text
stringlengths
0
512k
Ngày 11 tháng 7 là ngày thứ 192 (193 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 173 ngày trong năm. Sự kiện 1405 – Trịnh Hòa lần đầu thống lĩnh thuyền đội xuất phát đi sứ các quốc gia ven bờ Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, sử xưng "Trịnh Hòa hạ Tây Dương". 1914 – Chiến hạm USS Nevada (BB-36) của Hoa Kỳ được hạ thủy, đây là một bước nhảy vọt trong kỹ thuật chiến hạm hạng nặng. 1921 – Cách mạng Ngoại Mông: Ngoại Mông Cổ một lần nữa tuyên bố độc lập (ly khai) khỏi Trung Quốc, thành lập chính phủ quân chủ lập hiến. 1960 – Tiểu thuyết Giết con chim nhại của Harper Lee được phát hành, đây cũng là tiểu thuyết đầu tay của bà. 1977 – Martin Luther King được truy tặng Huân chương Tự do Tổng thống. 1982 – Ý giành danh hiệu vô địch lần thứ ba tại World Cup 1982. 1995 – Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton và Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt thông báo quyết định bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia. 1995 – Hơn 8.000 nam giới và trẻ em Bosnia (đa số là người Bosniak) bị giết chết trong vụ thảm sát Srebrenica dưới tay quân lính Serbia theo lệnh của Ratko Mladić tại Potočari gần tỉnh Srebrenica thuộc Bosna và Hercegovina vào gần cuối chiến tranh Bosnia. 2010 – Đội tuyển Tây Ban Nha đánh bại đội tuyển Hà Lan trong trận chung kết, lần đầu tiên giành chức vô địch bóng đá thế giới. Sinh 1820 – Nguyễn Phúc Miên Trữ, phong hiệu Tuân Quốc công, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1890). 1879 – Alfred Buchi, kỹ sư người Thuỵ Sĩ, phát minh Công nghệ tăng áp turbin (m. 1959) 1990 – David Henrie diễn viên nam người Mỹ. 1990 – Caroline Wozniacki, vận động viên tennis người Đan Mạch. Mất 1763 – Peter Forsskål, nhà tự nhiên học, Đông phương học người Thụy Điển (s. 1732). 1949 – Giám mục Công giáo tiên khởi người Việt Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng (s. 1868). Những ngày lễ và kỷ niệm Ngày truyền thống Ngành Thú y Việt Nam Ngày Kính Thánh Biển Đức (Bênêđictô) Ngày Dân số thế giới
Ngày 12 tháng 7 là ngày thứ 193 (194 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 172 ngày trong năm. Sự kiện 918 – Thái tử Vương Diễn lên ngôi hoàng đế nước Tiền Thục, ông là quân chủ thứ nhì và cũng là cuối cùng của quốc gia. 645 – Hoàng tử Karu đăng quang thiên hoàng của Nhật Bản, sau đó ông tiến hành cải cách biến Nhật Bản thành một nhà nước phong kiến. 1527 – Lê Cung Hoàng ra chiếu nhường ngôi hoàng đế cho Mạc Đăng Dung, kết thúc triều Lê sơ và mở đầu triều Mạc trong lịch sử Việt Nam. 1561 – Nhà thờ chính tòa thánh Basil ở Moskva được hiến thánh. 1898 – Hai nhà khoa học Anh Quốc William Ramsay và Morris Travers phát hiện nguyên tố hóa học Xenon trong phần bã còn lại sau khi tiến hành làm bay hơi các thành phần của không khí hóa lỏng. 1943 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Đức Quốc xã và Liên Xô giao chiến trong trận Prokhorovka, một trong những trận đấu xe tăng lớn nhất trong lịch sử quân sự thế giới. 1946 – Công an Bắc Bộ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành khám xét trụ sở Việt Nam Quốc dân Đảng tại phố Ôn Như Hầu, Hà Nội. 1979 – Kiribati giành độc lập từ Anh Quốc. 2006 – Chiến tranh Liban bắt đầu. 2016 – Philippines thắng vụ kiện tại Tòa án Trọng tài thường trực về tính hợp pháp của "Đường chín đoạn" của Trung Quốc tại Biển Đông. Sinh 1811 – Nguyễn Phúc Miên Hoành, tước phong Vĩnh Tường Quận vương, hoàng tử con vua Minh Mạng nhà Nguyễn (m. 1835) 1813 – Claude Bernard, nhà sinh lý học người Pháp (m. 1878). 1933 – Trần Đình Thọ, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa 1991 – James Rodríguez, cầu thủ bóng đá người Colombia 1993 – Kim In-seong, nam ca sĩ, thành viên nhóm nhạc SF9. 1995 – Luke Shaw, cầu thủ bóng đá người Anh Mất 965 – Mạnh Sưởng, hoàng đế nước Hậu Thục, tức ngày Canh Tuất 11 tháng 6 năm Ất Sửu (s. 919). 1993 – Michał Goleniewski, trung tá tình báo Cộng hòa Nhân dân Ba Lan, đào tẩu sang Hoa Kỳ (s. 1922) 2002 – Diệp Minh Châu, họa sĩ, điêu khắc gia Việt Nam (s. 1919). 2016 – Nguyễn Thị Trù, cụ bà cao tuổi nhất thế giới (s. 1893). 2020 – Kelly Preston, diễn viên Mỹ (s. 1962) Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 13 tháng 7 là ngày thứ 194 (195 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 171 ngày trong năm. Sự kiện 884 – Cuộc khởi nghĩa Hoàng Sào kết thúc khi thủ lĩnh Hoàng Sào bị sát hại (hoặc tự sát), thủ cấp của ông được đưa đến chỗ quân Đường, tức ngày Bính Ngọ (17) tháng 6 năm Giáp Thìn. 1402 – Quân của Yên vương Chu Lệ tiến vào kinh sư Ứng Thiên phủ của triều Minh, kết thúc triều đại của Kiến Văn Đế. 1787 – Quốc hội Lục địa Hoa Kỳ ban hành Sắc lệnh Tây Bắc nhằm thiết lập chính quyền cai quản tại Lãnh thổ Tây Bắc. 1866 – Chiến tranh Áo–Phổ: Quân Phổ giành chiến thắng trước quân Hesse trong trận Laufach-Frohnhofen. 1923 – Bảng hiệu Hollywood được khánh thành tại Los Angeles, Hoa Kỳ với tên ban đầu là "Hollywoodland". 1930 – Giải vô địch bóng đá thế giới đầu tiên khai mạc tại Montevideo, Uruguay. 1977 – Ethiopia và Somalia khai chiến do tranh chấp khu vực Ogaden có cư dân là người Somali tại phía đông Ethiopia. 1995 – Nguyễn Tử Quảng phát hành BKAV cho hệ điều hành Windows 95 và MS-DOS 2009 – Dịch vụ mạng xã hội Yahoo! 360° chấm dứt hoạt động. Sinh 100 TCN – Julius Caesar nhà lãnh đạo quân sự và chính khách người Ý (m. 44 TCN) 1793 – John Clare, nhà thơ người Anh (m. 1864) 1909 – Souphanouvong, nhà cách mạng và là Chủ tịch đầu tiên của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (m. 1995) 1977 – Saigon, Rapper người Mỹ Mất 884 – Hoàng Sào, thủ lĩnh nổi dậy người Trung Quốc, tức ngày Bính Ngọ (17) tháng 6 năm Giáp Thìn 1793 – Jean-Paul Marat bị Charlotte Corday ám sát, trong khi đang ngâm mình trong bồn tắm 1854 – Nguyễn Phúc Miên Bảo, tước phong Tân An Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1835) 1956 – Lê Quang Vinh, tướng lĩnh Quân lực Việt Nam Cộng hòa (s. 1923) 1970 – Thịnh Thế Tài, tướng lĩnh người Trung Quốc (s. 1897) Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 14 tháng 7 là ngày thứ 195 (196 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 170 ngày trong năm. Sự kiện 756 – Loạn An Sử: Đường Minh Hoàng chạy khỏi kinh sư Trường An trong lúc quân An Lộc Sơn tiến gần đến thành. 1223 – Louis VIII trở thành Quốc vương Pháp sau cái chết của cha, Philippe II. 1420 – Lực lượng Hussite Séc dưới quyền Jan Žižka giành thắng lợi quyết định tại Đồi Vítkov trước Thập tự quân dưới quyền Hoàng đế Thánh chế La Mã Sigismund. 1789 – Bắt đầu Cách mạng Pháp: các công dân Paris tấn công ngục Bastille và giải thoát bảy tù nhân. Ngày này được lấy làm ngày quốc khánh Pháp hiện nay. 1881 – Billy the Kid bị bắn chết bởi Pat Garrett trước Pháo đài Sumner. 1900 – Quân đội của Liên quân tám nước chiếm Thiên Tân trong sự kiện Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn. 1928 – Thành lập Tân Việt cách mạng Đảng ở Việt Nam. 1948 – Palmiro Togliatti, lãnh đạo Đảng Cộng sản Ý, bị bắn gần tòa nhà Quốc hội Ý. 1958 – Cách mạng Iraq: Chính quyền quân chủ bị lật đổ bởi Abdul Karim Kassem, nhà lãnh đạo mới của nước này. 1969 – Chiến tranh Bóng đá: El Salvador và Honduras nổ ra cuộc chiến 100 tiếng đồng hồ. Kết thúc ngày 18 tháng 7 năm 1969. 2003 – Chính phủ Hoa Kỳ thừa nhận sự tồn tại của "Vùng 51". 2007 – Nga rút khỏi Hiệp ước hạn chế vũ khí thông thường ở châu Âu. 2015 – Phi thuyền New Horizons tiếp cận Sao Diêm Vương ở khoảng cách 12.500 km, trở thành tàu thăm dò đầu tiên khám phá hành tinh lùn này. Sinh 1602 – Hồng y Mazarin, thủ tướng Pháp 1642–1661 1743 – Gavrila Romanovich Derzhavin nhà thơ Nga Thời kỳ Khai sáng 1862 – Gustav Klimt, họa sĩ, nghệ sĩ tạo hình người Áo (m. 1918) 1916 – Thái Văn Lung, luật sư, chính khách Việt Nam (m. 1946) 1977 – Victoria, Thái nữ Thụy Điển, Nữ Công tước xứ Västergötland Mất 1893 – Nguyễn Phúc Miên Kháp, tước phong Tuy An Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1828) 1998 – Nguyễn Ngọc Loan, Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (s. 1930) 1972 – Nguyễn Trọng Bảo, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (s. 1925) Những ngày lễ và kỷ niệm Pháp: Quốc khánh
Ngày 15 tháng 7 là ngày thứ 196 (197 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 169 ngày trong năm. Sự kiện 649 – Thái tử Lý Trị lên ngôi hoàng đế triều Đường, tức Đường Cao Tông. 1099 – Thập tự chinh thứ nhất: Binh sĩ Kitô giáo chiếm Nhà thờ Mộ Thánh tại Jerusalem từ Đế quốc Fatima Hồi giáo. 1240 – Quân Novgorod dưới quyền Aleksandr Nevsky đánh bại quân Thụy Điển trên sông Neva. 1741 – Aleksei Chirikov trông thấy vùng đất tại Đông Nam Alaska, ông phái người vào bờ và họ trở thành những người châu Âu đầu tiên viếng thăm Alaska. 1799 – Các binh sĩ Pháp phát hiện ra Phiến đá Rosetta ở gần thành phố cảng Rosetta thuộc Ai Cập. 1870 – Công ty Vịnh Hudson chuyển giao Đất Rupert và Lãnh thổ Tây Bắc cho Canada, đây là lần khuếch trương lãnh thổ lớn nhất trong lịch sử Canada. 1903 - Ford Motor nhận đơn hàng đầu tiên. 1910 – Emil Kraepelin đặt tên cho căn bệnh Alzheimer theo tên đồng nghiệp ông, bác sĩ tâm thần và thần kinh học Alois Alzheimer. 1916 – William Boeing hợp thành tổ chức Công ty Sản phẩm Hàng không Thái Bình Dương tại Seattle, Washington, Hoa Kỳ, tiền thân của hãng Boeing. 1922 – Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập trong một cuộc họp tại phủ Tokyo, đương thời là một chính đảng bất hợp pháp. 1966 – Quân đội Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa phát động Chiến dịch Hastings nhằm ngăn chặn một đợt tấn công của Quân đội Nhân dân Việt Nam qua khu phi quân sự chia cắt hai miền. 2003 – AOL Time Warner giải thể Netscape, Quỹ Mozilla được thành lập nhằm đảm bảo Mozilla có thể tồn tại mà không cần Netscape. Sinh 1922 – Mai Chí Thọ, Đại tướng đầu tiên của Công an Nhân dân Việt Nam 1926 – Trần Bạch Đằng, nhà chính trị, nhà văn Việt Nam 1606 – Rembrandt, họa sĩ danh tiếng người Hà Lan 1909 – Hoài Thanh, nhà phê bình văn học nổi tiếng người Việt Nam 1910 – Nguyễn Duy Trinh, chính khách Việt Nam, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. 1998 - Cheng Xiao người Trung Quốc ,ca sĩ, diễn viên thành viên nhóm nhạc nữ Cosmic Girls. 2004 - Bessie, thành viên nhóm nhạc K-POP 2000- Julio Peña , diễn viên , ca sĩ người Tây Ban Nha Mất 1855 - Anrê Nguyễn Kim Thông, tín hữu Công giáo Việt Nam,được Giáo Hoàng Giao Phaolo II phong hiển thánh năm 1988 1888 – Nguyễn Phúc Miên Hoang, tước phong Kiến Phong Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1836) 1895 – Nguyễn Phúc Hồng Kiện, tước phong An Phước Quận vương, hoàng tử con vua Thiệu Trị (s. 1837) 1904 – Antôn Paplôvich Sêkhốp là nhà vǎn nổi tiếng Nga (s. 1860) 1907 - Thu Cẩn, thi sĩ, nhà cách mạng Trung Quốc (sinh năm 1875). 2017 – Maryam Mirzakhani, nhà toán học người Iran, phụ nữ đầu tiên nhận huy chương Fields năm 2014 (s. 1977). 2011 - Đặng Văn Quang, Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Những ngày lễ và kỷ niệm - Lễ Vu Lan vào ngày Rằm tháng 7 tức ngày 15/7 Âm lịch.
Ngày 16 tháng 7 là ngày thứ 197 (198 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 168 ngày trong năm. Sự kiện 622 – Ngày đầu tiên của Lịch Hồi giáo, năm đầu tiên trong lịch là năm nhà tiên tri Muhammad di cư từ Mecca đến Medina. 1054 – Ba sứ tiết được Giáo hoàng Lêô IX đến Constantinopolis gặp thượng phụ Michael Cerularius, bắt đầu cuộc Đại Ly giáo giữa phương Đông và phương Tây. 1212 – Trận Navas de Tolosa, trong quá trình Reconquista hình thành nước Tây Ban Nha, bước ngoặt quan trọng dẫn tới chấm dứt quyền lực Hồi giáo của người Moor ở bán đảo Iberia. 1782 – Buổi trình diến đầu tiên của vở opera Die Entführung aus dem Serail của Wolfgang Amadeus Mozart. 1790 – Tổng thống Hoa Kỳ George Washington ký Đạo luật Dinh cư, chọn một địa điểm ven sông Potomac làm thủ đô của liên bang, nơi này về sau trở thành Washington, D.C. (hình). 1969 – Chuyến bay của Apollo 11, chuyến bay đầu tiên đưa con người lên bề mặt Mặt Trăng. 1945 - Mỹ chế tạo được bom nguyên tử và thử nghiệm lần đầu tiên 1951 – Tiểu thuyết Bắt trẻ đồng xanh của nhà văn J. D. Salinger được phát hành lần đầu tiên, tác phẩm gây tranh luận với các ngôn từ tục tĩu. 1979 – Saddam Hussein trở thành tổng thống của Iraq. 1981 – Mahathir Mohamad bắt đầu nhiệm kỳ Thủ tướng Malaysia, liên bang trải qua một giai đoạn hiện đại hóa nhanh chóng trong thời gian ông nắm quyền. Sinh 1943 – Lệ Thu, ca sĩ người Việt Nam (m. 2021). 1988 – Sergio Busquets, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha 1989 – Gareth Bale, cầu thủ bóng đá người Wales 1991 – Andros Townsend, cầu thủ bóng đá người Anh Mất 1997 – Dora Maar, nhiếp ảnh gia Pháp, người tình của Picasso (s. 1907) 1998 – Nhạc sĩ Hoàng Trọng 1999 - John F. Kennedy Jr (s. 1960),nhà báo, luật sư Mỹ, con trai Tổng Thống John F. Kennedy tử nạn trên chiếc máy bay loại Piper Saratoga do ông lái, số hiệu N9253N, rơi xuống Đại Tây Dương trên đường bay từ phi trường Quận Essex ở Fairfield, New Jersey, đến đảo Martha's Vineyard. 2009 – Tế Hanh, nhà thơ người Việt Nam (s. 1921) Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 17 tháng 7 là ngày thứ 198 (199 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 167 ngày trong năm. Sự kiện 1402 – Minh Thành Tổ lên ngôi vua trong triều đại nhà Minh, Trung Quốc. 1429 – Chiến tranh Trăm Năm – Charles VII của Pháp lên ngôi tại nhà thờ Đức Bà Reims sau một chiến dịch thành công của Jeanne d'Arc. 1504 – Thái tử Lê Thuần lên ngôi hoàng đế triều Trần tại điện Hoàng Cực, tức Lê Túc Tông (6 tháng 6 năm Giáp Tý). 1871 – Viện hàn lâm khoa học Pháp đón nhận phát minh dynamo (máy phát điện một chiều) của Zénobe Gramme, người Bỉ. 1918 – Cựu Hoàng đế Nikolai II của Nga cũng những người thân cận bị Bolshevik sát hại tại Yekaterinburg. 1936 – Nội chiến Tây Ban Nha bắt đầu bằng một cuộc binh biến chống lại chính phủ cánh tả mới đắc cử. 1945 – Ba nhà lãnh đạo Đồng Minh là Churchill, Truman và Stalin tụ họp tại thành phố Potsdam để quyết định tương lai của một nước Đức chiến bại. 1975 – Tàu Soyuz của Liên Xô và Apollo của Hoa Kỳ kết nối thành công, đánh dấu sự kết thúc cuộc chạy đua vào không gian giữa hai nước. 1976 – Indonesia tuyên bố Đông Timor là tỉnh thứ 27 của mình sau khi xâm chiếm lãnh thổ này vào tháng 12 năm trước. 1989 – Máy bay ném bom đa nhiệm vụ B–2 Spirit của hãng Northrop Grumman có chuyến bay đầu tiên. 1996 – Chuyến bay 800 của TWA đã phát nổ ở biển Đại Tây Dương sau khi cất cánh tại sân bay New York John F Kennedy 13 phút . Thảm họa đã giết chết tất cả 230 người trên máy bay. Nguyên nhân được xác định là do đoản mạch dây điện kết hợp với bình nhiên liệu quá nhiệt đã làm cho bình nhiên trung tâm phát nổ , máy bay bị xé toạc 2000 – Chuyến bay 7412 của Alliance Air rơi ở một khu dân cư gần Sân bay Lok Nayak Jayaprakash, Ấn Độ khiến 60 người chết. 2007 – Chuyến bay 3054 của TAM Linhas Aéreas đã trượt khỏi đường băng Sân bay São Paulo–Congonhas và đâm vào trạm dầu shell ở cuối đường băng và phát nổ . Vụ tai nạn đã làm cho 199 người bao gồm ở trên máy bay và dưới mặt đất thiệt mạng 2009 – Vụ đánh bom Jakarta 2009 khiến 9 người thiệt mạng. 2014 – Chuyến bay 17 của Malaysia Airlines đã bị bắn hạ tại Donetsk, Ukraina trên đường từ Amsterdam đến Kuala Lumpur làm tất cả 298 người trên máy bay thiệt mạng . 2015 – Vụ đánh bom Khan Bani Saad 2015 tại Iraq khiến khoảng 130 người chết và ít nhất 130 người bị thương. Sinh 1487 – Ismail I, Shah của Ba Tư (m. 1524). 1924 – Lý Lệ Hoa, nữ tài tử điện ảnh Hồng Kông (m. 2017). 1945 – Nhạc sĩ Mai Châu 1952 David Hasselhoff, diễn viên Mỹ Nicolette Larson, ca sĩ Mỹ (m. 1997) 1958 – Vương Gia Vệ, đạo diễn điện ảnh Hồng Kông 1970 – Mandy Smith, ca sĩ Anh 1974 – Claudio López, cầu thủ Argentina 1975 – Terence Tao, nhà toán học Úc 1983 – Tiết Chi Khiêm, ca sĩ kiêm sáng tác nhạc Trung Quốc Mất 1762 – Pyotr III, Sa hoàng Nga (s. 1728). 1790 – Adam Smith, nhà kinh tế chính trị học, triết gia người Scotland (s. 1723). 1854 – Nguyễn Phúc Tấn, tước phong Diên Khánh vương, hoàng tử con vua Gia Long (s. 1799). 1891 – Nguyễn Phúc Miên Điều, tước phong Kiến Hòa Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1836). 1907 – Hector Malot, văn hào Pháp (s. 1830). 1935 – Niếp Nhĩ, nhạc sĩ Trung Quốc, tác giả phần nhạc Nghĩa dũng quân tiến hành khúc – quốc ca của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 1949 (s. 1912). 1944 – William James Sidis, thần đồng người Mỹ (s. 1898). Những ngày lễ và kỷ niệm Ngày Emoji Thế giới
Ngày 18 tháng 7 là ngày thứ 199 (200 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 166 ngày trong năm. Sự kiện Trước Công Nguyên 477 TCN - Chiến tranh La Mã-Etruscan: Trong Trận Cremera, thành Veii (Etruscan) mai phục và đánh bại quân La Mã. 387 TCN - Chiến tranh La Mã-Gaulish: Trong Trận Allia, một toán quân La Mã bị đánh bại bởi quân người Gaul, thành Rome bị cướp phá sau đó. Công Nguyên 362 - Chiến tranh La Mã - Ba Tư: Hoàng đế Julian đến thành Antioch với 60,000 quân viễn chinh để chuẩn bị chinh phạt Đế quốc Ba Tư. Ông ở tại thành phố trong chín tháng. 452 - Vụ cướp phá thành Aquilela: sau thất bại ban đầu tại vùng bình nguyên Catalaunian, Attila dẫn quân bao vây thành Aquilela và phá thành. 645 - Chiến tranh Đường - Cao Câu Ly: Quân của Lý Thế Tích vây thành An Sơn. 1195 - Trận Alcaros: Quân của Almohad đánh bại quân Castilian của vua Alfonso VIII, buộc quân Castilian phải rút về Toledo. 1290 - Vua Edward I của Anh ban Sắc lệnh Lưu đày, đuổi tất cả dân Do Thái ra khỏi Anh. 1334 - Giám mục Florence ban phước cho viên đá đầu tiên xây dựng tháp chuông mới của Thánh đường Florence do Giotto di Bondone thiết kế. 1389 - Pháp và Anh ký bản Hưu chiến Leulinghem, bắt đầu 13 năm hòa bình giữa hai nước. Đây là giai đoạn yên ổn lâu dài nhất trong Chiến tranh Trăm Năm. 1369 – Trần Nhật Lễ được Hiến Từ Thái hậu và triều thần Đại Việt tôn lên ngôi Hoàng đế. 1507 - Tại Brussels, Vương tử Charles I đăng cơ tước vị Công tước Burgundy và Bá tước Flanders, một năm sau khi được thừa kế tước vị này. 1555 - College of Arms - Một cơ quan bao gồm các officer of arms (những người được quân chủ bổ nhiệm chuyên nghiên cứu và thiết lập các phù hiệu áo giáp, nghiên cứu thế phả, sắp xếp cũng như tham gia các nghi thức nhà nước) được tái lập bởi Hiến chương Hoàng gia ký bởi Nữ vương Mary I của Anh và Vua Philip II của Tây Ban Nha. 1888 – Tổng thống Pháp Marie François Sadi Carnot ký sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội 1925 – Adolf Hitler phát hành bản tuyên ngôn cá nhân của mình là Mein Kampf, trình bày về cương lĩnh và tư tưởng. 1942 – Máy bay quân sự Me 262 của Đức tiến hành chuyến bay đầu tiên với động cơ phản lực, đây là loại máy bay tiêm kích phản lực đầu tiên trên thế giới. 1947 – Các đảo từng thuộc Ủy Thác Nam Dương của Đế Quốc Nhật Bản được Liên Hợp Quốc ủy thác cho Hoa Kỳ quản lý. Sinh 1620 – Nguyễn Phúc Tần, chúa Nguyễn thứ tư của Đàng Trong (m. 1687). 1804 – Gustav Eduard von Hindersin, chỉ huy pháo binh Phổ 1811 – William Makepeace Thackeray, nhà văn Anh. 1848 – W. G. Grace, huyền thoại cricket Anh (m. 1915) 1918 – Nelson Mandela, tổng thống Cộng hòa Nam Phi (m. 2013). 1933 – Yevgeny Yevtushenko nhà thơ Nga. 1993 – Lee Taemin, thành viên nhóm nhạc Shinee. Mất 912 – Hậu Lương Thái Tổ, hoàng đế khai quốc triều Hậu Lương (s. 852). 1753 – Nguyễn Phúc Tứ, tước phong Luân Quốc công, công tử con chúa Nguyễn Phúc Chu (s. 1700). 1889 – Nguyễn Phúc Hồng Truyền, tước phong Tuy Hòa Quận vương, hoàng tử con vua Thiệu Trị (s. 1837). 1975 – Gilbert Percy Whitley, nhà ngư học kiêm côn trùng học và nhuyễn thể học người Anh (s. 1903). Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 19 tháng 7 là ngày thứ 200 (201 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 165 ngày trong năm. Sự kiện 64 - Thành Rome trải qua trận đại hỏa hoạn kéo dài 6 ngày tàn phá một nửa thành. 484 - Leontius đăng cơ Hoàng đế Đông La Mã tại Tarsus (nay là Thổ Nhĩ Kỳ). Ông được chào đón tại thành Antioch và cũng định đô tại nơi đây. 711 - Vuơng triều Hồi giáo Umayyad chinh phạt đất Tây Ban Nha: Trong Trận Guadalete, quân Umayyad dưới trướng Tariq ibn Ziyad đánh bại quân Visigoth dưới trướng Vua Roderic. 939 - Trận Simancas: Vua Ramiro II của León đánh bại quân Moorish dưới trướng Caliph Abd-al-Rahman III gần thành Simancas. 998 - Chiến tranh Ả Rập-Đông La Mã: Trong Trận Apamea, quân Fatimid đánh bại quân Đông La Mã gần Apamea. 1333 – Thỏa Hoan Thiết Mộc Nhĩ đăng cơ hoàng đế triều Nguyên ở tuổi 13, là vị hoàng đế Mông Cổ cuối cùng cai trị Trung Hoa. 1553 – Chín ngày sau khi lên ngôi, Nữ vương Jane Grey của Anh và Ireland bị bắt giam, Mary I trở thành nữ vương mới của hai vương quốc. 1864 – Quân Thanh chiếm được Thiên Kinh của Thái Bình Thiên Quốc. 1883 – Tự Đức của nhà Nguyễn ký di chúc truyền ngôi cho Hoàng tử Ưng Chân, song Ưng Chân chỉ tại vị trong vài ngày. 1870 – Pháp tuyên chiến với Phổ do những mâu thuẫn về kế vị ngai vàng ở Tây Ban Nha, Chiến tranh Pháp-Phổ bùng nổ. 1888 – Tổng thống Pháp Marie François Sadi Carnot ký sắc lệnh thành lập hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng tại Liên bang Đông Dương. 1900 – Tuyến đầu tiên của hệ thống tàu điện ngầm Métro Paris bắt đầu hoạt động, kết nối nhiều địa điểm diễn ra triển lãm thế giới. 2007 – Taliban bắt giữ 23 tín hữu Cơ Đốc giáo người Hàn Quốc, bắt đầu một cuộc khủng hoảng con tin. 2008 – Ngày thành lập Tập đoàn IMC - TodayTV Sinh 1833 – Nguyễn Phúc Miên Triện, tước phong Hoằng Hóa Quận vương, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1905) 1893 – Vladimir Vladimirovich Mayakovsky, nhà thơ, nhà viết kịch Nga (m. 1930) 1947 – Brian May, tay guitar ban nhạc Queen Anh Quốc 1976 – Benedict Cumberbatch, diễn viên và nhà sản xuất phim người Anh 1982 – Lý Nhã Kỳ, diễn viên, doanh nhân người Việt Nam 1996 - Oh Hayoung, ca sĩ thuộc nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Apink Mất 1883 – Tự Đức, vua nhà Nguyễn (s. 1829) 1947 – Hoàng Thị Uyên, nữ doanh nhân và nhà từ thiện Việt Nam 1970 – Nguyễn Văn Khương, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (Sinh 1924) 2004 - Suzuki Zenkō, cựu Thủ tướng Nhật Bản (s. 1911) 2017 – Nhạc sĩ Tô Thanh Tùng (s.1944) Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 20 tháng 7 là ngày thứ 201 (202 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 164 ngày trong năm. Sự kiện 1883 – Vua Dục Đức lên ngôi kế vị Tự Đức, tại ngôi vỏn vẹn 3 ngày thì bị Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết phế đi. 1885 – Tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho chính thức hoạt động, đánh dấu sự ra đời của ngành Đường sắt Việt Nam. 1899 – Chính trị gia lưu vong Khang Hữu Vi thành lập "Bảo Hoàng hội" tại Canada nhằm ủng hộ một chế độ quân chủ lập hiến cho Đại Thanh. 1944 – Claus von Stauffenberg, Đại tá Lục quân Đức Quốc xã, mang theo một cặp hồ sơ chứa chất nổ mưu sát bất thành Adolf Hitler. 1954 – Hiệp định Geneve về Đông Dương chính thức được ký kết với nhiều văn kiện. 1962 – Chủ tịch Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh ký lệnh công bố Pháp lệnh về lực lượng Cảnh sát Nhân dân Việt Nam. 1969 – Chương trình Apollo: Apollo 11 đáp thành công xuống Mặt Trăng, phi hành gia Neil Armstrong (hình) và Buzz Aldrin trở thành những người đầu tiên đi trên Mặt Trăng. 1977 – Việt Nam trở thành viên thứ 149 của Liên Hợp Quốc. 1989 – Chính quyền quân sự Myanmar tiến hành quản thúc tại gia đối với lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi. 1994 – Sau một cuộc bầu cử dân chủ, Alexander Lukashenko nhậm chức Tổng thống đầu tiên của Belarus, ông liên tục đảm nhiệm chức vụ này cho đến nay. 1999 – Pháp Luân Công bị cấm tại nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, một cuộc đàn áp quy mô lớn được tiến hành. 2015 – Cuba và Hoa Kỳ tái lập quan hệ ngoại giao đầy đủ, kết thúc khoảng thời gian 54 năm thù địch giữa hai bên. Sinh 356 TCN – Alexandros Đại Đế, vua và nhà lãnh đạo quân sự Macedonia (m. 323 TCN) 1785 – Mahmud II, hoàng đế của Đế chế Ottoman (m. 1839) 1822 – Gregor Johann Mendel, nhà di truyền học ngườì Áo 1837 – Nguyễn Phúc Miên Thân, tước phong Phù Cát Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1875) 1901 – Trịnh Đình Thảo, luật sư và chính khách Việt Nam (m. 1986) 1931 – Trần Bá Di, Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (Mất 2018) 1954 – Nguyễn Xuân Phúc, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyên Thủ tướng Việt Nam. 1980 – Gisele Bündchen 2001 – Đỗ Thị Hà, Hoa hậu Việt Nam 2020 Mất 1613 – Nguyễn Hoàng, còn gọi là chúa Tiên, chúa Nguyễn đầu tiên của Đàng Trong (s. 1525). 1854 – Nguyễn Phúc Miên Kiền, tước phong Phong Quốc công, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1831) 1875 – Nguyễn Phúc Miên Gia, tước phong Quảng Biên Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1826) 1973 – Lý Tiểu Long, nam diễn viên võ thuật và võ sư (s. 1940) 2007 – Kim Lân, nhà văn Việt Nam (s. 1920) 2013 – Helen Thomas, nữ nhà báo, nữ ký giả Mỹ (s. 1921) 2017 – Chester Bennington, ca sĩ chính của nhóm Linkin Park (s. 1976) Những ngày lễ và kỷ niệm Việt Nam: Ngày truyền thống Cảnh sát Nhân dân Việt Nam
Ngày 21 tháng 7 là ngày thứ 202 (203 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 163 ngày trong năm. Sự kiện 356 TCN – Đền Artemis bị lửa thiêu hủy. 230 – Giáo hoàng Pontianô kế nhiệm giáo hoàng Urbanus I và là vị Giáo hoàng thứ 18 của giáo hội Công giáo. 1645 – Nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn của nhà Thanh ban một chiếu chỉ lệnh cho toàn bộ nam giới người Hán phải cạo tóc ở trán và tết phần tóc còn lại theo phong tục của người Mãn. 1762 – Chiến tranh Bảy năm: Quân đội Phổ do vua Friedrich Đại đế chỉ huy đánh bại quân đội Áo trong trận Burkersdorf tại Ba Lan ngày nay. 1786 – Quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy tiến vào Thăng Long, lật đổ quyền cai trị thực tế hơn 200 năm của họ Trịnh ở miền Bắc Đại Việt. 1940 – Ba nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết là Estonia, Latvia, Litva được thành lập, và đều được sáp nhập với Liên Xô trong tháng sau. 1954 – Chiến tranh Đông Dương: Hiệp định Genève về khôi phục hòa bình ở Đông Dương ra tuyên bố cuối cùng. 1970 – Sau 11 năm xây dựng, đập Aswan trên sông Nin tại Ai Cập được hoàn thành. 2007 – Harry Potter và Bảo bối Tử thần được phát hành, là truyện cuối cùng của loạt truyện Harry Potter, và là sách bán chạy nhất trong lịch sử. 2013 – Philippe trở thành Quốc vương Bỉ. Sinh 356 TCN – Alexandros Đại Đế (m. 323 TCN) 541 – Tuỳ Văn Đế, người sáng lập và hoàng đế đầu tiên của nhà Tuỳ trong lịch sử Trung Quốc (m. 604) 628 – Đường Cao Tông, Hoàng đế thứ ba của triều đại nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc (m. 683) 1899 – Ernest Hemingway, nhà văn Mỹ, đoạt giải Nobel văn chương năm 1954 (m. 1961) 1932 – Trần Văn Minh, Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (m 1997) 1968 – Brandi Chastain, nữ cầu thủ bóng đá người Mỹ 1981 – Blake Lewis, ca sĩ người Mỹ 1988 – Cảnh Điềm, diễn viên người Trung Quốc 1992 – Hàn Đông Quân, diễn viên người Trung Quốc 1995 – Baekho, ca sĩ Hàn Quốc, thành viên nhóm nhạc NU'EST 2000 – Aisha, ca sĩ Hàn Quốc, thành viên nhóm nhạc Everglow (nhóm nhạc) 2007 – Phần cuối của loạt truyện Harry Potter do nữ văn sĩ J. K. Rowling sáng tác xuất bản trên toàn thế giới. Mất 1853 – Nguyễn Phúc Hồng Bàng, hoàng tử con vua Thiệu Trị (s. 1838). 1944 – Claus von Stauffenberg, đại tá của quân đội Đức Quốc xã (s. 1907) 1973 – Nhạc sĩ Anh Thy (s.1943) 2006 – Ta Mok cựu tư lệnh quân Khmer Đỏ (s. 1926) 2013 – Wanbi Tuấn Anh, nam ca sĩ người Việt Nam. (s. 1987) 2020 – Vũ Nhật Tân, nhạc sĩ người Việt Nam. (s. 1970) Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 22 tháng 7 là ngày thứ 203 (204 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 162 ngày trong năm. Sự kiện 1918 – Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, tại Mặt trận phía Tây, quân Đồng Minh giành thắng lợi trước quân Đức trong Trận Soissons. 1944 – Ủy ban Giải phóng Dân tộc Ba Lan được thành lập tại Chełm với sự ủng hộ của Liên Xô, đối lập với chính phủ lưu vong Ba Lan tại Luân Đôn. 1947 – Nghị hội Quốc gia tự trị Ấn Độ thông qua quốc kỳ, thiết kế quốc kỳ vẫn được sử dụng cho đến nay. 1948 – Trong cuộc trưng cầu dân ý thứ nhì trong năm, đa số quá bán cử tri Quốc gia tự trị Newfoundland ủng hộ liên minh với Canada. 1963 – Thuộc địa Sarawak của Vương thất Anh được độc lập, chưa đầy hai tháng sau Sarawak tham gia hình thành Malaysia. 1970 – Chiến tranh Việt Nam: Chiến dịch Campuchia kết thúc với kết quả quân Việt Nam Cộng hòa, Hoa Kỳ và Cộng hòa Khmer thu được nhiều vật tư của quân Giải phóng. 1977 – Đặng Tiểu Bình quay trở lại tầng lớp lãnh đạo đảng của Trung Quốc, giúp ông có đủ quyền lực cần thiết để tiếp tục những ý tưởng cải cách kinh tế. 2011 – Hai cuộc tấn công khủng bố phối hợp, gồm một vụ đánh bom trụ sở chính phủ tại Oslo và cuộc nổ súng tại một trại hè chính trị diễn ra tại Na Uy, khiến hàng trăm người thiệt mạng. 2020 – Microsoft chính thức đóng cửa dịch vụ Stream Mixer. Sinh 1895 - Pavel Osipovich Sukhoi tổng công trình sư thiết kế máy bay của Liên Xô 1926 - Chung Tấn Cang, cựu Phó Đô đốc, Tư lệnh cuối cùng của Hải quân Việt Nam Cộng hòa. 1992 - Selena Gomez, nữ ca sĩ và diễn viên người Mỹ 2002 - Hoàng tử Felix của Đan Mạch, hoàng tử của Đan Mạch Mất 1932 - Bạch Thái Bưởi, doanh nhân Việt Nam (s. 1874) 2011 - Nguyễn Cao Kỳ, Phó Tổng thống, Thủ tướng Việt Nam Cộng hoà (Sinh 1930) 2012 - George Armitage Miller, nhà tâm lý học Hoa Kỳ người tiên phong trong Tâm lý học nhận thức (s. 1920). Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 23 tháng 7 là ngày thứ 204 (205 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 161 ngày trong năm. Sự kiện 1759 – Chiến tranh Bảy Năm: Quân Nga giành thắng lợi trước quân Phổ trong trận Züllichau, có điều kiện tiến sâu vào lãnh thổ của Phổ-Brandenburg. 1785 – Ba phiên quốc Tin Lành của La Mã Thần thánh là Phổ, Hannover và Sachsen thiết lập Liên minh các Vương hầu nhằm chống lại họ Habsburg trong đế quốc. 1862 – Henry Halleck nắm quyền chỉ huy quân miền Bắc trong Nội chiến Hoa Kỳ. 1883 – Vua Dục Đức bị quyền thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết phế truất, bắt giam ở Dục Đức đường. 1921 – Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc khai mạc trong địa phận tô giới Pháp tại Thượng Hải. 1942 – Holocaust: Các phòng hơi ngạt tại Trại hủy diệt Treblinka bắt đầu hoạt động để tàn sát người Do Thái. 1952 – Hiệp định Paris năm 1951 có hiệu lực, Cộng đồng Than Thép châu Âu được hình thành với các thành viên là Pháp, Tây Đức, Ý và ba quốc gia Benelux. 1980 – Phạm Tuân được tàu Soyuz 37 phóng lên không gian, trở thành người Việt Nam và Châu Á đầu tiên bay vào không gian. 1988 – Nhà lãnh đạo trên thực tế của Miến Điện từ năm 1962, tướng Ne Win, từ chức sau các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ. 1992 – Abkhazia đơn phương tuyên bố độc lập khỏi Gruzia. 2001 – Megawati Sukarnoputri trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Indonesia. Sinh 1989 – Daniel Radcliffe, diễn viên người Anh, người thủ vai Harry Potter trong loạt phim cùng tên. 1995 – Hwasa, ca sĩ, rapper người Hàn Quốc, thành viên nhóm nhạc nữ Mamamoo 1996 – Danielle Bradbery, ca sĩ người Mỹ Mất 907 – Khúc Thừa Dụ, Tiết độ sứ dành độc lập cho Tĩnh hải quân (Việt Nam) (s. 830) 1739 – Nguyễn Phúc Điền, tước phong Dận Quốc công, công tử con chúa Nguyễn Phúc Chu (m. 1700). 1865 – Nguyễn Phúc Miên Sủng, tước phong Tuy Biên Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1831) 1951 – Hồ Tùng Mậu, nhà hoạt động chính trị Việt Nam (s. 1896) 2002 – Phan Đình Thứ, tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa (s. 1919) 2011 – Amy Winehouse, ca sĩ người Anh (s. 1983) 2014 – Quỳnh Giao, ca sĩ người Việt Nam (s. 1946). Những ngày lễ và kỷ niệm Ai Cập: Quốc khánh
Ngày 24 tháng 7 là ngày thứ 205 (206 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 160 ngày trong năm. Sự kiện 1162 – Tống Cao Tông cử hành lễ nhượng hoàng vị Nam Tống cho một người họ hàng xa là Thái tử Triệu Thận, tức Tống Hiếu Tông. 1487 – Công dân Leeuwarden, người Hà Lan đình công khi bị áp lệnh cấm bia nước ngoài. 1567 – Nữ vương Mary Stuart của Scotland buộc phải thoái vị, bị con trai là James VI mới 1 tuổi thay thế. 1712 – Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha: Quân Pháp giành thắng lợi quyết định trước liên quân Hà Lan - Phổ trong trận Denain, nước Pháp được giải nguy. 1848 – Quân Áo bắt đầu giao chiến với quân Sardegna trong trận Custoza (1848). 1911 – Nhà thám hiểm người Mỹ Hiram Bingham III tái khám phá Machu Picchu, "Thành phố bị lãng quên của người Inca". 1923 – Ký kết Hiệp ước Lausanne tại Thụy Sĩ, định ra đường biên giới hiện đại của Thổ Nhĩ Kỳ. 1968 – 10 nữ thanh niên xung phong đã bị bom Mỹ vùi ở Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh), sự kiện nổi bật hay nhắc tới trong chiến tranh Việt Nam. 1993 – Việt Nam công bố Luật Đất đai. 1997 – Sau 290 nǎm hợp nhất, Chính phủ Anh trao cho Scotland quyền lập pháp, thu thuế, và có tiếng nói riêng tại Liên minh châu Âu. 2013 – Một vụ tai nạn xe lửa xảy ra tại Santiago de Compostela, Galicia, Tây Ban Nha, khiến hơn hai trăm người thương vong. Sinh 1725 – John Newton, mục sư người Anh (m. 1807) 1757 – Vladimir Borovikovsky, họa sĩ người Nga (m. 1825) 1783 – Simón Bolívar, người giải phóng Nam Mỹ (m. 1830) 1786 – Joseph Nicollet, nhà Toán học và thám hiểm người Nga (m. 1843) 1794 – Johan Georg Forchhammer, nhà địa chất người Đan Mạch (m. 1865) 1802 – Alexandre Dumas, nhà văn người Pháp (m. 1870) 1803 – Adolphe Charles Adam, nhà soạn nhạc người Pháp (m. 1856) 1808 – Nguyễn Thị Xuyên, phong hiệu Nhị giai Thục phi, phi tần của vua Thiệu Trị (m. 1885) 1826 – Ivan Bloch, nhà lý luận quân sự và hoạt động vì hoà bình (m. 1902) 1828 – Sécnưsépxki là nhà vǎn, nhà phê bình, nhà dân chủ cách mạng Nga (chết 29/10/1889) 1851 – Friedrich Schottky, nhà toán học người Đức (m. 1935) 1853 – William Gillette, diễn viên, nhà biên kịch người Mỹ (m. 1937) 1856 – Charles Émile Picard, nhà toán học người Pháp (m. 1941) 1857 – Henrik Pontoppidan, nhà văn người Đan Mạch, nhận giải thưởng Nobel (m. 1943) 1860 – Alfons Mucha, nghệ sĩ người Séc (m. 1939) 1864 – Frank Wedekind, nhà văn người Đức (m. 1918) 1874 – Oswald Chambers, nhà văn Cơ–đốc (m. 1917) 1878 – Lord Dunsany, nhà văn người Ai–len (m. 1957) 1880 – Ernest Bloch, nhà soạn nhạc người Thụy Sĩ (m. 1959) 1895 – Robert Graves, nhà biên kịch người Anh (m. 1985) 1897 – Amelia Earhart, phi công người Mỹ (m. 1937) 1899 – Chief Dan George, nam diễn viên Meti (m. 1981) 1908 – Cootie Williams, nhạc công chơi kèn trumpet người Mỹ (m. 1985) 1916 – John D. MacDonald, tiểu thuyết gia người Mỹ, (m. 1986) 1917 – Robert Farnon, nhạc trưởng, nhạc sĩ và người soạn nhạc gốc Canada (m. 2005) 1920 – Bella Abzug, nữ Nghị sĩ Hoa Kỳ từ New York (m. 1998) 1931 – Éric Tabarly, thủy thủ người Pháp (m. 1998) 1933 – Doug Sanders, người chơi gôn Mỹ 1936 – Ruth Buzzi, nữ diễn viên, người Mỹ 1936 – Mark Goddard, nam diễn viên người Mỹ 1940 – Stanley Hauerwas, nhà thần họkc Mỹ 1942 – Chris Sarandon, nam diễn viên người Mỹ 1945 – Azim Premji, thương nhân Ấn Độ 1947 – Robert Hays, nam diễn viên người Mỹ 1947 – Peter Serkin, nghệ sĩ piano người Mỹ 1949 – Michael Richards, biên kịch hài kịch Mỹ 1949 – Yves Duteil, ca sĩ, nhạc sĩ Pháp 1951 – Lynda Carter, nữ diễn viên người Mỹ 1951 – Chris Smith, chính khách Anh 1952 – Gus Van Sant, đạo diễn Mỹ 1957 – Pam Tillis, ca sĩ người Mỹ 1961 – Kerry Dixon, cầu thủ gốc Anh 1963 – Paul Geary, nhạc sĩ người Mỹ 1963 – Julie Krone, vận động viên đua ngựa người Mỹ 1963 – Karl Malone, vận động viên bóng rổ người Mỹ 1964 – Barry Bonds, vận động viên bóng chày người Mỹ 1964 – PJ Phillips, nhạc sĩ người Anh 1965 – Kadeem Hardison, nam diễn viên người Mỹ 1966 – Martin Keown, cầu thủ người Anh 1968 – Kristin Chenoweth, ca sĩ, diễn viên Mỹ 1968 – Laura Leighton, nữ diễn viên Mỹ 1969 – Rick Fox, vận động viên bóng rổ Canada 1969 – Jennifer Lopez, nữ ca sĩ, diễn viên người Mỹ 1970 – Stephanie Adams, người mẫu Mỹ 1971 – John Partridge, ca sĩ người Anh 1975 – Torrie Wilson, vận động viên đô vật Mỹ 1975 – Eric Szmanda, nam diễn viên người Mỹ 1976 – Nate Bump, vận động viên bóng chày người Mỹ 1976 – Tiago Monteiro, tay đua công thức một Bồ Đào Nha 1977 – Mehdi Mahdavikia, cầu thủ người Iran 1979 – Stat Quo, rapper Mỹ 1979 – José Valverde, vận động viên bóng chày Mỹ 1981 – Summer Glau, nữ diễn viên người Mỹ 1982 – Anna Paquin, nữ diễn viên người New Zealand gốc Canada 1982 – Elise Crombez, siêu mẫu Bỉ 1983 – Daniele De Rossi, cầu thủ người Ý 1984 – John Dhani Lennevald, ca sĩ Thụy Điển 1985 – Patrice Bergeron, vận động viên khúc côn cầu Canada 1986 – Natalie Tran, video blogger người Úc gốc Việt 1987 – Mara Wilson, nữ diễn viên người Mỹ 1990 – Daveigh Chase, nữ diễn viên người Mỹ 1998 – Bindi Irwin, nữ ca sĩ, diễn viên Australia/Mỹ Mất 1973 – Dương Ngọc Lắm, Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (s. 1924) 2014 – Toàn Shinoda, Vlogger (s. 1987) 2020 – Regis Philbin (s. 1931) 2023: Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhà văn Việt Nam (s. 1937) Morimura Seiichi, tiểu thuyết gia người Nhật Bản (s. 1933). Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 25 tháng 7 là ngày thứ 206 (207 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 159 ngày trong năm. Sự kiện 306 – Constantinus Đại đế được đội quân của mình tôn làm hoàng đế La Mã sau khi Constantius Chlorus từ trần.315 – The Arch of Constantine is completed near the Colosseum in Rome to commemorate Constantine I's victory over Maxentius at the Milvian Bridge. 315 - Khải hoàn môn Constantinus được hoàn thành gần Đấu trường La Mã tại Rome để ghi dấu chiến thắng của Constantine I trước Maxentius tại cầu Milvian. 677 - Cao điểm của trận chiếm đóng thành phố Thessalonica của Đế quốc Byzantine do người Slav tiến hành. 710 – Dưới áp lực của công chúa Thái Bình, Đường Duệ Tông phục vị hoàng đế triều Đường khi được cháu là Đường Thương Đế thiện vị. 918 – Sau khi lật đổ Quốc vương Cung Duệ của Thái Phong, Vương Kiến lên ngôi vương, đặt quốc hiệu là Cao Ly. 1261 – Quân Nicaea dưới quyền chỉ huy của Alexios Strategopoulos tái chiếm Constantinopolis từ quân La Tinh, Đế quốc Đông La Mã được trung hưng. 1603 – Quốc vương James VI của Scotland đăng quang ngôi vị quốc vương Anh, trở thành James I của Anh, Vương quốc Anh và Vương quốc Scotland tiến vào một liên minh cá nhân. 1652 - Nikon nhậm chức Thượng phụ Moskva và toàn nước Nga của Giáo hội Chính thống giáo Nga. 1894 – Hải quân Nhật Bản và Đại Thanh giao chiến trong trận Phong Đảo ở Nha Sơn thuộc Triều Tiên, mở đầu Chiến tranh Thanh-Nhật 1957 – Nước Cộng hòa Tunisia được công bố thành lập. 2011 – Trương Tấn Sang được bầu lên làm Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 2007 – Pratibha Patil tuyên thệ nhậm chức tổng thống của Ấn Độ, trở thành người phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ này. Sinh 1905: Nhất Linh - Nguyễn Tường Tam, nhà văn, nhà chính trị Việt Nam nổi tiếng 1914 - Vũ Văn Mẫu, Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa (Mất 1998) 1947: Rodríguez Saá tổng thống Argentina 1978: Bé gái Louise Brown là người đầu tiên trên thế giới được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm tại Anh Quốc. Mở ra cơ hội lớn lao cho các cặp vợ chồng hiếm muộn của bác sĩ Patrick Steptoe và tiến sĩ Robert Edwards. Song cũng không tránh khỏi chỉ trích của các tổ chức như tòa thánh Vatincan... Mất I.Quốc vương Louis Bonaparte mất ngày 25 tháng 7 năm 1846 Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 26 tháng 7 là ngày thứ 207 (208 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 158 ngày trong năm. Sự kiện 1139 – Afonso I được tôn làm quốc vương đầu tiên của Bồ Đào Nha độc lập từ Léon. 1346 – Quân Anh do Edward III dẫn đầu hạ thành Caen, thành trì quan trọng của người Pháp trong Chiến tranh Trăm Năm. 1887 – Ludwik Lejzer Zamenhof xuất bản Unua Libro, xuất bản phẩm đầu tiên mô tả về Quốc tế ngữ. 1908 – Cục Điều tra (BOI) được thành lập, là tiền thân của Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI). 1944 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Hồng quân Liên Xô tiến vào Lvov, giành lấy thành phố từ tay Đức Quốc xã. 1953 – Fidel Castro bắt đầu nổi dậy, thành "Phong trào 26 tháng 7", chống lại chế độ Fulgencio Batista. 1956 – Nhà lãnh đạo Ai Cập Gamal Abdel Nasser quyết định quốc hữu hóa kênh đào Suez, dẫn đến một cuộc khủng hoảng sau đó. 1972 - Quân lực VNCH kiểm soát thành cổ Quảng Trị. Sinh 1739 – George Clinton, Phó Tổng thống thứ tư của Hoa Kỳ (m. 1812) 1817 – Nguyễn Phúc Lương Đức, phong hiệu An Thường Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (m. 1891) 1949 _ Roger Taylor, tay trống của ban nhạc Queen Anh Quốc 1988 – Zick Jasper, ca sĩ solo, rapper Hàn Quốc. Cựu thành viên M.I.B với nghệ danh 5Zic Mất 1294 – Trần Quang Khải, nhà quý tộc, đại thần và danh tướng thời Trần (s. 1241) 1986 – Trần Văn Chương, luật sư Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đế quốc Việt Nam, đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Mỹ, cha của Trần Lệ Xuân, bị sát hại tại tư gia (s. 1898) 2015 – Bobbi Kristina Brown, ngôi sao truyền hình thực tế người Mỹ gốc Phi, con gái nữ danh ca lừng danh Whitney Houston (s. 1993) 2020 – Olivia de Havilland, diễn viên Nhật Bản-Mỹ (s. 1916) Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 27 tháng 7 là ngày thứ 208 (209 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 157 ngày trong năm. Sự kiện 1694 – Ngân hàng Anh được trao cho "đặc hứa trạng hoàng gia" theo một đạo luật được Nghị viện Anh thông qua. 1789 – Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ được thành lập, là cơ quan đầu tiên của Chính phủ liên bang Hoa Kỳ. 1890 – Trong tình trạng bệnh lý ngày càng trầm trọng, họa sĩ Vincent van Gogh dùng súng tự bắn vào ngực mình, ông qua đời hai ngày sau đó. 1921 – Frederick Banting cùng các nhà nghiên cứu khác thuộc Đại học Toronto ở Canada chứng minh hormon Insulin điều chỉnh lượng đường huyết. 1944 - Ngày Hồng quân Liên Xô quét sạch quân đội Đức ra khỏi lãnh thổ của mình 1947 - Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa quyết định lấy ngày 27 tháng 7 làm Ngày Thương binh - Liệt sĩ. 1953 – Chiến tranh Triều Tiên kết thúc giao tranh bằng một hiệp định đình chiến được ký giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. 1990 – Xô viết Tối cao Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Belorussia tuyên bố quốc gia này độc lập từ Liên Xô. 2012 – Lễ khai mạc Thế vận hội Mùa hè 2012 diễn ra vào 9 giờ tối tại Luân Đôn. Sinh 774 - Không Hải 1452 - Ludovico Sforza 1612 - Murad IV 1667 - Johann Bernoulli 1740 - Jeanne Baret, nữ nhà thám hiểm, nhà thực vật học đi vòng quanh thế giới. 1768 - Charlotte Corday 1781- Mauro Giuliani 1784 - Denis Vasilyevich Davydov 1907 - Nguyễn Xiển, nhà khoa học, chính khách Việt Nam (m. 1997) 1969 - Paul Levesque (Triple H) Mất 959 - Hậu Chu Thế Tông 1061 - Giáo hoàng Nicôla II 1101 - Konrad II của Ý 1675 - Turenne 1759 - Pierre Louis Maupertuis 1792 - Võ Trường Toản, nhà giáo, danh sĩ Việt Nam thời cận đại. 1841 - Mikhail Yuryevich Lermontov 1844 - John Dalton 1917 - Emil Theodor Kocher 1946 - Gertrude Stein Những ngày lễ và kỷ niệm Việt Nam - Ngày Thương binh Liệt sĩ
Ngày 28 tháng 7 là ngày thứ 209 (210 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 156 ngày trong năm. Sự kiện 1364 – Trận Cascina giữa Cộng hòa Florence và Cộng hòa Pisa. 1540 – Thomas Cromwell bị xử tử theo lệnh của vua Anh Henry VIII vì tội mưu phản. Henry lấy bà vợ thứ năm Catherine Howard cũng trong ngày này. 1609 – Bermuda bị những người Anh sống sót sau tai nạn của tàu Sea Venture, đang trên đường đến Virginia chiếm lấy. 1794 – Maximilien Robespierre bị xử tử bởi máy chém tại Paris trong Cách mạng Pháp. 1809 – Chiến tranh Bán đảo: Trận Talavera: Sir Arthur Wellesley chỉ huy liên quân Anh, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đánh bại quân Pháp của Joseph Bonaparte. 1821 – José de San Martín tuyên bố tuyên bố thành lập nền cộng hòa của Peru. 1864 – Nội chiến Hoa Kỳ: Trận Nhà thờ Ezra: Quân Nam quân thất bại trong lần tấn công thứ ba nhằm đẩy Bắc quân ra khỏi Atlanta, Georgia. 1868 – Tu chính án thứ 14 được bổ sung vào Hiến pháp Hoa Kỳ, quy định quy trình pháp luật tiểu bang và quyền công dân, áp dụng Đạo luật Nhân quyền Hoa Kỳ vào các tiểu bang, sửa đổi phân chia đại diện, không cho phép những ai nổi loạn chống Hoa Kỳ giữ chức vụ công quyền và bảo vệ thủ tục tố tụng hợp pháp. 1914 – Đế quốc Áo - Hung tuyên chiến với Serbia, khởi đầu cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất và ngay đêm hôm đó đã pháo kích vào Beograd. 1932 – Tổng thống Hoa Kỳ Herbert Hoover ra lệnh quân đội dùng vũ lực giải tán "Đoàn quân đòi bổng lộc" Bonus Army gồm các cựu binh Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất đang tập hợp tại thủ đô Washington, D.C. 1933 – Quan hệ ngoại giao giữa Liên Xô và Tây Ban Nha được thiết lập. 1935 – Chuyến bay đầu tiên của máy bay ném bom Boeing B-17 Flying Fortress. 1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin ra bản Mệnh lệnh số 227 với nội dung "Không lùi một bước", theo đó bất kì ai rút lui hoặc rời bỏ vị trí chiến đấu khi không có lệnh của Bộ Tổng chỉ huy sẽ bị xử bắn tại chỗ. 1943 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Chiến dịch Gomorrah: Máy bay Anh ném bom xuống Hamburg giết chết 42.000 dân thường Đức. 1945 – Một máy bay B-25 của quân đội Mỹ va vào tầng 79 Tòa nhà Empire State làm chết 14 người và 26 người khác bị thương. 1955 – Union Mundial pro Interlingua được sáng lập tại đại hội Quốc tế khoa học ngữ Interlingua đầu tiên tại Tours, Pháp. 1957 – Mưa lớn và lở đất tại Isahaya, tây Kyūshū, Nhật Bản làm chết 922 người. 1965 – Chiến tranh Việt Nam: tổng thống Hoa Kỳ Lyndon B. Johnson thông báo sẽ tăng số quân Mỹ tại miền Nam Việt Nam từ 75.000 lên 125.000. 1973 – Summer Jam at Watkins Glen: 600.000 người đến dự lễ hội nhạc Rock tại sân đua Watkins Glen International. 1976 – Động đất 8,3 độ richter xảy ra ở khu mỏ Đường Sơn, phía đông – nam Bắc Kinh, Trung Quốc làm chết 242.769 người và bị thương 164.851 người. 1993 – Andorra gia nhập Liên Hợp Quốc. 1995 – Việt Nam gia nhập ASEAN. 1996 – Kennewick Man, hóa thạch người tiền sử được phát hiện tại Kennewick, Washington. 2002 – Chín công nhân hầm mỏ tại Mỏ Quecreek ở Somerset County, Pennsylvania bị kẹt vì lũ đã được cứu sống sau 77 giờ bị chôn vùi. 2005 – Lực lượng IRA Lâm thời tuyên bố kết thúc các chiến dịch quân sự kéo dài 30 năm qua tại Bắc Ireland. 2005 – Một cơn lốc xoáy diễn ra tại Birmingham, Anh, làm thiệt hại 4.000.000 £ và làm bị thương 39 người. 2008 – Cầu tàu Grand Pier lịch sử tại Weston-super-Mare gặp hỏa hoạn lần thứ hai trong vòng 80 năm. 2020 – Cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak bị tuyên án 12 năm tù và phải nộp phạt 210 triệu ringgit (tương đương 49,3 triệu USD) với tội danh liên quan đến vụ bê bối tham nhũng quỹ đầu tư nhà nước 1Malaysia Development Berhad (1MDB). Đây là lần đầu tiên tòa án của quốc gia này buộc tội một cựu Thủ tướng. Sinh 1347 – Margherita của Durazzo, nữ hoàng Naples (m. 1412) 1746 – Thomas Heyward, Jr., nhà ái quốc người Mỹ (m. 1809) 1750 – Fabre d'Églantine, nhà soạn kịch và chính khách người Pháp (m. 1794) 1796 – Ignaz Bösendorfer, nhạc sĩ người Áo (m. 1859) 1804 – Ludwig Feuerbach, nhà triết học người Đức (m. 1872) 1844 – Gerard Manley Hopkins, nhà thơ Anh (m. 1889) 1860 – Elias M. Ammons, thống đốc Colorado (m. 1925) 1863 – Hussein Khan Nakhichevanski, tướng người Nga (m. 1919) 1866 – Beatrix Potter, nhà văn Anh (m. 1943) 1872 – Albert Sarraut, chính khách người Pháp (m. 1962) 1874 – Ernst Cassirer, nhà triết học người Đức (m. 1945) 1887 – Marcel Duchamp, họa sĩ Pháp (m. 1968) 1896 – Barbara La Marr, nữ diễn viên Mỹ (m. 1926) 1898 – Lawrence Gray, nam diễn viên Mỹ (1970) 1900 – Catherine Dale Owen, nữ diễn viên Mỹ (m. 1965) 1901 – Freddie Fitzsimmons, cầu thủ bóng chày Mỹ (m. 1979) 1915 – Charles Townes, nhà vật lý học người Mỹ 1916 – David Brown, nhà sản xuất phim người Mỹ 1925 – Baruch S. Blumberg, nhà khoa học người Mỹ 1938 – Alberto Fujimori, tổng thống Peru 1938 – Chuan Leekpai, nhà chính khách người Thái và nguyên thủ tướng Thái Lan 1938 – Luis Aragonés, huấn luyện viên bóng đá người Tây Ban Nha 1948 – Sally Struthers, nữ diễn viên Mỹ 1954 – Bruce Abbott, nam diễn viên Mỹ 1954 – Hugo Chávez, tổng thống Venezuela 1960 – Yōichi Takahashi, họa sĩ Nhật Bản 1962 – Rachel Sweet, ca sĩ người Mỹ 1964 – Lori Loughlin, nữ diễn viên Mỹ 1969 Alexis Arquette, nam diễn viên Mỹ Quyền Linh, diễn viên, MC người Việt 1972 – Elizabeth Berkley, nữ diễn viên Mỹ 1972 – Yeom Jeong-ah, nam diễn viên Hàn Quốc 1979 – Lee Minwoo, ca sĩ Hàn Quốc 1979 – Henrik Hansen, cầu thủ bóng đá người Đan Mạch 1981 – Michael Carrick, cầu thủ bóng đá người Anh 1981 – Billy Aaron Brown, nam diễn viên Mỹ 1981 – Jo In Sung, nam diễn viên Hàn Quốc 1982 – Tom Pelphrey, nam diễn viên Mỹ 1986 – Alexandra Chando, nữ diễn viên Mỹ 1988 – Ayla Brown, ca sĩ người Mỹ 1988 – Casper Johansen, cầu thủ bóng đá người Đan Mạch 1990 – Shana Swash, nữ diễn viên Anh 1990 – Soulja Boy Tell 'Em, rapper người Mỹ 1993 – Hannah Lochner, nữ diễn viên Canada Mất 1230 – Công tước Leopold VI của Áo (s. 1176) 1527 – Rodrigo de Bastidas, nhà viễn chinh người Tây Ban Nha (s. 1460) 1540 – Thomas Cromwell, chính khách người Anh (s. 1495) 1675 – Bulstrode Whitelocke, luật sư người Anh (s. 1605) 1685 – Henry Bennet, Bá tước thứ nhất Arlington, chính khách người Anh (s. 1618) 1718 – Etienne Baluze, học giả người Pháp (s. 1630) 1741 – Antonio Vivaldi, nhà soạn nhạc người Ý (s. 1678) 1750 – Johann Sebastian Bach, nhà soạn nhạc người Đức (s. 1685) 1794 – Maximilien Robespierre, nhà lãnh đạo Cách mạng Pháp (s. 1758) 1794 – Louis de Saint-Just, nhà lãnh đạo Cách mạng Pháp (s. 1767) 1835 – Édouard Adolphe Casimir Joseph Mortier, thống chế Pháp (s. 1768) 1844 – Joseph Bonaparte, anh trai Napoleon I (s. 1768) 1849 – Vua Charles Albert của Sardinia (s. 1798) 1895 – Edward Beecher, giáo sư thần học người Mỹ (s. 1803) 1902 – Nguyễn Phúc Trinh Nhàn, phong hiệu Nghĩa Điền Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (s. 1827) 1930 – Allvar Gullstrand, giáo sư Thụy Điển, đoạt Nobel Sinh lý và Y khoa (s. 1862) 1965 – Edogawa Ranpo, nhà văn Nhật Bản (s. 1894) 1967 – Karl W. Richter, phi công người Mỹ (s. 1942) 1968 – Otto Hahn, nhà hóa học Đức, đoạt Nobel Hóa học (s. 1879) 1969 – Ramón Grau, chính khách người Cuba (s. 1882) 1972 – Charu Majumdar, nhà lãnh đạo cách mạng Ấn Độ (s. 1918) 1997 – Seni Pramoj, chính khách người Thái (s. 1905) 1997 – Rosalie Crutchley, nam diễn viên người Anh (s. 1920) 1999 – Trygve Haavelmo, nhà kinh tế học người Na Uy, đoạt Nobel Kinh tế (s. 1911) 2002 – Archer John Porter Martin, nhà hóa học Anh, đoạt Nobel Hóa học (s. 1910) 2004 – Francis Crick, nhà sinh học người Anh, đoạt Nobel Sinh lý và Y khoa (s. 1916) 2004 – Sam Edwards, nam diễn viên Mỹ (s. 1915) 2004 – Eugene Roche, nam diễn viên Mỹ (s. 1928) 2004 – Tiziano Terzani, nhà báo Ý (s. 1938) 2010 – Nhạc sĩ Đinh Miên Vũ Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 29 tháng 7 là ngày thứ 210 (211 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 155 ngày trong năm. Sự kiện 238 – Cận vệ của Hoàng đế La Mã xông vào cung và bắt giữ hai đồng hoàng đế Pupienus và Balbinus. Hai người bị kéo lê trên đường phố La Mã rồi bị hành quyết. Gordianus III được tuyên bố là hoàng đế trong cùng ngày. 713 – Đường Huyền Tông cùng các cận thần suất cấm quân giết chết bè Đảng của Thái Bình công chúa, phá vỡ âm mưu phế lập của công chúa. 1014 – Chiến tranh Đông La Mã–Bungaria: Hoàng đế Đông La Mã Basileios II giành được chiến thắng quyết định trước quân Bulgaria trong trận Kleidion. 1836 – Khải Hoàn Môn tại Paris, Pháp được khánh thành nhân dịp kỉ niệm sáu năm Cách mạng tháng Bảy. 1900 – Quốc vương Umberto I của Ý bị một phần tử vô chính phủ tên là Gaetano Bresci ám sát. 1921 – Adolf Hitler trở thành lãnh đạo của Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa. 1958 – Tổng thống Hoa Kỳ Dwight D. Eisenhower ký thành luật Đạo luật Hàng không và Không gian Quốc gia, thành lập cơ quan không gian phi quân sự liên bang mới là NASA. 1981- Ngày cưới của Công nương Diana Spencer và Thái tử Charles, Thân vương xứ Wales 1987 – Thủ tướng Anh Quốc Margaret Thatcher và Tổng thống Pháp François Mitterrand ký thỏa thuận về việc xây dựng một đường hầm dưới eo biển Manche. 2005 – Một nhóm các nhà thiên văn học người Mỹ công bố phát viện của họ về hành tinh lùn Eris. 2015 – Microsoft phát hành Windows 10. Sinh 1000 – Lý Thái Tông, Hoàng đế thứ 2 Nhà Lý, Việt Nam (m. 1054) 1833 – Nguyễn Phúc Tĩnh An, phong hiệu Nghĩa Đường Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (m. 1857) 1942 – Nguyễn Văn Rinh, Thượng tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam. 1948 – Tâm Anh, nhạc sĩ người Việt Nam (m. 2006) 1990 – Shin Se-kyung, nữ diễn viên người Hàn Quốc Mất 1825 – Phạm Đăng Hưng, danh thần nhà Nguyễn (Việt Nam), cha của Thái hậu Từ Dụ (s. 1765). 1890 – Vincent Van Gogh, họa sĩ (Hà Lan) (s. 1853) 2016 – Vivean Gray, Diễn viên người Anh (s. 1920). Những ngày lễ và kỷ niệm Ngày quốc tế về hổ
Ngày 30 tháng 7 là ngày thứ 211 (212 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 154 ngày trong năm. Sự kiện 762 – Khalip Al-Mansur ra lệnh xây dựng thành phố Bagdad để làm thủ đô của Đế quốc Abbas. 1402 – Chu Lệ tế Nam giao, lên ngôi hoàng đế triều Minh, tức Minh Thành Tổ. 1811 – Lãnh đạo nổi dậy Mexico là Miguel Hidalgo y Costilla bị người Tây Ban Nha hành quyết tại Chihuahua. 1883 – Vua Hiệp Hòa được Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết lập lên ngôi. 1912 – Hoàng thái tử Gia Nhân kế vị Thiên hoàng Nhật Bản, tức Thiên hoàng Đại Chính. 1930 – Uruguay giành ngôi vô địch tại Giải vô địch bóng đá thế giới (hình) đầu tiên, tổ chức ở thủ đô Montevideo, Uruguay. 1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Tàu ngầm I–58 của Nhật Bản đánh chìm tuần dương hạm USS Indianapolis của Hoa Kỳ, khiến 883 thủy thủ thiệt mạng. 1956 – Tổng thống Hoa Kỳ Dwight D. Eisenhower ký thành luật về việc chọn In God we trust làm khẩu hiệu quốc gia. 2012 – Sự cố mất điện lớn nhất lịch sử diễn ra tại 22 trong tổng số 28 bang của Ấn Độ. Sinh 1818 – Emily Jane Brontë, nữ tiểu thuyết gia người Anh (m. 1848) 1863 – Henry Ford, Doanh nhân người Mỹ 1913 – Trần Văn Lắm, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa. 1917 – Lê Yên, nhạc sĩ tiền chiến Việt Nam (m. 1998) 1930 – Giáo sư Cao Xuân Hạo. 1933 – Nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương 1945 – Patrick Modiano, nhà văn Pháp đoạt giải Nobel Văn học 2014 1947 – Arnold Schwarzenegger, thống đốc bang California, diễn viên 1966 – Ôn Bích Hà, nữ diễn viên người Hồng Kông 1979 – La Chí Tường, nam diễn viên, ca sĩ Đài Loan Mất 1886 – Nguyễn Văn Tường, đại thần nhà Nguyễn 1972 – Nguyễn Văn Thạc, liệt sĩ Việt Nam thời hiện đại. 2020 – Lý Đăng Huy, Tổng thống Đài Loan Những ngày lễ và kỷ niệm 2013 – Ngày thế giới phòng chống buôn, bán người
Ngày 31 tháng 7 là ngày thứ 212 (213 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 153 ngày trong năm. Sự kiện 781 – Ghi chép cổ nhất về việc núi Phú Sĩ tại Nhật Bản phun trào. 929 – Quân chủ Kinh Nam Cao Tòng Hối dâng biểu cho Hậu Đường Minh Tông xin được nội phụ triều Hậu Đường 1498 – nhà thám hiểm Cristoforo Colombo đặt chân lên hòn đảo Trinidad. 1658 – Aurangzeb trở thành hoàng đế thứ sáu của Đế quốc Mogul sau khi đánh bại các anh em trai trong cuộc chiến giành quyền kế vị. 1932 – Đảng Quốc xã Đức lần đầu thành đảng lớn nhất trong Quốc hội Đức, qua bầu cử, với 230 ghế trong Nghị viện, tạo thuận lợi cho Hitler lên làm thủ tướng Đức đúng 6 tháng sau đó. 1948 – Tàu chiến USS Nevada của Hải quân Hoa Kỳ bị ngư lôi đánh chìm trong một thử nghiệm quân sự. 1962 – Chính phủ Việt Nam Cộng hòa thành lập tỉnh Quảng Tín, tách từ tỉnh Quảng Nam. 1980 – Phạm Tuân trở về Trái Đất trên con tàu Soyuz 36 sau hành trình bay vào không gian. 1992 – Chuyến bay 311 của hãng hàng không Thai Airways cất cánh từ sân bay quốc tế Don Mueang (Bangkok, Thái Lan) đến sân bay Tribhuvan (Kathmandu, Nepal) đã đâm vào núi khiến 113 người chết. 2006 – Vì lý do sức khỏe, Fidel Castro giao lại các trách nhiệm lãnh đạo Cuba cho em trai là Raúl Castro. 2012 – Sự cố mất điện lớn nhất trong lịch sử diễn ra tại 22 bang của Ấn Độ, tác động đến trên 620 triệu người. Sinh 156 TCN – Hán Vũ Đế, hoàng đế thứ 7 của Nhà Hán trong Lịch sử Trung Quốc. 1836 – Nguyễn Phúc Nhu Hòa, phong hiệu Đa Lộc Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (m. 1929) 1942 – Thanh Nga, nghệ sĩ cải lương tài sắc nổi tiếng của Việt Nam (m. 1978). 1965 – J. K. Rowling, nhà văn Anh. 1980 – Harry Potter, nhân vật hư cấu, nam phù thủy nhà Gryffindor 1980 – Nguyễn Hoàng Lâm, kỳ thủ cờ tướng Việt Nam, vô địch châu Á năm 2011. 1986 – Trí Hải, ca sĩ nhạc trẻ Việt Nam (m. 2009). Mất 1997 – Cựu hoàng Bảo Đại, vị vua cuối của Nhà Nguyễn và chế độ phong kiến của Việt Nam (s. 1913). Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 1 tháng 8 là ngày thứ 213 (214 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 152 ngày trong năm. Sự kiện 30 TCN – Octavian (sau này gọi là Augustus) tiến vào Alexandria, Ai Cập, giành lấy quyền cai trị vùng đất này cho Cộng Hòa La Mã. 527 – Justinian I trở thành hoàng đế Đế quốc Đông La Mã. 902 – Taormina, pháo đài vững chắc cuối cùng của Đông La Mã tại Sicilia, bị chiếm bởi quân Aghlabid. 1203 – Isaac II Angelus, trở lại làm hoàng đế Đông La Mã, tuyên bố cùng con trai Alexius IV Angelus nắm quyền sau Cuộc Thập tự chinh lần thứ tư. 1291 – Quốc gia Thụy Sĩ ra đời 1461 – Edward IV trở thành vua nước Anh. 1492 – Ferrando II của Aragón và Isabel I của Castilla trục xuất người Do Thái ra khỏi Tây Ban Nha. 1498 – Cristoforo Colombo trở thành người châu Âu đầu tiên đến nơi mà ngày nay là Venezuela. 1619 – Những người nô lệ da đen đầu tiên đến Châu Mỹ tại Jamestown, Virginia. 1664 – Quân đội Đế quốc Ottoman bị đánh bại trong Trận Saint Gotthard bởi quân Áo của Raimondo Montecuccoli, dẫn đến Hòa ước Vasvár. 1774 – Nguyên tố oxy được tìm ra lần thứ ba (và cũng là lần cuối cùng). 1798 – Chiến tranh Cách mạng Pháp: Trận sông Nin – Hạm đội Hải quân Hoàng gia Anh do Horatio Nelson chỉ huy bất ngờ đánh bại hạm đội Pháp của François–Paul Brueys D'Aigalliers. 1800 – Đạo luật Hợp nhất 1800 được thông qua với việc thống nhất Vương quốc Anh và Vương quốc Ireland thành Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland. 1831 – Cầu London mới được khánh thành. 1832 – Chiến tranh Black Hawk chấm dứt. 1876 – Colorado trở thành bang thứ 38 của Hoa Kỳ. 1894 – Chiến tranh Thanh–Nhật chính thức bùng nổ giữa Nhà Thanh và Đế quốc Nhật Bản vì những mâu thuẫn tại Triều Tiên. 1901 – Báo Nông cổ mín đàm ra số đầu tiên ở Nam Kỳ 1902 – Hoa Kỳ mua quyền làm chủ kênh đào Panama từ Pháp. 1914 – Chiến tranh thế giới thứ nhất: Đế quốc Đức tuyên chiến với đế quốc Nga. 1927 – Nổ ra Khởi nghĩa Nam Xương, được xem là cuộc chạm trán đầu tiên của Nội chiến Trung Quốc giữa Trung Quốc Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đây cũng là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo nên ngày này cũng được coi là ngày thành lập Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. 1930 – Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo 1936 – Bắt đầu Thế vận hội Berlin 1936 kéo dài đến ngày 16 tháng 8. 1941 – Chiếc xe Jeep đầu tiên được sản xuất. 1944 – Anne Frank ghi những dòng nhật ký cuối cùng của mình. 1944 – Bắt đầu Khởi nghĩa Warszawa tại Warszawa, Ba Lan chống lại Đức Quốc xã. 1960 – Dahomey (sau đổi tên là Bénin) tuyên bố độc lập từ tay Pháp. 1960 – Islamabad trở thành thủ đô Pakistan. 1964 – Congo thuộc Bỉ đổi tên thành Cộng hòa Dân chủ Congo. 1966 – Charles Whitman bắn chết 15 người tại đại học Texas ở Austin trước khi bị cảnh sát giết chết. 1967 – Israel sáp nhập Đông Jerusalem. 1975 – Định ước Helsinki bàn về vấn đề an ninh và hợp tác châu Âu 1980 – Tai nạn đường sắt giết chết 18 người và làm 12 người bị thương tại Ireland. 1981 – Hệ thống truyền hình cáp âm nhạc MTV bắt đầu phát sóng, ca khúc đầu tiên là "Video Killed the Radio Star" của The Buggles. 1996 – Michael Johnson phá kỷ lục thế giới cự ly chạy 200m với thành tích 19 giây 32 tại Thế vận hội Mùa hè 1996 ở Atlanta, Georgia. 2001 – Bulgaria, Đảo Síp, Latvia, Malta, Slovenia và Slovakia gia nhập Cơ quan môi trường châu Âu. 2004 – Cháy lớn tại một siêu thị ở Asunción, Paraguay làm chết 396 người và 500 người khác bị thương 2007 – Cầu sông Mississippi I-35W bắc qua sông Mississippi tại Minneapolis, Minnesota, đổ sập vào lúc 6:05 tối. 2008 – Toàn bộ tỉnh Hà Tây, 4 xã thuộc huyện Lương Sơn (Hòa Bình), và huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) được sáp nhập vào thủ đô Hà Nội 2014 – Red Velvet chính thức debut gồm 4 thành viên là: Irene, Seulgi, Wendy và Joy. Sinh 1932 – Nguyễn Đức Khánh, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (m. 1996) 1937 – Nguyễn Phúc Phương Mai, công chúa con vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương (m. 2021). 1984 – Bastian Schweinsteiger, cầu thủ bóng đá Đức 1988 – Nemanja Matić, cầu thủ bóng đá Serbia 1989 – Tiffany (ca sĩ Hàn Quốc) của ban nhạc Girls' Generation 1996 – Yeonwoo, ca sĩ của ban nhạc Momoland 2000 - Kim Chae-won, cựu thành viên ban nhạc IZ*ONE Mất 1995 – Dương Thiệu Tước, nhạc sĩ tiền chiến Việt Nam (s. 1915). 2009 – Corazon Aquino, tổng thống Philippines (s. 1933). Những ngày lễ và kỷ niệm Ngày thành lập Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
Ngày 2 tháng 8 là ngày thứ 214 (215 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 151 ngày trong năm. Sự kiện 216 TCN – Quân Carthage giành thắng lợi trước quân Cộng hòa La Mã trong Trận Cannae tại địa bàn nay thuộc Ý. 338 TCN – Quân Macedonia giành thắng lợi quyết định trước quân Athena-Thebes và các đồng minh trong trận Chaeronea 461 – Do nỗ lực cải cách khiến Viện nguyên lão không hài lòng, Hoàng đế La Mã Majorianus bị phế truất, ông bị hành quyết 5 ngày sau đó. 1884 – Nguyễn Phúc Ưng Lịch làm lễ đăng quang hoàng đế thứ 8 của triều Nguyễn tại Điện Thái Hòa, đặt niên hiệu là Hàm Nghi. 1922 – Một cơn bão đổ bộ vào bờ biển Sán Đầu, Quảng Đông, Trung Quốc, khiến 50.000-100.000 người thiệt mạng do ngập lụt. 1964 – Sự kiện vịnh Bắc Bộ: Hoa Kỳ cáo buộc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắn vào tàu khu trục USS Maddox và USS Turner Joy 1966 – Công kích cơ Su-17 của Liên Xô có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. 1990 – Iraq bắt đầu đưa quân xâm chiếm Kuwait, dẫn đến Chiến tranh vùng Vịnh. Sinh 1726 – Lê Quý Đôn, Bảng nhãn, nhà bác học thời Hậu Lê, Việt Nam (m. 1784). 1832 – Nguyễn Phúc Nhàn An, phong hiệu Phương Hương Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (m. 1854) 1923 – Shimon Peres, cựu Tổng thống Israel, Nobel hòa bình năm 1994 (m. 2016). 1998 – Thái Từ Khôn, nam ca sĩ, diễn viên Trung Quốc 1999 – Mark Lee, nam ca sĩ nhóm NCT Mất 1589 – Henri III của Pháp, bị tu sĩ Jacques Clément đâm chết. 1827 – Trương Tấn Bửu, danh tướng, khai quốc công thần nhà Nguyễn, Việt Nam (s. 1752). 1923 – Warren G. Harding (s. 1865) Ngày lễ và kỷ niệm Ngày Cộng hòa tại Macedonia.
Ngày 3 tháng 8 là ngày thứ 215 (216 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 150 ngày trong năm. Sự kiện 1492 – Cristoforo Colombo khởi hành từ Palos de la Frontera, Tây Ban Nha trong hành trình viễn dương đầu tiên của ông. 1934 – Adolf Hitler trở thành lãnh đạo tối cao của Đức khi gộp hai chức vụ Tổng thống và Thủ tướng thành Führer. 1958 – USS Nautilus là tàu ngầm hạt nhân đầu tiên thực hiện hải trình tới Bắc Cực trong trạng thái lặn trên toàn bộ hải trình. 2002 – Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Trần Thủy Biển phát biểu thuyết nhất biên nhất quốc, đề cập đến vị thế chính trị của Đài Loan. 2005 – Cựu thị trưởng thủ đô Tehran Mahmoud Ahmadinejad bắt đầu nhiệm kỳ thổng thống thứ sáu của Iran. 2007 – Quốc ca Nepal hiện tại Sayaun Thunga Phool Ka chính thức được công nhận. Sinh 1977 – Tom Brady 1980 - Hoàng Bách nam ca sĩ người Việt Nam 1993 – Kumai Yurina, ca sĩ người Nhật Mất 1860 – Nguyễn Phúc Gia Thụy, phong hiệu Bình Xuân Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (s. 1825) 1929 – Thorstein Veblen, nhà kinh tế học người Hoa Kỳ (s. 1857) 1929 – Emile Berliner, nhà phát minh người Đức (s. 1851) 2018 – Bùi Cường, diễn viên người Việt Nam (s. 1945) Ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 4 tháng 8 là ngày thứ 216 (217 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 149 ngày trong năm. Sự kiện 1914 – Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức xâm lược Bỉ, đáp lại, Anh Quốc tuyên chiến với Đức, mở màn Mặt trận phía Tây. 1965 – Hiến pháp Quần đảo Cook có hiệu lực, trao cho lãnh thổ này vị thế tự trị bên trong New Zealand. 1969 – Thông qua nhà trung gian Jean Sainteny tại Paris, đại diện của Hoa Kỳ là Henry Kissinger và đại diện của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Xuân Thủy bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình bí mật. 1977 – Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter ký ban hành luật thành lập Bộ Năng lượng Hoa Kỳ. 1984 – Đúng một năm sau khi lên nắm quyền bằng đảo chính quân sự, Tổng thống Thượng Volta Thomas Sankara đổi quốc hiệu thành Burkina Faso. 1995 – Croatia mở Chiến dịch Oluja đánh chiếm nhà nước tự xưng Cộng hòa Serbia Krajina 2013 – Vệ tinh Pico Dragon siêu nhỏ của Việt Nam được tàu vận tải HTV4 của Nhật Bản phóng lên vũ trụ. 2020 – Vụ nổ tại Beirut, thủ đô nước Cộng hòa Liban. Sinh 1281 – Hải Sơn, tức Nguyên Vũ Tông, hoàng đế nhà Nguyên, tức ngày 19 tháng 7 năm Tân Tị (m. 1311) 1521 – Giáo hoàng Urbanô VII (m. 1590) 1792 – Percy Bysshe Shelley, nhà thơ người Anh (m. 1822) 1805 – William Rowan Hamilton, nhà vật lý học, thiên văn học, và toán học người Ireland (m. 1865) 1834 – John Venn, nhà toán học người Anh (m. 1923) 1859 – Knut Hamsun, tác gia người Na Uy, đoạt giải Giải Nobel Văn học (m. 1952) 1901 – Louis Armstrong, nghệ sĩ trumpet và ca sĩ người Mỹ (m. 1971) 1909 – Saunders Mac Lane, nhà toán học người Mỹ (m. 2005) 1912 – Raoul Wallenberg, kiến trúc sư và nhà ngoại giao người Thụy Điển (m. 1947) 1918 – Thái Thị Liên, nghệ sĩ dương cầm người Việt Nam 1921 - Maurice Richard, cầu thủ khúc côn cầu trên băng Canada, biểu tượng văn hóa của cư dân nói tiếng Pháp tại Québec (m. 2000) 1941 – Ted Strickland, chính trị gia người Mỹ 1960 – José Luis Rodríguez Zapatero, chính trị gia người Tây Ban Nha, Thủ tướng Tây Ban Nha 1961 – Barack Obama, luật sư và chính trị gia người Mỹ, Tổng thống Hoa Kỳ 1964 – Anna-sui, nhà thiết kế thời trang người Mỹ 1965 – Fredrik Reinfeldt, chính trị gia người Thụy Điển, Thủ tướng Thụy Điển 1974 – Mizuta Wasabi, seiyū anime người Nhật Bản 1981 – Meghan Markle, diễn viên điện ảnh người Mỹ, thành viên của Hoàng gia Anh 1985 – Mark Milligan, cầu thủ bóng đá người Úc 1985 – Antonio Valencia, cầu thủ bóng đá người Ecuador 1987 – Jang Geun Suk, diễn viên và ca sĩ người Hàn Quốc 1987 – Phil Younghusband, cầu thủ bóng đá người Philippines 1992 – Cole Sprouse, diễn viên người Ý-Mỹ 1992 – Dylan Sprouse, diễn viên người Ý-Mỹ Mất 221 – Chân Lạc, chính thê của Ngụy Văn Đế Tào Phi, tức ngày Đinh Mão tháng 6 (s. 183) 1060 – Henri I của Pháp (s. 1008) 1578 – Sebastian của Bồ Đào Nha (s. 1554) 1849 – Anita Garibaldi, vợ của Giuseppe Garibaldi (s. 1821) 1859 – Gioan Maria Vianney, thầy thu người Pháp được phong thánh (s. 1786) 1875 – Hans Christian Andersen, tác gia người Đan Mạch (s. 1805) 1889 – Nguyễn Phúc Miên Tả, tước phong Trấn Quốc công, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1833) 1900 – Isaac Ilyich Levitan, họa sĩ người Nga (s. 1860) 1997 – Jeanne Calment, người trường thọ người Pháp (s. 1875) 2003 – Frederick Chapman Robbins, bác sĩ nhi khoa và nhà virus học người Mỹ, đoạt Giải Nobel Sinh lý và Y khoa (s. 1916) 2011 – Matsuda Naoki, cầu thủ bóng đá người Nhật Bản (s. 1977) 2011 – Trần Ngọc Tám, Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 5 tháng 8 là ngày thứ 217 (218 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 148 ngày trong năm. Sự kiện 25 – Lưu Tú xưng đế, tức Hán Quang Vũ Đế, mở đầu triều Đông Hán, sau đó tiếp tục đánh bại các thế lực khác và thống nhất Trung Quốc. 1100 – Henry I lên ngôi quốc vương Anh tại Tu viện Westminster. 1392 – Sau khi lật đổ Cung Nhượng Vương của Cao Ly, tướng Lý Thành Quế lên ngôi quốc vương, khởi đầu vương triều Triều Tiên. 1783 – Núi Asama tại Nhật Bản phun trào mạnh, là một nguyên nhân dẫn đến Nạn đói lớn thời Tenmei. 1962 – Nelson Mandela bị cảnh sát bắt giữ với lời buộc tội kích động đình công và ra nước ngoài khi chưa được phép, ông phải ở trong tù cho đến năm 1990. 1966 – The Beatles phát hành album nổi tiếng, Revolver. 1964 – Trong Chiến tranh Việt Nam, sau sự kiện vịnh Bắc Bộ, Hoa Kỳ tiến hành Chiến dịch Mũi Tên Xuyên, ném bom Miền Bắc Việt Nam. 2007 – Girls 'Generation chính thức debut với 9 thành viên. 2011 – Yingluck Shinawatra được Quốc hội Thái Lan bầu làm thủ tướng, bà là nữ thủ tướng đầu tiên trong lịch sử quốc gia này. Sinh 1567 – Date Masamune là một samurai, daimyo Nhật Bản (m. 1636) 1802 – Niels Henrik Abel, nhà toán học Nauy (m. 1829) 1810 – Nguyễn Phúc Miên Định, tước phong Thọ Xuân vương, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1886). 1833 – Nguyễn Phúc Thục Tư, phong hiệu Xuân Hòa Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (m. 1879). 1839 – Nguyễn Phúc Hồng Nghĩ, tước phong Hương Sơn Quận công, hoàng tử con vua Thiệu Trị (m. 1864). 1850 – Guy de Maupassant là nhà văn viết truyện ngắn người Pháp (m. 1893) 1862 – Joseph Merrick, được biết đến với cái tên "Người Voi" (m. 1890) 1866 – Carl Harries, nhà hóa học người Đức (m. 1923) 1872 – Oswaldo Cruz, bác sĩ người Brasil (m. 1917) 1884 – Nguyễn Phúc Bửu Kiêm, tước phong Hoài Ân vương, hoàng tử con vua Dục Đức (s. 1884). 1908 – Harold Holt, Thủ tướng thứ 17 của nước Úc (m. 1967) 1911 – Robert Taylor, diễn viên người Mỹ (m. 1969) 1912 – Cha Pierre, linh mục Công giáo người Pháp (m. 2007) 1930 – Neil Armstrong, phi hành gia người Mỹ (m. 2012) 1934 – Thái Thanh, ca sĩ người Việt Nam (m. 2020). 1945 – Loni Anderson, diễn viên Mỹ 1947 – Angry Anderson, ca sĩ, diễn viên Australia 1968 – Phạm Nhật Vượng, doanh nhân Việt Nam 1968 – Marine Le Pen, chính khách Pháp 1976 – Thúy Nga (diễn viên hài), diễn viên người Việt Nam 1980 – Wayne Bridge, cầu thủ bóng đá người Anh 1982 – Ryu Seung Min, vận động viên bóng bàn người Hàn Quốc 1985 – Salomon Kalou, cầu thủ bóng đá người Bờ Biển Ngà 1992 – Krzysztof Książek, nghệ sĩ dương cầm người Ba Lan 1993 – Chicha Amatayakul, diễn viên, ca sĩ và người mẫu Thái Lan 1996 – Cho Seung-youn, ca sĩ, thành viên X1 – ProduceX101 người Hàn Quốc 1997 – Vương Nhất Bác, ca sĩ, diễn viên người Trung Quốc Mất 882 – Vua Louis III của Pháp (s. 863) 1778 – Charles Clémencet, nhà sử học Pháp (s. 1703) 1807 – Jeanne Baret, nữ nhà thám hiểm, nhà thực vật học đi vòng quanh thế giới. 1866 – Nguyễn Phúc Miên Tích, tước phong Trấn Man Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1823). 1880 – Ferdinand Ritter von Hebra, bác sĩ người Áo (s. 1816) 1895 – Friedrich Engels, triết gia người Đức (s. 1820) 1957 – Heinrich Otto Wieland, nhà hóa học người Đức đoạt giải Nobel (s. 1877) 1962 – Marilyn Monroe, huyền thoại điện ảnh Mỹ (s. 1926) 1992 – Honda Sōichirō, người sáng lập hãng xe Nhật Honda (s. 1906) Những ngày lễ và kỷ niệm 1964, Ngày truyền thống của Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam
Ngày 6 tháng 8 là ngày thứ 218 (219 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 147 ngày trong năm. Sự kiện 1284 – Nước Cộng hòa Pisa chiến bại trên đảo Meloria trước nước Cộng hòa Genova, từ đó để mất ưu thế hàng hải tại Địa Trung Hải. 1585 – Hữu đại thần Toyotomi Hideyoshi nhậm chức quan bạch, tức quan nhiếp chính cho Thiên hoàng. 1538 – Nhà chinh phục Gonzalo Jiménez de Quesada thành lập thành phố Nuestra Señora de la Esperanza, tức Bogotá thủ đô Colombia ngày nay. 1813 – Quân đội của Simón Bolívar đã tiến vào giải phóng Caracas (thủ đô của Venezuela ngày nay). 1824 – Simón Bolívar đã đánh bại quân đội nhà vua Tây Ban Nha tại Junín trong chiến dịch giải phóng hoàn toàn Peru. 1861 – Anh thôn tính khu vực nay là thành phố Lagos, Nigeria sau khi gây áp lực với quốc vương địa phương. 1870 – Chiến tranh Pháp–Phổ: quân đội Phổ–Đức đánh thắng quân đội Pháp trong các trận Wœrth ở Alsace và Spicheren trên mạn Lorraine, buộc Pháp phải rút quân khỏi vùng biên giới. 1926 – Báo Tribune Indochinoise ra số báo đầu tiên ở Sài Gòn 1940 – Estonia bị sáp nhập bất hợp pháp vào Liên Xô 1945 – Hoa Kỳ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima 1949 – Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 02 – NQ/TW về việc thành lập Ban Nông vận Trung ương Sinh 1698 – Nader Shah, vị vua đã trị vì Ba Tư từ năm 1736 tới 1747 (m. 19 tháng 6 năm 1747) 1775 – Louis–Antoine của Artois thành viên vương tộc Pháp, Thái tử Pháp từ 1824 tới 1830, vua Louis XIX của Pháp (vị vua Pháp trong 20 phút) (m. 3 tháng 6 năm 1775) 1868 – Paul Claudel, nhà thơ người Pháp (m. 1955) 1881 – Alexander Fleming, nhà dược lý học người Scotland (m. 1955). 1912 – Nguyễn Thúc Hào, Giáo sư đại học ngành Toán đầu tiên của Việt Nam (m. 9 tháng 6 năm 2009) 1928 – Andy Warhol, họa sĩ người Mỹ (m. 1987) 1944 – Phạm Gia Khiêm, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. 1946 – Roh Moo-hyun, cựu Tổng thống Hàn Quốc (m. 2009) 1962 – Dương Tử Quỳnh, hoa hậu Malaysia năm 1983, diễn viên điện ảnh, diễn viên múa nổi tiếng Hồng Kông. 1963 – Charles Ingram, Tiểu thuyết gia người Anh. 1963 – Kevin Mitnick, hacker người Mỹ 1965 – Yuki Kajiura, nhạc sĩ người Nhật 1982 – Adrianne Curry, nữ người mẫu Hoa Kỳ, nổi tiếng là người chiến thắng đầu tiên của series truyền hình thực tế America's Next Top Model 1983 – Robin van Persie, cầu thủ bóng đá người Hà Lan 1988 – Mai Phương Thúy, Hoa hậu Việt Nam năm 2006. Mất 1799 – Marcus Elieser Bloch, bác sĩ kiêm nhà tự nhiên học người Đức (s. 1723). 2001 – Dương Văn Minh, tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa (s. 1916). 2002 – Edsger Dijkstra, nhà khoa học máy tính Hà Lan (s. 1930). 2005 – Đồng Văn Cống, trung tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam (s. 1918). Ngày lễ và kỷ niệm Ngày thế giới chống vũ khí nguyên tử
Ngày 7 tháng 8 là ngày thứ 219 (220 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 146 ngày trong năm. Sự kiện 933 – Mân Đế Vương Diên Quân phục vị sau một thời gian làm đạo tu đạo, ngày Mậu Tý (14) tháng 7 năm Quý Tị. 1943 – Báo "Thanh niên" xuất bản tại Sài Gòn ra số đầu tiên ngày 7-8-1943. Tờ báo do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát chủ trương, với sự cộng tác của nhiều tri thức, nghệ sĩ yêu nước như: Dương Tử Giang, Lưu Hữu Phước, Mạnh Phú Tư, Nguyên Hồng, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, ... 1945 – Tổng thống Harry S. Truman thông báo thành công vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima khi đang quay trở về từ Hội nghị Potsdam trên bong chiếc tuần dương hạm hạng nặng USS Augusta (CA-31) ở giữa Đại Tây Dương. 1959 – Tại Đài Nam xảy ra trận lụt lớn. 1960 – Côte d'Ivoire (tức Bờ Biển Ngà) tuyên bố độc lập. 1965 – Singapore tách khỏi liên bang Malaysia. 1974 – Quân giải phóng công chiếm Thượng Đức. Kết thúc chiến dịch Thượng Đức. Sinh 1868 – Giám mục Công giáo tiên khởi người Việt Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng (m. 1949) 1912: – Võ Chí Công, Chính khách Việt nam (m. 2011) – Maurice Henry Dorman, đại diện Vương quốc Thịnh vượng chung (m. 1993) 1929 – Don Larsen, cầu thủ bóng chày Mỹ (m. 2020) 1942 – B. J. Thomas, ca sĩ, diễn viên người Mỹ (m. 2021) Mất 1892 – Nguyễn Đức Ngữ (Đốc Ngữ), thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp cuối thế kỷ 19. 1929 – Nguyễn Phúc Nhu Hòa, phong hiệu Đa Lộc Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (s. 1836) 1941 – Rabindranath Tagore, nhà thơ Ấn Độ, (s. 1861) 2018 - Phạm Xuân Chiểu - Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa 2020 - Lê Khả Phiêu - nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 8 tháng 8 là ngày thứ 220 (221 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 145 ngày trong năm. Sự kiện 1918 – Chiến tranh thế giới thứ nhất: Mở màn trận Amiens 1925 – Đại hội lần thứ nhất của Hội Ku Klux Klan (thường gọi là Đảng 3K) tại Washington D.C., Hoa Kỳ với 200.000 người tham gia 1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản, mở màn Chiến dịch Mãn Châu (1945) 1945 – Đế quốc Việt Nam dưới sự điều hành của chính phủ Trần Trọng Kim thu hồi chủ quyền trên xứ Nam Kỳ 1949 – Bhutan ký hiệp định hữu nghị với Ấn Độ. 1952 – Hawker Sea Fury là chiếc máy bay tiêm kích gắn động cơ piston cuối cùng bắn rơi một chiếc tiêm kích phản lực Mikoyan-Gurevich MiG-15 trong Chiến tranh Triều Tiên 1957 – Thành lập Viện Đại học Đà Lạt, cơ sở giáo dục bậc đại học thứ nhì ở Miền Nam Việt Nam 1967 – thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Bangkok, Thái Lan 1974 – Sự kiện Watergate: Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon thông báo quyết định từ chức, có hiệu lực sau 1 ngày 1975 – Do mưa lớn bắt nguồn từ hoàn lưu bão Nina, hàng chục đập bị vỡ tại lưu vực Hoài Hà thuộc tỉnh Hà Nam, khiến hàng chục đến hàng trăm nghìn người thiệt mạng. 1988 – Bắt đầu Cuộc nổi dậy 8888 đòi dân chủ của sinh viên Yangon, sau lan rộng ra mọi tầng lớp dân chúng trên khắp Myanmar, biểu tượng Aung San Suu Kyi nổi lên. 1990 – Iraq chiếm Kuwait và sáp nhập nước này vào lãnh thổ Iraq 1993 - thành lập Technocom, tiền thân của Tập đoàn Vingroup 2008 – Khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh 2008. 2008 - Chiến tranh Nam Ossetia 2008 bắt đầu. 2016 – Ra mắt nhóm nhạc nữ đình đám BLACKPINK Sinh 1079 – Nhật hoàng Horikawa 1881 – Paul Ludwig Ewald von Kleist, thống chế Đức 1901 – Ernest Orlando Lawrence, nhà vật lý học người Mỹ, giải thưởng Nobel năm 1939 1902 – Paul Dirac, nhà vật lý học lý thuyết người Anh 1921 – Lê Quang Đạo, Chính khách Việt nam 1926 – Dương Quân, nhà thơ trào phúng người Việt Nam 1948 – Svetlana Savitskaya, phi hành gia người Nga 1970 – Vũ Nhật Tân, nhạc sĩ người Việt Nam (m. 2020) 1978 – Louis Saha, cầu thủ bóng đá người Pháp 1981 – Roger Federer, vận động viên quần vợt chuyên nghiệp người Thụy Sĩ 1987 – Katie Leung, diễn viên người Scotland 1988 – Nghê Ni, diễn viên người Trung Quốc 1991 – Joël Matip, cầu thủ bóng đá người Cameroon Mất 1555 – Oronce Finé, nhà toán học người Pháp 1944 – Erwin von Witzleben, thống chế Đức (s. 1881) 1947 – Anton Ivanovich Denikin, tướng Nga (s. 1872) 1974 – Fulgencio Batista nhà độc tài quân sự, Tổng thống Cuba. 1996 – Nevill Mott, người đoạt giải Nobel Vật lý (s. 1905) 2005 – Trần Quốc Vượng, sử gia Việt Nam (s. 1934) 2009 – Daniel Jarque cầu thủ Tây Ban Nha (s. 1983) 2022 - Olivia Newton-John, ca sĩ, diễn viên người Úc gốc Anh(s. 1948) Ngày lễ và kỷ niệm Ngày Toàn dân rèn luyện sức khoẻ tại Trung Quốc; ngày của Cha tại Đài Loan.
Ngày 9 tháng 8 là ngày thứ 221 (222 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 144 ngày trong năm. Sự kiện 48 TCN – Nội chiến Caesar: Julius Caesar giành chiến thắng quyết định trước Pompey trong trận Pharsalus tại Farsala, Pompey chạy đến Ai Cập. 378 – Trong Trận Hadrianopolis, một đội quân lớn dưới quyền Hoàng đế La Mã Valens chiến bại trước người Visigoth tại khu vực nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. 1173 – Việc xây dựng một tháp chuông, sau này trở thành tháp nghiêng Pisa, được bắt đầu. 1942 – Nhà lãnh đạo người Ấn Độ Mahatma Gandhi bị quân Anh bắt giữ tại Bombay, khởi đầu phong trào bất phục tùng dân sự "Rời khỏi Ấn Độ". 1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Hải quân Nhât Bản bất ngờ tấn công lực lượng Đồng Minh gần đảo Savo trong giai đoạn đầu của Chiến dịch Guadalcanal. 1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Hoa Kỳ ném bom hạt nhân Fat Man xuống thành phố Nagasaki tại Nhật Bản. 1965 – Malaysia trục xuất Singapore khỏi liên bang do xung đột ý thức hệ giữa hai đảng cầm quyền tại bang và liên bang. 1974 – Do hậu quả từ Vụ Watergate, Richard Nixon trở thành Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên từ nhiệm, thay thế ông là Phó tổng thống Gerald Ford. Sinh 1794 – Achille Valenciennes, nhà động vật học người Pháp (m. 1865). 1807 – Vũ Duy Thanh, danh sĩ và quan triều Nguyễn chống Pháp trong lịch sử Việt Nam (m. 1859) 1896 – Jean Piaget, nhà tâm lý học Thụy Sĩ (m. 1980) 1931 – Mário Zagallo, cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá Brasil 1933 – Tetsuko Kuroyanagi, diễn viên truyền hình và tác giả viết truyện thiếu nhi người Nhật Bản 1938 – Leonid Kuchma, nhà chính trị Ukraina 1938 – Rod Laver, vận động viên quần vợt Úc 1946 – Phương Dung, nữ danh ca nhạc vàng, miền nam Việt Nam 1957 – Melanie Griffith, diễn viên điện ảnh Mỹ 1963 – Whitney Houston, ca sĩ và diễn viên Mỹ (m. 2012) 1968 – Điểu K'Ré, chính khách Việt Nam dân tộc M'Nông. 1969 – Divine Brown, gái gọi Mỹ, từng quan hệ với Hugh Grant 1973 – Filippo Inzaghi, cầu thủ bóng đá Ý 1977 – Mikael Silvestre, cầu thủ bóng đá Pháp 1981 – Lý Giai Vi, vận động viên bóng bàn Singapore 1981 – Tân Di Ổ, nhà văn nữ thuộc dòng văn học hiên đại người Trung Quốc 1982 – Tyson Gay, vận động viên điền kinh Mỹ 1985 – Anna Kendrick, diễn viên điện ảnh và kịch nghệ người Mỹ 1990 – Bill Skarsgård, diễn viên người Thuỵ Điển Mất 1932 – John Charles Fields nhà toán học Canada (s. 1863). 1962 – Hermann Hesse, nhà văn Đức, Nobel Văn học (s. 1877) 1969 Cecil Frank Powell, nhà vật lý Anh, Nobel Vật lý (s. 1903) Sharon Tate, diễn viên Mỹ (s. 1943) 1975 – Dmitri Shostakovich, nhà soạn nhạc Nga (s. 1906) 1997 – Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa, nhà khoa học quân giới Việt Nam (s. 1913) Những ngày lễ và kỷ niệm Quốc khánh Singapore Ngày lễ nắm tay
Ngày 10 tháng 8 là ngày thứ 222 (223 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 143 ngày trong năm. Sự kiện 654 - Thánh Eugene đắc cử giáo hoàng thứ 75 của Giáo hội Công giáo Rôma 1519 – Năm chiếc tàu dưới quyền chỉ huy của Fernão de Magalhães rời khỏi Sevilla để bắt đầu cuộc hành trình vòng quanh thế giới. 1675 - Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich được vua Charles II của Anh cho xây dựng. 1787 - Wolfgang Amadeus Mozart sáng tác xong bản serenade mang tên Eine kleine Nachtmusik tại Viên. 1792 - Công xã Paris tấn công cung điện Tuileries, bắt vua Louis XVI làm tù nhân. 1793 – Bảo tàng Louvre chính thức mở cửa tại Paris trong thời kỳ Cách mạng Pháp. 1821 - tiểu bang Missouri gia nhập Hợp chúng quốc Hoa Kỳ 1904 - Chiến tranh Nga-Nhật: hải quân Nhật Bản và Nga giao chiến trong hải chiến Hoàng Hải, ở ngoài khơi bán đảo Sơn Đông. 1920, khánh thành rạp chiếu bóng cổ nhất Hà Nội, cũng là cổ nhất Việt Nam và Đông Dương 1961 – Chiến tranh Việt Nam: Quân đội Hoa Kỳ bắt đầu sử dụng Chất độc da cam tại Việt Nam. 1990 - Tàu vũ trụ Magellan tiếp cận Sao Kim sau một hành trình dài hơn 15 tháng. 1991 và 1993, ngày hội của giới trẻ Công giáo toàn thế giới 1996 – Hội nghị toàn thể của Ủy ban trù bị Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông thông qua khu kỳ và khu huy của Khu hành chính đặc biệt. 2003, phi hành gia người Mỹ gốc Nga đã trở thành người đầu tiên tổ chức đám cưới khi đang bay trên ISS Sinh 941 - Lê Hoàn, vua Tiền Lê (m. 1005). 1871 - Trần Tế Xương, nhà thơ trào phúng nổi tiếng Việt Nam (m. 1907). 1960 - Antonio Banderas, diễn viên, đạo diễn - nhà sản xuất phim, ca sĩ, nhạc sĩ người Tây Ban Nha Mất 1907 - Alfred von Keßler, tướng Phổ (s. 1833) 1991 - Lưu Trọng Lư, nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch Việt Nam (s. 1911) 2017 - Johnny Paul Koroma, nguyên thủ quốc gia Sierra Leone (s. 1960) Những ngày lễ và kỷ niệm Việt Nam: Ngày vì nạn nhân chất độc màu da cam Ecuador: Quốc khánh Cộng hoà Ê-cu-a-đo Ngày Diesel sinh học Quốc tế
Ngày 11 tháng 8 là ngày thứ 223 (224 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 142 ngày trong năm. Sự kiện 106 – Phần tây nam của Dacia trở thành tỉnh Dacia thuộc La Mã. 1259 – Mông Kha Hãn qua đời gần Điếu Ngư thành khi đang tiến công nhà Tống, khởi đầu cuộc tranh chấp quyền kế vị Đại hãn Đế quốc Mông Cổ giữa Hốt Tất Liệt và A Lý Bất Ca. 1786 – Thuyền trưởng Francis Light thành lập thuộc địa Penang của Đế quốc Anh, khởi đầu hơn một thế kỷ người Anh can dự vào Malaya. 1947 – Muhammad Ali Jinnah đọc một diễn văn trước Hội đồng Lập pháp Pakistan, trình bày viễn kiến của Jinnah về tương lai của Nhà nước Pakistan. 1959 – Sân bay quốc tế Sheremetyevo mở cửa, nay là sân bay lớn thứ hai tại Nga. 1972 – Trong Chiến tranh Việt Nam, đơn vị chiến đấu trên bộ cuối cùng của Hoa Kỳ dời khỏi miền Nam Việt Nam. 2003 – NATO tiếp quản quyền chỉ huy Lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế, đánh dấu hoạt động lớn đầu tiên bên ngoài châu Âu trong 54 năm lịch sử của tổ chức. 2006 – Chiến tranh Liban: Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết 1701 nhằm giải quyết cuộc xung đột giữa Israel và Liban. Sinh 1804 – Nguyễn Phúc Ngọc Ngôn, phong hiệu An Nghĩa Công chúa, công chúa con vua Gia Long (m. 1856). 1833 – Kido Takayoshi, tiểu thuyết gia người Nhật Bản (m. 1877) 1983 – Chris Hemsworth, nam diễn viên Úc 1987 – Văn Ngọc Tú, võ sĩ Nhu đạo của Việt Nam 1999 – Seo Chang-bin, thành viên nhóm nhạc Stray Kids người Hàn Quốc Mất 1849 – Nguyễn Phúc Cự, tước phong Thường Tín Quận vương, hoàng tử con vua Gia Long (s. 1810). 1925 – James Douglas Ogilby, nhà ngư học người Úc (s. 1853). 1972 – Max Theiler, nhà virus học người Nam Phi, được trao giải Nobel (s. 1899) 2014 – Robin Williams, diễn viên người Mỹ (sinh 1951).
Ngày 12 tháng 8 là ngày thứ 224 (225 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 141 ngày trong năm. Sự kiện 30 TCN – Quân chủ cuối cùng của triều đại Ptolemaios là Cleopatra VII Philopator tự tử, được cho là bằng cách để rắn độc cắn. 1099 – Thập tự quân giành được chiến thắng trước quân của vương triều Fatima trong trận Ascalon, đây thường được xem là trận chiến cuối cùng của Cuộc thập tự chinh thứ nhất. 1211 – Tây Hạ Tương Tông Lý An Toàn bị cháu là Lý Tuân Húc lật đổ, Lý Tuân Húc trở thành hoàng đế thứ 8 của Tây Hạ, tức Tây Hạ Thần Tông 1759 – Chiến tranh Bảy năm: Nhà vua nước Phổ Friedrich II Đại Đế bị đại bại trước quân Nga trong trận đánh tại Kunersdorf. 1877 – Nhà thiên văn học người Mỹ Asaph Hall khám phá ra Deimos, vệ tinh nhỏ hơn trong số hai vệ tinh của Sao Hỏa. 1898 – Hoa Kỳ và Tây Ban Nha ký kết một hiệp định đình chiến tại Washington D.C, kết thúc Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ. 1985 – Chuyến bay 123 của Japan Airlines đâm vào sườn núi ở tỉnh Gunma, Nhật Bản, khiến 520 người thiệt mạng, trở thành thảm họa hàng không đơn lẻ tồi tệ nhất. 2000 – Tàu ngầm K-141 Kursk của Hải quân Nga phát nổ và chìm xuống biển Barents trong một cuộc tập trận, khiến 118 thủy thủ thiệt mạng. 2004 – Lý Hiển Long tuyên thệ nhậm chức thủ tướng thứ ba của Singapore. 2023 - Một vụ tai nạn xảy ra tại Chư Pưh,Gia Lai,Việt Nam ,Một chiếc xe tải chở cát đã đâm một chiếc xe ô tô hãng Toyota Vios làm 3 người thiệt mạng, trong đó tất cả nạn nhân đều là thành viên của Câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai Sinh 1813 – Nguyễn Phúc Khuê Gia, phong hiệu An Phú Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng nhà Nguyễn (m. 1865) 1931 – Phạm Ngọc Sang, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (m. 2002) 1998 – Nguyễn Thúc Thùy Tiên,người mẫu người Việt Nam, Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2021 1999 – Matthijs de Ligt, cầu thủ bóng đá người Hà Lan. Mất 30 TCN – Cleopatra VII Philopator, Nữ hoàng Ai Cập, thường được gọi ngắn gọn là Cleopatra tự sát. 545 – Phạm Tu, danh tướng, công thần khai quốc nhà Tiền Lý Việt Nam (s. 476) 1874 – Nguyễn Phúc Miên Nghi, tước phong Ninh Thuận Quận vương, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1810) 2014 – Lauren Bacall, diễn viên Mỹ gốc Do Thái (s. 1924) 2022 - Anne Heche, diễn viên người Mỹ (s. 1969) 2023 - Paollo Madeira, Cầu Thủ Câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai,Người Brasil gốc Bồ Đào Nha,(s. 1996) Những ngày lễ và kỷ niệm Ngày Sân khấu dân gian Việt Nam (âm lịch) Ngày Quốc tế Thanh Thiếu niên (International Youth Day) của LHQ
Ngày 13 tháng 8 là ngày thứ 225 (226 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 140 ngày trong năm. Sự kiện 928 – Hậu Đường Minh Tông phong cho Vương Diên Quân tước Mân vương, tức ngày Mậu Thìn (25) tháng 7 năm Mậu Tý. 1521 –Quân Tây Ban Nha dưới quyền Hernán Cortés chiếm lĩnh thủ đô Tenochtitlan của Aztec. 1704 – Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha: Quân Anh-La Mã Thần thánh đánh bại quân Pháp-Bayern trong trận Blenheim. 1792 – Quốc vương Louis XVI của Pháp bị Tòa án quốc dân ra lệnh bắt giữ, và bị tuyên là kẻ thù của nhân dân. 1898 – Carl Gustav Witt phát hiện ra 433 Eros- tiểu hành tinh nằm gần Trái Đất nhất từng được tìm thấy. 1937 – Chiến tranh Trung-Nhật: Quân đội Nhật Bản bắt đầu tấn công Thượng Hải, chiếm được thành phố sau đó vài tháng. 1942 – Thiếu tướng Eugene Reybold ban hành quyết định kiến thiết cơ sở hạ tầng cho dự án "Phát triển vật liệu thay thế", được biết đến nhiều hơn với tên gọi Dự án Manhattan. 1961 – Cộng hòa Dân chủ Đức đóng cửa biên giới với Tây Berlin nhằm ngăn chặn người dân Đông Đức vượt biên, khởi đầu cho bức tường Berlin. 1999 – "Pháp luật về quốc kỳ và quốc ca" của Nhật Bản được công bố và thi hành, chính thức hóa việc sử dụng những phù hiệu này. Sinh 1601 – Nguyễn Phúc Lan, chúa Nguyễn thứ ba của Đàng Trong (m. 1648). 1903 – Agnès Nguyễn Hữu Hào, sau là nữ nam tước (baronne) Didelot, chị của Nam Phương Hoàng hậu 1910 – Trần Văn Cẩn, họa sĩ Việt Nam (m. 1994) 1922 – Y Ngông Niê Kdăm, là một trí thức, Bác sĩ, nhà giáo nhân dân người dân tộc Êđê của Việt Nam (m. 2001) 1926 – Fidel Alejandro Castro Ruz, Chủ tịch Cuba (m. 2016) 1930 – Don Ho, ca sỹ Mỹ gốc Trung Quốc (m. 2007) 1970 – Alan Shearer, cầu thủ bóng đá người Anh 1982 – Sebastian Stan, diễn viên điện ảnh người Mỹ 1983 – Thanh Ngọc, ca sỹ người Việt Nam 1988 – MØ, ca sỹ người Đan Mạch 1992 – Lucas Moura, cầu thủ bóng đá người Brasil 1993 – Đặng Văn Lâm, cầu thủ bóng đá người Việt Nam-Nga 1993 – Bomi, ca sĩ người Hàn Quốc 1997 – Yeo Jin-goo, diễn viên người Hàn Quốc 2000 - Jaemin, ca sỹ, diễn viên người Hàn Quốc, thành viên nhóm nhạc NCT Mất 1826 – René Laennec, bác sĩ Pháp (s. 1781). 1863 – Eugène Delacroix, họa sỹ Pháp (s. 1798). 1865 – Ignaz Semmelweis, bác sĩ Áo-Hung (s. 1818). 1910 – Florence Nightingale, nữ điều dưỡng Ý (s. 1820). 1912 – Jules Massenet, nhà soạn nhạc Pháp (s. 1842). 1917 – Eduard Buchner, nhà hóa học Đức (s. 1860). 1946 – H.G.Wells, nhà văn nổi tiếng Anh (s. 1866). 1965 – Ikeda Hayato, thủ tướng Nhật Bản (s. 1899) 1976 - Cao Văn Lầu, nhạc sĩ 1984 – Tigran Petrosian, Đại kiện tướng cờ vua Armenia (s. 1929) 1991 – Hồ Dzếnh, nhà thơ nổi tiếng Việt Nam (s. 1916). 2008 – Sơn Nam, nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam (s. 1926). 2008 – Henri Cartan, nhà toán học Pháp (s.1904) 2018 – Nguyễn Văn Thương, thiếu tá tình báo của Quân đội Nhân dân Việt Nam, người từng bị CIA cưa chân 6 lần. (s. 1938). Ngày lễ và kỷ niệm Ngày Tay Trái - Ngày quốc tế cho người thuận tay trái.
Ngày 14 tháng 8 là ngày thứ 226 (227 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 139 ngày trong năm. Sự kiện 74 TCN – Chỉ sau 27 ngày trị vì, Hoàng đế Lưu Hạ bị Thượng Quan thái hậu phế truất, sau đó Lưu Bệnh Dĩ trở thành hoàng đế mới của triều Hán, tức Hán Tuyên Đế. 1524 – Minh Thế Tông cho tống giam một số triều thần quỳ tại Tả Thuận Môn kháng nghị về vấn đề phong hiệu cho thân sinh của hoàng đế. 1848 – Quốc hội Hoa Kỳ thông qua đạo luật thành lập chính quyền Lãnh thổ Oregon. 1900 – Liên quân tám nước tổng công kích kinh đô Bắc Kinh của triều Thanh nhằm dập tắt Khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn, Quang Tự Đế chạy trốn. 1916 – Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Romania tuyên chiến với Áo-Hung, đứng về phe Hiệp Ước. 1921 – Với sự hỗ trợ của Liên Xô, Đường Nỗ Ô Lương Hải tuyên bố độc lập khỏi Trung Quốc và lập nên Cộng hòa Nhân dân Tuva. 1974 – Nguyên mẫu máy bay ném bom Panavia Tornado tiến hành chuyến bay đầu tiên từ căn cứ không quân Manching, Tây Đức. 1980 – Lech Wałęsa' cùng các đồng chí bắt đầu các hành động đình công tại xưởng đóng tàu Gdańsk, dẫn tới việc hình thành phong trào Đoàn kết tại Ba Lan. 2010 – Kỳ Thế vận hội trẻ lần đầu tiên khai mạc tại Singapore Sinh 1771 – Sir Walter Scott, tiểu thuyết gia và thi hoàn người Scotland (m. 1832) 1987 - Đức Bảo, MC người Việt Nam 2002 - Huening Kai, ca sĩ, thành viên nhóm nhạc nam Tomorrow X Together Mất 1175 - Lý Anh Tông, Hoàng đế thứ sáu của nhà Lý, Việt Nam (s. 1136). 1826 - Lê Chất, danh tướng triều Tây Sơn, sau theo triều Nguyễn, Việt Nam. 1943 - Nguyễn An Ninh, nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động cách mạng Việt Nam (s. 1900) Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 15 tháng 8 là ngày thứ 227 (228 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 138 ngày trong năm. Sự kiện 398 – Vài tháng sau khi soán Hậu Yên của họ Mộ Dung, Lan Hãn bị con rể là Mộ Dung Thịnh sát hại, Hậu Yên được phục hồi. 636 – Chiến tranh Ả Rập–Đông La Mã: Hai đế quốc Đông La Mã và Rashidun bắt đầu giao chiến gần sông Yarmouk, trận chiến kết thúc với kết quả Rashidun sáp nhập Cận Đông. 1248 – Viên đá đầu tiên của Nhà thờ chính tòa Köln được đặt, việc xây dựng hoàn thành vào năm 1880. 1760 – Chiến tranh Bảy năm: Quân đội Phổ dưới quyền Friedrich II đánh bại một đạo quân Áo trong trận Liegnitz. 1914 – Kênh đào Panama bắt đầu cho phép tàu thuyền qua lại, rút ngắn hải trình giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương thông qua eo đất Panama. 1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Thiên hoàng Nhật Bản Hirohito tuyên bố đầu hàng Đồng Minh. 1991 – Kaysone Phomvihane thôi chức Thủ tướng và bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch nước thứ ba của Lào, ông giữ chức vụ này cho đến khi mất. 1947 – Ấn Độ giành lại độc lập từ Đế quốc Anh. 2021 – Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan sụp đổ, Afghanistan hiện được quản lý bởi Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan do Taliban kiểm soát. Sinh 1769 – Napoléon Bonaparte, hoàng đế Pháp (m. 1821). 1915 – Phạm Văn Sơn, sử gia Việt Nam (m. 1978). 1954 – Abdul Rashid Dostum, tướng lĩnh người Afghanistan 1958 – Chí Tài, nghệ sĩ, diễn viên hài người Việt Nam (m. 2020). 1989 – Joe Jonas, ca sĩ, diễn viên, thành viên ban nhạc Jonas Brothers 1981 – Song Ji Hyo, diễn viên, người mẫu, người dẫn chương trình người Hàn Quốc 1982 – Cao Vân Tường, nam diễn viên Trung Quốc Mất 756 – Dương Quý phi, phi tần thời nhà Đường 932 – Mã Hy Thanh, quân chủ nước Sở, tức ngày Tân Mão (15) tháng 7 năm Nhâm Thìn (s. 899) 700 – Địch Nhân Kiệt, tể tướng nhà Đường 1863 – Nguyễn Phúc Hồng Tiệp, tước phong Mỹ Lộc Quận công, hoàng tử con vua Thiệu Trị nhà Nguyễn (s. 1840). 2018 – Sakura Momoko, nữ mangaka, tác giả của loạt truyện tranh Nhóc Maruko Những ngày lễ và kỷ niệm Lễ Đức Mẹ Lên Trời theo đức tin của một số nhánh Kitô giáo. Ngày độc lập (Ấn Độ).
Ngày 16 tháng 8 là ngày thứ 228 (229 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 137 ngày trong năm. Sự kiện 873 – Hoàng thái tử Lý Huân trở thành hoàng đế triều Đường, tức Đường Hy Tông, đế quốc hầu như tan rã trong thời gian ông trị vì. 1762 – Trong Chiến tranh Bảy năm, quân Phổ giành chiến thắng trước quân Áo trong trận Reichenbach. 1930 – Đại hội thể thao Đế quốc Anh lần đầu tiên được khai mạc tại Hamilton, Ontario, Canada. 1945 – Quốc dân đại hội đầu tiên do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức họp tại Chiến khu Tân Trào thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, chủ trương tổng khởi nghĩa, quy định Quốc kỳ, Quốc ca Việt Nam. 1945 – Hoàng đế Mãn Châu Quốc Phổ Nghi bị Quân đội Liên Xô bắt trong lúc ông chuẩn bị chạy trốn sang Nhật Bản. 1964 – Nguyễn Khánh ban hành "Hiến chương Vũng Tàu", theo đó ông là Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng, kiêm Quốc trưởng, kiêm Thủ tướng của Việt Nam Cộng hòa. Sinh 1563 – Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên của Đàng Trong, sau được nhà Nguyễn truy tôn miếu hiệu là Hy Tông Hiếu Văn hoàng đế. 1922 – Michał Goleniewski, trung tá tình báo Cộng hòa Nhân dân Ba Lan, đào tẩu sang Hoa Kỳ (m. 1993) 1935 – Nhà văn Duyên Anh, tác giả nhiều truyện thiếu nhi, cùng những bài báo trên các báo chí thịnh hành của Việt Nam Cộng hòa (m. 1997) 1958 – Madonna, nữ ca sĩ Mỹ được mệnh danh là "Nữ hoàng nhạc pop" 1982 – Cam Gigandet, diễn viên người Mỹ 1989 – Moussa Sissoko, cầu thủ bóng đá người Pháp Mất 1863 – Nguyễn Phúc Bính, tước phong Định Viễn Quận vương, hoàng tử con vua Gia Long (s. 1797). 1948 – Babe Ruth (s. 1895) 1949 – Margaret Mitchell, nhà văn Mỹ, tác giả Cuốn theo chiều gió (s. 1900) 1977 – Elvis Presley, ca sĩ nhạc rock'n'roll người Mỹ (s. 1935) 2018 – Aretha Franklin, ca sĩ Mỹ (s. 1942) Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 17 tháng 8 là ngày thứ 229 (230 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 136 ngày trong năm. Sự kiện 1798 – Đức Mẹ Maria được các tín hữu Công giáo Việt Nam tin rằng hiện ra tại Quảng Trị, sự kiện được gọi là Đức Mẹ La Vang. 1870 – Trong Chiến tranh Pháp–Phổ, quân đội Phổ cùng đồng minh bắt đầu cuộc vây hãm pháo đài Toul của Pháp. 1914 – Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, quân Nga bị quân Đức đẩy lui trong Trận Stallupönen. 1945 – Tiểu thuyết Trại súc vật của George Orwell được xuất bản lần đầu tiên, tác phẩm có nội dung chỉ trích Liên Xô dưới thời Stalin. 1998 – Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton thú nhận rằng ông có một "quan hệ thân thể không phù hợp" với thực tập sinh Nhà Trắng Monica Lewinsky, và "lừa dối nhân dân" về mối quan hệ. 2001 – Giám mục Giuse Vũ Duy Thống được tấn phong tại Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn. 2007 – Chính phủ Việt Nam cấp đăng ký hoạt động tôn giáo cho giáo hội Minh Sư Đạo. 2015 – Một quả bom phát nổ trong Đền Erawan tại Bangkok, Thái Lan, giết chết 20 người và làm bị thương 125 người. Sinh 1441 – Lương Thế Vinh, Trạng nguyên, nhà toán học, Phật học, nhà thơ người Việt Nam (m. 1496). 1825 – Nguyễn Phúc Miên Mật, tước phong Quảng Ninh Quận vương, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1847). 1926 – Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc. 1943 – Robert De Niro, diễn viên người Mỹ. 1958 – Belinda Carlisle, ca sĩ Mỹ 1969 – Donnie Wahlberg, ca sĩ, diễn viên người Mỹ. 1970 – Tammy Townsend, diễn viên người Mỹ. 1977 – Thierry Henry, cầu thủ bóng đá người Pháp. 1982 – Mark Salling, ca sĩ, nhạc sĩ người Mỹ (m. 2018). 1988 – Joyner Lucas, nghệ sĩ âm nhạc người Mỹ. 1991 – Austin Butler, diễn viên, ca sĩ người Mỹ. 1992 – Paige, đô vật người Anh Quốc. 1994 – Taissa Farmiga, diễn viên người Mỹ. 2000 – Lil Pump, ca sĩ, người viết nhạc và nhà sản xuất đĩa nhạc người Mỹ. Mất 1681 - Thượng phụ Nikon, người cải cách Giáo hội Chính thống giáo Nga dẫn đến ly giáo (sinh 1605) 1848 – Jöns Jacob Berzelius, nhà bác học người Thụy Điển (s. 1779). 1863 – Nguyễn Phúc Miên Quân, tước phong Hòa Quốc công, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1828) 1875 – Nguyễn Phúc Miên Thân, tước phong Phù Cát Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1837) 1786 – Friedrich II Đại Đế, Vua nước Phổ (s. năm 1712) 2010 – Cư Hòa Vần (s. 1935) là một trí thức người đồng bào dân tộc H'Mông; nguyên là Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Việt Nam. 2013 – Tôma Nguyễn Văn Tân, giám mục Giáo phận Vĩnh Long và Giuse Hoàng Văn Tiệm, giám mục Giáo phận Bùi Chu cùng qua đời vì nhồi máu cơ tim Những ngày lễ và kỷ niệm Ngày quốc khánh Indonesia
Ngày 18 tháng 8 là ngày thứ 230 (231 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 135 ngày trong năm. Sự kiện 1868 – Bằng chứng đầu tiên của nguyên tố Heli được nhà thiên văn học Pierre Janssen thu thập trong một lần diễn ra nhật thực. 1870 – Chiến tranh Pháp–Phổ: Quân đội Phổ và Sachsen giành thắng lợi chiến lược trong Trận Gravelotte, trận chiến lớn và đẫm máu nhất trong toàn cuộc chiến. 1877 – Tại Đài thiên văn Hải quân Hoa Kỳ, nhà thiên văn học Asaph Hall phát hiện vệ tinh Phobos của sao Hỏa. 1920 – Tu chính án XIX Hiến pháp Hoa Kỳ về quyền đầu phiếu của phụ nữ chính thức có hiệu lực. 1965 – Chiến tranh Việt Nam: Chiến dịch Starlite bắt đầu khi Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ phá hủy một căn cứ của quân Giải phóng tại Vạn Tường, Quảng Ngãi, đây là trận chiến lớn trên bộ đầu tiên của Hoa Kỳ trong cuộc chiến. 2008 – Tổng thống Pakistan Pervez Musharraf tuyên bố từ chức nhằm tránh một cuộc luận tội trước Quốc hội. Vụ nổ súng tại Yên Bái 2016 do nghi phạm Đỗ Cường Minh gây ra khiến 2 ông Phạm Duy Cường và Ngô Ngọc Tuấn tử vong. Sinh 1832 – Nguyễn Phúc Miên Tiệp, tước phong Duy Xuyên Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1871). 1932 - Luc Montagnier, nhà virus học người Pháp, đoạt Giải Nobel Sinh lý học hoặc Y học năm 2008 (m. 2022) 1933 – Just Fontaine, cầu thủ bóng đá Pháp 1933 – Roman Polanski 1941 – Diệp Minh Tuyền, nhà thơ, nhạc sĩ Việt Nam (m. 1997) 1981 – Ưng Hoàng Phúc, ca sĩ người Việt Nam 1983 – Mika, ca sĩ người Anh 1988 – G–Dragon, ca sĩ người Hàn Quốc, thành viên nhóm nhạc Big Bang 1993 – Jung Eun-ji, ca sĩ người Hàn Quốc, thành viên nhóm nhạc Apink 1997 – Renato Sanches, cầu thủ bóng đá Bồ Đào Nha 1999 – JooE, ca sĩ người Hàn Quốc, thành viên nhóm nhạc Momoland Mất 1228 – Thành Cát Tư Hãn sáng lập nên Nhà Nguyên. 1850 – Honoré de Balzac, Đại văn hào Pháp. 1868 – Nguyễn Phúc Mão, tước phong Từ Sơn công, hoàng tử con vua Gia Long (s. 1813). 1913 – Anton Wilhelm Karl von L’Estocq, tướng Phổ (s. 1823) 2011 – Nhạc sĩ Hoàng Trang. 2016 – Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Phạm Duy Cường. 2016 – Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái Ngô Ngọc Tuấn. 2016 – Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái Đỗ Cường Minh. Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 19 tháng 8 là ngày thứ 231 (232 trong năm nhuận) trong lịch Gregorius. Còn 134 ngày trong năm. Sự kiện 1856 – Chính phủ Hoa Kỳ cấp bằng phát minh cho Gail Borden khi ông thành công trong việc chế biến sữa đặc 1864 – Lãnh binh Huỳnh Công Tấn phản bội dẫn đường cho quân Pháp bất ngờ bao vây đánh úp bản doanh của nghĩa quân Trương Định. 1945 – Cách mạng tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1945 – Ngày truyền thống của Công an Nhân dân Việt Nam 1948 – Hội đồng Quốc phòng Tối cao đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập. 1954 – Ngày hạn cuối cùng di cư vào Nam 1966 – Trận Long Tân kết thúc 2004 – Ngày thành lập Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC 2005 – Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc 2010 – Ngô Bảo Châu nhận giải Fields Sinh 1883 – Coco Chanel, nhà tạo mẫu người Pháp (m. 1971) 1917 – Trần Văn Đôn, tướng lĩnh Quân đội Việt Nam Cộng hòa (mất 1998) 1923 – Trần Văn Minh, Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (mất 2009) 1946 – Bill Clinton, tổng thống thứ 42 của Hoa Kỳ 1853 – Aleksei Brusilov, tướng Nga trong Chiến tranh thế giới thứ nhất 1935 – Phạm Văn Trà, chính khách và tướng lĩnh Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam. 1948 – Thi Văn Tám, chính khách và tướng lĩnh Công an Nhân dân Việt Nam; Thứ trưởng Bộ Công an (m. 2008) 1951 – John Deacon, tay bass của ban nhạc Queen, Anh Quốc 1996 – Almoez Ali, cầu thủ bóng đá người Qatar-Sudan 1996 – Yerin, nữ ca sĩ người Hàn Quốc,thành viên nhóm nhạc nữ GFriend 1998 – Umji, nữ ca sĩ người Hàn Quốc,thành viên nhóm nhạc nữ GFriend 1998 – Sou, nam ca sĩ người Nhật Bản Mất 1720 – Trương Thị Thư, tôn hiệu Hiếu Ninh Hoàng hậu, cung tần của chúa Nguyễn Phúc Chú, mẹ của chúa Nguyễn Phúc Khoát (s. 1699). 1902 – Nguyễn Phúc Miên Bàng, tước phong An Xuyên vương, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1838) Những ngày lễ và kỷ niệm Ngày thành lập Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC Cách mạng tháng Tám thành công
Ngày 20 tháng 8 là ngày thứ 232 (233 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn lại 133 ngày trong năm. Sự kiện 14 sau công nguyên– Agrippa Postumus, cháu ngoại của cố Hoàng đế La Mã Augustus, bị các vệ binh của ông hành quyết trong hoàn cảnh bí ẩn khi đang sống lưu vong. 636 – Quân Rashidun đoạt lấy quyền kiểm soát Syria và Palestine từ Đông La Mã trong trận Yarmouk, đánh dấu làn sóng lớn đầu tiên trong các cuộc chinh phục Hồi giáo sau khi Muhammad qua đời. 917 – Trận Acheloos: Tsar Simeon I của Bulgaria đánh bại hoàn toàn một đội quân Byzantine. 1775 – Người Tây Ban Nha thành lập Presidio San Augustin del Tucson ở thị trấn mà sau này là Tucson, Arizona. 1852 – Tàu hơi nước Atlantic chìm trên hồ Lake Erie sau một vụ va chạm, khiến ít nhất 150 người thiệt mạng. 1858 – Charles Darwin lần đầu tiên công bố học thuyết Tiến hóa thông qua chọn lọc tự nhiên của ông, đồng thời với học thuyết tương tự của Alfred Russel Wallace. 1866 – Tổng thống Andrew Johnson chính thức tuyên bố kết thúc Nội chiến Hoa Kỳ. 1914 – Chiến tranh thế giới thứ nhất: Brussels bị chiếm đóng trong Cuộc xâm lược của Đức vào Bỉ. 1940 – Tại thành phố México, nhà cách mạng lưu vong người Nga Lev Trotsky trọng thương do bị Ramón Mercader tấn công, Trotsky qua đời vào ngày sau đó. 1949 – Hiến pháp mới mới của Hungary chính thức có hiệu lực, tên nước chuyển thành Cộng hòa Nhân dân Hungary. 1955 – Tưởng Giới Thạch cho bắt giữ Tham quân trưởng Tôn Lập Nhân với cáo buộc âm mưu tiến hành chính biến. 1968 – Quân đội khối Warszawa tiến vào Tiệp Khắc nhằm dập tắt cuộc cải tổ Mùa xuân Praha. 1977 – Trong Chương trình Voyager, NASA phóng tàu vũ trụ không người lái liên hành tinh Voyager 2 từ trạm không quân Mũi Canaveral, Florida. 2002 – Loại máy bay quân sự KAI T-50 Golden Eagle, do Hàn Quốc và Hoa Kỳ hợp tác thiết kế, có chuyến bay thử nghiệm thành công đầu tiên. 2008 – Một máy bay của Spanair bị rơi ngay sau khi cất cánh từ sân bay Barajas, khiến 154 người tử vong. Sinh 1809 – Nguyễn Phúc Quân, tước phong Quảng Uy công, hoàng tử con vua Gia Long (m. 1829). 1820 – Nguyễn Phúc Đoan Thuận, phong hiệu Định Mỹ Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (m. 1854) 1888 – Tôn Đức Thắng, chính khách, nhà cách mạng Việt Nam (m. 1980) 1933 – Nguyễn Bá Liên, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (m. 1969) 1992 – Demi Lovato, diễn viên, ca sĩ, vũ công, người mẫu 1896 – Hoàng Ngọc Phách, Nhà văn, nhà giáo, nhà văn học Việt Nam Mất 1864 – Trương Định, thủ lĩnh nghĩa quân Việt Nam chống Pháp giữa thế kỷ 19, tuẫn tiết (s. 1820). 1890 – Nguyễn Phúc Miên Trữ, tước phong Tuân Quốc công, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1820). 1975 – Hà Mai Anh, nhà giáo và dịch giả cuốn Tâm hồn cao thượng mất tại Hoa Kỳ (s. 1905). 2010 – Đặng Phong, nhà nghiên cứu lịch sử, nhà nghiên cứu kinh tế Việt Nam (s. 1939) Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 21 tháng 8 là ngày thứ 233 (234 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 132 ngày trong năm. Sự kiện 1192 – Minamoto no Yoritomo trở thành Chinh Di đại tướng quân, khởi đầu chính quyền Mạc phủ- thế lực cai trị Nhật Bản trên thực tế cho đến năm 1867. 1810 – Thống chế Pháp Jean-Baptiste Bernadotte được lựa chọn làm thái tử mới của Thụy Điển. 1821 – Các thủy thủ trên tàu Eliza Francis của Anh Quốc trở thành những người Châu Âu đầu tiên trông thấy đảo Jarvis. 1911 – Một nhân viên người Ý của Bảo tàng Louvre đã trộm bức họa Mona Lisa, bức tranh được trao trả về Louvre vào hai năm sau. 1959 – Tổng thống Dwight D. Eisenhower ký một lệnh hành chính tuyên bố Hawaii trở thành tiểu bang thứ 50 của Hoa Kỳ. Sinh 1986 – Stephan Schröck, cầu thủ bóng đá người Philippines-Đức 1988 – Robert Lewandowski, cầu thủ bóng đá người Ba Lan 1994 – Đỗ Hoàng Anh, á hậu Việt Nam Mất 1973 - Hoàng Nguyên, nhạc sĩ người Việt Nam 1993 - Trần Hữu Dực, chính khách Việt Nam (s. 1910) Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 22 tháng 8 là ngày thứ 234 (235 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 131 ngày trong năm. Sự kiện 392 – Đại tướng quân Arbogast chọn Eugenius lên ngôi Hoàng đế của Đế quốc Tây La Mã. 564 – Nhà truyền giáo Columba thuật rằng ông trông thấy quái vật ở hồ Loch Ness, Scotland. 1639 – Công ty Đông Ấn Anh mua một dải đất nhỏ mà nay là Chennai, nay là thủ phủ bang Tamil Nadu của Ấn Độ, từ quân chủ của Đế quốc Vijayanagara. 1642 – Nội chiến Anh bùng nổ với việc quốc vương Charles I tuyên bố Nghị viện là kẻ phản bội. 1875 –Hiệp ước Sankt-Peterburg được phê chuẩn, theo đó đảo Sakhalin thuộc về Nga còn quần đảo Kuril thuộc về Nhật Bản. 1914 – Chiến tranh thế giới thứ nhất: Ngày đẫm máu nhất trong lịch sử quân sự Pháp với 27.000 binh sĩ tử trận khi giao tranh tại Rossignol trong khuôn khổ Trận Ardennes. 1920 – Ủy ban Cách mạng Lâm thời Ba Lan giải thể, ủy ban thành lập bởi những người Bolshevik Ba Lan lưu vong tại Nga. Xét1968 – Giáo hoàng Phaolô VI đến Bogotá, Colombia. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Giáo hoàng Giáo hội Công giáo Rôma đến Mỹ Latinh. Sinh 1760 – Giáo hoàng Lêô XII, Giáo hoàng thứ 252 của Giáo hội Công giáo (m. 1829) 1834 – Samuel Pierpont Langley, nhà thiên văn học và vật lý người Hoa Kỳ (m. 1906) 1862 – Claude Debussy, nghệ sĩ dương cầm và nhà soạn nhạc người Pháp (m. 1918) 1902 – Leni Riefenstahl, đạo diễn, vũ công và diễn viên người Đức (m. 2003) 1904 – Đặng Tiểu Bình, nhà chính trị Trung Quốc, cầm quyền trên thực tế tại Trung Quốc từ cuối thập niên 1970 đến đầu thập niên 1990 (m. 1997) 1915 – James Hillier, nhà khoa học và phát minh người Hoa Kỳ, thiết kế và chế tạo kính hiển vi điện tử đầu tiên ở Bắc Mỹ (m. 2007) 1921 – Sergei Sergeyevich Orlov, nhà thơ Liên Xô (m. 1977) 1924 – Trần Lệ Xuân, cựu Đệ Nhất Phu nhân Việt Nam Cộng hoà, vợ của Ngô Đình Nhu (m. 2011) 1933 – Lê Nguyên Vỹ, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (Mất 1975) 1953 – Nguyễn Bắc Son, nhà chính trị Việt Nam, bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam 1957 – Anh Đào Traxel, con nuôi của cựu tổng thống Pháp Jacques Chirac 1964 – Mats Wilander, vận động viên quần vợt Thuỵ Điển, cựu số 1 thế giới 1967 – Adewale Akinnuoye-Agbaje, diễn viên, người mẫu người Anh 1975 – Đặng Hùng Việt, vận động viên cờ tướng Việt Nam, vô địch Việt Nam năm 2003 (m. 2005) 1978 – Trần Duy Quang, cầu thủ bóng đá Việt Nam 1991 – Federico Macheda, cầu thủ bóng đá Bồ Đào Nha 1991 – Trịnh Sảng, nữ diễn viên người Trung Quốc 1995 – Dua Lipa, ca sĩ, người mẫu người Anh Mất 408 – Stilicho, sĩ quan cấp cao của Đế quốc Tây La Mã (s. 359) 1241 – Giáo hoàng Grêgôriô IX, Giáo hoàng thứ 178 của Giáo hội Công giáo (s. ?) 1350 – Philippe VI của Pháp, vua Pháp từ 1328 đến 1350 (s. 1293) 1485 – Richard III của Anh, vua Anh từ 1483 đến 1485 (s. 1452) 1922 – Michael Collins, nhà cách mạng Ireland (s. 1890) 1941 – Phùng Chí Kiên, nhà hoạt động cách mạng và quân sự Việt Nam (s. 1901) 1967 – Gregory Goodwin Pincus, nhà sinh vật học Hoa Kỳ, đồng sáng chế thuốc tránh thai (s. 1903) 1989 – Alexander Sergeyevich Yakovlev, nhà thiết kế máy bay Liên Xô, thiết kế máy bay Yakovlev (s. 1906) 1991 – Phạm Đình Chương, nhạc sĩ Việt Nam (s. 1929) 1997 – Brendan Smyth, linh mục Công giáo Ireland, lạm dụng tình dục trẻ em (s. 1927) 2006 – Nguyễn Văn Tính, thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam (s. 1944) 2023 - Lê Văn Thành, Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam (s. 1962) Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 23 tháng 8 là ngày thứ 235 (236 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 130 ngày trong năm. Sự kiện 476 – Sau khi phế truất hoàng đế La Mã Romulus Augustus, thủ lĩnh người Germain Odoacer được binh lính tôn là rex Italiae (Vua Ý). 634 – Omar bin Khattab kế vị khalip của Abu Bakar, ông là một trong các khalip hùng mạnh và có ảnh hưởng nhất. 1765 – Chiến tranh Xiêm–Miến bắt đầu khi hai vạn tinh binh Konbaung xuôi dòng sông Wang xâm chiếm Ayutthaya. 1866 – Chiến tranh Áo–Phổ kết thúc bằng Hòa ước Praha, theo đó Bang liên Đức tan rã, Áo bị mất vị thế trong các quốc gia Đức. 1939 – Liên Xô và Đức Quốc xã ký kết Hiệp ước không xâm lược lẫn nhau, trong đó bao gồm việc phân chia ảnh hưởng tại Đông Âu. 1944 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Quốc vương Romania Mihai I giải tán chính phủ thân Đức Quốc xã, Romania chuyển từ phe Trục sang phe Đồng Minh, bắt đầu cuộc khởi nghĩa tháng 8. 1958 – Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc bắt đầu pháo kích Kim Môn, khởi đầu Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 2. 1989 – Khoảng hai triệu người cùng nắm tay tạo thành một chuỗi qua Latvia, Litva và Estonia, biểu thị mong muốn độc lập khỏi Liên Xô. 2005 – Tổng thống Turkmenistan Saparmurat Niyazov ra lệnh cấm hát nhép tại các sự kiện văn hoá và cho rằng hát nhép sẽ "ảnh hưởng tiêu cực tới việc phát triển nghệ thuật âm nhạc và ca hát" tại quốc gia Trung Á. Sinh 1824 – Nguyễn Phúc Miên Liêu, tước phong Quỳ Châu Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1881). 1978 – Kobe Bryant (m. 2020). 1993 – Seo Hye-lin, thành viên nhóm nhạc nữ EXID, Hàn Quốc. 2000 – Trần Tiểu Vy,Hoa hậu Việt Nam 2018 Mất 234 – Gia Cát Lượng, nhà quân sự cuối thời Đông Hán, đầu thời Tam Quốc (s. 181) qua đời vì bệnh tại Gò Ngũ Trượng 1363 – Trần Hữu Lượng, Hoàng đế Đại Hán bị quân của Chu Nguyên Chương (sau này là Minh Thái Tổ) giết chết ở hồ Bà Dương. 1750 – Trần Thị Xạ, cung tần của chúa Nguyễn Phúc Khoát (s. 1716). 1907 – Đào Tấn, nhà soạn tuồng, ông tổ hát bội Việt Nam (s. 1845). Những ngày lễ và kỷ niệm Ngày Âu Châu tưởng niệm các nạn nhân của chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa Quốc xã. Ngày Quốc kỳ tại Ucraina (từ năm 2004). Kỷ niệm Khởi nghĩa tháng 8 năm 1944 tại Romania.
Ngày 24 tháng 8 là ngày thứ 236 (237 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 129 ngày trong năm. Sự kiện 79 – Thành phố Pompeii bị phá hủy bởi núi lửa Vesuvius, ngọn núi lửa tầng nằm. Không một ai sống sót trong thảm họa này. 1246 – Sau một vài năm Đại khả đôn Thoát Liệt Ca Na nhiếp chính, Quý Do đăng cơ đại hãn của đế quốc Mông Cổ. 1631 – Hoàng Thái Cực thân chinh dẫn quân Kim xuất phát đánh thành Đại Lăng Hà của quân Minh. 1572 – Đô đốc Gaspard de Coligny, lãnh tụ phe Kháng Cách, bị ám sát, khởi đầu cho vụ thảm sát Ngày lễ Thánh Barthélemy tại Pháp. 1814 – Chiến tranh Hoa Kỳ – Anh Quốc: Quân Anh tiến vào thủ đô Washington, D.C. của Hoa Kỳ và đốt cháy nhiều tòa nhà trong thành phố. 1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Khởi đầu trận chiến Đông Solomon, tàu sân bay Ryūjō của Nhật Bản bị đắm, tàu sân bay USS Enterprise của Hoa Kỳ bị hư hại nặng. 1991 – Sau cuộc đảo chính tháng Tám, Mikhail Gorbachev tuyên bố từ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô. 1991 – Do hậu quả từ đảo chính tại Moskva, Quốc hội Ukraina thông qua đạo luật tuyên bố độc lập từ Liên Xô. 2006 – Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU) định nghĩa lại khái niệm hành tinh, sao Diêm Vương do vậy trở thành hành tinh lùn. Sinh 1899 – Jorge Luis Borges, một nhà văn, nhà thơ và dịch giả nổi tiếng người Argentina. 1929 – Yasser Arafat, tổng thống Chính quyền Quốc gia Palestine. 1945 - Marsha P. Johnson, Drag queen, nhà hoạt động vì phong trào giải phóng người đồng tính thế giới. 1988 – Rupert Grint, Diễn viên trong vai Ron Weasley phim Harry Potter. 1990 – Phùng Vỹ Trung, cố nghệ sĩ Singapore. 1997 – Alan Walker, nghệ sĩ. Mất 1117 – Nguyên phi Ỷ Lan, Hoàng thái hậu triều Lý 1617 – Thánh Rosa Lima 1863 – Sơn Tĩnh Quận công Nguyễn Phúc Miên Lương, hoàng tử con vua Minh Mạng nhà Nguyễn (s. 1826) 2004 – Họa sĩ Tạ Tỵ mất tại Sài Gòn Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 25 tháng 8 là ngày thứ 237 (238 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 128 ngày trong năm. Sự kiện 896 – Do Lý Mậu Trinh đem binh uy hiếp kinh sư Trường An, Đường Chiêu Tông chạy sang bờ bắc sông Vị, Lý Mậu Trinh sau đó tiến vào Trường An và cho đốt các cung điện cùng thị tứ. 1609 – Galileo Galilei trưng bày chiếc kính viễn vọng đầu tiên của mình trước những nhà lập pháp Venice. 1667 – Khang Hy Đế chính thức thân chính, song quyền lực thực tế vẫn do Ngao Bái khống chế. 1758 – Chiến tranh Bảy năm: Nhà vua nước Phổ Friedrich II Đại Đế chạm trán với quân Nga trong trận đánh khốc liệt tại Zorndorf. 1825 – Uruguay tuyên bố độc lập từ Brasil. 1883 – Hòa ước Quý Mùi, 1883, được ký ở kinh thành Huế giữa Pháp và triều đình nhà Nguyễn 1944 – Paris được quân Đồng Minh giải phóng khỏi quân Đức Quốc xã 1945 – Cách mạng tháng Tám: thành công tại Sài Gòn, tại Huế Bảo Đại đọc chiếu thoái vị kết thúc nhà Nguyễn. Sinh 1442 – Lê Thánh Tông, hoàng đế thứ năm của nhà Hậu Lê (m. 1497) 1530 – Ivan IV, Nga hoàng (m. 1584) 1841 – Emil Theodor Kocher, nhà nghiên cứu Y khoa người Thụy Sĩ, được nhận giải Nobel (m. 1917) 1911 – Võ Nguyên Giáp, chính trị gia Việt Nam, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam (m. 2013) 1916 – Đào Văn Trường, Đại tá, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. 1931 – Regis Philbin, nhà truyền thông truyền hình người Mỹ. 1947 – Nguyễn Trọng Tạo, nhà thơ, nhạc sĩ, nhà báo, họa sĩ Việt Nam. 1961 – Billy Ray Cyrus, ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên, nhà sản xuất phim 1964 – Maxim Kontsevich, nhà toán học người Nga, Huy chương Fields 1998 1976 – Alexander Skarsgård, nam diễn viên người Thuỵ Điển. 1987 – Lưu Diệc Phi, nữ diễn viên người Hoa. 1987 – Blake Lively, nữ diễn viên người Mỹ. 1995 – Ong Seong Wu, nam ca sĩ người Hàn. Mất 79 – Pliny Già, triết gia và chỉ huy quân đội người La Mã, thiệt mạng trong vụ phun trào núi lửa Vesuvius (s. 23) 1776 – David Hume, triết gia, nhà kinh tế học và nhà sử học Scotland (s. 1711) 1822 – William Herschel, nhà thiên văn học Anh gốc Đức (s. 1738) 1845 – Antoine Risso, nhà tự nhiên học người Pháp (s. 1777) 1867 – Michael Faraday, nhà vật lý và hóa học người Anh 1908 – Henri Becquerel, nhà vật lý người Pháp 1963 – Quách Thị Trang, một Phật tử, nữ sinh Sài Gòn, bị cảnh sát Việt Nam Cộng hòa bắn chết (s. 1948) 1969 – Harry Hammond Hess, nhà địa chất học đã đưa ra học thuyết tách giãn đáy đại dương (s. 1906) Những ngày lễ và kỷ niệm Quốc khánh Uruguay.
Ngày 26 tháng 8 là ngày thứ 238 (239 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 127 ngày trong năm. Sự kiện 1071 – Quân Thổ Seljuk dưới quyền lãnh đạo của Alp Arslan bắt giữ Hoàng đế Byzantine trong Trận Manzikert. 1346 – Chiến tranh Trăm Năm: Quốc vương Edward III chỉ huy quân Anh giành chiến thắng trước quân Pháp trong trận Crécy. 1642 – Quân Tây Ban Nha đồn trú mở cửa thành San Salvador đầu hàng quân Hà Lan, kết thúc thời kỳ Tây Ban Nha thuộc địa hóa miền bắc đảo Đài Loan. 1813 – Liên minh thứ sáu đánh bại quân Pháp do thống chế MacDonald chỉ huy trong trận Katzbach. 1914 – Chiến tranh thế giới thứ nhất: bắt đầu Trận sông Meuse giữa quân Pháp và quân Đức. 1978 – Albino Luciani được Mật nghị Hồng y bầu làm giáo hoàng thứ 263 của Giáo hội Công giáo Rôma, tức Giáo hoàng Gioan Phaolô I. 1980 – Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc quyết định thiết lập các đặc khu kinh tế Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu và Hạ Môn. 1999 – Chính quyền Liên bang Nga phát động Chiến tranh Chechnya lần thứ hai nhằm chống lại lực lượng ly khai ở vùng Kavkaz. 2008 – Nga công nhận Abkhazia và Nam Ossetia là những quốc gia độc lập. Sinh 1743 - Antoine Lavoisier, nhà hóa học Pháp (m. 1794) 1880 - Guillaume Apollinaire, nhà thơ Pháp gốc Ba Lan (m. 1918) 1901 - Trần Nghị, nhà chính trị và quân sự Trung Quốc (m. 1972) 1910 - Mẹ Teresa, nữ tu, nhà hoạt động nhân đạo người Albania, đoạt Giải Nobel Hòa bình năm 1979 (m. 1997) 1926 - Đàm Thị Loan, người kéo cờ ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình 1977 - Trần Thu Hà, ca sĩ nhạc nhẹ, được coi là một trong 4 diva của nhạc nhẹ Việt Nam 1980 – Macaulay Culkin, diễn viên Mỹ 1998 - Jeon So-yeon, ca sĩ Hàn Quốc, thành viên nhóm nhạc (G)I-DLE Mất 1992 - Nguyễn Thị Định, nữ tướng Việt Nam (s. 1920) 1994 - Nguyễn Văn Mạnh, Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (Sinh 1921) Ngày lễ và kỷ niệm Thành lập thành phố Quảng Ngãi (trước là thị xã Quảng Ngãi), tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam.
Ngày 27 tháng 8 là ngày thứ 239 (240 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 126 ngày trong năm. Sự kiện 1689 – Hòa ước Nerchinsk được ký giữa Nga và Đế quốc Mãn Thanh 1776 – Trận đảo Long: Tại Brooklyn, New York, quân Anh do tướng William Howe chỉ huy đã đánh bại quân Mỹ của George Washington 1813 – Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte đánh bại liên quân Nga-Áo-Phổ trong Trận Dresden 1828 – Quân Nga đánh bại quân Ottoman trong Trận Akhalzic 1883 – Krakatoa, ngọn núi lửa tại Indonesia phun trào làm 1.000 người chết. Ngoài ra làn sóng tạo ra sau vụ nổ đã gây nên sóng thần cao 30 mét làm chết 36.000 người trên khắp thế giới. Vụ nổ cuối cùng cũng tạo nên âm thanh to nhất từng đo được là 180 dBSPL. 1896 – Chiến tranh Anh–Zanzibar: cuộc chiến tranh ngắn nhất trong lịch sử thế giới (chỉ diễn ra trong 45 phút từ 09:00 tới 09:45) giữa Anh và Zanzibar. 1916 – România tuyên chiến với Đế quốc Áo-Hung và chính thức tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ nhất theo phe Entente. 1921 – Anh đưa con trai của Sharif Hussein bin Ali (lãnh đạo của Khởi nghĩa Ả Rập năm 1916 chống lại Đế quốc Ottoman) làm vua Faisal I của Iraq 1928 – Hiệp ước Briand-Kellogg đã được ký kết mà theo đó, các quốc gia có trách nhiệm giải quyết các mâu thuẫn bằng con đường hòa giải, không dùng vũ lực. Cho đến cuối năm 1929, có 54 nước đã tham gia ký hiệp ước này. 1943 – Quân Nhật di tản khỏi đảo New Georgia tại Mặt trận Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới thứ hai 1945 – Cách mạng tháng Tám: khởi nghĩa giành chính quyền tại các tỉnh lỵ: Rạch Giá, Quảng Ngãi 1945 – Chính phủ lâm thời của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập. Tiền thân của nó là Ủy ban Giải phóng Dân tộc Việt Nam, nay thêm một số nhân sĩ tham gia. 1946 – Bưu chính Việt Nam phát hành chiếc tem thư đầu tiên mang hình Hồ Chí Minh 1962 – Bắt đầu cho thực hiện Mariner 2, chuyến thám hiểm không gian không người lái đến Sao Kim do NASA tiến hành 1979 – Lực lượng IRA đã dùng bom giết chết đô đốc người Anh Louis Mountbatten tại Sligo, Cộng hòa Ireland. Một quả bom khác gần Warrenpoint, Bắc Ireland đã giết 18 lính Anh. 1991 – Cộng đồng châu Âu EC công nhận độc lập của ba quốc gia vùng Baltic: Estonia, Latvia và Litva 1991 – Moldova tuyên bố độc lập từ Liên Xô 2000 – Tháp Ostankino cao 504 mét tại Moskva xảy ra hỏa hoạn làm ba người chết 2003 – Sao Hỏa tiến đến khoảng cách gần Trái Đất nhất trong 60.000 năm: 34.646.418 dặm (hay 55.758.005 km) Sinh 1407 – Ashikaga Yoshikazu, shogun Nhật Bản (m. 1425) 1487 – Anna của Brandenburg, nữ hoàng Đan Mạch (m. 1514) 1677 – Otto Ferdinand von Abensberg und Traun, thống chế Áo (m. 1748) 1770 – Georg Wilhelm Friedrich Hegel, nhà triết học người Đức (m. 1831) 1809 – Hannibal Hamlin, Phó tổng thống Hoa Kỳ (m. 1891) 1865 – Charles G. Dawes, Phó tổng thống Hoa Kỳ và là người đoạt giải Nobel Hòa Bình (m. 1951) 1874 – Carl Bosch, nhà hóa học người Đức đoạt giải Nobel Hóa học (m. 1940) 1884 – Vincent Auriol, tổng thống Pháp (m. 1966) 1908 – Lyndon B. Johnson, tổng thống Hoa Kỳ (m. 1973) 1915 – Norman F. Ramsey, nhà vật lý người Mỹ, đoạt giải Nobel Vật lý 1918 – Jelle Zijlstra, thủ tướng Hà Lan (m. 2001) 1958 – Sergei Krikalev, nhà du hành vũ trụ người Nga 1971 – Julian Cheung, ca sĩ và diễn viên Hồng Kông 1973 – Dietmar Hamann, cầu thủ bóng đá Đức 1976 – Carlos Moyá, vận động viên quần vợt người Tây Ban Nha 1977 – Deco, cầu thủ bóng đá Bồ Đào Nha gốc Brasil 1984 – David Bentley, cầu thủ bóng đá người Anh 1984 – Sulley Muntari, cầu thủ bóng đá người Ghana 1986 – Sebastian Kurz, thủ tướng Áo 1988 – Alexa Vega, diễn viên người Mỹ Mất 542 – Thánh Caesarius của Arles 827 – Giáo hoàng Eugene II 1394 – Nhật hoàng Chokei (s. 1343) 1572 – Claude Goudimel, nhà soạn nhạc người Pháp 1577 – Titian, họa sĩ người Ý 1773 – Friedrich Wilhelm von Seydlitz, tướng Phổ (s. 1721) 1958 – Ernest Lawrence, nhà vật lý người Mỹ, đoạt giải Nobel Vật Lý (s. 1901) 1965 – Le Corbusier, kiến trúc sư Thụy Sĩ (s. 1887) 1979 – Luois Mountbatten, đô đốc Anh (bị ám sát) (s. 1900) 1997 - Trần Văn Minh, Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Ngày lễ và kỷ niệm Lễ hội La Mã – Volturnalia để vinh danh Volturnus Lễ thánh: Thánh Joseph Calasanctius Thánh Monica của Hippo Thánh Caesarius của Arles Thánh Rufus và Carpophorus Thánh Margaret Barefooted Đức Mẹ La Vang Ngày quốc khánh Moldova (từ Liên Xô, 1991)
Ngày 28 tháng 8 là ngày thứ 240 (241 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 125 ngày trong năm. Sự kiện 475 – Thượng tướng Flavius Orestes buộc Hoàng đế Tây La Mã Julius Nepos phải chạy khỏi thủ đô Ravenna. 1055 – Gia Luật Hồng Cơ trở thành hoàng đế thứ 8 của triều Liêu, tức Liêu Đạo Tông, chính trị quốc gia hủ bại và quốc thế dần suy lạc trong thời gian ông tại vị. 1789 – Trong lần đầu tiên sử dụng kính thiên văn lớn nhất thế giới đương thời, nhà thiên văn học William Herschel phát hiện ra vệ tinh Enceladus của sao Thổ. 1867 – Hoa Kỳ chiếm hữu rạn san hô vòng Midway, khi đó là khu vực vô chủ. 1898 – Caleb Bradham phát minh ra một loại đồ uống có ga mà sau đó được gọi là Pepsi–Cola. 1937 – Toyoda Kiichirō thành lập công ty ô tô độc lập mang tên Toyota. 1963 – Nhà hoạt động dân quyền Martin Luther King đọc bài phát biểu Tôi có một giấc mơ tại thủ đô Washington, D.C., Hoa Kỳ. 2020 – Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzō từ chức. Sinh 1525 – Nguyễn Hoàng, còn gọi là chúa Tiên, chúa Nguyễn đầu tiên (m. 1613). 1828 – Lev Nikolayevich Tolstoy, Đại văn hào Nga 1835 – Nguyễn Phúc Hòa Nhàn, phong hiệu Mỹ Duệ Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (m. 1912). 1938 – Paul Martin, Thủ tướng Canada 1986 – Florence Welch, ca sĩ người Anh 1990 – Bojan Krkic, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha 1999 – Hoàng tử Nikolai của Đan Mạch, hoàng tử của Đan Mạch Mất 430 – Thánh Augustinô thành Hippo, Giám mục, Tiến sĩ Hội thánh. 1832 – Lê Văn Duyệt, danh tướng và khai quốc công thần của nhà Nguyễn (s. 1764). 1941 – Hà Huy Tập, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương (1936–1938) (s. 1906). 1941 – Nguyễn Văn Cừ, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương (1938–1940) (s. 1912). 1941 – Nguyễn Thị Minh Khai, nhà cách mạng Việt Nam (s. 1910). 1987 – Hoàng Cơ Minh, Hải quân Phó Đề đốc, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa 2017 – Hata Tsutomu, cựu Thủ tướng Nhật Bản (s. 1935) Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 29 tháng 8 là ngày thứ 241 (242 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 124 ngày trong năm. Sự kiện 939 – Nước Mân xảy ra binh biến, hoàng đế Vương Kế Bằng chạy khỏi kinh thành song sau đó bị bắt giữ và sát hại, Vương Diên Hy trở thành quân chủ, tức ngày Tân Tị (12) tháng 7 nhuận năm Kỉ Hợi. 1533 – Hoàng đế cuối cùng của đế chế Inca là Atahualpa bị quân Tây Ban Nha hành quyết. 1825 – Vương quốc Bồ Đào Nha và Đế quốc Brasil ký kết Hiệp định Rio de Janeiro, theo đó Bồ Đào Nha công nhận Brasil là một quốc gia độc lập. 1831 – Michael Faraday khám phá hiện tượng cảm ứng điện khi tiến hành thí nghiệm. 1842 – Đế quốc Anh và nhà Thanh ký kết Điều ước Nam Kinh, kết thúc Chiến tranh nha phiến lần thứ nhất, là hiệp ước bất bình đẳng đầu tiên của Trung Quốc. 1871 – Minh Trị Duy tân: Thiên hoàng Minh Trị ra chiếu phế phiên, lập huyện trên toàn quốc. 1910 – Nhật Bản và Đại Hàn đế quốc ký kết điều ước sáp nhập, chính thức bắt đầu sự cai trị của Nhật Bản đối với bán đảo Triều Tiên. 1944 – Khởi đầu Khởi nghĩa Dân tộc Slovak, tiếng Slovak: Slovenské národné povstanie (SNP) chống phát xít Đức, thất bại vào cuối tháng 10 cùng năm. 1949 – Liên Xô tiến hành thử nghiệm bom nguyên tử đầu tiên của mình tại Semipalatinsk, Kazakhstan. 1966 – The Beatles trình diễn trực tiếp buổi diễn thương mại cuối cùng của nhóm tại sân vận động Candlestick Park ở San Francisco, Mỹ. 1982 – Nguyên tố hóa học Meitneri được tổng hợp lần đầu tiên tại Viện nghiên cứu hạt ion nặng ở Darmstadt, Đức. 1991 – Sau cuộc đảo chính tháng 8, Xô viết tối cao đình chỉ toàn bộ hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô. 1996 – Tuần duyên Hoa Kỳ tháo gỡ hải đăng trên Đảo Navassa. Một lực lượng đặc nhiệm liên hợp lãnh đạo bởi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chuyển đảo cho Bộ Nội vụ Hoa Kỳ 2005 – Bão Katrina đổ bộ vào đất liền, tàn phá phần lớn duyên hải Vịnh Mexico của Hoa Kỳ từ Louisiana đến Florida Sinh 1632 – John Locke, nhà triết học, nhà hoạt động chính trị người Anh (m. 1704). 1792 – Charles Grandison Finney, nhà thần học Hoa Kỳ (m. 1875). 1915 – Ingrid Bergman, diễn viên Thụy Điển (m. cùng ngày năm 1982). 1927 – Đồng Văn Khuyên, Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (mất 2015). 1936 – John McCain, thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, ứng cử viên Cộng hòa trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2008. 1958 – Michael Jackson, nam ca sĩ người Mỹ gốc Phi được mệnh danh là "Vua nhạc pop" (m. 2009). 1980 – Tạ Đình Phong, nam ca sĩ, diễn viên người Hồng Kông. Mất 939 – Vương Kế Bằng, hoàng đế nước Mân, tức ngày Tân Tị (12) tháng 7 nhuận năm Kỉ Hợi. 1836 – Nguyễn Phúc Uyển Diễm, phong hiệu Lộc Thành Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (s. 1815) 1904 – Murad V, sultan Đế quốc Ottoman (s. 1840). 1982 – Ingrid Bergman, diễn viên Thụy Điển (s. cùng ngày năm 1915). 1988 – Lưu Quang Vũ, nhà soạn kịch, nhà thơ và nhà văn hiện đại Việt Nam (s. 1948) và Xuân Quỳnh, nhà thơ Việt Nam (s. 1942) 1996 – Fujiko F. Fujio, họa sĩ truyện tranh Nhật Bản, tác giả bộ truyện Doraemon (s. năm 1933). 2003 – Nguyễn Xuân Oánh, trí thức Việt Nam yêu nước. Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 30 tháng 8 là ngày thứ 242 (243 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 123 ngày trong năm. Sự kiện 1363 – Bắt đầu trận hồ Bà Dương giữa quân Minh của Chu Nguyên Chương và quân Hán của Trần Hữu Lượng, đều là thế lực nổi dậy chống Nguyên. 1835 – Melbourne được thành lập. 1836 – Các doanh nhân bất động sản John Kirby Allen và Augustus Chapman Allen thành lập thành phố Houston. 1873 – Các nhà thám hiểm người Áo khám phá quần đảo Zemlya Frantsa-Iosifa trên vùng biển Bắc cực, đảo nay thuộc về Nga. 1914 – Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất: Quân Đức dưới sự chỉ huy của nguyên soái Paul von Hindenburg đánh bại Tập đoàn quân số 2 Nga trong trận Tannenberg lừng lẫy của Mặt trận phía Đông. 1917 – Lính khố xanh người Việt tại Thái Nguyên thuộc Bắc Kỳ dưới quyền chỉ huy của Trịnh Văn Cấn bắt đầu tiến hành nổi dậy chống lại thực dân Pháp, sau đó làm chủ tỉnh lị. 1945 – Vua Bảo Đại thoái vị. 1974 – Một quả bom phát nổ tại trụ sở Mitsubishi Heavy Industries tại Tokyo, Nhật Bản khiến tám người thiệt mạng và 378 người bị thương. 1984 – Trong Chương trình tàu con thoi, Tàu con thoi Discovery khởi hành chuyến đi đầu tiên của nó từ Trung tâm vũ trụ Kennedy, Florida. 1992 – Tay đua người Đức Michael Schumacher giành chiến thắng trong cuộc đua công thức 1 đầu tiên của ông tại giải Grand Prix Bỉ. Sinh 1748 - Jacques-Louis David, họa sĩ người Pháp (m. 1825) 1797 - Mary Shelley, nhà văn Anh (m. 1851) 1852 - Jacobus Henricus van 't Hoff, nhà hóa học hữu cơ và hóa học vật lý được nhận giải Nobel (m. 1911) 1860 - Isaac Ilyich Levitan, họa sĩ người Nga (m. 1900) 1871 - Ernest Rutherford, người gốc New Zealand đoạt giải Nobel hóa học (m. 1937) 1884 - Theodor Svedberg, nhà hóa học người Thụy Điển được nhận giải Nobel (m. 1971) 1930 - Warren Buffett, nhà đầu tư thành công nhất thế giới, chủ tịch & CEO của công ty Berkshire Hathaway 1972 - Pavel Nedved, cầu thủ bóng đá người Séc. 1972 - Cameron Diaz, nữ diễn viên, nhà sản xuất, tác giả và người mẫu người Mỹ. 1979 - Dương Di, Nữ diễn viên TVB, vị trí nhất tỷ sau khi Xa Thi Mạn rời khỏi. 1982 - Andy Roddick,vận động viên quần vợt người Mỹ, cựu số 1 thế giới. 1990 - Lưu Thị Diễm Hương, Hoa hậu Thế giới người Việt 2010. 1999 - Nguyễn Ngọc Huyền, nữ diễn viên, nhà thiết kế, người mẫu người Việt Nam Mất 1483 - Vua Louis XI của Pháp (s. 1423) 2022 - Mikhail Sergeyevich Gorbachyov, Tổng thống duy nhất của Liên bang Xô viết, Tổng bí thư cuối cùng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (s. 1931) Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 31 tháng 8 là ngày thứ 243 (244 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 122 ngày trong năm. Sự kiện 805 – Đường Thuận Tông bị hoạn quan ép buộc phải nhường ngôi cho Thái tử Lý Thuần, tức Đường Hiến Tông, kết thúc giai đoạn Duy Tân Vĩnh Trinh thời Đường. 1795 – Chiến tranh Liên minh thứ nhất: quân Anh chiếm được toàn bộ Trincomalee (Sri Lanka) từ tay quân Hà Lan, chiếm cứ hòn đảo cho đến năm 1948. 1918 – Chiến tranh thế giới thứ nhất: Trận Mont Saint-Quentin bắt đầu giữa quân Úc và quân Đức tại Picardie, Pháp. 1957 – Liên bang Malaya giành được độc lập từ Anh Quốc. 1963 – Thuộc địa Bắc Borneo của Vương thất Anh được trao quyền tự trị, và tham gia hình thành Malaysia nửa tháng sau đó với tên gọi Sabah. 1965 – Aero Spacelines Super Guppy, một loại máy bay chở hàng của Hoa Kỳ có khoang rộng với kích thước lớn chuyên dùng để vận chuyển các hàng hóa quá khổ, thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình. 1991 – Kyrgyzstan tuyên bố độc lập khỏi Liên Xô 1996 – Chiến tranh Chechnya lần thứ nhất kết thúc với thắng lợi của Chechnya, quân Nga rút lui. 1997 – Vương phi Diana cùng tình nhân Dodi Fayed qua đời trong một vụ tai nạn giao thông ở Paris, Pháp. Sinh 1821 – Hermann von Helmholtz, nhà vật lý người Đức (m. 1894). 1828 – Nguyễn Phúc Miên Quân, tước phong Hòa Quốc công, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1863). 1926 – Phạm Quốc Thuần, Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa. 1949 – Richard Gere, diễn viên Mỹ. 1970 – Debbie Gibson, nữ ca sĩ, diễn viên người Mỹ. 2004 – Jang Won-young, cựu thành viên ban nhạc IZ*ONE. 2007 – Hatsune Miku chương trình tổng hợp giọng hát của Vocaloid. Mất 318 – Lưu Thông, hoàng đế nước Hán, tức ngày Quý Hợi (19) tháng 7 năm Mậu Dần (s. ?). 1975 – Minh Kỳ, nhạc sĩ người Việt Nam (s. 1930). 1997 – Diana, Vương phi xứ Wales (s. 1961). 2011 – Văn An, nhạc sĩ người Việt Nam (s. 1929). Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 1 tháng 9 là ngày thứ 244 (245 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 121 ngày trong năm. Sự kiện 1499 – Sự biến Thổ Mộc bảo: Dã Tiên thái sư lãnh đạo quân Ngõa Lạt bộ Mông Cổ đại thắng quân Minh, bắt Minh Anh Tông làm tù binh. 1631 – Quân Kim dưới quyền chỉ huy của Hoàng Thái Cực hội quân dưới chân thành Đại Lăng Hà của Minh, bắt đầu bao vây thành. 1858 – Liên quân Pháp-Tây Ban Nha khai hỏa tấn công Đà Nẵng, khởi đầu nỗ lực xâm chiếm Việt Nam của Pháp. 1914 – Bồ câu viễn khách tuyệt chủng khi cá thể cuối cùng chết ở vườn động vật Cincinnati, Ohio, Hoa Kỳ. 1923 – Đại thảm họa động đất Kantō mạnh 7,9 độ Richter tại vùng Kantō của Nhật Bản làm hơn 100.000 người chết. 1939 – Đức Quốc xã bất ngờ tấn công Ba Lan, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ tại Châu Âu. 1951 – Khối hiệp ước An ninh quân sự Úc - New Zealand - Mỹ (ANZUS) được thành lập tại San Francisco, Hoa Kỳ. 1952 – Tiểu thuyết Ông già và biển cả của Ernest Hemingway được xuất bản lần đầu tiên. 1969 – Muammar Gaddafi tiến hành đảo chính không đổ máu lật đổ Quốc vương Idris của Libya. 1980 – Chuyến Marthon Hy vọng của Terry Fox kết thúc gần vịnh Thunder, Ontario, Canada. 1983 – Liên Xô bắn hạ một máy bay dân sự của Korean Air Lines gần đảo Sakhalin. 2022 – Vụ ám sát Phó Tổng thống Argentina Cristina Fernández de Kirchner bất thành, nghi phạm đã bị bắt giữ. Sinh 1910 – Phaolô Nguyễn Văn Bình, giám mục Công giáo người Việt Nam, nguyên Tổng giám mục Tổng giáo phận Sài Gòn. 1913 – Trần Văn Tuyên, lãnh tụ Việt Nam Quốc dân Đảng, phó thủ tướng Việt Nam Cộng hòa 1920 – Bùi Xuân Phái, họa sĩ Việt Nam (m. 1988) 1957 – Gloria Estefan, ca sĩ, diễn viên Cuba–Mỹ 1962 - Ruud Gullit,cầu thủ bóng đá người Hà Lan 1997 – Jeon Jungkook, ca sĩ, vũ công người Hàn Quốc, thành viên nhóm nhạc BTS. 2003 - Ahn Yujin, cựu thành viên nhóm nhạc nữ Hàn Quốc IZ*ONE, thành viên nhóm nhạc nữ Hàn Quốc IVE. Mất 1895 – Nguyễn Phúc Miên Vãn, tước phong Cẩm Giang Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1832) 1898 – Trương Vĩnh Ký, nhà báo và nhà ngôn ngữ học người Việt Nam (s. 1837) 1914 – Martha, con bồ câu viễn khách cuối cùng trên thế giới, đã chết ở vườn thú Cincinnati, Cincinnati. 1970 – François Mauriac, nhà văn người Pháp (s. 1885) Những ngày lễ và kỷ niệm Ngày Tri thức
Ngày 3 tháng 9 là ngày thứ 246 (247 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 119 ngày trong năm. Sự kiện 590 – Bắt đầu triều đại của Giáo hoàng Grêgôriô I, vị giáo hoàng đầu tiên xuất thân từ đan sĩ. 863 – Quân Đông La Mã giành thắng lợi trước quân Melitene trong trận Lalakaon tại Tiểu Á. 1868 – Thiên hoàng Minh Trị xuống chiếu đổi tên thành Edo và cho xây dựng thành kinh đô Tōkyō (Đông Kinh). 1189 – Richard I tiến hành nghi lễ đăng quang quốc vương của Anh tại Tu viện Westminster. 1783 – Hoa Kỳ và Anh Quốc ký kết Hiệp định Paris, chính thức chấm dứt Cách mạng Mỹ. 1901 – Bản thiết kế nguyên bản của Quốc kỳ Úc được treo lần đầu, trên nóc Tòa nhà Triển lãm Hoàng gia tại Melbourne. 1907 – Dưới sức ép của Thực dân Pháp, vua Thành Thái phê chuẩn chiếu thoái vị, sau đó ông bị đưa đi quản thúc tại Cap Saint Jacques. 1967 – Cuộc bầu cử Tổng thống và Thượng viện Việt Nam Cộng hòa. 1997 – Một chiếc máy bay Tupolev Tu-134 của Vietnam Airlines gặp tai nạn khi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Phnôm Pênh, 64 người tử vong. Sinh 1837 – Nguyễn Phúc Hồng Truyền, tước phong Tuy Hòa Quận vương, hoàng tử con vua Thiệu Trị nhà Nguyễn (m. 1889) 1868 – Mary Parker Follett, nhân viên xã hội, nhà lý thuyết quản lý, chuyên gia tư vấn và nhà văn người Mỹ 1869 – Fritz Pregl, nhà hóa học người Áo gốc Slovenia 1928 – Dương Quang Trung, bác sĩ người Việt Nam 1967 – Daron Acemoglu, nhà kinh tế học mang hai quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ–Hoa Kỳ 1967 – Gareth Southgate, cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá người Anh 1971 – Lâm Nhật Tiến, ca sĩ người Mỹ gốc Việt 1992 – Bảo Anh, nữ ca sĩ kiêm diễn viên người Việt Nam. 1996 – Joy (Park Soo Young), thành viên nhóm nhạc Red Velvet 2002 – Iman Vellani, nữ diễn viên mang hai quốc tịch Canada–Pakistan 2112 – Doraemon, nhân vật hoạt hình nổi tiếng của Nhật Bản Mất 1226 – Lý Huệ Tông, Hoàng đế thứ 8 của nhà Lý, Việt Nam (s. 1194) 1300 – Trần Quốc Tuấn, danh nhân quân sự Việt Nam thời nhà Trần (s. 1228) 1883 – Đại văn hào Nga Ivan Sergeyevich Turgenev (S. 1818) 1989 – Gaetano Scirea, hậu vệ bóng đá người Ý (S. 1953) 2001 – Thuỳ Trang, diễn viên người Mỹ gốc Việt 2010 – Băng Sơn, nhà văn Việt Nam chuyên viết về Hà Nội (s. 1932) Những ngày lễ và kỷ niệm Ngày Âm nhạc Việt Nam
Hiệp định sơ bộ Pháp – Việt là một hiệp định được ký ngày 6 tháng 3 năm 1946 giữa Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hiệp định này được xem là một nước cờ chính trị của cả hai bên nhằm mưu đồ lợi ích riêng. Trong đó, các nhà sử học phương Tây và Việt Nam đều cho rằng Hồ Chí Minh đã đặt cược uy tín của mình để đẩy lùi nguy cơ chiến tranh giữa hai dân tộc Pháp – Việt. Nguyên nhân Sau cuộc đảo chính của Nhật ngày 9 tháng 3 năm 1945, thực dân Pháp mất quyền cai trị Liên bang Đông Dương. Tuy nhiên, sau khi Nhật đầu hàng khối Đồng Minh, Việt Minh chớp thời cơ giành chính quyền từ tay Đế quốc Việt Nam được Đế quốc Nhật Bản bảo hộ, nhanh chóng kiểm soát đất nước, và thành lập chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo thỏa thuận của ba cường quốc Đồng Minh là Trung Quốc, Anh, Hoa Kỳ thì 20 vạn quân của quân đội Trung Hoa Dân Quốc sẽ tiến vào miền Bắc Việt Nam để làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Đế quốc Nhật Bản. Ở miền Nam Việt Nam, quân Anh tiến vào với nhiệm vụ tương tự. Tuy người Việt Nam đã tự thành lập chính quyền và tuyên bố độc lập, chính phủ Pháp vẫn quyết tâm tái lập quyền cai trị Đông Dương. Tưởng Giới Thạch nhanh chóng nhận thức được rằng với vị thế cường quốc của Trung Quốc sẽ giúp ông ép Pháp phải chấp nhận các điều kiện do ông đưa ra để giải quyết những xung đột lợi ích giữa Trung Quốc và Pháp nếu Pháp muốn quay lại thuộc địa cũ của mình. Rạng sáng ngày 23 tháng 9 năm 1945, người Pháp, dưới sự giúp đỡ của quân đội Anh, đã dùng vũ lực buộc Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ phải giải tán, giao lại chính quyền cho người Pháp. Tuy nhiên, chính quyền người Việt đã thực hiện cuộc chiến tranh du kích để chống lại. Ngày 6 tháng 1 năm 1946, chính phủ của Hồ Chí Minh tổ chức Tổng tuyển cử trên cả nước. Cuộc Tổng tuyển cử diễn ra không dễ dàng do sự chống phá của quân đội Pháp và các đảng phái Quốc gia. Sau đó, chính phủ được thành lập bao gồm chủ yếu là những người không đảng phái, Đảng Cộng sản và những đảng phái Quốc gia. Hồ Chí Minh chấp nhận sự có mặt của những người Quốc gia nhằm tạo ra một nền dân chủ để lấy đó làm cơ sở kêu gọi Mỹ công nhận nền độc lập và viện trợ cho Việt Nam và để tránh xung đột với các đảng phái Quốc gia trong khi Việt Minh chưa đủ mạnh. Đầu năm 1946, với khoảng 40 ngàn quân, Pháp mới chỉ kiểm soát được một ít đất đai ngoài các thành phố, và các đường quốc lộ ở Nam Bộ. Tới tháng 3 năm 1946, tướng Leclerc cũng chỉ mới có 50 ngàn quân. Khác với hầu hết những người Pháp, Leclerc nhận thức được khó khăn của cuộc chiến tranh du kích và có thiên hướng lựa chọn đàm phán để có được một giải pháp chính trị, chứ không chủ trương giải quyết vấn đề bằng quân sự. Điều này có nghĩa là Pháp phải từ bỏ toan tính tách rời xứ Nam Kỳ khỏi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thống nhất. Tướng Leclerc tin chắc rằng Việt Minh là một phong trào dân tộc chủ nghĩa mà Pháp không thể khuất phục bằng quân sự nên ông ép đại diện của Pháp ở miền Bắc, Jean Sainteny, ký bằng được một thỏa ước với Hồ Chí Minh, người đứng đầu chính phủ đang kiểm soát Hà Nội và Hải Phòng. Trong một báo cáo mật gửi về Paris hôm 27 tháng 3, Leclerc nói sẽ không một giải pháp nào bằng bạo lực là khả thi ở Đông Dương. Ở miền Bắc, quân đội Trung Hoa Dân Quốc vẫn công nhận chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho mưu đồ chính trị của họ. Tuy nhiên, người Pháp cũng đã thương lượng với chính phủ Trung Hoa Dân Quốc để đưa quân đội xâm nhập Bắc Việt Nam theo lệnh của phe Đồng Minh. Ngày 28 tháng 2 năm 1946, Hiệp ước Hoa – Pháp được ký kết, với các điều khoản chính như sau: Pháp trả lại cho Tưởng các tô giới của Pháp trên đất Trung Hoa là: Hán Khẩu, Thiên Tân, Thượng Hải, Quảng Đông, Quảng Châu Loan, Sa Diện và nhượng lại quyền khai thác lợi tức kinh tế cũng như quyền sở hữu tại toàn bộ tuyến đường sắt Hải Phòng – Côn Minh cho Trung Quốc. Pháp từ bỏ một số quyền lợi kinh tế trên đất Trung Quốc và nhượng lại những quyền lợi đó cho Trung Quốc. Pháp cũng từ bỏ quyền lãnh sự tài phán đối với công dân Pháp sống tại Trung Quốc (quyền lãnh sự tài phán là một đặc quyền bất bình đẳng, theo đó công dân Pháp sống tại Trung Quốc nếu phạm tội thì sẽ đưa về lãnh sự quán Pháp để xét xử chứ không xử bằng luật pháp nước sở tại). Đồng thời, Trung Quốc cũng sẽ được một số quyền lợi ở miền Bắc Việt Nam như: Được quyền khai thác kinh tế tại một đặc khu của cảng Hải Phòng và Hải Phòng sẽ là một hải cảng tự do để Trung Quốc có thể ra vào buôn bán, hàng hoá của Trung Quốc nhập qua Miền Bắc Việt Nam sẽ không cần phải đóng thuế. Ngược lại, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đồng ý cho Pháp thay thế quân Trung Hoa giải giáp quân Nhật tại miền Bắc Việt Nam, việc thay quân sẽ diễn ra từ ngày mùng 1 đến ngày 15 tháng 3 năm 1946, kỳ hạn chậm nhất sẽ là ngày 31 tháng 3 năm 1946 (Tuy nhiên, trên thực tế, quân Trung Hoa Dân Quốc vẫn còn đồn trú tại miền Bắc Việt Nam cho đến ngày 15/6/1946 thì người lính cuối cùng của Trung Quốc mới rời khỏi Bắc Việt, trong thời gian Quân Trung Quốc còn ở Việt Nam đồn trú, ngày 18/3/1946, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã cử một phái đoàn sang Trùng Khánh để giữ quan hệ hoà hảo với Trung Quốc). Về cơ bản, hiệp ước này cho phép quân đội Pháp trở lại miền Bắc Việt Nam thay thế cho quân Trung Hoa Dân Quốc để làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Đổi lại, Pháp cũng đã trả lại các tô giới của mình trên đất Trung Quốc cho chính phủ Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch và nhượng cho Trung Quốc một số đặc quyền về kinh tế và chính trị. Hiệp định sơ bộ Pháp – Việt Trong thời gian đầu, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gồm nhiều thành phần kiên quyết chống lại việc Pháp tái lập chủ quyền ở Đông Dương. Nhưng sau đó những thành viên Chính phủ là đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương đã thay đổi ý kiến muốn ký kết Hiệp định với Pháp. Theo quan điểm của Ban Thường vụ TW 3 Đảng Cộng sản Đông Dương (đã lui vào hoạt động bí mật), tháng 3 năm 1946, nếu Pháp cho Đông Dương tự trị theo tuyên bố ngày 24 tháng 3 năm 1945 thì kiên quyết đánh, nhưng nếu cho Đông Dương tự chủ thì hòa để phá tan âm mưu của "bọn Tàu trắng, bọn phản động Việt Nam và bọn phát xít Nhật còn lại". Sáng ngày 6-3-1946, một cuộc họp đặc biệt của Hội đồng Chính phủ đã họp với sự có mặt của Hồ Chí Minh – Chủ tịch Chính phủ; các Bộ trưởng: Huỳnh Thúc Kháng, Phan Anh, Chu Bá Phượng, Đặng Thai Mai, Trương Đình Tri, Vũ Đình Hòe, Trần Đăng Khoa; Cố vấn tối cao Vĩnh Thụy; Nguyễn Văn Tố – Trưởng ban Thường trực Quốc Hội; Võ Nguyên Giáp – Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến; Vũ Hồng Khanh – Phó Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến; Hoàng Minh Giám – Thư ký Hội đồng Chính phủ. Sau khi nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh báo cáo, Hội đồng bàn bạc và nhất trí quyết định sẽ ký Hiệp định sơ bộ với Pháp theo các điều kiện đã được thỏa thuận. Vì Nguyễn Tường Tam vắng mặt nên Hội đồng Chính phủ cử Vũ Hồng Khanh thay mặt để cùng với Hồ Chí Minh ký bản Hiệp định sơ bộ với Pháp. Ngày 6 tháng 3 năm 1946, Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt được ký kết giữa Jean Sainteny, đại diện chính phủ Cộng hòa Pháp, và Hồ Chí Minh cùng Vũ Hồng Khanh, đại diện chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nội dung của Hiệp định bao gồm các điểm chính sau đây: Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do trong Liên bang Đông Dương và trong khối Liên hiệp Pháp, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đồng ý cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc thay thế cho 200.000 quân Trung Hoa Quốc dân đảng để làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Pháp hứa sẽ rút hết quân trong thời hạn 5 năm, mỗi năm rút 3.000 quân. Pháp đồng ý thực hiện trưng cầu dân ý tại Nam Kỳ về việc tái thống nhất với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hai bên thực hiện ngừng bắn, giữ nguyên quân đội tại vị trí hiện thời để đàm phán về chế độ tương lai của Đông Dương, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nước ngoài và những quyền lợi kinh tế và văn hóa của Pháp ở Việt Nam. Quân đội Pháp có trách nhiệm hỗ trợ và huấn luyện cho Quân đội Nhân dân Việt Nam. Về phía người Pháp, Hiệp định sơ bộ Pháp – Việt giúp họ đưa quân đội ra miền Bắc Việt Nam mà không gặp sự kháng cự của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như ở Nam Kỳ, đồng thời Hiệp ước Hoa – Pháp giúp họ tránh khỏi sự cản trở của các tướng lĩnh Trung Hoa Dân Quốc. Về phía Việt Minh, quân Trung Hoa được xác định là nguy cơ lớn nhất. Để loại trừ nguy cơ của 20 vạn quân Trung Hoa chiếm đóng, tránh được tình thế bất lợi "phải cô lập chiến đấu cùng một lúc với nhiều lực lượng phản động (thực dân Pháp, Tàu trắng, bọn phản cách mạng trong nước)", tập trung đối phó với người Pháp và "các đảng phái phản động". Đồng thời, tranh thủ được thời gian hòa hoãn quý báu để "Bảo toàn thực lực giành lấy giây phút nghỉ ngơi và củng cố vị trí mới đã chiếm được, chấn chỉnh đội ngũ cách mạng, bổ sung cán bộ, bồi dưỡng và củng cố phong trào". Một số thành viên trong Chính phủ Liên hiệp thuộc lực lượng Việt Quốc, Việt Cách không tán thành việc này lên tiếng phản đối gây ra bất đồng sâu sắc, dân chúng cũng có người băn khoăn, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bình tĩnh giải thích và động viên đồng bào để đồng bào hiểu rõ "cần phải biết chịu đựng hy sinh để mưu sự nghiệp lớn". Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký với Pháp Hiệp định sơ bộ Pháp – Việt (1946) cho phép Pháp đưa quân vào miền Bắc đổi lại Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia trong Liên bang Đông Dương thuộc khối Liên hiệp Pháp vì nếu không có hiệp ước nào thì quân đội Pháp cũng sẽ vào miền Bắc Việt Nam theo lệnh của phe Đồng Minh trong khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại chưa được nước nào công nhận nên chưa có vị trí quốc tế nào. Mặc dù Hiệp định có chữ ký của Vũ Hồng Khanh nhưng đa số lãnh đạo Việt Quốc rút sự ủng hộ của họ cho chính phủ Hồ Chí Minh để phản đối, chống lại những gì họ gọi là "thân Pháp" trong chính sách của Việt Minh. Bảo Đại rời khỏi đất nước vào ngày 18 tháng 3, ngày quân Pháp vào Hà Nội để theo phái đoàn ngoại giao đến Trùng Khánh nhằm tái khẳng định tình hữu nghị Việt – Trung và để thăm dò việc Tưởng Giới Thạch muốn hai nước sẽ có quan hệ thế nào sau khi ký Hiệp ước Hoa – Pháp. Một hội nghị liên tịch được tổ chức để khai thông các bất đồng dẫn đến việc thành lập Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam. Do Hiệp định sơ bộ Pháp – Việt chỉ mang tính chất là khung pháp lý chứ chưa phải văn bản pháp lý chính thức nên Bộ Ngoại giao Pháp chưa phê chuẩn cho đến khi có Hiệp ước chính thức giữa hai bên Việt – Pháp. Sau khi ký Hiệp định sơ bộ Pháp – Việt, hai bên Việt – Pháp tiếp tục xúc tiến hội đàm tại Hội nghị Đà Lạt và Hội nghị Fontainebleau để đàm phán về nền độc lập của Việt Nam trong Liên hiệp Pháp và việc thống nhất Việt Nam. Thực ra, Pháp cũng chẳng thực tâm muốn đàm phán hòa bình mà họ chỉ câu giờ để có thời gian chuẩn bị đủ lực lượng tái chiếm Đông Dương. Leclerc, tổng chỉ huy Pháp ở Đông Dương khi đề nghị đàm phán đã bị chuẩn tướng Charles de Gaulle trách móc: "Nếu tôi mà đồng ý mấy thứ nhảm nhí này thì đế quốc Pháp đã tiêu vong lâu rồi. Hãy đọc thật kỹ câu chữ trong tuyên bố tháng 3 của Pháp về Đông Dương". Tuy nhiên, hiệp định đã bị Cao ủy Đông Dương, Georges Thierry d'Argenlieu, làm mất giá trị khi ông tuyên bố chấp nhận sự thành lập Nam Kỳ quốc tại Sài Gòn vào ngày 1 tháng 6 cùng năm trong lúc Hội nghị Fontainebleau đang diễn ra. Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến tan rã Sau khi ký Hiệp định, Hồ Chí Minh lập tức đã đưa Việt Minh hòa vào một mặt trận rộng lớn hơn, chủ trương đoàn kết một số đảng phái của Việt Nam, nhờ đó mà giảm sức ép chính trị. Ngày 27/5/1946, Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam được thành lập với mục tiêu giữ vững quyền tự chủ để đi đến hoàn toàn độc lập. Ngày 15/6/1946, người lính cuối cùng của quân đội Trung Hoa Dân Quốc rời khỏi Việt Nam. Nguyễn Tường Tam với tư cách Bộ trưởng Bộ ngoại giao dẫn đầu phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham gia Hội nghị trù bị tại Đà Lạt, nhưng do bất đồng đã không tham gia hầu hết các phiên họp, sau đó cũng không tham gia Hội nghị Fontainebleau, cuối cùng rời bỏ chính phủ. Tài liệu của Đảng Cộng sản Việt Nam nhận định Nguyễn Tường Tam thiếu bản lĩnh chính trị, lập trường bấp bênh, biển thủ công quỹ rồi đào nhiệm sang nước ngoài. Trong lúc đó, Võ Nguyên Giáp từng bước tìm cách loại bỏ dần các đảng phái thân Trung Hoa như Việt Quốc, Việt Cách, Đại Việt, những người Trotskist, lực lượng chính trị Công giáo... Ngày 19/6/1946, Báo Cứu Quốc của Tổng bộ Việt Minh đăng xã luận kịch liệt chỉ trích "bọn phản động phá hoại Hiệp định sơ bộ Pháp Việt mùng 6 tháng 3". Một trong những sự kiện nổi tiếng nhất trong chiến dịch truy quét các đảng phái đối lập là vụ án phố Ôn Như Hầu. Tướng Võ Nguyên Giáp bắt đầu chiến dịch truy quét các đảng phái đối lập bằng lực lượng công an và quân đội do Việt Minh kiểm soát với sự giúp đỡ của nhà cầm quyền Pháp. Ông Giáp cũng sử dụng các sĩ quan Nhật Bản trốn tại Việt Nam và một số vũ khí do Pháp cung cấp cho chiến dịch này. Các thành viên Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách Mệnh Đồng minh hội đã lần lượt rút khỏi chính phủ Liên hiệp. Lãnh tụ đảng Việt Cách là Nguyễn Hải Thần và các thành viên Việt Quốc – Việt Cách khác trong chính phủ như Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh và cánh thân Tưởng do Vũ Hồng Khanh lãnh đạo lưu vong sang Trung Quốc. Các đảng viên Đại Việt phần lớn vẫn ở lại Việt Nam chờ thời cơ. Việc các thành viên chủ chốt của Việt Quốc, Việt Cách như Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh rời bỏ chính phủ và đi sang Trung Quốc đã đánh dấu chấm hết cho thời kỳ hợp tác giữa Việt Minh và các đảng phái thân Trung Hoa tại miền Bắc, trong công cuộc "kháng chiến kiến quốc" mà Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến là biểu tượng. Để thương thảo nhằm thực hiện tạm ước 6/3, Hồ Chí Minh dẫn một đoàn đại biểu sang Pháp nhưng khi đoàn tới nơi, chính phủ Pháp vừa đổ và phải mất hàng tuần cho một chính phủ mới ra đời. Cùng thời gian đó, hôm 1/6, sau khi Hồ Chí Minh lên đường sang Paris, cao ủy Pháp d’Argenlieu đã phá tan những gì Sainteny vừa đạt được. d’Argenlieu ra tuyên bố tại Sài Gòn về một Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ ly khai khỏi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Với một chính thể phụ thuộc vào Pháp, như vậy đã không còn chỗ cho một cuộc bỏ phiếu trưng cầu ý dân ở Nam Bộ. Hồ Chí Minh tức giận nói với Salan, người tháp tùng ông sang Pháp: "Các người vừa ngụy tạo ra một "Alsace – Lorraine" và chúng ta đã bị đẩy vào "Cuộc chiến tranh trăm năm". Đánh giá của các bên có liên quan Sau khi ký Hiệp định sơ bộ, trong cuộc mitting ngày 7/3/1946, Hồ Chí Minh giải thích về việc ký kết hiệp định "Chúng ta trên thực tế đã độc lập từ tháng 8/1945, nhưng cho đến nay chưa có cường quốc nào công nhận độc lập của chúng ta. Bản hiệp định ký với nước Pháp này mở đường cho sự công nhận của quốc tế. Bản hiệp định sẽ dẫn chúng ta đến một vị trí quốc tế ngày càng vững vàng và đó là một thắng lợi chính trị lớn lao. Quân đội Pháp sẽ đến theo lệnh của các nước Đồng Minh. Họ chỉ có 15000 người và chỉ ở lại trong 5 năm nữa, sau đó họ sẽ rút khỏi nước ta. Chọn thương lượng thay vì đánh nhau chính là bằng chứng hiểu biết về chính trị. Thực vậy, vì sao lại đi hy sinh 50 hoặc 100 ngàn người trong khi chúng ta có khả năng bằng con đường thương lượng mà đi đến độc lập có thể trong 5 năm". Còn Võ Nguyên Giáp phân tích "Những người không thỏa mãn chỉ hiểu độc lập hoàn toàn như một khẩu hiệu, một nhật lệnh, trên giấy tờ hoặc ngoài cửa miệng. Họ không thấy rằng độc lập của đất nước là kết quả của những điều kiện khách quan và trong cuộc chiến đấu giành độc lập của chúng ta, phải biết cương nhu tùy lúc... Chúng ta đã chọn con đường thương lượng nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi cho công cuộc đấu tranh giành độc lập hoàn toàn, nhằm có thể đợi chờ cơ hội đi đến một nền độc lập nguyên vẹn". Ngày 12/3/1946, bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Tường Tam tuyên bố "Trung Quốc và Mỹ có nhiệm vụ bảo vệ cho hòa bình ở Viễn Đông... Trong lúc chờ đợi nước Pháp và nước Việt Nam lập lại được một nền hòa bình vững chắc, nước Mỹ phải giúp đỡ chúng ta về mọi phương diện hoàn toàn như Trung Quốc". Võ Nguyên Giáp cho rằng Hiệp định sơ bộ cũng giống Hòa ước Brest-Litovsk (năm 1918) giữa Đế quốc Đức và nước Nga Xô viết. Ông cho hay thỏa ước ngừng bắn này với Đức đã dừng được cuộc xâm lấn của Đức vào Nga, nhờ đó mà những người Xô viết đã củng cố lực lượng quân đội và chính quyền của mình. Theo Võ Nguyên Giáp, Hiệp định Sơ bộ là nhằm bảo vệ và củng cố được vị thế về chính trị, quân sự và kinh tế của Việt Nam và để chuẩn bị lực lượng kháng chiến, do Việt Nam chưa sẵn sàng về binh lực cho cho một cuộc kháng chiến lâu dài với Pháp. Đối với những ý kiến phê phán bản Hiệp định sơ bộ không chứa đựng từ "độc lập", ông Giáp cho rằng những người phản đối không nhận thấy rằng độc lập của một quốc gia là kết quả của các điều kiện khách quan, và trong cuộc đấu tranh để giành độc lập toàn vẹn, phong trào giành độc lập phải biết ứng biến theo tình hình, sẽ có những thời điểm phải cứng rắn và những thời điểm thì lại phải mềm dẻo. Về phần Hồ Chí Minh, ông đã chỉ ra một thực tế rằng dù Việt Nam giành được độc lập từ tháng 8/1945, nhưng chưa có nước nào xác lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Hiệp định Sơ bộ sẽ mở đường cho sự công nhận quốc tế, đồng thời hạn chế lực lượng của Pháp ở Việt Nam ở mức 15 ngàn quân, với thời hạn là 5 năm. Như vậy Việt Nam có thể giành độc lập từng bước không cần đổ máu. Đồng thời ông cũng tuyên bố: "Tôi, Hồ Chí Minh, đã cùng với đồng bào chiến đấu cho độc lập của Tổ quốc. Tôi thà chết chứ không bao giờ bán nước". Về phía Cao ủy Pháp, Đô đốc d’Argenlieu và những người theo chủ trương của Thống chế de Gaulle – phe chủ chiến, Hiệp định này được coi như "Hiệp ước Munich của Pháp". Họ không thực tâm muốn hòa bình mà chỉ coi bản Hiệp ước là một bước lấn tới (điều quân Pháp ra miền Bắc), rồi sau đó sẽ sử dụng sức mạnh vũ trang để tái chiếm Việt Nam làm thuộc địa.
Ngày 4 tháng 9 là ngày thứ 247 (248 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 118 ngày trong năm. Sự kiện 476 – Hoàng đế Tây La Mã cuối cùng là Romulus Augustus bị tướng Odoacer phế truất. 626 – Sau sự biến Huyền Vũ môn, Lý Thế Dân lên ngôi hoàng đế triều Đường, tức Đường Thái Tông. 1774 – Nhà thám hiểm người Anh James Cook trở thành người châu Âu đầu tiên trông thấy New Caledonia. 1781 – Một nhóm gồm 44 người định cư Tây Ban Nha thành lập một thị trấn là tiền thân của thành phố Los Angeles. 1882 – Tại Thành phố New York (Hoa Kỳ), hệ thống phân phối điện đầu tiên trên thế giới được đưa vào sử dụng. 1904 – Chiến tranh Nga-Nhật: Kuropatkin ra lệnh cho quân Nga rút khỏi Liêu Dương về Phụng Thiên, kết thúc trận Liêu Dương. 1958 – Thủ tướng Quốc vụ viện Chu Ân Lai ra tuyên bố về hải phận của Trung Quốc, bao gồm cả Các quần đảo trên biển Đông. 1998 – Larry Page và Sergey Brin thành lập Google nhằm thúc đẩy công cụ tìm kiếm web mà họ phát triển từ khi còn là sinh viên Đại học Stanford. Sinh 1952 – Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng giám mục Tổng giáo phận Hà Nội (2005 – 2010) người Việt Nam 1981 – Beyoncé Knowles, ca sĩ Hoa Kỳ 1991 – Phạm Thị Hương, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2015 Mất 1965 – Albert Schweitzer mất ở Pradavin 2006 – Giacinto Facchetti, cầu thủ bóng đá Ý (s. 1942)
Ngày 5 tháng 9 là ngày thứ 248 (249 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 117 ngày trong năm. Sự kiện 917 – Tiết độ sứ Lưu Nham lên ngôi hoàng đế ở Phiên Ngung, đặt quốc hiệu là "Đại Việt", đoạn tuyệt quan hệ chư hầu với Hậu Lương. 1158 – Thiên hoàng Go-Shirakawa của Nhật Bản thoái vị, trở thành thượng hoàng và tiếp tục chính sách Viện chính. 1669 – Candia đầu hàng, kết thúc Chiến tranh Crete (1645–1669) 1907 – Nguyễn Phúc Vĩnh San trở thành hoàng đế thứ 11 của triều Nguyễn khi mới 7 tuổi, đặt niên hiệu là Duy Tân. 1914 – Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, bắt đầu Trận sông Marne lần thứ nhất giữa quân Đức và liên quân Anh–Pháp. 1944 – Bỉ, Hà Lan và Luxembourg tạo thành liên minh Benelux. 1945 – Bộ trưởng nội vụ Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Võ Nguyên Giáp ký sắc lệnh giải thể Đại Việt Quốc gia Xã hội Đảng và Đại Việt Quốc dân Đảng. 1962 – Thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Vương quốc Lào. 1972 – Bắt đầu thảm sát München: nhóm khủng bố Palestine Tháng Chín Đen tấn công và bắt giữ 11 vận động viên Israel đang tham gia Thế vận hội tại München. Sinh 1187 – Vua Louis VIII của Pháp (m. 1226) 1638 – Vua Louis XIV của Pháp (m. 1715) 1857 – Konstantin Tsiolkovsky, nhà khoa học và phát minh tên lửa người Nga (m. 1935) 1946 _ Freddie Mercury, ca sĩ nhạc rock ban nhạc Queen, Anh Quốc 1990 – Kim Yuna, nghệ sĩ trượt băng Hàn Quốc. 1993 - Patrick Bamford, cầu thủ bóng đá người Anh. Mất 75 – Hán Minh Đế, vua thứ 17 của Nhà Hán. 1433 – Lê Thái Tổ, vua sáng lập Nhà Hậu Lê, Anh hùng dân tộc Việt Nam. (s. 1385) 1857 – Auguste Comte (s. 1798) 1917 – Lương Ngọc Quyến, nhà cách mạng người Việt (s. 1885) 1995 – Hoàng Thế Thiện, Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (s. 1922) 1997 – Mẹ Têrêsa, nữ tu và nhà truyền giáo Công giáo Rôma người Ấn Độ gốc Albania (s. 1910) Những ngày lễ và kỷ niệm Ngày khai giảng năm học của các trường học tại Việt Nam, còn gọi là "Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường" (từ 1945)
Ngày 6 tháng 9 là ngày thứ 249 (250 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 116 ngày trong năm. Sự kiện 394 – Hoàng đế La Mã Theodosius I đánh bại và giết người tiếm vị Eugenius trong trận sông Frigidus. 1930 – Tổng thống Argentina Hipólito Yrigoyen bị phế truất trong một cuộc đảo chính quân sự do tướng José Félix Uriburu tiến hành. 1968 – Swaziland trở thành một quốc gia độc lập từ Anh Quốc. 1976 – Phi công Viktor Belenko của Liên Xô đáp một chiếc MiG–25 xuống Hakodate thuộc Nhật Bản và yêu cầu được tị nạn, giúp phương Tây có thể nghiên cứu ưu nhược điểm của loại máy bay này. 1991 – Sau khi được đổi tên thành "Leningrad" từ năm 1924, thành phố lớn thứ hai của Nga phục hồi tên gọi Sankt-Peterburg. Sinh 1766 – John Dalton, nhà hóa học, nhà vật lý người Anh (m. 1844) 1797 – Nguyễn Phúc Bính, tước phong Định Viễn Quận vương, hoàng tử con vua Gia Long (m. 1863) 1902 – Lê Hồng Phong, Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Đông Dương từ 1935 đến 1936 (m. 1942) 1928 – Maki Fumihiko, kiến trúc sư và học giả Nhật Bản, người thiết kế Cung thể dục thể thao trung tâm Tokyo và Makuhari Messe 1954 – Carly Fiorina, cựu Giám đốc điều hành tập đoàn máy tính Hewlett-Packard (HP) 1957 – Y Moan, ca sĩ, nghệ sĩ nhân dân người Ê Đê (m. 2010) 1978 – Sawa Homare, cầu thủ bóng đá Nhật Bản Mất 1931 – Trần Phú, Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Đông Dương từ 1930 đến 1931 (s. 1904) 1942 – Lê Hồng Phong, Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Đông Dương từ 1935 đến 1936 (s. 1902) 1945 – Phạm Quỳnh, Thượng thư Triều Bảo Đại (s. 1892) 1976 – Vũ Hoàng Chương, nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam (s. 1916) 1998 – Kurosawa Akira, nhà làm phim người Nhật (s. 1910) 2018 – Burt Reynolds, diễn viên Mỹ (s. 1936) 2022 – Thẩm Thúy Hằng, nữ minh tinh điện ảnh Việt Nam (s. 1939) Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 7 tháng 9 là ngày thứ 250 (251 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 115 ngày trong năm. Sự kiện 1442 – Vụ án Lệ Chi Viên: Lê Thái Tông mất tại Bắc Ninh, sau đó Nguyễn Trãi và gia đình bị án tru di tam tộc vì tội thí quân (4 tháng 8 năm Nhâm Tuất). 1191 – Cuộc thập tự chinh thứ ba: Quốc vương Anh Richard I đánh bại Sultan Ai Cập Saladin trong trận Arsuf. 1689 – Đại biểu của Đại Thanh là Sách Ngạch Đồ và đại biểu của Nga là Golovin tại Nerchinsk ký kết điều ước phân định biên giới giữa hai bên. 1812 – Chiến tranh Pháp–Nga: Trận chiến đẫm máu nhất trong các cuộc chiến tranh của Napoléon diễn ra gần Moskva. 1893 – Genoa C.F.C. được thành lập bởi những người Anh với tên gọi "Genoa Cricket & Athletic Club", là câu lạc bộ bóng đá lâu đời nhất của Ý. 1901 – Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn kết thúc. 1923 – Interpol được thành lập. 1936 – Cá thể chó sói Tasmania cuối cùng qua đời trong điều kiện nuôi nhốt ở vườn thú Hobart tại Úc. 1940 – Chiến tranh thế giới II: Không quân Đức thay đổi chiến thuật trong trận Không chiến tại Anh Quốc, bắt đầu oanh kích Luân Đôn và các thành thị của Anh trong hơn 50 đêm liên tiếp. 1945 – Đài Tiếng nói Việt Nam chính thức phát sóng chương trình phát thanh đầu tiên, trở thành cơ quan truyền thông đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 1970 – Ngày phát sóng chương trình truyền hình đầu tiên của Ban biên tập Vô tuyến Truyền hình, Đài Tiếng nói Việt Nam – tiền thân của Đài Truyền hình Việt Nam 1986 – Desmond Tutu trở thành người da đen đầu tiên lãnh đạo Giáo hội Anh giáo Nam Phi. Sinh 1801 – Nguyễn Thị Bảo, phong hiệu Tứ giai Thục tần, phi tần của vua Minh Mạng (m. 1851) 1988 – Quỳnh Nga, nữ ca sĩ, diễn viên, MC người Việt Nam 1940 – Đặng Vũ Chư, cựu chính khách, bộ trưởng Việt Nam Mất 251 – Tư Mã Ý, quyền thần nhà Tào Ngụy (s. 179). 1962 – Eiji Yoshikawa, tiểu thuyết gia người Nhật (s. 1892). Những ngày lễ và kỷ niệm Ngày thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam Ngày thành lập Đài Truyền hình Việt Nam
Ngày 8 tháng 9 là ngày thứ 251 (252 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 114 ngày trong năm. Sự kiện 712 – Thái tử Lý Long Cơ tiến hành lễ đăng quang hoàng đế triều Đường, tức Đường Huyền Tông, cha ông là Đường Duệ Tông trở thành thái thượng hoàng. 911 – Lưu Thủ Quang lên ngôi hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Yên, chính thức ly khai khỏi Hậu Lương. 1331 – Stephen Uroš IV Dušan tuyên bố là quốc vương của Serbia. 1504 – Tác phẩm điêu khắc David của Michelangelo được khánh thành tại Florence, Ý. 1831 – William IV và Adelheid đăng cơ làm quốc vương và vương hậu của Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland. 1835 – Cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi kết thúc khi quân Nguyễn đánh hạ thành Phiên An sau một thời gian tấn công. 1921 – Cuộc thi Hoa hậu Mỹ đầu tiên được tổ chức tại thành phố Atlantic, đây là cuộc thi sắc đẹp hiện đại đầu tiên trên thế giới. 1941 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Quân Đức bắt đầu phong tỏa quân sự thành phố lớn thứ nhì của Liên Xô là Leningrad. 1951 – Tại San Francisco, 48 quốc gia ký kết một hiệp ước hòa bình với Nhật Bản, chính thức công nhận kết thúc Chiến tranh Thái Bình Dương. 1954 – Tám quốc gia ký kết Hiệp ước phòng thủ tập thể Đông Nam Á tại Manila, hình thành nên Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO). 1994 – Chuyến bay 427 của USAir gặp tai nạn tại Pennsylvania, Hoa Kỳ khiến toàn bộ 132 người trên máy bay thiệt mạng, dẫn đến cuộc điều tra hàng không quy mô nhất trong lịch sử. 2022 – Nữ hoàng Anh Elizabeth II qua đời. Sinh 685 – Đường Huyền Tông Lý Long Cơ, Hoàng đế thứ 7 hoặc thứ 9 của triều đại nhà Đường (m. 762) 1653 – Phúc Toàn, hoàng tử của Thanh Thế Tổ Thuận Trị (m. 1703) 1855 – Phan Thị Điều, thụy hiệu Từ Minh Huệ Hoàng hậu, phủ thiếp của vua Dục Đức, mẹ sinh của vua Thành Thái (m. 1906). 1902 – Vũ Ngọc Phan, nhà văn Việt Nam (m. 1987) 1906 – Henriette Bùi Quang Chiêu, nữ bác sĩ y khoa người Việt đầu tiên (m. 2012) 1930 – Nguyễn Cao Kỳ, Phó Tổng thống, Thủ tướng Việt Nam Cộng hoà (m. 2011) 1933 – Feliza Bursztyn, nhà điêu khắc người Colombia (m. 1982) 1934 – Lê Dinh, nhạc sĩ người Việt Nam (m. 2020). 1941 – Bernie Sanders, chính trị gia Mỹ 1958 – Việt Dzũng, nhạc sĩ (m. 2013) 1960 – Aimee Mann, nữ ca sĩ Mỹ 1971 – Martin Freeman, nam diễn viên người Anh 1979 – Pink, nữ ca sĩ, diễn viên Mỹ 1981 – Nguyễn Lê Việt Anh, diễn viên truyền hình Việt Nam 1986 – João Moutinho, cầu thủ bóng đá người Bồ Đào Nha 1987 – Wiz Khalifa, rapper, ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên người Mỹ 1987 – Ray Fisher, nam diễn viên người Mỹ 1987 – Marcel Nguyen, vận động viên TDDC người Đức gốc Việt 1989 – Avicii, DJ, nhạc sĩ người Thụy Điển (m. 2018) 1991 – Park So-dam, nữ diễn viên người Hàn Quốc 1993 – Đỗ Hùng Dũng, cầu thủ bóng đá người Việt Nam 1994 – Bruno Fernandes, cầu thủ bóng đá người Bồ Đào Nha 1997 – Nguyễn Thành Chung, cầu thủ bóng đá người Việt Nam Mất 846 – Bạch Cư Dị, nhà thơ Trung Quốc thời nhà Đường (s. 772) 1968 – Trương Quang Ân, cố Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (s. 1932) 2020 – Alfred Riedl, cựu cầu thủ, HLV bóng đá người Áo (s. 1949) 2022 – Elizabeth II, Nữ hoàng Anh (s. 1926) Những ngày lễ và kỷ niệm Ngày lễ kỷ niệm Mẹ Maria theo đức tin Công giáo và Chính thống giáo. Ngày Lễ Tạ ơn truyền thống của Mỹ và Canada, được tổ chức lần đầu vào ngày 8 tháng 9 năm 1565. Ngày Quốc tế biết Chữ.
Ngày 9 tháng 9 là ngày thứ 252 (253 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 113 ngày trong năm. Sự kiện 9 – Tù trưởng Arminius lãnh đạo sáu bộ lạc Germain tiến hành phục kích và tiêu diệt binh đoàn La Mã của Publius Quinctilius Varus trong trận rừng Teutoburg. 337 – Constantinus II, Constantius II và Constans I kế vị cha họ là Constantinus Đại đế với tư cách là các đồng hoàng đế. Đế quốc La Mã bị phân chia giữa ba Augustus. 1087 – William Rufus trở thành quốc vương của Anh, lấy hiệu là William II. 1418 – Lý Tạo kế vị quốc vương của Triều Tiên, tức Triều Tiên Thế Tông, tôn phụ vương Thái Tông là thượng vương. 1488 – Anne trở thành nữ công tước xứ Bretagne, là một nhân vật trung tâm trong tranh chấp ảnh hưởng vốn dẫn đến việc hợp nhất Bretagne và Pháp. 1543 – Mary Stuart đăng quang ngôi nữ vương của Scotland khi mới 9 tháng tuổi. 1791 – Thủ đô Hoa Kỳ được đặt tên theo Tổng thống George Washington. 1850 – California trở thành bang thứ 31 của Hoa Kỳ với vị thế một bang tự do, bác bỏ mở rộng chế độ nô lệ đến Duyên hải Thái Bình Dương. 1886 – Công ước Bern về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật được ký kết. 1892 – Nhà thiên văn học người Mỹ Edward Emerson Barnard phát hiện ra vệ tinh Amalthea. 1944 – Với sự hỗ trợ của Liên Xô, Mặt trận Tổ quốc Bulgaria tiến hành nổi dậy vũ trang nhằm lật đổ chính phủ Bulgaria đương quyền. 1945 – Chiến tranh Trung-Nhật kết thúc, Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện. 1948 – Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được thành lập tại miền bắc bán đảo Triều Tiên, Kim Nhật Thành nhậm chức thủ tướng nội các. 1949 – Đại diện của Ấn Độ và người nhiếp chính của Tripura là Vương hậu Kanchanprabha Devi ký kết Hiệp định hợp nhất Tripura, theo đó Tripura sẽ trở thành một bộ phận của Ấn Độ. 1965 – Bộ Gia cư và Phát triển Đô thị Hoa Kỳ thành lập. 1977 – Nhà kỷ niệm Mao Chủ tịch Bắc Kinh hoàn thành xây dựng. 1991 – Tajikistan tuyên bố độc lập từ Liên Xô. 1993 – Tổ chức Giải phóng Palestine chính thức công nhận Israel như một nhà nước hợp pháp. Sinh 214 – Aurelianus, hoàng đế La Mã (m. 275) 384 – Honorius, hoàng đế La Mã (m. 423) 1585 – Richelieu, giáo chủ người Pháp (m. 1642) 1737 – Luigi Galvani, bác sĩ và nhà vật lý học người Ý (m. 1798) 1800 – Nguyễn Tri Phương, tướng lĩnh người Việt Nam (m. 1873) 1828 – Lev Nikolayevich Tolstoy, tác gia và nhà soạn kịch người Nga (m. 1910) 1842 – Elliott Coues, nhà điểu học người Mỹ (m. 1899) 1872 – Phan Châu Trinh, chí sĩ, nhà văn, nhà thơ người Việt Nam (m. 1926) 1890 – Harland Sanders, doanh nhân người Mỹ, sáng lập KFC (m. 1980) 1900 – James Hilton, tác gia và nhà kịch bản người Anh-Mỹ (m. 1954) 1908 – Hằng Phương, nhà thơ người Việt Nam (m. 1983) 1911 – John Gorton, sĩ quan và chính trị gia người Úc, Thủ tướng Úc thứ 19 (m. 2002) 1918 – Oscar Luigi Scalfaro, chính trị gia người Ý, Tổng thống Ý thứ 9 (m. 2012) 1922 – Hans Georg Dehmelt, nhà vật lý học người Đức-Mỹ, đoạt giải Giải Nobel Vật lý (m. 2017) 1927 – Nguyễn Đức Bình, chính trị gia người Việt Nam (m. 2019) 1930 – Nguyễn Bá Cẩn, thủ tướng Việt Nam Cộng hòa (m. 2009) 1937 – Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhà văn người Việt Nam (m. 2023) 1941: Otis Redding, ca sĩ và nhà sản xuất người Mỹ (m. 1967) Dennis Ritchie, nhà khoa học máy tính người Mỹ, tạo ra ngôn ngữ lập trình C (m. 2011) 1943 – Phan Nhật Nam, nhà thơ người Việt Nam 1949 – Susilo Bambang Yudhoyono, tướng quân và chính trị gia người Indonesia, Tổng thống Indonesia thứ 6 1957 – Trịnh Du Linh, diễn viên người Hồng Kông 1959 – Tạ Duy Anh, nhà văn người Việt Nam 1963 – Roberto Donadoni, cầu thủ bóng đá người Ý 1966 – Adam Sandler, diễn viên, ca sĩ người Mỹ 1967 – Akshay Kumar, diễn viên, võ sĩ người Ấn Độ 1970: Như Quỳnh, ca sĩ người Việt-Mỹ Hồng Xương Long, nhạc sĩ người Việt Nam Phạm Tất Thắng, chính trị gia Việt Nam 1975 – Michael Bublé, ca sĩ và diễn viên người Canada 1976: Juan A. Baptista, người mẫu và diễn viên người Venezuela Emma de Caunes, diễn viên người Pháp 1977 – Chae Jung-an, diễn viên và ca sĩ người Hàn Quốc 1981 – Hồ Định Hân, diễn viên và ca sĩ người Hồng Kông 1983 – Kim Jung-hwa, người mẫu và diễn viên người Hàn Quốc 1985 – Luka Modrić, cầu thủ bóng đá người Croatia 1987: Afrojack, DJ và nhà sản xuất âm nhạc người Hà Lan Alexandre Song, cầu thủ bóng đá người Cameroon Jung Il Woo, diễn viên người Hàn Quốc 1991: Dương Dương, diễn viên người Trung Quốc Oscar dos Santos Emboaba Júnior, cầu thủ bóng đá người Brasil 1992 – Damian McGinty, ca sĩ và diễn viên người Ireland Mất 1087 – William I, quốc vương của Anh (s. 1028) 1289 – Nhất Biến, cao tăng người Nhật Bản, tức 23 tháng 8 năm Kỷ Sửu (s. 1239) 1487 – Minh Hiến Tông của Trung Quốc, tức 22 tháng 8 năm Đinh Mùi (s. 1447) 1513 – James IV của Scotland (s. 1473) 1569 – Pieter Bruegel il Vecchio, họa sĩ người Hà Lan (s. 1525) 1693 – Ihara Saikaku, tác gia người Nhật Bản, tức ngày 10 tháng 8 năm Quý Dậu (s. 1642) 1841 – Augustin Pyramus de Candolle, nhà sinh vật học người Thụy Sĩ (s. 1778) 1891 – Jules Grévy, chính trị gia người Pháp, Tổng thống Pháp thứ 4 (s. 1813) 1901 – Henri de Toulouse-Lautrec, họa sĩ người Pháp (s. 1864) 1976 – Mao Trạch Đông, chính trị gia người Trung Quốc (s. 1893) 1978 – Jack Warner, nhà sản xuất phim người Canada, đồng sáng lập Warner Bros. (s. 1892) 1981 – Jacques Lacan, nhà phân tâm học và bác sĩ người Pháp (s. 1901) 1983 – Luis Monti, cầu thủ bóng đá người Argentina-Ý (s. 1901) 1985 – Neil Davis, nhiếp ảnh gia và ký giả người Úc (s. 1934) 1985 – Paul Flory, nhà hóa học và kỹ sư người Mỹ, đoạt Giải Nobel hóa học (s. 1910) 1988 – Đặng Hồi Xuân, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam (s. 1929) 2001 – Ahmed Shah Masoud, sĩ quan và chính trị gia người Afghanistan (s. 1953) 2003 – Edward Teller, nhà vật lý học người Hungary-Mỹ (s. 1908) Những ngày lễ và kỷ niệm Tết Trùng cửu
Ngày 10 tháng 9 là ngày thứ 253 (254 trong năm nhuận) trong lịch Gregorius. Còn 112 ngày trong năm. Sự kiện 494 – Sau khi sát hại Hoàng đế Tiêu Chiêu Nghiệp, Tiêu Loan lập một cháu họ khác là Tiêu Chiêu Văn làm hoàng đế mới của Nam Tề. 934 – Hoàng thái tử Mạnh Sưởng lên ngôi hoàng đế nước Hậu Thục ở tuổi 15, tức ngày Đinh Mão (29) tháng 7 năm Giáp Ngọ. 1368 – Trước tình thế quân Minh bắc phạt, Nguyên Huệ Tông cùng quan lại chạy khỏi kinh thành Đại Đô chạy về phía bắc. 1509 – Một trận động đất ảnh hưởng đến Constantinopolis. 1561 – Thời kỳ Chiến Quốc: Takeda Shingen đánh bại Uesugi Kenshin tại bình nguyên Kawanakajima. 1721 – Đại chiến Bắc Âu kết thúc bằng Hòa ước Nystad, Pyotr Đại đế chiến thắng chung cuộc trước Đế quốc Thụy Điển. 1813 – Mỹ đánh bại hạm đội Đế quốc Anh trong Trận hồ Erie trong cuộc Chiến tranh 1812 1823 – Simón Bolívar trở thành tổng thống Peru 1898 – Hoàng hậu Elisabeth xứ Bayern bị ám sát bởi Luigi Lucheni 1919 – Áo và các nước phe Entente ký Hòa ước Saint-Germain 1939 – Canada tuyên chiến với Đức Quốc Xã 1943 – Hồ Chí Minh viết bài thơ cuối cùng trong cuốn Nhật ký trong tù tại Trung Quốc 1943 – Đức Quốc xã bắt đầu chiếm đóng Roma 1955 – Thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 1960 – Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương của Đảng Lao động Việt Nam, ông giữ chức lãnh đạo đảng này đến năm 1986. 1974 – Guinea-Bissau giành độc lập từ tay Bồ Đào Nha. 1996 – Mỹ, Nga, Anh và 90 quốc gia khác cùng ký Hiệp ước Toàn diện về cấm thử vũ khí hạt nhân, không cho phép tiến hành các cuộc thử nghiệm trên và dưới mặt đất 2002 – Thụy Sĩ gia nhập Liên Hợp Quốc 2008 – Large Hadron Collider đặt tại CERN bắt đầu đi vào hoạt động, thực hiện thí nghiệm khoa học được xem là lớn nhất từ trước đến nay tại Genève, Thụy Sĩ Sinh 1169 – Alexius II Comnenus, Hoàng đế Byzantine 1385 – Lê Lợi, vua khai sáng nhà Hậu Lê, lãnh tụ khởi nghĩa chống quân Minh, anh hùng dân tộc Việt Nam. (m. 1433) 1638 – María Teresa của Tây Ban Nha, vương hậu của vua Louis XIV của Pháp 1811 – Nguyễn Phúc Quang, tước phong An Khánh vương, hoàng tử con vua Gia Long (m. 1845). 1890 – Franz Werfel, nhà văn, nhà thơ, tiểu thuyết gia người Áo 1933 – Yevgeni Vassilyevich Khrunov, nhà du hành vũ trụ Liên Xô 1964 – Jack Ma, nhà kinh doanh người Trung Quốc 1985 – Laurent Koscielny, cầu thủ bóng đá Pháp 1988 – Phạm Thành Lương, cầu thủ bóng đá Việt Nam 1992 – Nguyễn Hoàng Sơn, ca sĩ, nhạc sĩ người Việt Nam 1993 – Jang Yi-jeong, nam ca sĩ, cựu thành viên nhóm nhạc History. Mất 210 TCN – Tần Thủy Hoàng, hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc 602 – Độc Cô Già La, hoàng hậu của triều Tùy, tức ngày Giáp Tý (19) tháng 8 năm Nhâm Tuất (s. 544) 954 – Vua Louis IV của Pháp 1308 – Nhật hoàng Go-Nijō 1669 – Henriette Marie của Pháp, vương hậu của vua Charles I của Anh 1898 – Elisabeth xứ Bayern 1931 – Dmitri Egorov, nhà toán học người Nga 1948 – Vua Ferdinand của Bulgaria Ngày lễ và kỷ niệm Gibraltar - Ngày quốc khánh Ngày nhà giáo ở Trung Quốc và Hồng Kông
Ngày 11 tháng 9 là ngày thứ 254 (255 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 111 ngày trong năm. Sự kiện 1708 – Karl XII của Thụy Điển dừng cuộc hành quân đi chinh phục Moskva bên ngoài Smolensk, đánh dấu điểm bước ngoặt trong Đại chiến Bắc Âu. 1709 – Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha: Liên quân Anh-Áo-Hà Lan-Phổ giành thắng lợi trước quân Pháp trong trận Malplaquet. 1792 – Cách mạng Pháp: Viên kim cương Hope cùng những châu báu vương thất Pháp khác bị đánh cắp trong tình hình hỗn loạn. 1941 – Động thổ xây dựng Lầu Năm Góc, là trụ sở của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. 1961 – Văn phòng đầu tiên của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên được mở cửa tại Thụy Sĩ. 1973 – Augusto Pinochet lãnh đạo một cuộc đảo chính tại Chile nhằm lật đổ tổng thống dân chủ Salvador Allende do nhân dân bầu ra. 2001 – Các phần tử Al-Qaeda thực hiện các vụ tiến công tự sát nhằm vào các mục tiêu tại khu vực thành phố New York và thủ đô Washington, D.C. tại Hoa Kỳ. 2007 – Nga thử nghiệm Cha của các loại bom, loại vũ khí thông thường mạnh nhất tính đến thời điểm đó. 2022 – Charles III đăng quang Quốc vương Anh Quốc Sinh 1833 – Nguyễn Phúc Hồng Y, tước phong Thụy Thái vương, hoàng tử con vua Thiệu Trị nhà Nguyễn, cha của vua Dục Đức (m. 1877). 1940 – Nông Đức Mạnh, Nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. 1973 – Tô Hữu Bằng, Diễn viên - Ca sĩ Đài Loan. 1945 – Franz Beckenbauer, Cựu cầu thủ/HLV, hậu vệ thòng FC Bayern München Đức. Mất 1541 - Mạc Thái Tổ, Hoàng đế khai quốc nhà Mạc (s. 1483) 1860 – Nguyễn Phúc Phổ, tước phong Điện Bàn công, hoàng tử con vua Gia Long (s. 1799). 1973 – Salvador Allende, tổng thống Chile, bị giết trong cuộc đảo chính do Augusto Pinochet cầm đầu. 2003 – Anna Lindh, Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Điển, bị ám sát tại một khu phố ở Stockholm; bà Lindh nằm trong nhóm chính quyền chống chuyện đem đồng Euro vào Thụy Điển. 2021 - Phùng Quang Thanh, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam (s. 1949). Những ngày lễ và kỷ niệm Sự kiện 11 tháng 9
Ngày 12 tháng 9 là ngày thứ 255 (256 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 110 ngày trong năm. Sự kiện 1683 – Liên quân Thần thánh gồm Ba Lan–La Mã Thần thánh và đồng minh giành thắng lợi quyết định trước đế quốc Ottoman trong trận Viên. 1784 – Thuyền buôn trà Scarborough của Công ty Đông Ấn Anh bị đắm tại một bãi đá trên biển Đông, bãi đá sau đó được đặt theo tên thuyền. 1890 – Harare được những người định cư thành lập, nay là thủ đô của Zimbabwe. 1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Mở màn trận chiến đồi Edson trên đảo Guadalcanal giữa quân Đồng Minh và quân Nhật Bản. 1959 – Liên Xô phóng tàu vũ trụ Luna 2 lên Mặt Trăng từ sân bay vũ trụ Baykonur, Kazakhstan. 1982 – Một tuần trước kỷ niệm sinh nhật thứ 65 của mình, võ sĩ người Mexico El Santo thi đấu trận cuối cùng trong sự nghiệp. 1990 – Hai nước Đức và bốn cường quốc ký kết Hiệp ước 2 + 4 tại Moskva, mở đường cho tái thống nhất nước Đức. 2005 – Hong Kong Disneyland được mở cửa tại đảo Đại Nhĩ Sơn, Hồng Kông. 2013 – Tàu không gian Voyager 1 chính thức ra khỏi Hệ Mặt Trời sau 35 năm kể từ ngày phóng lên vũ trụ. 2023 - Vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ 2023 khiến 56 người tử vong. Sinh 1826 – Nguyễn Phúc Trinh Thận, phong hiệu Lại Đức Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (m. 1904) 1921 – Lưu Hữu Phước, một trong những nhạc sĩ tiên phong của tân nhạc Việt Nam (m. 1989) 1956- Trương Quốc Vinh, ca sĩ, diễn viên, đạo diễn người Hồng Kông (m.2003) 1986 – Emmy Rossum, ca sĩ và nhạc sĩ người Mỹ 1986 - Dương Mịch, Diễn viên người mẫu người Trung Quốc 1994 – Kim Namjoon (nghệ danh: Rap Monster, sau này đổi thành RM), rapper, nhà sản xuất nhạc người Hàn Quốc, là thành viên nhóm nhạc BTS. 1989 - Độ Mixi, streamer, youtuber nổi tiếng hàng đầu, người Việt Nam Mất 984 – Phạm Cự Lạng, Đại tướng đời Đinh Tiên Hoàng (s. 944) 1851 – Nguyễn Thị Bảo, phong hiệu Tứ giai Thục tần, phi tần của vua Minh Mạng (s. 1801) 1989 – Vũ Khắc Khoan, nhà viết kịch Việt Nam, sinh năm 1917 2010 – Huỳnh Thới Tây, tướng lĩnh Quân lực Việt Nam Cộng hòa (s. 1932) 2017 – Thanh Tùng, tác giả bài thơ Thời hoa đỏ (1972) được Phú Quang phổ nhạc Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 13 tháng 9 là ngày thứ 256 (257 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 109 ngày trong năm. Sự kiện 335 – Constantinus Đại đế thánh hiến Nhà thờ Mộ Thánh tại Jerusalem. 1541 – Sau ba năm lưu vong, Jean Calvin trở lại Genève nhằm cải cách giáo hội theo các học thuyết mang tên Thần học Calvin. 1229 – Oa Khoát Đài trở thành đại hãn thứ hai của Đế quốc Mông Cổ. 1515 – Vua Pháp Francis I đánh bại người Thụy Sĩ tại trận Marignano (gần Milan), từ đó Thụy Sĩ duy trì vị thế trung lập quốc tế suốt 500 năm sau. 1609 – Henry Hudson đến một sông mà về sau được đặt theo họ của ông - sông Hudson. 1584 – Dinh El Escorial tại Madrid, Tây Ban Nha hoàn thành sau gần 21 năm xây dựng. 1914 – Chiến tranh thế giới thứ nhất: Quân Pháp–Anh phát động tấn công trực diện vào chiến tuyến sông Aisne của quân Đức. 1933 – Elizabeth McCombs trở thành người phụ nữ đầu tiên đắc cử vào Nghị viện New Zealand. 1953 – Nikita Khrushchyov được bổ nhiệm làm Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Liên Xô. 1964 – Lâm Văn Phát và Dương Văn Đức thất bại trong cuộc đảo chính chống Tướng Nguyễn Khánh tại Việt Nam Cộng hòa. 1971 – Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lâm Bưu qua đời trong một tai nạn máy bay, ông bị cáo buộc định chạy trốn sau khi ám sát bất thành Mao Trạch Đông. 1985 – NES phát hành Super Mario Bros. tại Nhật Bản , khởi đầu loạt trò chơi platform Super Mario. 1997 – Một chiếc Tu-154 của Không quân Đức và một chiếc C-141 Starlifter của Không quân Hoa Kỳ va chạm giữa không trung gần Namibia, khiến 33 người thiệt mạng. 2006 – Từ điển bách khoa Việt Nam xuất bản tập cuối cùng, chính thức hoàn thành sau 15 năm biên soạn và xuất bản. 2023 – Vụ cháy chung cư mini ở phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Sinh 1808 – Nguyễn Phúc Ngọc Cơ, phong hiệu Định Hòa Công chúa, công chúa con vua Gia Long (m. 1856). 1887 – Theodore Roosevelt Jr., chính trị gia người Mỹ (m. 1944) 1913 – Thiếu tướng, giáo sư, viện sĩ Trần Đại Nghĩa, nhà khoa học Việt Nam (m. 1988) 1940 – Y Vũ, nhạc sĩ người Việt Nam 1973 – Fabio Cannavaro, cầu thủ bóng đá người Ý 1987 – G.NA, ca sĩ Hàn Quốc lai Canada 1989 – Thomas Müller, cầu thủ bóng đá người Đức 1993 – Niall Horan, thành viên nhóm nhạc One Direction của Anh 1999 – Choi Yeon-jun, ca sĩ, thành viên nhóm nhạc nam Tomorrow X Together Mất 1782 – Trịnh Sâm, vị chúa thứ 8 của vương tộc Trịnh cầm quyền ở miền Bắc Đại Việt thời Lê Trung hưng (s. 1739) 1873 – Nguyễn Phúc Miên Ngô, tước phong Quế Sơn Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1831). Những ngày lễ và kỷ niệm 2019: Tết Trung thu
Ngày 14 tháng 9 là ngày thứ 257 (258 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 108 ngày trong năm. Sự kiện 81 – Domitianus trở thành hoàng đế của Đế quốc La Mã khi anh trai là Titus từ trần. 786 – Harun Al-Rashid của nhà Abbasid trở thành khalip khi anh al-Hadi chết. 932 – Trấn Nam tiết độ sứ Mã Hy Phạm tập vị cai quản nước Sở, tức ngày Tân Dậu (12) tháng 8 năm Nhâm Thìn. 1752 – Lúc khi chấp nhận lịch Gregory, Đế quốc Anh nhảy 11 ngày, tức ngày 2 tháng 9 dẫn thẳng đến 14 tháng 9. 1812 – Pháp xâm lăng Nga: Sau trận Borodino bảy ngày trước, Napoleon và quân đội Grande Armée chiếm Moskva, nhưng thành phố đã bị cháy và bỏ hoang. 1867 – Tư bản của Karl Marx được xuất bản tại Anh Quốc. 1901 – Theodore Roosevelt trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, lúc đó là người trẻ nhất nhậm chức ở tuổi 42, tám ngày sau William McKinley bị ám sát. 1946 – Marius Moutet và Hồ Chí Minh ký kết Tạm ước Việt - Pháp, một thành quả của Hội nghị Fontainebleau tại Seine-et-Marne, Pháp. 1960 – Tại một hội nghị ở Bagdad, các chính quyền Iran, Iraq, Kuwait, Ả Rập Xê Út, và Venezuela thành lập Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) để thống nhất và phối hợp các chính sách dầu lửa. 2000 – Microsoft phát hành Windows Me, hệ điều hành cuối cùng trong dòng Windows 9x. 2015 – Các sóng hấp dẫn được quan sát lần đầu tiên bởi Đài quan trắc LIGO tại Mỹ, có hình dạng sóng khớp với dự đoán của thuyết tương đối rộng. Sinh 1503 - Trịnh Kiểm, người mở đầu sự nghiệp nắm quyền của họ Trịnh, đương thời không xưng chúa nhưng sau khi chết được xem là chúa Trịnh đầu tiên trong lịch sử Việt Nam (m. 1570). 1934 - Ngọc Sơn (nhạc sĩ trước 1975) 2000 – Han Jisung, thành viên người Hàn Quốc nhóm nhạc nam Stray Kids Mất 1901 – Tổng thống Hoa Kỳ William McKinley (s. 1843) 1963 – Nam Phương Hoàng Hậu (s. 1914) 1996 - Nguyễn Đức Khánh, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (s. 1932) 2013 - Phan Hòa Hiệp, Chuẩn tướng Việt Nam Cộng hòa (s. 1927)
Ngày 15 tháng 9 là ngày thứ 258 (259 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 107 ngày trong năm. Sự kiện 1457: Trận Bornholm thứ nhất, hạm đội 3 tàu Gdańsk đánh tan đoàn 16 tàu của Đan Mạch – Livonia trong Chiến tranh Mười ba năm (1454–1466) 1835 – Trong chuyến thứ hai trên tàu HMS Beagle, Charles Darwin tới Quần đảo Galápagos, ở đấy ông phát triển học thuyết tiến hóa. 1894 – Chiến tranh Nhật–Thanh: Quân Nhật Bản giành chiến thắng trước quân Thanh trong trận Bình Nhưỡng diễn ra trên lãnh thổ Triều Tiên. 1916 – Xe tăng, "vũ khí bí mật" của Quân đội Anh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, được sử dụng trong trận chiến lần đầu tiên tại Trận Somme (1916) ở Somme, Picardy, Pháp, cho phép phe Đồng minh thắng chiến. 1935 – Đức Quốc xã ban hành Bộ luật Nürnberg, luật này hủy bỏ quyền công dân của những người Đức gốc Do Thái, và đổi quốc kỳ mới có chữ Vạn. 1945 – Thông tấn xã Việt Nam được thành lập dưới tên Việt Nam Thông tấn xã. 1946 – Cộng hòa Nhân dân Bulgaria tuyên bố hình thành sau cuộc trưng cầu dân ý với kết quả phế bỏ chế độ quân chủ. 1950 – Bắt đầu trận đánh Inchon ở Triều Tiên. 1954 – Cảnh váy mang tính biểu tượng của Marilyn Monroe được quay trong quá trình quay phim The Seven Year Itch. 1956 – Số đầu tiên Tạp chí Nhân Văn ra mắt độc giả ở Hà Nội. Tạp chí này sau bị chính quyền lên án và các tác giả đóng góp bài vở đều bị truy tố là "chống phá cách mạng". 2008 – Khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ năm 2007-2009: Tập đoàn dịch vụ tài chính Lehman Brothers phá sản với tài sản hơn 600 tỷ Mỹ kim, trong vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Sinh 1890 – Agatha Mary Clarissa (Agatha Christie), nhà văn trinh thám, lãng mãn người Anh. 1900 – Nguyễn An Ninh, nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động cách mạng Việt Nam (m. 1943) 1948 – Thanh Tùng, nhạc sĩ người Việt Nam. 2000 – Felix Lee, ca sĩ, nhạc sĩ, rapper, vũ công, người mẫu, MC người Úc gốc Hàn Quốc Mất 1974 – Bùi Quý Cảo, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (sinh 1923) Những ngày lễ và kỷ niệm Ngày Quốc tế Dân chủ (International Day of Democracy) theo LHQ
Ngày 16 tháng 9 là ngày thứ 259 (260 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 106 ngày trong năm. Sự kiện 1908 – Hãng sản xuất ô tô General Motors được thành lập. 1941 – Vua Reza Pahlavi của Iran bị bắt phải từ ngôi để cho con Mohammad Reza Pahlavi lên ngôi. 1950 – Chiến tranh Đông Dương: Tướng Hoàng Văn Thái chỉ huy hai trung đoàn Việt Minh tiến công quân Pháp ở Đông Khê, mở màn Chiến dịch Biên giới. 1963 – Malaya, Singapore, Bắc Borneo (Sabah ngày nay), và Sarawak hợp nhất thành Malaysia. 1972 - Chiến tranh Việt Nam: Các binh sĩ miền Bắc cuối cùng rút khỏi thành cổ Quảng Trị, kết thúc trận chiến ác liệt tại đây. 1975 - Nguyên mẫu máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-31 Liên Xô tiến hành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. 1992 – Bảng Anh bị loại ra khỏi Cơ chế tỷ giá hối đoái châu Âu ngày Thứ Tư Đen và bị phá giá nhiều. 1987 – Nghị định thư Montreal được ký kết nhằm bảo vệ lớp ôzôn khỏi bị suy giảm. 1992 – Bảng Anh bị loại ra khỏi Cơ chế tỷ giá hối đoái châu Âu trong ngày Thứ Tư Đen và bị mất giá mạnh. 2007 – 89 người thiệt mạng trong một tai nạn của hãng One-Two-GO Airlines tại Thái Lan. Sinh 1782 – Đạo Quang, Hoàng đế thứ 8 của triều đại nhà Thanh (m. 1850) 1909 – Nguyễn Mạnh Tường, luật sư người Việt Nam (m. 1997) 1923 - Đoàn Văn Quảng, Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (Mất 1984) 1929 - Nguyễn Duy Hinh, Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa 1923 – Lý Quang Diệu, chính trị gia Singapore (m. 2015) 1979 – Flo Rida, rapper người Mỹ 1981 – Phạm Băng Băng, nữ diễn viên, ca sĩ, người mẫu, nhà sản xuất phim người Trung Quốc 1992 – Nick Jonas, ca sĩ, nhạc sĩ người Mỹ, thành viên nhóm nhạc Jonas Brothers Mất 1792 – Nguyễn Huệ, Vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn (s. 1753) 1820 – Nguyễn Du, đại thi hào Việt Nam (s. 1766). 1942 – Nguyễn Phúc Dĩ Ngu, phong hiệu Ngọc Lâm Công chúa, công chúa con vua Đồng Khánh (s. 1885). 1963 – Nam Phương hoàng hậu, vợ vua Bảo Đại, hoàng hậu cuối cùng của triều Nguyễn (s. 1914). Những ngày lễ và kỷ niệm Ngày thế giới bảo vệ tầng Ô zôn
Ngày 17 tháng 9 là ngày thứ 260 (261 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 105 ngày trong năm. Sự kiện 1224 – Sau cái chết của Tống Ninh Tông, Hữu thừa tướng Sử Di Viễn làm giả di chiếu, đưa Triệu Quân lên ngôi hoàng đế, tức là vua Tống Lý Tông. 1630 – Thành phố Boston được thành lập, nay là một trung tâm quốc tế về giáo dục bậc đại học và y tế. 1787 – Văn bản Hiến pháp Hoa Kỳ được hoàn thành tại Hội nghị Hiến pháp ở Philadelphia, Pennsylvania. 1809 – Hiệp định Fredrikshamn kết thúc chiến tranh giữa Thụy Điển và Nga, Phần Lan tách khỏi Thụy Điển để trở thành một đại công quốc thuộc Nga. 1894 – Chiến tranh Trung–Nhật lần thứ nhất: Hải quân Đế quốc Nhật Bản thắng Quân Bắc Dương của Trung Quốc nhà Thanh trong Trận sông Áp Lục ở cửa sông Áp Lục trong vịnh Triều Tiên. 1916 – Chiến tranh thế giới thứ nhất: "Nam tước Đỏ", phi công Át của Không quân Đức, thắng trận máy bay đầu tiên gần Cambrai, Pháp. 1939 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Liên Xô xâm chiếm Ba Lan từ phía đông, 16 ngày sau khi Đức Quốc xã tấn công nước đó từ phía tây. 1944 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Phe Đồng Minh phát động Chiến dịch Market Garden, chiến dịch đổ bộ hàng không lớn nhất thời bấy giờ. 1983 – Vanessa Williams trở thành Miss America người Mỹ gốc Phi đầu tiên. 1976 – NASA hoàn tất tàu con thoi đầu tiên mang tên Enterprise. Con tàu này ra mắt công chúng ở Palmdale, California. Sinh 1919 – Louis Phạm Văn Nẫm, Giám mục Công giáo người Việt Nam, Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh (m. 2001) 1926 – Ngô Viết Thụ, kiến trúc sư người Việt Nam (m. 2000) 1969 – Tito Vilanova, huấn luyện viên người Tây Ban Nha 1993 – Manuel Tom Bihr, cầu thủ bóng đá người Thái Lan–Đức Mất 1609 – Jehuda Löw ben Becalel, rabbi Do Thái giáo thành Praha (s. 1512~1526) 1657 – Sofia Alekseyevna, quan nhiếp chính của Nga (s. 1704) 1944 – Dương Thị Thục, tôn hiệu Khôn Nghi Hoàng thái hậu, thứ thất của vua Đồng Khánh (s. 1868). 1986 – Hùng Lân, nhạc sĩ Việt Nam (s. 1922) 1999 – Nguyễn Văn Vận, tướng lĩnh Quân đội Quốc gia Việt Nam (s. 1905) 2016 – Charmian Carr, diễn viên Mỹ (s. 1942) Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 18 tháng 9 là ngày thứ 261 (262 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 104 ngày trong năm. Sự kiện 96 – Sau khi Hoàng đế Domitianus bị ám sát, Thượng viện La Mã bổ nhiệm Nerva để kế vị. 324 – Constantinus Đại đế đánh bại Licinius trong Trận Chrysopolis, đưa Constantinus trở thành người nắm quyền lực duy nhất của Đế quốc La Mã. 1066 – Vua Na Uy Harald Hardrada đặt chân lên bãi biển Scarborough và bắt đầu cuộc xâm lược Anh. 1180 – Philip Augustus lên ngôi vua tại Pháp. 1454 – Trận Chojnice trong Chiến tranh Mười ba năm, quân Ba Lan bị quân Teuton đánh bại. 1502 – Cristoforo Colombo đặt chân lên Honduras trong chuyến du hành thứ tư và cũng là cuối cùng của ông. 1618 – Baktun thứ mười hai trong hệ thống lịch đếm ngày dài của người Maya bắt đầu. 1635 – Hoàng đế La Mã Thần thánh Ferdinand II của Áo tuyên chiến với Pháp. 1679 – New Hampshire trở thành một hạt của khu Thuộc địa Vịnh Massachusetts. 1714 – George I, vua Hannover đầu tiên, tới Vương quốc Anh sau khi lên ngôi vào ngày 1 tháng 8 cùng năm. 1739 – Hiệp ước Belgrade được ki kết, sáp nhập Beograd vào Đế quốc Ottoman. 1759 – Chiến tranh Bảy năm: Quân Anh chiếm được thành phố Québec. 1793 – Viên đá móng đầu tiên của tòa nhà Capitol được đặt bởi George Washington. 1809 – Nhà hát opera Hoàng gia ở Luân Đôn mở cửa. 1810 – Chính phủ Junta đầu tiên ở Chile. Mặc dù chỉ cai quản quốc gia vì sự vắng mặt của vua Tây Ban Nha, đây thực tế vẫn là bước đầu của công cuộc giải phóng khỏi và ngày nay được coi là ngày độc lập của Chile. 1812 – Vụ hỏa hoạn tại Moskva vào năm 1812 chấm dứt sau khi phá hủy ba phần tư thành phố. Napoleon thoát khỏi vụ hỏa hoạn này và trở lại Điện Kremli từ Điện Petrovsky. 1850 – Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật nô lệ bỏ trốn (1850). 1851 – The New York Times, nhật báo thành phố lớn nhất ở Hoa Kỳ, xuất bản số đầu tiên. 1872 – Vua Oscar II lên ngôi vua của Thụy Điển–Na Uy. 1873 – Khủng hoảng 1873: Ngân hàng của Hoa Kỳ Jay Cooke & Company tuyên bố phá sản, gây ra một chuỗi các ngân hàng phá sản theo. 1906 – Một cơn bão nhiệt đới kèm sóng thần giết chết khoảng 10.000 người ở Hồng Kông. 1910 – Tại Amsterdam, 25.000 người biểu tình đòi quyền bầu cử chung. 1911 – Thủ tướng Đế quốc Nga Pyotr Stolypin thiệt mạng do bị ám sát tại Nhà hát Opera Kiev. 1931 – Lấy lý do thành viên quân đội Trung Quốc phá hoại đường sát Nam Mãn, quân đội Nhật Bản phát động tiến công quân đồn trú của Trung Quốc tại Thẩm Dương. 1914 – Chiến tranh thế giới thứ nhất: Quân Nam Phi đổ bộ vào Tây Nam Phi thuộc Đức. 1919 – Hà Lan trao quyền bầu cử cho phụ nữ. 1922 – Hungary gia nhập Hội Quốc Liên. 1927 – Kênh Columbia Broadcasting System lần đầu lên sóng. 1928 – Juan de la Cierva thực hiện chuyến bay đầu tiên qua Eo biển Manche bằng máy bay lên thẳng autogiro. 1931 – Sự kiện Phụng Thiên tạo cớ để Nhật Bản xâm lược và chiếm đóng Mãn Châu. 1934 – Liên Xô gia nhập Hội Quốc Liên. 1939 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Chính phủ Ba Lan của Ignacy Mościcki trốn chạy sang România. 1940 – Tàu của Anh bị đánh chìm bởi tàu ngầm U-48 của Đức; trong số những người tử nạn có 77 trẻ em tị nạn. 1943 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Thảm sát người Do Thái ở Minsk diễn ra tại Sobibór. 1943 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Adolf Hitler ra lệnh trục xuất người Do Thái Đan Mạch. 1944 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Tàu ngầm của Anh bắn ngư lôi vào tàu Jun'yō Maru của quân Nhật khiến 5.600 người chết. 1945 – Tướng Douglas MacArthur chuyển sở chỉ huy tới Tokyo. 1947 – Không quân Hoa Kỳ trở thành một nhánh độc lập của Quân đội Hoa Kỳ. 1947 – Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ và Cục Tình báo Trung ương được thành lập tại Hoa Kỳ theo Đạo luật An ninh Quốc gia. 1947 – Bộ Chiến tranh Hoa Kỳ giải thể sau 159 năm tồn tại. 1948 – Cuộc nổi dậy cộng sản tại Madiun, Đông Ấn Hà Lan. 1948 – Margaret Chase Smith của bang Maine trở thành phụ nữ đầu tiên được bầu vào Thượng viện Hoa Kỳ khi nhiệm kỳ của một nghị sĩ khác chưa kết thúc, sau khi bà đánh bại đối thủ của đảng Dân chủ Adrian Scolten. 1950—— Chiến tranh Đông Dương:Quân Việt Minh giành chiến thắng trận Đông Khê trong chiến dịch biên giới 1953 – Nguyên mẫu máy bay tiêm kích phản lực MiG-19 của Liên Xô thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. 1960 – Fidel Castro tới New York với tư cách trưởng phái đoàn Cuba tại Liên Hợp Quốc. 1961 – Trên đường đàm phán ngừng bắn giữa lính Katanga của Cộng hòa Dân chủ Congo và Liên Hợp Quốc, máy bay chở Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Dag Hammarskjöld rơi không rõ nguyên nhân gần Ndola ở Bắc Rhodesia, làm thiệt mạng ông và 15 người khác trên máy bay. 1961 – NAFC và CCCF sáp nhập thành CONCACAF. 1962 – Burundi, Jamaica, Rwanda và Trinidad và Tobago gia nhập Liên Hợp Quốc. 1964 – Konstantinos II của Hy Lạp cưới Công chúa Đan Mạch Anne-Marie. 1964 – Chiến tranh Việt Nam: Quân đội Nhân dân Việt Nam bắt đầu xâm nhập Việt Nam Cộng hòa. 1973 – Bahamas, Đông Đức, Tây Đức chính thức gia nhập Liên Hợp Quốc. 1974 – Bão Fifi đổ bộ vào Honduras với sức gió 110 km/h, gây thiệt mạng cho 5.000 người. 1977 – Voyager I chụp bức ảnh Trái Đất và Mặt trăng cùng nhau lần đầu tiên. 1980 – Soyuz 38 trở hai phi hành gia (trong đó có một người Cuba) lên trạm vũ trụ Salyut 6. 1982 – Lực lượng dân quân Kitô giáo tiêu diệt 600 người Palestine tại Liban. 1987 – Jerzy Kukuczka trở thành nhà leo núi thứ hai chinh phục cả 14 đỉnh núi cao trên 8.000 mét. 1988 – các cuộc nổi dậy của phe dân chủ kết thúc tại Myanmar sau cuộc đảo chính quân sự đẫm máu của Hội đồng Hòa bình và Phát triển Liên bang. Hàng ngàn người, hầu hết là các nhà sư và dân thường (chủ yếu là học sinh sinh viên), bị giết hại bởi Tatmadaw. 1990 – Liechtenstein trở thành thành viên Liên Hợp Quốc. 1991 – Nam Tư bắt đầu phong tỏa hàng hải bảy thành phố cảng biển Adriatic. 1997 – Nhân vật quyền lực của giới truyền thông Mỹ Ted Turner tài trợ 1 tỉ đôla cho Liên Hợp Quốc. 1997 – Al-Qaeda tiến hành vụ tấn công khủng bố tại Mostar, Bosnia và Herzegovina. 2007 – Pervez Musharraf thông báo sẽ từ chức thống lĩnh quân sự và khôi phục các quy tắc dân sự cho Pakistan, nhưng chỉ khi ông tái đắc cử tổng thống. 2007 – Các phật tử tham gia phản đối chống chính phủ tại Myanmar hay còn gọi là cuộc Cách mạng Hoa nghệ tây. 2011 – Động đất Sikkim 2011 gây ảnh hưởng tới Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Bangladesh và miền nam Tây Tạng. 2014 – Số cử tri bỏ phiếu chống chiếm đa số trong cuộc trưng cầu dân ý cho việc Scotland tách khỏi Vương quốc Anh. Sinh 53 – Traianus, hoàng đế La Mã (m. 117) 1344 – Marie của Pháp (m. 1404) 1434 – Leonor của Bồ Đào Nha (m. 1467) 1554 – Haydar Mirza Safavi (m. 1576) 1676 – Eberhard Ludvig, Công tước Württemberg (m. 1733) 1709 – Samuel Johnson, nhà soạn từ điển và nhà thơ người Anh (m. 1784) 1711 – Ignaz Holzbauer, nhà soạn nhạc và nhà giáo người Áo (m. 1783) 1733 – George Read, luật sư và chính trị gia Hoa Kỳ, thống đốc bang Delaware thứ ba (m. 1798) 1752 – Adrien-Marie Legendre, nhà toán học và thần học Pháp (m. 1833) 1765 – Giáo hoàng Grêgôriô XVI (m. 1846) 1786 – Christian VIII của Đan Mạch (m. 1848) 1786 – Justinus Kerner, nhà thơ và tác giả người Đức (m. 1862) 1819 – Léon Foucault, nhà vật lý và viện sĩ người Pháp (m. 1868) 1830 – Nguyễn Phúc Miên Thanh, tước phong Trấn Biên Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1877) 1837 – Aires de Ornelas e Vasconcelos, tổng giám mục Bồ Đào Nha (m. 1880) 1858 – Kate Booth, sĩ quan Cứu Thế Quân người Anh (m. 1955) 1859 – John L. Bates, luật sư và chính trị gia Hoa Kỳ, thống đốc Massachusetts thứ 41 (m. 1946) 1876 – James Scullin, nhà báo và chính trị gia người Úc, thủ tướng Úc thứ 9 (m. 1953) 1895 – John Diefenbaker, luật sư và chính trị gia người Canada, thủ tướng Canada thứ 13 (m. 1979) 1895 – Tanabe Tomoji, nhân vật sống trên 110 tuổi người Nhật (m. 2009) 1900 – Seewoosagur Ramgoolam, nhà từ thiện và chính trị gia người Mauritius, thủ tướng Mauritius đầu tiên (m. 1985) 1905 – Eddie "Rochester" Anderson, diễn viên và ca sĩ người Mỹ (m. 1977) 1905 – Agnes de Mille, vũ công và biên đạo múa người Mỹ (m. 1993) 1905 – Greta Garbo, nữ diễn viên và ca sĩ người Mỹ gốc Thụy Điển (m. 1990) 1906 – Julio Rosales, hồng y người Philippines (m. 1983) 1907 – Edwin McMillan, nhà vật lý và hóa học người Mỹ, người đoạt Giải Nobel hóa học (m. 1991) 1908 – Viktor Hambardzumyan, nhà vật lý thiên văn, nhà thiên văn học và viện sĩ người Armenia sinh tại Gruzia (m. 1996) 1910 – Joseph F. Enright, thuyền trưởng người Mỹ (m. 2000) 1917 – Francis Parker Yockey, luật sư và triết gia Hoa Kỳ (m. 1960) 1923 – Hoàng hậu Ana của România 1939 – Jorge Sampaio, luật sư và chính trị gia Bồ Đào Nha, Tổng thống Bồ Đào Nha thứ 18 1941 – Bobby Tambling, cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá người Anh 1942 – Alex Stepney, cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá người Anh 1942 – Wolfgang Schäuble, chính trị gia người Đức 1944 – Kunieda Tsuyoshi, cầu thủ bóng đá Nhật Bản 1945 – John McAfee, người viết chương trình máy tính Hoa Kỳ sinh tại Scotland, người sáng lập ra McAfee 1949 – Peter Shilton, cầu thủ bóng đá và huấn luyện viên người Anh 1949 – Lâm Thị Mỹ Dạ, nhà thơ người Việt Nam 1953 – Mochizuki Toyohito, cầu thủ bóng đá Nhật Bản 1961 – James Gandolfini, diễn viên người Mỹ (m. 2013) 1963 – Dan Povenmire, đạo diễn, nhà văn, nhà viết kịch bản người Mỹ 1967 – Ihara Masami, cầu thủ bóng đá Nhật Bản 1971 – Lance Armstrong, vận động viên xe đạp người Mỹ 1973 – Mark Shuttleworth, doanh nhân Nam Phi-Anh, người thành lập ra Canonical Ltd. 1973 – Aitor Karanka, cầu thủ bóng đá và huấn luyện viên người Tây Ban Nha 1974 – Xzibit, rapper Mỹ 1974 – Sol Campbell, cầu thủ bóng đá và chính trị gia người Anh 1976 – Ronaldo, cầu thủ bóng đá Brasil 1977 – Lý Thiết, cầu thủ bóng đá và huấn luyện viên người Trung Quốc 1978 – Pilar López de Ayala, nữ diễn viên người Tây Ban Nha 1979 – Daniel Aranzubia, cầu thủ bóng đá Tây Ban Nha 1981 – Jennifer Tisdale, diễn viên và ca sĩ người Mỹ 1981 – Han Ye-seul, diễn viên người Hàn Quốc 1982 – Alessandro Cibocchi, cầu thủ bóng đá Ý 1983 – Tùng Dương, ca sĩ Việt Nam 1983 – Kevin Doyle, cầu thủ bóng đá Ireland 1983 – Kurihara Yuzo, cầu thủ bóng đá Nhật Bản 1986 – Renaud Lavillenie, vận động viên nhảy sào người Pháp 1988 – Arizona Muse, người mẫu Mỹ 1990 – Lewis Holtby, cầu thủ bóng đá người Đức 1992 – Amber Liu, ca sĩ người Hàn Quốc (f(x)) 1994 – Ibrahima M'baye, cầu thủ bóng đá người Sénégal 1995 – Max Meyer, cầu thủ bóng đá Đức 1998 – Christian Pulisic, cầu thủ bóng đá người Mỹ Mất 96 – Domitianus, hoàng đế La Mã (sinh 51) 1180 – Louis VII của Pháp (sinh 1120) 1598 – Toyotomi Hideyoshi, daimyo Nhật Bản 1783 – Leonhard Euler, nhà toán học và nhà vật lý người Thụy Sĩ 1896 – Hippolyte Fizeau, nhà vật lý Pháp 1911 – Pyotr Stolypin, luật sư và chính khách Nga, thủ tướng Nga thứ ba 1922 – Nguyễn Phúc Hồng Tố, tước phong Hoằng Trị vương, hoàng tử con vua Thiệu Trị nhà Nguyễn (s. 1834) 1961 - Dag Hammarskjöld, cựu tổng thư ký Liên Hợp Quốc 1967 – John Cockcroft, nhà vật lý Anh, người nhận Giải Nobel Vật lý 1970 – Jimi Hendrix, ca sĩ Mỹ (The Jimi Hendrix Experience và Jimmy James and the Blue Flames) 1995 – Nhạc sĩ Trúc Phương (s.1933) 2013 – Marcel Reich-Ranicki, nhà phê bình Đức gốc Ba Lan 2016 – Minh Thuận, ca sĩ kiêm diễn viên điện ảnh Việt Nam Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 19 tháng 9 là ngày thứ 262 (263 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 103 ngày trong năm. Sự kiện 1356 – Chiến tranh Trăm Năm: Quân Anh đánh bại quân Pháp và bắt giữ quốc vương của Pháp là Jean II trong trận Poitiers. 1442 – Vụ án Lệ Chi Viên: Đại thần Nguyễn Trãi của nhà Hậu Lê và gia quyến bị tru di tam tộc do bị khép vào âm mưu thí nghịch. 1885 – Tại tòa Khâm sứ Pháp tại Trung Kỳ, Nguyễn Phúc Ưng Kỷ làm lễ thụ phong, được tôn làm hoàng đế thứ 9 của triều Nguyễn, đặt niên hiệu là Đồng Khánh. 1893 – Thống đốc New Zealand tán thành Đạo luật Tuyển cử, trao cho toàn thể phụ nữ tại New Zealand quyền bỏ phiếu. 1940 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Điệp viên Ba Lan Witold Pilecki tình nguyện để bị bắt giữ và bị đưa đến Auschwitz để thu thập và tuồn thông tin cho phong trào kháng chiến. 1941 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Trận Kiev, quân Đức tiến vào Kiev, Ukraina sau khi quân Liên Xô rút khỏi thành phố, đây là một thảm hoạ quân sự của Liên Xô 1944 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Phần Lan và Liên Xô ký đình chiến, kết thúc Chiến tranh Tiếp diễn. 1952 – Hoa Kỳ quyết định sẽ thẩm vấn Charlie Chaplin nếu ông trở lại nước này sau khi thăm Anh Quốc vì ông là đảng viên Đảng Cộng sản. 1973 – Quốc vương Carl XVI Gustaf của Thụy Điển tiến hành lễ đăng quang tại Stockholm. 1983 – Saint Kitts và Nevis giành độc lập khỏi Vương quốc Anh. 1991 – Người băng Ötzi, một xác ướp tự nhiên được bảo quản rất tốt của một người đàn ông từ khoảng năm 3300 TCN, được khám phá bởi hai người Đức đi du lịch. 2006 – Quân đội Hoàng gia Thái Lan đảo chính chính phủ được bầu của Thủ tướng Thaksin Shinawatra trong lúc ông ở Thành phố New York vì hội họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Sinh 1900 – Nguyễn Phúc Vĩnh San, tức vua Duy Tân, hoàng đế thứ 11 của nhà Nguyễn (m. 1945). 1919 – Hòa thượng Thích Huyền Quang, lãnh đạo Phật giáo Việt Nam, vị tăng thống thứ tư của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (m. 2008). 1916 – Giáo sư Vũ Khiêu, là một học giả nghiên cứu về văn hóa Việt Nam. 1985 - Song Jong Ki, diễn viên nổi tiếng Hàn Quốc 2005 - Nghệ sĩ âm nhạc, ngôi sao truyền thông Kryet Phạm Mất 1777 – Tân Chính vương Nguyễn Phúc Dương, một trong những chúa Nguyễn cuối cùng của Đàng Trong. 1843 – Gaspard-Gustave de Coriolis, nhà toán học và nhà vật lý người Pháp 1881 – James A. Garfield, Tổng thống Hoa Kỳ (s. 1831) 1885 – Nguyễn Phúc Gia Trinh, phong hiệu Mậu Hòa Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (s. 1823) 1969 – Nguyễn Thế Truyền, nhà báo và nhà cách mạng Việt Nam (s. 1898) 2001 – Nguyễn Tôn Hoàn, lãnh tụ Đảng Đại Việt, phó thủ tướng Việt Nam Cộng hòa (s. 1917) 2020 - nhạc sĩ Phó Đức Phương (s. 1944) Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 20 tháng 9 là ngày thứ 263 (264 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 102 ngày trong năm. Sự kiện 471 – Hiến Văn Đế Thác Bạt Hoằng nhượng lại hoàng vị Bắc Ngụy cho Thái tử Hoành mới 4 tuổi, còn bản thân trở thành Thái thượng hoàng. 1854 – Chiến tranh Krym Liên quân Anh–Pháp giành thắng lợi quyết định trước quân Nga trong trận Alma. 1891 – Xe hơi đầu tiên chạy bằng xăng được trình bày tại Springfield, Massachusetts, Hoa Kỳ. 1944 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Trong Chiến dịch Ý, Lực lượng Anh Quốc và Ấn Độ đẩy lui quân Đức khỏi nước cộng hoà trung lập San Marino. 1946 – Liên hoan phim Cannes đầu tiên khai mạc. Năm này 11 điện ảnh đoạt Cành cọ vàng, hồi đó được gọi "Giải thưởng lớn". 1954 – Chương trình FORTRAN đầu tiên được chạy. 1977 – Việt Nam và Djibouti được chính thức công nhận là hội viên thứ 149 và 150 của Liên Hợp Quốc. 2001 – Trong diễn văn trước phiên họp chung của Quốc hội Hoa Kỳ và công chúng Mỹ, Tổng thống George W. Bush tuyến bố "Chiến tranh chống khủng bố". Sinh 1836 – Nguyễn Phúc Miên Chí, tước phong Vĩnh Lộc Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1888) 1915 – Nguyễn Văn Hinh, tướng lĩnh người Việt Nam (m. 2004) 1941 – Slobodan Milošević, cựu Tổng thống Nam Tư (m. 2006) 1946 – Đặng Quang Vinh, diễn viên, nhà sản xuất và đạo diễn người Hồng Kông (m. 2011) 1964 – Trương Mạn Ngọc, diễn viên người Hồng Kông 1982 – Hồ Ca, diễn viên người Trung Quốc 1986 – Hồ Quang Hiếu, ca sĩ nhạc trẻ Việt Nam 1990 – Phillip Phillips, quán quân chương trình American Idol mùa thứ 11 1994 – Mohamadou Sumareh, cầu thủ bóng đá người Malaysia gốc Gambia Mất 2006 – Phạm Xuân Ẩn, điệp viên, nhà báo, tình báo người Việt Nam Ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 21 tháng 9 là ngày thứ 264 (265 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 101 ngày trong năm. Sự kiện 106 – Sau khi Hán Thương Đế qua đời khi chưa đầy 1 tuổi, anh họ là Lưu Hỗ kế vị hoàng đế triều Hán, tức Hán An Đế. 454 – Hoàng đế La Mã Valentinianus III tiến hành ám sát danh tướng Aetius tại Ravenna. 1820 – Đế quốc Maratha diệt vong sau khi chiến bại trước Anh Quốc, Công ty Đông Ấn Anh tiếp tục củng cố địa vị tại Ấn Độ. 1898 – Từ Hi Thái hậu phát động chính biến đồng thời đảm nhiệm nhiếp chính, cấm túc Quang Tự Đế và tìm bắt người thuộc phái cải cách, Mậu Tuất biến pháp kết thúc. 1942 – Nguyên mẫu B–29 Superfortress, máy bay ném bom hạng nặng và một trong những máy bay lớn nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cất cánh lần đầu tiên. 1946 – Thành lập Đảng Dân chủ Xã hội Việt Nam 1979 – Sau khi Hoàng đế Jean–Bédel Bokassa bị lật đổ, Đế quốc Trung Phi chính thức bị giải thể. Sinh 1835 – Nguyễn Phúc Miên Thích, tước phong Hậu Lộc Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1882) 1896 – Walter Breuning, công nhân đường sắt người Mỹ và là người đàn ông sống thọ nhất nước Mỹ từ trước đến nay (m. 2011) 1930 – Ngọc Cẩm vợ của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết và là mẹ của ca sĩ Hồng Hạnh (m. 2020) 1947 – Stephen King, nhà văn người Mỹ loại kinh dị/ giả tưởng 1954 – Abe Shinzō, Thủ tướng thứ 57 của Nhật Bản (m. 2022) 1967 – Suman Pokhrel, nhà thơ, nhà viết kịch, dịch giả và nghệ sĩ 1981 – Nicole Richie, diễn viên, ca sĩ và người giao thiệp rộng Mỹ 1992 – Chen thành viên nhóm nhạc Hàn Quốc, EXO 1994 – Châu Vũ Đồng, nữ diễn viên người Trung Quốc 1999 – Vương Tuấn Khải, trưởng nhóm nhạc TFBOYS, ca sĩ, diễn viên người Trung Quốc Mất 1832 – Sir Walter Scott, tiểu thuyết gia và thi hoàn người Scotland (s. 1771) 2005 – Lê Quang Lưỡng, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (Sinh 1932) 2018 – Trần Đại Quang – Chủ tịch nước Việt Nam (s. 1956) Những ngày lễ và kỷ niệm Ngày Quốc tế Hòa bình (International Day of Peace) (trước đây là ngày khai mạc Đại hội đồng LHQ)
Ngày 22 tháng 9 là ngày thứ 265 (266 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 100 ngày trong năm. Sự kiện 189 – Hoạn quan phục kích sát hại Hà Tiến, kết thúc thời kỳ ngoại thích chuyên quyền của triều Đông Hán. 904 – Sau khi đoạt quyền kiểm soát triều đình trên thực tế, Chu Toàn Trung phái người sát hại Đường Chiêu Tông. 1630 – Tướng lĩnh kháng Thanh của triều Minh là Viên Sùng Hoán bị Sùng Trinh hoàng đế xử tử lăng trì tại Bắc Kinh. 1792 – Lịch cộng hòa của Đệ nhất Cộng hòa Pháp bắt đầu theo cách đón trước với "Kỷ nguyên Tự do". 1862 – Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln phát hành Tuyên ngôn giải phóng nô lệ, tuyên bố quyền tự do của tất cả nô lệ ở phần lớn lãnh thổ thuộc Liên minh miền Nam, bắt đầu từ năm sau. 1965 – Chiến tranh Ấn Độ-Pakistan 1965 kết thúc sau khi Liên Hợp Quốc kêu gọi về một thỏa thuận ngừng bắn. 1980 – Iraq xâm chiếm Iran, khởi đầu Chiến tranh Iran-Iraq kéo dài trong tám năm. 1985 – Năm quốc gia: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Tây Đức, Anh và Pháp ký kết Thỏa ước Plaza tại thành phố New York, giảm giá đồng Đô la Mỹ so với Yên Nhật và đồng Mác Đức. Sinh 1829 – Tự Đức, vua nhà Nguyễn của Việt Nam (m. 1883) 1842 – Henri Émile Sauvage, nhà cổ sinh vật học người Pháp (m. 1917) 1863 – Alexandre Yersin, học trò Pasteur, nhà khoa học 1912 – Hàn Mặc Tử, nhà thơ Việt Nam. (m. 1940) 1942 – David Stern (m. 2020) 1977 – Thu Minh, nữ ca sĩ Việt Nam 1984 – Thiago Silva, cầu thủ bóng đá người Brasil 1985 – Cao Thái Sơn, nam ca sĩ Việt Nam 1987 – Tom Felton, nam diễn viên, ca sĩ người Anh 1989 – Kim Hyo-yeon, ca sĩ ban nhạc Girls' Generation, Hàn Quốc 1994 – Park Jin-young (sinh 1994), ca sĩ nhóm nhạc GOT7 1995 – Im Na-yeon, thành viên nhóm nhạc Twice (nhóm nhạc) người Hàn Quốc 1999 – Kim Yoo-jung, nữ diễn viên Hàn Quốc 1999 – Kim Yo-han, ca sĩ nhóm X 2000 – Kim Seungmin, thành viên nhóm nhạc nam Stray Kids người Hàn Quốc Mất 1864 – Nguyễn Phúc Miên Thể, tước phong Tây Ninh Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1829) 1913 – Tôn Thất Thuyết, danh tướng Việt Nam (s. 1839)
Ngày 23 tháng 9 là ngày thứ 266 (267 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Tính đến hôm nay, còn 99 ngày trong năm. 23 tháng 9 là ngày Thu phân ở Bắc Bán cầu: ngày giữa mùa thu ở các nước nhiệt đới, ngày bắt đầu mùa thu ở các nước ôn đới. Còn ở Nam Bán cầu, đây là ngày Xuân phân. Sự kiện 1846 – Dùng các dự đoán của nhà toán học Urbain Le Verrier, nhà thiên văn học Johann Gottfried Galle phát hiện ra sao Hải Vương. 1875 – Billy the Kid bị cảnh sát bắt lần đầu tiên với tội ăn cắp, bắt đầu sự nghiệp tay súng ngoài vòng pháp luật nổi tiếng ở vùng biên cương Hoa Kỳ. 1889 – Yamauchi Fusajirō sáng lập Nintendo ở Kyoto, Nhật Bản, để sản xuất và bán lá bài hanafuda. 1945 – Quân Pháp khai hỏa nhằm chiếm quyền kiểm soát Sài Gòn với sự giúp đỡ của quân Anh, Nam Bộ kháng chiến bùng nổ. 2002 – Phiên bản công cộng đầu tiên của trình duyệt web Mozilla Firefox ("Phoenix 0.1") được phát hành. 2008 – Phiên bản di động đầu tiên của Hệ điều thành Android (hệ điều hành) được phát hành. Sinh 1451 – Francesco Di Giorgio di Martino, kiến trúc sư và nhà điêu khắc người Italia (s. 1439) 1927 - Nguyễn Khoa Nam, Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (m.1975) 1985 - Đặng Duy Long, IT của Công ty CP Kiến trúc Pháp Việt 1994 – Bạch Lộc,diễn viên,người mẫu Trung Quốc 1999 - Tống Vũ Kỳ, ca sĩ thần tượng người Trung Quốc hiện đang hoạt động tại Hàn Quốc, thành viên nhóm nhạc (G)I-DLE 1215- Hốt Tất Liệt,cháu nội của Thành Cát Tư Hãn, người lập nên nhà Nguyên ở Trung Quốc Mất 1996 - Fujiko F. Fujio (Hiroshi Fujimoto) một tác giả tranh truyện Nhật Bản, cũng là người sáng tác các tập truyện Doraemon. 2001 - Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ Những ngày lễ và kỉ niệm
Ngày 24 tháng 9 là ngày thứ 267 (268 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 98 ngày trong năm. Sự kiện 1841 – Quốc vương Brunei nhượng lại Sarawak cho nhà thám hiểm người Anh James Brooke. 1853 – Đô đốc Despointes chính thức nắm quyền chiếm hữu Nouvelle-Calédonie nhân danh Đế chế Pháp. 1877 – Chiến tranh Tây Nam: Lục quân đế quốc của Nhật Bản giành được thắng lợi quyết định trước phiến quân Satsuma trong trận Shiroyama. 1903 – Alfred Deakin trở thành Thủ tướng thứ hai của Úc, sau khi Edmund Barton từ chức để tham gia vào Tối cao Pháp viện Úc. 1946 – Cathay Pacific được thành lập tại Hồng Kông, hiện là một trong những hãng hàng không lớn nhất thế giới. 1948 – Công ty Motor Honda được thành lập tại Tokyo, Nhật Bản. 1957 – Camp Nou được khánh thành tại Barcelona, Tây Ban Nha, đây là sân vận động lớn nhất tại châu Âu. 1993 – Chế độ quân chủ được phục hồi tại Campuchia khi Hiến pháp mới có hiệu lực, Norodom Sihanouk lần thứ hai trở thành quốc vương. 1997 – Trần Đức Lương bắt đầu đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước Việt Nam. 2015 – Một vụ giẫm đạp trong lễ hành hương Hajj tại Mecca, Ả Rập Saudi, khiến cho ít nhất 2.200 người thiệt mạng và làm bị thương hơn 900 người khác. Sinh 15 – Vitellius, hoàng đế La Mã (m. 69) 1301 – Ralph Stafford, Bá tước thứ nhất của Stafford, lính Anh (m. 1372) 1501 – Gerolamo Cardano, nhà toán học Ý (m. 1576) 1534 – Guru Ram Das, Sikh Guru thứ tư (m. 1581) 1564 – William Adams, nhà hàng hải và samurai người Anh (m. 1620) 1583 – Albrecht von Wallenstein, tướng Áo (m. 1634) 1625 – Johan de Witt, nhà chính trị Hà Lan (m. 1672) 1705 – Leopold Josef Graf Daun, đại nguyên soái Áo (m. 1766) 1717 – Horace Walpole, người viết tiểu thuyết và nhà chính trị Anh (m. 1797) 1724 – Arthur Guinness, người ủ rượu bia Ireland (m. 1803) 1905 – Howard Hughes (m. 1976) 1920 – Trần Văn Chơn, Hải quân Đề đốc, Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa 1947 – Phượng Vũ, ca sĩ, nhạc sĩ người Việt Nam 1961 – Fiona Corke, diễn viên Australia Mất 1859 – Nguyễn Phúc Miên Thủ, tước phong Hàm Thuận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1859) Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 25 tháng 9 là ngày thứ 268 (269 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 97 ngày trong năm. Sự kiện 275 – Tacitus được Viện nguyên lão chọn làm hoàng đế mới của La Mã. 1066 – Quân đội Anh giành chiến thắng quyết định trước quân đội Na Uy trong trận Stamford Bridge. 1924 – Tháp Lôi Phong tại Hàng Châu, Trung Quốc bị sụp đổ, tháp được phục dựng vào năm 1999. 1513 – Nhà thám hiểm Vasco Núñez de Balboa đứng trên đỉnh núi ở Darién, Panama, trở thành người châu Âu đầu tiên nhìn thấy Thái Bình Dương từ bên Tân Thế giới; vài ngày sau, ông đặt tên nó là Mar del Sur, tức là "Nam Dương". 1944 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Quân đội Đồng Minh thất bại chiến lược trước quân đội Đức trong Chiến dịch Market Garden. 1949 – Nhà lãnh đạo lực lượng Quốc Dân đảng tại Tân Cương là Đào Trĩ Nhạc gửi điện đầu hàng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. 1951 – Chiến tranh Đông Dương: Lực lượng Việt Minh vượt sông Hồng tiến vào khu vực Tây Bắc, mở đầu Chiến dịch Lý Thường Kiệt. 1964 – Mặt trận Giải phóng Mozambique bắt đầu tiến hành chiến tranh du kích nhằm giành độc lập từ Bồ Đào Nha. 1969 – Hiến chương thành lập Tổ chức Hội nghị Hồi giáo được ký kết tại Rabat, Maroc. Sinh 1198 – Kim Ai Tông Hoàn Nhan Thủ Lễ (m. 1234) 1711 – Càn Long, Hoàng đế nhà Thanh (m. 1799) 1823 – Nguyễn Phúc Gia Trinh, phong hiệu Mậu Hòa Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (m. 1885) 1866 – Thomas Hunt Morgan, nhà sinh học Mỹ, giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1933 1881 – Lỗ Tấn, nhà văn Trung Quốc 1897 – William Faulkner, tiểu thuyết gia người Mỹ 1906 – Dmitry Dmitrievich Shostakovich, nghệ sĩ dương cầm và nhà soạn nhạc người Nga (m. 1975) 1929 – Barbara Walters, tác giả người Mỹ và nhân vật truyền hình 1930 – Shel Silverstein, nhà thơ người Mỹ, ca sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ truyện tranh... 1932 – Glenn Gould, nghệ sĩ piano người Canada (m. 1982) 1944 – Michael Douglas, nam diễn viên điện ảnh, nhà sản xuất phim Hoa Kỳ 1952 – Christopher Reeve, diễn viên người Mỹ, đạo diễn, nhà sản xuất, nhà biên kịch, nhà hoạt động chính trị 1961 – Heather Locklear, diễn viên người Mỹ 1968 – Will Smith, diễn viên và ca sĩ người Mỹ 1969 – Catherine Zeta–Jones, diễn viên người Wales 1982 – Hyun Bin, nam diễn viên người Hàn Quốc Mất 1914 – Theodore Nicholas Gill, nhà động vật học người Mỹ (s. 1837). 1984 – Đặng Thai Mai, giáo sư, nhà giáo, nhà phê bình văn học Việt Nam, nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, và Viện trưởng đầu tiên Viện Văn Học Việt Nam. (s. 1902) 1969 – Chuon Nath, Giáo sư, Đại văn hào, Thiên tài ngôn ngữ học, Quyền trưởng Bộ Giáo dục, Viện chủ chùa Ounalom, Tăng hoàng Campuchia. Ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 26 tháng 9 là ngày thứ 269 (270 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 96 ngày trong năm. Sự kiện 904 – Sau khi ám sát Đường Chiêu Tông, Chu Toàn Trung đưa hoàng tử Lý Tộ lên ngôi, tức Đường Ai Đế- hoàng đế cuối cùng của triều Đường. 1687 – Đền Parthenon tại Athena bị phá hủy một phần trong một xung đột vũ trang giữa Venezia và Ottoman. 1580 – Francis Drake trở về Plymouth, Anh, sau khi chạy vòng quanh Trái Đất trên tàu Golden Hind. 1907 – Newfoundland và New Zealand trở thành quốc gia tự trị của Đế quốc Anh. 1957 – West Side Story, nhạc kịch phỏng theo Romeo và Juliet của Shakespeare, trình diễn lần đầu tiên tại sân khấu Broadway, New York, Hoa Kỳ. 1958 – Bão Ida đổ bộ vào khu vực đông nam của đảo Honshu, Nhật Bản, gây lũ lụt lớn tại khu vực Kanto, khiến 1.269 người thiệt mạng. 1969 – Album phòng thu cuối cùng của ban nhạc The Beatles là Abbey Road được phát hành tại Anh. 1983 – Trung tá Xô Viết Stanislav Yevgrafovich Petrov tránh được chiến tranh nguyên tử khắp thế giới bằng cách chứng nhận báo động giả mặc dù hệ thống báo trước cho rằng Hoa Kỳ đang tấn công. 2002 – Phà quốc doanh MV Le Joola của Senegal bị lật úp ngoài khơi bờ biển Gambia, khiến ít nhất 1.863 người thiệt mạng 2007 – Nhịp dẫn cầu Cần Thơ sập làm 54 người chết, 180 người bị thương Sinh 1181 – Phanxicô thành Assisi, tu sĩ Công giáo Rôma sáng lập ra Dòng Anh Em Hèn Mọn (m. 1226) 1927 – Huỳnh Văn Cao, Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (m. 2013) 1944 – Anne Robinson (Weakest Link) 1948 Ngô Thụy Miên, nhạc sĩ Việt Nam Olivia Newton-John, nữ ca sĩ, diễn viên Anh-Australia-Mỹ (m. 2022) 1976 - Michael Ballack,cầu thủ bóng đá Đức 1981 – Serena Williams, ngôi sao quần vợt Mỹ 1983 – Ricardo Quaresma, cầu thủ bóng đá Bồ Đào Nha Mất 2000 – Robert Hải, nam diễn viên điện ảnh Việt Nam. 2005 – Lê Văn Thân, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (s. 1932) 2019 – Jacques Chirac, cựu tổng thống Pháp (s. 1932) Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 27 tháng 9 là ngày thứ 270 (271 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 95 ngày trong năm. Sự kiện 548 – Hầu Cảnh phát binh làm phản triều Lương tại Thọ Dương, lấy danh nghĩa diệt trừ Trung lĩnh quân Chu Dị để hưng binh. 1066 – William I và quân đội của ông đi thuyền từ cửa sông Somme, bắt đầu Cuộc xâm lược Anh của người Norman. 1529 – Cuộc vây hãm Viên bắt đầu khi Suleiman I tấn công thành phố. 1540 – Giáo hoàng Phaolô III phát hành sắc lệnh Regimini militantis, cho phép Inhaxiô thành lập Dòng Tên. 1590 – Giáo hoàng Urbanô VII mất 13 ngày sau khi thắng cử chức Giáo hoàng, trở thành vị giáo hoàng có thời gian cai trị ngắn nhất trong lịch sử. 1905 – Tạp chí vật lý học Annalen der Physik xuất bản bài luận "Quán tính của một Vật có Tùy theo Nội dung Năng lượng?", trong bài này Albert Einstein định rõ phương trình E=mc². 1821 – México giành được độc lập từ Tây Ban Nha. 1937 – Hổ Bali được tuyên bố là tuyệt chủng. 1940 – Phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam: Khởi nghĩa Bắc Sơn bắt đầu khi 600 lính tiến về huyện lị và chiếm đồn binh Mõ Nhai. 1940 – Cuộc Khởi nghĩa Bắc Sơn ra đời, thành lập chính quyền cách mạng. 1949 – Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc xác định Ngũ tinh hồng kỳ là quốc kỳ, Nghĩa dũng quân tiến hành khúc là quốc ca, Mao Trạch Đông làm Chủ tịch chính phủ nhân dân Trung ương, Chu Ân Lai làm tổng lý chính vụ viện. 1962 – Cộng hòa Ả Rập Yemen được thành lập. 1983 – Nhà phát triển phần mềm Richard Stallman tuyên bố kế hoạch để xây dựng hệ điều hành GNU, phần mềm tự do đầu tiên của Dự án GNU. 1988 – Aung San Suu Kyi và các cộng sự thành lập Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ nhằm chống lại chính quyền quân sự tại Miến Điện. 2001 – Chính phủ Na Uy thành lập một giải thưởng cho các nhà nghiên cứu toán học - Giải Abel. 2007 – NASA phóng tàu vũ trụ Dawn để thăm dò không gian. Sinh 1389 – Cosimo de' Medici, người đứng đầu thành phố Florence (m. 1464) 1533 – Stefan Batory, vua Ba Lam (m. 1586) 1544 – Takenaka Shigeharu, samurai Nhật Bản (m. 1579) 1783 – Agustín de Iturbide, tướng quân, chính trị gia người México (m. 1824) 1804 – Thất giai Quý nhân Đỗ Thị Tâm, thứ phi của vua Minh Mạng nhà Nguyễn 1818 – Adolph Wilhelm Hermann Kolbe, nhà hóa học người Đức (m. 1884) 1871 – Grazia Deledda, nhà thơ, nhà văn người Ý, chủ nhân giải Nobel (m. 1936) 1879 – Cyril Scott, nhà thơ, nhà soạn nhạc người Anh (m. 1970) 1918 – Martin Ryle, nhà thiên văn học và tác giả người Anh, chủ nhân giải Nobel (m. 1984) 1920 – Tô Hoài, nhà văn Việt Nam (m. 2014) 1932 – Oliver E. Williamson, nhà kinh tế học người Mỹ, chủ nhân giải Nobel 1934 – Wilford Brimley, diễn viên người Mỹ 1941 – Peter Bonetti, cầu thủ, huấn luyện viên bóng đá người Anh 1946 – Nicos Anastasiades, luật sư, chính trị gia, tổng thống thứ 7 của Cộng hòa Síp 1954 – Sylvester Turner 1961 – Lưu Đức Hoa, diễn viên, nhạc sĩ, ca sĩ, nhà sản xuất phim người Hồng Kông 1968 – Mari Kiviniemi, chính trị gia, thủ tướng thứ 41 của Phần Lan 1970 – Yoshiharu Habu, kì thủ cờ shogi người Nhật 1972 – Gwyneth Paltrow, diễn viên, blogger, doanh nhân người Mỹ 1976 – Francesco Totti, cầu thủ bóng đá người Ý 1980 – Asashōryū Akinori, một võ sĩ sumo người Mông Cổ, Yokozuna thứ 68 1982 – Markus Rosenberg, cầu thủ bóng đá Thụy Điển 1982 – Lil Wayne, rapper, nhà sản xuất, diễn viên người Mỹ 1982 – Anna Camp, diễn viên, ca sĩ người Mỹ 1984 – Avril Lavigne, ca sĩ-người viết bài hát, diễn viên, nhà thiết kế thời trang người Canada 1984 – Wouter Weylandt, vận động viên đua xe đạp người Bỉ (m. 2011) 1991 – Simona Halep, vận động viên quần vợt người Rumani 1992 – Granit Xhaka, cầu thủ bóng đá người Thụy Sĩ 1994 – Văn Mai Hương, ca sĩ Việt Nam 1995 - Kwon Eunbi, thần tượng người Hàn Quốc, trưởng nhóm nhóm nhạc bước từ chương trình sống còn Produce 48 IZ*ONE. Mất 936 – Gyeon Hwon, vua Hậu Bách Tế (s. 867) 1660 – Vinh Sơn đệ Phaolô, vị thánh Giáo hội người Pháp (s. 1581) 1783 – Étienne Bézout, nhà toán học và lí thuyết người Pháp (s. 1730) 1876 – Braxton Bragg, tướng người Mỹ (s. 1817) 1891 – Ivan Goncharov, tiểu thuyết gia người Nga (s. 1812) 1917 – Edgar Degas, họa sĩ, nhà tạo hình người Pháp (s. 1834) 1940 – Walter Benjamin, nhà triết học, phê bình người Đức (s. 1892) 1940 – Julius Wagner-Jauregg, thầy thuốc, nhà thần kinh học người Áo, chủ nhân giải Nobel (s. 1857) 1965 – Clara Bow, diễn viên người Mỹ (s. 1905) 1972 – S. R. Ranganathan, nhà toán học, nhà thư viện Ấn Độ (s. 1892) 1983 – Wilfred Burchett, phóng viên, tác giả người Úc (s. 1911) 1986 – Cliff Burton, nhạc sĩ người Mỹ (s. 1962) 1996 – Mohammad Najibullah, chính trị gia, 7th tổng thống thứ 7 của Afghanistan (s. 1947) 2003 – Donald O'Connor, diễn viên, ca sĩ, vũ công người Mỹ (s. 1925) 2010 – Lê Sáng, võ sư Vovinam người Việt 2017 – Hugh Hefner, tỉ phú người Mỹ, người sáng lập Playboy Enterprises (s. 1926) 2017 Nghệ sĩ hài Khánh Nam qua đời đột ngột vì xuất huyết não Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 28 tháng 9 là ngày thứ 271 (272 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 94 ngày trong năm. Sự kiện 48 TCN – Pompey bị ám sát theo lệnh của Vua Ptolemy khi đến Ai Cập. 189 – Đổng Trác phế truất hoàng đế Lưu Biện, lập em của Lưu Biện là Lưu Hiệp lên ngôi, tức Hán Hiến Đế– hoàng đế cuối cùng của triều Đông Hán. 235 – Giáo hoàng Pontianô từ chức. Ông bị đày đến mỏ Sardinia, cùng với Hippôlytô thành Roma. 935 – Công tước Bohemia Václav I bị em trai là Boleslav ám sát, Boleslav sau đó trở thành công tước. 995 – Boleslaus II, Công tước xứ Bohemia, giết chết hầu hết các thành viên của triều đại đối thủ Slavník. 1066 – William the Conqueror dừng chân ở Anh, bắt đầu cuộc chinh phục của Norman. 1106 – Vua Henry I của England đánh bại anh trai của ông ta, Robert Curthose. 1322 – Louis IV, Hoàng đế La Mã thần thánh, đánh bại Frederick I của Áo trong trận Mühldorf. 1542 – Juan Rodríguez Cabrillo của Bồ Đào Nha đến vùng đất mà hiện tại là San Diego, California. 1644 – Hải đội Hiệp sĩ Malta tấn công và bắt giữ tàu Ottoman, nguyên cớ trực tiếp dẫn đến Chiến tranh Crete (1645–1669). 1779 – American Revolution: Samuel Huntington được bầu làm Chủ tịch Quốc hội Lục địa, kế nhiệm John Jay. 1864 – Một đại hội quốc tế gồm các đại biểu cấp tiến diễn ra tại Luân Đôn, hình thành nên Hội liên hiệp công nhân quốc tế, tức Quốc tế thứ nhất. 1901 – Chiến tranh Philippines–Mỹ: Du kích Philippines giết hơn 40 lính Mỹ trong khi mất 28 người. 1912 – Hạ sĩ Frank S. Scott của Quân đội Hoa Kỳ trở thành người nhập ngũ đầu tiên chết trong một vụ tai nạn máy bay. 1918 – Chiến tranh thế giới thứ nhất: Trận Ypres thứ 5 bắt đầu. 1919 – Các cuộc bạo loạn sắc tộc nổ ra ở Omaha, Nebraska. 1928 – Alexander Fleming nhận thấy một loại mốc diệt vi khuẩn phát triển trong phòng thí nghiệm của ông, thứ mà về sau được gọi là penicillin. 1970 – Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser qua đời vì một cơn đau tim ở Cairo. 1960 – Lãnh tụ Fidel Castro thành lập Ủy ban Bảo vệ Cách mạng nhằm phát hiện và đập tan mọi âm mưu chống phá cách mạng. 1988 – Máy bay tầm xa bốn động cơ thân rộng Ilyushin Il–96 tiến hành chuyến bay đầu tiên. 1986 – Đảng Dân chủ Tiến bộ Đài Loan tuyên bố thành lập tại Đài Bắc, là đảng đối lập đích thực đầu tiên tại Đài Loan. 1994 – Chiếc phà du lịch chìm ở biển Baltic, làm 852 người thiệt mạng. 2006 – Sân bay quốc tế Suvarnabhumi tại tỉnh Samut Prakan, Thái Lan bắt đầu chính thức hoạt động, thay thế cho Sân bay quốc tế Don Mueang. 2012 – Lực lượng Liên minh Somalia và Châu Phi tiến hành một cuộc tiến công phối hợp vào cảng Kismayo của Somalia để lấy lại thành phố từ phiến quân al–Shabaab. 2014 – Các cuộc biểu tình tại Hồng Kông bắt đầu để đáp trả những cải cách chính trị hạn chế do NPC ở Bắc Kinh áp đặt. Sinh 1831 – Nguyễn Phúc Miên Kiền, tước phong Phong Quốc công, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1854) 1832 – Nguyễn Phúc Miên Vãn, tước phong Cẩm Giang Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1895) 1926 – Nguyễn Cảnh Toàn, Giáo sư toán học người Việt Nam (m. 2017) 1927 – Lữ Mộng Lan, Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (m. 2021) 1967: Mira Sorvino, diễn viên Mỹ Moon Zappa, nữ ca sĩ, diễn viên Mỹ 1970 - Lâm Hiểu Phong, nam diễn viên, ca sĩ, người dẫn chương trình người Hồng Kông. Mất 2016 – Shimon Peres, cựu Thủ tướng Israel, Tổng thống Israel, đoạt giải Nobel hòa bình năm 1994. 2021 – Phi Nhung, ca sĩ người Mỹ gốc Việt , qua đời vì COVID-19. 2022 – Nguyễn Ngọc Ký, sinh 1947, Nhà giáo Những ngày lễ và kỉ niệm
Ngày 29 tháng 9 là ngày thứ 272 (273 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 93 ngày trong năm. Sự kiện 522 TCN – Darius I giết pháp sư tiếm vị Gaumâta, củng cố vị thế quân chủ của Đế quốc Achaemenes Ba Tư. 440 – Bắt đầu triều đại của Giáo hoàng Lêô I, một trong những vị giáo hoàng có ảnh hưởng lớn trong lịch sử của Giáo hội Công giáo Rôma. 1227 – Frederick II, Hoàng đế La Mã Thần thánh, bị Giáo hoàng Grêgôriô IX loại trừ vì thất bại trong tham gia vào các cuộc Thập tự chinh. 1578 – Tegucigalpa, thành phố thủ đô của Honduras, bị người Tây Ban Nha tuyên bố chủ quyền. 1717 – Một trận động đất tấn công Antigua Guatemala, phá hủy phần lớn kiến ​​trúc của thành phố. 1774 – Tác phẩm Nỗi đau của chàng Werther được phát hành khiến tác gia Johann Wolfgang von Goethe (hình) có được danh tiếng quốc tế. 1789 – Bộ Chiến tranh Hoa Kỳ lần đầu tiên thành lập một đội quân chính quy với quân số vài trăm người. 1887 – Câu lạc bộ thể thao Đức Hamburger SV được thành lập với việc sáp nhập Der Hohenfelder Sportclub và Wandsbek-Marienthaler Sportclub. 1911 – Ý tuyên chiến với Đế quốc Ottoman. 1918 – Chiến tranh thế giới thứ nhất: Bulgaria ký Hiệp định đình chiến Salonica. 1940 – Hai chiếc máy bay loại Avro Anson của Không quân Hoàng gia Úc va chạm trên không phận Brocklesby, New South Wales, sau đó chúng bị mắc vào nhau song đều tiếp đất an toàn. 1954 – 12 quốc gia ký hiệp định thành lập Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (CERN), phòng thí nghiệm vật lý hạt lớn nhất thế giới hiện nay. 1957 – Thảm họa Kyshtym là tai nạn hạt nhân tồi tệ thứ ba từng được ghi nhận. 1971 – Oman tham gia Liên đoàn Ả Rập. 1972 – Trung Quốc và Nhật Bản ký kết tuyên bố chung, bình thường hóa bang giao giữa hai bên. 1979 – Nhà độc tài Francisco Macias của Guinea Xích đạo bị bắn bởi những người lính từ Tây Sahara. 1988 – NASA phóng tàu STS-26, nhiệm vụ đầu tiên kể từ thảm họa Challenger. 1990 – Hoàn thành việc xây dựng Nhà thờ chính tòa Quốc gia Washington. 1992 – Tổng thống Brazil Fernando Collor de Mello bị luận tội. 2009 – Một trận động đất có cường độ 8,1 Mw xảy ra dưới đáy biển ở khu vực quần đảo Samoa, gây ra sóng thần khiến hơn 100 người thiệt mạng. Sinh 1758: Horatio Nelson - Đô đốc Anh Quốc (m. năm 1805) 1899: László Bíró - Nhà phát minh bút bi (m. năm 1985) 1931 - Lê Văn Tư, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa 1976: Andriy Mykolayovych Shevchenko - Cầu thủ bóng đá Ukraina 1984: Per Mertesacker - Cầu thủ bóng đá Đức 1985: Dani Pedrosa - Tay đua MotoGP đội đua Repsol Honda quốc tịch Tây Ban Nha 1961: Julia Gillard - Thủ tướng thứ 27 của Úc 1992: Châu Thâm - Ca sĩ người Trung Quốc 1993: Lee Hongbin - Thành viên nhóm VIXX (빅스) 1996: Đỗ Duy Mạnh - cầu thủ bóng đá Việt Nam 1999: Choi Yena - thành viên nhóm nhạc nữ IZ*ONE Mất 1945 – Bùi Quang Chiêu, nhà chính trị Nam Kỳ bị Việt Minh ám sát (s. 1872) 1951 – Nguyễn Bình, trung tướng và tư lệnh Nam Bộ Việt Nam (s. 1906) 1973 – W. H. Auden, nhà thơ Hoa Kỳ gốc Anh (s. 1907) 2001 – Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa 2020 Mac Davis, ca sĩ Mỹ (s. 1942) Helen Reddy, ca sĩ Úc-Mỹ (s. 1941) Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 30 tháng 9 là ngày thứ 273 (274 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 92 ngày trong năm. Sự kiện 1164 - Bang giao Lý-Tống: Nhân đoàn sứ thần nhà Lý do Doãn Tử Tư dẫn đầu sang kinh đô Lâm An, vua Trung Hoa lần đầu công nhận Việt Nam là một quốc gia, gọi là An Nam Quốc. 1520 – Suleiman I đăng quang Sultan của Ottoman, đế quốc đạt đỉnh cao về quân sự, chính trị và kinh tế trong thời gian ông trị vì. 1745 – Chiến tranh Kế vị Áo: Quân Phổ giành chiến thắng trước quân Áo-Sachsen trong trận Soor. 1935 – Đập Hoover, nằm trên biên giới giữa hai bang Arizona và Nevada của Hoa Kỳ, được khánh thành. 1938 – Anh, Đức, Pháp, Ý ký kết Hiệp ước München, cho phép Đức chiếm đóng vùng Sudety của Tiệp Khắc. 1968 - Kết thúc cuộc tấn công đợt 3(17-8 đến 30-9) của Sự kiện Tết Mậu Thân hay còn gọi là Tổng công kích và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 tại Việt Nam 2005 – Nhật báo Đan Mạch Jyllands-Posten xuất bản một số biếm họa về Muhammad, gây ra nhiều kháng nghị từ thế giới Hồi giáo. 2009 – Một trận động đất xảy ra ở ngoài khơi đảo Sumatra của Indonesia, khiến 1.115 người thiệt mạng. 2022 - Nga sáp nhập 4 tỉnh Luhansk, Donetsk, Zaporizhzhia và Kherson trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraina Sinh 1932 - Shintaro Ishihara, thống đốc thứ 33 của Tokyo (m. 2022) 1981 – Cecelia Ahern, Nữ nhà văn Ireland 1962 - Frank Rijkaard, cựu cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá người Ý. 1982 – Lý Tiểu Lộ, nữ diễn viên Trung Quốc 1982 – Phương Anh, ca sĩ Việt Nam 1988 – Thu Quỳnh, diễn viên người Việt Nam 1989 – Bích Phương, ca sĩ người Việt Nam Mất 420 – Jerome, Người dịch (Kinh Thánh) (s. 347) 1863 – Nguyễn Phúc Trinh Đức, phong hiệu An Trang Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (s. 1818) 1885 – Nguyễn Thị Xuyên, phong hiệu Nhị giai Thục phi, phi tần của vua Thiệu Trị (s. 1808) 1897 – Thánh Têrêsa thành Lisieux, nữ tu Công giáo, Tiến sĩ Hội thánh. 1988 – Trường Chinh, Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hội đồng Nhà nước của Việt Nam (s. 1907) 2021 - Vũ Khiêu, là một học giả nghiên cứu về văn hóa Việt Nam. (s. 1916) Ngày lễ và kỷ niệm Lễ thánh Kitô giáo: Thánh Grêgôriô Người khai sáng (Giáo hội Tông truyền Armenia) Thánh Hônôriô Canterbury, tu sĩ người Ý trong đoàn truyền giáo biệt phái đến xứ Anh năm 597, về sau trở thành Tổng giám mục Canterbury. Thánh Giêrônimô (Giáo hội Công giáo) Lễ thánh thuộc các giáo hội Đông chính giáo Ngày Độc lập tại Botswana, ngày Botswana tuyên bố độc lập từ Đế quốc Anh. Ngày Hồi phục tại Canada Ngày quốc tế phiên dịch
Ngày 1 tháng 10 là ngày thứ 274 (275 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 91 ngày trong năm. Đây là ngày tháng 10 đầu tiên trong năm Sự kiện 331 TCN – Alexandros Đại đế của Macedon đánh bại Darius III của Achaemenes tại trận Gaugamela, sau được tôn làm "Vua của châu Á". 1367 – Tướng Từ Đạt của Chu Nguyên Chương chiếm được thành Bình Giang, bắt giữ Ngô vương Trương Sĩ Thành 1553 – Mary I của Anh đăng quang quân chủ Anh. 1843 – Báo lá cải News of the World bắt đầu được phát hành tại London. 1847 – Nhà đầu tư và công nghiệp người Đức Werner von Siemens thành lập Siemens AG & Halske. 1868 – Chulalongkorn trở thành vị quân chủ thứ năm của Vương triều Chakri, là một trong những quốc vương vĩ đại nhất của Xiêm. 1890 – Quốc hội Hoa Kỳ thành lập Vườn quốc gia Yosemite ở California. 1891 – Đại học Stanford mở cửa tại California, Hoa Kỳ. 1936 – Francisco Franco được chỉ định làm người đứng đầu chính phủ quốc gia Tây Ban Nha. 1938 – Đức sáp nhập Sudetenland. 1942 – Thành lập Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội. 1949 – Nội chiến Trung Quốc: Nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh. 1955 – Khu tự trị Tân Cương tại Trung Quốc được thành lập. 1957 – ''In God we trust xuất hiện lần đầu tiên trên giấy bạc Hoa Kỳ. 1959 – Cộng hòa Dân chủ Đức đưa thêm thiết kế quốc huy của họ vào trong quốc kỳ, quốc kỳ hai nước Đức không còn đồng nhất. 1960 – Nigeria giành độc lập từ Anh Quốc. 1961 – Đông và Tây Cameroon hợp nhất thành Cameroon. 1964 – Dịch vụ đường sắt cao tốc Shinkansen từ Tokyo đến Osaka tại Nhật Bản bắt đầu hoạt động. 1979 – Hoa Kỳ chuyển giao chủ quyền Kênh đào Panama cho Panama. 1989 – Đan Mạch hợp pháp hóa kết hợp dân sự đồng tính hiện đại đầu tiên trên thế giới 1991 – Chiến tranh giành độc lập Croatia: Quân đội Nhân dân Nam Tư tấn công khu vực lân cận thành phố Dubrovnik, tiến hành một cuộc vây hãm kéo dài bảy tháng. 1992 – Cartoon Network bắt đầu phát sóng trên các hệ thống truyền hình cáp tại Hoa Kỳ. 1994 – Palau giành độc lập từ Liên Hợp Quốc (do Hoa Kỳ quản lý). 2012 – Vụ đắm phà Nam Nha ở ngoài khơi Hồng Kông khiến 38 người thiệt mạng và 102 người khác bị thương. 2017 – Xảy ra vụ xả súng tại đêm nhạc đồng quê "Route 91 Harvest" tại khách sạn Mandalay bay, Las Vegas, California, Hoa Kỳ đã giết chết 58 người và khiến hơn 500 người khác bị thương. Hung thủ là một người đàn ông 64 tuổi tên là Stephen Paddock. Sinh 1825 – Nguyễn Phúc Thục Tĩnh, phong hiệu Xuân An Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (m. 1856) 1825 – Nguyễn Phúc Trang Tĩnh, phong hiệu Hòa Mỹ Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (m. 1847) 1881 – William E. Boeing, kỹ sư người Mỹ (m. 1956) 1893 – Diệp Vấn chuyên gia võ thuật người Trung Quốc (m. 1972) 1908 – Lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn (m. 1956) 1913 – Học giả Hoàng Văn Chí (m. 1988) 1914 – Lê Trọng Tấn, Đại tướng, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam (1978–1986) (m. 1986) 1918 – Thái Quang Hoàng, tướng lĩnh người Việt Nam (m. 1993) 1924 – Jimmy Carter, chính trị gia người Mỹ, tổng thống thứ 39 của Hoa Kỳ 1926 – Trần Bảng, giáo sư, nghệ sĩ nhân dân, đạo diễn, soạn giả và nhà nghiên cứu chèo 1928 – Chu Dung Cơ, chính khách người Trung Quốc; Thủ tướng thứ năm của Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 1998 đến 2003. 1936 – Duncan Edwards, cầu thủ bóng đá người Anh (m. 1958) 1937 – Trầm Tử Thiêng, nhạc sĩ người Việt (m. 2000) 1957 – Park Hang-seo, HLV trưởng đội tuyển Việt Nam, người Hàn Quốc 1966 – George Weah, chính khách và là cầu thủ bóng đá người Liberia 1971 – Song Il Gook, diễn viên người Hàn Quốc 1987 – Aiba Hiroki, diễn viên, ca sĩ người Nhật 1993 – Cao Thiên Trang, người mẫu Việt Nam 2001 – Nguyễn Bá Tú Anh, Kỹ Sư chuyên ngành Đảm bảo chất lượng và An Toàn Thực Phẩm 2001 – Mason Greenwood, tiền đạo trẻ hiện đang đầu quân cho Manchester United Mất 1499 – Marsilio Ficino, triết gia người Ý (s. 1433) 1684 – Pierre Corneille, tác giả người Anh (s. 1606) 1764 – Robert Simson, nhà toán học người Scotland (s. 1687) 2018 – Đỗ Mười, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (s. 1917) 2019 – Karel Gott, ca sĩ người Séc (s.1939) Những ngày lễ và kỷ niệm Ngày Quân lực Hàn Quốc 1949 – Quốc khánh Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 1960 – Ngày Độc lập Cộng hòa Síp 1991 – Ngày quốc tế người cao tuổi
Ngày 2 tháng 10 là ngày thứ 275 (276 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 90 ngày trong năm. Sự kiện 945 – Quân Nam Đường chiếm được kinh thành Kiến châu của Mân, Hoàng đế Mân Vương Diên Chính đầu hàng. 1535 – Nhà thám hiểm người Pháp Jacques Cartier đi ngược dòng sông Saint-Laurent tới làng Hochelaga của người Iroquois, nay thuộc Montréal, Canada. 1627 – Chu Do Kiểm trở thành hoàng đế triều Minh, tức Sùng Trinh Đế, là hoàng đế thứ 17 và cuối cùng của Triều đại này. 1928 – Thánh Josemaría Escrivá thành lập Opus Dei, một tổ chức toàn cầu của người thế tục trong Giáo hội Công giáo Rôma. 1936 – Khánh thành tuyến đường sắt xuyên Đông Dương nối giữa Hà Nội và Sài Gòn, được người Pháp xây dựng từ năm 1898. 1941 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Quân đội Đức bắt đầu tiến hành một cuộc tiến công tổng lực nhằm vào thủ đô Moskva của Liên Xô. 1955 - ENIAC chấm dứt hoạt động. 1964 – Sử thi vũ đạo Âm nhạc Đông phương hồng công diễn tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, Trung Quốc. Sinh 1452 – Richard III của Anh, quốc vương Anh (m. 1485) 1810 – Nguyễn Phúc Cự, tước phong Thường Tín Quận vương, hoàng tử con vua Gia Long (m. 1849). 1835 – Nguyễn Phúc Hồng Hưu, tước phong Gia Hưng vương, hoàng tử con vua Thiệu Trị (m. 1885). 1847 – Paul von Hindenburg, thống chế và chính khách người Đức (m. 1934) 1851 – Ferdinand Foch, quân nhân, người hùng chiến tranh Pháp (m. 1929) 1869 – Mahatma Gandhi, anh hùng dân tộc Ấn Độ (m. 1948) 1882 – Boris Mikhailovich Shaposhnikov, chỉ huy cao cấp của Hồng quân được phong hàm Nguyên soái Liên Xô (m. 1945) 1883 – Karl von Terzaghi, kỹ sư xây dựng và địa chất người Áo 1917 – Christian de Duve, nhà tế bào học và nhà hóa sinh người Bỉ 1933 – John Gurdon, nhà sinh vật học Anh 1935 – Omar Sívori, cầu thủ bóng đá người Argentina (m. 2005) 1940 – Graham Greene, tiểu thuyết gia người Anh 1945 – Don McLean, nhạc sĩ Mỹ 1946 – Sonthi Boonyaratglin, tổng tư lệnh của Quân đội Hoàng gia Thái Lan kiêm người đứng đầu của Hội đồng Anh ninh Quốc gia, hội đồng quân đội thống trị vương quốc 1951 Romina Power, nữ ca sĩ và diễn viên Mỹ Sting, ca sĩ kiêm diễn viên người Anh 1952 – Phêrô Nguyễn Văn Khảm, giám mục Công giáo người Việt Nam, Giám mục chính tòa Giáo phận Mỹ Tho 1962 – Jeff Bennett, Diễn viên lồng tiếng Mỹ được liệt kê vào trong số "các tên tuổi lồng tiếng hàng đầu" 1967 – Thomas Muster, cựu tay vợt số một thế giới người Áo 1970 – Maribel Verdú, Diễn viên người Tây Ban Nha 1971 Tiffany Darwish, ca sĩ, dien viên Mỹ Đàm Vĩnh Hưng, nam ca sĩ người Việt Nam 1978 – Hamasaki Ayumi, nữ ca sĩ, nhạc sĩ và cũng là một Diễn viên người Nhật Bản 1992 – Vũ Cát Tường, nữ ca sĩ người Việt Nam 1992 – Alisson Becker, cầu thủ bóng đá người Brazil Mất 1496 – Lương Thế Vinh (s. 1441) 1849 – Nguyễn Phúc Miên Cung, tước phong Sơn Định Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1824). 1988 – Trần Duy Hưng, bác sĩ, chính khách Việt Nam (s. 1912) 2008 – Choi Jin Sil, Diễn viên nữ người Hàn Quốc (s. 1968) 2012 – Nguyễn Chí Thiện, nhà thơ người Việt Nam (s. 1939) Những ngày lễ và kỷ niệm Ấn Độ – Gandhi Jayanti (s. nhật Mahatma Gandhi, 1869)
Ngày 3 tháng 10 là ngày thứ 276 (277 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 89 ngày trong năm. Sự kiện 42 TCN – Trận Philippi: Tam hùng Marcus Antonius và Augustus đánh trận quyết định với Brutus và Cassius. 1820 – Hoàng tử Miên Ninh trở thành hoàng đế thứ tám của triều Thanh, tức Đạo Quang Đế. 1929 – Vương quốc của người Serb, Croat và Sloven đổi tên thành Vương quốc Nam Tư, "vùng đất của người Nam Slav". 1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Tên lửa V–2 của Đức được phóng thành công, là vật thể nhân tạo đầu tiên đi vào không gian. 1952 – Anh đã thử thành công bom nguyên tử (bom A) và trở thành nước thứ 3 có vũ khí hạt nhân trên thế giới. 1990 – Năm bang tái lập của Cộng hòa Dân chủ Đức chính thức sáp nhập vào Cộng hoà Liên bang Đức, Cộng hòa Dân chủ Đức chấm dứt tồn tại. 1993 – Quân đội Hoa Kỳ cố gắng bắt những người thuộc tổ chức của quân phiệt Somalia Mohamed Farrah Aidid tại trận Mogadishu. Sinh 1744 – Bùi Huy Bích, danh sĩ Việt Nam (m. 1818) 1829 – Sigismund von Schlichting, tướng lĩnh quân đội Phổ (m. 1909) 1895 – Sergei Aleksandrovich Yesenin, nhà thơ Nga (m. 1925) 1897 – Louis Aragon, nhà văn Pháp (m. 1982) 1925 – Nguyễn Thành Thơ, nhà hoạt động chính trị Việt Nam (m. 2015) 1928 – Alvin Toffler, tác giả và nhà tương lai học người Mỹ 1936 – Lê Minh Hương, Thượng tướng Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam 1998–2002 (m. 2004) 1949 – Sam Rainsy, chính khách có nhiều bê bối của Campuchia 1970 – Vạn Ỷ Văn, diễn viên Trung Quốc 1971 – Kevin Scott Richardson, ca sĩ người Mỹ và cựu thành viên của nhóm nhạc Backstreet Boys 1978 – Claudio Pizarro, cầu thủ bóng đá Peru 1981 – Zlatan Ibrahimović, cầu thủ bóng đá Thụy Điển 1987 – Zuleyka Rivera Mendoza, hoa hậu Hoàn vũ 2006 người Puerto Rico 1997 – Bang Chan, trưởng nhóm, giọng ca, vũ công, rapper và producer của nhóm nhạc nam Stray Kids Mất 1226 – Phanxicô thành Assisi còn gọi là Thánh Phanxicô, là tu sĩ Công giáo Rôma và là nhà sáng lập dòng tu Dòng Anh em Hèn mọn (Order of Friars Minor) (s. 1181) 1849 – Nguyễn Phúc Nhàn Thận, phong hiệu Quỳnh Lâm Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (m. 1849) 1943 - Jurica Ribar, họa sĩ Nam Tư (sinh 1918) 1967 – Tạ Duy Hiển, nghệ sĩ xiếc Việt Nam (s. 1889) 2009 – Nakagawa Shōichi, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản (s. 1953) Những ngày lễ và kỷ niệm Ngày Mean Girls
Ngày 4 tháng 10 là ngày thứ 277 (278 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 88 ngày trong năm. Sự kiện 23 – Lục Lâm quân tiến vào kinh thành Trường An của triều Tân, hoàng đế Vương Mãng hai ngày sau bị sát hại trong tình hình hỗn loạn. 1323 – Dã Tôn Thiết Mộc Nhi đăng cơ tại khu vực Long Cư hà, trở thành hoàng đế thứ sáu của triều Nguyên và đại hãn thứ 10 của đế quốc Mông Cổ. 1363 – Trận hồ Bà Dương kết thúc với kết quả là quân Minh của Chu Nguyên Chương giành thắng lợi trước quân Hán của Trần Hữu Lượng. 1883 – Đại hội đầu tiên của Lữ đoàn Nam được tổ chức tại Glasgow của Scotland nhằm phát triển nam tính của nam thiếu niên Kitô hữu. 1957 – Chạy đua vào không gian: Tàu vũ trụ Sputnik 1 của Liên Xô được tên lửa R-7 phóng lên từ sân bay vũ trụ Baykonur thuộc Kazakhstan, là vệ tinh nhân tạo đầu tiên lên quỹ đạo Trái Đất. 1965 – Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đặt hai quả bom ở sân vận động Cộng Hòa, Sài Gòn. 1985 – Nhà phát triển phần mềm Richard Stallman thành lập Quỹ Phần mềm Tự do nhằm hỗ trợ phong trào phần mềm tự do. 1993 – Khủng hoảng hiến pháp Nga: Các xe tăng bắn vào Nhà Trắng tại Moskva trong lúc bên ngoài có nhiều người biểu tình chống Tổng thống Boris Yeltsin. 2010 – Một hồ chứa chất thải của nhà máy alumin Ajka tại Hungary gặp sự cố, khiến khoảng một triệu mét khối chất thải lỏng từ các hồ bùn đỏ tràn ra các khu vực xung quanh. Sinh 1300 – Trần Minh Tông, hoàng đế thứ năm của nhà Trần (m. 1357). 1814 – Jean-François Millet, họa sĩ Pháp (m. 1875) 1822 – Rutherford Birchard Hayes, tổng thống Hoa Kỳ thứ 19 (m. 1893) 1895 – Buster Keaton, diễn viên, đạo diễn người Mỹ (m. 1966) 1916 – Vitalij Lazarevich Ginzburg, nhà vật lý Nga (m. 2009) 1917 – Yakov Fedotovich Pavlov, Anh hùng Liên bang Xô viết (m. 1981) 1918 – Fukui Kenichi, nhà hóa học Nhật Bản (m. 1998) 1920 – Tố Hữu, nhà thơ, nhà chính trị Việt Nam (m. 2002) 1923 – Charlton Heston, diễn viên điện ảnh Mỹ (m. 2008) 1941 – Đặng Tuyết Mai, cố Đệ nhất phu nhân Việt Nam Cộng hòa, vợ cũ của chính khánh Nguyễn Cao Kỳ 1946 – Susan Sarandon, diễn viên điện ảnh Mỹ 1961 – Takahashi Kazuki, họa sĩ truyện tranh Nhật Bản 1976 – Mauro Camoranesi, cầu thủ bóng đá Ý 1976 – Cristiano Roland, cầu thủ bóng đá Brasil 1976 – Alicia Silverstone, diễn viên điện ảnh Mỹ 1978 – Horie Kei, diễn viên, nhà văn, nhà sản xuất phim, đạo diễn Nhật Bản 1980 – Tomáš Rosický, cầu thủ bóng đá Séc 1984 – Lena Katina, ca sĩ Nga, thành viên nhóm nhạc t.A.T.u. 1985 – Kazunori Tani, diễn viên Nhật Bản 1989 – Dakota Johnson, diễn viên, người mẫu Mỹ 1995 - Yoon Jeong-han, nam ca sĩ người Hàn Quốc, thành viên nhóm nhạc nam SEVENTEEN 1997 - Yuju, ca sĩ người Hàn Quốc,thành viên nhóm nhạc nữ Gfriend Mất 1582 – Têrêsa thành Ávila, tu sĩ dòng Cát Minh, nhà thần học Tây Ban Nha (s. 1515) 1669 – Rembrandt, họa sĩ Hà Lan (s. 1606) 1747 - Amaro Pargo, cướp biển và thương gia người Tây Ban Nha (Sinh 1678) 1847 – Thiệu Trị, hoàng đế thứ ba của nhà Nguyễn (s. 1807). 1947 – Max Planck, nhà vật lý Đức (s. 1858) 1951 – Henrietta Lacks, nông dân Mỹ, hiến tế bào phục vụ cho y học (s. 1920) 1968 – Imamura Hitoshi, tướng Lục quân Đế quốc Nhật Bản (s. 1886) 1972 – Đặng Vũ Hỷ, bác sĩ Việt Nam (s. 1910) 2000 – Michael Smith, nhà hóa sinh người Canada gốc Anh (s. 1932) 2009 – Nakagawa Shōichi, cựu bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản (s. 1953) 2013 – Võ Nguyên Giáp, nhà chỉ huy quân sự và nhà hoạt động chính trị Việt Nam (s. 1911). Những ngày lễ và kỷ niệm Ngày lễ kính thánh Phanxicô thành Assisi Ngày Động vật thế giới Ngày lễ Độc lập của Vương quốc Lesotho (1966) Ngày Kỹ năng lao động Việt Nam theo Quyết định số 1486/QĐ-TTg ngày 01-10-2020 của Thủ tướng Chính phủ Ngày Phòng cháy, chữa cháy toàn dân tại Việt Nam
Ngày 5 tháng 10 là ngày thứ 278 (279 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 87 ngày trong năm. Sự kiện 1426 – Trận Tốt Động – Chúc Động, trận đánh giữa nghĩa quân Lam Sơn với quân Đại Minh đóng ở Đông Quan (thủ đô Hà Nội ngày nay) 1556 – Trận Panipat lần thứ hai, trận đánh giữa quân của nhà Sur và đế quốc Mogul do vua Akbar chỉ huy. 1847 – Hoàng tử Hồng Nhậm lên ngôi hoàng đế kế vị vua cha Thiệu Trị, tức vua Tự Đức. 1959 – Trung đoàn Tăng 202, trung đoàn tăng thiết giáp đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam được thành lập. 1969 – Phần 1 của chương trình truyền hình hài hước Monty Python’s Flying Circus được trình chiếu lần đầu tiên trên BBC. Sinh 1703 – Jonathan Edwards, nhà thần học và nhà thuyết giáo người Mỹ (m. 1758) 1713 – Denis Diderot, nhà văn và nhà triết học người Pháp (m. 1784) 1795 – Nguyễn Phúc Đài, tước phong Kiến An vương, hoàng tử con vua Gia Long (m. 1849). 1828 – Nguyễn Phúc Miên Kháp, tước phong Tuy An Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1893) 1829 – Chester Alan Arthur (m. 1886), Tổng thống thứ 21 của Hoa Kỳ. 1831 – Otto von Derenthal, tướng lĩnh quân đội Đức (m. 1910) 1921 – Phạm Duy, nhạc sĩ, ca sĩ, nhà nghiên cứu nhạc của Việt Nam. 1921 – Eduardo Alberto Duhalde Maldonado, cựu tổng thống Argentina. 1930 – Anne Haddy, diễn viên Australia (m. 1999) 1929 – Vũ Tú Nam, nhà văn Việt Nam. 1961 – Vân Sơn, nghệ sĩ hài người Mỹ gốc Việt hoạt động ở hải ngoại. 1967 – Guy Pearce, dien viên Anh. 1976 – Song Seung-heon, diễn viên và người mẫu Hàn Quốc. 1978 – Tuấn Hưng, ca sĩ nhạc trẻ của Việt Nam. 1978 – Trương Di Ninh, nữ vận động viên bóng bàn Trung Quốc. Từng xếp hạng 1 thế giới theo bảng xếp hạng hiện tại của ITTF. 1987 – Park So Yeon, nữ ca sĩ, MC, diễn viên và người mẫu người Hàn Quốc 1991 – Tiêu Chiến, ca sĩ, diễn viên người Trung Quốc 1993 – Chanathip Songkrasin, cầu thủ bóng đá người Thái Lan 1994 – Park Ju-hyun, diễn viên người Hàn Quốc Mất 1285 – Philippe III, vua Pháp (s. 1245) 1433 – Lê Lợi, vua sáng lập nhà Hậu Lê, lãnh tụ khởi nghĩa chống quân Minh, anh hùng dân tộc Việt Nam. 1887 – Đinh Công Tráng, lãnh tụ khởi nghĩa Ba Đình trong phong trào Cần vương chống Pháp ở cuối thế kỷ 19 tại Việt Nam (s. 1842). 1985 – Holbrook Working, giáo sư về kinh tế học và thống kê tại Viện Nghiên cứu Lương thực của Đại học Stanford. 2011 – Steve Jobs, cựu CEO của hãng Apple Những ngày lễ và kỷ niệm Việt Nam – Ngày truyền thống của Lực lượng Tăng – Thiết giáp Quân đội Nhân dân Việt Nam. Quốc tế – Ngày Nhà giáo thế giới.
Ngày 6 tháng 10 là ngày thứ 279 (280 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 86 ngày trong năm. Sự kiện 105 TCN – Người Cimbri và Teuton đánh bại quân đội Cộng hòa La Mã trong trận Arausio diễn ra trên lãnh thổ nay thuộc Pháp. 69 TCN – Trận Tigranocerta: Quân La Mã dưới quyền Lucullus đánh bại quân Armenia dưới quyền quốc vương Tigranes. 1142 – Tần Cối được Tống Cao Tông phong làm thái sư, ông là lãnh đạo của phái chủ hòa trong chiến tranh Tống-Kim. 1913 – Viên Thế Khải trở thành đại tổng thống đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc, đánh dấu 'Chính phủ Bắc Dương chính thức thành lập. 1939 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Cuộc tấn công Ba Lan của quân đội Đức kết thúc với việc đội quân Polesie đầu hàng. 1973 – Phối hợp với Syria, Ai Cập cho quân đội băng qua kênh đào Suez và tấn công tuyến Bar Lev của Israel, bắt đầu Chiến tranh Yom Kippur. 1976 – Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Hoa Quốc Phong ra lệnh cho công an bắt giữ Tứ nhân bang cùng những người cộng tác. 1976 – Lực lượng vũ trang và cánh hữu Thái Lan tàn sát sinh viên tụ tập tại Đại học Thammasat để phản đối cựu độc tài Thanom Kittikachorn về nước. 1977 – Mẫu thử nghiệm của dòng Máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ tư Mikoyan MiG-29 của Liên Xô tiến hành chuyến bay đầu tiên. 1981 – Tổng thống Ai Cập Anwar Al-Sadad bị ám sát trong một buổi lễ duyệt binh thường niên tại Cairo. Sinh 1292 – Chu Văn An, Nhà văn, nhà giáo thời Trần (m. 1370) 1887 – Phan Khôi, nhà báo, học giả Việt Nam (m. 1959) 1918 – Ngô Khánh Thụy, chính trị gia người Singapore (m. 2010) 1932 – Nguyễn Văn Toàn, Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (m. 2005) 1939 – Thẩm Thúy Hằng, nữ minh tinh điện ảnh Việt Nam (m. 2022) 1942 – Xuân Quỳnh, nữ thi sĩ Việt Nam (m. 1988) 1988 – Horikita Maki, diễn viên người Nhật 2001 – Honda Hitomi, nữ ca sĩ người Nhật, thành viên nhóm nhạc Hàn Quốc IZ*ONE và nhóm nhạc Nhật Bản AKB48 Mất 1825 – Bernard Germain de Lacépède, nhà tự nhiên học người Pháp (s. 1756). 1981 – Anwar Sadat, tổng thống Ai Cập, người có công sức tìm hòa bình với Do Thái, bị ám sát. Vụ bắn này được trực tiếp truyền hình. 1989 – Bette Davis, huyền thoại điện ảnh Mỹ. 2020 – Eddie Van Halen, ca sĩ Holland-Mỹ (Van Halen) (s. 1955) Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 7 tháng 10 là ngày thứ 280 (281 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 85 ngày trong năm. Sự kiện 951 – Liêu Thế Tông Da Luật Nguyễn bị Thái Ninh vương Da Luật Sát Cát sát hại khi đang hành quân về phía nam để tiến đánh Hậu Chu. 1571 – Liên quân các nước Ki–tô giáo phương Tây tiêu diệt hạm đội của đế quốc Ottoman ở vịnh Corinth trọng trận trận Lepanto. 1919 – Hãng hàng không quốc gia KLM của Hà Lan được thành lập, là hãng hàng không lâu năm nhất vẫn hoạt động với tên gọi ban đầu. 1933 – Năm hãng hàng không của Pháp hợp nhất thành Air France. 1947 – Chiến tranh Đông Dương: Một binh đoàn quân dù Pháp nhảy xuống Bắc Kạn để tiến công Việt Minh, mở màn Chiến dịch Việt Bắc. 1949 – Cộng hòa Dân chủ Đức được thành lập với việc thông qua hiến pháp. 1976 – Một ngày sau khi ra lệnh bắt "bè lũ bốn tên", Hoa Quốc Phong kế nhiệm Mao Trạch Đông làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. 2006 – Nhà báo và nhà hoạt động nhân quyền người Nga Anna Politkovskaya bị sát hại tại Moskva. Sinh 1885 – Niels Bohr, nhà vật lý người Đan Mạch, được nhận giải Nobel (m. 1962) 1900 – Heinrich Himmler, Thống chế SS (m. 1945) 1952 – Vladimir Vladimirovich Putin, tổng thống Nga (2000 – 2008, 2012 – Đương nhiệm), thủ tướng Nga (2008 – 2012) 1973 — Sami Hyypiä, cựu cầu thủ bóng đá người Phần Lan 1988 – Diego Costa, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha 1998 - Trent Alexander-Arnold, cầu thủ bóng đá người Anh Mất 1878 – Nguyễn Phúc Miên Thần, tước phong Nghi Hòa Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1817). Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 8 tháng 10 là ngày thứ 281 (282 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 84 ngày trong năm. Sự kiện 314 – Hoàng đế La Mã Licinius bị đánh bại bởi đồng sự của mình Constantine I tại Trận đánh Cibalae, và mất vùng lãnh thổ châu Âu của ông. 451 – Tại Chalcedon, một thành phố của Bithynia ở Tiểu Á, phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chalcedon bắt đầu (kết thúc vào 1 tháng 11). 1075 – Dmitar Zvonimir lên ngôi Vua Croatia. 1200 – Isabella of Angoulême trở thành Hoàng hậu Anh. 1480 – Great standing on the Ugra river, một cuộc thương thuyết giữa các lực lượng của Akhmat Khan, Khan của Great Horde, và Grand Duke Ivan III của Nga, mà kết quả trong đó là sự rút lui của Tataro-Mongols và sự tan vỡ cuối cùng của Horde. 1573 – Kết thúc cuộc vây hãm Tây Ban Nha của Alkmaar, chiến thắng đầu tiên của Hà Lan trong Chiến tranh giành độc lập Hà Lan. 1582 – Do việc thực hiện theo lịch Gregory nên ngày này không tồn tại trong năm này ở Ý, Ba Lan, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. 1600 – San Marino thông qua Hiến pháp bằng văn bản của nước này 1806 – Các cuộc chiến tranh của Napoléon: Lực lượng của Đế quốc Anh lay bao vây cảng Boulogne ở Pháp bằng cách sử dụng Congreve rockets, phát minh bởi Sir William Congreve. 1813 – Hiệp ước Ried đã được ký kết giữa Bayern và Áo. 1821 – Chính phủ của tổng José de San Martín thiết lập Hải quân Peru. 1829 – Đường sắt: The Rocket của Stephenson giành chiến thắng trong cuộc thi The Rainhill Trials. 1856 – Chính quyền nhà Thanh bắt giữ và bỏ tù 12 người trên tàu Arrow của Hồng Kông vì tội cướp biển và buôn lậu, dẫn đến Chiến tranh Nha phiến lần thứ hai. 1860 – Đường dây điện báo giữa Los Angeles và San Francisco được mở. 1862 – Nội chiến Hoa Kỳ: Battle of Perryville – Liên minh lực lượng dưới quyền tướng Don Carlos Buell tạm dừng lại Liên minh miền Nam xâm lược Kentucky bởi quân đội đánh bại do Tổng Braxton Bragg tại Perryville, Kentucky. 1871 – Bốn đám cháy lớn bùng phát trên bờ Hồ Michigan ở Chicago, Peshtigo, Wisconsin, Holland, Michigan, và Manistee, Michigan bao gồm cả Đại hỏa hoạn Chicago, và có nhiều người chết hơn trong Hỏa hoạn Peshtigo. 1879 – War of the Pacific: Hải quân Chi Lê đánh bại Hải quân Pêru trong Battle of Angamos, đô đốc hải quân Pêru Miguel Grau chết trong cuộc chạm trán. 1895 – Hoàng hậu Minh Thành, quốc vương cuối cùng của Triều Tiên, bị ám sát và hỏa táng. 1912 – First Balkan War bắt đầu: Montenegro tuyên chiến chống lại Thổ Nhĩ Kỳ. 1918 – Chiến tranh thế giới thứ nhất: Tại Argonne Forest ở Pháp, Corporal của Hoa Kỳ do Alvin C. York dẫn đầu một cuộc tấn công mà giết chết 25 binh sĩ Đức và bắt sống 132. 1928 – Joseph Szigeti mang lại hiệu quả hoạt động đầu tiên của Violin Concerto của Alfredo Casella. 1932 – Indian Air Force được thành lập. 1939 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Đức thôn tính phía Tây Ba Lan. 1941 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Trong cuộc xâm lược của họ tới Liên Xô, Đức đi đến biển Azov với việc chiếm Mariupol. 1944 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Battle of Crucifix Hill xảy ra trên Crucifix Hill ngay bên ngoài Aachen. Capt. Bobbie Brown nhận được một Medal of Honor cho hành động của mình trong trận chiến này. 1952 – Tai nạn đường sắt Harrow và Wealdstone giết chết 112 người. 1967 – Lãnh đạo du kích Che Guevara và đồng đội của mình bị bắt giữ ở Bolivia. 1969 – Các cuộc biểu tình mở đầu của Ngày của Rage xảy ra, tổ chức bởi Weather Underground tại Chicago, Illinois. 1973 – Chiến tranh Yom Kippur: Lữ đoàn bọc thép của Gabi Amir tấn công các vị trí chiếm đóng của Ai Cập về phía Israel của Kênh đào Suez, trong hy vọng của các lái xe cho họ đi. Các cuộc tấn công không thành công, và hơn 150 xe tăng của Israel đang bị phá hủy. 1974 – Ngân hàng Quốc gia Franklin sụp đổ do sự gian lận và sự quản lý kém; tại thời điểm đó là sự thất bại ngân hàng lớn nhất trong lịch sử của Hoa Kỳ. 1982 – Ba Lan cấm Công đoàn Đoàn kết và tất cả các Công đoàn. 1985 – Khai màn vở nhạc kịch Những người khốn khổ dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Victor Hugo. Đây là vở nhạc kịch công diễn lâu nhất lịch sử chuỗi sân khấu West End, Luân Đôn. 1998 – Sân bay Gardermoen của Oslo sẽ mở ra sau khi đóng cửa các sân bay Fornebu. 1999 – Lịch Coligny mới, bắt đầu một kỷ nguyên mới trong lịch Coligny, tài liệu cổ xưa nhất lịch Celtic. 2001 – A twin engine Cessna và Scandinavian Airlines System (SAS) jetliner collide in heavy fog during takeoff from Milan, Ý killing 118. 2001 – Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush thông báo việc thành lập Bộ Nội An Hoa Kỳ. 2005 – Trận động đất lớn có chấn tâm ở Kashmir, làm hơn 74.500 người bị thiệt mạng ở Pakistan, Ấn Độ, và Afghanistan 2022 – vụ nổ đã xảy ra trên Cầu Krym Sinh 1515 – Margaret Douglas, nữ bá tước của Lennox (m. 1578) 1676 – Benito Jerónimo Feijóo y Montenegro, nhà nghiên cứu người Tây Ban Nha (m. 1764) 1713 – Yechezkel Landau, giáo sĩ Do Thái và người Do Thái gốc Ba Lan (m. 1793) 1715 – Michel Benoist, cha cố người Pháp (m. 1774) 1720 – Jonathan Mayhew, bộ trưởng Hoa Kỳ (m. 1766) 1747 – Jean-François Rewbell, chính khách người Pháp (m. 1807) 1765 – Harman Blennerhassett, luật sư người Ailen (m. 1831) 1789 – John Ruggles, chính khách người Hoa Kỳ (m. 1874) 1789 – William John Swainson, nhà tự nhiên học và nghệ sĩ người Anh (m. 1855) 1818 – John Henninger Reagan, chính khách người Hoa Kỳ (m. 1905) 1834 – Walter Kittredge, nhạc sĩ người Hoa Kỳ (m. 1905) 1847 – Rose Scott, nhà cải cách xã hội (m. 1925) 1850 – Henri Louis le Chatelier, nhà hóa học người Pháp (m. 1936) 1863 – Edythe Chapman, nữ diễn viên người Hoa Kỳ (m. 1948) 1864 – Ozias Leduc, họa sĩ Québécois (m. 1955) 1870 – Louis Vierne, nghệ sĩ đánh đàn Organ người Pháp (m. 1937) 1875 - Kỳ Đồng một người Việt xuất chúng, được biết đến là người Việt đầu tiên đỗ tú tài Pháp (m. 1929) 1877 – Hans Heysen, họa sĩ vẽ phong cảnh được sinh ra ở Đức (m. 1968) 1883 – Otto Heinrich Warburg, bác sĩ người Đức, Nobel laureate (m. 1970) 1883 – Dick Burnett, nhạc sĩ người Hoa Kỳ (m. 1977) 1884 – Walther von Reichenau, sĩ quan quân đội Đức (m. 1942) 1885 - Vua Khải Định (Nguyễn Hoằng Tông), hoàng đế thứ 12 của nhà Nguyễn (m. 1925) 1887 – Huntley Gordon, diễn viên người Canada (m. 1956) 1888 – Ernst Kretschmer, bác sĩ tâm thần học người Đức (m. 1964) 1889 – C. E. Woolman, người Hoa Kỳ đã sáng lập ra hãng hàng không Delta Air Lines (m. 1966) 1890 – Edward Rickenbacker, phi công người Hoa Kỳ (m. 1973) 1890 – Philippe Thys, tay đua xe đạp người Bỉ (m. 1971) 1895 – Juan Perón, tổng thống Argentina (m. 1974) 1895 – Zog I, vua Albani (m. 1961) 1896 – Julien Duvivier, đạo diễn phim người Pháp (m. 1967) 1897 – Rouben Mamoulian, đạo diễn phim người Armenia-Hoa Kỳ (m. 1987) 1901 – Eivind Groven, nhà soạn nhạc người Na Uy (m. 1977) 1910 – Kirk Alyn, diễn viên người Hoa Kỳ (m. 1999) 1910 – Gus Hall, người đứng đầu tổ chức công đoàn và tổ chức cộng sản người Hoa Kỳ(m. 2000) 1910 – Ray Lewis, vận động viên điền kinh người Canada (m. 2003) 1917 – Billy Conn, võ sĩ quyền Anh người Hoa Kỳ (m. 1993) 1917 – Walter Lord, tác giả người Hoa Kỳ (m. 2002) 1917 – Danny Murtaugh, vận động viên bóng chày người Hoa Kỳ (m. 1976) 1917 – Rodney Robert Porter, nhà hóa sinh vật học người Anh, Nobel laureate (m. 1985) 1918 – Ron Randell, nhân vật nam diễn viên (m. 2005) 1918 – Jens Christian Skou, nhà hóa học người Đan Mạch, Nobel laureate 1919 – Kiichi Miyazawa, thủ tướng thứ 78 của Nhật Bản (m. 2007) 1920 – Frank Herbert, nhà văn người Hoa Kỳ (m. 1986) 1921 – Abraham Sarmiento, Filipino Supreme Court jurist 1922 – Nils Liedholm, cầu thủ bóng đá tiền vệ và huấn luyện viên người Thụy Điển (m. 2007) 1924 – Alphons Egli, thành viên của Hội đồng Liên bang Thụy Sĩ 1927 – Jim Elliot, nhà truyền giáo người Hoa Kỳ (m. 1956) 1927 – César Milstein, nhà khoa học người Argentina, Nobel laureate (m. 2002) 1928 – M. Russell Ballard, LDS apostle 1928 – Neil Harvey, vận động viên cricket người Úc 1928 – Bill Maynard, diễn viên người Anh 1929 – Valdir Pereira, cầu thủ bóng đá người Brasil (m. 2001) 1930 – Tōru Takemitsu, nhà soạn nhạc người Nhật Bản (m. 1996) 1932 – Ray Reardon, tay chơi bi da người xứ Wales 1936 – Rona Barrett, nhà bình luận người Hoa Kỳ 1938 – Walter Gretzky, cha của Wayne Gretzky 1938 – Fred Stolle, vận động viên quần vợt người Úc 1939 – Paul Hogan, diễn viên người Úc 1939 – Harvey Pekar, tác giả người Hoa Kỳ 1939 – Lynne Stewart, luật sư dân sự tự do người Hoa Kỳ 1940 – Fred Cash, ca sĩ người Hoa Kỳ (The Impressions) 1941 – Jesse Jackson, mục sư và nhà hoạt động dân quyền người Hoa Kỳ 1942 – Nguyễn Minh Triết chủ tịch nước Việt Nam 1943 – Chevy Chase, diễn viên hài và diễn viên người Hoa Kỳ 1943 – R. L. Stine, tác giả người Hoa Kỳ 1944 – Susan Raye, ca sĩ người Hoa Kỳ 1946 – Jean-Jacques Beineix, đạo diễn phim người Pháp 1946 – Dennis Kucinich, chính khách người Hoa Kỳ 1947 – Emiel Puttemans, vận động viên người Bỉ 1948 – Benjamin Cheever, tiểu thuyết gia và biên tập viên người Hoa Kỳ 1948 – Sarah Purcell, dẫn chương trình người Hoa Kỳ 1948 – Johnny Ramone, nhạc sĩ người Hoa Kỳ (The Ramones) (m. 2004) 1948 – Pedro López, kẻ giết người hàng loạt người Colombia 1948 – Claude Jade, nữ diễn viên người Pháp (m. 2006) 1949 – Sigourney Weaver, nữ diễn viên người Hoa Kỳ 1950 – Robert Kool Bell, nhạc sĩ người Hoa Kỳ (Kool & the Gang) 1951 – Jack O'Connell, chính khách người Hoa Kỳ 1952 – Jan Marijnissen, chính khách người Hà Lan 1952 – Edward Zwick, đạo diễn phim người Hoa Kỳ 1954 – Michael Dudikoff, diễn viên người Hoa Kỳ 1954 – Huub Rothengatter, tay đua xe người Hà Lan 1955 – Bill Elliott, tay đua xe người Hoa Kỳ 1955 – Lonnie Pitchford, Nhạc sĩ nhạc blues người Hoa Kỳ (m. 1998) 1955 – Darrell Hammond, Diễn viên hài người Hoa Kỳ (SNL) 1956 – Stephanie Zimbalist, nữ diễn viên người Hoa Kỳ 1956 – Jeff Lahti, vận động viên bóng chày người Hoa Kỳ 1957 – Antonio Cabrini, cầu thủ bóng đá người Ý 1957 – Joe Castiglione, Giám đốc đại học thể thao người Hoa Kỳ 1958 – Steve Coll, nhà báo người Hoa Kỳ 1959 – Nick Bakay, diễn viên người Hoa Kỳ 1959 – Mike Morgan, vận động viên bóng chày người Hoa Kỳ 1960 – Lorenzo Milá, người phát thanh bản tin ở đài người Tây Ban Nha 1960 – François Pérusse, nhạc sĩ người Canada 1960 – Reed Hastings, doanh nhân người Hoa Kỳ 1961 – Ted Kooshian, nghệ sĩ dương cầm nhạc jazz người Hoa Kỳ 1962 – Bruno Thiry, tay đua xe người Bỉ 1964 – Igor Jijikine, diễn viên người Nga (Indiana Jones and the Kingdom of the Crystal Skull) 1964 – CeCe Winans, ca sĩ người Hoa Kỳ 1965 – Ardal O'Hanlon, diễn viên hài, diễn viên người Ailen 1965 – C-Jay Ramone, nhạc sĩ người Hoa Kỳ (The Ramones) 1965 – Peter Greene, diễn viên người Hoa Kỳ 1966 – Art Barr, đô vật người Hoa Kỳ (m. 1994) 1966 – Camille Coduri, nữ diễn viên người Anh 1966 – Karyn Parsons, nữ diễn viên người Hoa Kỳ 1967 – Yvonne Reyes, nữ diễn viên người Venezuela 1968 – Ali Benarbia, cựu cầu thủ bóng đá người Algeri 1968 – Zvonimir Boban, cầu thủ bóng đá người Croatia 1968 – Emily Procter, nữ diễn viên người Hoa Kỳ 1968 – Leeroy Thornhill, nhạc sĩ người Anh (The Prodigy) 1969 – Julia Ann, nữ diễn viên khiêu dâm người Hoa Kỳ 1969 – Jeremy Davies, diễn viên người Hoa Kỳ 1969 – Dylan Neal, diễn viên người Canada 1970 – Matt Damon, diễn viên người Hoa Kỳ 1970 – Gauri Khan, vợ của diễn viên người Ấn Độ Shahrukh Khan 1970 – Tetsuya Nomura, nhà thiết kế video-game người Nhật 1970 – Soon-Yi Previn, nữ diễn viên người Hàn Quốc Hoa Kỳ 1972 – Stanislav Varga, cầu thủ bóng đá người Slovakia 1972 – Kim Myung Min, diễn viên Hàn Quốc 1974 – Fredrik Modin, vận động viên khúc côn cầu người Thụy Điển 1974 – DJ Q-Ball, nhạc sĩ người Hoa Kỳ (Bloodhound Gang) 1974 – Martin Henderson, diễn viên người New Zealand 1974 – Koji Murofushi, vận động viên môn ném búa người Nhật 1976 – Galo Blanco, vận động viên quần vợt người Tây Ban Nha 1976 – Renate Groenewold, vận động viên trượt băng tốc độ người Hà Lan 1977 – Anne-Caroline Chausson, tay đua xe đạp leo núi người Pháp 1977 – Erna Siikavirta, nhạc sĩ người Phần Lan (Lordi) 1977 – Jamie Marchi, ca sĩ người Hoa Kỳ 1978 – Mick O'Driscoll, cầu thủ bóng bầu dục người Ailen 1978 – Antonino D'Agostino, cầu thủ bóng đá người Ý 1979 – Kristanna Loken, nữ diễn viên người Hoa Kỳ 1979 – Paul Burchill, đô vật chuyên nghiệp người Anh 1979 – Gregori Chad Petree, nhạc sĩ người Hoa Kỳ (Shiny Toy Guns) 1980 – Mike Mizanin, đô vật người Hoa Kỳ 1980 – Nick Cannon, diễn viên người Hoa Kỳ 1981 – Raffi Torres, vận động viên chơi khúc côn cầu trên băng người Canada 1981 – Ruby (ca sĩ Ai Cập), ca sĩ người Ai Cập 1983 – Mario Cassano, cầu thủ bóng đá người Ý 1983 – Steve Cronin, cầu thủ bóng đá, nhạc sĩ và diễn viên người Hoa Kỳ 1983 – Michael Fraser, cầu thủ bóng đá người Scotland 1983 – Travis Pastrana, tay đua motor thể thao người Hoa Kỳ 1985 – Eiji Wentz, ca sĩ người Nhật 1987 – Aya Hirano, ca sĩ người Nhật 1989 – Armand Traoré, cầu thủ bóng đá người Pháp Mất 976 – Jelena of Zadar, hoàng hậu Croatia 1286 – John I of Dreux, Duke of Brittany (s. 1217) 1317 – Fushimi, hoàng đế Nhật Bản (s. 1265) 1621 – Antoine de Montchrétien, nhà soạn kịch người Pháp 1647 – Christian Sørensen Longomontanus, nhà thiên văn học người Đan Mạch (s. 1562) 1652 – John Greaves, nhà toán học người Anh (s. 1602) 1656 – John George I, Elector of Saxony (s. 1585) 1659 – Jean de Quen, cha cố người Pháp 1735 – Ung Chính vua của Trung Quốc (s. 1678) 1754 – Henry Fielding, tác giả người Anh (s. 1707) 1772 – Jean Joseph de Mondonville, nhà soạn nhạc người Pháp (s. 1711) 1793 – John Hancock, nhà cách mạng người Hoa Kỳ (s. 1737) 1795 – Andrew Kippis, tu sĩ người Anh không theo quốc giáo ở Anh (s. 1725) 1804 – Thomas Cochran (judge), thẩm phán người Canada (s. 1777) 1809 – James Elphinston, nhà ngữ văn người Scotland (s. 1721) 1834 – François-Adrien Boïeldieu, nhà soạn nhạc người Pháp (s. 1775) 1863 – Lê Thị Ái, phong hiệu Lục giai Tiệp dư, thứ phi của vua Minh Mạng nhà Nguyễn (s. 1799) 1869 – Nguyễn Phúc Hòa Trinh, phong hiệu Lâm Thạnh Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (s. 1836) 1869 – Franklin Pierce, tổng thống Hoa Kỳ thứ 14 (s. 1804) 1879 – Miguel Grau Seminario, đô đốc người Pêrru (s. 1834) 1886 – Austin F. Pike, chính khách người Hoa Kỳ đến từ New Hampshire (s. 1819) 1897 – Alexei Savrasov, họa sĩ người Nga (s. 1830) 1928 – Larry Semon, diễn viên hài kịch (s. 1889) 1936 – William Henry Stark, lãnh đạo doanh nghiệp người Hoa Kỳ (s. 1851) 1936 – Red Ames, vận động viên bóng chày người Hoa Kỳ (s. 1882) 1942 – Sergei Chaplygin, kỹ sư người Liên Xô (s. 1869) 1944 – Wendell Willkie, chính khách người Hoa Kỳ (s. 1892) 1945 – Felix Salten, tác giả người Áo (s. 1869) 1952 – Joe Adams, vận động viên bóng chày người Hoa Kỳ (s. 1877) 1953 – Nigel Bruce, diễn viên người Anh (s. 1895) 1953 – Kathleen Ferrier, giọng nữ trầm người Anh (s. 1912) 1955 – Iry LeJeune, nhạc sĩ Cajun (s. 1928) 1958 – Ran Bosilek, tác giả người Bungari (s. 1886) 1962 – Solomon Linda, ca sĩ và nhà soạn nhạc người Nam Phi (s. 1909) 1967 – Clement Attlee, Thủ tướng Vương quốc Anh (s. 1883) 1970 – Mitr Chaibancha, diễn viên điện ảnh người Thái Lan (s. 1934) 1970 – Jean Giono, tác giả người Pháp (s. 1895) 1973 – Gabriel Marcel, nhà triết học người Pháp (s. 1889) 1977 – Giorgos Papasideris, Hy Lạp ca sĩ đồng quê, nhà soạn nhạc, Nhà thơ trữ tình (s. 1902) 1982 – Fernando Lamas, diễn viên người Argentina (s. 1915) 1982 – Philip Noel-Baker, Baron Noel-Baker, người Canada-sinh ra hoạt động hòa bình, Giải Nobel Hòa bình (s. 1889) 1983 – Joan Hackett, nữ diễn viên người Hoa Kỳ (s. 1934) 1985 – Malcolm Ross, Người đi bằng khinh khí cầu và nhà vật lý khí quyển người Hoa Kỳ (s. 1919) 1987 – Konstantinos Tsatsos, tổng thống Hy Lạp thứ hai (s. 1899) 1990 – B.J. Wilson, nhạc sĩ người Anh (Procol Harum) (s. 1947) 1992 – Willy Brandt, Chancellor of Germany, Giải Nobel Hòa bình (s. 1913) 1995 – Christopher Keene, người chỉ huy dàn nhạc người Hoa Kỳ (s. 1946) 1997 – Bertrand Goldberg, Kiến trúc sư người Hoa Kỳ (s. 1913) 1999 – John McLendon, huấn luyện viên bóng rổ người Hoa Kỳ (s. 1915) 2000 – Sheila Holland (Sheila Coates, Charlotte Lamb, Sheila Lancaster, Victoria Wolf, Laura Hardy), nhà văn người Anh (s. 1937) 2002 – Jacques Richard, vận động viên chơi khúc côn cầu trên băng người Pháp Canada (s. 1952) 2004 – Jacques Derrida, nhà triết học người Pháp (s. 1930) 2004 – James Chace, nhà sử học người Hoa Kỳ (s. 1931) 2005 – Alekos Alexandrakis, diễn viên người Hy Lạp (s. 1928) 2006 – Mark Porter, tay đua xe người New Zealand (s. 1975) 2007 – Constantine Andreou, họa sĩ người Hy Lạp (s. 1917) 2008 – George Emil Palade, nhà sinh vật học người Rumani (s. 1912) 2008 – Eileen Herlie, nữ diễn viên người Hoa Kỳ (s. 1918) 2007 – Nhạc sĩ Lê Mộng Bảo 2008 – Bob Friend (phát thanh viên), phát thanh viên người Anh (s. 1938) Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 9 tháng 10 là ngày thứ 282 (283 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 83 ngày trong năm. Sự kiện 1370: đảo chính cung đình của cha con Thái tể Cung Tĩnh vương Trần Nguyên Trác, Trần Nguyên Tiết chống Trần Nhật Lễ thất bại. 1701 – Trường Cao đẳng Connecticut, nay là Đại học Yale, được thành lập tại Old Saybrook, Connecticut, Hoa Kỳ. 1740 – Quân đội của Công ty Đông Ấn Hà Lan và cư dân bản địa bắt đầu tiến hành thảm sát người Hoa tại Batavia, nay là Jakarta, Indonesia. 1762: cuộc Chiến tranh Bảy năm: Nhà vua nước Phổ Friedrich II Đại Đế lấy lại được pháo đài Schweidnitz (Silesia) từ tay quân Áo. 1874 – Tổng Liên minh Bưu chính, nay là Liên minh Bưu chính Quốc tế, được thành lập theo Hiệp ước Bern với mục đích thống nhất các dịch vụ và luật lệ bưu chính, cho phép trao đổi bưu phẩm quốc tế tự do. 1967 – Sau khi bị bắt giữ vào ngày hôm trước, nhà lãnh đạo quân du kích Che Guevara bị quân đội chính phủ Bolivia hành quyết. 1970 – Cộng hòa Khmer được chính thức tuyên bố thành lập. 1983 – Một nỗ lực ám sát bất thành nhằm vào Tổng thống Hàn Quốc Chun Doo–hwan xảy ra tại thủ đô Rangoon của Miến Điện, khiến 21 người thiệt mạng. Sinh 1822 – Jacques Antoine Charles Bresse, kỹ sư xây dựng Pháp (m. 1883) 1859 – Alfred Dreyfus, sĩ quan người Pháp, nạn nhân trong vụ Dreyfus (m. 1935) 1940 – John Lennon, ca sĩ, nhạc sĩ nhạc rock người Anh (m. 1980) 1947 – Nguyễn Thành Trung, cựu phi công Việt Nam, người ném bom dinh Độc Lập ngày 8 tháng 4 năm 1975. 1966 – David Cameroon, Cựu Thủ tướng Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland 1970 – Nguyễn Hồng Sơn, là cầu thủ bóng đá người Việt Nam 1972 – Thu Phương, nữ ca sĩ người Hải Phòng Mất 984 – Phạm Cự Lượng, danh tướng thời Đinh – Tiền Lê (s. 944) 1370 – Cha con Trần Nguyên Trác, Trần Nguyên Tiết, tôn thất nhà Trần 1854 – Nguyễn Phúc Thục Tuệ, phong hiệu Vĩnh Chân Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (s. 1832) 1967 – Che Guevara, nhà cách mạng người Argentina (s. 1928). 1995 – Trần Cung, nhà thơ và nhà chính trị người Việt Nam (s. 1898) Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 10 tháng 10 là ngày thứ 283 (284 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 82 ngày trong năm. Sự kiện 732 – Trận Tours: Charles Martel cùng các chiến binh người Frank đánh bại quân đội al-Andalus gần Tours và Poitiers, ngăn chặn lực lượng Hồi giáo khuếch trương tại Tây Âu. 1010 – Nhà Lý dời đô về Thăng Long. 1846 – Nhà thiên văn học người Anh William Lassell phát hiện vệ tinh lớn nhất của sao Hải Vương là Triton. 1911 – Cách mạng Tân Hợi bắt đầu với Khởi nghĩa Vũ Xương, dẫn đến sự sụp đổ của nhà Thanh. 1919 – Trung Hoa Cách mệnh Đảng được Tôn Trung Sơn cải tổ thành Trung Quốc Quốc dân Đảng tại Thượng Hải 1928 – Tưởng Giới Thạch nhậm chức ủy viên trưởng ủy ban quân sự chính phủ quốc dân, trở thành lãnh đạo trên thực tế của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc. 1934 – Hồng quân công nông Trung Quốc tiến hành cuộc vạn lý trường chinh. 1954 – Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến vào tiếp quản Hà Nội từ tay người Pháp sau Chiến tranh Đông Dương. 1964 – Lễ khai mạc Thế vận hội Mùa hè 1964 được cử hành tại Tokyo, Nhật Bản. 1982 – Maximilian Kolbe, linh mục tình nguyện chết thay cho người khác tại Trại tập trung Auschwitz ở Ba Lan, được Giáo hội Công giáo Rôma phong thánh. 2010 – Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội được tổ chức nhằm kỷ niệm 1.000 năm Lý Thái Tổ ban chiếu dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long. 2010 – Quốc gia tự trị Antille thuộc Hà Lan giải thể. 2014 – Chuyển động 24h chính thức phát sóng trên Đài Truyền hình Việt Nam. 2022 – Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 505/QĐ-TTg về Ngày Chuyển đổi số quốc gia, lấy ngày 10 tháng 10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia. 2022 - Kênh truyền hình VTV Cần Thơ chính thức lên sóng thử nghiệm Sinh 1837 – Lưu Vĩnh Phúc, Thủ lĩnh quân Cờ Đen (m. 1917) 1911 – Lê Đức Thọ, chính khách và nhà ngoại giao người Việt Nam đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1973 (nhưng từ chối nhận giải) (m. 1990) 1917 – Kim Ngọc, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phú, ông được mệnh danh là "cha đẻ của khoán hộ" hay còn gọi là khoán mười, "cha đẻ của đổi mới" trong nông nghiệp ở Việt Nam (m. 1979) 1957 – Takahashi Rumiko, mangaka người Nhật Bản 1958 – Tanya Tucker, ca sĩ Mỹ 1963 – Mai Diễm Phương, ca sĩ, diễn viên người Hồng Kông (m. 2003) 1967 – Gavin Newsom 1982 – Yasser Al-Qahtani, cầu thủ bóng đá Ả Rập Saudi 1984 – Huỳnh Quang Thanh, cầu thủ bóng đá Việt Nam 1991 — Xherdan Shaqiri, cầu thủ bóng đá người Thụy Sĩ 1994 – Bae Suzy, ca sĩ và diễn viên người Hàn Quốc Mất 1427 – Liễu Thăng, tướng nhà Minh bị nghĩa quân Lam Sơn chém đầu tại ải Chi Lăng. 1810 – Lê Ngọc Bình, công chúa con vua Lê Hiển Tông, chánh thất của vua Cảnh Thịnh, sau là thứ phi của vua Gia Long (s. 1785). 1947 – Nguyễn Văn Sâm, nhà báo và chính khách Việt Nam 1926 – Joan Sutherland, ca sĩ opera người Úc 2012 – Nhạc sĩ Trần Trịnh 2019 - Trang Sĩ Tấn, Chuẩn tướng Cảnh sát Quốc gia Việt Nam Cộng hòa Lễ và ngày kỷ niệm 1010 – Đại lễ Thăng Long - Hà Nội 1911 – Ngày song thập – Ngày Quốc khánh Trung Hoa Dân Quốc 1945 – Ngày truyền thống Luật sư Việt Nam 1952 – Ngày truyền thống ngành Xuất bản, In và Phát hành sách Việt Nam 1954 – Ngày Giải phóng Thủ đô Hà Nội - Việt Nam 2022 – Ngày Chuyển đổi số quốc gia (Việt Nam), diễn ra hàng năm, bắt đầu từ năm 2022.
Ngày 11 tháng 10 là ngày thứ 284 (285 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 81 ngày trong năm. Sự kiện 951 – Thọ An công Gia Luật Cảnh trở thành hoàng đế thứ tư của triều Liêu, tức Liêu Mục Tông. 1531 – Nhà lãnh đạo cải cách tôn giáo Thụy Sĩ Huldrych Zwingli tử chiến khi cùng quân Zürich giao tranh với quân 5 bang Công giáo La Mã. 1852 – Đại học Sydney được khánh thành, là đại học lâu năm nhất tại Úc. 1941 – Chiến tranh nhân dân giải phóng Macedonia bắt đầu. 1941 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Khởi đầu trận chiến mũi Esperance giữa quân đội Hoa Kỳ và Nhật Bản tại Guadalcanal. 1944 – Cộng hòa Nhân dân Tuva được sáp nhập vào Liên Xô với vị thế một tỉnh tự trị, 23 năm sau khi tuyên bố độc lập khỏi Trung Quốc. 1962 – Giáo hoàng Gioan XXIII triệu tập công đồng đại kết đầu tiên của Giáo hội Công giáo Rôma trong vòng 92 năm, tức Công đồng Vaticanô II. 2002 – Hãng hàng không quốc gia của Trung Quốc là Air China thành lập. Sinh 1885 - François Mauriac, nhà văn người Pháp (m. 1970) 1926 - Thích Nhất Hạnh, thiền sư, giảng viên, nhà văn, nhà thơ người Việt Nam (m. 2022) 1973 – Sakaguchi Daisuke, seiyū làm việc với Aoni Production. 1975 – Vân Dung, diễn viên hài Việt Nam. 1980 – Kasim Hoàng Vũ, ca sĩ 1984 - Đinh Ngọc Diệp, diễn viên người Việt Nam. 1984 – Trương Lương Dĩnh, ca sĩ, nhà sản xuất âm nhạc người Trung Quốc. 1989 – Henry Lau, ca nhạc sĩ người Canada gốc Hoa. 1993 – B Ray, rapper người Việt Nam. Mất 2011 - Hà Thượng Nhân, nhà thơ và nhà báo người Việt (s. 1920) Những ngày lễ và kỷ niệm Ngày Quốc tế trẻ em gái
Ngày 12 tháng 10 là ngày thứ 285 (286 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 80 ngày trong năm. Sự kiện 539 TCN –Quân đội của Cyrus Đại đế Ba Tư chiếm lấy Babylon, chấm dứt đế chế Babylon. (Lịch Julius) 1279 –Chi nhánh Nichiren Shōshū của Phật giáo được thành lập tại Nhật Bản. 1398 –Theo Hiệp ước Salynas, Litva nhượng Samogitia cho Hiệp sĩ Teutonic. 1492 – Cristoforo Colombo cùng đoàn thám hiểm của mình cập bờ Bahamas, nhưng nhà thám hiểm tưởng lầm rằng mình đến được Ấn Độ. 1654 –Vụ nổ Delft tàn phá thành phố Hà Lan này, giết chết hơn 100 người. 1773 –Nhà thương điên đầu tiên của Mỹ mở cửa. 1792 –Lễ kỷ niệm đầu tiên của Ngày Columbus được tổ chức tại thành phố New York. 1810 – Lễ hội tháng Mười, hay Oktoberfest, được tổ chức lần đầu tiên khi vương thất Bayern mời thị dân München tham dự hôn lễ của Thái tử Ludwig và Thái tử phi Therese. 1822 – Pedro I được tuyên bố là hoàng đế đầu tiên của đế quốc Brasil mới độc lập từ Bồ Đào Nha. 1847 –Werner von Siemens thành lập Siemens & Halske, sau này trở thành Siemens AG. 1901 – Tổng thống Theodore Roosevelt chính thức đổi tên "Đại lâu hành chính" thành Nhà Trắng. 1915 –Chiến tranh thế giới thứ nhất: nữ y tá người Anh Edith Cavell bị xử tử bởi một đội bắn Đức vì đã giúp lính Đồng minh trốn thoát khỏi Bỉ. 1929 – Công ước Warszawa được ký kết, quy định về trách nhiệm bồi thường trong vận tải quốc tế của hãng hàng không. 1931 – Tượng Chúa Kitô Cứu Thế tại thành phố Rio de Janeiro, Brasil được khánh thành sau chín năm xây dựng. 1968 –Guinea Xích Đạo độc lập khỏi Tây Ban Nha. 1979 – Ghi nhận được áp suất khí quyển thấp kỷ lục trên toàn cầu là 87,0 kPa, xuất hiện tại Tây Thái Bình Dương trong Bão Tip khi nó nằm cách Guam khoảng 840 km về phía tây-tây bắc. 1999 – Pervez Musharraf đoạt lấy quyền lực tại Pakistan từ Nawaz Sharif thông qua một cuộc đảo chính không đổ máu. 1999 –Quốc gia Cộng hòa tự trị Abkhazia của Liên Xô cũ tuyên bố độc lập khỏi Georgia. 2005 –Tàu vũ trụ thứ hai có phi hành gia của Trung Quốc, Thần Châu 6, được phóng, mang theo hai phi hành gia trên quỹ đạo trong năm ngày. 2017 –Hoa Kỳ công bố quyết định rút khỏi UNESCO. và ngay lập tức theo sau là Israel. Sinh 1240 – Trần Thánh Tông, Hoàng đế thứ hai của nhà Trần, Việt Nam (m. 1290). 1687 – Sylvius Leopold Weiss, nghệ sĩ đàn luýt và nhà soạn nhạc người Đức (m. 1750). 1865 – Arthur Harden, nhà hoá sinh người Anh từng đoạt giải Nobel (m. 1940). 1872 – Ralph Vaughan Williams, nhà soạn nhạc người Anh (m. 1958). 1875 – Aleister Crowley, nhà tiên tri (tự phong), nhà thơ người Anh (m. 1947). 1891 – Edith Stein, triết gia, nữ tu sĩ Công giáo người Đức (m. 1942). 1896 – Eugenio Montale, nhà thơ, dịch giả người Ý từng đoạt giải Nobel (m. 1981). 1921 – Art Clokey, nhà sản xuất, nhà viết kịch, Diễn viên lồng tiếng, người tạo ra Gumby (m. 2010). 1934 – Richard Meier, kiến trúc sư người Mỹ. 1935 – Luciano Pavarotti, ca sĩ opera giọng nam cao, Diễn viên người Ý (m. 2007). 1941 – Nhạc sĩ Đỗ Lễ. 1947 – Lâm Tử Tường, ca sĩ kiêm sáng tác, Diễn viên người Hong Kong. 1951 – Ed Royce, doanh nhân, chính khách người Mỹ. 1956 – Trần Đại Quang, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (m. 2018). 1963 – Kon Satoshi, đạo diễn hoạt họa, viết kịch người Nhật (m. 2010). 1968 – Hugh Jackman, Diễn viên, ca sĩ, nhà sản xuất người Úc. 1969 – Željko Milinovič, cầu thủ bóng đá người Slovenia. 1983 – Alex Brosque, cầu thủ bóng đá người Úc. 1992 – Josh Hutcherson, Diễn viên, nhà sản xuất người Mỹ. Mất 1870 –Robert E. Lee, sĩ quan quân đội Mỹ (s. 1807) 1924 –Anatole France, nhà báo, nhà văn, nhà thơ người Pháp từng nhận giải Nobel (s. 1844) 1965 –Paul Hermann Müller, nhà hoá học người Thuỵ Sĩ từng nhận giải Nobel (s. 1899) 1971 –Dean Acheson, luật gia, chính khách Mỹ, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ thứ 51 (s. 1893) 1997 –John Denver, ca sĩ kiêm sáng tác, Diễn viên người Mỹ (s. 1943) 1998 –Matthew Shepard, sinh viên Mỹ, nạn nhân của một vụ giết người (s. 1976). 2007 –Kisho Kurokawa, kiến trúc sư Nhật Bản, người thiết kế Tháp Nakagin Capsule (s. 1934) 2011 –Hồ Thị Bi, "Bà Năm chính sách", nữ chỉ huy quân sự của Việt Nam trong Kháng chiến chống Pháp (s. 1916) 2011 –Dennis Ritchie, nhà khoa học máy tính người Mỹ, người tạo ra ngôn ngữ lập trình C (s. 1941) Những ngày lễ và kỷ niệm Lễ thánh, lễ bổn mạng của Kitô giáo: Chân Phước Louis Brisson Đức Mẹ Cột Trụ Đức Mẹ Aprecida Edith Cavell và Elizabeth Fry (Anh giáo) Thánh Heribert thành Cologne Thánh Wilfrid thành Ripon Các lễ Chính Thống giáo phương Đông. Các sự kiện kỷ niệm ngày Columbo tìm ra Châu Mỹ: Ngày Các nền văn hóa (Costa Rica). Ngày châu Mỹ (Belize). Ngày Columbo (Honduras). Ngày Dân tộc (El Salvador và Uruguay). Ngày Khám phá châu Mỹ (México). Ngày Phản kháng của người bản địa (Venezuela). Ngày Sắc tộc Hispanic hay Ngày Lễ Quốc gia Tây Ban Nha, và Ngày Không lực (Tây Ban Nha). Ngày Tôn trọng Đa dạng Văn hóa (Argentina). Ngày Độc lập ở Guinea Xích Đạo, khi nước này giành độc lập từ Tây Ban Nha năm 1968. Ngày Khám phá châu Mỹ và Ngày Thanh niên Quốc gia (Bahamas). Ngày Ngôn ngữ Tây Ban Nha (Liên Hợp Quốc). Ngày Quốc gia công khai thiên hướng tình dục (Vương Quốc Liên Hiệp Anh và Bắc Ireland). Ngày Trẻ em (Brasil). Ngày Tự do tư tưởng (Hoa Kỳ).
Ngày 13 tháng 10 là ngày thứ 286 (287 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 79 ngày trong năm. Sự kiện 54 – Claudius bị sát hại bằng thuốc độc trong hoàn cảnh bí ẩn, con là Nero trở thành Hoàng đế La Mã ở tuổi 16. 1307 – Các đặc vụ Vua Philippe IV của Pháp bất ngờ bắt giữ các nhiều Hiệp sĩ dòng Đền, sau đó tra tấn buộc họ phải nhận tội dị giáo. 1332 – Ý Lân Chất Ban trở thành khả hãn của Mông Cổ và hoàng đế của triều Nguyên, song chỉ trị vì trong 53 ngày. 1773 – Nhà thiên văn học Charles Messier khám phá ra Thiên hà Xoáy Nước, một thiên hà xoắn ốc đang va chạm, cách nay khoảng 23 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Lạp Khuyển. 1775 – Hải quân Hoa Kỳ bắt đầu hình thành khi Đệ nhị Quốc hội Lục địa quyết định thành lập Hải quân Lục địa trong Cách mạng Mỹ. 1792 – Tại Washington, D.C., Hoa Kỳ, viên đá đầu tiên của Dinh Hành chính Hoa Kỳ, sau gọi là Nhà Trắng, được đặt. 1917 – Vào khoảng 100.000 người chứng kiến “Phép lạ Mặt trời” gần Fatima, Bồ Đào Nha. 1923 – Ankara thay thế Constantinopolis trong vai trò thủ đô của nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ mới thành lập. 1972 – Chuyến bay số 571 của Không quân Uruguay rơi xuống khu vực dãy núi Andes gần biên giới Chile–Argentina; cuối cùng có 16 người sống sót đến ngày 23 tháng 12. 2010 – Tai nạn mỏ Copiapó tại Chile kết thúc khi toàn bộ 33 thợ mỏ được đưa lên mặt đất sau khi sống sót trong 69 ngày dưới lòng đất chờ cứu giúp. 2022 - Kênh truyền hình VTV Cần Thơ phát sóng chính thức. Sinh 467 – Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế, hoàng đế thứ bảy của triều đại Bắc Ngụy. 1925 – Margaret Thatcher, Thủ tướng Anh, (m. 2013) 1949 – Phú Quang, nhạc sĩ người Việt Nam (m. 2021) 1962 – Kelly Preston, diễn viên người Mỹ (m. 2020) 1974 – Anh Tuấn, MC người Việt Nam 1982 – Dương Cẩm Lynh, nữ diễn viên và MC người Việt Nam 1986 – Gabriel Agbonlahor, cầu thủ người Anh 1988 – Đông Nhi, ca sĩ 1995 – Park Jimin, ca sĩ, vũ công người Hàn Quốc, là thành viên nhóm nhạc BTS. 1996 – Đỗ Mỹ Linh, người mẫu, MC, Hoa hậu Việt Nam 2016 1997 – Erik, ca sĩ, vũ công người Việt Nam Mất 54 – Claudius, Hoàng đế La Mã 1939 – Vũ Trọng Phụng 1988 – Quang Dũng (nhà thơ) 1990 – Lê Đức Thọ, Chính khách người Việt Nam 2016 – Rama IX, Quốc vương Thái Lan 2012 – Vũ Văn Giai, tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa (s. 1934) Những ngày lễ và kỷ niệm Ngày doanh nhân Việt Nam
Ngày 14 tháng 10 là ngày thứ 287 (288 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 78 ngày trong năm. Sự kiện 982 – Da Luật Long Tự đăng cơ hoàng đế triều Liêu ở tuổi 11, tức Liêu Thánh Tông, Thái hậu Tiêu Xước nhiếp chính. 1066 – Tại Trận Hastings, quân lực William Nhà chinh phạt đánh bại quân đội Anh và giết Harold Godwinson, vua Anh người Anglo-Saxon cuối cùng lên ngôi. 1756 – Trong Chiến tranh Bảy năm, Cuộc vây hãm Pirna kết thúc với chiến thắng của quân Phổ trước quân Sachsen. 1758 – Thống chế Áo Leopold Joseph von Daun đánh tan quân Phổ của nhà vua Friedrich II Đại Đế trong trận đánh tại Hochkirch. 1926 – Cuốn sách đầu tiên kể chuyện về con gấu giả tưởng Winnie-the-Pooh của nhà văn Anh A. A. Milne được xuất bản lần thứ nhất. 1939 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Tàu ngầm Đức U-47 đánh chìm tàu chiến HMS Royal Oak của Hải quân Hoàng gia Anh trong khi tàu Anh đang đậu tại cảng ở Scapa Flow thuộc Orkney, Scotland. 1943 – Đệ nhị Cộng hòa Philippines được thành lập trong khi Nhật Bản chiếm đóng, với tổng thống là José P. Laurel. 1944 – Do liên hệ với âm mưu 20 tháng 7, Thống chế Erwin Rommel của Đức bị buộc phải tự sát. 1949 – Nội chiến Trung Quốc: Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc chiếm Quảng Châu. 1950 - Tổng trấn Trung phần Phan Văn Giáo đã chủ trì việc bàn giao quản lý quần dảo Hoàng Sa giữa chính phủ Pháp và chính phủ Bảo Đại 1952 – Chiến tranh Đông Dương: Việt Minh bắt đầu tiến hành Chiến dịch Tây Bắc chống lại quân Liên hiệp Pháp. 1964 – Leonid Brezhnev trở thành Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Liên Xô trong một hội nghị diễn ra dưới sự vắng mặt của người tiền nhiệm Nikita Khrushchev. 1973 – Đối diện với phong trào phản đối chính phủ của sinh viên Thái Lan, chính phủ quân sự của Thanom Kittikachorn từ chức. Sinh 1633 - Vua James II của nước Anh 1644 - William Penn, nhà đầu tư bất động sản, nhà triết học và là người sáng lập nên bang Pennslyvania 1809 - Nicolas Liez, họa sĩ người Pháp 1890 - Dwight David Eisenhower, Tổng thống thứ 34 của Hoa Kỳ 1906 - Hannah Arendt, triết gia người Đức gốc Do Thái (về sau bà đã trở thành công dân Mỹ) 1928 - Gary Graffman, nghệ sĩ đàn piano người Hoa Kỳ 1950 - Sheila Young, VĐV trượt Patin người Hoa Kỳ 1952 - Nguyễn Văn Thạc, liệt sĩ, nhà văn người Việt Nam 1956 - Gabriela von Hasburg, nghệ sĩ điêu khắc người Luxembourg 1961 - Brian Lewis, cầu thủ bóng đá người Anh 1965 - Karyn White, nữ ca sĩ người Mỹ 1973 – George Floyd (m. 2020) 1974 - Lam Trường, ca sĩ người Việt Nam gốc Hoa 1985 - Nguyễn Anh Đức, cầu thủ bóng đá người Việt Nam 1992 - Ahmed Musa, cầu thủ bóng đá người Nigeria Mất 1944 - Erwin Rommel, Thống chế Đức (s. 1891) 1970 - Nữ sĩ Cao Ngọc Anh mất tại Sài Gòn 2018 - Song Ngọc, nhạc sĩ, ca sĩ người Mỹ gốc Việt (Sinh 1943) 2019 - Sulli, ca sĩ, diễn viên, người mẫu Hàn Quốc (sinh 1994). Những ngày lễ và kỉ niệm Ngày Tiêu chuẩn Thế giới Ngày bảo vệ Ukraina Ngày Năm mới trong Lịch Hồi giáo Ngày thành lập Hội nông dân Việt Nam (1930) Ngày thành lập tỉnh Thái Bình.
Ngày 16 tháng 10 là ngày thứ 289 (290 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 76 ngày trong năm. Sự kiện 385 – Sau khi bị bộ tướng cũ là Diêu Trường bắt giữ, Hoàng đế Tiền Yên Phù Kiên bị sát hại. 456 – Tư lệnh Ricimer đánh bại Hoàng đế Avitus tại Piacenza để trở thành chấp chính quan Đế quốc Tây La Mã. 690 – Sau khi phế con là Đường Duệ Tông thành "hoàng tự", Võ Tắc Thiên lên ngôi hoàng đế, đổi quốc hiệu từ "Đường" thành "Chu". 1793 – Maria Antonia của Áo, Vương hậu Pháp, góa phụ của Louis XVI của Pháp, bị hành hình bằng máy chém vào đỉnh cao của Cách mạng Pháp. 1813 – Liên minh thứ sáu tấn công Napoléon và Đế chế thứ nhất Pháp tại Trận Leipzig, xung đột lớn nhất trong các cuộc chiến tranh của Napoléon có hơn nửa triệu lính hai bên. 1945 – Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc được thành lập tại thành phố Québec, Canada. 1972 – Các điệp viên Mossad Israel tiến hành ám sát Wael Zwaiter tại Roma, là cá nhân đầu tiên bị trả thù do có liên quan tới Thảm sát München. 1973 – Henry Kissinger và Lê Đức Thọ được trao giải Nobel Hòa bình. 1978 – Hồng y Karol Józef Wojtyła được bầu làm giáo hoàng, lấy tên Gioan Phaolô II, là người Slav đầu tiên và là giáo hoàng đầu tiên không phải người Ý từ thế kỷ 16. 1996 – Ít nhất 83 người thiệt mạng trong một vụ dẫm đạp tại sân vận động Doroteo Guamuch Flores tại Guatemala trước trận đấu bóng đá giữa Guatemala và Costa Rica. 2013 – Chuyến bay 301 của Lao Airlines gặp nạn gần Sân bay quốc tế Pakse tại Lào, khiến 49 người thiệt mạng. Sinh 1829 – Nguyễn Phúc Miên Cư, tước phong Quảng Trạch Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1854) 1991 – Vận động viên Thể dục dụng cụ Phan Thị Hà Thanh 1987 – Triệu Lệ Dĩnh, diễn viên Trung Quốc 1928 – Phạm Văn Phú, tướng lĩnh người Việt Nam Mất 2007: Giáo sư Cao Xuân Hạo 2011: Dan Wheldon (vận động viên đua xe) (s. 1978) Ngày lễ và kỷ niệm Ngày Lương thực thế giới (World Food Day)
Ngày 17 tháng 10 là ngày thứ 290 (291 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 75 ngày trong năm. Sự kiện 1604 – Nhà thiên văn học Johannes Kepler quan sát một ngôi sao trong chòm sao Xà Phu, về sau được gọi siêu tân tinh Kepler. 1448 – Trong Trận Kosovo, đội quân chủ yếu là người Hungary của John Hunyadi chiến bại trước quân Ottoman dưới quyền Sultan Murad II. 1610 – Quốc vương Pháp Louis XIII đăng quang tại Reims. 1806 – Hoàng đế Jacques I của Haiti bị ám sát gần Port-au-Prince. 1887 – Liên bang Đông Dương được thành lập với bốn thành viên ban đầu là Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và Campuchia. 1907 – Lương Khải Siêu triển khai đại hội thành lập "Chính văn xã" tại Tokyo, Nhật Bản nhằm ủng hộ chế độ quân chủ lập hiến tại Trung Quốc. 1943 – Đường sắt Miến Điện được hoàn thành, tuyến đường được Đế quốc Nhật Bản xây dựng trong Chiến tranh thế giới thứ hai với thiệt hại cao về nhân mạng. 1967 – Trong Chiến tranh Việt Nam, Quân Giải phóng miền Nam giành thắng lợi trước Quân đội Hoa Kỳ trong trận Ông Thành. 1990 – Hòa ước chính thức kết thúc Nổi dậy Sarawak tại Malaysia được ký kết tại thủ phủ Kuching. 2003 – Tháp nhọn được lắp đặt trên nóc tòa nhà Đài Bắc 101 tại Đài Loan, khiến tòa nhà này vượt qua Petronas Towers tại Malaysia để trở thành tòa nhà cao nhất thế giới đương thời. 1979 – Mẹ Têrêsa được trao giải Nobel Hòa bình do những hoạt động nhằm đấu tranh vượt qua nghèo khó tại Ấn Độ. Sinh 1892 – Theodor Eicke, viên chức chính phủ Đức Quốc xã (m. 1943) 1892 – Herbert Howells, nhà soạn nhạc Anh (m. 1983) 1898 – Shinichi Suzuki, giáo viên dạy violon Nhật Bản (m. 1998) 1898 – Simon Vestdijk, nhà văn Hà Lan (m. 1971) 1900 – Jean Arthur, nữ diễn viên người Mỹ (m. 1991) 1902 – Irene Ryan, nữ diễn viên người Mỹ (m. 1973) 1903 – Nathanael West, nhà văn người Mỹ (m. 1940) 1906 – Paul Derringer, cầu thủ bóng chày người Mỹ (m. 1987) 1908 – Red Rolfe, cầu thủ bóng chày người Mỹ (m. 1969) 1912 – Giáo hoàng Gioan Phaolô I, (m. 1978) 1912 – Jack Owens, ca sĩ / nhạc sĩ người Mỹ (m. 1982) 1914 – Jerry Siegel, họa sĩ vẽ tranh biếm hoạ người Mỹ (m. 1996) 1915 – Arthur Miller, nhà soạn kịch người Mỹ (m. 2005) 1917 – Sumner Locke Elliott, tiểu thuyết gia người Mỹ (m. 1991) 1917 – Marsha Hunt (diễn viên), nữ diễn viên 1918 – Rita Hayworth, nữ diễn viên (m. 1987) 1918 – Ralph Wilson, chủ sở hữu của Buffalo Bills 1919 - Isaak Markovich Khalatnikov, nhà vật lý học Nga 1920 – Miguel Delibes, nhà văn người Tây Ban Nha 1920 – Montgomery Clift, diễn viên người Mỹ (m. 1966) 1921 – Tom Poston, diễn viên, diễn viên hài (m. 2007) 1921 – Maria Gorokhovskaya, thể dục của Liên Xô (m. 2001) 1922 – Pierre Juneau, nhà điều hành phim truyền hình Canada 1922 – Luiz Bonfá, nhà soạn nhạc người Brasil (m. 2001) 1923 – Charles McClendon, huấn luyện viên bóng đá người Mỹ (m. 2001) 1923 – Barney Kessel, nhạc sĩ người Mỹ (m. 2004) 1926 – Julie Adams, nữ diễn viên phim người Mỹ 1926 – Beverly Garland, nữ diễn viên (m. 2008) 1930 – Robert Atkins, nhà dinh dưỡng học người Mỹ (m. 2003) 1930 – Jimmy Breslin, phóng viên và tác gia người Mỹ 1931 – Ernst Hinterberger, nhà văn Áo 1933 – Jeanine Deckers, nữ tu người Bỉ (m. 1985) 1934 – Johnny Haynes, cầu thủ bóng đá Anh (m. 2005) 1935 – Sydney Chapman, chính khách và kiến trúc sư 1936 – Onoda Kanamori, địa chấn học Nhật Bản 1937 – Paxton Whitehead, diễn viên người Anh 1938 – Evel Knievel, tay đua xe gắn máy mạo hiểm người Mỹ (m. 2007) 1940 – Peter Stringfellow, chủ sở hữu hộp đêm Anh 1940 – Jim Smith, cầu thủ bóng đá và quản lý Anh 1941 – Earl Thomas Conley, ca sĩ 1941 - Jim Seals, ca sĩ người Mỹ (Seals và Crofts) 1942 – Gary Puckett, nhạc sĩ người Mỹ 1942 – Steve Jones, cầu thủ bóng rổ 1946 – Sir Cameron Mackintosh, nhà sản xuất chương trình sân khấu Anh 1946 – Adam Michnik, nhà hoạt động Ba Lan 1946 – Bob Seagren, nữ vận động viên 1946 – Michael Hossack, nhạc sĩ người Mỹ (Brothers Doobie) 1946 – Drusilla Modjeska, nhà văn và biên tập viên Úc 1947 – Gene xanh, chính khách người Mỹ 1947 – Michael McKean, diễn viên người Mỹ 1948 – Margot Kidder, nữ diễn viên người Canada 1948 – George Wendt, diễn viên người Mỹ 1948 – Robert Jordan, tiểu thuyết gia người Mỹ (m. 2007) 1950 – Howard Rollins, diễn viên người Mỹ (m. 1996) 1951 – Roger Pontare, ca sĩ Thụy Điển 1954 – Carlos Buhler, vận động viên leo núi người Mỹ 1955 – Georgios Alogoskoufis, chính khách Hy Lạp 1956 – Mae Jemison, nữ du hành vũ trụ 1956 – Patrick McCrory, chính khách người Mỹ 1957 – Lawrence Bender, người Mỹ sản xuất phim 1957 – Steve McMichael, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1958 – Alan Jackson, ca sĩ, nhạc sĩ 1959 – Ron Drummond, nhà văn người Mỹ 1959 – Norm Macdonald, diễn viên hài, diễn viên người Canada 1959 – Mark Peel, nhà sử học tại Úc 1959 – Richard Roeper, nhà phê bình phim người Mỹ 1959 – Russell Gilbert, diễn viên hài người Úc 1960 – Rob Marshall, nữ giám đốc 1960 – Guy Henry, diễn viên người Anh 1962 – Mike Judge, họa sĩ vẽ tranh biếm hoạ, nhà làm phim và diễn viên thoại người Mỹ 1963 – Sergio Goycochea, cầu thủ bóng đá Argentina 1965 – Aravinda de Silva, cầu thủ cricket Sri Lanka 1966 – Mark Gatiss, diễn viên, nhà văn người Anh 1966 – Tommy Kendall, đua xe và phát thành viên truyền hình người Mỹ 1966 – Danny Ferry, cầu thủ bóng rổ 1967 – René dif, nhạc sĩ người Đan Mạch (Aqua) 1968 – Ziggy Marley, nhạc sĩ người Jamaica 1969 – Wood Harris, diễn viên người Mỹ 1969 – Ernie Els, vận động viên golf Nam Phi 1969 – Rick Mercer, diễn viên hài người Canada 1970 – Anil Kumble, cầu thủ cricket Ấn Độ 1970 – John Mabry, cầu thủ bóng chày 1970 – Blues Saraceno, diễn đàn ghita 1971 – Chris Kirkpatrick, ca sĩ ('N Sync) 1972 – Eminem, ca sĩ nhạc rap, nhà sản xuất, diễn viên Mỹ 1972 – Tarkan, ca sĩ Thổ Nhĩ Kỳ 1972 – Wyclef Jean, ca sĩ sinh tại Haiti 1972 – Sharon Leal, nữ diễn viên 1972 – Joe McEwing, cầu thủ bóng chày 1974 – Matthew Macfadyen, diễn viên người Anh 1974 – Ariel Levy, nhà văn nữ người Mỹ 1974 – Janne Puurtinen, Phần Lan keyboard (HIM) 1974 – John Rocker, cầu thủ bóng chày 1975 – Francis Bouillon, diễn viên khúc côn cầu 1976 – Sebastián Abreu, cầu thủ bóng đá Uruguay 1977 – Dudu Aouate, cầu thủ bóng đá Israel 1977 – Bryan Bertino, đạo diễn phim và kịch 1979 – Marcela Bovio, ca sĩ, nghệ sĩ vĩ cầm Mexico (Stream of Passion) 1979 – Kimi Räikkönen, lái xe đua Phần Lan 1979 – Kostas Tsartsaris, cầu thủ bóng rổ Hy Lạp 1980 – Ekaterina Gamova, cầu thủ bóng chuyền Nga 1980 – Alessandro Piccolo, tay đua xe người Ý 1982 – Nick Riewoldt, cầu thủ bóng đá Úc 1983 – Daniel Booko, diễn viên người Mỹ 1983 – Ivan Saenko, cầu thủ bóng đá Nga 1984 – Jelle Klaasen, vận động viên chơi phi tiêu Hà Lan 1984 – Chris Lowell, diễn viên người Mỹ 1984 – Randall Munroe, họa sĩ vẽ tranh biếm hoạ người Mỹ 1985 – Baran Kosari, nữ diễn viên Iran 1987 – Bea Alonzo, nữ diễn viên Philippines 1987 – Jarosław Fojut, cầu thủ bóng đá Ba Lan 1992 – Sam Concepcion, người biểu diễn và diễn viên Philippines Mất Năm 33 sau Công Nguyên - Agrippina the Elder , vợ La Mã của Germanicus (14 TCN) 532 – Giáo hoàng Bônifaciô II 866 - Al-Musta'in , Abbasid caliph (sinh năm 836) 1271 - Steinvör Sighvatsdóttir , nhà thơ và nhà quý tộc Iceland 1277 - Beatrice of Falkenburg , phối ngẫu của nữ hoàng Đức (bc 1254) 1346 - John Randolph, Bá tước thứ 3 của Moray 1346 - Maurice de Moravia, Bá tước Strathearn 1456 - Nicolas Grenon , nhà soạn nhạc người Pháp (sinh năm 1375) 1485 - John Scott của Scott's Hall , Người quản lý các cảng Cinque 1552 - Andreas Osiander , nhà thần học Tin lành người Đức (sinh năm 1498) 1575 - Gaspar Cervantes de Gaeta , hồng y người Tây Ban Nha (sinh năm 1511) 1586 - Philip Sidney , cận thần, nhà thơ và tướng quân người Anh (sinh năm 1554) 1587 - Francesco I de 'Medici, Đại công tước Tuscany (sinh năm 1541) 1616 - John Pitts , linh mục và học giả người Anh (sinh năm 1560) 1660 - Adrian Scrope , đại tá và chính trị gia người Anh (sinh năm 1601) 1673 - Thomas Clifford, Nam tước Clifford thứ nhất của Chudleigh , chính trị gia người Anh, Thủ quỹ Tối cao của Anh (sinh năm 1630) 1690 - Margaret Mary Alacoque , nhà thần bí người Pháp (sinh năm 1647) 1757 - René Antoine Ferchault de Réaumur , nhà côn trùng học và học thuật người Pháp (sinh năm 1683) 1776 - Pierre François le Courayer , nhà thần học Pháp-Anh và tác giả (sinh năm 1681) 1780 - William Cookworthy , dược sĩ và bộ trưởng người Anh (sinh năm 1705) 1781 - Edward Hawke, Nam tước Hawke thứ nhất , Đô đốc người Anh (sinh năm 1705) [15] 1786 - Johann Ludwig Aberli , họa sĩ và nhà minh họa người Thụy Sĩ (sinh năm 1723) 1806 - Jean-Jacques Dessalines , chỉ huy và chính trị gia Haiti, Toàn quyền Haiti (sinh năm 1758) 1836 - Orest Kiprensky , họa sĩ người Nga (sinh năm 1782) 1837 - Johann Nepomuk Hummel , nghệ sĩ piano và nhà soạn nhạc người Áo (sinh năm 1778) 1849 - Frédéric Chopin , nghệ sĩ piano và nhà soạn nhạc người Ba Lan (sinh năm 1810) 1868 - Laura Secord , nữ anh hùng chiến tranh Canada (sinh năm 1775) 1887 - Gustav Kirchhoff , nhà vật lý và hóa học người Đức (sinh năm 1824) 1889 - Nikolay Chernyshevsky , triết gia và nhà phê bình người Nga (sinh năm 1828) 1893 - Patrice de MacMahon, Công tước xứ Magenta , tướng lĩnh và chính trị gia người Pháp, Tổng thống thứ 3 của Pháp (sinh năm 1808) 1910 - Julia Ward Howe , nhà thơ và nhạc sĩ người Mỹ (sinh năm 1819) 1918 - Malak Hifni Nasif , nhà thơ và tác giả Ai Cập (sinh năm 1886) 1928 - Frank Dicksee , họa sĩ và nhà minh họa người Anh (sinh năm 1853) 1931 - Alfons Maria Jakob , nhà thần kinh học và học thuật người Đức (sinh năm 1884) 1937 - J. Bruce Ismay , doanh nhân người Anh (sinh năm 1862) 1938 - Karl Kautsky , nhà báo, nhà triết học và nhà lý thuyết người Đức gốc Séc (sinh năm 1854) 1948 - Royal Cortissoz , nhà phê bình nghệ thuật người Mỹ (sinh năm 1869) 1955 - Dimitrios Maximos , chủ ngân hàng và chính trị gia người Hy Lạp (sinh năm 1873) 1956 - Anne Crawford , nữ diễn viên người Anh gốc Israel (sinh năm 1920) 1957 - Wilhelmina Hay Abbott , nhà đấu tranh cho nữ quyền và đau khổ người Scotland (sinh năm 1884) [16] 1958 - Paul Outerbridge , nhiếp ảnh gia người Mỹ (sinh năm 1896) 1958 - Charlie Townsend , vận động viên cricket và luật sư người Anh (sinh năm 1876) 1962 - Natalia Goncharova , họa sĩ người Nga, nhà thiết kế trang phục và nhà thiết kế đồ bộ (sinh năm 1882) 1963 - Jacques Hadamard , nhà toán học và học thuật người Pháp (sinh năm 1865) 1965 - Bart King , vận động viên cricket người Mỹ (sinh năm 1873) 1966 - Sidney Hatch , vận động viên và lính Mỹ (sinh năm 1883) 1966 - Wieland Wagner , giám đốc và quản lý người Đức (sinh năm 1917) 1967 - Phổ Nghi , hoàng đế Trung Quốc (sinh năm 1906) 1970 - Pierre Laporte , nhà báo, luật sư và chính trị gia người Canada (sinh năm 1921) 1970 - Vola Vale , nữ diễn viên người Mỹ (sinh năm 1897) 1970 - Quincy Wright , nhà khoa học chính trị và học giả người Mỹ (sinh năm 1890) 1972 - Turk Broda , huấn luyện viên và vận động viên khúc côn cầu trên băng người Canada (sinh năm 1914) 1972 - George, Thái tử Serbia (1887) 1973 - Ingeborg Bachmann , tác giả và nhà thơ người Áo (sinh năm 1926) 1978 - George Clark , tay đua xe hơi người Mỹ (1890) 1978 - Giovanni Gronchi , nhà giáo dục, quân nhân và chính trị gia người Ý , Tổng thống thứ 3 của Cộng hòa Ý (sinh năm 1887) 1979 - SJ Perelman , nhà viết kịch bản và hài hước người Mỹ (sinh năm 1904) 1979 - John Stuart , diễn viên người Anh gốc Scotland (sinh năm 1898) 1979 - Eugenio Mendoza , ông trùm kinh doanh người Venezuela (sinh năm 1909) 1981 - Kannadasan tác giả, nhà thơ và nhạc sĩ người Ấn Độ (sinh năm 1927) 1981 - Albert Cohen , công chức người Thụy Sĩ gốc Hy Lạp và là tác giả (sinh năm 1895) 1981 - Lina Tsaldari , chính trị gia người Hy Lạp (sinh năm 1887) 1983 - Raymond Aron , nhà xã hội học, nhà khoa học chính trị và nhà triết học người Pháp (sinh năm 1905) 1987 - Abdul Malek Ukil , luật sư và chính trị gia người Bangladesh (sinh năm 1925) 1991 - Tennessee Ernie Ford , ca sĩ và diễn viên người Mỹ (sinh năm 1919) 1992 - Herman Johannes , nhà khoa học, học giả và chính trị gia người Indonesia (sinh năm 1912) 1992 - Orestis Laskos , diễn viên, đạo diễn và nhà biên kịch người Hy Lạp (sinh năm 1908) 1993 - Criss Oliva , nghệ sĩ guitar và nhạc sĩ người Mỹ (sinh năm 1963) 1996 - Chris Acland , nhạc sĩ người Anh và tay trống của Lush (sinh năm 1966) 1996 – Lê Công Tuấn Anh, diễn viên điện ảnh Việt Nam (s. 1967) 1997 - Larry Jennings , ảo thuật gia và tác giả người Mỹ (sinh năm 1933) 1998 - Joan Hickson , nữ diễn viên người Anh (sinh năm 1906) 1998 - Hakim Said , học giả và chính trị gia người Pakistan, Thống đốc thứ 20 của Sindh (sinh năm 1920) 1999 - Nicholas Metropolis , nhà toán học và vật lý người Mỹ gốc Hy Lạp (sinh năm 1915) 2000 - Leo Nomellini , cầu thủ và đô vật bóng đá người Mỹ gốc Ý (sinh năm 1924) 2000 - Joachim Nielsen , ca sĩ, nhạc sĩ và nhà thơ người Na Uy (sinh năm 1964) 2001 - Jay Livingston , ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Mỹ (sinh năm 1915) 2001 - Micheline Ostermeyer , vận động viên ném bóng người Pháp, vận động viên ném đĩa và nghệ sĩ dương cầm (sinh năm 1922) 2001 - Rehavam Ze'evi , nhà sử học, tướng lĩnh và chính trị gia người Israel, Bộ trưởng Du lịch Israel (sinh năm 1926) 2002 - Derek Bell , nghệ sĩ đàn hạc và nhà soạn nhạc người Ireland (sinh năm 1935) 2004 - Uzi Hitman , ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Israel (sinh năm 1952) 2006 - Daniel Emilfork , diễn viên người Pháp gốc Chile (sinh năm 1924) 2006 - Christopher Glenn , nhà báo người Mỹ (sinh năm 1938) 2007 - Joey Bishop , diễn viên người Mỹ và người dẫn chương trình trò chuyện (sinh năm 1918) 2007 - Teresa Brewer , ca sĩ người Mỹ (sinh năm 1931) 2007 - Suzy Covey , học giả và viện sĩ người Mỹ (sinh năm 1939) 2008 - Urmas Ott , nhà báo và tác giả người Estonia (sinh năm 1955) 2008 - Levi Stubbs , ca sĩ người Mỹ (sinh năm 1936) 2008 - Ben Weider , doanh nhân người Canada, đồng sáng lập Liên đoàn Thể hình & Thể hình Quốc tế (sinh năm 1923) 2009 - Norma Fox Mazer , tác giả và nhà giáo dục người Mỹ (sinh năm 1931) 2009 - Vic Mizzy , nhà soạn nhạc người Mỹ (sinh năm 1916) 2011 - Carl Lindner, Jr. , doanh nhân người Mỹ (sinh năm 1919) 2012 - Milija Aleksic , cầu thủ bóng đá Anh-Nam Phi (sinh năm 1951) 2012 - Émile Allais , vận động viên trượt tuyết người Pháp (sinh năm 1912) 2012 - Henry Friedlander , nhà sử học và tác giả người Mỹ gốc Đức (sinh năm 1930) 2012 - Stanford R. Ovshinsky , nhà khoa học và doanh nhân người Mỹ, đồng sáng lập Thiết bị chuyển đổi năng lượng (sinh năm 1922) 2012 - Kōji Wakamatsu , đạo diễn, nhà sản xuất và biên kịch người Nhật Bản (sinh năm 1936) 2013 - Mẹ Antonia , nữ tu sĩ và nhà hoạt động người Mỹ gốc Mexico (sinh năm 1926) 2013 - Terry Fogerty , cầu thủ và huấn luyện viên bóng bầu dục người Anh (sinh năm 1944) 2013 - Arthur Maxwell House , nhà thần kinh học và chính trị gia người Canada, Thống đốc thứ 10 của Newfoundland và Labrador (sinh năm 1926) 2013 - Lou Scheimer , nhà làm phim hoạt hình, nhà sản xuất và diễn viên lồng tiếng người Mỹ, đồng sáng lập Công ty Điện ảnh (sinh năm 1928) 2013 - Rene Simpson , vận động viên quần vợt người Mỹ gốc Canada (sinh năm 1966) 2014 - Edwards Barham , nông dân và chính trị gia người Mỹ (sinh năm 1937) 2014 - Masaru Emoto , tác giả và nhà hoạt động Nhật Bản (sinh năm 1943) 2014 - Tom Shaw , giám mục người Mỹ (sinh năm 1945) 2014 - Berndt von Staden , nhà ngoại giao Đức , Đại sứ Đức tại Hoa Kỳ (sinh năm 1919) 2015 - Danièle Delorme , nữ diễn viên và nhà sản xuất người Pháp (sinh năm 1926) 2015 - Howard Kendall , cầu thủ và quản lý bóng đá người Anh (sinh năm 1946) 2015 - Anne-Marie Lizin , luật sư và chính trị gia người Bỉ (sinh năm 1949) 2015 - Tom Smith , doanh nhân và chính trị gia người Mỹ (sinh năm 1947) 2017 - Gord Downie , nhạc sĩ người Canada (sinh năm 1964) 2019 - Lê Hải An, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo (s. 1971) Những ngày lễ và kỷ niệm Ngày Thế giới chống đói nghèo
Ngày 18 tháng 10 là ngày thứ 291 (292 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 74 ngày trong năm. Sự kiện 1009 – Theo lệnh từ Khalip Al-Hakim bi-Amr Allah của Fatima, Nhà thờ Mộ Thánh bên trong Thành Jerusalem bị phá hủy. 1081 – Người Norman đánh bại quân Đông La Mã trong trận Dyrrhachium trên lãnh thổ nay thuộc Albania. 1386 – Đại học Heidelberg khai hiệu, đây là trường đại học lâu đời nhất của Đức. 1748 – Chiến tranh Kế vị Áo kết thúc với Hòa ước Aix-la-Chapelle; châu Âu phần lớn trở lại tình trạng trước chiến tranh. 1851 – Tiểu thuyết Moby Dick của nhà văn Mỹ Herman Melville được xuất bản lần đầu tiên dưới tên The Whale (Cá voi). 1867 – Thương vụ Alaska hoàn tất khi Nga chính thức bàn giao lãnh thổ này cho Hoa Kỳ. 1922 – Một côngxoocxiom thành lập Công ty Truyền thông Anh Quốc, tức BBC, nhằm cung cấp dịch vụ truyền thống quốc gia. 1977 – Khủng hoảng Mùa Thu Đức kết thúc khi những lãnh đạo của Phái Hồng quân chết trong tù, với tuyên bố chính thức là do tự sát. Sinh 1800 – Lương Thị Nguyện, phong hiệu Thất giai Quý nhân, thứ phi của vua Minh Mạng nhà Nguyễn (m. 1871) 1928 – Lâm Ngươn Tánh, tướng lĩnh Hải Quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Hải hàm Đề đốc, cấp bậc Thiếu tướng (m. 2018) 1933 – Vũ Thư Hiên, nhà văn Việt Nam 1952 – Bảo Ninh, nhà văn Việt Nam 1987 – Zac Efron, diễn viên người Mỹ 1995 – Perawat Sangpotirat, diễn viên, ca sĩ, người mẫu, MC người Thái Lan 2003 – Alejandro Balde, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha 2004 – Nattawat Jirochtikul, diễn viên, ca sĩ, người mẫu người Thái Lan Mất 1840 – Nguyễn Phúc Nhu Thuận, phong hiệu Phong Hòa Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (s. 1819) 1853 – Nguyễn Phúc Miên Ngung, tước phong An Quốc công, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1830) 1777 – Định vương Nguyễn Phúc Thuần, một trong những chúa Nguyễn cuối cùng của Đàng Trong (s. 1754). 1777 – Nguyễn Phúc Đồng, tước phong Hải Đông Quận vương, anh của vua Gia Long (s. ?). 1931 – Thomas Alva Edison, nhà phát minh người Mỹ (s. 1847). Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 19 tháng 10 là ngày thứ 292 (293 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 73 ngày trong năm. Sự kiện 202 TCN – Scipio Africanus chỉ huy quân La Mã đánh bại Hannibal và quân Carthago trong trận Zama tại Tunisia ngày nay, kết thúc Chiến tranh Punic lần thứ hai. 439 – Người Vandal dưới quyền Quốc vương Genseric chiếm lĩnh Carthago tại Bắc Phi. 1386 – Đại học Heidelberg tổ chức buổi thuyết giảng đầu tiên, trở thành đại học lâu năm nhất tại Đức. 1469 – Fernando II của Aragon cử hành hôn lễ với Isabel I của Castilla, cuộc hôn nhân này cho phép Aragon và Castilla thống nhất thành một quốc gia đơn nhất là Tây Ban Nha. 1781 – Cách mạng Hoa Kỳ: Phân đội Anh của Charles Cornwallis đầu hàng quân đội Pháp–Mỹ của George Washington, kết thúc cuộc vây hãm Yorktown. 1812 – Napoléon Bonaparte triệt thoái khỏi Moskva. 1813 – Trận Leipzig kết thúc, Napoléon Bonaparte phải chịu một trong các thất bại tệ hại nhất. 1866 – Áo nhượng lại Veneto và Mantova cho Pháp, các lãnh thổ này lập tức được trao cho Ý để đổi lấy việc Ý chấp thuận cuộc sáp nhập Savoy và Nice của Pháp. 1900 – Max Planck khám phá định luật về bức xạ vật đen (Định luật Planck). 1933 – Đức rút khỏi Hội Quốc Liên. 1935 – Hội Quốc Liên áp đặt chế tài kinh tế đối với Ý do họ xâm chiếm Ethiopia. 1935 – Phương diện quân số 1 và Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đến miền bắc tỉnh Thiểm Tây trong Trường chinh. 1950 – Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc chiếm thị trấn Qamdo; đôi khi được gọi là "xâm chiếm Tây Tạng". 1960 – Chiến tranh Lạnh: Chính phủ Hoa Kỳ áp đặt một lệnh cấm vận thương mại gần như toàn diện chống Cuba. 1974 – Niue trở thành một quốc gia tự trị liên kết tự do với New Zealand. 1987 – Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tụt xuống 22,6% vào Thứ Hai Đen, trong một trong những ngày sụt giá nhiều nhất theo điểm phần trăm đến lúc đó. 2003 – Giáo hoàng Gioan Phaolô II ban chân phước cho Mẹ Teresa. 2012 – Một vụ nổ bom giết chết tám người và làm bị thương 110 người tại Beirut, Liban. Sinh 1973 – Thanh Mai, MC, diễn viên người Việt Nam. 1973 – Hồ Lệ Thu, nữ ca nhạc sĩ trẻ người Việt Nam 1976 – Jean Dausset, nhà miễn dịch học người Pháp, được nhận giải Nobel Sinh lý và Y khoa (m. 2009) 1992 – Kim Ji-won, nữ diễn viên người Hàn Quốc. 1995 – Nguyễn Huỳnh Kim Duyên, Á hậu 2 Hoa hậu Siêu quốc gia 2022 (Top 16 Hoa hậu Hoàn vũ 2021) Mất 1975 – Nguyễn Văn Huyên, giáo sư, tiến sĩ, nhà sử học, nhà dân tộc học, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam nhiệm kỳ 1946–1975. (s. 1905) 2002 - Nhạc sĩ Hoàng Phương Những ngày lễ và kỷ niệm