text
stringlengths
0
512k
Ngày 25 tháng 2 là ngày thứ 56 trong lịch Gregory. Còn 309 ngày trong năm (310 ngày trong năm nhuận). Sự kiện 1793 - George Washington triệu tập cuộc họp nội các đầu tiên sau khi nhậm chức Tổng thống Mỹ 1875 – Ái Tân Giác La Tái Điềm lên ngôi hoàng đế triều Thanh khi chưa tròn 4 tuổi, tức Quang Tự Đế, Từ Hi thái hậu và Từ An thái hậu đồng nhiếp chính. 1861 - Đại đồn Chí Hòa thất thủ. 1921 - Tbilisi, thủ đô của Gruzia, bị chiếm giữ bởi người Bolshevik. 1932 – Adolf Hitler nhập quốc tịch Đức, cho phép ông có quyền tham gia cuộc bầu cử Tổng thống Đức diễn ra trong cùng năm. 1945 – Chiến tranh Đông Dương: Chiến dịch Hòa Bình kết thúc với thắng lợi của Việt Minh, quân Liên hiệp Pháp rút lui. 1947 – Hội đồng cai quản quân Đồng minh chính thức tuyên bố giải thể nước Phổ. 1951 – Đại hội Thể thao liên Mỹ lần thứ nhất khai mạc tại Buenos Aires, Argentina với 21 quốc gia tham dự. 1956 – Trong bài diễn văn Về sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó của mình, nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev lên án sự sùng bái cá nhân của Stalin. 1968 - Thảm sát Hà My. 1986 – Tổng thống Ferdinand Marcos phải đào tị khỏi Philippines sau 20 năm cầm quyền; Corazon Aquino trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Philippines. 2009 – Các thành viên của Lực lượng biên phòng Bangladesh nổi loạn tại tổng hành dinh ở thủ đô Dhaka. Sinh 449 - Lưu Tống Tiền Phế Đế, Hoàng đế thứ sáu của triều Lưu Tống trong lịch sử Trung Quốc (m. 465) 1398 - Minh Tuyên Tông Hoàng đế Trung Hoa (m. 1435) 1643 - Ahmed II Sultan của Đế quốc Ottoman (m. 1695) 1841 - Pierre-Auguste Renoir, họa sĩ, nghệ sĩ tạo hình và nhà điêu khắc Pháp (m. 1919) 1845 - George Reid Thủ tướng thứ tư của nước Úc (m. 1918) 1943 - George Harrison, thành viên của The Beatles (m. 2001) 1973 - Julio José Iglesias, ca sĩ người Tây Ban Nha 1981 - Nguyễn Việt và Nguyễn Đức, cặp sinh đôi dính liền đầu tiên tại Việt Nam. 1983 - Eduardo da Silva, cầu thủ người Brasil 1995 - Nguyễn Trần Khánh Vân, người mẫu, diễn viên, giám đốc điều hành người Việt Nam 1997 - Lý Hoàng Nam, vận động viên quần vợt Việt Nam Mất 1643 - Marco da Gagliano, nhà soạn nhạc người Ý (s. 582) 1852 - Thomas Moore, nhà thơ Ireland (s. 1779) 1886 - Phạm Viết Chánh, danh sĩ và đại thần triều Nguyễn (s. 1824) 1972 - Phan Đình Soạn, Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (Sinh 1929) 1972 - Ngô Hán Đồng, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (Sinh 1930) 2008 - Từ Văn Bê Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa 2010 - Cao Hảo Hớn, Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (Sinh 1926) Những ngày lễ và kỷ niệm
Melbourne (Phát âm tiếng Anh: ;) là một thành phố cảng nằm ở khu vực đông nam của Úc. Đây là thủ phủ và thành phố lớn nhất bang Victoria, và là thành phố lớn thứ hai ở Úc. Địa danh "Melbourne" dùng để gọi tên toàn bộ vùng đô thị rộng hơn 9.900 km² gồm nhiều khu dân cư khác nhau, đồng thời cũng là tên gọi phần trung tâm nội ô thành phố. Vùng đô thị ngày nay toạ lạc quanh một vịnh kín tự nhiên gọi là Vịnh Port Phillip và bao trùm trên một vùng rộng lớn từ vùng đồi xen lẫn đồng cỏ ở gần chân núi Macedon đến Dãy núi Dandenong và bán đảo Mornington ở phía đông và đông nam. Trải qua nhiều thập niên phát triển và nhập cư ồ ạt, Melbourne đã trở thành nhà của hơn 4,5 triệu người đến từ hàng trăm nước trên thế giới. Được thành lập năm 1835, bởi những người định cư từ Launceston trong Vùng đất Van Diemen (Tasmania ngày nay), Melbourne từ một thị trấn vùng sâu vùng xa của New South Wales nhanh chóng phát triển thành thủ phủ một thuộc địa. Toàn quyền NSW Richard Bourke đã đặt tên nơi đây là Melbourne, theo tên của William Lamb, Tử tước Melbourne, Thủ tướng nước Anh đương thời. Không lâu sau khi được nâng cấp lên Thành phố năm 1847, Melbourne đón nhận dòng dòng người nhập cư ồ ạt do hai cuộc đổ xô tìm vàng kéo đến. Nguồn vốn nhân lực và tài lực mới đã biến nơi này thành một trong những đô thị hào hoa và thịnh vượng bậc nhất thế giới trong giai đoạn cuối thế kỷ 19. Có lẽ vì thế mà sau khi Liên bang Úc được thành lập năm 1901, Melbourne đã được chọn làm thủ đô lâm thời đến tận năm 1927. Thứ hạng cao về giáo dục, nghiên cứu, y tế, du lịch, thể thao cùng môi trường trong lành, mát mẻ và mạng lưới giao thông công cộng rộng khắp giúp Melbourne giữ vững vị trí quán quân "thành phố đáng sống" trong suốt 6 năm liền. Về kinh tế, Melbourne còn là trung tâm thương mại, tài chính quan trọng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và xếp hạng thứ 30 trên Bảng chỉ số Trung tâm Tài chính Toàn cầu. Còn đối với người dân xứ sở chuột túi, thành phố còn đảm nhiệm vai trò là "kinh đô văn hoá" nước nhà, và là nơi khởi nguồn của nền điện ảnh truyền hình nước nhà, nơi khai sinh ra môn thể thao bóng đá Úc và trường phái hội hoa ấn tượng phong cách Úc. Thành phố còn được liệt kê trong danh sách các Thành phố Văn chương UNESCO, và là thiên đường của âm nhạc, kịch nói, nghệ thuật truyền thống và nhiều loại hình nghệ thuật đường phố đặc sắc. Melbourne đăng cai Thế vận hội Olympic năm 1956. Theo tiêu chuẩn về "dịch vụ cao cấp", Melbourne được nhóm nghiên cứu GaWC xếp vào loại hai ("các thành phố nhỏ của thế giới") đằng sau các thành phố như Montréal, Osaka hay Praha. Thành phố này có số lượng sinh viên quốc tế thuộc loại đông nhất trên thế giới, sau London, New York và Paris. Melbourne hiện đang sở hữu mạng lưới xe điện mặt đất (tramway) lớn nhất trên thế giới, với gần 250 km đường sắt đôi phủ kín khu vực đô thị và vùng ngoại ô của thành phố. Tên gọi Thành phố được đặt tên theo Thủ tướng Anh, William Lamb, Tử tước Melbourne, người sống gần Melbourne ở Derbyshire, Anh. Melbourne có gốc từ Mylla Burne trong tiếng Anh cổ và có nghĩa là "Mill Stream". Địa lý Melbourne nằm ở phía đông nam lục địa châu Úc, thuộc tiểu bang Victoria (Úc). Về mặt địa chất, nó được tạo nên trên sự hợp lưu của dung nham Đệ tứ chảy về phía tây, đá mài Silurian về phía đông, và sự tích tụ cát Holocene ở phía đông nam dọc theo cảng Phillip. Các vùng ngoại ô phía đông nam nằm trên đứt gãy Selwyn, vùng này bao bọc Mount Martha và Cranbourne. Melbourne trải dài dọc theo sông Yarra về phía Thung lũng Yarra và Dandenong Rangers về phía đông. Nó mở rộng về phía bắc qua các thung lũng lượn sóng nhấp nhô của các nhánh sông Yarra - lạch Moonee Ponds (về phía sân bay Tullamarine), lạch Merri-Creek và sông Plenty - tới các nơi bên ngoài ngoại ô của Craigieburn và Whittlesea. Thành phố đi về phía đông nam qua Dandenong đến hành lang tăng trưởng của Pakenham về phía Tây Gippsland và đi về phía nam qua thung lũng Dandenong Creek, bán đảo Mornington và thành phố Frankston đi theo đỉnh Olivers Hill, Mount Martha và Arthurs Seat, trải dài dọc theo bờ biển Port Phillip như là một khu liên hợp đơn lẻ để đến ngoại ô Portsea và Point Nepean. Phía tây giáp sông Maribyrnong và các nhánh của nó về hướng Bắc về phía Sunbury và vùng đồi dãy Macedon và dọc theo vùng đất đồng bằng núi lửa phẳng hướng về phía Melton ở phía tây, Werribee ở chân núi của rặng đá You Yangs phía tây nam của CBD. Sông Little và thị trấn cùng tên, đánh dấu biên giới giữa Melbourne và thành phố Geelong lân cận. Các bãi biển chính của Melbourne nằm ở các vùng ngoại ô khác nhau dọc theo bờ vịnh Port Phillip, trong những khu vực như Port Melbourne, Albert Park, St Kilda, Elwood, Brighton, Sandringham, Mentone, Frankston, Altona, Williamstown và Werribee South. Những bãi biển lướt sóng gần nhất nằm cách Melbourne CBD ở phía đông nam 85 km (53 dặm) về phía sau các bãi biển của Rye, Sorrento và Portsea. Khí hậu Melbourne có khí hậu ôn đới hải dương (Köppen Climate Cfb) với đặc trưng là mùa hè ấm áp và mùa đông mát mẻ. Melbourne nổi tiếng với kiểu thời tiết hay thay đổi, thường được coi là có 'bốn mùa trong một ngày'. Điều kiện thời tiết ở đây hay thay đổi do vị trí của Melbourne nằm trên ranh giới giữa khu vực nội địa khô nóng và bờ biển phía nam mát mẻ. Sự khác biệt về nhiệt độ này được ghi nhận nhiều nhất trong những tháng mùa xuân và mùa hè và có thể tạo ra những hiện tượng frông lạnh rất mạnh mẽ. Các frông lạnh có thể gây ra các hình thức thời tiết khắc nghiệt khác nhau từ các cơn bão và mưa đá, nhiệt độ tăng giảm thất thường và mưa to. Mùa đông, tuy nhiên, thường rất ổn định, nhưng ẩm ướt và thường có mây. Port Phillip thường ấm hơn các đại dương xung quanh, đặc biệt là vào mùa xuân và mùa thu; điều này có thể thiết lập một "hiệu ứng bay" tương tự như "hiệu ứng hồ" nhìn thấy trong điều kiện thời tiết lạnh hơn, nơi mưa rào rải rác trên vịnh. Các trận mưa nặng có thể thường ảnh hưởng đến các địa điểm giống nhau (thường là vùng ngoại ô phía đông) trong một khoảng thời gian dài, trong khi phần còn lại của Melbourne và các khu vực xung quanh vẫn khô ráo. Nhìn chung, Melbourne, do bóng mưa của Otway Rangers, khô hơn so với đổ ẩm trung bình của bang Victoria. Trong thành phố và các khu vực xung quanh, lượng mưa thay đổi rất nhiều, từ khoảng 425 milimet (17 inch) ở Sông Little đến 1250 mm (49 inch) ở rìa phía đông tại Gembrook. Melbourne có 48,6 ngày có thời tiết trong xanh hàng năm. Nhiệt độ điểm sương vào mùa hè dao động từ 9,5 °C (49,1 °F) đến 11,7 °C (53,1 °F). [74] Mùa hè ở Melbourne kéo dài từ tháng 10 đến hết tháng 5 năm sau. Những tháng đầu năm thường là giai đoạn cao điểm của mùa hè ở Melbourne. Vào thời điểm này, thành phố thường phải đón nhận thời tiết nắng nóng rất khắc nghiệt và nhiệt độ có thể hơn 40 °C. Nhiệt độ cao nhất ghi nhận tại đây là 46,4 °C (115,5 °F) vào ngày 7 tháng 2 năm 2009. Tuy nhiên, khác mùa hè, mùa đông ở Melbourne ít khắc nghiệt hơn và chỉ kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9. Nhiệt độ đôi khi có thể lạnh và nhiều mưa nhưng hiếm khi giảm sâu quá 5 °C. Nhiệt độ thấp nhất từng ghi nhận là -2,8 °C (27,0 °F) vào ngày 21 tháng 7 năm 1869. Trong khi tuyết thỉnh thoảng được nhìn thấy tại những khu vực núi cao ở ngoại ô thành phố, hiện tượng này vẫn chưa xuất hiện lại ở trung tâm thành phố kể từ năm 1986. Nhiệt độ trung bình của biển dao động từ 14,6 °C (58,3 °F) vào tháng Chín đến 18,8 °C (65,8 °F) vào tháng Hai, tại Port Melbourne, nhiệt độ trung bình của biển là như nhau. Lịch sử Melbourne được thành lập vào năm 1835 bởi những người khai hoang đến từ vùng Van Diemen (Tasmania). Nó được xây dựng trên đất của người Kulin, cư dân bản địa của vùng đất này. Melbourne là thủ phủ đầu tiên của quận Port Phillip, New South Wales và sau đó là thuộc địa tách biệt của bang Victoria. Việc tìm thấy vàng ở Victoria vào thập niên 1850 đã dẫn đến một làn sóng tìm vàng ở Victoria, Melbourne nhanh chóng trở thành một trung tâm cảng biển và dịch vụ. Sau đó, nó trở thành trung tâm sản xuất hàng đầu của Úc. Suốt thập niên 1880, Melbourne là thành phố lớn thứ hai của Đế quốc Anh, và được biết đến với cái tên "Melbourne kỳ diệu" (Marvellous Melbourne). Kiến trúc thời Victoria hiện diện khắp nơi ở Melbourne và ngày nay thành phố này là nơi có nhiều nhất những kiến trúc thời đại Vitoria còn tồn tại so với các thành phố khác trên khắp thế giới ngoại trừ Luân Đôn. Vào ngày 1 tháng 1 năm 1901, Melbourne đã trở thành Thủ đô của Liên bang Úc. Quốc hội Liên bang đầu tiên được thành lập vào ngày 9 tháng 5 ở Tòa nhà Triển lãm Hoàng gia. Trụ sở chính phủ và thủ đô của quốc gia được đặt ở Melbourne cho đến năm 1927, khi nó được chuyển đến Canberra. Melbourne tiếp tục phát triển trong suốt nửa đầu thế kỷ 20, đặc biệt với các dân di cư sau Chiến tranh thế giới thứ hai và uy tín trong việc tổ chức Thế vận hội mùa hè 1956 vào năm 1956. Ngay cả sau khi thủ đô chính trị được dời đến Canberra, Melbourne vẫn tiếp tục là trung tâm kinh doanh và tài chính cho đến thập niên 1970, khi nó bắt đầu đánh mất vị trí dẫn đầu vào tay Sydney. Thêm vào đó, Melbourne cũng là một trung tâm phát triển của các loại hình nghệ thuật. Vào thập niên 1980, Melbourne trải qua một cuộc khủng hoảng do nạn chảy máu nhân lực cho New South Wales và Queensland. Vào thập niên 1990, chính phủ của Thủ hiến Jeff Kennett thuộc Đảng Tự do tìm cách thay đổi xu hướng trên bằng sự phát triển các tòa cao ốc công cộng mới (như Viện bảo tàng Melbourne, Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Melbourne, Crown Casino), và việc quảng bá những sự kiện, thành tựu xuất sắc của Melbourne ra bên ngoài và cộng đồng cư dân Melbourne. Việc làm này được tiếp tục dưới chính phủ của thủ hiến đương nhiệm, Steve Bracks, thuộc Đảng Lao động. Con người Dân số Dân số Melbourne tăng một cách đột ngột vào thời kỳ mọi người đổ xô đi tìm vàng. Gần 125.000 người từ khắp nơi trên thế giới đã đến đây chỉ trong một năm. Trong 2 thập niên sau đó, 1870 và 1880, Melbourne là thành phố đông dân nhất Úc. Vào thập niên 1890, sự suy sụp kinh tế sâu sắc đã hạ gục Melbourne. Dân số Melbourne sụt giảm một lượng lớn trong những năm 1890 là kết quả của làn sóng những người thất nghiệp di cư về phía tây để tìm vàng hoặc việc làm trong những ngành công nghiệp mới mẻ được kích thích bởi thứ kim loại quý giá này. Nhu cầu về dân số tăng lên và lực lượng lao động đã tiếp nhận nhiều người Anh, Nam Tư, Hà Lan, Đức, Ả Rập và Maltese di cư đến sau năm 1945. Một số lớn người Ý và Hy Lạp cũng đã đến vào những thập niên 1950 và 1960, trở thành những cộng đồng lớn nhất bên cạnh những cộng đồng khác từ Anh và Ireland. Melbourne là nơi có cộng đồng người Hy Lạp có tổ tiên sinh sống ngoài đất nước Hy Lạp đông nhất thế giới. Trong những thập niên 1970 và 1980, những người tị nạn từ Campuchia và Việt Nam đã chọn Melbourne làm quê hương cùng với người Ấn Độ, Philippines và Malaysia. Làn sóng dân di cư gần đây nhất đến từ Nam Phi. Mặc dù Brisbane và Perth là những thành phố phát triển nhanh hơn (chỉ trong một vài giai đoạn) và sự di cư nội bộ trong mạng lưới các tiểu bang của Victoria thay đổi bất thường, thống kê cho thấy dân số Melbourne tăng xấp xỉ 50.000 người một năm kể từ năm 2003, nhiều hơn bất kỳ thành phố nào khác ở Úc. Sự thu hút một tỉ lệ lớn những người di cư từ hải ngoại và di cư trong nội bộ các tiểu bang từ Sydney có nguyên nhân chủ yếu từ việc "dễ dàng" được cấp nhà. Trong những năm gần đây, ở Melton, Wyndham và Casey các thống kê đã ghi nhận tỉ lệ tăng trưởng cao nhất trong tất cả các chính quyền địa phương ở Úc. Dân số Melbourne theo năm: 1836: 177 1851: 20.000 1854: 300.800 (nhập cư tìm vàng) 1860: 500.000 1895: 900.000 1956: 1.500.000 1981: 2.806.000 1991: 3.156.700 2001: 3.366.542 2004: 3.559.700 2012: 4.000.000 (dự đoán) Mật độ dân số Melbourne là một thủ phủ trải dài. Mật độ dân số của Melbourne đã giảm đi sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với những xe hơi riêng và sự quyến rũ của việc mở rộng nhà cửa và đất đai ra ngoại ô, chủ yếu là về hướng Đông. Sau nhiều cuộc tranh luận vào thập niên 1980 (thường là rất mãnh liệt, trên công chúng rộng rãi cũng như trong giới chuyên môn quy hoạch), sự suy giảm trên đã thật sự được đảo lại vào những năm đầu thập niên 1990. Lúc đó Melbourne trở nên nóng bỏng bởi sự suy sụp của thị trường bất động sản, và thành phố đã có sự gia tăng mật độ ở nội ô cũng như các vùng ngoại ô phía Đông. Mật độ dân số nội thành (người/ha) theo năm: 1951 23,4 Melb. Metro. Planning Scheme 1954, p. 23 1961 21,4 Australian Bureau of Statistics 1971 18,1 A.B.S. 1976 16,75 Melbourne Social Atlas, 1976 (A.B.S.) 1981 15,9 Social Atlas, 1981 1986 16,05 Soc. Atlas/"Supermap" Census Data, 1986 1991 16,8 Social Atlas/Supermap, 1991 1996 17,9 Department of Infrastructure, 1998 Chính phủ Vùng đô thị Melbourne không có một cơ quan chính quyền thống nhất, mà được chia thành 31 khu vực chính quyền địa phương lớn nhỏ quản lý. Thành phố Melbourne do bà đô trưởng Sally Capp đứng đầu chịu trách nhiệm quản lý khu lõi nội thành trung tâm và vài vùng nội ô lân cận. Phần còn lại của được chia làm 30 khu vực hành chính, tất cả đều được gọi là những thành phố (city), ngoại trừ 5 đô thị ở vùng ven của thành phố được gọi là quận (shire). Những đô thị này đều có hội đồng được cử ra để chịu trách nhiệm về những chức năng được ủy thác cho họ bởi chính phủ bang Victoria. Những chức năng này bao gồm quy hoạch, thu gom rác, làm vệ sinh các bãi tắm, công viên và vườn tược, chăm sóc trẻ em và nhà trẻ, các lễ hội địa phương và các hoạt động văn hóa, chăm sóc người cao tuổi, giám sát sức khỏe cộng đồng, hệ thống vệ sinh và những vấn đề tương tự. Tiền thuế thu được từ người dân được chi tiêu cho các hoạt động này. Hội đồng được đại diện chung bởi Hiệp hội chính phủ địa phương bang Victoria (Local Government Association of Victoria). Phần lớn hoạt động của các chính quyền thành phố trên được chính quyền bang Victoria kiểm soát. Những hoạt động này bao gồm vận tải, quản lý các đường chính, điều khiển giao thông, các chính sách, giáo dục trên mức mẫu giáo, việc hoạch định các dự án lớn. Bởi vì ba phần tư dân số của bang Victoria sống ở Melbourne, chính quyền bang đã có truyền thống miễn cưỡng trong việc cho phép phát triển hệ thống chính quyền thành phố, vì đây là việc ảnh hưởng đến sự sống còn của chính quyền bang. Vì lý do trên, Ban việc làm Melbourne và Vùng thủ phủ được thành lập năm 1992 đã trở nên một cơ quan quyền lực tự trị hùng mạnh. Giáo dục Một số đại học được đặt ở Melbourne, bao gồm các trường như Đại học Deakin, Đại học La Trobe, Đại học Monash, Đại học RMIT, Đại học Kỹ thuật Swinburne, Đại học Melbourne và Đại học Kỹ thuật Victoria. Các trường đại học ở Melbourne có các cơ sở trên khắp nước Úc và cả ở nước ngoài. Đại học Swinburne có các cơ sở ở Malaysia, trong khi Monash có một trung tâm nghiên cứu có trụ sở tại Prato, Ý. Đại học Melbourne, trường đại học lâu đời thứ hai ở Úc, được xếp hạng đầu tiên trong số các trường đại học Úc trong bảng xếp hạng trường đại học quốc tế năm 2016 THES. Phụ trương Giáo dục Đại học lần thứ 2016-2017 xếp hạng Đại học Tốt nhất 33 của Đại học Melbourne, và Đại học Monash được xếp hạng 74. Cả hai đều là thành viên của Nhóm Tám, liên minh các trường đại học hàng đầu của Úc cung cấp giáo dục toàn diện và hàng đầu. Tính đến năm 2017 Đại học RMIT xếp thứ 17 trên thế giới về nghệ thuật và thiết kế, và thứ 28 về kiến ​​trúc. Trường Đại học Công nghệ Swinburne, có trụ sở tại ngoại ô thành phố Melbourne của Hawthorn, được xếp hạng 76th-100th trên thế giới về vật lý học của Xếp hạng Học vấn Các trường Đại học Thế giới, làm cho Swinburne trở thành trường đại học duy nhất của Úc nằm ngoài Nhóm Tám để đạt được một đánh giá hàng đầu trong một kỷ luật khoa học. Đại học Deakin duy trì hai cơ sở lớn ở Melbourne và Geelong, và là trường đại học lớn thứ ba ở Victoria. Trong những năm gần đây, số sinh viên quốc tế tại các trường đại học Melbourne đã tăng lên nhanh chóng, kết quả của một số lượng ngày càng tăng cho sinh viên trả phí đầy đủ. Giáo dục ở Melbourne được giám sát bởi Bộ Giáo dục và Phát triển Trẻ thơ Victoria (DEECD), có vai trò là "cung cấp tư vấn chính sách và lập kế hoạch cho việc giáo dục". Melbourne cũng là nơi có nhiều trường cao đẳng thần học, bao gồm Trường Thần học Presbyterian, Trường Thần học Cải cách, Trường Ridley và Trường Thần học Melbourne. Kinh tế Melbourne có một nền kinh tế đa dạng cao với những thế mạnh về tài chính, sản xuất, nghiên cứu, công nghệ thông tin, giáo dục, hậu cần, vận tải và du lịch. Melbourne là trụ sở chính của nhiều tập đoàn lớn nhất nước Úc, bao gồm 5 trong số 10 doanh nghiệp lớn nhất nước này (dựa trên doanh thu), và 5 trong số 7 công ty lớn nhất trong nước (dựa trên vốn hóa thị trường) [149] (ANZ, BHP Billiton công ty khai thác mỏ lớn nhất thế giới), Ngân hàng Quốc gia Úc, CSL và Telstra, cũng như các cơ quan đại diện và tổ chức tư vấn như Hội đồng Kinh doanh của Úc và Hội đồng Công đoàn Úc. Các khu ngoại ô của Melbourne cũng có trụ sở chính của Wesfarmers Coles (bao gồm cả Liquorland), Bunnings, Target, K-Mart và Officeworks. Thành phố này là cảng biển lớn nhất và nhộn nhịp nhất của Úc, mỗi năm có hơn 75 tỷ đô la Úc thương mại và 39% thương mại container của nước này. Sân bay Melbourne cung cấp dịch vụ hàng không vào cho khách quốc tế và quốc tế, và là sân bay bận rộn thứ hai của Úc. Melbourne cũng là một trung tâm tài chính quan trọng. Trong Chỉ số Trung tâm Tài chính Toàn cầu năm 2017, Melbourne được xếp hạng là có trung tâm tài chính cạnh tranh thứ 21 trên thế giới. Hai trong bốn ngân hàng lớn, NAB và ANZ, có trụ sở tại Melbourne. Thành phố này đã tạo ra một chỗ đứng như là trung tâm hàng đầu của Úc về quỹ hưu bổng (pension), với 40% trong tổng số, và 65% các quỹ siêu công nghiệp, bao gồm Quỹ Tương lai Chính phủ Liên bang Úc trị giá 109 tỷ đô la Úc. Thành phố được đánh giá là 41 trong số 50 thành phố tài chính hàng đầu được khảo sát bởi Trung tâm Thương mại của MasterCard Worldwide Index (2008), chỉ đứng sau Sydney (thứ 12) tại Úc. Melbourne là trung tâm công nghiệp lớn thứ hai của Úc. Đây là cơ sở của Úc đối với một số nhà sản xuất quan trọng như Boeing, nhà sản xuất xe tải Kenworth và Iveco, Cadbury cũng như Bombardier Transportation và Jayco, trong số nhiều hãng khác. Đây cũng là nơi có nhiều nhà sản xuất khác nhau, từ hóa dầu và dược phẩm đến các sản phẩm may mặc thời trang, chế tạo giấy và chế biến thực phẩm. Khu ngoại ô phía đông nam của Scoresby là trụ sở chính của Nintendo tại Úc. Thành phố cũng tự hào có một trung tâm nghiên cứu và phát triển cho Ford Australia, cũng như một studio thiết kế toàn cầu và trung tâm kỹ thuật cho General Motors và Toyota tương ứng. Melbourne là một trung tâm công nghiệp và thương mại rộng lớn. Nhiều công ty lớn của Úc, và nhiều liên doanh đa quốc gia đã đặt trụ sở tại đây (khoảng một phần ba các công ty đa quốc gia lớn nhất tại Úc vào năm 1992). Cơ quan đầu não đại diện cho công nhân Úc cũng đặt trụ sở tại Melbourne. Melbourne là nơi có hải cảng lớn nhất của Úc và có nhiều ngành công nghiệp tự động (kể cả nhà máy sản xuất động cơ Holden, Ford và Toyota), và nhiều ngành công nghệ sản xuất khác. Các đại hội thể thao cũng mang lại nhiều dự án xây dựng hạ tầng cơ sở. CSL, một trong năm công ty công nghệ sinh học hàng đầu thế giới, và Sigma Pharmaceuticals có trụ sở tại Melbourne. Hai là những công ty dược phẩm lớn nhất của Úc được liệt kê. Melbourne có một ngành công nghiệp ICT quan trọng, sử dụng hơn 60.000 người (một phần ba lực lượng lao động ICT của Úc), với doanh thu 19.8 tỷ đô la Úc và doanh thu xuất khẩu của là 615 triệu đô la Úc. Ngoài ra, du lịch cũng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Melbourne, với khoảng 7,6 triệu du khách trong nước và 1,88 triệu du khách quốc tế trong năm 2004. Năm 2008, Melbourne vượt qua Sydney với số tiền mà khách du lịch trong nước chi tiêu trong thành phố, chiếm khoảng 15,8 tỷ đô la Úc mỗi năm. Melbourne đã thu hút được một phần ngày càng tăng của thị trường hội nghị trong nước và quốc tế. Khách sạn Hilton và khu thương mại nằm cạnh Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Melbourne để liên kết phát triển dọc theo sông Yarra với khu vực Southbank và tái phát triển Docklands trị giá hàng tỷ đô la. Tổ chức "Kinh Tế tri thức" xếp Melbourne là thành phố đắt đỏ thứ tư trên thế giới để sống theo chỉ số sinh hoạt phí trên toàn thế giới vào năm 2013. Các điểm tham quan được truy cập nhiều nhất là Quảng trường Liên bang, Chợ Nữ hoàng Victoria, Casino Crown, Southbank, Sở thú Melbourne, Thủy cung Melbourne, Docklands, Phòng trưng bày Quốc gia Victoria, Bảo tàng Melbourne, Đài quan sát Deck ở Melbourne, Trung tâm Nghệ thuật Melbourne và Sân Cricket ở Melbourne. Tổ chức "Kinh tế tri thức" cũng xếp Melbourne thành một thành phố dễ sống nhất trên thế giới trong bảy năm liên tiếp (2011-2017) Giao thông Melbourne được trang bị một hệ thống giao thông công cộng khá hoàn thiện. Nó có một hệ thống xe điện dày đặc, 300 tuyến xe buýt và hệ thống xe lửa với hơn 15 đường ray. Giống như bất cứ thành phố lớn khác trên thế giới, Melbourne có một hệ thống giao thông hoà nhập, tuy nhiên những vùng ngoại ô vẫn gặp khó khăn về đi lại. Cảng Melbourne là hải cảng vận chuyển hàng hoá lớn nhất nước Úc. Sân bay Melbourne đứng thứ hai của quốc gia về số lượng khách. Truyền thông Melbourne có hai tờ báo lớn và một tờ báo nhỏ. Có ba kênh truyền hình thương mại và ba kênh truyền hình công cộng. Melbourne có một lĩnh vực rộng các đài phát thanh dựa trên mạng lưới Austereo. Melbourne trong văn hóa Melbourne có mối liên hệ mật thiết với sự thiết lập nền nghệ thuật hình ảnh của nước Úc. Trường phái Heidelberg, được xem là phong trào nghệ thuật thuần Úc đầu tiên, (ít nhất là về những tác phẩm phương Tây kinh điển), phần lớn là các tác phẩm của các nghệ sĩ Melbourne, và nhiều tác phẩm đang được trưng bày tại Viện bảo tàng Nghệ thuật bang Victoria. Melbourne đã là cảnh cho nhiều tiểu thuyết, nhiều vở kịch truyền hình và phim. Mystery of a Hansom Cab, tác phẩm bán chạy nhất thế giới của Fergus Hume, mà đã vượt qua cả truyện Sherlock Holmes lúc bấy giờ, được lấy bối cảnh trong thời đại tìm vàng tại Melbourne. Quyển Power Without Glory (Quyền lực không vinh quang) của Frank Hardy kể về một thương gia Melbourne tên là John West và lấy bối cảnh tại Collingwood, một vùng ngoại ô của tầng lớp lao động Melbourne. Có lẽ tác phẩm được thế giới biết đến nhiều nhất là quyển On the Beach (Trên bãi biển) của Nevil Shute. Vào năm 1959, nó được chuyển thành phim với sự tham gia diễn xuất của Gregory Peck, Ava Gardner và được Stanley Kramer đạo diễn. Bộ phim miêu tả các cư dân Melbourne lặng lẽ trượt vào cõi vĩnh hằng như những nạn nhân cuối cùng của vụ thảm sát hạt nhân toàn cầu. Được quay tại Melbourne và các vùng phụ cận (một sự lạ thường cho Melbourne lúc đó), bộ phim có lẽ được nhớ nhất về lời bình luận mà Ava Gardner không bao giờ nói ra – mô tả Melbourne như một nơi hoàn hảo để làm một bộ phim về sự tận thế, nhận xét về chủ nghĩa bảo thủ ảm đạm của Melbourne vào cuối thập niên 1950. Câu trích dẫn ngụ ý được nhà báo Neil Jillett tìm ra. Những phim tương tự được sản xuất khi sự phê bình về các phim truyền hình năm 2000 diễn ra. Trong những năm gần đây, có thêm nhiều bộ phim được làm tại Melbourne. Một số phim nổi tiếng bao gồm Mad Max, Chopper, Romper Stomper, Mr. Nice Guy và The Castle. Có lẽ nhiều thính giả đương thời đều biết đến vở kịch truyền hình hàng ngày Neighbours (Những người hàng xóm), dựng tại vùng ngoại ô hư cấu phía đông của Erinsborough, đại diện cho thế giới "bánh mì trắng" của đời sống người Úc vùng ngoại ô. Những chương trình truyền hình hiện thời khác được dựng tại Melbourne gồm Stingers (một vở kịch về cảnh sát), The Secret Life Of Us (Cuộc sống bí mật của chúng ta) và MDA. Ca sĩ Paul Kelly đã viết vài bài hát nổi tiếng về các khía cạnh của thành phố gần gũi với lòng của nhiều người dân Melbourne, đáng chú ý là "Leaps And Bounds" và "From St Kilda To King's Cross". Nhà văn châm biếm gốc Malbourne Barry Humphries đã xây dựng nhân vật chính Dame Edna Everage như một phiên bản hài kịch của một bà nội trợ vùng ngoại ô. Qua nhân vật này ông đã trình diễn những bài thơ chua cay về tập tục của Melbourne và tầng lớp trung lưu thành thị ở Moonee Ponds và Highett, giữa vòng những vùng khác. Mặc dầu không lấy bối cảnh tại Melbourne, nhưng bộ phim Queen Of The Damned được quay trong và xung quanh thành phố. Carols by Candlelight (Những bài thánh nhạc bên ánh nến), lần đầu tổ chức vào năm 1938, là một lễ Giáng sinh truyền thống tổ chức hàng năm tại Sân khấu Ca nhạc Myer Sidney. Văn hóa và thể thao Trong khi có một cuộc sống văn hóa và có nền nghệ thuật, đáng kể là Đại hội Hài kịch Quốc tế Melbourne và Liên hoan phim Quốc tế Melbourne hàng năm, Melbourne có lẽ được biết đến như một thành phố thể thao. Văn hóa Melbourne là nhà của Balê Úc và là ngôi nhà thứ hai của Opera Úc. Nhà hát Giao hưởng Melbourne được cả quê nhà và thế giới đánh giá rất cao. Melbourne cũng là nơi sinh của nghệ thuật phương Tây tại Úc qua trường phái Heidelberg (đang tranh cãi). Viện bảo tàng quốc gia Victoria có những tác phẩm nghệ thuật đẹp nhất nước Úc, đạc biệt là những tác phẩm Úc thời kỳ đầu mang truyền thống phương Tây. Một số đoàn hát chuyên nghiệp hoạt động tại Melbourne, trong đó Đoàn hát Melbourne là đoàn được tổ chức quy mô nhất, và một hệ thống những đoàn hát nhỏ khác. Nhạc pop và nhạc rock của Melbourne được xem là sống động nhất nước Úc (đặc biệt là đối với người Melbourne), và đã nuôi dưỡng nhiều nhạc sĩ, nghệ sĩ tiếng tăm trên thế giới như AC/DC, Nick Cave, Crowded House, John Farnham, Graeme Bell, Kylie Minogue và Jet. Melbourne cũng là quê nhà của những ban nhạc hip hop Úc lớn nhất, thường được biết đến với tên "Melburn" hoặc "The Burn" qua những phong cách văn hóa độc nhất. Obese Records, nhãn hiệu thâu băng hip hop Úc dẫn đầu, được thành lập năm 1995 tại Melbourne và được tọa lạc tại Prahran, phía dưới đường Chapel Street nổi tiếng. Melbourne là nhà của một phong cách cứng cỏi của hip hop trong nhà và cũng là quê nhà của những nghệ sĩ Lyrical Commission, Muphin, Reason và Pegz. Những buổi trình diễn thường tổ chức trong thành phố với những cuộc thi và những cuộc triển lãm do những nghệ sĩ có triển vọng tổ chức suốt tuần tại nhiều địa điểm khác nhau. Nhạc khiêu vũ ở Melbourne là một dòng nhạc lớn nhất và sống động nhất tại Úc. Có nhiều buổi tiệc khiêu vũ diễn ra hầu như mọi đêm trong năm, thường xuyên thu hút những người dẫn chương trình hay nhất thế giới đến thành phố. Melbourne Shuffle được sinh ra tại đây, và đã tiến triển từ lúc đó. Thể thao Melbourne là quê hương của mười trong mười sáu đội bóng của Liên đoàn bóng đá Úc. Mỗi tuần các đội này thi đấu năm trận với số khán giả trung bình mỗi trận khoảng 35.000 người. Melbourne là nơi khai sinh bóng bầu dục Úc và môn thể thao này vẫn là môn thể thao phổ biến nhất tại bang Victoria. Vòng chung kết Lớn (một trong những sự kiện thể thao lớn nhất nước Úc) được tổ chức vào tuần cuối của tháng 9 tại Melbourne Cricket Ground (một khu vực rộng có thể chứa đến 100.000 khán giả). Melbourne là nơi đăng cai Giải quần vợt Úc Mở rộng (là một trong bốn giải Grand Slam); Melbourne Cup – một giải đua ngựa uy tín nhất thế giới; Giải đấu cricket lớn "Boxing Day" nổi tiếng tổ chức hàng năm từ 26-30 tháng 12 tại Melbourne Cricket Ground; và giải đua xe F1 nước Úc. Melbourne Storm, chơi ở Liên đoàn Bóng bầu dục Quốc gia, được đặt tại AAMI Park. AAMI Park cũng là sân nhà của các đội bóng Melbourne Victory và Melbourne City, chơi ở giải bóng đá dạng mới của Úc, giải A-League. Melbourne cũng là đồng tổ chức Cúp Bóng bầu dục Thế giới 2003, gồm nhiều trận đấu vòng tròn và cả các trận bán kết - tất cả các trận đều thi đấu Etihad Stadium. Melbourne cũng là thành phố đầu tiên không thuộc Mỹ đăng cai Giải Bắn súng Cảnh sát Thế giới 1995 và Cúp President 1999 cho golf; cũng là thành phố đầu tiên ở Nam bán cầu tổ chức giải vô địch thế giới Cup Polo (2001). Sự kiện thể thao lớn mới nhất tại thành phố là Đại hội thể thao của Khối thịnh vượng chung 2006 (Commonwealth Games). Vào 2007, Melbourne là chủ nhà của Giải vô địch Thế giới các môn Thể thao dưới nước. Công viên và vườn tược Melbourne thường được nhắc đến như thành phố cây xanh của nước Úc, và bang Victoria là ""Bang Vườn cây", vì nhiều lý do. Có rất nhiều công viên và vườn cây gần khu trung tâm với nhiều chủng loại cây; từ cây thường đến quý hiếm ở giữa một khung cảnh tuyệt đẹp, những vỉa hè, những đại lộ với những hàng cây đã làm Melbourne trở nên một trong những thành phố xanh tươi nhất thế giới. Cũng có nhiều công viên ở những vùng ngoại ô Melbourne như Stonnington và Booroondara, phía đông nam của khu trung tâm. "Victoria – Bang Vườn Cây" được sử dụng trên biển số xe hơi ở Victoria cho đến năm 1995 và nhiều thị trấn trong vùng có những vườn thực vật được chăm sóc, những công viên và đại lộ trồng cây. Du lịch Melbourne thu hút một số đông du khách, đặc biệt là những du khách balô trẻ. Nó cũng đón tiếp một số lượng lớn nhưng không đều các khán giả đến xem thể thao. Các nhà hàng ở Melbourne rất nhiều, và thường có giá cả hợp lý và chất lượng tốt. Melbourne có tất cả các loại hình quán rượu, phòng trà và hộp đêm. Có rất nhiều điều thú vị để xem ngoài lãnh thổ Melbourne nhưng vẫn trong vòng một ngày đi lại từ Melbourne. Thành phố kết nghĩa Melbourne có nhiều thành phố kết nghĩa: Osaka, Nhật Bản - 1978 Thiên Tân, Trung Quốc - 1980 Thessaloniki, Hy Lạp - 1984 Boston, Hoa Kỳ - 1985 Sankt-Peterburg, Nga - 1989 Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - 1998 Milano, Ý - 2004 Galle, Sri Lanka - 2005 (Sau cơn sóng thần 2004, Melbourne kết nghĩa Galle để hỗ trợ tiền xây lại sân khúc côn cầu ở đó)
Ngày 26 tháng 2 là ngày thứ 57 trong lịch Gregory. Còn 308 ngày trong năm (309 ngày trong năm nhuận). Sự kiện 364 – Flavius Valentinianus được lựa chọn làm người kế nhiệm hoàng đế La Mã Jovianus. 684 – Võ thái hậu phế truất con là Đường Trung Tông Lý Hiển làm Lư Lăng vương, tức ngày Mậu Ngọ (6) tháng 2 năm Giáp Thân. 1233 – Chiến tranh Mông–Kim: Quân Mông Cổ chiếm lĩnh thủ đô Khai Phong của Kim sau nhiều tháng bao vây. 1606 – Nhà thám hiểm người Hà Lan Willem Janszoon trở thành người châu Âu đầu tiên được ghi nhận là đổ bộ lên Úc, tuy nhiên ông nghĩ là bản thân đang ở New Guinea. 1815 – Napoleon Bonaparte trốn khỏi Elba, một hòn đảo ngoài khơi bờ biển Ý nơi ông bị lưu đày sau khi Hiệp ước Fontainebleau được ký kết một năm trước đấy. 1919 – Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson ký thành luật xác định hẻm núi Grand Canyon của sông Colorado là một vườn quốc gia. 1935 – Adolf Hitler cho tái lập lực lượng không quân Đức, tức Luftwaffe, vi phạm Hòa ước Versailles được ký kết cuối thế chiến thứ nhất. 1966 – Chiến tranh Việt Nam: Sư đoàn mãnh hổ của Quân đội Hàn Quốc đã thảm sát 380 thường dân Nam Việt Nam. 1971 – Xích quân Nhật Bản được các nhân vật cánh tả người Nhật Bản thành lập tại Palestine, tổ chức này tồn tại cho đến năm 2001. 1992 – Chiến tranh Nagorno–Karabakh: Quân đội Armenia tàn sát hàng trăm thường dân Azerbaijan bên ngoài thị trấn Khojaly. 1993 – Trung tâm Thương mại Thế giới bị đánh bom: Tại thành phố New York, xe tải chở đầy bom đậu dưới Tháp Bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới đã nổ tung, giết chết 6 người và làm bị thương hơn một ngàn người. Sinh 1564 – Christopher Marlowe, nhà viết kịch người Anh (m. 1593) 1587 – Stefano Landi, nhà soạn nhạc người Ý (m. 1639) 1672 – Antoine Augustine Calmet, nhà thần học người Pháp (m. 1757) 1714 – James Hervey, tu sĩ, nhà văn người Anh (m. 1758) 1715 – Claude Adrien Helvétius, nhà triết học người Pháp (m. 1771) 1720 – Gian Francesco Albani, hồng y giáo chủ thiên chúa người Ý (m. 1803) 1748 – Jeremy Bentham, luật gia người Anh (m. 1832) 1786 – François Arago, nhà toán học người Pháp (m. 1853) 1799 – Émile Clapeyron, kĩ sư, nhà vật lý người Pháp (m. 1864) 1802 – Victor Hugo, nhà văn người Pháp (m. 1885) 1808 – Honoré Daumier, họa sĩ, người minh họa, nhà điêu khắc người Pháp (m. 1879) 1814 – Charles Joseph Sainte-Claire Deville, nhà địa chất người Pháp (m. 1876) 1827 – Nguyễn Phúc Miên Túc, Ba Xuyên Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1854) 1829 – Levi Strauss, nhà thiết kế thời trang người Đức (m. 1902) 1857 – Émile Coué, nhà tâm lý học người Pháp (m. 1926) 1858 – Vladimir Serbsky, nhà tâm thần người Nga (m. 1917) 1879 – Frank Bridge, nhà soạn nhạc người Anh (m. 1941) 1882 – Husband E. Kimmel, đô đốc người Mỹ (m. 1968) 1885 – Aleksandras Stulginskis, Litva tổng thống (m. 1969) 1887 – Grover Cleveland Alexander, vận động viên bóng chày người Mỹ (m. 1950) 1887 – William Frawley, diễn viên người Mỹ (m. 1966) 1893 – I. A. Richards, nhà phê bình văn học người Anh (m. 1979) 1902 – Jean Bruller alias Vercors, nhà văn, người minh họa người Pháp (m. 1991) 1903 – Giulio Natta, nhà hóa học, giải thưởng Nobel người Ý (m. 1979) 1906 – Madeleine Carroll, nữ diễn viên người Anh (m. 1987) 1907 – Dub Taylor, diễn viên người Mỹ (m. 1994) 1908 – Tex Avery, người vẽ tranh biếm hoạ người Mỹ (m. 1980) 1908 – Jean-Pierre Wimille, người lái xe đua người Pháp (m. 1949) 1912 – Dane Clark, diễn viên người Mỹ (m. 1998) 1914 – Robert Alda, diễn viên người Mỹ (m. 1986) 1916 – Jackie Gleason, diễn viên, nhà văn, nhà soạn nhạc, diễn viên hài người Mỹ (m. 1987) 1918 – Otis Ray Bowen, chính khách, thầy thuốc người Mỹ 1918 – Theodore Sturgeon, nhà văn người Mỹ (m. 1985) 1919 – Mason Adams, diễn viên người Mỹ (m. 2005) 1919 – Rie Mastenbroek, vận động viên bơi lội người Đức (m. 2003) 1920 – Danny Gardella, vận động viên bóng chày người Mỹ (m. 2005) 1920 – Tony Randall, diễn viên người Mỹ (m. 2004) 1920 – Lucjan Wolanowski, nhà báo, nhà văn, người chu du người Ba Lan (m. 2006) 1921 – Betty Hutton, nữ diễn viên, ca sĩ người Mỹ (m. 2007) 1922 – Margaret Leighton, nữ diễn viên người Anh (m. 1976) 1926 – Miroslava Stern, nữ diễn viên người México (m. 1955) 1927 – Tom Kennedy, người dẫn chương trình trò chơi người Mỹ 1928 – Fats Domino, nhạc sĩ người Mỹ 1928 – Anatoli Filipchenko, nhà du hành vũ trụ người Liên Xô 1928 – Monique Leyrac, ca sĩ, nữ diễn viên người Pháp gốc Canada 1930 – Lazar Berman, nghệ sĩ dương cầm người Nga (m. 2005) 1931 – Ally McLeod, cầu thủ bóng đá, người quản lý người Scotland (m. 2004) 1932 – Johnny Cash, ca sĩ người Mỹ (m. 2003) 1934 – Robert Novak, chính trị nhà bình luận người Mỹ 1937 – Hagood Hardy, nhạc sĩ, nhà soạn nhạc người Canada (m. 1997) 1941 – Tony Ray-Jones, nhà nhiếp ảnh người Anh (m. 1972) 1943 – Bill Duke, diễn viên, người đạo diễn người Mỹ 1945 – Bob Hite, ca sĩ, nghệ sĩ kèn acmônica (Canned Heat) người Mỹ (m. 1981) 1945 – Marta Kristen, nữ diễn viên người Na Uy 1945 – Mitch Ryder, nhạc sĩ (The Detroit Wheels) người Mỹ 1946 – Ahmed H. Zewail, nhà hóa học, giải thưởng Nobel Ai Cập 1947 – Sandie Shaw, ca sĩ người Anh 1950 – Helen Clark, New Zealand thủ tướng 1953 – Michael Bolton, ca sĩ người Mỹ 1954 – Recep Tayyip Erdoğan, Thổ Nhĩ Kỳ thủ tướng 1956 – Keisuke Kuwata, ca sĩ người Nhật Bản 1957 – David Muldrow Beasley, chính khách người Mỹ 1957 – Joe Mullen, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Mỹ 1958 – Michel Houellebecq, tiểu thuyết gia người Pháp 1959 – Rolando Blackman, cầu thủ bóng rổ người Mỹ 1960 – Jaz Coleman, nhạc sĩ người Anh 1962 – Greg Germann, diễn viên người Mỹ 1966 – Najwa Karam, ca sĩ người Liban 1968 – Ed Quinn, diễn viên người Mỹ 1968 – J.T. Snow, vận động viên bóng chày người Mỹ 1969 – Hitoshi Sakimoto, nhà soạn nhạc người Nhật Bản 1971 – Erykah Badu, ca sĩ người Mỹ 1971 – Max Martin, nhà soạn nhạc, nhà sản xuất người Thụy Điển 1971 – Hélène Ségara, ca sĩ người Pháp 1973 – Marshall Faulk, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1973 – Ole Gunnar Solskjær, cựu cầu thủ và HLV bóng đá người Na Uy 1973 – Jenny Thompson, vận động viên bơi lội người Mỹ 1974 – Sébastien Loeb, người đua xe người Pháp 1976 – Nikolaos Siranidis, người lái xe người Hy Lạp 1977 – Marty Reasoner, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Mỹ 1977 – Shane Williams, quốc tế cầu thủ bóng bầu dục Wales 1977 – Josh Towers, vận động viên bóng chày người Mỹ 1977 – James Wan, đạo diễn, nhà sản xuất phim và nhà biên kịch người Úc 1978 – Abdoulaye Diagne-Faye, cầu thủ bóng đá người Sénégal 1978 – Marc Hynes, người đua xe người Anh 1979 – Corinne Bailey Rae, ca sĩ người Anh 1979 – Mariano Bainotti, người đua xe người Argentina 1979 – Pedro Mendes, cầu thủ bóng đá người Bồ Đào Nha 1979 – Ngô Thanh Vân, nữ đạo diễn, nhà sản xuất phim, diễn viên, ca sĩ, vũ công và người mẫu Việt Nam 1980 – Alex Fong, ca sĩ người Hồng Kông 1980 – Gary Majewski, vận động viên bóng chày người Mỹ 1981 – Kertus Davis, người lái xe NASCAR người Mỹ 1981 – Johnathan Wendel, đấu thủ video game chuyên nghiệp người Mỹ 1983 – Kara Monaco, người mẫu, người Mỹ 1983 – Pepe, cầu thủ bóng đá người Bồ Đào Nha gốc Brazil 1984 – Emmanuel Adebayor, cầu thủ bóng đá người Togo 1984 – Natalia Lafourcade, ca sĩ người México 1985 – Alexandria Hilfiger, nữ diễn viên, con gái của Tommy Hilfiger, người Mỹ 1986 – Crystal Kay, ca sĩ người Nhật Bản 1986 – Teresa Palmer, nữ diễn viên, nhà văn, nhà sản xuất và người mẫu Úc 1987 – Aarif Rahman Lý Trị Đình, ca sĩ nhạc sĩ diễn viên người mẫu Hong Kong 1988 – Lê Quang Dũng, nhà thơ người Việt Nam 1988 – Antonella Roccuzzo, vợ của Lionel Messi 1991 – CL (ca sĩ), ca sĩ, nhạc sĩ và rapper người Hàn Quốc 1991 – Lee Changsub, thành viên nhóm nhạc Hàn Quốc BTOB 1993 – Taylor Dooley, nữ diễn viên người Mỹ 1994 – Tiên Cookie, nhạc sĩ, ca sĩ, nhà sản xuất âm nhạc người Việt Nam 1997 – Hiền Hồ, ca sĩ người Việt Nam Mất 1552 – Heinrich Faber, nhà soạn nhạc người Đức 1561 – Jorge de Montemayor, nhà văn người Tây Ban Nha 1608 – John Still, giám mục người Anh 1630 – William Brade, nhà soạn nhạc người Anh (s. 1560) 1638 – Claude Gaspard Bachet de Méziriac, nhà toán học người Pháp (s. 1681) 1723 – Thomas d'Urfey, nhà văn người Anh (s. 1653) 1770 – Giuseppe Tartini, nhà soạn nhạc người Ý (s. 1692) 1815 – Prince Josias of Coburg, tướng người Áo (s. 1737) 1821 – Joseph de Maistre, nhà ngoại giao, nhà văn người Savoyard (s. 1753) 1850 – Đạo Quang, Hoàng đế thứ 8 của triều đại nhà Thanh (s. 1782) 1864 – Louis-Hippolyte Lafontaine, chính khách người Canada gốc Pháp (s. 1807) 1883 – Alexandros Koumoundouros, chính khách, thủ tướng Hy Lạp người Hy Lạp (s. 1817) 1889 – Karl Davydov, nghệ sĩ vĩ cầm người Nga (s. 1838) 1903 – Richard Jordan Gatling, nhà phát minh người Mỹ (s. 1818) 1913 – Felix Draeseke, nhà soạn nhạc người Đức (s. 1835) 1921 – Carl Menger, nhà kinh tế học người Áo (s. 1840) 1931 – Otto Wallach, nhà hóa học, giải thưởng Nobel người Đức (s. 1847) 1966 – Vinayak Damodar Savarkar, nhà văn Ấn Độ (s. 1883) 1969 – Levi Eshkol, Israel thủ tướng (s. 1895) 1969 – Karl Jaspers, nhà tâm thần người Đức (s. 1883) 1971 – Fernandel, diễn viên người Pháp (s. 1903) 1981 – Howard Hanson, nhà soạn nhạc người Mỹ (s. 1896) 1981 – Robert Aickman, nhà văn, người bảo vệ môi trường thiên nhiên người Anh (s. 1914) 1985 – Tjalling Koopmans, nhà kinh tế học, giải thưởng Nobel người Đức (s. 1910) 1989 – Roy Eldridge, nhạc sĩ người Mỹ (s. 1911) 1990 – Cornell Gunter, ca sĩ (The Coasters) người Mỹ (s. 1938) 1993 – Constance Ford, nữ diễn viên người Mỹ (s. 1923) 1994 – Bill Hicks, diễn viên hài người Mỹ (s. 1961) 1995 – Jack Clayton, đạo diễn phim người Anh (s. 1921) 1997 – David Doyle, diễn viên người Mỹ (s. 1929) 1998 – Theodore Schultz, nhà kinh tế học, giải thưởng Nobel người Mỹ (s. 1902) 2001 – Arturo Uslar Pietri, nhà văn người Venezuela (s. 1906) 2001 – Sir Donald Bradman, cầu thủ cricket người Úc (s. 1908) 2002 – Lawrence Tierney, diễn viên người Mỹ (s. 1919) 2003 – Christian Goethals, người đua xe người Bỉ (s. 1928) 2004 – Shankarrao Chavan, chính khách Ấn Độ (s. 1920) 2004 – Adolf Ehrnrooth, tướng người Phần Lan (s. 1905) 2004 – Boris Trajkovski, tổng thống Macedonia (s. 1956) 2005 – Jef Raskin, máy tính nhà khoa học người Mỹ (s. 1943) 2014 - Hoàng Văn Lạc, Thiếu tướng Việt Nam Cộng hòa 2018 – Nguyễn Văn Đông, Đại tá Bộ binh Quân lực Việt Nam Cộng hòa, nhạc sĩ nổi tiếng trước năm 1975 (s. 1932) Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 27 tháng 2 là ngày thứ 58 trong lịch Gregory. Còn 307 ngày trong năm (308 ngày trong năm nhuận). Sự kiện 907 – Da Luật A Bảo Cơ trở thành thủ lĩnh liên minh bộ lạc Khiết Đan, tức hoàng đế vị, được xem là mốc khởi đầu của triều Liêu, tức ngày 13 tháng 1 năm Đinh Mão 1329 – Hòa Thế Lạt lên ngôi tại thảo nguyên Mạc Bắc, trở thành hoàng đế thứ 9 của triều Nguyên và đại hãn thứ 13 của đế quốc Mông Cổ. 1594 – Henri IV tiến hành nghi lễ đăng quang quốc vương của Pháp tại Chartres. 1801 – Chiến tranh Tây Sơn–Nguyễn: Quân Nguyễn giành chiến thắng trước quân Tây Sơn trong trận Thị Nại tại Bình Định. 1870 – Hinomaru lần đầu tiên được thông qua làm quốc kỳ sử dụng trên các thương thuyền của Nhật Bản. 1940 – Martin Kamen và Sam Ruben phát hiện ra đồng vị phóng xạ Cacbon–14 tại một phòng thí nghiệm thuộc California, Hoa Kỳ. 1966 – Tập san Sử Địa ra số đầu tiên ở Sài Gòn. 1976 – Mặt trận Polisario tuyên bố thành lập Cộng hòa Dân chủ Ả Rập Xarauy tại cựu thuộc địa Tây Sahara của Tây Ban Nha. 1980 – Thành lập Ủy ban Cứu người vượt biển 2010 – Một trận động đất xảy ra ở Chile với cường độ 8,8Mw, khiến 525 người thiệt mạng. Sinh 1826 – Nguyễn Phúc Miên Lương, tước phong Sơn Tĩnh Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1863). 1917 – Vũ Khắc Khoan, nhà viết kịch Việt Nam (m. 1986) 1927 – Huỳnh Văn Lạc, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa 1939 – Nguyễn Chí Thiện, nhà thơ (m. 2012) 1996 – Ten, thành viên nhóm nhạc NCT, người Thái Lan Mất 1628 – Nguyễn Văn Giai, danh sĩ, đại thần thời Hậu Lê (Việt Nam) 1931 – Hoàng Văn Hợp, liệt sĩ cách mạng Việt Nam kháng chiến chống Pháp (s. 1902) nguyên Huyện ủy viên Huyện ủy Quỳnh Lưu – Nghệ An 2021 – Ngô Mạnh Đạt, diễn viên điện ảnh Hồng Kông (s. 1952) Ngày lễ và kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam
Ngày 28 tháng 2 là ngày thứ 59 trong lịch Gregory. Còn 306 ngày trong năm (307 ngày trong năm nhuận). Sự kiện 202 TCN – Sau khi đánh bại Hạng Vũ, Hán vương Lưu Bang xưng đế, sáng lập ra triều Tây Hán, tức Hán Cao Tổ. 628 – Vua Ba Tư Khosrau II bị sát hại trong một cuộc binh biến do con là Kavadh II tiến hành. 926 – Bột Hải diệt vong khi Quốc vương Đại Nhân Soạn cùng quan lại ra khỏi kinh thành đầu hàng quân Khiết Đan dưới quyền A Bảo Cơ. 1077 – Trận Như Nguyệt kết thúc, nhà Lý nước Đại Việt thắng lợi trong kháng chiến chống nhà Tống (Trung Hoa). 1845 – Quốc hội Hoa Kỳ thông qua một đạo luật cho phép Hoa Kỳ sáp nhập Cộng hòa Texas, một nước cộng hòa ly khai từ Mexico. 1947 – Sự kiện 28 tháng 2: Bất ổn dân sự tại Đài Loan bị trấn áp với tổn thất nhân mạng khoảng 30.000 thường dân. 1959 – Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành cuộc đổi tiền với 1000 đồng cũ ăn một đồng mới. Đây là cuộc đổi tiền đầu tiên lần thứ ba sau năm 1945. 1972 – Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai cùng ban bố "Công báo Liên hiệp" tại Thượng Hải. 1986 – Thủ tướng Thuỵ Điển Olof Palme bị ám sát trên đường phố Stockholm, gây tác động lớn tại Bắc Âu. 1991 – Tổng thống Hoa Kỳ George H. W. Bush tuyên bố ngừng bắn và Kuwait được giải phóng, Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất kết thúc. 1992 – Thành lập Cơ quan chuyển tiếp của Liên Hợp Quốc tại Campuchia, đây là lần đầu tiên Liên Hợp Quốc đảm nhiệm vai trò quản lý nhà nước. 2013 – Giáo hoàng Biển Đức XVI từ vị giáo hoàng của Giáo hội Công giáo Rôma, trở thành giáo hoàng duy nhất từ vị kể từ năm 1415. Sinh 1817 – Nguyễn Phúc Miên Phú, tước phong Phù Mỹ Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng nhà Nguyễn (m. 1885). 1882 – Cường Để, tước phong Kỳ Ngoại hầu, hoàng thân triều Nguyễn, nhà cách mạng Việt Nam. (m. 1951) 1906 – Bugsy Siegel, một tay lưu manh nổi tiếng người Mỹ (m. 1947) 1928 – Hoàng Việt, nhạc sĩ người Việt Nam (m. 1967) 1931 – Gavin MacLeod, diễn viên người Mỹ (m. 2021) 1939 – Trịnh Công Sơn, nhạc sĩ người Việt Nam (m. 2001) 1947 – Quách Lê Thanh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX, Đại biểu Quốc hội khóa XI, Tổng Thanh tra Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (m. 2010) 1966 – Philip Reeve, tác giả và họa sĩ minh họa sách thiếu nhi người Anh. Mất 1882 – John Thomas Romney Robinson, nhà thiên văn và nhà vật lý người Ireland (s. 1792) 1968 – Nikolai Voronov, nguyên soái, anh hùng Liên Xô (s. 1899) Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 29 tháng 2 là ngày thứ 60 trong một năm nhuận của lịch Gregory. Còn 306 ngày trong năm. Theo định nghĩa, năm nào có ngày này là một năm nhuận (tiếng Anh: leap year). Nó chỉ xuất hiện mỗi bốn năm một lần như 2004, 2008, 2012, 2016, 2020, 2024, v.v. Đặc biệt năm nào có số năm chỉ chia hết cho 100 nhưng không chia hết cho 400 không phải là năm nhuận, ví dụ như các năm 1700, 1800, 1900, 2100, v.v. chỉ có 365 ngày. Sự kiện 1752 - Aung Zeya xưng là Alaungpaya, lập ra triều Konbaung, nền quân chủ cuối cùng của Myanmar. 1720 - Không thể thiết lập đồng trị vì như William và Mary của Anh, nữ vương Ulrika Eleonora của Thụy Điển nhường ngôi cho phu quân, người trở thành Fredrik I. 1940 - Do chiến tranh, Ernest Lawrence được Lãnh sự quán Thụy Điển trao giải Giải Nobel Vật lý năm 1939 tại Berkeley, California. 1952 - Quyền cai quản đảo Heligoland được chuyển giao cho chính quyền Tây Đức. 1960 - Trận động đất lớn nhất lịch sử Maroc xảy ra tại thành phố Agadir, giết chết khoảng 12.000 - 15.000 người và khiến 12.000 người khác bị thương. 1964 - Honekawa Suneo, nhân vật hoạt hình nổi tiếng ở Nhật Bản. 2012 - Việc xây dựng Tokyo Sky Tree hoàn thành, đương thời là tháp cao nhất trên thế giới. Sinh 1468 - Giáo hoàng Phaolô III. 1692 - John Byrom, nhà thơ người Anh (mất năm 1763). 1736 - Ann Lee, người sáng lập Shakers người Mỹ (mất năm 1784). 1792 - Gioacchino Rossini, nhà soạn nhạc người Ý (mất năm 1868). 1840 - John Philip Holland, nhà phát minh người Ireland (mất năm 1914). 1852 - Frank Gavan Duffy, quan tòa người Úc (mất năm 1936). 1860 - Herman Hollerith, kĩ thuật viên thống kê người Mỹ (mất năm 1929). 1896 - Morarji Desai, Thủ tướng Ấn Độ (mất năm 1995). 1896 - William A. Wellman, đạo diễn phim người Mỹ (mất năm 1975). 1904 - Jimmy Dorsey, người chỉ huy dàn nhạc nhỏ người Mỹ (mất năm 1957). 1904 - Pepper Martin, vận động viên bóng chày (mất năm 1965). 1904 - Rukmini Devi Arundale, diễn viên múa, người sáng lập Kalakshetra Ấn Độ (mất năm 1986). 1908 - Balthus, họa sĩ người Pháp (mất năm 2001). 1908 - Dee Brown, nhà văn người Mỹ (mất năm 2002). 1908 - Alf Gover, cầu thủ cricket người Anh (mất năm 2001). 1916 - Dinah Shore, ca sĩ người Mỹ (mất năm 1994). 1920 - Arthur Franz, diễn viên người Mỹ (mất năm 2006). 1920 - James Mitchell, diễn viên người Mỹ. 1920 - Michèle Morgan, nữ diễn viên người Pháp (mất năm 2016). 1920 - Howard Nemerov, nhà thơ người Mỹ (mất năm 1991). 1924 - Al Rosen, vận động viên bóng chày người Mỹ. 1924 - Carlos Humberto Romero, tổng thống El Salvador . 1928 - Joss Ackland, diễn viên người Anh. 1932 - Jaguar, người vẽ tranh biếm hoạ người Brasil. 1932 - Gene Golub, nhà toán học người Mỹ (mất năm 2007). 1936 - Henri Richard, vận động viên khúc côn cầu người Canada. 1936 - Alex Rocco, diễn viên người Mỹ. 1944 - Phyllis Frelich, nữ diễn viên người Mỹ. 1944 - Dennis Farina, diễn viên người Mỹ. 1944 - Paolo Eleuteri Serpieri, người minh họa người Ý. 1944 - Ene Ergma, chính khách người Estonia. 1952 - Tim Powers, nhà văn người Mỹ. 1952 - Raisa Smetanina, cross-country vân động viên trượt tuyết người Nga. 1952 - Bart Stupak, chính khách người Mỹ. 1956 - Jonathan Coleman, người dẫn chuyện giải trí người Úc-Anh. 1956 - Bob Speller, chính khách người Canada. 1956 - Aileen Wuornos, sát nhân hàng loạt người Mỹ (mất năm 2002). 1960 - Ian McKenzie Anderson, nhạc sĩ người Anh. 1960 - Khaled, nhạc sĩ người Algérie. 1960 - Richard Ramirez, sát nhân hàng loạt người Mỹ. 1964 - Lyndon Byers, vận động viên khúc côn cầu người Canada. 1964 - Jahred Shane, ca sĩ nhạc Rap, ca sĩ người Brasil. 1968 - Chucky Brown, cầu thủ bóng rổ người Mỹ. 1968 - Naoko Iijima, nữ diễn viên người Nhật Bản. 1968 - Gonzalo Lira, tiểu thuyết gia Chile. 1968 - Bryce Paup, cầu thủ bóng đá người Mỹ. 1972 - Antonio Sabàto Jr., diễn viên người Ý. 1972 - Dave Williams, ca sĩ (Drowning Pool) người Mỹ (mất năm 2002). 1972 - Saul Williams, ca sĩ nhạc Rap, nhà thơ, diễn viên người Mỹ. 1972 - Pedro Zamora, nhà hoạt động AIDS người Mỹ gốc Cuba (mất năm 1994). 1976 - Ja Rule, ca sĩ nhạc Rap, diễn viên người Mỹ. 1980 - Simon Gagné, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Canada. 1980 - Taylor Twellman, cầu thủ bóng đá người Mỹ. 1984 - Cam Ward, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Canada. 1984 - Darren Ambrose, cầu thủ bóng đá người Anh. 2000 - Ferran Torres, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha. 1988 - Benedikt Howedes, cầu thủ bóng đá người Đức. Mất 468 - Giáo hoàng Hilariô 1528 - Patrick Hamilton, người cải tổ tôn giáo người Scotland (sinh năm 1504) 1592 - Alessandro Striggio, nhà soạn nhạc người Ý (sinh năm 1540) 1604 - John Whitgift, tổng giám mục Canterbury (sinh năm 1530) 1740 - Pietro Ottoboni, giáo chủ hồng y người Ý (sinh năm 1667) 1744 - John Theophilus Desaguliers, nhà triết học người Pháp (sinh năm 1683) 1792 - Johann Andreas Stein 1820 - Johann Joachim Eschenburg, nhà phê bình văn học người Đức (sinh năm 1743) 1868 - Ludwig I của Bayern 1940 - Edward Frederic Benson, nhà văn người Anh (sinh năm 1867) 1944 - Pehr Evind Svinhufvud, tổng thống Phần Lan (sinh năm 1861) 1956 - Elpidio Quirino, tổng thống Philippines (sinh năm 1890) 1968 - Tore Ørjasæter, nhà thơ người Na Uy (sinh năm 1886) 1980 - Gil Elvgren, nghệ sĩ người Mỹ (sinh năm 1914) 1992 - Ruth Pitter, nhà thơ người Anh (sinh năm 1897) 2004 - Jerome Lawrence, nhà soạn kịch người Mỹ (sinh năm 1915) 2008 - Phùng Tất Đắc, nhà biên soạn người Việt (sinh năm 1907) 2012 - Davy Jones (nghệ sĩ) Phong tục cổ truyền Tại Iceland và Anh Quốc, ngày này gọi là Ngày Độc thân, theo đó phái nữ có thể chủ động tỏ tình, cầu hôn vào ngày này. Ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 1 tháng 3 là ngày thứ 60 (61 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 305 ngày trong năm. Sự kiện 293 – Hoàng đế Diocletianus và Maximianus bổ nhiệm Constantius Chlorus và Galerius làm Caesar. Điều này được cho là khởi đầu của Tứ đầu chế. 350 – Vetranio được chị gái của Constantius II là Constantina yêu cầu tự tuyên bố là Caesar. 834 – Hoàng đế Louis Mộ Đạo được khôi phục tư cách là quân chủ duy nhất của Francia. Sau khi ông tái đăng cơ, con trai cả của ông là Lothair I đào thoát sang Bourgogne. 1076 — Ung Châu thất thủ trong Chiến dịch đánh Tống, 1075-1076 của quân Đại Việt. 1206 — Lý An Toàn cùng mẹ của Tây Hạ Hoàn Tông là La thị hợp mưu phế Hoàn Tông, Lý An Toàn lên ngôi hoàng đế Tây Hạ, tức Tây Hạ Tương Tông. 1562 – Sáu mươi ba người Huguenot bị tàn sát tại Wassy, đánh dấu khởi đầu Chiến tranh tôn giáo Pháp. 1565 — Rio de Janeiro được người Bồ Đào Nha thành lập với tên gọi São Sebastião do Rio de Janeiro nhằm vinh danh Thánh Sebastian. 1781 – Quốc hội Lục địa thông qua Các điều khoản Hợp bang thành lập nên hình thức liên bang "Hợp chúng quốc Hoa Kỳ". 1796 – Công ty Đông Ấn Hà Lan được Cộng hòa Batavia quốc hữu hóa. 1811 – Thống đốc Ai Cập của Ottoman là Muhammad Ali giết chết các thủ lĩnh Mamluk và đoạt lấy quyền lực. 1815 – Napoléon Bonaparte trở về Pháp từ nơi ông bị lưu đày trên đảo Elba. 1815 – Tổng thống James Madison ký thành luật Hiến chương quốc hội của Đại học Georgetown. 1845 – Tổng thống Hoa Kỳ John Tyler ký một dự luật cho phép Hoa Kỳ sáp nhập Cộng hòa Texas. 1867 – Nebraska trở thành tiểu bang thứ 37 của Hoa Kỳ, thủ phủ là Lincoln. 1870 – Nguyên soái F. S. López thiệt mạng trong Trận Cerro Corá, đánh dấu kết thúc Chiến tranh Tam Đồng minh tại Nam Mỹ. 1872 – Vườn quốc gia Yellowstone được thành lập tại miền Tây Hoa Kỳ, đây là vườn quốc gia đầu tiên trên thế giới. 1893 – Kỹ sư điện Nikola Tesla tiến hành trình diễn công khai lần đầu radio tại St. Louis, Missouri, Hoa Kỳ. 1919 – Phong trào 1 tháng 3 bắt đầu tại Triều Tiên nhằm chống Đế quốc Nhật Bản. 1934 – Với hỗ trợ của Nhật Bản, Phổ Nghi chính thức đăng cơ xưng là hoàng đế của Mãn Châu Quốc, đặt niên hiệu là Khang Đức. 1941 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Bulgaria ký kết hiệp ước liên kết với Phe Trục. 1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Đế quốc Nhật Bản đổ bộ lên đảo chính Java của Đông Ấn Hà Lan. 1946 – Ngân hàng Anh được quốc hữu hóa. 1947 – Quỹ Tiền tệ Quốc tế bắt đầu các hoạt động tài chính. 1950 – Tưởng Giới Thạch phục hồi đảm nhiệm chức vụ Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc sau khi Quốc dân Đảng dời đến Đài Loan do chiến bại trong nội chiến. 1953 – Nhà lãnh đạo Liên Xô Stalin bị đột quỵ, ông qua đời bốn ngày sau đó. 1954 – Thử nghiệm vũ khí hạt nhân: Bom hydro Castle Bravo được Hoa Kỳ cho thử nghiệm phát nổ tại Đảo san hô vòng Bikini trên Thái Bình Dương. 1958 – Liên bang Tây Ấn được thành lập. 1961 – Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy cho thành lập Đoàn Hòa bình, một chương trình tình nguyện quốc tế. 1961 – Uganda được tự quản và tổ chức cuộc bầu cử đầu tiên trong nước. 1966 – Tàu thăm dò không gian Venera 3 của Liên Xô đổ bộ lên Sao Kim, là tàu không gian đầu tiên đổ bộ lên bề mặt hành tinh khác. 1966 – Đảng Ba'ath nắm quyền lực tại Syria. 1971 – Tổng thống Pakistan Yahya Khan hoãn vô thời hạn phiên họp nghị viện dự kiến, kích động bất tuân dân sự rộng khắp tại Đông Pakistan. 1973 – Ban nhạc Pink Floyd phát hành The Dark Side of the Moon, một trong những album quan trọng nhất của lịch sử nhạc Rock. 1992 – Bosna và Hercegovina tuyên bố độc lập khỏi Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư. 1998 – Titanic trở thành phim đầu tiên đạt doanh thu trên một tỷ USD trên phạm vi toàn cầu. 2003 – Tòa án Hình sự Quốc tế tổ chức phiên tòa đầu tiên của họ tại Den Haag, Hà Lan. 2014 – Ít nhất 29 người chết và 143 người bị thương trong một cuộc tấn công bằng dao tại nhà ga Côn Minh thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Sinh 1432 - Isabel of Coimbra, nữ hoàng Bồ Đào Nha (m. 1455) 1445 - Sandro Botticelli, họa sĩ người Ý (m. 1510) 1474 - Angela Merici, bảo mẫu người Ý (m. 1540) 1547 - Rudolph Goclenius, nhà triết học người Đức (m. 1628) 1597 - Jean-Charles de la Faille, nhà toán học người Bỉ (m. 1652) 1610 - John Pell, nhà toán học người Anh (m. 1685) 1657 - Samuel Werenfels, nhà thần học Thụy Sĩ (m. 1740) 1760 - François Nicolas Leonard Buzot, nhà cánh mạng người Pháp (m. 1794) 1769 - François Séverin Marceau-Desgraviers, tướng người Pháp (m. 1796) 1810 - Frédéric Chopin, nhà soạn nhạc, nghệ sĩ dương cầm người Ba Lan (m. 1849) 1812 - Augustus Pugin, kiến trúc sư người Anh (m. 1852) 1817 - Giovanni Duprè, nhà điêu khắc người Ý (m. 1882) 1837 - William Dean Howells, nhà văn, sử gia, chính khách người Mỹ (m. 1920) 1842 - Nicholaos Gysis, họa sĩ người Hy Lạp (m. 1901) 1848 - Augustus Saint-Gaudens, nhà điêu khắc người Mỹ gốc Ireland (m. 1907) 1852 - Théophile Delcassé, chính khách người Pháp (m. 1923) 1858 - Georg Simmel, nhà xã hội học, nhà triết học người Đức (m. 1918) 1863 - Alexander Golovin, họa sĩ người Nga (m. 1930) 1865 - Abe Iso, chính khách người Nhật Bản (m. 1949) 1886 - Oskar Kokoschka, họa sĩ, nhà thơ người Áo (m. 1980) 1888 - Ewart Astill, cầu thủ cricket người Anh (m. 1948) 1889 - Watsuji Tetsuro, nhà triết học người Nhật Bản (m. 1960) 1892 - Ryūnosuke Akutagawa, nhà văn người Nhật Bản (m. 1927) 1893 - Mercedes de Acosta, người giao thiệp rộng người Mỹ (m. 1968) 1896 - Dimitris Mitropoulos, người chỉ huy dàn nhạc, nhà soạn nhạc người Hy Lạp (m. 1960) 1896 - Moriz Seeler, nhà văn, nhà sản xuất người Đức (m. 1942) 1899 - Erich von dem Bach, công chức quốc xã (m. 1972) 1904 - Paul Hartman, diễn viên người Mỹ (m. 1973) 1904 - Glenn Miller, người chỉ huy dàn nhạc nhỏ người Mỹ (m. 1944) 1905 - Doris Hare, nữ diễn viên Wales (m. 2000) 1906 - Phạm Văn Đồng, Thủ tướng Việt Nam (1955-1987), (m. 2000) 1910 - Archer John Porter Martin, nhà hóa học, giải thưởng Nobel người Anh (m. 2002) 1910 - David Niven, diễn viên người Anh (m. 1983) 1913 - Ralph Ellison, nhà văn người Mỹ (m. 1994) 1917 - Robert Lowell, nhà thơ người Mỹ (m. 1977) 1918 - Roger Delgado, diễn viên người Anh (m. 1973) 1918 - João Goulart, tổng thống Brasil (m. 1976) 1918 - Gladys Noon Spellman, chính khách người Mỹ (m. 1988) 1920 - Howard Nemerov, nhà thơ người Mỹ (m. 1991) 1920 - Max Bentley, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Canada (m. 1984) 1921 - Richard Wilbur, nhà thơ người Mỹ 1922 - William Gaines, nhà xuất bản người Mỹ (m. 1992) 1923 - Nguyễn Văn Chuân, Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (Mất 2002) 1923 - Kuczka Péter, nhà văn, chủ bút người Hungary (m. 1999) 1924 - Deke Slayton, nhà du hành vũ trụ người Mỹ (m. 1993) 1926 - Robert Clary, diễn viên người Pháp 1926 - Cesare Danova, diễn viên người Mỹ gốc Ý (m. 1992) 1927 - Harry Belafonte, nhạc sĩ, nhà hoạt động người Mỹ 1928 - Seymour Papert, nhà toán học người Nam Phi 1928 - Jacques Rivette, đạo diễn phim người Pháp 1930 - Gastone Nencini, vận động viên xe đạp người Ý (m. 1980) 1935 - Robert Conrad, diễn viên người Mỹ 1936 - Monique Bégin, chính khách người Pháp 1936 - Jean-Edern Hallier, tác gia người Pháp (m. 1997) 1937 - Jed Allan, diễn viên người Mỹ 1939 - Leo Brouwer, nhà soạn nhạc, nghệ sĩ đàn ghita Cuba 1940 - Robert Grossman, người minh họa người Mỹ 1943 - Akinori Nakayama, vận động viên thể dục người Nhật Bản 1943 - Richard H. Price, nhà vật lý người Mỹ 1943 - Rashid Sunyaev, nhà vật lý người Nga 1943 - José Ángel Iribar, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha 1945 - Dirk Benedict, diễn viên người Mỹ 1946 - Lana Wood, nữ diễn viên người Mỹ 1946 - Gerry Boulet, ca sĩ người Pháp (m. 1990) 1946 - Elvin Bethea, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1947 - Alan Thicke, diễn viên, người sáng tác bài hát người Canada 1948 - Burning Spear, ca sĩ, nhạc sĩ người Jamaica 1952 - Steven Barnes, nhà văn người Mỹ 1952 - Martin O'Neill, cầu thủ bóng đá, người quản lý người Bắc Ireland 1953 - Richard Bruton, chính khách, nhà kinh tế học người Ireland 1954 - Catherine Bach, nữ diễn viên người Mỹ 1954 - Ron Howard, diễn viên, người đạo diễn người Mỹ 1956 - Timothy Daly, diễn viên người Mỹ 1958 - Bertrand Piccard, người chơi khinh khí cầu, nhà tâm thần học Thụy Sĩ 1958 - Nik Kershaw, nhạc sĩ người Anh 1958 - Chosei Komatsu, người chỉ huy dàn nhạc người Nhật Bản 1963 - Rob Affuso, nhạc công đánh trống người Mỹ 1963 - Ron Francis, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Canada 1964 - Paul Le Guen, ông bầu bóng đá người Pháp 1964 - Clinton Gregory, nhạc sĩ người Mỹ 1965 - Stewart Elliott, vận động viên đua ngựa người Canada 1965 - Booker Huffman, đô vật Wrestling chuyên nghiệp người Mỹ 1965 - Mary Lou Lord, ca sĩ, người sáng tác bài hát người Mỹ 1967 - Yelena Afanasyeva, vận động viên người Nga 1967 - George Eads, diễn viên người Mỹ 1967 - Aron Winter, cầu thủ bóng đá người Đức 1969 - Javier Bardem, diễn viên người Tây Ban Nha 1969 - Doug Creek, vận động viên bóng chày người Mỹ 1971 - Tyler Hamilton, vận động viên xe đạp người Mỹ 1973 - Jack Davenport, diễn viên người Anh 1973 - Chris Webber, cầu thủ bóng rổ người Mỹ 1974 - Mark-Paul Gosselaar, diễn viên người Mỹ 1974 - Stephen Davis, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1977 - Rens Blom, vận động viên người Đức 1977 - Esther Cañadas, nữ diễn viên, siêu người mẫu người Tây Ban Nha 1978 - Jensen Ackles, diễn viên người Mỹ 1978 - Alicia Leigh Willis, nữ diễn viên người Mỹ 1980 - Shahid Afridi, cầu thủ cricket người Pakistan 1980 - Abdur Rehman, cầu thủ cricket người Pakistan 1981 - Ana Hickmann, siêu người mẫu người Brasil 1981 - Adam LaVorgna, diễn viên người Mỹ 1981 - Will Power, người đua xe người Úc 1981 - Brad Winchester, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Mỹ 1983 - Daniel Carvalho, cầu thủ bóng đá người Brasil 1983 - Chris Hackett, cầu thủ bóng đá người Anh 1983 - Blake Hawksworth, vận động viên bóng chày người Canada 1984 - Naima Mora, người mẫu, người Mỹ 1984 - Alexander Steen, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Thụy Điển gốc Canada 1984 - Bạch Bách Hà, nữ diễn viên Trung Quốc 1985 - Andreas Ottl, cầu thủ bóng đá người Đức 1985 - J Leman, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1986 - Jonathan Spector, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1987 - Sammie, ca sĩ người Mỹ 1988 - Katija Pevec, nữ diễn viên người Mỹ 1989 - Sonya Kitchell, ca sĩ người Mỹ 1989 - Carlos Vela, cầu thủ bóng đá người México 1990 - Harry Eden, diễn viên người Anh 1990 - Nikolas Tsattalios, cầu thủ bóng đá người Úc 1994 - Justin Bieber, ca sĩ, người sáng tác nhạc người Canada Mất 1510 - Francisco de Almeida, người lính, nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha 1536 - Bernardo Accolti, nhà thơ người Ý (s. 1465) 1620 - Thomas Campion, nhà thơ, nhà soạn nhạc người Anh (s. 1567) 1643 - Girolamo Frescobaldi, nhà soạn nhạc người Ý (s. 1583) 1661 - Richard Zouch, luật gia người Anh (s. 1590) 1697 - Francesco Redi, thầy thuốc người Ý (s. 1626) 1734 - Roger North, người viết tiểu sử người Anh (s. 1653) 1757 - Edward Moore, nhà văn người Anh (s. 1712) 1768 - Hermann Samuel Reimarus, nhà triết học, nhà văn người Đức (s. 1694) 1773 - Luigi Vanvitelli, kiến trúc sư người Ý (s. 1700) 1777 - Georg Christoph Wagenseil, nhà soạn nhạc người Áo (s. 1715) 1792 - Leopold II, hoàng đế Đế quốc La Mã Thần thánh (s. 1747) 1862 - Peter Barlow, nhà toán học người Anh (s. 1776) 1875 - Tristan Corbière, nhà thơ người Pháp (s. 1845) 1879 - Joachim Heer, chính khách Thụy Sĩ (s. 1825) 1884 - Isaac Todhunter, nhà toán học người Anh (s. 1820) 1906 - José María de Pereda, tiểu thuyết gia người Tây Ban Nha (s. 1833) 1911 - Jacobus Henricus van 't Hoff, nhà hóa học, giải thưởng Nobel người Đức (s. 1852) 1912 - George Grossmith, diễn viên, tác giả truyện tranh người Anh (s. 1847) 1920 - John H. Bankhead, thượng nghị sĩ Mỹ (s. 1842) 1922 - Rafael Moreno Aranzadi, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha (s. 1892) 1929 - Royal H. Weller, chính khách người Mỹ (s. 1881) 1933 - Uładzimir Zylka, nhà thơ người Belarus (s. 1900) 1936 - Mikhail Kuzmin, nhà văn người Nga (s. 1871) 1938 - Gabriele D'Annunzio, nhà văn, chiến tranh người anh hùng, chính khách người Ý (s. 1863) 1940 - Anton Hansen Tammsaare, tác gia người Estonia (s. 1878) 1943 - Alexandre Yersin, thầy thuốc Thụy Sĩ (s. 1863) 1952 - Mariano Azuela, tiểu thuyết gia người México (s. 1873) 1963 - Irish Meusel, vận động viên bóng chày người Mỹ (s. 1893) 1963 - Jorge Daponte, người đua xe người Argentina (s. 1923) 1966 - Fritz Houtermans, nhà vật lý người Đức (s. 1903) 1969 - Nhạc sĩ Dzũng Chinh, tác giả bài hát Những đồi hoa sim (s.1941) 1970 - Lucille Hegamin, ca sĩ, người dẫn chuyện giải trí người Mỹ (s. 1894) 1974 - Bobby Timmons, nghệ sĩ dương cầm nhạc Jazz người Mỹ (s. 1935) 1980 - Dixie Dean, cầu thủ bóng đá người Anh (s. 1907) 1984 - Jackie Coogan, diễn viên người Mỹ (s. 1914) 1988 - Joe Besser, diễn viên hài, diễn viên người Mỹ (s. 1907) 1995 - Georges J.F. Kohler, nhà sinh vật học, giải Nobel Sinh lý và Y khoa người Đức (s. 1946) 2006 - Peter Osgood, cầu thủ bóng đá người Anh (s. 1947) 2006 - Harry Browne, chính khách, tác gia người Mỹ (s. 1933) 2006 - Johnny Jackson, nhạc sĩ người Mỹ (s. 1951) 2017 - Giuse Vũ Duy Thống, tu sĩ Công giáo người Việt Nam (s. 1952) Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 2 tháng 3 là ngày thứ 61 (62 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 304 ngày trong năm. Sự kiện 986 – Louis V trở thành quốc vương của người Frank. 1498 – Hạm đội của Vasco da Gama thăm đảo Mozambique. 1657 – Đại hỏa hoạn tại Edo (nay là Tokyo), Nhật Bản, khiến hơn 100.000 người thiệt mạng; kéo dài trong ba ngày. 1807 – Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật cấm nhập khẩu nô lệ, theo đó không cho phép nhập khẩu các nô lệ mới vào đất nước. 1836 – Cách mạng Texas: Cộng hòa Texas thông qua tuyên bố độc lập khỏi Mexico. 1855 – Sa hoàng Nikolai I của Nga qua đời, Hoàng thái tử Aleksandr nối ngôi hoàng đế, bắt đầu cai trị Đế quốc Nga. 1882 – Victoria của Anh may mắn thoát nạn trước một nỗ lực ám sát của Roderick McLean tại Windsor. 1885 – Trận Hòa Mộc giữa quân Pháp và quân Tàu đang vây hãm thành Tuyên Quang. 1901 – Tổng công ty Thép Hoa Kỳ được thành lập bằng việc hợp nhất Công ty Thép Carnegie và Công ty Thép Federal, trở thành tổng công ty đầu tiên trên thế giới có vốn hóa thị trường trên một tỷ USD. 1919 – Các đại biểu Cộng sản, cách mạng xã hội, công đoàn họp tại Moskva để thành lập Quốc tế thứ ba. 1939 – Hồng y người Ý Eugenio Pacelli được bầu làm giáo hoàng trong Mật nghị Hồng y, lấy tên thánh Piô XII. 1943 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Không quân Hoa Kỳ–Úc bắt đầu tấn công các đoàn tàu chuyển quân của Nhật Bản tại biển Bismarck khi chúng đang trên đường đến New Guinea. 1955 – Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk thoái vị, nhường lại ngôi vương cho cha là Norodom Suramarit. 1962 – Quân đội dưới quyền Tướng Ne Win đoạt được quyền lực tại Miến Điện trong một cuộc đảo chính. 1965 – Chiến tranh Việt Nam: Quân đội Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa bắt đầu tiến hành Chiến dịch Sấm Rền, nội dung là oanh tạc miền Bắc Việt Nam. 1969 – Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của máy bay Concorde được tiến hành tại Toulouse, Pháp. 1969 – Bộ đội biên phòng Trung Quốc và Liên Xô phát sinh xung đột vũ trang tại đảo Trân Bảo giữa sông Ussuri. 1970 – Rhodesia tuyên bố là một nền Cộng hòa, cắt đứt những liên kết cuối cùng với quân chủ Anh. 1972 – Tàu thăm dò không gian Pioneer 10 được phóng đi từ Mũi Canaveral, Florida với sứ mạng khám phá các hành tinh bên ngoài. 1977 – Libya trở thành Đại Dân Quốc Nhân dân Xã hội Chủ nghĩa Ảrập Libya khi Đại hội Toàn dân thông qua "Tuyên bố về việc thành lập chính quyền nhân dân". 1992 – Armenia, Azerbaijan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Moldova, San Marino, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan gia nhập Liên Hợp Quốc. 2017 – Các nguyên tố Moscovi, Tennessine và Oganesson được chính thức thêm vào bảng tuần hoàn trong một hội nghị tại Moskva. 2022 - Nhóm nhạc nam Tempest được thành lập Sinh 1545 – Thomas Bodley, nhà ngoại giao, người sáng lập thư viện người Anh (m. 1613) 1760 – Camille Desmoulins, nhà báo, chính khách người Pháp (m. 1794) 1770 – Louis Gabriel Suchet, Marshal người Pháp (m. 1826) 1779 – Joel Roberts Poinsett, chính khách, nhà thực vật học người Mỹ (m. 1851) 1800 – Evgeny Baratynsky, nhà thơ người Nga (m. 1844) 1820 – Multatuli, nhà văn người Đức (m. 1887) 1824 – Bedřich Smetana, nhà soạn nhạc người Séc (m. 1885) 1829 – Carl Schurz, nhà cánh mạng, chính khách người Đức (m. 1906) 1842 – Carl Jacobsen, người ủ rượu người Đan Mạch (m. 1914) 1849 – Robert Means Thompson, sĩ quan hải quân Mỹ (m. 1930) 1859 – Sholom Aleichem, tiểu thuyết gia người Nga (m. 1916) 1860 – Susanna M. Salter, chính khách người Mỹ (m. 1961) 1862 – Boris Borisovich Galitzine, nhà vật lý người Nga (m. 1916) 1886 – Willis O'Brien, họa sĩ phim hoạt hình người Mỹ (m. 1962) 1900 – Kurt Weill, nhà soạn nhạc người Đức (m. 1950) 1902 – Moe Berg, vận động viên bóng chày, điệp viên người Mỹ (m. 1972) 1904 – Dr. Seuss, tác gia người Mỹ (m. 1991) 1908 – Walter Bruch, kĩ sư người Đức (m. 1990) 1909 – Mel Ott, vận động viên bóng chày người Mỹ (m. 1958) 1912 – Henry Katzman, nhà soạn nhạc, nghệ sĩ dương cầm người Mỹ (m. 2001) 1913 – Celedonio Romero, nghệ sĩ đàn ghita người Tây Ban Nha (m. 1996) 1913 – Mort Cooper, vận động viên bóng chày người Mỹ (m. 1958) 1914 – Martin Ritt, người đạo diễn người Mỹ (m. 1990) 1917 – Desi Arnaz, Diễn viên, người chỉ huy dàn nhạc nhỏ người Mỹ gốc Cuba (m. 1986) 1917 – Jim Konstanty, vận động viên bóng chày người Mỹ (m. 1976) 1917 – David Goodis, nhà văn người Mỹ (m. 1967) 1919 – Jennifer Jones, nữ Diễn viên người Mỹ 1919 – Tamara Toumanova, nữ Diễn viên ba lê, nữ Diễn viên người Nga (m. 1996) 1923 – Orrin Keepnews, nhà văn, nhà phê bình người Mỹ 1923 – Robert H. Michel, chính khách người Mỹ 1926 – Murray Rothbard, nhà kinh tế học người Mỹ (m. 1995) 1927 – Roger Walkowiak, vận động viên xe đạp người Pháp 1928 – Father John Romanides, thầy tu, giáo sư người Hy Lạp (m. 2001) 1930 – Emma Penella, nữ Diễn viên người Tây Ban Nha (m. 2007) 1930 – John Cullum, Diễn viên, ca sĩ người Mỹ 1931, Mikhail Sergeyevich Gorbachov, Tổng thư ký Đảng Cộng sản Liên Xô, người góp phần to lớn vào sự tan rã của Liên bang xô viết, giải thưởng Nobel hòa bình 1931 – Tom Wolfe, tác gia người Mỹ 1935 – Al Waxman, Diễn viên người Canada (m. 2001) 1937 – Abdelaziz Bouteflika, tổng thống Algérie 1938 – Ricardo Lagos, tổng thống Chile nguyên 1940 – Tony Croatto, nhà soạn nhạc người Ý (m. 2005) 1941 – David Satcher, Mỹ bác sĩ giải phẫu tướng thứ 16 1942 – Peter Guber, nhà sản xuất phim người Mỹ 1942 – John Irving, tác gia người Mỹ 1942 – Luc Plamondon, nhà thơ trữ tình người Pháp 1942 – Lou Reed, ca sĩ, nghệ sĩ đàn ghita người Mỹ 1943 – Zygfryd Blaut, cầu thủ bóng đá người Ba Lan (m. 2005) 1943 – Claude Larose, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Pháp 1943 – Peter Straub, tác gia người Mỹ 1944 – Uschi Glas, nữ Diễn viên người Đức 1947 – Harry Redknapp, ông bầu bóng đá người Anh 1948 – Larry Carlton, nghệ sĩ đàn ghita người Mỹ 1948 – Rory Gallagher, nghệ sĩ đàn ghita người Ireland (m. 1995) 1948 – Jeff Kennett, chính khách người Úc 1949 – Alain Chamfort, ca sĩ người Pháp 1949 – Gates McFadden, nữ Diễn viên người Mỹ 1949 – Eddie Money, ca sĩ người Mỹ 1950 – Karen Carpenter, ca sĩ Mỹ (m. 1983) 1950 – Jeffrey Chodorow, Restaurateur, Financier người Mỹ 1952 – Mark Evanier, nhà văn người Mỹ 1952 – Laraine Newman, nữ Diễn viên người Mỹ 1953 – Russ Feingold, chính khách người Mỹ 1955 – Ken Salazar, chính khách người Mỹ 1958 – Ian Woosnam, vận động viên golf Wales 1958 – Peter Arnold, kiến trúc sư người Mỹ 1958 – Kevin Curren, vận động viên quần vợt người Nam Phi 1961 – Simone Young, người chỉ huy dàn nhạc người Úc 1962 – Jon Bon Jovi, ca sĩ Mỹ 1962 – Al Del Greco, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1962 – Morioka Hiroyuki, nhà văn người Nhật Bản 1962 – Michael Salinger, nhà thơ người Mỹ 1962 – Raimo Summanen, vận động viên khúc côn cầu trên băng, huấn luyện viên người Phần Lan 1964 – Mike Von Erich, đô vật Wrestling chuyên nghiệp người Mỹ (m. 1987) 1965 – Ron Gant, vận động viên bóng chày người Mỹ 1965 – Lembit Öpik, chính khách người Anh 1968 – Daniel Craig, Diễn viên người Anh 1971 – Elizabeth Lackey, nữ Diễn viên người Mỹ 1972 – Richard Ruccolo, Diễn viên người Mỹ 1972 – Amber Smith, nữ Diễn viên, người mẫu, người Mỹ 1973 – Trevor Sinclair, cầu thủ bóng đá người Anh 1973 – Dejan Bodiroga, cầu thủ bóng rổ người Serbia 1974 – Monika Niederstätter, vận động viên người Ý 1974 – Hayley Lewis, vận động viên bơi lội người Úc 1976 – Glenn Rubenstein, nhà văn, nhà báo người Mỹ 1977 – Chris Martin, Ca sĩ người Anh (Coldplay) 1977 – Heather McComb, nữ Diễn viên người Mỹ 1977 – Andrew Strauss, cầu thủ cricket người Anh 1977 – Jay Gibbons, vận động viên bóng chày người Mỹ 1978 – Giannis Skopelitis, cầu thủ bóng đá người Hy Lạp 1979 – Damien Duff, cầu thủ bóng đá người Ireland 1979 – Sergei Davydov, vận động viên trượt băng nghệ thuật người Belarus 1980 – Édson Nobre, cầu thủ bóng đá người Angola 1980 – Lance Cade, đô vật Wrestling chuyên nghiệp người Mỹ 1981 – Bryce Dallas Howard, nữ Diễn viên người Mỹ 1982 – Kevin Kurányi, cầu thủ bóng đá người Đức 1982 – Henrik Lundqvist, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Thụy Điển 1982 – Ben Roethlisberger, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1982 – Corey Webster, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1983 – Glen Perkins, vận động viên bóng chày người Mỹ 1983 – Lisandro Lopez 1984 – Elizabeth Jagger, người mẫu, nữ Diễn viên người Anh 1985 – Hoa Nip, nhà thơ người Việt Nam 1985 – Robert Iler, Diễn viên người Mỹ 1985 – Reggie Bush, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1988 – Keith Jack, ca sĩ, Diễn viên người Anh 1998 – Tua Tagovailoa Mất 855 – Lotario I, vua Frank, hoàng đế Đế quốc La Mã Thần thánh 1589 – Alessandro Cardinal Farnese, giáo chủ hồng y người Ý (s. 1520) 1729 – Francesco Bianchini, nhà triết học, nhà khoa học người Ý (s. 1662) 1758 – Pierre Guérin de Tencin, giáo chủ hồng y người Pháp (s. 1679) 1793 – Carl Gustaf Pilo, nghệ sĩ người Thụy Điển 1797 – Horace Walpole, chính khách, nhà văn người Anh (s. 1717) 1830 – Samuel Thomas von Sömmering, thầy thuốc người Đức (s. 1755) 1835 – Franz II, hoàng đế Đế quốc La Mã Thần thánh (s. 1768) 1840 – Heinrich Wilhelm Matthäus Olbers, nhà thiên văn người Đức (s. 1758) 1855 – Nikolai I, hoàng đế Nga (s. 1796) 1858 – Hà Thanh Quận công Nguyễn Phúc Miên Tống, hoàng tử con vua Minh Mạng nhà Nguyễn (s. 1822) 1880 – Sir John MacNeill, kĩ sư dân sự người Ireland (s. 1790) 1895 – Berthe Morisot, họa sĩ người Pháp (s. 1841) 1895 – Isma'il Pasha, phó vương Ai Cập (s. 1830) 1921 – Champ Clark, chính khách người Mỹ (s. 1850) 1930 – D. H. Lawrence, nhà văn người Anh (s. 1885) 1938 – Ben Harney, nhà soạn nhạc, nghệ sĩ dương cầm người Mỹ (s. 1871) 1939 – Howard Carter, nhà khảo cổ người Anh (s. 1874) 1945 – Emily Carr, nghệ sĩ người Canada (s. 1871) 1953 – Jim Lightbody, người chạy đua người Mỹ (s. 1882) 1959 – Eric Blore, Diễn viên người Anh (s. 1887) 1962 – Charles Jean de la Vallée–Poussin, nhà toán học người Bỉ (s. 1866) 1967 – José Martínez Ruiz, nhà thơ, nhà văn người Tây Ban Nha (s. 1873) 1970 – Marc–Aurèle Fortin, họa sĩ Quebec (s. 1888) 1974 – Salvador Puig Antich, người theo Chủ nghĩa vô chính phủ người Tây Ban Nha (s. 1948) 1982 – Philip K. Dick, tác gia người Mỹ (s. 1928) 1987 – Randolph Scott, Diễn viên, người đạo diễn người Mỹ (s. 1898) 1991 – Serge Gainsbourg, ca sĩ người Pháp (s. 1928) 1992 – Sandy Dennis, nữ Diễn viên người Mỹ (s. 1937) 1994 – Anita Morris, nữ Diễn viên người Mỹ (s. 1943) 1999 – David Ackles, ca sĩ, người sáng tác bài hát người Mỹ (s. 1937) 1999 – Dusty Springfield, ca sĩ người Anh (s. 1939) 2001 – John Diamond, nhà báo người Anh (s. 1953) 2003 – Hank Ballard, nhạc sĩ người Mỹ (s. 1927) 2003 – Malcolm Williamson, nhà soạn nhạc người Úc (s. 1931) 2004 – Mercedes McCambridge, nữ Diễn viên người Mỹ (s. 1916) 2005 – Rick Mahler, vận động viên bóng chày người Mỹ (s. 1953) 2005 – Martin Denny, nhạc sĩ người Mỹ (s. 1911) 2006 – Jack Wild, Diễn viên người Anh (s. 1952) 2007 – Ivan Safronov, nhà báo người Nga (s. 1956) 2007 – Clem Labine, vận động viên bóng chày người Mỹ (s. 1926) 2007 – Thomas S. Kleppe, chính khách Mỹ (s. 1919) 2008 – Jeff Healey, nhạc sĩ người Canada (s. 1966) Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 3 tháng 3 là ngày thứ 62 (63 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 303 ngày trong năm. Sự kiện 473 – Tổng tư lệnh quân đội mới đảm nhiệm là Gundobad quyết định chọn Glycerius làm hoàng đế của Đế quốc Tây La Mã. 705 – Đường Trung Tông tuyên bố phục lại ngai vị cho họ Lý ; Võ hậu bị phế truất. 724 – Thiên hoàng Genshō thoái vị nhường ngôi cho cháu trai bà là Thiên hoàng Shōmu. 875 – Tiết độ sứ Đổng Xương của triều Đường xưng là hoàng đế, đặt quốc hiệu là "Đại Việt La Bình Quốc", tức ngày Tân Mão (3) tháng 2 năm Ất Mão. 1575 – Hoàng đế Mogul Akbar Đại đế đánh bại quân đội Bengal trong Trận Tukaroi. 1845 – Florida trở thành bang thứ 27 của Hoa Kỳ. 1857 – Chiến tranh nha phiến lần hai: Pháp và Vương quốc Anh tuyên chiến với Trung Quốc. 1861 – Nga hoàng Aleksandr II ban hành Sắc lệnh giải phóng nông nô. 1875 – Vở opera Carmen của nhà soạn nhạc người Pháp Georges Bizet công diễn lần đầu tại Opéra–Comique tại Paris, nhưng bị đa số các nhà phê bình chỉ trích. 1878 – Bulgaria giành lại độc lập từ tay Đế quốc Ottoman sau Hòa ước San Stefano. 1918 – Đế quốc Đức, Đế quốc Áo Hung và nước Nga Xô Viết ký kết Hòa ước Brest–Litovsk với kết quả là nước Nga rút khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất, đồng thời đem đến độc lập cho Phần Lan, Estonia, Latvia, Litva và Ba Lan. 1923 – Tạp chí TIME xuất bản lần đầu tiên. 1924 – Abdul Mejid II bị Đại hội Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ lật đổ ngôi khalip, theo lệnh của tổng thống Mustafa Kemal Ataturk. 1931 – Hoa Kỳ thông qua việc chọn The Star–Spangled Banner làm quốc ca. 1938 – Dầu mỏ được phát hiện tại Ả Rập Xê Út. 1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Mười máy bay Nhật Bản ném bom thị trấn Broome, Tây Australia, giết chết hơn 100 người. 1944 – Huân chương Nakhimov và Huân chương Ushakov bắt đầu được áp dụng tại Liên Xô và đây là danh hiệu cao quý nhất cho hải quân. 1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Mỹ và Philippines lấy lại Manila từ tay Nhật Bản. 1951 – Hai tổ chức Việt Minh và Liên Việt hợp nhất thành Mặt trận Liên Việt. 1958 – Nuri as–Said trở thành thủ tướng của Iraq lần thứ 14. 1959 – Ngày truyền thống Bộ Đội Biên phòng Việt Nam 1961 – Hassan II trở thành vua Maroc. 1968 – Chiến tranh Việt Nam: Kết thúc trận Mậu Thân tại Huế với thắng lợi chiến thuật thuộc về Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ. 1974 – Chuyến bay 981 của Turkish Airlines gặp nạn tại Ermenonville gần Paris, Pháp khiến toàn bộ 346 người trên khoang thiệt mạng. 1991 – Trưng cầu ý dân: 74 % dân số Latvia và 83 % dân số Estonia đồng ý đòi độc lập từ tay Liên Xô. 1992 – Quốc gia Bosna và Hercegovina ra đời. 2009 – Cuộc tấn công đội tuyển cricket quốc gia Sri Lanka tại Lahore 2009 khiến cho 6 cảnh sát hộ tống cùng với 2 dân thường thiệt mạng trong khi 6 cầu thủ cricket và một trợ lý huấn luyện viên bị thương. 2009 – Tòa nhà Historisches Archiv der Stadt Köln tại Cologne, Đức, đổ sập. Sinh 772 – Bạch Cư Dị, nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng thời nhà Đường, một trong những nhà thơ hàng đầu của lịch sử thi ca Trung Quốc (m.846) 1589 – Gisbertus Voetius, nhà thần học người Đức (m. 1676) 1606 – Edmund Waller, nhà thơ người Anh (m. 1687) 1652 – Thomas Otway, nhà viết kịch người Anh (m. 1685) 1793 – William Charles Macready, diễn viên người Anh (m. 1873) 1800 – Heinrich Georg Bronn, nhà địa chất người Đức (m. 1862) 1831 – George Pullman, nhà phát minh, nhà tư bản công nghiệp người Mỹ (m. 1897) 1832 – Nguyễn Phúc Nhàn Tĩnh, phong hiệu Thuận Hòa Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (m. 1863) 1839 – Jamsetji Tata, nhà tư bản công nghiệp Ấn Độ (m. 1904) 1845 – Georg Cantor, nhà toán học người Đức (m. 1918) 1847 – Alexander Graham Bell, nhà phát minh người Scotland (m. 1922) 1848 – Adelaide Neilson, nữ diễn viên người Anh (m. 1880) 1851 – Alexandros Papadiamantis, tác gia người Hy Lạp (m. 1911) 1860 – John Montgomery Ward, vận động viên bóng chày người Mỹ (m. 1925) 1863 – Arthur Machen, tác gia Wales (m. 1947) 1866 – Fred A. Busse, thị trưởng Chicago (m. 1914) 1871 – Maurice Garin, vận động viên xe đạp người Pháp (m. 1957) 1880 – Florence Auer, nữ diễn viên người Mỹ (m. 1962) 1886 – Tore Ørjasæter, nhà thơ người Na Uy (m. 1968) 1890 – Norman Bethune, bác sĩ, người theo chủ nghĩa nhân đạo người Canada (m. 1939) 1895 – Ragnar Anton Kittil Frisch, nhà kinh tế học, giải thưởng Nobel người Na Uy (m. 1973) 1911 – Jean Harlow, nữ diễn viên người Mỹ (m. 1937) 1918 – Dr. Arthur Kornberg, giải thưởng Nobel người Mỹ (m. 2007) 1920 – Julius Boros, vận động viên golf người Mỹ (m. 1994) 1920 – James Doohan, diễn viên người Canada (m. 2005) 1920 – Ronald Searle, người minh họa người Anh 1922 – Nándor Hidegkuti, cầu thủ bóng đá người Hungary (m. 2002) 1923 – Barney Martin, diễn viên người Mỹ (m. 2005) 1923 – Doc Watson, nhạc sĩ người Mỹ 1924 – Tomiichi Murayama, thủ tướng người Nhật Bản nguyên 1926 – Lys Assia, ca sĩ Thụy Sĩ 1926 – Joseph Anthony Ferrario, giáo chủ thiên chúa giáo người Mỹ (m. 2003) 1926 – James Merrill, nhà thơ người Mỹ (m. 1995) 1930 – Heiner Geißler, chính khách người Đức 1930 – Ion Iliescu, tổng thống România 1933 – Margaret Fink, nhà sản xuất phim người Úc 1933 – Lee Radziwill, thời trang người điều hành người Mỹ 1933 – Alfredo Landa, diễn viên người Tây Ban Nha 1937 – Bobby Driscoll, diễn viên người Mỹ (m. 1968) 1940 – Germán Castro Caycedo, nhà văn, nhà báo người Colombia 1940 – Perry Ellis, nhà thiết kế thời trang (m. 1986) 1945 – George Miller, đạo diễn phim người Úc 1946 – John Virgo, người chơi bi da người Anh 1947 – Jennifer Warnes, ca sĩ, người sáng tác bài hát người Mỹ 1947 – Otto Stuppacher, người đua xe người Áo (m. 2001) 1947 – Clifton Snider, nhà thơ, nhà văn người Mỹ 1949 – Jüri Allik, nhà tâm lý học người Estonia 1949 – Gloria Hendry, nữ diễn viên người Mỹ 1949 – Jesse Jefferson, vận động viên bóng chày người Mỹ 1950 – Tim Kazurinsky, diễn viên, diễn viên hài người Mỹ 1952 – Dermot Morgan, diễn viên, diễn viên hài người Ireland (m. 1998) 1953 – Robyn Hitchcock, nhạc sĩ người Anh 1953 – Zico, cầu thủ bóng đá người Brasil 1955 – Andy Breckman, diễn viên hài, nhân vật truyền thanh nổi tiếng người Mỹ 1956 – Zbigniew Boniek, cầu thủ bóng đá người Ba Lan 1958 – Miranda Richardson, nữ diễn viên người Anh 1959 – Ira Glass, người dẫn chương trình phát thanh người Mỹ 1960 – Neal Heaton, vận động viên bóng chày người Mỹ 1960 – Colin Wells, cầu thủ cricket người Anh 1961 – Perry McCarthy, người đua xe người Anh 1961 – Mary Page Keller, nữ diễn viên người Mỹ 1961 – Knut Nærum, diễn viên hài người Na Uy 1962 – Jackie Joyner–Kersee, vận động viên người Mỹ 1962 – Glen E. Friedman, nhà nhiếp ảnh, nghệ sĩ người Mỹ 1962 – Herschel Walker, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1964 – Raúl Alcalá, vận động viên xe đạp người México 1964 – Laura Harring, Mỹ nữ diễn viên người México 1966 – Fernando Colunga, diễn viên người México 1966 – Tone Lōc, ca sĩ nhạc Rapp, diễn viên người Mỹ 1968 – Brian Leetch, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Mỹ 1970 – Julie Bowen, nữ diễn viên người Mỹ 1970 – Inzamam–ul–Haq, cầu thủ cricket người Pakistan 1972 – Darren Anderton, cầu thủ bóng đá người Anh 1973 – Romāns Vainšteins, vận động viên xe đạp người Latvia 1973 – Matthew Marsden, diễn viên, ca sĩ người Anh 1973 – Victoria Zdrok, người mẫu, người Ukraina 1974 – David Faustino, diễn viên người Mỹ 1977 – Ronan Keating, ca sĩ người Ireland 1977 – Stéphane Robidas, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Canada 1978 – Matt Diaz, vận động viên bóng chày người Mỹ 1978 – Seomoon Tak, ca sĩ người Hàn Quốc 1979 – Patrick Renna, diễn viên người Mỹ 1979 – Alex Zane, diễn viên hài người Anh 1980 – Mason Unck, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1981 – Dusty Dvoracek, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1981 – Kim Yoo–Jin (Eugene), ca sĩ, nữ diễn viên người Hàn Quốc 1981 – Lil' Flip, ca sĩ nhạc Rapp người Mỹ 1981 – Emmanuel Pappoe, cầu thủ bóng đá Ghana 1981 – Sung Yu Ri, ca sĩ, nữ diễn viên người Hàn Quốc 1982 – Jessica Biel, nữ diễn viên người Mỹ 1982 – Colton Orr, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Canada 1984 – Alexander Semin, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Nga 1985 – Sam Morrow, cầu thủ bóng đá người Bắc Ireland 1986 – Stacie Orrico, ca sĩ người Mỹ 1991 - Park Chorong , Ca sĩ thuộc nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Apink Mất 1497 – Lê Thánh Tông, vị vua thứ năm của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam (s. 1442) 1703 – Robert Hooke, nhà khoa học người Anh (s. 1635) 1706 – Johann Pachelbel, nhà soạn nhạc người Đức (s. 1653) 1707 – Aurangzeb – vị vua thứ sáu của nhà Mogul trong lịch sử Ấn Độ (s. 1618) 1744 – Jean Barbeyrac, luật gia người Pháp 1765 – William Stukeley, nhà khảo cổ người Anh (s. 1687) 1768 – Nicola Porpora, nhà soạn nhạc người Ý (s. 1686) 1792 – Robert Adam, kiến trúc sư người Scotland (s. 1728) 1822 – Phan Huy Ích, danh sĩ triều Hậu Lê và Tây Sơn (s. 1751) 1850 – Oliver Cowdery, lãnh đạo tôn giáo người Mỹ (s. 1806) 1894 – Ned Williamson, vận động viên bóng chày người Mỹ (s. 1857) 1927 – Mikhail Artsybashev, nhà văn người Nga (s. 1878) 1932 – Eugen d'Albert, nhà soạn nhạc người Đức (s. 1864) 1943 – George Thompson, cầu thủ cricket người Anh (s. 1877) 1953 – James J. Jeffries, hạng nặng võ sĩ quyền Anh người Mỹ (s. 1875) 1959 – Lou Costello, diễn viên, diễn viên hài người Mỹ (s. 1906) 1961 – Paul Wittgenstein, nghệ sĩ dương cầm người Áo (s. 1887) 1966 – William Frawley, diễn viên người Mỹ (s. 1887) 1966 – Alice Pearce, nữ diễn viên người Mỹ (s. 1917) 1982 – Georges Perec, nhà văn người Pháp (s. 1936) 1983 – Arthur Koestler, nhà văn người Áo (s. 1905) 1987 – Danny Kaye, diễn viên, ca sĩ, diễn viên hài người Mỹ (s. 1911) 1988 – Sewall Wright, nhà sinh vật học người Mỹ (s. 1889) 1993 – Carlos Marcello, găngxtơ người Tunisia (s. 1910) 1996 – Marguerite Duras, nhà văn người Pháp (s. 1914) 1999 – Gerhard Herzberg, nhà hóa học, giải thưởng Nobel người Đức (s. 1904) 2001 – Louis Edmonds, diễn viên người Mỹ (s. 1923) 2002 – Harlan Howard, nhạc sĩ người Mỹ (s. 1927) 2003 – Horst Buchholz, diễn viên người Đức (s. 1933) 2003 – Luis Marden, phóng viên nhiếp ảnh người Mỹ (s. 1913) 2003 – Goffredo Petrassi, nhà soạn nhạc người Ý (s. 1904) 2003 – Peter Smithson, kiến trúc sư người Anh (s. 1923) 2005 – Max M. Fisher, người làm việc thiện người Mỹ (s. 1928) 2006 – Ivor Cutler, nhà thơ người Scotland (s. 1923) 2016 – Nguyễn Ngọc Bích, Giáo sư người Việt Nam (s.1937) Ngày lễ và kỷ niệm Ngày 3/3 ở Nhật là ngày búp bê Nhật Bản(Hinamatsuri(?) ).Ngày này nhà của các bé gái sẽ trưng bày búp bê Hina với kệ bảy tầng(Hiện này nhiều người đã làm kệ 1 tầng để tiết kiệm chi phí). Vào ngày lễ các bé gái sẽ được cha mẹ tổ chức buổi tiệc dành riêng cho mình. Đây là dịp các bé gái có thể mời bạn bè đến nhà cùng thưởng thức những món ăn và bánh kẹo đặc trưng của lễ hội này, như là bánh gạo hishimochi, xôi đỗ sekihan, uống rượu ngọt shirosake được làm từ gạo lên men, các loại kẹo màu, các loại thạch… được dâng cho các búp bê. Các món ăn, bánh, kẹo đều có màu sắc phong phú, xanh, hồng, trắng được chế biến từ các loại lá cây rất tốt cho sức khỏe nhằm xua đuổi đi những ốm đau, bệnh tật. Người Nhật còn ăn chirashizushi, một món cơm sushi với nhiều loại nguyên liệu tươi ngon nữa, trong đó phải có món cá sống đặc trưng. Họ ăn canh nghêu, vì tin rằng hai mảnh vỏ nghêu ghép với nhau là biểu tượng của cuộc sống hạnh phúc và thuận hòa. Trong lễ hội này người Nhật thường chưng hoa đào nên Hina Matsuri còn có tên là Momo-no-sekku nghĩa là Lễ hội hoa đào. Hoa đào loài hoa tượng trưng cho cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, là biểu tượng không thể thiếu trong ngày lễ này. Ngày nay, mỗi năm đến dịp Hina matsuri, các gia đình Nhật vẫn giữ truyền thống trang trí búp bê. Những con búp bê gia truyền được người Nhật trân trọng và các cô dâu khi về nhà chồng cũng được cho mang theo như một bảo vật hộ mệnh của gia đình.
Ngày 4 tháng 3 là ngày thứ 63 (64 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 302 ngày trong năm. Sự kiện 581 – Bắc Chu Tĩnh Đế dâng hoàng đế tỉ, nhường ngôi cho Tùy vương Dương Kiên. Dương Kiên liền lên ngôi ở điện Lâm Quang, khởi đầu triều Tùy. 971 – Do chiến bại, Hoàng đế Lưu Sưởng của Nam Hán đầu hàng quân nhà Tống dưới quyền tướng Phan Mỹ, Nam Hán diệt vong. 1152 – Friedrich I được bầu làm vua của Đức. 1351 – Ramathibodi I trở thành quốc vương, khởi đầu Vương quốc Ayutthaya trên bán đảo Đông Dương. 1377 – Trong khi đang dẫn quân tấn công Chiêm Thành, Trần Duệ Tông bị quân Chiêm phục kích trong thành Đồ Bàn và tử chiến, quân Đại Việt đại bại. 1386 – Đại công tước Jogaila của Litva đăng quang quốc vương Ba Lan với hiệu Jagiełło, đồng trị với vợ là Nữ vương Jadwiga. 1461 – Chiến tranh Hoa Hồng: Quốc vương Anh Henry VI thuộc Nhà Lancaster bị người họ hàng Nhà York phế truất, người này về sau trở thành Edward IV. 1493 – Nhà thám hiểm Cristoforo Colombo trở về đến Lisboa, Bồ Đào Nha, sau hành trình đến nơi mà nay là Bahamas và các đảo khác tain Vùng Caribe. 1519 – Hernán Cortés đến Mexico nhằm tìm kiếm nền văn minh Aztec và của cải của họ. 1681 – Quốc vương Charles II của Anh ban một hiến chương hoàng gia thành lập thuộc địa tỉnh Pennsylvania tại Bắc Mỹ. 1790 – Pháp được phân chia thành 83 département với ranh giới vắt qua các province cũ nhằm xóa bỏ các khác biệt về văn hóa. 1791 – Vermont được nhận vào Hoa Kỳ với tư cách là bang thứ 14. 1797 – John Adams nhậm chức tổng thống thứ nhì của Hoa Kỳ, là vị tổng thống đầu tiên bắt đầu nhiệm kỳ vào ngày 4 tháng 3. 1837 – Chicago được hợp nhất thành một thành phố, hiện là thành phố đông dân thứ ba tại Hoa Kỳ. 1943 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Không quân của Đồng Minh giành chiến thắng trước Hải quân của Nhật Bản trong Trận chiến biển Bismarck. 1957 – Chỉ số thị trường chứng khoán S&P 500 được vào sử dụng, thay thế cho S&P 90. 1966 – Một máy bay của Canadian Pacific Air Lines phát nổ khi hạ cánh tại Sân bay Haneda, khiến 64 người thiệt mạng. 1966 – Trong một bài phỏng vấn, thành viên John Lennon của The Beatles tuyên bố rằng ban nhạc "bây giờ nổi tiếng hơn cả Chúa Jesus". 1974 – Tạp chí People được phát hành lần đầu tiên tại Hoa Kỳ với tên People Weekly. 1975, được coi là ngày mở màn chiến dịch Tây Nguyên. Với thắng lợi quan trọng là giải phóng thành phố Buôn Ma Thuột tạo đà cho sự phát triển của chiến dịch, giành thời cơ, kiên quyết tấn công làm tan rã những mảng lớn quân nguỵ Sài Gòn, đưa cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước vào bước ngoặt quyết định. 1976 – Hội nghị Lập hiến Bắc Ireland chính thức giải thể, kết quả là Quốc hội Anh quản lý trực tiếp lãnh thổ. 1986 – Tàu thăm dò Vega 1 của Liên Xô bắt đầu truyền về các hình ảnh của Sao chổi Halley và các hình ảnh đầu tiên về hạt nhân của nó. 1998 – Quyền LGBT ở Hoa Kỳ: Tòa án Tối cao Hoa Kỳ phán quyết rằng pháp luật liên bang cấm chỉ quấy rối tình dục trong công việc cũng áp dụng khi cả hai bên có cùng giới tính. 2009 – Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ra trát bắt giữ Tổng thống Sudan Omar al-Bashir vì các tội ác chiến tranh và các tội ác chống nhân loại tại Darfur. Sinh 895 – Lưu Tri Viễn tức Hậu Hán Cao Tổ, hoàng đế khai quốc nhà Hậu Hán thời Ngũ Đại Thập Quốc trong lịch sử Trung Quốc. 1665 – Philip Christoph von Königsmarck, người lính người Thụy Điển (m. 1694) 1678 – Antonio Vivaldi, nhà soạn nhạc người Ý (m. 1741) 1746 – Kazimierz Pułaski, nhà cánh mạng chiến tranh tướng người Mỹ (m. 1779) 1756 – Sir Henry Raeburn, họa sĩ người Scotland (m. 1823) 1781 – Rebecca Gratz, nhà sư phạm, người làm việc thiện người Mỹ (m. 1869) 1782 – Johann Rudolf Wyss, nhà nghiên cứu nghệ thuật dân gian Thụy Sĩ (m. 1830) 1792 – Samuel Slocum, nhà phát minh người Mỹ (m. 1861) 1793 – Karl Lachmann, nhà ngữ văn người Đức (m. 1851) 1819 – Charles Oberthur, người chơi đàn hạc người Đức (m. 1895) 1820 – Francesco Bentivegna, nhà cánh mạng người Ý (m. 1856) 1822 – Jules Antoine Lissajous, nhà toán học người Pháp (m. 1880) 1824 – Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, phong hiệu Phú Phong Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (m. 1863) 1847 – Karl Bayer, nhà hóa học người Áo (m. 1904) 1854 – Sir Napier Shaw, Meteorologist người Anh (m. 1945) 1856 – Toru Dutt, Pháp nhà thơ, tác gia người Anh (m. 1877) 1856 – Alfred William Rich, họa sĩ người Anh (m. 1921) 1859 – Alexander Stepanovich Popov, nhà vật lý người Nga (m. 1905) 1862 – Jacob Robert Emden, nhà vật lý thiên văn, Meteorologist Thụy Sĩ (m. 1940) 1863 – Reginald Innes Pocock, nhà động vật học người Anh (m. 1947) 1870 – Thomas Sturge Moore, nhà thơ người Anh (m. 1944) 1871 – Boris Galerkin, nhà toán học người Nga (m. 1945) 1873 – Guy Wetmore Carryl, nghệ sĩ hài, nhà thơ người Mỹ (m. 1904) 1875 – Mihály Károlyi, thủ tướng Hungary, tổng thống Hungary nguyên (m. 1955) 1876 – Léon–Paul Fargue, nhà thơ người Pháp (m. 1947) 1877 – Alexander Fyodorovich Gedike, nhà soạn nhạc người Nga (m. 1957) 1877 – Fritz Graebner, Ethnologist người Đức (m. 1934) 1877 – Garrett Morgan, nhà phát minh người Mỹ (m. 1963) 1878 – Egbert Van Alstyne, người sáng tác bài hát, nghệ sĩ dương cầm người Mỹ (m. 1951) 1878 – Peter D. Ouspensky, nhà triết học người Nga (m. 1947) 1879 – Josip Murn Aleksandrov, nhà thơ người Slovenia (m. 1901) 1880 – Channing Pollock, nhà soạn kịch, nhà phê bình người Mỹ (m. 1946) 1881 – Maude Fealy, diễn viên người Mỹ (m. 1971) 1881 – Thomas Sigismund Stribling, nhà văn người Mỹ (m. 1965) 1883 – Sam Langford, võ sĩ quyền Anh người Canada (m. 1956) 1884 – Red Murray, chuyên nghiệp vận động viên bóng chày người Mỹ (m. 1958) 1886 – Paul Bazelaire, nghệ sĩ vĩ cầm người Pháp (m. 1958) 1888 – Knute Rockne, cầu thủ bóng đá, huấn luyện viên người Mỹ (m. 1931) 1889 – Oscar Chisini, nhà toán học người Ý (m. 1967) 1889 – Pearl White, nữ diễn viên người Mỹ (m. 1938) 1895 – Milt Gross, tác giả truyện tranh người Mỹ (m. 1953) 1897 – Lefty O'Doul, vận động viên bóng chày người Mỹ (m. 1969) 1898 – Georges Dumézil, nhà ngữ văn người Pháp (m. 1940) 1899 – Emilio Prados, nhà thơ, chủ bút người Tây Ban Nha (m. 1962) 1900 – Herbert Biberman, người viết kịch bản phim người Mỹ (m. 1971) 1903 – Luis Carrero Blanco, chính khách người Tây Ban Nha (m. 1973) 1903 – Dorothy Mackaill, nữ diễn viên người Anh (m. 1990) 1903 – John Scarne, Magician người Mỹ (m. 1985) 1904 – George Gamow, nhà vật lý người Ukraina (m. 1968) 1912 – Afro Basaldella, họa sĩ người Ý (m. 1976) 1913 – Taos Amrouche, nhà văn, ca sĩ người Algérie (m. 1976) 1913 – John Garfield, diễn viên người Mỹ (m. 1952) 1913 – Willie Johnson (guitarist), nghệ sĩ đàn ghita người Mỹ (m. 1995) 1914 – Gino Colaussi (Luigi Colaussi), cầu thủ bóng đá người Ý (m. 1991) 1914 – Ward Kimball, người vẽ tranh biếm hoạ người Mỹ (m. 2002) 1914 – Robert R. Wilson, nhà vật lý, nhà điêu khắc, kiến trúc sư người Mỹ (m. 2000) 1915 – Carlos Surinach, nhà soạn nhạc người Tây Ban Nha (m. 1997) 1916 – William Alland, diễn viên, nhà sản xuất, nhà văn, người đạo diễn người Mỹ (m. 1997) 1916 – Giorgio Bassani, nhà văn người Ý (m. 2000) 1916 – Hans Eysenck, nhà tâm lý học người Đức (m. 1997) 1917 – Clyde McCullough, vận động viên bóng chày người Mỹ (m. 1982) 1918 – Margaret Osborne duPont, vận động viên quần vợt người Mỹ 1920 – Jean Lecanuet, chính khách người Pháp (m. 1993) 1920 – Alan MacNaughtan, diễn viên người Scotland (m. 2002) 1921 – Halim El–Dabh, nhà soạn nhạc Ai Cập 1921 – Joan Greenwood, nữ diễn viên người Anh (m. 1987) 1921 – Wilson Harris, nhà văn người Guyana 1921 – Dinny Pails, vận động viên quần vợt người Úc 1922 – Richard E. Cunha, nhà điện ảnh, đạo diễn phim người Mỹ (m. 2005) 1922 – Martha O'Driscoll, nữ diễn viên người Mỹ (m. 1998) 1923 – Sir Patrick Moore, nhà thiên văn người Anh 1925 – Paul Mauriat, nhạc sĩ người Pháp (m. 2006) 1926 – Fran Warren, ca sĩ người Mỹ 1927 – Thayer David, diễn viên người Mỹ (m. 1978) 1927 – Robert Orben, Magician người Mỹ 1927 – Dick Savitt, vận động viên quần vợt người Mỹ 1927 – Cy Touff, nhạc Jazz nhạc sĩ người Mỹ (m. 2003) 1928 – Samuel Adler, nhà soạn nhạc người Mỹ 1928 – Alan Sillitoe, nhà văn người Anh 1929 – Bernard Haitink, người chỉ huy dàn nhạc người Đức 1931 – Wally Bruner, nhà báo, người dẫn chương trình truyền hình người Mỹ (m. 1997) 1931 – Alice Rivlin, nhà kinh tế học người Mỹ 1932 – Ryszard Kapuściński, nhà báo người Ba Lan (m. 2007) 1932 – Miriam Makeba, ca sĩ người Nam Phi 1932 – Ed "Big Daddy" Roth, xe ôtô nhà thiết kế người Mỹ (m. 2001) 1933 – Ann Burton, nhạc Jazz ca sĩ người Đức (m. 1989) 1933 – John W Mills, nhà điêu khắc người Anh 1934 – Mario Davidovsky, nhà soạn nhạc người Argentina 1934 – Anne Haney, nữ diễn viên người Mỹ (m. 2001) 1934 – Barbara McNair, ca sĩ, nữ diễn viên người Mỹ (m. 2007) 1934 – Janez Strnad, nhà vật lý người Slovenia 1935 – Bent Larsen, đấu thủ cờ vua người Đan Mạch 1935 – Nancy Whiskey, nhạc dân gian ca sĩ người Scotland (m. 2003) 1936 – Aribert Reimann, nhà soạn nhạc người Đức 1937 – Graham Dowling, cầu thủ cricket người New Zealand 1937 – Yuri Senkevich, nhà du hành vũ trụ người Nga (m. 2003) 1937 – Barney Wilen, nhạc Jazz nhạc công saxophon người Pháp (m. 1996) 1938 – Angus MacLise, người chơi nhạc cụ gõ người Mỹ (m. 1979) 1938 – Don Perkins, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1938 – Paula Prentiss, nữ diễn viên người Mỹ 1938 – Adam Daniel Rotfeld, nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu người Ba Lan 1939 – Jack Fisher, vận động viên bóng chày người Mỹ 1939 – Carlos Vereza, diễn viên người Brasil 1941 – John Aprea, diễn viên người Mỹ 1941 – Adrian Lyne, đạo diễn phim người Anh 1941 – Bobby Shew, nhạc Jazz nhạc sĩ người Mỹ 1943 – Lucio Dalla, ca sĩ, người sáng tác bài hát người Ý 1943 – Zoltan Jeney, nhà soạn nhạc người Hungary 1944 – Harvey Postlethwaite, kĩ sư, đua xe ôtô nhà thiết kế người Anh (m. 1999) 1944 – Bobby Womack, ca sĩ người Mỹ 1945 – Tara Browne, người giao thiệp rộng người Anh (m. 1966) 1945 – Dieter Meier, ca sĩ Thụy Sĩ 1945 – Frank Novak, diễn viên người Mỹ 1945 – Tommy Svensson, ông bầu bóng đá người Thụy Điển 1945 – Gary Williams, bóng rổ huấn luyện viên người Mỹ 1946 – Michael Ashcroft, chủ doanh nghiệp người Anh 1946 – Haile Gerima, nhà sản xuất phim người Ethiopia 1947 – David Franzoni, người viết kịch bản phim người Mỹ 1947 – Jan Garbarek, nhạc sĩ người Na Uy 1947 – Gunnar Hansen, diễn viên người Iceland 1947 – Gwen Welles, nữ diễn viên người Mỹ (m. 1993) 1948 – Lindy Chamberlain, tác gia người Úc 1948 – James Ellroy, nhà văn người Mỹ 1948 – Tom Grieve, vận động viên bóng chày người Mỹ 1948 – Leron Lee, vận động viên bóng chày người Mỹ 1948 – Shakin' Stevens, ca sĩ Wales 1949 – Carroll Baker, nhạc country ca sĩ, người sáng tác bài hát người Canada 1950 – Ofelia Medina, nữ diễn viên, người viết kịch bản phim người México 1950 – Rick Perry, thống đốc Texas 1951 – Edelgard Bulmahn, chính khách người Đức 1951 – Kenny Dalglish, cầu thủ bóng đá, người quản lý người Scotland 1951 – Theresa Hak Kyung Cha, tiểu thuyết gia người Mỹ (m. 1982) 1951 – Chris Rea, ca sĩ người Anh 1951 – Linda Yamamoto, ca sĩ người Nhật Bản 1952 – Ronn Moss, diễn viên người Mỹ 1952 – Umberto Tozzi, ca sĩ người Ý 1953 – Emilio Estefan, người chơi nhạc cụ gõ Cuba 1953 – Scott Hicks, đạo diễn phim người Uganda 1953 – Paweł Janas, ông bầu bóng đá, nguyên cầu thủ bóng đá người Ba Lan 1953 – Kay Lenz, nữ diễn viên người Mỹ 1953 – Chris Smith, chính khách người Mỹ 1954 – Mark Chorvinsky, tác gia, chủ bút người Mỹ (m. 2005) 1954 – François Fillon, chính khách, thủ tướng Pháp người Pháp 1954 – Peter Jacobsen, chuyên nghiệp vận động viên golf người Mỹ 1954 – Catherine O'Hara, nữ diễn viên người Canada 1954 – Willie Thorne, người chơi bi da người Anh 1954 – Adrian Zmed, diễn viên người Mỹ 1955 – Dominique Pinon, diễn viên người Pháp 1955 – James Weaver, người lái xe đua người Anh 1956 – Kermit Driscoll, nhạc Jazz nhạc công đàn bass người Mỹ 1958 – Patricia Heaton, nữ diễn viên người Mỹ 1958 – Lennie Lee, nghệ sĩ người Anh 1959 – Rick Ardon, tin tức người dẫn chương trình người Úc 1960 – Mikko Kuustonen, ca sĩ, người sáng tác bài hát người Phần Lan 1960 – John Mugabi, võ sĩ quyền Anh người Uganda 1960 – Mykelti Williamson, diễn viên người Mỹ 1961 – Ray Mancini, võ sĩ quyền Anh người Mỹ 1961 – Steven Weber, diễn viên người Mỹ 1961 – Roger Wessels, vận động viên golf người Nam Phi 1962 – Simon Bisley, tác giả truyện tranh người Anh 1962 – Lolo Ferrari, nữ diễn viên người Pháp (m. 2000) 1962 – Greg Kragen, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1962 – David Sparrow, diễn viên người Anh 1963 – Barbara Bubula, chính khách người Ba Lan 1963 – Daniel Roebuck, diễn viên người Mỹ 1964 – Tom Lampkin, vận động viên bóng chày người Mỹ 1964 – Paolo Virzì, người viết kịch bản phim, người đạo diễn người Ý 1965 – Paul W. S. Anderson, nhà sản xuất phim người Anh 1965 – Stacy Edwards, nữ diễn viên người Mỹ 1965 – Gary Helms, nhạc country ca sĩ người Mỹ 1965 – Khaled Hosseini, tác gia, thầy thuốc người Afghanistan 1965 – Yuri Lonchakov, nhà du hành vũ trụ người Nga 1966 – Daniela Amavia, nữ diễn viên, quốc tế người mẫu, người Hy Lạp 1966 – Emese Hunyady, vận động viên trượt băng tốc độ người Hungary 1966 – Kevin Johnson, cầu thủ bóng rổ người Mỹ 1966 – Dav Pilkey, tác gia người Mỹ 1966 – Grand Puba, ca sĩ nhạc Rapp người Mỹ 1967 – Daryll Cullinan, cầu thủ cricket người Nam Phi 1967 – Andrew Osmond, nhà văn người Anh 1968 – Giovanni Carrara, vận động viên bóng chày người Venezuela 1968 – Patsy Kensit, nữ diễn viên người Anh 1968 – Kyriakos Mitsotakis, chính khách người Hy Lạp 1969 – Pierluigi Casiraghi, ông bầu bóng đá người Ý 1969 – Annie Shizuka Inoh, nữ diễn viên người Đài Loan 1969 – Frank Nicotero, diễn viên hài người Mỹ 1969 – Patrick Roach, diễn viên người Canada 1970 – Andrea Bendewald, nữ diễn viên người Mỹ 1971 – Iain Baird, cầu thủ bóng đá người Canada 1971 – Satoshi Motoyama, người đua xe người Nhật Bản 1971 – Nick Stabile, diễn viên người Mỹ 1971 – Jovan Stanković, cầu thủ bóng đá người Serbia 1972 – Pae Gil–Su, vận động viên thể dục người Triều Tiên 1972 – Ivy Queen, nhà soạn nhạc, ca sĩ người Mỹ 1972 – Robert Smith, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1972 – Jos Verstappen, tay đua xe Công thức 1 người Đức 1973 – Summer Cummings, nữ diễn viên người Mỹ 1973 – Phillip Daniels, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1973 – Len Wiseman, người đạo diễn người Mỹ 1974 – Karol Kučera, vận động viên quần vợt người Slovakia 1974 – Ariel Ortega, cầu thủ bóng đá người Argentina 1974 – Tommy Phelps, vận động viên bóng chày người Mỹ 1975 – Patrick Femerling, chuyên nghiệp cầu thủ bóng rổ người Đức 1975 – Kim Jung–Eun, nữ diễn viên người Hàn Quốc 1975 – Myrna Veenstra, vận động viên khúc côn cầu người Đức 1975 – Antti Aalto, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Phần Lan 1976 – Hiram Bocachica, vận động viên bóng chày người Puerto Rican 1976 – Sean Covel, nhà sản xuất phim người Mỹ 1976 – Thierry Renaer, vận động viên khúc côn cầu người Bỉ 1976 – Vic Wunderle, người bắn cung người Mỹ 1977 – Ana Gabriela Guevara, vận động viên người México 1977 – Daniel Klewer, cầu thủ bóng đá người Đức 1977 – Jason Marsalis, nhạc sĩ người Mỹ 1978 – Pierre Dagenais, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Canada 1978 – Denis Dallan, cầu thủ Liên đoàn Bóng bầu dục người Ý 1978 – Rachel Roberts, người mẫu, nữ diễn viên người Canada 1979 – Geoff Huegill, vận động viên bơi lội người Úc 1980 – Omar Bravo, cầu thủ bóng đá người México 1980 – Jung Da Bin, nữ diễn viên người Hàn Quốc (m. 2007) 1980 – Jack Hannahan, vận động viên bóng chày người Mỹ 1982 – Mariano Altuna, người đua xe người Argentina 1982 – Landon Donovan, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1983 – Max Vergara Poeti, nhà văn người Colombia 1984 – Ai Iwamura, nữ diễn viên người Nhật Bản 1984 – Zak Whitbread, Anh cầu thủ bóng đá người Mỹ 1985 – Chinedum Ndukwe, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1986 – Margo Harshman, nữ diễn viên người Mỹ 1986 – Tom De Mul, cầu thủ bóng đá người Bỉ 1986 – Bohdan Shust, cầu thủ bóng đá người Ukraina 1986 – Park Min-young,nữ diễn viên Hàn Quốc 1990 – Andrea Bowen, nữ diễn viên người Mỹ 1991 – Diandra Newlin, nữ diễn viên, ca sĩ, thời trang người mẫu, người Mỹ 1993 – Jenna Boyd, nữ diễn viên người Mỹ 1993 – Alice Jones, nữ diễn viên người Anh 1993 – Abigail Mavity, nữ diễn viên người Mỹ 1993 – Yves Michel-Beneche, diễn viên người Mỹ 1993 – Bobbi Kristina Brown, ngôi sao truyền hình thực tế người Mỹ gốc Phi, con gái của nữ ca sĩ lừng danh Whitney Houston (m. 2015) Mất 1377 – Trần Duệ Tông, hoàng đế thứ 9 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam (s. 1337) 1484 – Saint Casimir, hoàng tử Ba Lan (s. 1458) 1604 – Fausto Paolo Sozzini, nhà thần học người Ý (s. 1539) 1615 – Hans von Aachen, họa sĩ người Đức (s. 1552) 1793 – Louis de Bourbon, đô đốc người Pháp (s. 1725) 1795 – John Collins, chính khách người Mỹ (s. 1717) 1805 – Jean–Baptiste Greuze, họa sĩ người Pháp (s. 1725) 1807 – Abraham Baldwin, chính khách người Mỹ (s. 1754) 1832 – Jean–François Champollion, học giả người Pháp (s. 1790) 1851 – James Richardson, nhà thám hiểm người Anh (s. 1809) 1852 – Nikolai Vasilievich Gogol, nhà văn người Nga (s. 1809) 1853 – Christian Leopold von Buch, nhà địa chất người Đức (s. 1774) 1858 – Matthew Perry, sĩ quan hải quân Mỹ (s. 1794) 1872 – Johannes Carsten Hauch, nhà thơ người Đan Mạch (s. 1790) 1888 – Amos Bronson Alcott, nhà triết học người Mỹ (s. 1799) 1903 – Joseph Henry Shorthouse, tiểu thuyết gia người Anh (s. 1834) 1910 – Knut Ångström, nhà vật lý người Thụy Điển (s. 1857) 1916 – Franz Marc, nghệ sĩ người Đức (s. 1880) 1922 – Bert Williams, người dẫn chuyện giải trí người Mỹ (s. 1874) 1925 – James Ward, nhà tâm lý học, nhà triết học người Anh (s. 1843) 1925 – John Montgomery Ward, vận động viên bóng chày người Mỹ (s. 1860) 1938 – George Foster Peabody, chính khách người Mỹ (s. 1852) 1938 – Jack Taylor, vận động viên bóng chày người Mỹ (s. 1874) 1940 – Hamlin Garland, tiểu thuyết gia người Mỹ (s. 1860) 1945 – Lucille La Verne, nữ diễn viên người Mỹ (s. 1872) 1945 – Mark Sandrich, đạo diễn phim, nhà văn, nhà sản xuất người Mỹ (s. 1900) 1948 – Antonin Artaud, diễn viên, người đạo diễn người Pháp (s. 1896) 1952 – Charles Scott Sherrington, nhà khoa học, giải thưởng Nobel người Anh (s. 1857) 1954 – Noel Gay, nhà soạn nhạc người Anh (s. 1898) 1959 – Maxey Long, vận động viên người Mỹ (s. 1878) 1960 – Leonard Warren, ca sĩ giọng nam trung người Mỹ (s. 1911) 1963 – William Carlos Williams, nhà thơ người Mỹ (s. 1883) 1967 – Michel Plancherel, nhà toán học Thụy Sĩ (s. 1885) 1974 – Adolph Gottlieb, họa sĩ người Mỹ (s. 1903) 1976 – Walter H. Schottky, nhà vật lý người Đức (s. 1886) 1977 – Andrés Caicedo, nhà văn người Colombia (s. 1951) 1977 – Toma Caragiu, diễn viên người România (s. 1925) 1977 – Lutz Graf Schwerin von Krosigk, chính khách, nguyên Chancellor Đức người Đức (s. 1887) 1981 – Yip Harburg, nhà thơ trữ tình người Mỹ (s. 1896) 1981 – Torin Thatcher, diễn viên Ấn Độ (s. 1905) 1984 – Ernest Buckler, tiểu thuyết gia người Canada (s. 1908) 1984 – Jewel Carmen, nữ diễn viên người Mỹ (s. 1897) 1984 – Geoffrey Lumsden, diễn viên người Anh (s. 1914) 1986 – Howard Greenfield, người sáng tác bài hát người Mỹ (s. 1936) 1990 – Hank Gathers, cầu thủ bóng rổ người Mỹ (s. 1967) 1992 – art Babbitt, họa sĩ phim hoạt hình người Mỹ (s. 1907) 1993 – art Hodes, nhạc Jazz nghệ sĩ dương cầm người Mỹ (s. 1904) 1994 – John Candy, diễn viên hài người Canada (s. 1950) 1995 – Eden Ahbez, nhà soạn nhạc người Mỹ (s. 1908) 1996 – Minnie Pearl, diễn viên hài người Mỹ (s. 1912) 1997 – Robert H. Dicke, nhà vật lý người Mỹ (s. 1916) 1997 – Carey Loftin, diễn viên, diễn viên đóng thế người Mỹ (s. 1914) 1999 – Del Close, diễn viên người Mỹ (s. 1934) 1999 – Karel van het Reve, nhà văn người Đức (s. 1921) 2001 – Fred Lasswell, người vẽ tranh biếm hoạ người Mỹ (s. 1916) 2001 – Harold Stassen, chính khách người Mỹ (s. 1907) 2002 – Claire Davenport, nữ diễn viên người Anh (s. 1933) 2002 – Eric Flynn, diễn viên, ca sĩ người Anh (s. 1939) 2002 – Elyne Mitchell, tác gia người Úc (s. 1913) 2002 – Velibor Vasović, cầu thủ bóng đá người Nam Tư (s. 1939) 2003 – Sébastien Japrisot, tác gia, người viết kịch bản phim, đạo diễn phim người Pháp (s. 1931) 2004 – John McGeoch, nhạc sĩ người Scotland (s. 1955) 2004 – Claude Nougaro, ca sĩ người Pháp (s. 1929) 2004 – George Pake, nhà vật lý người Mỹ (s. 1924) 2004 – Stephen Sprouse, thời trang nhà thiết kế người Mỹ (s. 1953) 2005 – Robert Consoli, diễn viên, nhạc sĩ người Mỹ (s. 1964) 2005 – Una Hale, ca sĩ soprano người Úc (s. 1922) 2005 – Yuriy Kravchenko, chính khách người Ukraina (s. 1951) 2005 – Carlos Sherman, nhà văn người Uruguay (s. 1934) 2006 – Roman Ogaza, cầu thủ bóng đá người Ba Lan (s. 1952) 2006 – John Reynolds Gardiner, kĩ sư người Mỹ (s. 1944) 2006 – Dave Rose, nghệ sĩ người Mỹ (s. 1910) 2006 – Edgar Valter, người minh họa, người vẽ tranh biếm hoạ người Estonia (s. 1929) 2007 – Natalie Bodanya (Natalie Bodanskaya), ca sĩ soprano người Mỹ (s. 1908) 2007 – Thomas Eagleton, chính khách người Mỹ (s. 1929) 2007 – Bob Hattoy, nhà hoạt động người Mỹ (s. 1950) 2007 – Ian Wooldridge, thể thao nhà báo người Anh (s. 1932) 2008 – Elena Nathanael, nữ diễn viên người Hy Lạp (s. 1941) 2018 – Davide Astori, cầu thủ bóng đá người Ý (s. 1987) 2021 – Trần Hạnh, nghệ sĩ người Việt Nam (s. 1929). Ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 5 tháng 3 là ngày thứ 64 (65 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 301 ngày trong năm. Sự kiện 1496 – Quốc vương Anh ban giấy ủy quyền cho Giovanni Caboto và các con trai đi khám phá các vùng đất chưa được biết đến. 1616 - Cuốn sách De revolutionibus orbium coelestium của Nicolaus Copernicus, miêu tả thuyết nhật tâm của ông về hệ Mặt Trời, bị Giáo hội Công giáo Rôma cấm phát hành. 1824 – Chiến tranh Anh–Miến thứ nhất: Anh chính thức tuyên chiến với Miến Điện. 1930 - Nguyễn Ái Quốc viết “Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản về phong trào cách mạng ở An Nam” (viết bằng tiếng Anh) trình bày theo quan điểm lịch sử phong trào chống thực dân Pháp qua những thời kỳ. 1936 – Máy bay tiêm kích Supermarine Spitfire của Anh Quốc tiến hành chuyến bay đầu tiên từ Sân bay Eastleigh. 1940 – Bốn thành viên của Bộ chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô ký một sắc lệnh hành quyết 25.700 "phần tử dân tộc chủ nghĩa và phản cách mạng" Ba Lan đang bị Liên Xô giam giữ tại các trại và các nhà tù tại vùng phía Tây Ukraina và Belarus. 1943 – Chuyến bay đầu tiên của Gloster Meteor, máy bay tiêm kích phản lực đầu tiên của Anh. 1944 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Hồng quân Liên Xô mở màn Chiến dịch tấn công Uman-Botoşani chống quân Đức-Romania ở tây bộ Ukraina. 1946 – Thủ tướng Anh Quốc Winston Churchill sử dụng cụm từ "Bức màn sắt" trong bài phát biểu của ông tại Westminster College, Missouri, Hoa Kỳ. 1958 – Chính phủ Trung Quốc thành lập Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây trên cơ sở tỉnh Quảng Tây trước đó. 1960 – Nhà nhiếp ảnh Alberto Korda chụp bức ảnh có tính hình tượng về nhà cách mạng Marxist Che Guevara. 1966 – Chuyến bay 911 của BOAC đâm vào núi Phú Sĩ, Nhật Bản, khiến toàn bộ 124 người trên khoang thiệt mạng. 1970 – Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân có hiệu lực sau khi được 43 quốc gia phê chuẩn. 1982 – Tàu thăm dò không gian Venera 14 của Liên Xô đổ bộ lên Sao Kim. Sinh 2003 – Nguyễn Văn Thái, Nhà sáng tạo nội dung trên Youtube Việt Nam 1575 – William Oughtred, nhà toán học người Anh (m. 1660) 1693 – Johann Jakob Wettstein, nhà thần học Thụy Sĩ (m. 1754) 1696 – Giovanni Battista Tiepolo, họa sĩ người Ý (m. 1770) 1703 – Vasily Kirillovich Trediakovsky, nhà thơ người Nga (m. 1768) 1748 – Jonas C. Dryander, nhà thực vật học người Thụy Điển (m. 1810) 1748 – William Shield, nhạc sĩ người Anh (m. 1829) 1750 – Jean–Baptiste Gaspard d'Ansse de Villoison, nhà học giả kinh điển người Pháp (m. 1805) 1794 – Jacques Babinet, nhà vật lý người Pháp (m. 1872) 1814 – Wilhelm von Giesebrecht, sử gia người Đức (m. 1889) 1815 – John Wentworth, chính khách người Mỹ (m. 1888) 1817 – Austen Henry Layard, nhà khảo cổ người Anh (m. 1894) 1819 – Nguyễn Phúc Miên Thủ, tước phong Hàm Thuận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1859) 1853 – Howard Pyle, tác gia, người minh họa người Mỹ (m. 1911) 1867 – Louis–Alexandre Taschereau, Quebec thủ tướng (m. 1952) 1869 – Michael von Faulhaber, giáo chủ hồng y, tổng giám mục người Đức (m. 1952) 1870 – Frank Norris, nhà văn người Mỹ (m. 1902) 1874 – Henry Travers, diễn viên người Anh (m. 1965) 1879 – Sir William Beveridge, nhà kinh tế học người Anh (m. 1963) 1887 – Heitor Villa–Lobos, nhà soạn nhạc người Brasil (m. 1959) 1897 – Set Persson, nhà cộng sản chính khách người Thụy Điển (m. 1960) 1898 – Zhou Enlai, Trung Quốc thủ tướng (m. 1976) 1904 – Karl Rahner, nhà thần học người Đức (m. 1984) 1908 – Irving Fiske, nhà văn, nhà soạn kịch người Mỹ (m. 1990) 1908 – Sir Rex Harrison, diễn viên người Anh (m. 1990) 1915 – Laurent Schwartz, nhà toán học người Pháp (m. 2002) 1918 – James Tobin, nhà kinh tế học, giải thưởng Nobel người Mỹ (m. 2002) 1920 – Virginia Christine, nữ diễn viên người Mỹ (m. 1996) 1921 – Elmer Valo, vận động viên bóng chày người Mỹ (m. 1998) 1922 – Pier Paolo Pasolini, nhà văn, đạo diễn phim người Ý (m. 1975) 1923 – Laurence Tisch, nhà đầu tư người Mỹ 1925 – Nguyễn Văn Tý, nhạc sĩ Việt Nam 1927 – Jack Cassidy, diễn viên người Mỹ (m. 1976) 1929 – Erik Carlsson, người đua xe người Thụy Điển 1930 – Del Crandall, vận động viên bóng chày người Mỹ 1932 – Đỗ Văn An, tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa (m.1972) 1933 – Lê Minh Đảo, tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa 1933 – Tommy Tucker, nhạc blues ca sĩ, nghệ sĩ dương cầm người Mỹ (m. 1982) 1934 – Daniel Kahneman, nhà kinh tế học, giải thưởng Nobel người Israel 1934 – James B. Sikking, diễn viên người Mỹ 1934 – Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn – Hồng y, nguyên Tổng giám mục Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, người Việt Nam 1936 – Canaan Banana, tổng thống Zimbabwe đầu tiên (m. 2003) 1936 – Dean Stockwell, diễn viên người Mỹ 1937 – Olusẹgun Ọbasanjọ, tổng thống Nigeria 1938 – Paul Evans, ca sĩ, người sáng tác bài hát người Mỹ 1938 – Fred Williamson, cầu thủ bóng đá, diễn viên người Mỹ 1939 – Samantha Eggar, nữ diễn viên người Anh 1939 – Peter Woodcock, kẻ giết người hàng loạt người Canada 1939 – Pierre Wynants, vua đầu bếp người Bỉ 1940 – Malcolm Hebden, diễn viên người Anh 1942 – Felipe González, thủ tướng Tây Ban Nha 1943 – Billy Backus, võ sĩ quyền Anh người Mỹ 1946 – Murray Head, diễn viên, ca sĩ người Anh 1947 – Eddie Hodges, diễn viên, ca sĩ người Mỹ 1947 – Clodagh Rodgers, ca sĩ người Ireland 1947 – Kent Tekulve, vận động viên bóng chày người Mỹ 1948 – Eddy Grant, ca sĩ người Guyana 1948 – Elaine Paige, ca sĩ, nữ diễn viên người Anh 1951 – Giorgos Ninios, diễn viên người Hy Lạp 1955 – Penn Jillette, Magician, diễn viên hài người Mỹ 1956 – Adriana Barraza, nữ diễn viên người México 1956 – Teena Marie, ca sĩ người Mỹ 1966 – Michael Irvin, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1966 – Bob Halkidis, vận động viên khúc côn cầu người Canada 1966 – Aasif Mandvi, Mỹ diễn viên, diễn viên hài Ấn Độ 1969 – Paul Blackthorne, diễn viên người Anh 1969 – MC Solaar, ca sĩ nhạc rap người Pháp 1970 – Lisa Robin Kelly, nữ diễn viên người Mỹ 1971 – Jeffrey Hammonds, vận động viên bóng chày người Mỹ 1971 – Yuri Lowenthal, diễn viên, tác gia, họa sĩ người Mỹ 1973 – Yannis Anastasiou, cầu thủ bóng đá người Hy Lạp 1973 – Ryan Franklin, vận động viên bóng chày người Mỹ 1974 – Jens Jeremies, cầu thủ bóng đá người Đức 1974 – Matt Lucas, diễn viên hài người Anh 1974 – Eva Mendes, nữ diễn viên người Mỹ 1975 – Jolene Blalock, nữ diễn viên người Mỹ 1975 – Sasho Petrovski, cầu thủ bóng đá người Úc 1975 – Niki Taylor, người mẫu, người Mỹ 1975 – Luciano Burti, người đua xe người Brasil 1976 – Šarūnas Jasikevičius, cầu thủ bóng rổ người Litva 1976 – Paul Konerko, vận động viên bóng chày người Mỹ 1976 – Katerina Matziou, nữ diễn viên người Hy Lạp 1977 – Bryan Berard, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Mỹ 1977 – Mike MacDougal, vận động viên bóng chày người Mỹ 1977 – Wally Szczerbiak, cầu thủ bóng rổ người Mỹ 1978 – Mike Hessman, vận động viên bóng chày người Mỹ 1978 – Kimberly McCullough, nữ diễn viên người Mỹ 1978 – Papoose, ca sĩ nhạc rap người Mỹ 1979 – Tang Gonghong, vận động viên cử tạ người Trung Quốc 1981 – Paul Martin, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Mỹ 1981 – Shugo Oshinari, diễn viên người Nhật Bản 1982 – Daniel Carter, cầu thủ bóng bầu dục người New Zealand 1985 – Ken'ichi Matsuyama, diễn viên người Nhật Bản 1986 – Matty Fryatt, cầu thủ bóng đá người Anh 1987 – Anna Chakvetadze, vận động viên quần vợt người Nga 1988 – Trevor Carson, cầu thủ bóng đá người Bắc Ireland 1988 – Bjarni Viðarsson, cầu thủ bóng đá người Iceland 1989 – Jake Lloyd, diễn viên người Mỹ 1993 - Harry Maguire, cầu thủ bóng đá người Anh 1997 – Safawi Rasid, cầu thủ bóng đá người Malaysia 1999 – Yeri, ca sĩ người Hàn Quốc (Red Velvet) Mất 43 - Hai Bà Trưng hi sinh oanh liệt tại Cấm Khê tức ngày 6 tháng 2 năm Quý Mão Âm lịch 1534 – Antonio da Correggio, họa sĩ người Ý (s. 1489) 1695 – Henry Wharton, nhà văn người Anh (s. 1664) 1716 – Tống Thị Được, tôn hiệu Hiếu Minh Hoàng hậu, chánh thất của chúa Nguyễn Phúc Chu, mẹ của chúa Nguyễn Phúc Chú (s. 1680). 1778 – Thomas Arne, nhà soạn nhạc người Anh (s. 1710) 1827 – Pierre–Simon Laplace, nhà toán học người Pháp (s. 1749) 1827 – Alessandro Volta, nhà vật lý người Ý (s. 1745) 1849 – David Scott, họa sĩ người Scotland (s. 1806) 1876 – Marie d'Agoult, nhà văn người Đức (s. 1805) 1895 – Nikolai Leskov, nhà văn người Nga (s. 1831) 1895 – Henry Rawlinson, người lính, học giả người Anh (s. 1810) 1903 – George Francis Robert Henderson, người lính người Anh (s. 1854) 1907 – Friedrich Blass, nhà học giả kinh điển người Đức (s. 1843) 1925 – Johan Jensen, nhà toán học người Đan Mạch (s. 1859) 1926 – Clément Ader, hàng không người đi đầu trong lĩnh vực người Pháp (s. 1841) 1927 – Franz Mertens, nhà toán học người Đức (s. 1840) 1929 – David Dunbar Buick, Mỹ ô tô người đi đầu trong lĩnh vực người Scotland (s. 1854) 1940 – Cai Yuanpei, nhà sư phạm người Trung Quốc (s. 1868) 1944 – Max Jacob, nhà thơ, nhà văn người Pháp (s. 1876) 1945 – Lena Baker, kẻ giết người người Mỹ (s. 1901) 1947 – Alfredo Casella, nhà soạn nhạc người Ý (s. 1883) 1953 – Sergei Prokofiev, nhà soạn nhạc người Nga (s. 1891) 1953 – Joseph Stalin, lãnh tụ người Liên Xô người Gruzia (s. 1879) 1953 – Herman J. Mankiewicz, người viết kịch bản phim người Mỹ (s. 1897) 1955 – Antanas Merkys, tổng thống Litva (s. 1888) 1963 – Patsy Cline, ca sĩ người Mỹ (s. 1932) 1963 – Cowboy Copas, ca sĩ người Mỹ (s. 1913) 1963 – Hawkshaw Hawkins, ca sĩ người Mỹ (s. 1921) 1965 – Chen Cheng, chính khách người Trung Quốc (s. 1897) 1965 – Pepper Martin, vận động viên bóng chày người Mỹ (s. 1904) 1966 – Anna Akhmatova, nhà thơ người Nga (s. 1889) 1967 – Georges Vanier, tướng Canada thống đốc (s. 1888) 1974 – Billy De Wolfe, diễn viên người Mỹ (s. 1907) 1977 – Tom Pryce, tay đua xe Công thức 1 Wales (s. 1949) 1980 – Jay Silverheels, diễn viên người Canada (s. 1912) 1981 – Yip Harburg, nhà thơ trữ tình người Mỹ (s. 1896) 1982 – John Belushi, diễn viên người Mỹ (s. 1949) 1984 – Tito Gobbi, ca sĩ giọng nam trung người Ý (s. 1915) 1984 – William Powell, diễn viên người Mỹ (s. 1892) 1988 – Alberto Olmedo, diễn viên hài người Argentina (s. 1933) 1990 – Gary Merrill, diễn viên người Mỹ (s. 1915) 1993 – Cyril Collard, tác gia, nhà sản xuất phim người Pháp (s. 1957) 1996 – Whit Bissell, diễn viên người Mỹ (s. 1909) 1999 – Richard Kiley, diễn viên người Mỹ (s. 1922) 2004 – Walt Gorney, diễn viên người Mỹ (s. 1912) 2023: Vũ Linh, nghệ sĩ cải lương người Việt Nam (s. 1958)
Ngày 6 tháng 3 là ngày thứ 65 (66 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 300 ngày trong năm. Sự kiện 190 – Sau khi phế truất hoàng đế thiếu niên Lưu Biện của triều Hán, Đổng Trác sai người sát hại cựu hoàng đế, dẫn đến bùng nổ chiến tranh quân phiệt trên diện rộng, mà đầu tiên là cuộc chiến chống lại ông. 1521 – Đoàn thám hiểm Tây Ban Nha của Fernão de Magalhães đổ bộ lên đảo Guam ở Tây Thái Bình Dương, bắt đầu thời kỳ thực dân châu Âu tại hòn đảo. 1834 – Thủ đô York của Thượng Canada được hợp nhất tổ chức thành Toronto, hiện là thành phố đông dân nhất tại Canada. 1836 – Cách mạng Texas: Trận Alamo. 1882 – Vương quốc Serbia được tái lập. 1869 – Nhà hóa học Dmitri Mendeleev trình bày Bảng tuần hoàn đầu tiên trước Hội Hóa học Nga. 1902 – Câu lạc bộ bóng đá Tây Ban Nha Real Madrid được chính thức thành lập. 1912 - Bánh Oreo ra đời 1933 – Đại khủng hoảng: Tổng thống Franklin D. Roosevelt tuyên bố một "ngày nghỉ lễ ngân hàng", đóng cửa toàn bộ các ngân hàng của Hoa Kỳ và đóng băng toàn bộ các giao dịch tài chính. 1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Bắt đầu Chiến dịch phòng ngự hồ Balaton, cuộc tấn công lớn cuối cùng của Đức. 1946 – Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký kết Hiệp định sơ bộ, công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do trong Liên bang Đông Dương và trong Liên hiệp Pháp. 1953 – Malenkov kế nhiệm Stalin làm nhà lãnh đạo của Liên Xô. 1957 – Ghana trở thành quốc gia châu Phi Hạ Sahara đầu tiên giành độc lập từ Anh. 1964 – Thủ lĩnh Quốc gia Islam Elijah Muhammad chính thức ban cho nhà vô địch boxing Cassius Clay tên gọi Muhammad Ali. 1964 – Konstantinos II trở thành quốc vương của Hy Lạp. 1965 - Chiến tranh Việt Nam, Quân đội Mỹ đổ bộ những đơn vị đầu tiên vào Cảng Đà Nẵng, Việt Nam. 1967 – Chiến tranh lạnh: Con gái của Stalin là Svetlana Alliluyeva đào tẩu sang phía Hoa Kỳ. Sinh 1361 – Trần Phế Đế, hoàng đế thứ 10 của nhà Trần (m. 1388). 1459 - Jacob Fugger, chủ ngân hàng người Đức (m. 1525) 1475 - Michelangelo, nghệ sĩ người Ý (m. 1564) 1483 - Francesco Guicciardini, chính khách, sử gia người Ý (m. 1540) 1495 - Luigi Alamanni, nhà thơ người Ý (m. 1556) 1619 - Cyrano de Bergerac, người lính, nhà thơ người Pháp (m. 1655) 1706 - George Pocock, đô đốc người Anh (m. 1792) 1716 - Pehr Kalm, nhà thám hiểm, nhà tự nhiên học người Thụy Điển (m. 1779) 1761 - Antoine-Francois Andreossy, tướng người Pháp (m. 1828) 1779 - Antoine-Henri Jomini, tướng người Pháp (m. 1869) 1787 - Joseph von Fraunhofer, nhà vật lý người Đức (m. 1826) 1806 - Elizabeth Barrett Browning, nhà thơ người Anh (m. 1861) 1882 - F. Burrall Hoffman, kiến trúc sư người Mỹ (m. 1980) 1885 - Ring Lardner, nhà văn người Mỹ (m. 1933) 1893 - Furry Lewis, nhạc blues nghệ sĩ đàn ghita người Mỹ (m. 1981) 1900 - Lefty Grove, vận động viên bóng chày người Mỹ (m. 1975) 1903 - nhà vǎn Nguyễn Công Hoan, Việt Nam (m.1977). 1904 - Joseph Schmidt, người hát giọng nam cao người Áo (m. 1942) 1905 - Bob Wills, ca sĩ người Mỹ (m. 1975) 1906 - Lou Costello, diễn viên diễn viên hài người Mỹ (m. 1959) 1914 - Kiril Kondrashin, người chỉ huy dàn nhạc người Nga (m. 1981) - Vjekoslav Luburić, phát xít Croatia, quản lý hệ thống trại tập trung của Nhà nước Độc lập Croatia (m. 1969) 1915 - Pete Gray, vận động viên bóng chày người Mỹ (m. 2002) 1917 - Will Eisner, người minh họa, người vẽ tranh biếm hoạ người Mỹ (m. 2005) 1917 - Frankie Howerd, diễn viên hài người Anh (m. 1992) 1925 - Wes Montgomery, nhạc sĩ người Mỹ (m. 1968) 1926 - Alan Greenspan, nhà kinh tế học người Mỹ - Andrzej Wajda, đạo diễn phim người Ba Lan 1927 - Gabriel García Márquez, nhà văn, giải thưởng Nobel người Colombia - Gordon Cooper, nhà du hành vũ trụ (m. 2004) 1930 - Lorin Maazel, Mỹ người chỉ huy dàn nhạc người Pháp 1931 - Hal Needham, diễn viên đóng thế người Mỹ 1933 - Ted Abernathy, vận động viên bóng chày người Mỹ (m. 2004) 1934 - John Noakes, người dẫn chương trình truyền hình người Anh 1935 - Ron Delany, vận động viên người Ireland 1936 - Bob Akin, nhà tư bản công nghiệp, người lái xe đua người Mỹ (m. 2002) - Marion Barry Jr., chính khách người Mỹ 1936 - Jean Boht, nữ diễn viên người Anh 1939 - Adam Osborne, tác gia, máy tính nhà thiết kế người Anh (m. 2003) 1940 - Joanna Miles, nữ diễn viên người Mỹ - Willie Stargell, vận động viên bóng chày (m. 2001) 1942 - Ben Murphy, diễn viên người Mỹ 1944 - Kiri Te Kanawa, ca sĩ người New Zealand - Mary Wilson, ca sĩ người Mỹ 1945 - Khánh Ly, nữ ca sĩ Việt Nam 1947 - Kiki Dee, ca sĩ người Anh 1947 - Dick Fosbury, vận động viên người Mỹ 1947 - Anna Maria Horsford, nữ diễn viên người Mỹ 1947 - Martin Kove, diễn viên người Mỹ 1947 - Teru Miyamoto, tác gia người Nhật Bản 1947 - Rob Reiner, diễn viên, diễn viên hài, nhà sản xuất phim người Mỹ 1949 - Shaukat Aziz, thủ tướng Pakistan 1949 - Martin Buchan, cầu thủ bóng đá người Scotland 1951 - Gerrie Knetemann, vận động viên xe đạp người Đức (m. 2004) 1953 - Jan Kjærstad, tác gia người Na Uy 1953 - Jacklyn Zeman, nữ diễn viên người Mỹ 1955 - Alberta Watson, nữ diễn viên người Canada 1958 - Eddie Deezen, diễn viên người Mỹ 1959 - Saul Anuzis, chính khách người Mỹ 1959 - Tom Arnold, diễn viên, diễn viên hài người Mỹ 1959 - Michael Carmine, diễn viên người Mỹ (m. 1989) 1963 - D.L. Hughley, diễn viên hài, diễn viên người Mỹ 1964 - Madonna Wayne Gacy, nhạc sĩ người Mỹ 1966 - Alan Davies, diễn viên hài, diễn viên người Anh 1967 - Connie Britton, nữ diễn viên người Mỹ 1968 - Moira Kelly, nữ diễn viên người Mỹ 1969 - Andrea Elson, nữ diễn viên người Mỹ 1969 - Tari Phillips, cầu thủ bóng rổ người Mỹ 1969 - Amy Pietz, nữ diễn viên người Mỹ 1970 - Shane Brolly, diễn viên người Anh 1970 - Betty Boo, ca sĩ người Anh 1971 - Sean Morley, đô vật Wrestling chuyên nghiệp người Mỹ 1971 - Darrick Martin, cầu thủ bóng rổ người Mỹ 1972 - Terry Murphy, người chơi bi da người Bắc Ireland 1972 - Shaquille O'Neal, cầu thủ bóng rổ người Mỹ 1973 - Michael Finley, cầu thủ bóng rổ người Mỹ 1974 - Sebastian Siegel, diễn viên người Anh 1975 - Aracely Arambula, nữ diễn viên, ca sĩ người México 1976 - Ken Anderson, đô vật Wrestling chuyên nghiệp người Mỹ 1977 - Giorgos Karagounis, cầu thủ bóng đá người Hy Lạp 1977 - Marcus Thames, vận động viên bóng chày người Mỹ 1978 - Sage Rosenfels, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1978 - Lara Cox, nữ diễn viên người Úc 1979 - David Flair, đô vật Wrestling chuyên nghiệp người Mỹ 1979 - Erik Bedard, vận động viên bóng chày người Canada 1981 - Ellen Muth, nữ diễn viên người Mỹ 1983 - Andranik Teymourian, cầu thủ bóng đá người Iran 1984 - Becky, người dẫn chuyện giải trí người Nhật Bản 1985 - Albert Reed, người mẫu, người Mỹ 1986 - Eli Marienthal, diễn viên người Mỹ 1987 - Hannah Taylor-Gordon, nữ diễn viên người Anh 1988 - Agnes Carlsson, Ca sĩ người Thụy Điển 1992 - Tsugunaga Momoko, ca sĩ người Nhật Bản 1996 - Savanah Stehlin, nữ diễn viên người Mỹ Mất 1252 - Saint Rose of Viterbo, người được phong thánh người Ý (s. 1235) 1627 - Krzysztof Zbaraski, chính khách người Ba Lan (s. 1580) 1754 - Henry Pelham, thủ tướng Anh (s. 1694) 1796 - Guillaume Thomas François Raynal, nhà văn người Pháp (s. 1713) 1836 - Jim Bowie, người đi đầu trong lĩnh vực, người lính người Mỹ (s. 1796) 1860 - Justus Johann Friedrich Dotzauer, nghệ sĩ vĩ cầm, nhà soạn nhạc người Đức (s. 1783) 1888 - Louisa May Alcott, tiểu thuyết gia người Mỹ (s. 1832) 1895 - Camilla Collett, nhà văn, người theo thuyết nam nữ bình quyền người Na Uy (s. 1813) 1900 - Gottlieb Daimler, kĩ sư, nhà tư bản công nghiệp người Đức (s. 1834) 1933 - Anton Cermak, thị trưởng Chicago (s. 1873) 1939 - Ferdinand von Lindemann, nhà toán học người Đức (s. 1852) 1941 - Gutzon Borglum, nhà điêu khắc người Đan Mạch (s. 1867) 1950 - Albert Lebrun, tổng thống Pháp (s. 1871) 1951 - Ivor Novello, diễn viên, nhạc sĩ, nhà soạn nhạc Wales (s. 1893) 1951 - Volodymyr Vynnychenko, chính khách, chính khách người Ukraina (s. 1880) 1961 - George Formby, diễn viên hài, ca sĩ người Anh (s. 1904) 1965 - Margaret Dumont, nữ diễn viên người Mỹ (s. 1889) 1967 - John Haden Badley, tác gia, nhà sư phạm người Anh (s. 1865) 1967 - Nelson Eddy, ca sĩ, diễn viên người Mỹ (s. 1901) 1967 - Zoltán Kodály, nhà soạn nhạc người Hungary (s. 1882) 1969 - Nadya Rusheva, họa sĩ người Nga (s. 1952) 1970 - William Hopper, diễn viên người Mỹ (s. 1915) 1973 - Pearl S. Buck, nhà văn, giải thưởng Nobel người Mỹ (s. 1892) 1976 - Max 'Slapsie Maxie' Rosenbloom, võ sĩ quyền Anh, diễn viên người Mỹ (s. 1903) 1981 - George Geary, cầu thủ cricket người Anh (s. 1893) 1982 - Ayn Rand, tác gia người Nga (s. 1905) 1984 - Đoàn Văn Quảng, tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa (m.1923) 1984 - Henry Wilcoxon, diễn viên người Dominica (s. 1905) 1986 - Georgia O'Keeffe, nghệ sĩ người Mỹ (s. 1887) 1997 - Cheddi Jagan, tổng thống Guyana (s. 1918) 1997 - Michael Manley, thủ tướng Jamaica (s. 1924) 1998 - Frank Barrett, vận động viên bóng chày người Mỹ (s. 1913) 1999 - Dennis Viollet, cầu thủ bóng đá nguyên (s. 1933) 2000 - John Colicos, diễn viên người Canada (s. 1928) 2001 - Kim Walker, nữ diễn viên người Mỹ (s. 1968) 2001 - Ngọc Lan, ca sĩ hải ngoại người Việt (s. 1956) 2002 - Bryan Fogarty, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Canada (s. 1969) 2003 - John Sanford, tác gia người Mỹ (s. 1904) 2004 - Frances Dee, nữ diễn viên người Mỹ (s. 1909) 2004 - Ray Fernandez, đô vật Wrestling chuyên nghiệp người Mỹ (s. 1957) 2005 - Hans Bethe, nhà vật lý, giải thưởng Nobel người Đức (s. 1906) 2005 - Danny Gardella, vận động viên bóng chày người Mỹ (s. 1920) 2005 - Teresa Wright, nữ diễn viên người Mỹ (s. 1918) 2006 - Anne Braden, nhà đấu tranh cho nhân quyền người Mỹ (s. 1924) 2006 - King Floyd, nhạc sĩ người Mỹ (s. 1945) 2006 - Kirby Puckett, vận động viên bóng chày người Mỹ (s. 1960) 2007 - Ernest Gallo, nhà sản xuất rượu nho, người Mỹ (s. 1909) 2016 - Nancy Reagan (s. 1921) Ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 7 tháng 3 là ngày thứ 66 (67 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 299 ngày trong năm. Sự kiện 238 – Các thần dân La Mã tại tỉnh Africa nổi dậy chống lại Maximinus Thrax và bầu chọn Gordianus I làm hoàng đế. 321 – Constantinus Đại đế ban chiếu chỉ viết rằng các ngày Sol Invictus (Chủ nhật) là ngày nghỉ tại Đế quốc La Mã. 1842 – Friedrich Franz II trở thành Đại công tước của Đại công quốc Mecklenburg-Schwerin. 1862 – Nội chiến Hoa Kỳ: Trận Pea Ridge tại phần tây bắc của Arkansas. 1876 – Alexander Graham Bell được Hoa Kỳ cấp một bằng sáng chế cho một phát minh mà ông gọi là điện thoại. 1929 - thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên của Đông Dương (tại nhà 5D Hàm Long, Hà Nội, Việt Nam). 1946 - tại Bắc Bộ phủ, (Hà Nội), Hồ Chí Minh tiếp đại diện Pháp bàn việc triển khai Hiệp định sơ bộ Pháp - Việt 1946. 1954 - Đặng Kinh (sau là Trung tướng, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam) chỉ huy một đơn vị, đột nhập sân bay Cát Bi, Hải Phòng, phá đường bǎng, kho tàng và 60 máy bay. 1971 – Nhà lãnh đạo chính trị Sheikh Mujibur Rahman của Đông Pakistan (nay là Bangladesh) có bài phát biểu có tính lịch sử tại Dhaka. 1985 – Nhạc phẩm "We Are the World" được phát hành trên quy mô quốc tế. 2009 – Tàu vũ trụ Kepler được phóng, nó được thiết kế để phát hiện các hành tinh kiểu Trái Đất đi theo quỹ đạo của các sao khác. 1916 - BMW thành lập tại München, Đức 2001 - thành lập Vùng 3 Cảnh sát biển Việt Nam. Sinh 189 - Publius Septimius Geta, hoàng đế La Mã 1481 - Baldassare Peruzzi, kiến trúc sư, họa sĩ người Ý (m. 1537) 1556 - Guillaume du Vair, nhà văn người Pháp (m. 1621) 1671 - Robert Roy MacGregor, nhạc dân gian người anh hùng người Scotland (m. 1734) 1678 - Filippo Juvara, kiến trúc sư người Ý (m. 1736) 1687 - Jean Lebeuf, sử gia người Pháp (m. 1760) 1715 - Ewald Christian von Kleist, nhà thơ người Đức (m. 1759) 1715 - Ephraim Williams, người làm việc thiện người Mỹ (m. 1755) 1730 - Baron de Breteuil, chính khách người Pháp (m. 1807) 1785 - Alessandro Manzoni, nhà văn người Ý (m. 1873) 1788 - Antoine César Becquerel, nhà vật lý người Pháp (m. 1878) 1792 - John Herschel, nhà toán học, nhà thiên văn người Anh (m. 1871) 1837 - Henry Draper, thầy thuốc, nhà thiên văn người Mỹ (m. 1882) 1849 - Luther Burbank, nhà thực vật học người Mỹ (m. 1926) 1850 - Champ Clark, chính khách người Mỹ (m. 1921) 1857 - Julius Wagner-Jauregg, nhà nghiên cứu thần kinh học, giải Nobel Sinh lý và Y khoa người Áo (m. 1940) 1872 - Piet Mondrian, họa sĩ người Đức (m. 1944) 1873 - Madame Sul-Te-Wan, nữ diễn viên người Mỹ (m. 1959) 1875 - Maurice Ravel, nhà soạn nhạc người Pháp (m. 1937) 1878 - Boris Kustodiev, họa sĩ người Nga (m. 1927) 1887 - Heino Eller, nhà soạn nhạc người Estonia (m. 1970) 1888 - Alidius Warmoldus Lambertus Tjarda van Starkenborgh Stachouwer, luật sư, chính khách người Đức (m. 1978) 1893 - Milton Avery, nghệ sĩ người Mỹ (m. 1965) 1902 - Heinz Rühmann, diễn viên người Đức (m. 1994) 1904 - Ivar Ballangrud, vận động viên trượt băng tốc độ người Na Uy (m. 1969) 1908 - Anna Magnani, nữ diễn viên người Ý (m. 1973) 1915 - Jacques Chaban-Delmas, chính khách người Pháp (m. 2000) 1917 - Lee Young, nhạc Jazz nhạc công đánh trống, ca sĩ người Mỹ 1922 - Olga Aleksandrovna Ladyzhenskaya, nhà toán học người Nga (m. 2004) 1927 - James Broderick, diễn viên người Mỹ (m. 1982) 1927 - Jean-Paul Desbiens, nhà văn, giáo viên Quebec (m. 2006) 1932 - Gene Shalit, nhà phê bình phim người Mỹ 1933 - Jackie Blanchflower, cầu thủ bóng đá người Bắc Ireland (m. 1998) 1934 - Giorgos Katsaros, nhạc sĩ, nhà soạn nhạc người Hy Lạp 1938 - David Baltimore, nhà sinh vật học, giải thưởng Nobel người Mỹ 1938 - Janet Guthrie, người lái xe đua người Mỹ 1940 - Rudi Dutschke, sinh viên lãnh tụ người Đức (m. 1979) 1940 - Daniel J. Travanti, diễn viên người Mỹ 1942 - Tammy Faye Bakker, televangelist người Mỹ (m. 2007) 1942 - Charles R. Boutin, chính khách người Mỹ 1944 - Stanley Schmidt, chủ bút người Mỹ 1944 - Townes Van Zandt, nhạc sĩ, người sáng tác bài hát người Mỹ (m. 1997) 1945 - John Heard, diễn viên người Mỹ 1947 - Richard Lawson, diễn viên người Mỹ 1947 - Helen Eadie, chính khách người Scotland 1949 - Ghulam Nabi Azad, chính khách Ấn Độ 1950 - Iris Chacon, ca sĩ, diễn viên múa người Puerto Rican 1950 - Billy Joe Dupree, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1950 - Franco Harris, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1952 - Lynn Swann, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1955 - Tommy Kramer, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1956 - Bryan Cranston, diễn viên người Mỹ 1958 - Alan Hale, nhà thiên văn người Mỹ 1958 - Rik Mayall, diễn viên người Anh 1959 - Donna Murphy, nữ diễn viên người Mỹ 1960 - Joe Carter, vận động viên bóng chày người Mỹ 1960 - Ivan Lendl, vận động viên quần vợt người Séc 1962 - Taylor Dayne, ca sĩ người Mỹ 1963 - Bill Brochtrup, diễn viên người Mỹ 1963 - Denyce Graves, ca sĩ người Mỹ 1964 - Bret Easton Ellis, nhà văn người Mỹ 1965 - Jack Armstrong, vận động viên bóng chày người Mỹ 1965 - Steve Beuerlein, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1965 - Jesper Parnevik, vận động viên golf người Thụy Điển 1968 - Denis Boucher, vận động viên bóng chày người Canada 1968 - Jeff Kent, vận động viên bóng chày người Mỹ 1969 - Hideki Noda, người đua xe người Nhật Bản 1971 - Rachel Weisz, nữ diễn viên người Anh 1971 - Peter Sarsgaard, diễn viên người Mỹ 1972 - Jang Dong-gun, diễn viên, nhạc sĩ người Hàn Quốc 1972 - Maxim Roy, nữ diễn viên Quebec 1973 - Ray Parlour, cầu thủ bóng đá người Anh 1973 - Jason Bright, người đua xe người Úc 1974 - Larry Bagby, diễn viên, nhạc sĩ người Mỹ 1974 - Jenna Fischer, nữ diễn viên người Mỹ 1974 - Facundo Sava, cầu thủ bóng đá người Argentina 1976 - Chelsea Charms, nữ diễn viên phim khiêu dâm người Mỹ 1977 - Gianluca Grava, cầu thủ bóng đá người Ý 1977 - Ronan O'Gara, cầu thủ Liên đoàn Bóng bầu dục người Ireland 1977 - Mitja Zastrow, vận động viên bơi lội người Đức 1980 - Laura Prepon, nữ diễn viên người Mỹ 1983 - Manucho, cầu thủ bóng đá người Angola 1984 - Mathieu Flamini, cầu thủ bóng đá người Pháp 1985 - Thomas Erak, nghệ sĩ đàn ghita người Mỹ 1986 - Ben Griffin, cầu thủ bóng đá người Úc 1992 - Bel Powley, nữ diễn viên người Anh 1994 - Jordan Pickford, cầu thủ bóng đá người Anh 1997 - Thomas Hayes, diễn viên người Na Uy 1999 - Ronald Araújo, cầu thủ bóng đá người Uruguay Mất 161 - Antoninus Pius, hoàng đế La Mã 851 - Nominoe, công tước Brittany 1274 - Thomas Aquinas, nhà triết học (s. 1225) 1625 - Johann Bayer, nhà thiên văn người Đức (s. 1572) 1778 - Charles De Geer, nhà tư bản công nghiệp người Thụy Điển (s. 1720) 1847 – Lê Thị Lộc, phong hiệu Quý nhân, thứ phi của vua Minh Mạng (s. 1809). 1904 - Ferdinand André Fouqué, nhà địa chất người Pháp (s. 1828) 1928 - Robert Abbe, bác sĩ giải phẫu người Mỹ (s. 1851) 1938 - Andreas Michalakopoulos, chính khách, thủ tướng Hy Lạp người Hy Lạp (s. 1876) 1944 - Tô Hiệu, nhà hoạt động cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (s.1912) 1949 - Francis Dodd, nghệ sĩ người Anh (s. 1874) 1952 - Paramahansa Yogananda, Guru Ấn Độ (s. 1893) 1954 - Otto Diels, giải thưởng Nobel (s. 1876) 1957 - Wyndham Lewis, tác gia người Anh (s. 1882) 1974 - Alberto Rabagliati, ca sĩ, diễn viên người Ý (s. 1906) 1975 - Mikhail Bakhtin, nhà triết học người Nga (s. 1895) 1975 - Ben Blue, diễn viên người Canada (s. 1901) 1976 - Wright Patman, chính khách người Mỹ (s. 1893) 1978 - Steve Bilko, vận động viên bóng chày người Mỹ (s. 1928) 1981 - Kiril Kondrashin, người chỉ huy dàn nhạc người Nga (s. 1914) 1983 - Á Nam Trần Tuấn Khải, nhà thơ Việt Nam (s. 1895) 1983 - Igor Markevitch, người chỉ huy dàn nhạc, nhà soạn nhạc người Ukraina (s. 1912) 1984 - Paul Rotha, người đạo diễn người Anh (s. 1907) 1986 - Jacob Javits, chính khách người Mỹ (s. 1904) 1988 - Divine, diễn viên người Mỹ (s. 1945) 1988 - Robert Livingston, diễn viên người Mỹ (s. 1904) 1991 - Cool Papa Bell, vận động viên bóng chày người Mỹ (s. 1903) 1995 - Paul-Émile Victor, nhà thám hiểm người Pháp (s. 1907) 1997 - Edward Mills Purcell, giải thưởng Nobel (s. 1912) 1999 - Stanley Kubrick, đạo diễn phim người Mỹ (s. 1928) 2000 - Charles Gray, diễn viên người Anh (s. 1928) 2001 - Frankie Carle, nghệ sĩ dương cầm, người chỉ huy dàn nhạc nhỏ người Mỹ (s. 1903) 2004 - Paul Winfield, diễn viên người Mỹ (s. 1941) 2005 - John Box, thiết kế sản xuất phim, giám đốc mĩ thuật người Anh (s. 1920) 2005 - Debra Hill, người viết kịch bản phim, nhà sản xuất phim người Mỹ (s. 1950) 2006 - Gordon Parks, nhà nhiếp ảnh (s. 1912) 2006 - John Junkin, người biểu diễn người Anh (s. 1930) 2009 -Jang Ja Yeon-Diễn viên Hàn Quốc 2018 - Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng Giám mục Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh (s.1944) Ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 9 tháng 3 là ngày thứ 68 (69 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 297 ngày trong năm. Sự kiện 141 TCN – Thái tử Lưu Triệt kế vị hoàng đế triều Hán ở tuổi 15, tức Hán Vũ Đế. 1500 – Hạm đội của Pedro Álvares Cabral rời Lisboa của Bồ Đào Nha để lên đường sang Ấn Độ, tuy nhiên cuối cùng lại phát hiện ra Brasil. 1776 – Của cải của các quốc gia, tác phẩm kinh tế chính trị học kinh điển của Adam Smith (Scotland), lần đầu tiên được phát hành. 1908 – Câu lạc bộ bóng đá Ý Inter Milan được hình thành sau khi tách khỏi Câu lạc bộ Cricket và bóng đá Milan - tiền thân của A.C. Milan. 1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Nhật Bản tiến hành đảo chính Pháp tại Đông Dương, sau đó Nhật Bản tuyên bố trao trả độc lập trên danh nghĩa cho Việt Nam, Campuchia và Lào. 1945 - ngay trong đêm, Ban thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam họp Hội nghị mở rộng ra bản chỉ thị lịch sử: "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". 1956 – Chính phủ Việt Nam Cộng hòa thành lập tỉnh Cà Mau. 1959 – Búp bê Barbie xuất hiện lần đầu tiên trước công chúng tại Hội chợ đồ chơi quốc tế Mỹ được tổ chức tại thành phố New York. 1990 – Cách mạng Mông Cổ: Chính phủ độc đảng tại Mông Cổ từ bỏ quyền lực. 2016 – Nhật thực toàn phần ở Châu Á - Thái Bình Dương Sinh 1454 – Amerigo Vespucci, nhà thám hiểm, người vẽ bản đồ người Ý (m. 1512) 1564 – David Fabricius, nhà thiên văn người Đức (m. 1617) 1568 – Aloysius Gonzaga, người được phong thánh người Ý (m. 1591) 1737 – Josef Mysliveček, nhà soạn nhạc người Séc (m. 1781) 1749 – Honore Mirabeau, nhà văn, chính khách người Pháp (m. 1791) 1753 – Jean–Baptiste Kleber, tướng người Pháp (m. 1800) 1758 – Franz Joseph Gall, nhà nghiên cứu thần kinh học người Đức (m. 1828) 1763 – William Cobbett, nhà báo, tác gia người Anh (m. 1835) 1806 – Edwin Forrest, diễn viên, người làm việc thiện người Mỹ (m. 1872) 1814 – Taras Shevchenko, nhà thơ người Ukraina (m. 1861) 1825 – Alexander F. Mozhaiski, hàng không người đi đầu trong lĩnh vực người Nga (m. 1890) 1856 – Eddie Foy, ca sĩ, diễn viên múa người Mỹ (m. 1928) 1887 – Fritz Lenz, nhà di truyền học người Đức (m. 1976) 1890 – Vyacheslav Molotov, chính khách người Nga (m. 1986) 1892 – Vita Sackville–West, nhà văn, Gardener người Anh (m. 1962) 1894 – Frank Arnau, nhà văn người Đức (m. 1976) 1900 – Howard Aiken, máy tính người đi đầu trong lĩnh vực người Mỹ (m. 1973) 1902 – Will Geer, diễn viên người Mỹ (m. 1978) 1910 – Samuel Barber, nhà soạn nhạc người Mỹ (m. 1981) 1918 – Mickey Spillane, nhà văn người Mỹ (m. 2006) 1921 – Carl Betz, diễn viên người Mỹ (m. 1978) 1921 – Dimitris Horn, diễn viên người Hy Lạp (m. 1998) 1929 – Desmond Hoyte, tổng thống Guyana thủ tướng (m. 2002) 1930 – Ornette Coleman, nhạc sĩ người Mỹ 1931 – Thore Skogman, người dẫn chuyện giải trí người Thụy Điển (m. 2007) 1932 – Keely Smith, ca sĩ người Mỹ 1933 – Mel Lastman, chính khách người Canada 1933 – Lloyd Price, ca sĩ người Mỹ 1934 – Yuri Gagarin, nhà du hành vũ trụ người Liên Xô (m. 1968) 1934 – Marlene Streit, vận động viên golf người Canada 1934 – Joyce Van Patten, nữ diễn viên người Mỹ 1936 – Tom Sestak, cầu thủ bóng đá người Mỹ (m. 1987) 1936 – Mickey Gilley, nhạc sĩ, ca sĩ người Mỹ 1937 – Brian Redman, người đua xe người Anh 1938 – Lill–Babs, ca sĩ người Thụy Điển 1940 – Raúl Juliá, diễn viên người Puerto Rican (m. 1994) 1943 – Bobby Fischer, đấu thủ cờ vua người Mỹ (m. 2008) 1943 – Trish Van Devere, nữ diễn viên người Mỹ 1943 – Colin Murdock, diễn viên lồng tiếng người Mỹ 1945 – Dennis Rader, kẻ giết người hàng loạt người Mỹ 1947 – Keri Hulme, nhà văn người New Zealand 1948 – Jeffrey Osborne, ca sĩ người Mỹ 1948 – Emma Bonino, chính khách người Ý 1949 – Tapani Kansa, ca sĩ người Phần Lan 1950 – Doug Ault, vận động viên bóng chày (m. 2004) 1950 – Danny Sullivan, người lái xe đua người Mỹ 1951 – Michael Kinsley, nhà báo, chủ bút người Mỹ 1951 – Helen Zille, chính khách người Nam Phi 1955 – Teo Fabi, người đua xe người Ý 1955 – Ornella Muti, nữ diễn viên người Ý 1957 – Mark Mancina, nhà soạn nhạc người Mỹ 1957 – Faith Daniels, nhà báo người Mỹ 1957 – Mona Sahlin, chính khách người Thụy Điển 1960 – Linda Fiorentino, nữ diễn viên người Mỹ 1961 – Mike Leach, trường đại học bóng đá huấn luyện viên người Mỹ 1961 – Camryn Manheim, nữ diễn viên người Mỹ 1962 – Jan Furtok, cầu thủ bóng đá người Ba Lan 1963 – Sean Salisbury, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1963 – Terry Mulholland, vận động viên bóng chày người Mỹ 1964 – Juliette Binoche, nữ diễn viên người Pháp 1964 – Phil Housley, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Mỹ 1964 – Herbert Fandel, bóng đá trọng tài người Đức 1965 – Brian Bosworth, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1965 – Benito Santiago, vận động viên bóng chày người Puerto Rican 1968 – Youri Djorkaeff, cầu thủ bóng đá người Pháp 1969 – Mahmoud Abdul–Rauf, cầu thủ bóng rổ người Mỹ 1969 – Stefie Shock, ca sĩ, người sáng tác bài hát Quebec 1970 – Martin Johnson, cầu thủ bóng bầu dục người Anh 1971 – Emmanuel Lewis, diễn viên người Mỹ 1971 – C Miller, ca sĩ nhạc Rapp người Mỹ 1971 – Diego Torres, ca sĩ người Argentina 1972 – Kerr Smith, diễn viên người Mỹ 1973 – Aaron Boone, vận động viên bóng chày người Mỹ 1975 – Roy Makaay, cầu thủ bóng đá người Đức 1975 – Juan Sebastián Verón, cầu thủ bóng đá người Argentina 1976 – Ben Mulroney, người dẫn chương trình truyền hình người Canada 1977 – Yamila Diaz, siêu người mẫu người Argentina 1977 – Radek Dvořák, vận động viên khúc côn cầu người Séc 1978 – Lucas Neill, cầu thủ bóng đá người Úc 1979 – Chingy, ca sĩ nhạc Rapp người Mỹ 1981 – Antonio Bryant, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1981 – Anders Nøhr, cầu thủ bóng đá người Đan Mạch 1981 – Clay Rapada, vận động viên bóng chày người Mỹ 1982 – Paul Ballard, người dẫn chương trình truyền hình người Anh 1983 – Clint Dempsey, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1983 – Wayne Simien, cầu thủ bóng rổ người Mỹ 1985 – Parthiv Patel, cầu thủ cricket Ấn Độ 1986 – Brittany Snow, nữ diễn viên người Mỹ 1987 – Bow Wow, ca sĩ nhạc Rapp, diễn viên người Mỹ. 1989 – Kim Taeyeon, ca sĩ, diễn viên người Hàn Quốc, thành viên nhóm nhạc Girls' Generation. 1993 – Min Yoongi (nghệ danh: Suga), rapper, nhà sản xuất nhạc người Hàn Quốc, là thành viên nhóm nhạc BTS. 1998 - Seo Soojin, ca sĩ vũ công người Hàn Quốc, cựu thành viên nhóm nhạc (G)I-DLE 2001 – Jeon Somi, ca sĩ, người mẫu, diễn viên người Hàn Quốc, thành viên nhóm nhạc I.O.I (đã tan rã). Mất 1440 – St Frances của Roma, nữ tu người Ý (s. 1384) 1661 – Jules Cardinal Mazarin, giáo chủ hồng y, chính khách người Pháp (s. 1602) 1808 – Joseph Bonomi the Elder, kiến trúc sư (s. 1739) 1851 – Hans Christian Ørsted, nhà vật lý người Đan Mạch (s. 1777) 1885 – Nguyễn Phúc Miên Dần, tước phong Trấn Tĩnh Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1829) 1888 – William I, hoàng đế người Đức (s. 1797) 1897 – Sondre Norheim, vân động viên trượt tuyết người Na Uy (s. 1825) 1937 – Paul Elmer More, nhà phê bình, người viết tiểu luận người Mỹ (s. 1864) 1954 – Eva Ahnert–Rohlfs, nhà thiên văn người Đức (s. 1912) 1954 – V. Walfrid Ekman, nhà hải dương học người Thụy Điển (s. 1874) 1960 – Jack Beattie, chính khách người Bắc Ireland (s. 1886) 1964 – Paul Erich von Lettow–Vorbeck, tướng người Đức (s. 1870) 1966 – Pablo Birger, người đua xe người Argentina (s. 1924) 1974 – Earl Wilbur Sutherland Jr., Physiologist, giải thưởng Nobel người Mỹ (s. 1915) 1975 – Gleb W. Derujinsky, nhà điêu khắc người Nga (s. 1888) 1983 – Faye Emerson, nữ diễn viên người Mỹ (s. 1917) 1983 – Ulf von Euler, Physiologist, giải thưởng Nobel người Thụy Điển (s. 1905) 1989 – Robert Mapplethorpe, nghệ sĩ người Mỹ (s. 1946) 1993 – C. Northcote Parkinson, sử gia, nhà văn người Anh (s. 1909) 1993 – Bob Crosby, người chỉ huy dàn nhạc nhỏ, người hát lời người Mỹ (s. 1913) 1994 – Charles Bukowski, nhà văn người Mỹ (s. 1920) 1994 – Fernando Rey, diễn viên người Tây Ban Nha (s. 1917) 1994 – Eddie Creatchman, đô vật Wrestling người quản lý người Canada (s. 1928) 1996 – George Burns, diễn viên, ca sĩ người Mỹ (s. 1896) 1997 – The Notorious B.I.G., ca sĩ nhạc Rapp người Mỹ (s. 1972) 1999 – Harry Somers, nhà soạn nhạc người Canada (s. 1925) 2000 – Ivo Robić, ca sĩ, người sáng tác bài hát người Croatia (s. 1923) 2000 – Ngô Viết Thụ, kiến trúc sư (s. năm 1926) 2003 – Stan Brakhage, nhà sản xuất phim người Mỹ (s. 1933) 2003 – Bernard Dowiyogo, tổng thống Nauru (s. 1946) 2004 – Albert Mol, diễn viên người Đức (s. 1917) 2004 – Robert Pastorelli, diễn viên người Mỹ (s. 1954) 2005 – Chris LeDoux, nhạc country ca sĩ người Mỹ (s. 1948) 2005 – István Nyers, cầu thủ bóng đá người Hungary (s. 1924) 2007 – Glen Harmon, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Canada (s. 1921) Ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 10 tháng 3 là ngày thứ 69 (70 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 296 ngày trong năm. Sự kiện 947 – Lưu Tri Viễn xưng là hoàng đế, lập ra triều Hậu Hán, sau đó thu phục Trung Nguyên từ quân Khiết Đan. 1814 – Napoléon Bonaparte bị quân đội Liên minh thứ sáu đánh bại tại trận Laon. 1905­ – Chelsea F.C. được thành lập tại Luân Đôn, nay là một trong các câu lạc bộ hàng đầu của bóng đá Anh. 1870 – Chính phủ Phổ cấp phép hoạt động cho Deutsche Bank, nay nằm trong các ngân hàng có ảnh hưởng nhất trên thế giới. 1909 – Hiệp ước Anh-Xiêm được ký kết, theo đó Xiêm từ bỏ chủ quyền đối với các quốc gia Mã Lai Kedah, Kelantan, Perlis và Terengganu, các khu vực này trở thành lãnh thổ bảo hộ của Anh. 1912 – Trung Quốc trở thành nước Cộng hoà sau khi nhà Thanh bị lật đổ. 1945 - Chiến tranh thế giới thứ hai: Nhật tiến vào thị xã Thái Nguyên thay Pháp. 1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Các máy bay B-29 của Hoa Kỳ oanh tạc thủ đô Tokyo của Nhật Bản khiến hơn 100.000 dân thường thiệt mạng. 1950 - thành lập Sư đoàn 304, Quân đội nhân dân Việt Nam 1975 – Chiến tranh Việt Nam: Quân Giải phóng bắt đầu tiến đánh Buôn Ma Thuột trong Chiến dịch Tây Nguyên, và chiếm lĩnh thị xã vào hôm sau. 1978 – Nguyên mẫu oanh tạc cơ Mirage 2000, do hãng Dassault Aviation của Pháp thiết kế và chế tạo, thực hiện chuyến bay đầu tiên. Sinh 1503 - Ferdinand I, hoàng đế Đế quốc La Mã Thần thánh (m. 1564) 1628 - Marcello Malpighi, thầy thuốc người Ý (m. 1694) 1709 - Georg Steller, nhà tự nhiên học người Đức (m. 1746) 1749 - Lorenzo da Ponte, Librettist người Ý (m. 1838) 1772 - Friedrich von Schlegel, nhà thẩm mĩ học người Đức (m. 1829) 1787 - William Etty, họa sĩ người Anh (m. 1849) 1788 - Joseph von Eichendorff, nhà văn người Đức (m. 1857) 1810 - Samuel Ferguson, nhà thơ người Ireland (m. 1886) 1842 - Mykola Lysenko, nhà soạn nhạc người Ukraina (m. 1912) 1844 - Pablo de Sarasate, nghệ sĩ vĩ cầm người Tây Ban Nha (m. 1908) 1850 - Spencer Gore, vận động viên quần vợt, cầu thủ cricket người Anh (m. 1906) 1880 - Broncho Billy Anderson, diễn viên người Mỹ (m. 1971) 1885 - Tamara Karsavina, nữ vũ công ba lê Nga (m. 1978) 1888 - Barry Fitzgerald, diễn viên người Ireland (m. 1961) 1892 - Arthur Honegger, Thụy Sĩ nhà soạn nhạc người Pháp (m. 1955) 1892 - Gregory La Cava, người đạo diễn người Mỹ (m. 1952) 1903 - Bix Beiderbecke, nhạc sĩ người Mỹ (m. 1931) 1905 - Richard Haydn, diễn viên người Anh (m. 1985) 1906 - Nhà thơ Đông Hồ (m. 1969) 1908 - Giáo sư Hoàng Xuân Hãn (m. 1996) 1915 - Harry Bertoia, nghệ sĩ người Ý (m. 1978) 1919 - Marion Hutton, ca sĩ người Mỹ (m. 1987) 1920 - Boris Vian, nhà văn, nhạc sĩ người Pháp (m. 1959) 1925 - Manolis Anagnostakis, nhà thơ người Hy Lạp (m. 2005) 1928 - James Earl Ray, kẻ ám sát người Mỹ (m. 1998) 1928 - Sara Montiel, nữ diễn viên, ca sĩ người Tây Ban Nha 1931 - Georges Dor, tác gia, nhà soạn kịch, ca sĩ, người sáng tác bài hát Quebec (m. 2001) 1937 - Joe Viterelli, diễn viên người Mỹ (m. 2004) 1938 - Marina Vlady, nữ diễn viên người Pháp 1945 - Birgitta Sellén, chính khách người Thụy Điển 1946 - Jim Valvano, huấn luyện viên bóng rổ người Mỹ (m. 1993) 1946 - Mike Hollands, họa sĩ phim hoạt hình người Úc 1946 - Hiroshi Fushida, tay đua xe người Nhật Bản 1947 - Kim Campbell, thủ tướng Canada thứ 19 1947 - Bob Greene, nhà báo người Mỹ 1952 - Morgan Tsvangirai, chính khách người Zimbabwe 1953 - Paul Haggis, đạo diễn phim người Canada 1955 - Youssra, nữ diễn viên, ca sĩ Ai Cập 1955 - Toshio Suzuki, tay đua xe người Nhật Bản 1957 - Matt Knudsen, diễn viên người Mỹ 1957 - Shannon Tweed, nữ diễn viên, người mẫu, người Canada 1957 - Osama bin Laden: Trùm khủng bố thế giới 1958 - Steve Howe, vận động viên bóng chày người Mỹ (m. 2006) 1958 - Sharon Stone, nữ diễn viên người Mỹ 1960 - Anne MacKenzie, phát thanh viên truyền thanh nhà báo 1961 - Laurel Clark, nhà du hành vũ trụ thầy thuốc (m. 2003) 1961 - Mitch Gaylord, vận động viên thể dục người Mỹ 1961 - Bobby Petrino, bóng đá huấn luyện viên người Mỹ 1962 - Seiko Matsuda, nhạc pop ca sĩ người Nhật Bản 1964 - Neneh Cherry, nhạc sĩ người Thụy Điển 1964 - Jasmine Guy, nữ diễn viên người Mỹ 1965 - Rod Woodson, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1966 - Edie Brickell, ca sĩ người Mỹ 1966 - Gráinne Mulvey, nhà soạn nhạc người Ireland 1966 - Mike Timlin, vận động viên bóng chày người Mỹ 1968 - Felice Arena, tác gia trẻ em người Úc 1968 - Shoichi Funaki, đô vật Wrestling chuyên nghiệp người Nhật Bản 1969 - Paget Brewster, nữ diễn viên người Mỹ 1971 - Steve Arnold, tay đua xe người Anh 1971 - Jon Hamm, diễn viên người Mỹ 1971 - Timbaland, ca sĩ nhạc Rapp người Mỹ 1972 - Matt Kenseth, tay lái xe đua người Mỹ 1973 - Eva Herzigova, người mẫu, người Séc 1973 - Chris Sutton, cầu thủ bóng đá người Anh 1973 - Mauricio Taricco, cầu thủ bóng đá người Argentina 1973 - John LeCompt, nghệ sĩ đàn ghita người Mỹ 1976 - Haifa Wehbe, nữ diễn viên, người mẫu, ca sĩ người Liban 1976 - Kisaki, nhạc sĩ người Nhật Bản 1977 - Peter Enckelman, cầu thủ bóng đá người Phần Lan 1977 - Bree Turner, diễn viên múa, nữ diễn viên người Mỹ 1977 - Robin Thicke, ca sĩ người Mỹ 1981 - Samuel Eto'o, cầu thủ bóng đá người Cameroon 1981 - Efthimios Kouloucheris, cầu thủ bóng đá người Hy Lạp 1981 - Steven Reid, cầu thủ bóng đá người Anh 1982 - Timo Glock, tay đua xe người Đức 1982 - Katharine Isabelle, nữ diễn viên người Canada 1983 - Carrie Underwood, nhạc country ca sĩ người Mỹ 1983 - Rafe Spall, diễn viên người Anh 1984 - Ben May, cầu thủ bóng đá người Anh 1984 - Olivia Wilde, nữ diễn viên người Mỹ 1985 - Lassana Diarra, cầu thủ bóng đá người Pháp 1985 - Kim Leclerc, chính khách người Canada 1988 - Ivan Rakitić, cầu thủ bóng đá người Croatia 1991 - Kenshi Yonezu nam ca sĩ, nhạc sĩ người Nhật Bản 1992 - Emily Osment, nữ diễn viên, ca sĩ người Mỹ Mất 948 - Lưu Tri Viễn tức Hậu Hán Cao Tổ, hoàng đế khai quốc nhà Hậu Hán thời Ngũ Đại Thập Quốc trong lịch sử Trung Quốc. 1357 – Trần Minh Tông, hoàng đế thứ năm của nhà Trần (s. 1300). 1510 - Johann Geiler von Kaisersberg, người thuyết giáo Thụy Sĩ (s. 1445) 1584 - Thomas Norton, chính khách, nhà văn người Anh (s. 1532) 1588 - Theodor Zwinger, học giả Thụy Sĩ (s. 1533) 1669 - John Denham, nhà thơ người Anh (s. 1615) 1670 - Johann Rudolf Glauber, nhà hóa học người Đức (s. 1604) 1776 - Élie Catherine Fréron, nhà phê bình người Pháp (s. 1719) 1776 - Niclas Sahlgren, lái buôn, người làm việc thiện người Thụy Điển (s. 1701) 1832 - Muzio Clementi, nhà soạn nhạc người Ý (s. 1752) 1861 - Taras Shevchenko, nhà thơ người Ukraina (s. 1814) 1872 - Giuseppe Mazzini, chính khách người Ý (s. 1805) 1895 - Charles Frederick Worth, người may y phục nữ người Anh (s. 1826) 1910 - Carl Reinecke, nghệ sĩ dương cầm, người chỉ huy dàn nhạc, nhà soạn nhạc người Đức (s. 1824) 1937 - Yevgeny Zamyatin, nhà văn người Nga (s. 1884) 1940 - Mikhaïl Boulgakov, nhà văn người Nga (s. 1891) 1942 - William Henry Bragg, nhà vật lý, giải thưởng Nobel người Anh (s. 1862) 1949 - James Rector, vận động viên người Mỹ (s. 1884) 1950 - Marguerite De La Motte, nữ diễn viên người Mỹ (s. 1902) 1951 - Kijūrō Shidehara, thủ tướng người Nhật Bản (s. 1872) 1966 - Frits Zernike, nhà vật lý, giải thưởng Nobel người Đức (s. 1888) 1967 - Yiorgos Batis, nhà soạn nhạc, nhạc sĩ người Hy Lạp (s. 1885) 1970 - Vasilis Avlonitis, diễn viên người Hy Lạp (s. 1904) 1977 - E. Power Biggs, Mỹ người chơi đàn organ người Anh (s. 1906) 1984 - June Marlowe, nữ diễn viên người Mỹ (s. 1903) 1985 - Konstantin Chernenko, người Liên Xô tổng thư ký đảng cộng sản (s. 1911) 1985 - Bob Nieman, vận động viên bóng chày người Mỹ (s. 1927) 1986 - Ray Milland, diễn viên người Anh (s. 1905) 1988 - Andy Gibb, ca sĩ người Anh (s. 1958) 1988 – Phạm Hùng, Thủ tướng Việt Nam (1987-1988) (s. 1912) 1992 - Giorgos Zampetas, nhà soạn nhạc, nhạc sĩ người Hy Lạp (s. 1925) 1996 - Ross Hunter, nhà sản xuất phim người Mỹ (s. 1920) 1996 – Hoàng Xuân Hãn, giáo sư, kĩ sư, nhà Việt Nam học Việt Nam (s. 1908) 1997 - La Vern Baker, ca sĩ người Mỹ (s. 1929) 1998 - Lloyd Bridges, diễn viên người Mỹ (s. 1913) 2005 - Dave Allen, diễn viên hài người Ireland (s. 1936) 2006 - Anna Moffo, ca sĩ soprano người Mỹ (s. 1932) 2007 - Richard Jeni, diễn viên hài người Mỹ (s. 1957) 2007 - Ernie Ladd, cầu thủ bóng đá, đô vật Wrestling chuyên nghiệp người Mỹ (s. 1938) Ngày lễ và kỷ niệm Dương lịch Âm lịch Giỗ tổ Hùng Vương - Một ngày lễ trong văn hóa của người Việt Nam.
Ngày 11 tháng 3 là ngày thứ 70 (71 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 295 ngày trong năm. Sự kiện 222 – Hoàng đế La Mã Elagabalus và mẹ bị Cấm vệ quân Praetoriani sát hại, sau đó thi thể của họ bị cắt xẻo và kéo lê. 1851 – Vở opera Rigoletto của nhà soạn nhạc người Ý Giuseppe Verdi có buổi trình diễn ra mắt thành công tại nhà hát La Fenice tại Venezia, Vương quốc Lombardia-Veneto. 1879 – Quốc vương Shō Tai của Lưu Cầu chính thức thoái vị theo lệnh từ chính quyền Tokyo, phiên Lưu Cầu chấm dứt tồn tại và nay là tỉnh Okinawa của Nhật Bản. 1916 – USS Nevada (BB-36) được ủy quyền là "Dreadnought" đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ. 1945: Xứ ủy Bắc kỳ chỉ đạo du kích tiến công đồn Bần Yên Nhân. Vua Bảo Đại tuyên bố nước Việt Nam khôi phục nền độc lập (nhưng thực chất vẫn dưới sự kiểm soát và chi phối của Đế quốc Nhật Bản) và hủy bỏ Hiệp ước Bảo hộ, thành lập Đế quốc Việt Nam. Khởi nghĩa Ba Tơ diễn ra tại Ba Tơ, Quảng Ngãi. 1951: Báo Nhân Dân của Đảng Lao động Việt Nam phát hành số đầu tiên tại Chiến khu Việt Bắc. Thành lập Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào. Thành lập Sư đoàn 335, Quân đội nhân dân Việt Nam. 1955 - Thủ tướng Ngô Đình Diệm cho giải tán Hoàng triều Cương thổ. 1975 – Chiến tranh Việt Nam: Lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam chiếm được thị xã Buôn Ma Thuột từ Lực lượng Việt Nam Cộng hòa trong Chiến dịch Tây Nguyên 2004 – Những vụ nổ bom hàng loạt trong hệ thống tàu điện ngầm tại Madrid, Tây Ban Nha khiến 192 người thiệt mạng. 2011 – Động đất và sóng thần Nhật Bản diễn ra làm thiệt mạng hơn 15.000 người, gây sự cố hạt nhân trầm trọng, thiệt hại 300 tỷ đô la Mỹ. 2020 - Tổ chức Y tế Thế giới công bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu. Sinh 1544 - Torquato Tasso, nhà thơ người Ý (m. 1595) 1787 - Ivan Nabokov, tướng người Nga (m. 1852) 1811 - Urbain Le Verrier, nhà toán học người Pháp (m. 1877) 1822 - Joseph Louis François Bertrand, nhà toán học người Pháp (m. 1900) 1863 - Andrew Stoddart, cầu thủ cricket người Anh (m. 1915) 1876 - Carl Ruggles, nhà soạn nhạc người Mỹ (m. 1971) 1870 - Louis Bachelier, nhà toán học người Pháp (m. 1946) 1884 - Lewi Pethrus, chính khách người Thụy Điển (m. 1974) 1885 - Malcolm Campbell, người lái xe đua người Anh (m. 1948) 1887 - Raoul Walsh, đạo diễn phim người Mỹ (m. 1980) 1890 - Vannevar Bush, kĩ sư, chính khách người Mỹ (m. 1974) 1898 - Dorothy Gish, nữ diễn viên người Mỹ (m. 1968) 1899 - Frederick IX of Denmark, vua người Đan Mạch (m. 1972) 1903 - Lawrence Welk, nhạc sĩ người Mỹ (m. 1992) 1907 - Jessie Matthews, nữ diễn viên người Anh (m. 1981) 1910 - Robert Havemann, nhà hóa học người Đức (m. 1982) 1915 - Vijay Hazare, cầu thủ cricket Ấn Độ (m. 2004) 1915 - Hans Peter Keller, nhà văn người Đức (m. 1988) 1916 - Harold Wilson, thủ tướng Anh (m. 1995) 1920 - Nicolaas Bloembergen, nhà vật lý, giải thưởng Nobel người Đức 1921 - Frank Harary, nhà toán học người Mỹ (m. 2005) 1921 - Ástor Piazzolla, nhà soạn nhạc người Argentina (m. 1992) 1922 - Cornelius Castoriadis, nhà triết học, nhà kinh tế học người Hy Lạp (m. 1997) 1922 - José Luis López Vázquez, diễn viên người Tây Ban Nha 1926 - İlhan Mimaroğlu, nhạc sĩ, nhà soạn nhạc Thổ Nhĩ Kỳ 1928 - Albert Salmi, diễn viên người Mỹ (m. 1990) 1929 - Timothy Carey, diễn viên người Mỹ (m. 1994) 1930 - Claude Jutra, diễn viên, người đạo diễn Quebec (m. 1986) 1931 - Rupert Murdoch, chủ doanh nghiệp người Úc 1932 - Leroy Jenkins, nhà soạn nhạc, nghệ sĩ vĩ cầm người Mỹ (m. 2007) 1934 - Sam Donaldson, phóng viên người Mỹ 1935 - Sandra Milo, nữ diễn viên người Ý 1937 - Carlos Larrañaga, diễn viên người Tây Ban Nha 1939 - Flaco Jiménez, nhạc sĩ người Mỹ 1940 - Alberto Cortez, ca sĩ người Argentina 1942 - Charles Swan, diễn viên người Mỹ 1945 - Dock Ellis, vận động viên bóng chày người Mỹ 1945 - Harvey Mandel, nhạc sĩ người Mỹ 1947 - Tristan Murail, nhà soạn nhạc người Pháp 1948 - Roy Barnes, thống đốc Gruzia thứ 80 1948 - César Gerónimo, vận động viên bóng chày người Dominica 1948 - Dominique Sanda, nữ diễn viên người Pháp 1950 - Bobby McFerrin, ca sĩ người Mỹ 1950 - Jerry Zucker, người đạo diễn người Mỹ 1952 - Douglas Adams, nhà văn người Anh (m. 2001) 1953 - Bernie LaBarge, nhạc sĩ người Canada 1955 - Nina Hagen, ca sĩ người Đức 1956 - Rob Paulsen, diễn viên lồng tiếng người Mỹ 1956 - Helen Rollason, nhà báo thể thao, người dẫn chương trình truyền hình người Anh (m. 1999) 1957 - Lady Chablis, người dẫn chuyện giải trí người Mỹ 1957 - Cheryl Lynn, ca sĩ người Mỹ 1958 - Anissa Jones, nữ diễn viên người Mỹ (m. 1976) 1958 - Flemming Rose, nhà báo người Đan Mạch 1960 - Christophe Gans, đạo diễn phim người Pháp 1961 - Elias Koteas, diễn viên người Canada 1962 - Jeffrey Nordling, diễn viên người Mỹ 1963 - Alex Kingston, nữ diễn viên người Anh 1964 - Peter Berg, diễn viên, người đạo diễn, nhà sản xuất người Mỹ 1964 - Shane Richie, diễn viên người Anh 1965 - Nigel Adkins, ông bầu bóng đá người Anh 1965 - Wallace Langham, diễn viên người Mỹ 1965 - Laurence Llewelyn-Bowen, người dẫn chương trình truyền hình người Anh 1967 - John Barrowman, diễn viên người Scotland 1967 - Brad Carson, chính khách người Mỹ 1969 - Chuon Nath, Giáo sư, Đại văn hào, Thiên tài ngôn ngữ học, Quyền trưởng Bộ Giáo dục, Viện chủ chùa Ounalom, Tăng hoàng 1969 - Terrence Howard, diễn viên người Mỹ 1969 - Soraya, ca sĩ người Colombia (m. 2006) 1970 - Delia Gallagher, nhà báo người Mỹ 1971 - Martin Ručinský, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Séc 1973 - Martin Hiden, cầu thủ bóng đá người Áo 1974 - Bobby Abreu, vận động viên bóng chày người Venezuela 1975 - Eric the Midget, nhân vật truyền thanh nổi tiếng người Mỹ 1976 - Thomas Gravesen, cầu thủ bóng đá người Đan Mạch 1978 - Albert Luque, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha 1978 - Christopher Rice, tác giả người Mỹ 1978 - Didier Drogba, cầu thủ bóng đá người Bờ Biển Ngà 1979 - Nguyễn Thúy Hiền, vận động viên Wushu 1979 - Elton Brand, cầu thủ bóng rổ người Mỹ 1979 - Fred Jones, cầu thủ bóng rổ người Mỹ 1980 - Paul Scharner, cầu thủ bóng đá người Áo 1980 - Dan Uggla, vận động viên bóng chày người Mỹ 1981 - David Anders, diễn viên người Mỹ 1981 - Lee Evans, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1981 - Paul Wall, ca sĩ nhạc Rapp người Mỹ 1982 - Thora Birch, nữ diễn viên người Mỹ 1982 - Lindsey McKeon, nữ diễn viên người Mỹ 1984 - Marc-André Grondin, diễn viên người Canada 1984 - Anna Tsuchiya, người mẫu, nữ diễn viên, ca sĩ người Nhật Bản 1985 - Derek Schouman, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1985 - Nikolai Topor-Stanley, cầu thủ bóng đá người Úc 1987 - Marc-Andre Gragnani, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Canada 1989 - Anton Yelchin, diễn viên người Nga 1989 - Đặng Thị Ngọc Hân, Hoa hậu Việt Nam 2010 1994 - Andrew Robertson, cầu thủ bóng đá người Scotland Mất 222 - Elagabalus, hoàng đế người România 1514 - Donato Bramante, kiến trúc sư người Ý (s. 1444) 1602 - Emilio de' Cavalieri, nhà soạn nhạc người Ý 1607 - Giovanni Maria Nanino, nhà soạn nhạc người Ý 1722 - John Toland, nhà triết học người Ireland (s. 1670) 1759 - John Forbes, tướng người Anh (s. 1710) 1801 - Pavel I của Nga, Sa hoàng người Nga (s. 1754) 1820 - Benjamin West, họa sĩ người Anh (s. 1738) 1847 - Johnny Appleseed, người đi đầu trong lĩnh vực nhà nông học người Mỹ (s. 1774) 1854 - Willard Richards, lãnh đạo tôn giáo người Mỹ (s. 1804) 1863 - Sir James Outram, tòng nam tước, Anh tướng thứ 1 (s. 1803) 1869 - Vladimir Odoevsky, nhà triết học người Nga (s. 1803) 1874 - Charles Sumner, chính khách người Mỹ (s. 1811) 1907 - Jean Casimir-Perier, chính khách người Pháp (s. 1847) 1908 - Revd Benjamin Waugh, nhà hoạt động người Mỹ (s. 1839) 1908 - Edmondo De Amicis, nhà văn, nhà báo, nhà thơ ngươig Ý (s. 1846) 1920 - Julio Garavito Armero, nhà thiên văn người Colombia (s. 1865) 1931 - F.W. Murnau, đạo diễn phim người Đức (s. 1888) 1944 - Hendrik Willem van Loon, Mỹ sử gia người Đức (s. 1882) 1955 - Alexander Fleming, nhà khoa học, giải thưởng Nobel người Scotland (s. 1881) 1957 - Admiral Richard E. Byrd, nhà thám hiểm người Mỹ (s. 1888) 1960 - Roy Chapman Andrews, nhà thám hiểm, người phiêu lưu người Mỹ (s. 1884) 1967 - Geraldine Farrar, ca sĩ soprano người Mỹ (s. 1882) 1969 - John Wyndham, tác gia người Anh (s. 1903) 1970 - Erle Stanley Gardner, tiểu thuyết gia người Mỹ (s. 1889) 1977 - Ulysses S. Grant IV, nhà địa chất người Mỹ (s. 1893) 1977 - Alberto Rodriguez Larreta, người đua xe người Argentina (s. 1934) 1978 - Claude François, ca sĩ người Pháp (s. 1939) 1982 - Edmund Cooper, tác gia người Anh (s. 1926) 1982 - Horace Gregory, nhà thơ người Mỹ (s. 1898) 1986 - Sonny Terry, nhạc blues nhạc sĩ người Mỹ (s. 1911) 1987 - Joe Gladwin, diễn viên người Anh (s. 1906) 1989 - James Kee, chính khách người Mỹ (s. 1917) 1989 - John J. McCloy, thư ký, bí thư chiến tranh Mỹ (s. 1895) 1990 - Dean Horrix, cầu thủ bóng đá người Anh (s. 1961) 1992 - Richard Brooks, đạo diễn phim người Mỹ (s. 1912) 1993 - Dino Bravo, đô vật Wrestling chuyên nghiệp người Ý (s. 1949) 1996 - Vince Edwards, diễn viên, người đạo diễn người Mỹ (s. 1928) 1999 - Camille Laurin, nhà tâm thần học, chính khách Quebec (s. 1922) 2002 - James Tobin, nhà kinh tế học, giải thưởng Nobel người Mỹ (s. 1918) 2003 - Brian Cleeve, tác gia người Ireland (s. 1921) 2005 - Nguyễn Hùng Trương, chủ nhân nhà sách Khai Trí và người bảo trợ Tập san Sử Địa (s. 1925) 2006 - Bernie "Boom Boom" Geoffrion, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Canada (s. 1931) 2006 - Cựu Tổng thống Nam Tư Slobodan Milošević 2007 - Betty Hutton, nữ diễn viên, ca sĩ người Mỹ (s. 1921) 2022 - Rupiah Banda, tổng thống thứ 4 của Zambia. (s. 1937) Những ngày lễ và kỷ niệm Ngày Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố đại dịch COVID-19 toàn cầu
Ngày 12 tháng 3 là ngày thứ 71 (72 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 294 ngày trong năm. Sự kiện 1884 – Chiến dịch Bắc Kỳ: Quân Thanh vượt sông Cầu rút chạy về Thái Nguyên, quân Pháp chiếm được thành Bắc Ninh. 1894 – Sản phẩm nước ngọt có ga Coca-Cola được đóng chai và bán đầu tiên ở Vicksburg, Mississippi, Hoa Kỳ. 1913 – Thủ đô tương lai của Úc chính thức được đặt tên là Canberra trong một buổi lễ bởi phu nhân của Toàn quyền Úc Thomas Denman. 1918 - Mát-xco-va là thủ đô của nước Nga Xô Viết. 1922 – Armenia, Gruzia và Azerbaijan hợp nhất thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Ngoại Kavkaz, tham gia sáng lập Liên Xô vào tháng 12 cùng năm. 1939 – Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội chính thức thành lập ở Thượng Hải 1956 - thành lập Nhà hát Múa rối Việt Nam. 1957 – Sách truyện The Cat in the Hat ra đời, tạo nên biến chuyển cách mạng về sách tập đọc tiếng Anh. 1967 – Suharto đoạt lấy quyền lực từ Sukarno, trở thành quyền Tổng thống của Indonesia, ông nắm giữ chức vụ tổng thống cho đến năm 1998. 1975 - Việt Nam và Niger thiết lập quan hệ ngoại giao. 1992 - thành lập Hội Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam. 1997 - thành lập Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy. 2005 – Một tàu hỏa bị đứt móc nối khi chạy qua Lăng Cô, Huế khiến 11 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. 2014 - Một vụ nổ khí ga tại East Halem, thành phố New York, Mỹ làm 8 người thiệt mạng và 70 người bị thương. Sinh 1620 - Johann Heinrich Hottinger, nhà ngữ văn, nhà thần học Thụy Sĩ (m. 1667) 1672 - Richard Steele, nhà văn, chính khách người Ireland (m. 1729) 1685 - George Berkeley, nhà thần học người Ireland (m. 1753) 1710 - Thomas Arne, nhà soạn nhạc người Anh (m. 1778) 1718 - Joseph Damer, chính khách người Anh (m. 1798) 1781 - Frederica of Baden, nữ hoàng Thụy Điển (m. 1826) 1824 - Gustav Kirchhoff, nhà vật lý người Đức (m. 1887) 1831 - Clement Studebaker, người Mỹ và là người đi đầu trong lĩnh vực ô tô (m. 1901) 1835 - Simon Newcomb, nhà thiên văn, nhà toán học người Mỹ (m. 1909) 1837 - Alexandre Guilmant, người chơi đàn organ, nhà soạn nhạc người Pháp (m. 1911) 1838 - William Henry Perkin, nhà hóa học người Anh (m. 1907) 1863 - Gabriele D'Annunzio, nhà văn người Ý (m. 1938) 1864 - W. H. R. Rivers, nhà tâm thần học người Anh (m. 1922) 1881 - Mustafa Kemal Atatürk, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đầu tiên (m. 1938) 1881 - Gunnar Nordström, nhà vật lý người Phần Lan (m. 1923) 1883 - Zoltán Meskó, quốc xã người Hungary (m. 1959) 1889 - Þórbergur Þórðarson, tác gia người Iceland (m. 1974) 1891 - George W. Mason, nhà tư bản công nghiệp người Mỹ (m. 1954) 1907 - Arthur Hewlett, diễn viên người Anh (m. 1997) 1907 - Dorrit Hoffleit, nhà thiên văn người Mỹ (m. 2007) 1908 - Rita Angus, họa sĩ người New Zealand (m. 1970) 1911 - Gustavo Díaz Ordaz, tổng thống México (m. 1979) 1912 - Irving Layton, nhà thơ người Canada (m. 2006) 1918 - Elaine de Kooning, nghệ sĩ người Mỹ (m. 1989) 1921 - Ülo Jõgi, nhà đấu tranh vì tự do người Estonia (m. 2007) 1921 - Gordon MacRae, ca sĩ, diễn viên người Mỹ (m. 1986) 1922 - Jack Kerouac, nhà văn người Mỹ (m. 1969) 1923 - Hjalmar Andersen, vận động viên trượt băng tốc độ người Na Uy 1923 - Norbert Brainin, nghệ sĩ vĩ cầm người Áo (m. 2005) 1923 - Wally Schirra, nhà du hành vũ trụ người Mỹ (m. 2007) 1923 - Mae Young, đô vật Wrestling chuyên nghiệp người Mỹ 1925 - Louison Bobet, vận động viên xe đạp người Pháp (m. 1983) 1925 - Leo Esaki, nhà vật lý, giải thưởng Nobel người Nhật Bản 1925 - Harry Harrison, tác gia người Mỹ 1928 - Edward Albee, nhà viết kịch người Mỹ 1928 - Thérèse Lavoie-Roux, chính khách, thượng nghị sĩ Quebec 1928 - Aldemaro Romero, nhạc sĩ người Venezuela (m. 2007) 1930 - Vernon Law, vận động viên bóng chày người Mỹ 1931 - Billie "Buckwheat" Thomas, diễn viên người Mỹ (m. 1980) 1932 - Barbara Feldon, nữ diễn viên, người mẫu, người Mỹ 1932 - Andrew Young, nhà đấu tranh cho nhân quyền, chính khách người Mỹ 1935 - John Doherty, cầu thủ bóng đá người Anh (m. 2007) 1936 - Patrick Procktor, nghệ sĩ người Anh (m. 2003) 1938 - Johnny Rutherford, ô tô người đua người Mỹ 1940 - Al Jarreau, ca sĩ người Mỹ 1940 - M.A. Numminen, ca sĩ, nhà văn người Phần Lan 1945 - Sammy "The Bull" Gravano, găngxtơ người Mỹ 1946 - Liza Minnelli, ca sĩ, nữ diễn viên người Mỹ 1946 - Frank Welker, diễn viên lồng tiếng người Mỹ 1947 - Kalervo Palsa, nghệ sĩ người Phần Lan (m. 1987) 1948 - James Taylor, nhạc sĩ người Mỹ 1948 - Virginia Bottomley, chính khách người Anh 1949 - Rob Cohen, đạo diễn phim, nhà sản xuất, nhà văn người Mỹ 1949 - Moctesuma Esparza, nhà sản xuất, nhà sản xuất phim người México 1949 - Natalia Kuchinskaya, vận động viên thể dục người Liên Xô 1950 - Javier Clemente, ông bầu bóng đá người Tây Ban Nha 1950 - Jon Provost, diễn viên người Mỹ 1952 - Naomi Shihab Nye, nhà thơ, người sáng tác bài hát, tiểu thuyết gia người Mỹ 1953 - Carl Hiaasen, nhà báo, tác gia người Mỹ 1953 - Madhav Kumar Nepal, chính khách Nepal 1956 - Dale Murphy, vận động viên bóng chày người Mỹ 1960 - Kipp Lennon, ca sĩ người Mỹ 1960 - Minoru Niihara, ca sĩ người Nhật Bản 1960 - Courtney B. Vance, diễn viên người Mỹ 1961 - Joseph Facal, chính khách Quebec 1962 - Darryl Strawberry, vận động viên bóng chày người Mỹ 1963 - Ian Holloway, ông bầu bóng đá người Anh 1963 - Joaquim Cruz, người chạy đua người Brasil 1965 - Steve Finley, vận động viên bóng chày người Mỹ 1965 - Shawn Gilbert, vận động viên bóng chày người Mỹ 1965 - Steve Levy, thể thao nhà báo người Mỹ 1967 - Julio Dely Valdes, cầu thủ bóng đá người Panama 1968 - Aaron Eckhart, diễn viên người Mỹ 1969 - Jake Tapper, nhà báo người Mỹ 1970 - Dave Eggers, nhà văn, chủ bút, nhà xuất bản người Mỹ 1971 - Isaiah Rider, cầu thủ bóng rổ người Mỹ 1972 - Hector Luis Bustamante, diễn viên người Colombia 1972 - James Maritato, đô vật Wrestling chuyên nghiệp người Mỹ 1975 - Kelle Bryan, ca sĩ người Anh 1976 - Triệu Vy, nữ diễn viên, ca sĩ, đạo diễn người Trung Quốc 1977 - Ramiro Corrales, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1978 - Masuimi Max, người mẫu, người Mỹ 1979 - Pete Doherty, nhạc sĩ người Anh 1979 - Nidia Guenard, đô vật Wrestling chuyên nghiệp người Mỹ 1979 - Edwin Villafuerte, cầu thủ bóng đá người Ecuador 1982 - Zach Miner, vận động viên bóng chày người Mỹ 1982 - Tobias Schweinsteiger, cầu thủ bóng đá người Đức 1984 - Shreya Ghoshal, ca sĩ Ấn Độ 1984 - Jaimie Alexander, nữ diễn viên người Mỹ 1985 - Bradley Wright-Phillips, cầu thủ bóng đá người Anh 1987 - Chris Seitz, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1994 - Christina Grimmie, ca sĩ người Mỹ (m. 2016) Mất 1507 - Cesare Borgia, tướng, chính khách người Ý (s. 1475) 1628 - John Bull, nhà soạn nhạc người Anh 1648 - Tirso de Molina, nhà văn người Tây Ban Nha (s. 1571) 1699 - Peder Griffenfeld, chính khách người Đan Mạch (s. 1635) 1757 - Giuseppe Galli-Bibiena, kiến trúc sư, họa sĩ người Ý (s. 1696) 1790 - Andreas Hadik, tướng người Áo Hung (s. 1710) 1827 - Phan Bá Vành lãnh đạo khởi nghĩa nông dân (s. 1784) 1832 - Friedrich Kuhlau, nhà soạn nhạc người Đức (s. 1786) 1872 - Zeng Guofan, chính khách, tướng người Trung Quốc (s. 1811) 1894 - Illarion Pryanishnikov, họa sĩ người Nga (s. 1840) 1898 - Zacharias Topelius, nhà văn người Phần Lan (s. 1818) 1908 - Edmondo De Amicis, nhà văn, nhà báo, nhà thơ người Ý (s. 1846) 1914 - George Westinghouse, chủ doanh nghiệp, kĩ sư người Mỹ (s. 1846) 1916 - Marie von Ebner-Eschenbach, nhà văn người Áo (s. 1830) 1925 - Tôn Dật Tiên, nhà cánh mạng, chính khách người Trung Quốc (s. 1866) 1929 - Asa Griggs Candler, doanh nhân người Mỹ (s. 1851) 1930 - Alois Jirásek, nhà văn người Séc (s. 1851) 1937 - Charles-Marie Widor, người chơi đàn organ, nhà soạn nhạc người Pháp (s. 1844) 1937 - Jenő Hubay, nghệ sĩ vĩ cầm người Hungary (s. 1858) 1942 - Robert Bosch, nhà tư bản công nghiệp người Đức (s. 1861) 1943 - Gustav Vigeland, nhà điêu khắc người Na Uy (s. 1869) 1944 - Artur Gavazzi, Geographer người Croatia (s. 1861) 1947 - "Winston Churchill the American", tiểu thuyết gia người Mỹ (s. 1871) 1955 - Charlie Parker, nhạc Jazz nhạc công saxophon người Mỹ (s. 1920) 1960 - Hoàng Lê Kha Chủ tịch Ủy ban hành chính kháng chiến huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh (s. 1907) 1973 - Frankie Frisch, vận động viên bóng chày người Mỹ (s. 1898) 1978 - John Cazale, diễn viên người Mỹ (s. 1935) 1978 - Gene Moore, vận động viên bóng chày người Mỹ (s. 1909) 1980 - Arthur Charles Dobson, người đua xe người Anh (s. 1914) 1984 - Arnold Ridley, nhà soạn kịch, diễn viên người Anh (s. 1896) 1985 - Eugene Ormandy, người chỉ huy dàn nhạc người Hungary (s. 1899) 1987 - Woody Hayes, bóng đá huấn luyện viên người Mỹ (s. 1913) 1989 - Maurice Evans, diễn viên người Anh (s. 1901) 1990 - Wallace Breem, tác gia người Anh (s. 1926) 1991 - Ragnar Granit, nhà nghiên cứu thần kinh học, giải thưởng Nobel người Phần Lan (s. 1900) 1995 - Juanin Clay, nữ diễn viên người Mỹ (s. 1949) 1998 - Judge Dread, nhạc sĩ người Anh (s. 1945) 1998 - Jozef Kroner, diễn viên người Slovakia (s. 1924) 1999 - Yehudi Menuhin, nghệ sĩ vĩ cầm người Mỹ (s. 1916) 2001 - Robert Ludlum, tác gia người Mỹ (s. 1927) 2002 - Jean-Paul Riopelle, họa sĩ, nhà điêu khắc Quebec (s. 1923) 2003 - Zoran Đinđić, thủ tướng Serbia (s. 1952) 2003 - Howard Fast, tác gia người Mỹ (s. 1914) 2003 - Andrei Kivilev, vận động viên xe đạp người Kazakhstan (s. 1973) 2003 - Lynne Thigpen, nữ diễn viên người Mỹ (s. 1948) 2005 - Bill Cameron, nhà báo người Canada (s. 1943) 2005 - Stavros Koujioumtzis, người sáng tác bài hát người Hy Lạp (s. 1932) 2015 - Nhạc sĩ Anh Việt Thanh (Sinh 1936) Ngày lễ và kỷ niệm Ngày lễ trồng cây (Trung Quốc)
Ngày 13 tháng 3 là ngày thứ 72 (73 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 293 ngày trong năm. Sự kiện 1781 – Nhà thiên văn học William Herschel quan sát thấy sao Thiên Vương khi ông đang ở trong vườn nhà tại Somerset, Anh. 1881 – Hoàng đế Aleksandr II của Nga thiệt mạng do thương tích sau một nỗ lực ám sát bằng bom trên đường phố tại kinh đô Sankt-Peterburg. 1915 – Việt Nam Quang phục Hội tập kích đồn Tà Lùng của chính quyền thực dân Pháp ở gần biên giới Việt-Hoa 1918 – Liên quân Đức-Áo thủ tiêu nước Cộng hoà Xô viết Odessa. 1921 – Dưới sự lãnh đạo của quân phiệt người Nga Roman von Ungern–Sternberg, Ngoại Mông Cổ tuyên bố độc lập từ Trung Quốc với vị thế một quốc gia quân chủ. 1930 - công nhân Nhà máy cưa Thái Hợp - Thành phố Vinh đấu tranh, mở đầu cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. 1940 – Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan kết thúc khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực, một ngày sau khi hiệp định hòa bình chính thức được ký kết tại Moskva. 1945 – Campuchia tuyên bố độc lập 1954 – Chiến tranh Đông Dương: Quân đội Nhân dân Việt Nam bắt đầu tiến công quân Liên hiệp Pháp tại thung lũng Mường Thanh, mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ. 1969 - Công ước Liên hiệp quốc huỷ bỏ các hình thức phân biệt chủng tộc có hiệu lực. 1988 – Đường hầm Seikan được khánh thành, đường hầm dưới biển dài nhất thế giới này kết nối hai đảo chính Honshu và Hokkaido của Nhật Bản. 2013 – Hồng y người Argentina Jorge Mario Bergoglio được Mật nghị Hồng y 2013 bầu làm giáo hoàng thứ 266 của Giáo hội Công giáo Rôma, ông chọn tông hiệu Giáo hoàng Phanxicô. Sinh 1683 – John Theophilus Desaguliers, nhà triết học người Pháp (m. 1744) 1700 – Michel Blavet, nhạc công thổi sáo người Pháp (m. 1768) 1720 – Charles Bonnet, nhà tự nhiên học, nhà văn Thụy Sĩ (m. 1793) 1733 – Joseph Priestley, nhà khoa học, bộ trưởng người Anh (m. 1804) 1741 – Joseph II, hoàng đế Đế quốc La Mã Thần thánh (m. 1790) 1763 – Guillaume Marie Anne Brune, Thống chế người Pháp (m. 1815) 1764 – Earl Grey, thủ tướng Anh (m. 1845) 1781 – Karl Friedrich Schinkel, kiến trúc sư người Đức (m. 1841) 1784 – Jean Moufot, nhà triết học, nhà toán học người Pháp (m. 1842) 1815 – James Curtis Hepburn, người truyền giáo, nhà ngôn ngữ học người Mỹ (m. 1911) 1830 – Nguyễn Phúc Miên Sạ, tước phong Tĩnh Gia công, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1902) 1855 – Percival Lowell, nhà thiên văn người Mỹ (m. 1916) 1860 – Hugo Wolf, nhà soạn nhạc người Áo (m. 1903) 1864 – Alexej von Jawlensky, họa sĩ người Nga (m. 1941) 1884 – Sir Hugh Walpole, tiểu thuyết gia người Anh (m. 1941) 1890 – Fritz Busch, người chỉ huy dàn nhạc người Đức (m. 1951) 1898 – Henry Hathaway, đạo diễn phim, nhà sản xuất người Mỹ (m. 1985) 1899 – John Hasbrouck van Vleck, nhà vật lý, giải thưởng Nobel người Mỹ (m. 1980) 1899 – Jan Lechoń, nhà thơ người Ba Lan (m. 1956) 1900 – Béla Guttman, cầu thủ bóng đá người Hungary (m. 1981) 1900 – Giorgos Seferis, nhà thơ, giải thưởng Nobel người Hy Lạp (m. 1971) 1908 – Walter Annenberg, nhà xuất bản, người làm việc thiện người Mỹ (m. 2002) 1910 – Karl Gustav Ahlefeldt, diễn viên người Đan Mạch (m. 1985) 1910 – Sammy Kaye, nhạc sĩ người Mỹ (m. 1987) 1913 – Lambros Konstantaras, diễn viên người Hy Lạp (m. 1985) 1913 – Sergey Mikhalkov, nhà văn người Nga 1914 – Edward O'Hare, phi công người Mỹ (m. 1943) 1914 – W.O. Mitchell, nhà văn người Canada (m. 1998) 1921 – Al Jaffee, họa sĩ biếm hoạ người Mỹ 1926 – Raúl Alfonsín, tổng thống Argentina 1926 – Roy Haynes, nhạc công đánh trống nhạc Jazz người Mỹ 1926 – Carlos Roberto Reina, tổng thống Honduras (m. 2003) 1927 – Robert Denning, chuyên viên trang trí nội thất người Mỹ (m. 2005) 1929 – Peter Breck, diễn viên người Mỹ 1930 – Jan Howard, ca sĩ người Mỹ 1933 – Mike Stoller, nhạc sĩ người Mỹ 1934 – Barry Hughart, tác gia người Mỹ 1935 – Joseph Mascolo, diễn viên người Mỹ 1935 – Leslie Parrish, nữ diễn viên người Mỹ 1935 – Michael Walzer, nhà triết học người Mỹ 1938 – Erma Franklin, ca sĩ người Mỹ (m. 2002) 1939 – Neil Sedaka, ca sĩ, nhạc sĩ người Mỹ 1942 – Dave Cutler, kĩ sư phần mềm người Mỹ 1942 – Geoffrey Hayes, người dẫn chương trình truyền hình, diễn viên người Anh 1943 – André Téchiné, đạo diễn phim, nhà kịch bản phim người Pháp 1945 – Anatoly Timofeevich Fomenko, nhà toán học người Nga 1946 – Yonatan Netanyahu, quân nhân người Israel (m. 1976) 1947 – Beat Richner, thầy thuốc, nghệ sĩ vĩ cầm Thụy Sĩ 1948 – Robert S. Woods, diễn viên người Mỹ 1949 – Hiroshi Kazato, người đua xe người Nhật Bản (m. 1974) 1949 – Julia Migenes, ca sĩ soprano người Mỹ 1950 – William H. Macy, diễn viên người Mỹ 1951 – Fred Berry, diễn viên, vũ công người Mỹ (m. 2003) 1952 – Wolfgang Rihm, nhà soạn nhạc người Đức 1953 – Deborah Raffin, nữ diễn viên người Mỹ 1955 – Bruno Conti, cầu thủ bóng đá người Ý 1955 – Glenne Headly, nữ diễn viên người Mỹ 1956 – Dana Delany, nữ diễn viên người Mỹ 1957 – Steve Lake, vận động viên bóng chày người Mỹ 1960 – Joe Ranft, họa sĩ phim hoạt hình người Mỹ (m. 2005) 1963 – Fito Páez, nhạc sĩ, nhà sáng tác người Argentina 1964 – Will Clark, vận động viên bóng chày người Mỹ 1967 – Andrés Escobar, cầu thủ bóng đá người Colombia (m. 1994) 1967 – Joseph Cao, dân biểu người Mỹ gốc Việt đầu tiên trong Quốc hội Hoa Kỳ. 1968 – Akira Nogami, đô vật Wrestling chuyên nghiệp người Nhật Bản 1970 – Tim Story, đạo diễn phim người Mỹ 1971 – Annabeth Gish, nữ diễn viên người Mỹ 1971 – Robert Lanham, tác gia, nhà văn châm biếm người Mỹ 1972 – Common, ca sĩ nhạc Rapp người Mỹ 1973 – Edgar Davids, cầu thủ bóng đá người Hà Lan 1974 – Thomas Enqvist, vận động viên quần vợt người Thụy Điển 1974 – Vampeta, cầu thủ bóng đá người Brasil 1976 – Danny Masterson, diễn viên người Mỹ 1977 – Momo Sylla, cầu thủ bóng đá người Guiné–Bissau 1977 – Kay Tse, ca sĩ người Hồng Kông 1978 – Tom Danielson, vận động viên xe đạp người Mỹ 1978 – Karina Smirnoff, diễn viên múa người Ukraina 1978 – Kenny Watson, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1979 – Johan Santana, vận động viên bóng chày người Venezuela 1979 – Cedric Van Branteghem, vận động viên người Bỉ 1980 – Lee Jung–hyun, nữ diễn viên, ca sĩ nhạc pop người Hàn Quốc 1980 – Molly Stanton, nữ diễn viên người Mỹ 1981 – Stephen Maguire, người chơi bi da người Scotland 1983 – Kaitlin Sandeno, vận động viên bơi lội người Mỹ 1984 – Pieter Custers, vận động viên người Đức 1984 – Noel Fisher, diễn viên người Canada 1985 – Emile Hirsch, diễn viên người Mỹ 1985 – Austin Scott, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1989 – Harry Melling, diễn viên người Anh 1990 – Alec Medlock, diễn viên người Mỹ 1999 – Wiktoria Gąsiewska, nữ diễn viên người Ba Lan 1991 – Lê Quang Liêm, kỳ thủ cờ vua người Việt Nam 2001 - Choi Beom-gyu, ca sĩ, thành viên nhóm nhạc nam Tomorrow X Together Mất 1395 – John Barbour, nhà thơ người Scotland (s. 1320) 1573 – Michel de l'Hôpital, chính khách người Pháp (s. 1507) 1604 – Arnaud d'Ossat, nhà ngoại giao, nhà văn người Pháp (s. 1537) 1619 – Richard Burbage, diễn viên người Anh (s. 1567) 1711 – Nicolas Boileau–Despréaux, nhà thơ, nhà phê bình người Pháp (s. 1636) 1773 – Philibert Commerçon, nhà tự nhiên học, nhà thám hiểm người Pháp (s. 1727) 1778 – Charles le Beau, sử gia người Pháp (s. 1701) 1822 – Phan Huy Ích, nhà văn hóa, chính khách Việt Nam (s. 1750) 1842 – Henry Shrapnel, quân nhân, nhà phát minh người Anh (s. 1761) 1879 – Adolf Anderssen, đấu thủ cờ vua người Đức (s. 1818) 1881 – Aleksandr II, Hoàng đế Nga (s. 1818) 1901 – Benjamin Harrison, tổng thống Mỹ thứ 23 (s. 1833) 1918 – César Cui, nhà soạn nhạc người Nga (s. 1835) 1925 – Lucille Ricksen, nữ diễn viên người Mỹ (s. 1910) 1938 – Nikolai Ivanovich Bukharin, chính khách, người trí thức người Nga (s. 1888) 1941 – Elizabeth Madox Roberts, nhà thơ, tiểu thuyết gia người Mỹ (s. 1881) 1943 – Stephen Vincent Benét, tác gia người Mỹ (s. 1898) 1949 – Henri Giraud, tướng người Pháp (s. 1879) 1963 – Austin Dobson, người đua xe người Anh (s. 1912) 1965 – Corrado Gini, kĩ thuật viên thống kê người Ý (s. 1884) 1965 – Fan S. Noli, giám mục, nhà thơ, chính khách người Albania (s. 1882) 1965 – Vittorio Jano, kĩ sư người Ý (s. 1891) 1972 – Tony Ray–Jones, nhà nhiếp ảnh người Anh (s. 1941) 1975 – Ivo Andrić, nhà văn Nam Tư đoạt giải Nobel Văn học (s. 1892) 1983 – Louison Bobet, vận động viên xe đạp người Pháp (s. 1925) 1990 – Bruno Bettelheim, nhà tâm thần học người Mỹ (s. 1903) 1990 – Karl Münchinger, người chỉ huy dàn nhạc người Đức (s. 1915) 1995 – Leon Day, vận động viên bóng chày người Mỹ (s. 1916) 1996 – Krzysztof Kieślowski, đạo diễn phim người Ba Lan (s. 1941) 1998 – Bill Reid, nghệ sĩ người Canada (s. 1920) 1998 – Hans von Ohain, kĩ sư người Đức (s. 1911) 1999 – Lee Falk, họa sĩ biếm họa người Mỹ (s. 1911) 1999 – Garson Kanin, nhà văn, người đạo diễn người Mỹ (s. 1912) 1999 – Bidu Sayão, ca sĩ soprano người Brasil (s. 1902) 2002 – Hans–Georg Gadamer, nhà triết học người Đức (s. 1900) 2006 – Jimmy Johnstone, cầu thủ bóng đá người Scotland (s. 1944) 2006 – Maureen Stapleton, nữ diễn viên người Mỹ (s. 1925) 2007 – Arnold Skaaland, đô vật Wrestling chuyên nghiệp người Mỹ (s. 1925) 2014 – Ahmad Tejan Kabbah, tổng thống Sierra Leone thứ 3 (s. 1932)
Ngày 14 tháng 3 là ngày thứ 73 (74 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 292 ngày trong năm. Sự kiện 313 – Hoàng đế Lưu Thông của Hán Triệu cho người đầu độc giết chết Tấn Hoài Đế Tư Mã Xí, người đang là tù binh của Lưu Thông. 1273 – Trận chiến Tương Dương kéo dài sáu năm giữa hai nước Tống - Nguyên kết thúc sau khi tướng Tống là Lã Văn Hoán dâng thành đầu hàng quân Nguyên. 1900 – Tiền tệ Hoa Kỳ tiếp tục dựa trên tiêu chuẩn vàng với sự phê chuẩn của đạo luật Gold Standard. 1945 – Trong khi oanh tạc Bielefeld của Đức, không quân Hoàng gia Anh lần đầu tiên sử dụng bom động đất. 1953 – Sau khi Georgy Malenkov buộc phải rút khỏi ban bí thư, Nikita Khrushchev bắt đầu đảm nhiệm cương vị lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô, song đến tháng 9 cùng năm ông mới nhậm chức Bí thư thứ nhất. 1988 – Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam xảy ra xung đột tại đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa. 1997 – Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc thông qua việc thành lập trực hạt thị Trùng Khánh từ bốn đơn vị hành chính cấp địa ở đông bộ tỉnh Tứ Xuyên. 2013 – Tập Cận Bình được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Chủ tịch Quân ủy Nhà nước Trung Quốc Sinh 1638 - Johann Georg Gichtel, người thần bí người Đức (m. 1710) 1681 - Georg Philipp Telemann, nhà soạn nhạc người Đức (m. 1767) 1790 - Ludwig Emil Grimm, họa sĩ, thợ khắc người Đức (m. 1863) 1804 - Johann Strauss, nhạc sĩ nổi tiếng người Áo 1807 - Josephine of Leuchtenberg, nữ hoàng Thụy Điển, Na Uy (m. 1876) 1823 - Théodore de Banville, nhà văn người Pháp (m. 1891) 1835 - Giovanni Schiaparelli, nhà thiên văn người Ý (m. 1910) 1840 – Nguyễn Phúc Hồng Tiệp, tước phong Mỹ Lộc Quận công, hoàng tử con vua Thiệu Trị nhà Nguyễn (m. 1863). 1853 - Ferdinand Hodler, họa sĩ Thụy Sĩ (m. 1918) 1854 - Paul Ehrlich, nhà khoa học, giải thưởng Nobel người Đức (m. 1915) 1854 - Alexandru Macedonski, nhà văn người România (m. 1920) 1854 - John Lane, nhà xuất bản người Anh (m. 1925) 1862 - Vilhelm Bjerknes, nhà vật lý người Na Uy (m. 1961) 1869 - Algernon Blackwood, nhà văn người Anh (m. 1951) 1879 - Albert Einstein, nhà vật lý, giải thưởng Nobel người Mỹ gốc Đức (m. 1955) 1879 - Nguyễn Phúc Bửu Lân, tức vua Thành Thái, hoàng đế thứ 10 của triều Nguyễn (m. 1954). 1882 - Waclaw Sierpinski, nhà toán học người Ba Lan (m. 1969) 1886 - Firmin Lambot, vận động viên xe đạp người Bỉ (m. 1964) 1887 - Sylvia Beach, nhà xuất bản người Mỹ (m. 1962) 1888 - Marc-Aurèle Fortin, họa sĩ Quebec (m. 1970) 1894 - Osa Johnson, nhà thám hiểm người Mỹ (m. 1953) 1898 - Arnold Chikobava, nhà ngôn ngữ học người Gruzia (m. 1985) 1899 - K.C. Irving, nhà tư bản công nghiệp người Canada (m. 1992) 1900 - Hồ Trọng Hiếu, tức nhà thơ Tú Mỡ (m. 1976) 1905 - Raymond Aron, nhà triết học người Pháp (m. 1983) 1912 - Les Brown, người chỉ huy dàn nhạc nhỏ người Mỹ (m. 2001) 1912 - Charles Van Acker, người đua xe người Bỉ (m. 1998) 1914 - Bill Owen, diễn viên người Anh (m. 1999) 1914 - Lee Petty, người lái xe đua người Mỹ (m. 2000) 1915 - Alexander Brott, người chỉ huy dàn nhạc, nhà soạn nhạc người Canada (m. 2005) 1916 - Horton Foote, tác gia, nhà soạn kịch, người viết kịch bản phim người Mỹ 1918 - Dennis Patrick, diễn viên người Mỹ (m. 2002) 1920 - Hank Ketcham, người vẽ tranh biếm hoạ người Mỹ (m. 2001) 1922 - Les Baxter, nhạc sĩ, nhà soạn nhạc người Mỹ (m. 1996) 1923 - Diane Arbus, nhà nhiếp ảnh người Mỹ (m. 1971) 1925 - Francis A. Marzen, giáo chủ thiên chúa giáo người Mỹ (m. 2004) 1928 - Frank Borman, nhà du hành vũ trụ, CEO người Mỹ 1931 - Phil Phillips, ca sĩ, người sáng tác bài hát người Mỹ 1933 - Sir Michael Caine, diễn viên người Anh 1933 - Quincy Jones, nhạc sĩ, nhà soạn nhạc người Mỹ 1934 - Eugene Cernan, nhà du hành vũ trụ người Mỹ 1936 - Bob Charles, vận động viên golf người New Zealand 1939 - Raymond J. Barry, diễn viên người Mỹ 1939 - Bertrand Blier, đạo diễn phim, người viết kịch bản phim người Pháp 1939 - Stavros Xarhakos, nhà soạn nhạc người Hy Lạp 1939 - Pilar Bardem, nữ diễn viên người Tây Ban Nha 1941 - Nguyễn Tuấn Khanh, tức họa sĩ Rừng, người Mỹ gốc Việt 1941 - Wolfgang Petersen, người đạo diễn người Đức 1942 - Rita Tushingham, nữ diễn viên người Anh 1943 - Anita Morris, nữ diễn viên người Mỹ (m. 1994) 1945 - Jasper Carrott, diễn viên hài người Anh 1945 - Walter Parazaider, nhạc công saxophon Chicago người Mỹ 1946 - Steve Kanaly, diễn viên người Mỹ 1947 - Pam Ayres, nhà thơ người Anh 1947 - William J. Jefferson, chính khách người Mỹ 1948 - Billy Crystal, diễn viên, diễn viên hài người Mỹ 1956 - Jonathan Bowen, máy tính nhà khoa học người Anh 1956 - Colin Ayre, cầu thủ bóng đá người Anh 1957 - Andrew Robinson, tác gia người Anh 1957 - Tad Williams, tác gia người Mỹ 1958 - Albert II, Monaco hoàng tử 1959 - Tamara Tunie, nữ diễn viên người Mỹ 1960 - Kirby Puckett, vận động viên bóng chày người Mỹ (m. 2006) 1961 - Penny Johnson Jerald, nữ diễn viên người Mỹ 1961 - Hiro Matsushita, người đua xe người Nhật Bản 1963 - Bruce Reid, cầu thủ cricket người Úc 1965 - James Kevin Brown, vận động viên bóng chày người Mỹ 1965 - Catherine Dent, nữ diễn viên người Mỹ 1965 - Aamir Khan, diễn viên Ấn Độ 1965 - Kevin Williamson, người viết kịch bản phim người Mỹ 1966 - Elise Neal, nữ diễn viên người Mỹ 1968 - Megan Follows, nữ diễn viên người Canada 1969 - Larry Johnson, cầu thủ bóng rổ người Mỹ 1970 - Ebru Kavaklıoğlu, vận động viên người Nga 1970 - Meredith Salenger, nữ diễn viên người Mỹ 1974 - Patrick Traverse, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Canada 1975 - Stephen Harper, Anh cầu thủ bóng đá người Anh 1975 - Wendy Rice, nữ diễn viên người Mỹ 1976 - Merlin Santana, diễn viên người Mỹ (m. 2002) 1977 - Aki Hoshino, người mẫu, người Nhật Bản 1978 - Pieter van den Hoogenband, vận động viên bơi lội người Đức 1979 - Nicolas Anelka, cầu thủ bóng đá người Pháp 1979 - Chris Klein, diễn viên người Mỹ 1979 - Love, cầu thủ bóng đá người Angola 1980 - Aaron Brown, Anh cầu thủ bóng đá người Anh 1980 - Matteo Grassotto, người đua xe người Ý 1980 - Ben Herring, cầu thủ Liên đoàn Bóng bầu dục người New Zealand 1980 - Mercedes McNab, nữ diễn viên người Canada 1981 - Bobby Jenks, vận động viên bóng chày người Mỹ 1981 - Mei-Ting Sun, nghệ sĩ dương cầm người Trung Quốc 1982 - Carlos Marinelli, cầu thủ bóng đá người Argentina 1982 - Kate Maberly, diễn viên, ca sĩ người sáng tác bài hát người Anh 1983 - Bakhtiyar Artayev, võ sĩ quyền Anh người Kazakhstan 1985 - Idaira, ca sĩ người Tây Ban Nha 1986 - Jamie Bell, diễn viên người Anh 1986 - Elton Chigumbura, cầu thủ cricket người Zimbabwe 1986 - Andy Taylor, Anh cầu thủ bóng đá người Anh Mất 1471 - Sir Thomas Malory, tác gia người Anh (s. 1405) 1647 - Frederick Henry, Orange hoàng tử (s. 1584) 1680 - René Le Bossu, nhà phê bình người Pháp (s. 1631) 1682 - Jacob Isaakszoon van Ruysdael, họa sĩ người Đức (s. 1628) 1696 - Jean Domat, luật gia người Pháp (s. 1625) 1698 - Claes Rålamb, chính khách người Thụy Điển (s. 1622) 1748 - George Wade, chỉ huy quân sự người Anh (s. 1673) 1803 - Friedrich Gottlieb Klopstock, nhà văn người Đức (s. 1724) 1805 - Stanisław Szczęsny Potocki, tướng người Nga (s. 1753) 1823 - Charles François Dumouriez, tướng người Pháp (s. 1739) 1883 - Karl Marx, người khởi xướng chủ nghĩa Marx (s. 1818) 1884 - Quintino Sella, chính khách người Ý (s. 1827) 1946 - Werner von Blomberg, nguyên soái (s. 1878) 1973 - Howard Aiken, kĩ sư người Mỹ (s. 1900) 1973 - Rafael Godoy, nhà soạn nhạc người Colombia (s. 1907) 1973 - Chic Young, người vẽ tranh biếm hoạ người Mỹ (s. 1901) 1975 - Susan Hayward, nữ diễn viên người Mỹ (s. 1917) 1976 - Busby Berkeley, biên đạo múa, người đạo diễn người Mỹ (s. 1895) 1977 - Fannie Lou Hamer, nhà đấu tranh cho nhân quyền người Mỹ (s. 1917) 1980 - Mohammad Hatta, chính khách người Indonesia (s. 1902) 1982 - Nguyễn Đức Nguyên, tức nhà văn Hoài Thanh 1983 - Maurice Ronet, diễn viên người Pháp (s. 1927) 1988 - Trần Đức Thông, Trung tá, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân quân đội Việt Nam, tử trận tại Gạc Ma (s. 1944) 1988 - Vũ Phi Trừ, Đại úy, Thuyền trưởng tàu vận tải HQ-604, Lữ đoàn 125, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân quân đội Việt Nam, tử trận tại Gạc Ma (s. 1955) 1988 - Trần Văn Phương, Thiếu úy, Phó Chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân quân đội Việt Nam, tử trận tại đảo Gạc Ma (s. 1965) 1989 - Edward Abbey, tác gia, nhà hoạt động môi trường người Mỹ (s. 1927) 1991 - Howard Ashman, nhà thơ trữ tình, nhà soạn kịch người Mỹ (s. 1950) 1991 - Doc Pomus, nhà soạn nhạc người Mỹ (s. 1925) 1991 - Margery Sharp, tác gia trẻ em (s. 1905) 1992 - Jean Poiret, diễn viên, người đạo diễn, người viết kịch bản phim người Pháp (s. 1926) 1995 - William Alfred Fowler, nhà vật lý, giải thưởng Nobel người Mỹ (s. 1911) 1997 - Fred Zinnemann, người đạo diễn người Áo (s. 1907) 1999 - Kirk Alyn, diễn viên người Mỹ (s. 1910) 2002 - Hans-Georg Gadamer, nhà triết học người Đức (s. 1900) 2002 - Cherry Wilder, tác gia người New Zealand (s. 1930) 2003 - Jack Goldstein, nghệ sĩ người Canada (s. 1945) 2003 - Jean-Luc Lagardère, nhà xuất bản người Pháp (s. 1928) 2006 - Lennart Meri, tổng thống Estonia (s. 1929) 2007 - Gareth Hunt, diễn viên người Anh (s. 1943) 2008 - Nhạc sĩ Anh Việt 2018 - Stephen Hawking, nhà vật lý học Anh (s. 1942) Ngày lễ và kỷ niệm Ngày Valentine Trắng Ngày số pi
Ngày 15 tháng 3 là ngày thứ 74 (75 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 291 ngày trong năm. Sự kiện 44 TCN – Nhà độc tài vĩnh viễn của Cộng hòa La Mã Julius Caesar bị hàng chục nguyên lão sát hại tại một buổi họp của Viện Nguyên lão. 1329 – Vua Trần Minh Tông nhường ngôi cho Thái tử Trần Vượng (vua Trần Hiến Tông sau này), lui về làm Thái thượng hoàng. 1493 – Cristoforo Colombo trở lại Tây Ban Nha sau khi ông tìm ra châu Mỹ 1874 – Chính phủ Pháp và triều Nguyễn Việt Nam ký kết Hòa ước Giáp Tuất, công nhận chủ quyền vĩnh viễn của Pháp đối với Nam Kỳ. 1892 – Doanh nhân người Anh John Houlding thành lập câu lạc bộ bóng đá Liverpool, tách ra từ câu lạc bộ bóng đá Everton. 1906 – Rolls-Royce được thành lập 1917 – Sau Cách mạng Tháng Hai, Sa hoàng Nikolai II thoái vị, trở thành người cuối cùng nắm giữ các tước hiệu Sa hoàng Nga, Đại công tước Phần Lan và Quốc vương Ba Lan. 1943 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Chiến dịch Donets kết thúc với kết quả là quân Đức tái chiếm thành phố Kharkov từ Liên Xô. 1972 – Bố già được phát hành, bộ phim này dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Mario Puzo, đạo diễn là Francis Ford Coppola. 2019 – Ngày đen tối nhất New Zealand, xả súng 49 người chết tại New Zealand . Sinh 938 – Romanos II, hoàng đế Byzantine 1275 – Margaret Plantagenet, công chúa người Anh (m. 1318) 1455 – Pietro Accolti, hồng y giáo chủ thiên chúa người Ý (m. 1532) 1493 – Anne de Montmorency, Pháp Constable (m. 1567) 1591 – Alexandre de Rhodes, thầy tu dòng Tên người truyền giáo người Pháp (m. 1660) 1666 – George Bähr, kiến trúc sư người Đức (m. 1738) 1684 – Francesco Durante, nhà soạn nhạc người Ý (m. 1755) 1713 – Nicolas Louis de Lacaille, nhà thiên văn người Pháp (m. 1762) 1767 – Andrew Jackson, tổng thống Mỹ thứ 7 (m. 1845) 1779 – Lord Melbourne, thủ tướng Anh (m. 1848) 1790 – Ludwig Immanuel Magnus, nhà toán học người Đức (m. 1861) 1791 – Charles Knight, nhà xuất bản người Anh (m. 1873) 1809 – Joseph Jenkins Roberts, tổng thống Liberia đầu tiên (m. 1876) 1809 – Karl Josef von Hefele, nhà thần học người Đức (m. 1893) 1821 – William Milligan, nhà thần học người Scotland (m. 1892) 1821 – Eduard Heine, nhà toán học người Đức (m. 1881) 1821 – Johann Josef Loschmidt, nhà khoa học người Áo (m. 1895) 1824 – Jules Chevalier, thầy tu người Pháp (m. 1907) 1830 – Paul Heyse, nhà văn, giải thưởng Nobel người Đức (m. 1914) 1830 – Élisée Reclus, Geographer người Pháp (m. 1905) 1831 – Daniel Comboni, người truyền giáo người Ý (m. 1881) 1833 – Nguyễn Phúc Miên Ôn, tước phong Nam Sách Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1895) 1835 – Eduard Strauss, nhà soạn nhạc người Áo (m. 1916) 1838 – Karl Davydov, nghệ sĩ vĩ cầm người Nga (m. 1889) 1851 – William Mitchell Ramsay, nhà khảo cổ người Scotland (m. 1939) 1864 – Johan Halvorsen, nhà soạn nhạc người Na Uy (m. 1935) 1866 – Matthew Charlton, chính khách người Úc (m. 1948) 1866 – Johan Vaaler, nhà phát minh người Na Uy (m. 1910) 1867 – Lionel Johnson, nhà thơ người Anh (m. 1902) 1868 – Grace Chisholm Young, nhà toán học người Anh (m. 1944) 1869 – Stanisław Wojciechowski, tổng thống Ba Lan (m. 1953) 1882 – Jim Lightbody, người chạy đua người Mỹ (m. 1953) 1887 – Marjorie Merriweather Post, người giao thiệp rộng, nữ doanh nhân người Mỹ (m. 1973) 1890 – Boris Nikolaevich Delaunay, nhà toán học người Nga (m. 1980) 1897 – Jackson Scholz, người chạy đua người Mỹ (m. 1986) 1899 – George Brent, Diễn viên người Mỹ (m. 1979) 1907 – Zarah Leander, nữ Diễn viên, ca sĩ người Thụy Điển (m. 1981) 1912 – Lightnin' Hopkins, nhạc sĩ người Mỹ (m. 1982) 1913 – MacDonald Carey, Diễn viên người Mỹ (m. 1994) 1913 – Jack Fairman, người đua xe người Anh (m. 2002) 1914 – Aniello Dellacroce, găngxtơ người Mỹ (m. 1985) 1915 – Joe E. Ross, Diễn viên, Diễn viên hài người Mỹ (m. 1982) 1916 – Fadil Hoxha, chính khách người Nam Tư (m. 2001) 1918 – Richard Ellmann, Biographer người Mỹ (m. 1987) 1919 – Lawrence Tierney, Diễn viên người Mỹ (m. 2002) 1920 – Nguyễn Thị Định, nữ tướng Việt Nam (m. 1992) 1920 – Lawrence Sanders, tiểu thuyết gia người Mỹ (m. 1998) 1924 – Walter Gotell, Diễn viên người Đức (m. 1997) 1925 – Bert Bolin, Meteorologist người Thụy Điển 1926 – Norm Van Brocklin, cầu thủ bóng đá người Mỹ (m. 1983) 1926 – Ben Johnston, nhà soạn nhạc người Mỹ 1927 – Stanisław Kania, chính khách người Ba Lan 1927 – Carl Smith, ca sĩ người Mỹ 1927 – Christian Marquand, Diễn viên, người đạo diễn người Pháp (m. 2000) 1929 – Cecil Taylor, nhạc Jazz nghệ sĩ dương cầm người Mỹ 1930 – Zhores Ivanovich Alferov, nhà vật lý, giải thưởng Nobel người Nga 1932 – Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, Đại tá Quân lực Việt Nam Cộng hòa (Mất 2018) 1932 – Alan Bean, nhà du hành vũ trụ người Mỹ 1933 – Philippe de Broca, đạo diễn phim người Pháp (m. 2004) 1934 – Aldo Giorgini, nghệ sĩ người Ý 1935 – Judd Hirsch, Diễn viên người Mỹ 1935 – Jimmy Swaggart, televangelist người Mỹ 1936 – Paul Zindel, tác gia, nhà soạn kịch, nhà sư phạm người Mỹ (m. 2003) 1936 – Howard Greenfield, người sáng tác bài hát người Mỹ (m. 1986) 1936 – David Andrews, chính khách người Ireland 1939 – Jack Whyte, tác gia người Scotland 1940 – Frank Dobson, chính khách người Anh 1943 – David Cronenberg, đạo diễn phim người Canada 1944 – Sly Stone, nhạc sĩ người Mỹ 1944 – Jacques Doillon, đạo diễn phim người Pháp 1944 – Chi Cheng, vận động viên, chính khách người Đài Loan 1946 – Bobby Bonds, vận động viên bóng chày người Mỹ (m. 2003) 1947 – Ry Cooder, nghệ sĩ đàn ghita người Mỹ 1947 – Juraj Kukura, Diễn viên người Slovakia 1948 – Sérgio Vieira de Mello, nhà ngoại giao người Brasil (m. 2003) 1948 – Kate–bornstein, tác gia người Mỹ 1950 – Jørgen Olsen, ca sĩ người Đan Mạch 1953 – Richard Bruton, chính khách người Ireland 1954 – Craig Wasson, Diễn viên người Mỹ 1956 – Clay Matthews, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1957 – Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam 1957 – Park Overall, nữ Diễn viên người Mỹ 1957 – David Silverman, họa sĩ phim hoạt hình người Mỹ 1957 – Víctor Muñoz, ông bầu bóng đá người Tây Ban Nha 1959 – Harold Baines, vận động viên bóng chày người Mỹ 1959 – Renny Harlin, đạo diễn phim người Phần Lan 1959 – Lisa Holton, nhà văn người Mỹ 1959 – Fabio Lanzoni, người mẫu, người Ý 1960 – Chris Sanders, họa sĩ phim hoạt hình, người đạo diễn người Mỹ 1961 – Terry Cummings, cầu thủ bóng rổ người Mỹ 1961 – Craig Ludwig, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Mỹ 1962 – Sananda Maitreya (formerly Terence Trent D'Arby), ca sĩ người Mỹ 1962 – Jimmy Baio, Diễn viên người Mỹ 1964 – Davide Pinato, cầu thủ bóng đá người Ý 1967 – Naoko Takeuchi, nghệ sĩ người Nhật Bản 1968 – Kahimi Karie, ca sĩ người Nhật Bản 1968 – Sabrina Salerno, ca sĩ người Ý 1969 – Rona Ambrose, chính khách người Canada 1969 – Timo Kotipelto, nhạc sĩ người Phần Lan 1969 – Kim Raver, nữ Diễn viên người Mỹ 1969 – Gianluca Festa, cầu thủ bóng đá người Ý 1969 – Yutaka Take, vận động viên đua ngựa người Nhật Bản 1970 – Derek Parra, vận động viên trượt băng tốc độ người Mỹ. 1970 – Hồng Nhung, danh ca nhạc nhẹ của Việt Nam. 1971 – Penny Lancaster, người mẫu, người Anh 1975 – Eva Longoria, nữ Diễn viên người Mỹ 1975 – Will.i.am, nhạc sĩ người Mỹ 1975 – Veselin Topalov, đấu thủ cờ vua người Bulgaria 1975 – Eva Longoria, Diễn viên người Mỹ 1975 – Darcy Tucker, vận động viên khúc côn cầu người Canada 1976 – Jennifer 8. Lee, nhà báo người Mỹ 1976 – Cara Pifko, nữ Diễn viên người Canada 1976 – Jose Sanchez Zolliker, nhà văn người México 1977 – Joe Hahn, nhạc sĩ người Mỹ 1977 – Brian Tee, Diễn viên người Mỹ 1979 – Kevin Youkilis, vận động viên bóng chày người Mỹ 1980 – Freddie Bynum, vận động viên bóng chày người Mỹ 1981 – Mikael Forssell, cầu thủ bóng đá người Phần Lan 1981 – Young Buck, ca sĩ nhạc Rapp người Mỹ 1982 – Emily Tyndall, nữ Diễn viên người Mỹ 1982 – Rafael Pérez, vận động viên bóng chày người Dominica 1983 – Sean Biggerstaff, Diễn viên người Scotland 1983 – Daryl Murphy, cầu thủ bóng đá người Ireland 1984 – Kostas Vassiliadis, cầu thủ bóng rổ người Hy Lạp 1985 – James MacLurcan, Diễn viên người Úc 1985 – F.V.A. Morriello, tác gia người Canada 1985 – Eva Amurri, nữ Diễn viên người Mỹ 1985 – Tom Chilton, người đua xe người Anh 1988 – Ever Guzman, cầu thủ bóng đá người México 1989 – Caitlin Wachs, nữ Diễn viên người Mỹ 1993 – Paul Pogba, cầu thủ bóng đá người Pháp. Mất 44 TCN – Julius Caesar, tướng La Mã (s. 100 TCN) 220 – Tào Tháo, quân phiệt và quyền thần cuối thời Đông Hán, người đặt nền móng cho nhà Tào Ngụy thời Tam Quốc trong Lịch sử Trung Quốc (s. 155). 1575 – Annibale Padovano, nhà soạn nhạc người Ý (s. 1527) 1673 – Salvator Rosa, họa sĩ, nhà thơ người Ý (s. 1615) 1701 – Jean Renaud de Segrais, nhà văn người Pháp (s. 1624) 1842 – Luigi Cherubini, nhà soạn nhạc người Ý (s. 1760) 1849 – Giuseppe Caspar Mezzofanti, giáo chủ hồng y, nhà ngôn ngữ học người Ý (s. 1774) 1879 – Gottfried Semper, kiến trúc sư Đức (s. 1803) 1879 – Nguyễn Phúc Thục Tư, phong hiệu Xuân Hòa Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng nhà Nguyễn (s. 1833) 1891 – Théodore de Banville, nhà văn người Pháp (s. 1823) 1891 – Joseph Bazalgette, kĩ sư dân sự người Anh (s. 1819) 1898 – Henry Bessemer, kỹ sư Anh (s. 1813) 1937 – H. P. Lovecraft, nhà văn người Mỹ (s. 1890) 1941 – Alexej von Jawlensky, họa sĩ người Nga (s. 1864) 1951 – John S. Paraskevopoulos, nhà thiên văn người Hy Lạp (s. 1889) 1959 – Lester Young, nhạc sĩ người Mỹ (s. 1909) 1962 – Arthur Compton, nhà vật lý, giải thưởng Nobel người Mỹ (s. 1892) 1966 – Abe Saperstein, bóng rổ người điều hành người Mỹ (s. 1902) 1970 – Tarjei Vesaas, nhà văn người Na Uy (s. 1897) 1972 – Aleksandr Ivanovich Laktionov, họa sĩ người Nga (s. 1910) 1975 – Aristotle Onassis, tỷ phú Hy Lạp, ngành vận tải biển (s. 1906) 1975 – Nhạc sĩ Anh Việt Thu (s.1939) 1977 – Antonino Rocca, đô vật Wrestling chuyên nghiệp người Argentina 1981 – René Clair, đạo diễn phim người Pháp (s. 1898) 1983 – Rebecca West, nhà văn người Anh (s. 1892) 1984 - Bùi Văn Nhu - Chuẩn tướng Cảnh sát Quốc gia Việt Nam Cộng hòa 1985 – Radha Krishna Choudhary, sử gia, nhà văn Ấn Độ (s. 1921) 1989 – Muhammad Jameel Didi, nhà thơ người Maldives (s. 1915) 1990 – Tom Harmon, cầu thủ bóng đá, phát thanh viên truyền thanh người Mỹ (s. 1919) 1991 – Bud Freeman, nhạc Jazz nhạc sĩ người Mỹ (s. 1906) 1997 – Gail Davis, nữ Diễn viên người Mỹ (s. 1925) 1997 – Victor Vasarely, họa sĩ người Hungary (s. 1906) 1998 – Benjamin Spock, Pediatrician, nhà văn người Mỹ (s. 1903) 2001 – Ann Sothern, nữ Diễn viên người Mỹ (s. 1909) 2003 – Dame Thora Hird, nữ Diễn viên người Anh (s. 1911) 2004 – John Pople, nhà hóa học, giải thưởng Nobel người Anh (s. 1925) 2005 – Bob Bellear, quan tòa người Úc (s. 1944) 2006 – George Rallis, thủ tướng Hy Lạp (s. 1918) 2012 – Hoài An, nhạc sĩ, sinh 1929 2016 – Thanh Tùng, nhạc sĩ Việt Nam, sinh 15 tháng 9 năm 1948. Ngày lễ và kỷ niệm Ngày Quyền Người tiêu dùng Thế giới (World Consumer Rights Day) Ngày thành lập ngành điện ảnh Việt Nam. Ngày truyền thống nhiếp ảnh Việt Nam.
Ngày 16 tháng 3 là ngày thứ 75 (76 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 290 ngày trong năm. Sự kiện 934 – Mạnh Tri Tường lên ngôi hoàng đế, lập ra nước Hậu Thục thời Ngũ Đại Thập Quốc trong lịch sử Trung Quốc. 1925 – Động đất Đại Lý tại Vân Nam, Trung Quốc khiến khoảng 5.000 người thiệt mạng. 1966 – Cơ quan NASA phóng phi thuyền Gemini 8 lên không gian. Đây là chuyến bay vào không gian đầu tiên của phi công người Mỹ Neil Armstrong. 1968 – Thảm sát Mỹ Lai, Quân đội Hoa Kỳ tàn phá và thảm sát ngôi làng Mỹ Lai tại Việt Nam, nạn nhân hầu hết là phụ nữ và trẻ em. 1979 – Trung Quốc tuyên bố hoàn thành việt rút quân khỏi Việt Nam, Chiến tranh biên giới Việt-Trung chính thức kết thúc. 1998 – Giáo hội Thiên Chúa Giáo ra tuyên ngôn xin lỗi người Do Thái vì đã không hành động để ngăn chận cuộc tàn sát người Do Thái do Đức Quốc xã gây ra. 2022 - Chung kết cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2021, vương miện thuộc về người đẹp Karolina Bielawska đến từ Ba Lan. Sinh 1445 - Johann Geiler von Kaisersberg, người thuyết giáo Thụy Sĩ (m. 1510) 1581 - Pieter Corneliszoon Hooft, sử gia, nhà văn người Đức (m. 1647) 1585 - Gerbrand Adriaensz Bredero, nhà văn người Đức (m. 1618) 1631 - René Le Bossu, nhà phê bình người Pháp (m. 1680) 1654 - Andreas Acoluthus, nhà đông phương học người Đức (m. 1704) 1750 - Caroline Herschel, Anh nhà thiên văn người Đức (m. 1848) 1751 - James Madison, tổng thống Mỹ thứ 4 (m. 1836) 1773 - Juan Ramón Balcarce, chỉ huy quân sự, chính khách người Argentina (m. 1836) 1789 - Georg Simon Ohm, nhà vật lý người Đức (m. 1854) 1794 - Ami Boué, nhà địa chất người Áo (m. 1881) 1805 - Peter Ernst von Lasaulx, nhà triết học, nhà văn người Đức (m. 1861) 1834 - James Hector, nhà địa chất người Scotland (m. 1907) 1839 - René François Armand Sully-Prudhomme, nhà văn, giải thưởng Nobel người Pháp (m. 1907) 1839 - John Butler Yeats, nghệ sĩ người Bắc Ireland (m. 1922) 1840 - Shibusawa Eiichi, nhà tư bản công nghiệp người Nhật Bản (m. 1931) 1846 - Gösta Mittag-Leffler, nhà toán học người Thụy Điển (m. 1927) 1851 - Martinus Beijerinck, nhà vi sinh học, nhà thực vật học người Đức (m. 1931) 1857 - Charles Harding Firth, sử gia người Anh (m. 1936) 1859 - Alexander Stepanovich Popov, nhà vật lý người Nga (m. 1906) 1865 - Patsy Donovan, vận động viên bóng chày người Ireland (m. 1953) 1869 - F. A. Forbes, tác gia người Scotland (m. 1936) 1878 - Clemens August Graf von Galen, tổng giám mục, giáo chủ hồng y người Đức (m. 1946) 1889 - Reggie Walker, vận động viên người Nam Phi (m. 1951) 1897 - Conrad Nagel, diễn viên người Mỹ (m. 1970) 1883 - Ethel Anderson, nhà thơ người Úc (m. 1958) 1901 - Edward Pawley, diễn viên người Mỹ (m. 1988) 1902 - Leon Roppolo, nhạc Jazz Clarinetist người Mỹ (m. 1943) 1903 - Mike Mansfield, chính khách, nhà ngoại giao người Mỹ (m. 2001) 1905 - Elisabeth Flickenschildt, nữ diễn viên người Đức (m. 1977) 1905 - Marlin Perkins, nhà tự nhiên học người Mỹ (m. 1986) 1906 - Henny Youngman, diễn viên hài người Mỹ (m. 1998) 1906 - Francisco Ayala, nhà văn người Tây Ban Nha 1908 - Robert Rossen, đạo diễn phim, người viết kịch bản phim, nhà sản xuất người Mỹ (m. 1966) 1911 - Pierre Harmel, chính khách người Bỉ 1916 - Mercedes McCambridge, nữ diễn viên người Mỹ (m. 2004) 1917 - Samael Aun Weor, nhà văn người Colombia (m. 1977) 1918 - Frederick Reines, nhà vật lý, giải thưởng Nobel người Mỹ (m. 1998) 1920 - Leo McKern, diễn viên người Úc (m. 2002) 1920 - John Addison, nhà soạn nhạc người Anh (m. 1998) 1920 - Dorothea Binz, chiến tranh tội phạm quốc xã (m. 1947) 1926 - Charles Goodell, chính khách người Mỹ (m. 1987) 1926 - Jerry Lewis, diễn viên hài người Mỹ 1927 - Vladimir Komarov, nhà du hành vũ trụ người Liên Xô (m. 1967) 1927 - Olga San Juan, diễn viên hài người Mỹ 1928 - Karlheinz Böhm, diễn viên người Áo 1929 - Nadja Tiller, nữ diễn viên người Áo 1930 - Tommy Flanagan, nhạc Jazz nghệ sĩ dương cầm người Mỹ (m. 2001) 1931 - Betty Johnson, ca sĩ người Mỹ 1932 - Don Blasingame, vận động viên bóng chày, người quản lý người Mỹ (m. 2005) 1932 - Walter Cunningham, nhà du hành vũ trụ người Mỹ 1933 - Sandy Weill, Financier, người làm việc thiện người Mỹ 1935 - Teresa Berganza, ca sĩ soprano người Tây Ban Nha 1937 - Amos Tversky, nhà tâm lý học người Israel (m. 1996) 1940 - Bernardo Bertolucci, đạo diễn phim người Ý 1940 - Jan Pronk, chính khách người Đức 1941 - Chuck Woolery, người dẫn chương trình trò chơi người Mỹ 1942 - James Soong, chính khách người Đài Loan 1942 - Jerry Jeff Walker, nhạc sĩ người Mỹ 1943 - Kim Mu-saeng, diễn viên người Hàn Quốc (m. 2005) 1946 - Hubert Soudant, người chỉ huy dàn nhạc người Đức 1947 - Ramzan Paskayev, nhạc sĩ phong cầm người Chechnya 1948 - Margaret Weis, tác gia người Mỹ 1948 - Richard Desjardins, ca sĩ, người sáng tác bài hát, đạo diễn phim Quebec 1949 - Erik Estrada, diễn viên người Puerto Rican 1949 - Victor Garber, diễn viên người Canada 1950 - Kate Nelligan, nữ diễn viên người Canada 1951 - Joe DeLamielleure, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1952 - Philippe Kahn, chủ doanh nghiệp người Pháp 1953 - Isabelle Huppert, nữ diễn viên người Pháp 1954 - Jimmy Nail, diễn viên, ca sĩ người Anh 1955 - Jiro Watanabe, võ sĩ quyền Anh người Nhật Bản 1955 - Bruno Barreto, đạo diễn phim người Brasil 1959 - Flavor Flav, ca sĩ nhạc Rapp người Mỹ 1959 - Jens Stoltenberg, thủ tướng Na Uy 1960 - Duane Sutter, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Canada 1961 - Brett Kenny, cầu thủ Liên đoàn Bóng bầu dục người Úc 1963 - Jimmy Degrasso, nhạc sĩ, nhạc công đánh trống người Mỹ 1963 - Kevin Smith, diễn viên người New Zealand (m. 2002) 1964 - Patty Griffin, ca sĩ, người sáng tác bài hát người Mỹ 1964 - Pascal Richard, vận động viên xe đạp Thụy Sĩ 1965 - Belén Rueda, nữ diễn viên người Tây Ban Nha 1967 - Lauren Graham, nữ diễn viên người Mỹ 1968 - Ananya Khare, nữ diễn viên, giáo viên Ấn Độ 1971 - Alan Tudyk, diễn viên người Mỹ 1974 - Georgios Anatolakis, cầu thủ bóng đá người Hy Lạp 1974 - Fotini Vavatsi, người bắn cung người Hy Lạp 1975 - Sienna Guillory, nữ diễn viên người Anh 1976 - Abraham Núñez, vận động viên bóng chày người Dominica 1976 - Paul Schneider, diễn viên người Mỹ 1976 - Nick Spano, diễn viên người Mỹ 1979 - Edison Méndez, cầu thủ bóng đá người Ecuador 1980 - Felipe Reyes, cầu thủ bóng rổ người Tây Ban Nha 1980 - Todd Heap, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1981 - Andrew Bree, vận động viên bơi lội người Ireland 1981 - Curtis Granderson, vận động viên bóng chày người Mỹ 1981 - Yoav Ziv, cầu thủ bóng đá người Israel 1983 - Brandon League, vận động viên bóng chày người Mỹ 1984 - Levi Brown, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1985 - Nicole Trunfio, siêu người mẫu người Úc 1986 - Ken Doane, đô vật Wrestling chuyên nghiệp người Mỹ 1986 - T. J. Jordan, cầu thủ bóng rổ người Mỹ 1987 - Tiiu Kuik, người mẫu, người Estonia 1989 - Theo Walcott, cầu thủ bóng đá người Anh 1989 - Blake Griffin, cầu thủ bóng rổ người Mỹ 1991 - Wolfgang Van Halen, nhạc sĩ người Mỹ 1994 - Sierra McClain, nữ diễn viên, ca sĩ người Mỹ Mất 455 - Valentinian III, hoàng đế La Mã 1072 - Adalbert of Hamburg, tổng giám mục người Đức 1649 - St. Jean de Brébeuf, thầy tu dòng Tên người truyền giáo người Pháp (s. 1593) 1721 - James Craggs the Elder, chính khách người Anh (s. 1657) 1736 - Giovanni Battista Pergolesi, nhà soạn nhạc người Ý (s. 1710) 1738 - George Bähr, kiến trúc sư người Đức (s. 1666) 1792 - Vua Gustav III của Thụy Điển bị Jacob Johan Anckarström bắn sau lưng trong buổi dạ vũ hóa trang tại Nhà hát Hoàng Gia, Stockholm 1888 - Hippolyte Carnot, chính khách người Pháp (s. 1801) 1890 - Zorka of Montenegro, Serbia công chúa (s. 1864) 1892 - Samuel F. Miller, chính khách người Mỹ (s. 1827) 1898 - Aubrey Beardsley, nghệ sĩ người Anh (s. 1872) 1899 - Joseph Medill, thị trưởng Chicago (s. 1823) 1903 - Roy Bean, luật gia người Mỹ 1914 - Charles Albert Gobat, chính khách, giải thưởng Nobel hòa bình Thụy Sĩ (s. 1843) 1930 - Miguel Primo de Rivera, nhà độc tài người Tây Ban Nha (s. 1870) 1935 - John James Richard Macleod, thầy thuốc, Physiologist, giải thưởng Nobel người Scotland (s. 1876) 1935 - Aron Nimzowitsch, đấu thủ cờ vua người Latvia (s. 1886) 1936 - Marguerite Durand, nhà báo, người theo thuyết nam nữ bình quyền người Pháp (s. 1864) 1940 - Selma Lagerlöf, nhà văn, giải thưởng Nobel người Thụy Điển (s. 1858) 1945 - Börries von Münchhausen, nhà thơ người Đức (s. 1874) 1955 - Nicolas de Staël, họa sĩ người Pháp (s. 1914) 1957 - Constantin Brancusi, nhà điêu khắc người România (s. 1876) 1961 - Chen Geng, chỉ huy quân sự người Trung Quốc (s. 1903) 1966 - Họa sĩ Lê Văn Đệ mất tại Sài Gòn 1968 - Mario Castelnuovo-Tedesco, nhà soạn nhạc người Ý (s. 1895) 1968 - Gunnar Ekelöf, nhà thơ, nhà văn người Thụy Điển (s. 1907) 1970 - Tammi Terrell, ca sĩ người Mỹ (s. 1946) 1975 - Richard W. DeKorte, chính khách người Mỹ (s. 1936) 1975 - T-Bone Walker, nhạc sĩ người Mỹ (s. 1910) 1979 - Jean Monnet, chính khách người Pháp (s. 1888) 1980 - Tamara de Lempicka, họa sĩ người Ba Lan (s. 1898) 1983 - Arthur Godfrey, diễn viên, người dẫn chương trình truyền hình người Mỹ (s. 1903) 1983 - Fred Rose, chính khách người Canada (s. 1907) 1984 - John Hoagland, nhà nhiếp ảnh người Mỹ (s. 1947) 1985 - Eddie Shore, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Canada (s. 1902) 1992 - Yves Rocard, nhà vật lý người Pháp (s. 1903) 1993 - Johnny Cymbal, ca sĩ, nhà sản xuất người Mỹ (s. 1945) 1996 - Charlie Barnett, diễn viên người Mỹ (s. 1954) 1998 - Derek Harold Richard Barton, nhà hóa học, giải thưởng Nobel người Anh (s. 1918) 1999 - Gratien Gélinas, nhà soạn kịch, người đạo diễn Quebec (s. 1909) 2001 - Norma MacMillan, nữ diễn viên người Canada (s. 1921) 2001 - Bob Wollek, người lái xe đua người Pháp (s. 1943) 2004 - Vilém Tauský, người chỉ huy dàn nhạc, nhà soạn nhạc người Séc (s. 1910) 2005 - Todd Bell, cầu thủ bóng đá người Mỹ (s. 1958) 2005 - Allan Hendrickse, chính khách người Nam Phi (s. 1927) 2005 - Dick Radatz, vận động viên bóng chày người Mỹ (s. 1937) 2007 - Manjural Islam, cầu thủ cricket người Bangladesh (s. 1984) 2008 - Bill Brown, cầu thủ cricket người Úc (s. 1912) 2008 - G. David Low, nhà du hành vũ trụ người Mỹ (s. 1956) Ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 17 tháng 3 là ngày thứ 76 (77 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 289 ngày trong năm. Sự kiện 455 – Một ngày sau khi vụ ám sát hoàng đế Valentinianus III do ông chủ mưu, Petronius Maximus trở thành hoàng đế của Đế quốc Tây La Mã với sự ủng hộ của viện nguyên lão. 916 – Thủ lĩnh Da Luật A Bảo Cơ lên ngôi hoàng đế, đặt quốc hiệu “Khiết Đan”, tiền thân của nhà Liêu. 1879 - Collège de My Tho (nay là Trường Trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu ở Mỹ Tho, Tiền Giang), một trong những trường học đầu tiên ở miền Nam Việt Nam được thành lập. 1930 - tại 42 phố Hàng Thiếc, thành lập Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ Hà Nội. 1950 – Các nhà nghiên cứu của Đại học California tại Berkeley công bố rằng họ tạo thành được nguyên tố hóa học thứ 98, họ đặt tên cho nguyên tố là "Californi". 1969 – Golda Meir trở thành Thủ tướng thứ tư của Israel, bà cũng là nữ thủ tướng đầu tiên của quốc gia. 1975 - Chiến dịch Tây Nguyên: giải phóng 2 thị xã Pleiku và Kon Tum. 1975: Đề xuất về DES được công bố trên công báo liên bang Hoa Kỳ (Federal Register) để công chúng tham gia ý kiến. 1982 - Vụ lật chuyến tàu 183 (SE6) tại xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai khiến 200 người chết và rất nhiều người bị thương. 1998 - Nam Phi diễn ra trưng cầu dân ý, kết quả 68,7% tán thành bỏ chế độ phân biệt chủng tộc. 2011 – Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết 1973, cho phép thiết lập vùng cấm bay và sử dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ thường dân trong Nội chiến Libya. Sinh 1628 – François Girardon, điêu khắc gia Pháp (m. 1715) 1787 – Edmund Kean, diễn viên người Anh (m. 1833) 1804 – Jim Bridger, nhà thám hiểm người Mỹ (m. 1881) 1820 – Jean Ingelow, thi sĩ Anh (m. 1897) 1822 – Nguyễn Phúc Miên Tống, tước phong Hà Thanh Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1858) 1834 – Gottlieb Daimler, kĩ sư, nhà phát minh người Đức (m. 1900) 1846 – Kate Greenaway, tác gia trẻ em, họa sĩ minh họa người Anh (m. 1901) 1856 – Mikhail Vrubel, họa sĩ người Nga (m. 1910) 1862 – Silvio Gesell, nhà kinh tế học người Bỉ (m. 1930) 1870 – Horace Donisthorpe, nhà nghiên cứu sâu bọ người Anh (m. 1951) 1880 – Sir Patrick Hastings, Barrister người Anh (m. 1952) 1881 – Walter Rudolf Hess, Physiologist, giải thưởng Nobel Thụy Sĩ (m. 1973) 1883 – Urmuz, văn sĩ România (m. 1923) 1884 – Alcide Nunez, nhạc công Clarinet nhạc Jazz người Mỹ (m. 1934) 1886 – Patricia của Connaught, công chúa người Anh (m. 1974) 1888 – Paul Ramadier, chính khách Pháp (m. 1961) 1892 – Benjamin Drake Van Wissen, kĩ sư người Úc (m. 1984) 1894 – Paul Green, văn sĩ Mỹ (m. 1981) 1902 – Bobby Jones, vận động viên golf người Mỹ (m. 1971) 1908 – Brigitte Helm, nữ diễn viên người Đức (m. 1996) 1912 – Bayard Rustin, nhà đấu tranh cho nhân quyền người Mỹ (m. 1987) 1914 – Sammy Baugh, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1915 – Henry Bumstead, giám đốc mĩ thuật người Mỹ (m. 2006) 1916 – Ray Ellington, ca sĩ người Anh (m. 1985) 1919 – Nat King Cole, ca sĩ người Mỹ (m. 1965) 1926 – Siegfried Lenz, văn sĩ Đức 1928 – William John McKeag, chính khách Canada (m. 2007) 1930 – James Irwin, nhà du hành vũ trụ người Mỹ (m. 1991) 1931 – David Peakall, nhà khoa học người Anh (m. 2001) 1932 – Donald N. Langenberg, nhà vật lý người Mỹ 1936 – Ladislav Kupkovic, nhà soạn nhạc người Slovakia 1936 – Ken Mattingly, nhà du hành vũ trụ người Mỹ 1937 – Adam Wade, ca sĩ, diễn viên người Mỹ 1938 – Rudolf Nureyev, diễn viên, biên đạo múa người Nga (m. 1993) 1938 – Keith Michael Patrick O'Brien, tu sĩ người Bắc Ireland 1939 – Jim Gary, điêu khắc gai Mỹ (m. 2006) 1940 – Mark White, chính khách Mỹ 1941 – Vương Kim Bình, chính khách Đài Loan 1942 – John Wayne Gacy, kẻ giết người hàng loạt người Mỹ (m. 1994) 1942 – Dimitris Poulikakos, nhà soạn nhạc, ca sĩ, diễn viên người Hy Lạp 1944 – Pattie Boyd, nhà nhiếp ảnh, người mẫu, người Anh 1944 – Cito Gaston, vận động viên bóng chày, ông bầu người Mỹ 1944 – John Sebastian, ca sĩ, nhà sáng tác người Mỹ 1945 – Elis Regina, ca sĩ người Brasil (m. 1982) 1945 – Katri Helena, ca sĩ người Phần Lan 1947 – James Morrow, tác gia Mỹ 1947 – Jan Andersson, chính khách Thụy Điển 1947 – Yury Chernavsky, nhà soạn nhạc, nhà sản xuất người Nga 1948 – William Gibson, văn sĩ Mỹ 1948 – Alex MacDonald, cầu thủ bóng đá, ông bầu người Scotland 1949 – Patrick Duffy, diễn viên người Mỹ 1949 – Pat Rice, cầu thủ bóng đá, ông bầu người Bắc Ireland 1949 – Daniel Lavoie, ca sĩ, nhà sáng tác người Pháp 1951 – Donald Findlay, luật sư người Scotland 1951 – Kurt Russell, diễn viên người Mỹ 1951 – Craig Ramsay, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Canada 1952 – Nikos Xydakis, nhạc sĩ, nhà soạn nhạc người Hy Lạp 1954 – Lesley–Anne Down, nữ diễn viên người Anh 1955 – Gary Sinise, diễn viên người Mỹ 1955 – Cynthia McKinney, chính khách Mỹ 1956 – Patrick McDonnell, họa sĩ biếm hoạ người Mỹ 1957 – Mal Donaghy, cầu thủ bóng đá người Bắc Ireland 1957 – Michael Kelly, nhà báo người Mỹ (m. 2003) 1958 – Pat Bolland, phát thanh viên truyền thanh người Canada 1959 – Danny Ainge, cầu thủ bóng rổ, huấn luyện viên người Mỹ 1959 – Christian Clemenson, diễn viên người Mỹ 1960 – Arye Gross, diễn viên người Mỹ 1961 – Casey Siemaszko, diễn viên người Mỹ 1961 – Dana Reeve, nữ diễn viên, nhà hoạt động người Mỹ (m. 2006) 1961 – Andrew Paul, diễn viên người Anh 1962 – Ank Bijleveld–Schouten, chính khách Đức 1963 – Nick Peros, nhà soạn nhạc người Canada 1963 – Phương Trung Tín (Alex Fong), diễn viên người Trung Quốc 1964 – Rob Lowe, diễn viên người Mỹ 1964 – Lee Dixon, cầu thủ bóng đá người Anh 1964 – Jacques Songo'o, cầu thủ bóng đá người Cameroon 1966 – Jeremy Sheffield, diễn viên người Anh 1969 – Mathew St. Patrick, diễn viên người Mỹ 1969 – Alexander McQueen, nhà thiết kế thời trang người Anh 1970 – Yanic Truesdale, diễn viên người Canada 1971 – Bill Mueller, vận động viên bóng chày người Mỹ 1972 – Melissa Auf der Maur, nhạc sĩ Canada 1972 – Mia Hamm, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1973 – Caroline Corr, ca sĩ, nhạc sĩ người Ireland 1973 – Vance Wilson, vận động viên bóng chày người Mỹ 1974 – Marisa Coughlan, nữ diễn viên người Mỹ 1975 – Andrew "Test" Martin, đô vật Wrestling chuyên nghiệp người Canada 1975 – Natalie Zea, nữ diễn viên người Mỹ 1976 – Brittany Daniel, nữ diễn viên người Mỹ 1976 – Cynthia Daniel, nữ diễn viên, nhiếp ảnh gia người Mỹ 1976 – Álvaro Recoba, cầu thủ bóng đá người Uruguay 1976 – Scott Downs, vận động viên bóng chày người Mỹ 1978 – Adam Jennings, diễn viên, nhà sản xuất, đạo diễn phim người Anh 1979 – Andrew Ference, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Canada 1979 – Samoa Joe, đô vật Wrestling chuyên nghiệp Samoa 1980 – Danny Califf, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1981 – Kyle Korver, cầu thủ bóng rổ người Mỹ 1982 – Steven Pienaar, cầu thủ bóng đá người Nam Phi 1986 – Olesya Rulin, nữ diễn viên người Mỹ 1989 – Shinji Kagawa, cầu thủ bóng đá người Nhật Bản Mất 45 – Titus Labienus, lãnh tụ người La Mã 180 – Marcus Aurelius, hoàng đế La Mã 1040 – Harold Harefoot, vua Anh 1425 – Ashikaga Yoshikazu, Shogun Nhật Bản (s. 1407) 1565 – Alexander Ales, nhà thần học người Scotland (s. 1500) 1640 – Philip Massinger, nhà viết kịch người Anh (s. 1583) 1680 – François de La Rochefoucauld, nhà văn người Pháp (s. 1613) 1741 – Jean–Baptiste Rousseau, nhà thơ người Pháp (s. 1671) 1846 – Friedrich Bessel, nhà toán học, nhà thiên văn người Đức (s. 1784) 1853 – Christian Doppler, thầy thuốc, nhà toán học người Áo (s. 1803) 1875 – Ferdinand Laub, nghệ sĩ vĩ cầm người Séc (s. 1832) 1893 – Jules Ferry, chính khách người Pháp (s. 1832) 1917 – Franz Brentano, nhà triết học, nhà tâm lý học người Đức (s. 1838) 1926 – Aleksei Brusilov, tướng lĩnh người Nga (s. 1853) 1937 – Austen Chamberlain, chính khách, giải thưởng Nobel hòa bình người Anh (s. 1863) 1941 – Marguerite Nichols, nữ diễn viên người Mỹ (s. 1895) 1945 – Đinh Nhu, nhạc sĩ Việt Nam, tác giả bài Cùng nhau đi Hồng binh (s. 1910) 1949 – Aleksandra Ekster, họa sĩ người Nga (s. 1882) 1956 – Fred Allen, diễn viên hài người Mỹ (s. 1894) 1956 – Irene Joliot–Curie, nhà vật lý, giải thưởng Nobel người Pháp (s. 1897) 1957 – Ramon Magsaysay, tổng thống Philippines (s. 1907) 1974 – Louis Kahn, kiến trúc sư người Mỹ 1976 – Luchino Visconti, đạo diễn người Ý (s. 1906) 1981 – Paul Dean, vận động viên bóng chày người Mỹ (s. 1913) 1983 – Haldan Keffer Hartline, Physiologist, giải thưởng Nobel người Mỹ (s. 1903) 1989 – Merritt Butrick, diễn viên người Mỹ (s. 1959) 1990 – Capucine, nữ diễn viên người Pháp (s. 1931) 1992 – Grace Stafford, nữ diễn viên người Mỹ (s. 1903) 1993 – Helen Hayes, nữ diễn viên người Mỹ (s. 1900) 1994 – Mai Zetterling, nữ diễn viên, người đạo diễn người Thụy Điển (s. 1925) 1995 – Ronnie Kray, găngxtơ người Anh (s. 1933) 1995 – Rick Aviles, diễn viên người Mỹ (s. 1952) 1996 – René Clément, đạo diễn phim, người viết kịch bản phim người Pháp (s. 1913) 1996 – Terry Stafford, ca sĩ người Mỹ (s. 1941) 1999 – Ernest Gold, nhà soạn nhạc người Áo (s. 1921) 1999 – Rod Hull, diễn viên hài người Anh (s. 1936) 2002 – Rosetta LeNoire, nữ diễn viên người Mỹ (s. 1911) 2002 – Văn Tiến Dũng, tướng lĩnh Việt Nam (s. 1917) 2003 – Su Buqing, nhà toán học, nhà sư phạm người Trung Quốc (s. 1902) 2005 – Andre Norton, văn sĩ Mỹ (s. 1912) 2006 – Bob Blue, ca sĩ, nhà sáng tác người Mỹ (s. 1948) 2006 – Oleg Cassini, nhà thiết kế thời trang người Mỹ (s. 1913) 2006 – Ray Meyer, huấn luyện viên bóng rổ người Mỹ (s. 1913) 2006 – Bob Papenbrook, diễn viên lồng tiếng người Mỹ (s. 1955) 2007 – John Backus, nhà khoa học máy tính người Mỹ (s. 1924) 2016 – Trần Lập, nhạc sĩ, ca sĩ Việt Nam (s. 1974) 2018 – Phan Văn Khải, Thủ tướng thứ Năm nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (s. 1933) 2020 – Thái Thanh, ca sĩ người Việt Nam (s. 1934). Ngày lễ và kỷ niệm Quốc khánh nước Ireland Ngày thánh Patrick tại Ireland, Newfoundland và Labrador, Montserrat
Ngày 18 tháng 3 là ngày thứ 77 (78 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 288 ngày trong năm. Sự kiện 1241 – Trận Chmielnik giữa quân Ba Lan và quân Mông Cổ. Quân Ba Lan thất bại. 1859 – Chiến dịch Nam Kỳ: Quân Pháp phá hủy thành Sài Gòn và rút ra để tránh quân triều đình Việt Nam tấn công đánh chiếm lại thành. 1871 – Công xã Paris thành lập sau cuộc chiến giữa Chính phủ Versailles và vệ binh. 1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Lực lượng Hoa Kỳ và quân du kích Philippines bắt đầu chiến dịch chống quân Nhật tại vùng Visayas, Philippines. 1965 - phong trào "Phụ nữ Ba đảm đang" được Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động. 1966 – Trường Chiến tranh Chính trị của Việt Nam Cộng hòa đổi thành Đại học Chiến tranh Chính trị và dời lên Đà Lạt. 1967 - Tàu chở dầu Torrey Canyon chở 120.000 tấn dầu, đụng phải đá ngầm và hỏng nặng tại Cornouaille, 25.000 tấn dầu tràn ra biển. 1970 – Trong tình hình diễn ra đảo chính quân sự, Quốc hội Campuchia bỏ phiếu phế bỏ chức vị quốc trưởng của Sihanouk, quyền lực rơi vào tay Lon Nol. 1975 - Chiến tranh Việt Nam: Sư đoàn 320 truy kích Quân đoàn II ngụy trên đường số 7 và thị trấn Cheo Reo. Cùng ngày, Bộ Chính trị hạ quyết tâm giải phóng miền Nam trong năm 1975. 1994 – Đại diện cộng đồng người Bosnia và người Croatia tại Bosnia ký kết Hiệp định Washington, thành lập Liên bang Bosnia và Herzegovina. Sinh 1590 – Manuel de Faria e Sousa, sử gia, nhà thơ người Bồ Đào Nha (m. 1649) 1602 – Jacques de Billy, nhà toán học người Pháp (m. 1679) 1640 – Philippe de la Hire, nhà toán học, nhà thiên văn người Pháp (m. 1719) 1657 – Giuseppe Ottavio Pitoni, nhà soạn nhạc người Ý (m. 1743) 1679 – Matthew Decker, lái buôn, nhà văn người Anh (m. 1759) 1685 – Ralph Ersine, bộ trưởng người Scotland (m. 1752) 1701 – Niclas Sahlgren, lái buôn, người làm việc thiện người Thụy Điển (m. 1776) 1813 – Christian Friedrich Hebbel, nhà văn người Đức (m. 1864) 1823 – Antoine Eugène Alfred Chanzy, tướng người Pháp (m. 1883) 1837 – Grover Cleveland, thứ 24 tổng thống Mỹ thứ 22 (m. 1908) 1840 – William Cosmo Monkhouse, nhà thơ, nhà phê bình người Anh (m. 1901) 1842 – Stéphane Mallarmé, nhà thơ người Pháp (m. 1898) 1844 – Nikolai Rimsky–Korsakov, nhà soạn nhạc người Nga (m. 1908) 1858 – Rudolf Diesel, nhà phát minh người Đức (m. 1913) 1869 – Neville Chamberlain, thủ tướng Anh (m. 1940) 1872 – Anna Held, nữ diễn viên, ca sĩ người Ba Lan (m. 1918) 1874 – Nikolai Berdyaev, nhà triết học người Nga (m. 1948) 1877 – Edgar Cayce, người làm nghề lên đồng người Mỹ (m. 1945) 1877 – Clem Hill, cầu thủ cricket người Úc (m. 1945) 1882 – Gian Francesco Malipiero, nhà soạn nhạc người Ý (m. 1973) 1886 – Edward Everett Horton, diễn viên người Mỹ (m. 1970) 1898 – Jake Swirbul, máy bay nhà sản xuất người Mỹ (m. 1960) 1893 – Costante Girardengo, vận động viên xe đạp người Ý (m. 1978) 1893 – Wilfred Owen, nhà thơ người Anh (m. 1918) 1893 – Jean Goldkette, nhạc Jazz nhạc sĩ người Hy Lạp (m. 1962) 1904 – Srečko Kosovel, nhà thơ người Slovenia (m. 1926) 1905 – Robert Donat, diễn viên người Anh (m. 1958) 1905 – Thomas Townsend Brown, nhà khoa học người Mỹ (m. 1985) 1907 – John Zachary Young, nhà sinh vật học người Anh (m. 1997) 1909 – Ernest Gallo, nhà sản xuất rượu nho, người Mỹ (m. 2007) 1911 – Smiley Burnette, ca sĩ, người sáng tác bài hát người Mỹ (m. 1967) 1913 – René Clément, đạo diễn phim, người viết kịch bản phim người Pháp (m. 1996) 1915 – Richard Condon, tiểu thuyết gia người Mỹ (m. 1996) 1918 – Al Benton, vận động viên bóng chày người Mỹ (m. 1968) 1918 – Bob Broeg, thể thao nhà văn người Mỹ (m. 2005) 1919 – Christopher Challis, nhà điện ảnh người Anh 1922 – Egon Bahr, chính khách người Đức 1926 – Peter Graves, diễn viên người Mỹ 1926 – Dick Littlefield, vận động viên bóng chày người Mỹ (m. 1997) 1927 – John Kander, người sáng tác bài hát người Mỹ 1927 – George Plimpton, nhà văn, diễn viên người Mỹ (m. 2003) 1928 – Julia Mullock, người Hàn Quốc công chúa 1928 – Miguel Poblet, vận động viên xe đạp người Tây Ban Nha 1928 – Fidel V. Ramos, tổng thống Philippines 1930 – Pat Halcox, nhạc sĩ người Anh 1932 – John Updike, tác gia người Mỹ 1934 – Roy Chapman, cầu thủ bóng đá, người quản lý người Anh (m. 1983) 1935 – Ole Barndorff–Nielsen, nhà toán học người Đan Mạch 1936 - Frederik Klerk, Tổng thống Nam Phi, người nhận giải Nobel Hòa Bình năm 1993 do có công chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc A-pac-thai tại đất nước này. 1937 – Mark Donohue, người lái xe đua người Mỹ (m. 1975) 1937 – Rudi Altig, vận động viên xe đạp người Đức 1938 – Charley Pride, nhạc sĩ người Mỹ 1938 – Shashi Kapoor, diễn viên Ấn Độ 1938 – Timo Mäkinen, người lái xe đua người Phần Lan 1939 – Ron Atkinson, nguyên cầu thủ bóng đá, người quản lý người Anh 1939 – Giannis Markopoulos, nhà soạn nhạc người Hy Lạp 1939 – Kenny Lynch, người dẫn chuyện giải trí người Anh 1941 – Wilson Pickett, ca sĩ người Mỹ (m. 2006) 1941 – John W. Derr, chính khách người Mỹ 1943 – Kevin Dobson, diễn viên người Mỹ 1943 – Toula Grivas, nữ diễn viên người Hy Lạp 1944 – Dick Smith, người phiêu lưu, doanh nhân người Úc 1944 – Amnon Lipkin–Shahak, chỉ huy quân sự, chính khách người Israel 1945 – Joy Fielding, tiểu thuyết gia, nữ diễn viên người Canada 1945 – Hiroh Kikai, nhà nhiếp ảnh người Nhật Bản 1946 – Martyn Griffiths, người đua xe người Anh 1946 – Michel Leclère, người đua xe người Pháp 1947 – B.J. Wilson, nhạc công đánh trống người Anh (m. 1990) 1947 – Patrick Chesnais, diễn viên người Pháp 1947 – Patrick Barlow, diễn viên, diễn viên hài, nhà soạn kịch người Anh 1947 – Roger Kenneth Evans, chính khách người Anh 1948 – Guy Lapointe, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Canada 1948 – Lockwood Phillips, người dẫn chương trình phát thanh người Mỹ 1948 – Brian Lloyd, cầu thủ bóng đá Wales 1949 – Alex Higgins, người chơi bi da người Bắc Ireland 1949 – Åse Kleveland, ca sĩ, chính khách người Na Uy 1949 – Hannu Siitonen, vận động viên người Phần Lan 1950 – Brad Dourif, diễn viên người Mỹ 1950 – Richard Kretchmer, nghệ sĩ, sử gia người Anh 1950 – Rodney Milburn, vận động viên người Mỹ (m. 1997) 1950 – Eiji Okuda, diễn viên, đạo diễn phim người Nhật Bản 1950 – Larry Perkins, người đua xe người Úc 1951 – Bill Frisell, nhạc Jazz nhạc sĩ người Mỹ 1952 – Mike Webster, cầu thủ bóng đá người Mỹ (m. 2002) 1956 – Ingemar Stenmark, vân động viên trượt tuyết người Thụy Điển 1959 – Luc Besson, nhà sản xuất, nhà văn, người đạo diễn người Pháp 1959 – Irene Cara, nữ diễn viên, ca sĩ người Mỹ 1960 – Richard Biggs, diễn viên người Mỹ (m. 2004) 1960 – Guy Carbonneau, vận động viên khúc côn cầu trên băng, người quản lý người Canada 1960 – James MacPherson, diễn viên người Scotland 1962 – Thomas Ian Griffith, diễn viên người Mỹ 1962 – James McMurtry, nhạc dân gian ca sĩ, người sáng tác bài hát người Mỹ 1962 – Etsushi Toyokawa, diễn viên người Nhật Bản 1962 – Brian Fisher, vận động viên bóng chày người Mỹ 1963 – Jeff LaBar, nghệ sĩ đàn ghita người Mỹ 1963 – Keith Brown, cầu thủ cricket người Anh 1964 – Bonnie Blair, vận động viên trượt băng tốc độ người Mỹ 1964 – Courtney Pine, nhạc Jazz nhạc công saxophon người Anh 1964 – Rozalla, ca sĩ người Zambia 1964 – Paul Elliott, cầu thủ bóng đá người Anh 1965 – Yoriko Douguchi, nữ diễn viên người Nhật Bản 1966 – Jerry Cantrell, nhạc sĩ người Mỹ 1966 – Daniel S. Nevins, giáo sĩ Do Thái người Mỹ 1968 – Paul Marsden, chính khách người Anh 1969 – Vassily Ivanchuk, đấu thủ cờ vua người Ukraina 1969 – Shaun Udal, cầu thủ cricket người Anh 1969 – Andy Cutting, nhạc dân gian nhạc sĩ, nhà soạn nhạc người Anh 1970 – Queen Latifah, ca sĩ, nữ diễn viên người Mỹ 1972 – Dane Cook, diễn viên hài, diễn viên người Mỹ 1973 – Max Barry, tác gia người Úc 1974 – Laure Savasta, cầu thủ bóng rổ người Pháp 1975 – Brian Griese, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1975 – Tomas Žvirgždauskas, cầu thủ bóng đá người Litva 1975 – Sutton Foster, nữ diễn viên, ca sĩ, diễn viên múa người Mỹ 1976 – Jovan Kirovski, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1976 – Tomokazu Ohka, vận động viên bóng chày người Nhật Bản 1976 – Scott Podsednik, vận động viên bóng chày người Mỹ 1977 – Danny Murphy, cầu thủ bóng đá người Anh 1977 – Zdeno Chára, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Slovakia 1977 – Devin Lima, ca sĩ người Mỹ 1977 – Willy Sagnol, cầu thủ bóng đá người Pháp 1977 – Terrmel Sledge, vận động viên bóng chày người Mỹ 1977 – Fernando Rodney, vận động viên bóng chày người Dominica 1978 – Khalilah Adams, nữ diễn viên người Mỹ 1978 – Yoshie Takeshita, vận động viên bóng chuyền người Nhật Bản 1978 – Jan Bulis, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Séc 1978 – Jonas Wallerstedt, cầu thủ bóng đá người Thụy Điển 1979 – Danneel Harris, nữ diễn viên người Mỹ 1979 – Anthony Maher, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1979 – Adam Levine, ca sĩ người Mỹ 1980 – Alexei Yagudin, vận động viên trượt băng nghệ thuật người Nga 1980 – Sophia Myles, nữ diễn viên người Anh 1980 – Sebastien Frey, cầu thủ bóng đá người Pháp 1981 – Jang Nara, ca sĩ, nữ diễn viên người Hàn Quốc 1981 – Kasib Powell, cầu thủ bóng rổ người Mỹ 1982 – Chad Cordero, vận động viên bóng chày người Mỹ 1982 – Pedro Mantorras, cầu thủ bóng đá người Angola 1983 – Andy Sonnanstine, vận động viên bóng chày người Mỹ 1983 – Tomasz Stolpa, cầu thủ bóng đá người Ba Lan 1985 – Vince Lia, cầu thủ bóng đá người Úc 1985 – Gennaro Esposito, cầu thủ bóng đá người Ý 1986 – Bia Figueiredo, người đua xe người Brasil 1986 – Abdennour Cherif El Ouazzani, cầu thủ bóng đá người Algérie 1986 – Kaloyan Ivanov, cầu thủ bóng rổ người Bulgaria 1987 – Mauro Zárate, cầu thủ bóng đá người Argentina 1987 – Gabriel Mercado, cầu thủ bóng đá người Argentina 1987 – Cesare Rickler, cầu thủ bóng đá người Ý 1989 – Nishino Kana, nữ ca sĩ người Nhật 1996 – Madeline Carroll, nữ diễn viên người Mỹ 1996 – Madeline Carroll, nữ diễn viên người Mỹ Mất 1689 – John Dixwell, quan tòa người Anh (s. 1607) 1696 – Robert Charnock, người âm mưu người Anh 1745 – Sir Robert Walpole, thủ tướng Anh (s. 1676) 1768 – Laurence Sterne, nhà văn người Ireland (s. 1713) 1781 – Anne Robert Turgot, chính khách người Pháp (s. 1727) 1823 – Jean–Baptiste Breval, nhà soạn nhạc người Pháp (s. 1753) 1835 – Christian Gunther von Bernstorff, chính khách, nhà ngoại giao người Đan Mạch (s. 1769) 1870 – Nguyễn Phúc Miên Tỉnh, tước phong Điện Quốc công, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1830) 1907 – Marcellin Berthelot, nhà hóa học, chính khách người Pháp (s. 1827) 1936 – Eleftherios Venizelos, thủ tướng Hy Lạp nguyên 1939 – Henry Simpson Lunn, người theo chủ nghĩa nhân đạo, lãnh đạo tôn giáo người Anh (s. 1859) 1941 – Henri Cornet, vận động viên xe đạp người Pháp (s. 1884) 1945 – William Grover–Williams, người đua xe người Anh 1947 – William C. Durant, người đi đầu trong lĩnh vực ô tô người Mỹ (s. 1861) 1962 – Walter W. Bacon, thống đốc Delaware (s. 1880) 1963 – Wanda Hawley, nữ diễn viên người Mỹ (s. 1895) 1964 – Sigfrid Edström, thể thao công chức người Thụy Điển (s. 1870) 1969 – Barbara Bates, nữ diễn viên người Mỹ (s. 1925) 1973 – Lauritz Melchior, Mỹ ca sĩ nhạc kịch người Đan Mạch (s. 1890) 1975 – Alain Grandbois, nhà thơ Quebec (s. 1900) 1977 – José Carlos Pace, người đua xe người Brasil (s. 1944) 1978 – Leigh Brackett, tác gia người Mỹ (s. 1915) 1978 – Peggy Wood, nữ diễn viên người Mỹ (s. 1892) 1980 – Erich Fromm, nhà tâm lý học, nhà triết học người Đức (s. 1900) 1983 – Kenneth E. Boulding, nhà kinh tế học người Anh (s. 1910) 1984 – Charlie Lau, vận động viên bóng chày người Mỹ (s. 1933) 1986 – Bernard Malamud, nhà văn người Mỹ (s. 1914) 1988 – Billy Butterfield, nhạc Jazz người thổi trumpet người Mỹ (s. 1917) 1990 – Robin Harris, diễn viên, diễn viên hài người Mỹ (s. 1953) 1996 – Odysseas Elytis, nhà thơ, giải thưởng Nobel người Hy Lạp (s. 1911) 1999 – Elizabeth Huckaby, nhà sư phạm người Mỹ (s. 1905) 2000 – Eberhard Bethge, nhà thần học người Đức (s. 1909) 2002 – Gösta Winbergh, người hát giọng nam cao người Thụy Điển (s. 1943) 2003 – Karl Kling, người lái xe đua người Đức (s. 1910) 2003 – Adam Osborne, máy tính người đi đầu trong lĩnh vực người Anh (s. 1939) 2004 – Harrison McCain, doanh nhân người Canada (s. 1927) 2006 – Bill Beutel, nhà báo người Mỹ (s. 1930) 2006 – Michael Attwell, diễn viên người Anh (s. 1943) 2006 – Dan Gibson, nhạc sĩ (s. 1922) 2008 – Anthony Minghella, đạo diễn phim (s. 1954) 2008 – Andrew Britton, tác gia (s. 1981) 2010 – Hữu Loan, Nhà thơ Việt Nam (s. 02/04/1916). Ngày lễ và kỷ niệm Ngày Quốc kỳ tại Aruba. Ngày tưởng nhớ người mất do COVID-19 (Italy)
Ngày 30 tháng 3 là ngày thứ 89 (90 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 276 ngày trong năm. Sự kiện 1258 – Trần Thái Tông nhượng lại hoàng vị triều Trần ở Việt Nam cho Thái tử Trần Hoảng, Thái Tông trở thành Thái thượng hoàng. 1806 – Những cuộc chiến tranh của Napoleon: Napoleon phong anh trai của ông, Joseph Bonaparte, làm Vua xứ Napoli. 1864 – Ether lần đầu tiên được sử dụng để gây mê trong một cuộc phẫu thuật tiến hành bởi bác sĩ phẫu thuật người Mỹ Crawford Long. 1867 – Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ William H. Seward đàm phán để mua Alaska bằng 7,2 tỷ Mỹ kim từ Đế quốc Nga. 1912 – Quốc vương Abdelhafid ký Hiệp ước Fez, làm Maroc thành chế độ bảo hộ của Pháp. 1940 – Đệ Nhị Thế Chiến: Uông Tinh Vệ được Đế quốc Nhật Bản bổ nhiệm làm lãnh đạo của chính phủ thân Nhật ở Trung Quốc. 1856 – Chiến tranh Krym giữa Nga và liên quân Ottoman-Anh-Pháp-Sardegna kết thúc theo hiệp định hòa bình ký kết tại Paris. 1938 - Bảo Đại ra đạo dụ tách quần đảo Hoàng Sa khỏi địa hạt tỉnh Nam Ngãi nhập vào tỉnh Thừa Thiên. Đạo dụ ghi rõ: Các cù lao Hoàng Sa thuộc về chủ quyền nước Nam đã lâu đời. 1953 - Chiến tranh Đông Dương: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định thả 200 tù binh Bắc Phi bị bắt trên các chiến trường thể hiện thiện chí của Chính phủ và nhân dân Việt Nam đối với nhân dân các nước thuộc địa Pháp. 1954 - Chiến tranh Đông Dương: tấn công đợt 2 vào hệ thống cứ điểm của Pháp ở Điện Biên Phủ phía đông khu trung tâm Mường Thanh. 1964 – Trò chơi truyền hình Jeopardy! được chiếu lần đầu tiên, Jeopardy được trình chiếu ban ngày trên hệ thống truyền hình NBC. 1965 - Chiến tranh Việt Nam: Biệt động Sài Gòn tấn công Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn. 1972 – Chiến tranh Việt Nam: Chiến dịch Xuân - Hè 1972 bắt đầu sau khi quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa băng qua khu phi quân sự của Việt Nam Cộng Hòa. 1981 – John Hinckley, Jr. bắn Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan và ba người khác bị thương với mục đích làm nữ diễn viên Jodie Foster cảm kích. Sinh 397 - Kʼukʼ Bahlam I, người sáng lập vương triều của người Maya ở Palenque (m. 435?) 1023 - Lý Thánh Tông, Hoàng đế thứ ba của nhà Lý, Việt Nam (m. 1072) 1135 - Maimonedes, nhà triết học (m. 1204) 1432 - Mehmed II, Sultan của Đế quốc Ottoman (m, 1481) 1640 - John Trenchard, chính khách người Anh (m. 1695) 1746 - Francisco Goya, họa sĩ người Tây Ban Nha (m. 1828) 1750 - John Stafford Smith, nhà soạn nhạc người Anh (m. 1836) 1820 - Anna Sewell, tác gia người Anh (m. 1878) 1844 - Paul Verlaine, nhà thơ người Pháp (m. 1896) 1853 - Vincent van Gogh, họa sĩ người Hà Lan (m. 1890) 1864 - Franz Oppenheimer, nhà xã hội học người Đức (m. 1943) 1880 - Sean O'Casey, nhà viết kịch người Ireland (m. 1964) 1892 - Fortunato Depero, nghệ sĩ người Ý (m. 1960) 1892 - Erhard Milch, nguyên soái người Đức (m. 1972) 1895 - Jean Giono, tác gia người Pháp (m. 1970) 1902 - Brooke Astor, người làm việc thiện người Mỹ (m. 2007) 1902 - Peter Marshall, nhà thuyết giáo người Mỹ (m. 1949) 1903 - Countee Cullen, nhà thơ người Mỹ (m. 1946) 1903 - Joy Ridderhof, người truyền giáo người Mỹ (m. 1984) 1904 - Ripper Collins, vận động viên bóng chày (m. 1970) 1905 - Albert Pierrepoint, Executioner người Anh (m. 1992) 1910 - Józef Marcinkiewicz, nhà toán học (m. 1940) 1913 - Marc Davis, họa sĩ phim hoạt hình người Mỹ (m. 2000) 1913 - Frankie Laine, ca sĩ người Mỹ (m. 2007) 1913 - Censu Tabone, tổng thống Malta 1914 - Sonny Boy Williamson I, nhạc sĩ người Mỹ (m. 1948) 1922 - Turhan Bey, diễn viên Thổ Nhĩ Kỳ 1923 - Milton Acorn, nhà thơ người Canada (m. 1986) 1926 - Ingvar Kamprad, chủ doanh nghiệp người Thụy Điển 1926 - Werner Torkanowsky, người chỉ huy dàn nhạc người Đức (m. 1992) 1928 - Robert Badinter, chính khách người Pháp 1929 - Richard Dysart, diễn viên người Mỹ 1930 - John Astin, diễn viên người Mỹ 1930 - Rolf Harris, nghệ sĩ, người dẫn chuyện giải trí người Úc 1932 - Ted Morgan, nhà văn Thụy Sĩ 1933 - Jean-Claude Brialy, diễn viên, người đạo diễn người Pháp (m. 2007) 1935 - Willie Galimore, cầu thủ bóng đá người Mỹ (m. 1964) 1937 - Warren Beatty, diễn viên, người đạo diễn người Mỹ 1940 - Jerry Lucas, cầu thủ bóng rổ người Mỹ 1941 - Wasim Sajjad, tổng thống Pakistan 1941 - Bob Smith, Mỹ chính khách nguyên 1945 - Eric Clapton, nghệ sĩ đàn ghita, ca sĩ người Anh 1948 - Mervyn King, nhà kinh tế học người Anh 1949 - Naomi Sims, thời trang người mẫu, nữ doanh nhân người Mỹ 1949 - Liza Frulla, chính khách Quebec 1950 - Robbie Coltrane, diễn viên, diễn viên hài người Scotland 1950 - Tiết Gia Yến, nghệ sĩ và diễn viên Hồng Kông 1951 - Yves Séguin, chính khách Quebec 1952 - Peter Knights, cầu thủ bóng đá, huấn luyện viên người Úc 1953 - Cydney Bernard, nhà sản xuất phim người Mỹ 1955 - Randy VanWarmer, ca sĩ, người sáng tác bài hát người Mỹ (m. 2004) 1956 - Bill Butler, chính khách người Scotland 1957 - Paul Reiser, diễn viên người Mỹ 1958 - Maurice LaMarche, diễn viên lồng tiếng người Canada 1959 - Sabine Meyer, Clarinetist người Đức 1961 - Doug Wickenheiser, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Canada (m. 1999) 1962 - Bil Dwyer, diễn viên người Mỹ 1963 - Eli-Eri Moura, nhà soạn nhạc, người chỉ huy dàn nhạc người Brasil 1964 - Tracy Chapman, ca sĩ người Mỹ 1964 - Vlado Bozinovski, nguyên cầu thủ bóng đá người Úc 1964 - Dave Ellett, vận động viên khúc côn cầu người Canada 1964 - Ian Ziering, diễn viên người Mỹ 1965 - Piers Morgan, nhà báo người Anh 1966 - Efstratios Grivas, cờ vua đại kiện tướng, tác gia người Hy Lạp 1967 - Christopher Bowman, vận động viên trượt băng nghệ thuật người Mỹ (m. 2008) 1968 - Donna D'Errico, nữ diễn viên, người mẫu, người Mỹ 1968 - Celine Dion, ca sĩ người Canada 1970 - Nguyễn Thanh Hải, lãnh đạo cấp cao trong Đảng Cộng sản Việt Nam và chính khách người Việt Nam. 1970 - Cẩm Ly, nữ ca sĩ Việt Nam 1971 - Mark Consuelos, diễn viên người Mỹ 1972 - Mili Avital, nữ diễn viên người Israel 1973 - Jan Koller, cầu thủ bóng đá người Séc 1973 - Matthew Pritchard, diễn viên đóng thế Wales 1975 - Bahar Soomekh, nữ diễn viên người Mỹ 1976 - Ty Conklin, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Mỹ 1976 - Obadele Thompson, vận động viên người Barbados 1978 - Chris Paterson, cầu thủ bóng bầu dục người Scotland 1979 - Norah Jones, ca sĩ, nghệ sĩ dương cầm người Mỹ 1979 - Simon Webbe, ca sĩ người Anh 1980 - Ricardo Osorio, cầu thủ bóng đá người México 1980 - Yalin, ca sĩ, người sáng tác bài hát Thổ Nhĩ Kỳ 1981 - Park Ji-sung, cầu thủ bóng đá người Hàn Quốc 1982 - Jason Dohring, diễn viên người Mỹ 1983 - Jérémie Aliadière, cầu thủ bóng đá người Pháp 1983 - Zach Gowen, đô vật Wrestling chuyên nghiệp người Mỹ 1983 - Scott Moffatt, ca sĩ, người sáng tác bài hát người Canada 1983 - Davis Romero, vận động viên bóng chày người Panama 1984 - Mario Ancic, vận động viên quần vợt người Croatia 1986 - Beni Arashiro, ca sĩ người Nhật Bản 1986 - Sergio Ramos, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha 1990 - Lee Gi-kwang, ca sĩ người Hàn Quốc 1993 - Song Min-ho, rapper người Hàn Quốc Mất 365 - Tấn Ai Đế, Hoàng đế Đại Tấn (s. 341) 1526 - Konrad Mutian, nhà nhân văn học người Đức (s. 1471) 1559 - Adam Ries, nhà toán học người Đức (s. 1492) 1587 - Ralph Sadler, chính khách người Anh (s. 1507) 1662 - François le Métel de Boisrobert, nhà thơ người Pháp (s. 1592) 1707 - Vauban, kiến trúc sư người Pháp (s. 1633) 1764 - Pietro Locatelli, nhà soạn nhạc người Ý (s. 1695) 1783 - William Hunter, nhà giải phẫu học người Scotland (s. 1718) 1842 - Elisabeth Vigee-Lebrun, họa sĩ người Pháp (s. 1755) 1879 - Thomas Couture, họa sĩ, giáo viên người Pháp (s. 1815) 1886 - Joseph-Alfred Mousseau, chính khách người Pháp (s. 1838) 1912 - Karl May, tác gia người Đức (s. 1842) 1925 - Rudolf Steiner, nhà triết học người Áo (s. 1861) 1936 - Conchita Supervía, ca sĩ nhạc kịch người Tây Ban Nha (s. 1895) 1943 - Jan Bytnar, nhà hoạt động người Ba Lan (s. 1921) 1943 - Maciej Aleksy Dawidowski, nhà hoạt động người Ba Lan (s. 1920) 1949 - Friedrich Bergius, nhà hóa học, giải thưởng Nobel người Đức (s. 1884) 1950 - Léon Blum, thủ tướng người Pháp (s. 1872) 1959 - Daniil Andreev, nhà văn, người thần bí người Nga (s. 1906) 1965 - Philip Showalter Hench, thầy thuốc, giải Nobel Sinh lý và Y khoa người Mỹ (s. 1896) 1966 - MaxParrish, nghệ sĩ người Mỹ (s. 1870) 1966 - Newbold Morris, chính khách người Mỹ (s. 1902) 1967 - Jean Toomer, nhà văn người Mỹ (s. 1894) 1968 - Bobby Driscoll, diễn viên người Mỹ (s. 1937) 1970 - Heinrich Brüning, Đức Chancellor (s. 1885) 1977 - Abdel Halim Hafez, ca sĩ, diễn viên Ai Cập (s. 1929) 1980 - Tôn Đức Thắng, nhà cách mạng Việt Nam (s. 1888) 1981 - DeWitt Wallace, nhà xuất bản người Mỹ (s. 1889) 1984 - Karl Rahner, nhà thần học người Đức (s. 1904) 1986 - James Cagney, diễn viên người Mỹ (s. 1899) 1988 - Edgar Faure, chính khách người Pháp (s. 1908) 2003 - Michael Jeter, diễn viên người Mỹ (s. 1952) 2003 - Valentin Pavlov, thủ tướng người Liên Xô (s. 1937) 2004 - Alistair Cooke, nhà báo người Anh (s. 1908) 2004 - Hubert Gregg, phát thanh viên truyền thanh người Anh (s. 1914) 2004 - Michael King, sử gia người New Zealand (s. 1945) 2004 - Timi Yuro, ca sĩ người Mỹ (s. 1940) 2005 - Mitch Hedberg, diễn viên hài người Mỹ (s. 1968) 2005 - Emil Dimitrov, ca sĩ người Bulgaria (s. 1940) 2005 - Robert Creeley, nhà thơ người Mỹ (s. 1926) 2005 - Milton Green, vận động viên người Mỹ (s. 1913) 2005 - Fred Korematsu, nhà đấu tranh cho nhân quyền người Mỹ (s. 1919) 2005 - O. V. Vijayan, tác gia, người vẽ tranh biếm hoạ Ấn Độ (s. 1930) 2005 - Derrick Plourde, nhạc công đánh trống người Mỹ (s. 1971) 2006 - Red Hickey, bóng đá huấn luyện viên người Mỹ (s. 1917) 2008 - Richard Lloyd, người lái xe đua (s. 1945) 2017 - Phạm Đăng Lân, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (Sinh năm 1927) 2020 - Bill Withers, ca sĩ Mỹ (s. 1938) Ngày lễ và kỷ niệm Ngày Quốc thổ (người Palestine).
Ngày 31 tháng 3 là ngày thứ 90 (91 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 275 ngày trong năm. Sự kiện 617 - Tùy mạt Đường sơ: Thủ lĩnh nổi dậy Lý Mật lập đàn trường, lên ngôi Ngụy công và cải niên hiệu. 1028 - Loạn Tam vương (Vũ Đức Vương, Dực Thánh Vương và Đông Chính Vương) nhà Lý (Việt Nam). Cuộc nổi loạn bị Lê Phụng Hiểu dập tắt ngay trong ngày. 1854 – Phó đề đốc Matthew C. Perry của Hải quân Hoa Kỳ và mạc phủ Tokugawa ký kết Hiệp ước Kanagawa, buộc Nhật Bản phải mở cảng giao thương với Hoa Kỳ. 1889 – Khánh thành tháp Eiffel tại Paris, tháp trở thành biểu tượng văn hóa của Pháp và là một trong những kiến trúc đặc sắc trên thế giới. 1940 – Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Karelia-Phần Lan được thành lập bên trong Liên Xô, trên cơ sở hợp nhất Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Tự trị Karelia và Cộng hòa Dân chủ Phần Lan. 1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Do một cuộc nổi loạn của binh sĩ Ấn Độ chống lại người Anh, Nhật Bản chiếm đóng đảo Giáng Sinh mà không gặp trở ngại. 1949 – Sau khi được tán thành qua trưng cầu dân ý, Newfoundland gia nhập Canada với vị thế là tỉnh thứ 12 của liên bang. 1966 – Thành lập Viện Đại học Cần Thơ 1968 - Chiến tranh Việt Nam: Tổng thống Mỹ Johnson tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra. 1975 - Bộ Chính trị họp tại Hà Nội quyết định mở cuộc tổng tấn công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn, tốt nhất là trong tháng 4 nǎm 1975. Tư tưởng chỉ đạo: Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng. 1981 - thành lập Nhà máy Z183, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam. 1991 - Tổ chức Hiệp ước Warsaw chấm dứt hoạt động. 1995 – Ca sĩ-người viết ca khúc, Selena, được mệnh danh là "Nữ hoàng nhạc Tejano", bị chủ tịch câu lạc bộ người hâm mộ, Yolanda Saldívar giết tại Corpus Christi, Texas. 1996 – VTV3 chính thức được lên sóng, Lễ kỷ niệm ngày thành lập kênh VTV3 2021 – Vương Đình Huệ được bầu làm Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Sinh 250 - Constantius Chlorus, hoàng đế người România 1360 - Philippa of Lancaster, nữ hoàng Bồ Đào Nha (m. 1415) 1425 - Bianca Maria Visconti, nữ công tước Milan (m. 1468) 1536 - Ashikaga Yoshiteru, tướng quân shogun người Nhật Bản (m. 1565) 1596 - René Descartes, nhà triết gia, nhà khoa học, nhà toán học người Pháp (m. 1650) 1621 - Andrew Marvell, nhà thơ người Anh (m. 1678) 1730 - Étienne Bézout, nhà toán học người Pháp (m. 1783) 1732 - Joseph Haydn, nhà soạn nhạc người Áo (m. 1809) 1777 - Charles Cagniard de la Tour, nhà vật lý người Pháp (m. 1859) 1778 - Coenraad Jacob Temminck, nhà động vật học người Đức (m. 1858) 1794 - Thomas McKean Thompson McKennan, chính khách người Mỹ (m. 1852) 1809 - Edward FitzGerald, nhà thơ người Anh (m. 1883) 1811 - Robert Wilhelm Bunsen, nhà hóa học, nhà phát minh người Đức (m. 1899) 1819 - Prince Chlodwig zu Hohenlohe-Schillingsfürst, Đức Chancellor (m. 1901) 1847 - Yegor Ivanovich Zolotarev, nhà toán học người Nga (m. 1878) 1871 - Arthur Griffith, tổng thống Ireland (m. 1922) 1876 - Borisav "Bora" Stanković, nhà văn người Serbia (m. 1927) 1878 - Jack Johnson, võ sĩ quyền Anh người Mỹ (m. 1946) 1884 - Adriaan van Maanen, nhà thiên văn người Đức (m. 1946) 1885 - Pascin, họa sĩ người Bulgaria (m. 1930) 1890 - William Lawrence Bragg, nhà vật lý, giải thưởng Nobel người Anh (m. 1971) 1891 - Victor Varconi, diễn viên người Hungary (m. 1976) 1893 - Clemens Krauss, người chỉ huy dàn nhạc người Áo (m. 1954) 1906 - Shin'ichiro Tomonaga, nhà vật lý, giải thưởng Nobel người Nhật Bản (m. 1979) 1907 - Eddie Quillan, diễn viên người Mỹ (m. 1990) 1908 - Red Norvo, nhạc Jazz Vibraphonist người Mỹ (m. 1999) 1911 - Elisabeth Grümmer, ca sĩ soprano người Đức (m. 1986) 1914 - Octavio Paz, nhà ngoại giao, nhà văn, giải thưởng Nobel người México (m. 1998) 1915 - Albert Hourani, sử gia người Anh (m. 1993) 1919 - Frank Akins, cầu thủ bóng đá người Mỹ (m. 1993) 1922 - Richard Kiley, diễn viên, ca sĩ người Mỹ (m. 1999) 1924 - Leo Buscaglia, tác gia người Mỹ (m. 1998) 1924 - Charles Guggenheim, đạo diễn phim, nhà sản xuất người Mỹ (m. 2002) 1925 - Jean Coutu, diễn viên người Pháp (m. 1999) 1926 - John Fowles, tác gia người Anh (m. 2005) 1927 - William Daniels, diễn viên người Mỹ 1928 - Lefty Frizzell, ca sĩ, người sáng tác bài hát người Mỹ (m. 1975) 1928 - Nguyễn Khánh, chính khách Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (m. 2023) 1928 - Gordie Howe, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Canada 1929 - Liz Claiborne, Mỹ thời trang nhà thiết kế người Bỉ (m. 2007) 1929 - Bertram Fields, luật sư người Mỹ 1931 - Miller Barber, vận động viên golf người Mỹ 1931 - Nguyễn Viết Thanh, tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa (m.1970) 1932 - Nagisa Oshima, đạo diễn phim người Nhật Bản 1933 - Nichita Stănescu, nhà thơ người România (m. 1983) 1934 - Richard Chamberlain, diễn viên người Mỹ 1934 - Shirley Jones, ca sĩ, nữ diễn viên người Mỹ 1934 - Carlo Rubbia, nhà vật lý, giải thưởng Nobel người Ý 1934 - John D. Loudermilk, ca sĩ, người sáng tác bài hát người Mỹ 1935 - Judith Rossner, tác gia người Mỹ 1936 - Bob Pulford, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Canada 1936 - Marge Piercy, nhà văn người Mỹ 1936 - Dokumamushi Sandayu, diễn viên người Nhật Bản 1938 - Bill Hicke, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Canada (m. 2005) 1938 - Michiko Nomura, diễn viên lồng tiếng người Nhật Bản 1938 - Arthur B. Rubinstein, nhà soạn nhạc người Mỹ 1938 - David Steel, chính khách người Scotland 1939 - Zviad Gamsakhurdia, tổng thống Gruzia đầu tiên (m. 1993) 1939 - Volker Schlöndorff, đạo diễn phim người Đức 1942 - Ulla Hoffmann, chính khách người Thụy Điển 1943 - Christopher Walken, diễn viên người Mỹ 1944 - Pascal Danel, ca sĩ, người sáng tác bài hát người Pháp 1945 - Valerie Curtin, nữ diễn viên, nhà văn, nhà sản xuất người Mỹ 1945 - Gabe Kaplan, diễn viên, diễn viên hài người Mỹ 1946 - Gonzalo Márquez, vận động viên bóng chày người Venezuela (m. 1984) 1947 - Cesar Gaviria Trujillo, tổng thống Colombia 1948 - Rhea Perlman, nữ diễn viên người Mỹ 1950 - Ed Marinaro, cầu thủ bóng đá, diễn viên người Mỹ 1950 - András Adorján, đấu thủ cờ vua người Hungary 1952 - Dermot Morgan, diễn viên người Ireland (m. 1998) 1955 - Robert Vance, cầu thủ cricket người New Zealand 1957 - Marc McClure, diễn viên người Mỹ 1957 - Alan Duncan, chính khách người Anh 1958 - Tony Cox, diễn viên người Mỹ 1962 - John Taylor, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1963 - Paul Mercurio, diễn viên, diễn viên múa người Úc 1965 - Tom Barrasso, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Mỹ 1966 - Roger Black, vận động viên người Anh 1968 - Naoya Ogawa, đô vật Wrestling chuyên nghiệp người Nhật Bản 1969 - Samantha Brown, người dẫn chương trình truyền hình người Mỹ 1969 - Steve Smith, cầu thủ bóng rổ người Mỹ 1969 - Nyamko Sabuni, chính khách người Thụy Điển 1971 - Pavel Bure, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Nga 1971 - Ewan McGregor, diễn viên người Scotland 1971 - Martin Atkinson, trọng tài người Anh 1972 - Alejandro Amenábar, đạo diễn phim người Tây Ban Nha 1972 - Andrew Bowen, diễn viên người Mỹ 1974 - Benjamin Eicher, đạo diễn phim Thụy Sĩ 1975 - Adam Green, đạo diễn phim người Mỹ 1976 - Josh Saviano, diễn viên người Mỹ 1976 - Ashton Moore, nữ diễn viên khiêu dâm người Mỹ 1977 - Garth Tander, người đua xe người Úc 1978 - Stephen Clemence, cầu thủ bóng đá người Anh 1978 - Jérôme Rothen, cầu thủ bóng đá người Pháp 1978 - Tony Yayo, ca sĩ nhạc Rapp người Mỹ 1979 - Josh Kinney, vận động viên bóng chày người Mỹ 1980 - Chien-Ming Wang, vận động viên bóng chày người Đài Loan 1980 - Maaya Sakamoto, diễn viên lồng tiếng người Nhật Bản 1980 - Michael Ryder, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Canada 1981 - Maarten van der Weijden, vận động viên bơi lội người Đức 1982 - Tal Ben Haim, cầu thủ bóng đá người Israel 1982 - Philippe Mexès, cầu thủ bóng đá người Pháp 1983 - Paddy McCarthy, cầu thủ bóng đá người Ireland 1983 - Vlasios Maras, vận động viên thể dục người Hy Lạp 1984 - James Jones, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1988 - Hogan Ephraim, cầu thủ bóng đá người Anh 1997 - Koo Jun-hoe, ca sĩ và vũ công người Hàn Quốc Mất 1028 - Lý Thái Tổ, Hoàng đế đầu tiên của triều Lý trong lịch sử Việt Nam, Anh hùng dân tộc Việt Nam, (s. 974) 1204 - Eleanor of Aquitaine, nữ hoàng Pháp, Anh (s. 1121) 1703 - Johann Christoph Bach, nhà soạn nhạc người Đức (s. 1642) 1727</small> – Isaac Newton, nhà vật lý, toán học Anh (s. 1642/43) 1741 - Pieter Burmann the Elder, nhà học giả kinh điển người Đức (s. 1668) 1783 - Nikita Ivanovich Panin, chính khách người Nga (s. 1718) 1837 - John Constable, họa sĩ người Anh (s. 1776) 1855 - Charlotte Brontë, tác gia người Anh (s. 1816) 1877 - Antoine Augustin Cournot, nhà toán học người Pháp (s. 1801) 1880 - Henryk Wieniawski, nhà soạn nhạc người Ba Lan (s. 1835) 1885 - Franz Wilhelm Abt, nhà soạn nhạc người Đức (s. 1819) 1913 - John Pierpont Morgan, Financier người Mỹ (s. 1837) 1917 - Emil Adolf von Behring, thầy thuốc, giải thưởng Nobel người Đức (s. 1854) 1915 - Wyndham Halswelle, vận động viên người Scotland (s. 1882) 1927 - Borisav "Bora" Stanković, nhà văn người Serbia (s. 1875) 1931 - Knute Rockne, bóng đá huấn luyện viên người Mỹ (s. 1888) 1944 - Mineichi Koga, đô đốc người Nhật Bản (s. 1885) 1945 - Hans Fischer, nhà hóa học, giải thưởng Nobel người Đức (s. 1881) 1956 - Ralph DePalma, người lái xe đua người Ý (s. 1884) 1968 - Grover Lowdermilk, vận động viên bóng chày người Mỹ (s. 1885) 1972 - Meena Kumari, nữ diễn viên Ấn Độ (s. 1932) 1976 - Paul Strand, nhà nhiếp ảnh người Mỹ (s. 1890) 1980 - Vladimír Holan, nhà thơ người Séc (s. 1905) 1980 - Jesse Owens, vận động viên người Mỹ (s. 1913) 1981 - Enid Bagnold, nhà soạn kịch người Anh (s. 1889) 1983 - Christina Stead, nhà văn người Úc (s. 1902) 1984 - Ronald Clark O'Bryan, kẻ giết người người Mỹ (s. 1944) 1985 - Jeanine Deckers, Nun người Bỉ (s. 1933) 1986 - Trịnh Đình Thảo, luật sư và chính khách Việt Nam (s. 1901) 1986 - Jerry Paris, diễn viên người Mỹ (s. 1925) 1988 - William McMahon, thủ tướng người Úc thứ 20 (s. 1908) 1993 - Lý Quốc Hào, diễn viên Mỹ gốc Hoa, tai nạn trong lúc đóng phim (s. 1965) 1993 - Mitchell Parish, nhà thơ trữ tình người Mỹ (s. 1900) 1995 - Selena, ca sĩ người México (s. 1971) 1998 - Bella Abzug, chính khách người Mỹ (s. 1920) 1998 - Tim Flock, người lái xe đua người Mỹ (s. 1924) 1999 - Yuri Knorozov, nhà ngôn ngữ học người Nga (s. 1922) 2001 - Clifford Shull, nhà vật lý, giải thưởng Nobel người Mỹ (s. 1915) 2002 - Barry Took, diễn viên hài người Anh (s. 1928) 2003 - H.S.M. Coxeter, nhà hình học người Anh (s. 1907) 2003 - Tommy Seebach, ca sĩ người Đan Mạch (s. 1949) 2003 - Anne Gwynne, nữ diễn viên người Mỹ (s. 1918) 2005 - Stanley J. Korsmeyer, bác sĩ khoa ung thư người Mỹ (s. 1951) 2015 - Fujiwara Cocoa, nữ họa sĩ manga người Nhật Bản (s. 1983) Ngày lễ và kỷ niệm 1996: Kênh VTV3 bắt đầu lên sóng. Ngày thành lập kênh VTV3 2015: Quốc Tế 2 kiểu chữ
Ngày 6 tháng 4 là ngày thứ 96 (97 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 269 ngày trong năm Sự kiện 1782 – Tướng Maha Kshatriyaseuk lật đổ Quốc vương Taksin, đăng cơ làm tân vương, tức là Rama I, sáng lập ra Vương triều Chakri, Triều đại cai trị Thái Lan cho đến nay. 1830 – Joseph Smith và những cộng sự thành lập Giáo hội của Chúa Giê Su Ky Tô tại New York, Hoa Kỳ. 1886 – Vancouver được hợp nhất thành một thành phố, nay là hạt nhân của vùng đô thị lớn thứ ba tại Canada. 1896 – Thế vận hội hiện đại đầu tiên được khai mạc tại Athena, Hy Lạp, với 14 quốc gia tham dự. 1920 – Một hội nghị hiến pháp diễn ra tại Verkhneudinsk tuyên bố thành lập Cộng hoà Viễn Đông, nhằm tạo vùng đệm giữa nước Nga Xô viết với khu vực do Nhật Bản kiểm soát. 1941 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Quân đội Đức bắt đầu tiến công Nam Tư và Hy Lạp. 1955 – David Marshall nhậm chức thủ hiến thứ nhất của Singapore sau khi đảng của ông giành thắng lợi trong tổng tuyển cử lần đầu tiên tại đây. 1972 - Chiến tranh Việt Nam: miền Bắc Việt Nam chống Chiến tranh phá hoại lần hai. 1975 - Chiến tranh Việt Nam: cả nước bừng bừng khí thế cho Chiến dịch Mùa Xuân 1975. 1975 - Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bầu cử Quốc hội khoá 5. 2009 – Một trận động đất có chấn tâm nằm tại vùng Abruzzo của Ý, khiến hơn 300 người thiệt mạng. Sinh 602 – Huyền Trang, cao tăng Trung Quốc, một trong bốn dịch giả lớn nhất, chuyên dịch kinh sách Phạn ngữ ra tiếng Hán (m. 664) 1491 - Nguyễn Bỉnh Khiêm danh nhân văn hoá Việt Nam, (m. 1585). 1780 – Nguyễn Phúc Cảnh, thụy phong Anh Duệ Hoàng thái tử, hoàng tử trưởng của vua Gia Long (m. 1801) 1958 – Phùng Quốc Hiển, Ủy viên Trung Ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc Hội Việt Nam 1983 – Nagata Mitsuru, cầu thủ bóng đá người Nhật Bản 1990 – Seo Ye-ji, nữ diễn viên người Hàn Quốc Mất 1854 – Nguyễn Phúc Miên Cư, tước phong Quảng Trạch Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1829) 1854 – Nguyễn Phúc Nhàn An, phong hiệu Phương Hương Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (s. 1832) 1951 – Cường Để, hoàng thân triều Nguyễn, người lãnh đạo một số phong trào chống thực dân Pháp tại Đông Dương vào thế kỷ 20 2022 - Vladimir Volfovich Zhirinovsky, là một chính khách người Nga, qua đời vì COVID-19 (s. 1946) Ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 7 tháng 4 là ngày thứ 97 (98 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 268 ngày trong năm. Sự kiện 1767 – Chiến tranh Xiêm–Miến 1766–1767 kết thúc khi quân Konbaung chiếm được kinh đô của Ayutthaya. 1798 – Lãnh thổ Mississippi được tổ chức từ lãnh thổ mà cả Hoa Kỳ và Tây Ban Nha đều tuyên bố chủ quyền. 1927 - học sinh Trường Quốc học Huế tổ chức bãi khoá. 1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Hải quân Nhật Bản thất bại khi tiến hành Cuộc hành quân Ten-Go nhằm phản công lực lượng Đồng Minh tại Okinawa. 1948 – Hiến chương của Tổ chức Y tế Thế giới chính thức có hiệu lực khi được 26 quốc gia thành viên phê chuẩn. 1949 - Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh thành lập Bộ đội địa phương tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 1969 – Bản RFC số 1 được công bố, đây là một phát triển kỹ thuật chính của Internet. 1971 - Chiến tranh Việt Nam: Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon tuyên bố rút 10.000 quân khỏi Việt Nam do thất bại chiến trường và áp lực ngoại giao, dư luận quốc tế. 1972 - Chiến tranh Việt Nam: quân và dân Bình Long tiến công nhiều cǎn cứ, vị trí quan trọng của Mỹ - ngụy trên tuyến phòng thủ phía Bắc Sài Gòn, dọc đường số 13 dài gần 100km. 1994 – Nạn diệt chủng Rwanda bắt đầu với các vụ sát hại hàng loạt người Tutsi tại thủ đô Kigali, tổng số nạn nhân của cuộc diệt chủng là khoảng 800.000 người. 2016 – Nguyễn Xuân Phúc được bầu làm Thủ tướng Chính phủ Việt Nam. Sinh 1044 – Ỷ Lan, Thái hậu nhà Lý tức 7 tháng 3 năm Giáp Thân (m. 1117). 1907 – Lê Duẩn, cố Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (m. 1986). 1938 – Jerry Brown, thống đốc của bang California, Hoa Kỳ. 1955 – Giuse Trần Văn Toản, Giám mục Công giáo người Việt. 1954 – Thành Long, diễn viên võ thuật Hồng Kông. 1964 – Russell Crowe, diễn viên New Zealand. 1976 – Đình Toàn, nghệ sĩ người Việt Nam. 1986 – Choi Siwon, ca sĩ, diễn viên, người mẫu Hàn Quốc (Super Junior). Mất 1803 - Ngô Thì Nhậm, danh sĩ Bắc Hà thời Tây Sơn (s. 1746). 2022 - Abiko Motoo, người đồng sáng lập truyện Doraemon Ngày lễ và kỉ niệm Việt Nam - Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện. Ngày Y tế Thế giới (World Health Day) của WHO
Ngày 8 tháng 4 là ngày thứ 98 (99 trong năm nhuận). Còn 267 ngày trong năm. Sự kiện 217 – Hoàng đế La Mã Caracalla bị Trưởng quan Cận vệ Macrinus ám sát, Macrinus sau đó trở thành hoàng đế của La Mã. 944 – Hoàng đế Mân Vương Diên Hy bị ám sát tại kinh thành, hoàng tộc họ Vương sau đó cũng bị tàn sát. 1710 – Khang Hy Đế của triều Thanh hạ chỉ biên soạn tự điển. 1820 – Một nông dân phát hiện ra Tượng thần Vệ Nữ tại đảo Milos, Ottoman. Bức tượng có niên đại từ thời Hy Lạp cổ đại. 1904 – Quảng trường Longacre tại Manhattan, New York được đổi tên thành Quảng trường Times theo tên báo The New York Times. 1911 – Nhà vật lý học người Hà Lan Heike Kamerlingh Onnes phát hiện ra hiện tượng siêu dẫn khi đang nghiên cứu về điện trở của thủy ngân thể rắn ở nhiệt độ siêu hàn. 1953 - Bộ đội tình nguyện Việt Nam phối hợp cùng bộ đội Pathet Lào mở Chiến dịch Thượng Lào. 1975 - Phi công Nguyễn Thành Trung lái máy bay ném bom Dinh Độc Lập. 1982 - Việt Nam và Palestine thiết lập quan hệ ngoại giao. 1982 - thành lập Trung tâm Thông tin Khoa học Quân sự, Bộ Quốc phòng (Việt Nam). 2012 – SM Entertainment thành lập ra 2 nhóm nhạc EXO–K và EXO–M 2014 – Tập đoàn Microsoft chính thức ngừng hỗ trợ bản cập nhật cho Windows XP. Sinh 566 – Đường Cao Tổ, Quân chủ khai Quốc nhà Đường (m. 635) 1320 – Vua Peter I của Bồ Đào Nha (m. 1367) 1336 – Tamerlane (Timur), người Trung Á (m. 1405) 1533 – Claudio Merulo, nhà soạn nhạc Ý (m. 1604) 1541 – Michele Mercati, bác sĩ Ý (m. 1593) 1605 – Vua Felipe IV của Tây Ban Nha (m. 1665) 1641 – Henry Sydney, 1 Earl của Romney, chính khách Anh (m. 1704) 1692 – Giuseppe Tartini, nhà soạn nhạc Ý (m. 1770) 1732 – David Rittenhouse, nhà thiên văn học, nhà phát minh, và nhà toán học Mỹ (m. 1796) 1938 – Kofi Annan, tổng thư ký thứ 7 của Liên Hợp Quốc (m. 2018) 1761 – Thánh William Joseph Chaminade, người sáng lập của Hội của Đức mẹ Maria (d. 1850) 1777 – Antoine Risso, nhà tự nhiên học người Pháp (m. 1845). 1818 – August Wilhelm von Hofmann, Đức hóa học (m. 1892) 1818 – Vua Christian IX của Đan Mạch (m. 1906) 1826 – Pancha Carrasco, người Costa Rica (m. 1890) 1827 – Ramón Emeterio Betances, chính khách, y tế, bác sĩ và nhà ngoại giao Puerto Rico (m. 1898) 1831 – Nguyễn Phúc Miên Sủng, tước phong Tuy Biên Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1865) 1842 – Elizabeth Bacon Custer, vợ George Armstrong Custer (m. 1933) 1859 – Edmund Husserl, nhà triết học Áo (m. 1938) 1865 – Charles W. Woodworth, nhà côn trùng học Mỹ (m. 1940) 1869 – Harvey Cushing, nhà giải phẫu thần kinh Mỹ (m. 1939) 1871 – Clarence Hudson trắng nhiếp ảnh gia Mỹ (m. 1925) 1874 – Stanisław Taczak, tướng Ba Lan (m. 1960) 1875 – Vua Albert I của Bỉ (m. 1934) 1966 – Robin Wright, dien viên Mỹ 1986 – Igor Akinfeev, thủ môn người Nga 1990 – Kim Jonghyun, thành viên nhóm nhạc SHINee (m. 2017). Mất 1748 – Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, chính cung của vua Càn Long nhà Thanh (s. 1712). 1973 - Pablo Picasso, họa sĩ và nhà điêu khắc người Tây Ban Nha (s. 1881) 1975 – Nguyễn Văn Hiếu, tướng lĩnh Quân lực Việt Nam Cộng hòa (s. 1929) 1998 – Nguyễn Xuân Thịnh, Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (s. 1929) 2013 – Margaret Thatcher, cựu thủ tướng Anh (s. 1925) Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 27 tháng 4 là ngày thứ 117 (118 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 248 ngày trong năm. Sự kiện 629 – Tướng quân Shahrbaraz soán vị quân chủ Sassanid Ba Tư từ Ardashir III, song về sau lại bị hạ bệ. 909 – Hậu Lương Thái Tổ phong tước Mân vương cho Vương Thẩm Tri, Mân trở thành một quốc gia chư hầu của triều đình Trung Nguyên. 1521 – Nhà thám hiểm Fernão de Magalhães bị người dân bản địa sát hại tại đảo Mactan thuộc Philippines ngày nay. 1810 – Beethoven sáng tác một trong những bản nhạc dành cho piano nổi tiếng nhất của ông có tên gọi Für Elise. 1909 – Sultan Abdul Hamid II của Ottoman bị lật đổ, kế vị là em trai Mehmed V. 1975 – Trong Chiến dịch Mùa Xuân 1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam đổ bộ lên đảo Phú Quý, đánh bại quân Việt Nam Cộng hòa trên đảo. 2005 – Máy bay phản lực lớn nhất thế giới Airbus A380 hoàn thành chuyến bay đầu tiên với khả năng chuyên chở hành khách là 840 người. 2011 – Ngày Kiến trúc sư Việt Nam. Đây cũng chính là ngày Bác Hồ đã gửi thư cho các kiến trúc sư ở Đại hội lần thứ I. Và ngày 27/4 hàng năm được chọn là ngày Kiến trúc Việt Nam. Vào ngày 27/4/1948, tại làng Thản Sơn, xã Chiến Thắng, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Yên (nay là xã Liễn Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) đã diễn ra Hội nghị chính thức thành lập Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam, nay là Hội Kiến trúc sư Việt Nam. 2014 – Giáo hoàng Gioan Phaolô II được tôn phong lên bậc hiển Thánh. 2021 – Bộ Y tế công bố làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4. Sinh 1794 – Samuel Morse nhà phát minh Hoa Kỳ (m. 1872) 1955 – Eric Schmidt, kỹ sư, chủ tịch điều hành Google 1976 – Sally Hawkins, diễn viên, nhà văn, nhà sản xuất phim người Anh 1995 – Nick Kyrgios, vận động viên quần vợt người Úc Mất 1521 – Fernão de Magalhães, nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha, người tìm ra Thái Bình Dương (s. 1480) 1682 – Heo Mok, nhà Nho, thi sĩ, họa sĩ và đại thần nhà Lý Triều Tiên (s. 1595) 1857 – Nguyễn Phúc Tĩnh An, phong hiệu Nghĩa Đường Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (s. 1833) 1863 – Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, phong hiệu Phú Phong Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (s. 1824) 1972 – Nguyễn Huy Ánh, Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (s. 1934) 1979 – Phan Huy Quát, Tổng trưởng Giáo dục (1949), Tổng trưởng Quốc phòng (1950, 1954) thời Quốc gia Việt Nam và thủ tướng Việt Nam Cộng hòa (1965). Ông mất trong nhà giam Chí Hòa. 1998 – Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1986 đến 1991 (s. 1915). Những ngày lễ và kỷ niệm Ngày kiến trúc sư Việt Nam Ngày làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 Tháng tư Ngày trong năm
Ngày 28 tháng 4 là ngày thứ 118 (119 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 247 ngày trong năm. Sự kiện 224 – Ardashir I đánh bại và giết được Artabanus IV của Parthia trong trận đánh tại Hormozdgan, kết thúc Đế quốc Parthia. 357 – Hoàng đế Constantius II tiến vào Roma lần đầu tiên, để tán dương chiến thắng của ông trước Magnentius. 1253 – Nhà sư Nhật Bản Nichiren đề ra Nam mô diệu pháp liên hoa kinh, hình thành Phật giáo Nichiren. 1789 – Cuộc nổi loạn trên tàu Bounty: William Bligh và 18 thủy thủ bị thả trôi và những người nổi loạn trở lại Tahiti rồi đi thuyền đến Quần đảo Pitcairn. 1792 – Pháp xâm chiếm Hà Lan Áo (nay là Bỉ và Luxembourg), bắt đầu Chiến tranh Cách mạng Pháp. 1881 – Billy the Kid trốn thoát khỏi nhà tù Quận Lincoln tại Mesilla, New Mexico. 1887 – Một tuần sau khi bị cảnh sát mật Phổ bắt giữ, thanh tra cảnh sát Pháp Guillaume Schnaebelé được phóng thích theo lệnh của Wilhelm I, giúp tháo ngòi nổ một cuộc chiến tranh. 1941 – Ustaše giết hại gần 200 người Serb tại làng Gudovac, đây là cuộc tàn sát đầu tiên trong chiến dịch diệt chủng người Serb của Nhà nước Độc lập Croatia. 1945 – Benito Mussolini cùng tình nhân bị đội du kích Ý hành quyết khi đang tìm cách trốn khỏi đất nước này. 1947 – Thor Heyerdahl và năm người khác khởi hành từ Peru trên tàu Kon-Tiki để thể hiện rằng người da đỏ Peru có thể đã định cư tại Polynesia. 1950 – Các đội viên Công tác Thành Việt Minh ám sát trùm mật thám người Pháp Marcel Bazin, Chánh Sở Công an Miền Đông (Commissaire de la Publique Sûreté de l’Est) tại Sài Gòn. 1952 – Nhật Bản và Trung Hoa Dân Quốc ký Hiệp ước Đài Bắc, chính thức chấm dứt Chiến tranh Trung-Nhật. 1967 – Chiến tranh Việt Nam: Muhammad Ali từ chối nhập ngũ Lục quân Hoa Kỳ và sau đó bị tước danh hiệu vô địch và giấy phép. 1969 – Charles de Gaulle từ chức Tổng thống Pháp. 1975 – Tổng thống Trần Văn Hương trao quyền lại cho tướng Dương Văn Minh. Dương Văn Minh tuyên thệ nhậm chức cùng ngày hôm đó, trở thành vị tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa. 1975 – Tổng Tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng Hòa Cao Văn Viên chạy sang Hoa Kỳ trong Chiến dịch Hồ Chí Minh. 1978 – Cách mạng Saur: Quân đội Cách mạng Afghanistan kiểm soát hoàn toàn thủ đô Kabul, sát hại Tổng thống Mohammed Daoud Khan. 1984 – Bắt đầu trận Lão Sơn giữa Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và Quân đội Nhân dân Việt Nam ở khu vực biên giới Văn Sơn-Hà Giang. 1988 – Chuyến bay 243 của Aloha Airlines gặp sự cố gần Maui, Hawaii, khiến một tiếp viên bị hút ra ngoài. 1994 – Cựu sĩ quan phản gián và nhà phân tích CIA Aldrich Ames nhận tội làm gián điệp tại Mỹ cho Liên Xô và sau đó là Nga. 2004 – Đại lộ Ngôi sao tại Hồng Kông được mở cửa cho công chúng nhằm vinh danh các nhân vật nổi tiếng của điện ảnh Hồng Kông. Sinh 32 – Marcus Salvius Otho, Hoàng đế La Mã (m. 69 TrCN) 1442 – Hoàng đế Edward IV của Anh (m. 1483) 1545 – Yi Sun-sin, đô đốc Hàn Quốc (m. 1598) 1630 – Charles Cotton, nhà thơ người Anh (m. 1687) 1686 – Michael Brokoff, nhà điêu khắc người Séc (m. 1721) 1758 – James Monroe, Tổng thống Hoa Kỳ (m. 1831) 1765 – Sylvestre François Lacroix, nhà toán học người Pháp (m. 1834) 1819 – Ezra Abbot, học giả Kinh Thánh người Mỹ (m. 1884) 1827 – William Nelson Hall, thủy thủ người Canada (m. 1904) 1838 – Tobias Michael Carel Asser, luật gia người Hà Lan, người đoạt giải Nobel (m. 1913) 1863 – Josiah Thomas, chính khách người Úc (m. 1933) 1868 – Lucy Booth, con gái thứ năm của William và Catherine Booth (m. 1953) 1868 – Georgy Voronoy, nhà toán học người Nga (m. 1908) 1870 – August Schmierer, cầu thủ bóng bầu dục Đức 1874 – Karl Kraus, nhà báo và tác giả Áo (m. 1936) 1876 – Nicola Romeo, kỹ sư ô tô kỹ sư và doanh nhân Ý (m. 1938) 1878 – Lionel Barrymore, diễn viên người Mỹ (m. 1954) 1889 – António de Oliveira Salazar, nhà độc tài của Bồ Đào Nha (m. 1970) 1897 – Diệp Kiếm Anh, chính khách Trung Quốc (m. 1986) 1900 – Heinrich Müller, người đứng đầu Gestapo (m. 1945) 1900 – Jan Oort, nhà thiên văn học Hà Lan (m. 1992) 1902 – Johan Borgen, tác giả người Na Uy (m. 1979) 1906 – Kurt Gödel, nhà toán học Áo (m. 1978) 1906 – Paul Sacher, người Thụy Sĩ (m. 1999) 1908 – Oskar Schindler, nhà công nghiệp Áo-Hung (m. 1974) 1909 - Cung Giũ Nguyên, Nhà Văn hóa Việt Nam (m. 2008) 1910 – Sam Merwin, Jr, nhà văn viễn tưởng người Mỹ (m. 1996) 1911 – Lee Falk, tác giả truyện tranh Mỹ (m. 1999) 1912 – Odette Sansom Hallowes, nữ diệp viên người Pháp (m. 1995) 1912 – Kaneto Shindō, đạo diễn phim Nhật Bản 1914 – Philip E. High, tác giả khoa học viễn tưởng (m. 2006) 1916 – Ferruccio Lamborghini, nhà sản xuất ô tô Ý (m. 1993) 1921 – Rowland Evans, nhà báo người Mỹ (m. 2001) 1922 – Alistair MacLean, tiểu thuyết gia người Scotland (m. 1987) 1923 – William Guarnere, cựu chiến binh Thế chiến II 1924 – Donatas Banionis, diễn viên Litva 1924 – Kenneth Kaunda, Tổng thống Zambia 1924 – Blossom Dearie, nhạc sĩ Jazz (m. 2009) 1925 – T. John Lesinski, Thống đốc Michigan 1926 – Harper Lee, tác giả người Mỹ 1928 – Yves Klein, họa sĩ người Pháp (m. 1962) 1928 – Eugene M. Shoemaker, nhà khoa học Mỹ (m. 1997) 1930 – James Baker, chính khách Mỹ 1930 – Carolyn Jones, nữ diễn viên Mỹ (m. 1983) 1932 – Brownie Ledbetter, nhà hoạt động dân quyền Mỹ (m. 2010) 1934 – Lois Duncan, tiểu thuyết gia người Mỹ 1937 – Saddam Hussein, Tổng thống Iraq 1979-2003; Thủ tướng Iraq 1979-1991; 1994-2003 (m. 2006) 1938 – Madge Sinclair, nữ diễn viên Jamaica (m. 1995) 1941 – Ann-Margret, nữ diễn viên sinh ra ở Thụy Điển 1941 – Nico Mastorakis,nhà làm phim, đạo diễn và nhà sản xuất Hy Lạp 1941 – Karl Barry Sharpless, nhà hóa học người Mỹ, Giải Nobel Hóa học 1941 – Lucien Aimar, tay đua xe đạp Pháp 1941 – Iryna Zhylenko, nhà thơ người Ukraina 1942 – Mike Brearley, cầu thủ cricket người Anh 1943 – Jacques Dutronc, ca sĩ, diễn viên Pháp 1944 – Elizabeth LeCompte, giám đốc nhà hát người Mỹ 1944 – Jean-Claude Van Cauwenberghe, chính khách Bỉ 1944 – Alice Waters, đầu bếp người Mỹ 1946 – Ginette Reno, ca sĩ, nhạc sĩ, nữ diễn viên Pháp, Canada 1948 – Dorothee Berryman, nữ diễn viên, ca sĩ người Canada 1948 – Terry Pratchett, tác gia người Anh 1948 – Marcia Strassman, nữ diễn viên Mỹ 1949 – Indian Larry, diễn viên đóng thế Mỹ (m. 2004) 1949 – Bruno Kirby, diễn viên người Mỹ (m. 2006) 1950 – Willie Colón, Puerto Rico nhạc sĩ salsa 1950 – Jay Leno, diễn viên hài người Mỹ và chương trình truyền hình 1952 – Mary McDonnell, nữ diễn viên Mỹ 1953 – Kim Gordon, nhạc sĩ người Mỹ (Sonic Youth) 1953 – Roberto Bolano, tiểu thuyết gia và nhà thơ Chile (m. 2003) 1954 – Vic Sotto, diễn viên, chủ nhà, diễn viên hài, và nhà sản xuất phim người Philippine 1954 – Ron Zook, huấn luyện viên bóng đá người Mỹ 1955 – Paul Guilfoyle, diễn viên người Mỹ 1955 – Nicky Gumbel, tác giả và mục sư người Anh 1956 – Jimmy Barnes, ca sĩ Scotland 1957 – Wilma Landkroon, ca sĩ Hà Lan 1958 – Hal Sutton, tay golf người Mỹ 1960 – John Cerutti, cầu thủ bóng chày và bình luận viên người Mỹ (m. 2004) 1960 – Ian Rankin, tiểu thuyết gia người Scotland 1960 – Jon Pall Sigmarsson, vận động viên Iceland (m. 1993) 1960 – Walter Zenga, cầu thủ bóng đá Ý 1961 – Futoshi Matsunaga, kẻ giết người hàng loạt Nhật Bản 1961 – Anna Oxa, ca sĩ Ý 1963 – Lloyd Eisler, vận động viên Canada 1963 – Marc Lacroix, nhà hóa sinh Bỉ 1964 – Noriyuki Iwadare, nhà soạn nhạc Nhật Bản 1964 – Barry Larkin, cầu thủ bóng chày Mỹ 1965 – Steven Blum, diễn viên lồng tiếng người Mỹ 1965 – Jennifer Rardin, tác giả người Mỹ (m. 2010) 1966 – John Daly, tay golf người Mỹ 1966 – Too Short, rapper người Mỹ 1967 – Kari Wührer, nữ diễn viên Mỹ 1968 – Howard Donald, nhạc sĩ người Anh 1968 – Andy Hoa, cầu thủ cricket người Zimbabwe 1968 – Scott Putesky, nhạc sĩ người Mỹ (Marilyn Manson) 1970 – Nicklas Lidström, tuyển thủ khúc côn cầu trên băng Thụy Điển 1970 – Diego Simeone, cầu thủ bóng đá Argentina 1971 – Bridget Moynahan, nữ diễn viên Mỹ 1971 – Brad McEwan, nhà báo Úc 1972 – Joseph Bruce, nhạc sĩ người Mỹ (Insane Clown Posse) 1973 – Jorge Garcia, diễn viên người Mỹ 1973 – Francisco Palencia, cầu thủ bóng đá Mexico 1973 – Elisabeth Röhm, nữ diễn viên Mỹ gốc Đức 1974 – Penélope Cruz, nữ diễn viên Tây Ban Nha 1974 – Richel Hersisia, võ sĩ quyền Anh người Hà Lan 1974 – Vernon Kay, người dẫn chương trình truyền hình người Anh 1974 – Dominic Matteo, cầu thủ bóng đá người Scotland 1977 – Derrick Wayne Frazier, người bị kết án sát nhân người Mỹ (m. 2006) 1978 – Lauren Laverne, người dẫn chương trình truyền hình người Anh 1979 – Scott Fujita, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1979 – Bahram Radan, diễn viên người Iran 1980 – Josh Howard, cầu thủ bóng rổ người Mỹ 1981 – Jessica Alba, nữ diễn viên Mỹ 1981 – Pietro Travagli, cầu thủ bóng bầu dục người Ý 1981 - Trần Ngọc Thanh, chủ tịch SAS Gà 1982 – Nikki Grahame, người dẫn truyền hình người Anh 1982 – Chris Kaman, cầu thủ bóng rổ người Mỹ 1982 – Harry Shum, Jr, vũ công và diễn viên người Mỹ 1983 – Roger Johnson, cầu thủ bóng đá Anh 1986 – Jennifer Palm Lundberg, thí sinh cuộc thi sắc đẹp Thụy Điển 1986 – George Nozuka, ca sĩ / nhạc sĩ Canada 1986 – Roman Polak, Cầu thủ khúc côn cầu người Séc 1986 – Jenna Ushkowitz, Nữ diễn viên Mỹ gốc Hàn Quốc 1987 – Ryan Conroy, cầu thủ bóng đá người Scotland 1988 – Juan Manuel Mata, cầu thủ bóng đá Tây Ban Nha 1989 – Emil Salomonsson, cầu thủ bóng đá Thụy Điển 1990 – Mario Meraz, võ sĩ quyền Anh chuyên nghiệp người Mexico 1991 – Jordan Robinson, cầu thủ bóng đá Anh 1992 – Jack Taylor, Nam diễn viên người Mỹ 1995 – Lương Xuân Trường, cầu thủ CLB Hoàng Anh Gia Lai 1995 – Melanie Martinez, ca sĩ người Mỹ Mất 1865 – Nguyễn Phúc Khuê Gia, phong hiệu An Phú Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (s. 1813). 1891 – Nguyễn Phúc Lương Trinh, phong hiệu Bái Ân Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (s. 1830). 1950 – Marcel Bazin, Chánh Sở Công an Miền Đông (Commissaire de la Publique Sûreté de l’Est) tại Sài Gòn. 1945 – Benito Mussolini, nhà độc tài người Ý 2009 – Ngân Giang (nhạc sĩ) (s. 1946) Những ngày lễ và kỷ niệm Ngày tưởng niệm của Người lao động
Ngày 1 tháng 5 là ngày thứ 121 (122 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 244 ngày trong năm. Sự kiện 305 – Hai đồng hoàng đế Diocletianus và Maximianus trở thành những hoàng đế La Mã đầu tiên tự nguyện thoái vị. 1707 – Vương quốc Anh và Vương quốc Scotland sáp nhập vào nhau thành lập Vương quốc Đại Anh 1786 – Vở Opera Le nozze di Figaro của nhà soạn nhạc Wolfgang Mozart được trình diễn lần đầu tiên tại Wien. 1852 – Đồng Peso Philippines được đưa vào lưu thông. 1865 – Brazil, Uruguay và Argentina ký bản hiệp ước tạo liên minh chống lại Paraguay trong Chiến tranh Tam Đồng minh, cuộc đại chiến đẫm máu gây nhiều tử thương nhất trong lịch sử Nam Mỹ. 1930 – Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh khởi đầu với cuộc biểu tình của công nhân Bến Thủy và nông dân ven thành phố Vinh. 1931 – Tòa nhà Empire State được khánh thành tại thành phố New York, Hoa Kỳ. 1930 – Sao Diêm Vương chính thức được đặt tên. 1940 – Thế vận hội Mùa hè 1940 bị huỷ bỏ do chiến tranh. 1941 – Bộ phim Công dân Kane của đạo diễn Orson Welles công chiếu lần đầu. 1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Chiến dịch Borneo bắt đầu 1950 – Guam được tổ chức thành một thịnh vượng chung của Hoa Kỳ. 1953 – Đài truyền hình Tiệp Khắc được thành lập nhân ngày Quốc tế lao động. 1960 – Chính phủ Ấn Độ thành lập hai bang Gujarat và Maharashtra. 1961 – Thủ tướng Cuba Fidel Castro tuyên bố rằng Cuba là một nhà nước xã hội Chủ nghĩa. 1970 – Ngày phát sóng đầu tiên của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. 2003 – Cuộc tấn công Iraq 2003: Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush tuyên bố kết thúc các chiến dịch chiến đấu chính tại Iraq. 2004 – Tại Dublin, nơi ở của Thủ tướng Ireland, 10 quốc gia: Síp, Cộng hòa Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Malta, Ba Lan, Slovakia và Slovenia gia nhập Liên minh châu Âu. 2009 – Hôn nhân đồng giới được hợp pháp hóa tại Thụy Điển. 2011 – Tổng thống Barack Obama tuyên bố rằng Osama bin Laden bị lực lượng của Hoa Kỳ tiêu diệt tại Abbottabad, Pakistan (tức 2 tháng 5 theo giờ Pakistan). 2019 - Naruhito đăng cơ ngôi vị Thiên hoàng thứ 126 của Nhật Bản, lấy niên hiệu là Lệnh Hòa. Sinh 1218 – Rudolf I, Quốc vương La Mã (m. 1291) 1326 – Ý Lân Chất Ban, hoàng đế của triều Nguyên, đại khả hãn của đế quốc Mông Cổ, tức ngày Quý Dậu (29) tháng 3 năm Bính Dần (m.1332) 1592 – Johann Adam Schall von Bell, nhà truyền giáo, nhà thiên văn học người Đức (m. 1666) 1769 – Arthur Wellesley, nguyên soái và chính trị gia người Irelnd-Anh, Thủ tướng Anh Quốc (m. 1852) 1818 – Hermann von Tresckow, tướng lĩnh Phổ (m. 1900) 1825 - Johann Jakob Balmer, nhà toán học và vật lý học người Thụy Sĩ (m. 1898) 1904 – Trần Phú, nhà hoạt động chính trị người Việt Nam (m. 1931) 1912 – Đinh Ngọc Liên, chỉ huy dàn nhạc người Việt Nam (m. 1991) 1924 – Viktor Astafyev, tác gia người Nga (m. 2001) 1916 – Nguyễn Hộ, quân nhân, nhà hoạt động người Việt Nam (m. 2009) 1926 – Peter Lax, nhà toán học người Hungaria-Mỹ 1926 – Lê Trọng Nguyễn, nhạc sĩ người Việt Nam (m. 2004) 1928 – Viễn Phương, nhạc sĩ người Việt Nam (m. 2005) 1938 – Thanh Sơn, nhạc sĩ người Việt Nam (m. 2012) 1946 – Ngô Vũ Sâm, đạo diễn, nhà sản xuất, nhà biên kịch người Hồng Kông 1967 – Tim McGraw, ca sĩ và Diễn viên người Mỹ 1968 – Oliver Bierhoff, cầu thủ bóng đá và nhà quản lý người Đức 1969 – Wes Anderson, đạo diễn, nhà sản xuất, nhà biên kịch người Mỹ 1975 – Marc-Vivien Foé, cầu thủ bóng đá người Cameroon (m. 2003) 1981 – Aliaksandr Hleb, cầu thủ bóng đá người Belarus 1982 – Tommy Robredo Garcés, vận động viên quần vợt người Tây Ban Nha 1983 – Park Hae Jin, người mẫu, Diễn viên người Hàn Quốc 1986 – Trương Thanh Hằng, vận động viên điền kinh người Việt Nam 1987 – Shahar Pe'er, vận động viên quần vợt người Israel 1987 - Leonardo Bonucci, cầu thủ bóng đá người Ý 1988 – Nicholas Braun, Diễn viên người Mỹ 1992 - Hani, thành viên nhóm nhạc nữ EXID, Hàn Quốc Mất 408 – Arcadius, hoàng đế của Đế quốc Đông La Mã (s. 337) 1308 – Albert I, quốc vương của Đức (s. 1255) 1555 – Giáo hoàng Marcellô II (s. 1501) 1572 – Giáo hoàng Piô V (s. 1504) 1859 – John Walker, nhà hóa học người Anh Quốc (s. 1781) 1873 – David Livingstone, nhà truyền giáo người Anh Quốc (s. 1813) 1904 – Antonín Dvořák, nhà soạn nhạc người Séc (s. 1841) 1920 – Margaret, thái tử phi của Thụy Điển (s. 1882) 1927 – Oscar Swahn, xạ thủ người Thụy Điển (s. 1847) 1939 – Phan Thanh, chính trị gia, nhà giáo, nhà báo người Việt Nam (s. 1908) 1945 – Paul Joseph Göbbels, thủ tướng của Đức (s. 1897) 1945 – Magda Goebbels, vợ của Paul Joseph Göbbels (s. 1901) 1964 – Mikhail Velikanov, nhà thủy văn học người Nga và Liên Xô (s. 1879) 1970 – Lý Ngân, thái tử của Đại Hàn đế quốc (s. 1897) 1975 – Nguyễn Khoa Nam, tướng lĩnh người Việt Nam (s. 1927) 1978 – Aram Khachaturian, nhà soạn nhạc người Liên Xô (s. 1903) 1979 – Vil Lipatov, nhà văn, nhà biên kịch người Liên Xô (s. 1927) 1994 – Ayrton Senna, vận động viên đua xe ô tô người Brasil (s. 1960) 1996 - Hùng Cường (nghệ sĩ) 2009 – Nguyễn Thị Oanh, nhà hoạt động xã hội người Việt Nam (s. 1931) Những ngày lễ và kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động (nhiều nước) Ngày phát sóng đầu tiên của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày 2 tháng 5 là ngày thứ 122 (123 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 243 ngày trong năm. Sự kiện 264 – Tư Mã Chiêu buộc Ngụy Nguyên Đế phong mình làm Tấn vương, tăng đất phong từ 10 quận lên 20 quận, họ Tư Mã tiến gần hơn tới việc giành ngôi nhà Ngụy. 1559 – John Knox trở về Scotland sau một thời gian lưu vong nhằm lãnh đạo cải cách tôn giáo tại Scotland. 1813 – Chiến tranh Napoléon: Xảy ra giao tranh giữa quân Pháp-Warszawa và quân Nga-Phổ tại tây nam Leipzig. 1829 – Sau khi neo tàu gần đó, Thuyền trưởng Charles Fremantle tuyên bố thành lập Thuộc địa sông Swan thuộc Anh, tiền thân của Tây Úc. 1863 – Lễ Ridvan: Bahá'u'lláh rời khỏi ngôi vườn Ridvan ở Baghdad, và bắt đầu cuộc hành trình lưu vong đến Constantinople (nay là Istanbul). 1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai, Berlin bắt đầu sụp đổ, Bộ chỉ huy quân Đức trong thành phố Berlin đầu hàng, hạ vũ khí, trận công phá Berlin kết thúc bằng chiến thắng của Hồng quân Liên Xô. 1997 – Đảng Lao động của Tony Blair chiếm đa số tại Nghị viện Anh, Tony Blair trở thành Thủ tướng, chấm dứt 18 năm cầm quyền của Đảng Bảo thủ. Ông cũng trở thành Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử 185 năm, khi vừa tròn 44 tuổi. 1964 – Chiến tranh Việt Nam: Tàu USS Card bị chiến binh Giải phóng đánh bom khi đang neo đậu tại Sài Gòn, và sau đó bị đắm. 2008 – Bão Nargis đổ bộ vào Myanmar làm hơn 130.000 người thiệt mạng, gây tổn thất 10 tỉ đô la Mỹ. 2011 – Osama bin Laden bị lực lượng biệt kích của Hoa Kỳ bắn chết trong nơi ẩn náu tại Abbottabad, Pakistan. 2014 – Hai trận lở đất tại tỉnh Badakhshan, Afghanistan khiến nhiều người thiệt mạng và mất tích. General Motors giành quyền kiểm soát Chevrolet Motor công ty của Delaware. Sinh 1729 - Nữ hoàng Ekaterina II của Nga (m. 1796) 1917 - Văn Tiến Dũng, Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam (m. 17 tháng 3 năm 2002) 1975 - David Beckham, ngôi sao bóng đá Anh. 1983 - Sam Winchester, Nhân vật hư cấu, một trong 2 nhân vật chính của Seri phim truyền hình dài tập Siêu Nhiên (Supernatural) 1992 - Sunmi, ca sĩ, cựu thành viên nhóm nhạc Hàn Quốc Wonder Girls 1993 - Hoàng Tử Thao, cựu thành viên nhóm nhạc EXO người Trung Quốc 1995 - Yook Sung-jae, thành viên nhóm nhạc Hàn Quốc BTOB 1996 - Julian Brandt, cầu thủ bóng đá người Đức 1997 - BamBam, ca sĩ người Thái Lan nhóm Got7 Mất 1908 - Trần Đông Phong, du học sinh người Việt ở Nhật, hổ thẹn tự vẫn vì nghĩ gia đình không giúp đỡ anh em học sinh trong Phong trào Đông Du (s. 1887) 1945 - Eugène Vaulot, quân nhân người Pháp của Đức Quốc xã (s. 1923) 1970 - Nguyễn Viết Thanh, tướng lĩnh Quân lực Việt Nam Cộng hòa (Sinh 1931) 1982 - Nguyên Hồng, nhà văn Việt Nam 2011 - Osama bin Laden, người sáng lập ra tổ chức vũ trang al-Qaeda. 2017 - Hoàng Xuân Lãm, tướng lĩnh Quân lực Việt Nam Cộng hòa (sinh 1928) 2019 - Trần Văn Chơn, Đề đốc Hải quân Việt Nam Cộng hòa Những ngày lễ và kỷ niệm Bahá'í giáo: Ngày cuối trong tổ chức Lễ Ridván. Hồi giáo: Ngày sinh của nhà tiên tri Muhammad.
Ngày 3 tháng 5 là ngày thứ 123 (124 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 242 ngày trong năm. Sự kiện 1481 – Sultan Mehmed II của Ottoman từ trần với nguyên nhân được cho là do trúng độc, tin tức này khiến các quốc gia châu Âu ăn mừng. 1494 – Christopher Columbus lần đầu tiên xác định Jamaica. 1801 – Nguyễn Ánh đánh chiếm Phú Xuân. 1868 – Tướng Quân Tokugawa Keiki đầu hàng giao thành Edo cho quân đội của Thiên Hoàng, Mạc phủ Tokugawa kết thúc. 1875 – Đạo Quang Đế bổ nhiệm Tả Tông Đường là khâm sai đại thần, đốc biện Tân Cương quân vụ. 1937 – Tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió của Margaret Mitchell giành giải Pulitzer cho tác phẩm hư cấu. 1931 – Nguyễn Phong Sắc, nhà cách mạng Việt Nam đã bị mật thám của Pháp bắt ở ga Hàng Cỏ. Ít lâu sau, ông bị họ thủ tiêu bí mật. 1960 – Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu được thành lập với bảy thành viên. 1978 – Thư điện tử thương mại không yêu cầu (về sau gọi là "Thư rác") được gửi đến mọi địa chỉ ARPANET tại Tây Duyên hải Hoa Kỳ. 1996 – Đoàn đại biểu từ 55 nước họp tại Genève đã đồng ý chấp nhận một số nguyên tắc mới trong việc sử dụng mìn nhưng không chấp nhận lệnh cấm sử dụng mìn hoàn toàn. Sinh 1469 – Niccolò Machiavelli, nhà ngoại giao, nhà triết học chính trị, nhạc gia, nhà thơ, nhà soạn kịch người Ý (m. 1527) 1678 – Amaro Pargo, cướp biển và thương gia người Tây Ban Nha (m. 1747) 1799 – Nguyễn Phúc Phổ, tước phong Điện Bàn công, hoàng tử con vua Gia Long (m. 1860). 1849 – Bertha Benz, doanh nhân người Đức trong lĩnh vực xe hơi (m. 1944) 1878 – Ngô Đức Kế, nhà thơ, nhà báo, chủ bút báo Hữu Thanh (m. 1929) 1883 – Trần Nghi, tướng lĩnh người Trung Quốc (m. 1950) 1921 – Tạ Tỵ, họa sĩ Việt Nam (m. 2004) – Sugar Ray Robinson, võ sĩ quyền Anh Hoa Kỳ, được nhiều đánh giá là võ sĩ quyền Anh vĩ đại nhất mọi thời đại (m. 1989) 1952 – Thu Hiền, ca sĩ, nghệ sĩ nhân dân người Việt Nam 1977 – Maryam Mirzakhani, nhà toán học người Iran (m. 2017) 1977 – Mashima Hiro, họa sĩ manga người Nhật 1978 - Lê Quốc Phong, chính trị gia Việt Nam 1985 – Ezequiel Lavezzi, cầu thủ bóng đá người Argentina 1996 – Alex Iwobi, cầu thủ bóng đá người Nigeria Mất 1152 – Matilda xứ Boulogne, nữ hoàng Anh. 1270 – Béla IV, vua Hungary. 1955 – Trình Minh Thế, tướng lĩnh người Việt Nam (sinh 1922) Những ngày lễ và kỷ niệm Ba Lan: Ngày Công bố hiến pháp Ngày Tự do Báo chí thế giới (World Press Freedom Day) theo LHQ
Ngày 4 tháng 5 là ngày thứ 124 (125 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 241 ngày trong năm. Sự kiện 1415 – Các nhà cải cách tôn giáo John Wycliffe và Jan Hus bị kết tội là kẻ dị giáo tại Công đồng Constance. 1869 – Rowland đǎng ký phát minh đầu tiên về giàn khoan cố định ngoài biển để khai thác dầu mỏ và khí đốt. 1471 – Wars of the Roses: Trận chiến Tewkesbury: Edward IV đánh bại Quân đội Lancastrian và giết chết Edward xứ Westminster, Hoàng tử xứ Wales. *1493 – Giáo hoàng Alexander VI phân chia Tân thế giới giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha dọc theo Đường phân giới. 1904 – Hoa Kỳ kế thừa việc xây dựng kênh đào Panama từ người Pháp, kênh đào này nối liền Thái Bình Dương với Đại Tây Dương. 1919 – Phong trào Ngũ Tứ: Học sinh Bắc Kinh tụ tập trước Thiên An Môn nhằm tuần hành kháng nghị Hòa ước Versailles và 21 điều của Nhật Bản. 1924 – Máy bay lên thẳng đầu tiên bay được 1 km, vòng bay khép kín, là máy bay của Oehmichell. 1959 – Lễ trao Giải Grammy được tổ chức lần đầu, đây là giải thưởng dành cho những thành tựu trong công nghiệp thu âm. 1979 – Margaret Thatcher nhậm chức thủ tướng Anh quốc- người phụ nữ đầu tiên nhận chức này. 1994 – Chủ tịch Tổ chức giải phóng Palestin PLO Arafat và thủ tướng Israel Rabin ký hiệp định về quyền tự trị của người Palestin tại Gaza và Jericho. 2013 – Phóng vệ tinh VNREDSat-1 của Việt Nam từ sân bay vũ trụ Kourou, Guyana, Pháp. Sinh 1008 – Vua Henry I của Pháp (m. 1060) 1654 - Thanh Thánh Tổ, hoàng đế Trung Quốc (m.1722) 1887 - Hedwig Kohn nhà vật lý học người Đức 1893 – Nguyễn Thị Trù, cụ bà cao tuổi nhất thế giới (m. 2016) 1929 – Audrey Hepburn, nữ diễn viên Hollywood (m. 1993) 1952 - Đường Quốc Cường - diễn viên Trung Quốc 1978 – Trần Kiện Phong, nam diễn viên Trung Quốc 1987 – Cesc Fàbregas, cầu thủ bóng đá Tây Ban Nha 1990 – Thuỳ Chi, nữ ca sĩ Việt Nam 2009 - Hoàng tử Henrik của Đan Mạch, hoàng tử của Đan Mạch Mất 2020 – Don Shula (s. 1930) Những ngày lễ và kỷ niệm Ngày Star Wars (kỷ niệm quốc tế) Ngày Mật khẩu thế giới
Ngày 5 tháng 5 là ngày thứ 125 (126 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 240 ngày trong năm. Sự kiện 1260 – Dưới sự ủng hộ của một bộ phận tông vương và đại thần, Hốt Tất Liệt tự lập làm hoàng đế của Đế quốc Mông Cổ. 1908 – Trần Quý Cáp nhà yêu nước Việt Nam, một trong những người lập Duy Tân Hội bị Pháp đem chém ở chợ Diên Khánh. 1911 – Mở Trường Hậu bổ, Huế 1949 – Hiệp ước London thành lập Ủy hội châu Âu, thể chế đầu tiên hoạt động nhằm nhất thể hóa châu Âu. 1950 – Bhumibol Adulyadej đăng cơ quốc vương Thái Lan tại vương cung ở Bangkok. 1955 – Hiệp định Paris về chấm dứt chiếm đóng có hiệu lực, Cộng hòa Liên bang Đức, tức Tây Đức, giành được chủ quyền hoàn toàn. 1959 – Đoàn 559 được thành lập và ngày đó trở thành ngày truyền thống của bộ đội Trường Sơn. Sinh 1488 – Lê Uy Mục, vua nhà Lê sơ 1818 – Karl Marx, Triết gia Đức 1837 – Nguyễn Phúc Hồng Kháng, tước phong Phong Lộc Quận công, hoàng tử con vua Thiệu Trị (m. 1865). 1899 – Nikolai Voronov, nguyên soái, anh hùng Liên Xô (m. 1968) 1926 – Anh Bằng, nhạc sĩ người Việt Nam (m. 2015). 1929 – Đặng Cao Thăng, Hải quân Phó Đề đốc, Chuẩn tướng Việt Nam Cộng hòa (m. 2005) 1929 – Văn An, nhạc sĩ người Việt Nam (m. 2011) 1937 – Trần Đức Lương, Chủ tịch nước Việt Nam 1947 – Malam Bacai Sanhá, tổng thống Guiné-Bissau (m. 2012) 1951 – Anatoly Karpov, kỳ thủ cờ vua Nga 1957 - Châu Thanh, nghệ sĩ, cải lương Việt Nam 1962 – Wada Kaoru, nhạc sĩ, nghệ sĩ dương cầm Nhật Bản 1967 – Alexis Sinduhije, nhà báo, chính khách Burundi 1976 – Juan Pablo Sorín, cầu thủ bóng đá Argentina 1983 – Henry Cavill, diễn viên người Anh 1988 – Adele, ca sĩ Anh. 1998 – Asya Branch, Hoa hậu Mỹ 2020. Mất 311 – Galerius, Hoàng đế La Mã 1194 – Vua Kazimierz II của Ba Lan (s. 1138) 1277 – Trần Thái Tông, Hoàng đế đầu tiên của nhà Trần Việt Nam (s. 1218) 1821 – Napoléon Bonaparte, hoàng đế Pháp 1921 – Alfred Hermann Fried, ký giả Áo, giải Nobel Hoà bình năm 1911 (s. 1864) 1944 – Bertha Benz, doanh nhân người Đức trong lĩnh vực xe hơi (s. 1849) 1996 – Lê Thị Xuyến, chủ tịch đầu tiên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (s. 1909) 2001 – Phaolô Bùi Chu Tạo, giám mục công giáo Việt Nam (s. 1909) 2011 – Claude Choules, cựu chiến binh người Anh, cựu chiến binh còn sống cuối cùng từng tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất (s. 1901) Những ngày lễ và kỷ niệm Ngày Thiếu nhi tại Hàn Quốc, Nhật (子供の日, kodomo no hi?).
Ngày 6 tháng 5 là ngày thứ 126 (127 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 239 ngày trong năm. Sự kiện 1682 – Quốc vương Louis XIV của Pháp chuyển triều đình của ông đến Lâu đài Versailles. 1935 – Máy bay tiêm kích Curtiss P–36 Hawk thực hiện chuyến bay đầu tiên. 1937 - Vụ cháy Thảm họa Hindenburg của Đức Quốc Xã bị cháy. 1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Nhật Bản chiếm quyền kiểm soát Philippines. 1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Chiến dịch Praha bắt đầu, đây là chiến dịch lớn cuối cùng của Liên Xô và Đồng Minh tại châu Âu. 1951 – Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà ban hành sắc lệnh thiết lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Ngân hàng có nhiệm vụ quản lý ngân quỹ quốc gia, quản lý ngoại tệ, quản lý kim dụng bằng các thể lệ hành chính, đấu tranh tiền tệ với địch. 1973 – In Tam bắt đầu đảm nhiệm chức vụ thủ tướng của Cộng hòa Khmer, song chỉ tại nhiệm trong 7 tháng. 1994 – Nữ vương Anh Elizabeth II và Tổng thống Pháp François Mitterrand hành lễ khánh thành đường hầm qua eo biển Manche. 2023 - Lễ đăng quang của Quốc vương Anh Charles III và Vương hậu Camilla Sinh 1835 – Nguyễn Phúc Miên Khách, tước phong Bảo An Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng nhà Nguyễn (m. 1858). 1837 – Nguyễn Phúc Hồng Kiện, tước phong An Phước Quận vương, hoàng tử con vua Thiệu Trị (m. 1895). 1861 – Rabindranath Tagore, nhà thơ người Ấn Độ (m. 1941) 1912 – Nguyễn Huy Tưởng, nhà văn người Việt Nam (m. 1960) 1947 – Alan Dale, diễn viên New Zealand 1953 – Tony Blair, thủ tướng Anh 1983 – Dani Alves, cầu thủ bóng đá người Brazil 1987 – Dries Mertens, cầu thủ bóng đá người Bỉ 1992 – Baek Hyun, ca sĩ người Hàn Quốc (nhóm EXO) 1993 – Kim Da-som, ca sĩ người Hàn Quốc (nhóm Sistar) 1994 – Mateo Kovacic, cầu thủ bóng đá người Croatia Mất 1932 – Paul Doumer, tổng thống Pháp 1968 – Lưu Kim Cương, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (s. 1933) 2010 – Nhà thơ Hoàng Cầm. 2012 – Doanh nhân người Mỹ gốc Việt Trần Đình Trường. 2015 – Nicôla Huỳnh Văn Nghi, nguyên Giám mục chính tòa Giáo phận Phan Thiết Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 7 tháng 5 là ngày thứ 127 (128 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 238 ngày trong năm. Sự kiện 434 – Cựu hoàng Hồ Hạ Hách Liên Xương bị Bắc Ngụy sát hại sau khi ông quay sang chống lại nước này. 1875 – Nga và Nhật Bản ký kết Hiệp ước Sankt-Peterburg, theo đó đảo Sakhalin thuộc về Nga còn quần đảo Kuril thuộc về Nhật Bản. 1915 - Tàu du lịch Lusitania của Anh Quốc bị tàu ngầm Hải quân Đức bắn chìm không cảnh cáo trước tại vùng biển phía nam Ireland, 1.198 người chết - trong đó có 128 người Mỹ 1945 - Đại tướng Đức Alfred Jodl ký kết tại Reims các điều kiện đầu hàng vô điều kiện chấm dứt sự tham gia của Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Tài liệu này có hiệu lực vào ngày hôm sau. 1946 – Công ty công nghiệp thông tín Tokyo được thành lập, là tiền thân của Sony. 1954 – Chiến tranh Đông Dương: Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc với thất bại của Pháp trước Việt Nam. 1955 - Hải quân Nhân dân Việt Nam được thành lập 1998 - Mercedes-Benz mua Chrysler với giá 40 tỷ đô la trở thành DaimlerChrysler là vụ sáp nhập lớn nhất trong lịch sử ngành công nghiệp 1999 – Chiến tranh Kosovo: Máy bay Hoa Kỳ oanh tạc đại sứ quán Trung Quốc tại Beograd, Serbia khiến ba người thiệt mạng và 20 người bị thương. 2000 – Vladimir Putin nhậm chức Tổng thống Liên bang Nga. Sinh 1605 - Thượng phụ Nikon, người cải cách Giáo hội Chính thống giáo Nga dẫn đến ly giáo (mất 1681) 1832 - Nguyễn Quang Bích, quan triều Nguyễn 1833 – Johannes Brahms, nghệ sĩ dương cầm và nhà soạn nhạc người Đức (m. 1897) 1840 – Pyotr Ilyich Tchaikovsky, nhà soạn nhạc người Nga (m. 1893) 1901 - Gary Cooper, dien viên Mỹ (m. 1961) 1909 - Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ y khoa, nhà hoạt động cách mạng 1920 - Nguyễn Mạnh Côn, nhà văn Việt Nam (m. 1979) 1932 - Lâm Quang Thi, Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa 1955 - Nguyễn Nhật Ánh, nhà văn nổi tiếng của Việt Nam 1968 - Traci Lords, nữ diễn viên Mỹ 1997 - Faker, game thủ liên minh huyền thoại 1998 - MrBeast, youtuber nổi tiếng người Mỹ Mất 973 - Otto I, Hoàng đế La Mã thần thánh (s. 912) 1905 – Nguyễn Phúc Miên Triện, tước phong Hoằng Hóa Quận vương, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1833) 1982 - Tôn Thất Tùng, bác sĩ y khoa == thành lập hải quân nhân dân việt nam ==
Ngày 8 tháng 5 là ngày thứ 128 (129 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 237 ngày trong năm. Sự kiện 1516 – Nguyên quận công Trịnh Duy Sản sai võ sĩ sát hại Tương Dực Đế của triều Lê Việt Nam, sau đó hỏa thiêu thi thể. 1541 – Nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Hernando de Soto trở thành người Âu Châu đầu tiên được ghi chép là đến sông Mississippi, ông gọi sông là Río del Espíritu Santo. 1609 – Trong cuộc xâm chiếm Lưu Cầu, quân đội phiên Satsuma của Nhật Bản tiến vào kinh thành Shuri của Lưu Cầu. 1945 - Ngày Chiến thắng (8 tháng 5), sau khi phát xít Đức đầu hàng trong Chiến tranh thế giới thứ hai. 1954 – Bắt đầu diễn ra Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương. 1957 – Ngô Đình Diệm thăm chính thức Hoa Kỳ. Đây là một phần chuyến công du đến các nước chống Cộng sản của ông Diệm. 1963 - Đàn áp trong Sự kiện Phật Đản bùng phát tại Huế giữa các Phật tử và chính quyền Việt Nam Cộng hòa. 1978 - ngày truyền thống Viện Kỹ thuật Phòng không - Không quân (Quân chủng Phòng không - Không quân) và Viện Kỹ thuật Hải quân (Quân chủng Hải quân). 1980 – Tổ chức Y tế Thế giới xác nhận bệnh đậu mùa đã được tiệt trừ. 2012 - Nhóm nhạc nam Hàn - Trung EXO chính thức được ra mắt dưới sự quản lý của công ty SM Entertainment bằng ca khúc MAMA Sinh 1745 - Carl Stamitz, nhà soạn nhạc và nghệ sĩ violin người Đức (m. 1801) 1753 - Miguel Hidalgo y Costilla, mục sư, người lãnh đạo cách mạng (m. 1811) 1828 - Henry Dunant, người sáng lập tổ chức Chữ Thập Đỏ, chủ nhân giải Nobel (m. 1910) 1884 - Harry S. Truman, chính trị gia, Tổng thống thứ 33 của Hoa Kỳ (m. 1972) 1899 - Friedrich Hayek, nhà kinh tế học, triết gia người Anh gốc Áo, chủ nhân giải Nobel (m. 1992) 1899 - Jacques Heim, nhà thiết kế thời trang người Pháp (m. 1967) 1902 - André Michel Lwoff, nhà vi sinh học, nhà vật lý học người Pháp, chủ nhân giải Nobel (m. 1994) 1903 - Fernandel, ca sĩ, diễn viên người Pháp (m. 1971) 1906 - Roberto Rossellini, đạo diễn và biên kịch người Ý (m. 1977) 1911 - Robert Johnson, nghệ sĩ guitar, ca sĩ kiêm sáng tác người Mỹ (m. 1938) 1916 - João Havelange, vận động viên bóng nước, luật gia, doanh nhân người Brasil, Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Thế giới FIFA từ 1974 đến 1998 (m. 2016) 1926 - David Attenborough, nhà môi trường học, người dẫn chương trình truyền hình người Anh 1937 - Thomas Pynchon, tiểu thuyết gia người Mỹ 1947 - H. Robert Horvitz, nhà sinh học người Mỹ, chủ nhân giải Nobel 1954 - John Michael Talbot, ca sĩ kiêm sáng tác, nghệ sĩ guitar người Mỹ 1955 - Meles Zenawi, chính trị gia, thủ tướng của Ethiopia (m. 2012) 1960 - Franco Baresi, cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá người Ý 1961 – Bill de Blasio 1964 - Minamoto Shizuka, nhân vật hoạt hình nổi tiếng ở Nhật Bản 1965 - Sakura Momoko, mangaka người Nhật 1970 - Luis Enrique, cựu cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá 1973 - Arakawa Hiromu, mangaka người Nhật 1975 - Enrique Iglesias, ca sĩ kiêm sáng tác, nhà sản xuất âm nhạc người Mỹ gốc Tây Ban Nha 1978 Lúcio, cầu thủ bóng đá người Brasil Jang Woo-hyuk, rapper và vũ công người Hàn Quốc 1981 - Andrea Barzagli, cầu thủ bóng đá người Ý 1990 - ViruSs, Streamer, YouTuber, Nhạc sĩ, Nhà sản xuất âm nhạc người Việt Nam 1986 - Kim Seon-ho, diễn viên Hàn Quốc 1987 - Mark Noble, cầu thủ bóng đá người Anh 1992-Olivia Culpo, đăng quang Hoa Hậu Mỹ 2012, Hoa Hậu Hoàn Vũ 2012 1995 - Park Junghwa, thành viên nhóm nhạc nữ EXID, Hàn Quốc Mất 535 – Giáo hoàng Gioan II (s. 470) 685 – Giáo hoàng Biển Đức II (s. 635) 1278 – Tống Đoan Tông, hoàng đế lưu vong nhà Nam Tống 1794 – Antoine Lavoisier, nhà hoá học, nhà sinh học người Pháp (s. 1743) 1828 – Mauro Giuliani, nghệ sĩ guitar, cello, nhà soạn nhạc người Ý (s. 1781) 1873 – John Stuart Mill, nhà kinh tế chính trị học người Anh (s. 1806) 1880 – Gustave Flaubert, tiểu thuyết gia người Pháp (s. 1821) 1890 – Nguyễn Phúc Hồng Phó, tước phong Thái Thạnh Quận vương, hoàng tử con vua Thiệu Trị nhà Nguyễn (m. 1833). 1903 – Paul Gauguin, họa sĩ người Pháp (s. 1848) 1936 – Oswald Spengler, nhà sử học, triết gia người Đức (s. 1880) 1941 – Nguyễn Phúc Bửu Tán, tước phong Tuyên Hóa vương, hoàng tử con vua Dục Đức (s. 1882). 1979 – Talcott Parsons, nhà xã hội học người Mỹ, giáo sư Đại học Harvard (s. 1902) 1990 – Luigi Nono, nhà soạn nhac người Đức (s. 1924) 1995 – Đặng Lệ Quân, nữ danh ca người Đài Loan (s. 1953) 2012 – Maurice Sendak, họa sĩ, nhà văn người Mỹ (s. 1928) 2019 – Giang Châu, nghệ sĩ cải lương tại Việt Nam (s. 1952) Ngày lễ và kỷ niệm Ngày Hội Chữ Thập Đỏ (quốc tế). Ngày Chiến thắng (Âu Châu). Ngày của Mẹ
Ngày 9 tháng 5 là ngày thứ 129 (130 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 236 ngày trong năm. Sự kiện 759 – Trong loạn An Sử, sau khi sát hại An Khánh Tự, Sử Tư Minh xưng là hoàng đế Đại Yên. 1502 – Christopher Columbus rời Tây Ban Nha lần thứ tư cho chuyến đi cuối cùng của ông đến Tân Thế giới. 1769 – Lực lượng Pháp giành thắng lợi quyết định trước lực lượng Cộng hòa Corsica trong trận Ponte Novu, Pháp hoàn thành chinh phục quân sự đảo Corse. 1915 – Chiến tranh thế giới thứ nhất: Trận Artois lần hai giữa quân Đức và Pháp. 1920 – Chiến tranh Liên Xô - Ba Lan: Quân đội Ba Lan dưới sự chỉ huy của tướng Edward Rydz-Śmigły ăn mừng việc chiếm được Kiev bằng một cuộc diễu binh tại Khreschatyk. 1936 – Ý chính thức thôn tính Ethiopia sau khi chiếm được thủ đô Addis Ababa. 1940 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Tàu ngầm Đức U-9 đánh chìm tàu ngầm Doris của Pháp gần Den Helder. 1941 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Tàu ngầm Đức U-110 bị Hải quân Hoàng gia Anh bắt giữ. Trên tàu lúc bấy giờ có Máy Enigma, tạo điều kiện cho các nhà giải mã Đồng Minh giải mã được các thư từ liên lạc của người Đức. 1942 – Holocaust: Lính SS giết 588 Người Do Thái tại Podolia thuộc thị trấn Zinkiv (Khmelnytska, Ukraina). Ghetto Zoludek bị phá hủy và toàn bộ cư dân tại đây bị giết hoặc bị trục xuất. 1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Đại tướng Alexander Löhr, chỉ huy trưởng Cụm Tập đoàn quân E của Đức tại Topolšica ký văn kiện đầu hàng vô điều kiện của quân Đức tại Nam Tư. 1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Hermann Göring bị Quân đội Mỹ bắt sống. 1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Vidkun Quisling bị bắt tại Na Uy. 1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Hồng quân Liên Xô tiến vào Praha. 1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Liên Xô chính thức gọi ngày này là Ngày chiến thắng chủ nghĩa phát xít. 1946 – Vua Victor Emmanuel III của Ý thoái vị và được thay bằng Humbert II. 1949 – Rainier III của Monaco trở thành ông hoàng của Monaco. 1955 – Chiến tranh Lạnh: Tây Đức gia nhập NATO. 1964 – Sau khi hai anh trai bị lật đổ và sát hại, Cố vấn Trung phần của Việt Nam Cộng hòa là Ngô Đình Cẩn bị xử bắn. 1972 – Bắt đầu chiến dịch Linebacker của không quân và Hải quân Hoa Kỳ oanh tạc miền Bắc Việt Nam. 1992 – Quân đội Armenia chiếm được Shusha, tạo nên bước ngoặt cho Chiến tranh Karabakh. 2001 – Tại Ghana, 129 cổ động viên bóng đá chết do một sự hỗn loạn trên các khán đài. 2002 – Tại Kaspiysk, Nga, một quả bom điều khiển từ xa phát nổ làm chết 43 người và ít nhất 130 người khác bị thương. 2004 – Tổng thống Chechnya Akhmad Kadyrov bị thiệt mạng trong vụ nổ mìn tại sân vận động Dynamo nhân lễ kỷ niệm chiến thắng phát xít tại thủ đô Grozny. 2012 – Một máy bay Sukhoi Superjet 100 gặp nạn khi đang bay trình diễn trên núi Salak tại tỉnh Tây Java, Indonesia, khiến 45 người thiệt mạng. 2016 – Sao Thủy đi qua Mặt Trời lần thứ 3 trong số 14 lần của hiện tượng này vào thế kỷ 21. Sinh 1147 – Minamoto no Yoritomo, shogun đầu tiên của Nhật Bản (m. 1199) 1740 – Giovanni Paisiello, nhà soạn nhạc người Ý (m. 1816) 1746 – Gaspard Monge, nhà toán học và kỹ sư người Pháp (m. 1818) 1829 – Charles Walter De Vis, nhà động vật học người Úc gốc Anh (m. 1915) 1836 – Ferdinand Monoyer, bác sĩ nhãn khoa người Pháp, người phát minh ra bảng Monoyer để kiểm tra thị lực mắt (m. 1845) 1860 – J. M. Barrie, tiểu thuyết gia và nhà viết kịch người Scotland (m. 1937) 1874 – Howard Carter, nhà khảo cổ và nhà Ai Cập học người Anh (m. 1939) 1892 – Zita nhà Bourbon-Parma, hoàng hậu cuối cùng của Đế quốc Áo-Hung (m. 1989) 1927 – Manfred Eigen, nhà hóa sinh người Đức, người đoạt giải Nobel Hóa học năm 1969. 1949 – Billy Joel, nghệ sĩ dương cầm và ca sĩ kiêm sáng tác nhạc người Mỹ. 1955 – Meles Zenawi, Thủ tướng Ethiopia (m. 2012) 1960 – Johnny Paul Koroma, nguyên thủ quốc gia Sierra Leone (m. 2003 hoặc 2017) 1979 – Christine Hà, quán quân trong cuộc thi truyền hình thực tế Vua đầu bếp MasterChef, mùa thứ ba 1980 – Jo Hyun-jae, đạo diễn người Hàn Quốc 1987 – Kevin Gameiro, cầu thủ bóng đá người Pháp 1994 – Adriano Schmidt, cầu thủ bóng đá người Đức-Việt Nam Mất 893 –Thì Phổ, quân phiệt thời nhà Đường 1707 – Dieterich Buxtehude, nhà soạn nhạc, nghệ sĩ đàn đại phong cầm người Đức-Đan Mạch (s. 1637) 1745 – Tomaso Antonio Vitali, nhà soạn nhạc, nghệ sĩ violon người Ý (s. 1663) 1805 – Friedrich Schiller, nhà thơ, nhà viết kịch và triết gia người Đức (s. 1759) 1850 – Joseph Louis Gay-Lussac, nhà Vật lý học và hóa học người Pháp (s. 1778) 1859 – Vũ Duy Thanh, danh sĩ và quan triều Nguyễn chống thực dân Pháp trong lịch sử Việt Nam (s. 1807). 1885 – Nguyễn Phúc Hồng Hưu, tước phong Gia Hưng vương, hoàng tử con vua Thiệu Trị nhà Nguyễn (s. 1835) 1931 – Albert Abraham Michelson, nhà vật lý học người Phổ-Mỹ, người đoạt giải Nobel Vật lý (s. 1852) 1964 – Ngô Đình Cẩn, cố vấn Trung phần, em trai cựu Tổng thống Ngô Đình Diệm bị xử tử (s. 1922). 1978 – Aldo Moro, Thủ tướng thứ 38 của Italia (s. 1916) 1986 – Tenzing Norgay, nhà leo núi người Nepal (s. 1914) 2001 – Y Ngông Niê Kdăm, là một trí thức, bác sĩ, nhà giáo nhân dân người Êđê của Việt Nam (s. 1922). 2004 – Brenda Fassie, nhạc sĩ người Nam Phi (s. 1964) 2015 – Kenan Evren, tướng lĩnh, chính trị gia và là Thủ tướng thứ 7 của Thổ Nhĩ Kỳ (s. 1917) 2015 – Nguyễn Xuân Trang, Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (s. 1924) 2020 – Little Richard, ca sĩ Mỹ (s. 1932) Ngày lễ và kỷ niệm 9/5 Ngày của mẹ ở Việt Nam Lễ duyệt binh kỉ niệm ngày Chiến thắng quân phát xít Đức của Hồng quân Liên Xô (Liên Xô cũ và một số nước châu Âu sau năm 1991 như Azerbaijan, Belarus, Bosnia và Herzegovina, Georgia, Israel, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Moldova, Nga, Serbia, Tajikistan, Turkmenistan, Ukraine, Uzbekistan)
Ngày 10 tháng 5 là ngày thứ 130 (131 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 235 ngày trong năm. Sự kiện 1294 – Thiết Mục Nhĩ lên ngôi tại Thượng Đô, trở thành hoàng đế thứ hai của triều Nguyên và đại hãn thứ sáu của đế quốc Mông Cổ. 1534 – Jacques Cartier thám hiểm đảo Newfoundland. 1774 – Louis XVI và Maria Antonia của Áo trở thành quốc vương và vương hậu của Pháp. 1775 – Chiến tranh Cách mạng Hoa Kỳ: Đệ Nhị Quốc hội Lục địa nhóm họp tại Philadelphia. 1857 – Khởi nghĩa Ấn Độ 1857: Binh lính sepoy nổi loạn tại Meerut chống lại các sĩ quan chỉ huy. Khởi nghĩa chính thức bùng nổ. 1872 – Victoria Woodhull trở thành người phụ nữ Mỹ đầu tiên tranh cử chức Tổng thống Hoa Kỳ. 1908 – Ngày của Mẹ được tổ chức lần đầu tiên ở Grafton, Tây Virginia, Hoa Kỳ 1940 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Đức bắt đầu đưa quân xâm lược Bỉ, Pháp, Hà Lan và Luxembourg. – Winston Churchill được bổ nhiệm là Thủ tướng của Anh Quốc. 1941 – Hội nghị lần thứ tám của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam họp tại Pác Bó (Cao Bằng) dưới sự chủ tọa của Nguyễn Ái Quốc 1994 – Nelson Mandela tuyên thệ nhậm chức tổng thống, trở thành tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi. 2005 – Vladimir Arutyunian thực hiện vụ ám sát bằng cách ném quả lựu đạn bọc trong vải về phía Tổng thống Mỹ George W. Bush và Tổng thống Gruzia Mikheil Saakashvili. Quả lựu đạn sau đó không phát nổ. Sinh 874 – Mạnh Tri Tường, hay còn gọi với tên miếu hiệu là Hậu Thục Cao Tổ (m. 934) 1697 – Jean-Marie Leclair, nhà soạn nhạc, nghệ sĩ violin và là vũ sư người Pháp (m. 1764) 1760 – Claude Joseph Rouget de Lisle, sĩ quan công binh và là nhà soạn nhạc người Pháp (m. 1836) 1770 – Louis-Nicolas Davout, sĩ quan chỉ huy, chính trị gia và là Bộ trưởng Chiến tranh Pháp (m. 1832) 1788 – Augustin-Jean Fresnel, nhà vật lý học và là kỹ sư người Pháp (m. 1827) 1838 – John Wilkes Booth, diễn viên người Mỹ và là người ám sát tổng thống Abraham Lincoln (m. 1865) 1878 – Gustav Stresemann, nhà báo, chính trị gia, Thủ tướng thứ 7 của người Đức trong thời kỳ Cộng hòa Weimar và cũng là người đoạt giải Nobel (m. 1929) 1888 – Max Steiner, nhà soạn nhạc Mỹ gốc Áo, được mệnh danh là "cha đẻ nhạc phim" (m. 1971) 1890 – Alfred Jodl, tướng lĩnh người Đức (m. 1946) 1899 – Fred Astaire, đạo diễn, ca sĩ và vũ công người Mỹ (m. 1987) 1912 - Tôn Thất Tùng, bác sĩ Việt Nam chuyên về lĩnh vực gan và giải phẫu gan (m. 1982) 1923 – Heydar Aliyev, tướng lĩnh, chính trị gia, Tổng thống thứ 3 của Azerbaijian (m. 2003) 1926 – Hugo Banzer, tướng lĩnh, chính trị gia và Tổng thống Bolivia (m. 2002) 1960 – Bono, ca sĩ của nhóm U2 1974 – Sylvain Wiltord, ngôi sao bóng đá Pháp 1979 – Lee Hyori, ca sĩ và diễn viên Hàn Quốc 2000 - Bae Jinyoung, cựu thành viên Wanna One, thành viên nhóm nhạc CIX 2020 - Prince Charles of Luxembourg, con duy nhất của Đại công tước Guillaume và Đại công tước Stéphanie được thừa kế., Mất 472 – Lưu Tống Minh Đế (s. 439). 1737 – Nhật hoàng Nakamikado (s. 1702) 1774 – Vua Louis XV của Pháp (s. 1710) 1787 – William Watson, nhà khoa học Anh 1930 – George E. Smith, nhà vật lý học, kỹ sư người Mỹ và nhà đoạt giải Nobel Vật lý 1997 – Nguyễn Khắc Viện, nhà khoa học và nhà hoạt động chính trị - xã hội Việt Nam 2008 – Nhạc sĩ Trịnh Hưng Ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 11 tháng 5 là ngày thứ 131 (132 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 234 ngày trong năm. Sự kiện 330 – Constantinus Đại đế quyết định đổi tên thành Byzantium thành Tân La Mã (Nova Roma), chính thức dời đô về thành phố này. 1792 – Thuyền trưởng Robert Gray trở thành người da trắng đầu tiên được ghi chép là đi thuyền trên sông Columbia tại Bắc Mỹ. 1924 – Hãng Mercedes-Benz thành lập khi Gottlieb Daimler và Karl Benz sáp nhập hai công ty riêng lại. 1939 – Chiến tranh biên giới Xô-Nhật: Một đơn vị kị binh Mông cổ đi vào khu vực tranh chấp với Mãn Châu Quốc, khởi nguồn Chiến dịch Khalkhyn Gol. 1946 – Tổ chức Dân tộc Mã Lai Thống nhất chính thức được thành lập tại Johor Bahru, với mục tiêu ban đầu là phản đối thành lập Liên hiệp Malaya. 1949 – Israel gia nhập Liên Hợp Quốc. 1949 – Xiêm chính thức đổi quốc hiệu sang Thái Lan lần thứ nhì, quốc hiệu này được sử dụng liên tục cho đến nay. 1994 – Nelson Mandela tuyên thệ nhậm chức tổng thống, trở thành tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi. 1995 – Tại Thành phố New York, hơn 170 quốc gia quyết định mở rộng Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân vô thời hạn và vô điều kiện. 1997 – Trong trận đấu 6 ván, đại kiện tướng cờ vua Garry Kasparov bị máy tính Deep Blue đánh bại. 1998 – Một sở đúc tiền Pháp sản xuất ra những đồng tiền chung châu Âu đầu tiên mà ngày nay chính là đồng euro. Sinh 1918 – Richard Feynman, nhà vật lý lý thuyết Hoa Kỳ, giải Nobel Vật lý 1965 (m. 1988) 1930 – Edsger Dijkstra, nhà khoa học máy tính Hà Lan (m. 2002) 1984 – Andrés Iniesta, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha 1992 – Thibaut Courtois, cầu thủ bóng đá người Bỉ Mất 1812 – Spencer Perceval, thủ tướng Anh, Bộ trưởng Bộ tài chính Anh (s. 1762) 1864 – Nguyễn Phúc Trang Tường, phong hiệu Bình Long Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (s. 1841) 1968 – Lieven Ferdinand de Beaufort, nhà sinh học người Hà Lan (s. 1879) Những ngày lễ và kỷ niệm Ngày của Mẹ tại nhiều quốc gia Ngày Kỹ thuật (Ấn Độ) Ngày Nhân quyền Cho Việt Nam (được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Nghị quyết của tổng thống Bill Clinton từ năm 1994 )
Ngày 12 tháng 5 là ngày thứ 132 (133 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 233 ngày trong năm. Sự kiện 254 – Stêphanô I trở thành giáo hoàng thứ 23 của Giáo hội Công giáo Rôma. 907 – Chu Toàn Trung buộc Đường Ai Đế phải thiện vị, kết thúc triều Đường. 1371 – Quốc vương Chiêm Thành Chế Bồng Nga đem quân tiến vào kinh thành Thăng Long của Đại Việt, đốt phá cung điện rồi rút về nước. 1510 – An Hoá vương Chu Trí Phiên bắt đầu tiến hành nổi dậy chống triều Minh dưới quyền Minh Vũ Tông. 1551 – Đại học Quốc gia San Marcos, trường Đại học lâu đời nhất Mỹ Châu được thành lập ở Lima, Peru. 1865 – Công ty Nokia ra đời. 1875 – Nguyễn Hữu Huân bị người Pháp xử chém. 1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Liên Xô bắt đầu Chiến dịch Barvenkovo-Lozovaya chống quân Đức tại khu vực Kharkov, Ukraina. 1945 – Vua Bảo Đại ký đạo dụ giải tán Viện Dân biểu Trung Kỳ. 1965 – Tây Đức và Israel trao đổi thư thiết lập quan hệ ngoại giao. 1968 – Chiến tranh Việt Nam: Trận Khâm Đức kết thúc với chiến thắng của Quân Bắc Việt và Việt Cộng. 1978 – Đoàn Ủy nhiệm Quản trị Khí quyển và Đại dương Quốc gia công bố rằng tổ chức này không còn độc quyền đặt tên cho các cơn bão theo tên phụ nữ. 1998 – Bốn sinh viên bị bắn chết tại Đại học Trisakti dẫn đến bạo động quy mô lớn tại Jakarta, Indonesia, cuối cùng khiến Tổng thống Suharto từ nhiệm. 2008 – Một trận động đất có chấn tâm tại Tứ Xuyên, Trung Quốc khiến hơn 69.000 người thiệt mạng. 2022 - SEA Games 31 chính thức khai mạc tại Việt Nam. Sinh 1839 - Tôn Thất Thuyết, danh tướng người Việt Nam (m. 1913) 1895 - Jiddu Krishnamurti, tác gia người Ấn Độ (m. 1986) 1917 - Thâm Tâm, nhà thơ người Việt Nam (m. 1950) 1924 - Văn Giảng, nhạc sĩ người Việt Nam (m. 2013) 1934 - Vũ Văn Giai, tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa (m. 2012) 1988 - Marcelo, cầu thủ bóng đá người Brazil 1997 - Frenkie de Jong, cầu thủ bóng đá người Hà Lan Mất 1902 - Thái hậu Từ Dụ, Thái hậu nhà Nguyễn Việt Nam (s. 1810). Những ngày lễ và kỷ niệm Ngày Quốc tế điều dưỡng
Ngày 13 tháng 5 là ngày thứ 133 (134 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 232 ngày trong năm. Sự kiện 617 – Thời kỳ chuyển giao Tùy–Đường: Thủ lĩnh nổi dậy Tiết Cử xưng là "Tây Tần bá vương", mở rộng lãnh thổ ra khu vực nay là đông bộ Cam Túc. 923 – Tấn vương Lý Tồn Úc lên ngôi làm hoàng đế tại Ngụy châu, đặt quốc hiệu là Đại Đường, sử gọi là Hậu Đường. 1377 – Trần Nghệ Tông lập cháu gọi bằng bác là Trần Nghiễn lên ngôi (con của vua Trần Duệ Tông), tức vua Trần Phế Đế. 1779 – Hòa ước Teschen được ký kết: Chiến thắng chính trị của nhà vua nước Phổ Friedrich II Đại Đế trong cuộc Chiến tranh Kế vị Bayern. 1943 – Đệ Nhị Thế Chiến: Quân đoàn Phi Châu của Đức và quân Ý tại Bắc Phi đầu hàng quân Đồng Minh. 1955 – Chiến tranh Đông Dương: Việt Minh tiếp quản thành phố Hải Phòng. 1968 – Khai mạc phiên họp đầu tiên của cuộc hội đàm giữa đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ tại Paris. 1969 – Xung đột chủng tộc giữa người Hoa và người Mã Lai tại Kuala Lumpur, Malaysia khiến ít nhất 196 người thiệt mạng, dẫn đến đình chỉ Quốc hội. 1981 – Nhân vật tôn giáo cực đoan người Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Ali Ağca ám sát bất thành Giáo hoàng Gioan Phaolô II ở Quảng trường Thánh Phêrô. 1992 – Lý Hồng Chí lần đầu tiên diễn thuyết công khai về Pháp Luân Công tại Trường Xuân, Cát Lâm, Trung Quốc. Sinh 1491 – Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trạng nguyên triều Hậu Lê, tức ngày 6 tháng 4 năm Tân hợi (m. 1585) 1841 – Nguyễn Phúc Miên Lịch, tước phong An Thành vương, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1919) 1859 – Cầm Bá Thước, người lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa chống Pháp năm 1885. 1920 – Nghiêm Thẩm, nhà nghiên cứu khảo cổ người Việt Nam (m. 1982). 1951 – Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công người Mỹ gốc Hoa 1981 – Hiền Thục, nữ ca sĩ Việt Nam 1983 – Yaya Toure, cầu thủ bóng đá người Bờ Biển Ngà 1991 – Phạm Hồng Phước, nam ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên điện ảnh người Việt Nam 1993 – Debby Ryan, diễn viên điện ảnh người Mỹ 1993 – Romelu Lukaku, cầu thủ bóng đá người Bỉ Mất 1573 – Takeda Shingen, (tiếng Nhật: 武田信玄, Vũ Điền Tín Huyền; 1521–1573), lãnh chúa (daimyo) của vùng Kai và vùng Shinano trong thời Chiến Quốc của Nhật Bản. 1891 – Nguyễn Phúc Lương Đức, phong hiệu An Thường Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (s. 1817) 2003 – Hà Triều, soạn giả cải lương. 2005 – Trần Thiện Thanh, nhạc sĩ, ca sĩ. Những ngày lễ và kỉ niệm Lễ Phật đản Ngày xóa bỏ chế độ nô lệ (Brasil) (1888).
Ngày 14 tháng 5 là ngày thứ 134 (135 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 231 ngày trong năm. Sự kiện 1483 - Charles VIII đăng quang vua Pháp. 1643 - Quốc vương Henri IV của Pháp bị ám sát tại Paris bởi một phần tử tôn giáo cực đoan, con là Louis XIII kế vị. 1804 - Cuộc thám hiểm của Lewis và Clark khởi hành từ Trại Dubois gần Hartford, Illinois ngày nay. 1868 - Chiến tranh Boshin: Trận thành Utsunomiya kết thúc khi dư đảng của Mạc phủ Tokugawa triệt thoái về phía bắc. 1948 - Israel tuyên bố là một nhà nước độc lập, các quốc gia Ả Rập lân cận liền tấn công Israel, khởi đầu chiến tranh Ả Rập-Israel. 1955 - Chiến tranh Lạnh: 7 quốc gia Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu bao gồm Bulgaria, Đông Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc, Romania, Hungaria và Liên Xô ký Hiệp ước Hữu Nghị, Hợp Tác và Tương Trợ tại Warsawa, Ba Lan. Thành lập nên Tổ chức Hiệp ước Warszawa. 2018 - Đại sứ quán Mỹ tại Jerusalem, Israel chính thức mở cửa bất chấp sự phản đối từ Palestine và các quốc gia khác khắp thế giới. Sinh 1316 - Charles IV, Hoàng đế La Mã thần thánh (m. 1378) 1771 - Robert Owen, nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng người Anh 1863 - John Charles Fields nhà toán học Canada (m. 1932) 1928 - Nhạc sĩ Xuân Hồng (tên thật là Nguyễn Hồng Xuân) 1951 - Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni 1984 - Mark Zuckerberg, người sáng lập Facebook 1996 - Martin Garrix, DJ người Hà Lan Mất 964 - Giáo hoàng John XII, giáo hoàng 1470 - Vua Karl VIII của Thụy Điển (s. 1409) 1608 - Charles III, công tước Lorraine (s. 1543) 1610 - Henri IV vua nước Pháp bị tên cuồng tín François Ravaillac đâm chết trên đường Rue de la Ferronnerie, Paris. Ravaillac bị xử tử bằng tứ mã phanh thây 13 ngày sau đó. 1643 - Vua Louis XIII của Pháp (s. 1601) 1954 - Heinz Guderian, Đại tướng Lục quân Đức (s. 1888) 2000 - Obuchi Keizō, Thủ tướng Nhật Bản (s. 1937) 2010 - Ngô Khánh Thụy, chính trị gia người Singapore (s. 1918) Những ngày lễ và kỷ niệm 2017: Ngày của Mẹ
Ngày 15 tháng 5 là ngày thứ 135 (136 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 230 ngày trong năm. Sự kiện 221 – Hán Trung Vương Lưu Bị tức hoàng đế vị tại Thành Đô, cải niên hiệu, khởi đầu Thục Hán, tức ngày Bính Ngọ 6 tháng 4 năm Tân Sửu. 604 – Thái tử Shōtoku nhậm chức quan nhiếp chính cho nữ Thiên hoàng Suiko. 926 – Hậu Đường Trang Tông bị trọng thương và thiệt mạng trong một cuộc binh biến tại kinh thành Lạc Dương. 1636 – Hoàng Thái Cực cải quốc hiệu từ "Đại Kim" sang "Đại Thanh", trở thành hoàng đế khai quốc trên thực tế của triều Thanh. 1905 – Chiến tranh Nga-Nhật: Hai thiết giáp hạm Hatsuse và Yashima của Nhật Bản trúng thủy lôi của Nga và chìm ở ngoài khơi cảng Lữ Thuận. 1910 – Tại Milano, Đội tuyển bóng đá quốc gia Ý giành chiến thắng 6 - 2 trước đội tuyển Pháp trong trận đấu quốc tế đầu tiên của họ. 1919 – Khoa thi cuối cùng của nền thi cử truyền thống Việt Nam đã diễn ra và kết thúc với 7 đệ tam giáp đồng tiến sĩ và 16 phó bảng. 1941 – Thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. 1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Các lực lượng thân phát xít người Croatia và người Serbia đầu hàng quân đội Anh, chính thức chấm dứt Mặt trận Nam Tư. 1946 – Ngày thành lập trường Đại học Công Đoàn. 1972 – Hoa Kỳ trao trả quyền quản trị Okinawa cho Nhật Bản. 1975 – 70 vạn người ở Hà Nội và hàng triệu người tại Sài Gòn, Gia Định xuống đường tham gia cuộc mít tinh, diễu hành mừng Việt Nam thống nhất sau chiến thắng 30 tháng 4. 1988 – Chiến tranh Liên Xô tại Afghanistan: Sau hơn tám năm chiến đấu, Hồng quân Liên Xô bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan. 1991 – Việt Nam gia nhập Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế (gọi tắt là Interpol). Sinh 1915 - Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước (m. 1995) 1926 - Lê Văn Chiểu, là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng, Phó Giáo sư, là người Việt Nam đầu tiên sang Liên Xô học về Vũ khí, nguyên Hiệu phó Trường Đại học Kỹ thuật Quân sự, Phó Tư lệnh Kỹ thuật Đặc khu Quảng Ninh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (m. 2020) 1932 - Lê Văn Thân, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (m. 2005) 1970 - Frank de Boer, cầu thủ bóng đá người Hà Lan 1970 - Ronald de Boer, cầu thủ bóng đá người Hà Lan 1981 - Patrice Evra, cầu thủ bóng đá người Pháp 1986 - Matías Fernández, cầu thủ bóng đá người Chile 1989 - Sunny (ca sĩ), ban nhạc Girls' Generation, Hàn Quốc 1992 - H'Hen Niê, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 1993 - Quế Ngọc Hải, cầu thủ bóng đá người Việt Nam 1997 - Ousmane Dembélé, cầu thủ bóng đá người Pháp Mất 1876 – Nguyễn Phúc Hồng Cai, tước phong Kiên Thái vương, hoàng tử con vua Thiệu Trị nhà Nguyễn, cha của các vua Kiến Phúc, Đồng Khánh, Hàm Nghi (s. 1845). Ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 16 tháng 5 là ngày thứ 136 (137 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 229 ngày trong năm.. Sự kiện 290 – Hoàng thái tử Tư Mã Trung kế vị vua cha Tấn Vũ Đế mới qua đời, tức Tấn Huệ Đế. 947 – Khang vương Da Luật Nguyễn kế vị hoàng đế triều Liêu, tức Liêu Thế Tông. 1689 – Matsuo Basho cùng đệ tử là Kawai Sora bắt đầu du hành phía Bắc đảo Honshu, hành trình nổi tiếng nhất trong văn học Nhật Bản. 1955 – Thực dân Pháp rút quân khỏi Bắc Việt Nam tại Cát Bà. 1929 – Lễ trao Giải Oscar lần đầu tiên được tổ chức tại Hollywood, California, Hoa Kỳ. 1960 – Nhà vật lý học Theodore Maiman tiến hành laser hoạt động đầu tiên tại Phòng thí nghiệm HRL tại Malibu, California, Hoa Kỳ. 1966 – Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ban bố "Thông tri 16/5", Đại Cách mạng vǎn hoá vô sản bắt đầu tại Trung Quốc. 1966 – Ban nhạc The Beach Boys cho phát hành album Pet Sounds. Bob Dylan phát hành album Blonde on Blonde. 1975 – Nhà leo núi Nhật Bản Tabei Junko trở thành người phụ nữ đầu tiên chinh phục đỉnh Everest. 1975 – Sau khi bãi bỏ chế độ quân chủ, Sikkim chính thức trở thành một bang của Ấn Độ. 2007 – Nicolas Sarkozy nhậm chức Tổng thống Cộng hòa Pháp. Sinh 1824 – Tân Bình Quận công Nguyễn Phúc Miên Phong, hoàng tử con vua Minh Mạng nhà Nguyễn (m. 1860) 1825 – Đặng Huy Trứ, quan ngự sử ở triều đình nhà Nguyễn (m. 1874). 1966 – Janet Jackson, nữ ca sĩ Mỹ 1988 - Ahn Bo Hyun, diễn viên, người mẫu người Hàn Quốc 1992 – Davika Hoorne,diễn viên, người mẫu người Thái Lan 1993 – IU, ca sĩ, nhạc sĩ,diễn viên Hàn Quốc 1995 – Nguyễn Tuấn Anh, cầu thủ bóng đá người Việt Nam Mất 1209 - Tế Công Là Tu Sĩ Người Trung Quốc 1999 – Lê Tiến Phục, Thiếu tướng quân đội nhân dân Việt Nam (sinh 1922). 2019 – Bob Hawke, nhà chính trị, thủ tướng thứ 23 Australia (sinh 1929) Ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 17 tháng 5 là ngày thứ 137 (138 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 228 ngày trong năm. Sự kiện 528 – Thảm sát Hà Âm: Sau khi chiếm Lạc Dương, Nhĩ Chu Vinh hạ lệnh sát hại Hồ thái hậu, hoàng đế Nguyên Chiêu và hàng nghìn quan lại của Bắc Ngụy. 1742 – Chiến tranh Silesia lần thứ nhất: Nhà vua nước Phổ Friedrich II Đại Đế đánh tan tác quân Áo trong trận đánh tại Chotusitz. 1792 – Sàn giao dịch chứng khoán New York chính thức thành lập. 1869 – Chiến tranh Boshin: Quân triều đình đánh bại dư đảng của Mạc phủ Tokugawa trong trận Hakodate tại Hokkaido. 1900 – Chiến tranh Boer lần thứ nhì: Quân Anh Quốc giải vây tại Mafeking. 1940 – Đệ Nhị Thế Chiến: Đức chiếm đóng Bruxelles, Bỉ. 1997 – Thủ lĩnh Laurent-Desire Kabila xưng là tổng thống, đình chỉ Hiến pháp, đổi quốc hiệu từ Zaire sang Cộng hòa Dân chủ Congo, tiến vào thủ đô Kinshasa. 2004 – Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy có hiệu lực sau khi được 151 bên phê chuẩn. 2006 – Tàu sân bay USS Oriskany của Hoa Kỳ bị đánh chìm tại vịnh Mexico để làm một ám tiêu nhân tạo. 2014 – Một máy bay An-74 của Quân đội Lào gặp nạn tại tỉnh Xiengkhuang, khiến 17 người thiệt mạng, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng An ninh Lào. Sinh 1319 – Trần Hiến Tông, hoàng đế thứ sáu của nhà Trần (m. 1341). 1873 – Henri Barbusse, nhà vǎn Pháp (m. 1935). 1904 – Lê Văn Tỵ, Thống tướng Quân đội Việt Nam Cộng hòa (m. 1964). 1976 - Vương Lực Hoành, nam ca sĩ, nhạc sĩ Đài Loan. Mất 1916 – Thái Phiên, một trong những người đầu tiên theo Tây học tham gia phong trào chống thực dân Pháp ở miền Trung (s. 1882). 1938 – Tào Côn, nhân vật quân sự và chính trị người Trung Quốc, tổng thống của Trung Quốc (s. 1862). 2007 – Phạm Khắc, nhà quay phim, nhà nhiếp ảnh Việt Nam (s. 1939). 2010 – Hữu Lộc, nghệ sĩ hài người Việt Nam (s. 1973). 2022 - Vangelis, là một nhà soạn nhạc điện tử, progressive, ambient, jazz và nhạc giao hưởng người Hy Lạp, qua đời vì COVID-19 (s. 1943) Ngày lễ và kỷ niệm Ngày Hiến pháp (Nauru và Na Uy) Ngày Giải phóng (CHDC Congo) Ngày Thông tin Xã hội Quốc tế (World Information Society Day) Ngày quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính và chuyển giới (Tiếng Anh: International Day Against Homophobia and Transphobia, viết tắt: IDAHO)
Ngày 18 tháng 5 là ngày thứ 138 (139 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 227 ngày trong năm. Sự kiện 762 - Sau khi Đường Túc Tông qua đời, Thái tử Lý Dự đăng cơ kế vị hoàng đế triều Đường, tức Đường Đại Tông. 872 - Louis II của Ý lên ngôi trở thành Hoàng đế La Mã lần thứ hai tại Rome, ở tuổi 47. Lần đăng quang đầu tiên của ông là 28 năm trước, vào năm 844, dưới triều đại của cha ông là Lothair I. 1096 - Cuộc thập tự chinh thứ nhất: Khoảng 800 người Do Thái bị tàn sát ở Worms, Đức. 1152 - Henry II của Anh kết hôn với Eleanor xứ Aquitaine. Hai năm sau, ông trở thành vua. 1291 - Cuộc vây hãm Acre đánh dấu sự kết thúc của Thập tự chinh nơi Đất Thánh. 1302 - Bruges Matins, vụ thảm sát về đêm ở nhà tù Pháp tại Bruges bởi các thành viên của dân quân Flemish địa phương. 1388 - Trong trận chiến của hồ Buyur, Tướng Lam Ngọc dẫn đầu một đội quân Trung Quốc tiến công để đánh bại quân Mông Cổ của Nguyên Ích Tông. 1499 - Alonso de Ojeda chèo thuyền từ Cádiz đến Venezuela trên chuyến đi xuyên Nam Mỹ. 1593 - Thomas Kyd buộc tội Christopher Marlowe dị giáo làm cho ông bị bắt giữ. 1631 - Tại Dorchester, Massachusetts, John Winthrop tuyên thệ nhậm chức và trở thành Thống đốc đầu tiên của tiểu bang Massachusetts. 1756 - Chiến tranh Bảy năm bắt đầu khi Vương quốc Anh tuyên chiến với Pháp. 1783 - Những người trung thành với Đế chế Hoa Kỳ lần đầu tiên đến Parrtown (sau này gọi là Saint John, New Brunswick), Canada, sau khi rời Hoa Kỳ. 1794 - Trận Tourcoing diễn ra trong Chiến dịch Flanders của Chiến tranh Liên minh thứ nhất. 1803 - Các cuộc chiến tranh của Napoléon: Vương quốc Anh xóa bỏ Hiệp ước Amiens và tuyên chiến với Pháp. 1804 - Nghị viện Pháp tuyên bố Napoléon Bonaparte là hoàng đế của Pháp. 1811 - Trận Las Piedras: Chiến thắng quân sự đầu tiên của cuộc cách mạng Río de la Plata ở Uruguay do José Artigas đứng đầu. 1812 - John Bellingham bị kết tội tử hình vì vụ ám sát Thủ tướng Anh Spencer Perceval. 1848 - Lễ thành lập Quốc hội Đức đầu tiên (Nationalversammlung) diễn ra tại Frankfurt, Đức. 1860 - Abraham Lincoln thuộc Đảng Cộng hòa thắng cử tổng thống trước William H. Seward, người sau này trở thành Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ. 1863 - Nội chiến Hoa Kỳ: Cuộc vây hãm Vicksburg bắt đầu. 1896 - Một cuộc hoảng loạn tại Khodynka Field ở Moskva trong các lễ hội đăng quang của Sa hoàng Nicholas II của Nga dẫn đến cái chết của 1.389 người. 1900 - Vương quốc Anh tuyên bố bảo hộ cho Tonga. 1912 - Bộ phim Ấn Độ đầu tiên "Shree Pundalik" của Dadasaheb Torne, được phát hành tại Mumbai. 1916 - Nguyễn Phúc Bửu Đảo trở thành hoàng đế thứ 12 của triều Nguyễn, đặt niên hiệu là Khải Định. 1917 - Chiến tranh thế giới thứ nhất: Đạo luật dịch vụ sửa đổi năm 1917 được thông qua cho phép Tổng thống Hoa Kỳ nắm quyền kiểm soát. 1927 - Thảm họa trường Bath: 45 người, trong đó có nhiều học sinh bị giết trong một vụ nổ bom, thực hiện bởi một thành viên hội đồng trường học bất mãn với một số chính sách của trường ở Michigan. 1927 - Sau khi được thành lập trong 20 năm, Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc chấp thuận Đại học Tongji là một trong những trường đại học quốc gia đầu tiên của Trung Quốc Dân Quốc. 1933 - Tổng thống Franklin D. Roosevelt ký một dự thảo thành lập Tennessee Valley Authority (TVA). 1944 - Chính phủ Liên Xô trục xuất Crimean Tatars. 1948 - Lập pháp viện đầu tiên của Trung Quốc Dân Quốc chính thức thành lập tại Nam Kinh. 1953 - Chiến tranh Đông Dương: Chiến dịch Thượng Lào kết thúc với kết quả là Pathet Lào giành quyền kiểm soát được một số vùng lãnh thổ. 1955 - Cuộc di cư Việt Nam thực hiện lệnh di cư hơn 310.000 dân thường Việt Nam gồm binh sĩ và các thành viên không phải là người Việt của Quân đội Pháp từ Bắc vào miền Nam Việt Nam sau khi kết thúc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. 1961 - Công ước Quốc tế đã được thông qua tại Hội nghị viên của Liên hiệp quốc tế về quan hệ ngoại giao giữa các nước trên thế giới và miễn trừ ngoại giao. 1964 - Việt Nam đã khánh thành cầu Hàm Rồng (ở Thanh Hoá) và đoạn đường sắt Hàm Rồng - Vinh dài 156 km. 1969 - Chương trình Apollo: Tàu Apollo 10 được phóng lên quỹ đạo. 1974 - Thử nghiệm vũ khí hạt nhân: Theo dự án Smiling Buddha, Ấn Độ đã thành công kích nổ vũ khí hạt nhân đầu tiên của mình trở thành quốc gia thứ sáu sở hữu vũ khí hạt nhân. 1978 - Thực hiện Hiệp định vận chuyển hàng không giữa hai nước Việt-Pháp, chuyến bay đầu tiên của Hãng hàng không dân dụng Pháp đã đến sân bay Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh. 1980 - Núi St. Helens phun trào ở bang Washington, Hoa Kỳ, giết chết 57 người và gây thiệt hại 3 tỷ USD. 1980 - Phong trào dân chủ Gwangju: Sinh viên tại Gwangju, Hàn Quốc bắt đầu biểu tình nhằm kêu gọi cải cách dân chủ. 1990 - Tại Pháp, một chiếc tàu TGV cải tiến đạt kỷ lục về phương tiện trên đường sắt có tốc độ nhanh nhất thế giới là 515,3 km/h. 1991 - Một lãnh thổ ở miền bắc Somalia tuyên bố độc lập khỏi phần còn lại của quốc gia, tức Somaliland, song không được cộng đồng quốc tế công nhận. 1994 - Quân đội Israel rút lui hoàn toàn khỏi Dải Gaza sau khi chiếm đóng và đưa khu vực cho người Palestine cai trị. 2005 - Bức ảnh thứ hai từ Kính viễn vọng Không gian Hubble xác nhận rằng Sao Diêm Vương có hai mặt trăng mới là Nix và Hydra. 2009 - LTTE bị chính quyền Sri Lanka đánh bại, chấm dứt gần 26 năm chiến đấu giữa hai bên. 2015 - Ít nhất 78 người chết trong vụ lở đất do mưa lớn ở thị trấn Salgar ở Colombia. Sinh 1897 - Nguyễn Giác Ngộ, Thiếu tướng Quân đội Việt Nam Cộng hòa (mất 1967) 1920 - Giáo hoàng Gioan Phaolô II (mất 2005) 1922 - Nhạc sĩ Đỗ Nhuận, nguyên là Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam khoá 1 và khoá 2. (mất 1991) 1958 - Châu Nhuận Phát, Diễn viên người Hồng Kông 1962 - Sandra, ca sĩ Đức 1988 - Taeyang, thành viên nhóm nhạc Hàn Quốc Big Bang 1990 - Yuya Osako, cầu thủ người Nhật 2000- Onda - thành viên nhóm nhạc Everglow Mất 1926 - Nguyễn Văn Phước, tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa (mất 1971) 1990 - Giuse Maria Trịnh Văn Căn - Hồng y Công giáo thứ 2, người Việt Nam (sinh 1923) 2021 – Charles Grodin, dien viên Mỹ (sinh 1935) Những ngày lễ và kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Ngày 19 tháng 5 là ngày thứ 139 (140 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 226 ngày trong năm. Sự kiện 715 – Grêgôriô II được bầu làm giáo hoàng của Giáo hội Công giáo Rôma. 869 – Thủ lĩnh loạn binh Bàng Huân cho giết Quan sát sứ Thôi Ngạn Tăng cùng một số thủ hạ, và tuyên bố chống lại triều đình Đường. 934 – Tào thái hậu hạ lệnh phế Lý Tòng Hậu và giáng làm Ngạc vương, tức ngày Quý Dậu (4) tháng 4 năm Giáp Ngọ. 1536 – Người vợ thứ nhì của Quốc vương Anh Henry VIII là Anne Boleyn bị xử trảm vì các tội gian dâm, phản quốc và loạn luân. 1802 – Đệ nhất Tổng tài Pháp Napoléon Bonaparte thiết lập Bắc Đẩu Bội tinh. 1864 – Nội chiến Hoa Kỳ: Trận Spotsylvania Court House kết thúc. 1883 – Quân Cờ Đen phục kích lực lượng Pháp tại Cầu Giấy, giết chết sĩ quan chỉ huy quân Pháp là Henri Rivière. 1890 — Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. 1919 – Mustafa Kemal Atatürk đổ bộ lên Samsun ở ven bờ biển Đen, bắt đầu cuộc chiến được gọi là Chiến tranh giành độc lập của Thổ Nhĩ Kỳ. 1941 – Một hội nghị của Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh, gọi tắt là Việt Minh, theo đề xuất của Hồ Chí Minh. 1959 – Thành lập đơn vị vận tải quân sự chiến lược trên tuyến Đường mòn Hồ Chí Minh. 1991 – Đại đa số cử tri Croatia ủng hộ độc lập từ Nam Tư trong một cuộc trưng cầu dân ý bị cộng đồng người Serb thiểu số tẩy chay. Sinh 701 – Lý Bạch, nhà thơ theo chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng nhất thời Thịnh Đường nói riêng và Trung Hoa nói chung (m. 765) 1762 – Johann Gottlieb Fichte, triết gia người Đức (m. 1814) 1795 – Johns Hopkins, thương nhân và nhà nhân đạo người Mỹ (m. 1873) 1889 – Tản Đà, nhà thơ người Việt Nam (m. 1939) 1890 – Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (m. 1969) 1914 – Max Perutz, nhà sinh vật học người Áo–Mỹ, đoạt giải Giải Nobel hóa học (m. 2002) 1914 – Ngô Thanh Nguyên, nhà Trung Quốc học, kỳ thủ cờ vây tại Nhật Bản (m. 2014) 1930 – Rudolf E. Kálmán, nhà khoa học người Mỹ gốc Hungary (m. 2016) 1925 – Pol Pot, chính trị gia người Campuchia, Thủ tướng Campuchia (m. 1998) 1925 – Malcolm X, tu sĩ và nhà hoạt động người Mỹ (m. 1965) 1941 – Nora Ephron, đạo diễn, nhà sản xuất, nhà biên kịch người Mỹ (m. 2012) 1945 – Pete Townshend, ca sĩ người Anh 1952 – Bert van Marwijk, cầu thủ, huấn luyện viên bóng đá người Hà Lan. 1955 – James Gosling, nhà khoa học máy tính người Canada–Mỹ, tạo ra Java 1957 – Nguyễn Thanh Bình, chính trị gia người Việt Nam 1963 – Pilín León, Hoa hậu thế giới 1965 – Cecilia Bolocco, người mẫu và dẫn chương trình người Chile, Hoa hậu Hoàn vũ 1969 – Thomas Vinterberg, đạo diễn người Đan Mạch 1977 – Manuel Almunia, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha 1979 – Diego Forlán, cầu thủ bóng đá người Uruguay 1979 – Andrea Pirlo, cầu thủ bóng đá người Ý 1989 – Huỳnh Minh Thủy, tức Thủy Top, người mẫu, diễn viên, ca sĩ người Việt Nam 1992 - Marshmello, nhà sản xuất thu âm, DJ, ca sĩ người Mỹ 1993 – Kamiki Ryunosuke, diễn viên người Nhật Bản 1993 – Nguyễn Thị Huyền, vận động viên điền kinh Việt Nam 1995 - Nguyễn Văn Nam, học sinh (m. 2013) 1998 - E:U, ca sĩ Hàn Quốc, thành viên nhóm nhạc Everglow (nhóm nhạc) 2003 - JoJo Siwa, ca sĩ, dien viên My Mất 1296 – Giáo hoàng Cêlestinô V (s. 1215) 1389 – Dmitry Ivanovich Donskoy, Đại công tước Moskva (s. 1350) 1536 – Anne Boleyn, vương hậu của Anh (s. 1501) 1825 – Henri de Saint Simon, triết gia người Pháp (s. 1760) 1860 – Ang Duong, quốc vương Campuchia. 1864 – Nathaniel Hawthorne, tác gia người Mỹ (s. 1804) 1865 – Tăng Cách Lâm Thấm, tướng người Mông Cổ của triều Thanh (s. 1811) 1875 – Nguyễn Hữu Huân, thủ lĩnh nổi dậy người Việt Nam (s. 1830) 1883 – Henri Rivière, sĩ quan và nhà văn người Pháp (s. 1827) 1895 – José Martí, nhà báo, nhà thơ, nhà triết học người Cuba (s. 1853) 1935 – T. E. Lawrence, đại tá người Anh Quốc (s. 1888) 1954 – Charles Ives, nhà soạn nhạc người Mỹ (s. 1874) 1960 – Bùi Kỷ, nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hóa người Việt Nam (s. 1888) 1962 - Hồ Văn Tố, Thiếu tướng Quân đội Việt Nam Cộng hòa (Sinh 1915) 1994 – Jacqueline Kennedy Onassis, nhà báo, Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ (s. 1929) 2000 – Thu Hồ, ca sĩ, nhạc sĩ người Việt Nam (s. 1919) 2001 – Alexei Maresiev, phi công người Liên Xô và Nga (s. 1916) 2002 – John Gorton, quân nhân và chính trị gia người Úc, Thủ tướng Úc (s. 1911) 2009 – Robert F. Furchgott, nhà hóa sinh học người Mỹ, đoạt Giải Nobel hóa học (s. 1916) 2010 – Thanh Vũ, soạn giả cải lương người Việt Nam (s. 1948) Ngày lễ và kỷ niệm Kỷ niệm thường niên ngày sinh của Hồ Chí Minh được tổ chức ở nhiều cơ quan ở Việt Nam và thủ tục dâng hương tại Lăng Hồ Chí Minh.
Ngày 20 tháng 5 là ngày thứ 140 (141 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 225 ngày trong năm. Sự kiện 325 – Công đồng đầu tiên tại Nicea được triệu tập bởi Hoàng Đế La Mã Constantinus I. 1925 – Giáo hoàng Piô–9 tấn phong chức Khâm sứ đầu tiên ở Đông Dương cho giám mục Agiuti. 1941 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Quân Đức thả lính dù xuống đảo Crete, mở màn trận chiến trên đảo với quân đội Đồng Minh. 1969 – Chiến tranh Việt Nam: Trận Đồi Thịt Băm tại Thừa Thiên kết thúc, Quân lực Hoa Kỳ chiếm ngọn đồi. 1983 – Luc Montagnier công bố phát hiện của ông về vi-rút HIV gây bệnh liệt kháng trên tạp chí Science, là công bố đầu tiên về vi-rút này. 1989 – Chính quyền Trung Quốc áp đặt thiết quân luật nhằm đối phó với các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ đang diễn ra, dẫn đến sự kiện thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn. Sinh 1717 – Lê Hiển Tông, vị hoàng đế áp chót của nhà Lê Trung hưng cũng như là thứ 26 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam (m. 1786). 1799 – Honoré de Balzac nhà vǎn hiện thực lớn của nước Pháp (m. 1850) 1830 – Hector Malot, văn hào Pháp (m. 1907) 1836 – Nguyễn Phúc Miên Hoang, tước phong Kiến Phong Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1888) 1851 – Emile Berliner, nhà phát minh người Đức, phát minh ra máy quay đĩa (m. 1929) 1883 – Vua Faisal I của Iraq (m. 1933). 1897 – Diego Abad de Santillán nhà kinh tế, tác giả người Tây Ban Nha (m. 1983) 1908 – James Stewart, huyền thoại điện ảnh Hoa Kỳ (m. 1997) 1919 – Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, giám mục Công giáo người Việt, hồng y – tổng giám mục Tổng giáo phận Hà Nội (1994 – 2005) (m. 2009) 1924 – Aida Mitsuo, nhà thơ, nhà thư pháp Nhật Bản (m. 1991) 1929 – Hoài An (nhạc sĩ sinh 1929), nhạc sĩ người Việt Nam 1946 – Cher, diễn viên và ca sĩ người Hoa Kỳ 1948 – Lệ Thủy, nghệ sĩ cải lương Việt Nam 1981 – Iker Casillas, thủ môn bóng đá người Tây Ban Nha 1982 – Petr Čech, thủ môn bóng đá người Cộng hòa Séc 1990 – Nhã Phương, nữ diễn viên người Việt Nam Mất 1285 – John II của Jerusalem, vua đảo Síp. 1506 – Cristoforo Colombo, nhà thám hiểm người Tây Ban Nha gốc Ý. 1622 – Osman II, Hoàng đế của đế quốc Ottoman (s. 1604) 2009 – Nguyễn Bá Cẩn, thủ tướng Việt Nam Cộng hòa (s. 1930) Những ngày lễ và kỉ niệm Quốc khánh (Cameroon) Ngày căm thù sự diệt chủng của chế độ Pol Pot (Campuchia)
Ngày 21 tháng 5 là ngày thứ 141 (142 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 224 ngày trong năm. Sự kiện 934 - Sau khi tiến vào kinh thành Lạc Dương, Lý Tòng Kha trở thành hoàng đế của triều Hậu Đường, tức ngày Ất Hợi (6) tháng 4 năm Giáp Ngọ. 1804 – Nghĩa trang Père-Lachaise tại Paris, Pháp bắt đầu mở cửa. 1904 – Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) được thành lập tại Paris, Pháp. 1972 - Liên quân Lào-Việt Nam mở chiến dịch phòng ngự cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng, nhằm đánh bại cuộc tấn công lấn chiếm của gần 80 tiểu đoàn phái hữu Lào và quân Thái Lan được Mỹ chi viện. 1991 - Cố Thủ tướng Ấn Độ Rajiv Gandhi bị chết trong vụ đánh bom tự sát ở làng Sriperumbudur, cách thành phố Chennai, Ấn Độ hơn 48 km (30 dặm Anh). 1998 – Tổng thống Suharto của Indonesia từ nhiệm sau các náo động trong nước chống lại sự cai trị kéo dài 31 năm của ông. 2000 – Khánh thành cầu Mỹ Thuận, cầu dây văng lớn nhất Việt Nam thời điểm đó. 2012 – Hơn một trăm người thiệt mạng trong một vụ đánh bom tự sát nhằm vào các binh sĩ tại thủ đô Sana'a của Yemen. Sinh 1792 – Gaspard-Gustave de Coriolis, nhà toán học và nhà vật lý người Pháp (m. 1843). 1827 – Nguyễn Phúc Miên Quan, tước phong Kiến Tường công, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1847). 1860 – Barton Appler Bean, nhà ngư học người Mỹ (m. 1947). 1993 – Aron (NU'EST), ca sĩ Hàn Quốc. Mất 252 – Tôn Quyền, hoàng đế Đông Ngô, tức ngày Ất Mùi tháng 4 năm Nhâm Thân (s. 182) 987 – Vua Louis V của Pháp. 1254 – Conrad IV của Đức (s. 1228). 1481 – Christian I Đan Mạch, vua của Na Uy và Thụy Điển (s. 1426). 1801 – Nguyễn Phúc Hy, tước phong Thuận An công, hoàng tử con vua Gia Long (s. 1782). 1947 – Huỳnh Thúc Kháng, chí sĩ người Việt Nam (s. 1876). 1968 - Lê Anh Xuân, nhà thơ, liệt sĩ Việt Nam (s. 1940). 1973 – Ivan Stepanovich Koniev, Nguyên soái Liên bang Xô Viết. Những ngày lễ và kỷ niệm Ngày Chè Quốc tế
Ngày 22 tháng 5 là ngày thứ 142 (143 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 223 ngày trong năm. Sự kiện 1455 – Chiến tranh Hoa Hồng khởi đầu bằng trận St Albans tại phía bắc Luân Đôn, quân của Công tước xứ York bắt giữ Quốc vương Henry VI của Anh 1809 – Chiến tranh Liên minh thứ năm: Hoàng đế Napoléon Bonaparte lần đầu tiên bị quân đội đối phương đẩy lui trong trận Aspern-Essling tại Áo. 1849 – Abraham Lincoln được cấp một bằng sáng chế cho một phát minh về nâng tàu qua chướng ngại vật trên một sông, trở thành tổng thống duy nhất của Hoa Kỳ từng được cấp bằng sáng chế. 1960 – Một trận động đất độ lớn 9.5 xảy ra tại miền Nam Chile khiến hàng ngàn người thiệt mạng; đây được xem là trận động đất cường độ mạnh nhất từng được ghi nhận. 1972 – Tổng thống Mỹ Nichxơn (Richard Nixon) chính thức đi thǎm Liên Xô, tiến hành hội đàm với Tổng Bí thư Leonid Brezhnev. Nhân cuộc đi thǎm, hai bên đã ký nhiều hiệp ước về kinh tế, khoa học - kỹ thuật, vǎn hoá và bảo vệ môi trường. Quan trọng nhất là hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược SALT, đánh dấu giai đoạn hoà hoãn giữa hai siêu cường trên thế giới. 1990 – Microsoft phát hành hệ điều hành Windows 3.0. 1990 – Cộng hòa Ả Rập Yemen và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Yemen thống nhất để hình thành Cộng hòa Yemen. 2001 – Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy được ký kết. 2010 - Giao dịch Bitcoin thật đầu tiên: 10.000 Bitcoin mua 2 cái bánh pizza. 2012 – Tokyo Sky Tree được khánh thành, hiện là tháp cao nhất và công trình kiến trúc cao thứ nhì trên thế giới. 2013 – Mất điện toàn miền Nam Việt Nam do sự cố xe cần cẩu. 2014 – Ít nhất 43 người chết và hơn 90 người bị thương trong vụ khủng bố nổ bom tại khu chợ trời ở Urumqi, thủ phủ khu tự trị Tân Cương. 2020 – Rơi máy bay tại Pakistan khiến 107 người thiệt mạng. Sinh 1826 – Nguyễn Phúc Miên Gia, tước phong Quảng Biên Quận công, hoàng tử nhà Nguyễn (m. 1875) 1859 – Arthur Conan Doyle, nhà văn Anh, cha đẻ của nhân vật thám tử Sherlock Holmes lừng danh (m. 1930). 1901 – Nhà vǎn Ngô Vǎn Triện, bút danh Trúc Khê. 1946 – George Best, cầu thủ bóng đá người Bắc Ireland 1975 – Duy Mạnh, ca sĩ người Việt Nam 1978 – Ginnifer Goodwin, diễn viên người Mỹ 1979 – Maggie Q, diễn viên Mỹ 1987 – Arturo Vidal, cầu thủ bóng đá người Chile 1991 – Suho, thành viên nhóm nhạc EXO người Hàn Quốc Mất 1975 – Tô Bính Văn, tướng lĩnh người Trung Quốc (s. 1892) 1883 – Jacques Antoine Charles Bresse, kỹ sư xây dựng Pháp (s. 1822) 1885 – Victor Hugo, văn hào Pháp (s. 1802) 2002 – Lê Trung Tường, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (Sinh 1927) 2018 − Philip Roth, tiểu thuyết gia người Mỹ gốc Do Thái. Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 23 tháng 5 là ngày thứ 143 (144 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 222 ngày trong năm. Sự kiện 619 – Vương Thế Sung tuyên bố vua Tùy là Dương Đồng hạ lệnh nhường ngôi cho mình, triều Tùy hoàn toàn kết thúc. 1430 – Jeanne d'Arc bị người Bourgogne bắt trong khi đang dẫn quân đến cứu viện Compiègne. 1592 – Một hạm đội của Nhật Bản dời đảo Tsushima đến Busan của Triều Tiên, Chiến tranh Nhâm Thìn bùng phát. 1844 – Một thương nhân tại Shiraz, Ba Tư tuyên bố rằng mình là một nhà tiên tri, sáng lập một phong trào tôn giáo là tiền thân của Bahá'í. 1885 - Kinh đô Huế thất thủ vào tay Pháp. Vua Hàm Nghi chạy khỏi Huế. 1915 – Chiến tranh thế giới thứ nhất: Ý tham gia phe Hiệp ước sau khi tuyên bố chiến tranh với Đế quốc Áo-Hung. 1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Thống chế đội cận vệ Đức Quốc xã là Heinrich Himmler tự sát trong khi bị Đồng Minh giam giữ. 1949 – Tây Berlin thành lập, bao gồm các khu vực chiếm đóng của Hoa Kỳ, Anh Quốc và Pháp. 1977 – Việt Nam và vương quốc Tây Ban Nha thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. 1983 – Thành lập vườn quốc gia Cát Bà. 1995 – Phiên bản đầu tiên của ngôn ngữ lập trình Java được phát hành. Sinh 1052 – Vua Philippe I của Pháp (m. 1108). 1707 – Carl Linnaeus, bác sĩ kiêm nhà thực vật học và nhà động vật học người Thụy Điển (m. 1778). 1844 – Abdu’l-Bahá, con trai cả của Bahá'u'lláh và người đứng đầu của tôn giáo Bahá'í từ 1892 đến 1921. 1870 – Nơ Trang Long, người lãnh đạo nhân dân các dân tộc Tây Nguyên đánh giặc Pháp trong suốt 24 nǎm (m. 1935). 1958 – Drew Carey, diễn viên người Mỹ. Mất 1125 – Henry V, Hoàng đế La Mã (s. 1081). 1696 – Tống Thị Lĩnh, tôn hiệu Hiếu Nghĩa Hoàng hậu, cung tần của chúa Nguyễn Phúc Thái, mẹ của chúa Nguyễn Phúc Chu (s. 1653). 1847 – Nguyễn Phúc Miên Mật, tước phong Quảng Ninh Quận vương, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1825). 1866 – Nguyễn Phúc Đoan Thận, phong hiệu Tân Hòa Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (s. 1822). 1945 – Heinrich Himmler tự sát (s. 1900) 2014 – Thanh Bình, nhạc sĩ, tác giả bài Tình lỡ Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 24 tháng 5 là ngày thứ 144 (145 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 221 ngày trong năm. Sự kiện 934 – Cựu hoàng Lý Tòng Hậu của Hậu Đường bị sát hại theo lệnh của tân đế Lý Tòng Kha. 1738 – John Wesley cải đạo sau một buổi cầu nguyện với một nhóm tín hữu Moravia, về bản chất là sự khởi đầu cho Phong trào Giám Lý. 1941 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Trong trận chiến eo biển Đan Mạch, thiết giáp hạm Bismarck của Đức đánh chìm tàu chiến - tuần dương HMS Hood của Anh, khiến hơn một nghìn người thiệt mạng. 1956 – Cuộc thi ca hát truyền hình châu Âu đầu tiên được tổ chức tại Lugano, Thụy Sĩ. 1977 – Việc xây dựng Nhà kỷ niệm Mao Chủ tịch tại Bắc Kinh, Trung Quốc được hoàn thành, đây là nơi đặt thi hài của Mao Trạch Đông. 1989 – Bão Cecil đổ bộ vào miền Trung Việt Nam, sau đó mưa lớn đi kèm bão gây lũ lụt khiến hơn 700 người thiệt mạng. 1999 – Tòa án Hình sự Quốc tế về Nam Tư cũ truy tố Slobodan Milošević và bốn người khác về các tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người tại Kosovo. Sinh 1544 – William Gilbert, người có những công trình nghiên cứu có tính chất mở đầu về hiện tượng từ và đã được đánh giá là nhà khoa học lỗi lạc của nước Anh (m. 1603). 1819 – Nữ hoàng Victoria của Anh (m. 1901). 1821 – Nguyễn Phúc Đoan Trinh, phong hiệu Phú Mỹ Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (m. 1899) 1905 – Nhà văn Nga Mikhail Aleksandrovich Sholokhov 1906 – Harry Hammond Hess, nhà địa chất học đã đưa ra học thuyết tách giãn đáy đại dương (m. 1969). 1940 – Joseph Brodsky, nhà thơ, nhà văn Mỹ gốc Nga (m. 1996). 1966 – Eric Cantona, cầu thủ bóng đá Pháp. 1988 – Binz, ca sĩ, rapper người Mỹ gốc Việt. Mất 934 – Lý Tòng Hậu, hoàng đế của triều Hậu Đường, tức ngày Mậu Dần (9) tháng 4 năm Giáp Ngọ 1944 – Hoàng Văn Thụ, nhà cách mạng dân tộc người Việt Nam 1970 – Phan Khắc Sửu, Quốc trưởng Việt Nam Cộng hòa (s. 1905) 1994 - Võ Văn Cảnh, Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa 2010 – Nguyễn Ngọc Oánh, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (s. 1925) 2014 – Thuận Yến, nhạc sĩ Việt Nam Những ngày lễ và kỷ niệm Ngày kỉ niệm nữ vương Victoria ra đời
Ngày 25 tháng 5 là ngày thứ 145 (146 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 220 ngày trong năm. Sự kiện 1954 – Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ quyết định tiến hành đợt 1 cải cách ruộng đất ở 47 xã thuộc các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên) và 6 xã thuộc huyện Nông Cống (tỉnh Thanh Hoá). Đợt 1 này kết thúc vào ngày 20–9–1954. 1977 – Phim khoa học giả tưởng Chiến tranh giữa các vì sao do George Lucas viết kịch bản và đạo diễn được phát hành, trở thành một trong những bộ phim thành công nhất mọi thời đại. 1981 – Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh được thành lập tại Riyadh, Ả Rập Saudi. 1994 – Liên Hợp Quốc chấm dứt việc ủy trị đối với Palau sau khi Hoa Kỳ và Palau đồng ý thiết lập nền độc lập cho Palau. 2001 – Erik Weihenmayer trở thành người mù đầu tiên leo tới đỉnh của Everest. Sinh 1550 – Camillus de Lellis, linh mục Công giáo sáng lập dòng tá viên chuyên phục vụ bệnh nhân. 1770 – Lê Ngọc Hân, con gái của vua Lê Hiển Tông, kế hậu của vua Quang Trung (m. 1799) 1791 – Minh Mạng, hoàng đế thứ hai của nhà Nguyễn (m. 1841). 1969 - Anne Heche, diễn viên người Mỹ (m. 2022). 1985 – Roman Reigns, vận động viên đô vật chuyên nghiệp Mất 1369 – Trần Dụ Tông, hoàng đế thứ bảy của nhà Trần (s. 1336). 1818 – Danh sĩ Bùi Huy Bích (s. 1744). 1865 – Nguyễn Phúc Miên Miêu, tước phong Trấn Định Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1832). 1973 – Lý Đức Quân, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (Sinh 1930) 2020 – George Floyd (s. 1973). Những ngày lễ và kỷ niệm Ngày Quốc tế các trẻ em bị mất tích (International Missing Children Day)
Ngày 26 tháng 5 là ngày thứ 146 (147 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 219 ngày trong năm. Sự kiện 1805 – Napoleon Bonaparte tiến hành nghi lễ đăng quang quốc vương của Ý tại nhà thờ chính tòa Milano. 1896 – Nikolai II của Nga tiến hành nghi lễ đăng quang Sa hoàng Nga tại Đại giáo đường Upensky thuộc Moskva. 1897 – Dracula được xuất bản, là tiểu thuyết mang lại nhiều ảnh hưởng về ma cà rồng của tác giả người Ireland Bram Stoker. 1918 – Gruzia tuyên bố độc lập từ Đế quốc Nga. 1940 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Thủ tướng Anh Winston Churchill đưa ra lệnh bắt đầu chiến dịch Dynamo 1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Quân Ý-Đức phát động tấn công lực lượng Đồng Minh tại Gazala, miền đông Libya. 1970 – Tupolev Tu-144 của Liên Xô trở thành phương tiện vận chuyển thương mại đầu tiên vượt qua vận tốc âm thanh. 1972 – Hoa Kỳ và Liên Xô ký kết Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo. Sinh 1566 – Mehmed III, Sultan thứ 13 của Đế quốc Ottoman (m. 1603) 1799 – Felipe Poey, nhà động vật học người Cuba (m. 1891). 1867 – Mary xứ Teck, hoàng hậu Đế quốc Anh. 1981 – Isaac Slade, nhạc sĩ người Mỹ (The Fray). Mất 1829 – Nguyễn Phúc Quân, tước phong Quảng Uy công, hoàng tử con vua Gia Long (s. 1809). 1978 – Tamara Karsavina, nữ vũ công Nga (s. 1885). 1979 – Kim Ngọc, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phú, Việt Nam (s. 1917). Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 27 tháng 5 là ngày thứ 147 (148 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 218 ngày trong năm. Sự kiện 398 – Hoàng đế Hậu Yên Mộ Dung Bảo bị sát hại sau một thời gian chạy trốn, Lan Hãn đoạt quyền và xưng là đại thiền vu. 1703 – Sa hoàng Pyotr I của Nga cho thành lập thành phố Sankt-Peterburg trên lãnh thổ mới chiếm được từ Thụy Điển. 1905 – Chiến tranh Nga-Nhật: Hạm đội của Nga thất bại nặng nề trước hạm đội của Nhật Bản trong Hải chiến Tsushima và phải đầu hàng vào ngày hôm sau. 1941 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Thiết giáp hạm Bismarck của Đức bị đánh chìm tại Đại Tây Dương, khiến hơn hai nghìn người thiệt mạng. 1946 - Thành lập Xứ Thượng Nam Đông Dương trong Liên bang Đông Dương với thủ phủ đặt ở Đà Lạt 1985 – Tại Bắc Kinh, đại diện của Trung Quốc và Anh Quốc trao đổi văn kiện phê chuẩn hiệp ước trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc vào năm 1997. 1990 – Liên minh Quốc gia vì Dân chủ của Aung San Suu Kyi giành chiến thắng trong tổng tuyển cử tại Myanmar, song chính phủ quân sự sau đó hủy bỏ kết quả. 1994 – Tác giả đoạt giải Nobel Alexander Solzhenitsyn trở về Nga sau khi trải qua hai thập kỷ sống lưu vong. 1994 – Bắt đầu vận hành Đường dây 500 kV Bắc - Nam tại Việt Nam, góp phần chấm dứt tình trạng thiếu điện trầm trọng ở miền Trung và miền Nam Việt Nam. Sinh 1918 - Nakasone Yasuhiro, thủ tướng Nhật Bản 1923 - Henry Kissinger, ngoại trưởng Hoa Kỳ, giải Nobel Hòa bình năm 1973 Mất 1910 - Robert Koch, bác sĩ người Đức, phát hiện vi khuẩn bệnh lao, bệnh than và bệnh tả, giải Nobel Y học năm 1905 (s. 1843) 1964 - Jawaharlal Nehru, thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ (s. 1889) 2000 - Maurice Richard, cầu thủ khúc côn cầu trên băng Canada, biểu tượng văn hóa của cư dân nói tiếng Pháp tại Québec (s. 1921) Ngày lễ và kỷ niệm Ngày Bãi nô (Guadeloupe, Saint Barthélemy, Saint Martin) Ngày Thiếu nhi (Nigeria)
Ngày 28 tháng 5 là ngày thứ 148 (149 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 217 ngày trong năm. Sự kiện 585 TCN – Hiện tượng nhật thực xảy ra như dự đoán của nhà triết học và khoa học Hy Lạp Thales. 1351 – Lưu Phúc Thông phát động khởi nghĩa, đánh chiếm Dĩnh châu, khởi đầu khởi nghĩa Khăn Đỏ chống triều Nguyên. 1858 – Đế quốc Nga và triều Thanh ký kết điều ước Ái Hồn, theo đó vùng đất phía bắc sông Amur trở thành lãnh thổ của Nga. 1871 – Công xã Paris hoàn toàn thất thủ trước quân Versailles. 1905 – Chiến tranh Nga-Nhật: Hạm đội của Nga thất bại nặng nề trước Hạm đội của Nhật Bản trong Hải chiến Tsushima, hải chiến mang tính hủy diệt duy nhất trong Lịch sử được tiến hành bằng hạm đội thiết giáp hạm hiện đại. 1937 – Hãng sản xuất ô tô Volkswagen (VW) của Đức được thành lập. 1964 – Liên đoàn Ả Rập thành lập Tổ chức Giải phóng Palestine với mục tiêu tiêu diệt Nhà nước Israel thông qua đấu tranh. 1987 – Phi công nghiệp dư người Đức Mathias Rust lái chiếc máy bay Cessna 172 P xâm nhập không phận Liên Xô cũ, vượt qua hơn ngàn km không bị ngăn chặn, hạ cánh ở cạnh Quảng trường Đỏ Moskva là vùng cấm bay và là biểu tượng của Liên Xô. 1989 – AIDC F-CK-1 Ching-kuo, loại máy bay tiêm kích do Trung Hoa Dân Quốc thiết kế và phát triển với trợ giúp từ Hoa Kỳ, có chuyến bay thử nghiệm thành công đầu tiên. 1999 – Sau 21 năm phục chế, bức hoạ kiệt tác Bữa ăn tối cuối cùng của Leonardo da Vinci tiếp tục được đưa ra trưng bày tại Milano, Ý. Sinh 1441 – Lê Nhân Tông, Hoàng đế Hậu Lê, Việt Nam. 1827 – Nguyễn Thông, danh sĩ, đại thần Việt Nam (m. 1884). 1900 – Cao Xuân Huy, giáo sư chuyên về Lịch sử tư tưởng Triết học phương Đông người Việt Nam. 1905 – Hoàng Quốc Việt, chính khách, đảm nhiệm các vai trò Bí thư Tổng bộ Việt Minh, Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ (m. 1992). 1944 – Sondra Locke, nữ Diễn viên Mỹ (m. 2018). 1945 – John Fogerty, nữ ca sĩ nhạc rock người Mỹ (Creedence Clearwater Revival). 1968 – Kylie Minogue, nữ ca sĩ nhạc pop người Úc. 1975 – Xa Thi Mạn, Diễn viên, người dẫn chương trình, ca sĩ người Hồng Kông 1994 – John Stones, cầu thủ bóng đá người Anh. 1998 – Kim Da-hyun Thành viên nhóm nhạc Twice (nhóm nhạc) người Hàn Quốc. 1999 – Cameron Boyce, Diễn viên, ca sĩ người Mỹ (m. 2019). Mất 1840 – Nhà bác học Việt Nam Phan Huy Chú. 1849 – Nữ tiểu thuyết gia người Anh Anne Brontë (s. 1820) 2007 – Đại tướng Công an Nhân dân Việt Nam Mai Chí Thọ. 2009 – Trần Văn Minh, Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 29 tháng 5 là ngày thứ 149 (150 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 216 ngày trong năm. Sự kiện 479 – Sau khi buộc Lưu Tống Thuận Đế phải thiện vị, Tiêu Đạo Thành lên ngôi hoàng đế, mở đầu triều Nam Tề. 1453 – Constantinopolis thất thủ: Quân Ottoman dưới quyền Sultan Mehmed II chiếm được Constantinopolis sau 53 ngày bao vây, kết thúc Đế quốc Đông La Mã. 1660 – Chế độ quân chủ tại Anh được khôi phục dưới quyền của Quốc vương . 1937 – Báo L'Avant Gardel (Tiền phong), cơ quan của lao động và nhân dân Đông Dương, ra số đầu tiên tại Sài Gòn. 1946 – Ngày thành lập Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam, gọi tắt là hội Liên Việt. 1900 – Sĩ quan Pháp Émile Gentil thành lập đô thị Fort-Lamy, nay là thủ đô N'Djamena của Tchad. 1953 – Edmund Hillary và Tenzing Norgay trở thành những người đầu tiên lên đến đỉnh của Everest. 1968 – Manchester United trở thành câu lạc bộ bóng đá Anh đầu tiên đoạt Cúp vô địch châu Âu khi đánh bại câu lạc bộ Benfica trong trận chung kết. 1985 – Dưới lực đẩy của những người hâm mộ bóng đá trong cơn náo loạn trước trận chung kết Cúp vô địch châu Âu giữa đội Liverpool và Juventus, một bức tường tại sân vận động Heysel ở Bruxelles, Bỉ sụp đổ, khiến 39 người thiệt mạng và hơn 600 người bị thương. 2007 – Hiệp định về phân định ranh giới thềm lục địa giữa Việt Nam và Indonesia có hiệu lực.\ 2023-cuộc bầu cử tổng thống 2023 ở Thổ Nhĩ Kì kết thúc với chiến thắng của Recep tayyip erdogan Sinh 1860 – Isaac Albéniz (Isắc Anbênit), nhạc sĩ Tây Ban Nha. 1905 – Hoàng Quốc Việt, Uỷ viên Bộ chính trị Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Công đoàn, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao, Chủ tịch Đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 1917 – John F. Kennedy (m. 1963), Tổng thống thứ 35 của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ 1929 – Đỗ Quốc Sam (m. 2010), Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học, nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam. 1999 — Park Ji-hoon, thần tượng âm nhạc, diễn viên người Hàn Quốc, cựu thành viên nhóm nhạc Wanna One. Mất 1854 – Nguyễn Phúc Đoan Thuận, phong hiệu Định Mỹ Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (s. 1820). 1892 – Bahá'u'lláh, người sáng lập tôn giáo Bahá'í. 1971 – Nguyễn Thị Định, thứ phi của vua Thành Thái, mẹ của vua Duy Tân (s. 1883). 2021 Gavin McLeod, diễn viên người Mỹ (s. 1931). B. J. Thomas, ca sĩ, diễn viên người Mỹ (s. 1942). Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 30 tháng 5 là ngày thứ 150 (151 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 215 ngày trong năm. Sự kiện 1431 – Chiến tranh Trăm Năm: Jeanne d'Arc bị người Anh thi hành án tử hình bằng cách hỏa thiêu tại Rouen, Pháp. 1574 – Henri III lên ngôi vua nước Pháp 1788 – Luật chơi cricket đầu tiên của MCC ra đời. 1854 – Tổng thống Hoa Kỳ Franklin Pierce ký thành luật Đạo luật Kansas-Nebraska, thành lập hai lãnh thổ Kansas và Nebraska. 1949 – Chính phủ Liên bang Đông Dương trao quyền quản lý Cao nguyên Trung phần cho chính phủ Quốc gia Việt Nam. 1963 – Biến cố Phật giáo: một cuộc biểu tình chống phân biệt đối xử ủng hộ Công giáo xảy ra ở miền nam Việt Nam. 1974 – Máy bay chở khách Airbus A300 phục vụ lần đầu tiên trên đường bay của Air France. 1989 – Sự kiện Thiên An Môn: Các sinh viên biểu tình trên quảng trường Thiên An Môn bỏ màn che tượng "Nữ thần Dân chủ". Sinh 1672 – Pyotr I của Nga, tức Pyotr Đại đế (lịch Julius) (m. 1725) 1820 – Nguyễn Phúc Miên Bảo, tước phong Tương An Quận vương, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1854). 1980 – Steven Gerrard, cầu thủ bóng đá Anh 1989 – Hyomin, nữ ca sĩ người Hàn Quốc 1989 – Ailee, ca sĩ Hàn Quốc 1990 – Yoona, Diễn viên, ca sĩ nhóm nhạc Girl's Generation của Hàn Quốc 1997 – Eunha (ca sĩ), nữ ca sĩ, Diễn viên người Hàn Quốc, thành viên nhóm nhạc GFriend Mất 947 – Mã Hy Phạm, quân chủ nước Sở, tức ngày Nhâm Thìn (8) tháng 5 năm Đinh Mùi (s. 899) 1431 – Jeanne d'Arc, nữ anh Hùng dân tộc người Pháp (s. 1412) 1574 – Vua Charles IX của Pháp (s. 1550) 1778 – Voltaire, vǎn sĩ, thi sĩ, kịch sĩ, sử gia, triết gia, và đại biểu xuất sắc của triết học thời kỳ Khai sáng Pháp. 1921 – Phan Kế Bính, nhà vǎn, nhà nghiên cứu, dịch giả Việt Nam (s. 1875) 2009 – Bùi Đình Đạm, Thiếu tướng Việt Nam Cộng hòa Ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 31 tháng 5 là ngày thứ 151 (152 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 214 ngày trong năm. Sự kiện 526 – Một trận động đất lớn tấn công Antioch, Thổ Nhĩ Kỳ làm thiệt mạng 250.000 người. 1223 – Quân Mông Cổ dưới quyền Triết Biệt và Tốc Bất Đài đánh bại liên quân các quốc gia Rus và Cuman tại Donetsk, Ukraina ngày nay. 1578 – Quốc vương Henri III đặt viên đá đầu tiên cho Pont Neuf, nghĩa là "cầu mới", bắc qua sông Seine tại Paris, Pháp. 1740 – Thái tử Friedrich II kế vị quốc vương của Phổ, ông là một nhà lý luận quân sự nổi bật. 1838 – Cộng hòa Liên bang Trung Mỹ giải thể. 1911 – Tàu khách vượt đại dương RMS Titanic được hạ thủy. 1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Các tàu ngầm của Nhật Bản bắt đầu tấn công cảng Sydney, Úc nhằm đánh chìm các tàu chiến của quân Đồng Minh. 1962 – Liên bang Tây Ấn giải thể. 1962 – Trung tá đội cận vệ Đức Quốc xã Adolf Eichmann bị Israel thi hành án tử hình tại nước này. Sinh 1417 – Nguyễn Trực, trạng nguyên nhà Lê (m. 1474) 1852 – Julius Richard Petri, nhà vi khuẩn học người Đức 1919 – Huy Cận, nhà thơ người Việt Nam (m.2005) 1930 – Clint Eastwood, đạo diễn, diễn viên người Mỹ 1964 – Scotti Hill, nhạc sĩ guitar nhạc rock 1976 – Colin Farrell, diễn viên người Ireland 1983 – Trần Nghiên Hy, diễn viên, ca sĩ người Đài Loan 1989 – Marco Reus, cầu thủ bóng đá Đức đang thi đấu cho Borussia Dortmund và Đội tuyển bóng đá quốc gia Đức 1990 – Đàm Tùng Vận, diễn viên người Trung Quốc 1995 – Hòa Minzy, nữ ca sĩ kiêm diễn viên người Việt Nam. Mất 1809 – Joseph Haydn, nhà soạn nhạc người Áo (s. 1732) 1832 – Évariste Galois, nhà toán học Pháp (s. 1811) 2009 – Bảo Phúc, ca sĩ Việt Nam (s.1958) Những ngày lễ và kỉ niệm Visakha Bucha, sinh nhật của tượng Phật (Thái Lan) Ngày thế giới không thuốc lá
Ngày 2 tháng 6 là ngày thứ 153 (154 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 212 ngày trong năm. Sự kiện 260 – Hoàng đế Tào Mao của Ngụy tiến hành binh biến chống Tấn công Tư Mã Chiêu, kết quả chiến bại và bị giết. 455 – Sack of Rome: Những kẻ phá hoại tiến vào Rome và cướp bóc thành phố trong hai tuần. *1098 – Cuộc thập tự chinh thứ nhất: Cuộc vây hãm Antioch đầu tiên kết thúc khi lực lượng Thập tự quân chiếm được thành phố; cuộc bao vây thứ hai bắt đầu năm ngày sau đó. 1183 – Chiến tranh Genpei: Họ Minamoto giành chiến thắng trước họ Taira trong trận Kurikara. 1793 - Chính phủ của phái Jacobin được thành lập, đứng đầu là Maximilien de Robespierre- con người không thể bị mua chuộc. 1897 – Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer ra nghị định về chính sách thuế thân đối với người dân ở Bắc Kỳ, Việt Nam. 1896 – Phát minh ra radio của Guglielmo Marconi được cấp bằng sáng chế. 1946 – Ý trở thành một nhà nước Cộng hoà sau kết quả của một cuộc trưng cầu dân ý và nó trở thành ngày quốc khánh của Ý. 1953 – Elizabeth II tiến hành nghi lễ đăng cơ làm Nữ vương, đây là sự kiện quốc tế lớn đầu tiên được phát trên truyền hình. 1979 – Giáo hoàng Gioan Phaolô II bắt đầu chuyến công du đầu tiên của ông đến quê hương Ba Lan, trở thành Giáo hoàng đầu tiên thăm một nước cộng sản. 2014 – Telangana chính thức tách khỏi Andhra Pradesh, và trở thành bang thứ 29 của nước Cộng hòa Ấn Độ. Sinh 1929 - Nguyễn Văn Bông, chính khách Việt Nam Cộng hòa (m. 1971) 1980 - Abby Wambach, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1983 - Brooke White, ca sĩ người Mỹ 1988 - Bảo Thy, ca sĩ Việt Nam 1988 - Sergio Agüero, cầu thủ bóng đá người Argentina 1989 - Chi Dân, ca sĩ Việt Nam Mất 1789 - Nguyễn Huy Oánh, nhà vǎn, nhà thơ đời Lê Hiển Tông, thọ 76 tuổi 1832 - Nhà toán học Pháp Évariste Galois khi 20 tuổi 2000 - Gerald Whitrow, nhà toán học Anh (s. 1912) 2014 - Phạm Huỳnh Tam Lang, là cầu thủ bóng đá người Việt Nam (s. 1942) Ngày lễ và kỷ niệm Quốc khánh Ý (1946)
Ngày 3 tháng 6 là ngày thứ 154 (155 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 211 ngày trong năm. Sự kiện 628 – Lương Lạc Nhân giết chết anh họ Lương Sư Đô rồi đầu hàng Đường, triều Đường hoàn thành việc tái thống nhất Trung Hoa sau khi triều Tùy sụp đổ. 926 – Sau khi đem phản quân tiến vào kinh thành Lạc Dương, Lý Tự Nguyên lên ngôi hoàng đế của Hậu Đường, tức Hậu Đường Minh Tông, tức ngày Bính Ngọ (20) tháng 4 năm Bính Tuất. 1644 – Sau khi chiến bại trước quân của Ngô Tam Quế và quân Thanh tại Sơn Hải quan, Lý Tự Thành xưng đế tại Vũ Anh điện tại Bắc Kinh, rồi rút khỏi thành. 1740 – Nhà vua nước Phổ Friedrich II Đại Đế xóa bỏ hình phạt tra tấn. 1839 – Lâm Tắc Từ ra lệnh tiêu hủy gần 1,2 triệu kg thuốc phiện tịch thu từ các thương gia Anh tại trấn Hổ Môn, Quảng Đông, khơi mào Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất. 1844 – Cặp An Ca lớn cuối cùng bị giết, và toàn bộ quần thể loài này chính thức tuyệt chủng 1888 – Vương quốc Sedang được thành lập tại vùng Tây Nguyên thuộc Việt Nam ngày nay, với quốc vương là Marie-Charles David de Mayréna. 1940 – Quan chức Đức Franz Rademacher đề xuất một kế hoạch biến Madagascar thành "xứ sở người Do Thái", một ý tưởng từng được nhà báo Theodor Herzl nói đến vào thế kỷ 19. 1941 – Tạp chí Tri Tân ra số đầu tiên tại Hà Nội, Việt Nam. 1944 - Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Pháp được thành lập với chủ tịch là Charles de Gaulle 1959 – Singapore trở thành một nhà nước tự trị bên trong Thịnh vượng chung, với thủ tướng là Lý Quang Diệu. 1975 – Loại máy bay phản lực tiêm kích đầu tiên của Nhật Bản là Mitsubishi F-1 có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. Sinh 1540 – Charles I của Áo (m. 190) 1881 – Đạm Phương (m. 1947), tôn nữ nhà Nguyễn, là nhà thơ, nhà hoạt động văn hóa, xã hội, một nhà báo nữ Việt Nam đầu thế kỷ 20. 1901 – Trương Học Lương, tướng quân người Trung Quốc (m. 2001) 1986 – Vương Tử Hiên, diễn viên, ca sĩ, nhà sáng tác ca khúc, nhà soạn nhạc, vũ công, biên đạo múa, nhà sản xuất Hồng Kông 1986 – Rafael Nadal, vận động viên quần vợt Tây Ban Nha 1992 – Địch Lệ Nhiệt Ba, nữ diễn viên Trung Quốc. Mất 628 – Lương Sư Đô, hoàng đế tự lập tại Trung Quốc 1615 – Sanada Yukimura, một samurai Nhật Bản (s. 1567) 1899 – Johann Strauss II, nhạc sĩ người Áo (s. 1825) 1903 – Trang Ý Hoàng thái hậu, Thái hậu nhà Nguyễn, chánh cung của vua Tự Đức, mẹ nuôi của vua Dục Đức (s. 1828). 1924 – Franz Kafka, nhà văn, tiểu thuyết gia người Séc (s. 1883) 1989 – Thế Lữ, nhà thơ người Việt Nam (s. 1907) 2016 – Muhammad Ali, vận động viên quyền Anh Mỹ gốc Phi (s. 1942) Ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 4 tháng 6 là ngày thứ 155 (156 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 210 ngày trong năm. Sự kiện 781 Trước Công nguyên – Vụ Nhật thực đầu tiên trong lịch sử được ghi nhận tại Trung Quốc. 1039 – Henry III trở thành hoàng đế Đế quốc La Mã Thần thánh. 1615 – Thời kỳ Sengoku: Cuộc vây hãm Osaka - quân lính dưới quyền shogun Tokugawa Ieyasu chiếm lâu đài Osaka. 1745 – Cuộc chiến tranh Silesia lần thứ hai: Nhà vua nước Phổ Friedrich II Đại Đế đập tan tác liên quân Áo-Sachsen trong trận chiến tại Hohenfriedeberg. 1769 – Sao Kim đi ngang qua mặt trời 5 giờ đồng hồ sau một vụ nhật thực toàn phần, khoảng thời gian ngắn nhất trong lịch sử. 1783 – Anh em nhà Montgolfier cho ra mắt công chúng montgolfière của họ (khí cầu khí nóng). 1792 – Thuyền trưởng George Vancouver khẳng định chủ quyền của Vương quốc Anh đối với vịnh Puget Sound. 1794 – Lính Anh chiếm Port-au-Prince tại Haiti. 1802 – Đau đớn vì cái chết của người vợ là Marie Clotilde của Pháp, vua Charles Emmanuel IV của Sardinia thoái vị và nhường ngôi cho em là Victor Emmanuel. 1812 – Sau khi Louisiana chính thức trở thành tiểu bang Hoa Kỳ, Lãnh thổ Louisiana được đổi tên thành Lãnh thổ Missouri. 1859 – Chiến tranh Độc lập Ý: Trong Trận Magenta, quân Pháp do Louis-Napoleon chỉ huy đã đánh bại quân Áo. 1862 – Nội chiến Hoa Kỳ: Nam quân rút khỏi Pháo đài Pillow trên sông Mississippi, để cho Bắc quân chiếm Memphis, Tennessee. 1876 – Tàu lửa tốc hành mang tên Transcontinental Express đến San Francisco, California, qua con đường xe lửa xuyên lục địa đầu tiên ở Bắc Mỹ mất chỉ 83 giờ và 39 phút sau khi rời thành phố New York. 1878 – Hiệp ước đảo Síp: Đế quốc Ottoman Empire nhượng đảo Síp lại cho đế quốc Anh. 1916 - Bắt đầu Cuộc tổng tấn công của Brusilov trong Chiến tranh thế giới thứ nhất 1917 – Giải Pulitzer lần đầu tiên được trao: Laura E. Richards, Maude H. Elliott, và Florence Hall nhận giải ở lĩnh vực tiểu sử (viết về Julia Ward Howe). Jean Jules Jusserand nhận giải ở lĩnh vực lịch sử, Herbert B. Swope (báoNew York World) nhận giải ở lĩnh vực báo chí. 1919 – Quốc hội Hoa Kỳ xác nhận Tu chính án thứ 19, bảo vệ quyền đầu phiếu của phụ nữ. 1920 – Hungary mất 71% lãnh thổ và 63% dân số sau khi Hòa ước Trianon được ký kết tại Paris. 1928 – Trương Tác Lâm, người đứng đầu tập đoàn quân phiệt Đông Bắc Trung Quốc bị đạo quân Quan Đông Nhật ám sát. 1939 – Holocaust: Tàu chở khách MS St. Louis, mang theo 963 người Do Thái, bị từ chối cập cảng vào Florida, Hoa Kỳ, mà trước đó cũng đã bị Cuba từ chối. Bị buộc phải trở về Châu Âu, nhiều hành khách trong số này đã chết trong các trại tập trung của Đức Quốc xã. 1940 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Kết thúc Trận Dunkirk – Quân đội Anh đã di tản thành công 300.000 quân từ Dunkirk, Pháp. 1940 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Lính Đức tiến vào thành phố Paris và hoàn toàn kiểm soát thành phố này 10 ngày sau đó. (14 tháng 6 năm 1940) 1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Mở màn Trận Midway. Kết quả là 4 hàng không mẫu hạm của Nhật bị đánh chìm trong ngày này. 1943 – Đảo chính quân sự tại Argentina đã trục xuất Ramón Castillo. 1944 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Một nhóm tàu săn tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ đã chiếm được tàu ngầm Đức U-505 – lần đầu tiên hải quân Mỹ chiếm được tàu chiến đối phương kể từ thế kỷ 19. 1944 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Quân đội Mỹ giành quyền kiểm soát Roma khỏi quân Đức sau 9 tháng giao tranh 1970 – Tonga giành lại độc lập từ tay Anh. 1973 – Bằng sáng chế máy ATM được cấp cho Donald Wetzel, Tom Barnes và George Chastain. 1979 – Jerry Rawlings lên nắm quyền tại Ghana sau cuộc đảo chính quân sự lật đổ đại tướng Fred Akuffo. 1986 – Jonathan Pollard nhận tội gián điệp vì đã chuyển cho Israel hàng chục nghìn trang tài liệu mật quân sự của Mỹ. 1989 – Ali Khamenei trở thành nhà lãnh đạo tối cao ở Iran sau khi lãnh tụ cách mạng Hồi giáo Iran Ruhollah Khomeini qua đời. 1989 – Kết thúc Sự kiện Thiên An Môn khi quân đoàn 27 của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa có cả xe tăng tiến vào quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh đàn áp những người biểu tình. 1989 – Trong cuộc bầu cử dân chủ tại Ba Lan, Công Đoàn Đoàn Kết đã giành thắng lợi lớn tại nghị viện và cùng các lực lượng đối lập là Đảng Nhân dân Thống Nhất và Đảng Dân chủ đứng ra lập chính phủ liên hiệp. 1989 – Pháp cấm buôn bán ngà voi. 1989 – Tai nạn tàu hỏa Ufa: Một vụ nổ khí tự nhiên gần Ufa, Nga, giết chết 575 người do hai xe lửa tạo ra khi băng ngang một đường ống không an toàn 1996 – Chuyến bay đầu tiên của Ariane 5 đã phát nổ sau khoảng 20 giây. Đây là một phần của nhiệm vụ Cluster. 1998 – Terry Nichols bị tù chung thân do vai trò trong Vụ đánh bom tại Oklahoma. 2001 – Gyanendra, vua cuối cùng của Nepal, lên ngôi sau vụ thảm sát ở Cung điện Hoàng gia. Sinh 1986 – Park Yoo-chun, ca sĩ nhóm nhạc Hàn Quốc DBSK (TVXQ) 1704 – Benjamin Huntsman, nhà phát minh người Anh (m. 1776) 1738 – Vua George III của Anh (m. 1820) 1813 – Emil von Berger, tướng lĩnh Phổ (m. 1900) 1821 – Apollon Nikolayevich Maykov, nhà thơ Nga (m. 1897) 1844 – Nguyễn Lâm, quý tộc và danh tướng Việt Nam (m. 1873) 1931 – Nguyễn Tài Thu, giáo sư y học châm cứu người Việt Nam (m. 2021). 1975 – Angelina Jolie, diễn viên Mĩ 1984 – Rainie Yang, ca sĩ, diễn viên Đài Loan Mất 1876 – Abdulaziz I, Hoàng đế của Đế quốc Ottoman (s. 1830) 1956 – Katherine MacDonald, nữ diễn viên Mỹ (s. 1881) 2001 – John Hartford, nhạc sĩ Mỹ (s. 1937) 2004 – Steve Lacy, nghệ sĩ saxophone Mỹ (s. 1934) 2004 – Nino Manfredi, diễn viên Ý (s. 1921) 2007 – Freddie Scott, ca nhạc sĩ Mỹ (s. 1933) Ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 5 tháng 6 là ngày thứ 156 (157 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 209 ngày trong năm. Sự kiện 604 – Thánh Đức Thái tử của Nhật Bản chế định Hiến pháp 17 điều, một văn kiện Phật giáo và Nho giáo tập trung vào luân lý và đạo đức. 1305 – Raymond Bertrand de Got trở thành Giáo hoàng Clêmentê V, kế vị Giáo hoàng Biển Đức XI qua đời một năm trước đó. 1837 – Houston được hợp nhất thành một đô thị của nước Cộng hòa Texas. 1862 – Hòa ước Nhâm Tuất được ký kết giữa Pháp và triều đình Đại Nam, cắt nhường 3 tỉnh Đông Nam Kỳ cho Pháp. 1911 – Nguyễn Tất Thành xuất dương dưới tên gọi là Văn Ba, lên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche Tréville với nghề phụ bếp. Sau này được biết đến ở Việt Nam với tên gọi Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. 1947 – Phát biểu tại Đại học Harvard, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ George Marshall kêu gọi viện trợ kinh tế cho châu Âu, một lục địa đang kiệt quệ sau chiến tranh. 1951 – Quốc trưởng Bảo Đại thành lập Sở Du lịch Quốc gia Việt Nam. 1967 – Chiến tranh Sáu ngày bắt đầu khi Israel bất ngờ tấn công các sân bay của Ai Cập. 1968 - Thượng Nghị Sĩ Robert F. Kennedy bị ám sát tại Los Angeles, California, trong chiến dịch bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ cùng năm. 1975 – Kênh đào Suez mở cửa lần đầu sau Chiến tranh Sáu ngày. Sinh 1833 – Nguyễn Phúc Miên Tả, tước phong Trấn Quốc công, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1889). 1838 – Nguyễn Phúc Miên Bàng, tước phong An Xuyên vương, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1902). 1889 – Nguyễn Văn Tố, chính khách, chí sĩ người Việt Nam (m. 1947) 1932 – Đỗ Kim Bảng, nhạc sĩ người Việt 1940 - Lê Anh Xuân, nhà thơ, liệt sĩ Việt Nam (m. 1968) 1951 – Lê Dung, ca sĩ nhạc cổ điển người Việt Nam 1964 – Rick Riordan, nhà văn MĨ, tác giả bộ tiểu thuyết Percy Jackson Mỹ 1984 – Cécilia Cara, nữ diễn viên Pháp 1987 – Lara Bingle, người mẫu Áo 1995 – Troye Sivan, diễn viên, ca sĩ người Úc Mất 1316 – Vua Louis X của Pháp (s. 1289) 1383 – Hoàng tử Dmitry Konstantinovich của Nga (s. 1324) 1865 – John Richardson, nhà tự nhiên học, bác sĩ phẫu thuật người Scotland (s. 1787) 2004 – Ronald Reagan, tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ (s. 1911) Ngày lễ và kỷ niệm Ngày Môi trường Thế giới (World Environment Day)
Ngày 6 tháng 6 là ngày thứ 157 (158 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 208 ngày trong năm. Sự kiện 1285 – Thượng tướng Trần Quang Khải sáng tác bài thơ "Tụng giá hoàn kinh sư". 1674 – Shivaji cử hành nghi lễ đăng quang làm hoàng đế, khởi đầu Đế quốc Maratha. 1808 – Anh trai của Napoléon Bonaparte là Joseph Bonaparte đăng quang quốc vương của Tây Ban Nha. 1844 – Hiệp hội Thanh niên Cơ Đốc được thành lập tại Luân Đôn, Anh. 1859 – Nữ vương Victoria ký văn kiện tách Queensland thành một thuộc địa riêng của Anh từ New South Wales. 1884 – Ký kết Hòa ước Patenôtre giữa Pháp và triều đình nhà Nguyễn 1944 – Quân đội Đồng Minh mở mặt trận thứ 2 tại Châu Âu chống phát xít Đức, còn gọi là Chiến dịch Overlord, mở đầu là cuộc đổ bộ lớn nhất trong lịch sử quân sự lên các bãi biển ở Normandie (Pháp). 1931: Nguyễn Ái Quốc, khi đó mang tên Tống Văn Sơ, bị bắt tại Hồng Kông trong Vụ án Tống Văn Sơ. 1969 – Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập. 1969 – Ca ghép thận đầu tiên thực hiện tại Việt Nam do đoàn giải phẫu Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ xúc tiến ở Bệnh viện Đô thành, một điểm son trong ngành y tế Việt Nam Cộng hòa. 1971 – Phim Người tình không chân dung đạt giải Chủ đề phim xuất sắc nhất và Kiều Chinh là nữ tài tử chính khả ái nhất tại Đại hội điện ảnh Á Châu lần thứ 17 ở Đài Bắc. 1971 – Chiến tranh Việt Nam: Quân đội Úc tăng cường tấn công căn cứ lực lượng cộng sản Việt Nam trong trận Long Khánh. 1984 – Trò chơi điện tử Tetris được phát hành, tác giả của trò chơi là kỹ sư người Liên Xô Alexey Pajitnov. 1985 – Khai quật hài cốt bác sĩ quân y Đức Quốc Xã Josef Mengele ở Embu das Artes, Brazil. Mengele khét tiếng vì những thí nghiệm vô nhân đạo trên các tù nhân tại trại tập trung Auschwitz. 2012 – Sao Kim đi qua qua Mặt Trời lần cuối cùng trong thế kỷ 21, lần trước đó là năm 2004. 1951 - con tem đầu tiên của Việt Nam được phát hành, đó là con tem mang hình Quốc Trưởng Bảo Đại với giá tiền 3 đồng bạc. Sinh 1236 – Văn Thiên Tường, thừa tướng nhà Nam Tống 1799 – Aleksandr Sergeyevich Pushkin, nhà thơ, nhà văn và là nhà viết kịch người Nga (m. 1837) 1811 – Leopold Hermann von Boyen, Thượng tướng Bộ binh Phổ (m. 1886) 1847 – Phan Đình Phùng, lãnh tụ chống Pháp (m 1895) 1978 – Miroslav Klose, cầu thủ bóng đá người Đức. 1983 – Quách Kính Minh, biên kịch, đạo diễn, nhà văn người Trung Quốc 1984 – Noor Sabri, cầu thủ bóng đá Iraq 1984 – Shannon Stewart, người mẫu Mỹ 1986 – Kim Hyun Joong, nghệ sĩ Hàn Quốc 1988 – Teerasil Dangda, cầu thủ bóng đá người Thái Lan 1992 – HyunA, ca sĩ, rapper Hàn Quốc 2000 – Lee Haechan, thành viên nhóm nhạc NCT, người Hàn Quốc Mất 1860 – Nguyễn Phúc Gia Tĩnh, phong hiệu Kim Hương Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (s. 1831) 1916 – Viên Thế Khải, chính khách Trung Quốc (s. 1859) 1922 – Lillian Russell, nữ diễn viên Mỹ (s. 1860) 1968 – Robert F. Kennedy (s. 1925) 1999 – Anne Haddy, diễn viên Australia (s. 1930) 2010 – Đặng Xuân Kỳ, Giáo sư Triết học Việt Nam (s. 1931) Ngày lễ và kỷ niệm Ngày tưởng niệm của nhân dân Hàn Quốc
Ngày 7 tháng 6 là ngày thứ 158 (159 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 207 ngày trong năm. Sự kiện 1099 – Cuộc thập tự chinh thứ nhất: Liên quân Cơ Đốc bắt đầu bao vây Jerusalem nhằm đoạt thành từ Đế quốc Fatima Hồi giáo. 1654 – Louis XIV cử hành nghi lễ đăng quang quốc vương của Pháp. 1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Hải quân Hoa Kỳ đánh bại cuộc tấn công của Hải quân Đế quốc Nhật Bản tại đảo san hô Midway. 1981 – Không quân Israel phá hủy Lò phản ứng hạt nhân Osiraq của Iraq trong Chiến dịch Opera. 1991 – Núi lửa Pinatubo tại Philippines phun trào tạo ra cột tro bụi cao 7 km. 2006 – Thủ lĩnh của Al-Qaeda tại Iraq là Abu Musab al-Zarqawi bị giết chết khi Không lực Hoa Kỳ đánh bom một cứ điểm gần Baqubah Sinh 1502 – João III, Vua của Bồ Đào Nha 1786 – Chief Seattle, thủ lĩnh người Mỹ 1959 – Mike Pence, Phó Tổng thống Hoa Kỳ 1969 – Hoàng tử Joachim của Đan Mạch, hoàng tử của Đan Mạch 1970 – Nguyễn Thị Phương Thảo, doanh nhân Việt nam 1985 – Charlie Simpson, ca sĩ nhạc pop người Anh 1988 – Michael Cera, nam diễn viên Mỹ 1993 – Park Ji-Yeon, thành viên nhóm nhạc T-ara của Hàn Quốc Mất 1891 – Đỗ Huy Liêu, danh sĩ và quan nhà Nguyễn Việt Nam (s. 1845) 1738 – Nguyễn Phúc Chú, chúa Nguyễn thứ 6 của Đàng Trong (s. 1697). 2013 - Richard Ramirez, kẻ sát nhân hàng loạt năm 1985 ở California Hoa Kỳ.(s .1960) Ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 8 tháng 6 là ngày thứ 159 (160 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 206 ngày trong năm. Sự kiện 68 – Viện nguyên lão tuyên bố Galba là hoàng đế. 218 – Quân Lê dương ủng hộ Elagabalus giành thắng lợi trước quân của Hoàng đế La Mã Macrinus trong trận chiến gần Antioch thuộc Syria ngày nay, Elagabalus tuyên bố đây là ngày khởi đầu triều đại của mình. 907 – Hậu Lương Thái Tổ phong cho Vũ An tiết độ sứ Mã Ân tước hiệu Sở vương, khởi đầu nước Sở thời Ngũ Đại Thập Quốc. 1948 – Chiếc xe Porsche đầu tiên, mẫu 356 "No. 1", chính thức ra mắt, đánh dấu bước khởi đầu của một thương hiệu xe hơi thế giới. 1949 – Tiểu thuyết Một chín tám tư của nhà văn người Anh George Orwell được phát hành tại Luân Đôn. 1951 - Thành lập Air Viet Nam, hàng không dân dụng đầu tiên của Việt Nam. 1956 – Lâm Hữu Phúc kế nhiệm chức vụ thủ hiến của Singapore sau khi người tiền nhiệm David Marshall thất bại trong đàm phán tự trị với Anh. 1969 - Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon tuyên bố đợt rút quân đầu tiên 25.000 lính Mỹ khỏi Việt Nam. 1972 – Chiến tranh Việt Nam: Nhiếp ảnh gia Nick Út chụp bức ảnh về một trẻ em chạy trên đường sau khi bị bỏng do bom napalm, bức ảnh sau đó đoạt giải Pulitzer. 1984 – Đồng tính luyến ái được tuyên bố hợp pháp tại bang New South Wales, Úc. 1988 - Ngoại trưởng Liên Xô Eduard Shevardnadze tuyên bố trước Liên hiệp quốc rằng Liên Xô sẵn sàng ngừng vĩnh viễn các vụ thử vũ khí hạt nhân nếu như Hoa Kỳ cũng đồng ý làm như vậy. 1992 - Hội nghị thượng đỉnh Trái Đất tại Rio de Janeiro, Brasil thông qua việc thành lập một cơ chế mới của Liên hiệp quốc nhằm giám sát việc tuân thủ các hiệp ước về môi trường. 2008 – Một nam giới lái một xe tải đâm vào một đám đông người đi bộ ở quận Akihabara, Tokyo, Nhật Bản, sau đó đâm ít nhất 12 người trước khi bị bắt giữ. 2021 – Các nhà lập bản đồ của National Geographic Society (Hiệp hội Địa lý Quốc gia Mỹ) đã chính thức công nhận Nam Đại Dương. Sinh 862 - Hoàng đế Đường Hy Tông ở Trung Quốc(mất 888) 1030 - Thân Cảnh Phúc, phò mã nhà Lý (m. 1077) 1552 - Gabriello Chiabrera, nhà thơ Ý (mất 1638) 1625 - Giovanni Domenico Cassini, nhà toán học và thiên văn học người Ý gốc Pháp (mất 1712) 1671 - Tomaso Albinoni, nhà soạn nhạc người Ý (mất 1751) 1717 - John Collins, chính trị gia Mỹ, Thống đốc thứ ba của tiểu bang Rhode Island (mất 1795) 1724 - John Smeaton, kỹ sư người Anh, thiết kế cầu Coldstream và Perth (mất 1794) 1745 - Caspar Wessel, nhà toán học người Na Uy gốc Đan Mạch, chuyên vẽ bản đồ (mất 1818) 1757 - Ercole Consalvi, giáo chủ người Ý (mất 1824) 1810 - Robert Schumann, nhà soạn nhạc người Đức và nhà phê bình (mất 1856) 1829 - John Everett Millais, nhà họa sĩ vẽ tranh minh họa người Anh (mất 1896) 1831 - Thomas J. Higgins, trung sĩ người Mỹ gốc Canada, người nhận huy chương danh dự ở Mỹ (mất 1917) 1842 - John QA Brackett, luật sư và chính trị gia Mỹ, Thống đốc thứ 36 ở bang Massachusetts (mất 1918) 1847 - Ida Saxton McKinley, là người vợ gốc Mỹ của William McKinley, đệ nhất phu nhân thứ 25 của Hoa Kỳ (mất 1907) 1851 - Jacques-Arsène d'Arsonval, bác sĩ và là nhà vật lý người Pháp (mất 1940) 1852 - Guido Banti, bác sĩ Ý (mất 1925) 1854 - Douglas Cameron, chính trị gia Canada, Phó Thống đốc thứ 8 của Manitoba (mất 1921) 1855 - George Charles Haité, họa sĩ người Anh (mất 1924) 1859 - Smith Wigglesworth, nhà truyền bá người Anh (mất 1947)  1860 - Alicia Boole Stott, nhà toán học Ai-len gốc Anh (mất 1940)  1867 - Frank Lloyd Wright, kiến ​​trúc sư người Mỹ, đã thiết kế Tháp Price và Fallingwater (mất 1959)  1872 - Jan Frans De Boever, họa sĩ Bỉ (mất năm 1949)  1875 - Ernst Enno, nhà thơ và tác giả người Estonia (mất 1934)  1885 - Karl Genzken, bác sĩ người Đức (mất 1957)  1895 - Santiago Bernabéu Yeste, cầu thủ bóng đá Tây Ban Nha (mất 1978)  1897 - John G. Bennett, nhà toán học và kỹ thuật viên người Anh (mất 1974)  1927 – Jerry Stiller, diễn viên người Mỹ (mất 2020) 1936 – Kenneth G. Wilson, nhà vật lý Mỹ, giải Nobel 1983 – Kim Clijsters, ngôi sao quần vợt người Bỉ 1984 - Javier Mascherano, cầu thủ bóng đá Argentina Mất 218 - Macrinus, Hoàng đế La Mã 632 - Muhammad, nhà tiên tri của Hồi giáo 1384 - Kanami, nam diễn viên Nhật (s. 1333) 1989 - Lưu Hữu Phước, nhạc sĩ Việt Nam (s. 1921) Ngày lễ và kỷ niệm Ngày Đại Dương Thế Giới
Ngày 9 tháng 6 là ngày thứ 160 (161 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 205 ngày trong năm. Sự kiện 68 – Hoàng đế La Mã Nero được cho là tự sát khi chạy lánh nạn trong một cuộc chính biến, khởi đầu cho năm tứ đế trong lịch sử đế quốc La Mã. 550 – Sau khi buộc Đông Ngụy Hiếu Tĩnh Đế phải thiện vị hoàng vị, Cao Dương lên ngôi hoàng đế, khởi đầu triều Bắc Tề. 908 – Sau khi đoạt lấy thực quyền tại Hoằng Nông, Tả nha chỉ huy sứ Trương Hạo sai thuộc hạ ám sát Hoằng Nông vương Dương Ác. 1862 – Nội chiến Hoa Kỳ: Tướng lĩnh miền Nam Stonewall Jackson kết thúc thành công Chiến dịch Thung lũng Shenandoah tại Virginia. 1885 – Chính phủ Pháp và triều Thanh ký kết Hòa ước Thiên Tân, chấm dứt chiến tranh Pháp-Thanh, quân Thanh rút khỏi Bắc Kỳ. 1934 – Phim hoạt hình The Wise Little Hen của Walt Disney được phát hành, nhân vật hoạt hình Vịt Donald xuất hiện lần đầu tiên trước công chúng. 1946 – Thành phố Copenhaghen (thủ đô của Đan Mạch) đã thành lập Tổ chức Quốc tế các nhà báo (viết tắt là OIJ) 1965 – Quân giải phóng miền Nam tiến công Đồng Xoài (bắc Biên Hoà), một chi khu quân sự, một mắt xích trong hệ thống phòng tuyến Sông Bé của Việt Nam Cộng hòa. 1982 – Xung đột biên giới Liban-Israel: Không quân Israel phá hủy thành công hệ thống phòng không của Syria tại Liban do Liên Xô xây dựng. 2006 – Tổ chức World Cup 2006 tại Đức. 1946 – Quốc vương Thái Lan Ananda Mahidol qua đời do bị bắn vào đầu trong phòng ngủ tại Đại Cung ở thủ đô Bangkok. Sinh 1672 – Pyotr I, Sa hoàng Nga (m. 1725). 1831 – Nguyễn Phúc Miên Ngô, tước phong Quế Sơn Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1873). 1903 – Gilbert Percy Whitley, nhà ngư học kiêm côn trùng học và nhuyễn thể học người Anh (m. 1975). 1915 – Les Paul, nhạc sĩ người Mỹ (m. 2009). 1944 – Vinh Sử, nhạc sĩ người Việt 1963 – Johnny Depp, diễn viên người Mỹ 1978 – Miroslav Klose, cầu thủ bóng đá Đức 1978 – Matthew Bellamy, ca sĩ người Anh (Muse) 1980 – James Walsh, ca sĩ người Anh (Starsailor) 1984 – Wesley Sneijder, cầu thủ bóng đá Hà Lan 1984 – Masoud Shojaei, cầu thủ bóng đá Iran Mất 1946 – Ananda Mahidol, hay Rama VIII, vua Thái Lan 1973 – Erich von Manstein, Thống chế Đức 2004 – Rosey Brown, cầu thủ bóng đá Mỹ (s. 1932) 2022 – Matt Zimmerman, Diễn viên người Canada (s. 1934) Ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 10 tháng 6 là ngày thứ 161 (162 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 204 ngày trong năm. Sự kiện 1190 – Cuộc thập tự chinh thứ ba: Hoàng đế Friedrich I của La Mã Thần thánh chết đuối trên sông Göksu thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay trong khi đang dẫn quân tiến đến Jerusalem. 1829 – Cuộc đua thuyền đầu tiên giữa Đại học Oxford và Đại học Cambridge diễn ra trên sông Thames tại Luân Đôn, Anh. 1886 – Quốc vương Ludwig II của Bayern bị tước quyền. 1940 – Chiến tranh Thế giới thứ hai: Ý tuyên chiến với Pháp và Anh. Đồng thời, Canada tuyên chiến với Ý. 1940 - Loại ô tô Jeep xuất hiện 1965 – Chiến tranh Việt Nam: Quân Giải phóng tiến công quân Việt Nam Cộng hòa tại Đồng Xoài 1967 – Chiến tranh Sáu ngày kết thúc khi Israel và Syria đồng ý ký một lệnh ngừng bắn. 1967 – Nguyên mẫu chiến đấu cơ MiG-23 của Liên Xô tiến hành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. Sinh 1987 - J.Fla, Ca sĩ, Youtuber người Hàn Quốc 1803 - Henry Darcy, kỹ sư người Pháp, nổi tiếng với công trình Định luật Darcy (m. 1858) 1907 - Thế Lữ, Nhà văn Việt Nam (mất 1989) 1919 - Suzuki Choji, võ sư Karatedo người Nhật Bản, tổ sư hệ phái Suzucho. 1959 - Carlo Ancelotti, huấn luyện viên bóng đá Ý 1963 - Jeanne Tripplehorn, diễn viên Mỹ 1965 - Elizabeth Hurley, diễn viên Scotland 1966 - David Platt, cầu thủ bóng đá Anh 1975 - Henrik Pedersen, cầu thủ bóng đá Đan Mạch 1985 - Kristina Lundberg, cầu thủ khúc côn cầu Thụy Điển 1985 - Vasilis Torosidis, cầu thủ bóng đá Hy Lạp Mất 323 TCN - Alexandros Đại Đế (s. 356 TCN). 223 - Lưu Bị, hoàng thân nhà Hán, hoàng đế khai quốc nhà Thục Hán thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc (s. 161). 1836 - André-Marie Ampère, nhà vật lý người Pháp 1971 - Michael Rennie, diễn viên Anh (s. 1909) 1987 - Elizabeth Hartman, diễn viên Mỹ 2016 Christine Grimmie, ca sĩ Mỹ (s. 1994) Gordie Howe, vận động viên khúc côn cầu (s. 1928) Ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 11 tháng 6 là ngày thứ 162 (163 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 203 ngày trong năm. Sự kiện 884 – Tuyên Vũ tiết độ sứ Chu Toàn Trung ám sát bất thành Hà Đông tiết độ sứ Lý Khắc Dụng, khởi đầu xung đột 40 năm giữa hai bên. 1776 – Quốc hội Lục địa lập Ủy ban gồm: Thomas Jefferson (tác giả Tuyên ngôn), John Adams, Benjamin Franklin, Roger Sherman, và Robert R. Livingston, để soạn bản Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ. 1775 – Sau hơn một năm bắt đầu trị vì, Louis XVI tiến hành nghi lễ đăng quang quốc vương Pháp tại Reims. 1937 – Nguyên soái Mikhail Tukhachevsky cùng nhiều sĩ quan quân đội cấp cao khác của Liên Xô bị buộc tội âm mưu đảo chính và bị hành hình vào tối cùng ngày và ngày sau đó. 1938 – Trận Vũ Hán bắt đầu và kết thúc vào 4 tháng sau với chiến thắng về phía lục quân đế quốc Nhật Bản. Đây là một trong những trận lớn nhất, lâu nhất và dữ dội nhất trong Chiến tranh Trung–Nhật. 1944 – Thiết giáp hạm USS Missouri (BB–63) được đưa vào hoạt động, là thiết giáp hạm cuối cùng mà Hoa Kỳ chế tạo, và là nơi Nhật Bản ký vào văn kiện đầu hàng vô điều kiện. 1940 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Quân Anh tại Ai Cập vượt biên giới tấn công Libya thuộc Ý, khởi đầu Chiến dịch Sa mạc Tây. 1963 – Tu sĩ Phật giáo Thích Quảng Đức tự thiêu bằng xăng tại Sài Gòn để phản đối tình trạng tôn giáo tại Việt Nam Cộng hòa. 2009 – Manchester United chấp nhận một "đề nghị vô điều kiện với giá 80 triệu bảng" từ Real Madrid để được mua Cristiano Ronaldo. 2021 - Euro 2020 khai mạc. Sinh 1675 – Nguyễn Phúc Chu, được gọi là chúa Minh, chúa Nguyễn thứ sáu của Đàng Trong (m. 1725). 1810 – Alexander Bain,nhà phát minh, kỹ sư người Scotland. (m. 1877) 1912 – Phạm Hùng, Thủ tướng Việt Nam (m. 1988) 1970 – Kang Ho-dong, người dẫn chương trình truyền hình và diễn viên hài người Hàn Quốc. 1975 - Choi Ji-woo, diễn viên nữ người Hàn Quốc 1984 – Vagner Love, cầu thủ bóng đá Brasil 1985 – Anja Rubik, siêu mẫu Ba Lan 1986 – Shia LaBeouf, diễn viên, đạo diễn phim người Mỹ 1988 – Claire Holt, nữ diễn viên kiêm người mẫu người Mỹ 1994 – Ivana Baquero, nữ diễn viên người Tây Ban Nha 1998 – Charlie Tahan, diễn viên người Mỹ 1999 – Sadie Robertson, nữ diễn viên và nữ doanh nhân người Mỹ 1999 – Kai Havertz, cầu thủ bóng đá người Đức 2003 – Breanna Yde, nữ diễn viên nhí người Mỹ Mất 1341 – Trần Hiến Tông, hoàng đế thứ sáu của nhà Trần (s. 1319). 1784 – Lê Quý Đôn, Bảng nhãn, nhà bác học thời Hậu Lê, Việt Nam (s. 1726). 1903 – Alexander Obrenovich, vua của Serbia (s. 1876) 1912 – Nguyễn Phúc Hòa Nhàn, phong hiệu Mỹ Duệ Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (s. 1835) 1963 – Hòa thượng Thích Quảng Đức, tự thiêu tại Sài Gòn (s. 1897) 2008 – Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Việt Nam (s. 1922). 2016 – Christina Grimmie, nữ ca sĩ người Mỹ (s. 1994) 2020 - Trần Quốc Hương, chỉ huy lực lượng tình báo của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam (s. 1924)
12 tháng 6 là ngày thứ 163 (164 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 202 ngày trong năm. Sự kiện 618 – Lý Uyên buộc Tùy Cung Đế Dương Hựu phải thiện vị 1117 – Khang vương Triệu Cấu đăng cơ làm hoàng đế tại Ứng Thiên phủ, kiến lập chính quyền Nam Tống 1560 – Thời kỳ Chiến Quốc: Oda Nobunaga đánh bại Imagawa Yoshimoto trong trận Okehazama tại địa phận tỉnh Aichi ngày nay. 1864 - Kết thúc Trận Cold Harbor trong thời Nội chiến Hoa Kỳ 1898 - Tướng Emilio Aguinaldo tuyên bố Philippines độc lập sau 300 năm bị Tây Ban Nha cai trị 1942 – Anne Frank được cha tặng cho một tập vở nhân kỷ niệm sinh nhật thứ 13 của cô, cô quyết định dùng nó để viết nhật ký. 1945 - Khâm sai Bắc Bộ Phan Kế Toại ra nghị định đổi tên Trường Trung học Bảo hộ ở Hà Nội thành Trường Quốc lập Trung học Chu Văn An 1965 - Máy bay của không quân Mỹ ném bom Trại điều dưỡng bệnh phong Quỳnh Lập (Nghệ An) 1968 - Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã thông qua hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân và kêu gọi các nước phê chuẩn hiệp ước này 1969 - Quốc hội và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra tuyên bố về việc thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam 1978 - Nhật Bản xảy ra động đất ngoài khơi Miyagi 1979 - Thượng viện Hoa Kỳ bỏ phiếu chấm dứt cấm vận kinh tế đối với Zimbabwe Rhodesia 1987 – Chiến tranh Lạnh: Trước Cổng Brandenburg, Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan công khai thách thức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachyov phá đổ Bức tường Berlin. 1991 - Liên bang Nga tuyên bố chủ quyền quốc gia của mình. Sau đó, ngày 19/08, Liên Xô tan rã 1994 - Khởi hành chuyến bay đầu tiên của chiếc Boeing 777 do hãng Boeing của Hoa Kỳ chế tạo 1996 - Bangladesh tổ chức bầu cử quốc hội tự do 2005 - Tại Iran bắt đầu xảy ra Vụ đánh bom Ahvaz 2014 - Khai mạc World Cup 2014 tại thành phố Sao Paulo, Brasil 2016 - Xả súng tại hộp đêm Pulse dành cho người đồng tính ở Orlando, Florida, khiến 50 người chết và 53 người bị thương Sinh 1107 - Tống Cao Tông, hoàng đế nhà Tống 1827 – Nguyễn Phúc Miên Tuấn, tước phong Hòa Thạnh vương, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1907) 1854 - George Eastman, người sáng lập công ty Eastman Kodak 1892 - Djuna Barnes, nữ nhà văn Mỹ 1908 - Otto Skorzeny, Trung tá Đức Quốc xã 1921 - Phạm Thế Ngũ, nhà giáo, nhà nghiên cứu Văn học Việt Nam 1924 - George Herbert Walker Bush, tổng thống thứ 41 của Hoa Kỳ (m. 2018) 1927 - Johanna Spyri, nữ nhà văn Thuỵ Sĩ 1927 - Đỗ Quang Thắng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Trung ương Đảng, chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam 1929 - Anne Frank, nạn nhân Phát-xít Đức, tác giả Nhật ký Anne Frank 1937 - Vladimir Igorevich Arnold, nhà toán học Liên Xô 1942 - Trần Thiện Thanh, cố nhạc sĩ, ca sĩ, hạ sĩ quan Việt Nam Cộng hòa 1953 - Nguyễn Thiện Nhân, phó thủ tướng Việt Nam 1957 - Hà Huy Thông, phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam 1960 - Dannavan Morrison, cựu vận động viên cricket người Bahamas 1972 - Hồ Thị Cẩm Đào, một nữ chính khách Việt Nam 1972 - Inger Miller, nữ vận động viên điền kinh Mỹ 1973 - Christian Vieri, cầu thủ Ý 1973 - Daron Rahlves, vận động viên chạy ski Mỹ 1979 - Diego Milito, cầu thủ bóng đá Argentina 1980 - Jerri Ariel Farias Hahn, cầu thủ Brazil 1981 - Nora Tschirner, nữ diễn viên Đức 1981 - Klemen Lavric, cầu thủ Slovenia 1982 - Andrea Wolf, cầu thủ bóng đá Đức 1983 - Anja Rubik, người mẫu Ba Lan 1983 - Christine Sinclair, cầu thủ Canada 1985 - Dave Franco, diễn viên Mỹ 1985 - Tasha-Ray Evin, nhạc sĩ Canada 1987 - Abbey Lee Kershaw, người mẫu Úc 1987 - Paul Janes, cầu thủ bóng đá Đức 1992 - Philippe Coutinho, cầu thủ bóng đá Brazil Mất 1972 - Ludwig von Bertalanffy, nhà sinh vật học Áo 1981 - Mahmoud Fawzi, thủ tướng Ai Cập 1981 - Anton Freiherr von Aretin, chính trị gia Đức 1981 - Harry Harlow, nhà tâm lý học Mỹ 1982 - Otto Brunner, nhà sử học Áo 1982 - Karl von Frisch, nhà sinh vật học, nhà động vật học từng nhận giải Nobel. 1985 - Dominique Laffin, nữ diễn viên Pháp 1985 - Helmuth Plessner, triết gia Đức 1988 - Marcel Poot, nhà soạn nhạc Bỉ 1990 - George Meistermann, họa sĩ Đức 1995 - Arturo Benedetti Michelangeli, nghệ sĩ dương cầm Ý 1997 - Bulat Shalvovich Okudzhava, thi sĩ, nhà soạn nhạc Nga 2002 - Bill Blass, nhà thiết kế thời trang Mỹ 2012 - Elinor Ostrom, nhà khoa học chính trị người Mỹ, phụ nữ đầu tiên đoạt giải Nobel Kinh tế 2013 - Kimura Jiroemon, cụ ông thọ nhất từ trước đến nay trong lịch sử thế giới 2023 - Silvio Berlusconi, cựu thủ tướng Ý Ngày lễ và kỷ niệm Ngày quốc khánh Nga. Ngày quốc khánh Philippines. Ngày Valentine của Brasil, (ngày lễ tình nhân Dia dos Namorados).
Ngày 13 tháng 6 là ngày thứ 164 (165 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 201 ngày trong năm. Sự kiện 532 – Sau khi đánh bại họ Nhĩ Chu, Cao Hoan đưa Nguyên Tu lên làm hoàng đế của Bắc Ngụy, tức Hiếu Vũ Đế. 1525 – Martin Luther kết hôn với Katharina von Bora nhằm chống lại sắc chỉ tu tập độc thân của Giáo hội Công giáo Rôma áp đặt cho các tu sĩ. 1970 – "The Long and Winding Road" trở thành đĩa đơn quán quân thứ 20 và cuối cùng của The Beatles tại Hoa Kỳ. 1975 – Hải quân Nhân dân Việt Nam hoàn thành việc đánh chiếm Poulo Wai từ quân đội Campuchia Dân chủ. 1975 – Toàn lãnh thổ Việt Nam thống nhất dùng giờ Đông Dương theo múi giờ thứ 7. 2000 – Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il tại thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên, khởi đầu hội nghị thượng đỉnh liên Triều đầu tiên. 2013 - Nhóm nhạc nam BTS được thành lập. Sinh 1820 – William John Macleay, nhà động vật học người Scotland–Úc (m. 1891). 1831 – James Clerk Maxwell, nhà vật lý người Scotland 1919 – Lê Quang Tung, Đại tá Quân đội Việt Nam Cộng hòa (m. 1963) 1926 – Trần Ngọc Tám, Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (m. 2011) 1984 – Nery Castillo, cầu thủ bóng đá người México 1981 – Chris Evans, diễn viên người Mỹ 1996 – Nguyễn Phong Hồng Duy, cầu thủ bóng đá người Việt Nam 2002 – Nam Da-reum, diễn viên người Hàn Quốc 2004 – Norawit Titicharoenrak, diễn viên người Thái Lan Mất 220 - Hạ Hầu Đôn, là công thần khai quốc nhà Tào Ngụy thời Tam Quốc 1025 – Thiền sư Vạn Hạnh, một cao tăng Phật giáo Việt Nam (s. 938) 1897 – Emil von Albedyll – một tướng lĩnh trong quân đội Phổ (s. 1824) 1982 – Vua Khalid của Ả Rập Saudi (s. 1912) 2021 – Ned Beatty, dien viên Mỹ (s. 1937) Ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 14 tháng 6 là ngày thứ 165 (166 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 200 ngày trong năm. Sự kiện 1158 – Công tước Sachsen Heinrich cho xây một cầu mới qua sông Isar nhằm thu lợi qua việc buôn bán muối, tên gọi München xuất hiện lần đầu tiên. 1206 – Hàn Thác Trụ thỉnh Tống Ninh Tông hạ chiếu phạt Kim, khởi đầu chiến tranh kéo dài trong ba năm giữa hai bên, tức ngày Đinh Hợi tháng 5. 1285 – Thượng tướng Trần Quang Khải lãnh đạo quân Trần đánh bại thủy quân Nguyên ở Chương Dương nay thuộc Hà Nội, Việt Nam. 1797 – Nước Cộng hòa Genova bị Napoléon Bonaparte thay thế bằng nước Cộng hòa Liguria phụ thuộc Pháp. 1807 – Đại quân của Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte đánh bại quân Nga trong trận Friedland tại Phổ, kết thúc Chiến tranh Liên minh thứ tư. 1775 – Lục quân Lục địa tiền thân của Lục quân Hoa Kỳ là lực lượng quân đội được thành lập sớm nhất của Hoa Kỳ. 1777 – Đệ nhị Quốc hội Lục địa áp dụng thiết kế cờ và sao cho Quốc kỳ Hoa Kỳ. 1784 – Lục quân Hoa Kỳ được thành lập thay thế Lục quân Lục địa. 1956 – Nguyên mẫu Ye-4 của máy bay tiêm kích phản lực MiG-21 do Liên Xô sản xuất tiến hành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. 1982 – Quân Argentine đầu hàng quân Anh tại thủ phủ Stanley, kết thúc Chiến tranh Falkland. 1985 – Hiệp ước Schengen được ký kết giữa năm trong mười thành viên của Cộng đồng Kinh tế châu Âu. 2018 – Khai mạc World Cup 2018 lần thứ 21 tại Nga 2019 – VinFast khánh thành nhà máy sản xuất ô tô tại Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, Hải Phòng Sinh 1827 – Nguyễn Phúc Trinh Nhàn, phong hiệu Nghĩa Điền Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (m. 1902) 1827 – Nguyễn Phúc Tường Hòa, phong hiệu Nghĩa Hà Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (m. 1847) 1906 – Nguyễn Lân, học giả, nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà giáo nhân dân Việt Nam (m. 2003) 1926 – Don Newcombe (m. 2019) 1928 – Che Guevara, nhà cách mạng Argentina (m. 1967) 1946 – Donald Trump, Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ 1978 – Từ Hy Đệ, nữ ca sĩ, MC Đài Loan 1993 – Chi Pu, nữ diễn viên, ca sĩ, nhà sản xuất phim, người mẫu ảnh, MC kiễm diễn viên lồng tiếng người Việt Nam 1999 – Chu Tử Du, thành viên nhóm nhạc Twice (nhóm nhạc) người Đài Loan 1994 - Moon Taeil, thành viên nhóm nhạc NCT (nhóm nhạc) người Hàn Quốc Mất 1883 – Edward FitzGerald, nhà thơ Anh (s. 1809) 1987 – Vũ Ngọc Phan, nhà văn, nhà nghiên cứu văn học Việt Nam (s. 1902) Ngày lễ và kỷ niệm Ngày Hiến Máu Thế giới (World Blood Donor Day)
Ngày 15 tháng 6 là ngày thứ 166 (167 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 199 ngày trong năm. Sự kiện 1215 -– Đại Hiến chương Magna Carta được ký tại Anh, lần đầu giảm quyền lực của nhà nước quân chủ tập trung và bảo vệ các quyền tự do cá nhân. 1219 – Theo truyền thuyết, quốc kỳ Đan Mạch được sử dụng lần đầu trong trận Lyndanisse, đây là quốc kỳ cổ nhất vẫn còn được sử dụng. 1389 – Đế quốc Ottoman đánh bại lực lượng của người Serbia và người Bosnia trong trận Kosovo. 1527 – Mạc Đăng Dung lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Minh Đức. 1846 – Hiệp định Oregon xác định vĩ tuyến 49 độ Bắc từ dãy núi Rocky đến eo biển Juan de Fuca là biên giới tự nhiên giữa Hoa Kỳ và Canada. 1896 – Động đất Sanriku tại Nhật Bản khiến hơn 22.000 người thiệt mạng. 1944 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Hải quân Hoa Kỳ bắt đầu đánh chiếm đảo Saipan từ Nhật Bản. 1949 – Chính phủ tỉnh Đài Loan của Trung Hoa Dân Quốc công bố chính thức phát hành Tân Đài tệ. 1954 – Liên đoàn bóng đá châu Âu được thành lập tại Basel, Thụy Sĩ. 1990 - Thành lập Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. 2001 – Nguyên thủ của sáu quốc gia gồm Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan ký vào tuyên ngôn thành lập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Sinh 28 – Hán Minh Đế, vua thứ 17 của Nhà Hán (m. 75). 1828 – Nguyễn Phúc Nhàn Thục, phong hiệu Gia Lạc Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (m. 1864) 1932 – Nguyễn Quang Riệu, giáo sư người Pháp gốc Việt (m. 2021) 1943 – Johnny Hallyday, ca sĩ, diễn viên người Pháp (m. 2017) 1946 – Noddy Holder, ca sĩ người Anh 1951 - Quốc Dũng, nhạc sĩ người Việt Nam 1953 - Tập Cận Bình, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 1964 - Goda Takeshi (Jaian), nhân vật hoạt hình nổi tiếng ở Nhật Bản 1984 – Tim Lincecum, cầu thủ bóng chày người Mỹ 1992 – Mohamed Salah, cầu thủ bóng đá người Ai Cập Mất 1888 – Friedrich III, Hoàng đế Đức (s. 1831) 1889 – Mihai Eminescu, nhà thơ România (s. 1850) Ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 16 tháng 6 là ngày thứ 167 (168 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 198 ngày trong năm. Sự kiện 907 – Hậu Lương Thái Tổ phong cho Tiết độ sứ Tiền Lưu tước hiệu Ngô Việt vương, được xem là mốc nước Ngô Việt thành lập. 1407 – Chiến tranh Minh - Đại Ngu: Quân Minh bắt được Thái thượng hoàng Hồ Quý Ly. 1846 – Piô IX được bầu làm Giáo hoàng, ông là giáo hoàng tại vị trong thời gian lâu nhất của Giáo hội Công giáo Rôma. 1868 – Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực tập kích đồn Kiên Giang. 1911 – Công ty tiền thân của IBM được thành lập tại tiểu bang New York, Hoa Kỳ. 1924 – Trường quân sự Hoàng Phố được thành lập tại Quảng Châu, Trung Quốc. 1948 – Đảng Cộng sản Malaya hạ sát ba người Anh quản lý đồn điền tại Perak, khởi đầu một cuộc chiến tranh du kích kéo dài 12 năm tại Malaya. 1963 – Nhà du hành vũ trụ Liên Xô Valentina Tereshkova trở thành người phụ nữ đầu tiên trong không gian. 2012 – Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu 9 nhằm lắp ghép với modul Thiên Cung 1. Sinh 1807 – Thiệu Trị, hoàng đế thứ ba của nhà Nguyễn (m. 1847). 1845 – Nguyễn Phúc Hồng Diêu, tước phong Phú Lương công, hoàng tử con vua Thiệu Trị (m. 1875). 1928 – Nguyễn Hữu Thiết, nhạc sĩ kiêm ca sĩ của nền tân nhạc Việt Nam trong thế kỷ 20 (m. 2002). 1967 – Jürgen Klopp, cựu cầu thủ bóng đá và HLV người Đức. 1971 – Tupac Shakur, ca sĩ người Mỹ (m. 1996). 1982 – Missy Peregrym, diễn viên người Canada. 1989 – Odion Ighalo, cầu thủ bóng đá người Nigeria. 1993 – Park Bo-gum, diễn viên người Hàn Quốc. 1998 – Doan Ritsu, cầu thủ bóng đá người Nhật Bản. Mất 1855 – John Gorrie, nhà vật lý Mỹ (s. 1803) 1947 – Barton Appler Bean, nhà ngư học người Mỹ (s. 1860). 1972 – Đỗ Văn An, tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa (s. 1932).
Ngày 17 tháng 6 là ngày thứ 168 (169 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 197 ngày trong năm. Sự kiện 629 – Borandukht trở thành nữ hoàng đầu tiên của Đế quốc Sassanid Ba Tư, lãnh thổ đế quốc đạt cực đại trong thời gian bà trị vì. 1407 – Chiến tranh Minh - Đại Ngu: Sau khi bắt được Thái thượng hoàng Hồ Quý Ly vào hôm trước, quân Minh bắt được vua Hồ Hán Thương, nhà Hồ diệt vong. 1596 – Trong hành trình thứ ba nhằm tìm hải lộ phương Bắc, nhà thám hiểm người Hà Lan Willem Barentsz khám phá ra quần đảo Svalbard ở vùng Bắc cực. 1885 – Tượng Nữ Thần Tự Do được chở một cách an toàn đến cảng New York trên chiếc tàu hơi nước Isère của Pháp. 1902 – Anh Liễm Chi thành lập Đại Công báo tại Thiên Tân, đây là một trong những báo giấy Trung văn lâu năm nhất. 1924 - Đại hội lần thứ năm của Quốc tế cộng sản họp tại Moskva 1929 – Tại Hà Nội, các tổ chức cơ sở cộng sản ở Bắc Kỳ họp đại hội quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng. 1930 – Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính cùng 11 đảng viên Quốc Dân đảng bị chính phủ bảo hộ Pháp chặt đầu do tiến hành Khởi nghĩa Yên Bái. 1953 – Bùng phát nổi dậy chống chính phủ quy mô lớn tại Cộng hòa Dân chủ Đức, binh sĩ Liên Xô đồn trú tiến hành can thiệp nhằm trấn áp. 1968 – Đảng Cộng sản Malaya phát động một cuộc phục kích nhằm vào lực lượng an ninh Malaysia, đánh dấu khởi đầu một cuộc nổi dậy cộng sản kéo dài trong hơn 30 năm. 1972 – Năm người bị bắt khi đột nhập văn phòng của Đảng Dân chủ tại Washington, D.C., khởi đầu vụ bê bối chính trị dẫn đến sự từ chức của Tổng thống Mỹ Richard Nixon hai năm sau đó. 1994- Khai mạc World Cup 1994 tại Hoa Kỳ Sinh 1888 - Heinz Guderian, Đại tướng Lục quân Đức (m. 1954) 1924 - Nguyễn Xuân Trang, Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (Mất 2015) 1945 - Eddy Merckx, tay đua xe đạp Bỉ 1945 - Frank Ashmore, diễn viên Mỹ 1978 - Uchishiba Masato, vận động viên judo Nhật Bản 1993 - Dương Tú Anh, á hậu – người mẫu Việt Nam Mất 1898 - Edward Burne-Jones, họa sĩ Anh (s. 1833) 1930 - Nguyễn Thái Học, người sáng lập Việt Nam Quốc dân Đảng, nhà cách mạng người Việt Nam (s. 1902) 1930 - Phó Đức Chính, là nhà cách mạng Việt Nam, là một trong những sáng lập viên và lãnh tụ của Việt Nam Quốc Dân Đảng (s. 1907) 1939 - Nguyễn Khắc Hiếu, hiệu Tản Đà, nhà thơ Việt Nam (s. 1889) 1954 - Tô Ngọc Vân, họa sĩ Việt Nam (s. 1906) 2006 - Nhạc sĩ Tâm Anh 2017 - Võ Dinh, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 18 tháng 6 là ngày thứ 169 (170 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 196 ngày trong năm. Sự kiện 618 – Đường vương Lý Uyên đăng cơ làm hoàng đế tại Thái Cực điện tại Trường An, khởi đầu triều Đường. 1767 – Đại úy Samuel Wallis đổ bộ lên đảo Tahiti tại Thái Bình Dương, ông được cho là người châu Âu đầu tiên đến đảo. 1812 – Chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Đế quốc Anh bắt đầu khi Quốc hội Hoa Kỳ bỏ phiếu thông qua việc tuyên chiến với Anh. 1815 – Chiến tranh Liên minh thứ bảy: Napoléon Bonaparte thất bại trong trận Waterloo, ông buộc phải thoái vị lần thứ nhì ít ngày sau đó. 1858 – Charles Darwin nhận được bản thảo từ người bạn là nhà tự nhiên học Alfred Russel Wallace về chọn lọc tự nhiên, điều này thúc đẩy Darwin công bố lý thuyết của ông về tiến hóa. 1908 – Đại học Philippines được thành lập, hiện là đại học quốc gia duy nhất tại Philippines. 1919 – Nguyễn Ái Quốc gửi bản "Yêu sách của nhân dân An Nam" cho Hội nghị Versailles 1928 – Phi công Amelia Earhart trở thành người phụ nữ đầu tiên bay qua Đại Tây Dương trên một khí cụ bay. 1965 – Hoa Kỳ lần đầu dùng máy bay ném bom chiến lược Boeing B-52 Stratofortress trong Chiến tranh Việt Nam. 1981 – Máy bay tàng hình thực tế đầu tiên trên thế giới Lockheed F-117 Nighthawk bay lần đầu. 1983 – Trên tàu con thoi Challenger, nhà du hành vũ trụ Sally Ride trở thành người phụ nữ Hoa Kỳ đầu tiên trong không gian, và là người phụ nữ thứ ba sau hai nhà du hành Liên Xô Valentina Tereshkova và Svetlana Savitskaya. Sinh 1901 – Anastasia Nikolayevna (Romanov), con gái út của Sa hoàng Nikolai II (m. 1918). 1907 – Võ An Ninh, Nhiếp ảnh gia Việt Nam (m. 2009). 1942 – Paul McCartney, ca sĩ người Anh, thành viên tứ quái The Beatles. 1944 – Sandy Posey, ca sĩ Mỹ. 1946 – Russell Ash, nhà văn Anh; Fabio Capello, huấn luyện viên Ý (m. 2010). 1989 – Pierre-Emerick Aubameyang, cầu thủ bóng đá Gabon. 1991 – Kha Chấn Đông, nam diễn viên, ca sĩ người Đài Loan. 1994 – Cúc Tịnh Y ,ca sĩ,diễn viên,vũ công người Trung Quốc. 2001 - Yabuki Nako, nữ ca sĩ người Nhật, thành viên nhóm nhạc Hàn Quốc IZ*ONE và nhóm nhạc Nhật Bản HTK48. Mất 1749 – Ambrose Philips, nhà thơ Anh (s. 1674) 1930 – Cô Giang, hay Nguyễn Thị Giang, nhà cách mạng người Việt chống thực dân Pháp (s. 1906) 1950 – Trần Nghi, tướng lĩnh người Trung Quốc (s. 1883) 1985 – Xuân Thủy, cố Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam (s. 1912) 2018 – XXXTentacion, ca sĩ và nhạc sĩ người Mỹ (s. 1998) 1974 - Georgy Konstantinovich Zhukov, Nguyên soái Liên Xô. Ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 19 tháng 6 là ngày thứ 170 (171 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 195 ngày trong năm. Sự kiện 1097 – Cuộc vây hãm Nicaea: Quân Rûm đầu hàng dâng thành cho liên quân Đông La Mã và quân Thập tự. 1644 – Phúc vương Chu Do Tung đăng cơ hoàng đế tại Kim Lăng, lấy niên hiệu là Hoằng Quang, khởi đầu nhà Nam Minh. 1846 – Cuộc thi đấu bóng chày sử dụng luật hiện đại đầu tiên ghi nhận được diễn ra tại New Jersey, Hoa Kỳ. 1924 – Phạm Hồng Thái ném lựu đạn nhằm ám sát toàn quyền Đông Dương Martial Merlin tại tô giới Pháp ở Quảng Châu, Trung Quốc, sau đó tự vẫn tại Châu Giang. 1944 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Trận chiến biển Philippines bắt đầu giữa Hải quân Mỹ và Hải quân Nhật Bản. 1945 – Mao Trạch Đông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông liên tục giữ chức vụ này cho đến khi từ trần. 1961 – Kuwait hoàn toàn độc lập khi chế độ bảo hộ của Anh Quốc kết thúc, sheikh Abdullah III Al-Salim Al-Sabah trở thành một emir. 1988 – Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong thánh cho 117 nhân vật tử đạo Việt Nam, hành động này bị chính phủ Việt Nam phản đối. 2014 – Felipe VI trở thành Quốc vương Tây Ban Nha. Sinh 1301 - Hoàng tử Morikuni, tướng quân (Shogun) Nhật (m. 1333) 1507 - Annibale Caro, nhà thơ Ý (m. 1566) 1566 - Vua James I của Anh, hay James VI của Scotland (m. 1625) 1606 - James Hamilton, Đệ nhất công tước Hamilton, chính khách người Scotland (m. 1649) 1623 - Blaise Pascal, nhà toán học và triết học Pháp (m. 1662) 1633 - Philipp van Limborch, nhà thần học Tin lành người Hà Lan (m. 1712) 1764 - José Gervasio Artigas, khai quốc công thần của Uruguay (m. 1850) 1792 - Gustav Schwab, tác gia người Đức (m. 1850) 1834 - Charles Spurgeon, nhà thuyết pháp người Anh (m. 1892) 1846 - Antonio Abetti, nhà thiên văn học người Ý (m. 1928) 1861 - Douglas Haig, chiến binh người Anh (m. 1928) 1861 - José Rizal, anh hùng dân tộc và nhà thơ người Philippines (m. 1896) 1865 - Dame May Whitty, nhà làm trò người Anh (m. 1948) 1896 - Wallis Simpson, nữ Công tước Windsor (m. 1986) 1897 - Cyril Norman Hinshelwood, nhà hóa học người Anh, người đạt giải Nobel (m. 1967) 1897 - Moe Howard, diễn viên và diễn viên hài kịch người Mỹ (m. 1975) 1898 - James Joseph Sweeney, giám mục Công giáo người Mỹ (m. 1968) 1902 - Guy Lombardo, trưởng ban nhạc người Canada (m. 1977) 1903 - Lou Gehrig, cầu thủ bóng chày (m. 1941) 1903 - Wally Hammond, cầu thủ cricket người Anh (m. 1965) 1906 - Ernst Boris Chain, nhà sinh hóa người Đức, đạt giải Nobel Sinh lý học hay Y học (m. 1979) 1909 - Dazai Osamu, nhà văn người Nhật Bản (m. 1948) 1910 - Paul Flory, nhà hóa học người Mỹ, giải Nobel hóa học (m. 1985) 1914 - Alan Cranston, nhà chính trị người Mỹ (m. 2000) 1915 - Julius Schwartz, chủ bút và nhà phát hành người Mỹ 1922 - Aage Niels Bohr, bác sĩ người Đan Mạch, giải Nobel 1928 - Nancy Marchand, nữ diễn viên người Mỹ (m. 2000) 1928 - Barry Took, nhà viết hài kịch và người hát trên đài người Anh (m. 2002) 1930 - Gena Rowlands, nữ diễn viên người Mỹ 1932 - Pier Angeli, nữ diễn viên người Ý (m. 1972) 1933 - Viktor Patsayev, nhà du hành vũ trụ 1938 Wahoo McDaniel, vận động viên vật và cầu thủ bóng đá người Mỹ (m. 2002) Ian Smith, diễn viên Australia 1945 Aung San Suu Kyi, nhà chính trị người Miến Điện, nhận giải Nobel Hòa bình Radovan Karadžić, nhà chính trị Serbia-Bosna 1947 - Salman Rushdie, tác gia người Ấn Độ 1948 - Phylicia Rashad, nữ diễn viên Mỹ 1948 - Nick Drake, tay chơi guitar người Anh 1951 - Ann Wilson, ca sĩ người Mỹ 1954 - Kathleen Turner, nữ diễn viên người Mỹ 1957 - Anna Lindh, chính khách Thụy Điển (m. 2003) 1960 - Luke Morley, tay chơi guitar và viết nhạc người Anh 1962 Paula Abdul, ca sĩ người Mỹ Jeremy Bates, vận động viên quần vợt người Anh 1963 - Rory Underwood, cầu thủ bóng bầu dục người Anh 1964 - Boris Johnson, chính khách và nhà báo người Anh 1966 - Joichi Ito, doanh nhân và nhà hoạt động xã hội người Nhật 1967 - Bjørn Dæhlie, vận động viên trượt tuyết người Na Uy 1967 - Mia Sara, nữ diễn viên Mỹ 1968 - Alastair Lynch, cầu thủ bóng đá người Úc 1969 - Thanh Lam, danh ca nhạc nhẹ của Việt Nam 1970 - Quincy Watts, vận động viên điền kinh người Mỹ 1970 - Rahul Gandhi, chính khách người Ấn Độ 1970 - Brian Welch, tay chơi guitar người Mỹ (KoЯn) 1972 - Brian McBride, cầu thủ bóng bầu dục người Mỹ 1974 - Joshua John Fanene, nghệ sĩ người Mỹ 1976 - Bryan Hughes, cầu thủ bóng đá người Anh 1977 - Peter Warrick, cầu thủ bóng bầu dục người Mỹ 1978 Dirk Nowitzki, cầu thủ bóng rổ người Đức Zoe Saldaña, nữ diễn viên Mỹ 1982 - David Pollack, cầu thủ bóng bầu dục người Mỹ Mất 1747 - Alessandro Marcello, nhà soạn nhạc Ý (s. 1669) 1762 - Johann Ernst Eberlin, nhà soạn nhạc Đức (s. 1702) 1787 - Karl Friedrich Abel, nhà soạn nhạc Đức (s. 1723) 1800 - Abraham Gotthelf Kästner, nhà toán học Đức (s. 1719) 1924 - Phạm Hồng Thái, là một nhà hoạt động trong Phong trào Đông Du Việt Nam (s. 1896). 2000 - Takeshita Noboru, cựu Thủ tướng Nhật Bản (s. 1924) Ngày lễ và kĩ niệm 1955 - Ngày thành lập quân đội Việt Nam Cộng Hòa
Ngày 20 tháng 6 là ngày thứ 171 (172 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 194 ngày trong năm. Sự kiện 451 – Tướng Flavius Aetius chỉ huy quân Tây La Mã giành chiến thắng quyết định trước quân Hung của Attila trong trận Châlons. 1867 – Chiến tranh Pháp–Đại Nam: Pháp chiếm thành Vĩnh Long lần thứ 2. 1837 – Nữ vương Victoria bắt đầu trị vì, bà là quân chủ trị vì lâu nhất trong lịch sử Anh Quốc. 1894 – Tại Hồng Kông, Alexandre Yersin công bố phát hiện vi khuẩn gây bệnh dịch hạch. 1895 – Hoàng đế Đức Wilhelm II khánh thành kênh đào Kiel băng qua bán đảo Jylland, hiện là thủy đạo nhân tạo bận rộn nhất trên thế giới. 1895 – Triều Thanh và đại diện chính phủ Pháp ký kết Công ước Gérard tại Bắc Kinh, xác định đường biên giới của Vân Nam với Bắc Kỳ và Ai Lao. 1944 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Trận chiến biển Philippines kết thúc với chiến thắng quyết định của Hải quân Hoa Kỳ. 1967 – Võ sĩ quyền anh Muhammad Ali bị thu hồi đai vô địch quyền anh hạng nặng thế giới và bị toà án phạt 5 năm tù cùng 10.000 đô la Mỹ vì bất phục tùng lệnh nhập ngũ. Bản án này sau đó bị Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ hủy bỏ. 1991 – Quốc hội Liên bang Đức phê chuẩn dời đô từ Bonn về Berlin. Sinh 1810 – Từ Dụ Hoàng thái hậu, Thái hậu nhà Nguyễn, chánh cung của vua Thiệu Trị và là mẹ của vua Tự Đức (m. 1902). 1828 – Trang Ý Hoàng thái hậu, Thái hậu nhà Nguyễn, chánh cung của vua Tự Đức, mẹ nuôi của vua Dục Đức (m. 1903). 1907 – Phùng Tất Đắc, nhà biên soạn người Việt bút hiệu Lãng Nhân (m. 2008) 1927 – Hoàng Văn Lạc, Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (Mất 2014) 1935 – Hoàng Cơ Minh, Hải quân Phó Đề đốc, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (Mất 1987) 1944 – David Roper, diễn viên Anh 1945 – Anne Murray, ca sĩ Canada 1949 – Lionel Richie, ca sĩ Mỹ 1967 – Nicole Kidman, diễn viên Mỹ 1970 – Lý Gia Hân, nữ diễn viên, Hoa hậu Hồng Kông năm 1988 1978 - Frank Lampard, cựu cầu thủ bóng đá người Anh Mất 1947 – Bugsy Siegel, tội phạm người Hoa Kỳ (s. 1906) 1958 – Kurt Alder, nhà hóa học Đức (s. 1902) 2011 – Vương Văn Bắc, chính khách, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa (s. 1927) Ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 21 tháng 6 là ngày thứ 172 (173 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Từ đây đến cuối năm còn lại 193 ngày. Đây còn là ngày bắt đầu điểm hạ chí (summer solstice) tại Bắc bán cầu với khoảng thời gian ban ngày dài nhất trong năm. Tuy nhiên, tại Nam bán cầu, thời gian có ánh sáng Mặt Trời trong năm ngắn nhất nên ngày này là ngày đông chí. Sự kiện 1307 – Hải Sơn lên ngôi tại Thượng Đô, trở thành hoàng đế thứ ba của triều Nguyên và Đại hãn thứ bảy của Đế quốc Mông Cổ. 1582 – Thời kỳ Chiến Quốc: Daimyō Oda Nobunaga bị tướng Akechi Mitsuhide ép phải tự sát tại Kyoto, Nhật Bản. 1898 – Mỹ giành được lãnh thổ Guam từ tay Tây Ban Nha. 1900 – Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn: Triều Thanh tuyên chiến với các cường quốc Hoa Kỳ, Anh Quốc, Đức, Pháp và Nhật Bản. 1925 - Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Các đơn vị kháng cự có tổ chức cuối cùng của Quân đội Nhật Bản trên đảo Okinawa tan rã trước Quân đội Hoa Kỳ. 2006 – Hai vệ tinh mới được tìm thấy của Sao Diêm Vương được đặt tên là Nix và Hydra. 2009 – Greenland được trao quyền tự quyết, lãnh thổ tiếp quản quyền quản lý đối với hệ thống tư pháp, cảnh sát, và tài nguyên thiên nhiên. 2012 – Quốc hội Việt Nam thông qua luật Biển, trong đó khẳng định tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa; trong khi đó Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn thành lập thành phố Tam Sa với phạm vi bao trùm hai quần đảo này. Sinh 1002 – Giáo hoàng Leo IX (m. 1054) 1710 – James Short, nhà toán học người Anh (m. 1768) 1824 – Nguyễn Phúc Vĩnh Trinh, phong hiệu Quy Đức Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (m. 1892) 1876 – Willem Hendrik Keesom, nhà vật lý học Hà Lan (m. 1956) 1890 – Phạm Công Tắc, lãnh đạo Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh (m. 1959) 1910 – Aleksandr Tvardovsky, nhà thơ Xô Viết (m. 1971) 1929 – Đặng Văn Quang, tướng lĩnh Quân lực Việt Nam Cộng hòa (m. 2011) 1944 – Ray Davies, nhạc sĩ Anh 1946 – Brenda Holloway, nhạc sĩ Mỹ 1947 – Shirin Ebadi, luật sư người Iran, được nhận giải Nobel Hòa Bình 1950 – John Paul Young, ca sĩ Anh/Australia 1982 – Vương tử William, Công tước xứ Cambridge Vương Quốc Anh 1986 – Lana Del Rey, ca sĩ người Mỹ 1987 – Kim Ryeo Wook, thành viên Super Junior Mất 1475 – Thân Thúc Chu, nhà chính trị người Triều Tiên (s. 1417) 1529 – John Skelton, nhà thơ người Anh 1914 – Carl Benjamin Klunzinger, bác sĩ, nhà động vật học người Đức (s. 1834) 1965 – Henry Weed Fowler, nhà động vật học người Mỹ (s. 1878) 1988 – Phạm Huy Thông, nhà thơ, nhà giáo, và nhà khoa học xã hội Việt Nam (s. 1916) Ngày lễ và kỷ niệm Việt Nam – Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam Greenland – Quốc khánh
Ngày 22 tháng 6 là ngày thứ 173 (174 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 192 ngày trong năm. Hạ chí xảy ra ở Bắc bán cầu, và Đông chí xảy ra ở Nam bán cầu vào ngày này. Sự kiện Trước năm 1600 217 TCN – Ptolemaios IV Philopator của Ai Cập đánh bại Antiochos III của Seleukos trong trận Raphia. 168 TCN – Cộng hòa La Mã do Lucius Aemilius Paullus chỉ huy đánh bại Macedonian Perseus, người đã đầu hàng sau trận chiến, kết thúc Chiến tranh Macedonian lần thứ ba. 618 – Sau khi Tùy Dạng Đế bị sát hại, các quan lại triều Tùy ở Lạc Dương lập Dương Đồng làm hoàng đế. 813 - Người Bulgari do Krum chỉ huy đánh bại quân đội Byzantine gần Edirne. Mikhael I buộc phải thoái vị để nhường ngôi cho Leo V người Armenia. 910 - Người Hungary đánh bại đội quân Đông Frank gần sông Rednitz, giết chết thủ lĩnh Gebhard, Công tước xứ Lotharingia (Lorraine). 1527 – Fatahillah trục xuất lực lượng Bồ Đào Nha khỏi bến cảng Sunda Kelapa, được cho là mốc thời gian hình thành Jakarta. 1593 - Trận Sisak: Quân đội Đồng minh Cơ đốc giáo đánh bại quân Ottoman. 1601–1900 1633 – Toà án dị giáo tại Roma buộc Galileo Galilei công khai từ bỏ quan điểm Mặt Trời là trung tâm của Vũ trụ thay vì Trái Đất, và bỏ tù ông. 1774 - Người Anh thông qua Đạo luật Québec, đặt ra các quy tắc quản trị đối với thuộc địa Quebec ở Bắc Mỹ thuộc Anh. 1783 - Một đám mây độc do núi lửa Laki ở Iceland phun trào đến Le Havre ở Pháp thuộc. 1807 - Trong vụ Chesapeake–Leopard, tàu chiến HMS Leopard của Anh tấn công và lên tàu khu trục nhỏ USS Chesapeake của Mỹ. 1813 – Sau khi biết kế hoạch của Mỹ về một cuộc tấn công bất ngờ vào Đập Beaver ở Ontario, Laura Secord bắt đầu hành trình đi bộ ba mươi km (19 dặm) để cảnh báo Trung úy James FitzGibbon. 1815 – Napoléon Bonaparte thoái vị lần thứ hai. 1839 - Các nhà lãnh đạo Cherokee như Major Ridge, John Ridge và Elias Boudinot bị ám sát vì đã ký Hiệp ước Echota mới, dẫn đến Dấu vết nước mắt. 1870 - Bộ Tư pháp Hoa Kỳ được Quốc hội Hoa Kỳ thành lập. 1893 - Chiến hạm HMS Camperdown của Hải quân Hoàng gia Anh vô tình đâm vào soái hạm HMS Victoria của Hạm đội Địa Trung Hải của Anh, khiến tàu bị chìm cùng với 358 thủy thủ đoàn, bao gồm cả chỉ huy của hạm đội, Phó đô đốc George Tryon. 1897 - Sĩ quan thuộc địa Anh Charles Walter Rand và Trung úy Charles Egerton Ayerst bị ám sát ở Pune, Maharashtra, Ấn Độ bởi anh em nhà Chapekar và Mahadeo Vinayak Ranade, những người sau đó bị bắt và treo cổ. 1898 - Trong một chiến dịch hỗn loạn, 6.000 người của Quân đoàn 5 Hoa Kỳ bắt đầu đổ bộ xuống Daiquirí, Cuba, cách Santiago de Cuba khoảng 16 dặm (26 km) về phía đông. Trung tướng Arsenio Linares y Pombo của Quân đội Tây Ban Nha đông gấp đôi nhưng không phản đối cuộc đổ bộ. 1901–Nay 1907 – The London Underground's Charing Cross, Euston and Hampstead Railway khai trương trạm lần đầu. 1911 – Quốc vương Anh George V làm lễ đăng quang tại Tu viện Westminster. 1911 - Cách mạng Mexico: Các lực lượng chính phủ chấm dứt cuộc nổi loạn Magonista năm 1911 trong Trận Tijuana lần thứ hai. 1918 - Xác tàu đắm của Rạp xiếc Hammond làm 86 người tử vong và làm bị thương 127 người gần Hammond, Indiana. 1941 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Đức Quốc xã tấn công trên toàn bộ tuyến biên giới phía Tây của Liên Xô, khởi đầu Chiến dịch Barbarossa(Chiến dịch xâm lược của Đức Quốc xã nhằm vào Liên Xô, mở đầu mặt trận Xô-Đức trong Thế chiến 2.) 1942 - Chiến tranh thế giới thứ hai: Erwin Rommel được thăng cấp Thống chế sau khi quân Trục chiếm Tobruk. 1942 - Lời cam kết trung thành được Quốc hội Hoa Kỳ chính thức thông qua. 1944 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Hồng quân Liên Xô khai hỏa Chiến dịch Bagration tại Byelorussia, sớm hơn một ngày theo lệnh của Stalin. 1944 - Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt ký thành luật Đạo luật điều chỉnh quân nhân năm 1944, thường được gọi là G.I. Bill. 1945 - Chiến tranh thế giới thứ hai: Trận chiến Okinawa kết thúc. 1948 - Tàu HMT Empire Windrush đưa nhóm 802 người nhập cư đến Tây Ấn đầu tiên đến Tilbury, đánh dấu sự khởi đầu của quá trình nhập cư hiện đại đến Vương quốc Anh. 1948 - George VI chính thức từ bỏ danh hiệu "Hoàng đế Ấn Độ", nửa năm sau khi Anh thực sự từ bỏ quyền cai trị Ấn Độ. 1969 – Sông Cuyahoga tại bang Ohio, Hoa Kỳ bắt lửa, dẫn đến một loạt chương trình kiểm soát ô nhiễm. 2009 – Do giảm dần đều về doanh số vì sự xuất hiện của nhiếp ảnh kỹ thuật số, công ty Eastman Kodak tuyên bố ngừng bán phim dương bản Kodachrome, kết thúc 74 năm tồn tại như một biểu tượng trong ngành nhiếp ảnh. 2015 – Tòa nhà Quốc hội Afghanistan bị các tay súng tấn công sau một vụ đánh bom liều chết. Tất cả 6 tay súng đều thiệt mạng và 18 người bị thương. 2021 – Trò chơi Dark Alliance ra mắt trên console Xbox,PS4,PS5 2022 – Một trận động đất xảy ra ở miền đông Afghanistan dẫn đến hơn 1.000 người chết. Sinh 662 – Đường Duệ Tông, là vị Hoàng đế thứ năm và thứ bảy của nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc (m. 716). 1805 – Nguyễn Phúc Ngọc Vân, phong hiệu An Điềm Công chúa, công chúa con vua Gia Long (m. 1869). 1900 – Trần Trinh Huy, tay chơi nổi danh nhất trong số các công tử Bạc Liêu. 1903 – John Dillinger, giang hồ người Mỹ. 1949 – Meryl Streep, diễn viên Hollywood. 1962 – Châu Tinh Trì, diễn viên người Hồng Kông. 1978 – Dan Wheldon, vận động viên đua xe người Anh. 1985 – Hari Won, ca sĩ, diễn viên, MC người Hàn gốc Việt. 1987 – Lee Min Ho, diễn viên, ca sĩ Hàn Quốc. 1987 – Minh Hằng, diễn viên, ca sĩ Việt Nam. 1989 – Jung Yong-hwa, nhạc sĩ, ca sĩ, nhà sản xuất, diễn viên Hàn Quốc. Mất 1907 – Nguyễn Phúc Miên Tuấn, tước phong Hòa Thạnh vương, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1827) 1913 - Ștefan Octavian Iosif, Nhà thơ người România (s.1875) 1931 - Armand Fallières, Chính khách người Pháp ,Tổng thống thứ 9 của Pháp 1933 – Henry Birkin, tay đua xe Anh (s. 1896) 1970 – Đặng Thùy Trâm, bác sĩ, liệt sĩ Việt Nam (s. 1942) Ngày lễ và kỷ niệm Không có.
Ngày 23 tháng 6 là ngày thứ 174 (175 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 191 ngày trong năm. Sự kiện 195 TCN - Thái tử Lưu Doanh kế vị hoàng đế triều Hán, tức Hán Huệ Đế, song quyền lực trên thực tế nằm trong tay Lã thái hậu. 617 – Tại thành Tấn Dương, Lý Uyên cử binh phản Tùy. 947 – Lưu Tri Viễn tiến vào Lạc Dương, sai người sát hại Hoàng đế Lý Tòng Ích do người Khiết Đan lập nên, tức ngày Bính Thìn (3) tháng 6 năm Đinh Mùi. 1828 – Miguel I đoạt vương vị của cháu gái là Maria II, đánh dấu khởi đầu Nội chiến Bồ Đào Nha. 1868 – Christopher Sholes nhận được bằng sáng chế máy đánh chữ 1884 – Chiến tranh Pháp-Đại Nam: Khởi đầu trận Bắc Lệ giữa quân Thanh và quân Pháp, cuối cùng quân Thanh giành được chiến thắng. 1894 – Ủy ban Olympic Quốc tế được thành lập tại Đại học Paris theo sáng kiến của Bá tước Pierre de Coubertin. 1926 – Tổ chức phi lợi nhuận College Board của Hoa Kỳ thực hiện cuộc kiểm tra SAT đầu tiên. 1961 – Hiệp ước châu Nam Cực có hiệu lực, bảo đảm tự do nghiên cứu khoa học và nghiêm cấm các hoạt động quân sự trên châu lục này. 1956 – Gamal Abdel Nasser được bầu làm Tổng thống Ai Cập sau khi lật đổ nền quân chủ của nhà Muhammad Ali. 1985 – Một quả bom phát nổ trên chuyến bay 182 của Air India, khiến chiếc Boeing 747 rơi xuống Đại Tây Dương gần Ireland, làm 329 người trên chuyến bay thiệt mạng. 1989 – Hội nghị toàn thể của Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định bãi chức Tổng bí thư Ủy ban Trung ương đảng của Triệu Tử Dương. 1314 - Chiến tranh giành độc lập lần thứ nhất của Scotland: Trận chiến Bannockburn giữa Vương quốc Scotland và Vương quốc Anh diễn ra, kết quả là người Scotland chiến thắng. 1991 - Chú nhím Sonic ra đời trên hệ máy Sega Genesis/Mega Drive. Sinh 1912 - Alan Mathison Turing, nhà toán học, logic học và mật mã học người Anh (m. 1954) 1922 - Hùng Lân, nhạc sĩ Việt Nam (m. 1986) 1929 - Nguyễn Văn Hiếu, tướng lĩnh Quân lực Việt Nam Cộng hòa (m. 1975) 1946 - Ted Shackleford, diễn viên Mỹ 1948 - Darhyl S. Ramsey, nhà văn Mỹ 1972 - Zinédine Zidane, cầu thủ bóng đá người Pháp 1976 - Patrick Vieira, cầu thủ bóng đá người Pháp 1991 - Nhím Sonic, nhân vật biểu tượng của Sega Corporation Mất 947 - Lý Tòng Ích, hoàng đế Trung Hoa, tức ngày Bính Thìn (3) tháng 6 năm Đinh Mùi (s. 931) 947 - Vương thục phi, phi tần triều Hậu Đường 1908 - Doppo Kunikida, nhà văn Nhật (s. 1871) 1999 - Buster Merryfield, diễn viên Anh (s. 1920) Ngày lễ và kỷ niệm Ngày Dịch vụ Công cộng Liên Hợp Quốc (United Nations Public Service Day)
Ngày 24 tháng 6 là ngày thứ 175 (176 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 190 ngày trong năm. Sự kiện 1571 – Nhà chinh phục Miguel López de Legazpi cho thiết lập khu định cư tại Manila, và tuyên bố đây là thủ đô của Đông Ấn Tây Ban Nha. 1812 – Đại quân của Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte vượt sông Neman, khởi đầu xâm chiếm Đế quốc Nga. 1859 – Tại trận Solferino, trận đánh đóng vai trò quan trọng đối với sự thống nhất nước Ý, quân đội Pháp dưới quyền chỉ huy của Napoleon III đánh bại người Áo tại miền Bắc nước Ý. 1932 – Đảng Nhân dân lãnh đạo một cuộc đảo chính không đổ máu, chấm dứt quyền lực chuyên chế của Quốc vương Prajadhipok, Thái Lan trở thành một quốc gia quân chủ lập hiến. 1945 - Liên Xô tổ chức một cuộc diễu hành chiến thắng trước phát xít Đức ở Moskva. 1949 – Cuộc phong tỏa Berlin bắt đầu khi Liên Xô khiến việc di chuyển bằng đường bộ giữa Tây Đức và Tây Berlin là bất khả thi. 1954 – Chiến tranh Đông Dương: Lực lượng Việt Minh giành chiến thắng trước lực lượng Pháp trong trận Đắk Pơ tại Gia Lai, đây là trận đánh lớn cuối cùng trong cuộc chiến. 2012 – Cá thể rùa đảo Pinta cuối cùng chết tại quần đảo Galápagos, cá thể này là một biểu tượng cho những nỗ lực bảo vệ môi trường. 2021 – Hệ điều hành Windows 11 của Microsoft được công bố. Sinh 1946 - Nguyễn Đức Soát, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam 1978 - Juan Román Riquelme, cầu thủ bóng đá người Argentina 1987 - Lionel Messi, cầu thủ bóng đá người Argentina 1988 - Nichkhun, nam ca sĩ người Thái Lan trong nhóm nhạc 2PM của Hàn Quốc 1992 - David Alaba, cầu thủ bóng đá người Áo-Philippines 1999 - Darwin Núñez, cầu thủ bóng đá người Uruguay Mất 1894 - Tổng thống Pháp Marie François Sadi Carnot bị người vô chính phủ Ý Sante Jeronimo Caserio đâm chết tại một buổi tiệc 1988 - Bùi Xuân Phái, họa sĩ Việt Nam (s. 1920). 2010 - Đỗ Quốc Sam, nhà khoa học và chính khách Việt Nam, Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam (s. 1929). 2015 - Trần Văn Khê, nhà nghiên cứu văn hóa, âm nhạc cổ truyền nổi tiếng ở Việt Nam (s. 1921) 2021 - Benigno Aquino III, cựu Tổng thống Philippines (s. 1960) Ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 25 tháng 6 là ngày thứ 176 (177 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 189 ngày trong năm. Sự kiện 613 – Trong khi Tùy Dạng Đế tấn công Cao Câu Ly, Dương Huyền Cảm đem quân tiến vào Lê Dương, bắt đầu cuộc nổi dậy chống triều đình Tùy. 1788 – Virginia phê chuẩn Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, trở thành bang thứ 10 của liên bang. 1940 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Các hiệp định đình chiến giữa Pháp với Đức và Ý có hiệu lực, trận chiến nước Pháp kết thúc với thắng lợi của phe Trục. 1946 - Việt Nam: Trường Huấn luyện Công an được thành lập theo Nghị định số 215/NĐ-P2 của Bộ Nội vụ, tiền thân của Học viện An ninh nhân dân 1947 – Nhật ký Anne Frank được phát hành, sách gồm các trích đoạn từ một cuốn nhật ký viết trong thời kỳ Đức Quốc xã chiếm đóng Hà Lan. 1950 – Quân đội Triều Tiên vượt qua đường ranh giới quân sự tấn công Hàn Quốc, khởi đầu chiến tranh Triều Tiên nhằm tranh giành quyền kiểm soát toàn bán đảo. 1953– Watson và Crick đã công bố Cấu trúc DNA trên tạp chí khoa học Nature. 1991 – Hai nước cộng hòa thuộc Nam Tư là Croatia và Slovenia tuyên bố độc lập từ liên bang. 1993 – Kim Campbell được bầu làm lãnh đạo Đảng Bảo thủ Tiến bộ Canada và trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của Canada. Sinh 1824 – Nguyễn Phúc Thục Thận, phong hiệu Cảm Đức Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (m. 1907) 1839 – Nguyễn Phúc Trinh Tĩnh, phong hiệu Bái Trạch Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (m. 1909) 1926 – Đàm Thị Loan, người kéo cờ ngày 2/9/1945 trong Lễ Độc lập tổ chức tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội; phu nhân của Đại tướng Hoàng Văn Thái 1980 – Maja Latinović, người mẫu Serbia 1982 – Mikhail Youzhny, tay vợt người Nga 1982 – Rain, ca sĩ, diễn viên người Hàn Quốc Mất 1868 – Carlo Matteucci, nhà vật lý người Ý (s. 1811) 1935 – N'Trang Lơng, tù trưởng người dân tộc M'Nông, nổi dậy kháng chiến chống Pháp ở Nam Tây Nguyên (Sinh 1870) 2009 – Farrah Fawcett, diễn viên người Mỹ (s. 1947) 2009 – Michael Jackson, ca sĩ nhạc pop/R&B Mỹ (s. 29 tháng 8 năm 1958) 2021 – Nguyễn Văn Lập, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam Ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 26 tháng 6 là ngày thứ 177 (178 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 188 ngày trong năm. Sự kiện 363 – Hoàng đế La Mã Julianus bị sát hại trong lúc đang triệt thoái từ đế quốc Sassanid, các binh sĩ ủng hộ tướng Jovianus làm hoàng đế mới trên chiến trường. 1460 – Lê Tư Thành lên ngôi hoàng đế triều Lê tại điện Tường Quang, đặt niên hiệu là Quang Thuận, tức Lê Thánh Tông. 1886 – Nhà hóa học người Pháp Henri Moissan phân tách thành công fluor bằng phương pháp điện phân, trở thành người đầu tiên phân tách được nguyên tố này. 1887 – Chính phủ Pháp và triều Thanh ký kết Công ước Constans nhằm xác định đường biên giới giữa Bắc Kỳ và Đại Thanh. 1945 – Tại hội nghị ở San Francisco, đại biểu từ 50 quốc gia ký Hiến chương thành lập Liên Hợp Quốc. 1954 – Nhà máy điện hạt nhân Obninsk tại Liên Xô được khánh thành, là nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trên thế giới hòa điện vào mạng lưới điện quốc gia. 1968 – Hoa Kỳ trao trả quyền quản trị quần đảo Ogasawara cho Nhật Bản. 2006 – Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Chủ tịch Quốc hội Việt Nam. Sinh 1899 - Maria Nikolaevna Romanova, Nữ Đại Công tước của Nga, con gái Sa hoàng Nikolai II (m. 1918). 1926 - Bùi Đình Đạm, Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (Mất 2009) 1943 - John Beasley, Diễn viên Mỹ 1968 - Paolo Maldini, cựu cầu thủ bóng đá người Ý. 1993 - Ariana Grande, Ca sĩ Mất 1958 - Andrija Štampar, nhà vật lý Nam Tư (s. 1888) 1973 - Phan Kế Toại, một chính khách Việt Nam (s. 1892) 2004 - Nguyễn Văn Hinh, Trung tướng Quân đội Quốc gia Việt Nam Ngày lễ và kỷ niệm Ngày Quốc tế chống lạm dụng và buôn bán ma túy Ngày Quốc tế ủng hộ các nạn nhân bị tra tấn Ngày Quốc khánh tại Madagascar (1960)
Ngày 27 tháng 6 là ngày thứ 178 (179 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 187 ngày trong năm. Sự kiện 1214 – Nhằm tránh mũi nhọn của quân Mông Cổ, Kim Tuyên Tông rời bỏ thủ đô Trung Đô, tiến về phía nam đến Biện Kinh rồi định đô tại đó, tức ngày Nhâm Ngọ (18) tháng 5 năm Giáp Tuất. 1869 – Nước Cộng hòa Ezo trên đảo Hokkaido chính thức giải thể sau khi chiến bại trước quân đội của Thiên hoàng Nhật Bản. 1908 – Bồi bếp và binh lính người Việt phục vụ cho quân Pháp đóng ở thành Hà Nội tiến hành vụ mưu sát và binh biến mang tên Hà Thành đầu độc. 1954 – Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trên thế giới được mở ra tại Obninsk, gần Moskva. 1964 – Việt Nam Dân chủ Cộng hòa áp dụng chế độ hộ khẩu. 1959 – Thông qua bỏ phiếu, nhân dân Lãnh thổ Hawaii của Hoa Kỳ chấp nhận đạo luật gia nhập liên bang với tư cách tiểu bang. 1967 – Máy rút tiền tự động (ATM) do ông Shepherd-Barron sáng chế được lắp đặt tại một chi nhánh của ngân hàng Barclays Plc ở khu vực ngoại ô phía bắc London. 1977 – Pháp trao trả độc lập cho Djibouti. 1981 – Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua quyết định chính thức phủ định Đại cách mạng văn hóa. Sinh 1834 – Nguyễn Phúc Phương Trinh, phong hiệu Phú Hậu Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (m. 1886) 1834 – Nguyễn Phúc Hòa Thận, phong hiệu Định Thành Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (m. 1860) 1880 – Helen Keller, tác gia, vì viêm màng não nên bị mù, câm và điếc, tốt nghiệp Đại học Harvard 1899 – Juan Trippe, người sáng lập Pan American World Airways 1962 – Lương Triều Vỹ, diễn viên người Hồng Kông 1977 – Raúl González, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha Mất 1962 – Paul Viiding, nhà thơ người Estonia (s. 1904) 1942 – Thạch Lam, nhà văn người Việt Nam Ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 28 tháng 6 là ngày thứ 179 (180 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 186 ngày trong năm. Sự kiện 1098 – Quân đội châu Âu tham gia Cuộc thập tự chinh thứ nhất đánh bại Kerbogha tại Mosul. 1389 – Đế quốc Ottoman đánh bại quân Serbia trong trận Kosovo, mở đường cho đế quốc này chiếm toàn bộ Đông Nam Châu Âu. 1461 – Edward, Hầu tước xứ March đăng quang ngôi vương Anh với tên hiệu là Edward IV. 1519 – Charles V trở thành hoàng đế của Đế quốc La Mã Thần thánh. 1635 – Guadeloupe trở thành thuộc địa của Pháp. 1651 – Trận Beresteczko giữa Ba Lan và Ukraine. 1778 – Chiến tranh Cách mạng Mỹ: Trận Monmouth giữa Lực lượng cách mạng Mỹ dưới quyền George Washington và quân đội Anh của Sir Henry Clinton. 1838 – Lễ đăng quang của Nữ hoàng Victoria. 1865 – Binh đoàn Potomac giải tán sau Nội chiến Hoa Kỳ 1914 – Đại Công tước Đế quốc Áo–Hung Franz Ferdinand bị ám sát tại Sarajevo, nguyên nhân trực tiếp của Chiến tranh thế giới thứ nhất 1919 – Hòa ước Versailles được ký kết trong Cung điện Versailles ở Paris để chính thức chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ nhất 1940 – Liên Xô lấy lại vùng Bessarabia (ngày nay là Moldova) từ tay România. 1942 – Quân đội Đức Quốc xã bắt đầu tấn công Quân đội Liên Xô trên hướng Voronezh, mở màn Chiến dịch Blau diễn ra tại phía nam Liên Xô. 1950 – Seoul bị chiếm bởi quân đội Bắc Triều Tiên trong Chiến tranh Triều Tiên. 1967 – Israel sáp nhập vào lãnh thổ vùng Đông Jerusalem. 1991 – Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) ngừng hoạt động. 1994 – Các thành viên của giáo phái Aum Shinrikyo đã khủng bố bằng khí độc trong đường tàu điện ngầm tại Matsumoto, Nhật Bản, làm 7 người chết và 660 người bị thương. 2006 – Cộng hòa Montenegro trở thành thành viên thứ 192 của Liên Hợp Quốc. Sinh 1476 – Giáo hoàng Paul IV 1491 – Henry VIII của Anh 1731 – Cố Luân Hòa Kính Công chúa, con gái của Càn Long và Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu 1929 – Võ Dinh, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (m. 2017) 1947 – Nguyễn Ngọc Ký, nhà giáo khuyết tật Việt Nam. (m. 2022) 1955 – Eric Gates, cầu thủ bóng đá Anh 1970 – Ngọc Huyền, nghệ sĩ cải lương Việt Nam 1971 – Fabien Barthez, thủ môn người Pháp 1972 – Ngô Bảo Châu, giáo sư Toán có hai quốc tịch Việt Nam và Pháp 1978 – Ha Ji Won, nữ diễn viên Hàn Quốc 1990 – Trần Học Đông, nam diễn viên Trung Quốc 1991: Seohyun, ca sĩ ban nhạc Girls' Generation,Hàn Quốc Kevin De Bruyne, cầu thủ bóng đá Bỉ Mất 548 – Theodora I, Hoàng hậu Đông La Mã 1807 – Hồ Thị Hoa, thụy hiệu Tá Thiên Nhân Hoàng hậu, chánh thất của vua Minh Mạng, mẹ của vua Thiệu Trị (s. 1791) 1847 – Nguyễn Phúc Tường Hòa, phong hiệu Nghĩa Hà Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (s. 1827) 1988 – Nguyễn Hữu Chí, tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa (s.1931) 2001 – Joan Sims, nữ diễn viên Anh (s. 1930) 2007 - Miyazawa Kiichi, cựu Thủ tướng Nhật Bản (s. 1919) Ngày lễ và kỷ niệm Ngày gia đình Việt Nam
Ngày 29 tháng 6 là ngày thứ 180 (181 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 185 ngày trong năm. Sự kiện 1776 – Cha cố Francisco Palou thành lập Tòa nhà hội truyền giáo San Francisco de Asis tại khu vực nay là thành phố San Francisco, Hoa Kỳ. 1880 – Quốc vương Pomare V bị buộc phải nhượng chủ quyền Tahiti và các đảo phụ thuộc cho Pháp. 1914 – Một phụ nữ mại dâm tên là Jina Guseva nỗ lực ám sát nhân vật tôn giáo và thần bí người Nga Grigori Rasputin. 1925 – 6,8 Mw Santa Barbara trận động đất ảnh hưởng đến bờ biển miền trung California với tối đa cường độ Mercalli của IX (bạo lực), phá hủy nhiều trung tâm thành phố Santa Barbara, California và để lại 13 người thiệt mạng. 1926 – Arthur Meighen trở lại nắm quyền Thủ tướng Canada trong King-Byng Affair. 1927 – Nhật thực toàn phần  diễn ra trên xứ Wales, miền bắc nước Anh, miền nam Scotland, Na Uy,  bắc Thụy Điển, Phần Lan về phía bắc, và phía bắc của Nga. 1928 – Tại Hội nghị dân chủ Quốc gia ở Houston, Thống đốc New York Al Smith trở thành người Công giáo đầu tiên được đề cử bởi một Đảng chính trị lớn làm Tổng thống Hoa Kỳ 1956 – Đạo luật Xa lộ Liên bang viện trợ được ký thành luật, chính thức thiết lập Hệ thống Xa lộ Liên tiểu bang tại Hoa Kỳ. 2007 – Phiên bản chiếc iPhone thế hệ đầu tiên chính thức được hãng Apple đưa ra thị trường. Sinh 1947 – Khương Đại Vệ, Diễn viên Hong Kong 1984 – Han Ji-hye, Diễn viên ca sĩ Hàn Quốc 1979 – Silvio Schröter, cầu thủ bóng đá Đức 1925 – Giorgio Napolitano, chính trị gia Ý 1926 – Jaber Al-Ahmad Al-Jaber Al-Sabah, Emir của Kuwait 1928 – Jean-Louis Pesch, nhà văn Pháp 1988 – Ngô Kiến Huy, ca sĩ người Việt Nam Mất 1369 – Trần Dụ Tông, Hoàng đế Việt Nam (s. 1336) 1845 – Nguyễn Phúc Quang, tước phong An Khánh vương, hoàng tử con vua Gia Long (s. 1811). 1895 – Thomas Huxley, nhà khoa học Anh (s. 1825) 1925 – Christian Michelsen, Thủ tướng Na Uy đầu tiên (s. 1857) 1998 – Frank Rowlett, nhà toán học Mỹ (s. 1908) 2000 – Vittorio Gassman, Diễn viên Ý (s. 1922) 2001 – Silvio Angelo Pio Oddi, Hồng y Giáo hội Công giáo La Mã (s. 1910) 2002 – Rosemary Clooney, nữ Diễn viên, nữ ca sĩ Mỹ (s.1928) 2003 – Katharine Hepburn, nữ Diễn viên Mỹ (s.1907) 2010 – Hoàng Tùng, Nhà báo Việt Nam (s.1920) Ngày lễ và kỷ niệm  1993 – Bầu cử quốc hội Burundi Lễ kính hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolo - Công Giáo Roma
Ngày 30 tháng 6 là ngày thứ 181 (182 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 184 ngày trong năm. Sự kiện 1398 – Hoàng tôn Chu Doãn Văn kế vị hoàng đế triều Minh, tức Kiến Văn Đế. 1758 – Chiến tranh bảy năm: Trận Domstadtl giữa Áo và Phổ diễn ra trên khu vực nay thuộc Séc. 1805 – Đạo luật tổ chức Lãnh thổ Michigan của Quốc hội Hoa Kỳ có hiệu lực. 1894 – Cầu Tháp Luân Đôn được khánh thành, cầu bắc qua sông Thames đoạn chảy qua thủ đô của Anh Quốc. 1905 – Bài viết "Zur Elektrodynamik bewegter Körper" của Albert Einstein được tiếp nhận và xuất bản sau đó, trong đó giới thiệu thuyết tương đối hẹp. 1908 – Một vụ nổ lớn xảy ra gần sông Trung Tunguska thuộc khu vực Siberi của Đế quốc Nga, sự kiện có tác động lớn đối với Trái Đất. 1934 – Đảng Quốc xã của Adolf Hitler phát động thanh trừng các đối thủ chính trị tại Đức. 1960 – Cộng hòa Dân chủ Congo giành được độc lập từ Bỉ 1972 – Giây nhuận đầu tiên được thêm vào hệ thống Giờ phối hợp quốc tế (UTC). 1977 – Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) giải thể sau 23 năm tồn tại. 1998 – Joseph Estrada nhậm chức tổng thống của Philippines. 2023 - Cầu Vĩnh Tuy Hà Nội chính thức hợp long cầu. Sinh 1337 – Trần Duệ Tông, hoàng đế thứ 9 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam (m. 1377). 1838 – Nguyễn Phúc Hồng Bàng, hoàng tử con vua Thiệu Trị (m. 1853). 1470 – Vua Charles VIII của Pháp 1940 – Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng – giám mục Công giáo Việt Nam, Tổng giám mục Tổng giáo phận Huế 1964 – Alexandra, Nữ Bá tước của Frederiksborg, vợ cũ của Hoàng tử Joachim 1966 – Mike Tyson, võ sĩ quyền Anh của Mỹ 1983 – Cheryl Cole, ca sĩ Anh, vợ của Ashley Cole 1985 – Michael Phelps, vận động viên bơi lội Mỹ Mất 1666 – Alexander Brome, nhà thơ Anh (s. 1620) 2022 – Technoblade, YouTuber nổi tiếng người Mỹ (s. 1999)
Ngày 1 tháng 7 là ngày thứ 182 (183 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 183 ngày trong năm. Sự kiện 69 – Tiberius Julius Alexander lệnh cho các đội Lê dương La Mã của mình tại Alexandria tuyên thệ trung thành với Vespasianus trong vai trò hoàng đế. 1097 – Trận Dorylaeum: Quân đội Thập tự Chinh dưới sự chỉ huy của Tân vương Bohemond của Taranto đánh bại quân Seljuk của Kilij Arslan I. 1251 – Mông Kha đăng cơ làm đại hãn trên thảo nguyên Mông Cổ. 1569 – Tại Lublin, Vương quốc Ba Lan và Đại công quốc Litva xác nhận việc hợp nhất thực tế giữa hai quốc gia, tạo nên Liên bang Ba Lan và Lietuva. 1688 – Cát Nhĩ Đan cử binh tiến về phía đông xâm phạm Khách Nhĩ Khách. 1703 – Triều đình Thanh bắt giam Sách Ngạch Đồ. 1863 – Hà Lan bãi bỏ chế độ nô lệ tại Suriname. 1867 – Đạo luật Bắc Mỹ thuộc Anh có hiệu lực, thành lập Canada liên bang hóa từ ba thuộc địa của Đế quốc Anh tại Bắc Mỹ. Ngày này chính thức trở thành ngày Quốc khánh Canada, hay còn gọi là Ngày Canada. 1870 – Bộ Tư pháp Hoa Kỳ chính thức hiện diện. 1873 – Đảo Hoàng tử Edward gia nhập Canada. 1863 – Nội chiến Hoa Kỳ: Bắt đầu Trận Gettysburg, trận chiến đẫm máu nhất của chiến tranh kéo dài trong ba ngày. 1900 – Quân Thanh và Nghĩa Hòa Đoàn chiến đấu ác liệt với Liên quân tám nước tại Thiên Tân. 1908 – SOS được chấp thuận là tín hiệu nguy hiểm quốc tế. 1917 – Trương Huân tiến hành phục tịch cho Phổ Nghi. 1919 – Lý Đại Chiêu, Vương Quang Kỳ thành lập Thiếu niên Trung Quốc học hội tại Bắc Kinh. 1916 – Chiến tranh thế giới thứ nhất: Vào ngày đầu tiên của Trận Somme, hơn 57.000 lính Anh bị thương vong trong ngày đẫm máu nhất của lịch sử nước này. 1921 – Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập. 1931 – United Airlines bắt đầu phục vụ, với tên gọi là Boeing Air Transport. 1931 – Quốc Dân Cách mạng quân phát động tiễu Cộng lần thứ ba. 1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Trận El Alamein thứ nhất tại Ai Cập bắt đầu giữa lực lượng Thịnh vượng chung Anh và Đức-Ý. 1949 – Hai thân vương quốc Cochin và Travancore hợp thành bang Thiru-Kochi (nay là Kerala) của Ấn Độ. 1954 – Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản chính thức tổ thành. 1957 – Năm Vật lý Địa cầu Quốc tế bắt đầu. 1960 – Cộng hòa Somalia giành độc lập từ Anh và Ý. 1960 – Ghana trở thành một nước cộng hòa, tổng thống đầu tiên là Kwame Nkrumah. 1961 – Ngân hàng Trung ương Trung Hoa Dân Quốc được tái lập tại Đài Loan. 1962 – Rwanda giành độc lập từ Bỉ. 1962 – Burundi giành độc lập từ Bỉ. 1963 – Mã ZIP được sử dụng trong dịch vụ bưu chính Hoa Kỳ. 1967 – Cộng đồng châu Âu chính thức được thành lập khi hợp nhất các Cộng đồng Than-Thép, Năng lượng Nguyên tử, và Kinh tế châu Âu. 1968 – Chiến tranh Việt Nam: Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu ra sắc lệnh phê chuẩn tiến hành chiến dịch tình báo mang tên Phụng Hoàng. 1968 – Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân được 62 quốc gia ký kết tại Washington, D.C., Luân Đôn và Moskva. 1972 – Diễu hành Niềm tự hào đồng tính tại Anh diễn ra lần đầu tiên. 1976 – Bồ Đào Nha trao quyền tự trị cho Madeira. 1978 – Lãnh thổ Bắc Úc được cấp chế độ tự quản. 1979 – Sony phát hành máy nghe nhạc cầm tay Walkman, cho phép chọn nhạc để nghe trên đường. 1980 – "O Canada" chính thức trở thành quốc ca của Canada. 1980 – Trung Quốc thi hành chế độ "mã bưu chính" 1990 – Tái thống nhất nước Đức: Cộng hòa Dân chủ Đức chấp thuận Mác Đức là tiền tệ của mình. 1991 – Khối Warszawa chính thức giải thể trong một hội nghị diễn ra tại Praha, Tiệp Khắc. 1997 – Anh Quốc chuyển giao chủ quyền Hồng Kông cho Trung Quốc, kết thúc 150 năm thống trị của Anh tại lãnh thổ này. 2002 – Tòa án Hình sự Quốc tế được thành lập nhằm khởi tố các cá nhân về các tội diệt chủng, chống nhân loại, tội ác chiến tranh, tội xâm lược. 2013 – Croatia trở thành thành viên thứ 28 của Liên minh châu Âu. 2013 – Kính Viễn vọng Không gian Hubble phát hiện vệ tinh S/2004 N 1 của Sao Hải Vương. Sinh 1311 – Lưu Bá Ôn, nhà quân sự và chính trị người Trung Quốc, tức 15 tháng 6 năm Tân Hợi (m. 1375) 1646 – Gottfried Leibniz, nhà toán học và triết gia người Đức (m. 1716) 1750 – Hòa Thân, chính trị gia, thi nhân người Trung Quốc, tức 28 tháng 5 năm Canh Ngọ (m. 1799) 1771 – Ferdinando Paer, nhà soạn nhạc người Ý (m. 1839) 1788 – Jean-Victor Poncelet, nhà toán học và kỹ sư người Pháp (m. 1867) 1804 – George Sand, tác gia và nhà biên kịch người Pháp (m. 1876) 1818 – Ignaz Semmelweis, bác sĩ người Áo-Hung (m. 1865) 1822 – Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ người Việt Nam (m. 1888) 1879 – Léon Jouhaux, lãnh đạo công đoàn người Pháp (m. 1954) 1899 – Thomas A. Dorsey, nghệ sĩ piano và nhà soạn nhạc người Mỹ (m. 1993) 1902 – William Wyler, đạo diễn, nhà sản xuất phim người Pháp-Mỹ (m. 1981) 1906 – Estée Lauder, doanh nhân người Mỹ (m. 2004) 1915 – Nguyễn Văn Linh, chính trị gia người Việt Nam (m. 1998) 1916 – Olivia de Havilland, diễn viên người Mỹ (m. 2020) 1917 - Đỗ Mậu, Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (Mất 2002) 1926 – Robert Fogel, nhà kinh tế học người Mỹ (m. 2013) 1931 – Leslie Caron, diễn viên và vũ công người Pháp 1941 – Alfred G. Gilman, nhà dược lý học và hóa sinh học người Mỹ 1941 – Myron Scholes, nhà kinh tế học người Canada-Mỹ 1942 – Izzat Ibrahim al-Douri, nguyên soái và chính trị gia người Iraq (m. 2015) 1954 – Hàn Mã Lợi, diễn viên người Hồng Kông 1955 – Lý Khắc Cường, nhà kinh tế học và chính trị người Trung Quốc 1961 – Carl Lewis, vận động viên người Mỹ 1961 – Diana, Vương phi xứ Wales (m. 1997) 1965 – Harald Zwart, đạo diễn và nhà sản xuất người Thụy Điển 1967 – Pamela Anderson, người mẫu, diễn viên người Canada-Mỹ 1975 – Sufjan Stevens, ca sĩ, nghệ sĩ guitar người Mỹ (Danielson and Marzuki) 1976 – Patrick Kluivert, cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá người Hà Lan 1976 – Ruud van Nistelrooy, cầu thủ bóng đá người Hà Lan 1977 – Liv Tyler, diễn viên và người mẫu Mỹ 1983 – Leeteuk, ca sĩ người Hàn Quốc (Super Junior) 1983 – Marit Larsen, ca sĩ và người chơi keyboard (M2M) 1985 – Léa Seydoux, diễn viên người Pháp 1987 – An Jae-hyeon, diễn viên và người mẫu Hàn Quốc 1991 – Nguyễn Văn Quyết, cầu thủ bóng đá người Việt Nam 1994 – Jeong In-seong, nam ca sĩ Hàn Quốc, thành viên nhóm nhạc nam KNK 1995 – Hoài Lâm, ca sĩ, diễn viên Việt Nam 1995 - Lee Taeyong. Thành viên nhóm nhạc NCT, người Hàn Quốc 1998 - Jung Eun-woo, ca sĩ, thành viên nhóm nhạc Pristin 1999 – Lâm Diệu Khả, ca sĩ người Trung Quốc Mất 1277 – Baybars I, sultan của Ai Cập (s. 1223) 1784 – Wilhelm Friedemann Bach, nhà soạn nhạc người Đức (s. 1710) 1839 – Mahmud II, sultan của đế quốc Ottoman (s. 1785) 1868 - Lâm Quang Ky, thủ lĩnh khởi nghĩa người Việt Nam (s. 1839) 1896 – Harriet Beecher Stowe, tác gia và nhà hoạt động người Mỹ (s. 1811) 1912 – Harriet Quimby, American aviatrix and screenwriter (s. 1875) 1925 – Erik Satie, nghệ sĩ piano và nhà soạn nhạc người Pháp (s. 1866) 1950 – Émile Jacques-Dalcroze, nhà soạn nhạc và nhà giáo dục người Thụy Sĩ (s. 1865) 1967 – Gerhard Ritter, sử gia người Đức (s. 1888) 1971 – William Lawrence Bragg, nhà vật lý học người Úc-Anh (s. 1890) 1974 – Juan Perón, tướng quân và chính trị người Argentina (s. 1895) 1976 – Trương Văn Thiên, chính trị gia người Trung Quốc (s. 1900) 1983 – Buckminster Fuller, kiến trúc sư người Mỹ (s. 1895) 1991 – Michael Landon, diễn viên, đạo diễn người Mỹ (s. 1936) 2001 – Nikolay Gennadiyevich Basov, nhà vật lý học và nhà giáo dục người Nga (s. 1922) 2004 – Marlon Brando, diễn viên người Mỹ (s. 1924) 2005 – Luther Vandross, ca sĩ người Mỹ (Change (band)) (s. 1951) 2006 - Hashimoto Ryūtarō, cựu Thủ tướng Nhật Bản (s. 1937) 2006 - Chu Huy Mân, Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam (s. 1913) Những ngày lễ và kỷ niệm Quốc khánh Canada
Ngày 2 tháng 7 là ngày thứ 183 (184 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 182 ngày trong năm. Đây là ngày chính giữa của một năm thường, vì có đúng 182 ngày trước và 182 ngày sau ngày này trong một năm thường. Sự kiện 626 – Sự biến Huyền Vũ môn: Lý Thế Dân tiến hành chính biến sát hại anh trai là Thái tử Lý Kiến Thành và em trai Lý Nguyên Cát, đoạt lấy binh quyền của triều Đường. 1582 – Trận Yamazaki, chiến thắng của Toyotomi Hideyoshi trước Akechi Mitsuhide. 1644 – Nội chiến Anh: Trận Marston Moor. 1698 – Thomas Savery nhận bằng sáng chế cho máy hơi nước đầu tiên. 1777 – Vermont trở thành lãnh thổ Hoa Kỳ đầu tiên bãi bỏ chế độ nô lệ. 1881 – Tổng thống Hoa Kỳ James A. Garfield bị Charles J. Guiteau bắn vào ngực. Vết thương không khỏi, ông chết ngày 19 tháng 9. 1934 – Đêm của những con dao dài kết thúc bằng cái chết của Ernst Röhm. 1962 – Cửa hàng Wal-Mart đầu tiên mở cửa tại Rogers, Arkansas. 1976 – Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam hợp nhất thành nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 1976 - thành phố Sài Gòn chính thức đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh. 2002 – Steve Fossett trở thành người đầu tiên bay một mình không nghỉ vòng quanh thế giới bằng khinh khí cầu. 2004 – Diễn đàn Khu vực ASEAN chấp nhận Pakistan làm thành viên thứ 24. 2005 – Live 8 dừng chân tại công viên Hyde ở Luân Đôn và nhiều nơi khác trên toàn thế giới. 2008 – Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ với Liechtenstein. Sinh 1714 – Christoph Willibald Gluck, nhà soạn nhạc người Đức (m. 1787) 1819 – Charles-Louis Hanon, nghệ sĩ piano và nhà soạn nhạc người Pháp (m. 1900) 1862 – William Henry Bragg, nhà vật lý, hóa học và toán học người Anh, giải Nobel vật lý (m. 1942) 1877 – Hermann Hesse, nhà văn người Đức từng nhận giải Nobel Văn học (m. 1962) 1906 – Hans Bethe, nhà vật lý nguyên tử người Đức lấy quốc tịch Mỹ, giải Nobel vật lý (m. 2005) 1916 – Hans-Ulrich Rudel, đại tá và phi công Đức (m. 1982) 1923 – Wisława Szymborska, nhà thơ Ba Lan từng nhận giải Nobel Văn học (m. 2012) 1957 – Bret Hart, đô vật người Canada 1958 – Đặng Thái Sơn, nghệ sĩ dương cầm Việt Nam 1972 – Darren Shan, nhà văn trẻ em người Ireland 1985 – Ashley Tisdale, nữ ca sĩ và diễn viên người Mỹ 1986 – Lindsay Lohan, nữ ca sĩ và diễn viên người Mỹ Mất 626 – Lý Kiến Thành, hoàng tử nhà Đường (s. 589) 626 – Lý Nguyên Cát, hoàng tử nhà Đường (s. 603) 649 – Lý Tĩnh, tướng nhà Đường (s. 571) 1582 – Akechi Mitsuhide, samurai người Nhật (s. 1528) 1778 – Jean-Jacques Rousseau, nhà triết học Thụy Sĩ (s. 1712) 1946 – Thái Văn Lung, luật sư, chính khách Việt Nam (s. 1916) 1961 – Ernest Hemingway, nhà văn từng nhận giải Nobel Văn học (s. 1899) 1977 – Vladimir Nabokov, nhà văn người Nga (s. 1899) 1986 – Hoàng Văn Thái, Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam (s. 1915) 1989 – Andrei Gromyko, chính khách Xô viết (s. 1909) 1994 – Andrés Escobar, vận động viên bóng đã Colombia (s. 1967) 1997 – James Stewart, huyền thoại điện ảnh Mỹ (s. 1908) 2000 – Mina Aoe, ca sĩ enka người Nhật Bản (s. 1941) 2009 – Nguyễn Hộ, nhà hoạt động chính trị Việt Nam (s. 1916) 2016 – Rudolf E. Kálmán, nhà khoa học người Mỹ gốc Hungary (s. 1930) Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 3 tháng 7 là ngày thứ 184 (185 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 181 ngày trong năm. Sự kiện 710 – Đường Trung Tông trúng độc và từ trần tại Thần Long điện, Vi hậu giữ kín sự việc và không phát tang. Ngay sau đó, em trai ông Đường Duệ Tông lên ngôi lần 2. 987 – Hugh Capet lên ngôi vua nước Pháp, trở thành vị vua đầu tiên của triều đại Capet, triều đại đã cai trị Pháp liên tục cho đến khi bị lật đổ trong cuộc cách mạng Pháp năm 1792. 1608 – Thành phố Québec được nhà thám hiểm người Pháp Samuel de Champlain chính thức thành lập. 1866 – Chiến tranh Áo-Phổ: Quân đội Phổ giành thắng lợi quyết định trước quân đội Áo trong trận Königgrätz tại khu vực nay thuộc Séc. 1962 – Chiến tranh Algérie, hay còn được gọi là chiến tranh giành độc lập Algérie, kết thúc. 1944 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Hồng quân Liên Xô giải phóng Minsk khỏi lực lượng Đức Quốc xã trong Chiến dịch Bagration. 2005 – Tây Ban Nha trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. 2013 – Quân đội Ai Cập tiến hành đảo chính lật đổ Mohamed Morsi, tổng thống dân cử đầu tiên trong lịch sử quốc gia. Sinh 1962 – Tom Cruise, dien viên Mỹ (Top Gun). Mất 896 – Đổng Xương, quân phiệt triều Đường, tức ngày Kỉ Hợi (19) tháng 5 năm Bính Thìn. 1290 – Trần Thánh Tông, Hoàng đế thứ hai của nhà Trần, Việt Nam (s. 1240) 1888 – Nguyễn Đình Chiểu, nhà văn, nhà thơ của Việt Nam (s. 1822). 1950 – Lư Khê, nhà báo Việt Nam (s. 1916) 1971 – Jim Morrison, ca sĩ Mỹ (The Doors) (s. 1943) 1985 – Dương Quân, nhà thơ trào phúng Việt Nam (s. 1926) 1991 – Lê Văn Thiêm, nhà toán học Việt Nam (s. 1918) 2015 – An Thuyên, nhạc sĩ (s. 1949) Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 4 tháng 7 là ngày thứ 185 (186 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 180 ngày trong năm. Sự kiện 1333 – Mạc phủ Kamakura diệt vong khi Hojo Takatoki và khoảng 800 người trong gia tộc tự sát sau khi chiến bại trước Nitta Yoshisada. 1054 – Các nhà thiên văn học Trung Quốc ghi nhận xuất hiện một khách tinh, thực tế là một siêu tân tinh hình thành Tinh vân Con Cua. 1187 – Trận Hattin diễn ra tại Tiberias, Israel. 1776 – Quốc hội Lục địa thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập. 1885 – Quân đội nhà Nguyễn tập kích quân Pháp tại đồn Mang Cá, kết quả quân Pháp giành được thắng lợi. 1927 – Chiếc máy bay Lockheed Vega có chuyến bay đầu tiên. 1939 – Huỳnh Phú Sổ cử hành lễ khai đạo, lấy tên đạo là Hòa Hảo, ông mang danh "Đức Huỳnh Giáo chủ" trong các tài liệu của tôn giáo này. 1941 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Một số thành viên cấp cao của Liên đoàn những người Cộng sản Nam Tư thông qua quyết định về Tổng khởi nghĩa tại Nam Tư chống lại Đức Quốc xã. 1942 – Phương diện quân 2, lực lượng dự bị và đồn trú để duy trì an ninh và trật tự tại Mãn Châu quốc, của Quân đội Đế quốc Nhật Bản được thành lập. 1944 – Chiến dịch Polotsk, diễn ra trong Chiến tranh Xô–Đức do Hồng quân Liên Xô tổ chức nhằm tấn công vào quân đội Đức Quốc xã kết thúc với thắng lợi thuộc về Hồng quân. 1976 – Biệt kích Israel đột kích sân bay Entebbe tại Uganda nhằm giải thoát hành khách và phi hành đoàn của một máy bay của Air France bị các phần tử khủng bố Palestine bắt cóc. 1986 – Nguyên mẫu chiến đấu cơ Rafale, do hãng Dassault Aviation của Pháp thiết kế và chế tạo, cất cánh lần đầu tiên. 1989 – Một chiếc tiêm kích cánh cụp - cánh xòe Mikoyan-Gurevich MiG-23M của Không quân Liên Xô (VVS) đã khiến NATO và toàn dư luận châu Âu trở nên náo loạn khi nó tiến vào không phận Tây Âu mà không có phi công điều khiển. 2005 – Tàu vũ trụ Deep Impact "tấn công" sao chổi Tempel 1 2009 – Tượng Nữ thần Tự do mở cửa trở lại sau tám năm đóng cửa vì những lo ngại về an ninh sau vụ tấn công ngày 11 tháng 9 2009 – Ngày thứ nhất trong bốn ngày đánh bom bắt đầu ở đảo Mindanao thuộc Philippines 2013 – Việc khám phá ra các hạt tương ứng với hạt Higgs tại Máy gia tốc hạt lớn được công bố bởi CERN. 2016 – Tàu không gian Juno đến sao Mộc. Sinh 1807 – Giuseppe Garibaldi, nhà ái quốc người Ý (m. 1882) Mất 945 – Trác Nham Minh, tăng nhân Trung Quốc 1826 – John Adams, tổng thống thứ hai của Hoa Kỳ (s. 1735) 1826 – Thomas Jefferson, tổng thống thứ ba của Hoa Kỳ (s. 1743) 1831 – James Monroe, tổng thống thứ năm của Hoa Kỳ (s. 1758) 1869 – Jean René Constant Quoy, nhà động vật học và giải phẫu học người Pháp (s. 1790). 1934 – Marie Curie, nhà hóa học người Pháp gốc Ba Lan (s. 1867). 2016 – Abbas Kiarostami, đạo diễn điện ảnh, nhà sản xuất phim, kịch gia, nhiếp ảnh gia người Iran. Những ngày lễ và kỷ niệm Hoa Kỳ: Lễ Độc lập Hoa Kỳ: Ngày quốc khánh Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ - Philippines
Ngày 5 tháng 7 là ngày thứ 186 (187 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 179 ngày trong năm. Sự kiện 1833 – Lê Văn Khôi cùng 27 lính Bắc thuận Hồi lương làm binh biến chiếm thành Phiên An, phát triển thành cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi. 1885 – Tôn Thất Thuyết chỉ huy quân Nguyễn tấn công quân Pháp đóng ở kinh thành Huế, kết quả quân Nguyễn thất bại hoàn toàn. 1943 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Các lực lượng Đức bắt đầu tiến hành tổng công kích Liên Xô trong trận Vòng cung Kursk. 1950 – Chiến tranh Triều Tiên: Lục quân Hoa Kỳ và Quân đội Nhân dân Triều Tiên giao chiến lần đầu tiên trong trận Osan. 1975 – Arthur Ashe trở thành nam giới da đen đầu tiên giành được danh hiệu vô địch nội dung đơn tại Giải Vô địch Wimbledon. 1977 – Muhammad Zia-ul-Haq lật đổ thủ tướng Pakistan Zulfikar Ali Bhutto trong một cuộc đảo chính quân sự. 2009 – Hàng loạt vụ náo loạn bạo lực xảy ra tại Urumqi, Tân Cương, Trung Quốc, khiến 197 người thiệt mạng theo số liệu chính thức. Sinh 182 – Tôn Quyền, vi quân chủ đầu tiên của nước Ngô thời Tam Quốc trong (m. 252) 1818 – Nguyễn Phúc Hòa Thục, phong hiệu Vĩnh An Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (m. 1893). 1888 – Herbert Spencer Gasser, nhà sinh lý học Hoa Kỳ được nhận giải Nobel (m. 1963) 1911 – Georges Pompidou, nhà chính trị người Pháp (m. 1974) 1979 - Shane Filan, ca sĩ người Iceland, thành viên nhóm nhạc Westlife. 1987 – Ji Chang–wook, diễn viên Hàn Quốc 1987 – Trần Hiểu, diễn viên người Trung Quốc 1989 – Sean O'Pry, người mẫu người Mỹ 1994 – Sơn Tùng M-TP, ca sĩ nhạc trẻ Việt Nam 1995 – Hyuk, ca sĩ, thành viên nhóm nhạc VIXX 1999 - Kang Hyewon, thành viên nhóm nhạc nữ IZ*ONE Mất 1867 – Phan Thanh Giản, một quan đại thần nhà Nguyễn. 1875 – Nguyễn Phúc Hồng Diêu, tước phong Phú Lương công, hoàng tử con vua Thiệu Trị (s. 1845). 2002 – Lê Trung Trực, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (s. 1927) 2008 – Hòa thượng Thích Huyền Quang (s. 1919), lãnh đạo Phật giáo Việt Nam. 2009 – Nghệ sĩ nhân dân Phùng Há (s. 1911) Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 6 tháng 7 là ngày thứ 187 (188 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 178 ngày trong năm. Sự kiện 371 TCN – Trận Leuctra diễn ra giữa hai thành bang Hy Lạp cổ đại là Thebes và Sparta. 1415 – Nhà cải cách tôn giáo người Séc Jan Hus bị thiêu sống vì tội dị giáo tại Konstanz nay thuộc Đức. 1885 – Louis Pasteur thử nghiệm thành công vắc-xin phòng bệnh dại trên bệnh nhân là một cậu bé bị chó dại cắn. 1921 – Cách mạng Mông Cổ : Lực lượng Xô viết và Đảng Nhân dân Mông Cổ chiếm Urga (nay là Ulaanbaatar) từ Bạch vệ. 1957 - John Lennon và Paul McCartney - 2 thành viên của nhóm nhạc huyền thoại The Beatles và là bộ đôi nhạc sĩ vĩ đại của thế kỉ 20, gặp nhau lần đầu tiên. 1998 – Sân bay quốc tế Hồng Kông chính thức được sử dụng cho thương mại, hiện là một trong những cảng hàng không lớn nhất trên thế giới. 2006 – Ấn Độ và Trung Quốc mở lại hoạt động thông thương mậu dịch qua đèo Nathu La thuộc đoạn Tây Tạng-Sikkim sau 44 năm kể từ Chiến tranh Trung-Ấn. Ngày sinh 1173 – Lý Cao Tông, Hoàng đế thứ bảy của nhà Lý, Đại Việt (m. 1211) 1878 – Eino Leino, nhà thơ Phần Lan (m. 1926). 1937 – Ned Beatty, diễn viên Mỹ (m. 2021) 1946 – Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush Mất 1893 – Guy de Maupassant, nhà văn viết truyện ngắn người Pháp (s. 1850). 1967 – Nguyễn Chí Thanh, Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam (s. 1914). 1992 – Marsha P. Johnson, Drag queen, nhà hoạt động vì giải phóng người đồng tính thế giới (s. 1945). 2009 – Robert McNamara, chính khách, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ (s. 1916). 2014 – Tô Hoài, nhà văn người Việt Nam (s. 1920). 2019 – Cameron Boyce, diễn viên, ca sĩ người Mỹ (s. 2000). 2022 – James Caan, diễn viên Mỹ (s. 1940). Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 7 tháng 7 là ngày thứ 188 (189 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 177 ngày trong năm. Sự kiện 424 – Sau một cuộc chính biến, Lưu Tống Thiếu Đế bị phế truất và giáng làm thân vương. 1801 – Võ Tánh và Ngô Tùng Châu tử tiết tại thành Bình Định 1807 – Pháp, Phổ và Nga ký kết Hòa ước Tilsit, kết thúc Chiến tranh Liên minh thứ tư. 1898 – Tổng thống William McKinley ký vào văn kiện sáp nhập Hawaii thành một lãnh thổ của Hoa Kỳ. 1927 – Chính phủ Trung Quốc thiết lập Thành phố đặc biệt Thượng Hải, lần đầu tiên 'thành phố' là một đơn vị khu vực hành chính xác định tại Trung Quốc. 1937 – Quân đội Nhật Bản bắn pháo vào cầu Lư Câu, tiến công quân Trung Quốc tại Bắc Kinh, Chiến tranh Trung–Nhật bùng phát. 1953 – Ernesto "Che" Guevara bắt đầu cuộc hành trình qua các nước Bolivia, Peru, Ecuador, Panama, Costa Rica, Nicaragua, Honduras, và El Salvador. 1954 – Ngô Đình Diệm trở về Việt Nam chấp chánh chức vụ Thủ tướng Quốc gia Việt Nam. 1978 – Quần đảo Solomon trở thành một quốc gia độc lập từ Anh Quốc, song vẫn duy trì chế độ quân chủ với nguyên thủ quốc gia là Elizabeth II. 1997 – Nội chiến Iraq và người Kurd, chấm dứt với chiến dịch Búa 2007 – Tổ chức New7wonder công bố Bảy kỳ quan thế giới mới dựa trên kết quả bình chọn đại chúng. Sinh 1937 – Trang Sĩ Tấn, tướng lĩnh Cảnh sát Quốc gia của Việt Nam Cộng hòa 1940 – Ringo Starr, người Anh, thành viên ban nhạc The Beatles 1989 – Kim Bum, diễn viên người Hàn Quốc Mất 1801 – Võ Tánh, danh tướng nhà Nguyễn tử tiết tại thành Bình Định 1801 – Ngô Tùng Châu, danh thần nhà Nguyễn tử tiết tại thành Bình Định 1854 – Nguyễn Phúc An Nhàn, phong hiệu Xuân Vân Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (s. 1836) 1884 – Nguyễn Thông, danh sĩ, đại thần Việt Nam (s. 1827) 1963 – Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, nhà văn, nhà chính trị Việt Nam nổi tiếng tự tử tại nhà riêng 2014 – Alfredo Di Stéfano qua đời Những ngày lễ và kỷ niệm Lễ hội Tanabata hằng năm của Nhật Bản, tình yêu của Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau trên sông Ngân Hà. Chú thích Tháng bảy Ngày trong năm
Ngày 8 tháng 7 là ngày thứ 189 (190 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 176 ngày trong năm. Sự kiện 1497 – Thuyền trưởng Vasco da Gama, khởi hành chuyến đi đầu tiên thẳng từ châu Âu đến Ấn Độ. 1709 – Đại chiến Bắc Âu: Pyotr I của Nga đánh bại Karl XII của Thụy Điển ở Poltava thuộc Ukraina ngày nay, chấm dứt địa vị cường quốc của Thụy Điển tại châu Âu. 1853 – Phó đề đốc Matthew Perry cùng với bốn chiến hạm của Hải quân Hoa Kỳ vào vịnh Edo nhằm buộc Nhật Bản phải mở cửa ngoại thương với Hoa Kỳ. 1864 – Sự kiện Ikedaya: Các chí sĩ phiên Choshu tập kích tổ chức Shinsengumi tại lữ quán Ikedaya thuộc Kyoto, Nhật Bản. 1889 – Ấn bản đầu tiên của The Wall Street Journal được xuất bản. 1932 – Chỉ số công nghiệp Dow Jones bị tụt xuống mức thấp nhất trong cuộc Đại khủng hoảng, đóng cửa ở mức 41,22 điểm. 1994 – Kim Chính Nhật trở thành người lãnh đạo Triều Tiên khi cha ông là Kim Nhật Thành từ trần. 2011 – Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết thành lập Phái bộ gìn giữ hòa bình tại Nam Sudan. 2011 – Tàu con thoi Atlantis được phóng trong phi vụ STS-135, phi vụ cuối cùng của chương trình tàu con thoi. 2022 – Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzō bị ám sát ở Nara, tỉnh Nara và không qua khỏi. Ông là thủ tướng tại nhiệm lâu nhất Nhật Bản. Sinh 1621 – Jean de La Fontaine, nhà thơ ngụ ngôn người Pháp (m. 1695) 1826 – Nguyễn Phúc Miên Khoan, tước phong Lạc Biên Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng nhà Nguyễn (m. 1863). 1831 – Nguyễn Phúc Gia Tĩnh, phong hiệu Kim Hương Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (m. 1860). 1841 – Nguyễn Phúc Phúc Tường, phong hiệu Nghi Xuân Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (m. 1865). 1991 – Virgil van Dijk, cầu thủ bóng đá người Hà Lan 1992 – Son Heung-min, cầu thủ bóng đá người Hàn Quốc 1996 - Paollo Madeira, cầu thủ Câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai người Người Brasil gốc Bồ Đào Nha (m. 2023) Mất 1804 – Nguyễn Phúc Ngọc Cầu, cung tần của chúa Nguyễn Phúc Khoát, mẹ của chúa Nguyễn Phúc Thuần (s. 1734). 1994 – Kim Nhật Thành, Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên (s. 1912). 2009 – Đoàn Trọng Truyến, Giáo sư - Nhà giáo Nhân dân Việt Nam (s. 1922) 2022 – Abe Shinzō, cựu thủ tướng Nhật Bản (s. 1954). Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày 9 tháng 7 là ngày thứ 190 (191 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 175 ngày trong năm. Sự kiện 455 – Tổng tư lệnh quân đội La Mã Avitus lên ngôi hoàng đế Đế quốc Tây La Mã tại Toulouse. 869 – Một trận động đất có cường độ 8,6Ms kéo theo sóng thần tấn công khu vực quanh Sendai, Nhật Bản. 1762 – Hoàng hậu Ekaterina II được tôn làm Nữ hoàng Nga, chồng của bà là Sa hoàng Pyotr III bị bắt giam do lập trường thân Phổ. 1805 – Ottoman ra sắc chỉ chính thức phong Muhammad Ali làm tổng đốc của Ai Cập, triều đại của ông và hậu duệ cai trị Ai Cập cho đến năm 1952. 1815 – Charles-Maurice de Talleyrand-Périgord trở thành Thủ tướng Pháp đầu tiên, ông cũng kiêm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ ngoại giao. 1877 – Giải Vô địch Wimbledon đầu tiên khởi tranh, hiện là giải lâu đời nhất và có uy tín nhất của môn quần vợt. 1926 – Thời kỳ quân phiệt: Quốc dân Cách mệnh Quân cử hành hội thề tại Quảng Châu, phát động Chiến tranh Bắc phạt nhằm tiêu diệt Chính phủ Bắc Dương. 1940 – Sugihara Chiune bắt đầu phát hành thị thực quá cảnh Nhật Bản cho người tị nạn Do Thái tại Litva. 1944 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Các lực lượng Hoa Kỳ chiếm đảo Saipan thuộc Quần đảo Mariana từ Nhật Bản. 1958 – Một trận lở đất lớn gây ra một cơn sóng thần tại fjord ở Vịnh Lituya, Alaska, Hoa Kỳ. Nó di chuyển với tốc độ hơn 150 km/h với độ cao nhất khoảng 90m. Là cơn sóng thần cao nhất được ghi nhận. Tầm ảnh hưởng có nơi cao đến 524m. 1981 – Nintendo phát hành trò chơi Donkey Kong, trong đó có sự ra mắt của Mario, một trong những nhân vật nổi tiếng nhất trong lịch sử video game. 2002 – Hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất của Liên minh châu Phi khai mạc tại Durban, Nam Phi. 2011 - Nam Sudan tách ra khỏi Sudan và trở thành một quốc gia độc lập sau cuộc Nội chiến Sudan lần thứ hai. Sinh 1218 - Trần Thái Tông, quân chủ khai quốc nhà Trần (m. 1277) 1511 - Dorothea của Saxe-Lauenburg, nữ hoàng Đan Mạch và Na Uy (m. 1571) 1577 - Thomas West, đệ tam nam tước De La Warr (m. 1618) 1578 - Ferdinand II của Thánh chế La Mã (m. 1637) 1654 - Thiên hoàng Reigen của Nhật Bản (m. 1732) 1909 - Pavle Đurišić, chỉ huy quân Chetnik Montenegro (m. 1945) 1912 - Nguyễn Văn Cừ, Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (m. 1941) Mất 1850 – Báb, nhà sáng lập người Ba Tư của tôn giáo Bábí (s. 1819) 1953 – Nguyễn Thị Năm (Cát Hanh Long) Những ngày lễ và kỉ niệm
Ngày 10 tháng 7 là ngày thứ 191 (192 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 174 ngày trong năm. Sự kiện 420 – Sau khi buộc Tấn Cung Đế phải dời khỏi cung, Lưu Dụ dựng đàn tế Nam Giao, lên ngôi hoàng đế, lập ra triều Lưu Tống, mở ra thời kỳ Nam–Bắc triều trong lịch sử Trung Quốc. 1553 – Jane Grey trở thành Nữ vương Anh, tuy nhiên bà chỉ tại vị trong chín ngày rồi bị phế truất và bị cho là người tiếm quyền. 1913 – Nhiệt độ không khí ở Thung lũng Chết, Hoa Kỳ đạt 134°F (56,7°C), mức cao kỷ lục từng được ghi nhận trên Trái Đất. 1940 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Quốc hội Pháp trao toàn quyền đặc biệt cho Thống chế Philippe Pétain, hình thành Chính phủ Vichy hợp tác với phe Trục. 1940 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Không quân Đức bắt đầu tấn công các đoàn hộ vệ của Anh Quốc tại eo biển Manche, khởi đầu Không chiến tại Anh Quốc. 1941 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Quân Đức mở chiến dịch tiến công vào thành phố Smolensk nhằm mở con đường ngắn nhất để vào Moskva. 1949 – Động đất mạnh kéo theo lở đất tại Tajikistan khiến khoảng 7.200 người thiệt mạng. 1991 – Boris Yeltsin trở thành tổng thống dân cử đầu tiên của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga. 1992 – Tại Miami, cựu Tổng thống Panama Manuel Noriega bị kết án 40 năm tù về các tội danh ma túy và gian lận tài chính. 2008 – Phần một của phim Đại chiến Xích Bích được công chiếu, đây là bộ phim có kinh phí lớn nhất châu Á cho đến đương thời. 2011 – Du thuyền Bulgaria của Nga chìm trên đoạn sông Volga tại Tatarstan, 122 người tử vong. Sinh 1218 – Trần Thái Tông, Hoàng đế đầu tiên của nhà Trần Việt Nam (m. 1277). 1819 – Pieter Bleeker, nhà ngư học kiêm nhà bò sát học người Hà Lan (m. 1878). 1835 – Henryk Wieniwski: Nhà soạn nhạc, nghệ sĩ violin người Ba Lan (m. 1880). 1856 – Nikola Tesla: Nhà phát minh người Xecbi 1871 – Marxel Prust: Nhà vǎn hiện đại Pháp (m. 1929) 1910 – Nguyễn Tuân: Nhà văn Việt Nam (m. 1987) 1910 – Nguyễn Hữu Thọ: Chủ tịch Quốc hội Việt Nam (m. 1996) 1913 – Lê Thị Nam: Nghệ sĩ Nhân dân Việt Nam (m. 2004) 1926 – Nguyễn Hữu Hạnh, tướng lĩnh Quân lực Việt Nam Cộng hòa 1957 – Tô Lâm: Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam 1961 – Trương Học Hữu: Ngôi sao điện ảnh Trung Quốc 1983 - Kim Hee-chul: Ca sĩ, MC, diễn viên Hàn Quốc (Super Junior) 1996 – Moon Ga-young,diễn viên nữ Hàn Quốc 1999 – Trương Tịnh Nghi: Nữ diễn viên người Trung Quốc Mất 1851 – Louis-Jacques-Mandé Daguerre: Nhà phát minh ra kỹ thuật nhiếp ảnh người Pháp (s. 1787) 1973 – Erich von Manstein, Thống chế Đức (s.1887) 1986 – Lê Duẩn, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (s. 1907) 1989 – Mel Blanc: Nhà lồng tiếng phim hoạt hình (s. 1908) 1995 – Nhạc sĩ Văn Cao: Tác giả của quốc ca Việt Nam (s. 1923) 1999 – Đinh Núp: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (s. 1914) Những ngày lễ và kỷ niệm Ngày Độc Lập (Bahamas)