text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Đại Việt Quốc gia Liên minh, sau đổi thành Việt Nam Quốc dân Hội, là một tổ chức chính trị liên minh giữa các chính đảng người Việt chủ trương dựa vào thế lực Nhật chống Pháp để giành độc lập. Liên minh này hoạt động từ đầu năm 1944 đến tháng 5 năm 1945 thì tan rã. Hình thành và hoạt động. Cuộc năm 1940, quân Nhật tiến vào Đông Dương. Một mặt, chính quyền quân sự Nhật vẫn duy trì và sử dụng bộ máy cai trị của chính quyền thực dân Pháp để tập trung cho chiến tranh, mặt khác, công khai hoặc bí mật thành lập các tổ chức chính trị, quân sự, kinh tế của Nhật, hoặc do người Nhật ủng hộ, nhằm cơ sở chính trị cho Nhật sau này, khi có khả năng độc quyền kiểm soát Đông Dương. Đầu năm 1944, nhằm thay thế cho tổ chức Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội đã bị người Pháp đánh tan rã, người Nhật đã hỗ trợ Nguyễn Xuân Tiếu, một chính trị gia có xu hướng thân Nhật và bảo hoàng, thành lập một tổ chức liên minh các đảng phái chủ trương dựa vào thế lực Nhật để chống lại chính quyền thực dân Pháp. Tổ chức này lấy tên là Đại Việt Quốc gia Liên minh, với nòng cốt là Đại Việt Quốc xã Đảng liên minh với các đảng khác như Đại Việt Dân chính Đảng (lãnh tụ Nguyễn Tường Tam) và Đại Việt Duy dân Đảng (lãnh tụ Lý Đông A), do Nguyễn Xuân Tiếu làm Chủ tịch. Không lâu sau, nhóm Tân Việt Nam Quốc dân Đảng (lãnh tụ Nhượng Tống) cũng gia nhập Đại Việt Quốc gia Liên minh. Lúc này Liên minh đổi tên thành Việt Nam Quốc dân Hội. Tháng 2 năm 1945, đến lượt Đại Việt Quốc dân Đảng cũng cử đại diện tham gia Liên minh. Ủy ban Chính trị Bắc Kỳ và sự tan rã của Liên minh. Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương. Ngày 11 tháng 3 năm 1945, Liên minh thành lập Đại Việt Quốc gia Cách mệnh Ủy viên hội với mục đích sẽ trở thành một quốc hội và chính phủ lâm thời để tiếp quản quyền điều hành từ tay người Nhật. Tuy nhiên, chính phủ Tokyo đã chọn duy trì thể chế quân chủ của triều đình Huế và giao một phần chính quyền cho chính phủ Trần Trọng Kim, với nhiều nhân sự là thành viên của Đại Việt Quốc xã hoặc có xu hướng bảo hoàng. Sự việc này làm cho đã làm phát sinh mâu thuẫn giữa các đảng thành viên. Trừ Đại Việt Quốc xã và một số tổ chức chính trị nhỏ với xu hướng Bảo hoàng tiếp tục cộng tác với người Nhật, các đảng phái theo xu hướng Quốc dân đều ly khai và tìm cách phát triển cơ sở, chủ yếu sự hỗ trợ từ hải ngoại của chính phủ Trung Hoa Dân quốc. Từ tháng 5 năm 1945, Liên minh chính thức tan rã.
1
null
Matthew Ryan Phillippe (, sinh ngày 10 tháng 9 năm 1974) là một diễn viên người Mỹ. Sau khi xuất hiện trong vở kịch truyền hình "One Life to Live", anh đã trở nên nổi tiếng với hàng loạt các phim trong những năm cuối thập niên 1990 bao gồm: "I Know What You Did Last Summer", "Cruel Intentions", và "54". Trong những năm 2000, anh đã xuất hiện trong nhiều phim như: phim "Gosford Park" năm 2001 - được đề cử phim hay nhất của giải Oscar, phim "Crash" bộ phim thắng giải ensemble film trong năm 2005, và bộ phim tâm lý "Flags of Our Fathers" vào năm 2006. Trong năm 2007, anh đóng phim "Breach", một bộ phim phỏng theo câu chuyện có thật của mật vụ FBI Eric O'Neill. Năm 2008, anh cũng đóng vai chính trong phim chiến tranh Iraq của đạo diễn Kimberly Peirce "Stop-Loss". Năm 2010, anh diễn vai Greg Marinovich, nhiếp ảnh gia thắng giải Pulitzer-Prize trong phim "The Bang-Bang Club". Tiểu sử. Phillippe sinh tại New Castle, Delaware. Mẹ anh - Susan - làm việc tại trung tâm chăm sóc gia đình. Cha anh - Richard Phillippe - làm việc cho hãng DuPont. Dòng họ Phillippe có nguồn gốc từ Pháp di cư sang Mỹ. Anh có ba người chị. Anh từng chơi bóng rổ và bóng đá tại Học viện New Castle Christian. Ngoài ra anh từng đạt được đai đen trong môn Taekwondo, và là biên tập viên của niên giám ở trường trung học. Sự nghiệp. Sự nghiệp diễn xuất của Phillippe bắt đầu khi anh xuất hiện trong vở kịch truyền hình "One Life to Live "của kênh ABC. Vai diễn Billy Douglas kéo dài từ năm 1992 đến năm 1993, đây là vai diễn teen đồng tính đầu tiên trong vở kịch truyền hình. Sau khi rời show này, Phillippe chuyển đến Los Angeles, anh đã đóng một số vai diễn nhỏ trong nhiều phim truyền hình bao gồm: Matlock, The Secrets of Lake Success và các phim điện ảnh như: Crimson Tide (1995) và White Squall (1996). Năm 1997, Anh đóng vai chính trong phim, "I Know What You Did Last Summer", cộng tác cùng Sarah Michelle Gellar, Freddie Prinze, Jr. và Jennifer Love Hewitt. Thành công của phim đưa tên tuổi Phillippe trở nên nổi tiếng và anh đã tham gia nhiều phim ăn khách: "54" (1998) đóng cùng Neve Campbell, Salma Hayek và Mike Myers. Trong năm 1999, anh đóng phim "Cruel Intentions", bản phim hiện đại của tiểu thuyết "Les Liaisons Dangereuses" của nhà văn Choderlos de Laclos, diễn cùng vị hôn thê của anh Reese Witherspoon, cũng như bạn diễn trong phim "I Know What You Did Last Summer" Sarah Michelle Gellar. Đây là một thành công được dự đoán đối với khán giả tuổi teen, vai diễn gắn chặt khả năng đóng các vai đòi hỏi diễn cảnh nóng của Phillipe. Phillippe cũng xuất hiện trong music video "Comin' Up From Behind" của Marcy Playground, ca khúc đã xuất hiện trong phần soundtrack của phim. Trong những năm tiếp đó, anh đóng phim tâm lý tội phạm: "The Way of the Gun", diễn vai kỹ sư phần mềm nổi tiếng trong phim "Antitrust", và phim "Gosford Park" của Robert Altman, phim được đề cử giải Oscar cho giải phim hay nhất. Sau đó, Phillippe cũng đóng vai phụ trong các phim: "Igby Goes Down" (2002) và "Crash" (2005), thắng giải phim hay nhất – giải thưởng Oscar. Trong năm 2003, phim "The I Inside" công chiếu trên truyền hình cáp. Năm 2006, Phillippe đóng vai diễn có thực về y tá quân y Navy John Bradley trong phim chiến tranh "Flags of Our Fathers", của đạo diễn Clint Eastwood kể về hành trình của lính thủy đánh bộ Mỹ phất cờ ở trận chiến Iwo Jima. Phillippe đã nói rằng bộ phim là sự trải nghiệm tuyệt vời nhất trong sự nghiệp của anh bởi vì nó có ý nghĩa đối với anh, và giúp anh biết hơn về cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, cả hai người ông của anh đều từng tham gia chiến đấu trong chiến tranh. Nhà phê bình Richard Roeper đã đánh giá cao diễn xuất của anh trong phim, và cho rằng đây là vai diễn xuất sắc nhất của Phillipe. Vai diễn kế tiếp của anh là mật vụ Eric O'Neill trong phim trinh thám "Breach" đóng cùng Chris Cooper. Sau đó, anh cũng tham gia diễn xuất trong các phim: "Chaos" (2006), trong phim anh đóng vai nhân viên cảnh sát, phim "Five Fingers", tấm bi kịch ở Maroc, phim về cuộc chiến tranh Iraq của đạo diễn Kimberly Pierce "Stop-Loss" và phim "Franklyn". Kế đến, Phillippe đóng vai hài Lt. Dixon Piper trong bộ phim không thành công "MacGruber", phỏng theo show truyền hình cùng tên Saturday Night Live. Phim được phát hành ở Mỹ và Canada vào ngày 21/5/2010. Cũng trong năm này, Phillippe đóng phim hợp tác sản xuất giữa Canada và Nam Mỹ "The Bang Bang Club", phim kể về câu chuyện có thật của Bang-Bang Club, hình ảnh của bốn nhiếp ảnh gia người Nam Phi là dẫn chứng cho cái kết đẫm máu của chủ nghĩa apartheid. Phillippe đóng vai Pulitzer Prize-nhiếp ảnh gia dành chiến thắng giải thưởng Greg Marinovich. Phim được quay tại Nam Phi, khởi quay vào tháng 3 năm 2009. Phillippe miêu tả quá trình quay phim thực sự cuộc rượt đuổi bắn súng. "Không có tiện nghi gì cả, và tôi thấy thực sự thú vị". Anh cho rằng trải nghiệm này đã ảnh hưởng đến anh, "Chúng tôi quay phim cả ngày ở Soweto, đám tang không bao giờ kết thúc – cái chết diễn ra quá phổ biến ở đây. Trẻ con không có điều kiện sống. Điều đó khiến cho tôi muốn làm từ thiện nhiều hơn tại châu Phi." Một đoạn ngắn của phim đã được trình chiếu tại Liên hoan phim Cannes vào tháng 5 năm 2009, Bộ phim được chiếu tại Liên hoan phim Cannes vào tháng 5 năm 2010. Phim chính thức công chiếu vào tháng 9 năm 2010 tại Liên hoan phim quốc tế Toronto 2010. Mùa hè năm 2010, Phillippe bắt đầu đóng phim phỏng theo tiểu thuyết tội phạm "The Lincoln Lawyer", trong phim anh đóng vai Louis Roulet, một thiếu gia giàu có ở Los Angeles bị buộc tội, tội trạng của anh ta không rõ ràng. Phim cũng có sự tham gia của các ngôi sao khác như: Matthew McConaughey, Marisa Tomei và William H. Macy, công chiếu vào ngày 18 tháng 3 năm 2011, và nhận được sự đánh giá cao của giới phê bình với 82% phiếu bình chọn trên trang Rotten Tomatoes vào cuối tháng 3 năm 2011. Phim kế tiếp của Phillippe là bộ phim hành động về trộm cắp "Set Up", quay vào tháng 12 năm 2010 ở Grand Rapids, Michigan. Trong phim còn có sự tham gia của các ngôi sao Bruce Willis, Jenna Dewan và 50 Cent, phim tập trung nói về một nhóm đàn ông trẻ đến từ Detroit đang cố trộm một viên kim cương nhưng thất bại, điều đó khiến họ xung đột với ông chủ. Phim đã được phát hành đĩa DVD vào ngày 20 tháng 9 năm 2011. Tiếp sau đó, Phillippe đóng phim hài tâm lý "Revenge for Jolly!", cùng với Elijah Wood, Kristen Wiig, và Adam Brody, vào mùa hè năm 2011. Phim kể về một người đàn ông cố tìm ra kẻ giết con chó của anh ta, công chiếu tại Liên hoan phim Tribeca 2012. Sau đó, Phillippe lại đóng một phim khác "Straight A's", vào tháng 8 năm 2011. Phim quay tại Shreveport, Louisiana, trong phim Phillippe đóng vai một người đàn ông thường ra vào trại cai nghiện trong nhiều năm và nay lại bị ám ảnh bởi hồn ma của mẹ anh, phim cũng có sự tham gia của Anna Paquin và Luke Wilson. Vào tháng 11 năm 2011, Phillippe tham gia phim truyền hình dài 10 tập "Damages". trong vai Channing McClaren, a nhân vật có tính cách tương tự với Julian Assange, đây là vai diễn đánh dấu sự trợ lại với truyền hình kể từ vai diễn đột phá của anh trong vở kịch truyền hình "One Life to Live". Phim được phát sóng từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2012. Sau đó, Phillippe có kế hạch làm đạo diễn cho phim đầu tay "Chained", một phim trinh thám, Phillippe đóng vai diễn viên phải nghĩ ra một khung cảnh sáng tạo sau khi anh bị bắt cóc và tra tấn trong khi quay phim ở một thị trấn nhỏ. Không chỉ đạo diễn và đóng vai chính trong phim, Phillippe còn là đồng tác giả kịch bản cùng với Joe Gossett. Sắp tới, Phillippe cũng sẽ đóng một số phim như: "Chronicle", của đạo diễn Jay Alaimo với dàn diễn viên bao gồm Phillippe, Justin Long, và John Hawkes trong câu chuyện về hai người bạn nối khố cùng hợp tác buôn bán cần sa, và phim "The Stanford Prison Experiment" của đạo diễn Christopher McQuarrie, một phim về thuyết tâm lý học vô danh vào năm 1971 experiment. Phillippe, Breckin Meyer, Seth Green và David E. Siegal cùng điều hành công ty sản xuất Lucid Films. In 2010, Phillippe và Meyer began là những nhà điều hành sản xuất. Đời sống cá nhân. Vào năm 1997, Phillippe tham dự một bữa tiệc mừng sinh nhật lần thứ 21 của nữ diễn viên Reese Witherspoon. Khi gặp Witherspoon, Phillippe được thong báo rằng anh phải trải cả đên để trò chuyện với cô ấy, Witherspoon nói với Phillippe rằng, "Em nghĩ rằng anh là món quá sinh nhật của em." Họ bắt đầu hẹn hò và đính hôn vào tháng 12 năm 1998. Một năm sau đó, cặp đôi đóng chung phim "Cruel Intentions". Phillippe và Witherspoon kết hôn vào ngày 5 tháng 7 năm 1999, trong một buổi lễ nhỏ tại một đồn điền gần phía bắc Charleston, miền nam bang Carolina, khi Witherspoon đang mang bầu tháng thứ 6. Vào ngày 9 tháng 9 năm 1999, Phillippe và Witherspoon chào đón cô con gái đầu lòng tên Ava Elizabeth Phillippe, được đặt theo tên của nữ diễn viên Ava Gardner. Con trai họ, Deacon Reese Phillippe, được sinh ra vào ngày 23 tháng 10 năm 2003 và được đặt tên với người bà con xa Pittsburgh Pirates – cầu thủ ném bóng Deacon Phillippe, một vận động viên bóng chày trong thế kỷ thứ 20. Vào ngày 30 tháng 10 năm 2006, Phillippe và Witherspoon tuyên bố họ quyết định ly thân. Sau hơn 7 năm kết hôn, Witherspoon quyết định ly dị với chồng vào ngày 8 tháng 11 năm 2006, lý do họ đưa ra là không thể hòa hợp. Cô yêu cầu tòa án từ chối nhận kinh phí nuôi con từ phía Phillippe, cũng như muốn giành quyền nuôi dưỡng hai con vào ngày 15 tháng 5 năm 2007 và không nhận bất cứ sự hỗ trợ việc nuôi con của chồng. Cặp đôi chính thức ly dị vào ngày 5 tháng 10 năm 2007. Tòa án tuyên bố hai người chính thức ly hôn vào ngày 13 tháng 7 năm 2008. Phillippe và Witherspoon cùng chia sẻ quyền được nuôi dưỡng hai con. Phillippe bắt đầu hẹn hò với nữ diễn viên người Úc Abbie Cornish vào năm 2007 sau khi gặp nhau trong phim "Stop-Loss". Họ chia tay nhau vào tháng 2 năm 2010. Sau đó, Phillippe hẹn hò với người mẫu kiêm diễn viên Alexis Knapp vào mùa hè năm 2010, trước khi chia tay vào tháng 9 năm 2010. Sau khi chia tay, Knapp phát hiện ra cô đã mang thai, và cô hạ sinh một cô con gái tên Kailani Merizalde Phillippe Knapp vào ngày 7 tháng 7 năm 2011. Phillippe đã có mặt trong quá trình bé chào đời. Theo tạp chí People, Phillippe gần đây đang hẹn hò với một sinh viên đại học tên Paulina Slagter.
1
null
Mã Hữu Hữu (chữ Hán phồn thể: 馬友友) sinh ngày 7 tháng 10 năm 1955 là một nghệ sĩ bậc thầy về cello quốc tịch Mỹ. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng như Giải Grammy, Huân chương Quốc gia về Nghệ thuật năm 2001 và Huân chương Tự do Tổng thống năm 2011. Có người cho rằng Mã Hữu Hữu là nghệ sĩ cello nổi tiếng nhất thời hiện đại. Tham khảo. <references>
1
null
Sticks and Stones Tour là tour lưu diễn riêng đầu tiên của nữ ca sĩ Cher Lloyd nhằm mụ đích quảng bá cho album đầu tay của cô, "Sticks + Stones". Tour lưu diễn tại các khắp các thành phố của nước Anh, bắt đầu từ Leas Cliff Hall ở Folkestone. Thực hiện. Lloyd thông báo về tour diễn này vào cuối tháng 11 năm 2011, và vé bắt đầu được bán ra bắt đầu thứ ngày 25 tháng 11. Tổng cộng, tour diễn của cô đã thu hút hơn 28,300 khán giả.
1
null
Hoàng Hữu Nhân (1915 - 1999) là nhà hoạt động cách mạng, chính khách Việt Nam, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông đã từng giữ các chức vụ Ủy viên Ủy ban Hành chính Liên khu Việt Bắc, Bí thư Khu ủy Hồng Quảng, Chủ tịch Ủy ban Hành chính Thành phố Hải phòng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Quyền Trưởng ban Công nghiệp Trung ương. Quá trình hoạt động cách mạng. Ông quê ở xã Hoàng Phúc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Tên thật là Cao Văn Hòe. Ông sớm tham gia hoạt động cách mạng, những năm thập niên 1940 bị thực dân Pháp giam giữ tại nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội cùng Đào Duy Kỳ, Bùi Lâm, Đỗ Mười, Nguyễn Chương, Hồng Xích Tâm, Nguyễn Văn Kha. Nhà thơ Thôi Hữu cùng quê là bạn thân của ông. Năm 1945 với bí danh "Xích" ông cùng với đồng chí Khuất Duy Tiến hoạt động phong trào Việt Minh, vận động giới công thương gia Hà Nội, đặc biệt là gia đình thương gia Trịnh Văn Bô ủng hộ tài chính cho hoạt động cách mạng. Đầu tháng 8 năm 1946, Thành ủy Hải Phòng quyết định mở Trường Cán bộ Thanh niên mang tên Tô Hiệu, từng là Bí thư Thành ủy Hải Phòng. Trường Huấn luyện Cán bộ Thanh niên Tô Hiệu được đặt ở lâu đài Mác-ty. Thành ủy chỉ định ông làm Hiệu trưởng danh dự trường Tô Hiệu. Tháng 8/1951 ông làm Ủy viên Ủy ban Kháng chiến Hành chính Liên khu Việt Bắc thay ông Nguyễn Hữu Tạo. Đồng thời ông được cử tham gia Ban Giáo dục Trung ương cùng Nguyễn Khánh Toàn, Trần Huy Liệu, Đào Duy Kỳ, Nguyễn Hữu Đang, Hoài Thanh do ông Hà Huy Giáp làm Trưởng ban, sau đó ông làm Bí thư Khu ủy Hồng Quảng (nay là tỉnh Quảng Ninh). Nhà lãnh đạo kỳ cựu Thành phố Cảng Hải phòng với tư duy Đổi mới. Năm 1954 khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, Trung ương Đảng quyết định lập Ban Chỉ đạo khu vực tập kết 300 ngày tại Hải phòng, chỉ định Đỗ Mười làm trưởng ban, cùng với Hoàng Hữu Nhân, Hoàng Mậu, Nguyễn Tài, Nguyễn Đàm, Bùi Công Trừng, Lý Ban, Nguyễn Công Thành, Nguyễn Văn Ngọc, và đại diện Bộ Quốc phòng. Tháng 12 năm 1956 ông được bổ nhiệm làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính Thành phố Hải phòng, các Phó Chủ tịch là Vũ Trọng Khánh (nguyên Thị trưởng Hải Phòng năm 1945) và Tô Duy (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Kiến An). Ông kiêm Bí thư Thành ủy thay ông Đỗ Mười chuyển về Hà Nội làm Thứ trưởng Bộ Nội thương. Tháng 5 năm 1955 Hải phòng được giải phóng. Những ngày đầu giải phóng, Hải Phòng-Kiến An gặp rất nhiều khó khăn do chế độ cũ và chiến tranh để lại. Công nghiệp và thương nghiệp bị thu hẹp, thậm chí đình đốn, vùng nông thôn Kiến An và ngoại thành Hải Phòng xơ xác, tiêu điều. Là đầu mối giao thông, song luồng lạch, cảng biển không được nạo vét, đường sá xuống cấp nghiêm trọng, giao thông ách tắc…Tình hình văn hoá-xã hội khá phức tạp; nhiều tệ nạn do chế độ cũ để lại; hàng vạn công nhân, lao động không có việc làm…Các lực lượng phản động vẫn tiếp tục nuôi âm mưu phá hoại lâu dài cách mạng Việt Nam, trong đó, Hải Phòng là một trọng điểm. Trong những năm xây dựng cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa ở miền bắc, là lãnh đạo thành phố, ông đã góp phần lớn vào việc chỉ đạo xây dựng kinh tế chính trị xã hội của thành phố. Đặc sắc nhất là Hải Phòng đã thành công trong việc phát triển cơ sở hạ tầng từ nền công nghiệp cũ và xây dựng nhiều cơ sở mới trong các lĩnh vực cơ khí, tàu thủy, cảng, giao thông vận tải và thủy sản. Năm 1955 thành phố chỉ có 8 xí nghiệp. Sau đó nhiều cơ sở sản xuất mới được phục hồi, mở rộng như: mở rộng Cảng Hải phòng, mở rộng Nhà máy Xi măng Hải phòng, xây dựng Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, cơ khí Duyên Hải, thủy tinh, nhựa Thiếu niên tiền phong. Đến năm 1965 giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng 2.158% so với năm 1955 là năm mới tiếp quản thành phố. Hải phòng là thành phố cảng, cửa chính ra biển quan trọng của Việt Nam lúc đó. Ngay năm đầu tiên sau giải phóng, Cảng Hải Phòng đã nạo vét gần 2 triệu m3 đất, tạo điều kiện cho hoạt động của Cảng trở lại bình thường. Hàng năm bình quân có trên 400 tàu của các nước đến cảng Hải Phòng. Sản lượng xếp dỡ hàng hoá tăng gấp 15 lần so vơi thời kỳ mới giải phóng. Tàu Việt Nam trọng tải 5.000 tấn, 10.000 tấn từ cảng Hải Phòng đi nhiều nước trên thế giới. Năm 1960, Hải Phòng mới có 5 hợp tác xã đánh cá; Năm 1965 tăng lên 33 hợp tác xã. Đội ngũ cán bộ khoa học ngành cá không ngừng phát triển. Năm 1955 không có kỹ sư; năm 1973 có 10 cán bộ đại học, 17 cán bộ trung cấp kỹ thuật và 92 công nhân kỹ thuật. Sản lượng đánh bắt tăng hàng năm. Năm 1961 đạt 11.886 tấn sản phẩm. Tháng 2/1962 thành phố Hải Phòng và tỉnh Kiến An hợp nhất thành Thành phố Hải Phòng, ông được cử làm Bí thư Thành ủy, ông Đặng Văn Minh làm Chủ tịch Ủy ban hành chính Thành phố Hải Phòng khóa II., năm 1963 tại Đại hội Đảng bộ thành phố Hải phòng lần thứ nhất ông được bầu làm Bí thư Thành ủy, các Phó bí thư là ông Đặng Văn Minh, ông Lê Huy (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Kiến an) Ông mạnh tay cải cách và thích nói thẳng, nói thật. Năm 1962 ông khởi xướng khoán Kiến An, ở hai huyện Vĩnh Bảo và Kiến Thuỵ (thuộc tỉnh Kiến An cũ) đến từng hộ nông dân được tiến hành một cách không chính thức được lãnh đạo hai huyện nói trên ủng hộ. Năm 1963, hội nghị tỉnh đảng bộ cho phép thực hiện lối khoán đó như một mô hình thì điếm. Mãi 20 năm sau ông Đoàn Duy Thành khuấy động lại phong trào khoán và trở thành người tiên phong đổi mới Năm 1964 ông trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa III tại khu vực thành phố Hải phòng. Ông tiếp tục giữ cương vị Bí thư Thành ủy Hải Phòng cho đến năm 1966 thì ông Đặng Văn Minh kế nhiệm. Ông được xem là những nhà lãnh đạo giỏi của Thành phố Hải phòng cùng với ông Đoàn Duy Thành. Ông quan tâm đến người dân, giới trí thức văn nghệ sĩ, giúp đỡ nhiều người trong đó có nhà văn Bùi Ngọc Tấn. Ban Công nghiệp Trung ương. Sau đó ông về làm Phó Ban Công nghiệp Trung ương dưới quyền Trưởng ban Lê Thanh Nghị lúc này đang đảm nhận cả công việc Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng. Ông giữ chức Thứ trưởng thường trực Bộ Công nghiệp. Hoạt động trong ngành Thủy sản. Sau đó ông chuyển công tác sang Tổng cục Thủy sản trực thuộc Chính phủ được tách ra từ Bộ Nông lâm năm 1960. Ông kế nhiệm ông Nguyễn Trọng Tỉnh giữ cương vị Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản trong thời gian 1974 – 1976. Giúp việc cho ông có các Phó Tổng cục trưởng là các ông Vũ Song (kiêm Hiệu trưởng Trường Thủy sản, nguyên Chủ tịch tỉnh Phú Thọ), Nguyễn Hồng Cẩn (nguyên Giám đốc Sở Công nghiệp Hải phòng, Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính TP Hải phòng), Nguyễn Hữu Ngân. Ông quan tâm tập trung chấn chỉnh và củng cố nghề cá nhân dân, nhưng làm chưa được bao lâu thì giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tổng cục Thủy sản miền Bắc sáp nhập với Tổng cục Thủy sản miền Nam thành Bộ Hải sản. Ông Võ Chí Công được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Hải sản được 5 tháng sau thì ông Nguyễn Văn Lâm (tức Tám Tú, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nghĩa Bình) kế nhiệm. Ông Vũ Song được cử làm đại sứ tại Tiệp khắc, ông Nguyễn Hữu Ngân về hưu, còn ông đề xuất làm Thứ trưởng Bộ Hải sản không được nên về Ban Công nghiệp Trung ương. Ban Công nghiệp Trung ương. Năm 1976 ông được điều về Ban Công nghiệp Trung ương lúc đó do ông Nguyễn Lam làm Trưởng ban. Năm 1985 ông làm Quyền Trưởng ban Công nghiệp Trung ương đến năm 1988 thì ông Đỗ Quốc Sam kế nhiệm. Sau khi nghỉ hưu ông vẫn luôn quan tâm đến thời cuộc, nhiều lần gửi thư góp ý với lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Ông mất ngày 7 tháng 10 năm 1999 tại Hà Nội. An táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội
1
null
Nần nghệ hay nần vàng, từ collet (danh pháp hai phần: Dioscorea collettii) là loài thực vật thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae). Nần nghệ là loài bản địa của Trung Quốc, Đài Loan, Myanmar, Ấn Độ. Tại Việt Nam, loài này có phân bố ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La). Có hai phân loài đã được công nhận gồm: Rễ nần nghệ chứa từ 2% đến 4% diosgenin. Trong đông y, cao từ thân rễ nần nghệ có tác dụng chống viêm và làm giảm cholesteron trong máu. Tại Việt Nam, các chuyên gia trường đại học Dược Hà Nội nghiên cứu và điều chế sản phẩm từ Nần nghệ ứng dụng vào điều trị các bệnh mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ, tăng huyết áp do mỡ máu cao và xơ vữa động mạch. Nần nghệ là loại dây leo quấn trái, sống nhiều năm, có những cặp gai ở gốc cuối lá, thân dễ sống dai và phát triển thành củ, mỗi năm bổ sung thêm 1 đoạn. Cây dễ sống ở miền núi nhấp nhô trên các nương rẫy, các sườn đồi không màu mỡ. 2. Đặc điểm thân rễ Nần nghệ Thân rễ phát triển thành củ, vỏ mỏng màu vàng nâu. vị đặc biệt, nhớt, lát cắt tươi màu, giòn, phơi khô trắng đục, dai, cứng. Có nhiều rễ và vết tích của rễ để lại, thân rễ đa dạng, lồi lõm. Mùi thơm nồng đặc biệt, vị đắng chát. 3. Lá cây Nần nghệ Lá hình so le, mép nhẵn, không lông. Guốc cuống lá có 2 gai cong đối xứng, có 7 - 9 gân song song. Hoa nhỏ, đơn tính, khác gốc, gồm 6 cánh, 6 nhị.
1
null
Trận Thượng Châu là một trong những trận đánh đầu tiên trong giai đoạn đầu của cuộc xâm lược Triều Tiên của Nhật Bản (Chiến tranh Imjin). Người Triều Tiên đã cố gắng ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nhật Bản và ngăn không cho quân Nhật bao vây thành Trung Châu. Tuy nhiên, hỏa lực cao của các lực lượng Nhật Bản, đặc biệt là các khẩu súng hỏa mai, đã quyết định các chiến thắng liên tiếp cho quân Nhật. Như nhiều tướng lĩnh Triều Tiên khác vào lúc bắt đầu của cuộc chiến, Lý Dật đã đánh giá sai lầm về thực lực của quân Nhật Bản. Kết quả là người Nhật Bản đã giành chiến thắng và tiến nhanh tới Trung Châu. Trận chiến. Tướng quân Lý Dật đã tập hợp 1.000 quân trong số các đơn vị ở Sangju (상주, Thượng Châu). Lý Dật không muốn quân mình bị hủy diệt ở Thượng Châu nên đã dàn quân trên một ngọn đồi nhỏ ở gần đó. Khi một sứ giả đến và cảnh báo việc quân Nhật Bản đã chiếm hầu hết miền nam đạo Khánh Thượng, Lý đã cho chặt đầu anh ta, để thông tin đó không thể làm hạ thấp tinh thần và nhuệ khí của quân mình. Lý Dật sau đó đã cử một võ quan đi trinh sát để xác định vị trí của quân đội Nhật Bản. Thật không may, viên võ quan này đã bị phục kích và bị giết chết bởi một tay xạ thủ Nhật Bản. Khi không thấy viên võ quan trở về, Lý Dật biết rằng quân Nhật Bản đang ở rất gần đấy. Ngay sau đó, những người lính dưới quyền tướng quân Nhật Bản Konishi Yukinaga xuất hiện. Konishi và các tướng lĩnh dưới quyền mình sau đó đã ra lệnh cho ashigaru (lính bộ binh) bắn vào các đơn vị Triều Tiên bằng súng hỏa mai. Sau một loạt đạn tới tấp, binh lính của Lý Dật bắt đầu nhốn nháo. Khi quân Nhật Bản bắt đầu tiến lên đồi, Lý ra lệnh cho quân của mình bắn tên, nhưng không đến đích. Konishi Yukinaga chia lực lượng của mình ra và bắt đầu bao vây quân Triều Tiên. Nhận thấy thất bại ngay trước mắt, Lý Dật quay ngựa bỏ chạy, cùng với đội quân còn lại của mình. Quân đội của Konishi đã chiến thắng, khoảng 300 quân Triều Tiên tử trận. Konishi tiếp tục dẫn quân của mình lên phía bắc, tới Trung Châu chuẩn bị cho một chiến thắng khác.
1
null
Bồ nông nâu (danh pháp hai phần: "Pelecanus occidentalis") là một loài bồ nông phân bố ở châu Mỹ. Đây là một trong những loài chim nổi tiếng và nổi bật nhất được tìm thấy ở các vùng ven biển của miền nam và miền tây Hoa Kỳ. Đây là một trong những 3 loài bồ nông được tìm thấy ở Tây bán cầu. Bồ nông nâu là một trong hai loài bồ nông săn mồi bằng cách lặn xuống nước. Mô tả. Bồ nông nâu là loài nhỏ nhất trong số tám loài bồ nông, mặc dù nó là một loài chim lớn ở gần như về mọi mặt khác. Nó dài 106–137 cm, nặng từ 2,75 đến 5,5 kg (6.1 Để 12 lb) và có sải cánh từ 1,83 đến 2,5 m. Trong hầu hết các phạm vi của nó, bồ nông nâu là một con chim không thể nhầm lẫn. Giống như tất cả những con bồ nông, loài này có một cái mỏ rất lớn, dài 28 đến 34,8 cm (11 đến 13,7), với một túi cổ họng ở phía dưới để thoát nước khi nó xúc con mồi. Đầu có màu trắng nhưng thường có một lớp tráng hơi vàng ở chim trưởng thành. Mỏ nhìn chung có màu xám trong hầu hết các con chim, con chim trong mùa sinh sản trở nên đỏ trên mặt dưới của cổ họng. Lưng, mông và đuôi sọc màu xám và màu nâu sẫm, đôi khi có màu gỉ. Trong bồ nông trưởng thành, ngực và bụng nâu đen và chân và bàn chân có màu đen. Chim chưa thành niên là tương tự nhưng có một cổ màu nâu xám và phần dưới màu trắng. Con chim bồ nông này được dễ dàng phân biệt với bồ nông trắng Mỹ bởi bộ lông màu trắng của nó không, kích thước nhỏ hơn và thói quen của nó là lao xuống nước khi đang bay để lặn bắt cá, như trái ngược với đánh bắt cá hợp tác từ bề mặt. Bồ nông Peru, trước đây được coi là một phân loài của bồ nông nâu, hiện nay được coi là một loài riêng biệt. Nó có bộ lông rất giống với loài bồ nông nâu, nhưng nó đáng chú ý là lớn hơn. Các bồ nông nâu và Peru có thể có phạm vi phân bố chồng lấn lên nhau trong một số khu vực dọc theo bờ biển Thái Bình Dương của Nam Mỹ.
1
null
Bồ nông lưng hồng (danh pháp hai phần: "Pelecanus rufescens") là một loài bồ nông. Nó là loài sinh sản định cư ở châu Phi, miền Arabia và dường như tuyệt chủng ở Madagascar trong các đầm lầy và các hồ cạn. Mô tả. Đây là một loài bồ nông tương đối nhỏ, mặc dù không phải là một con chim nhỏ. Sự khác biệt kích thước là rõ ràng bên cạnh bồ nông trắng Mỹ cùng khu vực phân bố cũng như như trái ngược với bộ lông màu trắng xám. Chiều dài thân là từ 125 đến 155 cm (49 đến 61), sải cánh dài 2,15-2,9 m (7,1-9,5 ft) và khối lượng cơ thể từ 4 đến 7 kg (8,8-15 lb). Mỏ dài 30 đến 38 cm (12 đến 15). Bộ lông màu xám và trắng, với một màu hồng nhạt trên lưng đôi khi rõ ràng (không bao giờ hồng đậm của hồng hạc). Đầu của mỏ màu vàng và túi dưới họng thường là màu xám. Con trưởng thành trong thời gian sinh sản có những chùm lông dài trên đầu.
1
null
Bồ nông trắng Mỹ (danh pháp hai phần: "Pelecanus erythrorhynchos") là một loài bồ nông sinh sản ở nội địa Bắc Mỹ, di chuyển về phía nam đến các bờ biển, xa tận Trung Mỹ vào mùa đông. Bồ nông trắng Mỹ cạnh tranh với thiên nga kèn đặc điểm là loài chim dài nhất có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Cả hai đều rất lớn và đầy đặn, nó có chiều dài tổng thể là khoảng 50-70 (130–180 cm), mỏ dài 11,3-15,2 (290–390 mm) ở con trống và 10,3-14,2 (260 –360 mm) ở con mái. Nó có sải cánh dài khoảng 95-120 (240–300 cm). Loài này cũng có sải cánh lớn thứ hai trung bình của bất kỳ loài chim Bắc Mỹ, sau Gymnogyps californianus. Trọng lượng cơ thể có thể nằm trong khoảng giữa 9,2 và 30 lb (4,2 và 14 kg), mặc dù thường những con chim trung bình từ 11 đến 20 lb (5,0 và 9,1 kg). Trong số đo tiêu chuẩn, biện pháp hợp âm cánh 20-26,7 (51–68 cm) và xương cổ chân các dài 3,9-5,4 (9,9–14 cm).
1
null
Thần ưng California (tên khoa học: Gymnogyps californianus) là một loài chim thuộc họ Kền kền. Trước đây phổ biến rộng tại khu vực miền núi tại miền tây Bắc Mỹ. Nó là loài chim lớn nhất Bắc Mỹ. Loài này sinh sống ở phía bắc Arizona và nam Utah (bao gồm cả khu vực Grand Canyon và vườn quốc gia Zion), dãy núi ven biển miền trung và miền nam California, và phía bắc Baja California. Mặc dù các thành viên hóa thạch khác được biết đến, đó là thành viên duy nhất còn sót của chi "Gymnogyps". Bộ lông có màu đen với những mảng trắng trên mặt dưới của cánh và đầu phần lớn là hói, có màu da khác nhau, từ màu xám trên chim non đến màu vàng và màu cam sáng đối với con chim trưởng thành mùa sinh sản. Sải cánh của nó rất lớn dài đến 3,0 m (9,8 ft) là sải cánh lớn nhất trong số các loài chim Bắc Mỹ, và trọng lượng của nó lên đến 12 kg (26 lb) làm cho nó gần như bằng loài thiên nga kèn, lớn nhất trong số các loài chim bản địa Bắc Mỹ. Thần ưng California là một loài nhặt rác và ăn một lượng lớn xác chết thối. Đây là một trong những loài chim sống thọ nhất thế giới, với tuổi thọ lên đến 60 năm. Số lượng đã đáng kể giảm trong thế kỷ 20 do săn bắt trộm, nhiễm độc chì, và phá hủy môi trường sống. Một kế hoạch bảo tồn đã được đưa ra bởi chính phủ Hoa Kỳ đã dẫn đến việc bắt giữ của tất cả 22 kền hoang dã còn lại vào năm 1987. Những con chim còn sống sót được nuôi và cho sinh sản tại công viên Safari sở thú San Diego và sở thú Los Angeles. Số lượng đã tăng qua nuôi sinh sản và, bắt đầu vào năm 1991, nó đã được đưa trở lại vào tự nhiên. Thần ưng California là một trong những loài chim hiếm nhất trên thế giới: tính đến tháng 5 năm 2012, số lượng được biết đến là 405 cá thể, bao gồm 226 sống trong tự nhiên và 179 trong điều kiện nuôi nhốt Loài thần ưng California có tầm quan trọng đối với nhiều nhóm người Mỹ bản địa và đóng một vai trò quan trọng trong một số huyền thoại truyền thống của họ.
1
null
Kền kền vua (danh pháp khoa học: Sarcoramphus papa) là một loài chim thuộc họ Kền kền Tân thế giới. Kền kền vua có phạm vi sinh sống từ miền nam México tới miền bắc Argentina. Loài kền kền này sống chủ yếu ở các khu rừng đất thấp nhiệt đới trải dài từ miền Nam Mexico tới miền bắc Argentina. Nó là thành viên duy nhất còn sống của chi "Sarcoramphus", mặc dù các thành viên hóa thạch được biết đến. Lớn và chủ yếu là trắng, kền kền vua có khoang cổ, lông đuôi và lông cánh màu xám đen. Hói đầu và cổ, với da có các màu khác nhau, bao gồm cả vàng, cam, xanh, tím, và màu đỏ. Nó là loài ăn xác thối. Kền kền vua đã được biết đến với tuổi thọ lên đến 30 năm trong điều kiện nuôi nhốt. Kền kền vua là một hình ảnh phổ biến trong các ghi chép tôn giáo của người Maya cũng như trong văn hóa dân gian địa phương và y học. Mặc dù hiện đang được liệt kê vào nhóm loài ít quan tâm trong tài liệu của IUCN, số lượng loài chim này đang giảm, chủ yếu là do mất môi trường sống. Phân loại. Kền kền vua được mô tả ban đầu bởi Carl Linnaeus năm 1758 trong lần tái bản thứ mười của tác phẩm "Systema Naturae" dưới tên "Vultur papa", mẫu vật điển hình thu thập Surinam. Nó được chuyển đến chi "Sarcoramphus" năm 1805 bởi nhà động vật học người Pháp André Marie Constant Duméril.
1
null
Chiến dịch Vitebsk–Orsha là một trong ba chiến dịch mở màn cho các hoạt động tấn công lớn nhất năm 1944 của Quân đội Liên Xô trên Chiến trường Byelorussia, diễn ra từ ngày 23 tháng 6 đến ngày 28 tháng 6 năm 1944, đúng ba năm sau ngày phát xít Đức tấn công Liên Xô. Chiến dịch diễn ra trên hướng Vitebsk-Orsha, một trong hai hướng đột kích chủ công của các phương diện quân Liên Xô tại mặt trận Byelorussia. Chỉ sau sáu ngày giao chiến, Phương diện quân Byelorussia 3 và ba tập đoàn quân cánh trái của Phương diện quân Pribaltic 1 đã đánh bại Tập đoàn quân xe tăng 3, cánh trái của Tập đoàn quân 4 và cánh phải của Tập đoàn quân 16 (Đức), bao vây và tiêu diệt một cụm lớn quân Đức tại "cái chảo" Vitebsk, bắt sống tướng Friedrich Gollwitzer, chỉ huy Quân đoàn bộ binh 53 (Đức), tướng Alfons Hitter, Sư đoàn trưởng Sư đoàn bộ binh 206 và đại tá Smit, tham mưu trưởng Quân đoàn 53. Các sư đoàn đoàn Đức thuộc các Quân đoàn bộ binh 6 và 9 đều bị đánh thiệt hại nặng. Chiến dịch Vitebsk–Orsha mở ra một đột phá khẩu rộng hàng trăm km ở hướng Đông Bắc của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức). Chỉ trong hai ngày 26 và 27 tháng 6, quân Đức mất hai trung tâm phòng ngự quan trọng tại Vitebsk, Orsha, các cứ điểm phòng thủ trên tuyến đầu gồm Sirotino (Sirocina), Shumilino (Sumilina), Gnedilovichi (Krupienina), Bogushevsk (Bahuseusk), Shalatino (Shalashino), Dubrovno (Dubrouna) và hàng chục cứ điểm phòng thủ tuyến sau như Beshenkovichi, Lepen (Lepiel), Senno (Syano), Novo Vyalitsa (???), Tolochin (Talachin), Krupky (Krupki) và Borisov (Barysaw), cửa ngõ phía Đông Bắc của Minsk. Ngày 28 tháng 6, Quân đoàn xe tăng 39 (Đức) mở một cuộc phản kích mạnh bằng lực lượng của các sư đoàn xe tăng 3, 18 và Sư đoàn bộ binh 292 (Quân đoàn bộ binh 55) từ Smolevichi (Smalyavichy) đánh vào Borisov nhưng chỉ cản được quân đội Liên Xô tại các bến vượt sông Berezina trong hai ngày. Ngày 30 tháng 6, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 và Quân đoàn xe tăng cận vệ 2 (Liên Xô) lần lượt đẩy lùi và đánh thiệt hại nặng các sư đoàn xe tăng Đức và tiếp tục tiến công về Minsk. Bối cảnh chiến dịch. Trên hướng Đông và Đông Bắc khu vực "ban công Byelorussia", Vitebsk giữ vai trò là cửa ngõ tiến ra vùng Pribaltic và Orsha là cửa ngõ ra vào phía Đông Bắc Minsk. Do có các tuyến đường bộ và đường sắt nối với nhau và nối với các khu vực phía Nam qua Mogilev đi Zhlobin (Zlobin) và từ Orsha đi Minsk, Lepen; có sông Luchetsa che chắn ở phía Đông nên Vitebsk và Orsha trở thành hai cụm cứ điểm phòng ngự rất lợi hại trên "Phòng tuyến Panther Wotan" của quân đội Đức Quốc xã. Hai cụm phòng thủ này cùng với hàng chục cứ điểm và hàng trăm đồn binh lẻ bố trí từ phía Đông Polotsk (Polatsk) đến thượng nguồn sông Pronya tạo thành thế ỷ dốc trong tác chiến phòng ngự của Tập đoàn quân xe tăng 3 và cánh Bắc của Tập đoàn quân 4 (Đức). Nếu một trong hai cụm này bị tấn công. Thống chế Ernst Busch có thể điều quân từ Cụm Orsha đi chi viện cho Cụm Vitebsk và ngược lại. Điều này đã diẽn ra nhiều lần trong các chiến dịch và trận đánh cục bộ từ cuối năm 1943 đến mùa hè năm 1944. Do kết quả của các chiến dịch Nevel và Gorodok và một loạt các trận đánh có tính cục bộ trên chiến tuyến từ phía Nam Gorodok đến Bayevo trong mùa đông 1943-1944 và mùa quân năm 1944, Quân đội Liên Xô đã áp sát Vitebsk từ ba phía. Phương diện quân Pribaltic 1 đã khống chế con đường sắt từ Vitebsk đi Polotsk. Tập đoàn quân 39 và Tập đoàn quân 5 (Phương diện quân Byelorussia 3) áp sát Vitebsk từ phía Đông Bắc và phía Đông. Vitebsk không có đường sắt và đường bộ lớn nối với Minsk do vướng khu hồ Lukomlskoye, hồ Palik và vùng đầm lây kéo dài từ Lepen đến Kholopeniki (Kholopenichi). Mọi tuyến tiếp tế cho cụm quân Đức thuộc Tập đoàn quân xe tăng 3 đóng tại Vitebsk và các vùng phụ cận đều trông cậy vào con đường sắt và đường bộ chạy song song với nó đi từ Minsk sang phía Đông qua Orsha và vòng lên phía Bắc đến Vitebsk. Binh lực và kế hoạch. Quân đội Liên Xô. Binh lực. Tham gia chiến dịch Vitebsk-Orsha là hai phương diện quân Baltic 1 và Byelorussia 3, nằm dưới sự chỉ đạo của Đại diện Đại bản doanh, Nguyên soái A. M. Vasilevsky Kế hoạch. Theo khung kế hoạch chung của chiến dịch Bagration, Phương diện quân Baltic 1 sẽ tấn công vào Polotsk, Glubokoye, Švenčionys và tiến ra Šiauliai, cắt đứt cụm Tập đoàn quân Bắc khỏi cụm Tập đoàn quân Trung tâm và tiến tới bờ biển Baltic tại Klaipeda. Trong khi đó, Phương diện quân Byelorussia 3 sau khi thạnh toán xong mục tiêu Vitebsk-Orsha sẽ thọc vào Borisov, tới Minsk, Molodechno (Maladzyechna), Vilnius, Kaunas, Lida Grodno và áp sát biên giới Đông Phổ. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu tiên của chiến dịch, hai phương diện quân này có nhiệm vụ phối hợp thanh toán quân Đức tại Vitebsk và sau đó phát triển tấn công về hướng Tây, đồng thời làm nhiệm vụ che sườn cho cánh trái của quân đội Liên Xô tại khu vực này trước các đòn phản kích mà quân Đức ở Minsk và Borisov có thể tung ra. Để bảo đảm cho hướng tấn công trọng yếu này có được tốc độ đột kích nhanh chóng, STAVKA điều động Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 của tướng P. A. Rotmistrov từ Phương diện quân Ukraina 2 đến Phương diện quân Byelorussia 3. Tuy nhiên, Trong quá trình điều động, Bộ Tổng tham mưu thấy đại tướng I. S. Konev, Tư lệnh Phương diện quân Ukraina 2 muốn giữ lại một phần xe tăng và các trung đoàn pháo tự hành cho mình. Sự việc được báo cáo lên Đại bản doanh và ngày 25 tháng 5, tướng I. S. Konev nhận được bức điện ngắn gọn nhưng nghiêm khắc của I. V. Stalin: Và tướng I. S. Konev đã phải chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh này. Ngày 12 tháng 6, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 đã tập kết tại Rudnya, nơi đóng Sở chỉ huy tiền phương của Phương diện quân Byelorussia 3. Ban đầu, Bộ Tổng tham mưu Liên Xô cho rằng hướng đột kích nhanh nhất đến Minsk là hướng Orsha - Borisov. Tuy nhiên, khi nghiên cứu thế bố trí của Tập đoàn quân xe tăng 3 và Tập đoàn quân 4 (Đức), trinh sát Phương diện quân Byelorussia 3 nhận thấy các đơn vị xe tăng và cơ giới mạnh của quân Đức đều tập trung tại hai cụm cứ điểm Vitebsk và Orsha. Quân đoàn xe tăng 39 đóng tại Minsk và vùng phụ cận. Điểm yếu trên tuyến phòng thủ của quân Đức nằm tại khu vực từ Shalatino đến Bogushevsk, trên thượng nguồn sông Luchetsa, chỗ tiếp giáp giữa Quân đoàn bộ binh 6 của Tập đoàn quân xe tăng 3 và Quân đoàn bộ binh 27 của Tập đoàn quân 4 (Đức). Tuyến phòng ngự tại phía Bắc Orsha từ 20 đến 40 km này mỏng yếu hơn các khu vực xung quanh Orsha và Vitebsk. Đặc biệt, từ Minsk, Quân đoàn xe tăng 39 (Đức) có thể cơ động lực lượng chặn đánh đòn đột kích trực diện của Phương diện quân Byelorussia 3 vào Orsha. Do đó, ngày 17 tháng 6, Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh Tối cao Liên Xô quyết định chọn hướng đột kích cho Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 và Quân đoàn xe tăng cận vệ 2 "Tatinskaya" ở dải tấn công của Tập đoàn quân 5. Mặc dù phải vượt sông Luchetsa nhưng hướng đột kích này sẽ tạo thế chia cắt và bất ngờ thọc sâu vào Minsk, "cái lõi" của hệ thống phòng thủ của quân Đức tại Byelorussia, vô hiệu hóa một chuỗi các chốt "trì hoãn chiến" của quân Đức dọc theo đường cao tốc Minsk - Orsha. Theo chỉ thị ngày 31 tháng 5 năm 1944, Phương diện quân Byelorussia 3 sẽ phải đánh bại cụm quân Đức ở Vitebsk-Orsha bằng hai mũi tấn công chính. Mũi thứ nhất do Tập đoàn quân số 39 và 5 tại Vitebsk phối hợp với tập đoàn quân số 43 và tập đoàn quân cận vệ số 6 của Phương diện quân Baltic 1 đánh theo hướng Beshenkovichi - mục đích là tiêu diệt quân Đức ở Vitebsk. Mũi thứ hai do Tập đoàn quân số 31 và Tập đoàn quân cận vệ số 1 nhằm chọc thủng phòng tuyến ở Orsha và đột phá theo tuyến đường bộ Minsk trên hướng Borisov. Các lực lượng kỵ binh và xe tăng của Phương diện quân sẽ được tung vào hướng Borisov để khai thác chiến quả, còn tập đoàn quân xung kích số 4 sẽ tiến về hướng Polotsk. Quân đội Đức Quốc xã. Kế hoạch. Với quyết tâm giữ vững "Ban công Byelorussia", địa đoạn quan trọng ở phía Bắc phòng tuyến Panther Wotan, Adolf Hitler tuyên bố: Lời tuyên bố đó được hiểu là quân đội Đức Quốc xã sẽ phải giữ được những khu vực phòng thủ đó bằng bất cứ giá nào. Thống chế Ernst Busch bố trí dải phòng ngự chính của Tập đoàn quân Trung tâm trên cánh Bắc từ Sirotino vòng qua Vitebsk, chạy dọc sông Luchetsa qua Orsha, nối với tuyến sông Pronya qua Mogilev, Rogachev (Rahachow), Zlobin ở phía Nam. Hai cụm quân mạnh nhất gồm Quân đoàn bộ binh 53 và Quân đoàn bộ binh 27 được bố trí ở Vitebsk và dọc theo con đường cao tốc Moskva - Minsk qua Orsha. Các quân đoàn còn lại đều có các cụm phòng ngự cấp sư đoàn và trung đoàn, các chốt phòng ngự cấp tiểu đoàn và đại đội. Dải phòng ngự thứ hai được bố trí từ Ushachi rồi chạy dọc theo sông Berezina qua hồ Palik, Borisov, Chernyavka (???), Berezino (Byerazino); nối với tuyến phòng ngự thứ hai của Tập đoàn quân 9 ở Svisloch, chạy dọc theo sông Berezina xuống Bobruisk (Babruysk) và kết thúc ở Parichi (Parycy). Phía sau các đơn vị này là một lực lượng dự bị trực tiếp khá mạnh gồm Quân đoàn xe tăng 39 và các đơn vị tăng cường. Trong quá trình tác chiến, tướng Georg-Hans Reinhardt có thể trông cậy vào các lực lượng dự bị tuyến 2 của Cụm tập đoàn quân A đóng ở Đông Phổ và Ba Lan kéo sang. Diễn biến. Bao vây và tiêu diệt cụm quân Đức tại Vitebsk. Các hoạt động bao vây và tiêu diệt cánh quân Đức tại Vitebsk được thực hiện bởi các tập đoàn quân 6 (cận vệ) và 43 trên cánh trái của Phương diện quân Pribaltic 1 phối hợp với các tập đoàn quân 5 và 39 ở cánh phải của Phương diện quân Byelorussia 3. Kế hoạch tấn công cũng dự kiến sử dụng Quân đoàn xe tăng 1 làm lực lượng đột kích trong dải tấn công của Tập đoàn quân cận vệ 6. Mật độ pháo binh được tăng cao. Trên 1 km chính diện tấn công của các tập đoàn quân 43 và cận vệ 6 đã bố trí 165 khẩu pháo, 37 súng cối 81 mm, 28 súng cối 120 mm. Ngoài ra còn có 69 dàn hỏa tiễn Katyusha. Toàn bộ 3 trung đoàn máy bay cường kích, Sư đoàn máy bay tiêm kích cận vệ 5 và Sư đoàn máy bay ném bom 314 được huy động để yểm hộ cho cuộc tấn công. Trong đó, Trung đoàn 332 yểm hộ cho Tập đoàn quân 43, Trung đoàn 335 yểm hộ cho Tập đoàn quân cận vệ 6, Trung đoàn 211 yểm hộ cho các tập đoàn quân 5 và 39. Sư đoàn 314 tổ chức oanh tạc tuyến phòng thủ thứ hai của quân Đức và hỗ trợ Quân đoàn xe tăng 1. Kế hoạch của Tập đoàn quân không quân 3 (Liên Xô) cấm các máy bay ném bom oanh tạc nội đô Vitebsk. Ngày 22 tháng 6, các sư đoàn Liên Xô trên tuyến đầu tiến hành trinh sát chiến đấu để xác định lần cuối cùng các mục tiêu trọng yếu trên tuyến phòng thủ của quân Đức. 5 giờ sáng ngày 23 tháng 6, hơn 3.500 khẩu pháo, súng cối và các dàn hỏa tiễn của 4 tập đoàn quân Liên Xô đã dựng một bức tường lửa dài hơn 150 km, sâu từ 1 đến 10 km trên dọc tuyến phòng thủ của quân Đức từ Sirotino đến phía Nam Vitebsk. Ngay từ những loạt đạn đầu tiên, pháo binh Đức đã bị chế áp và bắn trả yếu ớt. Một chiếc trinh sát Henken của không quân Đức bay lượn trên khu vực tiền duyên để quan sát nhưng đã bị các máy bay Yak-3 bắn rơi. 7 giờ 00, các tập đoàn quân Liên Xô bắt đầu tấn công. Trên cánh Bắc Vitebsk, Quân đoàn bộ binh cận vệ 2 thuộc Tập đoàn quân cận vệ 6 (Liên Xô) nhanh chóng bẻ gãy sức kháng cự của Sư đoàn bộ binh 87 (Đức) và tràn sang phía Tây, Quân đoàn xe tăng 1 (Liên Xô) kéo theo Quân đoàn bộ binh cận vệ 23 đã đột phá đến bờ sông Luchesa. Các quân đoàn 1 và 92 của Tập đoàn quân 43 có các lữ đoàn xe tăng cận vệ 10 và 39 dẫn đầu sau khi đánh chiếm các cứ điểm Shumilino và Rylkov (???) cũng vọt tiến ra tuyến sông Tây Dvina. Tuyến phòng thủ của Sư đoàn bộ binh 95 (Dức) bị tan vỡ chỉ sau 5 giờ tấn công. Đến cuối ngày tấn công đầu tiên, cửa đột phá được các tập đoàn quân 43 và cận vệ 6 mở ra ở phía Bắc Vitebsk đã rộng đến 20 km, sâu 8 đến 10 km. Riêng Quân đoàn xe tăng 1 đã vượt sông Tây Dvina, đánh chiếm thị trấn Ulla (Ula) bên bờ con sông cũng tên. Ở phía Nam Vitebsk, mặc dù phải vượt sông Luchesa nhưng Tập đoàn quân 5 và Cụm kỵ binh cơ giới của tướng N. S. Oslikovsky đã nhanh chóng cắt đứt đường sắt Vitebsk - Orsha ở phía Nam thành phố, đánh chiếm thị trấn - nhà ga Bogushevsk. Nhận thấy "cái chảo" ở Vitebsk đang hình thành, Nguyên soái A. M. Vasilevsky yêu cầu tướng N. S. Oslikovsky tăng tốc độ tấn công để đánh chiếm Senno trong ngày 24 tháng 6, ngăn chặn quân Đức từ Novo Byalitsa (Novaya Belitsa) và Tolochin kéo lên cứu viện. Tập đoàn quân 5 được lệnh đưa Quân đoàn bộ binh 45 từ thê đội 2 vào cửa đột phá, sử dụng toàn bộ xe tăng của tập đoàn quân tổ chức tấn công lên phía Bắc để nhanh chóng khép vòng vây. Tập đoàn quân 39 được lệnh tăng cường sức ép ở Đông Bắc Vitebsk, cầm chân Quân đoàn bộ binh 53 của Tập đoàn quân xe tăng 3 tại Vitebsk càng lâu càng tốt. Ngày 24 tháng 6, các binh đoàn của 4 tập đoàn quân Liên Xô tiếp tục tấn công theo đúng lộ trình đã vạch ra. Ở phía Bắc Vitebsk Tập đoàn quân cận vệ 6 đã vượt sông Ulla tiến về Lepen nhưng tốc độ tấn công bị chậm lại do phải khắc phục các bãi lầy trên khu vực phía Bắc Chashniki. Quân đoàn xe tăng 1 từ bàn đạp Ulla hướng mũi đột kích sang phía Tây, đánh chiếm thị trấn Ushachi. Tập đoàn quân 43 đánh chiếm các thị trấn Beshenkovichi. Quân đoàn 60 được đưa từ thê đội 2 vào chiến đấu đã hướng mũi tấn công về thị trấn Gnedilovichi, đầu mối giao thông quan trọng trên tuyến đường bộ Vitebsk - Lepen. Ở phía Nam, Cụm kỵ binh cơ giới của tướng N. S. Oslykovsky đã vọt tiến qua Senno, cắt đứt con đường sắt Orsha - Lepen. Tập đoàn quân 39 bắt đầu tổ chức vượt sông Luchesa ở sát phía Nam Vitebsk. Tập đoàn quân 5 hướng đòn tấn công về Gnedilovichi. Đến cuối ngày 24 tháng 6, quân Đức chỉ còn giữ được một hành lang hẹp rộng không quá 20 km ở phía Tây Vitebsk. Gần như toàn bộ Quân đoàn 53 (Đức) đóng tại Vitebsk đã rơi vào một "cái túi" tác chiến nguy hiểm. Trong khi chủ lực Quân đoàn bộ binh 53 (Đức) đang lo đối phó với Tập đoàn quân 39 (Liên Xô) ở phía Đông Vitebsk thì chống chọi lại với 4 quân đoàn bộ binh và 4 lữ đoàn xe tăng Liên Xô tại thị trấn Gnedilovichi chỉ còn trơ trọi Sư đoàn bộ binh 246 (Đức). Tướng Friedrich Gollwitzer đã điều Trung đoàn cơ giới 9 và Tiểu đoàn 3 của Lữ đoàn pháo tự hành 281 từ Vitebsk tiến ra khai thông con lộ ở Gnedilovichi. Song, tất cả đã quá muộn, xế chiều ngày 25 tháng 6, Sư đoàn bộ binh 246 bị đánh tan, Trung đoàn cơ giới 9 và Tiểu đoàn 3 pháo tự hành (Đức) bị thiệt hại nặng và phải bỏ chạy về Vitebsk. Quân đoàn bộ binh 60 (Tập đoàn quân 43) và quân đoàn bộ binh 45 (Tập đoàn quân 5) đã khép vòng vây tại Gnedilovichi. "Cái túi" Vitebsk đã biến thành một "cái chảo". Ở hai bên sườn phía Bắc và phía Nam tuyến Vitebsk - Lepen, các tập đoàn quân Liên Xô đã đột phá sâu hơn sang phía Tây. Tập đoàn quân cận vệ 6 sau khi đánh chiếm Lepen đã áp sát tuyến phòng thủ thứ hai của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) trên thượng nguồn sông Berezina. Cánh trái của Tập đoàn quân 5 (hai quân đoàn bộ binh) và Cụm kỵ binh cơ giới của tướng N. S. Oslykovsky đã tiến đến khu đầm lầy quanh hồ Lukomlskoye và đánh chiếm thị trấn cùng tên (Novalukoml). Riêng Quân đoàn xe tăng 1 phải tạm dừng tấn công sau khi đánh chiếm thị trấn Ushachi do mũi tấn công của Tập đoàn quân xung kích 4 (Liên Xô) không vượt qua được tuyến phòng thủ của Quân đoàn bộ binh 1 (Đức) ở Đông Bắc Polotsk. Không đợi đến ngày hôm sau, chiều 25 tháng 6, Tập đoàn quân 39 và các quân đoàn bộ binh 60 (Tập đoàn quân 43), 45 (Tập đoàn quân 5) bắt đầu các trận đánh để tiêu diệt cụm quân Đức tại Vitebsk. Tướng Friedrich Gollwitzer không hề hay biết về việc quân đoàn của ông ta đã bị bao vây và cho rút quân về ngoại ô Tây Nam Vitebsk với hi vọng con đường sắt Vitebsk - Orsha vẫn nằm trong tay quân Đức. Đêm 25 tháng 6, Tập đoàn quân 39 bắt đầu đột kích vào trung tâm thành phố, quân Đức đã đặt mìn để phá cây cầu chung (đường sắt - đường bộ) lớn nhất thành phố Vitebsk nhằm ngăn cản quân đội Liên Xô tấn công. 300 kg thuốc nổ đã được cài sẵn vào các mố trụ cầu và công binh Đức chỉ chờ xe tăng Liên Xô lên cầu để khai hỏa. Trung sĩ công binh Fyodor Kalashnikovich Blokhin cùng hạ sĩ Mikhail Kuznetsov đem theo 12 trinh sát của Trung đoàn bộ binh 875 (Sư đoàn bộ binh 158 thuộc Tập đoàn quân 39) đã bất ngờ tập kích nhóm công binh Đức. Trong khi hạ sĩ Mikhail Kuznetsov cắt dây điện thì trung sĩ F. K. Blokhin lao vào rút kíp nổ ra khỏi khối mìn. Cây cầu được bảo vệ và Lữ đoàn xe tăng cận vệ 28 đã tiến qua cây cầu này vào giải phóng Vitebsk. Chiều ngày 25 tháng 6, sư đoàn bộ binh thuộc không quân số 4 (Đức) bị tiêu diệt, và đến ngày hôm sau các sư đoàn bộ binh số 246 và sư đoàn bộ binh thuộc không quân số 6 (Đức) trong quá trình chạy thoát khỏi Vitebsk đã bị chặn đứng và bao vây. Hitler tiếp tục yêu cầu quân Đức bám trụ thành phố bất chấp thực tế mọi thứ đã không còn khả năng cứu vãn, tuy nhiên đến chiều ngày 26 tháng 6 tướng Gollwitzer - tư lệnh quân đoàn số 53 - đã ra lệnh phá vây khỏi Vitebsk trái với yêu cầu của Hitler. Có điều, tất cả đã quá muộn. Tính đến ngày 27 tháng 6 quân đoàn bộ binh số 53 gần như đã biến mất khỏi chiến trường với gần 30.000 người bị giết và bắt làm tù binh. Một nhóm vài nghìn lính Đức thuộc sư đoàn bộ binh thuộc không quân số 4 tìm cách chạy thoát khỏi vòng vây nhưng đã bị tiêu diệt sạch tại một khu rừng phía Tây Vitebsk. Tàn quân của quân đoàn bộ binh số 9 bỏ chạy về phía Polotsk trong khi tập đoàn quân cận vệ số 6 (Liên Xô) đang truy kích sát nút ở phía sau. Quân đoàn bộ binh số 6 cũng gần như bị tiêu diệt toàn bộ. Chỉ trong vòng vài ngày, Tập đoàn quân thiết giáp số 3 của Đức đã bị đánh cho tan tác và phòng tuyến quân Đức bị thủng một lỗ lớn ngay tại phía Bắc của Tập đoàn quân số 4 và tại vị trí cũ của quân đoàn bộ binh số 6. Chiếu 27 tháng 6, trên cánh đồng cỏ và trong các khu rừng ở ngoại ô phía Tây Nam Vitebsk, 3.250 sĩ quan và binh lính Đức còn sống sót của Quân đoàn bộ binh 53 kéo cờ trắng đầu hàng quân đội Liên Xô. Cùng bị bắt với họ có tướng Friedrich Gollwitzer, Tư lệnh quân đoàn 53, tướng Alfons Hitter, chỉ huy Sư đoàn bộ binh 206, đại tá Hans Schmidt, tham mưu trưởng Quân đoàn 53 cùng hai viên tướng hàng trăm sĩ quan cấp tá và cấp úy. Một cuộc hỏi cung các viên tướng Đức đã được tổ chức ngay tại trận địa do Nguyên soái A. M. Vasilevsky, đại diện STAVKA chủ trì, có sự tham gia của đại tướng I. D. Cherniakhovsky, tư lệnh Phương diện quân Byelorusia 3, trung tướng V. E. Makarov, Ủy viên Hội đồng quân sự Phương diện quân Byelorussia 3 và một số sĩ quan tùy tùng Liên Xô. Giải phóng Orsha. Do vị trí trọng yếu của Orsha, quân đội Đức Quốc xã đã biến thành phố này thành một cụm cứ điểm cực mạnh do Sư đoàn bộ binh 78 chống giữ và được yểm hộ sườn phía Nam bởi Sư đoàn bộ binh xung kích 25. Để đột phá tuyến phòng thủ dày đặc của quân Đức tại đây, quân đội Liên Xô đã triển khai nhiều đơn vị công binh trang bị nặng nhằm tăng cường cho các mũi đột phá. Ngày 23 tháng 6 năm 1944, Tập đoàn quân cận vệ số 11 (Liên Xô) mở màn cuộc tấn công nhưng trước sức kháng cự quyết liệt của quân Đức đã không thu được kết quả đáng kể. Tuy nhiên, ngày hôm sau, Sư đoàn bộ binh cận vệ 1 đã đột phá được phòng tuyến quân Đức tại một địa đoạn hẹp ở khu vực đầm lầy phía Bắc cụm Orsha của Sư đoàn bộ binh 78 (Đức), buộc lực lượng này phải triệt thoái về tuyến phòng thủ Hessen ở khu vực phòng thủ thứ 3. Đột phá khẩu đã tạo một khoảng trống giữa Sư đoàn bộ binh 25 với Sư đoàn bộ binh số 78 của quân Đức. Sau khi có được thành quả này, đại tướng I. D. Chernyakhovsky đã tung Quân đoàn xe tăng cận vệ 2 "Tatinskaya" vào cửa đột phá. Đến ngày 25 tháng 6, phòng tuyến của quân Đức bắt đầu tan vỡ; cuộc phản kích của phía Đức tại Orekhovsk (???) đã thất bại và không thể nào cứu vãn nổi tình hình. Trong thời gian đó, Quân đoàn bộ binh 6 của Tập đoàn quân xe tăng 3 (Đức) đóng tại khu vực Bogushevsk - Shalatino, phía Bắc Orsha cũng đang trên đà sụp đổ trước sức tấn công của quân đội Liên Xô, và đe dọa nghiêm trọng đến thế trận của Quân đoàn bộ binh 27 đang phòng thủ trên khu vực từ Orsha đến Shklov (Shklou). Vào 11 giờ 20 phút sáng ngày 25 tháng 6, Quân đoàn bộ binh 6 (Đức) bị cắt đứt hoàn toàn khỏi Tập đoàn quân xe tăng 3. Thống chế Ernst Busch buộc phải đặt quân đoàn này dưới quyền chỉ huy của Thượng tướng Kurt von Tippelskirch, tư lệnh Tập đoàn quân 6. Lực lượng dự bị còn lại của nó là Sư đoàn bộ binh cơ giới 14 được vội vã ném vào mặt trận để cản mũi tấn công của Quân đoàn xe tăng cận vệ 2 (Liên Xô) tại phía Bắc Orsha. Tuy nhiên, những nỗ lực này của quân Đức chỉ như muối bỏ biển: đến đêm ngày 25 rạng ngày 26 tháng 6, trận địa phòng thủ của Quân đoàn 6 (Đức) tại tuyến Hessen đã bị Tập đoàn quân cận vệ 11 (Liên Xô) đập tan, Quân đoàn bộ binh 6 (Đức) coi như bị xóa sổ. Tàn quân của nó bỏ chạy tán loạn về phía Borisov. Tướng Georg Pfeiffer, tư lệnh quân đoàn này đã mất liên lạc với các đơn vị của ông ta và sau đó tử trận ngày 28 tháng 6. Tối 26 tháng 6, Quân đoàn xe tăng cận vệ 2 "Tatsinskaya" (Liên Xô) đã cắt đứt đường sắt và đường bộ Minsk - Orsha ở phía Tây Orsha 15 km. Trước tình hình bị đe dọa bao vây, ngày 26 tháng 6, Sư đoàn bộ binh 78 (Đức) buộc phải bỏ Orsha tháo chạy, theo sau là các đơn vị tiên phong của Quân đoàn xe tăng cận vệ số 2 (Liên Xô) đang truy kích sát gót. Chiều ngày 27 tháng 6, Orsha được giải phóng. Ở phía Nam Orsha. Quân đoàn bộ binh 27 (Đức) được lệnh phải giữ vững trận tuyến bằng mọi giá. Tuy nhiên, dù đã dùng đến lực lượng dự bị cuối cùng là Sư đoàn bộ binh 260 và sư đoàn cảnh vệ 286 nhưng trận tuyến của Quân đoàn này vẫn bị các Tập đoàn quân 33 và cánh bắc của Tập đoàn quân 49 (Liên Xô) đẩy lùi về tuyến sông Dniepr, sát Mogilev. Vấn đề trước mắt đối với Phương diện quân Byelorusia 3 là phải đẩy nhanh tốc độ đột phá, không cho quân Đức kịp định hình lại tuyến phòng thủ, đặc biệt là tuyến sông Berezina án ngữ phía Đông Minsk. Ngay trong ngày 27 tháng 6, Nguyên soái A. M. Vasilevsky ra lệnh cho tướng I. D. Cherniakhovsky tung Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 của thượng tướng Pavel Alekseyevich Rotmistrov vào cửa đột phá. Nhưng không như thượng tướng P. A. Rosmitrov mong đợi. Theo kế hoạch của Đại bản doanh, Tập đoàn quân của ông không được đi trên con đường cao tốc Orsha - Minsk mà phải đi chếch lên phía Bắc Orsha khoảng 65 km, từ khu vực Bogucshevsk - Shalatino đánh thốc qua Kholopeniki về Borisov. Tướng P. A. Rosmitrov có lý do để bất bình với cách điều quân này, bởi lẽ những vùng đất mà Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 phải tiến qua chủ yếu là rừng và đầm lầy. Tuy nhiên, đại tướng I. D. Cherniakhovsky đã giải thích cho vị tướng già thấy rõ hai điều trong kế hoạch của STAVKA. Một là làm như vậy để bao vây cánh quân Đức tại phía Đông Minsk chứ không phải để đuổi chúng về Minsk. Hai là STAVKA nhân được tin tình báo về việc Thống chế Ernst Busch đã bị cách chức và Thống chế Walter Model thay thế vị trí Tư lệnh Cụm tập đoàn quân Trung tâm. Walter Model được trao quyền điều động một số đơn vị đang ở hướng Tây Nam, trong đó có Sư đoàn xe tăng 5 đang đóng ở Kovel lên Minsk hợp lực với Quân đoàn xe tăng 39 để tiến hành phản công quân đội Liên Xô ở khu vực phía Đông Minsk mà trọng điểm là Borisov. Việc điều Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 đi theo con đường lớn đến Minsk có thể làm lộ ý đồ của STAVKA. Tướng P. A. Rosmitrov chấp nhận chuyển quân đến hướng mới. Cuộc phản công Borisov của quân Đức thất bại. Thay thế thống chế Ernst Busch, thống chế Walter Model tiếp nhận một "bất động sản" đang trên đà sụp đổ nhưng lại được đích thân Adolf Hitler giao nhiệm vụ phải giữ được trận tuyến phía Tây Byelorussya bằng mọi giá. Walter Model được Tổng hành dinh lục quân Đức ở Đông Phổ trao quyền điều động nhiều sư đoàn của Cụm tập đoàn quân A sang khôi phục lại tình hình ở Byelorussia. Ngoài ba sư đoàn bộ binh và một sư đoàn cơ giới được điều tư Ba Lan sang, Walter Model còn điều động Sư đoàn kỵ binh 3 ở Pinsk và Sư đoàn xe tăng 5 từ Kovel. Sáng sớm 28 tháng 6, các sư đoàn xe tăng 7 và 18 (Đức) bắt đầu phản công từ Smolevichi lên Borisov. Đòn phản công bất ngờ của quân Đức đã chặn được Tập đoàn quân cận vệ 11 (Liên Xô) ở phía Bắc Borisov 5 km. Sáng 29 tháng 6, các trung đoàn xe tăng hạng nặng 25, 51, 118 và Trung đoàn pháo tự hành 78 (Đức) đã đánh bật Quân đoàn bộ binh cận vệ 36 (Liên Xô) về Krupki, cách Borisov 20 km về phía Tây. Tuy nhiên, cũng buổi sáng 29 tháng 6, Quân đoàn xe tăng cận vệ 2 "Tatsinskaya" đã hành quân đến sông Berezina và lao vào cuộc tao ngộ chiến với Sư đoàn xe tăng 7 (Đức). Các trận đánh khốc liệt không thua kém trận Prokhorovka đã diễn ra trên hai bờ sông Berezina. Đến 13 giờ chiều, khi bốn lữ đoàn xe tăng đầu tiên của Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 kéo tới nơi thì thế trận đã ngã ngũ. Không chống nổi ba quân đoàn xe tăng Liên Xô. Các sư đoàn xe tăng Đức chia làm hai cánh bỏ chạy tháo thân. Sư đoàn xe tăng 7 đã ở bờ Đông sông Berezina bỏ chạy về Ozdyatichi (???). Tại đây, sư đoàn này tiếp tục bị Quân đoàn xe tăng 29 (Liên Xô) đuổi đánh, buộc vượt sông Berezina tại khoảng nước nông ở phía Bắc Chernyavkava và bỏ lại hầu hết xe tăng trên bờ Đông. Sư đoàn xe tăng 18 phòng thủ ở phía Tây sông Berezina bị Quân đoàn xe tăng cận vệ 3 đánh bật về Smolevichi và tiếp tục buộc phải lùi sâu xuống phía Nam đường sắt Minsk - Borisov. Chỉ trong hai ngày, đòn phản kích của Quân đoàn xe tăng 39 (Đức) bị đập tan. Chiếm được Borisov, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 và Quân đoàn xe tăng cận vệ 2 (Liên Xô) lao nhanh về Minsk, bỏ lại phía sau tàn quân của Quân đoàn xe tăng 39 (Đức) cùng tàn quân của các sư đoàn Đức ở phía Orsha, Mogilev rút về trong một cái chảo lớn ở phía Tây Nam Minsk. Mất Borisov, quân Đức không chỉ mất một cứ điểm then chốt để phòng thủ Minsk từ hướng Đông Bắc mà còn mất luôn cây cầu gỗ có trọng tải lớn bắc qua sông Berezina. Chiều ngày 29 tháng 6, trước khi rút lui, quân Đức đã cố gắng phá hủy cây cầu bằng cả pháo mặt đất và pháo tăng nhưng Lữ đoàn xe tăng 25 thuộc Quân đoàn xe tăng 29 (Liên Xô) đã vượt qua cây cầu sang bờ Tây sông Berezina, phá hủy các khẩu pháo và đánh lùi các xe tăng Đức. Ngay sau đó, 12 chiếc Ju-87 được Tập đoàn quân không quân 6 (Đức) huy động để phá cây cầu này nhưng đã gặp phải hàng rào máy bay tiêm kích của Sư đoàn không quân 278 (Liên Xô) do Đại tá Konstantin Dmitryevich Orlov chỉ huy, 8 chiếc Ju-87 bị bắn rơi trên hai bờ sông Berezina. Cây cầu chiến lược tại Borisov còn nguyên vẹn đã lọt vào tay quân đội Liên Xô. Kết quả và đánh giá. Kết quả. Chỉ sau một tuần ngắn ngủi, Tập đoàn quân xe tăng 3 (Đức) hầu như tan rã. Quân đoàn bộ binh 53 bị tiêu diệt và bắt làm tù binh tại khu vực Vitebsk. Quân đoàn bộ binh 9 chỉ còn lại hai trung đoàn và tạm thời ổn định được tuyến phòng thủ mới ở khu vực Polotsk nhờ sự hỗ trợ của Quân đoàn bộ binh 1 (Tập đoàn quân 16 - Đức). Quân đoàn bộ binh 6 (Đức) buộc phải rút về phía Đông Minsk và nhập vào đội hình Tập đoàn quân 4 (Đức) tại "cái túi" Bolma. Các thống kê từ nhiều nguồn cho thấy đã có hơn 33.000 quân Đức tử trận, 3.250 người khác bị bắt làm tù binh, trong đó có tướng Friedrich Gollwitzer, chỉ huy Quân đoàn 53 và 3 tướng dưới quyền. Quân đội Liên Xô giải phóng một vùng đất rộng lớn phía Đông Bắc Byelorussia và chiếm được các bàn đạp ở Borisov và Belgoml (???) để chuẩn bị cho các trận tấn công tiếp theo vào Minsk, Vileyka và Molodechno. Các thành phố Vitebsk và Orsha cùng hơn 2.000 khu dân cư được giải phóng. Tối 27 tháng 6, Moskva bắn đại bác cấp 2 với 24 loạt pháo hoa từ 224 khẩu pháo chào mừng các phương diện quân Pribaltic 1 và Byelorussia 3 dã giải phóng Vitebsk và Orsha. Đánh giá. Quân Đức có một tuyến phòng thủ khá mạnh và được bố trí kiên cố dọc theo sông Luchesa và các dải đồi phía Bắc Vitebsk. Các tuyến phòng thủ được bố trí có chiều sâu thành nhiều lớp, có các cụm cứ điểm, các cứ điểm yểm hô các bên sườn khá chắc chắn. Các Quân đoàn có sức chiến đấu cao đều được bố trí ở các trọng điểm phòng thủ xung yếu. Tuy nhiên, tuyến phòng thủ này vẫn có những điểm yếu bị quân đội Liên Xô khai thác triệt để. Nếu như Quân đoàn bộ binh 53 tạo thành một bức tường khó xuyên thủng ở Vitebsk thi Quân đoàn bộ binh 9 có binh lực yếu nhất (chỉ có 2 sư đoàn bộ binh và 5 trung đoàn pháo binh) lại được bố trí trên các dải đồi từ Sirotino đến Shimilino, nơi không có tuyến sông Luchesha che chở. Ở phía Nam Vitebsk, cậy có dòng sông Luchesa làm chướng ngại tự nhiên, Quân đoàn bộ binh 6 (Đức) hầu như chỉ chú trọng hướng Orsha với tính toàn rằng, quân đọi Liên Xô khó có thể đưa cả một tập đoàn quân xe tăng vượt sang khu vực Bogushevsk mà không bị phát hiện hoặc bị không quân Đức ngăn chặn. Chính chỗ đứt gãy giữa Quân đoàn bộ binh 53 và Quân đoàn bộ binh 6 (Đức) trên tuyến phòng thủ sông Luchesa ở Bogushevsk đã làm cho Tập đoàn quân xe tăng 3 (Đức) và cá nhân tướng Georg-Hans Reinhardt phải trả giá. Trung tướng Đức Siegfried Westphal cho rằng: Quân đội Liên Xô có ưu thế về người, vũ khí và phương tiện, đặc biệt là về pháo binh và xe tăng. Nhưng ưu thế này sẽ không thể phát huy nếu như các chỉ huy Liên Xô không chọn được hướng đột phá thích hợp. Thông thường, con đường ngắn nhất và rộng rãi nhất đến Minsk đi qua Orsha, tuy không phải là thành phố lớn nhưng lại là ngã tư đường sắt, đường bộ quan trọng nằm trên thủy lộ thượng nguồn sông Dniepr. Tuy nhiên, một trong hai quân đoàn mạnh nhất của Tập đoàn quân xe tăng 3 đóng chốt tại khu vực này và bố trí nhiều chốt chặn dọc theo con đường từ Orsha đi Minsk. Nếu Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 (Liên Xô) được điều động tấn công theo hướng này, nó sẽ phải bóc gỡ lần lượt nhiều chốt phòng thủ, kể cả cụm phòng thủ Orsha, với những trận đánh khốc liệt. Do đó, mặc dù vùng Bogushevsk -Senno - Kholopenichi chỉ có những con đường đất xuyên qua đầm lầy và rừng rậm nhưng lại là một hướng đột kích gây bất ngờ lớn cho quân Đức. Bất ngờ đó còn lớn hơn nữa khi thống chế Walter Model cố gắng tổ chức phản công vào khu vực Borisov để chặn Tập đoàn quân cận vệ 11 (Liên Xô) mà không thể biết rằng Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 và Quân đoàn xe tăng cận vệ 2 (Liên Xô) chỉ còn cách khu vực này một ngày đường. Tưởng niệm và ghi công. Do lòng dũng cảm và chủ nghĩa anh hùng, danh hiệu Anh hùng Liên Xô được trao thưởng cho một số quân nhân tham gia chiến dịch Vitebsk là F. T. Blokhin, N. B. Borisov, A. I. Bespyatov, Yu. V. Smirnov và S. D. Borodulin. Tại đầu cây cầu dẫn vào thành phố Vitebsk, một bia tưởng niệm được dựng lên để ghi nhớ chiến công và lòng dũng cảm của F. T. Blokhin. Blokhin cũng trở thành công dân danh dự của thành phố. Nhằm tưởng thưởng công lao của các đơn vị Hồng quân trong việc đột phá phòng tuyến quân Đức tại Vitebsk và giải phóng thành phố này, các sắc lệnh ngày 2 và 10 tháng 7 năm 1944 của Bộ Tổng tư lệnh Tối cao Liên Xô đã trao thưởng tên hiệu "Vitebsk" cho 62 đơn vị thuộc các Tập đoàn quân số 39, 43 và Tập đoàn quân không quân số 1 của các phương diện quân Byelorussia 3 và Baltic 1. Một số cá nhân và tập thể đã nhận các huân huy chương kỷ niệm ngày giải phóng thành phố Vitebsk:
1
null
Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 có tiền thân là Khu điều dưỡng thương – bệnh binh miền Nam tập kết ra Bắc, nằm tại xã Hòa Bình, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Quá trình xây dựng và phát triển. Tiền thân của bệnh viện là Khu điều dưỡng thương – bệnh binh miền Nam tập kết ra Bắc. Tháng 5/1957 một vinh dự lớn lao của bệnh viện khi được Bác Hồ về thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân viên và người bệnh. Bác đã ân cần thăm hỏi, động viên mọi người và căn dặn: "Cán bộ ngành y tế trước hết phải thật thà đoàn kết, hết lòng thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn, lương y phải như từ mẫu". Bệnh viện được thành lập ngày 07/06/1963 theo quyết định số 519/QĐ - BYT của Bộ Y tế, tên gọi ban đầu là "Bệnh viện D", nằm trên địa bàn huyện Thường Tín – tỉnh Hà Tây (nay thuộc Thành phố Hà Nội). Khi mới thành lập, tổng số cán bộ của bệnh viện có 91 người, trong đó chỉ có 3 bác sĩ, 2 Y sỹ, còn lại là y tá, hộ lý và nhân viên phục vụ. Quy mô 100 giường bệnh, cơ sở vật chất rất nghèo nàn, chỉ có 2 dãy nhà bán kiên cố và 10 dãy nhà lá, vách đất. Năm 1965, bệnh viện đổi tên "Bệnh viện Tinh thần kinh Trung ương" quy mô 200 giường bệnh. Tuy thời kỳ này có nhiều khó khăn, kinh phí hạn hẹp, nhân lực thiếu thốn nhưng toàn bệnh viện đã đoàn kết một lòng, vượt lên mọi trở ngại thách thức để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nhân viên cùng bệnh nhân lao động tăng gia, sản xuất như: trồng rau, cấy lúa, nuôi lợn, nuôi bò, thả cá… vừa cải thiện đời sống vừa phục hồi chức năng cho người bệnh. Đang trong thời gian chuẩn bị sửa chữa, xây dựng thêm nhà cửa thì giặc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, bệnh viện vừa phải chi người cho tiền tuyến vừa tổ chức sơ tán vào các vùng dân lân cận. Người ít lại phải phân tán làm nhiều địa điểm, khó khăn chồng chất khó khăn. Nhờ tinh thần đoàn kết thương yêu người bệnh và may nhờ được các chùa La Uyên, Phúc Trại, Dưỡng Hiền và nhân dân hỗ trợ mà bệnh viện vừa chăm, chữa người bệnh tốt, vừa đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản chung. Mặc dù có nhiều khó khăn gian khổ, để giải quyết vấn đề thiếu cán bộ chuyên môn, Bệnh viện đã tổ chức đào tạo 2 khóa Y sỹ chuyên khoa tâm thần, khóa tốt nghiệp năm 1968 được 20 người, khóa tốt nghiệp năm 1969 được 32 người, để cung cấp nhân lực cho bệnh viện và cho các tỉnh. Cũng trong năm 1969, bệnh viện đổi tên thành "Bệnh viện Tinh thần Trung ương". Năm 1973, ngay sau khi Hiệp định Pari được ký kết, Bệnh viện từ nơi sơ tán trở về. Nhiệm vụ đầu tiên là khắc phục cảnh hoang tàn, nhà dột vách nát, cỏ cây um tùm che kín lối đi, đồng thời xin Bộ Y tế cho xây dựng thêm nhà đề làm việc và cho người bệnh, vừa giải quyết vấn đề quá tải, vừa thực hiện điều trị theo phương pháp mở cửa. Toàn bệnh viện tiếp tục nêu cao lòng nhân ái và trách nhiệm, ra sức chăn nuôi và trông trọt để cải thiện đời sống cho cả nhân viên và bệnh nhân. Song song với củng cố xây dựng, bệnh viện tăng cường cán bộ khoa học bằng cách tích cực xin bổ sung bác sĩ và cử đi đào tạo tại các trường Đại học y. Đến năm 1975, bệnh viện đã xây được 7 dãy nhà kiên cố, trang bị thêm được 1 máy X -Quang nửa sóng (D350). Ngày 28/10/1976, Phó Thủ tướng Đỗ Mười ký Quyết định số 429/QĐ – TTg, cho đầu tư xây dựng bệnh viện quy mô 500 giường, đổi tên thành "Bệnh viện Tinh thần kinh Trung ương". Đây là thời kỳ đất nước phải hàn gắn những tàn phá nặng nề sau chiến tranh, lại thêm chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc, kinh tế vô cùng khó khăn. Vì vậy việc đầu tư xây dựng bệnh viện còn rất hạn chế, nhỏ giọt, chưa thực hiện được nhiều thì phải dừng. Bệnh viện đã nhờ được địa điểm để thành lập cơ sở 2 tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên để đạt kế hoạch 350 gường bệnh. Năm 1983 thì chuyển toàn bộ cơ sở 2 về cơ sở 1 (Bệnh viện hiện nay). Thời gian từ 1984 - 2003, bệnh viện tiếp tục được đầu tư xây dựng, nâng cấp sửa chữa ngày một khang trang, hiện đại. Thời gian này bệnh viện đã kiên cố hóa toàn bộ các khoa, xây mới khu nhà nghiệp vụ, nhà nội trú sinh viên, thư viện – truyền thống, vườn hoa cây cảnh, sân bóng đá, nhà thể thao… Năm 2003, bệnh viện được đổi tên thành "Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1" cho đến nay. - Tháng 12/2004, Bộ Y tế ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Bệnh viện. - Tháng 9/2005, Bộ Y tế phê duyệt Quy hoạch phát triển tổng thể bệnh viện đến năm 2010 có quy mô 500 giường bệnh và tầm nhìn 2020 có 600 giường, với 8 phòng chức năng, 21 khoa lâm sàng và 6 khoa cận lâm sàng. Quy mô, cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ. Hiện nay, bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 có quy mô 530 giường bệnh với tổng số CBCC là 565 (trong đó bao gồm cả biên chế và hợp đồng). Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao. So với thời kỳ đầu thành lập 3 bác sĩ, 2 Y sỹ, thì nay đội ngũ của bệnh viện được nâng lên rất nhiều: 7 Tiến sĩ, 11 BSCKII, 13 Thạc sĩ, 20 BSCKI, 7 Dược sĩ ĐH, 23 ĐH khác, 54 ĐH Điều dưỡng… Nhiều kỹ thuật tiên tiến hiện đại được bệnh viện ứng dụng có hiệu quả trong chẩn đoán, điều trị như: Máy Dopler siêu âm xuyên sọ, máy siêu âm 3 chiều, máy kích thích từ, điện não, máy sắc khí lỏng… Nhiệm vụ. Bệnh viện còn là cơ sở đào tạo, thực hành chuyên ngành tâm thần của các trường ĐH, CĐ và Trung học y tế, cũng như các thực tập sinh nước ngoài đến học tập, nghiên cứu. Hiện tại, có 2 BS đang làm nghiên cứu sinh, 3 BS học CKII, 28 ĐD trung cấp đang học ĐH, mở lớp đào tạo BS chuyên khoa định hướng đến khóa 36, lớp đào tạo Điều dưỡng CK tâm thần khóa 9. Năm 2012, công tác đào tạo của bệnh viện còn được Bộ Y tế tin tưởng giao cho nhiệm vụ đào tạo thí điểm lớp BSCKI và BSCKII tại viện, theo Quyết định số 764/QĐ – BYT ngày 13 tháng 3 năm 2012. Công tác nghiên cứu khoa học cũng luôn được bệnh viện chú trọng, đẩy mạnh phát triển về số lượng và chất lượng, cả chiều rộng lẫn chiều sâu trong các lĩnh vực: dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng. Công tác nghiên cứu khoa học ngày càng được chuẩn hóa, áp dụng các quy trình, quy phạm chuẩn trên thế giới. Hàng trăm đề tài cấp cơ sở, cấp Bộ và cấp Nhà nước có giá trị thực tiễn cao đã được nghiệm thu và đang tiến hành với kết quả tốt. Về công tác chỉ đạo tuyến, ngay từ khi mới thành lập, cùng với việc củng cố, xây dựng và phát triển bệnh viện, công tác chỉ đạo tuyến đã đặc biệt được chú trọng. Ngoài tham mưu giúp Bộ Y tế về chiến lược phát triển ngành, Ban giám đốc cùng phòng chỉ đạo tuyến tổ chức nhiều chuyến công tác xuống tận xã phường, thôn bản để nắm bắt tình hình, tập huấn đào tạo chuyển giao kỹ thuật và tư vấn thuyết phục chính quyền các cấp xây dựng mạng lưới chuyên khoa theo chiến lược. - Ngày 10/10/1998, Quyết định số 196/1998/QĐ – TTg, về việc bổ sung mục tiêu "Chăm sóc bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng" vào chương trình mục tiêu quốc gia "Phòng chống một số bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm HIV/AIDS." - Quyết định số 1021/QĐ – BYT ngày 02/11/1998 về việc giao nhiệm vụ cho Bệnh viện Tâm thần Trung ương làm chủ nhiệm mục tiêu quốc gia "Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng" hay còn gọi là Trưởng ban điều hành dự án. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, dù còn gặp nhiều khó khăn về nhân lực và tài chính, nhưng bệnh viện đã cố gắng thực hiện vượt chỉ tiêu so với kế hoạch. Nhờ có chương trình mà các kiến thức cơ bản đã đến được nhiều vùng xa xôi hẻo lánh, người dân hiểu biết hơn về bản chất, triệu chứng chính, phương pháp can thiệp nâng đỡ chữa trị cho một số bệnh nhân tâm thần thường gặp. Người nhận thuốc điều trị ngoại trú được thuận tiện, giảm được tỷ lệ người bệnh tàn phế và có hành vi nguy hiểm. Hợp tác quốc tế. Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 có quan hệ hợp tác với nhiều nước trên thế giới. Hàng năm bệnh viện đón tiếp trung bình 20 – 30 đoàn khách nước ngoài đến tham quan, trao đổi kinh nghiệm, học tập và hợp tác khoa học, được bạn bè đánh giá cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và quản lý của bệnh viện. Bê bối. Vụ 'phòng bay lắc' trong bệnh viện Tâm thần Trung ương 1. Nguyễn Xuân Quý (đối tượng cầm đầu đường dây mua bán, bay lắc ma túy tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1) được Viện Pháp y Tâm thần Trung ương kết luận mắc chứng rối loạn cảm xúc thực tổn. Sau khi nhập Khoa Điều trị tự nguyện từ ngày 8.11.2018, đến tháng 9.2019, Quý được chuyển sang Khoa Phục hồi chức năng và Y học cổ truyền. Bệnh nhân Nguyễn Xuân Quý được bố trí cùng phòng với bệnh nhân T. đang điều trị bắt buộc. Đầu tháng 2.2021, Quý tranh thủ ngày nghỉ, nhân viên trong khoa vắng mặt, tự ý chia đôi buồng điều trị để sử dụng một mình. Phát hiện sự việc, bác sĩ yêu cầu Quý dỡ bỏ. Tuy nhiên, Quý lấy lý do muốn ngăn phòng để được nằm điều trị riêng cho yên tĩnh. Do phòng bệnh rộng, lãnh đạo khoa đồng ý, không yêu cầu Quý dỡ bỏ. Theo tường trình, khi điều trị, tất cả các trang bị mà Quý mang vào trong phòng, lãnh đạo khoa hoàn toàn không biết. Đến khi bác sĩ và lãnh đạo khoa kiểm tra phòng, Quý với tính chất bệnh lý từng bị chấn thương sọ não, cảm xúc không ổn định và có hành vi nguy hiểm nên công tác kiểm tra rất khó khăn vì bệnh nhân không cho vào. "Lãnh đạo khoa hoàn toàn không nghĩ tới việc bệnh nhân này tàng trữ chất gây nghiện và một số dụng cụ sử dụng ma túy trong phòng trị bệnh", bác sĩ Lưu khẳng định trong báo cáo. Kết quả điều tra từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội xác định do thời gian ở bệnh viện lâu, Quý đã tạo quan hệ thân thiết với một số cán bộ tại đây và được tạo điều kiện tự do đi lại, sinh hoạt, bố trí ăn ở theo nhu cầu. Quý đã cải tạo phòng điều trị thành một phòng có cách âm, lắp dàn loa lớn, đèn laze để phục vụ việc sử dụng trái phép chất ma túy. Kết quả trinh sát còn phát hiện Quý cùng đàn em mời bạn bè, trong đó có cả cán bộ bệnh viện sử dụng ma túy ngay tại đây. Thậm chí Quý còn đưa cả những cô gái làm "dịch vụ" đến đây để cùng sử dụng ma túy. Liên quan đến vụ việc này, chiều cùng ngày, Bộ Y tế quyết định tạm đình chỉ công tác chuyên môn để kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và hợp tác với cơ quan điều tra đối với bác sĩ Vương Văn Tịnh, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1. Bộ Y tế xác định vụ việc bệnh nhân "bay lắc" trong Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 là rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của toàn ngành y tế.
1
null
Bidzina Ivanishvili (; sinh ngày 18 tháng 2 năm 1956) là một chính trị gia và doanh nhân Gruzia. Ông là lãnh đạo của Đảng Giấc mơ Gruzia - Gruzia Dân chủ, một liên minh gồm 5 chính đảng ở Gruzia. Liên minh Giấc mơ Gruzia đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử quốc hội tháng 1 năm 2012, Tổng thống Gruzia Mikheil Saakashvili đã thừa nhận thất bại của đảng cầm quyền của mình. Ivanishvili sẽ có khả năng bây giờ sẽ có khả năng trở thành Thủ tướng Gruzia. Trong tháng 3 năm 2010, Ivanishvili đã được cấp quốc tịch Pháp. Trong tháng 10 năm 2011, ông đã bị tước mất quyền công dân Gruzia "theo Điều 32 của Luật quốc tịch Gruzia", một thời gian ngắn sau khi ông đã công bố ý định thành lập một đảng chính trị để tranh cử với Tổng thống Gruzia Mikheil Saakashvili. Trong tháng 3 năm 2012, Ivanishvili được xếp hạng ở vị trí thứ 153 trong danh sách tỷ phú hàng năm của tạp chí Forbes xếp hạng các tỷ phú của thế giới với giá trị tài sản của ông ước tính đạt 6,4 tỷ USD, khiến ông người giàu nhất của Gruzia.
1
null
Knights of Honor (tạm dịch: "Những hiệp sĩ danh dự") là trò chơi máy tính thuộc thể loại chiến lược thời gian thực (RTS) do hãng Black Sea Studios (nay là Crytek Black Sea) của Bulgary phát triển. Game do hãng Sunflowers GmbH phát hành tại châu Âu năm 2004 và Paradox Entertainment phát hành tại Bắc Mỹ năm 2005. Trò chơi lấy bối cảnh châu Âu thời Trung Cổ xuyên suốt những thế kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ thứ hai trong ba thời kỳ lịch sử với hơn 100 vương quốc khác nhau. Cách chơi. "Knights of Honor" là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chiến lược tổng thể với những cuộc chiến chiến thuật, tái hiện từng khía cạnh nhỏ của cuộc sống thời chiến. Trong cuộc chinh phục cựu lục địa, người chơi sẽ cần mở ra các mối quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác, tạo ra và duy trì một nền kinh tế lành mạnh trước những mối nguy cơ về lạm phát luôn rình rập, huấn luyện và chỉ đạo một quân đội mạnh để bảo vệ lãnh thổ của mình và chinh phục những vùng đất mới. Người chơi cần hội ý và đưa ra quyết định của mình thông qua tòa án hoàng gia bao gồm các nhà buôn, giáo sĩ, tướng lĩnh và điệp viên. Ngoài ra người chơi còn phải khích lệ tinh thần dân chúng và giữ gìn kỷ cương, dẹp yên tạo phản nếu chúng ngóc đầu dậy, cộng thêm việc dẫn dắt quân đội trên các chiến trường, bao vây các pháo đài và san bằng các thành phố. Đây là một khối lượng công việc đồ sộ, đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và khả năng ứng biến. "Knights of Honor" cho phép người chơi lựa chọn một trong hai chế độ chơi. Với Quick Battle, người chơi điều khiển các nhóm binh sĩ trong một thiết lập chiến lược thời gian thực tiêu chuẩn. Chế độ Campaign, hấp dẫn hơn rất nhiều, sẽ trao cho người chơi một quốc gia ở thời kỳ đầu, giữa hoặc cuối thời Trung Cổ. Lãnh thổ trên bản đồ thay đổi tùy theo giai đoạn mà người chơi lựa chọn nhưng nó bao trùm hầu như khắp châu Âu, phía tây giáp Munster, đông giáp Giorgia, bắc giáp Na Uy và nam giáp Algeria. Người chơi có thể chọn cách thức giành chiến thắng. Ví dụ, để chinh phục châu Âu, người chơi có thể thông qua con đường ngoại giao hay sử dụng sức mạnh quân sự hoặc trở thành vương quốc có công nghệ tiên tiến nhất. Tuy nhiên, mục tiêu của người chơi sẽ dễ hoàn thành nhất với việc kết hợp một cách hài hòa tất cả các yếu tố đó. Vương triều của người chơi gồm một vị vua, một hoàng hậu và một số hoàng tử, công chúa. Người chơi có thể cất nhắc các vương gia, hoặc những quan chức lên tước hiệp sĩ. Triều đình có thể có tối đa là 9 hiệp sĩ và họ thực hiện các nhiệm vụ tối cần thiết: tướng lĩnh chỉ huy quân đội; thương gia buôn bán với các quốc gia khác để kiếm vàng hoặc các nguồn tài nguyên; giáo sĩ cải đạo cho các lãnh thổ mà người chơi đã chinh phục. Thậm chí, người chơi có thể tuyển mộ một số điệp viên làm công việc xâm nhập tòa án hoàng gia của các quốc gia thù địch để ăn cắp vàng, phá hoại kinh tế hoặc ám sát các thành viên của hoàng tộc. Mặc dù trò chơi bắt đầu khá chậm, mọi thứ nhanh chóng tăng tốc, tới mức người chơi sẽ thường phải tạm dừng và suy tính đường đi nước bước tiếp theo. Nhiều vấn đề trong game cần người chơi có tố chất lãnh đạo khá cao để có thể đưa ra được quyết định hợp lý. Một tình huống hay xảy ra là người chơi phải củng cố mối quan hệ với nhiều quốc gia láng giềng khác nhau, thiếp lập các hiệp định thương mại và liên minh. Với rất nhiều tình huống xảy ra cùng lúc, người chơi cần có những quyết định quyết đoán dựa trên tất cả những thông tin và lựa chọn sẵn có. Trong "Knights of Honor" việc chuyển đổi qua lại giữa 2 khung nhìn chính – góc nhìn rộng Political View và góc nhìn cận cảnh Stratagic View – khá khó khăn. Góc nhìn thứ ba, Battle View, tự xuất hiện khi hai quân đội giao tranh, thêm vào đấy người chơi có thể để máy tính tự mô phỏng kết quả hoặc thân chinh tham chiến và điều khiển các lực lượng của mình. Tuy nhiên, người chơi không thể xoay bản đồ, zoom lại hoặc quan sát từ các góc độ khác nhau như trong những game 3D nhưng bù lại, các yếu tố như địa hình và đội ngũ được khắc họa rất kỹ. Tùy chọn nhiều người chơi của Knights of Honor chỉ giới hạn ở các trận chiến trên chiến trường, thiếu đi yếu tố hấp dẫn nhất của nó là các phương diện mang tính chiến lược tổng thể.
1
null
Empire Earth II (tạm dịch: "Đế quốc Địa cầu 2") viết tắt EE2, là trò chơi máy tính thuộc thể loại chiến lược thời gian thực do hãng Mad Doc Software phát triển và Vivendi Universal Games phát hành vào ngày 26 tháng 4 năm 2005. Là phần tiếp theo của tựa game bán chạy nhất Empire Earth, phát triển bởi hãng Stainless Steel Studios nay không còn tồn tại. Trò chơi có 15 kỷ nguyên và 14 nền văn minh khác nhau. "Empire Earth II" có ba chiến dịch trong phần chơi đơn gồm: Triều Tiên, Đức và Mỹ cũng như một số kịch bản khác có thể chơi được. Game nhận được sụ đánh giá tích cực, trung bình ở mức 79% trên GameRankings. Ngoài ra nhà sản xuất còn tung thêm một bản mở rộng với tựa đề "" được phát hành vào ngày ngày 14 tháng 2 năm 2006. Cách chơi. "Empire Earth II" xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển nền văn minh nhân loại, bắt đầu từ thời đại đồ đá, kéo dài cho tới hiện tại và xa hơn một chút là tương lai. Trên thực tế có rất nhiều quốc gia tồn tại trong khoảng thời gian này nhưng trò chơi chỉ chọn ra khoảng 14 quốc gia tiêu biểu đại diện cho các nền văn minh lớn gồm Mỹ, Anh, Đức, Hy Lạp, La Mã, Babylon, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Hy Lạp, Aztec, Inca, Maya... và mỗi quốc gia đều có những ưu thế riêng nổi bật về các mặt như kinh tế, quân sự cùng những đơn vị quân đặc trưng. "Empire Earth II" có tới 15 kỷ nguyên, mỗi kỷ nguyên đều đại diện cho một phần lịch sử nhân loại. Ngay khi người chơi phát triển lên mỗi thời kỳ thì sẽ xuất hiện các đơn vị và công trình mới. Một số thời kỳ trong game giống hệt phiên bản "Empire Earth" đầu tiên trừ một ngoại lệ là "Empire Earth II" không có kỷ nguyên không gian. Các kỷ nguyên trong "Empire Earth" gồm thời kỳ Đồ đá (Stone Age), thời kỳ Đồ đồng đá (Copper Age), thời kỳ Đồ đồng (Bronze Age), thời kỳ Đồ sắt (Iron Age), thời kỳ Tăm tối (Dark Age), thời Trung Cổ (Middle Ages), thời đại Phục Hưng (Renaissance), thời kỳ Cận đại (Imperial Age), thời kỳ Khai sáng (Enlightenment Age), thời đại Công nghiệp (Industrial Age), Thế chiến I (World War I), Thế chiến II (World War II), thời kỳ Hiện đại (Modern Age), thời đại Nguyên tử (Atomic Age), thời đại Kỹ thuật số (Digital Age), thời đại Di truyền (Genetic Age) và thời đại Nhân tạo (Synthetic Age). "Empire Earth II" gồm hai loại tài nguyên là tài nguyên chính yếu và tài nguyên đặc biệt. Các nguồn tài nguyên chính xuất hiện trong tất cả thời đại gồm lương thực, gỗ, vàng và đá. Nguồn tài nguyên đặc biệt bao gồm thiếc, sắt, kali nitrat, dầu mỏ và urani chỉ xuất trong một vài kỷ nguyên riêng biệt, ví dụ như thiếc vào kỷ nguyên 6, sắt trong kỷ nguyên 4 và không còn được sử dụng sau kỷ nguyên 9, kali nitrat ở kỷ nguyên 7 cho đến 12, dầu mỏ ở kỷ nguyên 10 và uranium trong kỷ nguyên 13. Điểm mới trong "Empire Earth II", là người chơi không cần bận tâm tìm kiếm nguồn dự trữ tài nguyên, vì hầu hết chúng đều vô tận. Mặt quản lý của "Empire Earth II" có khá nhiều tính năng mới như lập kế hoạch tác chiến cùng máy (một điểm khá độc đáo chưa từng có trong dạng game RTS), hay khai thác tài nguyên khá tiện: chỉ việc nhấn vào biểu tượng tài nguyên tương ứng với số nông dân có sẵn (thay cho việc phải đích thân phân bố), và người chơi có thể giám sát được số lượng phu đang dùng cho mỗi tài nguyên; hoặc chế độ ngoại giao (Diplomacy) trông khá hơn, người chơi có thể điều đình với đối phương bằng cách cống nạp đất, tài nguyên và đơn vị quân. Và cuối cùng là quản lý công dân (citizen manager), chế độ này giúp công việc quản lý và tìm kiếm tài nguyên của bạn trở nên dễ dàng hơn nhiều. Trên hình nền bản đồ thế giới, người chơi sẽ thấy rõ những vùng có chứa tài nguyên và số lượng tài nguyên mà mình đang sở hữu. Phần nâng cấp công nghệ của game được chia làm ba nhóm là Quân sự, Kinh tế và Đế quốc. Sau khi nghiên cứu hết sẽ xuất hiện những công nghệ đặc biệt để người chơi tùy ý lựa chọn như tăng độ sát thương, khai thác nhanh. Chế độ 'War planner' cũng sử dụng bản đồ thế giới giống như, nhưng ngoài việc thể hiện lãnh thổ của từng quốc gia thì nó còn chỉ rõ hiện trạng quân đội của quốc gia đó, nên rất hữu ích cho việc đánh giá thực lực và điều động quân đội hiệu quả hơn. Nếu người chơi muốn tấn công một quốc gia khác thì chỉ cần một cú nhấp chuột mà thôi. Hình ảnh trong trò chơi đã được đổi mới hoàn toàn ngay từ phần cốt lõi, nhất là các hiệu ứng về thời tiết, ánh sáng, kể cả về địa hình. Mục chơi. Trò chơi được thiết kế cho cả hai chế độ chơi đơn và qua mạng. Ở chế độ chơi đơn có tất cả ba chiến dịch của các quốc gia: Triều Tiên, Đức và Mỹ; trong mỗi chiến dịch lại có 8 màn. Riêng về phần chơi mạng, có tất cả chín thể loại khác nhau; ngoài những thể loại truyền thống như: Death Match, King of the Hill, và Straight Conquest, thì nhà phát triển còn thêm vào một số thể loại mới rất lạ hứa hẹn nhiều thú vị cho người chơi. Trò chơi được thiết kế để hỗ trợ 2 hình thức chơi mạng phổ biến hiện nay là chơi qua LAN hoặc Internet. Bên cạnh các chiến dịch và kịch bản đặc biệt, còn thêm vào phần chơi skirmish (giao tranh) nơi người chơi có thể quyết đấu với một đối thủ máy. Người chơi cũng có thể chơi với người chơi khác, tuy nhiên điều khoản EULA phổ biến là mỗi người chơi cần bản sao riêng của game thực sự hoạt động, ngay cả phần chơi LAN. Không giống như các chiến dịch hoặc các kịch bản, các điều kiện chiến thắng không bao giờ thay đổi. Có tám chế độ chơi khác nhau trong phần skirmish cũng có thể chơi trong mục chơi mạng. Các máy chủ mục chơi mạng được thực hiện offline vào ngày 1 tháng 11 năm 2008, sau đó người chơi chỉ có thể chơi thông qua mạng LAN. Chiến dịch. "Empire Earth II" có ba chiến dịch chơi đơn, một bộ sưu tập các màn chơi gọi là "bước ngoặt" và một chiến dịch hướng dẫn. Chiến dịch hướng dẫn nói về phe Aztec, có tới bốn màn chơi giúp người chơi tìm hiểu về cách chơi từng bước cụ thể của game. thứ nhất là về việc sáng lập thành phố Tenochtitlan, sang màn chơi tiếp theo là về cuộc chinh phục México của người Tây Ban Nha, kết thúc với sự kiện người Aztec tống cổ Hernán Cortés và đội quân Conquistador của ông. Màn chơi cuối cùng nói về một liên minh giữa Aztec với Hoa Kỳ và một cuộc chiến tranh với người Inca, xảy ra trước chiến tranh thế giới thứ II. Chiến dịch phe Triều Tiên nói về lịch sử lập quốc của nước này từ năm 2333 TCN đến 676 CN, được chia thành tám màn chơi. Hai màn chơi đầu tiên kể về quá trình sáng lập nhà nước Cổ Triều Tiên và sự giao thiệp đầu tiên với các nước Triều Tiên khác và Trung Quốc đại lục, màn chơi tiếp theo là về cuộc chiến tranh đầu tiên của Triều Tiên với Trung Quốc và các nước khác của Triều Tiên. Kế đến là cuộc nội chiến Triều Tiên và liên minh Tân La-Trung Quốc và cuộc chiến do Tân La phát động nhằm thống nhất bán đảo Triều Tiên. Màn chơi cuối cùng của chiến dịch này là cuộc chiến cuối cùng với Trung Quốc. Chiến dịch phe Đức diễn ra trong khoảng thời gian 1220-1871 ở trung tâm châu Âu. Bốn màn chơi đầu tiên kể về quá trình phát triển và sụp đổ của tổ chức Hiệp sĩ Teuton. Hai màn chơi tiếp theo là về sự trỗi dậy của Phổ và cuộc chiến tranh bảy năm. Màn chơi kế tiếp là về cuộc chiến tranh giữa Phổ với Napoleon I của Pháp. Màn chơi cuối cùng là về cuộc chiến tranh với Đan Mạch, Áo và Pháp và sự thống nhất của nước Đức dưới thời Otto von Bismarck. Chiến dịch phe Mỹ gồm một phần thực tế và một phần hư cấu, lấy khoảng thời gian 1898-2070. Màn chơi đầu tiên là về cuộc chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ ở Cuba, tiếp theo là cuộc tổng tấn công Meuse-Argonne trong Thế chiến I. Các màn chơi về Thế chiến II, với Chiến dịch Bắc Phi và một phiên bản hư cấu hóa cuộc tổng tấn công Ardennes. Kế đến là chuyển sang nhiệm vụ gián điệp trong thời chiến tranh lạnh chống lại Liên Xô. Các màn chơi tiếp theo đều được hư cấu hóa nói về âm mưu một cuộc đảo chính do viên Tướng vỡ mộng Charles Blackworth chống lại chính phủ Mỹ; nhiệm vụ của người chơi là ngăn chặn cuộc đảo chính này và cuối cùng là giao chiến với Blackworth và thuộc cấp của ông ta trong rừng mưa Amazon. Khi người chơi chiến thắng màn chơi cuối cùng trong chiến dịch này, có một bộ phim ngắn về nhân loại và Trái Đất. Khi bộ phim kết thúc thì cũng là lúc đoạn phim credit (danh sách những người đã tham gia thực hiện game) xuất hiện. Ngoài ra còn thêm bốn màn chơi đặc biệt trong Empire Earth II được gọi là bước ngoặt. Những màn chơi này có thể chơi từ cả hai phe của một trận chiến hay chiến tranh đã làm thay đổi tiến trình lịch sử nhân loại. Màn chơi Normandy diễn ra trong cuộc xâm lược D-Day, người chơi có thể chọn chơi phe Mỹ nhằm lặp lại thành công của Chiến dịch Overlord, hoặc phe Đức để ngăn chặn các lực lượng Đồng Minh xâm lược qua bức tường Đại Tây Dương. Màn chơi Tam Quốc tái hiện thời kỳ hỗn chiến phân tranh thiên hạ giữa ba nhà Ngụy, Thục, Ngô sau khi nhà Hán sụp đổ, người chơi chỉ có thể chọn chơi phe Ngụy hoặc Ngô trong màn chơi này, người chơi sẽ giành lấy chiến thắng đúng như lịch sử nếu chọn phe Ngụy, hoặc lịch sử thay đổi khi chọn phe Ngô. Đón nhận. "Empire Earth II" nhìn chung được đánh giá tốt với số điểm 8,9/10 của IGN, và 8,0 của GameSpot. Một thời gian ngắn sau khi game phát hành, nhận được sự khen ngợi cho phần lối chơi và tùy chọn để người chơi tùy biến trò chơi. "Những lời chỉ trích của game gồm các yêu cầu hệ thống cao, vấn đề với cơ chế tìm đường của đơn vị, đồ họa khiêm tốn, hệ thống phản công của đơn vị quá tệ, sự bất tiện, phức tạp, hầu như không có phần biên tập nhiệm vụ và sự phức tạp gia tăng gây ra bởi các tính năng mới của game". Số khác gồm phần âm nhạc tồi và các loại địa hình ít.
1
null
Empire Earth III (tạm dịch: "Đế quốc Địa cầu 3") viết tắt EE3, là trò chơi máy tính thuộc thể loại chiến lược thời gian thực do hãng Mad Doc Software phát triển và Sierra Entertainment phát hành vào ngày 6 tháng 11 năm 2007. Game là phiên bản cuối cùng trong dòng game sê-ri "Empire Earth" và phần lớn nhận được lời đánh giá tiêu cực chung. "Empire Earth III" gồm năm thời kỳ ít hơn hẳn so với các phiên bản khác của loạt game nhưng lại bao quát cùng một khoảng thời đại. Game gồm có ba phe với những cái tên chung chung: Middle Eastern (Trung Đông), Western (Phương Tây) và Far Eastern (Viễn Đông). Mỗi phe phái đều có những công trình, đơn vị và công nghệ riêng biệt. Cách chơi. Tương tự như các game trước, "Empire Earth III" là một game chiến lược thời gian thực. Phiên bản này bổ sung thêm một vài đơn vị và vũ khí mới, cũng như cấu trúc phần chiến dịch theo hướng tự do có phong cách tương tự như các tựa game chiến lược thời gian thực khác, chẳng hạn như dòng game "Total War". Tuy nhiên, không giống như "Total War", quá trình phát triển của người chơi xuyên suốt toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại chứ không phải cố định trong một khoảng thời gian cụ thể. Có ba phe phái đại diện cho ba nền văn minh tùy biến để người chơi lựa chọn là Phương Tây, Trung Đông và Viễn Đông. Mỗi nền văn minh có thể được tùy chỉnh bởi người chơi theo sự lựa chọn của họ. Hơn nữa, mỗi nền văn minh đều xuất hiện những phe phụ dựa trên các quốc gia có thực trong lịch sử (ví dụ như nền văn minh Viễn Đông gồm có Trung Quốc và Nhật Bản). Một tính năng mới của game là thêm vào một vài loại vũ khí hạt nhân như một khẩu pháo hạt nhân. Trong "Empire Earth III" từng khu vực tập trung vào phong cách chơi khác nhau; ví dụ như phe Trung Đông có các công trình di động, Phương Tây có một vài đơn vị quân khá mạnh, riêng phe Viễn Đông thì có quân số đông nhưng khá yếu kém gồm những đơn vị leo trèo kết hợp với các giống đột biến khá mạnh trong tương lai. Trong phần chiến dịch chơi đơn xuất hiện thêm kiểu chơi World Domination. Phần chơi này vừa giống với kiểu chơi Conquest của "Rise of Nations", lại có chút bắt chước kiểu chơi theo lượt trên bản đồ chiến dịch của dòng "Total War" và lại cũng có chút kiểu War of Rings trong game "". Phần chơi World Domination của game cho phép người chơi tham chiến trên một trái đất ảo được chia thành nhiều phần/tỉnh. Người chơi sẽ lựa chọn để đánh chiếm vùng nào trên thế giới, và sau đó bản đồ sẽ được chuyển sang phần bản đồ chiến thuật để thực hiện việc xây nhà, mua quân và giao chiến thời gian thực như bình thường. Ngoài ra, để đơn giản hóa trò chơi, "Empire Earth 3" đã rút gọn lịch sử nhân loại xuống còn lại vẻn vẹn 5 thời kỳ: Cổ đại, Trung cổ, Thuộc địa, Hiện đại và Tương lai. Nguồn tài nguyền trong "Empire Earth III" được rút gọn chỉ còn lại hai thứ cần thiết: Wealth (sự thịnh vượng) và Material (nguyên liệu). Các loại đơn vị như xe tăng, robot cũng có thể được tạo thành từ thịt, cá. Do vậy, loại nguyên liệu nào mà người chơi thu thập thì cũng như nhau, chủ yếu cần là số lượng, không phải là chủng loại nguyên liệu. Vì thế nên tốc độ chơi của "Empire Earth III" cũng được nâng lên đáng kể. Một vấn đề nữa ảnh hưởng rất lớn đến chiến trận, đó là việc người chơi có thể thu thập không giới hạn các tài nguyên và xây dựng thoải mái các công trình phòng ngự. Trong khi đó thì số lượng quân lại có hạn, nên rất khó để tập trung được một lượng quân lớn, mà quân lại chết khá nhanh, nhất là ở thời Tương lai. Điều này cũng buộc người chơi phải quan tâm nhiều đến việc sử dụng loại quân gì và như thế nào trong mỗi trận đánh. Nhưng nó cũng khiến cho các trận đánh có thể đi vào thế phòng ngự tiêu cực, và đôi khi việc tấn công gần như là bất khả thi. Phát triển. Quá trình phát triển của game bắt đầu vào năm 2005, ngay sau khi "Empire Earth II" được phát hành. Engine của game được xây dựng dựa trên engine "Empire Earth II" bằng cách sử dụng middleware Gamebryo 2.0, nhưng gần như là viết lại hoàn toàn cho phép các nhà phát triển tạo ra các hiệu ứng hình ảnh cải tiến, công nghệ tái tạo chuyển động ragdoll physic, mô hình chi tiết hơn và kết cấu độ phân giải cao hơn. Thay vào đó khiến cho các đơn vị trông thực tế hơn, hãng Mad Doc đã quyết định thiết kế đồ họa theo kiểu cách điệu hoạt hình. Phát hành. Ngày 27 tháng 4 năm 2007 chương trình truyền hình "Numb3rs" của Mỹ phát sóng một số cảnh quay của game trên đài CBS trong khi nó vẫn còn đang trong quá trình phát triển. Bản demo của "Empire Earth III" được phát hành vào ngày 1 tháng 11. Phiên bản bán lẻ của trò chơi được phát hành vào ngày 6 tháng 11 năm 2007 tại Mỹ và 16 tháng 11 năm 2007 tại châu Âu. Nó cũng được phát hành trên Direct2Drive. Một bản vá lỗi (patch) đã có hai ngày sau khi game phát hành. "Empire Earth III" là game đầu tiên trong dòng game được mang nhãn Games for Windows. Ngày 12 tháng 11 năm 2007, một cổng thông tin GameSpy được bổ sung cho phần cập nhật và trạng thái. Đón nhận. "Empire Earth III" nhận được khá nhiều lời chê bai thậm tề từ giới phê bình game. GameSpot chấm 3.5/10 điểm và nói rằng "cảm giác nếm trải và sự hài hước đáng ngờ của nhà phát triển đều được phơi bày ra trong phần hình ảnh và âm thanh… Empire Earth III đã tụt dốc xuống điểm không thích hợp". IGN chấm 5,4/10 điểm và nói rằng "những hình ảnh động không quá tuyệt đẹp và sự thực hiện đã để lại quá nhiều điều mong muốn". GameSpy cũng có lời phàn nàn tương tự: "lỗi, chiến đấu lộn xộn, hoặc AI yếu không phải là điều mà người hâm mộ thể loại chiến lược phải chịu trận". GamerNode thì chấm 4.5/10 điểm và cho biết "Trò chơi đã cố gắng tiếp cận với những game thủ nhiều hơn nữa nhưng đã thất bại hoàn toàn... Hãy tránh xa những trò chơi loại này ra". Game Revolution chỉ chấm game ở mức D-, nêu rõ "Thành thật mà nói, nếu trò chơi không cố khiến bạn ghét nó, thì nó có thể hoàn toàn chấp nhận được, thậm chí khá là thú vị". Ít lâu sau, Mad Doc Software đã xóa bỏ tất cả các tài liệu tham khảo cho sự phát triển của "Empire Earth III" từ trang chủ của họ.
1
null
Empire Earth là một sê-ri trò chơi máy tính thuộc thể loại chiến lược thời gian thực (RTS) do hãng Stainless Steel Studios và Mad Doc Software phát triển, Sierra Entertainment, Activision và Vivendi phát hành. Các bản trong sê-ri đều là những game RTS dựa trên lịch sử tương tự như sê-ri "Age of Empires". Rick Goodman, người đã thiết kế "Empire Earth" và "", là một trong những nhà thiết kế chính của "Age of Empires". Các phiên bản của sê-ri sử dụng engine Titan và Titan 2.0 đã được bán lại sau khi Stainless Steel Studios đóng cửa. Các phiên bản. Phiên bản đầu tiên của sê-ri là "Empire Earth", được phát hành vào năm 2001. Do hãng Stainless Steel Studios phát triển và Sierra Entertainment phát hành. Trò chơi được đánh giá cao về lối chơi có chiều sâu và nhận được nhiều lời khen ngợi tích cực. Hơn hai triệu bản được bán ra đủ để nhà sản xuất tung thêm một bản mở rộng và một số phần tiếp theo của game. "Empire Earth" bao gồm 14 kỷ nguyên trải dài suốt 500.000 năm lịch sử nhân loại với 21 quốc gia thuộc các nền văn minh lớn qua mỗi thời kỳ riêng biệt. Ngoài ra, "Empire Earth" còn được phát triển thành phiên bản trên điện thoại di động vào năm 2005. "" phát hành vào năm 2002, là bản mở rộng cho phiên bản "Empire Earth" đầu tiên. Bản mở rộng bổ sung thêm nhiều chiến dịch và các tính năng mới cho trò chơi, nhưng chỉ nhận được sự đón nhận đầy tiêu cực vì có nhiều lỗi nhỏ chưa bao giờ được Mad Doc Software giải quyết triệt để. Phiên bản mở rộng được phát hành vào năm 2002, ngay sau khi phát hành "Empire Earth" và trước khi phát hành "Empires: Dawn of the Modern World". "" nói về mặt ngữ nghĩa không phải là phần tiếp theo của "Empire Earth", phiên bản này được phát hành vào năm 2003 và đôi khi được gọi là phiên bản tiếp theo về mặt tinh thần của "Empire Earth". Trò chơi cũng được thiết kế bởi Rick Goodman và đội ngũ Stainless Steel Studios, nhìn chung game là một bước lùi so với bản "Empire Earth" đầu tiên. "Empires: Dawn of the Modern World" phần nhiều được rút gọn hơn, với 1.000 năm lịch sử nhân loại và chỉ có chín nền văn minh. Mặc dù vậy, game được ca ngợi tích cực như một RTS tốt, nhưng không có tính sáng tạo nào đột phá. "Empire Earth II" được phát hành vào năm 2005, hai năm sau "". "Empire Earth II" do Mad Doc Software phát triển và Vivendi phát hành. Kể từ khi Stainless Steel Studios bỏ lại dự án phát triển "Empires: Dawn of the Modern World". "Empire Earth II" sử dụng đồ họa và hiệu ứng thời tiết đã được chỉnh sửa, nhưng vẫn giữ lại những cảm nhận của phiên bản "Empire Earth" ban đầu. Trò chơi nhận được sự đánh giá tương đối tốt (trung bình khoảng 79% theo Metacritic), thấp hơn một chút so với bản "Empire Earth" đầu tiên và "Empires: Dawn of the Modern World". "" được phát hành vào năm 2006 và là một bản mở rộng cho "Empire Earth II". Bản mở rộng bổ sung thêm nhiều chiến dịch, phe phái, đơn vị, và các tính năng mới so với bản "Empire Earth II". Tuy nhiên, trò chơi bị đánh giá tồi tệ hơn phiên bản mở rộng của người tiền nhiệm và được coi là xấu vì thiếu sự đổi mới với chiến dịch mới trong game. "Empire Earth III", viết tắt EE3, là tựa game chiến lược thời gian thực do Mad Doc Software phát triển và Vivendi Universal phát hành vào năm 2007 chỉ nhận được lời phê bình thậm tệ trái ngược hẳn với người tiền nhiệm. "Empire Earth Mobile" là tựa game chiến lược theo lượt (TBS) theo phong cách của "Civilization" do hãng Vivendi phát triển và Wonderphone phát hành. Game khá nhỏ so với bất kỳ phiên bản nào khác trong sê-ri, chỉ với bốn thời đại và các tính năng cô đọng khác. Tiếp thị. Dòng tựa sê-ri dành cho tiếp thị (mà cũng là lời tuyên bố kết thúc với một đoạn phim trong game khi đang nạp dữ liệu trong "Empire Earth") là: cũng như những game có sự đa dạng kỷ nguyên riêng biệt. Kết thúc. Sê-ri "Empire Earth" đã kết thúc với việc phát hành "Empire Earth III", phiên bản chỉ nhận được sự đánh giá phần lớn ở mức tiêu cực và trung bình cùng sự chỉ trích dữ dội từ người hâm mộ của sê-ri. Bất kỳ tàn dư nào của game đều bị xóa bỏ từ trang web chính thức của Mad Doc Software. Ngày 1 tháng 11 năm 2008, phần hỗ trợ mục chơi mạng dành cho "Empire Earth", "Empire Earth: The Art of Conquest" và "Empire Earth II" đã bị bỏ rơi. Chỉ để lại mỗi "Empire Earth II: The Art of Supremacy", "Empire Earth III" và "Empires: Dawn of the Modern World" với các máy chủ phần chơi mạng. Phần chơi mạng của "Empires: Dawn of the Modern World" đã không còn thực sự hiệu nghiệm phần nhiều do lỗi và trục trặc đã không được nhà phát triển sửa chữa. Hoạt động trực tuyến tiếp tục giảm đi trên "Empire Earth II: The Art of Supremacy" và "Empire Earth III" do thiếu cập nhật và hỗ trợ. Đón nhận. "Empire Earth", phiên bản đầu tiên trong sê-ri được đón nhận khá tốt từ giới phê bình, cỡ trung bình 82% xét về tổng thể. "Empire Earth II" đã không được hay như người tiền nhiệm của nó, chỉ với ở mức trung bình 79%. Các bản mở rộng đều được đánh giá tầm thường lúc tốt nhất, với bản "Conquest" trung bình điểm 66% và bản "Supremacy" điểm trung bình 61%. "Empires: Dawn of the Modern World" được đánh giá gần gũi với "Empire Earth" hơn so với bất cứ thứ gì khác trong dòng game, với mức trung bình 81%. "Empire Earth Mobile" điểm trung bình khoảng 77%. "Empire Earth III" thì kém hơn, trung bình với số điểm nhấn là 4,8 theo GameStats.
1
null
An-My Lê hay Lê Mỹ An theo báo chí tiếng Việt (sinh năm 1960 tại Sài Gòn, nay là Thành phố Hồ Chí Minh ) là giáo sư khoa nhiếp ảnh Trường Đại học Bard tại New York, và là nhiếp ảnh gia người Mỹ gốc Việt . Bà được biết đến với nhiều tác phẩm nghệ thuật về chủ đề chiến tranh và phong cảnh. Năm 2012, bà là một trong những người nhận giải MacArthur Fellowship, được xem là "giải thiên tài" của Mỹ. Công việc của bà được giới thiệu ở Whitney Biennial 2017. Tiểu sử. Sinh ra ở Sài Gòn năm 1960, nhiếp ảnh gia An My Lê cùng gia đình di cư đến Hoa Kỳ với tư cách "tị nạn chính trị" vào năm 1975. Bà từng ở trại Pendleton rồi theo cha về Sacramento. Sau đó, vào năm 1985, bà lấy bằng tốt nghiệp (Cử nhân (BS) năm 1981 và thạc sĩ (MS) năm 1985) ngành Sinh học ở Viện Đại học Stanford và bằng thạc sĩ nghệ thuật (MFA) năm 1993 tại Viện Đại học Yale năm 1993. Từ năm 1998, bà là giảng viên rồi là giáo sư khoa nhiếp ảnh tại Trường Đại học Bard tại New York. Hoạt động nghệ thuật. Các tác phẩm của An My Lê chủ yếu về các tác động, hậu quả và sự thể hiện chiến tranh. Bất kể ảnh màu hay trắng đen, tác phẩm của bà luôn mang lại sự căng thẳng giữa phong cảnh tự nhiên và sự chuyển hóa bạo lực vào các trận chiến. Với các bức ảnh chụp được, bà đã góp phần giúp con người nhận ra được bạo lực và sự vô nghĩa của chiến tranh. Bà có các công trình nhiếp ảnh nổi tiếng như Việt Nam (giai đoạn năm 1994 đến năm 1998), mô tả nhiều ký ức chiến tranh và được "hòa giải" bằng phong cảnh thiên nhiên đầy sức sống; Small wars (Những cuộc chiến nhỏ) (giai đoạn năm 1999 đến năm 2002) và 29 palms (29 cây cọ), thể hiện cảnh lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ đang tập trận để mô phỏng trận chiến ở Trung Đông. Bà tiếp tục thực hiện dự án Events Ashore gần đây, bao gồm những tác phẩm chụp nhiều bờ biển và đại dương trên khắp thế giới để ghi lại nhiều hoạt động tuần tra, huấn luyện và viện trợ nhân đạo của Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ nhằm mang lại một góc nhìn khác về chủ đề chiến tranh. Vào tháng 2 năm 2012, bà đã tổ chức triển lãm ảnh mang tên "Events Ashore" tại Sàn Art ở Thành phố Hồ Chí Minh. Giải thưởng. An My Lê có nhiều đóng góp trong lĩnh vực nghệ thuật với nhiều giải thưởng khác nhau. Bà từng nhận giải từ Quỹ John Simon Guggenheim Memorial Foundation (1997) và Quỹ New York Foundation for the Arts (1996). Tháng 10 năm 2012, bà được nhận giải thưởng MacArthur Fellowship (còn được gọi là "Genius grants" - "Thiên tài") có trị giá 500.000 USD là một trong những giải thưởng cao quý của Mỹ nhằm tôn vinh những cá nhân có cống hiến về hoạt động sáng tạo cho nhân loại. Theo trang web của Quỹ MacArthur thì bà là "một nhiếp ảnh gia tiếp cận các đối tượng của chiến tranh và phong cảnh từ những quan điểm mới để tạo ra hình ảnh mờ ranh giới giữa thực tế và viễn tưởng hư cấu và với ý nghĩa súc tích". Bà cho biết "Khi biết mình nhận được giải thưởng, tôi sung sướng tột độ. Tôi hy vọng công việc của tôi sẽ lột tả được bản chất của chiến tranh". Bà là người Mỹ gốc Việt thứ ba nhận giải này, sau giáo sư Huỳnh Sanh Thông và nhà khoa học Huỳnh Mỹ Hằng. Đánh giá. Nhiếp ảnh gia chiến trường Võ Trung Dung, người Pháp gốc Việt, cho biết nhận xét về bà như sau: "Công trình nhiếp ảnh của An-My về chiến tranh khác biệt rất lớn với nghề nhiếp ảnh báo chí truyền thống như chúng tôi đang làm. Trong các tấm ảnh của bà, ta sẽ không thấy cảnh chiến tranh, những người cầm súng, những cảnh đau lòng. Công trình nhiếp ảnh của bà luôn là bên lề hoặc sau cuộc chiến mà trong nghề chúng tôi gọi là "định vị cuộc chiến". Kiểu tư liệu hình ảnh đó nằm ở ranh giới giữa tư liệu nhiếp ảnh và dàn dựng tưởng tượng. Những tấm ảnh của An-My không thể hiện cuộc chiến mà khơi gợi sự suy tư về chiến tranh. Theo góc độ cá nhân, tôi không thích lắm kiểu nhiếp ảnh chiến tranh đó nhưng tôi nghĩ rằng công việc của An-My đã góp phần giúp nhân loại suy nghĩ về chiến tranh, về bạo lực, về tính phi lý của chiến tranh. Điều đó cũng tốt quá đó chứ!".
1
null
Xã Colerain (, phát âm ) là một xã thuộc quận Hamilton, tiểu bang Ohio, Hoa Kỳ. Nó là một khu ngoại ô của Cincinnati. Năm 2010, dân số của xã này là 58.499 người. Xã Colerain được đặt tên theo thị xã Coleraine ở Ireland. Địa lý. Colerain nằm tại tọa độ (39,248333, −84,599167). Theo Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ, xã này có tổng diện tích là 111,8 km² (43,2 sq mi). Trong đó, 111,0 km² (42,9 sq mi) là đất và 0,9 km² (0,3 sq mi) là nước. Diện tích mặt nước chiếm 0,69% tổng diện tích. Xã này nằm 260 m (853 ft) trên mực nước biển. Nhân khẩu. Theo Thống kê Dân số Hoa Kỳ năm 2000, xã có dân số 60.144 người sống trong xã. Mật độ dân số là 541,9 người/km² (1.403,6 người/sq mi).
1
null
Xã Franklin () là một xã thuộc quận Coshocton, tiểu bang Ohio, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của xã này là 1.229 người. Tên và lịch sử. Franklin Township được thành lập vào năm 1814.  Điều hành. Thị trấn được điều hành bởi một ủy ban gồm ba thành viên, được bầu vào tháng mười một của những năm lẻ đến bốn năm bắt đầu vào ngày 1 tháng Giêng sau đó. Hai người được bầu vào năm sau cuộc bầu cử tổng thống và một người được bầu cử Trong năm trước nó. Cũng có một viên chức tài chánh thị trấn được bầu, người phục vụ nhiệm kỳ 4 năm bắt đầu vào ngày 1 tháng 4 của năm sau cuộc bầu cử, được tổ chức vào tháng 11 năm trước cuộc bầu cử tổng thống. Các vị trí tuyển dụng trong nhiệm vụ tài chính hoặc trong hội đồng quản trị được điền bởi các ủy viên còn lại.
1
null
Hoàng Văn Kiểu (1921-2006), thường gọi là Hoàng Kiểu, là một nhà cách mạng và chính khách Việt Nam. Ông từng giữ chức Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Việt Nam (1981-1987), Trưởng ban Dân tộc Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1979-1982), Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp Việt Nam (1976). Ông được xem là một cán bộ lão thành có nhiều đóng góp cho phong trào cách mạng ở Việt Nam từ trước Cách mạng tháng 8 và trong cả hai cuộc Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam. Tiểu sử. Ông là người dân tộc Tày, sinh năm 1921 tại xã Hội Hoan, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn,thường trú tại phường Tam Thanh,thành phố Lạng Sơn. Tên gọi khác: Hoàng Văn Chởi, Hoàng Hiển Vịnh. Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 20 tháng 6 năm 1942, ông hoạt động tích cực, đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển phong trào Việt Minh tại Lạng Sơn Ngày 22-8-1945 chớp thời cơ Nhật đảo chính Pháp, lực lượng vũ trang do ông chỉ huy đã phối hợp với quần chúng nổi dậy làm chủ thị trấn Na Sầm, giải phóng hoàn toàn hai huyện Văn Uyên và Thoát Lãng của tỉnh Lạng Sơn. Sau Cách mạng Tháng Tám ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn, Trưởng ban Chỉ đạo kháng chiến tỉnh Lạng Sơn (năm 1949). Trưởng ban cán sự Đảng bộ và chính quyền khu Lào Cai - Hà Giang - Yên Bái, Phó Bí thư Khu ủy Khu tự trị Việt Bắc, Bí thư Khu ủy Khu tự trị Tây Bắc kiêm Chính ủy Quân khu Tây Bắc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa III (dự khuyết) và IV ; Sau năm 1975 ông tham gia Chính phủ, là Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Lâm nghiệp từ năm 1976 đến tháng 2 năm 1979 khi Bộ Lâm nghiệp được thành lập dựa trên nền tảng Tổng cục Lâm nghiệp,người kế nhiệm là ông Trần Kiên Năm 1979 ông được bổ nhiệm giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc của Chính phủ, kiêm sau đó kiêm chức Trưởng ban Dân tộc Trung ương Đảng cho đến năm 1982. Sau đó ông là Ủy viên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Ông còn là Đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa VI, VII. Vinh Danh. Để ghi nhận công lao cống hiến cho hoạt động cách mạng, ông được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng: Huân chương Hồ Chí Minh Huân chương Kháng chiến hạng Nhất Ngoài ra ông còn được trao tặng Huân chương Hữu nghị của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và nhiều danh hiệu cao quý khác….
1
null
Xã Swan () là một xã thuộc quận Vinton, tiểu bang Ohio, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của xã này là 916 người. Địa lý. Nằm ở phía bắc của quận, nó giáp với các xã sau: Không có khu tự quản (municipality) nào được đặt tại xã Swan, mặc dù khu chưa hợp nhất Creola nằm ở phần phía nam của xã. Nó cũng chứa 2 khu chưa hợp nhất là Hue và Orland.
1
null
Chũm chọe, chập cheng (hay cymbal) là một nhạc cụ bộ gõ phổ biến trên thế giới. Chập cheng là những tấm hợp kim mỏng, hình tròn. Kích thước của chập cheng thường không xác định (có nhiều loại khác nhau phân biệt dựa vào kích thước), tuy nhiên cũng có loại chập cheng có hình dạng những đĩa nhỏ, kích thước xác định để tạo ra những nốt nhạc cố định như Crotales. Chập cheng được sử dụng nhiều trong biểu diễn từ dàn nhạc giao hưởng, cụm bộ gõ, các ban nhạc jazz và các nhóm diễu hành. Bộ trống hiện đại ngày nay thường kết hợp ít nhất là một chập cheng to (Ride cymbal), chập cheng trung (Crash cymbal),chập cheng nhỏ (Splash cymbal) và một cặp chập cheng hi-hat. Loại chập cheng truyền thống của Việt Nam là chập cheng đôi (Clash cymbal). Chập cheng còn gọi tắt là cheng, ví dụ như cheng đồng, cheng gỗ. Nguồn gốc tên gọi. Từ cymbal từ có nguồn gốc từ tiếng Latin" cymbalum", là do sự Latinh hóa tiếng Hy Lạp của từ κύμβαλον ("kumbalon"). Chũm chọe hay còn có tên khác là Chập chõa (chả) là những từ láy tượng thanh trong tiếng Việt để mô tả âm thanh mà nhạc cụ phát ra, dần dần trở thành danh từ để chỉ nhạc cụ. Cấu tạo. Câu tạo của các chũm choẹ là yếu tố chính quyết định âm thanh nó tạo ra. Chũm chọe là những tấm hợp kim hình tròn. Có một lỗ khoan ở trung tâm của chũm choẹ được sử dụng để treo chũm choẹ trên một giá đỡ hoặc buộc dây đai (cho người chơi xỏ tay vào). Xung quanh lỗ khoan là một phần nhô lên thường gọi là "núm" hay "chuông" (vì nó có tác dụng tương tự như Chuông). Kích thước của chũm choẹ (thường đo theo inch hoặc cm) ảnh hưởng đến âm thanh của nó, chũm choẹ lớn hơn thường có âm to hơn và kéo dài. Trọng lượng cũng quan trọng đối với âm thanh. Chũm chọe nặng hơn phát âm thanh tốt hơn (khi sử dụng dùi trống). Chũm chọe mỏng có âm thanh tròn hơn, độ vang thấp hơn và rung nhanh hơn. Sản xuất. Theo cách truyền thống Chũm choẹ được đúc dần từ phần chuông rồi đến phần vành, qua nhiều bước tôi đồng để tạo thành hình dạng thô. Cuối cùng dùng búa để làm phẳng bề mặt vành, dùng máy tiện để làm mỏng và lại dùng búa để dàn đều hợp kim một lần nữa. Quá trình rèn đòi hỏi tay nghề cao và công đoạn tiện cũng phải dùng máy cầm tay để đạt độ chính xác. Ngày nay mỗi giai đoạn của quá trình này đã được thay đổi bằng cách sử dụng công nghệ hiện đại. Một trong những thay đổi chính là kỹ thuật dàn đều kim loại để chũm chọe âm thanh nhất quán hơn. Công nghệ đã giúp bỏ qua một số các bước truyền thống hoàn toàn, và chũm chọe đã bước vào danh mục sản phẩm của các nhà sản xuất lớn, được sản xuất dây chuyền và thương mại hóa.
1
null
Cuộc vây hãm Verdun là một trận vây hãm tại Pháp trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, diễn ra từ ngày 13 tháng 10 cho đến ngày 8 tháng 11 năm 1870. Cuộc vây hãm ban đầu được Quân đoàn Sachsen thực hiện, và sau một cuộc kháng cự quyết liệt của Quân đội Pháp tại pháo đài Verdun (lâu hơn hẳn mọi pháo đài khác của Pháp), trận bao vây đã kết thúc với việc Verdun đầu hàng Quân đội Đức. Với sự kiện này, Verdun đã trở thành pháo đài cuối cùng ở biên giới Pháp - Đức phải đầu hàng Quân đội Đức trong cuộc chiến tranh Pháp-Phổ. Lực lượng Pháo binh Pháp đã ghi nhận là đã hoạt động hiệu quả trong trận bao vây Verdun. Trong cuộc Chiến tranh Cách mạng Pháp, Verdun từng bị Quân đội Phổ đánh chiếm vào năm 1792 trong cuộc vây hãm Verdun, trước khi chiến thắng của quân Pháp trong trận Valmy buộc quân Phổ phải thoái lui. Vào năm 1870, Verdun đã thực hiện một cuộc kháng cự quyết liệt hơn. Khi các lực lượng Sachsen xuất hiện từ hướng đông, Verdun chỉ có một đội quân trú phòng nhỏ bé. Trong một khoảng thời gian, người Đức chỉ đặt Verdun dưới tầm giám sát của mình, và vào ngày 24 tháng 8, một cuộc tiến công của quân Đức đã bị đạo quân trú phòng yếu ớt của Pháp bẻ gãy, và quân Pháp đã tiến hành một số cuộc phá vây sau khi được các tù binh trốn thoát sau trận Sedan tăng viện. Vào cuối tháng 9, một số lực lượng Đức (trong đó có dân binh "Landwehr") đã được quy tụ dưới sự chỉ huy của tướng Von Gayl ở đằng trước mặt trận phía đông. Mặc dù cuộc phong tỏa Verdun đã bắt đầu vào ngày 25 tháng 9, vào ngày 7 tháng 10 năm 1870, 2 đại đội Pháo binh Đức mới đến ứng chiến, tạo điều kiện cho quân Bộ binh tiến thêm vài trăm bước và thiết lập các vị trí của mình, và người Đức với năng lực mạnh mẽ của mình đã dọn mọi chướng ngại vật. Cho đến ngày 13 tháng 10 thì Verdun mới chính thức bị phong tỏa. Những cuộc công pháo của Đức đã thất bại, mặc dù thành cổ Verdun đã bị phá hủy nghiêm trọng, và sau đó, tướng Marnier chỉ huy quân đồn trú Pháp đã tiến hành những cuộc phá vây mạnh mẽ và thu được thắng lợi. Trong khi ấy, các tướng lĩnh Đức đang bận tâm với cuộc vây hãm Metz nên chưa hội đủ lực lượng để vây khốn Verdun. Sau sự thất thủ của Metz, Binh đoàn thứ nhất của Đức đã có thể tăng viện cho đội quân vây hãm Verdun. Quân Pháp tại Verdun đã lâm vào tình thế bất lợi. Trước tình hình đó, sau một thỏa ước ngừng bắn, Verdun đã đầu hàng với những điều kiện thuận lợi hiếm có. Đội quân trú phòng Pháp đã bị bắt làm tù binh, ngoại trừ lực lượng Vệ binh quốc gia Pháp. Các sĩ quan Pháp đã được tha theo lời hứa của họ, và mọi vật liệu, khí giới, đại bác... của thành phố Verdun đều được chấp nhận khôi phục một khi nền hòa bình được lặp lại. Không lâu sau khi Verdun đầu hàng, Quân đội Đức đã hạ được pháo đài Neu Breisach của Pháp.
1
null
Chũm chọe đôi (tên tiếng Anh: Clash cymbals) là hai chũm choẹ giống hệt nhau được chơi bằng cách giữ mỗi chũm choẹ trong mỗi bàn tay rồi đập chúng vào nhau tạo ra âm thanh. Chũm chọe đôi là một nhạc khí tự thân vang dập phổ biến trên thế giới đồng thời cũng là một nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và một số nước khác ở châu Á. Tên gọi. Trong tiếng Anh thuật ngữ kỹ thuật clash (nghĩa đen là "sự va đập", chỉ một cặp chũm chọe) hiếm khi được sử dụng mà "chũm chọe đôi" chỉ được gọi là "chũm chọe" (cymbals) hoặc đôi khi chỉ đơn giản là C.C. Một loại chũm choẹ khác là suspended cymbal cũng gọi là "chũm chọe". Một số nhà soạn nhạc và cải biên sử dụng clash để phân biệt chũm chọe đôi với những loại chũm choẹ để chỉ một có một tấm (kèm theo dùi gõ). Nhạc cụ truyền thống này của Việt Nam còn được gọi là "não bạt" hay "chập chõa" ("chả"). Cấu tạo. Chũm chọe làm bằng hợp kim đồng thiếc, gồm hai chiếc giống nhau, hình tròn như chiếc đĩa, có núm để cầm Kỹ thuật biểu diễn. Khi đánh chũm chọe, hai tay cầm hai núm, dập hai mặt vào nhau, có lúc dập chéo xuống, chéo lên, hoặc chỉ là xoa chúng với nhau. Đôi khi người sử dụng chũm chọe vừa đánh, vừa múa. Sử dụng. Âm thanh chũm chọe to, vang, hơi chói tai. Chũm chọe được sử dụng trong Nhã nhạc cung đình Huế, trong sân khấu tuồng, cải lương, trong múa sư tử, dàn nhạc dân tộc tổng hợp hoà tấu và nhất là trong các dàn quân nhạc, nhạc nghi lễ Đội và nghi lễ cấp Nhà nước
1
null
Robert J. Lefkowitz (sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943), là một nhà y học nổi tiếng người Mỹ nổi tiếng với thụ thể bắt cặp với protein G. Ông hiện đang làm việc trung tâm y khoa Đại học Duke. Tháng 10 năm 2012, ông được trao giải Nobel hóa học năm 2012 cùng với Brian Kobilka. Theo Viện hàn lâm khoa học hoàng gia Thụy Điển, nghiên cứu của hai nhà khoa học này đã làm sáng tỏ cách mà hàng tỉ tế bào trong cơ thể chúng ta cảm giác và phản ứng với môi trường xung quanh. Công trình của hai nhà khoa học này có ý nghĩa lớn trong việc tạo ra các thuốc trị bệnh tim, Parkinson và chứng đau nửa đầu. Robert J. Lefkowitz sinh ra vào ngày 15 tháng 4 năm 1943 tại Thành phố New York trong gia đình Do Thái. Sau khi tốt nghiệp trường trung học khoa học Bronx, ông đã theo học Columbia College và nhận được bằng cử nhân năm 1962. Ông tốt nghiệp bằng bác sĩ tại Đại học Columbia ngành bác sĩ và bác sĩ phẫu thuật trong năm 1966. Ông hoàn tất nghiên cứu y học về các bệnh tim mạch trong thời gian làm việc tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts thuộc Đại học Harvard từ năm 1970 đến năm 1973. Năm 1982, Robert J. Lefkowitz được phong làm giáo sư Y khoa tại Trường Đại học Duke (Mỹ). Ông cũng giữ học hàm giáo sư Sinh hóa. Giáo sư Tiến sĩ Robert J. Lefkowitz từng đạt nhiều giải thưởng danh giá về y khoa, bao gồm Giải thành tựu nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Mỹ (2009) và Huân chương Khoa học Quốc gia (2007). Robert J. Lefkowitz chuyên nghiên cứu về di truyền. Ông được biết nhiều về nghiên cứu miêu tả đặc tính cụ thể của cấu trúc và chức năng của thụ thể β-adrenergic và các thụ thể liên quan khác.
1
null
Brian Kobilka (sinh ngày năm 1955) là một nhà học học và sinh học người Mỹ gốc Ba Lan. Ông hiện là giáo sư Trường Đại học Stanford, đồng thời là nhà đồng sáng lập Công ty Công nghệ sinh học ConfometRx về thụ thể bắt cặp với protein G. Tháng 10 năm 2012, ông được trao giải Nobel hóa học năm 2012 cùng với Robert J. Lefkowitz. Theo Viện hàn lâm khoa học hoàng gia Thụy Điển, hai nhà khoa học này đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng mỗi tế bào trong cơ thể người có nhiều thụ thể, trong đó thụ thể bắt cặp với protein G đóng vai trò quan trọng nhất, giúp tế bào tương tác với các tế bào khác và môi trường bên ngoài, đây là một bí ẩn trong nhiều năm đối với các nhà khoa học trên thế giới. Công trình của hai nhà khoa học này có ý nghĩa lớn trong việc tạo ra các thuốc trị bệnh tim, Parkinson và chứng đau nửa đầu. Brian Kobilka tốt nghiệp cử nhân sinh học và hóa học tại Đại học Minnesota (Hoa Kỳ), sau đó lấy bằng tiến sĩ y khoa tại Đại học Yale. Brian Kobilka nổi tiếng với những nghiên cứu của ông về thụ thể bắt cặp với protein G, ông đã đạt được nhiều giải thưởng nghiên cứu khoa học danh giá của Mỹ, chẳng hạn như Giải thưởng "Thành tựu nghiên cứu khoa học đột phá của năm" vào năm 2007.
1
null
Jasmine Denise Richards (sinh ngày 28/6/1990) là một diễn viên và ca sĩ người Canada. Cô được biết đến qua vai diễn Margaret "Peggy" Dupree trong phim "Camp Rock", và phần 2 "". Ngoài ra, cô còn tham gia diễn xuất trong sê-ri phim hài "Naturally, Sadie" trên đài Family Channel vai Margaret Browning-Levesque và phim "Overruled!" vai thẩm phán Tara. Cuộc sống và nghề nghiệp. Jasmine Richards sinh ra ở Scarborough, Ontario. Cô chuyển đến sống ở Oakville năm 1 tuổi. Jasmine học trung học ở trường Iroquois Ridge High School. Cha của cô bỏ nhà ra đi năm Jasmine được 4 tuổi, để lại 2 mẹ con cô và anh trai. Jasmine bắt đầu quan tâm đến nghiệp diễn năm 11 tuổi trong một lần thử giọng. Jasmine xuất hiện đầu tiên với vai Shakira trong bộ phim truyền hình "Timeblazers". Sau đó, cô tiếp tục tham gia trong bộ phim "Devotion" với vai chính Alice Hope. Ngoài ra, cô còn tham gia diễn xuất với vai Margaret Browning-Levesque trong phim truyền hình Canada "Naturally, Sadie" từ năm 2005 đến 2007. Richards cũng xuất hiện trong nhiều phân đoạn của chương trình "Express Yourself" trên kênh Disney Channel với bạn diễn trong "Naturally, Sadie". Năm 2007, Richards xuất hiện trong sê-ri phim truyền hình "Da Kink in My Hair". Năm 2008, cô xuất hiện trong phim "Princess". Tuy nhiên, co chỉ được biết đến sau vai diễn Margaret "Peggy" Dupree trong "Camp Rock" và "" bên cạnh Demi Lovato. Trong phần 1 của "Camp Rock", Jasmine trình diễn ca khúc "Here I Am". Tuy nhiên, giọng của cô lại được lồng vào với giọng của Renee Sands. Đĩa hát. 2012 Trình diễn ở trường St. Timothy's catholic Cô còn lồng tiếng cho Maya trong phim "Redakai: Conquer the Kairu"
1
null
Hồ Đắc Điềm (1899-1986) là Tiến sĩ Luật, Giáo sư Việt Nam, quan nhà Nguyễn ngạch Tư pháp, đã từng giữ chức Bố chánh tỉnh Bắc Ninh, Tổng đốc Hà Đông. Sau năm 1945 ông là nhân sĩ trí thức, tham gia bộ máy chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, giữ chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Gia thế. Ông xuất thân trong gia đình dòng dõi quý tộc nổi tiếng ở kinh đô Huế. Ông quê ở làng An Truyền, tổng Quảng Xuyên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên (nay là huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế). Thân sinh ông là Khánh Mỹ quận công Hồ Đắc Trung, đỗ Cử nhân, làm quan đến chức Thượng thư Bộ Học, Đông các Đại học sĩ, sung Cơ mật đại thần, tứ trụ đại thần triều đình thời vua Duy Tân và Khải Định . Người anh là Cử nhân Nho học Hồ Đắc Khải giữ chức Thượng thư bộ Hộ. Ba người em trai là Bác sĩ Hồ Đắc Di sau là Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội), Kỹ sư Khoáng học Hồ Đắc Liên (sau là Cục trưởng Cục Địa chất) và Tiến sĩ Dược khoa Hồ Đắc Ân (Phó chủ tịch Hội trí thức yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh). Bốn người em gái là Hồ Thị Chỉ - là vợ vua Khải Định, Hồ Thị Hạnh - tức sư bà Diệu Không, Hồ Thị Phương và Hồ Thị Huyên - là vợ Hoàng thân Nguyễn Phúc Ưng Úy. Tuy xuất thân Nho học, nhưng cha, mẹ ông là cụ Châu Thị Ngọc Lương đều hướng các con theo hướng văn hóa Tây phương. Bốn anh em trai đều được sang Pháp học tập. Ông lấy vợ là Hoàng Thị Lý con gái Võ hiển điện Đại học sĩ Hoàng Trọng Phu, Tổng đốc Hà đông. Ban đầu ông sang Pháp học Tiến sĩ luật. Vợ ông cũng sang theo để cơm nước nuôi bốn anh em nhà chồng học hành đỗ đạt. Đang làm luật sư bên Pháp cùng ông Trịnh Đình Thảo thì ông được gọi về nước. Cuộc sống ở Huế. Ông theo ngạch tư pháp và hành chính. Ban đầu ông làm Tham tri Bộ Hình ở Huế. Ông thích tự do cho nên đã học cả kịch nghệ định mở gánh hát, và đã cùng với ông Khái Lợi ở phố Đông Ba lập ra nhà chiếu bóng Tân Tân ở Huế, mua nhiều phim châu Âu về chiếu. Ông còn đi dạy ở trường Hồ Đắc Hàm, một kiểu trường bổ túc văn hoá cho người nghèo. Suốt đời ông tha thiết với việc nâng cao dân trí, là người luôn đi đầu trong phong trào xoá nạn mù chữ, bình dân học vụ từ năm 1945 cho đến khi nhắm mắt. Ra miền bắc. Sau đó ông ra miền Bắc, là Giáo sư Việt Nam đầu tiên tại Trường Đại học Luật khoa Hà nội, sau làm Chánh án Toà Thượng thẩm Hà Nội. Năm 1937 ông tham gia bào chữa trong vụ án xét xử Phan Tư Nghĩa rồi chuyển làm quan Bố chánh tỉnh Bắc Ninh. Ông có cuộc sống vật chất đầy đủ, biệt thự Hà nội tại 72 phố Nguyễn Du, 2 biệt thự nghỉ mát ở Tam Đảo, trang trại hàng nghìn mẫu ở huyện Tiên Lãng tỉnh Kiến An, trong nhà có 2 chiếc ô tô riêng. Tổng đốc Hà Đông. Dòng dõi nhà vợ ông từng 2 đời làm Tổng đốc Hà Đông trước năm 1945. Hồi đó tỉnh Hà đông là tỉnh lớn và quan trọng ở Bắc Kỳ. Cha vợ ông lúc đó làm Hiệp biện đại học sĩ, Chủ tịch Ủy ban tương tế xã hội trung ương Bắc Kỳ, hàm Thái tử Thiếu bảo là quan hàm cao nhất của Nam triều, đã thiết lập một trại ấp "từ thiện" và đã dày công chấn hưng thủ công mỹ nghệ dân tộc, chọn các nghệ nhân đưa sang Trung quốc học nghề lụa tơ tằm, sang Nhật học sơn mài, rồi cả nghề mộc nghề bạc, mở cả bảo tàng mỹ nghệ cho các nghệ nhân La Cả La Khê. Vì muốn ông duy trì các nghề thủ công mỹ nghệ nên đưa ông về làm Tổng đốc Hà đông. Ông kế nhiệm ông Vi Văn Định (là cha vợ Hồ Đắc Di, em trai ông) làm Tổng đốc Hà đông năm 1941. Năm 1945 khi Nhật đảo chính Pháp đã mời ông làm Khâm sai Bắc Bộ phủ, nhưng ông đều từ chối. Và ngay sau Cách mạng Tháng Tám, ông đã đứng về phía Việt Minh trao ấn kiếm cho ông Đặng Kim Giang người sẽ là Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến Hà Đông. Ngày 21-8-1945, khi Quản Dưỡng, Chỉ huy Bảo an binh ở Hà Đông đã cho nổ súng vào đoàn biểu tình, gây thương vong; cán bộ Việt Minh Lê Trọng Nghĩa đã cùng ông vào tận Trại Bảo an binh thuyết phục Quản Dưỡng quy hàng. Hoạt động trong hai cuộc kháng chiến. Trong những ngày đầu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngôi nhà của gia đình ông tại số 8 Lê Thái Tổ là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc, tiếp khách. Khi theo cách mạng, ông hiến toàn bộ đồn điền ấp Vinh Quang ở tỉnh Kiến An cho cách mạng và số thóc trong kho để nuôi dân quần, du kích, chỉ yêu cầu giữ lại khoảng 500 thúng, để khi gặp khó khăn trong kháng chiến sẽ phải dùng đến. Khi toàn quốc kháng chiến gia đình ông tham gia kháng chiến tại Thanh Hóa. Năm 1947 ông làm Chủ tịch Hội đồng Tư luật Liên khu IV. Năm 1951 ông giữ chức Chánh án Tòa án nhân dân Liên khu 4 ở Thanh Hóa, Ủy viên Ban chấp hành Hội Liên Việt Liên khu IV (giai đoạn 1947-1954). Năm 1954 ông về Thủ đô, suốt 30 năm cuối đời, ông đã dành toàn bộ công sức vào công cuộc xoá mù chữ, giữ cương vị Trưởng ban chỉ đạo Xóa mù chữ, bổ túc văn hóa Thành phố, Trưởng tiểu ban bổ túc văn hóa của HĐND Thành phố. Ông làm việc đầy nhiệt huyết, hăng say. Ông còn nổi tiếng trong phong trào xóa nạn mù chữ ở Thủ đô theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh:"Chú là một nhà đại trí thức, chú phải sẻ chữ cho đồng bào ít chữ". , rồi công tác đến bình dân học vụ, bổ túc văn hoá với chức danh Uỷ viên Ủy ban hành chính Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội, Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội, Ủy viên Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khoá III. Trân trọng một gia đình "đại trí thức" (chữ Hồ Chủ tịch dùng) đã hết lòng phụng sự cách mạng và nhân dân, Tết năm Quý Mão 1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm gia đình ông. Vào năm 1977, có một cuộc hội ngộ thật cảm động, bốn anh em ruột Hồ Đắc Điềm, Hồ Đắc Di (Hà Nội), Hồ Đắc Ân (Thành phố Hồ Chí Minh), Hồ Thị Hạnh - tức Sư Bà Diệu Không (Huế) đã vinh dự là đại biểu dự Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đầu tiên của đất nước thống nhất. Đúng là một cuộc trùng phùng đẹp đẽ, có ý nghĩa lịch sử Năm 1986 ông mất tại Hà Nội, thọ 87 tuổi. Gia đình. Vợ ông là bà Hoàng Thị Lý, con gái Tổng đốc Hà đông Hoàng Trọng Phu. Con gái ông là Hồ Thị Thể Tần nguyên giáo viên Văn Trường cấp 3 Trưng Vương, Hà Nội sau chuyển về làm việc ở Sở Giáo dục Hà Nội rồi Bộ Giáo dục cho đến khi nghỉ hưu, có chồng là Luật gia Phạm Thành Vinh, Chánh Văn phòng đầu tiên của Bộ Quốc phòng. Hai người là dịch giả của hai tiểu thuyết "Con đường đau khổ", "Chuông nguyện hồn ai". Cháu gái ông là Tiến sĩ Phạm Thị Như Anh, kiều bào tại CHLB Đức, Chủ tịch Hội bảo trợ văn hoá truyền thống các nước ASEAN ở CHLB Đức. Con trai ông là Hồ Đắc Hoài, thế hệ kỹ sư địa chất đầu tiên học ở Liên Xô (cũ), sau này là Viện trưởng Viện Dầu khí, Viện trưởng Viện Đất hiếm, Thành viên Hội đồng Quản trị Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, Trưởng ban liên lạc họ Hồ Việt Nam khóa II.
1
null
Hội chứng người đẹp ngủ tên khoa học chính thức là Hội chứng Kleine-Levin (KLS), là một hiện tượng rối loạn thần kinh về giấc ngủ và ăn uống. Mắc chứng bệnh này, bệnh nhân thường ngủ li bì cả ngày lẫn đêm (hypersomnolence), mỗi lần thức dậy chỉ để ăn và đi vào phòng tắm. Khi thức dậy, thái độ người bệnh thường thay đổi, thường thì tính cách giống như một đứa trẻ. Theo các chuyên gia thì hội chứng này thường phát bệnh trong thanh thiếu niên là 1%, khoảng 70% người bệnh là nam giới. Hiện nguyên lý phát bệnh vẫn chưa rõ, đồng thời cũng chưa có phương pháp trị liệu hiệu quả, song căn bệnh này sẽ tự mất sau 8-12 năm. Triệu chứng. Người mắc phải hội chứng này thường ngủ li bì ngày lẫn đêm. Họ thường trải qua các trạng thái mộng du, thiếu cảm xúc như người bị bệnh trầm cảm, cho nên hay gây ra các lo ngại và nhầm lẫn ở các bậc cha mẹ của người bệnh là con mình mắc phải triệu chứng trầm cảm hơn là hội chứng Kleine-Levin. Với các triệu chứng trên, chính đến các bác sĩ cũng thường nhầm lẫn và khó chẩn đoán chính xác bệnh trong thời gian ngắn, thường cho là thuộc các chứng bệnh tâm thần phân liệt, còn nghi bệnh nhân sử dụng ma túy nên mới có những triệu chứng đó, có những trường hợp phải mất nhiều năm mới chẩn đoán đúng bệnh. Người bệnh thường không có khả năng chăm sóc mình, họ nằm lì trên giường, tỏ ra kín đáo và mệt mỏi kể cả lúc tỉnh táo. Hầu hết tất cả các bệnh nhân đều cho rằng họ không có khả năng tập trung và họ rất nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn. Trong một số trường hợp họ trở nên rất thèm ăn. Khi tỉnh dậy sau một thời gian ngủ vùi, họ thường rơi vào trạng thái bất ổn về tâm lý, trở thành trẻ con (tâm lý), có thể quên hết mặt chữ đã từng học... Bệnh phát theo chu kỳ, có thể ngủ li bì trong vài ngày, vài tuần và có thể lên đến hàng tháng mới thức dậy. Nguyên nhân. Một số nhà nghiên cứu cho rằng có thể do khuynh hướng di truyền, một số khác thì đồng ý rằng, đó là kết quả của một rối loạn tự miễn dịch. Nhưng cả hai đều đồng ý rằng có thể một phần não của người bệnh làm nhiệm vụ điều tiết giấc ngủ, ăn uống và thân nhiệt bị rối loạn dẫn đến hội chứng trên. Nghiên cứu gần đây cũng cho thấy rằng có thể có một sự thiếu hụt của mật độ vận chuyển dopamine ở thể vân thấp hơn thông thường. Nguồn gốc tên gọi. Hội chứng Kleine-Levin được đặt tên theo Willi Kleine và Max Levin, những người đã nghiên cứu hội chứng này cùng lúc với nhau vào những năm 1925 và 1936. Hội chứng này được mô tả lần đầu tiên bởi bác sĩ người Pháp Edmé Pierre Chauvot de Beauchêne (1748-1824) năm 1786. Hội chứng Kleine-Levin đã được giới thiệu bởi nhà thần kinh học người Anh, MacDonald Critchley (1900-1997) vào năm 1942.
1
null
West Hope () là một thành phố thuộc quận Cavalier, tiểu bang Bắc Dakota, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của xã này là 429 người.. Westhope được thành lập vào năm 1903. Tên của thành phố được đặt dựa trên câu slogan "Hope of the West". Địa lý. Theo số liệu từ Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, thành phố West Hope có tổng diện tích 0.85 km²
1
null
Felipe de Jesús Calderón Hinojosa (; sinh ngày 18 tháng 8 năm 1962) là tổng thống thứ 56 của México. Ông nhậm chức vào ngày 1 tháng 12 năm 2006, và giữ một nhiệm kì sáu năm cho đến năm 2012. Ông là một thành viên của Đảng Hành động Quốc gia (PAN), một trong ba chính đảng chính của México. Trước khi trở thành tổng thống, Felipe Calderón đã nhận được hai bằng thạc sĩ và tiếp tục làm việc trong Đảng Hành động Quốc gia khi đảng này vẫn là một chính đảng đối lập quan trọng. Felipe Calderón giữ vai trò Chủ tịch Quốc gia của đảng, nghị sĩ liên bang, và Bộ trưởng Năng lượng trong nội các của Tổng thống Vicente Fox. Ông phục vụ trong nội các của chính phủ tiền nhiện cho đến khi từ chức để chạy đua chức vụ Tổng thống và để đảm bảo sự chỉ định của đảng mình. Kết quả bầu cử chính thức của Viện Bầu cử Liên bang cho thấy Felipe Calderón giành được tổng số phiếu lớn nhất song điều này bị ứng cử viên Andrés Manuel López Obrador tranh cãi. Chiến thắng của Felipe Calderón đã được Tòa án Bầu cử Liên bang xác nhận vào ngày 5 tháng 9 năm 2006. Lý lịch. Felipe Calderón sinh ra tại Morelia, Michoacán. Ông là người nhỏ tuổi nhất trong số năm anh em trai, mẹ của ông là Carmen Hinojosa Calderón còn cha của ông là Luis Calderón Vega. Cha ông là đồng sáng lập viên của Đảng Hành động Quốc gia và là một nhân vật chính trị quan trọng. Luis Calderón Vega đã nắm giữ các vị trí trong nhà nước và từng có một nghiệm kì là nghị sĩ liên bang. Luis Calderón Vega đã dành phần lớn cuộc của mình để cống hiến cho đảng và dành hầu hết thời gian rảnh để thúc đẩy sự phát triển của PAN. Felipe Calderón đã hoạt động trong các chiến dịch của cha ông. Là một câu bé, ông đã phân phát tờ rơi cho đảng, đi trên các xe chiến dịch của PAN và hô vang khẩu hiệu tại buổi tập hợp. Sau khi lớn lên ở Morelia, Felipe Calderón chuyển đến Thành phố Mexico, nơi ông nhận bằng cử nhân luật từ Trường Luật Tự do (Escuela Libre de Derecho). Sau đó, ông nhận được bằng thạc sĩ kinh tế của Học viện Công nghệ Tự trị Mexico (Instituto Tecnológico Autónomo de México, ITAM) và bằng thạc sĩ hành chính công cộng vào năm 2000 của Trường Chính phủ John F. Kennedy thuộc Đại học Harvard. Theo gương cha mình, ông gia nhập Đảng Hành động Quốc gia. Khi tham gia các hoạt động của Đảng, ông đã gặp phu nhân hiện tại của mình là Margarita Zavala, bà là một nghị sĩ liên bang trong quốc hội. Họ có ba người con là María, Luis Felipe và Juan Pablo. Calderon là tín đồ Công giáo La Mã. Sự nghiệp chính trị. Vào những năm đầu đôi mươi, Felipe Calderón đã là chủ tịch phong trào thanh niên của Đảng Hành động Quốc gia. Ông là một đại diện địa phương trong Hội đồng Lập pháp và trong hai dịp khác nhau là nghị sĩ của Hạ viện liên bang. Ông chạy đua chức thống đốc bang Michoacán vào năm 1995 và trở thành Chủ tịch Quốc gia của Đảng Hành động Quốc gia từ năm 1996 đến 1999. Trong suốt nhiệm kì của mình, đảng của ông duy trì quyền kiểm soát đối với 14 thủ phủ bang song cũng đối mặt với việc suy giảm sự hiện diện trong Hạ viện liên bang. Ngay sau khi Vicente Fox nhậm chức tổng thống, Calderón đã được bổ nhiệm là giám đốc của Banobras, một ngân hàng phát triển thuộc sở hữu của nhà nước. Các đối thủ chính trị đã cáo buộc ông phạm tội lạm dụng tuy nhiên ông đã sử dụng các phương tiện khác để chính thức hóa giao dịch của mình. Sau đó, ông tham gia nội các của tổng thống với vai trò Bộ trưởng Năng lượng, thay thế cho Ernesto Martens. Ông rời khỏi vị trí vào tháng 5 năm 2004 để phản đối những lời chỉ trích của Vicente Fox về tham vọng tổng thống của ông trong khi lại ủng hộ Santiago Creel. Các thành viên trong Đảng Hành động Quốc gia đã lựa chọn ông làm ứng cử viên tổng thống của đảng trong ba cuộc bầu cử sơ bộ, ông đã đánh bại cựu Bộ trưởng Nội vụ được Tổng thống Vicente Fox ưu ái, và do đó việc ông trở thành ứng cử viên của đảng khiến nhiều nhà phân tích ngạc nhiên. Chiến dịch của Felipe Calderón đã lấy được đà sau cuộc tranh luận ứng cử viên tổng thống đầu tiên. Số liệu thăm dò sau đó đã cho thấy ông dẫn trước López Obrador từ tháng 3 đến tháng 5; một số cuộc thăm dò cuối cùng có kết quả là ông dẫn trước 9 điểm. Khuynh hướng có lợi cho ông đã bị ngăn lại sau cuộc tranh luận thứ hai khi Lopez Obrador quyết định bắt đầu tham gia tranh luận. Một số cuộc thăm dò cuối cùng trước ngày bỏ phiếu cho thấy số điểm dẫn trước đối thủ của ông đã bị thu hẹp, nhiều cuộc thăm dò cho thấy López Obrador dẫn trước. Tranh cãi hậu bầu cử. Ngày 2 tháng 7 năm 2006, tức ngày bầu cử, Viện Bầu cử Liên bang (IFE) đã công bố rằng cuộc ganh đua đã quá xít xao nên họ sẽ không công khai thăm dò cử tri ngay sau khi bỏ phiếu. Tuy nhiên, khi các kết quả sơ bộ của cơ sở dữ liệu không chính thức được làm sáng tỏ vào sáng hôm sau, Felipe Calderón đã dẫn trước 1,04%. Viện Bầu cử Liên bang đã kêu gọi các ứng cử viên tránh tự tuyên bố mình là người chiến thắng, tổng thống đắc cử hay tổng thống, tuy nhiên cả hai ứng cử viên đều không tuân theo lời kêu gọi này. Đầu tiên, López Obrador tuyên bố rằng ông ta đã thắng cử, và ngay sau đó Calderón cũng tuyên bố như vậy, chỉ ra con số ban đầu do Viện Bầu cử Liên bang đã đưa ra. Ngày 6 tháng 7 năm 2006, Viện Bầu cử Liên bang đã công bố chính thức kết quả cuộc bầu cử tổng thống, theo đó Calderón chỉ được hơn 0,58% số phiếu so với đối thủ gần nhất là ứng cử viên Andrés Manuel López Obrador của Đảng Cách mạng Dân chủ. Tuy nhiên, López Obrador và liên minh của ông đã cáo buộc bất thường trong một số điểm bỏ phiếu và yêu cầu kiểm phiếu lại trên toàn quốc. Cuối cùng, Tòa án Bầu cử Liên bang, trong một cuộc bỏ phiếu nhất trí, đã tuyên bố rằng việc kiểm phiếu lại như vậy là không có căn cứ và không khả thi và phán quyết chỉ kiểm phiếu lại ở những nơi được chứng minh là có bất thường, tức khoảng 9,07% trong tổng số 130.477 điểm bỏ phiếu. Vào ngày 5 tháng 9 năm 2006, ngay cả khi Tòa án Bầu cử Liên bang đã thừa nhận sự tồn tại của một số điểm không đúng quy định trong cuộc bầu cử, sau khi hai thẩm phán đổi phiếu, Calderón đã được toàn án nhất trí tuyên bố là tổng thống đắc cử với số phiếu dẫn trước López Obrador là 233.831, hay 0,56% tổng số phiếu hợp lệ. Tòa án bầu cử kết luận rằng các bất thường nhỏ không có đủ bằng chứng, và chúng không đủ để làm mất hiệu lực của cuộc bầu cử. Phán quyết này là bắt buộc, cuối cùng và không thể được kháng cáo.
1
null
Lăng mộ Khoja Ahmed Yasavi ( ("Qoja Axmet Yassawï kesenesi")) là một lăng mộ nằm tại thành phố Turkistan, miền Nam Kazakhstan. Cấu trúc xây dựng của nó bắt đầu hình thành từ năm 1389 bởi Timur, người cai trị Đế quốc Timur. Nó được xây dựng để thay thế cho một lăng mộ nhỏ hơn thế kỷ 12 của nhà thơ Sufi giáo nổi tiếng người Turk là Ahmad Yasawi. Tuy nhiên, việc xây dựng đã ngưng trệ khi Timur băng hà vào năm 1405. Mặc dù công trình chưa được hoàn thiện nhưng nó vẫn tồn tại như là một trong những công trình kiến trúc thời kỳ Timur được bảo tồn nguyên vẹn nhất. Sự sáng tạo của nó đánh dấu khởi đầu của kiến trúc Timur. Với các thử nghiệm về trục đối xứng, giải pháp kiến trúc sáng tạo cho mái vòm và hầm Lịch sử. Lăng mộ được xây dựng vào giữa năm 1389 đến năm 1405 theo lệnh của Timur, người cai trị toàn bộ Trung Á bấy giờ nhằm thay thế một lặng mộ nhỏ hơn được xây dựng từ thế kỷ 12. Nhưng sau đó, đến năm 1405, Timur chết và lăng mộ mãi mãi không được hoàn thành. Khu di sản lăng mộ Khoja Ahmed Yasav nằm trong một tòa thành cũ với những bức tường. Xung quanh là khu khảo cổ học của thị trấn thời trung cổ Yasi Kiến trúc. Lăng mộ là công trình kiến trúc còn được bảo tồn nguyên vẹn nhất dưới thời đế quốc Timurid. Nó cao 38,7 m với 35 phòng được xây dựng bằng gạch nung. Những người thợ thủ công Ba Tư đã xây dựng lên công trình này với những không gian trong lăng mộ được sáng tạo, những họa tiết trang trí và những mái vòm lớn được sử dụng trong các công trình lớn dưới thời Timurid, đặc biệt là ở Samarkand. Đây được coi là tài liệu quan trọng còn xót lại về kiến trúc độc đáo và phương pháp xây dựng. Tòa nhà được sử dụng như một lăng mộ, một nhà thờ Hồi giáo với mái vòm hình cầu lớn nhất ở Trung Á được trang trí bằng gạch men được trang trí họa tiết và khắc chữ. Tường của lăng mộ được trang trí bằng các bức tranh, nhũ đá, thạch cao. Lối vào của lăng mộ và mái vòm cửa chính chưa được hoàn thành. Hiện trạng. Một phần của công trình này chưa được hoàn thành bao gồm nội thất trang trí bên trong, mái vòm cửa chính. Ngoài ra, dưới tác động của gió cát, hơi nước muối từ các mỏ muối gần đó, nước ngầm đang dâng lên làm cho công trình này đang bị đe dọa. Xung quanh lăng mộ là một khu vực khảo cổ của thị trấn Yasi với những ngôi nhà đã bị phá hủy vào thế kỷ 19. Hiện nay, người ta đang trùng tu, xây dựng lại một trung tâm văn hóa, chính trị, tôn giáo.. đã từng tồn tại và phát triển. Phần tường thành phía Bắc của lăng mộ đang được xây dựng lại nhằm bảo vệ cho lăng mộ và các tòa nhà xung quanh. Lăng mộ Khoja Ahmed Yasavi là di tích quốc gia của Kazakhstan, được quản lý và bảo vệ nghiêm ngặt nhất nhằm phát triển giá trị văn hóa của nó (thuộc khu bảo vệ di tích lịch sử và văn hóa của thành phố Turkestan). Dưới thời liên bang Xô Viết, đây được coi như là một tượng đài lịch sử, một bảo tàng quốc gia. Giá trị. Lăng Khoja Ahmed Yasawi và khu vực khảo cổ xung quanh đại diện cho một bằng chứng đặc biệt về văn hóa của khu vực Trung Á, và sự phát triển của công nghệ xây dựng. Đây là một nguyên mẫu cho sự phát triển kiến trúc của các tòa nhà lớn trong giai đoạn đế quốc Timurid tồn tài, trở thành một tài liệu tham khảo quan trọng trong lịch sử kiến ​​trúc Timurid và đóng góp đáng kể vào sự phát triển của kiến ​​trúc Hồi giáo. Với những giá trị đặc biệt, Lăng mộ Khoja Ahmed Yasavi đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới vào năm 2003.
1
null
Farman NC.470 (còn gọi là Centre N.C-470 khi Farman được quốc hữu hóa tạo thành SNCAC) là một loại thủy phi cơ hai động cơ của Pháp, được thiết kế để huấn luyện phi công cho Hải quân Pháp. Nó được dùng với số lượng nhỏ làm máy bay huấn luyện và trinh sát biển vào đầu Chiến tranh thế giới II. Tính năng kỹ chiến thuật (NC.471). Dữ liệu lấy từ "War Planes of the Second World War Volume Six"
1
null
Trận Mang Sơn (chữ Hán: 邙山之战, Mang Sơn chi chiến) là trận đánh lớn thứ tư giữa hai nước Đông-Tây Ngụy diễn ra vào năm 543 đời Nam Bắc triều trong lịch sử Trung Quốc. Kết quả Đông Ngụy giành được thắng lợi, nhưng quá mệt mỏi để tiến hành truy kích nhằm kết thúc cả cuộc chiến. Nguyên nhân và Bối cảnh. Từ sau trận Hà Kiều, Đông Ngụy thì chưa thể lấy lại nguyên khí, Tây Ngụy vẫn chưa đủ khả năng đối đầu trực diện, đôi bên giằng co trong 5 năm thì ngọn lửa chiến tranh lại được thổi bùng lên. Ngự sử trung úy Cao Trọng Mật (tức Cao Thận, em Cao Càn) từng lấy em gái Lại bộ lang Thôi Tiêm, sau lại ruồng bỏ, nên sinh hiềm khích với ông ta. Xiêm làm Ngự sử, được Cao Trừng sủng nhiệm, khiến Trọng Mật lo sợ. Cao Trừng thấy vợ Trọng Mật là Lý thị xinh đẹp, muốn cưỡng gian, Lý thị cởi đai bỏ áo chạy thoát, về khóc với chồng, càng khiến Trọng Mật ngậm hờn. Tháng 2 năm 543 (tức năm Vũ Định đầu tiên nhà Đông Ngụy, năm Đại Thống thứ 9 nhà Tây Ngụy), Cao Trọng Mật ra làm Bắc Dự Châu thứ sử, dâng thành Hổ Lao đầu hàng Tây Ngụy. Diễn biến và Kết quả. Tháng ấy, Vũ Văn Thái soái đại quân đến cứu Trọng Mật, lấy Thái tử thiếu phó Lý Viễn làm tiền khu, đến Lạc Dương ; sai Khai phủ nghi đồng tam tư Vu Cẩn đánh Bách Cốc , nhổ được. Tháng 3, quân Tây Ngụy vây thành nam Hà Kiều . Đông Ngụy thừa tướng Cao Hoan đem 10 vạn quân đến Hà Bắc , Vũ Văn Thái lui quân lên thượng du sông Triền (sông này từ tây bắc Lạc Dương, chảy qua nam thành đến đông thành vào Lạc Thủy), thả thuyền lửa đốt cầu. Hộc Luật Kim sai Hành đài lang trung Trương Lượng đem hàng trăm chiếc thuyền con chở những sợi xích dài, dùng đinh đóng chặt xích dài vào thuyền lửa, rồi kéo thuyền lửa đi chỗ khác, nhờ vậy bảo vệ được cầu. Cao Hoan vượt sông, bày trận ở Mang Sơn, mấy ngày không tiến. Vũ Văn Thái bỏ lại quân nhu ở bên sông Triền, nhân đêm tối lên Mang Sơn tập kích. Kỵ binh do thám báo với Cao Hoan rằng: "Giặc cách nơi này 40 dặm, ăn cỏ thay nước mà đến!" Cao Hoan nói: "Cứ để chúng chết khát!" rồi giữ trận để đợi. Mờ sáng, đôi bên gặp nhau. Tướng Đông Ngụy là Bành Nhạc ở cánh phải đem mấy ngàn kỵ binh xông vào góc phía bắc của quân Tây Ngụy, đi đến đâu đánh tan đến đấy, tiến vào doanh trại Tây Ngụy. Có người nói Bành Nhạc làm phản, Cao Hoan giận lắm, ít lâu sau, bụi mù ở tây bắc nổi lên, Bành Nhạc sai sứ báo tiệp, bắt được Thị trung, Khai phủ nghi đồng tam tư, Đại đô đốc Lâm Thao vương Đông, Thục quận vương Vinh Tông, Giang Hạ vương Thăng, Cự Lộc vương Xiển, Tiếu quận vương Lượng, Chiêm sự Triệu Thiện, đốc tướng, quan viên 48 người của Tây Ngụy. Quân Đông Ngụy thừa thắng xông lên, chém hơn 3 vạn thủ cấp . Bành Nhạc đuổi theo rất gấp, Vũ Văn Thái nói: "Thằng nhãi ngốc! Hôm nay ta mất, ngày mai mày có còn không? Sao không mau đến doanh trại của ta để lấy vàng bạc bảo vật?" Bành Nhạc làm theo lời ấy, bắt được 1 sợi đai vàng mà về. Có người tố cáo việc ấy, Cao Hoan vặn hỏi, Bành Nhạc đành phải thừa nhận, Cao Hoan rất giận, nhưng không nỡ giết, nên ban cho Bành Nhạc 3000 xúc lụa gọi là thưởng công. Hôm sau, đôi bên lại giao chiến. Vũ Văn Thái nắm trung quân, Trung Sơn công Triệu Quý nắm tả quân, bọn Lĩnh quân Nhược Càn Huệ nắm hữu quân. Trung quân, hữu quân hợp sức đánh cho Đông Ngụy đại bại, Cao Hoan mất ngựa, Hách Liên Dương Thuận xuống ngựa nhường cho ông ta. Tùy tòng của Cao Hoan chỉ còn 7 người, quân Tây Ngụy đuổi đến, Úy Hưng Khánh nói: "Vương hãy đi mau, trên lưng Hưng Khánh có trăm mũi tên, đủ giết trăm người." Cao Hoan nói: "Việc xong rồi, lấy ngươi làm Hoài Châu thứ sử; nếu chết, dùng con của người!" Hưng Khánh nói: "Con còn nhỏ, xin dùng anh trai!" Cao Hoan nhận lời. Hưng Khánh ở lại chiến đấu đến chết. Có binh sĩ Đông Ngụy đầu hàng tiết lộ vị trí của Cao Hoan, Vũ Văn Thái mộ lấy 3000 dũng sĩ, đều dùng binh khí ngắn, giao cho Hạ Bạt Thắng đi đánh. Hạ Bạt Thắng trên đường gặp được Cao Hoan, cầm sóc cùng 13 kỵ binh đuổi theo. Sau vài dặm, sắp sửa bắt kịp ông ta, Hà Châu thứ sử Lưu Hồng Huy của Đông Ngụy từ bên hông xông ra bắn chết hai kỵ sĩ, Vũ vệ tướng quân Đoàn Thiều bắn trúng ngựa của Hạ Bạt Thắng. Hạ Bạt Thắng thay được ngựa thì Cao Hoan đã chạy thoát. Tả quân của bọn Triệu Quý núng thế, quân Đông Ngụy được dịp trỗi dậy. Vũ Văn Thái quay lại chỉ huy, nhưng quân Tây Ngụy dần rơi vào thế bất lợi, đến chiều thì thua chạy. Quân Đông Ngụy đuổi theo, tướng Tây Ngụy là bọn Độc Cô Tín, Vu Cẩn thu nhặt tàn binh, ở phía sau chống cự, đẩy lui truy binh, Vũ Văn Thái triệt thoái toàn quân vào cửa Hàm Cốc. Cao Hoan thừa thắng, giành lại Hổ Lao, bình định Bắc Dự Châu và Lạc Châu. Tướng Tây Ngụy là Vương Tư Chính trấn thủ Hoằng Nông, bày ra "không thành kế", khiến quân Đông Ngụy không đánh mà lui. Bọn Phong Tử Hội, Trần Nguyên Khang khuyên Cao Hoan nên nhằm thẳng vào Trường An, thống nhất Lưỡng Ngụy, ông ta đại hội chư tướng, nhận xét: "Đồng không cỏ xanh, người ngựa mệt mỏi" lại sợ có mai phục, nên quyết định đình chỉ mọi hành động quân sự. Đánh giá. Trận Mang Sơn một lần nữa cho thấy Tây Ngụy vẫn chưa đủ khả năng đối đầu trực diện với Đông Ngụy. Hồ Tam Tỉnh đánh giá ở trận này, đôi bên "lưỡng bại câu thương": Vũ Văn Thái thì thế yếu mà chạy, nhưng Cao Hoan cũng chẳng còn sức để đuổi. Vũ Văn Thái sau khi quay về, thiết lập chế độ phủ binh, bổ sung binh lực; đồng thời cải cách chế độ quan lại, tăng cường quốc lực. Cao Hoan phải đợi đến ba năm sau (546), mới chuyển hướng sang chiến trường Hà Đông (Sơn Tây ngày nay), lần thứ hai phát động cuộc tấn công dữ dội vào Ngọc Bích (lần đầu vào năm 542).
1
null
Vệ Ý công (chữ Hán: 衞懿公; trị vì: 668 TCN-660 TCN), tên thật là Cơ Xích (姬赤), là vị vua thứ 18 của nước Vệ – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Vệ Ý công là con của Vệ Huệ công – vua thứ 16 nước Vệ. Năm 669 TCN, Vệ Huệ công mất, Cơ Xích lên nối ngôi, tức là Vệ Ý công. Năm 666 TCN, Tề Hoàn công mang quân đánh Vệ. Vệ Ý công không chống nổi, bị thua trận, phải lấy của cải tạ lỗi với nước Tề để Tề Hoàn công rút quân. Vệ Ý công thích chơi chim hạc, hết sức chiều chuộng và hậu đãi, tốn nhiều tiền của. Điều đó khiến người nước Vệ bất bình. Năm 660 TCN, nước Địch mang quân đánh nước Vệ. Người trong nước không ủng hộ Vệ Ý công nên tình hình bất lợi. Ông ủy thác việc chống giữ cho Thạch Kỳ và Ninh Trang Tử, sai Cừ Khổng và Tử Bá ra trận. Quân Vệ đánh nhau với quân Địch ở Huỳnh Trạch, bị thua to. Quân Vệ tan vỡ. Do Vệ Ý công không bỏ cờ đại bái, quân nước Địch theo chỗ có cờ xông đến giết chết Ý công. Vệ Ý công làm vua được 9 năm. Do người nước Vệ không có thiện cảm với Vệ Huệ công giết các anh tranh ngôi, không muốn lập lại dòng dõi của Huệ công nên Tống Hoàn công lập con công tử Ngoan (em cùng mẹ Cấp Tử) là Cơ Thân lên nối ngôi, tức là Vệ Đái công.
1
null
An Jae-hyeon hay Ahn Jae-hyun (, sinh ngày 1 tháng 7 năm 1987) là một nam người mẫu, diễn viên và MC nổi tiếng người Hàn Quốc. Anh được biết đến với nhiều bộ phim truyền hình ăn khách như "Vì sao đưa anh tới, Blood, Cinderella and Four Knights, Thế giới hợp nhất, The Beauty Inside" và "Love with Flaws". Vào ngày 2 tháng 6 năm 2022 anh đã xuất bản cuốn sách đầu tiên của mình là "The List Of Things To Remember" và được mọi người biết thêm với tư cách là một nhà văn.Ngoài ra anh cũng là một nhà thiết kế trang sức cho thương hiệu AA.GBAN. Sau một thời gian dài vắng bóng hậu ly hôn, anh ấy đã quay trở lại diễn xuất với bộ phim truyền hình cuối tuần của đài KBS (The Real Has Come!) và kỹ năng diễn xuất của anh ấy đã được đón nhận nồng nhiệt. Đời tư. Vào ngày 21/5/2016, An Jae-hyeon đã chính thức kết hôn với nữ diễn viên Goo Hye-sun. Cặp đôi chỉ tổ chức một bữa tiệc nhỏ cùng gia đình hai bên và toàn bộ số tiền mừng đám cưới đều được cặp đôi quyên góp cho những trẻ em đang điều trị tại bệnh viện Yeonsei, Seoul. Ngày 18 tháng 8 năm 2019, tin tức ly hôn của cặp đôi Goo Hye-sun – An Jae-hyeon đã được xác nhận. Người mẫu. An Jae-hyeon từng tham gia nhiều chương trình biểu diễn thời trang, trong đó có các buổi trình diễn của các nhà thiết kế Hàn Quốc nổi tiếng như Choi Beom-seok, Jeong Doo-young, Kim Seon-ho, Kim Jae-hyeon... Tạp chí. Anh cũng được mời làm người mẫu ảnh của nhiều tạp chí thời trang tại Hàn Quốc như:
1
null
UMP (Universale Maschinenpistole) là loại súng tiểu liên được phát triển và chế tạo bởi công ty Heckler & Koch vào khoảng nửa cuối những năm 1990 và được giới thiệu năm 1999. Súng có thiết kế khá giống với khẩu MP5 nhưng được tái thiết kế với tiêu chí: nhẹ, mạnh, rẻ hơn khẩu MP-5. Các khách hàng chính mà nó nhắm tới khi được sản xuất là các lực lượng thi hành công vụ, quân đội và công an. Thiết kế. UMP sử dụng cơ chế nạp đạn blowback và bắn khi khóa nòng đóng. Thân súng được làm bằng nhựa tổng hợp cao phân tử để có trọng lượng nhẹ. Nút khóa an toàn cũng là nút chọn chế độ bắn nằm ở cả hai bên thân súng gần hệ thống cò với bốn cơ chế là khóa an toàn, từng viên, 2 hay 3 viên (tùy mẫu) và tự động. Khe nhả vỏ đạn nằm ở phía bên trái súng. Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi nhưng trên thân súng cũng có thanh răng để gắn các hệ thống nhắm khác phù hợp hơn. Hai thanh răng khác nằm ở hai bên thân súng và một nằm ở dưới lớp ốp tay để gắn các thiết bị hỗ trợ khác như đèn pin, hệ thống nhắm laser, tay cầm... Súng bắn loại đạn mạnh hơn các loại súng tiểu liên khác để tăng hỏa lực và khả năng sát thương vì thế nên độ giật sẽ cao hơn, để có thể điều khiển súng trong chế độ bắn tự động tốc độ bắn của súng được giảm xuống so với MP-5. Báng súng có thể gấp sang một bên khi không cần để tiết kiệm không gian. Nòng súng có thể gắn thêm ống hãm thanh. Biến thể. Súng có 3 mẫu chính là: Liên kết ngoài.
1
null
"Begin Again" là một bài hát của ca sĩ kiêm sáng tác âm nhạc người Mỹ Taylor Swift, nằm trong album phòng thu thứ tư của cô, "Red" (2012). Nó được phát hành dưới vai trò đĩa đơn thứ hai trích từ album vào ngày 1 tháng 10 năm 2012 bởi Big Machine Records. Được sản xuất bởi Swift, Dann Huff và Nathan Chapman, "Begin Again" là một bản ballad country và soft rock nhẹ nhàng với tiếng guitar acoustic, guitar dây thép và bộ gõ. Lời bài hát nói về việc rơi vào tình yêu lại sau khi trải qua một mối quan hệ thất bại trước đó. Các nhà phê bình âm nhạc khen ngợi quá trình sản xuất nhẹ nhàng và tinh tế, cách sáng tác mang đậm chất tự sự và hoan nghênh quan điểm trưởng thành của Swift về tình yêu. "Begin Again" được đề cử cho hạng mục Bài hát đồng quê hay nhất tại Lễ trao giải Grammy thường niên lần thứ 56 vào năm 2014. Tại Hoa Kỳ, đĩa đơn đạt vị trí thứ bảy trên "Billboard" Hot 100 và được chứng nhận đĩa bạch kim bởi Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ (RIAA). Nó đạt vị trí thứ 4 trên Canadian Hot 100 và được chứng nhận vàng bởi Music Canada (MC). Video âm nhạc đi kèm của bài hát do Philip Andelman làm đạo diễn. Được quay ở Paris, video mô tả Swift đi dạo quanh thành phố với một người đàn ông mà cô yêu. Swift đã biểu diễn trực tiếp "Begin Again" tại Giải thưởng Hiệp hội Nhạc Đồng quê lần thứ 46 vào năm 2012 và đưa bài hát vào danh sách trình diễn của The Red Tour (2013–2014). Swift đã phát hành một phiên bản tái thu âm của bài hát mang tựa đề "Begin Again (Taylor's Version)" như một phần của album tái thu âm thứ hai của cô, "Red (Taylor's Version)" (2021). Thực hiện. Swift tiết lộ rằng ca khúc "nói về việc bạn vừa trải qua một mối quan hệ không mấy tốt đẹp, rồi bạn quyết định đứng dậy, lại có một buổi hẹn hò mới đầu tiên sau cuộc chia tay kinh khủng đó". Cô công chiếu "Begin Again" lần đầu tiên trên "Good Morning America" vào ngày 24 tháng 9 năm 2012, trước khi ca khúc được chính thức phát hành kĩ thuật số trên iTunes vào ngày hôm sau, 25 tháng 9. "Begin Again" là đĩa đơn quáng bá đầu tiên trong loạt bốn đĩa đơn quáng bá cho album "Red". Nhanh chóng sau đó, ca khúc đã được gửi đến đài phát thanh và trở thành đĩa đơn chính thức thứ hai của album, sau đĩa đơn thứ nhất là "We Are Never Ever Getting Back Together".
1
null
Francis Perrin (1901 - 1992) là con trai duy nhất của nhà vật lý nguyên tử người Pháp Jean Baptiste Perrin. Ông là nhà bác học nguyên tử rất nổi tiếng của Pháp. Vợ ông là Colette Auger, em gái của nhà vật lý học Pierre Auger Cuộc đời. Ông sinh ngày 17 tháng 8 năm 1901 ở Paris. Ông học trung học ở Paris, sau đó theo học trường Cao đẳng sư phạm Paris và tốt nghiệp với tấm bằng thạc sĩ Vật lý vào năm 1922 với luận án về chuyển động Brown. Sau đó, ông được làm phụ giảng tại Đại học Sorbonne. Năm 1928, ông đỗ tiến sĩ Toán học, rồi tiến sĩ Vật lý một năm sau đó. Ông trở thành giảng viên của trường Đại học Sorbonne. Những năm thế chiến thứ hai, ông sang Mỹ và làm giảng viên Đại học Columbia, New York và là đại diện cho kiều bào Pháp lưu vong ở Algieria. Năm 1946, ông trở về Pháp và là trưởng khoa nguyên tử và phân tử của một trường cao đẳng ở Paris. Năm 1951, ông đã trở thành Cao ủy về năng lượng nguyên tử. Ông mất ngày 4 tháng 7 năm 1992. Sự nghiệp. Sự nghiệp khoa học đầu tiên là về Hiện tượng huỳnh quang và chuyển động Brown sau đó chuyển hẳn sang nghiên cứu về vật lý nguyên tử. Năm 1939, ông cùng với một số nhà bác học trong đó có Frédéric Joliot-Curie được cấp bằng sáng chế về pin nguyên tử. Năm 1953, ông được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học Pháp và được giải thưởng Bắc đẩu bội tinh. 5 năm sau, ông được cử làm chủ tọa của hội nghị Geneve bàn về nguyên tử phục vụ cho hòa bình. Năm 1972, ông phát hiện ra các lò phản ứng phân hạch hạt nhân tự nhiên.
1
null
Red là album phòng thu thứ tư của nữ ca sĩ kiêm nhạc sĩ sáng tác bài hát người Mỹ Taylor Swift, do hãng thu âm Big Machine Records phát hành vào ngày 22 tháng 10 năm 2012. Tựa đề của album đề cập đến những cảm xúc "màu đỏ" đầy mãnh liệt và hỗn loạn mà Swift đã trải qua trong quá trình thực hiện album, cùng với các bài hát trong album khai tác về những cảm xúc phức tạp và mâu thuẫn cũng những tổn thương trong những mối tình cũ của Swift. Nhằm thử nghiệm những thể loại mới mẻ hơn so với âm thanh country pop trong các album trước kia, Swift đã mời các nhà sản xuất mới Dann Huff, Max Martin, Shellback, Jeff Bhasker, Dan Wilson, Jacknife Lee, Butch Walker, cùng với cộng tác viên lâu năm Nathan Chapman. Kết quả cuối cùng là một đĩa nhạc kết hợp các phong cách nhạc pop, đồng quê và rock với các thể loại khác bao gồm arena rock, Britrock, dance-pop và dubstep. Big Machine và Swift đã từng gắn thể loại "Red" là một album nhạc đồng quê nhưng nhiều nhà phê bình phản đối cách phân loại này và cho rằng đây là một đĩa nhạc pop. Album mang về cho cô 2 đề cử "Album nhạc đồng quê xuất sắc nhất" và "Album của năm" tại mùa Giải Grammy lần thứ 56, trong khi giành giải "Album nhạc đồng quê được yêu thích nhất" tại Giải thưởng Âm nhạc Mỹ năm 2013. "Red" gặt hái thành công rực rỡ về mặt thương mại, khi giành ngôi đầu bảng tại Hoa Kỳ, Anh Quốc, Úc, Canada, Ireland và New Zealand, là album bán chạy thứ hai trên toàn cầu trong năm 2012, với doanh số đến nay đã chạm mốc 8 triệu bản. Swift đã chính thức phát hành 7 đĩa đơn trong "Red", trong đó "We Are Never Ever Getting Back Together" là đĩa đơn quán quân đầu tiên của cô ở Hoa Kỳ. Kế đến, "I Knew You Were Trouble" vươn đến top 10 tại nhiều lãnh thổ khác nhau. Đây là hai trong số những đĩa đơn lọt vào danh sách bán chạy nhất thế giới. Những đĩa đơn tiếp theo của album gồm có: "Begin Again", "Red", "22", "Everything Has Changed", và tất cả đều được Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ (RIAA) chứng nhận Bạch kim. Chuyến lưu diễn quảng bá vòng quanh thế giới The Red Tour (2013–2014) của Swift xuyên khắp các quốc gia tại Bắc Mỹ, Châu Đại Dương, Châu Á và Châu Âu đạt thành công lớn, đem về cho cô 150 triệu đô la Mỹ trên toàn cầu. Các nhà phê bình đương thời khen ngợi khả năng sáng tác của Swift trong "Red" nhưng lại tranh cãi về phần sản xuất của album. Nhiều cây viết tán dương tính đa dạng âm thanh của album nhưng không ít người đã chỉ trích về sự thiếu nhất quán của nó. Các nhà phê bình sau này coi "Red" là một trong những album hay nhất của Swift và là một album mang tính chuyển tiếp giữa nguồn gốc đồng quê của cô và nhạc pop chính thống. "Red" xuất hiện trong danh sách các album hay nhất của thập niên 2010 của nhiều ấn phẩm âm nhạc uy tín và xếp ở vị trí thứ 99 trong phiên bản sửa đổi năm 2020 của danh sách "500 Album hay nhất mọi thời đại" do "Rolling Stone" phát hành. Phiên bản tái thu âm của album mang tên "Red (Taylor's Version)" đã được ra mắt vào ngày 12 tháng 11 năm 2021 sau cuộc tranh cãi quyền sở hữu tác phẩm của Swift. Bối cảnh và phát hành. Trong khi tự thân đảm nhiệm sáng tác trong toàn bộ album "Speak Now" (2010), Swift lại tham gia hợp tác cùng nhiều nhà sản xuất khác nhau trong "Red", trong đó có Max Martin, Ed Sheeran và Shellback. Trong một bài phỏng vấn cùng "Rolling Stone" vào tháng 8 năm 2012, Swift mô tả việc mình "có cơ hội được cộng tác với nhiều người mà tôi mến mộ trong làng nhạc. Album này bao gồm nhiều nhà đồng sáng tác và nhiều người sản xuất nhiều thứ khác nhau." Cô xác nhận việc đã sáng tác hơn 30 bài hát và bỏ ra thời gian hơn hai năm để hoàn thành quá trình thu âm, sáng tác và chuẩn bị cho album lần này, đồng thời chia sẻ "Những câu chuyện tình ngọt ngào nhưng cũng lắm chông gai trắc trở luôn gợi cho tôi rất nhiều suy nghĩ, sáng tác ca khúc về đề tài ấy thật sự thú vị, nhưng cũng lắm khi khiến bạn buồn lây. Tuy nhiên chắc chắn đề tài ấy là một nguồn cảm hứng bất tận." Ban đầu, Swift thực hiện 20 bài hát cùng Nathan Chapman, cộng tác viên lâu năm cùng Swift ở 3 album phòng thu trước đây. Tuy nhiên, sau khi cảm thấy mình cần phải "bước ra khỏi vùng an toàn" ở sản phẩm lần này, cô quyết định tham gia hợp tác cùng nhiều nhà sản xuất khác. Trong lần phỏng vấn cùng "MTV News", cô tiết lộ việc album này "rất thú vị vì mỗi bài hát đều có một chỗ đứng riêng của nó". Cô cho biết bài hát "Red" chính là bước ngoặt của album này, khiến cô phải tự hỏi những khả năng mà cô có thể thực hiện. Vào ngày 7 tháng 8 năm 2012, Swift đăng tải một đoạn video lên tài khoản YouTube của mình và thông báo về một buổi webchat diễn ra vào ngày 13 tháng 8, nơi cô thông báo tựa đề, kết cấu và ngày phát hành album trước 72.500 khán giả. Swift phát hành "Begin Again", "Red" và "I Knew You Were Trouble" dưới dạng đĩa đơn kỹ thuật số vào mỗi thứ Hai hàng tuần trên hệ thống iTunes và chương trình "Good Morning America", từ ngày 24 tháng 9 đến ngày 15 tháng 10. Các phiên bản thường và cao cấp của album được phát hành vào ngày 22 tháng 10 năm 2012 tại Ý, Hoa Kỳ, New Zealand và nhiều quốc gia khác. Một phiên bản karaoke của album cũng được phát hành vào ngày 5 tháng 2 năm 2013 trên iTunes Store, bao gồm các phiên bản nhạc khí từ tất cả bài hát của phiên bản thường. Sáng tác. Swift tham gia sáng tác cho tất cả các bài hát trong phiên bản thường lẫn cao cấp của "Red", cùng nhiều tác giả khác như Dan Wilson, Max Martin, Shellback, Liz Rose, Jacknife Lee, Gary Lightbody, Ed Sheeran và Patrick Warren. Về nhạc lý, album chủ yếu bao gồm các thể loại nhạc đồng quê, pop rock và pop đồng quê, với mô tả từ "Billboard" cho rằng đây là "album pop trưởng thành đầu tiên" của Swift. Album bắt đầu bằng nhạc phẩm "State of Grace", một bài hát alternative rock với những tiếng trống và guitar dứt khoát, cùng những ảnh hưởng từ ban nhạc The Stone Roses, The Cure, U2, Florence + The Machine và The Cranberries. Theo Swift, lời bài hát kể về "lần đầu bạn phải lòng ai đó" với giai điệu khiến ta cảm thấy như "được yêu theo một cách sử thi". Bài hát cùng tên với album sở hữu "nhịp điệu aerobic làm nền tảng vững chắc cho chất giọng đăm chiêu của Swift, với phần sản xuất liên tưởng đến bài hát ăn khách 'Love Story'". Billy Dukes từ "State of Country" cho rằng "Red" là một trong những bài hát mang ca từ xuất sắc nhất trong album. Swift sáng tác "Treacherous" cùng với Dan Wilson và là bài hát đầu tiên trong album có chứa phần "nhạc cụ tổng hợp". Trong khi "About.com" cho rằng ca từ bài hát này kể về việc "đánh mất sự trinh trắng", Jessica Zaleski từ "Taste of Country" lại cho rằng bài hát gợi lên sự day dứt cùng một chuyện tình hoặc một người nào đó không tốt. Bài hát Swift tâm đắc nhất trong album, "I Knew You Were Trouble" mang ảnh hưởng của dòng nhạc dubstep và pop, với sự góp mặt của Max Martin và Shellback trong vai trò đồng sáng tác và sản xuất. Phần ca từ bài hát kể về một chuyện tình từng chấm dứt, nơi mà nhân vật chính luôn nhận biết được đoạn cùng của mối quan hệ. "All Too Well" là sáng tác của Swift cùng Liz Rose, nói về lúc "Swift bay nhảy quanh bếp trong ánh sáng của chiếc tủ lạnh cùng những ký ức lãng mạn tưởng chừng đã chôn vùi theo thời gian", với chi tiết "chàng trai gửi trả lại mọi thứ, anh vẫn giữ lại chiếc khăn choàng cổ của cô" được so sánh với mối tình giữa Swift và Gyllenhaal. "22" là "bài hát nhạc pop vô tư nhất trong sự nghiệp của cô" khi đề cập về việc "quên đi những ràng buộc" và "trở nên trẻ trung, thư giãn và ăn mặc như hipster". Bản ballad "I Almost Do" được mô tả "đơn giản nhưng đầy cảm xúc", với ca từ thuật lại cảm giác "day dứt với người tình cũ sau một mối quan hệ". "We Are Never Ever Getting Back Together" mang giai điệu pop nổi bật và cho thấy "tính trưởng thành rõ rệt" của Swift. "Stay Stay Stay" là một trong những bài hát mang đậm âm điệu đồng quê nhất trong album và được mô tả là "phiên bản ngốc nghếch hơn của 'Ours'". Do Swift cộng tác cùng Gary Lightbody và Jacknife Lee, "The Last Time" "gợi lên phiên bản không lời của 'Set the Fire to the Third Bar'". "Holy Ground" là một trong những bài hát được Swift tự thân sáng tác, với giai điệu đồng quê rock, kể về khoảnh khắc phấn khích trong một mối tình mà "mọi nơi ta dừng chân đều là thánh địa". Bài hát thứ 12 trong album, "Sad Beautiful Tragic" thể hiện sự "tươi sáng một cách u buồn, gợi nhớ đến cặp đôi Mazzy Star." Theo Swift, "Sad Beautiful Tragic" là bài hát rất gần gũi với cô, khi được cô sáng tác sau một buổi diễn và nghĩ rằng "chuyện tình này đã kết thúc nhiều tháng trước đây". "The Lucky One" ám chỉ đến "sự nguy hiểm nơi danh vọng Hollywood", được Swift lấy ý tưởng từ "huyền thoại dòng nhạc folk pop" Joni Mitchell. "Everything Has Changed" là bài hát được Swift song ca và đồng sáng tác cùng Ed Sheeran, lột tả việc "đang yêu và biết được ai đó bỗng dưng thay đổi cái nhìn của bạn về thế giới." "Starlight" mang giai điệu disco sôi động với phần lời nhạc kể về thời điểm mà Swift cùng bạn trai mới chỉ 17 tuổi, nơi "cô gái trong bài hát nhảy suốt đêm cùng bạn trai của mình." Phiên bản thường của album được kết thúc bằng bài hát thứ 16, "Begin Again", kể về việc "tìm được hy vọng ở đoạn cùng của sự hỗn loạn." Phiên bản cao cấp của album có chứa thêm 3 bài hát mới, "Come Back... Be Here", "Girl At Home" và "The Moment I Knew"; hai bản thu thử cho bài hát "Treacherous" và "Red"; và 1 một phiên bản phối lại của "State of Grace". Quảng bá. Lưu diễn. Vào ngày 25 tháng 10 năm 2012, Swift công bố thực hiện chuyến lưu diễn quảng bá The Red Tour trên trang mạng chính thức của mình, chia sẻ rằng đây là chuyến lưu diễn mang tính "trưởng thành hơn" trước đây nhờ vào các hiệu ứng hình ảnh mà cô áp dụng. Chuyến lưu diễn kéo dài 15 tháng, bắt đầu từ ngày 13 tháng 3 năm 2013 tại Omaha, Nebraska và kết thúc vào ngày 12 tháng 6 năm 2014 tại Singapore, với tổng cộng 86 đêm diễn tại 12 quốc gia. Trong ngày bán vé đầu tiên vào 16 tháng 11 năm 2012, tình trạng cháy vé diễn ra tại nhiều sân vận động và đấu trường Hoa Kỳ chỉ trong vòng vài phút. Vì lượng yêu cầu cao, 4 đêm diễn nữa được tổ chức tại Toronto, Foxborough và Los Angeles lần lượt trong tháng 6, 7 và 8. Trong một cuộc khảo sát vào giữa năm 2013, đọc giả của "Billboard" bình chọn Red Tour là "Chuyến lưu diễn xuất sắc nhất của năm", cùng Diamonds World Tour của Rihanna và Because We Can Tour của Bon Jovi. Với ghi nhận tổng doanh thu đạt 150 triệu đô-la Mỹ từ 1.702.933 vé, đây là chuyến lưu diễn thành công nhất của một nghệ sĩ đơn ca nhạc đồng quê, phá vỡ kỷ lục 141 triệu đô-la Mỹ của Soul2Soul do Tim McGraw và Faith Hill khởi xướng vào năm 2006. Đây cũng là chuyến lưu diễn thành công nhất năm 2013 tại khu vực Bắc Mỹ và đứng ở vị trí thứ 8 trên toàn cầu với lượng doanh thu đạt 112.7 triệu đô-la Mỹ. "The Red Tour" nhận được một đề cử tại Teen Choice Awards 2013 trong hạng mục "Chuyến lưu diễn mùa hè xuất sắc nhất", nhưng lại chào thua trước Take Me Home Tour của One Direction. Đĩa đơn. Vào ngày 13 tháng 8 năm 2012, Swift trình làng đĩa đơn đầu tiên từ buổi webchat cùng người hâm mộ, "We Are Never Ever Getting Back Together". Đĩa đơn đạt 623.000 bản kỹ thuật số trong tuần đầu phát hành tại Hoa Kỳ, xếp thứ ba trong những đĩa đơn bán chạy nhất trong tuần lễ ra mắt và từng là đĩa đơn kỹ thuật số có mở đầu thành công nhất bởi một nữ nghệ sĩ. Đây là bài hát đầu tiên của Swift đoạt ngôi quán quân "Billboard" Hot 100 và là bài hát thứ 11 của cô đạt đến top 10, phá vỡ kỷ lục có nhiều bài hát đạt top 10 nhất của một nghệ sĩ nhạc đồng quê mà Kenny Rogers từng nắm giữ. Bài hát còn đạt ngôi quán quân tại Canada và New Zealand, trong khi vươn đến top 10 tại Úc, Ireland và Na Uy. Tính đến tháng 11 năm 2014, bài hát đã đạt ngưỡng 3.9 triệu bản tại Hoa Kỳ. "Begin Again" được chọn ra mắt dưới dạng đĩa đơn chính thức vào ngày 1 tháng 10 năm 2012, dẫn đầu "Billboard" Hot Digital Songs với 299.000 bản trong tuần đầu phát hành, trở thành nhà quán quân thứ năm của Swift tại đó. Sau cùng, bài hát đạt đến vị trí thứ 7 trên "Billboard" Hot 100 vào ngày 4 tháng 10 năm 2012, được chứng nhận Bạch kim bởi RIAA. Bài hát đồng thời đạt đến vị trí thứ 4, 11 và 20 lần lượt tại Canada, New Zealand và Úc. "I Knew You Were Trouble" được phát hành dưới dạng đĩa đơn chính thức thứ 3 từ "Red", mở đầu tại vị trí thứ 3 tại Billboard Hot 100 và ngôi đầu bảng Hot Digital Songs với 416.000 bản trong tuần đầu phát hành, trở thành bài hát thứ 14 của Swift đạt đến top 10, là bài hát thứ 11 của cô mở đầu trong khuôn khổ top 10 và là bài hát thứ hai của cô dẫn đầu "Digital Songs". Bài hát sau đó đạt đến vị trí Á quân Hot 100 với 582.000 bản được tiêu thụ, trở thành đĩa đơn có lượng doanh số trong một tuần cao thứ năm mọi thời đại. Bài hát đạt chứng nhận Bạch kim lần thứ 5 bởi RIAA vào tháng 12 năm 2013 Bài hát còn đạt ngôi vị Á quân tại Canada và Anh Quốc, đứng tại vị trí thứ 3 tại New Zealand và Úc, trong khi nằm ở top 10 tại Bỉ, Đan Mạch và Ireland. Big Machine Records tiếp tục cho phát hành "22" làm đĩa đơn thứ 4 trích từ Red vào ngày 12 tháng 3 năm 2013, đạt đến vị trí thứ 44 trên "Billboard" Hot 100 và vị trí thứ 7 trên Hot Digital Songs với doanh số đạt 108.000 bản trong tuần lễ phát hành album. Từ khi được chọn phát hành làm đĩa đơn, bài hát này đạt đến vị trí thứ 20 tại "Hot 100" và vị trí thứ 9 trên UK Singles Chart. Tính đến tháng 11 năm 2014, bài hát đã tiêu thụ 2 triệu bản tại Hoa Kỳ. "Red" được chọn ra mắt dưới dạng đĩa đơn thứ 4 trích từ album, đạt đến vị trí thứ 6 tại Hoa Kỳ, với doanh số đạt ngưỡng 1.4 triệu bản. "Everything Has Changed" là đĩa đơn thứ năm vào ngày 16 tháng 4 năm 2013. Tại Hoa Kỳ, "Everything Has Changed" giữ ngôi vị thứ 32 trên "Billboard" Hot 100; vị trí thứ 11 trên Adult Contemporary và thứ 14 trên Mainstream Top 40. Trên Canadian Hot 100, đĩa đơn đạt đến vị trí thứ 28. Bài hát đến nay đã được chứng nhận Vàng bởi Hiệp hội Công nghiệp ghi âm New Zealand, Bạch kim bởi Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ, và 2 lần Bạch kim bởi Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Úc. "The Last Time" là đĩa đơn cuối cùng được chọn ra mắt từ "Red" vào ngày 4 tháng 11 năm 2013. Đánh giá chuyên môn. "Red" nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía các nhà phê bình âm nhạc. Trên Metacritic, một trang mạng tổng hợp điểm đánh giá trung bình của các nhà phê bình với thang điểm 100, album nhận được 77 điểm, dựa trên 23 bài đánh giá. Melissa Maerz từ "Entertainment Weekly" cho album này điểm B+ và cho rằng "Red" tìm được hình ảnh của cô "khi hát về lúc tiến thẳng đến vũng cát lún hỗn tạp, trong lúc đang tán tỉnh những gã tồi mà Kanye West có thể cùng nâng rượu mừng" và kết thúc bài nhận xét bằng việc nhận định album này có thể nói về việc "ve vãn với sự nguy hiểm". "The Guardian" cũng cho một đánh giá tích cực, khi phong tặng album 4/5 sao và cho rằng ""Red" dường như được lấy cảm hứng từ những trải nghiệm và tiết tấu nhanh về tình yêu của cô, về những chuyến phiêu lưu điên rồ, cách mà cô bỏ ra thời gian để chào đón một đoàn duyệt binh của những người tình tốt và xấu, chỉ có Chúa mới biết được." Jon Dolan từ "Rolling Stone" tìm thấy một vài ảnh hưởng trong album này từ Joni Mitchell và U2, đồng thời phong tặng album 3.5/5 sao và cho rằng "dự án tự khám phá bản thân của cô ấy là một trong những câu chuyện xuất sắc nhất trong làng nhạc pop." "Billboard" tiếp tục cho một đánh giá tích cực khác, khi gọi đây là "album hấp dẫn nhất của cô ấy cho đến nay" và khen ngợi "phần hook vĩ đại và lực lưỡng giúp cô chuyển từ gốc nhạc đồng quê sang một bản thu âm đa dạng thể loại, đạt đến tầm cao chưa từng thấy kể từ "Up!" của Shania Twain." Stephen Thomas Erlewine từ Allmusic cảm thấy "Red" "sử dụng sự nữ tính của Swift làm cốt yếu và cho phép cô thử nghiệm những xu thế mới nhất trong khi vẫn nghe hệt như chính cô ấy." Robert Christgau đề cao album này khi anh yêu thích những bài hát vui tươi trong album và khen ngợi "Begin Again" và "Stay Stay Stay" cho sự hạnh phúc và bắt tai của nó. Michael Gallucci từ "The A.V. Club" cho rằng "Về mặt ca từ, đây vẫn là con đường cũ mà Swift từng rảo bước từ thuở đầu vào năm 2006, chỉ có đôi chút sâu sắc và tối màu hơn mà thôi. Nhưng về mặt nhạc lý, đây là động thái lớn và táo bạo hơn bất cứ điều gì mà cô từng thực hiện ở dòng nhạc pop", dù vậy vẫn cho rằng album "phức tạp và đôi lúc khó hiểu". "Los Angeles Times" đề cao album này khi nhận định "sự linh hoạt chính là tính đặc thù nổi bật nhất của album này". Slant Magazine lại cho một nhận xét khắt khe hơn, khi cho rằng "Nếu "Red" quá thất thường để trở thành một album pop xuất sắc, thì chính những điểm nhấn của nó lại giúp đây là sản phẩm xuất sắc nhất trong sự nghiệp Swift, người mà giờ đây nghe hệt như một ngôi sao nhạc pop được định sẵn từ trước đây rất lâu." Giải thưởng. "Red" góp mặt tại vị trí thứ hai trong bảng tổng sắp của Idolator và "The New York Times", cho rằng "[Swift] trở nên rực rỡ trong những khoảnh khắc bất ngờ nhất của album này, album thứ tư và cũng là album đầu tiên mà cô không còn giả vờ thành bất cứ ai ngoài một ngôi sao nhạc pop." MTV xếp "Red" ở vị trí thứ 3, khi khẳng định rằng "Swift đang có những bước to lớn để trở thành một nghệ sĩ thật sự". "Rolling Stone" xếp album tại vị trí thứ 31 trong danh sách của họ, khi cho rằng album này "sâu sắc và đề bật lên khả năng trời phú của Swift trong việc dẫn dắt và những đoạn hook không thể chối bỏ được". Album còn xuất hiện trong danh sách 10 album xuất sắc nhất năm 2012 của "Billboard", vị trí thứ 10 tại "HitFix" và "Newsday" xếp album ở vị trí thứ 6. Vào năm 2013, album nhận được hai đề cử dành cho "Album của năm" tại giải thưởng Academy Of Country Music Awards. Tại lễ trao giải Juno, cô nhận được đề cử cho "Album quốc tế của năm", nhưng lại chào thua trước "Babel" của ban nhạc Mumford & Sons. Tại Billboard Music Awards năm 2013, cô thắng đậm khi mang về 8 giải, trong đó có 2 giải "Album xuất sắc nhất "Billboard" 200" và "Album đồng quê xuất sắc nhất" cho "Red". Cô tiếp tục giành giải "Album Đồng quê được yêu thích nhất" tại Giải thưởng Âm nhạc Mỹ lần thứ 5 liên tiếp trong sự nghiệp, nhưng lại tuột mất giải "Album Pop/Rock được yêu thích nhất" về tay "Take Me Home" của One Direction. Tại giải Grammy lần thứ 56 tổ chức tại Staples Center, Los Angeles vào ngày 26 tháng 1 năm 2014, "Red" được đề cử cho "Album của năm" và "Album nhạc đồng quê xuất sắc nhất", trong khi "We Are Never Ever Getting Back Together" giành được đề cử cho "Thu âm của năm" và "Begin Again" cho "Bài hát nhạc đồng quê xuất sắc nhất". Diễn biến thương mại. Trong ngày đầu tiên phát hành tại Hoa Kỳ, album đạt hơn 500.000 bản, bao gồm 160.000 đĩa phiên bản cao cấp bán ra tại Target. Với 1.21 triệu bản (bao gồm 465.000 bản kỹ thuật số) chỉ trong tuần phát hành, "Red" trở thành album bán chạy nhất trong hơn 1 thập kỷ, là album thứ 18 trong lịch sử có cú mở đầu đạt ngưỡng 1 triệu bản, giúp Swift có album phòng thu thứ 3 đạt ngôi quán quân "Billboard" 200 và là một trong những album có mở đầu thành công nhất bởi một nữ nghệ sĩ. "Red" có tuần lễ doanh số lớn nhất trong năm 2012, và xếp bằng tổng doanh số của 52 album đứng đầu "Billboard" 200 trong tuần lễ đó. Đây cũng là album nhạc đồng quê có doanh số trong 1 tuần lễ cao nhất trong lịch sử, vượt mặt "Double Live" (1998) của Garth Brooks với 1.085 triệu bản. Trong tuần lễ thứ hai trên "Billboard" 200, album tiếp tục giữ vững ngôi quán quân tại Hoa Kỳ, với 344.000 bản (giảm 72%). Tuần kế tiếp, "Red" vẫn đứng tại ngôi đầu bảng với 196.000 bản (giảm 43%), nâng tổng doanh số lên 1.749 bản và trở thành album bán chạy thứ 3 trong năm 2012, chỉ đứng sau "21" của Adele và "Up All Night" của One Direction. Trong tuần lễ thứ 4, album bị truất ngôi bởi "Take Me Home" của One Direction. 3 tuần sau, "Red" quay lại ngôi đầu bảng với 167.000 bản, giúp Swift sánh ngang cùng Jay-Z và Whitney Houston cho nghệ sĩ có nhiều tuần lễ đứng đầu "Billboard" 200 nhất kể từ khi Nielsen SoundScan bắt đầu thống kê vào năm 1991. Swift tiếp tục giữ ngôi đầu "Billboard" 200 trong hai tuần kế tiếp, giúp Swift trở thành nghệ sĩ đầu tiên có 3 album liên tiếp đạt 6 tuần dẫn đầu "Billboard" 200, kể từ khi The Beatles đạt được thành tích này vào năm 1969. Đồng thời, đây cũng là lần thứ 3 Swift có album đạt ngôi đầu bảng trong tuần lễ trước dịp Giáng Sinh, thời điểm cạnh tranh nhất trong năm. "Red" chính thức chấm dứt 11 tuần không liên tiếp ở ngôi quán quân vào tuần lễ ngày 30 tháng 12 năm 2012, với doanh thu 241.000 bản (giảm 12%). Thành tích này nâng tổng số tuần giữ ngôi đầu bảng "Billboard" 200 trong sự nghiệp của Swift lên con số 24, san bằng với Adele cho nữ nghệ sĩ có nhiều tuần đạt ngôi quán quân nhất kể từ khi SoundScan bắt đầu thống kê "Billboard" 200 vào tháng 5 năm 1991. "Red" là album bán chạy thứ hai trong năm 2012, cho dù chỉ mới được phát hành trong vòng 2 tháng cuối năm, với doanh số đạt 3.11 triệu bản, đánh dấu lần thứ 4 mà Swift có mặt trong top 3 album bán chạy nhất năm. Tính đến tháng 7 năm 2014, album đã đạt ngưỡng 4.045.000 bản tại Hoa Kỳ. Tại Canada, "Red" giúp Swift có album thứ 3 đạt ngôi quán quân, với 93.000 bản được tiêu thụ trong tuần đầu và dễ dàng đạt chứng nhận Bạch kim tại đó. Với doanh số kỷ lục trên, "Red" là album có tuần lễ doanh số cao nhất tại Canada kể từ khi "Christmas" của Michael Bublé đạt 107.000 bản trong mùa Giáng Sinh một năm trước và là album có doanh thu mở màn thành công nhất kể từ 2008. Cho đến nay, "Red" đã 4 lần được chứng nhận Bạch kim bởi Music Canada. Tại Anh Quốc, "Red" giúp Swift có album đầu tiên đạt ngôi quán quân, với doanh số đạt 61.000 bản trong tuần đầu phát hành. Tại Úc, album đạt ngôi quán quân trong tuần lễ đầu tiên với 29.369 bản được tiêu thụ và tiếp tục đứng tại đó trong suốt 3 tuần liên tiếp. Album hiện đã 4 lần đạt chứng nhận Bạch kim bởi ARIA, tương đương với doanh số 280.000 bản. Tại New Zealand, đây là album thứ ba của Swift đạt ngôi quán quân và hiện đã được chứng nhận Bạch kim hai lần bởi RIANZ. Album còn đạt ngôi quán quân tại Scotland và Ireland, nơi "Red" kịp đạt 15.000 bản và giữ chứng nhận Bạch kim bởi Irish Recorded Music Association vào thời điểm cuối năm 2012. Tại Nhật Bản, album bán ra 32.073 bản trong tuần đầu, đạt chứng nhận Vàng với 106.072 bản, trước khi đạt tổng doanh số 140.885 bản trong tuần lễ xếp hạng thứ 11. Tại Nam Phi, album đạt đến vị trí thứ 4 trên MediaGuide. Trên toàn thế giới, "Red" đạt ngưỡng 1.459 triệu bản trong tuần đầu tiên phát hành, bao gồm 560.545 bản trên Cửa hàng iTunes, trở thành album có tuần lễ doanh số kỹ thuật số mở đầu cao nhất trong lịch sử. Sau đó, "The 20/20 Experience" của Justin Timberlake phá vỡ kỷ lục này với 580.000 bản trong tuần đầu phát hành vào năm 2013. Tính đến tháng 5 năm 2013, album đã vượt ngưỡng 6 triệu bản trên toàn cầu. Những người thực hiện. Đội ngũ tham gia sản xuất "Red" dựa trên phần bìa ghi chú.
1
null
Trận Hạnh Châu diễn ra vào ngày 12 tháng 2 năm 1593, những ngày cuối trong giai đoạn một của Chiến tranh Nhật Bản-Triều Tiên (1592-1598) Khoảng 2.300 binh lính Triều Tiên do tướng quân Quyền Lật chỉ huy đã đẩy lùi thành công hơn 30.000 binh sĩ Nhật Bản. Đây được coi là một trong ba chiến thắng lớn nhất của Triều Tiên trong suốt bảy năm chiến tranh, cùng với trận Tấn Châu và Trận đảo Nhàn Sơn. Nhật Bản khởi binh. Trung tuần tháng 2 năm 1593, quân đội Nhật Bản hơn 30.000 người được chỉ huy bởi Ukita Hideie và Kato Kiyomasa đang đi về phía Hạnh Châu để chiếm lại Cao Dương. Người Nhật đã chiến thắng trước quân đội nhà Minh trong trận Bích Đề Quán, nhưng nguồn cung cấp của họ đã gần hết, do hải quân của Lý Thuấn Thuần đã ngăn chặn các tàu cung cấp neo đậu trên bờ biển phía tây của bán đảo Triều Tiên. Do vậy, điều tối quan trọng cho các lực lượng Nhật Bản là phải kết thúc cuộc bao vây Hạnh Châu một cách nhanh chóng. Sự chuẩn bị của Quyền Lật. Trong khi đó, Quyền Lật tập hợp 2.300 quân, trong đó gồm quân tiếp viện của Jo Gyeong (조경), Seon Geoi (선거이), và Heo Uk (허욱), cũng như lực lượng quân tình nguyện và thầy tu của Kim Cheon Il (김천일), và rời căn cứ của mình tại Doksan, gần Thủy Nguyên. Sau đó, ông đến đóng quân ở Hạnh Châu. Mặc dù được gọi là một ngọn núi, nhưng chính xác hơn Hạnh Châu là một ngọn đồi, cao trên mực nước biển chỉ 413 feet (124 mét). Khi đến nơi, quân đội của Quyền Lật xây dựng một công sự hoàn chỉnh, bao gồm đắp một bức tường đất cao 3 mét và được gia cố bằng hàng rào cọc nhọn. Việc xây dựng mất khoảng ba ngày. Vũ khí và vật tư được chuẩn bị đầy đủ trong pháo đài, và khoảng 40 hỏa xa (화차) được đặt trên các bức tường của pháo đài. Cuộc tấn công. Ukita Hideie đã mang tới cho Nhật Bản một chiến thắng tại trận Bích Đề Quán. Tự tin về một chiến thắng khác tại Hạnh Châu, ông và Kato Kiyomasa huy động 30.000 binh lính trong số quân ở Hán Thành (Seoul) với hy vọng nhanh chóng tiêu diệt 2.300 quân Triều Tiên ở pháo đài Hạnh Châu. Đến nơi vào lúc bình minh, Ukita chia lực lượng của mình thành ba cánh quân và bao vây pháo đài. Nhiều giai thoại kể rằng chiến thuật của Ukita dựa trên ưu thế tuyệt đối về quân số, Ukita và Kato đơn giản chỉ ra lệnh cho quân Nhật Bản tấn công bằng cách tiến lên sườn đồi mà có rất ít sự chuẩn bị. Vào lúc 06:00 ngày 12 Tháng Hai năm 1593, các chỉ huy Nhật Bản đã phát động cuộc tấn công đầu tiên. Khi những người lính Nhật tiến gần đến các rào gỗ, họ đã gặp phải sự.kháng cự kịch liệt. Quân Triều Tiên ném những tảng đá và thân cây từ vị trí phòng thủ của họ, rồi bắn các mũi tên cháy, súng hỏa mai, đại bác, và những cơn mưa lửa thần cơ tiễn từ các hoả xa vào hàng ngũ đông đảo của những kẻ tấn công. Mặc dù người Nhật tràn qua được những rào gỗ đầu tiên, nhưng sau đó bị chặn trước bức tường đất bởi hàng rào đại bác và hỏa xa được bố trí ở đây. Tổng cộng có 9 cuộc tấn công liên tiếp vào tuyến phòng thủ của quân Triều Tiên nhưng đều bị đẩy lùi. Sau khi phải gánh chịu thương vong nặng nề và không thể tràn vào các vị trí phòng thủ của quân Triều Tiên, Kato đã phải ra lệnh rút lui. Ukita, Kato cũng như các chỉ huy hàng đầu khác của Nhật Bản: Ishida Mitsunari, Maeno Nagayasu, Kikkawa Hiroie đều bị thương. Quân Triều Tiên đã gây ra thương vong cho hơn 15.000 quân Nhật và thu được 727 cây giáo và thanh kiếm từ quân Nhật Bản rút lui. Những giai thoại lịch sử đã chỉ ra thói kiêu ngạo của quân đội xâm lược và sự chuẩn bị phòng thủ mạnh mẽ như là một đóng góp lớn cho sự thất bại của quân Nhật Bản. Cần lưu ý cả những lợi thế địa hình và công nghệ vào giai đoạn này của các công sự Triều Tiên. Địa hình miền núi và sự can thiệp rõ rệt của biển đã khiến việc cung cấp các loại vũ khí bao vây cho quân Nhật Bản là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, đặc biệt là cho một đội quân lớn. Sau trận chiến, Quyền Lật ghi nhận vai trò của các hỏa xa trong chiến thắng của Triều Tiên. Các công sự Triều Tiên nằm trên đỉnh của một ngọn đồi dốc, và trong thời gian này, người Nhật sử dụng một truyền thống ưa thích là triển khai quân đội dày đặc trên khắp chiến trường và do đó đã trở thành mục tiêu lý tưởng cho các hỏa xa Triều Tiên, súng đại bác và các vũ khí phòng thủ hạng nặng khác. Trong suốt lịch sử, Quyền Lật được người Hàn Quốc tôn kính và được xem là một nhà lãnh đạo chiến thuật mạnh mẽ, cùng với những người dưới quyền chỉ huy của mình đã duy trì tinh thần binh sĩ cao trong khi phòng thủ tại trận Hạnh Châu. Sau trận chiến. Sau chiến tranh,vào năm 1602, Vua Tuyên Tổ đã cho dựng lên một tượng đài vinh danh đại tướng quân Quyền Lật và các chiến binh tại sơn thành Hạnh Châu, nhưng di tích này đã bị phá hủy trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Từ những năm 1960 đến giữa những năm 1990, chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng một đài tưởng niệm khác tại pháo đài và mở cửa cho khách du lịch tham quan.
1
null
Tiên Lữ là một xã ở phía nam của huyện Lập Thạch, tĩnh Vĩnh Phúc. Đây là một xã giáp với Xuân Lôi, Đồng Ích, Văn Quán, có Tỉnh lộ 305 chạy qua. Lịch sử hình thành. Nơi đây từng được xem là một trong những nơi cư trú đầu tiên của người Việt từ thời các vua Hùng dựng nước. Một giai thoại kể rằng nơi đây từ có các tiên nữ mến cả cảnh núi non tươi đẹp, đã giáng trần xuống tắm và đi dạo trong một sơn động. Từ đó, con động được gọi là động Tiên Du và vùng đất này được gọi là Tiên Lữ. Xã Tiên Lữ này nay hình thành từ ngôi làng Tiên Lữ, còn được gọi ngắn gọn là làng Tiên. Nguyên thủy, làng có tên là Kẻ Chặng, hay làng Chặng, sau mới đổi tên thành Tiên Lữ. Đặc điểm tự nhiên. Địa lý. Xã Tiên Lữ nằm gần sông Phó Đáy, tại ngã ba của hai con sông này. phía tây tiếp giáp với Xuân Lôi, phía đông bắc giáp huyện Đồng Ích, Lập Thạch, phía bắc giáp xã Tử Du, phía đông và đông bắc giáp xã Văn Quán, đều của huyện Lập Thạch. Địa hình. Xã Tiên Lữ thuộc đồng bằng Bắc Bộ và là vùng trũng của tỉnh, có địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Cấu tạo địa tầng rất cổ, có nhiều đồi núi, độ cao của đất xen nhau, đây là một trong những yếu tố gây không ít khó khăn cho công tác thủy lợi phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp. Khí hậu. Xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt. Từ tháng 5 đến tháng 10 nhiệt độ trung bình từ 24 - 27oC, đây là mùa có nhiều mưa bão, ảnh hưởng đến phát triển sản xuất, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 18 - 24oC. Độ ẩm tương đối hàng năm là 86%. Số giờ nắng trung bình 1450 đến 1550 giờ. Lượng mưa trung bình từ 1680 - 1730mm, có năm lượng mưa trên 2000mmm (do vị trí địa lý nên lượng mưa thường cao hơn các huyện phía bắc tỉnh từ 100 - 200mm và tập trung vào các tháng 8, 9). Tài nguyên. Xã Tiên Lữ có diện tích đất tự nhiên 115,10 km², trong đó diện tích đất nông nghiệp là 6.293,68 ha; diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người của huyện là 549m². Thổ nhưỡng chủ yếu là đất phù sa được bồi và đất phù sa không được bồi. Đất phù sa được bồi phân bổ chủ yếu ở vùng ngoài đê ven sông Phó Đáy, hàng năm được phù sa bồi đắp nên đất đai màu mỡ, thích hợp trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây lương thực và hoa màu. Nhìn chung, điều kiện khí hậu và đất đai của Tiên Lữ thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp đa dạng, với nhiều loại cây trồng. Phân chia hành chính. Toàn bộ xã được chia thành 08 thôn dân cư: thôn Mới, thôn Dộc, thôn Quẵng, thôn Quang Trung, thôn Minh Trụ, thôn Nương Ải, thôn Tân Thành, Thôn Vinh Quang. Dân cư. Toàn bộ xã có dân số khoảng 4.500 người, gần như toàn bộ người dân là dân tộc Kinh. Dân số tập trung phần lớn ở các thôn: thôn Quẵng, thôn Minh Trụ, thôn Quang Trung, thôn Mới, thôn Xuôi, thôn Dộc, thôn Đình. Giao thông. Xã Tiên Lữ có tỉnh lộ 305 chạy qua là 1 thuận lợi cho phát triển kinh tế. Đường sá các thôn cho tới nay đã tương đối được lát bê tông. Kinh tế. Kinh tế nông nghiệp là chủ yếu ở Tiên Lữ. Hiện nay, ngoài trồng lúa nước còn trồng thêm khoai lang, sắn... và có nghề phụ như đan lát... Người ta có câu "Bánh nẳng chợ Tràng, gạo rang Tiên Lữ". Bánh gạo rang (còn gọi là "gạo rang"), là một đặc sản của Tiên Lữ, được làm trong những dịp lễ, tết và làm quà. Xã còn có nghề truyền thống làm cá thính (còn gọi là "cá mắn") nổi tiếng trong nước. Năm 2010, cá thính Lập Thạch được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy phép đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, và năm 2012 Hội Chế biến Cá thính Lập Thạch ra đời với 28 hội viên do ông Đỗ Văn Hải ở xã Tiên Lữ làm hội trưởng Văn hóa - Du lịch. Động Tiên Du là một địa điểm du lịch lý tưởng của người dân trong xã, huyện. Nằm cách UBND xã Tiên Lữ khoảng 1 km, động Tiên Du hiện ra với biết bao kỳ thú, quanh động có rất nhiều tảng đá lớn với các hình hài con vật khác nhau và rất lạ kỳ tất cả các con vật đều quay đầu về phía tây Thiên nơi được coi là Đạo Phật phát thích ở Việt Nan. Cảnh vật nơi đây cũng có núi non trùng điệp tuyệt đẹp. Đình làng được xây dựng từ thời Lê Trung hưng, thờ 3 vị thần có danh hiệu Đông Nha Tam vị Đại vương, những người có công đánh đuổi quân Chiêm Thành trong trận Đầm Hồng, dân gian thường gọi là chàng Cả, chàng Hai, chàng Ba họ Trần. Ban đầu đường có tên là đình Bụt, toạ lạc trên đồi Tó Trị của làng Chặng. Đến tháng 6 năm Minh Mạng thứ 15 (1834), đình được dời về trung tâm xã Tiên Lữ và xây dựng mới, đến tháng 12 năm 1834 thì cất nóc và được gọi là đình Tiên Lữ, gọi theo tên làng. Khuôn viên đình có diện tích khoảng 600 m², gồm tòa đại đình 5 gian, 2 dĩ, diện tích 330 m². Phần còn lại là sân đình và hai nhà tả mạc, hữu mạc. Đại đình có 4 mái với các đạo đình hình đầu rồng uốn cong. Thượng cung được nâng cao thành một sàn gác ở chính gian giữa, giảm được phần chuôi vồ. Đình có nhiều bức chạm khắc gỗ trên các bức cốn, kẻ, bẩy và đồ tự khí. Trong làng có nhiều tập tục và trò chơi dân gian khác nhau như chọi gà, uống trà, chơi cờ người... Giáo dục. Tuy là một vùng còn nghèo khó nhưng xã Tiên Lữ lại rất mạnh về giáo dục và luôn đầu tư nhiều mặt cho nền giáo dục xã nhà.
1
null
Phạm Trinh Cán (1912 – 2003) là nhà hoạt động cách mạng, Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam, nhà giáo Việt Nam. Quê quán. Phạm Trinh Cán sinh năm 1912, nguyên quán xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Ông có anh trai là Phạm Chí Mẫn. Quá trình hoạt động. Do gia đình có khả năng kinh tế nên ông học hết bậc Trung học rồi đỗ bằng Tú tài. Sau đó ông vừa học khoa Luật trường Đại học Đông Dương vừa đi dạy tư tại trường Trung học Tư thục Thăng Long cùng với các giáo sư Hoàng Minh Giám, Đặng Thai Mai, Phan Thanh, Võ Nguyên Giáp … Cách mạng Tháng Tám 1945, ông tham gia khởi nghĩa và được cử làm Phó Chủ tịch Ủy ban Cách mạng Lâm thời tỉnh Quy Nhơn (nay là Bình Định). Năm 1946 ông ra Hà Nội, tham gia Quân đội nhân dân Việt Nam, được phong quân hàm Đại tá đợt đầu tiên (năm 1948) và đã trải qua các chức vụ: Phó Cục trưởng, Cục trưởng Cục Quân pháp, Bộ Quốc phòng. Năm 1949 Cục Quân chính do ông Phan Tử Lăng làm Cục trưởng và Cục Quân pháp do ông Phạm Trinh Cán làm Cục trưởng – cùng đóng chung cơ quan ở Thái Nguyên - tổng cộng đến 30 người. Ông từng tham gia điều tra vụ án Trần Dụ Châu. Năm 1950, ông chuyển sang Bộ Tổng tham mưu. Vốn là cử nhân Luật (Đại học Đông Dương) nên ông tham gia xây dựng luật nhà binh và tổ chức Tòa án binh. Ông giữ chức vụ Chánh Văn phòng Bộ Tổng tham mưu (Phó Văn phòng: Nguyễn Hữu Chiến, Bạch Truật) kiêm Chánh án Tòa án binh khu Trung ương. Hoạt động giáo dục. Năm 1953 ông chuyển công tác sang Bộ Giáo dục, làm Phó Văn phòng rồi Chánh Văn phòng Bộ Giáo dục dưới thời Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên, sau đó làm Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ (nay là Đại học Ngoại ngữ – ĐHQG Hà Nội). Năm 1973 ông về nghỉ hưu. Ông mất năm 2003 tại Hà Nội, hưởng thọ 92 tuổi. Gia đình. Các con ông đều là giảng viên đại học về các bộ môn khoa học cơ bản và ngoại ngữ. Một người con gái là Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế, nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam. Cháu nội của ông, Phạm Đại Dương, hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên
1
null
"Ronan" là một bài hát của nữ ca sĩ-nhạc sĩ nhạc đồng quê Taylor Swift. Swift viết bài hát này sau khi đọc blog trên mạng nói về một cậu bé 4 tuổi đã qua đời vì căn bệnh ung thư quái ác. Cô viết bài hát này cùng với Maya Thompson, mẹ của cậu bé đó. Swift biểu diễn ca khúc lần đầu trên chương trình Stand Up to Cancer vào tháng 9 năm 2012 để vận động nỗ lực đẩy lùi bệnh ung thư. Tựa đề của bài hát được đặt theo tên cậu bé đã mất. Bối cảnh thực hiện. Swift sáng tác bài hát sau khi đọc một blog trên mạng của Maya Thompson. Maya là người mẹ của một cậu bé 4 tuổi đã qua đời trước đó vì căn bệnh ung thư. Cậu đã từng được điều trị tại Học viện Thần kinh tại Bệnh viện Nhi Phoenix. Swift cùng với mẹ của cậu bé là đồng tác giả của bài hát. Bài hát được phát hành trên các cửa hàng iTunes của Mỹ nhanh chóng sau khi cầu truyền hình Stand Up to Cancer kết thúc và được gửi tới những hội từ thiện chống lại ung thư. Scott Borchetta, chủ tịch và CEO của Hãng thu âm Big Machine, yêu cầu Swift cân nhắc lại việc đưa "Ronan" vào album "Red" trên trang mạng xã hội Twitter.
1
null
HMS "Audacious" là một thiết giáp hạm dreadnought thuộc lớp "King George V" thứ nhất được Hải quân Hoàng gia chế tạo ngay trước Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó bị đánh chìm do trúng phải một quả thủy lôi Đức ngoài khơi bờ biển Donegal, Ireland vào năm 1914. Thiết kế. Bốn chiếc thuộc lớp "King George V" được đóng trong chương trình chế tạo hải quân năm 1910 là sự lặp lại của lớp thiết giáp hạm "Orion" dẫn trước. Tuy nhiên, khi chiếc tàu chiến-tuần dương "Lion" hoàn tất vào tháng 5 năm 1912 với cột ăn-ten được đặt trước ống khói phía trước, nó chứng tỏ đây là một kiểu bố trí tốt hơn nhiều so với những chiếc "Orion". Việc cải tiến này tạo ra một lớp thiết giáp hạm mới cải tiến đáng kể, một trường hợp hiếm hoi khi thiết kế một chiếc tàu chiến-tuần dương lại ảnh hưởng đến thiết kế thiết giáp hạm. Cho dù các lớp "Orion" và "King George V" khá giống nhau, vị trí của cột ăn-ten khiến dễ dàng phân biệt hai kiểu tàu. Hai chiếc đầu tiên trong lớp "King George V" và "Centurion" thoạt tiên được trang bị cột ăn-ten dạng cột, nhưng việc sáng chế ra hệ thống điều khiển hỏa lực đòi hỏi cột ăn-ten chắc chắn hơn, nên chúng được tái cấu trúc với cột ăn-ten ba chân. "Audacious" và "Ajax" được trang bị cột ăn-ten ba chân ngay từ đầu. Hệ thống động lực. Cách sắp xếp hệ thống động cơ rất giống như đối với lớp "Orion" dẫn trước, gồm bốn trục chân vịt nối liền với turbine hơi nước Parsons dẫn động trực tiếp. Khoang động cơ được ngăn làm ba: các trục chân vịt phía giữa nối với phòng động cơ trung tâm và được dẫn động bằng các turbine áp lực cao phía trước và phía sau; trong đó turbine phía trước còn có một tầng bổ sung để chạy đường trường. Các trục chân vịt phía ngoài nối với phòng động cơ bên mạn phải và mạn trái, và được dẫn động bằng các turbine áp lực thấp phía trước và phía sau. Khi chạy ở tốc độ đường trường, các turbine bên mạn sẽ được tắt đi, con tàu chỉ dựa vào các turbine phía giữa. Mười tám nồi hơi Yarrow được phân thành ba nhóm, mỗi nhóm có sáu nồi hơi. Thiết kế nguyên thủy chỉ dự định đốt than, nhưng "Audacious" được bổ sung thiết bị phun dầu để có thể nhanh chóng nâng áp lực hơi nước. Hệ thống động lực có công suất , cho phép đạt đến tốc độ . Con tàu có thể mang theo than và dầu, cho phép có được tầm hoạt động tối đa ở tốc độ đường trường . Dàn pháo chính. Mười khẩu hải pháo BL Mark V được đặt trên năm tháp pháo nòng đôi, tất cả đều được bố trí ngay trên trục dọc của con tàu, với tháp pháo "B" và "X" bắn thượng tầng bên trên tháp pháo "A" và "Y". Do được đặt giữa tàu, giữa ống khói phía sau và khối cấu trúc thượng tầng phía sau, tháp pháo "Q" là tháp pháo duy nhất có góc xoay giới hạn. Tuy nhiên trong thực hành, do các nóc quan sát được đặt trên nóc tháp pháo, việc bắn thượng tầng của "B" và "X" ngay bên trên "A" và "Y" gây ảnh hưởng mạnh đến pháo thủ tháp pháo bên dưới, nên chúng bị giới hạn ở góc 30° từ trục giữa. Dàn pháo chính của lớp "King George V" rất giống với lớp "Orion" dẫn trước. Pháo 13,5 inch tái xuất hiện cùng Hải quân Hoàng gia sau một khoảng gián đoạn, và được trang bị trên lớp "Orion", là một vũ khí xuất sắc về tầm bắn, độ chính xác và sức mạnh. Chúng cũng có giới hạn an toàn cao, cho phép bắn một quả đạn pháo nặng hơn. Sự gia tăng trọng lượng đạn pháo đời đầu từ dành cho lớp "Orion" lên đạn pháo hạng nặng không giúp gia tăng tầm xa, cho dù liều ¼ thuốc phóng cordite MD450 nặng gần , khẩu pháo vẫn có tầm xa tối đa xấp xỉ . Nòng pháo được cấu tạo bởi một lớp lót lên bề mặt một ống bên trong, vốn được quấn vòng bởi dây dẹt kéo dài nhiều dặm; bên ngoài được phủ một lớp vỏ thép. Có những vấn đề xảy ra đối với sự quấn vòng dây; nòng pháo có thể đổ gục, và nòng pháo đúc nguyên khối của Đức được làm tốt hơn. Tuy nhiên nòng pháo đúc nguyên khối mất nhiều thời gian và công sức để thực hiện, trong khi nòng pháo quấn dây được chế tạo nhanh hơn. Với một hải quân có lượng vũ khí rất lớn, tốc độ sản xuất đóng vai trò quan trọng, và Hải quân Hoàng gia không gặp phải vấn đề thiếu hụt cung cấp nòng pháo thay thế mà Hải quân Đức từng mắc phải. Có năm hầm đạn và phòng đạn pháo tương ứng phục vụ cho tháp pháo. Mỗi khẩu pháo được cung cấp 112 quả đạn pháo, và mỗi hầm đạn chứa 896 liều ¼ thuốc phóng cordite nặng , nên tổng cộng con tàu có thuốc phóng và 1.120 quả đạn nặng tổng cộng . Nòng pháo được ước lượng có tuổi thọ 400 quả đạn pháo hạng nhẹ, nhưng chỉ chịu đựng được 220 quả đạn pháo thế hệ mới, là một chỉ số khá tốt vào thời đó. Dàn pháo hạng hai và ngư lôi. Người ta thấy rõ các khẩu pháo hạng hai trang bị cho các lớp thiết giáp hạm dreadnought trước đây quá yếu, không thể đối phó với các tàu phóng lôi và tàu khu trục mới nhanh hơn, cũng như ngư lôi thế hệ mới có tầm hoạt động lớn hơn. Tuy nhiên, việc trang bị pháo khiến tăng thêm trọng lượng 2.000 tấn và gia tăng chi phí tương ứng, nên chính phủ đảng Tự do đã phủ quyết sự cải tiến này. Vì vậy, con tàu mang theo mười sáu khẩu pháo BL Mark VII trong các tháp pháo ụ, chủ yếu được bố trí phía trước con tàu. Chúng hầu như vô dụng trong mọi hoàn cảnh thời tiết. Ngoài ra con tàu còn có bốn khẩu pháo chào 3 pounder. Ba ống phóng ngư lôi ngầm được bố trí hai bên mạn và phía đuôi tàu. Ngư lôi mang theo thuộc kiểu Mark 2 với đầu đạn chứa thuốc nổ TNT. Ở tốc độ chúng chỉ đạt tầm xa , nhưng tăng lên đến gần nếu được cài đặt ở tốc độ . Vỏ giáp. Sơ đồ vỏ giáp bảo vệ của lớp "King George V" về căn bản như của lớp "Orion" dẫn trước, nhưng được cải tiến đôi chút. Kiểu mạn tàu tương đối hẹp của những tàu chiến chủ lực Anh nhằm duy trì tốc độ cao đã hạn chế việc bảo vệ dưới nước, rõ ràng là một khiếm khuyết so với những đối thủ Đức. Các vách ngăn chống ngư lôi không liên tục và được đặt quá gần lớp vỏ ngoài, nhưng cũng bao phủ một chiều dài lớn hơn so với lớp "Orion". Giống như lớp thiết giáp hạm dẫn trước, đai giáp hông che phủ cho đến sàn tàu trên, nên bảo vệ tương đối tốt hơn đối với đạn pháo bắn tới. Đai giáp dưới dày trong khi đai giáp trên dày , làm bằng thép giáp Krupp. Các vách ngăn bọc thép ngang làm bằng thép Krupp không tôi (KNC: Krupp non-cemented armour) dày , trong khi vách ngăn chống ngư lôi bằng thép KNC dày tối đa bên trên các khu vực hầm đạn và phòng động cơ, nhưng chỉ dày ở các khu vực khác. Sự bảo vệ dưới nước không thỏa đáng là yếu tố đáng kể khiến "Audacious" bị chìm trong chiến tranh. Bệ tháp pháo, bao bọc các cơ cấu xoay tháp pháo và khoang vận chuyển đạn pháo/thuốc phóng, làm bằng thép giáp Krupp dày ở các mặt bộc lộ bên ngoài và giảm xuống cho đến khi tiếp giáp các lớp giáp khác. Tháp pháo có các mặt hông dày ; sàn tàu được bọc thép KNC dày tối đa bên trên hầm đạn, phòng động cơ và các phần quan trọng khác, giảm còn tại các khu vực khác. Lịch sử hoạt động. Được đặt hàng trong tài khóa hải quân 1910, "Audacious" được chế tạo tại xưởng tàu của hãng Cammell Laird Limited ở Birkenhead, Merseyside, Anh Quốc. Nó được đặt lườn vào ngày 23 tháng 3 năm 1911; được hạ thủy vào ngày 14 tháng 9 năm 1912; và được phiên chế vào Đội 1 thuộc Hải đội Chiến trận 2 Hải quân Hoàng gia Anh vào ngày 21 tháng 10 năm 1913. Lúc bắt đầu Chiến tranh Thế giới thứ nhất, "Audacious" nằm trong thành phần Hải đội Chiến trận 2 của Hạm đội Grand. Vào ngày 27 tháng 10 năm 1914. Hải đội Chiến trận 2, bao gồm các thiết giáp hạm siêu-dreadnought "King George V", "Ajax", "Centurion", "Audacious", "Monarch", "Thunderer" và "Orion", rời Lough Swilly tiến hành một cuộc thực tập tác xạ tại Loch na Keal thuộc Ireland Đang khi bẻ lái, lúc 08 giờ 45 phút, "Audacious" va phải một quả thủy lôi do chiếc tàu rải mìn phụ trợ Đức "Berlin" thả ngoài khơi đảo Tory. Vụ nổ xảy ra bên dưới đáy tàu, khoảng trước vách ngăn ngang phía sau phòng động cơ bên mạn trái. Các phòng động cơ bên mạn trái, phòng máy, phòng đạn pháo tháp pháo X và các ngăn bên dưới bị ngập nước ngay lập tức, và nước tiếp tục lan chậm sang phòng động cơ trung tâm cùng các khoang lân cận. Hạm trưởng, Đại tá Hải quân Cecil F. Dampier, cho rằng con tàu vừa bị tàu ngầm tấn công, đã cho treo cờ hiệu cảnh báo tàu ngầm, và các tàu khác của hải đội di chuyển ra xa khỏi nơi nguy hiểm. Con tàu nhanh chóng bị nghiêng 10-15 độ sang mạn trái, rồi được làm nhẹ bớt bằng cách cho ngập nước các khoang đối xứng bên mạn phải; nên đến 09 giờ 45 phút, con tàu còn nghiêng 1-10 độ trong khi nó vẫn chòng chành vào lúc biển đang động. Vào lúc này, động cơ bên mạn phải vẫn còn hoạt động; con tàu có thể di chuyển với tốc độ , và Dampier tin rằng ông có cơ hội di chuyển vào đến bờ để chủ động làm mắc cạn con tàu. Tuy nhiên, nước tiếp tục tràn vào phòng động cơ trung tâm, có thể do hư hại đáy vách ngăn dọc. Đến 10 giờ 00, người ta quyết định bỏ phòng động cơ trung tâm, nhưng mực nước cũng dâng lên trong phòng động cơ mạn phải, nên động cơ này cũng phải tắt. Lúc 11 giờ 00, turbine trung tâm hoàn toàn ngập nước và sàn tàu bên mạn trái chạm đến mực nước khi con tàu nghiêng qua phía đó. Tàu tuần dương hạng nhẹ "Liverpool" đã túc trực bên cạnh trong khi "Audacious" phát đi tín hiệu cầu cứu khẩn cấp. Đô đốc Sir John Jellicoe, Tổng tư lệnh Hạm đội Grand, ra lệnh cho mọi tàu khu trục và tàu kéo đang sẵn có tiến ra để tiếp cứu, nhưng đã không dám gửi bất cứ thiết giáp hạm nào ra kéo "Audacious" do mối nguy cơ rõ rệt của tàu ngầm đối phương. Trong lúc đó, chiếc tàu biển chở hành khách "Olympic" của hãng tàu White Star Line đã đi đến hiện trường. Dampier đưa mũi con tàu hướng ra phía biển và ra lệnh cho mọi thủy thủ không cần thiết rời tàu. Xuồng của "Liverpool" và "Olympic" đã tiến đến trợ giúp, nên chỉ còn lại 250 người trên tàu lúc 14 giờ 00. Vào 13 giờ 30 phút, hạm trưởng của "Olympic", Thiếu tướng Hải quân Haddock, đề nghị rằng tàu của ông sẽ tìm cách kéo "Audacious". Dampier đồng ý, và dưới sự trợ giúp của tàu khu trục "Fury", một dây cáp được chuyển sang trong vòng 30 phút. Các con tàu bắt đầu di chuyển chậm về phía Lough Swilly, nhưng "Audacious" không thể điều khiển được đến mức dây cáp bị đứt. "Olympic" cùng với tàu tiếp than "Thornhill" lại tìm cách kéo con tàu, nhưng không thể. Đến 16 giờ 00, sàn phía trước chỉ còn cách mặt nước , trong khi khoảng nổi phía đuôi chỉ còn không đầy . Trong khoảng thời gian đó, lúc 13 giờ 30 phút, một bức điện nhận được từ trạm tuần duyên Mulroy cho biết chiếc tàu hơi nước "Manchester Commerce" đã bị trúng thủy lôi tại cùng khu vực một ngày trước đó; rồi đến 16 giờ 06 phút, có thêm một báo cáo về chiếc tàu buồm "Cardiff" cũng trúng mìn vào đêm trước. Nhận được những tin tức này, lúc 17 giờ 00, Jellicoe ra lệnh cho chiếc thiết giáp hạm tiền-dreadnought "Exmouth" tiến ra để tìm cách kéo "Audacious". Đặt trường hợp có thể cứu được con tàu, ông cũng yêu cầu thêm một sĩ quan thuộc Cục Chế tạo Bộ Hải quân để trợ giúp vào việc sửa chữa lớn. Phó đô đốc Sir Lewis Bayly, Tư lệnh Hải đội Chiến trận 1, đi đến hiện trường trên chiếc để chỉ huy việc ứng cứu. Lúc trời tối, Bayly, Dampier cùng những người còn lại trên "Audacious" phải rời tàu lúc 19 giờ 15 phút. Khi sàn sau bị ngập, xuồng whaler của con tàu bị bung ra trượt dọc theo sàn tàu gây thêm những hư hỏng cho các cửa sổ và cửa thông gió, làm ngập nước nhanh hơn phía đuôi. Đến 20 giờ 45 phút, với các sàn tàu dưới mặt nước, con tàu nghiêng mạnh, tạm dừng, rồi lật úp. Con tàu nổi úp ngược với mũi tàu nhô cao cho đến 21 giờ 00, khi một vụ nổ xảy ra nhấc tung xác tàu lên không trung , tiếp nối bằng hai vụ nổ khác. Vụ nổ rõ ràng xuất phát từ hầm đạn tháp pháo B, có thể do đầu đạn pháo công phá rơi khỏi giá, phát nổ và làm kích nổ hầm đạn thuốc phóng cordite. Một mảnh vỏ giáp rơi trúng làm thiệt mạng một hạ sĩ quan trên chiếc "Liverpool" cách đó , là tổn thất nhân mạng duy nhất liên quan đến việc chìm tàu. Diễn biến tiếp theo. Jellicoe lập tức đề nghị giữ kín việc "Audacious" bị chìm, và được sự tán đồng của Ban lãnh đạo Bộ Hải quân lẫn Nội các Anh, một hành động bị chế nhạo sau đó. Cho đến suốt thời gian còn lại của chiến tranh, tên của "Audacious" vẫn tiếp tục hiện diện trong danh sách tàu chiến hoạt động. Tuy nhiên, nhiều người Mỹ có mặt trên chiếc "Olympic" vào lúc đó ở ngoài quyền tài phán của Anh đã bàn luận về việc đắm tàu; nhiều ảnh chụp, thậm chí một đoạn phim, đã được ghi lại. Đến ngày 19 tháng 11, tin tức về việc việc "Audacious" bị mất bay đến Đức. Người đồng cấp với Jellicoe tại Đức, Reinhard Scheer, đã viết sau chiến tranh: "Về trường hợp của "Audacious", chúng ta chỉ có thể đồng ý với thái độ của Anh không để lộ điểm yếu cho đối phương, bởi vì tin tức chính xác về sức mạnh của đối thủ có ảnh hưởng rất lớn đối với các quyết định được đưa ra." Ngày 14 tháng 11 năm 1918, không lâu sau khi chiến tranh chấm dứt, một thông báo chính thức về việc mất con tàu được đưa ra trên tờ "The Times": Một ủy ban điều tra của Hải quân Hoàng gia đã nhận định những yếu góp phần vào việc mất chiếc "Audacious" là do nó chưa bước vào chế độ báo động tác chiến, lúc mà mọi cửa kín nước phải được khóa và các đội kiểm soát hư hỏng sẵn sàng hoạt động. Đã có những nỗ lực sử dụng bơm tròn động cơ như những bơm nước khỏi đáy tàu, nhưng việc ngập nước nhanh đã ngăn trở công việc này. Cho dù các cửa ngăn để mở, thủy thủ khai nhận rằng chúng đã được đóng trước khi nước ngập đến. Ngoài chỗ hư hại đáy tàu, nước cũng đã tràn qua các vách ngăn do những miếng lót chung quanh ống dẫn và van bị hỏng, làm vỡ ống dẫn và cửa ngăn vốn không được đóng hoàn toàn. Chiếc "Marlborough" thuộc lớp thiết giáp hạm "Iron Duke" tiếp theo (nhưng hầu như tương đồng) đã trúng ngư lôi trong trận Jutland và trong một lúc vẫn có thể tiếp tục di chuyển ở tốc độ . Xác tàu đắm của "Audacious" được tìm thấy cách về phía Bắc bờ biển Ireland, và từng được quay phim trong chương trình truyền hình "Deep Wreck Mysteries" của kênh History Channel. Chương trình bao gồm một cuộc điều tra về xác tàu đắm và những tình huống đưa đến việc mất nó, có sự tham gia của nhà khảo cổ hàng hải Innes McCartney và chuyên gia về thiết giáp hạm Bill Jurens. Xác tàu nằm úp xuống đáy biển nhưng ở vùng nước trong cách về phía Đông Bắc đảo Tory, trong tình trạng trục chân vịt bên mạn phải bị uốn cong và bánh lái bị rời ra.
1
null
Lục quân Úc là lực lượng chiến đấu trên bộ của Úc. Lục quân Úc là thành phần cấu thành nên Lực lượng Quốc phòng Úc cùng với Hải quân Hoàng gia Úc và Không quân Hoàng gia Úc. Trong khi Tư lệnh Quốc phòng (CDF) chỉ huy Lực lượng Quốc phòng Úc (ADF), chỉ huy cao nhất của Lục quân là Tư lệnh Lục quân (CA). Do đó CA phụ thuộc vào CDF, nhưng cũng chịu trách nhiệm trực tiếp trước Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Úc. Mặc dù quân đội Úc đã tham gia vào một số cuộc xung đột nhỏ và lớn trong suốt lịch sử hình thành, chỉ có trong Chiến tranh thế giới thứ hai lãnh thổ Úc bị tấn công trực diện bởi quân đội Đế quốc Nhật Bản.
1
null
Súng trường Lee-Enfield là một loại súng trường không tự động, lên đạn từng viên được dùng rộng rãi bởi quân đội Anh trong thế chiến thứ nhất và thế chiến thứ hai. Tên của khẩu súng trường này được nhiều người biết là SMLE viết tắt của từ Short Magazine Lee Enfield, tạm dịch sang tiếng Việt là Lee Enfield băng đạn ngắn. Đây là một vũ khí chính của quân đội Anh hơn nửa đầu thế kỷ 20, nó dùng loại đạn .303 British, loại đạn thông dụng của quân sự nước Anh từ những năm 1895 đến năm 1957, khi súng trường L1A1 ra đời thì nước Anh liền cho Súng trường Lee-Enfield vào bảo tàng. Tên Lee-Enfield của súng này được đặt theo tên người đàn ông tạo ra nó và nhà máy sản xuất vũ khí của Anh, từ Lee được lấy trong tên James Paris Lee, còn Enfield là lấy từ tên nhà máy sản xuất vũ khí Enfield. Nhưng ở bên Úc, Canada, Nam Phi và New Zealand gọi nó là 303, còn Trung Quốc gọi nó là súng trường Anh Quốc hoặc súng trường 7.7mm. Súng trường Lee-Enfield được thiết kế dựa theo 3 khẩu súng trường sơ khai trước kia là Martini-Henry, Martini-Enfield, và Lee-Metford. Ở Việt Nam, trong chiến tranh Đông Dương, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tịch thu khá nhiều súng trường này, nhưng không phải tịch thu từ quân đội Pháp mà từ quân đội Anh và Ấn Độ, họ được nhiệm vụ giải giới quân Đế quốc Nhật Bản khi phát xít Đế quốc Nhật chấp nhận đầu hàng đồng minh, Trong chiến tranh Đông Dươngkhẩu súng trường này vẫn tiếp tục sử dụng trước khi loại biên vì cỡ đạn không phù hợp . Lịch sử thiết kế. Súng trường Lee-Enfield có nguồn gốc từ Lee-Metford trước đó. Lee-Metford là loại súng trường khá hiệu quả, sử dụng đạn.303 British điểm hỏa ở viền - loại đạn quân đội Anh sử dụng suốt hàng thập kỷ. Magazine Lee-Enfield. Sử dụng hộp đạn liền 10 viên Súng trường Mẫu 5 (Súng carbine rừng rậm). Được cải tiến từ Súng trường Mẫu 4, Súng trường Mẫu 5 hay còn gọi là Jungle Carbine là một phiên bản ngắn hơn, gọn nhẹ hơn để dành cho lực lượng không quân của châu Âu. Bắt đầu phát triển vào năm 1944, phiên bản này ít được sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai mà chuyển sang mục đích phi quân sự.
1
null
Lữ đoàn Cơ giới 3 được quân đội Úc hình thành trong thế chiến thứ hai. Từ tháng 3 năm 1942, Lữ đoàn Kỵ binh 1 Úc đổi thành lữ đoàn cơ giới 3. Lữ đoàn này nhập vào sư đoàn cơ giới 2 vào tháng 9 năm 1942, sau đó từ tháng 10 năm 1942 đến tháng 1 năm 1943, nằm trong biên chế Quân đoàn 3 Úc. Giữa tháng giêng và tháng 9 năm 1943, lữ đoàn chuyển vào biên chế Sư đoàn Thiết giáp 1 Úc; từ táng 9 năm 1943 đến tháng 4 năm 1944, lữ đoàn nằm trong biên chế sư đoàn 2. Từ tháng 4 năm 1944, lữ đoàn trở lại hoạt động trong Quân đoàn 3 Úc cho đến khi giải tán vào tháng 8 năm 1944. Biên chế. Trung đoàn Cơ giới 4 Trung đoàn Cơ giới 26 Trung đoàn Cơ giới 101 Trung đoàn Kỵ binh 25
1
null
Lữ đoàn Bộ binh 31 được quân đội Úc hình thành trong thế chiến thứ hai. Lữ đoàn được thành lập vào tháng 2 năm 1942, như là một phần của sư đoàn 1 thuộc dân quân tự vệ. Lữ đoàn bị giải tán vào ngày 27 thán 8 năm 1942. Biên chế. Tiểu đoàn Bộ binh 1 Úc Tiểu đoàn Bộ binh 45 Úc (từ ngày 11 tháng 2 năm 1942) Tiểu đoàn Bộ binh 48 Úc (từ ngày 8 tháng 5 năm 1942 đến ngày 2 tháng 6 năm 1942)
1
null
Đài thiên văn Palomar nằm gần thành phố San Diego, miền nam bang California, Hoa Kỳ, cách thành phố Los Angeles khoảng 145 km và nằm trong dãy núi Palomar. Đây là một trong hai đài quan sát lớn nhất của Hoa Kỳ với kính viễn vọng Hale 200 inches (Đường kính 5,1 mét), một trong những kính thiên văn lớn nhất thế giới và Kính viễn vọng Samuel Oschin 48 inches (Đường kính 1,2 m). Ngoài ra, đài quan sát còn có một kính thiên văn 0,46 m có niên đại từ năm 1936 là kính viễn vọng Schmidt. Palomar từ là một thuật ngữ tiếng Tây Ban Nha có từ thời Tây Ban Nha cai trị California có nghĩa là "chim bồ câu nhà" Lịch sử. Đài thiên văn này được xây dựng vào năm 1934 và người sáng lập ra là George Ellery Hale. Ông đã xuất bản một bài báo về "khả năng của kính thiên văn cỡ lớn". Bài báo nhằm hy vọng được sự hỗ trợ của công chúng Mỹ và trả lời cho công chúng hiểu về kính thiên văn cỡ lớn có thể trả lời giúp bí mật của vũ trụ. Trước năm 1992, đây là kính viễn vọng lớn nhất của Mỹ trước khi Mỹ xây dựng kính viễn vọng thuộc Đài thiên văn W. M. Keck nằm ở đảo Mauna Kea, tiểu bang Hawaii. Nghiên cứu. Kính thiên văn Hale. Kính thiên văn chính của đài quan sát này là kính thiên văn Hale, làm bằng hỗn hợp thủy tinh là Pyrex. Nó được xây dựng bởi Caltech với một khoản tài trợ trị giá 6 triệu USD từ Quỹ Rockefeller. Chiếc kính thiên văn (lớn nhất thế giới tại thời điểm đó) đã nhìn thấy ánh sáng đầu tiên ngày 26 tháng 1 năm 1949 bởi nhà thiên văn học nổi tiếng Edwin Powell Hubble. Hubble đã phát hiện ra các chuẩn tinh và các ngôi sao đầu tiên trong các thiên hà xa xôi. Các nhà bác học đã nghiên cứu cấu trúc hóa học của các đám mây giữa các thiên hà dẫn đến một sự hiểu biết tổng hợp của các yếu tố trong vũ trụ và đã phát hiện ra hàng ngàn tiểu hành tinh, sao chổi và các dải ngân hà. Các cuộc nghiên cứu. Cuộc nghiên cứu đầu tiên của đài quan sát Palomar là vào những năm 1950 mang tên POSS-I, lần thứ hai trong năm 1980 và 1990 với tên là POSS-II, và lần thứ ba vào năm 2003 với dự án QUEST. Gần đây, một số hình ảnh quan sát không gian từ Palomar đã đạt độ phân giải cao, hơn cả các hình ảnh từ Kính viễn vọng không gian Hubble Điều hành. Những người đã từng giữ chức vụ làm giám đốc của đài quan sát Palomar Hiện nay, hoạt động của đài quan sát do Viện Công nghệ California điều hành. Tham quan. Đài quan sát Palomar là một cơ sở nghiên cứu khoa học thiên văn. Tuy nhiên, hiện nay, nó mở cửa cho khách tham quan trong ngày. Du khách có thể tự tìm hiểu về kính thiên văn Hale với sự hướng dẫn của nhân vân đài quan sát. Có một trung tâm mua săm ở đây cho khách du lịch.
1
null
Lữ đoàn Bộ binh 32 được quân đội Úc hình thành trong thế chiến thứ hai. Lữ đoàn được thành lập vào tháng 2 năm 1942, một phần của lực lượng đóng ở Newcastle và sau đó nhập biên chế Sư đoàn Bộ binh 10 Úc. Lữ đoàn bị giải tán khi sư đoàn bộ binh 10 giải tán vào ngày 27 tháng 8 năm 1942. Biên chế. Tiểu đoàn Đồn trú 8 Tiểu đoàn Bộ binh 33 Úc Tiểu đoàn Bộ binh 4 Úc (từ ngày 15 tháng 4 đến ngày 1 tháng 6 năm 1942)
1
null
Vụ đánh bom Rangoon diễn ra ngày 9 tháng 10 năm 1983, tại thủ đô Rangoon, Myanmar nhằm giết hại Tổng thống Hàn Quốc là ông Chun Doo-hwan khi ông và phái đoàn đến thăm nước này. Cuộc ám sát đã gây thiệt hại về người và của nhưng việc ám sát ngài Tổng thống Hàn Quốc đã bất thành. Vụ ám sát trên được cho là do 3 điệp viên Bắc Triều Tiên đã thực hiện, hai trong số đó đã bị bắt và một người khai mình là sĩ quan của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Vụ đánh bom này đã được gián tiếp nhắc đến ở tập 1 trong series phim truyền hình "Thợ săn thành phố" của Hàn Quốc. Diễn biến vụ đánh bom. Ngày 9 tháng 10 năm 1983, Tổng thống Chun Doo-hwan dẫn phái đoàn cấp cao của Hàn Quốc thăm chính thức Rangoon, thủ đô bấy giờ của Miến Điện. Ông đã nêu ước nguyện muốn đặt vòng hoa thể hiện lòng tôn kính đối với người khai sinh ra nhà nước Myanmar độc lập là ngài Aung San (bị ám sát vào năm 1947), tại lăng liệt sĩ Aung San ở Yangon. Ba quả bom được điệp viên Bắc Triều Tiên cho đặt trong lăng, một trong ba quả bom được đặt trên mái nhà phát nổ. Vụ nổ có sức công phá lớn xé xuyên qua đám đông bên dưới, giết chết 21 người và 46 người khác bị thương. Ba chính trị gia cấp cao Hàn Quốc đã thiệt mạng: Ngoại trưởng Lee Beom-seok, Bộ trưởng Kế hoạch kinh tế và Phó Thủ tướng Joon Suh Suk, và Bộ trưởng thương mại và ngành công nghiệp Kim Dong Whie. Mười bốn cố vấn tổng thống Hàn Quốc, các nhà báo và quan chức an ninh đã thiệt mạng. 4 công dân Miến Điện, trong đó có 3 nhà báo, cũng nằm trong số người tử nạn trên Tổng thống Chun đã thoát nạn bởi vì chuyến xe chở ông đã đến trễ vài phút so với dự kiến vì tắc đường. Quả bom đã được báo cáo là phát nổ sớm vì nhạc kèn báo hiệu đoàn Tổng thống đến đã phát đi một cách nhầm lẫn, vang lên một vài phút trước thời hạn. Cuộc điều tra. Sau vụ đánh bom, các cơ quan an ninh nước sở tại và Hàn Quốc đã vào cuộc điều tra, và ho đã xác định ba điệp viên đến từ Bắc Triều Tiên đã thực hiện kế hoạch trên, ba kẻ này đã nhận thuốc nổ từ Đại sứ quán Triều Tiên tại Myanmar. Nghi can Kang Min-chul và một kẻ khác trong nhóm đã cố gắng tự sát bằng một quả lựu đạn khi bị phát hiện, nhưng đã sống sót và bị bắt giữ, tuy Kang đã mất một cánh tay. Nghi can thứ ba tên là Zin Bo, được cho là một sĩ quan của quân đội CHDCND Triều Tiên đã cố gắn giết chết 3 viên chức an ninh của Myanmar hòng tẩu thoát nhưng không thành và đã bị bắn chết. Kang Min-chul thú nhận sứ mệnh của mình và nhận mình là một điệp viên của Bắc Triều Tiên, để đổi lại Kang đã không bị kết án tử hình mà chỉ phải chịu tù chung thân. Kẻ đồng phạm với Kang đã bị kết tội tử hình bằng cách treo cổ. CHDCND Triều Tiên đã bác bỏ tất cả những cáo buộc có liên quan tới mình trong vụ đánh bom tại Rangoon. Với kết quả điều tra của vụ đánh bom, Myanmar đã cắt quan hệ ngoại giao với Bắc Triều Tiên. CHND Trung Hoa đã rất tức giận vì động thái trên của Bắc Triều Tiên, vì trước vụ đánh bom, Bắc Kinh đã đề nghị đàm phán ba bên giữa Đại Hàn Dân Quốc, Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ. Các quan chức Trung Quốc từ chối gặp hoặc nói chuyện với các quan chức Bắc Triều Tiên vài tháng sau đó.
1
null
Lữ đoàn Bộ binh 28 được quân đội Úc hình thành trong thế chiến thứ hai. Lữ đoàn được thành lập vào tháng 4 năm 1941, gồm một phần lực lượng dân quân tự vệ. Lữ đoàn bị giải tán vào ngày 12 tháng 12 năm 1943. Biên chế. Tiểu đoàn Bộ binh 45 Úc (từ ngày 8 tháng 3 đến ngày 11 tháng 2 năm 1942) Tiểu đoàn Bộ binh 34 Úc Tiểu đoàn Bộ binh 20 Úc (từ ngày 11 tháng 2 năm 1942) Tiểu đoàn Bộ binh 48 Úc (từ ngày 25 đến ngày 26 tháng 8 năm 1942) Tiểu đoàn Bộ binh 10 Úc (từ ngày 10 đến ngày 23 tháng 8 năm 1942) Tiểu đoàn Bộ binh 19 Úc (từ ngày 30 tháng 9 năm 1942 đến ngày 30 tháng 3 năm 1943) Tiểu đoàn Bộ binh 18 Úc (từ ngày 6 đến ngày 9 tháng 12 năm 1943) Tiểu đoàn Đồn trú 13 (từ ngày 11 tháng 12 năm 1941 đến ngày 27 tháng 5 năm 1942) Trung đoàn Đại học Sydney (ngày 8 tháng 4 năm 1941 đến ngày 8 tháng 12 năm 1942)
1
null
Lữ đoàn Bộ binh 27 được quân đội Úc hình thành trong thế chiến thứ hai. Lữ đoàn được thành lập từ lực lượng Hoàng gia Úc hai nhằm tham gia thế chiến thứ hai. Ra đời chính thứ từ ngày 13 tháng 11 năm 1940, biên chế trong Sư đoàn Bộ binh 9 Úc về sau nhập biên chế Sư đoàn Bộ binh 8 Úc. Lữ đoàn tham gia bảo vệ Malaysia thuộc Anh Quốc, trụ sở chính tại Kluang. Đơn vị thuộc lữ đoàn. Tiểu đoàn Bộ binh 2/26 Úc Tiểu đoàn Bộ binh 2/29 Úc Tiểu đoàn Bộ binh 2/30 Úc Tư lệnh lữ đoàn. Chuẩn tướng Duncan Maxwell Tham chiến. Trận Singapore Chiến dịch Mã Lai Trận Gemas Trận Muar
1
null
Hệ thống chữ nổi tiếng Việt hay chữ Braille tiếng Việt là hệ chữ Braille được dùng trong tiếng Việt dành cho người khiếm thị, dựa trên chữ Braille tiếng Pháp. Một số chữ không có trong tiếng Việt đã được Việt hóa sang các chữ Việt. Chữ "ư" và "ơ" lần lượt được tạo bởi "ü" và "œ". Các chữ "É,à,è,ù,á" không được sử dụng mặc dù Tiếng Việt có những chữ này. Nó được sử dụng cho các dấu thanh. Bảng chữ cái. Các ô nền đậm nằm trong bảng chữ cái chữ nổi tiếng Việt mở rộng. Quy tắc. Quy tắc viết chữ: Ví dụ:
1
null
Tam Sa (, âm Hán Việt: Tam Sa thị) là một thành phố được Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập vào ngày 24 tháng 7 năm 2012 để quản lý một khu vực mà nhiều nước đang tranh chấp chủ quyền, bao gồm: quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa), quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Nam Sa), bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là quần đảo Trung Sa) cùng vùng biển xung quanh. Theo phân cấp hành chính của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Tam Sa là một địa cấp thị ("thành phố cấp địa khu") thuộc tỉnh Hải Nam và có chính quyền nhân dân đặt tại đảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng). Theo chính phủ Trung Quốc, việc thành lập thành phố Tam Sa sẽ giúp tăng cường hơn nữa khả năng quản lý, khả năng phát triển và kiến thiết của quốc gia này đối với những hòn đảo và các vùng nước xung quanh các quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Trường Sa, bảo vệ môi trường biển trong vùng Biển Đông. Việc thành lập thành phố Tam Sa là sự điều chỉnh của chính phủ Trung Quốc đối với cơ quan hành chính hiện hành, là công việc trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc. Việt Nam và Philippines cho rằng việc lập thành phố này đã vi phạm chủ quyền của họ trên các lãnh thổ đang tranh chấp và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ quyết định này. Hoa Kỳ lên tiếng quan ngại về các hành động đơn phương của Trung Quốc khi thành lập thành phố Tam Sa, và cho rằng Trung Quốc cố gây ra một "sự đã rồi" trong vấn đề đang tranh chấp cần phải giải quyết thông qua đàm phán ngoại giao đa phương (giữa tất cả các bên tranh chấp). Hành chính. Sau khi được Trung Quốc tuyên bố thành lập, Tam Sa được chính quyền nước này coi là thành phố cấp địa khu thứ 285 và là đơn vị cấp địa khu thứ 333 của nước này. Ngày 21 tháng 7 năm 2012, chính quyền Trung Quốc đã tổ chức cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân thành phố Tam Sa, hơn 1.100 cử tri thuộc 15 khu vực bầu cử ở Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa đã đi bỏ phiếu bầu Hội đồng Nhân dân thành phố Tam Sa khóa 1. Trong số 45 đại biểu trúng cử, có năm người là nữ giới. Ngày 23 tháng 7 năm 2012, cuộc họp đầu tiên của Hội đồng Nhân dân thành phố Tam Sa đã được tổ chức, các đại biểu đã bầu ông Tiêu Kiệt (肖杰) làm thị trưởng thành phố Tam Sa, và bầu ông Phù Tráng (符戆) làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Tam Sa. Ngoài ra, các đại biểu còn bầu ra thành viên Nhóm Ủy ban Thường vụ Hội đồng Nhân dân khóa I thành phố Tam Sa và thành viên ban lãnh đạo Chính quyền thành phố, Toà án Nhân dân và Viện Kiểm sát Nhân dân. Ngày 18 tháng 4 năm 2020, Trung Quốc tuyên bố thành phố Tam Sa thành lập hai quận: Về phía Việt Nam, đơn vị hành chính tương ứng với quần đảo Hoàng Sa là huyện đảo Hoàng Sa, thuộc thánh phố Đà Nẵng; và với quần đảo Trường Sa là huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa, gồm có ba đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Nhân khẩu. Theo số liệu các dữ liệu điều tra dân số 6 phát hành bởi Chính phủ nhân dân tỉnh Hải Nam (海南省人民政府) năm 2010, Văn phòng Quần đảo Tây Sa, Quần đảo Nam Sa, Quần đảo Trung Sa quản lý 444 nhân khẩu thường trú, trong đó 242 người có hộ khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế, tại quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) hiện có khoảng 3.500 người cư trú thường xuyên, nhân khẩu lưu động là 25.000 người (ngư dân), chủ yếu cư trú tại các đảo Phú Lâm, đảo Đá, đảo Quang Ảnh, đảo Quang Hoà, đảo Tri Tôn và đảo Linh Côn. Theo thống kê mới nhất của Việt Nam ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì dân số toàn huyện Trường Sa là 195 người, trong đó khu vực thị trấn Trường Sa là 83 người. Kinh tế. Trung Quốc đã từng tổ chức tour du lịch ở đảo Phú Lâm dành riêng cho nhân dân Trung Quốc tham quan. Một số địa điểm tham quan tại phần lãnh thổ thành phố Tam Sa do Trung Quốc kiểm soát bao gồm: Địa giới hành chính thành phố Tam Sa bao gồm nhiều hòn đảo và vùng biển trên Biển Đông và có nguồn tài nguyên thủy sản phong phú, dự trữ dầu mỏ và khí tự nhiên là rất lớn. Theo thống kê của Cục Hải dương Trung Quốc dựa trên giá dầu hiện tại, giá trị kinh tế của Tam Sa ước đạt mười nghìn tỉ nhân dân tệ. Cơ sở hạ tầng. Tại các đảo do Trung Quốc quản lý, cơ sở hạ tầng đã được xây dựng. Trên đảo Phú Lâm có các tòa nhà chính quyền thành phố, ngân hàng, bưu điện, bệnh viện, cửa hàng, trạm khí tượng, trạm hải dương, trạm điện, sân bay, bến cảng và các công trình dân dụng khác. Đảo Phú Lâm có tổng cộng 9 tuyến đường, bao gồm đường Bắc Kinh, đường Tuyên Đức, đường Bắc Kinh ngang số 1, đường Bắc Kinh ngang số 2, đường Vĩnh Hưng, đường bao quanh đảo, đường Vĩnh Lạc, đường Hải Nam, đường sân bay. Năm 1979, Trung Quốc đã cho xây dựng tuyến đường nối giữa đảo Phú Lâm và đảo Đá gần đó với chiều rộng 3 mét. Ngày 10 tháng 11 năm 2012, đã khánh thành tuyến đường bộ trên đảo Cây, đây là hạng mục đầu tiên được hoàn thành sau khi thành phố Tam Sa được thành lập, công trình có vốn đầu tư là 2,52 triệu NDT với tổng chiều dài 1606 m, trong đó tuyến đường bao quanh đảo dài 1.310 mét, tuyến đường bao quanh thôn dài 296 m với chiều rộng 3 mét. Cũng trong ngày 10 tháng 11 năm 2012, Trung Quốc đã tiến hành xây dựng công trình cung cấp nước tại đảo Phú Lâm, tổng vốn đầu tư của dự án ước tính là 220 triệu NDT, dự kiến sẽ được hoàn thành vào tháng 12 năm 2013. Các hạng mục công trình của dự án bao gồm nhà máy khử mặn nước biển (70 triệu NDT) có khả năng xử lý 1.000 mét khối nước biển/ngày và hệ thống lọc nước mưa, trữ nước, đường ống dẫn nước. Dự án sẽ giúp giải quyết khó khăn về nước sạch của quân và dân trên đảo Phú Lâm, trên các hòn đảo và đá lân cận cũng như tàu thuyền vãng lai; ngoài ra, dự án còn giúp bảo vệ cấu trúc địa chất của đảo Phú Lâm khi không còn phải khai thác nước ngầm trên đảo. Bệnh viện Nhân dân Tây Sa tiền thân là bệnh viện quần đảo Tây Nam Trung Sa, nằm trên đường Bắc Kinh của đảo Phú Lâm. Vào thời điểm thành phố Tam Sa được thành lập, bệnh viện chỉ có 8 nhân viên. Nhằm phát triển sự nghiệp y tế của Tây Sa, Ủy ban phát triển và cải cách Nhà nước Trung Quốc đã đưa việc kiến thiết bệnh viện vào trong kế hoạch đầu tư hệ thống vệ sinh nông thôn toàn quốc năm 2011. Do đất đai trên đảo Phú Lâm không rộng, bệnh viện được xây dựng trên nền đất cũ với tổng số vốn đầu tư dự kiến là 18 triệu Nhân dân tệ, rộng 2388 m² và diện tích xây dựng là 2000 m², khi được hoàn thành, bệnh viện sẽ có 30 giường bệnh và 35 nhân viên biên chế. Theo dự kiến, việc xây dựng bệnh viện Nhân dân Tây Sa sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2012. Phân viện Tây Sa của thư viện tỉnh Hải Nam được khai trương vào ngày 23 Tháng Tư, 2009. Phân viện nằm ở tòa nhà phức hợp của chính quyền thành phố, có hai tầng với tổng diện tích 100 m². Lúc mới thành lập thư viện có 20.000 đầu sách, gồm nhiều thể loại từ sách khoa học xã hội như văn học, sức khỏe, truyện ký, tài chính đến các loại sách khoa học tự nhiên như máy tính, khảo sát đại dương, bảo vệ thảm thực vật. Ngoài ra, để phục vụ nghiệp vụ của các sĩ quan và binh lính đóng tại đảo, thư viện còn có các loại sách về chuyên ngành về khoa học quân sự, huấn luyện tác chiến. Tại đảo Phú Lâm có chi nhánh Tam Sa của Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), trạm thực nghiệm tổng hợp khoa học hải dương Tây Sa của sở nghiên cứu hải dương Nam Hải thuộc Viện Khoa học Trung Quốc và Bảo tàng Hải dương Tây Sa Sân bay trên đảo Phú Lâm được xây dựng từ năm 1991, có đường băng dài 2400 mét và có thể phục vụ máy bay Boeing 737 cất cánh và hạ cánh. Cầu cảng tại đảo cũng có chỗ neo đậu cho tàu tải trọng lên đến 5.000 tấn. Ngày 10 tháng 4 năm 2011, Đài phát thanh Nhân dân Trung ương Trung Quốc và Đài Phát thanh-Truyền hình Hải Nam đã bắt đầu mở trạm phát sóng vô tuyến FM trên đảo Phú Lâm, trên đảo cũng có dịch vụ di động cùng các tivi thu tín hiệu từ vệ tinh. Chính quyền cũng có kế hoạch xây dựng trạm phát sóng FM trên các đảo khác, cũng như quy hoạch các trạm thu phát truyền hình kỹ thuật số, đến khi đó, các ngư dân không những có thể nghe được FM mà còn có thể xem được truyền hình kỹ thuật số mặt đất. Địa lý. Sau khi được thành lập, Tam Sa đã trở thành thành phố cực nam của Trung Quốc, danh hiệu này trước đây thuộc về thành phố Tam Á. Tam Sa cũng là một trong hai thành phố hải đảo của Trung Quốc, thành phố còn lại là Chu San thuộc tỉnh Chiết Giang. Theo phân định của chính phủ Trung Quốc, Tam Sa bao gồm khoảng 260 đảo, đá, đá ngầm, bãi cát trên Biển Đông với tổng diện tích đất liền là 13 km². Địa giới thành phố trải dài 900 km theo chiều đông-tây, 1800 km theo chiều bắc-nam, diện tích vùng biển khoảng 2 triệu km². Tam Sa là thành phố có diện tích đất liền nhỏ nhất, tổng diện tích lớn nhất và có dân số ít nhất tại Trung Quốc. Độ sâu trung bình của vùng biển Tam Sa là 1200 mét, độ sâu lớn nhất là 5559 mét nằm ở cực nam của rãnh Manila. Theo mạng Hải Nam sử chí, ba quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa có tổng diện tích đất liền là 12 km² với tổng cộng 248 đảo, đá phân bố như sau: Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trung Sa nằm ở đông nam đảo Hải Nam. Quần đảo Trung Sa chủ yếu là các bãi ngập nước, ngoại trừ đảo Hoàng Nham có một phần nổi trên mặt biển. Quần đảo Hoàng Sa có khoảng 22 hòn đảo, diện tích đất liền khoảng 8 km², trong đó Phú Lâm là đảo lớn nhất. Quần đảo Trường Sa nằm ở phía nam của Biển Đông, gồm nhiều nhóm đảo, đá, bãi ngầm, cồn cát khác nhau, có diện tích khoảng 2 km²; Trường Sa có điểm cực nam là bãi ngầm James (James Shoal, Trung Quốc gọi là bãi ngầm Tăng Mẫu). Hoàng Sa. Theo mạng Hải Nam sử chí, vùng biển của quần đảo Hoàng Sa rộng hơn 500.000 km², có tổng cộng 40 đảo và đá san hô và trong đó có 29 nổi lên trên mặt biển. Tổng diện tích đất liền của Hoàng Sa là 10 km² và là quần đảo có các đảo lớn nhất trong ba quần đảo. Quần đảo Hoàng Sa có thể chia làm hai nhóm đảo: nhóm An Vĩnh (Trung Quốc gọi là quần đảo Tuyên Đức) ở phía đông-bắc và nhóm Lưỡi Liềm (Trung Quốc gọi là quần đảo Vĩnh Lạc). Trong số đó, đảo Phú Lâm là lớn nhất với diện tích 2,10 km², tiếp theo là đảo Linh Côn (Trung Quốc gọi là đảo Đông) với 1,70 km², lớn thứ ba là đảo Tri Tôn (Trung Quốc gọi là đảo Trung Kiến) với 1,50 km², các đảo còn lại nhỏ hơn 0,40 km², đảo có điểm cao nhất là đảo Đá (Trung Quốc gọi là Thạch đảo) với cao độ 15,9 mét trên mực nước biển, có 20 đảo nhỏ cao dưới 5 mét trên mực nước biển, chiếm tỉ lệ 62,3%. Đảo Phú Lâm là đảo lớn nhất của quần đảo Hoàng Sa và của cả thành phố Tam Sa. Đảo Phú Lâm cách cảng Du Lâm trên đảo Hải Nam 180 hải lý về phía đông nam. Đảo có hình bầu dục, chiều dài đông-tây là 1950 mét và chiều dài bắc-nam là 1350 mét và diện tích khoảng 2,1 km². Đảo Phú Lâm có địa thế bằng phẳng, có chiều cao trung bình 5 mét trên mực nước biển, điểm cao nhất nằm ở phía tây nam đạt 8,5 mét. Rạn san hô bao xung quanh đảo có chiều rộng khoảng 1200 mét; bãi cát dọc theo chu vi đảo rộng 100 mét và có đê cát cao từ 6-8 mét bao quanh. Phần trung tâm của đảo vốn là vùng đầm phá khô cạn, là loại đất đá vôi do được hình thành từ phân chim. Mặc dù các giếng có lượng nước phong phú song vì nguồn nước này có chứa magnesi sulfat nên không uống được và chỉ có thể dùng để tắm rửa. Đảo Phú Lâm có thảm thực vật rậm rạp với 148 loài thực vật hoang dã, chiếm 89% tổng số loài thực vật hoang dã tại Hoàng Sa, chủ yếu là sừng dê hoa vàng ("Strophanthus divaricatus"), tử châu thùy dài ("Callicarpa kochiana"), "Chaenomeles speciosa" và dừa. Động vật trên đảo chủ yếu là chim điên, cốc biển (Fregatidae), nhạn biển và các loại chim biển khác. Trung Sa. Quần đảo Trung Sa nằm ở đông-nam Hoàng Sa, cách đảo Phú Lâm khoảng 200 km và có vùng biển rộng 600.000 km². Tương tự như Hoàng Sa, Trung Sa bao gồm các bãi, đá san hô song chỉ có đảo Hoàng Nham là nổi trên mực nước biển. Địa mạo của Trung Sa giống như một cao nguyên rạn san hô dưới mặt biển. Hoàng Nham là một đảo san hô vòng có hình tam giác, có chu vi khoảng 55 km và diện tích (bao gồm cả vùng đầm phá) là 150 km². Đảo Hoàng Nham có hai phần nổi lên trên mặt nước biển: Nam nham nằm ở phía đông nam và trông như một cột đá lớn, có chiều cao 1,8 mét so với mực nước biển và cao hơn các rạn san hô xung quanh khoảng 3 mét và có đường kính 3-4 mét; Bắc nham nằm ở phía bắc và cũng là một đá san hô nhô lên trên mặt biển song có độ cao thấp hơn Nam nham; hai nơi cách nhau khoảng 10 hải lý. Phía nam của đảo Hoàng Nham có một lối vào cho tàu thuyền rộng khoảng 400 mét, sâu từ 4 đến 12 mét. Trường Sa. Quần đảo Trường Sa là quần đảo rộng nhất trong ba quần đảo. Theo mạng Hải Nam sử chí, Trường Sa có phạm vi 905 km từ đông sang tây và 887 km từ bắc xuống nam, vùng biển rộng khoảng 886.000 km². Phía tây Trường Sa giáp với Việt Nam, phía đông giáp Philippines và phía nam giáp các nước Malaysia, Brunei và Indonesia. Trung Quốc đã tiến hành đặt tên cho 177 trong tổng số hơn 230 đảo, đá, bãi cát ngầm ở Trường Sa. Các đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa là Ba Bình, Thị Tứ, Bến Lạc, Trường Sa, Song Tử Đông, Song Tử Tây, Nam Yết, Loại Ta, Vĩnh Viễn. Đảo Ba Bình có diện tích 0,432 km², còn tại đảo Song Tử Đông (Trung Quốc gọi là đảo Bắc Tử) có điểm cao nhất là 12,5 mét. Theo mạng Hải Nam sử chí, Trường Sa được chia thành 5 nhóm đảo: Lịch sử. Từ phía Trung Quốc. Theo trang thông tin của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Nam Sa do người dân nước này phát hiện và đặt tên sớm nhất, có thể là từ thời Nhà Hán. "Dị vật chí" (异物志) của Dương Phu (楊孚) thời Đông Hán có viết "Trướng hải kỳ đầu,thủy thiển nhi đa từ thạch" ("Biển sóng triều dâng gập ghềnh đá ngầm, nước cạn mà nhiều đá nam châm") trong đó "Trướng Hải" (涨海, "biển trướng") là tên người Trung Quốc thời đó dùng để gọi Biển Đông và "kỳ đầu" (崎头, "đá ngầm gồ ghề") là tên người Trung Quốc đương thời dùng để chỉ các đảo, đá ngầm... ở quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) tại Biển Đông. Vào thời Đường Tống, nhiều sách sử địa đã sử dụng các tên khác nhau để chỉ Hoàng Sa (Tây Sa) và Trường Sa (Nam Sa), lần lượt là "Cửu Nhũ Loa Châu", "Thạch Đường ", "Trường Sa ", "Thiên Lý Thạch Đường ", "Thiên Lý Trường Sa", "Vạn Lý Thạch Đường", "Vạn Lý Trường Sa". Trong bốn triều đại Tống, Nguyên, Minh và Thanh, đã có đến hàng trăm thư tịch sử dụng tên gọi "Thạch Đường" hay "Trường Sa" để chỉ các đảo tại Biển Đông (Nam Hải). "Hỗn nhất cường lý lịch đại quốc đô chi đồ" (混一疆理歷代國都之圖) thời Nhà Minh có đánh dấu vị trí của Thạch Đường, và vị trí này được phía Trung Quốc cho là tương ứng với Nam Sa (Trường Sa) hiện tại. "Canh lộ bộ" (更路簿) thời Nhà Thanh ghi chép về vị trí của các địa danh cụ thể của các đảo, đá, bãi tại Nam Sa (Trường Sa) mà ngư dân Hải Nam thường lui tới, tổng cộng có 73 địa danh. Chậm nhất là từ thời Nhà Đường, các ngư dân Hải Nam đã bắt đầu đến các đảo tại Biển Đông sinh sống, dựng nhà để trú thân và miếu để thờ thần linh. Khi tiến hành khảo cổ, đã phát hiện ra một số di chỉ cư trú thời Đường và Tống trên đảo Hữu Nhật (Trung Quốc gọi là Cam Tuyền), có rất nhiều mảnh vỡ nồi sắt, tro than khi nấu ăn, các mảnh vỡ đồ gốm và đồ sứ, các mảnh vỡ dao sắt và đục sắt, còn sót lại xương chim và vỏ ốc trai. Đến nay vẫn còn lại 14 miếu nhỏ từ hai thời Minh Thanh trên các đảo Phú Lâm (Vĩnh Hưng), đảo Đá (Thạch đảo), Linh Côn (Đông đảo), đảo Cây (Triệu Thuật), đảo Nam, đảo Bắc, Duy Mộng (Tấn Khanh), Quang Hòa Đông (Sâm/Thám Hàng), Quang Hòa Tây (Quảng Kim), Hoàng Sa (San Hô), Hữu Nhật (Cam Tuyền). Một số ngôi đền còn có cả tượng Thần hay tượng Phật, như tại đảo Quang Hòa Đông có "miếu Nương Nương" có tượng Quan Âm bằng sứ, miếu nhỏ trên đảo Bắc có bài vị thần chủ bằng gỗ, miếu Cô Hồn trên đảo Phú Lâm có thần vị. Theo thông tin trên Tân Hoa xã, năm Khai Bảo thứ 4 (971) dưới thời Tống Thái Tổ, Nhà Tống sau khi bình định nước Nam Hán đã lập lực lượng tuần tra biển, phạm vi tuần tra bao gồm cả quần đảo Tây Sa. Theo thông tin trên Hoàn Cầu Thời báo, vào thời Nhà Minh, Hải Nam được quản lý bởi phủ Quỳnh Châu, lệ thuộc Quảng Đông, các đảo tại Nam Hải (mà ngay nay thuộc Tam Sa) khi đó được triều đình Nhà Minh quy vào Vạn Châu thuộc phủ Quỳnh Châu. Vào sơ kỳ và trung kỳ thời Nhà Thanh, về cơ bản vẫn theo thể chế quản lý thời Nhà Minh. Đến cuối thời Nhà Thanh, quần đảo Đông Sa chuyển sang quy thuộc Huệ Châu, ba quần đảo còn lại vẫn do Vạn châu quản lý. Cũng theo thông tin của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, thời Nhà Thanh, đã có nhiều địa đồ đã đưa các đảo Nam Sa vào bản đồ Trung Quốc, ví dụ như "Thanh trực tỉnh phân đồ" (清直省分圖) của "Thiên hạ tổng dư đồ" (天下總輿圖) năm 1724, "Hoàng Thanh các trực tỉnh phân đồ" (皇清各直省分圖) của "Thiên hạ tổng dư đồ" năm 1755, "Đại Thanh vạn niên nhất thống thiên hạ toàn đồ" (大清萬年一統天下全圖) năm 1767, "Đại Thanh vạn niên nhất thống địa lượng toàn đồ" (大清萬年一統地量全圖) năm 1810 và "Đại Thanh nhất thống thiên hạ toàn đồ" (大清一統天下全圖) năm 1817. Cũng theo thông tin từ phía Trung Quốc, sau cách mạng Tân Hợi năm 1911, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc tuyên bố Tây Sa (tức Hoàng Sa) quy thuộc huyện Nhai (nay là thành phố Tam Á) của Hải Nam. Năm 1933, khi Pháp chiếm 9 hòn đảo tại Trường Sa, trong đó có đảo Ba Bình (Trung Quốc gọi là Thái Bình), đảo Thị Tứ (Trung Quốc gọi là Trung Nghiệp); ngư dân Trung Quốc đang đánh cá tại đây đã phản kháng quyết liệt còn chính phủ Trung Quốc cũng đã kháng nghị với chính phủ Pháp. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, năm 1935, lần đầu tiên Trung Quốc chính thức công bố một bản đồ thể hiện cả bốn quần đảo trên Biển Đông là của Trung Quốc. Công hàm của Công sứ Trung Quốc ở Paris gửi Bộ Ngoại giao Pháp năm 1932 còn viết rằng: "Các đảo Tây Sa là bộ phận lãnh thổ Trung Quốc xa nhất về phía Nam". Lần thứ 2 sau cuộc khảo sát Hoàng Sa của Lý Chuẩn năm 1909, chính phủ Trung Quốc cử chuyên viên cao cấp Hoàng Cường đến Hoàng Sa đặt bia chủ quyền. Năm 1937, lấy cớ kiểm tra thông tin về khả năng Nhật Bản có thể chiếm quần đảo Hoàng Sa, nhân sự kiện Lư Câu Kiều, trong ngày 23-24 tháng 6, Trung Hoa Dân Quốc đã cử Hoàng Cường (trưởng khu hành chính số 9) bí mật ra cắm 12 bia đá tuyên bố chủ quyền tại 4 đảo, đá thuộc quần đảo Hoàng Sa là: đá Bắc, đảo Phú Lâm, đảo Đá và đảo Linh Côn. Tất cả 12 bia đá đều không ghi năm 1937, mà ghi ngụy tạo niên đại các năm 1902, 1912 và 1921. Dẫn tới ngụy tạo chứng cứ về cuộc khảo sát năm 1902 thời Nhà Thanh của Trung Quốc, của các nhà sử học thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc trong đợt khảo cổ Hoàng Sa những năm 1974-1979. Theo Trung Quốc, nơi mà Trung Quốc gọi là Nam Sa, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc cho quân đội đồn trú và lập trạm phục vụ ngư dân trên đảo Ba Bình, đảo lớn nhất của Trường Sa, nhưng thực sự việc này chỉ diễn ra sau Thế Chiến thứ 2, sớm nhất là vào năm 1956. Năm 1947, Bộ Nội chính Trung Quốc đã chính thức công bố bảng đối chiếu tên cũ và mới cho các đảo, đá, bãi ngầm tại bốn quần đảo trên Biển Đông, cụ thể là Đông Sa (3), Tây Sa (33), Trung Sa (29) và Nam Sa (102), tổng cộng có 167 địa danh.. Đến năm 1983, Ủy ban địa danh Trung Quốc đã công bố địa danh tiêu chuẩn của các đảo tại Nam Sa. Tiền thân của thành phố này là Văn phòng Quần đảo Tây Sa, Quần đảo Nam Sa, Quần đảo Trung Sa (西沙群岛, 南沙群岛, 中沙群岛办事处, âm Hán Việt: "Tây Sa quần đảo, Nam Sa quần đảo, Trung Sa quần đảo biện sự xứ"). Văn phòng được thành lập vào năm 1959, khi đó nằm dưới quyền quản lý của khu hành chính Hải Nam. Tháng 3 năm 1961, Văn phòng Quần đảo Tây Sa, Quần đảo Nam Sa, Quần đảo Trung Sa được chính quyền Trung Quốc đổi tên thành "Ủy ban Cách mạng Quần đảo Tây Sa, Nam Sa, Trung Sa tỉnh Quảng Đông". Tháng 10 năm 1981, chính phủ Trung Quốc khôi phục lại tên cũ là "Văn phòng Quần đảo Tây Sa, Quần đảo Nam Sa, Quần đảo Trung Sa" (cấp huyện) thuộc tỉnh Quảng Đông. Năm 1988, tỉnh Hải Nam được thành lập. Văn phòng Quần đảo Tây Sa, Quần đảo Nam Sa, Quần đảo Trung Sa trực thuộc tỉnh Hải Nam. Theo thông tin của Trung Quốc, vào năm 1956, thứ trưởng ngoại giao của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Ung Văn Khiêm đã nói với đại biện Trung Quốc tại Việt Nam rằng về mặt lịch sử thì Nam Sa là một phần lãnh thổ của Trung Quốc và cũng trong dịp đó thì ông Lê Lộc, quyền trưởng ti châu Á thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn nói rằng theo các tư liệu của Việt Nam thì Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền với Nam Sa từ thời Nhà Tống. Một số bản đồ của Việt Nam xuất bản vào thập niên 1960 và 1970 đã thể hiện Nam Sa là một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc như bản đồ thế giới của quân đội Nhân dân Việt Nam năm 1960, Tập bản đồ thế giới của cục trắc địa và bản đồ thuộc Văn phòng thủ tướng Việt Nam vào năm 1972. Sách giáo khoa năm 1974 của Việt Nam có viết rằng "các đảo Nam Sa, Tây Sa đến đảo Hải Nam, Đài Loan, các đảo Bành Hồ, quần đảo Chu Sơn hình thành nên cung đảo, tạo thành một tuyến Trường Thành bảo vệ Trung Quốc đại lục". Ngày 14 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai với nội dung: "Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc". Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, sự công nhận này "đương nhiên có giá trị với toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc" vì báo Nhân dân trước đó đã đăng bài chi tiết về bản tuyên bố về lãnh hải của chính phủ Trung Quốc, trong đó nói rằng "kích thước lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý và điều này được áp dụng cho tất cả các vùng lãnh thổ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm tất cả các quần đảo trên Biển Đông" Về phía Anh Quốc, J.W.Reed,W.king:China Sea Directory,1868 của Hải quân Anh Quốc có ghi rằng các thuyền của Hải Nam hàng năm thường đến các đảo, mang theo gạo và các nhu yếu phẩm khác và trao đổi với ngư dân đang đánh bắt tại các đảo; thuyền rời Hải Nam vào tháng 12 hay tháng 1 mỗi năm và sẽ trở về khi có đợt gió mùa tây nam đầu tiên. Trong ấn phẩm "China Sea Pilot" vào năm 1912, Hải quân Hoàng gia Anh Quốc đã mô tả về các hoạt động của ngư dân Trung Quốc tại một số nơi ở Trường Sa. Far Eastern Economic Review (Hồng Kông) có đưa một vài viết vào ngày 31 tháng 12 năm 1973, trong đó dẫn lời Cao ủy Anh quốc tại Singapore nói vào năm 1970 rằng: "quần đảo Spratly là lãnh thổ phụ thuộc của Trung Quốc, một phần của tỉnh Quảng Đông... và được trả lại Trung Quốc sau chiến tranh". Le Monde Colonial Illustre của Pháp từng đăng bài về sự kiện tháng 9 năm 1933, theo đó khi một tàu chiến Pháp khảo sát đảo Trường Sa Lớn vào năm 1930, họ thấy ba người Trung Quốc ở trên đảo. Khi Pháp đưa quân ra Trường Sa vào năm 1933, họ thấy tất cả những người trên các đảo là người Trung Quốc: bảy người ở Song Tử Tây, năm người ở Thị Tứ, 4 người ở Trường Sa Lớn, và các ngôi nhà tranh, giếng nước và một tượng thần do người Trung Quốc để lại ở Trường Sa Lớn và một biển hiệu chữ Hán trên đảo Ba Bình đánh dấu ký hiệu của một kho dự trữ lương thực trên đảo. Atlas International Larousse xuất bản năm 1965 tại Pháp đã ghi tên "Tây Sa" (Xisha) và "Nam Sa" (Nansha) cho hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và trong dấu ngoặc đã thể hiện chủ quyền của Trung Quốc với hai quần đảo. "Tân Trung Quốc niên giám" xuất bản tại Nhật Bản vào năm 1966 đã mô tả bờ biển của Trung Quốc trải dài 11.000 km từ bán đảo Liêu Đông ở phía bắc đến Nam Sa ở phía nam. "Thế giới niên giám" xuất bản tại Nhật Bản năm 1972 đã nói rằng lãnh thổ Trung Quốc không chỉ bao gồm đại lục mà còn gồm cả đảo Hải Nam, Đài Loan, quần đảo Bành Hồ cũng như Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa trên Biển Đông. "Columbia Lippincott World Toponymic Dictionary" (Từ điển địa danh thế giới Columbia Lippincott) xuất bản tại Hoa Kỳ vào năm 1961 đã ghi rằng quần đảo Nam Sa (Nansha Islands) ở Biển Đông thuộc về tỉnh Quảng Đông và là một phần của Trung Quốc. "Worldmark Encyclopaedia of the Nations" (Bách khoa toàn thư các nước Worldmark) xuất bản tại Hoa Kỳ vào năm 1963 đã nói rằng các quần đảo của Trung Quốc kéo dài phía nam, gồm các đảo nhỏ và rạn san hô ở phía bắc vĩ độ 4. "World Administrative Divisions Encyclopaedia" (Bách khoa toàn thư phân cấp hành chính thế giới) xuất bản năm 1971 đã ghi rằng CHND Trung Hoa bao gồm nhiều hòn đảo, lớn nhất là Hải Nam và có nhiều đảo khác trên Biển Đông trải dài đến phía bắc vĩ độ 4, như Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa. Ngoài ra, cũng có nhiều bản đồ đã thể hiện các quần đảo trên Biển Đông là lãnh thổ của Trung Quốc: "Welt-Atlas" do Cộng hòa Liên bang Đức xuất bản vào các năm 1954, 1961 và 1970; Át-lát thế giới do Liên Xô xuất bản vào năm 1954 và 1967; Át-lát thế giới do Romania xuất bản vào năm 1957; Oxford Australian Atlas và Philips Record Atlas xuất bản tại Anh Quốc vào năm 1957 và Encyclopaedia Britannica World Atlas xuất bản tại Anh Quốc vào năm 1958; "Haack Welt Atlas" do Cộng hòa Dân chủ Đức xuất bản năm 1968; Daily Telegraph World Atlas xuất bản tại Anh Quốc vào năm 1968; Atlas International Larousse xuất bản tại Pháp vào năm 1968 và 1969; bản đồ thế giới thông thường của Institut Géographique National của Pháp vào năm 1968; Tập bản đồ Trung Quốc của Neibonsya tại Nhật Bản năm 1973. Hiệp định Paris năm 1898, Hiệp định Washington năm 1900 giữa Hoa Kỳ và Tây Ban Nha, Hiệp ước giữa Anh Quốc và Hoa Kỳ năm 1930 đã quy định phạm vi lãnh thổ của Philippines có giới hạn phía tây là kinh tuyến 118°Đ và trong đó không bao gồm Nam Sa và đảo Hoàng Nham. Hiến pháp Philippines năm 1930 và Luật ranh giới lãnh thổ năm 1960 của Philipines không bao gồm đảo Hoàng Nham. Các bản đồ của Philippines xuất bản vào năm 1981 và 1984 cũng thể hiện rằng đảo Hoàng Nham nằm ngoài lãnh thổ Philippines. Đại sứ Philippines tại Cộng hòa Liên bang Đức trong một lá thư gửi đến một đài phát thanh của Đức vào ngày 5 tháng 2 năm 1990 đã chỉ rõ rằng đảo Hoàng Nham nằm ngoài lãnh thổ và chủ quyền của Philippines theo Cơ quan Bản đồ Quốc gia và Thông tin Tài nguyên Philippines. Tài liệu của Cơ quan Bản đồ Quốc gia và Thông tin Tài nguyên Philippines và tổ chức phát thanh nghiệp dư Philippines gửi cho Liên đoàn Tiếp âm Phát thanh Hoa Kỳ vào ngày 18 tháng 10 và 18 tháng 11 năm 1994 đã xác nhận giới hạn lãnh thổ và chủ quyền của Philippines được quy định tại Điều 3 của Hiệp ước Paris (1889) và đảo Hoàng Nham nằm bên ngoài ranh giới lãnh thổ Philippines. Có một số tin nói rằng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã phê chuẩn thành lập thành phố cấp huyện "Tam Sa" vào tháng 11 năm 2007. Tuy nhiên vào ngày 18 tháng 12 năm 2007, một quan chức của tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã nói rằng việc thành lập Tam Sa không có trong kế hoạch. Ngày 21 tháng 6 năm 2012, Quốc vụ viện Trung Quốc đã chính thức phê chuẩn thành lập thành phố cấp địa khu Tam Sa. Cuối tháng 7 năm 2012, Việt Nam công bố một tấm bản đồ "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" xuất bản năm 1904, trong đó không bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa . Các cơ quan truyền thông lớn của Trung Quốc như Sina, Ifeng, Stockstar đưa tin này. Bản tin của đài Phượng Hoàng (Ifeng) tường thuật quang cảnh buổi lễ trao bản đồ cổ "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" (Toàn bộ bản đồ địa lý của đất nước) do Nhà Thanh (Trung Quốc) xuất bản năm 1904 của tiến sĩ Mai Ngọc Hồng trao tặng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam; tờ Stockstar và trang tin quân sự của "Sina" giới thiệu tỉ mỉ về kích thước, lai lịch của tấm bản đồ, nói rõ bản đồ này xác định đảo Hải Nam là điểm cực nam lãnh thổ Trung Quốc, có nghĩa là các quần đảo ở Biển Đông như Hoàng Sa, Trường Sa nằm ngoài lãnh thổ Trung Hoa. Theo báo chí Việt Nam, trong giới nghiên cứu Trung Quốc cũng có ý kiến bác bỏ "đường lưỡi bò" mà phía chính quyền Trung Quốc đưa ra. Học giả Lý Lệnh Hoa, nghiên cứu viên của Trung tâm nghiên cứu Hải dương Quốc gia Trung Quốc, từng công bố bài báo "Xung quanh vấn đề 'đường lưỡi bò' và quy định về biên giới trên biển quốc tế" trên báo Tin tức Ngư nghiệp của Trung Quốc tháng 12 năm 2005, theo đó chứng cứ lịch sử của phía Trung Quốc đưa ra tại vùng biển Nam Hải (Biển Đông) không rõ ràng, thiếu căn cứ và không có tính thuyết phục. Ông còn cho rằng việc Trung Quốc vẽ ranh giới "đường lưỡi bò" không chỉ trùng lặp với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quốc gia Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, mà thậm chí còn bao gồm luôn cả vùng biển Kepulauan Natuna của Indonesia; đồng thời khẳng định quan điểm coi "đường lưỡi bò" do chính quyền Trung Hoa Dân Quốc tự vẽ ra năm 1947 là ranh giới phân định vùng biển của Trung Quốc là thủ cựu và nhận thức sai lầm, không hề có căn cứ và không được các quốc gia khác công nhận. Từ phía Việt Nam. Về bằng chứng chủ quyền trong lịch sử. Các nhà sử học Việt Nam dẫn các nguồn sử liệu cho thấy chính quyền Nhà Hậu Lê đã khám phá hoặc biết tới nơi này ít nhất từ thế kỷ XV, thời Lê Thánh Tông. Đến thế kỷ XVII, Chúa Nguyễn tổ chức khai thác trên các đảo. Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải có nhiệm vụ ra đóng ở hai quần đảo, mỗi năm 8 tháng để khai thác các nguồn lợi: đánh cá, thâu lượm những tài nguyên của đảo và những hoá vật do lấy được từ những tàu đắm. Theo Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn thì: ""Phủ Quảng Ngãi huyện Bình Sơn có xã An Vĩnh ở gần biển, ngoài biển về phía Đông Bắc có nhiều cù lao, các núi linh tinh hơn 130 ngọn, cách nhau bằng biển, từ hòn này sang hòn kia phải đi một ngày hoặc vài canh thì đến. Trên núi có chỗ có suối nước ngot. Trong đảo có bãi cát vàng dài, ước hơn 30 dặm, bằng phẳng rộng lớn, nước trong suốt đáy... Các thuyền ngoại phiên bị bão thường đậu ở đảo này. Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhân giấy sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến đảo ấy. Ở đây tha hồ bắt chim bắt cá mà ăn. Lấy được hóa vật của tàu ([nước ngoài bị đắm vì bão])... Đến kỳ tháng 8 thì về, vào cửa Eo, đến thành Phú Xuân để nộp... Họ Nguyễn đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất, hoặc người thôn Tứ Chính ở Bình Thuận, hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi..., cho đi thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên..., cũng sai cai đội Hoàng Sa kiêm quản... Hoàng Sa gần phủ Liêm Châu đảo Hải Nam, người đi thuyền có lúc gặp thuyền cá Bắc Quốc...". Lê Quý Đôn viết: "Tôi đã từng thấy một đạo công văn của quan chính đường huyện Văn Xương Quỳnh Châu gửi cho Thuận Hóa nói rằng: năm Càn Long thứ 18 (1753), có 10 tên quân nhân xã An Vĩnh tổng Cát Liềm huyện Chương Nghĩa phủ Quảng Ngãi nước An Nam, một ngày tháng 7 đến Vạn lý Trường Sa tìm kiếm các thứ, có 8 tên lên bờ tìm kiếm, chỉ để 2 tên giữ thuyền, bị gió đứt dây thuyền, giạt vào Thanh Lan cảng, quan ở đấy xét thực, đưa trả về nguyên quán..."".. Cũng theo Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục, năm 1754, thuyền của đội Hoàng Sa do Chúa Nguyễn phái ra khai thác Hoàng Sa bị đứt dây neo, trôi dạt vào cảng Thanh Lan thuộc đảo Hải Nam. Các quan sở tại Trung Quốc khi biết là người của đội Hoàng Sa Việt Nam, đã chu cấp tiền, gạo cho về quê mà không hề phản đối gì. Năm 1816, vua Gia Long chính thức chiếm hữu đảo (Hoàng Sa), ra lệnh cắm cờ trên đảo và đo thủy trình. Sang thời Minh Mạng, vào các năm 1833, 1835, 1836, 1837 đều sai các đội thuyền của Phạm Hữu Nhật, Phạm Văn Nguyên, Phạm Văn Biện ra "Hoàng Sa" (bao gồm Trường Sa) để đánh cột mốc, trồng cây và xây chùa miếu. Năm 1887, Chính phủ Pháp và triều đình Mãn Thanh ký công ước hoạch định biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Các đảo ở về phía Đông của đường kinh tuyến đông 105 độ 43 phút Paris, có nghĩa là đường thẳng Bắc-Nam đi qua đông điểm của đảo Trà Cổ và tạo thành đường biên giới thì thuộc về Trung Quốc. Tuy nhiên, năm 1933, Pháp đã chiếm đóng 9 hòn đảo ở quần đảo Trường Sa. Từ đó, người Pháp thực hiện việc quản lý đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày ngày 15 tháng 6 năm 1938, Toàn quyền Đông Dương I. Brévieký Nghị định số 156-SC, quyết định quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên. Ngày ngày 21 tháng 12 năm 1933, Thống đốc Krautheimer ký Nghị định số 4702-CP, sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Ngày ngày 14 tháng 10 năm 1950, Chính phủ Pháp bàn giao hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Chính quyền Bảo Đại. Bảo Đại cho sáp nhập Hoàng Sa và Trường Sa vào tỉnh Thừa Thiên. Tháng 9-1951, tại Hội nghị San Francisco, Thủ tướng Chính phủ của Bảo Đại là Trần Văn Hữu - Trưởng phái đoàn của Việt Nam ra tuyên bố chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; đại diện của 51 quốc gia tham dự đều không có ý kiến phản đối; rất nhiều tài liệu nước ngoài trong thời kỳ này đã khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Về bằng chứng bác bỏ phía Trung Quốc. Bác lại quan điểm cho rằng Trung Quốc khám phá và đặt tên nơi đây từ thời Nhà Hán, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã chỉ ra rằng các sách cổ sử Trung Quốc thời Hán như: "Dị vật chí"... chỉ miêu tả mơ hồ (không có ý thức đặt tên gọi cụ thể) về Biển Đông và các đảo đá ngầm ở đó, chỉ như là các trướng ngại vật đầy nguy hiểm, (cần tránh xa chứ không hề có thể hiện ý thức sở hữu chinh phục), tình cờ bắt gặp trong lộ trình ngang qua Biển Đông. Bác lại luận điểm cho rằng Trung Quốc làm chủ nơi đây từ trước thế kỷ X, các nhà nghiên cứu Việt Nam căn cứ các sách Đường thư, Thái Bình hoàn vũ ký, Dư địa kỳ thăng (1221), Quảng Đông thông chí (1842) thì tại đảo Hải Nam chỉ phản ánh truyện đô đốc Lý Phục Nhà Đường mang quân lấy lại đảo này vào năm 789 sau hơn 100 năm dân bản địa nổi dậy làm chủ đảo; Lý Phục xin vua Đường đặt phủ đô đốc ở Quỳnh Sơn, không hề nhắc tới việc sáp nhập bất cứ đảo nào ở biển Hoa Nam vào đảo Hải Nam. Bác lại luận điểm phía Trung Quốc cho rằng quân Trung Quốc từng tuần tiễu ở khu vực này do nhóm Hàn Chấn Hoa đưa ra, các nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng: Hàn Chấn Hoa suy diễn và gán ghép 2 đoạn văn vào nhau trong sách "Vũ Kinh tổng yếu" theo kiểu "đầu Ngô mình Sở", không đúng với nguyên bản sách này. Theo Bộ ngoại giao Việt Nam, Trung Quốc đã diễn giải công hàm của Phạm Văn Đồng một cách "xuyên tạc", khi nội dung công hàm không đề cập đến Hoàng Sa và Trường Sa (và cũng không khẳng định 2 quần đảo này thuộc chủ quyền Trung Quốc), Việt Nam không hề tuyên bố từ bỏ chủ quyền với 2 quần đảo này, mà chỉ công nhận hải phận 12 hải lý (22.2 km) quanh lãnh thổ Trung Quốc, đây là một cử chỉ ngoại giao hữu nghị từ phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lúc đó là một quốc gia không tham gia vào tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông đã bị lợi dụng vào mục đích khác: là tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa 2 nước Việt Nam và Trung Quốc hiện nay. Tiến sĩ Balazs Szalontai, một nhà nghiên cứu về châu Á, cho rằng công hàm không có sức nặng ràng buộc pháp lý. Với kích thước lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý theo tuyên bố của Trung Quốc tháng 9 năm 1958, Trung Quốc cũng chỉ tự giới hạn trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo mà họ tuyên bố chủ quyền, không thể là Tam Sa bao gồm khoảng 260 đảo, đá, đá ngầm, bãi cát trên Biển Đông, (theo công ước về Luật biển của Liên hiệp Quốc thì các đá và đá ngầm không được hưởng quy chế lãnh hải của đảo thực thụ), chỉ với tổng diện tích đất liền là 13 km² (đang có tranh chấp chủ quyền và một số lớn đang nằm trong sự kiểm soát của các quốc gia và vùng lãnh thổ khác trong khu vực Đông Á cũng có tuyên bố chủ quyền chồng chéo) nhưng chiếm một vùng biển trải dài 900 km theo chiều đông-tây, 1800 km theo chiều bắc-nam, với diện tích vùng biển khoảng 2 triệu km² (chiếm 80% diện tích Biển Đông vượt xa nhiều lần giới hạn 12 hải lý kể trên) . Bác lại luận điểm cho rằng Trung Quốc đã quản lý nơi đây từ thời Minh-Thanh, các nhà nghiên cứu Việt Nam chỉ ra rằng, trong tập "Đại Thanh Bản đồ Đế quốc" xuất bản năm 1905 và tái bản năm 1910 cho thấy cực nam lãnh thổ Trung Quốc chỉ tới đảo Hải Nam, không hề vẽ các đảo nào khác ở Biển Đông. Bản đồ "Hoàng triều nhất thống dư địa tổng đồ" trong cuốn "Hoàng Thanh nhất thông dự địa toàn đồ" xuất bản năm 1894 thời Quang Tự còn xác nhận cực nam lãnh thổ Trung Quốc là Nhai châu, phủ Quỳnh châu, Quảng Đông ở 18 độ 30 phút Bắc, trong khi Hoàng Sa theo cách gọi của Việt Nam hoặc Tây Sa theo cách gọi của Trung Quốc có vị trí cao nhất là 17 độ 5 phút, nghĩa là Hoàng Sa (Tây Sa) cho tới tận thời Nhà Thanh chưa từng nằm trong lãnh thổ Trung Quốc và triều đình phong kiến Trung Quốc đã ghi nhận điều này. Bức "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" là bản đồ toàn bộ đất nước Trung Quốc thời Nhà Thanh, xuất bản tại Thượng Hải năm 1904 và tái bản năm 1910, là chứng cứ xác thực do chính triều đình Nhà Thanh (cấp nhà nước) đưa ra về đảo Hải Nam là điểm cực Nam lãnh thổ Trung Quốc. Khảo sát các bản đồ của Trung Quốc xuất bản từ năm 1909 trở về trước cho thấy các bản đồ Trung Quốc cổ do chính người Trung Quốc vẽ không có bản đồ nào ghi nhận các quần đảo có địa danh Tây Sa, Nam Sa và các bản đồ này đều xác nhận đảo Hải Nam là cực nam lãnh thổ Trung Hoa. Ngoài các tư liệu sử học như Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn hay Đại Nam thực lục của Nhà Nguyễn, các nhà nghiên cứu Việt Nam còn chỉ ra các tài liệu từ chính phía Trung Quốc trước đây công nhận chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa: Ngoài ra, còn các bằng chứng từ tư liệu của phương Tây: Từ phía Philippines. Một số bản đồ Philippines do Tây Ban Nha (trong thế kỷ XVIII) và Hoa Kỳ (trong thế kỷ XX), những quốc gia từng chiếm đóng Philippines, chính thức công bố cho thấy rằng bãi cạn Scarborough là lãnh thổ Philippines. Bản đồ thế kỷ XVIII của người Tây Ban Nha, "Carta hydrographica y chorographica de las Islas Filipinas" (1734) cho thấy bãi cạn Scarborough lúc đó đã được đặt tên là Panacot Shoal (tức là bãi cạn Panacot), với hình dạng khá giống với hình dạng bãi cạn Scarborough ngày nay. Phản ứng về việc thành lập thành phố. Thông tin thành lập năm 2007. Có tin nói rằng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã phê chuẩn thành lập Tam Sa vào tháng 11 năm 2007, có phạm vi quản lý 3 quần đảo trên Biển Đông: Hoàng Sa, Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa) và Trung Sa, với diện tích bằng 1/4 diện tích nước Trung Quốc. Trong 3 quần đảo trên, quần đảo Hoàng Sa đang thuộc diện tranh chấp với Việt Nam, còn quần đảo Trường Sa thuộc diện tranh chấp với Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei. Tuy nhiên vào ngày 18 tháng 12 năm 2007, một quan chức của tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã nói rằng việc thành lập Tam Sa không có trong kế hoạch. Việc thành lập thành phố này đã bị Chính phủ Việt Nam phản đối.. Kỳ họp thứ 10 của Hội đồng Nhân dân Thành phố Đà Nẵng khoá VII ngày 7 tháng 12 năm 2007 khẳng định Hoàng Sa là đơn vị hành chính của thành phố này và phản đối Trung Quốc đòi quản lý quần đảo này. Ngày 9 tháng 12 năm 2007, vài trăm người Việt Nam đa số là sinh viên, học sinh đã tập hợp và biểu tình ôn hòa trước cổng Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội và trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh để phản đối Trung Quốc và bảo vệ tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các cuộc biểu tình ôn hòa lại tiếp diễn vào ngày 16 tháng 12 tại hai thành phố trên. Sau đó, trong cộng đồng người Việt hải ngoại và các du học sinh Việt Nam cũng có những cuộc biểu tình phản đối việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa. Như tại Little Saigon. Washington D.C.. Los Angeles. Luân Đôn và Paris để phản đối Trung Quốc.. Khi được hỏi về việc sinh viên Việt Nam biểu tình trước tòa đại sứ và lãnh sự quán Trung Quốc tại Việt Nam, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc nói rằng quan điểm của chính phủ Trung Quốc là Trung Quốc có chủ quyền không thể chối cãi được đối với các đảo trong biển Nam Trung Quốc (Biển Đông) và các lãnh hải xung quanh. Họ cũng thừa nhận rằng Việt Nam đã có tuyên bố chủ quyền trong một số giai đoạn khác nhau trong lịch sử Việt Nam. Bộ ngoại giao Trung Quốc nói rằng Việt Nam và Trung Quốc đã thoả thuận giàn xếp bằng đàm phán và thương lượng, và việc biểu tình làm tổn hại quan hệ song phương. Cuối cùng, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng họ hy vọng chính phủ Việt Nam thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chận việc biểu tình tiếp diễn. Chính thức thành lập năm 2012. Ngày 21 tháng 6 năm 2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật biển Việt Nam, trong đó mô tả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là trong phạm vi chủ quyền của Việt Nam. Chính quyền Trung Quốc "mạnh mẽ phản đối" và "kiên quyết phản đối" và theo thứ trưởng Ngoại giao Trương Chí Quân (Zhang Zhijun) "Hành động đơn phương của Việt Nam đã phức tạp và leo thang vấn đề và vi phạm đến sự đồng thuận của cả các nhà lãnh đạo hai quốc gia, cũng như tinh thần của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)" . Và ngay cùng ngày, Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc đã thành lập Tam Sa như một phản ứng. Phía Việt Nam, theo báo Đại Đoàn Kết của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho là ""việc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" của phía Trung Quốc là hoàn toàn sai trái và không có giá trị pháp lý." và "kế hoạch thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" đã được chuẩn bị kỹ lưỡng từ lâu và Trung Quốc đã chọn thời điểm này để đưa ra công khai nhằm "trả đũa Việt Nam thông qua Luật Biển"."" . Không được xem là phản ứng chính thức, nhưng vài trang mạng xã hội tại Việt Nam đã kêu gọi biểu tình ôn hòa để phản đối quyết định thành lập Tam Sa Và hai cuộc biểu tình đã diễn ra vào sáng ngày 01/07/2012 tại hai thành phố lớn Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh với hàng trăm người tham gia tại mỗi nơi và kế tiếp vào cuộc biểu tình một tuần sau đó ngày 08/07/2012 tại Hà Nội với hàng trăm người tham gia Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Lương Thanh Nghị thì "việc Trung Quốc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" và triển khai các hoạt động nói trên đã vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và là vô giá trị. Những hoạt động này của Trung Quốc trái ngược với nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011; đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp." Bộ Ngoại giao Philippines đã triệu tập đại sứ Trung Quốc để biểu thị phản đối việc thành lập thành phố Tam Sa. Philippines cho rằng hành động của Trung Quốc đã "xâm phạm chủ quyền của Philippines đối với quần đảo Kalayaan và Bajo de Masinloc". Tổng thống Benigno Aquino III cho biết chính phủ của ông có thể sẽ yêu cầu Hoa Kỳ giúp đưa máy bay đến tuần tra khu vực biển tranh chấp.
1
null
Chiến dịch Mogilev (23 tháng 6 - 28 tháng 6 năm 1944) là một trận tấn công của quân đội Liên Xô nhằm vào quân đội Đức Quốc xã, diễn ra trong Chiến tranh Xô-Đức thuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Lực lượng tham gia chiến dịch của quân đội Liên Xô là Phương diện quân Byelorussia 2 do đại tướng G. F. Zakharov. Mục tiêu của chiến dịch là giải phóng thành phố Mogilev và quan trọng hơn, ghim giữ lực lượng chủ lực của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm (Đức), không cho nó kéo quân sang tăng viện cho hai cánh vốn đang bị mũi chủ công của các phương diện quân Byelorussia 1, 3 và Baltic 1 tấn công dữ dội. Cả hai mục tiêu này đều đã được quân đội Liên Xô hoàn thành trọn vẹn trong chiến dịch Mogilev. Chiến dịch Mogilev là một phần của Chuỗi chiến dịch giải phóng Byelorussia vào mùa hè năm 1944, mang mật danh "Bagration". Bối cảnh. Địa hình trong dải tấn công của Phương diện quân Byelorussia 2 khá phức tạp tương tự như dải hoạt động của Phương diện quân Byelorussia 3, phía Đông là những vùng đất cao tương đối bằng phẳng nói liền với rìa phía Nam vùng đất cao Smolensk, phía Tây là vùng rừng và đầm lầy giữa hai con sông Drut và Berezina. Trên con đường từ phía Đông Mogilev đến phía Đông Minsk, Phương diện quân Byelorussia 2 phải lần vượt qua bốn con sông: Pronya, Dniepr, Drut và Berezina. Mogilev là trung tâm của vùng này, đồng thời là đầu mối giao thông đường sắt và đường bộ quan trọng. Từ đây có các tuyến đường nối với Orsha ở phía Bắc, Minsk ở phía Tây, Bobruysk ở phía Tây Nam, Zhlobin ở phía Nam và Krychev ở phía Đông. Mogilev có vị trí quan trọng tương tự như Orsha cách nó hơn 80 km về phía Bắc. Địa bàn khu vực tác chiến của Phương diện quân Byelorussia 2 bất lợi cho việc triển khai xe tăng và các vũ khí nặng. Trong trường hợp thuận lợi nhất, tốc độ tấn công cũng vẫn bị chậm lại do phải vượt qua nhiều sông suối và đầm lầy. Từ Mogilev về Minsk chỉ có duy nhất con đường hàng tỉnh xuyên rừng và đầm lầy, đi qua Belyniki, Berezino và Cherven. Tại Mogilev, từ ngày 5 tháng 7 đến ngày 26 tháng 7 năm 1941, Tập đoàn quân 13 (Liên Xô) chỉ có 5 sư đoàn bộ binh, 2 lữ đoàn dù và Trung đoàn dân quân Mogilev đã tổ chức chiến dịch phòng ngự Mogilev, cản bước tấn công của Quân đoàn xe tăng 46 thuộc Tập đoàn quân xe tăng 2 (Đức) trong 22 ngày tại Trận Smolensk (1941). Để giữ bí mật ý đồ tấn công tại Byelorussya, chỉ có 3 thành viên cao cấp của Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô và 3 cán bộ cao cấp của Bộ Tổng tham mưu được biết kế hoạch tổng thể các hoạt động của quân đội Liên Xô trong mùa hè năm 1944 tại khu vực này, gồm có Tổng tư lệnh tối cao I. V. Stalin, Phó Tổng tư lệnh tối cao G. K. Zhukov, Quyền tổng tham mưu trưởng A. I. Antonov, Phó tổng tham mưu trưởng phụ trách tác chiến S. M. Stemenko, Cục trưởng Cục tác chiến A. A. Gryzlov và Cục phó thứ nhất Cục tác chiến N. A. Lomov. Các đại diện đại bản doanh, tư lệnh các phương diện quân chỉ được biết về phần kế hoạch trên hướng mà họ phụ trách và chỉ huy. Mọi thư từ, điện báo và các cuộc nói chuyện điện thoại đều bị cấm đề cập đến thông tin về Chiến dịch Bagration. Cục bảo mật thuộc Bộ Tổng tham mưu được lệnh cử một nhóm công tác chuyên giám sát việc bảo mật cho chiến dịch. Cũng vì lý do bảo mật mà đến 19 tháng 4 năm 1944, Đại bản doanh mới có quyết định chia Phương diện quân Tây thành Phương diện quân Byelorussia 2 và Phương diện quân Byelorussia 3. Việc chia tách được thực hiện ngày 24 tháng 4 năm 1944. Binh lực và kế hoạch. Quân đội Liên Xô. Binh lực. Phương diện quân Byelorussia 2 do thượng tướng G. F. Zakharov làm tư lệnh, trung tướng A. N. Bogolyubov làm tham mưu trưởng, trung tướng L. Z. Mekhlis là ủy viên hội đồng quân sự. Thành phần gồm có Chỉ đạo hoạt động của Phương diện quân Byelorussia là Đại diện Đại bản doanh, Nguyên soái G. K. Zhukov. Binh lực tổng cộng của Phương diện quân Byelorussia 2 là 22 sư đoàn bộ binh, 1 đơn vị tăng cường, 4 lữ đoàn xe tăng độc lập, 1 trung đoàn xe tăng, 10 trung đoàn pháo tự hành với tổng quân số 319.500 người. Tập đoàn quân không quân số 4 có 528 máy bay. Kế hoạch. Theo kế hoạch chung của chiến dịch Bagration, phương diện quân Byelorussia 2 sẽ đảm nhận mũi phụ công ở khu vực chính diện của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm và có nhiệm vụ găm giữ chủ lực của Cụm Tập đoàn quân này, không cho nó chuyển quân sang chi viện ở hai cánh, nơi các mũi chủ công của Phương diện quân Byelorussia 1, 3 và Baltic 1 thực hiện các đòn vu hồi thọc sâu. Trong hồi ký của mình, Nguyên soái G. K. Zhukov đã đề cập đến vai trò của chiến dịch Mogilev như sau: Theo đó, Tập đoàn quân số 49 - lúc này đang đóng trong một khu vực 12 cây số - là đơn vị mở mũi đột kích chính vào hướng Mogilev. Tập đoàn quân này sẽ phải vượt sông Pronya, đánh vào khoảng tiếp giáp của quân đoàn thiết giáp số 39 và quân đoàn bộ binh số 3 (Đức). Do bị hạn chế về lực lượng tăng thiết giáp, hạt nhân của lực lượng khai thác đột phá khẩu là một lữ đoàn xe tăng độc lập với lực lượng bộ binh đi kèm được chở trên lưng của xe tăng. Các tập đoàn quân số 33 và 50 sẽ thực hiện những đợt tấn công hỗ trợ với nhiệm vụ găm giữ quân địch, tạo điều kiện thuẫn lợi cho Tập đoàn quân số 49 tấn công, và sau đó sẽ chuyển sang tiến công truy kích quân Đức khi các mũi đột phá đã xuyên thủng được phòng tuyến Đức. Mục tiêu cuối cùng của chiến dịch là giải phóng các thành phố Mogilev, Shklov, Bykhov (Bychau), vượt sông Dniepr theo hướng Shklov - Mogilev và đánh chiếm các đầu cầu vượt sông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đợt tấn công tiếp theo vào Minsk. Là phương diện quân có binh lực yếu nhất trong số 4 phương diện quân Liên Xô tham gia Chiến dịch Bagration nhưng Phương diện quân Byelorussia 2 lại là phương diện quân có tình hình nội bộ lãnh đạo chỉ huy "lục đục" nhất trước và trong chiến dịch. Ở cấp tập đoàn quân, nguyên soái G. K. Zhukov cương quyết yêu cầu Đại bản doanh phải thay thế trung tướng V. N. Gordov, một người không có năng lực chỉ huy. Kết quả là trung tướng V. D. Kryuchenkin được cử giữ chức tư lệnh Tập đoàn quân 33. Từ sau Chiến dịch phản công chiến lược Rzhev-Sychyovka, tư lệnh tập đoàn quân 50, tướng I. V. Boldin cũng có mối quan hệ không tốt với G. K. Zhukov, người chỉ đạo Phương diện quân Byelorussia. Trong số ba chỉ huy cao nhất của Phương diện quân Byelorussia 2, thượng tướng I. Ye. Petrov, tư lệnh Phương diện quân là người vừa được STAVKA cho thôi chức tư lệnh Tập đoàn quân độc lập Duyên hải, Trung tướng L. Z. Mekhlis là người đã bị kỷ luật cách chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và giáng cấp hàm xuống trung tướng sau thất bại của Phương diện quân Krym tại Chiến dịch Kerch (1942). Trung tướng A. N. Bogolyubov, một cán bộ tham mưu rất có tài vạch kế hoạch và điều hành chỉ huy nhưng cũng rất nóng tính. Ngay sau khi tiếp nhận Sở chỉ huy mới tại Mstislavl, giữa L. Z. Mekhlis và I. Ye. Petrov đã xảy ra hục hặc. Trong khi I. Ye. Petrov và A. N. Bogolyubov dốc sức xây dựng kế hoạch tấn công cho phương diện quân thì L. Z. Mekhish lại "ngồi lê đôi mách" với I. V. Stalin rằng I. Ye. Petrov không có khả năng chỉ huy, rằng ông có vẻ bệnh hoạn và hay lui tới các bác sĩ làm mất thì giờ. Trong khi đó, Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô hoàn toàn tin tưởng vào năng lực chỉ huy và kinh nghiệm của I. Ye. Petrov đã được thử thách khi chỉ huy cuộc phòng thủ Sevastopol (1941-1942), Cụm quân Biển Đen (1942-1943) và Tập đoàn quân độc lập Duyên hải. Vì lợi ích của chiến dịch, không thể để một bộ máy chỉ huy một phương diện quân làm việc trong tình trạng mâu thuẫn, ngày 6 tháng 6 năm 1944, I. V. Stalin chỉ thị triệu hồi I. Ye. Petrov về Đại bản doanh. Ngày 5 tháng 8 năm 1944, I. Ye. Petrov được cử làm tư lệnh Phương diện quân Ukraina 4 (thành lập lần 2 trên hướng Carpath). Người thay thế I. Ye. Petrov là thượng tướng G. F. Zakharov, một viên tướng có kinh nghiệm chỉ huy thành công tại Tập đoàn quân cận vệ 2 ở mặt trận Krym. Không muốn việc chỉ đạo chuẩn bị chiến dịch ở Phương diện quân Byelorussia 1 bị gián đoạn, G. K. Zhukov ủy quyền cho thượng tướng S. M. Stemenko, Phó tổng tham mưu trưởng và thượng tướng Ya. T. Tserevichenko, Tư lệnh các lực lượng dự bị chiến lược thay mặt ông xử lý công tác chuẩn bị chiến dịch ở Phương diện quân Byelorussia 2 Là một người sôi nổi nhưng lại có khi bốc đồng không đúng lúc đúng chỗ, ngay trong buổi họp bàn giao-tiếp nhận phương diện quân ngày 7 tháng 6, G. F. Zakharov tuyên bố rằng ở đây mọi việc đều "hỏng bét" cả và ông phải làm lại từ đầu. Ông còn đề nghị chuyển đổi hướng tấn công chính từ dải của Tập đoàn quân 49 sang dải của Tập đoàn quân 50 với lý do tránh phải vượt sông Pronya mà không chịu đi nghiên cứu thực địa. S. M. Stemenko phải nói rõ cho G. F. Zakharov biết tính hợp lý của quyết định phê chuẩn kế hoạch tấn công của Đại bản doanh và quyết định đó là không thể thay đổi, G. F. Zakharov mới chịu rút lui ý kiến. Ngay sau đó, G. F. Zakharov lại phát ra cuốn "Sổ tay đột phá phòng ngự" ghi chép lại những kinh nghiệm của ông khi chỉ huy Tập đoàn quân cận vệ 2 tại mặt trận Krym để các cấp chỉ huy của phương diện quân "học tập". Các cử tọa của cuộc họp lại một lần nữa xôn xao tỏ ý không đồng tình. Tướng V. D. Kryuchenkin chỉ rõ rằng chiến thuật xung phong ngắn, tốc độ nhanh của bộ binh do G. F. Zakharov áp dụng ở Tavrya (Krym) sở dĩ thành công là do địa hình bằng phẳng, tuyến mặt trận hai bên ở sát gần nhau. Còn ở Byelorussia, tiền duyên của hai bên bị ngăn cách bởi dải đất trũng hai bên bờ sông Pronia rộng đến 2 km thì chiến thuật đó là không thích hợp. S. M. Stemenko ủng hộ V. D. Kryuchenkin và cuốn "Sổ tay đột phá phòng ngự" được thu hồi lại. Phải mất đến một tuần sau, tình hình công tác chỉ huy của Phương diện quân Byelorussia 2 mới ổn định trở lại. Quân đội Đức Quốc xã. Kế hoạch. Quân Đức ở khu vực này triển khai ba lớp phòng ngự. Lớp thứ nhất được bố trí nằm trên tuyến sông Pronya. Lớp thứ hai, theo mô tả của tướng Kurt von Tippelskirch thì: Tập đoàn quân số 4 đã xây dựng một hệ thống phòng ngự rất cứng rắn nhằm ngăn chặn các mũi đột phá của quân đội Liên Xô. Trong trường hợp phải rút lui, thành phố Mogilev được xác định là sẽ trở thành một "pháo đài" và được trấn thủ "cho đến người cuối cùng". Quân đoàn thiết giáp số 39 tại Mogilev là một trong những đơn vị mạnh nhất của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm với binh lực gồm 4 sư đoàn thiện chiến. Rõ ràng, quân Đức nhận thức được tầm quan trọng chiến lược của thành phố Mogilev, nơi trấn giữ con đường chính đi ngang qua vùng đầm lầy của khu vực. Tuy nhiên, do phán đoán của Bộ Tư lệnh Tối cao Lục quân Đức rằng hướng tấn công chính của quân đội Liên Xô sẽ ở khu vực Bắc Ukraina, Cụm Tập đoàn quân Trung tâm không hề chuẩn bị cho một đợt tấn công mạnh của Hồng quân tại đây. Ngay trước khi chiến dịch Bagration mở màn, khi trung tướng Robert Martinek - tư lệnh quân đoàn thiết giáp số 39 - đang đi thị sát ở tiền tuyến, một chỉ huy trung đoàn thuộc sư đoàn bộ binh số 12 (Đức) đã bày tỏ với Martinek lo ngại của mình về một cuộc tấn công mạnh của Hồng quân Liên Xô vào khu vực này. Martinek đồng ý với lo ngại của người trung đoàn trưởng, nhưng ông trả lời bằng một câu ngạn ngữ "Khi Thượng đế muốn hủy diệt ai đó, trước hết Người sẽ giáng đòn đánh một cách ngẫu nhiên" và bỏ qua sự lo ngại đó. Martinek không hề biết rằng chính ông ta sẽ là "nạn nhân" đầu tiên của Thượng đế. Diễn biến. Trước khi chiến dịch Mogilev được mở màn, Tập đoàn quân không quân số 4 đã tổ chức các trận oanh kích để "làm mềm" các phòng tuyến quân Đức, đảm bảo cho các mũi đột phá tấn công thuận lợi. Chiến sự ngày 23 tháng 6. Đêm 22 rạng ngày 23 tháng 6, các máy bay ném bom và ném bom tầm xa của quân đội Liên Xô đã dội một trận mưa bom lên các phòng tuyến và các trận địa pháo quân Đức tại các điểm đột phá. Tiếp đó, đến 9 giờ sáng, đại bác của Tập đoàn quân số 49 đồng loạt nã đạn trong một đợt bắn chuẩn bị kéo dài 2 tiếng đồng hồ. Sau loạt bắn chuẩn bị, lúc 11 giờ trưa Tập đoàn quân số 49 đồng loạt nổ súng tấn công - trong đó một số đơn vị bộ binh đã tranh thủ vượt sông Pronya ngay trong thời gian bắn chuẩn bị - và đã chọc thủng phòng tuyến quân Đức tại khu vực Staryy Pribuzh (Staroje Prybuzza) - Staryy Perevoz (gần Kamienka). Đến cuối ngày, Tập đoàn quân số 49 đã tiến sâu được 5-8 cây số và dẫn đầu cuộc tiến công tại khúc cong của sông Staryy Pribuzh - rìa Đông Borodenki (Vialikija Baradzienki) - Trilesino (Tryliesina) - khu rừng phía Tây Nam Novoselki - rìa đông Mokryad (Mokradz) - Olkhovka - Suslovka (Bắc) (Suslauka) - ngoại vi phía Đông Suslovka (Nam) - Popov Sloboda - Raducioiu (Raducy) - Bubyl - Radomlya - và khu rừng phía Nam Staryy Perevoz. Các tập đoàn quân số 33 và 50 cũng đạt được những thành quả đáng kể trong ngày tấn công đầu tiên. Không quân Xô Viết với binh lực áp đảo đã hoàn toàn làm chủ bầu trời, thực hiện 627 phi vụ trong ngày so với 16 phi vụ của không quân Đức. Chiến sự ngày 24 tháng 6. Vào 7 giờ 30 sáng, Tập đoàn quân số 49 và một phần của Tập đoàn quân số 50 tiếp tục tấn công mạnh về phía Tây và đến cuối ngày, quân đội Liên Xô đã đột phá được 8-16 cây số, tiếp cận tuyến Chernevka (Cernieuka) - Alyuta (Aliuty) - khu rừng phía Đông Zhdanovichi (Zdanavicy) - điểm cao 156,0 - Honkovichi (???) - Popovka - Starosel - Razinkov - Chernavtsy - Girovtsy - Chizhi - Selets và đánh chiếm một đầu cầu vượt sông bên bờ tây sông Basya (tại Khankovichi — Bradzily). Tuy nhiên tại các khu vực khác, quân đội Liên Xô chưa tiến công đáng kể. Quân đoàn thiết giáp số 39 (Đức) của tướng Robert Martinek cũng tổ chức chống cự kịch liệt ở phía Đông Mogilev và gây ra những khó khăn đáng kể cho Tập đoàn quân số 49 (Liên Xô). Trong lúc đó, tướng Kurt von Tippelskirch, tư lệnh Tập đoàn quân số 4, đã thỉnh cầu bộ tư lệnh Cụm Tập đoàn quân Trung tâm cho phép tướng Martinek rút lui về bờ bên kia sông Dniepr. Tuy nhiên thỉnh cầu này đã bị từ chối thẳng thừng và bộ Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân Trung tâm nhấn mạnh quân Đức không được phép tự ý rút lui dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Dù vậy, lực lượng dự bị là "Sư đoàn thiết giáp xung kích "Feldherrnhalle"" đã được điều đến tăng cường cho khu vực sông Dniepr, chuẩn bị cho trường hợp các đơn vị ở tuyến đầu buộc phải rút lui. Tuy nhiên lực lượng này, theo tướng Kurt von Tippelskirch, chỉ vừa đủ cho việc phòng ngự. Ở phía cực Nam, quân đoàn bộ binh số 12 (với các sư đoàn thiết giáp xung kích số 18, sư đoàn bộ binh số 57 và sư đoàn bộ binh số 267) cũng bắt đầu triệt thoái về tuyến phòng ngự thứ hai. Chiến sự ngày 25 tháng 6. Sang ngày 25 tháng 6, tập đoàn quân số 49 cùng với cánh trái của Tập đoàn quân số 33, cánh phải và trung tâm của Tập đoàn quân số 50 tiếp tục hành tiến theo hướng Mogilev. Trong ngày hôm đó, quân đội Liên Xô tiến sâu 4-15 cây số, giải phóng Chavusy và đến cuối ngày đã tiếp cận được tuyến Novyy Pribuzh - Zastenki - Belaya - Ruditsy - Domany (Damany) - Yaskovichi - Zaresye (Zarescie) - sông Resta - Drachkovo (Drackava) - Moshok - Blagovichi - Vileyka - Lubavino - Kopani - Prudische - Gryazivets. Các máy bay của Tập đoàn quân không quân số 4 hôm đó đã thực hiện được 850 phi vụ. Tập đoàn quân số 4 (Đức) vẫn tiếp tục chống cự dữ dội và đã mở một cuộc phản kích mạnh, tạm thời kìm chân được quân đội Liên Xô. Tippelskirch ủy quyền cho Thượng tướng Gotthard Heinrici vào đêm 25 rạng ngày 26 chỉ huy Tập đoàn quân số 4 rút lui về bên kia sông Dniepr. Tuy nhiên quyết định này đã bị trì hoãn. Chiến sự ngày 26 tháng 6. Tập đoàn quân số 33 tiếp tục tấn công theo hướng Shklov, đến cuối ngày đã đột phá 30-35 cây số và tiếp cận tuyến Sidorovka - Chamodany, giải phóng thành phố Gorki. Cánh phải và trung tâm của tập đoàn quân số 49 đến cuối ngày đã tiếp cận bờ Đông sông Dniepr tại khu vực Yanovo (Haradok) (cách Skhlov 7 cây số về phía Đông Nam) - Pavlovo - Khvoyna, cánh trái của tập đoàn quân (quân đoàn bộ binh số 62) tiếp tục quần thảo với các lực lượng chặn hậu của quân Đức trên tuyến phía Bắc Shapotitsy - Kamenka (14 cây số phía Đông Mogilev) - Novyy Lyubuzh - Krasnaya Gorka. Sư đoàn bộ binh số 153 và 42 đã vượt sông Dniepr thành công và đánh chiếm một đầu cầu ở bờ Tây tại khu vực Zashchita (Zascyta) và phía Tây Dobreyka (Dabrejka), cắt đứt tuyến đường bộ Shklov - Mogilev. Cánh phải và trung tâm của Tập đoàn quân số 50 tiến tục tấn công về phía Tây và tiếp cận tuyến Romanovichi - Podbelye (cách Mogilev 15 cây số về phía Đông Nam) - Amkhovaya - Smlolka - Kutnya - Lisichnik - Dvorovyy. Ngày hôm đó Tập đoàn quân không quân số 4 thực hiện 1049 phi vụ. Chiến sự ngày 27 tháng 6. Ngày 27 tháng 6, Tập đoàn quân số 33 vượt sông Dniepr, giải phóng Kopys, Shklov và mở rộng đầu cầu vượt sông bên bờ Tây sông Dniepr. Đến cuối ngày, tập đoàn quân tiếp cận tuyến Mankova (cách Kopys 7 cây số về phía Tây) - Korzuny - Trosenka - Zemtsy (cách Shklov 6 cây số về phía Tây) - Shnarovka - Litovsk, tiến sâu 18 - 26 cây số. Trong khi đó, các thê đội tuyến đầu của Tập đoàn quân số 49 tiếp tục đánh mạnh trên tuyến sông Dniepr, tổ chức truy kích quân Đức đang tháo chạy tại cánh phải và tại khu vực trung tâm. Đến ngày 17 tháng 10, Tập đoàn quân số 49 đã tiến tới tuyến Svetlaya Polyana (cách 21 cây số về phía Bắc Mogilev) - Zakrevshina (cách Mogilev 15 cây số về phía Tây Bắc) - Sofiyivka - Polykovichi - Krasnopolye - Senkovo. Một phần của sư đoàn bộ binh số 369, 64 và các sư đoàn xe tăng của Tập đoàn quân số 49 đã tiếp cận khi vực ngoại vi Mogilev, đột phá 6-11 cây số về phía Tây. Như vậy, Tập đoàn quân số 49 đã ở bên bờ Tây của sông Dniepr tại xung quanh Mogilev và bắt đầu hình thành vòng vây. Lúc 17 giờ, các sư đoàn bộ binh số 238 và 139 của Tập đoàn quân số 50 tấn công vào nội đô Mogilev. 2 trung đoàn bộ binh của các lực lượng này đã vượt sông Dniepr tại khu vực gần Buinichi, đi vòng qua Mogilev từ phía Tây Nam. Một trung đoàn bộ binh của sư đoàn bộ binh số 362 tiếp cận vùng ngoại ô phía Nam và tấn công quân Đức trong một trận chiến trên các dãy phố. Lực lượng còn lại tổ chức quét sạch tàn quân Đức còn đóng trên bờ Đông sông Dniepr và chuẩn bị các loại xuồng, phà để vượt sông. Một trung đoàn của sư đoàn bộ binh số 380 cũng vượt sông Dniepr và giải phóng Stayki. Trong khi đó, lực lượng cơ động của lữ đoàn xe tăng cận vệ số 23 tiếp cận và bao vây Mogilev từ phía Tây Bắc. Như thường lệ, khi một thành phố bị bao vây, mệnh lệnh của Hitler là quân đồn trú phải chiến đấu tới người cuối cùng, tuy nhiên nhiều đơn vị quân Đức tại Mogilev đã không tuân theo lệnh này. Rõ ràng, các chỉ huy kinh nghiệm cấp trung đoàn trở xuống của Đức hiểu rất tường tận rằng, bất cứ thành phố nào có nguy cơ trở thành một "pháo đài" bị bao vây thì họ phải tránh cho xa, và khi đã thành "pháo đài" thì phải tìm mọi cách để phá vòng vây chạy thoát chứ không tử thủ theo lệnh Hitler. Giống như ở Bobruysk và Vitebsk trong cùng thời gian đó, cuộc đào thoát khỏi Mogilev của quân Đức đi kèm với những trải nghiệm đau đớn dưới làn mưa đạn bom của không quân và pháo binh Xô Viết. Cùng ngày hôm đó, tướng Kurt von Tippelskirch, thông qua hệ thống điện đài vô tuyến, đã hạ lệnh lui quân về phía Borisov và phía bờ Tây sông Berezina. Quân đoàn số 39 và 12 bắt đầu rút lui sang bên kia sông từ ngày 27 cho đến ngày 28. Tuy nhiên không phải đơn vị Đức nào cũng nhận được lệnh đó và không phải đơn vị Đức nào cũng thi hành được lệnh đó. Cuộc rút lui của Tập đoàn quân số 4 dần dần mất tính tổ chức, nhiều đơn vị trở nên hỗn loạn và đội hình lẫn vào nhau, liên lạc giữa các đơn vị bị gián đoạn. Trên đường đi chật cứng những binh lính bỏ chạy, thêm vào đó không quân Xô Viết thì ném bom dữ dội. Tư lệnh quân đoàn bộ binh số 39, trung tướng Robert Martinek, chết trong một trận bom vào ngày 28 tháng 6 khi đang trên đường đến sở chỉ huy mới tại Berezina. Lực lượng máy bay cường kích và ném bom của Phương diện quân Byelorussia 2 đã thực hiện 931 phi vụ nhằm tiêu diệt các phòng tuyến và trang thiết bị của quân Đức, hỗ trợ cho bộ binh tấn công. Không quân Đức chỉ thực hiện 7 phi vụ. Chiến sự ngày 28 tháng 6. Tập đoàn quân số 33 sau khi đẩy lùi các cuộc phản kích của quân Đức đã tấn công, đến cuối ngày đã tiếp cận tuyến Staroselye - Voronovka - Shakhovo - Orlovka, thu giữ nhiều chiến lợi phẩm. Ở khu vực Mogilev, sư đoàn bộ binh số 12 - lực lượng tử thủ Mogilev - đã bị tiêu diệt toàn bộ, 3.000 tù binh của đơn vị này bị bắt trong đó có toàn bộ ban chỉ huy. Tập đoàn quân số 49 tiếp tục truy kích quân Đức và chủ lực của tập đoàn quân đã tiến tới tuyến Golovchin - Mostische - Rubtsovschina (cách Mogilev 25 cây số về phía Tây Nam). Tập đoàn quân số 50 truy kích về phía Tây Nam, tiến tới tuyến Tashnovka - Zabrodye - Shkolnyy - Gorodets - Vyun. Trong ngày, không quân của Phương diện quân Byelorussia 2 đã tổ chức 581 phi vụ trong khi quân Đức chỉ tổ chức 3 phi vụ. Đến đây chiến dịch Mogilev xem như kết thúc. Quân đội Liên Xô giải phóng các thành phố Mogilev, Shklov, Bykhov, đánh chiếm khu vực bờ Tây sông Dniepr và đẩy quân Đức về phía sông Berezina. Chủ lực tập đoàn quân số 4 (Đức) rút lui an toàn về phía bên kia sông Berezina nhưng không hề biết các Phương diện quân Byelorussia 1 và 3 đang hình thành 2 gọng kìm bọc lưng. Kết quả. Sau 6 ngày chiến đấu, Phương diện quân Byelorussia đã đột phá được khu vực chiều sâu chiến dịch của trận tuyến, tiến tới sông Pronya và sông Dniepr, giải phóng các thành phố Mogilev, Shklov, Bykhov cũng như nhiều vùng lãnh thổ đáng kể của tỉnh Mogilev thuộc Byelorussia. Theo các tài liệu phía Liên Xô, trong trận này Hồng quân Xô Viết đã tiêu diệt và bắt sống 33.000 quân địch, thu giữ 20 xe tăng cùng nhiều chiến lợi phẩm khác. Thắng lợi của chiến dịch Minsk cũng tạo ra một chỗ lõm sâu tại cánh Nam của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc bao vây 10 vạn quân Đức diễn ra tại gần thành phố Minsk diễn ra sau đó. Trong trận đánh này, toàn bộ sở chỉ huy của sư đoàn bộ binh số 12 (Đức) và tư lệnh của nó - thiếu tướng Rudolf Bamler - bị bắt sống cùng với viên chỉ huy lực lượng đồn trú Mogilev - chuẩn tướng Gottfried von Erdmannsdorff. Tư lệnh quân đoàn thiết giáp số 39, trung tướng pháo binh Robert Martinek, chết trong một trận bom vào ngày 28 tháng 6. Tưởng niệm và vinh danh. Năm 1964 tại Khải hoàn môn tại thành phố Mogilev, các đơn vị Hồng quân Liên Xô lập được chiến công trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại đã được trao thưởng Huân chương Cờ Đỏ, Huân chương Suvorov hạng 2, hạng 3 và danh hiệu "Mogilev".
1
null
Trận Ognon là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, diễn ra vào ngày 22 tháng 10 năm 1870 tại sông Ognon (Pháp). Trong trận chiến này, Quân đoàn số 14 của Vương quốc Phổ dưới quyền chỉ huy của tướng Karl August von Werder (gồm có một lữ đoàn của Đại Công quốc Baden) đã đánh cho các lực lượng canh giữ tuyến phòng ngự của quân đội Pháp thuộc Binh đoàn Rhône (còn gọi là "Binh đoàn phía đông") của Pháp do tướng Albert Cambriels chỉ huy đại bại, và bắt được một số lượng lớn tù binh Pháp. Chiến thắng của quân đội Đức trong trận đánh tại Ognon đã quyết định đến số phận của Binh đoàn Rhône của Pháp, ít nhất là trong vòng 2 tuần lễ sau đó. "Thượng tướng Bộ binh" Werder cùng với Nam tước Kolmar von der Goltz của Đức, sau khi chiếm được Strasbourg vào tháng 9 năm 1870, đã tiến quân về hướng tây. Trọng trách đầu tiên của Werder là quét sạch các lực lượng "franc-tireur" của Pháp khỏi dãy Vosges, và vào ngày 1 tháng 10, đội tiền binh của Quân đoàn số 14 của Đức do tướng Degenfeld chỉ huy đã bắt đầu cuộc hành quân qua Vosges. Qua các đèo, binh sĩ Đức không phải giao chiến, và cuộc đụng độ lớn đầu tiên giữa quân đội Đức và Pháp đã diễn ra ở sườn tây của dãy núi, kết thúc với thắng lợi của Degenfeld trước "Binh đoàn phía đông" mới được thành lập của Pháp. Do Cambriels là chỉ huy Binh đoàn phía đông đã thực hiện những nỗ lực tái cấu trúc binh đoàn của mình, Werder tin rằng trước hết ông phải giáp mặt với địch thủ, trước khi thực hiện một loạt cuộc phiêu lưu trong lòng nước Pháp, trái với thượng lệnh ban đầu của Tổng tham mưu trưởng Quân đội Phổ là tướng Helmuth von Moltke. Được lệnh mở rộng các chiến dịch của mình đến Besançon từ Moltke, tướng Werder đã tiến chiếm Vesoul vào cuối tháng 10 năm 1870. Trong khi đó, tướng Cambriels đã tái tổ chức lực lượng của mình và thiết lập vị trí vững chắc tại Kuoz và Etuz ở sông Oignon, nhằm ngăn chặn bước tiến xa hơn của Quân đoàn số 14 của Đức. Và, vào ngày 22 tháng 10 năm 1870, Binh đoàn Rhône của ông (với 2 sư đoàn) đã hứng chịu thêm một thất bại nữa: tướng Werder đã xuống lệnh cho tướng Beyer đánh đuổi Binh đoàn Rhône và đánh cho đội quân này phải chạy vào Besançon. Beyer chỉ huy lữ đoàn của Degenfeld, cùng với một phần của lữ đoàn dưới quyền Keller, và lữ đoàn của Vương công Wilhelm xứ Baden và 2 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn số 30, và bị áp đảo nặng nề về mặt quân số. Tiểu đoàn tiền vệ của tướng Degenfeld đã giao chiến với quân Pháp trước khi các lữ đoàn bộ binh của Keller và Wilhelm xứ Baden kéo đến ứng chiến. Quân đội của hai bên đã giằng co với nhau trong một khoảng thời gian dài, nhưng cuối cùng, quân Đức của Beyer đã chiếm được tất cả mọi vị trí của đối phương, bất chấp sự ứng chiến khá muộn của các lữ đoàn của Keller và vương công xứ Baden. Trong tình thế hỗn loạn, quân Pháp phải rút chạy qua sông, và buộc phải từ bỏ ngôi làng Auxon-dessus mà họ đã tạm chiếm. Một lần nữa, quân của Cambriels phải lui về ẩn náu dưới các bức tường thành của Besançon. Sau chiến thắng của quân Đức, Trung đoàn Bộ binh Rhine số 3 của Đức thuộc lực lượng trừ bị đã tiến hành truy kích đối phương. Ngày hôm sau, quân đội Đức đã tiến công các vị trí tại Châtillon-le-Duc, về hướng bắc của Besançon, nơi người Đức đã chiếm giữ trong ngày hôm trước. Cuộc tấn công thất bại, song nó đã buộc Binh đoàn Rhône phải triệt thoái. Dù vậy, quân đội Phổ đã thoái lui khỏi Besançon vào ngày 24 tháng 10 năm 1870, trước khi Werder đánh tan quân Pháp của Giuseppe Garibaldi tại Gray vào ngày 27 tháng 10.
1
null
Aberdeen ( ; ) là thành phố đông dân thứ ba tại Scotland, là một trong 32 khu vực hội đồng chính quyền địa phương của Scotland và là thành phố đông dân thứ 29 tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, với 220.420 cư dân theo ước tính năm 2011. Các biệt danh của thành phố bao gồm "Thành phố Đá hoa cương", "Thành phố Xám" và "Thành phố Bạc với các Bãi cát Vàng". Trong giai đoạn từ giữ thế kỉ 18 đến giữa thế kỉ 20, các tòa nhà của Aberdeen được xây dựng bằng nguồn đá hoa cương xám tại địa phương, chũng có thể có màu sắc lấp lánh giống như bạc do có chứa lượng mica cao. Thành phố có một bờ biển cát dài. Kể từ khi khám phá ra dầu biển Bắc trong thập niên 1970, thành phố có thêm các biệt danh "Thủ đô dầu của châu Âu" hay "Thủ đô năng lượng của châu Âu". Khu vực xung quanh Aberdeen đã có người cư trú ít nhất là từ 8.000 năm trước, khi các ngôi làng tiền sử nằm xung quanh cửa của các sông Dee và Don. Aberdeen nhận được địa vị đô thị hoàng gia từ vua David I (1124–53), điều này đã giúp biến đổi kinh tế của thành phố. Hai trường đại học của thành phố là Đại học Aberdeen, thành lập từ năm 1495, và Đại học Robert Gordon, được trao vị thế đại học từ năm 1992, biến Aberdeen trở thành trung tâm giáo dục của khu vực đông bắc Scotland. Các ngành công nghiệp truyền thống như ngư nghiệp, sản xuất giấy, đóng tàu và dệt may đã bị ngành công nghiệp dầu khí và hải cảng vượt qua. Sân bay trực thăng Aberdeen là một trong các sân bay trực thăng thương mại bận rộn nhất trên thế giới và hải cảng của thành phố là hải cảng lớn nhất khu vực đông bắc của Scotland.
1
null
Đánh bom Ahvaz nhằm nói đến một loạt các vụ đánh bom diễn ra chủ yếu ở Ahvaz, Iran trong năm 2005 -2006. Các vụ việc trên được cho là thực hiện bởi tổ chức ly khai người Ả Rập Ahvaz. Những vụ đánh bom có thể có liên quan tới sự bạo lực bất ổn định ở Ahvaz ngày 15.4. Khoảng 28 người đã thiệt mạng và 225 người bị thương trong vụ đánh bom Ahvaz. Bối cảnh. Tỉnh Khuzestan đã được Iran kiểm soát kể từ năm 1925, khi Tiểu vương quốc của Muhammerah được sáp nhập vào Iran, và cuộc nổi dậy của Sheikh Khazal bị dập tắt. Khu vực tiếp tục nằm trong sự bất ổn và bạo lực kể từ khi khi, trong đó tình trạng căng thẳng hơn sau cuộc Cách mạng Iran năm 1979. Năm 2005, một tình trạng bất ổn ở quy mô lớn đã nổ ra ở Ahvaz và xung quanh thành phố này Tình trạng bất ổn nổ ra vào ngày 15 tháng 4 năm 2005, và kéo dài trong 4 ngày. Ban đầu, Bộ Nội vụ Iran tuyên bố rằng chỉ có một người đã bị chết, tuy nhiên một quan chức tại một bệnh viện ở Ahvaz nói rằng có từ 15 đến 20 thương vong. Ngày 12 tháng 6 năm 2005. Những quả bom trong được đặt trong thành phố Ahvaz phát nổ trong khoảng thời gian hai giờ, bốn quả bom đã phát nổ, giết chết ít nhất 11 người và làm bị thương hơn 87 người khác, ngay trước khi cuộc bầu cử tổng thống diễn ra. Một trong những quả bom đã phát nổ bên ngoài trụ sở chính của thống đốc. Hai quả bon phát nổ gần các văn phòng chính phủ và một trong 4 quả đã phát nổ gần nhà của một giám đốc điều hành truyền hình nhà nước địa phương. Hai giờ sau, một quả bom phát nổ ở thủ đô Tehran, làm chết hai người. Ba quả bom khác đã được phát hiện và tháo dở. "Những kẻ khủng bố đã được đào tạo dưới sự bảo trợ của Mỹ ở Iraq," <The Iranian top national security official Ali Agha Mohammadi said.> Ngày 15 Tháng 10 năm 2005. Hai vụ nổ bom tại một trung tâm mua sắm, làm chết ít nhất sáu người và làm bị thương trên 100. Những quả bon được đặt trong thùng rác. Vụ nổ xảy ra trước khi trời tối, mọi người đi mua sắm đong đúc cho bữa tối hôm đó, nó đã phá vở tháng thánh lễ Ramadan của người Hồi giáo. Ngày 25 tháng 1 năm 2006. Ít nhất 9 người thiệt mạng và 48 người bị thương trong hai vụ nổ bom. Một quả bom đã phát nổ trong khu vực Kianpars, bên trong Ngân hàng Saman, và đã giết chết ít nhất 9 người và làm bị thương 45 người khác, vụ nổ thứ hai diễn ra ở Golestan Road bên cạnh Cục Tài nguyên và môi trường, gây thương tích nhưng không có tử vong. Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đã dự kiến đưa ra một bài phát biểu tại một trung tâm tôn giáo ở gần đó, nhưng chuyến thăm đã bị hủy bỏ do thời tiết xấu. Người đứng đầu phương tiện truyền thông của Tổng thống Ahmadinejad cho biết ông không tin những quả bom có liên quan đến chuyến thăm dự kiến​​, bởi vì đã từng có một loạt các vụ nổ tương tự như năm ngoái. "Anh hùng của chúng tôi... trong cánh quân của Phong trào đấu tranh Ả Rập Giải phóng Ahvaz, tấn công và phá hủy hang ổ của kẻ thù chiếm đóng" một tuyên bố được đăng trên một trang web tổ chức ly khai Ả Rập. Ngày 27 tháng 2 năm 2006. Hai quả bom phát nổ tại các thành phố của Iran là Dezful và Abadan. Trong cả hai thành phố, các thiết bị nổ đã được đặt trong các văn phòng của thống đốc. 3 người đã bị thương. Ngày 02 tháng 3 năm 2006. Một quả bom nổ vài giờ sau khi hai người đàn ông đã bị treo cổ vì những cáo buộc đánh bom trước đó. Sức công phá bom nổ đã đập vỡ cửa sổ của một tòa nhà ở khu vực KianPars vào tối thứ năm, nhưng không có thương vong nào được báo cáo. Hậu quả. Ít nhất 19 người đã bị kết tôi tử hình, sau các cuộc đánh bom và bất ổn tại Ahvaz năm 2005. Trong tháng 4 năm 2011, một làn sóng các cuộc biểu tình nổ ra trên địa bàn tỉnh Khuzestan, dẫn đến hàng chục người bị chết và nhiều người bị thương và bị bắt.
1
null
Vụ đánh bom Ürümqi diễn ra vào ngày 05.2.1992, trong số bốn quả bom đặt trong các tòa nhà công cộng tại Urumqi, Tân Cương, Trung Quốc, hai trên xe buýt đã phát nổ. Các sự cố dẫn đến 3 người chết, và bị thương 23 người. Bối cảnh. Căng thẳng tiếp tục tại Tân Cương đã là một nguồn gốc của chủ nghĩa khủng bố ở Trung Quốc. Xung đột về văn hoá, khát vọng đọc lập của người Duy Ngô Nhĩ lại nổi lên trong những năm 1960.
1
null
Đánh bom xe buýt 2008 diễn ra vào ngày 21.7.2008, vụ đánh bom diễn ra trên chiếc xe buýt công cộng ở trung tâm thành phố Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam, tây nam Trung Quốc, làm hai người thiệt mạng. Theo cảnh sát thì các vụ nổ là có chủ ý. Các vụ tấn công xảy ra giữa lúc căng thẳng tăng cao do Thế vận hội Bắc Kinh. Trung Quốc sau đó cho biết các vụ nổ là "không phải là một hành động khủng bố". Diễn biến. Các vụ nổ xảy ra cách nhau khoảng một giờ trong buổi sáng giờ giao thông cao điểm tại trung tâm thành phố Côn Minh, sở cảnh sát thành phố cho biết trong một tuyên bố. Vụ nổ đầu tiên xảy ra vào lúc khoảng 7:00 pm (2300 GMT ngày chủ nhật), giết chết một phụ nữ và làm bị thương 10 người khác, báo cáo của cảnh sát Côn Minh cho biết. "kính trên cả hai bên của chiếc xe đã vở tan và một số ghế ngồi đã bị biến dạng". Vụ nổ thứ hai đến khoảng một giờ sau đó trên cùng một tuyến đường và giết chết một người đàn ông, bốn người khác bị thương, theo báo cáo. Đoạn phim phát sóng trên truyền hình nhà nước cho thấy một lỗ lớn bị hất tung đi ở phía bên của một trong các xe buýt và thiệt hại lớn tới nội thất của nó. Bức ảnh đăng trên Vân Nam Daily Trang web cho thấy một trong các cửa sổ của xe bị mất bởi vụ nổ và kính vỡ trên đường.
1
null
Xã Norfolk () là một xã thuộc quận Renville, tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ. Dân số của xã này là 207 người ở thời điểm khảo sát dân số năm 2000. Lịch sử. Xã Norfolk từng có tên là xã Houlton, sau đó nó được đặt tên mới vào năm 1869. Nó lại được đặt tên lại thành xã Marschner vào năm 1871. Cuối cùng nó lấy tên Norfolk vào năm 1874 và giữ cái tên đó cho đến thời điểm hiện tại. Địa lí. Theo Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ, xã Norfork có tổng diện tích vào khoảng 92,5 km². Nhân khẩu. Theo cuộc điều tra dân số năm 2000, có 207 người, 75 căn hộ và 57 gia đình cư trú trong xã. Mật độ dân số ở thời điểm đó vào khoảng 2,2 người/km².
1
null
Đánh bom xe buýt mini Kuşadası diễn ra vào ngày 16.7.2005, khi một xe buýt nhỏ chở người dân địa phương và khách du lịch của thị trấn "Ladies Beach" phát nổ tại Kuşadası, Thổ Nhĩ Kỳ. Năm người (bốn phụ nữ và một người đàn ông) đã thiệt mạng trong vụ nổ. Nhóm phiến quân người Kurd PKK ban đầu bị nghi ngờ thực hiện vụ đánh bom trên nhưng họ từ chối mọi cáo buộc từ Ankara. Kẻ tình nghi đã bị bắt giữ tại İstanbul vào ngày 08.4.2006.
1
null
Đánh bom La Penca là một vụ đánh bom vào ngày 30 tháng 5 năm 1984, trong tiền đồn của quân du kích La Penca ở Nicaragua, gần biên giới Costa Rica. Vụ đánh bom xảy ra trong một cuộc họp báo được thực hiện bởi Eden Pastora, một nhà lãnh đạo Contra, người được cho là mục tiêu của cuộc đánh bom Bốn người, trong đó có ba nhà báo, đã bị giết trong vụ đánh bom trên.
1
null
Xã Wisconsin () là một xã thuộc quận Jackson, tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của xã này là 233 người. Lịch sử. Xã Wisconsin được thiết lập vào năm 1869. Do những người định cư đầu tiên ở đây phần lớn là người bản địa của Wisconsin, cho nên xã mới có tên gọi là "Wisconsin".
1
null
Hebrides (; tiếng Gael Scotland: "Innse Gall", tiếng Bắc Âu cổ: "Suðreyjar") là một quần đảo nằm ở ngoài khơi bờ biển phía tây của Scotland. Quần đảo có hai nhóm chính: Nội và Ngoại Hebrides. Các hòn đảo này có một lịch sử cư trú từ thời đại đồ đá giữa và văn hóa của các cư dân chịu ảnh hưởng lần lượt của những người nói tiếng Celt, Norse và tiếng Anh. Sự đa dạng này được phản ánh trong tên gọi của các đảo, các tên gọi này bắt nguồn từ các ngôn ngữ đã được nói tại quần đảo trong lịch sử và có lẽ là từ thời tiền sử. Nhiều nghệ sĩ đã được truyền cảm hứng khi họ trải nghiệm Hebrides. Ngày nay, kinh tế của quần đảo phụ thuộc vào canh tác, đánh cá, du lịch, công nghiệp dầu khí và năng lượng tái tạo. Hebrides thiếu tính đa dạng sinh học so với đảo Anh, song các hòn đảo này vẫn có nhiều thứ để cho các nhà tự nhiên học quan tâm. Ví dụ, những con hải cẩu hiện diện quanh các bãi biển với số lượng có tầm quan trọng quốc tế. Địa lý. Hebrides có địa chất biến đổi từ địa tầng Tiền Cambri nằm trong số các tảng đá cổ nhất châu Âu cho đến đá mácma xâm nhập kỉ Cổ Cận. Có thể phân Hebrides thành hai nhóm chính, tách biệt nhau qua The Minch ở phía bắc và biển Hebrides ở phía nam. Nội Hebrides nằm gần "lục địa" Scotland hơn và bao gồm các đảo Islay, Jura, Skye, Mull, Raasay, Staffa và quần đảo Small. Có 36 đảo không người ở trong nhóm. Ngoại Hebrides là một chuỗi gồm trên 100 hòn đảo và đá ngầm nằm cách khoảng về phía tây lục địa của Scotland. Có 15 hòn đảo không có người ở trong nhóm. Các đảo chính bao gồm Barra, Benbecula, Berneray, Harris, Lewis và Harris, Bắc Uist, Nam Uist, và St Kilda. Tổng diện tích của quần đảo là xấp xỉ và dân số đạt 44.759 người theo số liệu năm 2011. Có sự phức tạp khi có các mô tả khác nhau về phạm vi của Hebrides. "Collins Encyclopedia of Scotland" mô tả Nội Hebrides là nằm ở "phía đông của The Minch", sẽ bao gồm tất cả các đảo ở ngoài khơi. Những hòn đảo nằm trong hồ biển như Eilean Bàn và Eilean Donan có thể thông thường không được mô tả là thuộc "Hebrides" song không có định nghĩa chính thức. Trong quá khứ, Ngoại Hebrides thường được gọi là Long Isle (). Ngày nay, chúng cũng được gọi là Quần đảo phía Tây () mặc dù cụm từ này cũng có thể được dùng để chỉ Hebrides nói chung. Hebrides có một khí hậu ôn đới mát mẻ, đặc biệt êm dịu và ổn định so với một nơi ở vĩ độ cao như nó, lý do là nhờ ảnh hưởng của hải lưu Gulf Stream. Tại Ngoại Hebrides, nhiệt độ trung bình năm là 6 °C (44 °F) vào tháng 1 và 14 °C (57 °F) vào mùa hè. Lượng mưa trung bình tại Lewis là và số giờ nắng dao động từ 1.100 - 1.200 mỗi năm. Những ngày mùa hè tương đối dài và từ tháng 5 đến tháng 8 là thời kì khô hạn nhất.
1
null
Platoon (tạm dịch: "Trung đội") là một phim Mỹ về đề tài Chiến tranh Việt Nam của đạo diễn Oliver Stone. Phim được đánh giá là một trong những phim hàng đầu về chiến tranh của thế giới và được trao giải Oscar cho Phim hay nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất năm 1987. Phim được chọn vào danh sách 100 phim hay nhất 100 năm qua của Viện Điện ảnh Hoa Kỳ. Nội dung. Chris Taylor (Charlie Sheen đóng) là một người lính Mỹ trẻ được điều động sang Việt Nam năm 1967, phục vụ trong trung đội Bravo 6 thuộc Sư đoàn Bộ binh 25 của Hoa Kỳ. Trung đội đặt dưới quyền chỉ huy của trung úy Wolfe trẻ tuổi và được phụ tá bởi 2 cựu binh là Thượng sĩ Barnes (Tom Berenger đóng) và Trung sĩ Elias (Willem Dafoe đóng) luôn đối chọi nhau và lấn lướt quyền của trung đội trưởng. Truyến đi tuần đầu tiên của họ vào sâu trong rừng của Việt Nam với sự khắc nghiệt của khu rừng khắc nghiệt này khiến những người lính mới như Chris gặp nhiều khó khăn. Ở đây những người lính trẻ đều bị khinh thường, thậm chí cả những người da màu vì ở nơi địa ngục này vì mạng sống luôn được đặt lên hàng đầu và những người lính mới sẽ sớm tử nạn tại nơi khắc nghiệt này. Trong một buổi đi tuần khác, vào 1 buổi đêm mưa tầm rã, đời sống nội tâm của Chris được bộc lộ thật sâu sắc, là một người thuộc tầng lớp khá nhưng với niềm tự hào dân tộc, một người đàn ông mạnh mẽ, dù bị đối xử bất công và coi thường nhưng với anh những " thằng lính" những kẻ phần lớn là xuất thân nghèo khó, từ dưới đáy của xã hội. Họ ở đây làm công việc khó khăn và trọng trách rất lớn để bảo vệ sự an toàn cho biết bao người. Cơn mưa đã ngớt, Chris thức dậy với 1 linh cảm chẳng lành, trong khi những người đồng đội đang say giấc sau một đêm mưa tầm tã, anh ta phát hiện những người lính Việt Cộng. Lần đầu đối diện với kẻ thù anh không giấu nổi sự lo lắng và khiếp sợ. Tiếng súng vang lên mặc dù có vài người bị thương những đã tạm thời đẩy lui được đợt tấn công. Chris bị buộc tội quên gác và gây ra cái chết cho người đồng đội của mình nhưng thực chất là Jurnio một tay kì cựu. Cuộc chiến tranh khốc liệt hơn những gì người lính Mỹ trẻ có thể hình dung. "Cuộc dạo chơi" nhanh chóng biến thành cuộc chiến đẫm máu và phi nghĩa. Trung đội luôn bị đối phương tập kích làm tiêu hao nặng trong những cuộc hành quân. Sau 3 ngày nghỉ phép, đoàn quân của họ lại tiếp tục có 1 cuộc tiến quân vào khu vực biên giới Campuchia nơi mà quân lính Việt Nam đã tràn qua. Họ phát hiện rất nhiều hầm trú ẩn nơi có nhiều dấu vết của kẻ địch. Đi sâu vào hầm trú ẩn họ phát hiện 1 người lính Việt đã bị bắn chết trên chõng và khi đi sâu vào họ bắn được thêm 1 người nữa nhưng ngay sau đó một người lính khác đã bị bom nổ và tử vong. Nhận thấy những căn bẫy nguy hiểm với hàng loạt bẫy mìn họ nhanh chóng muốn thoát khỏi đây. Manny bị lạc khỏi những người đồng đội của mình và họ tìm thấy anh ta đã chết với những chiếc đinh găm sâu vào thân cây cách đó không xa. Để trả đũa, họ đã tràn vào một ngôi làng tình nghi có "VC" ẩn náu nhưng không thể tìm ra bóng dáng một chiến binh vũ trang nào. Điên cuồng vì không tìm được đối phương, lính Mỹ đã tàn sát, đốt nhà, hãm hiếp dã man những người dân vô tội dưới sự điều khiển của Thượng sĩ Barnes. Xung đột nổ ra và Trung đội Bravo 6 rơi vào tình trạng chia rẽ sâu sắc giữa những người đứng về phía Elias bảo vệ dân thường - trong đó có Chris - và những người lính say máu dưới trướng Barnes. Dần dần Barnes cho thấy hắn không khác gì một kẻ khát máu khi tàn sát người vô tội trong khi chỉ huy lại có vẻ nể sợ hắn ta. Ngôi làng bị đốt cháy, người dân bị thiêu rịu mọi của cải và những người lớn bị bắt đi để tra hỏi còn trẻ em bị một vài tên lính có ý định hãm hiếp nhưng được Chris ngăn lại. Đầu năm 1968, chiến sự nổ ra ác liệt. Trung đội Bravo 6 mới thực sự đụng độ với những chiến binh thực thụ, dũng cảm. Bản chất người lính và kẻ côn đồ mới dần biểu hiện ra trận chiến. Trong trận chiến đấu cuối cùng, Barnes tìm cách nhổ cái gai Elias và định loại trừ cả Chris nhưng không thành, hắn bị thương nặng và Chris đã nhân danh công lý trả thù cho Elias. Trung đội Bravo 6 bị xóa sổ, Chris bị thương nặng và được về Mỹ... Bảng phân vai. Dưới đây là danh sách các diễn viên chủ yếu:</small>
1
null
SMS "Kurfürst Friedrich Wilhelm" là một trong những thiết giáp hạm hoạt động biển khơi đầu tiên được Hải quân Đế quốc Đức chế tạo. Con tàu được đặt tên theo Frederick William I, Hoàng tử Đại cử tri của Brandenburg. Nó là chiếc thứ tư, cũng là chiếc cuối cùng, thuộc lớp thiết giáp hạm tiền-dreadnought "Brandenburg", cùng với các tàu chị em "Brandenburg" "Weißenburg" và "Wörth". Nó được đặt lườn vào năm 1890 tại Xưởng tàu Đế chế ở Wilhelmshaven, được hạ thủy năm 1891 và hoàn tất vào năm 1893 với chi phí 11,23 triệu Mác. Lớp "Brandenburg" mang tính độc đáo vì là những thiết giáp hạm duy nhất vào lúc đó mang sáu khẩu pháo hạng nặng thay vì bốn khẩu vốn là tiêu chuẩn cho hải quân các nước khác. "Kurfürst Friedrich Wilhelm" chỉ có những phục vụ hạn chế cùng Hải quân Đức. Nó cùng với ba con tàu chị em tham gia chiến dịch lớn đầu tiên vào năm 1900–1901, khi được bố trí đến Trung Quốc hỗ trợ dập tắt cuộc Nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn. Con tàu trải qua một đợt hiện đại hóa trong những năm 1904–1905. Đến năm 1910, "Kurfürst Friedrich Wilhelm" được bán cho Đế quốc Ottoman và được đổi tên thành Barbaros Hayreddin, nơi nó hoạt động tích cực trong các cuộc Chiến tranh Balkan, tham gia hai trận hải chiến đối đầu với Hải quân Hy Lạp vào tháng 12 năm 1912 và tháng 1 năm 1913, và bắn pháo hỗ trợ cho lực lượng bộ binh Ottoman tại Thrace. Vào ngày 8 tháng 8 năm 1915, sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất bùng nổ, nó trúng phải ngư lôi phóng từ tàu ngầm Anh "E11" và bị chìm ngoài khơi Dardanelles với tổn thất nhân mạng nặng nề. Thiết kế và chế tạo. "Kurfürst Friedrich Wilhelm", chiếc thứ tư cũng là chiếc cuối cùng trong lớp "Brandenburg", được đặt hàng dưới cái tên tạm thời "D". Nó được đặt lườn tại Xưởng tàu Đế chế ở Wilhelmshaven vào năm 1890, và là chiếc đầu tiên trong lớp của nó được hạ thủy, vào ngày 30 tháng 6 năm 1891. "Kurfürst Friedrich Wilhelm" được đưa ra hoạt động cùng hạm đội vào ngày 29 tháng 4 năm 1894, cùng ngày với con tàu chị em "Brandenburg". Công việc chế tạo "Kurfürst Friedrich Wilhelm" đã làm tiêu tốn Hải quân Đức 11,23 triệu Mác. "Kurfürst Friedrich Wilhelm" dài , mạn thuyền rộng vốn tăng lên đến nếu bổ sung thêm lưới chống ngư lôi, và độ sâu của mớn nước là phía trước và phía sau. Con tàu có trọng lượng choán nước thiết kế là , và lên đến khi đầy tải chiến đấu. Nó được trang bị hai bộ động cơ hơi nước ba buồng bành trướng 3 xy-lanh tạo ra một công suất và đạt được tốc độ tối đa khi chạy thử máy. Hơi nước được cung cấp bởi mười hai nồi hơi hình trụ đặt ngang. Nó có tầm hoạt động tối đa khi đi đường trường với tốc độ . Con tàu khá bất thường vào thời đó khi sở hữu đến sáu khẩu pháo hạng nặng bắn qua mạn trên ba tháp pháo nòng đôi, thay vì chỉ có bốn khẩu đối với thiết giáp hạm vào thời đó. Các tháp pháo phía trước và phía sau trang bị pháo K L/40, trong khi các khẩu pháo giữa tàu thuộc kiểu ngắn hơn L/35. Dàn pháo hạng hai bao gồm tám khẩu SK L/35 bố trí trong các tháp pháo ụ cùng tám khẩu SK L/30 cũng trong các tháp pháo ụ. "Kurfürst Friedrich Wilhelm" còn có sáu ống phóng ngư lôi , tất cả đều đặt trên các bệ xoay bên trên mực nước. Lịch sử hoạt động. Sau khi được đưa vào hoạt động, "Kurfürst Friedrich Wilhelm" được phân về Đội 1 thuộc Hải đội Chiến trận 1 cùng với ba con tàu chị em. Chúng được tháp tùng bởi bốn chiếc thuộc tàu frigate bọc sắt cũ hơn thuộc lớp "Sachsen" của Đội 2, cho dù đến năm 1901–1902, những chiếc lớp "Sachsen" được thay thế bởi những thiết giáp hạm mới lớp "Kaiser Friedrich III". Con tàu là nền tảng huấn luyện cho nhiều vị tư lệnh tương lai của Hạm đội Biển khơi Đức, trong đó có cả các đô đốc Reinhard Scheer và Franz von Hipper, cả hai từng phục vụ như là sĩ quan hoa tiêu trên con tàu tương ứng từ mùa Xuân đến mùa Thu năm 1897 và từ tháng 10 năm 1898 đến tháng 9 năm 1899. Trấn áp cuộc nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn. "Kurfürst Friedrich Wilhelm" tham gia hoạt động quân sự lớn đầu tiên vào năm 1900, khi Đội 1 được phái đến Trung Quốc trong cuộc Nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn. Người Trung Quốc theo chủ nghĩa dân tộc bất bình đã bao vây các sứ quán nước ngoài tại Bắc Kinh và giết hại Công sứ Đức, Nam tước Clemens von Ketteler. Số binh lính có mặt tại Trung Quốc không đủ để đánh bại những người phản kháng. Hải đội Đông Á Đức Quốc vào lúc đó chỉ bao gồm các tàu tuần dương bảo vệ "Kaiserin Augusta", "Hansa" và "Hertha", các tàu tuần dương nhỏ "Irene" và "Gefion" cùng các pháo hạm "Jaguar" và "Iltis". Một lực lượng viễn chinh được tập hợp bao gồm bốn chiếc lớp "Brandenburg", sáu tàu tuần dương, mười tàu chở hàng, ba tàu phóng lôi và sáu tiểu đoàn thủy binh, tất cả được đặt dưới quyền chỉ huy của Thống chế Alfred von Waldersee. Đô đốc Alfred von Tirpitz đã phản đối kế hoạch này vì ông cho rằng nó không cần thiết và tốn kém, nhưng bất chấp điều đó, chiến dịch vẫn tiến hành. Lực lượng chỉ đến được Trung Quốc vào tháng 9 năm 1900, khi mà cuộc phong tỏa Bắc Kinh đã được phá vỡ. Kết quả là lực lượng Đức chỉ tham gia trấn áp các vụ nổi dậy lẻ tẻ trong khu vực phụ cận Giao Châu. Cuối cùng, chiến dịch đã làm tiêu tốn chính phủ Đức hơn 100 triệu Mác. Tái cấu trúc và phục vụ cùng Hải quân Ottoman. Vào năm 1904, "Kurfürst Friedrich Wilhelm" đi vào xưởng tàu Xưởng tàu Đế chế ở Wilhelmshaven cho một đợt tái cấu trúc đáng kể. Sau khi hoàn tất việc hiện đại hóa vào năm 1905, nó gia nhập trở lại hạm đội thường trực. Tuy nhiên, nó cùng với các tàu chị em nhanh chóng bị lạc hậu do việc hạ thủy chiếc HMS "Dreadnought" vào năm 1906. Kết quả là chúng chỉ có những phục vụ giới hạn. Vào ngày 12 tháng 9 năm 1910, "Kurfürst Friedrich Wilhelm" cùng với "Weißenburg", những chiếc có tình trạng tốt nhất trong lớp, được bán cho Hải quân Ottoman và được đổi tên tương ứng thành "Barbaros Hayreddin" và "Turgut Reis", theo tên các vị đô đốc Ottoman lừng danh vào Thế kỷ 16 Hayreddin Barbarossa và Turgut Reis. Tuy nhiên Hải quân Ottoman gặp khó khăn trong việc bố trí hai con tàu, họ phải trưng dụng thủy thủ hiện dịch từ phần còn lại của hạm đội để tập hợp thành thủy thủ đoàn của con tàu. Một năm sau đó, vào tháng 9 năm 1911, Ý tuyên chiến với Đế quốc Ottoman. "Barbaros Hayreddin" cùng với "Turgut Reis" và chiếc tàu chiến bọc sắt cũ "Mesudiye", vốn được chế tạo từ giữa những năm 1870, đang trong một chuyến đi huấn luyện mùa Hè từ tháng 7, đã chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc xung đột; cho dù vậy, các con tàu trải qua cuộc chiến tranh bên trong cảng. Chiến tranh Balkan. Cuộc Chiến tranh Balkan thứ nhất nổ ra vào tháng 10 năm 1912, khi Liên minh Balkan tấn công Đế quốc Ottoman. Giống như đa số các tàu chiến của hạm đội Ottoman vào lúc đó, tình trạng vật chất của "Barbaros Hayreddin" rất kém. Trong chiến tranh, nó tiên hành thực tập tác xạ cùng với các tàu chiến chủ lực khác của Hải quân Ottoman, hộ tống các đoàn tàu vận tải chuyển quân, và bắn phá các cơ sở đối phương dọc bờ biển. Vào ngày 17 tháng 11 năm 1912, "Barbaros Hayreddin" và "Mesudiye" bắn phá các vị trí của Bulgaria hỗ trợ cho Quân đoàn 1, có sự hỗ trợ của trinh sát pháo binh trên bờ. Trình độ tác xạ của các con tàu rất kém, nhưng nó giúp nâng cao tinh thần bộ binh Ottoman phòng thủ đang trú ẩn tại Çatalca. Cuối năm 1912, Hải quân Ottoman tìm cách tấn công lực lượng Hải quân Hy Lạp đang phong tỏa Dardanelles. "Barbaros Hayreddin" là soái hạm của hạm đội vào lúc đó. Hai cuộc đụng độ đã diễn ra: cuộc Hải chiến Elli vào ngày 16 tháng 12 năm 1912, tiếp nối bằng cuộc Hải chiến Lemnos vào ngày 18 tháng 1 năm 1913. Trận thứ nhất có sự hỗ trợ của các khẩu đội phòng thủ duyên hải Ottoman; cả hai phía Ottoman và Hy Lạp chỉ có những thiệt hại nhẹ, nhưng Ottoman không thể đột phá qua hạm đội Hy Lạp và phải rút lui trở lại Dardanelles. Hạm đội Ottoman khởi hành từ Dardanelles lúc 09 giờ 30 phút, các tàu chiến nhỏ ở lại cửa eo biển trong khi các thiết giáp hạm tiến lên phía Bắc, bám sát bờ biển. Hạm đội Hy Lạp, bao gồm tàu tuần dương bọc thép "Georgios Averof" và ba tàu chiến bọc sắt lớp "Hydra" xuất phát từ đảo Lemnos, đổi hướng đi sang Đông Bắc nhằm ngăn chặn hướng tiến của các tàu chiến Ottoman. Các tàu chiến Ottoman khai hỏa nhắm vào lực lượng Hy Lạp lúc 09 giờ 50 phút ở cự ly khoảng , phía Hy Lạp bắn trả mười phút sau đó khi khoảng cách rút ngắn còn . Đến 10 giờ 04 phút, các tàu chiến Ottoman quay mũi 16 point (180°) lộn ngược trở lại vùng an toàn gần eo biển. Trong vòng một giờ, các con tàu Ottoman rút lui vào Dardanelles. Trận này được xem là một thắng lợi của phía Hy Lạp, vì hạm đội Ottoman tiếp tục bị vây hãm. Trận hải chiến Lemnos xuất phát từ một kế hoạch của phía Ottoman nhằm đánh lừa chiếc "Georgios Averof" nhanh hơn ra cách xa Dardanelles. Để thực hiện, tàu tuần dương bảo vệ "Hamidiye" đã né tránh sự phong tỏa của Hy Lạp và thoát ra biển Aegean. Bất chấp mối đe dọa của tàu tuần dương đối phương, vị tư lệnh Hy Lạp từ chối không cho tách "Georgios Averof" ra. Tin rằng kế hoạch đã thành công, "Barbaros Hayreddin", "Turgut Reis" và các đơn vị hạm đội Ottoman khác rời Dardanelles vào sáng ngày 18 tháng 1 di chuyển về hướng đảo Lemnos. "Georgios Averof" đã đánh chặn lực lượng Ottoman ở khu vực cách đảo Lemnos khoảng , buộc các con tàu Ottoman phải rút lui. Một cuộc đấu pháo tầm xa kéo dài trong hai giờ bắt đầu lúc vào khoảng 11 giờ 25 phút; về cuối trận chiến, "Georgios Averof" thu ngắn khoảng cách với đối phương xuống còn và ghi nhiều phát bắn trúng vào hạm đội Ottoman đang rút chạy. Tháp pháo của cả "Barbaros Hayreddin" và con tàu chị em đều bị bắn hỏng bởi hải pháo đối phương và bốc cháy; cả hai đã bắn khoảng 800 quả đạn pháo, hầu hết là từ dàn pháo chính mà không thành công. Đây là lần nỗ lực cuối cùng của hạm đội Ottoman muốn thoát ra biển Aegean trong chiến tranh. Ngày 8 tháng 2 năm 1913, Hải quân Ottoman hỗ trợ một cuộc đổ bộ lên Şarköy. "Barbaros Hayreddin" và "Turgut Reis" cùng với nhiều tàu tuần dương đã bắn pháo hỗ trợ ở cách bờ khoảng . Các con tàu đã hỗ trợ cho cánh trái của bộ binh Ottoman sau khi đổ bộ. Quân đội Bulgaria kháng cự một cách ngoan cường, cuối cùng buộc phía Ottoman phải rút lui. Việc rút lui thành công phần lớn là nhờ hỏa lực pháo hỗ trợ từ "Barbaros Hayreddin" và phần còn lại của hạm đội. Trong trận đánh, nó đã bắn 250 quả đạn pháo và 180 quả đạn từ pháo hạng hai . Vào tháng 3 năm 1913, con tàu quay trở lại Hắc Hải tiếp nối việc hỗ trợ các lực lượng trú đóng tại Çatalca, vốn đang bị quân đội Bulgaria tấn công. Vào ngày 26 tháng 3, pháo và của "Barbaros Hayreddin" và "Turgut Reis" đã giúp đẩy lùi các cuộc tiến quân của Lữ đoàn 2 thuộc Sư đoàn Bộ binh Bulgaria 1. Đến ngày 30 tháng 3, cánh trái của phòng tuyến Ottoman chuyển sang truy kích lực lượng Bulgaria đang rút lui. Cuộc tấn công được hỗ trợ bởi cả pháo binh trên bộ lẫn pháo hạng nặng của "Barbaros Hayreddin", cho phép bộ binh Ottoman tiến được cho đến chiều tối. Để đối phó, phía Bulgaria phải huy động Lữ đoàn 1 ra tuyến đầu, đẩy lui lực lượng Ottoman trở lại tuyến xuất phát. Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Mùa Hè năm 1914, Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra tại Châu Âu, cho dù Ottoman tiếp tục giữ vị thế trung lập cho đến đầu tháng 11, khi các hoạt động của tàu chiến-tuần dương Đức "Goeben", vốn được chuyển cho Hải quân Ottoman và được đổi tên thành "Yavus Sultan Selim", đưa đến việc tuyên chiến của Nga, Pháp và Anh Quốc. Trong giai đoạn 1914–1915, một số khẩu pháo của con tàu được tháo dỡ để lắp đặt như pháo phòng thủ duyên hải tăng cường cho việc phòng thủ bảo vệ Dardanelles. Vào ngày 8 tháng 8 năm 1915, "Barbaros Hayreddin" đang trên đường đi hỗ trợ lực lượng Ottoman phòng thủ tại Dardanelles khi nó bị tàu ngầm Anh "E 11" đánh chặn ngoài khơi Bolayır trong biển Marmara. Chiếc tàu ngầm đánh trúng "Barbaros Hayreddin" một quả ngư lôi; chiếc tàu tuần dương chìm với tổn thất 253 người thiệt mạng.
1
null
Tuyên Khương () là vợ vua Vệ Tuyên công thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc. Được gả sang nước Vệ. Theo Sử ký, Tuyên Khương là con gái của Tề Ly công, em gái Tề Tương công. Bà có người chị ruột là Văn Khương lấy vua Lỗ Hoàn công, sinh ra Lỗ Trang công. Vệ Tuyên công cho người sang hỏi con gái Tề Ly công về làm vợ cho con lớn là Cấp Tử. Tề Ly công bằng lòng gả Tuyên Khương cho Cấp Tử, kết thông gia với nước Lỗ. Nghe nói con gái của vua Tề có nhan sắc tuyệt trần, hoa nhường nguyệt thẹn, Vệ Tuyên công bèn giành vợ của con, lấy luôn bà làm vợ mình, gọi là Tuyên Khương. Tuyên Khương lần lượt sinh được hai con trai là Cơ Thọ và Cơ Sóc, giao cho công tử Tiết giúp đỡ. Cấp Tử - con lớn của Tuyên công – vốn là con của một người con gái nước Tề khác là Di Khương – vợ lẽ của Vệ Trang công. Vệ Tuyên công lúc chưa lên ngôi đã tư thông với Di Khương sinh ra Cấp Tử. Sau khi lên ngôi, Tuyên công lập Cấp Tử làm thế tử, giao cho công tử Chức giúp đỡ. Sau Cấp Tử, Di Khương còn sinh ra 2 người con trai khác là Cơ Kiềm Mâu và Cơ Ngoan. Giúp con thứ đoạt ngôi. Di Khương thấy Vệ Tuyên công vô đạo, uất ức tự vẫn. Tuyên Khương cùng công tử Sóc muốn hại Cấp Tử, việc này được Vệ Tuyên công đồng tình. Tuyên công sai Cấp Tử đi sứ nước Tề và ngầm sai quân cướp đón đường giết con. Người con lớn của Tuyên Khương là công tử Thọ lại không đồng tình với mẹ và em, đi báo cho Cấp Tử biết, nhưng Cấp Tử không muốn trái ý cha. Công tử Thọ bèn chuốc rượu cho Cấp Tử say, rồi cắm cờ tinh lên thuyền mình, đi trước cho quân cướp giết để chết thay cho Cấp Tử. Cấp Tử tỉnh dậy không thấy Thọ, biết Thọ đã chết thay, bèn cho thuyền mình đi lên gặp bọn cướp và xưng là thế tử nước Vệ cho quân cướp giết để thực hiện đúng ý muốn của cha. Quân cướp bèn giết luôn Cấp Tử. Vệ Tuyên công lập Cơ Sóc làm thế tử. Năm 700 TCN, Vệ Tuyên công qua đời. Cơ Sóc lên nối ngôi, tức là Vệ Huệ công. Lấy con chồng. Khi Huệ công lên ngôi còn ít tuổi, công tử Ngoan đã lớn, say mê mẹ kế Tuyên Khương, tìm cách thông dâm. Ban đầu Tuyên Khương không bằng lòng nhưng vì bị công tử Ngoan bắt ép, cuối cùng hai người lấy nhau. Tháng 11 năm 697 TCN, công tử Tiết và công tử Chức vốn ủng hộ Cấp Tử, bèn làm binh biến, Vệ Huệ công phải bỏ chạy sang nước Tề. Công tử Chức và công tử Tiết lập em của Cấp Tử là công tử Kiềm Mâu lên ngôi. Công tử Ngoan và Tuyên Khương lấy nhau, lần lượt sinh ra 5 người con: 3 trai là Tề Tử, Cơ Thân, Cơ Hủy và 2 người con gái. Do quan hệ loạn luân giữa hai người, anh em Cơ Thân và Cơ Hủy vừa là em cùng mẹ khác cha với Vệ Huệ công, vừa là cháu gọi Huệ công bằng chú; còn Tuyên Khương vừa là mẹ vừa là bà trẻ. Năm 688 TCN, được vua anh Tề Tương công giúp, con bà là Vệ Huệ công trở lại ngôi vua. Kiềm Mâu phải đi lưu vong. Năm 669 TCN, Vệ Huệ công mất. Cháu nội Tuyên Khương là Cơ Xích lên nối ngôi, tức là Vệ Ý công. Công tử Ngoan qua đời, được truy phong là Chiêu Bá. Vệ Ý công thích chơi chim hạc, mất lòng dân, bị quân Xích Địch vào đánh và giết chết năm 660 TCN. Tống Hoàn công sang cứu trợ nước Vệ. Do người nước Vệ không có thiện cảm với Vệ Huệ công giết các anh tranh ngôi, không muốn lập lại dòng dõi của Huệ công nên Tống Hoàn công lập người con thứ hai của công tử Ngoan và Tuyên Khương là Cơ Thân lên nối ngôi, tức là Vệ Đái công. Nước Vệ mang 2 người con gái của Tuyên Khương và công tử Ngoan gả cho Tống Hoàn công và Hứa Mục công. Tuy nhiên Vệ Đái công làm vua không được lâu thì mất. Bá chủ Tề Hoàn công – cũng là một người anh em trai khác của Tuyên Khương - lập em Đái công là công tử Hủy lên nối ngôi, tức là Vệ Văn công. Không rõ Tuyên Khương mất năm nào. Trước sau bà lấy 2 cha con vua Vệ, là mẹ của 3 vua Vệ (Huệ công, Đái công, Văn công) và mẹ của 2 phu nhân chư hầu. Trong Đông Chu liệt quốc. Trong tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc của Phùng Mộng Long, chính Tuyên Khương muốn lấy công tử Ngoan, còn công tử Ngoan thì ngại bà là vợ của cha mình nên không muốn lấy. Bà liền bố trí người chuốc rượu cho Ngoan say để ăn nằm với nhau. Khi công tử Ngoan tỉnh dậy thì việc đã rồi. Đông Chu liệt quốc chỉ nhắc tới việc Tuyên Khương và công tử Ngoan có năm người con, nhưng không nói rõ họ là ai; khi nhắc tới các vua Vệ Đái công và Vệ Văn công được lập, không nói đến thân thế họ mà chỉ gọi là "công tử Thân" và "công tử Hủy". Tham khảo.
1
null
Đỗ Khải tên đầy đủ Đỗ Văn Khải (sinh ngày 1 tháng 4 năm 1974) là một cựu cầu thủ bóng đá người Việt Nam từng chơi ở vị trí Hậu vệ cho câu lạc bộ Hải Quan và Đội tuyển quốc gia Việt Nam. Anh có bố là Đỗ Cẩu, một hậu vệ nổi tiếng một thời của Đội tuyển bóng đá Việt Nam Cộng hòa. Dù chỉ thi đấu đỉnh cao trong hơn 7 năm (1996-2001), Đỗ Khải được xem là "lá chắn thép" rất hiệu quả trong màu áo đội tuyển bóng đá Việt Nam. Do bị một chấn thương rất nặng nên anh đành giã từ sân cỏ khi mới 28 tuổi. Sau khi giải nghệ Đỗ Khải được ngành hải quan bố trí làm việc tại cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 4 (Quận 9, TP.HCM) với nhiệm vụ giám sát kho bãi và cổng cơ quan. Anh cho rằng mình còn may mắn khi được cơ quan quan tâm xếp loại "các cầu thủ có nhiều cống hiến" để cho vào biên chế của ngành. Thành tích. Hải Quan Đội tuyển quốc gia Việt Nam Cá nhân
1
null
Đài thiên văn Heidelberg-Königstuhl () là một đài thiên văn lịch sử nằm gần đỉnh của ngọn đồi Königstuhl ở thành phố Heidelberg, Đức. Tiền thân của đài thiên văn hiện tại được khánh thành năm 1774 cạnh thành phố Mannheim nhưng không đủ điều kiện quan sát nên đã di dời về Königstuhl năm 1898.
1
null
Lớp tàu khu trục "Caldwell" là một lớp tàu khu trục được đưa ra phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ lúc gần cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Hai chiếc đã bị loại bỏ trong những năm 1930, nhưng bốn chiếc còn lại đã phục vụ suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai, trong đó ba chiếc được chuyển sang hoạt động cùng Hải quân Hoàng gia Anh Quốc theo thỏa thuận Cho thuê-Cho mượn. Thiết kế và chế tạo. Sáu chiếc thuộc lớp "tàu diệt tàu phóng lôi" "Caldwell" được Quốc hội Mỹ chấp thuận trong đạo luật ngày 3 tháng 3 năm 1915, "để có được tốc độ không thấp hơn 30 knot, và chi phí chưa tính vũ khí và vỏ giáp không vượt quá 925.000 Đô-la mỗi chiếc… và ba chiếc trong số tàu diệt tàu phóng lôi được chấp thuận nói trên được chế tạo tại vùng bờ biển Thái Bình Dương." Được chế tạo từ năm 1916 đến năm 1918, sáu chiếc trong lớp "Caldwell" là những chiếc đầu tiên trong số 279 chiếc được đặt hàng (có 6 chiếc bị hủy bỏ) với thiết kế sàn tàu phẳng để loại bỏ điểm yếu sàn tàu trước của lớp "Tucker" dẫn trước. Phần mũi của lớp "Caldwell" được cải tiến nhằm giữ cho tháp pháo "A" không liên tục bị ướt nước. Lớp này cũng có các ống phóng ngư lôi dọc theo sống tàu và hai bên mạn, cả hai đều có những khiếm khuyết về thiết kế vốn tồn tại trên những lớp "Wickes" và "Clemson" tiếp theo sau. Chúng cũng khác biệt nhau về kiểu dáng; "Caldwell", "Craven" và "Manley" được chế tạo với bốn ống khói, trong khi "Gwin", "Conner" và "Stockton" chỉ có ba ống khói. Ngay trước khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra, "Manley" được cải biến thành tàu khu trục vận chuyển tốc độ cao, tháo dỡ nồi hơi và ống khói phía trước, cho phép nó có khả năng chở 200 lính thủy quân lục chiến cùng 4 xuồng đổ bộ Higgins dài . Trong chiến tranh nó đã hoạt động tại Guadalcanal và Kwajalein. Ba chiếc trong lớp đã được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Anh Quốc vào năm 1940 như một phần của lớp tàu khu trục "Town" theo Thỏa thuận đổi tàu khu trục lấy căn cứ. "Conner" đã hoạt động như là chiếc HMS "Leeds" khi hỗ trợ tại bãi Gold trong cuộc đổ bộ Normandy vào ngày 6 tháng 6 năm 1944, trong khi các tàu chị em phục vụ hộ tống cho đoàn tàu vận tải. Cả ba đều đã sống sót qua chiến tranh; hai chiếc sau đó bị đánh đắm như mục tiêu và một chiếc bị tháo dỡ sau chiến tranh.
1
null
Trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp là trường công lập nằm trong hệ thống giáo dục đại học. Tiền thân của trường là trường Trung Cấp Y tế Đồng Tháp (thành lập năm 1980) có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực Y tế bậc Trung học và dưới Trung học nằm phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Trước đó, trường Trung Cấp Y tế Đồng Tháp là trường Sơ cấp Y tế đào tạo y tá và dược tá từ sau 30/4/1975. Sau hơn 30 năm hình thành và phát triển, đến ngày 09 tháng 04 năm 2011 trường Trung Cấp Y tế Đồng Tháp đã được nâng cấp thành trường Cao đẳng Y tế (QĐ số 1407/QĐ-BGDĐT ngày 9/4/2011 của Bộ trưởng Bộ GDĐT). Lịch sử hình thành. Vào tháng 4 năm 1979, trường khai giảng khoá trung cấp y tế đầu tiên đào tạo ngành Y sỹ đa khoa với 140 học sinh. Năm 1980, trường được chính thức thành lập theo Quyết định số 64/TC-CB ngày 27 tháng 10 năm 1980 của UBND Tỉnh Đồng Tháp. Trường có trụ sở ở xã Hoà An, Thị xã Cao Lãnh. Từ khi trường được thành lập đến cuối năm 2008 trường đã tổ chức đào tạo:
1
null
Đình Vĩnh Nguơn có tên chữ là Trung Hưng Thần Miếu (chữ Hán: 中 興 神 廟), tọa lạc tại đầu vàm kênh Vĩnh Tế (chỗ giao nhau với sông Châu Đốc); nay thuộc phường Vĩnh Nguơn, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, Việt Nam. Lịch sử. Không rõ năm xây dựng, chỉ biết ban đầu ngôi đình được dựng bằng bằng tre lá đơn sơ tọa lạc ở phường Vĩnh Nguơn, để thờ Nguyễn Hữu Lễ (? - ?), một người dân tại địa phương (có nguồn ghi là trưởng thôn), không rõ thân thế. Tương truyền, ông đã đứng ra huy động dân làng, tập hợp thuyền bè để đưa chúa Nguyễn Phúc Ánh và đoàn tùy tùng vượt sông chạy trốn khi bị quân Tây Sơn truy đuổi. Sau đó, ông cùng mọi người nhận chìm hết xuồng ghe. Không có phương tiện để đuổi theo, quân Tây Sơn bèn trút mọi tức giận lên dân làng. Để cứu mọi người, ông đã can đảm đứng ra nhận tội chủ mưu và bị xử chết . Cảm khái nghĩa khí của ông, người dân đã lập nơi thờ phụng để hương khói tưởng nhớ. Năm 1802, nhà Tây Sơn bị đánh đổ, chúa Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua xưng là Gia Long. Nhớ công lao của ông, nhà vua bèn sắc phong ông làm "Thành Hoàng Nghĩa Dũng Hữu Lễ Nguyễn Công Tôn Thần", ban tặng tấm liễn "Nghĩa khí trung hưng", đồng thời cấp cho sở đất thu huê lợi, để trùng tu đình thờ và tổ chức lễ cúng vía hàng năm. Đến đời vua Khải Định năm thứ 9 (1924), lại gia phong ông làm "Đoan Túc Dực Bảo Trung Hưng Tôn Thần". Năm 1929, Đốc phủ Trương Tấn Vị cùng Ban quý tế họp sức dời ngôi đình về địa điểm hiện nay, vì chỗ cũ hằng năm thường xuyên bị ngập vào mùa nước nổi. Lúc ấy, ngôi đình cũng được làm mới hoàn toàn vì cây lá cũ đã bị hư hỏng. Mái được lợp ngói, vách được xây gạch, các cột được thay bằng gỗ căm xe... Ngoài chính điện, họ còn xây dựng võ qui, võ ca, nhà khói, cổng ra vào...Về sau, đình Vĩnh Nguơn còn được tu sửa nhiều lần, nhưng đến nay vẫn còn giữ được dáng vẻ của lần kiến tạo này. Kiến trúc, thờ phụng. Cổng tam quan của đình có mái cong, 3 tầng, trang trí hoa văn và tranh vẽ hình rồng. Hai bên trụ cổng có câu đối bằng chữ Hán: Phiên âm: Dịch nghĩa: Ngôi đình được xây dựng theo kiểu ba gian, hai chái, gồm các công trình: Đại điện, võ qui, võ ca, nhà khói...Công trình có sự gắn kết tài tình giữa các cột, xiên, kèo tạo nên một khung sườn kiên cố có sức chịu lực rất cao cho toàn bộ khối kiến trúc. Mặt ngoài của đình có 3 cánh cửa lớn hình vòm. Các hàng cột đều có khắc câu đối chữ đen, nổi bật trên nền đỏ. Trên mái đình có bức hoành phi đắp nổi bằng xi măng sơn đen với 4 chữ Hán: 中 興 神 廟 (Trung Hưng Thần Miếu). Chính điện có kết cấu theo kiểu cổ lầu tam cấp, với các thân kèo được thợ xưa chạm khắc nhiều đường nét hoa văn hoa lá, đầu rồng, vòm mây...rất tinh xảo. Ở đây có 7 hàng cột tròn, mỗi hàng 4 trụ, đều được ốp liễn đối trang trí hoa văn. Bên trên chính điện có treo các bức hoành phi được sơn son thếp vàng. Bệ thờ Thần hoàng Nguyễn Hữu Lễ đặt nơi trang trọng nhất ở chính điện. Hầu hết vật thể ở đây đều được sơn son thếp vàng, chứa nhiều hiện vật thờ tự quý như bài vị, hòm sắc, lá sắc, khánh thờ... Ngoài ngôi Long đình, ở đây còn có 21 bàn thờ cổ bằng gỗ, được cẩn ốc xa cừ hoặc chạm khắc các điển tích xưa hoặc mai, cúc, điểu v.v... Cổ vật quý. Những cổ vật quý còn lưu giữ ở đình Vĩnh Nguơn có: 12 đôi liễn gỗ, 6 hoành phi gỗ, 20 bộ lư đồng, 2 cặp chân đèn, trống, chiêng, 1 Long đình, 3 Long vị, cùng 80 bức tranh sơn thủy và phù điêu... Vì những giá trị lịch sử và mỹ thuật đã kể trên, ngày 2 tháng 6 năm 2011, ngôi đình đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là "di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia" theo Quyết định 1713/QĐ-BVHTTDL. Lễ hội. Sắc phong thần hiện còn lưu giữ tại đình. Cứ 3 năm, đình tổ chức nghênh sắc một lần, và sắc được rước đi khắp 3 ấp trong xã. Hằng năm, đình Vĩnh Nguơn đổ chức các ngày lễ chính là:
1
null
Kliment Arkadyevich Timiryazev (1843 - 1920) là một nhà thực vật học, nhà nông học nổi tiếng người Nga. Ông đã góp phần khám phá ra hiện tượng quang hợp ở cây xanh. Cuộc đời. Ông sinh ngày mùng 3 tháng 6 năm 1843 tại thành phố Saint Petersburg. Cha của ông là một sĩ quan trong quân đội Nga, có tư tưởng chính trị tiến bộ đã từng tham gia chinh chiến viễn chinh. Ngay từ khi còn thuở thơ ấu, ông đã được tiếp thu các học thuyết của Charles Darwin và từng tham gia chống đối lại chế độ hà khắc của Nga hoàng. Tốt nghiệp đại học, ông được giữ lại giảng dạy môn thực vật học tại trường Đại học Nông Lâm Petrov, ngày nay là Đại học Nông nghiệp Quốc gia Nga. sau đó bảo vệ luận án tiến sĩ thành công, ông được phong hàm giáo sư tại Đại học Tổng hợp Moskva và làm ở đây gần như suốt cuộc đời của mình. Do chống đối lại với chế độ Nga hoàng nên ông bị theo dõi rất chặt chẽ và các công trình khoa học của ông không được công nhận mặc dù tài năng của ông là không thể chối cãi. Chính vì vậy, Viện Hàn lâm khoa học Nga vẫn không bầu ông vào. Năm 1901, cuộc đàn áp sinh viên của chính phủ Nga hoàng xảy ra, Timiryazev làm đơn xin thôi việc. Đông đảo sinh viên, các nhà bác học, giáo sư đấu tranh đòi chính quyền phải khôi phục vị trí và công nhận tài năng của ông. Ngày 18 tháng 10 năm 1910, đông đảo sinh viên đã chào đón ông trở lại trường Đại học tổng hợp Moskva. Ngày 28 tháng 4 năm 1920, ông qua đời sau khi nhận được thư cảm ơn về cuốn sách mà ông đã tặng cho lãnh tụ Lenin. Để tưởng nhớ công lao của ông, một bức tượng bằng đá cẩm thạch đen đã được dựng lên ở thủ đô Moskva. Sự nghiệp. Ông là người coi trọng thực nghiệm với các công trình khoa học thực nghiệm về quang hợp, ông khảo sát, theo dõi và ghi chép rất tỉ mỉ. Ông là người đầu tiên đề ra việc nghiên cứu hiện tượng quang hợp một cách toàn diện. Ông là một nhà khoa học viết nhiều các cuốn sách nghiên cứu về Hóa học, sinh học.. và là một nhà truyền thông xuất sắc về tư tưởng tiến bộ và khoa học. Cuốn sách quan trọng nhất của ông là cuốn Mặt trời, sự sống và chất diệp lục được coi là thành tựu nghiên cứu của cả cuộc đời ông về thực vật và quang hợp.
1
null
Vệ Đái công (chữ Hán: 衞戴公; trị vì: 660 TCN), tên thật là Cơ Thân (姬申), là vị vua thứ 19 của nước Vệ – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Thân thế. Vệ Đái công là cháu nội của Vệ Tuyên công – vua thứ 15 nước Vệ và con của công tử Cơ Ngoan – người con thứ của Vệ Tuyên công và phu nhân Di Khương. Ngoài Cơ Ngoan, phu nhân Di Khương sinh được thế tử Cấp Tử và công tử Kiềm Mâu. Sau đó Vệ Tuyên công cướp vợ của Cấp Tử là Tuyên Khương, cùng Tuyên Khương sinh ra công tử Thọ và công tử Sóc. Vì yêu Tuyên Khương và nghe theo Sóc, Tuyên công giết Cấp Tử và công tử Thọ, lập Sóc làm thế tử. Năm 700 TCN, Vệ Tuyên công mất, Cơ Sóc lên nối ngôi, tức là Vệ Huệ công. Huệ công còn ít tuổi, Cơ Ngoan là anh thứ đã lớn, thông dâm với mẹ Huệ công là Tuyên Khương. Ban đầu Tuyên Khương không bằng lòng nhưng bị bắt ép, lần lượt sinh ra 5 người con: 3 trai là Tề Tử, Cơ Thân, Cơ Hủy và 2 người con gái. Do quan hệ loạn luân giữa cha ông và mẹ ông, anh em Cơ Thân vừa là em cùng mẹ khác cha với Vệ Huệ công, vừa là cháu gọi Huệ công bằng chú; còn Tuyên Khương vừa là mẹ vừa là bà trẻ. Lên ngôi. Năm 660 TCN, nước Địch vào đánh nước Vệ, giết Vệ Ý công (con Vệ Huệ công). Trong lúc hỗn loạn, anh em Cơ Thân bỏ chạy. Tống Hoàn công nghe tin nước Vệ nguy biến, bèn mang quân ra bờ sông Hoàng Hà, mang thuyền đón tàn quân và dân Vệ. Trong một đêm, quân Tống đưa được hơn 700 người qua sông; sau đó tiếp tục cứu qua sông được 5000 người. Do người nước Vệ vẫn thương Cấp Tử và không có thiện cảm với Vệ Huệ công giết các anh tranh ngôi, không muốn lập lại dòng dõi của Huệ công, nhưng những người con khác của Vệ Tuyên công đều đã mất: Cấp Tử và công tử Thọ đều không có con, nên Tống Hoàn công lập Cơ Thân là con công tử Ngoan, người cùng mẹ với Cấp Tử lên nối ngôi, tức là Vệ Đái công. Cùng lúc, bá chủ Tề Hoàn công cũng sai con trưởng là công tử Vô Khuy mang 3000 quân và 500 cỗ xe cứu giúp nước Vệ, chu cấp thực phẩm đồ dùng cho Vệ Đái công. Tuy nhiên Vệ Đái công làm vua không được lâu thì mất. Tề Hoàn công lập em ông là công tử Hủy lên nối ngôi, tức là Vệ Văn công.
1
null
Cù lao Long Hựu là cù lao thuộc địa phận huyện Cần Đước , tỉnh Long An ngăn cách với huyện Cần Đước qua con kinh nước mặn, được thực dân Pháp cho đào vào thời chiến. Cù lao bao gồm hai xã Long Hựu Đông và xã Long Hựu Tây đồng thời là nơi tọa lạc của Đồn Rạch Cát và di tích lịch sử Nhà trăm cột.
1
null
Maurice de Broglie (1875 - 1960) là anh trai của nhà bác học Louis de Broglie và đồng thời ông cũng là nhà vật lý học nổi tiếng của Pháp. Cuộc đời. Ông sinh ngày 27 tháng 4 năm 1875 tại Paris. Ông tỏ ra là người có năng khiếu khi từ nhỏ ông học môn vật lý rất giỏi. Năm 1901, ông kết hôn với Camille Bernou de Rochetaillée có với nhau một người con gái nhưng đứa con gái của họ sớm qua đời khi mới 6 tuổi. Ông tốt nghiệp trường sĩ quan hải quân, và trải qua 9 năm trong Hải quân Pháp đóng quân ở Địa Trung Hải. Trong thời gian này, ông quan tâm đến vật lý, và bắt đầu làm nghiên cứu thí nghiệm về điện từ và ông đã rời khỏi quân ngũ vào năm 1904 để theo con đường khoa học. Ông theo học nhà bác học Paul Langevin tại trường Đại học Sorbonne và có được học vị tiến sĩ Vật lý vào năm 1908. Ông đã được mời tham gia vào nhiều viện và hội nghiên cứu khoa học như: Hội Vật lý, hội vô tuyến điện. Các thế hệ học trò được ông dẫn dắt cũng trở thành những nhà bác học xuất sắc như: Louis de Broglie, Louis de prince Ringuet, Jean Thibaut, Trillat, Dauvilliers.. Ông mất ngày 14 tháng 7 năm 1960 tại Seine-Neuilly-sur. Sự nghiệp. Công trình nghiên cứu đầu tiên của ông là về vật lý phân tử, sự ion hóa của các chất khí. Năm 1913, ông có nhiều phát hiện mới về quang phổ tia X, nguyên tử phóng xạ, vật lý học các hạt. Năm 1921, ông được phong hàm tiến sĩ danh dự của trường Đại học Osford và làm chủ tịch hội Vật lý nước Pháp. Sau đó là tiến sĩ Viện Hàn lâm khoa học Pháp (1924) và cả Viện Hàn lâm văn học Pháp thay thế Pierre de La Gorce vào năm 1934. Ông được bầu vào Hội Hoàng gia London (1940) và thay thế thầy của mình chủ nhiệm khoa Vật lý của trường Đại học Sorbonne (1942).
1
null
Huỳnh Hồng Sơn (sinh ngày 27 tháng 4 năm 1969 tại Sài Gòn) là một cầu thủ bóng đá Việt Nam. Anh từng thi đấu cho câu lạc bộ bóng đá Cảng Sài Gòn và từng là thành viên của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam tham dự Tiger Cup 2002 trong vai trò Tiền đạo. Tiểu sử. Những bước đầu tiên trên con đường bóng đá của Huỳnh Hồng Sơn bắt đầu từ các giải phong trào của lực lượng vũ trang Gò Vấp. Năm 1992, anh gia nhập Cảng Sài Gòn nhưng vẫn chỉ chơi bóng đá phong trào là chủ yếu. Thậm chí, năm 1995, vì mắc bệnh tiêu hóa, Sơn từng rời bỏ bóng đá để về làm công nhân của Công ty Xếp dỡ Khánh Hội - Cảng Sài Gòn. Nhưng 3 năm sau, cầu thủ này lại quay trở lại với bóng đá và may mắn đã mỉm cười với anh khi được bổ sung vào Đội 1 của Cảng Sài Gòn. Từ "bước đệm" này, cái tên Huỳnh Hồng Sơn có cơ hội để tỏa sáng. Dưới màu áo Cảng Sài Gòn, Sơn được biết đến như một cầu thủ đa năng, có thể chơi ở nhiều vị trí và đặc biệt rất có duyên ghi bàn. Cùng với đồng đội, cầu thủ này bước lên ngôi vô địch V.League mùa giải 2001-2002, đoạt Cup QG mùa bóng 1999-2000 và vô địch giải hạng nhất quốc gia 2004. Thời kỳ đỉnh cao tuy ngắn ngủi, nhưng Sơn cũng đã 2 lần lọt vào cuộc bầu chọn Quả Bóng Vàng Việt Nam. Trong cuộc bầu chọn năm 2002, Sơn vượt qua thủ môn Minh Quang (Bình Định) đoạt danh hiệu "Quả bóng đồng". Ở cấp độ đội tuyển Quốc gia, Sơn có vẻ không có duyên bởi vào thời điểm đó, anh bị lấn át bởi tên tuổi của "lớp cầu thủ vàng" như Nguyễn Hồng Sơn, Lê Huỳnh Đức, Trần Công Minh. Thậm chí, trong một cuộc bầu chọn Quả bóng vàng Việt Nam, cái tên Huỳnh Hồng Sơn còn "hân hạnh" được một cây viết không am tường lắm về bóng đá bầu chọn cho danh hiệu… "Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất". Và câu chuyện này trở thành một giai thoại của làng báo thể thao trong những cuộc "trà dư, tửu hậu" nói về tai nạn nghề nghiệp. Dẫu vậy, tại Tiger Cup 2002, Huỳnh Hồng Sơn lại thêm một lần may mắn khi lọt vào "mắt xanh" của ông Calisto huấn luyện viên trưởng đội tuyển Việt Nam thời đó. Càng ấn tượng hơn là ở thời điểm lần đầu tiên được gọi vào đội tuyển QG đó, Sơn đã bước qua tuổi 30. Thế nhưng, khi được xếp đá cặp với Huỳnh Đức trên hàng tiền đạo, Sơn chơi tuyệt hay và đóng góp một phần vào chiếc HCĐ của đội tuyển Việt Nam năm đó. Mùa giải 2005, một tai nạn ập đến với Huỳnh Hồng Sơn: chấn thương đốt sống cổ sau một pha va chạm với thủ môn đội Đá Mỹ Nghệ ở vòng 2 Cup QG. Chấn thương này buộc Sơn phải từ giã V.League 2005. Thành tích. Với đội tuyển Việt Nam
1
null
Chiến dịch Bobruysk là một trong ba chiến dịch mở màn cho các hoạt động tấn công lớn nhất năm 1944 của Quân đội Liên Xô trên chiến trường Byelorussia, diễn ra từ ngày 23 tháng 6 đến ngày 29 tháng 6 năm 1944, đúng ba năm sau ngày phát xít Đức tấn công Liên Xô. Chiến dịch diễn ra trên hướng Zhlobin-Bobruysk-Slutsk, một trong hai hướng đột kích chủ công của các phương diện quân Liên Xô tại mặt trận Byelorussia. Chỉ sau một tuần giao chiến, 4 tập đoàn quân cánh phải của Phương diện quân Byelorussia 1 và 3 quân đoàn xe tăng, kỵ binh-cơ giới tăng cường đã đánh bại Tập đoàn quân 9 (Đức); bao vây và tiêu diệt một cụm lớn quân Đức tại "cái chảo" Bobruysk, xóa sổ 7 trong 10 sư đoàn của Tập đoàn quân 9 (Đức), bắt sống 23.000 tù binh. Chiến thắng tại khu vực Bobruysk đã tạo ra một bàn đạp thuận lợi và rộng lớn để Phương diện quân Byelorussia 1 tấn công đến Minsk và Baranovichi, phối hợp với các Phương diện Byelorussia 2 và Byelorussia 3 hình thành một "cái chảo" khổng lồ ở khu vực phía Đông Minsk, bao vây, tiêu diệt và bắt làm tù binh hơn 100.000 sĩ quan và binh lính Đức Quốc xã thuộc Tập đoàn quân 4 và tàn quân của các tập đoàn quân 9 và xe tăng 3 (Đức); hoàn thành giai đoạn đột phá mặt trận, giai đoạn quan trọng nhất trong toàn bộ Chiến dịch Bagration. Tình huống mặt trận. Sau Chiến dịch Gomel-Rechitsa (Recyca), các tập đoàn quân 28 và 65 của Phương diện quân Byelorussia 1 đã tạo được một "cửa mở" rất thuận lợi ở khu vực Ozarrichi (???). Từ khu vực này, quân đội Liên Xô có thể tấn công lên phía Bắc dọc theo hành lang giữa hai con sông Ptichi và Berezina mà không gặp phải chướng ngại sông nước cản đường. Tuy nhiên, do binh lực và phương tiện dự bị của Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô đang dồn vào các trận đánh vượt sông Dniepr và Chiến dịch tấn công hữu ngạn Dniepr để giải quyết dứt điểm chiến trường Ukraina nên Phương diện quân Byelorussia 1 và các phương diện quân trên hướng Tây mặt trận Xô-Đức phải tổ chức phòng ngự tích cực trong suốt nửa đầu năm 1944. Trong khoảng thời gian đó, các tập đoàn quân cánh phải của phương diện quân đã tổ chức nhiều trận đánh cục bộ nhưng chưa thể đột phá được tuyến phòng thủ của Tập đoàn quân 9 (Đức). Từ ngày 21 đến ngày 26 tháng 2 năm 1944, Tập đoàn quân 3 (Liên Xô) do tướng A. V. Gorbatov chỉ huy bên cánh phải của Phương diện quân Byelorussia 1 đã mở Chiến dịch Rogachev-Zhlobin. Sau năm ngày tấn công vượt sông Dniepr và chống trả các đòn phản kích ác liệt của các sư đoàn xe tăng 5, 20 và một phần sư đoàn xe tăng 4 (Đức), Tập đoàn quân 3 đã chiếm lĩnh và giữ vững khu vực đầu cầu Toshitsa rộng gần 60 km, sâu từ 5 đến 30 km bên hữu ngạn sông Dniepr, đoạn từ Novo Bykhov (Nowy Bychow) qua Rogachev (Rahachow) đến phía Đông Zhlobin (Zlobin), áp sát sông Drut, làm gián doạn con đường sắt từ Mogilev đi Zhlobin. Đây là một căn cứ bàn đạp rất có giá trị về quân sự và trở thành một trong hai khu vực xuất phát tấn công rất thuận lợi của Phương diện quân Byelorussia 1 trong Chiến dịch Bobruysk. Binh lực và kế hoạch. Quân đội Liên Xô. Binh lực. Cánh phải của Phương diện quân Byelorussia 1 do đại tướng Konstantin Konstantinovich Rokossovsky làm tư lệnh, thượng tướng M. S. Malinin làm tham mưu trưởng. Thành phần tham gia chiến dịch gồm có: Chỉ đạo hoạt động của Phương diện quân Byelorussia 2 là Đại diện Đại bản doanh, Nguyên soái G. K. Zhukov. Kế hoạch. Cựu đại tá SS kiêm nhà sử học Paul Karl Schmidt (hay Paul Carell), đã đánh giá tầm quan trọng của thành phố Bobruysk như sau: Vì vậy, không ngạc nhiên khi thành phố này là điểm trọng tâm trong kế hoạch tác chiến cũng như trong quá trình diễn biến chiến dịch Bobruysk. Căn cứ vào kinh nghiệm của Chiến dịch Gomel-Rechitsa và lợi thế tạo được do kết quả của Chiến dịch Rogachev-Zhlobin, tướng K. K. Rokossovsky dự kiến mở hai mũi tấn công vào Bobruysk. Cánh phải gồm Tập đoàn quân 3, Tập đoàn quân 48 và Quân đoàn xe tăng 9 sẽ từ khu vực đầu cầu Toshitsa - Rogachev tấn công trực diện vào Bobruysk dọc theo đường bộ và đường sắt từ Rogachev và Zhlobin đi Bobruysk. Trong khi quân Đức lo đối phó với đòn tấn công trực diện đó thì cánh trái gồm Tập đoàn quân 28, Tập đoàn quân 65 và cụm kỵ binh cơ giới của tướng I. A. Pliev sẽ đánh một đòn vu hồi sâu lên phía Tây Bắc Bobruysk, đến ngã tư đầu mối đường sắt Osipovichi (Asipovichy), cắt đứt giao thông giữa Minsk với Bobruysk, giữa Bobruysk với Mogilev ở phía Bắc, với Slusk ở phía Tây và với Luninets ở phía Tây Nam. Cũng như trong chiến dịch Gomel-Rechitsa, tướng K. K. Rokossovsky hy vọng mũi tấn công của các tập đoàn quân 28, 65 và Cụm kỵ binh cơ giới trên hành lang giữa hai con sông Berezina và Ptichi sẽ loại bỏ được toàn bộ tuyến phòng thủ thứ hai của quân Đức dọc theo sông Berezina. Đòn vu hồi này cũng có nhiệm vụ bao vây cụm quân chủ lực của Tập đoàn quân 9 (Đức) gồm Quân đoàn xe tăng 41 và Quân đoàn bộ binh 35 đóng trên hai bờ sông Berezina. Trong quá trình tấn công, Cụm kỵ binh cơ giới của tướng I. A. Pliyev phải mở rộng phạm vi tấn công sang phía Tây để che chắn cho sườn trái của cánh quân chủ lực khi thực hiện các đòn đánh vu hồi. Hai tập đoàn quân 28 và 65 phải thực hiện một vòng vây kép phía Tây Bắc Bobruysk, ngăn chặn tất cả các đòn phản kích của quân Đức từ hướng Minsk xuống và các cuộc phá vây từ Bobruysk ra. Về sườn phải của Tập đoàn quân 3 thì tướng Rokossovsky không lo lắng nhiều vì theo kế hoạch hiệp đồng tác chiến chiến dịch, Tập đoàn quân 50 của Phương diện quân Byelorussia 2 trên hướng Chausy (Chavusy) - Bykhov sẽ đồng thời mở cuộc tấn công sang Klichev (Klichaw) và mối đe dọa của Quân đoàn bộ binh 12 (Đức) từ phía Bắc đối với sườn phải Tập đoàn quân 3 sẽ bị chế ngự. K. K. Rokossovsky giữ Quân đoàn xe tăng 1 làm thê đội dự bị với hai nhiệm vụ: tiêu diệt quân Đức trong vòng vây ở Bobruysk và phát huy chiến quả sau chiến dịch lên hướng Minsk. Trong quá trình xây dựng kế hoạch chiến dịch, tướng A. V. Gorbatov đề nghị chuyển dịch mũi tấn công của Quân đoàn xe tăng 9 lên phía Bắc khoảng từ 25 đến 30 km. Mặc dù phải vượt qua rừng và một số đồng lầy trên khu vực Dobysno nhưng xe tăng sẽ không phải vượt sông trong hành tiến và tấn công. Đồng thời đây lại là nơi tuyến phòng thủ mỏng yếu hơn của quân Đức do chỉ có Trung đoàn 445 (Sư đoàn bộ binh 134) đóng giữ. Ý kiến này ban đầu bị tướng K. K. Rokossovsky kịch liệt phản đối vì nó tạo ra nguy cơ Quân đoàn xe tăng 9 không gắn kết được với Quân đoàn bộ binh 41 (Tập đoàn quân 3) do giãn cách rộng ra. Và như vậy, cánh phải của Tập đoàn quân 3 cũng sẽ phải dịch chuyển theo. Tuy nhiên, trong ngày đầu chiến dịch, do tốc độ tấn công rất chậm khi quân đội Liên Xô phải công phá các công sự dày đặc của Quân đoàn xe tăng 41 (Đức) trên tuyến phòng thủ từ Kostyakovo đến Novo Kolosy, ý kiến của tướng A. V. Gorbatov đã được chứng minh là đúng và trên hướng tấn công mới, Tập đoàn quân 43 và Quân đoàn xe tăng 9 đã phát huy được sức mạnh đột kích của nó. Về kế hoạch tấn công trong chiến dịch Bobruysk, giữa K. K. Rokosovsky và I. V. Stalin có sự bất đồng. I. V. Stalin lo ngại rằng kế hoạch tấn công của K. K. Rokossovsky quá táo bạo vì Phương diện quân Byelorussia 1 có một trận tuyến dài đến trên 900 km từ Selets-Kholopeyev qua Zhlobin và Kapatkyevichi, xuyên qua đầm lầy Polesya và kết thúc ở phía Nam Koven. Vì vậy, có lúc I. V. Stalin đã bàn đến việc chia Phương diện quân Byelorussia 1 làm hai. Ông cho rằng việc chỉ huy một phương diện quân chiến đấu trên hai mặt trận cách xa nhau hơn 900 km là không thể. Tuy nhiên K. K. Rokossovsky, vẫn kiên trì bảo vệ quan điểm của mình. Ông chứng minh rằng dù trên hai hướng khác nhau với mặt trận kéo dài nhưng nó lại là lợi thế rất quan trọng của phương diện quân này, cho phép thực hiện những đòn vu hồi sâu và các cuộc bao vây lớn tại phía Tây Minsk trong giai đoạn sau, giai đoạn phát huy chiến quả của chiến dịch. Trong hồi ký của mình, K. K. Rokossovsky đã đề cập đến vấn đề này như sau: Trong buổi tranh luận, I. V. Stalin đã ba lần yêu cầu K. K. Rokossovsky "trở về và suy nghĩ lại", tuy nhiên cả ba lần Rokossovsky đều trả lời "Hai mũi đột phá, đồng chí Stalin, hai mũi đột phá." Sau lần thứ 3, I. V. Stalin đến bên cạnh K. K. Rokossovsky và đặt tay lên vai ông. Mọi người cho rằng Stalin sẽ giật đứt quân hàm trên vai của Rokossovsky, nhưng I. V. Stalin bỗng trả lời: "Sự tự tin của đồng chí đã thể hiện đánh giá đúng đắn của đồng chí." và chấp thuận kế hoạch của Rokossovsky. Paul Karl Schmidt đã nhận xét: Căn cứ vào kinh nghiệm Chiến dịch Stalingrad, K. K. Rokossovsky còn cho rằng không nên bao vây những lực lượng nhỏ quân Đức tại các bên sườn mà cần đánh thốc ngay đến Minsk để hợp vây một lực lượng quân Đức lớn hơn. Rất tiếc vì Đại bản doanh Liên Xô không đủ lực lượng dự bị cho kế hoạch ấy và thiếu các phương tiện tác chiến đường thủy ý đồ một cuộc hợp vây đẹp từ hướng Kovel đánh ngược vào phía Tây Minsk không thể thực hiện được. Tuy nhiên, Bộ Tổng tham mưu Liên Xô vẫn coi chiến dịch trên hướng Kovel là một phần quan trọng của giai đoạn sau, khi quân đội Liên Xô đã giải phóng Minsk. Và chính mũi tấn công đó đã làm nên thành công của giai đoạn 3 Chiến dịch Bagration Nguyên soái G. K. Zhukov có lời nhận xét khác hơn về những gì xảy ra trong buổi tranh luận về kế hoạch tấn công của K. K. Rokossovsky: Quân đội Đức Quốc xã. Binh lực. Cánh Nam của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm do thống chế Ernst Busch, từ ngày 27 tháng 6 do thống chế Walter Model chỉ huy. Trên địa bàn tác chiến có Tập đoàn quân 9 do trung tướng bộ binh Hans Jordan, đến ngày 27 tháng 6 là trung tướng xe tăng Nikolaus von Vormann chỉ huy. Biên chế gồm có: Riêng thành phố Bobruysk được tổ chức thành một "Fester Platz", có chức năng như một cụm cứ điểm phòng thủ mạnh do chuẩn tướng Adolf Hamann chỉ huy. Nhìn chung, so với Tập đoàn quân số 4 ở khu vực Mogilev - Minsk, Tập đoàn quân số 9 bao gồm các sư đoàn có chất lượng và sức chiến đấu kém hơn. Điều này có thể là do phán đoán của Bộ Tư lệnh tối cao lục quân Đức cho rằng địa hình phức tạp của khu vực này thuận lợi hơn cho việc phòng thủ. Kế hoạch. Trên thực tế, Tập đoàn quân số 9 đã nhận biết được nguy cơ về một cuộc tấn công lớn quân đội Liên Xô. Các lực lượng tuần tra của sư đoàn bộ binh số 134 (Đức) đã phát hiện mật độ tập trung binh lực lớn của quân đội Liên Xô tại khu vực của Quân đoàn bộ binh cơ giới 35 và Quân đoàn xe tăng 41. Theo đó mỗi trung đoàn của sư đoàn bộ binh số 134 (Đúc) sẽ phải đối mặt với 1 sư đoàn Liên Xô đủ biên chế (7.200 người). Trước tình hình này, tư lệnh Tập đoàn quân số 9, tướng Hans Jordan đã khẩn thiết yêu cầu cho phép được tổ chức rút lui chiến thuật để bảo toàn lực lượng, nhưng tất cả đều bị thống chế Ernst Busch - tư lệnh Cụm Tập đoàn quân Trung tâm - bỏ ngoài tai. Theo kế hoạch phòng thủ chung của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) tại Byelorussia, Tập đoàn quân 9 (Đức) bố trí phòng ngự trên khu vực phía trước Bobruysk thành hai tuyến. Tuyến ngoài từ Bykhov dọc theo sông Dniepr qua Rogachev, Zhlobin, sau đó rẽ sang phía Tây và kết thúc tại Parichi. Tuyến trong chạy dọc theo sông Berezina từ Parichi kéo lên phía Bắc, qua Bobruysk, Svisloch và nối với tuyến phòng thủ thứ hai của Tập đoàn quân 4 (Đức) tại phía Nam Berezino 20 km. Khu vực lõi của hệ thống phòng ngự này là Bobruysk được giao cho Sư đoàn xe tăng 20 và Sư đoàn bộ binh 298 trấn giữ với nhiệm vụ là lực lượng dự bị chiến dịch, sẵn sàng cơ động chi viện cho các hướng khác. Ngoài ra, quanh khu vực Bobruysk còn có các vị trí phòng thủ tại Bogushevka (???), Glebovka Rudnya (???), Krasnaya Dubrovka (Dubrova), Borubniki (???) do Cụm quân bảo vệ hậu phương 532 (Tập đoàn quân 9) trấn giữ với quân số tương đương 2 sư đoàn. Khu vực từ Parichi đến David Gorodok (Davyd Haradok) dài gấp đôi tuyến từ Bykhov đến Parichi nhưng lại chỉ có Quân đoàn bộ binh 55 có binh lực yếu nhất trong ba quân đoàn của Tập đoàn quân 9 phòng giữ. Các cụm phòng thủ lớn nhất trên hướng này được bố trí tại Parichi, Knyshevichi (???), Godyny (???), Karpilovka (???). Từ Kopatkevichi (Kapatkevicy) trên sông Oressa đến David-Gorodok chỉ có các cứ điểm lẻ trên các thị trấn và các gò đất nhô lên trong vùng rừng và đầm lầy Polesya. Bộ Tư lệnh Tập đoàn quân 9 (Đức) cho rằng quân đội Liên Xô hầu như không thể triển khai tấn công lớn bằng các vũ khí hạng nặng trên khu vực rìa phía Đông vùng đầm lầy Polesya và họ đã phải trả giá cho nhận định không thực tế đó. Diễn biến. Ngày 23 tháng 6 năm 1944, trận đánh tại Bobruysk mở màn bằng một trận mưa đạn pháo chụp lên đầu các phòng tuyến quân Đức, tiếp theo đó là các đợt xung phong của các mũi tấn công Xô Viết. Tuy nhiên, trước sự phòng thủ cứng rắn của quân Đức, đợt tấn công không diễn ra như mong muốn. Đại tướng K. K. Rokossovsky lập tức cho hoãn tiến công và tiếp tục tổ chức một trận pháo kích dữ dội vào ngày 24 tháng 7. Hai trận pháo kích đã đánh phá tan tành phòng tuyến của sư đoàn bộ binh số 134 (Đức) ở phía Bắc khu vực này, nơi quân đoàn xe tăng số 9 (Liên Xô) tấn công. Đồng thời, hệ thống cầu đường xuyên qua các đầm lầy được công binh xây dựng và ngụy trang khéo léo đã giúp quân đội Liên Xô tiếp cận các vị trí của quân Đức mà đối phương không hề hay biết. Quân Đức vội vã điều sư đoàn thiết giáp số 20 tới chặn kích nhưng cùng lúc đó, quân đoàn xe tăng cận vệ số 1 đã mở được một đột phá khẩu ở phía Nam Bobruysk và tiến sâu hơn 40 cây số; buộc quân Đức phải điều sư đoàn thiết giáp số 20 vòng xuống phía Nam chặn kích. Bị đánh từ hai hướng, lực lượng chặn kích trở nên lúng túng và cứ chạy vòng vòng từ Bắc xuống Nam và từ Nam lên Bắc suốt hai ngày. Trong khi đó, quân đội Liên Xô tiếp tục tấn công dữ dội và, cuối cùng vào ngày 26 tháng 6, quân đoàn xe tăng số 9 đập vỡ phòng tuyến quân Đức ở Rogachev và đánh chiếm các đầu cầu vượt sông Berezina ở phía Nam Bobruysk, trong khi quân đoàn xe tăng cận vệ số 1 đánh chiếm các đầu cầu bên bờ Tây của sông. Theo sau các mũi xe tăng là lực lượng chính của Tập đoàn quân số 65, 48 và 3. 70.000 quân Đức của các quân đoàn số 34, quân đoàn thiết giáp số 41 và sư đoàn xe tăng số 20 đã bị nhốt vào một "cái chảo" lớn ở Đông Nam Bobruysk. Hướng Glusk (Hlusk) - Osipovichi (Asipovichi). Đại tướng K. K. Rokossovsky đặt nhiều hi vọng vào mũi đột kích vào phía Tây Nam Boboruysk vòng lên Tây Bắc thành phố. Tiến công trên dải hành lang giữa hai con sông Brezina và Ptichi, các tập đoàn quân 28, 65 và Cụm kỵ binh cơ giới của tướng I. A. Pliev không phải vượt qua các con sông lớn. Tuy nhiên đây cũng là hướng mà Tập đoàn quân 9 (Đức) bố trí khá nhiều binh lực. Ngoài Sư đoàn bộ binh 45 đóng ở Parichi và Sư đoàn bộ binh 383 đóng ở Karpilovka trên tuyến đầu, còn có Sư đoàn cơ giới 36 đóng ở khu vực Glusk trên tuyến 2. Bên cánh phải cụm quân này, Sư đoàn bộ binh 102 đóng ở Kopatkevichi cũng có thể kéo sang chi viện. Vì vậy, ông yêu cầu Tập đoàn quân 65 và Tập đoàn quân 28 thu hẹp chính diện tấn công xuống còn 25 và 15 km, đảm bảo cho mật độ pháo binh lên đến 160 nòng súng trên 1 km chính diện, chưa kể hơn 60 dàn Katyusha. 6 giờ sáng 24 tháng 6, các tuyến phòng ngự của quân Đức từ Parichi đến Kopatkevichi phải hứng chịu cuộc pháo kích kéo dài đến 2 giờ liền. Các trung tâm phòng ngự phía trong cũng bị hàng trăm phi vụ ném bom và tấn công mặt đất bằng hỏa tiễn của Tập đoàn quân không quân 16 và Tập đoàn quân không quân chiến lược số 1 (Liên Xô). Đến 11 giờ, Tập đoàn quân 65 đã phá vỡ toàn bộ tuyến phòng thủ đầu tiên của quân Đức và đánh chiếm các cứ điểm Prachi, Gomza (???) và Sekirrichi (???). Bên sườn trái, Tập đoàn quân 28 chỉ cần một buổi sáng để hoàn thành nhiệm vụ đột phá được giao cho họ trong cả ngày, đánh chiếm các vị trí Brodtsam (???), Ospino (???) và Rogy (Roh). Đến cuối buổi sáng 24 tháng 6, cả hai tập đoàn quân 28 và 65 đã mở được một cửa đột phá rộng đến 30 km, sâu từ 5 đến 10 km. Trước những thành công ngoài kế hoạch của hai tập đoàn quân này. Chiều 24 tháng 6, Cụm kỵ binh cơ giới của tướng I. A. Pliev được điều ngay vào khu vực đột phá khẩu để phát huy chiến quả mà không chờ đến ngày hôm sau. Với sức mạnh phối hợp của kỵ binh và xe tăng, cụm quân của tướng I. A. Pliev đã thọc sâu thêm 30 km và đã chạm đến tuyến phòng thủ thứ hai của quân Đức trên khu vực Glusk. Hai ngày sau đó, Sư đoàn cơ giới 36 (Đức) cùng hai sư đoàn bộ binh ở tuyến đầu rút về cố sức chống trả hai tập đoàn quân Liên Xô trên tuyến sông Ptichi nhưng không thể cản được đà tấn công của đối phương. Ngày 25 tháng 6, Lữ đoàn kỵ binh 1 SS thuộc Sư đoàn an ninh 391 (Đức) có 15 xe tăng yểm hộ tiến hành cuộc phản kích vào Trung đoàn kỵ binh 35 (Liên Xô) tại nhà ga Ptich và làng Bagrimovichi (???). Cuộc phản công này tạo ra mối đe dọa ở hai bên sườn các Trung đoàn kỵ binh 35 và 61 đã tiến ra Glusk. Tướng Kryukov, chỉ huy Quân đoàn kỵ binh cận vệ 2 lệnh cho tướng Pankratov, sư đoàn trưởng Sư đoàn kỵ binh cận vệ 3 điều Trung đoàn kỵ binh 59 và Trung đoàn pháo chống tăng 149 tiếp ứng. Chiều 25 tháng 6, kỵ binh SS và xe tăng Đức bị đánh bật khỏi bờ sông Ptichi, chiếc cầu đường bộ bắc qua sông Prichi ở phía Tây Glusk lọt vào tay quân đội Liên Xô. Ngày 26 tháng 6, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 2 (Liên Xô) vượt sông Ptichi, đánh vào sau lưng cánh quân của Quân đoàn xe tăng 41 đã phòng ngự trên khu vực phía Tây sông Berezina. Tuyến phòng ngự của quân Đức một lần nữa bị tan vỡ. Hai quân đoàn kỵ binh Liên Xô đã thọc sâu đến Staro Dorogi (Staryya Darohi), cắt đứt con đường sắt từ Slutsk đi Osipovichi - Bobruysk. Tập đoàn quân 28 và Tập đoàn quân 65 tiến nhanh lên phía Tây Bắc Bobruysk. Ngày 26 tháng 6, họ lần lượt đánh chiếm Glusha rồi thọc lên Osipovichi và Pukhoviuchi (Puchavicy), cắt đứt đường sắt và đường bộ nối Minsk với Bobruysk. Tin chắc vào kết quả của chiến dịch, ngày 26 tháng 6, tướng K. K. Rokossovsky lệnh cho Quân đoàn xe tăng cận vệ 1 tấn công dọc theo thung lũng sông Berezina lên phía Bắc. Trước sức tấn công của xe tăng Liên Xô, Sư đoàn bộ binh 45 (Đức) phòng thủ ở khu vực Parichi nhanh chóng tan vỡ, một bộ phận tháo chạy về Bobruysk, đại bộ phận bị tiêu diệt hoặc bị bắt làm tù binh. Cánh cửa phía Nam Bobruysk đã được xe tăng Liên Xô chốt giữ. Các đường rút lui của Tập đoàn quân 9 lên phía Bắc và sang phía Tây đã bị khóa chặt. Bên sườn trái của Tập đoàn quân 28, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 7 đã đánh chiếm một bàn đạp rộng và sâu bên bờ Tây sông Oressa, khóa chặt con đường độc đạo từ Luninyet (Luninets) đi Bobruysk. Quân đoàn kỵ binh cận vệ 4 đã triển khai dọc sông Oressa từ Glussy (???) đến phía Đông Slutsk, chia cắt Quân đoàn bộ binh 55 (Đức) với chủ lực Tập đoàn quân 9 đang đóng ở khu vực phía Đông sông Oressa và sẵn sàng cho giai đoạn tấn công tiếp theo. Hướng Rogachev - Svisloch. 6 giờ sáng ngày 24 tháng 6, các tập đoàn quân 3 và 48 trên cánh phải hướng Bobruysk bắt đầu tấn công. Đúng như dự đoán của Bộ Tư lệnh mặt trận, dù đã sử dụng pháo binh với mật độ cao nhất để bắn phá dọn đường trong hơn 2 giờ nhưng cuộc tấn công của quân đội Liên Xô ở đây tiến triển khá chậm chạp. Các quân đoàn bộ binh 40, 41, 20 và cận vệ 3 đã vấp phải nhiều lớp rào phòng thủ của các sư đoàn bộ binh 6 và 36 (Đức) trải dài từ Kotyashovo (???) đến Lebedevka (???). Tướng Hans Jordan cũng điều Sư đoàn bộ binh 296 và một phần sư đoàn xe tăng 20 thiết lập tuyến phòng thủ phía sau từ Filipinovichi (???) đến Ryevka (???). Đến 12 giờ trưa ngày 24 tháng 6, các quân đoàn bộ binh 41 và 20 (Liên Xô) mới chiếm được 2 dải chiến hào đầu tiên của quân Đức sau những trận đánh vượt sông ác liệt và đẫm máu. Để tăng tốc độ tấn công, tướng A. V. Gorbatov, tư lệnh Tập đoàn quân 3 đề nghị thực hiện ý đồ mà ông đã đề xuất tại cuộc họp bàn kế hoạch tác chiến của phương diện quân về việc đưa Quân đoàn xe tăng 9 vào đột phá trong dải tấn công của Quân đoàn bộ binh 35. Nguyên soái G. K. Zhukov ủng hộ ý kiến này. Ngày 25 tháng 6, Quân đoàn xe tăng 9 bắt đầu triển khai tấn công tại khu vực bàn đạp Novo Bykhov, bên sườn phải của Tập đoàn quân 3 (Liên Xô). Kết quả thu được còn vượt trên cả mong muốn của tướng K. K. Rokossovsky. Chỉ sau một ngày tấn công, Quân đoàn xe tăng 9 đã hoàn toàn đè bẹp sức kháng cự của Sư đoàn bộ binh 134 (Đức) và kéo lên phía Bắc với tốc độ tấn công lên đến hơn 50 km/ngày. Cuộc đột kích của Quân đoàn xe tăng 9 đã đặt toàn bộ cụm quân Đức đang phòng thủ tại phía Đông Nam Bobruysk và thế bị nửa hợp vây. Khi tướng Hans Jordan nhận ra nguy cơ và ra lệnh cho các sư đoàn bộ binh 6, 36, 296 và Sư đoàn xe tăng 20 rút về giữ Bobruysk thì đã quá muộn. Chiều ngày 26 tháng 6, chiếc cầu độc nhất qua sông Berezina ở Svisloch đã nằm trong tay Quân đoàn xe tăng 9. Con đường sắt từ Bobruysk di Mogilev bị cắt đứt. Ngày 27 tháng 6, Tập đoàn quân 48 (Liên Xô) đã đổ quân sang hữu ngạn sông Dniepr tại khu vực Zhlobin và dồn ép quân Đức lên phía Bắc. Cùng ngày, Quân đoàn xe tăng cận vệ 1 đã tiến đến của ngõ phía Nam Bobruysk và đột kích vào thành phố, phối hợp với Quân đoàn xe tăng 9 từ phía Titovka (???) tấn công sang. Đòn đột kích tốc độ cao của Quân đoàn xe tăng 9 (Liên Xô) đã làm cho quân Đức hoàn toàn bất ngờ. Một trung sĩ của Sư đoàn xe tăng 20 (Đức) sau khi bị bắt làm tù binh đã khai: Ngày 28 tháng 6, Quân đoàn xe tăng cận vệ 1 bắt đầu đột kích vào Bobruysk. Hơn 70.000 quân Đức cùng nhiều vũ khí hạng nặng bị bao vây tại khu vực Đông nam Bobruysk. "Hỏa ngục" Bobruysk. Không bỏ phí thời gian, quân đội Liên Xô đã tiến hành thanh toán quân Đức tại Bobruysk bằng những trận mưa bom bão đạn với cường độ khủng kiếp. Khối quân Đức bị vây đã tìm mọi cách chạy thoát khỏi cái "chảo lửa" ở Bobruysk, hy vọng có thể cùng với Tập đoàn quân số 4 chống giữ khu vực Berezina và vùng ngoại ô Minsk, nhưng từng đám lính Đức trong tình trạng hỗn loạn đã kẹt cứng ở giao lộ tại Titovka và trở thành mục tiêu cho pháo binh và không quân Xô Viết. Chỉ có một số ít người may mắn thoát chết và chạy được về phía Tây Bắc của thành phố. Một đợt oanh kích quy mô lớn bởi 526 máy bay của Tập đoàn quân không quân số 16 (Liên Xô) đã gây ra nhiều thương vong cùng sự khủng khiếp và hoảng loạn trong hàng ngũ quân Đức. Một số nỗ lực phá vây tự phát được thực hiện ở khu vực bờ Đông sông Berezina trên một địa đoạn dài vài cây số, và quân đội Xô Viết trả lời những cuộc phá vây này cũng bằng những trận mưa đạn pháo. Không lâu sau đó, Tập đoàn quân số 9 tiếp tục bị giáng một đòn hủy diệt khi trụ sở cơ quan thông tin chủ yếu của nó bị san bằng trong một trận không kích. Ngày 26 tháng 6, Hitler huyền chức tướng Hans Jordan vì sai lầm của ông ta trong việc điều động Quân đoàn xe tăng 41. Liên tiếp bị tra tấn bởi những trận oanh tạc và pháo kích dữ dội, quân Đức dần dần rơi vào tình trạng hoảng loạn và mất tinh thần, nhiều người vứt bỏ cả vũ khí tìm cách chạy tháo thân về phía Tây. Từ giữa ngày 28 tháng 6, Tập đoàn quân số 48 (Liên Xô) bắt đầu tổng công kích từ nhiều hướng và nhanh chóng tiêu diệt phần lớn số quân bị vây trong chảo lửa Bobruysk. Khác với những cuộc bao vây trước đó, quân đội Liên Xô không đưa ra tối hậu thư cho cụm quân Đức bị vây. Mục tiêu sâu xa của chiến dịch Bagration không cho phép làm như vậy. Và cũng khác với các cuộc bao vây trước đó, quân đội Liên Xô không dùng bộ binh và xe tăng để "nói chuyện" với quân Đức như trong các cuộc bao vây trước đó mà dùng không quân và pháo binh. Trong buổi chiều khủng khiếp ngày 28 tháng 6 năm 1944, Tập đoàn quân không quân 16 (Liên Xô) đã huy động toàn bộ số máy bay tiêm kích, cường kích và máy bay ném bom chiến thuật mà họ có trong tay. 134 máy bay tiêm kích Liên Xô tạo thành ba vòng yểm hộ trên không tại các độ cao từ 200 mét đến 3000 mét, đảm bảo an toàn không phận cho các máy bay cường kích và máy bay ném bom hoạt động. 175 máy bay ném bom Pe-2 thực hiện oanh tạc ở độ cao 1.200 mét đến 1.600 mét. Từ độ cao 200 mét đến 1.200 mét, 217 máy bay cường kích IL-2 và Tu-2 tấn công vào các mục tiêu "cứng". Phụ họa vào đó là các trận pháo kích của pháo binh thuộc Tập đoàn quân 48 (Liên Xô). Tập đoàn quân không quân 6 (Đức) bị chia năm xẻ bảy trên khắp chiến trường Byelorussia đã không thể có hành động đáng kể trên không để yểm hộ cho cánh quân Đức bị bao vây ở Đông Nam Bobruysk. Vài tốp Me-109 và Fw-190 với số lượng 4 đến 6 chiếc/tốp đã không thể vượt qua được hàng rào máy bay tiêm kích Liên Xô. Chỉ trong buổi chiều ngày 28 tháng 6, không quân Liên Xô đã ném xuống khu vực này 1.127 quả bom phá từ 50 đến 100 kg, 4.897 quả bom mảnh phá từ 10 đến 25 kg, 5.326 quả bom phá xe tăng, phóng 572 quả rốc két chống tăng, bắn 27.889 quả đạn pháo 37 mm và 45.440 viên đạn súng máy. Tất cả những điều đó tạo thành một cơn bão lửa mà không một ngòi bút nào có thể miêu tả được. Các phi công trinh sát Liên Xô đếm được khoảng 150 xe tăng, pháo tự hành, xe bọc thép, 1.000 súng pháo các cỡ, 6.000 ô tô, 300 xe xích và 3.000 xe ngựa bị phá hủy. Nhưng không ai có thể biết hết được những điều kinh khủng thực sự đã diễn ra trong cơn bão lửa đó. Sau khi được nghe các tướng K. K. Rokossovsky và S. I. Rudenko báo cáo về việc đã thanh toán cụm quân Đức bị vây tại khu vực Bobruysk, Nguyên soái G. K. Zhukov chỉ thốt lên: "Đó là một bản hợp xướng rùng rợn". Nhằm cứu vãn tình thế, Bộ Tư lệnh tối cao lục quân Đức vội vã điều Sư đoàn xe tăng 12 của tướng Gerhard Müller từ khu vực Drogichin (Drahicyn) - Kobrin kéo tới giải vây. Ngày 30 tháng 6, từ khu vực phía Nam Pukhovichi, quân Đức tổ chức một cuộc tấn công phá vây với sự phối hợp của Sư đoàn xe tăng 12 với tàn quân của Sư đoàn xe tăng 20 trong vòng vây và đã mở được một đột phá khẩu tại khu vực của Sư đoàn bộ binh 356 (Liên Xô), giải cứu khoảng 10.000 quân Đức. Phần lớn số quân này đã lâm vào trạng thái hoảng loạn và không mang vũ khí. Số còn lại tiếp tục hứng chịu những trận oanh kích dữ dội của quân đội Liên Xô và cuối cùng đã phải đầu hàng. 2/3 quân số của Quân đoàn bộ binh 35 và Quân đoàn xe tăng 41 đã bỏ mạng trong các trận không kích và pháo kích của quân đội Liên Xô. Trong số quân kéo cờ trắng ra hàng có thiếu tướng Kurt-Jürgen Freiherr von Lützow, tư lệnh Quân đoàn bộ binh 35 (Đức). Tình hình bi thảm của Tập đoàn quân số 9 trong cái "chảo lửa" Bobruysk đã được thiếu tướng Helmut Staedke, Tham mưu trưởng của tập đoàn quân báo cáo với chỉ huy lực lượng cứu viện, tướng Gerhard Müller như sau: Đúng như viên tham mưu trưởng này đã dự báo, ngày 1 tháng 7, Tổng hành dinh Quân đội Đức Quốc xã phải sáp nhập ba sư đoàn còn lại trong số 10 sư đoàn của tập đoàn quân này vào Tập đoàn quân 2 để bố trí phòng thủ tại tuyến Baranovichi - Pinsk. Từ ngày 3 tháng 7, nó không còn được gọi là Tập đoàn quân 9 nữa mà được gọi là Cụm quân Von Vormann, theo tên của viên tướng xe tăng Nikolaus von Vormann, người được Adolf Hitler cử lên thay thế tướng Hans Jordan. Tập đoàn quân 9 là tập đoàn quân Đức thứ hai bị xóa sổ trong Chiến dịch Bagration. Kết quả và đánh giá. Kết quả. Chiến dịch Bobruysk đã đánh tan tác Tập đoàn quân số 9 của quân đội Đức Quốc xã, giúp quân đội Liên Xô thọc sâu hơn 100 cây số vào hậu tuyến quân Đức, tạo điều kiện thuận lợi cho các đợt tấn công kế tiếp theo hướng Minsk và Baranovichi. Đây là một thắng lợi lớn của quân đội Liên Xô, đạt được trong thời gian ngắn và trên quy mô lớn. Việc triển khai hiệu quả một lực lượng không quân lớn là một trong những yếu tố góp phần làm nên chiến thắng của quân đội Liên Xô trong trận đánh này. Nhà báo Liên Xô, Vasily Semyonovich Grossman đã miêu tả về thương vong của quân Đức trong chiến dịch Bobruysk như sau: Các nguồn nghiên cứu của phương Tây ước tính, quân đội Đức Quốc xã tổn thất khoảng 70.000 người trong chiến dịch này, trong đó có khoảng 20.000 tù binh. Thiệt hại của quân đội Liên Xô được cho là dưới mức thông thường, chỉ khoảng 2% đến 2,5% quân số tham gia ban đầu tử trận. Điều quan trọng nhất là quân đội Liên Xô đã tạo ra được một bàn đạp thứ hai để tấn công vào Minsk từ phía Nam. Ở phía Bắc, Phương diện quân Byelorussia 3 đã đánh chiếm Borisov và việc họ tấn công vào Minsk chỉ còn có thể tính từng ngày. Trong khi đó, Tập đoàn quân 4 (Đức) cùng tàn quân của Tập đoàn quân xe tăng 3 và Tập đoàn quân 9 (Đức) vẫn đang cố chống giữ trên khu vực Logoysk (Lahoysk) - Kurgan (Kurhan) - Klichev - Pukhovichi, một "tứ giác" định mệnh đội với Tập đoàn quân này. Đánh giá. Điểm đặc sắc nhất của Chiến dịch Bobruysk là tướng K. K. Rokossovsky đã phá bỏ một số quy tắc quân sự thường được giảng dạy tại các học viện, nhà trường quân đội Liên Xô và được khuyến cáo áp dụng vào thực tiễn. Trước hết là việc bố trí cả hai mũi tấn công đều là hai mũi tấn công chính, có binh lực tương đương nhau trong khi lý thuyết quân sự phổ biến thường khuyến cáo dùng một mũi tấn công chính với binh lực mạnh hơn và một mũi phụ công (có thể đóng vai trò nghi binh) để phân tán lực lượng đối phương, bảo đảm cho hướng tấn công chính đạt được kết quả. Mặc dù ý tưởng đó không thực hiện được từ hai hướng tấn công chiến lược là Kovel và Bobruysk do thiếu phương tiện chuyển quân đường thủy nhưng tại một hướng chiến lược, K. K. Rokossovsky vẫn tổ chức tấn công bằng hai mũi đột phá cân đối. Hướng tấn công phía Tây sông Berezina được bố trí một tập đoàn quân mạnh hơn (Tập đoàn quân 28) "kèm cặp" một tập đoàn quân yếu hơn (Tập đoàn quân 65). Hướng tấn công phía Đông sông Berezina cũng có một tập đoàn quân mạnh (Tập đoàn quân 3) để hỗ trợ cho một tập đoàn quân yếu hơn (Tập đoàn quân 48). Nếu như trên bàn đạp Novo Bykhov - Rogachev, K. K. Rokossovsky dùng Quân đoàn xe tăng 9 do địa hình cho phép không phải vượt sông trong hành tiến thì tại hướng Ozarichi, ông cũng dùng Cụm kỵ binh-cơ giới có sức đột phá tương đương. Trên thực tế, Tập đoàn quân 9 (Đức) chỉ đủ lực lượng dự bị cơ động để chống lại một trong hai mũi tấn công này nên nếu một trong hai mũi đột kích bị cản phá thì mũi còn lại vẫn cứ hoàn thành nhiệm vụ của nó. Thật vậy, lúng túng trước hai mũi tấn công nguy hiểm tương đương nhau của Phương diện quân Byelorussia 1, trong suốt hai ngày Sư đoàn xe tăng 20 (Đức) đã không thể nào thực hiện được nhiệm vụ chặn kích của mình. Tại mỗi hướng đột phá, các tập đoàn quân mạnh hơn có chiều sâu nhiệm vụ xa hơn các tập đoàn quân kia và nó bảo đảm hình thành một vòng vây kép rất khó phá. Nếu không có sự sơ suất của thiếu tướng M. G. Makarov, sư đoàn trưởng Sư đoàn bộ binh 356 (Liên Xô) thì không một sĩ quan hay binh lính Đức nào có thể thoát khỏi vòng vây này một cách có tổ chức. Một quy tắc thứ hai bị K. K. Rokossovsky phá bỏ là bộ binh luôn đi kèm xe tăng. Trong thực tế, việc bộ binh cơ giới tháp tùng xe tăng là để tiêu diệt những mục tiêu "mềm" của đối phương (chủ yếu là các khẩu đội pháo chống tăng) đe dọa tiêu diệt xe tăng. Không kể việc dùng xe tăng để yểm hộ kỵ binh là quy tắc được áp dụng ở hướng tấn công phía Tây sông Berezina thì ở phía Đông con sông này, Quân đoàn xe tăng 9 được lệnh tăng tốc lên phía trước để nhanh chóng khép vòng vây tại Titovka mà không cần chờ Quân đoàn bộ binh 35 bám theo sau. Một phần thành công của đòn đột kích táo bạo này chính là nhờ vào sáng kiến của A. V. Gorbatov. Nếu để Quân đoàn xe tăng 9 phải vượt sông Dniepr trong hành tiến tại khu vực Kostyashovo - Kolotsy dày đặc các công sự phòng thủ và các bãi mìn của quân Đức thì mũi đột kích cánh phải sẽ về đích chậm hơn và phần lớn Tập đoàn quân 9 (Đức) sẽ trốn thoát về Mogilev hoặc men theo sông Svisloch chạy về Minsk. Điểm đặc sắc thứ hai của Chiến dịch Bobruysk là việc thanh toán cụm quân bị vây được giao cho không quân và pháo binh. Thông thường, các cuộc bao vây đòi hỏi nhiều binh lực và phương tiện để thanh toán cánh quân bị vây. Trong khi đó, tại Byelorussia, việc tấn công nhanh hay chậm một ngày, đôi khi chỉ một giờ cũng làm cho tình hình mặt trận thay đổi, các tình huống đã dự kiến bị đảo lộn và làm xuất hiện nguy cơ phá vỡ kế hoạch định trước. Chính vì vậy mà ngay cả Đại bản doanh và Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô cũng cân nhắc xem có nên mở các chiến dịch hợp vây bộ phận ở hai bên sườn hay không. Tuy nhiên, khi xét thấy không đủ phương tiện để thực hiện một "cái chảo lớn", STAVKA và Bộ Tổng tham mưu của nó vẫn quyết định cần chia cắt, bao vây từng bộ phận quân Đức trước khi thực hiện một vòng vây lớn. Nhưng nếu quá tập trung vào các chiến dịch bao vây bộ phận, quân Đức sẽ có thêm thời gian để điều động các lực lượng tuyến sau ra tăng cường phòng thủ tuyến trước và chiến dịch chính sẽ kéo dài. Trên thực tế, ba sư đoàn bộ binh và các sư đoàn xe tăng 5, 12 (Đức) đã được điều động. Vì vậy, sau khi khép vòng vây, các quân đoàn bộ binh ở thê đội 2, các quân đoàn xe tăng 9 và cận vệ 1 cùng cụm kỵ binh - cơ giới Liên Xô đã không dừng lại mà vọt tiến lên phía trước, tăng thêm chiều sâu tấn công và mở rộng hợp lý ở hai bên sườn, tạo đà cho giai đoạn tiếp theo. Việc thanh toán cánh quân Đức bị bao vây do không quân Liên Xô làm chủ lực, có pháo binh hỗ trợ. Đối với thất bại của quân đội Đức Quốc xã, ngoài nguyên nhân thiếu lực lượng phòng thủ còn có nguyên nhân về điều động binh lực. Các tướng lĩnh Đức đều biết về ưu thế binh lực và phương tiện của quân đội Liên Xô trong chiến dịch này nhưng vẫn cố giữ một cung lồi rất rộng có chiều dài tổng cộng trên dưới 800 km chính diện, không kể vùng ven đầm lầy Polesya ở phía Nam. Trong khi đó, hầu hết binh lực mạnh nhất đều dồn ra tuyến đầu khiến tuyến phòng thủ phía sau hầu như không có lực lượng dự bị đáng kể. Cả ba tập đoàn quân Đức phòng thủ tại hướng Đông Byelorussya chỉ còn 2 sư đoàn xe tăng của Quân đoàn xe tăng 39 làm lực lượng dự bị trong phòng ngự cơ động. Do đó, khi lực lượng này đã được điều hướng Borisov để chống lại Phương diện quân Byelorussia 3 thì trên hướng Bobruysk, thống chế Walter Model chỉ còn trông cậy vào các sư đoàn xe tăng ở sâu phía sau Minsk. Tuy nhiên, việc điều động các sư đoàn này cần có thời gian trong khi tình huống mặt trận thay đổi từng ngày, từng giờ. Cụm quân bảo vệ hậu phương mặt trận của tướng Friedrich Gustav Bernhard tuy đông nhưng ô hợp, thiếu cả kinh nghiệm chiến đấu lẫn phương tiện tăng cường nên không thể là lực lượng có sức nặng trong chiều sâu tác chiến phòng ngự trên hướng Bobruysk. Khi xe tăng và kỵ binh Liên Xô nhanh chóng đột phá đến hậu cứ của các quân đoàn Đức đang phòng ngự ở tuyến trước thì những lực lượng bảo vệ hậu phương này còn tan vỡ trước khi quân đội Liên Xô khép vòng vây quanh chủ lực của Tập đoàn quân 9 (Đức). Ngay cả khi Adolf Hitler nổi cơn thịnh nộ thay thế tướng Hans Jordan bằng tướng Nikolaus von Vormann thì số phận của Tập đoàn quân 9 (Đức) đã được an bài. Tưởng niệm và ghi công. 20 đơn vị Hồng quân có thành tích chiến đấu xuất sắc trong chiến dịch này đã được trao thưởng danh hiệu "Bobruysk".
1
null
Cuộc bao vây Đông Lai, là một trong những trận đánh đầu tiên của cuộc Chiến tranh Imjin (1592-1598). Bối cảnh. Sau khi thành Phủ San thất thủ, quân đội Nhật Bản phải đảm bảo an toàn cho hậu phương tạm thời của họ tại đây, bởi vì vài dặm về phía bắc của Phủ San có thành Đông Lai, một sơn thành nằm ở một vị trí rất kiên cố trên đỉnh một ngọn đồi, kiểm soát phía bắc đường chính hướng tới Hán Thành. Hành quân và bao vây Đông Lai. Sau khi nghỉ ngơi qua đêm tại Phủ San, 6:00 sáng hôm sau, cánh quân thứ nhất di chuyển xung quanh vịnh Phủ San mà không gặp sự kháng cự nào đáng kể, và bắt đầu tấn công vào Đông Lai hai giờ sau đó. Quan phủ Đông Lai, Song Sang-hyeon, vội vàng tập hợp tất cả thanh niên trai tráng ở các thị trấn và những người lính mà ông có thể tìm thấy như quân của Jo Yung Gyoo, tham phán Yangsan. Ngay sau khi quân Nhật Bản hoàn thà vòng vây bao quanh pháo đài bằng năm cánh quân, họ tràn ngập các cánh đồng gần đó và sẵn sàng xông vào pháo đài. Tướng quân Song Sang-hyeon đã chỉ huy quân Triều Tiên từ vị trí của mình trên vọng lâu của cửa thành, đúng theo với nguyên tắc triều đình, đánh một cái trống lớn và kêu gọi binh lính của mình sẵn sàng chiến đấu. Giống như đã làm trước đây tại Phủ San, Konishi Yukinaga trình bày yêu cầu của quân Nhật Bản bằng cách dựng lên một thông điệp rõ ràng nói rằng, "Chiến đấu nếu các ngươi muốn, hoặc để chúng ta đi qua tới Trung Quốc". Một lần nữa bị từ chối bởi dũng cảm của vị tướng Triều Tiên với dòng chữ " Ta chết thì dễ, nhưng ngươi qua thì khó".Konishi Yukinaga sau đó đã ra lệnh cho các phó tướng dẫn đầu cuộc tấn công Đông Lai vào ngày 15 của tháng tư, trong đó ông đã ra lệnh bắt sống chỉ huy Triều Tiên. Sự hèn nhát của Yi Gak. Tổng tướng quân Yi Gak, người chỉ huy tất cả các lực lượng quân sự trong tỉnh Khánh Thượng đã đem quân tiếp cận pháo đài từ phía bắc, nhưng khi nghe được tin về số phận của trại đóng quân tại Phủ San, ông đột ngột dừng quân và nói: "Là chỉ huy tất cả các các lực lượng tỉnh này, ta không phải mạo hiểm mạng sống của ta trong trận chiến nhưng phải đứng ở nơi ta có thể chỉ đạo các vấn đề". Vì vậy, ông lui lại sáu dặm so với Đông Lai, và hạ trại tại Sonsan. Trận chiến khốc liệt. Sau Phủ San, Đông Lai là thành lũy thứ hai của Triều Tiên bị sụp đổ trước các viên đạn. Mặc dù những người phòng thủ mà Song Sang-hyeon chỉ huy không được trang bị đầy đủ và chưa được đào tạo, nhưng họ đã dũng cảm chiến đấu hơn tám giờ liền trước khi quân Nhật tràn vào qua một cửa ngập xác chết của họ. Một cuộc thảm sát đã diễn ra và ít nhất 2,000 quân triều đình đã bị giết hại, nhưng chỉ sau khi họ giáp lá cà với quân xâm lược trong một cuộc chiến kéo dài tới mười hai giờ. Đông Lai thất thủ. Khi Yi Gak và Tướng Park Hong, người đã hội quân với ông ta, nghe tin Đông Lai thất thủ, đã vội vàng tháo lui khỏi chiến trường và do đó mà lực lượng của họ cũng vậy. Sau khi Đông Lai thất thủ, nhiều người dân đã bị thiệt mạng, trong đó hàm ý một vụ thảm sát tương tự như đã xảy ra tại Phủ San. Sau trận chiến. Với sự sụp đổ của Đông Lai, con đường tiến về phía bắc đã rộng mở với quân Nhật. Phủ San và Đông Lai đã nhanh chóng trở thành nơi đóng quân của quân Nhật, và bến cảng Phủ San bắt đầu là nơi cung cấp một nơi an toàn và hầu như không bị đe dọa, cho phép hơn 100.000 binh lính Nhật Bản với các trang bị của họ, ngựa và các nguồn cung cấp cập cảng trong tháng tới. Huyền thoại tướng quân Song Sang-hyeon. Các chỉ huy Nhật Bản rất ấn tượng với sự dũng cảm của tướng chỉ huy thành Đông Lai, và đã có chôn cất thi hài ông một cách trang trọng. Trên ngôi mộ của ông có một tượng đài bằng gỗ và hai chữ "trung thành", một văn bia mà không ai có thể không biết ơn một đệ nhất trung thần thực sự của Triều Tiên. Song Sang-hyeon đã trở thành một huyền thoại tại Hàn Quốc, và trong đền thờ Chungnyolsa ở chân đồi trong thành Đông Lai, nơi ông được vinh danh cùng với Chong Pal và Yun Heung-sin, có một bức tranh vẽ ông bình thản ngồi trên ghế của mình khi quân Nhật Bản tiền sát tới đài chỉ huy của ông.
1
null
Hoàng Trọng Phu (chữ Hán: 黃仲敷, 1872 - 1946) tự Văn Mệnh (文命) hiệu Hoa Ngạc Lâu (華萼樓) là một quan chức triều Nguyễn và chính phủ bảo hộ Pháp tại Bắc Kỳ. Tiểu sử. Ông có nguyên quán tại làng Đông Thái (nay là xã Tùng Ảnh), huyện La Sơn (nay là huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh trong một thế gia. Ông là thứ nam của quan Khâm sai Kinh lược Bắc Kỳ Hoàng Cao Khải. Các anh em con cháu của ông có nhiều người làm quan. Anh trai là Hoàng Mạnh Trí, làm Tổng đốc Nam Định, em trai là Cử nhân Sen Hồ Hoàng Gia Huân, Hoàng Gia Luận chủ đồn điền ở Xuân mai tỉnh Hà đông. Vợ cả Hoàng Trọng Phu ở quê tên là Phú là con ông Phan Đình Vận, cháu gọi Phan Đình Phùng bằng bác. Vợ thứ của ông là Đỗ Thị Nhàn con gái Tổng đốc Đỗ Hữu Phương giàu nhất nhì xứ Nam Kỳ. Con trai ông là Hoàng Ứng Thanh, mất sớm vào năm 1928. Một trong các con của ông, có 5 người, với bà vợ hai, là bà Hoàng Thị Lý, có chồng là Tiến sĩ Luật Hồ Đắc Điềm. Học tập. Năm 1888 ông được chính quyền thuộc địa Pháp cử sang Pháp học trường thuộc địa Pháp cùng với Thân Trọng Huề, Lê Văn Miến (họa sĩ Việt Nam đầu tiên). Sự nghiệp quan trường. Lúc mới về nước, vì có cha đang làm quan, nên ông chỉ làm thông ngôn cho vua Thành Thái ít tháng, rồi ra miền bắc làm Án sát Bắc Ninh năm 1897, giảng dạy điều hành Trường Hậu bổ chuyên đào tạo quan viên, Tổng đốc Ninh Thái (Bắc Ninh và Thái Nguyên). Tổng đốc Hà Đông. Sau đó ông kế vị cha làm Tổng đốc Hà Đông năm 1907 - 1938, lúc đó Hà Đông là tỉnh lớn và quan trọng ở Bắc Kỳ kề ngay sát Hà Nội (trong mấy chục tỉnh miền bắc triều đình đặt chức Tổng đốc ở các tỉnh Hà Đông, Nam Định, Bắc Ninh, Thái bình, Hải Dương, còn các tỉnh khác chỉ đặt chức Tuần phủ). Phạm vi của tỉnh Hà Đông bao gồm Thị xã Hà Đông, các phủ Hoài Đức, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Thường Tín, huyện Hoàn Long. So về diện tích thì tỉnh Hà Đông rộng gấp nhiều lần thành phố Hà nội. Thời gian ông làm Tổng đốc Hà Đông trong hơn 30 năm. Trong gia đình ông có ba người làm Tổng đốc Hà Đông thì ông là người nổi tiếng nhất. Bên cạnh những hoạt động đảm bảo trị an trong địa phận như những quan cai trị khác trong chế độ thuộc địa nửa phong kiến lúc đó, ông là người có tinh thần dân tộc, cùng với anh trai Hoàng Mạnh Trí (Tổng đốc Nam Định) đều âm thầm hỗ trợ Phong trào Đông Du, làm lơ cho hai trung tâm tuyển chọn người đi Đông Du ở Hà Đông và Nam Định hoạt động. Ông cho trùng tu các danh thắng như chùa Trầm ở Chương Mỹ , chùa Bút Tháp phủ Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh, mở mang xây dựng ấp Thái Hà. Chùa Bảo Đài thuộc khu vực Chùa Hương thuộc huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Đặc biệt là chùa Bảo Đài thuộc khu vực chùa Hương, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Nơi đây vẫn còn lưu lại một văn bia để ghi tạc lại công đức đó. Phát triển làng nghề thủ công. Ông đã đóng góp nhiều công sức phát triển các làng nghề, dân sinh xã hội của tỉnh Hà Đông. Ông đã khôi phục các làng nghề cho tỉnh Hà Đông vốn đã nổi tiếng với "the La, lụa Vạn, chồi Phùng". Ông viết cuốn Nghề truyền thống Hà Đông mô tả chi tiết các làng nghề truyền thống của tỉnh Hà Đông. Toàn tỉnh có 136 ngành nghề với những sẩn phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước, đặc biệt là ngành tơ lụa, khảm trai, thêu ren. Ông mời nghệ nhân điêu khắc gỗ Nguyễn Văn Đông ở làng Nhân Hiền, phủ Thường Tín về làm Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Bách nghệ (nơi trường Đại học Bách khoa Hà nội ngày nay), thành lập Hội Tiểu canh nông công nghệ Hà Đông, mở các trường công nghệ tại Thượng Cát (Từ Liêm), Phương Trung và Hữu Từ (Thanh Oai). Ông cử các phái đoàn mang sản phẩm thủ công (the, lụa, mây tre đan) tham dự triển lãm tại thủ đô nước Pháp. Ông quan tâm phát triển làng nghề lụa Vạn Phúc trở thành điểm sáng về kinh tế. Nhiều lần chính ông đã chu cấp tiền cho người Vạn Phúc mang lụa đi tham gia triển lãm ở Paris. Số người đến Vạn Phúc làm thuê ngày càng nhiều. Ông chọn các nghệ nhân đưa sang Trung quốc học nghề lụa tơ tằm, sang Nhật học sơn mài, rồi cả nghề mộc nghề bạc, mở cả bảo tàng mỹ nghệ cho các nghệ nhân La Cả, La Khê. Ông còn thành lập lò gốm sứ áp dụng kỹ thuật của Pháp (lò ông Thiếu Hà đông) giao cho con rể là Nguyễn Bá Chính quản lý. Về sau vì muốn có người nhà tiếp tục phát triển các ngành nghề thủ công tại Hà Đông nên ông đã đề nghị với triều đình Huế đưa con rể là Hồ Đắc Điềm lúc đó đang là Án sát tỉnh Bắc Ninh về làm Tổng đốc vào năm 1941. Lập ấp Hà Đông tại Đà Lạt. Năm 1937 khi ông Trần Văn Lý, Quản đạo Đà Lạt đề xuất di dân lập ấp tại Đà Lạt, ông đồng ý với việc trên và giao cho Thương tá canh nông Hà Đông Lê Văn Định (sau này ông Định giữ chức Chánh án Tòa án hỗn hợp Đà Lạt) thực hiện. Năm 1938 nhóm cư dân gốc Hà Đông đầu tiên gồm 35 người thuộc các làng chuyên trồng hoa Tây Tựu, Quảng Bá, Nghi Tàm, Ngọc Hà, Xuân Tảo, Vạn Phúc ven Hồ Tây được đưa lên tàu hỏa vào Đà lạt. Nhóm cư dân này hầu hết là những nông dân khỏe mạnh, quen nghề làm vườn, được huấn luyện thêm phương thức canh tác của châu Âu, được hỗ trợ vay tiền của Quỹ tương trợ. Ấp được đặt tên là Hà Đông để tưởng nhớ quê cũ. Diện tích đất khai phá ban đầu ở Ấp Hà Đông chỉ từ vài chục ha lên hàng trăm ha, bà con vừa xây dựng nhà cửa vừa trồng trọt các loại rau hoa mang từ Hà Nội vào. Từ năm 1941, ấp Hà Đông bắt đầu làm ăn phát đạt nhờ nghề trồng hoa và rau cải nầy. Cuối năm 1941, có tất cả 28 gia đình ở ấp Hà Đông, tổng số 100 nhân khẩu. Việc thành lập ấp Hà Đông tạo tiền đề cho hoạt động sản xuất trồng rau và hoa của Đà Lạt sau này. Năm 1938 ông từ nhiệm Tổng đốc Hà Đông, người kế nhiệm là Vi Văn Định nguyên Tổng đốc Thái Bình. Tham gia hoạt động xã hội. Ông cổ súy phong trào chấn hưng Phật giáo tại Bắc kỳ những năm 1930. Tháng 11 năm 1934 tạp chí Đuốc Tuệ của Phật giáo Bắc Kỳ ấn bản do ông và ông Nguyễn Năng Quốc đứng đầu. Ông còn tham gia các hoạt động chính trị xã hội khác như thành viên Hội đồng quản lý Hội Khai trí Tiến đức, Chủ tịch Ủy ban tương tế xã hội trung ương Bắc Kỳ, Phó chủ tịch Hội đồng Tư vấn Bản xứ Bắc Kỳ. Do có nhiều công lao với Nam triều, ông được phong Đại học sĩ Võ hiển điện, hàm Thái tử Thiếu bảo, nên được gọi là "cụ Thiếu Hà Đông". Hưu trí. Năm 1937 ông về nghỉ hưu tại ấp Thái Hà, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông. Ông mất năm 74 tuổi. Mộ của ông và cha ông nằm trong khu quần thể lăng mộ Hoàng Cao Khải được xem là khu di tích lăng mộ độc đáo nhất Hà Nội.
1
null
Thái hóa là quá trình những người có nguồn gốc văn hóa và dân tộc khác nhau sinh sống tại Thái Lan bị đồng hóa vào văn hóa Thái Lan có ưu thế lớn, hay chính xác hơn, là với văn hóa của người Thái trung tâm. Thái hóa là một bước trong việc tạo ra một quốc gia dân tộc Thái trong thế kỉ 20 nơi mà người Thái chiếm vị trí thống trị, xa rời vương quốc Xiêm La đa văn hóa trong lịch sử. Nguyên nhân. Thái hóa là một là một phó phẩm của các chính sách dân tộc chủ nghĩa sau đảo chính Xiêm năm 1933. Những người lãnh đạo cuộc đảo chính lấy cảm hứng từ các quan niệm phương Tây về một quốc gia dân tộc riêng biệt, đã tìm cách gia tăng sức mạnh của người Thái trung tâm. Công việc kinh doanh của các dân tộc thiểu số sống xen kẽ, như các thương gia người Thái gốc Hoa, đã bị nhà nước tích cực mua lại để trao cho những người Thái thông qua các hợp đồng ưu đãi. Bản sắc Thái được tăng cường cả ở khu vực trung tâm và các vùng ven. Miền Trung Thái Lan trở thành khu vực chi phối về kinh tế và chính trị, và ngôn ngữ của nó trở thành ngôn ngữ truyền thông, thương mại và giáo dục. Tương tự, các giá trị văn hóa của nó cũng trở thành giá trị quốc gia. Mục tiêu. Các mục tiêu chính của chính sách Thái hóa là các dân tộc sống ở các "vùng ven" của Vương quốc Thái Lan, xét về mặt địa lý và văn hóa: người Lào tại Isan, các dân tộc vùng cao ở phía Bắc và phía Tây, và người Mã Lai Hồi giáo ở miền Nam. Chính sách Thái hóa cũng tác động đến một lượng lớn người Hoa và Ấn nhập cư. Các chính sách. Phát triển nông thôn. Trong tập hợp các chính sách đầu tiên, chính phủ nhắm mục tiêu cụ thể cho các nhóm vùng ven. Một ví dụ là Chương trình Phát triển Nông thôn Tăng tốc vào năm 1964, một mục tiêu là khiến Isan tăng cường lòng trung thành với Bangkok và phần còn lại của đất nước. Giáo dục. Tập hợp các chính sách thứ hai được áp dụng trên quy mô toàn quốc, song điều này có ảnh hưởng không cân xứng đến các nhóm vùng ven. Một ví dụ của điều này là việc sử dụng tiếng Thái trong các trường học. Điều này ít có ảnh hưởng đối với người Thái trung tâm vì đây là ngôn ngữ sử dụng hàng ngày của họ, song lại biến đổi những người nói tiếng Isan ở đông bắc, tiếng Bắc Thái ở miền Bắc và tiếng Mã Lai ở phía nam thành người song ngữ. Người gốc Hoa bị áp dụng các chính sách hà khắc hơn; sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập vào năm 1949, một loạt các chính phủ chống công bắt đầu từ nhà độc tài Plaek Pibulsonggram đã đột ngột khuất phục những người Hoa nhập cư và cấm tất cả các trường trung học tiếng Hoa tại Thái Lan. Người Thái gốc Hoa sinh sau thập niên 1950 "rất hạn chế có cơ hội để nhập học các trường Trung Quốc"; những người Thái gốc Hoa khi đi học ở hải ngoại đã học tiếng Anh thay vì tiếng Trung vì lý do kinh tế. Do vậy, người Hoa tại Thái Lan "gần như toàn bộ đều mất đi ngôn ngữ của tổ tiên họ", và dần mất đi bản sắc Trung Quốc. Khuyến khích chủ nghĩa dân tộc. Tập hợp chính sách thứ ba được lập ra nhằm cổ vũ chủ nghĩa dân tộc Thái đối với toàn thể người dân: ví dụ rõ ràng là thúc đẩy quốc vương làm nguyên thủ quốc gia trên danh nghĩa, chào cờ trong trường học và phát hai lần một ngày quốc ca (Phleng Chat - เพลงชาติ) trên sóng phát thanh và truyền hình vào 8 giờ sáng và 6 giờ tối. Khuyến khích chủ nghĩa dân tộc Thái có tác dụng phụ là làm nản các lòng trung thành khác, như của người Lào tại Isan vốn là một mối đe dọa đối với người Thái trung tâm hay người Mã Lai ở miền nam. Tăng cường vai trò của nhà nước. Tập hợp các chính sách thứ 4, bao gồm những chính sách không công khai dân tộc chủ nghĩa, song vẫn có thể thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc. Ví dụ, sự gia tăng số người đi học, kết hợp với việc bài trờ các ngôn ngữ thiểu số tại trường, sẽ có tác dụng khiến họ chuộng dùng tiếng Thái trung tâm hơn.
1
null
Trận Nuits Saint Georges là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, diễn ra vào ngày 18 tháng 12 năm 1870. Trong trận chiến này, Sư đoàn Baden của Đức do tướng Adolf von Glümer chỉ huy (thuộc Quân đoàn số XIV dưới quyền chỉ huy của tướng Karl August von Werder chỉ huy), đã đoạt được các vị trí tại Nuits từ tay quân đội Pháp do tướng Camille Cremer chỉ huy, buộc quân Pháp phải triệt thoái trong đêm với thiệt hại nặng nề cho cả hai bên. Bản thân tướng Glümer của Đức cũng bị thương nhẹ trong cuộc giao chiến này, trong khi thất bại của quân đội Pháp trong trận chiến quyết liệt tại Nuits Saint George đã khiến cho họ mất không ít quân trang về tay quân đội Đức. Cremer được ghi nhận là đã chiến đấu với lòng dũng cảm to lớn trong trận chiến này, nhưng không hề với khả năng cầm quân. Trong cuộc chinh chiến ở miền đông nước Pháp, tướng Werder của Phổ đã phái tướng Adolf von Glümer và Sư đoàn Baden kéo về Beaune, nhằm tiến hành một cuộc trinh sát có vũ trang về hướng nam Dijon. Cùng lúc đó, các lực lượng Pháp do Camille Cremer chỉ huy cũng đang trên đường tiến từ Dijon về Beaune ở hướng bắc. Glümer đã kéo 2 lữ đoàn Baden của ông tới thị trấn Nuits và phát hiện ra một lực lượng đáng kể của đối phương đang đóng tại đây, và các đạo quân của Đức và Pháp đã đụng độ với nhau ở các vườn nho xung quanh Nuits St. Georges. Tại Boncourt, gần Nuits về phía đông, đội tiền binh của Đức đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của quân Pháp, song đến buổi trưa thì quân Đức đã làm chủ được khu vực. Với sự hỗ trợ của các khẩu đội pháo trên các ngọn đồi nằm về phía tây Nuits, quân đội Pháp đã thực hiện một cuộc phòng ngự quyết liệt ở đoạn đường sắt xuyên qua núi đồi và gần Meuzin. Khi quân chủ lực của Baden kéo đến vào lúc 2 giờ chiều, Glümer đã phát động một cuộc tổng tấn công. Lực lượng Bộ binh Đức đã tràn qua một đồng bằng rộng mở, và quân Pháp – vốn được bố phòng vững chãi và bắn tầm ngắn – đã gây thiệt hại nặng nề cho quân Đức (nhất là trong hàng ngũ sĩ quan). Một cuộc giao chiến giáp lá cà đã nổ ra giữa hai phe, và trận chiến kịch liệt đã kết thúc với việc quân đội Đức đột chiếm được thị trấn Nuits và trạm lính, đánh đuổi quân trú phòng của Pháp ra khỏi các vị trí vững chắc của mình trong thị trấn. Cả hai phe đều kiệt quệ sau trận đánh. Quân Pháp, ngoài hơn 1.000 quân thương vong, còn mất thêm hàng nghìn tù binh và đào ngũ. Trong khi quân Pháp rút lui về Châlons-sur-Saone, quân đội Baden đã ở lại Nuits và các ngôi làng về hướng đông trong đêm hôm đó. Cả hai phe đều không muốn đánh thêm một trận nữa. Tuy nhiên, Nuits có địa thế bất lợi và kế hoạch của người Đức không hề đòi hỏi họ giữ lấy Nuits, do đó vào ngày 19 tháng 12, quân Đức rút lui sau khi quân Pháp chắc chắn là đã vắng bóng. Tại Lyons, tin tức về trận thua của Cremer đã từng làm dấy lên các cuộc bạo động.
1
null
Fokker T.IV là một loại thủy phi cơ trinh sát biển/ném bom ngư lôi của Hà Lan trong thập niên 1920-1930. Chuyến bay đầu diễn ra vào năm 1927, nó trang bị cho Không quân Hải quân Hà Lan ở Đông Ấn Hà Lan cho đến khi Nhật xâm chiếm khu vực này vào năm 1942. Tính năng kỹ chiến thuật (T.IVa). Dữ liệu lấy từ "The Encyclopedia of World Aircraft"
1
null
Diễn ca là một thể loại nhạc Nhật nổi tiếng. Dù người ta có cần cân nhắc để xếp nó vào một kiểu âm nhạc truyền thống, nhạc diễn ca hiện đại có liên quan đến một loại nhạc mới phát sinh ra từ khung cảnh của một sự bóp ép ngay sau chiến tranh của một loại nhạc Nhật không dùng nhạc cụ theo chủ nghĩa dân tộc như nihonjinron, trong khi chọn nhiều hơn một loại nhạc truyền thống nhiều hơn loại nhạc ryūkōka nổi tiếng vào trước chiến tranh trong nghệ thuật múa hát. Thuật ngữ "diễn ca" được dùng để tham khảo các văn bản chính trị để sắp đặt nhạc hát và phân loại giữa hai phe đối lập nhau thuộc về Tự do và hành động đúng đắn của con người suốt thời Meiji (từ năm 1868–1912) với ý nghĩa là phớt lờ sự hạn chế của chính trị trên tốc độ bất đồng quan điểm chính trị - và trong ý thức này, từ nhận được trong từ "enzetsu no uta" (演説の歌) có nghĩa là "bài hát diễn thuyết". Nhạc diễn ca hiện đại, đã được phát triển trong thời sau chiến tranh, là một loại nhạc ba-lê uỷ mị. Một trong các ca sĩ nhạc diễn ca đầu tiên là Hachiro Kasuga, Michiya Mihashi và Hideo Murata. Có một học thuyết cho rằng nhạc diễn ca hiện đại có nghĩa là "enjiru uta" (演じる歌), có nghĩa là "bài hát được trình diễn". Thời phục hưng của nhạc diễn ca ở dạng hiện đại bắt đầu từ một ngày vào năm 1969, khi Keiko Fuji bắt đầu trình diễn. Loại âm nhạc. Bài hát Nhật đầu tiên sử dụng một nhánh của nguồn nhạc Diễn ca hiện đại gọi là "Yonanuki Tan-Onkai" (ヨナ抜き短音階) hay là "nốt nhỏ không có điểm thứ bốn và thứ bảy (re và sol)", người ta nói đó là bài hát của Rentarō Taki, là "Kōjō no Tsuki", còn được gọi là "shōka" (唱歌: xướng ca) hay "bài hát của trường" vào thời Meiji. Không có trường độ nốt thứ bảy trong bài hát B nhỏ bé "Kōjō no Tsuki". Nốt nhạc là một hình ảnh hỗn loạn của "Yonanuki Chō-Onkai" (ヨナ抜き長音階) hay còn gọi là "Nốt nhạc khổng lồ không có điểm thứ Bốn và thứ Bảy (fa và ti)", bắt nguồn từ một trong những nốt nhạc trước đó của Nhật Bản, "Nốt Ryo" (呂音階 Ryo Onkai: lữ âm giai). Âm nhạc, được hình thành dựa trên nốt nhạc, có một vài điểm giống nhau so với nhạc blue, mà đã được một ca sĩ diễn ca người Mỹ gốc Nhật, là Jero để ý đến. Lời nhạc của diễn ca thường là về chủ đề tình yêu và sự thất bại, cô đơn, các khó khăn lâu dài, và kiên nhẫn đối mặt với khó khăn, cho dù mình bắt buộc phải tự tử hoặc phải chết. Dù diễn ca là một thể loại Kayõkyoku, nó lại được xem như là rất có ý nghĩa và giàu cảm xúc, dù nó không có sự nhất trí rõ ràng trong vấn đề. Các ca sĩ diễn ca bình thường sử dụng một loại nhạc gọi là Kobushi. Kobushi xuất hiện khi cao độ của giọng ca sĩ dao động không đều đến trường độ nốt, được so sánh với một hiệu ứng âm nhạc, mà rung động theo một chu kỳ bình thường. Kĩ thuật Kobushi không hề giới hạn đến diễn ca, khi bạn nghe bài hát "Sant Lucia" của Ý. Vào cuối thập niên 30 và đầu thập niên 40, nhạc của nhà soạn nhạc Masao Koga có thể bắt đầu có ảnh hưởng đến các bài tụng kinh của Phật giáo Shomyo vì yêu cầu của giải thưởng âm nhạc này đòi hỏi ông sáng tác loại nhạc này. Dù Koga trở thành một nhà soạn nhạc, làm việc để suy xét để sản sinh ra sự sáng tạo cho thể loại này, nhạc diễn ca hiện đại hoàn toàn khác dòng nhạc đầu tiên của Koga vì kiểu hát của các ca sĩ sau chiến tranh khác xa kiểu nốt Kobushi của Koga. Một ca sĩ diễn ca hiện đại, Takeshi Kitayama đã nói:" Tôi hoàn toàn bối rối vì âm nhạc của ông ấy [ám chỉ Koga] hoàn toàn khác ca sĩ khác". Nhạc diễn ca cũng được cho là truyền thống, lý tưởng hoá, hay hướng đến tiểu thuyết hoá trong văn hoá và quan điểm của Nhật Bản. Ca sĩ diễn ca, đa số là phụ nữ, thường hay trình diễn trong trang phục kimono, hay trong váy ngủ. Phần biểu diễn của các ca sĩ diễn ca nam thường hướng về trang phục hình thức, hay trong một số buổi diễn, là quần áo truyền thống của Nhật. Những cách gật đầu theo truyền thống Nhật Bản thường phổ biến trong nhạc diễn ca. Giai điệu của nhạc diễn ca chủ yếu là hoà âm kiểu Tây, nhưng nhạc cụ bao gồm shakuhachi và shamisen, khiến nó có vẻ "Nhật" hơn. Thể loại này được gọi là diễn ca và cũng được nói là một sự phân loại thích hợp cho giải thưởng âm nhạc cũng như nhạc J-pop. Ví dụ, Harumi Miyako, người đã được công nhận là một ca sĩ diễn ca, đã nói rằng:" Tôi không nghĩ rằng mình đã từng hát nhạc diễn ca" và "Thật sự, lúc đó tôi không cảm nhận được một chút điều kiện diễn ca nào cả khi tôi trình diễn". Lịch sử. Thế kỉ 19 đến thập niên 20: Tráng sĩ diễn ca và violin diễn ca. Một bài hát chính trị được gọi là diễn ca vào thời Meiji (từ năm 1868 đến 1912) cũng được gọi là Tráng sĩ Diễn ca(壮士演歌), có các nét riêng biệt so với nhạc diễn ca hiện đại. Các ca sĩ đường phố được gọi là "Diễn ca sư" (演歌師 - enka-shi). Bài hát diễn ca đầu tiên được nói đến là "Thuốc nổ bushi" (ダイナマイト節). Các bài hát trong thời điểm này bao gồm cả bài "Oppekepe bushi" của Otojiro Kawakami. Vào thời Taishō (từ năm 1912 đến năm 1926), các Diễn ca sư bắt đầu sử dụng violin và các bài hát của họ được gọi là "Violin Diễn ca". Một trong các Diễn ca sư thời đó là Toshio Sakurai (桜井敏雄), học trò của Haruo Oka. Vào thời hiện đại của Nhật Bản ngày đó, đường Giao thông Luật Lệ đã có quy định cho các nghệ sĩ đường phố. Dù vậy, các nghệ sĩ đường phố Nhật Bản như Utaji Fukuoka (福岡詩二) vẫn hát diễn ca từ thời Taishō. Khi trận động đất Hanshin khổng lồ xảy ra vào năm 1995, thì Soul Flower Mononoke Summit, một dự án đặc biệt của một nhóm nhạc rock tên là Soul Flower Union, chơi tráng sĩ diễn ca để động viên tinh thần các nạn nhân của trận động đất. Thập niên 20 đến thập niên 40: Kỉ nguyên của ryūkōka. Vào những ngày đầu thời Shōwa vào khoảng cấu thập niên hai mươi, các hãng ghi âm đã sáng tạo ra ryūkōka ở nơi của một nghệ sĩ đường phố gọi là diễn ca sư. Nói cách khác, các diễn ca sư đã bắt đầu sử dụng ghi-ta và họ đã lồng tiếng cho "Nagashi" (流し). Haruo Oka đã trình diễn khéo léo một bài hát của năm 1939: "Kokkyō no Haru" (国境の春, nghĩa là "Mùa xuân ở biên giới"), dưới giải thưởng âm nhạc 'King Record". Nhưng sau đó, thuật ngữ "diễn ca" đã trở nên hiếm hoi vào thời sau chiến tranh Năm cuối của thập niên 40 đến năm 1954: Xuất hiện các ca sĩ mới. Vào những ngày đầu sau chiến tranh, nhạc jazz đã trở nên nổi tiếng. Các ca sĩ nữ người Nhật như Hibari Misora đã cho ra đời bài hát của mình, "Kappa boogie-woogie" dưới giải thưởng Nippon Columbia vào năm 1949 khi mới 12 tuổi. Cô ấy trở nên nổi tiếng vì hát nhạc jazz vào thập niên 50 và 60. Vào năm 1948, Hachiro Kasuga vượt qua vòng đầu của King Records. Ông đăng ký dự thi một giải thưởng âm nhạc vào năm 1949. Trong giải đấu của King Records, Haruo Oka là tiền bối của Kasuga. Bài đơn ca "Akai Lamp no Shū Ressha" (赤いランプの終列車, có nghĩa là "Cơn mưa cuối cùng với chiếc đèn đỏ") đã ra mắt vào năm 1952. Bài hát "Otomi-san" (お富さん, có nghĩa là "Quý cô Otomi") theo phong cách Kabuki lúc đầu được làm cho Oka, nhưng người hát là Kasuga chứ không phải là Oka. Vào năm 1954, bài hát "Otomi-san" của Kasuga đã trở thành một trong các bài hát nổi tiếng nhất của Nhật Bản. Kasuga là một phần của cuộc thi NHK Kōhaku Uta Gassen lần đầu tiên cùng với bài hát "Otomi-san" vào năm 1954. Người soạn ra bài hát này, Masanobu Tokuchi, sinh ra ở đảo Okinawa và lớn lên ở Amami, đã trở thành một nhân vật quan trọng trong việc giới thiệu âm nhạc của đảo Ryukyu vào nguồn nhạc chính yếu nổi tiếng của Nhật Bản. Từ năm 1955 đến năm 1959: Những trang đầu lịch sử nhạc diễn ca hiện đại. Dù bài "Otomi-san" đã trở nên nổi tiếng, Hachiro Kasuga vẫn chưa hài lòng với nó và bài Wakare no Ippon-sugi" (別れの一本杉, nghĩa là "Vĩnh biệt cây tuyết tùng") được sáng tác bởi Toru Funamura. Bài hát ra đời vào năm 1955 và được xem như một bài nhạc diễn ca thực sự. Có điều, bài hát bị ảnh hưởng bởi vần điệu của nhạc tango, vì Funamura cảm thấy rằng nhạc tango có xuất thân giống như nhạc diễn ca. Sau này, bài "Wakare no Ippon-sugi" được một số các ca sĩ như Michiya Mihashi, Hideo Murata, Keiko Fuji, Hibari Misora, Saburō Kitajima, Takashi Hosokawa và Hiroshi Itsuki trình diễn lại. Sau này, Kasuga được gọi là ca sĩ diễn ca đầu tiên. Có điều, Kimio Takano, bạn của Funamura, người soạn lời cho bài hát, đã chết vào năm 1956 khi vừa 26 tuổi. Michiya Mihashi, ca sĩ hát nhạc folk min'yō kiểu Nhật và đã học tsugaru-jamisen, đã cho ra đời đĩa đơn về bản ghi âm bài hát của ông, bài "Sake no Nigasa yo", ra đời vào năm 1954. Bài "Onna Sendō Uta" của Mihashi đã trở thành một bài đỉnh vào năm 1955. Nhạc của Hibari Misora trở thành nhạc diễn ca khi cô không còn được công nhận là một ca sĩ tuổi teen nữa. Vào khoảng thời gian sau chiến tranh, rōkyoku (naniwa-bushi), là thứ rất nổi tiếng trong chiến tranh không còn nổi tiếng nữa vì lời thoại được quan tâm quá nhiều. Diễn ca, thứ nổi tiếng trong khoảng thời gian đó, được cho rằng là một phiên bản ngắn của rōkyoku vì vài ca sĩ diễn ca như Hideo Murata và Haruo Minami lúc đầu là ca sĩ nhạc rōkyoku, sau này là diễn ca có nhiều khúc nhạc giống như rōkyoku. Một trong các ca sĩ rōkyoku nổi tiếng mà có tầm ảnh hưởng đến nhạc diễn ca là Kumoemon Tochuken, là người đã dạy cho Murata. Minami trình diễn dưới giải thưởng Teichiku vào năm 1957 và Murata trình diễn dưới giải thưởng Nippon Columbia vào năm 1958. Murata trình diễn lại bài "Nhân sinh kịch trường" (人生劇場 Jinsei Gekijō, nghĩa là "Vở kịch cuộc đời"), được sàng tác bởi Masao Koga. Haruo Minami thường mặc kimono, là trang phục cổ xưa và hơi bất thường với một ca sĩ nam giới. Thập niên 60: Cuộc thương mại thành công. Vào những năm đầu thập niên 60, nhạc rockabilly chịu ảnh hưởng bởi Elvis Presley bắt đầu tăng tính đại chúng lên. Kyu Sakamoto, là một ca sĩ nhạc rockabilly người Nhật, tham gia vào dòng âm nhạc nổi tiếng của Nhật. Nhưng, nhiều nhà phê bình nhạc Nhật đã than phiền về loại âm nhạc rockabilly và bài hát "Ōsho" của Hideo Murata, được Toru Funamura sáng tác vào năm 1961, mang phong cách "nhạc Nhật nguyên chất", đã bán được hàng triệu bản thu âm đơn ở Nhật. Khi Kyu Sakamoto tham gia vào cuộc thi Kōhaku Uta Gassen lần đầu cùng với bài hát "Ue o Muite Arukō" (tức là "Sukiyaki") vào năm 1961, Hideo Murata cũng trình diễn khéo léo bài hát "Ōsho" cũng trong chương trình đó. Ca sĩ diễn ca trẻ tuổi Yukio Hashi bắt đầu sự nghiệp vào năm 1960, Saburō Kitajima bắt đầu vào năm 1962, và Harumi Miyako bắt đầu vào năm 1964. Sachiko Kobayashi cũng bắt đầu vào năm 1964, cùng với bài hát "Usotsuki Kamome" (ウソツキ鴎, nghĩa là "Lời nói dối ngờ nghệch"), khi chỉ mới 10 tuổi. Người được biết đến nhiều nhất và là người trình diễn nhạc diễn ca được yêu thích nhất là Hibari Misora (1937 đến 1989), được biết đến là "Nữ hoàng diễn ca" và "Nữ hoàng Shōwa" trong thời cô sống và nổi tiếng. Bài "Yawara" của Misora, được sáng tác bởi Masao Koga, đã thắng giải thưởng lớn, giải thưởng Âm nhạc Nhật Bản vào năm 1965. Masaru Matsuyama cũng bắt đầu sự nghiệp vào năm 1965, nhưng không đạt được thành công trong buôn bán, và ông đã đổi tên mình trên sân khấu thành Hiroshi Itsuki vào năm 1971. Mina Aoe bắt đầu sự nghiệp cùng với bài hát "Kōkotsu no Blues" (恍惚のブルース, có nghĩa là "Màu xanh ngây ngất") vào năm 1966, mở đường cho loại nhạc "diễn ca-blues". Shinichi Mori bắt đầu từ năm 1966 cùng với bài hát "Onna no Tameiki" (女のためいき, nghĩa là "Khát khao của người phụ nữ"). Bài hát năm 1969 của ông, "Minatomachi Blues" (港町ブルース, nghĩa là "Cảng biển xanh") đứng đầu biểu đồ đơn Oricon trong năm tuần và bản hơn một triệu bản sao. Keiko Fuji bắt đầu từ năm 1969 cùng với bài hát "Shinjuku no Onna" (新宿の女, có nghĩa là "Người con gái ở Shinjuku") khi 18 tuổi. Thuật ngữ "diễn ca", từ mà vẫn không được dùng từ hồi sau chiến tranh, đã trở lại trong phần biểu diễn của cô ấy. Thập niên 70: Giữ vững độ nổi tiếng. Bài hát năm 1970, "Keiko no Yume wa Yoru Hiraku" của Keiko Fuji, thắng giải nổi tiếng toàn thể của giải thưởng Âm nhạc Nhật Bản lần thứ 12 và giải thưởng âm nhạc đầu tiên của Giải nhạc Nhật. Năm 1970, cô ấy đứng hạng 21 trong cuộc thi Kōhaku Uta Gassen cùng bài hát của mình. Cuốn album "Shinjuku no Onna/ 'diễn ca no Hoshi' Fuji Keiko no Subete" (新宿の女/ "演歌の星" 藤圭子のすべて, Người phụ nữ ở Shinjuku/ Ngôi sao diễn ca, Tất cả là của Keiko Fuji) của cô ra đời vào năm 1970, đã có rất nhiều uy tín và vẫn liên tục đứng thứ nhất trong biểu đồ Oricon trong 20 tuần "liên tục". Bài diễn ca bán chạy nhất sau biểu đồ Oricon bắt đầu vào năm 1968 là bài hát năm 1972, "Onna no Michi" của Shiro Miya và Pinkara Trio. Bài hát đứng đầu trên bản Oricon Nhật Bản trong 16 tuần liên tục và bán hơn 3,25 triệu bản sao, trở thành bài hát bán chạy thứ hai ở Nhật Bản, sau bài "Oyoge! Taiyaki-kun". Bài "Yozora" của Hiroshi Itsuki thắng giải lớn ở Giải thưởng Âm nhạc Nhật Bản lần thứ 15 vào năm 1973. Nói theo cách khác thì Shinichi Mori đã cho ra đời ca khúc "Erimo Misaki" vào năm 1974. Dù bài hát được sáng tác bởi một nhạc sĩ không sử dụng diễn ca như Takuro Yoshida, "Erimo Misaki" vẫn thắng giải ở Giải thưởng Âm nhạc Nhật Bản lần thứ 16 của năm đó. Bài "Kita no Yado kara" của Harumi Miyako cũng đã thắng giải trong Giải thưởng Âm nhạc Nhật Bản lần thứ 18 vào năm 1976. Một ca sĩ diễn ca mới, người bắt đầu sự nghiệp vào thập niên 70, bao gồm Sayuri Ishikawa và Takashi Hosokawa. Ishikawa và Hosokawa là học trò của Michiya Mihashi. Masao Koga chết vào năm 1978, sau khi đã sáng tác khoảng 5000 bài hát. Toru Funamura trở thành một nhân viên tự túc vào năm 1978, bắt đầu sống, trình diễn, và trở lại vị trí của người bạn mình, Kimio Takano. Keiko Fuji tuyên bố nghỉ hưu vào năm 1979 và đến Mĩ. Thập niên 80: Mất định nghĩa. Bài hát "Kita Sakaba" của Takashi Hosokawa thắng giải ở Giải thưởng Âm nhạc Nhật Bản lần 24 vào năm 1982. Bài "Yagiri no Watashi" của ông cũng đoạt giải ở Giải thưởng Âm nhạc Nhật Bản lần thứ 25 vào năm 1983. Tổng số lượng hàng bán của Michiya Mihashi vượt qua 100 triệu bản thu âm vào năm 1983, và điều đó khiến ông trở thành nghệ sĩ đầu tiên ở Nhật Bản giành được điều đó. Vào ngày 11 tháng 6 năm 1986, Sanae Jōnouchi, một thành viên của nhóm nhạc Onyanko Club nổi tiếng, cho ra đời ca khúc "Ajisai Bashi", được viết bởi Yasushi Akimoto. Ca khúc đạt được vị trí số 1 trên bảng xếp hạng Oricon hàng tuần. Ca khúc đơn "Yukiguni" của Ikuzo Yoshi đứng đầu thứ 300 trong bảng xếp hạng Oricon vào năm 1987. Các ca sĩ diễn ca ở khoảng thời gian đó, bao gồm Fuyumi Sakamoto và Ayako Fuji. Hibari Misora cho ra đời ca khúc "Midaregami" vào ngày 10 tháng 12 vào năm 1987 lúc 50 tuổi. "Midaregami" ở vị trí số 9 trên bảng xếp hạng Oricon hàng tuần. Yasushi Akimoto viết lời cho bài hát vào năm 1989 của bà, "Kawa no Nagare no Yō ni". Có điều, bà chết vào năm 1989, và loại nhạc diễn ca mở rộng ra thành nhạc kayōkyoku trong khi nhạc kayōkyoku đang biến mất dần. Thập niên 90: Suy tàn. Hachiro Kasuga mất vào năm 1991. Nhạc diễn ca bị mất định nghĩa trong việc buôn bán và nhạc J-pop kiểu Tây trở nên nổi tiếng hơn. Đề tài diễn ca truyền thống không còn được giới trẻ Nhật Bản đánh giá cao nữa. Nhưng loại âm nhạc này vẫn còn được nhiều người ủng hộ. Ngoài trên các chương trình ti vi ra, người ta còn có thể nghe diễn ca ở nhiều nhà hàng, các cơ sở, quán karaoke. Nói cách khác, các ca sĩ diễn ca theo dòng nhạc "sáng" như Yoshimi Tendo, người thường bị những người theo dòng nhạc "tối" lờ đi như bài hát "Keiko no Yume wa Yoru Hiraku" của Keiko Fuji đã trở nên nổi tiếng, và đã tham dự vào cuộc thi Kōhaku Uta Gassen lần đầu tiên vào năm 1993. Năm 2000: Nhạc công lai. Độ yêu thích nhạc diễn ca theo giới trẻ Nhật Bản được tăng lên vào năm 2000. Kiyoshi Hikawa bắt đầu sự nghiệp dưới giải Nippon Columbia vào năm 2000 với ca khúc "Hakone Hachiri no Hanjirō", đã trở thành một thành công lớn. Sau đó, màn độc diễn sớm được một thành viên của Morning Musume, Yuko Nakazawa cũng hát nhạc diễn ca. Trái ngược lại, Nana Mizuki, người đã học diễn ca từ thời thơ ấu, đã trở thành một diễn viên lồng tiếng, hay seiyū, cũng bắt đầu sự nghiệp ca sĩ dưới giải thưởng King vào năm 2000. Vào ngày 25 tháng 8 năm 2004, nhóm Kanjani Eight của Johnny & Associates bắt đầu xây dựng sự nghiệp cùng với giới hạng Kansai cho ra mắt bài "Naniwa Iroha Bushi" trong giải thưởng Teichiku. Bài hát được hình thành dựa trên "Kawachi ondo" và đề cao nhạc rap. Bài hát đã rất thành công và đạt vị trí số 8 trên bảng xếp hạng Oricon hàng tuần, trên sự dẻo dai của Kansai và đã bán đĩa đơn. Sau đó, vào ngày 22 tháng 9, năm 2004, bài "Naniwa Iroha Bushi" được tung ra toàn quốc và lại có mặt trên bảng xếp hạng Oricon hàng tuần ở vị trí số 1, trở thành ca sĩ diễn ca đầu tiên đạt vị trí số một trong suốt 17 năm từ khi bài hát năm 1987, "Kita no Tabibito" của Yujiro Ishihara, theo như lời của Oricon. Hikawa cũng cho ra bài hát "Hatsukoi Ressha" vào ngày 9 tháng 2 năm 2005, giành vị trí số 1 trên bảng xếp hạng Oricon hàng tuần. "Hatsukoi Ressha" đã trở thành bài hát số một đầu tiên của ông trên bảng xếp hạng Oricon hàng tuần. Các ca sĩ nữ lớn tuổi như Junko Akimoto, cũng xuất thân từ giải thưởng King, cho ra bài hát đầu tiên của cô, "Madison-gun no Koi" vào ngày 21 tháng 7 năm 2005. Có điều, kiểu âm nhạc của cô là kiểu kayōkyoku của thập niên 70. Ca sĩ diễn ca kì cựu, Hiroshi Itsuki cho ra bài hát "Takasebune" vào ngày 19 tháng 4 năm 2006 khi 58 tuổi. "Takasebune" trở thành bài hát đầu tiên của ông lọt vào Top 10 bài hát trong 22 năm từ bài "Nagaragawa diễn ca" vào năm 1984, dành vị trí số 9 trên bảng xếp hạng Oricon. Bài "Ikken" của Hikawa thắng giải trong Giải thưởng Âm nhạc Nhật Bản lần thứ 48 vào ngày 30 tháng 12 năm 2006. Nói cách khác, Kanjani Eight đã thay đổi giải thưởng Đế quốc nhạc pop/ rock, cái tên phụ của giải thưởng Teichiku, vào năm 2007. Junko Akimoto cho ra đời bài hát "Ai no Mama de…" vào ngày 23 tháng 1 năm 2008, đã đứng đầu bảng xếp hạng Oricon hàng tuần vào tháng 1 năm 2009, và cô trở thành ca sĩ đơn ca lớn tuổi nhất trên bảng xếp hạng khi 61 tuổi. Trong năm đó, Hikawa cho ra đời hai bài hát số một liên tiếp, là "Ryōkyoku Ichidai" và "Tokimeki no Rumba" trên bảng xếp hạng Oricon hàng tuần. Bài hát năm 2009, "Asia no Kaizoku" của Fuyumi Sakamoto, được sáng tác bởi Ayumi Nakamura, là một bài hát diễn ca có nét đặc trưng của nhạc rock. Sakamoto nói rằng:" Nếu Ayumi hát bài này, nó sẽ là một bài nhạc rock. Nếu tôi hát bài này, dù sao đi chăng nữa, nó vẫn là nhạc diễn ca". Năm 2010. Vào ngày 1 tháng 1 năm 2010, ca sĩ 73 tuổi Saburō Kitajima cho ra bài hát "Phu phụ nhất sinh" (夫婦一生 Fūfu Isshō, nghĩa là "Cặp đôi trong cuộc đời"). Bài hát dành vị trí thứ 10 trên bảng xếp hạng Oricon hàng tuần, khiến ông trở thành ca sĩ đơn ca đầu tiên vào top 10 từ thập niên 70 của ông. Sau khi Fuyumi Sakamoto xuất hiện trên chương trình ti vi của Masahiro Nakai, Nakai Masahiro no Kinyōbi no Sumatachi e vào ngày 19 tháng 3 năm 2010, hai bài hát đơn phía A của cô, là bài "Mata Kimi ni Koi Shiteru và Asia no Kaizoku" đã lần đầu được vào top 10, đạt hạng 9 trên bảng xếp hạng Oricon hàng tuần. Bài hát nằm trong Top 10 đầu tiên của cô đã được 21 năm kể từ khi bài "Otoko no Jōwa" ra mắt, bài đã đứng vị trí thứ 10 trên bảng xếp hạng Oricon vào năm 1989. Nổi tiếng quốc tế. Jero, ca sĩ người Mỹ gốc châu Phi cũng đi theo thể loại này. Tiếp đến ca sĩ diễn ca không có quốc tịch Nhật Bản đầu tiên là Sarbjit Singh Chadha, đến từ Ấn Độ. Album diễn ca đầu tiên của ông được ra đời vào năm 1975 và trở nên một thành công ở Nhật Bản, bán được hơn 150,000 bản sao. Một vài năm sau đó, ông trở về Ấn Độ, nhưng đã trở lại Nhật vào năm 2008. Diễn ca được coi như là một thứ gì đó pha trộn giữa nhạc Tango Phần Lan và giai điệu âm nhạc truyền thống tại Phần Lan. Năm 2002, Yolanda Tasico trở thành ca sĩ diễn ca người Filipina đầu tiên ở Philippines đến Nhật với ca khúc "Shiawase ni Naroo", "Nagai Aida", và còn rất nhiều bài khác nữa. Ở Mĩ, Diễn ca rất nổi tiếng ở một số khu vực (tiêu biểu là những vùng lâu năm) có dân cư là người Mỹ gốc Nhật, và diễn ca có rất nhiều người hâm mộ không phải là người Nhật. Có nhiều buổi hoà nhạc diễn ca và những người trình diễn ở Mĩ, như ban nhạc San Jose Chidori, thỉnh thoảng trình diễn ở lễ hội O-Bon vào mùa hè. Năm 2008, Jero trở thành ca sĩ diễn ca da đen đầu tiên bắt đầu sự nghiệp với bài hát "Hải Tuyết" (海雪 - UmiYuki, nghĩa là "Biển tuyết"), được viết bởi Yasushi Akimoto, và đã giành vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng Oricon, và quần áo thì mang phong cách hip-hop đường phố
1
null
Heinkel HE 8 là một loại thủy phi cơ trinh sát do Đức chế tạo vào cuối thập niên 1920. Nó được chế tạo theo yêu cầu của Hải quân Đan Mạch, muốn có một loại máy bay giống như HE 5 của Thụy Điển. Đan Mạch muốn mua một loại máy bay tương tự và có giấy phép sản xuất với tên gọi Orlogsvaerftet HM.II.
1
null
Heinkel HD 42 50, sau định danh lại Heinkel He 42 là một loại thủy phi cơ hai chỗ, được thiết kế cho "Deutsche Verkehrsfliegerschule", và sau chế tạo cho "Luftwaffe". Nó được dùng làm máy bay huấn luyện phi công cho đến khi Chiến tranh thế giới II kết thúc.
1
null
, thường được gọi Thân vương Fumihito, là một thành viên của hoàng tộc Nhật Bản. Ông là con trai thứ hai của Thượng Hoàng Akihito và Thượng Hoàng Hậu Michiko, em trai của Thiên Hoàng Naruhito, và hiện đứng thứ nhất trong danh sách kế thừa hoàng vị. Kể từ khi kết hôn vào tháng 6 năm 1990, ông giữ tước hiệu "Akishino-no-miya" (秋篠宮 Thu Tiểu cung) và đứng đầu một nhánh trong hoàng tộc. Năm 2019, anh trai ông là Naruhito trở thành Thiên hoàng, hoàng gia Nhật Bản theo quy chế mà đưa Fumihito trở thành Trữ quân, nhưng vì ông không phải là "tử" (người con) của Thiên hoàng Naruhito nên không thể gọi là Hoàng thái tử được, cũng không phải Hoàng thái đệ, mà là , đầy đủ là . "Tự" (嗣) có nghĩa là "nối tiếp". Cuộc sống ban đầu và giáo dục. Thân vương sinh ngày 30 tháng 11 năm 1965 tại Bệnh viện Cung nội sảnh ở Tokyo. Tên húy (tên thật) của ông là . Ngự xưng thiếu thời của ông là Lễ Cung (礼宮; "Aya-no-miya"). Ông theo học tiểu học và trung học tại Gakushuin (Học tập viện). Tháng 4 năm 1984, ông nhập học khoa Chính trị học tại Đại học Gakushuin. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông đã đi lưu học về động vật học tại St John's College, Oxford ở Anh Quốc từ tháng 10 năm 1988 đến tháng 6 năm 1990. Tháng 10 năm 1996, ông tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại học Đại học viện Nghiên cứu Tổng hợp (総合研究大学院大学) với ngành điểu học, tiêu đề luận văn của ông là "Phân tử hệ thống phát sinh học của gà rừng, chi Gallus và nguồn gốc đơn ngành của liên bộ gà nhà" (野鶏ガルス属の分子系統および家鶏の単系起源). Ông đã tiến hành khảo sát thực địa tại Indonesia vào các năm 1993 và tại Vân Nam vào năm 1994. Sau cái chết của ông nội, Thiên hoàng Shōwa, vào tháng 1 năm 1989, ông trở thành người thứ hai trong thứ tự kế thừa hoàng vị sau anh cả là Thiên Hoàng Naruhito. Khi cha của ông vẫn còn là Hoàng thái tử, ông đã giới thiệu cá rô phi đến Thái Lan như là một nguồn protein quan trọng. Có thể nuôi cá rô phi một cách dễ dàng và Thân Vương Fumihito, được biết đến là "Chuyên gia cá da trơn", đã giúp duy trì và mở rộng các nghiên cứu nuôi trồng thủy sản đối với người dân Thái Lan. Ngoài ra, Fumihito là một người hâm mộ nhiệt thành của the Beatles và là một vận động viên quần vợt. Khi còn là sinh viên, Thân Vương Fumihito đã xếp trong số 10 đôi vận động viên quần vợt xuất sắc nhất của vùng Kanto. Ông cũng được biết đến là một người kế thừa của trường phái thư pháp Arisugawa. Kết hôn. Ngày 29 tháng 6 năm 1990, Thân vương Fumihito kết hôn với Kawashima Kiko, con gái của Kawashima Tatsuhiko (giáo sư kinh tế của Đại học Gakushuin) và vợ là Kazuyo. Hai người gặp nhau khi họ cùng chưa tốt nghiệp Đại học Gakushuin. Giống như cha mình, Thân vương đã kết hôn với một người không thuộc dòng dõi quý tộc ("hoa tộc") cũ hay thuộc các nhánh phụ của hoàng tộc. Sau khi kết hôn, ông nhận được tước hiệu Thu Tiểu cung (Akishino no miya) và được Hội nghị Hoàng thất (皇室会議) cho phép thành lập một nhánh mới trong hoàng tộc. Thân vương và Thân vương phi có hai người con gái và một con trai: Do hiện nay là người cháu nam duy nhất của hoàng thất, Thân vương Hisahito thuộc dòng trực tiếp kế vị hoàng vị và có lẽ cuối cùng sẽ lên ngôi, trừ khi bác của Thân vương Hisahito là Thiên Hoàng Naruhito có một hoàng nam nối dõi, hoặc luật kế vị thay đổi. Bổn phận. Thân vương Fumihito giữ vai trò là Chủ tịch của "Sở Nghiên cứu Điểu học Yamashina" và "Hiệp hội Vườn động vật và Bể nuôi Nhật Bản". Ông cũng là chủ tịch danh dự của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên Nhật Bản, Hiệp hội Quần vợt Nhật Bản, và Hiệp hội Nhật Bản-Hà Lan. Ông là giảng viên thỉnh giảng của Đại học Nông nghiệp Tokyo. Thân vương Fumihito và Thân vương phi Kiko cũng thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa Nhật Bản với các quốc gia khác với việc là đại diện cho Nhật Bản tại một số sự kiện quốc tế được lựa chọn. Ví dụ, họ đã đến thăm Hà Lan vào tháng 8 năm 2009 để kỉ niệm 400 năm thương mại giữa Hà Lan và Nhật Bản. Họ đã được chính phủ Hà Lan mời và được Nữ hoàng Beatrix của Hà Lan đón tiếp tại La Hay. Các hoạt động công cộng của họ còn bao gồm gặp gỡ các sinh viên ngành tiếng Nhật, thăm Nhà Siebold, một bệnh viện đại học, và hai bảo tàng khác. Tháng 8 năm 2012, Thân vương Fumihito đã sang thăm Việt Nam, gặp chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đi thăm tỉnh Hòa Bình và Hưng Yên. Năm 2019, ngày 1 tháng 5, anh trai của ông là Hoàng thái tử Naruhito trở thành Thiên hoàng. Vì Naruhito không có con trai để kế thừa, theo hoàng gia Nhật Bản nghị định, Fumihito sẽ trở thành Trữ quân cho Tân Thiên hoàng, và Fumihito do là em trai của Thiên hoàng nên không thể nhận danh hiệu Hoàng thái tử, hoàng thất Nhật Bản cũng không muốn danh xưng Hoàng thái đệ, mà là Hoàng tự điện hạ [皇嗣殿下; こうしでんかKoshi-denka]. Ban đầu, ngày 19 tháng 4 năm 2020, dự kiến tiến hành lễ tấn lập, Tuy nhiên do tình hình dịch COVID-19 mà buổi lễ đã dời lại tới ngày 8 tháng 11 năm 2020. Tháng 5 năm 2020, ông cùng các thành viên nhánh Thu Tiểu cung và các nhân viên của Cơ quan Nội chính Hoàng gia Nhật Bản đã tự tay làm 600 bộ áo choàng y tế và tặng cho Bệnh viện Saiseikai và Bệnh viện Trung ương Tokyo để giúp bệnh viện trong việc chiến đấu với Coronavirus. Ngày 8 tháng 11 năm 2020, Fumihito chính thức được tấn phong làm Hoàng tự (皇嗣; こうし; Koshi).
1
null
Heinkel He 60 là một loại thủy phi cơ trinh sát một động cơ của Đức, thiết kế của nó đáp ứng cho hoạt động trên các tàu chiến của "Kriegsmarine" (Hải quân Đức) trong thập niên 1930. Tính năng kỹ chiến thuật (He 60). War Planes of the Second World War: Volume Six Floatplanes
1
null
Xoài Phi châu (tên khoa học: Irvingia gabonensis), còn gọi là dika hay ogbono, là một loại cây trồng ở Châu Phi và Đông Nam Á, thuộc họ cây Irvingiaceae, được gọi là xoài rừng (không nên nhầm lẫn với xoài rừng), xoài châu Phi hay xoài bụi. Xoài Phi châu cho quả giống như xoài và có thể ăn được, và đặc biệt được đánh giá là loại hạt có nhiều protein và chất béo. Xoài Phi châu có khả năng chống lại chứng béo phì bằng cách gia tốc quá trình biến dưỡng tự nhiên, đốt cháy mỡ dự trữ trong cơ thể ở tỉ lệ gia tốc cao và ức chế tính ham ăn.
1
null
Cảnh hay Tiu cảnh là một loại nhạc khí tự thân vang của người Việt. Cấu tạo. Tiu cảnh gồm hai chiếc thanh la cỡ nhỏ làm bằng đồng thau, đường kính khoảng 10 cm, một chiếc thành thấp, một chiếc thành cao, với hai âm thanh cao thấp cách nhau quãng 5 đúng. Tiu cảnh được treo trong hai vòng tròn của một chiếc khung có tay cầm bằng gỗ hoặc để riêng làm hai phần tiu (thanh la thành thấp) và cảnh (thanh la thành cao). Kỹ thuật biểu diễn. Tiu cảnh được đánh bằng que tre có mấu. Khi biểu diễn nhạc công tay trái cầm tiu, tay phải cầm que gõ vào mặt thau hoặc để riêng tiu và cảnh rồi dùng hai que khác nhau gõ. Màu âm. Âm thanh của Tiu cảnh cao, vang, lảnh lót. Sử dụng. Cảnh tham gia trong ban nhạc hát vǎn, dàn bát âm, ban nhạc cúng lễ nhà chùa.
1
null
Xã California () là một xã thuộc quận Branch, tiểu bang Michigan, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của xã này là 1.040 người. Địa lý. Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ , thị trấn có tổng diện tích là 55,2 km² , trong đó 55,1 km² là đất và 0,1 km² tương đương 0,20% là nước.
1
null
Xã Millbrook () là một xã thuộc quận Mecosta, tiểu bang Michigan, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của xã này là 1.113 người. Địa lý. Theo Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ, xã có diện tích , trong đó có diện tích đất liền và (0.14%) diện tích nước.
1
null
Xã Tittabawassee () là một xã thuộc quận Saginaw, tiểu bang Michigan, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của xã này là 9.726 người.. Thị trấn được đặt tên theo sông Tittabawassee. Nhân khẩu học. Theo điều tra dân số năm 2000, có 7,706 người, 2.383 hộ gia đình và 1.849 gia đình cư trú trong Tittabawassee. Các mật độ dân số là 219,0 mỗi dặm vuông (84,5 / km²). Có 2.5508 đơn vị nhà ở với mật độ trung bình 71,3 mỗi dặm vuông (27,5 / km²). Thành phần chủng tộc của là 87,32% da trắng , 8,89% người Mỹ gốc Phi , 0,53% người Mỹ bản địa, 0,48% người châu Á, 0,04% người đảo Thái Bình Dương, 0,78% từ các chủng tộc khác và 1,96% từ hai chủng tộc trở lên. Người gốc Tây Ban Nha hoặc La tinh thuộc bất kỳ chủng tộc nào chiếm 3,01% dân số. Có 2.383 hộ trong đó 39,2% có con dưới 18 tuổi sống chung với họ, 66,2% là vợ chồng sống chung, 8,6% có chủ hộ là nữ không có chồng và 22,4% không có gia đình. 18,3% của tất cả các hộ gia đình được tạo thành từ các cá nhân và 5,7% có người sống một mình từ 65 tuổi trở lên. Quy mô hộ trung bình là 2,69 và quy mô gia đình trung bình là 3,08. Ở Tittabawassee, dân số được trải ra với 23,9% ở độ tuổi 18, 7,5% từ 18 đến 24, 39,2% từ 25 đến 44, 22,0% từ 45 đến 64 và 7,4% từ 65 tuổi trở lên. Độ tuổi trung bình là 35 tuổi. Cứ 100 nữ thì có 137,8 nam. Cứ 100 nữ từ 18 tuổi trở lên, có 148,2 nam. Thu nhập trung bình cho một hộ gia đình trong Tittabawassee là 54.980 đô la và thu nhập trung bình cho một gia đình là 66.455 đô la. Nam giới có thu nhập trung bình là $ 50,137 so với $ 30,994 đối với nữ. Thu nhập bình quân đầu người ở Tittabawassee là $ 20.554. Khoảng 4,3% gia đình và 4,7% dân số sống dưới mức nghèo khổ , bao gồm 4,0% những người dưới 18 tuổi và 6,8% những người từ 65 tuổi trở lên. Địa lí. Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, Tittabawassee có tổng diện tích là 35,5 dặm vuông (92 km 2 ), trong đó 35,2 dặm vuông (91 km 2 ) là đất và 0,3 dặm vuông (0,78 km 2 ) (0,87%) là Nước.
1
null
Camp Atterbury-Muscatatuck là một doanh trại quân đội liên bang của Hoa Kỳ, được cấp phép cho và điều hành bởi Vệ binh Quốc gia Indiana, đóng tại trung-nam Indiana, cách Edinburgh, Indiana và U.S. Route 31 về phía tây. Sứ mệnh của doanh trại là hỗ trợ hậu cần và huấn luyện cho hai đơn vị cấp lữ đoàn cùng một lúc. Doanh trại có nhiều trường bắn, địa điểm bắn đạn thật, không phận có khả năng chiến đấu đất đối không và một trung tâm thực hành và mô phỏng LVC. Đây cũng đồng thời là nơi dành cho Annual Training của các lực lượng Vệ binh Quốc gia và Dự bị đóng tại Indiana.
1
null