theo đó, một lực lượng hỗn tạp gồm công binh và bộ binh sẽ thâm nhập vào các vị trí đã bị pháo giã của đối phương. Sau khi lực lượng này "dọn sạch" trận địa phòng thủ của địch bằng lựu đạn, súng phun lửa, súng cối và chất nổ, thêm nhiều toán bộ binh và súng máy sẽ kéo vào tiếp quản trận tuyến. Buổi đầu khi chiến thuật này còn non trẻ, Mudra chỉ áp dụng nó bằng những cuộc tấn công quy mô nhỏ còn hơn trước. Ông phát động 9 cuộc tấn công trong giai đoạn từ tháng 11 đến tháng 12. Tiêu biểu trong số đó là đợt tiến công ngày 1 tháng 12, khi 5 đại đội Württemberg đoạt được 3 dãy chiến hào và bắt giữ 21 lính Pháp. Đổi lại, quân Württemberg chỉ thiệt mất 6 người chết và 13 bị thương. Tương tự, trong một cuộc tiến công tại Ravin des Meurissons vào ngày 7 tháng 1 năm 1915, quân Đức tiến được hơn 1 km và bắt 800 tù binh - nhiều gần bằng số quân Đức tham gia tấn công. Ngày 29 tháng 1 ghi dấu một đợt tấn công có phần lớn hơn về Ravin de Dieussion, trong đó quân Đức loại khỏi vòng chiến đấu được 3.000 quân Pháp - gấp 3 lần con số thương vong của Đức. Chỉ trong 3 tháng đầu năm 1915, tổn thất của Tập đoàn quân số 3 Pháp đã lên đến 30.000 quân, phần nhiều trong số này tham chiến tại rừng Argonne. Theo sử gia John Mosier: "Không một mô tả nào, tuy vậy, có thể làm rõ bản chất khốc liệt của cuộc chiến đấu". Trong các đợt giao tranh vào tháng 12 năm 1914, Trung đoàn 4 (Anh em Garibaldi) Lê dương Pháp đã bị xóa sổ và anh em nhà Garibaldi - những người cháu ruột của nhà cách mạng nổi tiếng người Ý - đều tử trận. Thêm vào đó, ngày 7 tháng 1 năm 1915, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 10 Henri Gouraud - một viên tướng rất được mến mộ của quân đội Pháp - bị thương tại "Fille Morte" và phải được thay thế. Người của Mudra trong khi ấy tiếp tục thọc sâu vào rừng và tung ra hàng loạt đòn đánh. Ngày 8 tháng 1 năm 1915, họ làm chủ được đường Haute-Chevauchée. Đến ngày 19 tháng 1, họ đoạt được các cứ điểm Saint-Hubert và Fontaine de Madame. Ngày 4 tháng 2, họ chiếm một công sự gần cứ điểm Bagatelle. Tiếp đó, quân Đức chiếm cứ điểm Marie-Thérèse vào ngày 10 và thôn Le-Four-de-Paris - trung tâm của trung tâm của khu vực Argonne - vào ngày 16 tháng 2. Tinh thần quân Pháp bị xuống dốc đáng kể tước những những thắng lợi dồn dập của đối phương. Các đợt tiến công nhỏ nhưng bài bản này cũng giải quyết được nhiều vấn đề khác cho quân Đức: do phạm vi tiến công luôn nằm trong tầm bắn của pháo binh, họ không cần phải di chuyển đại bác sau mỗi đòn đánh. Ngoài ra các cấp chỉ huy Đức cũng không cần phải tích lũy những đội quân trừ bị lớn. Thêm vào đó, do không có lý do cụ thể nào để tấn công một địa bàn nhỏ, mỗi đợt tấn công đều không thể được đối phương dự đoán và việc chuẩn bị nó sẽ không để lại dấu vết nào cho máy bay trinh sát của đối phương. Nhờ vậy, những đòn tấn công của quân Đức trên chiến trường Argonne năm 1915 đều mang yếu tố bất ngờ cao. Tình hình tồi tệ của quân Pháp trong rừng Argonne đã được thể hiện qua nhận định của Trung tá Jean-Marie Carré tháp tùng bộ tham mưu Sư đoàn 4: "ta mất, trong vòng 4 tháng, trung bình chỉ hơn 800 m đất. Nhưng ta mất Sư đoàn 4". Bản thân Tổng tư lệnh Joseph Joffre rất lo lắng và ông ta ra sức thúc giục Sarrail làm chủ tình hình và xác lập lại ưu thế của quân Pháp trên chiến trường Argonne. Sarrail hứa sẽ phát động một chiến dịch tấn công lớn vào tháng 7. Các trận tấn công lớn ngày 20 tháng 6-14 tháng 7. Nhưng tướng Mudra đã chuẩn bị ra tay trước. Vào tháng 5 năm 1915, Mudra gặp gỡ Tổng tham mưu trưởng Falkenhayn, người đã cho phép ông ta thực hiện các cuộc tấn công đại quy mô bằng chiến thuật mới của mình. Trong trận tấn công lớn mở màn ngày 20 tháng 6, phía Đức đã triển khai một lượng lớn vũ khí hạng nặng gồm 75 khẩu pháo dã chiến và 26 khẩu bích kích pháo 0,5 mm như thường lệ, cộng thêm 17 trọng pháo hiện đại cỡ nòng từ 100 đến 150 mm, 10 bích kích pháo 210 mm, và 10 khẩu pháo có kích cỡ lớn hơn nữa. Mudra còn huy động 40 khẩu súng cối hạng nặng và hạng trung để yểm trợ bước tiến của bộ binh. Trên thực tế, số lượng vũ khí hạng nặng của Đức trong trận này không thể sánh bằng những gì quân Pháp khai triển trong các chiến dịch tấn công của mình trên mặt trận Woëvre và Champagne. Nhưng, trái với kho vũ khí hạng nặng dồi dào của Pháp trên các chiến trường nói trên phải hỗ trợ cho hàng chục vạn quân tấn công rải rác trên một mặt trận rộng lớn, các vũ khí hạng nặng của Đức trong ngày 20 tháng 6 chỉ phải yểm trợ cho một lực lượng mang tầm cỡ lữ đoàn tấn công chiếm một tuyến phòng thủ rộng vài ngàn m đất bên ngoài làng Binvarville. Cuộc tấn công của Đức ngày 20 tháng 6 cũng chính là lần đầu tiên mà đạn pháo chứa hơi độc được sử dụng như một phần của hàng rào pháo di động của một lực lượng tấn công. 10 ngày sau, Mudra lại giáng một đòn mạnh vào các đơn vị phòng thủ Pháp. Lần này ông ta dùng ít pháo dã chiến hạng nhẹ hơn, song ông khai triển đến 30 khẩu bích kích pháo 210 mm. Bên cạnh các khẩu súng cối và súng khạc lửa của mình, lực lượng tấn công của Đức còn được trang bị 36.000 lựu đạn cầm tay mới được sản xuất. Và, cũng như lần trước, toàn bộ lượng vũ khí tối tân này chỉ được sử dụng để hỗ trợ một lữ đoàn Đức đánh chiếm một mặt trận rộng 2 km. Đến ngày 2 tháng 7, cứ điểm Bagatelle đã thất thủ về tay quân Đức. Bối rối trước những thắng lợi dồn dập của quân Đức trên mặt trận Argonne, Joffre hạ lệnh mở một đợt tấn công lớn để giành lại khu vực bị mất. Cuộc tấn công được dự kiến tiến hành vào ngày 13 tháng 7. Nhưng, tròn 10 ngày sau khi chiếm Bagatelle, Mudra tiếp tục tấn công vào ngày 12 tháng 7 và, một lần nữa, ông đập tan cuộc kháng cự ngoan cường của quân Pháp. Quân Pháp cũng mở các đợt phản công vào trận địa Đức nhưng bị bẻ gãy với thương vong lớn. Kết thúc trận đánh ngày 12 tháng 7, quân Đức chịu mất 525 người tử trận và 1.838 bị thương. Đổi lại, họ bắt được 3.688 lính Pháp và đếm được 2.000 xác lính Pháp nằm chết trên trận địa. Cơ quan Ngôn luận Paris đã mô tả về các trận chiến tại rừng Argonne như sau: "Tập đoàn quân Thái tử" - tức Tập đoàn quân số 5 Đức do Thái tử Wilhelm chỉ huy - "lại phát động tấn công và gánh chịu một thất bại mới. Địch đã chiếm được một công sự tạm trong dãy chiến hào tiền tiêu của ta và ngay lập tức bị các cuộc phản công của ta đánh đuổi. Không nơi nào bọn Đức tiến được hơn 400 m. Cao điểm 285, mà địch chiếm giữ trong một thời gian ngắn, bị ta giành lại ngay lập tức". Trên thực tế, quân Pháp không hề giành lại được bất kỳ một vị trí bị mất nào và cũng không hề có chuyện "Không nơi nào bọn Đức tiến được hơn 400 m". Do vậy một số người Đức đã đùa rằng: "Thêm vài trận thua như vậy nữa và quân ta sẽ sớm ở Paris". Vài hôm sau chiến thắng ngày 12 tháng 7, vua xứ Württemberg đã thân hành đi thăm Sư đoàn 27 và tuyên dương thành tích chiến đấu của họ. Tuy thế nhưng phía Pháp vẫn phát động tiến công vào ngày 14 tháng 7, và bị chặn đứng trước các cuộc tấn công bằng hơi độc của Đức. Lữ đoàn Thuộc địa số 1 Pháp phải vừa chiến đấu vừa rút lui về Ravin de Dieusson, và bị loại khỏi vòng chiến gần 3.000 người - phân nửa binh lực của họ. Joffre buộc phải cách chức Sarrail và điều ông ta sang chỉ huy lực lượng khổng lồ của khối Hiệp ước trên mặt trận Salonika, nơi họ nếm mùi thất bại trước quân Bulgaria vào tháng 9 năm 1916. Giai đoạn sau tháng 7 năm 1915. Tháng 9 năm 1915, phía Đức bắt đầu chuyển nguồn nhân lực và tài lực của mình sang chiến trường Champagne, nơi họ tiên liệu được một cuộc tấn công lớn của quân Pháp. Trước khi phải chấm dứt các hoạt động tấn công của mình và chuyển nguồn lực sang Champagne, Mudra mở một chiến dịch tấn công cuối cùng vào cuối tháng 9 năm 1915. Ngày 15 tháng 9, quân Đức giành được đồi 213 và thành lũy Marie-Thérèse. Đến ngày 27 tháng 9, họ lại thắng và chiếm được khu vực "Fille Morte". Vào thời điểm này, rừng Argonne về cơ bản đã nằm trong tay người Đức. Không còn rừng Argonne, quân Pháp trong chiến dịch Champagne phải tiến công qua một địa hình bất lợi nơi họ dễ làm mồi ngon cho pháo binh Đức. Thêm vào đó, mặc dù chưa thật sự làm chủ tuyến đường sắt Verdun, quân Đức đã ngăn được việc quân Pháp sử dụng nó và điều này gây khó khăn rất nhiều cho việc cố thủ và tiếp tế thị trấn Verdun vào năm 1916. Mặc dù giao chiến ở Argonne đã lắng dần xuống sau từ tháng 7 năm 1915, nó vẫn chưa chấm dứt hẳn trong vòng nhiều tháng tới. Sau khi phần lớn các nhân vật tham chiến trọng yếu của Đức trên mặt trận được điều đi nơi khác (điển hình nhất là Mudra được lãnh chức Tư lệnh Tập đoàn quân số 8 vào tháng 8 năm 1916), cục diện chiến trường Argonne hạn chế chỉ còn các hoạt động đặt mìn của cả hai bên là chủ yếu. Cuộc chiến đấu trên mặt trận Argonne cũng là nguồn cảm hứng cho bản quân hành ca Đức mang tên "Bài ca rừng Argonne" ("Argonnerwaldlied"), còn gọi là "Bài ca người công binh" ("Pionierlied") - sáng tác bởi Hermann Albert Gordon khoảng năm 1914/1915. Đây là một trong những bài nhạc lính được người Đức ưa chuộng rộng rãi nhất trong cuộc chiến.
1
null
Nathalie Kosciusko-Morizet (biệt danh NKM; sinh 14 tháng 5 năm 1973 tại Paris) là một nữ chính khách người Pháp. Bà từng làm bộ trưởng Bộ Môi trường, Phát triển bền vững, Giao thông và Nhà ở từ ngày 14 tháng 12 năm 2010. Đến tháng 2 năm 2012, bà được Nicolas Sarkozy chọn làm người phát ngôn trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2012 của ông. Để thực hiện nhiệm vụ mới, bà từ chức bộ trưởng. Bà từng là nghị sĩ các khoá 12, 13 và hiện tại là nghị sĩ khoá 14 (2012-2017) của Pháp, đại biểu của đảng UMP và của tỉnh Essonne.
1
null
Linh dương eland (danh pháp hai phần: "Taurotragus oryx") là một loài động vật có vú thuộc chi "Taurotragus", trong họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Chúng là một loài linh dương sinh sống ở các trảng cỏ ở đông và nam châu Phi, được mô tả lần đầu bởi Peter Simon Pallas in 1766. Con đực trưởng thành cao 1,6 1.6 mét (5 ft) tại vai (con cái cao ít hơn 20 cm) và cân nặng trung bình 500–600 kilogram (1.100–1.300 lb, 340–445 kilogram (750–980 lb) đối với con cái). Nó là loài trâu bò lớn thứ nhì thế giới, nhỏ hơn một chút so với linh dương Eland lớn. Đây là loài bản địa tại Botswana, Burundi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ethiopia, Kenya, Lesotho, Malawi, Mozambique, Namibia, Rwanda, Nam Phi, Nam Sudan, Eswatini, Tanzania, Uganda, Zambia và Zimbabwe nhưng không còn hiện diện ở Burundi và Angola.
1
null
Linh dương eland lớn (danh pháp hai phần: Taurotragus derbianus, tiếng Anh: "Giant eland") là một loài một loài động vật có vú trong họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Chúng được mô tả lần đầu năm 1847 bởi John Edward Gray, là loài trâu bò lớn nhất với thân dài từ . Là một động vật ăn cỏ, linh dương eland lớn không phải là loài chiếm lãnh thổ riêng, và có phạm vi nơi ở lớn. Chúng cảnh giác và thận trọng một cách tự nhiên khiến cho chúng khó tiếp cận và quan sát. Linh dương eland lớn có thể chạy với tốc độ lên tới 70 km/h và sử dụng tốc độ này như là một sự bảo vệ chống lại động vật ăn thịt. Giao phối diễn ra trong suốt cả năm, nhưng đỉnh điểm là trong mùa mưa. Chúng chủ yếu sinh sống ở thảo nguyên và rừng và tràng lá rộng. Linh dương eland lớn có nguồn gốc Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Tchad, Cộng hòa Dân chủ Congo, Guinea, Mali, Sénégal, Nam Sudan. Nó không còn hiện diện trong Gambia, Ghana, Bờ Biển Ngà, Togo. Sự hiện diện của nó là không chắc chắn trong Nigeria, Guinea-Bissau, Uganda. Phân loài đã được liệt kê với các trạng thái bảo tồn khác nhau bở Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (IUCN). Phân loại. Linh dương eland lớn được mô tả lần đầu năm 1847 bởi nhà động vật học người Anh John Edward Gray dưới tên "Boselaphus derbianus". Đương thời, nó được gọi là 'black-necked eland' và "Gingi-ganga". Linh dương eland lớn được đặt trong chi "Taurotragus", cùng với linh dương Eland ("T. oryx"), nó đôi khi được xem là phần của chi "Tragelaphus" theo phát sinh loài phân tử. Linh dương eland lớn và linh dương thường Đông Phi của chi "Taurotragus" kết hợp với chi "Tragelaphus" tạo nên tông "Tragelaphini". Du vài tác giả, như Theodor Haltenorth, xem hai loài "Taurotragus" là đồng nghĩa, chúng thường được tách riêng. Hai phân loài được công nhận:
1
null
Linh dương Sitatunga (danh pháp hai phần: "Tragelaphus spekii") là một loài động vật có vú trong họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Loài này được Speke mô tả năm 1863.. Chúng thường sinh sống ở đầm lầy được tìm thấy khắp Trung Phi, tập trung ở Cộng hòa Dân chủ Congo, Cameroon và một số khu vực của Nam Sudan cũng như ở Ghana, Botswana, Zambia, Gabon, Tanzania, Uganda và Kenya. Loài này được mô tả lần đầu bởi nhà thám hiểm Anh John Hanning Speke năm 1863. Chúng là linh dương cỡ vừa. Con đực có chiều cao đến vai khoảng 81–116 cm. Chúng có lông không thấm nước, rậm có nhiều màu khác nhau. Thân và chân đặc biệt thích nghi với môi trường sống đầm lầy. Chỉ có con đực có sừng hình xoắn ốc, có một hoặc hai chỗ xoắn và dài 45–92 cm. Linh dương Sitatunga giới hạn trong môi trường sống đầm lầy và đầm lầy. Ở đây sinh sống trong thảm thực vật cao lớn và dày đặc cũng như đầm lầy theo mùa, các khu vực cây thưa trong rừng, bụi ven sông và đầm lầy ngập mặn. Việc mất môi trường sống là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với sự sống còn của loài linh dương Sitatunga. Loài này đã được phân loại là loài ít quan tâm theo Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN), và theo Phụ lục III (Ghana) của Công ước Washington (CITES). Mặc dù có một số quần thể nhỏ ở một số quốc gia, loài này phổ biến trong nhiều khu vực như đồng bằng sông Okavango và đầm lầy Bangweulu.
1
null
Linh dương bụi rậm (danh pháp hai phần: Tragelaphus sylvaticus) là một loài động vật có vú trong họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Loài này được Pallas mô tả năm 1766. Đây là loài linh dương phân bố rộng rãi nhất ở châu Phi hạ Sahara. Loài này được tìm thấy ở rừng mưa, rừng núi cao, khảm rừng thảo nguyên và rừng cây bụi và cây gỗ. Gần đây, các nghiên cứu di truyền đã cho thấy rằng loài linh dương này, trên thực tế là một phức hợp hai loài khác biệt về địa lý và kiểu hình. Loài linh dương bụi rậm hạ Sahara là loài được thợ săn thể thao coi là linh dương có kích thước trung bình nguy hiểm nhất, vì nó sẽ ẩn trong các bụi cây sau khi bị thương và rượt đuổi thợ săn khi thợ săn tìm kiếm nó, và có khi húc thợ săn bằng cặp sừng sắc nhọn của nó.
1
null
Dieter Günter Bohlen hay gọi ngắn gọi là Dieter Bohlen (sinh ngày 7 tháng 2 năm 1954, Berne, Lower Saxony, gần Oldenburg) là một nhạc sĩ sáng tác, ca sĩ, nhạc công, nhà sản xuất, nhân vật truyền hình Đức. Bohlen được biết đến nhiều nhất cho vai trò của ông trong nhóm nhạc Modern Talking (cùng với Thomas Anders) trong thời kỳ 1983–1987 và 1998–2003.
1
null
Poliocephalus poliocephalus là một loài chim thuộc họ Podicipedidae được tìm thấy ở Australia và từ năm 1975, ở New Zealand, nơi nó hiếm có. Loài chim này có vạch trắng bạc quanh đầu màu đen. Nó là loài phổ biến ở Úc với số lượng lên tới 500.000 cá thể. Môi trường sống của nó tương tự như loài chim lặn Á-Úc.
1
null
Tachybaptus novaehollandiae là một loài thủy cầm phổ biến ở các hồ nước ngọt và sông ở Đại Úc, New Zealand và các đảo Thái Bình Dương gần đó. Nó có chiều dài 25–27 cm, là một trong các loài nhỏ nhất của họ. Nó là loài chim bơi lặn giỏi và thường lặn ngay tức thì khi có cảnh báo.
1
null
Tachybaptus rufolavatus là một loài chim lặn đặc hữu hồ Alaotra và các hồ xung quanh ở Madagascar. Lần cuối người ta nhìn thấy nó (có thể đã là một con lai với le hôi) là vào năm 1985 và loài này đã được công bố là đã tuyệt chủng năm 2010. Chỉ có một bức ảnh chụp loài này được biết đến còn tồn tại. Loài chim này dài khoảng . Khả năng có thể bay đường dài được tin là bị hạn chế bởi đôi cánh nhỏ. Loài này giảm sút trong thế kỷ 20 chủ yếu là do sự phá hủy môi trường sống, mắc lưới và bị săn bắt bởi loài cá lóc nhập nội ("Channa striata").
1
null
Chim xanh nhỏ (danh pháp hai phần: Chloropsis cyanopogon) là một loài chim trong họ Chim xanh ("Chloropseidae"). Nó được tìm thấy ở Brunei, Indonesia, Malaysia, Myanma, Singapore, và Thái Lan. Môi trường sinh sống tự nhiên của nó là rừng đất thấp ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Nó bị đe dọa mất môi trường sống.
1
null
Gà móng hoang dã ("Opisthocomus hoazin") (tiếng Anh: Hoatzin) là một loài chim nhiệt đới được tìm thấy ở các đầm lầy, rừng ven sông và rừng ngập mặn của lưu vực sông Amazon và đồng bằng Orinoco ở Nam Mỹ. Chim non có các vuốt trên ngón cánh. Nó là thành viên duy nhất của chi Opisthocomus (tiếng Hy Lạp cổ đại: "lông dài phía sau", chỉ về cái mào lớn của nó). Đây là chi duy nhất còn sinh tồn trong họ Opisthocomidae, bộ Opisthocomiformes. Vị trí phân loại của họ này vẫn còn gây tranh cãi giữa các chuyên gia, và vẫn còn mơ hồ.
1
null
Phướn ngực nâu dẻ (danh pháp hai phần: Phaenicophaeus curvirostris) là một loài chim cu cu trong họ Cu cu. Loài này được tìm thấy ở Đông Nam Á từ Myanma qua đông Java, Philippines và Borneo, và là loài cu cu lớn dài đến 49 cm với phần trên xanh lá cây đậm và phần dưới nâu dẻ và hàm trên cong lớn. Con trống và con mái có bộ lông giống nhau. Không giống nhiều loài cùng họ khác vốn đẻ nhờ vào tổ chim khác, loài này tự xây tổ và nuôi con.
1
null
Rustavi (tiếng Gruzia: რუსთავი) là một thành phố ở đông nam Gruzia. Thành phố này thuộc vùng Kvemo Kartli, dân số năm 2009 là 117.400 người. Thành phố có cự ly 25 km về phía đông nam thủ đô Tbilisi, bên sông Kura. Nhà máy luyện kim Rustavi là cơ sở kinh tế nổi bật ở thành phố này. Lịch sử. Rustavi là một trong những thị trấn cổ của Georgia. Lịch sử Rustavi có hai giai đoạn: thời kỳ tiền sử cho đến khi thành phố bị phá hủy ở thế kỷ 13 và lịch sử hiện đại từ thời kỳ Soviet đến hiện tại. Thời tiền sử. Nền tảng Rustavi có từ time immemorial. Nhà biên niên sử Georgian thế kỷ 11, Leonti Mroveli trong tác phẩm ""Georgian Chronicles" liên kết nền tảng của thành phố đến Kartlos, eponymous ancestor của Georgians, vợ của ông thành lập thành phố dọc sông Kura có tên Bostan-Kalaki (lit. "thành phố của những khu vườn""). Nhà biên niên sử cùng thời, trong tác phẩm “"Cuộc đời của các vị Vua"”, đề cập đến thị trấn Rustavi là một trong những thành phố chống lại quân đội của Alexander Đại đế, cho dù Alexander chưa bao giờ đánh chiếm Iberia. Rustavi được đề cập là một trong những thị trấn cổ Uplistsikhe, Urbnisi, Mtskheta và Sarkineti. Có thể ước đoán rằng Rustavi là một thành phố được tìm thấy ít nhất vào khoảng thời gian thế kỷ thứ 5th–4th B.C. Ngoài các ghi chép còn sót lai, các cuộc khai quật lâu đài Rustavi chứng minh đây là một trung tâm chính trị và hành chánh quan trọng vùng Iberia. Cuối thế kỷ 4 A.D Trdat xứ Iberia đã cho xây một nhà thờ và một con kênh ở Rustavi. Trong thời kỳ Vakhtang I of Iberia trị vì (thế kỷ thứ 5) Rustavi đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị của Vương quốc Iberia. Đầu thế kỷ thứ 6, vào năm 503, Đế quốc Sasan chinh phục Iberia và biến nơi đây thành một tỉnh Ba Tư được cai trị bởi một "marzpan" (tỉnh trưởng). Tuy nhiên, các cuộc phản công của Hoàng đế Byzantine Heraclius vào năm 627 và 628 mang lại chiến thắng trước người Ba Tư và tạo quyền bá chủ Byzantine ở Georgia, cho đến khi người Arab xâm chiếm. Cuộc phản kháng chống lại sự cai trị của người Ả Rập lãnh đạo bởi Principality của Kakheti, và sau đó là việc thành lập Vương quốc Kakhetian, và vị vua Kvirike III Đại đế được tước hiệu Eristavi (duke) ở Rustavi. Khi Kvirike băng hà, Kakheti tạm thời được sát nhập vào Vương quốc Georgia. Ngay sau khi người Ả Rập bị đánh bại, vào năm 1068 Georgia lại bị Turk-Seljuks xâm chiếm từ Trung Á, dưới quyền chỉ huy của Sultan Alp Arslan. Đã xảy ra một trận quyết đấu giữa vua Bagrat IV of Georgia và Seljuks, trong đó Bagrat bị đánh bại và kết quả là vua Kakheti giành được độc lập và thiết lập mối liên minh Turkish-Seljuks để giữ vững nền tự chủ. Sau khi Seljukid xâm chiếm Georgia, các lực lượng đồng minh chiếm giữ Tbilisi và Rustavi và giao nơi này cho tiểu vương quốc Tbilisi. Trong thời gian này Rustavi suy tàn, kinh tế bị phá hủy và do vị trí chiến lược của nó nên vẫn còn tồn tại một pháo đài vững chắc trong tay tiểu vương quốc hồi giáo Tbilisi. Năm 1069 Bagrat IV đánh bại tiểu vương Fadlun và chiếm pháo đài Rustavi, Partskhisi và Agarani. Trong các chiến dịch chống Seljuk lãnh đạo bởi David IV Rustavi đóng một vai trò quan trọng trong việc trấn giữ biên giới phía nam Georgia. Rustavi cuối cùng bị phá hủy khi Timur xâm lược Georgia. Lịch sử hiện đại. Rustavi được xây dựng trở thành trung tâm công nghiệp trong thời kỳ Soviet. Sự phát triển của Rustavi là một phần của kế hoạch tăng tốc công nghiệp hóa của Joseph Stalin, và bao gồm các nhà máy sắt thép, hóa chất và một trạm hỏa xa quan trọng trên tuyến đường sắt Tbilisi–Baku. Rustavi là nơi có gần 90 nhà máy công nghiệp lớn và vừa. Trái tim của mọi hoạt động của thành phố là Nhà máy Luyện kim Rustavi, được xây dựng trong khoảng thời gian 1941–1950 để xử lý quặng sắt từ Azerbaijan gần đó. Stalin mang đến đây các công nhân từ nhiều vùng khác của Georgia, đặc biệt từ các tỉnh nông thôn nghèo phía Tây Georgia. Rustavi trở thành trung tâm công nghiệp chủ yếu của vùng Transcaucasus. Hoạt động công nghiệp mỏ rộng sang các lĩnh vực sản xuất sản phẩm thép, xi măng, hóa chất và sợi tổng hợp. Tháng 5 năm 1944 là mốc thời gian quan trọng trong lịch sử hiện đại của Rustavi. Các nhà địa lý bắt đầu khảo sát mẫu đất nơi mà nhà máy luyện kim sẽ được xây dựng. Khu vực này gần như là vùng đất trống, chỉ có vài nhà nghỉ và đầm lầy, nhiều người đã đến Rustavi, từ nhiều vùng khác của Georgia. Tờ báo đầu tiên xuất bản vào ngày 30 tháng 8 năm 1944. Tờ báo có tên “Metallurgiisatvis” (có nghĩa "Cho Metallurgy" trong tiếng Georgia). Rustavi thường xuyên tổ chức các buổi tiệc nồng ấm khi nhiều người nhập cư đến thành phố mỗi ngày. Năm 1948 những con đường đầu tiên được “đặt tên” ở Rustavi. Con đường đầu tiên được đặt theo tên Đoàn Thanh niên Cộng Sản, con đường thứ hai đặt tên then những người xây dựng Rustavi, và thứ ba là tên cổ của thành phố Bostan-Kalaki. Ngày 19 tháng 1 năm 1948, một sắc lệnh của Tối cao Soviet tuyên bố Rustavi là một thành phố quan trọng của Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Georgia. Ngày 27 tháng 4 năm 1950, toàn bộ thành phố tổ chức mừng mẻ thép đầu tiên của Georgia được sản xuất. Các tù nhân chiến tranh Đức bị bắt trong Thế chiến II bị đưa đi xây dựng thành phố Rustavi. Rustavi hiện đại được chia làm hai phần—"Dzveli Rustavi" (Rustavi cựu) và "Akhali Rustavi" (Tân Rustavi). Cựu Rustavi gắn liền với kiến trúc Stalinist trong khi Tân Rustavi được ngự trị bởi các block chung cư thời kỳ Soviet. Sự sụp đổ liên bang Soviet vào năm 1991 gây ra một thảm họa cho Rustavi, khiến cho sự kết nối của thành phố trong nền kinh tế Soviet bị đứt gãy. Phần lớn các nhà máy công nghiệp bị đóng cửa và 65% cư dân bị thất nghiệp, dẫn đến tỉ lệ tội phạm gia tăng và nghèo đói tức thì. Dân số thành phố giảm từ 160,000 vào giữa thập niên 1990 còn 116,000 vào năm 2002 khi mà cư dân tiếp tục di cư kiếm việc làm. Nghệ sĩ New York Greg Lindquist (b. 1979) đã ghi nhập hình ảnh các nhà máy đổ nát của Rustavi trong các bức tranh và tác phẩm của ông, trong cuộc triển lãm "Nonpasts" năm 2010. Lindquist cũng làm việc với các đối tác Georgia, như nghệ sĩ Gio Sumbadze (b. 1976), trong một dự án phản ảnh hiện thực xã hội, văn hóa và chính trị của kiến trúc đương đại. Năm 2010, Quỹ Laura Palmer tổ chức một cuộc triển lãm tại tòa nhà Bộ Giao thông (Tbilisi Roads Ministry Building) trong đó Lindquist và Sumbadze treo các bức tranh miêu tả lịch sử hệ thống giao thông của Georgia. Tạp chí BOMB interview with La Toya Frazier for the exhibition "Planet of Slums" addresses many of the complexities of Lindquist's work in the Cộng hòa Georgia.
1
null
Cúp BTV,tên đầy đủ là Giải bóng đá vô địch Truyền hình Bình Dương (hoặc còn được gọi là Giải bóng đá vô địch Quốc tế BTV cup Number one (vì lý do tài trợ)),là 1 giải bóng đá nam vô địch giao hữu Quốc tế thường niên được tổ chức tại sân vận động Gò Đậu thuộc tỉnh Bình Dương.Những đội bóng tham dự giải đấu phần lớn là các câu lạc bộ bóng đá & đôi khi có những đội tuyển trẻ Quốc gia.Nhà đương kim vô địch hiện tại là Becamex Bình Dương vào năm 2021. Tổ chức liên tiếp từ đầu thập niên 2000,giải bóng đá vô địch Truyền hình Bình Dương đã trải qua 21 mùa giải.Từ 1 giải đấu mang tính tập huấn cho các câu lạc bộ bóng đá nam trong nước,giải đấu đã từng bước một trở thành giải đấu vô địch Quốc tế truyền thống hàng năm. Lịch sử. Tháng 9 năm 2000,Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương (BTV) cùng với Sở thể dục thể thao (TDTT) tỉnh Bình Dương tổ chức Cúp bóng đá nam Truyền hình Bình Dương lần đầu tiên với sự tham dự của 5 câu lạc bộ bóng đá đến từ hạng Nhất.Cảng Sài Gòn đã trở thành nhà đương kim vô địch đầu của giải.Lần thứ 2 tổ chức (từ 10 tháng 1 đến 20 tháng 1 năm 2001) với 7 CLB tham dự (Bình Dương,Long An,Bình Định,Cảng Sài Gòn,Khánh Hòa,Hải Quan & Công an Thành phố Hồ Chí Minh),Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã thắng được Cảng Sài Gòn với tỷ số chung cuộc là 3-2 trong trận thi đấu chung kết tranh chức vô địch. Ở mùa giải năm 2002,bảng đấu A bao gồm 4 câu lạc bộ Bình Dương,Đồng Tháp,Cần Thơ & Ngân hàng Đông Á trong khi bảng đấu B có sự hiện diện của Cảng Sài Gòn,Gạch Đồng Tâm Long An,Tiền Giang và Bình Định.Chủ nhà Bình Dương đã giành được chiến thắng trước Ngân hàng Đông Á để lên ngôi vô địch trong trận thi đấu chung kết.Giải Ba chung cuộc đã thuộc về CLB Gạch Đồng Tâm Long An. Mùa giải thứ 4 năm 2003,BTV cup đã được Liên đoàn Bóng đá Việt Nam công nhận và được Liên đoàn bóng đá châu Á đưa vào hệ thống thi đấu hàng năm với tên gọi mới "Giải bóng đá vô địch Quốc tế BTV cup Number one".Trong mùa này,giải đấu có tới 3 đội bóng đá nam nước ngoài lần đầu tiên tham dự:Đội tuyển U23 nam Quốc gia Lào,Đội tuyển U.23 nam Quốc gia Campuchia & câu lạc bộ Krungthaibank (Thái Lan),cùng với đấy chính là 5 câu lạc bộ bóng đá nam chuyên nghiệp trong nước tham dự.Câu lạc bộ bóng đá nam Bình Dương đã bảo vệ thành công chức vô địch khi đã đánh bại Gạch Đồng Tâm Long An tại trận thi đấu chung kết tranh chức vô địch với tỷ số chung cuộc 1-0. Lần tổ chức thứ 5 năm 2004 (5 tháng 8 đến 21 tháng 8) được xem là mùa giải đáng nhớ khi quy tụ tới 6 đội bóng đá nam nước ngoài tham dự:Đội tuyển U-20 nam Indonesia,U-21 nam Malaysia,Matsubara (Brazil),Suwon City (Hàn Quốc),Bưu điện Lào và Osotspa (Thái Lan),tranh tài cùng với 4 câu lạc bộ bóng đá V.League.Câu lạc bộ bóng đá nam Gạch Đồng Tâm Long An đã đánh bại SuwonCity trong trận chung kết tranh chức vô địch với tỉ số chung cuộc 3-1 để lần đầu tiên lên ngôi vô địch. Tháng 11 năm 2005,giải bóng đá vô địch Quốc tế BTV cup Number one lần thứ 6 với sự tham dự của 8 CLB,trong đó có Hạ Môn (Trung Quốc),Tampines Rover (Singapore),Điện lực Thái Lan & Huyndai Mipo (Hàn Quốc).Tái ngộ Gạch Đồng Tâm Long An ở trận chung kết,câu lạc bộ bóng đá nam Bình Dương tiếp tục giành được chiến thắng,xác lập được cú đúp hat-trick 3 lần giành lấy chức vô địch. BTV Cup 2006 (30 tháng 11 đến 9 tháng 12) có 3 đội bóng đá nam tới từ nước ngoài (Chonburi (Thái Lan) không thể tham dự vào giờ chót vì lí do khách quan) & 4 câu lạc bộ bóng đá nam trong nước.Busan (Hàn Quốc) trở thành đội khách mời đầu tiên giành lấy chức vô địch BTV Cup sau khi thắng nhà vô địch năm ngoái Bình Dương với tỉ số 2-0 trong trận chung kết tranh chức vô địch.Pjico Bình Định bất ngờ đoạt được hạng Ba chung cuộc với chiến thắng 3-1 trước Gạch Đồng Tâm Long An. Giải bóng đá vô địch Quốc tế BTV cup Number one lần thứ 8 năm 2007 (15 đến 24 tháng 11) diễn ra với 8 đội bóng đá chia làm 2 bảng:bảng đấu A gồm Becamex Bình Dương,SHB Đà Nẵng,Matsubara (Brazil) & Chonburi (Thái Lan).Bảng đấu B gồm có Dalian Shide (Trung Quốc),Daejeon Citizen (Hàn Quốc),Hoàng Anh Gia Lai và Đồng Tâm Long An.Matsubara & Đồng Tâm Long An đối đầu với nhau ở trận thi đấu chung kết tranh chức vô địch.Hòa nhau ở tỉ số 1-1 trong 2 hiệp thi đấu chính thức,bước vào loạt sút phạt đền luân lưu trên chấm 11m,Matsubara đã thắng với tỷ số 4-3 để giành lấy được chức vô địch. Khai mạc từ ngày 28 tháng 11 cho tới 7 tháng 12 năm 2008,giải bóng đá vô địch Quốc tế BTV cup Number one lần thứ 9 được chia thành 2 bảng đấu.Trong đó,bảng đấu A bao gồm Becamex Bình Dương,SHB Đà Nẵng,New Radiant (Maldives) và TOT (Thái Lan);bảng đấu B gồm có Xi măng Hải Phòng,Đồng Tâm Long An,tuyển Sinh viên Hàn Quốc & Matsubara (Brazil).Lần đầu tiên,SHB Đà Nẵng giành lấy chức vô địch sau khi đánh bại được Becamex Bình Dương với tỉ số chung cuộc 4-2 trong loạt đá phạt đền luân lưu. Năm 2009,giải đấu có sự xuất hiện của 4 đội bóng đá nam khách mời Quốc tế đến từ 4 châu lục:MPK Petrzalka của Slovakia (đại diện Châu Âu),Kampala của Uganda (đại diện Châu Phi),Duque de Caxias của Brazil (đại diện Nam Mĩ),Lifan của Trung Quốc (đại diện Châu Á),cùng với 4 câu lạc bộ của Việt Nam gồm SHB Đà Nẵng,Becamex Bình Dương,Đồng Tâm Long An & Xi măng Hải Phòng.Duque de Caxias đã giành chiến thắng chung cuộc 2-1 trước Đồng Tâm Long An trong trận thi đấu cuối cùng để giành lấy chức vô địch. Ở BTV Cup Number one lần thứ 11 năm 2010 (19 - 28 tháng 11),gặp lại Đồng Tâm Long An trong trận chung kết,nhưng Matsubara không thể tái lập thành tích của năm 2007.Đồng Tâm Long An giành lấy chức vô địch lần 2 nhờ quả đá phạt đền thành công của tiền đạo Danny trong hiệp thi đấu phụ thứ 2. Năm 2011,giải đấu truyền thống đã bước sang năm thứ 12 với nhà tài trợ mới Becmex IDC.Sức nóng trận thi đấu chung kết giữa Becamex Bình Dương & Matsubara (Brazil) đã khiến SVĐ Gò Đậu chật kín khán giả.Bất chấp sự cổ vũ của khán giả nhà,đội bóng đất Thủ đã chịu thua 0-2 và nhìn đại diện Nam Mĩ nâng cao chiếc cúp vô địch. Mùa giải thứ 13 (2012) đón chào sự trở lại của nhà tài trợ tập đoàn Tân Hiệp Phát.Sự hiện diện của Đội tuyển U22 nam Quốc gia trong lần đầu tiên tham dự mang lại một màu sắc mới cho giải đấu,khi trận chung kết giữa đội U22 và Becamex Bình Dương đạt đươc số lượng khán giả kỉ lục là 25000 người.Chung cuộc,Becamex Bình Dương đã chiến thắng với tỷ số chung cuộc là 2-0,qua đấy giành lại cho mình chức vô địch sau 7 năm đợi chờ.Ở mùa giải tiếp theo,Becamex Bình Dương 1 lần nữa đối đầu U23 nam Việt Nam trong trận thi đấu cuối cùng và tiếp tục chiến thắng chỉ với bàn thắng duy nhất vào lưới của U23 nam Việt Nam vào những phút thi đấu chính thức cuối cùng.Đội chủ giải BTV Cup cũng xác lập 1 dấu mốc hoàn toàn mới:Trở thành câu lạc bộ giàu thành tích nhất trong lịch sử của BTV cup với 5 lần giành lấy được chức vô địch. BTV Cup 2014 (diễn ra từ 7 - 16 tháng 11),kỷ niệm 15 năm tổ chức với sự góp mặt của 4 câu lạc bộ trong nước:SHB Đà Nẵng, Đồng Tâm Long An,Than Quảng Ninh,Becamex Bình Dương & 4 CLB nước ngoài:Sinh viên Hàn Quốc,BEC Tero Sansana (Thái Lan),Sport Clube Caxixapa (Brazil),Ayeyawady United (Myanmar).Những cầu thủ của SV Hàn Quốc đã giành được chiến thắng trước Đồng Tâm Long An với tỷ số chung cuộc 2-1 sau trận thi đấu chung kết tranh chức vô địch. BTV Cup 2015 (từ 6 - 15 tháng 11),thêm 1 mùa giải mà chủ nhà Becamex Bình Dương dừng bước tại vòng bán kết.Tuy nhiên,đây lại là giải đấu khá thành công về mặt thử nghiệm đội hình trẻ (13 cầu thủ) của đội bóng đất Thủ.Ở trận thi đấu chung kết tranh chức vô địch,câu lạc bộ bóng đá nam Bangu Atlético Clube (Brazil) đã thắng đội đương kim vô địch của năm 2014 SV Hàn Quốc với tỉ số chung cuộc 3-2 để giành lấy chức vô địch.Về phía chủ nhà,ngoài hạng 3 chung cuộc ra còn sở hữu cú đúp danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất & Vua phá lưới,đều được trao cho đội trưởng Nguyễn Anh Đức. Một dấu ấn đậm nét của Giải bóng đá BTV cup Number one 2016 (3 - 12 tháng 12) chính là việc đưa vào chương trình bốc thăm may mắn trúng thưởng đến với khán giả ở trên sân,mang lại nhiều phần quà có giá trị.Vượt qua SHB Đà Nẵng với tỷ số chung cuộc 2-1 trong trận thi đấu chung kết tranh chức vô địch,câu lạc bộ bóng đá nam Shonan Bellmare (Nhật Bản) đã trở thành chủ nhân của chiếc cúp vô địch trong lần đầu tiên được góp mặt.Ngoài ngôi vị á quân,SHB Đà Nẵng còn thâu tóm cả 2 danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất & Vua phá lưới,đều thuộc về cầu thủ Gaston Merlo. Bước sang năm thứ 18,BTV Cup diễn ra từ ngày 25 tháng 1 đến ngày 4 tháng 2 năm 2017 với sự quy tụ của 3 đại diện trong nước (Quảng Nam,Hoàng Anh Gia Lai,Becamex Bình Dương) & 2 đại diện nước ngoài là Vasco Da Gama B (Brazil) & SV Hàn Quốc. Sau 6 ngày thi đấu với 12 trận,Becamex Bình Dương đã giành lấy chức vô địch với chiến thắng 1-0 trước Vasco Da Gama B.
1
null
Hoàng Văn Phúc (sinh năm 1964) là huấn luyện viên bóng đá và cựu cầu thủ bóng đá người Việt Nam. Ông từng là huấn luyện viên trưởng của đội tuyển quốc gia Việt Nam và là người góp công lớn trong chức vô địch V.League 2017 của câu lạc bộ Quảng Nam. Hiện tại. ông đang là giám đốc kỹ thuật của CLB Hà Nội. Sự nghiệp. Cầu thủ. Ông từng thi đấu cho các CLB Thể Công (1976-1983), Quân khu 3 (1983-1989), Đường sắt Việt Nam (1990-1996). Thời còn là cầu thủ, ông không nổi tiếng so với các đồng đội nhưng được đánh giá cao bởi lối chơi cần mẫn ở vị trí trung vệ. Huấn luyện viên. Năm 1996, ông giải nghệ và bước vào sự nghiệp huấn luyện. Khi Đội bóng đá Đường sắt Việt Nam chuyển sang phiên hiệu Câu lạc bộ bóng đá Ngân hàng Á Châu vào năm 2000, ông được bổ nhiệm vào chức vụ huấn luyện viên phó. Năm 2006, ông được bổ nhiệm làm Huấn luyện viên trưởng của câu lạc bộ. Ngay trong mùa bóng đầu tiên trên cương vị huấn luyện viên trưởng Hà Nội ACB, ông Phúc đã nhận được danh hiệu Huấn luyện viên xuất sắc nhất tháng 4. Tuy nhiên, đến năm 2008, sau khi Hà Nội ACB xuống hạng, ông đã nghỉ và chuyển sang mảng đào tạo trẻ tại Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. Thời gian này, ông hoàn tất tấm bằng A huấn luyện viên của AFC. Ngay trong năm 2008, ông đã dẫn dắt đội tuyển U-16 Việt Nam giành chức vô địch Đông Nam Á. Dấu ấn trong sự nghiệp huấn luyện của ông là vào năm 2010, khi đội tuyển U-16 Việt Nam vượt qua đối thủ mạnh Trung Quốc để giành ngôi vô địch Đông Nam Á mở rộng. Một năm sau, ông dẫn dát đội tuyển U-19 Việt Nam thi đấu thành công và giành được tấm vé dự vòng chung kết U-19 châu Á 2012. Đầu mùa giải 2012, ông được Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội T&T giao phụ trách đội trẻ Hà Nội T&T và ngay trong năm đó, đội bóng này đã giành quyền thăng hạng. Tuy nhiên, do quy chế không cho phép 2 đội cùng chủ sở hữu thi đấu tại cùng một giải và bầu Hiển không thể tìm đối tác chuyển giao nên đội trẻ Hà Nội T&T phải ở lại thi đấu ở giải hạng Nhất. Cuối năm 2012, ông được Liên đoàn Bóng đá Việt Nam giao nhiệm vụ dẫn dắt U-22 Việt Nam tham dự Cúp BTV 2012. Đội thi đấu khá ấn tượng và giành được ngôi vị á quân. Đầu năm 2013, ông được Liên đoàn Bóng đá Việt Nam mời giữ chức huấn luyện viên trưởng Đội tuyển Việt Nam. Tuy nhiên, do yêu cầu phải chuyên trách nên ông từ chối. Sau khi Liên đoàn Bóng đá Việt Nam bỏ yêu cầu chuyên trách và các ứng cử viên khác cho chức huấn luyện viên trưởng đã bị từ chối, ông được mời lại và lần này ông nhận lời làm huấn luyện viên trưởng tạm quyền, chuẩn bị cho vòng loại Asian Cup 2015. Ngày 16 tháng 5 năm 2013, ông đã chính thức đặt bút ký hợp đồng với VFF, trở thành huấn luyện viên trưởng của ĐTQG và U-23 Quốc gia với thời hạn 2 năm. Trong hợp đồng của HLV này, VFF đưa điều khoản ràng buộc về thành tích ĐT U-23 Việt Nam phải vào chung kết SEA Games 27 và ĐTQG vào bán kết AFF Cup 2014. Để chuẩn bị cho SEA Games 27, U-23 Việt Nam tham gia giải giao hữu BTV Cup tổ chức tại Bình Dương vào tháng 10 năm 2013. Tại giải này, ông Phúc bị VFF đình chỉ chức vụ Huấn luyện viên trưởng sau trận đấu với CLB Bangu Atletico (Brazil) khi U-23 Việt Nam dẫn trước 3-1 nhưng lại bị gỡ hòa 3-3. Tuy nhiên, sau giải đấu giao hữu đó, VFF lại phục chức cho ông Phúc do không thể kịp tìm được người khác thay thế khi mà SEA Games 27 sẽ diễn ra vào tháng 12/2013. Tại SEA Games 27, U-23 Việt Nam dưới sự dẫn dắt của ông Phúc khởi đầu bằng chiến thắng đậm 7-0 trước đội yếu U-23 Brunei. Trận đấu tiếp theo, U-23 Việt Nam bất ngờ thua U-23 Singapore 0-1. Mặc dù thắng U-23 Lào với tỷ số 5-0 tại trận đấu thứ ba, U-23 Việt Nam lại để thua U-23 Malaysia với tỷ số 1-2 trong trận cuối cùng của vòng đấu bảng. Với chỉ 6 điểm, Việt Nam bị loại ngay sau vòng đấu bảng của SEA Games lần đầu tiên kể từ năm 2001. Sau SEA Games 27, ông Phúc từ chức huấn luyện viên trưởng của ĐTQG và đội U-23 Quốc gia. Tháng 5 năm 2014, ông Miura Toshiya được VFF bổ nhiệm là Huấn luyện viên trưởng ĐTQG và Đội U-23 Quốc gia, kế nhiệm HLV Hoàng Văn Phúc. Tháng 9 năm 2014, ông Phúc nhận lời dẫn dắt CLB Quảng Nam chuẩn bị thi đấu tại V-League 2015. Kết thúc mùa giải 2015, CLB Quảng Nam xếp thứ 8/14 chung cuộc. Sang mùa giải V.League 2016, CLB Quảng Nam xếp hạng 5/14 chung cuộc. Năm 2017, ông có danh hiệu đầu tiên sau khi đội bóng Quảng Nam F.C. giành chức vô địch Giải bóng đá vô địch quốc gia 2017. Một năm sau đội bóng của ông thi đấu khá ổn định với vị trí thứ 7/14 chung cuộc. Sau khi quyết định rời đội bóng vào tháng 6 năm 2019, đội bóng của ông được HLV Vũ Hồng Việt quản lý. Tháng 2 năm 2020, ông quyết định quản lý đội bóng Sài Gòn FC nhưng lại chia tay đội bóng sau vòng đấu đầu tiên do những bất đồng trong cách cầm quân và đội đó đang được chủ tịch CLB Vũ Tiến Thành dẫn dắt.
1
null
Trần Bình Sự biệt danh "Sự gỗ" (sinh năm 1947 tại Hà Nam) nhưng ông có hộ khẩu ở Hải Phòng và có sự nghiệp cầu thủ thi đấu cho đội Công an Hải Phòng. Ông là huấn luyện viên từng dẫn dắt các đội bóng Bình Dương, Đồng Nai, Hòa Phát Hà Nội và Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam. Ông đã dẫn dắt Đồng Nai xếp thứ 3 chung cuộc Hạng nhất 2012 và được lên hạng V-league 2013. Nay ông đã nghỉ hưu và không dẫn dắt bất cứ đội bóng nào. Thành tích huấn luyện viên. Với Bình Dương Với Đồng Nai
1
null
"Bon, Bon" là một ca khúc của nam ca sĩ nhạc rap người Mỹ gốc Cuba Pitbull. Ca khúc được chọn làm đĩa đơn thứ ba cho "Armando", album phòng thu thứ năm của Pitbull, và được phát hành vào ngày 25 tháng 10 năm 2010. Ca khúc đã lọt vào bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 tại vị trí #61 và vị trí #3 trên bảng xếp hạng "Billboard" Top Latin Songs. "Bon, Bon" có sử dụng một đoạn nhạc trích từ ca khúc "We No Speak Americano" của Yolanda Be Cool & DCUP, nhưng sau đó người ta biết rằng phiên bản này của "We No Speak Americano" là một phiên bản làm lại được thực hiện bởi Alvaro DJ của Amsterdam. Tham gia thực hiện. Danh sách thực hiện được lấy từ ghi chú trong album "Armando".
1
null
Ong lỗ, tên khoa học Scoliidae, là tên gọi để chỉ một họ ong thuộc bộ Cánh màng. Họ này có 6 chi gồm 20 loài ở Bắc Mỹ nhưng các loài trong họ phân bố trên toàn thế giới với khoảng 300 loài. Chúng thường có màu đen, thường đánh dấu bằng các đốm vàng hay cam và mũi cánh thường nhăn một cách rõ ràng. Con đực thường mảnh hơn và kéo dài hơn con cái, râu dài, nhưng sự dị hình giới tính không phải lớn như thường thấy ở họ Tiphiidae, một họ có mối liên quan chặt chẽ. Ấu trùng của các loài trong họ này có vai trò là các tác nhân kiểm soát sinh học quan trọng do chúng ăn ấu trùng các loài bọ cánh cứng trong đất, trong đó có loài gây dịch hại nghiêm trọng, bọ cánh cứng Nhật Bản. Con trưởng thành có thể là loài thụ phấn thứ yếu của một số hoa dại. Các loài ở Bắc Mỹ. Các loài phân bố ở Bắc Mỹ gồm:
1
null
Zugdidi (; hay ზუგიდი) là một thành phố miền tây Gruzia, nằm trong tỉnh lịch sử Samegrelo (Mingrelia). Thành phố cao 100–110 trên mực nước biển, cách Tbilisi 318 km về phía tây, cách biển Đen 30 km về phía đông và cách dãy Egrisi 30 km. Zugdidi là thủ phủ vùng Samegrelo-Zemo Svaneti, hợp từ Samegrelo (Mingrelia) và vùng thượng Svaneti. Tên gọi. Cái tên "Zugdidi" ("ზუგდიდი") xuất hiện lần đầu vào thế kỷ XVII, với nghĩa đen tiếng Mingrelia là "đồi lớn" ("Zugu/ზუგუ" - đồi, "didi/დიდი" - lớn). Một phiên bản khác ghi nhận trong những tài liệu cổ hơn là "Zubdidi" (ზუბდიდი). Thành phố tên này nhờ một trái đồi nằm ở mạn đông thành phố, nơi mà tàn tích của một pháo xưa còn hiện diện. Khí hậu. Zugdidi có khí hậu cận nhiệt đới ẩm (phân loại khí hậu Köppen "Cfa").
1
null
Quận Montgomery là một quận của tiểu bang Maryland, tọa lạc ở ngay phía bắc thủ đô Washington, D.C., và tây nam thành phố Baltimore. Thủ phủ quận đóng ở Rockville. Quận có tổng diện tích 1313 km2, trong đó diện tích đất là 1285  km², diện tích mặt nước là 31  km². Dân số quận theo điều tra năm 2010 là 971.777 người. Đây là một trong những quận giàu có nhất tại Hoa Kỳ, và có tỷ lệ cao nhất (29,2%) của các cư dân trên 25 tuổi người có trình độ sau đại học. Quận lỵ và khu đô thị lớn nhất là Rockville, mặc dù khu vực chỉ định điều tra dân số Germantown là đông dân hơnGermantown đông dân hơn.. Tính đến năm 2008, Montgomery County là quận giàu thứ hai về thu nhập bình quân đầu người ở tiểu bang Maryland. Năm 2011, quận có thu nhập đầu người cao thứ 10 tại Hoa Kỳ, với thu nhập hộ gia đình trung bình 92.213 USD. Phần lớn dân cư của quận sinh sống ở các khu vực chưa hợp nhất, trong đó khu vực chưa hợp nhất đông dân nhất là Silver Spring, Germantown và Bethesda, dù các thành phố chưa hợp nhất Rockville và Gaithersburg cũng là các trung tâm dân số lớn. Cả hai thành phố đều thuộc vùng đô thị Washington và vùng đô thị Baltimore-Washington.
1
null
Sở U Vương (chữ Hán: 楚幽王, 244 TCN-228 TCN, trị vì 237 TCN-228 TCN), là vị vua thứ 43 của nước Sở - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Trên danh nghĩa ông là con trai của Sở Khảo Liệt vương, vua thứ 42 của nước Sở, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng người cha theo huyết thống của ông là Xuân Thân quân Hoàng Yết, nguyên là lệnh doãn nước Sở. Trước đó Sở Khảo Liệt vương hiếm muộn, gia thần của phủ Hoàng Yết là Lý Viên đã dùng kế đưa em là Lý Thị vào làm thiếp của Hoàng Yết. Lý thị sau khi có mang đã dụ Hoàng Yết học theo Lã Bất Vi ở nước Tần mà đem Lý Thị dâng cho Khảo Liệt Vương để con ông ta được làm vua. Hoàng Yết nghe theo, bèn dâng Lý thị cho vua Sở. Sau Lý thị sinh đôi được Hãn và Do, Khảo Liệt Vương lập Hãn làm Thái tử. Năm 238 TCN, Sở Khảo Liệt vương chết, Hoàng Yết bất chấp lời khuyên của Chu Anh một mình vào cung để đưa Thái tử lên ngôi. Nhưng Lý Viên đã đem quân phục sẵn trong cung đợi Hoàng Yết vào và giết chết rồi đưa Hùng Hãn nối ngôi, tức là Sở U Vương. Lúc đó U Vương mới 7 tuổi nên mọi quyền lực đều nằm trong tay Lý Viên. Năm 235 TCN, nước Tần liên kết với nước Ngụy xuất binh tấn công nước Triệu, rồi liên kết với nước Ngụy đánh Sở nhưng không thắng, phải rút lui. Năm 228 TCN, Sở U Vương mất khi mới 17 tuổi, ở ngôi 9 năm. Người em song sinh của ông là Do lên ngôi, tức Sở Ai Vương. Năm 1930, mộ của Sở U vương bị lực lượng quân phiệt khai quật để cướp của. Rất nhiều cổ vật được chôn theo bị thất lạc, chỉ còn sót lại một chiếc đỉnh đồng nay được trưng bày ở bảo tàng tỉnh An Huy.
1
null
Lưu Giản Chi (chữ Hán: 刘简之), nguyên quán huyện Lư, quận Bành Thành nhưng đã nhiều đời sống ở Kinh Khẩu, quan viên cuối đời Đông Tấn. Cuộc đời và Sự nghiệp. Ông có chí lớn, được Lưu Dụ nhận biết. Dụ muốn khởi binh chống lại Hoàn Huyền, cần tập hợp tài lực, nên thường đến thăm Giản Chi, xem ông như tân khách. Giản Chi đoán được, nói với em trai là Kiền Chi rằng: "Lưu Hạ Bi (Lưu Dụ làm Hạ Bi thái thú) luôn đi lại, ắt đang có ý. Nếu không thể nói ra (ở đây), mày thử đến gặp ông ấy xem sao!" Kiền Chi đến nơi thì Lưu Dụ đã hạ được kinh thành. Kiền Chi lập tức đầu quân cho Lưu Dụ. Giản Chi nghe tin, giết trâu cày, tụ họp mọi người, đi hưởng ứng Lưu Dụ. Ông làm quan đến Thông trực thường thị, Thiếu phủ, Thái úy Tư nghị tham quân.
1
null
Lưu Khiêm Chi (chữ Hán: 刘谦之, ? - ?), nguyên quán huyện Lư, quận Bành Thành nhưng đã nhiều đời sống ở Kinh Khẩu, nhà sử học, quan viên cuối đời Đông Tấn. Cuộc đời và Sự nghiệp. Ông là em trai của Lưu Giản Chi, tính hiếu học, đã soạn 20 quyển "Tấn kỷ". Cuối những năm Nghĩa Hi (405 – 418), làm Thủy Hưng tướng. Người Đông Hải là Từ Đạo Kỳ lưu ngụ Quảng Châu, không làm quan, xung đột với những kiều dân cũ. Nhân thứ sử Tạ Hân mất, hắn tập hợp những kẻ không hài lòng để làm loạn, đánh chiếm Châu thành, giết những quan dân không theo hơn trăm người, khống chế quân đội địa phương, kêu gọi những kẻ vong mệnh; rồi đi đánh Thủy Hưng. Khiêm Chi đánh đuổi nghĩa quân, rồi đi dẹp Quảng Châu, giết hết bọn họ, vẫn coi việc Châu. Ngay sau đó ông được dùng làm Chấn uy tướng quân, Quảng Châu thứ sử; về sau làm đến Thái trung đại phu.
1
null
Lưu Kiền Chi (chữ Hán: 刘虔之), nguyên quán huyện Lư, quận Bành Thành nhưng đã nhiều đời sống ở Kinh Khẩu, quan viên cuối đời Đông Tấn. Cuộc đời và Sự nghiệp. Ông là em trai của Lưu Khiêm Chi, từ nhỏ đã có khí tiết, không chăm lo sản nghiệp, khinh tiền yêu thơ. Sau khi Lưu Dụ hạ được kinh thành, Kiền Chi đến đầu quân cho ông ta. Lưu Dụ chinh thảo bọn Tư Mã Hưu Chi, Lỗ Tông Chi, sai Tham quân Đàn Đạo Tế, Chu Siêu Thạch đưa bộ kỵ ra Tương Dương, khi ấy Kiền Chi làm Giang Hạ tướng, soái quân đội trong quận ra Vân Thành, đóng đồn ở Tam Liên, lập cầu chứa lương để đợi. Bọn Đạo Tế mãi không đến, con trai Lỗ Tông Chi là Lỗ Quỹ đến tập kích. Quân đội của Kiền Chi ít không địch nổi nhiều, tham quân Tôn Trường Dung rơi nước mắt khuyên lui quân, ông nghiêm sắc mặt nói: "Ta thuận lẽ đi phạt kẻ có tội, về lý không thể thua. Nếu như chẳng may, là số mạng vậy!" Kiền Chi thua trận bị giết, được truy tặng Lương, Tần 2 châu thứ sử, phong Tân Khang huyện nam, thực ấp 500 hộ.
1
null
Samtredia ( là thành phố lớn thứ 8 của Gruzia, thuộc vùng Imereti. Thành phố có dân số 25.318 người (năm 2014). Samtredia nằm ở một vùng đất thấp giữa các sông Rioni và Tskhenis-Tsqali, 244 km về phía tây Tbilisi, và 27 km về phía tây Kutaisi. Tuyến đường bộ và đường ray quan trọng nhất Gruzia hội tụ ở thành phố này, khiến Samtredia là trung tâm vận tải quan trọng của quốc gia này. Sân bay Kopitnari có cự ly 10 km so với Samtredia. Khí hậu khu vực là cận nhiệt đới ẩm với mùa đông ấm và ôn hòa, mùa hè nóng.
1
null
Sở Ai Vương (chữ Hán: 楚哀王, 244 TCN-228 TCN, trị vì 228 TCN), tên thật là Hùng Do (熊猶), là vị vua thứ 44 của nước Sở - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Trên danh nghĩa, ông là con của Sở Khảo Liệt vương, vua thứ 42 của nước Sở, em Sở U vương, vua thứ 43 của nước Sở, nhưng theo ghi chép trong Sử ký Tư Mã Thiên, người cha theo huyết thống của ông là Xuân Thân quân Hoàng Yết, khi vợ Yết là Lý Yến có mang, Hoàng Yết dâng cho Khảo Liệt vương, sinh ra U vương và Ai vương. Năm 228 TCN, vua anh Sở U Vương mất, do U vương không con nối dõi nên Hùng Do lên nối ngôi, tức Sở Ai vương. Tuy nhiên Ai vương chỉ làm vua được hai tháng thì bị anh là Phụ Sô (do vợ thứ của Khảo Liệt vương sinh) giết để đoạt ngôi, tức Sở vương Phụ Sô. Phụ Sô sai giết Lý thái hậu và tru di toàn bộ gia tộc họ Lý.
1
null
Lưu Khang Tổ (chữ Hán: 刘康祖, ? - 451), nguyên quán huyện Lư, quận Bành Thành nhưng đã nhiều đời sống ở Kinh Khẩu, tướng lĩnh nhà Lưu Tống. Cuộc đời và sự nghiệp. Thiếu thời. Ông là con trai của Lưu Kiền Chi, được thừa tập phong tước của cha là Tân Khang huyện nam, làm Trấn quân tham quân cho Trường Sa vương Lưu Nghĩa Hân, chuyển làm Viên ngoại Tán kỵ thị lang. Khang Tổ quen nghề bắn cung cưỡi ngựa, sức mạnh hơn người, ở quê nhà không chăm lo sự nghiệp, thường lêu lổng rong chơi. Mỗi lần phạm pháp, bị địa phương tra xét, liền trèo tường vượt nhà, không ai bắt được. Ban đêm vào nhà người ta, bị quan binh vây bắt, ông đột vây mà đi, không ai dám đuổi. Nhân trời tối quay về Kinh Khẩu, nửa đêm thì đến. Trời sáng, Khang Tổ lại đến nhiệm sở như chưa có gì xảy ra. Ít lâu sau Kiến Khang gởi thư đến tróc nã, người cùng nhiệm sở làm chứng rằng ông không hề đi đâu! Khang Tổ nhiều lần bị tố giác, Lưu Tống Văn đế xét ông là con của công thần, đều bỏ qua tất cả. Ông ở chức được 10 năm, lại phạm tội đánh bạc nên bị miễn quan. Tham gia quân đội. Khang Tổ chuyển làm Thái tử Tả tích nỗ tướng quân, theo Xạ thanh hiệu úy Bùi Phương Minh tây chinh Cừu Trì, cùng Phương Minh bị đưa đến Đình úy, sau đó bị miễn quan. Ít lâu sau, Vũ Lăng vương Lưu Tuấn làm Dự Châu thứ sử, trấn Lịch Dương, lấy Khang Tổ làm Chinh lỗ Trung binh tham quân, sau khi nhận chức, bắt đầu sửa đổi tính tình. Sau đó ông chuyển làm Thái tử Dực quân hiệu úy. Một thời gian sau dời làm An Man phủ tư mã cho Nam Bình vương Lưu Thước. Mùa xuân năm Nguyên Gia thứ 27 (450), Bắc Ngụy Thái Vũ đế tự soái đại quân vây đánh Nhữ Nam, Văn đế điều quân các nơi cứu viện, Khang Tổ nắm tiền quân. Quân đến Tân Thái, còn cách quân Ngụy hơn trăm dặm, ông cho vượt sông trước khi băng tan. Đại quân Ngụy đến, quân Tống hăng hái chiến đấu, chém được Điện trung thượng thư Nhiệm Thành công Khất Địa Chân của địch. Quân Tống đuổi đến vị trí cách Huyền Hồ 40 dặm, quân Ngụy đốt doanh trại bỏ chạy. Khang Tổ chuyển làm Tả quân tướng quân. Tử trận Thọ Dương. Văn đế muốn cử đại quân bắc phạt, Khang Tổ lấy lý do đã đến cuối năm, xin đợi sang năm. Đế cho rằng Hà Bắc đang nổi dậy phản Ngụy, không thể bỏ lỡ thời cơ, nên không nghe. Mùa thu năm ấy, bọn Tiêu Bân, Vương Huyền Mô, Thẩm Khánh Chi vào Hà Nam, Khang Tổ soái quân Dự Châu ra Hứa, Lạc. Bọn Huyền Mô thua chạy, đại quân Ngụy nam tiến, Nam Bình vương Lưu Thước ở Thọ Dương, Đế lo chỗ ấy bị vây, triệu Khang Tổ nhanh chóng quay về. Ông lùi quân về cách Thọ Dương mấy chục dặm, gặp Vĩnh Xương vương Khố Nhân Chân của Ngụy đưa 8 vạn kỵ binh Trường An đến, đôi bên đối trận ở Úy Vũ. Quân Tống chỉ có 8000 người, Quân phó Hồ Thịnh Chi muốn dựa vào núi non hiểm trở, cố thủ bên đường. Khang Tổ giận nói: "Ta thụ mệnh bản triều, quét sạch Hà Lạc. Nay giặc tự đến, không phiền vương sư đi xa khó nhọc. Chó, cừu tuy nhiều, thật dễ tiêu diệt. Ta binh sĩ tinh nhuệ, vũ khí sắc bén, cách Thọ Dương mấy chục dặm, viện quân sắp đến, sao lại phải lo?" Rồi kết xe làm doanh mà tiến. Quân Ngụy 4 mặt đến đánh, đại chiến 1 ngày 1 đêm, quân Ngụy phơi xác đầy đồng. Quân Ngụy chia làm 3, thay nhau đến đánh, đem các thứ cỏ khô đến đốt doanh. Khang Tổ khích lệ tướng sĩ, không ai là không lấy một địch trăm, quân Ngụy chết quá nửa. Ông bị trúng tên vào cổ mà chết, khiến cho quân Tống đại bại, toàn bộ bị giết. Người Ngụy gởi đầu Khang Tổ về Bành Thành, mặt tươi như còn sống. Năm thứ 28 (451), ông được tặng Ích Châu thứ sử, thụy là Tráng Nam.
1
null
Sân bay quốc tế Kutaisi cũng gọi là sân bay quốc tế David the Builder Kutaisi là một sân bay có cự ly 14 km về phía tây Kutaisi, thành phố lớn thứ nhì Gruzia và thủ phủ vùng Imereti. Nó là một trong ba sân bay quốc tế hiện đang hoạt động ở Gruzia (cùng với sân bay quốc tế Tbilisi và sân bay quốc tế Batumi ở khu vực nghỉ mát Biển Đen Adjara). Sân bay có một đường băng dài 2600 mét.
1
null
Hồ Thịnh Chi (chữ Hán: 胡盛之), tướng lĩnh nhà Lưu Tống. Cuộc đời và Sự nghiệp. Ông có sức mạnh, ban đầu làm Trấn quân tham quân Đốc hộ cho Trường Sa vương Lưu Nghĩa Hân. Bọn giặc cỏ cướp bóc Tiếu Quận có 70 người ngựa, trốn ở nơi hiểm trở, Thịnh Chi một mình đến đánh, chém được 58 thủ cấp. Ông theo Lưu Khang Tổ giao chiến với quân Bắc Ngụy ở Thọ Dương, thua trận bị bắt, rất được Thái Vũ đế sủng ái, thường cho ở bên cạnh.
1
null
Sở vương Phụ Sô (chữ Hán: 楚王負芻, trị vì 228 TCN-223 TCN), là vị vua thứ 45 của nước Sở - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Ông tên là Hùng Phụ Sô (熊負芻), con thứ của Sở Khảo Liệt Vương, vua thứ 42 của nước Sở, anh của Sở U vương và Sở Ai vương, vua thứ 43 và 44 của nước Sở. Tuy lớn tuổi hơn hai em nhưng Phụ Sô lại là con vợ thứ nên không được lập làm thái tử. Sự nghiệp. Năm 228 TCN, Sở Ai vương lên ngôi được hai tháng, Phụ Sô làm binh biến giết Ai Vương rồi lên ngôi, ra lệnh tru sát toàn bộ gia tộc họ Lý (họ ngoại của Ai vương). Năm 227 TCN, Tần vương Chính sai quân đánh Sở, Sở thất bại, mất 10 thành về tay Tần. Năm 225 TCN, vua Tần sai Lý Tín đem quan đánh Sở, bị Hạng Yên đánh bại, sau lại sai Vương Tiễn đem 60 vạn quân đánh Sở. Vương Tiễn thấy quân Sở khí thế đang hăng, liền áp dụng phương pháp phòng thủ, quân Sở đến khiêu chiến, trước sau đóng cửa trại không ra đánh. Vương Tiễn hàng ngày cho quân nghỉ ngơi, ăn uống no đủ, bản thân ông thường xuyên sâu sát quân lính, quan tâm tới họ, "đồng cam cộng khổ" với lính. Lúc này, quân Sở không có cơ hội để tác chiến, lòng quyết tâm và nhuệ khí đã giảm. Lợi dụng thời cơ này, Vương Tiễn đã đưa quân truy quét. Quân Sở thua chạy. Năm sau, Mông Vũ cùng Vương Tiễn hiệp đồng tác chiến bắt sống Sở vương Phụ Sô, đem đất đai nước Sở sáp nhập vào Tần. Hạng Yên lại tìm lập người tông thất nước Sở là Xương Bình quân lên ngôi, chạy về Lan Lăng. Không rõ kết cục của ông ra sao. Nước Sở dần dần bị nước Tần thôn tính, đặt làm quận huyện. Hạng Yên lập vua mới, tiếp tục chống Tần.
1
null
Sân bay Bamboura (tiếng Nga: аэропорт Бамбоура, còn được gọi là аэропорт Бомбора - Aeroport Bombora) là một sân bay ở Gruzia. Sân bay nằm ở quận Gudauta, ở nước Cộng hòa Abkhazia, cự ly 40 km so với thủ phủ Sujum. Đây là một trong những sân bay lớn nhất trong Transcaucasia. Vị trí của nó là lý tưởng cho các mục đích quân sự, cách bờ biển khoảng 60 mét từ bờ biển, cho phép cất cánh bay thấp trên mực nước biển. Trong thời Xô Viết, sân bay là một cơ sở của máy bay chiến đấu, máy bay ném bom và máy bay vận tải của Không quân Soviética. Trong những năm 1970 tại đây có Sukhoi Su-15 và Sukhoi Su-17, và trong những năm 1980, thêm Sukhoi Su-27 và Sukhoi Su-29
1
null
Akaki Gavrilovich Shanidze (tiếng Gruzia: აკაკი შანიძე) (26 tháng 2 năm 1887 - 29 tháng 3 năm 1987) là một nhà ngôn ngữ học và nhà triết học Gruzia. Ông là một trong những người sáng lập của Đại học Nhà nước Tbilisi (1918) và Viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Gruzia (1941), Tiến sĩ Ngữ văn Khoa học (1920), Giáo sư (1920). Shanidze tốt nghiệp từ Đại học St Petersburg vào năm 1909. Nhiều tác phẩm của ông đã có sức ảnh hưởng nặng nề nghiên cứu học thuật hiện đại của Gruzia và các ngôn ngữ liên quan. Xem thêm. Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Gruzia
1
null
Đại học Nhà nước Tbilisi ( "Ivane Javaxishvilis saxelobis Tbilisis saxelmts'ipo universit'et'i") là một trường đại học ở Tbilisi, Gruzia. Trường đại học này được thành lập vào ngày 08 tháng 2 năm 1918 ở Tbilisi. TSU là trường đại học lâu đời nhất trong toàn bộ khu vực Kavkaz. Hơn 18.000 sinh viên đang theo học và tổng số giảng viên và nhân viên (cộng tác viên) là khoảng 5.000 người. Trường có năm chi nhánh tại các vùng khác nhau của Gruzia, 6 khoa, khoảng 60 phòng thí nghiệm nghiên cứu khoa học và các trung tâm, thư viện khoa học (với hơn 3.700.000 cuốn sách và tạp chí), 7 bảo tàng, nhà xuất bản và báo chí in ấn (báo "Tbilisis Universiteti").
1
null
Phi tần (chữ Hán: "妃嬪", tiếng Anh: "Imperial consort" / "Royal concubine"), Thứ phi ("次妃"), Tần ngự ("嬪御") hoặc Cung nhân ("宮人"), là những tên gọi chung cho nàng hầu (tì nữ), thiếp của các vị quân chủ trong xã hội phong kiến phương Đông, như Hoàng đế, Quốc vương hay chúa Trịnh, chúa Nguyễn thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh trong lịch sử Việt Nam. Ngoài ra, những quốc gia vùng Trung Đông, nơi những quốc gia Hồi giáo như Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ không nghiêm ngặt chế độ một vợ một chồng nên cũng thường có phi tần, vợ lẽ, và họ được gọi là Hậu cung. Phi tần mang danh phận thứ thiếp đứng dưới người vợ chính là Hoàng hậu hay Vương hậu, giữ trách nhiệm trông nom, cất đặt và thừa hành các công việc nội cung. Các triều đại Đông Á luôn chú trọng danh vị của các phi tần, được chia rất tỉ mỉ theo giai phẩm, nghĩa vụ cùng bổng lộc với đủ loại thân phận. Các triều đại đối với việc phi tần có nhiều và đông đảo luôn cảm thấy cần khuyến khích và tự hào, nên cật lực thiết đặt nhiều chế độ để tuyển chọn những cô gái xinh đẹp nhất và trẻ tuổi vào hậu cung, dẫn đến số lượng của họ thường xuyên rất lớn. Bởi vì lý do này, nên trong văn học Trung Quốc đã dùng rất nhiều những cụm từ rất ước lệ miêu tả, như Tam cung Lục viện Thất thập nhị phi (三宫六院七十二妃), Hậu cung phi tần tam thiên (后宫妃嬪三千) hoặc Giai lệ tam thiên (佳麗三千). Không chỉ thông qua tuyển chọn, trong hậu cung có rất nhiều Cung nữ, theo quan niệm tuy chưa là tần phi chính thức nhưng họ luôn có thể được sủng hạnh bất cứ lúc nào, nên các Cung nữ đông đảo cũng được xem là một bộ phận phi tần. Phi tần trong xã hội phong kiến là một tập đoàn người đặc biệt, nhận sự sủng ái của đế vương, giữ sự cân bằng quyền lực giữa các thế lực trong triều và mối hòa hiếu giữa các nước láng giềng, ảnh hưởng lớn đến cục diện chính trị. Phi tần mang nhiều danh phận với thứ bậc cao thấp khác nhau ở từng quốc gia và triều đại cụ thể. Trung Quốc. Hạ - Thương - Chu. Trước thời nhà Hạ, chúa tể cai trị thiên hạ gọi là "Thiên tử" ("天子"), thuở sinh thời xưng là "Hậu" ("后"), khi mất thì triều thần mới tôn thụy là "Đế" ("帝"), vợ chính của "Thiên tử" gọi là "Phi" ("妃"). Từ triều nhà Thương, "Thiên tử" xưng "Vương" ("王"), vợ chính gọi là "Hậu". Lễ ký - Hôn nghi ghi lại chế độ nội cung nhà Chu: "Noi gương cổ nhân dưới Hậu, Thiên tử lập sáu cung, lấy ba Phu nhân, chín Tần, hai mươi bảy Thế phụ, tám mươi mốt Ngự thê." Đây là những ghi chép bằng văn tự sớm nhất trong lịch sử phong kiến về chế độ nội cung. Tây Hán. Đầu đời Hán, ngoài Hoàng hậu đều xưng "Phu nhân", sau thêm "Mỹ nhân" các loại. Đời Vũ Đế chế ra "Tiệp dư", đời Nguyên Đế, chế ra "Chiêu nghi", lúc này Hậu cung đã có gồm 19 chức danh, chia thành 14 bậc: Chế định triều Tây Hán phức tạp, lẫn vào đó có vẻ còn có "Nữ quan", dù lúc này khái niệm Nữ quan vẫn chưa rõ ràng như về sau. Vợ chính của Hoàng thái tử gọi là "Hoàng thái tử phi" (皇太子妃), nàng hầu có các bậc: Đông Hán. Quang Vũ Đế định lại thứ bậc nội cung, dưới Hoàng hậu đặt các bậc: "Quý nhân" ("貴人"), "Mỹ nhân" ("美人"), "Cung nhân" ("宮人") và "Thái nữ" ("采女"), đều không có tước hàm, mỗi khi đến mùa mới đem thưởng vật phẩm. Chế độ tuyển hậu cung nhà Hán có gọi là Bát nguyệt Toán nhân ("八月筭人"). Căn cứ Hậu Hán thư chú ghi lại:「"Vào tháng 8 âm lịch hằng năm, triều đình cử Dịch đình thừa cùng Tương công tới các miền quê quanh kinh đô Lạc Dương tuyển chọn người đẹp đang độ xuân thì, tuổi từ 13 tới 20, nét mày thanh tú, cử chỉ đoan trang, tướng mạo cát lợi. Đều sung vào hậu cung, thời gian ấy hầu hạ chu toàn, tất sẽ đưa lên Hoàng đế lâm hạnh. Do vậy quan viên sai đi tuyển chọn đều có tiêu chí cẩn thận, sách hạch rõ ràng những cô gái này phải vừa hiền vừa có trí"」. Từ đời Minh Đế, tuy ức chế ngoại thích, bỏ tình riêng mà không trọng dụng anh em của Hoàng hậu, nhưng từ Chương Đế bắt đầu, từ hậu cung đã không có đức. Hoàn Đế, Linh Đế hoang dâm, từ phi tần đến kẻ hầu người hạ tới hai vạn người. Tào Ngụy. Tào Tháo khi còn là Ngụy vương, dưới Vương hậu định ra: Đông Hán mất nước, Văn Đế bức Hán Hiến Đế nhường ngôi. Chế độ nội cung phân chia thứ bậc có mang theo quy định từ thời còn là Ngụy vương, đến thời Minh Đế mới hoàn thiện, tổng 14 bậc: Ngoài những đẳng vị trên, nhà Ngụy thỉnh thoảng còn thấy nhắc đến Quý nhân, Tài nhân nhưng địa vị không rõ. Tấn. Tấn Vũ Đế tham khảo chế độ Tào Ngụy, thiết lập hậu cung. Dưới Hoàng hậu có: Dưới Cửu tần còn thiết "Mỹ nhân" ("美人"), "Tài nhân" ("才人"), "Trung tài nhân" ("中才人"), vị dưới 1.000 thạch. Nam Bắc triều. Bắc Ngụy. Đao Vũ Đế thiết lập hậu cung rất đơn giản, dưới Hoàng hậu chỉ có Phu nhân, dù vậy giữa các phu nhân cũng thiết lập các thứ bậc trên dưới về đãi ngộ. Do tình trạng "Tử quý mẫu tử" (子贵母死), bắt buộc ban chết người sẽ sinh ra Trữ quân, nên hậu cung Bắc Ngụy lại có một danh hiệu đặc thù Bảo Thái hậu (保太后), dành để phong cho các bảo mẫu - người nuôi dạy các Hoàng đế tương lai khi mẹ ruột không còn. Thái Vũ Đế lên ngôi, thiết lập hậu cung rõ ràng hơn: Hiếu Văn Đế xem trọng Hán hóa, cải cách hậu cung, vị thứ ngang với quan viên: Bắc Tề. Chế độ nội cung hoàn thiện dưới thời Vũ Thành Đế với hệ thống tước hiệu phức tạp bậc nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến. Thời kỳ này cũng là lần đầy tiên định hạng giai phẩm của quan viên cho phi tần, khác với các triều đại trước chỉ dừng ở mức so ngang vế với các bậc quan viên: Bắc Chu. Phẩm cấp các phi tần trong nội đình: Tuyên Đế nhượng vị cho Tĩnh Đế, phá bỏ quy tắc chính thứ, cùng lúc lập Hoàng hậu gồm 5 người là: Lưu Tống. Ban đầu, hậu cung Lưu Tống mô phỏng theo nhà Tấn, dưới Hoàng hậu được thiết lập: Năm Hiến Kiến thứ 3 (456), Hiếu Vũ Đế cải tổ tại hậu cung quy chế, đến Minh Đế hoàn thiện: Nam Tề. Năm Kiến Nguyên nguyên niên (479), Cao Đế thiết lập hậu cung vị phân, bao gồm: Năm Kiến Nguyên thứ 3, Nội cung của Hoàng thái tử thiết lập thêm 3 nội chức: Năm Vĩnh Minh nguyên niên, Vũ Đế nghe theo Lễ tư tấu thỉnh, thiết lập vị trí "Quý phi" ("貴妃"), cũng đem "Thục phi" từ Cửu tần ra thành độc lập, tăng thêm đãi ngộ của cả hai tước vị này, ngang với "Tam tư" ("三司"). Năm thứ 7, triều đình thêm "Chiêu dung" ("昭容") vào Cửu tần, bổ khuyết vị trí cũ của Thục phi. Lương - Trần. Vũ Đế khai triều, thiết lập hậu cung vị giai có tương đồng với Lưu Tống: Đông Cung của Thái tử, thiết lập "Lương đệ" ("良娣") và "Bảo lâm" ("保林"). Khi triều Trần lập quốc, Vũ Đế không thiết lập hậu cung tỉ mỉ. Đến Văn Đế, bắt đầu định vị hiệu đều tương tự triều Lương. Tùy - Đường. Tùy. Tùy thư ghi lại, Văn Đế mở nghiệp, phi tần khi ấy chỉ vài người đều thuộc dòng dõi trâm anh, con em các bậc huân thuần cung tiến, nhà vua cũng ít dịp được gần gũi do bà nguyên phối có tính ghen tuông: Bên cạnh đó, Văn Đế lại theo điển lệ từ đời Hán, Tấn mà đặt chức nữ quan gọi là "Lục thượng" ("六尚"), cùng "Lục ti" ("六司"), chuyên giáo hóa điển phạm trong hậu cung. Nhân Thọ năm thứ 2 (602), Văn Hiến Hoàng hậu qua đời, nhà vua sa vào mỹ sắc, từ cung cấm chọn ra những bậc tài sắc ban phong các chức phi tần: Dạng Đế hoang dâm, mệnh thiên hạ phải cung tiến người đẹp để thỏa thú vui vầy, trở thành khuôn thước cho tam cung lục viện của các bậc đế vương sau này: Đường. Sách Đường thư ghi lại, Cao Tổ mở nghiệp, nội cung noi theo Chu lễ và nhà Tùy khi trước, phân chia thứ bậc: Cao Tổ truy tặng bà thứ thất quá cố Mạc Lệ Phương làm "Quý tần" ("貴嬪"), không rõ phẩm trật. Ngoài ra còn đặt Nữ quan, có đặt ra chức "Thượng cung" ("尚宮") hàm Chính ngũ phẩm, đứng đầu hệ thống Lục cục Nhị thập tứ ty, gọi là Cung quan ("宮官"), phân biệt với Hậu phi được gọi là Nội quan ("內官"). Vĩnh Huy năm thứ 6 (655), Cao Tông có ý định lập Tài nhân của Thái Tông là Võ Mỵ làm "Thần phi" ("宸妃") nhưng không thành. Long Sóc năm thứ 2 (662), Cao Tông quyết định thiết định lại thứ bậc nội cung: Nhưng quy cách này nhanh chóng sau đó bị bãi bỏ, quay lại như chế độ thời Đường Cao Tổ. Huyền Tông những năm Khai Nguyên, định lại thứ bậc nội cung. Châm chước đời Vũ Đức đến nay định "Tứ phi", trong khi Hậu và Phi ứng "Tứ tinh" (四星), đã có Chính hậu không nên có "Tứ phi", do vậy cải định vị hiệu cùng thứ bậc: Vừa lên ngôi, Huyền Tông tặng Dương Lương viên làm "Quý tần", không rõ phẩm trật. Thiên Bảo năm thứ 4 (745), Huyền Tông mê đắm người con dâu là trang khuynh quốc Dương Thái Chân, bất chấp đạo luân thường lập bà làm "Quý phi". Túc Tông nối ngôi khôi phục chế độ nội cung thuở lập quốc. Thời kỳ cuối, triều Đường bắt đều thiết lập lệ gia tôn cho Nội cung tiền triều. Phi tần sinh hoàng nam tôn "Thái phi" ("太妃"), sinh hoàng nữ tôn "Thái nghi" ("太儀"). Tại Đông Cung, chính thất của Hoàng thái tử gọi là "Hoàng thái tử phi" ("皇太子妃"), ngoài ra còn có Nội quan nàng hầu, có các bậc: Các tông thất được phong "Vương", thê thiếp đều gia ân cáo mệnh theo tước chồng, các bà Chiêu Thành, Trang Hiến thuở tiềm để đều phong là "Nhụ nhân" ("孺人"). Ngũ đại Thập lục quốc. Thời kỳ hỗn loạn và ngắn ngủi, sách sử của các triều đại cũng do người đời sau soạn mà viết. Chế độ hậu cung của từng triều, từng quốc gia không hoàn chỉnh và đầy đủ như các thời kỳ trước. Trước mắt, Hậu Đường Trang Tông thiết trí hậu cung, có: Quảng Chính năm thứ 3 (941), Chúa đất Hậu Thục là Mạnh Sưởng nhân yến hội tiết Thượng nguyên định lệ thứ bậc cung tần: Tống - Liêu - Kim. Tống. Chế độ nội cung nhà Tống ban đầu phân chia thứ bậc theo cách gọi của nhà Đường, được hoàn thiện dưới thời Chân Tông: Về vị trí Chính nhị phẩm, ban đầu chỉ có từ "Chiêu nghi" đến "Sung viên", tước "Thái nghi" đều dùng cho sinh mẫu của Công chúa, đây là án theo phép nhà Đường, còn gọi "Cửu tần" (九嬪). Năm Đại Trung Tường Phù thứ 6 (1013) đời Tống Chân Tông, thiết trí từ "Thục nghi" đến "Uyển dung", hàm Tòng nhất phẩm, ở trên "Chiêu nghi". Sau lại đến năm Càn Hưng nguyên niên (1022), tăng thêm "Quý nghi", ở trên "Thục nghi". Tống sử chép tất cả thành Chính nhị phẩm. Minh Đạo nguyên niên (1032), sách tặng thân sinh của Nhân Tông là Lý thị làm "Thần phi" ("宸妃"), không rõ phẩm trật. Sang năm Năm Minh Đạo thứ 2 (1033), giáng Quách Hoàng hậu làm "Tịnh phi" (净妃), cũng không rõ phẩm trật. Vào đời nhà Tống, các cung nữ sủnga hạnh rất nhiều, đều vô hạng "Ngự thị" ("御侍"), các vị "Ngự thị" này còn có thể gia phong thêm vị hiệu của Mệnh phụ như "Quốc phu nhân" ("國夫人"), "Quận quân" ("郡君") và "Huyện quân" ("縣君"), dưới nữa thì lại có danh xưng "Tử hà bí" ("紫霞帔") và "Hồng hà bí" ("紅霞帔"). Đời Tống xưng hô từ "Tài nhân" trở lên là "Phòng viện" (房院), dưới nữa như từ "Quận quân" đến "Hà bí" thì đều gọi là "Hợp" (閤). Tuy các "Ngự thị" rất nhiều, song khi xét để lên phẩm trật được quy định ở trên cũng đều rất thận trọng. Theo đó thì vào triều đại nhà Tống, hoàng thất có quy định ngầm là không được lạm phong tước hiệu thuộc hàng Ngũ phẩm cho hậu phi, đời Tống Nhân Tông chỉ muốn phong nhiều hơn vài người một chút đã bị can gián là "Quá sủng ái", có thể thấy được vấn đề phong tước cho hậu phi tương đối nghiêm trọng. Liêu. Do vấn đề về tư liệu, hậu cung nhà Liêu cho đến nay vẫn khá khiếm khuyết tư liệu. Bộ Liêu sử, mục "Hậu phi truyện" ghi lại chỉ có hậu phi mang họ Tiêu, trừ Hoàng hậu Tiêu thị của Mục Tông không rõ xuất thân, cùng Hoàng hậu Chân thị của Thế Tông, toàn bộ còn lại đều là người họ Tiêu thuộc gia tộc Khiết Đan. Trong gia tộc họ Tiêu, cũng phân ra hai nhánh chính, là họ Tiêu của "Thuật Luật thị" ("述律氏") cùng họ Tiêu của "Bạt Lý thị" ("拔里氏"), hai gia tộc lớn có ảnh hưởng đến chính trị nước Liêu. Trong Liêu sử cũng cho biết, phi tần hậu cung triều Liêu có bộ phận từ Vương quốc Bột Hải và người Hán, phi hiệu cũng ghi lại có năm loại: "Nguyên phi" ("元妃"), "Quý phi" ("貴妃"), "Đức phi" ("德妃"), "Huệ phi" ("惠妃"), "Văn phi" ("文妃"). Còn bên dưới Phi, chỉ biết triều Thánh Tông có "Lục nghi" ("六儀"), gồm: "Lệ nghi" ("麗儀"), "Thục nghi" ("淑儀"), "Chiêu nghi" ("昭儀"), "Thuận nghi" ("順儀"), "Phương nghi" ("芳儀"), "Hòa nghi" ("和儀"). Kim. Chế độ nội cung nhà Kim ban đầu phân chia thứ bậc theo cách gọi của nhà Đường. Thời kỳ quốc sơ, các Phi không có vị hiệu, đến Kim Hi Tông mới đặt "Quý phi" ("貴妃"), "Hiền phi" ("賢妃") và "Đức phi" ("德妃"). Hải Lăng Vương dâm loạn, đặt 12 mỹ hiệu cho các phi tử nơi cung cấm là "Nguyên phi" ("元妃"), "Xu phi" ("姝妃"), "Huệ phi" ("惠妃"), "Quý phi" ("貴妃"), "Hiền phi" ("賢妃"), "Thần phi" ("宸妃"), "Lệ phi" ("麗妃"), "Thục phi" ("淑妃"), "Đức phi" ("德妃"), "Chiêu phi" ("昭妃"), "Ôn phi" ("溫妃"), "Nhu phi" ("柔妃"). Cuối cùng, quy chế hậu cung thời Kim được hoàn thiện vào niên hiệu Trinh Hựu dưới thời Tuyên Tông. Những giai bậc gồm: Sau, Tuyên Tông lại cải đổi tiếp, quy định lại cấp bậc như: Nguyên. Hậu cung nhà Nguyên có sự tinh giản rất lớn nếu so với các triều khác. Ngoài Hoàng hậu thì chỉ còn Phi tần; mỗi bậc không quy định số lượng và giới hạn, do đó có vô số Phi tần cũng như vô số Hoàng hậu. Hậu cung triều Nguyên lấy Oát Nhĩ Đóa [斡耳朵; Orda], còn gọi "Cung trướng" ("宮帳") để phân chia địa vị Hậu phi. Một tòa Cung trướng có tới mấy vị Hoàng hậu và Phi tần; và họ lấy "Đệ nhất Cung trướng" làm vị trí độc tôn, những Hoàng hậu và Phi tần ở trong Đệ nhất Cung trướng cũng sẽ là bậc có địa vị cao nhất. Dưới triều đại Huệ Tông, hậu cung thiết trí thêm tước vị "Tài nhân" ("才人"), Phi và Tần chia ra làm hai bạc, do đó về cơ bản hậu cung thời kỳ cuối của triều Nguyên có 4 bậc, là: Hoàng hậu, Phi, Tần và Tài nhân. Cũng trong thời kỳ cuối triều Nguyên, Hoàng hậu cật lực được duy trì chỉ có một người tại vị. Nhưng cơ bản từ thời quốc sơ đã thiết lập luật bất thành văn, rành chỉ có Trung cung Hoàng hậu mới có sắc bảo còn các Hoàng hậu khác thì không, ví dụ như Sát Tất Hoàng hậu. Minh. Thái Tổ năm Hồng Vũ thứ 5 (1372) ban chỉ dụ định thứ bậc nội cung. Bậc phi lấy "Quý phi" kế dưới "Hoàng hậu" có danh phận cao nhất, lại đặt "Hiền phi" ("賢妃"), "Thục phi" ("淑妃"), "Trang phi" ("莊妃"), "Kính phi" ("敬妃"), "Huệ phi" ("惠妃"), "Thuận phi" ("順妃"), "Khang phi" ("康妃"), "Ninh phi" ("寧妃") lấy các mỹ từ ""Hiền", "Thục", "Trang", "Kính"..." làm tên hiệu mà phân biệt ngôi thứ. Dưới hàng phi là các cung tần "Chiêu nghi" ("昭儀"), "Chiêu dung" ("昭容"), "Tiệp dư" ("婕妤"), "Quý nhân" ("貴人"), "Mỹ nhân" ("美人"). Cảnh Thái năm thứ 6 (1456), Đại Tông lập bà phi họ Đường làm Hoàng quý phi, Anh Tông phục vị lại phế đi. Hiến Tông năm Thành Hóa thứ 2 (1466) ngự ban cho Vạn Quý phi huy hiệu "Hoàng", gọi là "Hoàng quý phi" ("皇貴妃"), từ đó lấy "Hoàng quý phi" là danh phận phi tần cao nhất. Thời Minh, địa vị Hoàng hậu suy thoái, cũng do ảnh hưởng bởi việc ngăn ngừa và đề phòng ngay từ đầu mà chưa từng thấy việc Hoàng hậu hoặc Hoàng thái hậu nhiếp chính hoặc ngoại thích chuyên quyền. Bên cạnh đó, phi tần cũng có nhiều người được sủng hạnh, dựa vào uy thế mà có thể lấn át Hoàng hậu. Có những phi tần đứng đầu hậu cung sau khi Hoàng hậu qua đời, tắc gọi ["Nhiếp lục cung sự"; 攝六宫事]. Bên cạnh đó, số lượng tùy từng tước đều do Hoàng đế tự quy định, hoàn toàn không có giới hạn bao nhiêu "Hoàng quý phi" hay là "Phi", vì lý do đó hậu cung triều Minh bị xem là cực kỳ hỗn loạn về danh phận. Gia Tĩnh năm thứ 10 (1531), Thế Tông dựa theo Chu lễ đặt thêm Cửu tần, gồm: "Đức tần" ("德嬪"), "Hiền tần" ("賢嬪"), "Trang tần" ("莊嬪"), "Lệ tần" ("麗嬪"), "Huệ tần" ("惠嬪"), "An tần" ("安嬪"), "Hòa tần" ("和嬪"), "Hy tần" ("僖嬪"), "Khang tần" ("康嬪"), danh phận dưới phi. Lúc này, mô hình của hậu cung triều Minh dưới Hoàng hậu sẽ là: Dẫu Cửu tần triều Gia Tĩnh là có tên như vậy, song về sau có rất nhiều tước Tần đều nằm có phong hiệu khác, như "Ninh tần" ("寧嬪"), "Vinh tần" ("榮嬪"), "Kính tần" ("敬嬪")..., xem ra phong hiệu này cũng không cố định tương tự Phi ở trên. Ngoài ra, tương tự như chế độ nhà Đường rồi nhà Tống, trong cung đình nhà Minh cũng có rất nhiều "Thứ phi" trong hậu cung, những người từng được Hoàng đế sủng hạnh qua nhưng chưa bao giờ được xem là phi tần chính thức. Họ sẽ có hai loại đãi ngộ chính, một là đem trở thành phi thiếp chính thức và đạt được đãi ngộ nhất định, như Hồ Thị ngự (胡侍御) của Thần Tông, còn không thì chỉ được xem là Cung nhân bình thường, không danh không phận mà vẫn phải làm việc của Cung nữ, như Đới Ngân Nương (戴銀娘) của Hiến Tông cùng Vương Mãng Đường (王滿堂) của Vũ Tông. Vợ chính của Hoàng thái tử gọi là "Hoàng thái tử phi" ("皇太子妃"), nàng hầu có các bậc "Tài nhân" ("才人"), "Tuyển thị" ("選侍") và "Thục nữ" ("淑女"). Thanh. Lúc đầu triều, nhà Thanh chưa định chế độ nội cung. Theo lệ cũ từ thời Hậu Kim, phi tần vẫn dùng cách gọi tiếng Mãn mà xưng hiệu Phúc tấn và Cách cách, riêng các chính thê được đặc biệt gọi là "Đại phúc tấn" ("大福晉"). Hoàng Thái Cực năm Sùng Đức nguyên niên (1636), lập Đại phúc tấn Triết Triết làm "Thanh Ninh cung Hoàng hậu" ("清寧宮皇后"), đồng thời tấn phong bốn vị Trắc phúc tấn làm Phi, lần lượt là: Hải Lan Châu làm "Quan Thư cung Thần phi" ("關雎宮宸妃"), Na Mộc Chung làm "Lân Chỉ cung Quý phi" ("麟趾宮貴妃"), Ba Đặc Mã Tảo làm "Diễn Khánh cung Thục phi" ("衍慶宮淑妃") và Bố Mộc Bố Thái làm "Vĩnh Phúc cung Trang phi" ("永福宮莊妃"). Từ triều Thuận Trị đến giữa Khang Hy, cung đình triều Thanh dùng "đãi ngộ" dựa theo cấp, hơn là định vị hiệu. Theo đó, ngoại trừ Hoàng hậu là luôn cố định chính danh, thì các cấp đãi ngộ của phi tần có: Thời kỳ này chỉ dùng "đãi ngộ" để quyết định cao thấp, do đó hầu như rất ít người có vị hiệu chính thức. Hiếu Khang Chương Hoàng hậu, sinh mẫu của Thánh Tổ được xác định có cấp đãi ngộ "Phúc tấn" khi còn là phi tần. Dưới hình thức này, nhiều hậu phi mãi khi qua đời mới có vị hiệu, dù thực tế khi còn sống thì họ đã có đãi ngộ cao, như Tuệ phi và Bình phi của Thánh Tổ. Theo Thanh sử cảo và Quốc triều cung sử, sau đời Khang Hy thì chế độ nội cung mới được hoàn chỉnh: Dưới hàng phi tần còn có "Quan nữ tử" ("官女子"), còn gọi Cung nữ tử, là các cung nữ được Hoàng đế lâm hạnh hoặc danh vị để gọi các phi tần bị giáng chức (như Mân Quý phi Từ Giai thị của Hàm Phong Đế). Ngoài ra, các Thị tỳ được lâm hạnh và sinh dục của các Hoàng tử cũng được gọi chung là Quan nữ tử, bên cạnh danh xưng thường thấy là Cách cách. Chiểu theo lệ định đương thời, trước đại hôn tuyển chọn 8 cung nữ có nhan sắc cùng phẩm hạnh dạy các bí thuật phòng the, gọi là "Tư trướng" ("司帳"), "Tư tẩm" ("司寝"), "Tư nghi" ("司儀"), "Tư môn" ("司門"). Từ "Hoàng quý phi" đến "Tần" khi được sách phong đều có lễ nghi tiêu chuẩn, được hoàng thất xem là hậu phi chính thức cùng với quyền hạn ["Tá nội trị"], giúp Hoàng hậu trong việc xứ lý nội trị, dù thực tế họ không có quyền hành gì cụ thể mà chỉ là danh xưng hình thức. Còn từ bậc "Quý nhân" đến "Đáp ứng" không hạn định, quy định để tu tâm dưỡng tính, cần tu nội chức, riêng "Quan nữ tử" chỉ những cung nữ được sủng hạnh. Phi tần được tuyển chọn từ những "Tú nữ" ("秀女") tham gia tuyển tú hoặc con gái các dòng dõi công thần, gọi là Bát Kỳ tuyển tú, hoặc từ cung nữ tấn phong đi lên. Triều Tiên. Nội mệnh phụ nhà Triều Tiên ban đầu xếp đặt thứ bậc theo cách gọi của tiền triều Cao Ly, Thái Tổ định lệ gọi mẹ vua là "Vương đại phi" ("왕대비", "王大妃"), vợ chính tấn phong tước "Phi", lại lấy các mỹ từ như ""Tiết", "Hiển", "Tĩnh"..." làm huy hiệu, gọi là "Tiết phi" ("절비", "節妃"), "Hiển phi" ("현비", "顯妃") hay "Tĩnh phi" ("정비", "靜妃"), sau khi mất đều truy phong thụy hiệu Vương hậu ("왕후", "王后"). Nàng hầu gọi là "Cung chúa" ("궁주", "宮主"), "Ông chúa" ("옹주", "翁主"), đến năm Thái Tổ thứ 6 (1397) lại đặt thêm các danh vị "Hiền nghi" ("현의", "賢儀"), "Thục nghi" ("숙의", "淑儀"), "Tán đức" ("찬덕", "贊德"), "Thuận thành" ("순성", "順成"). Thế Tông ban dụ định lại thứ bậc ở nội đình, vợ chính của vua đổi gọi làm "Vương phi" ("왕비", "王妃"), tôn kính gọi là "Trung điện" ("중전", "中殿"), kế dưới định lệ thứ bậc Nội mệnh phụ từ Chính nhất phẩm đến Tòng cửu phẩm, chia hai bậc chính là "Nội quan" và "Cung quan", trong đó "Nội quan" tức là phi thiếp chính thức mà "Cung quan" là các chức vị Nữ quan. Nội quan thuộc hàng "Tần" được ban một mỹ hiệu khi sắc phong, như "Hy tần" ("희빈", "禧嬪"), "Thục tần" ("숙빈", "淑嬪"), "Ánh tần" ("영빈", "暎嬪"), từ "Quý nhân" đến "Thục viên" lấy họ mà phân biệt với những nội quan cùng danh phận. Sau án Trương Hy tần dùng thuật phù thủy mưu hại Nhân Hiển Vương hậu, Túc Tông ban chỉ dụ cấm các hậu cung trở thành "Trung điện". Các nội quan là thành viên của Vương thất: Dưới nội quan còn có cung quan từ chính ngũ phẩm đến tòng cửu phẩm, họ là các "Thượng cung" ("상궁", "尙宮") và "Nội nhân" ("나인", "內人") giữ nhiệm vụ hầu hạ nhà vua và các thành viên trong vương thất. Các cung nữ được nhà vua sủng hạnh được tấn phong nội quan hoặc "Thừa ân Thượng cung" ("승은상궁", "承恩尙宮"), là danh phận tôn quý đứng đầu bậc cung quan. Bạo chúa Yên Sơn Quân hoang dâm vô độ, tuyển chọn trên khắp cả nước những giai nhân tuyệt sắc sung vào nội mệnh phụ, gọi là các nhạc kỹ "Hưng thanh" ("흥청", "興淸"), lại đặt thêm các bậc cung tần "Thục hoa" ("숙화", "淑華"), "Lệ uyển" ("여완", "麗婉"), "Lệ viên" ("여원", "麗媛"), "Nhàn nga" ("한아", "閑娥"). Trung Tông phản chính, các danh hiệu trên đều bị phế bỏ. Nội mệnh phụ hầu hạ Vương thế tử ở Đông cung: Nhật Bản. Hoàng cung. Thời kỳ Heian là đỉnh cao của trung ương tập quyền khi đạo Khổng Mạnh và những nét phồn hoa trong văn hiến du nhập từ nhà Đường với trung tâm quyền lực là dòng dõi Fujiwara quyền quý. Hoàng hậu và phi tần xuyên suốt thời kỳ Heian và kéo dài đến lịch sử cận đại đều là những hậu duệ của dòng tộc này. Mạc phủ. Thời kỳ Mạc phủ Tokugawa, hậui cung thành Edo được biết đến với tên gọi Ōoku ("Đại áo", おおおく, "大奥"), một xã hội thu nhỏ tập hợp hơn một ngàn nữ nhân, được thành lập bởi Shōgun Hidetada. Từ người vợ chính thất tới các cung tần mỹ nữ, người hầu kẻ hạ trong "Ōoku" gọi chung là "Áo nữ trung" (おくじょちゅう, "奥女中"), giữ nhiệm vụ phụng sự Tướng quân và gia tộc Tokugawa. Trong đó chỉ một số ít các cung nhân được hưởng ân huệ diện kiến Tướng quân, số còn lại chỉ là hạng hầu bộc chuyên nấu nướng, may vá và những việc nặng nhọc khác. Người vợ chính của Tướng quân gọi là "Ngự đài sở" (みだいどころ, "御台所") mang danh phận tôn quý nhất, đứng trên hết thảy trong "Ōoku". Tuy vậy quyền lực thực tế lại thuộc về các nữ quan tổng quản, những người chịu trách nhiệm trông nom việc nội chính. Các cung nữ có nhan sắc cùng phẩm hạnh đoan trang theo hầu "Ngự đài sở" gọi là "Trung lạp" (ちゅうろう, "中臈"), được cất nhắc làm nàng hầu của Shōgun. Nàng hầu sinh được con trai nối dõi gọi là "Ngự bộ ốc dạng" (おへやさま, "御部屋様"), sinh con gái gọi là "Ngự phúc dạng" (おはらさま, "御腹様"), hoặc trở thành vợ lẽ chính thức. Vợ chính và hầu lẽ của Shōgun quá cố, theo điển lệ của giới quý tộc Nhật Bản, được Thiên triều và Mạc phủ ban phong các pháp danh, xuống tóc và lui về thiền tự tu hành như Thiên Chương viện (てんしょういん, "天璋院"), chính thất của Iesada, Tĩnh Khoan viện cung (せいかんいんのみや, "静寛院宮"),chính thất của Iemochi. Các tổng quản phụng sự gia tộc Mạc chúa chịu trách nhiệm trông nom việc nội chính: Việt Nam. Lý - Trần. Đại Việt thông sử do Lê Quý Đôn biên soạn có đoạn viết: . Tục đa hậu của tiền nhân trái với lễ tiết rạch ròi giữa vợ đích, vợ thứ của đạo Khổng Mạnh, sử gia Lê Văn Hưu nhận xét: . Lý Thần Tông tháng 2 năm Thiên Thuận nguyên niên sách lập con gái của Điện tiền Chỉ huy sứ Lý Sơn là Lý thị làm "Lệ Thiên Hoàng hậu" ("儷天皇后"). Do sự tiếp thu đạo Khổng Mạnh và lễ giáo cung đình phương Bắc hoặc bản thân tục đa hậu của tiền nhân vốn gây nhiều hệ lụy, các bậc Thiên tử trời Nam sau này chỉ lập một Hoàng hậu, giữ nết thuận tòng mà coi việc nội trị, tề chỉnh nghi lễ chốn cung nghiêm. Đại Việt sử ký toàn thư - Kỷ nhà Lý ghi lại, năm Càn Phu Hữu Đạo thứ ba, Thái Tông ban chỉ dụ đặt phẩm cấp các cung nữ, Hoàng hậu và phi tần mười ba người, "Ngự nữ" ("御女") mười tám người, "Nhạc kỹ" ("樂妓") hơn trăm người. Nội cung có bậc "Nguyên phi" ("元妃") đứng đầu các cung thiếp, chúng thiếp có các "Thứ phi" ("次妃"), lại gọi là "Thần phi" ("宸妃"), "Quý phi" ("貴妃"), "Thục phi" ("淑妃"), "Đức phi" ("德妃"), "Hiền phi" ("賢妃") và các "Phu nhân" ("夫人"). Hoàng hậu và phi tần lệ được ban hai mỹ từ làm huy hiệu, như Lý Thần Tông có ba người thiếp yêu là "Cảm Thánh Phu nhân" ("感聖"), "Nhật Phụng Phu nhân" ("日奉"), "Phụng Thánh Phu nhân" ("奉聖"). Họ Trần lập Hoàng hậu đều lấy chị em con chú con bác cùng họ, như các bà "Nguyên Thánh Thiên Cảm" ("元聖天感"), "Khâm Từ Bảo Thánh" ("欽慈保聖"), "Thuận Thánh Bảo Từ" ("順聖保慈"), "Hiến Từ Tuyên Thánh" ("憲慈宣聖") và "Huy Từ Tá Thánh" ("徽慈佐聖") đều là con gái trong tông thất. Chế độ nội cung ban đầu xếp đặt thứ bậc theo cách gọi của nhà Lý. Anh Tông đặt thêm hiệu vị cho các giai nhân nơi lầu quỳnh gác ngọc, như "Bố lãm" ("㚴㜮") họ Vương được yêu quý mà sinh Công chúa Huệ Chân. Hai chị em họ Lê là cô của Lê Quý Ly, với vẻ đẹp sắc nước hương trời được Minh Tông sủng ái hơn cả. Người chị là "Minh Từ" ("明慈"), em gái cùng mẹ với bà "Hiến Từ", được yêu chiều mà sinh ra Hiến Tông và Nghệ Tông, lấy làm "Anh Tư Nguyên phi" ("英姿元妃") đứng đầu các cung thiếp. Người em là "Đôn Từ" ("惇慈"), được kén làm "Sung viên" ("充媛"), sinh ra Duệ Tông, sau được sách tặng "Quang Hiến Thần phi" ("光憲宸妃"). Lê - Trịnh. Các vua Nhà Lê sơ thường vì e ngại ngoại thích mà không lập Hoàng hậu, chỉ lấy bậc "Quý phi" đứng đầu giúp việc nội trị. Trong Đại Việt thông sử có đoạn viết: "Triều Lê ta gia pháp thuận đạo cương thường, kén chọn phi tần tất lấy con gái các dòng dõi công thần cùng con nhà hiền lương, mà lễ tiết phân biệt, tôn ty rạch ròi, không có cái tệ bất chính chốn buồng the của đời trước. Từ Thái Tổ không lập Hoàng hậu, lại trải năm đời vua, quen lấy đó làm phép thường. Các bà Cung Từ "("恭慈")", Tuyên Từ "("宣慈")", Quang Thục "("光淑")", Huy Gia "("徽嘉")" đều do tự quân lên nối ngôi mà tôn hiệu." Từ Thái Tổ đến trước thời Hồng Đức, hậu cung dưới hoàng hậu định ra Tam Phi, Cửu Tần và Lục Chức: [Tam phi; 三妃]: "Nguyên phi" ("元妃"), "Thần phi" ("宸妃"), "Huệ phi" ("惠妃"). Lịch triều hiến chương loại chí cùng Khâm định Việt sử Thông giám cương mục ghi lại, Thánh Tông niên hiệu Hồng Đức (1470 - 1497) định rõ thứ bậc ở nội cung về danh phận cùng lệ cấp điền lộc, truy phong và ấm phong: Nguyễn. Hậu phi. Nhà Nguyễn theo lệ cũ nhà Lê sơ, để khuyết "Trung cung" với nhiều lý do, trừ các bà Thừa Thiên, người vợ tào khang theo phò Thế Tổ từ thuở hàn vi và Nam Phương, Hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Từ Thánh Tổ đến Hoằng Tông chỉ kén người hiền đức giữ ngôi "Phi" đứng đầu giúp việc nội trị. Riêng bà Lệ Thiên là trường hợp đặc biệt, với danh phận hoàng tẩu của tân quân Hiệp Hòa được tôn huy hiệu "Khiêm Hoàng hậu" ("謙皇后") theo cố mệnh của tiên đế Dực Tông. Nội các triều Nguyễn - Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ ghi lại, vào đầu thời "Quốc sơ", thứ bậc nội cung được quy định: Chữ "Quốc sơ" này hay có nhìn nhận là đầu thời Gia Long, song theo nhiều biểu hiện nó ám chỉ khoảng đầu thời Chúa Nguyễn. Một điều chứng minh khác, là dưới triều Gia Long và Minh Mạng vẫn xuất hiện những danh vị hoàn toàn không thuộc quy định ở trên, như Mỹ nhân. Có lẽ việc thay đổi danh vị trong Nội đình thời Gia Long so với thời Chúa Nguyễn đã có diễn ra quy mô lớn, song không được ghi chính thức và tỉ mỉ lại như cuộc thay đổi toàn vẹn diễn ra cuối thời Minh Mạng. Năm Minh Mạng thứ 17 (1836), Thánh Tổ có chỉ dụ định lại thứ bậc ở nội cung: "Nay theo gương cổ nhân, đặt chín bậc phi tần ở nội cung, khiến cho chốn khuê môn trật tự phân minh, phong hóa tôn nghiêm, nối đến muôn đời. Từ hàng nhất giai trở lên thì đặt Hoàng quý phi giúp Hoàng hậu là ngôi chủ quỹ trong cung, cai quản mẫu mực sáu viện, giúp việc nội trị, giữ nghiêm nội chính." Từ đó, các triều đều thiết lập hạng mức cung giai cố định, dưới "Hoàng quý phi" đặt ra các bậc: Bậc Tần trở lên, qua các triều sẽ định riêng các huy hiệu, trước sau sẽ phân cao thấp trong cùng một bậc. Ví dụ chính năm Minh Mạng thứ 17, Thánh Tổ đã chiếu định các huy hiệu như sau: Cùng lúc ấy, Thánh Tổ sách phong truy tặng bà nguyên phối là "Chiêu nghi" ("昭儀") Hồ thị làm "Thần phi", lấy tên thụy là "Thuận Đức" ("順德"), tấn phong "Hiền tần" Ngô thị làm "Hiền phi", còn từ "Trang tần" trở xuống gồm 26 người. Các danh hiệu không cố định mà thay đổi qua các triều vua hoặc trong cùng một triều. Ngay trong năm Minh Mạng thứ 17, sau khi bàn định rõ 5 bậc đầu có thứ tự như vậy, thì vào năm Minh Mạng thứ 19 (1838), Thánh Tổ có chỉ dụ thay đổi trong bậc Ngũ giai như sau: "Nguyên trước định lệ cung giai rằng, Lệ tần, An tần, Hòa tần làm bậc Ngũ giai, nay đổi làm An tần, Hòa tần, Lệ tần". Mặc dù nội cung triều Nguyễn được phân làm chín bậc nhưng số lượng cung tần mỹ nữ thời bấy giờ không nhiều. Thánh Tổ có số lượng phi tần nhiều nhất với 43 phi tần sinh hạ 162 người con được chép trong Nguyễn Phúc tộc thế phả, nhưng dưới niên hiệu Minh Mạng, cung tần mỹ nữ chốn nội cung, kể cả Nữ quan và Thị nữ có lẽ không quá 200 người. Như năm Minh Mạng thứ 9 (1828), Kinh kỳ lụt to, Thánh Tổ xuống dụ: "Từ xưa đến nay lụt mùa thu, chưa bao giờ như thế. Nước là tượng âm, hoặc giả âm khí u uất mà thành ra thế chăng? Hiện nay cung nhân có danh vị chỉ có 16, 17 người, tất cả các ban chưa quá trăm người, đủ để sai khiến trong cung mà thôi." Hoàng tử nhà Nguyễn khi đến tuổi trưởng thành được ban tước Công, phải xuất phủ kén vợ gọi là nạp phi hay nạp thiếp. Nàng dâu được triều đình cưới hỏi gọi là "Phủ thiếp" ("府妾"), nàng hầu gọi là "Đằng thiếp" ("藤妾") hay "Dắng thiếp" ("媵妾"). Nữ quan nội đình. Năm Minh Mạng thứ 17 (1836) đặt "Lục thượng" ("六尚") do các nữ quan đảm nhiệm, định rõ chức phận giữ nội chính cho được tề chỉnh. Sang năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), đặt thêm các cơ quan nhỏ trong Lục thượng để cai quản tỉ mỉ. Hoàn thiện thêm chế độ Lục thượng gồm: Lại đặt sáu cấp nữ quan: Thái Lan. Quốc vương của Vương quốc Thái Lan cũng có thiết lập chế độ tước vị riêng cho hậu cung của Ngài. Trong hậu cung, Vương hậu là tước vị tôn quý nhất, nhưng lại có hai cấp bậc cao cấp là 「Rajini」và 「Rajadevi」, khi dịch sang tiếng Anh cả hai tước vị này thường được dịch thành ["Queen"] cùng ["Royal Consort"]. Những người đứng đầu đặc biệt sẽ có kính xưng "Somdet Phra" (สมเด็จพระ). Bên dưới còn tầng lớp khác nhau từ công chúa cao quý đến thường dân đều được xếp vào các cấp bậc riêng. Khối quốc gia Hồi giáo. Thổ Nhĩ Kỳ. Nói đến lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ, đa phần đều đang chỉ đến Đế quốc Ottoman. Hậu cung của Ottoman được gọi là "Harem-i Hümâyûn" (حرم همايون), cũng gọi "Harām" (حَرَام), có nghĩa là "Nơi cấm", tọa lạc một phần trong Cung điện Topkapı. Chỉ có Sulṭān, vị chúa tể cai trị đế quốc và con trai của ngài mới được phép đặt chân tới "Harām". Sự cấm kỵ khắc nghiệt tới mức nhà chép sử Dursun Bay ghi lại:「"Nếu mặt trời là giống đực thì nó cũng bị cấm soi sáng vào hậu cung"」. Thánh luật của nhà tiên tri Muhammad nghiêm cấm đàn ông theo Hồi giáo có nhiều hơn 4 người vợ, nhưng các Sultan với đặc quyền của bậc vua chúa là ngoại lệ, coi những cung tần mỹ nữ là thước đo giàu sang và quyền lực. Bên trong "Harām" cũng có hệ thống thứ bậc chặt chẽ và mỗi danh vị đều có tên gọi riêng. Quyền lực tối cao nơi cung cấm thuộc về mẹ của Sulṭān gọi là "Válıde Sulṭān" (والده سلطان), giữ trách nhiệm trông nom, cất đặt việc nội trị với phụ tá là các nội quan cao cấp "Kapı Ağa" và " Kızlar Ağası". Đối với hôn phối của Sultan, trước thời kỳ Suleiman I, chỉ có danh xưng "Khatun" (خاتون) để gọi các phi tần của một Sultan, không phân chính và thứ mà chỉ ai trước hoặc có con trai lớn thì địa vị tự nhiên sẽ cao. Bắt đầu từ Suleiman, trong các phi tần của Sultan có một người sẽ là "Ḫāṣekī Sulṭān" (خاصکى سلطان) - vị trí đứng đầu tất cả, tương đương Hoàng hậu, cú pháp đầy đủ của tước hiệu này là 「"Devletlû İsmetlu (tên hiệu được ban) Haseki Sultân Aliyyetü'ş-Şân Hazretleri"」. Và người đầu tiên có được tước hiệu này là Hurrem Sultan - một người phụ nữ quyền thế khởi đầu cho thời kỳ các Nữ Sultan chuyên chính ở Ottoman kéo dài đến trọn 2 thế kỉ, được gọi là 「Kadınlar saltanatı」. Từ sau đời Ahmed III, khoảng đầu thế kỉ 18, triều đình Ottoman không còn dùng tước hiệu "Ḫāṣekī Sulṭān" để gọi các người vợ chính nữa, đến cả thành tố "Sulṭān" cũng không dùng cho phi tần nữa mà chỉ là tước hiệu riêng cho mẹ của Sultan. Do vậy triều đình Ottoman quyết định lập ra 3 bậc tước vị mới, trong đó gọi là vợ tức là "Kadın" (قادین), mà thiếp có hai hạng là "Ikbal" và "Gözdes" - đều được gọi chung là các "Hanım" (پیوسته). Cả ba bậc này đều chia ra lần lượt 8 đẳng, 6 đẳng và 5 đẳng riêng: Các vị "Kadın" được gọi hẳn là vợ, đây là bởi vì chế độ Hồi giáo của Ottoman cho phép một người đàn ông có thể cưới nhiều vợ lẫn nạp nhiều thiếp, trong đó Sultan có thể cưới được những người "vợ" - tức được pháp luật công nhận - từ 4 người đến 8 người, gấp đôi một người đàn ông bình thường có thể đạt tới. Những người vợ này chỉ có thứ tự khác nhau, còn như quyền lợi là như nhau, con cái do họ sinh ra đều được xem là "Con vợ cả" chính thức. Chữ "Ikbal" trong ngôn ngữ Ottoman có nghĩa là "May mắn", còn "Gözdes" là "Sủng ái", hai hạng này đều chịu sự sủng ái của Sultan hoặc phải mang thai mới được gia phong. Dưới nữa là "Cariye" (دېدەك) - nghĩa là "Nữ nô", đây là những Nữ tỳ phục vụ trong "Harām", đối tượng là từ Sultan đến "Válıde Sulṭān" thậm chí là con cái của Sultan. Thân phận thấp kém nhất, tuy nhiên các "Cariye" cũng là hạng người đông đảo nhất. Nếu làm việc tốt, họ có thể trở thành những Thị hầu cấp cao có đãi ngộ tốt hơn như "Kalfa" và "Usta", mặc khác họ cũng có thể được sủng hạnh mà làm phi tần. Sau khoảng 9 năm phục vụ, họ được trả tự do. Ấn Độ. Lịch sử Ấn Độ phức tạp, chủ yếu vì vùng lục địa này bị chia cắt bởi nhiều tiểu vương quốc khác nhau, lại có thêm sự tách biệt giữa các vùng theo Hồi giáo Sunni lẫn Ấn Độ giáo. Triều đại Mughal được biết đến nhiều nhất trong lịch sử Ấn Độ, là triều đại theo Hồi giáo Sunni, do đó một hoàng đế có thể có nhiều vợ và thiếp. Hậu cung của Mughal được gọi là "ḥarīm" (حريم), có nghĩa là "Nơi thiêng liêng không thể xâm phạm", một từ cùng gốc với từ "Harām" của Đế quốc Ottoman. Do theo chế độ Hồi giáo, một Hoàng đế Mughal có nhiều vợ lẫn thiếp. Vợ, hay "Thê tử", tức là người phụ nữ theo luật pháp trở thành hôn phối của Hoàng đế, xuất thân đa phần là Công chúa từ chính Hoàng tộc Timurid hoặc Vương thất hay Quý tộc Ấn Độ bản địa. Người vợ cả của Hoàng đế được trao cho danh xưng "Padshah Begum" (پادشاہ بیگم), trong đó thành tố "Padshah" có nghĩa là "Đứng đầu", còn "Begum" là một danh hiệu cổ dành cho những người phụ nữ cao quý xuất thân dòng dõi Vua chúa. Dù cho có nhiều vợ, chỉ có một người đương thời là có thể được ban danh hiệu "Padshah Begum", do đó danh hiệu này rất tương ứng với "Hoàng hậu" của khối Đông Á. Bình thường "ḥarīm" của một đời hoàng đế có hơn 5.000 phụ nữ, ngoài thê thiếp thì chính là mẹ và chị em gái của hoàng đế. Những người vợ của hoàng đế cũng có hai dạng, dạng đầu tiên là có thể kế thừa danh hiệu "Padshah Begum", có thể định dạng là "Chính thê"; mà dạng thứ hai đều là các người vợ do giao dịch hôn nhân hoặc là xuất thân từ những nhà Ấn Độ bản địa đã bị triều đình Mughal đánh bại, cuốn sách "Royal Mughal Ladies and Their Contributions" của Soma Mukherjee nhận định họ là dạng "Thứ thê", đều xuất thân là công chúa của các gia tộc Ấn Độ giáo bị thua bởi chiến tranh. Tiếp đến là hàng Thị thiếp, họ không được xem là "Vợ hợp pháp" của hoàng đế, tuy nhiên lại là thành phần đông đảo nhất trong "ḥarīm", bởi vì họ đều là món quà do các chư hầu của Hoàng đế dâng lên, xuất thân của họ rất đa dạng. Dẫu vậy, bằng sự sủng ái của Hoàng đế, một Thị thiếp cũng có thể có địa vị cao quý không khác gì một yhê tử của Hoàng đế, những người con của thị thiếp cũng đều được đối xử ngang vai với người con củayThê tử. Do đó trừ xuất thân đặc thù hoặc chính thức có danh hiệu "Padshah Begum", hậu cung của Đế quốc Mughal tương đối hỗn loạn, hoàn toàn phụ thuộc vào sự sủng ái của Hoàng đế. Dẫu sự sủng ái của Hoàng đế ảnh hưởng đến địa vị của Thê thiếp trong "ḥarīm", song theo ghi nhận của Soma Mukherjee, bọn họ không thể tùy tiện thể hiện sự ghen ghét và ganh đua lẫn nhau, bằng không sẽ bị trị tội và hoàn toàn mất đi cơ hội được sủng ái. Cũng như chế độ của Ottoman, mẹ của Hoàng đế là những "Quốc mẫu" thật sự - người phụ nữ có vị trí tôn quý nhất. Chỉ khi mẹ của Hoàng đế qua đời, người giữ danh hiệu "Padshah Begum" mới có thể nắm quyền lực, mà danh hiệu này không chỉ dành cho Chính thê của Hoàng đế mà còn truyền cho chị em gái hoặc con gái của Hoàng đế kế thừa. Chế độ Mughal ngoại trừ danh hiệu "Padshah Begum" thì cũng không có các danh hiệu thực sự cụ thể dành cho Thê thiếp, kể cả mẹ của Hoàng đế. Thường thấy nhất, từ Chính thê, Thứ thê, Thị thiếp đến con gái của Hoàng đế đều có thành tố "Begum" sau tên hiệu chính thức, ngoài ra còn có "Bai", "Mahal", "Nazuk Badan"... Tuy nhiên, đa phần lớn trong lịch sử Mughal, gia phong tước hiệu cho Thê thiếp hoặc Đế mẫu chỉ là mỹ hiệu tùy hứng mà không có thứ tự như chế độ Ottoman. Ví dụ Hamida Banu Begum, mẹ của Hoàng đế Akbar, được con trai dâng tôn hiệu 「"Maryam Makani"」, có nghĩa là "Đức mẹ của hai Thế giới", mẹ của Hoàng đế Shah Jahan là Jagat Gosain được tôn xưng 「"Bilqis Makani", có nghĩa là "Quý phu nhân của nơi Thần thánh Pure Abodes", lại như Hoàng hậu Nur Jahan của Hoàng đế Jahangir ban đầu có phong hiệu 「"Nur Mahal"」 có nghĩa là "Ánh sáng của Hoàng cung", sau lại chuyển thành như hiện tại có nghĩa "Ánh sáng của Thế giới"... Những tước hiệu này hoàn toàn không có quy luật về địa vị, đơn giản là mỹ hiệu.
1
null
Chợ Dân Sinh hay còn gọi là khu Dân Sinh là một chợ nằm ngay trung tâm Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh với bốn con đường bao quanh là đường Yersin, Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Công Trứ và Ký Con với diện tích đất rộng hơn 5.000m². Chợ có ba cổng nằm trên đường Yersin và Nguyễn Công Trứ. Tên gọi. Có nhiều ý kiến tranh biện về ý nghĩa và nguồn gốc của tên chợ. Có ý kiến cho rằng tên "Dân Sinh" là cách đọc trại của cái tên Yersin, trong khi ý kiến khác thì lại cho rằng tên chợ có nguồn gốc từ chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Dật Tiên. Ngoài ra, cụm từ "chợ dân sinh" cũng được dùng như danh từ chung để chỉ những chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố kinh doanh những mặt hàng thông dụng và thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày của người dân. Lịch sử. Tiền thân của chợ Dân Sinh là khu ăn chơi cờ bạc Kim Chung khét tiếng của Bảy Viễn. Đến cuối năm 1954, khu Kim Chung đổi tên thành chợ Dân Sinh, chuyên bán đồ quân trang, quân dụng cũ và mới của quân đội Mỹ. Từ năm 1975 đến năm 1989 là giai đoạn đất nước chưa mở cửa, kinh tế khó khăn, hàng hóa khan hiếm nhưng lại là giai đoạn cực thịnh của chợ Dân Sinh. Các tuyến đường quanh chợ đã trở thành nơi mua bán kiếm sống của nhiều trí thức và công chức. Chợ nổi tiếng là đồ đạc thượng vàng hạ cám gì cũng có, kể cả những đồ vật quân sự hay vật dụng của những người bị đánh tư sản hoặc là đi di tản để lại. Đặc biệt, đây là nơi đã cung cấp những chiếc la bàn với mức giá không hề rẻ cho thuyền nhân trước khi rời Việt Nam. Năm 1990 đến năm 1992, chợ Dân Sinh bắt đầu xuất hiện hàng mới, đến khoảng năm 1997 thì lượng hàng mới hầu như chiếm lĩnh, hàng cũ trở thành hàng souvenir, dành cho khách du lịch, Việt kiều và người ưa hoài niệm sưu tầm hoặc làm quà tặng nhau. Từ 1992 đến năm 2000, luật doanh nghiệp ra đời tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, xuất nhập khẩu dễ dàng hơn, nhiều cửa hàng kim khí điện máy, trung tâm mua bán, siêu thị xuất hiện... chợ Dân Sinh từ đó bước vào giai đoạn "thoái trào". Chợ Dân Sinh được cho là một ngôi chợ lâu đời có không khí trầm lắng cố hữu. Tuy không thu hút nhiều khách hiếu kỳ vãn cảnh, ngôi chợ này vẫn là điểm đến quen thuộc khi khách muốn tìm mua những món hàng mang đậm dấu ấn của một thời đã qua. Một số khách hàng quen thuộc của chợ Dân Sinh, vì ưa cái cảm giác cà kê trả giá nên vẫn thường xuyên lui tới chợ dù vào một số thời điểm trong ngày, người bán đông hơn người mua.
1
null
"Watagatapitusberry" là một ca khúc của nam ca sĩ người Mỹ gốc Cuba Pitbull, được phát hành vào ngày 9 tháng 3 năm 2010 và là đĩa đơn đầu tiên trong album phòng thu thứ năm của anh, "Armando" (2010). Trong ca khúc có sự góp giọng của Sensato del Patio, Black Point, Lil Jon và El Cata. Bối cảnh. Sau sự thành công của album "Rebelution", Pitbull phát hành album phòng thu tiếng Tây Ban Nha đầu tiên của anh, "Armando". Đĩa đơn đầu tiên của album, "Watagatapitusberry", được sản xuất bởi DJ Class. Tham gia thực hiện. Danh sách thực hiện được lấy từ ghi chú trong album "Armando".
1
null
Trận Kissingen là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần, đã diễn ra vào ngày 10 tháng 7 năm 1866, tại thị trấn Kissingen thuộc Vương quốc Bayern ở Đức. Đây là cuộc đụng độ cuối cùng giữa quân đội Phổ và Bayern trong tháng 7 năm 1866. Trong trận chiến dai dẳng và đặc biệt đẫm máu này, các lực lượng Phổ dưới quyền chỉ huy của tướng Eduard Vogel von Falckenstein đã giành chiến thắng trước quân đội Vương quốc Bayern dưới sự chỉ huy của Trung tướng Friedrich Zoller, gây cho quân đội Bayern những thiệt hại nặng nề. Thắng lợi của quân đội Phổ tại Kissingen đã chứng tỏ ưu thế của súng trường nạp hậu của họ trước súng trường của quân đội Bayern trong cận chiến. Trong cuộc giao chiến, bản thân người tổng tư lệnh của quân Bayern là Zoller cũng bị trúng đạn và tử thương, và cả hai phe đều chịu thiệt hại nhiều sĩ quan tài năng của mình. Cuộc bại trận của người Bayern ở Kissingen đã làm dấy lên một làn sóng rối loạn trong thị trấn này. Trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần, người chỉ huy của đội quân chủ lực của Phổ là Von Falkenstein đã phát động cuộc tấn công vào các đồng minh Đức của Đế quốc Áo, và xâm chiếm xứ Bayern ngay sau những thắng lợi của mình tại Wiesenthal và Zella. Trong khi sư đoàn của tướng Manteuffel thắng trận tại Zella, sư đoàn Phổ của tướng Beyer cũng đánh đuổi một quân đoàn Liên minh Đức tại Hingeld. Trước sức tiến công của quân Phổ, quân Bayern dưới quyền chỉ huy của Hoàng tử Karl xứ Bayern đã tiến hành triệt thoái về Kissingen và Münnerstadt. Tại Brückenau, Beyer đã hội quân với Falkenstein. Vào ngày 9 tháng 7 năm 1866, các lực lượng Phổ đã đến gần thị trấn Kissingen. Và, vào buổi sáng ngày 10 tháng 7, quân đội Phổ đã hiện diện ở phía trước đối phương tại Kissingen, và quân đội Bayern vốn yếu thế về quân số đã rơi vào tình thế bất ngờ. Các khẩu pháo của quân Bayern đã nã đạn vào các đội hình hàng dọc dẫn đầu của Phổ (lữ đoàn của tướng Ferdinand von Kummer). Lực lượng Pháo binh của Kummer nhanh chóng đáp trả, báo hiệu trận chiến bắt đầu. Mặc dù quân Bayern án ngữ tại các vị trí thuận lợi, họ không thể giữ được các vị trí trên sông Saal mà mũi tiến công của quân Phổ nhằm vào. Trong các cứ mình, quân Bayern chống trả đặc biệt quyết liệt tại Kissingen, họ kiên cường phòng ngự lối vượt sông Saal. Tuy nhiên, quân Phổ đã vượt sông bằng một chiếc cầu bị hư hại không hoàn toàn, và với một lực lượng pháo binh hùng hậu quân đội Phổ đã chiếm được ngọn cầu. Cuộc vượt sông của quân đội Phổ đã quyết định cho trận chiến, và họ đánh như vũ bão vào thị trấn. Sau khi cả hai phe đều chịu thương vong cao, quân Phổ đã làm chủ được toàn bộ Kissingen. Tuy nhiên, quân đoàn đã rút chạy khỏi Kissingen của Bayern sau đó thiết lập một cứ điểm về phía đông thị trấn. Trận đánh vẫn tiếp diễn cho tới khi lữ đoàn Phổ của tướng Wrangel chiếm được Winkels. Người Phổ tưởng đối phương đã triệt binh, song vào cuối ngày hôm đó, người Bayern dưới sự chỉ huy của Hoàng tử Karl đã phát động một cuộc tấn công, đánh quân Phổ thiệt hại nặng. Song, bằng một cuộc xung phong ồ ạt, quân đội Phổ đã giành lại được vị trí của mình và đập tan cuộc tiến công của Karl. Cùng ngày, sư đoàn của Beyer cũng đánh bại một phần của quân đội Bayern trong trận Hammelburg – một trong 4 vị trí phòng ngự của Bayern rơi vào mũi tiến công của Phổ.
1
null
Đại hội Thể thao châu Á 2018 (hoặc Á Vận hội XVIII, ASIAD XVIII) là kỳ Đại hội Thể thao châu Á lần thứ 18 tổ chức tại Indonesia, với thủ đô Jakarta sẽ là thành phố chủ nhà chính, trong khi Palembang sẽ là chủ nhà hỗ trợ. Đây là lần thứ hai Indonesia đăng cai Á vận hội này, sau lần đầu tiên là vào năm 1962. Ban đầu quyền đăng cai đại hội này được trao cho thủ đô Hà Nội của Việt Nam. Tuy nhiên đến ngày 17 tháng 4 năm 2014, chính phủ Việt Nam tuyên bố rút quyền đăng cai với lý do không đảm bảo được kinh phí tổ chức. Quá trình chạy đua giành quyền đăng cai. Theo kế hoạch, Á vận hội lần thứ 18 dự kiến diễn ra vào năm 2019, nhưng theo đề nghị của Indonesia, nước này vẫn sẽ tổ chức theo quy trình cũ, tức 4 năm sau khi đại hội ở Incheon của Hàn Quốc kết thúc vào năm 2014, vì Indonesia sẽ tổ chức bầu cử tổng thống vào năm 2019. Có ba thành phố ứng cử cuối cùng là Hà Nội, Surabaya, Dubai. Nhưng Dubai rút lui vào phút chót. Hà Nội đã giành chiến thắng trước Surabaya với 29 phiếu trên 14 phiếu. Hà Nội sau đó xin được rút quyền đăng cai và được OCA chấp thuận. Địa điểm và cơ sở hạ tầng. Đối với đại hội, một số địa điểm sẽ được xây dựng, cải tạo và chuẩn bị trên bốn tỉnh ở Indonesia: Jakarta, Nam Sumatra, Banten, và Tây Java. Các cơ sở cho Đại hội Thể thao châu Á 2018 được đặt tại thủ đô Jakarta và Palembang (Nam Sumatra), trong bốn cụm thể thao khác nhau (ba ở Jakarta và một ở Palembang). Tuy nhiên, 15 đấu trường cho các trận đấu và 11 đấu trường huấn luyện ở Tây Java và Banten có chung đường biên giới với Jakarta, sẽ được sử dụng để hỗ trợ việc thực hiện Đại hội Thể thao châu Á 2018. Sẽ có tổng cộng 80 địa điểm cho các cuộc thi và đào tạo. Tổ chức nay hy vọng sẽ giảm chi phí bằng cách sử dụng các cơ sở thể thao và cơ sở hạ tầng hiện có, bao gồm những địa điểm đó được xây dựng cho Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2011, và sau khi nội dung thi đấu thử nghiệm của Đại hội Thể thao châu Á 2018 vào tháng 2, Inasgoc được di chuyển một số môn thể thao sẽ được tổ chức ở Triển lãm quốc tế Jakarta đến Trung tâm hội nghị Jakarta. Jakarta. Khu liên hợp thể thao Gelora Bung Karno ở Jakarta sẽ tự mình tổ chức 13 môn thể thao sau khi cải tạo. Sức chứa của sân vận động chính 55 tuổi được giảm từ 88.000 xuống 76.127 khán giả. Một hệ thống nhận diện khuôn mặt cũng sẽ cài đặt tại sân vận động với dự đoán các mối đe dọa khủng bố. Một sân đua xe đạp đang được xây dựng tại Rawamangun ở Đông Jakarta, với chi phí 40 triệu đô la Mỹ cho đua xe đạp, cầu lông, bóng đá trong nhà, bóng rổ và đấu vật. Một cơ sở đua ngựa đang được xây dựng tại Pulomas với chi phí 30,8 triệu đô la Mỹ, có thể chứa tới 1.000 khán giả. Nó được thiết lập để được trang bị 100 chuồng ngựa, vận động viên ở, một bệnh viện động vật, nơi huấn luyện, và một khu vực đậu xe trên một lô đất rộng 35 ha. Palembang. Khu liên hợp Thành phố thể thao Jakabaring tại Palembang sẽ tổ chức các sự kiện thể thao khác. Một số kế hoạch đã được nâng lên để bổ sung và cải thiện các cơ sở trong khu liên hợp, bao gồm sức chứa nâng cấp của sân vận động Gelora Sriwijaya từ 36.000 đến 60.000 chỗ ngồi đã bị hủy, thay vào đó sức chứa đã giảm xuống còn 27.000 sau khi lắp đặt ghế riêng cho toàn bộ sân vận động cùng với sân điền kinh và các cơ sở khác cải thiện trong sân vận động. Địa điểm mới ở thành phố thể thao Jakabaring là một sân bowling 40 làn được hoàn thành vào cuối tháng 5 năm 2018. Tám sân quần vợt bổ sung được xây dựng trong khu liên hợp cho Á vận hội. Chiều dài của địa điểm canoeing và chèo thuyền ở Hồ Jakabaring đã được mở rộng đến 2.300 mét cùng với các cơ sở chèo thuyền và một bộ lạc được xây dựng trên bờ hồ. Các địa điểm tồn tại khác sẽ được sử dụng cho Đại hội Thể thao châu Á cũng đã được cải tạo, bao gồm cả phòng thể thao Ranau như địa điểm cầu mây. Làng vận động viên. Làng vận động viên ở Jakarta được xây dựng tại Kemayoran với diện tích 10 ha, trong đó có 7.424 căn hộ trong 10 tòa tháp. Tổng số sức chứa chỗ trọ 22.272 tại làng vượt quá tiêu chuẩn của Ủy ban Olympic Quốc tế, yêu cầu chủ nhà Đại hội phải cung cấp phòng cho 14.000 vận động viên. Làng vận động viên bên trong thành phố thể thao Jakabaring tại Palembang sẽ có 3.000 vận động viên và quan chức. Giao thông vận tải. Là một phần của việc chuẩn bị Đại hội, việc xây dựng Jakarta MRT và Jakarta LRT sẽ được tăng tốc. Một tuyến Jakarta LRT sẽ kết nối làng vận động viên tại Kemayoran ở Trung Jakarta đến sân đua xe đạp tại Rawamangun ở Đông Jakarta. Palembang cũng sẽ nâng cấp các phương tiện giao thông của họ bằng cách xây dựng 25 km của Hệ thống giao thông đường sắt hạng nhẹ Palembang từ sân bay quốc tế Sultan Mahmud Badaruddin II đến thành phố thể thao Jakabaring. Các phương tiện giao thông khác như đường chui, cầu vượt và cầu cũng sẽ được xây dựng trong thành phố. Sân bay quốc tế Sultan Mahmud Badaruddin II sẽ mở rộng các nhà ga đến và đi hiện tại, và cũng xây dựng một cầu vượt với một nhà ga hệ thống giao thông đường sắt hạng nhẹ (LRT) có thể chở hành khách đến Jakabaring. Đại hội. Lễ khai mạc. Lễ khai mạc được bắt đầu lúc 19:00 giờ Tây Indonesia và cũng chính là giờ Việt Nam (GMT+7) vào ngày thứ 7, ngày 18 tháng 8 năm 2018. Wishnutama, Giám đốc điều hành của mạng lưới truyền hình Indonesia NET. là giám đốc sáng tạo cho buổi lễ. Buổi lễ được diễn ra một ngọn núi cao 26 mét với một thác nước làm nền của nó, đi kèm với cây và hoa của Indonesia. Các đại biểu Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc hành quân cùng nhau dưới một lá cờ thống nhất của Triều Tiên được đánh dấu lần đầu tiên cả hai quốc gia đã làm như vậy trong Đại hội Thể thao châu Á sau 12 năm. Đại hội này đã được khai trương chính thức bởi Tổng thống Indonesia, Joko Widodo. Môn thể thao. Vào tháng 3 năm 2017, Hội đồng Olympic châu Á ban đầu thông báo rằng Đại hội đã có 484 nội dung thi đấu trong 42 môn thể thao, bao gồm 28 môn thể thao Olympic cố định tranh tài tại Thế vận hội Mùa hè 2016, 5 môn thể thao bổ sung sẽ được tranh tài tại Thế vận hội Mùa hè 2020 ở Tokyo, cũng như các nội dung thi đấu trong các môn thể thao ngoài Olympic khác. Vào tháng 4 năm 2017, OCA đã phê duyệt chương trình giảm xuống để đáp ứng các mối quan tâm về chi phí; đấu vật đai, cricket, kurash, trượt ván, sambo, và lướt sóng đã bị loại khỏi chương trình, và phải giảm số lượng thi đấu trong đánh bài, jet ski, ju jitsu, dù lượn, leo núi thể thao, taekwondo (đặc biệt, tất cả đều các lớp trọng lượng ngoài Olympic) và wushu. Những thay đổi này đã được giảm tổng số nội dung thi đấu xuống còn 431. Chương trình cuối cùng đã được công bố vào tháng 9 năm 2017, tăng lên 462 nội dung thi đấu trong 40 phân môn như chương trình lớn thứ hai trong lịch sử Đại hội Thể thao châu Á. Các phân môn bổ sung được giới thiệu tại Thế vận hội Mùa hè 2020 cũng được bổ sung, bao gồm bóng rổ 3x3 và BMX tự do. Lần đầu tiên trong lịch sử Đại hội Thể thao châu Á, eSports và canoe polo đã được tranh tài như một môn thể thao trình diễn trong Đại hội. Sáu bộ môn video game sẽ được giới thiệu trong nội dung thi đấu này. Các Ủy ban Olympic Quốc gia đang tham gia. Tất cả 46 thành viên của Hội đồng Olympic châu Á đã được tham gia vào đại hội. Nó đã được thống nhất rằng Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc được tranh tài với tư cách là một đội tuyển thống nhất trong một số nội dung thi đấu dưới tiêu đề "Triều Tiên" (COR), như họ đã làm tại Thế vận hội Mùa đông 2018. Cả hai quốc gia cũng sẽ cùng nhau hành quân dưới một lá cờ thống nhất trong lễ khai mạc và bế mạc. Ban đầu được thiết lập để tranh tài với tư cách là vận động viên châu Á độc lập, vận động viên Kuwait được cho phép tranh tài dưới lá cờ của họ chỉ hai ngày trước lễ khai mạc. Dưới đây là danh sách tất cả các NOC đã tham gia. Số lượng các vận động viên của mỗi đoàn được chỉ ra trong dấu ngoặc đơn. Lễ bế mạc. Lễ bế mạc đã được tổ chức vào chủ nhật, ngày 2 tháng 9 năm 2018, vào lúc 19:00 theo giờ địa phương và cũng là giờ Việt Nam. Ngoài các nghệ sĩ địa phương và phân khúc Trung Quốc, các ban nhạc Hàn Quốc Super Junior và iKon sẽ biểu diễn trong buổi lễ. Bảng huy chương. Trung Quốc dẫn đầu bảng huy chương lần thứ mười liên tiếp. Triều Tiên đã tuyên bố huy chương vàng đầu tiên của họ tại đại hội thể thao trong nội dung thi đấu 500 mét đua thuyền truyền thống của chèo thuyền nữ. Tổng cộng có 37 nước đã giành được ít nhất một huy chương, và 29 nước đã giành được ít nhất một huy chương vàng. 8 nước không thắng được bất kỳ huy chương nào tại đại hội thể thao. Mười NOC đứng đầu được xếp hạng tại những đại hội này được liệt kê dưới đây.
1
null
Mạng đảo là một khái niệm sử dụng trong tinh thể học và vật lý chất rắn, là biểu diễn của một mạng tinh thể (thường là mạng Bravais) trong không gian sóng (hay không gian xung lượng, k-space) thông qua phép biến đổi Fourier. Mạng đảo của một mạng đảo là mạng tinh thể nguyên thủy bạn đầu. Lịch sử phát triển và ý nghĩa của mạng đảo. Khái niệm về mạng đảo lần đầu tiên được nhà vật lý người Pháp Auguste Bravais (người đã có công xây dựng hệ thống mạng tinh thể) đề xuất vào năm 1850 và nhà vật lý người Mỹ Josiah Willard Gibbs xây dựng vào năm 1881, nhưng không được chú ý nhiều. Khái niệm này lại được Paul Peter Ewald và Max Theodor Felix von Laue tái phát minh và phát triển trong thời gian từ 1911-1914 cùng với các phát hiện về sự nhiễu xạ tia X trên tinh thể. Khái niệm này tiếp tục được hoàn thiện bởi Paul Peter Ewald cho đến năm 1962. Mạng đảo là phép dựng hình thuần túy hình học nhằm đơn giản hóa bài toán nhiễu xạ các sóng trên mạng tinh thể. Nếu như mạng tinh thể thực là tập hợp các mặt tinh thể song song (hkl) cách đều nhau các khoảng cách dhklthì mạng đảo là một biểu diễn của nó trong không gian Fourier, bao gồm tập hợp các điểm cách nhau khoảng 1/dhkl. Mạng đảo giúp cho đơn giản hóa các bài toán tinh thể học và nhiễu xạ các sóng trên tinh thể. Biểu diễn toán học. Mạng gồm ba hằng số cơ sở (tương ứng với ba hằng số mạng trong mạng Bravais là a, b và c) có quan hệ với ba hằng số mạng trong ô mạng cơ sở qua quan hệ:
1
null
Gmobile, tên đầy đủ là Công ty Cổ Phần Viễn thông Di Động Toàn Cầu, viết tắt Gtel Mobile Jsc., là một nhà điều hành mạng điện thoại di động Việt Nam . Tiền thân của Gmobile là Beeline, hiện tại thương hiệu Gmobile thuộc sở hữu của Gtel Mobile. Gtel Mobile lại thuộc sở hữu của Tổng công ty Công nghệ - Viễn thông Toàn cầu (Gtel), một công ty nhà nước thuộc Cục an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an. Lịch sử. Công ty Cổ phần Viễn thông Di Động Toàn Cầu (Gtel Mobile Jsc.) được thành lập ngày 8/7/2008, là liên doanh giữa hai cổ đông gồm Tổng Công ty viễn thông Toàn cầu (GTel Corp) Việt Nam và Tập đoàn VimpelCom từ Liên bang Nga . Tháng 4/2012, phía Vimpelcom rút lui và đã chuyển giao toàn bộ cổ phần của họ trong liên doanh cho phía Việt Nam, qua đó đưa GTel Mobile JSC chính thức trở thành doanh nghiệp viễn thông 100% vốn trong nước, hoạt động trong thị trường viễn thông Việt Nam. Cho đến tháng 8/2012, GTel Mobile JSC khai thác và sử dụng thương hiệu "BeelineVN" tại thị trường viễn thông Việt Nam. Tháng 9/2012 GTel Mobile JSC công bố và chính thức tái cung cấp dịch vụ dưới thương hiệu mới "Gmobile" thay thế cho thương hiệu "BeelineVN" . Ngày 17 tháng 09, năm 2012 được coi là ngày thành lập Gmobile, dù có kế thừa Beeline Việt Nam. Sau khi chuyển đổi đầu số của mạng vẫn giữ nguyên như cũ là 099 và 0199, riêng đầu số 099 được xem là đầu số vàng của lĩnh vực Viễn thông. Từ cuối năm 2019, đầu năm 2020 nhiều người phản ánh tình trạng sóng chập chờn của Gmobile cho rằng nhà mạng này đã bỏ rơi khách hàng buộc họ phải chuyển qua Roaming dùng sóng của VinaPhone tạm thời để giữ số. Hiện tại nhà mạng vấn chưa có phản hồi chính thức về vấn đề nêu trên. Thị phần và đối thủ cạnh tranh. Gmobile đã giành được 3.2% thị phần (dựa trên doanh thu) trong năm 2012, trở thành nhà mạng lớn thứ 5 Việt Nam. Đối thủ cạnh tranh chính của nó là Viettel với 40.67% thị phần, Vinaphone với 30%, và MobiFone với 17.9%, trong số đó Vinaphone được sở hữu bởi VNPT (Mobifone đã tách ra khỏi VNPT từ năm 2014). Cùng với nhau, ba nhà mạng lớn này kiểm soát gần 90% thị trường. Các đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa khác là Vietnamobile với 8%. Gmobile đã có 3,2 triệu thuê bao vào năm 2012. Theo thông tin mới nhất của bộ Thông tin & Truyền thông thì Gmobile hiện có 230.000 thuê bao, thấp hơn hẳn so với những năm trước đây
1
null
Trận Hồng Cúm, từ ngày 31 tháng 3 đến 7 tháng 5 năm 1954, là trận đánh quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ. Mục tiêu của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong trận này là bao vây cô lập (nhưng không đánh dứt điểm) trung tâm đề kháng "Isabelle" (Phân khu Nam Điện Biên Phủ), mà phía Việt Nam gọi là Hồng Cúm, để ngăn không cho quân Pháp tại đây kéo về chi viện cho Phân khu trung tâm hoặc phá vây chạy sang Lào. Bối cảnh. Pháp. Cụm cứ điểm này được Pháp đặt tên là Isabelle, gồm ba đồn đóng liền nhau là đồn A ở bờ bắc sông Nậm Rốm, đồn B và C ở bờ nam, cạnh đấy có một sân bay chạy dài theo đường 41. Mục đích của Pháp khi lập ra cụm cứ điểm này là để làm cho Mường Thanh không bị trơ trọi, để hai cụm cứ điểm có thể che chở, yểm hộ cho nhau bằng pháo binh, xe tăng và cả bộ binh. Với cách chiếm đóng đó, Mường Thanh ở vào giữa, phía bắc có một phân khu gồm các vị trí kiên cố như Him Lam, đồi Độc Lập, Bản Kéo, và phía nam có phân khu Hồng Cúm, quân Pháp có thể khống chế toàn bộ lòng chảo Điện Biên Phủ, bảo đảm cho quân đội cơ động và chi viện lẫn nhau trong tấn công cũng như trong phòng ngự. Dùng Hồng Cúm bám chặt con đường 41, Pháp còn mong tiến tới mở rộng phạm vi chiếm đóng, nối liền tuyến Điện Biên Phủ với Mường Khoa và Phông-xa-lỳ dọc sông Nậm U trên đất Thượng Lào, khiến cho "con nhím" Điện Biên Phủ bớt chơ vơ giữa núi rừng Tây Bắc. Đây cũng là nơi tiếp nhận quân tăng viện và đồ tiếp viện từ Hà Nội trong trường hợp sân bay Mường Thanh bị uy hiếp. Khi tập đoàn cứ điểm có nguy cơ bị tiêu diệt thì nó là cái "cửa sau" mở đường chạy sang Thượng Lào cũng như đón quân từ Lào sang ứng cứu. Quân Pháp tại đây do Trung tá (sau thăng Đại tá) André Lalande (La-lăng-đơ) chỉ huy, gồm hai tiểu đoàn Âu Phi là tiểu đoàn III/3e REI "(Tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn bộ binh lê dương số 3)", tiểu đoàn II/1er RTA "(tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn bộ binh Algérie số 1)', 2 đại đội phụ lực quân người Thái trắng, một tiểu đoàn pháo 105 ly, 1 đại đội súng cối 120mm và một trung đội xe tăng. Phân khu gồm năm cứ điểm nằm trên địa hình bằng phẳng, được đánh số từ 1 đến 5. Các cứ điểm 1, 2, 3, 4 đều ở phía tây đường 41 liên kết khá chặt chẽ với nhau bằng một hệ thống giao thông hào và chiến hào. Riêng cứ điểm số 5 bảo vệ phía nam sân bay Hồng Cúm, nằm hơi đột xuất về phía đông đường 41. Việt Nam thì chia phân khu Hồng Cúm làm ba khu A, B, C. Các khu A, B gồm những cứ điểm ở tây đường 41. Khu C nằm ở phía đông đường 41 cùng với sở chỉ huy phân khu và pháo binh. Về cơ bản, Pháp bố trí như vậy là để phát huy uy lực của pháo binh (105mm và 155mm, với tầm bắn hiệu quả là khoảng 4 đến 8 km). Đây là cách bố trí cổ điển, phần lớn các hệ thống phòng thủ đều tuân theo cách này. Theo đó pháo ở Hồng Cúm sẽ yểm hộ Mường Thanh và ngược lại. Bố trí thì Hồng Cúm có 8 khẩu 105mm, Mường Thanh 12 khẩu 105mm và 4 khẩu 155mm; sau có tăng cường. Tổng quân số ở Hồng Cúm là khoảng hơn 2.000 người. Quân đội Nhân dân Việt Nam. Hồng Cúm bao bọc tứ bề là ruộng, từ rìa lòng chảo vào là khoảng 3 đến 4 km, triển khai bộ đội không dễ dàng như với Mường Thanh và phân khu bắc. Đây là điểm bất lợi cho Quân đội Nhân dân Việt Nam và cũng là điểm lợi thế cho 16 khẩu pháo lớn và 16 khẩu cối 120mm (ở Mường Thanh), hoả lực máy bay và đám xe tăng của Pháp. Bộ chỉ huy chiến dịch Quân đội Nhân dân Việt Nam nhận định: Do vậy, Kế hoạch tác chiến là bao vây Hồng Cúm, tiêu diệt Mường Thanh. Trung đoàn 57 của Đại đoàn 304, được tăng cường một tiểu đoàn của Đại đoàn 316, có nhiệm vụ xây dựng một trận địa hình cánh cung, chạy từ đông sang tây, cắt rời phân khu Hồng Cúm khỏi khu trung tâm Mường Thanh. Tại mặt trận Hồng Cúm, tuy không phải là tâm điểm của cuộc chiến song lại chiếm giữ một vị trí khá quan trọng. Nếu ban đầu, Hồng Cúm chỉ là một cứ điểm, nay đã phình to ra thành cụm cứ điểm, cũng có đủ sân bay, pháo binh, có thể cùng Mường Thanh yểm hộ lẫn nhau. Vì thế, trong bàn cờ Điện Biên Phủ, mặt trận phía Nam không chỉ ở thế phải kiềm chế, cô lập, ngăn không cho Pháp viện trợ tới Hồng Cúm mà còn phải từng bước thọc sâu, phá rào mở cửa tấn công cứ điểm, tiến vào trung tâm phân khu Hồng Cúm. Làm nhiệm vụ ấy, QĐNDVN có lợi thế là ở trên cao đánh địch ở dưới thấp, ở quanh núi vây địch giữa thung lũng, dùng núi khống chế đồng bằng, khiến địch ở vào thế hết sức bất lợi. Chỗ mạnh của Pháp là đã xây dựng xong tập đoàn cứ điểm dựa lưng vào nhau, có bãi dây kẽm gai và mìn dày từ 50 đến 70 mét, đã tổ chức lưới lửa đạn dày đặc và chặt chẽ, có pháo binh mạnh yểm hộ (ngoài một tiểu đoàn pháo tại chỗ, còn có pháo ở Mường Thanh bắn chi viện), lại có xe tăng vận động dễ dàng dọc đường 41. Muốn cắt đứt Hồng Cúm ra khỏi Mường Thanh, QĐNDVN phải quần nhau với địch giữa cánh đồng bằng phẳng dưới tầm hoả pháo dày đặc và các loại máy bay chiến đấu của Pháp giữa ban ngày, trong khi về thực lực thì chẳng những kém Pháp về trang bị vũ khí, mà về quân số cũng không có ưu thế. Diễn biến. Cuộc phản công của Pháp từ Mường Thanh. Từ đêm ngày 23 tháng 3, giao thông hào và chiến hào của trung đoàn 57 đã hình thành một trận địa liên hoàn siết chặt quanh Hồng Cúm, cắt rời nó với phân khu trung tâm, chấm dứt việc hạ cánh của máy bay trên đường băng tại đây. Pháp nhiều lần định nống ra đều bị đánh bật trở lại. Trừ việc chi viện bằng hỏa lực từ xa cho khu trung tâm, những hoạt động khác bằng bộ binh, cơ giới của Hồng Cúm đều bị loại trừ. Trước nguy cơ con đường hành lang giữa Hồng Cúm và khu trung tâm bị cắt, tập đoàn cứ điểm tách làm đôi, De Castries đưa Tiểu đoàn Dù lê dương số 1 (1er BEP) và xe tăng ra phản kích nhưng không đánh bật được chốt của trung đoàn 57. Ngày 27 tháng 3, Castries quyết định trao cho Thiếu tá Marcel Bigeard, chỉ huy trưởng Tiểu đoàn Dù thuộc địa số 6 (6e BPC), giữ nhiệm vụ phụ tá cho Chỉ huy trưởng Phân khu Trung tâm, Trung tá Pierre Langlais, đặc trách lực lượng phản kích. Bigeard cũng được giao nhiệm vụ tổ chức một lực lượng xung kích đánh bật các điểm chốt giữ của trung đoàn 57 Việt Nam, đồng thời loại trừ một đơn vị pháo cao xạ mới xuất hiện ở phía tây. Bigeard quyết định sử dụng một lực lượng thật mạnh gồm những tiểu đoàn khá nhất vào nhiệm vụ, gồm Tiểu đoàn Dù xung kích số 8 (8e BPC) của Đại úy Pierre Tourret (Tua-rê), Tiểu đoàn Dù lê dương số 1 (1er BEP) của Thiếu tá Maurice Guiraud (Ghi-rô), Tiểu đoàn Dù lê dương số 6 (6e BPC) của Đại úy Thomas (người thay Bigeard), Tiểu đoàn 3 bộ binh lê dương của Thiếu tá Clémençon (Clêmăngxông) và đại đội xe tăng của Đại úy Yves Hervouët (Hécvuê). Lực lượng xung kích còn được hỗ trợ bởi pháo binh và không quân. Bigeard biết có một trung đoàn của Đại đoàn 308 ở hướng này, mà Pháp tưởng lầm là trung đoàn 36, cho rằng cuộc hành binh chỉ có thể thành công nếu giữ được bất ngờ. Theo kế hoạch, trận đánh sẽ bất thần mở đầu bằng một loạt pháo cấp tập trúng mục tiêu. 12 khẩu pháo 105, 2 khẩu 155 ly, 12 khẩu cối 120 ly sẽ làm việc này từ 6 giờ ngày 28 tháng 3. Binh lính dù, lê dương và xe tăng khai thác tình trạng hỗn độn của đối phương do pháo gây ra, nhanh chóng tiến công. 6 giờ 30, không quân oanh tạc trận địa ngăn không cho viện binh đối phương tiếp cận. Sẽ lập tức rút lui trước khi kẻ địch chỉnh pháo bắn vào khu vực. Bigeard đã nhận thấy một nhược điểm của pháo binh Việt Nam là các khẩu đội đều bố trí phân tán trong hầm sâu, phải mất nhiều thời gian khi chuyển sang một mục tiêu mới. Sáng ngày 28, một đơn vị của trung đoàn 102 ở Pe Luông được lệnh di chuyển bàn giao lại trận địa cho trung đoàn 88. Trung đoàn 88 đưa đại đội 229 của tiểu đoàn 322 ra phòng ngự ban ngày đề phòng quân Pháp phản kích. Sương mù còn dày đặc. Cán bộ đại đội đi xem xét chiến hào, đặt kế hoạch tác chiến, điều chỉnh lại các tổ súng máy. Trung đội 8 bố trí ở tuyến tiền duyên đang sửa sang lại các hầm hố chiến đấu thì đột nhiên tiếng súng máy nổ vang. Từ trong màn sương, quân Pháp xông tới rất đông. Thấy trời nhiều sương mù, máy bay không thể hoạt động đúng giờ quy định, Bigeard thay đổi kế hoạch, cho xe tăng cùng với tiểu đoàn 1er BEP dừng lại phía sau làm lực lượng dự bị, chưa sử dụng pháo binh, đưa ba tiểu đoàn dù và lê dương bí mật đột kích vào trận địa. Trung đội 8 phải đối phó với cuộc xung phong của tiểu đoàn 6e BPC, đã lập tức nổ súng đánh trả, bắt tiểu đoàn dù 6 phải dán mình trên mặt đất. Bigeard buộc phải trở lại kế hoạch cũ. Pháo ở Mường Thanh bắn dữ dội rồi xe tăng tiến lên mở đường. Xe tăng tràn qua trận địa chia cắt trung đội, lính dù bám theo xe tăng chia thành nhiều toán nhảy xuống chiến hào. Các chiến sĩ trung đội 8 chụm lại ở một ngã ba chiến hào bố trí trung liên, tiểu liên thành một vòng tròn, mặc cho những chiếc xe tăng vượt qua, nhắm bọn lính dù nổ súng. Cùng lúc đó, trận địa phòng không trống trải của đại đoàn ở phía sau cũng nằm dưới hỏa lực đạn pháo của xe tăng. Những người lính phòng không chỉ được trang bị trọng liên 12,7 mm bắn máy bay, giờ phải dùng vũ khí cá nhân chiến đấu với xe tăng và bộ binh địch. Đại đội trưởng Quỳ và chính trị viên Phú của đơn vị phòng không hạ lệnh cho tất cả xạ thủ hạ thấp nòng súng máy cao xạ nhắm vào những chiến xe tăng và bộ binh địch, nhưng đạn súng máy 12,7 ly không thể bắn thủng giáp xe tăng. Đại đội trưởng và chính trị viên đều bị thương nặng. Các chiến sĩ, kể cả những người đã bị thương, phải giật dây lựu đạn chờ xì khói rồi mới ném thẳng vào quân địch. Cuối cùng, lựu đạn cũng hết. Các chiến sĩ dùng cả búa, kìm,cờ lê, chân súng gãy... đánh giáp lá cà. Cuộc chiến đấu kéo dài tới 2 giờ chiều. Trận đánh diễn ra hoàn toàn bất ngờ. Đại bộ phận tiểu đoàn 322 sau một đêm đào trận địa mệt mỏi đang nghỉ ở hậu cứ, khi có người từ trận địa chạy về báo tin, mới vận động tiến ra phản kích với sự trợ lực của súng cối 120 ly. Bộ đội xung phong đánh bật dần quân Pháp khỏi chiến hào trục. Thấy đối phương kéo tới đông, Bigia lập tức ra lệnh rút lui. Trận phản kích của Bigeard được quân viễn chinh coi là thắng lợi, một chiến thắng hầu như duy nhất tại Điện Biên Phủ trong suốt thời gian này. QĐNDVN tổn thất hơn 100 người chết và một số tương đương bị thương. Pháp có 20 lính chết và 97 bị thương, trong đó có 5 sĩ quan. Nếu cộng với số thiệt hại trước đó trong tuần thứ hai lắng dịu sau đợt tiến công phân khu bắc, quân Pháp tại Điện Biên Phủ đã mất thêm tổng số 522 người, gần tương đương với một tiểu đoàn. Đây là trận phản kích lớn cuối cùng của Pháp ở Điện Biên Phủ trước khi cuộc tiến công đợt 2 bắt đầu. Trận phản công ngày 31-3 của Pháp. Đêm 30 tháng 3, QĐNDVN đánh thẳng vào các vị trí tiền tiêu phía đông Mường Thanh, tiêu diệt một mảng các vị trí C, D, E và một phần A1. Cuộc chiến đấu ác liệt đang diễn ra giữa ban ngày và các đêm sau. Để cứu nguy Mường Thanh đang bị tấn công dồn dập, sáng 31 tháng 3, quân Pháp ở Hồng cúm theo cánh đồng Điện Biên đánh ra Bản Noong Nhai, nhằm tiến lên phía nam Mường Thanh, định thọc một mũi dao vào lưng QĐNDVN đang chiến đấu ở đồi A1. Cho đến ngày 31 tháng 3, QĐNDVN đã xây đắp gần xong các giao thông hào và chiến hào từ chân núi phía đông đến chân núi phía tây, băng qua cánh đồng Điện Biên Phủ, phá hỏng sân bay và cắt đứt đường liên lạc giữa Hồng Cúm với Mường thanh. Cái thế "tựa vào nhau" giữa hai cụm cứ điểm chỉ có thể thực hiện bằng sự chi viện pháo binh nữa thôi, còn hoạt động của bộ binh và các mặt khác gần như hoàn toàn không liên hệ gì với nhau nữa. Mở đầu trận tấn công lần này, pháo binh và xe tăng Pháp bắn dữ dội. Nhiều công sự bị phá, nhiều đoạn giao thông hào bị sạt. Một tiểu đoàn bộ binh và 3 chiếc xe tăng tiến lên, băng qua cánh đồng bằng phẳng, vừa tiến vừa bắn vào chiến hào. Phía tây sông Nậm Rốm, một đại đội khác đánh ra, xông lên thành một cánh hỗ trợ cho mũi bên này sông. QĐNDVN có 3 trung đội của đại đội 19 thuộc tiểu đoàn 265, bố trí phòng ngự dọc chiến hào. QĐNDVN dùng các loại súng bắn thẳng bắn tỉa diệt bộ binh địch, còn xe tăng thì để đến gần sẽ dùng ĐKZ và mìn để tiêu diệt, quyết bám chặt chiến hào, lợi dụng công sự để tiêu hao địch. Cuộc chiến đấu diễn ra gay go. Lính lê dương bị sát thương nhiều, không tiến lên được; xe tăng không có bộ binh yểm hộ phải lùi lại để lấy cự ly bắn vào công sự. Đến 8 giờ sáng, một bộ phận lính Pháp tiến được vào giao thông hào. Đại đội trưởng Lâm Chín dẫn đầu bộ đội phản kích mấy lần. Trận chiến đấu giáp lá cà diễn ra ngay trong chiến hào. Quân Pháp còn sống sót rút lui, xe tăng bị thương một chiếc cũng phải rút. Địch chấn chỉnh lại đội ngũ, mở đợt xung phong thứ hai. Bộ binh và xe tăng ồ ạt tiến lên, xe tăng dùng lối ngắm bắn trực tiếp bắn rất chuẩn trúng vào các ụ súng của QĐNDVN. Để chống chọi với quân địch có ưu thế về binh lực và hỏa lực đang tấn công mãnh liệt, QĐNDVN bình tĩnh để cho địch tiến đến gần khoảng 20 mét mới dùng súng trường, tiểu liên bắn diệt bộ binh. Họ thay đổi chỗ đứng từ ụ súng này qua ụ súng khác, tránh mục tiêu của xe tăng. Có những chiến sĩ đã lấy đất đắp thành những ụ súng giả để nghi binh lừa địch, thu hút hỏa lực của xe tăng, còn bộ binh thì chia thành từng tổ nhỏ, tiến lên theo các hào giao thông dọc, dùng tiểu liên quét vào từng nhóm bộ binh. Cứ thế đến cuối ngày, quân Pháp buộc phải rút lui. Quân Pháp lại mở đợt xung phong lần thứ ba. Pháo và xe tăng bắn sập hết các ụ súng. Chiến hào nhiều đoạn bị san thành bãi phẳng. Phía QĐNDVN, lựu đạn và đạn của thương binh được thu thập dồn lại cho những người còn chiến đấu được. Súng máy và súng trường thừa (vì số người bị thương vong mỗi giờ một tăng lên) được các chiến sĩ đưa bố trí sẵn lên mép chiến hào, để họ bắn chỗ này xong lại nhảy qua bắn chỗ khác, tức là thay đổi chỗ bắn mà không phải vác súng đi theo, làm như vậy để gây ấn tượng cho địch tưởng lầm quân số đông, thực tế thì QĐNDVN chỉ có hơn một đại đội mà số thương vong mất gần một nửa. Đợt chiến đấu lần này không còn tình trạng kéo dằng dai như trước. Quân Pháp tiến nhanh, tiến ồ ạt, vừa dùng xe tăng và đại liên bắn dữ dội, vừa cho từng phân đội bộ binh thọc lên chiến hào. Quân Pháp chọc thủng trận địa, một trung đội QĐNDVN chiến đấu phía tây đường 41 bị đánh dồn xuống suối, một tiểu đội bị thương vong gần hết. Đại đội trưởng Lâm Chín hy sinh dưới làn đạn trong khi đang dẫn đầu bộ đội đánh phản kích. QĐNDVN cố giữ vững từng đoạn chiến hào, dùng lưỡi lê gánh giáp lá cà khi địch đột nhập được vào trận địa. Nhưng quân Pháp lại được tăng viện, ào ạt xông lên chiếm chỉ huy sở đại đội, chính trị viên Nguyễn Ích và chính trị viên phó đều hy sinh tại trận. Giữa lúc ấy, đại đội 59 của tiểu đoàn 418 được sự chỉ huy của tiểu đoàn phó Bùi Công Tiết từ chân núi tiến ra, xông qua lưới lửa đạn đại bác và súng cối dày đặc, chọc vào sườn địch, đánh bật quân Pháp ra khỏi chiến hào, khôi phục lại trận địa. Pháp mở đợt xung phong thứ tư, bị đánh cho thương vong một số phải rút lui, rồi lại mở đợt xung phong thứ năm. Lần này QĐNDVN để quân Pháp lọt vào chiến hào, rồi các bộ phận nhỏ vòng lên phản kích vào cạnh sườn, quân Pháp hoảng hốt bỏ chạy. QĐNDVN thừa thắng xung phong mãnh liệt, diệt một số, bắt 7 tù binh, thu nhiều chiến lợi phẩm. Trận đánh kết thúc vào lúc 13 giờ rưỡi. Quân Pháp chết và bị thương 80 lính, bỏ lại trận địa nhiều xác chết, trong đó có 2 sĩ quan. Phía tây sông Nậm Rốm, quân Pháp bị một đại đội của tiểu đoàn 346 phục kích, chết 10 lính và cũng phải rút. Giai đoạn bao vây. Quân Pháp đã sử dụng sức mạnh tối đa của bom, đạn và các đơn vị phản kích ngăn cản công việc xây dựng trận địa của QĐNDVN. Chỉ trong năm ngày từ 28 tháng 3 đến 2 tháng 4, quân Pháp đã mất 2.093 người. Phân khu Hồng Cúm tuy chưa trực tiếp bị tiến công, từ 2.000 quân cũng chỉ còn khoảng 1.600. Nhưng mỗi ngày qua, các đường hào lại kéo dài thêm. Phân khu nam Hồng Cúm đã hoàn toàn bị cắt khỏi khu trung tâm. Để bảo vệ trận địa, các đơn vị QĐNDVN đã chuyển nơi trú quân ra ở ngay tại những đường hào mới đào xong. Không riêng bộ binh xây dựng trận địa chiến hào để tiếp cận quân địch, một số đơn vị lựu pháo cũng rời bỏ những căn hầm vững chắc trên các dãy núi Tà Lắng, Pú Hồng Mèo, tới những vị trí mới ở gần mục tiêu hơn, chuẩn bị cho đợt tiến công sắp tới. Đại đội lựu pháo 804 chiếm lĩnh vị trí sát Him Lam. Hai đại đội lựu pháo 801, 802 chuyển pháo từ phía đông sang trận địa mới ở phía tây, nằm ngay sau Bản Kéo. Ờ phía đông nam, đại đội lựu pháo 805 cũng cơ động từ trên núi Pú Hồng Mèo xuống gần Hồng Cúm. Hệ thống đường hào ngày một đan dày chi chít thành đường ngang nẻo dọc, ba bề bốn bên vây chặt quân Pháp vào giữa. Hệ thống đường hào lúc đầu còn xa đồn 400-500 mét, rồi tiến vào gần có 40-50 mét, rồi chạy dọc theo hàng rào, rồi luồn qua hàng rào, chọc thẳng vào đồn. Hệ thống đường hào ấy tiến lên ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động của QĐNDVN và ngày một thu hẹp phạm vi hoạt động của Pháp. Quân Pháp mạnh hơn về pháo binh, xe tăng, máy bay, nhưng bị bao vây, phạm vi hoạt động ngày một bị thu hẹp lại, việc giải quyết tiếp tế gấp nhiều khó khăn; nếu vòng vây thắt chặt hơn nữa thì giống như "thòng lọng thắt cổ" bằng cách bóp chết việc tiếp tế bằng máy bay, khiến quân Pháp lâm vào chỗ vô cùng khốn quẫn. Khi trời sắp tối, từng tốp bộ đội lặng lẽ ra khỏi rừng cây khe suối, chia làm hai bộ phận, một bộ phận lớn tỏa ra các cánh đồng, dùng cuốc, xẻng đào công sự, một bộ phận khác tìm trận địa bố trí các cụm súng, sẵn sàng bắn trả khi Pháp bắn vào các phân đội đang đào công sự. Chiến hào của QĐNDVN mỗi giờ một nhích gần vào đồn, khiến Pháp dùng đủ các thứ súng bắn vào bộ đội. QĐNDVN phải tìm đủ các phương pháp tự che phòng. QĐNDVN lập ra nhiều tổ bắn tỉa gồm các chiến sĩ thiện xạ, dựa vào công sự tiến vào sát đồn địch, bắn tỉa từng tên một. Các tổ thiện xạ hoạt động liên tục, khắp nơi, hễ có địch xuất hiện là tiêu hao dần sinh lực của chúng. Một tổ bắn tỉa ghi lại hoạt động: Việc quan trọng nhất của Pháp là đánh ra để giành dù tiếp tế. Vì số dù máy bay thả xuống rơi vào tay QĐNDVN ngày một nhiều, ví dụ: ngày 31 tháng 3, Pháp thả được 39 dù, QĐNDVN thu 13; ngày 1 tháng 4, thả được 130 dù, QĐNDVN thu 50 dù; ngày 2 tháng 4, thả được 290 dù, QĐNDVN thu 85 dù… Ngoài số dù QĐNDVN thu được, một số khác rơi vào quãng "trung gian" giữa 2 bên, không bên nào lấy được, nên số dù tiếp tế Pháp thu vào không giải quyết được yêu cầu tối thiểu. Chung quanh cụm cứ điểm Hồng Cúm, các chiến sĩ súng trường, súng máy, sơn pháo, các cỡ súng cối lớn nhỏ săn sàng chờ quân Pháp xuất hiện là bắn. Sau nhiều lần bị đánh lừa, ban ngày quân Pháp không dám nhô đầu lên khỏi chiến hào. QĐNDVN chui qua hàng rào cắm cờ, chờ lính Pháp bò ra nhổ cờ là nổ súng. Quân Pháp liền bỏ mặc những lá cờ tiếp tục bay trong cứ điểm. Mỗi lần đi thu nhặt dù, Pháp phải tổ chức như một trận đánh, có xe tăng đi kèm và pháo bắn hợp đồng. Ngày 15 tháng 4, lúc 16 giờ, một chiếc C-119 bay đến lượn mấy vòng rồi thả xuống một loạt dù, trong đó có một chiếc dù đỏ rơi gần trận địa QĐNDVN. Nó được đưa về trụ sở trung đoàn. Trong hòm toàn những gói quà gồm thuốc lá, rượu, xúc xích, áo may ô, lưỡi dao cạo râu, và một lá thư màu hồng của vợ Đờ Cát gửi cho chồng nhân dịp được thăng lên Thiếu tướng. Số hàng này được giữ lại và trao cho Đờ Cát 1 tháng sau, khi ông ta đã trở thành tù binh. Trung đoàn 57 đoạt được khá nhiều dù tiếp tế, có ngày thu được trên 3 tấn hàng các loại từ thực phẩm, đồ hộp tới đạn dược. Kể từ 30 tháng 3 trở đi, một số đơn vị của đại đoàn 304 đã thu xung quanh Hồng Cúm 776 kiện hàng gồm đạn pháo 105 ly, đồ hộp... tổng cộng khoảng 60 tấn. Sơ kết đợt hoạt động nhỏ tại Hồng Cúm trong tháng 4, đại đoàn 304 đa thu được 600 viên đạn pháo 105 ly, 3.000 viên đạn súng cối 120 và 81 ly, hàng tấn đạn các cỡ khác, hàng chục tấn lương thực, thuốc men, và diệt trên 200 lính Pháp. Những chiến hào của trung đoàn 57 mỗi ngày càng tiến vào gần, đã xuyên qua hàng rào khu C, nhắm thẳng tới những lô cốt. Ban ngày, Pháp đưa xe tăng, bộ binh ra lấp chiến hào rồi cài mìn đánh bẫy. Ban đêm, Pháp tổ chức từng toán nhỏ phục kích ngay ở mũi các chiến hào. QĐNDVN liền thay đổi giờ hoạt động, thay đổi vị trí đào khi thì đào từ ngoài vào, khi đào từ trong ra, bố trí lực lượng chống phục kích. 4 giờ sáng ngày 16 tháng 4, hai đại đội lê dương lợi dụng lúc trời, chia thành hai mũi đột nhập vào chiến hào của đại đội 54. Một toán đến gần vị trí chỉ huy đại đội. Đại đội đã kịp thời ra lệnh cho các trung đội nhanh chóng tản ra hai bên, dùng súng cối 60 ly và trung liên bắn trả, hình thành hai mũi đánh vòng trở lại. Một trung đội ở phía sau nghe tiếng súng nổ lập tức nhanh chóng tiến ra tiếp viện. Một tổ làm nhiệm vụ bắn tỉa cũng tự động chạy tới phối hợp. Quân Pháp đang chống đỡ phía trước bất thần bị một mũi đánh thọc sườn, sợ bị sa bẫy hoảng hốt rút chạy về cứ điểm, để lại trận địa hàng chục lính chết. Ngày 19 tháng 4, xe tăng và bộ binh Pháp lại đánh ra. Đại đội 17 nấp ở chiến hào đợi bộ binh đến gần ném lựu đạn tiêu diệt, một bộ phận khác vòng lên dùng ĐKZ bắn xe tăng, xe tăng bị thương phải rút lui. Ở phía tây, trong 3 ngày liền, Pháp dùng các phân đội nhỏ đánh ra, cố phá hoại những chiến hào, nhưng lần nào cũng bị các tổ bắn tỉa của tiểu đoàn 346 đánh diệt từng bộ phận. Đêm 19 tháng 4, một toán lính dù Pháp rơi đúng vào trận địa của đại đội 19, toàn bộ bị bắt sống. Ngày 24 tháng 4, André Lalande kiểm điểm lại lực lượng, thấy vẫn còn tổng số 1.400 quân, 8 khẩu pháo 105 ly và 2 xe tăng, một lực lượng không nhỏ trong tình hình của tập đoàn cứ điểm. Viên đại tá mới được thăng chức quyết định mở một trận đánh giải tỏa. Ngày 26, bốn trong số những trung đội Bắc Phi khá nhất được lựa chọn tiến công vào những chiến hào ở phía tây bắc ldnhen 5 (Khu C). Lalăng được báo cáo tại đây chỉ có một đường hào. Nhưng khi lính của đại đội 9 Algérie đột nhập thì thấy lọt giữa hai tuyến chiến hào, họ phải yêu cầu quân cứu viện mới chạy thoát về Isdabell. Lalăng quyết định phải kỷ luật một số kẻ hèn nhát để làm gương. Viên trung úy Benhabích (Benthabich) chỉ huy đơn vị này được gọi tới. Lalăng ra lệnh chọn hai người trong số những kẻ bỏ chạy để xử bắn. Một số sĩ quan Pháp tỏ vẻ đồng tình. Benhabích trở về đại đội rồi quay lại nói: "Tôi không thể chỉ định ai. Nếu cần bắn thì bắn tất cả. Khi những người lính lê dương của ông cũng không chọc thủng được vòng vây và chạy trốn như thỏ, thì không thể bắn bất cứ ai! Không một người Algérie nào chấp nhận cách đối xử không công bằng đó". Rồi viên trung uý nói thêm: "Thưa đại tá, hãy tin tôi, chúng ta không được phép hoang phí số binh lính ít ỏi hiện có. Cứ mất bốn người thì chúng ta mới được thả dù có một người!" Lalande buộc phải hủy quyết định. Ngày 25-4-1954, máy bay Pháp ném bom trúng bản Noong Nhai, giết hại 444 người, hầu hết là người già, phụ nữ và trẻ em đang tập trung ở đây. Giai đoạn cuối. Từ ngày 1 tháng 5, QĐNDVN mở giai đoạn 3 của chiến dịch. Trung đoàn 57 có nhiệm vụ kiềm chế pháo Hồng Cúm và đánh "lấn dần" vào đồn C, nhằm làm cho Pháp không chi viện được hỏa lực và binh lực cho Mường Thanh. Rút kinh nghiệm mấy trận trước, việc kiềm chế pháo binh lần này được tổ chức chặt chẽ hơn. Ngoài hai khẩu pháo được cấp trên tăng cường, trung đoàn 57 tập trung súng cối tổ chức ra nhiều cụm, bố trí sát ngay đồn để tiện bắn vào trận địa pháo Pháp. Trong ngày 1 tháng 5, trước giờ tấn công, pháo và các cụm súng cối bí mật chuẩn bị trận địa, đặt kế hoạch và phần tử bắn chu đáo. Tối mồng 1 tháng 5, ở Hồng Cúm, pháo và súng cối của QĐNDVN đều nhằm vào trận địa pháo trong đồn Pháp mà bắn mãnh liệt, bắn dồn dập. Hai kho đạn và dầu trong đồn bốc cháy. Sau đợt bắn mãnh liệt đó, các khẩu pháo thay nhau bắn "điểm xạ", các cụm cối cũng lần lượt bắn từng hồi. Kết quả: trong số 12 khẩu pháo 105 ly của Pháp, một phần bị hỏng, số pháo thủ chết và bị thương quá một nửa, pháo binh Pháp gần như bị tê liệt, có lúc chỉ bắn được 2-3 khẩu, có lúc không bắn được khẩu nào. Do đó, ưu thế hỏa lực bị giảm sút hẳn; việc chi viện hỏa lực của Hồng cúm đối với Mường Thanh gần như không thực hiện được. Ngoài việc kiềm chế pháo, QĐNDVN cho một tiểu đoàn đánh theo kiểu "lấn dần" vào đồn C, nhằm tiêu hao lực lượng địch. Đồn C do hai đại đội Thái chiếm giữ, cách đồn A một cái cầu dài 40 mét bắc qua sông Nậm Rốm và cách đồn B một con đường cái. QĐNDVN chủ trương đánh "lấn dần" là để khiến quân Pháp phải đối phó tại chỗ, không còn thời gian để tổ chức hỏa lực hoặc binh lực cứu trợ cho Mường Thanh được nữa, chứ không đặt vấn đề tiêu diệt vị trí đó. Vào lúc 12 giờ đêm, tiểu đoàn 418 do Hoàng Đượm chỉ huy, chia làm hai mũi mở cuộc tấn công vào đồn C, mũi chính đánh vào phía đông bắc, mũi phụ đánh vào phía đông nam. Nhưng mũi đông nam vì giao thông hào chưa bám sát đồn, tuyến xuất phát xung phong quá xa nên bộ đội tiến lên mấy lần đều bị đánh bật lại. Mũi chính của đại đội 60 bí mật tiến sát hàng rào, phá dây kẽm gai, bộc phá liên tục, mở cửa vào. Súng không giật bắn sập hai ụ đại liên. Trung đội trưởng trung đội bộc phá Nguyễn Viết Thìn chạy lên chạy về kiểm tra và chỉ huy đánh mấy chục quả bộc phá rồi trúng bị đạn hy sinh giữa lúc chưa mở xong cửa đột phá. Tiểu đội trưởng Quy lên thay, chỉ huy các tổ tiếp tục xông vào phá hàng rào. Nhưng bãi dây thép gai quá dày, cửa đột phá mở hơi chệch hướng, nên đơn vị đánh hết sạch bộc phá trong tay vẫn chưa đánh thông cửa vào. Súng Pháp tập trung bắn vào hướng cửa mở nhằm bịt đường tiến. Chiến sĩ Vệ, tiểu đội trưởng đội đột kích 2 xông lên, dùng chăn và bì gai vắt qua hàng rào, lao mình vượt qua chướng ngại. Các chiến sĩ khác theo tiểu đội trưởng xông lên, đánh chiếm hai dãy chiến hào, phát triển vào trung tâm. Trận đánh trong các chiến hào diễn ra hết sức ác liệt. Trung đội phó Hưng bị thương ở tay và chân phải dùng răng cắn chốt lựu đạn rồi lấy chân hất vào địch. (sau chiến dịch, Hưng được tặng thưởng chiếc chăn len của thanh niên quốc tế tặng, chiếc chăn hiện được trưng bày ở phòng truyền thống của sư đoàn 304). Y tá Đột, cứu thương Đông cõng thương binh ra khỏi trận địa hàng chục lần. Đột hy sinh tại trận, trên lưng vẫn còn cõng thương binh. Đến hai giờ sáng, QĐNDVN chiếm gần hết đồn C. Hơn 30 lính Thái chết tại trận. Số còn lại rút về cố thủ vào các ụ súng và chiến hào cuối cùng dọc bờ sông. Quân Pháp dùng lưới lửa dày đặc bên kia sông bắn qua ngăn chặn cuộc tấn công. Tiểu đội trưởng Quy, chỉ huy đánh bộc phá, xông lên treo cờ lên đồn nhưng bị trúng đạn, hy sinh tại chỗ tay vẫn nắm chặt cán cờ. Một chiến sĩ khác đỡ ngọn cờ tiến lên, cũng bị thương, không trèo lên cột cờ được. Dưới quyền chỉ huy của trung đội trưởng trung đội mũi nhọn Vệ, các chiến sĩ còn lại đứng quây tròn thành một cái trụ, công kênh nhau để cho Vệ lên treo được lá cờ lên cái cột cao giữa đồn. Treo xong, Vệ cũng bị thương vào vai. Trời sắp sáng. QĐNDVN rút lui, chiếm giữ hai dãy chiến hào và hai lô cốt ở ven phía đông, củng cố công sự, chuẩn bị đối phó với Pháp vào ban ngày. Kết quả. Tới ngày 5-5, sự thất thủ của Pháp chỉ còn tính từng ngày. Quân Pháp ở Hồng Cúm lúc này do Hà Nội trực tiếp chỉ huy, có ý định tổ chức phá vây chạy thoát sang Thượng Lào. Trung đoàn 57 có nhiệm vụ ngăn không cho quân Pháp chạy thoát. 5 giờ chiều ngày 7-5, quân Pháp ném vũ khí xuống sông Nậm Rốm và có nhiều đám cháy trong cứ điểm. Chính ủy Lê Chưởng nói với tham mưu trưởng: "Ta lệnh cho chúng đầu hàng. Nếu ngoan cố sẽ bị tiêu diệt". Lệnh được truyền xuống các đơn vị. Tiếng loa vang lên: "Mường Thanh đã đầu hàng! Đờ Cát đã bị bắt! Hồng Cúm đầu hàng thì sẽ không bị tiêu diệt!". Quân Pháp vẫn im lặng. QĐNDVN dùng vô tuyến điện gọi, Pháp trả lời: "Chúng tôi sẵn sàng hạ vũ khí. Nhưng đề nghị các ông cho mượn đường sang Lào." Chính ủy Lê Chưởng hạ lệnh cho pháo bắn. Quân Pháp không chống cự. Bộ đội được lệnh tiến vào trong cứ điểm. Nhưng chỉ còn lại lính bị thương. Cách đó một tuần lễ, Pháp cho người vào bản Cò Mỵ truyền mộ người dẫn đường qua Phông-xa-lỳ. Quân Pháp không qua mắt được Bộ Tổng tư lệnh QĐNDVN, họ đã ra lệnh cho một bộ phận binh lực ra đóng ở Tây Trang, bịt kín con đường cheo leo độc đạo từ Tây bắc qua Thượng Lào đề phòng quân Pháp bên kia tràn qua, bên này rút chạy, nên quân Pháp không thể nào thoát được. Trung đoàn trưởng 57 hạ lệnh cho bộ đội đốt đuốc truy tìm quân Pháp. Du kích và nhân dân những bản xung quanh Hồng Cúm cũng chủ động phối hợp, dẫn đường cho bộ đội đuổi bắt Tây. Nhưng thực ra quân Pháp không ở đâu xa. Pháo bắn mạnh, các công sự trong các cứ điểm đều đổ sụp nên Ladale đã ra lệnh cho tất cả binh lính chạy ra chung quanh cứ điểm để tránh pháo. 24 giờ, Lê Chưởng gọi điện thoại báo cáo: đã bắt được toàn bộ quân Pháp ở Hồng Cúm, trong đó có cả Lalăng, chỉ huy phó của tập đoàn cứ điểm, đặc trách phân khu Hồng Cúm.
1
null
Quốc gia Georgia (tiếng Gruzia: საქართველო sak'art'velo) lần đầu tiên được thống nhất như một vương quốc dưới triều đại Bagrationi trong thế kỷ 9 đến thế kỷ thứ 10, phát sinh từ các quốc gia tiền thân của người Colchis và Iberia cổ. Vương quốc Gruzia phát triển mạnh trong thế kỷ 10-12, và rơi vào các cuộc xâm lược của Mông Cổ đối với Gruzia và Armenia vào năm 1243, và sau đó là một cuộc thống nhất ngắn dưới thời George V của Gruzia của Đế quốc Timurid. Đến năm 1490, Gruzia đã được phân chia thành một số vương quốc và công quốc nhỏ, trong suốt thời kỳ hiện đại buổi đầu đấu tranh để duy trì quyền tự chủ của họ chống lại sự cai trị của người Ba Tư và người Ottoman (nhà Safavid, Afsharid, và Qajar) cho đến khi Gruzia cuối cùng đã được sáp nhập vào Đế quốc Nga năm 1801. Sau một đợt đấu tranh giành độc lập ngắn với sự ra đời của Cộng hòa Dân chủ Gruzia 1918-1921, Gruzia trở thành một phần của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Ngoại Kavkaz từ 1922 đến 1936, và sau đó thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Gruzia cho đến khi Liên Xô tan rã. Cộng hòa Gruzia đã được độc lập từ năm 1991. Tổng thống đầu tiên Zviad Gamsakhurdia đã kích động chủ nghĩa dân tộc Gruzia và tuyên bố sẽ khẳng định quyền lực của Tbilisi đối với Abkhazia và Nam Ossetia. Gamsakhurdia đã bị lật đổ trong một cuộc đảo chính đẫm máu trong vòng một năm và đất nước trở nên bị lôi kéo vào một cuộc chiến tranh dân sự cay đắng, kéo dài cho đến năm 1995. Với sự hỗ trợ của Nga, Abkhazia và Nam Ossetia giành được độc lập trên thực tế từ Gruzia. Cách mạng Hoa hồng buộc Eduard Shevardnadze phải từ chức vào năm 2003. Chính phủ mới theo Mikheil Saakashvili ngăn chặn sự ly khai của một nước cộng hòa ly khai thứ ba trong cuộc khủng hoảng Ajaria năm 2004, nhưng cuộc xung đột với Abkhazia và Nam Ossetia đã dẫn đến cuộc chiến tranh Nga-Gruzia 2008 và căng thẳng với Nga vẫn chưa được giải quyết. Lịch sử dân tộc và quốc gia Gruzia đã có từ 5.000 năm trước. Gruzia thời cổ đại. Hai vương quốc Gruzia thời cuối cổ đại, được người Hy Lạp cổ đại và La Mã gọi là Iberia ở phía đông và Colchis ở phía tây. Trong Thần thoại Hy Lạp, Colchis là nơi Jason và Argonauts tìm thấy Bộ lông Cừu vàng trong câu truyện sử thi về Apollonius Rhodius' "Argonautica". Sự xuất hiện của Bộ lông Cừu vàng trong thần thoại có thể xuất phát từ việc người dân địa phương dùng những bộ lông cừu để sàng bụi vàng từ lòng sông. Được những người dân bản xứ gọi là Egrisi hay Lazica, Colchis thường phải chứng kiến những trận đánh giữa hai cường quốc đối thủ là Ba Tư và Đế chế Byzantine, cả hai đều liên tục tìm cách chinh phục Tây Gruzia. Vì thế, các Vương quốc đó đã tan rã thành nhiều vùng phong kiến từ đầu Thời Trung Cổ. Điều này giúp người Ả Rập có cơ hội thuận lợi chinh phục Gruzia ở thế kỷ thứ 7. Các vùng nổi dậy đã được giải phóng và thống nhất thành một Vương quốc Gruzia thống nhất hồi đầu thế kỷ 11. Bắt đầu từ thế kỷ 12, phạm vi cai trị của Gruzia đã trải dài trên một vùng quan trọng phía nam Kavkaz, gồm cả các vùng phía đông bắc và hầu hết toàn bộ bờ biển phía bắc hiện là Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 337 Công nguyên, vua Mirian II tuyên bố đạo Kitô là quốc giáo, dẫn đến một sự thúc đẩy lớn trong sự phát triển văn học, nghệ thuật và cuối cùng là một nhân tố quan trọng trong việc hình thành quốc gia Gruzia thống nhất sau này. Việc chấp nhận Kitô giáo đã gắn kết đất nước với Đế chế Byzantine bên cạnh, nơi có sức ảnh hưởng lớn đến Gruzia trong gần 1 thiên niên kỉ, nhưng đồng thời cũng xác định nên căn tính văn hóa của quốc gia cho tới hiện tại. Gruzia thời Trung Cổ. Vương quốc Gruzia phát triển cực thịnh trong thế kỷ 12 và đầu thế kỷ 13. Giai đoạn này được nhiều người gọi bằng thuật ngữ "Thời kỳ Vàng son của Gruzia" hay "Gruzia Phục hưng". Tuy nhiên, sự hồi sinh của Vương quốc khá ngắn ngủi, và Vương quốc cuối cùng người Mông Cổ chinh phục năm 1236. Sau đó, nhiều vị thủ lĩnh địa phương đã tình cách giành lại độc lập khỏi chính quyền trung ương Gruzia, cho tới khi Vương quốc tan rã hoàn toàn ở thế kỷ 15. Các vương quốc láng giềng lợi dụng tình hình này và từ thể kỷ 16, Đế chế Ba Tư và Đế chế Ottoman đã chinh phục vùng phía đông và phía tây Gruzia. Những vị thủ lĩnh cai quản các vùng vẫn còn được tự trị một phần đã tổ chức các cuộc nổi dậy vào nhiều thời điểm. Cuộc xâm lược sau đó của người Ba Tư và người Thổ Nhĩ Kỳ càng làm các vương quốc và các vùng địa phương này suy yếu thêm. Do hậu quả của những cuộc chiến tranh với các quốc gia láng giềng, ở một thời điểm dân số Gruzia chỉ còn 250.000 người. Trong Đế chế Nga. Năm 1783 Nga và Vương quốc đông Gruzia của Kartli-Kakheti ký kết Hiệp ước Georgievsk, theo đó Kartli-Kakheti nhận được sự bảo hộ của người Nga. Tuy nhiên, hiệp ước này không giúp Tbilisi thoát được số phận bị người Ba Tư cướp phá năm 1795. Ngày 22 tháng 12 năm 1800, Sa Hoàng Paul I của Nga, trước cái được cho là yêu cầu của Vua Gruzia Giorgi XII, đã ký Tuyên bố sáp nhập Gruzia (Kartli-Kakheti) vào trong Đế chế Nga. Ngày 8 tháng 1 năm 1801 Sa hoàng Paul I nước Nga ký một nghị định về việc sáp nhập Gruzia (Kartli-Kakheti) vào trong Đế chế Nga điều này đã được Sa hoàng Alexander I khẳng định ngày 12 tháng 12 năm 1801. Phái bộ Gruzia tại Sankt-Peterburg đã phản ứng với một bản lưu ý đệ trình lên Phó thủ tướng Nga Hoàng tử Kurakin. Tháng 5 năm 1801, Tướng Nga Carl Heinrich Knorring hạ bệ hoàng tử kế vị Gruzia David Batonishvili và thành lập một chính phủ do Tướng Ivan Petrovich Lasarev lãnh đạo. Giới quý tộc Gruzia không chấp nhận nghị định cho tới tận tháng 4 năm 1802 khi Tướng Knorring bao vây họ tại Thánh đường Tbilisi Sioni và buộc họ đưa ra lời tuyên thệ trung thành với Hoàng gia Đế quốc Nga. Những người phản đối bị bắt giữ ngay lập tức. Mùa hè năm 1805, quân đội Nga tại Sông Askerani gần Zagam đánh bại quân Ba Tư cứu Tbilisi khỏi bị chinh phục. Năm 1810, sau một cuộc chiến ngắn, tây Gruzia vương quốc Imereti bị Sa hoàng Aleksandr I của Nga sáp nhập. Vị vua Imeretian cuối cùng và người cai quản Bagrationi Gruzia cuối cùng Solomon II chết khi đang bị đày ải năm 1815. Từ năm 1803 tới 1878, sau nhiều cuộc chiến của Nga chống lại Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, nhiều vùng lãnh thổ đã được sáp nhập vào Gruzia. Những vùng đó (Batumi, Akhaltsikhe, Poti, và Abkhazia) hiện chiếm một phần lớn lãnh thổ Gruzia. Công quốc Guria bị xóa bỏ năm 1828, và công quốc Samegrelo (Mingrelia) chịu số phận tương tự năm 1857. Vùng Svaneti dần bị sáp nhập trong giai đoạn 1857–59. Giai đoạn độc lập ngắn và thời kỳ Xô viết. Giai đoạn độc lập ngắn. Sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, Gruzia tuyên bố độc lập ngày 26 tháng 5 năm 1918 trong bối cảnh cuộc nội chiến Nga đang diễn ra. Cuộc bầu cử nghị viện kết thúc với thắng lợi của Đảng Dân chủ Xã hội Gruzia, được coi là một đảng Menshevik, và lãnh đạo đảng này, Noe Zhordania, lên nắm quyền thủ tướng. Năm 1918 một cuộc chiến tranh giữa Gruzia–Armenia bùng nổ tại các tỉnh của Gruzia có đa số người Armenia sinh sống vì sự can thiệp của Anh. Trong giai đoạn 1918–19 tướng Gruzia Giorgi Mazniashvili đã chỉ huy một cuộc tấn công chống lại quân Bạch Vệ do Moiseev và Denikin chỉ huy để giành chủ quyền bờ biển Đen từ Tuapse tới Sochi và Adler cho nước Gruzia độc lập. Tuy nhiên, nền độc lập này không kéo dài. Thời kỳ Xô viết. Tháng 2 năm 1921, Gruzia bị Hồng quân Xô viết chiếm đóng. Quân đội Gruzia thua trận và chính phủ Dân chủ Xã hội phải bỏ chạy khỏi đất nước. Ngày 25 tháng 2 năm 1921, Hồng quân tiến vào thủ đô Tbilisi và lập nên một chính phủ cộng sản do một thành viên Bolshevik Gruzia là Filipp Makharadze lãnh đạo, nhưng quyền lãnh đạo của Xô viết chỉ được thiết lập một cách chắc chắn sau khi cuộc nổi dậy năm 1924 bị trấn áp. Gruzia bị sáp nhập vào nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Ngoại Kavkaz gồm Gruzia, Armenia và Azerbaijan. Nước cộng hòa này giải tán năm 1936 và Gruzia trở thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Gruzia. Đảng viên cộng sản cấp tiến người Gruzia Ioseb Jughashvili, nổi tiếng hơn với cái tên thời chiến "Stalin" (có nghĩa là "thép" trong tiếng Nga: сталь) là gương mặt nổi bật trong phái Bolshevik Nga, phe lên nắm quyền tại Nga sau Cách mạng tháng 10 năm 1917. Stalin đã trở thành nhà lãnh đạo tối cao của Liên bang Xô viết. Từ năm 1941 tới 1945, trong Thế chiến II, tới 700.000 người Gruzia đã chiến đấu trong lực lượng Hồng quân chống lại Phát xít Đức. (Một số công dân Gruzia cũng tham gia chiến đấu trong quân đội Đức). Khoảng 350.000 người Gruzia đã thiệt mạng trong những trận đánh tại Mặt trận phía đông. Cũng trong giai đoạn này người Chechen, Ingush, Karachay và người Balkaria từ vùng Bắc Kavkaz, bị trục xuất tới Siberia vì cái gọi là cộng tác với Phát xít. Với việc các nước cộng hòa bên trong bị bãi bỏ, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Gruzia đã được công nhận một số vùng lãnh thổ, cho tới năm 1957. Phong trào bất đồng và tái lập quốc gia Gruzia bắt đầu phát sinh trong dân chúng trong thập niên 1960. Trong số những nhân vật bất đồng Gruzia, một trong những nhà hoạt động đáng chú ý nhất là Merab Kostava và Zviad Gamsakhurdia. Sự bất đồng và các nhà hoạt động thường bị chính quyền Xô viết thẳng tay trấn áp. Tất cả các thành viên thuộc phong trào bất đồng Gruzia đều bị chính quyền Xô viết bỏ tù. Eduard Shevardnadze người Gruzia, bộ trưởng ngoại giao Liên Xô, từng là một trong những kiến trúc sư của các cuộc cải cách Perestroika cuối thập niên 1980. Trong giai đoạn này, Gruzia đã phát triển một hệ thống đa đảng mạnh mẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự độc lập sau này. Đất nước này có cuộc bầu cử nghị viện dân chủ, đa đảng phái đầu tiên trong Liên bang Xô viết ngày 28 tháng 10 năm 1990. Từ tháng 11 năm 1990 tới tháng 3 năm 1991, một trong những lãnh đạo Mặt trận Giải phóng Quốc gia, tiến sĩ Zviad Gamsakhurdia, là Chủ tịch Hội đồng Tối cao Cộng hòa Gruzia (nghị viện Gruzia). Độc lập thời hậu Xô viết. Ngày 9 tháng 4 năm 1989, một cuộc tuần hành hòa bình tại thủ đô Tbilisi của Gruzia đã kết thúc bằng một cuộc thảm sát với nhiều người bị quân đội Xô viết giết hại. Vụ việc này đã làm dấy lên một phong trào chống Xô viết rộng lớn, tuy nhiên nhanh chóng bị đập tan, bởi những cuộc cạnh tranh của các phe nhóm chính trị bên trong. Trước cuộc bầu cử quốc hội tháng 10 năm 1990, "Umaghiesi Sabcho" (Hội đồng tối cao) — cuộc bầu cử đầu tiên tại Liên bang Xô viết trên cơ sở đa đảng phái chính thức — bối cảnh chính trị một lần nữa lại như cũ. Tuy nhiều nhóm cấp tiến tẩy chay cuộc bầu cử và triệu tập một hội đồng thay thế (Đại hội quốc gia), một phần của phe đối lập chống cộng thống nhất lại trong Bàn tròn Tự do Gruzia (RT-FG) với những cá nhân đối lập như Merab Kostava và Zviad Gamsakhurdia. Gamsakhurdia đã thắng cử với số phiếu cách biệt, 155 trên tổng số 250 ghế nghị viện, theo đó Đảng cộng sản (CP) chỉ nhận được 64 ghế. Tất cả các đảng khác đều không giành đủ 5% số phiếu và vì thế chỉ được trao một số ghế tại đại diện khu vực bầu cử. Ngày 9 tháng 4 năm 1991, một thời gian ngắn trước khi Liên bang Xô viết tan rã, Gruzia tuyên bố độc lập. Ngày 26 tháng 5 năm 1991, Zviad Gamsakhurdia được bầu làm tổng thống đầu tiên của Gruzia. Tuy nhiên Gamsakhurdia nhanh chóng bị hạ bệ sau một cuộc đảo chính đẫm máu, từ ngày 22 tháng 12 năm 1991 tới ngày 6 tháng 1 năm 1992. Cuộc đảo chính bị điều xúi giục bởi một nhóm Vệ binh quốc gia và một tổ chức bán quân sự được gọi là "Mkhedrioni". Đất nước rơi vào một cuộc nội chiến đau đớn và chỉ kết thúc vào năm 1995. Eduard Shevardnadze quay trở lại Gruzia năm 1992 và gia nhập giới lãnh đạo đảo chính — Kitovani và Ioseliani — lãnh đạo một chế độ tam đầu được gọi là "Hội đồng Nhà nước". Năm 1995, Shevardnadze được chính thức bầu làm tổng thống Gruzia, và tái đắc cử năm 2000. Cùng lúc ấy, hai vùng thuộc Gruzia, Abkhazia và Nam Ossetia, nhanh chóng bị cuốn vào những cuộc tranh giành với những kẻ ly khai địa phương dẫn tới những cuộc chiến tranh và tình trạng bạo lực lan rộng giữa các sắc tộc. Được Nga ủng hộ, Abkhazia và Nam Ossetia trên thực tế đã giành được và duy trì nền độc lập khỏi Gruzia. Hơn 250.000 người Gruzia đã bị thanh lọc sắc tộc khỏi Abkhazia bởi những kẻ ly khai Abkhaz và những quân lính tình nguyện Bắc Caucasia, (gồm cả người Chechens) năm 1992-1993. Hơn 25.000 người Gruzia cũng đã bị trục xuất khỏi Tskhinvali, và nhiều gia đình Ossetian bị buộc phải dời bỏ nhà cửa tại vùng Borjomi và chuyển tới Nga. Năm 2003 Shevardnadze bị hạ bệ sau cuộc Cách mạng Hồng, sau khi phe đối lập Gruzia và các giám viên quốc tế cho rằng cuộc bầu cử nghị viện ngày 2 tháng 11 đã bị gian lận. Cuộc cách mạng do Mikheil Saakashvili, Zurab Zhvania và Nino Burjanadze, những thành viên cũ trong đảng cầm quyền của Shavarnadze lãnh đạo. Mikheil Saakashvili được bầu làm Tổng thống Gruzia năm 2004. Sau cuộc Cách mạng hồng, một loạt những biện pháp cải cách đã được đưa ra nhằm tăng cường sức mạnh quân sự và kinh tế của đất nước. Những nỗ lực của chính phủ mới nhằm tái xác nhận chủ quyền của Gruzia tại nước cộng hoà Ajaria vùng tây nam đã gây ra một cuộc khủng hoảng đầu năm 2004. Thắng lợi tại Ajaria đã khuyến khích Saakashvili tăng cường thêm nữa những nỗ lực của mình trong việc tìm kiếm một đột phá tại Nam Ossetia, nhưng không mang lại thành công. Tháng 8 năm 2008, quân đội Gruzia tấn công vào Nam Ossetia để tái chiếm lại tỉnh này khỏi tay quân ly khai. Ngày hôm sau, Quân đội Nga đã tấn công đánh bật quân đội Gruzia ra khỏi Nam Ossetia và tiến vào Gruzia. Hai bên đều đổ lỗi cho bên kia và cáo buộc phía kia tấn công thường dân.
1
null
de Havilland DH 82 Tiger Moth là một loại máy bay hai tầng cánh trong thập niên 1930 do Geoffrey de Havilland thiết kế, được trang bị cho Không quân Hoàng gia (RAF) và các lực lượng không quân khác làm máy bay huấn luyện. Quốc gia sử dụng. Dân sự. Máy bay được nhiều cá nhân và tổ chức tư nhân sử dụng, cũng như các câu lạc bộ máy bay.
1
null
Svaneti (Suania theo nguồn cổ đại) (tiếng Gruzia: სვანეთი Svaneti) là một tỉnh lịch sử ở Gruzia, ở phía tây bắc của đất nước. Nó là nơi sinh sống của người Svan, một phân nhóm địa lý của người Gruzia. Địa lý. Nó nằm trên sườn nam của Dãy núi Kavkaz trung tâm và được bao quanh bởi các đỉnh núi cao 3.000-5.000 mét, Svaneti là khu vực có người ở cao nhất ở vùng Kavkaz. Bốn trong số 10 đỉnh núi cao nhất của Kavkaz nằm trong khu vực. Ngọn núi cao nhất ở Gruzia, núi Shkhara cao 5.201 mét (17.059 feet), nằm trong tỉnh. Đỉnh núi nổi bật khác bao gồm Tetnuldi (4.974 mét), Shota Rustaveli (4.960 mét), Ushba (4.710 mét), Ailama (4.525 mét), Lalveri, Latsga và nhiều đỉnh núi khác. Svaneti có hai phần tương ứng với hai thung lũng có người sinh sống: Hai vùng này được ngăn cách bởi dãy núi Svaneti. Khu vực Svaneti lịch sử bao gồm cả Thung lũng Kodori ở quốc gia tự xưng Abkhazia và một phần của các thung lũng sông liền kề của Kuban và Baksan ở phía bắc của Kavkaz. Bodenstedt năm 1948 đã viết rằng, Thượng Svaneti chỉ có thể đến được bằng một lối đi bộ hiểm trở bị đóng cửa vào mùa đông. Phong cảnh. Cảnh quan của Svaneti bị chi phối bởi những ngọn núi được phân cách bởi những hẻm núi sâu. Hầu hết khu vực nằm ở độ cao 1.800 mét (5.904 ft) trên mực nước biển được bao phủ bởi rừng hỗn giao và lá kim. Khu rừng được chi phối bởi các loài cây như cây vân sam, thông Nordmann, sồi, cử và trăn. Các loài khác ít phổ biến hơn nhưng vẫn có thể được tìm thấy ở một số khu vực như hạt dẻ, bạch dương, phong, thông Scot và hoàng dương. Khu vực nằm từ 1.800 mét đến khoảng 3.000 mét (5.904–9.840 ft) trên mực nước biển bao gồm đồng cỏ núi cao và lãnh nguyên. Tuyết rơi và sông băng vĩnh cửu nối tiếp ở những khu vực cao hơn 3.000 mét so với mực nước biển. Vùng này nổi tiếng với các sông băng và các đỉnh núi đẹp như tranh vẽ. Đỉnh cao nhất của Svaneti có lẽ là núi Ushba nằm trên hẻm núi Inguri và có thể được nhìn thấy được từ nhiều nơi trong vùng. Khí hậu. Khí hậu của Svaneti rất ẩm ướt và chịu ảnh hưởng của các khối không khí từ Biển Đen trong suốt cả năm. Nhiệt độ trung bình và lượng mưa thay đổi đáng kể ở độ cao khác nhau. Lượng mưa hàng năm dao động từ 1000–3200 mm (39-126 inch). Svaneti Có lượng mưa đáng kể trong suốt dao động. Lượng mưa cao nhất tại Dãy núi Đại Kavkaz. Khu vực này có tuyết rơi rất nặng vào mùa đông và tuyết lở xuất hiện thường xuyên. Lớp tuyết phủ dầy đặc có thể đạt đến 5 mét (16,4 ft) ở một số khu vực. Nói chung, các vùng thấp nhất của Svaneti (ở độ cao 800–1200 mét) được đặc trưng bởi mùa hè dài, ấm áp và mùa đông tương đối lạnh và có tuyết. Độ cao trung bình (1200–1800 mét) trải qua mùa hè tương đối ấm áp và mùa đông lạnh. Các khu vực trên 2000 mét có mùa hè ngắn, mát mẻ (dưới 3 tháng) còn mùa đông dài và lạnh. Phần lớn Svaneti nằm trên 3000 mét, là một khu vực mà không có một mùa hè thực sự. Do gần với Biển Đen, khu vực này được giảm bớt nhiệt độ mùa đông cực kỳ lạnh đặc trưng của vùng núi cao.
1
null
Quân đoàn I là <ins> </ins>một đơn vị cấp Quân đoàn, được tổ chức hỗn hợp gồm cả Hải - Lục - Không quân. Đây là Quân đoàn thành lập đầu tiên vào năm 1957 và là một trong bốn Quân đoàn chủ lực của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Trong thời gian tồn tại của mình, Quân đoàn I có nhiệm vụ kiểm soát địa bàn gồm 5 tỉnh phía Bắc lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa, giáp vùng lãnh thổ miền Bắc Việt Nam do Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát, ranh giới đệm danh nghĩa là "Khu phi quân sự Vĩ tuyến 17". Đầu tháng 3 năm 1975, sau khi chiếm được quyền kiểm soát các tỉnh Cao nguyên thuộc Quân khu 2 của Việt Nam Cộng hòa, chỉ trong vòng 25 ngày, lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam lần lượt chiếm Huế, Đà Nẵng, đánh tan lực lượng của Quân đoàn I cùng các đơn vị Tổng trừ bị tăng cường tại đây. Các đơn vị còn lại của Quân đoàn I rút lui vội vã về phía Nam và được sáp nhập vào Quân đoàn III để lập phòng tuyến Phan Rang. Quân đoàn I chính thức bị tan rã. Lịch sử hình thành. Tiền thân của Vùng I chiến thuật là Đệ nhị Quân khu, được thành lập ngày 1 tháng 7 năm 1952, là một trong 4 Quân khu của Quân đội Quốc gia Việt Nam. Vùng kiểm soát của Đệ nhị Quân khu, tương ứng với vùng Trung phần Việt Nam, từ Bình Thuận trở ra Thanh Hóa. Tư lệnh đầu tiên là Trung tá Nguyễn Ngọc Lễ. Năm 1954, địa bàn các Quân khu được điều chỉnh lại, trong đó Đệ nhị Quân khu điều chỉnh chỉ còn phần lãnh thổ Trung Việt kể từ ranh giới phía bắc tỉnh Quảng Ngãi trở lên. Sau khi Chính thể Việt Nam Cộng hòa chính thức thành lập ngày 26 tháng 10 năm 1956, toàn bộ lãnh thổ Nam Việt Nam do Việt Nam Cộng hòa kiểm soát được chia thành 6 Quân khu. Vùng lãnh thổ phía Bắc (tương ứng với Trung phần) thuộc Đệ nhị Quân khu, gồm các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi và Thị xã Đà Nẵng. Tư lệnh đầu tiên của Đệ nhị Quân khu thời Việt Nam Cộng hòa là Thiếu tướng Thái Quang Hoàng. Quân đoàn I được thành lập ngày 1 tháng 6 năm 1957 tại Đà Nẵng với nòng cốt là Sư đoàn 1 và Sư đoàn 2 Dã chiến, do Trung tướng Thái Quang Hoàng kiêm Tư lệnh đầu tiên. Địa bàn kiểm soát của Quân đoàn I hoàn toàn trùng lắp với địa bàn của Đệ nhị Quân khu. Ngày 20 tháng 6 năm 1966 tổng cục chiến tranh chính trị tổ chức phòng chính huấn quân đoàn I, quân khu I do ông trung tá Trần Hữu Phước làm trưởng phòng Cuối năm 1961, các Quân khu được cải tổ thành các Vùng chiến thuật (trừ Quân khu Thủ đô đổi thành Biệt khu Thủ đô). Đệ nhị Quân khu được cải tổ thành Vùng 1 chiến thuật, từ đó có danh hiệu liên hợp Quân đoàn I và Vùng 1 chiến thuật. Địa bàn của Vùng 1 được tổ chức thành các Khu chiến thuật: Khu 11 chiến thuật (gồm 2 tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên), Khu 12 chiến thuật (gồm 2 tỉnh Quảng Tín, Quảng Ngãi) và Đặc khu Quảng-Đà (gồm tỉnh Quảng Nam và Thị xã Đà Nẵng). Các tỉnh cũng được tổ chức về mặt Quân sự thành các Tiểu khu chiến thuật, đứng đầu là một sĩ quan cấp Đại tá hoặc Trung tá với chức danh Tỉnh trưởng (hoặc Thị trưởng) kiêm Tiểu khu trưởng, trực tiếp chỉ huy và điều động các đơn vị Địa phương quân và các Chi khu (trong đó có các Trung đội Nghĩa quân). Quân số của mỗi Tiểu khu tương đương với quân số từ một đến hai Trung đoàn Bộ binh, nhưng về mặt trang bị không bằng các đơn vị chủ lực. Vì vậy khi cần thiết sẽ được sự hỗ trợ của các Sư đoàn Bộ binh. Do đó, khi phối hợp tác chiến Tiểu khu trưởng dưới quyền của Tư lệnh Sư đoàn. Từ Biến cố Phật giáo 1963 đến Biến động miền Trung 1965. Tháng 5 năm 1963, nổ sự kiện Phật đản 1963 tại Huế. Chính phủ Ngô Đình Diệm sau những biện pháp xoa dịu không hiệu quả đã quyết liệt dùng những biện pháp cứng rắn, huy động lực lượng cảnh sát và quân đội để trấn áp phong trào Phật giáo. Tư lệnh Quân đoàn I và Vùng 1 chiến thuật bấy giờ là Thiếu tướng Lê Văn Nghiêm vì không chấp nhận dùng quân đội để đàn áp những cuộc biểu tình bất bạo động của Phật tử miền Trung ngày 16 tháng 9 năm 1963, nên bị triệu hồi về Sài Gòn đặt dưới quyền sử dụng của Bộ Tổng Tham mưu. Quan chức cao cấp nhất của chính phủ Việt Nam Cộng hòa tại Miền Trung bấy giờ là Hồ Đắc Khương, Đại biểu chính phủ ở Trung nguyên Trung phần, cũng bị triệu hồi. Thiếu tướng Đỗ Cao Trí, Tư lệnh Sư đoàn 1 bộ binh, được bổ nhiệm thay thế Thiếu tướng Nghiêm. Một tháng sau cuộc đảo chính, ngày 12 tháng 12, dưới áp lực của Phật giáo, Tướng Đỗ Cao Trí và Tướng Nguyễn Khánh hoán chuyển với nhau chức vụ Tư lệnh Quân đoàn I và Quân đoàn II. Mặc dù tạm thời dẹp yên được phong trào Phật giáo, nhưng mâu thuẫn chính trị, xã hội của Việt Nam Cộng hòa vẫn tiếp tục tăng cao dẫn đến cuộc đảo chính của các tướng lĩnh quân đội do tướng Dương Văn Minh cầm đầu tiến hành. Tuy nhiên, chỉ 2 tháng sau, Tư lệnh Quân đoàn I và Vùng 1 chiến thuật là tướng Nguyễn Khánh đã bất ngờ đưa một số đơn vị dưới quyền vào Sài Gòn, thực hiện cuộc "Chỉnh lý", tước quyền các tướng lĩnh cầm đầu Hội đồng Quân nhân Cách mạng, trở thành lãnh đạo tối cao trên thực tế của Việt Nam Cộng hòa. Tuy vậy, tướng Khánh cũng chứng tỏ ông không đủ năng lực để ổn định tình hình, dù ông đã cố gắng tìm kiếm sự ủng hộ của người Mỹ khi tuyên bố hoan nghênh quân Mỹ tham chiến tại miền Nam. Cuối cùng, nhóm tướng trẻ đã hợp tác, truất quyền và đẩy tướng Khánh đi lưu vong. Đến lượt các tướng trẻ lại lao vào tranh giành quyền hành, liên tiếp gây nhiều binh biến, khiến cho tình hình Việt Nam Cộng hòa không ngừng bị xáo trộn; các phong trào quần chúng nhân dân liên tiếp nổ ra, đòi hỏi dân chủ hóa đất nước, thiết lập Quốc hội Lập hiến, trở lại chính phủ dân sự. Với việc Chính phủ Trung ương cách chức tướng Nguyễn Chánh Thi, Tư lệnh Quân đoàn I và Vùng I chiến thuật, người công khai chỉ trích tướng Nguyễn Văn Thiệu (Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia, còn gọi là Quốc trưởng) và tướng Nguyễn Cao Kỳ (Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương, còn gọi là Thủ tướng), những việc mà ông cho là bất công, tham nhũng, được xem là nguyên nhân trực tiếp làm nổ ra cuộc Biến động Miền Trung năm 1966. Mặc dù liên tiếp thay đổi vị trí Tư lệnh Quân đoàn (4 tướng chỉ trong 3 tháng). Lực lượng Quân đoàn I, với hầu hết binh sĩ theo đạo Phật, vẫn từ chối tuân lệnh Chính phủ Trung ương, đứng về phía những người biểu tình. Trước tình thế nguy cơ ly khai dâng cao, Chính phủ do tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Thủ tướng, quyết định dùng lực lượng Nhảy dù và Cảnh sát Dã chiến trấn áp biểu tình. Dù Biến động miền Trung được chấm dứt, nhưng việc Chính phủ Việt Nam Cộng hòa phải dồn sức để ổn định xã hội ở thành phố, khiến nỗ lực chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa suy yếu. Quân nhân, nhất là quân nhân Phật tử ngoài tiền tuyến, không an tâm chiến đấu vì hậu phương xáo trộn. Quân Giải phóng tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968. Từ năm 1959, phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tổ chức tuyến đường Trường Sơn nhằm tiếp vận vũ khí và bổ sung cán bộ cho những người Cộng sản miền Nam. Sau khi Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập, Năm 1961, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã thông qua kế hoạch phân chia Địa bàn Quân sự tại miền Nam Việt Nam. Theo đó, trên địa bàn tương ứng với Vùng 1 chiến thuật là các chiến trường B1 (thành lập 1961), B4 (thành lập 1966), B5 (thành lập 1964) và Quân khu 5 (thành lập 1961). Về danh nghĩa, các địa bàn quân sự này thuộc quyền chỉ huy của Bộ tư lệnh Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam, trên thực tế trực thuộc Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam chỉ đạo tác chiến. Về phía chính phủ Mỹ, trước thất bại của chiến lược chiến tranh đặc biệt, Tổng thống Johnson và các quan chức chủ chốt Nhà Trắng, Lầu Năm góc (Ngũ giác đài), CIA đã tranh cãi gay gắt về các giải pháp của tướng Maxwell Taylor và một số người khác đưa ra, cuối cùng đã đi đến thống nhất quan điểm là chọn phương án đổ quân Mỹ vào miền Nam để giữ Chính quyền Sài Gòn và để "chứng minh cho nhân dân Mỹ, cho đồng minh và cho kẻ thù về hình ảnh của một nước Mỹ siêu cường". Vào lúc 9 giờ sáng ngày 8 tháng 3 năm 1965, Lữ đoàn 9 Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đổ bộ vào bờ biển Đà Nẵng, đánh dấu sự khởi đầu tham chiến trực tiếp của quân đội Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam. Là địa bàn địa đầu chiến tuyến, lực lượng quân Mỹ và đồng minh tại Vùng 1 chiến thuật tập trung những đơn vị lớn nhất, tinh nhuệ nhất, gồm các lực lượng của Sư đoàn 3 Thủy quân Lục chiến và Quân đoàn 24 của Hoa Kỳ, Sư đoàn Mãnh Hổ và Bạch Mã của Đại Hàn. Tháng 6 năm 1967, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã tính toán một chiến lược có ý nghĩa quyết định, tạo bước ngoặt của cuộc chiến tranh. Phương án tổng công kích, tổng khởi nghĩa do Bộ Tổng Tham mưu soạn thảo đã được thông qua sau đó, xác định chiến trường trọng điểm là Sài Gòn - Gia Định, Đà Nẵng, Huế, hướng phối hợp chiến lược quan trọng là Đường 9 - Khe Sanh. Cụ thể là: "cùng với đòn tiến công của bộ đội chủ lực ở hướng phối hợp chiến lược đặc biệt quan trọng là Đường 9 - Khe Sanh nhằm thu hút, giam chân lực lượng chiến lược của địch, một đòn tiến công chiến lược đánh vào thành phố, thị xã quy mô trên toàn Miền Nam, kết hợp với nổi dậy của quần chúng các đô thị và nông thôn, mở đầu cho tổng công kích, tổng khởi nghĩa, lấy chiến trường chính là Sài Gòn - Gia Định, Đà Nẵng, Huế, trọng điểm là Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế và các thành phố lớn." Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh, trước Tết Mậu Thân 10 ngày, Quân giải phóng sẽ nổ súng tiến công vào tập đoàn cứ điểm Khe Sanh để buộc Mỹ phải chú ý tập trung điều lực lượng chủ lực ra phía bắc đối phó, tạo điều kiện để giữ bí mật hướng trọng điểm và tiếp tục chuẩn bị. Trên cơ sở thông tin tình báo, phía Mỹ đã đưa ra một số dự đoán về cuộc tấn công, tuy nhiên về chiến lược, cả phía Mỹ lẫn Việt Nam Cộng hòa đều bị bất ngờ cả về thời gian lẫn quy mô của cuộc tiến công. Mặc dù vậy, các lực lượng Quân đội Mỹ tại hai tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên vẫn duy trì trong tình trạng chiến đấu, đề phòng các đơn vị lớn của Quân đội Nhân dân và Quân giải phóng ồ ạt tập kích qua vùng giới tuyến. Về phía Việt Nam Cộng hòa, sự lơ là thể hiện rõ hơn khi chỉ có mỗi Sư đoàn 1 dưới quyền tướng Ngô Quang Trưởng kịp ban hành lệnh cấm trại và chuyển sang tình trạng chiến đấu khi Sự kiện Tết Mậu Thân nổ ra. Ngày 1 tháng 7 năm 1970, Vùng 1 chiến thuật được đổi tên thành Quân khu 1. Tổ chức Khu chiến thuật bị bãi bỏ. Năm 1971 Việt Nam Cộng hòa tổ chức và thực hiện cuộc hành quân Lam sơn 719 xuất phát từ Quân khu 1 với mục tiêu là những cơ sở, binh trạm tiền phương và hậu cần của Quân đội Nhân dân của Miền Bắc tại vùng Hạ Lào. Trận chiến cuối cùng. Sau khi Hiệp định Paris 1973 được ký kết, lực lượng quân Mỹ và đồng minh lần lượt rút khỏi Việt Nam. Viện trợ bị cắt giảm. Quân đoàn I sụp đổ hoàn toàn trong chiến dịch Huế - Đà Nẵng của phía Quân đội Cộng sản Bắc Việt thâm hiểm thực hiện. . Biên chế tổ chức. Dưới đây là biên chế tổ chức của Quân đoàn I vào đầu năm 1975: Bộ Tham mưu<br>Sở An ninh Quân đội<br>Phòng 1 Tổng Quản trị<br>Phòng 2 Tình báo Phòng 3 Tác chiến<br>Bộ chỉ huy Tiếp vận<br>Bộ chỉ huy Pháo binh Sư đoàn 1 Bộ binh: Trách nhiệm địa bàn các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Nam và Đà Nẵng<br>Sư đoàn 2 Bộ binh: Trách nhiệm các tỉnh Quảng Tín và Quảng Ngãi<br>Sư đoàn 3 Bộ binh: Trách nhiệm địa bàn tỉnh Quảng Trị. Sau năm 1972, trách nhiệm địa bàn Đà Nẵng<br>Địa phương quân và Nghĩa quân: Trách nhiệm trên địa bàn của từng Tiểu khu Sư đoàn Nhảy dù<br>Sư đoàn Thủy quân Lục chiến<br>Hải quân Vùng 1 Duyên hải<br>Sư đoàn 1 Không quân Lữ đoàn 1 Kỵ binh<br>Pháo binh Quân khu 1<br>Lực lượng Biệt động quân "(Liên đoàn 11, 12, 14, 15)" Tiểu khu Quảng Trị: Các Chi khu "(Quận)" Cam Lộ, Đông Hà, Gio Linh, Hải Lăng, Hướng Hóa, Mai Lĩnh, Triệu Phong và Yếu khu Thị xã Quảng Trị.<br>Tiểu khu Thừa Thiên: Các Chi khu Hương Điền, Hương Thủy, Hương Trà, Nam Hòa, Phong Điền, Phú Lộc, Phú Thứ, Phú Vang, Quảng Điền và Yếu khu Thị xã Huế (Gồm các quận Thành Nội, Tả Ngạn và Hữu Ngạn).<br>Tiểu khu Quảng Nam: Các Chi khu Duy Xuyên, Đại Lộc, Điện Bàn, Đức Dục, Hiếu Đức, Hiếu Nhơn, Hòa Vang, Quế Sơn, Thường Đức và Yếu khu Thị xã Hội An.<br>Tiểu khu Quảng Tín: Các Chi khu Hậu Đức, Hiệp Đức, Lý Tín, Thăng Bình, Tiên Phước, và Yếu khu Thị xã Tam Kỳ.<br>Tiểu khu Quảng Ngãi: Các Chi khu Ba Tơ, Bình Sơn, Đức Phổ, Minh Long, Mộ Đức, Nghĩa Hành, Sơn Hà, Sơn Tịnh, Trà Bồng, Tư Nghĩa và Yếu khu Thị xã Quảng Ngãi.<br>Đặc khu Đà Nẵng: Yếu khu Thị xã Đà Nẵng "(Gồm các quận 1, 2 và 3)"
1
null
Sư đoàn 3 Bộ binh, là một trong mười một Sư đoàn Bộ binh và cũng là đơn vị "con út" của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Là một trong ba đơn vị Chủ lực quân trực thuộc Quân đoàn I và Quân khu 1, tồn tại từ năm 1971 đến 1975, trách nhiệm bảo an khu vực địa đầu giới tuyến Việt Nam Cộng hòa. Sư đoàn 3 Bộ binh ban đầu đặt Bộ Tư lệnh tại Căn cứ Ái Tử, Quảng Trị. Năm 1972, trong trận mùa hè đỏ lửa Sư đoàn đã để mất Quảng Trị, phải lui về căn cứ Hòa Khánh, Đà Nẵng để bổ sung thêm quân và tái trang bị. Lịch sử hình thành. Đầu thập niên 1970, trước xu hướng quân Mỹ rút dần khỏi chiến trường Việt Nam, Quân đội miền Bắc ngày càng gia tăng áp lực mạnh mẽ trên địa bàn chiến trường B5 Bắc Quảng Trị. So sánh đơn thuần về binh lực, dù các đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam yếu hơn Quân đội VNCH, nhưng lại có ưu điểm về thế chủ động và sẵn sàng hơn nhiều. Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa liên tục tổ chức các hoạt động tấn công mạnh từ phía bắc của vĩ tuyến 17 qua vùng phi quân sự bờ Nam sông Bến Hải thuộc vùng lãnh thổ do phía Việt Nam Cộng hòa kiểm soát, thông qua đường mòn Hồ Chí Minh và đường 9 Nam Lào. Nhờ các hoạt động tình báo mà phía Việt Nam Cộng hòa đã phát hiện sự chuẩn bị của đối phương. Các chỉ huy cao cấp đều dự đoán trước về cuộc tấn công mới còn dữ dội hơn năm 1968 của đối phương. Mặc dù vậy, các đơn vị chủ lực hiện có của Quân lực Việt Nam Cộng hòa đều bị dàn mỏng lực lượng giữ đất, cộng với việc quá phụ thuộc lớn vào sự yểm trợ của quân Mỹ, nên việc Quân đội Hoa Kỳ rút quân đã tạo ra lỗ hổng ngày càng lớn cho hệ thống phòng thủ phía Bắc và phía Tây của Việt Nam Cộng hòa. Trước tình hình đó, cuối năm 1971, Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa quyết định thành lập thêm một Sư đoàn Bộ binh nữa tại Quân khu 1 để chia sẻ nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ với 2 đơn vị bạn là Sư đoàn 1 và Sư đoàn 2 Bộ binh. Ngày 01 tháng 10 năm 1971, Sư đoàn 3 Bộ binh được thành lập tại căn cứ Ái Tử (Quảng Trị) trực thuộc Quân đoàn I, chịu trách nhiệm an ninh khu vực giới tuyến và toàn bộ địa bàn tỉnh Quảng Trị, được mệnh danh là "Sư đoàn Bến Hải". Việc thành lập đơn vị này làm Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu mất uy tín với Mỹ. Trừ Trung đoàn 2 là đơn vị chủ lực của Sư đoàn 1 chuyển qua, Sư đoàn được thành lập vội vã từ đơn vị tân lập với thành phần chủ yếu từ các quân nhân vi phạm kỷ luật như đi phép quá hạn, ba gai v.v... Hoặc bị báo cáo đào ngũ, ở quân lao ra được "phục hồi quân ngũ" (hồi ngũ). Vì vậy, Sư đoàn còn có hỗn danh là "Sư đoàn Giới tuyến" hoặc "Sư đoàn Trừng giới". Sau khi thành lập không lâu, Sư đoàn phải bước vào tham chiến trong chiến dịch Xuân Hè 1972 trong tình trạng chưa huấn luyện hoàn chỉnh, sức chiến đấu yếu. Chỉ trong vòng 1 tháng, từ tháng 3 đến tháng 4 năm 1972, Sư đoàn hầu như tan rã trước sức tấn công mãnh liệt của phía đối phương. Bộ chỉ huy rút toàn bộ về Đà Nẵng, Tư lệnh Sư đoàn là tướng Vũ Văn Giai cùng một số sĩ quan cao cấp bị bắt giam vì làm sụp đổ tuyến phòng thủ phía Bắc Quảng Trị. Sau thất bại thảm hại, Sư đoàn lui về Đà Nẵng, đặt Bộ tư lệnh tại căn cứ Hoà Khánh và được tái tổ chức lại, chịu trách nhiệm an ninh khu vực các tỉnh Quảng Tín, Quảng Nam và Đặc khu Đà Nẵng (từ Quế Sơn, Quảng Tín đến Hải Vân, Đà Nẵng). Tướng Nguyễn Duy Hinh được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn. Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, Sư đoàn được giao nhiệm vụ lấn chiếm lãnh thổ, tấn công và kiểm soát khu vực căn cứ West, đồi 1460 trước thời điểm hiệp định có hiệu lực, nhằm giành lợi thế kiểm soát lãnh thổ với phía Quân giải phóng. Đầu năm 1975, phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mở chiến dịch Hồ Chí Minh, quyết tâm giành thắng lợi quân sự cuối cùng. Các đơn vị chủ lực của Việt Nam Cộng hòa tại Vùng I và Vùng II nhanh chóng tan rã và rút chạy về phía Nam. Sư đoàn được lệnh rút về phòng tuyến sông Thu Bồn làm nút chận cho quân bạn rút lui. Tuy nhiên phòng tuyến nhanh chóng tan vỡ. Sư đoàn tiếp tục rút về tuyến phòng thủ Phước Tuy và tan rã tại đây ngày 30 tháng 4 năm 1975.
1
null
Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức là một trong ba chợ đầu mối lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh. Khu chợ này nằm trên Quốc lộ 1 tại vị trí cửa ngõ thành phố, thuộc phường Tam Bình, thành phố Thủ Đức. Chợ được khởi công xây dựng vào năm 2002 với tổng vốn đầu tư 182,4 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức làm chủ đầu tư trên quy mô hơn 20 ha. Đây được xem là công trình tiêu biểu được thực hiện theo chủ trương của thành phố nhằm di dời các chợ nhỏ lẻ trong nội thành. Lịch sử hình thành. Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức được khởi công xây dựng vào năm 2002 có diện tích 203.676 m², sức chứa 1.584 sạp, vựa, với tổng vốn đầu tư là hơn 182 tỷ đồng, trong đó ngân sách thành phố hơn 41,8 tỷ đồng, hơn 46 tỷ đồng ứng trước của khách hàng, 80 tỉ vay ngân hàng theo chương trình kích cầu, hơn 14 tỷ đồng vốn tự có của chủ đầu tư. Chợ bao gồm các khu nhà lồng chợ A, nhà lồng chợ B, nhà lồng chợ C và nhiều công trình phụ trợ như nhà kho, khu quản lý, khu điều hành, khu sơ chế, nhà máy xử lý rác, trạm nước ngầm, trạm xử lý nước thải… Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức đã bắt đầu đưa khu nhà lồng chợ A vào hoạt động từ ngày 23 tháng 10 năm 2003, khu nhà lồng chợ B vào hoạt động từ tháng 7 năm 2006, khu nhà lồng chợ C vào hoạt động từ tháng 4 năm 2010. Trung bình mỗi ngày lượng hàng hóa nhập vào chợ lên đến hơn 3500 tấn. Ngoài ra, khi chợ hoạt động cũng đã tạo được công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động trên địa bàn quận kể cả số lao động di dời từ các chợ Cầu Muối, Cầu Ông Lãnh.
1
null
Zurab Zhvania (tiếng Gruzia: ზურაბ ჟვანია) (9 tháng 12 năm 1963 – 3 tháng 2 năm 2005) là một chính khách Gruzia. Ông là thủ tướng Gruzia và Chủ tịch Quốc hội và Bộ trưởng không bộ. Ông giữ chức thủ tướng ngày 8 tháng 2 năm 2004 cho đến khi qua đời ngày 3 tháng 2 năm 2005. Ngày 3 tháng 2 năm 2005, Thủ tướng Zurab Zhvania được cho là đã chết vì bị đầu độc bằng carbon monoxit trong một vụ rò rỉ khí gas tại nhà Raul Usupov, phó thống đốc vùng Kvemo Kartli. Sau đó, bạn thân và là đồng minh từ lâu của Zhvania, Bộ trưởng tài chính Zurab Nogaideli đã được tổng thống Saakashvili chỉ định vào chức vụ này.
1
null
Bọ cánh cứng Nhật Bản (danh pháp hai phần: Popillia japonica) là một loài bọ cánh cứng, có chiều dài khoảng và rộng , với elytra màu đồng đỏ óng ánh còn đầu và ngực có màu xanh lá cây. Nó không phải là loài gây hại ở Nhật Bản, nơi nó được kiểm soát bởi các kẻ thù tự nhiên, nhưng tại Châu Mỹ nó là một loài dịch hại nghiêm trọng đối với khoảng 200 loài thực vật, bao gồm cả bụi hoa hồng, nho, hoa bia, dong giềng, tử vi, bạch dương, tilia cây và những loài cây khác.
1
null
Eupoecila australasiae là một loài bọ hung có màu đen-vàng thuộc họ Bọ hung bản địa đông Úc. Nó được mô tả lần đầu bởi nhà tự nhiên học Ai Len-Anh Edward Donovan với danh pháp "Cetonia australasiae" trong tác phẩm năm 1805 của ông "An Epitome of the Natural History of the Insects of New Holland, New Zealand, New Guinea, Otaheite, and other Islands in the Indian, Southern, and Pacific Oceans". Nó đã được phân loại lại và trở thành loài điển hình của chi mới "Eupoecila" được thiết lập bởi nhà côn trùng học Đức Hermann Burmeister năm 1842. Chúng là loài bay mạnh mẽ và có thể bay không cần di chuyển elytra; chúng dành phần lớn thời gian để tìm kiếm mật hoa và dịch ngọt của cây. Nó dài khoảng , thần có màu nâu tối và xanh và xanh vàng chanh đến vàng. Nó được tìm thấy ở đông Australia, ở Queensland, New South Wales, Victoria, và đông nam Nam Úc, và sinh sống ở vùng đất thạch nam và rừng cây bạch đàn cũng như cac vườn và công viên ngoại ô. Chúng đẻ trứng trong các khúc gỗ mục, hoặc trong đống đổ nát hoặc đất. Ấu trùng ăn gỗ mục cho đến khi trưởng thành và chuyển thành con nhộng có bằng cách làm cho một khoang giống như buồng kén trong gỗ. Bọ cánh cứng trưởng thành chui qua đất và xuất hiện vào đầu mùa hè, và ăn mật hoa. Các loài cây gồm "Angophora woodsiana", "Backhousia citriodora", và "Melaleuca linariifolia".
1
null
Chiloloba acuta là một loài bọ cánh cứng và là loài duy nhất của chi. Nó phân bố rộng rãi ở tiểu lục địa Ấn Độ. Những loài bọ này thường sáng bóng với bề mặt lông ngắn cả trên và dưới. Con bọ trưởng thành có mà kim loại sáng bóng màu xanh lá cây và đôi khi có thể xuất hiện màu đỏ hoặc màu xanh sâu. Loài này thường thấy trên cỏ ở miền nam Ấn Độ sau khi gió mùa đông bắc. Adults will sometimes feed on cultivated cereal and millet crops such as sorghum and maize, damaging flowers and grain. It is rarely a serious pest.
1
null
Người Gruzia (, "kartvelebi" ) là một nhóm dân tộc Kavkaz. Họ có nguồn gốc từ Gruzia, nơi mà họ chiếm một phần lớn dân số. Cộng đồng lớn Gruzia cũng có mặt khắp nước Nga, Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, Nam Mỹ. Đa số người Gruzia theo Kitô giáo Đông phương, chủ yếu là Giáo hội Chính thống giáo Gruzia - quốc giáo từ thế kỷ thứ 4. Ngoài ra còn có các cộng đồng Công giáo và Hồi giáo ở Tbilisi và Adjara.
1
null
Zviad Gamsakhurdia (tiếng Gruzia: ზვიად გამსახურდია, (31 tháng 3 năm 1939 — 31 tháng 12 năm 1993) là một nhà văn, nhà khoa học, nhà bất đống chính kiến đã là tổng thống Gruzia được bầu cử một cách dân chủ thời kỳ hậu Liên Xô. Ngày 9 tháng 4 năm 1991, một thời gian ngắn trước khi Liên bang Xô viết tan rã, Gruzia tuyên bố độc lập. Ngày 26 tháng 5 năm 1991, Zviad Gamsakhurdia được bầu làm tổng thống đầu tiên của Gruzia. Tuy nhiên Gamsakhurdia nhanh chóng bị hạ bệ sau một cuộc đảo chính đẫm máu, từ ngày 22 tháng 12 năm 1991 tới ngày 6 tháng 1 năm 1992. Cuộc đảo chính bị điều xúi giục bởi một nhóm Vệ binh quốc gia và một tổ chức bán quân sự được gọi là "Mkhedrioni". Đất nước rơi vào một cuộc nội chiến đau đớn và chỉ kết thúc vào năm 1995. Eduard Shevardnadze quay trở lại Gruzia năm 1992 và gia nhập giới lãnh đạo đảo chính — Kitovani và Ioseliani — lãnh đạo một chế độ tam đầu được gọi là "Hội đồng Nhà nước".
1
null
Bộ Giáo dục Hawaii (tiếng Anh: "Hawaii Department of Education") là hệ thống giáo dục công lập toàn tiểu bang tập trung nhất và duy nhất ở Hoa Kỳ. Khu học chánh có thể được coi như là tương tự các khu học chánh của các thành phố và các cộng đồng khác tại Hoa Kỳ, nhưng trong một số khía canh cũng có thể được coi như là tương tự cho các cơ quan giáo dục tiểu bang ở các tiểu bang khác của Hoa Kỳ. Là cơ quan giáo dục chính thức của tiểu bang, Bộ giáo gục tiểu Bang Hawaii giám sát tất cả 283 trường công lập và trường điều lệ trường học và hơn 13.000 giáo viên ở tiểu bang Hawaii. Tổng cộng có khoảng 177.871 học sinh hàng năm. Bộ trưởng của HIDOE hiện là Kathryn Matayoshi (kể từ ngày 13 tháng 9 năm 2010). Trụ sở đóng tại Tòa nhà Queen Liliuokalani ở Honolulu CDP, Thành phố và quận Honolulu trên đảo Oahu. Kamehameha III thành lập hệ thống giáo dục công cộng đầu tiên của Hawaii vào ngày 15 tháng 10 năm 1840. Điều này khiến cho các Bộ giáo dục tiểu bang Hawaii là hệ thống trường dân lập lâu đời nhất phía tây của sông Mississippi, và hệ thống duy nhất được thành lập bởi một vị vua có chủ quyền.
1
null
Sự sụp đổ của thành Acre vào năm 1291 đã dẫn đến việc thành Acre của quân Thập Tự rơi vào tay những người Hồi Giáo, đây là một trong những trận đánh quan trọng nhất trong thời gian diễn ra các cuộc thập tự chinh. Mặc dù phong trào thập tự chinh vẫn còn tiếp tục trong nhiều thế kỷ nữa, nhưng việc thành phố bị thất thủ đã đánh dấu chấm hết cho các cuộc thập tự chinh tiếp theo ở Levant. Khi Acre sụp đổ, quân Thập Tự đã mất đi thành trì lớn cuối cùng của Vương quốc Jerusalem. Tuy vậy, họ vẫn duy trì được một pháo đài tại thành phố phía bắc Tartus, tham gia một số cuộc tấn công vào vùng ven biển, và cố gắng hoạt động từ các hòn đảo nhỏ của Ruad, nhưng khi mà họ bị mất đảo Ruad trong cuộc bao vây Ruad năm 1302-1303, thì người Thiên chúa giáo đã hoàn toàn không còn kiểm soát bất cứ pháo đài nào ở Đất Thánh. Bối cảnh. Năm 1187, sau khi đại bại trong trận Hattin, người Kitô hữu đã để mất thành Jerusalem vào tay các lực lượng của Saladin. Trong cùng năm đó, Saladin đã chinh phục một phần lớn lãnh thổ của Vương quốc Jerusalem bao gồm cà hai thành trì quan trọng là Acre và Jerusalem. Điều này đã dẫn đến cuộc Thập Tự Chinh thứ ba, và Acre đã được giành lại bởi vua Richard I của nước Anh vào năm 1191; từ đó thành phố trở thành các cơ sở hoạt động của quân Thập Tự và thủ đô của Vương quốc Jerusalem trong một thế kỷ tiếp theo. Các tổ chức hiệp sĩ tôn giáo đều đặt trụ sở chính của họ trong hoặc gần thành Acre, và từ đó họ ra những quyết định quan trọng về các nỗ lực quân sự và ngoại giao. Ví dụ như khi quân Mông Cổ đến từ phương Đông vào giữa thế kỷ thứ 13, các Kitô hữu đã nhận thấy họ sẽ là những đồng minh tiềm năng, không chỉ thế mà còn duy trì một vị trí trung lập thận trọng với các lực lượng Hồi giáo Mamluk ở Ai Cập. Năm 1260, các nam tước ở Acre đã cho phép các đội quân Mamluk đi qua lãnh thổ mà không gặp một sự cản trở nào, qua đó giúp quân Mamluk đạt được một chiến thắng quyết định chống lại quân Mông Cổ trong trận Ain Jalut ở Galilee. Tuy nhiên các mối quan hệ với người Mamluk không phải là lúc nào cũng tố đẹp. Với sự nổi lên của Vương quốc Hồi giáo Mamluk ở Ai Cập vào năm 1250, một kẻ thù nguy hiểm và ghê gớm hơn với việc sử dụng kị binh hạng nặng Ayyubids để đối chọi với các hiệp sĩ Thập Tự, sự tàn phá nhanh chóng đến với các lãnh thổ còn lại của quân THập Tự. Họ cũng đã chứng tỏ sự thù địch tăng lên nữa. Sau trận Ain Jalut, các lực lượng Mamluk bắt đầu tấn công các vùng đất mà người Thiên chúa giáo nắm giữ sớm nhất là vào năm 1261 dưới thời Sultan Baibars. Năm 1265, Caesarea, Haifa, Arsuf đều sụp đổ trước các kị binh của Sultan. Một năm sau, các tài sản của người Latin ở xứ Galilee đều bị chiếm hết. Năm 1268 Antioch đã bị chiếm đóng. Để khắc phục những tổn thất này, một số cuộc thám hiểm thập tự chinh nhỏ đã được tiến hành. Vua Louis IX của Pháp đã phát động cuộc Thập Tự Chinh thứ tám đến Tunis năm 1270 nhằm hướng sự chú ý của người Hồi Giáo ra khỏi các lãnh thổ cuối cùng của Vương quốc Jerusalem. Hoàng tử Edward của Anh (sau này là Vua Edward I) cũng đã phát động cuộc Thập Tự Chinh thứ chín vào năm 1271-1272 để giải nguy cho các tiền đồn cuối cùng ở Đất Thánh. Không phải tất cả những cuộc chiến này đều có khả năng hỗ trợ cho các vùng đất Latin bị bao vây. Các lực lượng tham gia quá ít, thời gian của mỗi cuộc Thập tự chinh quá ngắn, lợi ích của những người tham gia quá đa dạng đã không cho phép bất kỳ thành tựu nào đủ vững chắc. Đức Giáo hoàng Gregory X đã nỗ lực để kêu gọi thêm một cuộc thập tự chinh nữa nhưng những cố gắng của ông là vô ích. Sự thất bại của lời kêu gọi khác nhau được đổ lỗi cho các cố vấn của Đức Giáo hoàng, sự lười biếng của giới quý tộc châu Âu và sự tham nhũng trong hàng ngũ các giáo sĩ. Mặc dù mỗi người trong những yếu tố này đều có thể là một phần lỗi, nhưng một lý do cơ bản cho sự thất bại này dường như là sự giảm sút giá trị của các lý tưởng của cuộc Thập tự chinh. Việc sử dụng bởi Gregory X với đặc quyền của cuộc Thập tự chinh để tuyển dụng quân đội để chống lại kẻ thù châu Âu đã khiến cho Vatican phải mang tiếng xấu. Bất chấp những nỗ lực của Đức Giáo hoàng, không có một cuộc thập tự chinh nào đủ lớn nào tới giúp cho các tiền đồn ở Levant. Trong khi đó, các cuộc tấn công vào Đông Latin vẫn được tiếp tục, cũng như những khó khăn trong nội bộ của Vương quốc Latinh. Năm 1276, tình hình đã trở nên rất nghiêm trọng, buộc "Vua của Jerusalem" Henry II phải đưa quân sang Palestine, khiến tất cả các tài sản của ông trên đảo Síp đều bị bỏ ngỏ hoặc có ít người bảo vệ. Hoàn cảnh của Vương quốc Latin càng ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Năm 1278, Lattakia thất thủ. Năm 1289, thành Tripoli đã bị mất trong cuộc bao vây Tripoli. Sultan Qalawun đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc bao vây sắp tới nhưng ông lại qua đời vào tháng 11 năm 1290, và con trai của ông, Sultan Al-Ashraf Khalil lên nắm quyền, tiếp tục chuẩn bị cho cuộc bao vây thành Acre. Nỗ lực phòng thủ thành Acre. Liên minh Pháp - Mông Cổ đã không mang lại bất kì kết quả nào đáng kể, nhất là sau khi các nam tước ở Acre cho phép quân Ai Cập được an toàn đi qua lãnh thổ của các thành bang Thập Tự, gián tiếp giúp người Ả Rập đánh bại họ trong trận Ain Jalut. Trong khi đó, nỗ lực tăng cường binh lính từ Ý tới đã trở thành một cái cớ cho quân Mamluk khởi binh. Người Hồi Giáo tấn công vào thành phố. Sau khi thành Tripoli thất thủ, vua Henry của Síp đã gửi tùy tướng Jean de Grailly sang châu Âu để cảnh báo các quốc vương châu Âu về tình hình nghiêm trọng ở Levant. Jean đã được hội kiến với Đức Giáo hoàng Nicholas IV về những lo lắng của mình và đã viết một bức thư cho các quốc gia ở châu Âu, kêu gọi họ làm một điều gì đấy trước khi Đất Thánh rơi hết vào tay người Hồi Giáo. Tuy nhiên tất cả đều nhanh chóng từ chối, ví dụ như là vua Edward I đang quá vướng bận vào các rắc rối ở quê nhà. Các tín đồ Kitô hữu lo ngại điều này sẽ cho phép Sultan Ai Cập có một thời cơ để tấn công và kêu gọi giáo hoàng gửi thêm nhiều viện trợ nữa tới. Người Ý vội vàng gửi viện trợ tới cho các thành bang cuối cùng ở Levant, với 16 tàu galley của Venice và 1.600 quân lính. Khoảng 20 tàu galley nữa tới từ Tuscany và Lombardy bởi Nicholas Tiepolo, con trai của Doge, những người được Jean de Grailly và Roux của Sully vận động. Vua Jaime II của Aragon mặc dù đang mâu thuẫn với Giáo hoàng và Venice nhưng vẫn gửi tới 5 tàu galley. Những đội quân tiếp viện tới từ Ý vô kỷ luật đã thường xuyên viện cớ không có lương để đến cướp bóc bừa bãi cả người Hồi giáo và người Thiên chúa giáo trước khi tới được Acre. Theo Runciman, họ đã tấn công và giết chết một số thương gia Hồi giáo sống ở xung quanh Acre vào tháng 8 năm 1290 mặc dù báo cáo của Michaud lại thay vào đó là họ đã tấn công các thị trấn và làng mạc, và tàn sát rất nhiều người Hồi Giáo. Sultan Qalawun đang cần thêm một cái cớ để tấn công nên đã đòi hỏi những kẻ phạm tội giết người phải bị giao nộp cho ông để ông có thể thực thi công lý. Sau các cuộc thảo luận kéo dài ở nhà tù của Acre, theo ý kiến của Guillaume de Beaujeu, Hội đồng thành phố Acre cuối cùng đã từ chối giao nộp bất cứ ai cho Qalawun, và thay vào đó đã đổ lỗi cho những người Hồi Giáo đã tấn công người Thiên chúa giáo trước. Và mặc dù một thỏa thuận ngừng bắn mười năm đã được ký kết vào năm 1289, nhưng Qalawun đã coi các vụ giết người là vị phạm thỏa ước. Bởi vậy vào tháng 10 năm ấy, Qalawun đã ra lệnh tổng động viên. Mặc dù Sultan qua đời vào tháng mười một, nhưng cũng kịp ra lệnh cho con trai, Khalil đem quân tiến đánh Acre. Cuộc bao vây. Sultan Qalawun, cha của Khalil, chinh phục Lãnh địa Tripoli năm 1289 và đem quân tiến về phía Acre, thủ đô của những gì còn lại của Vương quốc Jerusalem, nhưng ông đã qua đời chỉ một tháng trước khi cuộc tấn công đước phát động. Trước khi mất, ông đã ra lệnh cho con trai Khalil tiếp tục các cuộc tấn công. Khalil đã gửi tin nhắn cho William của Beaujeu, Trưởng lão Đền Thờ, nói với ông quyết tâm của mình để tấn công Acre và yêu cầu ông ta đừng có gửi sứ giả hoặc quà tặng gì cả. Tuy nhiên, một đoàn sừ thần từ Acre do Sir Philip Mainebeuf dẫn đầu, đã tới Cairo, với quà tặng và quốc thư cầu xin Sultan dừng lại cuộc tấn công. Nhưng Khalil không chấp thuận và ra lệnh bắt giam tất cả các sứ giả lại. Người Hồi Giáo hội quân. Sultan Al-Ashraf Khalil ra lệnh tập hợp tất cả các lực lượng ở Ai Cập và Syria lại, trong đó bao gồm một số lượng lớn các chiến binh du mục tình nguyện đứng về phía nhà vua, đánh đuổi những kẻ ngoại giáo ra khỏi Jerusalem, cùng nhiều các công cụ bao vây đến từ thành trì Hisn al-Akrad. Sultan có một số máy bắn đá khổng lồ, được gọi là "Al Mansuri" và "The Furious" bé hơn. Bốn đội quân đến từ Damascus (dẫn đầu bởi Lajin), Hama (do al-Muzaffar Taqai ad-Din chỉ huy), Tripoli (do Bilban lãnh đạo) và Al Kark (dưới quyền Baibars al-Dewadar) đã hành quân đến Acre để gia nhập với quân đội đến từ Ai Cập của Khalil. Quân tiếp viện từ Tây Âu. Những người Pháp ở Acre đã nhận thức được mức độ nghiêm trọng của tình hình hiện nay. Họ liên tục yêu cầu sự giúp đỡ từ châu Âu song kết quả lại không có gì đáng kể. Một nhóm nhỏ các hiệp sĩ, trong đó có Otto của Grandson ở Thụy Sĩ, đã được nhà vua Edward I của Anh thuê tới giúp đỡ quan phòng thủ. Burchard của Schwanden, Đại trưởng lão của Hiệp sĩ Teutonic đã từ chức Konrad von Feuchtwangen, người đột ngột rời bỏ Acre chạy về châu Âu. Chỉ đáng chú ý nhất là vua Henry II ở Síp đả chi tiền củng cố các bức tường thành và gửi lực lượng của em trai của ông, Amalric tới để bảo vệ thành phố. Hàng phòng thủ của thành phố. Acre có một hàng phòng thủ tốt với hai dòng bức tường dày chạy song song với nhau, cùng 12 tháp canh lớn vũng chắc được các vị vua Tây Âu và khách hành hương mộ đạo quyên tiền xây dựng. Trên các bức tường là các bệ phóng và các cẩu đá được đặt ở các vị trí kiên cố nhất, cùng các lỗ châu mai và hào sâu được bố trí ở các của thành khiến các cuộc tấn công vào thành phố gặp rất nhiều khó khăn. Các cửa thành của Acre được làm bằng gỗ chắc chắn và được án ngữ bởi các góc thành chết nguy hiểm. Cuộc vây hãm bắt đầu. Ngày 5 Tháng Tư năm 1291, lực lượng của Khalil đã dàn trận trước cửa thành Acre. Quân đội của Hama hạ trại của họ trước mặt tháp Templar, trong khi quân đội Ai Cập hạ trại kéo dài dọc các bức tường của Montmusard cho tới vịnh Acre. Lều chính của Sultan được trên một ngọn đồi nhỏ gần bờ biển, trước mặt của tháp Tower of the Legate. Ngày 06 tháng 4, các máy bắn đá bắt đầu ném đá và lửa vào các bức tường của Acre. Trong tám ngày liên tiếp, các bức tường phải chịu một sự tàn phá nghiêm trọng và quân đội hai bên đụng độ thường xuyên trong các đợt công thành. Vào ngày thứ tám, người Hồi giáo thiết lập các chướng ngại vật và bắt đầu di chuyển gần hơn về phía thành phố, sử dụng các tâm lá chắn cho đến khi đến được dưới chân các bức tường. Carabohas đã được sử dụng để tấn công các bức tường thành. Mặc dù liên tục nhận được quân tiếp viện từ Síp tới bằng đường biển, nhưng người Pháp đã cho rằng họ không có đủ sức mạnh để chống lại quân đội của Khalil. Ngày 15 Tháng Tư, lợi dụng ánh trăng, Các hiệp sĩ Templar, do Jean Grailly và cháu nội Otto chỉ huy, đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ vào doanh trại của quân Hama, nhưng những con ngựa của họ bị mắc vào những sợi dây thừng lều của người Hồi giáo và họ đã bị bắt, trong hki nhiều người khác dã bị giết. Một cuộc tấn công khác sau một vài ngày, và lợi dụng sự che chở của bóng tối bởi các hiệp sĩ Cứu Tế cũng kết thúc tồi tệ. Ngày 5 tháng 5, hy vọng đã được hồi sinh khi Henry II của Síp đến với các lực lượng của mình trên 40 tàu chiến. Nhưng chỉ ngay sau đó, Henry cũng đã bị thuyết phục về sự bất lực của mình trước tình thế hiện nay. Đàm phán. Người Pháp gửi các sứ giả tới chỗ của Khalil Al-Ashraf và kính cẩn quỳ gối chào ông ta. Khalil đã hỏi họ có phải họ mang đến cho ông ta chìa khóa của Acre, nhưng các sứ giả đã trả lời rằng thành phố không thể đầu hàng dễ dàng như vậy và rằng họ chỉ đến để cầu xin lòng thương xót của Sultan đối với những người dân nghèo, và rằng người Pháp sẵn sàng chấp thuận bất kỳ sự bất bình đẳng nào để khôi phục lại thỏa thuận ngừng bắn từng được ký kết. Sultan Khalil đã hứa với các sứ giả bảo vệ mạng sống cho tất cả mọi người trong thành phố nếu người Pháp hạ vũ khí và hai tay dâng Acre cho ông một cách hòa bình, nhưng các sứ giả đã nhanh chóng từ chối lời đề nghị của ông. Trong khi các sứ giả còn đang ở trong lều để đàm phán, thì một viên đạn đá từ trong thành phố bắn trúng vào khu đất gần doanh trại trại của Sultan. Khalil cho rằng việc quân Thập Tự tấn công trong thời gian đàm phán là hành động đáng xấu hổ, Sultan vô cùng tức giận và ra lệnh hành quyết hai sứ giả, nhưng Emir Sanjar al-Shuja đã cầu xin cho họ và các sứ giả trở về thành phố an toàn. Các tòa tháp bắt đầu đổ xuống. Từ ngày 08 tháng 5, các tòa tháp của Acre bắt đầu sụp đổ từng cái một. Ngày 18 tháng 5 (04 tháng 5 theo ghi chú của Michaud), vào buổi sáng sớm trước lúc mặt trời mọc, Sultan đã ra lệnh tổng tấn công từ tất cả các phía, kèm theo là âm thanh của tiếng kèn và trống đặt trên 300 con lạc đà. Khi các Saracens rút lui trong hoàng hôn, vua Henry đã cơ hội trốn thoát cùng với các hiệp sĩ và 3000 binh sĩ. Các cuộc tấn công được nối lại vào buổi sáng, khi nhận thấy các dội quân phòng thủ để ngỏ cửa Thánh Anthony, Khalil đã ra lệnh phá thủng của thành để các kỵ binh có thể tiến vào, ngay sau đó kị binh Mamluk xung phong vào thành. Các lực lượng Hồi Giáo tiến vào tới tháp Accursed và buộc các đơn vị đồn trú phải rút lui về phía bên trong của cửa Thánh Anthony. Tất cả các cuộc phản công của hiệp sĩ Cứu Tế và Templar để chiếm lại tòa tháp đều vô ích. Vua Henry II và các trưởng lão đã lên tàu galley của mình và chạy trốn khỏi Acre. William của Beaujeu, Trưởng lão Đền Thờ, và Matthew của Clermont đều bị thiệt mạng. Các lực lượng Hồi giáo hỗn chiến với người Pháp trên các đường phố và ngõ hẻm của Acre, sau đó chuyển thành một sự hỗn loạn khủng khiếp khi những người dân chạy trốn về phía biển. Có bao nhiêu người dân đã thiệt mạng trên đất liền và trên biển đến nay vẫn chưa được biết rõ. Sự sụp đổ của thành phố. Trước khi màn đêm buông xuống vào ngày thứ sáu 18 tháng 5 năm 1291, Acre đã hoàn toàn nằm trong tay của người Hồi Giáo sau hơn 100 năm do quân Thập Tự người Pháp chiếm đóng, trừ một pháo đài của tổ chức Hiệp sĩ Templar ở bờ biển phía tây thành phố. Sau một tuần vây hãm, Sultan Al-Asraf Khalil đã đàm phán với Peter de Severy, người quản lý Templar, đồng ý rằng các hiệp sĩ Templar và tất cả mọi người ẩn nấp bên trong pháo đài sẽ được an toàn tới Cyprus, nhưng các lực lượng của Sultan được gửi đến pháo đài để giám sát việc di tản dường như quá vô kỷ luật, không thể xử lý vấn đề hỗn loạn và đã bị các Templar tàn sát. Dưới sự che chở của bóng tối, Thibaud Gaudin, Trưởng lão mới của Đền Thờ, đã đánh chiếm lại pháo đài Sidon với một vài người trung thành. Vào buổi sáng hom sau, khi Peter de Severy đến chỗ của Sultan để hội kiến về một cuộc đàm phán mới, Sultan đã ra lệnh bắt giữ họ lại và chặt đầu họ để trả thù cho hành động của các Templar bên trong pháo đài. Khi các Templar đang bị bao vây trong pháo đài nhìn thấy những gì xảy ra với Peter de Severy, họ đã tiếp tục cuộc chiến. Ngày 28 tháng 5, Sultan đã gửi khoảng 200 quân tới để tấn công pháo đài. Pháo đài sụp đổ, gần như tất cả mọi người bên trong đều bị thiệt mạng. Tất cả các hiệp sĩ Templar đã bị giết chết, trong hki một nửa quân của Sultan cũng tử trận. Tin tức về cuộc chinh phục Acre thành công nhanh chóng được gửi tới Damascus và Cairo. Sultan Al-Ashraf Khalil tiến vào thành phố Damascus với các biểu tượng của người Pháp và quân Thập Tự bị vứt la liệt ở dưới đường phố như một dấu hiệu cho sự thất bại của Người Thiên chúa giáo. Sau khi ăn mừng chiến thắng của mình tại Damascus, Khalil quay trở lại đô thành Cairo, cũng đang trong không khí hân hoan tưng bừng. Ông ra lệnh cho thả Philip Mainebeuf và những tùy tùng đã đến Cairo trước cuộc bao vây. Hậu quả. Sự sụp đổ của Acre đã đánh dấu sự kết thúc của các cuộc thập tự chinh tới Jerusalem. Không có bất cứ chiến dịch hiệu quả nào được tiến hành để chiếm lại Đất Thánh sau đó, mặc dù các cuộc thập tự chinh vẫn là một đề tài phổ biến được người đời nhắc tới. Đến năm 1291, những lý tưởng, sự quan tâm nhiệt tình của các quốc vương và quý tộc châu Âu và ngay cả những nỗ lực của giáo hoàng để kêu gọi chiếm lại Đất Thánh đã được đáp ứng với những phản ứng hời hợt. Vương quốc Latin vẫn tiếp tục tồn tại, về mặt lý thuyết, trên đảo Síp. Có nhiều vị vua Latin tính toán và lên kế hoạch để lấy lại đất liền, nhưng đều vô ích. Tiền bạc, quân lính để làm nhiệm vụ đều thiếu. Một trong những nỗ lực cuối cùng đã được thực hiện bởi vua Peter I vào năm 1365, khi ông thành công đổ bộ lên bờ biển Ai Cập và cướp bóc Alexandria. Khi thành phố bị cướp phá, các đội quân nhanh chóng quay trở lại Síp để phân chia chiến lợi phẩm của họ. Cuộc thập tự chinh kết thúc vô ích, và nhà Mameluke đã đáp trả lại bằng một chiến dịch hải quân hùng hầu đột kích khắp nơi trên đảo Síp; Síp sau đó bị buộc phải chấp thuận làm chư hầu của Ai Cập, bằng một khoản tiền tiến cống hàng năm khổng lồ. Một số cuộc thập tự chinh khác đã tổ chức vào thế kỉ 14, nhưng khác hoàn toàn các cuộc thập tự chinh vào thế kỉ 11 và thế kỉ 12. Các cuộc thập tự chinh vào thế kỷ 14 không nhằm mục đích chiếm lại thành Jerusalem và các đền thờ Kitô giáo ở Đất Thánh, mà là để ngăn cản bước tiến của người Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman vào châu Âu. Trong khi nhiều người lãnh đạo của quân viễn chinh trong thế kỷ 14 cho rằng sự thất bại của Đế quốc Ottoman là một hành động cuối cùng để chiếm lại Đất Thánh, nhưng không một trong số những cuộc chiến sau đó đã cố gắng tổ chức bất kỳ cuộc tấn công trực tiếp vào Palestine hoặc Syria.
1
null
Cyphotilapia frontosa là một loài cá thuộc họ Cá hoàng đế. "C. frontosa"là loài đặc hữu của hồ Tanganyika và phân bố rộng rãi ở nửa phía bắc hồ còn loài có mối quan hệ gần gũi với nó là "Cyphotilapia gibberosa" sinh sống ở nửa phía nam hồ. Không giống như nhiều loài cá hoàng đế khác, "C. frontosa" là loài cá sống ở gần mặt nước và hiếm khi vào gần bờ. Loài này có thể dài đến 35 cm và có thể sống thọ đến 25 năm. Đây là một loài cá cảnh. Nó là loài săn mồi cơ hội và có thể ăn thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm ướp lạnh.
1
null
Tử tước Machijiri Kazumoto (tiếng Nhật; 町尻 量基, sinh ngày 30 tháng 3 năm 1888 - mất ngày 10 tháng 12 năm 1950) là trung tướng quân đội Đế quốc Nhật Bản. Tiểu sử. Machijiri là con trai thứ tư của kuge Mibu Motonaka (1835-1906) là một gia đình quý tộc thẩm phán cổ xưa ở Kyoto. Ông được gia nhập vào hàng ngũ quý tộc kazoku bởi cha nuôi tử tước Machijiri Kazuhiro và kế thừa danh hiệu shishaku. Vợ ông là con gái cả của Hoàng tử Kaya Kuninori, Yukiko. Machijiri tốt nghiệp khóa 21 Trường Sĩ quan Lục quân (Đế quốc Nhật Bản) vào năm 1909, bạn học cùng khóa với ông có Ishihara Kanji, Phạn Thôn Nhương và Bách Võ Tình Cát. Sau đó ông tốt nghiệp khóa 29 Đại học Lục quân (Đế quốc Nhật Bản) vào năm 1917. Từ năm 1919 đến năm 1921, ông là tùy viên quân sự ở Pháp, tham gia trong 3 tháng đàm phán về Hiệp ước Hòa bình Versailles, và vẫn là sĩ quan thường trú tại Paris từ năm 1921 đến năm 1923 và một lần nữa từ năm 1925 đến năm 1926. Từ năm 1930 đến năm 1935, Machijiri là tùy tùng của hoàng đế Nhật Bản. Từ năm 1935 đến năm 196, ông chỉ huy trung đoàn pháo binh thuộc lực lượng cận vệ Hoàng gia và là trưởng phòng văn hóa quân đội thuộc cục quân sự thuộc Bộ Chiến tranh từ năm 1936 đến năm 1938. Vào lúc mở màn cuộc chiến tranh Trung-Nhật, một lần nữa Machijiri được bổ nhiệm làm tùy tùng cho hoàng đế Hirohito vào năm 1937, nhưng đã sớm được chuyển đến giữ chức phó tham mưu trưởng Phương diện quân Bắc Trung Quốc. Cùng năm ông trở lại Nhật Bản làm việc ở Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Đế quốc Nhật Bản, nhưng từ năm 1939 đến năm 1941, ông được lệnh chỉ huy sư đoàn bộ binh 6 Đế quốc Nhật Bản. Từ năm 1941 đến năm 1942, ông là tổng thanh tra phòng chiến tranh hóa học. Từ năm 1943, Machijiri cử làm tư lệnh tập đoàn quân Đồn trú Đông Dương. Được triệu về Nhật Bản vào năm 1944, ông nghỉ hưu vào năm 1945 và sống sót sau chiến tranh.
1
null
Bá tước Nara Takeji (奈良 武次, sinh ngày 28 tháng 4 năm 1868 mất ngày 21 tháng 12 năm 1962) là đại tướng Quân đội Đế quốc Nhật. Tiểu sử. Nara sinh ra trong một gia đình nông dân, thuộc một phần của thành phố Kanuma, tỉnh Tochigi. Khi còn là thanh niên ông theo học tại các trường quân sự dự bị và tốt nghiệp khóa 11 Trường Sĩ quan Lục quân (Đế quốc Nhật Bản) vào năm 1889, với hàm thiếu úy pháo binh. Năm 1893, ông tham dự trường sĩ quan pháo binh và tham gia cuộc chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất từ năm 1894 đến năm 1985 Sau khi kết thúc chiến tranh, ông quay về theo học Đại học Lục quân (Đế quốc Nhật Bản) và tốt nghiệp khóa 13 trong tháng 12 năm 1899. Sau đó ông làm việc tại Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Đế quốc Nhật Bản, và được gửi sang Đức với vai trò tùy viên quân sự. Trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật, Nara chỉ huy lữ đoàn pháo binh hạng nặng độc lập, biên chế tập đoàn quân 3 Đế quốc Nhật Bản bao vây cảng Lữ Thuận. Sau chiến tranh, ông quay trở lại Đức, ông được Thứ trưởng Bộ chiến tranh phong chức thiếu tướng vào năm 1914, ông làm việc ở Tập đoàn quân Đồn trú Trung Quốc (Đế quốc Nhật Bản) và sau đó là tham mưu trưởng các đơn vị Đế quốc Nhật Bản tại Thanh Đảo, Nara thăng hàm trung tướng vào năm 1918, đại diện đoàn đại biểu Nhật Bản tham gia Hội nghị Hiệp ước hòa bình Versailles. Ông cũng là chủ tịch ủy ban điều tra Sự kiện Nikolayevsk. Nara sau đó làm chánh phụ tá cho thái tử Hirohito và sau đó là chánh phụ tá hoàng đế Nhật Bản sau khi thái tử Hirohito đăng quang, cho đến năm 1933. Theo yêu cầu của đại tướng Sơn Huyện Hữu Bằng, Nara giám sát việc giáo dục hoàng tử trong các vấn đề quân sự thông qua giảng dạy lý thuyết và kinh nghiệm hoạt động. Dưới sự hướng dẫn của ông, hoàng đế Hirohito luyện thuật cưỡi ngựa và thực hành bắn đạn thật, thậm chí còn xây dựng trường bắn trong Cung điện Akasaka. Năm 1921, ông tháp tùng cùng đi trong chuyến đi thăm chính thứ châu Âu của hoàng đế Hirohito. Năm 1924, ông được phong hàm đại tướng và trở thành một thành viên của Hội đồng Cơ mật. Năm 1933, ông được phong tước Bá tước (Danshaku) trong hệ thống quý tộc Kazoku, không lâu sau đó ông nghỉ hưu từ bỏ binh nghiệp. Trong giai đoạn sau chiến tranh, ông là chủ tịch Dai Nippon Butoku Kai. Ông mất vào năm 1962 và cuốn nhật ký của ông, khi ông còn làm phụ tá cho hoàng đế Hirohito, làm sáng tỏ thêm tư tưởng và vai trò của hoàng đế trong thế chiến thứ hai.
1
null
M110 SASS (Semi-Automatic Sniper System) là loại súng bắn tỉa bán tự động được phát triển bởi Reed Knight (một phần của công ty Knight's Armament) vào những năm 1990 dựa trên khẩu AR-10 nhưng cấu tạo và các linh kiện của súng 60% giống với khẩu AR-15. Súng được sử dụng bởi các lính bắn tỉa và lính thiện xạ trong lực lượng quân đội Hoa Kỳ cũng như nó được dự tính sẽ thay thế cho súng bắn tỉa M24. Việc dự tính này gây ra các tranh cãi mà một trong số đó tỏ ra nghi ngờ về độ chính xác của súng có bằng với M24 trong tầm xa. Nhưng công ty Knights Armament thì tuyên bố mẫu dân sự là SR-25 có độ chính xác là 0,5 MOA thì với mẫu quân sự có thể tốt hơn nữa với khả năng bắn nhanh trong khoảng cách 600 m hoặc hơn tùy thuộc vào môi trường và kỹ năng của xạ thủ. Thiết kế. M110 có cách hoạt động giống như AR-15 với cơ chế nạp đạn bằng khí nén trích khí trực tiếp với thoi nạp đạn xoay. Khí nén sẽ vào thẳng bộ khóa nòng bằng việc đi vào ống trích khí dẫn thẳng nến thoi nạp đạn, tại đó khí nén sẽ đi qua một van khí đẩy thoi nạp đạn làm nó xoay mở khóa và lùi về phía sau bắt đầu chu kỳ nạp đạn. Thoi nạp đạn có 7 móc khóa viên đạn cố định vào vị trí. Thân súng được chia làm hai phần trên và dưới được gắn với nhau bằng đinh ghim, cả hai đều được làm bằng hợp kim nhôm dùng trong công nghiệp hàng không. Nòng súng được gắn gần như tự do chỉ tiếp xúc với súng qua khoang chứa đạn và ống trích khí. Hệ thống nhắm cơ bản của súng là ống nhắm, trên thân súng có thanh răng để gắn các loại ống nhắm phù hợp cũng như có điểm ruồi dự phòng với tầm nhắm 600 m. Không giống như mẫu dân sự SR-25, M110 có nòng súng tích hợp bộ phận chống chớp sáng có thể tháo ra để sử dụng ống hãm thanh tháo lắp nhanh chóng. M110 có thể gắn thêm chân chống chữ V để tiện cho việc chiến đấu. Báng súng không thể gấp lại nhưng có thể điều chỉnh chiều dài cho phù hợp với xạ thủ.
1
null
Ngô ngọt hay ngô đường, bắp ngọt, bắp đường ("Zea mays" convar. "saccharata" var. "rugosa"); là giống ngô có hàm lượng đường cao. Ngô ngọt là kết quả xuất hiện tự nhiên của đặc tính lặn của gen điều khiển việc chuyển đường thành tinh bột bên trong nội nhũ của hạt ngô. Trong khi các giống ngô thông thường được thu hoạch khi hạt đã chín thì ngô ngọt thường được thu hoạch khi bắp chưa chín (ở giai đoạn "sữa"), và thường dùng như một loại rau hơn là ngũ cốc. Quá trình chín của hạt ngô liên quan đến việc chuyển hóa đường thành tinh bột nên ngô ngọt thường được ăn tươi, đóng hộp, đông lạnh.
1
null
Ngô bao tử là loại ngô được thu hoạch khi bắp ngô còn non và có kích thước nhỏ. Ngô bao tử thường được sử dụng nguyên bắp (không tách hạt) như một loại rau, có thể ăn sống hoặc nấu. Loại thực phẩm này khá phổ biến trong ẩm thực châu Á.
1
null
Muối bơ là gia vị bột phát triển vào cuối thế kỷ 20 nhằm mục đích phối hợp và pha trộn hai vị của muối ăn và bơ. Nó là một loại bột mịn vàng có nguồn gốc từ muối và có hương bơ. Muối bơ thường dùng nêm vào bắp rang. Thánh phần bao gồm muối, hương bơ và màu thực phẩm.
1
null
Cá rựa (Danh pháp khoa học: Macrochirichthys macrochirus) là một loài cá phân bố ở vùng Đông Nam Á và là loài cá lấy thịt. Ở Việt Nam, cá sống ở một số nơi trong vùng biển ở miền Trung Việt Nam. Đặc điểm. Cá rựa có hình dáng dài như cá hố, thân tròn, da có màu nâu xanh, sắc da không trắng mà xanh thân cá giống chiếc rựa, tên gọi cá rựa do ngư dân miền Trung Việt Nam gọi do có thể da cá màu xanh ánh bạc giống màu xanh thép đúng lửa, và hình dáng cá giống chiếc rựa (dao quắm) của người miền Trung Trung bình mỗi con cá rựa to bằng bắp tay người lớn, dài khoảng 60 cm. Cá rựa thịt trắng, xương sống cứng, có nhiều xương dăm dọc theo sống lưng, thịt cá vừa dai vừa ngọt mềm Cá rựa khi to thì thân lắm xương xương bị cứng nhưng khi cá nhỏ thì thịt nhão ít ngon Tại Việt Nam, loài cá này xuất hiện quanh năm nhưng nhiều nhất ở vùng biển miền Trung vào khoảng thời gian cuối mùa thu hay vào mùa hè và mùa thu. Ngư dân đánh được loại cá này ngoài khơi xa bằng cánh giăng lưới. Thịt cá rựa được dùng làm nguyên liệu để chế biến thành nhiều món ăn ngon như cá rựa bóp chanh, chả cá rựa, cháo cá rựa... Cá rựa có thể được băm nhuyễn làm chả rồi tùy nhu cầu mà kho, nấu canh, chiên. Đặc biệt khi nấu cháo sẽ dậy vị ngọt lịm, béo bùi.
1
null
Ngô nếp hay ngô sáp, bắp nếp là giống ngô có đặc tính dính hơn ngô thông thường, do thành phần tinh bột chủ yếu là amylopectin. Trong hạt ngô thông thường, tinh bột được cấu tạo từ các phân tử polysaccharid mạch nhánh (amylopectin) và mạch thẳng (amylose). --Amylose: là polysaccharide mạch thẳng được cấu tạo nên từ các phân tử α-D-glucose nhờ các liên kết α-1,4-glucoside. Amylose được tạo ra từ 500-1000 phân tử α-D-glucose hoặc có khi chỉ khoảng 250-300 phân tử. Chuỗi phân tử glucose xoắn lại với nhau theo hình xoắn lò xo. Sự hình thành dạng xoắn lò xo là do sự hình thành các liên kết hydro giữa các phân tử gluco. Mỗi vòng xoắn có 6 đơn vị gluco và được duy trì bởi liên kết hydro với các dòng xoắn kề bên. Khoảng không gian giữa các vòng xoắn có kích thước phù hợp cho một số phân tử khác có thể liên kết vào, ví dụ như iodine. Khi phân tử iodine liên kết vào vòng xoắn sẽ làm cho các phân tử gluco thay đổi vị trí và tạo nên phức màu xanh thẫm đặc trưng. Ái lực của amylose với iodine phụ thuộc tuyến tính với chiều dài mạch polymer. -  Amylopectin có cấu tạo phức tạp hơn amylo. Tham gia cấu tạo của amylopectin có khoảng 500,000 đến 1 triệu phân tử α-D-gluco liên kết với nhau, được nối với nhau bởi liên kết α-1,4-glucoside và α-1,6-glucoside tạo thành mạch có nhiều nhánh. Cứ khoảng 24-30 đơn vị gluco trên mạch sẽ có 1 liên kết α-1,6 glucoside để tạo mạch nhánh. Trên mạch nhánh cấp 1 lại hình thành mạch nhánh cấp 2, cứ như vậy phân tử amylopectin phân nhánh nhiều cấp rất phức tạp.  Amylopectin cho màu đỏ với iod, hòa tan trong nước nóng tới 60-90% cho dung dịch có độ nhớt cao. Người ta có thể phân biệt được amylose và amylopectin dựa trên sự khác nhau về khối lượng phân tử; cũng như về khả năng gắn kết đặc hiệu với dung dịch iodine. Amylopectin có phân tử lượng trong khoảng 107 đến 108; trong khi phân tử lượng của amylose chỉ khoảng 5x105 đến 106. Ở nhiệt độ 200C, khả năng gắn của amylopectin với iodine chỉ khoảng 0,2 % khối lượng trong khi amylose là 20% khối lượng. Một điểm khác nhau quan trọng giữa amylose và amylopectin là các chất có thể liên kết với chúng. Bản chất hoá học của amylose cho thấy nó có thể kết hợp với các phân tử kị nước nhỏ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, amylose(đặc biệt từ ngũ cốc) có thể kết hợp với một lượng tương đối lớn lipid. Khác với amylose, amylopectin có thể có các liên kết cộng hoá trị với phosphate, đặc biệt là amylopectin từ các loại củ. Như vậy người ta có thể tách phân đoạn amylose và amylopectin dựa trên sự khác biệt về khả năng gắn kết hoặc dựa trên sự khác nhau về kích thước phân tử của chúng Trong ngô và một số loại ngũ cốc, khối lượng phân tử tinh bột nằm ở mức giữa khối lượng phân tử amylose và amylopectin. Loại tinh bột này chứa chuỗi liên kết (1–4) alpha-D-anhydroglucose, tuy nhiên chiều dài trung bình của các chuỗi này và số chuỗi trên mỗi phân tử thì khác nhau khác nhau tùy thuộc hàm lượng amylopectin và amylose. Một số nghiên cứu cho thấy trong tinh bột ngô thông thường chứa 5 đến 7% các polysaccharid trung gian. Trong các loài thực vật tạo tinh bột, gen "nếp" là gen trội.
1
null
Đồng bằng trung lưu sông Rhein phía trên còn được gọi với tên phổ biến là Rhine Gorge kéo dài 65 km dọc theo sông Rhein là một trong những tuyến đường quan trọng của châu Âu, bao gồm các lâu đài, thị trấn cổ, các khu vườn nho bậc thang hình thành cách đây 2.000 năm là một cảnh quan lịch sử về sự phát triển của một vùng thung lũng hẹp bên sông. Địa chất. Địa chất chủ yếu của khu vực là đá phiến được hình thành từ lớp trầm tích kỷ Devon và đang hiện vẫn đang được nâng lên tạo thành các sườn núi dốc và các thung lũng hẹp rất đẹp như là Loreley. Văn hóa. Với địa hình ở đây, từ lâu đã hình thành các ruộng bậc thang cách đây 2.000 năm, phục vụ cho việc trồng nho ở các sườn núi hướng nam, hình thành các vùng rượu nho nổi tiếng như Mittelrhein. Dòng sông đã trở thành một tuyến đường thương mại quan trọng, cửa ngõ dẫn vào trung tâm châu Âu từ thời tiền sử, cắt qua Slate Rhenish, nối các vùng Oberrheingraben với lưu vực đồng bằng sông Rhine ở hạ lưu. Với sự giàu có ngày càng tăng do việc buôn bán thương mại và nông nghiệp, nhiều lâu đài xuất hiện và thung lũng đã trở thành một khu vực quan trọng của La Mã. Trong chiến tranh, nhiều trong những lâu đài được xây dựng đã trở thành đống đổ nát, tạo thành một điểm thu hút đặc biệt đối với các tàu du lịch dọc theo dòng sông. Thung lũng trở thành một phần của nước Phổ và sau đó cảnh quan của nó trở thành một trong những cảnh đẹp tiêu biểu của Đức. Thắng cảnh. Cảnh quan ở thung lũng bao gồm: khoảng 60 khu định cư, 40 lâu đài (xây dựng trong khoảng 1.000 năm) kéo dài từ Bingen qua thung lũng Bacharach, thu hẹp ở hẻm Loreley sau đó mở rộng ở Neuwied, qua Gate Lahnstein; ngoài ra là nhiều ruộng bậc thang ở thượng lưu sông Rhein hình thành cách đây 2.000 năm.
1
null
Sphyraena flavicauda là một loài cá thuộc họ Cá nhồng được tìm thấy ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Nó có thân dài đến 60 cm. Thân có hai sọc màu từ nâu đến vàng hơi nâu dọc, vây đuôi có màu hơi vàng. Chúng bơi theo bầy và chỉ ăn các loài cá khác.
1
null
Cá nhồng phương bắc (danh pháp hai phần: Sphyraena borealis) là một loài cá thuộc họ Cá nhồng. Nó đã được miêu tả bởi nhà động vật học Mỹ James Ellsworth De Kay năm 1842 Northern sennet are also known as northern barracuda.. Giống như các thành viên khác của họ Cá nhồng, loài cá này, đầu giống cây lao, và hàm lớn Loài cá nhồng phương bắc chỉ có thể được tìm thấy ở miền tây Đại Tây Dương. Mặc dù chúng thường hiện diện ở khu vực cận nhiệt đới từ vĩ độ 43 ° B - 18 ° B chúng cũng có thể được tìm thấy ở Canada, và Massachusetts đến nam Florida, vịnh Mexico, nơi chúng gắn liền với đá ngầm, và bờ biển đông Panama Cá nhồng phương bắc có thể dài đến 46 cm, nhưng thường chúng được xem là loài cá nhồng nhỏ nhất với con lớn nhỏ hơn 0,3 m và kỷ lục con cá cân nặng nhất chỉ nặng 0,93 kg..
1
null
Alvaro Vadillo của Real Betis đã thu hút chú ý của một loạt CLB lớn của châu Âu như Real Madrid, M.U và Udinese. Mới chỉ 17 tuổi nhưng Vadillo đã 5 lần ra sân cùng Betis tại La Liga mùa giải này. Không may, trong trận gặp Real Madrid cuối tuần trước, Vadillo gặp chấn thương đầu gối nghiêm trọng có thể phải nghỉ thi đấu từ 2 đến 6 tháng. Bất chấp thực tế đó, các CLB vẫn đánh cược với rủi ro để sở hữu tài năng sáng giá này. Sau khi huấn luyện viên Jose Mourinho của Real Madrid công khai bày tỏ sự quan tâm tới Vadillo thì đến lượt M.U cũng sẵn sàng đưa ra đề nghị chuyển nhượng đối với anh. Hợp đồng hiện tại giữa Vadillo với Betis có điều khoản giải phóng lên tới 20 triệu bảng. Nhưng giá trị thực tế của cầu thủ này trên thị trường chuyển nhượng được định giá khoảng 3 triệu bảng. Dự kiến, cuộc đua giành chữ ký của Vadillo sẽ nóng lên vào mùa Hè sang năm, khi anh có thể trở lại sân cỏ.
1
null
Dan Dockery (sinh 1973), tên tiếng Việt là Đàn, là một doanh nhân người Anh. Ông sinh ngày 23 tháng 12 năm 1973 tại Oxford, Vương Quốc Anh trong một gia đình có truyền thống kinh doanh. Ông tốt nghiệp chuyên ngành Lịch sử - Đại học Manchester, Vương quốc Anh. Năm 1997, Daniel Dockery đến Việt Nam, trở thành giáo viên tiếng Anh tại Trung tâm ngoại ngữ Language Link và tiếp tục duy trì công việc này đến tháng 9 năm 1999. Trong thời gian cư trú ở Việt Nam, năm 1998, Daniel Dockery thành lập MINSK CLUB – Câu lạc bộ của những người có chung niềm đam mê du lịch, khám phá văn hóa các vùng miền Việt Nam với phương tiện đơn giản – xe mô tô. MISNK CLUB đã tổ chức nhiều sự kiện lớn với sự tham gia của các nghệ sĩ, ban nhạc nước ngoài. Năm 1999, Daniel Dockery cùng với Digby bắt đầu thành lập và phát triển Công ty du lịch Motorbiking Việt Nam, sau đó được phát triển thành Công ty du lịch Explore Indochina vào năm 2002, cung cấp dịch vụ tour du lịch khám phá với phương tiện xe mô tô. Tuy không được đào tạo bài bản về nghiệp vụ quản lý khách sạn, nhà hàng trên ghế nhà trường, song được tiếp cận với môi trường nhà hàng từ nhỏ với công việc đầu tiên là rửa bát trong nhà hàng của chính gia đình mình, cộng thêm nhiều kinh nghiệm thực tế, nghiệp vụ bàn, bar, nhà hàng, khách sạn mau chóng trở thành lĩnh vực yêu thích của ông. Cùng chung niềm đam mê khám phá ẩm thực cùng các loại rượu Việt Nam, Daniel Dockery cùng Markus Madeja xây dựng ý tưởng kinh doanh với những món ăn mang đậm phong vị Việt Nam truyền thống cùng các loại rượu dân tộc. Tháng 9/2000, Daniel Dockery cùng Markus Madeja và bà Vũ Thị Thoa thành lập cơ sở kinh doanh Highway4 tại số 5 Hàng Tre, Hà Nội. Năm 2005, vốn sẵn có tiền đề từ các hoạt động sự kiện của MINSK CLUB, ông thành lập Công ty giải trí CAMA Việt Nam. Đồng thời hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau, năm 2007, Daniel Dockery quyết định tạm ngưng việc quản lý các hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực du lịch tại Exploreindochina nhằm tập trung tối đa cho việc quản lý kinh doanh của hệ thống Nhà hàng Highway4.
1
null
Vissarion Grigoryevich Belinsky (tiếng Nga: ; 11 tháng 6 năm 1811 – 7 tháng 6 năm 1848) là một nhà phê bình văn học Nga hàng đầu của phong trào Âu hóa thể kỉ 19. Ông giao du với Alexander Herzen, Mikhail Bakunin, và các trí thức phê phán khác. Belinsky đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp của nhà thơ và nhà xuất bản Nikolay Nekrasov cùng tạp chí đại chúng "Sovremennik" của ông.
1
null
Nhà hát opera Margravial () là một nhà hát opera kiến trúc Baroque được xây dựng giữa năm 1745 và 1750 nằm ở thành phố Bayreuth, Đức. Đây là một trong số ít các nhà hát opera còn sống sót của châu Âu giai đoạn này đã được khôi phục hoàn toàn. Vào ngày 30 tháng 6 năm 2012, công trình này được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Lịch sử. Tòa nhà độc lập này được thiết kế bởi kiến trúc sư Joseph Saint-Pierre (khoảng 1709–1754) dưới sự ủy nhiệm của bá tước ("Margrave") Nhà Hohenzollern Frederick và vợ của ông Wilhelmine. Nó được khánh thành nhân dịp hôn lễ cô con gái của họ là Elisabeth Friederike Sophie với công tước Charles Eugene. Nội thất bằng gỗ được thiết kế bởi Giuseppe Galli Bibiena (1696 – 1757) và con trai ông là Carlo tới từ Bologna theo một phong cách Baroque Ý muộn. Buồng nhà hát được bảo tồn hoàn toàn trong tình trạng ban đầu ngoại trừ rèm được quân đội của Napoleon thêm vào trên đường hành quân Chiến dịch nước Nga năm 1812. Công trình dài 71,5 m, rộng 30,8 m và cao 26,2 mét gồm 3 tầng. Mặt tiền được thiết kế bằng đá sa thạch do thiết kế của kiến trúc sư người Pháp Joseph Saint Pierre với 3 cửa dưới một ban công và có các cột trụ, bên trong tòa nhà gồm một tiền sảnh, cầu thang, các hành lang, phòng triển lãm và thính phòng với một sân khấu lớn với vật liệu sử dụng chủ yếu là chất liệu gỗ và những tấm vải trang trí. Tầng trệt của thính phòng chính là sàn gỗ năm 1935 thay thế sàn gỗ cũ, có các lan can gỗ và các tấm rèm, cùng với đó là các cột trụ nâng đỡ được trang trí tỉ mỉ. Các tầng trên được trang trí đơn giản hơn. Trần nhà được phủ bởi những tấm bạt được trang trí rất đẹp. Hai bên là hệ thống đèn chùm và các bức tượng nữ thần. Ngoài ra, các góc là hệ thống lò sưởi để làm ấm tòa nhà vì các buổi hòa nhạc truyền thống được diễn vào những tháng trời lạnh trong năm.
1
null
Jake và những cướp biển vùng đất Hứa (nguyên tên tiếng Anh: "Jake and the Never Land Pirates") là loạt phim hoạt hình cướp biển được phát sóng trên kênh Disney Junior. Các nhân vật. Jake. Nhân vật chính. Anh có một thanh gươm bằng gỗ. Kiêm dẫn dắt cho đội. Izzy. Cô gái cướp biển trong đội và là bạn của Jake. Cô thường dùng bột tiên cho tình trạng khẩn cấp và một chiếc. Cubby. Đây là bạn của Jake. Anh dùng bản đồ kho báu Skully. Một con vẹt màu xanh lá cây nhỏ nhưng lại hoạt động như một người giám hộ cho đội. Nó thường đội một chiếc khăn màu đen có in hộp sọ màu đen. Freya. Là bạn của Jake. Cô có cây cung bằng gỗ màu hồng mà Peter Pan để lại cho cô. Thuyền trưởng Hook. Thuyền trưởng hải tặc cư trú tại Neverland và là nhân vật phản diện chính của loạt phim, chỉ huy của chiếc thuyền "Jolly Roger". Nổi tiếng về sự thô bạo đối với đối phương và thậm chí cả đối với thủy thủ đoàn của mình. Trong thực tế, Hook chỉ xuất hiện với 3 thủy thủ, phần còn lại của thủy thủ đoàn không bao giờ được nhìn thấy hay xuất hiện trong chương trình. Hook nói bằng giọng Anh. Ông Smee. Là thuộc hạ của Thuyền trưởng Hook, nhân vật phản diện thứ hai của loạt phim. Tuy nhiên, ông thường đánh giá cao Jake và sự giúp đỡ của thủy thủ đoàn. Sharky và Bones. Thành viên của thủy thủ đoàn cướp biển của Thuyền trưởng Hook. Họ thường dành nhiều thời gian để chơi âm nhạc hơn là thúc đẩy cốt truyện, hoạt động như hát rong. Phiên bản live action xuất hiện ở phần cuối của chương trình và đã thực hiện một bài hát gốc. Marina. Một nàng tiên cá trẻ, một trong những người sống trong các đại dương xung quanh Never Land với phần còn lại của dân tộc mình. Không giống như các cô gái trẻ thường là những người hợm hĩnh, ích kỷ, vô ích và hết sức tàn nhẫn, Marina là nhẹ nhàng và tử tế với những tên cướp biển trẻ. Cô thường cho họ thấy những bí mật của biển Không bao giờ cô. Marina cũng có một người em gái tên là Stormy. Stormy. Marina lười biếng, nhưng, cũng có nghĩa là chị em. Sao biển Sandy. Marina ca hát của Mermaid vật nuôi con sao biển với khả năng để chữa lành với một bài hát đặc biệt. Winger. Bạn thân của Skully tiết lộ cho là nàng công chúa của Vương quốc Bird Sky. Wise Old Parrot. Vẹt đỏ niên và người cai trị của Vương quốc Bird Sky. Peter Pan. Kẻ thù vòm Thuyền trưởng Hook và lãnh đạo của Never Land (đặc biệt là những chũ bé đi lạc, người không bao giờ xuất hiện trong chương trình). Cậu đã được đề cập nhiều lần trong suốt bộ phim, và đã xuất hiện trong các tập phim đặc biệt "Peter Pan Returns" và "Jake Save Bucky". Thuyền trưởng Flynn. Tên cướp biển đã bị mắc kẹt trên sa mạc Never Land với tàu của ông Barracuda nhưng cứu bởi Jake, Izzy, Freya và Cubby. Mama Hook. Mẹ của Thuyền trưởng Hook Red Jessica. Một nữ cướp biển xinh đẹp mà Thuyền trưởng Hook yêu. Liên kết ngoài. Trang Mạng Chính Thức
1
null
Xương Bình quân (chữ Hán: 昌平君; trị vì: 223 TCN hoặc ?-226 TCN), có thể là Công tử Khải nước Sở, "tính" Mị (芈) "thị" Hùng (熊), tên Khải (啟), là vị vua thứ 44 và là vua cuối cùng của nước Sở – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Sử sách đề cập danh hiệu khác nhau về vị vua cuối cùng của nước Sở. Sử ký Tư Mã Thiên xác định Xương Bình quân chính là người được Hạng Yên lập làm vua kế tục sau khi Sở vương Phụ Sô bị bắt. Tuy nhiên các sử gia hiện đại lại khẳng định Tư Mã Thiên nhầm lẫn: vị vua cuối cùng này là Xương Văn quân chứ không phải Xương Bình quân. Thân thế. Ông tên thật là Hùng Khải, con trai trưởng của Sở Khảo Liệt vương. Khi Khảo Liệt vương còn làm thái tử đã sang nước Tần làm con tin, sau lấy con gái Tần Chiêu Tương vương và sinh ra ông. Năm 263 TCN, Khảo Liệt vương lén trốn về nước, còn Hùng Khải vẫn ở lại nước Tần. Đến khi lên ngôi, Sở Khảo Liệt vương cũng không đón ông về, Hùng Khải vẫn phải làm tôi cho nước Tần. Quan nước Tần. Năm 238 TCN, ông được phong làm Ngự sử đại phu. Sau đó, do có công trong việc dẹp loạn Lao Ái, ông được Tần vương Chính (tức Tần Thủy Hoàng) phong làm thừa tướng thay cho Lã Bất Vi. Năm 238 TCN, ông cùng Xương Văn quân dẹp loạn Lao Ái. Nhờ có công, ông được phong tước Xương Bình quân. Các sử gia hiện đại xác định sau đó ông rời nước Tần về nước Sở và qua đời năm 226 TCN, không làm vua nước Sở. Vua bại trận. Theo Sử ký, năm 226 TCN, Tần đem quân đánh quê hương của ông là nước Sở, tiến đến đất Trần là cố đô nước Sở. Sau đó Tần vương Chính lại phái Lý Tín đem 20 vạn quân để diệt tận gốc nước Sở. Hùng Khải bèn cùng tướng Hạng Yên liên kết phản lại nước Tần. Năm 224 TCN, vua Tần lại sai Vương Tiễn đem 60 vạn quân đi đánh, bắt sống Sở Vương Phụ Sô. Hạng Yên chạy về Lan Lăng, lập Xương Bình quân lên ngôi. Theo Sử ký, Tần Thủy Hoàng bản kỷ, sau khi Sở vương Phụ Sô bị quân Tần bắt, ông được Hạng Yên lập lên ngôi để tiếp tục chống Tần, duy trì nước Sở. Tuy nhiên thế lực nước Sở khi Xương Bình quân lên ngôi đã rất nhỏ yếu, không còn khả năng kháng cự sự đánh chiếm của nước Tần. Tướng Tần là Vương Tiễn tiếp tục tiến về phía đông và phía nam, đánh bại quân Sở. Xương Bình quân bị tử trận. Hạng Yên thấy thế tuyệt vọng tự sát. Nước Sở hoàn toàn bị tiêu diệt. Nước Sở từ thời Sở Hùng Dịch được Chu Thành vương phong đến Xương Bình quân gồm có 44 vua gồm 33 thế hệ.
1
null
Mùa Phục Sinh (tiếng Anh: Easter) là một mùa trong Năm phụng vụ của Kitô giáo tiếp nối sau Mùa Chay. Mùa Phục Sinh kéo dài năm mươi ngày tương đương với bảy tuần bắt đầu từ Chúa Nhật Phục Sinh đến hết Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Ngày thứ bốn mươi tính từ sau ngày Lễ Phục Sinh thì có ngày lễ Chúa Giêsu lên trời (tức Lễ Chúa Thăng Thiên rơi vào ngày Thứ năm) nhưng thường được dời vào ngày Chúa Nhật kế tiếp (tức Chúa Nhật thứ bảy của mùa Phục Sinh). Ngày thứ năm mươi tính từ sau ngày Lễ Phục Sinh gọi là ngày Lễ Ngũ Tuần kỉ niệm Chúa Thánh Thần hiện xuống theo Tân Ước, ngày này cũng được coi là ngày khai sinh ra Giáo hội Công giáo.
1
null
Mùa Giáng sinh là một giai đoạn trong năm phụng vụ Kitô giáo theo sau Mùa Vọng. Nó bắt đầu từ ngày Lễ Giáng Sinh (25 tháng 12) đến hết ngày 5 tháng 1, tùy theo từng truyền thống, có thể bao gồm cả ngày 6 tháng 1 với lễ Hiển Linh (theo Kitô giáo Tây phương) hoặc lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa (theo Kitô giáo Đông phương). Mùa Giáng Sinh cử hành mừng sự kiện Chúa Giêsu Giáng Sinh. Thời gian này thường được gọi là "12 ngày mùa Giáng Sinh" (""). Màu sắc thường dùng trong phụng vụ là màu trắng. Một vài giáo phái như Phong trào Giám Lý xem mùa Giáng sinh là từ hoàng hôn ngày 24 tháng 12 đến ngày 6 tháng 1, bao gồm luôn cả Lễ Hiển linh (6 tháng 1). Từ năm 1969, Nghi thức Rôma của Giáo hội Công giáo đã mở rộng mùa Giáng sinh thêm một số ngày, bao gồm cả Chủ nhật sau Lễ Hiển Linh hoặc sau ngày 6 tháng Giêng, nghĩa là bao gồm cả lễ Chúa Giê Su chịu phép rửa tội. Đối với hầu hết các giáo phái Kitô giáo, chẳng hạn như Giáo hội Giám lý Thống nhất (Hoa Kỳ) và Giáo hội Công giáo, mùa Giáng sinh bắt đầu vào đêm 24 tháng 12, đêm trước Lễ Giáng sinh vào lúc mặt trời lặn hoặc lần cầu nguyện lúc chiều tối. Tiếp sau mùa Giáng sinh, theo lịch phụng vụ Công giáo là bắt đầu mùa thường niên, nhưng đối với vài giáo phái khác như là Giáo hội Anh hay là phong trào Giám Lý, là bắt đầu mùa Hiển linh. Có nhiều lễ kỷ niệm trong mùa Giáng sinh, bao gồm lễ Giáng sinh (25 tháng 12); Ngày của Thánh Stêphanô, tử đạo (26 tháng 12); Ngày kính Thánh Gioan Tông đồ (27 tháng 12); Ngày Các Thánh Anh Hài (28 tháng 12); lễ kính Thánh gia (gia đình Chúa Giê Su) (Chủ nhật sau lễ Giáng Sinh); Giao thừa (31 tháng 12); Lễ Chúa Kitô chịu cắt bì, Lễ trọng Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa và ngày đầu năm mới (1 tháng 1); cũng như Đêm trước Lễ Hiển linh hay là Đêm thứ Mười hai (tối ngày 5 tháng 1); và tùy tôn giáo có thể bao gồm cả lễ Chúa Giê Su chịu phép rửa tội (chủ nhật sau lễ Hiển linh). Phong tục mùa Giáng sinh bao gồm hát đồng ca thánh ca, tặng quà, chiêm nghiệm Giáng sinh, tham dự các dịch vụ nhà thờ và giáo hội, và ăn thức ăn đặc biệt, chẳng hạn như bánh Giáng sinh. Ở khía cạnh xã hội thế tục, mùa Giáng Sinh thường bắt đầu từ ngày Lễ Tạ Ơn của các quốc gia phương Tây và kéo dài đến ngày Tết Dương lịch. Trong đó, giai đoạn trước Lễ Giáng Sinh là khoảng thời gian đẩy mạnh việc kinh doanh, chi tiêu mua sắm, tặng quà; giai đoạn sau Lễ Giáng Sinh là khoảng thời gian chuẩn bị cho năm mới.
1
null
Hạt giống đỏ là một thuật ngữ khái niệm để chỉ những thanh niên có tiềm năng, tri thức và khả năng lãnh đạo được Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam quy hoạch định hướng để làm cán bộ lãnh đạo trong tương lai. Về mặt tích cực, do sinh ra và lớn lên trong gia đình giàu truyền thống nhiều Hạt giống đỏ được người dân đặt niềm tin vào sức trẻ, học vấn bài bản và nhiệt huyết của họ. Về hướng tiêu cực, cụm từ được sử dụng ở Việt Nam tương đương như "Thái tử Đảng" ở Trung Quốc, dùng để chỉ con cháu các (cựu) cán bộ lãnh đạo được hưởng các đặc ân của nhà nước và được quy hoạch để làm lãnh đạo trong tương lai. Hạt giống đỏ ban đầu. Trong thời gian chiến tranh, các lãnh đạo Đảng Cộng sản đưa ra những định hướng chọn lựa những thanh niên ưu tú, mang tư tưởng Cộng sản, để tập trung đào tạo thành những nhà quản lý, lãnh đạo đất nước trong công cuộc xây dựng đất nước trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, quân sự, khoa học, văn hóa nghệ thuật... Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về vai trò của những Hạt giống đỏ: "Chúng ta vào Đảng là để hết lòng hết sức phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, làm tròn nghĩa vụ của người đảng viên...Người cộng sản chúng ta không được phút nào quên lý tưởng cao cả của mình là: Suốt đời làm cách mạng, phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập, làm cho chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản thắng lợi hoàn toàn trên Tổ quốc ta và trên thế giới... phải đem hết tinh thần và nghị lực phấn đấu hy sinh cho sự nghiệp Cách mạng hoàn toàn thắng lợi". Khi nói chuyện với 100 thanh thiếu niên tuổi từ 9-14 được gửi sang Liên Xô học, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định đây là những người "học được nhiều điều, làm được nhiều việc". Những thanh niên được lựa chọn làm Hạt giống đỏ sẽ được đưa vào môi trường học tập tập trung, chất lượng cao, nhiều thử thách. Thậm chí, có những Hạt giống đỏ chất lượng tốt sẽ được đưa sang Liên Xô và Đông Âu để học tập. Trong số 100 người đầu tiên sang Liên Xô thì có 40 người làm nhà khoa học, một số làm lãnh đạo và nhiều người khác tham gia quân ngũ. Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước hiện nay đang có chủ trương tăng cường những người có học vấn cho các cấp lãnh đạo cơ sở, với nhiều kỳ vọng. Tất nhiên, để có liên tục lớp lớp “hạt giống đỏ”, việc chăm bẵm con cái, trẻ em nói chung, cần được toàn xã hội quan tâm đúng mức hơn, hữu hiệu hơn. Song, việc đào tạo “hạt giống đỏ” trong bối cảnh hiện nay, thời cơ chế thị trường, có phần khác trước, nó đòi hỏi các đơn vị và tổ chức cần tuân thủ các quy luật kinh tế khách quan để tạo nên môi trường nuôi dưỡng và rèn luyện công bằng, dân chủ và hiệu quả hơn.. Theo chia sẻ của nhiều người được quy hoạch là Hạt giống đỏ thì họ chỉ được trang bị nhiều hơn về mặt kiến thức còn mức sống lúc đi học cũng không khác so với học sinh bình thường. Các học viên đã được trang bị những kiến thức cơ bản về lý luận, thực tiễn và một số kĩ năng, góp phần nâng cao nhận thức về tư tưởng chính trị; xây dựng tầm nhìn và tư duy chiến lược, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý; rèn luyện đạo đức, tác phong, trách nhiệm công vụ của người cán bộ lãnh đạo, quản lý trước yêu cầu sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước Thành tích. Nhiều hạt giống đỏ đã trở thành những nhà lãnh đạo, những nhà khoa học, nhà quân sự, y tế, văn nghệ sĩ...đóng góp rất nhiều cho xã hội. Đó còn là những nhà cải cách, đưa đất nước thoát khỏi lạc hậu Hiện nay, Chính phủ Việt Nam luôn yêu cầu các Hạt giống đỏ phải luôn gương mẫu trong khi tiếp tục tạo điều kiện cho họ. Một số điểm hạn chế của Hạt giống đỏ. Tuy nhiên, trong quá trình Đổi mới, mở cửa, một bộ phận cán bộ tại Việt Nam, trong đó có một số Hạt giống đỏ có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống trong đó có cả những bất bình đẳng khi các hạt giống đỏ thăng tiến quá nhanh, không đáp ứng được yêu cầu về vị trí khiến người dân không hài lòng. Bên cạnh đó, nhiều Hạt giống đỏ có xuất thân từ các gia đình có truyền thống chính trị và được hưởng nhiều ưu đãi hơn cũng khiến xã hội có những bất bình, thậm chí hiểu theo nghĩa tiêu cực rằng Hạt giống đỏ là con ông cháu cha.
1
null
Chiến tranh Trần – Bắc Chu (chữ Hán: 陈北周之战, Trần – Bắc Chu chi chiến) hay thường gọi là trận Bành Thành (彭城之战, Bành Thành chi chiến), đôi khi cũng gọi là trận Lữ Lương (吕梁之战, Lữ Lương chi chiến) là cuộc chiến kéo dài từ tháng 10 năm 577 (năm Thái Kiến thứ 9 nhà Trần, năm Kiến Đức thứ 6 nhà Bắc Chu) đến tháng 2 năm sau vào đời Nam Bắc triều, với trận đánh lớn duy nhất và có tính quyết định nhằm tranh giành Bành Thành (nay là Từ Châu, Giang Tô) diễn ra ở gần Lữ Lương (nay là đông nam Từ Châu, Giang Tô). Kết quả quân Trần đại bại, quân Chu giành được toàn thắng. Bối cảnh, diễn biến và kết quả. Tháng 10 năm 577 (năm Thái Kiến thứ 9 nhà Trần, năm Kiến Đức thứ 6 nhà Bắc Chu), nghe tin Bắc Chu diệt Bắc Tề, Trần Tuyên đế Trần Húc muốn thừa cơ tranh giành khu vực Hoài Bắc, mục tiêu chính là 2 châu Từ (Châu trị chính là Bành Thành), Duyện (Châu trị nay là Duyện Châu, Sơn Đông) bèn phái Tư không Ngô Minh Triệt soái quân bắc tiến. Quân Trần đến Lữ Lương, đánh bại Từ Châu tổng quản Lương Sĩ Ngạn. Sĩ Ngạn lui về Bành Thành cố thủ, Minh Triệt tiến quân vây thành . Tháng 11, nhà Bắc Chu lấy Thượng đại tướng quân Vương Quỹ làm Hành quân tổng quản, soái quân đến cứu . Tháng 12, quân Trần vây Bành Thành, rồi dẫn nước Thanh Thủy (tức Tứ Thủy, nay chảy dài từ Hoài Âm, Giang Tô về phía tây bắc) rót vào thành, bày chiến thuyền quanh thành, tấn công rất gấp . Vương Quỹ ngầm đưa binh từ Thanh Thủy chiếm cứ Hoài Khẩu (tức Thanh Khẩu, nay là cửa sông Thanh Thủy nhập vào sông Hoài ở tây nam Hoài Âm, Giang Tô), cắm cọc lớn, giăng lưới dài, rồi dùng xích sắt xâu hàng trăm bánh xe lại với nhau mà dìm xuống Thanh Thủy, nhằm phong tỏa đường sông, cắt đứt đường lui của thủy quân Trần. Ở 2 bên bờ Thanh Thủy cho đắp thành, một tuần thì xong . Tiếu Châu thứ sử Tiêu Ma Ha kiến nghị: nhân lúc công sự của quân Bắc Chu chưa lập xong mà đánh, bọn họ sẽ không dám chống lại; nếu công sự lập xong, thì (bọn ta) ắt sẽ bị bọn họ bắt được! Ngô Minh Triệt không nghe . Tháng 2 năm sau (578), viện quân Bắc Chu tề tụ, các tướng Trần muốn phá đập mượn sức nước đẩy thuyền mà đi, nhưng lại có ý kiến e ngại nước lớn sẽ khiến thuyền hạm bị lật, thành ra do dự không quyết. Tiêu Ma Ha sốt ruột đề nghị chủ tướng Ngô Minh Triệt bỏ lại hạm đội, đi trước cùng kỵ binh. Lúc này bệnh đau lưng của Ngô đã phát nặng, lại không chấp nhận bỏ rơi đại quân, bèn sai Tiêu Ma Ha đưa kỵ binh đi trước, còn mình tự lãnh hạm đội, rồi cho phá đập. Đến Hoài Khẩu, thế nước dần yếu, lại gặp chướng ngại vật, thuyền hạm không thể qua được . Vương Quỹ đưa quân đến đánh, quân Trần tan rã. Ngô Minh Triệt và 3 vạn tướng sĩ cùng toàn bộ quân nhu bị quân Chu bắt sống. Tiêu Ma Ha soái 80 kỵ binh tinh nhuệ đi trước đột vây, số kỵ binh còn lại đi theo, nên trở về được . Sau đó, quân Chu thừa thắng nam hạ, giành lại Thọ Dương (nay là huyện Thọ, An Huy), vùng Hoài Nam lại thuộc về Bắc Chu.
1
null
Động đất Guatemala năm 2012 diễn ra vào ngày 7 tháng 11 năm 2012, vào hồi 16:35:47 UTC (10:35:47 giờ địa phương). Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ cho biết tâm chấn của trận động đất có cường độ 7,4 Mw nằm ở Thái Bình Dương, về phía nam Champerico ở tỉnh Retalhuleu., và cách Thành phố Guatemala khoảng 160 km về hướng tây nam. Sự rúng động của cơn địa chấn có thể được cảm nhận ở Guatemala và một số khu vực México, El Salvador, Belize, Honduras, Nicaragua, và Costa Rica. Hư hại nhiều tòa nhà được ghi nhận ở nhiều thành phố ở Guatemala, bao gồm San Marcos, Quetzaltenango, và thủ đô Thành phố Guatemala. Trung tâm cảnh báo sóng thần đã ban hành một cảnh báo về khả năng một cơn tsunami trong phạm vi của tâm chấn. Một trận động đất ngoài khơi Thái Bình Dương của Guatemala làm thiệt mạng ít nhất 52 người. Đây là trận động đất lớn nhất ở Guatemala kể từ năm 1976, khi một cơn địa chấn gây tử vong cho hơn 20.000 người. Tổng thống Guatemala, ông Otto Perez Molina, đã đến San Marcos để thị sát tình hình.
1
null
Khởi nghĩa Nam Xương (Tiếng Hoa giản thể: 南昌起义; Tiếng Trung phồn thể: 南昌起義; Bính âm: Nánchāng Qǐyì) là cuộc khởi nghĩa vũ trang chống lại cuộc thanh trừng cộng sản của Quốc dân Đảng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo tại thành phố Nam Xương (Giang Tây, Trung Quốc), Khởi nghĩa Nam Xương mở đầu cho cuộc chiến tranh Quốc - Cộng Trung Hoa. Lực lượng quân sự tại Nam Xương dưới sự lãnh đạo của Hạ Long và Chu Ân Lai đã nổi dậy trong một nỗ lực để nắm quyền kiểm soát của thành phố sau khi liên minh Quốc-Cộng tan vỡ. Ngày 1/8/1927, hơn 2 vạn quân do Chu Ân Lai và Chu Đức chỉ huy đã chiếm thành phố Nam Xương. Không giữ được thành phố, ngày 5/8 quân khởi nghĩa rút về Tỉnh Cương Sơn, dọc đường bị tấn công thiệt hại nặng nề. Từ năm 1933, ngày 1.8 được lấy làm ngày thành lập Hồng quân Công nông Trung Quốc (nay là Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc). Các nhà lãnh đạo quan trọng khác trong sự kiện này là Diệp Kiếm Anh, Diệp Đình, Đào Chú và Lưu Bá Thừa. Cuộc khởi nghĩa này còn có sự tham gia của nhà thơ Quách Mạt Nhược với tư cách trợ thủ của Chu Ân Lai, sau khi khởi nghĩa thất bại ông đào thoát sang Nhật Bản.
1
null
George Mikes (15 tháng 2 năm 1912 ở Siklós - ngày 30 tháng 8 năm 1987 tại Luân Đôn) (phát âm Mik-esh) là một tác gia người Anh sinh ra ở Hungary được biết đến nhiều nhất cho các bài bình luận hài hước của mình trên nhiều quốc gia khác nhau. Cha của ông, Alfred Mikes, là một vị luật sư thành công, một nghề nghiệp mà ông muốn George theo đuổi. Mikes tốt nghiệp tại Budapest vào năm 1933 và bắt đầu làm nhà báo cho "Reggel" ("Chào buổi sáng"), một tờ báo Budapest. Trong một thời gian ngắn ông đã viết một mục báo cho ("Theatre Life"). Năm 1938 Mikes đã trở thành phóng viên Luân Đôn cho tờ Reggel và 8 Órai Ujság ("8 O'Clock Paper"). Ông làm việc cho Reggel cho đến năm 1940. Được phái đến Luân Đôn để theo vụ khủng hoảng München và hy vọng sẽ ở Luận Đôn chỉ một vài tuần, ông đã ở lại Luân Đôn từ đó cho đến cuối đời mình. Năm 1946, ông trở thành một công dân Anh. Người ta cho rằng việc ông là một người Do Thái từ Hungary là một yếu tố trong quyết định ở lại Luân Đôn. Mikes đã viết bằng tiếng Hungary và tiếng Anh: "The Observer", "The Times Literary Supplement", "Encounter", , , tờ báo tiếng Hungary của Viên , và . Từ năm 1939 Mikes làm việc cho phần Hungary của BBC làm phim tài liệu, lúc đầu là một phóng viên tự do, và từ năm 1950, là một nhân viên của tòa soạn. Từ năm 1975 cho đến khi ông qua đời vào ngày 30 tháng 8 năm 1987 ông làm việc cho phần Hungary của đài phát thanh Szabad Europa. Ông là chủ tịch của chi nhánh London của PEN, và là một thành viên của Câu lạc bộ Garrick. Bạn bè của ông bao gồm Arthur Koestler, J. B. Priestley và André Deutsch, người cũng là nhà xuất bản của ông.
1
null
Quần đảo Ksamili (tiếng Albania: "Ishuj të Ksamilit" hoặc "Ishuj të Tetranisit") là một nhóm gồm bốn đảo nhỏ ở miền nam Albania. Muốn tiếp cận các đảo này, người ta phải đi thuyền nhỏ đến. Tên của quần đảo được đặt theo tên của xã Ksamil nằm ở phía đông của quần đảo. Cả bốn đảo gộp lại chỉ có diện tích là 8,9 hecta. Cây cối xanh tươi và những bãi biển nguyên sơ mang lại vẻ đẹp cho các đảo. Quần đảo là một phần của Công viên Quốc gia Butrint.
1
null
Tòa đô chính Bremen hay Tòa thị chính Bremen () là nơi làm việc thị trưởng và chủ tịch Thượng viện của thành phố Hanse tự do Bremen, Đức. Nó là một trong những ví dụ quan trọng nhất của kiến trúc Gothic bằng gạch và Phục Hưng Weser ở châu Âu. Kể từ năm 1973, nó đã là một tòa nhà lịch sử được bảo vệ. Vào tháng 7 năm 2004, công trình này cùng với tượng Roland Bremen được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Vị trí. Tòa nhà nằm ở phía bắc của Quảng trường chợ ở trung tâm lịch sử của thành phố. Ngay trước mặt nó là bức tượng của Roland. Ở phía đối diện của quảng trường đó có tòa thị chính cổ được gọi là Schütting ngày nay vẫn là trụ sở của hội đồng thương mại. Ở phía đông nam của quảng trường là trụ sở của Quốc hội bang Bremen được gọi là Bürgerschaft. Ở phía đông của cả hai có tòa thị chính và quốc hội mới cùng với nhà thờ chính tòa Bremen. Gần góc phía bắc của tòa thị chính, có một tác phẩm điêu khắc Những nhạc công Thành Bremen của Gerhard Marcks. Phía bắc có nhà thờ Đức Mẹ Lịch sử. Tòa thị chính cổ. Tòa thị chính ban đầu của Bremen nằm ở cuối phía nam của khu nhà giữa Quảng trường Nhà thờ Đức Mẹ, và hai con phố Obernstraße, Sögestraße. Năm 1229, nó được nhắc đến với cái tên "domus theatralis" (nhà trưng bày) và kể từ năm 1251, nó thường xuyên được gọi là "domus consularis" (nhà của hội đồng). Một mái vòm cắt ngang qua Sögestraße, và việc thợ sửa chữa gợi ý một tòa nhà bằng đá, đã tồn tại trước khi phong cách Gothic xuất hiện, thì chắc hẳn công trình mang phong cách Kiến trúc Romanesque. Người ta cho rằng trước khi đô thị giành được một quyền tự trị nhất định, tòa nhà đã phục vụ như một tòa án luật và do đó có ít nhất một hội trường mở vì theo luật cũ Sachsenspiegel của người Sachsen cấm các phiên tòa tổ chức trong phòng kín. Không có mô tả chính xác nào nhưng một số tài liệu cho biết về các cửa hàng vải ở địa điểm đó. Họ mô tả các vị trí phụ (bên dưới) là tòa thị chính và văn phòng. Tùy thuộc vào cách giải thích "bên dưới" là "trong hội trường bên dưới…" hoặc "phía trước tầng hầm của cửa hàng...", các tài liệu đề xuất các bối cảnh rất khác nhau của tòa thị chính và vị trí xung quanh nó. Hai văn bản kể về một cầu thang hoặc buồng cầu thang của ngôi nhà ở Liebfrauenkirchhof. Sau khi xây dựng tòa thị chính mới hơn, nó được cho hội quán tạp phẩm thuê, thay vì làm cửa hàng bất đắc dĩ. Cuối cùng vào năm 1598, nó được bán cho hai chủ sở hữu, những người đã chuyển đổi nó hoặc thay thế nó thành dinh tư. Tòa thị chính Gothic. Vào khoảng năm 1400, khi sự phát triển của Bremen ở đỉnh cao, một tòa thị chính mới đã được quy hoạch và xây dựng. Người tích cực nhất là thị trưởng Johann Hemeling cùng hai ủy viên hội đồng Friedrich Wagner và Hinrich von der Trupe. Vị trí và thiết kế là một minh chứng cho sự tin tưởng đối với tổng giám mục. Quảng trường chợ Bremen được hoàn thành trước đó một thế kỷ bây giờ được chi phối bởi tòa thị chính hơn là nhà thờ và dinh tổng giám mục. Cả hai đại sảnh của nó là sảnh trên và sảnh dưới đều dài hơn và rộng hơn đại sảnh của Tòa giám mục vài inch. Như trong cung điện, các lối vào được đặt ở hai bên chứ không phải hướng đối diện với quảng trường. Hầm Ratskeller thấp hơn so với đại sảnh. Với việc xây dựng tòa thị chính, tác phẩm điêu khắc Roland đầu tiên đã được dựng lên trước mặt tòa đô chính nhưng nó vẫn chưa lớn như ngày nay. Tòa thị chính được xây dựng theo phong cách Gothic từ năm 1405 đến 1409 và được trang trí với 16 tác phẩm điêu khắc lớn là bốn triết gia cổ đại, các hoàng đế và tuyển đế hầu thể hiện tuyên bố của Bremen là một thành phố đế quốc. Nhưng đồng thời nó cũng được gia cố. Tòa nhà có hai lối đi trên tường, một lối đi phía trên phòng trưng bày về phía quảng trường chợ và một lối đi quanh máng xối của mái hông. Bốn tòa tháp nhỏ có cầu thang có thể đi lên từ sảnh qua bức tường phía trên. Phòng trưng bày ở tầng trệt đối diện với quảng trường chợ trong những thế kỷ đầu tiên không phải là phòng cho các thương gia, nó được dành cho các cuộc xử án. Ở phía sau của tòa thị chính Gothic, có một phần mở rộng, ở tầng trên chứa phòng dành cho Hội đồng thành phố được gọi là Altes Wittheits-Stube (phòng Hội đồng cũ). Phía tây của nó, có một cầu thang bên ngoài từ Nhà thờ Đức Mẹ lên sảnh trên. Đến năm 1432, cầu thang bên ngoài đã bị dỡ bỏ. Vào cuối thế kỷ 15, một văn phòng được xây dựng bên dưới phòng hội đồng cũ. Công trình Phục Hưng. Vào năm 1545-1550, một phần mở rộng với ba tầng chứa phòng Hội đồng thành phố mới và các văn phòng được xây dựng giữa tòa thị chính và dinh tổng giám mục, thể hiện phong cách Phục Hưng với đầu hồi hướng về phía đông, đối mặt với nhà thờ. Vào cuối thế kỷ này, Bremen đã trải qua giai đoạn bùng nổ thứ hai, và một cuộc tái khởi động xây dựng một tòa thị chính vĩ đại đã được tiến hành. Nghệ sĩ chính là kiến trúc sư, đồng thời là kỹ sư Lüder von Bentheim. Quá trình hiện đại hóa diễn ra theo hai bước. Bước đầu tiên, trong khoảng thời gian từ 1595 đến 1596, mười cửa sổ của sảnh trên hướng ra quảng trường chợ có mái vòm nhọn được chuyển sang cửa sổ lớn vuông vắn. Khoảng mười hai năm sau, từ năm 1608 đến năm 1612, một sự chuyển đổi lớn sang kiến trúc Phục Hưng Weser đã được bắt đầu. Hai cửa sổ nhỏ và cửa tuyên cáo ở giữa đã bị thay thế bằng phần nhà xây nhô lớn, bao gồm các cột, cột trụ và cửa sổ lớn. Trên cùng là một đầu hồi được trang trí mang phong cách Phục Hưng Flemish, hai đầu hồi bên cạnh giống nhau nhỏ hơn. Phù điêu được sử dụng để trang trí mặt tiền. Nhiều yếu tố kiến ​​trúc dựa trên các bậc thầy của thời Phục Hưng Hà Lan chẳng hạn như Hans Vredeman de Vries, Hendrick Goltzius và Jacob Floris. Hơn nữa, lan can trang trí đã được thêm vào. Kiến trúc Baroque. Ngay sau khi hoàn thành những công trình đó, nước Đức bị tàn phá bởi Chiến tranh Ba Mươi Năm, và sau Hòa ước Westfalen, Bremen phải phòng thủ trước sự xâm lược của Thụy Điển. Vào năm 1682-83, văn phòng ở phía sau được mở rộng theo phong cách Baroque, với những dãy cửa sổ nằm ngang đã không còn phổ biến hai thế kỷ sau đó. Thế kỷ 19. Với sự sáp nhập của các thực thể tự trị nhỏ hơn ở Đức vào năm 1803, dinh tổng giám mục lân cận từng nằm ngoài lãnh thổ của thành phố và cuối cùng là Hội đồng bầu cử Hanover đã trở thành một tài sản của thành phố. Tạm thời, nó được sử dụng cho các văn phòng cùng một lúc. Vào năm 1818-19, nó được tháo dỡ một phần và được xây dựng lại theo phong cách Tân cổ điển được gọi là "Stadthaus" (tòa nhà Văn phòng Thành phố). Năm 1826, những hư hỏng gây nguy hiểm cho các nghị viên tòa thị chính và phần mở rộng của nó đã được phát hiện. Với việc sửa chữa, diện mạo của mặt tiền quảng trường chợ được bảo tồn, nhưng mặt tiền phía đông mang kiến trúc Phục Hưng được thay thế bằng một mặt tiền đơn giản và mặt sau mất đi thiết kế độc đáo ban đầu. Thế kỷ 20. Từ năm 1820 đến năm 1900, Bremen đã nhân rộng dân số, và trong những thập kỷ năm 1900, chủ nghĩa Wilhelm được ưa chuộng nhiều. Do đó, việc mở rộng tòa thị chính đã được lên kế hoạch. Năm 1909, Stadthaus được tháo dỡ để xây dựng tòa thị chính mới. Trong quá trình đó, nhiều hiện vật Gothic đã được tìm thấy, nhiều hơn đáng kể so với dự kiến ​​của các nhà sử học. Với "Neues Rathaus" (tòa thị chính mới) được xây dựng vào năm 1909–1913 lớn gấp đôi tòa nhà cũ. Kiến trúc sư Gabriel von Seidl của Munich đã thành công với thiết kế của mình. Tuy nhiên, ba mặt tiền Tân Phục Hưng của nó là một ví dụ rất muộn về Chủ nghĩa lịch sử. Mặt thứ tư quay ra Nhà thờ Đức Mẹ và tiếp giáp với phần Baroque mở rộng, là trường phái Tân nghệ thuật.
1
null
Neil Leonard Dula Etheridge (sinh ngày 7 tháng 2 năm 1990) là một cầu thủ bóng đá Philippines đang chơi cho Birmingham City. Anh cũng chơi cho Philippines với vị trí thủ môn. Anh đã gia nhập Fulham Academy sau 3 năm làm cầu thủ thực tập tại Chelsea. Anh chơi lần đầu cho Fulham ở UEFA Europa League trong trận đấu với câu lạc bộ Đan Mạch Odense BK. Anh chưa chơi lần đầu ở Premier League, khi anh chơi lần đầu ở the Football League cho Bristol Rovers mượn. Là 1 cựu cầu thủ của học sinh Anh quốc tế, anh hiện đang đại diện cho đội tuyển bóng đá quốc gia Philippines ở cấp quốc tế. Tiểu sử. Etheridge sinh ở Enfield Town, ở Khu Enfield của Luân Đôn cha là Englishman Martin Etheridge và mẹ là Filipina Merlinda Dula một người gốc Tarlac. Anh chơi thể thao từ lúc lên 9 và học trường Court Moor ở Fleet, Hampshire nơi anh cũng đại diện cho các đội Hampshire Schools và quận Aldershot & Farnborough. Etheridge bắt đầu tham gia Chelsea Academy năm 2003. Năm 2006, anh chuyển đến Fulham, và ký hợp đồng chuyên nghiệp với câu lạc bộ này.
1
null
Các đập Inga tọa lạc ở phía tây Cộng hòa Dân chủ Congo, có hai đập Inga I và Inga II nằm trên thác Inga nằm cách Kinshasa về phía tây nam. Dự án Inga được triển khai vào đầu thập niên 1970 và đập Inga là đập đầu tiên lúc đó. Theo kế hoạch ban đầu có 5 đập với tổng công suất thiết kế 34,5 GW. Cho đến nay chỉ có 2 đập được xây dựng gồm Inga I và Inga II, tổng cộng có 14 tuốc bin.. Tại đây sông Congo rơi từ độ cao 96 mét với lưu lượng nước là 42.476 m³/giây. Vào tháng 2 năm 2005, Công ty điện lực Nam Phi, Eskom, đã ra thông báo nâng công suất của Inga một cách đáng kể thông qua việc cải tiến và xây dựng đập thủy điện mới. Dự án sẽ đưa công suất tối đa lên 40 GW, gấp 2 lần Đập thủy điện Tam Hiệp của Trung Quốc. Người ta cũng lo ngại rằng các đập thủy điện mới này có thể gây ra sự tuyệt chủng của nhiều loài cá đặc hữu của con sông này.
1
null
Tượng Roland Bremen là một bức tượng Roland được xây dựng vào năm 1404 tại Quảng trường chợ của Bremen, Đức. Từ năm 1973, tượng Roland Bremen là một di tích được bảo vệ và vào năm 2004, nó cùng với tòa đô chính Bremen được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Mô tả. Công trình bằng đá vôi cao 5,47 mét đứng trên một đài cao 0,6 mét. Ở phía sau, nó được hỗ trợ bởi một cột đỡ cao 10,21 mét có một trướng được trang trí theo kiến trúc Gothic khiến nó trở thành bức tượng đứng tự do lớn nhất thời Trung Cổ ở Đức. Bức tượng mang hình thức của kỵ sĩ Roland, các hiệp sĩ Paladin của Hoàng đế La Mã Thần thánh thứ nhất Charlemagne và các anh hùng của Trận chiến Đèo Roncevaux. Vì vậy, Roland đứng trên quảng trường chợ với tư cách là đại diện của hoàng đế, người bảo vệ thành phố khi ông tuyên bố và đảm bảo các quyền và tự do cấp cho thành phố. Thanh kiếm "Durendal" không có vỏ đựng là biểu tượng của quyền tài phán hơn là biểu tượng của một hiệp sĩ và chiếc khiên được trang trí hình ảnh đại bàng hai đầu. Trên tấm khiên là dòng chữ có nội dung "vryheit do ik ju openbar / d 'karl vnd mēnich vorst vorwar / tráng miệng stede ghegheuen hat / des danket god' is mī radt", có nghĩa là "Sự tự do mà ta tuyên bố cho ngươi / điều mà Karl và nhiều nhà quý tộc thực sự / đã ban cho nơi này / Cảm ơn Chúa vì đây là lời chỉ dẫn của ta." Dưới chân của Roland là một hình ảnh người nhỏ bé được giải thích là biểu hiện của cho việc chinh phục những người Frisia. Đối với vị trí và hướng của bức tượng, khoảng cách gần với tòa thị chính (được xây dựng cùng thời điểm) và hướng đến trục đường Ostertor-Obernstraße. Trong khi ánh mắt của Roland hướng về phía nhà thờ, trước đây được coi là một cử chỉ quyền lực nhắm vào tổng giám mục của thành phố, ngày nay thông điệp về điều này chính là nhằm chống lại nhà thờ và tổng giám mục. Các bức tượng của Roland xuất hiện ở nhiều thành phố của Đế quốc La Mã Thần thánh như biểu tượng của sự tự do của thành phố. Bức tượng Roland ở Bremen là ví dụ lâu đời nhất còn sót lại. Từ Bremen, biểu tượng của tự do lan sang các thành phố khác và trở thành biểu tượng của Châu Âu mới. Lịch sử. Bức tượng ban đầu bằng gỗ bị đốt cháy vào đêm 29 tháng 5 năm 1366, bởi quân đội của Tổng giám mục vương quyền Albert II. Có lẽ nó đã được dựng lên từ năm 1340 hoặc 1350, giống như hình ảnh của những bức tượng Roland cổ khác. Đến năm 1404, trước khi bắt đầu xây dựng tòa thị chính, hội đồng thành phố Bremen đã cho xây dựng bức tượng Roland bằng đá. Các thợ đá Claws Zeelleyher và Jacob Olde được trả tiền để tiến hành công việc. Công trình sử dụng đá vôi được khai thác từ đồi Elm gần Harz, trong khi cột trụ bằng đá sa thạch từ Obernkirchen. Vào thế kỷ 18, nó được sơn màu xám, sau này màu sác của đá nhạt dần hơn. Khoảng năm 1811, tượng Roland Bremen có nguy cơ bị phá bỏ khi một hội trường chợ được lên kế hoạch, nhưng điều này đã không được thực hiện.
1
null