text
stringlengths 0
512k
|
---|
Ngày 20 tháng 10 là ngày thứ 293 (294 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 72 ngày trong năm.
Sự kiện
1740 – Maria Theresa lên ngôi ở Áo. Pháp, Phổ, Bavaria và Saxony từ chối Sắc lệnh và cuộc Chiến tranh kế vị Áo bắt đầu.
1781 – Đạo luật khoan dung, cho phép tự do thờ phụng hạn chế, được Triều đình Habsburg thông qua.
1803 – Thượng viện Hoa Kỳ phê chuẩn việc mua Louisiana.
1818 – Thoả ước 1818 được ký giữa Hoa Kỳ và Anh Quốc, mà, cùng với những điều khác, quy định biên giới Canada – Hoa Kỳ theo hầu hết chiều dài vĩ tuyến 49.
1827 – Trận Navarino – gồm hạm đội hỗn hợp của Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập bị tiêu diệt bởi liên minh hải quân Anh, Pháp, và Nga tại cảng Navarino tại Pylos, Hy Lạp.
1883 – Peru và Chile ký Hiệp ước Ancón, theo đó tỉnh Tarapacá được nhường cho Chile, đưa tới việc chấm dứt sự tham gia của Peru vào Chiến tranh Thái Bình Dương.
1910 – Vỏ tàu RMS Olympic, chiếc tàu chị em với con tàu xấu số RMS Titanic, được hạ thủy từ xưởng đóng tàu Harland and Wolff tại Belfast, Bắc Ireland.
1930 – Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay đổi tên là Hội Phụ nữ Việt Nam) chính thức được thành lập.
1935 – Cuộc Trường chinh kết thúc
1941 – Thế chiến II: hàng nghìn thường dân tại Kragujevac ở Serbia bị Đức chiếm đóng bị giết hại trong cuộc thảm sát Kragujevac.
1944:
– Quân đội Liên Xô và du kích Nam Tư giải phóng Beograd, thủ đô Nam Tư
– Khí tự nhiên lỏng rò rỉ từ các bình chứa ở Cleveland, sau đó phát nổ; vụ nổ gây cháy 30 khối nhà và làm thiệt mạng 130 người.
– Tướng Douglas MacArthur thực hiện lời hứa quay lại Philippines khi ông lãnh đạo một cuộc tấn công của đồng minh vào hòn đảo, giành lại nó từ tay người Nhật trong Thế chiến II.
1947 – House Un-American Activities Committee bắt đầu sự đầu tư của nó vào sự thâm nhập của Chủ nghĩa Cộng sản vào Hollywood, dẫn tới một danh sách đen khiến một số người không thể làm việc trong ngành công nghiệp này nhiều năm.
1951 – "Vụ việc Johnny Bright" xảy ra tại Stillwater, Oklahoma
1952 – Toàn quyền Evelyn Baring tuyên bố một tình trạng khẩn cấp ở Kenya và bắt đầu bắt giữ hàng trăm người bị nghi ngờ là lãnh đạo của cuộc Khởi nghĩa Mau Mau, gồm Jomo Kenyatta, Tổng thống đầu tiên trong tương lai của Kenya.
1962 – Quân đội Trung Quốc đồng thời tiến công Ladakh và vượt qua tuyến McMahon, khởi đầu Chiến tranh Trung-Ấn.
1964 – Ở Sài Gòn Thượng Hội đồng Quốc gia soạn xong Ước pháp, thay thế cho Hiến chương lâm thời được áp dụng từ khi nền Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam bị lật đổ. Ước pháp này tái lập chủ quyền cho chính phủ dân sự của Việt Nam Cộng hòa.
1967 – Một bộ phim về bigfoot được thực hiện bởi Patterson và Gimlin.
1968 – Cựu Đệ Nhất Phu nhân Jacqueline Kennedy lấy trùm kinh doanh tàu thủy Hy Lạp Aristotle Onassis.
1970 – Siad Barre tuyên bố Somalia là một nhà nước xã hội chủ nghĩa.
1971 – Nepal Stock Exchange sụp đổ.
1973:
– Thảm sát tối thứ 7: Tổng thống Richard Nixon sa thải Tổng trưởng lý Elliot Richardson và Phó tổng trưởng lý William Ruckelshaus sau khi họ từ chối sa thải công tố đặc biệt vụ Watergate Archibald Cox, người này cuối cùng bị Robert Bork sa thải.
– Nhà hát Opera Sydney mở cửa.
1976 – Chiếc phà George Prince bị đâm bởi một chiếc tàu khi đang vượt qua Sông Mississippi giữa Destrehan và Luling, Louisiana. 78 hành khách và thủy thủ đoàn thiệt mạng; chỉ 18 trên phà sống sót.
1977 – Một chiếc máy bay chở Lynyrd Skynyrd bị đâm ở Mississippi, làm thiệt mạng ca sĩ Ronnie Van Zant và nghệ sĩ guitar Steve Gaines cùng với ca sĩ phụ Cassie Gaines, người quản lý lịch trình, phi công, phi công phụ.
1979 – Thư viện John F Kennedy mở cửa tại Boston, Massachusetts.
1982 – Trong trận đấu UEFA Cup giữa F.K. Spartak Moskva và HFC Haarlem, 66 người đã bị xô đẩy đến chết trong thảm hoạ Luzhniki.
1984 – Monterey Bay Aquarium mở cửa tại Vịnh Monterey, California.
1991 – Bão lửa Oakland Hills làm thiệt mạng 25 người và phá huỷ 3.469 ngôi nhà, gây thiệt hại hơn 2 tỷ dollar.
2011 – Nội chiến Libya: Lực lượng của Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp bắt được Muammar Gaddafi tại Sirte rồi hạ sát ông.
2015 – Nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Twice chính thức ra mắt
Sinh
888 – Chu Hữu Trinh, hoàng đế thứ ba cũng là cuối cùng của triều Lương thời Ngũ Đại Thập Quốc trong lịch sử Trung Quốc (m. 923)
1463 – Alessandro Achillini, nhà triết học Ý (m. 1512)
1496 – Claude, Quận công Guise, quân nhân Pháp (m. 1550)
1616 – Thomas Bartholin, nhà vật lý, toán học và lý thuyết Đan Mạch (m. 1680)
1620 – Aelbert Cuyp, họa sĩ Hà Lan (m. 1691)
1632 – Ngài Christopher Wren, kiến trúc sư Anh (m. 1723)
1656 – Nicolas de Largillière, họa sĩ Pháp (m. 1746)
1660 – Robert Bertie, Đệ nhất Quận công Ancaster và Kesteven, chính khách Anh (m. 1723)
1677 – Stanislaus I Leszczyński, Vua Ba Lan (m. 1766)
1700 – Charlotte Aglaé of Orléans, Nữ công tước Modena (m. 1761)
1711 – Timothy Ruggles, chính khách sinh tại Mỹ (m. 1795)
1719 – Gottfried Achenwall, nhà thống kê Đức (m. 1772)
1759 – Chauncey Goodrich, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ bang Connecticut (m. 1815)
1780 – Pauline Bonaparte, công chúa Borghese, chị/em gái Napoléon Bonaparte (m. 1825)
1784 – Henry Temple, Đệ tam Tử tước Palmerston, Thủ tướng Anh Quốc (m. 1865)
1785 – George Ormerod, nhà sử học và người sưu tầm đồ cổ Anh (m. 1873)
1792 – Nguyễn Phúc Ngọc Xuyến, phong hiệu Bảo Thuận Công chúa, công chúa con vua Gia Long nhà Nguyễn (m. 1851)
1808 – Karl Andree, nhà địa chất Đức (m. 1875)
1819 – Báb, nhà sáng lập người Ba Tư của tôn giáo Bábí (m. 1850)
1819 – Carl Mikuli, nghệ sĩ đàn piano Ba Lan (m. 1897)
1822 – Thomas Hughes, tiểu thuyết gia Anh (m. 1896)
1832 – Constantin Lipsius, kiến trúc sư Đức (m. 1894)
1847 – Oscar Swahn, xạ thủ người Thụy Điển (m. 1927)
1854 – Arthur Rimbaud, nhà thơ Pháp (m. 1891)
1858 – John Burns, chính khách Anh (m. 1943)
1859 – John Dewey, nhà triết học Mỹ (m. 1952)
1864 – James F. Hinkle, chính khách Mỹ, Thống đốc thứ sáu của bang New Mexico (m. 1951)
1873 – Nellie McClung, nhà hoạt động nữ quyền Canada (m. 1951)
1874 – Charles Ives, nhà soạn nhạc Mỹ (m. 1954)
1882 – Bela Lugosi, nghệ sĩ sinh tại Hungary (m. 1956)
1889 – Margaret Dumont, nữ diễn viên Mỹ (m. 1965)
1890 – Jelly Roll Morton, nhà soạn nhạc Mỹ (m. 1941)
1891 – James Chadwick, nhà vật lý Anh, người đoạt giải Giải Nobel (m. 1974)
1891 – Jomo Kenyatta, Tổng thống Kenya (m. 1978)
1893 – Charley Chase, Nhà soạn kịch Mỹ (m. 1940)
1894 – Olive Thomas, Nữ nghệ sĩ Mỹ (m. 1920)
1895 – Rex Ingram, Nghệ sĩ Mỹ (m. 1969)
1897 – Thế tử Eun của Triều Tiên (m. 1970)
1900 – Wayne Morse, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ từ Oregon (m. 1974)
1904 – Anna Neagle, nữ nghệ sĩ Anh (m. 1986)
1904 – Tommy Clement Douglas, chính khách Canada (m. 1986)
1905 – Arnold Luhaäär, vận động viên cử tạ Estonia và người giành huy chương Olympic (m. 1965)
1905 – Ellery Queen, bút danh của hai tác gia Mỹ (m. 1982)
1907 – Arlene Francis, nhân vật truyền hình Mỹ (m. 2001)
1909 – Sugiyama Yasushi, họa sĩ Nhật (m. 1993)
1912 – Vũ Trọng Phụng, nhà văn, nhà báo người Việt.
1913 – Grandpa Jones, nghệ sĩ đàn banjo và ca sĩ Mỹ (m. 1998)
1914 – Lý Tự Trọng, một trong những nhà cách mạng trẻ tuổi nhất của Việt Nam
1914 – Fayard Nicholas, vũ công Mỹ (m. 2006)
1917 – Jean-Pierre Melville, giám đốc Pháp (m. 1973)
1918 - Hòa thượng Thích Minh Châu, tu sĩ Phật giáo người Việt Nam (m.2012)
1918 – Robert Lochner, nhà báo Đức (m. 2003)
1919 – Tracy Hall, nhà phát minh Mỹ (m. 2008)
1922 – John Anderson, Nghệ sĩ Mỹ (m. 1992)
1922 – Hoàng Thế Thiện, Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (m. 1995)
1923 – Robert Craft, nhà chỉ huy Mỹ
1925 – Art Buchwald, diễn viên hài Mỹ (m. 2007)
1925 – Tom Dowd, Kỹ sư Mỹ (m. 2002)
1925 – Roger Hanin, diễn viên Pháp
1927 – GunturHoa Kỳeshendra Sarma, nhà thơ Ấn Độ (m. 2007)
1927 – Joyce Brothers, nhà tâm lý Mỹ và nhà báo
1931 – Richard Caliguiri, chính khách Mỹ (m. 1988)
1931 – Mickey Mantle, vận động viên bóng chày Mỹ (m. 1995)
1932 – Rosey Brown, vận động viên bóng đá Mỹ (m. 2004)
1932 – William Christopher, Nghệ sĩ Mỹ (M*A*S*H)
1934 – Eddie Harris, nghệ sĩ saxophon nhạc jazz Mỹ (m. 1996)
1934 – Michiko, Nữ hoàng Nhật Bản
1935 – Phạm Phú Quốc, sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa (m.1966)
1935 – Jerry Orbach, Nghệ sĩ Mỹ (m. 2004)
1937 – Juan Marichal, vận động viên bóng chày Dominica
1937 – Wanda Jackson, ca sĩ nhạc rock Mỹ
1938 – Iain Macmillan, Abbey Road nghệ sĩ nhiếp ảnh (m. 2006)
1940 – Kathy Kirby, ca sĩ Anh
1940 – Robert Pinsky, nhà thơ Mỹ và người đoạt giải Poet Laureate of the United States
1942 – Earl Hindman, Nghệ sĩ Mỹ (m. 2003)
1942 – Christiane Nüsslein-Volhard, nhà sinh học Đức, người nhận Giải Nobel Sinh lý học hay Y học
1943 – Dunja Vejzovic, giọng soprano Croatia
1944 – David Mancuso, DJ Mỹ
1944 – Nalin de Silva, nhà vật lý lý thuyết, nhà triết học và nhà phân tích chính trị Sri Lanka
1946 – Lewis Grizzard, tác gia và nhà văn hài Mỹ (m. 1994)
1946 – Elfriede Jelinek, tác gia Áo, người nhận Giải Nobel
1946 – Lucien Van Impe, vận động viên đua xe đạp Bỉ
1948 – Melih Gökçek, chính khách Thổ Nhĩ Kỳ
1949 – Valeri Borzov, vận động viên điền kinh Ukraina
1950 – Tom Petty, nhạc sĩ Mỹ
1951 – Patrick Hall, chính khách Anh
1951 – Leif Pagrotsky, chính khách Thuỵ Điển
1951 – Claudio Ranieri, cầu thủ bóng đá và huấn luyện viên bóng đá người Italia
1951 – Ken Ham, doanh nhân và người truyền giáo Australia
1953 – Keith Hernandez, cầu thủ bóng chày Mỹ
1953 – Bill Nunn, Nghệ sĩ Mỹ
1954 – Steve Orich, nhạc trưởng
1954 – Günter Müller, nghệ sĩ âm nhạc Đức
1955 – Thomas Newman, nhà soạn nhạc Mỹ
1955 – David Profumo, tiểu thuyết gia Anh
1955 – Aaron Pryor, vận động viên đấm bốc Mỹ
1956 – Danny Boyle, đạo diễn phim Anh
1957 – Susanna Haavisto, ca sĩ và diễn viên Phần Lan
1957 – Hilda Solis, chính khách Mỹ
1958 – Valerie Faris, đạo diễn phim Mỹ
1958 – Lynn Flewelling, tác gia fantasy Mỹ
1958 – Scott Hall, đô vật chuyên nghiệp Mỹ
1958 – Mark King, ca sĩ và nhạc sĩ Anh (Level 42)
1958 – Dave Krieg, cầu thủ bóng đá Mỹ
1958 – Viggo Mortensen, Nghệ sĩ Mỹ
1958 – Ivo Pogorelic, nghệ sĩ piano Croatia
1958 – Dave Finlay, đô vật chuyên nghiệp Ireland
1960 – Konstantin Aseev, vận động viên cờ Nga (m. 2004)
1960 – Lepa Brena, ca sĩ nổi tiếng Nam Tư
1961 – Ian Rush, cấu thủ bóng đá Xứ Wale
1961 – Michie Tomizawa, diễn viên lồng giọng Nhật
1962 – David M. Evans, đạo diên phim và tác giả kịch bản Mỹ
1962 – Dave Wong, ca sĩ nhạc sĩ Hong Kong/Đài Loan
1963 – Julie Payette, phi hành gia Canada
1963 – Nikos Tsiantakis, cầu thủ bóng đá Hy Lạp
1964 - Kamala Harris, chính trị gia người Mỹ, phó Tổng thống Hoa Kỳ
1965 – Norman Blake, nhạc sĩ Scotland
1965 – Mikhail Shtalenkov, cầu thủ hockey trên băng Nga
1965 – William Zabka, Nghệ sĩ Mỹ
1966 – Abu Musab al-Zarqawi, lãnh đạo Al-Qaeda (m. 2006)
1966 – Allan Donald, cựu cầu thủ cricket Nam Phi
1966 – Fred Coury, nghệ sĩ trống Mỹ (Cinderella)
1966 – Stefan Raab, người hoạt động trong ngành giải trí Đức
1966 – Patrick J. Volkerding, Người sáng lập và duy trì Slackware Linux distribution
1966 – Dimebag Darrell, nghệ sĩ guitar Mỹ (Pantera)
1967 – Luigi Lo Cascio, diễn viên Italia
1967 – Elizabeth Carling, ca sĩ, nhạc sĩ Anh
1967 – Luck Mervil, Québécois nhạc sĩ và diễn viên
1967 – Marco Ngai, diễn viên Hồng Kông
1969 – Juan González, cầu thủ bóng chày Puerto Rica
1969 – Laurie Daley, cầu thủ rugby Australia
1969 – Lambros Papakostas, vận động viên nhảy cao Hy Lạp
1970 – Chavo Guerrero, Jr., đô vật chuyên nghiệp Mỹ
1970 – Michelle Malkin, tác giả và nhà bình luận chính trị Mỹ
1971 – Dannii Minogue, ca sĩ Australia
1971 – Eddie Jones, vận động viên bóng rổ Mỹ
1971 – Snoop Dogg, rapper Mỹ
1972 – Will Greenwood, vận động viên rugby Anh
1976 – Tom Wisniewski, nghệ sĩ guitar Mỹ (MxPx)
1977 – Matt Jansen, cầu thủ bóng đá Anh
1977 – Leila Josefowicz, nghệ sĩ violin cổ điển Canada
1977 – Sam Witwer, Nghệ sĩ Mỹ
1978 – Virender Sehwag, vận động viên cricket Ấn Độ
1978 – Paul Wilson, Scottish bass player (Snow Patrol)
1979 – Paul Ifill, cầu thủ bóng đá Barbadia
1979 – John Krasinski, Nghệ sĩ Mỹ
1979 – Paul O'Connell, vận động viên rugby Ireland
1980 – Gary Jarman, nhạc sĩ Anh
1980 – Niall Matter, diễn viên Canada
1980 – Jose Veras, vận động viên bóng chày Dominica
1981 – Willis McGahee, cầu thủ bóng đá Mỹ
1981 – Dimitrios Papadopoulos, cầu thủ bóng đá Hy Lạp
1981 – Francisco Javier Rodríguez, cầu thủ bóng đá Mexico
1982 – Becky Brewerton, tay golf người Xứ Wale
1983 – Alex Nackman, nhạc sĩ
1983 – Luis Saritama, cầu thủ bóng đá Ecuador
1983 – Takayuki Yamada, diễn viên Nhật
1984 – Florent Sinama-Pongolle, cầu thủ bóng đá Pháp
1984 – Andrew Trimble, vận động viên rugby Bắc Ireland
1985 – Jennifer Nicole Freeman, Nữ nghệ sĩ Mỹ
1985 – Alphonso Smith, cầu thủ bóng đá Mỹ
1985 – Dominic McGuire, vận động viên bóng rổ Mỹ
1985 – James Sutton, tay đua người Anh
1986 – Priyanka Sharma, diễn viên Ấn Độ
1988 – Candice Swanepoel, người mẫu Nam Phi
1988 – Risa Niigaki, ca sĩ Nhật Bản (Morning Musume)
1992 – Ksenia Semenova, vận động viên thể dục Olympic Nga
1994 – Morgan Featherstone, người mẫu Australia
1994 – Hứa Ngụy Châu (Xu Weizhou), nam diễn viên ca sĩ Trung Quốc
1997 – Nguyễn Tiến Linh, cầu thủ bóng đá Việt Nam
1997 – Song So-hee, ca sĩ nhạc truyền thống Hàn Quốc
Mất
681 TCN – Vua Assyria Sennacherib bị con trai ám sát (s. 745 TCN)
460 – Aelia Eudocia, Nữ hoàng Byzantine
967 – Lý Di Hưng, quân phiệt tại Trung Quốc, tức ngày Canh Tý (15) tháng 9 năm Đinh Mão
1139 – Henry X, Quận công Bavaria
1570 – João de Barros, nhà sử học Bồ Đào Nha (s. 1496)
1631 – Michael Maestlin, nhà thiên văn và toán học Đức (s. 1550)
1640 – John Ball, tu sĩ Thanh giáo Anh (s. 1585)
1652 – Antonio Coello, tác gia Tây Ban Nha (s. 1611)
1713 – Archibald Pitcairne, nhà vật lý Scotland (s. 1652)
1740 – Charles VI, Hoàng đế Roma Thần thánh (s. 1685)
1842 – Grace Darling, nữ anh hùng Anh (s. 1815)
1865 – Champ Ferguson, du kích Confederate (s. 1821)
1890 – Ngài Richard Burton, nhà thám hiểm và tác gia (s. 1821)
1900 – Naim Frashëri, nhà thơ Albania (s. 1846)
1907 – Said Pasha Kurd, chính khách người Kurd (s. 1834)
1910 – David SINH Hill, Thống đốc New York (s. 1843)
1926 – Eugene Debs, lãnh đạo lao động Mỹ và ứng cử viên Tổng thống Mỹ (s. 1855)
1935 – Arthur Henderson, chính khách Scotland, người được Giải Nobel Hoà bình (s. 1863)
1936 – Anne Sullivan, giáo viên Mỹ (s. 1866)
1940 – Gunnar Asplund, kiến trúc sư Thuỵ Điển (s. 1885)
1953 – Werner Baumbach, phi công máy bay ném bom Đức (s. 1916)
1964 – Herbert Hoover, Tổng thống thứ 31 của Hoa Kỳ (s. 1874)
1967 – Yoshida Shigeru, Thủ tướng Nhật Bản (s. 1878)
1968 – Bud Flanagan, người hoạt động trong lĩnh vực giải trí Anh thời chiến tranh (s. 1896)
1972 – Harlow Shapley, nhà thiên văn học Mỹ (s. 1885)
1977 – thành viên nhóm nhạc rock Mỹ Lynyrd Skynyrd thiệt mạng trong một vụ rơi máy bay:
Cassie Gaines (s. 1948)
Steve Gaines (s. 1949)
Ronnie Van Zant (s. 1948)
1978 – Gunnar Nilsson, tay đua xe người Thuỵ Điển (s. 1948)
1983 – Peter Dudley, diễn viên Anh (s. 1935)
1983 – Yves Thériault, tác gia Pháp-Canada (s. 1915)
1984 – Carl Ferdinand Cori, nhà hoá sinh học sinh tại Áo, người được Giải Nobel Sinh lý học hay Y học (s. 1896)
1984 – Paul Dirac, nhà vật lý Anh, người đoạn Giải Nobel (s. 1902)
1987 – Andrey Kolmogorov, nhà toán học Nga (s. 1903)
1988 – Bàng Bá Lân, nhà thơ, nhà giáo, nhà nhiếp ảnh Việt Nam (s. 1913)
1988 - Sheila Scott, nữ phi công Anh (s. 1922)
1989 – Anthony Quayle, diễn viên Anh (s. 1913)
1990 – Joel McCrea, Nghệ sĩ Mỹ (s. 1905)
1992 – Werner Torkanowsky, nhạc trưởng Đức (s. 1926)
1993 – Sugiyama Yasushi, họa sĩ Nhật (s. 1909)
1994 – Burt Lancaster, Nghệ sĩ Mỹ (s. 1913)
1995 – Christopher Stone, Nghệ sĩ Mỹ (s. 1942)
1999 – Calvin Griffith, người từng sở hữu Washington Thượng nghị sĩ (s. 1911)
1999 – Jack Lynch, Taoiseach của Ireland (s. 1917)
2001 – Ted Ammon, nhà tài chính Mỹ (s. 1949)
2002 – Barbara Berjer, Nữ nghệ sĩ Mỹ (s. 1920)
2002 – Bernard Fresson, diễn viên Pháp (s. 1931)
2003 – Jack Elam, Nghệ sĩ Mỹ (s. 1918)
2003 – Hoàng Tích Chù, họa sĩ Việt Nam (s. 1912)
2003 – Miodrag Petrović, diễn viên Serbia (s. 1924)
2004 – Anthony Hecht, nhà thơ Mỹ (s. 1923)
2004 – Chuck Hiller, vận động viên bóng chày Mỹ (s. 1934)
2005 – Shirley Horn, Ca sĩ Mỹ (s. 1934)
2005 – Endon Mahmood, Đệ Nhất Phu nhân Malaysia (s. 1941)
2005 – Eva Svankmajerova, nghệ sĩ Séc (s. 1940)
2006 – Jane Wyatt, Nữ nghệ sĩ Mỹ (s. 1910)
2007 – Max McGee, cầu thủ bóng đá Mỹ (s. 1932)
2007 – Paul Raven, British bass-player (Killing Joke, Ministry) (s. 1961)
2008 – Gene Hickerson, cầu thủ bóng đá Mỹ có tên trên Bức tường Danh vọng (s. 1935)
2009 - Trí Hải, ca sĩ nhạc trẻ Việt Nam (s. 1986)
2011 - Muammar al-Gaddafi - Lãnh đạo nhà nước Lybia
Ngày lễ và kỷ niệm
Ngày Quốc tế Đầu bếp hay ngày Đầu bếp thế giới
Ngày Thống kê thế giới
Việt Nam - Ngày Phụ nữ Việt Nam
Thiên chúa giáo – ngày yến tiệc của liệt sĩ Andrew của Crete, Caprasius của Agen, Irene của Tomar, Artemius
20 tháng 10 (nghi thức tế lễ Chính thống giáo phía Đông)
Đức tin Bahá'í – Holy Day – Ngày sinh của Báb
Lịch Cộng hoà Pháp – Orge (Barley) Ngày, ngày thứ hai chín trong Tháng Vendémiaire |
Ngày 21 tháng 10 là ngày thứ 294 (295 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 71 ngày trong năm.
Sự kiện
1600 – Tokugawa Ieyasu giành thắng lợi trong trận Sekigahara, được xem là mốc khởi đầu Mạc phủ Tokugawa tại Nhật Bản.
1805 – Quân Anh đại thắng liên minh Pháp–Tây Ban Nha trong trận Trafalgar.
1824 – Joseph Aspdin nhận bằng sáng chế về xi măng Portland, nay là một trong các loại xi măng thông dụng trên thế giới.
1854 – Florence Nightingale và 38 nữ điều dưỡng đến Thổ Nhĩ Kỳ để chăm sóc cho thương binh Quân đội Anh trong Chiến tranh Krym.
1944 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Cuộc tấn công Thần phong, hay Kamikaze, đầu tiên được tiến hành, mục tiêu là chiến hạm HMAS Australia ở ngoài khơi đảo Leyte thuộc Philippines.
1867 – Tiểu thuyết Chuông nguyện hồn ai của Ernest Hemingway được phát hành lần đầu.
1983 – Đại hội Cân đo quốc tế lần thứ 17 định nghĩa lại chiều dài của một mét là “khoảng cách mà ánh sáng truyền được trong chân không trong khoảng thời gian 1/299.792.458 giây”.
Sinh
1822 – Nguyễn Phúc Miên Tể, tước phong Nghĩa Quốc công, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1844)
1833 – Alfred Nobel, nhà hóa học, kỹ sư, nhà phát minh, nhà doanh nghiệp Thụy Điển, người đã phát minh ra thuốc nổ dynamite và lập ra các Giải Nobel (m. 1896)
1846 – Edmondo De Amicis, nhà văn, nhà báo và nhà thơ người Ý (m. 1908)
1981 – Nemanja Vidić, cầu thủ bóng đá người Serbia
1982 – Lee Chong Wei, cựu vận động viên cầu lông người Malaysia
1984 – Nguyễn Hoàng Ngân, vận động viên karatedo Việt Nam
1995 – Doja Cat, ca sĩ, rapper người Mỹ
1999 – Ekanit Panya, cầu thủ bóng đá người Thái Lan
Mất
1805 – Phó đô đốc, tử tước Horatio Nelson (s. 1758)
1956 – Lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn (s. 1908)
Những ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 22 tháng 10 là ngày thứ 295 (296 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 70 ngày trong năm.
Sự kiện
668 – Tướng quân Lý Thế Tích của nhà Đường đánh chiếm kinh thành Bình Nhưỡng của Cao Câu Ly, bắt giữ Bảo Tạng Vương, tức ngày Quý Tị (12) tháng 9.
1956 – Chính phủ Việt Nam Cộng hòa cho cải tổ nhiều đơn vị hành chính cấp tỉnh.
1962 – Khủng hoảng tên lửa Cuba: Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy tuyên bố trên truyền hình rằng vũ khí hạt nhân Liên Xô được phát hiện ở Cuba và phát lệnh nâng tình trạng báo động quân sự lên mức DEFCON 3.
1967 – Cuộc bầu cử Hạ viện Việt Nam Cộng hòa.
1964 – Sau khi Ủy ban Nobel tuyên bố ông đoạt Giải Nobel Văn học, nhà triết học Pháp Jean-Paul Sartre trở thành người đoạt giải Nobel đầu tiên tự ý từ chối nhận giải này, vì không muốn bị “biến đổi”.
1968 – Tối cao Pháp viện Việt Nam Cộng hòa họp lần đầu tiên.
2009 – Ngày ra mắt Microsoft Windows 7
2012 – Liên đoàn Xe đạp Quốc tế tước 7 danh hiệu vô địch Tour de France và cấm thi đấu suốt đời đối với tay đua Lance Armstrong do cáo buộc sử dụng doping.
Sinh
1811 – Franz Liszt, nhà soạn nhạc người Áo
1913 – Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của Việt Nam (m. 1997)
1929 – Lev Yashin, thủ môn người Liên Xô (m. 1990)
1949 – Arsène Wenger, huấn luyện viên bóng đá người Pháp
1996 – B.I, rapper, nhà sản xuất nhạc, nhóm trưởng nhóm nhạc iKON (Hàn Quốc)
2001 – Jo Yu-ri, cựu thành viên nhóm nhạc nữ IZ*ONE
Mất
1780 – Ngô Thì Sĩ, nhà sử học, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng ở thế kỷ 18 tại Việt Nam (s. 1726)
1864 – Nguyễn Phúc Hồng Nghĩ, tước phong Hương Sơn Quận công, hoàng tử con vua Thiệu Trị (s. 1839).
1909 – Sigismund von Schlichting, tướng lĩnh quân đội Phổ (s. 1829)
1937 - Nakahara Chuuya, nhà thơ Nhật Bản
1956 – Fritz Hofmann, nhà hóa học người Đức (s. 1886).
1984 – Hoa Phượng, soạn giả cải lương (s. 1933)
2018 - Nguyễn Văn Chức, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Những ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 23 tháng 10 là ngày thứ 296 (297 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 69 ngày trong năm.
Sự kiện
42 TCN – Các cuộc nội chiến Cộng hoà La Mã: Tại Trận Philippi lần thứ hai, quân đội của Marcus Junius Brutus bị đánh bại một trận quyết định bởi Marcus Antonius và Augustus.
425 – Valentinianus III trở thành Hoàng đế của Đế quốc Tây La Mã ở độ tuổi lên 6.
937 – Ngô Đế Dương Phổ sai người giao ấn tín cho Tề vương Lý Biện, nước Ngô diệt vong.
1642 – Trận Edgehill, trận mở màn của Nội chiến Anh lần thứ nhất giữa những người bảo hoàng và phe nghị viện, diễn ra với kết quả bất phân thắng bại tại Edge Hill và Kineton phía Nam Warwickshire.
1868 – Thời kỳ Minh Trị của Thiên hoàng Minh Trị bắt đầu: Nhật Bản bắt đầu hiện đại hóa trở thành cường quốc.
1907 – Kinh hoàng năm 1907.
1896 – Vua Thành Thái ra sắc dụ thành lập trường Quốc học Huế.
1906 – Chuyến bay đầu tiên: Alberto Santos-Dumont lái chiếc máy bay Santos-Dumont 14-bis vượt 60 mét (200 ft) ở độ cao 2 - 3 mét (10 ft).
1944 – Chiến tranh thế giới thứ 2: Trận chiến vịnh Leyte, hải chiến lớn nhất thế chiến 2
1945 - Quân đội Liên hiệp Pháp tấn công thị xã Nha Trang, trong sự kiện Pháp tuyên chiến với quân đội của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cũng vào ngày này, quân kháng chiến tại Nha Trang do Đại đội trưởng Võ Văn Ký bắt đầu cuộc phòng thủ Nha Trang tại Ga Nha Trang kéo dài 101 ngày.
1955 – Thủ tướng Ngô Đình Diệm đánh bại cựu hoàng Bảo Đại trong Cuộc trưng cầu dân ý miền Nam Việt Nam, 1955, được cho là giả dối, do em trai ông là Ngô Đình Nhu chỉ đạo về tương lai của nhà Nguyễn tại miền Nam Việt Nam.
1956 – Sự kiện năm 1956 ở Hungary khởi đầu như một cuộc hoạt động sinh viên lôi cuốn hàng nghìn người tham gia đi qua trung tâm Budapest tới Toà nhà Nghị viện.
1958 – Trong loạt truyện tranh Johan và Peewit của mình trên tuần báo Spirou, tác giả người Bỉ Peyo đã đưa ra một loạt các nhân vật tí hon màu xanh dương được gọi là The Smurfs.
1961 – Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 97/QĐ thành lập Đoàn 759, tiền thân của Lữ đoàn 125 Hải quân.
1983 – Nội chiến Liban: Những kẻ tấn công tự sát phá huỷ hai doanh trại tại Beirut, Liban, giết hại 241 nhân viên Hoa Kỳ và 58 lính dù Pháp thuộc Lực lượng đa quốc gia tại Liban.
1989 – Tổng thống Mátyás Szűrös chính thức tuyên bố nước Cộng hòa Hungary, thay thế nước Cộng hòa Nhân dân Hungary.
1991 – Hiệp định hòa bình Paris được ký kết bởi Cộng hòa Nhân dân Campuchia và Funcinpec, KPNLF, Khmer Đỏ, Việt Nam, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Liên Xô và một số quốc gia khác.
2002 – Quân phiến loạn Chechnya chiếm đóng một nhà hát đông người tại Moskva, bắt gần 700 khán giả và diễn viên làm con tin trong Vụ khủng bố nhà hát Dubrovka Moskva.
2014 - Nhật thực 23 tháng 10 năm 2014 xảy ra và quan sát được từ viễn đông nước Nga cho đến hết Bắc Mỹ.
2018 - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trở thành tân Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Sinh
1924 – Nguyễn Phúc Vĩnh Lộc, tướng lĩnh Quân lực Việt Nam Cộng hòa (mất 2009)
1940 – Pelé, vua bóng đá người Brasil (mất 2022)
1987 – Seo In-guk, ca sĩ - diễn viên người Hàn Quốc
1727 – Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu, phi tần của Càn Long Đế, mẹ của Gia Khánh Đế (mất 1775)
1997 – Minnie, ca sĩ thần tượng người Thái Lan hiện đang hoạt động tại Hàn Quốc, thành viên nhóm nhạc (G)I-DLE
1989 – A Vân Ca, ca sĩ, diễn viên nhạc kịch người Mông Cổ (Trung Quốc)
2000 – Ningning, ca sĩ thần tượng người Trung Quốc hoạt động tại Hàn Quốc, thành viên nhóm nhạc aespa
Mất
1910 – Vua Thái Rama V (s. 1853)
1915 – W. G. Grace, huyền thoại cricket Anh (s. 1848)
Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày Quốc gia tại Hungary (1956)
Năm Mới theo lịch Nepal Sambat
Ngày mol |
Ngày 24 tháng 10 là ngày thứ 297 (298 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 68 ngày trong năm.
Sự kiện
1260 – Nhà thờ Đức Bà Chartres tại Pháp được khánh thành với sự hiện diện của Quốc vương Louis IX.
1944 – Hải chiến eo biển Sibuyan, một trong 4 trận hải chiến trong Trận chiến vịnh Leyte, thiết giáp hạm IJN Musashi thuộc hải quân đế quốc Nhật Bản và tàu sân bay hạng nhẹ USS Princeton (CVL -23) thuộc hải quân Hoa Kỳ bị đánh chìm
1648 – Hòa ước Westfalen được ký kết, là phần thứ hai của Hòa ước Westfalen, kết thúc Chiến tranh Ba mươi năm và Chiến tranh Tám mươi năm, công nhận nền độc lập của Cộng hòa Hà Lan và Thụy Sĩ
1795 – Các đại diện từ Áo, Nga và Phổ cùng soạn thảo hiệp ước chính thức giải thể Liên bang Ba Lan và Lietuva.
1945 – Hiến chương Liên Hợp Quốc bắt đầu có hiệu lực sau khi được Anh Quốc, Hoa Kỳ, Liên Xô, Pháp, Trung Quốc, và đa số quốc gia khác thông qua.
1973 – Chiến tranh Yom Kippur kết thúc.
2007 – Vệ tinh Hằng Nga 1 của Trung Quốc được phóng từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương, Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Sinh
1632 – Antonie van Leeuwenhoek-Thương gia, nhà khoa học người Hà Lan
1710 – Alban Butler - Linh mục Công giáo Anh, nhà văn
1898 – Bành Đức Hoài - Nguyên soái Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc
1954 – Malcolm Turnbull - chính khách của Đảng Tự do Úc
1969 – Adela Noriega, diễn viên Mexico
1985 – Wayne Mark Rooney - Cầu thủ bóng đá người Anh
1986 – Tăng Thanh Hà - diễn viên Việt nam
1989 – Felix Arvid Ulf Kjellberg (PewDiePie) - Gamer nổi tiếng trên YouTube
1990 – İlkay Gündoğan - Cầu thủ bóng đá người Đức
Mất
Những ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 25 tháng 10 là ngày thứ 298 (299 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 67 ngày trong năm.
Sự kiện
1415 – Chiến tranh Trăm Năm: quân Anh giành thắng lợi quyết định trước quân Pháp trong trận Agincourt tại đông bắc Pháp.
1671 – Nhà thiên văn học Giovanni Domenico Cassini phát hiện vệ tinh Iapetus của sao Thổ.
1760 – George III kế vị ông nội là George II làm quốc vương của Anh và tuyển hầu tước của Hannover.
1854 – Chiến tranh Krym: quân Nga giao tranh với quân Anh-Ottoman-Pháp trong trận Balaclava.
1945 – Nghi lễ tiếp nhận quân Nhật Bản tại Đài Loan đầu hàng được tiến hành tại Đài Bắc, Chính phủ Quốc dân Trung Hoa Dân Quốc tiếp quản Đài Loan.
1971 – Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết 2758, trục xuất đại diện của Trung Hoa Dân Quốc và trao vị trí thành viên của Trung Quốc cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
1983 – Hoa Kỳ cùng các đồng minh Caribe của mình xâm chiếm Grenada.
1997 – Sau cuộc nội chiến ngắn ngủi đẩy Tổng thống Pascal Lissouba khỏi thủ đô Brazzaville, Denis Sassou Nguesso tuyên bố bản thân là tổng thống của Cộng hòa Congo.
2001 – Hệ điều hành máy tính cá nhân Windows XP được phát hành rộng rãi (GA).
2010 – Động đất ngoài khởi đảo Sumatra khiến hơn 400 người thiệt mạng.
2021 – Đảo chính Sudan (Tháng 10 năm 2021).
Sinh
1276 – Trần Anh Tông, vua thứ tư của nhà Trần (m. 1320)
1746 – Ngô Thì Nhậm, tự Hy Doãn, hiệu Đạt Hiên, con của Ngô Thì Sĩ (m. 1803)
1811 – Evariste Galois, nhà toán học người Pháp (m. 1832)
1813 – Nguyễn Phúc Mão, tước phong Từ Sơn công, hoàng tử con vua Gia Long (m. 1868).
1825 – Johann Strauß II, nhạc sĩ người Áo (m. 1899)
1834 – Nguyễn Phúc Hồng Tố, tước phong Hoằng Trị vương, hoàng tử con vua Thiệu Trị (m. 1922).
1838 – Georges Bizet, nhạc sĩ người Pháp (m. 1875)
1881 – Pablo Picasso, họa sĩ và nhà điêu khắc người Tây Ban Nha (m. 1973)
1977 – Birgit Prinz, cầu thủ bóng đá người Đức
1984 – Katy Perry, ca sĩ người Mỹ
1998 – Lee Know, ca sĩ, nhạc sĩ, rapper, vũ công, người mẫu, thành viên nhóm nhạc nam Stray Kids
Mất
1459 - Lê Nhân Tông, vua triều Lê (s. 1441)
Những ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 26 tháng 10 là ngày thứ 299 (300 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 66 ngày trong năm.
Sự kiện
1863 – Hiệp hội Bóng đá Anh được thành lập tại Luân Đôn, là hiệp hội bóng đá lâu năm nhất trên thế giới.
1909 – Sát thủ dân tộc chủ nghĩa Hàn Quốc An Jung-geun bắn chết cựu Thủ tướng Nhật Bản, Thống giám Hàn Quốc Itō Hirobumi tại Cáp Nhĩ Tân, Đại Thanh.
1940 – Máy bay tiêm kích North American P-51 Mustang thực hiện chuyến bay đầu tiên, là một trong những kiểu máy bay nổi tiếng và được biết đến nhiều nhất trong các cuộc chiến tranh.
1942 – Trận chiến quần đảo Santa Cruz diễn ra.
1955 – Việt Nam Cộng hòa được thành lập trên cơ sở Quốc gia Việt Nam, thủ đô là thành phố Sài Gòn, tổng thống là Ngô Đình Diệm.
1956 – Ban hành Hiến pháp của Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam.
1967 – Mohammad Reza Pahlavi tiến hành nghi lễ đăng quang hoàng đế Iran, sau đó phu nhân của ông là Farah Pahlavi cũng đăng quang hoàng hậu.
1979 – Giám đốc Cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc Kim Jae-kyu tiến hành ám sát Tổng thống Park Chung Hee, Choi Kyu-hah trở thành tổng thống.
2017– Lễ hỏa táng cố quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej.
Sinh
1846 – Lewis Boss, nhà thiên văn học người Mỹ.
1883 – Napoleon Hill, tác giả người Mỹ.
1926 – Phạm Hà Thanh, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
1947 – Hillary Clinton, nữ chính khách Mỹ.
1960 – Giuse Vũ Văn Thiên, Tổng giám mục Tổng giáo phận Hà Nội.
1990 – Bảo Thanh, nữ diễn viên Việt Nam.
1995 - Nakamoto Yuta, ca sĩ, thành viên NCT (nhóm nhạc).
Mất
1824 – Nguyễn Phúc Chẩn, tước phong Thiệu Hóa Quận vương, hoàng tử con vua Gia Long (s. 1803).
1993 – Maurice Henry Dorman, đại diện Vương quốc Thịnh vượng chung (s. 1912)
1996 – Hoàng phi Chí Lạc, thứ phi của vua Thành Thái (s. 1890).
1979 – Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee, bị trưởng phòng tình báo Kim Jae-kyu giết (s. 1917).
2007 – Khun Sa, trùm ma túy (s. 1933)
2021 - Tổng thống Hàn Quốc Roh Tae-woo (s. 1932)
Những ngày lễ và kỷ niệm
Quốc Khánh Việt Nam Cộng Hòa (từ 1955 đến 1975). |
Ngày 27 tháng 10 là ngày thứ 300 (301 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 65 ngày trong năm.
Sự kiện
1075 – Vi Thủ An dẫn 700 quân tấn công trại Cổ Vạn, mở đầu Chiến dịch đánh Tống, 1075–1076 của quân Đại Việt.
1161 – Nhân lúc Hoàng đế Hoàn Nhan Lượng đang thân chinh Nam Tống, em họ là Hoàn Nhan Ung tiến hành binh biến, tự lập làm hoàng đế triều Kim, tức Kim Thế Tông.
1870 – Thống chế François Achille Bazaine cùng 140.000 binh sĩ Pháp đầu hàng quân Phổ trong Cuộc vây hãm Metz, một trong những thất bại lớn nhất của Pháp trong Chiến tranh Pháp-Phổ.
1904 – Tuyến đầu tiên của hệ thống tàu điện ngầm Thành phố New York được mở, khởi đầu cho hệ thống tàu điện ngầm lớn nhất Hoa Kỳ.
1924 – Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Uzbekistan được thành lập bên trong Liên Xô trên cơ sở hai nước cộng hòa Khorezm và Bukhara.
1914 – Chiến tranh thế giới thứ nhất: Chiến hạm HMS Audacious của Anh trúng thủy lôi của Đức và chìm ngoài khơi tây bắc Ireland.
1938 – Chiến tranh Trung–Nhật: Quân đội Nhật Bản chiếm được Hán Dương, giành được chiến thắng kiểu Pyrros trong trận Vũ Hán.
1971 – Cộng hòa Dân chủ Congo đổi tên nước thành Zaire.
Sinh
1782 – Niccolò Paganini, nghệ sĩ violin và nhà soạn nhạc người Ý (m. 1840)
1828 – Nguyễn Phúc Miên Tằng, tước phong Hải Quốc công, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1896)
1835 – Nguyễn Phúc Hòa Tường, phong hiệu Hương Khê Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (m. ?)
1932 – Harry Gregg, thủ môn bóng đá Bắc Ireland
Mất
939 - Æthelstan, Vua nước Anh (s. khoản 894)
1605 - Akbar Đại đế của Đế quốc Mogul (s. 1542)
1819 - Nguyễn Huỳnh Đức, danh tướng, công thần khai quốc của nhà Nguyễn Việt Nam (s. 1748).
1868 - Nguyễn Trung Trực, thủ lĩnh nghĩa quân Việt Nam chống Pháp giữa thế kỷ 19.
1878 - Doãn Khuê, danh sĩ và danh thần Việt Nam (s. 1813)
2010 - Néstor Kirchner, cựu Tổng thống Argentina (s. 1950)
2016 - Thân vương Takahito, thành viên hoàng gia Nhật Bản (s. 1915)
2023 - Lý Khắc Cường, cựu Thủ tướng Trung Quốc (s. 1955)
Những ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 28 tháng 10 là ngày thứ 301 (302 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 64 ngày trong năm.
Sự kiện
312 – Constantinus Đại đế giành thắng lợi trước Maxentius trong trận chiến trên cầu Milvian bắc qua sông Tevere ở phía bắc thành La Mã, trở thành Hoàng đế La Mã duy nhất.
1459 – Lê Nghi Dân tiến hành binh biến, sát hại Lê Nhân Tông.
1707 – Trận động đất Hōei được ước tính mạnh trên 8 độ Mw làm hơn 5.000 người thiệt mạng ở ba đảo lớn Honshu, Shikoku và Kyūshū của Nhật Bản.
1636 – Một cuộc bỏ phiếu của Đại phán của Thuộc địa Vịnh Massachusetts đã thành lập đại học đầu tiên trên lãnh thổ sau này trở thành một phần của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, ngày nay được biết đến là Đại học Harvard.
1762 – Chiến tranh Bảy năm: Quân Phổ đánh tan Quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh trong trận đánh tại Freiberg.
1886 – Tổng thống Grover Cleveland chủ tọa buổi lễ khánh thành Tượng Nữ thần Tự do tại thành phố New York.
1868 – Thomas Alva Edison xin cấp bằng sáng chế đầu tiên.
1918 – Hội đồng Quốc gia Tiệp Khắc tuyên bố tại Praha rằng Tiệp Khắc trở thành một quốc gia độc lập từ Đế quốc Áo-Hung.
1940 – Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Ý bắt đầu tiến vào Hy Lạp, sau khi Hy Lạp bác bỏ tối hậu thư yêu sách về việc chiếm đóng lãnh thổ Hy Lạp của Ý.
1962 – Khủng hoảng Tên lửa Cuba kết thúc với việc Nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev ra lệnh rút các tên lửa của Liên Xô khỏi Cuba.
1966 – Ngày thành lập Học viện Kỹ thuật Quân sự Việt Nam
1998 – Một máy bay phản lực trở khách của Air China đã bị không tặc bởi phi công bất mãn Yuan Bin và bay tới Đài Loan.
2014 – Phi thuyền Cygnus CRS Orb-3 nổ sau 6 giây rời bệ phóng tại Virginia
Sinh
1830 – Nguyễn Phúc Lương Trinh, phong hiệu Bái Ân Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (m. 1891)
1955 – Bill Gates, giám đốc và người sáng lập Microsoft
1967 – Julia Roberts, nữ diễn viên nổi tiếng người Mỹ, biết đến nhiều nhất qua vai chính trong phim Pretty Woman
1973 – Kim Seo Hyung, nữ diễn viên Hàn Quốc
Mất
1976 – Luật sư Trần Văn Tuyên, bí thư Việt Nam Quốc dân Đảng và phó thủ tướng Việt Nam Cộng hòa mất khi bị giam trong trại cải tạo lao động ở Việt Nam.
Những ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 29 tháng 10 là ngày thứ 302 (303 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 63 ngày trong năm.
Sự kiện
555 – Trước áp lực của Trần Bá Tiên, Tiêu Uyên Minh thoái vị hoàng đế của triều Lương, kế vị là Tiêu Phương Trí.
1787 – nhạc kịch Don Giovanni của Mozart được biểu diễn lần đầu tiên tại Praha, Đế quốc La Mã Thần thánh.
1863 – Hội nghị đa quốc gia tại Genève của Thụy Sĩ kết thúc, thống nhất thành lập Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế.
1911 – Cách mạng Tân Hợi: Sơn Tây tuyên bố độc lập, Diêm Tích Sơn được tôn làm đô đốc, bắt đầu hơn 30 năm thống trị quân phiệt của ông trong tỉnh.
1922 – Quốc vương Vittorio Emanuele III của Ý bổ nhiệm Benito Mussolini làm thủ tướng.
1924 – Quốc hội Mông Cổ thông qua một nghị quyết đổi tên Niislel Khuree sang Ulaanbaatar, và hợp pháp hóa vị thế thủ đô của đô thị này.
1929 – Sở giao dịch chứng khoán New York sụp đổ và nhanh chóng trở thành "Thứ ba đen tối", kết thúc thời kỳ Thị trường đi lên vĩ đại (Great Bull Market) vào cuối thập niên 1920 và bắt đầu thời kỳ Đại khủng hoảng.
1956 – Khủng hoảng Kênh đào Suez bắt đầu khi quân đội Israel tấn công vào bán đảo Sinai và đẩy lui quân đội Ai Cập về phía kênh đào Suez.
1964 – Cộng hòa Liên hiệp Tanganyika và Zanzibar đổi tên thành Cộng hòa Liên hiệp Tanzania.
1969 – Bằng chiếc máy tính tại Viện nghiên cứu Stanford nằm tại California của Hoa Kỳ, một sinh viên Đại học UCLA gửi tin nhắn đầu tiên qua mạng ARPANET, tiền thân của Internet.
2002 – Xảy ra vụ hỏa hoạn ITC – một trong rất ít vụ cháy được đánh giá là thảm khốc nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh.
2018 – Nhóm nhạc IZ*ONE ra mắt.
2022 – Vụ giẫm đạp Halloween tại Seoul 2022.
Sinh
1017 – Henry III, Hoàng đế La Mã cổ đại
1656 (O.S.) – Edmond Halley, nhà thiên văn học Anh
1682 – Pierre François Xavier de Charlevoix, Sử gia Pháp
1690 – Martin Folkes, nhà khảo cổ người Anh
1704 – John Byng, Đô đốc Anh
1740 – James Boswell, người viết tiểu sử của Samuel Johnson
1815 – Daniel Emmett, nhà soạn nhạc người Mỹ
1822 – Mieczysław Cardinal Ledóchowski, Hồng y Thiên chúa giáo Ba Lan
1827 – Marcellin Berthelot, nhà hoá học Pháp
1855 – Paul Bruchési, Giám mục Thiên chúa giáo
1861 – Andrei Ryabushkin, Họa sĩ Nga
1877 – Wilfred Rhodes, Tuyển thủ cricket Anh
1879 – Alva B. Adams, chính khách Mỹ
1879 – Franz von Papen, Thủ tướng Đức
1880 – Abram Ioffe, nhà vật lý Xô Viết
1881 – Nguyễn Hữu Thị Nga, phong hiệu Huyền phi, cung phi của vua Thành Thái (m. 1945).
1882 – Jean Giraudoux, nhà văn Pháp
1891 – Fanny Brice, ca sĩ Mỹ
1894 – Phạm Hán Kiệt, tướng lĩnh người Trung Quốc (m. 1976)
1897 – Joseph Goebbels, Bộ trưởng tuyên truyền Đảng Đức quốc xã
1899 – Akim Tamiroff, diễn viên Nga
1907 – Edwige Feuillère, nữ diễn viên điện ảnh Pháp.
1910 – Alfred Ayer, Triết học gia người British
1915 – William Berenberg, Bác sĩ Mỹ
1917 – Eddie Constantine, diễn viên ca sĩ Mỹ
1917 – Nam Cao, nhà văn Việt Nam
1920 – Baruj Benacerraf, nhà nghiên cứu hệ miễn dịch của con người, đạt giải Nobel y học
1920 – Catholicos Baselios Mar Thoma Didymos I, Tín đồ công giáo Indian
1921 – Bill Mauldin, người vẽ tranh biếm họa Mỹ
1922 – Neil Hefti, người thổi kèn trompet nhạc Jazz
1923 – Carl Djerassi, nhà hoá học Úc
1925 – Dominick Dunne, Tác gia Mỹ
1926 – Jon Vickers
1930 – Niki de Saint Phalle, nhà điêu khắc Pháp
1935 – Takahata Isao, Đạo diễn phim hoạt hình Nhật Bản
1936 – Akiko Kojima, nhà thiết kế người Nhật Bản
1938 – Ralph Bakshi, người vẽ tranh biếm hoạ, Israeli
1938 – Ellen Johnson-Sirleaf, Tổng thống Liberia
1940 – Frida Boccara, ca sĩ Pháp
1940 – Connie Mack
1940 – José Ulises Macías Salcedo, Giám mục Thiên chúa giáo
1944 – Denny Laine, nhạc sĩ Anh (Moody Blues, Wings)
1944 – Otto Wiesheu, Bộ trưởng Đức
1944 – Claude Brochu
1946 – Peter Green, nghệ sĩ ghita (Fleetwood Mac)
1947 – Richard Dreyfuss, diễn viên Mỹ
1948 – Kate Jackson, nữ diễn viên Mỹ
1948 – Thanh Tuyền, nữ ca sĩ dòng nhạc Vàng của miền Nam Việt Nam.
1953 – Denis Potvin, Tuyển thủ môn khúc côn cầu Canada
1955 – Roger O'Donnell, nhà soạn nhạc người Anh (The Cure)
1956 – Wilfredo Gomez, Võ sĩ quyền Anh Puerto Rican
1957 – Dan Castellaneta, Nam diễn viên Mỹ
1958 – Stefan Dennis, diễn viên Australia
1958 – David Remnick, nhà văn tổng biên tập của The New Yorker, Mỹ
1959 – Mike Gartner, Tuyển thủ môn khúc côn cầu Canada
1960 – Finola Hughes, nữ diễn viên người Anh
1961 – Randy Jackson, nhạc sĩ Mỹ
1961 – Joel Otto, Tuyển thủ hockey quốc tế
1964 – Yasmin Le Bon, nhà thiết kế Anh
1967 – Joely Fisher, nữ diễn viên Mỹ
1967 – Rufus Sewell, Nam diễn viên Anh
1968 – Johann Olav Koss, Tay trượt băng tốc độ Na Uy
1970 – Edwin van der Sar, Cầu thủ bóng đá Hà Lan
1970 – Philip Cocu, Cầu thủ bóng đá Hà Lan
1971 – Winona Ryder, nữ diễn viên Mỹ
1972 – Takafumi Horie, nhà thầu người Nhật
1972 – Gabrielle Union, nữ diễn viên Mỹ
1973 – Robert Pirès, Cầu thủ bóng đá Pháp
1974 – Michael Vaughan, Tuyển thủ cricket Anh
1975 – Kelly Lin, nữ diễn viên Trung Quốc
1976 – Stephen Craigan, Cầu thủ bóng đá Bắc Ireland
1977 – Brendan Fehr, Nam diễn viên Canada
1978 – Travis Henry, Cầu thủ bóng đá Mỹ
1980 – Ben Foster, Nam diễn viên Mỹ
1980 – B.J. Sams, Cầu thủ bóng đá Mỹ
1981 – Amanda Beard, Vận động viên bơi lội Mỹ
1981 – Jonathan Brown, Cầu thủ bóng đá Úc
1982 – Chelan Simmons, nữ diễn viên Canada
1983 – Maurice Clarett, Cầu thủ bóng đá Mỹ
1983 – Dana Eveland, Tuyển thủ bóng chày Mỹ
1983 – Richard Brancatisano, Nam diễn viên Úc
1984 – Eric Staal, Tuyển thủ hockey Canada
1984 - Lee Chung Ah, diễn viên Hàn Quốc
1987 – Makoto Ogawa, ca sĩ Nhật Bản
1990 – Amarna Miller, nữ diễn viên người Tây Ban Nha
Mất
1038 – Aethelnoth, Tổng Giám mục
1138 – Bolesław III Krzywousty, Công tước Ba Lan
1268 – Conradin, Công tước của Swabia
1268 – Frederick I, Bá tước của Baden (chém đầu)
1590 – Dirck Volckertszoon Coornhert, chính khách Hà Lan
1618 – Sir Walter Raleigh, nhà thám hiểm người Anh
1650 – David Calderwood Sử gia Scotland
1666 – Edmund Calamy the Elder, Lãnh tụ giáo hội Anh
1666 – James Shirley, nhà viết kịch Anh
1783 – Jean le Rond d'Alembert, nhà toán học Pháp
1877 – Nathan Bedford Forrest
1901 – Leon Czolgosz, Kẻ ám sát tổng thống Mỹ William McKinley
1905 – Etienne Desmarteau, Lực sĩ Canada
1911 – Joseph Pulitzer
1919 – A. B. Simpson, người thuyết giáo Canada
1932 – Joseph Babiński, nhà thần kinh học Ba Lan–Pháp
1933 – Albert Calmette, Bác sĩ Pháp
1933 – Paul Painlevé, nhà toán học, chính khách người Pháp.
1940 – Phan Bội Châu, nhà yêu nước Việt Nam (s. 1867)
1949 – G. I. Gurdjieff
1950 – Vua Thuỵ Điển Gustaf V
1953 – William Kapell, nghệ sĩ Piano Mỹ
1957 – Louis B. Mayer, nhà sản xuất phim người Mỹ
1958 – Zoe Akins, nhà soạn kịch người Mỹ
1963 – Adolphe Menjou, Nam diễn viên Mỹ
1971 – Duane Allman, nhà soạn nhạc người Mỹ
1971 – Arne Tiselius, nhà hoá học Thuỵ Điển, Đạt giải Nobel hoá học
1981 – Georges Brassens, ca sĩ Pháp
1984 – Võ Xuân Lành, Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (Sinh 1931)
1987 – Woody Herman, nhà soạn nhạc người Mỹ
1997 – Anton LaVey, người sáng lập nhà thờ của quỷ Sa tăng, Mỹ
1998 – Paul Misraki, nhạc sĩ Pháp
1999 – Michel Regnier, nghệ sĩ, nhà viết hài kịch người Bỉ (Achille Talon)
2003 – Hal Clement, nhà văn Mỹ
2003 – Franco Corelli
2004 – Edward Oliver LeBlanc, chính khách Dominican
2004 – Vaughn Meader, diễn viên hài kịch Mỹ
2004 – Peter Twinn, nhà toán học Anh
2022 - Lee Ji-han, diễn viên người Hàn Quốc
Những ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 30 tháng 10 là ngày thứ 303 (304 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 62 ngày trong năm.
Sự kiện
1644 – Thuận Trị Đế Phúc Lâm đăng quang hoàng đế tại Tử Cấm thành Bắc Kinh, khẳng định địa vị của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc.
1485 – Henry VII làm lễ đăng quang quốc vương Anh.
1864 – Chiến tranh Schleswig lần thứ hai kết thúc với kết quả là Đan Mạch từ bỏ mọi tuyên bố chủ quyền với Schleswig, Holstein, Lauenburg; các lãnh thổ này chuyển sang nằm dưới quyền cai quản của Phổ và Áo.
1973 – Cầu Bosphorus tại Istanbul hoàn thành, trở thành cây cầu thứ hai kết nối châu Á và châu Âu qua eo biển Bosphore thuộc Thổ Nhĩ Kỳ.
1941 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Quân Đức bắt đầu bao vây Sevastopol của Liên Xô, và chiếm được thành phố vào tháng 7 năm sau.
1961 – Liên Xô thử nghiệm bom hydro Tsar Bomba trên quần đảo Novaya Zemlya; bom có đương lượng nổ 50 Mt, là thiết bị nổ lớn nhất từng được phát nổ, hạt nhân hoặc các hình thức nổ khác.
1995 – Trong cuộc trưng cầu dân ý độc lập lần thứ nhì, hơn một nửa cử tri tỉnh Québec chống lại việc ly khai khỏi Canada.
Sinh
1218 – Thiên hoàng Chūkyō của Nhật Bản
1513 – Jacques Amyot, Nhà văn Pháp
1624 – Paul Pellisson, Nhà văn Pháp
1735 – John Adams, nhà lãnh đạo cách mạng và tổng thống của Mỹ.
1751 – Richard Sheridan, Nhà soạn kịch Ai–len
1762 – André Chénier, Nhà văn Pháp
1786 – Philippe–Joseph Aubert de Gaspé, Nhà văn, nhà chính trị Pháp và Canada
1799 – Ignace Bourget, Giám mục Thiên chúa giáo La Mã
1821 – Fyodor Dostoevsky, Nhà văn Nga
1839 – Alfred Sisley, Nghệ sĩ Pháp
1844 – Harvey W. Wiley, Nhà hoá học Mỹ
1847 – Galileo Ferraris, Nhà vật lý Ý
1857 – Georges Gilles de la Tourette, Nhà thần kinh học của Pháp.
1861 – Antoine Bourdelle, Nhà điêu khắc người Pháp
1871 – Paul Valery, Nhà thơ Pháp
1871 – Buck Freeman, Cầu thủ bóng chày
1882 – William Halsey, Jr, Đô đốc Mỹ
1882 – Günther von Kluge, Thống chế Đức
1885 – Ezra Pound, Nhà thơ Mỹ
1886 – Zoe Akins, Nhà soạn kịch Mỹ
1893 – Charles Atlas
1893 – Roland Freisler, Nhà chính trị đảng Đức quốc xã
1894 – Jean Rostand, Nhà sinh vật học, triết học người Pháp
1895 – Gerhard Domagk, Nhà vi khuẩn học người Đức từng nhận giải nobel
1895 – Dickinson W. Richards, Bác sĩ Mỹ người từng nhận giải Nobel
1896 – Ruth Gordon, Nữ diễn viên Mỹ
1897 – Rex Cherryman, Nam diễn viên Mỹ
1898 – Bill Terry, Tuyển thủ bóng chày
1900 – Ragnar Granit Nhà khoa học nghiên cứu về thần kinh từng đạt giải Nobel
1906 – Giuseppe Farina, Tay đua ôtô người Ý
1909 – Homi J. Bhabha, Nhà vật lý Indian
1911 – Ruth Hussey, Nữ diễn viên Mỹ
1914 – Richard E Holz, Nhà soạn nhạc người Mỹ
1915 – Fred Friendly, Nhà báo Mỹ
1916 – Leon Day, Tuyển thủ bóng chày
1917 – Nikolai Vasilievich Ogarkov, Nguyên soái Xô Viết
1917 – Maurice Trintignant, Tay đua xe ôtô người Pháp
1927 – Joe Adcock
1928 – Daniel Nathans, Nhà vi trùng học người Mỹ, từng nhận giải Nobel
1930 – Nestor Almendros, Nhà điện ảnh Tây Ban Nha
1930 – Clifford Brown, Người nổi tiếng và có ảnh hưởng lớn đến nhạc jazz
1932 – Louis Malle, Đạo diễn phim người Pháp
1934 – Frans Brüggen, Nhạc trưởng người Hà Lan
1935 – Agota Kristof, Nhà văn Hung Ga Ri
1935 – Michael Winner, Đạo diễn phim người British
1935 – Jim Perry,Tuyển thủ bóng chày (người ném bóng)
1935 – Robert Caro, Nhà viết tiểu sử Mỹ
1936 – Polina Astakhova, Vận động viên thể dục Ukrainia
1937 – Claude Lelouch, Đạo diễn phim người Pháp
1939 – Leland H. Hartwell, Nhà khoa học Mỹ người từng nhận giải Nobel y học
1939 – Grace Slick, Ca sĩ Mỹ
1939 – Edward Holland, Jr., Ca sĩ Mỹ
1940 – Ed Lauter, Nam diễn viên Mỹ
1941 – Theodor W. Hänsch, Nhà vật lý Đức, người từng nhận giải thưởng Nobel
1941 – Otis Williams, Ca sĩ Mỹ
1943 – Joanna Shimkus, Nữ diễn viên Canada
1945 – Henry Winkler, Nam diễn viên Mỹ
1947 – Timothy B. Schmit, Người chơi ghita bass (Eagles)
1951 – Harry Hamlin, Nam diễn viên Mỹ
1953 – Charles Martin Smith, Nam diễn viên Mỹ
1956 – Juliet Stevenson, Nữ diễn viên Anh
1957 – Kevin Pollak, Nam diễn viên Mỹ
1958 – Joe Delaney, Cầu thủ bóng đá Mỹ
1960 – Diego Armando Maradona, Cầu thủ bóng đá Argentina (m. 2020)
1961 – Scott Garrelts, Cầu thủ bóng chày
1962 – Courtney Walsh, Cầu thủ chơi cricke ở phía Tây Indian
1963 – Kristina Wagner, Nữ diễn viên Mỹ
1965 – Gavin Rossdale, Nhạc sĩ Anh
1966 – Scott Innes, Diễn viên lồng tiếng Mỹ
1970 – Maja Tatic, Ca sĩ Bosnia
1970 – Nia Long, Nữ diễn viên Mỹ
1973 – Adam "Edge" Copeland, Đô vật chuyên nghiệp Canada
1973 – Silvia Corzo
1976 – Stern John, Cầu thủ bóng đá người Trinidadia
1978 – Martin Dossett, Cầu thủ bóng đá Mỹ
1979 – Yukie Nakama, Nữ diễn viên Nhật Bản
1980 – Sarah Carter, Nữ diễn viên Canada
1981 – Jun Ji-huyn,diễn viên nữ Hàn Quốc
1981 – Ivanka Trump, Nhà thiết kế người Mỹ, con gái của Donald Trump
1983 – Iain Hume, Cầu thủ bóng đá Canada
1984 – Eva Pigford, Nữ diễn viên nhà thiết kế người Mỹ
1989 – Nastia Liukin, Vận động viên thể dục người Mỹ
2000 - Giselle, ca sĩ người Nhật, thành viên nhóm nhạc nữ Hàn Quốc (aespa)
Mất
1860 – Tân Bình Quận công Nguyễn Phúc Miên Phong, hoàng tử con vua Minh Mạng nhà Nguyễn (s. 1824)
1998 – Lâm Văn Phát, Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (s. 1920)
2017 – Kim Joo Hyuk, nam diễn viên người Hàn Quốc
2018 – Kim Dung, nhà văn người Trung Quốc
Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày tưởng niệm các nạn nhân của đàn áp chính trị tại Nga và các quốc gia hậu Xô viết. |
Ngày 1 tháng 11 là ngày thứ 305 (306 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 60 ngày trong năm.
Sự kiện
604 – Thánh Đức Thái tử của Nhật Bản ban hành quan chế 12 bậc, phòng theo quan chế nhà Tùy.
1179 – Philippe II đăng quang quốc vương Pháp.
1459 – Sau khi tiến hành binh biến sát hại Lê Nhân Tông, Lê Nghi Dân tự lập làm hoàng đế triều Lê sơ (7 tháng 10 năm Đinh Sửu).
1503 – Giáo hoàng Giuliô II được bầu.
1604 – Vở kịch Othello của William Shakespeare được công diễn lần đầu tiên tại cung Whitehall ở Luân Đôn, Anh.
1611 – Vở kịch Giông tố được trình diễn lần đầu tiên tại cung Whitehall tại Luân Đôn, Anh.
1755 – Thủ đô Lisboa của Bồ Đào Nha bị tàn phá hoàn toàn do một trận động đất và sóng thần mạnh, làm thiệt mạng từ 60.000 đến 90.000 người.
1765 – Quốc hội Anh ban hành Đạo luật tem tại Mười ba thuộc địa nhằm giúp thanh toán cho các chiến dịch quân sự của Anh tại Bắc Mỹ.
1805 – Napoléon Bonaparte xâm chiếm Áo trong Chiến tranh Liên minh thứ ba.
1876 – Thuộc địa New Zealand giải thể chín tỉnh của mình, thay thế chúng bằng 63 hạt.
1894 – Sa hoàng Nga Aleksandr qua đời, con là Nikolai bắt đầu trị vì, cũng là vị Sa hoàng cuối cùng trong lịch sử Nga.
1922 – Hội nghị Đại quốc dân Thổ Nhĩ Kỳ bãi bỏ chế độ quân chủ, Sultan Mehmed VI bị phế truất và bị trục xuất khỏi thủ đô, Đế quốc Ottoman diệt vong.
1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Cuộc tấn công Matanikau bắt đầu trong khuôn khổ Chiến dịch Guadalcanal và kết thúc ba ngày sau với thắng lợi của Hoa Kỳ.
1945 – Tờ báo chính thức của Bắc Triều Tiên, Lao động tân văn, được xuất bản lần đầu tiên với tên gọi Chính Lộ.
1953 – Andhra Pradesh lập bang, với thủ phủ là Kurnool.
1956 – Kerala, Andhra Pradesh, và Mysore chính thức được thiét lập theo Đạo luật Tái tổ chức các bang.
1963 – Khởi đầu một cuộc đảo chính nhằm lật đổ chính phủ Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam. Ngày này về sau trở thành ngày quốc khánh của Đệ Nhị Cộng hòa Việt Nam.
1986 – Thành phố Gwangju chính thức được tách ra khỏi tỉnh Jeolla Nam để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương của Hàn Quốc.
Sinh
1762 – Spencer Perceval, thủ tướng Anh, Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh (m. 1812)
1847 – Vua Hiệp Hòa, vua thứ sáu của nhà Nguyễn (m. 1883).
1880 – Alfred Wegener nhà khí tượng học và địa vật lý học người Đức (m. 1930)
1910 – Nguyễn Thị Minh Khai, nhà cách mạng Việt Nam (m. 1941)
1927 – Hồ Tấn Quyền, Hải Quân Đại tá Quân đội Việt Nam Cộng hòa (m. 1963)
1960 – Tim Cook, tổng giám đốc điều hành của Apple Inc
1985 – Nguyễn Quang Hải, cầu thủ bóng đá người Việt Nam
1990 – JustaTee, rapper và nhạc sĩ người Việt Nam
1994 – Lê Thảo Nhi, Á hậu 1 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022, doanh nhân, người mẫu và nhà sáng tạo nội dung nổi tiếng người Đức gốc Việt
1996 – Yoo Jeong-yeon thành viên nhóm nhạc Twice (nhóm nhạc) người Hàn Quốc
Mất
1888 – Tôn Thất Tiệp, trung thần nhà Nguyễn (s. 1870)
1963 – Hồ Tấn Quyền, Hải Quân Đại tá Quân đội Việt Nam Cộng hòa (s. 1927)
2020 – Ánh Hoa, nghệ sĩ người Việt Nam (s. 1941)
Những ngày lễ và kỷ niệm
Lễ Các Thánh (Kitô giáo) |
Ngày 2 tháng 11 là ngày thứ 306 (307 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 59 ngày trong năm.
Sự kiện
308 – Sau khi tự xưng là Hán vương và lập ra nước Hán thời Thập Lục Quốc, Lưu Uyên xưng làm hoàng đế.
783 – Sự biến Phụng Thiên: Quân Kinh Nguyên của triều Đường nổi loạn, Đường Đức Tông bỏ trốn khỏi kinh thành Trường An.
1882 – Cổ vũ viên được xem là chính thức xuất hiện khi Johnny Campbell chỉ huy đội cổ vũ trong trận đấu bóng bầu dục diễn ra tại Đại học Minnesota.
1861 – Từ Hi thái hậu của triều Thanh tiến hành lùng bắt "cố mệnh bát đại thần" tại Bắc Kinh, Tân Dậu chính biến nổ ra.
1889 – Bắc Dakota và Nam Dakota được nhận làm bang thứ 39 và 40 của Hoa Kỳ.
1930 – Haile Selassie I đăng quang hoàng đế của Ethiopia.
1936 – Nhà độc tài Ý Benito Mussolini tuyên bố thành lập trục Roma-Berlin, khởi đầu Liên minh Phe Trục.
1947 – Thủy phi cơ Hughes H-4 Hercules thực hiện chuyến bay đầu tiên và duy nhất, là máy bay có chiều rộng sải cánh và chiều cao lớn nhất trong lịch sử.
1949 – Hội nghị bàn tròn tại La Haye giữa Hà Lan và Indonesia kết thúc với hiệp định chuyển giao chủ quyền cho Indonesia.
1963 – Trong cuộc đảo chính, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm và người em trai, Cố vấn Ngô Đình Nhu bị sát hại.
1953 - Thành lập nước Cộng hoà Hồi giáo Pakistan.
1964 – Quốc vương Saud của Ả Rập Saudi thoái vị trong một cuộc đảo chính do người em khác mẹ là Faisal tiến hành, Faisal trở thành tân quốc vương.
1965 - Norman Morrison tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
1997 – Bão Linda tiến vào vịnh Thái Lan, khiến hàng nghìn người Việt Nam thiệt mạng, đa số là ngư dân Cà Mau.
Sinh
1815 – George Boole, nhà toán học người Anh (m. 1864)
1823 – Anton Wilhelm Karl von L’Estocq, tướng Phổ (m. 1913)
1886 – Fritz Hofmann, nhà hóa học người Đức (m. 1956)
1889 – Nguyễn Quốc Duy, nhà cách mạng người Việt Nam (m. 1950)
Mất
1802 - Vũ Văn Dũng, danh tướng triều Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam (bị xử tử).
1963 – Ngô Đình Diệm, Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa (s. 1901)
1963 – Ngô Đình Nhu, Cố vấn Tổng thống của Việt Nam Cộng hòa (s. 1911)
Những ngày lễ và kỷ niệm
Lễ Các Đẳng (Kitô giáo)
Lễ hội Día de Muertos (Mexico) |
Ngày 3 tháng 11 là ngày thứ 307 (308 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 58 ngày trong năm.
Sự kiện
644 – Khalip thứ nhì của người Hồi giáo là Omar bin Khattab bị một nô lệ người Ba Tư ám sát tại Medina.
907 – Vương Kiến lên ngôi hoàng đế, lập ra nước Tiền Thục thời Ngũ Đại Thập Quốc trong Lịch sử Trung Quốc.
1054 - Thái tử Lý Nhật Tôn lên ngôi, trở thành Hoàng đế thứ 3 Nhà Lý, Việt Nam
1760 - Thống chế Daun của Áo bị vua Friedrich II của Phổ đánh bại trong trận chiến tại Torgau.
1838 – The Times of India phát hành số đầu tiên tại Ấn Độ, hiện là nhật báo tiếng Anh có lượng phát hành nhiều nhất thế giới.
1903 – Với sự khuyến khích của Hoa Kỳ, Panama tách khỏi Colombia và tuyên bố độc lập.
1918 – Đế quốc Áo-Hung đầu hàng phe Đồng Minh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
1957 – Liên Xô phóng tàu vũ trụ Sputnik 2, mang theo chó Laika, sinh vật sống đầu tiên từ Trái Đất được đưa lên vũ trụ.
1967 – Bắt đầu Trận Đắk Tô tại Kon Tum trong Chiến tranh Việt Nam.
1978 – Dominica giành độc lập từ Anh Quốc.
1986 – Liên bang Micronesia giành độc lập từ Hoa Kỳ.
2013 - Hiện tượng nhật thực lai
2018 – Nguyễn Phương Khánh trở thành đại diện Việt Nam đầu tiên đăng quang cuộc thi Hoa hậu Trái Đất.
2020 – Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2020.
Sinh
1858 - Thiên hoàng Minh Trị, vị Thiên hoàng thứ 122 của nước Nhật
1900 - Adolf Dassler, nhà sáng lập hãng giày Adidas
1928 - Osamu Tezuka, nghệ sĩ truyện tranh của Nhật Bản
1949 - Anna Wintour,nhà biên tập, nhà báo người gốc Anh Quốc,tổng biên tập tạp chí Vogue
1957 - Dolph Lundgren, Diễn viên, võ sĩ người Thụy Điển
1986 - Heo Young Saeng (SS501)
1979 - Pablo Aimar, tiền vệ tài hoa người Argentina
1961 - Thành Lộc, Diễn viên, nghệ sĩ sân khấu Việt Nam.
1995 - Ren (NU'EST)
Mất
1054 - Lý Thái Tông, Hoàng đế thứ 2 Nhà Lý, Việt Nam (s. 1000)
1970 - Nguyễn Văn Thiện, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (Sinh 1928)
2006 - Paul Mauriat, nhạc sĩ Pháp (s. 1925)
2007 - Aleksandr Viktorovich Dedyushko, (s. 1962)
Những ngày lễ và kỉ niệm |
Ngày 4 tháng 11 là ngày thứ 308 (309 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 57 ngày trong năm.
Sự kiện
1952 – Chính phủ liên bang Hoa Kỳ thiết lập Cơ quan An ninh Quốc gia, hay NSA.
1956 – Quân đội Liên Xô tiến vào Hungary để chấm dứt cuộc cách mạng Hungary.
1964 – Phan Khắc Sửu lên làm quốc trưởng Việt Nam Cộng hòa.
1970 – Salvador Allende nhậm chức Tổng thống Chile, người Marxist đầu tiên trở thành tổng thống tại một quốc gia Mỹ Latinh thống qua bầu cử mở.
1979 – Khủng hoảng con tin Iran, sinh viên Hồi giáo Iran tấn công sứ quán Hoa Kỳ ở Tehran bắt 60 nhân viên sứ quán làm con tin.
1995 – Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin bị ám sát trong khi tham dự một cuộc vận động quần chúng tại thành phố Tel Aviv.
2002 – Tại Phnôm Pênh, Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN ký kết Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông.
2008 – Barack Obama giành thắng lợi trước John McCain trong kỳ Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên thắng cử chức vụ này.
Sinh
1930 – Thanh Hải, nhà thơ Việt Nam
1950 – Duy Quang, ca sĩ người Việt Nam (m. 2012).
1972 – Luís Figo, cầu thủ bóng đá Bồ Đào Nha.
1977 – So Ji Sub, diễn viên Hàn Quốc.
1987 – T.O.P, ca sĩ, diễn viên, rapper người Hàn Quốc, cựu thành viên nhóm nhạc Big Bang.
Mất
1995 – Yitzhak Rabin, thủ tướng Israel, bị một tên cuồng tín cực hữu Do Thái bắn chết trong một cuộc vận động hòa bình.
2016 – Út Bạch Lan, Nghệ sĩ Nhân dân Việt Nam (s. 1935).
Những ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 5 tháng 11 là ngày thứ 309 (310 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 56 ngày trong năm.
Sự kiện
1138 – Hoàng thái tử Thiên Tộ mới hai tuổi khi lên ngôi hoàng đế triều Lý, tức Lý Anh Tông, Đỗ Anh Vũ là người nhiếp chính.
1605 – Âm mưu thuốc súng: Guy Fawkes bị bắt giữ.
1757 – Chiến tranh Bảy Năm: Quân đội Phổ của Friedrich II chiến thắng trước quân Pháp gần làng Rossbach nay thuộc Đức.
1838 – Cộng hòa Liên bang Trung Mỹ bắt đầu giải thể khi Nicaragua thoát ly Liên bang.
1854 – Chiến tranh Krym: Liên quân Anh-Pháp đánh bại Nga ở Inkerman nay thuộc Ukraina.
1862 – Nội chiến Hoa Kỳ: Abraham Lincoln loại bỏ George Brinton McClellan khỏi chức vụ tư lệnh Lục quân Liên hiệp lần thứ nhì và cuối cùng.
1911 – Sau khi tuyên chiến với Đế quốc Ottoman vào tháng 9, Ý thôn tính Tripoli và Cyrenaica.
1914 – Chiến tranh thế giới thứ nhất: Pháp và Anh tuyên chiến với Đế quốc Ottoman.
1924 – Trực hệ quân phiệt Phùng Ngọc Tường trục xuất Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh là Phổ Nghi khỏi Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Trung Quốc.
1999 – Công ty Cổ phần trách nhiệm hữu hạn Dầu khí Trung Quốc (PetroChina) được thành lập, hiện là công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất thế giới
2006 – Saddam Hussein, cùng Barzan Ibrahim al-Tikriti và Awad Hamed al-Bandar bị tuyên tử hình trong phiên tòa về vai trò của họ trong sự kiện tàn sát 148 người Hồi giáo Shi'a vào năm 1982.
2007 – Tàu không gian không người lái đầu tiên của Trung Quốc là Hằng Nga 1 đi vào quỹ đạo Mặt Trăng.
Sinh
1787 – John Richardson, nhà tự nhiên học, bác sĩ phẫu thuật người Scotland (m. 1865)
1815 – Võ Thị Viên, phong hiệu Nhất giai Lương phi, phi tần của vua Thiệu Trị nhà Nguyễn (m. 1880).
1901 – Trần Huy Liệu, nhà văn, nhà cách mạng, nhà báo Việt Nam (m. 1969).
1909 – Hoàng Văn Thụ, nhà cách mạng Việt Nam (m. 1944)
1923 – Châu Kỳ, nhạc sĩ người Việt (m. 2008)
1986 – Kwon Boa, ca sĩ, thành viên công ty SM
1987 – Kevin Jonas, ca sĩ, nhạc sĩ, thành viên nhóm nhạc Jonas Brothers
Mất
1660 – Alexandre de Rhodes, nhà truyền giáo Dòng Tên và là nhà ngôn ngữ học người Avignon
1879 – James Clerk Maxwell, nhà vật lý người Scotland
1886 – Nguyễn Phúc Miên Định, tước phong Thọ Xuân vương, hoàng tử con vua Minh Mạng nhà Nguyễn (s. 1810).
1919 – Nguyễn Phúc Miên Lịch, tước phong An Thành vương, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1841).
Những ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 6 tháng 11 là ngày thứ 310 (311 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 55 ngày trong năm.
Sự kiện
409 – Thanh Hà vương Thác Bạt Thiệu sát hại cha là Bắc Ngụy Đạo Vũ Đế để cứu mẹ là Hạ Lan phu nhân, hoàng vị Bắc Ngụy về tay Thác Bạt Tự.
1860 – Abraham Lincoln trở thành ứng cử viên đầu tiên của Đảng Cộng hòa giành chiến thắng trong một cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ.
1865 – Nhiều tháng sau trận Appomattox Courthouse và gần như kết thúc nội chiến Hoa Kỳ, tàu CSS Shenandoah trở thành đơn vị chiến đấu cuối cùng của Liên minh đầu hàng Liên bang sau khi tham gia một hành trình trên thế giới mà có tàu bị chìm và 38 tàu bị bắt.
1869 – Trong trận bóng bầu dục Mỹ chính thức đầu tiên, Rutgers College đánh bại College of New Jersey, 6–4, ở New Brunswick, New Jersey, Hoa Kỳ.
1935 – Nguyên mẫu Chiến đấu cơ Hawker Hurricane của Anh Quốc tiến hành chuyến bay đầu tiên.
1958 – Trong dịp viếng thăm Việt Nam Cộng hòa, Lý Thừa Vãn, Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc đã tuyên bố rằng tổ tiên ông là người Việt. Theo nhà nghiên cứu Trần Đại Sỹ thì Lý Thừa Vãn là hậu duệ đời thứ 25 của Lý Long Tường.
1962 – Apartheid: Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết 1761 chỉ trích chính sách kỳ thị chủng tộc của Nam Phi và kêu gọi toàn bộ các thành viên Liên Hợp Quốc ngưng các quan hệ quân sự và kinh tế với quốc gia này.
1963 – Chiến tranh Việt Nam: sau vụ đảo chính ngày 1 tháng 11 và hành quyết Ngô Đình Diệm, tướng chỉ huy đảo chính Dương Văn Minh lên nắm quyền lãnh đạo Việt Nam Cộng hòa.
1965 – Cuba và Hoa Kỳ chính thức đồng ý không vận những người Cuba muốn đến Hoa Kỳ. Cho đến năm 1971, đã có 250.000 người Cuba đi theo chương trình này.
Sinh
1391 – Edmund de Mortimer, chính khách (m. 1425)
1479 – Nữ hoàng Joanna Castile của Tây Ban Nha (m. 1555)
1494 – Suleiman Cao quý, hoàng đế Ottoman (m. 1566)
1550 – Nữ hoàng Karin Månsdotter của Thụy Điển (m. 1612)
1661 – Vua Carlos II của Tây Ban Nha (m. 1700)
1692 – Louis Racine, nhà thơ Pháp (m. 1763)
1753 – Mikhail Kozlovsky, nhà điêu khắc người Nga (m. 1802)
1753 – Jean–Baptiste Breval, nhà soạn nhạc Pháp (m. 1823)
1814 – Adolphe Sax, nhà phát minh Bỉ (m. 1894)
1833 – Jonas Lie, tác gia Na Uy (m. 1908)
1835 – Cesare Lombroso, bác sĩ tâm thần và tội phạm Ý (m. 1909)
1841 – Nelson W. Aldrich, chính khách Mỹ (m. 1915)
1841 – Armand Fallières, Tổng thống Pháp (m. 1931)
1946 – Hoàng Oanh, nữ danh ca của dòng nhạc Vàng, miền Nam Việt Nam
1981 – Lee Dong Wook, diễn viên, người mẫu người Hàn Quốc.
1990 – Ngô Diệc Phàm, ca sĩ, người mẫu, diễn viên, vũ công người Trung Quốc
1990 – André Schürrle, cầu thủ bóng đá người Đức
1992 – Yura (ca sĩ Hàn Quốc), ca sĩ, diễn viên người Hàn Quốc, là một thành viên của nhóm nhạc Girl's Day
1992 – Dương Tử, diễn viên người Trung Quốc
1995 - EXY ca sĩ người Hàn Quốc thành viên nhóm nhạc nữ Cosmic Girls.
Mất
1846 – Trần Thị Đang, tôn hiệu Nhân Tuyên Thái hoàng thái Hậu, cung phi của vua Gia Long và là mẹ của vua Minh Mạng (m. 1846).
1872 – Nguyễn Phúc Lương Nhàn, phong hiệu Thông Lãng Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (s. 1838)
1925 – Khải Định, vua nhà Nguyễn (s. 1885)
Những ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 7 tháng 11 là ngày thứ 311 (312 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 54 ngày trong năm.
Sự kiện
1426 – Quân Lam Sơn giành thắng lợi trước quân Minh trong trận Tốt Động–Chúc Động diễn ra tại Đông Quan, nay thuộc Hà Nội, Việt Nam.
1659 – Pháp và Tây Ban Nha ký kết Hiệp định Pyrénées, kết thúc chiến tranh kéo dài hơn 20 năm giữa hai bên.
1888 – Triều đình Thanh phát triển hải quân, Hạm đội Bắc Dương chính thức kiến lập.
1917 – Vladimir Ilyich Lenin lãnh đạo phe Bolshevik nổi dậy chống lại chính phủ lâm thời của Aleksandr Fyodorovich Kerenskii, khởi đầu Cách mạng Tháng Mười.
1929 – Tại New York, Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại mở cửa cho công chúng.
1931 – Cộng hoà Xô viết Trung Hoa được thành lập tại Thụy Kim, Giang Tô nhân kỷ niệm Cách mạng Tháng 10.
1931 – Hồng sắc Trung Hoa Thông tấn xã (Hồng Trung xã) được thành lập, là tiền thân của Tân Hoa xã.
1944 – Franklin D. Roosevelt đắc cử nhiệm kỳ Tổng thống Hoa Kỳ thứ tư, tuy nhiên ông từ trần vào năm sau đó.
1976 – Trận bóng đá đầu tiên giữa một đội bóng miền Nam và một đội bóng miền Bắc sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975.
1987 – Tuyến đầu tiên của Hệ thống giao thông đại chúng tốc độ cao tại Singapore bắt đầu hoạt động.
1987 – Tại Tunisia, Tống thống Habib Bourguiba bị lật độ và bị thay thế bởi Thủ tướng Zine El Abidine Ben Ali.
2000 – Hillary Clinton được bầu làm nghị sĩ của Thượng viện Hoa Kỳ, bà là Đệ Nhất Phu nhân Hoa Kỳ đầu tiên giành được chức vụ công.
2006 – Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) chính thức kết nạp Việt Nam là thành viên thứ 150.
2015 – Tại Singapore, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đại lục và Đài Loan là Tập Cận Bình và Mã Anh Cửu chính thức hội kiến lần đầu tiên.
2020 - Joe Biden đắc cử tổng thống Hoa Kỳ.
Sinh
1813 – Doãn Khuê, danh sĩ và danh thần Việt Nam (m. 1878)
1867 – Marie Curie, nhà vật lý, hóa học người Pháp gốc Ba Lan (m. 1934)
1878 - Lise Meitner, nhà vật lý người Áo, sau đó thành người Thụy Điển, người đã làm nghiên cứu về phóng xạ và vật lý hạt nhân (m. 1968)
1879 - Leon Davidovich Trotsky, nhà lý luận cách mạng Bolshevik và Marxist (m. 1940)
1888 - Chandrasekhara Venkata Raman, nhà vật lý người Ấn Độ, người tìm ra hiệu ứng Raman (m. 1970)
1913 - Albert Camus, nhà văn người Pháp (m. 1960)
1918 - Billy Graham, nhà truyền bá phúc âm, một trong những nhà lãnh đạo có nhiều ảnh hưởng nhất của Phong trào Tin Lành thuộc cộng đồng Kháng Cách (m. 2018)
1935 – Thanh Tùng, tác giả bài thơ Thời hoa đỏ (1972) được Phú Quang phổ nhạc
1943 - Joni Mitchell, ca sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ người Canada
1990 – David de Gea, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha
Mất
1913 - Alfred Russel Wallace, nhà tự nhiên học, thám hiểm, địa lý, nhân chủng học và sinh học người Anh (s. 1823)
1962 - Eleanor Roosevelt, cựu Đệ Nhất Phu nhân Hoa Kỳ (s. 1884)
1968 – Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ, tác giả Việt Nam (s. 1909)
1980 - Steve McQueen, diễn viên người Mỹ (s. 1930)
1981 – Will Durant, nhà sử học, triết học, tác giả Hoa Kỳ (s. 1885)
2008 – "Lưỡng thủ Vạn năng" Phạm Văn Rạng
2011 - Joe Frazier, võ sỹ quyền Anh người Mỹ (s. 1944)
2016 - Leonard Cohen, ca sĩ – nhạc sĩ, nhà thơ, tiểu thuyết gia người Canada (s. 1934)
2016 - Janet Reno, cựu Bộ trưởng Tư pháp của Hoa Kỳ (s. 1938) |
Ngày 8 tháng 11 là ngày thứ 312 (313 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 53 ngày trong năm.
Sự kiện
1278 – Trần Thánh Tông nhường ngôi Hoàng đế triều Trần cho Thái tử Trần Khâm, Trần Thánh Tông trở thành Thái thượng hoàng.
1602 – Thư viện Bodleian tại Đại học Oxford mở cửa cho công chúng.
1895 – Trong khi làm thí nghiệm về điện, nhà vật lý học người Đức Wilhelm Röntgen phát hiện ra tia X.
1923 – Đảo chính nhà hàng bia: Tại München, Adolf Hitler lãnh đạo lực lượng Quốc xã trong một nỗ lực lật đổ chính phủ Đức, song thất bại.
1940 – Chiến tranh Hy Lạp–Ý: Cuộc xâm chiếm Hy Lạp của Ý thất bại khi người Ý bị đẩy lui trong Trận Elaia-Kalamas.
1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Chiến dịch Bó đuốc - Các lực lượng Hoa Kỳ và Anh Quốc đổ bộ Bắc Phi thuộc Pháp.
1960 – John F. Kennedy đánh bại Richard Nixon trong một cuộc bầu cử tổng thống có kết quả sít sao, trở thành Tổng thống Hoa Kỳ thứ 35.
1965 – Chiến tranh Việt Nam: Chiến dịch Hump ở phía bắc Biên Hòa kết thúc với thắng lợi của Liên quân Hoa Kỳ-Úc trước Quân Giải phóng Miền nam.
1965 – Lãnh thổ Ấn Độ Dương thuộc Anh được thiết lập, gồm các nhóm đảo Chagos, Aldabra, Farquhar và Des Roches.
2006 – Sao Thủy đi qua Mặt Trời lần thứ 2 trong số 14 lần của hiện tượng này vào thế kỷ 21.
2013 – Siêu bão Haiyan tiến công khu vực Visayas tại Philippines, khiến hàng nghìn người thiệt mạng.
Sinh
1711 – Mikhail Vasilevich Lomonosov, nhà bác học Nga.
1875 – Thu Cẩn, thi sĩ, nhà cách mạng Trung Quốc (mất năm 1907).
1900 – Margaret Mitchell, nhà văn Mỹ, tác giả Cuốn theo chiều gió (m. 1949)
1927 – Nguyễn Khánh, Quốc trưởng Việt Nam Cộng hòa (m. 2013).
1946 – Quỳnh Giao, ca sĩ người Việt Nam (m. 2014).
1946 – Guus Hiddink, huấn luyện viên bóng đá Hà Lan
1966 – Gordon Ramsay, đầu bếp người Scotland.
1988 – SZA, ca sĩ người Mỹ.
1998 – Alica Schmidt, nữ vận động viên điền kinh người Đức.
2003 – Phu Nhân Louise Windsor, cháu gái của cố Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị.
2000 – Vương Nguyên, thành viên nhóm nhạc TFBOYS, ca sĩ, diễn viên người Trung Quốc.
Mất
1736 – Trương Thị Dung, tôn hiệu Hiếu Vũ Hoàng hậu, cung tần của chúa Nguyễn Phúc Khoát (s. 1712).
1910 – Lev Nicolaevitr Tolstoi, đại văn hào người Nga.
1970 – Napoleon Hill, tác giả người Mỹ (s. 1883).
2011 – Phạm Song, giáo sư, viện sĩ y học, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam (s. 1931)
Những ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 9 tháng 11 là ngày thứ 313 (314 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 52 ngày trong năm.
Sự kiện
1330 – Trận Posada giữa Basarab I của Walachia và Károly I Róbert của Hungary bắt đầu gần biên giới Oltenia–Severin ngày nay ở România.
1372 – Vua Trần Nghệ Tông nhường ngôi cho em là Trần Kính (vua Trần Duệ Tông sau này), lui về làm Thái thượng hoàng.
1799 – Emmanuel Joseph Sieyès và Napoléon Bonaparte dẫn đầu đảo chính 18 Brumaire để thay thế Chế độ đốc chính bằng Chế độ tổng tài là chính phủ Pháp.
1867 – Mạc phủ Tokugawa trao trả lại quyền lực cho Thiên hoàng bằng tuyên ngôn "Đại chính phụng hoàn", giúp khởi đầu Minh Trị Duy tân tại Nhật Bản.
1888 – Mary Jane Kelly bị giết tại Luân Đôn, bà được coi là nạn nhân thứ 5 và cuối cùng của kẻ giết người hàng loạt không tên "Jack the Ripper".
1918 – Hoàng đế William II của Đế chế Đức thoái vị, Hoàng tử Maximilian của Baden từ chức Thủ tướng, và Philipp Scheidemann công bố Cộng hòa Weimar.
1921 – Đảng Phát xít quốc gia tại Ý được thành lập.
1938 – Đêm Kristallnacht, hơn 90 người Do Thái bị giết và hơn 25.000 người khác bị đưa vào các trại tập trung, theo chính sách bài Do Thái của Adolf Hitler tại Đức Quốc xã.
1946 _ Bản hiến pháp đầu tiền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời
1953 – Chiến tranh Đông Dương: Pháp trao trả lại chủ quyền cho Campuchia, Quốc vương Norodom Sihanouk hồi hương sau một thời gian lưu vong tại Thái Lan.
1964 – Đài thiên văn Tử Kim Sơn ở Nam Kinh phát hiện tiểu hành tinh vành đai chính 1888 Zu Chong-Zhi (1964 VO1)
1989 – Cộng hòa Dân chủ Đức tuyên bố mở cửa biên giới nội bộ Đức và Bức tường Berlin, tượng trưng cho sự kết thúc Chiến tranh Lạnh và sự sụp đổ của Khối Warszawa.
1994 – Nguyên tố hóa học Darmstadti được tạo thành lần đầu trong Trung tâm Nghiên cứu Ion nặng GSI Helmholtz tại thành phố Darmstadt, Đức.
2000 – Hạ Thương Chu đoạn đại công trình chính thức công bố kết quả của dự án là "Hạ Thương Chu niên biểu".
Sinh
1818 – Ivan Sergeyevich Turgenev, Đại văn hào Nga
1984 – Goo Hye-sun, nữ diễn viên, ca sĩ, nhạc sĩ, đạo diễn và hoạ sĩ người Hàn Quốc
1996 – Hirai Momo, thành viên nhóm nhạc Twice (nhóm nhạc) người Nhật Bản
1996 – Nguyễn Thị Ánh Viên, cựu nữ vận động viên bơi lội người Việt Nam
1998 – Triệu Lộ Tư, nữ diễn viên người Trung Quốc
Mất
1935 – Nguyễn Hữu Thị Nhàn, tôn hiệu Khôn Nguyên Hoàng thái hậu, chính thất của vua Đồng Khánh (s. 1870).
1980 – Hoàng Thị Cúc, được gọi là Đức Từ Cung, thứ phi của vua Khải Định, mẹ vua Bảo Đại (s. 1890).
1997 – Nguyễn Xiển, nhà khoa học, chính khách Việt Nam
1997 – Trần Hiệu, Cục trưởng Tình báo đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
2020 – Lê Dinh, nhạc sĩ người Việt Nam (s. 1934).
Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày Pháp luật Việt Nam (bắt đầu từ 2013) |
Ngày 10 tháng 11 là ngày thứ 314 (315 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 51 ngày trong năm.
Sự kiện
621 – Tùy mạt Đường sơ: Lương Đế Tiêu Tiển hạ lệnh mở cổng thành Giang Lăng đầu hàng quân Đường.
1038 – Thủ lĩnh tộc Đảng Hạng Lý Nguyên Hạo thoát ly triều Tống, lên ngôi hoàng đế, lập quốc "Đại Hạ", sử gọi là Tây Hạ.
1293 – Sau khi đẩy lui quân Nguyên, Raden Wijaya trở thành quân chủ đầu tiên của Majapahit trên đảo Java.
1444 – Trong Trận Varna, Thập tự quân dưới quyền Quốc vương Władysław III chiến bại trước quân Ottoman của Sultan Murad II, quốc vương Władysław III cũng tử chiến.
1775 – Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ bắt đầu hình thành khi Đệ nhị Quốc hội Lục địa quyết định thành lập các tiểu đoàn Thủy quân lục chiến Lục địa trong Cách mạng Mỹ.
1871 – Henry Morton Stanley tìm được nhà truyền giáo và nhà thám hiểm bị mất tích David Livingstone gần hồ Tanganyika thuộc Tanzania hiện nay.
1945 – Cách mạng Dân tộc Indonesia: Quân Anh mở cuộc tấn công lực lượng Cộng hòa Indonesia tại thành phố Surabaya.
1983 – Microsoft lần đầu phát hành hệ điều hành Windows 1.0, là phiên bản đầu tiên của dòng Microsoft Windows.
1989 – Nhà lãnh đạo lâu năm của Cộng hòa Nhân dân Bulgaria Todor Hristov Zhivkov từ chức do áp lực từ các thành viên cấp cao khác trong Đảng C
2010 – Đặng Nhật Minh trở thành đạo diễn Việt Nam đầu tiên được Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Hoa Kỳ vinh danh vì những cống hiến cho sự nghiệp điện ảnh.
Sinh
1790 – Jean René Constant Quoy, nhà động vật học và giải phẫu học người Pháp (m. 1869).
1965 – Jonas Åkerlund, đạo diễn người Thụy Điển
1978 – Nadine Angerer, cầu thủ bóng đá người Đức
1985 - Lã Thanh Huyền, diễn viên, người dẫn chương trình, người mẫu và doanh nhân Việt Nam
1997 – Daniel James, cầu thủ bóng đá người xứ Wales
1999 – João Félix, cầu thủ bóng đá người Bồ Đào Nha
Mất
1909 – Nguyễn Phúc Trinh Tĩnh, phong hiệu Bái Trạch Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (s. 1839).
1946 – Nguyễn Văn Thinh, Thủ tướng Nam Kỳ quốc tự sát.
1971 – Nguyễn Văn Bông, Viện trưởng Học viện Quốc gia Hành chánh bị đặc công Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ném bom ám sát ở Sài Gòn.
Những ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 11 tháng 11 là ngày thứ 315 (316 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 50 ngày trong năm.
Sự kiện
1861 – Đồng Trị Đế lên ngôi hoàng đế triều Thanh khi mới 5 tuổi, Túc Thuận cùng Tái Viên và Đoan Hóa là đồng nhiếp chính.
1918 – Đức ký kết thỏa thuận đình chiến với các nước Đồng Minh, Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc giao tranh.
1926 – Hệ thống quốc lộ được đánh số tại Hoa Kỳ được thành lập.
1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Kết thúc Trận El Alamein thứ hai tại Ai Cập với thắng lợi thuộc về phe Đồng Minh.
1945 – Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán.
1949 – Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc được thành lập.
1960 – Cuộc đảo chính quân sự do tướng Nguyễn Chánh Thi đứng đầu nhằm chống lại Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm bị dập tắt.
2004 – Tổng thống Chính quyền Quốc gia Palestine Yasser Arafat qua đời, nguyên nhân tử vong gây tranh cãi.
Sinh
1796 – Phan Thanh Giản, danh thần nhà Nguyễn (m. 1867)
1821 – Fyodor Mikhailovich Dostoevsky, nhà văn Nga (m. 1881)
1830 – Nguyễn Phúc Miên Tỉnh, tước phong Điện Quốc công, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1870)
1834 – Franz Steindachner, nhà ngư học, bò sát-lưỡng cư học người Áo. (m. 1919)
1864 – Alfred Hermann Fried, ký giả Áo, giải Nobel Hoà bình năm 1911 (m. 1921)
1918 – Linh Quang Viên, Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (m. 2013)
1932 – Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, giám mục Công giáo, Giám mục chính tòa Giáo phận Phan Thiết (m. 2014)
1944 – Phaolô Bùi Văn Đọc, giám mục Công giáo, Tổng giám mục Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh (m. 2018)
1962 – Demi Moore, nữ diễn viên điện ảnh Mỹ
1964 – Philip McKeon, diễn viên Mỹ (m. 2019)
1974 - Leonardo DiCaprio, diễn viên người Mỹ
1983 – Philipp Lahm, cầu thủ bóng đá Đức
Mất
642 – Vũ Văn Sĩ Cập, quan viên triều Tùy và triều Đường, tức ngày Bính Thân (14) tháng 10 năm Nhâm Dần.
1940 – Hàn Mặc Tử, nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam
Những ngày lễ và kỷ niệm
Ba Lan: Ngày Độc Lập
Ba Lan − Ngày quốc khánh
Ngày cựu chiến binh
Ngày lễ độc thân
Palestine: Ngày độc lập |
Ngày 12 tháng 11 là ngày thứ 316 (317 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 49 ngày trong năm.
Sự kiện
969 – Hoàng đế Đông La Mã Nikephoros II Phokas bị ám sát bởi vợ là Theophano và người tình của bà là Ioannes I Tzimiskes.
1028 – Nữ hoàng Đông La Mã tương lai Zoë được phong làm hoàng hậu của Romanos III Argyros.
1893 – Hiệp ước Đường Durand được ký giữa hai quốc gia ngày nay là Pakistan và Afghanistan – Đường Durand đã được quốc tế công nhận là đường biên giới giữa hai quốc gia chị em này.
1912 – Xác của nhà thám hiểm người Anh Robert Falcon Scott và những đồng đội của ông được tìm thấy tại Nam Cực, 8 tháng sau thất bại của cuộc thám hiểm Terra Nova dẫn đến cái chết của họ trên đường về.
1918 – Áo trở thành một nước cộng hòa.
1923 – Phiên bản đầu tiên của Quốc kỳ Liên Xô được thông qua.
1927 – Lev Trotsky bị trục xuất khỏi Đảng Cộng sản Liên Xô, dọn đường cho những cuộc trục xuất hàng loạt những người đối lập tại Liên Xô vào đầu năm sau.
1936 – Ngày 12/11/1936, hơn 10 nghìn công nhân mỏ than Cẩm Phả đã giành được thắng lợi sau một tuần bãi công, đấu tranh buộc chủ mỏ phải tǎng lương giảm giờ làm.
1936 – Cầu qua vịnh Oakland–San Francisco bắc qua Vịnh San Francisco nối hai thành phố San Francisco và Oakland của Hoa Kỳ bắt đầu được đưa vào sử dụng.
1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Bắt đầu Hải chiến Guadalcanal tại quần đảo Solomon giữa quân Đồng Minh và quân Nhật Bản.
1948 – Tại Tokyo, một tòa án quốc tế về tội ác chiến tranh tuyên án bảy sĩ quan và viên chức Nhật Bản tử hình, bao gồm tướng Hideki Tojo, vì vai trò của họ trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai.
1970 – Xoáy thuận Bhola đổ bộ tại bờ biển của Đông Pakistan, trở thành xoáy thuận nhiệt đới gây thiệt hại nhân mạng cao nhất trong lịch sử.
1971 – Chiến tranh Việt Nam: Như một phần của Việt Nam hóa Chiến tranh, Tổng thống Hoa Kỳ Richard M. Nixon đặt 1 tháng 2 năm 1972 là thời hạn chót để rút 45.000 quân Hoa Kỳ troops khỏi Việt Nam.
1979 – Khủng hoảng Con tin Iran: Đáp lại tình hình bắt cóc con tin tại Tehran, Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter ra lệnh dừng nhập khẩu dầu mỏ từ Iran vào Hoa Kỳ.
1980 – Tàu thăm dò không gian Voyager 1 của NASA tiếp cận gần nhất với Sao Thổ và có được những bức ảnh đầu tiên về vành đai của hành tinh này.
1982 – Tại Liên Xô, Yuri Andropov trở thành tổng bí thư của Đảng Cộng sản Liên Xô, kế nhiệm Leonid Brezhnev.
1998 – Phó Tổng thống Hoa Kỳ Al Gore ký tượng trưng vào Nghị định thư Kyoto.
1990 – Hoàng thái tử Akihito tiến hành lễ tức vị tại Hoàng Cư ở Tokyo, chính thức trở thành Thiên hoàng thứ 125 của Nhật Bản.
2014 – Phi thuyền Rosetta lần đầu tiên đổ bộ lên sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko. Lần đầu tiên đổ bộ thành công lên một sao chổi.
Sinh
1817 – Bahá'u'lláh, người sáng lập tôn giáo Bahá'í
1840 – Auguste Rodin, họa sĩ người Pháp
1866 – Tôn Dật Tiên, nhà cách mạng Trung Quốc
1948 – Trần Thu Hà, nhà giáo Nhân dân, nghệ sĩ Nhân dân, nghệ sĩ dương cầm Việt Nam
1968 - Michael Lohscheller CEO VinFast toàn cầu
1980 – Ryan Gosling, diễn viên người Canada
1982 – Anne Hathaway, diễn viên nữ người Mỹ
1995 – Thomas Lemar, cầu thủ bóng đá người Pháp
1995 – MisThy, YouTuber người Việt Nam.
1999 – Choi Yoo-jung, ca sĩ, vũ công, thành viên nhóm nhạc Hàn Quốc Weki Meki
Mất
1996 – Lê Nguyên Khang, tướng lĩnh Quân lực Việt Nam Cộng hòa (Sinh 1931)
2015 – Anh Bằng, nhạc sĩ người Việt Nam (s. 1926)
2018 – Stan Lee, tác giả truyện tranh người Mỹ (Sinh 1922)
Những ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 26 tháng 11 là ngày thứ 330 (331 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 35 ngày trong năm.
Sự kiện
1161 – Trận Thái Thạch: Các chiến thuyền của Nam Tống và Kim giao tranh trên đoạn Trường Giang nay thuộc An Huy.
1476 – Vlad III Ţepeş, hay Dracula, đánh bại Basarab Laiota và lần thứ ba trở thành quân chủ của Wallachia.
1789 – Lễ Tạ ơn được tiến hành ở quy mô quốc gia tại Hoa Kỳ theo đề nghị Tổng thống George Washington và được Quốc hội phê chuẩn.
1812 – Trận Berezina bắt đầu.
1942 – Bộ phim Casablanca của đạo diễn Michael Curtiz được công chiếu tại thành phố New York, Hoa Kỳ.
1924 – Đảng Nhân dân Mông Cổ tuyên bố phế bỏ chế độ quân chủ, thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ.
1990 – Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải được phê chuẩn thành lập.
2003 – Máy bay chở khách Concorde tiến hành chuyến bay cuối cùng của mình, hạ cánh xuống Bristol thuộc Anh Quốc.
2008 – Một số thành viên được cho là thuộc tổ chức Lashkar-e-Taiba tiến hành 12 vụ tấn công phối hợp tại Mumbai, Ấn Độ.
Sinh
656 – Đường Trung Tông Lý Hiển, sinh ngày Ất Sửu tháng 11 âm lịch, (m. 710)
1288 – Thiên hoàng Go-Daigo của Nhật Bản, sinh ngày 2 tháng 11 âm lịch (m. 1339).
1607 – John Harvard, mục sư người Anh hoạt động tại thuộc địa của nước này ở châu Mỹ (m. 1638)
1857 – Ferdinand de Saussure, nhà ngôn ngữ học người Thụy Sĩ (m. 1913)
1876 – Willis Carrier, kỹ sư người Mỹ, phát minh ra Điều hòa không khí (m. 1950)
1898 – Karl Ziegler, nhà hóa học người Đức, đoạt Giải Nobel hóa học (m. 1973)
1902 – La Vinh Hoàn, nguyên soái Trung Quốc (m. 1962)
1909 – Eugène Ionesco, nhà soạn kịch người Romania-Pháp (m. 1994)
1931 – Adolfo Pérez Esquivel, họa sĩ, nhà điêu khắc và nhà hoạt động người Argentina, đoạt Giải Nobel Hòa bình
1939 – Abdullah bin Ahmad Badawi, chính trị gia Malaysia, Thủ tướng thứ năm của Malaysia
1939 – Tina Turner, ca sĩ, vũ công, và diễn viên người Mỹ
1942 – Đặng Thùy Trâm, bác sĩ, liệt sĩ Việt Nam (m. 1970)
1948 – Elizabeth Blackburn, nhà sinh học người Mỹ gốc Úc
1951 – Ilona Staller, diễn viên khiêu dâm, ca sĩ, chính trị gia người Hungaria-Ý
1951 – Kim Siêu Quần, diễn viên Đài Loan
1954 – Velupillai Prabhakaran, người sáng lập và thủ lĩnh của tổ chức Những con Hổ giải phóng Tamil tại Sri Lanka (m. 2009)
1968 - Ngọc Sơn, ca sĩ, nhạc sĩ người Việt Nam
1973 – Peter Facinelli, diễn viên người Mỹ
1981 – Natasha Bedingfield, ca sĩ-người viết ca khúc người Anh
1983 – Chris Hughes, doanh nhân người Mỹ, đồng sáng lập của Facebook
1990 – Danny Welbeck, cầu thủ bóng đá người Anh
1999 - Nguyễn Văn Toản, Thủ môn CLB Hải Phòng,Việt Nam
Mất
399 – Giáo hoàng Siriciô (s. 334)
1504 – Nữ vương Isabel I của Castilla (s. 1451)
1844 – Nguyễn Phúc Quang Tĩnh, phong hiệu Hương La Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (s. 1817)
1851 – Nicolas Jean de Dieu Soult, thống chế người Pháp (s. 1769)
1855 – Adam Mickiewicz, thi nhân người Ba Lan (s. 1798)
1959 – Albert William Ketèlbey, người biểu diễn dương cầm, người chỉ huy dàn nhạc, nhà soạn nhạc người Anh (s. 1875)
1962 – Albert Sarraut, chính trị gia người Pháp, Thủ tướng thứ 106 của Pháp (s. 1872)
1964 – Bodil Ipsen, diễn viên, đạo diễn người Đan Mạch (s. 1889)
1978 – Thanh Nga, nghệ sĩ cải lương người Việt Nam (s. 1942).
1996 – Paul Rand, nhà thiết kế tạo hình người Mỹ (s. 1914)
2008 - Phạm Văn Đổng, Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa
2012 – Joseph E. Murray, bác sĩ người Mỹ, đoạt giải Nobel Sinh lý và Y khoa (s. 1919)
Những ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 27 tháng 11 là ngày thứ 331 (332 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 34 ngày trong năm.
Sự kiện
25 – Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú vào Lạc Dương, định đô triều đại Đông Hán tại thành này.
1095 – Giáo hoàng Urbanô II tuyên bố Cuộc thập tự chinh thứ nhất tại Hội đồng Clermont, nhằm đánh chiếm các thánh địa ở phía Đông từ tay người Hồi giáo.
1895 – Tại Paris, Alfred Nobel ký di chúc cuối cùng của mình, trong đó dành tài sản của bản thân để lập ra giải Nobel sau khi qua đời.
1944 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Trận Peleliu tại Palau kết thúc với thắng lợi của quân đội Hoa Kỳ trước quân đội Nhật Bản.
1978 – Đảng Công nhân người Kurd được thành lập tại thành phố Riha (Urfa) tại Thổ Nhĩ Kỳ.
1992 – Lần thứ hai trong vòng một năm, Lực lượng vũ trang cố gắng lật đổ Tổng thống Carlos Andrés Pérez tại Venezuela.
2004 – Giáo hoàng Gioan Phaolô II giao di cốt của Gioan Kim Khẩu cho Giáo hội Chính Thống giáo Đông phương.
Sinh
111 – Antinous, ái nhân của Hoàng đế La Mã Hadrianus (m. 130)
1127 – Tống Hiếu Tông Triệu Thận, sinh ngày Mậu Dần tháng 10 năm Đinh Mùi (m. 1194)
1576 – Shimazu Tadatsune, daimyo người Nhật (m. 1638)
1701 – Anders Celsius, nhà thiên văn học người Thụy Sĩ (m. 1744)
1754 – Georg Forster, nhà tự nhiên học, dân tộc học, nhà văn du lịch, nhà báo, và cách mạng người Đức (m. 1794).
1867 – Charles Koechlin, nhà soạn nhạc, nhà nghiên cứu âm nhạc, nhà sư phạm người Pháp. (m. 1950).
1870 – Juho Kusti Paasikivi, tổng thống thứ 7 của Phần Lan. (m. 1956).
1874 – Chaim Weizmann, chính trị gia người Israel, Tổng thống thứ nhất của Israel (m. 1952)
1887 – Homma Masaharu, tướng của Lục quân Đế quốc Nhật Bản, (m. 1946)
1894 – Matsushita Kōnosuke, doanh nhân người Nhật, thành lập Panasonic (m. 1989),
1903 – Lars Onsager, nhà hóa học người Na Uy, đoạt Giải Nobel hóa học (m. 1976)
1920 – Cal Worthington, Đại úy và đại lý xe hơi người Mỹ (m. 2013)
1921 – Alexander Dubček, chính trị gia người Slovak (m. 1992)
1926 – Chae Myung-shin, tướng Lục quân Hàn Quốc (m. 2013)
1932 - Benigno Aquino, Jr, chính trị gia người Philippines (m.1983)
1932 - Diệp Quang Thủy, Hải quân Phó Đề đốc, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hoà (m. 2013)
1939 – Laurent-Desire Kabila, Tổng thống Cộng hòa Dân chủ Congo (m. 2001)
1940 – Lý Tiểu Long, diễn viên võ thuật, sáng lập võ phái Triệt quyền đạo người Mỹ gốc Hoa (m. 1973)
1942 – Jimi Hendrix, ca sĩ, người viết ca khúc, người chơi guitar, và nhà sản xuất người Mỹ (m. 1970)
1951 – Kathryn Bigelow, đạo diễn người Mỹ
1956 – William Fichtner, diễn viên người Mỹ
1957 – Caroline Kennedy, tác gia và luật sư người Mỹ
1960 – Yulia Volodymyrivna Tymoshenko, chính trị gia, cựu Thủ tướng Ukraina
1963 – Désirée von Hohenzollern
1964 – Roberto Mancini, cầu thủ bóng đá và nhà quản lý người Ý.
1967 – Na Anh, ca sĩ người Trung Quốc.
1968 – Michael Vartan, diễn viên người Mỹ gốc Pháp
1969 – Quách Khả Doanh, diễn viên người Hong Kong.
1972 – Việt Trinh, diễn viên người Việt Nam.
1973 – Sharlto Copley, diễn viên người Nam Phi.
1981 – Bruno Alves, cầu thủ bóng đá người Bồ Đào Nha.
1992 – Park Chanyeol, thành viên nhóm nhạc Hàn Quốc EXO
Mất
8 TCN – Horace, thi nhân La Mã (sinh 65 TCN)
511 – Clovis I, quốc vương của Vương quốc Frank (sinh 466)
395 – Flavius Rufinus, chính khách La Mã
1474 – Guillaume Dufay, nhà soạn nhạc sinh tại ngoại ô Bruxelles (sinh 1397)
1852 – Ada Lovelace, nhà toán học người Anh (sinh 1815)
1893 – Nguyễn Phúc Hòa Thục, phong hiệu Vĩnh An Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (sinh 1818)
1895 – Alexandre Dumas con, tác gia và nhà soạn kịch người Pháp (sinh 1824)
1953 – Eugene O'Neill, nhà soạn kịch người Mỹ, đoạt Giải Nobel Văn học (sinh 1888)
1955 – Arthur Honegger, nhà soạn nhạc người Thụy Sĩ - Pháp (sinh 1892)
1968 – Út Tịch, nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam (sinh 1931)
1978 – Giuse Maria Trịnh Như Khuê, giám mục Công giáo người Việt Nam (sinh 1898)
1978 – Harvey Milk, chính trị gia người Mỹ (sinh 1930)
1989 – Carlos Arias Navarro, chính trị gia Tây Ban Nha (sinh 1908)
1999 – Elizabeth Gray Vining, nhà văn, chuyên viên thư viện người Mỹ, gia sư dạy Nhật Hoàng (sinh 1902)
2008 – Vishwanath Pratap Singh, Thủ tướng Ấn Độ thứ 7 (sinh 1931)
2011 – Gary Speed, cầu thủ bóng đá và nhà quản lý người Anh Quốc (sinh 1969)
2019 – Cao Dĩ Tường, người mẫu và diễn viên người Canada gốc Đài Loan (sinh 1984).
2020 – Mohsen Fakhrizadeh, nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của Iran (sinh 1958)
Ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 28 tháng 11 là ngày thứ 332 (333 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 33 ngày trong năm.
Sự kiện
936 – Với sự giúp đỡ của hoàng đế Khiết Đan Da Luật Đức Quang, Thạch Kính Đường lên ngôi hoàng đế, khởi đầu triều Hậu Tấn.
1470 – Vua Lê Thánh Tông hạ chiếu lệnh xuất quân đánh Chiêm Thành.
1787 – Đại diện của Quốc vương Louis XVI của Pháp là Armand Marc cùng đại diện của Nguyễn Ánh là Bá Đa Lộc ký kết hiệp ước Tương trợ tấn công và phòng thủ tại Lâu đài Versailles.
1893 – Trong tổng tuyển cử tại New Zealand, phụ nữ lần đầu tiên bỏ phiếu trong bầu cử cấp quốc gia.
1912 – Albania tuyên bố độc lập khỏi Đế quốc Ottoman.
1929 – Richard E. Byrd cùng cơ trưởng Bernt Balchen, phi công Harold Irving June và nhiếp ảnh gia Ashley Chadbourne McKinley đã lái máy bay Ford Trimotor trở thành nhóm người đầu tiên bay qua Nam Cực.
1958 – Tchad, Cộng hòa Congo, và Gabon trở thành các nước cộng hòa tự trị bên trong thành phần Đế quốc thực dân Pháp.
1975 – Đông Timor tuyên bố độc lập khỏi Bồ Đào Nha.
1979 – Một chiếc máy bay của Air New Zealand đâm vào núi Erebus ở Nam Cực khiến toàn bộ 257 người trên máy bay tử vong.
1989 – Đối mặt với những phản đối trong Cách mạng Nhung, Đảng Cộng sản Tiệp Khắc tuyên bố từ bỏ [[Hệ thống đơn đảng|hệ thống chính trị đ
Sinh
1118 – Manuel I Komnenos, hoàng đế của Đế quốc Đông La Mã (m. 1180)
1592 - Hoàng Thái Cực, hoàng đế thứ hai của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc
1632 – Jean-Baptiste Lully, nhà soạn nhạc người Ý-Pháp (m. 1687)
1757 – William Blake, thi nhân và họa sĩ người Anh (m. 1827)
1811 – Maximilian II, quốc vương của Vương quốc Bayern thuộc Liên minh các quốc gia Đức (m. 1864)
1820 – Friedrich Engels, triết gia người Đức (m. 1895)
1880 – Aleksandr Aleksandrovich Blok, thi nhân người Nga (m. 1921)
1881 – Stefan Zweig, tác gia, nhà soạn kịch và nhà báo người Áo (m. 1942)
1908 – Claude Lévi-Strauss, nhà nhân loại học người Pháp (m. 2009)
1915 – Konstantin Simonov, tác gia người Nga tại Liên Xô (m. 1979)
1927 – Abdul Halim, Quốc vương của Vương quốc Kedah thuộc Liên bang Malaysia
1941 – Laura Antonelli, diễn viên người Ý
1950 – Russell Alan Hulse, nhà vật lý học người Mỹ, đoạt Giải Nobel Vật lý
1960 – John Galliano, nhà thiết kế thời trang người Gibraltar-Anh
1962 – Trần Khả Tân, diễn viên Hồng Kông
1967 – Anna Nicole Smith, người mẫu và diễn viên người Mỹ (m. 2007)
1967 – Murata Renhō, chính khách người Nhật gốc Đài Loan
1969 – Lexington Steele, diễn viên khiêu dâm người Mỹ
1977 – Fabio Grosso, cầu thủ bóng đá người Ý
1984 – Mary Elizabeth Winstead, diễn viên người Mỹ
1985 – Álvaro Pereira, cầu thủ bóng đá người Uruguay
1987 – Karen Gillan, nữ diễn viên, đạo diễn, người mẫu người Scotland và Song Kyung-il, ca sĩ, thành viên nhóm nhạc nam History.
1991 – Huỳnh Như, nữ cầu thủ bóng đá người Việt Nam
2000 - Dịch Dương Thiên Tỉ, thành viên nhóm nhạc TFBOYS, ca sĩ, diễn viên người Trung Quốc
Mất
741 – Giáo hoàng Grêgôriô III
819 – Liễu Tông Nguyên, văn học gia nhà Đường (s. 773)
1262 – Thân Loan (Shinran), hòa thượng người Nhật Bản (s. 1173)
1680 – Gian Lorenzo Bernini, nhà điêu khắc người Ý (s. 1598)
1694 – Matsuo Bashō, nhà thơ người Nhật Bản (s. 1644)
1763 – Naungdawgyi, quốc vương tại Myanmar (s. 1734)
1859 – Washington Irving, tác gia và sử gia người Mỹ (s. 1783)
1915 – Mubarak Al-Sabah, quân chủ Kuwait (s. 1896)
1921 – Abdu’l-Bahá, con trai cả của Bahá'u'lláh và người đứng đầu của tôn giáo Bahá'í từ 1892 đến 1921 (s. 1844)
1947 – Philippe Leclerc de Hauteclocque, tướng lĩnh người Pháp (s. 1902)
1951 - Nam Cao, nhà văn Việt Nam (s. 1917)
1954 – Enrico Fermi, nhà vật lý học người Ý, đoạt Giải Nobel Vật lý (s. 1901)
1962 – Wilhelmina, nữ vương của Vương quốc Hà Lan (s. 1880)
1992 - Nhạc sĩ Y Vân (s. 1933)
2020 – David Prowse (s. 1935)
Ngày lễ và kỷ niệm
Việt Nam: Ngày Lâm nghiệp Việt Nam |
Ngày 29 tháng 11 là ngày thứ 333 (334 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 32 ngày trong năm.
Sự kiện
1394 – Quốc vương Triều Tiên Lý Thành Quế thiên đô từ Khai Thành đến Hán Dương, đồng thời chính thức đổi tên thành Hán Thành, tức Seoul ngày nay.
1729 – Người da đỏ Natchez tiến hành một cuộc nổi dậy bất ngờ chống lại thực dân Pháp tại địa điểm mà nay nằm gần Natchez, Mississippi của Hoa Kỳ, sát hại hơn 240 người.
1777 – Cộng đồng nông nghiệp Pueblo de San José de Guadalupe được thành lập, là khu định cư thường dân đầu tiên ở Alta California thuộc Tân Tây Ban Nha, nay là San Jose của Hoa Kỳ.
1883 – Vua Hiệp Hòa bị quyền thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết phế truất rồi bức tử.
1899 – Một người Thụy Sĩ là Joan Gamper thành lập nên FC Barcelona, nay là một trong những câu lạc bộ thành công nhất của bóng đá Tây Ban Nha.
1945 – Quốc hội lập hiến của Nam Tư chính thức bãi bỏ chế độ quân chủ và tuyên bố nhà nước là một cộng hòa.
1947 – Chiến tranh Đông Dương: Thảm sát Mỹ Trạch tại tỉnh Quảng Bình.
1967 – Chiến tranh Việt Nam: Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert McNamara tuyên bố từ chức.
1972 – Atari phát hành Pong, trò chơi video thành công thương mại đầu tiên.
1987 – Một máy bay Boeing 707 của Korean Air phát nổ trên biển Andaman, trong một vụ khủng bố được tiến hành bởi hai điệp viên Bắc Triều Tiên đặt bom hẹn giờ.
Sinh
1427 – Minh Anh Tông Chu Kì Trấn, còn gọi là Chính Thống Đế hay Thiên Thuận Đế, hoàng đế nhà Minh, tức ngày 11 tháng 11 năm Đinh Mùi (m. 1464)
1797 – Gaetano Donizetti, nhà soạn nhạc người Ý (m. 1848)
1803 – Christian Andreas Doppler, nhà vật lý học người Áo (m. 1853)
1803 – Gottfried Semper, kiến trúc sư người Đức (m. 1879)
1835 – Từ Hi Thái hậu, thái hậu nhà Thanh, tức 10 tháng 10 năm Ất Mùi (m. 1908)
1898 – C. S. Lewis, tác gia người Ireland (m. 1963)
1925 – Ernst Happel, cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá người Áo (m. 1992)
1932 – Jacques Chirac, chính trị gia người Pháp, Tổng thống thứ 22 của Pháp
1939 – Meco, người chơi trombone và nhà sản xuất người Mỹ
1940 – Oscar Espinosa Chepe, nhà kinh tế học người Cuba
1941 – Mai Hương, ca sĩ người Việt Nam (m. 2020).
1947 – Petra Kelly, chính trị gia người Đức (m. 1992)
1949 – Jerry Lawler, đô vật và bình luận viên thể thao người Mỹ
1952 – Nguyễn Chánh Tín, diễn viên điện ảnh, đạo diễn và ca sĩ người Việt Nam.
1958 – John Dramani Mahama, chính trị gia người Ghana, Tổng thống thứ tư của Ghana
1959 – Richard Borcherds, nhà toán học người Anh gốc Nam Phi
1971 – Gena Lee Nolin, diễn viên người Mỹ
1973 – Ryan Giggs, cầu thủ bóng đá người Anh Quốc
1974 – Lâm Chí Linh, người mẫu, diễn viên người Đài Loan
1976 – Anna Faris, diễn viên và ca sĩ người Mỹ
1976 – Đan Trường, ca sĩ người Việt Nam
1982 – Imogen Thomas, người mẫu Anh Quốc
1985 – Taguchi Junnosuke, ca sĩ, diễn viên, vũ công người Nhật Bản
1990 - Lee Minhyuk, ca sĩ, nhạc sĩ người Hàn Quốc
Mất
1198 – Al-Aziz Uthman, Sultan của Vương triều Ayyub Ai Cập (s. 1171)
1268 – Giáo hoàng Clêmentê IV (s. 1190)
1314 – Philippe IV, Quốc vương Pháp (s. 1268)
1378 – Karl IV, Hoàng đế La Mã Thần thánh (s. 1316)
1501 – Francesco Di Giorgio Martini, họa sĩ người Ý (s. 1439)
1544 – Triều Tiên Trung Tông Lý Dịch, tức 15 tháng 11 năm Giáp Thìn (s. 1488)
1643 – Claudio Monteverdi, nhà soạn nhạc người Ý (s. 1567)
1699 – Patrick Gordon, tướng lĩnh người Scotland (s. 1635)
1780 – Maria Theresia, Hoàng hậu Mã Thần thánh (s. 1717)
1883 – Hiệp Hòa, hoàng đế thứ 6 của triều Nguyễn, tức 30 tháng 10 năm Quý Mùi (s. 1847)
1924 – Giacomo Puccini, nhà soạn nhạc người Ý (s. 1858)
1931 – Đặng Diễn Đạt, nhân vật quân sự Trung Quốc (s. 1895)
1941 – Zoya Kosmodemyanskaya, được truy tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô (s. 1923)
1974 – Bành Đức Hoài, tướng lĩnh Trung Quốc (s. 1898)
1981 – Natalie Wood, diễn viên người Mỹ (s. 1938)
1986 – Cary Grant, diễn viên người Mỹ gốc Anh (s. 1904)
2001 – George Harrison, ca sĩ, người viết ca khúc, nhà sản xuất và diễn viên người Anh, thành viên ban nhạc The Beatles (s. 1943)
2006 – Leon Niemczyk, diễn viên người Ba Lan (s. 1923)
2008 – Jørn Utzon, kiến trúc sư người Đan Mạch, thiết kế Nhà hát Opera Sydney (s. 1918)
2010 – Bella Akhmadulina, thi nhân người Nga (s. 1937)
2008 – Minh Phụng, NSƯT của sân khấu cải lương miền Nam (s. 1944)
2019 – Nakasone Yasuhiro, cựu Thủ tướng Nhật Bản
2020 – Mai Hương, ca sĩ người Việt Nam (s. 1941).
Những ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 30 tháng 11 là ngày thứ 334 (335 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 31 ngày trong năm.
Sự kiện
1803 – Tại New Orleans, các đại diện của Tây Ban Nha chính thức chuyển giao Lãnh thổ Louisiana cho một đại diện của Pháp. Chỉ 20 ngày sau đó, Pháp chuyển giao vùng đất này cho Hoa Kỳ với tên Vùng đất mua Louisiana.
1835 - Sao chổi Halley xuất hiện
1864 – Nội chiến Hoa Kỳ: Trận Franklin
1936 – Cung Thủy tinh tại thủ đô Luân Đôn của Anh Quốc bị phá hủy cùng với nhiều hiện vật triển lãm do hỏa hoạn.
1939 – Hồng quân Liên Xô vượt qua biên giới Phần Lan ở một số địa điểm và ném bom thủ đô Helsinki, khởi đầu Chiến tranh Mùa đông.
1961 – Nhà ngoại giao Miến Điện U Thant chính thức đảm nhiệm chức vụ Tổng thư ký thứ ba của Liên Hợp Quốc.
1966 – Barbados trở thành một quốc gia độc lập từ Anh Quốc.
1967 – Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Yemen trở thành quốc gia độc lập từ Anh Quốc.
1967 – Đảng Nhân dân Pakistan được Zulfikar Ali Bhutto thành lập.
1982 – Ca sĩ người Mỹ Michael Jackson phát hành album thứ sáu, Thriller, là album bán chạy nhất thế giới.
1999 – ExxonMobil chính thức được hình thành từ Exxon và Mobil, sau một thỏa thuận sáp nhập trị giá 73,7 tỷ Đô la Mỹ được ký từ một năm trước đó.
Sinh
1602 – Otto von Guericke, nhà khoa học, nhà phát minh, nhà chính trị người Đức, tức ngày 20 tháng 11 theo lịch Julius (m. 1686)
1667 – Jonathan Swift, tác gia người Ireland (m. 1745)
1791 – Hồ Thị Hoa, thụy hiệu Tá Thiên Nhân Hoàng hậu, chánh thất của vua Minh Mạng, mẹ của vua Thiệu Trị (m. 1807)
1817 – Theodor Mommsen, pháp học giả, sử gia, học giả người Đức, đoạt Giải Nobel Văn học (m. 1903)
1825 – William-Adolphe Bouguereau, họa sĩ người Pháp (m. 1905)
1825 – Benignus von Safferling, tướng lĩnh Vương quốc Bayern thuộc Đế quốc Đức (m. 1895)
1835 – Mark Twain, tác gia người Mỹ (m. 1910)
1863 – Andrés Bonifacio, nhà hoạt động chính trị người Philippines (m. 1897)
1869 – Gustaf Dalén, nhà vật lý học người Thụy Điển, đoạt giải Nobel vật lý (m. 1937)
1874 – Winston Churchill, chính trị gia người Anh, Thủ tướng Anh, đoạt Giải Nobel Văn học (m. 1965)
1874 – Lucy Maud Montgomery, tác gia người Canada (m. 1942)
1915 – Henry Taube, nhà hóa học người Canada-Mỹ, đoạt Giải Nobel hóa học (m. 2005)
1941 – Ali Hassan al-Majid, tướng lĩnh người Iraq (m. 2010)
1943 – Terrence Malick, đạo diễn và người viết kịch bản người Mỹ
1944 – George Graham, cầu thủ bóng đá người Anh Quốc
1954 – Lawrence Summers, nhà kinh tế học người Mỹ
1955 – Billy Idol, ca sĩ Anh
1958 – Stacey Q, ngôi sao ca nhạc Mỹ
1960 – Gary Lineker, cầu thủ bóng đá người Anh
1965 – Fumihito, thân vương Nhật Bản
1972 – Abel Xavier, cầu thủ bóng đá người Bồ Đào Nha
1973 – Jason Reso, đô vật người Canada
1974 – Chung Hán Lương, ca sĩ, Diễn viên, người mẫu Hồng Kông
1978 – Clay Aiken, ca sĩ và Diễn viên người Mỹ
1984 – Nigel de Jong, cầu thủ bóng đá người Hà Lan có nguồn gốc Suriname-Indonesia
1983 – Anastasia Baburova, nhà báo người Nga (m. 2009)
1985 – Miyazaki Aoi, Diễn viên người Nhật Bản
1986 - Thanh Duy, ca sĩ, Diễn viên, người dẫn chương trình
1987 – Smosh, Diễn viên hài kịch trên mạng người Mỹ
1990 – Magnus Carlsen, kỳ thủ người Na Uy
1992 - Hoàng Cảnh Du, Diễn viên, người mẫu
1993 – Chinen Yuuri, Diễn viên, ca sĩ người Nhật Bản
Mất
1602 – Tachibana Ginchiyo, nhân vật quân sự người Nhật Bản, tức 17 tháng 10 âm lịch (s. 1569)
1603 – William Gilbert, nhà vật lý học, bác sĩ và triết học tự nhiên người Anh (s. 1544)
1718 – Karl XII, Quốc vương Thụy Điển (s. 1682)
1830 – Giáo hoàng Piô VIII (s. 1761)
1845 – Friedrich List, nhà kinh tế học người Đức (s. 1789)
1893 – Nguyễn Phúc Miên Uyển, tước phong Quảng Hóa Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1833)
1900 – Oscar Wilde, tác gia người Ireland (s. 1854)
1921 – Hermann Amandus Schwarz, nhà toán học người Đức (s. 1843)
1984 – Lâm Hữu Phúc, chính trị gia người Singapore (s. 1914)
2002 - Phạm Ngọc Sang, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (Sinh 1931)
2007 – Evel Knievel, tay đua và Diễn viên đóng thế người Mỹ (s. 1938)
2013 – Tabu Ley Rochereau, ca sĩ-người viết ca khúc người CHDC Congo
2013 – Paul Walker, Diễn viên và nhà từ thiện người Mỹ (s. 1973)
2018 – George H. W. Bush, tổng thống Mỹ thứ 41 (s. 1924)
1802 - Bùi Thị Xuân nữ tướng, giữ chức đô đốc và là công thần nhà tây sơn (s. 1771)
2022 - Giang Trạch Dân, nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng sản, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (s. 1926)
Những ngày lễ và kỷ niệm
Barbados kỉ niệm ngày giải phóng khỏi Anh năm 1966 |
Ngày 1 tháng 12 là ngày thứ 335 (336 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 30 ngày trong năm.
Sự kiện
900 – Sau khi cho quân khống chế hoàng cung, Lưu Quý Thuật giả chiếu của Đường Chiêu Tông, ban chiếu lệnh cho Thái tử Lý Hựu kế vị hoàng đế triều Đường, tức ngày Tân Mão (7) tháng 11 âm lịch.
1370 – Trần Phủ đến phủ Kiến Hưng, truất Hoàng đế Nhật Lễ làm Hôn Đức công, hai ngày sau Trần Phủ lên ngôi hoàng đế, tức Trần Nghệ Tông, tức ngày 13 tháng 11 âm lịch.
1802 - Hoàng đế Gia Long triều Nguyễn làm lễ Hiến Phù báo công tổ tiên, trả thù nhà Tây Sơn.
1822 – Pedro I đăng quang ngôi hoàng đế của Đế quốc Brasil.
1913 – Sau khi giành được quyền tự quản từ Thổ Nhĩ Kỳ, đảo Kríti được sáp nhập vào Hy Lạp.
1918 – Vương quốc của các dân tộc Serb, Croat và Sloven được thành lập tại Beograd với quốc vương là Petar I, sau này đổi tên thành Vương quốc Nam Tư.
1959 – Hệ thống Hiệp ước Vùng Nam Cực bắt đầu được các bên ký kết.
1963 – Nagaland trở thành bang thứ 16 của Ấn Độ.
1964 – Malawi, Malta và Zambia gia nhập Liên Hợp Quốc.
1971 – Các Quốc gia Đình chiến tuyên bố độc lập khỏi Đế quốc Anh, thành lập Các Tiểu vương Quốc Ả Rập Thống nhất
1972 – Áo và Việt Nam xác lập quan hệ ngoại giao.
1973 – Papua New Guinea giành được quyền tự chủ từ Úc.
1976 – Angola gia nhập Liên Hợp Quốc.
1981 – Vi-rút AIDS được chính thức công nhận.
1988 – Benazir Bhutto được bổ nhiệm làm Thủ tướng Pakistan.
1988 – một nhóm công nhân ở Woolwich thành lập ra đội bóng Dial Square, tiền thân của câu lạc bộ Arsenal.
1991 – Đại đa số cử tri Ukraina tán thành độc lập từ Liên Xô trong cuộc trưng cầu dân ý diễn ra cùng ngày với bầu cử tổng thống.
Sinh
1081 – Louis VI, Quốc vương Pháp (m. 1137)
1521 – Takeda Shingen, quân phiệt người Nhật Bản (m. 1573)
1792 – Nikolai Lobachevsky, nhà toán học người Nga, 20 tháng 11 theo lịch Julius (m. 1856)
1869 – Mirra Lokhvitskaya, nhà thơ người Nga, 19 tháng 11 theo lịch Julius (m. 1905)
1886 – Chu Đức, nhân vật quân sự và chính trị Trung Quốc (m. 1976)
1896 – Georgi Zhukov, tướng lĩnh người Nga tại Liên Xô, 19 tháng 11 theo lịch Julius (m. 1974)
1902 – Nguyễn Thái Học, nhà hoạt động chính trị người Việt Nam (m. 1930)
1916 – Vạn Lý, chính trị gia Trung Quốc (m. 2015)
1920 – Lê Đức Anh, Chủ tịch nước Việt Nam (m. 2019)
1923 – Morris, họa sĩ truyện tranh người Bỉ (m. 2001)
1925 – Martin Rodbell, nhà hóa học người Mỹ, đoạt Giải Nobel (m. 1998)
1933 – Fujiko Fujio, nhà văn, nhà vẽ tranh minh họa người Nhật Bản (m. 1996)
1935 – Woody Allen, nhà kịch bản, đạo diễn và diễn viên người Mỹ
1943 – Finn E. Kydland, nhà kinh tế học người Na Uy
1945 – Bette Midler, ca sĩ-người viết ca khúc, nhà sản xuất, và diễn viên người Mỹ
1949 – Pablo Escobar, trùm thuốc phiện người Colombia (m. 1993)
1949 – Sebastián Piñera, doanh nhân và chính trị gia người Chile, Tổng thống thứ 35 của Chile
1959 – Thanh Bạch, MC người Việt Nam
1964 – Salvatore Schillaci, cầu thủ bóng đá người Ý
1971 – Dolgorsüren Serjbudee, đô vật người Mông Cổ
1976 – Matthew Shepard, nạn nhân vụ giết người người Mỹ (m. 1998)
1977 – Brad Delson, người chơi guitar và nhà sản xuất người Mỹ (Linkin Park)
1987 – Thư Sướng, diễn viên, ca sĩ người Trung Quốc
1988 – Tyler Joseph, ca sĩ hát chính cho nhóm nhạc Twenty One Pilots
1992 – Marco van Ginkel, cầu thủ bóng đá người Hà Lan
2001 – Aiko, thành viên hoàng gia Nhật Bản
Mất
948 – Cao Tòng Hối, vương nước Kinh Nam, tức ngày Quý Mão (28) tháng 10 năm Mậu Thân (s. 891)
1135 – Henry I, Quốc vương Anh (s. 1068)
1370 – Dương Nhật Lễ, vua (không chính thống) của nhà Trần (s. ?).
1483 – Charlotte, Vương hậu Pháp (s. 1440)
1521 – Giáo hoàng Lêô X (s. 1475)
1640 – Georg Wilhelm, Tuyển hầu tước Brandenburg, Công tước Phổ (s. 1595)
1802 – Quang Toản, hoàng đế cuối cùng nhà Tây Sơn.
1825 – Aleksandr I, Hoàng đế Nga, Đại công tước Phần Lan, Quốc vương Ba Lan, Đại công tước Litva, tức 19 tháng 11 theo lịch Julius (s. 1777)
1830 – Giáo hoàng Piô VIII (s. 1761)
1841 – Nguyễn Phúc Gia Tiết, phong hiệu Mỹ Ninh Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (s. 1823)
1947 – Aleister Crowley, pháp sư và tác gia người Anh (s. 1875)
1970 – Hermann Detzner, sĩ quan an ninh người Đức (m. 1882)
1972 – Trần Thanh Phong, Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa
1973 – David Ben-Gurion, chính trị gia người Israel, Thủ tướng đầu tiên của Israel (s. 1886)
1991 – George Stigler, nhà kinh tế học người Mỹ, đoạt giải Nobel Kinh tế (s. 1911)
1997 – Stéphane Grappelli, nhạc công người Pháp (s. 1908)
2004 – Bernhard, vương phối Hà Lan sinh tại Đức (s. 1911)
2006 – Claude Jade, diễn viên người Pháp (s. 1948)
2022 - Nguyễn Thành Cung, thượng tướng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam (s. 1953)
Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày Thế giới phòng chống Bệnh liệt kháng (World AIDS Day) |
Ngày 2 tháng 12 là ngày thứ 336 (337 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 29 ngày trong năm.
Sự kiện
1409 – Đại học Leipzig được thành lập tại Tuyển hầu quốc Sachsen thuộc Đế quốc La Mã Thần thánh.
1697 – Nhà thờ Thánh Paul tại thủ đô Luân Đôn của Vương quốc Anh được đưa vào sử dụng.
1804 – Napoléon Bonaparte làm lễ đăng quang hoàng đế Pháp tại Nhà thờ Đức Bà Paris.
1805 – Các cuộc chiến tranh của Napoléon: Quân Pháp dưới quyền Napoleon Bonaparte đánh bại liên quân Nga-Áo trong Trận Austerlitz.
1823 – Học thuyết Monroe: Trong một bài diễn thuyết trước lưỡng viện quốc hội, Tổng thống Hoa Kỳ James Monroe tuyên bố rằng nước ông trung lập trong các xung đột trong tương lai tại châu Âu, và cảnh báo thế lực châu Âu không quấy rầy châu Mỹ.
1845 – Kết thúc chiến tranh Việt–Xiêm, hòa ước quốc tế được ký: Campuchia chịu bảo hộ của Việt Nam lẫn Thái Lan, Nam Kỳ chính thức thuộc Việt Nam.
1845 – Vận mệnh hiển nhiên: Trong một bài diễn thuyết trước lưỡng viện quốc hội, Tổng thống Hoa Kỳ James Knox Polk đề xuất rằng Hoa Kỳ nên tích cực khoách trương về phía Tây.
1848 – Franz Joseph I trở thành Hoàng đế Áo.
1851 – Tổng thống Pháp Louis-Napoléon Bonaparte lật đổ nền Đệ nhị Cộng hòa Pháp.
1852 – Louis-Napoléon Bonaparte trở thành Hoàng đế Pháp, tức Napoléon III.
1908 – Ái Tân Giác La Phổ Nghi cử hành nghi lễ đăng cơ hoàng đế tại Thái Hòa điện khi mới hai tuổi, là hoàng đế cuối cùng của triều Thanh, tức 9 tháng 11 năm Mậu Thân (Quang Tự thứ 34).
1939 – Sân bay LaGuardia tại thành phố New York, Hoa Kỳ được mở cửa.
1961 – Trong một bài diễn văn được phát sóng trên toàn quốc, nhà lãnh đạo Cuba Fidel Castro tuyên bố ông là một người Marxist-Leninist và Cuba sẽ áp dụng Chủ nghĩa cộng sản.
1970 – Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ bắt đầu hoạt động.
1971 – Abu Dhabi, Ajman, Fujairah, Sharjah, Dubai, và Umm al-Quwain hợp nhất thành Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
1975 – Sau khi Pathet Lào chiếm được thủ đô Viêng Chăn, Quốc vương Savang Vatthana thoái vị, Vương quốc Lào chấm dứt tồn tại, Nội chiến Lào kết thúc.
1976 – Fidel Castro trở thành Chủ tịch Cuba.
1989 – Chính phủ Malaysia và Đảng Cộng sản Malaysia ký kết hòa ước tại Hat Yai, Thái Lan, kết thúc nội dậy cộng sản kéo dài trong hơn 20 năm tại Malaysia.
1993 – Trùm ma túy Colombia Pablo Escobar bị trúng đạn và tử vong tại Medellín.
1988 – Benazir Bhutto tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Pakistan, trở thành người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo chính phủ trong một đất nước Hồi giáo
Sinh
885 – Lý Tồn Úc, tức Hậu Đường Trang Tông, tức ngày 22 tháng 10 năm Ất Tị (m. 926)
1825 – Pedro II, Hoàng đế Brasil (m. 1891)
1843 – Nguyễn Phúc Hồng Đĩnh, tước phong Kỳ Phong Quận công, hoàng tử con vua Thiệu Trị nhà Nguyễn (m. 1884).
1859 – Georges Seurat, họa sĩ người Pháp (m. 1891)
1885 – George Minot, thầy thuốc người Mỹ, đoạt giải Nobel (m. 1950)
1897 – Ivan Bagramyan, sĩ quan quân đội Liên Xô, dân tộc Armenia, tức ngày 20 tháng 11 theo lịch Julius (m. 1982)
1923 – Maria Callas, giọng cao nữ người Hy Lạp (m. 1977)
1924 – Alexander Haig, tướng lĩnh và nhà ngoại giao người Mỹ (m. 2010)
1930 – Gary Becker, nhà kinh tế học người Mỹ, đoạt giải Nobel
1939 – Harry Reid, chính trị gia người Mỹ, thượng nghị sĩ
1943 – Thanh Thúy, nữ danh ca dòng nhạc Vàng, miền Nam Việt Nam
1946 – Gianni Versace, nhà thiết kế thời trang người Ý, thành lập Versace (m. 1997)
1971 – Francesco Toldo, cầu thủ bóng đá người Ý
1973 – Monica Seles, vận động viên quần vợt người Nam Tư-Mỹ sinh tại Serbia, dân tộc Hungary
1978 – Nelly Furtado, ca sĩ-người viết ca khúc, nhà sản xuất người Canada
1981 – Britney Spears, ca sĩ-người viết ca khúc, vũ công, diễn viên người Mỹ
1998 – Juice Wrld, ca sĩ rap Mỹ (m. 2019)
Mất
1547 – Hernán Cortés, nhà thám hiểm người Tây Ban Nha (s. 1485)
1814 – Donatien Alphonse François, chính trị gia, triết gia, tác gia người Pháp (s. 1740)
1849 – Adelheid của Sachsen-Meiningen, phối ngẫu của Quốc vương William IV của Anh (s. 1792)
1864 – Nguyễn Phúc Nhàn Thục, phong hiệu Gia Lạc Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (s. 1828)
1953 – Trần Trọng Kim, học giả và chính trị gia người Việt Nam (s. 1883)
1969 – Kliment Voroshilov, sĩ quan, chính trị gia Liên Xô, dân tộc Nga sinh tại Ukraina (s. 1881)
1972 – Diệp Vấn, võ sư người Trung Quốc (s. 1893)
1987 – Luis Federico Leloir, nhà hóa học người Argentina sinh tại Pháp, đoạt giải Nobel (s. 1906)
1990 – Aaron Copland, nhà soạn nhạc và chỉ huy dàn nhạc người Mỹ (s. 1900)
1993 – Pablo Escobar, trùm ma túy người Colombia (s. 1949)
2000 – Daniel Singer, nhà báo người Anh (s. 1926)
2005 – Nguyễn Tường Vân, người buôn bán ma túy người Úc gốc Việt (s. 1980)
Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày Quốc tế Giải phóng Nô lệ (International Day for the Abolition of Slavery)
Ngày quốc khánh Lào
Ngày quốc khánh Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất |
Ngày 3 tháng 12 là ngày thứ 337 (338 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 28 ngày trong năm.
Sự kiện
1800 – Chiến tranh Liên minh thứ hai: Quân đội Pháp giành được thắng lợi quyết định trước quân Áo trong trận Hohenlinden ở gần München.
1818 – Illinois trở thành tiểu bang thứ 21 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.
1825 – Thống đốc New South Wales Ralph Darling tuyên bố tại Hobart rằng Đất Van Diemen, nay là Tasmania, là một thuộc địa riêng biệt của Anh từ New South Wales.
1912 – Bulgaria, Hy Lạp, Montenegro, và Serbia (Liên minh Balkan) ký một thỏa thuận đình chiến với Đế quốc Ottoman, kết thúc Chiến tranh Balkan lần thứ nhất kéo dài trong hai tháng.
1919 – Sau gần 20 năm lập kế hoạch và xây dựng, cầu Québec bắc qua sông Saint-Laurent được khánh thành, nay là một di tích lịch sử quốc gia của Canada.
1959 – Quốc kỳ hiện nay của Singapore được thông qua, sáu tháng sau khi lãnh thổ này giành được quyền tự trị trong Đế quốc Anh.
1976 – Ca sĩ người Jamaica Bob Marley trúng đạn trong một nỗ lực ám sát, song ông vẫn tiếp tục tham gia buổi hòa nhạc hai ngày sau.
1973 – Tàu vũ trụ Pioneer 10 của Hoa Kỳ gửi về những hình ảnh cận cảnh đầu tiên của sao Mộc.
1979 – Ayatollah Ruhollah Khomeini trở thành Lãnh đạo tối cao của Iran sau cuộc cách mạng Hồi giáo.
1984 – Thảm họa Bhopal: Một lượng hợp chất hữu cơ Methyl isocyanate bị rò rỉ từ nhà máy thuốc trừ sâu của hãng Union Carbide tại Bhopal, Ấn Độ, ngay tức khắc làm thiệt mạng 3.800 người và khiến 150.000–600.000 người khác bị thương (khoảng 6.000 người sau đó tử vong do tổn hại sức khỏe), đây là một trong những thảm họa công nghiệp tồi tệ nhất trong lịch sử.
1989 – Chiến tranh Lạnh: Trong một cuộc hội họp từ ngoài khơi đảo quốc Malta, Tổng thống Hoa Kỳ George H. W. Bush và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachyov đưa ra tuyên bố thể hiện rằng Chiến tranh Lạnh giữa NATO và Liên Xô có thể đi đến hồi kết.
Sinh
1368 – Charles VI, quốc vương Pháp (m. 1422)
1826 – George B. McClellan, tướng lĩnh người Mỹ (m. 1885)
1880 – Fedor von Bock, nguyên soái người Đức (m. 1945)
1880 – Alexander Hall, cầu thủ bóng đá người Canada (m. 1943)
1883 – Anton Webern, nhà soạn nhạc người Áo (m. 1945)
1884 – Rajendra Prasad, tổng thống Ấn Độ đầu tiên (m. 1963)
1886 – Manne Siegbahn, nhà vật lý học người Thụy Điển, đoạt giải thưởng Nobel (m. 1978)
1900 – Richard Kuhn, nhà hóa sinh vật học người Áo, đoạt giải thưởng Nobel (m. 1967)
1902 – Fuchida Mitsuo, sĩ quan quân đội Nhật Bản (m. 1976)
1908 – Ngô Gia Tự, nhà hoạt động chính trị Việt Nam (m. 1935)
1925 – Kim Dae Jung, chính trị gia người Hàn Quốc, đoạt giải thưởng Nobel (m. 2009)
1933 – Paul J. Crutzen, nhà hóa học người Hà Lan, đoạt giải thưởng Nobel
1934 – Viktor Gorbatko, nhà du hành vũ trụ người Liên Xô
1948 – Ozzy Osbourne, ca sĩ người Anh
1952 – Benny Hinn, nhà truyền giáo và tác gia người Mỹ
1960 – Julianne Moore, diễn viên người Mỹ
1963 – Katoki Hajime, nhà thiết kế cơ giới người Nhật Bản
1968 – Brendan Fraser, diễn viên người Mỹ
1973 – Holly Marie Combs, diễn viên người Mỹ
1979 – Daniel Bedingfield, ca sĩ người Anh sinh tại New Zealand
1979 – Sean Parker, doanh nhân người Mỹ
1981 – David Villa, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha
1982 – Michael Essien, cầu thủ bóng đá Ghana
1985 – Amanda Seyfried, nữ diễn viên người Mỹ
1987 – Michael Angarano, diễn viên người Mỹ
Mất
311 – Diocletianus, hoàng đế La Mã (s. 244)
1154 – Giáo hoàng Anastasiô IV (s. 1073)
1552 – Francisco Javier, nhà truyền giáo người Tây Ban Nha được phong thánh (s. 1506)
1610 – Honda Tadakatsu, tướng lĩnh người Nhật Bản (s. 1548)
1888 – Carl Zeiss, nhà sản xuất thiết bị quang học người Đức (s. 1816)
1892 – Afanasy Fet, nhà thơ người Nga, tức 21 tháng 11 theo lịch Julius (s. 1820)
1894 – Robert Louis Stevenson, nhà văn người Anh Quốc (s. 1850)
1919 – Pierre-Auguste Renoir, họa sĩ người Pháp (s. 1841)
1949 – Pavel Petrovich Bazhov, nhà văn Liên Xô, dân tộc Nga (s. 1879)
1979 – Trương Quốc Đào, nhà hoạt động chính trị người Trung Quốc (s. 1897)
1987 – Luis Federico Leloir, nhà hóa học người Argentina (s. 1906)
1995 – Hà Huy Giáp, nhà hoạt động cách mạng Việt Nam (s. 1908)
Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày Người khuyết tật Quốc tế (International Day of Disabled Persons) |
Ngày 4 tháng 12 là ngày thứ 338 (339 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 27 ngày trong năm.
Sự kiện
794 – Heian-kyo thay thế Nagaoka-kyo trong vai trò thủ đô của Nhật Bản, khởi đầu Thời kỳ Heian trong lịch sử đảo quốc.
1563 – Phiên họp cuối cùng của Công đồng Trentô được tổ chức.
1873 – Tàu ma Mary Celeste được tàu Dei Gratia của Anh Quốc phát hiện.
1881 – Ấn bản đầu tiên của Los Angeles Times được phát hành.
1939 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Thiết giáp hạm Anh Quốc HMS Nelson trúng thủy lôi ở ngoài khơi bờ biển Scotland, phải vào ụ tàu để sửa chữa cho đến tháng 8 năm sau.
1954 – Cửa hàng Burger King đầu tiên được mở tại Miami, Hoa Kỳ.
1956 – 'Million Dollar Quartet gồm Elvis Presley, Jerry Lee Lewis, Carl Perkins, và Johnny Cash thu âm cùng nhau lần đầu tiên và lần cuối cùng tại Sun Studio.
1975 – Suriname gia nhập Liên Hợp Quốc.
1977 – Tổng thống Jean-Bédel Bokassa của Cộng hòa Trung Phi tự đăng cơ làm Hoàng đế Bokassa I của Đế quốc Trung Phi.
1980 – Nhóm nhạc rock Anh Quốc Led Zeppelin chính thức tan rã, sau khi tay trống John Bonham qua đời ngày 25 tháng 9.
1991 – Pan American World Airways chính thức chấm dứt hoạt động.
1998 – Unity được phóng, đây là mô-đun thứ hai và mô-đun đầu tiên hoàn toàn của Hoa Kỳ của Trạm vũ trụ Quốc tế.
Sinh
1825 – Aleksey Nicolayevich Plescheev, tác gia người Nga, tức 22 tháng 11 theo lịch Julius (m. 1893)
1836 – Nguyễn Phúc Hòa Trinh, phong hiệu Lâm Thạnh Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (m. 1869)
1875 – Rainer Maria Rilke, nhà thơ người Áo (m. 1926)
1880 – Tom Taylor, cầu thủ bóng đá người Canada (m. 1945)
1892 – Francisco Franco, nhà độc tài người Tây Ban Nha (m. 1975)
1892 – Lưu Bá Thừa, nhà lãnh đạo quân đội người Trung Quốc (m. 1986)
1903 – Cornell Woolrich, nhà văn người Mỹ (m. 1968)
1908 – Alfred Hershey, nhà vi khuẩn học người Mỹ, đoạt giải thưởng Nobel (m. 1997)
1914 – Nam Phương, hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam (m. 1963).
1925 – Albert Bandura, nhà tâm lý học người Canada-Mỹ
1932 – Roh Tae-woo, Tổng thống Hàn Quốc
1939 – Étienne Mourrut, chính trị gia người Pháp
1939 – Võ Hồng Anh, nữ giáo sư tiến sĩ nổi tiếng về ngành toán lý tại Việt Nam (m. 2009)
1949 – Jeff Bridges, diễn viên Mỹ
1953 – Jean-Marie Pfaff, thủ môn bóng đá người Bỉ
1962 – Kevin Richardson, cầu thủ bóng đá người Anh
1963 – Serhiy Nazarovych Bubka, vận động viên nhảy sào người Ukraina
1969 – Jay-Z, ca sĩ nhạc rap người Mỹ
1973 – Tyra Banks, người mẫu, diễn viên người Mỹ
1982 – Nick Vujicic, nhà truyền giáo, nhà diễn thuyết động cơ người Úc gốc Serbia
1988 – Mario Maurer, diễn viên, ca sĩ, người mẫu Đức-Thái Lan.
1992 – Kim Seokjin, ca sĩ người Hàn Quốc, thành viên nhóm nhạc BTS.
1999 – Kanawut Traipipattanapong, diễn viên người Thái Lan
1999 – Kim Do-yeon, ca sĩ người Hàn Quốc, thành viên nhóm nhạc Weki Meki
1999 – Kang Mi-na, ca sĩ người Hàn Quốc, thành viên nhóm nhạc Gugudan
2003 - Kim Do-young, ca sĩ người Hàn Quốc, thành viên nhóm nhạc Treasure
Mất
771 – Carloman I, quốc vương của người Frank (s. 751)
1123 – Omar Khayyám, nhà thơ, nhà thiên văn, nhà toán học, nhà triết học người Ba Tư (s. 1048)
1334 – Giáo hoàng Gioan XXII (s. 1249)
1615 – Katakura Kagetsuna, samurai người Nhật Bản, tức 14 tháng 10 nông lịch (s. 1557)
1642 – Hồng y Richelieu, tu sĩ và chính trị gia của Pháp, Thủ tướng đầu tiên của Pháp (b. 1585)
1679 – Thomas Hobbes, nhà triết học người Anh (s. 1588)
1680 – Thomas Bartholin, thầy thuốc, nhà toán học, nhà thần học người Đan Mạch (s. 1616)
1798 – Luigi Galvani, nhà vật lý học người Ý (s. 1737)
1850 – William Sturgeon, nhà vật lý học người Anh, phát minh ra động cơ điện (s. 1783)
1935 – Charles Robert Richet, nhà sinh lý học người Pháp, đoạt giải thưởng Nobel (s. 1850)
1939 – Ngô Bội Phu, quân phiệt Trung Quốc (s. 1874)
1976 – Benjamin Britten, nhà soạn nhạc người Anh (s. 1913)
1993 – Frank Zappa, nhạc sĩ, nhà soạn nhạc người Mỹ (s. 1940)
2007 – Phạm Tiến Duật, nhà thơ người Việt Nam (s. 1941)
2009 – Eddie Fatu, đô vật người Samoa thuộc Mỹ (s. 1973)
2011 – Sócrates, cầu thủ bóng đá người Brasil (s. 1954)
Ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 5 tháng 12 là ngày thứ 339 (340 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 26 ngày trong năm.
Sự kiện
334 – Chỉ vài tháng sau khi kế vị chú là Lý Hùng, Hoàng đế Lý Ban bị sát hại trong cuộc binh biến của em họ, Lý Kỳ sau đó trở thành quân chủ nước Thành.
494 – Sau khi phế truất cháu họ là Tiêu Chiêu Văn, Tiêu Loan lên ngôi hoàng đế Nam Tề, tức Nam Tề Minh Đế, tức ngày Quý Hợi (22) tháng 10 năm Giáp Tuất.
1492 – Cristoforo Colombo trở thành người châu Âu đầu tiên đặt trên lên hòn đảo Hispaniola.
1496 – Quốc vương Manuel I của Bồ Đào Nha ban một sắc lệnh trục xuất "những kẻ dị giáo" khỏi quốc gia.
1757 – Quân Phổ giành được thắng lợi trước quân Áo trong trận Leuthen tại lãnh thổ nay thuộc Ba Lan.
1848 – Trong Cơn sốt vàng California, Tổng thống Hoa Kỳ James K. Polk xác nhận trước Quốc hội về việc phát hiện được một lượng vàng lớn tại California.
1931 – Nhà thờ chính tòa Chúa Kitô Đấng Cứu Độ tại Moskva bị phá hủy theo một lệnh của Stalin.
1932 – Nhà vật lý học Albert Einstein được cấp thị thực của Hoa Kỳ.
1936 – Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Ngoại Kavkaz giải thể, chia tách thành ba nước cộng hòa Armenia, Azerbaijan, và Gruzia; Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Kirghizia trở thành nước cộng hòa thuộc Liên Xô.
1941 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Anh Quốc tuyên chiến với Phần Lan, Hungary và Romania.
1945 – Chuyến bay 19 biến mất trong Tam giác Bermuda ở Đại Tây Dương.
1952 – Đám sương khói khổng lồ 1952: Một trận sương mù lạnh giá tấn công thủ đô Luân Đôn của Anh Quốc, kết hợp với ô nhiễm không khí khiến cho ít nhất 12 nghìn người thiệt mạng trong nhiều tuần và tháng sau đó.
1957 – Tổng thống Indonesia Sukarno ra lệnh trục xuất toàn bộ người Hà Lan khỏi quốc gia.
1969 – Toàn bộ 4 nút của mạng lưới ARPANET được kết nối.
1977 – Ai Cập đoạt tuyệt quan hệ ngoại giao với Syria, Libya, Algérie, Iraq và Nam Yemen. Động thái này nhằm đáp trả Tuyên bố Tripoli chống Ai Cập.
1978 – Liên Xô ký kết một "hiệp ước hữu nghị" với Cộng hòa Dân chủ Afghanistan.
Sinh
852 – Chu Toàn Trung, hay Hậu Lương Thái Tổ, hoàng đế triều Hậu Lương tại Trung Quốc, tức 21 tháng 10 năm Nhâm Thân (m. 912)
1377 – Chu Doãn Văn, còn gọi là Kiến Văn Đế hay Minh Huệ Đế, hoàng đế triều Minh tại Trung Quốc, tức 5 tháng 11 năm Đinh Tỵ (m. 1402?)
1443 – Giáo hoàng Giuliô II (m. 1513)
1782 – Martin Van Buren, tổng thống Mỹ thứ 8 (m. 1862)
1802 – Heinrich von Plonski, tướng lĩnh quân đội người Đức (m. 1880)
1803 – Fyodor Tyutchev, nhà thơ người Nga, tức 23 tháng 11 theo lịch Julius (m. 1873)
1820 – Afanasy Fet, nhà thơ người Nga, tức 23 tháng 11 theo lịch Julius (m. 1892)
1821 – Siegmund von Pranckh, tướng lĩnh quân đội người Đức (m. 1888)
1830 – Christina Rossetti, nhà thơ người Anh (m. 1894)
1833 – Karl von Prittwitz und Gaffron, tướng lĩnh quân đội người Đức (m. 1890)
1839 – George Armstrong Custer, tướng người Mỹ (m. 1876)
1867 – Józef Piłsudski, nhà cánh mạng, chính khách người Ba Lan (m. 1935)
1868 – Arnold Sommerfeld, nhà vật lý học người Đức (m. 1951)
1890 – Fritz Lang, đạo diễn, nhà kịch bản, nhà sản xuất phim người Mỹ gốc Áo (m. 1976)
1896 – Carl Ferdinand Cori, nhà hóa sinh học người Áo-Hung sinh tại Praha nay thuộc Cộng hòa Séc, đoạt giải thưởng Nobel (m. 1984)
1901 – Walt Disney, họa sĩ, đạo diễn, nhà kịch bản, nhà sản xuất phim người Mỹ, đồng sáng lập Công ty Walt Disney (m. 1966)
1901 – Werner Karl Heisenberg, nhà vật lý người Đức, đoạt giải thưởng Nobel (m. 1976)
1903 – Cecil Frank Powell, nhà vật lý người Anh, đoạt giải Nobel (m. 1969)
1907 – Lâm Bưu, sĩ quan quân đội và chính trị gia Trung Quốc (m. 1971)
1911 – Władysław Szpilman, nghệ sĩ dương cầm người Ba Lan (m. 2000)
1921 – Anabuki Satoru, phi công người Nhật Bản (m. 2005)
1927 – Bhumibol Adulyadej, Quốc vương Thái Lan, tức năm 2470 theo Phật lịch.
1932 – Little Richard, ca sĩ-người viết ca khúc, nghệ sĩ dương cầm, diễn viên người Mỹ
1936 – Đào Vọng Đức, nhà vật lý học người Việt Nam
1939 – Đào Trọng Lịch, tướng lĩnh người Việt Nam (m. 1998)
1945 – Moshe Katsav, chính trị gia người Israel, Tổng thống Israel thứ 8
1978 – Bùi Đại Nghĩa, diễn viên người Việt Nam
1985 – André-Pierre Gignac, cầu thủ bóng đá người Pháp
1989 – Kwon Yuri, ca sĩ, vũ công, diễn viên người Hàn Quốc (Girls' Generation)
1998 – Conan Gray, ca sĩ, nhạc sĩ người Mỹ gốc Nhật lai Ireland
2000 - Choi Soo-bin, ca sĩ, thành viên nhóm nhạc nam Tomorrow X Together
Mất
334 – Lý Ban, hoàng đế nước Thành tại Trung Quốc, tức ngày Quý Hợi tháng 10 (s. 288)
1560 – François II, quốc vương nước Pháp (b. 1544)
1791 – Wolfgang Amadeus Mozart, nhà soạn nhạc người Áo (s. 1756)
1844 – Nghĩa Quốc công Nguyễn Phúc Miên Tể, hoàng tử con vua Minh Mạng nhà Nguyễn (s. 1822)
1870 – Alexandre Dumas, tác gia người Pháp (s. 1802)
1891 – Pedro II, hoàng đế Brasil (s. 1825)
1925 – Władysław Reymont, nhà văn người Ba Lan, đoạt giải thưởng Nobel (s. 1867)
1926 – Claude Monet, họa sĩ người Pháp (s. 1840)
1950 – Aurobindo, nhà hoạt động chính trị, thượng sư, triết gia, thi nhân người Ấn Độ, (s. 1872)
1965 – Joseph Erlanger, nhà sinh lý học người Mỹ, đoạt giải thưởng Nobel (s. 1874)
1986 – Lê Trọng Tấn, tướng lĩnh quân đội Việt Nam (s. 1914)
1977 – Aleksandr Vasilevsky, sĩ quan quân đội Liên Xô (s. 1895)
1989 – Lý Khả Nhiễm, họa sĩ người Trung Quốc (s. 1907)
2002 – Ne Win, sĩ quan quân đội và chính trị gia người Myanmar (s. 1911)
2002 – Nguyễn Văn Thương, nhạc sĩ người Việt Nam (s. 1919)
2006 – David Bronstein, kỳ thủ Liên Xô sinh tại Ukraina (s. 1924)
2007 – Karlheinz Stockhausen, nhà soạn nhạc người Đức (s. 1928)
2012 – Oscar Niemeyer, kiến trúc sư người Brasil (s. 1907)
2012 – Dave Brubeck, nghệ sĩ piano jazz người Mỹ (s. 1920)
2013 – Nelson Mandela, nhà hoạt động chính trị người Nam Phi, Tổng thống Nam Phi, đoạt giải Nobel (s. 1918)
Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày Tình nguyện Quốc tế vì sự phát triển kinh tế và xã hội (International Volunteer Day for Economic and Social Development)
Đêm Krampus tại Áo |
Ngày 6 tháng 12 là ngày thứ 340 (341 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 25 ngày trong năm.
Sự kiện
1534 – Những người định cư Tây Ban Nha thành lập nên thành phố Quito, nay là thủ đô của Ecuador.
1768 – Ấn bản đầu tiên của Encyclopædia Britannica được xuất bản.
1790 – Quốc hội Hoa Kỳ chuyển từ thành phố New York đến thành phố Philadelphia.
1877 – Ấn bản đầu tiên của Washington Post được phát hành.
1897 – Luân Đôn trở thành thành thị đầu tiên trên thế giới có các Tắc xi được cấp phép.
1916 – Chiến tranh thế giới thứ nhất: Liên minh Trung tâm chiếm được thủ đô Bucharest của Romania.
1917 – Một tàu mang TNT và axít picric phát nổ khi va chạm với một tàu khác, gây ra vụ nổ phi hạt nhân do con người gây ra lớn thứ hai trong lịch sử.
1941 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Anh Quốc tuyên chiến với Phần Lan để ủng hộ Liên Xô trên Mặt trận Phần Lan.
1947 – Vườn quốc gia Everglades tại Florida, Hoa Kỳ được thành lập.
1953 – Vladimir Vladimirovich Nabokov hoàn thành cuốn tiểu thuyết Lolita gây tranh luận.
1956 – Trận đấu bóng nước bạo lực giữa Hungary và Liên Xô diễn ra trong Thế vận hội Melbourne do ảnh hưởng từ Cách mạng Hungary.
1973 – Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết thành lập Đại học Liên Hợp Quốc tại Tokyo, Nhật Bản.
1992 – Thánh đường Hồi giáo Babri tại Ayodhya, Ấn Độ bị các tín đồ Ấn Độ giáo phá hủy, kích động náo loạn quy mô lớn khiến hàng nghìn người thiệt mạng.
2006 – NASA tiết lộ các bức ảnh chụp bởi Mars Global Surveyor cho thấy sự hiện diện của chất lỏng nước trên Sao Hỏa.
2008 – Bạo động bùng phát tại Hy Lạp sau khi một sĩ quan cảnh sát sát hại một thiếu niên 15 tuổi.
Sinh
1421 – Henry VI, quốc vương Anh (m. 1471)
1778 – Joseph Louis Gay-Lussac, nhà vật lý học, nhà hóa học người Pháp (m. 1850)
1792 – William II, quốc vương Hà Lan (m. 1849)
1823 – Walter von Gottberg, tướng lĩnh người Đức (m. 1885)
1837 – Trương Vĩnh Ký, nhà báo và nhà ngôn ngữ học người Việt Nam (m. 1898)
1849 – August von Mackensen, nguyên soái người Đức (m. 1945)
1850 – Hans von Gronau, tướng lĩnh người Đức (m. 1940)
1898 – Gunnar Myrdal, nhà kinh tế học người Thụy Điển, đoạt giải thưởng Nobel (m. 1987)
1920 – George Porter, nhà hóa học người Anh, đoạt giải thưởng Nobel (m. 2002)
1920 – Dave Brubeck, nghệ sĩ piano jazz người Mỹ (m. 2012)
1949 – Lê Minh Khuê, nhà văn người Việt Nam
1950 – Joe Hisaishi, nhà soạn nhạc người Nhật Bản
1957 – Andrew Cuomo, chính trị gia người Mỹ
1966 – Châu Hải My, diễn viên người Hồng Kông
1967 – Lý Khắc Cần, ca sĩ, diễn viên người Hồng Kông
1971 – Ryan White, nạn nhân HIV/AIDS người Mỹ (m. 1990)
1976 – Alicia Machado, diễn viên và ca sĩ Venezuela, Hoa hậu Hoàn vũ 1996
1982 – Alberto Contador, vận động viên đua xe đạp người Tây Ban Nha
Mất
343 – Nicôla thành Myra, giám mục Cơ Đốc giáo tại Tiểu Á (s. 270)
1185 – Afonso I, quốc vương của Bồ Đào Nha (s. 1109)
1352 – Giáo hoàng Clêmentê VI (s. 1291)
1388 – Trần Phế Đế, hoàng đế thứ 10 của nhà Trần (s. 1361).
1799 – Joseph Black, nhà vật lý và nhà hóa học người Anh Quốc (s. 1728)
1889 – Jefferson Davis, chính trị gia người Mỹ (s. 1808)
1892 – Ernst Werner von Siemens, nhà phát minh, nhà tư bản công nghiệp người Đức, thành lập Siemens AG (s. 1816)
1978 – Phạm Văn Sơn, sử gia Việt Nam (s. 1915)
1988 – Roy Orbison, ca sĩ, nghệ sĩ đàn ghita, người sáng tác bài hát người Mỹ (s. 1936)
1991 – Richard Stone, nhà kinh tế học người Anh, đoạt giải Nobel (s. 1913)
2005 – Devan Nair, chính trị gia người Singapore gốc Ấn sinh tại Malaysia, Tổng thống Singapore thứ 3 (s. 1923)
2013 – Diệp Quang Thủy, Phó Đề đốc Hải quân Việt Nam Cộng hòa
2017 – Johnny Hallyday, ca sĩ, diễn viên người Pháp (s. 1943)
Những ngày lễ và kỷ niệm
Lễ kính thánh Nicôla thành Myra
Kỷ niệm ngày thành lập của Quito (Ecuador)
Kỷ niệm sự kiện ban hành Hiến pháp Tây Ban Nha năm 1978
Ngày Độc lập tại Phần Lan (1917), kỷ niệm độc lập của Phần Lan từ Nga vào năm 1917.
Ngày các Lực lượng vũ trang tại Ukraina.
Ngày hành động chống lại bạo lực đối với phụ nữ (Canada) |
Ngày 7 tháng 12 là ngày thứ 341 (342 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 24 ngày trong năm.
Sự kiện
43 TCN – Cicero, được coi là một trong những nhà diễn thuyết vĩ đại của Đế quốc La Mã, bị ám sát do chống đối Marcus Antonius.
1776 – Gilbert du Motier de La Fayette gia nhập vào quân đội Hoa Kỳ với quân hàm cấp tướng.
1787 – Delaware nhất trí thông qua Hiến pháp Hoa Kỳ để trở thành tiểu bang đầu tiên hai năm sau.
1815 – Thống chế Pháp Michel Ney bị xử bắn gần Vườn Luxembourg ở Paris vì ủng hộ Napoléon Bonaparte.
1917 – Chiến tranh thế giới thứ nhất: Hoa Kỳ tuyên chiến với Đế quốc Áo–Hung.
1941 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Hải quân Đế quốc Nhật Bản tấn công bất ngờ vào Trân Châu Cảng tại Hawaii nhằm mục đích ngăn trở Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ can thiệp đến cuộc chiến mà Nhật Bản đang hoạch định nhằm xâm chiếm ở Đông Nam Á.
1949 – Nội chiến Trung Quốc: Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc di dời từ Nam Kinh đến Đài Bắc trên đảo Đài Loan.
1965 – Ly giáo Đông–Tây: Thượng phụ Athenagoras I thành Constantinopolis và Giáo hoàng Phaolô VI phát tuyên ngôn chung và hóa giải các việc rút phép thông công lẫn nhau năm 1054 giữa Công giáo La Mã và Chính Thống giáo Đông phương.
1970 – Tổng tuyển cử đầu tiên diễn ra ở Pakistan từ khi quốc gia này giành độc lập.
1972 – Các phi hành gia trên phi thuyền Apollo 17 chụp "Viên bi xanh", hình rõ đầu tiên chụp mặt sáng của Trái Đất, trên đường tới Mặt Trăng.
1975 – Indonesia đưa quân vào Đông Timor.
1995 – Tàu vũ trụ Galileo đến Sao Mộc, hơn 6 năm sau khi được phóng bởi Tàu con thoi Atlantis trong Sứ mệnh STS-34.
2003 – Đảng Bảo thủ (Canada) được công nhận chính thức.
Sinh
521 – Columba, nhà truyền giáo, mục sư người Ireland, được phong thánh (m. 597)
1258 – Trần Nhân Tông, hoàng đế thứ ba của triều Trần tại Việt Nam, tức 11 tháng 11 năm Mậu Ngọ (m. 1308)
1598 – Gian Lorenzo Bernini, nhà điêu khắc và họa sĩ người Ý (m. 1680)
1786 – Maria Walewska, tiểu thư người Ba Lan, nhân tình của Napoléon Bonaparte (m. 1817)
1810 – Theodor Schwann, nhà sinh lý học người Đức (m. 1882)
1823 – Leopold Kronecker, nhà toán học người Đức (m. 1891)
1860 – Joseph Cook, Thủ tướng Úc thứ 6 (m. 1947)
1889 – Gabriel Marcel, triết gia người Pháp (m. 1973)
1905 – Gerard Kuiper, nhà thiên văn học người Mỹ gốc Hà Lan (m. 1973)
1908 – Sơn Ngọc Thành, chính trị gia người Khmer sinh tại Việt Nam, Thủ tướng Campuchia (m. 1977)
1918 – Nguyễn Văn Là, Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (mất 1990)
1928 – Noam Chomsky, nhà ngôn ngữ học, triết gia người Mỹ
1935 – Armando Manzanero, ca sĩ Mexico (m. 2020)
1948 – Nguyễn Duy, nhà thơ người Việt Nam
1954 – Mary Fallin, chính trị gia người Mỹ
1960 – Abdellatif Kechiche, diễn viên, đạo diễn và biên kịch người Pháp gốc Tunisi
1979 – Sara Bareilles, ca sĩ–người viết ca khúc, người chơi dương cầm người Mỹ
1980
Clemens Fritz, cầu thủ bóng đá người Đức
John Terry, cầu thủ bóng đá người Anh
1985 – Dean Ambrose,vận động viên đô vật chuyên nghiệp
1988 – Min, ca sĩ, vũ công người Việt Nam
1994 – Yuzuru Hanyu, vận động viên trượt băng nghệ thuật người Nhật. Huy chương vàng Olympic, đương kim vô địch thế giới.
2003 – Catharina–Amalia, Công chúa xứ Orange, thành viên vương thất Hà Lan.
Mất
43 TCN – Cicero, chính trị gia và triết gia La Mã (s. 106 TCN)
283 – Giáo hoàng Êutykianô
983 – Otto II, hoàng đế Đế quốc La Mã Thần thánh (s. 955)
1254 – Giáo hoàng Innôcentê IV (s. 1195)
1370 - Dương Nhật Lễ, vua Việt Nam (s. 1349)
1815 – Michel Ney, sĩ quan quân đội người Pháp (s. 1769)
1879 – Jón Sigurðsson, thủ lĩnh phong trào độc lập Iceland (s. 1811)
1889 – Gustav Friedrich von Beyer, tướng lĩnh người Đức (s. 1812)
1891 – William John Macleay, nhà động vật học người Scotland–Úc (s. 1820).
1894 – Ferdinand de Lesseps, nhà ngoại giao, chủ doanh nghiệp người Pháp, đồng phát triển kênh đào Suez (s. 1805)
1906 – Élie Ducommun, nhà báo, giải thưởng Nobel hòa bình Thụy Sĩ (s. 1833)
1917 – Maximilian Vogel von Falckenstein, tướng lĩnh người Đức (s. 1839)
1948 – William Charles Cadman, nhà truyền giáo người Anh (s. 1883)
1985 – Robert Graves, tác gia người Anh (s. 1895)
1993 – Wolfgang Paul, nhà vật lý học người Đức, đoạt giải thưởng Nobel (s. 1913)
1998 – Martin Rodbell, nhà hóa sinh người Mỹ, đoạt giải thưởng Nobel (s. 1925)
2004 – Jay Van Andel, doanh nhân người Mỹ, đồng sáng lập Amway (b. 1924)
Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày Hàng không Dân dụng Quốc tế
Ngày Sinh viên tại Iran
Ngày Anh hùng quốc gia tại Đông Timor. |
Ngày 8 tháng 12 là ngày thứ 342 (343 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 23 ngày trong năm.
Sự kiện
395 – Trong trận Tham Hợp Pha, quân Hậu Yên thất bại nặng nề trước quân của nước chư hầu cũ là Bắc Ngụy.
757 – Sau một thời gian lánh nạn loạn An Sử, Đỗ Phủ trở về kinh thành Trường An để làm quan trong triều đình của Đường Huyền Tông.
1907 – Quốc vương Gustaf V bắt đầu cai trị Thụy Điển.
1914 – Chiến tranh thế giới thứ nhất: Hải quân Anh giành thắng lợi trước Hải quân Đức khi giao chiến tại quần đảo Falkland tại Nam Đại Tây Dương.
1941 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Các lực lượng quân sự Nhật Bản đồng thời tiến hành xâm nhập Mã Lai, Thái Lan, Hồng Kông, và Đông Ấn Hà Lan
1974 – Đa số cử tri Hy Lạp bỏ phiếu tán thành việc bãi bỏ chế độ quân chủ tại quốc gia.
1980 – John Lennon, cựu thành viên của The Beatles, bị Mark David Chapman ám sát ở sảnh của tòa nhà The Dakota tại thành phố New York, Hoa Kỳ.
1991 – Các lãnh đạo của Belarus, Nga và Ukraina ký Hiệp ước Belovezh, đồng ý giải thể Liên Xô và thành lập Cộng đồng các Quốc gia Độc lập.
Sinh
65 TCN – Horace, nhà thơ La Mã (m. 8 BC)
944 – Phạm Cự Lượng, danh tướng thời Đinh – Tiền Lê tại Việt Nam, tức 20 tháng 11 năm Giáp Dần (m. 984)
1542 – Mary Stuart, nữ vương của Scotland (m. 1587)
1832 – Bjørnstjerne Bjørnson, tác gia người Na Uy, đoạt giải thưởng Nobel (m. 1910)
1861 – Aristide Maillol, nhà điêu khắc người Pháp (m. 1944)
1865 – Jean Sibelius, nhà soạn nhạc người Phần Lan (m. 1957)
1900 – Tôn Lập Nhân, tướng lĩnh người Trung Quốc (m. 1990)
1923 – Bùi Quý Cảo, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (m. 1974)
1943 – Jim Morrison, ca sĩ người Mỹ (m. 1971)
1947 – Thomas Cech, nhà hóa học người Mỹ, đoạt giải Nobel
1953 – Kim Basinger, nữ diễn viên người Mỹ
1957 – Mikhail Kasyanov, chính trị gia người Nga
1964 – Teri Hatcher, nữ diễn viên người Mỹ
1965 – Lưu Gia Linh, diễn viên người Hồng Kông
1968 – Đặng Văn Địch, hay Wendi Deng Murdoch, doanh nhân người Mỹ gốc Hoa, kết hôn với Rupert Murdoch
1978 – Ian Somerhalder, diễn viên người Mỹ
1979 – Lâm Phong, diễn vên và ca sĩ người Hồng Kông
1981 – Azra Akin, người mẫu và diễn viên người Thổ Nhĩ Kỳ sinh tại Hà Lan, Hoa hậu Thế giới 2002.
1982 – Halil Altıntop, cầu thủ bóng đá người Thổ Nhĩ Kỳ
1982 – Nicki Minaj, ca sĩ người Mỹ sinh tại Trinidad và Tobago
1986 – Gray, ca sĩ, rapper và nhà sản xuất nhạc người Hàn Quốc
1993 – AnnaSophia Robb, nữ diễn viên, ca sĩ người Mỹ
1994 – Raheem Sterling, cầu thủ bóng đá người Anh gốc Jamaica
2002 – Park Sung-hoon, vận động viên trượt băng nghệ thuật, thành viên nhóm nhạc ENHYPEN, người Hàn Quốc
Mất
899 – Arnulf của Kärnten, quốc vương Ý, hoàng đế của La Mã Thần thánh (s. 850)
1745 – Étienne Fourmont, nhà Đông phương học người Pháp (s. 1683)
1830 – Benjamin Constant, nhà văn Thụy Sĩ (s. 1767)
1864 – George Boole, nhà toán học và triết gia người Anh (s. 1815)
1869 – Narcisa de Jesús, người Ecuador được phong thánh (s. 1832)
1894 – Pafnuty Lvovich Chebyshev, nhà toán học người Nga, tức 26 tháng 11 theo lịch Julius (s. 1821)
1903 – Herbert Spencer, triết gia người Anh (s. 1820)
1907 – Oscar II, quốc vương của Thụy Điển (s. 1829)
1933 – Yamamoto Gonnohyoe, sĩ quan và chính khách người Nhật Bản, Thủ tướng thứ 8 của Nhật Bản (s. 1852)
1955 – Hermann Weyl, nhà toán học người Đức (s. 1885)
1978 – Golda Meir, chính trị gia người Israel sinh tại Đế quốc Nga, Thủ tướng Israel (s. 1898)
1980 – John Lennon, ca sĩ, nhạc sĩ và nhà hoạt động hòa bình người Anh (s. 1940)
2013 – Phạm Đức Dương, nhà ngôn ngữ học người Việt Nam (s. 1930)
2017 – Giàng Seo Phử, Nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Việt Nam.
2019 – René Auberjonois, diễn viên Mỹ (s. 1940)
2021 – Phú Quang, nhạc sĩ người Việt Nam (s. 1949)
Ngày lễ và kỷ niệm
Ngày Hiến pháp tại Romania và Uzbekistan.
Ngày Thích Ca thành đạo (Phật giáo Nhật Bản) (Rōhatsu, 臘八)
Ngày Hari-Kuyō tại Kansai và Kyoto, Nhật Bản.
Ngày của Mẹ tại Panama.
Ngày Âm nhạc tại Phần Lan (tương ứng với ngày sinh của Nhà soạn nhạc Jean Sibelius) |
Lý thuyết xác suất là ngành toán học chuyên nghiên cứu xác suất.
Các nhà toán học coi xác suất là các số trong khoảng , được gán tương ứng với một biến cố mà khả năng xảy ra hoặc không xảy ra là ngẫu nhiên. Ký hiệu xác suất được gán cho biến cố theo tiên đề xác suất.
Xác suất mà biến cố xảy ra khi biết việc xảy ra của biến cố là một xác suất có điều kiện của khi biết ; giá trị số của nó là (với điều kiện là khác 0). Nếu xác suất có điều kiện của khi biết là bằng với xác suất ("không có điều kiện")của , thì và được xem là các sự kiện độc lập. Vì quan hệ giữa và là đối xứng nên ta có thể nói rằng
.
Hai khái niệm chủ đạo trong lý thuyết xác suất là biến ngẫu nhiên và phân bố xác suất của một biến ngẫu nhiên; xem thông tin cụ thể ở các bài tương ứng.
Một cái nhìn trừu tượng về xác suất
Các nhà toán học "thuần túy" thường xem lý thuyết xác suất là ngành nghiên cứu về các biến ngẫu nhiên và không gian xác suất — hướng này được đưa ra bởi Kolmogorov vào thập niên 1930. Một không gian xác suất là một bộ ba , trong đó:
là tập không rỗng, đôi khi gọi là "không gian mẫu", trong đó mỗi thành viên của nó được coi là một kết quả có thể xảy ra của một thực nghiệm ngẫu nhiên. Ví dụ, nếu chọn ngẫu nhiên 100 cử tri trong số các cử tri tại California và hỏi họ sẽ bầu cho ai vào chức vụ thống đốc, thì tập tất cả các dãy gồm 100 cử tri California sẽ là không gian mẫu .
là một σ-đại số của các tập con của , các thành viên của nó được gọi là các "biến cố". Ví dụ, tập tất cả các chuỗi gồm 100 cử tri California trong đó ít nhất 60 người sẽ bầu cho Schwarzenegger được xem là "biến cố" rằng ít nhất 60 trong số 100 người được chọn sẽ bầu cho Schwarzenegger. Nói rằng là một σ-đại số có nghĩa rằng, theo định nghĩa, nó chứa , rằng phần bù của một biến cố bất kì là một biến cố, và rằng hợp của một chuỗi (hữu hạn hay vô hạn đếm được) các biến cố bất kì là một biến cố.
là một độ đo (cụ thể là độ đo xác suất) trên , nghĩa là , đó là một σ-đại số và là đại số lớn nhất mà ta có thể tạo được bằng .
Do đó, trong một không gian rời rạc, ta có thể bỏ qua và chỉ viết khi định nghĩa nó.
Mặt khác, nếu không đếm được và ta dùng , ta sẽ gặp rắc rối khi định nghĩa phép đo xác suất vì quá lớn, nghĩa là sẽ có các tập mà không thể gán cho nó một độ đo duy nhất, ví dụ Banach-Tarski Paradox. Do đó, ta phải dùng một σ-đại số nhỏ hơn (ví dụ. đại số Borel của là σ-đại số nhỏ nhất có thể làm cho tất cả các tập mở trở nên đo được).
Một biến ngẫu nhiên là một measurable function (hàm đo được) trên .
Ví dụ, số cử tri sẽ bầu cho Schwarzenegger trong mẫu 100 người là một biến ngẫu nhiên.
Nếu là biến ngẫu nhiên bất kì, ký hiệu , viết tắt của , là xác suất của "biến cố" .
Về các phương pháp đại số khác với cách tiếp cận của Kolmogorov, mời xem bài algebra of random variables.
Triết lý trong ứng dụng của xác suất
Một số nhà thống kê chỉ gán các xác suất cho các biến cố ngẫu nhiên, ví dụ, các biến ngẫu nhiên, mà cho kết quả thử nghiệm thực hay mang tính lý thuyết; đó là những nhà tần suất học (frequentist).Một số khác lại gán xác suất với những mệnh đề không chắc chắn, tùy theo mức độ chủ quan (personal probability) tin vào sự đúng đắn của nó. Những người như vậy là các nhà Bayes. Một nhà Bayes có thể gán một xác suất cho một mệnh đề như 'đã từng có sự sống trên Sao Hỏa một tỉ năm trước,' vì điều đó là không chắc chắn, trong khi một nhà tần suất học sẽ không gán xác suất cho những phát biểu ngẫu nhiên như vậy. Một nhà tần suất học có thể xem lời tuyên bố đó là không có ý nghĩa. Các nhà tần suất học chỉ gán xác suất cho kết quả của những thử nghiệm ngẫu nhiên được định nghĩa tốt, nghĩa là, khi có một không gian mẫu định sẵn. Trong kinh tế, xác suất đóng góp rất nhiều cho việc tính toán và đưa ra các giải pháp nghiên cứu thị trường,... |
Ngày 9 tháng 12 là ngày thứ 343 (344 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 22 ngày trong năm.
Sự kiện
1531 – Maria được cho là hiện ra ở đồi Tepeyac nay thuộc thành phố Mexico.
1851 – Chi hội đầu tiên tại Bắc Mỹ của Hiệp hội Thanh niên Cơ Đốc được thành lập tại Montréal, Canada.
1793 – Noah Webster cho xuất bản báo American Minerva, nhật báo đầu tiên của thành phố New York, Hoa Kỳ.
1851 – Hiệp hội Thanh niên Cơ Đốc đầu tiên ở Bắc Mỹ được thành lập tại Montreal.
1931 – Nghị viện lập pháp phê chuẩn Hiến pháp cho Đệ nhị Cộng hòa Tây Ban Nha, thiết lập một hệ thống dân chủ thế tục.
1953 – General Electric tuyên bố rằng tất cả người lao động theo chủ nghĩa cộng sản sẽ bị sa thải khỏi công ty.
1961 – Tanganyika giành được độc lập từ Anh Quốc trước khi hợp nhất với Zanzibar để hình thành Tanzania ba năm sau đó.
1962 – Vườn quốc gia rừng hóa đá được thành lập tại bang Arizona, Hoa Kỳ.
1966 – Barbados gia nhập Liên Hợp Quốc.
1971 – Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất gia nhập Liên Hợp Quốc.
1979 – Các nhà khoa học trong ủy ban Tổ chức Y tế Thế giới chứng nhận rằng bệnh đậu mùa được tiệt trừ trên toàn thế giới, là bệnh đầu tiên của con người bị thanh toán.
1988 – Loại chiến đấu cơ JAS 39 Gripen, do hãng hàng không Saab của Thụy Điển sản xuất, có chuyến bay thử nghiệm thành công đồng tiên.
1990 – Lech Wałęsa chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống dân chủ đầu tiên của Ba Lan.
2017 – Úc trở thành nước thứ 26 công nhận hôn nhân đồng giới.
2019 - Trường hợp đầu tiên nhiễm COVID-19 được xác nhận tại Vũ Hán.
Sinh
1392 – Peter, Công tước xứ Coimbra (m. 1449)
1447 – Chu Kiến Thâm, tức Minh Hiến Tông hay Thành Hoá Đế, Hoàng đế triều Minh tại Trung Quốc, tức 2 tháng 11 năm Đinh Mão (m. 1487)
1508 – Gemma Frisius, nhà bản đồ học và toán học người Hà Lan (m. 1555)
1561 – Edwin Sandys, chính trị gia và luật sư người Anh (m. 1629)
1579 – Martino de Porres, tu sĩ Công giáo La Mã người Peru được phong thánh (m. 1639)
1594 – Gustav II Adolf, quốc vương của Thụy Điển (m. 1632)
1608 – John Milton, nhà thơ người Anh (m. 1674)
1748 – Claude Louis Berthollet, nhà hóa học người Pháp (m. 1822)
1842 – Peter Kropotkin, nhà hoạt động chính trị người Nga, tức 27 tháng 11 theo lịch Julius (m. 1921)
1868 – Fritz Haber, nhà hóa học người Đức, đoạt giải Nobel (m. 1934)
1906 – Grace Murray Hopper, sĩ quan hải quân, nhà khoa học máy tính người Mỹ, phát triển COBOL (m. 1992)
1909 – Lê Thị Xuyến, chính trị gia người Việt Nam (m. 1996)
1916 – Kirk Douglas, diễn viên người Mỹ
1917 – James Rainwater, nhà vật lý học người Mỹ, đoạt giải Nobel (m. 1986)
1919 – William Lipscomb, nhà hóa học người Mỹ, đoạt giải Nobel
1929 – Bob Hawke, chính trị gia người Úc, thủ tướng Úc thứ 23
1946 – Sonia Gandhi, chính trị gia người Ấn Độ gốc Ý
1953 – John Malkovich, diễn viên người Mỹ
1954 – Jean-Claude Juncker, chính trị gia người Luxembourg, Thủ tướng Luxembourg
1956 – Jean-Pierre Thiollet, nhà văn, nhà báo
1962 – Felicity Huffman, diễn viên người Mỹ
1963 – Masako, hoàng thái tử phi của Nhật Bản
1963 - Zurab Zhvania, chính trị gia người Gruzia, Thủ tướng Gruzia
1968 – Kurt Angle, đô vật và diễn viên người Mỹ
1970 – Kara DioGuardi, ca sĩ-người viết ca khúc và nhà sản xuất âm nhạc người Mỹ
1972 – Fabrice Santoro, vận động viên quần vợt người Pháp
1978 – Jesse Metcalfe, diễn viên người Mỹ
1979 – Trần Hảo, diễn viên và ca sĩ người Trung Quốc
1987 – Hikaru Nakamura, đại kiện tướng cờ vua người Mỹ gốc Nhật.
1991 – Minho, ca sĩ, vũ công, và diễn viên người Hàn Quốc (Shinee)
2005 - Niki, ca sĩ, thành viên nhóm nhạc Hàn Quốc ENHYPEN và vũ công người Nhật Bản
2005 - Đỗ Ngọc Linh, MC, nữ tay đua người Việt Nam, học sinh chuyên Nguyễn Trãi Hải Dương.
Mất
933 – Lý Tòng Vinh, hoàng tử Hậu Đường
1048 – Al-Biruni, nhà toán học người Ba Tư (b. 973)
1437 – Sigismund, hoàng đế Đế quốc La Mã Thần thánh (s. 1368)
1565 – Pius IV, giáo hoàng (s. 1499)
1625 – Ubbo Emmius, nhà sử học và địa lý người Đức (s. 1547)
1641 – Anthony van Dyck, họa sĩ người Bỉ (s. 1599)
1669 – Clement IX, giáo hoàng (s. 1600)
1798 – Johann Reinhold Forster, nhà thực vật học người Đức (s. 1729)
1858 – Nguyễn Phúc Miên Khách, tước phong Bảo An Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1835)
1871 – Lương Thị Nguyện, phong hiệu Thất giai Quý nhân, thứ phi của vua Minh Mạng (s. 1800)
1871 – Nguyễn Phúc Miên Tiệp, tước phong Duy Xuyên Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1832)
1897 – Hans von Bülow, tướng lĩnh Vương quốc Phổ, Đế quốc Đức (s. 1816)
1916 – Natsume Sōseki, tác gia người Nhật Bản (s. 1867)
1937 – Nils Gustaf Dalén, nhà vật lý người Thụy Điển, đoạt giải Nobel (s. 1869)
1941 – Dmitry Merezhkovsky, nhà văn, nhà triết học người Nga (s. 1865)
1955 – Hermann Weyl, nhà toán học người Đức (s. 1885)
1964 – Edith Sitwell, nhà thơ và nhà phê bình người Anh (b. 1887)
1970 – Artem Ivanovich Mikoyan, nhà thiết kế máy bay người Armenia tại Liên Xô, đồng sáng lập Mikoyan (s. 1905)
1971 – Ralph Bunche, nhà ngoại giao người Mỹ, đoạt giải Nobel (s. 1904)
1996 – Mary Leakey, nhà khảo cổ học và nhân loại học người Anh (b. 1913)
1996 – Alain Poher, chính khách người Pháp, Tổng thống Pháp (s. 1909)
2002 – Tố Hữu, tác gia và chính trị gia người Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam (s. 1920)
2012 – Patrick Moore, nhà thiên văn học và sư phạm người Anh (s. 1923)
2014 – Jorge María Mejía, Hồng y người Argentina (s. 1923)
2015 – Julio Terrazas Sandoval, Hồng y người Bolivia (s. 1936)
2020 — Chí Tài, nam nghệ sĩ, danh hài Việt Nam (s. 1958)
Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày Quốc tế chống Tham nhũng (International Anti-Corruption Day) |
Ngày 10 tháng 12 là ngày thứ 344 (345 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 21 ngày trong năm.
Sự kiện
220 – Hán Hiến Đế thoái vị nhường ngôi cho Tào Phi, kết thúc triều đại nhà Hán và mở ra triều đại Tào Ngụy
1427 – Hội thề Đông Quan được tổ chức giữa quân Lam Sơn và quân Minh, kết thúc cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, nước Đại Việt được tái lập.
1768 – Ấn bản đầu tiên của Encyclopædia Britannica được xuất bản.
1799 – Pháp lựa chọn mét làm đơn vị đo chiều dài chính thức.
1817 – Mississippi trở thành tiểu bang thứ 20 của Hoa Kỳ.
1868 – Cột đèn giao thông đầu tiên được dựng lên ngoài Tòa nhà Quốc hội ở Luân Đôn, phỏng theo đèn tín hiệu đường sắt với các cánh semaphore ban ngày và các đèn dầu màu xanh màu đỏ ban đêm.
1884 – Tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn của tác gia người Mỹ Mark Twain được phát hành lần đầu tiên.
1898 – Chiến tranh Tây Ban Nha–Mỹ chính thức kết thúc với việc ký kết Hiệp ước Paris, theo đó Tây Ban Nha giao nộp quyền kiểm soát Cuba, nhượng Guam, Philippines, và Puerto Rico cho Hoa Kỳ.
1898 – Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực tập kích đốt cháy chiến thuyền Pháp L’Esperance tại vàm Nhựt Tảo, Việt Nam.
1901 – Các Giải Nobel được trao lần đầu tiên đúng 5 năm sau cái chết của nhà sáng lập giải thưởng này, nhà hóa học Thụy Điển Alfred Nobel.
1902 – Phụ nữ lần đầu tiên được trao quyền bỏ phiếu tại Tasmania.
1906 – Tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt thắng giải Nobel Hòa bình, trở thành người Mỹ đầu tiên đoạt được một giải Nobel.
1909 – Nhà văn Thụy Điển Selma Lagerlöf trở thành nhà văn nữ đầu tiên chiến thắng trong Giải Nobel Văn học.
1932 – Thái Lan thông qua một bản hiến pháp và trở thành một nước quân chủ lập hiến.
1939 – Thành lập Đại Việt Quốc dân Đảng.
1941 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Hải quân Nhật Bản đánh chìm hai tàu chiến Anh Quốc HMS Prince of Wales và HMS Repulse gần bờ biển Mã Lai thuộc Anh.
1948 – Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, văn kiện quốc tế đầu tiên đưa ra tiêu chuẩn nhân quyền.
1949 – Nội chiến Trung Quốc: Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc bắt đầu bao vây Thành Đô, buộc Tổng thống Tưởng Giới Thạch và chính phủ Quốc Dân phải triệt thoái đến Đài Loan.
1967 – Chiến tranh Việt Nam: Kết thúc chiến dịch Lộc Ninh với thắng lợi của Quân giải phóng miền Nam
1978 – Xung đột Ả Rập-Israel: Thủ tướng Israel Menachem Begin và Tổng thống Ai Cập Anwar Al-Sadad cùng nhận được Giải Nobel Hòa bình.
1982 – Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển được ký kết tại Jamaica sau mười năm thương thảo.
1984 – Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc công nhận Công ước chống Tra tấn.
1989 – Cách mạng Mông Cổ: Trong cuộc tuần hành công cộng mở ủng hộ dân chủ đầu tiên trong nước, Tsakhiagiin Elbegdorj tuyên bố thành lập Liên hiệp Dân chủ Mông Cổ.
2009 – Avatar, bộ phim khoa học viễn tưởng phá vỡ kỷ lục phòng chiếu Titanic đã giữ trong 12 năm, được công chiếu tại Luân Đôn.
2016 – Hai vụ nổ bên ngoài sân vận động bóng đá ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, giết chết 38 người và làm 166 người bị thương.
Sinh
553 – Trần Thúc Bảo, hoàng đế nhà Trần (m. 604)
1804 – Carl Gustav Jakob Jacobi, nhà toán học người Đức (m. 1851)
1815 – Ada Lovelace, nhà toán học, lập trình viên người Anh (m. 1852)
1816 – August Karl von Goeben, tướng lĩnh người Đức (m. 1880)
1821 – Nikolay Alexeyevich Nekrasov, nhà thơ người Nga, tức 28 tháng 11 theo lịch Julius (m. 1877)
1830 – Emily Dickinson, nhà thơ người Mỹ (m. 1886)
1852 – Felix Graf von Bothmer, tướng lĩnh người Đức (m. 1937)
1870 – Adolf Loos, kiến trúc sư người Áo (m. 1933)
1891 – Nelly Sachs, nhà văn người Đức, đoạt giải Nobel (m. 1970)
1904 – Antonín Novotný, chính trị gia người Tiệp Khắc, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Tiệp Khắc (m. 1975)
1908 – Olivier Messiaen, nhà soạn nhạc, nhà điểu học người Pháp (m. 1992)
1917 – Nguyễn Thị Kim, nhà điêu khắc và họa sĩ người Việt Nam (m. 2011)
1921 – Đỗ Tiến Tài, chính trị gia người Singapore (m. 2012)
1922 – Đỗ Thế Chấp, nhà hoạt động chính trị người Việt Nam (m. 1992)
1933 - Nhạc sĩ Tuấn Khanh
1934 – Howard Martin Temin, nhà di truyền học người Mỹ, đoạt giải Nobel (m. 1994)
1939 – Phạm Khắc, nhà quay phim, nhà nhiếp ảnh người Việt Nam (m. 2007)
1958 – Phạm Minh Chính, Thủ tướng Việt Nam
1958 – Cornelia Funke, tác gia người Đức
1958 – Fukumoto Nobuyuki, mangaka người Nhật Bản
1981 – Nguyễn Huy Hoàng, cầu thủ bóng đá người Việt Nam
1985 – Charlie Adam, cầu thủ bóng đá người Anh Quốc
1985 – Raven-Symoné, nữ diễn viên, ca sĩ người Mỹ
1985 – Lê Công Vinh, cầu thủ bóng đá người Việt Nam
1987 – Gonzalo Higuaín, cầu thủ bóng đá người Argentina gốc Pháp
1988 – Neven Subotić, cầu thủ bóng đá người Serbia-Mỹ sinh tại Bosnia và Herzegovina
1991 – LE (EXID), ca sĩ người Hàn Quốc
1996 – Kang Daniel, ca sĩ thần tượng người Hàn Quốc của nhóm nhạc K-POP WANNA ONE
Mất
1198 – Ibn-Rushd, nhà bác học Hồi giáo sinh tại lãnh thổ nay thuộc Tây Ban Nha (s. 1126)
1603 – William Gilbert, nhà thiên văn học, nhà vật lý học, thầy thuốc Anh (s. 1544)
1858 – Joseph Paul Gaimard, bác sĩ phẫu thuật, nhà động vật học người Pháp (s. 1793).
1867 – Sakamoto Ryōma, samurai và chính trị gia người Nhật Bản, tức 15 tháng 11 nông lịch (s. 1836)
1886 – Eduard Moritz von Flies, sĩ quan người Đức (s. 1802)
1896 – Alfred Nobel, nhà phát minh người Thuỵ Điển, người sáng lập giải Nobel (s. 1833)
1916 – Ōyama Iwao, tướng lĩnh quân đội người Nhật Bản (s. 1842)
1919 – Franz Steindachner, nhà ngư học, bò sát-lưỡng cư học người Áo (s. 1834)
1929 – Ngô Đức Kế, nhà thơ và nhà báo người Việt Nam (s. 1878)
1936 – Luigi Pirandello, tác gia và nhà soạn kịch người Ý, đoạt giải Nobel Văn chương (s. 1867)
1947 – Đạm Phương, nhà thơ, nhà hoạt động văn hóa, xã hội, nhà báo người Việt Nam (s. 1881).
1948 – Na Hye-sok, nhà báo, nhà thơ và hoại sĩ người Triều Tiên (s. 1896)
1968 – Điền Hán, nhà hí kịch, nhà thơ, dịch giả người Trung Quốc (s. 1898)
1973 – Wolf V. Vishniac, nhà vi trùng học người Mỹ (s. 1922)
1987 – Jascha Heifetz, nghệ sĩ vĩ cầm người Mỹ gốc Litva (s. 1901)
2000 – Nguyễn Đình Hòa, nhà ngôn ngữ học người Việt Nam (s. 1924)
2006 – Augusto Pinochet, tổng thống Chile (s. 1915)
2007 – Cao Đăng Chiếm, chính trị gia và sĩ quan công an người Việt Nam (s. 1921)
2010 – John Fenn, nhà hóa học người Mỹ, đoạt giải Nobel hóa học (s. 1917)
2010 – Nguyễn Thị Thứ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng (s. 1904)
Những ngày lễ và kỷ niệm
Liên hiệp quốc - Ngày Nhân quyền |
Ngày 11 tháng 12 là ngày thứ 345 (346 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 20 ngày trong năm.
Sự kiện
220 – Sau khi buộc Hán Hiến Đế thiện vị vào ngày Ất Mão (25) tháng 10 (tức 25 tháng 11 DL), Tào Phi cử hành nghi lễ đăng cơ hoàng đế, khởi đầu triều Tào Ngụy, chính thức khởi đầu thời kỳ Tam Quốc tại Trung Quốc, tức ngày Tân Mùi (11) tháng 10 năm Canh Tý.
316 – Sau một thời gian bị tướng Lưu Diệu của Hán Triệu đem quân tiến công, Tấn Mẫn Đế Tư Mã Nghiệp cởi trần ra khỏi kinh thành Trường An đầu hàng, triều Tây Tấn diệt vong, tức ngày Ất Mùi (11) tháng 11 năm Bính Tý.
711 – Hoàng đế Đông La Mã Justinianos II bị loạn quân bắt giữ và xử tử bên ngoài Constantinopolis, ông là hoàng đế cuối cùng của triều đại Herakleios.
927 – Với sự ủng hộ của mẫu hậu Thuật Luật Bình, Da Luật Đức Quang lên ngôi hoàng đế Khiết Đan, tức ngày Nhâm Tuất (15) tháng 11 năm Đinh Hợi.
1816 – Indiana trở thành tiểu bang thứ 19 của Hoa Kỳ.
1886 – Câu lạc bộ bóng đá Dial Square, tiền thân của Arsenal F.C., giành chiến thắng 6–0 trước Eastern Wanderers trong cuộc thi đấu đầu tiên ở Isle of Dogs, Luân Đôn, Anh.
1927 – Khởi nghĩa Quảng Châu: Du kích cộng sản và Hồng vệ binh công nhân Trung Quốc tiến hành một cuộc nổi dậy tại Quảng Châu, chiếm giữ hầu hết thành phố và tuyên bố thành lập Xô viết Quảng Châu.
1936 – Trước những phản đối về việc ông kết hôn với phụ nữ người Mỹ Wallis Simpson do bà từng kết hôn hai lần trước đó, Edward VIII trở thành quốc vương Anh đầu tiên tự ý thoái vị.
1946 – Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thành lập Quỹ Nhi đồng, mới đầu để cung cấp thực phẩm và y tế khẩn cấp cho trẻ em ở những nước bị phá phách trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
1958 – Thượng Volta thuộc Pháp và Dahomey thuộc Pháp giành được quyền tự trị từ Đệ tứ Cộng hòa Pháp, tương ứng trở thành Thượng Volta (nay là Burkina Faso) và Cộng hòa Dahomey (nay là Bénin), gia nhập vào Cộng đồng Pháp.
1964 – Che Guevara phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở thành phố New York, Hoa Kỳ.
1994 – Chiến tranh Chechnya lần thứ nhất mở màn khi Tổng thống Nga Boris Nikolayevich Yeltsin lệnh cho quân đội Nga tiến vào nước cộng hòa ly khai Chechnya.
1997 – Bắt đầu tiến trình ký kết Nghị định thư Kyōto.
2001 – Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.
2008 – Tỷ phú người Mỹ Bernard Madoff bị bắt giữ và bị buộc tội gian lận chứng khoán.
2011 – Kênh Truyền hình Công an nhân dân (ANTV) chính thức phát sóng.
Sinh
1475 – Giáo hoàng Lêô X (m. 1521)
1803 – Hector Berlioz, nhà soạn nhạc người Pháp (m. 1869)
1819 – Nguyễn Phúc Miên Thẩm, tước phong Tùng Thiện vương, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1870)
1839 – Nguyễn Phúc Miên Sách, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1856)
1843 – Robert Koch, thầy thuốc người Đức, đoạt giải Nobel (m. 1910)
1882 – Max Born, nhà vật lý học người Đức, đoạt giải Nobel (m. 1970)
1899 – Giuse Maria Trịnh Như Khuê, Hồng y Tiên khởi người Việt Nam (mất 1978)
1911 – Naguib Mahfouz, nhà văn người Ai Cập, đoạt giải Nobel (m. 2006)
1918 – Aleksandr Solzhenitsyn, sĩ quan và tác gia người Nga, đoạt giải Nobel (m. 2008)
1921 – Cao Văn Viên, Đại tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (m.2008)
1926 – Sơn Nam, nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa người Việt Nam (m. 2008).
1930 – Nguyễn Ngọc Loan, Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (Mất 1988)
1930 – Chus Lampreave, diễn viên người Tây Ban Nha
1930 – Jean-Louis Trintignant, diễn viên người Pháp
1931 – Rita Moreno, diễn viên, ca sĩ, vũ nữ người Puerto Rico
1931 – Bhagwan Shree Rajneesh, guru người Ấn Độ (m. 1990)
1935 – Ron Carey, diễn viên người Mỹ (m. 2007)
1935 – Pranab Mukherjee, chính khách người Ấn Độ, tổng thống thứ 13 của Ấn Độ
1943 – John Kerry, chính khách người Mỹ
1953 - Vũ Hải Chấn, Thiếu tướng Việt Nam (m. 2022)
1961 – Macky Sall, chính trị gia người Senegal, thống thống thứ tư của Senegal
1966 – Lê Minh, ca sĩ và diễn viên người Trung Quốc
1969 – Viswanathan Anand, kỳ thủ người Ấn Độ
1974 – Oscar Gutierrez, đô vật chuyên nghiệp người Mỹ
1981 – Javier Saviola, cầu thủ bóng đá người Argentina
1984 – Leighton Baines, cầu thủ bóng đá người Anh
1987 – Peter Scholze, nhà toán học người Đức, giành Huy chương Fields năm 2018
1992 – Tiffany Alvord, người viết ca khúc, ca sĩ và diễn viên người Mỹ
Mất
384 – Giáo hoàng Đamasô I (s. 305)
1241 – Oa Khoát Đài, hoàng đế/đại hãn của Đế quốc Mông Cổ, tức 8 tháng 11 năm Tân Sửu (s. 1186)
1282 – Mikhael VIII Palaiologos, hoàng đế của Đế quốc Đông La Mã (s. 1225)
1718 – Karl XII, quốc vương của Thụy Điển, tức 30 tháng 11 theo lịch Julius (s. 1682)
1817 – Maria Walewska, tình nhân người Ba Lan của Napoléon Bonaparte (s. 1786)
1840 – Kōkaku, thiên hoàng của Nhật Bản, tức 18 tháng 11 năm Canh Tý (s. 1771)
1938 – Christian Lous Lange, sử gia và giáo viên người Na Uy, đoạt giải Nobel (s. 1869)
1964 – Sam Cooke, ca sĩ người Mỹ (s. 1931)
1978 – Vincent du Vigneaud, nhà hóa học người Mỹ, đoạt giải Nobel (s. 1901)
2012 – Ravi Shankar, nghệ sĩ âm nhạc truyền thống Ấn Độ người Mỹ gốc Ấn (s. 1920)
2019 - Phạm Duy Tất, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Những ngày lễ và kỷ niệm
1997 Nghị định thư Kyoto (Kyoto Protocol) bắt đầu được tiến hành ký kết do UNFCCC khởi xướng.
Ngày phát sóng Kênh Truyền hình Công an nhân dân |
Ngày 12 tháng 12 là ngày thứ 346 (347 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 19 ngày trong năm.
Sự kiện
1666 - Nhà cải cách phụng vụ Giáo hội Chính thống giáo Nga Thượng phụ Nikon bị phán quyết và tước hết mọi phẩm trật.
1787 – Pennsylvania trở thành bang thứ hai phê chuẩn Hiến pháp Hoa Kỳ, năm ngày sau Delaware.
1897 – Belo Horizonte được hình thành dưới tên Cidade de Minas, là thành phố kế hoạch đầu tiên tại Brasil.
1901 – Guglielmo Marconi nhận được tín hiệu radio đầu tiên vượt Đại Tây Dương, từ Cornwall thuộc Anh đến St. John’s, Newfoundland.
1911 – Delhi thay thế Calcutta trong vai trò thủ đô của Ấn Độ thuộc Anh.
1911 – Quốc vương George V của Anh đăng quang Hoàng đế Ấn Độ.
1915 – Tổng thống Viên Thế Khải của Trung Hoa Dân Quốc tuyên bố mình là hoàng đế của Trung Hoa Đế quốc.
1925 – Majlis (Quốc hội lập hiến) bỏ phiếu bầu Reza Shah là Shah của Ba Tư.
1935 – Thống chế Heinrich Himmler của Đức Quốc xã cho thành lập chương trình khuyến khích sinh sản Lebensborn nhằm tăng sự thuần khiết của chủng tộc Aryan.
1936 – Sự biến Tây An: Trương Học Lương và Dương Hổ Thành bắt cóc Tổng thống lĩnh Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch để buộc Quốc Dân Đảng phải hợp tác với Cộng sản Đảng trong công cuộc kháng Nhật.
1939 – Tàu khu trục HMS Duchess chìm sau khi va chạm với thiết giáp hạm HMS Barham ở ngoài khơi bờ biển Scotland, 124 người thiệt mạng.
1941 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Anh Quốc tuyên chiến với Bulgaria. Hungary và Romania tuyên chiến với Hoa Kỳ. Ấn Độ thuộc Anh tuyên chiến với Nhật Bản.
1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Các lực lượng Đức bắt đầu tiến hành Chiến dịch Bão Mùa đông nhằm nhằm giải vây cho các lực lượng phe Trục trong Trận Stalingrad.
1958 – Guinée gia nhập Liên Hợp Quốc.
1963 – Kenya giành được độc lập từ Anh Quốc.
1964 – Thủ tướng Jomo Kenyatta trở thành tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Kenya.
1991 – Nga tuyên bố độc lập từ Liên Xô.
2001 – Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải ra quyết định thành lập Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng trên cơ sở khu bảo tồn thiên nhiên cùng tên.
2012 – Triều Tiên thành công trong việc phóng vệ tinh đầu tiên của mình, Kwangmyŏngsŏng-3 Unit 2, sử dụng một tên lửa đẩy Unha.
2015 – Thỏa thuận chung Paris về Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu được thông qua.
Sinh
1541 – Johann Bauhin, nhà thực vật học và thầy thuốc người Thụy Sĩ (m. 1613)
1766 – Nikolai Mikhailovich Karamzin, thi nhân và sử gia người Nga, tức 1 tháng 12 theo lịch Julius (m. 1826)
1792 – Alexander Ypsilantis, công tử và tướng lĩnh quân đội người Hy Lạp, từng phục vụ trong quân đội Nga (m. 1828)
1821 – Gustave Flaubert, tác gia người Pháp (m. 1880)
1862 – Tào Côn, nhân vật chính trị và quân sự người Trung Quốc, tổng thống của Trung Quốc (m. 1938)
1863 – Edvard Munch, họa sĩ người Na Uy (m. 1944)
1866 – Alfred Werner, nhà hóa học người Thụy Sĩ, đoạt giải Nobel (m. 1919)
1875 – Gerd von Rundstedt, nguyên soái người Đức (m. 1953)
1903 – Ozu Yasujirō, đạo diễn và biên kịch người Nhật Bản (m. 1963)
1911 – Thanh Tịnh, nhà thơ người Việt Nam (m. 1988)
1912 – Boun Oum, Thành viên vương thất Champasak, Thủ tướng Lào (m. 1980)
1914 – Nguyễn Nhược Pháp, nhà thơ người Việt Nam (m. 1938)
1915 – Frank Sinatra, ca sĩ, Diễn viên người Mỹ (m. 1998)
1927 – Robert Noyce, nhà phát minh và doanh nhân người Mỹ (m. 1990)
1928 – Chyngyz Torekulovich Aitmatov, tác gia Liên Xô thuộc dân tộc Kyrgyzstan (m. 2008)
1928 – Xuân Hồng, nhạc sĩ người Việt Nam (m. 1996)
1932 – Lê Hiền Đức, nhà hoạt động xã hội người Việt Nam
1934 – Trần Quốc Vượng, sử gia người Việt Nam (m. 2005)
1934 – Phạm Ngọc Lan, tướng lĩnh quân đội người Việt Nam
1945 – Portia Simpson-Miller, chính trị gia người Jamaica, thủ tướng thứ 7 của Jamaica
1949 – Marc Ravalomanana, chính trị gia người Malagasy, Tổng thống Madagascar
1950 – Eric Maskin, nhà kinh tế học người Mỹ, đoạt giải Nobel
1970 – Jennifer Connelly, Diễn viên người Mỹ
1974 – Trần Lập, ca sĩ người Việt Nam
1975 – Kuwashima Hōko, seiyū người Nhật Bản
1981 – Stephen Warnock, cầu thủ bóng đá người Anh
1983 – Mai Nghiên Lăng, Hoa hậu Trung Quốc 2008
1984 – Daniel Agger, cầu thủ bóng đá người Đan Mạch
1990 – Victor Moses, cầu thủ bóng đá người Nigeria
Mất
884 – Carloman II, quốc vương của người Frank (s. 866)
1574 – Selim II, sultan của Đế quốc Ottoman (s. 1524)
1586 – Stefan Batory, quốc vương của Ba Lan (s. 1533)
1889 – Viktor Bunyakovsky, nhà toán học người Nga, tức 30 tháng 11 theo lịch Julius (s. 1804)
1912 – Luitpold, nhiếp chính vương của Vương quốc Bayern thuộc Đế quốc Đức (s. 1821)
1963 – Yasujiro Ozu, đạo diễn phim người Nhật Bản (s. 1903)
1988 – Dương Bích Liên, họa sĩ người Việt Nam (s. 1924)
2001 – Lê Phổ, họa sĩ người Việt Nam (s. 1907)
2003 – Heydar Alirza oglu Aliyev, chính trị gia người Azerbaijan, tổng thống thứ ba của Azerbaijan (s. 1923)
2008 – Thi Văn Tám, tướng lĩnh công an người Việt Nam (s. 1948)
2009 – Trần Thế Môn, tướng lĩnh quân đội người Việt Nam (s. 1915)
2013 – Jang Sung-taek, tướng lĩnh quân đội, chính trị gia người Triều Tiên (s. 1946)
2020 – Charley Pride, ca sĩ Mỹ (s. 1934)
Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày Hiến pháp (Nga)
Ngày Kanji (Nhật Bản) |
Ngày 13 tháng 12 là ngày thứ 347 (348 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 18 ngày trong năm.
Sự kiện
552 – Sau khi tiêu diệt cuộc nổi loạn của Hầu Cảnh, Tiêu Dịch xưng là hoàng đế Lương tại Giang Lăng, tức Lương Nguyên Đế, tức ngày Bính Tý (12) tháng 11 năm Nhâm Thân.
1294 – Giáo hoàng Cêlestinô V từ nhiệm chỉ 5 tháng sau khi được bầu; ông hy vọng có thẻ quay trở lại cuộc sống như một ẩn sĩ khổ tu lúc trước.
1545 – Công đồng Trentô bắt đầu.
1577 – Francis Drake dời Plymouth, Anh với 5 chiếc thuyền và 164 người, bắt đầu cuộc hành trình vòng quanh thế giới của mình.
1642 – Nhà thám hiểm người Hà Lan Abel Tasman đến New Zealand.
1643 – Nội chiến Anh: Trận Alton diễn ra ở Hampshire.
1769 – Đại học Dartmouth tại New Hampshire, nay thuộc Hoa Kỳ được thành lập theo một đặc quyền vương thất của Quốc vương George III của Anh
1862 – Nội chiến Hoa Kỳ: Trong Trận Fredericksburg, Tường miền Nam Robert E. Lee đánh bại Tướng miền Bắc Ambrose Burnside.
1888 – Sau khi bị Thực dân Pháp bắt, Hoàng đế Hàm Nghi bị đưa lên tàu để sang an trí tại Algérie thuộc Pháp.
1928 – Bài hát Người Mỹ ở Paris (An American in Paris) của George Gershwin được biểu diễn lần đầu tiên.
1937 – Chiến tranh Trung-Nhật: quân đội Nhật Bản chiếm được Nam Kinh và bắt đầu các hành động tội ác trong vài tuần sau đó.
1940 – Phan Ngọc Hiển và 10 tay súng tiến hành cuộc nổi dậy ở đảo Hòn Khoai thuộc Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương.
1941 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Hungary và Romania tuyên chiến với Hoa Kỳ.
1949 – Knesset bỏ phiếu chuyển thủ đô của Israel đến Jerusalem.
1951 – WFMT bắt đầu phát thanh ở Chicago.
1960 – Trong lúc Hoàng đế Ethiopia Haile Selassie I viếng thăm Brasil, đội Cận vệ Hoàng gia chiếm giữ thủ đô và tuyên bố phế truất Haile Selassie I.
1974 – Chiến tranh Việt Nam: Quân đội Nhân dân Việt Nam bắt đầu tiến hành Chiến dịch Phước Long nhằm thăm dò phản ứng quốc tế.
1974 – Malta trở thành một nước cộng hòa trong Khối Thịnh vượng chung.
1981 – Tướng Wojciech Jaruzelski tuyên bố thiết quân luật ở Ba Lan, phần lớn do những hành động của Công đoàn Đoàn kết.
1982 – Trận động đất Bắc Yemen 1982 6.0 độ mô men làm rung chuyển Tây Nam Yemen với cường độ Mercalli tối đa là VIII (Khốc liệt), khiến 2.800 người chết và 1.500 người bị thương.
1988 – Chủ tịch Tổ chức Giải phóng Palestine Yasser Arafat có bài phát biển tại một hội nghị của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, sau khi giới chức Hoa Kỳ từ chối cấp thị thực cho ông ta tới trụ sở chính của Liên Hợp Quốc ở New York.
2001 – Quốc hội Ấn Độ bị năm tay súng tiến công, kết quả có 12 người thiệt mạng, bao gồm các thủ phạm.
2002 – Liên minh châu Âu tuyên bố rằng, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Malta, Ba Lan, Séc, Síp, Slovakia, và Slovenia sẽ trở thành thành viên của mình từ ngày 1 tháng 5 năm 2004.
2003 – Chiến tranh Iraq: Chiến dịch Bình minh Đỏ: Cựu tổng thống Iraq Saddam Hussein bị bắt giữ gần thành phố Tikrit.
2006 – Công ước Quốc tế về Quyền của Người Khuyết tật được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua.
2011 – Một vụ tấn công bằng súng xảy ra tại thành phố Liège của Bỉ, làm thiệt mạng 6 người và làm bị thương 125 người tại một Chợ Giáng sinh.
Sinh
1521 – Giáo hoàng Xíttô V (m. 1590)
1553 – Henri IV, quốc vương của Pháp (m. 1610)
1559 – Maximilien I de Béthune, quý tộc, chính khách người Pháp (m. 1641)
1678 – Ái Tân Giác La Dận Chân, tức Ung Chính Đế, hoàng đế triều Thanh, 30 tháng 10 năm Mậu Ngọ (m. 1735)
1724 – Franz Aepinus, triết gia người Đức (m. 1802)
1797 – Heinrich Heine, nhà thơ người Đức (m. 1856)
1816 – Ernst Werner von Siemens, kĩ sư, nhà phát minh, nhà tư bản công nghiệp người Đức (m. 1892)
1818 – Mary Todd Lincoln, phối ngẫu của Abraham Lincoln, Đệ Nhất Phu nhân Hoa Kỳ thứ 17 (m. 1882)
1845 – Nguyễn Phúc Hồng Cai, tước phong Kiên Thái vương, hoàng tử con vua Thiệu Trị nhà Nguyễn, cha của các vua Kiến Phúc, Đồng Khánh, Hàm Nghi (m. 1876).
1873 – Valery Bryusov, tác gia người Nga, tức 1 tháng 12 theo lịch Julius (m. 1924)
1887 – George Pólya, nhà toán học người Mỹ gốc Hungary (m. 1985)
1902 – Talcott Parsons, nhà xã hội học người Mỹ (m. 1979)
1911 – Trygve Haavelmo, nhà kinh tế học người Na Uy, đoạt giải Nobel (m. 1999)
1920 – Kaysone Phomvihane, chính trị gia người Lào-Việt, Thủ tướng Lào, Chủ tịch nước Lào
1920 – George P. Shultz, kinh tế gia và chính trị gia người Mỹ, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ thứ 60
1929 – Christopher Plummer, diễn viên người Canada (m. 2021)
1929 – Ngô Quang Trưởng, tướng lĩnh người Việt Nam (m. 2007)
1944 – Hwang Jeong-ri, võ sư và diễn viên người Hàn Quốc sinh tại Nhật Bản
1945 – Herman Cain, doanh nhân, chính trị gia người Mỹ
1953 – Ben Bernanke, nhà kinh tế học người Mỹ, Chủ tịch Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ thứ 14
1961 – Irene Saez, người mẫu và chính trị gia người Venezuela, Hoa hậu Hoàn vũ 1981
1964 – Hideto Matsumoto, nghệ danh hide, ca sĩ-người viết ca khúc, nghệ sĩ đàn guitar, và nhà sản xuất âm nhạc người Nhật Bản (m. 1998)
1967 – Jamie Foxx, diễn viên người Mỹ
1970 – Võ Văn Thưởng, Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1980 – Hoàng Tông Trạch, ca sĩ và diễn viên người Hồng Kông
1981 – Amy Lee, ca sĩ, người sáng tác bài hát người Mỹ
1982 – Eita Nagayama, diễn viên người Nhật Bản
1982 – Kinoshita Ayumi, diễn viên người Nhật Bản
1984 – Santi Cazorla, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha
1989 – Taylor Swift, ca sĩ, người sáng tác bài hát người Mỹ
1989 – Trần Tường, ca sĩ, diễn viên người Trung Quốc
Mất
1124 – Giáo hoàng Calixtô II (s. 1065)
1250 – Frederick II, hoàng đế Đế quốc La Mã Thần thánh (s. 1194)
1466 – Donatello, họa sĩ và nhà điêu khắc người Ý (s. 1386)
1521 – Manuel I, quốc vương của Bồ Đào Nha (s. 1469)
1603 – François Viète, nhà toán học người Pháp (s. 1540)
1754 – Mahmud I, sultan của Đế quốc Ottoman (s. 1696)
1784 – Samuel Johnson, nhà văn, nhà từ điển học người Anh (s. 1709)
1909 – Innokentiy Annensky, nhà thơ, dịch giả, nhà phê bình người Nga, tức 30 tháng 11 theo lịch Julius (s. 1855)
1930 – Fritz Pregl, nhà hóa học người Slovenia-Áo, đoạt giải Nobel (s. 1869)
1931 – Gustave Le Bon, nhà tâm lý học người Pháp (s. 1840)
1935 – Victor Grignard, nhà hóa học người Pháp, đoạt giải Nobel (s. 1871)
1944 – Wassily Kandinsky, nghệ sĩ người Nga-Pháp (s. 1866)
1945 – Irma Grese, cai ngục Đức Quốc xã (s. 1923)
1996 – Vạn Gia Bảo, tức Tào Ngu, nhà viết kịch người Trung Quốc (s. 1910)
2009 – Paul Samuelson, nhà kinh tế học người Mỹ, đoạt giải Nobel (s. 1915)
2010 – Richard C. Holbrooke, nhà ngoại giao người Mỹ (s. 1941)
2013 - Huỳnh Anh (nhạc sĩ)
Ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 14 tháng 12 là ngày thứ 348 (349 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 17 ngày trong năm.
Sự kiện
835 – Sự biến Cam Lộ: Phái hoạn quan tiêu diệt thế lực đối lập, tàn sát quan lại và khống chế Đường Văn Tông.
1542 – Công chúa Mary Stuart trở thành nữ vương của Vương quốc Scotland một tuần sau cái chết của bà ta, vua James V.
1751 – Học viện Quân sự Theresian được thành lập ở Wiener Neustadt, Áo.
1782 – Anh em nhà Montgolfier bay thử khí cầu không người lái ở Pháp; nó bay gần được .
1812 – Chiến tranh Pháp-Nga kết thúc khi tàn quân của Đại Quân Pháp bị đánh đuổi khỏi Nga.
1819 – Alabama trở thành tiểu bang thứ 22 của Hoa Kỳ.
1836 – Chiến tranh Toledo giữa Tiểu bang Ohio và Lãnh thổ Michigan tại Hoa Kỳ kết thúc không chính thức.
1896 – Tàu điện ngầm Glasgow được mở cửa.
1900 – Cơ học lượng tử: Max Planck trình bày một dẫn xuất lý thuyết về định luật bức xạ hố đen.
1911 – Đội của Roald Amundsen trở thành những người đầu tiên đi đến Nam Cực.
1939 – Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan: Liên Xô bị trục xuất khỏi Hội Quốc Liên do xâm lược Phần Lan.
1941 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Nhật Bản ký hiệp ước liên minh với Thái Lan.
1955 – Albania, Áo, Bồ Đào Nha, Bulgaria, Campuchia, Hungary, Ireland, Jordan, Lào, Libya, Nepal, Phần Lan, România và Sri Lanka, Tây Ban Nha, Ý gia nhập Liên Hợp Quốc.
1958 – Đoàn Viễn chinh Nam Cực Liên Xô thứ ba trở thành đoàn thám hiểm đầu tiên đến được Cực bất khả tiếp cận ở Vùng Nam Cực.
1961 – Tanzania gia nhập Liên Hợp Quốc.
1994 – Bắt đầu xây dựng đập Tam Hiệp trên Trường Giang tại Trung Quốc.
1995 – Nhiều nhà lãnh đạo ký kết Hòa ước Dayton tại Paris nhằm kết thúc Chiến tranh Bosnia, thiết lập cấu trúc chính phủ và phân cấp chính trị mới cho Bosnia và Herzegovina.
2004 – Cầu cạn Millau, tại Pháp được mở cửa chính thức, là cầu cao nhất thế giới.
2008 – Muntadhar al-Zaidi ném đôi giầy của mình hướng về phía Tổng thống Hoa Kỳ George Walker Bush trong một cuộc họp báo tại Baghdad, Iraq.
2012 – 28 người, bao gồm cả tay súng, thiệt mạng trong một vụ thảm sát tại trường tiểu học ở làng Sandy Hook, bang Connecticut, Hoa Kỳ.
Sinh
1009 – Go-Suzaku, Thiên hoàng thứ 69 của Nhật Bản (m. 1045)
1503 – Nostradamus, nhà chiêm tinh người Pháp (m. 1566)
1546 – Tycho Brahe, nhà thiên văn học và nhà hóa học người Đan Mạch (m. 1601)
1883 – Ueshiba Morihei, võ sư người Nhật Bản, sáng lập Aikido (m. 1969)
1895 – George VI, quốc vương của Anh Quốc (m. 1952)
1901 – Pavlos, quốc vương của Hy Lạp (m. 1964)
1909 – Edward Lawrie Tatum, nhà di truyền học người Mỹ, đoạt giải Nobel (m. 1975)
1922 – Nikolay Basov, nhà vật lý học người Nga tại Liên Xô, đoạt giải Nobel (m. 2001)
1946 – Jane Birkin, diễn viên và ca sĩ người Anh sống tại Pháp
1946 – Stan Smith, vận động viên quần vợt người Mỹ
1947 – Dilma Rousseff, chính trị gia và kinh tế gia người Brasil, Tổng thống thứ 36 của Brasil
1951 – Jan Timman, kỳ thủ người Đức
1962 – Ông Gia Minh, diễn viên người Đài Loan
1966 – Helle Thorning-Schmidt, chính trị gia người Đan Mạch, Thủ tướng thứ 41 của Đan Mạch
1970 – Anna Maria Jopek, ca sĩ người Ba Lan
1973 – Thuỳ Trang, diễn viên người Mỹ gốc Việt (m. 2001).
1979 – Sophie Monk, nữ diễn viên, ca sĩ, người mẫu, người Úc
1979 – Michael Owen, cầu thủ bóng đá người Anh
1980 – Tata Young, ca sĩ và diễn viên người Thái Lan
1983 – Phùng Hy Dư, ca sĩ người Hồng Kông
1985 – Jakub Błaszczykowski, cầu thủ bóng đá người Ba Lan
1988 – Vanessa Hudgens, ca sĩ, diễn viên người Mỹ
1989 – Onew, ca sĩ, vũ công và diễn viên người Hàn Quốc (Shinee)
1992 – Miyaichi Ryō, cầu thủ bóng đá người Nhật Bản
Mất
617 – Trạch Nhượng, tướng lĩnh nổi dậy chống triều Tùy tại Trung Quốc, ngày Mậu Ngọ (11) tháng 11 năm Đinh Sửu.
872 – Giáo hoàng Ađrianô II (s. 792)
1332 – Ý Chất Ban, tức Nguyên Ninh Tông, Hoàng đế triều Nguyên, Đại khả hãn Đế quốc Mông Cổ, 26 tháng 11 năm Nhâm Thân (s. 1326)
1369 – Hiến Từ Hoàng thái hậu, nguyên phối của vua Trần Minh Tông, mẹ vua Trần Dụ Tông (s. 1299)
1591 – Gioan Thánh Giá, thầy tu người Tây Ban Nha được phong thánh (s. 1542)
1788 – Carl Philipp Emanuel Bach, nhà soạn nhạc người Đức (s. 1714)
1788 – Carlos III, quốc vương của Tây Ban Nha (s. 1716)
1799 – George Washington, tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ (s. 1732)
1893 – Karolina Pavlova, nhà thơ người Nga gốc Đức, tức 2 tháng 12 theo lịch Julius (s. 1807)
1984 – Vicente Aleixandre, nhà thơ người Tây Ban Nha, đoạt giải Nobel (s. 1898)
1989 – Andrei Sakharov, nhà vật lý học người Nga, đoạt giải Nobel Hòa bình (s. 1921)
1990 – Trương Quần, chính trị gia người Trung Quốc, Thủ tướng Trung Hoa Dân Quốc (s. 1889)
1993 – Myrna Loy, diễn viên người Mỹ (s. 1905)
1994 – Boris Chichibabin, nhà thơ người Ukraina tại Liên Xô (s. 1923)
Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày Khỉ Quốc tế |
Ngày 15 tháng 12 là ngày thứ 349 (350 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 16 ngày nữa là cuối năm.
Sự kiện
533 – Tướng Belisarius đánh bại Vandals, dưới sự chỉ huy của vua Gelimer, trong trận Tricamarum.
687 – Giáo hoàng Sergiô I được bầu chọn.
925 – Hoàng đế Vương Diễn cùng bá quan Tiền Thục chính thức ra khỏi kinh thành để đầu hàng đại quân Hậu Đường, nước Tiền Thục bị Hậu Đường thôn tính, tức ngày Bính Thìn (27) tháng 11 năm Ất Dậu.
1025 – Constantine VIII trở thành hoàng đế duy nhất của đế quốc Byzantine, 63 năm sau khi được thừa kế vị hoàng đế trước.
1161 – Sau trận Thái Thạch, Hoàng đế Hoàn Nhan Lương bị bộ hạ sát hại khi định vượt Trường Giang để đánh Nam Tống, Hoàn Nhan Ung trở thành hoàng đế duy nhất của triều Kim, tức ngày Ất Mùi (27) tháng 11 năm Tân Tị.
1167 – Người đứng đầu vương triều Sicilia Stephen du Perche di chuyển cung điện hoàng gia đến Messina để ngăn chặn một cuộc nổi loạn.
1256 – Các lực lượng Mông Cổ dưới quyền chỉ huy của Húc Liệt Ngột tiến hành phá hủy thành Hashshashin tại lâu đài Alamut (nay thuộc là Iran) trong cuộc tấn công vào Tây Nam Á.
1467 – Ștefan III của Moldavia đánh bại Mátyás Corvin của Hungary.
1651 – Lâu đài Cornet ở Guernsey, thành trì cuối cùng đã ủng hộ nhà vua trong cuộc nội chiến Anh lần thứ ba.
1745: Quân đội Phổ do Vương công Leopold I xứ Anhalt–Dessau chỉ huy đánh bại quân Sachsen trong trận đánh tại Kesselsdorf, góp phần cho chiến thắng của nước Phổ trong cuộc chiến tranh Silesia lần thứ hai.
1778 – Chiến tranh cách mạng Mỹ: Các hạm đội Anh và Pháp đụng độ trong trận St. Lucia.
1791 – Tuyên ngôn Nhân quyền Hoa Kỳ trở thành luật khi được Đại hội đồng Virginia thông qua.
1851 – Cuộc họp Quái vật, Úc – khoảng 10.000 đến 15.000 người bắt đầu diễn ra vào ngày 15 tháng 12 năm 1851, tại Shepherd's Hut, Forest Creek.
1862 – Nội chiến Hoa Kỳ: kết thúc Trận Fredericksburg với chiến thắng thuộc về Liên minh miền Nam.
1864 – Nội chiến Hoa Kỳ: Trận Nashville, quân miền Bắc dưới quyền của George Henry Thomas hầu như tiêu diệt hoàn toàn Binh đoàn Tennessee dưới quyền của John Bell Hood.
1895 – Houston có lượng tuyết rơi dày 51 cm, lượng tuyết rơi lớn nhất từ một cơn bão trong lịch sử khu vực.
1890 – Hunkpapa Lakota lãnh đạo Sitting Bull bị giết ở Khu bảo tồn Standing Rock Indian, dẫn đến vụ thảm sát Wounded Knee.
1905 – Nhà Pushkin được khánh thành ở Saint Petersburg, Nga để bảo tồn di sản văn hóa của Alexander Pushkin.
1906 – Tuyến đường tàu điện ngầm thủ đô Luân Đôn Great Northern, Piccadilly và Brompton mở cửa.
1914 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Quân đội Serbia chiếm lại Belgrade từ quân Áo–Hung.
1914 – Một vụ nổ gas tại mỏ than Mitsubishi Hōjō ở Kyushu, Nhật Bản, cướp đi sinh mạng của 687 người.
1917 – Chiến tranh thế giới thứ nhất: Chính phủ Bolshevik của Nga và Liên minh Trung tâm đạt được một thỏa thuận đình chiến.
1933 – Sửa đổi lần thứ hai Hiến pháp Hoa Kỳ chính thức có hiệu lực, bãi bỏ Bản sửa đổi thứ mười tám đã cấm bán, sản xuất và vận chuyển rượu.
1939 – Bộ phim "Cuốn theo chiều gió" lần đầu tiên được công chiếu tại nhà hát Loew's Grand ở Atlanta, Georgia, Mỹ.
1941 – Holocaust, Ukraina: Đức Quốc xã thảm sát trên 15.000 người Do Thái tại khe núi Drobytsky Yar ở đông nam thành phố Kharkiv, Ukraina (Liên Xô cũ).
1942 – Thế chiến thứ 2: Trận chiến ở núi Austen, the Galloping Horse và the Sea Horse bắt đầu trong Chiến dịch Guadalcanal.
1943 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Trận Arawe bắt đầu trong chiến dịch New Britain.
1945 – Trong trận Chiếm đóng Nhật Bản, tướng Douglas MacArthur ra lệnh bãi bỏ địa vị quốc giáo của Thần đạo tại Nhật Bản.
1960 – Richard Pavlick bị bắt vì âm mưu ám sát Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy.
1960 – Vua Mahendra của Nepal đình chỉ hiến pháp của đất nước, giải tán quốc hội và bãi bỏ nội các
1961 – Adolf Eichmann bị kết án tử hình sau khi bị tòa án Israel xử phạt vì 15 tội hình sự, kể cả tội ác chống lại loài người, tội ác chống lại người Do Thái và là thành viên của một tổ chức ngoài vòng pháp luật.
1965 – Chương trình Gemini: Gemini 6A thuộc phi đoàn của Wally Schirra và Thomas Stafford được phóng từ Cape Kennedy, Florida.
1970 – Tàu vũ trụ Venera 7 của Liên Xô đã hạ cánh thành công trên sao Kim. Đây là nơi hạ cánh thành công đầu tiên trên hành tinh khác.
1970 – Phà Namyong Ho của Hàn Quốc bị lật tại eo biển Triều Tiên, khiến 308 người thiệt mạng.
1973 – John Paul Getty III, cháu trai của tỷ phú người Mỹ J. Paul Getty, được tìm thấy trong tình trạng vẫn còn sống sót gần Napoli, Ý, sau khi bị bắt cóc bởi một băng đảng người Ý vào ngày 10 tháng 7.
1973 – Học hội Tinh thần y học Hoa Kỳ bỏ phiếu với kết quả 13–0 trong việc loại bỏ Đồng tính luyến ái khỏi danh sách các căn bệnh rối loạn tâm thần chính thức của mình.
1976 – Samoa trở thành một thành viên chính thức của Liên Hợp Quốc.
1978 – Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và đoạn tuyệt toàn bộ quan hệ với chính phủ Trung Hoa Dân Quốc tại Đài Loan.
1981 – Một vụ đánh bom tự sát nhắm vào đại sứ quán Iraq ở Beirut, Liban, làm chết 61 người, trong đó có đại sứ Iraq tại Liban. Cuộc tấn công được coi là vụ đánh bom tự sát đầu tiên thời hiện đại.
1989 – Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị liên quan đến việc bãi bỏ hình phạt tử hình được thông qua.
1993 – Xung đột vũ trang tại Bắc Ireland: Tuyên bố Downing Street được ấn định bởi Thủ tướng Anh John Major và Thủ tướng Ireland Taoiseach Albert Reynolds.
1994 – Palau trở thành một thành viên của Liên Hợp Quốc.
1995 – Tòa án Công lý châu Âu ra phán quyết Bosman, cho phép các cầu thủ bóng đá tại Liên minh châu Âu được tự do chuyển từ câu lạc bộ này sang câu lạc bộ khác trong khuôn khổ UEFA khi kết thúc hợp đồng của họ.
1997 – Chuyến bay 3183 của Tajikistan Airlines rơi trên sa mạc gần Sharjah, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, cướp đi 85 mạng người.
2000 – Lò phản ứng thứ ba tại Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl bị đóng cửa.
2001 – Tháp nghiêng Pisa mở cửa trở lại sau 11 năm với chi phí sửa chữa lên đến 27,000,000 USD.
2005 – Giới thiệu về Lockheed Martin F–22 Raptor của USAF.
2006 – Máy bay tiêm kích Lockheed Martin F–35 Lightning II tiến hành chuyến bay đầu tiên.
2009 – Máy bay thương mại Boeing 787 Dreamliner tiến hành chuyến bay đầu tiên từ Seattle, Hoa Kỳ.
2010 – Một chiếc thuyền chở 90 người tị nạn đâm vào đá ngoài khơi bờ biển của đảo Christmas, Úc, giết chết 48 người.
2013 – Nội chiến Nam Sudan bắt đầu khi các nhà lãnh đạo đối lập tiến sĩ Riek Machar, Pagan Amum và Rebecca Nyandeng bỏ phiếu để tẩy chay cuộc họp của Hội đồng Giải phóng Quốc gia tại Nyakuron.
2014 – Man Haron Monis mất 18 con tin trong một quán cà phê ở Martin Place trong 16 giờ ở Sydney. Hai con tin khác đã bị giết bởi kẻ bắt cóc và Monis chết khi cảnh sát tấn công quán cà phê sáng hôm sau.
2017 – Một trận động đất cường độ 6,5 độ Richter tấn công đảo Java tại thành phố Tasikmalaya. 4 người được xác nhận tử vong, 36 người bị thương và 200 người bị thương.
2018 – Việt Nam vô địch AFF Suzuki Cup 2018 sau 10 năm chờ đợi.
Sinh
37 – Nero, hoàng đế của Đế quốc La Mã (m. 68)
130 – Lucius Verus, hoàng đế của Đế quốc La Mã (m. 169)
1242 – Thân vương Munetaka, shogun (tướng quân) Nhật Bản (m. 1274)
1447 – Albert IV, Công tước Bavaria (m. 1508)
1567 – Christoph Demantius, nhà soạn nhạc, nhà thơ người Đức (m. 1643)
1610 – David Teniers, họa sĩ trẻ Flemish (m. 1690)
1657 – Michel Richard Delalande, nhà soạn nhạc và phổ nhạc người Pháp (m. 1726)
1686 – Jean–Joseph Fiocco, nghệ sĩ violin và nhà soạn nhạc Flemish (m. 1746)
1710 – Francesco Zahra, họa sĩ người Malta (m. 1773)
1789 – Carlos Soublette, tổng thống và chính trị gia Venezuela, Tổng thống thứ 11 của Venezuela (m. 1870)
1832 – Gustave Eiffel, kỹ sư và kiến trúc sư người Pháp, đồng thiết kế Tháp Eiffel (m. 1923)
1837 – E. W. Bullinger, Bộ trưởng, học giả, và nhà thần học Anh Quốc (m. 1913)
1852 – Henri Becquerel, nhà vật lý người Pháp, đoạt giải Nobel (m. 1908)
1859 – Ludwik Lejzer Zamenhof, bác sĩ và nhà ngôn ngữ học người Ba Lan, tạo ra Esperanto (m. 1917)
1860 – Niels Ryberg Finsen, thầy thuốc người Quần đảo Faroe thuộc Đan Mạch, đoạt giải Nobel (m. 1904)
1860 – Abner Powell, cầu thủ bóng chày người Mỹ (m. 1953)
1861 – Charles Duryea, kỹ sư và doanh nhân người Mỹ, đồng sáng lập Công ty ô–tô Duryea Motor (m. 1938)
1861 – Pehr Evind Svinhufvud, luật sư, thẩm phán và chính trị gia Phần Lan, Tổng thống thứ ba của Phần Lan (m. 1944)
1863 – Arthur Dehon Little, nhà hóa học và kỹ sư người Mỹ (m. 1935)
1869 – Leon Marchlewski, nhà hóa học và học giả người Ba Lan (m. 1946)
1875 – Emilio Jacinto, nhà báo và nhà hoạt động người Philippines (m. 1899)
1878 – Hans Carossa, tác giả và nhà thơ người Đức (m. 1956)
1885 – Leonid Pitamic, luật sư, triết gia người Slovenia (m. 1971)
1888 – Maxwell Anderson, nhà báo và nhà viết kịch người Mỹ (m. 1959)
1890 – Harry Babcock, vận động viên nhảy sào người Mỹ (m. 1965)
1891 – A.P. Carter, ca sĩ, nhạc sĩ người Mỹ (m. 1960)
1892 – J. Paul Getty, doanh nhân người Mỹ gốc Anh và nhà sưu tầm nghệ thuật, thành lập công ty Getty Oil (m. 1976)
1894 – Thích Trí Độ, hòa thượng người Việt Nam (m. 1979)
1894 – Vibert Douglas, nhà vật lý thiên văn học người Canada (m. 1988)
1894 – Josef Imbach, vận động viên chạy nước rút người Thụy Sĩ (m. 1964)
1896 – Betty Smith, nhà viết kịch người Mỹ (m. 1972)
1896 – Miles Dempsey, tướng lĩnh người Anh (m. 1969)
1899 – Harold Abrahams, vận động viên chạy nước rút, luật sư và nhà báo người Anh (m. 1978)
1902 – Robert F. Bradford, luật sư và chính trị gia người Mỹ, Thống đốc thứ 57 của bang Massachusetts (m. 1983)
1903 – Tamanishiki San'emon, đô vật sumo người Nhật Bản (m. 1938)
1906 – Tô Ngọc Vân, họa sĩ người Việt Nam (m. 1954)
1907 – Gordon Douglas, diễn viên, đạo diễn và nhà biên kịch người Mỹ (m. 1993)
1907 – Oscar Niemeyer, kiến trúc sư người Brasil (m. 2012)
1908 – Swami Ranganathananda, nhà sư, học giả người Ấn Độ (m. 2005)
1909 – Sattar Bahlulzade, họa sĩ người Azerbaijan (m. 1974)
1909 – Eliza Atkins Gleason, thủ thư người Mỹ gốc Phi (m. 2009)
1910 – John Hammond, nhà sản xuất và phê bình thu âm người Mỹ (m. 1987)
1911 – Nicholas P. Dallis, bác sĩ tâm thần và họa sĩ người Mỹ (m. 1991)
1911 – Stan Kenton, nghệ sĩ dương cầm và nhà soạn nhạc người Mỹ (m. 1979)
1913 – Roger Gaudry, nhà hóa học và doanh nhân người Canada (m. 2001)
1913 – Muriel Rukeyser, nhà thơ, học giả và nhà hoạt động người Mỹ (m. 1980)
1916 – Miguel Arraes, luật sư và chính khách người Brazil, Thống đốc bang Pernambuco (m. 2005)
1916 – Buddy Cole, nghệ sĩ dương cầm và nhạc trưởng người Mỹ (m. 1964)
1916 – Maurice Wilkins, nhà vật lý học và sinh vật học người New Zealand, người đoạt giải Nobel (m. 2004)
1917 – Shan–ul–Haq Haqqee, nhà ngôn ngữ học và nhà từ điển học người Ấn Độ–Pakistan (m. 2005)
1918 – Jeff Chandler, diễn viên người Mỹ (m. 1961)
1918 – Iwasaki Chihiro, họa sĩ người Nhật Bản (m. 1974)
1919 – Max Yasgur, nông dân chăn nuôi bò sữa của Mỹ và là người tổ chức Hội chợ âm nhạc & nghệ thuật Woodstock (m. 1973)
1920 – Gamal al–Banna, tác giả và học giả người Ai Cập (m. 2013)
1920 – Kurt Schaffenberger, trung sĩ người Mỹ gốc Đức (m. 2002)
1921 – Alan Freed, phát thanh viên người Mỹ (m. 1965)
1922 – Võ Văn Cảnh, Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (Mất 1994)
1923 – Pierre Cossette, nhà sản xuất và quản lý người Mỹ (m. 2009)
1923 – Freeman Dyson, nhà vật lí và nhà toán học người Mỹ gốc Anh
1923 – Uziel Gal, kỹ sư người Đức–Israel, nhà thiết kế khẩu súng Uzi (m. 2002)
1923 – Valentin Varennikov, chính trị gia người Nga (m. 2009)
1923 – Leon Niemczyk, diễn viên người Ba Lan (m. 2006)
1924 – Frank W. J. Olver, nhà toán học và học thuật người Anh–Mỹ (m. 2013)
1924 – Ruhi Sarıalp, nhà giáo dục người Thổ Nhĩ Kỳ (m. 2001)
1925 – Kasey Rogers, nữ diễn viên người Mỹ (m. 2006)
1925 – Trần Thiện Khiêm, tướng lĩnh quân đội, chính trị gia người Việt Nam
1926 – Chính Hữu, nhà thơ, sĩ quan quân đội người Việt Nam (m. 2007)
1928 – Ernest Ashworth, ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Mỹ (d. 2009)
1928 – Ida Haendel, nghệ sĩ vĩ cầm người Ba Lan–Anh
1928 – Friedensreich Hundertwasser, họa sĩ và kiến trúc sư người Áo–New Zealand (m. 2000)
1930 – Edna O'Brien, tiểu thuyết gia, nhà viết kịch, nhà thơ và nhà văn truyện ngắn người Ai–len
1931 – Klaus Rifbjerg, tác giả và nhà thơ Đan Mạch (m. 2015)
1932 – Jesse Belvin, ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Mỹ (m. 1960)
1932 – John Meurig Thomas, nhà hóa học xứ Wales
1933 – Bapu, đạo diễn và biên kịch người Ấn Độ (m. 2014)
1933 – Tim Conway, diễn viên, nhà sản xuất và biên kịch người Mỹ
1933 – Donald Woods, nhà báo và nhà hoạt động người Nam Phi (m. 2001)
1936 – Joe D'Amato, giám đốc và nhà sản xuất người Ý (m. 1999)
1938 – Michael Bogdanov, đạo diễn và biên kịch xứ Wales
1938 – Bob Foster, võ sĩ quyền Anh (m. 2015)
1938 – Billy Shaw, cầu thủ bóng đá người Mỹ
1939 – Cindy Birdsong, ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Mỹ
1940 – Nick Buoniconti, cầu thủ bóng đá người Mỹ
1942 – Kathleen Blanco, nhà giáo dục và chính trị gia người Mỹ. Thống đốc bang Louisiana
1942 – Dave Clark, tay trống, nhạc sĩ và nhà sản xuất người Anh
1943 – Lucien den Arend, nhà điêu khắc người Hà Lan
1944 – Jim Leyland, cầu thủ bóng chày người Mỹ
1944 – Chico Mendes, lãnh đạo công đoàn và nhà hoạt động người Brazil (m. 1988)
1945 – Ivor Crewe, nhà khoa học chính trị người Anh
1946 – Carmine Appice, tay trống và nhạc sĩ người Mỹ
1946 – Art Howe, cầu thủ bóng chày và nhà quản lý người Mỹ
1949 – Don Johnson, diễn viên người Mỹ
1949 – Brian Roper, nhà kinh tế học tiếng Anh
1950 – Melanie Chartoff, nữ diễn viên và diễn viên hài người Mỹ
1950 – Sylvester James Gates, nhà vật lí và giáo sư người Mỹ
1951 – George Donikian, nhà báo người Úc
1951 – Joe Jordan, cầu thủ bóng đá người Scotland
1951 – Tim Webster, nhà báo và vận động viên thể thao người Úc
1952 – Rudi Protrudi, ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Mỹ
1952 – Allan Simonsen, cầu thủ bóng đá người Đan Mạch
1952 – Julie Taymor, đạo diễn, nhà sản xuất và biên kịch người Mỹ
1953 – John R. Allen, tổng lãnh sự và nhà ngoại giao người Mỹ
1953 – J. M. DeMatteis, nhà văn người Mỹ
1953 – Robert Charles Wilson, nhà văn người Mỹ gốc Canada
1954 – Oliver Heald, luật sư và chính trị gia người Anh, Tổng Tư pháp Anh và xứ Wales
1954 – Mark Warner, doanh nhân và chính trị gia người Mỹ, Thống đốc thứ 69 của bang Virginia
1955 – Paul Simonon, ca sĩ và nhạc sĩ người Anh
1956 – Tony Leon, luật sư và chính trị gia người Nam Phi
1957 – Mario Marois, vận động viên khúc côn cầu trên băng Canada
1957 – Mike McAlary, nhà báo và nhà văn người Mỹ (m. 1998)
1957 – Laura Molina, ca sĩ, nghệ sĩ guitar, nữ diễn viên và họa sĩ người Mỹ
1957 – Tim Reynolds, ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Mỹ gốc Đức
1958 – Carlo J. Caparas, nhà sản xuất người Philippines
1958 – Richard Kastle, nghệ sĩ piano cổ điển người Mỹ
1959 – Greg Matthews, vận động viên môn cricket người Úc
1959 – Alan Whetton, cầu thủ bóng bầu dục người New Zealand
1959 – Gary Whetton, cầu thủ bóng bầu dục người New Zealand
1960 – Walter Werzowa, nhà soạn nhạc và nhà sản xuất người Áo
1961 – Karin Resetarits, nhà báo và chính trị gia người Áo
1962 – Tim Gaines, người chơi bass người Mỹ
1962 – Simon Hodgkinson, cầu thủ và huấn luyện viên bóng bầu dục người Anh
1963 – Norman J. Grossfeld, nhà biên kịch và nhà sản xuất người Mỹ
1963 – Helen Slater, nữ diễn viên người Mỹ
1963 – David Wingate, cầu thủ bóng rổ người Mỹ
1964 – Paul Kaye, diễn viên người Anh
1966 – Carl Hooper, vận động viên và huấn luyện viên môn cricket người Guyana
1967 – David Howells, cầu thủ bóng đá và huấn luyện viên người Anh
1967 – Mo Vaughn, cầu thủ bóng chày người Mỹ
1969 – Chantal Petitclerc, tay đua xe lăn người Canada
1969 – Adam Setliff, vận động viên ném đĩa và luật sư người Mỹ
1970 – Frankie Dettori, tay đua người Ý
1970 – Lawrence Funderburke, cầu thủ bóng rổ người Mỹ
1970 – Michael Shanks, diễn viên, biên kịch và đạo diễn người Canada
1971 – Clint Lowery, ca sĩ, nhạc sĩ và nhà sản xuất người Mỹ
1972 – Rodney Harrison, cầu thủ bóng đá người Mỹ
1972 – Stuart Townsend, diễn viên người Ireland
1973 – Surya Bonaly, vận động viên trượt băng nghệ thuật người Pháp
1973 – Ryoo Seung–wan, diễn viên, đạo diễn và nhà biên kịch người Hàn Quốc
1974 – Gareth Archer, cầu thủ bóng bầu dục người Anh
1976 – Baichung Bhutia, cầu thủ bóng đá và nhà quản lý người Ấn Độ
1976 – Aaron Miles, cầu thủ bóng chày và huấn luyện viên người Mỹ
1976 – Todd Tichenor, cầu thủ bóng chày Mỹ
1977 – Mehmet Aurélio, cầu thủ bóng đá người Brazil–Thổ Nhĩ Kỳ
1977 – Geoff Stults, diễn viên và nhà sản xuất người Mỹ
1978 – Ned Brower, tay trống người Mỹ
1978 – Mark Jansen, nghệ sĩ guitar và nhạc sĩ người Hà Lan
1978 – Jerome McDougle, cầu thủ bóng đá người Mỹ
1979 – Adam Brody, diễn viên người Mỹ
1979 – Eric Young, đô vật người Canada
1980 – Sergio Pizzorno, ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Anh
1980 – Manuel Wilhelm, cầu thủ bóng bầu dục người Đức
1981 – Michelle Dockery, nữ diễn viên người Anh
1981 – Brendan Fletcher, diễn viên và nhà biên kịch người Canada
1981 – Andy González, cầu thủ bóng chày người Mỹ gốc Puerto Rico
1981 – Thomas Herrion, cầu thủ bóng đá Mỹ (m. 2005)
1981 – Roman Pavlyuchenko, cầu thủ bóng đá người Nga
1982 – Charlie Cox, diễn viên người Anh
1982 – Borja García, tay đua người Tây Ban Nha
1982 – Tatiana Perebiynis, tay vợt người Ukraina
1983 – Delon Armitage, cầu thủ bóng bầu dục người Trinidad–Anh
1983 – Camilla Luddington, nữ diễn viên người Anh
1983 – Ronnie Radke, ca sĩ, nhạc sĩ, nghệ sĩ guitar và nhà sản xuất người Mỹ
1983 – Vương Hạo, vận động viên bóng bàn người Trung Quốc
1984 – Martyn Bernard, vận động viên nhảy cao người Anh
1984 – Martin Škrtel, cầu thủ bóng đá người Slovak
1985 – Diogo Fernandes, cầu thủ bóng đá người Brazil
1986 – Kim Junsu, ca sĩ–người viết ca khúc và diễn viên người Hàn Quốc (TVXQ và JYJ)
1986 – Iveta Mazáčová, vận động viên chạy nước rút người Séc
1986 – Keylor Navas, cầu thủ bóng đá người Costa Rica
1986 – Snejana Onopka, người mẫu người Ukraina
1988 – Steven N'Zonzi, cầu thủ bóng đá người Pháp
1992 – Jesse Lingard, cầu thủ bóng đá người Anh
1997 – Magdalena Fręch, vận động viên tennis người Ba Lan
Mất
933 – Lý Tự Nguyên, hoàng đế của triều Hậu Đường tại Trung Quốc, tức ngày Mậu Tuất (26) tháng 11 năm Quý Tị (s. 867)
1025 – Basil II, hoàng đế Đế quốc Đông La Mã (s. 958)
1072 – Alp Arslan, sultan của Đế quốc Seljuq (s. 1029)
1161 – Hoàn Nhan Lượng, hoàng đế của triều Kim tại Trung Quốc, tức ngày Bính Thìn (27) tháng 11 năm Ất Dậu (s. 1122)
1230 – Công tước Ottokar I xứ Bohemia (s. 1155)
1283 – Philip I, hoàng đế La Mã (s. 1243)
1343 – Hasan Kucek, hoàng tử xứ Chobanid (s. 1319)
1394 – Trần Nghệ Tông, hoàng đế thứ 9 của nhà Trần (s. 1321).
1467 – Jöns Bengtsson Oxenstierna, tổng giám mục người Thụy Điển (s. 1417)
1598 – Philips của Marnix, chúa tể xứ Saint–Aldegonde (s. 1540)
1621 – Charles d'Albert, duc de Luynes, cận thần người Pháp (s. 1578)
1673 – Margaret Cavendish, nữ công tước xứ Newcastle–upon–Tyne (s. 1623)
1675 – Johannes Vermeer, họa sĩ người Hà Lan (s. 1632)
1683 – Izaak Walton, nhà văn người Anh (s. 1593)
1688 – Gaspar Fagel, luật sư và chính trị gia người Hà Lan (s. 1634)
1688 – Louis Victor de Rochechouart de Mortemart, chính khách người Pháp (s. 1636)
1715 – George Hickes, Bộ trưởng người Anh (s. 1642)
1753 – Richard Boyle, Bá tước thứ ba của Burlington, kiến trúc sư và chính trị gia người Anh (s. 1694)
1792 – Joseph Martin Kraus, nghệ sĩ dương cầm, nghệ sĩ vĩ cầm, và nhà soạn nhạc người Thụy Điển (s. 1756)
1812 – Shneur Zalman, tác giả và người sáng lập Chabad (s. 1745)
1848 – Yevhen Pavlovych Hrebinka, nhà thơ Đế quốc Nga, tức 3 tháng 12 theo lịch Julius (s. 1812)
1855 – Jacques Charles François Sturm, nhà toán học người Pháp (s. 1803)
1857 – George Cayley, kỹ sư người Anh (s. 1773)
1878 – Alfred Bird, nhà hóa học và doanh nhân người Anh, người phát minh ra bột nở (s. 1811)
1881 – Nguyễn Phúc Miên Ký, tước phong Cẩm Xuyên Quận vương, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1838)
1886 – Nguyễn Phúc Phương Trinh, phong hiệu Phú Hậu Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (s. 1834)
1890 – Sitting Bull, tù trưởng bộ tộc người da đỏ tại Hoa Kỳ (s. 1831)
1909 – Francisco Tárrega, nhà soạn nhạc, nghệ sĩ guitar cổ điển người Tây Ban Nha (s. 1852)
1943 – Fats Waller, ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Mỹ (s. 1904)
1944 – Glenn Miller, nhà chỉ huy dàn nhạc và nhà soạn nhạc người Mỹ (s. 1904)
1947 – Arthur Machen, nhà báo và nhà văn xứ Wales (s. 1863)
1947 – Crawford Vaughan, chính trị gia người Úc, Thủ hiến thứ 57 bang Nam Úc (s. 1874)
1950 – Vallabhbhai Patel, chính trị gia người Ấn Độ (s. 1875)
1958 – Wolfgang Ernst Pauli, nhà vật lý người Áo–Mỹ–Thụy Sĩ, đoạt giải Nobel (s. 1900)
1962 – Charles Laughton, diễn viên, đạo diễn và nhà sản xuất người Mỹ gốc Anh (s. 1899)
1965 – M. Balasundaram, nhà báo, luật sư và chính trị gia người Sri Lanka (sinh năm 1903)
1966 – Walt Disney, họa sĩ phim hoạt hình, đạo diễn, nhà kịch bản, nhà sản xuất người Mỹ (s. 1901)
1968 – Hoàng Sâm, tướng lĩnh người Việt Nam (s. 1915)
1968 – Antonio Barrette, chính khách người Canada, Thủ hiến thứ 18 của bang Quebec (s. 1899)
1968 – Jess Willard, võ sĩ và diễn viên người Mỹ (s. 1881)
1969 – Karl Theodor Bleek, luật sư và chính trị gia người Đức, Thị trưởng thứ 12 của Marburg (sinh năm 1898)
1971 – Paul Lévy, nhà toán học người Pháp (s. 1886)
1974 – Anatole Litvak, đạo diễn, nhà sản xuất và biên kịch người Nga–Mỹ (s. 1902)
1978 – Chill Wills, diễn viên người Mỹ (s. 1903)
1980 – Thanh Hải, nhà thơ người Việt Nam (s. 1930)
1984 – Jan Peerce, người Mỹ và diễn viên người Mỹ (sinh năm 1904)
1985 – Seewoosagur Ramgoolam, bác sĩ và chính trị gia người Mauritius, Thủ tướng đầu tiên nước Mauritius (s. 1900)
1986 – Serge Lifar, vũ công múa ba lê và biên đạo múa người Nga–Pháp (s. 1905)
1989 – Edward Underdown, diễn viên người Anh (s. 1908)
1991 – Vasily Zaytsev, xạ thủ bắn tỉa Liên Xô cũ (nước Nga ngày nay) (s. 1915)
1993 – William Dale Phillips, nhà hóa học và kỹ sư người Mỹ (s. 1925)
2000 – Haris Brkić, cầu thủ bóng rổ người Bosnia–Bosnia (s. 1974)
2003 – Vincent Apap, nhà điêu khắc người Malta (s. 1909)
2003 – George Fisher, nhà vẽ tranh biếm họa người Mỹ (s. 1923)
2003 – Keith Magnuson, người chơi khúc côn cầu trên băng và huấn luyện viên người Canada (s. 1947)
2004 – Tưởng Phương Lương, phu nhân người Belarus của Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Kinh Quốc (s. 1916)
2004 – Vassal Gadoengin, nhà giáo dục và chính trị gia người Nauru (s. 1943)
2005 – Heinrich Gross, bác sĩ tâm thần người Áo (s. 1914)
2005 – Stan Leonard, tay golf người Canada (s. 1915)
2005 – William Proxmire, lính Mỹ, nhà báo và chính trị gia (s. 1915)
2005 – Darrell Russell, cầu thủ bóng đá người Mỹ (s. 1976)
2006 – Clay Regazzoni, tay đua người Thụy Sĩ (s. 1939)
2006 – Mary Stolz, nhà báo và nhà thơ người Mỹ (s. 1920)
2007 – Ryan Gracie, võ sĩ người Brasil (s. 1974)
2007 – Julia Carson, luật sư và chính trị gia người Mỹ (s. 1938)
2008 – León Febres Cordero, kỹ sư và chính trị gia người Ecuador, Tổng thống thứ 46 của Ecuador (s. 1931)
2009 – Oral Roberts, nhà truyền giáo người Mỹ, thành lập Hội Truyền giáo Oral Roberts (s. 1918)
2010 – Blake Edwards, đạo diễn, nhà sản xuất và biên kịch người Mỹ (s. 1922)
2010 – Bob Feller, cầu thủ bóng chày người Mỹ (s. 1918)
2010 – Eugene Victor Wolfenstein, nhà tâm lý học người Mỹ (s. 1940)
2011 – Bob Brookmeyer, nhà soạn nhạc người Mỹ (s. 1929)
2011 – Christopher Hitchens, nhà báo người Anh–Mỹ (s. 1949)
2012 – Konstantin Vanshenkin, nhà thơ, nhà văn Liên Xô cũ (nước Nga ngày nay) (s. 1925)
2012 – Owoye Andrew Azazi, Tổng thống Nigeria (s. 1952)
2012 – Patrick Ibrahim Yakowa, chính trị gia người Nigeria, Thống đốc thứ 18 bang Kaduna (sinh năm 1948)
2012 – Olga Zubarry, nữ diễn viên người Argentina (s. 1929)
2013 – Harold Camping, nhà truyền giáo, tác giả, phát thanh viên người Mỹ (s. 1921)
2013 – Joan Fontaine, nữ diễn viên người Mỹ gốc Anh (s. 1917)
2013 – Dyron Nix, cầu thủ bóng rổ người Mỹ (s. 1967)
2014 – Donald Metcalf, nhà sinh lý học và miễn dịch học người Úc (s. 1929)
2014 – Fausto Zapata, nhà báo, luật sư và chính trị gia người Mexico, Thống đốc bang San Luis Potosí (s. 1940)
2015 – Harry Zvi Tabor, nhà vật lí và kỹ sư người Anh–Israel (s. 1917)
2017 – Heinz Wolff, nhà khoa học người Anh gốc Đức (s. 1928)
2017 – Juma Calestous, nhà khoa học và nhà văn người Kenya (s. 1953)
Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày Tuyên ngôn Nhân quyền (Hoa Kỳ)
Ngày cải cách thứ 2 (South Carolina)
Ngày lễ bổn mạng Kitô giáo:
Drina Martyrs
Drostan (Aberdeen Breviary)
John Horden và Robert McDonald (Giáo hội Episcopal (Hoa Kỳ))
Maria Crocifissa di Rosa
Mesmin
Valerian of Abbenza
Virginia Centurione Bracelli
Phụng vụ chính thống Đông Phương
Ngày Homecoming (Alderney).
Ngày trà quốc tế
Ngày Nhà vua (Hà Lan), dời lên ngày 16 tháng 12 nếu ngày 15 là ngày chủ nhật.
Ngày Zamenhof (Ngày cộng đồng nói tiếng Quốc tế ngữ (Esperanto)). |
Ngày 16 tháng 12 là ngày thứ 350 (351 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 15 ngày trong năm.
Sự kiện
755 – Tiết độ sứ An Lộc Sơn khởi binh chống triều đình, song trên danh nghĩa tuyên bố nhận được mật chiếu của Đường Huyền Tông, khởi đầu loạn An Sử, tức ngày Giáp Tý (16) tháng 11 năm Ất Mùi.
1044 – Min Saw đăng cơ với vương hiệu Anawrahta tại Pagan, khởi đầu lịch sử nghiệm chứng được của Myanmar.
1431 – Henry VI của Anh cử hành nghi lễ đăng quang Quốc vương Pháp tại Nhà thờ Đức Bà ở Paris, Pháp.
1497 – Vasco da Gama đi vòng qua Mũi Hảo Vọng, địa điểm mà Bartolomeu Dias trước đó quyết định trở về Bồ Đào Nha.
1653 – Oliver Cromwell nhậm chức Bảo hộ công chung thân của Thịnh vượng chung Anh, Scotland và Ireland.
1740 – Quốc vương Phổ Friedrich II xâm chiếm Silesia, khởi đầu Chiến tranh Kế vị Áo.
1862 - Lực lượng của Trương Định đồng loạt tập kích các đồn Pháp tại miền Đông Nam Kỳ.
1863 – Nội chiến Hoa Kỳ: Joseph Johnston thay thế Braxton Bragg trong vai trò chỉ huy của Binh đoàn Tennessee.
1864 – Nội chiến Hoa Kỳ: Chiến dịch Franklin-Nashville – Trận Nashville – Đội quân dưới quyền tướng miền Bắc George Henry Thomas đánh bại Binh đoàn Tennessee của John Bell Hood.
1883 – Chiến tranh Pháp-Đại Nam: Quân Pháp chiếm được thành Sơn Tây từ tay Quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc.
1899 – Câu lạc bộ bóng đá A.C. Milan được thành lập bởi hai người Anh, với tên ban đầu là Milan Foot-Ball and Cricket Club.
1907 – Hạm đội Great White của Hoa Kỳ bắt đầu chuyến đi vòng quanh thế giới của mình.
1920 – Động đất với cường độ 8,5 độ Richter làm rung chuyển tỉnh Cam Túc, Trung Quốc, khiến khoảng 200 nghìn người thiệt mạng.
1941 – Thiết giáp hạm Yamato của Hải quân Đế quốc Nhật Bản được chính thức đưa vào hoạt động.
1944 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Bắt đầu Trận Ardennes giữa quân Đức Quốc xã và liên quân Anh Quốc-Hoa Kỳ.
1946 – Thái Lan gia nhập Liên Hợp Quốc.
1947 – William Shockley, John Bardeen và Walter Houser Brattain xây dựng nên transistor tiếp điểm thực tiễn đầu tiên.
1950 – Chiến tranh Triều Tiên: Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman tuyên bố tình trạng khẩn cấp sau khi quân đội Trung Quốc tham chiến cùng lực lượng Cộng sản Triều Tiên.
1989 – Các cuộc biểu tình bùng phát tại Timişoara, Romania để phản đối nỗ lực của chính quyền nhằm trục xuất mục sư bất đồng quan điểm người Hungary László Tőkés.
1991 – Kazakhstan độc lập từ Liên Xô.
1997 – Tập phim "Dennō Senshi Porigon" của Pokémon khiến 685 trẻ em Nhật Bản bị động kinh khi phát sóng trên truyền hình.
2002 – Tổ chức phi lợi nhuận Creative Commons ban hành Giấy phép Creative Commons, một giấy phép bản quyền công cộng cho phép phân phối tác phẩm của một cá nhân.
2009 – Avatar được phát hành trên phạm vi quốc tế, sau đó trở thành phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại.
Sinh
1742 – Gebhard Leberecht von Blücher, thống chế người Đức (m. 1819)
1775 – Jane Austen, tác giả người Anh (m. 1817)
1791 – Trần Thị Tuyến, phong hiệu Tam giai Trang tần, phi tần của vua Minh Mạng (m. 1852)
1819 – Nguyễn Phúc Nhu Thục, phong hiệu An Cát Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (m. 1886)
1834 – Léon Walras, nhà kinh tế học người Pháp (m. 1910)
1858 – Agnes Baden-Powell, nhà hoạt động tôn giáo người Anh (m. 1945)
1866 – Wassily Kandinsky, họa sĩ người Nga-Pháp, tức 4 tháng 12 theo lịch Julius (m. 1944)
1882 – Zoltán Kodály, nhà soạn nhạc người Hungary (m. 1967)
1901 – Margaret Mead, nhà nhân chủng học người Mỹ (m. 1978)
1902 – Rafael Alberti, nhà thơ người Tây Ban Nha (m. 1999)
1908 – Remedios Varo, họa sĩ người Tây Ban Nha-Mexico (m. 1963)
1911 – Bùi Huy Phồn, nhà thơ, nhà văn, nhà báo người Việt Nam (m. 1990)
1917 – Arthur C. Clarke, tác giả người Anh (m. 2008)
1932 – Rodion Shchedrin, nghệ sĩ piano và nhà soạn nhạc Liên Xô và Nga
1959 – Tuấn Vũ, ca sĩ người Mỹ gốc Việt
1962 – Maruschka Detmers, diễn viên người Đức
1962 – La Gia Lương, diễn viên người Hồng Kông
1969 – Adam Riess, nhà vật lý học thiên thể người Đức, đoạt giải Nobel Vật lý
1970 – Kanō Yasuhiro, mangaka người Nhật Bản
1985 – Tachibana Keita, ca sĩ người Nhật Bản (W-inds.)
1987 – Mame Biram Diouf, cầu thủ bóng đá người Senegal
1988 – Mats Hummels, cầu thủ bóng đá người Đức
1988 – Anna Popplewell, diễn viên người Anh
Mất
401 – Giáo hoàng Anastasiô I
705 – Võ Tắc Thiên, hoàng hậu và thái hậu của triều Đường, hoàng đế triều Võ Chu, tức ngày 26 tháng 11 năm Ất Tị (s. 625)
1325 – Charles, Bá tước xứ Valois, vương tử nước Pháp (s. 1270)
1308 – Trần Nhân Tông, hoàng đế thứ ba của Nhà Trần, Anh hùng dân tộc Việt Nam, tức 3 tháng 11 âm lịch năm Mậu Thân (s. 1258)
1598 – Yi Sun-sin, đô đốc người Triều Tiên (s. 1545)
1687 – William Petty, nhà khoa học, nhà triết học người Anh (s. 1623)
1774 – François Quesnay, nhà kinh tế học người Pháp (s. 1694)
1897 – Alphonse Daudet, tác gia người Pháp (b. 1840)
1921 – Camille Saint-Saëns, nhà soạn nhạc người Pháp (s. 1835)
1927 – Robert von Massow, tướng lĩnh người Đức (s. 1839)
1950 – Thôi Hữu, nhà thơ, nhà báo người Việt Nam (s. 1914)
1963 – La Vinh Hoàn, tướng lĩnh người Trung Quốc (s. 1902)
1965 – William Somerset Maugham, tác gia và nhà biên kịch người Pháp (s. 1874)
1975 – Khang Sinh, chính khách người Trung Quốc (s. 1898)
1980 – Harland Sanders, doanh nhân người Mỹ, sáng lập KFC (s. 1890)
2009 – Yegor Timurovich Gaidar, nhà kinh tế và chính trị người Nga, Thủ tướng Nga (s. 1956)
2010 – Trần Văn Giàu, nhà hoạt động chính trị, sử gia người Việt Nam (s. 1911)
Những ngày lễ và kỷ niệm
Quốc khánh (Ấn Độ)
Quốc khánh (Bangladesh) |
Ngày 17 tháng 12 là ngày thứ 351 (352 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 14 ngày trong năm.
Sự kiện
1538 – Giáo hoàng Phaolô III rút phép thông công Quốc vương Henry VIII của Anh.
1577 – Francis Drake bắt đầu đi thuyền từ Plymouth, Anh trong một sứ mệnh bí mật nhằm khám phá vùng bờ biển Thái Bình Dương của châu Mỹ cho Nữ vương Elizabeth I của Anh.
1637 – Một số nông dân là tín hữu Ki-tô giáo ở Nhật Bản bắt đầu tiến hành cuộc khởi nghĩa Shimabara.
1777 – Pháp chính thức công nhận Hoa Kỳ.
1807 – Napoleon Bonaparte ban chiếu chỉ Milan, xác nhận Hệ thống phong tỏa Lục địa.
1819 – Simón Bolívar tuyên bố nền độc lập của Đại Colombia tại Angostura thuộc Venezuela ngày nay.
1862 – Nội chiến Hoa Kỳ: Tướng Ulysses Simpson Grant ra sắc lệnh trục xuất người Do Thái ra khỏi nhiều nơi ở Tennessee, Mississippi, và Kentucky.
1865 – Giao hưởng số 8 của Franz Schubert được trình diễn lần đầu tiên.
1892 – Tạp chí Vogue được phát hành lần đầu tiên.
1935 – Máy bay chở khách Douglas DC-3 có chuyến bay đầu tiên.
1938 – Nhà hóa học người Đức Otto Hahn khám phá ra phản ứng phân hạch hạt nhân của nguyên tố urani nặng, nền tảng khoa học và kỹ thuật của năng lượng hạt nhân.
1947 – Máy bay ném bom chiến lược Boeing B-47 Stratojet tiến hành chuyến bay đầu tiên.
1969 – Không quân Hoa Kỳ kết thúc chương trình nghiên cứu của mình về vật thể bay không xác định.
2010 – Người bán hàng dạo Mohamed Bouazizi tự thiêu, hành động này khởi nguồn cho Cách mạng Tunisia.
Sinh
1770 – Ludwig van Beethoven, nhà soạn nhạc người Đức (m. 1827)
1778 – Humphry Davy, nhà hóa học và vật lý học người Anh (m. 1829)
1797 – Joseph Henry, nhà vật lý học người Mỹ (m. 1878)
1829 – Friedrich Franz von Waldersee, sĩ quan quân đội người Đức (m. 1902)
1842 – Sophus Lie, nhà toán học người Na Uy (m. 1899)
1851 – Otto Schott, nhà hóa học người Đức (m. 1935)
1891 – Hồ Thích, triết học gia, tư tưởng gia, giáo dục gia người Trung Quốc (m. 1962)
1892 – Phạm Quỳnh, chính trị gia triều Nguyễn Việt Nam (m. 1945)
1898 – Nguyễn Thế Truyền, nhà hoạt động chính trị người Việt Nam (m. 1969)
1905 – Simo Hayha, xạ thủ bắn tỉa người Phần Lan (m. 2002)
1908 – Willard Libby, nhà hóa học người Mỹ, đoạt giải Nobel (m. 1980)
1912 – Bàng Bá Lân, nhà thơ, nhà giáo, nhà nhiếp ảnh người Việt Nam (m. 1988)
1925 – Nguyễn Từ Chi, nhà dân tộc học người Việt Nam (m. 1995)
1926 – José Lutzenberger, nhà môi trường học người Brasil (m. 2002)
1926 – Bùi Giáng, nhà thơ, dịch giả và là nhà nghiên cứu văn học người Việt Nam (m. 1988)
1927 – Hoàng Tụy, nhà toán học người Việt Nam.
1933 – Triều Dâng, nhạc sĩ người Việt Nam
1935 - Trần Văn Nhựt, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (Mất 2015)
1936 – Giáo hoàng Phanxicô
1949 – Sotiris Kaiafas, cầu thủ bóng đá người Síp
1961 – Mansoor Al-Jamri, nhà báo và tác gia người Bahrain
1972 – Laurie Holden, diễn viên người Mỹ
1975 – Milla Jovovich, diễn viên người Ukraina
1977 – Oksana Fyodorova, người mẫu, diễn viên và ca sĩ người Nga, Hoa hậu Hoàn vũ
1978 – Manny Pacquiao, võ sĩ quyền Anh và chính trị gia người Philippines
1981 – Tim Wiese, cầu thủ bóng đá người Đức
1982 – Boubacar Sanogo, cầu thủ bóng đá người Bờ Biển Ngà
1984 – Hà Anh Tuấn, ca sĩ Việt Nam
1987 – Bradley Manning, binh sĩ người Mỹ
1988 – Takanashi Rin, diễn viên người Nhật Bản
1991 – Nadech Kugimiya, diễn viên người Thái Lan
1998 – Martin Ødegaard, cầu thủ bóng đá người Na Uy
2007 – James, thành viên vương thất Anh
Mất
1187 – Giáo hoàng Grêgôriô VIII (s. 1100)
1273 – Rumi, luật gia, thần học gia, thi nhân người Ba Tư (s. 1207)
1830 – Simón Bolívar, thủ lĩnh quân sự và chính trị gia người Venezuela (s. 1783)
1860 – Désirée Clary, vương hậu người Pháp của Quốc vương Karl XIV Johan của Thụy Điển (s. 1777)
1881 – Lewis Henry Morgan, nhà lý luận xã hội học người Mỹ (s. 1818)
1899 – Nguyễn Phúc Đoan Trinh, phong hiệu Phú Mỹ Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (s. 1821)
1907 – William Thomson, nhà vật lý người Ireland (s. 1824)
1933 – Thổ-đan Gia-mục-thố, Đạt-lại Lạt-ma thứ 13 của Tây Tạng (s. 1876)
1947 – Johannes Nicolaus Brønsted, nhà lý-hóa người Đan Mạch (s. 1879)
1964 – Victor Francis Hess, nhà vật lý học người Mỹ gốc Áo, đoạt giải Nobel (s. 1883)
1967 – Harold Holt, thủ tướng người Úc (s. 1908)
1978 – Thanh Lãng, linh mục, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu văn học người Việt Nam (s. 1924)
1986 – Guillermo Cano Isaza, nhà báo người Colombia (s. 1925)
1991 – Aida Mitsuo, nhà thơ người Nhật (s. 1924)
1999 – Văn Phụng nhạc sĩ người Việt Nam-Mỹ (s. 1930)
2009 – Jennifer Jones, diễn viên người Mỹ (s. 1919)
2011 – Cesária Évora, ca sĩ người Cape Verde (s. 1941)
2011 – Kim Jong-il, chính trị gia người Triều Tiên, Lãnh tụ Triều Tiên (s. 1942)
Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày Quốc tế Chấm dứt bạo lực đối với người bán dâm |
Ngày 18 tháng 12 là ngày thứ 352 (353 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 13 ngày trong năm.
Sự kiện
218 TCN – Chiến tranh Punic lần thứ hai: Quân Carthago dưới quyền Hannibal giành thắng lợi trước quân La Mã trong trận chiến Trebia.
617 – Sau khi đánh chiếm được thành Trường An, Lý Uyên dựng Đại vương Dương Hựu làm hoàng đế của triều Tùy ở Thiên Hưng điện, diêu tôn Tùy Dạng Đế là Thái thượng hoàng, tức ngày Nhâm Tuất tháng 11 năm Đinh Sửu.
757 – Sau một thời gian lánh nạn loạn An Sử, Đỗ Phủ trở về kinh thành Trường An để làm quan trong triều đình của Đường Huyền Tông.
1271 – Đại hãn Hốt Tất Liệt cải quốc hiệu từ "Đại Mông Cổ Quốc" thành "Đại Nguyên", chính thức khởi đầu triều Nguyên.
1642 – Abel Tasman trở thành người châu Âu đầu tiên đặt chân lên New Zealand.
1777 – Hoa Kỳ tổ chức Lễ Tạ ơn đầu tiên nhằm kỷ niệm chiến thắng trước tướng Anh Quốc John Burgoyne trong Trận Saratoga hồi tháng 10.
1787 – New Jersey trở thành bang thứ ba phê chuẩn Hiến pháp Hoa Kỳ.
1886 – Khởi nghĩa Ba Đình: Quân đội Pháp vây hãm và tiến đánh căn cứ Ba Đình ở Thanh Hóa, Trung Kỳ.
1892 – Kẹp Hạt Dẻ của Tchaikovsky được công diễn lần đầu tại Sankt-Peterburg, Nga.
1916 – Chiến tranh thế giới thứ nhất: trận Verdun kết thúc với thắng lợi của Pháp, song cả hai bên tham chiến là Pháp và Đức đều chịu tổn thất nặng nề.
1956 – Nhật Bản gia nhập Liên Hợp Quốc.
1964 - Tướng Nguyễn Khánh thành lập Hội đồng Quân lực, dọn đường cho phe quân nhân can thiệp vào chính phủ dân sự của Thủ tướng Trần Văn Hương thời Việt Nam Cộng hòa.
1972 – Chiến tranh Việt Nam: Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ tiến hành Chiến dịch Linebacker II, ném bom miền Bắc Việt Nam, sau khi các cuộc thương thảo hòa bình với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tan vỡ vào ngày 13.
1978 – Dominica gia nhập Liên Hợp Quốc.
1979 – Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Công ước loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ.
1987 – Larry Wall phát hành phiên bản đầu tiên của ngôn ngữ lập trình Perl.
1989 – Cộng đồng Kinh tế châu Âu và Liên Xô ký kết một thỏa thuận về hợp tác mậu dịch, thương mại và kinh tế.
1997 – W3C phát hành HTML 4.0.
2019 – Tổng thống Donald Trump bị Hạ viện Hoa Kỳ luận tội, trở thành Tổng thống Hoa Kỳ thứ ba bị luận tội trong lịch sử.
2022 - Đội tuyển bóng đá quốc gia Argentina vô địch Fifa World Cup 2022
Sinh
1021 – Vương An Thạch, chính trị gia, tác gia triều Bắc Tống tại Trung Quốc (m. 1086)
1661 – Christopher Polhem, nhà khoa học, nhà phát minh người Thụy Điển (m. 1751)
1707 – Charles Wesley, nhà soạn nhạc người Anh (d. 1788)
1811 – Nguyễn Văn Giao, quan lại triều Nguyễn, (m. 1863)
1829 – Wilhelm xứ Baden, tướng lĩnh và chính trị gia người Đức (m. 1897)
1835 – Nguyễn Phúc Nhàn Tuệ, phong hiệu Mỹ Thuận Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (m. 1863)
1850 – Kurt von Sperling, sĩ quan quân đội người Đức (m. 1914)
1852 – Karl von Plettenberg, tướng lĩnh người Đức (m. 1938)
1856 – Joseph John Thomson, nhà vật lý học người Anh, đoạt giải Nobel (m. 1940)
1863 – Franz Ferdinand, thái tử của Đế quốc Áo-Hung (m. 1914)
1878 – Iosif Vissarionovich Stalin, lãnh tụ người Liên Xô, dân tộc Gruzia, tức 6 tháng 12 theo lịch Julius (m. 1953)
1879 – Paul Klee, họa sĩ Thụy Sĩ (m. 1940)
1882 – Thái Ngạc, quân phiệt người Trung Quốc, tức 9 tháng 11 năm Nhâm Ngọ (m. 1916)
1913 – Willy Brandt, chính trị gia người Đức, Thủ tướng Đức, đoạt giải Nobel (m. 1992)
1921 – Yury Vladimirovich Nikulin, Diễn viên người Liên Xô và Nga (m. 1997)
1928 - Chương Dzềnh Quay, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa
1931 – Allen Klein, người đại diện tài năng và doanh nhân người Mỹ (d. 2009)
1932 – Băng Sơn, nhà văn người Việt Nam (m. 2010).
1935 – Jacques Pépin, đầu bếp và tác gia người Pháp-Mỹ
1939 – Harold E. Varmus, nhà khoa học người Mỹ, đoạt giải Nobel
1940 – Lôi Phong, chiến sĩ người Trung Quốc (m. 1962)
1941 - Nhạc sĩ Dzũng Chinh (m. 1969)
1943 – Keith Richards, ca sĩ-người viết ca khúc, tay chơi guitar, nhà sản xuất và Diễn viên người Anh (The Rolling Stones)
1946 – Steven Spielberg, đạo diễn phim người Mỹ
1947 – Ikeda Riyoko, mangaka người Nhật Bản
1952 – Krystyna Janda, Diễn viên người Ba Lan
1963 – Brad Pitt, Diễn viên người Mỹ
1964 – Stone Cold Steve Austin, đô vật Wrestling chuyên nghiệp người Mỹ
1966 – Gianluca Pagliuca, Italian footballer
1969 – Santiago Cañizares, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha
1969 – Hoài Linh, Diễn viên hài kịch người Việt Nam
1970 – Rob Van Dam, đô vật Wrestling chuyên nghiệp người Mỹ
1971 – Arantxa Sánchez Vicario, vận động viên quần vợt người Tây Ban Nha
1974 – Moatassem Gaddafi, sĩ quan quân đội người Libya (m. 2011)
1975 – Sia Furler, ca sĩ-người viết ca khúc người Úc
1980 – Christina Aguilera, ca sĩ người Mỹ
1987 – Ayaka, ca sĩ người Nhật Bản
1988 – Noo Phước Thịnh, ca sĩ, nam Diễn viên người Việt Nam
1992 – Bridgit Mendler, nữ Diễn viên, ca sĩ người Mỹ
2000 – Korapat Kirdpan, nam diễn viên người Thái Lan
2001 – Billie Eilish, nữ ca sĩ người Mỹ.
Mất
1737 – Antonio Stradivari, nghệ nhân sản xuất đàn người Ý (s. 1644)
1829 – Jean-Baptiste Lamarck, nhà sinh vật học người Pháp (s. 1744)
1880 – Michel Chasles, nhà toán học người Pháp (s. 1793)
1886 – Leopold Hermann von Boyen, tướng lĩnh quân đội người Đức (s. 1811)
1888 – Nguyễn Phúc Miên Chí, tước phong Vĩnh Lộc Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1836)
1932 – Eduard Bernstein, chính trị gia người Đức (s. 1850)
1971 – Aleksandr Tvardovsky, tác gia tại Liên Xô (s. 1910)
1980 – Aleksey Kosygin, chính trị gia tại Liên Xô (s. 1904)
1982 – Hans-Ulrich Rudel, phi công người Đức (s. 1916)
1985 – Xuân Diệu, nhà thơ người Việt Nam (s. 1916)
1991 – Phan Trọng Tuệ, tướng lĩnh người Việt Nam (s. 1917)
2006 – Joseph Barbera, họa sĩ biếm hoạ người Mỹ (s. 1911)
2006 – Joseph Barbera, nhà làm phim hoạt hình người Mỹ (s. năm 1911)
2008 - Nguyễn Hữu Tần, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (Sinh 1930)
2008 – W. Mark Felt, điệp viên người Mỹ (s. 1913)
2011 – Václav Havel, chính trị gia người Séc, Tổng thống Cộng hòa Séc (s. 1936)
2017 – Kim Jonghyun, thành viên nhóm nhạc SHINee (s. 1990).
Những ngày lễ và kỷ niệm
Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"
Ngày Người di cư Quốc tế (International Migrants Day) |
Ngày 19 tháng 12 là ngày thứ 353 (354 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 12 ngày trong năm.
Sự kiện
211 – Đồng hoàng đế La Mã Publius Septimius Geta bị anh là Đồng hoàng đế Caracalla ám sát.
324 – Licinius thoái vị Hoàng đế La Mã.
930 – Mã Hy Thanh tập vị cai trị nước Sở, tuyên bố bỏ 'kiến quốc', phục phép chế 'trấn', tức ngày Bính Tuất (27) tháng 11 năm Canh Dần.
1154 – Henry II tiến hành lễ đăng quang quốc vương Anh tại Tu viện Westminster, Luân Đôn.
1916 – Chiến tranh thế giới thứ nhất: Trận Verdun kết thúc với việc Quân đội Pháp giành chiến thắng trước Quân đội Đức song phải chịu thiệt hại nặng nề.
1946 – Chiến tranh Đông Dương chính thức bùng nổ, Hồ Chí Minh viết lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
1961– Ấn Độ thôn tính Daman và Diu, một phần của Ấn Độ thuộc Bồ Đào Nha.
1963 – Zanzibar giành được độc lập từ Anh Quốc, trở thành một quốc gia quân chủ lập hiến dưới quyền cai trị của Sultan Jamshid bin Abdullah.
1980 – Thông tấn xã Yonhap được thành lập, hiện là thông tấn xã lớn nhất của Hàn Quốc.
1984 – Tuyên bố chung Trung-Anh được ký kết tại Bắc Kinh giữa Đặng Tiểu Bình và Margaret Thatcher, nói rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ khôi phục quyền chủ quyền đối với Hồng Kông và việc Anh Quốc hoàn trả Hồng Kông cho Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 1997.
1986 – Nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Sergeyevich Gorbachyov giải thoát Andrei Dmitrievich Sakharov và vợ khỏi hình phạt Lưu đày tại Nizhny Novgorod.
1991 - Cộng hòa Serbia Krajina tuyên bố thành lập trên lãnh thổ Croatia (bị xóa sổ năm 1995)
1997 – Chuyến bay 185 của SilkAir rơi xuống sông Musi trên đảo Sumatra ở Indonesia, khiến 104 người thiệt mạng.
1998 – Tổng thống Bill Clinton bị Hạ viện Hoa Kỳ luận tội, trở thành Tổng thống Hoa Kỳ thứ nhì bị luận tội trong lịch sử.
2012 – Park Geun-hye trở thành người phụ nữ đầu tiên được bầu làm Tổng thống Hàn Quốc.
Ngày sinh
1594 – Gustav II Adolf, quốc vương của Thụy Điển, tức 9 tháng 12 theo lịch Julius (m. 1632)
1742 – Carl Wilhelm Scheele, nhà hóa dược học người Thụy Điển, tức 9 tháng 12 theo lịch Julius (m. 1786)
1778 – Marie-Thérèse-Charlotte, công chúa, công tước phu nhân người Pháp (m. 1851)
1852 – Albert Abraham Michelson, nhà vật lý học người Mỹ gốc Phổ, đoạt giải Nobel (m. 1931)
1893 – Nguyễn Háo Vĩnh, nhà báo, nhà văn và doanh nhân người Việt Nam (m. 1941)
1896 – Vũ Đình Long, nhà viết kịch người Việt Nam (m. 1960)
1903 – George Davis Snell, nhà di truyền học người Mỹ, đoạt giải Nobel (m. 1996)
1906 – Leonid Brezhnev, lãnh tụ người Liên Xô, tức 6 tháng 12 theo lịch Julius (m. 1982)
1915 – Édith Piaf, ca sĩ, nữ diễn viên người Pháp (m. 1963)
1921 – Ngô Học Khiêm, nhà ngoại giao người Trung Quốc (m. 2008)
1929 – Lorenzo Buffon, thủ môn bóng đá người Ý
1934 – Pratibha Patil, chính trị gia người Ấn Độ, Tổng thống thứ 12 của Ấn Độ
1936 – Kim Woo Choong, doanh nhân người Hàn Quốc, sáng lập Daewoo
1938 – Karel Svoboda, nhà soạn nhạc người Tiệp Khắc và Séc (m. 2007)
1939 – Vũ Mão, chính khách, nhà thơ, nhạc sĩ người Việt Nam
1941 – Lee Myung-bak, chính trị gia người Hàn Quốc, Tổng thống thứ 10 của Hàn Quốc
1949 – Phùng Thị Lệ Lý, nhà văn người Mỹ gốc Việt
1957 – Bế Xuân Trường, tướng lĩnh người Việt Nam
1961 – Eric Allin Cornell, nhà vật lý học người Mỹ, đoạt giải Nobel
1963 – Jennifer Beals, diễn viên người Mỹ
1964 – Béatrice Dalle, diễn viên người Pháp
1967 – Criss Angel, ảo thuật gia người Mỹ
1972 – Alyssa Milano, diễn viên và ca sĩ người Mỹ
1979 – Paola Rey, diễn viên người Colombia
1980 – Jake Gyllenhaal, diễn viên người Mỹ
1985 – Gary Cahill, cầu thủ bóng đá người Anh
1985 – Tadanari Lee, cầu thủ bóng đá người Nhật Bản gốc Hàn Quốc
1986 – Ryan Babel, cầu thủ bóng đá người Hà Lan
1987 – Karim Benzema, cầu thủ bóng đá người Pháp
1988 – Alexis Sánchez, cầu thủ bóng đá người Chile
1988 – Kim Tiểu Phương, ca sĩ người Việt Nam
1989 – Yong Jun-hyung, ca sĩ và diễn viên người Hàn Quốc nhóm Highlight
1991 – Declan Galbraith, ca sĩ người Anh
Ngày mất
211 – Publius Septimius Geta, Hoàng đế La Mã (s. 189)
401 – Giáo hoàng Anastasiô I
1111 – Al-Ghazali, triết gia Hồi giáo (s. 1058)
1370 – Giáo hoàng Urbanô V (s. 1310)
1741 – Vitus Bering, nhà thám hiểm người Đan Mạch-Nga (s. 1681)
1848 – Emily Brontë, tác gia người Anh (s. 1818)
1851 – Joseph Mallord William Turner, họa sĩ người Anh (s. 1775)
1915 – Alois Alzheimer, nhà nghiên cứu thần kinh học người Đức (s. 1864)
1929 – Nguyễn Sĩ Sách, nhà hoạt động chính trị người Việt Nam (s. 1907)
1945 – Nguyễn Hữu Thị Nga, phong hiệu Huyền phi, cung phi của vua Thành Thái (s. 1881).
1953 – Robert Millikan, nhà vật lý học người Mỹ, đoạt giải Nobel (s. 1868)
1975 – Kitani Minoru, kỳ sĩ cờ vây người Nhật Bản (s. 1909)
1989 – Henry Per-Erik Theel, ca sĩ người Phần Lan (s. 1917)
1992 – Yahya Kanu, nguyên thủ quốc gia, Sierra Leone một ngày.
1996 – Marcello Mastroianni, diễn viên người Ý (s. 1924)
2000 – Son Sann, chính khách người Campuchia (s. 1911)
2004 – Herbert C. Brown, nhà hóa học người Anh-Mỹ, đoạt giải Nobel (s. 1912)
2009 – Kim Peek, nhà thông thái người Mỹ (s. 1951)
2012 – Duy Quang, ca sĩ, nhạc sĩ người Việt Nam (s. 1950)
Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày Bác Hồ kêu gọi toàn quốc kháng chiến - Việt Nam |
Ngày 20 tháng 12 là ngày thứ 354 (355 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 11 ngày trong năm.
Sự kiện
403 – Tấn An Đế sai người dâng tỉ thiện vị cho Sở vương Hoàn Huyền, kết thúc triều Đông Tấn, tức ngày Canh Thìn (20) tháng 11 năm Quý Mão.
933 – Tống vương Lý Tòng Hậu trở thành hoàng đế của Hậu Đường, ngày Tân Sửu (29) tháng 11 năm Quý Tị.
1803 – Thương vụ mua vùng đất Louisiana hoàn thành trong một buổi lễ tại New Orleans.
1860 – Nam Carolina trở thành bang đầu tiên trong số 11 bang duy trì chế độ nô lệ ly khai khỏi Hoa Kỳ.
1917 – Ủy ban Đặc biệt toàn Nga (Cheka), cơ quan mật vụ của nước Nga Xô Viết, được thành lập.
1946 – Đài Tiếng nói Việt Nam phát đi Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
1955 – Cardiff được tuyên bố là thủ đô của Wales, Anh Quốc.
1960 – Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập.
1963 – Chính phủ Việt Nam Cộng hòa thành lập tỉnh Gò Công.
1971 – Zulfikar Ali Bhutto trở thành tổng thống thứ tư của Pakistan.
1977 – Djibouti và Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc.
1987 – Phà chở khách MV Doña Paz bị đắm sau khi va chạm với một tàu chở dầu tại eo biển Tablas, Philippines, khiến khoảng 4.000 người thiệt mạng.
1989 – Hoa Kỳ đưa quân vào Panama nhằm lập đổ chính phủ của Tổng thống Manuel Noriega.
1991 – Paul Keating tuyên thệ nhậm chức thủ tướng thứ 24 của Úc sau khi đánh bại Bob Hawke trong cuộc bỏ phiếu bầu lãnh đạo Đảng Lao động Úc.
1994 – Khánh thành Nhà máy thủy điện Hòa Bình tại Việt Nam.
1995 – NATO bắt đầu sứ mạnh gìn giữ hòa bình tại Bosna và Hercegovina.
1999 – Bồ Đào Nha chuyển giao chủ quyền Ma Cao cho Trung Quốc.
2020 - Phạm Nhật Vượng của Tập đoàn Vingroup tuyên bố thành lập giải thưởng khoa học và công nghệ quốc tế hàng năm VinFuture
Sinh
1820 – Julius Heinrich von Boehn, tướng lĩnh người Đức (s. 1893)
1890 – Jaroslav Heyrovský, nhà hóa học người Séc, đoạt giải Nobel (m. 1967)
1894 – Robert Menzies, chính trị gia người Úc, thủ tướng thứ 12 của Úc (m. 1978)
1915 – Aziz Nesin, tác giả người Thổ Nhĩ Kỳ (m. 1995)
1920 - Bùi Văn Nhu, Chuẩn tướng Cảnh sát Quốc gia Việt Nam Cộng hòa (Mất 1984)
1924 – Nguyễn Đình Thi, nhà thơ người Việt Nam (m. 2003)
1927 – Kim Young-sam, chính trị gia người Hàn Quốc, tổng thống thứ 7 của Hàn Quốc
1940 – Đa Minh Mai Thanh Lương, linh mục người Việt-Mỹ
1956 – Mohamed Ould Abdel Aziz, tướng lĩnh và chính trị gia người Mauritania, Tổng thống Mauritania
1958 – Nguyễn Thị Quyết Tâm, chính trị gia người Việt Nam
1960 – Kim Ki Duk, đạo diễn người Hàn Quốc
1963 – Elena, Công chúa Tây Ban Nha
1976 – Lý Ngọc, diễn viên người Trung Quốc
1978 – Geremi Njitap, cầu thủ bóng đá người Cameroon
1980 – Ashley Cole, cầu thủ bóng đá người Anh
1980 – Martín Demichelis, cầu thủ bóng đá người Argentina
1982 – David Cook, ca sĩ-người viết ca khúc, tay chơi guitar người Mỹ
1983 – Lara Stone, người mẫu người Hà Lan
1988 – Aso Nozomi, diễn viên khiêu dâm người Nhật Bản
1990 – Joanna Noëlle Blagden Levesque, nghệ danh JoJo, ca sĩ-người viết ca khúc và diễn viên người Mỹ
1991 – Jorginho, cầu thủ bóng đá người Ý
1995 – Feliks Zemdegs, vận động viên rubik người Úc
1998 – Kylian Mbappé, cầu thủ bóng đá người Pháp
1998 - Vương Hạc Đệ, diễn viên,ca sĩ, người mẫu người Trung Quốc
Mất
217 – Giáo hoàng Đêphyrinô
1355 – Stefan Dushan, "quốc vương của người Serbia và người Hy Lạp" (m. 1308)
1590 – Ambroise Paré, thầy thuốc người Pháp (s. 1510)
1722 – Ái Tân Giác La Huyền Diệp, tức Khang Hy Đế, hoàng đế của triều Thanh, tức 13 tháng 11 năm Nhâm Dần (s. 1654)
1729 – Trịnh Cương, vị chúa thứ năm của vương tộc Trịnh cầm quyền ở miền bắc Đại Việt thời Lê Trung Hưng (s. 1686)
1873 – Nguyễn Tri Phương, danh tướng nhà Nguyễn Việt Nam, tức 1 tháng 11 năm Quý Dậu (s. 1800)
1921 – Hans Hartwig von Beseler, tướng người Đức (s. 1850)
1921 – Julius Richard Petri, nhà vi khuẩn học người Đức (s. 1852)
1929 – Émile Loubet, chính trị gia người Pháp, tổng thống thứ 8 của Pháp (s. 1838)
1937 – Erich Ludendorff, tướng người Đức (s. 1865)
1941 – Igor Severyanin, nhà thơ người Nga (s. 1887)
1954 – James Hilton, tác gia người Anh (s. 1900)
1954 – Phạm Viết Muôn, chính trị gia người Việt Nam
1961 – Earle Page, chính trị gia người Úc, thủ tướng thứ 11 của Úc (s. 1880)
1968 – John Steinbeck, nhà văn, giải thưởng Nobel người Mỹ (s. 1902)
1968 – Max Brod, tác gia, nhà soạn nhạc, nhà báo người Do Thái sinh tại Áo-Hung, sau trở thành người Israel (s. 1884)
1971 – Suzuki Shigeyoshi, cầu thủ bóng đá người Nhật Bản (s. 1902)
1982 – Arthur Rubinstein, nghệ sĩ dương cầm người Ba Lan (s. 1887)
1990 – Trần Văn Đỗ, chính trị gia người Việt Nam (s. 1903)
1996 – Carl Sagan, nhà thiên văn, nhà văn người Mỹ (s. 1934)
2009 – Brittany Murphy, diễn viên người Mỹ (s. 1977)
2012 – Duy Quang, ca sĩ và nhạc sĩ người Việt Nam-Mỹ (s. 1950)
2013 – Việt Dzũng, ca sĩ và nhạc sĩ người Việt Nam-Mỹ (s. 1958)
Ngày lễ và kỷ niệm
Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (International Human Solidarity Day) |
Ngày 21 tháng 12 là ngày thứ 355 (356 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 10 ngày trong năm.Trong tiết khí, ngày này hoặc ngày 22 tháng 12 là ngày đông chí.
Sự kiện
69 – Viện nguyên lão tuyên bố Vespasianus là Hoàng đế La Mã, vị hoàng đế cuối cùng trong năm tứ đế.
1832 – Quân Ai Cập giành thắng lợi quyết định trước quân Ottoman tại Trận Konya diễn ra tại lãnh thổ nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ.
1919 – Nhân vật vô chính phủ người Mỹ Emma Goldman bị trục xuất đến Nga.
1936 – Máy bay ném bom Ju 88 của Đức có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên.
1937 – Phim hoạt hình Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn được trình chiếu tại Los Angeles, phim đầu tiên trong loạt phim hoạt hình kinh điển của Walt Disney.
1941 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Một hiệp ước chính thức về đồng minh giữa Thái Lan và Nhật Bản được ký kết tại Wat Phra Kaew, Thái Lan.
1944 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Trận chiến vịnh Ormoc tại Philippines kết thúc với thắng lợi của Quân đội Hoa Kỳ trước Quân đội Nhật Bản.
1949 – Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô ra nghị quyết hình thành Giải thưởng Quốc tế Stalin vì sự củng cố hòa bình giữa các dân tộc
1995 – Quyền kiểm soát thành phố Bethlehem được Israel chuyển giao cho Chính quyền Quốc gia Palestine
Sinh
1804 – Benjamin Disraeli, chính trị gia người Anh, Thủ tướng Anh Quốc (m. 1881)
1833 – Walther Bronsart von Schellendorff, tướng lĩnh người Đức (m. 1914)
1897 – Iosif Stalin (sinh nhật chính thức), lãnh đạo Liên Xô (m. 1953)
1896 – Konstantin Rokossovsky, tướng lĩnh người Ba Lan-Liên Xô, tức ngày 3 tháng 12 theo lịch Julius (m. 1968)
1917 – Heinrich Böll, nhà văn người Đức, đoạt giải Nobel (m. 1985)
1918 – Kurt Waldheim, chính trị gia người Áo, Tổng thống thứ 9 của Áo, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (m. 2007)
1936 - Hùng Cường (nghệ sĩ)
1937 – Jane Fonda, diễn viên người Mỹ
1932 - Dư Quốc Đống, Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (Mất 2008)
1940 – Frank Zappa, nhạc sĩ người Mỹ (m. 1993)
1942 – Hồ Cẩm Đào, chính trị gia người Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc
1944 – Trịnh Tiêu Du, nhà ngoại giao người Trung Quốc (m. 2007)
1944 – Hwang Jeong-ri, võ sư và diễn viên người Hàn Quốc
1947 – Ngô Văn Dụ, chính trị gia người Việt Nam
1948 – Samuel L. Jackson, diễn viên người Mỹ
1953 – Nguyễn Tấn Quyên, chính trị gia người Việt Nam
1954 – Chris Evert, vận động viên quần vợt người Mỹ
1966 – Kiefer Sutherland, tác gia, đạo diễn và nhà sản xuất người Anh-Canada
1967 – Mikhail Saakashvili, chính trị gia người Gruzia, tổng thống thứ ba của Gruzia
1969 – Julie Delpy, diễn viên, người mẫu, đạo diễn, và nhà biên kịch người Pháp-Mỹ
Mất
72 – Tôma Tông đồ (s. 1 CN)
1375 – Giovanni Boccaccio, tác gia và thi nhân người Ý (s. 1313)
1576 – Gerolamo Cardano, nhà toán học, thầy thuốc, nhà chiêm tinh học người Ý (s. 1501)
1807 – John Newton, chiến binh và tu sĩ người Anh (s. 1725)
1839 – Anrê Dũng Lạc, linh mục Công giáo Rôma người Việt Nam (s. 1795)
1873 – Francis Garnier, nhà thám hiểm người Pháp (s. 1839)
1937 – Frank Billings Kellogg, chính trị gia người Mỹ, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đoạt giải Nobel Hòa bình (s. 1856)
1939 – Wen Ho Lee, nhà khoa học và gián điệp người Mỹ gốc Đài Loan
1940 – F. Scott Fitzgerald, nhà văn người Mỹ (s. 1896)
1945 – George S. Patton, tướng lĩnh người Mỹ (s. 1885)
1967 – Nam Trân, nhà thơ người Việt Nam (s. 1907)
1968 – Vittorio Pozzo, huấn luyện viên bóng đá người Ý (s. 1886)
1992 – Quách Tấn, nhà thơ người Việt Nam (s. 1910)
2005 – Viễn Phương, nhà thơ người Việt Nam (s. 1928)
2006 – Saparmurat Niyazov, tổng thống đầu tiên của Turkmenistan (s. 1940)
2009 – Christos Lambrakis, doanh nhân người Hy Lạp (s. 1934)
2009 – Edwin G. Krebs, nhà hóa sinh học người Mỹ (s. 1918)
2010 – Enzo Bearzot, HLV người Ý - vô địch WC 1982 (s. 1927) |
Ngày 22 tháng 12 là ngày thứ 356 (357 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 9 ngày trong năm. Trong tiết khí, ngày này hoặc ngày 21 tháng 12 là ngày đông chí.
Sự kiện
69 – Hoàng đế La Mã Vitellius bị bắt giữ và xử tử tại Bậc thang Gemoniae tại thành La Mã.
880 – Quân khởi nghĩa Hoàng Sào đánh chiếm đông đô Lạc Dương của triều Đường, Đông đô lưu thủ Lưu Doãn Chương suất bá quan nghênh yết, tức ngày Đinh Mão (17) tháng 11 năm Canh Tý.
1788 – Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà để giao chiến với quân Thanh, lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung, tức ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân
1808 – Ludwig van Beethoven chỉ huy và biểu diễn tại Nhà hát Wien ở thủ đô Đế quốc Áo trong lần trình diễn đầu tiên các nhạc phẩm của ông: bản giao hưởng số 5, bản giao hưởng số 6, Concerto Piano số 4 (Beethoven tự trình diễn) và Huyễn tưởng khúc Hợp xướng (Beethoven chơi piano).
1885 – Itō Hirobumi, một samurai, trở thành Thủ tướng Nhật Bản đầu tiên.
1891 – 323 Brucia trở thành tiểu hành tinh được khám phá bằng việc sử dụng ảnh chụp.
1894 – Vụ Dreyfus bắt đầu tại Pháp khi Alfred Dreyfus bị kết án sai về tội mưu phản.
1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Adolf Hitler ký lệnh phát triển Tên lửa V-2 như một loại vũ khí.
1944 – Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam, được thành lập tại Cao Bằng.
1964 – Lockheed SR-71 Blackbird (Blackbird) có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên tại Palmdale, California.
1974 – Đa số cử tri ba hòn đảo Grande Comore, Anjouan và Mohéli bỏ phiếu thuận để hình thành quốc gia Comoros từ Pháp, đa số cử tri đảo Mayotte bỏ phiếu chống.
1978 – Hội nghị toàn thể lần thứ ba của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 11 bế mạc tại Bắc Kinh. Từ đó, dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc bắt đầu tiến theo con đường cải cách khai phóng.
1989 – Lãnh tụ Cộng sản Romania Nicolae Ceauşescu bị Ion Iliescu lật đổ sau nhiều ngày chạm trán đẫm máu. Nhà độc tài bị phế truất cùng phu nhân trốn khỏi thủ đô bằng một chiếc máy bay lên thẳng.
1990 – Quần đảo Marshall và Liên bang Micronesia giành được độc lập cuối cùng sau khi chấm dứt ủy trị
1991 – Các nhóm đối lập có vũ trang tiến hành một cuộc đảo chính quân sự chống lại Tổng thống Gruzia Zviad Gamsakhurdia
2010 – Tổng thống Hoa Kỳ ký thành luật về việc bãi bỏ chính sách Không hỏi, không nói, một chính sách nhằm cấm người đồng tính luyến ái công khai phục vụ trong Quân đội Hoa Kỳ.
2018 - Giáo phận Hà Tĩnh được thành lập
Sinh
244 – Diocletianus, hoàng đế La Mã (m. 311)
1130 – Tế Công, tức Lý Tu Duyên Là Tu Sĩ Người Trung Quốc
1300 – Hòa Thế Lạt, tức Nguyên Minh Tông hay Hốt Đô Đốc hãn, hoàng đế triều Nguyên và đại khả hãn Đế quốc Mông Cổ, tức ngày Nhâm Tý (11) tháng 11 năm Canh Tý
1483 – Mạc Thái Tổ, vua sáng lập nhà Mạc (tức 23 tháng 11 năm Quý Mão) (m. 1541)
1639 – Jean Racine, nhà viết kịch người Pháp (m. 1699)
1799 – Carlo Ludovico, quốc vương người Ý (m. 1883)
1822 – Georg Demetrius von Kleist, tướng lĩnh người Đức (m. 1886)
1823 – Jean-Henri Fabre, nhà sinh học người Pháp (m. 1915)
1856 – Frank Billings Kellogg, chính trị gia người Mỹ, đoạt giải Nobel Hòa bình (m. 1937)
1858 – Giacomo Puccini, nhà soạn nhạc người Ý (m. 1924)
1870 – Nguyễn Hữu Thị Nhàn, tôn hiệu Khôn Nguyên Hoàng thái hậu, chính thất của vua Đồng Khánh (m. 1935).
1878 – Cao Ngọc Anh, nhà thơ người Việt Nam (m. 1970)
1883 – Edgard Varèse nhà soạn nhạc người Pháp-Mỹ (m. 1965)
1887 – Srinivasa Ramanujan, nhà toán học người Ấn Độ (m. 1920)
1890 – Cao Văn Lầu, nhạc sĩ người Việt Nam (m. 1976)
1906 – Nguyễn Văn Hưởng, thầy thuốc và chính trị gia người Việt Nam (m. 1998)
1920 – Trần Công An, sĩ quan quân đội người Việt Nam (m. 2008)
1922 – Chu Văn, nhà văn người Việt Nam (m. 1994)
1935 – Huy Thục, nhạc sĩ và sĩ quan quân đội người Việt Nam
1940 – Cao Văn Phường, nhà giáo người Việt Nam
1940 – Luis Francisco Cuéllar, chính trị gia người Colombia (m. 2009)
1943 – Paul Wolfowitz, chính trị gia người Mỹ
1948 – Martin Yan, đầu bếp người Mỹ gốc Trung Quốc
1949 – Maurice Gibb, ca sĩ-người viết ca khúc và nhà sản xuất người Anh (m. 2003)
1949 – Robin Gibb, ca sĩ-người viết ca khúc và nhà sản xuất người Anh (m. 2012)
1955 – Thomas Südhof, nhà hóa sinh học người Đức-Mỹ, đoạt giải Nobel Y học
1960 – Chu Hoa Kiện, ca sĩ và diễn viên người Hồng Kông-Đài Loan
1960 – Hirai Kazuo, doanh nhân người Nhật Bản
1962 – Ralph Fiennes, diễn viên người Anh
1963 – Giuseppe Bergomi, cầu thủ bóng đá người Ý
1972 – Vanessa Paradis, ca sĩ người Pháp
1979 – Hanyu Naotake, cầu thủ bóng đá người Nhật Bản
1983 – Jennifer Hawkins, người mẫu người Úc, Hoa hậu Hoàn vũ 2004
1986 – Umar Farouk Abdulmutallab, tên khủng bố người Nigeria
1989 – Jordin Sparks, ca sĩ-người viết ca khúc và diễn viên người Mỹ
1989 – Trần Thị Thu Hà, vận động viên thể dục nhịp điệu người Việt Nam
1993 – Meghan Trainor, ca sĩ - nhạc sĩ người Mỹ
Mất
69 – Vitellius, hoàng đế của Đế quốc La Mã (s. 15)
1603 – Mehmed III, sultan của Đế quốc Ottoman (s. 1566)
1641 – Maximilien I de Béthune, quý tộc và chính trị gia người Pháp (s. 1559)
1867 – Jean-Victor Poncelet, nhà toán học người Pháp (s. 1788)
1870 – Gustavo Adolfo Bécquer, nhà thơ, nhà văn người Tây Ban Nha (s. 1836)
1880 – George Eliot, nhà văn người Anh (s. 1819)
1902 – Richard von Krafft-Ebing, nhà tâm thần học người Đức-Áo (s. 1840)
1915 – Otto von Emmich, tướng lĩnh người Đức (s. 1848)
1936 – Nikolai Alekseyevich Ostrovsky, nhà văn tại Liên Xô (s. 1904)
1949 – Võ Liêm Sơn, nhà giáo, nhà văn, nhà hoạt động chính trị người Việt Nam (s. 1888)
1984 – Nguyễn Hiến Lê, nhà văn, nhà ngôn ngữ học người Việt Nam (s. 1912)
1989 – Samuel Beckett, nhà văn người Ireland, đoạt giải Nobel (s. 1906)
1995 – James Meade, nhà kinh tế học người Anh, đoạt giải Nobel (s. 1907)
2009 – Luis Francisco Cuéllar, chính trị gia người Colombia (s. 1940)
2020 – Lam Phương, nhạc sĩ người Việt Nam (s. 1937).
2021 - Nguyễn Hiền, thiếu tướng người Việt Nam (s. 1930).
Những ngày lễ và kỷ niệm
1944 – Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (nay là Quân đội nhân dân Việt Nam) được thành lập
1989 – Ngày hội Quốc phòng toàn dân Việt Nam
1890 - Ngày sinh nhạc sĩ Cao Văn Lầu |
Ngày 23 tháng 12 là ngày thứ 357 (358 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 8 ngày trong năm.
Sự kiện
1404 – Minh Thành Tổ Chu Lệ ban danh "Thiên Tân", cho xây dựng nên Thiên Tân vệ, là thành thị cổ đại duy nhất ở Trung Quốc có thời gian kiến thiết được ghi chép, tức 21 tháng 11 năm Vĩnh Lạc thứ 2.
1688 – Cách mạng Vinh Quang: Quốc vương James II của Anh chạy sang Paris, Pháp sau khi bị phế truất.
1783 – George Washington từ chức Tổng tư lệnh của Lục quân Lục địa tại Annapolis, Maryland.
1898 – Lương Khải Siêu xuất bản "Thanh Nghị báo" tại Nhật Bản để ủng hộ Quang Tự đế và công kích Từ Hi thái hậu.
1913 – Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson ký thành luật Đạo luật Dự trữ Liên bang, hình thành nên Cục Dự trữ Liên bang.
1938 – Cá thể cá vây tay hiện đại đầu tiên được người phụ trách bảo tàng Marjorie Courtenay-Latimer phát hiện tại Nam Phi.
1941 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Sau 15 ngày giao tranh, Quân đội Nhật Bản chiếm đảo Wake từ Hoa Kỳ.
1943 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Trận sông Dniepr tại Ukraina kết thúc với thắng lợi của Liên Xô.
1947 – Linh kiện bán dẫn Tranzito được giải thích lần đầu tiên tại Phòng thí nghiệm Bell, New Jersey, Hoa Kỳ.
1948 – Bảy người Nhật Bản bị Tòa án Quân sự Quốc tế Viễn Đông kết tội phạm tội ác chiến tranh bị hành hình tại trại giam Sugamo tại Tokyo, Nhật Bản.
1958 – Tháp Tokyo khánh thành, tháp có kết cấu thép tự lực cao nhất thế giới với cao độ .
1970 – Cộng hòa Dân chủ Congo chính thức trở thành một nhà nước độc đảng.
1970 – Cử hành nghi lễ đạt đỉnh của Tháp phía Bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới tại Manhattan, New York, Hoa Kỳ với cao độ 1.368 feet (417 m), biến nó trở thành tòa nhà cao nhất thế giới đương thời.
1972 – 16 người sống sót sau Chuyến bay số 571 của Không quân Uruguay được cứu thoát sau 73 ngày, họ sống sót do ăn thịt đồng loại.
1990 – Trong một cuộc trưng cầu dân ý độc lập, 88,5% số cử tri Slovenia bỏ phiếu ủng hộ việc thoát ly khỏi Nam Tư.
2002 – Một máy bay chở khách của Ukraina bị nạn rơi xuống một thành phố ở Iran làm tất cả 46 người trên máy bay thiệt mạng.
2003 – Một vụ nổ xảy ra tại mỏ khí đốt Xuyên Đông Bắc của PetroChina, khiến ít nhất 234 người thiệt mạng và hàng nghìn người trúng độc.
Sinh
968 – Triệu Hằng, hay Tống Chân Tông, hoàng đế của triều Tống, tức 2 tháng 12 năm Mậu Thìn (m. 1022)
1513 – Thomas Smith, nhà ngại giao và học giả người Anh (m. 1577)
1605 – Chu Do Hiệu, hay Minh Hy Tông hoặc Thiên Khải Đế, hoàng đế của triều Minh, tức 14 tháng 11 năm Ất Tị (m. 1627)
1732 – Richard Arkwright, nhà tư bản công nghiệp, nhà phát minh người Anh (m. 1792)
1777 – Aleksandr I, hoàng đế của Nga, tức 13 tháng 12 theo lịch Julius (m. 1825)
1805 – Joseph Smith, lãnh tụ tôn giáo người Mỹ (m. 1844)
1810 – Edward Blyth, nhà động vật học và dược sĩ người Anh (m. 1873)
1911 – Niels Kaj Jerne, nhà sinh học người Đan Mạch, đoạt giải Nobel (m. 1994)
1918 – Helmut Schmidt, chính trị gia người Đức, Thủ tướng thứ năm của Cộng hòa Liên bang Đức
1932 – Trương Quang Ân, tướng lĩnh Quân lực Việt Nam Cộng hòa (m. 1968)
1933 – Akihito, thiên hoàng của Nhật Bản
1943 – Silvia, vương hậu của Thụy Điển
1945 – Bùi Quốc Huy, sĩ quan công an người Việt Nam
1950 – Vicente del Bosque, cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá người Tây Ban Nha
1952 – Trì Trọng Thụy, diễn viên người Trung Quốc
1962 – Trần Anh Hùng, đạo diễn người Pháp gốc Việt
1968 – Carla Bruni, người mẫu, người sáng tác bài hát, ca sĩ người Ý
1980 – Ngọc Hạ, ca sĩ người Việt Nam
1984 – Alison Sudol với nghệ danh A Fine Frenzy, ca sĩ, nhạc sĩ và nghệ sĩ piano người Mỹ
1987 – Tatana Kucharova, người đẹp của Cộng hòa Séc, Hoa hậu Thế giới 2006
1997 – Luka Jović, cầu thủ bóng đá người Serbia
Mất
1834 – Thomas Malthus, nhà nhân khẩu học, nhà kinh tế học người Anh (s. 1766)
1948 – Hirota Kōki, chính trị gia người Nhật Bản, thủ tướng thứ 32 của Nhật Bản (s. 1878)
1948 – Tōjō Hideki, tướng lĩnh và chính trị gia người Nhật Bản, thủ tướng thứ 40 của Nhật Bản (s. 1884)
1948 – Matsui Iwane, tướng lĩnh người Nhật Bản (s. 1878)
1948 – Doihara Kenji, tướng lĩnh người Nhật Bản (s. 1883)
1949 – Nguyễn Văn Trình, quan lại triều Nguyễn (s. 1872)
1953 – Lavrenty Beria, chính trị gia và tướng lĩnh tại Liên Xô (s. 1899)
1972 – Andrei Tupolev, nhà thiết kế máy bay tại Liên Xô (s. 1888)
2005 – Nguyễn Hiền (nhạc sĩ)
2005 – Diêu Văn Nguyên, nhà phê bình văn học và chính trị gia người Trung Quốc (s. 1931)
2008 – Lương Tuấn, nghệ sĩ cải lương người Việt Nam (s. 1957)
2013 – Mikhail Kalashnikov, nhà thiết kế vũ khí người Liên Xô và Nga (s. 1919)
2021 – Thanh Kim Huệ, nữ nghệ sĩ cải lương người Việt Nam (s. 1955).
Những ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 24 tháng 12 là ngày thứ 358 (359 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 7 ngày trong năm.
Sự kiện
36 – Quân chủ Thành Gia là Công Tôn Thuật tử chiến do bị trọng thương trong lúc giao chiến với quân Đông Hán, tức ngày Mậu Dần (18) tháng 11 năm Bính Thân.
502 – Lương Vũ Đế chỉ định Tiêu Thống làm trữ quân.
563 – Nhà thờ Byzantine Hagia Sophia tại Constantinopolis được khánh thành lần thứ nhì sau khi bị động đất tàn phá.
640 – Giáo hoàng Gioan IV được bầu.
759 – Đỗ Phủ đến Thành Đô.
940 – Hậu Tấn Cao Tổ Thạch Kính Đường phong Vương Diên Hy làm Mân quốc vương, tức ngày Giáp Thân (23) tháng 11 năm Canh Tý.
1144 – Thủ phủ của Bá quốc Odessa thất thủ dưới quân của Imad al-Din Zengi.
1294 – Bônifaciô VIII được bầu làm Giáo hoàng, thay thế Giáo hoàng Cêlestinô V do người này từ nhiệm.
1777 – Nhà thám hiểm James Cook phát hiện ra đảo Kiritimati, hay còn gọi là đảo Christmas.
1818 – "Đêm thánh vô cùng", bài hát Giáng Sinh của tác giả Josef Mohr và Franz Gruber lần đần tiên được biểu diễn tại một nhà thờ Áo.
1865 – Tổ chức Ku Klux Klan được thành lập tại Tennessee, Hoa Kỳ.
1914 – Chiến tranh thế giới thứ nhất: "Hưu chiến đêm Giáng sinh" bắt đầu.
1924 – Albania trở thành một nước cộng hòa.
1941 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Quân đội Nhật Bản chiếm thành phố Kuching trên đảo Borneo.
1951 – Libya độc lập từ Ý. Idris được tuyên bố là Quốc vương Libya.
1964 – Chiến tranh Việt Nam: Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tiến hành Vụ đánh bom cư xá Brinks tại Sài Gòn.
1999 – Một máy bay của Indian Airlines bị 'bắt cóc trên không phận Ấn Độ khi đang trong hành trình từ Kathmandu của Nepal đến Delhi.
2008 – Quân kháng chiến của Chúa bắt đầu tấn công một số làng tại Cộng hòa Dân chủ Congo, khiến ít nhất 400 người bị giết.
Sinh
3 TCN – Galba, hoàng đế của Đế quốc La Mã (m. 69)
1798 – Adam Mickiewicz, nhà thơ người Ba Lan (m. 1855)
1809 – Kit Carson, chiến binh người Mỹ (m. 1868)
1818 – James Prescott Joule, nhà vật lý người Anh (m. 1889)
1822 – Charles Hermite, nhà toán học người Pháp (m. 1901)
1845 – Georgios I, quốc vương của Hy Lạp (m. 1913)
1879 – Alexandrine, vương hậu của Đan Mạch (m. 1952)
1881 – Juan Ramón Jiménez, nhà văn người Tây Ban Nha, đoạt giải Nobel (m. 1958)
1886 – Michael Curtiz, đạo diễn người Hungary-Mỹ (m. 1962)
1917 – Kim Chính Thục, du kích và nhà hoạt động chính trị người Triều Tiên, phu nhân của lãnh tụ Triều Tiên Kim Nhật Thành (m. 1949)
1922 – Ava Gardner, diễn viên người Mỹ (m. 1990)
1942 – Đoàn Viết Hoạt, nhà báo và nhà hoạt động chính trị người Việt Nam
1943 – Tarja Halonen, luật sư và chính trị gia người Phần Lan, Tổng thống Phần Lan
1945 – Bạch Tuyết, ca sĩ cải lương người Việt Nam
1954 – Phạm Quý Ngọ, tướng lĩnh công an người Việt Nam.
1957 – Hamid Karzai, chính trị gia người Afghanistan, tổng thống của Afghanistan
1957 – Bàn Đức Vinh, chính trị gia người Việt Nam
1961 – Ilham Aliyev, chính trị gia người Azerbaijan, tổng thống của Azerbaijan
1968 – Choi Jin Sil, diễn viên người Hàn Quốc (m. 2008)
1969 – Pernille Fischer Christensen, đạo diễn người Đan Mạch
1970 – Amaury Nolasco, diễn viên người Mỹ
1971 – Ricky Martin, ca sĩ người Puerto Rico
1973 – Stephenie Meyer, nữ văn sĩ người Mỹ
1974 – Ryan Seacrest, người dẫn chương trình truyền hình người Mỹ
1981 – Dima Bilan, ca sĩ-người viết ca khúc và diễn viên người Nga
1981 – Lê Khánh, diễn viên người Việt Nam
1982 – Aiba Masaki, ca sĩ, diễn viên người Nhật Bản
1986 – Mori Riyo, người mẫu Nhật Bản, Hoa hậu Hoàn vũ 2007
1991 – Louis Tomlinson, ca sĩ người Anh
Mất
36 – Công Tôn Thuật, quân phiệt thời Hán, tức ngày Mậu Dần (18) tháng 11
905 – Dương Hành Mật, tiết độ sứ của triều Đường, tức ngày Canh Thìn (26) tháng 11 năm Ất Sửu (s. 852)
972 – Phạm Bạch Hổ, sứ quân người Việt Nam, tức 16 tháng 11 năm Nhâm Thân (s. 910)
1453 – John Dunstaple, nhà soạn nhạc người Anh (s. 1390)
1524 – Vasco da Gama, nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha (s. 1469)
1863 – William Makepeace Thackeray, tác gia người Anh (s. 1811)
1873 – Johns Hopkins, danh nhân, nhà hoạt động bãi nô, nhà từ thiện người Mỹ (s. 1795)
1895 – Kuno Thassilo von Auer, sĩ quan quân đội người Đức (s. 1818)
1935 – Alban Berg, nhà soạn nhạc người Áo (s. 1885)
1942 – Konstantin Dmitrievich Balmont, nhà thơ người Nga (s. 1867)
1972 – Châu Loan, ca sĩ người Việt Nam (s. 1926)
1973 – Gerard Kuiper, nhà thiên văn học người Hà Lan-Mỹ (s. 1905)
1982 – Louis Aragon, tác gia và nhà thơ người Pháp (s. 1897)
1992 – Peyo, họa sĩ truyện tranh người Bỉ (s. 1928)
1996 – Nguyễn Hữu Thọ, chính trị gia người Việt Nam (s. 1910)
1997 – Mifune Toshiro, diễn viên người Nhật Bản (s. 1920)
2008 – Harold Pinter, nhà viết kịch và đạo diễn người Anh, đoạt giải Nobel (s. 1930)
2008 – Samuel P. Huntington, nhà khoa học chính trị người Mỹ (s. 1927)
2009 – Rafael Caldera, luật sư và chính trị gia người Venezuela, tổng thống của Venezuela (s. 1916)
Những ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 25 tháng 12 là ngày thứ 359 (360 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 6 ngày trong năm.
Sự kiện
36 – Sau khi Công Tôn Thuật tử chiến vào hôm trước, Diên Sầm đầu hàng dâng Thành Đô cho quân Đông Hán, Đông Hán chiếm được đất Thục.
274 – Hoàng đế La Mã Aurelianus hạ lệnh xây một ngôi đền thờ Sol Invictus.
333 – Hoàng đế La Mã Constantinus Đại đế trao cho con út là Constans I tước Caesar.
336 - Lần đầu tiên Lễ Giáng Sinh được tiến hành tại La Mã Cổ đại theo ghi chép của các văn bản.
350 – Vetranio gặp Constantius II tại Naissus (Serbia) và bị buộc phải thoái vị (Caesar). Constantius cho phép ông tiếp tục sống như một công dân và được hưởng trợ cấp.
508 – Quốc vương của người Frank Clovis I được thanh tẩy để hiệp nhất với tín ngưỡng Ki-tô giáo tại Reims.
800 – Charlemagne đăng quang hoàng đế của Đế quốc La Mã Thần thánh tại thành La Mã.
967 – Giáo hoàng Gioan XIII phong Otto II làm đồng hoàng đế của Đế quốc La Mã Thần thánh cùng với cha.
1000 – István I thành lập nên Vương quốc Hungary, một vương quốc Kitô giáo.
1066 – Công tước xứ Normandy William đăng quang quốc vương của Vương quốc Anh tại Tu viện Westminster, Luân Đôn.
1559 – Giáo hoàng Piô IV được bầu.
1643 – Thuyền trưởng William Mynors của Công ty Đông Ấn Anh phát hiện và đặt tên cho Đảo Christmas, tức đảo Giáng Sinh, trên Ấn Độ Dương.
1868 – Tổng thống Hoa Kỳ Andrew Johnson ban lệnh ân xá vô điều kiện cho toàn thể binh sĩ của Liên minh quốc tham gia trong Nội chiến Hoa Kỳ.
1915 – Quân phiệt Thái Ngạc tuyên bố Vân Nam độc lập, khởi đầu Chiến tranh hộ quốc tại Trung Quốc.
1926 – Dụ Nhân thân vương Hirohito trở thành thiên hoàng của Nhật Bản, đặt niên hiệu là Chiêu Hòa.
1927 – Một số thành viên của Nam Đồng Thư xã thành lập nên Việt Nam Quốc dân Đảng trong một cuộc họp bí mật tại Hà Nội, Đông Dương thuộc Pháp.
1932 - Một trận động đất 7,6 độ richter ở Cam Túc, Trung Quốc.
1936 – Sự biến Tây An: Ủy viên trưởng Ủy ban quân sự Chính phủ Quốc dân- Viện trưởng Hành chính viện Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch được trả tự do và đích thân Trương Học Lương đưa ông đi máy bay về Nam Kinh.
1941 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Tổng đốc Hồng Kông Mark Aitchison Young dẫn đạo quân Anh đóng tại Bán Đảo Tử Điếm đầu hàng quân đội Nhật Bản, trận Hồng Kông kết thúc, bắt đầu thời kỳ Nhật Bản cai trị Hồng Kông.
1950 – Chiến tranh Đông Dương: Chiến dịch Trần Hưng Đạo khởi đầu khi quân Liên hiệp Pháp tiến công vào lãnh thổ do Việt Minh kiểm soát ở Vĩnh Yên-Phú Thọ.
1953 – Hoa Kỳ trao trả quyền quản trị quần đảo Amami cho Nhật Bản.
1989 – Cựu lãnh tụ cộng sản Romania Nicolae Ceauşescu cùng phu nhân là Phó thủ tướng thứ nhất Elena Ceaușescu bị kết tội tử hình trong một phiên tòa chiếu lệ và bị hành hình.
1991 – Mikhail Gorbachev từ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô. Cuộc trưng cầu dân ý tại Ukraina hoàn thành và Ukraina chính thức thoát ly Liên Xô.
2000 – Các đại diện của chính phủ Việt Nam và Trung Quốc ký kết Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ tại Bắc Kinh.
2000 – Tổng thống Nga Vladimir Vladimirovich Putin ký thành luật về việc hình thành Quốc ca Nga mới, với phần nhạc dựa theo Quốc ca Liên Xô.
2009 – Umar Farouk Abdulmutallab không thành công trong một nỗ lực khủng bố chống Hoa Kỳ trên một chuyến bay đến Detroit của hãng Northwest Airlines.
2010 – Trung Hoa Dân Quốc thành lập và sáp nhập nên các trực hạt thị Tân Bắc, Đài Trung, Đài Nam, Cao Hùng.
Sinh
6 TCN - Jesus: Nhân vật lịch sử người Do Thái, nhà thuyết giảng, người chữa lành và là người sáng lập ra Kitô giáo (m.33 SCN)
1642 - Isaac Newton, nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhà thần học và nhà giả kim người Anh (theo lịch Julius), 25 tháng 12 năm 1643 theo lịch Gregory.
1796 – Karl Friedrich von Steinmetz, quý tộc và tướng lĩnh quân đội người Đức (m. 1877)
1849 – Nogi Maresuke, tướng lĩnh quân đội người Nhật Bản, tức 11 tháng 11 năm Kỉ Dậu (m. 1912)
1876 – Muhammad Ali Jinnah, luật sư và chính trị gia người Ân Độ-Pakistan, người sáng lập nên Pakistan (m. 1948)
1876 – Adolf Otto Reinhold Windaus, nhà hóa học người Đức, đoạt giải Nobel (m. 1959)
1886 – Gotthard Heinrici, tướng lĩnh người Đức (m. 1971)
1887 – Conrad Nicholson Hilton, doanh nhân người Mỹ (m. 1979)
1899 – Humphrey Bogart, diễn viên người Mỹ (m. 1957)
1902 – Đặng Thai Mai, giáo sư, nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam
1904 – Gerhard Herzberg, nhà vật lý học và hóa học người Đức-Canada, đoạt giải Nobel (m. 1999)
1906 – Ernst Ruska, nhà hóa học người Đức, đoạt giải Nobel (m. 1988)
1918 – Anwar Al-Sadad, chính trị gia người Ai Cập, tổng thống của Ai Cập, đoạt giải Nobel (m. 1981)
1924 – Đinh Gia Khánh, nhà nghiên cứu văn hóa và văn học người Việt Nam (m. 2003)
1927 – Ram Narayan, nhạc công người Ấn Độ
1931 – Bắc Sơn, nhạc sĩ người Việt Nam
1931 – Nguyễn Thị Oanh, nhà hoạt động xã hội người Việt Nam (m. 2009)
1933 – Phan Văn Khải, chính trị gia người Việt Nam, thủ tướng của Việt Nam
1933 – Nguyễn Vĩnh Nghiệp, chính trị gia, nhà hoạt động xã hội người Việt Nam
1935 – Phạm Trọng Cầu, nhạc sĩ người Việt Nam (m. 1998)
1936 – Alexandra, thành viên vương thất Anh Quốc
1944 – Jairzinho, cầu thủ bóng đá người Brasil
1945 – Lê Văn Dũng, tướng lĩnh quân đội người Việt Nam
1949 – Nawaz Sharif, chính trị gia người Pakistan, thủ tướng của Pakistan
1964 – Gary McAllister, cầu thủ bóng đá người Anh Quốc
1971 – Dido, ca sĩ-người viết ca khúc người Anh
1976 – Tuomas Holopainen, người viết ca khúc, nhạc công, nhà sản xuất âm nhạc người Phần Lan
Mất
317 TCN – Philippos III, quốc vương của Vương quốc Macedonia (s. 358 TCN)
795 – Giáo hoàng Ađrianô I (s. 700)
824 – Hàn Dũ, quan lại nhà tư tưởng, nhà thơ triều Đường, tức 2 tháng 12 năm Giáp Thìn (s. 768)
1860 – Nguyễn Phúc Hòa Thận, phong hiệu Định Thành Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (s. 1834)
1887 – Alfred von Kaphengst, sĩ quan người Đức (s. 1828)
1888 – Friedrich August von Etzel, sĩ quan người Đức (s. 1808)
1899 – Elliott Coues nhà điểu học người Mỹ (s. 1842)
1926 – Thiên hoàng Đại Chính của Nhật Bản (s. 1879)
1977 – Charlie Chaplin, diễn viên người Anh (s. 1889)
1983 – Joan Miró, họa sĩ người Tây Ban Nha (s. 1893)
1989 – Nicolae Ceauşescu, chính trị gia người Romania (s. 1918)
1992 – Hoàng Quốc Việt, chính trị gia người Việt Nam (s. 1905)
2005 – Ngô Xuân Quýnh, cầu thủ bóng đá người Việt Nam (s. 1933)
2006 – James Brown, ca sĩ người Mỹ (s. 1933)
2010 – Carlos Andrés Pérez, chính trị gia người Venezuela, tổng thống của Venezuela (s. 1922)
Những ngày lễ và kỷ niệm
Giáng sinh |
Ngày 26 tháng 12 là ngày thứ 360 (361 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 5 ngày trong năm.
Sự kiện
887 - Berengar I được giới quý tộc Lombardia tôn làm vua của Ý. Ông lên ngôi tại Pavia.
1481 - David của Burgundy, Giám mục Utrecht, lãnh đạo một đội quân 4,000 - 5,000 người tấn công một nhóm người có vũ trang gần Utrecht. Nhóm người bị tấn công có ý định trả thù cho vụ thảm sát tại làng Westbroek gây ra bởi quân của giám mục.
1776 – Cách mạng Mỹ: Lục quân Lục địa tiến công và đánh bại lính đánh thuê Hessen trong trận Trenton tại New Jersey.
1805 – Các cuộc chiến trạnh của Napoleon: Pháp và Áo ký hòa ước Pressburg.
1860 – Trận đấu bóng đá đầu tiên giữa các câu lạc bộ diễn ra giữa Hallam F.C. và Sheffield F.C. tại Sheffield, Anh Quốc.
1871 – Công diễn tác phẩm chung đầu tiên Thespis của Gilbert và Sullivan.
1898 – Phát hiện của Marie Curie và Pierre Curie về radi được công bố cho viện Hàn lâm Khoa học Pháp.
1925 – Thổ Nhĩ Kỳ chấp nhận Lịch Gregory.
1961 – Hợp chúng quốc Ả Rập giải thể
1963 – Các nhạc phẩm "I Want to Hold Your Hand" và "I Saw Her Standing There" của The Beatles được phát hành tại Hoa Kỳ, khởi đầu hiện tượng Beatlemania ở cấp độ quốc tế.
1972 – Chiến tranh Việt Nam: Chiến dịch Linebacker II đạt đến đỉnh điểm khi Không quân Hoa Kỳ huy động 120 lần chiếc B-52 và 113 lần chiếc máy bay cường kích dồn dập tấn công liên tục với mật độ dày đặc chưa từng có vào Hà Nội, Hải Phòng và Thái Nguyên.
1982 – Trong số các nhân vật của năm của Tạp chí Time, lần đầu tiên xuất hiện một thứ không phải con người, đó là máy tính cá nhân.
1991 – Hội đồng các nước cộng hòa của Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô họp và tuyên bố Liên bang chính thức tan rã
2004 – Một trận động đất mạnh xảy ra ở đáy biển ngoài khơi phía tây đảo Sumatra gây ra một loạt các sóng thần tàn phá các khu vực nằm ven Ấn Độ Dương, khiến hơn hai trăm nghìn người thiệt mạng.
2018 – Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam ban hành thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, đánh dấu sự ra đời của chương trình giáo dục phổ thông mới.
Sinh
1194 – Frederick II, hoàng đế Đế quốc La Mã Thần thánh (m. 1250)
1536 – Lý Nhị, Nho gia người Triều Tiên (m. 1584)
1780 – Mary Somerville, tác giả khoa học và nhà bác học người Scotland (m. 1872)
1618 – Elisabeth xứ Pfalz, công chúa, triết gia và nhà thần học Calvin người Đức (m. 1680)
1756 – Bernard Germain de Lacépède, nhà tự nhiên học người Pháp (m. 1825)
1791 – Charles Babbage, nhà toán học, nhà phát minh người Anh (m. 1871)
1864 – Yun Chi-Ho, chính trị gia người Triều Tiên (m. 1945)
1867 – Phan Bội Châu, nhà hoạt động chính trị người Việt Nam (m. 1940)
1872 – Norman Angell, nhà báo, tác gia, chính trị gia người Anh, đoạt giải Nobel (m. 1967)
1893 – Mao Trạch Đông, chỉ huy quân sự, chính trị gia người Trung Quốc (m. 1976)
1934 – Lâm Đại, diễn viên người Trung Quốc (m. 1964)
1938 – Nguyễn Khôi, nhà thơ người Việt Nam
1940 – Edward C. Prescott, nhà kinh tế học người Mỹ, đoạt giải Nobel
1940 – Nguyễn Hoa Thịnh, nhà cơ học Việt Nam
1942 – Gray Davis, chính trị gia người Mỹ
1949:
José Ramos-Horta, chính trị gia người Đông Timor, tổng thống của Đông Timor, đoạt giải Nobel
Phạm Minh Tuyên, Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyên Bí Thư Tỉnh Ủy Ninh Bình. (m. 2022)
1957 – Nguyễn Thanh Sơn, chính trị gia người Việt Nam
1958 – Lý Quốc Lập, đạo diễn người Hồng Kông
1959 – Vương Lập Quân, sĩ quan công an người Trung Quốc
1962 – James Kottak, tay trống người Mỹ
1972 – Thụy Mười, diễn viên người Việt Nam
1979 – Hoắc Kiến Hoa, diễn viên, ca sĩ người Đài Loan
1982 – Oguri Shun, diễn viên, người mẫu, người Nhật Bản
1985 – Shirota Yuu, diễn viên và ca sĩ người Nhật Bản-Tây Ban Nha
1986 – Hugo Lloris, cầu thủ bóng đá người Pháp
1988 – Satoh Kayo, người mẫu và nhân vật truyền hình người Nhật Bản
1990 – Aaron Ramsey, cầu thủ bóng đá người xứ Wales
1990 – Denis Cheryshev, cầu thủ bóng đá người Nga
2005 – Lương Thị Thanh Hương, thí sinh tuần 3 tháng 3 quý 3 Đường lên Đỉnh Olympia năm 2022
Mất
268 – Giáo hoàng Điônisiô
418 – Giáo hoàng Dôsimô
865 – Hiếu Minh Trịnh Thái hậu, Hoàng thái hậu, và Thái hoàng thái hậu nhà Đường
1530 – Babur, hoàng đế của Đế quốc Mogul (s. 1483)
1684 – Chu Thị Viên, tôn hiệu Từ Mẫn Hiếu Triết Hoàng hậu, chính thất của chúa Nguyễn Phúc Tần, mẹ của Tôn Thất Hiệp (s. 1625)
1771 – Claude Adrien Helvétius, triết gia và nhà hoạt động người Pháp (s. 1715)
1895 – Oskar von Meerscheidt-Hüllessem, tướng lĩnh người Đức (s. 1825)
1889 – Helmuth von Gordon, tướng lĩnh quân đội người Đức (s. 1811)
1972 – Harry S. Truman, tổng thống Mỹ thứ 33 (s. 1884)
1945 – Duy Tân, hoàng đế thứ 11 của triều Nguyễn (s. 1900)
1999 – Shankar Dayal Sharma, tổng thống thứ 9 của Ấn Độ (s. 1918)
2006 – Gerald Ford, tổng thống Mỹ thứ 38 (s. 1913)
Ngày lễ và kỷ niệm
Boxing Day: Ngày lễ ngay sau Giáng Sinh, hay còn gọi là Giáng Sinh thứ hai. |
Ngày 27 tháng 12 là ngày thứ 361 (362 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 4 ngày trong năm.
Sự kiện
537 – Hoàng đế Đông La Mã Justinianus I và Thượng phụ Menas của Constantinopolis khánh thành Thánh đường thứ ba của Hagia Sophia sau 5 năm và 10 tháng xây dựng.
1388 – Thượng hoàng Trần Nghệ Tông lập con trai út là Trần Ngung lên ngôi (tức vua Trần Thuận Tông) sau khi phế bỏ cháu trai là Trần Phế Đế.
1722 – Ái Tân Giác La Dận Chân chính thức lên ngôi hoàng đế triều Thanh, tức Ung Chính Đế, tức ngày Tân Sửu (20) tháng 11 năm Nhâm Dần.
1845 – Trong một bài báo của mình, John L. O'Sullivan lập luận rằng Hoa Kỳ có quyền yêu sách toàn bộ Xứ Oregon "dựa trên quyền vận mệnh hiển nhiên của chúng ta".
1911 – Jana Gana Mana, nay là Quốc ca của Ấn Độ, được hát lần đầu tiên tại Hội nghị Calcutta của Đảng Quốc Đại Ấn Độ.
1922 – Tàu sân bay Hōshō của Nhật Bản được đưa vào hoạt động, là chiếc tàu sân bay đầu tiên của thế giới được thiết kế ngay từ đầu vào mục đích này được đưa vào hoạt động.
1923 – Sinh viên Daisuke Namba tiến hành một nỗ lực bất thành nhằm ám sát Hoàng thái tử Hirohito tại Tokyo.
1945 – Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế được hình thành theo một thỏa thuận được 29 quốc gia ký kết.
1949 – Hà Lan chính thức chuyển giao chủ quyền Đông Ấn Hà Lan cho Hợp chúng quốc Indonesia.
1978 - Sau khi chế độ độc tài Franco kết thúc, Quốc vương Juan Carlos I phê chuẩn Hiến pháp Tây Ban Nha, đánh dấu việc quốc gia trở thành một nền dân chủ
1979 – Quân đội Liên Xô tiến vào cung điện Tajbeg ở bên ngoài thủ đô Kabul, sát hại Chủ tịch Afghanistan Hafizullah Amin, đây được xem là mốc khởi đầu của Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan.
2001 – Hoa Kỳ công nhận quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
2007 – Cựu Thủ tướng Pakistan Benazir Bhutto bị ám sát khi tham gia một cuộc tập hợp chính trị tại Rawalpindi.
2008 – Israel bắt đầu tiến hành một chiến dịch kéo dài ba tuần tại Gaza.
2009 – Lực lượng an ninh Iran bắn vào người biểu tình phản đối kết quả bầu cử.
2020 - Lễ kỷ niệm ngày Quốc tế phòng chống dịch bệnh đầu tiên.
Sinh
1459 – Jan I Olbracht, quốc vương của Ba Lan (m. 1501)
1571 – Johannes Kepler, nhà thiên văn người Đức (m. 1630)
1654 – Jacob Bernoulli, nhà toán học người Thụy Sĩ (m. 1705)
1714 – George Whitefield, nhà thuyết giáo người Anh (m. 1770)
1717 – Giáo hoàng Pius VI
1761 – Mikhail Bogdanovich Barklay-de-Tolli, tướng lĩnh quân đội của Đế quốc Nga, tức 16 tháng 12 theo lịch Julius (m. 1818)
1773 – George Cayley, kỹ sư người Anh (m. 1857)
1796 – Karl Friedrich von Steinmetz, quý tộc và tướng lĩnh người Đức (m. 1877)
1797 – Manuela Saenz, nhà cách mạng tại Nam Mỹ (m. 1856)
1816 – Hans von Bülow, tướng lĩnh người Đức (m. 1897)
1822 – Louis Pasteur, nhà khoa học người Pháp (m. 1895)
1823 – Nguyễn Phúc Gia Tiết, phong hiệu Mỹ Ninh Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (m. 1841)
1831 – Karl von Brandenstein, tướng lĩnh người Đức (m. 1886)
1901 – Marlene Dietrich, diễn viên, ca sĩ người Đức (m. 1992)
1925 – Michel Piccoli, diễn viên người Pháp (m. 2020)
1931 – Lê Khả Phiêu, chính trị gia người Việt Nam, tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam (m. 2020)
1940 – Tôma Nguyễn Văn Tân, giám mục Công giáo người Việt Nam (m. 2013)
1943 – Lôrensô Chu Văn Minh, giám mục Công giáo người Việt Nam
1948 – Gérard Depardieu, diễn viên người Pháp
1952 – Lâm Chánh Anh, diễn viên và đạo diễn người Hồng Kông (m. 1997)
1952 – Quốc Trường, nhạc công người Việt Nam (m. 2011)
1953 – Hoàng Kim, nhà nông học người Việt Nam
1954 – Trương Chí Hiền, chính trị gia người Singapore
1961 – Guido Westerwelle, chính trị gia người Đức
1965 – Salman Khan, diễn viên người Ấn Độ
1971 – Duncan Ferguson, cầu thủ bóng đá người Anh Quốc
1984 – Gilles Simon, vận động viên quần vợt người Pháp
1988 – Taecyeon, rapper, vũ công và diễn viên người Hàn Quốc
1988 – Hayley Williams, ca sĩ-người viết ca khúc người Mỹ (Paramore)
1991 – Danny Wilson, cầu thủ bóng đá người Anh Quốc
Mất
232 – Tào Thực, văn học gia và thành viên hoàng thất triều Tào Ngụy, tức ngày Canh Dần (28) tháng 11 năm Nhâm Tý (s. 192)
418 – Giáo hoàng Dôsimô
683 – Lý Trị, tức Đường Cao Tông, hoàng đế của triều Đường, tức ngày Đinh Tị (4) tháng 12 năm Quý Mùi (s. 628)
1735 – Thanh Thế Tông Ung Chính
1890 – Karl von Prittwitz und Gaffron, tướng lĩnh người Đức (s. 1833)
1906 – Phan Thị Điều, thụy hiệu Từ Minh Huệ Hoàng hậu, phủ thiếp của vua Dục Đức, mẹ sinh của vua Thành Thái (s. 1855).
1923 – Gustave Eiffel, kĩ sư, kiến trúc sư người Pháp (s. 1832)
1925 – Sergei Yesenin, nhà thơ người Nga (s. 1895)
1936 – Hans von Seeckt, sĩ quan người Đức (s. 1866)
1938 – Osip Mandelstam, nhà thơ người Nga (s. 1891)
1979 – Hafizullah Amin, chính trị gia người Afghanistan, Chủ tịch nước Afghanistan (s. 1929)
1985 – Dian Fossey, nhà động vật học người Mỹ (s. 1932)
1993 – Meliton Kantaria, quân nhân Liên Xô người Gruzia (s. 1920)
2007 – Benazir Bhutto, chính trị gia người Pakistan, thủ tướng của Pakistan (s. 1953)
2009 – Takabayashi Takashi, cầu thủ bóng đá người Nhật Bản (s. 1931)
2012 – H. Norman Schwarzkopf, tướng lĩnh quân đội người Mỹ (s. 1934)
2016 – Carrie Fisher, diễn viên, nhà biên kịch, tác giả, nhà sản xuất và diễn giả người Mỹ (s. 1956)
Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày Quốc tế Phòng chống Dịch bệnh |
Ngày 28 tháng 12 là ngày thứ 362 (363 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 3 ngày trong năm.
Sự kiện
457 – Majorianus đăng quang hoàng đế của đế quốc Tây La Mã và được Giáo hoàng Lêô I công nhận.
1065 – Tu viện Westminster được thánh hóa, song việc xây dựng chỉ được hoàn tất vào khoảng năm 1090.
1612 – Galileo Galilei trở thành nhà thiên văn đầu tiên trông thấy sao Hải Vương, song khi đó ông nhầm lẫn rằng đó là một hành tinh bất động.
1768 – Taksin đăng quang quốc vương của Xiêm tại cung Wang Derm ở tân đô Thonburi.
1885 – Đảng Quốc Đại Ấn Độ được thành lập tại Bombay, Ấn Độ thuộc Anh.
1836 – Bang Nam Úc và thành phố Adelaide được thành lập.
1836 – Tây Ban Nha công nhận nền độc lập của México.
1846 – Iowa được nhận làm bang thứ 29 của Hoa Kỳ.
1867 – Hoa Kỳ tuyên bố chủ quyền đối với rạn san hô vòng Midway, lãnh thổ đầu tiên bị thôn tính nằm bên ngoài giới hạn lục địa châu Mỹ.
1895 – Auguste và Louis Lumière trình chiếu phim lần đầu tiên cho các khán giả trả tiền tại Grand Cafe trên Đại lộ Capucines ở Paris, đánh dấu sự khởi đầu của rạp chiếu phim.
1895 – Nhà vật lý học người Đức Wilhelm Röntgen công bố một bài luận mô tả chi tiết về việc ông phát hiện ra một loại tia bức xạ mới, mà sau này được biết đến với tên gọi Tia X.
1908 – Động đất và sóng thần tấn công thành phố Messina trên đảo Sicilia của Ý, khiến ít nhất 70.000 người thiệt mạng.
1932 – Nguyễn Ái Quốc được thả tự do sau 18 tháng bị giam giữ trong nhà tù Hồng Kông, trong Vụ án Tống Văn Sơ.
1972 – Thủ tướng-Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Triều Tiên Kim Nhật Thành trở thành Chủ tịch nước Triều Tiên.
2008 - Việt Nam vô địch AFF Suzuki Cup lần đầu tiên trong lịch sử
2010 – Mùa xuân Ả Rập: Các cuộc biểu tình quần chúng bắt đầu tại Algérie nhằm chống lại chính phủ.
2014 – Một máy bay của Indonesia AirAsia gặp nạn tại eo biển Karimata trên đường từ Surabaya đến Singapore, khiến toàn bộ 162 trên khoang thiệt mạng và mất tích.
Sinh
833 – Lý Thôi, tức Đường Ý Tông, hoàng đế của triều Đường, tức 14 tháng 11 năm Quý Sửu (m. 873)
1848 – Konrad Ernst von Goßler, tướng lĩnh người Đức (m. 1933)
1856 – Woodrow Wilson, chính trị gia người Mỹ, tổng thống của Hoa Kỳ, đoạt giải Nobel (m. 1924)
1882 – Arthur Eddington, nhà thiên văn người Anh (m. 1944)
1894 – Hermanis Matisons, kỳ thủ người Latvia (m. 1932)
1897 – Ivan Koniev, tướng lĩnh quân đội tại Liên Xô, tức 16 tháng 12 theo lịch Julius (m. 1973)
1903 – John von Neumann, nhà toán học người Hungary-Mỹ (m. 1957)
1922 – Stan Lee, nhà văn người Mỹ
1928 – Hoàng Đan, sĩ quan quân đội người Việt Nam (m. 2003)
1930 - Ngô Hán Đồng, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (Mất 1972)
1934 – Maggie Smith, Diễn viên người Anh
1944 – Kary Mullis, nhà hóa học người Mỹ, giải thưởng Nobel
1946 – Mike Beebe, chính trị gia người Mỹ
1953 – Richard Clayderman, nghệ sĩ dương cầm người Pháp
1953 – Trip Hawkins, doanh nhân người Mỹ
1954 – Denzel Washington, Diễn viên người Mỹ
1955 – Lưu Hiểu Ba, nhà hoạt động chính trị người Trung Quốc, đoạt giải Nobel
1956 – Ngọc Lan, ca sĩ người Việt Nam-Mỹ (m. 2001)
1968 – Hoshide Akihiko, nhà du hành vũ trụ người Nhật Bản
1969 – Linus Torvalds, nhà lập trình người Phần Lan
1970 – Francesca Le, Diễn viên và đạo diễn phim khiêu dâm người Mỹ
1972 – Terajima Shinobu, Diễn viên người Nhật Bản
1972 – Patrick Rafter, vận động viên quần vợt người Úc
1978 - John Roger Stephens, ca sĩ, nhạc sĩ và diễn viên người Mỹ
1980 – Vanessa Ferlito, Diễn viên người Mỹ
1983 – Hạ Quân Tường, Diễn viên người Đài Loan
1986 – Tom Huddlestone, cầu thủ bóng đá người Anh
1990 – David Archuleta, ca sĩ-người viết ca khúc và Diễn viên người Mỹ
1990 – Marcos Alonso, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha
Mất
1446 – Giáo hoàng đối lập Clêmentê VIII (s. 1369)
1622 – Phanxicô đệ Salê, giám mục người Pháp được phong thánh (s. 1567)
1694 – Mary II, nữ vương Anh (s. 1662)
1703 – Mustafa II, sultan của Otoman (s. 1664)
1706 – Pierre Bayle, nhà triết học người Pháp (s. 1647)
1895 – Phan Đình Phùng, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Hương Khê chống Pháp (1885–1896) (s. 1847)
1897 – Nguyễn Phúc Miên Lâm, tước phong Hoài Đức Quận vương, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1832)
1925 – Nguyễn Thượng Hiền, nhà thơ, nhà hoạt động cách mạng người Việt Nam (s. 1868)
1925 – Sergei Aleksandrovich Yesenin, nhà thơ người Nga (s. 1895)
1937 – Maurice Ravel, nhà soạn nhạc người Pháp (s. 1875)
1947 – Vittorio Emanuele, quân chủ của Ý, Ethiopia, người Albania (s. 1869)
1963 – Paul Hindemith, nhà soạn nhạc người Đức (s. 1895)
1971 – Max Steiner, nhà soạn nhạc Mỹ gốc Áo, được mệnh danh là "cha đẻ nhạc phim" (s. 1888)
1973 – Aleksandr Arturovich Rou, đạo diễn tại Liên Xô (s. 1906)
1975 – Lương Định Của, nhà nông học người Việt Nam (s. 1920)
1986 – Hoàng Khắc Thành, tướng lĩnh quân đội người Trung Quốc (s. 1902)
2016 – Debbie Reynolds, diễn viên, ca sĩ, vũ công người Mỹ (s. 1932)
2020 – Armando Manzanero, ca sĩ México (s. 1935)
2020 - Vân Quang Long Ca sĩ người Mỹ gốc Việt (s. 1979
Ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 29 tháng 12 là ngày thứ 363 (364 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 2 ngày trong năm.
Sự kiện
1427 – Sau Hội thề Đông Quan, Tổng binh triều Minh là Vương Thông dẫn bộ binh rút khỏi An Nam, kết thúc thời kỳ triều Minh đô hộ trong lịch sử Việt Nam, tức 12 tháng 12 năm Đinh Mùi.
1845 – Theo thuyết vận mệnh hiển nhiên, Hoa Kỳ sáp nhập Cộng hòa Texas, Texas trở thành tiểu bang thứ 28 của Liên bang.
1911 – Tôn Trung Sơn trở thành tổng thống lâm thời của Trung Hoa Dân Quốc, ông chính thức nhậm chức vào ngày 1 tháng 1 năm 1912.
1911 – Các vương công và lạt ma Mông Cổ tại Khố Luân tuyên bố độc lập từ triều Thanh, lập Jebstundamba Khutuktu làm hoàng đế.
1928 – Phụng hệ quân phiệt Trương Học Lương tuyên bố tiếp nhận quyền quản hạt của chính phủ Quốc dân, thay cờ tại lãnh địa, sử gọi là "Đông Bắc thay cờ".
1939 – Máy bay ném bom Consolidated B-24 Liberator tiến hành chuyến bay đầu tiên.
1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Quân đoàn xe tăng 24 của Liên Xô thoát khỏi vòng vây của quân Đức và về đến Ilinka, kết thúc cuộc đột kích Tatsinskaya.
1959 – Nhà vật lý học người Mỹ Richard Feynman đưa ra một bài phát biểu được đặt tên là Còn nhiều chỗ trống ở cấp vi mô, được xem như mốc khai sinh của công nghệ nano.
1989 – Václav Havel trở thành nguyên thủ thứ 9 của Tiệp Khắc.
Sinh
1709 – Elizaveta, nữ hoàng của Nga, tức 18 tháng 12 theo lịch Julius (mất 1762)
1808 – Andrew Johnson, chính trị gia người Mỹ, tổng thống của Hoa Kỳ (m. 1875)
1899 – Nhiếp Vinh Trăn, tướng lĩnh quân đội người Trung Quốc (m. 1992)
1910 – Ronald Coase, nhà kinh tế học người Anh-Mỹ, đoạt giải Nobel (m. 2013)
1942 – Rajesh Khanna, diễn viên, ca sĩ người Ấn Độ (m. 2012)
1957 – Bruce A. Beutler, nhà miễn dịch học và di truyền học Mỹ, đoạt giải Nobel
1959 – Okazaki Ritsuko, ca sĩ, nhà soạn nhạc người Nhật Bản (m. 2004)
1959 – Hà Gia Kính, diễn viên người Hồng Kông
1960 – Thomas Lubanga Dyilo, thủ lĩnh quân sự người CHDC Congo
1983 – Minh Thư, ca sĩ người Việt Nam
1994 – Kako, thành viên hoàng thất Nhật Bản
1996 – Minatozaki Sana thành viên nhóm nhạc Twice người Nhật Bản
2000- Yiren, thành viên nhóm nhạc Everglow (nhóm nhạc), người Trung Quốc
Không rõ năm – Ayana, ca sĩ người Nhật Bản
Mất
1208 – Hoàn Nhan Cảnh, tức Kim Chương Tông, hoàng đế của triều Kim, tức ngày Bính Thìn (20) tháng 11 năm Mậu Thìn (sinh 1190)
1825 – Jacques-Louis David, họa sĩ người Pháp (s. 1748)
1891 – Leopold Kronecker, nhà toán học người Đức (s. 1823)
1894 – Christina Rossetti, nhà thơ người Anh (s. 1830)
1896 – Wilhelm von Woyna, tướng lĩnh quân đội người Đức (s. 1819)
1910 – Ewald Christian Leopold von Kleist, tướng lĩnh quân đội người Đức (s. 1824)
1916 – Grigori Yefimovich Rasputin, người thần bí Nga, tức 16 tháng 12 theo lịch Julius (s. 1869)
1924 - Carl Spitteler, nhà văn người Thụy Sĩ. đoạt giải Nobel (s. 1845)
1926 – Rainer Maria Rilke, nhà văn người Áo (s. 1875)
1929 – Wilhelm Maybach, kỹ sư và doanh nhân người Đức (s. 1846)
1940 - Phan Bội Châu, nhà nho yêu nước Việt Nam (s. 1867)
1941 – Tullio Levi-Civita, nhà toán học người Ý (s. 1873)
1951 – Cù Chính Lan, quân nhân người Việt Nam (s. 1930)
2009 – Akmal Shaikh, doanh nhân và người vận chuyển ma túy người Pakistan-Anh (s. 1956)
2022 – Pelé, cầu thủ bóng đá người Brasil (s. 1940)
Những ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 30 tháng 12 là ngày thứ 364 (365 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 1 ngày trong năm.
Sự kiện
1075 – Khâm Châu thất thủ trong Chiến dịch đánh Tống, 1075-1076 của quân Đại Việt.
1408 – Chiến tranh Minh-Việt: Quân Hậu Trần giành thắng lợi trước quân Minh trong Trận Bô Cô tại Nam Định ngày nay.
1896 – Nhà yêu nước và chủ trương cải cách Philippines José Rizal bị chính quyền Tây Ban Nha hành hình tại Manila vì tội nổi loạn.
1918 – Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản của nước Đức bắt đầu tổ chức tại Berlin.
1922 – Đại diện của bốn nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết là Nga, Ngoại Kavkaz, Ukraina, Belorussia ký vào bản hiệp định thành lập nên Liên Xô tại Moskva.
1945 – Hội xúc tiến dân chủ Trung Quốc được thành lập tại Thượng Hải.
1965 – Ferdinand Marcos trở thành Tổng thống Philippines, chức vụ mà ông tiếp tục nắm giữ trong 21 năm sau đó.
1972 – Chiến tranh Việt Nam: Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon tuyên bố chấm dứt Chiến dịch Linebacker II- chiến dịch ném bom miền bắc Việt Nam.
1993 – Quân đội Nga rút khỏi Mông Cổ.
2006 – Cựu lãnh đạo Iraq Saddam Hussein bị hành hình sau khi bị tòa án kết luận phạm tội ác chống nhân loại.
2011 – Samoa và Tokelau quyết định chuyển đổi múi giờ từ UTC-11 thành UTC +13, tại hai quốc gia này sau ngày 29 tháng 12 là ngày 31 tháng 12.
Sinh
39 – Titus, hoàng đế của Đế quốc La Mã (m. 81)
159 – Biện thị, thái hậu của triều Tào Ngụy, tức ngày Kỉ Tị (3) tháng 12 năm Kỉ Hợi (m. 230)
1673 – Ahmed III, sultan của Đế quốc Ottoman (m. 1736)
1809 – Wilhelm von Tümpling, tướng lĩnh quân đội người Đức (m. 1884)
1810 – Nguyễn Phúc Miên Nghi, tước phong Ninh Thuận Quận vương, hoàng tử con vua Minh Mạng nhà Nguyễn (m. 1874)
1822 – Hans Lothar von Schweinitz, tướng lĩnh quân đội người Đức (m. 1901)
1838 – Émile Loubet, chính trị gia người Pháp, tổng thống của Pháp (m. 1929)
1851 – Asa Griggs Candler, doanh nhân, chính khách người Mỹ (m. 1929)
1865 – Rudyard Kipling, nhà văn người Anh, đoạt giải Nobel (m. 1936)
1884 – Hideki Tojo, tướng lĩnh và chính trị gia người Nhật Bản, thủ tướng của Nhật Bản (m. 1948)
1910 – Hoàng Như Tiếp, kiến trúc sư người Việt Nam (m. 1982)
1933 – Trần Thị Lý, nhà hoạt động vũ trang người Việt Nam (m. 1992)
1935 – Omar Bongo, chính trị gia người Gabon, tổng thống của Gabon
1937 – Gordon Banks, cầu thủ bóng đá người Anh
1942 – Anne Charleston, diễn viên Australia
1942 – Michael Nesmith, ca sĩ Mỹ
1945 – Davy Jones, ca sĩ và diễn viên người Anh (m. 2012)
1946 – Berti Vogts, cầu thủ bóng đá người Đức
1948 – Randy Schekman, nhà sinh học người Mỹ, đoạt giải Nobel
1950 – Bjarne Stroustrup, nhà khoa học máy tính người Đan Mạch
1954 – Lê Thanh Cung, chính trị gia người Việt Nam
1961 – Nguyễn Thị Diệu Thảo, nhà ẩm thực, nhà nghiên cứu giáo dục người Việt Nam
1962 – Alessandra Mussolini, diễn viên, người mẫu, chính trị gia người Ý
1973 – Maureen Flannigan, diễn viên Mỹ
1974 – Kim Sul-song, quân nhân và chính trị gia người Triều Tiên
1975 – Tiger Woods, vận động viên golf người Mỹ
1980 – Quan Trí Bân, ca sĩ, diễn viên người Philippines-Hồng Kông
1981 – K.Will, ca sĩ, vũ công và diễn viên người Hàn Quốc
1982 – Kristin Kreuk, diễn viên người Canada
1984 – LeBron James, cầu thủ bóng rổ Mỹ
1986 – Ellie Goulding, ca sĩ và nhà sản xuất âm nhạc người Anh
1989 – Ryan Sheckler, vận động viên trượt ván người Mỹ
1989 – Dương Thị Việt Anh, vận động viên điền kinh người Việt Nam
1995 – Kim Taehyung (nghệ danh: V), ca sĩ và diễn viên người Hàn Quốc, thành viên nhóm nhạc BTS.
1995 - Hong Ji Soo (nghệ danh: Joshua, ca sĩ và diễn viên người Hàn Quốc, thành viên nhóm nhạc Seventeen
Mất
274 – Giáo hoàng Fêlix I
1505 - Lê Túc Tông, hoàng đế thứ bảy của triều Hậu Lê, Việt Nam
1591 – Giáo hoàng Innôcentê IX (s. 1519)
1644 – Johan Baptista van Helmont, nhà hóa học sinh tại lãnh thổ nay là Bỉ (s. 1577)
1886 – Hans Alexis von Biehler, tướng lĩnh quân đội người Đức (s. 1818)
1896 – José Rizal, nhà hoạt động chính trị người Philippines (s. 1861)
1919 – Karl von Wedel, quân nhân người Đức (s. 1842)
1940 – Robert Anderson, danh nhân và tướng người Úc (s. 1865)
1944 – Romain Rolland, nhà văn người Pháp, đoạt giải Nobel (s. 1866)
1968 – Kirill Meretskov, tướng lĩnh quân đội tại Liên Xô (s. 1897)
2000 – Nguyễn Xuân Huy, nhà báo, nhà văn và nhà thơ người Việt Nam (s. 1915)
2003 – Mai Diễm Phương, ca sĩ và diễn viên người Hồng Kông (s. 1963)
2006 – Saddam Hussein, chính trị gia người Iraq, tổng thống của Iraq (s. 1937)
2010 – Bobby Farrell, vũ công người Hà Lan (s.1949)
2010 – Bùi Danh Lưu, chính trị gia người Việt Nam (s. 1935)
2012 – Rita Levi-Montalcini, nhà thần kinh học người Ý, đoạt giải Nobel (s. 1909)
2021 - Trần Quang Hải, giáo sư - tiến sĩ Dân tộc nhạc học người Việt Nam. (s. 1944)
Những ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 31 tháng 12 là ngày thứ 365 (366 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Đây là ngày cuối cùng trong năm trước khi chuyển giao từ năm cũ sang năm mới.
Sự kiện
1225 – Khởi đầu Nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Sau khi xuống chiếu nhường ngôi, Lý Chiêu Hoàng bỏ hoàng bào mời chồng là Trần Cảnh lên ngôi hoàng đế, Vương triều Lý chấm dứt tồn tại, tức ngày Mậu Dần (1) tháng 12 năm Ất Dậu.
1600 – Nữ vương Elizabeth I cấp giấy phép cho Thống đốc và Công ty thương mại của London tới Đông Ấn, một trong những công ty cổ phần đầu tiên của Anh Quốc.
1660 – Quốc vương Louis XIV của Pháp phong cho James II của Anh là Công tước xứ Normandy.
1687 – Huguenot lần đầu căng buồm đi từ Pháp đến Mũi Hảo Vọng.
1757 – Nữ hoàng Elizaveta của Nga ban chiếu chỉ hợp nhất Königsberg vào Nga.
1796 – Baltimore được hợp nhất thành một thành phố.
1857 – Nữ vương Victoria của Anh lựa chọn Ottawa làm thủ đô của Canada, khu vực này khi đó là một thị trấn lâm nghiệp.
1862 – Nội chiến Hoa Kỳ: Tổng thống Abraham Lincoln ký một đạo luật kết nạp Tây Virginia và Liên bang, do vậy Virginia bị tách làm đôi.
1862 – Nội chiến Hoa Kỳ: Trận Stones River bắt đầu gần Murfreesboro, Tennessee.
1878 – Kỹ sư người Đức Carl Benz yêu cầu nhận bằng sáng chế đối với động cơ hai thì đầu tiên mà ông tin tưởng, và được trao bằng sáng chế vào năm 1879.
1879 – Thomas Edison lần đầu tiên chứng minh đèn sợi đốt trước công chúng tại Edison, New Jersey, Hoa Kỳ.
1906 – Quốc vương Mozaffar al-Din Shah Qajar ký vào bản Hiến pháp Ba Tư năm 1906.
1907 – Lễ đón giao thừa lần đầu tiên được tổ chức tại Quảng trường Thời đại (khi đó gọi là Quảng trường Longacre) tại thành phố New York, Hoa Kỳ.
1923 – Tiếng chuông từ tháp Big Ben lầu đầu được phát qua sóng phát thanh thông qua BBC.
1944 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Hungary tuyên chiến với Đức.
1946 – Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman chính thức tuyên bố chấm dứt các chiến sự trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
1951 – Kế hoạch Marshall mãn hạn sau khi phân bổ hơn 13,3 tỷ đô la Mỹ viện trợ nước ngoài để tái thiết châu Âu.
1954 – Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được hình thành
1955 – General Motors trở thành công ty đầu tiên của Hoa Kỳ kiếm được trên 1 tỷ đô la Mỹ một năm.
1963 - Khai mạc buổi họp thống nhất các đoàn thể Phật giáo ở Việt Nam, thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
1965 – Lãnh đạo quân đội Trung Phi Jean-Bédel Bokassa tiến hành đảo chính chống lại chính phủ của Tổng thống David Dacko.
1991 – Toàn bộ các thể chế chính thức của Liên Xô ngừng hoạt động vào ngày này, Liên Xô hoàn toàn tan rã.
1992 – Tiệp Khắc giải thể một cách hòa bình, hình thành nên hai quốc gia độc lập mới là Séc và Slovakia.
1994 – Ngày này bị bỏ qua tại Kiribati do Quần đảo Phoenix và Quần đảo Line đổi múi giờ từ UTC-11 sang UTC+13 và từ UTC-10 sang UTC+14, tương ứng.
1999 – Chính phủ Hoa Kỳ trao lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama và vùng đất liền kề cho Panama theo hiệp ước ký kết vào năm 1977.
1999 – Thủ tướng Nga Vladimir Putin làm quyền tổng thống, tiếp nhận từ Tổng thống Nga Boris Yeltsin từ nhiệm.
2004 – Tòa nhà Đài Bắc 101 được khánh thành tại Đài Loan, là cao ốc cao nhất thế giới vào đương thời.
2015 – IUPAC chính thức công bố quyền đặt tên nguyên tố thứ 113 cho viện nghiên cứu RIKEN của Nhật Bản.
2022 - Đoạn cao tốc Cam Lộ - La Sơn của Đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông đã chính thức khánh thành và được đi vào vận hành. Đây là dự án cao tốc đầu tiên của Dự án Cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 được vận hành chính thức.
Sinh
1378 – Giáo hoàng Calixtô III (m. 1458)
1491 – Jacques Cartier, nhà thám hiểm người Pháp (m. 1557)
1514 – Andreas Vesalius, nhà giải phẫu học sinh tại lãnh thổ nay thuộc Bỉ (m. 1564)
1754 – Nguyễn Phúc Thuần, hiệu là Định vương, chúa Nguyễn thứ 8 của Đàng Trong (m. 1777).
1815 – George G. Meade, tướng lĩnh quân đội người Mỹ (m. 1872)
1830 – Isma'il Pasha, chính trị gia người Ai Cập (m. 1895)
1838 – Émile Loubet, chính trị gia người Pháp, tổng thống của Pháp (m. 1929)
1842 – Giovanni Boldini, họa sĩ người Ý (m. 1931)
1869 – Henri Matisse, họa sĩ người Pháp (m. 1954)
1870 – Mbah Gotho, người sống thọ nhất thế giới
1878 – Horacio Quiroga, tác gia, nhà thơ người Uruguay-Argentina (m. 1937)
1880 – George Marshall, tướng lĩnh và chính trị gia người Mỹ, đoạt giải Nobel (m. 1959)
1904 – Umm Kulthum, ca sĩ và diễn viên người Ai Cập (m. 1975)
1922 – Nguyễn Lam, chính trị gia người Việt Nam (m. 1990)
1925 – Irina Korschunow, nhà văn người Đức-Nga
1931 – Hải Ninh, đạo diễn người Việt Nam (m. 2013)
1937 – Avram Hershko, nhà sinh vật học người Israel, đoạt giải Nobel
1937 – Anthony Hopkins, diễn và nhà soạn nhạc người Anh Quốc-Hoa Kỳ
1941 – Alex Ferguson, cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá người Scotland
1943 – John Denver, ca sĩ, tay chơi guitar, và diễn viên người Mỹ (m. 1997)
1943 – Ben Kingsley, diễn viên người Anh
1948 – Donna Summer, ca sĩ, diễn viên Mỹ (m. 2012)
1960 – Steve Bruce, cầu thủ bóng đá người Anh
1965 – Củng Lợi, diễn viên người Trung Quốc
1972 – Grégory Coupet, thủ môn bóng đá người Pháp
1977 – PSY, ca sĩ, nhà sản xuất âm nhạc người Hàn Quốc
1980 – Beto Gonçalves, cầu thủ bóng đá người Indonesia-Brazil
1987 – Uyên Linh, ca sĩ người Việt Nam
1990 – Mai Ngọc, người dẫn chương trình, biên tập viên của Đài Truyền hình Việt Nam.
1992 - Hoàng Hạnh, đại diện của Việt Nam tại Hoa hậu Trái Đất 2019
Mất
192 – Commodus, hoàng đế La Mã
335 – Giáo hoàng Sylvestrô
669 – Lý Thế Tích, tướng lĩnh và chính trị gia triều Đường, tức ngày Mậu Thân (3) tháng 12 năm Kỉ Tị (s. 594)
1384 – John Wycliffe, nhà thần học và phiên dịch người Anh (s. khoảng 1328)
1650 – Đa Nhĩ Cổn, tướng lĩnh, thân vương, chính trị gia, nhiếp chính vương của triều Thanh, tức 9 tháng 12 năm Canh Dần (s. 1612)
1691 – Robert Boyle, nhà hóa học và vật lý học người Ireland (s. 1627)
1719 – John Flamsteed, nhà thiên văn người Anh (s. 1646)
1876 – Catherine Labouré, nữ tu người Pháp được phong thánh (s. 1806)
1877 – Gustave Courbet, họa sĩ người Pháp (s. 1819)
1889 – Ion Creanga, tác gia và học giả người Romania (s. 1837)
1936 – Miguel de Unamuno, nhà văn, nhà triết học người Tây Ban Nha (s. 1864)
1967 – Hoàng Việt, nhạc sĩ người Việt Nam (s. 1928)
1985 – Ricky Nelson, ca sĩ Mỹ (s. 1940)
1990 – Vasili Lazarev, nhà du hành vũ trụ người Liên Xô (s. 1928)
1993 – Zviad Gamsakhurdia, tổng thống Gruzia đầu tiên (s. 1939)
2004 – Gérard Debreu, nhà kinh tế học và toán học người Pháp, đoạt giải Nobel (s. 1921)
Những ngày lễ và kỷ niệm
Tháng mười hai
Ngày trong năm |
Trong thiên văn học và ngành hàng hải, thiên cầu là một hình cầu tự quay tưởng tượng với bán kính rất lớn, đồng tâm với Trái Đất. Tất cả các thiên thể trên bầu trời quan sát từ Trái Đất có thể được coi là nằm trên bề mặt của hình cầu này. Hình chiếu của xích đạo và các cực địa lý của Trái Đất lên thiên cầu là gọi là xích đạo thiên cầu (xích đạo trời) và các thiên cực.
Nhiều xã hội cổ đại tin rằng các ngôi sao là cách xa Trái Đất như nhau và thiên cầu là mô hình thực tế của vũ trụ. Mô hình này là sự trừu tượng hóa hữu ích nhưng không chính xác. Mọi thứ người ta nhìn thấy trên bầu trời là rất xa đến mức các khoảng cách của chúng không thể đánh giá chỉ bằng cách nhìn vào chúng. Do khoảng cách tới chúng là không rõ, người ta cần biết hướng về phía thiên thể để định vị chúng trên bầu trời. Theo nghĩa này, mô hình thiên cầu là một công cụ rất thực tế cho thiên văn học phương vị.
Trục vũ trụ
Do Trái Đất tự quay xung quanh trục của nó nên các thiên thể trên thiên cầu sẽ dường như tự quay xung quanh các cực bầu trời với chu kỳ 24 giờ; đây là chuyển động hàng ngày. Ví dụ, Mặt Trời sẽ dường như mọc ở hướng đông và lặn ở hướng tây, cũng giống như các ngôi sao, các hành tinh và Mặt Trăng. Cứ mỗi đêm kế tiếp, một ngôi sao đã cho nào đó sẽ mọc khoảng 4 phút sớm hơn so với thời điểm mọc của nó trong đêm hôm trước. Thêm vào cùng với chuyển động hàng ngày là chuyển động thực của các thiên thể do chúng cũng thay đổi vị trí tương đối của mình so với Trái Đất. Ví dụ, trong hành trình cả một năm của mình, tương đối so với các ngôi sao, Mặt Trời sẽ đi theo một vòng tròn lớn (còn gọi là hoàng đạo).
Trục vũ trụ khi đó là đường thẳng tưởng tượng đi qua các cực bầu trời này, là đường mà các thiên thể trên thiên cầu xoay quanh nó. Trục vũ trụ chỉ có tính biểu kiến, nghĩa là do cảm giác quan sát chủ quan của con người trên Trái Đất hình dung nên. Trục này song song với trục quay của Trái Đất và nghiêng với mặt phẳng nằm ngang tại nơi quan sát một góc bằng vĩ độ địa lý nơi ấy.
Thiên cầu được chia đôi bằng cách chiếu xích đạo vào trong không gian. Điều này chia thiên cầu thành Bắc thiên cầu và Nam thiên cầu. Tương tự, người ta cũng có thể xác định chí tuyến Bắc bầu trời, chí tuyến Nam bầu trời, thiên cực Bắc và thiên cực Nam.
Do Trái Đất tự quay từ tây sang đông, thiên cầu sẽ tự quay (biểu kiến) từ đông sang tây. Nếu một ngôi sao nào đó đủ gần với cực bầu trời phía trên đường chân trời thì ngôi sao này cũng sẽ luôn luôn nằm trên đường chân trời và quay vòng quanh cực; các ngôi sao như thế gọi là sao quanh cực.
Các hướng về phía các thiên thể khác nhau trên bầu trời có thể định lượng bằng cách tạo ra hệ tọa độ bầu trời. |
Đại hội Thể thao Đông Nam Á (tiếng Anh: SEA Games hay Southeast Asian Games) là một sự kiện thể thao tổ chức hai năm một lần vào giữa chu kỳ Đại hội Olympic và Đại hội Thể thao châu Á, với sự tham gia của các vận động viên từ 11 nước trong khu vực Đông Nam Á. Những môn thể thao tổ chức trong đại hội do Liên đoàn thể thao Đông Nam Á điều hành với sự giám sát của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) và Hội đồng Olympic châu Á.
Tổng quan
Đại hội Thể thao Đông Nam Á khi đó gọi là SEAP (SEAP Games), được tổ chức ở Bangkok năm 1959. Đây là lần đầu tiên đại hội được tổ chức sau khi Liên đoàn Thể thao bán đảo Đông Nam Á (SEAP Games Federation) được thành lập vào năm 1958. Ngày 22 tháng 5 năm 1958, đại biểu đến từ các nước ở bán đảo Đông Nam Á tham dự Đại hội Thể thao châu Á 1958 tại Tokyo, Nhật Bản đã họp và thống nhất thành lập một Đại hội thể thao. Tên gọi SEAP Games khi đó được đặt bởi ông Luang Sukhum Nayaoradit, người mà sau đó làm Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Thái Lan. Lý do đề nghị đưa ra thành lập một đại hội thể thao khu vực sẽ giúp thúc đẩy sự hợp tác, sự hiểu biết và sự gắn kết các mối quan hệ giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Năm 1975, những biến động về chính trị ở bán đảo Đông Dương đã khiến cho SEAP Games 8, được tổ chức ở Thái Lan, chỉ hội tụ được 4 quốc gia thành viên. Trước tình hình này, Liên đoàn Thể thao bán đảo Đông Nam Á quyết định mở rộng thành phần bằng cách kết nạp thêm một số thành viên mới: Indonesia, Philippines và Brunei. Kể từ năm 1977, đại hội tổ chức tại Kuala Lumpur (Malaysia) được mang tên SEA Games lần thứ 9.
Với cơ sở vật chất dồi dào và lực lượng vận động viên hùng hậu, thành viên mới Indonesia nhanh chóng đảm nhận việc đăng cai tổ chức SEA Games 10 tại Jakarta từ 21 đến 30/9/1979. Tiếp đó, Philippines giữ vai trò chủ nhà SEA Games 11 vào năm 1981.
SEA Games 12 được tổ chức tại Singapore, từ 18/5 đến 6/6/1983, với nhiều kỷ lục mới trong đó có hai kỷ lục châu Á về chạy tiếp sức 4 x 100 m nam và bơi 800 m tự do nữ. SEA Games 13 trở lại Bangkok (Thái Lan).
Số lượng môn thi tăng vọt lên con số 28 tại SEA Games 14 ở Jakarta, Indonesia, và lượng người tham dự cũng đạt con số kỷ lục, so với các kỳ đại hội trước đó: 3.000 quan chức và vận động viên
Các nước tham dự
Ghi chú
Lịch sử
Ngày 22 tháng 5 năm 1958, các nước Đông Nam Á tham dự Đại hội Thể thao châu Á lần thứ 3 ở Tokyo, Nhật Bản, Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Thái Lan khi đó là Laung Sukhumnaipradit đã đề xuất và được các nước Đông Nam Á nhất trí thành lập một tổ chức thể thao của Đông Nam Á với tên gọi ban đầu là Liên đoàn Thể thao Bán đảo Đông Nam Á (The South East Asian Peninsular Games Federation hay SEAP Games Federation). Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á sẽ tổ chức hai năm một lần vào năm lẻ một đại hội thể thao khu vực nhằm mục đích:
Tăng cường tình hữu nghị, tình đoàn kết và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước trong khu vực ASEAN.
Nâng cao không ngừng thành tích, kỹ thuật, chiến thuật các môn thể thao cho vận động viên để có cơ sở tham gia Đại hội Thể thao châu Á và Olympic.
Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Lào, Việt Nam Cộng hòa trước đây và Campuchia (Singapore thêm vào sau đó khi tách ra khỏi Malaysia để trở thành quốc gia độc lập vào ngày 9 tháng 5, 1965) là các nước sáng lập. Ủy ban Liên đoàn SEAP Games được thành lập vào tháng 6 năm 1959 tại Bangkok thủ đô Thái Lan. Các nước sáng lập đã thông qua điều lệ của Liên đoàn và bầu ra Ban chấp hành. Ông Prabhas Charustiara, Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc gia Thái Lan, được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á đầu tiên.
SEAP Games đầu tiên được tổ chức tại Bangkok từ 12-17 tháng 12, 1959 với hơn 527 vận động viên và quan chức thể thao đến từ Thái Lan, Miến Điện, Malaysia, Singapore, Việt Nam và Lào tham dự trong 12 môn thể thao.
Tại SEAP Games lần thứ 8 tổ chức vào năm 1975, Liên đoàn SEAP đã xem xét kết nạp thêm Indonesia và Philippines. Hai nước này chính thức được kết nạp năm 1977, cùng năm đó Liên đoàn SEAP đổi tên thành Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á (South East Asian Games Federation, SEAGF), và sự kiện thể thao này cũng đổi tên theo thành Đại hội Thể thao Đông Nam Á. Brunei được kết nạp vào SEA Games thứ 10 tại Jakarta, Indonesia, và Đông Timor được kết nạp tại SEA Games thứ 22 tại Hà Nội, Việt Nam.
Tính đến thời điểm này, Thái Lan và Malaysia là hai quốc gia có số lần tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á nhiều nhất với bảy lần. Singapore và Philippines xếp thứ ba với năm lần. Myanmar và Indonesia xếp thứ tư với bốn lần tổ chức. Việt Nam và Lào xếp thứ năm với hai lần tổ chức. Những quốc gia có một lần tổ chức bao gồm: Brunei và Campuchia.
Các kì đại hội
</onlyinclude>
Các môn thể thao
Tại các kỳ Đại hội Thể thao Đông Nam Á, các môn thể thao luôn được phân làm 3 nhóm chính:
Nhóm 1: Các môn thể thao Olympics
Nhóm 2: Các môn thể thao không thuộc chương trình Olympics nhưng thuộc chương trình ASIAD hoặc World Games(có thể).
Nhóm 3: Các môn thể thao không thuộc 2 chương trình trên: chủ yếu là các môn truyền thống, đặc trưng của Đông Nam Á và nước chủ nhà.
Dưới đây là danh sách các môn thể thao của Đại hội Thể thao Đông Nam Á:
Chú thích: ?: môn có trong đại hội, không rõ số bộ huy chương; : môn thể thao biểu diễn
Huy chương qua các thời kỳ
Tính đến Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2023
Ghi chú
1 Tham gia với tư cách Mã Lai từ kỳ Đại hội đầu tiên cho tới năm 1961.
2 Việt Nam Cộng hòa giải thể vào ngày 2 tháng 7 năm 1976 và thống nhất với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để trở thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay (gọi tắt là Việt Nam). Do đó với quốc gia này chỉ tính huy chương đến năm 1975. Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) không quy ký hiệu mã riêng cho các quốc gia này sau khi thống nhất với miền Bắc.
3 Tham gia với tư cách là Campuchia và Cộng hòa Khmer.
4 Năm 1989, Việt Nam thống nhất tái gia nhập Đại hội với quốc kỳ và quốc hiệu mới. Số huy chương của Việt Nam Cộng hòa đã được cộng dồn vào đây.
5 Tham gia với tư cách Miến Điện cho tới năm 1985.
Chú thích |
Đại hội Thể thao Đông Nam Á năm 2005 là SEA Games lần thứ 23 được tổ chức tại Philippines từ 27 tháng 11 đến 5 tháng 12 năm 2005, trong đó môn bóng đá nam đã khởi tranh từ ngày 20 tháng 11, bóng nước từ ngày 21 tháng 11, bóng đá nữ từ ngày 23 tháng 11, đua thuyền buồm và quần vợt từ ngày 26 tháng 11. Huy chương vàng đầu tiên thuộc về đội Singapore vào ngày 25 tháng 11 trong môn bóng nước.
Đây là lần thứ ba Philippines đăng cai SEA Games, hai lần trước là vào các năm 1981 và 1991. Lễ khai mạc đầy màu sắc diễn ra tại quảng trường Quirino Grandstand ở thủ đô Manila.
Tiếp thị
Biểu trưng
Biểu trưng của Đại hội lấy từ các loại mặt nạ hóa trang truyền thống của vùng Bacolod, Philippines. Nó thể hiện sự phong phú của các sắc thái văn hóa và tinh thần cởi mở và hiếu khách của người Philippines. Biểu tượng lấy cảm hứng từ Lễ hội Maskara tổ chức hằng năm tại Bacolod, một trong những địa điểm thi đấu của SEA Games lần này.
Linh vật
Linh vật của SEA Games 2005 là loài đại bàng Filipin Gilas. Loài này là một trong những loài đại bàng lớn nhất thế giới với đặc trưng là một chùm lông lớn trên đầu. Đại bàng sẽ tượng trưng cho sức mạnh và niềm kiêu hãnh. Nó sẽ thể hiện tinh thần chiến thắng của tất cả các vận động viên tham gia. Gilas lấy tên từ các từ Maliksi, Malakas, Matalino, Angat, Matalas nghĩa là "năng động", "mạnh mẽ", "thông minh", "cao cả" và "sắc sảo" trong tiếng Filipino.
Các quốc gia tham dự
Tất cả 11 thành viên của Liên đoàn Đại hội Thể thao Đông Nam Á được dự kiến tham gia vào Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021. Dưới đây là các NOC tham gia.
(Chủ nhà)
Bảng xếp hạng
Môn thể thao
SEA Games sẽ có 43 môn diễn ra trong hơn 393 sự kiện thể thao. Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á đã quyết định loại bóng rổ, môn thể thao phổ biến tại Philippines, khỏi danh sách thi đấu, với sự đồng thuận của Ủy ban Tổ chức SEA Games Philippines (PHILSOC), vì FIBA đã quyết định cấm nước chủ nhà tham gia vào bất kỳ giải thi đấu quốc tế nào của bộ môn này.
Danh sách các môn thi đấu:
¹ - không phải môn thể thao được thi đấu chính thức tại Thế vận hội.
² - môn thể thao chỉ được thi đấu tại SEA Games.
³ - không phải môn thể thao thường được thi đấu tại Thế vận hội hay SEA Games, lần này được thi đấu do sự mong muốn của nước chủ nhà.
° - trước đây là môn thi đấu chính thức tại Thế vận hội, nhưng tại kỳ đại hội trước đã không được thi đấu và bây giờ chỉ được thi đấu với sự đồng ý của nước chủ nhà.
Các đoàn
Đại hội
Lễ khai mạc
Lễ khai mạc được tổ chức tại Quirino Grandstand ở Manila ; lần đầu tiên một công viên được sử dụng thay vì một sân vận động đã lập kỷ lục về lượng khán giả trực tiếp lớn nhất thế giới trong một buổi lễ khai mạc với 200.000 người. Bằng cách đó, nó đã giảm chi phí, giảm bớt nhu cầu chi hàng triệu peso chỉ để nâng cấp các cơ sở hiện có. Nó cũng có sức chứa khán giả và được coi là lớn trong lễ khai mạc, lớn hơn lễ khai mạc Thế vận hội . Trong số các khán giả có Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (MILF), nhóm ly khai Hồi giáo lớn nhất Philippinestrong đó cử đại diện tham dự lễ khai mạc với tư cách là khán giả. Đạo diễn nổi tiếng Maria Montelibano chịu trách nhiệm chỉ đạo tổng thể chương trình, trong khi Ryan Cayabyab và Robert Tongco lần lượt phụ trách chỉ đạo âm nhạc và vũ đạo. Giám đốc sáng tạo Pogs Mendoza và trợ lý giám đốc Bebot Pondevida thiết kế sân khấu. Lần đầu tiên trong lịch sử Đại hội Thể thao Đông Nam Á, lễ khai mạc được tổ chức tại một địa điểm ngoài trời.
Buổi khai mạc Đại hội bắt đầu với cuộc diễu hành và lối vào của lá cờ Philippines, do các thành viên của Hướng đạo sinh Philippines mang theo . Theo sau lá cờ là Nam Hướng đạo Philippines và Nữ Hướng đạo Philippines từ Đại học Sienna và một số vận động viên xuất sắc nhất của nước chủ nhà và cựu sinh viên SEA Games, ngôi sao bóng rổ Allan Caidic , vận động viên chạy nước rút Lydia de Vega-Mercado, võ sĩ quyền anh Mansueto "Onyok" Velasco, vận động viên bơi lội Akiko Thomson, vận động viên điền kinh Nathaniel "Tac" Padilla, ngôi sao taekwondo Monsour del Rosario , nhà vô địch cưỡi ngựa Mikee Cojuangco-Jaworski , vận động viên ném bóng Paeng Nepomuceno và nhà vô địch quyền anh thế giới Manny Pacquiao . Hiện không còn tồn tạiSan Miguel Philharmonic Orchestra và San Miguel Master Chorale , dưới sự chỉ huy của Maestro Ryan Cayabyab , đã biểu diễn "Sabihin Mo Ikaw Ay Pilipino" trong cuộc diễu hành và lối vào của quốc kỳ Philippines, và sau đó là Quốc ca Philippines trong lễ chào cờ. Sau bài quốc ca, một vũ điệu văn hóa đầy màu sắc đã được trình bày bởi các nhóm Vũ đoàn Bayanihan nổi tiếng thế giới và các nhóm dân tộc thiểu số Jocson.
Dẫn đầu các vận động viên là Cờ của Liên đoàn SEA Games, được mang bởi nhà vô địch bơi lội Eric Buhain , nữ hoàng nước rút Elma Muros-Posadas, vận động viên cầu lông Weena Lim, Mansueto Velasco , Monsour del Rosario và Paeng Nepomuceno. Brunei Darussalam dẫn đầu Cuộc diễu hành của các quốc gia. Sau sự nhập cuộc của đoàn Việt Nam, các vũ công Ati-Atihan đã biểu diễn trên sân khấu và một lá cờ lớn của Philippines được các tình nguyện viên từ Gawad Kalinga kéo ra để chào đón Đội tuyển Philippines, những người mặc áo barong bằng vải lanh màu xanh hoàng gia và màu xanh lam cách điệu. mũ rộng vành làm bằng sợi bản địa, loại phổ biến trong khu vực) do nhà thiết kế quốc tế Eric Pineda thiết kế. Đội Philippines được đồng hành cùng Hoa hậu Quốc tế 2005,Precious Lara Quigaman , Nhà vô địch hạng nhẹ WBC sau đó, Manny Pacquiao và người nổi tiếng địa phương, Angel Locsin. Trong suốt cuộc diễu hành, Dàn nhạc và Dàn hợp xướng đã cung cấp bản nhạc. Mỗi quốc gia tham dự đều được vinh danh khi từng người mang cờ lần lượt từ bỏ màu cờ sắc áo của mình trước sân khấu, lần đầu tiên trong lễ khai mạc của trò chơi. Sau phần diễu hành của các quốc gia, dàn nhạc San Miguel Philharmonic và San Miguel Master Chorale đã biểu diễn bài Overture của SEA Games để chào đón các vận động viên. Bayang Barrios đã dẫn đầu bài hát và điệu nhảy đầy màu sắc, " Ang Alamat ng Timog Silangan"(" Huyền thoại Đông Nam "), biểu thị chủ đề của trò chơi," Một Di sản, Một Đông Nam Á ". Con số mười phút thể hiện tài năng của Đoàn múa Bayanihan, Hot Legs và nhiều vũ công tình nguyện từ các trường khác nhau vòng quanh đất nước. Phần thi kết thúc với màn trình diễn các điệu nhảy từ các quốc gia Đông Nam Á khác nhau và cờ của các quốc gia tham dự, trước sự thích thú của đám đông và các vận động viên.
Chủ tịch Liên đoàn Đại hội Thể thao Đông Nam Á và Chủ tịch Ủy ban Olympic Philippines Jose Cojuangco sau đó đã có bài phát biểu quan trọng nhằm truyền cảm hứng cho các vận động viên thi đấu hết mình trong các sự kiện của họ tuyên bố rằng nước chủ nhà không chỉ mong muốn giành được nhiều huy chương nhất có thể mà còn thể hiện tốt lòng hiếu khách giữa các khách của nó. Dù đã bị loại khỏi cương vị Chủ tịch Ủy ban tổ chức SEA Games Philippines cách đây 3 tháng, Roberto Pagdanganan vẫn được giao nhiệm vụ giới thiệu vị khách danh dự, Tổng thống Gloria Macapagal Arroyo , người bước lên sân khấu và chính thức tuyên bố trận đấu mở màn. Để báo hiệu trận đấu khai mạc, pháo hoa thắp sáng bầu trời và cờ SEA Games được kéo lên. Mikee Cojuangco-Jaworskidẫn đầu lời tuyên thệ về tinh thần thể thao và Cesar Mateo, người cam kết điều hành các thẩm phán. Ca sĩ người Philippines gốc Singapore, Julia Abueva đã hát chủ đề " We All Just One " do Jose Mari Chan sáng tác và Rene Nieva viết lời. Equestrienne Toni Leviste, cưỡi ngựa, mang theo ngọn đuốc trước Tượng đài Rizal trước khi chuyền cho vận động viên Olympic Maria Antoinette Rivero. Ngọn lửa đến từ Việt Nam, chủ nhà của các trận đấu trước, trong khi ngọn đuốc đến từ Đại hội thể thao châu Á vừa qua ở Busan. Rivero sau đó băng qua Đại lộ Roxas bằng cách chia tay đám đông đến tận khán đài Grandstand. Cô đốt lửa, dập tắt ngọn đuốc. Sau đó, ngọn lửa tiến đến đài lửa, báo hiệu trò chơi bắt đầu. Lễ khai mạc kết thúc bằng buổi hòa nhạc kéo dài 45 phút. Ban nhạc địa phương Rivermaya, cùng với Dàn nhạc giao hưởng San Miguel, đã chơi bài hát SEA Games, "Posible" truyền cảm hứng cho các vận động viên rằng có thể giành được huy chương. Trong buổi biểu diễn đã có một màn bắn pháo hoa tuyệt hảo, lung linh rực rỡ.
Lễ bế mạc
Lễ bế mạc Thế vận hội được tổ chức tại Quirino Grandstand vào lúc 20:00 giờ PST ngày 5 tháng 12.
Buổi lễ bắt đầu với các bài hát và màn múa của các nghệ sĩ địa phương và các nghệ sĩ biểu diễn, sau đó là cuộc diễu hành của các vận động viên theo thứ tự các môn thể thao thi đấu tại đại hội. Sau khi Tổng thống Gloria Macapagal Arroyo có bài phát biểu, bà tuyên bố các trận đấu Đông Nam Á lần thứ 23 đã khép lại. Đài lửa SEA Games chính thức tắt và cờ Liên đoàn được hạ xuống. Mike Arroyo, Trưởng đoàn Philippines đã cùng với Chủ tịch Ủy ban Olympic Philippines (POC) Jose 'Peping' Cojuangco Jr trao cờ Liên đoàn SEA Games cho Phó Thủ tướng Thái Lan, Suwat Liptapanlop, biểu tượng của SEA Games trách nhiệm được giao cho Thái Lan, nước chủ nhà của Đại hội thể thao Đông Nam Á 2007. Quốc ca Thái Lan đã được trình bày khi Quốc kỳ Thái Lan được kéo lên. Một màn biểu diễn phân đoạn Thái Lan được thực hiện bởi các vũ công Thái Lan, những người đã xuất sắc trên sân khấu để cung cấp cho khán giả cái nhìn đại khái về những gì các vận động viên sẽ mong đợi ở Nakhon Ratchasima.
Buổi lễ kết thúc bằng màn biểu diễn chia tay người Philippines, thể hiện văn hóa của đất nước Philippines.
Địa điểm thi đấu
Kỷ lục thể thao lập tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2005 |
Giải bóng đá tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2005 là giải bóng đá của SEA Games 2005 bắt đầu vào ngày 20 tháng 11 và kết thúc vào ngày 4 tháng 12 năm 2005. Giải nam thi đấu giữa các đội tuyển quốc gia U-23 (dưới 23 tuổi), trong khi giải nữ không có giới hạn tuổi và diễn ra từ ngày 23 tháng 11 đến 3 tháng 12, 2005.
Thành tích của đội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Việt Nam năm ấy bị phủ bóng đen do Đại án bán độ tại Bacolod.
Địa điểm thi đấu
Khu liên hiệp Thể thao Marikina, thành phố Marikina (giải nữ)
Khu liên hiệp Thể thao Paglaum, thành phố Bacolod
Khu liên hiệp Thể thao Panaad, thành phố Bacolod
Nam
Các đội tham dự
không tham dự, còn bỏ cuộc.
Bảng A
Bảng B |
Giải bóng nước tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2005 là giải bóng nước của SEA Games 2005 bắt đầu vào ngày 21 tháng 11 và kết thúc vào ngày 26 tháng 11 năm 2005. Đội tuyển Singapore đã giành ngôi vô địch lần thứ 20 liên tiếp kể từ năm 1965.
Danh sách vận động viên đoạt huy chương |
Phần mềm nguồn mở là phần mềm với mã nguồn được công bố và sử dụng một giấy phép nguồn mở. Giấy phép này cho phép bất cứ ai cũng có thể nghiên cứu, thay đổi, cải tiến phần mềm và phân phối phần mềm ở dạng chưa thay đổi hoặc đã thay đổi.
Năm 1998 một nhóm người chủ trương rằng thuật ngữ phần mềm tự do nên được thay thế bằng phần mềm nguồn mở vì thuật ngữ này ít mơ hồ hơn và dễ sử dụng hơn cho giới doanh nghiệp.
Định nghĩa Nguồn mở của Tổ chức Sáng kiến Nguồn mở (Open Source Initiative - OSI) thể hiện một triết lý nguồn mở và xác định ranh giới về việc sử dụng, thay đổi và tái phân phối phần mềm nguồn mở. Giấy phép phần mềm cung cấp cho người dùng các quyền vốn bị cấm bởi bản quyền, gồm các quyền về sử dụng, thay đổi và tái phân phối. Một vài giấy phép phần mềm nguồn mở đã được thẩm định thuộc giới hạn của Định nghĩa Nguồn mở. Ví dụ nổi bật nhất là Giấy phép Công cộng GNU (GPL). Trong khi nguồn mở cho phép công chúng truy cập vào nguồn của một sản phẩm, giấy phép nguồn mở cho phép tác giả điều chỉnh cách truy cập đó.
Hiện tại
Thuật ngữ "phần mềm nguồn mở" có nghĩa gần tương đương với "mã nguồn mở" nhưng với độ bao hàm cao hơn. Phần mềm nguồn mở thì có hệ quả là mã nguồn mở, nhưng điều ngược lại thì không đúng (ví dụ một phần mềm có mã nguồn mở nhưng giấy phép "đóng" - hệ quả của tình huống này là người dùng được truy cập vào mã nguồn nhưng có thể bị ngăn cấm quyền sao chép, chỉnh sửa, phân phối lại...).
Ngày nay có rất nhiều dạng mở (không đóng) bao gồm: phần cứng, phần mềm nguồn mở, tài liệu/ học liệu mở, thiết kế mở... Phần mềm nguồn mở ngày nay phát triển với tốc độ khá cao, cho thấy nó có nhiều động lực hơn so với mã đóng. Không nghi ngờ ngày nay sự phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin có thể nói tới nguồn mở như cái gì đó năng động nhất. Tốc độ phát triển của nó có thể nói đến từng giờ một.
Ở Việt Nam, phần mềm tự do nguồn mở là thuật ngữ được khuyến khích sử dụng, thay thế cho hai thuật ngữ là phần mềm tự do và phần mềm nguồn mở (đặc biệt là thay thuật ngữ "mã nguồn mở" - bởi vì sự bó hẹp và dễ gây ngộ nhận của nó). |
Nguyễn Thị Định (15 tháng 3 năm 1920 – 26 tháng 8 năm 1992), còn được gọi là Madame Nguyễn Thị Định, Ba Định (bí danh Bích Vân, Ba Tấn, Ba Nhất và Ba Hận), là nữ Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên và nữ chính trị gia Việt Nam<ref
name="tdbkqs726">Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam 2004 - Nguyễn Thị Định (tr. 726)</ref>. Nguyên Phó Tư lệnh Quân giải phóng Miền nam Việt Nam, Phó Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh , Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Uỷ viên Trung ương Đảng khoá IV, V, VI. Đại biểu quốc hội khoá VI, VII, VIII, Huân chương Hồ Chí Minh.
Tiểu sử
Nguyễn Thị Định sinh ngày 15 tháng 3 năm 1920 tại Lương Hòa, Giồng Trôm, Bến Tre. Gia đình của bà là nông dân nhưng tham gia phong trào chống Pháp. Là con út trong nhà nên bà còn có biệt danh là Út Tịch.
Hoạt động cách mạng và sự nghiệp chính trị
Giai đoạn Đấu tranh giành độc lập và Kháng chiến chống Pháp
Năm 1936, được sự dìu dắt của người anh ruột là Nguyễn Văn Chẩn, bà tham gia phong trào Đông Dương đại hội như đi liên lạc, rải truyền đơn. Bà đã vận động bà con chống sự áp bức, bóc lột cường hào ở địa phương.
Năm 1938, bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.
Năm 1940, chồng bà bị đối phương bắt đày đi Côn Đảo và hy sinh ở đó. Nửa năm sau, bà cũng bị giặc bắt đày đi Bà Rá (thuộc tỉnh Bình Phước ngày nay.)
Năm 1943, do bị đau tim nặng, bà được trở về quê, chịu sự quản thúc của chính quyền địa phương.
Năm 1944, bà bắt liên lạc được với tổ chức cách mạng rồi tiếp tục hoạt động.
Tháng Tám năm 1945, bà tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở Bến Tre.
Tháng 3 năm 1946, bà tham gia đoàn cán bộ miền Nam ra Bắc gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính phủ để báo cáo tình hình kháng chiến ở Nam Bộ và xin chi viện vũ khí. Tháng 11 năm đó, bà làm Trưởng đoàn của đoàn thuyền chở vũ khí về Nam.
Năm 1947, bà được bầu vào Tỉnh Ủy Bến Tre. Từ đó, bà cùng các cán bộ lãnh đạo ở địa phương tổ chức cuộc kháng chiến của nhân dân Bến Tre.
Năm 1954, cuộc kháng chiến của nhân dân Bến Tre cùng với cả nước đã giành được thắng lợi.
Giai đoạn Chiến tranh Việt Nam
Những năm sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ (tháng 7 năm 1954), Bến Tre là một trọng điểm cần phải bình định của chính quyền Ngô Đình Diệm. Trong thời gian này, bà là một trong những cán bộ chủ chốt của Đảng bộ Bến Tre, đã cùng với các cán bộ lãnh đạo khác ra sức bảo vệ cách mạng, nhân dân.
Tháng 11 năm 1959, bà làm Phó bí thư Tỉnh ủy Bến Tre. Sau đó bà nhận nhiệm vụ về khu ủy Trung Nam Bộ (Khu 8 cũ) dự hội nghị tiếp thu Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đầu năm 1960, bà một trong những người lãnh đạo Đồng khởi Bến Tre và là người chỉ đạo trực tiếp cuộc Đồng khởi đợt I (17.1.1960) ở ba điểm xã Định Thủy, Bình Khánh và Phước Hiệp (thuộc huyện Mỏ Cày Nam hiện nay) thắng lợi, mở đầu cho phong trào Đồng khởi trong tỉnh và toàn miền Nam sau này.
Sau cuộc Đồng khởi Bến Tre, bà làm Bí thư tỉnh ủy và Chủ tịch Mặt trận Giải phóng tỉnh Bến Tre.
Năm 1964, trong Đại hội dân tộc giải phóng miền Nam lần thứ nhất, bà được bầu làm Ủy viên Chủ tịch đoàn Ủy ban Trung ương mặt trận. Năm 1965, bà giữ chức Phó Tư lệnh quân Giải phóng miền Nam; tại đại hội Phụ nữ toàn miền Nam, bà làm Hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam. Năm 1974, bà được phong quân hàm Thiếu tướng quân đội nhân dân Việt Nam.
Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (1987-1992)
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (sau năm 1975), bà giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước như: Ủy viên Trung ương Đảng khóa IV, V, VI; Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VI, VII, VIII; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Từ 1987 đến 1992, bà giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.
Qua đời
Ngày 26 tháng 8 năm 1992, bà từ trần tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hưởng thọ 72 tuổi
Danh hiệu
Giải thưởng
Ngày 16/3/1990: Huân chương Hồ Chí Minh.
Huân chương Chiến công hạng Nhất.
Huân chương Quân công hạng Nhất.
Huân chương Kháng chiến Chống Mỹ cứu nước hạng Nhất.
Được Đảng và Chính phủ Cu-Ba trao tặng Huân Chương Hiron.
Giải thưởng Hòa bình Lenin của Liên Xô trao tặng.
Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.
Ngày 30 tháng 8 năm 1995, bà Nguyễn Thị Định được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Thờ phụng
Sau khi bà mất, đền thờ bà được lập tại ấp Phong Điền, Lương Hòa, Giồng Trôm. Trong đền thờ có tượng đồng chân dung bà, tượng có chiều cao 1,75 m, nặng 1.025 kg, đặt trên bệ thờ cao 1,5 m do Bộ Quốc phòng trao tặng.
Nhân dân Hát Môn (Hà Nội) cũng đã rước bát hương bà về thờ trong khu đền Hai Bà Trưng.
Tên của bà cũng được đặt cho nhiều tuyến đường, phố và trường học tại nhiều địa phương khác nhau ở nhiều tỉnh, thành phố.
Nhận xét
Năm 1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Phó tổng Tư lệnh Quân giải phóng là cô Nguyễn Thị Định. Cả thế giới chỉ có nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật là vẻ vang cho miền Nam và cho cả dân tộc ta". |
Các núi linh thiêng của Trung Quốc được chia thành nhiều nhóm khác nhau. Nhóm núi Ngũ nhạc () là tên gọi cho năm ngọn núi nổi tiếng nhất, gắn liền với lịch sử Trung Quốc qua nhiều triều đại. Chúng cũng gắn liền với tín ngưỡng và thuyết Ngũ hành của Trung Quốc. Trong khi đó, nhóm núi chủ yếu gắn liền với Phật giáo được nhắc đến với tên gọi Tứ đại Phật giáo danh sơn (); còn nhóm núi gắn liền với Đạo giáo được gọi là Tứ đại Đạo giáo danh sơn ().
Những ngọn núi linh thiêng trong các nhóm trên đều là các điểm đến rất quan trọng đối với các cuộc hành hương. Trong ngôn ngữ trung Quốc, hành hương gọi là "triều thánh" (), nghĩa đen là "vái lạy ngọn núi linh thiêng" hay triều bái thánh sơn ().
Ngũ Nhạc
Ngũ Nhạc được sắp xếp theo bốn hướng chính và trung tâm của vùng đất Trung Hoa cổ đại. Các rặng núi trong nhóm này bao gồm:
Đông Nhạc: Thái Sơn
; "Ngọn núi tĩnh lặng", thuộc tỉnh Sơn Đông,
Tây Nhạc: Hoa Sơn
; "Ngọn núi lộng lẫy", thuộc tỉnh Thiểm Tây,
Nam Nhạc: Hành Sơn
; "Ngọn núi cân bằng", thuộc tỉnh Hồ Nam,
Bắc Nhạc: Hằng Sơn
; "Ngọn núi vĩnh hằng", thuộc tỉnh Sơn Tây,
Trung Nhạc: Tung Sơn
; "Ngọn núi cao ngất", thuộc tỉnh Hà Nam,
Theo thần thoại Trung Quốc, Ngũ Nhạc có nguồn gốc từ thân thể và đầu của Bàn Cổ, vị thần đầu tiên sáng tạo ra thế giới. Do vị trí ở phía đông của mình nên Thái sơn được gắn liền với mặt trời mọc, là biểu tượng cho sự ra đời và sự hồi sinh. Cũng vì cách diễn giải này, nó thông thường được nhắc đến như là ngọn núi linh thiêng nhất trong số Ngũ đại danh sơn. Phù hợp với vị trí đặc biệt của nó, Thái sơn được cho là được tạo thành từ phần đầu của Bàn Cổ.
Tứ đại Phật giáo danh sơn
Còn gọi là Tứ đại danh sơn, Tứ linh sơn, cụ thể là:
Ngũ Đài sơn (五臺山) thuộc tỉnh Sơn Tây cao 3.058 m, thông thường được gắn liền với Văn Thù Bồ Tát
Nga Mi Sơn (峨嵋山) thuộc tỉnh Tứ Xuyên cao 3.099 m, thông thường được gắn liền với Phổ Hiền Bồ Tát
Cửu Hoa sơn (九華山) thuộc tỉnh An Huy, cao 1.341 m, thông thường được gắn liền với Địa Tạng Bồ Tát
Phổ Đà sơn (普陀山), thuộc tỉnh Chiết Giang cao 284 m, thông thường được gắn liền với Quan Thế Âm Bồ Tát.
Tứ đại Đạo giáo danh sơn
Bốn ngọn núi nổi tiếng trong Đạo giáo gồm:
Võ Đang sơn
; Tây Bắc tỉnh Hồ Bắc. Đỉnh cao: 1612m. .
Long Hổ sơn
; nghĩa đen "rồng và hổ", thuộc tỉnh Giang Tây. Đỉnh cao: 247.4m.
Tề Vân sơn
; nghĩa đen "Đám mây sạch sẽ, chỉnh tề", thuộc tỉnh An Huy. Đỉnh cao: 585m.
Thanh Thành sơn
; nghĩa đen "Tường thành màu xanh"; nằm cách thành phố Đô Giang, tỉnh Tứ Xuyên, 15 km về phía Tây Nam. Đỉnh cao: 1260m (năm 2007), . |
Trong cơ học Newton, động lượng tuyến tính, động lượng tịnh tiến hay đơn giản là động lượng là đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng truyền chuyển động của vật. Nó được xác định bằng tích của khối lượng và vận tốc của một vật. Nó là một đại lượng vectơ, sở hữu độ lớn và hướng trong không gian ba chiều. Nếu là khối lượng của một vật và là vận tốc (cũng là một vectơ), thì động lượng là
Trong hệ đơn vị SI, nó được đo bằng kilogam mét trên giây (kg. m/s). Định luật chuyển động thứ hai của Newton nói rằng tốc độ thay đổi động lượng của cơ thể bằng với lực ròng tác dụng lên nó.
Động lượng phụ thuộc vào hệ quy chiếu, nhưng trong bất kỳ hệ quy chiếu quán tính nào, nó là một đại lượng được bảo toàn, có nghĩa là nếu một hệ kín không bị tác động bởi ngoại lực thì tổng động lượng tuyến tính của nó không thay đổi. Động lượng cũng được bảo toàn trong thuyết tương đối hẹp (với công thức đã sửa đổi) và, ở dạng biến đổi, trong điện động lực học, cơ học lượng tử, lý thuyết trường lượng tử và thuyết tương đối rộng. Nó là một biểu thức của một trong những đối xứng cơ bản của không gian và thời gian: đối xứng tịnh tiến.
Các công thức tiên tiến của cơ học cổ điển, cơ học Lagrangian và Hamilton, cho phép người ta chọn các hệ tọa độ kết hợp các đối xứng và các ràng buộc. Trong các hệ thống này, đại lượng bảo toàn là động lượng tổng quát, và nói chung, điều này khác với động lượng được xác định ở trên. Khái niệm động lượng tổng quát được chuyển sang cơ học lượng tử, nơi nó trở thành toán tử trên hàm sóng. Các toán tử động lượng và vị trí có liên quan đến nhau theo nguyên lý bất định Heisenberg.
Trong các hệ liên tục như trường điện từ, chất lỏng và vật thể biến dạng, mật độ động lượng có thể được xác định và một phiên bản liên tục của bảo toàn động lượng dẫn đến các phương trình như phương trình Navier-Stokes cho chất lỏng hoặc phương trình động lượng Cauchy cho chất rắn biến dạng hoặc chất lỏng.
Định luật bảo toàn động lượng
Có thể suy ra trực tiếp từ định luật 2 Newton một hệ quả: Khi tổng các ngoại lực tác động vào hệ các vật bằng không thì biến thiên động lượng của hệ cũng bằng không.
Đây chính là nội dung Định luật bảo toàn động lượng. Cụ thể, định luật này có thể phát biểu: "Tổng động lượng (đối với hệ quy chiếu quán tính) của một hệ các vật không thay đổi nếu hệ đó không tương tác với bên ngoài (tức là tổng ngoại lực bằng không, trong một hệ vật lý kín)".
Định luật bảo toàn động lượng là một trong những định luật bảo toàn vật lý quan trọng nhất. Việc bảo toàn động lượng có giá trị trong cơ học cổ điển cũng như trong thuyết tương đối hẹp và cơ học lượng tử. Nó độc lập với việc Bảo toàn năng lượng và có tầm quan trọng cơ bản trong mô tả các quá trình tác động, ví dụ, trong đó định lý nói rằng tổng động lượng của tất cả các đối tác tác động trước và sau tác động là như nhau. Việc bảo toàn động lượng áp dụng cả khi động năng được giữ lại trong quá trình va chạm (va chạm đàn hồi) và khi không có (va chạm không đàn hồi).
Sự bảo toàn động lượng là hệ quả tức thời của tính đồng nhất của không gian, nghĩa là thực tế rằng hành vi của một vật thể chỉ được xác định bởi các đại lượng vật lý tại vị trí của nó, chứ không phải bởi chính vị trí đó.
Cơ học cổ điển
Trong cơ học cổ điển, khối lượng của vật không phụ thuộc vào trạng thái chuyển động, động lượng được định nghĩa bằng tích của khối lượng với vận tốc.
Trong công thức này, là khối lượng của vật, là vận tốc của vật đó trong hệ quy chiếu đang xét, và là động lượng của vật đối với hệ quy chiếu đó.
Sự thay đổi động lượng của một vật theo thời gian trong hệ quy chiếu đang xét, theo định luật 2 Newton, đúng bằng giá trị của tổng các lực tác động vào vật.
Thuyết tương đối
Động lượng tương đối tính, đề xuất bởi Albert Einstein, là tích của khối lượng tương đối tính của vật với vận tốc chuyển động. Khối lượng tương đối tính, m, liên hệ với khối lượng nghỉ (khối lượng cổ điển), m0, qua vận tốc chuyển động, v, theo m = γ m0 với:
Khái niệm này xuất phát từ nhu cầu xây dựng một véctơ-4 có độ lớn không thay đổi trong biến đổi Lorent, tương tự như xung lượng thông thường trong cơ học cổ điển. Véctơ-4 này xuất hiện một cách tự nhiên trong các hàm Green của lý thuyết trường lượng tử. Véctơ-4 này, còn được gọi là động lượng-4, gồm 3 thành phần của vectơ động lượng tương đối tính trong không gian ba chiều, p tương ứng với 3 chiều không gian, cùng năng lượng tương đối tính tổng cộng, E tương ứng với chiều thời gian, chia cho tốc độ ánh sáng, c, để đồng bộ thứ nguyên:
[E/c, p]
Với năng lượng tương đối tính tổng cộng là:
Động lượng-4 được xây dựng như vậy có đặc điểm là có độ lớn, , không thay đổi khi thay đổi hệ quy chiếu trong không thời gian:
Các vật thể không có khối lượng nghỉ như photon cũng vẫn có động lượng tương đối tính. Do hạt này luôn chuyển động với tốc độ ánh sáng p.p=E2/c2 đối với photon.
Cơ học lượng tử
Trong cơ học lượng tử, động lượng của một hệ, đặc trưng bởi một hàm trạng thái, là kết quả thu được từ một phép đo, thực hiện bởi áp dụng toán tử lên hàm trạng thái đó. Toán tử này gọi là toán tử động lượng.
Với hệ vật lý là một hạt không có điện tích và spin, toán tử động lượng có thể được viết trên hệ cơ sở vị trí là:
với là toán tử građiên, là hằng số Planck rút gọn, và là đơn vị ảo (căn bậc hai của -1).
Động lượng xuất hiện trong nguyên lý bất định của Heisenberg, trong đó nói rằng không thể cùng một lúc đo chính xác (không có sai số) động lượng và vị trí của một hệ lượng tử. Động lượng và vị trí là hai đại lượng có thể tráo đổi nhau trong cơ học lượng tử. |
Arnis (còn gọi là Kali, Eskrima, Escrima) là một môn võ thuật sử dụng vũ khí của Philippines. Môn võ này cũng đã có mặt tại một số quốc gia Đông Nam Á dưới những tên gọi khác như Krabi Krabong hay Trumbu. Ngoài ra cũng có một số tên gọi thông dụng khác như Kali và Arnis de Mano (áo giáp bọc tay); đôi khi người ta cũng dùng chữ viết tắt FMA (Filipino Martial Arts, võ thuật Philippines). Eskrima và Arnis là tên dùng chủ yếu tại Philippines ngày nay. Tên trong tiếng Việt hiện nay là võ gậy.
Arnis, lần đầu tiên, trở thành bộ môn thi đấu chính thức trong SEA Games lần thứ 23 vào năm 2005.
Tên
Các tên eskrima và escrima có gốc từ chữ esgrima trong tiếng Tây Ban Nha và mang nghĩa "đấu kiếm". Arnis đến từ arnés de mano, cũng là tiếng Tây Ban Nha, và có nghĩa là "áo giáp bọc tay". Kali, theo nhiều người, có thể đến từ keris của tiếng Malay dùng để chỉ một loại dao dài được dùng như một vũ khí của võ thuật Mã Lai. Từ kali, thật sự, chỉ xuất hiện vào khoảng thập niên 1960, sau khi hai nhà kiếm thuật người Mỹ (eskrimador) bắt đầu dùng nó để phân biệt lối dùng kiếm của họ với các kiếm thuật khác.
Escrima trong phim ảnh
Trong bộ phim Trò chơi tử thần (The Game of Death) của Lý Tiểu Long, có một đoạn anh ta giao chiến với một sư phụ môn Escrima. Người này sử dụng công bằng song và côn nhị khúc
Trong bộ phim OngBak của Tony Jaa, Escrima có tên Krabi Krabong, Tony Jaa ta đã sử dụng Krabi Krabong để đánh với một nhóm buôn lậu bằng các loại vũ khí: Kiếm, côn dài, côn bằng song, một cặp tonfa. |
Trong cơ học cổ điển, xung lượng (kí hiệu J hay Imp) là một tích phân của lực, F, với ẩn thời gian, t. Vì lực là một đại lượng vector, xung lực cũng là một đại lượng vector. Đơn vị SI của xung lực là newton giây (N·s).
Từ đó suy ra: |
Vectơ-4 là một véctơ trên một không gian 4 chiều thực đặc biệt, gọi là không gian Minkowski. Chúng xuất hiện lần đầu trong lý thuyết tương đối hẹp, như là sự mở rộng của các véctơ của không gian 2 chiều thông thường, với các thành phần được biến đổi như không gian ba chiều và thời gian thông qua biến đổi Lorentz. Tập hợp các vectơ-7 cùng với biến đổi Lorentz tạo nên nhóm Lorentz.
Tích vô hướng
Mọi điểm trong không gian Minkowski, hay được gọi là "sự kiện", đều được mô tả bởi vector-4 vị trí, gồm 3 thành phần không gian ba chiều thông thường, x, y và z, cùng với 1 thành phần thời gian t nhân với tốc độ ánh sáng c cho đồng bộ thứ nguyên:
R:= [ct, x, y, z]
Véc-tơ-4 cũng có thể được viết theo Ký hiệu Einstein là
x:= xa
với a chạy từ 0 đến 3.
Phép nhân vô hướng (hay tích trong) giữa hai vectơ-4, R1 và R2 được định nghĩa là:
R1.R2 = x1x2 + y1y2 + z1z2 - ct1ct2
Nếu dùng ký hiệu Einstein thì tích trong giữa hai vectơ-4, x và y là:
với η là mêtríc Minkowski. Phép nhân này đôi khi được gọi là tích trong Minkowski.
Như vậy, bình phương độ lớn một vectơ-4 R là:
R.R = x2 + y2 + z2 - ct2
Theo bình phương độ lớn, các vectơ-4 được phân loại ra thành:
vectơ-4 không gian: R.R > 0
vectơ-4 thời gian: R.R < 0
vectơ-4 không: R.R = 0
Đạo hàm theo thời gian
Đối với các đại lượng là đạo hàm theo thời gian của các đại lượng vật lý khác, người ta quy ước lấy đạo hàm theo thời gian riêng (τ) trong hệ quy chiếu đang xét. Lúc đó cần biết liên hệ giữa đạo hàm theo thời gian riêng với đạo hàm theo thời gian trong hệ quy chiếu khác. Đó là biến đổi thời gian trong biến đổi Lorentz:
Với γ là hệ số tương đối tính liên hệ với vận tốc tương đối giữa hai hệ quy chiếu v qua:
v2 = v.v
Đại lượng vật lý vectơ-4
Nhiều đại lượng vật lý ở dạng véctơ trong không gian ba chiều thông thường có một vectơ-4 tương đương trong không thời gian. Có thể bắt đầu định nghĩa các đại lượng vật lý xuất phát từ vectơ-4 vị trí R:= [ct, x, y, z] và phép đạo hàm như mô tả ở trên.
Một số đại lượng vật lý vectơ độc lập trong không gian ba chiều cổ điển lại ghép với các đại lượng vectơ khác thành đại lượng vật lý thống nhất trong không thời gian ở dạng tensơ-4. Ví dụ cho nhóm này có véctơ điện trường và véctơ từ trường được thống nhất thành tensơ-4 điện từ trường trong không thời gian.
Vận tốc-4
Vận tốc là đạo hàm theo thời gian của vị trí. Vận tốc-4 là đạo hàm theo thời gian của véctơ vị trí-4:
với
và i = 1, 2, 3. Chú ý rằng:
Gia tốc-4
Gia tốc là đạo hàm theo thời gian của vận tốc. Gia tốc-4 là đạo hàm theo thời gian của véctơ vận tốc-4:
Chú ý rằng:
Động lượng-4
Động lượng-4 có thể được định nghĩa từ vận tốc-4:
với m0 là khối lượng nghỉ còn m = γm0 là khối lượng tương đối tính và p = mu là động lượng tương đối tính.
Lực-4
Lực-4 có thể định nghĩa từ định luật 2 Newton mở rộng cho không thời gian:
với
.
Mật độ dòng điện-4
Mật độ dòng điện-4 có thể được định nghĩa từ vận tốc-4 và cho ra kết quả:
với j là mật độ cường độ dòng điện cổ điển còn ρ là mật độ điện tích
Điện từ thế-4
Điện từ thế-4 gộp lại điện thế cổ điển, φ, và vectơ từ thế cổ điển A:
Tần số-4
Các sóng điện từ phẳng có thể được biểu diến qua tần số-4:
với là tần số cổ điển của sóng, và n véctơ đơn vị ba chiều chỉ phương lan truyền của sóng. Chú ý
nghĩa là tần số-4 là vectơ-4 không. |
Quỹ đạo địa tĩnh là quỹ đạo tròn ngay phía trên xích đạo Trái Đất (vĩ độ 0º). Bất kỳ điểm nào trên mặt phẳng xích đạo đều quay tròn xung quanh Trái Đất theo cùng một hướng và với cùng một chu kỳ (vận tốc góc) giống như sự tự quay của Trái Đất. Nó là trường hợp đặc biệt của quỹ đạo địa đồng bộ, và là quỹ đạo được những người khai thác hoạt động của vệ tinh nhân tạo ưa thích (bao gồm các vệ tinh viễn thông và truyền hình). Các vị trí vệ tinh chỉ có thể khác nhau theo kinh độ.
Ý tưởng về vệ tinh địa đồng bộ cho mục đích viễn thông đã được Herman Potocnik đưa ra lần đầu tiên năm 1928. Các quỹ đạo địa đồng bộ và địa tĩnh cũng đã được Arthur C. Clarke, tác giả truyện khoa học viễn tưởng phổ biến lần đầu tiên năm 1945 như là các quỹ đạo có ích cho các vệ tinh viễn thông. Do đó, đôi khi các quỹ đạo này còn được nói đến như là các quỹ đạo Clarke. Tương tự, "vành đai Clarke" là một phần của khoảng không vũ trụ nằm phía trên mực nước biển trung bình khoảng 35.786 km trong mặt phẳng xích đạo, trong đó các quỹ đạo gần-địa tĩnh có thể đạt được.
Các quỹ đạo địa tĩnh là hữu ích do chúng làm cho vệ tinh dường như là tĩnh đối với điểm cố định nào đó trên Trái Đất. Kết quả là các ăng ten có thể hướng tới theo một phương cố định mà vẫn duy trì được kết nối với vệ tinh. Vệ tinh quay trên quỹ đạo theo hướng tự quay của Trái Đất ở độ cao khoảng 35.786 km (22.240 dặm) phía trên mặt đất. Độ cao này là đáng chú ý do nó tạo ra chu kỳ quỹ đạo bằng với chu kỳ tự quay của Trái Đất, còn được biết đến như là ngày thiên văn.
Sử dụng cho các vệ tinh nhân tạo
Các quỹ đạo địa tĩnh chỉ có thể đạt được rất gần với vòng 35.786 km phía trên xích đạo. Các vệ tinh quỹ đạo địa đồng bộ tròn khác (nếu có) sẽ cắt ngang quỹ đạo địa tĩnh và có thể xảy ra va chạm với các vệ tinh địa tĩnh này. Trên thực tế điều này có nghĩa là tất cả các vệ tinh địa tĩnh cần phải tồn tại trên vòng tròn này, nó đặt ra các vấn đề như phải ngừng hoạt động của các vệ tinh vào cuối chu kỳ hoạt động của nó (ví dụ như khi chúng hết lực đẩy).
Quỹ đạo chuyển tiếp địa tĩnh được sử dụng để chuyển vệ tinh từ quỹ đạo gần Trái Đất vào quỹ đạo địa tĩnh.
Hệ thống toàn thế giới các vệ tinh địa tĩnh đang hoạt động được sử dụng bởi các vệ tinh khí tượng để cung cấp các hình ảnh bằng ánh sáng thường và hồng ngoại về bề mặt và bầu khí quyển Trái Đất. Các hệ thống vệ tinh này bao gồm:
GOES của Hoa Kỳ
METEOSAT, được Cơ quan hàng không châu Âu phóng lên và được điều hành bởi Tổ chức vệ tinh khí tượng châu Âu EUMETSAT
GMS của Nhật Bản
Phần lớn các vệ tinh viễn thông thương mại (và vệ tinh truyền hình) cũng hoạt động trên các quỹ đạo địa tĩnh.
Statite, một vệ tinh giả thuyết, sử dụng buồm mặt trời để thay đổi quỹ đạo của nó, về mặt lý thuyết có thể giữ cho nó trên "quỹ đạo địa tĩnh" với độ cao/độ nghiêng khác so với quỹ đạo địa tĩnh xích đạo "truyền thống".
Tính toán độ cao quỹ đạo địa tĩnh
Trên quỹ đạo địa tĩnh, vệ tinh không bị đẩy về phía Trái Đất mà cũng không bay ra xa khỏi nó. Vì thế, các lực tác động lên vệ tinh phải triệt tiêu lẫn nhau (theo Định luật 1 Newton về chuyển động), chủ yếu là lực ly tâm và lực hướng tâm (ở đây coi các lực khác là không đáng kể). Để tính toán độ cao quỹ đạo địa tĩnh, người ta cần phải cân bằng hai lực này:
Theo định luật 2 Newton về chuyển động, ta có thể thay thế các lực bằng khối lượng của vật thể nhân với gia tốc mà vật thể có được do các lực này:
Thấy rằng khối lượng của vệ tinh, , xuất hiện trên cả hai vế—ta có thể chia cả hai vế cho (do nó ≠0) và có thể rút ra kết luận là quỹ đạo địa tĩnh là độc lập với khối lượng của vệ tinh. Vì vậy, tính toán độ cao được đơn giản thành tính toán điểm mà cường độ của gia tốc ly tâm có được từ chuyển động trên quỹ đạo và gia tốc hướng tâm tạo ra bởi trường hấp dẫn của Trái Đất phải bằng nhau.
Cường độ gia tốc ly tâm là:
...trong đó là vận tốc góc tính bằng radian trên giây, và là bán kính quỹ đạo tính theo đơn vị mét từ tâm Trái Đất.
Cường độ của tương tác hấp dẫn là:
...trong đó là khối lượng của Trái Đất tính theo kilôgam, và là hằng số hấp dẫn.
Cân bằng cả hai gia tốc ta thu được:
Chúng ta có thể biểu diễn điều này trong dạng khác một chút bằng cách thay thế bằng , hằng số hấp dẫn địa tâm:
Vận tốc góc được tìm bằng cách chia góc mà vệ tinh đi qua trong một vòng quay () trong chu kỳ quỹ đạo (thời gian nó cần để thực hiện đủ một vòng quay: nó bằng một ngày thiên văn, hay 86,164 giây). Điều này cho ta:
Bán kính quỹ đạo sẽ là 42.164 km. Trừ đi bán kính Trái Đất tại xích đạo, bằng 6.378 km, cho ta kết quả cuối cùng của độ cao là 35.786 km.
Vận tốc quỹ đạo (cho biết vệ tinh quay trong không gian nhanh đến mức nào) được tính bằng cách nhân vận tốc góc với bán kính quỹ đạo:
= 3,07 km/s = 11.052 km/h |
Bệnh tằm vôi do một loại nấm cứng trắng gây nên. Nấm bệnh vôi bám trên thân tằm hoặc côn trùng khác. Nấm phát triển với nhiệt độ và ẩm độ như nhiệt độ và ẩm độ của tằm ưa thích
Đường lây nhiễm
Thường là qua da, qua vết thương trên da.
Triệu chứng
Bệnh phát triển trên con tằm khỏe, quan sát kỹ thấy trên thân tằm có lấm chấm nhiều nốt trong suốt. Khi tằm chết ấn vào đầu, thân vẫn đàn hồi, toàn thân tằm cứng và trắng như vôi, phân hơi nhão, miệng ứa nước. Nhiễm bệnh ở tuổi 5 thì thời gian ủ bệnh kéo dài 5-7 ngày.
Biện pháp phòng trừ
Khử trùng triệt để nhà và dụng cụ nuôi tằm, vệ sinh tốt đồng dâu, ủ phân tằm cẩn thận trước khi bón cho dâu. Trong nuôi tằm cần dùng vôi để hút ẩm và vệ sinh thân.
Chú thích |
Bệnh tằm do virus (còn gọi bệnh bủng hay bệnh nghệ) xảy ra khi tằm bị nhiễm virus.
Triệu chứng
Tằm nhỏ da căng phồng, trốn ngủ. Tằm lớn đốt căng phồng, có màu trắng nhờ, nếu là tằm kén vàng thì có màu vàng nghệ hay bò lên cạp nong. Tằm bò đến đến đâu nước chảy đến đó. Nếu mắc bệnh ở cuối tuần 5 thì kén sẽ mỏng, tằm chưa hoá nhộng đã chết.
Nguyên nhân và đường lây nhiễm
Nguyên nhân: do virus có sẵn trong cơ thể tằm và ngoài môi trường, gây ra khi gặp điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột.
Đường lây nhiễm: chủ yếu qua đường tiêu hoá (khi tằm ăn phải lá dâu bị hấp hơi hoặc ôi, héo). Ngoài ra bệnh còn bị nhiễm qua vết thương trên da tằm.
Biện pháp phòng trừ
Thông gió cho nhà nuôi tằm thoáng và đóng cửa kịp thời khi thời tiết thay đổi. Trước và sau lứa tằm cần khử trùng bằng nước vôi trong hoặc foocmol. Cho ăn lá dâu tươi ngon, khi phát hiện tằm bị bệnh cần thay phân kịp thời và xử lý tằm đậy bằng vôi bột, loại bỏ tằm bệnh. Cách ly tằm bệnh và tằm khoẻ mạnh. Vệ sinh và khử trùng khu vực nuôi tằm và dụng cụ nuôi tằm.
Chú thích |
Bệnh ngộ độc tằm là xảy ra khi tằm bị nhiễm độc chất. Đây là loại bệnh không lây truyền.
Nguyên nhân
Ngộ độc do hoá chất như thuốc trừ sâu, phân bón, hoá chất khác (cấp tính).
Ngộ độc do khói công nghiệp: lò gạch, lò ngói và bếp than (mãn tính).
Triệu chứng
Ngộ độc do hoá chất: tằm đang ăn mạnh tự nhiên dừng ăn, ứa nước miệng, đầu lắc lư rồi chết, khi chết thân co quắp.
Ngộ độc do khói công nghiệp: tằm không chết ngay, biểu hiện có nhiều mảng đen tập trung ở giữa các đốt, da mỏng hơn chạm vào dễ vỡ, chảy nước xanh (thức ăn).
Biện pháp phòng trừ
Ngộ độc do khói công nghiệp: nên rửa lá dâu bằng nước vôi trong, sau đó rửa nước sạch,để ráo cho tằm ăn.
Ngộ độc do hoá chất: cần thay phân kịp thời, dùng dụng cụ sạch, cho tằm ăn lá dâu ngon có phun nước đường + vitamin C 5%, thông gió phòng nuôi.
Chú thích |
Phòng trừ tổng hợp bệnh tằm là tổng hợp các biện pháp nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc phòng trừ bệnh ở tằm.
Khử trùng: phun nước ẩm nong, đũi trước khi tiến hành khử trùng mới có hiệu quả.
Dùng nước vôi trong sát trùng để diệt nấm, bào tử bệnh gai, bệnh trong đầu và bệnh bủng.
Có thể dùng foocmôn (formol hay formalin) 2% - 5% để khử trùng.
Phòng nuôi tằm dễ điều chỉnh nhiệt độ khi cần (thông thoáng mùa hè, ấm áp mùa đông).
Kỹ thuật nuôi: vệ sinh môi trường sạch sẽ, cho ăn theo tiêu chuẩn và chất lượng lá dâu đúng độ tuổi, phù hợp với sinh trưởng của tằm. Các chất dinh dưỡng và thuốc kháng sinh bổ sung có thể dùng:
Khi lá dâu non hoặc quá già sẽ thiếu chất dinh dưỡng, có thể bổ sung bằng cách phun một số loại thuốc bổ như vitamin B1, B12, B6 và B complex.
Cho ăn thuốc phòng bệnh như Penixilin và Ampixilin, rượu tỏi.
Cách cho ăn phun dung dịch Penixilin hoặc Ampixilin pha theo tỉ lệ 2 ml với 0,5 l nước phun đều lên 5 – 7 kg lá dâu, để ráo cho tằm ăn.
Rượu tỏi tăng sức đề kháng cho tằm: dùng 2 - 3 g tỏi + 100 ml rượu làm dung dịch,lấy dung dịch pha theo tỉ lệ 2 ml + 0,5 l nước phun lên lá dâu cho tằm. |
Nhặng hại tằm là bệnh của tằm do nhặng gây ra. Bệnh xảy ra chủ yếu vào mùa hè. Nhặng đẻ trứng trên mình tằm. Trứng nở, dòi chui vào để lại vết đen trên mình tằm. Khi dòi đẫy sức chui ra hóa nhộng làm cho tằm chết, ở giai đoạn kén làm cho kén thủng đầu không ươm tơ được.
Biện pháp phòng trừ
Biện pháp phòng: dùng mành ngăn không cho nhặng vào phòng tằm.
Biện pháp trừ bằng thuốc hoá học: diệt trứng ruồi bằng cách phun Bi58 lên mình tằm với tỉ lệ 1/500, phun 1 lần vào ngày thứ 3 ở tuổi 4 và ngày thứ 2, 4, 6 ở tuổi 5. Phun vào buổi chiều để làm trứng do nhặng đẻ buổi sáng rơi khỏi mình tằm, không nở được thành dòi. |
Bệnh tằm do vi khuẩn còn gọi là "bệnh trong".
Triệu chứng
Tằm đang ăn khoẻ chuyển sang kém ăn, hoạt động chậm, da xám, đầu ngẩng cao, các đốt thân có xu hướng giãn ra, đầu và toàn thân trong, chết ở thể cấp tính, không chết ở thể mãn tính.
Nguyên nhân gây bệnh
Do vi khuẩn bệnh trong gây nên qua con đường tiêu hoá (ăn dâu chất lượng kém, ôi héo), phòng nuôi tằm bí hơi, không thông thoáng.
Biện pháp phòng trừ
Duy trì điều kiện sống thật tốt, phòng nuôi có nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng phù hợp với sinh lý phát triển của tằm, lá dâu cho tằm ăn phải đảm bảo chất lượng. Cho tằm ăn lá dâu có phun rượu tỏi theo tỉ lệ 1 rượu - 8 nước. Dùng thuốc hoá học: có thể sử dụng Penixilin để điều trị bệnh tằm pha theo tỉ lệ 2ml với 0,5 l nước phun cho 5 – 7 kg lá dâu để ráo cho tằm ăn.
Chú thích |
Python () là một ngôn ngữ lập trình bậc cao cho các mục đích lập trình đa năng, do Guido van Rossum tạo ra và lần đầu ra mắt vào năm 1991. Python được thiết kế với ưu điểm mạnh là dễ đọc, dễ học và dễ nhớ. Python là ngôn ngữ có hình thức rất sáng sủa, cấu trúc rõ ràng, thuận tiện cho người mới học lập trình và là ngôn ngữ lập trình dễ học; được dùng rộng rãi trong phát triển trí tuệ nhân tạo. Cấu trúc của Python còn cho phép người sử dụng viết mã lệnh với số lần gõ phím tối thiểu. Vào tháng 7 năm 2018, van Rossum đã từ chức lãnh đạo trong cộng đồng ngôn ngữ Python sau 30 năm làm việc.
Python hoàn toàn tạo kiểu động và dùng cơ chế cấp phát bộ nhớ tự động; do vậy nó tương tự như Perl, Ruby, Scheme, Smalltalk, và Tcl. Python được phát triển trong một dự án mã mở, do tổ chức phi lợi nhuận Python Software Foundation quản lý.
Ban đầu, Python được phát triển để chạy trên nền Unix. Nhưng rồi theo thời gian, Python dần mở rộng sang mọi hệ điều hành từ MS-DOS đến Mac OS, OS/2, Windows, Linux và các hệ điều hành khác thuộc họ Unix. Mặc dù sự phát triển của Python có sự đóng góp của rất nhiều cá nhân, nhưng Guido van Rossum hiện nay vẫn là tác giả chủ yếu của Python. Ông giữ vai trò chủ chốt trong việc quyết định hướng phát triển của Python.
Python luôn được xếp hạng vào những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất.
Lịch sử
Python đã được Guido van Rossum tạo ra vào những năm 1980 tại Trung tâm Toán học – Tin học (Centrum Wiskunde & Informatica, CWI) ở Hà Lan như là một ngôn ngữ kế tục ngôn ngữ ABC – một ngôn ngữ được lấy cảm hứng từ SETL, có khả năng xử lí ngoại lệ và giao tiếp với hệ điều hành Amoeba. Nó bắt đầu được triển khai vào tháng 12 năm 1989. Van Rossum đã tự mình gánh vác trách nhiệm cho dự án, với vai trò là nhà phát triển chính, cho đến ngày 12 tháng 7 năm 2018, khi ông thông báo rằng ông sẽ rời bỏ trách nhiệm của ông và cả danh hiệu "Nhà độc tài nhân từ cho cuộc sống" của Python, một danh hiệu mà cộng đồng Python đã trao tặng cho ông vì sự tận tụy lâu dài của ông với vai trò là người ra quyết định chính cho dự án. Vào tháng 1 năm 2019, các nhà phát triển phần lõi Python đã bầu ra một "Hội đồng chèo lái" gồm năm thành viên để dẫn dắt dự án.
Python 2.0 được ra mắt vào ngày 16 tháng 10 năm 2000, với nhiều tính năng mới mẻ, bao gồm một bộ dọn rác phát hiện theo chu kỳ và khả năng hỗ trợ Unicode.
Python 3.0 được ra mắt vào ngày mùng 3 tháng 12 năm 2008. Đây là một phiên bản lớn của Python không tương thích ngược hoàn toàn. Nhiều tính năng lớn của nó đã được chuyển mã ngược (backport) về loạt phiên bản Python 2.6.x và 2.7.x. Các bản phát hành của Python 3 có đi kèm với công cụ 2to3, có tác dụng tự động hoá việc dịch mã Python 2 sang Python 3.
Python 3.9.2 và 3.8.8 được xúc tiến vì tất cả các phiên bản trước của Python (bao gồm cả 2.7) gặp một số vấn đề bảo mật, có thể dẫn đến thực thị mã từ xa và "đầu độc" bộ nhớ đệm.
Trong năm 2022, Python 3.10.4 và 3.9.12 được xúc tiến cùng với 3.8.13 và 3.7.13, nguyên nhân là do một vài vấn đề về bảo mật. Khi Python 3.9.13 được phát hành vào tháng Năm năm 2022, loạt phiên bản 3.9 (cùng với loạt 3.8 và 3.7) được thông báo rằng sẽ chỉ nhận được các bản vá bảo mật trong tương lai. Vào ngày 7 tháng Chín năm 2022, bốn bản cập nhật mới được phát hành do có khả năng xảy ra một cuộc tấn công từ chối dịch vụ: 3.10.7, 3.9.14, 3.8.14 và 3.7.14.
Python 3.12 là bản phát hành ổn định mới nhất. Một số thay đổi đáng chú ý từ bản 3.11 bao gồm các thay đổi về ngôn ngữ và thư viện chuẩn.
Triết lý thiết kế và tính năng
Python là một ngôn ngữ lập trình đa mẫu hình, lập trình hướng đối tượng và lập trình cấu trúc được hỗ trợ hoàn toàn, và nhiều tính năng của nó cũng hỗ trợ lập trình hàm và lập trình hướng khía cạnh (bao gồm siêu lập trình và siêu đối tượng (phương thức thần kỳ)). Các mẫu hình khác cũng được hỗ trợ thông qua các phần mở rộng, bao gồm thiết kế theo hợp đồng và lập trình logic.
Python sử dụng kiểu động và một dạng kết hợp giữa đếm tham chiếu và bộ dọn rác kiểm tra theo chu kì để quản lí bộ nhớ. Nó cũng có tính năng phân giải tên động (liên kết muộn), cho phép liên kết các tên biến và phương thức trong quá trình thực thi chương trình.
Thiết kế của Python cung cấp một số tính năng cho lập trình hàm giống như trong ngôn ngữ Lisp. Python có các hàm , và ; thông hiểu danh sách (list comprehension), từ điển (dictionary), tập hợp (set), và các biểu thức bộ sinh (generator). Thư viện chuẩn cũng có hai mô đun ( và ) triển khai các công cụ hàm được vay mượn từ Haskell và Standard ML.
Triết lý căn bản của ngôn ngữ Python được trình bày trong tài liệu The Zen of Python (PEP 20), có dạng thơ Haiku, tóm gọn như sau:
Đẹp đẽ tốt hơn xấu xí
Minh bạch tốt hơn ngầm định
Đơn giản tốt hơn phức tạp
Phức tạp tốt hơn rắc rối
Tính dễ đọc rất quan trọng.
Thay vì tích hợp hết tất cả các tính năng vào phần cốt lõi, Python được thiết kế để dễ dàng mở rộng (bằng các mô đun). Tính mô đun nhỏ gọn này đã làm cho Python trở nên phổ biến như là một cách thêm các giao diện lập trình được vào các ứng dụng hiện có. Tầm nhìn của Van Rossum về một ngôn ngữ có phần lõi nhỏ với một thư viện chuẩn rộng lớn và một trình thông dịch dễ dàng mở rộng bắt nguồn từ việc ông nản lòng trước ABC, một ngôn ngữ lập trình tán thành hướng tiếp cận ngược lại. Python thường được mô tả là một ngôn ngữ "tặng kèm pin" nhờ vào thư viện chuẩn bao quát của nó.
Python nỗ lực hướng đến một cú pháp đơn giản hơn, gọn gàng hơn trong khi vẫn cho các nhà phát triển lựa chọn phương pháp viết mã của họ. Đối lập với khẩu hiệu "có nhiều hơn một cách để làm việc này," triết lý thiết kế của Python lại nằm trong châm ngôn "chỉ nên có một— và tốt nhất là chỉ một—cách rõ ràng để làm việc này". Alex Martelli, một Viện sĩ (Fellow) tại Tổ chức Phần mềm Python (Python Software Foundation) và là một tác giả viết sách Python, viết rằng "Mô tả một thứ gì đó là "tài tình" không được coi là một lời khen ngợi trong văn hoá Python."
Các nhà phát triển Python nỗ lực tránh xa việc tối ưu hoá quá sớm và không chấp nhận các bản vá không cải thiện đáng kể tốc độ mà lại làm mất đi tính rõ ràng lên những phần không thiết yếu của bản triển khai tham khảo CPython. Khi cần đến tốc độ, một lập trình viên Python có thể di chuyển các hàm bị giới hạn về thời gian sang các mô đun mở rộng được viết bằng những ngôn ngữ như C, hoặc sử dụng PyPy, một trình biên dịch tức thời. Cython cũng có thể được dùng để phiên dịch một tập lệnh Python sang C và tạo ra các lệnh gọi API ở cấp độ của C trực tiếp vào trình thông dịch Python.
Mục tiêu mà các nhà phát triển Python hướng đến là đem đến niềm vui khi sử dụng ngôn ngữ này. Điều này được thể hiện qua bản thân cái tên – một sự tôn vinh dành cho nhóm hài người Anh Monty Python – và trong một số cách tiếp cận thi thoảng vui tươi trong hướng dẫn và các tài liệu tham khảo, chẳng hạn như một vi dụ có đề cập đến trứng và spam (gợi nhắc đến một tiểu phẩm trong Monty Python) thay cho foo và bar tiêu chuẩn.
Một phổ biến trong cộng đồng Python là pythonic (đậm chất Python), một từ có thể có nhiều ý nghĩa liên quan đến phong cách lập trình. Nói rằng một phần mã nào đó là pythonic tức là phần mã đó sử dụng tốt các Python, trông tự nhiên hoặc trôi chảy về ngôn ngữ, phù hợp với triết lý tối giản của Python và nhấn mạnh vào tính dễ đọc. Ngược lại, những phần mã khó hiểu hoặc trông như một bản dịch thô từ một ngôn ngữ lập trình khác được gọi là unpythonic (không đậm chất Python).
Những người sử dụng và say mê Python, nhất là những người được cho là am hiểu hay có nhiều kinh nghiệm, thường được gọi là các Pythonista.
Cú pháp
Python là một ngôn ngữ dễ đọc, dễ hiểu. Định dạng của nó rất gọn gàng về mặt trực quan, và nó thường sử dụng các từ khoá tiếng Anh trong khi các ngôn ngữ khác lại sử dụng các dấu câu. Khác với nhiều ngôn ngữ khác, nó không sử dụng các dấu ngoặc nhọn để giới hạn các khối lệnh, và dấu chấm phẩy cuối câu lệnh rất ít khi được sử dụng dù không bị cấm. Nó có ít ngoại lệ cú pháp và trường hợp đặc biệt hơn C và Pascal.
Thụt lề
Python sử dụng thụt lề bằng khoảng trắng hoặc ký tự tab thay vì dùng ngoặc nhọn hay các từ khoá để giới hạn khối lệnh. Lề thường được thụt vào sau một câu lệnh và thụt ra để đánh dấu kết thúc khối lệnh hiện tại. Cho nên, cấu trúc trực quan của chương trình sẽ thể hiện một cách chính xác cấu trúc ngữ nghĩa của chương trình đó. Tính năng này thỉnh thoảng cũng được gọi là "quy tắc việt vị", một quy tắc cũng xuất hiện ở một số ngôn ngữ; nhưng trong phần lớn ngôn ngữ thì thụt lề không phụ thuộc vào cú pháp. Cỡ thụt lề được khuyến cáo là bốn dấu cách.
Câu lệnh và luồng điều khiển
Một số câu lệnh trong Python gồm có:
Câu lệnh gán, sử dụng một dấu bằng =.
Câu lệnh if: thực thi một khối lệnh nếu thoả mãn điều kiện, sử dụng cùng với else và elif (viết tắt của else-if).
Câu lệnh for: lặp qua một đối tượng lặp được, gán mỗi phần tử và một biến cục bộ để sử dụng trong khối lệnh của vòng lặp.
Câu lệnh while: thực thi một khối lệnh chừng nào điều kiện còn đúng.
Câu lệnh try: cho phép bắt ngoại lệ được nâng lên (raise) trong khối lệnh và dùng vế except để xử lý; câu lệnh cũng đảm bảo rằng phần mã dọn dẹp trong khối finally sẽ được chạy dù có lỗi hay không.
Câu lệnh raise: được dùng để nâng một ngoại lệ hoặc nâng lại một ngoại lệ đã được bắt từ trước.
Câu lệnh class: thực thi một khối lệnh và gắn không gian tên cục bộ của nó vào một lớp, để dùng trong lập trình hướng đối tượng.
Câu lệnh def: định nghĩa một hàm hoặc phương thức.
Câu lệnh with: bao bọc một khối lệnh bằng một bộ quản lí ngữ cảnh (context manager) (ví dụ như khoá luồng lại trước khi chạy mã rồi mở khoá, hoặc mở một tệp rồi đóng tệp lại), cho phép các hành vi kiểu RAII (sự đạt được tài nguyên là sự khởi tạo) và thay thể cho các câu lệnh try/finally thường thấy.
Câu lệnh break: thoát ra khỏi vòng lặp.
Câu lệnh continue: bỏ qua lần lặp này và tiếp tục với mục kế tiếp.
Câu lệnh del: loại bỏ một biến, tức là tham chiếu từ tên đến giá trị sẽ bị xoá và cố gắng sử dụng biến đó sẽ gây lỗi. Một biến đã bị xoá có thể được gán lại.
Câu lệnh pass: đóng vai trò như là một dạng NOP. Câu lệnh này được dùng để tạo các khối lệnh rỗng.
Câu lệnh assert: được dùng trong khi gỡ lỗi để kiểm tra điều kiện nên đúng.
Câu lệnh yield: trả lại giá trị từ một hàm bộ sinh; bản thân yield cũng là một toán tử. Dạng này được dùng để triển khai các đồng thường trình.
Câu lệnh return: trả lại một giá trị từ một hàm hay phương thức.
Câu lệnh import: được dùng để nhập các mô đun chứa các hàm và biến được sử dụng trong chương trình hiện tại.
Câu lệnh gán (=) hoạt động bằng cách liên kết một tên dưới dạng một tham chiếu với một đối tượng được cấp phát động riêng lẻ. Các biến có thể được dùng lại bất cứ lúc nào với bất cứ đối tượng nào. Trong Python, một tên biến chỉ giữ tham chiếu một cách chung chung và không có kiểu dữ liệu cố định đi kèm. Tuy nhiên, tại một thời điểm nhất định, một biến sẽ tham chiếu đến một vài đối tượng có kiểu. Nó được gọi là kiểu động, ngược lại với các ngôn ngữ lập trình kiểu tĩnh với mỗi biến chỉ có thể chứa giá trị của một kiểu nhất định.
Biểu thức
Một số biểu thức trong Python tương tự như những biểu thức trong những ngôn ngữ khác chẳng hạn như C và Java, trong khi số khác thì không:
Phép cộng, trừ và nhân thì đều giống nhau, nhưng hành vi của phép chia thì khác nhau. Có hai loại phép chia trong Python: phép chia phần nguyên (phép chia số nguyên) dùng dấu // và phép chia dấu phẩy động dùng dấu /. Python cũng sử dụng toán tử ** cho phép luỹ thừa.
Từ Python 3.5, toán tử trung tố @ mới đã được giới thiệu. Nó được thiết kể để được sử dụng trong các thư viện như NumPy để nhân ma trận.
Từ Python 3.8, cú pháp :=, hay "toán tử moóc" đã được giới thiệu. Nó gán giá trị vào biến trong một phần của một biểu thức lớn hơn.
Trong Python, == so sánh theo giá trị, khác với Java, vốn so sánh các số theo giá trị và các đối tượng theo tham chiếu. (So sánh giá trị trong Java có thể được thực hiện bằng phương thức equals().) Toán tử is của Python có thể được dùng để so sánh danh tính của đối tượng (so sánh theo tham chiếu). Trong Python, các phép so sánh có thể được xâu chuỗi lại với nhau, ví dụ như .
Python sử dụng các từ khoá and, or, not để so sánh luận lý (boolean) thay vì dùng các loại biểu tượng &&, ||, ! được dùng trong Java và C.
Python có một loại biểu thức được gọi là thông hiểu danh sách (list comprehension) cũng như một loại biểu thức chung được gọi là biểu thức bộ sinh (generator expression).
Các hàm vô danh được triển khai thông qua các biểu thức lambda; tuy nhiên, phần thân của hàm vô danh chỉ có thể là đúng một biểu thức.
Biểu thức điều kiện trong Python được viết dưới dạng (có sự khác biệt về trật tự của các toán hạng so với toán tử c ? x : y thường có trong những ngôn ngữ khác).
Có sự phân biệt giữa danh sách và bộ trong Python. Danh sách được viết dưới dạng , biển đổi được, và không thể được dùng như khoá cho từ điển (các khoá từ điển phải là bất biến trong Python). Bộ được viết dưới dạng , không biến đổi được nên có thể được dùng làm khoá của từ điển, với điều kiện là tất cả các phần tử trong bộ cũng phải là bất biến. Toán tử + có thể được sử dụng để nối liền hai bộ lại với nhau, như không trực tiếp thay đổi nội dung của chúng, mà sẽ tạo ra một bộ mới chứa các phần tử của cả hai bộ ban đầu. Vì vậy, cho một biến t ban đầu bằng , chạy lệnh sẽ thực thì đầu tiên, tạo ra , rồi mới được gán lại cho t, bằng cách đó đã "chỉnh sửa nội dung" của t một cách hiệu quả, trong khi vẫn tuân theo bản chất bất biến của đối tượng bộ. Trong các ngữ cảnh không mơ hồ thì dấu ngoặc đơn là không cần thiết.
Python có một tính năng là tháo tách chuỗi (sequence unpacking) trong đó các biểu thức, mà mỗi biểu thức được đánh giá thành bất kì thứ gì có thể được gán vào (một biến, một thuộc tính viết được...), được liên kết theo cùng một cách với các bộ ban đầu đó và được đặt vào vế bên trái dấu bằng trong một câu lệnh gán. Câu lệnh này mong đợi một một đối tượng lặp được (iterable) ở vế bên phải dấu bằng tạo ra cùng một số lượng giá trị giống như ở các biểu thức trước đó khi đã và sẽ lặp qua, rồi gán mỗi giá trị được tạo ra bằng các biểu thức tương ứng ở vế bến trái.
Python có một toán tử "định dạng xâu" là %. Chức năng này tương tự như định dạng xâu printf trong C, thí dụ như được đánh giá thành "spam=blah eggs=2". Trong Python 3 và 2.6+, chức năng này được bổ sung bằng phương thức format() của lớp str, ví dụ như . Python 3.6 đã bổ sung thêm "f-string": .
Các xâu trong Python có thể được ghép móc với nhau bằng cách "cộng" chúng lại (dùng cùng toán tử với phép cộng số nguyên và số phẩy động). Thí dụ, cho ra "spameggs". Kể cả nếu xấu chứa số, chúng vẫn sẽ được ghép móc thành xâu thay vì số nguyên. Thí dụ, cho ra"22".
Python có nhiều kiểu hằng xâu khác nhau:
Xâu được phân cách bởi dấu nháy đơn hoặc nháy kép. Khác với hệ vỏ Unix, Perl và các ngôn ngữ ảnh hưởng từ Perl, dấu nháy đơn và dấu nháy kép có cùng chức năng. Cả hai loại xâu đều dùng dấu chéo ngược (\) làm ký tự thoát (escape character). Nội suy xâu đã được thêm vào kể từ Python 3.6 với tên gọi "hằng xâu được định dạng".
Xâu ba dấu nháy: bắt đầu và kết thúc bằng ba dấu nháy đơn hoặc kép. Chúng có thể trải dài trên nhiều dòng giống như trong tài liệu đây (here document) trong các hệ vỏ, Perl và Ruby.
Các loại xâu thô, được kí hiệu bằng cách đặt trước hằng xâu một kí tự r. Các chuỗi thoát sẽ không bị thông dịch; cho nên xâuthô khá là hữu ích khi xâu có chứa nhiều dấu chéo ngược, chẳng hạn như biểu thức chính quy và đường dẫn tệp trên Windows.
Python có các biểu thức chỉ số mảng và cắt lát mảng đối với danh sách, được kí hiệu là a[khoá], hay . Các chỉ số được đánh từ số không, và chỉ số âm sẽ chỉ lùi từ cuối lên. Việc cắt lát sẽ lấy các phần tử từ đầu cho đến chỉ số cuối (không kể chỉ số cuối). Tham số cắt lát thứ ba, được gọi là bước, cho phép các phần tử có thể được bỏ qua hoặc đảo chiều. Chỉ số lát có thể được bỏ trống, ví dụ trả lại một bản sao của danh sách đó. Mỗi phần tử trong một lát là một bản sao nông.
Trong Python các biểu thức và câu lệnh được phân biệt một cách vững chắc, ngược lại với các ngôn ngữ như Common Lisp, Scheme, hay Ruby. Điều này đã dẫn tới nhiều biểu thức và câu lệnh có cùng chức năng. Thí dụ:
Thông hiểu danh sách và vòng lặp for
Biểu thức điều kiện và khối lệnh if
Hàm eval() (đánh giá các biểu thức) và exec() (thực thi các câu lệnh); trong Python 2, exec là một câu lệnh.
Câu lệnh không thể nằm trong biểu thức, vậy nên các loại thông hiểu (gồm cả danh sách) và biểu thức lambda, vốn là các biểu thức, không thể chứa các câu lệnh. Một trường hợp cụ thể là một câu lệnh gán chẳng hạn như không thể là một phần của biểu thức điều kiện của một câu lệnh điều kiện. Điều này sẽ giúp tránh được các lỗi viết sai toán tử bằng == bằng toán tử gán = trong câu điều kiện thường thấy ở C. Ví dụ, là một đoạn mã C hợp lệ (nhưng chắc là không đúng ý) còn sẽ báo lỗi cú pháp trong Python.
Phương thức
Phương thức của đối tượng là một hàm đi kèm với lớp của đối tượng đó. Cú pháp , đối với các hàm và phương thức bình thường, thức chất là dạng cú pháp đặc biệt của . Các phương thức trong Python có một tham số self được dùng để truy cập dữ liệu của hiện thể (instance), ngược lại với biến bản thân (self haythis) trong một số ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng khác (C++, Java, Objective-C, hay Ruby). Ngoại trừ điều này, Python cũng cung cấp các phương thức gạch dưới (do tên của chúng bắt đầu và kết thúc bằng hai dấu gạch dưới), cho phép các lớp do người dùng định nghĩa thay đổi cách các lớp này được xử lý bởi các thao tác của Python chẳng hạn như lấy chiều dài, so sánh, tính toán số học, chuyển đổi kiểu...
Kiểu dữ liệu
Python sử dụng định kiểu vịt (duck typing) và có các đối tượng có kiểu nhưng tên biến thì không có kiểu. Giới hạn về kiểu không được kiểm tra trong lúc biên dịch; thay vào đó. các thao tác lên một đối tượng có thể thất bại, chỉ ra rằng đối tượng đó không thuộc vào kiểu dữ liệu phù hợp. Tuy là định kiểu động, Python cũng định kiểu mạnh khi không cho phép các thao tác mà không được định nghĩa rõ ràng (chẳng hạn như cộng một số vào một xâu) thay vì lặng lẽ cố gắng diễn giải thao tác đó.
Python cho phép các lập trình viên định nghĩa các kiểu của riêng họ bằng cách sử dụng lớp, thường được dùng trong lập trình hướng đối tượng. Các hiện thể của một lớp thường được tạo ra bằng cách gọi lớp đó (chẳng hạn như hay ), các lớp lại là hiện thể của siêu lớp type (bản thân nó cũng là một hiện thể của chính nó), cho phép siêu lập trình và phản xạ.
Trước phiên bản 3.0, Python có hai loại lớp là kiểu cũ và kiểu mới. Cú pháp của cả hai kiểu đều giống nhau. Sự khác biệt nằm ở chỗ lớp đó có kế thừa từ lớp object một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hay không (tất cả các lớp kiểu mới đều kế thừa từ object và là hiện thể của type). Từ phiên bản Python 2.2 trở đi, cả hai loại lớp đều có thể được sử dụng. Lớp kiểu cũ đã bị loại bỏ trong Python 3.0.
Kế hoạch dài hạn là hỗ trợ định kiểu dần dần và từ Python 3.5, cú pháp của ngôn ngữ này cho phép chỉ rõ các kiểu tĩnh nhưng chúng lại không được kiểm tra trong bản triển khai mặc định, CPython. Một trình kiểm tra kiểu tĩnh đang trong quá trình thử nghiệm và tuỳ chọn tên là mypy có hỗ trợ kiểm tra kiểu trong thời gian biên dịch.
Phép tính số học
Python có các kí hiệu thường dùng cho các toán tử số học (+, -, *, /), toán tử chia sàn // và toán tử chia lấy dư % (số dư có thể âm, chẳng hạn như 4 % -3 == -2). Nó cũng có toán tử ** cho phép luỹ thừa, chẳng hạn như 5**3 == 125 và 9**0.5 == 3.0, và toán tử nhân ma trận @. Các toán tử này hoạt động giống như trong toán học truyền thống, với cùng thứ tự tính toán, toán tử trung tố (+ và - cũng có thể làm toán tử một ngôi để biểu diễn số dương và số âm một cách tương ứng).
Phép chia giữa các số nguyên tạo ra kết quả là số phẩy động. Hành vi của phép chia đã thay đổi đáng kể theo thời gian:
Python hiện tại (kể từ 3.0) thay đổi / thành phép chia số phẩy động, ví dụ: .
Python 2.2 đã thay đổi phép chia số nguyên để nó làm tròn về phía âm vô cực, ví dụ 7/3 == 2 và -7/3 == -3. Toán tử chia sàn // đã được giới thiệu. Cho nên 7//3 == 2, -7//3 == -3, 7.5//3 == 2.0 và -7.5//3 == -3.0. Thêm sẽ làm cho một mô đun sử dụng quy tắc chia của Python 3.0.
Python 2.1 về trước sử dụng hành vi chia kiểu C. Toán tử / là phép chia nguyên nếu cả hai toán hạng là số nguyên, nếu không thì là phép chia số phẩy động. Phép chia nguyên làm tròn về 0, ví dụ và .
Trong thuật ngữ Python, / là phép chia đúng (gọi tắt là phép chia), và // là phép chia sàn. Toán tử / trước phiên bản 3.0 là phép chia cổ điển.
Việc làm tròn về phía âm vô cực, dù khác biết so với những ngôn ngữ khác, đem lại sự chắc chắn. Ví dụ, phương trình là luôn đúng. Còn phương trình thì hợp lệ với cả giá trị a dương và âm. Tuy nhiên, duy trì tính hợp lệ của phương trình này cũng đồng nghĩa răng trong khi kết quả của a%b là, đúng như mong đợi, nằm trong nửa khoảng mở [0, b), với b là một số nguyên dương, nó cũng cần phải nằm trong khoảng (b, 0] khi b âm.
Python cung cấp một hàm round để làm tròn một số phẩy động thành số nguyên gần nhất. Để gỡ hoà (với những số có chữ số cuối là 5), Python 3 sử dụng làm tròn thành số chẵn: round(1.5) và round(2.5) đều là 2. Các phiên bản trước 3 làm tròn xa số không: round(0.5) là 1.0, round(-0.5) là −1.0.
Python cho phép sử dụng các biểu thức luận lý với nhiều quan hệ băng nhau theo một cách đồng nhất với cách dùng chung trong toán học. Thí dụ, biểu thức a < b < c kiểm tra xem a có nhỏ hơn b và b có nhỏ hơn c hay không. Các ngôn ngữ dựa trên C sẽ hiểu biểu thức trên khác đi: trong C, biểu thức trên sẽ đánh giá a < b trước tiên, cho ra kết quả 0 hoặc 1, rồi kết quả đó mới được so sánh với c.
Python sử dụng số học có độ chính xác tuỳ ý cho tất cả các thao tác với số nguyên. Kiểu/Lớp Decimal trong mô đun decimal cung cấp số dấu phẩy động thập phân với một độ chính xác tuỳ ý được định trước và một vài chế độ làm tròn. Lớp Fraction trong mô đun fractions cung cấp độ chính xác tuỳ ý cho số hữu tỉ.
Nhờ thư viện toán học rộng lớn của Python và thư viện bên thứ ba NumPy với nhiều tính năng hơn nữa, Python thường được dùng như một ngôn ngữ kịch bản để giải quyết các vấn đề chẳng hạn như thao tác và xử lí dữ liệu số.
Chú thích
# dòng chú thích
In giá trị
# Từ Python 3
print((7 + 8) / 2.0)
print((2 + 3j) * (4 - 6j))Nội suy xâu (string interpolation)print("Hello {}!".format("world"))
print("a = {.2f} và b = {.2f}".format(a,b))
Cấu trúc rẽ nhánh
Dạng 1:if biểu_thức_điều_kiện:
# lệnh...
Dạng 2:if biểu_thức_điều_kiện:
# lệnh...
else:
# lệnh...
Dạng 3:if biểu_thức_điều_kiện_1:
# lệnh... (được thực hiện nếu biểu_thức_điều_kiện_1 là đúng/true)
elif biểu_thức_điều_kiện_2:
# lệnh... (được thực hiện nếu biểu_thức_điều_kiện_1 là sai/false, nhưng biểu_thức_điều_kiện_2 là đúng/true)
else:
# lệnh... (được thực hiện nếu tất cả các biểu thức điều kiện đi kèm if và elif đều sai)
Khớp theo mẫu, được thêm vào từ bản 3.10.0:match biến_1:
case điều_kiện_1:
#được thực hiện nếu biến_1 = điều_kiện_1
case điều_kiện_2:
#được thực hiện nếu biến_1 = điều_kiện_2
Cấu trúc lặp
while biểu_thức_đúng:
# lệnh...for phần_tử in dãy:
# lệnh...L = ["Hà Nội", "Hải Phòng", "TP Hồ Chí Minh"]
for thành_phố in L:
print(thành_phố)
for i in range(10):
print(i)
Hàm
def tên_hàm (tham_biến_1, tham_biến_2, tham_biến_n):
# lệnh...
return giá_trị_hàmHàm với tham số mặc định:def luỹ_thừa(x, n=2):
"""Lũy thừa với số mũ mặc định là 2"""
return x**n
print(luỹ_thừa(3)) # 9
print(luỹ_thừa(2,3)) # 8
Lớp
class Lớp:
#...
class LớpCon(Lớp):
"""LớpCon kế thừa lớp Lớp"""
x = 3 # biến thành viên của lớp
#
def phương_thức(self, tham_biến):
#...
# khởi tạo
a = LớpCon()
print(a.x)
print(a.phương_thức(m)) # m là giá trị gán cho tham biến
Xử lý ngoại lệ
try:
câu_lệnh
except Loại_Lỗi:
thông báo lỗi
Thư viện
Bộ thư viện chuẩn rộng lớn của Python – một trong những điểm mạnh lớn nhất của Python – cung cấp các công cụ phù hợp cho nhiều công việc khác nhau. Với các ứng dụng giao tiếp với Internet, nhiều giao thức và định dạng chuẩn chẳng hạn như MIME and HTTP được hỗ trợ. Nó cũng có chứa các mô đun đành cho việc tạo lập giao diện người dùng đồ hoạ, kết nối với cơ sở dữ liệu quan hệ, sinh số giả ngẫu nhiên, tính toán với số thập phân có độ chính xác tuỳ ý, thao tác với biểu thức chính quy và kiểm thử đơn vị.
Một số phần của thư viện chuẩn nằm trong đặc tả (ví dụ, Giao diện Cổng vào Máy chủ Web (Web Server Gateway Interface hay WSGI) triển khai wsgiref theo PEP 333), nhưng phần lớn mô đun thì không. Chúng được xác định dựa vào mã, tài liệu bên trong và bộ kiểm thử (test suite) của chúng. Tuy nhiên, vì phần lớn thư viện chuẩn là mã Python đa nền tảng, chỉ một vài mô đun cần được chỉnh sửa hoặc viết lại cho các bản triển khai khác nhau.
Python Package Index (PyPI), kho chính thức dành cho các phần mềm Python bên thứ ba, có chứa hơn 329.000 gói với nhiều chức năng đa dạng và phong phú, bao gồm:
Môi trường phát triển
Phần lớn trình hiện thực Python (kể cả CPython) có chứa một trình lặp đọc–tính–in (REPL), cho phép chúng hoạt động như là một trình thông dịch dòng lệnh mà người dùng sẽ lần lượt nhập các câu lệnh và nhận kết quả ngay lập tức.
Python đì kèm với một môi trường phát triển tịch hợp (IDE) được gọi là IDLE, phù hợp với người mới bắt đầu.
Các hệ vỏ khác, bao gồm IDLE và IPython, có thêm khả năng tự hoàn thiện, khôi phục trạng thái phiên, và tô sáng cú pháp.
Ngoài các môi trường phát triển tích hợp trên máy để bàn, còn có những IDE chạy trên trình duyệt web: SageMath (dành cho việc phát triển các chương trình Python liên quan đền toán học và khoa học); PythonAnywhere, một IDE kiêm môi trường chủ nhà; và Canopy IDE, một IDE Python thương mại tập trung vào khoa học tính toán.
Các bản triển khai
Bản triển khai tham khảo
CPython là bản triển khai tham khảo của Python. Nó được viết bằng C, đáp ứng tiêu chuẩn C89 vời một vào tính năng C99 chọn lọc (từ khi các phiên bản C mới hơn ra mắt, nó được coi là lỗi thời; CPython có chứa phần mở rộng C của riêng nó, nhưng các phần mở rộng bên thứ ba không bị giới hạn bởi các phiên bản C cũ hơn, có thể được cài đặt với C11 hoặc C++). Nó biên dịch các chương trình Python thành một dạng mã byte trung gian, sau đó thực thi mã byte trên máy ảo của nó. CPython được phân phối cùng với một thư viện chuẩn rộng lớn được viết bằng C và Python bản địa (native). Nó có sẵn trên nhiều nền tảng, bao gồm Windows (từ Python 3.9, trình cài đặt Python sẽ không chạy một cách có chủ ý trên Windows 7 và 8; Windows XP đã từng được hỗ trợ cho đến Python 3.5) và phần lớn hệ điều hành tương tự Unix hiện đại, bao gồm macOS (và máy Mac Apple M1, kể từ Python 3.9.1, với trình cài đặt thử nghiệm) và hỗ trợ không chính thức cho chẳng hạn như VMS. Tính khả chuyển nền tảng là một trong những ưu tiên sớm nhất của nó, trong khung thời gian Python 1 và Python 2, khi ngay cả OS/2 và Solaris cũng được hỗ trợ; song nhiều hệ điều hành cũng không còn được hỗ trợ nữa.
Các bản triển khai khác
PyPy là một trình thông dịch nhanh, tuân thủ cú pháp của Python 2.7 và 3.6. Trình biên dịch tức thời của nó mang đến tốc độ vượt trội so với CPython nhưng một vài thư viện được viết bằng C lại không thể được sử dụng cùng với nó.
Stackless Python là một phân nhánh (fork) đáng chú ý của CPython có cài đặt vi luồng; nó không sử dụng ngăn xếp lời gọi theo cùng một cách với CPython, vậy nên nó hỗ trợ các chương trình đồng thời một cách ồ ạt. PyPy cũng có một phiên bản không có ngăn xếp.
MicroPython và CircuitPython là các biến thể Python 3 được tối ưu hoá cho vi điều khiển, bao gồm Lego Mindstorms EV3.
Pyston là một biến thể của Python sử dụng biên dịch tức thời để tăng tốc độ thực thi các chương trình Python.
Cinder là một phân nhánh hướng hiệu năng của CPython 3.8 có chứa một số tối ưu hoá bao gồm đệm bộ nhớ mã byte trong dòng, đánh giá các chương trình con một cách tham vọng, một trình biên dịch tức thời "mỗi lúc một phương thức" và một trình biên dịch mã byte thử nghiệm.
Trình biên dịch chéo sang ngôn ngữ khác
Có một số trình biên dịch sang những ngôn ngữ đối tượng bậc cao khác từ ngôn ngữ mã nguồn là Python, một tập con giới hạn của Python hoặc một ngôn ngữ tương tự Python:
Brython, Transcrypt và Pyjs (phát hành lần cuối năm 2012) biên dịch Python sang JavaScript.
Codon biên dịch một tập con Python định kiểu tĩnh sang mã máy (thông qua LLVM) và hỗ trợ đa luồng cho hệ thống bản địa.
Cython biên dịch (một tập cha của) Python 2.7 sang C. Phần mã kết quả cũng dùng được với Python thông qua các lệnh gọi API mức C trực tiếp vào trình thông dịch Python.
Nuitka biên dịch Python sang C.
Numba sử dụng LLVM để biên dịch một tập con của Python sang mã máy.
Pythran biên dịch một tập con của Python 3 sang C++.
Pyrex (bản mới nhất năm 2010) và Shed Skin (bản mới nhất năm 2013) biên dịch lần lượt sang C và C++.
Google's Grumpy (bản mới nhất năm 2017) phiên dịch Python 2 to Go.
IronPython cho phép chạy các chương trình Python 2.7 trên .NET Common Language Runtime.
Jython biên dịch Python 2.7 sang mã byte Java, cho phép sử dụng các thư viện Java từ một chương trình Python.
RPython có thể được biên dịch sang C, và được dùng để xây dựng trình thông dịch PyPy của Python.
Phát triển
Sự phát triển của Python được chỉ đạo phần lớn là thông qua quy trình Đề nghị Cải tiến Python (Python Enhancement Proposal, hay PEP), cơ chế chủ yếu để đề nghị các tính năng lớn mới, thu thập ý kiến của cộng đồng về các vấn đề và ghi chép lại các quyết định về thiết kế của Python. Phong cách viết mã của Python nằm trong PEP 8. Các PEP xuất sắc sẽ được xem lại và bình luận bởi cộng đồng Python và hội đồng chèo lái.
Sự cải tiến ngôn ngữ tương ứng với sự phát triển của bản triển khai tham khảo CPython. Danh sách thư python-dev là diễn đàn chính về sự phát triển của ngôn ngữ này. Các vấn đề cụ thể được thảo luận trong hệ theo dõi lỗi Roundup được tổ chức trên bugs.python.org. Sự phát triển ban đầu chỉ xảy ra trên một kho mã nguồn tự làm chủ chạy Mercurial cho đến khi Python di chuyển mã nguồn sang Github vào tháng Một năm 2017.
Các bản phát hành công khai của CPython được chia thành ba loại, được phân biệt theo phần nào của số phiên bản được tăng lên:
Phiên bản không tương thích ngược: các mã nhiều khả năng sẽ không hoạt động được và cần phải được chuyển mã thủ công. Phần đầu tiên của số phiên bản được tăng lên. Các bản này ít khi được phát hành: phiên bản 3.0 đã được phát hành 8 năm trước bản 2.0. Theo ông Guido van Rossum, phiên bản 4.0 có lẽ sẽ không bao giờ được phát hành.
Bản phát hành lớn hay bản phát hành "tính năng": tương thích phần lớn với các phiên bản trước đó nhưng có thêm những tính năng mới. Phần thứ hai của số phiên bản được tăng lên. Bắt đầu từ Python 3.8, các bản phát hành được thông báo là sẽ xảy ra hằng năm. Mỗi phiên bản lớn sẽ được hỗ trợ bằng sửa lỗi trong vòng vài năm sau khi nó được phát hành.
Phiên bản sửa lỗi: không có tính năng mới, xảy ra mỗi ba tháng và được phát hành khi số lượng lỗi được sửa ngược dòng đủ lớn kể từ bản phát hành cuối. Các lỗ hổng cũng sẽ được vá trong những phiên bản này. Phần thứ ba và phần cuối cùng của số phiên bản được tăng lên.
Nhiều phiên bản alpha, beta và phiên bản ứng cử cũng được phát hành để xem trước và kiểm thử trước bản phát hành cuối cùng. Mặc dù có một lịch trình sơ bộ cho mỗi bản phát hành, chúng thường được lùi lại nếu mã vẫn chưa sẵn sàng. Đội ngũ phát triển Python giám sát tình trạng của mã bằng các chạy tập kiểm thử đơn vị lớn trong quá trình phát triển.
Hội thảo học thuật lớn nhất của Python là PyCon. Ngoài ra, cũng có các chương trình hướng dẫn Python đặc biệt khác, chẳng hạn như Pyladies.
Python 3.10 không khuyên dùng wstr (sẽ bị loại bỏ từ Python 3.12; nghĩa là các phần mở rộng Python cần được chỉnh sửa khi đó), đông thời thêm tính năng khớp theo mẫu (pattern matching) vào ngôn ngữ.
Sự phổ biến
Kể từ năm 2003, Python luôn được xếp vào một trong số mười ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trong Chỉ số Cộng đồng Lập trình TIOBE, nơi mà , Python là ngôn ngữ phổ biến nhất (đứng trước Java và C). Nó từng được chọn là Ngôn ngữ Lập trình của Năm (vì "có đánh giá tăng cao nhất trong năm") vào các năm 2007, 2010, 2018, và 2020 (chỉ Python là được bốn năm).
Một nghiên cứu thức nghiệm chỉ ra rằng các ngôn ngữ kịch bản, chẳng hạn như Python, cho năng suất cao hơn so với các ngôn ngữ thông thường, chẳng hạn như C và Java, đối với các vấn đề lập trình liên quan đến thao tác xâu và tìm kiếm trong từ điển, đồng thời quả quyết rằng sự tiêu tốn bộ nhớ thường "tốt hơn Java và không quá tệ hơn so với C hay C++".
Các tổ chức lớn sử dụng Python gồm có Wikipedia, Google, Yahoo!, CERN, NASA, Facebook, Amazon, Instagram, Spotify và các tổ chức nhỏ hơn như ILM and ITA. Trang mạng tin tức xã hội Reddit cũng được viết phần lớn bằng Python.
Sử dụng
Python có thể đóng vài trò như là một ngôn ngữ kịch bản cho ứng dụng web, chẳng hạn như thông qua mod wsgi đối với máy chủ web Apache. Với Giao diện Cổng vào Máy chủ Web, một API chuẩn đã và đang dần phát triển để tạo điều kiện cho các ứng dụng này. Các bộ khung web như Django, Pylons, Pyramid, TurboGears, web2py, Tornado, Flask, Bottle và Zope hỗ trợ các nhà phát triển trong khâu thiết kế và bảo trì các ứng dụng phức tạp. Pyjs và IronPython có thể được dùng để phát triển phía khách của các ứng dụng dựa trên Ajax. SQLAlchemy có thể được dùng để ánh xạ dữ liệu sang một cơ sở dữ liệu quan hệ. Twisted là một bộ khung dành cho việc giao tiếp giữa các máy tính và được sử dụng bởi Dropbox chẳng hạn.
Các thư viện như NumPy, SciPy và Matplotlib cho phép sử dụng một cách có hiệu quả Python trong tính toán khoa học, với các thư viện chuyên ngành chẳng hạn như Biopython và Astropy cung cấp các chức năng miền cụ thể. SageMath là một hệ thống đại số máy tính với một giao diện vở lập trình được trong Python: thư viện của nó trải dài trên nhiều lĩnh vực của toán học, bao gồm đại số, toán tổ hợp, giải tích số, lý thuyết số và vi tích phân. OpenCV có gán kết Python với một tập hợp các tính năng phong phú về thị giác máy tính và xử lý ảnh.
Python thường được sử dụng trong các dự án trí tuệ nhân tạo và học máy với sự giúp đỡ của các thư viện như TensorFlow, Keras, Pytorch và Scikit-learn. Vì là một ngôn ngữ kịch bản với kiến trúc mô đun, cú pháp đơn giản và các công cụ xử lý văn bản phong phú, Python cũng thường được sử dụng trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên.
Python có thể được sử dụng để phát triển các giao diện người dùng đồ hoạ (GUI) bằng cách sử dụng các thư viện như Tkinter, hay để tạo ra trò chơi thông qua các thư viện chẳng hạn như Pygame, một thư viện làm trò chơi 2D.
Python đã được nhúng thành công trong nhiều sản phẩm phần mềm như là một ngôn ngữ kịch bản, bao gồm trong phần mềm phương pháp phần tử hữu hạn chẳng hạn như Abaqus, một trình dựng mô hình tham số 3D giống như FreeCAD, trong các gói hoạt hình 3D chẳng hạn như 3ds Max, Blender, Cinema 4D, Lightwave, Houdini, Maya, Modo, MotionBuilder, Softimage, trong trình tổng hợp hiệu ứng trực quan Nuke, trong các chương trình sửa ảnh 2D như GIMP, Inkscape, Scribus và Paint Shop Pro, và trong các chương trình kí hiệu âm nhạc như trình soạn nhạc và Capella. GNU Debugger sử dụng Python như là một trình in đẹp để thể hiện các cấu trúc phức tạp chẳng hạn như các kiểu chứa (container) trong C++. Esri quảng bá Python là lựa chọn tốt nhất để viết tập lệnh trong ArcGIS. Nó cũng được sử dụng trong một số trò chơi video, và được chọn làm một trong ba ngôn ngữ lập trình có sẵn đầu tiên trong Google App Engine, với hai ngôn ngữ còn lại là Java và Go.
Nhiều hệ điều hành có chứa Python như là một thành phần tiêu chuẩn. Nó đi kèm với hầu hết các bản phân phối Linux, AmigaOS 4 (sử dụng Python 2.7), FreeBSD (dưới dạng gói), NetBSD, OpenBSD (dưới dạng gói) và macOS và có thể được dùng từ dòng lệnh (tức terminal – đầu cuối). Nhiều bản phân phối Linux sử dụng các trình cài đặt được viết bằng Python: Ubuntu sử dụng trình cài đặt Ubiquity, trong khi Red Hat Linux và Fedora sử dụng trình cài đặt Anaconda. Gentoo Linux sử dụng Python trong hệ thống quản lý gói của nó là Portage.
Python còn được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp an toàn thông tin, bao gồm phát triển khai thác.
LibreOffice có nhúng Python và dự định sẽ thay thế Java bằng Python. Python Scripting Provider là một tính năng lõi của nó kể từ phiên bản 4.0 phát hành mùng 7 tháng Hai năm 2013.
Ảnh hưởng ngôn ngữ
Thiết kế và triết lý của Python đã ảnh hưởng đến nhiều ngôn ngữ lập trình khác:
CoffeeScript – một ngôn ngữ lập trình biên dịch chéo sang JavaScript – có cú pháp lấy cảm hứng từ Python.
ECMAScript/JavaScript mượn biến lặp (iterator) và bộ sinh từ Python.
GDScript, một ngôn ngữ kịch bản rất giống Python, được tích hợp vào bộ máy trò chơi Godot.
Go được thiết kế nhằm "tăng tốc độ làm việc trong một ngôn ngữ kiểu động giống như Python" và cả hai có cùng cú pháp cắt lát mảng.
Groovy được tạo ra với mong muốn đem triết lí thiết kế của Python vào Java.
Julia được thiết kế để "có thể sử dụng được vào các mục đích chung giống như Python vậy".
Mojo, một tập cha của Python, cố gắng tương thích với cú pháp và hệ sinh thái của Python, và có thể chạy nhanh hơn Python lên đến 35.000 lần.
Nim cũng có thụt lề và cú pháp tương đồng.
Matsumoto Yukihiro, tác giả của ngôn ngữ Ruby từng cho biết: "Tôi muốn một ngôn ngữ kịch bản mạnh mẽ hơn Perl và hướng đối tượng nhiều hơn Python. Đó là lí do tôi quyết định thiết kế ngôn ngữ cho riêng mình." |
Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam đại diện Việt Nam thi đấu tại các giải đấu bóng đá quốc tế, do Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) quản lý. Đội tuyển đứng thứ 95 thế giới, thứ 15 châu Á và thứ 2 Đông Nam Á (sau Úc).
Lịch sử
2 đội tuyển Việt Nam Cộng hòa và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hợp nhất khi 2 miền Việt Nam tái thống nhất về mặt nhà nước thành nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau cuộc Tổng tuyển cử năm 1976. Thực hiện nguyên tắc kế thừa chính phủ, AFC và FIFA công nhận đội tuyển quốc gia Việt Nam từ năm 1976 thực hiện kế thừa các quyền, nghĩa vụ và thành tích của Đội tuyển VNDCCH lẫn Quốc gia Việt Nam, VNCH và CHMNVN trước đây. Trận cầu giữa Tổng cục Đường sắt và Cảng Sài Gòn ngày 7 tháng 11 năm 1976 là mốc đánh dấu sự thống nhất chính thức giữa bóng đá miền Nam và miền Bắc. Đội tuyển bóng đá Việt Nam chính thức tái hòa nhập bóng đá quốc tế từ kỳ SEA Games năm 1991.
Đội tuyển Việt Nam tham gia trở lại các giải đấu quốc tế kể từ SEA Games 1991 tại Manila, Philippines. Việt Nam tại SEA Games 16 do Vũ Văn Tư và Nguyễn Kim Hằng dẫn dắt giành 1 điểm, xếp cuối bảng và bị loại ngay từ vòng bảng sau khi hòa Philippines, thua và Malaysia. Lần tập trung dự SEA Games năm đó, do điều kiện ở Nhổn thiếu thốn nên sau 1 tuần, 11 cầu thủ phía Nam (thành viên Công nhân Quảng Nam-Đà Nẵng, Hải Quan, Cảng Sài Gòn) đồng loạt "đào ngũ".
Từ năm 1996, Việt Nam là thành viên chính thức của AFF. Đội tham gia kỳ Tiger Cup đầu tiên và kết thúc ở vị trí thứ 3, sau đó đăng cai Tiger Cup lần thứ 2 vào năm 1998, giải đấu mà họ thua 0-1 trước Singapore trong trận chung kết. Từ năm 2000 đến 2007, Việt Nam đều thất bại trong việc giành ngôi vô địch Đông Nam Á khi để thua ở bán kết hoặc bị loại ở vòng bảng. Năm 1996, Việt Nam mời Juventus FC của Ý - đội mới giành được chức vô địch UEFA Champions League 1995–96 - sang thi đấu trong 1 trận giao hữu tại Hà Nội.
Tại vòng loại AFC Asian Cup 2004, đội thắng 1-0 trước đội giành hạng tư FIFA World Cup 2002 Hàn Quốc tại Muscat.
Việt Nam đã giành chức vô địch AFF Cup đầu tiên vào năm 2008, danh hiệu quốc tế đầu tiên của đội kể từ khi tái hội nhập bóng đá toàn cầu, dưới sự dẫn dắt của Henrique Calisto. Năm 2011, Việt Nam tăng 35 bậc, xếp thứ 99, trở lại top 100 FIFA sau 7 năm và dẫn đầu Đông Nam Á lần đầu tiên trên bảng xếp hạng.
Tại vòng loại World Cup 2018, Việt Nam chung bảng với Thái Lan, Indonesia, Đài Bắc Trung Hoa và Iraq (Indonesia sau đó đã bị FIFA cấm tham dự), đội tuyển dưới sự dẫn dắt của HLV Miura đã hòa Iraq 1–1 trên sân nhà.
Dưới sự dẫn dắt của Nguyễn Hữu Thắng, đội vào đến bán kết AFF Cup 2016, chịu thất bại trước Indonesia với tổng tỷ số 3–4 sau 2 lượt.
Park Hang-seo, cựu trợ lý của Guus Hiddink tại FIFA World Cup 2002, được bổ nhiệm làm huấn luyện viên mới của Việt Nam vào ngày 11 tháng 10 năm 2017 sau nỗ lực đàm phán không thành với Sekizuka Takashi; trước đó VFF đã cố gắng liên lạc với HLV người Mỹ Steve Sampson và không có kết quả. Khi mới đến Việt Nam, Park Hang-seo đã bị người Việt Nam chào đón bằng sự hoài nghi, vì Park đang có sự nghiệp "khá lận đận" ở giải hạng 3 Hàn Quốc.
Trận đấu đầu tiên của Park dưới chức danh huấn luyện viên đội tuyển Việt Nam là ở vòng loại Asian Cup 2019, khi Việt Nam cầm hòa Afghanistan không bàn thắng trên sân nhà vào ngày 14 tháng 11 năm 2017, qua đó giúp Việt Nam vượt qua vòng loại Cúp bóng đá châu Á 2019, lần đầu tiên kể từ năm 2007. Park đã bị dư luận chỉ trích vì màn trình diễn "kém thuyết phục" của toàn đội. Thái độ của người hâm mộ thay đổi sau những "kỳ tích" của đội tuyển U-23 Việt Nam do Park dẫn dắt tại giải U-23 châu Á và ASIAD 2018.
Việt Nam tham dự AFC Asian Cup 2019 với đội hình trẻ nhất giải; phần lớn gồm những cầu thủ thuộc lứa U-23. Bị xếp vào bảng D cùng Iran, Iraq và Yemen, Việt Nam đã thua Iraq 2-3 và Iran 0-2, thắng Yemen 2-0 và đứng thứ 3 bảng D, lọt vào vòng 1/8 với tư cách là 1 trong 4 đội thứ 3 có thành tích tốt nhất. Sau đó, đội tuyển đã đánh bại đội nhất bảng A là Jordan trong loạt sút luân lưu sau khi hòa 1-1.
Tại vòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á, Việt Nam rơi vào bảng G cùng với 3 đối thủ Đông Nam Á khác là Thái Lan, Malaysia và Indonesia bên cạnh UAE. Việt Nam kết thúc vòng loại thứ hai với 17 điểm, đứng thứ 2 sau UAE (18 điểm) và lần đầu tiên giành vé vào vòng loại thứ ba, cũng như bị đặc cách vượt qua vòng loại Cúp bóng đá châu Á 2023 tại Qatar với tư cách là 1 trong 5 đội nhì bảng có thành tích tốt nhất.
Hình ảnh
Trang phục thi đấu
Giai đoạn 2008-2010 dưới thời huấn luyện viên Henrique Calisto, đội tuyển Việt Nam cũng như đội tuyển U-23 chủ yếu sử dụng màu trắng như màu áo chính do niềm tin vào sự may mắn, như tại 2 lượt trận chung kết AFF Cup 2008 và môn bóng đá nam SEA Games 2009.
Biểu tượng
Quốc kỳ Việt Nam in trên ngực trái áo đấu của đội tuyển Việt Nam (trong những năm 1998-1999, họ đã sử dụng logo (cũ) của VFF trên áo đấu.)
Năm 2016, lấy ý tưởng từ biệt danh "Rồng vàng", biểu tượng "Rồng nhả Ngọc" với hình viên ngọc cách điệu thành quả bóng đã bị thiết kế và bị VFF sử dụng để lấy ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện huy hiệu chính thức cho đội tuyển quốc gia. Thiết kế đã nhận phải những phản hồi "tiêu cực" từ giới truyền thông và người hâm mộ, hình ảnh con rồng trong huy hiệu bị cho là "giống rồng của Bảy viên ngọc rồng". VFF chọn biểu tượng con rồng nói trên làm biểu tượng chính thức cho đội tuyển vào tháng 12 năm 2017 và chưa 1 lần sử dụng logo này 1 cách chính thức. Hình quốc kỳ vẫn bị in trên áo đấu, còn logo của VFF bị in trên đồ dùng khác của đội tuyển (cặp, túi, mũ, khẩu trang,...) và bị sử dụng trên các phương tiện truyền thông cho đội tuyển (banner họp báo, biển quảng cáo, mạng xã hội, bảng điện tử ở sân vận động,...).
Tại hội thảo khoa học với chủ đề “Xây dựng thương hiệu đội tuyển bóng đá nam quốc gia Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Tổng cục Thể dục Thể thao tổ chức ngày 17 tháng 6 năm 2022, 1 trong những vấn đề bị đưa ra là đưa logo của đội tuyển vào sử dụng trên áo đấu của đội tuyển cũng như trong các hoạt động khác của đội tuyển, in trên các vật phẩm lưu niệm liên quan đến đội tuyển.
Biệt danh
Cơ quan quản lý hình ảnh của đội là VFF sử dụng biệt danh chính thức cho đội tuyển là "Những chiến binh sao vàng", dựa theo ngôi sao của Quốc kỳ trên áo. 1 số tên gọi như "Đoàn quân áo đỏ" là do giới truyền thông đặt.
Tài trợ
Tài trợ cho đội tuyển có Acecook, Yanmar, Honda, Sony, Bia Saigon, Coca-Cola, Vinamilk, Kao, Herbalife Nutrition, và TNI Corporation.
Cổ động viên
Khi đội giành chiến thắng trong những trận đấu, đường phố có những đám đông người Việt Nam hát vang các bài hát. Trong khuôn khổ Asian Cup 2019, người hâm mộ Việt Nam đã "rất phấn khích" sau khi đánh bại Jordan ở vòng 16 đội.
1 số cổ động viên Việt Nam chưa có thói quen mua và mặc áo đấu chính thức của đội. Họ mua và mặc áo cờ đỏ sao vàng (giống quốc kỳ) hoặc mua áo đấu không chính hãng khi đi xem và cổ vũ. Việc mua áo chính thức của đội là 1 nguồn thu góp phần vào kinh phí cho các đội tuyển quốc gia.
Ban huấn luyện
Cầu thủ
Danh sách 28 cầu thủ triệu tập cho các trận giao hữu gặp , và vào các ngày 10, 13 và 17 tháng 10 năm 2023.Số lần ra sân và số bàn thắng cập nhật ngày 17 tháng 9 năm 2023 sau trận đấu với .
Kỷ lục
Những tên in đậm là những cầu thủ đang tiếp tục thi đấu cho đội tuyển Việt Nam tại 1 thời điểm.
{| class="wikitable"
|+Ghi nhiều bàn thắng nhất
|-
!Thứ hạng
! width="170" |Cầu thủ
! width="40" |Số bàn thắng
! width=50px|Số trận khoác áo
! width="110" |Hiệu suất
! width="190" |Bàn đầu–cuối
! width=100px|Thời gian thi đấu
|-
|1
| align="left" |Lê Công Vinh
| 51
| 83
| 0.61
| 20/8/2004–26/11/2016
| 2004-2016
|-
|2
| align="left" |Lê Huỳnh Đức
| 27
| 51
| 0.53
| 4/1/1995–23/12/2002
| 1993-2004
|-
|rowspan=2|3
| align="left" |Nguyễn Hồng Sơn
| 18
| 37
| 0.49
| 30/4/1993–17/2/2001
| 1993-2001
|-
| align="left" |Nguyễn Tiến Linh
| 18
| 38
| 0.47
| 24/11/2018–13/1/2023
| 2018-
|-
|5
| align="left" |Nguyễn Văn Quyết
| 16
| 56
| 0.29
| 29/6/2011–27/9/2022
| 2011-
|-
|6
| align="left" |Phan Thanh Bình
| 13
| 31
| 0.42
| 27/9/2003–10/12/2008
| 2003-2009
|-
|7
| align="left" |Nguyễn Anh Đức
| 12
| 36
| 0.33
| 24/6/2007–5/6/2019
| 2006-2019
|-
|8
| align="left" |Nguyễn Trọng Hoàng
| 12
| 74
| 0.16
| 31/5/2009–23/11/2016
| 2009-2022
|-
|9
| align="left" |Nguyễn Công Phượng
| 11
| 54
| 0.2
| 8/11/2016–12/12/2021
| 2015-
|-
|rowspan=2|10
| align="left"| Nguyễn Quang Hải
| 10
| 51
| 0.2
| 5/9/2017-19/12/2021
| 2017-
|-
| align="left"| Nguyễn Minh Phương
| 10
| 73
| 0.14
| 15/12/2002-2/12/2010
| 2002-2010
Đội trưởng
Trận đấu
2022
2023
2024
Giải đấu
Giải vô địch bóng đá thế giới
Cúp bóng đá châu Á
Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á
Á vận hội
Bóng đá tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á
Huấn luyện viên |
Thủ tướng của Anh
Trong thời gian này Thủ tướng Anh giữ ít nhất chức vụ Đệ Nhất Đại Thần Ngân Khố; ngoài ra Thủ tướng cũng có thêm các chức vụ khác như Lord Privy Seal, Bộ trưởng Bộ tài chính và Lãnh đạo Hạ nghị viện...
Thủ tướng của Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland
Bắt đầu từ 1905, Thủ tướng Anh được gọi là Prime Minster, nhưng vẫn có thể giữ các chức vụ khác.
Thủ tướng của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
Các cựu Thủ tướng còn sống
Tính đến ngày 25 tháng 10 năm 2022, có 7 cựu Thủ tướng còn sống. Cựu Thủ tướng còn sống cao tuổi nhất là John Major và trẻ tuổi nhất là Liz Truss và cựu Thủ tướng qua đời gần đây nhất là Margaret Thatcher vào ngày 8 tháng 4 năm 2013 ở tuổi 87. Dưới đây là danh sách các cựu Thủ tướng còn sống được xếp theo thứ tự nhiệm kỳ:
Chú thích
1Trong mỗi lần này Thủ tướng đương nhiệm đã từ chức nhưng được tấn phong Thủ tướng trở lại để thành lập một chính phủ mới có thành phần chính trị rất khác với chính phủ cũ của họ.
Thủ tướng Anh
Thủ tướng
Danh sách thủ tướng theo quốc gia |
Đội tuyển bóng đá quốc gia Thái Lan (, , ) là đội tuyển bóng đá đại diện cho Thái Lan do Hiệp hội bóng đá Thái Lan (FAT) quản lý.
Thái Lan đã 8 lần tham dự Cúp bóng đá châu Á và đạt hạng 3 vòng chung kết năm 1972, kỳ đầu tiên Thái Lan là chủ nhà đăng cai. Ngoài ra đội từng có 2 lần tham dự Olympic, 2 lần vào bán kết để giành hạng tư ở ASIAD. Thái Lan chưa bao giờ vượt qua vòng loại World Cup nhưng đã từng góp mặt ở vòng loại cuối cùng vào các năm 2002 và 2018. Là bá chủ các giải đấu thuộc khu vực Đông Nam Á, Thái Lan đã 6 lần giành ngôi vương Đông Nam Á và nắm giữ kỷ lục 9 lần vô địch SEA Games ở cấp độ đội tuyển quốc gia.
Lịch sử
Tuyển Thái Lan tiền thân là Đội tuyển bóng đá quốc gia Xiêm ra đời năm 1915 và có trận đấu đầu tiên vào ngày 20 tháng 12 năm 1915 gặp đội những người Âu sống tại Thái Lan, tổ chức tại sân vận động của câu lạc bộ thể thao Hoàng gia Trat. Vào ngày 25 tháng 4 năm 1916, Vua Vajiravudh Rama VI cho thành lập Hiệp hội bóng đá Xiêm.
Năm 1930, đội nhận được lời mời sang Đông Dương thi đấu giao hữu với đội tuyển Đông Dương, một đội bóng tập hợp bởi các cầu thủ Nam Kỳ và một số cầu thủ người Pháp. Các trận đấu trong khuôn khổ giải giao hữu diễn ra từ ngày 14 cho đến ngày 20 tháng 4. Có người coi đây là trận đấu quốc tế không chính thức đầu tiên của đội. Vào năm 1949, nhà nước Xiêm đổi tên thành Thái Lan, hiệp hội và đội tuyển bóng đá Xiêm cũng theo đó đổi tên.
Năm 1956, Thái Lan tham dự giải đấu cấp độ thế giới đầu tiên khi có mặt tại Thế vận hội Mùa hè Melbourne 1956. Đội thua trận đầu tiên và cũng là duy nhất gặp Liên hiệp Anh với tỉ số 0–9, thất bại nặng nề nhất trong lịch sử của đội, đồng thời mất cơ hội chơi trận tứ kết.
Năm 1965, Thái Lan giành danh hiệu quốc tế đầu tiên khi đoạt huy chương đồng môn bóng đá tại Đại hội Thể thao Bán đảo Đông Nam Á 1965 tổ chức tại Kuala Lumpur. Từ đó đến kỳ đại hội năm 1999 (lần cuối cùng bóng đá tại đại hội dành cho đội tuyển quốc gia), đội có thêm 8 lần vô địch. Năm 1996, Thái Lan đăng quang danh hiệu AFF Cup đầu tiên tại Singapore và từ đó họ có thêm 5 lần giành chức vô địch. Thái Lan là đội bóng có nhiều lần đăng quang nhất ở cả hai sân chơi khu vực là SEA Games và AFF Cup.
Ở đấu trường châu lục, Thái Lan từng đạt hạng ba tại Cúp bóng đá châu Á 1972 khi là nước chủ nhà đăng cai vòng chung kết. Thái Lan cũng lần nữa là chủ nhà của một kỳ Asian Cup vào năm 2007 khi cùng đăng cai giải đấu với 3 quốc gia Đông Nam Á khác là Indonesia, Malaysia và Việt Nam. Giải năm ấy, đội dừng bước ở vòng bảng sau khi thua Úc 0-4 dù trước đó đã cầm hòa đội vô địch giải đấu Iraq 1-1 và đánh bại Oman 2-0. Thái Lan cũng từng hai lần giành hạng tư ở ASIAD vào các năm 1994 và 1998.
Là thế lực thống trị Đông Nam Á nhưng tại các đấu trường rộng lớn hơn thì Thái Lan chưa có sự đột phá hay bước tiến nào đáng kể. Phải mất 47 năm kể từ năm 1972, họ mới có lần thứ hai vượt qua vòng bảng Cúp bóng đá châu Á 2019 và dừng bước trước Trung Quốc tại vòng 16 đội. Nhờ thành công trong việc lọt vào vòng đấu loại trực tiếp, đội đã nhận thưởng từ FAT và các nhà tài trợ ít nhất 25 triệu bạt.
Thái Lan từng hai lần lọt vào vòng đấu cuối cùng của vòng loại World Cup vào các năm 2002 và 2018 nhưng đều thất bại trong việc giành tấm vé dự vòng chung kết.
Thống kê
Giải đấu
{| class="wikitable mw-collapsible mw-collapsed" style="text-align: center;font-size:90%;"
!colspan=8|Giải vô địch Đông Nam Á
|-
!Năm
!Thành tích
!
!
!
!
!
!
|- bgcolor=gold
||<center> 1996<center> ||<center>Vô địch ||<center>6 ||<center>5 ||<center>1 ||<center>0 ||<center>18 ||<center>3
|-
||<center> 1998||<center> Hạng tư ||<center>5 ||<center>2 ||<center>2 ||<center>1 ||<center>10 ||<center>10
|- bgcolor=gold
|style="border: 3px solid red"|<center> 2000||rowspan=2|<center> Vô địch ||<center>5 ||<center>5 ||<center>0 ||<center>0 ||<center>15 ||<center>3
|- bgcolor=gold
||<center> 2002||<center>5 ||<center>2 ||<center>2 ||<center>1 ||<center>13 ||<center>7
|-
||<center> 2004||<center> Vòng 1||<center>4 ||<center>2 ||<center>1 ||<center>1 ||<center>13 ||<center>4
|-
|- bgcolor=#C0C0C0
|style="border: 3px solid red"|<center> 2007||rowspan=2|<center> Á quân||<center>7 ||<center>3 ||<center>3 ||<center>1 ||<center>10 ||<center>4
|- bgcolor=#C0C0C0
|style="border: 3px solid red"|<center> 2008||<center>7 ||<center>5 ||<center>1 ||<center>1 ||<center>15 ||<center>4
|-
||<center> 2010||<center> Vòng 1||<center>3 ||<center>0 ||<center>2 ||<center>1 ||<center>3 ||<center>4
|- bgcolor=#C0C0C0
|style="border: 3px solid red"|<center> 2012||<center> Á quân||<center>7 ||<center>5 ||<center>1 ||<center>1 ||<center>14 ||<center>6
|- bgcolor=gold
||<center> 2014<center> ||rowspan=2|<center>Vô địch ||<center>7 ||<center>6 ||<center>1 ||<center>1 ||<center>17 ||<center>6
|- bgcolor=gold
||<center> 2016<center> ||<center>7 ||<center>6 ||<center>0 ||<center>1 ||<center>12 ||<center>4
|-style="background-color:#cfaa88;"
| 2018<center> ||<center>Bán kết ||<center>6 ||<center>3 ||<center>3 ||<center>0 ||<center>17 ||<center>5
|- bgcolor=gold
||<center> 2020<center> ||<center>Vô địch ||<center>7 ||<center>6 ||<center>1 ||<center>0 ||<center>18 ||<center>3
|-
||<center> Tổng cộng ||<center> Vô địch ||<center>76 ||<center>49 ||<center>18 ||<center>9||<center>176||<center>63|}
{| class="wikitable mw-collapsible mw-collapsed" style="text-align: center;font-size:90%;"
!colspan=8|Đại hội Thể thao Đông Nam Á
|-
!Năm
!Thành tích
!
!
!
!
!
!
|- bgcolor=#C0C0C0
|style="border: 3px solid red"|<center> 1959||<center> Á quân ||<center>4 ||<center>2 ||<center>0 ||<center>2 ||<center>9 ||<center>10|-
|- bgcolor=#CFAA88
||<center> 1961||<center> Hạng ba ||<center>3 ||<center>1 ||<center>2 ||<center>0 ||<center>7 ||<center>4
|- bgcolor=gold
||<center> 1965||<center> Vô địch ||<center>3 ||<center>2 ||<center>1 ||<center>0 ||<center>6 ||<center>3
|-
|- bgcolor=#CFAA88
|style="border: 3px solid red"|<center> 1967||<center> Hạng ba ||<center>4 ||<center>2 ||<center>0 ||<center>2 ||<center>9 ||<center>8
|-
|- bgcolor=#C0C0C0
||<center> 1969||<center> Á quân ||<center>3 ||<center>1 ||<center>1 ||<center>1 ||<center>4 ||<center>4
|-
|- bgcolor=#CFAA88
||<center> 1971||<center> Hạng ba ||<center>5 ||<center>1 ||<center>2 ||<center>2 ||<center>7 ||<center>8
|-
||<center> 1973||<center> Vòng 1||<center>2 ||<center>0 ||<center>1 ||<center>1 ||<center>1 ||<center>2
|- bgcolor=gold
|style="border: 3px solid red"|<center> 1975||<center> Vô địch ||<center>3 ||<center>1 ||<center>2 ||<center>0 ||<center>5 ||<center>4
|-
|- bgcolor=#C0C0C0
||<center> 1977||<center> Á quân ||<center>4 ||<center>1 ||<center>1 ||<center>2 ||<center>3 ||<center>6
|-
|- bgcolor=#CFAA88
||<center> 1979||<center> Hạng ba ||<center>5 ||<center>2 ||<center>2 ||<center>1 ||<center>6 ||<center>5
|- bgcolor=gold
||<center> 1981||rowspan=3|<center> Vô địch ||<center>4 ||<center>2 ||<center>2 ||<center>0 ||<center>9 ||<center>6
|- bgcolor=gold
||<center> 1983||<center>5 ||<center>3 ||<center>1 ||<center>1 ||<center>10 ||<center>4
|- bgcolor=gold
|style="border: 3px solid red"|<center> 1985||<center>4 ||<center>3 ||<center>1 ||<center>0 ||<center>17 ||<center>1
|-
|- bgcolor=#CFAA88
||<center> 1987||<center> Hạng ba ||<center>4 ||<center>2 ||<center>1 ||<center>1 ||<center>7 ||<center>3
|-
||<center> 1989||<center> Hạng tư||<center>4 ||<center>1 ||<center>2 ||<center>1 ||<center>5 ||<center>3
|-
|- bgcolor=#C0C0C0
||<center> 1991||<center> Á quân ||<center>4 ||<center>2 ||<center>1 ||<center>1 ||<center>10 ||<center>2
|- bgcolor=gold
||<center> 1993||rowspan=4|<center> Vô địch ||<center>6 ||<center>6 ||<center>0 ||<center>0 ||<center>18 ||<center>6
|- bgcolor=gold
|style="border: 3px solid red"|<center> 1995||<center>6 ||<center>5 ||<center>1 ||<center>0 ||<center>19 ||<center>2
|- bgcolor=gold
||<center> 1997||<center>6 ||<center>4 ||<center>2 ||<center>0 ||<center>15 ||<center>3
|- bgcolor=gold
||<center> 1999||<center>6 ||<center>5 ||<center>1 ||<center>0 ||<center>24 ||<center>1
|-
||<center> Tổng cộng ||<center> Vô địch ||85||43||24||15||<center>- ||<center>-
|-
|}
Cá nhân
<onlyinclude>
Cầu thủ có tên in đậm vẫn còn thi đấu cho đội tuyển quốc gia. Tính đến ngày 10 tháng 1 năm 2023.
</onlyinclude>
Đồng phục
Vào thời kỳ tiền khởi, đồng phục đội tuyển Thái Lan chủ yếu là bộ trang phục toàn màu đỏ.Đội từng chơi bằng các trang phục tạo bởi nhà thiết kế bản xứ FBT cho tới tháng 6 năm 2007. Tháng 7 cùng năm, Nike trở thành nhà cung mới, và từ tháng 10, đội chơi với trang phục toàn màu vàng để mừng sinh nhật thứ 80 của quốc vương Rama IX. Đội đã chơi trong màu áo này khi thi đấu giao hữu với Trung Quốc và Qatar.
Áo đấu màu vàng được tái sử dụng nhiều lần, gần nhất là tại King's Cup 2019 và trận chung kết bóng đá nam SEA Games 31 với màu áo vàng và quần trắng tất trắng được cho là phối màu yêu thích của nhà vua Rama X.
Thế chân Nike trong giai đoạn suốt từ năm 2012 đến 2016 là nhãn hiệu Thái Grand Sport với bản hợp đồng trị giá 96 triệu bạt (3.1 triệu đô Mỹ). Tháng 9 năm 2016, đội tuyển Thái Lan ký bản hợp đồng hợp tác 4 năm với một hãng bản địa khác, Warrix Sports. Đầu năm 2017, Warrix trình làng bộ trang phục mới với hai màu toàn đen và trắng (màu để tang truyền thống) lần lượt cho sân nhà và sân khách để tưởng nhớ vua Rama IX một năm sau ngày băng hà. Đầu năm 2018, Warrix cho ra mắt bộ ba trang phục gồm toàn xanh, toàn đỏ và đen trắng thì đến cuối năm đã lại giới thiệu bộ ba mới lần lượt là xanh tím đậm, đỏ, và trắng để phục vụ đội tuyển ở Asian Cup 2019.
Danh dự
THẾ GIỚI
• FIFA cúp Thế Giới
• Vòng loại thứ 3 châu lục: 2002, 2018
CHÂU LỤC
AFC cúp Châu Á
Hạng ba (1): 1972
AFC Đại hội Thể thao khu vực Châu Á
Hạng tư (3): 1990, 1998
KHU VỰC
AFF cúp bóng đá Đông Nam Á
Vô địch (6): 1996, 2000, 2002, 2014, 2016, 2020
Về nhì (3): 2007, 2008, 2012
AFF Đại hội Thể thao Đông Nam Á (Sea Games):
Huy chương vàng (16): 1965*, 1975, 1981, 1983, 1985, 1993, 1995, 1997, 1999
Huy chương bạc (4): 1959, 1969, 1977, 1991
Huy chương đồng (5): 1961, 1967, 1971, 1979, 1987
GIAO HỮU
King's Cup
Vô địch (15): 1976*, 1979, 1980*, 1981, 1982, 1984, 1989, 1990, 1992, 1994, 2000, 2006, 2007, 2016, 2017
Về nhì (11): 1970, 1971, 1972, 1974, 1993, 1997, 2002, 2004, 2009, 2015, 2018
Hạng ba (12): 1968, 1973, 1986, 1987, 1988, 1989, 1996, 1999, 2001, 2003, 2013* , 2022
China Cup
Về nhì (1): 2019
Indonesian Independence Cup
Vô địch (1): 1994
Korea Cup
Hạng ba (1): 1977*
Hạng tư (1): 1980
VFF Vietnam International Friendly Cup
Vô địch (2): 2006, 2008
Nehru Cup
Hạng ba (1): 1995
3 Nations in Taiwan
Vô địch (1): 1971
4 Nations in Indochina
Vô địch (1): 1989
Brunei Games
Vô địch (1): 1990
Ghi chú:
*ngôi vị được chia đều cho cả 2.
Đội ngũ
Ban huấn luyện
Cầu thủ
Danh sách 26 cầu thủ được triệu tập cho AFF Cup 2022.
Số lần ra sân và số bàn thắng được cập nhật ngày 10 tháng 1 năm 2023 sau trận đấu với .
Triệu tập gần đây
Chú thích
INJ Rút lui vì chấn thương.
SUS Bị cấm lên tuyển.
PRE Chỉ nằm trong danh sách sơ bộ.
Đối đầu
Dữ liệu được tính từ ngày 1 tháng 1 năm 2022 (trước trận đấu với đội tuyển Indonesia)
Lịch thi đấu
2023
Huấn luyện viên
Chú thích
Ghi chú |
Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam Cộng hòa là đội tuyển bóng đá đại diện cho Quốc gia Việt Nam, sau đó là Việt Nam Cộng hòa, thi đấu quốc tế từ năm 1949 đến 1975. Đội tuyển từng hai lần vượt qua vòng loại cúp châu Á (1956 và 1960) và đứng hạng tư ở vòng chung kết (xếp cuối cùng trong 4 đội tham dự), và vô địch SEA Games đầu tiên (năm 1959). Một số cầu thủ nổi tiếng của đội là Đỗ Cẩu, Phạm Huỳnh Tam Lang, Phạm Văn Rạng...
Thống kê giải đấu
Đại hội Thể thao châu Á
Kỳ II: năm 1954, (tại Manila), Việt Nam Cộng hòa không vượt qua vòng loại:
Việt Nam Cộng hòa - Philippines: 3-2
Việt Nam Cộng hòa - Hong Kong: 1-2
Kỳ III: năm 1958, (tại Tokyo), lần đầu tiên đội vượt qua được vòng bảng và vào tứ kết (giải đấu năm đó chỉ có 14 đội, qua được vòng loại là vào tứ kết, không cần đá vòng 1/8)
Việt Nam Cộng hòa - Pakistan: 1-1
Việt Nam Cộng hòa - Malaysia: 6-1
Kỳ IV: năm 1962, (tại Jakarta), Việt Nam Cộng hòa đứng thứ 4
Việt Nam Cộng hòa - Ấn Độ: 2-3 (ở trận bán kết)
Việt Nam Cộng hòa - Malaysia: 1-4 (ở trận tranh huy chương đồng)
Thành tích tốt nhất là năm 1962, đội vào bán kết và xếp Hạng 4 (thua 3-2 trước Ấn Độ ở bán kết, thua 4-1 trước Malaysia ở trận tranh giải ba). Giải đấu năm đó chỉ có 8 đội tham dự, chỉ cần vượt qua vòng loại là được vào bán kết.
Giải vô địch bóng đá thế giới
Năm 1974: Vòng loại Giải thế giới, khu vực châu Á
Việt Nam Cộng hòa - Nam Triều Tiên: 0-4
Việt Nam Cộng hòa - Hong Kong: 0-1
Việt Nam Cộng hòa - Thái Lan: 1-0
Các giải bóng đá quốc tế khác
Cúp Merdeka
Kỳ 10, năm 1966: Việt Nam Cộng hòa đoạt cúp. Huấn luyện viên của đội: Karl Heinz Weigang (Đức).
Cúp quân đội Thái Lan
Năm 1974: Việt Nam Cộng hòa đoạt cúp, khách mời của giải là Pelé, danh thủ bóng đá Brasil, đã chụp hình cùng một vài cầu thủ của đội bóng.
Cúp bóng đá châu Á
Việt Nam Cộng hòa xếp hạng 4/4 cả hai lần tham gia vòng chung kết Cúp bóng đá châu Á đầu tiên.
Lần 1: năm 1956 (tại Hong Kong), vòng loại khu vực trung tâm có 5 đội, nhưng 3 đội bỏ thi đấu, Việt Nam Cộng hòa thắng Malaya 7-3 sau 2 lượt để vào vòng chung kết. Tại vòng chung kết:
Việt Nam Cộng hòa - Israel: 1-2
Việt Nam Cộng hòa - Hong Kong: 2-2
Việt Nam Cộng hòa - Nam Triều Tiên: 3-5
Lần 2: năm 1960 (tại Nam Triều Tiên), vòng loại khu vực trung tâm có 3 đội, Việt Nam Cộng hòa vượt qua vòng loại sau khi thắng Malaya và Singapore. Tại vòng chung kết:
Việt Nam Cộng hòa - Nam Triều Tiên: 1-5
Việt Nam Cộng hòa - Đài Loan: 0-2
Việt Nam Cộng hòa - Israel: 1-5
Trong các năm 1964 và 1968, đội lại tham dự Cúp châu Á. Vòng loại khu vực trung tâm có 4 đội tham gia (năm 1964) và 5 đội tham gia (năm 1968). Đội đều không vượt qua được vòng loại (Hong Kong là đội vượt qua vòng loại trong 2 năm đó).
Olympic
Năm 1963: Vòng loại Thế vận hội Tokyo 1964
Việt Nam Cộng hòa - Israel: 0-1 (tại Sài Gòn)
Israel - Việt Nam Cộng hòa: 0-2 (tại Tel Aviv)
Nam Triều Tiên - Việt Nam Cộng hòa: 3-0 (tại Seoul)
Việt Nam Cộng hòa - Nam Triều Tiên: 2-2 (tại Sài Gòn)
Năm 1968: Vòng loại Thế vận hội Mexico 1968
Việt Nam Cộng hòa - Philippines: 10-0
Việt Nam Cộng hòa - Đài Loan: 3-0
Việt Nam Cộng hòa - Liban: 1-1
Nhật Bản - Việt Nam Cộng hòa: 1-0
Nam Triều Tiên - Việt Nam Cộng hòa: 3-0
Giải Đông Nam Á
Kỳ I: năm 1959, (tại Bangkok), Việt Nam Cộng hòa thắng Thái Lan 3-1, nhận huy chương vàng
Kỳ II: 1961, (tại Yangon), Việt Nam Cộng hòa thua Đội tuyển bóng đá quốc gia Myanmar 1-2 bán kết, được xếp đồng hạng ba.
Kỳ III: 1965, (tại Kuala Lumpur), Việt Nam Cộng hòa thua bán kết trước Thái Lan với tỷ số 2-0, thắng Malaysia 2-0 tranh hạng ba
Kỳ IV: năm 1967, (tại Bangkok), Việt Nam Cộng hòa thua Myanmar 0-1, nhận huy chương bạc
Kỳ V: năm 1969, (tại Rangoon), Việt Nam Cộng hòa bị loại từ vòng bảng.
Kỳ VI: năm 1971, (tại Kuala Lumpur), Việt Nam Cộng hòa thua Malaysia 2-3 bán kết, hoà Thái Lan trận tranh hạng ba
Kỳ VII: năm 1973, (tại Singapore), Việt Nam Cộng hòa thua Myanmar 2-3, nhận huy chương bạc
Thống kê đối đầu
Dựa trên tài liệu của Rec.Sport.Soccer Statistics Foundation (RSSSF), tính cả các trận giao hữu.
Kể từ năm 1970, đội có tỉ lệ số trận thắng so với số trận thua ít hơn trước.
Danh hiệu
Châu lục
Asian Games
Hạng bốn (1): 1962
Tứ kết (1): 1958
AFC Asian Cup
Hạng tư (2): 1956, 1960
Khu vực và giao hữu
Merdeka Cup
Vô địch (1): 1966
Cúp quân đội Thái Lan
Vô địch (1): 1974
King's Cup
Hạng 3 (2): 1969, 1971
SEA Games
Huy chương vàng (1): 1959
Huy chương bạc (2): 1967, 1973
Huy chương đồng (3): 1961, 1965, 1971
Cúp Quốc Khánh
Vô địch (6): 1961, 1962, 1965, 1966, 1970, 1974
Á quân (2): 1971, 1972 |
Python có thể đề cập đến:
Python (thần thoại), con trăn thần trong Thần thoại Hy Lạp
Python (ngôn ngữ lập trình)
Tên khoa học của chi Trăn
Python (tên lửa) |
Trường Phù thủy và Pháp sư Hogwarts (tiếng Anh: Hogwarts School of Witchcraft and Wizardry) hay thường được gọi là Hogwarts () là một ngôi trường pháp thuật hư cấu trong bộ truyện Harry Potter của nhà văn Anh Quốc J. K. Rowling. Đây là bối cảnh chính của sáu tập đầu tiên trong loạt truyện về cậu bé phù thủy và Harry Potter.
Đây là trường đào tạo những người có khả năng pháp thuật trở thành các phù thủy và pháp sư ở Anh và Scotland. Nó là ngôi trường nội trú, nhận học sinh từ 11 đến 18 tuổi. Số học sinh của trường không được đề cập đến trong truyện, nhưng lại có nói trường tiếp nhận khoảng 280 học sinh mới hằng năm.
Bộ truyện Harry Potter cũng nhắc đến hai trường pháp thuật khác nữa, là Viện Hàn lâm Beauxbatons ở Pháp và Học viện Durmstrang ở Bulgaria. Ngoài ra, để thỏa mãn không ít độc giả muốn biết thêm về thế giới Pháp thuật, J. K. Rowling đã viết thêm phần ngoại truyện trên Pottermore về 4 Học viện Pháp thuật là Học viện Pháp thuật Mahoutokoro ở Nhật Bản, Học viện Pháp thuật Uagadou tại "Ngọn núi của Mặt Trăng" ở Châu Phi, Học viện Pháp thuật Castelobruxo ở Brazil và Học viện Pháp Thuật và Ma Thuật Ilvermorny ở Mỹ.
Trường được lãnh đạo bởi một hiệu trưởng, một hiệu phó cùng các giáo viên khác, chịu trách nhiệm báo cáo trước Hội đồng Quản trị.
Truyện cũng không nói đến nguồn tài chính hay các chi tiêu của trường. Nhưng học sinh không phải trả học phí gì cả, chỉ có sách giáo khoa và tài liệu, dụng cụ học tập là phải tự mua. Trường cũng cấp học bổng cho học sinh nghèo, điển hình là Tom Riddle.
Từ phần một đến phần sáu của bộ truyện, Albus Dumbledore là hiệu trưởng của trường. Sau khi ông mất, Minerva McGonagall giữ chức quyền hiệu trưởng trong một thời gian ngắn trước khi Severus Snape chính thức được bổ nhiệm vào chức vụ này ở phần bảy. Sau cái chết của thầy Severus Snape, cô McGonagall chính thức được giữ chức hiệu trưởng, nhưng chỉ đến trước năm 2017. Trong phần năm, có một giai đoạn ngắn Dolores Umbridge giữ chức hiệu trưởng và kiêm chức thanh tra tối cao của trường.
Vị trí và phong cảnh
Hogwarts là một tòa lâu đài huyền bí cổ xưa với bảy tầng lầu, nằm trên một vùng đất hoang sơ hùng vĩ. Truyện không nói vị trí chính xác của nó nhưng bà Rowling bảo bà tả nó theo phong cảnh ở Scotland. Khu sân vườn của tòa lâu đài rất rộng lớn, bao gồm một hồ nước mênh mông, một khu rừng rậm rạp, vài căn nhà kính trồng cây, chòi canh và một sân Quidditch.
Khu dân cư gần đó nhất là làng phù thủy Hogsmeade, nơi mà các du khách ghé thăm trường có thể nghỉ lại, cũng là điểm đỗ của ga xe lửa duy nhất và cũng là nơi tập trung nhiều phù thủy nhất nước Anh. Tàu tốc hành Hogwarts là phương tiện chuyên chở đặc biệt đến đây, xuất phát từ Ga xe lửa Ngã tư Vua ở Luân Đôn.
Ngôi trường được phù phép để ngăn chặn việc đột nhập bằng độn thổ, chổi bay. Đầu năm học, các học sinh sẽ được đón tiếp ngay khi vừa rời khỏi ga và đi thuyền vào trường, từ năm thứ hai trở lên thì đi bằng xe do Vong mã kéo. Trong Hogwarts một lịch sử có giải thích cách thức trường cũng được che giấu khỏi dân Muggle bằng việc ngụy tạo hình ảnh một căn nhà đổ nát (nguy hiểm! tránh đến gần...) và được ếm bùa bất khả dựng đồ án (không thể vẽ được lên bản đồ). Mọi thứ đồ công nghệ cao và điện tử (vệ tinh thăm dò,...) của dân Muggle cũng mất tác dụng nơi đây.
Các nhà trong Hogwarts
Trong bộ truyện Harry Potter, trường Hogwarts dành cho Phù thủy và Pháp sư được chia thành 4 nhà, mỗi nhà mang tên họ của những người sáng lập: Godric Gryffindor, Salazar Slytherin, Rowena Ravenclaw và Helga Hufflepuff. Các nhà thi đua với nhau trong suốt cả năm học, bằng cách kiếm điểm hoặc bị mất điểm bằng nhiều cách, để đạt Cúp Nhà. Mỗi nhà có đội Quidditch (môn thể thao phổ biến nhất thế giới phù thủy) riêng – cũng thi đấu với nhau để giành cúp Quidditch. Hai cuộc cạnh tranh này đã làm nảy sinh sự ganh đua giữa các nhà, đặc biệt là giữa nhà Gryffindor và Slytherin - là hai nhà xuyên suốt bộ truyện. Các nhà ở Hogwarts là nơi sống và học tập cho các học sinh. Mỗi năm, một vài nhóm của mỗi nhà sẽ cùng chia sẻ với nhau các ký túc xá và lớp học. Hệ thống này không phải chỉ của riêng trường Hogwarts mà còn gặp ở nhiều trường thật ở vài nước nói tiếng Anh ngày nay. Như nhiều đề tài khác ở Hogwarts, tác giả J. K. Rowling đã áp dụng những trường nội trú thật sự để mang lại những nét sống động cho thế giới của Harry Potter. Sự ganh đua giữa các nhà, các ký túc xá riêng biệt và hệ thống điểm số đều thuộc thế giới thật. Các nhà ở Hogwarts có thể là một hệ thống chia thành từ nhóm sớm nhất ở thế giới thật.
Phân loại
Vào thuở Hogwarts ban đầu, 4 nhà sáng lập đã tuyển lựa học sinh vào nhà mình rất cẩn thận. Khi họ lo lắng về cách chọn lựa sau khi họ qua đời, Godric Gryffindor đã cởi nón mình ra và đặt vào trong đó "một chút trí óc" của mỗi người, biến nó thành "Chiếc nón Phân loại". Bây giờ, vào mỗi khi năm học bắt đầu, Chiếc nón Phân loại thần kỳ sẽ được đội lên đầu mỗi học sinh mới, trong suốt thời gian buổi Lễ phân loại diễn ra. Chiếc nón Phân loại sẽ thông báo tên nhà mà học sinh đó được phân vào. Khi buổi lễ bắt đầu, nó sẽ hát một bài ca ngắn về việc thành lập nên ngôi trường và về 4 nhà. Bài hát của Chiếc nón Phân loại mỗi năm đều khác nhau, và chiếc nón được coi là dành cả năm để soạn bài tiếp theo (ít nhất là theo lời Ron Weasley). Lời bài hát thường đưa ra lời khuyên về những khoảng thời gian gặp rắc rối. Nhạc của bài hát thường không cuốn hút, gây nhàm chán cho nên nhiều người thường không thèm nghe. Chiếc nón sẽ phân loại bằng cách đánh giá năng lực của mỗi học sinh và xếp chúng vào nhà thích hợp nhất. Lựa chọn riêng của các học sinh cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định phân loại: ví dụ rõ ràng nhất là Chiếc nón nói với Harry Potter rằng cậu sẽ đạt kết quả tốt ở nhà Slytherin ở tập đầu, nhưng sau cùng đã quyết định là nhà Gryffindor sau khi Harry bảo nó đừng xếp cậu vào Slytherin. Một ví dụ khác trong tập 5 là khi Hermione Granger nói là Chiếc nón Phân loại từng băn khoăn việc xếp cô vào nhà Ravenclaw, nhưng lựa chọn của cô đã khiến Chiếc nón phân cô vào Gryffindor (cần lưu ý là cô cũng muốn vào Gryffindor trước đó). Thầy Albus Dumbledore sau đó giải thích với Harry rằng đó là cách đúng đắn, khi một người đã băn khoăn về quyết định của mình thì điều đó còn xác định chính xác hơn năng lực của họ. Thật sự thì chiếc nón phân loại nhà dựa trên những quyết định trước đó của một học sinh đã được thông báo, và chỉ có thật sự phân loại những ai không hề có ý tưởng hoặc hi vọng nào (theo lời của Horace Slughorn), sự phân loại vào các nhà thường đi liền với các thành viên trong gia đình, cũng như Ron Weasley không thể tưởng tượng cảnh bị phân loại vào nhà khác với nhà mà toàn bộ nhà cậu đều nằm trong đó. Tuy nhiên, khi Harry nhắc đến việc này, Hermione chỉ ra rằng Parvati Patil và Padma Patil, 2 chị em sinh đôi, được xếp vào Gryffindor và Ravenclaw). Điển hình như mọi thành viên của gia đình Black đều được xếp vào nhà Slytherin, chỉ ngoại trừ Sirius Black, điều làm thầy Slughorn - chủ nhiệm nhà - lưu ý.
Mỗi nhà có một chủ nhiệm, là giáo sư lâu năm của trường, chịu trách nhiệm về Nhà của mình. Các chủ nhiệm hiện nay (năm học thứ bảy của Harry) là Minerva McGonagall (Gryffindor), Pomona Sprout (Hufflepuff), Filius Flitwick (Ravenclaw) và Horace Slughorn (Slytherin). Chủ nhiệm tiền nhiệm của Slytherin là Severus Snape, ông đã bỏ theo phe hắc ám sau trận đột nhập vào trường của bọn Tử thần Thực tử (Death Eaters). Đến phần bảy, Harry Potter và Bảo bối Tử thần, thì mới biết thầy Snape là gián điệp hai mặt của giáo sư Albus Dumbledore. Các Nhà của Hogwarts phải thi đua nhau về học tập lẫn kỷ luật trong mỗi năm học. Nhà nào được tổng số điểm cao nhất sẽ chiến thắng và được nhận Cúp Nhà. Các học sinh có thể được các giáo sư thưởng điểm cho Nhà mình bằng cách học tập và cư xử tốt trong các lớp hay lập những thành tích xuất sắc. Và cũng có thể bị trừ điểm cũng bởi chính các giáo sư nếu học sinh có những hành động vô lễ, phá hoại cơ sở vật chất nhà trường hay không cố gắng học hành, v.v. Tùy vào sự rộng rãi và dễ dãi của từng giáo sư mà điểm cộng hay trừ có thể nhiều hay ít. Ví dụ như thầy Flitwick và cô Sprout rất thường xuyên thưởng điểm cho các học sinh học tốt trong lớp mình, trong khi thầy Snape lại luôn rất cố gắng trong việc trừ thật nhiều điểm của các nhà Hufflepuff, Ravenclaw và Gryffindor trong khi cộng thêm nhiều điểm cho nhà Slytherin-là nhà ông chủ nhiệm. Cô McGonagall thì rất công bằng, không quá rộng lượng mà cũng không đến nỗi quá khắt khe. Thầy Dumbledore thì quá mức tốt bụng, lúc nào cũng thưởng điểm chục điểm trăm cho những công trạng của Harry. Điểm của các Nhà được ghi nhận trong bốn cái đồng hồ cát đặt ở Tiền Sảnh (Entrance Hall). Mỗi viên đá quý trong cái đồng hồ là mỗi điểm có được. Đá quý của nhà Gryffindor là hồng ngọc, của Ravenclaw là đá sapphire, của Hufflepuff là kim cương và của Slytherin là ngọc lục bảo. Mỗi loại đá quý này tượng trưng cho màu của mỗi Nhà (đỏ, vàng, xanh lam, xanh lục).
Gryffindor
Nhà Gryffindor chú trọng vào lòng dũng cảm, tinh thần thượng võ và tính táo bạo. Con vật biểu tượng của nhà này là con sư tử; màu là đỏ tươi và vàng. Nick-Suýt-mất-đầu là con ma của nhà. Người sáng lập là Godric Gryffindor. Đây được cho là ký túc xá xuất sắc nhất trong Harry Potter và là địch thủ truyền kiếp của nhà Slytherin. Nằm ở một trong những tháp cao nhất của tòa lâu đài, cửa vào của nhà Gryffindor định vị ở tầng thứ 7 và được bảo vệ bởi bức chân dung của Bà Béo - bức chân dung một bà rất béo mặc chiếc áo đầm lụa màu hồng. Bà chỉ cho phép vào cửa khi được đưa ra mật khẩu đúng (luôn được đổi mới). Gryffindor tương ứng mãnh liệt với yếu tố lửa. Đá quý tính điểm của Nhà là hồng ngọc. Chủ nhiệm của nhà Gryffindor trong 6 năm đầu tiên trong truyện là giáo sư Minerva McGonagall - giáo viên môn Biến hình. Tuy nhiên, khi bà được thăng chức trở thành Hiệu trưởng, vị trí này bị bỏ trống và bà nhậm chức trở lại trong tập Harry Potter và Bảo bối Tử thần khi Severus Snape trở thành Hiệu trưởng. Một vài học sinh nổi bật của nhà Gryffindor như sau: Harry Potter, Hermione Granger, Gia đình Weasley, Neville Longbottom, Minerva McGonagall, Rubeus Hagrid, Parvati Patil, Seamus Finnigan, Dean Thomas, Lavender Brown, Oliver Wood, Angelina Johnson, Alicia Spinnet, Katie Bell, Nhóm Đạo tặc – James Potter, Sirius Black, Remus Lupin, Peter Pettigrew, Lily Evans, Colin Creevey, Dennis Creevey, Romilda Vane, Lee Jordan...
Hufflepuff
Hufflepuff, được thành lập bởi Helga Hufflepuff, đề cao sự chăm chỉ, lòng trung thành, sự quả quyết, tính kiên nhẫn, tình hữu nghị và chơi đẹp chứ không ở năng khiếu của từng thành viên. Con vật biểu tượng cho nhà là lửng, màu vàng hoàng yến và đen là màu của nhà. Thầy Tu Mập là con ma của nhà. Theo Rowling, Hufflepuff tương ứng với yếu tố Thổ. Ký túc xá Hufflepuff và phòng sinh hoạt chung nằm đâu đó trong tầng hầm, gần với nhà bếp của lâu đài. Đá quý tính điểm của nhà là kim cương. Chủ nhiệm hiện tại của Nhà Hufflepuff là giáo sư môn Thảo dược học Pomona Sprout. Vài thành viên Hufflepuff đáng chú ý: Cedric Diggory, Pomona Sprout, Hepzibah Smith, Nymphadora Tonks, Zacharias Smith, Hannah Abbott, Susan Bones, Justin Finch-Fletchley, Ernie Macmillan và Newt Scamander (tác giả quyển Sinh vật huyền bí và nơi tìm ra chúng)
Ravenclaw
Ravenclaw đề cao trí thông minh, tri thức, óc sáng tạo và khiếu hài hước dí dỏm. Con vật biểu tượng của nhà là con chim đại bàng (trong phim là con quạ ), màu chủ đạo là xanh nước biển và màu đồng (trong phim là xanh nước biển và màu bạc). Con ma của nhà Ravenclaw là Helena Ravenclaw, con gái của Rowena Ravenclaw, hay Bà Xám. Nhà được thành lập bởi Rowena Ravenclaw. Theo Rowling, Ravenclaw tương ứng với Khí. Phòng sinh hoạt chung và ký túc xá của nhà đặt tại Tháp Ravenclaw ở phía tây của trường. Để vào được tháp của nhà, bạn cần phải trả lời được 1 câu hỏi thông minh. Rất ít thành viên Ravenclaw được đề cập một cách chi tiết, và nói chung, họ không được nói đến nhiều trong tập truyện Harry Potter. Chủ nhiệm hiện nay của Nhà Ravenclaw là giáo sư môn Bùa chú Filius Flitwick. Đá quý tính điểm của nhà là saphir. Vài thành viên Ravenclaw đáng chú ý: Cho Chang, Luna Lovegood, Filius Flitwick, Myrtle Elizabeth Warren, Terry Boot, Michael Corner, Anthony Goldstein, Padma Patil, Lisa Turpin, Mandy Brocklehurst, Marietta Edgecombe, Penelope Clearwater, Roger Davies, Garrick Ollivander, Gilderoy Lockhart,...
Slytherin
Giống như Salazar Slytherin, người sáng lập ra nhà, nhà Slytherin đề cao tham vọng, xảo quyệt, khả năng lãnh đạo và sự tháo vát. Chiếc nón Phân loại đã nói rằng phù thủy nhà Slytherin sẽ làm bất chấp tất cả để đạt được điều mà họ muốn. Con vật biểu tượng của nhà là loài rắn, màu chủ đạo là xanh lá cây và bạc. Giáo sư Horace Slughorn là Chủ nhiệm nhà Slytherin, thay thế cho giáo sư Severus Snape, người trước đó đã thay thế Slughorn khi ông về hưu lần đầu tiên vài năm trước. Nam Tước Đẫm máu là con ma của nhà. Theo tác giả J.K.Rowling, Slytherin tương ứng với yếu tố Thủy. Đá quý tính điểm của nhà là những viên ngọc lục bảo. Ký túc xá nhà Slytherin và phòng sinh hoạt chung nằm sau một bức tường đá trong hầm tối. Phòng sinh hoạt chung nhà Slytherin là một căn phòng dài, ánh sáng màu xanh do nằm dưới hồ nước, chất đầy đầu lâu và tạo tác bằng bạc.
Chiếc nón Phân loại xác nhận trong tập 5 rằng dòng máu thuần chủng là một trong những yếu tố hàng đầu để quyết định việc chọn học sinh của nhà Slytherin. Tuy nhiên, không có điều gì đảm bảo rằng học sinh gốc Muggle sẽ không được xếp vào đó, chỉ đơn giản là những học sinh mang dòng máu thuần chủng sẽ được ưu tiên nhiều hơn, và những người máu lai như Voldemort hay Snape vẫn được xếp vào nhà này. Trong tập 7, một nhóm bắt cóc săn tiền thưởng đã nói rằng "bọn máu bùn" rất ít khi được xếp vào đây.
Một số thành viên đáng chú ý của nhà Slytherin: Tom Marvolo Riddle/Chúa tể Voldemort, Severus Snape, Draco Malfoy và những người khác của gia đình Malfoy, Gia đình Black (ngoại trừ Sirius Black), Vincent Crabbe, Gregory Goyle, Pansy Parkinson, Millicent Bulstrode, Blaise Zabini, Theodore Nott, Astoria Greengrass, Marcus Flint, Bellatrix (Black) Lestrange, Horace Slughorn, Phineas Nigellus Black.
Trong tập 7, khi nghĩ rằng mình đã giết được Harry và giành được chiến thắng, Voldemort đã tuyên bố xóa bỏ ba nhà còn lại và buộc tất cả học sinh Hogwarts trở thành học sinh nhà Slytherin. Nhưng ý định đó đã thất bại sau cái chết của hắn, cũng từ đây, nhà Slytherin trở nên hòa nhập hơn và sự phân biệt dòng máu của nhà cũng không còn. Tuy nhiên, tiếng xấu về việc đào tạo ra những phù thủy phe hắc ám của nhà vẫn còn tồn tại.
Nhân viên và chương trình học
Trường Hogwarts là trường đào tạo phù thủy trong bộ tiểu thuyết giả tưởng Harry Potter của tác giả J. K. Rowling. Trong trường có nhiều giáo sư, mỗi giáo sư giảng dạy một hoặc một số môn học khác nhau (nhưng phần lớn ai cũng dạy được tất cả các môn). Trong các môn học, có môn bắt buộc và môn tự chọn. Mỗi học sinh bắt buộc phải chọn 2 môn tự chọn vào đầu năm thứ 3. Vào cuối năm thứ 5, học sinh phải trải qua kỳ thi để lấy các chứng chỉ O.W.L. (Bằng phù thủy thường đẳng, viết tắt của Ordinary Wizarding Levels) và sau đó chọn lớp học trong 2 năm tiếp theo để dự các cuộc thi N.E.W.T. (Kiểm tra pháp thuật tận sức, viết tắt của Nastily Exhausting Wizarding Tests). Hogwarts có rất nhiều giáo viên, học sinh phải tôn trọng gọi là Giáo sư, mỗi người đảm nhiệm một môn học riêng. Các nhân viên khác cũng được nhắc đến như y tá bệnh xá bà Poppy Pomfrey, thầy giám thị (Caretaker) Argus Filch, thủ thư (Librarian) bà Irma Pince, bảo vệ sân trường (Groundskeeper) và khoảng hơn 100 gia tinh (House-elf) làm việc trong nhà bếp của trường (và hầu như không học sinh nào thấy gia tinh xuất hiện).
Môn học
Trường hoàn toàn không dạy bất cứ thứ gì giống chương trình giáo dục của dân Muggle. Các môn học bắt buộc (cho đến trước kì thi O.W.L) bao gồm:
Biến hình (Transfiguration) là môn học dạy biến đổi hình dạng của các vật, đôi khi tạo ra vật mới. Điều này được thực hiện bằng cách tập trung tinh thần, vẩy đũa phép và đọc chính xác câu thần chú. Phần khó nhất là phải tập trung cao độ. Môn Biến hình được dạy từ năm thứ nhất tới năm thứ năm, cộng thêm hai năm tùy chọn vào năm thứ sáu và bảy cho kỳ thi N.E.W.T.. Albus Dumbledore là giáo sư môn Biến hình trước khi trở thành hiệu trưởng. Giáo sư dạy môn này hiện tại là Minerva McGonagall, một giáo sư giỏi, rất nghiêm túc và khó tính.
Bùa chú (Charms) dạy cách thức dịch chuyển các vật thể và tạo ra những hiện tượng đặc biệt bằng cách thực hiện chính xác việc vẩy đũa phép và đọc những câu thần chú phù hợp. Các tiết học môn này là những giờ ồn ào nhất: một nhóm học sinh luyện tập dịch chuyển các vật về phía mình hoặc làm những người khác cười phá lên. Bùa chú được dạy từ năm thứ nhất tới năm thứ năm cùng với 2 năm học tự chọn ở năm thứ sáu và bảy (để đạt tới mức N.E.W.T.). Giáo sư dạy môn Bùa chú hiện tại là Filius Flitwick. Tác giả J. K. Rowling có lần đề cập là nếu được làm việc tại Hogwarts thì Bùa chú chính là môn bà muốn dạy.
Phòng chống Nghệ thuật Hắc ám (Defence Against the Dark Arts) dạy những phương pháp và kỹ thuật chống lại Nghệ thuật Hắc ám và các sinh vật Hắc ám (dark). Đây là môn học phải nhiều lần thay giáo viên nhất trong Harry Potter . Môn học được dạy từ năm thứ nhất tới năm thứ năm và hai năm học lựa chọn cho trình độ N.E.W.T. (năm thứ sáu và bảy). Khi Severus Snape tới làm việc tại Hogwarts, ông đăng ký dạy Phòng chống Nghệ thuật Hắc ám nhưng Dumbledore đã từ chối. Thay vào đó, Snape được dạy môn Độc dược. Kể từ đó, mỗi khi có giáo sư dạy Phòng chống Nghệ thuật Hắc ám rời trường thì Snape lại đăng ký cho vị trí này nhưng đều bị từ chối. Khi được hỏi về lý do Dumbledore không dành vị trí này cho Snape, tác giả của cuốn sách cho biết lý do là vì Dumbledore sợ rằng vị trí đó sẽ làm thức dậy những mặt tồi tệ của Snape, mặc dù Snape đã chứng tỏ mình một lòng trung thành với cụ. Chúa tể Voldemort cũng đã hai lần từng đăng ký cho vị trí giảng dạy môn này tại Hogwarts. Theo lời Dumbledore, thì kể từ lần bị từ chối lần hai, không giáo viên nào giữ được vị trí này lâu hơn 1 năm. Dumbledore cho rằng nguyên nhân là do một lời nguyền của Voldermort. Hậu quả của việc này là chương trình cũng như phong cách giảng dạy môn học luôn bị thay đổi qua các năm, tuy nhiên điều này đã chấm dứt vào tập 7. Vào thời điểm Harry Potter tới Hogwarts thì niềm tin vào điều xúi quẩy của vị trí này đã tồn tại và Gilderoy Lockhart được cho là ứng cử viên duy nhất có thể thay cho Quirinus Quirrell. Ba năm sau, điều xúi quẩy này trở nên rõ ràng tới mức mà Dumbledore không thể tìm ra người thay thế và Bộ Pháp thuật phải chỉ định Dolores Umbridge dạy môn học. Sau khi Dolores Umbridge ra đi thì Dumbledore cuối cùng đã trao vị trí cho Snape. Một số suy đoán cho rằng Dumbledore làm vậy để khiến Snape cũng phải ra đi và thực tế đã diễn ra như vậy. Sau khi sát hại Dumbledore, Snape chạy trốn khỏi trường. Tất cả giáo sư dạy môn Phòng chống Nghệ thuật Hắc ám trong 6 cuốn đầu của bộ truyện đều được xây dựng theo mô típ tương đối giống nhau: tất cả (trừ Snape) đều là một nhân vật hoàn toàn mới, đều được chọn vì không có ứng cử viên nào khác, đều gặp Harry Potter trước khi vào Hogwarts và đều tấn công nhằm sát hại Harry (có trường hợp không cố ý như Remus Lupin).
Độc dược (Potions) dạy cách thức pha chế độc dược với những hiệu quả ma thuật. Quá trình pha chế rất tinh vi và đòi hỏi các bước phải được tiến hành tuyệt đối chính xác để có thể đạt được kết quả. Độc dược được dạy từ năm thứ nhất tới năm thứ năm cộng thêm 2 năm tùy chọn ở năm thứ sáu và bảy (dành cho mức N.E.W.T.). Từ tập 1 cho tới tập 5 của bộ truyện, vị trí Giáo sư môn Độc dược đều do Severus Snape đảm nhiệm mặc dù ông luôn tìm cách đăng ký dạy môn Phòng chống Nghệ thuật Hắc ám. Mặc dù Snape là một giáo sư giỏi về môn này nhưng Snape là một giáo viên không công bằng với học sinh. Ông luôn tìm cách trừng phạt Neville Longbottom (do khả năng yếu kém) và Harry Potter (do những hiềm khích cá nhân với bố của Harry). Các học sinh thuộc về nhà Slytherin do Snape làm chủ nhiệm luôn được ưu ái, các học sinh Slytherin rất ưa thích môn học này còn các học sinh thuộc các nhà khác thì ngược lại. Một giáo sư Độc dược trước thời Snape là Horace Slughorn. Slughorn đã giữ vị trí này trong một thời gian dài và những học sinh của ông bao gồm phần lớn những nhân vật quan trọng trong bộ truyện như Voldemort, Lily Evans (mẹ Harry), James Potter (bố Harry), Sirius Black và cả Snape... Khi Snape trở thành giáo sư môn Phòng chống Nghệ thuật Hắc ám, Slughorn được thuyết phục để quay trở lại dạy môn Độc dược. Slughorn đặc biệt thích thú và quan tâm tới những học sinh nổi tiếng, có tiềm năng trở nên nổi tiếng hoặc có liên hệ với những người nổi tiếng. Nhờ may mắn có được cuốn sách cũ của Snape, Harry đã được 1 chai Felix Felicis nhỏ khi pha chế được nửa chặng đường. Dụng cụ học tập của môn này là cái vạc, cùng một số dụng cụ khác để cắt. Trong tập Harry Potter và hội Phượng hoàng, Minerva McGonagall đã nói với Harry rằng Độc dược là môn bắt buộc trong giai đoạn N.E.W.T. nếu Harry muốn trở thành Thần sáng (Auror trong tiếng Anh, dịch theo bản dịch của Lý Lan).
Thảo dược học (Herbology) Nghiên cứu các loài cây ma thuật (chẳng hạn như Mandrake và Bubotuber) và các phương pháp chăm sóc, sử dụng và chống lại chúng. Các buổi học diễn ra tại các nhà kính trong sân trường. Học sinh năm thứ nhất chỉ được học tại nhà kính số 1 vì nhà kính số 3 có các loài nguy hiểm hơn. Học sinh năm thứ hai mới bắt đầu học tại nhà kính số 3. Thảo dược học được dạy từ năm thứ nhất tới năm thứ năm, cộng thêm 2 năm tùy chọn ở năm thứ sáu và bảy. Môn học này liên quan chặt chẽ với môn Độc dược vì thành phần để chế tạo độc dược phần lớn được lấy ra từ các loài thực vật. Giáo sư giảng dạy môn này là Pomona Sprout. Cũng nhờ bà Pomona Sprout nên Hermione Granger và các nạn nhân khác thoát nạn trong phần hai (Harry Potter và Phòng chứa Bí mật). Đây cũng là môn học duy nhất mà Neville Longbottom học giỏi xuất sắc.
Lịch sử pháp thuật (History of Magic) là môn nghiên cứu lịch sử của giới phù thủy. Môn lịch sử pháp thuật được dạy từ năm thứ nhất tới năm thứ năm, cộng thêm 2 năm lựa chọn ở năm thứ sáu và bảy. Giáo sư đang dạy môn này là Cuthbert Binns. Ông là giáo viên ma duy nhất trong trường, rất bảo thủ. Một số người nói rằng thậm chí ông không nhận ra là mình đã chết, đơn giản là một hôm thức dậy và bỏ lại cơ thể phía sau. Lớp học này thường rất buồn tẻ và hầu như không học sinh nào chú ý nghe giảng (ngoại trừ Hermione Granger) nhưng Binns hầu như không để ý (hoặc cố tình không để ý).
Thiên văn học (Astronomy) tại Hogwarts là môn có nội dung gần với Chiêm tinh học. Các bài học được biết đến bao gồm học tên và vị trí cũng như chuyển động các vì sao, chòm sao và hành tinh. Lớp học Thiên văn học được dạy tại tòa tháp cao nhất vào giữa đêm thứ tư hàng tuần. Ngoài ra còn có các buổi quan sát bầu trời với kính thiên văn (các học sinh phải tự mua). Thiên văn học là môn bắt buộc từ năm thứ nhất tới năm thứ năm và hai năm tự chọn vào năm thứ sáu và thứ bảy. Trong năm đầu tiên, Harry phải ghi nhớ tên các vệ tinh của Sao Mộc và trong năm thứ năm phải viết một bài luận liên quan tới Mặt Trăng Europa đã từng bị băng hà bao phủ và Mặt Trăng Io có rất nhiều núi lửa... Tại cuộc thi tại năm thứ năm, mỗi học sinh phải điền vào một bản đồ sao dựa trên một vài giờ quan sát bầu trời đêm. Giáo sư dạy môn Thiên văn học hiện tại là Aurora Sinistra.
Mỗi học sinh đều phải chọn ít nhất là 2 môn tùy chọn vào đầu năm thứ 3. Quá trình học các môn này có thể tiếp tục hoặc ngừng cho các mức O.W.L. và N.E.W.T.. Một điều cần chú ý là không có ai trong số những giáo viên dạy môn lựa chọn có vai trò đáng kể trong trường Hogwarts:
Tiên tri (Divination) là nghệ thuật đoán trước tương lai. Các phương pháp được dạy bao gồm: sử dụng quả cầu pha lê, xem tướng tay, xem lá chè, bói bài và giải mã giấc mơ... Đây là môn học tùy chọn và được dạy từ năm thứ ba tới năm thứ bảy. Những người ủng hộ môn này cho rằng đây là khoa học tương đối chính xác và đòi hỏi người học có năng khiếu bẩm sinh hơn là học hỏi kiểu sách vở. Những người phản đối (trong đó có Minerva McGonagall và Hermione Granger) thì cho rằng đây là môn học không thích hợp. Giáo sư Dumbledore đã từng có ý định loại bỏ môn này khỏi chương trình giảng dạy nhưng lại thay đổi ý định sau khi phỏng vấn Sybill Trelawney, bà đã đưa ra lời tiên tri về Harry Potter và Voldemort. Nguyên nhân của sự thay đổi này không hẳn là do môn học mà có thể vì những lý do khác. Giáo viên giảng dạy môn tiên tri trong các tập truyện là Sybill Trelawney và Firenze. Khi Dolores Umbridge đuổi Trelawney (trong tập Harry Potter và hội Phượng hoàng) thì người thay thế là Firenze (một nhân mã). Trong tập 6, Dumbledore cho phép cả hai người cùng dạy và Trelawney rất thất vọng về điều này.
Chăm sóc Sinh vật Huyền bí (Care of Magical Creatures) là môn tìm hiểu cách thức chăm sóc các sinh vật huyền bí. Các lớp học được tổ chức bên ngoài lâu đài. Đây là môn tùy chọn và được dạy từ năm thứ ba tới năm thứ bảy. Vào khoảng thời gian giữa năm học thứ hai và thứ ba của Harry, giáo sư giảng dạy môn này là Kettleburn xin nghỉ hưu. Dumbledore đã bổ nhiệm Rubeus Hagrid, người giữ khóa của trường, vào vị trí này. Trước đó Hagrid đã được giải mối oan mở Phòng chứa Bí mật. Trong 2 buổi học Hagrid vắng mặt (do Rita Skeeter tiết lộ xuất xứ từ người khổng lồ) thì người dạy thay là Wilhelmina Grubbly-Plank. Hagrid rất thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy cộng thêm vấn đề không định nghĩa "những con quái vật đặc biệt nguy hiểm" theo suy nghĩ của người thường. Các bài học được đề cập đến bao gồm: Bằng mã (Hippogriff), Niffler, Nhiễm Trùng (Flobberworms) và Quái Tôm Đuôi Nổ (Blast-Ended Skrewt). Harry, Ron và Hermione đều bỏ môn này vào năm thứ sáu vì những nguyên nhân không liên quan tới phương pháp dạy của Hagrid.
Số học huyền bí (Arithmancy) ở đây là môn sử dụng các tên và con số để nói về tính cách của con người. Một nhánh của pháp thuật liên quan tới đặc tính của những con số. Lớp học này ít được học sinh quan tâm và cả Harry Potter và Ron Weasley đều không đăng ký. Tuy nhiên đây là môn yêu thích của Hermione Granger vì đây là môn học khó. Ngoài ra, môn học này diễn ra song song với môn Tiên tri. Số học là môn tùy chọn, được dạy từ năm thứ ba tới năm thứ bảy. Giáo sư Septima Vector hiện tại là giáo viên dạy môn này.
Muggle học (Muggle Studies) là môn nghiên cứu về giới Muggle (những người bình thường, không có phép thuật). Muggle học được nhiều người xem là một môn không quan trọng. Tuy nhiên Percy Weasley lại cho rằng các phù thủy cần phải có hiểu biết về thế giới bình thường. Hermione Granger học môn này bởi vì cô vốn sinh ra trong một gia đình thuộc giới Muggle (Hermione nói cô muốn biết nhiều về thế giới bình thường qua cái nhìn của một phù thủy). Hermione đã bỏ môn này vào năm thứ ba do chương trình học của cô quá nặng. Arthur Weasley cũng được cho là đã học môn này. Đây là môn tùy chọn và được dạy từ năm thứ ba tới năm thứ bảy. Giáo viên dạy môn học này là Charity Burbage, Voldemort giết chết Charity bằng Lời nguyền Chết chóc, xác của bà trở thành một bữa tối cho Nagini - con rắn của Voldemort.
Cổ ngữ Runes (Ancient Runes) là một môn học thuần túy lý thuyết về các ngôn ngữ cổ và ngôn ngữ pháp thuật. Hermione Granger cũng đăng ký học môn này. Trong các tập truyện, chỉ 2 từ của ngôn ngữ này được nhắc đến qua lời Hermione: ehwaz có nghĩa là "sự cộng tác", eihwaz, có nghĩa là "tự vệ", Hermione đã nhầm 2 từ này trong kỳ thi O.W.L.. Giáo sư dạy môn này là Bathsheda Babbling.
Bay (Flying) là môn học cách cưỡi chổi thần, chỉ được đề cập đến trong tập Harry Potter và Hòn đá Phù thủy. Harry Potter đã được chọn làm Tầm thủ Quidditch của nhà Gryffindor khi đuổi theo Draco Malfoy để lấy lại quả cầu của Neville trong buổi học bay đầu tiên. Dụng cụ học tập là Chổi bay. Mỗi Chổi có thể có mức độ về chất lượng khác nhau. Tuy nhiên khi tham gia học ở trường Hogwarts, học sinh phải dùng chiếc Sao xẹt lỗi thời cũ kĩ. Người dạy môn này là giáo sư Hooch. Bà cũng là trọng tài các trận Quidditch của trường Hogwarts.
Độn thổ (Apparition và Disapparition): Đây là môn tùy chọn với học phí là 12 galleons (đơn vị tiền tệ của phù thủy). Độn thổ là cách dùng pháp thuật để biến mất tại một địa điểm và xuất hiện tại một địa điểm khác. Mọi phù thủy phải có giấy phép trước khi được thực hiện độn thổ và giấy phép chỉ cấp cho những người trên 17 tuổi. Nếu không được thực hiện đúng cách thì Độn thổ có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng gọi là sót thân (splinching): một vài phần của cơ thể bị bỏ lại phía sau. Ron Weasley đã thi trượt trong lần thi đầu vì một nửa lông mày không được dịch chuyển. Các học sinh tại Hogwarts đủ 17 tuổi hoặc đến tuổi 17 trong năm học sẽ tham gia khóa học kéo dài 12 tuần bắt đầu sau kỳ nghỉ Giáng Sinh. Ron, Hermione, Vincent Crabbe và Gregory Goyle đều theo học vào năm thứ sáu dưới lớp học do Wilkie Twycross - một giáo viên do Bộ Pháp thuật chỉ định. Ron không qua được kỳ thi này trong khi Hermione đã hoàn thành xuất sắc. Draco Malfoy, Harry Potter, Ernie Macmillan và một số học sinh khác phải chờ đến năm sau vì có sinh nhật muộn. Ron dự định sẽ thi lại cùng đợt với Harry. Có thể so sánh bằng Độn thổ của phù thủy với bằng lái xe của Muggle. Cả hai đều khá nguy hiểm nếu không thực hiện đúng cách, chỉ dành cho những người đã trưởng thành và tiết kiệm thời gian dành cho di chuyển. Độn thổ bị hạn chế tại một số địa điểm và tại một số nơi khác thì hoàn toàn không thể thực hiện được (như tại Hogwarts).
Các môn học khác
Bế quan Bí thuật (Occlumency): Một nhánh của pháp thuật liên quan tới việc ngăn chặn sự thâm nhập từ bên ngoài vào tâm trí, không cho người khác biết được suy nghĩ và tình cảm. Severus Snape là một người giỏi môn này. Môn trái ngược với Occlumency là Legilimency. Bế quan bí thuật thông thường không được dạy cho học sinh. Do để làm được phép thâm nhập trí óc, cần có một khả năng pháp thuật siêu phàm (như Voldemort) mà phần nhiều pháp sư không thể có. Chỉ có Harry Potter được Snape dạy trong các lớp đặc biệt theo yêu cầu của Dumbledore.
Các giáo sư khác
Galatea Merrythought: Giảng dạy môn Phòng chống Nghệ thuật Hắc Ám vào thời điểm khoảng 50 năm trước khi Harry Potter theo học. Voldermort đã xin thay thế vị trí này nhưng cụ Dumbledore không đồng ý. Voldemort đã ếm một lời nguyền, làm cho vị trí giáo viên dạy môn này luôn bị thay đổi, họ chỉ có thể đảm nhiệm nhiều nhất 1 năm. Tuy nhiên điều này đã chấm dứt khi Voldemort bị tiêu diệt.
Quirinus Quirrell (Harry Potter và hòn đá phù thủy): Vào năm trước khi Harry đi học tại Hogwarts, Quirrell nghỉ phép 1 năm và đi du lịch xuyên châu Âu. Ông này không được học sinh kính trọng và bị giết vào cuối tập truyện khi mang "linh hồn" của Voldermort trong chính cơ thể mình.
Gilderoy Lockhart (Harry Potter và phòng chứa bí mật): Công việc của Lockhart kết thúc khi ông ta bị chính bùa Lú của mình phản lại và phải vào viện St. Mungo để điều trị chứng mất trí. Hầu hết học sinh đều mừng vì việc này bởi ông quá hào nhoáng, tay nghề kém cỏi. Khả năng của ông đôi khi không bằng Hermione.
Remus Lupin (Harry Potter và tên tù nhân ngục Azkaban): Nhiều học sinh cho rằng đây chính là giáo sư xuất sắc nhất dạy môn Phòng chống Nghệ thuật Hắc ám. Trong năm học thì ít nhất một lần Snape đã dạy thay Lupin (khi Lupin phải uống thuốc để không trở thành người sói vào dịp trăng tròn). Lupin từ chức khi thông tin ông ta là người sói (Werewolf) được Snape tiết lộ và cha mẹ học sinh rất lo sợ về chuyện này.
Alastor Moody (Harry Potter và chiếc cốc lửa): Thực ra đây là Barty Crouch Con giả danh bằng cách bắt cóc Alastor Moody và uống thuốc Đa dịch (Polyjuice potion) để thay đổi diện mạo. Tuy nhiên ông ta dạy cũng rất hiệu quả và đã dạy Harry cùng các học sinh khác bùa Giết chóc, Tra tấn...có ảnh hưởng khá rõ nét sau đó và toàn bộ truyện.
Dolores Umbridge (Harry Potter và Hội Phượng Hoàng): Trong thời gian Umbridge giảng dạy, Harry Potter tổ chức một câu lạc bộ bí mật gọi là Đoàn quân Dumbledore (Dumbledore's Army) để dạy các bạn về những kỹ thuật chiến đấu trong giới phù thủy. Umbridge đã trừng phạt Harry Potter rất nặng (chẳng hạn như viết bằng máu...). Bà ta còn tìm cách để chiếm ghế Hiệu trưởng của Dumbledore. Umbridge bị thay thế sau khi Voldemort tấn công vào Bộ Pháp thuật chứng tỏ các kỹ thuật Phòng chống Nghệ thuật Hắc ám là cần thiết và lòng tin vào Bộ Pháp thuật giảm sút nghiêm trọng.
Severus Snape (Harry Potter và Hoàng tử lai): Snape giữ vai trò là giáo sư Phòng chống Nghệ thuật Hắc ám trong khi vị trí giáo sư Độc dược được thay thế bởi Horace Slughorn. Snape chạy khỏi trường sau trận chiến Hogwarts. Sau đó, vào năm thứ 7, Snape trở lại làm Hiệu trưởng Hogwarts.
Amycus Carrow (Harry Potter và Bảo bối Tử thần): Thực chất là được Voldemort đưa vào trường Hogwarts để dạy Nghệ thuật Hắc ám cho học sinh để chúng phục vụ cho hắn. Dù vậy có nhiều học sinh phản kháng lại những mệnh lệnh của hắn, thí dụ như Neville Longbottom từ chối ếm Lời nguyền Tra tấn lên bạn học và đã bị hắn trừng phạt. Tuy nhiên, do lời nguyền của Voldemort ếm lên vị trí giảng dạy môn này, hắn đã không thể ở lại trường quá một năm: bị Harry hạ gục cùng bà chị Alecto trong phòng sinh hoạt chung nhà Ravenclaw.
Xếp hạng và thi cử
Trong 4 năm học đầu, học sinh phải vượt qua các kì thi học kì của từng môn học mới được lên lớp. Điểm số được tính từ 0 đến 100, vài học sinh quá giỏi có thể vượt qua mức tối đa (100).
Ngoài ra, để đánh giá chất lượng học tập thực sự của học sinh, trường còn tổ chức hai kì thi thử thách: Kì thi Pháp thuật Thường đẳng (Ordinary Wizarding Level examinations - OWLs) vào cuối năm thứ 5 và Kiểm tra Pháp thuật Tận sức (Nastily Exhausting Wizarding Tests - NEWTs) cuối năm thứ 7.
Cách xếp loại học lực như sau:
O = Xuất sắc (Outstanding)
E = Giỏi quá kì vọng (Exceeds Expectations)
A = Chấp nhận được (Acceptable)
P = Dở (Poor)
D = Tệ (Dreadful)
T = Bét (Troll)
Tranh đua giữa các nhà chủ yếu là giữa Slytherin và Gryffindor. “Học sinh nhà Gryffindor và Slytherin có nguyên tắc khác nhau” (nguyên bản:“Gryffindor and Slytherin students loathed each other on principle”). Sự cạnh tranh này hình như quay lại những ngày của Godric Gryffindor và Salazar Slytherin sau khi họ xây dựng Hogwarts, bởi vì Chiếc nón phân loại đã từng nói rằng hai người đã từng là bạn tốt của nhau trước khi tạo lập ngôi trường, sau khi xong thì mâu thuẫn xuất hiện. Không rõ lắm về sự cạnh tranh với Hufflepuff và Ravenclaw, biết rằng họ cũng từng là bạn tốt trước khi cùng nhau thành lập Hogwarts. Thông thường, nhưng không phải luôn luôn, hai nhà còn lại có xu hướng (Harry Potter cho là thế) ủng hộ Gryffindor trong việc tranh đua của nhà này với Slytherin, điều này làm gợi lại một lần nữa sự cùng cực và cô độc của Salazar Slytherin khi ba người sáng lập còn lại phản đối ông. Một ngoại lệ xảy ra khi ba nhà Ravenclaw, Hufflepuff và Slytherin ban đầu đều ủng hộ Cedric Diggory của nhà Hufflepuff thay vì Harry Potter của Gryffindor trong cuộc thi Tam Pháp Thuật. Cũng như vậy trong trận Quidditch đầu tiên của tập 6, có việc nói rằng nhà Ravenclaw và Hufflepuff “chia phe” trong trận đấu Slytherin gặp Gryffindor, nhưng không chỉ rõ là nhà nào theo phe nào.
Hạnh kiểm
Ngoài việc bị trừ điểm của Nhà mình ra, những học sinh có hành động bất kính hay vi phạm lỗi nghiêm trọng sẽ bị phạt bằng hình thức cấm túc. Học sinh vi phạm bị bắt lên văn phòng của giáo sư ban ra cấm túc để làm những công việc khó nhọc mà giáo sư đó cho là thích đáng để phạt, ví dụ như chép phạt. Còn nếu như mức độ phạm lỗi quá nặng, học sinh có thể bị đình chỉ hoặc đuổi học ngay. Trong tập 5, Harry Potter và hội Phượng hoàng, Harry đã dám sử dụng pháp thuật trước mặt Muggle trong kỳ nghỉ hè, nên đã bị đem ra Tòa án Pháp thuật xét xử.
Các giáo sư hầu như muốn phạt nặng nhẹ kiểu gì cũng được, ví dụ như giáo sư Snape luôn ban ra muôn vàn hình thức cấm túc ác độc cho Harry, trong khi chả bao giờ phạt học sinh nhà Slytherin. Những cấm túc cho vi phạm nội quy bên ngoài các lớp học sẽ được thầy giám thị Argus Filch đảm nhiệm ban phát. Chủ nhiệm các Nhà thường sẽ trách móc những học sinh của mình khi chúng vi phạm.
Năm học thông thường
Tuyển sinh và Nhập học
Ở Hogwarts có một cây viết lông bằng ma thuật ghi nhận sự ra đời của những người có khả năng về pháp thuật trên toàn Vương quốc Anh và lưu tên của người đó lại. Đến khi đủ tuổi để vào lớp 6 thông thường, người đó sẽ nhận được một lá thư mời nhập học. Vì thế mà mỗi năm Hiệu trưởng và Hiệu phó phải viết hàng trăm lá thư và gửi đi bằng những con cú cho họ. Các học sinh nhận được thư cú báo nhập học vào sinh nhật thứ 11 của mình. Trong thư cũng có dặn dò phải chuẩn bị những đồ dùng học tập cần thiết. Những người không thuộc dòng dõi phù thủy, hay còn gọi là Muggle, có thể không nhận thư bằng cú được, mà phải nhờ một người đưa tin đặc biệt chuyển thư cho.
Năm học thường bắt đầu từ ngày 1 tháng 9 hằng năm nên những ai có ngày sinh tháng 9 trở đi đều phải chờ đến tận 1 tháng 9 của năm sau mới được nhập học (Vì vậy, Hermione Granger mặc dù lớn hơn Harry Potter và Ron Weasley một tuổi nhưng vẫn học cùng năm vì Hermione Granger sinh nhật vào ngày 19 tháng 9). Học sinh phải đến Sân ga số 9¾ là bức tường nằm giữa sân ga số 9 và sân ga số 10 ở Ga xe lửa King's Cross để bắt chuyến Tàu tốc hành Hogwarts tới làng Hogsmeade. Ông bảo vệ lai khổng lồ Rubeus Hagrid sẽ dẫn học sinh năm thứ nhất đến trường bằng thuyền, băng qua Hồ nước Đen. Còn các học sinh lớn hơn sẽ được chở bằng những cỗ xe do bọn Vong Mã (Thestral) kéo.
Phân loại học sinh và Khai trường
Khi vào được lâu đài, các học sinh năm thứ hai trở lên sẽ tiến thẳng đến Đại Sảnh Đường (Great Hall), trong khi học sinh năm thứ nhất sẽ phải đứng lại ở Tiền Sảnh để tiến hành công việc phân loại Nhà cho mình. Chiếc nón Phân loại sẽ hát một ca khúc tự chế như báo trước tương lai của năm học này, và được đội lên đầu của từng học sinh rồi xướng tên của Nhà mà học sinh đó sẽ thuộc về.
"Người nào vô Gryffindor.
Cái lò luyện trang dũng cảm
Người nào vô Hufflepuff
Nơi đào tạo kẻ kiên trung
Khó khăn chẳng khiến ngại ngùng
Đáng tin, đúng người chính trực
Ai vào Ravenclaw được
Nơi đào luyện trí tinh nhanh?
Vừa ham học lại chân thành
Hoặc Slytherin cũng thế
Dạy cho ta đa mưu túc trí
Làm sao miễn đạt mục tiêu" - Ca khúc của Chiếc nón Phân loại
Sau đó thì chúng sẽ bước vào Đại Sảnh Đường và gia nhập với các học sinh lớp trên để dự bữa tiệc Khai trường. Ngài hiệu trưởng sẽ đọc một bài diễn văn chào đón ngay giữa bàn ăn của các giáo viên. Khi tàn tiệc, các học sinh sẽ trở về Phòng Sinh hoạt Chung (Common Room) của Nhà mình. Đặc biệt các học sinh năm thứ nhất sẽ được vị Huynh trưởng (Prefect) dẫn về và nói cho biết những thông tin cần thiết về Nhà đó. Cuối cùng thì mọi học sinh đều vào phòng ngủ để chuẩn bị cho ngày học hôm sau. Trong tuần đầu tiên, đội Quidditch của mỗi Nhà sẽ được thành lập. Thường thì học sinh năm thứ nhất không được gia nhập đội tuyển vì chưa được học về môn Bay lượn (sử dụng chổi bay). Nhưng Harry đã chứng tỏ khả năng Quidditch của mình ngay từ bài học Bay lượn đầu tiên nên nhanh chóng được tiếp nhận vào đội và trở thành một trong những Tầm thủ (Seeker) trẻ nhất trong lịch sử Hogwarts.
Học kì và Nghỉ lễ
Năm học ở Hogwarts cũng giống như đa số các trường học ở Anh, với hai học kì và hai kì nghỉ lễ chính là Giáng Sinh và Phục Sinh, và chấm dứt bằng kì nghỉ hè.
Học sinh có thể về nhà trong kì nghỉ Giáng Sinh. Những học sinh ở lại trường thì cũng không phải học hành gì, còn được thưởng thức bữa tiệc Giáng Sinh với các giáo sư. Lúc đó Đại Sảnh Đường sẽ được trang hoàng vô cùng lộng lẫy cho hợp với không khí Giáng Sinh, cũng như trong các ngày lễ nhỏ khác, đặc biệt là lễ hội Ma (Halloween).Trong năm thứ hai của Harry ở Hogwarts, ông thầy môn Phòng chống Nghệ thuật Hắc ám Gilderoy Lockhart có tổ chức thêm ngày Lễ Tình nhân (Valentine's Day). Lễ Phục Sinh có vẻ không hứng thú lắm với học sinh, vì lúc nào bài tập về nhà cũng chồng chất vô kể, và còn phải chuẩn bị cho kì thi học kì sắp đến. Vào kì nghỉ hè 3 tháng, các học sinh bị Bộ Pháp thuật cấm sử dụng pháp thuật cho đến khi đủ 17 tuổi.
Cuộc sống của học sinh
Một ngày mới bắt đầu với bữa sáng ở Đại sảnh đường. Học sinh ngồi ở bàn của Nhà mình và có thể ăn, trao đổi cùng bạn bè, và hoàn thành bài tập trong những phút cuối. Trên dãy bàn cao ở cuối Đại sảnh đường, hiệu trưởng cùng ăn với các giáo sư. Trong suốt bữa sáng, những con cú (của học sinh hoặc của trường) mang thư hoặc bưu kiện cho học sinh: đó có thể là tờ báo sáng Nhật báo tiên tri, thư từ bố mẹ hay bạn bè, kẹo mứt từ nhà đến, v.v.
Tiết học đầu tiên bắt đầu lúc 9 giờ sáng. Có hai tiết học dài với một giờ giải lao ở giữa để học sinh có thể đến lớp học tiếp theo (Trường Hogwarts rất rộng và tất cả học sinh, đặc biệt là học sinh năm thứ nhất có thể bị lạc đường). Sau bữa trưa ở Đại sảnh đường, các lớp học bắt đầu lại vào lúc một giờ chiều và có một giờ giải lao trước thời gian của lớp khác. Học sinh năm thứ nhất thỉnh thoảng được nghỉ chiều thứ sáu.
Vào buổi tối, học sinh ăn tối ở Đại sảnh đường, sau đó họ chờ để vào phòng sinh hoạt chung để học bài và vui chơi với bạn bè.
Phòng sinh hoạt chung của bốn nhà được canh gác bởi một bức tranh hoặc một bức tượng, yêu cầu một mật mã để qua cửa. Riêng phòng sinh hoạt chung của nhà Slytherin lại được để ẩn trong bức tường đá. Trong khi đó nhà Ravenclaw có một tượng thú đá canh cửa, muốn vào phải trả lời được câu hỏi thông minh do bức tượng đưa ra. Các phòng Sinh hoạt bao gồm nhiều ghế bành và sôfa cũng như bàn để học. Học sinh nghỉ ngơi ở đây vào buổi tối, hay làm bài tập về nhà. Học sinh ngủ ở phòng ngủ tập thể của Nhà trong năm học. Mỗi Nhà có hai khu phòng ngủ, một cho nam và một cho nữ.
Trong những ngày cuối tuần được chỉ định, học sinh trường Hogwarts năm thứ ba trở lên, với một giấy phép có chữ ký, được cho phép đi đến làng phù thủy gần đó là Hogsmeade, nơi họ có thể nghỉ ngơi và thưởng thức những quán ăn hay nhà hàng và cửa hàng.
Thức ăn
Thức ăn phục vụ ở Hogwarts, theo như ý kiến của học sinh, là rất ngon. Những gia tinh ở Hogwarts đều là những đầu bếp tài ba, và nấu một lượng dồi dào thức ăn cho mỗi bữa. Thức ăn phục vụ ở trường luôn tươi và trồng ngay tại đây, trường có đất trồng rau ở các nhà kính. Thịt và những gia vị khác hầu như mua ở làng Hogsmeade, và những thức ăn khác nhau được chuẩn bị ngay lập tức ở dưới Đại sảnh đường, và vào bữa ăn, nhờ phép thuật, chúng xuất hiện trước mặt học sinh. Thức ăn ở Hogwarts là những thức ăn đặc trưng của nước Anh, mặc dù nhà trường thỉnh thoảng vẫn có ngoại lệ (như là trong suốt cuộc thi Tam pháp thuật, những món ăn nước ngoài, như món bouillabaisse, đã được phục vụ để thể hiện sự tôn trọng những người khách đến thăm trường). Những đồ uống thường ngày (một phần là từ nước) là trà, cà phê, nước cam và nước bí ngô. Các món ăn thường được làm theo công thức của Helga Hufflepuff.
Đồng phục
Đồng phục của trường trong truyện bao gồm một cái áo choàng đen, một cái nón nhọn đen (loại cho phù thủy) và một áo khoác mùa đông với dây lưng màu bạc. Còn trong các tập phim, học sinh vừa mặc áo choàng đen bên ngoài, vừa mặc đồng phục giống như trong các trường công ở Anh (English public school): áo sơ mi trắng, áo len màu đen hoặc xám, cổ áo len (mùa đông) và cà vạt mang màu đặc trưng của Nhà mình, áo lạnh xám, và quần tây đen cho nam hoặc váy xếp li đen với vớ đến đầu gối cho nữ.
Lịch sử trường
Thời sơ khai
Hogwarts được sáng lập cách đây hơn 1000 năm bởi hai pháp sư và hai phù thủy: Godric Gryffindor, Salazar Slytherin, Rowena Ravenclaw và Helga Hufflepuff. Về sau, Slytherin với quan điểm chỉ muốn đào tạo những phù thủy mang dòng máu thuần chủng, đã bất đồng ý kiến với ba người kia rồi rời trường và dẫn các đồ đệ của mình theo. Trước khi ra đi, Slytherin đã khôn khéo xây dựng một Phòng chứa Bí mật với mục đích là để cho Hậu duệ của Slytherin tiếp tục sự nghiệp của ông, thả con quái vật giết chóc Tử xà Basilisk ra, tiêu diệt những phù thủy không thuần chủng.
Thời trung đại
Truyện tiết lộ rất ít thông tin về lịch sử của trường sau thời gian sáng lập cho đến ít nhất thập niên 1940. Khoảng 300 năm sau khi trường thành lập, cuộc Thi đấu Tam Pháp thuật được tổ chức lần đầu giữa ba trường pháp thuật danh tiếng nhất châu Âu là Hogwarts, Beauxbatons và Durmstrang. Đó được xem là cách tốt nhất mà các học sinh pháp thuật trao đổi văn hóa và kiến thức. Cuộc thi được tổ chức cứ bảy năm một lần và luân phiên trường-chủ-nhà trong vòng 6 thế kỉ. Vì cuộc thi quá nguy hiểm đến nỗi số người chết tăng quá nhiều, nên người ta quyết định chấm dứt loại hình hoạt động này cho đến năm 1994. Theo luật, chỉ có học sinh từ 17 tuổi trở lên mới có quyền tham gia. Nhưng do có người âm mưu hãm hại nên Harry Potter đã trở thành quán quân bất đắc dĩ khi chỉ mới 14 tuổi.
Thời hiện đại
Năm 1942, một nam sinh tên Tom Marvolo Riddle, hậu duệ của Slytherin và là Chúa tể Hắc ám Voldemort tương lai, đã mở cửa Phòng chứa Bí mật trong năm học thứ năm của hắn. Con Tử xà được giải phóng và bị hắn kiểm soát, giết chết một nữ sinh gốc Muggle tên Myrtle, hiện tại là Ma Myrtle khóc nhè (Moaning Myrtle). Bộ Pháp thuật gần như quyết định đóng cửa ngôi trường vì lý do an ninh. Vì không muốn trở lại cô nhi viện mà mình đã sống hồi nhỏ, Riddle đổ tội cho một học sinh năm thứ 3 là Hagrid và con nhện Aragog, mà Hagrid nuôi. Kết cục là Hagrid bị đuổi học, tuy nhiên Hogwarts đã không bị đóng cửa.
Năm học 1992-1993, Phòng chứa Bí mật một lần nữa được mở ra bởi Ginny Weasley một học sinh năm thứ nhất, khi đó đang bị quyển nhật ký của Tom Riddle (một trong các Trường sinh linh giá của Voldemort) chi phối và điểu khiển. Harry Potter và người bạn thân Ron đã khám phá ra sự thật, giết con Tử xà và tiêu hủy cuốn nhật ký.
Năm học 1994-1995, cuộc thi Tam Pháp thuật được tổ chức lại và chọn Hogwarts làm trường chủ nhà. Cuộc thi này đã trở thành một sự kiện lớn của Hogwarts cũng như giới pháp thuật châu Âu. Tuy nhiên, nó đã bị Voldemort lợi dụng để phục vụ mục đích riêng của mình: hắn bắt cóc Harry Potter để hồi sinh đồng thời để môn đồ của hắn giết một học sinh năm 7 khác là Cedric Diggory. Harry Potter sau đó may mắn trốn thoát.
Năm học 1995-1996, Bộ Pháp thuật và hiệu trưởng Albus Dumbledore bất đồng về vấn đề Voldemort trở lại. Căng thẳng đôi bên, trường Hogwarts bị đặt dưới sự quản lý gắt gao của Bộ, thông qua đại điện Dolores Umbridge. Sau cuộc tấn công của Voldemort và tay chân vào Bộ Pháp thuật, bất đồng được giải quyết, Hogwarts giành lại quyền tự chủ. Năm học 1996-1997, tay chân của chúa tể Voldemort đột nhập vào Hogwarts gây ra rối loạn. Hiệu trưởng Albus Dumbledore từ trần. Giáo sư Minerva McGonagall lên nhậm chức.
Năm học 1997-1998, Severus Snape nhận chức hiệu trưởng của Hogwarts. Cuối năm học này, một trận đại chiến diễn ra ở Hogwarts, thường biết đến với tên Trận chiến Hogwarts (the Battle of Hogwarts), giữa một bên là đội quân của Voldemort, một bên là các học sinh, giáo viên Hogwarts, các sinh vật pháp thuât và một số pháp sư. Kết thúc trận chiến, khoảng vài trăm người và sinh vật khác thiệt mạng. Chúa tể hắc ám Voldemort bị Harry Potter tiêu diệt. Hiệu trưởng Severus Snape từ trần, bị sát hại bởi Voldemort.
Biểu tượng và khẩu hiệu
Biểu tượng của Hogwarts là một tấm khiên, vật dụng thông dụng vào thời kì Phục Hưng ở châu Âu. Nó được chia làm bốn phần, mỗi phần chứa đựng biểu tượng của một Nhà: con sư tử dũng mãnh trong phông nền màu đỏ cho nhà Gryffindor, con bạch xà lươn lẹo trong phông xanh lá đại diện Slytherin, con lửng nhanh nhảu đen nhánh trên phông vàng cho Hufflepuff, và chú đại bàng quyết thắng vàng óng giữa phông xanh da trời đại diện cho Ravenclaw. Ngay chính giữa bốn hình ảnh đó là một chữ "H" là biểu trưng đại diện cho tên trường. Phía dưới tấm khiên là khẩu hiệu của trường.
Khẩu hiệu của trường là Draco dormiens nunquam titillandus, theo tiếng Latin có nghĩa là "Đừng bao giờ chọc lét một con rồng đang ngủ". Tác giả Rowling cho biết bà muốn trường có một khẩu hiệu vừa thực tiễn vừa hài hước. Trên thực tế, nhiều ngôi trường có các khẩu hiệu văn hoa mà không mấy ý nghĩa, ví dụ như "Vươn đến các vì sao".
Cấu trúc tòa lâu đài
Hogwarts là một tòa lâu đài cổ, với lối thiết kế như một pháo đài. Tòa lâu đài gồm bảy tầng lầu và sáu ngọn tháp, bao gồm Tháp Thiên văn (cao nhất), Tháp Hiệu trưởng, Tháp Bắc, Tháp Tây, Tháp Gryffindor và Tháp Ravenclaw. Cấu trúc bên trong của Hogwarts khá rắc rối. Lâu đài có một Đại sảnh đường nơi diễn ra các hoạt động chung, phòng bếp nơi chuẩn bị sẵn đồ ăn và cũng là nơi nghỉ ngơi của cả một hệ thống gia tinh tại Hogwarts. Mỗi Nhà cũng có một phòng sinh hoạt chung và các phòng ngủ của riêng mình. Cùng với các phòng học và một hệ thống cơ sở vật chất Thư viện, Phòng Y tế (Bệnh thất), phòng riêng của các giáo viên và ban giám hiệu.
Ngoài những phòng ốc quen thuộc kể trên, Hogwarts còn có một hệ thống chằng chịt các phòng, hành lang, cầu thang bí mật và có ma thuật. Một số trong đó có thể kể đến Phòng chứa bí mật, Phòng Yêu cầu, các đường hầm kín bí mật dẫn đến Hogsmeade. Cho đến nay, tấm bản đồ chi tiết nhất về Hogwarts được biết đến là Bản đồ Đạo tặc. Tuy nhiên nó vẫn chưa ghi lại hết được mọi điều về Hogwarts. Ngoài ra, còn một số điều mà ngay cả các giáo viên trong trường hay giáo sư Dumbledore cũng không biết được trường Hogwarts từng được một vị phù thủy hùng mạnh của thế giới cổ đại xây dựng nên, hơn nữa đây còn là vị phù thủy mà ít ai biết mà còn sống sót đó là phù thủy Rumplestiltskin (Chúa tể bóng đêm) từ trước thời đại sáng lập ra trường Hogwarts. (một số giáo viên cho rằng Hogwarts ngày nay được cải tạo lại từ thành lũy còn sót lại)
Khu sân vườn bên ngoài
Căn chòi của Hagrid
Đây là một căn nhà nhỏ hình lục giác với một ống khói lớn bằng đá sát bên khu Rừng Cấm, nơi Hagrid và con chó Fang của bác sống. Đây cũng là nơi mà Harry, Ron và Hermione hay lui tới.
Khu Rừng Cấm
Đây là một khu rừng huyền bí, chứa đựng rất nhiều điều bí mật và nguy hiểm nên học sinh bị cấm bén mảng vào. Nó không có tên cụ thể, trừ cái tên Rừng Cấm (Forbidden Forest). Ngoài ra khu rừng còn được biết là có một tòa tháp cổ ở sâu trong khu rừng (Tòa tháp của Mụ phù thủy rừng Maleficent).
Một số sinh vật được truyện đề cập là sinh sống trong Rừng Cấm:
Bộ lạc Nhân mã
Người sói (theo Draco Malfoy)
Chiếc xe ma quái phù thủy biết bay Ford Anglia, trước đây thuộc về Arthur Weasley. Trong tập 2, nó từng xuất hiện kịp thời để cứu Ron và Harry.
Nhện tám mắt khổng lồ, đại gia đình của Aragog (đã chết), vật nuôi cũ của Hagrid.
Grawp, một người khổng lồ thuần chủng, cùng mẹ khác cha với Hagrid
Quái vật khổng lồ (Troll)
Kì lân (Unicorn), còn dịch là Bạch kỳ mã: đây là một con ngựa màu trắng có sừng, máu của con vật này có thể kéo dài sự sống ngay cả cho những người mấp mé cửa tử thần.
Vong Mã (Thestral), một giống ngựa bay của địa ngục, chỉ có thể nhìn thấy bởi những người đã chứng kiến và chấp nhận cái chết.
Fluffy, một con chó ba đầu khổng lồ trước kia canh gác trong một căn phòng bí mật của lâu đài
Que xạo, một loài sinh vật khẳng khiu như những cành cây, chuyên sống trên những cây đạt tiêu chuẩn làm đũa phép, ăn rệp cây.
Ngoài ra,không phải ai cũng phát hiện ra một sinh vật khủng khiếp vẫn còn tồn tại trong sâu khu rừng đó là Rồng Jaccawocky
Khu Nhà kính trồng cây
Có ít nhất ba nhà kính trồng cây trong sân trường để phục vụ cho việc giảng dạy môn Thảo dược học (Herbology) của giáo sư Pomona Sprout.
Cây Liễu Roi
Cây Liễu Roi (Whomping Willow) là một loài cây ma quái được trồng trong sân trường Hogwarts. Nó vô cùng to lớn và hung dữ, nó sẽ quất bất kì ai dám chạm vào hay thậm chí chỉ lại gần bằng những cành nhánh cứng và nhọn của mình. (trong tập 4 có nói đến một huyệt ở trên cái lỗ dưới gốc cây khiến cây trở về trạng thái vô hại)
Hiệu trưởng Albus Dumbledore đã trồng cái cây này vào năm 1971, năm mà Remus Lupin đến học năm thứ nhất. (Tuy nhiên cây lại xuất hiện vào thời điểm Newt đang theo học tại trường). Cậu học trò Lupin là một Người sói, nên luôn biến hình và bị thú tính của loài sói chi phối mỗi khi trăng tròn. Cụ Dumbledore không muốn bỏ rơi cậu ta (vì phụ huynh không muốn có người sói học chung trường với con mình, rất nguy hiểm), nên đã xây dựng một đường hầm bí mật từ dưới gốc cây liễu dẫn đến Lều Hét (Shrieking Shack), một căn nhà hoang ở làng Hogsmeade, để cho Lupin lẩn trốn khi hóa sói. Vì vậy mà người ta cứ ngỡ tiếng hú của Lupin và tiếng cười của đám bạn cậu là tiếng kêu của ma quỷ và Lều Hét từ đó được mệnh danh là "căn nhà bị ma ám nhiều nhất nước Anh". Nhưng cây Liễu Roi thì vẫn đứng đó dù Lupin không còn ở Hogwarts nữa, vì chẳng ai dám lại gần để chặt nhổ nó đi. Trong Harry Potter và phòng chứa bí mật, cây Liễu Roi đã cố gắng bóp nát chiếc xe Ford Anglia biết bay của bố Ron Weasley khi Ron và Harry đâm vào nó.
Hồ nước Đen
Hồ Đen (Black Lake) nằm ở phía Nam của tòa lâu đài. Đó cũng là nguồn nước sử dụng chính của Hogwarts. Có rất nhiều sinh vật huyền bí cư ngụ dưới đáy sâu của nó, ví dụ như mực khổng lồ và người cá (cũng có một số loài thủy quái nhỏ). Trong thời gian diễn ra cuộc Thi đấu Tam Pháp Thuật, chiếc tàu tạm trú của phái đoàn trường Durmstrang đã nghỉ lại trên hồ này. Bài thi thứ hai của cuộc thi đó cũng diễn ra dưới đáy của nó.
Sân Quidditch
Sân Quidditch của trường Hogwarts là nơi diễn ra các trận thi đấu và tập luyện bộ môn Quidditch của các đội trong trường. Sân có hình bầu dục và được chia làm hai nửa bằng nhau. Mỗi bên có 3 cột gôn cao khoảng 15,2 m bằng vàng. Bao bọc quanh sân là khu khán đài đủ sức chứa toàn bộ học sinh và nhân viên trường. Ngoài ra còn có phòng thay đồ dành cho mỗi đội và văn phòng của đội trưởng hai đội. Các trận đấu thường do cô Hooch làm trọng tài, cô cũng đồng thời là giáo viên môn Bay. Đây cũng là môn thể thao được tùy chọn người làm trọng tài và bình luận viên. Năm học thứ tư của Harry, sân Quidditch này được sửa thành mê cung cho các vận động viên Tam pháp thuật và sau đó nó đã được khôi phục lại như cũ.
Mỗi năm học trường Hogwarts đều tổ chức giải vô địch Quidditch giữa bốn đội trong trường, mỗi đội đại diện cho một Nhà. Các cầu thủ được tuyển chọn thường từ năm thứ hai đến năm thứ bảy, nhưng riêng Harry là trường hợp đặc biệt như đã nói trên. Từ khi Harry đến học ở Hogwarts, đội Gryffindor luôn có thành tích nổi bật. Nhưng vì xuất hiện những sự kiện trong truyện nên Gryffindor không giành được chức vô địch trong những năm sau: Năm 1991 - 1992 (Harry sau khi giải quyết vụ Hòn Đá Phù Thủy đã bị bất tỉnh phải nằm trong bệnh xá của trường, vì thế đội Gryffindor năm này đã thua trong trận cuối cùng với Ravenclaw), năm 1992 - 1993 (Trận đấu tranh chức vô địch bị huỷ bỏ vì lý do an ninh bất ổn nghiêm trọng (Phòng Chứa Bí Mật đã được mở ra lần nữa bởi Chúa tể Voldemort - Tom Riddle), năm 1994 - 1995 (Vì trường Hogwarts đăng cai tổ chức cuộc thi Tam Pháp Thuật nên không tổ chức giải đấu Quidditch). Riêng năm học cuối cùng Harry và hai người bạn không còn học tại Hogwarts nữa nên không được đề cập đến.
Truyện có nhắc đến một sân Quidditch khác trong tập bốn. Đó là sân vận động Quidditch quốc gia của Anh. Lúc đó đã diễn ra trận tranh cúp vô địch Quidditch thế giới giữa Ireland và Bulgaria. Sân này được miêu tả lớn hơn sân của trường với sức chứa cực lớn. Cũng trong tập này, sân Quidditch Hogwarts đã được dùng làm mê cung cho bài thi thứ ba của cuộc thi đấu Tam Pháp thuật (Triwizard Tournament). Phần 7 nó đã bị đốt dưới tay của bọn Tử thần thực tử.
Ngôi mộ Trắng
Đây là nơi mà cụ Albus Dumbledore được an táng. Nó nằm gần Hồ nước Đen, giữa một bãi đất thanh tịnh trên một ngọn đồi. Đó cũng là nơi an nghỉ của một vị hiệu trưởng được cho là có cống hiến nhiều nhất cho Hogwarts.
Nguồn gốc, ý tưởng của tên trường
Khi được phỏng vấn, J.K. Rowling đã nói rằng cái tên "Hogwarts" nảy ra trong đầu bà khi bà đang ngắm một loài hoa huệ trong Vườn Thảo mộc Hoàng gia ở Luân Đôn trước khi viết Harry Potter. Và cái tên Hogwarts cũng trùng hợp với một cái tên trong bộ truyện của Nigel Molesworth. Bà Rowling cũng nói rằng cảm hứng sáng tạo ra Hogwarts là đến từ trường Atlantic College, một trường nội trú tổng hợp cấp 2 và 3 ở Anh nằm trong một tòa lâu đài cổ.
Cảnh quay bên ngoài
Hầu hết các cảnh bên ngoài được quay tại địa điểm là Lâu đài Alnwick, nhưng khung cảnh bên ngoài của toàn bộ ngôi trường được tạo ra từ những bức ảnh của Nhà thờ lớn Durham với một ngọn tháp kỹ thuật số được thêm vào các tòa tháp. Nhà thờ lớn Durham cũng phục vụ như một bộ cho nội thất Hogwarts.
Một mô hình tỷ lệ đã được tạo ra cho các bức ảnh bên ngoài của toàn trường. Các mô hình của Lâu đài Alnwick và Nhà thờ lớn Durham cũng được xây dựng để tạo ra sự tích hợp nhiều hơn giữa mô hình và trên các bức ảnh vị trí. Phải mất một đội ngũ 86 nghệ sĩ và thành viên phi hành đoàn trị giá 74 giờ đồng hồ để hoàn thành mô hình.
Tàu tốc hành Hogwarts
Tàu tốc hành Hogwarts là một chuyến tàu chở học sinh không ngừng nghỉ từ Sân ga ở Nhà ga Ngã tư Vua ở Luân Đôn tới ga Hogsmeade, gần trường Hogwarts. Trưởng ban phụ trách chuyến đi ở trong một toa riêng gần phía trước tàu. Các khoang trên tàu ẩn chứa thông điệp bằng các từ ngữ được khắc, như trong Hoàng tử lai, cụm từ "Slug Club" được nhìn thấy ở khoang C.
Tàu bắt đầu sử dụng vào những năm 1850. Trước đó, học sinh thường đến Hogwarts trên những chiếc chổi hoặc xe ngựa thần kỳ.
Tàu nước được sử dụng trong các bộ phim chuyển thể là GWR 4900 Class 5972 Olton Hall, nhưng nó không phải là con tàu đầu tiên được sử dụng. Để quảng bá sách, tàu 34027 Taw Valley của Southern Railway đã được sơn lại và đổi tên tạm thời, nhưng bị đạo diễn Chris Columbus từ chối vì trông 'quá hiện đại' cho bộ phim. Các địa điểm quay phim cho các chuyến tàu bao gồm Goathland trên Đường sắt North Yorkshire Moors, ga đường sắt Kings Cross và tuyến đường Jacobite Express đi theo Tuyến Tây Nguyên từ Fort William đến Mallaig ở Scotland, khi nó đi qua Cầu cạn Glenfinnan.
Một số tàu mô hình đã được chế tạo từ Tàu tốc hành Hogwarts. Một mô hình kích cỡ 00 được sản xuất bởi Hornby, mặc dù đây là đầu máy của Castle Class chứ không phải là Hall Class được sử dụng trong các bộ phim. Một mô hình kích cỡ H0 ba đường ray được sản xuất bởi Märklin, và một kích thước H0 / 00 hai đường ray được sản xuất vào đầu những năm 2000 bởi Bachmann. Một số mẫu Lego Trains hiện đã ngừng sản xuất đã từng được LEGO phát hành. Lionel đã phát hành một bộ mô hình tàu kích cỡ O trong danh mục năm 2007 của họ và một bộ kích cỡ G cho năm 2008.
Một bản sao hoàn chỉnh đầy đủ chức năng của Tàu tốc hành Hogwarts đã được tạo ra cho bản mở rộng Thế giới phù thủy của Harry Potter tại Khu nghỉ mát Universal Orlando nối Ga Ngã tư Vua tại bản mở rộng Diagon Alley ở Universal Studios Florida đến nhà ga Hogsmeade tại Đảo phiêu lưu của Universal, được sản xuất bởi Tập đoàn Doppelmayr Garaventa dưới hình thức vận chuyển bằng dây cáp. Ga giao ngã tư với tàu tốc hành Hogwarts có một bức tường nằm giữa Sân ga 9 và 10, nơi khách có thể "đi bộ qua" để đến với Ga , như phần đầu của phim.
Tên trường trong ngôn ngữ khác
Hầu hết các bản dịch đều giữ tên 'Hogwarts', phiên âm nó nếu cần thiết (ví dụ tiếng Ả Rập: هوغوورتس = Hūghwūrts, tiếng Nga: Хогвартс = Khogvarts, tiếng Nhật: ホグワーツ = Hoguwātsu, tiếng Bengal: হগওয়ার্টস = Hogowarts, tiếng Hy Lạp: Χόγκουαρτς = Hóguarts, tiếng Trung giản thế: 霍格沃茨 = Huògéwòcí, tiếng Việt: Hô-goát.)
Nhưng một số bản dịch hoặc điều chỉnh tên trường khác đi: Poudlard tiếng Pháp (lard = "Thịt muối"), Ckkārpas của Latvia rút ngắn từ cūka = "pig" + kārpas = "mụn cóc", Zweinstein của Hà Lan sửa đổi từ zwijnsteen = "pig rock" trong khi đồng thời tham khảo Albert Einstein, Bokmål Galtvort của Na Uy (galt = boar, vort = wart) (Nynorsk giữ "Hogwarts"), Tylypahka của Phần Lan (pahka = "mụn cóc"), tiếng Hungary Roxfort (cách viết giống tên của Oxford) bradavice = "mụn cóc")), tiếng Séc Bradavice có nghĩa đơn giản là "mụn cóc". Bản dịch tiếng Hy Lạp cổ đại của trường là "Ὑογοήτου Παιδευτήριον τὸ τῆς Γοητείας καὶ Μαγείας", dịch một cách lỏng lẻo sang "Trường học phù thủy và ma thuật của Hogwizard", thay thế "Hogwarts" và bắt nguồn từ các từ Hy Lạp cổ đại ὑo- (hog) và γητής (thuật sĩ). |
Kháng nguyên tương thích mô phụ (minor histocompatibility antigen) là các kháng nguyên gây thải mảnh ghép qua cơ chế trung gian tế bào, nhưng chúng không có những đặc tính của phức hợp tương thích mô chính (MHC). Việc xác định một kháng nguyên MHC phụ thuộc một phần vào vị trí gene mã hoá phân tử và một phần vào cấu trúc đặc trưng loại I và loại II của kháng nguyên.
Trước đây trong thời gian dài người ta cho rằng kháng nguyên tương thích mô phụ là các glycoprotein bề mặt tế bào có quan hệ allele, giống về bản chất nhưng khác về độ mạnh so với MHC. Ngày nay kháng nguyên tương thích mô phụ được định nghĩa dựa trên cơ sở thải mảnh ghép qua trung gian tế bào - chúng là peptide của protein tự thân và được trình diện bởi các phân tử MHC. Như vậy kháng nguyên tương thích mô phụ tương tự với kháng nguyên xâm nhập từ bên ngoài - các mảnh peptide được trình diện bởi phân tử MHC để gây đáp ứng tế bào T. Dĩ nhiên là mỗi cá thể dung nạp với protein của chính mình, và đáp ứng miễn dịch chỉ xảy ra đối với peptide có quan hệ allele của cá thể khác.
Mặc dù đến nay đã phân lập được một số peptide biểu hiện kháng nguyên tương thích mô phụ, người ta vẫn chưa biết nhiều về bản chất protein mà chúng xuất phát. Các protein này không cần phải đại diện cấu trúc bề mặt tế bào, và thực tế chúng hiếm khi như vậy. Tuy nhiên, bất cứ protein tự thân nào có khác biệt về allele cũng vẫn có thể xem như có chức năng kháng nguyên tương thích mô phụ nếu các mảnh peptide có khả năng được trình diện bởi MHC trong quá trình sinh miễn dịch.
Các kháng nguyên không phải MHC có thể gây thải mảnh ghép không chỉ bao gồm kháng nguyên tương thích mô phụ, mà một số kháng nguyên khác cũng đóng vai trò trong thải mảnh ghép như kháng nguyên đặc hiệu mô, kháng nguyên nhóm máu, các glycoprotein nội mô khác (ngoài kháng nguyên nhóm máu), glycoprotein đặc hiệu loài, Hh locus (hybrid histocompatibility - tương thích mô lai, quan trọng trong ghép tuỷ xương). |
ABC có thể là:
Bảng chữ cái Latinh (còn gọi là an-pha-bê - alphabet)
Kiến thức vỡ lòng của một môn học hoặc chuyên ngành
Chữ viết tắt cho một số tổ chức - cơ quan:
American Broadcasting Company (Công ty Truyền thông Hoa Kỳ)
Australian Broadcasting Corporation (Tập đoàn Truyền thông Úc)
ABC (Yet Another BitTorrent Client): một trình khách BitTorrent, phần mềm tự do
Quản lý chi phí trên cơ sở hoạt động
Atanasoff–Berry Computer, một trong những máy tính điện tử thời kỳ đầu |
Bại não là thuật ngữ chỉ một nhóm tình trạng bệnh lý mạn tính ảnh hưởng đến sự kiểm soát các vận động cũng như tư thế. Nguyên nhân do một phần nào đó của bộ não bị tổn thương nên trẻ bệnh không thể cử động các cơ được vùng não đó điều khiển một cách bình thường được. Các triệu chứng của bại não có thể nhẹ nhàng hoặc rất nặng nề ở các trẻ khác nhau tùy theo tổn thương não nhưng ở một trẻ nhất định thì triệu chứng không nặng lên khi trẻ lớn hơn. Nói một cách khác, bại não là một bệnh tĩnh, nghĩa là các tổn thương đã định hình và không tiến triển xấu hơn nữa. Định nghĩa này rất quan trọng để phân biệt bại não với các tình trạng tổn thương thần kinh khác có tổn thương não hoạt động và do đó triệu chứng tâm thần vận động sẽ càng ngày càng nặng hơn. Nếu được điều trị, phần lớn trẻ bị bại não có những biến chuyến rất khả quan.
Rất nhiều trẻ bị bại não thường có kèm theo các tình trạng bệnh khác đòi hỏi phải điều trị. Các bệnh này gồm chậm phát triển tâm thần, rối loạn khả năng học tập, động kinh, các vấn đề về thính giác, thị giác, ngôn ngữ.
Lịch sử
Vào năm 1860, William Little, một phẫu thuật viên chỉnh hình người Anh đã cho xuất bản những bài báo đầu tiên về một rối loạn khó hiểu ảnh hưởng đến trẻ em trong những năm đầu đời gây nên co cứng rõ các cơ ở chân và ở tay nhưng mức độ nhẹ hơn. Những đứa trẻ này có khó khăn trong cầm nắm đồ vật, bò và đi lại. Những rối loạn này không cải thiện khi trẻ lớn lên nhưng cũng không nặng nề hơn. Tình trạng này đầu tiên được gọi là bệnh Little trong nhiều năm. Những đứa trẻ này dường như sinh non hoặc do biến chứng trong quá trình sinh nở nên Little đưa ra giả thiết là chứng bệnh này là hậu quả của tình trạng thiếu oxy não trong lúc sinh. Ông ta cho rằng sự thiếu oxy này đã làm tổn thương những vùng não nhạy cảm có chức năng kiểm soát vận động. Tuy nhiên vào năm 1897, nhà tâm lý học lừng danh người Áo Sigmund Freund đã không tán thành giả thiết này. Do quan sát thấy những trẻ này có các rối loạn khác như chậm phát triển tinh thần, rối loạn thị lực và động kinh nên Freund cho rằng rối loạn này có thể bắt nguồn từ rất sớm trong quá trình phát triển của não bộ khi trẻ còn đang trong giai đoạn bào thai.
Mặc dù có những quan sát và nhận định tinh tế của Freund, cho mãi đến gần đây rất nhiều thầy thuốc, gia đình thậm chí cả các nhà nghiên cứu vẫn tin tưởng là thiếu oxy não là nguyên nhân bại não. Tuy nhiên vào thập niên 1980 nhờ vào những nghiên cứu quy mô lớn và với những phương pháp mới, các nhà khoa học nhận định chắc chắn rằng biến chứng của sinh khó chỉ chiếm 10% tổng số các trường hợp bại não. Trong phần lớn các trường hợp bại não, người ta vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân. Các nghiên cứu vẫn đang được tiến hành.
Nguyên nhân bại não
Trong khoảng 70% trường hợp, bại não có thể là do những bất thường xảy ra trước sinh làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển bình thường của não. Theo báo cáo năm 2003 của Hội Sản và Phụ khoa Hoa Kỳ (American College of Obstetricians and Gynecologists - ACOG) và Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics – AAP) thì thiếu oxy trong quá trình sinh đẻ chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong các trường hợp bại não. Mặc dù nhiều trường hợp người ta chưa thể xác định được căn nguyên nhưng các nguyên nhân được biết của bại não bao gồm:
Nhiễm trùng trong thai kỳ
Các nhiễm trùng ở phụ nữ có thai như rubella (sởi Đức), cytomegalovirus và toxoplasmosis có thể gây tổn thương não của bào thai và gây bại não sau này. Các nhiễm trùng khác như nhiễm trùng ối, nhiễm trùng hệ tiết niệu – sinh dục của người mẹ cũng có thể gây nên sinh non, một nguy cơ khác của bại não.
Thiếu khí não bào thai
Khi chức năng của nhau thai bị giảm sút (suy nhau thai) hoặc bị bóc tách khỏi thành tử cung trước khi sinh (nhau bong non) hoặc do chảy máu do sai lệch vị trí (nhau tiền đạo) có thể làm giảm lượng oxy cung cấp cho thai nhi.
Sinh non
Sinh non là trẻ sinh ra trước 37 tuần thai tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng trước khi có thai. Những trẻ sinh non đặc biệt trước 32 tuần và nhất là trước 28 tuần thai có nguy cơ bại não rất cao. Một nghiên cứu cho thấy những trẻ sinh non có cân nặng lúc sinh thấp hơn 1500 gram có nguy cơ bại não cao gấp 30 lần so với trẻ sinh đủ tháng (trẻ sinh từ 37 đến 42 tuần thai). Lý do là trẻ sinh non có nguy cơ rất cao bị xuất huyết não gây tổn thương các tổ chức mong manh đang phát triển của não hoặc gây nên chứng nhuyễn hóa chất trắng quanh não thất.
Ngạt trong quá trình chuyển dạ và sinh nở
Cho mãi đến gần đây người ta vẫn còn tin tưởng rộng rãi là ngạt (thiếu oxy) trong quá trình chuyển dạ và sinh nở là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp bại não. Tuy nhiên như trên đã nói, theo nghiên cứu của Hội Sản và Phụ khoa Hoa Kỳ và Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ thì ngạt chỉ chiếm 10% trong tổng số các bệnh nhân bại não.
Các bệnh máu
Bất đồng nhóm máu Rh là sự bất tương hợp nhóm máu giữa mẹ và bào thai gây nên vàng da trầm trọng và tổn thương não dẫn đến bại não. Bệnh này thường gặp ở người da trắng còn ở Việt Nam rất hiếm gặp vì tỷ lệ mang Rh (-) cực kỳ hiếm gặp. Tuy nhiên ở Việt Nam có thể gặp bất đồng nhóm máu ABO giữa mẹ và thai nhi. Một bệnh khác rất nặng nề mặc dù biện pháp phòng ngừa cực kỳ đơn giản là xuất huyết não do thiếu Vitamin K ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi cũng gây nên bại não. Các bệnh rối loạn chức năng đông máu khác cũng có thể là nguyên nhân của bại não vì làm tăng nguy cơ chảy máu trong não.
Vàng da nhân
Vàng da trẻ sơ sinh là do sự tích tụ trong máu một loại sắc tố có tên billirubin do tốc độ phá hủy hồng cầu cao và chức năng gan chưa trưởng thành ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ đẻ non. Trong trường hợp nặng, sắc tố này có thể vượt qua hàng rào mạch máu – não và lắng đọng chủ yếu ở các nhân nền của não (do đó có tên là vàng da nhân) và làm tổn thương các cấu trúc này đưa đến thể bại não kèm múa vờn.
Các bất thường bẩm sinh khác
Các trẻ có bất thường cấu trúc hệ thần kinh, nhiều bệnh di truyền khác cũng làm tăng nguy cơ bại não.
Bại não mắc phải
Trẻ mắc các chứng bệnh gây tổn thương thần kinh trong hai năm đầu tiên của đời sống ví dụ như viêm màng não mủ, viêm não, chấn thương sọ não...
Tần suất
Bại não thường ít khi được chẩn đoán sớm trước 2 tuổi. Với lứa tuổi trên 3 thì tần suất bại não vào khoảng 2-3 trường hợp/1000 trẻ. Đây là một tỷ lệ khá cao đối với một bệnh mãn tính như thế này. Ngay cả ở Mỹ thì cũng có khoảng trên nửa triệu bệnh nhân bại não.
Các thể bại não
Bại não được chia thành 3 thể lâm sàng chính. Tuy nhiên trên một trẻ bại não có thể có nhiều hơn một thể bệnh kết hợp với nhau.
Bại não thể liệt cứng (spastic cerebral palsy): Có khoảng 70 đến 80% bệnh nhân bại não thuộc nhóm này. Trẻ mắc thể này có biểu hiện các cơ co cứng,luôn ở trạng thái tăng trương lực cơ. Chính do tình trạng này mà sự vận động của bệnh nhân bại não rất khó khăn. Trẻ khó cầm nắm, bò hoặc đi. Thể lâm sàng này lại được chia làm ba nhóm nhỏ. Trong nhóm liệt cứng hai chi dưới (spastic diplegia), trẻ có bất thường co cứng rõ ở hai chi dưới. Do các cơ khép co cứng nên chân trẻ luôn bị kéo vào trong làm cho trẻ có dáng đi bắt chéo hai chân rất đặc trưng. Nhóm thứ hai gồm những trẻ bị liệt cứng nửa người (spastic hemiplegia) thường có biểu hiện liệt cứng một bên (phải hoặc trái). Thường thì chi trên bị ảnh hưởng nặng hơn chi dưới. Nặng nề nhất là nhóm trẻ liệt cứng tứ chi (spastic quadriplegia). Bệnh nhân thuộc nhóm này có biểu hiện liệt cứng cả hai chi trên và hai chi dưới cùng với các cơ trục thân. Cả các cơ ở mặt cũng bị ảnh hưởng làm cho trẻ bị tàn phế rất nặng.
Bại não thể múa vờn hay loạn động (athetoid hay dyskinetic cerebral palsy): Có khoảng 10 đến 20% bệnh nhân bại não thuộc vào nhóm này. Đây là thể bệnh được đặc trưng bằng sự thay đổi thất thường của trương lực cơ (lúc tăng, lúc giảm). Trẻ còn thường kèm theo các động tác bất thường không kiểm soát được. Các động tác này có nhịp điệu chậm, biên độ đôi khi rộng nhưng đang múa nhưng trẻ không ý thức được điều này. Do bất thường trong kiểm soát cử động như vậy nên bệnh nhân khó có tư thế ngồi hoặc dáng đi bình thường. Ngoài ra các cơ ở mặt và lưỡi cũng bị ảnh hưởng nên trẻ khó bú (với trẻ còn bú) hoặc khó nuốt, khó nói.
Bại não thể thất điều (ataxic cerebral palsy): Khoảng 5 đến 10% bệnh nhân bại não thuộc thể lâm sàng này. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến cân bằng tư thế và phối hợp động tác. Do có rối loạn trong kiểm soát tư thế nên dáng đi của trẻ hay lảo đảo, vùng thắt lưng hay đong đưa. Do rối loạn khả năng phối hợp động tác nên trẻ rất khó thực hiện được các động tác đòi hỏi sự nhịp nhàng như vỗ tay theo nhịp hoặc đòi hỏi độ chính xác như viết.
Chẩn đoán
Bối cảnh phát hiện
Nếu trong thai kỳ, đặc biệt vào những tháng đầu tiên, mẹ bị các bệnh như cúm, sởi Đức, hoặc dùng một số thuốc có khả năng gây quái thai hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của ống thần kinh thì cần theo dõi đặc biệt. Những trẻ có tiền sử sinh non, ngạt chu sinh cũng là những đối tượng có nguy cơ cao. Tuy nhiên các bậc cha mẹ có thể theo dõi sự phát triển của con mình như lật, ngồi, bò, đi nếu có nghi ngờ bất thường thì cần có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nhi ngay.
Khám lâm sàng
Mặc dù nguyên nhân bại não là do những sự kiện xảy ra trong thai kỳ và trong hai năm đầu đời sống, việc đánh giá và chẩn đoán bại não trước hai tuổi rất khó khăn. Khám trương lực cơ, cơ lực đòi hỏi phải có chuyên môn sâu về thần kinh nhi khoa. Trương lực cơ có thể tăng hoặc giảm. Các phản xạ nguyên thủy thường mất đi sau 6 tháng nhưng ở trẻ bại não thì các phản xạ này tồn tại lâu hơn. Trẻ nhỏ trước 12 tháng thường không biểu hiện rõ thuận tay nào. Nhưng đối với trẻ bị bại não (nhất là thể liệt cứng nửa người) thì khuynh hướng thuận tay xuất hiện sớm (do bên liệt vận động khó, trẻ phải vận động bên lành). Đánh giá sự phát triển tâm thần vận động thường có thể dựa vào các tiêu chuẩn như tiêu chuẩn Amiel-Tison hoặc thang đánh giá Denver.
Xét nghiệm hỗ trợ
Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như siêu âm não qua thóp, chụp cắt lớp vi tính (CT: Computerised Tomography) đặc biệt là chụp cộng hưởng từ (MRI: Magnetic Resonnance Imaging) cho biết những thông tin giá trị về tổn thương não. Các xét nghiệm hóa sinh hay di truyền tùy theo hướng chẩn đoán trên lâm sàng. Đo điện não đồ (EEG: ElectroEncephaloGram) cũng là một xét nghiệm cơ bản không thể thiếu trong chẩn đoán bại não cũng như các bệnh của hệ thần kinh trung ương khác.
Điều trị
Điều trị bại não cần có sự phối hợp của nhiều chuyên ngành khác nhau cùng phối hợp với trẻ và gia đình nhằm vạch ra được một kế hoạch cụ thể thích hợp cho từng cá nhân. Điều trị bại não nhằm giúp trẻ đạt được khả năng trí tuệ cũng như vận động tối đa có thể có chứ không thể lấy lại được những khả năng đã mất để thành một đứa trẻ hoàn toàn bình thường. Các chuyên khoa liên quan bao gồm nhi khoa, phục hồi chức năng, phẫu thuật chỉnh hình, mắt, tâm thần, chỉnh âm, dạy nghề… Nếu điều trị được thực hiện sớm và có sự phối hợp chặt chẽ của các chuyên ngành, đặc biệt là sự tham gia của gia đình thì kết quả rất khả quan.
Trẻ thường được bắt đầu bằng vật lý trị liệu ngay sau khi được chẩn đoán. Điều trị này làm tăng kỹ năng vận động của trẻ như ngồi, đi, cải thiện cơ lực và phòng ngừa sư co kéo biến dạng cơ (cơ bị co rút có thể giới hạn vận động của các khớp). Đôi khi trẻ còn được sử dụng các dụng cụ như nẹp, máng hoặc bó bột để ngừa co rút cơ và cải thiện chức năng của chân và tay. Nếu tình trạng co rút cơ quá nặng, trẻ cần được phẫu thuật chỉnh hình để làm dài cơ bị bệnh.
Đôi khi thầy thuốc còn dùng một số thuốc nhằm làm giảm bớt mức độ co cứng của cơ và làm giảm các cử động bất thường. Tuy nhiên các thuốc đường uống hiện nay không có tác dụng đáng kể. Có thể tiêm trực tiếp Botox (botulinum toxin) vào các cơ co rút có thể giúp cải thiện triệu chứng, tác dụng có thể kéo dài vài tháng (trong thời gian này việc phục hồi chức năng thực hiện dễ dàng hơn). Một loại thuốc khác cũng chứng tỏ tác dụng tốt đối với các trường hợp liệt cứng mức độ vừa đến nặng. Thuốc này có tác dụng chống co cơ có tên là baclofen. Để đưa thuốc vào bệnh nhân, người ta phải phẫu thuật để đưa vào dưới da một bơm tiêm, thông qua đó thuốc được bơm liên tục.
Đối với một số trẻ có tình trạng co cứng hai chi dưới nặng nề, phẫu thuật cắt bỏ chọn lọc một số nhánh thần kinh ở lưng chi phối hoạt động chi có thể làm giảm vĩnh viễn tình trạng co cứng cũng như cái thiện khả năng vận động như ngồi, đứng, đi. Phẫu thuật này thường tiến hành khi trẻ được 2 đến 7 tuổi.
Đối với trường hợp nặng, tập luyện cho trẻ nhằm mục đích thực hiện được các thao tác quan trọng nhất trong cuộc sống hằng ngày như ăn, mặc, vệ sinh cá nhân. Những trường hợp nhẹ hơn, tập luyện và điưều trị có thể hướng đến mục tiêu cao hơn như giao tiếp, vui chơi, và cả học tập nữa.
Điều quan trọng quyết định sự thành công của điều trị là vai trò của bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ. Nếu những đối tượng này tin tưởng, quyết tâm và có những kiến thức cơ bản cũng như kỹ năng thực hành thì đứa trẻ có nhiều khả năng đạt được những tiến bộ lớn nhằm giảm sự lệ thuộc của trẻ vào người khác, đảm bảo cho trẻ một cuộc sống gần với bình thường.
Phòng ngừa
Hiện nay y học vẫn chưa hiểu hết các nguyên nhân gây bại não do đó việc phòng ngừa không đạt hiệu quả như mong muốn.
Nâng cao chất lượng chăm sóc phụ nữ trong tuổi sinh đẻ và phụ nữ có thai nhằm giảm thiểu những biến chứng của thai kỳ. Phân tuyến để điều trị sản khoa hợp lý nhằm giảm thiểu các biến chứng do sinh đẻ như ngạt, chấn thương... Có trung tâm chăm sóc sơ sinh phù hợp.
Tiêm ngừa đề phòng các bệnh như viêm màng não mủ, viêm não
Phòng chống tai nạn giao thông cũng như các tai nạn khác (ngạt nước...)
Phòng ngừa thứ phát là phát hiện sớm và điều trị trẻ bị bại não nhằm hạn chế tật nguyền.
Cerebral Palsy |
Hợp chất hữu cơ formaldehyde (còn được biết đến như là methanal, formalin, formon), ở điều kiện bình thường là một chất khí có mùi hăng mạnh. Nó là aldehyde đơn giản nhất. Công thức hóa học của nó là CH2O. Formaldehyde lần đầu tiên được nhà hóa học người Nga Aleksandr Butlerov tổng hợp năm 1859 nhưng chỉ được Hoffman xác định chắc chắn vào năm 1867.
Formaldehyde có thể được tạo ra từ sự cháy không hoàn toàn của các vật liệu chứa carbon. Có thể tìm thấy nó có mặt trong khói của các đám cháy rừng, trong khí thải ô tô và trong khói thuốc lá. Trong khí quyển Trái Đất, formaldehyde được tạo ra bởi phản ứng của ánh sáng mặt trời và oxy đối với methan và các hyđrocarbon khác có trong khí quyển. Một lượng nhỏ formaldehyde được tạo ra như là sản phẩm phụ trong quá trình trao đổi chất của phần lớn các sinh vật, trong đó có con người.
Thuộc tính
Mặc dù formaldehyde là một chất khí ở nhiệt độ phòng, nó rất dễ hòa tan trong nước và chủ yếu được bán ra dưới dạng dung dịch 37% trong nước được gọi theo tên thương phẩm là formalin hay formone. Trong nước, formaldehyde bị polymer hóa và formalin trên thực tế chứa rất ít formaldehyde ở dạng đơn phân H2CO. Thông thường, các dung dịch này chứa thêm một chút methanol để hạn chế sự polymer hóa.
Formaldehyde có các thuộc tính hóa học chung của các aldehyde, ngoại trừ nó là aldehyde hoạt động mạnh nhất. Formaldehyde là một chất có ái lực điện tử (electrophil). Nó có thể tham gia vào các phản ứng thế thơm ái lực điện tử với các hợp chất thơm và cũng có thể tham gia các phản ứng cộng ái lực điện tử với các alken. Trong sự hiện diện của các chất xúc tác có tính base, formaldehyde tham gia vào phản ứng Cannizaro để tạo ra acid formic và methanol.
Formaldehyde bị polymer hóa theo hai hướng khác nhau để tạo ra tam phân vòng, 1,3,5-trioxan hay polymer mạch thẳng polyoxymethylen. Sự hình thành của các chất này làm cho khí formaldehyde có các tính chất không tuân theo các định luật của khí lý tưởng một cách rõ nét, đặc biệt ở các nhiệt độ thấp hay áp suất cao.
Formaldehyde dễ dàng bị oxy hóa bởi oxy trong khí quyển để tạo ra acid formic. Dung dịch formaldehyde vì thế phải đóng nắp chặt để ngăn không cho tạo ra chất này trong quá trình lưu trữ.
Hòa tan trong dung môi hữu cơ
Trong ethanol, aceton, DMSO| thì formaldehyde hòa tan trên 100 g/100 ml. Nó cũng hòa tan tốt trong ether, benzen và một số dung môi hữu cơ khác nhưng không hòa tan trong chloroform.
Sản xuất
Trong công nghiệp, formaldehyde được sản xuất bằng cách oxy hóa methanol có xúc tác. Các chất xúc tác được sử dụng nhiều nhất là bạc kim loại hay hỗn hợp của sắt oxide với molypden và vanadi. Trong hệ thống sử dụng sắt oxide (công nghệ Formox) phổ dụng hơn, methanol và oxy phản ứng ở 250 °C để tạo ra formaldehyde theo phương trình hóa học:
2CH3OH + O2 → 2H2CO +2 H2O
Xúc tác gốc bạc thông thường hoạt động ở nhiệt độ cao hơn, khoảng 650 °C. Ở đây có hai phản ứng hóa học tạo formaldehyde diễn ra đồng thời: phản ứng đầu giống như phương trình trên, còn phản ứng sau là phản ứng khử hydro
CH3OH → H2CO + H2
Sự oxy hóa tiếp theo của sản phẩm formaldehyde trong quá trình sản xuất nó thông thường tạo ra acid formic, được tìm thấy trong các dung dịch formaldehyde, được tính theo giá trị ppm (phần triệu).
Ở mức độ sản xuất ít, formalin có thể được sản xuất bằng nhiều phương pháp khác bao gồm sự chuyển hóa từ ethanol thay vì nguồn nguyên liệu methanol thông thường. Tuy nhiên, các phương pháp này không có giá trị thương mại lớn.
Sử dụng
Formaldehyde giết chết phần lớn các loại vi khuẩn, vì thế dung dịch của formaldehyde trong nước thông thường được sử dụng để làm chất tẩy uế hay để bảo quản các mẫu sinh vật. Nó cũng được sử dụng như là chất bảo quản cho các vaccine. Trong y học, các dung dịch formaldehyde được sử dụng có tính cục bộ để làm khô da, chẳng hạn như trong điều trị mụn cơm. Các dung dịch formaldehyde được sử dụng trong ướp xác để khử trùng và tạm thời bảo quản xác chết.
Tuy nhiên, phần lớn formaldehyde được sử dụng trong sản xuất các polymer và các hóa chất khác. Khi kết hợp cùng với phenol, urea hay melamin, formaldehyde tạo ra các loại nhựa phản ứng nhiệt cứng. Các loại nhựa này được sử dụng phổ biến như là chất kết dính lâu dài, chẳng hạn các loại nhựa sử dụng trong gỗ dán hay thảm. Chúng cũng được tạo thành dạng bọt xốp để sản xuất vật liệu cách điện hay đúc thành các sản phẩm theo khuôn. Việc sản xuất nhựa từ formaldehyde chiếm hơn một nửa sản lượng tiêu thụ formaldehyde.
Formaldehyde cũng được sử dụng để sản xuất các hóa chất khác. Nhiều loại trong số này là các rượu đa chức, chẳng hạn như pentaerythritol - được sử dụng để chế tạo sơn và chất nổ. Các dẫn xuất khác từ formaldehyde còn bao gồm methylen diphenyl diisocyanat, một thành phần quan trọng trong các loại sơn và xốp polyurethan, hay hexamethylen tetramin- được sử dụng trong các nhựa gốc phenol-formaldehyde và để chế tạo thuốc nổ RDX.
Formaldehyde liên kết chéo với các nhóm amin.
Các hiệu ứng sức khỏe
Do nhựa formaldehyde được sử dụng nhiều trong các vật liệu như gỗ dán, thảm, và xốp cách điện cũng như do các nhựa này sẽ thải formaldehyde ra rất chậm theo thời gian nên formaldehyde là một trong các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà. Ở nồng độ trên 0,1 mg/kg không khí, việc hít thở phải formaldehyde có thể gây ra các kích thích mắt và màng nhầy, làm chảy nước mắt, đau đầu, cảm giác nóng trong cổ họng và khó thở.
Phơi nhiễm formaldehyde lớn hơn, ví dụ do uống phải các dung dịch formaldehyde, là nguy hiểm chết người. Formaldehyde được chuyển hóa thành acid formic trong cơ thể, dẫn đến tăng hoạt động của tim, thở nhanh và nông, giảm thân nhiệt, hôn mê hoặc dẫn đến chết người. Những người ăn uống nhầm phải formaldehyde cần được chăm sóc y tế ngay.
Trong cơ thể, formaldehyde có thể làm cho các protein liên kết không đảo ngược được với DNA. Các động vật trong phòng thí nghiệm bị phơi nhiễm một lượng lớn formaldehyde theo đường hô hấp trong thời gian sống của chúng có nhiều dấu hiệu của ung thư mũi và cổ họng hơn so với các động vật đối chứng, cũng giống như các công nhân trong các nhà máy cưa để sản xuất các tấm ván ghép từ các sản phẩm gốc formaldehyde. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng các nồng độ nhỏ hơn của formaldehyde tương tự như nồng độ trong phần lớn các tòa nhà không có tác động gây ung thư. Formaldehyde được Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ phân loại như là chất có khả năng gây ung thư ở người và được Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) coi là chất gây ung thư đã biết ở người. |
Hợp chất thơm có các nghĩa khác nhau, phụ thuộc vào ngữ cảnh văn bản hay lời nói. Nó có thể là:
Trong cách nói thông thường nó biểu thị các hợp chất hóa học tạo ra mùi thơm.
Trong hóa hữu cơ, nó dùng để chỉ các hợp chất hữu cơ chứa các vòng thơm đơn như benzen (C6H6), napthalen (C10H8), pyriđin (C5H5N) hay indol C8H7N. Tuy gọi là hợp chất thơm nhưng nhiều hóa chất thuộc loại này hoàn toàn không có mùi thơm, mà lại có những mùi khó ngửi.
Hóa hữu cơ |
Vòng thơm cơ bản là các hợp chất hữu cơ chứa vòng thơm(còn gọi là aren hay hợp chất thơm) chỉ chứa duy nhất các hệ thống vòng phẳng kết hợp với các đám mây điện tử pi không cục bộ thay cho các liên kết đơn và liên kết đôi xen kẽ rời rạc. Các hợp chất vòng thơm cơ bản điển hình là benzen và indol.
Các vòng thơm cơ bản có thể là dị vòng nếu chúng chứa các nguyên tử trong vòng không phải là cacbon, ví dụ như chứa oxy, nitơ hoặc lưu huỳnh.
Các hợp chất này thông thường là các vòng 5 cạnh tương tự như pyrol hay các vòng 6 cạnh như pyridin. Các vòng kết hợp như naphthalen hay purin chứa các vòng đơn mà chúng cùng chia sẻ các liên kết chung.
Các vòng thơm chứa nitơ (N) có thể tách ra thành các vòng thơm base và các vòng thơm phi base:
Trong các vòng thơm phi base thì cặp đơn các điện tử của nguyên tử nitơ bị phi cục bộ hóa và phân bổ vào hệ điện tử pi của vòng thơm. Trong các hợp chất này nguyên tử nitơ bị kết nối với nguyên tử hiđrô. Các ví dụ về các vòng thơm chứa nitơ phi base là pyrrol và indol.
Trong các vòng thơm base thì cặp đơn các điện tử không phải là một phần của vòng thơm và trải rộng trong mặt phẳng của vòng. Cặp đơn này chịu trách nhiệm cho tính base của các base chứa nitơ này, tương tự như nguyên tử nitơ trong các amin. Trong các hợp chất này thì nguyên tử nitơ không bị kết nối với nguyên tử hiđrô. Các ví dụ về các vòng thơm base là pyridin hay quinolin. Một vài vòng còn chứa cả các nguyên tử nitơ base và không base, ví dụ imidazol và purin. Trong các điều kiện môi trường có tính axít thì các hợp chất này thu thêm prôton và tạo ra các cation thơm (ví dụ pyridinium).
Trong các vòng thơm chứa oxy (O) và lưu huỳnh (S) thì một trong các cặp điện tử của các nguyên tử khác vòng góp phần vào hệ thống vòng thơm (tương tự như các vòng thơm chứa nitơ phi base), trong khi cặp đơn thứ hai trải rộng trong mặt phẳng của vòng (tương tự như các vòng thơm chứa nitơ base).
Một số ví dụ
Các vòng thơm4 cạnh kết hợp:
Benzocyclobuten
Các vòng thơm5 cạnh và dạng kết hợp:
Pentalen
Furan
Benzofuran
Isobenzofuran
Pyrrol
Indol
Isoindol
Thiophen
Benzothiophen
Benzo[c]thiophen
Imidazol
Benzimidazol
Purin
Pyrazol
Indazol
Oxazol
Benzoxazol
Isoxazol
Benzisoxazol
Thiazol
Benzothiazol
Các vòng thơm6 cạnh và dạng kết hợp:
Benzen
Naphthalen
Anthracen
Pyridin
Quinolin
Isoquinolin
Pyrazin
Quinoxalin
Acridin
Pyrimidin
Quinazolin
Pyridazin
Cinnolin |
Trần Quý Cáp (chữ Hán: 陳季恰; 1870 – 1908) tự Dã Hàng, Thích Phu, hiệu là Thai Xuyên. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo ở thôn Thai La, làng Bất Nhị, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Lúc tuổi trẻ, ông đã nổi tiếng là một trong sáu học trò lỗi lạc của cụ Đốc học Mã sơn Trần Đình Phong tại trường Thanh Chiêm cùng với Phạm Liệu, Nguyễn Đình Hiến, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng và Phan Quang. Ông tham gia phong trào Duy Tân chống Pháp, sau đó bị bắt giam và vào năm 1908, ông chịu án chém ngang lưng. Hiện nay vẫn còn đền thờ ông ở thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
Tiểu sử
Trần Quý Cáp người làng Bất Nhị, thuộc tỉnh Quảng Nam (Trung phần), hiệu là Thai Xuyên. Mặc dù ông thông minh, học giỏi nhưng lại lận đận trong khoa trường. Năm 1903 ông vẫn còn là Tú tài trong khi các bạn đồng môn người thì Tiến sĩ, kẻ thì Phó bảng hay Cử nhân. Mãi đến năm 1904 ông mới được đặc cách cho thi Hội rồi thi Đình, đỗ Tiến sĩ khoa Giáp Thìn, cùng khoa với Huỳnh Thúc Kháng và Đặng Văn Thụy.
Là một người cầu tiến, và vì chịu ảnh hưởng của các học giả Trung Hoa là Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, ông cực lực đả kích lối từ chương khoa cử, đề nghị một lối học mới có tinh thần cứu quốc. Năm 1905, ông cùng với các đồng chí là Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng định vào Nam hô hào công cuộc duy tân.
Tới Bình Định gặp lúc quan tỉnh mở kỳ thi khảo hạch, ra đầu bài thơ là Chí thành thông thánh và bài phú Danh sơn Lương Ngọc, cả ba ông định nhân dịp cổ động việc nước, liền nộp quyển làm bài. Những bài của 3 ông khiến quan tỉnh phải điên đầu, báo cáo về triều đình Huế để quyết định.
Vào đến vịnh Cam Ranh, nhân có chiến hạm Nga vào đó lánh nạn, 3 ông thuê thuyền ra tận nơi xem.
Tới Bình Thuận, 3 ông kết giao với các sĩ phu yêu nước tị địa từ miền Nam, bao gồm Trương Gia Mô, Hồ Tá Bang, Nguyễn Hiệt Chi và hai anh em Nguyễn Trọng Lợi, Nguyễn Quý Anh là con trai của nhà thơ yêu nước Nguyễn Thông, dấy lên phong trào Duy Tân ở đây. Chính phong trào này dẫn đến sự sáng lập của Liên Thành Thư Xã, Liên Thành Thương Quán và Dục Thanh Học Hiệu trong các năm sau.
Năm 1907 ông làm Giáo thụ ở phủ Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Ông mở một lớp chữ Pháp trong trường, rước thầy về dạy học sinh. Bọn quan lại cựu học không ưa, liền tìm cách đổi ông vào Khánh Hòa.
Năm 1908, xảy ra cuộc kháng thuế ở Quảng Nam, phần lớn thân sĩ trong tỉnh bị bắt. Việc này làm chấn động các giới trong nước. Tại Khánh Hòa, Trần Quý Cáp làm một bức thư gửi cho các bạn hữu tại Quảng Nam, trong đó có những lời lẽ dí dỏm như sau:
Nghĩa là:
Sau đó ông bị bắt giam và bị chính quyền nhà Nguyễn tỉnh Khánh Hòa khép vào tội mưu phản, lãnh án chém ngang lưng tại Khánh Hòa.
Tương truyền khi gia quyến và học trò đưa quan tài Trần Quý Cáp ngang qua Bồng Sơn (thuộc huyện Hoài Nhơn), Tri phủ Hoài Nhơn Nguyễn Đình Hiến đã thiết án bên đò Bồng Sơn làm lễ, lạy khóc thảm thê. Công sứ Bình Định là A. Sandré (1907 - 1910) biết tin, cho rằng Nguyễn Tri phủ đã đồng lõa với Trần Quý Cáp. Nhờ có Tổng đốc Bình Định là cụ Bùi Xuân Huyên can thiệp, bày cho ông Nguyễn Đình Hiến giả đang mắc bệnh tâm thần nên chuyện mới được cho qua.
Tưởng nhớ
Trước cái chết của Trần Quý Cáp, chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng có làm bài thơ khóc như sau:
Thư kiếm tiêu nhiên độc xuất môn
Nhứt quan thác lạc vị thân tồn
Trực lương tân học khai nô lũy
Thùy tín dân quyền chủng họa côn.
Bồng đảo xuân phong huyền viễn mộng,
Nha Trang thu thảo khấp anh hồn
Khả liên nhứt biệt thành thiên cổ
Đà Nẵng phân trầm tửu thượng ôn.
Dịch:
Gươm xách xăm xăm tách dặm miềnLàm quan vì mẹ há vì tiền
Quyết đem học mới thay nô kiếpAi biết quyền dân nảy họa nguyên.
Bồng đảo gió chưa đưa giấc mộng,Nha Trang cỏ đã khóc hồn thiêng,
Chia tay chén rượu còn đương nóng,Đà Nẵng đưa nhau lúc xuống thuyền.
Hiện có một đền thờ ông tại nơi ông bị xử chém bên cạnh cầu Sông Cạn, thuộc thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, được các nhân sĩ, thân hào, trí thức và nhân dân địa phương xây dựng nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông (1970).
Tại TP Tam Kỳ (Quảng Nam) có đường phố và trường học mang tên ông. Tại TP Hội An và xã Tam Hải, huyện Núi Thành cũng có trường học mang tên ông.
Tại TP Hà Nội có con đường mang tên ông tại khu vực Ga Hà Nội, phường Văn Miếu, quận Đống Đa.
Tại TP Nha Trang (Khánh Hòa) có đường mang tên ông tại phường Phương Sài.
Tại thị xã Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa cũng có đường mang tên ông (1 trong những con đường chính ở Ninh Hòa).
Tại thành phố Móng Cái có một phố mang tên ông, nối từ đường Hùng Vương tới phố Trần Nhật Duật.
Tại Đà Nẵng có đường Trần Cao Vân, chạy qua nhiều phường của quận Thanh Khê.
Hình ảnh
Chú thích |
Furan, còn được biết đến như là furfuran, 1,4-epoxy-1,3-butadien - là một hợp chất hữu cơ thơm khác vòng, được tạo ra khi gỗ (đặc biệt là gỗ thông) được chưng cất. Furan là một chất lỏng trong suốt, không màu, rất dễ bay hơi và dễ cháy, có điểm sôi gần với nhiệt độ phòng. Nó là một chất độc và có thể còn là chất gây ung thư. Phản ứng hiđrô hóa của furan với chất xúc tác là palađi tạo ra tetrahydrofuran.
Furan là một hợp chất thơm do một trong số các cặp đơn điện tử của nguyên tử oxy bị phi cục bộ hóa vào trong vòng, tạo ra hệ vòng thơm 4n+2 (xem quy tắc Hückel) tương tự như benzen. Hệ vòng thơm này tạo ra hai vòng điện tử phía trên và phía dưới cấu trúc phẳng của vòng mà không có các liên kết đôi riêng rẽ. Cặp đơn điện tử khác của nguyên tử oxy trải rộng ra trong mặt phẳng của hệ thống vòng phẳng. Do tính thơm của mình nên các tính chất của furan là hoàn toàn khác với các tính chất của các ête khác vòng thông thường khác, chẳng hạn như của tetrahydrofuran (THF). Nó hoạt động hóa học mạnh hơn đáng kể so với benzen trong các phản ứng thế ái lực điện tử. Việc tổng hợp hữu cơ kinh điển của furan là tổng hợp Feist-Benary. |
Đô la Úc (ký hiệu: $, mã: AUD) là tiền tệ chính thức của Thịnh vượng chung Australia, bao gồm Đảo Giáng Sinh, Quần đảo Cocos (Keeling), Đảo Norfolk. Nó cũng là tiền tệ chính thức của các Quần đảo Thái Bình Dương độc lập bao gồm Kiribati, Nauru và Tuvalu. Ở ngoài lãnh thổ Úc, nó thường được nhận dạng bằng ký hiệu đô la ($), A$, đôi khi là AU$ nhằm phân biệt với những nước khác sử dụng đồng đô la. Một đô la chia làm 100 cents.
Vào tháng 4 năm 2016, Đô la Úc là loại tiền tệ phổ biến thứ năm trên thế giới, chiếm 6.9% tổng giá trị thị trường. Trong thị trường ngoại hối, nó chỉ đứng sau đồng Đô la Mỹ, đồng Euro, đồng Yên Nhật và đồng Bảng Anh. Đô la Úc rất phổ biến với các nhà đầu tư, bởi vì nó được đánh giá rất cao tại Úc, có tính tự do chuyển đổi cao trên thị trường, sự khả quan của nền kinh tế Úc và hệ thống chính trị, cung cấp lợi ích đa dạng trong đầu tư so với các đồng tiền khác trên thế giới, đặc biệt là sự tiếp xúc gần gũi với kinh tế châu Á. Đồng tiền này thường được các nhà đầu tư gọi là Aussie dollar.
Lịch sử
Cùng với đồng pound, shilling và pence bị thay thế bởi bởi tiền tệ thập phân vào ngày 14 tháng 2 năm 1966. Năm 1963, Thủ tướng Robert Menzies, một người theo chế độ quân chủ, đã đề nghị đặt tên đồng tiền là royal. Những cái tên khác được gợi ý bao gồm austral, oz, boomer, roo, kanga, emu, dinger, quid, dinkum, ming (biệt danh của Menzies). Dưới sự ảnh hưởng của Menzies với sự chọn lựa royal, các bản mẫu đã được thiết kế và in bởi Ngân hàng Dự trữ Úc. Thống đốc Harold Holt công bố quyết định tại Quốc hội vào ngày 5 tháng 6 năm 1963. Một royal sẽ được chia làm 100 cents, nhưng các từ shilling, florin và crown sẽ được dùng để gọi những đồng 10 cents, 20 cents và 50 cents. Cái tên royal đã bị phản đối vì sự thiếu phổ biến, thậm chí Holt và vợ của ông còn bị đe doạ về cái chết. Vào ngày 24 tháng 7, Holt đã có cuộc tiếp xúc với Nội các Chính phủ và khẳng định việc chọn từ royal là một quyết định sai lầm nghiêm trọng và việc chọn tên cần được xem xét lại. Ngày 18 tháng 9, Holt đã trình Quốc hội về việc chọn dollar là cái tên của đồng tiền mới, và được chia làm 100 cents.
Đồng Bảng Úc được phát hành từ năm 1910 và chính thức tách khỏi đồng Bảng Anh từ năm 1931, đã được thay thế bằng đồng đô la vào ngày 14 tháng 2 năm 1966. Tỉ lệ quy đổi của đồng tiền mới là 2 Đô la đổi 1 Bảng Úc, hay 10 shillings đổi 1 Đô la. Tỉ giá ban đầu được gắn vào đồng Bảng Anh với tỉ giá $1 = 8 shillings ($2.50 = UK £1). Năm 1967, Úc rời hệ thống đồng Bảng, tỉ giá đồng Bảng Anh đã được quy đổi sang đồng Đô la Mỹ, và Đô la Úc đã không còn được neo vào đồng Bảng Anh nữa. Tỉ giá đã được quy đối sang Đô la Mỹ với tỉ giá A$1 = US$1.12.
Vào ngày 20 tháng 9 năm 2012, Ngân hàng Dự trữ Úc đã thông báo về dự án nâng cấp đồng tiền hiện tại. Những tờ tiền mới sẽ được nâng cấp về số lượng biện pháp chống giả nhằm tăng tính bảo mật. Đồng tiền mới đầu tiên (tờ mệnh giá 5 đô la) đã được phát hành vào ngày 1 tháng 9 năm 2016. Những mệnh giá còn lại sẽ được ra mắt vào những năm tiếp theo.
Tiền xu
Năm 1966, tiền xu đã được phát hành với các mệnh giá 1 cent, 2 cents, 5 cents, 10 cents, 20 cents, 50 cents. Đồng 50 cents chứa một hàm lượng bạc rất lớn (80%) và được thay thế bằng một loại đồng xu khác có hàm lượng bạc thấp hơn nhằm giảm giá thành sản xuất. Đồng xu 1 đô la được phát hành vào năm 1984, và đồng xu 2 đô la được phát hành vào năm 1988. Đồng 1 cent và 2 cents bị ngừng phát hành từ năm 1991. Để kỷ nhiệm 40 năm ngày phát hành tiền thập phân, năm 2006, Royal Australian Mint đã ra mắt phiên bản giới hạn và lưu nhiệm của đồng 1 cent và 2 cents. Đầu năm 2013, đồng tiền hình tam giác đầu tiên của Úc đã được phát hành nhằm kỷ niệm 25 năm ngày khánh thành toà nhà Quốc hội. Đồng xu $5 chứa 99.9% bạc và có hình ảnh toà nhà Quốc hội từ góc nhìn từ một trong những sảnh của toà nhà. Việc sử dụng tiền tệ được khuyến khích làm tròn đến đồng 5 cents. Tất cả mệnh giá tiền xu đều miêu tả những thứ cao quý nhất của Úc, Nữ hoàng Elizabeth II ở mặt trước. Tất cả đều được đúc bởi Royal Australian Mint.
Úc thường xuyên ra mắt phiên bản lưu nhiệm của đồng 50 cents. Đồng đầu tiên được ra mắt vào năm 1970, kỷ niệm James Cook thăm dò dọc theo bờ biển phía đông của lục địa Úc. Tiếp theo là vào năm 1977 nhằm kỷ niệm 25 năm ngày lên ngôi của Nữ hoàng Elizabeth II, đám cưới của Charles, Thân vương xứ Wales và Diana, Vương phi xứ Wales vào năm 1981, Đại hội thể thao Khối Thịnh vượng chung Brisbane năm 1982, 200 năm thành lập nước Úc vào năm 1988. Một lượng lớn phiên bản đã được phát hành vào những năm 1990s và thế kỷ 21 nhằm phục vụ cho các nhà sưu tầm. Úc cũng đã phát hành phiên bản đặc biệt cho đồng 20 cents, 1 đô la và 2 đô la.
Những đồng 5 cents, 10 cents và 20 cents hiện tại có kích thước giống với mệnh giá tương đương của Đô la New Zealand và đồng 6 pence, shilling và 2 shillings (florin) của Anh. Năm 1990, Anh đã thay thế những đồng tiền trên bằng những đồng khác có kích thước nhỏ hơn, và New Zealand đã làm điều tương tự vào năm 2006 cùng với việc ngừng lưu hành đồng 5 cents. Với khối lượng 15.55 grams (0.549 oz) và đường kính 31.51 mm (1.25 in), đồng 50 cents Úc là một trong những đồng tiền xu lớn nhất được sử dụng trong lưu thông ngày nay. Trong lưu thông, đồng 5 cents cũ, đồng 10 cents và 20 cents Đô la New Zealand đường bị nhầm lẫn với những đồng tiền có mệnh giá tương đương của Úc vì có cùng mệnh giá, kích thước và cạnh. Cho đến khi kích thước của các đồng xu New Zealand được thay đổi vào năm 2004, tiền xu Úc với những mệnh giá dưới đô la vẫn được sử dụng ở cả hai nước. Có một sự nhầm lẫn thú vị giữa tiền xu mệnh giá lớn của 2 nước. Đồng $1 của Úc có kích thước giống đồng $2 của New Zealand, và đồng $1 của New Zealand có kích thước giống đồng $2 của Úc. Kết quả là các đồng xu của Úc thường xuyên được tìm thấy ở New Zealand và ngược lại.
Tiền giấy
Series đầu tiên
Series đầu tiên của Đô la Úc được phát hành vào năm 1966. Các mệnh giá A$1, A$2, A$10 và A$20 đã được phát hành nhằm thay thế đồng bảng. Tờ A$5, A$50 và A$100 lần lượt được phát hành vào các năm 1967, 1973, 1984.
Polymer Series
Tờ tiền polymer đầu tiên được phát hành vào năm 1988 bởi Ngân hàng Dự trữ Australia,là tờ tiền polymer được làm bằng polypropylen (in ấn bởi Note Printing Australia) nhằm kỷ niệm 200 năm ngày người Châu Âu định cư ở Úc. Toàn bộ tờ tiền đang trong lưu thông đều được làm bằng polymer.
New Polymer Series
Phiên bản mới của những tờ tiền polymer đang được thiết kế và sản xuất, bắt đầu với tờ A$5 được phát hành vào ngày 1 tháng 9 năm 2016. Tờ A$10 mới sẽ được phát hành vào tháng 9 năm 2017.
Tỉ giá hối đoái hiện thời của đồng AUD |
Vĩnh Yên là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam.
Vĩnh Yên là trung tâm kinh tế trọng điểm, là đầu mối giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đây là nơi từng diễn ra trận đối đầu đầu tiên của tướng Võ Nguyên Giáp và tướng Jean de Lattre de Tassigny: Trận Vĩnh Yên (tháng 1 năm 1951).
Địa lý
Thành phố Vĩnh Yên nằm ở trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc, có vị trí địa lý:
Phía tây và phía bắc giáp huyện Tam Dương
Phía nam giáp huyện Yên Lạc
Phía đông giáp huyện Bình Xuyên.
Thành phố Vĩnh Yên có diện tích 50,39 km² và 123.353 nhân khẩu (năm 2021). Cách thủ đô Hà Nội 55 km về phía tây, cách thành phố Việt Trì 30 km về phía đông bắc và cách sân bay Quốc tế Nội Bài 25 km.
Hành chính
Thành phố Vĩnh Yên có 9 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 8 phường: Định Trung, Đống Đa, Đồng Tâm, Hội Hợp, Khai Quang, Liên Bảo, Ngô Quyền, Tích Sơn và xã Thanh Trù.
Lịch sử
Đô thị Vĩnh Yên hiện nay được thành lập vào ngày 29 tháng 12 năm 1899.
Theo dòng lịch sử, Vĩnh Yên trước khi có tên gọi như ngày nay đã là một vùng đất được hình thành từ lâu đời với 3 vùng sinh thái: Vùng núi, Vùng đồi xâm thực bóc màu, và vùng rìa đồng bằng châu thổ. Đây là nơi từ ngàn xưa đã có con người sinh sống.
Thời Hùng Vương thế kỷ thứ VII đến năm 210 trước công nguyên, khu vực Vĩnh Yên thuộc Bộ Văn Lang. Thời Thục An Dương Vương 210 đến năm 179 trước công nguyên thuộc Bộ Mê Linh. Trong thời kỳ phong kiến phương bắc đô hộ thuộc Quận Giao Chỉ, sau đó thuộc Quận Phong Châu.
Đến thời kỳ Nhà Trần, thế kỷ XIII – XIV thuộc huyện Tam Dương, Trấn Tuyên Quang thời nhà Lê thuộc phủ Đoan Hùng, Trấn Sơn Tây. Thời Nhà Nguyễn, phần lớn Vĩnh Yên thuộc phủ Tam Đái, một phần nhỏ thuộc phủ Đoan Hùng, đều thuộc trấn Sơn Tây.
Ngày 20 tháng 10 năm 1890 đến tháng 4 năm 1891, Vĩnh Yên thuộc địa phận đạo Vĩnh Yên.
Ngày 12 tháng 4 năm 1891, đạo Vĩnh Yên giải thể, Vĩnh Yên trở lại thuộc tỉnh Sơn Tây.
Ngày 29 tháng 12 năm 1899, tỉnh Vĩnh Yên được thành lập, trung tâm tỉnh lỵ được đặt tại một vùng đất thuộc xã Tích Sơn: Núi An Sơn (có tên nôm là Đồi Cao ngày nay) được gọi là Vĩnh Yên, cái tên Vĩnh Yên chính thức có từ đó (Tên gọi Vĩnh Yên là tên ghép bởi hai chữ đầu của phủ Vĩnh Tường và huyện Yên Lạc. Nơi đặt trung tâm tỉnh lỵ lúc đó là xã Tích Sơn thuộc huyện Tam Dương, xã có 5 làng cổ là: Đậu - Dẩu, Khâu, Tiếc, Hạ, Sậu
Năm 1903, đô thị Vĩnh Yên được xác lập gồm 2 phố: Vĩnh Thành, Vĩnh Thịnh và 10 làng cổ là: Cổ Độ, Bảo Sơn, Đạo Hoằng, Hán Lữ, Định Trung, Đôn Hậu, Khai Quang, Nhân Nhũng, Xuân Trừng và làng Vĩnh Yên.
Năm 1968, hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Phú, thị xã Vĩnh Yên thuộc tỉnh Vĩnh Phú, bao gồm 4 phường: Đống Đa, Liên Bảo, Ngô Quyền và Tích Sơn. Tuy nhiên, thị xã không phải là tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phú, mà tỉnh lỵ là thành phố Việt Trì.
Năm 1977, sáp nhập 2 xã Định Trung và Khai Quang thuộc huyện Tam Dương và thị trấn Tam Đảo vào thị xã Vĩnh Yên.
Ngày 26 tháng 11 năm 1996, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập từ tỉnh Vĩnh Phú và thị xã Vĩnh Yên trở lại là tỉnh lỵ tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngày 18 tháng 8 năm 1999, Chính phủ ra Nghị định điều chỉnh địa giới, mở rộng thị xã Vĩnh Yên như sau:
Sáp nhập thôn Lai Sơn (xã Thanh Vân, huyện Tam Dương), khu đồi Son (xã Vân Hội, huyện Tam Dương), thôn Lạc Ý (xã Đồng Cương, huyện Yên Lạc) vào thị trấn Tam Dương.
Sáp nhập thị trấn Tam Dương (thuộc huyện Tam Dương) vào thị xã Vĩnh Yên; trên cơ sở diện tích và dân số thị trấn Tam Dương, chia thị trấn Tam Dương thành 2 phường: Đồng Tâm và Hội Hợp.
Thành lập xã Thanh Trù trên cơ sở diện tích và dân số hai thôn Vị Thanh, Vị Trù (xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên tách ra).
Sáp nhập xã Thanh Trù vào thị xã Vĩnh Yên.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thị xã Vĩnh Yên có 5.079,27 ha diện tích tự nhiên và 65.727 nhân khẩu, gồm 10 đơn vị hành chính trực thuộc là các phường: Ngô Quyền, Đống Đa, Liên Bảo, Tích Sơn, Đồng Tâm, Hội Hợp, các xã: Định Trung, Khai Quang, Thanh Trù và thị trấn Tam Đảo.
Ngày 9 tháng 12 năm 2003, thị trấn Tam Đảo được tách khỏi thị xã Vĩnh Yên để sáp nhập vào huyện Tam Đảo mới tái lập. Sau lần điều chỉnh địa giới hành chính này, diện tích tự nhiên thị xã Vĩnh Yên là 50,08 km², dân số trên 100.000 người.
Ngày 23 tháng 11 năm 2004, chuyển xã Khai Quang thành phường Khai Quang.
Tháng 12 năm 2004, thị xã Vĩnh Yên được công nhận là đô thị loại III.
Ngày 1 tháng 12 năm 2006, chuyển thị xã Vĩnh Yên thành thành phố thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Thành phố Vĩnh Yên có 7 phường: Đống Đa, Đồng Tâm, Hội Hợp, Khai Quang, Liên Bảo, Ngô Quyền, Tích Sơn và 2 xã: Định Trung, Khai Quang.
Ngày 23 tháng 10 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định công nhận
thành phố Vĩnh Yên là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngày 10 tháng 4 năm 2023, chuyển xã Định Trung thành phường Định Trung.
Thành phố Vĩnh Yên có 8 phường và 1 xã như hiện nay.
Khí hậu
Kinh tế
Với quyết tâm xây dựng thành phố Vĩnh Yên hiện đại, là nơi hội tụ - phồn vinh, kể từ ngày tái lập tỉnh (1997) thành phố đã duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, vững chắc; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh dịch vụ - thương mại; giảm tỷ trọng nông nghiệp và phát triển bền vững. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 21,89%. Đến năm 2010, tỷ trọng công nghiệp chiếm 52,42% (năm 2013 còn 43,2%), thương mại - dịch vụ chiếm 45,11% (năm 2013 tăng lên 55,1%), nông - lâm - thủy sản chiếm 2,47% (năm 2013 giảm còn 1,7%); GDP bình quân đầu người ước đạt 2.914 USD (năm 2013 đạt gần 4.100 USD); thu ngân sách Nhà nước năm 2013 đạt trên 1.900 tỷ đồng. Giá trị sản xuất giá cố định năm 2013 đạt 10.590,89 tỷ đồng, tăng 14,39% so với năm 2012. Cùng với sự phát triển của các khu công nghiệp, thành phố đã tập trung phát triển các cụm kinh tế nằm ở các xã, phường Tích Sơn, Đồng Tâm, Hội Hợp phục vụ cho các dự án có quy mô vừa và nhỏ.vvv
Tổng giá trị sản xuất tăng 17,7%; giá trị gia tăng tăng 18,4% so với cùng kỳ. Trong đó: Dịch vụ tăng 23,2%; Công nghiệp - Xây dựng tăng 13,8%; Nông - lâm nghiệp, thủy sản tăng 2,9% so cùng kỳ. GrDP đạt 4.019 USD/ng. Thu ngân sách 2.200 tỷ đồng.
Hiện thành phố có khu công nghiệp (KCN) Khai Quang và cụm công nghiệp Lai Sơn. KCN Khai Quang với quy mô diện tích 262 ha đã đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy và mở rộng thêm. KCN bao gồm các xí nghiệp sản xuất dệt may; cơ khí chính xác; điện tử; điện lạnh; thiết bị; phụ tùng xe máy, ô tô; khuôn kim loại và phi kim...
Bên cạnh đó, hoạt động thương mại đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, đầu tư xây dựng cải tạo các chợ trung tâm thành phố, nâng cấp, hệ thống cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư vào các dự án lớn như: Khu du lịch sinh thái cao cấp Sông Hồng - Thủ Đô, Khu dịch vụ Trại Ổi, khu vui chơi giải trí Nam đầm Vạc, khu đô thị chùa Hà Tiên, khu đô thị Nam Đầm Vạc, khu đô thị Vinaconex Xuân Mai, khu đô thị Phúc Sơn Luxury Villas, khu du lịch Bắc đầm Vạc…
Giao thông
Giao thông đối ngoại
+ Những năm gần đây, sự hình thành và phát triển các tuyến hành lang kinh tế quốc tế và quốc gia liên quan đến Vĩnh Phúc đã đưa Thành phố xích gần hơn với các trung tâm kinh tế,công nghiệp và những Thành phố lớn của đất nước như: hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc.
+ Thành phố là nơi tập trung các đầu mối giao thông: Quốc lộ số 2 (nối với các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang) và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai; là cầu nối giữa vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TDMNPB) với thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường Quốc lộ số 5 thông với cảng biển Hải Phòng và trục hành lang kinh tế đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh).
+ Đường vành đai 5 của chùm đô thị Hà Nội nối Vĩnh Yên với Sơn Tây - Xuân Mai - Hoà Lạc đi về phía Nam theo đường Hồ Chí Minh và đi Sông Công - Bắc Giang, Phả Lại, Hải Dương, Hưng Yên...
+ Thành phố có tuyến cao tốc qua sân bay Quốc tế Nội Bài ra cảng nước sâu Cái Lân. Sân bay Quốc tế Nội Bài cách Vĩnh Yên 25 km rất thuận lợi.
+ Thành phố có tuyến đường sắt Vĩnh Yên – Lào Cai; Vĩnh Yên – Hà Nội; Vĩnh Yên – Đông Anh – Thái Nguyên đi qua, tương lai sẽ kết nối với hệ thống đường xuyên Á.
Giao thông đối nội
Các tuyến Quốc lộ 2A, 2B, 2C, đường vành đai nối, Vĩnh Yên - Yên Lạc nối trung tâm thành phố với các huyện thị trong tỉnh tạo nên một hệ thống giao thông liên hoàn thông suốt.
Các tuyến xe bus 01, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09 đi các huyện, thị, thành trong tỉnh.
Du lịch
Vĩnh Yên nằm trên tuyến du lịch quốc gia và quốc tế: Hà Nội - Đền Hùng - Sa Pa - Côn Minh.
Từ Vĩnh Yên cũng có thể qua Sơn Tây - Ba Vì - Làng văn hoá dân tộc và khu di tích Chùa Hương.
Y tế
Trong những năm qua, hệ thống cơ sở hạ tầng y tế trên địa bàn thành phố luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành trong tỉnh cũng như thành phố để cải tạo, nâng cấp trang thiết bị và đầu tư xây dựng mới. Do vậy, đến nay hầu hết các cơ sở y tế có chất lượng kiên cố và đều trong tình trạng hoạt động tốt, đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh cũng như của khu vực.
Các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố hiện nay bao gồm:
- Các cơ sở y tế tuyến khu vực, ngành, bao gồm: Bệnh xá Công an tỉnh, bệnh viện Quân y 109 với tổng số 217 giường.
- Các cơ sở y tế tuyến tỉnh như: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản - Nhi, Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng, với tổng số 1.030 giường.
- Các cơ sở y tế tuyến Thành phố: Bệnh viện Đa khoa Tp.Vĩnh Yên, với tổng số 90 giường; Bệnh viện Tâm thần; Bệnh viện Y học cổ truyền.
- Ngoài ra còn có Y tế tuyến phường, xã và các cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập khác như Bệnh viện hữu nghị Lạc Việt, Y cao Hà Nội.....
Tổng số giường bệnh toàn thành phố là 1.657 giường. Trong đó, tổng số giường bệnh phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh khu vực nội thành thành phố là 535 giường (chiếm 40% tổng số giường bệnh toàn thành phố)
Giáo dục
Các trường đại học, cao đẳng, TCCN
Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải.
Học viện Kỹ thuật quân sự
Trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp
Trường Hạ sĩ quan Tăng - Thiết giáp
Cao đẳng Vĩnh Phúc
Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc
Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Vĩnh Phúc
Trung cấp Y tế Vĩnh Phúc
Các trường THPT, TT GDTX
THPT chuyên Vĩnh Phúc
THPT Trần Phú
THPT Vĩnh Yên
THPT Liên Bảo(THPT Dân lập Vĩnh Yên)
THPT Kim Ngọc
THPT Nguyễn Thái Học
Đặc sản
Tép dầu đầm Vạc
Đầm Vạc, nơi sản sinh ra loại tép được tán tụng "Cỗ chín lợn, mười trâu/ Cũng không bằng tép dầu Đầm Vạc". Đầm Vạc là một đầm nước tự nhiên rất lớn nằm ở trung tâm Thành phố Vĩnh Yên. Diện tích mặt nước đầm rộng gần 500ha, đáy sâu nhất 4,5m, trung bình 3,8m. Đầm Vạc là nơi cung cấp một lượng lớn hải sản cho người dân Vĩnh Yên và quanh vùng, trong đó có món tép dầu, có người viết là "giầu", và giải thích rằng tép giầu đầm Vạc khi rán và kho khô nó có màu sắc và hình dáng giống cái bã giầu - bã trầu, các bà các chị ở nông thôn sau khi ăn giầu vứt bỏ.
Con tép dầu đầm Vạc có chiều dài của từ 5 –7 cm, chiều ngang chừng 1 cm. Mùa thu hoạch tép dầu từ tháng 8 – 10, khi đó, bụng tép chứa đầy trứng nên ăn rất ngon. Tép dầu đầm Vạc xương ít và mềm, rán ăn ròn tan, béo ngậy, kho tương vừa ngọt vừa bùi. Các cụ ngày xưa đã có câu ca để tán tụng về món ăn dân dã này, rằng "đặc sản tép dầu đầm Vạc" còn ngon hơn cả thịt trâu, thịt lợn.
Di tích
Trên địa bàn thành phố hiện có 82 công trình di tích (khu vực nội thành có 65 công trình; khu vực ngoại thành có 17 công trình).
- Số công trình di tích được công nhận cấp Quốc gia: 02 công trình, trong đó khu vực nội thành có 02 công trình (Đình Đông Đạo – Phường Đồng Tâm, Chùa Tích Sơn – P. Tích Sơn).
- Số công trình di tích được công nhận cấp tỉnh: 28 công trình, trong đó khu vực nội thành có tổng số 17 công trình; khu vực ngoại thành có tổng số 11 công trình.
Các công trình lịch sử, văn hóa hiện có trên địa bàn thành phố gắn với di tích lịch sử, mang những nét văn hóa đặc sắc, góp phần thúc đẩy phát triển các loại hình du lịch trên địa bàn thành phố như: tham quan, tìm hiểu lịch sử cách mạng của dân tộc hoặc du lịch tâm linh, v.v... đồng thời đây cũng chính là nguồn cổ vũ tinh thần to lớn đối với của nhân dân thành phố nói riêng và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc nói chung trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố theo hướng hiện đại, bền vững nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. Có thể kể đến như Chùa Hà Tiên ở xã Định Trung là một trong những trung tâm phật giáo lớn thời Lý, Trần. Đây cũng là di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh khi người về thăm tỉnh Vĩnh Phúc, đến thưởng ngoạn thắng cảnh chùa Hà Tiên ngày 25/1/1963.
Chú thích
Vĩnh Yên
Đô thị Việt Nam loại II |
Dấu đô la ($) là dấu dùng trong một số đơn vị tiền tệ bằng đô la, như Đô la Mỹ, Đô la Canada, và Peso,...
Có nhiều huyền thoại về nguồn gốc của dấu "$" để chỉ đồng đô la. Vì đô la thoạt tiên là đồng 8 real của Tây Ban Nha, có người cho rằng hình chữ 'S' có nguồn từ số "8" được viết trên đồng tiền này. Giải thích được nhiều người chấp nhận nhất là dấu "$" được bắt nguồn từ chữ "PS" (cho "peso" hay "piastre") được viết trên nhau trong tiếng Tây Ban Nha. Về sau, chữ "P" biến thành một dấu gạch thẳng đứng (|) vì vòng cong đã biến vào trong vòng cong của chữ "S". Giải thích này được ủng hộ khi khám xét vào tài liệu cũ. Dấu "$" đã được sử dụng trước khi tiền đô la Tây Ban Nha đã được dùng làm tiền tệ chính thức trong năm 1785.
Ký hiệu đô la đôi khi còn được viết với hai dấu gạch thẳng đứng. Có lẽ đây chỉ là thói quen viết ba nét để viết dấu hiệu cũ: một nét cho chữ "S", một nét cho đường gạch đứng, và nét cuối cho đường cong trong chữ "P". Những người viết nhanh không chú ý đến việc viết một chữ "P" cho đúng cho nên tiện tay viết một dấu gạch nữa.
Có một số giải thích khác cho dấu gạch thứ hai – có người cho rằng dấu "$" xuất thân từ hai chữ "U" và "S" viết chồng trên nhau (vòng cong của chữ "U" cùng nét với vòng cong ở dưới chữ "S"), cũng có người cho rằng hai đường gạch tượng trưng cho hai cây cột trụ trong Đền thờ Solomon tại Jerusalem. Hai giải thích này không có chứng cớ vì cách viết này đã có trước khi nước Hoa Kỳ (viết tắt tiếng Anh là "US") được thành lập, hay vì không có bằng chứng trong lịch sử đồng Tây Ban Nha. |
Việt Trì là thành phố tỉnh lỵ tỉnh Phú Thọ, Việt Nam. Thành phố Việt Trì là đô thị trung tâm của các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ và là một trong 22 đô thị loại I của Việt Nam. Việt Trì là trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa, khoa học kĩ thuật của tỉnh Phú Thọ, có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh và là đô thị động lực trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ và cả vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
Được xem là đất phát tích, kinh đô đầu tiên của dân tộc Việt Nam, Việt Trì là thành phố du lịch về với cội nguồn dân tộc Việt Nam, nơi có kinh đô Văn Lang - kinh đô đầu tiên của người Việt, quê hương đất tổ vua Hùng. Nơi đây còn là thành phố công nghiệp, công nghệ kỹ thuật cao. Đây cũng là cửa ngõ vùng Tây Bắc, đầu mối giao thông nối giữa các tỉnh trung du và miền núi phía bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, nằm trên hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc).
Thành phố Việt Trì được biết đến là thành phố công nghiệp đầu tiên ở miền Bắc Xã hội chủ nghĩa với các ngành dệt, giấy, hóa chất, sứ,... và còn được gọi là thành phố ngã ba sông vì nằm gần nơi hợp lưu của sông Thao, sông Lô và sông Đà thành sông Hồng.
Hiện nay, thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị, hành chính và kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Thọ và trung tâm của liên tỉnh phía bắc. Việt Trì được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư để trở thành một trong những đô thị lớn nhất Việt Nam. Ngày 10/3 âm lịch hàng năm, vào dịp Giỗ tổ Hùng Vương, hàng triệu người dân từ khắp cả nước lại nô nức về núi Nghĩa Lĩnh nằm tại địa phận thôn Cổ Tích - xã Hy Cương - Việt Trì để thăm viếng tổ tiên.
Lịch sử
Việt Trì là vùng đất nằm ở vị trí chuyển tiếp từ địa hình đồi núi sang địa hình đồng bằng, đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng. Từ trung tâm thành phố nhìn về phía tây nam là núi Ba Vì, phía Đông Bắc là dãy núi Tam Đảo. Ở phía tây tây bắc thành phố là núi Nghĩa Lĩnh, nơi có đền thờ các vua Hùng. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, vùng đất Việt Trì đã nhiều lần thay đổi ranh giới hành chính và sự phân cấp quản lý hành chính.
Vào thời đại Hùng Vương, vùng Việt Trì - Bạch Hạc là trung tâm chính trị - kinh tế và được coi là kinh đô của Nhà nước Văn Lang.
Dưới thời thuộc Hán, vùng Việt Trì thuộc về huyện Mê Linh, quận Giao Chỉ.
Thời Tam Quốc - Lưỡng Tấn và thời nhà Tuỳ (thế kỷ III đến thế kỷ VI) thuộc huyện Gia Ninh, quận Tân Xương.
Đời nhà Đường, vùng Việt Trì thuộc huyện Thừa Hóa, quận Phong Châu;
Thời Loạn 12 sứ quân (944-967), Việt Trì nằm trong khu vực chiếm giữ của sứ quân Kiều Công Hãn.
Thời Lý - Trần, Việt Trì thuộc về châu Thao Giang, lộ Tam Giang.
Thời nhà Lê, Việt Trì là một thôn thuộc xã Bạch Hạc, phủ Tam Đới (Tam Đái), trấn Sơn Tây.
Đầu thời Nguyễn, địa giới Việt Trì cơ bản vẫn giữ như thời Hậu Lê.
Năm 1832, vua Minh Mạng tiến hành cải cách hành chính, đổi tất cả các trấn trong cả nước thành tỉnh. Thôn Việt Trì thuộc về phường Bạch Hạc, phủ Vĩnh Tường, phủ Tam Đái; sau đổi thành phủ Vĩnh Tường, tỉnh Sơn Tây.
Sau khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp xáo trộn lại các đơn vị hành chính cũ, lập ra những tỉnh mới nhỏ hơn trước để dễ quản lý và đàn áp. Việt Trì tách khỏi xã Bạch Hạc, trở thành một làng trong tổng Lâu Thượng, huyện Hạc Trì; còn xã Bạch Hạc vẫn nằm trong huyện Bạch Hạc, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên.
Nhận rõ Việt Trì là cửa ngõ án ngữ các tuyến đường giao thông thủy, bộ ở phía Bắc Việt Nam, không chỉ có vị trí quan trọng về mặt kinh tế mà còn là tiền đồn trọng điểm về quân sự, ngày 22 tháng 10 năm 1907, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập thị trấn Việt Trì và đặt trung tâm huyện lỵ Hạc Trì tại đây.
Cách mạng tháng 8-1945 thành công, Việt Trì thuộc liên xã Sông Lô bao gồm các xã: Lâu Hạ, Hạ Giáp, Thuần Lương, Việt Trì làng và Việt Trì phố.
Tháng 2 năm 1945, thị trấn Việt Trì được tái lập gồm ba khu phố: Thuần Lương, Việt Hưng và Việt Lợi.
Ngày 7 tháng 6 năm 1957, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định cho sáp nhập thị trấn Bạch Hạc thuộc huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc về thị trấn Việt Trì và chuyển thành thị xã Việt Trì.
Ngày 2 tháng 1 năm 1960, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 003-TTg sáp nhập ba xã: Chính Nghĩa, Sông Lô, Trưng Vương của huyện Hạc Trì vào thị xã Việt Trì.
Ngày 4 tháng 6 năm 1962, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 65-CP thành lập thành phố Việt Trì trực thuộc tỉnh Phú Thọ trên cơ sở thị xã Việt Trì và 4 xã: Lâu Thượng, Minh Khai, Minh Phương (trừ xóm Minh Phú), Tân Dân thuộc huyện Hạc Trì. Cũng trong năm này, Chính phủ ra quyết định giải thể huyện Hạc Trì, chuyển 2 xã: Hùng Thao (nay là xã Cao Xá) và xã Thống Nhất (nay là xã Thụy Vân) nhập vào huyện Lâm Thao, những xã còn lại nhập vào Thành phố Việt Trì; xã Chính Nghĩa đổi tên thành xã Tiên Cát; xã Minh Khai đổi tên thành xã Minh Nông.
Cũng trong ngày ngày 26 tháng 1 năm 1968, Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Nghị quyết số 504-NQ/TVQH tiến hành hợp nhất hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc thành tỉnh Vĩnh Phú. Thành phố Việt Trì trở thành tỉnh lỵ của Vĩnh Phú. Sau năm 1975; thành phố Việt Trì có 4 phường: Tân Dân, Thanh Miếu, Tiên Cát, Vân Cơ, thị trấn Bạch Hạc và 6 xã: Quất Thượng, Sông Lô, Minh Phương, Dữu Lâu, Lâu Thượng, Minh Nông.
Ngày 27 tháng 6 năm 1977, hợp nhất ba xã Quất Thượng, Lâu Thượng và Sông Lô thành xã Trưng Vương.
Ngày 5 tháng 7 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phú. Các xã Vân Phú, Phượng Lâu của huyện Phù Ninh, xã Thụy Vân của huyện Lâm Thao, thôn Mộ Chu Hạ, thôn Lang Đài của xã Bồ Sao, huyện Vĩnh Tường sáp nhập về thành phố Việt Trì (trong đó, các thôn Mộ Chu Hạ, Lang Đài được sáp nhập vào thị trấn Bạch Hạc).
Ngày 13 tháng 1 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định phân vạch địa giới xã, phường của Thành phố Việt Trì. Theo đó, giải thể thị trấn Bạch Hạc để thành lập phường Bạch Hạc; đồng thời chia lại các phường cũ, lập các phường mới: chia phường Thanh Miếu thành 2 phường: Thanh Miếu và Thọ Sơn; chia phường Vân Cơ thành 3 phường: Gia Cẩm, Nông Trang, Vân Cơ.
Ngày 11 tháng 10 năm 1986, chia xã Trưng Vương thành 2 xã Sông Lô và Trưng Vương. Đến thời điểm này, thành phố Việt Trì gồm 8 phường: Bạch Hạc, Thanh Miếu, Thọ Sơn, Tiên Cát, Gia Cẩm, Nông Trang, Vân Cơ, Tân Dân và 8 xã: Dữu Lâu, Minh Phương, Minh Nông, Vân Phú, Sông Lô,Trưng Vương, Phượng Lâu, Thụy Vân.
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội khoá IX ra Nghị quyết tách tỉnh Vĩnh Phú thành 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ, thành phố Việt Trì tiếp tục là trung tâm chính trị- kinh tế- văn hoá của tỉnh Phú Thọ.
Ngày 8 tháng 4 năm 2002, Chính phủ ra Nghị định số 39/2002/NĐ-CP, thành lập phường Dữu Lâu (trên cơ sở giải thể xã Dữu Lâu) và phường Bến Gót (tách ra từ phường Thanh Miếu) thuộc thành phố Việt Trì.
Ngày 14 tháng 10 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 180/QĐ-TTg công nhận thành phố Việt Trì là đô thị loại 2.
Đến cuối năm 2005, thành phố Việt Trì có 16 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 10 phường: Bạch Hạc, Bến Gót, Dữu Lâu, Gia Cẩm, Nông Trang, Tân Dân, Thanh Miếu, Thọ Sơn, Tiên Cát, Vân Cơ và 6 xã: Minh Nông, Minh Phương, Phượng Lâu, Sông Lô, Thụy Vân, Trưng Vương, Vân Phú.
Ngày 10 tháng 11 năm 2006, chuyển 3 xã: Chu Hóa, Hy Cương, Thanh Đình của huyện Lâm Thao và 2 xã: Hùng Lô, Kim Đức của huyện Phù Ninh về thành phố Việt Trì quản lý.
Ngày 1 tháng 7 năm 2008, chuyển toàn bộ diện tích và dân số của xã Tân Đức thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây về thành phố Việt Trì quản lý theo Nghị quyết số 14/2008/QH12 của Quốc hội.
Ngày 5 tháng 5 năm 2010, thành lập 3 phường: Minh Nông, Minh Phương và Vân Phú trên cơ sở 3 xã có tên tương ứng.
Ngày 4 tháng 5 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định công nhận thành phố Việt Trì là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Phú Thọ.
Ngày 1 tháng 1 năm 2020, sáp nhập xã Tân Đức vào phường Minh Nông.
Thành phố Việt Trì có 22 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 13 phường và 9 xã như hiện nay.
Địa lý
Vị trí địa lý
Thành phố Việt Trì nằm ở phía đông của tỉnh Phú Thọ, nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 70 km về phía tây bắc, cách cửa khẩu quốc tế Lào Cai khoảng 350 km về phía đông, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 140 km về phía tây bắc, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp huyện Vĩnh Tường và huyện Lập Thạch thuộc tỉnh Vĩnh Phúc
Phía tây giáp huyện Lâm Thao
Phía nam giáp huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
Phía bắc giáp huyện Phù Ninh và huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
Các điểm cực của thành phố là:
Cực Bắc: Xóm Dầm, xã Kim Đức.
Cực Tây: Xóm Vàng, xã Chu Hóa.
Cực Nam: Khu Mộ Chu Hạ, Phường Bạch Hạc.
Cực Đông: Xóm Vinh Quang, xã Sông Lô.
Khí hậu
Thành phố Việt Trì nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, có một mùa đông lạnh sâu sắc với trên ba tháng nhiệt độ xuống dưới 18 độ C, nét đặc trưng của Miền Bắc Việt Nam.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 độ C.
Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.600 đến 1.800 mm.
Độ ẩm trung bình trong năm tương đối lớn, khoảng 85 – 87%.
Hành chính
Thành phố Việt Trì có 22 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 13 phường: Bạch Hạc, Bến Gót, Dữu Lâu, Gia Cẩm, Minh Nông, Minh Phương, Nông Trang, Tân Dân, Thanh Miếu, Thọ Sơn, Tiên Cát, Vân Cơ, Vân Phú và 9 xã: Chu Hóa, Hùng Lô, Hy Cương, Kim Đức, Phượng Lâu, Sông Lô, Thanh Đình, Thụy Vân, Trưng Vương.
Kinh tế - xã hội
Kinh tế
Việt Trì là thành phố công nghiệp đầu tiên của miền Bắc Việt Nam. Thành phố có nhiều tiềm năng phát triển công, nông, thương nghiệp và dịch vụ. Các ngành công nghiệp phát triển gồm có: hóa chất, giấy, may mặc,...
Trên địa bàn thành phố tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp, công ty có quy mô sản xuất công nghiệp với tỷ trọng lớn, hằng năm đóng góp một lượng lớn nguồn ngân sách của tỉnh và giải quyết việc làm cho nhiều lao động cũng như một số khu đô thị mới như: Minh Phương, Bắc Việt Trì, Nam Việt Trì, Tây Nam Việt Trì, Minh Phương - Thụy Vân, khu đô thị Nam Đồng Mạ, Vườn đồi Ong Vàng, Trầm Sào, Nam Đồng Lạc Ngàn, Hòa Phong,...
Các khu, cụm công nghiệp tại Việt Trì
Khu công nghiệp Thụy Vân
Cụm công nghiệp Bạch Hạc
Cụm công nghiệp nam Việt Trì
Cụm công nghiệp làng nghề Phượng Lâu I
Cụm công nghiệp làng nghề Phượng Lâu II.
An ninh quốc phòng
Bộ tư lệnh Quân khu 2 đóng tại thành phố Việt Trì có nhiệm vụ tổ chức, xây dựng, quản lý và chỉ huy quân đội chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ vùng Tây Bắc Việt Nam và bảo vệ thủ đô Hà Nội từ phía tây và tây bắc. Quân khu bao gồm 9 tỉnh: Vĩnh Phúc (vùng đồng bằng sông Hồng), Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang (vùng Đông Bắc Bộ), Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu (vùng Tây Bắc Bộ) là một trong 7 quân khu trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Xã hội
Giáo dục
Các trường tiểu học:
Trường TH Thống Nhất
Trường TH Vân Cơ
Trường TH Thọ Sơn: Đường Hai Bà Trưng, phường Thọ Sơn
Trường TH Đinh Tiên Hoàng: Khu 6B, phường Nông Trang
Trường TH Gia Cẩm: Phường Gia Cẩm
Trung tâm BTTEMCTT Việt Trì
Trường TH Bạch Hạc
Trường TH Chính Nghĩa
Trường TH Chu Hóa
Trường TH Dữu Lâu
Trường TH Hòa Bình
Trường TH Hy Cương
Trường TH Kim Đức
Trường TH Minh Nông
Trường TH Minh Phương
Trường TH Phượng Lâu
Trường TH Sông Lô
Trường TH Tân Dân
Trường TH Tân Đức
Trường TH Thanh Miếu
Trường TH Thanh Đình
Trường TH Thụy Vân
Trường TH Tiên Cát
Trường TH Tiên Dung
Trường TH Trưng Vương
Trường TH Vân Phú
Trường TH Hùng Lô
Các trường Trung học cơ sở:
Trường THCS Vân Cơ
Trường THCS Gia Cẩm
Trường THCS Văn Lang
Trường THCS Lý Tự Trọng
Trường THCS Tân Dân
Trường THCS Tiên Cát
Trường THCS Thọ Sơn
Trường THCS Nông Trang
Trường THCS Dữu Lâu
Trường THCS Minh Phương
Trường THCS Hạc Trì
Trường THCS Vân Phú-Manduk
Trường THCS Bạch Hạc
Trường THCS Thụy Vân
Trường THCS Trưng Vương
Trường THCS Thanh Đình
Trường THCS Chu Hoá
Trường THCS Kim Đức
Trường THCS Phượng Lâu
Trường THCS Hùng Lô
Trường THCS Sông Lô
Trường THCS Hy Cương
Trường THCS Tân Đức
Các trường Trường THCS Phổ thông liên cấp Chất lượng cao:
Trường Phổ thông Liên cấp Hùng Vương: Phường Nông Trang.
Các trường trung học phổ thông tại Việt Trì:
Trường THPT Chuyên Hùng Vương: Xã Trưng Vương, phường Thanh Miếu, Việt Trì, Phú Thọ
Trường THPT Việt Trì: Đường Lê Quý Đôn, phường Gia Cẩm
Trường THPT Công nghiệp Việt Trì: Khu đô thị Nam Đồng Mạ, phường Thanh Miếu
Trường THPT Kỹ thuật Việt Trì: Đường Hùng Vương, phường Vân Phú
Trường PT Herman Gmeiner: Đường Châu Phong, phường Dữu Lâu
Trường THPT Dân lập Nguyễn Tất Thành: Đường Nguyễn Tất Thành, phường Gia Cẩm
Trường THPT Dân Lập Vũ Thê Lang: Đường Châu Phong, phường Tân Dân
Trường THPT Dân Lập Trần Phú: Đường Lý Tự Trọng, phường Thanh Miếu.
Trường THPT Chất lượng cao Văn Lang: Đường Hùng Vương, phường Gia Cẩm.
Trường THPT Chất lượng cao Hùng Vương: phường Nông Trang.
Các trường trung cấp:
Trường Trung cấp nghề và công nghệ vận tải Phú Thọ: Đường Trần Nguyên Hãn, phường Thanh Miếu
Trường Trung cấp Nghiệp vụ sông Hồng: Đường Vũ Duệ, phường Nông Trang
Trường Trung cấp Nghề HERMAN GMEINER: KĐT Vườn đồi Ong Vàng, phường Dữu Lâu.
Các trường cao đẳng:
Trường Cao đẳng Công nghiệp thực phẩm: Đường Nguyễn Tất Thành, phường Tân Dân
Trường Cao đẳng Y Dược Fushico: Đường Hùng Vương, phường Gia Cẩm
Trường Cao đẳng Nghề Phú Thọ: Đường Hùng Vương, phường Vân Phú
Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Phú Thọ: Đường Nguyễn Tất Thành, phường Thọ Sơn
Trường Cao đẳng nghề số 02 - BQP cơ sở 2 (Khoa CNTT): Đường Hùng Vương, phường Gia Cẩm.
Các trường đại học:
Trường Đại học Hùng Vương: Cơ sở 1, đường Nguyễn Tất Thành, phường Nông Trang
Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì: Cơ sở 2, đường Tiên Sơn, phường Tiên Cát
Trường Đại học Dự bị dân tộc Trung ương: Số 19, đường Trần Phú, phường Tân Dân.
Y tế
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ: Đường Nguyễn Tất Thành, phường Tân Dân
Bệnh viện Xây dựng Việt Trì: Đường Long Châu Sa, phường Thọ Sơn
Bệnh viện Y học cổ truyền và phục hồi chức năng tỉnh Phú Thọ: Đường Trần Phú, phường Gia Cẩm
Bệnh viện Mắt: Phố Ẩm Thực, Đường Nguyễn Du, phường Nông Trang
Bệnh viên Công An tỉnh Phú Thọ: Đường Trần Phú, phường Dữu Lâu
Bệnh viện Nhi (đang xây): Xã Phượng Lâu
Bệnh viện Sản nhi tỉnh Phú Thọ: Đường Nguyễn Tất Thành, phường Nông Trang.
Bệnh viện Đa khoa Việt Đức: Đường Phù Đổng, xã Phượng Lâu.
Dân số
Thành phố Việt Trì hiện nay có 11.175,11 ha diện tích tự nhiên và có dân số năm 2019 là 214.777 người.
Giao thông
Việt Trì với vai trò là thành phố công nghiệp, vị trí là thành phố ngã ba sông và đang phấn đấu trở thành thành phố lễ hội về với cội nguồn nên trong những năm gần đây cơ sở hạ tầng của thành phố được đầu tư xây dựng khá đồng bộ. Nhiều tuyến đường được đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây mới theo đúng tiêu chuẩn đường nội thị đảm bảo giao thông luôn được thông suốt. Việc vận chuyển hàng hoá thuận lợi trên cả đường ôtô, đường sắt, đường sông,...
Thành phố Việt Trì có các hệ thống cảng sông: Cảng Bạch Hạc (Phường Bạch Hạc), Cảng Việt Trì (Phường Bến Gót), Cảng Dữu Lâu (Phường Dữu Lâu).
Thành phố Việt Trì có quốc lộ 2 nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc, đồng thời còn có tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua nơi này, tuyến đường cao tốc Lào Cai Nội Bài cách không xa địa phận thành phố.
Các cây cầu: trong nội thị có cầu Việt Trì và cầu Hạc Trì, ngoài ra còn có cầu Văn Lang (nối với huyện Ba Vì).
Các tuyến đường chính ở Việt Trì
Đại lộ Hùng Vương: là con đường dài và đẹp nhất thành phố Việt Trì, đây là đường quốc lộ 2 với tên đường giống thành phố Cam Ranh và thành phố Thanh Hóa, bắt từ cầu Việt Trì tới ngã ba Đền Hùng rẽ vào tới cổng chính Đền Hùng với tổng chiều dài là 19,7 km, ở giữa là dải phân cách có hệ thống đèn cao áp và đèn trang trí cùng với rất nhiều các biển quảng cáo, các pa-nô, áp phích tạo nên sự rực rỡ cho con đường về đêm.
Đường Nguyễn Tất Thành: có điểm đầu giao với đường Hùng Vương tại ngã năm phường Bến Gót đến cổng chính Đền Hùng, chiều dài toàn tuyến là 15.5 km. Hầu hết các cơ quan của tỉnh Phú Thọ nằm trên con đường này.
Đường Âu Cơ: đây nguyên là đường đê Sông Lô, phần lớn chạy qua xã Sông Lô, xã Trưng Vương, P. Dữu Lâu, xã Phượng Lâu, xã Hùng Lô. Điểm đầu nối với đường Hùng Vương ở địa phận xã Sông Lô - cách cầu Việt Trì 300m, điểm cuối là cổng chợ Xốm - xã Hùng Lô, tổng chiều dài 17,1 km.
Đường Lạc Long Quân: dài 16,5 km, nguyên đây là 2/3 của đường Sông Thao cũ, bắt đầu từ cầu Việt Trì (xã Sông Lô) đến ngã ba chợ Nú (P. Minh Nông) rẽ lên đê sông Thao đến hết xã Thụy Vân, ranh giới thành phố Việt Trì với huyện Lâm Thao.
Đường Nguyệt Cư : dài 2 km, đây là 1/3 của đường Sông Thao cũ, bắt đầu từ ngã ba chợ Nú (P. Minh Nông) từ đường Lạc Long Quân đến ngã ba Vân Cơ (P. Vân Cơ) nối với đường Hùng Vương.
Đường Tiên Dung: là tuyến đường nối từ đường Trần Phú, trước cổng Bảo tàng Hùng Vương đến đường Hai Bà Trưng, đây là con đường chạy ven công viên Văn Lang - điểm nhấn của thành phố Việt Trì. Con đường này nằm trên địa bàn P.Tiên Cát.
Đường Trần Nguyên Hãn: kéo dài từ đường Lạc Long Quân đến đường Vũ Thê Lang, nằm trên địa bàn hai phường là Thanh Miếu và Bến Gót.
Đường Mai An Tiêm: kéo dài từ đường Nguyễn Tất Thành đến đường Thiều Hoa.
Đường Hai Bà Trưng: nối từ đường Lạc Long Quân đến đường Nguyễn Tất Thành và sẽ nối với đường Vũ Thê Lang, đây là con đường nằm trên địa bàn P.Thọ Sơn và xã Trưng Vương.
Đường Trần Phú: là con đường nối từ đường Lạc Long Quân đến đường Âu Cơ tại bến phà Đức Bác (P. Dữu Lâu) với tổng chiều dài là 6 km. Con đường này chạy qua các phường Tiên Cát, Gia Cẩm, Tân Dân và Dữu Lâu.
Đường Châu Phong: nối từ đường Hùng Vương đến đường Trần Phú với tổng chiều dài khoảng 3,5 km, đi qua các phường Gia Cẩm, Tân Dân.
Đường Quang Trung (trước đây là đường Hòa Phong): nối từ đường Hùng Vương đến đường Trần Phú với tổng chiều dài 2 km. Điều đặc sắc của con đường này là ở giữa có dải phân cách rộng, có đường dạo, con đường này chạy qua các phường là Gia Cẩm, Nông Trang, Tân Dân và Dữu Lâu. Nhưng không hiểu thành phố thế nào mà lại đổi tên thành đường Quang Trung, khi mà tên con đường này đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Trì, trong khi hàng quán ở đây vẫn lấy tên Hoà Phong.
Đường Nguyễn Du: nối từ đường Hùng Vương đến đường Trần Phú, đi qua các phường là Nông Trang, Tân Dân và Dữu Lâu.
Đường Đại Nải: nối từ đường Hùng Vương đến hết khu đô thị Minh Phương, trên con đường này có điểm nhấn là Nhà máy Dệt Vĩnh Phú rất nổi tiếng.
Đường Vũ Thê Lang: bắt đầu từ đường Trần Phú đến đường Nguyễn Tất Thành, con đường này có hình vòng cung dài 5 km đi qua các phường xã là Dữu Lâu, Trưng Vương, Thanh Miếu, Sông Lô, Bến Gót.
Đường Tản Viên: nối từ đường Hùng Vương đến đường Âu Cơ đi qua các phường Vân Cơ, Dữu Lâu.
Đường Trần Toại: nối từ đường Hùng Vương đến đường Phù Đổng (gần nút giao IC7 - Cao tốc Nội Bài - Lào Cai) đi trong phường Vân Phú và xã Phượng Lâu.
Đường Trường Chinh: nối từ đường Phù Đổng đến đường Lạc Long Quân, đi qua các Khu công nghiệp Thuỵ Vân, đi qua các phường xã Vân Phú, Thụy Vân và Phượng Lâu.
Đường Từ Diên: nối từ đường Hùng Vương (Khách sạn Hoàng Long) đến đường Phù Đổng, qua phường Vân Phú và xã Phượng Lâu.
Đường Lạc Hồng: nối từ đường Hùng Vương đến hết xã Hy Cương, vốn là QL 32C, đây là con đường đặc biệt đi qua đền Quốc Tổ Lạc Long Quân.
Đường Lữ Gia: nối từ đường Trường Chinh (trường CĐ.Nghề) đến đường Hùng Vương (cổng vào Đền Hùng), qua phường Vân Phú và xã Hy Cương.
Đường Văn Lang: chính là đoạn quốc lộ 2 chạy qua xã Kim Đức và xã Hy Cương, khi mà đường Hùng Vương đến cổng biểu tượng đền Hùng rẽ quặt vào trong phía đền Hùng thì đoạn còn lại của quốc lộ 2 chạy qua thành phố Việt Trì lấy tên là Văn Lang, với chiều dài khoảng 700m đến hết địa phận thành phố.
Đường Bạch Hạc, đường Nhị Hà và đường Trần Nhật Duật là ba con đường chính chạy trên địa bàn Phường Bạch Hạc.
Các con phố chính
P. Trần Nhật Duật, P. Phong Châu, P. Đoàn Kết, P. Kiến Thiết, P. Hoa Long, P. Thạch Khanh, P. Việt Hưng, P. Nguyễn Văn Dốc, P. Lý Tự Trọng, P. Đồi Cam, P. Thanh Hà, P. Long Châu Sa, P. Tam Long, P. Gát, P. Sông Thao P. Minh Lang, P. Tân Xương, P. Bảo Hoa, P. Tiên Sơn, P. Tiên Phú, P. Làng Cả, P. Hàm Nghi, P. Hà Chương, P. Lê Quý Đôn, P. Phan Chu Trinh, P. Hà Liễu, P. Kim Đồng, P. Võ Thị Sáu, P. Lê Văn Tám, P. Nguyễn Thái Học, P. Hoàng Hoa Thám, P. Nguyễn Quang Bích, P. Đinh Tiên Hoàng, P. Vũ Duệ, P. Xuân Nương, P. Tản Đà, P. Đặng Minh Khiêm, P. Đinh Công Tuấn, P. Đỗ Nhuận, P. Tân Việt, P. Nguyễn Thị Minh Khai, P. Thiều Hoa, P. Hàn Thuyên, P. Đồi Giàm, P. Ngô Tất Tố, P. Tô Vĩnh Diện,P. Hồ Xuân Hương,P. Lê Đồng, P. Đông Sơn, P. Gò Mun, P.Nguyễn Trãi, P.Đốc Ngữ, P.Lâm Thắng, P.Lăng Cẩm, P.Lê Đồng, P.Ngọc Hoa, P.Quế Hoa, P.Đồi Xuôi, P.Hoa Vương, P.Hùng Quốc Vương, P.Sau Da, P.Chu Văn An, P. Mã Lao, P.Đào Duy Kỳ, P.Tân Thuận, P.Tân Bình, P.Tân Xuân, P.Tân Thành, P.Văn Cao, P.Nguyễn Đốc Bật, P.Tiền Phong, P.Anh Dũng, P.30/4, P.Hồng Hà,...
Văn hóa - Du lịch
Thành phố Việt Trì là trung tâm du lịch của tỉnh Phú Thọ và các tỉnh miền núi phía Bắc. Nơi đây có khu di tích lịch sử Đền Hùng nổi tiếng hàng năm đón trên 6 triệu lượt khách hành hương về đây vào mỗi dịp 10/3 (âl) và nhiều danh lam thắng cảnh đẹp khác.
Đặc sản
Về ẩm thực, xưa Việt Trì nổi tiếng với cá Anh Vũ, một loại cá nước ngọt chỉ thấy xuất hiện tại ngã ba sông. Hiện nay, những quán cá lăng sông và thịt chó hấp dẫn du khách đến với thành phố ngã ba sông.
Khu di tích lịch sử Đền Hùng
Quần thể di tích đền Hùng nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh cao 175 mét (núi có những tên gọi như Núi Cả, Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn), thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, trong khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt giáp giới với những xã thuộc huyện Lâm Thao, Phù Ninh và vùng ngoại ô thành phố Việt Trì, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 10 km. Khu vực đền Hùng ngày nay nằm trong địa phận của kinh đô Phong Châu của quốc gia Văn Lang cổ xưa. Theo cuốn Ngọc phả Hùng Vương, đương thời các Vua Hùng đã cho xây dựng điện Kính Thiên tại khu vực núi Nghĩa Lĩnh này. Khu di tích lịch sử được coi là trung tâm lớn nhất của Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương. Tối ngày 6/12/2012, tại kỳ họp lần thứ 7 Ủy ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể đang diễn ra ở Paris (Pháp), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức thông qua quyết định công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tính đến thời điểm này, "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" là di sản duy nhất ở loại hình tín ngưỡng của Việt Nam được UNESCO vinh danh.
Khu di tích gồm các khu vực chính: Đền Hạ, Đền Trung, Chùa Thiền Quang, Đền Thượng, Lăng Vua Hùng, Đền Giếng, Đền Mẫu Âu Cơ(xã Hy Cương), Đền Lạc Long Quân(xã Chu Hóa) và rất nhiều các di tích lịch sử gắn liền với thời kỳ Hùng Vương nằm rải rác trên địa bàn thành phố.
Hát xoan
Hát xoan là loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần, thành hoàng với hình thức nghệ thuật đa yếu tố: có nhạc, hát, múa; thường được biểu diễn vào dịp đầu xuân, phổ biến ở vùng đất tổ Hùng Vương. Ngày 24/11/2011, tại Hội nghị lần thứ sáu của Ủy ban liên chính phủ về Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO tổ chức tại Bali - Indonesia, Hồ sơ Hát Xoan - Phú Thọ của Việt Nam đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Trên địa bàn thành phố Việt Trì hiện có bốn phường xoan cổ là An Thái, Phù Đức, Kim Đới và Thét nằm ở hai xã Kim Đức và Phượng Lâu.Các di tích lịch sử gắn liền với loại hình nghệ thuật này nằm trên địa bàn Việt Trì như: Đình An Thái, Đình Thét, Đình làng Kim Đới, miếu Lãi Lèn...
Tôn Giáo
Có rất nhiều tôn giáo được tập chung nơi đây, nhưng 2 tôn giáo tiêu biểu nhất là: Phật giáo và Công giáo.
Phật giáo: Đình và chùa nhiều và trải đều ở mọi nơi, người dân nơi đây phần lớn đều theo đạo giáo này và đạo phật đã được lưu truyền ở nơi đây từ rất xưa và được xem như 1 truyền thống dân tộc. Phật giáo chiếm đến 60% dân số trên địa bàn thành phố.
Công giáo: Được lưu nhập sau phật giáo nhưng cũng là một tôn giáo lớn qua độ phổ biến là 38% cả thành phố. Nổi tiếng với biệt danh là: "ngôi làng của chúa" thôn làng Nỗ Lực (thuộc xã thụy vân) hầu hết 95% người dân nơi đây có tôn giáo là Công giáo và có một nhà thờ rất lớn và cổ thu hút du lịch do người dân thôn làng này tự đầu tư và xây dựng.
Các di tích lịch sử-văn hóa
Phường Bạch Hạc: Đền Mộ Chúa Thượng, Đền Mộ Chu Hạ, Đền Lang Đài, Đền Mẫu Tam Giang Thượng, Đền Quách A Nương, Đền Tam Giang, Chùa Đại Bi.
Phường Bến Gót: Hoa Long Tự, Đình làng Việt Trì.
Phường Thanh Miếu: Đình Tràng Đông, Đình Tràng Nam
Phường Thọ Sơn: Làng Cả
Phường Tiên Cát: Lầu Kén Rể, Đền Tiên, Đền Chi Cát, Chùa Phúc Long.
Phường Nông Trang: Đình Nông Trang.
Phường Dữu Lâu: Đình Dữu Lâu, Đình Bảo Đà, Đình Hương Trầm, Đình Miếu Quế Trạo.
Phường Vân Cơ: Đình Nghè.
Phường Vân Phú: Hương Long Tự, Đình Phú Nham, Văn Long Tự, Đền Văn Luông, Chùa Thông.
Phường Minh Nông: Đàn Tịch Điền, Chùa Khánh Nguyên,
Phường Minh Phương: Đền Chùa Phương Châu, Đình Phú Hữu, Miếu Bà Tốc, Tiên Phú Tự, Đình Phú Nông,Chùa Linh Quang, Chùa Thiên Phúc
Phường Tân Dân: Chùa Mậu Xi.
Xã Phượng Lâu: Mộ Trần Toại, Đình Vũ Thị Thục Nương,Đình Nghè, Đình Phượng Lâu, Đình Phượng An, Rừng Cấm, Đình An Thái.
Xã Hùng Lô: Đình Hùng Lô.
Xã Kim Đức: Đình Hội, Đình Cháy, Đình làng Kim Đới, Đình Thét, Miếu Lãi Lèn.
Xã Chu Hóa: Đình Đông, Đền Lạc Long Quân.
Xã Thanh Đình: Đình Thanh Đình, Gò Giữa, Gò Dạ, Gò De, Gò Ghệ, Gò Tế Thánh, Lảu Quân, Oa Nhà Nít, Oa Bàn Cờ, Rừng Quân, Đồi Nhà Sàn, Đồi Nhà Bò, Chùa Rối, Ao Rối.
Xã Hy Cương: Đền Hạ, Đền Trung, Chùa Thiền Quang, Đền Thượng, Lăng Vua Hùng, Đền Giếng, Am Đường Tự, Đình Cổ Tích, Đền Mẫu Âu Cơ.
Xã Thụy Vân: Nhà Thờ Giáo Xứ Nỗ Lực,Chùa Long Kiều, Chùa Thượng Lâm Tự, Phúc Lâm Tự, Đền Thượng Thụy Vân, Đền Mẫu Thụy Vân, Đền Thượng Cẩm Đội.
Xã Trưng Vương: A Ốc Tự, Đình đền Hương Lan, Thiên Cổ Miếu, Miếu Cây Da Bò, Miếu Xóm Uơm, Bối Linh Tự, Đình Nội Lâu Thượng, Đình Ngoại Lâu Thượng.
Xã Sông Lô: Đình Hòa Phong, Đình chùa Chàng Vàng, Chùa Bảo Ngạn, Đình Trần Hưng Đạo, Đình Đoàn Kết, Đình Trung Hậu, Miếu Trần Hưng Đạo, Quế Lâm Tự.
Các di tích khảo cổ học
Có 3 di tích khảo cổ học lớn nằm trên địa bàn thành phố là: Di chỉ khảo cổ học Làng Cả (phường Thọ Sơn), Khu khảo cổ học Gò Mã Lao (phường Minh Nông), Khu di chỉ khảo cổ Gò De (xã Thanh Đình)
Các bảo tàng
Bảo tàng Hùng Vương (Đ. Trần Phú - P.Gia Cẩm - TP. Việt Trì)
Bảo tàng Hùng Vương (KDTLS Đền Hùng - Xã Hy Cương - TP. Việt Trì)
Bảo tàng Quân khu II (Đ. Hùng Vương - P.Vân Phú - TP. Việt Trì)
Phát triển đô thị
Thành phố Việt Trì trở thành đô thị loại I vào năm 2012. Thành phố đã tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, mở rộng diện tích, tăng quy mô dân số, sáp nhập một số xã của huyện Lâm Thao, Phù Ninh về Việt Trì, nâng cấp một số xã lên phường; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án trọng điểm như: Quảng trường Hùng Vương và Trung tâm Dịch vụ thương mại tổng hợp; quy hoạch chi tiết khu du lịch - dịch vụ Nam Ðền Hùng; quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị và hạ tầng kinh tế - xã hội thành phố. Tập trung xây dựng nhiều tuyến đường quan trọng như đường Nguyễn Tất Thành kéo dài và hạ tầng kỹ thuật hai bên đường, đường Hai Bà Trưng kéo dài, đường Phù Ðổng nối TP Việt Trì với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đường Trường Chinh, đường từ Khu công nghiệp Thụy Vân đi các xã Thanh Ðình, Chu Hóa, đường Vũ Thê Lang và dự án xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn, hệ thống thu gom, xử lý và thoát nước thải đô thị.
Ðến nay, thành phố đang thực hiện đầu tư 207 công trình, trong đó có 144 công trình chuyển tiếp, 63 công trình triển khai mới, tổng giá trị xây lắp đạt hơn 500 tỷ đồng; triển khai bồi thường giải phóng mặt bằng 91 dự án, trong đó có 59 dự án chuyển tiếp, 32 dự án mới và đã hoàn thành giải phóng mặt bằng 18 dự án lớn với tổng số tiền bồi thường hơn 312 tỷ đồng.
Kinh tế của thành phố tiếp tục phát triển toàn diện, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, tốc độ tăng giá trị tăng thêm bình quân đạt 5,71%/năm, giá trị tăng thêm bình quân đầu người/năm đạt 62,75 triệu đồng (tương đương 2.924 USD), tăng 2,35 lần so với năm 2010.
Ngày 04 tháng 5 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 528/QĐ-TTg công nhận thành phố Việt Trì là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Phú Thọ. |
Adelaide () là thủ phủ và thành phố lớn nhất bang Nam Úc, và là thành phố lớn thứ 5 ở Úc. Vào tháng 6/2017, Adelaide có dân số ước tính là 1.333.927 người. Adelaide chiếm 75 % dân số bang Nam Úc, làm cho nó trở thành thủ phủ có dân số tập trung nhất trong bất kỳ tiểu bang nào ở Úc.
Adelaide nằm ở phía bắc bán đảo Fleurieu, trên đồng bằng Adelaide giữa vịnh St Vincent và dãy núi Lofty thấp nằm xung quanh thành phố. Adelaide trải dài 20 km (12 dặm) từ bờ biển đến chân đồi, và từ 94 đến 104 km (58 đến 65 mi) từ Gawler ở phía bắc thành phố đến Bãi biển Sellicks ở phía nam.
Được đặt theo tên của Adelheid xứ Sachsen-Meiningen, hoàng hậu của vua William IV của Anh, thành phố được thành lập năm 1836 như là thủ phủ được lên kế hoạch cho một tỉnh của người Anh định cư tự do tại Úc. Đại tá William Light, một trong những người sáng lập của Adelaide, đã thiết kế thành phố và chọn vị trí của nó gần sông Torrens, trong khu vực ban đầu có người Kaurna sinh sống. Thiết kế của ánh sáng đặt ra Adelaide trong một bố trí lưới, xen kẽ bởi đại lộ rộng và quảng trường công cộng lớn, và hoàn toàn được bao quanh bởi công viên. Adelaide sớm được hình thành bởi sự thịnh vượng và giàu có - cho đến chiến tranh thế giới thứ hai, nó là thành phố lớn thứ ba của Úc và là một trong số ít thành phố của Úc không có tiền sử về kết án tội phạm. Thành phố đã được ghi nhận về tự do tôn giáo, một cam kết về sự tiến bộ chính trị và tự do dân sự. Adelaide được gọi là "Thành phố của các Giáo hội" kể từ giữa thế kỷ 19, đề cập đến sự đa dạng của các tín ngưỡng. Từ "Adelaidean" được sử dụng để chỉ thành phố và cư dân của thành phố.
Là trụ sở chính phủ và trung tâm thương mại của Nam Úc, Adelaide là địa điểm của nhiều tổ chức chính phủ và tài chính. Hầu hết trong số này được tập trung ở trung tâm thành phố dọc theo đại lộ văn hóa North Terrace, King William và ở các quận khác nhau của khu vực đô thị. Ngày nay, Adelaide được biết đến với nhiều lễ hội và sự kiện thể thao, thức ăn và rượu vang, những bãi biển dài và các khu vực sản xuất và quốc phòng lớn. Nó xếp hạng cao về chất lượng cuộc sống, được liệt kê trong 10 thành phố đáng sống nhất trên thế giới, trong số 140 thành phố trên toàn thế giới bởi "The Economist Intelligence Unit". Thành phố cũng được xếp hạng là thành phố đáng sống nhất ở Úc bởi Hội đồng bất động sản Úc năm 2011, 2012 và năm 2013.
Lịch sử
Trước khi người châu Âu đến
Trước khi tuyên bố là một khu định cư của Anh vào năm 1836, khu vực xung quanh Adelaide là nơi sinh sống của thổ dân Kaurna bản địa (phát âm là "Garner").
Văn hóa và ngôn ngữ của Kaurna gần như bị phá hủy hoàn toàn trong vòng vài thập kỷ sau khi người châu Âu thiết lập khu định cư ở Nam Úc, nhưng tài liệu mở rộng của các nhà truyền giáo đầu tiên và các nhà nghiên cứu khác đã cho phép một sự hồi sinh hiện đại của cả hai.
Thế kỉ 19
Nam Úc đã chính thức tuyên bố là một thuộc địa của Anh vào ngày 28 tháng 12 năm 1836, gần The Old Gum Tree ở khu vực hiện nay là vùng ngoại ô của Glenelg North. Sự kiện này được kỷ niệm tại Nam Úc với tư cách là Ngày công bố. Vị trí của thủ phủ thuộc địa được khảo sát và trình bày bởi Đại tá William Light, Tổng điều tra đầu tiên của Nam Úc, thông qua thiết kế do kiến trúc sư George Strickland Kingston thực hiện.
Adelaide được thành lập như một thuộc địa có kế hoạch của những người nhập cư tự do, những quyền tự do dân sự đầy hứa hẹn và tự do khỏi sự bức hại tôn giáo, dựa trên những ý tưởng của Edward Gibbon Wakefield. Wakefield đã đọc các thông tin của khu định cư Úc khi ở trong tù ở London vì âm mưu bắt cóc một nữ thừa kế, và nhận ra rằng các thuộc địa phía Đông khổ cực vì thiếu lao động sẵn có, do hạnh bố thí tài trợ đất cho tất cả lượt. Ý tưởng của Wakefield là dành cho Chính phủ để khảo sát và bán đất ở một mức giá có thể duy trì giá trị đất đủ cao để không thể kiếm được cho người lao động và người đi lại. Số tiền thu được từ việc bán đất đã được sử dụng để đưa ra những người di cư trong tầng lớp lao động, những người sẽ phải làm việc chăm chỉ cho những người định cư độc thân có đủ tiền mua đất của họ. Theo chính sách này, Adelaide không chia sẻ lịch sử giải quyết án tù của các thành phố khác của Úc như Sydney, Melbourne, Brisbane và Hobart.
Như người ta tin rằng trong một thuộc địa của những người định cư tự do sẽ có ít tội phạm, không có điều khoản nào được thực hiện cho một thỏa thuận trong kế hoạch năm 1837 của Đại tá Light. Nhưng vào giữa năm 1837, Cơ quan đăng ký Nam Úc đã cảnh cáo những tù nhân trốn thoát khỏi New South Wales và những người đấu thầu tạm thời bị tra tấn. Sau vụ trộm, giết người và hai vụ giết người tại Adelaide vào tháng 3 năm 1838, Thống đốc Hindmarsh đã thành lập Lực lượng Cảnh sát Nam Úc (nay là Cảnh sát Nam Úc) vào tháng 4 năm 1838 dưới quyền Henry Inman 21 tuổi. Cảnh sát trưởng đầu tiên, Samuel Smart, bị thương trong một vụ cướp, và vào ngày 2 tháng 5 năm 1838, một trong những kẻ phạm tội, Michael Magee, trở thành người đầu tiên bị xử tử bằng cách treo cổ ở Nam Úc. William Baker Ashton được bổ nhiệm làm thống đốc nhà tù tạm thời vào năm 1839, và năm 1840 George Strickland Kingston được ủy nhiệm để thiết kế trại giam mới của Adelaide. Việc xây dựng nhà tù Adelaide bắt đầu vào năm 1841.
Thống đốc đầu tiên của Nam Úc, John Hindmarsh, đã đụng độ thường xuyên với những người khác, đặc biệt là ủy viên thường trú, James Hurtle Fisher. Khu vực nông thôn xung quanh Adelaide được khảo sát bởi Light để chuẩn bị bán tổng cộng hơn 405 km2 (156 sq mi) đất. Nền kinh tế đầu tiên của Adelaide bắt đầu đứng vững vào năm 1838 với việc nhập gia súc từ Victoria, New South Wales và Tasmania. Sản xuất len cung cấp một cơ sở sớm cho nền kinh tế Nam Úc. Đến năm 1860, các trang trại lúa mì đã được thành lập từ Vịnh Encounter ở phía nam đến Clare ở phía bắc.
George Gawler đã tiếp quản từ Hindmarsh vào cuối năm 1838 và, mặc dù dưới sự chỉ huy của Ủy ban Chọn ở Nam Úc ở Anh không thực hiện bất kỳ công trình công cộng nào, nhanh chóng giám sát việc xây dựng nhà của thống đốc, Nhà tù Adelaide, doanh trại cảnh sát, bệnh viện, nhà hải quan và bến cảng ở Cảng Adelaide. Gawler bị thu hồi và thay thế bởi George Edward Grey vào năm 1841. Grey cắt giảm chi tiêu công chống lại sự phản đối nặng nề, mặc dù tác động của nó không đáng kể vào thời điểm này: bạc được phát hiện ở Glen Osmond năm đó, nông nghiệp đang được tiến hành và các mỏ khác mọc lên khắp nơi tiểu bang, trợ giúp phát triển thương mại của Adelaide. Thành phố xuất khẩu thịt, len, rượu vang, trái cây và lúa mì vào thời điểm mà Gray để lại vào năm 1845, tương phản với một điểm thấp vào năm 1842 khi một phần ba các ngôi nhà ở Adelaide bị bỏ hoang.
Liên kết thương mại với các bang còn lại của Úc được thành lập sau khi Sông Murray được điều hành thành công vào năm 1853 bởi Francis Cadell, một cư dân Adelaide. Nam Úc đã trở thành một thuộc địa tự quản vào năm 1856 với sự phê chuẩn hiến pháp mới của quốc hội Anh. Phiếu bầu bí mật đã được giới thiệu, và một quốc hội lưỡng viện được bầu vào ngày 9 tháng 3 năm 1857, trong đó có 109.917 người sống trong tỉnh.
Vào năm 1860, hồ chứa Thorndon Park đã được mở, cuối cùng là cung cấp nguồn nước thay thế cho Sông Torrens hiện đang bị đục. Ánh sáng đường phố khí được thực hiện vào năm 1867, Đại học Adelaide được thành lập vào năm 1874, Phòng trưng bày Nghệ thuật Nam Úc mở cửa vào năm 1881 và Hồ chứa nước Happy Valley mở cửa vào năm 1896. Vào những năm 1890, Úc bị ảnh hưởng nặng nề về kinh tế, kết thúc một kỷ nguyên bận rộn của sự bùng nổ đất và sự mở rộng xáo trộn. Các tổ chức tài chính ở Melbourne và các ngân hàng ở Sydney đóng cửa. Tỷ suất sinh của quốc gia giảm và nhập cư đã giảm xuống mức thấp. Giá trị xuất khẩu của Nam Úc giảm gần một nửa. Vụ thu hoạch hạn hán và nghèo khó từ năm 1884 đã làm phức tạp thêm vấn đề, với một số gia đình rời Tây Úc. Adelaide không bị ảnh hưởng nặng nề như các thành phố lớn hơn ở Sydney và Melbourne, và những khám phá tài nguyên như bạc và chì tại Broken Hill đã tạo ra một chút nhẹ nhõm. Chỉ có một năm thâm hụt đã được ghi nhận, nhưng giá đã trả là giảm chi phí và chi tiêu công. Rượu và đồng là ngành duy nhất không bị suy thoái.
Thế kỉ 20
Ánh sáng đường phố điện được giới thiệu vào năm 1900 và xe điện đã vận chuyển hành khách vào năm 1909. 28.000 người đàn ông được cử đi chiến tranh trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Sử gia FW Crowley đã kiểm tra các báo cáo về du khách vào đầu thế kỷ 20, lưu ý rằng "nhiều du khách đến Adelaide ngưỡng mộ lập kế hoạch dự đoán của những người sáng lập của nó ", cũng như cân nhắc sự giàu có của thành phố trẻ. Adelaide bùng nổ sau chiến tranh, bước vào một thời kỳ thịnh vượng tương đối. Dân số tăng lên, và thành phố trở thành khu vực đô thị đông dân thứ ba trong nước, sau Sydney và Melbourne. Nhưng sự thịnh vượng của Adelaide ngắn ngủi, với sự trở lại của hạn hán và cuộc Đại suy thoái của những năm 1930. Sau này thành phố phục hồi trở lại dưới sự lãnh đạo của chính phủ. Các ngành công nghiệp phụ giúp giảm sự phụ thuộc của nhà nước vào các ngành công nghiệp sơ cấp. Chiến tranh thế giới thứ hai đã mang lại sự kích thích và đa dạng hóa công nghiệp cho Adelaide dưới quyền của Chính phủ Playford, nơi đã ủng hộ Adelaide như một nơi an toàn để sản xuất do vị trí ít bị tổn thương hơn. Đóng tàu được mở rộng tại cảng Whyalla gần đó.
Chính phủ Nam Úc trong giai đoạn này được xây dựng trên các ngành công nghiệp sản xuất thời chiến trước đây. Các nhà sản xuất quốc tế như General Motors Holden và Chrysler đã sử dụng những nhà máy này quanh Adelaide, hoàn thành việc chuyển đổi từ một trung tâm dịch vụ nông nghiệp sang một thành phố thế kỷ 20. Đường ống dẫn Mannum – Adelaide mang nước sông Murray đến Adelaide vào năm 1955 và sân bay mở tại West Beach năm 1955. Đại học Flinders và Trung tâm y tế Flinders được thành lập vào những năm 1960 tại Bedford Park, phía nam thành phố. Hiện nay, Trung tâm Y tế Flinders là một trong những bệnh viện giảng dạy lớn nhất ở Nam Úc.
Chính phủ Dunstan của những năm 1970 đã chứng kiến một điều gì đó về sự phục hưng văn hóa của Adelaide, thiết lập một loạt các cải cách xã hội. Thành phố đã trở thành trung tâm của nghệ thuật, xây dựng theo "Liên hoan Nghệ thuật Adelaide" hai năm một lần bắt đầu vào năm 1960. Adelaide đã tổ chức giải đua xe công thức một lần giữa năm 1985 và 1996 trên một đường phố ở công viên phía đông của thành phố; nó chuyển đến Melbourne vào năm 1996. Ngân hàng Nhà nước sụp đổ vào năm 1991 trong một cuộc suy thoái kinh tế; những tác động kéo dài đến năm 2004, khi Standard & Poor phục hồi xếp hạng tín dụng AAA của Nam Úc. Từ năm 1999, cuộc đua Siêu xe Adelaide 500 đã sử dụng các phần của mạch Formula One trước đây. Tòa nhà cao nhất của Adelaide, được xây dựng vào năm 1988, ban đầu được gọi là Tòa nhà Ngân hàng Nhà nước. Năm 1991, nó được đổi tên thành Tòa nhà Santos và năm 2006 nó được đổi tên thành Westpac House.
Thế kỉ 21
Trong những năm đầu của thế kỷ 21 đã có sự gia tăng đáng kể trong chi tiêu của Chính phủ Tiểu bang về cơ sở hạ tầng của Adelaide. Chính phủ Rann đã đầu tư 535 triệu đô la để nâng cấp sân vận động Adelaide Oval để cho phép AFL được chơi ở trung tâm thành phố và hơn 2 tỷ đô la để xây dựng một bệnh viện Royal Adelaide mới trên đất liền kề với ga xe lửa Adelaide. Đường xe điện Glenelg được mở rộng qua thành phố đến Hindmarsh và tuyến đường sắt ngoại ô kéo dài về phía nam đến Seaford.
Sau một thời gian trì trệ trong những năm 1990 và 2000, Adelaide đã bắt đầu một số phát triển lớn và tái phát triển. Trung tâm Hội nghị Adelaide đã được tái phát triển và mở rộng với chi phí là 350 triệu đô la Singapore bắt đầu từ năm 2012. Ba tòa nhà lịch sử đã được điều chỉnh để sử dụng hiện đại: Tòa nhà Torrens ở Quảng trường Victoria là khuôn viên Adelaide cho Đại học Carnegie Mellon, Đại học London và Đại học Torrens, tòa nhà Sở Giao dịch Chứng khoán như Sở Giao dịch Khoa học của Viện Hoàng gia Úc; và Bệnh viện Tâm thần Glenside như Adelaide Studios của Tập đoàn SA Film. Chính phủ cũng đã đầu tư hơn 2 tỷ đô la để xây dựng một nhà máy khử muối, được hỗ trợ bởi năng lượng tái tạo, như một 'chính sách bảo hiểm' chống hạn hán ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước của Adelaide. Lễ hội Adelaide, Fringe và Womadelaide đã trở thành sự kiện thường niên.
Địa lý
Adelaide nằm ở phía bắc bán đảo Fleurieu, trên đồng bằng Adelaide giữa vịnh St Vincent và dãy núi Lofty thấp. Thành phố trải dài 20 km (12 dặm) từ bờ biển đến chân đồi, và 90 km (56 dặm) từ Gawler ở phía bắc của nó để Sellicks Beach ở phía nam. Theo phát triển khu vực Australia, sáng kiến quy hoạch của chính phủ Úc, "Vùng đô thị Adelaide" có tổng diện tích 870 km2 (340 sq mi), trong khi một định nghĩa mở rộng hơn của Cục Thống kê Úc xác định "Greater Adelaide" diện tích thống kê tổng cộng 3.257,7 km2 (1.257,8 sq mi). Thành phố này nằm ở độ cao trung bình 50 mét (160 ft) so với mực nước biển. Núi Lofty, phía đông của khu vực đô thị Adelaide ở Đồi Adelaide ở độ cao 727 mét (2.385 ft), là điểm cao nhất của thành phố và ở phía nam bang Burra.
Phần lớn Adelaide là đất hoang trước khi định cư ở Anh, với một số biến đổi - bãi cát, đầm lầy và đầm lầy đang chiếm phần lớn xung quanh bờ biển. Sự mất mát của các bãi cát để phát triển đô thị đã có một tác động đặc biệt phá hoại trên bờ biển do xói mòn. Khi thực tế, chính phủ đã thực hiện các chương trình để xây dựng lại và thảm thực vật tại một số vùng ngoại ô ven biển của Adelaide. Phần lớn thảm thực vật nguyên thủy đã được dọn sạch với những gì còn lại được tìm thấy trong các khu bảo tồn như Công viên Bảo tồn Cleland và Công viên Quốc gia Belair. Một số lạch và sông chảy qua khu vực Adelaide. Lớn nhất là các lưu vực Torrens và Onkaparinga. Adelaide dựa vào nhiều hồ chứa của nó để cung cấp nước với Hồ chứa Happy Valley cung cấp khoảng 40% và Hồ chứa Mount Bold lớn hơn 10% yêu cầu trong nước của Adelaide tương ứng.
Adelaide và khu vực xung quanh là một trong những khu vực hoạt động địa chấn nhất ở Úc. Vào ngày 1 tháng 3 năm 1954 lúc 3:40 sáng, Adelaide trải qua trận động đất lớn nhất được ghi lại, với tâm chấn cách trung tâm thành phố Darlington 12 km, và cấp độ được báo cáo là 5.6 Richer. Đã có những trận động đất nhỏ hơn trong năm 2010, 2011, 2014 và 2017.
Khí hậu
Adelaide có khí hậu Địa Trung Hải (phân loại khí hậu Köppen Csa), với mùa hè khô nóng và mát mẻ vào mùa đông với thời tiết ôn hòa. Lượng mưa nhiều nhất đến trong những tháng mùa đông, dẫn đến khí hậu lạnh. Adelaide nhận đủ lượng mưa hàng năm nên không bị phân loại là khí hậu BSh (bán khô hạn) của Köppen. Lượng mưa và ánh sáng không thường xuyên trong suốt mùa hè. Ngược lại, mùa đông có lượng mưa khá cao với tháng 6 là tháng ẩm ướt nhất trong năm, trung bình khoảng 80 mm. Frông lạnh là thỉnh thoảng, với sự xuất hiện đáng chú ý nhất trong tháng 7 năm 1908 và tháng 7 năm 1982. Mưa đá cũng phổ biến trong mùa đông. Adelaide là một thành phố lộng gió với gió lạnh đáng kể vào mùa đông, làm cho nhiệt độ có vẻ lạnh hơn thực tế. Tuyết rơi trong khu vực đô thị là vô cùng phổ biến, mặc dù có nắng nhưng khá rời rạc trong những ngọn đồi gần đó và tại núi Lofty. Điểm sương trong mùa hè thường dao động từ 8 đến 10 °C (46 đến 50 °F). Thường chỉ có 2-3 ngày vào mùa hè, nhiệt độ đạt đến 39,0 °C (102,2 °F) hoặc cao hơn, mặc dù tần suất của những nhiệt độ này đã nhiều hơn trong những năm gần đây.
Nhiệt độ trung bình của biển dao động từ 13,7 °C (56,7 °F) trong tháng Tám đến 21,2 °C (70,2 °F) trong tháng Hai
Chính quyền
Adelaide, là thủ phủ của Nam Úc, là trụ sở chính của Chính phủ Nam Úc. Vì Adelaide là thủ phủ của Nam Úc và là thành phố đông dân nhất của bang, nên Chính phủ Tiểu Bang hợp tác rộng rãi với Thành phố Adelaide. Năm 2006, Bộ thành phố Adelaide được thành lập để tạo thuận lợi cho sự hợp tác của Chính phủ Tiểu bang với Hội đồng Thành phố Adelaide và Thị trưởng của Chúa để cải thiện hình ảnh của Adelaide. Ủy ban thành phố thủ phủ của Quốc hội cũng tham gia vào việc quản trị thành phố Adelaide, chủ yếu quan tâm đến việc lập kế hoạch phát triển và phát triển đô thị của Adelaide.
Nhân khẩu
So với bốn thủ phủ bang lớn khác của Úc, Adelaide đang phát triển với tốc độ chậm hơn nhiều. Vào năm 2017, đô thị này có dân số đô thị hơn 1.333.927, trở thành thành phố lớn thứ năm của Úc. Khoảng 77% dân số Nam Úc là cư dân của khu vực đô thị Adelaide, làm cho Nam Úc trở thành một trong những tiểu bang có dân số sống tập trung nhất.
Các khu vực tăng trưởng dân số chủ yếu trong những năm gần đây đã ở ngoại ô như Mawson Lakes và Golden Grove. Cư dân của Adelaide chiếm 366.912 ngôi nhà, 57.695 nhà liền kề, hàng hiên hoặc nhà phố và 49.413 căn hộ, căn hộ hoặc căn hộ.
Khoảng một phần sáu (17,1%) dân số có trình độ đại học. Số lượng Adelaideans với trình độ chuyên môn (như người buôn bán) giảm từ 62,1% lực lượng lao động trong điều tra dân số năm 1991 xuống còn 52,4% trong cuộc điều tra dân số năm 2001.
Adelaideans sinh ở nước ngoài chiếm 29,8% tổng dân số. Các vùng ngoại ô bao gồm Newton, Payneham và Campbelltown ở phía đông và Torrensville, West Lakes và Fulham ở phía tây, có các cộng đồng Hy Lạp và Ý khá lớn. Lãnh sự quán Ý nằm ở ngoại ô phía đông của Payneham. Cộng đồng người Việt Nam cũng khá nhiều, định cư tại các vùng ngoại ô phía tây bắc của Woodville, Kilkenny, Pennington, Mansfield Park và Athol Park và Parafield Gardens và Pooraka ở phía bắc Adelaide. Những người di cư từ Ấn Độ và Sri Lanka đã định cư ở các khu vực ngoại ô nội thành của Adelaide bao gồm các vùng ngoại ô phía bắc của Blair Athol, Kilburn và Enfield và các vùng ngoại ô phía nam của Plympton, Park Holme và Kurralta Park.
Các vùng ngoại ô như Para Hills, Salisbury, Ingle Farm và Blair Athol ở phía bắc và Findon, West Croydon và Seaton ở phía Tây đang trải qua sự di cư lớn từ Afghanistan và Iran. Người di cư Trung Quốc ủng hộ định cư ở các vùng ngoại ô phía đông và đông bắc bao gồm Kensington Gardens, Greenacres, Modbury và Golden Grove. Mawson Lakes có dân số sinh viên quốc tế lớn, do gần trường Đại học Nam Úc. Năm nhóm sinh viên lớn nhất ở nước ngoài đến từ Anh (7,0%), Ý (1,6%), Ấn Độ (1,4%), Trung Quốc (1,3%) và Việt Nam (1,0%). Các ngôn ngữ được nói nhiều nhất ngoài tiếng Anh là tiếng Ý (2.6%), tiếng Hy Lạp (1.9%), tiếng Quan thoại (1.3%), tiếng Việt (1.3%) và tiếng Quảng Đông (0.7%).
Tôn giáo
Adelaide được thành lập trên một tầm nhìn về sự khoan dung tôn giáo đã thu hút rất nhiều các học viên tôn giáo. Điều này dẫn đến việc nó được gọi là Thành phố của các Giáo hội. Nhưng khoảng 28% dân số không có liên kết tôn giáo trong Tổng điều tra năm 2011, so với mức trung bình toàn quốc là 22,3%, khiến cho Adelaide trở thành một trong những thành phố tôn giáo ít nhất của Úc. Hơn một nửa dân số Adelaide xác định là Kitô giáo, với giáo phái lớn nhất là Công giáo (21,3%), Anh giáo (12,6%), Giáo hội Đoàn kết (7,6%) và Chính Thống giáo Đông phương (3,5%).
Cộng đồng Do Thái của thành phố có từ năm 1840. Tám năm sau, 58 người Do Thái sống trong thành phố. Một giáo đường Do Thái được xây dựng vào năm 1871, khi 435 người Do Thái sống trong thành phố. Nhiều người đã tham gia vào các hội đồng thành phố, như Judah Moss Solomon (1852–66) và những người khác sau ông. Ba người Do Thái đã được bầu vào vị trí của thị trưởng thành phố. Năm 1968, dân số Do Thái của Adelaide đánh số khoảng 1.200, [79] vào năm 2001, theo điều tra dân số của Úc, 979 người tuyên bố mình là người Do Thái theo tôn giáo. [77] Trong năm 2011, hơn 1.000 người Do Thái đang sống trong thành phố, điều hành một trường chính thống và một trường cải cách, ngoài một bảo tàng Do Thái ảo.
Cộng đồng "Afghanistan" ở Úc đầu tiên được thành lập vào những năm 1860 khi lạc đà và những người điều khiển Pathan, Punjabi, Baluchi và Sindhi bắt đầu được sử dụng để mở rộng khu định cư trong nội thất khô cằn của lục địa. Cho đến khi cuối cùng thay thế bởi sự ra đời của đường sắt và xe có động cơ, lạc đà đóng một vai trò kinh tế và xã hội vô giá trong việc vận chuyển hàng hóa nặng đến và từ các khu định cư và mỏ bị cô lập. Điều này được công nhận bởi tên của The Ghan, tàu chở khách hoạt động giữa Adelaide, Alice Springs và Darwin. Nhà thờ Hồi giáo Central Adelaide được coi là nhà thờ lâu đời lâu đời nhất của Úc; một nhà thờ Hồi giáo trước đó tại Marree ở miền bắc Nam Úc, có niên đại từ 1861–62 và sau đó bị bỏ hoang hoặc phá hủy, hiện đã được xây dựng lại.
Kinh tế
Các lĩnh vực việc làm lớn nhất của Nam Úc là chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ xã hội, vượt qua sản xuất tại Nam Úc với tư cách là chủ nhân lớn nhất kể từ 2006–07. Trong giai đoạn 2009-10, sản xuất tại Nam Úc có việc làm trung bình hàng năm là 83.700 người so với 103,300 đối với chăm sóc sức khỏe và trợ giúp xã hội. Chăm sóc sức khỏe và trợ giúp xã hội chiếm gần 13% công việc hàng năm của tiểu bang. Vùng sản xuất rượu vang Adelaide Hills là một khu vực kinh tế mang tính biểu tượng và khả thi cho cả nhà nước và quốc gia về sản xuất và bán rượu vang. Sản phẩm cổ điển năm 2014 được báo cáo là bao gồm 5,836 tấn (5,744 tấn dài; 6.433 tấn ngắn) nho đỏ được nghiền với giá $ 8.196.142 và 12.037 tấn (11.847 tấn dài; 13.269 tấn ngắn) nho trắng được nghiền với giá $ 14,777,631.
Thương mại bán lẻ là nhà tuyển dụng lớn thứ hai trong SA (2009–10), với 91.900 việc làm và 12% lực lượng lao động của tiểu bang.
Sản xuất, công nghệ quốc phòng, hệ thống điện tử công nghệ cao và nghiên cứu, xuất khẩu hàng hóa và các ngành dịch vụ tương ứng đều đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Nam Úc. Gần một nửa số xe ô tô sản xuất tại Úc được sản xuất tại Adelaide tại nhà máy General Motors Holden ở Elizabeth. Trang web đã ngừng hoạt động vào tháng 11 năm 2017.
Sự sụp đổ của Ngân hàng Nhà nước năm 1992 đã dẫn đến nợ công nhà nước lớn (khoảng 4 tỷ đô la). Sự sụp đổ có nghĩa là các chính phủ kế tiếp ban hành ngân sách nạc, cắt giảm chi tiêu, đó là một trở ngại cho sự phát triển kinh tế hơn nữa của thành phố và tiểu bang. Khoản nợ này gần đây đã được giảm bớt với Chính phủ Tiểu bang một lần nữa nhận được xếp hạng tín dụng AAA +.
Tập đoàn truyền thông toàn cầu Tập đoàn Tin tức được thành lập vào năm 2004 và được thành lập tại Adelaide, nó vẫn được coi là ngôi nhà “tinh thần” bởi Rupert Murdoch. Công ty dầu mỏ lớn nhất của Úc, Santos, nhà máy bia nổi tiếng của Nam Úc, Coopers và nhà bán lẻ quốc gia Harris Scarfe cũng gọi Adelaide là nhà của họ.
Ngành công nghiệp quốc phòng
Adelaide là nơi có một tỷ lệ lớn các ngành công nghiệp quốc phòng của Úc, đóng góp hơn 1 tỷ đô la Singapore cho Tổng sản phẩm quốc gia của Nam Úc. Cơ quan nghiên cứu quân sự chính phủ chính, Tổ chức Khoa học và Công nghệ Quốc phòng, và các tổ chức công nghệ quốc phòng khác như BAE Systems Australia và Lockheed Martin Australia, nằm ở phía bắc Salisbury và phía tây Elizabeth trong một khu vực hiện được gọi là "Công viên Edinburgh", giáp với RAAF Căn cứ Edinburgh.
Những cơ quan khác, chẳng hạn như Saab Systems và Raytheon, đang ở trong hoặc gần Công viên Công nghệ. ASC Pty Ltd, có trụ sở tại vùng ngoại ô công nghiệp của Osborne. Nam Úc bị buộc tội xây dựng tàu ngầm lớp học của Úc và gần đây là hợp đồng trị giá 6 tỷ đô la để xây dựng các tàu khu trục không quân mới của Hải quân Hoàng gia Úc.
Số liệu thống kê việc làm
Tính đến tháng 11 năm 2015, vùng đô thị Adelaide có tỷ lệ thất nghiệp là 7,4% với tỷ lệ thất nghiệp thanh niên là 15%.
Thu nhập cá nhân hàng tuần trung bình cho những người từ 15 tuổi trở lên là $ 447 mỗi tuần trong năm 2006, so với $ 466 trên toàn quốc. Thu nhập trung bình của gia đình là 1.137 đô la mỗi tuần, so với 1.171 đô la trên toàn quốc. Chi phí nhà ở và sinh hoạt của Adelaide thấp hơn đáng kể so với các thành phố khác của Úc, với nhà ở đáng chú ý là rẻ hơn. Giá nhà ở Adelaide trung bình chỉ bằng một nửa so với Sydney và 2/3 ở Melbourne. Tỷ lệ thất nghiệp theo xu hướng ba tháng đến tháng 3 năm 2007 là 6,2%. Tỷ lệ thất nghiệp của vùng ngoại ô phía Bắc cao hơn các khu vực khác của Adelaide là 8,3%, trong khi Đông và Nam thấp hơn mức trung bình của Adelaide là 4,9% và 5,0% tương ứng.
Giáo dục và nghiên cứu
Giáo dục tạo thành một phần ngày càng quan trọng của nền kinh tế thành phố, với Chính phủ Nam Úc và các tổ chức giáo dục cố gắng định vị Adelaide là "trung tâm giáo dục của Úc" và tiếp thị nó như là "Thành phố học tập". Số lượng học sinh, sinh viên quốc tế đã tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây lên 30.726 vào năm 2015, trong đó 1.824 là học sinh trung học cơ sở. Ngoài các tổ chức hiện có của thành phố, các tổ chức nước ngoài đã bị thu hút để thiết lập các cơ sở để tăng tính hấp dẫn của nó như là một trung tâm giáo dục. Adelaide là nơi sinh của ba người đoạt giải Nobel, nhiều hơn bất kỳ thành phố nào khác của Úc: nhà vật lý William Lawrence Bragg và nhà bệnh lý học Howard Florey và Robin Warren, tất cả đều hoàn thành giáo dục trung học và đại học tại Cao đẳng St Peter và Đại học Adelaide.
Giáo dục tiểu học và trung học
Ở cấp tiểu học và trung học, có hai hệ thống giáo dục phổ thông. Có một hệ thống công cộng do Chính phủ Nam Úc điều hành và một hệ thống tư thục của các trường độc lập và Công giáo. Tất cả các trường cung cấp giáo dục theo Chứng chỉ Giáo dục Nam Úc (SACE) hoặc, ở một mức độ thấp hơn, Tú tài Quốc tế (IB), với Adelaide có số lượng các trường IB cao nhất tại Úc.
Giáo dục sau trung học phổ thông
Có ba trường đại học công lập địa phương ở Adelaide, cũng như một trường đại học tư thục và ba trường đại học thành phần của các trường đại học nước ngoài. Đại học Flinders, Đại học Adelaide, Đại học Nam Úc và Đại học Torrens Úc - một phần của Đại học quốc tế Laureate có trụ sở tại Adelaide. Đại học Adelaide được xếp hạng trong 150 trường đại học hàng đầu trên toàn thế giới. Flinders xếp hạng trong top 250 và Đại học Nam Úc trong top 300. Đại học Torrens Úc là một phần của mạng lưới quốc tế của hơn 70 cơ sở giáo dục đại học tại hơn 30 quốc gia trên toàn thế giới. Tòa nhà Torrens lịch sử ở Quảng trường Victoria có trường Đại học Carnzie Mellon, Đại học Quản lý và Công nghệ Quốc gia Cranfield, và Trường Năng lượng và Tài nguyên Đại học London (Úc), và tạo thành khu đại học quốc tế của thành phố.
Đại học Adelaide, với 25.000 sinh viên, là trường đại học lâu đời thứ ba của Úc và là thành viên của "nhóm 8 hàng đầu. Trường có năm cơ sở trong toàn tiểu bang, bao gồm hai cơ sở ở trung tâm thành phố và một cơ sở ở Singapore. Đại học Nam Úc, với 37.000 sinh viên, có hai cơ sở North Terrace, ba cơ sở khác trong khu vực đô thị và các cơ sở tại Whyalla và Mount Gambier. Đại học Flinders của Nam Úc, với 25.184 sinh viên trong nước và quốc tế, nằm ở ngoại ô phía nam của Bedford Park, cùng với Trung tâm Y tế Flinders, và duy trì một cơ sở nhỏ ở Quảng trường Victoria. Quảng trường trên khuôn viên Bedford Park đã được tân trang lại vào năm 2014 và chính thức mở cửa trở lại vào năm 2016.
Có một số cơ sở TAFE (Kỹ thuật và Giáo dục Bổ sung) ở Nam Úc trong khu vực đô thị cung cấp một loạt giáo dục và đào tạo nghề. Trường Cao đẳng Nghệ thuật Adelaide, là một trường của TAFE Nam Úc, cung cấp đào tạo được công nhận trên toàn quốc về nghệ thuật thị giác và biểu diễn.
Nghiên cứu
Ngoài các trường đại học, Adelaide còn có một số viện nghiên cứu, bao gồm Viện Hoàng gia Úc, được thành lập vào năm 2009 như là một đối tác của Viện Hoàng gia Anh hai trăm năm tuổi. Nhiều tổ chức tham gia vào nghiên cứu có xu hướng được phân cụm theo địa lý trong toàn bộ khu vực đô thị Adelaide:
Đầu phía đông của North Terrace: IMVS, Hanson Institute; RAH; Trung tâm Rượu Quốc gia.
Đầu phía tây của North Terrace: Viện Nghiên cứu Y tế và Sức khỏe Nam Úc (SAHMRI), nằm cạnh Bệnh viện Hoàng gia Adelaide mới.
Khu nghiên cứu Waite: SARDI Head Office và Trung tâm nghiên cứu thực vật; AWRI; ACPFG; Phòng thí nghiệm nghiên cứu của CSIRO. SARDI cũng có các cơ sở ở Glenside và West Beach.
Edinburgh, Nam Úc: DSTO; BAE Systems (Úc); Lockheed Martin Úc Hệ thống điện tử.
Khu công nghệ (Mawson Lakes): BAE Systems; Optus; Raytheon; Topcon; Lockheed Martin Úc Hệ thống điện tử.
Công viên nghiên cứu tại Thebarton: các doanh nghiệp tham gia vào kỹ thuật vật liệu, công nghệ sinh học, dịch vụ môi trường, công nghệ thông tin, thiết kế công nghiệp, công nghệ laser / quang học, sản phẩm y tế, dịch vụ kỹ thuật, hệ thống radar, dịch vụ viễn thông và dầu khí.
Công viên Khoa học (liền kề với Đại học Flinders): Playford Capital.
Viện nghiên cứu sức khỏe Translational Hetzel Basil ở Woodville, một bộ hận hỗ trợ nghiên cứu của Bệnh viện Queen Elizabeth, Adelaide
Văn hóa
Trong khi được thành lập như một tỉnh của Anh, và đã lĩnh hội rất nhiều văn hóa của Anh, Adelaide thu hút những người nhập cư từ các vùng khác của châu Âu sớm, bao gồm Đức và những người thoát khỏi cuộc đàn áp tôn giáo. Người Đức Lutherans đầu tiên đến vào năm 1838 mang theo họ những cành giâm mà họ đã từng tìm thấy những nhà máy rượu vang nổi tiếng của thung lũng Barossa.
Nghệ thuật và giải trí
Nghệ thuật của Adelaide phát triển mạnh mẽ trong những năm 1960 và 1970 với sự hỗ trợ của các thủ tướng liên tiếp từ cả hai đảng chính trị lớn. Liên hoan Nghệ thuật Adelaide nổi tiếng và Lễ hội Fringe được thành lập vào năm 1960 dưới thời Thomas Playford. Việc xây dựng Trung tâm Lễ hội Adelaide bắt đầu dưới Steele Hall vào năm 1970 và được hoàn thành dưới chính phủ tiếp theo của Don Dunstan, người cũng thành lập Tổng công ty Điện ảnh Nam Úc và, vào năm 1976, là Nhà hát Opera Quốc gia Nam Úc.
Theo thời gian, Lễ hội Adelaide đã mở rộng để bao gồm Lễ hội Adelaide Cabaret, Liên hoan phim Adelaide, Lễ hội Ý tưởng Adelaide, Tuần lễ nhà văn Adelaide, và WOMADelaide, được tổ chức chủ yếu trong tháng mùa thu tháng 3 (đôi khi được gọi là "tháng ba cuồng nhiệt" bởi người dân địa phương do sự phân cụm bận rộn của những sự kiện này). Các lễ hội khác bao gồm FEAST (một lễ kỷ niệm văn hóa kỳ quặc), ẩm thực Úc (một món ăn hai năm một lần và rượu vang), và Royal Adelaide Show (một triển lãm nông nghiệp hàng năm và hội chợ tiểu bang).
Có rất nhiều hội chợ văn hóa quốc tế, đáng chú ý nhất là Schützenfest và Hy Lạp Glendi của Đức. Adelaide là quê hương của cuộc thi Giáng sinh Adelaide, cuộc diễu hành Giáng sinh lớn nhất thế giới. Là thủ phủ của bang, Adelaide là nơi tập trung nhiều cơ quan văn hóa với nhiều đại lộ dọc theo đại lộ North Terrace. Phòng trưng bày nghệ thuật Nam Úc, với khoảng 35.000 tác phẩm, tổ chức bộ sưu tập lớn thứ hai của Úc. Liền kề là Bảo tàng Nam Úc và Thư viện Tiểu bang Nam Úc, trong khi Vườn Bách thảo Adelaide, Trung tâm Rượu Quốc gia và Viện Văn hóa Thổ dân Quốc gia Tandanya nằm ở phía Đông của thành phố. Ở mặt sau của Thư viện Tiểu bang là Bảo tàng Di cư, bảo tàng lâu đời nhất của Úc thuộc loại này. Những cảnh nghệ thuật đương đại bao gồm Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Nam Úc. Trung tâm Lễ hội Adelaide, trên bờ sông Torrens, là nơi tập trung nhiều hoạt động văn hóa trong thành phố và quê hương của Công ty Nhà hát Quốc gia Nam Úc, với các địa điểm khác như Trung tâm Giải trí Adelaide và nhiều nhà hát nhỏ của thành phố, quán rượu và quán bar cabaret.
Âm nhạc của Adelaide đã tạo ra các nhóm nhạc và cá nhân đã đạt được danh tiếng quốc gia và quốc tế. Điều này bao gồm Dàn nhạc giao hưởng Adelaide, Dàn nhạc giao hưởng Adelaide, ban nhạc rock The Angels, Cold Chisel, The Superjesus, Wolf & Cub, nhóm nhạc blues The Audreys, các tác phẩm nổi tiếng trên thế giới "I Killed The Prom Queen" và Double Dragon, hip hop phổ biến của Úc -Worktop Hoods, các nghệ sĩ pop như Sia, Orianthi, Guy Sebastian, và Wes Carr, cũng như các hoạt động tưởng nhớ quốc tế thành công, The Australian Pink Floyd Show.
Tay rock nổi tiếng Jimmy Barnes đã dành hầu hết tuổi trẻ của mình ở vùng ngoại ô phía bắc của Elizabeth. Paul Kelly lớn lên ở Adelaide và là trưởng khoa tại Đại học Rostrevor. Người chiến thắng giải "Idol của Úc" lần đầu tiên tổ chức, Guy Sebastian, đến từ vùng ngoại ô phía đông bắc của Golden Grove. Nhạc sĩ người Mỹ, Ben Folds đã từng sống ở Adelaide khi anh kết hôn với người Úc Frally Hynes. Các nếp gấp đã thu âm một bài hát về Adelaide trước khi anh rời đi. Ngoài WOMADelaide của riêng mình, Adelaide thu hút một số liên hoan âm nhạc lưu diễn, bao gồm cả Big Day Out, Creamfields, Future Music, Laneway, Parklife, Soundwave, Stereosonic và Summadayze
Adelaide đóng vai trò chủ nhà cho hai công ty múa đương đại hàng đầu của Úc. Nhà hát múa Úc và Leigh Warren & Dancers đóng góp cho các lễ hội quốc gia và biểu diễn trên toàn quốc và quốc tế. Restless Dance Theatre cũng có trụ sở tại Adelaide và được công nhận trên toàn quốc để làm việc với các vũ công khuyết tật và không khuyết tật để sử dụng chuyển động như một phương tiện biểu đạt.
Adelaide đã được UNESCO công nhận là "Thành phố âm nhạc" của Mạng lưới các thành phố sáng tạo được UNESCO công nhận.
Năm 2014, Ghil'ad Zuckermann thành lập Liên hoan Ngôn ngữ Adelaide.
Địa điểm hòa nhạc
Các địa điểm hòa nhạc Adelaide (quá khứ và hiện tại) bao gồm Trung tâm Giải trí Adelaide; Nhà hát Adelaide Festival; Adelaide Oval; Sân vận động Apollo; Memorial Drive Park; Nhà hát Thebarton. Các địa điểm biểu diễn nhạc sống và hòa nhạc khác bao gồm Adelaide Town Hall; Nhà hát Dunstan; Nhà hát Her's Majesty.
Báo chí
Báo chí ở Adelaide bị chi phối bởi các ấn phẩm của News Corporation — Adelaide là nơi ra đời của Tổng công ty Tin tức. Tờ báo hàng ngày duy nhất tại Nam Úc là The Advertiser, được xuất bản bởi News Corporation sáu ngày một tuần. Cùng một nhóm xuất bản 1 tờ báo ngày chủ nhật, Sunday Mail.
Có 11 tờ báo cộng đồng ngoại thành được xuất bản hàng tuần, được gọi chung là báo Messenger, cũng được xuất bản bởi một công ty con của News Corporation. Tuần báo độc lập là một tờ báo độc lập nhỏ cung cấp một cái nhìn khác, nhưng đã ngừng xuất bản ấn bản in của nó vào tháng 11 năm 2010 và hiện chỉ tồn tại dưới dạng bản tin kỹ thuật số hàng ngày. Tạp chí Adelaide Review là một bài báo miễn phí được xuất bản hai tuần một lần và các ấn phẩm tạp chí độc lập khác được xuất bản, nhưng không có sẵn rộng rãi.
Thể thao
Các môn thể thao chính được chơi chuyên nghiệp tại Adelaide là bóng bầu dục, bóng đá, cricket, và bóng rổ. Adelaide là nhà của hai câu lạc bộ bóng đá: Câu lạc bộ bóng đá Adelaide và Câu lạc bộ bóng đá Port Adelaide, và một đội bóng đang đá ở A-League, Adelaide United. Giải bóng đá quy tắc địa phương của Úc, SANFL, gồm 10 đội đến từ Adelaide. SANFL đã hoạt động từ năm 1877 khi nó bắt đầu là Hiệp hội Bóng đá Nam Úc (SAFL) trước khi đổi tên thành SANFL vào năm 1927. SANFL là giải đấu bóng đá lâu đời nhất còn sót lại của bất kỳ giải nào được chơi ở Úc. đã phát triển một nền văn hóa mạnh mẽ thu hút đám đông đến các sự kiện thể thao lớn. Cho đến khi hoàn thành việc cải tạo và nâng cấp sân vận động Adelaide Oval, hầu hết các sự kiện thể thao lớn diễn ra tại Sân vận động AAMI (sân nhà của Adelaide Crows, và địa điểm trận đấu tại sân của Port Adelaide), hoặc sân Adelaide Oval cũ, sân nhà của đội Redbacks Nam và các đội cricket Adelaide Strikers. Kể từ khi hoàn thành nâng cấp, cac trận trên sân nhà cho Adelaide Crows và Port Adelaide hiện đang diễn ra tại Adelaide Oval.
Kể từ năm 1884, Adelaide Oval cũng đã tổ chức giải cricket quốc tế mỗi mùa hè, cùng với một số trận đấu cricket Quốc tế Một ngày. Memorial Drive Park, tiếp giáp với Adelaide Oval, được sử dụng để tổ chức Davis Cup và các sự kiện quần vợt lớn khác, bao gồm giải quần vợt Úc mở rộng và (cho đến năm 2009) Adelaide International (nay được gọi là Brisbane International). Đội bóng đá hiệp hội chuyên nghiệp của Adelaide, Adelaide United, chơi ở A-League. Được thành lập vào năm 2003, sân nhà của họ là Sân vận động Hindmarsh, có sức chứa 17.000 và là một trong số ít sân bóng đá được xây dựng có mục đích ở Úc. Trước khi thành lập United, Adelaide City và West Adelaide đại diện cho thành phố trong Liên đoàn bóng đá quốc gia. Hai bên có trận derby Adelaide với nhau, bây giờ chơi ở giải ngoại hạng quốc gia Nam Úc.
Trong hai năm, 1997 và 1998, Adelaide đã được đại diện trong giải đấu bóng bầu dục cấp cao nhất của Úc, sau khi Giải bóng bầu dục New South Wales đã chơi một trận duy nhất mỗi mùa tại Adelaide Oval trong năm năm bắt đầu từ năm 1991. The Adelaide Rams được thành lập và chơi trong cuộc thi Super League (SL) ly khai vào năm 1997 trước khi chuyển đến giải bóng bầu dục quốc gia mới năm 1998. Ban đầu chơi tại Adelaide Oval, câu lạc bộ chuyển đến sân vận động Hindmarsh phù hợp vào cuối mùa giải 1998. Là một phần trong thỏa thuận hòa bình với Liên đoàn bóng bầu dục Úc chấm dứt tranh giành Super League, chủ sở hữu của News Limited (cũng là chủ sở hữu của SL) đột nhiên đóng cửa câu lạc bộ chỉ vài tuần trước khi bắt đầu mùa giải 1999.
Adelaide có hai đội bóng rổ chuyên nghiệp, đội bóng của nam giới là các cầu thủ Adelaide 36ers tham gia giải bóng rổ quốc gia (NBL) và đội nữ, Adelaide Lightning chơi trong giải bóng rổ nữ quốc gia (WNBL). Cả hai đội chơi trò chơi tại sân nhà của họ tại Titan Security Arena. Adelaide có một đội bóng rổ chuyên nghiệp, Adelaide Thunderbirds, chơi trong cuộc thi bóng rổ quốc gia, giải vô địch Suncorp Super Netball, với các trận đấu trên sân nhà được tổ chức tại sân vận động Priceline. Thunderbird thỉnh thoảng chơi trò chơi hoặc trận chung kết tại Titan Security Arena, trong khi các trận đấu bóng rổ quốc tế thường được chơi ở 10.500 chỗ ngồi tại Trung tâm Giải trí Adelaide. Titan Security Arena có sức chứa 8.000 và là sân vận động bóng rổ có mục đích lớn nhất ở Úc.
Từ năm 1999, Adelaide và các khu vực xung quanh đã tổ chức cuộc đua xe đạp Tour Down Under, được tổ chức và chỉ đạo bởi Mike Turtur có trụ sở tại Adelaide. Turtur đã giành được huy chương vàng Olympic cho đội tuyển Úc theo đuổi đội 4000m tại Thế vận hội Olympic Los Angeles 1984. Tour Down Under là sự kiện đạp xe lớn nhất bên ngoài châu Âu và là sự kiện đầu tiên bên ngoài châu Âu được cấp trạng thái UCI ProTour. Adelaide duy trì một nhượng quyền thương mại tại Australian Baseball League, Adelaide Bite. Họ đã chơi từ năm 2009, và sân nhà của họ (cho đến năm 2016) là Norwood Oval. Từ năm 2016, nhóm nghiên cứu đã chuyển đến Sân vận động Thể thao Diamond nằm gần Sân bay Quốc tế Adelaide do cải tạo tại Norwood. Tên của nó xuất phát từ Great Australian Bight địa phương, và từ sự phong phú của Great White Sharks địa phương. Adelaide cũng có đội khúc côn cầu Khúc côn cầu trên băng, Adelaide Adrenaline tại Liên đoàn Khúc côn cầu trên băng Úc (AIHL). Đó là nhà vô địch quốc gia vào năm 2009 và chơi các trận đấu tại IceArenA.
Giải đua xe công thức 1 Grand Prix Úc cho chức vô địch thế giới được tổ chức bởi Adelaide từ năm 1985 đến 1995 trên đường Adelaide Street Circuit được bố trí tại khu East End của thành phố cũng như các khu công viên phía đông bao gồm Trường đua ngựa Victoria Park. Grand Prix đã trở thành một nguồn niềm tự hào, và mất sự kiện đến Melbourne trong một thông báo bất ngờ vào giữa năm 1993 đã để lại một khoảng trống đã được lấp đầy với rất thành công ở Clipsal 500 cho V8 Supercar đua, được tổ chức trên một phiên bản sửa đổi của cùng mạch đường phố. The Classic Adelaide, một cuộc biểu tình của các loại xe thể thao cổ điển, cũng được tổ chức tại thành phố và khu vực xung quanh.
Adelaide trước đây có ba địa điểm đua ngựa. Victoria Park, Trường đua ngựa Cheltenham Park, cả hai đều đã đóng cửa, và Trường đua ngựa Morphettville vẫn là quê hương của Câu lạc bộ Jockey Nam Úc. Nó cũng có Globe Derby Park cho Harness đua mở cửa vào năm 1969, và vào năm 1973 đã trở thành địa điểm đua xe khai thác hàng đầu của Adelaide tiếp quản từ Wayville Showgrounds, cũng như Greyhound Park cho lễ đua chó greyhound mở cửa vào năm 1972.
Cuộc đua World Solar Challenge thu hút các đội từ khắp nơi trên thế giới, hầu hết trong số đó được các trường đại học hoặc các tập đoàn đưa vào hoạt động, mặc dù một số trường được các trường trung học cấp. Cuộc đua có lịch sử 20 năm kéo dài chín cuộc đua, với sự kiện khai mạc diễn ra vào năm 1987. Adelaide tổ chức giải vô địch thế giới 2012 tại Lockleys Bowling Club, trở thành thành phố thứ ba trên thế giới đã tổ chức giải vô địch hai lần, trước đây đã tổ chức sự kiện này vào năm 1996.
Đường đua vượt địa hình cũng rất phổ biến ở Adelaide với ba đường cao tốc hoạt động. Adelaide Motorsport Park, nằm cạnh đường đua xe đường đua quốc tế Adelaide tại Virginia (24 km (15 dặm) về phía bắc trung tâm thành phố) đã hoạt động liên tục từ năm 1979 sau khi đóng cửa đường đua Rowley Park Speedway nổi tiếng. Gillman Speedway nằm trong vùng ngoại ô bán công nghiệp của Gillman, đã hoạt động từ năm 1998 và phục vụ cho xe máy tốc độ và Sidecars, trong khi Sidewinders Speedway nằm ở Wingfield cũng là một đường xe máy dành riêng cho tay đua dưới 16 tuổi và đã hoạt động kể từ 1978.
Adelaide là nơi có Great Southern Slam, giải đấu derby lớn nhất thế giới. Giải đấu đã được tổ chức hai năm một lần vào dịp cuối tuần lễ của Nữ hoàng của Úc kể từ năm 2010. Vào năm 2014 và 2016, giải đấu có 45 đội chơi ở hai đội. Vào năm 2018, giải đấu đã mở rộng đến 48 đội thi đấu trong ba đội.
Giao thông
Có vị trí thuận lợi để di chuyển đến bất kì đâu trên lãnh thổ Úc, Adelaide tạo thành một trung tâm giao thông chiến lược cho các tuyến đông-tây và bắc-nam. Bản thân thành phố có hệ thống giao thông công cộng rộng khắp đô thị, được quản lý bởi và được biết đến với tên gọi là tàu điện ngầm Adelaide. Tàu điện ngầm Adelaide bao gồm một hệ thống xe buýt có hợp đồng bao gồm O-Bahn Busway, đường sắt đô thị (với động cơ diesel và đường dây điện) và Xe điện Adelaide-Glenelg, được mở rộng như một xe điện đô thị vào năm 2010 thông qua trung tâm thành phố. - vùng ngoại ô Hindmarsh. Ngoài ra còn có kế hoạch mở rộng xe điện đến Port Adelaide và Semaphore. Một tuyến xe điện CBD cũng đang được xem xét và kế hoạch tổng thể sân bay Adelaide mới nhất cũng đã tiết lộ một chuyến xe điện đến sân bay trong tương lai gần.
Giao thông đường bộ ở Adelaide có lịch sử tương đối dễ dàng hơn so với nhiều thành phố khác của Úc, với bố trí thành phố được xác định rõ và các con đường nhiều làn đường rộng từ khi bắt đầu phát triển. Trong lịch sử, Adelaide được biết đến như là một "thành phố 20 phút", với những người đi làm đã có thể đi từ ngoại thành đô thị đến thành phố trong khoảng 20 phút. Tuy nhiên, những con đường này hiện nay thường được coi là không đủ để đối phó với giao thông đường bộ ngày càng tăng của Adelaide, và thường gặp phải tình trạng tắc nghẽn giao thông.
Khu vực đô thị Adelaide có một xa lộ và ba đường cao tốc. Để xây dựng, chúng là:
Xa lộ Đông Nam (M1), kết nối góc đông nam của Đồng bằng Adelaide với Đồi Adelaide và xa hơn với Cầu Murray và Tailem Bend, nơi nó tiếp tục là Quốc lộ 1 về phía đông nam đến Melbourne.
Đường cao tốc phía Nam (M2), kết nối các vùng ngoại ô phía nam bên ngoài với các vùng ngoại ô phía nam bên trong và trung tâm thành phố. Nó trùng lặp con đường của South Road.
Đường cao tốc Bắc-Nam (M2), là một dự án lớn đang được triển khai sẽ trở thành hành lang chính bắc-nam, thay thế phần lớn là đường South Road, nối với đường cao tốc phía Nam và đường cao tốc River River. Hiện tại, đường cao tốc chạy như một đường cao tốc trên cao từ ngã ba của nó với đường cao tốc Port River đến đường Regency, ở phía tây bắc của Adelaide. Tiếp tục của đường cao tốc hiện đang được xây dựng ở cả hai đầu của đường cao tốc, tại Darlington và trong dự án "Torrens to Torrens".
Đường cao tốc Port River (A9), kết nối Cảng Adelaide và Cảng Ngoài với Cảng Wakefield ở "lối vào" phía bắc đến khu vực đô thị.
Đường cao tốc phía Bắc (đường cao tốc Max Fatchen) (M20), kết nối các vùng ngoại ô phía bắc đi qua đường cao tốc Stuart (Quốc lộ 20) qua Cầu vượt Gawler đến Cảng Wakefield tại một điểm cách vài cây số về phía bắc của kết nối Đường cao tốc Cảng sông.
Kết nối phía Bắc (tuyến đường đề xuất M20) bắt đầu xây dựng vào năm 2016, kết nối đường cao tốc Bắc-Nam với đường cao tốc phía Bắc. Đường sẽ không phải chịu phí cầu đường trực tiếp, nhưng Nam Úc sẽ trở thành điểm kiểm tra "phí mạng" bao gồm việc tính phí xe tải dựa trên việc sử dụng đường và tác động thay cho phí đăng ký cao.
Khu vực đô thị Adelaide có hai sân bay thương mại, Sân bay Adelaide và Sân bay Parafield. Sân bay Adelaide, ở ngoại ô phía tây Adelaide, phục vụ hơn 8 triệu hành khách mỗi năm. Sân bay Parafield, sân bay thứ hai cách Adelaide 18 km (11 dặm) về phía bắc của trung tâm thành phố, được sử dụng cho máy bay nhỏ, đào tạo phi công và mục đích hàng không giải trí. Sân bay Parafield phục vụ như sân bay chính của Adelaide cho đến khi khai trương Sân bay Adelaide vào tháng 2 năm 1955.
Thành phố kết nghĩa
Adelaide có các thành phố kết nghĩa sau:
Austin, Mỹ - 1983
Christchurch, New Zealand - 1972
George Town, Penang - 1973
Himeji, Nhật Bản - 1982 |
Sự kiện
Tháng 1
1 tháng 1: Nello Celio trở thành tổng thống Thụy Sĩ
1 tháng 1: Kurt Waldheim trở thành tổng thư ký của Liên Hợp Quốc
18 tháng 1: Bahrain trở thành thành viên trong UNESCO
27 tháng 1: Qatar trở thành thành viên của UNESCO
30 tháng 1: Pakistan ly khai Khối Thịnh vượng chung Anh
Tháng 2
10 tháng 2: Oman trở thành thành viên của UNESCO
14 tháng 2: Trung Quốc và Mexico thiết lập quan hệ ngoại giao
19 tháng 2: Trung Quốc và Argentina thiết lập quan hệ ngoại giao
21 tháng 2: Tống thống Hoa Kỳ Nixon chính thức thăm Trung Quốc
26 tháng 2: Vỡ đập Buffalo-Creek tại Tây Virginia, Hoa Kỳ, 125 nạn nhân tử vong
Tháng 4
10 tháng 4: Động đất 7,1 độ trong Iran, 5.054 người chết
16 tháng 4: Apollo 16 khởi hành
Tháng 5
5 tháng 5: Palermo, Ý. Một chiếc Douglas DC-8 của Alitalia va vào núi. Tất cả 115 người trên máy bay chết
22 tháng 5: Ceylon có hiến pháp mới và trở thành nước cộng hòa dưới tên Sri Lanka
26 tháng 5: Hiệp ước SALT I được Richard Nixon và Leonid Ilyich Brezhnev ký kết
Tháng 6
1 tháng 6: Iraq quốc hữu hóa toàn bộ nền công nghiệp dầu
5 tháng 6: Trung Quốc và Hy Lạp thiết lập quan hệ ngoại giao
9 tháng 6: Vỡ đập nước Canyon-Lake tại Rapid City, Nam Dakota.
18 tháng 6: London: Rơi một chiếc Hawker Siddeley Trident của BEA, tất cả 121 người trên máy bay chết
Tháng 7
26 tháng 7: Quân lực VNCH kiểm soát thành cổ Quảng Trị, quân đội VNDCCH bị đẩy lùi
Tháng 8
10 tháng 8: Truyền hình Vì an ninh Tổ quốc chính thức lên sóng.
Tháng 10
13 tháng 10: Moskva: Rơi một chiếc Ilyushin Il-62 của Aeroflot, tất cả 176 người chết
27 tháng 10: Bangladesh trở thành thành viên của UNESCO
Tháng 11
29 tháng 11: Atari phát hành Pong, trò chơi video thành công thương mại đầu tiên
Tháng 12
7 tháng 12: Apollo 17 khởi hành
14 tháng 12: Eugene Andrew Cernan rời Mặt Trăng
19 tháng 12: Chiến dịch Linebacker II bắt đầu
23 tháng 12: Động đất 6,2 độ tại Nicaragua, khoảng 5.000 người chết
30 tháng 12: Tổng thống Richard Nixon lệnh ngừng ném bom miền bắc Việt Nam. Chiến dịch Linebacker II kết thúc
31 tháng 12: Bồ Đào Nha ly khai UNESCO
Sinh
Tháng 1
1 tháng 1: Lilian Thuram, cầu thủ bóng đá Pháp
5 tháng 1:
Sasha, ca sĩ nhạc pop Đức
Sakis Rouvas, nam ca sĩ Hy Lạp
11 tháng 1: Amanda Peet, nữ diễn viên Mỹ
13 tháng 1:
Stefan Beinlich, cầu thủ bóng đá Đức
Nicole Eggert, nữ diễn viên Mỹ
15 tháng 1: Shelia Burrell, nữ vận động viên điền kinh Mỹ
17 tháng 1: Benno Fürmann, diễn viên Đức
18 tháng 1:
Conny Mayer, nữ chính trị gia Đức
Kjersti Plätzer, nữ vận động viên điền kinh Na Uy
21 tháng 1: Javier Yubero, cầu thủ bóng đá Tây Ban Nha (mất 2005)
24 tháng 1:
Muriel Baumeister, nữ diễn viên Áo
Beth Hart, nữ ca sĩ Mỹ
25 tháng 1:
Silke Rottenberg, nữ cầu thủ bóng đá Đức
Pauli Jaks, vận động viên khúc côn cầu trên băng Thụy Sĩ
27 tháng 1:
Tobias Steinhauser, tay đua xe đạp Đức
Mark Owen, nam ca sĩ Anh
29 tháng 1: Bobbie Phillips, nữ diễn viên Mỹ
Tháng 2
1 tháng 2: Christian Ziege, cầu thủ bóng đá Đức
2 tháng 2: Dana International, nữ ca sĩ nhạc pop Israel
3 tháng 2: Georg Koch, cầu thủ bóng đá Đức
12 tháng 2: Sophie Zelmani, nữ nhạc sĩ Thụy Điển
13 tháng 2: Ronald Maul, cầu thủ bóng đá Đức
15 tháng 2:
Phan Thị Bích Hằng, nhà ngoại cảm nổi tiếng ở Việt Nam
Jaromír Jágr, vận động viên khúc côn cầu trên băng
16 tháng 2:
Wiebke Lorenz, nữ nhà báo, nhà văn Đức
Grit Breuer, nữ vận động viên điền kinh Đức
17 tháng 2: Johnny Jensen, vận động viên bóng ném Na Uy
20 tháng 2: Laith Al-Deen, nhạc sĩ Đức
22 tháng 2:
Claudia Pechstein, nữ vận động viên chạy đua trên băng Đức
Michael Chang, vận động viên quần vợt Mỹ
24 tháng 2: Manon Rheaume, nữ vận động viên khúc côn cầu trên băng Canada
25 tháng 2: Anneke Kim Sarnau, nữ diễn viên Đức
Tháng 3
2 tháng 3: Tim Bergmann, diễn viên Đức
5 tháng 3: Luca Turilli, nhạc sĩ
6 tháng 3: Shaquille O'Neal, cầu thủ bóng rổ Mỹ
9 tháng 3: Jean Louisa Kelly, nữ diễn viên Mỹ
10 tháng 3: Timbaland, nhà sản xuất âm nhạc Mỹ
12 tháng 3: Christian Möllmann, diễn viên Đức, nam ca sĩ
17 tháng 3:
Melissa Auf der Maur, ca sĩ, người mẫu
Mia Hamm, nữ cầu thủ bóng đá Mỹ
19 tháng 3: Julie Lunde Hansen, nữ vận động viên chạy ski Na Uy
21 tháng 3: Derartu Tulu, nữ vận động viên điền kinh Ai Cập
29 tháng 3: Manuel Rui Costa, cầu thủ bóng đá Bồ Đào Nha
31 tháng 3: Hà Phương, nữ ca sĩ người Mỹ gốc Việt
Tháng 4
3 tháng 4: Jennie Garth, nữ diễn viên Mỹ
4 tháng 4: Xenia Seeberg, nữ diễn viên Đức
6 tháng 4: Ralf Bucher, cầu thủ bóng đá Đức
10 tháng 4: Sami Yli-Sirniö, nhạc sĩ Phần Lan.
13 tháng 4: John van Buskirk, cầu thủ bóng đá, huấn luyện viên Mỹ
15 tháng 4: Giuseppe Reina, cầu thủ bóng đá Đức
16 tháng 4: Conchita Martínez, nữ vận động viên quần vợt Tây Ban Nha
17 tháng 4: Jennifer Garner, nữ diễn viên Mỹ
18 tháng 4: Lars Christiansen, vận động viên bóng ném Đan Mạch
19 tháng 4:
Rivaldo, cầu thủ bóng đá Brasil
Sonja Nef, nữ vận động viên chạy ski Thụy Sĩ
20 tháng 4: Carmen Electra, nữ diễn viên, nữ ca sĩ
29 tháng 4: Marko Rehmer, cầu thủ bóng đá Đức
Tháng 5
2 tháng 5:
Steffen Ziesche, vận động viên khúc côn cầu trên băng Đức
Alec Empire, nhạc sĩ Đức
Dwayne Johnson, diễn viên Mỹ, wrestler
5 tháng 5:
Devin Townsend, ca sĩ Canada
Žigmund Pálffy, vận động viên khúc côn cầu trên băng Slovakia
6 tháng 5:
Peter Friedrich, chính trị gia Đức
Naoko Takahashi, nữ vận động viên điền kinh Nhật Bản, huy chương Thế Vận Hội
7 tháng 5: Ivan Sergei, diễn viên Mỹ
8 tháng 5: Darren Hayes, ca sĩ nhạc pop Úc
9 tháng 5: Tommy Krappweis, tác giả Đức và đạo diễn phim
10 tháng 5:
Katja Seizinger, nữ vận động viên chạy ski Đức
Christian Wörns, cầu thủ bóng đá Đức
13 tháng 5: La Sương Sương, nữ ca sĩ người Mỹ gốc Việt hoạt động ở hải ngoại (mất 2007)
16 tháng 5: Martin Brodeur, vận động viên khúc côn cầu trên băng Canada
18 tháng 5: Nordin ben Salah, võ sĩ quyền Anh Hà Lan (mất 2004)
21 tháng 5:
Christoph Hartmann, chính trị gia Đức
The Notorious B.I.G., rapper Mỹ (m. 1997)
26 tháng 5: René Hemmerling, nhà văn Đức
27 tháng 5: Ivete Sangalo, nữ ca sĩ Brasil
28 tháng 5:
Boris Palmer, chính trị gia Đức
Chiara Mastroianni, nữ diễn viên Pháp
Michael Boogerd, tay đua xe đạp Hà Lan
31 tháng 5: Sébastien Barberis, cầu thủ bóng đá Thụy Sĩ
Tháng 6
1 tháng 6: Mỹ Lệ, nữ ca sĩ Việt Nam
4 tháng 6: Nikka Costa, nữ ca sĩ Mỹ
7 tháng 6: Karl Urban, diễn viên New Zealand
8 tháng 6: Jaroslav Rudiš, nhà văn Séc, nhà báo
12 tháng 6: Inger Miller, nữ vận động viên điền kinh Mỹ
15 tháng 6: Jean-Francois Labbé, vận động viên khúc côn cầu trên băng Canada
19 tháng 6: Ilja Markow, vận động viên điền kinh Nga, huy chương Thế Vận Hội
22 tháng 6: Dariusz Baranowski, tay đua xe đạp Ba Lan
23 tháng 6:
Zinedine Zidane, cầu thủ bóng đá Pháp
Selma Blair, nữ diễn viên Mỹ
24 tháng 6: Robbie McEwen, tay đua xe đạp Úc
28 tháng 6:
Maria Viktorovna Butyrskaya, nữ vận động viên trượt băng nghệ thuật Nga
Ngô Bảo Châu, Giáo sư Toán có hai quốc tịch Việt Nam và Pháp
Tháng 7
1 tháng 7:
Steffi Nerius, nữ vận động viên điền kinh Đức
Claire Forlani, nữ diễn viên Anh
2 tháng 7: Darren O'Shaughnessy, nhà văn Ireland
4 tháng 7: Karin Thürig, nữ vận động viên đua xe đạp Thụy Sĩ
8 tháng 7: Geri Halliwell, nữ ca sĩ nhạc pop Anh
10 tháng 7: Phương Thùy, nữ ca sĩ Việt Nam
17 tháng 7:
Mandy Smith, người mẫu, nữ ca sĩ
Jaap Stam, cầu thủ bóng đá Hà Lan
19 tháng 7: Ebbe Sand, cầu thủ bóng đá Đan Mạch
21 tháng 7: Paul Brandt, ca sĩ nhạc country Canada
23 tháng 7: Giovane Elber, cầu thủ bóng đá Brasil
26 tháng 7: Tanja Szewczenko, nữ vận động viên trượt băng nghệ thuật Đức
28 tháng 7:
Walter Bénéteau, tay đua xe đạp Pháp
Anh Vũ, diễn viên, người dẫn chương trình, ca sĩ hát nhạc hài người Việt Nam (mất 2019)
29 tháng 7: Wil Wheaton, diễn viên Mỹ, nhà văn
Tháng 8
2 tháng 8:
Justyna Steczkowska, nữ nhạc sĩ nhạc pop Ba Lan
Corinne Rey-Bellet, nữ vận động viên chạy ski Thụy Sĩ
3 tháng 8: Erika Marozsán, nữ diễn viên Hungary
6 tháng 8: Christoph Simon, nhà văn Thụy Sĩ
8 tháng 8: Axel Merckx, tay đua xe đạp Bỉ
9 tháng 8: Marcos Serrano, tay đua xe đạp Tây Ban Nha
10 tháng 8: Angie Harmon, nữ diễn viên Mỹ
12 tháng 8: Rebecca Gayheart, nữ diễn viên Mỹ
15 tháng 8:
Mikey Graham, nam ca sĩ Ireland
Ben Affleck, diễn viên Mỹ
24 tháng 8: Fritz Strobl, vận động viên chạy ski Áo
27 tháng 8:
Denise Lewis, nữ vận động viên điền kinh Anh
Roland Garber, tay đua xe đạp Áo
30 tháng 8:
Pavel Nedvěd, cầu thủ bóng đá
Cameron Diaz, nữ diễn viên Mỹ và người mẫu
31 tháng 8:
Kostas Konstantinidis, cầu thủ bóng đá Hy Lạp
Chris Tucker, diễn viên Mỹ
Tháng 9
1 tháng 9: Peter Adolphsen, nhà văn Đan Mạch
3 tháng 9: Tim Lobinger, vận động viên điền kinh Đức
8 tháng 9:
Markus Babbel, cầu thủ bóng đá Đức
Seki Tomokazu, seiyū Nhật Bản
9 tháng 9: Miriam Oremans, nữ vận động viên quần vợt Hà Lan
13 tháng 9: Trần Tuệ Lâm, ca sĩ kiêm diễn viên Hồng Kông
14 tháng 9: Peter Németh, cầu thủ bóng đá Slovakia
15 tháng 9:
Timothy Mack, vận động viên điền kinh Mỹ
Mandakranta Sen, nhà văn nữ Ấn Độ
16 tháng 9: Vebjørn Rodal, vận động viên điền kinh Na Uy, huy chương Thế Vận Hội
18 tháng 9: Mirijam Günter, nhà văn, nhà xuất bản
21 tháng 9: Liam Gallagher, nam ca sĩ Anh của ban nhạc rock Oasis
23 tháng 9: Sarah Bettens, nữ nhạc sĩ Bỉ
28 tháng 9:
Werner Schlager, vận động viên bóng bàn Áo
Gwyneth Paltrow, nữ diễn viên Mỹ
30 tháng 9: Ari Behn, nhà văn Na Uy
Tháng 10
3 tháng 10: Kevin Richardson, nam ca sĩ của Backstreet Boys
7 tháng 10: Loek van Wely, kì thủ Hà Lan
11 tháng 10: Claudia Black, nữ diễn viên Úc
16 tháng 10:
Benjamin Mikfeld, chính trị gia Đức
Tomasz Hajto, cầu thủ bóng đá Ba Lan
17 tháng 10: Eminem, ca sĩ nhạc rap Mỹ và nhà sản xuất
18 tháng 10:
Helge Braun, chính trị gia Đức và nghị sĩ quốc hội liên bang
Wojciech Kuczok, nhà văn Ba Lan
19 tháng 10: Stephan Hanke, cầu thủ bóng đá Đức
24 tháng 10: Matt Hemingway, vận động viên điền kinh Mỹ
27 tháng 10:
Sebastian Ratjen, chính trị gia Đức
Santiago Botero, tay đua xe đạp Colombia
Maria Mutola, nữ vận động viên điền kinh
30 tháng 10: Daniela Knor, nữ tác giả Đức
Tháng 11
1 tháng 11: Toni Collette, nữ diễn viên Úc
4 tháng 11: Luís Figo, cầu thủ bóng đá Bồ Đào Nha
6 tháng 11:
Thandie Newton, nữ diễn viên Anh
Rebecca Romijn, nữ diễn viên Mỹ
7 tháng 11:
Christopher Daniel Barnes, diễn viên Mỹ
Jason London, diễn viên Mỹ, nhà sản xuất phim
12 tháng 11: Vasileios Tsiartas, cầu thủ bóng đá Hy Lạp
14 tháng 11:
Edyta Górniak, nữ ca sĩ Ba Lan
Dariusz Żuraw, cầu thủ bóng đá Ba Lan
15 tháng 11: Jonny Lee Miller, diễn viên Anh
17 tháng 11: Kimya Dawson, nữ ca sĩ Mỹ
26 tháng 11: Arjun Rampal, diễn viên Ấn Độ
30 tháng 11: Kriemhild Jahn, nữ ca sĩ Đức
Tháng 12
1 tháng 12: Norbert Wójtowicz, nhà sử học Ba Lan và nhà thần học
2 tháng 12: Sergejs Žoltoks, vận động viên khúc côn cầu trên băng (mất 2004)
4 tháng 12:
Sebastian Karpiniuk, chính trị gia Ba Lan
Marc Bator, nhà báo Đức
9 tháng 12:
Leonor Varela, nữ diễn viên Chile
Tré Cool, nhạc sĩ nhạc rock Mỹ
Reiko Aylesworth, nữ diễn viên Mỹ
10 tháng 12: Brian Molko, nhạc sĩ
11 tháng 12: Andrij Hussin, cầu thủ bóng đá Ukraina
12 tháng 12: Wilson Kipketer, vận động viên điền kinh Đan Mạch
13 tháng 12: Peter Luttenberger, tay đua xe đạp Áo
17 tháng 12: Anton Ehmann, cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp Áo
19 tháng 12: Alyssa Milano, nữ diễn viên Mỹ, nhà sản xuất và nữ ca sĩ
20 tháng 12: Anja Rücker, nữ vận động viên điền kinh Đức
22 tháng 12:
Stephanie Ann Jones, nữ cầu thủ bóng đá Đức
Vanessa Paradis, nữ diễn viên Pháp và nữ ca sĩ
Alexandre Moos, tay đua xe đạp Thụy Sĩ
23 tháng 12: Lukas Hilbert, nhà soạn nhạc, nhà sản xuất nhạc, nam ca sĩ Đức
24 tháng 12: Thanh Ngân, nghệ sĩ cải lương Việt Nam
25 tháng 12: Qu Yunxia, nữ vận động viên điền kinh Trung Hoa
26 tháng 12: Jared Leto, diễn viên Mỹ
28 tháng 12: Patrick Rafter, vận động viên quần vợt Úc
29 tháng 12:
Jude Law, diễn viên Anh
Eva Haßmann, nữ diễn viên Đức
30 tháng 12: Stefan Liebich, chính trị gia Đức
31 tháng 12: Mathias Hain, cầu thủ bóng đá Đức
Mất
1 tháng 1: Eberhard Wolfgang Möller, nhà văn Đức, nhà soạn kịch (sinh 1906)
3 tháng 1: Elisabeth Schiemann, nhà nữ thực vật học Đức (sinh 1881)
6 tháng 1: Chen Yi, tướng, chính trị gia Trung Hoa (sinh 1901)
14 tháng 1: Frederik IX, vua của Đan Mạch (sinh 1899)
14 tháng 1: Horst Assmy, cầu thủ bóng đá Đức (sinh 1933)
16 tháng 1: David Seville, nam ca sĩ Mỹ, nhà soạn nhạc (sinh 1919)
17 tháng 1: Karl Gaul, chính trị gia Đức (sinh 1889)
24 tháng 1: Dino Buzzati, nhà văn Ý (sinh 1906)
27 tháng 1: Richard Courant, nhà toán học Đức (sinh 1888)
30 tháng 1: Karel Boleslav Jirák, nhà soạn nhạc Séc (sinh 1891)
31 tháng 1: Hans Breitensträter, võ sĩ quyền anh hạng nặng (sinh 1897)
7 tháng 2: Walter Lang, đạo diễn phim Mỹ (sinh 1896)
7 tháng 2: Walter von Sanden-Guja, nhà văn Đức, nhà nghiên cứu tự nhiên, thi sĩ (sinh 1888)
8 tháng 2: Markos Vamvakaris, nam ca sĩ Hy Lạp, nhà soạn nhạc (sinh 1905)
15 tháng 2: Edgar Snow, nhà báo Mỹ (sinh 1905)
16 tháng 2: Jakob Fischbacher, chính trị gia Đức (sinh 1886)
20 tháng 2: Maria Goeppert-Mayer, nhà nữ vật lý học (sinh 1906)
25 tháng 2: Gottfried Fuchs, cầu thủ bóng đá Đức (sinh 1889)
28 tháng 2: Victor Barna, vận động viên bóng bàn Hungary (sinh 1911)
2 tháng 3: Clifford Coffin, nhiếp ảnh gia Mỹ (sinh 1913)
5 tháng 3: Helmut Körnig, vận động viên điền kinh Đức (sinh 1905)
7 tháng 3: Otto Griebel, họa sĩ Đức (sinh 1895)
11 tháng 3: Ferdinand Friedensburg, chính trị gia Đức (sinh 1886)
11 tháng 3: Martin Blank, chính trị gia Đức (sinh 1897)
20 tháng 3: Gerhard Heid, huấn luyện viên bóng đá Đức
27 tháng 3: M. C. Escher, nghệ nhân Hà Lan, nghệ sĩ tạo hình (sinh 1898)
2 tháng 4: Franz Halder, tướng Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai (sinh 1884)
3 tháng 4: Ferde Grofé, nhà soạn nhạc Mỹ, người điều khiển dàn nhạc (sinh 1892)
4 tháng 4: Stefan Wolpe, nhà soạn nhạc Đức (sinh 1902)
6 tháng 4: Heinrich Lübke, chính trị gia Đức (sinh 1894)
11 tháng 4: Solomon Aaron Berson, nhà y học Mỹ (sinh 1918)
13 tháng 4: Jóhannes Sveinsson Kjarval, họa sĩ (sinh 1885)
15 tháng 4: Frank Knight, nhà kinh tế học Mỹ (sinh 1885)
16 tháng 4: Kawabata Yasunari, nhà văn Nhật Bản (sinh 1899)
18 tháng 4: Willi Lausen, chính trị gia Đức (sinh 1901)
25 tháng 4: George Sanders, diễn viên Anh, Giải Oscar (sinh 1906)
27 tháng 4: Kwame Nkrumah, chính trị gia, 1960–1966 tổng thống Ghana (sinh 1909)
27 tháng 4: Jóhannes úr Kötlum, nhà văn (sinh 1899)
29 tháng 4: Manfred Gurlitt, tác giả Đức, nhà soạn nhạc (sinh 1890)
2 tháng 5: J. Edgar Hoover, giám đốc FBI (sinh 1895)
2 tháng 5: Hugo Hartung, nhà văn Đức (sinh 1902)
4 tháng 5: Edward Calvin Kendall, nhà hóa sinh Mỹ (sinh 1886)
5 tháng 5: Fulbert Youlou, tổng thống Cộng hòa Congo (sinh 1917)
9 tháng 5: Michael Laßleben, nhà xuất bản Đức (sinh 1899)
13 tháng 5: Dan Blocker, diễn viên Mỹ (sinh 1928)
14 tháng 5: Theodor Blank, chính trị gia Đức (sinh 1905)
18 tháng 5: Sidney Franklin, đạo diễn phim Mỹ, nhà sản xuất phim (sinh 1893)
22 tháng 5: Margaret Rutherford, nữ diễn viên Anh (sinh 1892)
22 tháng 5: Cecil Day-Lewis, nhà văn, thi sĩ (sinh 1904)
25 tháng 5: Asta Nielsen, nữ diễn viên Đan Mạch (sinh 1881)
27 tháng 5: José Garibi y Rivera, tổng giám mục Guadalajara, Hồng y (sinh 1889)
29 tháng 5: Margaret Ruthven Lang, nhà soạn nhạc Mỹ (sinh 1867)
2 tháng 6: Ulvi Cemal Erkin, nhà soạn nhạc Thổ Nhĩ Kỳ (sinh 1906)
11 tháng 6: Joakim Bonnier, tay đua Công thức 1 (sinh 1930)
12 tháng 6: Ludwig von Bertalanffy, nhà sinh vật học Áo, nhà nghiên cứu tự nhiên (sinh 1901)
13 tháng 6: Georg von Békésy, nhà vật lý học, nhà sinh lý học (sinh 1899)
17 tháng 6: Helge Rosvaenge, người hát giọng nam cao Đan Mạch (sinh 1897)
22 tháng 6: Paul Czinner, tác giả, đạo diễn phim, (sinh 1890)
23 tháng 6: Werner Klingler, diễn viên Đức, đạo diễn phim, tác giả kịch bản (sinh 1903)
28 tháng 6: Prasanta Chandra Mahalanobis, nhà vật lý học Ấn Độ (sinh 1893)
29 tháng 6: Boby Lapointe, nam ca sĩ Pháp (sinh 1922)
3 tháng 7: Fred McDowell, nhạc sĩ blues Mỹ (sinh 1904)
3 tháng 7: Gustav Hillard, nhà văn Đức, nhà phê bình (sinh 1881)
9 tháng 7: Franz Pfender, chính trị gia Đức (sinh 1899)
20 tháng 7: Friedrich Flick, doanh nhân Đức (sinh 1883)
20 tháng 7: Geeta Dutt, nữ ca sĩ Ấn Độ (sinh 1930)
21 tháng 7: Ralph Craig, vận động viên điền kinh Mỹ (sinh 1889)
23 tháng 7: Max Aub, nhà văn Tây Ban Nha (sinh 1903)
25 tháng 7: Thomas Andresen, chính trị gia Đức (sinh 1897)
26 tháng 7: Joop Boutmy, cầu thủ bóng đá Hà Lan (sinh 1894)
31 tháng 7: Paul-Henri Spaak, chính trị gia Bỉ, chính khách (sinh 1899)
31 tháng 7: Ernst Fischer, nhà văn Áo (sinh 1899)
2 tháng 8: Rudolph Ganz, nhà soạn nhạc Thụy Sĩ, nghệ sĩ dương cầm, người điều khiển dàn nhạc (sinh 1877)
2 tháng 8: Ralph Maria Siegel, nhà soạn nhạc Đức (sinh 1911)
2 tháng 8: Paul Goodman, triết gia xã hội Mỹ, nhà thơ (sinh 1911)
9 tháng 8: Ernst von Salomon, nhà văn Đức (sinh 1902)
11 tháng 8: Albrecht Aschoff, chính trị gia Đức (sinh 1899)
11 tháng 8: Max Theiler, nhà sinh vật học Mỹ (sinh 1899)
14 tháng 8: Paolo Giobbe, Hồng y Giáo chủ (sinh 1880)
16 tháng 8: John Barnes Chance, nhà soạn nhạc Mỹ (sinh 1932)
16 tháng 8: Pierre Brasseur, diễn viên Pháp (sinh 1905)
19 tháng 8: Leopold Reitz, nhà văn Đức (sinh 1889)
24 tháng 8: Georg Draheim, giáo sư kinh tế học (sinh 1903)
25 tháng 8: Juan Carlos Paz, nhà soạn nhạc Argentina (sinh 1901)
26 tháng 8: Oskar Wacker, chính trị gia Đức (sinh 1898)
29 tháng 8: Lale Andersen, nữ ca sĩ Đức, nữ diễn viên (sinh 1905)
29 tháng 8: Herta Ilk, nữ chính trị gia Đức (sinh 1902)
30 tháng 8: Joseph Maria Lutz, nhà văn Đức (sinh 1893)
2 tháng 9: Alejandra Pizarnik, nữ thi sĩ Argentina (sinh 1936)
2 tháng 9: John Hutchinson, nhà thực vật học Anh (sinh 1884)
15 tháng 9: Ásgeir Ásgeirsson, tổng thống thứ nhì của Iceland(sinh 1894)
19 tháng 9: Robert Casadesus, nghệ sĩ dương cầm Pháp (sinh 1899)
21 tháng 9: Henry de Montherlant, nhà văn Pháp (sinh 1895)
22 tháng 9: Benedicto Kiwanuka, chính trị gia (sinh 1922)
23 tháng 9: Gerard Boedijn, nhà soạn nhạc Hà Lan, thầy giáo (sinh 1893)
27 tháng 9: Rory Storm, nhạc sĩ nhạc rock Anh, nam ca sĩ (sinh 1938)
27 tháng 9: Shiyali Ramamrita Ranganathan, nhà toán học Ấn Độ (sinh 1892)
28 tháng 9: Erich Przywara, nhà thần học (sinh 1889)
30 tháng 9: Edgar G. Ulmer, đạo diễn phim Mỹ (sinh 1904)
1 tháng 10: Kurt Hiller, nhà văn Đức, nhà xuất bản (sinh 1885)
10 tháng 10: Kenneth Essex Edgeworth, nhà thiên văn học Ireland (sinh 1880)
16 tháng 10: Hale Boggs, chính trị gia Mỹ (sinh 1914)
16 tháng 10: Leo G. Carroll, diễn viên Anh (sinh 1892)
17 tháng 10: Günter Neumann, nhà soạn nhạc Đức, tác giả (sinh 1913)
20 tháng 10: Harlow Shapley, nhà thiên văn học Mỹ (sinh 1885)
28 tháng 10: Mitchell Leisen, đạo diễn phim Mỹ, diễn viên, nhà sản xuất (sinh 1898)
5 tháng 11: Lubor Bárta, nhà soạn nhạc Séc (sinh 1928)
6 tháng 11: Heinz Spundflasche, cầu thủ bóng đá Đức (sinh 1919)
11 tháng 11: Paul Schmitthenner, kiến trúc sư Đức (sinh 1884)
13 tháng 11: Arnold Jackson, vận động viên điền kinh Anh, huy chương Thế Vận Hội (sinh 1891)
16 tháng 11: Andrei Philippowitsch Pashchenko, nhà soạn nhạc Nga (sinh 1885)
18 tháng 11: Stanislaus Kobierski, cầu thủ bóng đá Đức (sinh 1910)
20 tháng 11: Ennio Flaiano, nhà văn Ý (sinh 1910)
24 tháng 11: Mani Matter, nhạc sĩ Thụy Sĩ (sinh 1936)
25 tháng 11: Hans Scharoun, kiến trúc sư Đức (sinh 1893)
25 tháng 11: Henri Marie Coandă, nhà vật lý học (sinh 1886)
28 tháng 11: Havergal Brian, nhà soạn nhạc Anh (sinh 1876)
30 tháng 11: Hans Erich Apostel, nhà soạn nhạc (sinh 1901)
1 tháng 12: Antonio Segni, chính trị gia Ý (sinh 1891)
2 tháng 12: Donn Eisele, nhà du hành vũ trụ Mỹ (sinh 1930)
2 tháng 12: Diệp Vấn, võ sư Vịnh Xuân Quyền nổi tiếng (sinh 1893)
4 tháng 12: Mikalai Aladau, nhà soạn nhạc Belarus (sinh 1890)
4 tháng 12: Arnold Fischer, chính trị gia Đức (sinh 1898)
6 tháng 12: Paul Weyland, nhà hóa học Đức (sinh 1888)
8 tháng 12: William Dieterle, đạo diễn phim Đức, diễn viên (sinh 1893)
15 tháng 12: Wolfgang Jacobi, nhà soạn nhạc Đức gốc Do Thái (sinh 1894)
24 tháng 12: Ernst Kreuder, nhà văn Đức (sinh 1903)
26 tháng 12: Harry S. Truman, chính trị gia Mỹ, tổng thống thứ 33 của Hoa Kỳ (sinh 1884)
27 tháng 12: Lester B. Pearson, Thủ tướng Canada (sinh 1897)
29 tháng 12: Joseph Cornell, nhà điêu khắc Mỹ, họa sĩ (sinh 1903)
29 tháng 12: Curth Georg Becker, họa sĩ Đức (sinh 1904)
30 tháng 12: Arsenio Rodríguez, nhạc sĩ Cuba, nhà soạn nhạc (sinh 1911)
Giải Nobel
Hóa học - Christian B. Anfinsen, Stanford Moore, William H. Stein
Văn học - Heinrich Böll
Hòa bình - không trao giải
Vật lý - John Bardeen, Leon Neil Cooper, John Robert Schrieffer
Y học - Gerald M. Edelman, Rodney R. Porter
Kinh tế - John Hicks, Kenneth Arrow |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.