text
stringlengths 0
512k
|
---|
Bia (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp bière /bjɛʁ/) nói một cách tổng thể, là một loại thức uống có cồn được sản xuất bằng quá trình lên men đường lơ lửng trong môi trường lỏng và nó không được chưng cất sau khi lên men. Dung dịch đường không bị lên men thu được từ quá trình ngâm nước gọi là hèm bia hay "nước ủ bia". Hạt ngũ cốc, thông thường là lúa mạch được ủ thành mạch nha. Các thức uống chứa cồn được làm từ sự lên men đường có trong các nguồn không phải ngũ cốc – chẳng hạn nước hoa quả hay mật ong – nói chung không được gọi là "bia", mặc dù chúng cũng được sản xuất từ cùng một loại men bia dựa trên các phản ứng hóa sinh học.
Quá trình sản xuất bia được gọi là nấu bia. Do các thành phần sử dụng để sản xuất bia có khác biệt tùy theo từng khu vực, các đặc trưng của bia như hương vị và màu sắc cũng thay đổi rất khác nhau và do đó có khái niệm loại bia hay các sự phân loại khác.
Từ nguyên
Từ bia tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Pháp bière /bjɛʁ/. Danh từ tiếng Pháp Bière thì có gốc động từ bibere (có nghĩa là uống) tiếng Latinh. Nhiều ngôn ngữ Tây Âu cũng dùng danh từ tương tự như bière của tiếng Pháp.
Khi thức uống này du nhập Việt Nam dưới thời Pháp thuộc thì người Việt một thời gọi bia là "rượu bọt".
Ở miền Nam Việt Nam trước 1975, bia được gọi là la-ve. Nhưng sau năm 1975 từ này chỉ còn được ít người sử dụng.
Lịch sử
Bia là một trong các thức uống lâu đời nhất mà loài người đã tạo ra, có niên đại ít nhất là từ thiên niên kỷ 5 TCN và đã được ghi chép lại trong các thư tịch cổ của Ai Cập cổ đại và Lưỡng Hà (Mesopotamia).
Giống như phần lớn các chất chứa đường khác có thể bị lên men một cách tự nhiên, rất có thể là các thức uống tương tự như bia đã được phát minh một cách độc lập giữa các nền văn minh trên toàn thế giới. Việc kiểm định hóa học các bình gốm cổ phát hiện ra rằng bia (tương tự như rượu vang) đã được sản xuất khoảng 7.000 năm trước ở khu vực ngày nay là Iran và là một trong số các công nghệ sinh học đã biết, trong đó các quy trình sinh học của sự lên men được áp dụng.
Tại Lưỡng Hà, chứng cứ lâu đời nhất về bia được cho là bức vẽ 6.000 năm tuổi của người Sumeria miêu tả những người đang uống một thứ thức uống bằng các cần hút bằng sậy từ thùng công cộng. Bia cũng được đề cập tới trong Thiên sử thi Gilgamesh, một bản trường ca 3.900 năm tuổi của người Sumeria để tỏ lòng tôn kính nữ thần Ninkasi, vị thần bảo trợ cho bia, nó chứa công thức làm bia cổ nhất còn sót lại và miêu tả việc sản xuất bia từ lúa mạch thông qua bánh mì. Bia đã trở thành thiết yếu đối với tất cả các nền văn minh trồng ngũ cốc ở thế giới phương Tây cổ xưa, đặc biệt là ở Ai Cập và Lưỡng Hà.<ref>; Michael M. Homan, 'Beer and Its Drinkers: An Ancient near Eastern Love Story, Near Eastern Archaeology, Vol. 67, No. 2 (Jun., 2004), pp. 84-95.</ref>
Bia đã từng là quan trọng đối với người La Mã trong thời kỳ đầu, nhưng trong thời kỳ Cộng hòa La Mã thì rượu vang đã thay thế bia như là một thức uống chứa cồn được ưa chuộng hơn. Bia trở thành thức uống được coi là thích hợp cho những người man rợ; Tacitus đã viết một cách đầy chê bai về bia được các giống người Đức sản xuất trong thời đại của ông.
Người Thracia cũng được biết là đã sử dụng bia sản xuất từ lúa mạch đen, thậm chí từ thế kỷ 5 TCN, như Hellanicos đã viết trong vở các opêra. Tên gọi cho bia của họ là brutos hay brytos.
Sự bổ sung hoa bia vào bia để tạo vị đắng, bảo quản và hương vị cho bia là một phát kiến tương đối mới: trong thời Trung cổ nhiều hỗn hợp khác của các loại thảo mộc thông thường được cho vào bia chứ không phải hoa bia. Các hỗn hợp này thông thường được gọi là gruit. Hoa bia đã được trồng tại Pháp sớm nhất là vào khoảng thế kỷ 9; văn bản cổ nhất còn sót lại có ghi chép về việc sử dụng hoa bia trong bia có niên đại vào năm 1067 bởi nữ tu viện trưởng kiêm nhà văn Hildegard: "Nếu người ta định làm bia từ yến mạch, nó được chuẩn bị cùng hoa bia."Tại châu Âu, trong thời Trung cổ, bia chủ yếu được sản xuất trong gia đình. Vào thế kỷ 14 và 15, việc sản xuất bia đã dần dần chuyển từ hoạt động gia đình sang hoạt động thủ công, với các quán bia và tu viện sản xuất bia của mình hàng loạt để tiêu thụ.
Trong thế kỷ 15, ở Anh thì loại bia không có hoa bia được biết đến như là ale, còn việc sử dụng hoa bia thì thức uống đó gọi là bia. Bia có chứa hoa bia được nhập khẩu vào Anh từ Hà Lan sớm nhất là từ năm 1400 ở Winchester, và hoa bia đã được trồng trên quốc đảo này từ năm 1428. Tính phổ biến của hoa bia ban đầu là hỗn hợp — Công ty bia rượu London đã đi xa tới mức ra thông báo "không hoa bia, không thảo mộc hoặc những gì khác tương tự được cho vào bất kỳ ale hay rượu (mùi) nào sẽ được sản xuất — mà chỉ có liquor (nước), mạch nha, và men bia". Tuy nhiên, vào thế kỷ 16, ale đã được dùng để chỉ các loại bia mạnh (nồng độ cồn cao) bất kỳ, và tất cả ale và bia đều sử dụng hoa bia.
Năm 1516, William IV, Công tước xứ Bavaria, đã thông qua Reinheitsgebot (Luật tinh khiết), có lẽ là quy định về thực phẩm cổ nhất còn áp dụng đến nay. Gebot quy định rằng thành phần của bia chỉ được bao gồm nước, lúa mạch hoa bia, với men bia được bổ sung sau phát kiến của Louis Pasteur vào năm 1857. Luật của người Bavaria đã được áp dụng trong cả nước Đức như là một phần của nước Đức thống nhất năm 1871 thành Đế chế Đức dưới thời Otto von Bismarck, và kể từ đó đã được cập nhật để phản ánh xu hướng hiện đại trong sản xuất bia rượu. Cho đến nay, Gebot vẫn được coi là tiêu chuẩn của độ tinh khiết cho bia, mặc dù điều này có thể gây tranh cãi.
Phần lớn các loại bia cho đến thời gian gần đây thực chất là thứ mà ngày nay gọi là ale. Bia lager đã được phát hiện ra một cách tình cờ vào thế kỷ 16 sau khi bia được lưu trữ trong các hầm lạnh một thời gian dài; kể từ đó nó đã được sản xuất nhiều hơn ale.
Với sự phát minh ra động cơ hơi nước năm 1765, công nghiệp hóa sản xuất bia đã trở thành sự thật. Các cải tiến mới trong công nghệ sản xuất bia đã xuất hiện cùng với sự ra đời của nhiệt kế và tỷ trọng kế vào thế kỷ 19, đã cho phép các nhà sản xuất bia tăng tính hiệu quả và kiểm soát nồng độ cồn. Cho đến cuối thế kỷ 18, mạch nha chủ yếu được làm khô bằng lửa do đốt gỗ, than củi, trấu, và sau năm 1600 là từ than cốc. Nói chung, không có loại mạch nha nào trong số này được che chắn tốt khỏi khói sinh ra trong các lò sấy, và do đó các loại bia thời kỳ đó có thành phần hơi khói trong hương vị của chúng; các chứng cứ chỉ ra rằng các nhà sản xuất mạch nha và bia thường xuyên phải cố gắng giảm thiểu sự ám khói của bia thành phẩm. Sự phát minh ra lò nướng hình trống năm 1817 của Daniel Wheeler đã cho phép tạo ra mạch nha nướng chín kỹ và tạo tiền đề cho sản xuất các loại bia đen (porter và stout). Sự phát minh ra vai trò của men bia trong quá trình lên men vào năm 1857 bởi Louis Pasteur đã giúp cho các nhà sản xuất bia phương pháp ngăn chặn vị chua của bia bởi các loại vi sinh vật không mong muốn.
nhỏ|Lều bia tại Lễ hội tháng Mười, lễ hội bia lớn nhất thế giới
Năm 1953, Morton W Coutts, một người New Zealand đã phát triển kỹ thuật lên men liên tục. Morton lấy bằng sáng chế công nghệ của ông và nó là một cuộc cách mạng trong công nghiệp bia do nó làm giảm thời gian ủ và sản xuất bia trước đây là 4 tháng xuống còn chưa đầy 24 giờ. Công nghệ của ông vẫn được sử dụng bởi nhiều nhà sản xuất bia lớn nhất thế giới ngày nay, bao gồm cả Guinness.
Ngày nay, công nghiệp bia là công việc kinh doanh khổng lồ toàn cầu, bao gồm chủ yếu là các tổ hợp được ra đời từ các nhà sản xuất nhỏ hơn. Trong khi bia chủ yếu là thức uống chứa cồn thì một số biến thái của nó cũng tồn tại, xuất phát từ thế giới phương Tây, là các loại bia đi qua công đoạn xử lý để loại bỏ bớt cồn, sản xuất ra cái gọi là bia không cồn.
Huyền thoại
Thiên sử thi Kalevala của người Phần Lan, được tập hợp lại thành dạng văn bản vào thế kỷ 19, nhưng dựa trên các bản truyền khẩu qua nhiều thế kỷ, đã dành nhiều dòng cho nguồn gốc của bia và việc sản xuất bia hơn là dành cho nguồn gốc của loài người.
Bài hát khi uống bia của người Anh "Beer, Beer Beer" () quy việc phát minh ra bia cho nhân vật có lẽ là viễn tưởng Charlie Mopps:
A long time ago, way back in history When all there was to drink was nothin' but cups of tea, Along came a man by the name of Charlie Mopps And he invented the wonderful drink, and he made it out of hops. ...Tạm dịch:
Ngày xưa, ngược dòng lịch sử Khi mọi người chẳng có gì để uống ngoài nước chè, Một người có tên gọi Charlie Mopps đã đến Và ông đã phát minh ra một loại thức uống tuyệt vời, và ông làm ra nó từ hoa bia. ...Vị vua thần thoại Gambrinus của vùng Flanders (từ Jan Primus (John I)), đôi khi được coi là phát minh ra bia. Theo truyền thuyết của người Séc, thần Radegast, vị thần của sự phụ thuộc lẫn nhau, đã phát minh ra bia.
Thành phần Xem thêm Sản xuất biaThành phần chính của bia là nước, lúa mạch đã mạch nha hóa, hoa bia và men bia. Các thành phần khác, chẳng hạn các chất tạo mùi vị hay các nguồn tạo đường khác được thêm vào như là các phụ gia. Các phụ gia phổ biến là ngô và lúa gạo. Các nguồn tinh bột này được ngâm ủ để chuyển hóa thành các loại đường dễ lên men và làm tăng nồng độ cồn trong bia trong khi bổ sung rất ít hương vị. Các nhà sản xuất bia lớn ở Mỹ sử dụng tương đối nhiều các phụ gia để sản xuất bia rất ít hương vị với nồng độ cồn 4-5% theo thể tích.
Nước
Do thành phần chính của bia là nước (chiếm từ 80 - 90%) nên nguồn nước và các đặc trưng của nó có một ảnh hưởng rất quan trọng tới các đặc trưng của bia. Nhiều loại bia chịu ảnh hưởng hoặc thậm chí được xác định theo đặc trưng của nước trong khu vực sản xuất bia. Mặc dù ảnh hưởng của nó cũng như là tác động tương hỗ của các loại khoáng chất hòa tan trong nước được sử dụng trong sản xuất bia là khá phức tạp, nhưng theo quy tắc chung thì nước cứng là phù hợp hơn cho sản xuất các loại bia sẫm màu như bia đen, trong khi nước mềm là phù hợp hơn cho sản xuất các loại bia sáng màu, chẳng hạn như bia pilsener của Cộng hòa Séc.
Mạch nha
Định nghĩa:
Tất cả những hạt ngũ cốc, nếu được ươm mầm với sự kiểm soát chặt chẽ của các điều kiện kỹ thuật (độ ẩm, nhiệt độ và mức độ thông gió), sử dụng trong công nghệ sản xuất bia đều có thể gọi chung là mạch nha hay malt (như malt thóc, malt bắp, malt lúa mì…).
Malt là sản phẩm được chế biến từ các loại hạt hòa thảo như đại mạch, tiểu mạch, thóc, ngô v.v. sau khi cho nảy mầm ở điều kiện nhân tạo và sấy đến độ ẩm nhất định với điều kiện bắt buộc.
Malt là một loại bán thành phẩm và giàu chất dinh dưỡng: 16 – 18% chất thấp phân tử dễ hòa tan hệ enzym đặc biệt phong phú, chủ yếu là amylaza và proteaza.
Trong số các loại mạch nha thì mạch nha từ lúa đại mạch (Hordeum vulgare) được sử dụng rộng rãi nhất do nó chứa nhiều amylaza, là một loại enzym tiêu hóa giúp cho việc phá vỡ tinh bột để chuyển nó thành đường. Tuy nhiên, phụ thuộc vào loại cây trồng trong từng khu vực mà các loại ngũ cốc được/không được mạch nha hóa khác cũng có thể sử dụng, bao gồm lúa mì, lúa gạo, yến mạch (Avena sativa) và lúa mạch đen (Secale cereale), cũng như ít phổ biến hơn là ngô và lúa miến (cao lương, Sorghum chinensis).
Mạch nha được tạo ra từ hạt ngũ cốc bằng cách ngâm chúng vào trong nước, cho phép chúng nảy mầm và sau đó làm khô hạt đã nảy mầm trong các lò sấy. Hạt ngũ cốc đã mạch nha hóa tạo ra các enzym để chúng chuyển hóa tinh bột trong hạt thành đường có thể lên men.
Thời gian và nhiệt độ sấy khác nhau được áp dụng để tạo ra các màu mạch nha khác nhau từ cùng một loại ngũ cốc. Các loại mạch nha sẫm màu hơn sẽ sản xuất ra bia sẫm màu hơn. Ngày nay, trong phần lớn các trường hợp, hai hoặc nhiều loại mạch nha được phối hợp để sản xuất bia.
Vai trò
Malt cung cấp toàn bộ lượng glucid (chủ yếu dưới dạng tinh bột) để chuyển hóa thành đường, và từ đường chuyển hóa thành cồn và các chất khác. Để giảm giá thành, người ta có thể sử dụng ngũ cốc làm thế liệu, và lượng tối đa là 50% chứ không thể thay thế hoàn toàn malt.
Malt chứa đầy đủ enzym amilaza để thủy phân tinh bột. Nếu sử dụng thế liệu nhiều thì lượng enzym này cung cấp không đầy đủ và ta buộc phải bổ sung enzym từ bên ngoài vào, chủ yếu là enzym từ vi sinh vật.
Malt cung cấp khá đủ lượng protein và có chứa hệ enzym proteaza để thủy phân chúng. Trong giai đoạn ươm mầm, hệ enzym này được hoạt hóa mạnh mẽ. Khi chuyển sang giai đoạn nấu, chúng thủy phân protein tạo thành các phức chất có khả năng giữ CO2 tốt, tạo vị bia đặc trưng.
Các loại enzym trong malt
Hệ thống enzyme này gồm có: alpha-amylase, beta-amylase và amilophosphatase, phần lớn chúng tập trung ở phôi mầm và một ít được phân bố ở phần dưới của nội nhũ hoặc trong màng ngăn giữa vỏ trấu và nội nhũ.
Hệ thống enzym thủy phân tinh bột
Với enzyme alpha-amylase cơ chất của nó là tinh bột và destrin, từ đó tạo ra sản phẩm là maltose và các destrin mạch ngắn. Enzyme này hoạt động tối ưu ở pHopt = 5.8, topt = 72 – 76 0C.
Với enzyme beta-amylase, nó có trong hạt đại mạch ở dạng liên kết cũng như dạng tự do, nhưng trong quá trình ươm mầm hoạt tính của enzyme này sẽ tăng dần. Với sự tham gia của enzyme này, tinh bột đại mạch sẽ bị phân cắt thành đường maltose. Enzyme này hoạt động tối ưu ở pHopt = 5.5 – 5.8, topt = 62 – 650C
Hệ thống enzyme protease:
Trong hạt đại mạch, toàn bộ hệ thống enzyme này ở trạng thái liên kết, hầu như không hoạt động. Nhưng khi chuyển qua giai đoạn ươm mầm thì hoạt tính chung của hệ enzyme protease tăng nhanh.
Proteinase: sẽ tấn công lên các phân tử protein nguyên thủy để tạo ra các sản phẩm trung gian như: pepton, peptit, polypeptit, với pHopt = 5.1, topt = 50 – 550C.
Peptidase: nó sẽ phân cắt các peptit có sẵn trong hạt đại mạch và những peptit trong malt do proteinase phân giải để tạo thành các amino acid trong hạt malt, với pHopt = 7.3 – 7.9, topt = 40 – 450C.
Amidase: chúng sẽ tấn công các muối amit để hình thành NH3 và amino acid, góp phần làm thay đổi tính chất và hàm lượng của protein trong hạt malt, các enzyme amidase có pHopt = 7.3 – 8.0, topt = 45 – 500C.
Hệ thống enzyme esterase (phosphatase):
Hệ thống enzyme esterase (phosphatase) gồm có: saccharophosphatase, phytase, glyxerophosphatase, nucleotidase… tham gia thúc đẩy và xúc tác cho các quá trình ester hoá trong quá trình nảy mầm.
Phytase: phá mối liên kết este của phytin và giải phóng ra rượu inozit và axit phosphoric tự do. Phytase có pHopt =5.0 – 5.5, topt =40 – 500C.
Các enzyme khác như: saccharophosphatase, glyxerophosphatase, nucleotidase sẽ phá các mối liên kết ester tương ứng của các hợp chất hữu cơ có chứa phosphate và giải phóng ra acid phosphoric tự do.
Hoa bia (Hublông)
Hoa bia là thực vật dạng dây leo (Humulus lupulus), sống lâu năm (30-40 năm), có chiều cao trung bình từ 10–15 m. Hoa houblon có hoa đực và hoa cái riêng cho từng cây. Trong sản xuất bia chỉ sử dụng hoa cái chưa thụ phấn.
Men bia
Men bia là các vi sinh vật có tác dụng lên men đường. Các giống men bia cụ thể được lựa chọn để sản xuất các loại bia khác nhau, nhưng có hai giống chính là men ale (Saccharomyces cerevisiae) và men lager (Saccharomyces uvarum), với nhiều giống khác nữa tùy theo loại bia nào được sản xuất. Men bia sẽ chuyển hóa đường thu được từ hạt ngũ cốc và tạo ra cồn và cacbon dioxide (CO2). Trước khi các chức năng của men bia được hiểu rõ thì mọi quá trình lên men đều sử dụng các loại men bia hoang dã. Mặc dù còn rất ít loại bia, chẳng hạn như bia lambic vẫn dựa trên phương pháp cổ này nhưng phần lớn các quá trình lên men ngày nay đều sử dụng các loại men bia được nuôi cấy và có độ tinh khiết cao. Trung bình, hàm lượng cồn trong bia là khoảng 4-6% rượu theo thể tích, mặc dù nó có thể thấp tới 2% và cao tới 14% trong một số trường hợp nào đó. Một số nhà sản xuất bia còn đưa ra loại bia chứa tới 20% cồn.
Các chất làm trong
Một số nhà sản xuất bia còn cho thêm một hay nhiều chất làm trong vào bia mà không bị bắt buộc phải công bố như là một thành phần của bia. Các chất làm trong phổ biến là thạch- thu được từ bong bóng cá; caragin- thu được từ tảo biển; tảo Ireland (loài tảo đỏ có tên khoa học Chondrus crispus); và giêlatin. Do các thành phần này có thể thu được từ động vật, việc sử dụng hay tiêu thụ các sản phẩm động vật liên quan cần phải có các thông số kỹ thuật cụ thể trong quá trình lọc của nhà sản xuất bia.
Công nghệ sản xuất bia Để có giải thích cụ thể và đầy đủ, xem Sản xuất biaMặc dù quá trình sản xuất bia là phức tạp và dao động một cách đáng kể giữa các nhà sản xuất, nhưng các công đoạn cơ bản không thể thiếu thì có thể được đơn giản hóa như dưới đây. Có thể có thêm các bước lọc bổ sung giữa các công đoạn chính.
Ngâm ủ hạt: Giai đoạn đầu tiên của quá trình sản xuất bia, trong đó hạt ngũ cốc cần mạch nha hóa được ngâm trong nước ấm để kích thích nảy mầm nhằm chiết ra mạch nha. Việc ngâm ủ cần phải đủ thời gian và nhiệt độ ổn định để các enzym có khả năng chuyển hóa tinh bột thành đường có khả năng lên men.
Rảy nước: Nước được lọc qua khối hạt ngâm ủ để hòa tan đường. Chất lỏng sẫm màu, chứa nhiều đường được gọi là hèm bia.
Luộc: Hèm bia được luộc sôi cùng với các thành phần khác còn lại (ngoại trừ men bia), để loại bỏ bớt nước thừa và giết chết các loại vi khuẩn. Hoa bia (nguyên hay viên nhỏ) được thêm vào (hoặc sử dụng các chất chiết ra từ hoa bia).
Lên men: Men bia được thêm vào (hoặc rắc vào) và hỗn hợp được để cho lên men. Sau khi quá trình lên men sơ cấp, người ta có thể cho lên men thứ cấp, điều này cho phép men bia và các chất khác hoạt động lâu hơn. Một số nhà sản xuất bia có thể bỏ qua giai đoạn lên men thứ cấp và chỉ đơn giản là lọc bỏ bã men bia.
Đóng gói: Từ thời điểm này, bia chứa cồn, nhưng chưa có nhiều cacbon dioxide. Các nhà sản xuất bia có một số cách thức để tăng lượng cacbon dioxide. Cách phổ biến nhất được các nhà sản xuất lớn áp dụng là cacbonat hóa cưỡng bức, thông qua việc bổ sung trực tiếp khí CO2 vào trong thùng bia hay chai bia. Các nhà sản xuất nhỏ hoặc các nhà sản xuất có khuynh hướng cổ điển sẽ bổ sung "đường mồi" hoặc một lượng nhỏ hèm bia vừa mới lên men ("kräusen") vào đường ống dẫn cuối cùng, tạo ra sự lên men ngắn gọi là "bình ổn thùng" hay "bình ổn chai".
Đóng gói và phục vụ
Sau khi brewing, bia thông thường đã là sản phẩm hoàn thiện. Từ thời điểm này thì bia được đóng thành thùng, can hay chai, lon.
Bia chưa được tiệt trùng theo phương pháp Pasteur chứa men bia còn sống và có thể lưu trữ giống như rượu vang để bảo quản tiếp trong các thùng bình ổn theo tuổi nhằm tiếp tục lên men và tạo ra hương vị thứ cấp. Chu kỳ bình ổn dài là phổ biến đối với các loại ale của Bỉ và các thùng bình ổn cho ale thực. Đối với các loại bia nặng thì người ta không bình ổn quá một năm hoặc lâu hơn.
Các điều kiện phục vụ có ảnh hưởng lớn tới cảm nhận của người uống. Yếu tố quan trọng nhất là nhiệt độ: nhiệt độ thấp (bia lạnh) cản trở cảm nhận của lưỡi và họng, làm cho người uống không cảm nhận hết hương vị của bia. Ngược lại, bia được phục vụ quá ấm có thể có các vấn đề khác: các loại bia nặng có thể được cảm nhận là quá nhiều cồn và gắt, trong khi các loại bia nhẹ hơn có thể được cảm nhận là nhạt và không hấp dẫn. Mỗi loại bia có nhiệt độ phục vụ lý tưởng riêng, và trong khi những người uống bình thường có thể quen với "bia đá lạnh" như là các quảng cáo đại trà vẫn thường nhắc đến thì việc tìm hiểu nhiệt độ phù hợp nhất cho việc phục vụ bia có thể dẫn đến những cảm nhận tốt hơn về hương vị của từng loại bia.
Bên cạnh nhiệt độ, việc lựa chọn đồ chứa bia thích hợp cũng là một yếu tố quan trọng. Trong khi những người uống bình thường có thể uống trực tiếp từ chai hay lon thì những người uống giàu kinh nghiệm luôn luôn rót bia của họ vào vại/cốc trước khi uống. Uống trực tiếp từ chai hay lon không cảm nhận hết hương vị, do mũi không thể cảm nhận hết được hương vị tỏa ra từ bia. Vì thế, cho dù từ vòi của thùng hay từ miệng chai, bia nói chung được rót vào các cốc, vại thủy tinh. Giống như rượu vang, có các loại cốc, vại thủy tinh đặc biệt dành cho từng loại bia, và thậm chí một số nhà sản xuất bia nổi tiếng còn sản xuất cả cốc vại riêng cho loại bia của mình. Trong khi bất kỳ loại cốc, vại nào đều được ưa chuộng hơn chai, những người sành bia nhất lại cho rằng hình dáng của cốc, vại có ảnh hưởng đáng kể tới sự cảm nhận hương vị và cách thức uống, tương tự như các yêu cầu của người uống đối với branđi (brandy) hay cô nhắc (cognac). Thủy tinh là vật liệu xốp, nó giữ lại dầu, mỡ ở bên trong. Khi các loại dầu mỡ này tiếp xúc với bia thì chúng làm giảm lượng bọt bia một cách đáng kể và các bọt bia này có xu hướng dính vào thành cốc chứ không dâng lên như bình thường.
Cuối cùng, quá trình rót bia cũng là một phần quan trọng trong nghệ thuật thưởng thức bia. Tốc độ rót bia từ vòi hay chai, độ nghiêng của cốc và vị trí rót (ở giữa hay cạnh thành cốc) vào cốc đều có ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng, chẳng hạn kích thước và thời gian tồn tại của bọt bia, vệt bia để lại ở đáy cốc khi uống hết, cũng như sự sủi tăm của bia khi các bọt khí cacbonic dâng lên. Các loại bia cacbonat hóa nhiều như pilsener hay weissbier của Đức có thể cần thời gian lắng xuống lâu hơn các loại bia khác trước khi đưa ra phục vụ.
Một số bia đen và ale của Anh, nổi tiếng nhất là Guinness, được phục vụ từ các "vòi nitơ". Các vòi này sử dụng hỗn hợp nitơ/cacbon dioxide thay vì cacbon dioxide thông thường nhằm thu được cảm giác kem ở miệng. Các loại bia này được rót một cách thong thả theo hai công đoạn, với một khoảng lặng để bia lắng xuống. Trong cố gắng giả lập quá trình này tại nhà, Guinness đã giới thiệu lon widget năm 1991; gần đây, Guinness đã mở rộng khái niệm với hệ thống "draft in a bottle" (bia tươi trong chai).
Các loại ale thực có các yêu cầu đóng gói riêng của nó: các loại bia này đặc biệt là không được lọc và không khử trùng theo phương pháp Pasteur, và chúng được phục vụ bằng các máy bán bia. Máy bán bia thực ra là một bơm tay được sử dụng để chuyển bia từ thùng ra vòi. Do thời gian giữ loại bia này ngắn nên đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ về số lượng bia tồn và chất lượng của nó.
Đối với các loại bia đóng chai, người ta khuyến nghị người dùng nên rót bia chậm với góc rót nhỏ, không rót ra ồng ộc, bỏ đi các cặn men bia còn sót lại ở đáy chai (nếu có) do có một số loại bia nhất định (chủ yếu là hefeweizen) mà một số người thích cho thêm men bia vào để tăng thêm cảm giác ở miệng.
Các loại bia
Có nhiều loại bia khác nhau, mỗi loại bia được coi là thuộc về một kiểu bia cụ thể nào đó. Kiểu bia là mác dán miêu tả hương vị tổng thể và thông thường là nguồn gốc của bia, phù hợp với hệ thống đã tiến hóa qua các lần thử và các sai số qua nhiều thế kỷ.
Yếu tố chính để xác định loại bia là men bia sử dụng trong quá trình lên men. Phần lớn kiểu bia thuộc về một trong hai họ lớn: ale- sử dụng lên men đỉnh, hoặc lager- sử dụng lên men đáy. Bia có đặc trưng pha trộn của cả ale và lager được gọi là bia lai. Thức uống chứa cồn sản xuất từ việc lên men đường thu được từ các nguồn không phải là ngũ cốc nói chung không được gọi là "bia", mặc dù chúng cũng được sản xuất bằng cùng một phản ứng sinh học gốc men bia. Mật ong lên men được gọi là rượu mật ong, nước táo lên men được gọi là rượu táo, nước lê lên men được gọi là rượu lê, còn nước nho lên men được gọi là rượu vang Ale
Ale là bất kỳ loại bia nào được sản xuất bằng lên men nổi, và nó thông thường được lên men ở nhiệt độ cao hơn so với bia lager (15-23°C, 60-75°F). Các men bia ale ở các nhiệt độ này tạo ra một lượng đáng kể các este, các hương liệu thứ cấp và các sản phẩm tạo mùi khác, và kết quả là bia tạo ra có mùi vị của hoa hay quả tương tự (nhưng không chỉ có thế) như táo, lê, dứa, cỏ, cỏ khô, chuối, mận hay mận khô. Các khác biệt về kiểu giữa các loại ale là nhiều hơn so với các loại lager, và nhiều loại bia ale rất khó để phân loại chúng thuộc kiểu gì.
Lager
Lager là loại bia được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Chúng có nguồn gốc từ vùng Trung Âu, có tên gọi này là từ lagern ("lưu trữ") trong tiếng Đức. Men bia lager là loại lên men chìm, thông thường được lên men ở nhiệt độ 7-12 °C (45-55 °F) ("pha lên men"), và sau đó được lên men thứ cấp lâu ở 0-4 °C (30-40 °F) ("pha lager hóa"). Trong giai đoạn lên men thứ cấp, lager được làm trong và chín. Các điều kiện lạnh cũng kiềm chế việc sản xuất tự nhiên các este và các phụ phẩm khác, tạo ra hương vị "khô và lạnh hơn" của bia.
Các phương pháp hiện đại để sản xuất bia lager đã được Gabriel Sedlmayr trẻ và Anton Dreher khai phá. Gabriel Sedlmayr trẻ là người đã hoàn thiện bia lager màu nâu sẫm ở nhà máy bia Spaten tại Bavaria còn Anton Dreher là người bắt đầu sản xuất bia lager, có lẽ là màu đỏ hổ phách tại Viên khoảng những năm 1840-1841. Với việc kiểm soát quá trình lên men đã được hoàn thiện hơn, phần lớn các nhà sản xuất bia lager chỉ sử dụng thời gian lưu trữ lạnh ngắn, thông thường từ 1 đến 3 tuần.
Phần lớn bia lager ngày nay dựa trên kiểu Pilsener, được sản xuất lần đầu tiên năm 1842 tại thành phố Plzeň, ở Cộng hòa Séc. Các loại bia lager Pilsener ngày nay có màu sáng và được cacbonat hóa nồng độ cao, với hương vị mạnh của hoa bia và nồng độ cồn 3-6% theo thể tích. Các thương hiệu bia Pilsner Urquell hay Heineken là các ví dụ điển hình về bia pilsener.
Lên men tự nhiên
Các loại bia này dùng men bia hoang dã chứ không phải các loại men bia được nuôi cấy. Tất cả các loại bia trước khi có việc nuôi cấy men bia trong thế kỷ 19 đã rất gần với kiểu bia này, được đặc trưng bởi các vị chua.
Loại bia hỗn hợp
Kiểu bia lai hay bia hỗn hợp sử dụng các nguyên liệu và công nghệ hiện đại thay vì (hoặc bổ sung cho) các khía cạnh truyền thống của sản xuất bia. Mặc dù có một số biến thái giữa các nguồn khác nhau, nhưng nói chung bia hỗn hợp có thể rơi vào các thể loại sau:
Bia hoa quả và bia rau cỏ là hỗn hợp với một số loại phụ gia từ hoa quả hay rau cỏ có thể lên men trong quá trình lên men, tạo ra chất lượng hài hòa một cách rõ nét.
Bia thảo mộc và bia gia vị bổ sung các chất chiết ra từ rễ, hạt, lá, hoa hay quả thảo mộc hoặc các loại cây gia vị thay vì (hoặc bổ sung cho) hoa bia.
Các loại bia tồn trữ trong các thùng gỗ là các loại bia truyền thống hay thực nghiệm được lưu trữ trong các thùng gỗ hoặc được tiếp xúc với gỗ (trong dạng các mảnh nhỏ, mẩu hay hạt) trong một khoảng thời gian (gỗ sồi là phổ biến nhất). Thông thường, thùng gỗ hay các miếng gỗ đầu tiên được xử lý bằng một số loại rượu mạnh hay các thức uống chứa cồn khác—việc sử dụng rượu bourbon, scotch và sherry là phổ biến nhất.
Bia hun khói là bất kỳ loại bia nào mà mạch nha của nó đã được hun khói. Thông thường các loại bia này có mùi và hương vị của khói. Các ví dụ điển hình của kiểu bia truyền thống này là bia Rauchbiers ở Bamberg, Đức. Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất bia ngoài nước Đức—chủ yếu là các nhà sản xuất bia thủ công ở Mỹ—cũng bổ sung mạch nha bia hun khói vào bia đen, ale Scotland và một loạt các kiểu bia khác.
Bia đặc biệt là cách gọi chung để chỉ các loại bia được sản xuất mà sử dụng các nguồn đường, hạt ngũ cốc và tinh bột có thể lên men không thông dụng.
Các loại thức uống liên quan
Châu Phi: Hàng trăm loại thức uống địa phương được sản xuất từ kê, lúa miến và các loại hạt chứa tinh bột khác.
Andes, Nam Mỹ: Chicha, loại thức uống vùng Andes-được làm từ ngô nảy mầm.
Bhutan, Nepal, Tây Tạng và Sikkim: Chhaang, loại thức uống lên men một phần sản xuất từ lúa gạo/kê ở miền đông dãy Himalaya.
Trung Quốc: Tửu (jỉu), chủ yếu là loại thức uống gốc ngũ cốc lên men.
Phần Lan: Sahti, bia truyền thống của người Phần Lan.
Nhật Bản: Sake, thức uống gốc gạo lên men, tương tự như jiǔ của người Trung Quốc về nhiều phương diện.
México: Pulque, một loại bia bản địa làm từ chất lỏng của cây thùa (chi Agave'') lên men.
Nga/Ukraina: Kvass, loại thức uống lên men không cồn hoặc ít cồn.
Các khu vực khác: Bia lúa mạch đen, bia mật ong (làm từ nước và mật ong), rượu táo (làm từ nước táo) |
Ngày 22 tháng 11 là ngày thứ 326 trong mỗi năm thường (thứ 327 trong mỗi năm nhuận). Còn 39 ngày nữa trong năm.
Sự kiện
498 – Sau khi Giáo hoàng Anastasiô II qua đời, Symmacô được bầu làm Giáo hoàng tại Cung điện Laterano, trong khi Giáo hoàng đối lập Laurentiô được bầu làm Giáo hoàng tại Vương cung thánh đường Đức Bà Cả.
617 – Tùy mạt Đường sơ: Tiêu Tiển xưng là Lương vương và cải niên hiệu nhằm thể hiện sự độc lập với triều Tùy (ngày Bính Thân tháng 10 năm Đinh Sửu).
1635 – Quân đội Hà Lan bắt đầu tiến hành chiến dịch bình định các ngôi làng thổ dân đối địch ở khu vực Tây Nam Đài Loan.
1718 – Ở ngoài khơi bờ biển Bắc Carolina, hải tặc người Anh Edward Teach (còn được biết đến với tên gọi "Blackbeard") bị hạ sát trong một trận chiến với Hải quân Hoàng gia Anh.
1757 – Chiến tranh Bảy năm: Quân Áo giành thắng lợi trước quân Phổ trong trận Breslau diễn ta tại khu vực nay thuộc Ba Lan.
1858 – William Larimer đặt tên một đô thị ở tây bộ Lãnh thổ Kansas là Thành phố Denver nhằm vinh danh Thống đốc Lãnh thổ Kansas James W. Denver, đây là mốc thành lập thành phố.
1864 – Nội chiến Hoa Kỳ: Cuộc tiến quân ra biển của Sherman: Tướng Miền Nam John Bell Hood xâm chiếm Tennessee trong một nỗ lực bất thành nhằm lôi kéo tướng Miền Bắc William Tecumseh Sherman khỏi Georgia.
1943 – Chiến tranh Thái Bình Dương – Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt, Thủ tướng Anh Quốc Winston Churchill, và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tưởng Giới Thạch tụ họp tại Cairo, Ai Cập, nhằm thảo luận cách đánh bại Nhật Bản, tức Hội nghị Cairo.
1943 – Liban giành được độc lập từ Pháp.
1963 – Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy bị ám sát ở Dallas, Texas, thủ phạm là Lee Harvey Oswald theo các cuộc điều tra của chính phủ.
1974 – Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trao cho Tổ chức Giải phóng Palestine địa vị quan sát viên.
1975 – Juan Carlos trở thành Quốc vương Tây Ban Nha sau khi nhà độc tài Francisco Franco qua đời.
1986 – Mike Tyson đánh bại Trevor Berbick, trở thành nhà vô địch quyền anh hạng nặng trẻ nhất trong lịch sử.
1988 – Tại Palmdale, California, Nguyên mẫu máy bay ném bom Northrop Grumman B–2 Spirit được trưng bày trước công chúng.
1990 – Thủ tướng Anh Quốc Margaret Thatcher rút lui khỏi cuộc bầu cử lãnh đạo Đảng Bảo thủ, xác nhận bà sẽ không tái nhiệm vị trí thủ tướng.
1995 – Toy Story được phát hành, là bộ phim dài đầu tiên được hoàn thành hoàn toàn bằng cách sử dụng hình ảnh tạo ra từ máy vi tính.
2004 – Khởi đầu những cuộc biểu tình phản đối kết quả của cuộc bầu cử tổng thống, dẫn đến Cách mạng Cam tại Ukraina.
2005 – Angela Merkel trở thành nữ Thủ tướng Đức đầu tiên.
2010 – 347 người thiệt mạng trong sự kiện hỗn loạn trên một cầu tại thủ đô Phnôm Pênh, Campuchia trong dịp Lễ hội Bon Om Touk.
Sinh
874 – Dương Đình Nghệ, Tiết độ sứ Việt Nam (m. 937)
1336 – Trần Dụ Tông, hoàng đế thứ bảy của nhà Trần (m. 1369).
1710 – Wilhelm Friedemann Bach, nhà soạn nhạc người Đức (m. 1784)
1819 – George Eliot, nhà viết tiểu thuyết người Anh (m. 1880)
1825 – Nguyễn Phúc Trang Nhàn, phong hiệu Triêm Đức Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (m. 1892)
1852 – Paul-Henri-Benjamin d'Estournelles de Constant, nhà ngoại giao Pháp, từng nhận giải Nobel Hòa bình (m. 1924)
1833 – Nguyễn Phúc Nhu Nghi, phong hiệu Xuân Lai Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (m. 1907?)
1869 – André Gide, nhà văn Pháp từng nhận giải Nobel Văn học (m. 1951)
1890 – Charles de Gaulle, Tổng thống Pháp (m. 1970)
1901 – Joaquin Rodrigo, nhà soạn nhạc Tây Ban Nha (m. 1999)
1902 – Philippe Leclerc de Hauteclocque, tướng lĩnh Pháp (m. 1947)
1907 – Dora Maar, nhiếp ảnh gia Pháp, người tình của Picasso (m. 1997)
1913 – Benjamin Britten, nhà soạn nhạc, nghệ sĩ dương cầm người Anh (d. 1976)
1916 – Phạm Huy Thông, nhà thơ, nhà giáo, và nhà khoa học xã hội Việt Nam (m. 1988)
1958 – Jamie Lee Curtis, nữ diễn viên Mỹ
1962 – Sumi Jo, giọng nữ cao người Hàn Quốc
1967 – Boris Becker, vận động viên tennis Đức
1967 – Mark Ruffalo, nam diễn viên Mỹ
1976 – Torsten Frings, cầu thủ bóng đá Đức
1981 – Song Hye–kyo, người mẫu và diễn viên Hàn Quốc
1982 – Thái Trác Nghiên, ca sĩ và diễn viên người Canada-Hồng Kông
1984 – Scarlett Johansson, nữ diễn viên Mỹ
1985 – Asamoah Gyan, cầu thủ bóng đá người Ghana
1987 – Marouane Fellaini, cầu thủ bóng đá người Bỉ
1989 – Candice Glover, ca sĩ người Mỹ
1989 – Gabriel Torje, cầu thủ bóng đá người Romania
1991 – Shimizu Saki, ca sĩ Nhật Bản
Mất
365 – Giáo hoàng đối lập Fêlix II
1617 – Ahmed I, sultan của đế quốc Ottoman (s. 1590)
1718 – Edward Teach, hải tặc người Anh (s. 1680)
1850 – Lâm Tắc Từ, nhân vật quân sự và chính trị nhà Thanh (s. 1785)
1916 – Jack London, nhà văn Mỹ (s. 1876)
1944 – Arthur Eddington, nhà vật lý học thiên thể người Anh (b. 1882)
1963 – Aldous Huxley, tác gia Anh (s. 1894)
1963 – C. S. Lewis, nhà văn, nhà hộ giáo Ireland (s. 1898)
1963 – John F. Kennedy, Tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ (s. 1917)
1981 – Hans Adolf Krebs, nhà vật lý học và hóa học Đức, từng đoạt giải Nobel (s. 1900)
1988 – Luis Barragán, kiến trúc sư Mexico (s. 1908)
2007 - Etō Takami, cựu Bộ trưởng Xây dựng Nhật Bản, qua đời đột ngột tại Thành phố Hồ Chí Minh (s. 1925)
2018 – Đinh Mạnh Hùng, Hải quân Phó Đề đốc, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (Sinh 1932)
Ngày lễ và ngày kỷ niệm
Ngày độc lập của Liban (từ Pháp, 1943)
Ngày kỷ niệm Cách mạng Cam và cách mạng Maidan tại Ukraina. |
Hồng cầu lưới là giai đoạn đầu của hồng cầu trưởng thành, chiếm tỷ lệ bình thường khoảng 1% số hồng cầu trong máu ngoại vi. Hồng cầu lưới là giai đoạn biệt hóa và trưởng thành cuối cùng của hồng cầu trong tủy xương trước khi vào dòng máu tuần hoàn.
Tên gọi hồng cầu lưới là do khi được nhuộm (bằng một số phương pháp nhất định) và quan sát dưới kính hiển vi, người ta thấy một cấu trúc dạng lưới trong bào tương của loại tế bào này. Trong quá trình trưởng thành của hồng cầu, nhân và các bào quan dần dần được loại bỏ. Trong giai đoạn hồng cầu lưới, tế bào không còn nhân nhưng những mảnh còn sót lại của nhân và các bào quan, kể cả RNA, đã tạo ra hình ảnh "lưới" nói trên.
Khi nhuộm bằng phương pháp Romanowsky, hồng cầu lưới trông hơi xanh hơn các hồng cầu trưởng thành. Kích thước hồng cầu lưới cũng hơi lớn hơn, làm tăng chỉ số MCV (thể tích hồng cầu trung bình - tiếng Anh: mean corpuscular volume) trong công thức máu thực hiện bằng máy.
Giới hạn bình thường của hồng cầu lưới trong máu ngoại vi dao động trong khoảng 0.2% đến 2.0%. Số lượng hồng cầu lưới là một thông số hữu ích trong việc theo dõi chức năng tạo hồng cầu của tủy xương, nhất là trong điều trị các trường hợp thiếu máu.
Hồng cầu lưới tăng cả về số lượng lẫn tỷ lệ phần trăm khi có sự tăng sản xuất hồng cầu chẳng hạn trong hội chứng thiếu máu huyết tán hay trong bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.
Ngược lại, số lượng hồng cầu lưới có thể giảm do hóa trị liệu (như trong một số bệnh ung thư), thiếu máu do suy tủy hoặc thiếu máu ác tính. |
Tủy xương là loại mô ở giữa hầu hết các xương. Gồm tủy đỏ và tủy vàng, trong đó chỉ tủy đỏ mới có chức năng tạo huyết. Tủy tạo huyết ở người trưởng thành nằm chủ yếu ở đầu xương dài và một số xương dẹt.
Tủy xương có hai loại tế bào gốc gồm các tế bào tạo máu (nguồn gốc của ba loại tế bào máu) và các tế bào nền (sản xuất mỡ, sụn và xương). Các tế bào nền gốc còn có khả năng biệt hóa thành nhiều loại mô khác nhau, kể cả mô thần kinh. Các tế bào máu gốc tạo ra hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Trong tủy xương, phần mô tại nơi hình thành các tế bào máu gốc đa năng được gọi là mô tủy.
Có hai loại tủy xương: tủy đỏ và tủy vàng. Tủy đỏ là nơi hoạt động tạo máu diễn ra tích cực. Ở trẻ em, tất cả các xương đều chứa tủy đỏ. Tuy nhiên ở người lớn, hoạt động tạo máu chỉ xảy ra chủ yếu tại các xương dẹt, và tủy đỏ ở nhiều xương được thay bằng tủy vàng. Tủy vàng có cấu trúc là mô mỡ và mô liên kết, không còn khả năng tạo máu. Tủy vàng có khả năng quay trở lại thành tủy đỏ trong trường hợp cần thiết. Phần lớn là không thể.
Ở người lớn, các xương dài có cấu trúc dạng ống, khoảng trống ở giữa được lấp đầy bởi tủy vàng. Thân xương dài cấu tạo bằng các vật liệu cứng; hai đầu xương được cấu tạo bởi các vật liệu xốp (bọt) và tủy đỏ.
Thực phẩm làm từ tủy xương động vật
Được chế biến thành nhiều món ăn, kể cả ruốc, tuy nhiên thường thì tủy xương chỉ được sử dụng như một hương liệu, chẳng hạn trong các món xúp. Tủy xương là thực phẩm giàu protein cũng như các chất béo chưa bão hòa. Các chất béo chưa bão hòa có tác dụng làm giảm nồng độ của cholesterol thuộc loại LDL trong máu. Một số người tin rằng điều này làm giảm nguy cơ bệnh mạch vành, gợi ra khả năng khuyến khích việc dùng tủy xương làm thức ăn. Tuy nhiên, tác động của món ăn tủy xương lên sức khỏe vẫn chưa được biết rõ. |
Tủy đỏ là tên gọi cho các cấu trúc mô học khác nhau, có ở:
Tủy xương: Tủy đỏ thuộc tủy xương là nơi tạo ra máu. Trong tủy xương còn có tủy vàng.
Lách: Tủy đỏ thuộc lách là nơi hủy hồng cầu. Trong lách còn có tủy trắng.
Mô học |
Turkestan (còn gọi là Turkistan hay Türkistan) là một khu vực ở Trung Á, ngày nay là khu vực mà chủ yếu là các dân tộc Turk sinh sống. Trong khu vực này có một số thành phố lớn của nền văn minh Ba Tư, nổi tiếng nhất là Samarkand và Bukhara, cũng như còn một lượng đáng kể người gốc Iran, ngày nay gọi là người Tajik.
Nó được phân chia thành Tây Turkestan (Turkestan thuộc Nga) và Đông Turkestan (Turkestan thuộc Trung Quốc), với các dãy núi Thiên Sơn và Pamir tạo thành sự phân chia tự nhiên gần đúng giữa hai vùng.
Khái quát
Tây Turkestan trong lịch sử còn được biết đến như là Sogdiana; Ma wara'u'n-nahr (theo những người Ả Rập) và Transoxiana theo cách gọi của các nhà thám hiểm phương Tây. Hai tên gọi cuối này là để chỉ vị trí của nó ở mé bên kia sông Amu Darya khi đi tới từ phía nam, là một minh chứng cho quan hệ lịch sử lâu dài của Turkestan với Iran, các đế chế Ba Tư, các vương triều Hồi giáo Umayyad và Abbasid. Khu vực này đã trở thành một phần của Đế chế Nga vào những năm thập niên 1860, và do đó đôi khi được gọi là Turkestan thuộc Nga hay Turkestanskii Krai (vùng Turkestan). Sau cách mạng tháng Mười Nga, vào ngày 31 tháng 10 năm 1917, một cuộc nổi dậy của nhân dân lao động đã lật đổ vương triều Tashkent. Vào giữa tháng 11, Đại hội Xô viết Vùng lần III được tổ chức và tuyên bố thành lập chính quyền Xô viết trên toàn Turkestan. Tuy nhiên Đại hội không giải quyết vấn đề tự trị của Turkestan. Phái tư sản dân tộc chủ nghĩa nắm lấy cơ hội này, liên minh với lực lượng phản cách mạng ở Nga và tuyên bố Turkestan độc lập. Họ tổ chức một đại hội ở Kokand và dự định xây dựng một nhà nước Hồi giáo. Các nỗ lực của phái này để lật đổ chính quyền Xô viết bị thất bại. Vào tháng 2 năm 1918, Kokand tan rã. Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết tự trị Turkestan thuộc Liên Xô được thành lập, sau đó được chia ra thành nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Kazakh (Kazakhstan), nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Kirghiz (Kyrgyzstan), nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Tajik (Tajikistan), nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Turkmenia (Turkmenistan) và nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Uzbek (Uzbekistan). Sau sự sụp đổ của Liên bang Xô viết, các nước cộng hòa này đã trở thành các quốc gia độc lập.
Đông Turkestan, thường được gọi là Turkestan thuộc Trung Quốc, là quê hương của những người Tuốc định cư sớm nhất trong khu vực, người Duy Ngô Nhĩ (hay còn được gọi là Úy Ngột Nhi). Khu vực này cuối cùng đã do nhà Thanh quản lý vào giữa thế kỷ 18 và được đặt tên là Tân Cương, có nghĩa là biên cương mới. Sau đó Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã quản lý khu vực này và hiện nay nó có tên gọi chính thức là Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.
Hiện nay vẫn còn một thành phố mang tên Turkestan ở miền nam Kazakhstan.
Chuyện bên lề: Tàu thủy Liên Xô mang tên Turkestan
Trong đội tàu buôn Liên Xô cũ hồi giữa thế kỷ 20 có một chiếc mang tên Turkestan. Tàu Turkestan đã nhiều lần chở hàng đến Bắc Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.
Tháng 5/1967 tàu thực hiện chuyến thứ tư của năm đến Việt Nam, neo đậu tại cảng Hồng Gai. Ngày 2/6/1967, không quân Mỹ đánh phá thành phố Hồng Gai. Hai phi cơ Mỹ bổ nhào xuống tàu Turkestan, thả một trái bom nổ cách tàu vài chục mét, tiếp đến thi nhau nã pháo và súng liên thanh cỡ lớn vào tàu. Tàu Turkestan bị 67 lỗ thủng, buồng lái và cây cầu trên tàu đã bị hỏng, 7 thủy thủ bị thương. Một người trong số họ đã hy sinh, là thợ điện Nikolai Rybachuk.
Đọc thêm
Bằng tiếng Anh:
V.V. Barthold "Turkestan Down to the Mongol Invasion" (London) 1968 (ấn bản lần thứ 3)
David Christian "A History Of Russia, Central Asia and Mongolia" (Oxford) 1998 Vol.I
Svat Soucek "A History of Inner Asia" (Cambridge) 2000
Bằng tiếng Pháp:
René Grousset "L'empire des steppes" (Paris) 1965
Bằng tiếng Nga:
В.В. Бартольд "Работы по Исторической Географии" (Москва) 2002 |
Hoàng giáp () là một loại (gọi là giáp) danh hiệu của học vị Tiến sĩ Nho học trong hệ thống khoa bảng thời phong kiến. Loại danh hiệu này được xác định trong kỳ thi Đình, còn gọi là tiến sĩ xuất thân (進士出身). Vì đứng thứ hai trong hệ thống các loại học vị tiến sĩ, trên đệ tam giáp, nhưng dưới đệ nhất giáp, tức tam khôi (trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa) nên còn gọi là Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân.
Hoàng giáp (đệ nhị giáp) được quy định lần đầu tiên ở Việt Nam vào năm Kiến Trung thứ 8 (1232) đời vua Trần Thái Tông cùng với đệ nhất giáp (tam khôi) và đệ tam giáp (thái học sinh).
Đến triều nhà Hậu Lê, tháng 8 âm lịch năm 1484 (niên hiệu Hồng Đức 15), Lê Thánh Tông phân định lại hạng tiến sĩ xuất thân cùng với hạng tiến sĩ cập đệ (đệ nhất giáp) và đồng tiến sĩ (đệ tam giáp). Người đề xuất việc phân hạng (giáp) các tiến sĩ nho học là thượng thư Bộ Lễ Quách Đình Bảo, nhân việc vua Lê Thánh Tông sai khắc bia tiến sĩ. Trước đó vào đầu nhà Hậu Lê chưa có phân ba loại tiến sĩ kể trên, mà mới chỉ xếp danh sách các tiến sĩ nho học trong mỗi khoa thi thành hai bảng: chính bảng và phụ bảng. Trong chính bảng từ thời nhà Trần có xếp 3 danh hiệu: trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa ở 3 vị trí đầu tiên. Lê Thánh Tông chuẩn tấu của Quách Đình Bảo, đổi: tam khôi thành tiến sĩ cập đệ, các tiến sĩ còn lại trong chính bảng của mỗi khoa thi thành tiến sĩ xuất thân (hoàng giáp), còn loại tiến sĩ trong phụ bảng gọi là đồng tiến sĩ xuất thân.
Đến nhà Nguyễn, triều đình thường bỏ không lấy hạng đệ nhất giáp, đặc biệt là Trạng nguyên, nên người đỗ hoàng giáp xếp trên cùng có thể coi là đình nguyên.
Loại này không chia bậc, chỉ xếp thứ tự, ai đỗ cao hơn được xếp ở trên. Khi bổ quan được lĩnh chức có hàm tòng thất phẩm.
Một số danh nhân
Nguyễn Trung Ngạn là người đỗ hoàng giáp đầu tiên khoa Đại tỷ năm 1304 khi mới 16 tuổi.
Nguyễn Bá Tĩnh (Tuệ Tĩnh) (1330-1400), hoàng giáp năm Ất Mão (1375)
Trương Phu Duyệt (1476-?), hoàng giáp năm 1505, thượng thư bộ lại đời vua Lê Cung Hoàng
Vũ Hữu (1437-1530), hoàng giáp năm Quý Mùi (1463)
Quách Hữu Nghiêm (1442-1504), hoàng giáp năm Bính Tuất (1466)
Nghiêm Ích Khiêm (1459-1499), hoàng giáp năm Canh Tuất (1490)
Nguyễn Trù (1668-1738), hoàng giáp năm Đinh Sửu (1697)
Bùi Huy Bích (1744-1818), hoàng giáp năm Canh Dần (1770)
Bùi Dương Lịch (1757–1828) là nhà văn hóa lớn của Việt Nam thời Tây Sơn và nhà Nguyễn, hoàng giáp năm 1787.
Phạm Văn Nghị (1805-1884), hoàng giáp năm Mậu Tuất (1838)
Đỗ Huy Liêu (1844-1891), hoàng giáp năm Kỷ Mão (1879)
Nguyễn Quang Bích (tức Ngô Quang Bích) (1832-1890) hoàng giáp năm Kỷ Tỵ (1869)
Nguyễn Khuyến (1835-1909), hoàng giáp năm Tân Mùi (1871)
Đào Nguyên Phổ (1861-1907), hoàng giáp năm Mậu Tuất (1898)
Nguyễn Khắc Niêm (1888-1954), hoàng giáp năm Đinh Mùi (1907) |
Sông Amu Darya (còn gọi là Amudarya, Amudar'ya, - Omudaryo hay daryoi Omu; - Âmudaryâ; , , với darya (Pahlavi) nghĩa là biển hay sông rất lớn) là một con sông ở Trung Á. Chiều dài đường giao thông thủy khoảng 1.450 km (800 dặm). Tổng chiều dài của nó là 2.400 km (1.500 dặm).
Trong thời Cổ đại, con sông này có tên gọi là Oxus theo tiếng Hy Lạp.
Lịch sử Phật giáo chép bằng chữ Hán thì phiên âm sông Amu là Ô-hử, có lẽ do tiếng cổ Hy Lạp.
Nó bắt nguồn từ dãy núi Pamir trên lãnh thổ Afghanistan như là sông Pamir, nổi rõ lên tại hồ Zorkul, chảy theo hướng đông-tây cho tới Ishtragh, tại đây nó quay trở lại theo hướng bắc và sau đó chảy theo hướng đông bắc-tây nam tới Hindu Kush như là sông Panj, sau đó gần như là theo hướng đông-tây và tạo ra biên giới tự nhiên giữa Afghanistan và Tajikistan, sau đó tạo ra biên giới giữa Afghanistan và Uzbekistan trong khoảng 200 km, vượt qua Termez và cầu hữu nghị Afghanistan-Uzbekistan. Nó chảy theo biên giới của Afghanistan và Turkmenistan trong khoảng 100 km nữa trước khi chảy vào lãnh thổ Turkmenistan tại Kerki. Từ đây nó có tên gọi Amu Darya, nó chảy ngang qua Turkmenistan theo hướng đông nam-tây bắc, vượt qua Turkmenabat và tạo ra biên giới của Turkmenistan và Uzbekistan tại Khalkabad. Sau đó nó phân ra thành nhiều sông nhánh (đã từng có thời gian tạo ra các đồng bằng châu thổ và đổ vào biển Aral), vượt qua Urgench, Dashoguz và các thành phố khác, nhưng ngày nay nó không chảy nổi tới biển Aral nữa và biến mất trong sa mạc.
Việc sử dụng nước từ sông Amu Darya để tưới tiêu đã là yếu tố chính tạo ra sự thu nhỏ lại của biển Aral kể từ những năm cuối thập niên 1950.
Các ghi chép lịch sử đã chứng tỏ rằng trong các thời kỳ khác nhau thì con sông này đã từng chảy vào biển Aral (từ phía nam), biển Caspi (từ phía đông) hoặc cả hai, tương tự như sông Syr Darya (Jaxartes, trong tiếng Hy Lạp cổ đại). |
Syr Darya (; ; ;
, chuyển tự Syrdarya hay Sirdaryo) là một sông ở Trung Á, đôi khi còn gọi là Jaxartes hay Yaxartes từ tên gọi theo tiếng Hy Lạp cổ đại ὁ Ιαξάρτης.
Con sông này bắt nguồn bằng hai đầu nguồn trong dãy Tengri Tagh ở Kyrgyzstan và đông Uzbekistan và chảy trong khoảng 2.212 km (1.380 dặm) theo hướng tây và tây bắc qua miền nam Kazakhstan tới phần còn lại của biển Aral. Dọc theo luồng chảy của mình, nó tưới tiêu cho phần lớn các khu vực đất màu mỡ trồng bông của toàn bộ khu vực Trung Á, cùng với việc cấp nước cho các thành phố như Kokand, Khujand, Kyzyl-Orda và Turkestan.
Nhiều hệ thống kênh đào, chủ yếu xây dựng trong thế kỷ 18 bởi Hãn quốc Kokand, mở rộng các khu vực mà con sông này chảy qua. Việc mở rộng đáng kể các kênh tưới tiêu trong thời kỳ Liên bang Xô viết để tưới tiêu cho các cánh đồng bông đã làm trầm trọng thêm các vấn đề sinh thái trong khu vực, làm cho con sông này cạn kiệt nhanh trước khi chảy tới biển Aral và làm cho con sông này nhỏ bé lại so với kích thước trước đây của nó. Cùng với hàng triệu người đang định cư trong các khu vực trồng bông thì những vấn đề này đối với con sông hiện nay vẫn chưa có lời giải đáp.
Tên gọi này có nguồn gốc từ tiếng Ba Tư và đã được sử dụng từ rất lâu ở phương Đông, nhưng lại là tương đối mới đối với người phương Tây; có lẽ chỉ mới có từ đầu thế kỷ 20, trước đây chủ yếu người ta biết đến nó theo các tên gọi của người Hy Lạp cổ đại. Hoàng đế Ba Tư là Cyrus Đại Đế đã thiết lập thành phố mới Cyropolis bên sông Jaxartes, nay là Takijistan. Gần đây, theo nhà sử học Herodotos, ông tiến đánh người Massagetae vào năm 530 TCN. Người Massagetae là một tộc người Scythia, do Nữ vương Tomyris trị vì. Đại quân Ba Tư vượt sông Jaxartes; và, trong một trận chiến giữa Nữ vương Tomyris và Hoàng đế Cyrus Đại Đế, ông tử trận. Nhưng nhà sử học Berossus lại ghi nhận khác, theo đó ông gây chiến với các cung thủ Dahae ở phía Tây Bắc thượng nguồn sông Syr Darya, và tử trận. Sử cũ của nhà sử học Ctesias lại cho hay, Hoàng đế Cyrus Đại Đế thảo phạt người Derbices ở Đông Bắc thượng nguồn sông Syr Darya, và bị trúng lao nên tử thương. Song, sau đó, viện binh kéo đến, người Derbices đại bại và vùng đất của họ bị sáp nhập vào Đế quốc Ba Tư.
Sông Jaxartes là đường đánh dấu ranh giới xa nhất về phía bắc trong cuộc viễn chinh của vua Alexandros Đại Đế xứ Macedonia. Các nhà sử học Hy Lạp đã cho rằng tại đây vào năm 329 TCN, vua Alexandros Đại Đế đã lập ra thành phố Alexandria Eschate (một cách văn chương là "Alexandria-nơi xa nhất") như là một pháo đài vĩnh cửu. Thành phố này hiện nay có tên gọi là Khujand. Trước sự quấy nhiễu của người Scythia, ông cũng kéo quân vượt sông để đánh trận Jaxartes với họ vào năm 329 TCN, người Scythia thất bại nặng nề. Với việc vua Alexandros Đại Đế chiếm được các thành phố kiên cường và giành chiến thắng huy hoàng trước tộc người hùng mạnh, vua người Scythia phải thần phục ông. Chiến thắng oanh liệt trước tộc người bất khả chiến bại Scythia đã đem lại phấn khởi cho Vương quốc Macedonia hùng cường. |
Mẫu trong tiếng Việt có thể mang một trong các nghĩa sau:
Mẫu (dạng thức) (pattern).
Cách gọi Hán-Việt của Mẹ.
Mẫu (thần thoại), các nữ thần được thờ tại nhiều chùa hay đền tại Việt Nam.
Mẫu (đơn vị đo) đơn vị đo diện tích cũ của Việt Nam (3.600 m² với mẫu Bắc Bộ, 4.970 m² với mẫu Trung Bộ).
Mẫu Anh đơn vị đo diện tích ở Anh và Mỹ (bằng 4.046,856422 m² tại Anh, 4.046,856422 m² với mẫu quốc tế tại Mỹ, 4.046,87261 m² với mẫu điều tra tại Mỹ).
Mẫu hình (paradigm).
Mô hình hay Mô đen (model).
Người mẫu (một nghề nghiệp).
Mẫu số (toán học).
Biểu mẫu (form) hay khuôn mẫu (template) định sẵn.
Mẫu
Quan niệm trong siêu hình học |
Biến nạp là hiện tượng chuyển trực tiếp DNA từ tế bào này sang tế bào khác.
Đây là thuật ngữ trong sinh học phân tử và di truyền học vi khuẩn, trong tiếng Anh là "transformation" dùng để chỉ một đoạn DNA hoặc nguyên vẹn cả phân tử DNA trần của tế bào này (gọi là tế bào cho) sang tế bào khác (gọi là tế bào nhận). Kết thúc hiện tượng này tế bào nhận sẽ có DNA mới gọi là DNA ngoại lai (exogenous DNA).
Ví dụ
Sơ đồ ở hình 1 mô tả sự chuyển một đoạn phân tử DNA (màu vàng, chú thích 4) của plasmit (màu đỏ, chú thích 3) ở tế bào cho (hình ôvan) sang tế bào nhận (hình chữ nhật) qua các giai đoạn (bước) tóm tắt như sau.
Bước I: Đoạn DNA (4) bị enzim (5) cắt rời khỏi plasmit (3) rồi "văng" ra ngoài tế bào cho.
DNA của một tế bào vi khuẩn nằm trong tế bào chất (1), nhưng cũng có thể nằm trong plasmid, một vòng DNA độc lập, tròn. Gen được chuyển (4) nằm trên plasmid của tế bào 1 (3), nhưng không nằm trên plasmid của tế bào vi khuẩn 2 (2). Để loại bỏ gen khỏi plasmid của tế bào vi khuẩn 1, một enzyme cắt giới hạn (5) được sử dụng. Enzim giới hạn liên kết với một vị trí cụ thể trên DNA và cắt đứt nó, giải phóng gen thỏa đáng. Các gen được loại bỏ tự nhiên và giải phóng ra môi trường thường sau khi một tế bào chết và tan rã.
Bước II: Tế bào vi khuẩn 2 chiếm gen. Sự tích hợp vật liệu di truyền từ môi trường này là một công cụ tiến hóa và phổ biến trong các tế bào vi khuẩn.
Bước III: Enzyme DNA ligase (6) bổ sung gen vào plasmid của tế bào vi khuẩn 2 bằng cách hình thành liên kết hóa học giữa hai phân đoạn nối chúng lại với nhau.
Bước IV: Plasmid của tế bào vi khuẩn 2 hiện chứa gen từ tế bào vi khuẩn 1 (7). Gen này đã được chuyển từ tế bào vi khuẩn này sang tế bào khác và quá trình biến đổi đã hoàn tất.
DNA này nằm tự do trong môi trường (dung dịch) do một vi khuẩn (thể cho) phóng ra. Tế bào thể cho và thể nhận có thể được bắt nguồn từ những sinh vật khác nhau như: thực vật, động vật và vi sinh vật. Trong khuôn khổ của mục này chỉ xét hiện tượng biến nạp ở vi khuẩn. Khác với tiếp hợp và tải nạp, biến nạp không cần sự tiếp xúc trực tiếp giữa 2 tế bào cũng như không cần vật trung gian như các phage.
Các tế bào ở trạng thái có thể được biến nạp được gọi là khả nạp (competent). Như vậy, qua biến nạp, một nòi vi khuẩn bị biến đổi về mặt di truyền do tiếp thu acid nucleic của một nòi khác.
Cơ chế biến nạp chủ yếu bao gồm việc vi khuẩn thể nhận tiếp nhận DNA của thể cho (gọi là đoạn ngoại lai, exogenote) và sau đó DNA này có thể trao đổi với đoạn DNA tương đồng của thể nhận (gọi là đoạn nội tại, endogenote) bằng trao đổi chéo. Những tế bào có khả năng tiếp nhận DNA gọi là các tế bào khả biến (competent). Tế bào vi khuẩn nhận đoạn ngoại lai lúc đó có bộ gene ở trạng thái lưỡng bội một phần (merodiploid) hay hợp tử từng phần (merozygote). Quá trình trao đổi thông tin di truyền bằng cách chuyển chỉ một phần vật chất di truyền như thế được gọi là sự giao nạp hay tiếp hợp từng phần (meromixis).
Tương tự như trong tiếp hợp và tải nạp, để lập bản đồ di truyền bằng biến nạp cần có các tế bào thể cho và thể nhận có các kiểu gene khác nhau. Về mặt thực nghiệm, DNA được tách ra từ các tế bào thể cho, sau đó được đưa vào quần thể các thể bào thể nhận. Các tế bào thể nhận sẽ tiếp nhận các đoạn DNA một cách ngẫu nhiên. Không phải tất cả các loài vi khuẩn đều có khả năng tiếp nhận DNA. Ngay cả những loài có khả năng này cũng chỉ có thể tiếp nhận được DNA ở những pha sinh trưởng nhất định và trong môi trường nuôi cấy cụ thể. Các loài Streptoccocus pneumoniae (tức Diplococcus) và Bacillus subtilis tương đối dễ dàng trở thành khả biến hơn, trong khi E. coli phải mất đi hai loại enzyme exonuclease và phải được nuôi cấy trong môi trường có nồng độ cao của calcium chloride để làm cho màng tế bào của nó có thể thấm được DNA. Do vậy để lập bản đồ gene ở E. coli người ta ưa dùng tiếp hợp và tải nạp hơn. Tuy nhiên, trong công nghệ DNA tái tổ hợp, biến nạp E. coli là một khâu rất quan trọng (chương 8).
Để biến nạp có thể xảy ra với hiệu quả cao ở vi khuẩn, chẳng hạn B. subtilis, DNA biến nạp phải có mạch kép và phân tử lượng tương đối cao (1.106 dalton). Khi DNA xuyên qua màng tế bào của vi khuẩn khả biến thì một trong các sợi của DNA bị phân huỷ. Sau đó sợi đơn DNA chuyển sang có thể trao đổi với nhiễm sắc thể thể nhận ở vùng tương đồng; sự kiện này có thể phát hiện được nhờ những khác biệt di truyền thích hợp giữa các tế bào thể cho và thể nhận.
Tóm lại, hiệu quả của biến nạp phụ thuộc vào ba yếu tố:
(i) Tính dung nạp hay khả biến của tế bào thể nhận;
(ii) Kích thước của đoạn DNA được biến nạp;
(iii) Nồng độ của DNA.
Cơ chế phân tử của biến nạp (trong thí nghiệm Griffith), về cơ bản, có thể giải thích như sau:
(i) DNA sợi kép tế bào vi khuẩn cho S xâm nhập qua màng tế bào vi khuẩn nhận R, với một sợi đơn bị phân huỷ bởi nuclease;
(ii) DNA thể nhận R biến tính ở vùng tương đồng để bắt cặp hay tiếp hợp (synapsis) với đoạn DNA sợi đơn còn lại của thể cho S. Để có thể tái tổ hợp bình thường ở vi khuẩn cần có protein được mã hoá bởi gene recA+.
(iii) Phân tử DNA với đoạn lai (heteroduplex) "R-S" tái bản tạo ra hai DNA sợi kép con: một sợi kép "R-R" và một sợi kép khác có mang đoạn DNA thể nhận "S-S", tất cả có hai sợi đơn giống nhau (homoduplex).
Từ thí nghiệm của Avery và cs, ta thấy rằng: Mặc dù thành phần hoá học của vỏ vi khuẩn (capsule) được xác định bằng các gene, nhưng mối quan hệ đó là gián tiếp. DNA được phiên mã thành RNA và RNA được dịch mã thành các protein. Kiểu hình của pneumococcus — thành phần của vỏ polysaccharide — được xác định bằng các enzyme (proteins) cụ thể (dùng để tổng hợp polysaccharide).
Xác định liên kết gene bằng biến nạp
Trong quá trình tách chiết DNA để tiến hành biến nạp, nhiếm sắc thể của vi khuẩn thường bị đứt ra thành khoảng 250 đoạn, tức các phân tử riêng biệt. Các gene nằm ở những vị trí khác nhau trên nhiễm sắc thể vi khuẩn khi đó sẽ bị tách rời nhau và được truyền đi trong quá trình biến nạp một cách độc lập. Vì số gene ở vi khuẩn rất lớn mà số đoạn DNA lại hạn chế nên không loại trừ các trường hợp hai gene khác nhau cùng nằm trên một đoạn DNA, và vì vậy, cùng được chuyển đi. Trên thực tế những trường hợp như thế đã quan sát thấy ở hàng loạt vi khuẩn và gọi là biến nạp liên kết. Có thể phát hiện được biến nạp liên kết bằng cách xác định tần số biến nạp kép (biến nạp đồng thời hai gene, hay đồng biến nạp, cotransformed) và so sánh nó với trị số kỳ vọng khi hai gene được truyền đi một cách độc lập. Trong thí nghiệm người ta xác định sự liên kết gene bằng cách phát hiện hiệu quả pha loãng DNA. Trong một giới hạn nào đó của nồng độ DNA thì tần số biến nạp tỉ lệ tuyến tính với nồng độ DNA. Nếu hai gene nằm trên cùng một đoạn DNA thì sự biến đổi tần số biến nạp kép (liên kết) sẽ giống như biến nạp đơn. Còn nếu như biến nạp kép là do hai đoạn DNA khác nhau cùng chui vào tế bào (không liên kết) thì đường cong biến đổi của tần số biến nạp kép sẽ có độ dốc rõ rệt hơn so với biến nạp đơn.
Biến nạp chỉ được dùng để lập bản đồ gene cho một số loài. DNA thể cho được tách ra và làm đứt gãy thành những đoạn nhỏ. Đối với những tế bào khả biến, tần số biến nạp khoảng 1/ 103 tế bào. Nếu hai gene a và b xa nhau trên nhiễm sắc thể thì nó thường nằm ở 2 đoạn bị đứt ra khác nhau. Khi đó tần số biến nạp cả hai gene này vào thể cho sẽ khoảng 1/103 x 1/103 = 1/106. Nếu hai gene này gần nhau thì tần số đồng biến nạp của chúng xấp xỉ bằng biến nạp đơn: 1/103. Nghiên cứu khả năng đi kèm nhau của các gene biến nạp có thể xác định được trật tự của chúng.
Biến nạp là quá trình chuyển vỏ polisaccrit từ vi khuẩn S đã chết sang vi khuẩn R làm xuất hiện vi khuẩn S độc |
Sắt(III) oxide (công thức Fe2O3) là một oxide của sắt. Nó có khối lượng mol 159,6922 g/mol, hệ số giãn nở nhiệt 12,5×10−6/℃, nhiệt độ nóng chảy 1565 ℃.
Về mặt hóa học, sắt oxide cũng thuộc nhóm oxide lưỡng tính như nhôm oxide. Fe2O3 không phải là một oxide dễ chảy, nó là một oxide khó chảy. Fe2O3 là dạng phổ biến nhất của sắt oxide tự nhiên. Ngoài ra có thể lấy chất này từ đất sét màu đỏ.
Trong vật liệu gốm
Các hợp chất sắt là các chất tạo màu phổ biến nhất trong ngành gốm. Sắt có thể biểu hiện khác biệt tùy thuộc môi trường lò, nhiệt độ nung, thời gian nung và tùy theo thành phần hoá học của men. Do đó có thể nói nó là một trong những nguyên liệu lý thú nhất.
Trong môi trường nung khử, Fe2O3 dễ dàng bị khử (do cacbon hay các hợp chất lưu huỳnh trong nguyên liệu, trong môi trường lò) thành FeO và trở thành chất chảy. Nếu muốn giữ được sắt(III) oxide, từ 700–900 ℃, môi trường nung phải là oxy hóa. Trong môi trường nung oxy hóa, nó vẫn là Fe2O3 và cho màu men từ hổ phách (amber) đến vàng nếu hàm lượng tối đa trong men là 4% (rõ rệt hơn nếu men có chì oxide và calci oxide), cho men màu da rám nắng (tan) nếu hàm lượng khoảng 6% và cho màu nâu nếu hàm lượng Fe2O3 cao hơn.
Màu đỏ của sắt(III) oxide có thể biến đổi trên một khoảng rộng trong khoảng nhiệt độ nung thấp dưới 1050 ℃. Nếu nung thấp thì có màu cam sáng. Nhiệt độ tăng màu sẽ chuyển sang đỏ sáng rồi đỏ sậm và cuối cùng là nâu. Chuyển biến từ đỏ sang nâu xảy ra đột ngột trên một khoảng nhiệt độ hẹp, cần lưu ý.
Hầu hết các loại men sẽ có độ hoà tan sắt(III) oxide khi nung chảy cao hơn khi ở trạng thái rắn do đó sẽ có sắt oxide kết tinh trong men khi làm nguội, môi trường oxy hóa hay khử. Men có hàm lượng chất chảy cao, điểm nóng chảy thấp sẽ hoà tan được nhiều sắt hơn.
Kẽm làm xấu màu của sắt. Titan và rutil với sắt có thể tạo hiệu quả đốm hay vệt màu rất đẹp. Trong men khử (reduction glaze) có Fe2O3, men sẽ có màu từ ngọc lam đến xanh táo (khi men có hàm lượng soda cao, có bo oxide). Trong men calcia, Fe2O3 có khuynh hướng cho màu vàng. Trong men kiềm cho màu từ vàng rơm (straw yellow) đến vàng nâu (yellow brown). Men chì nung thấp, men kali và natri có màu đỏ khi thêm Fe2O3 (không có sự hiện diện của bari).
Fe3O4 (oxide sắt từ) là hỗn hợp của Fe2O3 và FeO, kết quả của phản ứng chuyển đổi không hoàn toàn hay có thể là dạng khoáng vật kết tinh tự nhiên, cho màu nâu. Dạng sau dùng để tạo đốm nâu li ti (specking) trong men.
Ngoài chức năng tạo màu, thêm Fe2O3 vào men giúp giảm rạn men (nếu hàm lượng sử dụng dưới 2%). |
Sắt oxide là các oxide của sắt. Một số được dùng trong vật liệu gốm, như làm men gốm. Chúng, cùng với oxide các kim loại khác, tạo ra màu sắc cho men sau khi nung ở nhiệt độ thích hợp.
Sắt(II) oxide (FeO). Thường thấy ở dạng bột màu đen, có thể gây nổ vì dễ bốc cháy.
Sắt(III) oxide (Fe2O3) được biết ở dạng tự nhiên là hematit. Chất này có thể được làm tinh khiết để phủ lên băng từ để lưu trữ dữ liệu cho máy nghe nhìn (video) hay máy tính.
Sắt(II,III) oxide hay oxide sắt từ (Fe3O4), có thể được quan sát cả ở trên một số đất đá của Sao Hỏa.
Hợp chất sắt
Oxide |
Sắt(II) oxide (công thức FeO) là một oxide của sắt. Nó có khối lượng mol 71,8464 g/mol, nhiệt độ nóng chảy 1377 ℃.
Tính chất
Chất này có thể lấy từ nguồn sắt oxide màu đen. Nó cũng có thể được tạo ra bằng phản ứng hóa học trong môi trường khử; Fe2O3 dễ dàng bị khử thành FeO theo phản ứng sau ở 900 ℃:
Fe2O3 + CO t °C> 2FeO + CO2
Phản ứng trên xảy ra dễ dàng nếu đất sét đỏ chứa Fe2O3 cũng có chứa thêm nhiều các tạp chất hữu cơ.
Ứng dụng
FeO được xúc tác với Fe2O3 tạo ra Fe3O4:
Fe2O3 + FeO → Fe3O4
Trong công nghiệp, FeO là hợp chất quan trọng để tác dụng với chất khử mạnh sản xuất ra sắt:
FeO + H2 t °C> Fe + H2O
FeO + CO t °C> Fe + CO2
2Al + 3FeO t °C> Al2O3 + Fe
FeO + C t °C> Fe + CO
FeO được dùng làm chất khử khi tác dụng với các chất có tính oxy hóa mạnh:
4FeO + O2 → 2Fe2O3
3FeO + 10HNO3 loãng → 3Fe(NO3)3 + NO↑ + 5H2O
Điều chế
FeO được điều chế theo 2 cách:
Trong phòng thí nghiệm:
FeCO3 → FeO + CO2 ↑ (nung trong điều kiện không có không khí)
Trong công nghiệp:
Fe(OH)2 → FeO + H2O (nung trong điều kiện không có không khí)
Trong vật liệu gốm
FeO trong vật liệu gốm có thể được hình thành bởi phản ứng khử sắt(III) oxide trong lò nung. Khi sắt ba đã bị khử thành sắt hai trong men thì rất khó oxy hóa trở lại. FeO là một oxide nóng chảy mạnh, có thể thay thế cho chì oxide hay calci oxide.
Hầu hết các loại men sẽ có độ hòa tan sắt hai khi nung chảy cao hơn khi ở trạng thái rắn do đó sẽ có sắt oxide kết tinh trong men khi làm nguội, môi trường oxy hóa hay khử. |
Đồng oxide là các oxide của đồng. Có các loại:
Đồng(I) oxide (Cu2O) thường ở dạng bột màu đỏ.
Đồng(II) oxide (CuO) thường ở dạng bột màu đen.
Đồng(III) oxide (Cu2O3), hiếm gặp hơn.
Cu2O có một số ứng dụng trong khoa học, như để chế tạo vật liệu siêu dẫn. CuO là sản phẩm chính thu được khi đun đồng trong không khí. Khoáng chất cuprit, ở dạng tinh thể màu đỏ, chứa chủ yếu Cu2O. Các oxide đồng còn được dùng trong vật liệu gốm, chủ yếu để tạo màu.
Hợp chất đồng
Oxide |
Tuồng còn gọi là hát bội hay hát bộ là một loại hình sân khấu dân gian của văn học Việt Nam. Cùng với chèo, tuồng là một trong hai bộ phận chủ yếu của văn kịch. Bàn đến nghệ thuật tuồng, người ta thường nghĩ đến hai vùng đất có nhiều thành tựu nổi bật là Bình Định và Quảng Nam, bài này chỉ đề cập về tuồng Quảng Nam với nguồn gốc lịch sử và nghệ thuật tuồng riêng của đất Quảng.
Nguồn gốc tuồng Quảng Nam
Theo truyền thuyết lưu hành trong dân gian thì Tuồng Quảng Nam ra đời từ cái nôi của hai vùng Đức Giáo và Khánh Thọ (khoảng đầu thế kỷ 19).
Các lão nghệ nhân ngày trước kể rằng: Ở vùng thượng lưu của sông Thu Bồn có một gánh tuồng hát rất hay tên là Mỹ Lưu. Vào mùa đông bão lụt dữ dội nọ, cơn lũ lớn ập vào làng và cuốn trôi mất chiếc trống con (trống chiến)- nhạc cụ chỉ huy của dàn nhạc tuồng xuôi về sông Cái, ra biển Cửa Đại.
Khi gánh hát Mỹ Lưu dần tan rã thì vùng đất xuôi theo sông Thu Bồn lại nảy nở nghệ thuật tuồng như Đại Bình, Bàu Toa, Bảo An, Phong Thử, Hội An...
Cùng với câu chuyện có tính chất huyền thoại trên thì hai cứ liệu về Tuồng xứ Quảng về gánh hát làng Đức Giáo và Khánh Thọ di cư từ Bình Trị Thiên vào xứ Quảng là tương đối thuyết phục.
Làng Đức Giáo từ Huế vào Quảng "vô địa lập chùy, dĩ xướng ca vi nghệ" (không mảnh đất cắm dùi, lấy xướng ca làm nghề sinh sống), lập thành làng riêng lấy tên là Khánh Đức nhưng "hữu đinh vô điền" (có dân mà không có ruộng đất), lưu diễn nhiều nơi. Vào khoảng thập niên 1920, khi gánh hát của Nhưng Giai và Nhưng Bính nổi lên thì gánh hát Khánh Đức bắt đầu suy yếu. Gánh hát này thực sự tan rã vào năm 1972 sau một trận bom của Mỹ thiêu hủy toàn bộ y trang, đạo cụ của đoàn.
Trong Văn tế tổ của Tuồng Quảng Nam có câu:
...Tự Minh Mạng hữu Việt Thường công thự, thiết lập hoàn thành
Chí Tự Đức vương triều dĩ Quảng Nam trung thanh duy cầu sở học
(Từ vua Minh Mạng xây dựng hoàn thành thự Việt Thường. Đến vua Tự Đức bảo (diễn tuồng) nên học theo giọng trung thanh của Quảng Nam)
Tiếng Huế nhẹ, tiếng Bình Định trong và sắc sảo, tiếng Quảng Nam thô nhưng rất hợp với tuồng. (Tuồng chủ yếu xuất hiện ở ba vùng đất này.)
Gánh hát Khánh Đức hình thành từ Trò Bội xứ Quảng, có thể đã bắt từ thế giữa thế kỷ 17, sau chiến thắng lớn của chúa Nguyễn năm 1648 và gắn liền với hình thức sinh hoạt vùng kinh tế nông nghiệp mới khai hoang. Từ "tuồng sân" gắn bó mật thiết với cộng đồng, tuồng phát triển thành "tuồng rạp" và dần dần trở thành một nghệ thuật hát xướng mua vui trong cung đình.
Vở tuồng cổ đầu tiên
Sơn Hậu được xem là vở tuồng cổ đầu tiên của Quảng Nam, tương truyền do Đào Duy Từ sáng tác vào giữa thế kỷ 17 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Sau này, hai ông Nhưng Đá và Nhưng Nguyên diễn vai Khương Linh Tá và Đổng Kim Lân được vua Thành Thái khen thưởng bằng nhiều lời lẽ hết sức nồng hậu.
Các gánh, đoàn tuồng xứ Quảng
Các gánh hát đầu tiên:
Gánh hát Đức Giáo
Gánh hát Khánh Thọ
Các gánh hát bán chuyên nghiệp:
Gánh hát Nhưng Giai, Nhưng Bính
Gánh hát Bàu Toa
Gánh hát Chánh Lơn
Các gánh hát chuyên nghiệp:
Gánh Quảng Hiệp Ban
Gánh hát Tân Thành Ban
Gánh hát Ý Hiệp Miền Trung
Đoàn tuồng Quảng Nam-Đà Nẵng
Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh
Một số gánh hát nhỏ:
Gánh ông Bầu Thành, Gánh Nam Ô, Gánh Hiệp Thành Ban, Gánh Nam Hiệp, Gánh Tân Tiến, Gánh Trần Luyến...
Các nghệ sĩ và nhà soạn tuồng nổi tiếng ở Quảng Nam
Nguyễn Hiển Dĩnh
Nguyễn Nho Túy
Nguyễn Lai
Ngô Thị Liễu
Nguyễn Phẩm
Tống Phước Phổ
Hoàng Châu Ký
Một số giai thoại tuồng Quảng Nam
Tuồng trong đời sống người dân xứ Quảng
Hành trình trò bội-hát tuồng-nghệ thuật tuồng là một quá trình trải dài mấy trăm năm. Từ trò diễn xướng dân gian đến nghệ thuật cung đình, từ chiếu tuồng đến nghệ thuật sân khấu tuồng là một quá trình vừa khai sáng, vừa tích lũy, vừa chọn lọc vừa bổ sung đối với các nghệ sĩ và nhân dân đất Quảng. Nghệ thuật tuồng là một hình thức sinh hoạt gần gũi, phổ biến và được nhân dân địa phương hết sức ưa chuộng.
Ngày nay, ngoài nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh (Đà Nẵng), thỉnh thoảng, tuồng còn được biểu diễn ở một vài địa phương trong tỉnh như Hội An, Tiên Phước, Duy Xuyên... |
Thiếc oxide là các oxide của thiếc. Có các loại thường gặp sau:
Thiếc(II) oxide
Thiếc(IV) oxide, hay thiếc dioxide.
Hợp chất thiếc
Oxide |
Thiếc(IV) Oxide hay Thiếc dioxide, còn gọi là Oxide thiếc (công thức hóa học SnO2) là một Oxide của thiếc. Nó có phân tử gam 150,71 g/mol, hệ số giãn nở nhiệt 0,02 (đơn vị ?).
Nó là dạng Oxide cao nhất của thiếc kim loại. Oxide thiếc rất trắng, tỷ trọng cao. Thiếc kim loại nóng chảy ở nhiệt độ rất thấp nhưng Oxide thiếc chỉ nóng chảy ở 1.630°C. Chất này có thể lấy từ nguồn bột Oxide thiếc.
Trong thủy tinh/gốm
SnO2 chủ yếu được sử dụng làm chất mờ đục (hàm lượng sử dụng từ 5-15%) cho mọi loại men. Oxide thiếc là một chất mờ đục hữu hiệu để chuyển men trong thành trắng đục, màu trắng mềm sắc xanh nếu so sánh với các màu trắng tinh thô của zircon ZrSiO4. Lượng sử dụng tùy thuộc thành phần men và nhiệt độ nung. Tính năng làm mờ đục của Oxide thiếc có được là do các hạt Oxide thiếc nhỏ phân tán & nằm lơ lửng trong men nung. Ở nhiệt độ cao hơn, các hạt Oxide thiếc bắt đầu bị chảy, hòa tan và sẽ mất khả năng làm mờ đục.
Cũng như zirconi dioxide ZrO2, lượng Oxide thiếc cao trong men nung thấp sẽ làm cho men khó chảy, làm cứng men chảy và tăng khả năng bị lỗ châm kim và gai ốc. Sử dụng Oxide thiếc sẽ có màu trắng mềm hơn sử dụng chất mờ đục với ziricon (rất thông dụng và rẻ hơn Oxide thiếc nhiều).
Một điều phải hết sức lưu ý là Oxide thiếc dễ dàng phản ứng với Chromi (chỉ cần lượng rất nhỏ) tạo ra màu hồng. Nếu trong lò chỉ có một ít hơi Chromi từ các loại men khác, màu trắng của Oxide thiếc sẽ không còn.
Các chất mờ đục khác có zirconi dioxide (cho màu trắng thủy tinh thô hơn), calci phosphat (bị vấn đề ngả màu sang xám), Oxide xeri (chỉ dùng ở nhiệt độ thấp), Oxide antimon (có vấn đề nếu men có chì – men ngả vàng) và titan dioxide (mất màu nếu có sắt Oxide).
Ứng dụng khác
Với độ rộng vùng cấm xấp xỉ 3,6(eV), thiếc dioxide cũng được xem xét cho vai trò chất xúc tác quang. |
Bài này nói về đơn vị đo diện tích mẫu của Anh. Xem các nghĩa khác của mẫu tại mẫu.
Một mẫu Anh tức acre hay đôi khi gọi tắt là mẫu (một số người gọi là mẫu vuông) là một đơn vị đo diện tích trong hệ đo lường Anh và hệ đo lường Mỹ. Acre thường được dùng để đo diện tích đất đai tại các nước Anh, Mỹ, Canada.
Hệ đo lường Anh
Theo The Units of Measurement Regulations 1995, đơn vị đo này được định nghĩa là 4.046,8564224 m² = 0.40468564224 hectar
Hệ đo lường Mỹ
Theo NIST Handbook 44 , đơn vị này bằng 43.560 foot vuông.
Tuy nhiên có hai định nghĩa của foot.
Theo foot quốc tế (0.3048 m), mẫu quốc tế bằng 4.046,8564224 m².
Theo foot điều tra (1200/3937 m), mẫu điều tra bằng 4.046,872614 m². |
Cúng cô hồn, cúng vong linh là một hoạt động tâm linh tương đối phổ biến tại Trung Quốc, Việt Nam với việc thực hiện các nghi thức cúng tế cho các cô hồn, thường là vào tháng Bảy âm lịch, trong dịp lễ Tết Trung Nguyên (Vu-lan).
Quan niệm
Tín ngưỡng cổ truyền tin rằng con người có hai phần: hồn và xác. Khi chết, hồn lìa khỏi xác, xác bị phân hủy còn hồn sẽ tiếp tục tồn tại. Hồn có thể về trời, hoặc đầu thai kiếp khác (làm người hoặc vật), hoặc bị đày xuống địa ngục tùy theo những điều lành hay dữ mà người đó làm khi còn sống. Tuy nhiên, dân gian cũng tin rằng, nếu một người bị chết oan hoặc do tác động của những nghiệp xấu, các cô hồn không (hoặc chưa) được cõi nào tiếp nhận, phải lang thang và chịu đói rét, hoặc quấy rối người sống.
Vì tin có linh hồn nên đa số người Việt Nam giữ tục lệ thờ cúng tổ tiên và người thân đã qua đời, kể cả khi việc thờ cúng này không phù hợp với giáo lý của tôn giáo mà họ theo. Cúng cô hồn có thể là một hành vi mang tính nhân đạo, để "cứu giúp" những linh hồn khốn khổ. Nhưng đồng thời, cúng cô hồn cũng có thể là một hình thức "hối lộ" để khỏi bị các oan hồn quấy phá, hoặc để được họ "hỗ trợ".
Có những gia đình làm kinh doanh, họ cúng cô hồn nhiều lần trong năm, thường vào các ngày 2 và 16 âm lịch mỗi tháng. Trong các dịp cúng giỗ, ngoài cúng vái tổ tiên, người ta còn làm một mâm cỗ để cúng cô hồn. Dịp cúng cô hồn lớn nhất là ngày rằm tháng bảy, trùng với lễ Vu Lan của Phật giáo. Một số người tin rằng việc cúng cô hồn bắt nguồn từ ngày lễ Vu Lan này.
Phẩm vật lễ cúng
Để cúng, người ta hay thắp hương, đèn (hoặc nến). Thường thì người ta khấn vái thầm thì với nội dung mời "bà con cô bác" (ý nói các cô hồn) thụ hưởng các món cúng. Đôi khi người ta đọc một bài văn tế cô hồn (thường là dạng văn vần), trong đó có thể miêu tả các cái chết thảm khốc. Bài văn tế nổi tiếng nhất có lẽ là bài Văn tế thập loại chúng sinh của đại thi hào Nguyễn Du. Nhiều bài tế cô hồn phóng tác dựa theo tác phẩm này với nội dung phù hợp với hoàn cảnh của địa phương nơi cúng. Hoặc là Nghi thức Tiểu Mông Sơn (Mông Sơn Thí Thực), Trai đàn Chẩn tế (nếu tổ chức quy mô lớn).
Các món đem cúng thường luôn có hương, hoa, đèn; gạo, muối, nước lã là những đồ cúng thô hầu như luôn có, kèm theo là các món ăn, tráng miệng v.v. Trong chùa hoặc tại các gia đình có truyền thống Phật giáo, người ta cúng bằng các món ăn chay. Một món đặc biệt hay gặp trong mâm cỗ cúng cô hồn là món cháo loãng (12 chén), người ta tin rằng có tổng cộng 12 loại cô hồn (theo Phật giáo) vì tạo nghiệp ác nên bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường.
Buổi cúng thường kết thúc với việc vãi gạo, muối ra sân, ra đường và đốt vàng mã. Ở vài nơi, người ta cho phép trẻ con cướp (cỗ) cô hồn khi việc cúng được tiến hành xong. |
Bài này nói về một tính chất vật lý của vật liệu. Các nghĩa khác xem bài Chiết suất (định hướng).
Chiết suất của một vật liệu là tỷ số giữa tốc độ ánh sáng trong chân không và tốc độ pha của bức xạ điện từ trong vật liệu. Nó thường được ký hiệu là n.
Tốc độ pha của một đoàn sóng là tốc độ di chuyển của đỉnh sóng; cũng là tốc độ di chuyển của pha của đoàn sóng. Tốc độ này đối nghịch với tốc độ nhóm là tốc độ di chuyển của biên độ đoàn sóng. Tốc độ nhóm thể hiện tốc độ di chuyển của thông tin (hay năng lượng) mang theo bởi đoàn sóng vật lý. Tốc độ nhóm luôn nhỏ hơn tốc độ ánh sáng trong chân không, như các thí nghiệm đã cho thấy; còn tốc độ pha có thể lớn hơn tốc độ ánh sáng trong chân không.
Trong định luật Snell
Theo định luật Snell, chiết suất có thể được tính bằng tỉ số giữa sin của góc tới và sin của góc khúc xạ, biểu hiện mức độ gãy khúc của tia sáng (hay bức xạ điện từ nói chung) khi chuyển từ một môi trường vật chất này sang một môi trường vật chất khác .
Công thức trên có thể được suy ra từ phát biểu Fermat của Pierre de Fermat: ánh sáng luôn đi theo đường đi tốn ít thời gian nhất trong các môi trường.
Liên hệ với tính chất điện từ
Chiết suất của vật liệu được liên hệ với các tính chất điện từ của vật liệu qua:
với εr là hằng số điện môi (hay độ điện thẩm tương đối) của vật liệu, và μr là hằng số từ môi (hay độ từ thẩm tương đối) của vật liệu.
Đối với các vật liệu không có từ tính, μr rất gần 1, nên n xấp xỉ bằng .
Tốc độ ánh sáng
Theo định nghĩa, chiết suất của môi trường là:
với v là tốc độ pha của bức xạ điện từ trong môi trường tại một tần số nhất định (đơn sắc).
Thông thường, bức xạ điện từ đi trong môi trường chậm hơn trong chân không và n>1. Tuy vậy, tại một số điều kiện nhất định, (như gấn hấp thụ cộng hưởng hay đối với tia X), n có thể nhỏ hơn 1. Điều này không mâu thuẫn với thuyết tương đối, một lý thuyết khẳng định rằng thông tin không đi nhanh hơn c, vì tốc độ pha không thể hiện tốc độ truyền thông tin.
Đôi khi có thể định nghĩa, chiết suất nhóm dựa vào tốc độ nhóm (tốc độ lan truyền thông tin):
,
với vg là tốc độ nhóm.
Tốc độ pha của bức xạ điện từ bị chậm lại trong vật chất thông thường vì tương tác giữa bức xạ điện từ và các điện tích (chủ yếu là điện tử) trong nguyên tử hay phân tử của vật chất. Điện trường dao động của sóng điện từ gây nên sự dao động tương ứng của các điện tích. Các dao động của các điện tích bị chậm pha hơn so với dao động của điện trường, do quán tính của các điện tích. Sự dao động của các điện tích lại gây ra bức xạ điện từ, ở cùng pha với dao động này, và trễ pha so với dao động điện trường ban đầu.
Tổng hợp các bức xạ của các điện tích tạo nên một sóng điện từ lan truyền cùng tần số nhưng với bước sóng ngắn hơn bức xạ ban đầu, do đó tốc độ pha chậm hơn. Hướng lan truyền của các bức xạ do dao động điện tích tập trung theo hướng lan truyền ban đầu. Tuy vậy, các điện tích dao động cũng gây ra bức xạ theo các hướng khác, nguyên chính gây nên hiện tượng tán xạ.
Các nghiên cứu mới cho thấy chiết suất âm có thể tồn tại. Hiện tượng này hiếm gặp, mới thấy ở các vật liệu meta, cho thấy khả năng chế tạo các thấu kính hoàn hảo hoặc các hiện tượng hiếm như nghịch đảo định luật Snell.
Tán sắc
Chiết suất được định nghĩa với tốc độ pha bức xạ điện từ trong vật liệu tại một tần số nhất định. Chiết suất của cùng một vật liệu có thể thay đổi tùy theo tần số bức xạ điện từ. Hiện tượng này được biết đến, trong quang học, là tán sắc. Đây là nguyên nhân khiến lăng kính tách ánh sáng trắng thành phổ màu sắc, các giọt nước tạo nên cầu vồng. Nó cũng gây ra hiện tượng sắc sai trong thấu kính.
Thông thường, trong vùng phổ bức xạ điện từ mà ở đó vật liệu tương đối trong suốt, chiết suất tăng nhẹ theo tần số bức xạ. Gần nơi vật liệu hấp thụ mạnh, liên hệ giữa chiết suất với tần số khá phức tạp, theo liên hệ Kramers-Kronig, và có thể giảm theo tần số.
Phương trình Sellmeier là một công thức suy ra từ thực nghiệm, mô tả tương đối tốt sự tán sắc của vật liệu. Các hệ số Sellmeier thường được cho kèm theo chiết suất khi mô tả vật liệu quang học.
Hấp thụ
Các vật liệu trong thực tế có thể hấp thụ năng lượng của bức xạ điện từ và chuyển hóa thành dạng năng lượng khác (như nhiệt năng). Hai nguyên nhân chính cho sự chuyển hóa năng lượng là hấp thụ lưỡng cực điện (nguyên nhân làm thức ăn nóng trong lò vi sóng) độ dẫn điện một chiều khác không của vật liệu thực tế (không có vật liệu nào là chất cách điện hoàn hảo). Để thể hiện sự hấp thụ của lan truyền bức xạ trong vật liệu, chiết suất có thể được viết dưới dạng số phức:
Với, n theo định nghĩa bên trên, và κ là hệ số thất thoát, thể hiện phần năng lượng bức xạ bị chuyển hóa thành dạng khác, hoặc theo bị tán xạ chệch hướng, i là căn bậc hai của -1. Cả n và κ đều phụ thuộc tần số (tán sắc).
Phần thực và phần ảo của chiết suất phức liên hệ với nhau qua liên hệ Kramers-Kronig. Có thể tính được chiết suất phức, theo liên hệ vơi tần số, qua phổ hấp thụ của vật liệu.
Các vật liệu ít hấp thụ (có độ trong suốt cao) như thủy tinh thường là chất cách điện tốt đồng thời có mức độ hấp thụ lưỡng cực điện thấp ở tần số thấp. Tuy nhiên khi tần số tăng, như tới tần số của ánh sáng, hập thụ lưỡng cực điện tăng khiến vật liệu này giảm độ trong suốt.
Môi trường không đẳng hướng
Chiết suất trong một số môi trường có thể phụ thuộc vào hướng phân cực và phương chiếu của ánh sáng hay bức xạ điện từ nói chung. Môn quang học tinh thể nghiên cứu các hiện tượng này. Để mô tả sự phụ thuộc theo hướng một cách tổng quát, khái niệm chiết suất được thay bằng hằng số lưỡng cực điện, một tensơ hạng 2 (ma trận có kích thước 3 nhân 3), có giá trị trùng với chiết suất theo các phương chính trong tinh thể.
Trong các vật liệu quang từ hay vật liệu quang hoạt, các phương chính trong tinh thể được biểu diễn bằng số phức (tương ứng với phân cực elíp), và hằng số lưỡng cực điện là Hermitian phức nếu bỏ qua hấp thụ. Các vật liệu này không tuân theo đối xứng nghịch đảo thời gian và có thể dùng để xây dựng chất cách điện Faraday.
Môi trường không đồng nhất
Trong một số môi trường không đồng nhất, chiết suất thay đổi chậm từ điểm này đến điểm khác. Môn học nghiên cứu các môi trường này là quang học chiết suất biến đổi. Ánh sáng hay bức xạ điện từ di chuyển trong môi trường như vậy sẽ đi theo đường cong, hoặc bị hội tụ hay phân kỳ. Ví dụ như không khí bị hun nóng tại gần mặt đất ở sa mạc có thể tạo ảo ảnh quang học nhờ bẻ cong tia sáng đến từ mây trời. Hiệu ứng này có thể được dùng để làm thấu kính, một số sợi quang học hoặc các thiết bị quang học khác.
Môi trường phi tuyến
Một số vật liệu khi được đặt trong các môi trường đặc biệt (như trong điện trường mạnh) hoặc được chiếu bởi ánh sáng hay bức xạ điện từ cường độ cao (như từ nguồn laser hay maser) có thể bị thay đổi chiết suất tùy thuộc vào tác động của môi trường hay cường độ sáng. Môn học nghiên cứu các hiện tượng này là quang học phi tuyến. Nếu chiết suất biến đổi theo hàm bậc hai với biên độ ánh sáng (tuyến tính với cường độ ánh sáng), hiện tượng này được gọi là hiệu ứng Kerr và gây ra các hiện tượng như chùm sáng tự hội tụ hay tự biến pha. Nếu chiết suất biến đổi tuyến tính với biên độ ánh sáng (chỉ xảy ra với vật liệu không có đối xứng nghịch), hiện tượng được biết đến với tên gọi hiệu ứng Pockels.
Ứng dụng
Chiết suất của vật liệu là một trong những tính chất quan trọng nhất khi thiết kế các hệ thống quang học sử dụng hiện tượng khúc xạ. Nó được dùng để tính tiêu cự cho thấu kính hay độ phân giải của lăng kính.
Đo đạc chiết suất có thể giúp suy ra nồng độ các dung dịch, như nồng độ đường (xem Brix), hay độ tinh khiết của hỗn hợp trong hóa học. Số lượng hồng cầu trong máu cũng có thể được ước lượng khi quan sát ánh sáng đỏ xuyên qua mạch máu và đo chiết suất phức của máu. |
Nguyễn Quang Quyền (23 tháng 9, 1934 tại Hải Phòng - 15 tháng 11, 1997 tại Thành phố Hồ Chí Minh) là giáo sư-bác sĩ, chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong các lĩnh vực giải phẫu học, nhân chủng học và nhân trắc học. Ông là người thầy khả kính của nhiều thế hệ sinh viên y khoa Việt Nam. Cuộc đời giảng dạy và nghiên cứu khoa học của ông gắn liền với Trường Đại học Y khoa Hà Nội, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và Hội Hình thái học Việt Nam. Ông từng đảm nhiệm các cương vị là Chủ tịch Hội Hình thái học Việt Nam, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và kiêm Trưởng bộ môn giải phẫu của trường. Ông có hai người anh em ruột cũng đều là những nhà khoa học tên tuổi từng được trao tặng danh hiệu "Vinh danh nước Việt", hiện đang định cư tại Pháp là nhà vật lý thiên văn Nguyễn Quang Riệu và nhà hóa học Nguyễn Quý Đạo.
Thân thế và sự nghiệp
Xuất thân
Nguyễn Quang Quyền cùng hai người anh em ruột của ông đều sinh ra và sống những năm thơ ấu tại Hải Phòng nhưng nguyên quán của dòng họ Nguyễn lại ở làng Lai Xá, huyện Hoài Đức, tỉnh Sơn Tây cũ. Ông Nguyễn Văn Đính di cư đến lập nghiệp ở Hải Phòng trong những năm 1930. Tại đây ông mở hiệu ảnh Phúc Lai nổi tiếng và kết hôn với một người phụ nữ địa phương là bà Nguyễn Thị Thoa rồi sinh ra ba người con trai sau này đều trở thành những nhà khoa học tên tuổi. Trong đó người con cả là nhà vật lý thiên văn Nguyễn Quang Riệu, người con thứ hai là nhà giải phẫu và nhân trắc học Nguyễn Quang Quyền, còn người con thứ ba là nhà hóa học Nguyễn Quý Đạo.
Nguyễn Quang Quyền sinh trưởng trong một gia đình tư sản dân tộc đi theo cách mạng, ủng hộ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay từ những ngày mới thành lập. Cha của ông (Nguyễn Văn Đính) đã từng là Trưởng ban Cứu tế xã hội của Ủy ban hành chính Hải Phòng, Trưởng ban Kinh tế liên tỉnh Hồng Quảng, từng bị phòng Nhì của Pháp bắt giam với lý do "đã tham gia Việt Minh". Mẹ của ông (Nguyễn Thị Thoa) là ứng cử viên Quốc hội khóa đầu tiên, Ủy viên Ban Chấp hành Hội liên hiệp phụ nữ Hải Phòng.
Công tác chính trị
Cũng giống như cha mẹ mình, Nguyễn Quang Quyền tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm. Năm 1953, lúc 19 tuổi, ông là một trong số rất ít sinh viên y khoa tham gia hoạt động cách mạng trong nội thành Hải Phòng và Hà Nội, làm Trưởng ban liên lạc Hội Sinh viên Việt Nam. Năm 20 tuổi ông được bầu làm Phó chủ tịch Hội liên hiệp sinh viên Việt Nam nhiệm kỳ 1954-1958. Cuối năm 1954, lúc đang là sinh viên năm thứ tư của Đại học Y Khoa Hà Nội ông được cử làm Trưởng đoàn sinh viên Việt Nam tham dự Đại hội sinh viên toàn thế giới lần thứ 4 tại Praha, Tiệp Khắc cũ. Trong thời gian làm việc tại trường Đại học Y - Dược khoa Hà Nội từ năm 1959 sau khi tốt nghiệp, ông tiếp tục hăng hái tham gia công tác đoàn thể, là Bí thư chi đoàn phi lâm sàng và Phó thư ký công đoàn bộ phận phi lâm sàng.
Theo đuổi ngành y khoa
Thuở nhỏ ông học tiểu học tại Hải Phòng, sau đó tiếp tục học tại trường Chu Văn An ở Hà Nội. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, ông là sinh viên trường Đại học Y - Dược khoa Hà Nội từ năm 1952. Năm 1959, ông tốt nghiệp ngành y khoa bác sĩ và toán học cao cấp rồi được giữ lại làm giảng viên tại trường.
Có thể chia cuộc đời và sự nghiệp khoa học của Nguyễn Quang Quyền thành hai giai đoạn. Giai đoạn đầu công tác ở Trường Đại học Y - Dược khoa Hà Nội. (1959 - 1978) là giai đoạn ông vượt qua khó khăn thử thách, tự khẳng định mình, tự nghiên cứu với nhiều công trình có giá trị về giải phẫu học và nhân chủng học. Sau khi chuyển vào sống tại Thành phố Hồ Chí Minh và công tác tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (1979 - 1997), ông tiếp tục đảm nhiệm việc giảng dạy, đào tạo và tổ chức nghiên cứu, tham gia công tác quản lý với những đề xuất chiến lược mới tại trường. Trong giai đoạn này, ông đảm nhiệm cương vị Chủ nhiệm bộ môn giải phẫu tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời là Chủ tịch Hội Hình thái học Việt Nam. Cũng trong thời gian này ông được mời thỉnh giảng tại một số trường đại học lớn trên thế giới ở Pháp, Đức, Australia, New Zealand...
Thành tựu khoa học
Nguyễn Quang Quyền được coi là một trong số ít các bác sĩ, giáo sư y khoa xuất sắc chưa từng được đào tạo ở nước ngoài mà chỉ tự nghiên cứu khoa học đã trở thành nhà khoa học, giáo sư đầu ngành tại Việt Nam trên cả ba lĩnh vực giải phẫu học, nhân chủng học, nhân trắc học của y học hiện đại.
Năm 1977, Nguyễn Quang Quyền xuất bản hai cuốn sách Tổ tiên của người hiện đại và Các chủng tộc loài người. Ông còn là tác giả cuốn từ điển giải phẫu học với 4 ngôn ngữ: Việt, Anh, Pháp và La-tinh. Giáo sư Nguyễn Quang Quyền để lại một sự nghiệp khoa học với hơn 100 công trình nghiên cứu do ông là tác giả và đồng tác giả, trong đó có 20 bài được đăng trên các tạp chí tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga và được giới khoa học trong nước cũng như trên thế giới đánh giá cao. Ông từng được Viện phân tích nhân chủng học Schvidesky của Cộng hòa Liên bang Đức đưa vào danh sách các nhà nhân chủng học hàng đầu thế giới.
Giải phẫu học và nhân trắc học là những lĩnh vực ông có nhiều đóng góp quan trọng cho nền y học của đất nước. Ông làm giải phẫu học để dạy các bác sĩ tương lai và để ứng dụng lâm sàng. Ông làm nhân trắc để nghiên cứu tầm vóc và thể lực người Việt Nam, để đưa tiếng nói khoa học vào các cuộc thi hoa hậu. Cuộc thi hoa hậu đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất năm 1988 do Báo Tiền Phong tổ chức, ban giám khảo chấm thi hầu như chỉ dựa vào cảm tính mà chưa hề có những chỉ số về nhân trắc học. Nhưng từ năm 1992 trở đi, Giáo sư Nguyễn Quang Quyền đã được mời làm cố vấn khoa học cho cuộc thi với tư cách là nhà nhân trắc học hàng đầu Việt Nam bởi ông không những có uy tín trong nước mà còn có uy tín trên thế giới về lĩnh vực này.
Tại hội thảo quốc tế về giáo dục y học tại New Zealand năm 1984, Nguyễn Quang Quyền được bình chọn là người giảng lý thuyết giải phẫu học xuất sắc và chuyên nghiệp nhất. Nguyễn Quang Quyền nổi tiếng với phong trào "hiến xác cho khoa học" tại Việt Nam do ông phát động, bản thân ông cũng tình nguyện hiến xác cho y học nhưng rồi đột ngột qua đời trong một tai nạn giao thông năm 1997 nên ý nguyện của ông không thành. Ông cũng là người khôi phục "Lễ tri ân những người đã hiến thân xác cho khoa học" (Lễ Macchabeés), là chủ nhân của bộ sưu tập sọ người Việt Nam đang được lưu giữ tại Bộ môn Giải phẫu học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời là người đề xuất và chỉ đạo việc xây dựng bảo tàng sọ người của những nạn nhân bị sát hại dưới thời Pol Pot ở Campuchia, như một chứng cứ về tội ác diệt chủng của chế độ Khmer Đỏ.
Đánh giá về bản thân
Dù đạt được không ít thành tựu trong sự nghiệp y học của mình nhưng Giáo sư Nguyễn Quang Quyền từng đánh giá một cách khiêm tốn về bản thân: "Tôi chỉ là một thầy thuốc bình thường, một nhà giáo bình thường… Có rất nhiều thầy thuốc, rất nhiều nhà giáo tài năng đã đóng góp rất lớn cho ngành y mà tôi không sao bì kịp".
Bị tai nạn và đột ngột qua đời.
Giáo sư Quyền bị tai nạn giao thông tại đường Nguyễn Tri Phương, TP HCM và qua đời. Để lại biết bao thương tiếc trong y giới. Nhiều học trò của giáo sư xem giáo sư là người Thầy đáng kính nhất đời của họ. Ngày tiễn đưa giáo sư về nơi yên nghĩ cuối cùng rất đông người đến đưa tiễn, các Bác sĩ từ các tỉnh xa cũng về dự. Với nhiều thế hệ sinh viên trường Y sự ra đi của Gs Quyền là mất mát lớn cho ngành Giải phẫu học Việt Nam. Các thế hệ sinh viên Kính trọng Giáo sư vì tài năng và đạo đức của Giáo sư
Tri ân
Năm 2009, nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày sinh của Giáo sư Nguyễn Quang Quyền và đại hội lần thứ X của Hội Hình thái học Việt Nam, ban chấp hành Hội Hình thái học Việt Nam và ban giám hiệu trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh quyết định cho sưu tầm, biên soạn và xuất bản tập sách "Nguyễn Quang Quyền - Cuộc đời và Sự nghiệp" (Nhà xuất bản Y học) với lời giới thiệu của GS.TS. Đặng Vạn Phước, nguyên Hiệu trưởng Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và GS.TS. Trương Đình Kiệt, nguyên Chủ tịch Hội Hình thái học Việt Nam. |
Hình thái học có thể chỉ:
Hình thái học (ngôn ngữ học), một ngành trong ngôn ngữ học chuyên nghiên cứu cấu trúc các dạng từ.
Hình thái học (giải phẫu học), một ngành trong sinh học chuyên nghiên cứu hình dạng hay cấu trúc của một phần hay toàn bộ cơ thể sinh vật.
Hình thái học (số học), một mô hình lý thuyết dựa trên thuyết Lattice và topo học. |
Nguyễn Quang Riệu (sinh 15 tháng 6 năm 1932, tại Hải Phòng - mất 5 tháng 1 năm 2021, tại Paris, Pháp), là nhà vật lý thiên văn Việt kiều tại Pháp. Ông là người con đầu trong một gia đình có ba anh em trai sau này đều trở thành những nhà khoa học tên tuổi. Là giáo sư-tiến sĩ tại Đại học Sorbonne (Paris), giám đốc nghiên cứu tại Đài thiên văn Paris, ông đã công bố trên 150 công trình khoa học về vật lý thiên văn (đặc biệt trong lĩnh vực thiên văn vô tuyến, tên gọi tiếng Anh là Radioastronomy) trên các tạp chí khoa học quốc tế, viết nhiều sách (cả sách chuyên ngành và sách phổ biến khoa học) bằng tiếng nước ngoài và tiếng Việt. Ông cũng là Giám đốc Nghiên cứu Danh dự (Emeritus) của Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu khoa học Pháp (CNRS). Năm 1973, ông đã được nhận giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp sau khi đã phát hiện và xác định chính xác vị trí xảy ra vụ nổ trong chòm sao Thiên Nga (Cygnus X3). Cùng với Giáo sư Trịnh Xuân Thuận, Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Quang Riệu được coi là một trong số rất ít nhà khoa học gốc Việt trên thế giới không ngại dấn thân và đạt được những thành công trong ngành thiên văn học, một ngành khoa học đến giờ vẫn được coi là non trẻ và ít có điều kiện phát triển tại Việt Nam. Ông cũng là một trong những nhà khoa học đi tiên phong trong việc phổ biến cũng như vun đắp tình yêu của nhiều bạn trẻ Việt Nam đối với môn thiên văn học.
Thân thế và sự nghiệp
Ước mơ tuổi thơ
Nguyễn Quang Riệu cùng hai người em ruột của ông đều sinh ra và sống những năm thơ ấu tại Hải Phòng. Ông Nguyễn Văn Đính (quê ở làng Lai Xá, huyện Hoài Đức, tỉnh Sơn Tây cũ) đã di cư đến lập nghiệp ở Hải Phòng đầu những năm 1930. Tại đây ông mở hiệu ảnh nổi tiếng mang tên Phúc Lai và kết hôn với một người phụ nữ địa phương là bà Nguyễn Thị Thoa rồi sinh ra ba người con trai sau này đều trở thành những nhà khoa học tên tuổi. Trong đó người con cả là nhà vật lý thiên văn Nguyễn Quang Riệu (sinh năm 1932), người con thứ hai là nhà giải phẫu học và nhân trắc học Nguyễn Quang Quyền (sinh năm 1934), còn người con thứ ba là nhà hóa học Nguyễn Quý Đạo (sinh năm 1937). Tuổi thiếu thời, GS.TS. Nguyễn Quang Riệu thường được gia đình dẫn lên ngọn đồi có Đài thiên văn Phủ Liễn ở thị xã Kiến An (Hải Phòng) tham quan nên đã sớm yêu thích thiên văn.
Theo đuổi thiên văn học
Năm 18 tuổi, ông sang Pháp theo học tại Đại học Sorbonne (Paris). Trong thời gian du học, gia đình khuyến khích ông theo ngành hóa học để sau này chế ra phim và giấy ảnh phục vụ cho nghề truyền thống của dòng họ. Tuy nhiên, hình ảnh mái vòm của Đài thiên văn Phủ Liễn và quang cảnh bầu trời tuổi thơ có lẽ đã in sâu vào trí óc ông. Nó đã thúc đẩy vốn đam mê thiên văn học, khơi dậy niềm yêu thích chụp chân dung các vì sao trên trời trong ông. Và rồi, ông dồn hết tâm trí và thời gian đi sâu vào nghiên cứu thiên văn học. Tốt nghiệp đại học lúc Việt Nam còn chiến tranh, ông quyết định ở lại nghiên cứu thiên văn tại Đài thiên văn Paris.
Năm 1972, ông đã quan sát vụ nổ trên chòm sao Thiên Nga và xác định chính xác khoảng cách 30.000 năm ánh sáng từ vị trí vụ nổ tới Trái Đất. Sau đó phát hiện này đã được thông báo rộng rãi đến nhiều đài thiên văn trên thế giới. Vụ nổ này xảy ra ở trên biên giới của dải Ngân Hà, trong chòm sao Thiên Nga và sau đó được đặt tên là Cygnus X3. Phát hiện của ông được tạp chí Nature, một tạp chí khoa học nổi tiếng thế giới dành toàn bộ một số để giới thiệu. Với phát hiện thiên văn quan trọng này, ông được nhiều đài thiên văn và trường đại học trên thế giới mời đến thuyết giảng. Theo lời ông kể lại sau này, để được cấp hộ chiếu qua lại nghiên cứu và thỉnh giảng ở các quốc gia khác nhau nên buộc ông phải nhập quốc tịch Pháp, dù vẫn luôn ý thức rằng mình là công dân Việt Nam.
Từ năm 1976, ông thường xuyên về nước tham gia phát triển và phổ biến ngành vật lý thiên văn và vật lý môi trường, hai lĩnh vực nghiên cứu còn non trẻ ở Việt Nam. Vào thời điểm diễn ra hiện tượng nhật thực toàn phần ngày 25 tháng 10 năm 1995 tại Việt Nam, GS.TS. Nguyễn Quang Riệu được Bộ Ngoại giao Pháp cấp kinh phí để xây và mua thiết bị thiên văn mang về Việt Nam. Sau đó, ông đề nghị để lại thiết bị tại Đại học Quốc gia Hà Nội và Đài thiên văn Phù Liễn (Kiến An, Hải Phòng) giúp sinh viên thực tập quan sát bầu trời. Cũng nhân dịp này, cùng với Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường Việt Nam, ông tham gia tổ chức một Hội thảo quốc tế với mục đích giải thích những hiện tượng thiên nhiên. Bên cạnh đó, ông còn trình bày những thành tựu mới đạt được trong ngành thiên văn. Từ đó, hàng năm ông đều dành ít thời gian về nước tổ chức lớp học về môn vật lý vũ trụ và vật lý môi trường tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây là chương trình do ông tự khởi xướng, kết hợp giữa Đài thiên văn Paris, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Pierre và Marie Curie (Paris) với sự tham gia của Hội Thiên văn Quốc tế. Ông vận động nhiều nhà khoa học nước ngoài cùng về thỉnh giảng. Học viên là những cán bộ nghiên cứu và giảng dạy của các trường đại học và các viện khoa học trong nước. Ông cũng là người đứng ra xin tài trợ học bổng của Chính phủ Pháp cho sinh viên Việt Nam và hướng dẫn họ làm luận án tiến sĩ chuyên ngành vật lý thiên văn tại Pháp.
Với mục tiêu phổ biến khoa học, ông đã viết nhiều cuốn sách về thiên văn học với nội dung dễ hiểu bằng tiếng Việt như: "Vũ trụ phòng thí nghiệm thiên nhiên vĩ đại", "Lang thang trên dải Ngân Hà", "Sông Ngân khi tỏ khi mờ", "Bầu trời tuổi thơ". Ngoài ra, ông còn tham gia soạn một cuốn giáo trình chuyên ngành thiên văn vật lý song ngữ Việt-Anh dành cho sinh viên các trường đại học trong nước. Ông cũng viết nhiều bài báo khoa học đăng trên các báo chí trong nước nhằm giới thiệu ngành thiên văn đến với toàn thể quần chúng.
Là Giám đốc Nghiên cứu Danh dự (Emeritus) của Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu khoa học Pháp (CNRS) và công tác tại Đài thiên văn Paris, GS.TS. Nguyễn Quang Riệu đã công bố trên 150 công trình nghiên cứu (đặc biệt trong lĩnh vực thiên văn vô tuyến) tại nhiều hội nghị khoa học lớn và trên các tạp chí khoa học uy tín. Các cuốn sách (cả về chuyên ngành lẫn phổ biến khoa học) trong lĩnh vực vật lý thiên văn do ông xuất bản tại quê nhà đã khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu thiên văn học của nhiều thế hệ bạn trẻ Việt Nam những năm qua.
GS Nguyễn Quang Riệu qua đời ngày 5 tháng 1 năm 2021 tại Pháp, do biến chứng từ Covid-19 .
Một số tác phẩm đã xuất bản tại Việt Nam
Vũ trụ phòng thí nghiệm thiên nhiên vĩ đại. Nhà xuất bản Giáo dục, 1995 (sách phổ biến khoa học)
Lang thang trên dải Ngân Hà. Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 1997 (sách phổ biến khoa học)
Sông Ngân khi tỏ khi mờ - Les Reflets du Fleuve d’Argent. Nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin, 1998 (sách phổ biến khoa học, song ngữ Việt-Pháp)
Bầu trời tuổi thơ. Nhà xuất bản Giáo dục, 2002 (sách phổ biến khoa học)
Thiên văn vật lý - Astrophysics. đồng tác giả, Nhà xuất bản Giáo dục, 2000 (sách giáo khoa chuyên ngành cấp đại học, song ngữ Việt-Anh)
Những con đường đến với các vì sao. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2003 (sách chuyên ngành)
Radioastronomy, The Microwave Engineering Handbook, Volume 3. Publisher: Chapman and Hall (sách chuyên ngành, bản tiếng Anh)
Ghi nhận
Với những thành tích đạt được trong sự nghiệp khoa học của mình, GS.TS. Nguyễn Quang Riệu đã giữ những cương vị quan trọng như: Giám đốc Nghiên cứu Danh dự (Emeritus) của Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu khoa học Pháp (CNRS) và Đài thiên văn Paris, Hội viên của Hội Thiên văn Quốc tế (IAU), thành viên của Ủy ban Quốc tế thực hiện đề án của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) về phóng vệ tinh hồng ngoại (Infrared Space Observatory - ISO) vào vũ trụ.
Năm 1973, với phát hiện thiên văn mang tính khám phá của mình về vụ nổ trong chòm sao Thiên Nga (được đặt tên sau đó là Cygnus X3), ông đã được Viện Hàn lâm Khoa học Pháp trao tặng giải thưởng danh giá A. Janssen trong lĩnh vực vật lý thiên văn.
Ngày 1 tháng 11 năm 2010, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức buổi lễ trao bằng Tiến sĩ Danh dự của trường cho ông.
Với những đóng góp ý nghĩa cho nền khoa học tại quê nhà, ông đã được trao tặng Giải thưởng Vinh danh nước Việt (2004) và Kỷ niệm chương của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2006). |
ARM Holdings, tên đầy đủ là Advanced RISC Machines (ARM) Ltd., là một hãng thiết kế vi xử lý có trụ sở ở nước Anh. ARM Holdings được thành lập bởi Hermann Hauser vào năm 1990 và được niêm yết trên thị trường chứng khoán Luân Đôn với ký hiệu là ARM và trên sàn chứng khoán NASDAQ với ký hiệu là ARMHY. Hãng này nổi tiếng với họ vi xử lý kiến trúc ARM được dùng khá phổ biến trong các thiết bị nhúng và các ứng dụng cầm tay nhờ vào đặc tính ưu việt là ít tiêu thụ điện năng. Hầu hết máy điện thoại di động và máy PDA hiện nay đều có CPU theo kiến trúc ARM.
Không giống như các tập đoàn sản xuất vi xử lý khác như AMD, Intel, Motorola hay Hitachi, ARM chỉ thiết kế và bán các bản thiết kế của họ mà không sản xuất các vi mạch CPU hoàn chỉnh. Do vậy, có khoảng vài chục hãng sản xuất các bộ xử lý dựa trên thiết kế của ARM.
Lịch sử
Tên gọi
Từ viết tắt ARM được dùng lần đầu năm 1983 và ban đầu là viết tắt của "Acorn RISC Machine". Vi xử lý RISC đầu tiên của Acorn Computers first RISC được sử dụng trong Acorn Archimedes ban đầu và là một trong những bộ vi xử lý RISC đầu tiên được sử dụng trong các máy tính nhỏ. Tuy nhiên, khi công ty được thành lập vào năm 1990, là các chữ được đổi thành "Advanced RISC Machines", tên gọi đầy đủ của công ty là "Advanced RISC Machines Ltd." Tại thời điểm IPO năm 1998, công ty đã đổi tên thành "ARM Holdings", và thường được gọi tắt là ARM tương tự các vi xử lý.
Thành lập
Công ty thành lập tháng 10/1990 với tên gọi Advanced RISC Machines Ltd và cơ cấu như là một liên doanh giữa Acorn Computers, Apple Computer (bây giờ là Apple Inc.) và VLSI Technology. Công ty mới nhằm đẩy mạnh sự phát triển của bộ vi xử lý Acorn RISC Machine, ban đầu được sử dụng trong Acorn Archimedes sau đó được Apple chọn cho dự án Newton của họ. Năm công ty có lợi nhuận đầu tiên là năm 1993. Văn phòng của công ty tại Silicon Valley và Tokyo được mở năm 1994. ARM đầu tư vào Palmchip Corporation năm 1997 để cung cấp hệ thống trên nền tảng chip và nhập vào thị trường ổ cứng. Năm 1998 công ty đổi tên từ Advanced RISC Machines Ltd thành ARM Ltd. Công ty IPO lên sàn London Stock Exchange và NASDAQ năm 1998 và tháng 1/1999, cổ phần của Apple đã giảm xuống còn 14.8%.
Năm 2010, ARM gia nhập với IBM, Texas Instruments, Samsung, ST-Ericsson và Freescale Semiconductor (bây giờ là NXP Semiconductors) thành lập một công ty phi lợi nhuận nguồn mở, Linaro.
Thay đổi chủ sở hữu
Tập đoàn viễn thông Nhật Bản SoftBank Group đã đạt được thỏa thuận mua lại ARM ngày 18/7/2016, được sự chấp thuận của các cổ đông của ARM, định giá công ty ở 23,4 tỷ bảng Anh. Các giao dịch được hoàn tất vào ngày 5/9/2016. |
Dương Tử Giang (1918 - 2 tháng 12 năm 1956) là nhà báo, nhà văn cách mạng Việt Nam.
Tiểu sử
Ông tên thật Nguyễn Tấn Sĩ, sinh năm 1918, quê tại Nhơn Thạnh, huyện Châu Thành (nay là xã Nhơn Thạnh, thành phố Bến Tre) tỉnh Bến Tre. Sau khi học hết trung học (1936), ông đứng ra thành lập một gánh hát riêng nhưng chỉ được một thời gian ngắn phải rã gánh. Ông xin dạy học ở Trường tiểu học Thủ Đức rồi làm thư ký ở Ty Thương chánh Hà Tiên. Sau đó, ông lên Sài Gòn và bắt đầu nghề báo, viết bài cho các báo Mai, Sống của Đông Hồ và Trúc Hà, Thanh niên của Huỳnh Tấn Phát. Thời gian trước Cách mạng tháng 8, ông cũng viết được một số tiểu thuyết, như Bịnh học (1937), Con gà và con chó (1939).
Sau khi Nam Bộ kháng chiến, ông tích cực tham gia viết báo chống Pháp và đã từng bị chính quyền Pháp bắt giam. Ông cùng với Vũ Tùng, Thiếu Sơn đều nằm trong nhóm Justice (Công lý) - cơ quan chính thức của Đảng Xã hội Pháp ở Đông Dương. Năm 1950, do diễn thuyết trong đám tang nhà báo Nam Quốc Cang, ông bị truy nã và thoát ly ra khu kháng chiến ở miền Tây Nam Bộ, cùng với Thiếu Sơn làm báo Cứu quốc và hoạt động văn nghệ ở chiến khu. Thời gian này, Dương Tử Giang còn viết một số kịch bản tuồng.
Năm 1954, ông trở lại hoạt động báo chí ở Sài Gòn. Ông thực hiện các báo Công lý, Điện báo rồi Duy tân. Ngày 8 tháng 10 năm 1955, ông cùng Lý Văn Sâm, Thiếu Sơn, Tư Mã Việt, Tô Nguyệt Đình... bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt vì tội "thân cộng". Ông bị giam ở bót Catina rồi chuyển về trại giam Tân Hiệp, Biên Hòa. Ở Tân Hiệp, ông tham gia công tác tuyên hiấn, tuyên truyền. Ngày 2 tháng 12 năm 1956, khi cùng các tù nhân phá khám, vượt ngục, ông bị trúng đạn và qua đời. Dương Tử Giang mất khi mới chỉ 38 tuổi.
Nhà văn Thiếu Sơn, người bạn thân thiết của Dương Tử Giang đã viết về ông:
Hiện nay, bút danh Dương Tử Giang đã được đặt cho một con đường ở Thành phố Hồ Chí Minh. Hội Nhà báo Đồng Nai cũng tổ chức Giải Báo chí Dương Tử Giang dành cho các nhà báo của tỉnh.
Tác phẩm
Bịnh học (tiểu thuyết, 1937)
Con gà và con chó (tiểu thuyết, 1939)
Tranh đấu (tiểu thuyết, 1949)
Một vũ trụ sụp đổ (tiểu thuyết, 1949)
Cô Sáu Tầu Thưng (1949)
Vè Bảo Đại (1950)
Trương Phi thủ Cổ thành (tuồng)
Nửa đêm về sáng (truyện ngắn)
Nguyễn Trung Trực quy thần (tuồng)
Ký Charton và Le Page (tuồng) |
Ngày 23 tháng 11 là ngày thứ 327 trong mỗi năm thường (thứ 328 trong mỗi năm nhuận). Còn 38 ngày nữa trong năm.
Sự kiện
1499 – Hoàng tử giả Perkin Warbeck bị treo cổ do cố thoát ra khỏi Tháp Luân Đôn. Ông đã xâm lược Anh vào năm 1497, cho rằng ông là con mất của Quốc vương Edward IV của Anh.
1644 – Areopagitica của John Milton được xuất bản.
1863 – Nội chiến Hoa Kỳ: Chiến dịch Chattanooga bắt đầu khi quân đội Liên bang dẫn đầu bởi tướng Ulysses S. Grant tăng viện cho Chattanooga, Tennessee và phản công quân đội các Tiểu bang Liên minh Hoa Kỳ.
1869 – Ở Dumbarton, Scotland, tàu nhanh Cutty Sark được khởi đầu. Nó là một trong những tàu nhanh cuối cùng được xây dựng, và hiện nay chỉ có tàu nhanh này.
1876 – William Marcy Tweed, thường được gọi Ông trùm Tweed, người ăn hối lộ dẫn Tammany Hall, bị mang đến cảnh sát ở Thành phố New York sau khi bị bắt ở Tây Ban Nha.
1890 – Quốc vương Willem III của Hà Lan bị chết, chưa có con trai để thừa kể, cho nên một đạo luật đặc biệt được thông qua, để con gái ông Bà hoàng Wilhelmina trở thành Nữ hoàng.
1940: Nam Kỳ khởi nghĩa. Cũng là ngày được cho rằng đã ra mắt lá quốc kỳ cờ đỏ sao vàng do Nguyễn Hữu Tiến vẽ.
1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 64–SL thành lập Ban Thanh tra đặc biệt, tổ chức tiền thân của Thanh tra Chính phủ Việt Nam.
1946: Thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
1955: Anh Quốc trao quyền kiểm soát Quần đảo Cocos (Keeling) trên Ấn Độ Dương cho Úc.
1963: BBC phát sóng tập đầu tiên của Doctor Who, bộ phim truyền hình khoa học giả tưởng dài nhất trên thế giới cho đến nay.
1978: Quy ước tần số vô tuyến điện Geneva 1975. Theo đó, chỉ số tần số sóng AM (sóng trung và sóng dài - đơn vị kHz) có tổng các chữ số bằng 9 hoặc là bội số của 9 (558-567-576-...-1404-1413-1422-1431-1440)
1996: Angola gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.
2009: 58 người bị bắt cóc và sát hại tại Maguindanao, Philippines khi đang trên đường nộp một đơn ứng cử chức Thống đốc tỉnh của Esmael Mangudadatu.
2010: Xung đột Triều Tiên: Hàn Quốc và Triều Tiên xảy ra pháo chiến tại khu vực đảo Yeonpyeong trên Hoàng Hải.
Sinh
1872 – Dannie Heineman, là một kỹ sư và nhà kinh doanh người Hoa Kỳ gốc Bỉ (m. 1962)
1888 – Arthur Adolph Harpo Marx, người thứ hai trong số 5 anh em nhà Marx (m. 1964)
1922 – Võ Văn Kiệt, cựu Thủ tướng Việt Nam (m. 2008)
1931 – Phạm Song, giáo sư, viện sĩ y học, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam (m. 2011)
1941 – Mai Văn Dâu, cựu chính khách Việt Nam, cựu Thứ trưởng Thường trực Bộ Thương mại Việt Nam.
1982 – Namthip Jongrachatawiboon, nữ diễn viên, người mẫu Thái Lan.
1984 – Lucas Grabeel, diễn viên, ca sĩ người Mỹ.
1992 – Miley Cyrus, diễn viên, ca sĩ người Hoa Kỳ.
Mất
1839 – Hồ Thị Tùy, phong hiệu Ngũ giai An tần, phi tần của vua Minh Mạng (s. 1795)
1871 – Nguyễn Trường Tộ, chí sĩ, danh sĩ, kiến trúc sư Việt Nam (s. 1828)
1835 – Nguyễn Phúc Miên Hoành, tước phong Vĩnh Tường Quận vương, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1811)
1892 – Tống Duy Tân, thủ lĩnh cuộc Khởi nghĩa Hùng Lĩnh chống Pháp trong lịch sử Việt Nam (s. 1837).
1919 – Henry Laurence Gantt, kĩ sư cơ khí người Mỹ, tác giả sơ đồ Gantt (s. 1861)
2003 – Trần Hoàn, nhạc sĩ, chính khách Việt Nam, cựu Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin Việt Nam (s. 1928)
2021 - Chun Doo-hwan, cựu Tổng thống Hàn Quốc (s.1931)
Những ngày lễ và ngày kỷ niệm
Bắt đầu tiểu tuyết
Ngày sinh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt |
Phan Châu Trinh hay Phan Chu Trinh (chữ Hán: 潘周楨; 1872 – 1926), hiệu là Tây Hồ (西湖), biệt hiệu Hy Mã (希瑪), tự là Tử Cán (子幹). Ông là nhà thơ, nhà văn, và là nhà hoạt động chính trị thời cận đại trong lịch sử Việt Nam.
Thân thế
Phan Châu Trinh sinh ngày 9 tháng 9 năm 1872, người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam, hiệu là Tây Hồ, Hy Mã, tự là Tử Cán.
Cha ông là Phan Văn Bình, làm chức Quản cơ sơn phòng, sau tham gia phong trào Cần Vương trong tỉnh, làm Chuyển vận sứ đồn A Bá (Tiên Phước) phụ trách việc quân lương. Mẹ ông là Lê Thị Trung, con gái nhà vọng tộc, thông thạo chữ Hán, ở làng Phú Lâm, huyện Tiên Phước.
Mẹ ông mất sớm vào năm ông lên 6 tuổi. Quê nhà bị quân Pháp đốt cháy trong cuộc trấn áp phong trào Cần vương, nên ông phải theo cha, được cha dạy chữ và dạy võ. Sau khi cha mất, ông trở về quê sống với anh là Phan Văn Cừ và tiếp tục đi học. Ông học giỏi, năm 27 tuổi, được tuyển vào trường tỉnh và học chung với Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Đình Hiến, Phan Quang và Phạm Liệu.
Sự nghiệp
Khoa Canh Tý (1900), Phan Châu Trinh đỗ cử nhân thứ ba ở trường Thừa Thiên. Năm sau (1901), triều đình mở ân khoa, ông đỗ phó bảng, đồng khoa với tiến sĩ Ngô Đức Kế và phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Khoảng thời gian này, người anh cả mất nên ông về để tang, ở nhà dạy học đến năm Quý Mão (1903) thì được bổ làm Thừa biện Bộ Lễ.
Vào Nam, ra Bắc, sang Nhật
Năm 1905 ông từ quan, rồi cùng với hai bạn học là Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng (cả hai đều mới đỗ tiến sĩ năm 1904 làm một cuộc Nam du, với mục đích xem xét dân tình, sĩ khí và tìm bạn đồng chí hướng. Đến Bình Định, gặp kỳ khảo hạch thường niên của tỉnh, ba ông lẩn vào các khóa sinh. Vào trường thi, Phan Châu Trinh làm một bài thơ, còn hai bạn thì làm chung một bài phú. Cả ba đều ký tên giả là Đào Mộng Giác. Nội dung bài không theo đầu đề, mà chỉ kêu gọi sĩ tử đang đắm đuối trong khoa trường và danh lợi, hãy tỉnh dậy lo giải phóng giống nòi khỏi cảnh lao khổ.
Các tỉnh quan Nam triều hoảng sợ, đem bài trình cho viên Công sứ Pháp, đồng thời ra lệnh truy tìm tác giả, nhưng ba ông đã rời khỏi Bình Định, tiếp tục đi vào các tỉnh phía Nam Trung Kỳ. Trên đường đi, ba ông lần lượt kết giao với Trương Gia Mô, Hồ Tá Bang, Nguyễn Hiệt Chi và hai con trai của danh sĩ Nguyễn Thông là Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quý Anh.
Sau cuộc Nam du, Phan Châu Trinh ra Nghệ-Tĩnh, Thanh Hóa, Hà Nội để gặp gỡ và hội ý với các sĩ phu tiến bộ, rồi lên căn cứ Đề Thám quan sát tình hình, nhưng ông thấy phong trào này khó có thể tồn tại lâu dài.
Năm 1906 ông bí mật sang Quảng Đông (Trung Quốc) gặp Phan Bội Châu, trao đổi ý kiến rồi cùng sang Nhật Bản, tiếp xúc với nhiều nhà chính trị tại đây (trong số đó có Lương Khải Siêu) và xem xét công cuộc duy tân của xứ sở này. Ông viết:
Phát động phong trào
Trong số các sĩ phu đương thời và cả sau này, Phan Châu Trinh là người thấy rõ nhất những nhược điểm của con người và xã hội Việt Nam. Ông chủ trương phải thay đổi từ gốc rễ bằng cách nâng cao trình độ trí tuệ và đạo đức của người Việt, phát triển kinh tế - văn hóa, học những tư tưởng tiến bộ của Phương Tây,ông từ bỏ phong tục tập quán lạc hậu... Ông cho rằng Việt Nam phải phát triển kinh tế và giáo dục để tự lực tự cường, hội nhập vào thế giới văn minh rồi mới nên mưu cầu độc lập chứ không nên cầu viện ngoại bang dùng bạo lực để giành độc lập như chủ trương của Phan Bội Châu. Chỉ như vậy dân tộc Việt Nam mới có nền độc lập chân chính trong quan hệ với ngoại bang còn nhân dân được hưởng tự do trong quan hệ với nhà nước. Phan Châu Trinh viết "Nước ta từ ngày Pháp sang bảo hộ trên mấy mươi năm, người mình học Tây học chỉ làm được việc phiên dịch nói phô mà thôi, không có ai hấp thu được chỗ tinh túy, phăn tìm đến nơi màu nhiệm về mà đào tạo ra học trò để làm việc vẻ vang cho nòi giống. Trái lại, bụng không một hạt gạo mà nói chuyện thi thư, tay không nửa đồng mà tự xưng Khổng Mạnh. Có lẽ da thịt huyết tủy của người nước mình mấy ngàn năm nay đã bị cái hấp lực của huyết dẫn người Tàu chi phối hết cả, nên ngày nay đành làm nộm rối cho người Tàu mà không tự biết chăng? Không thế thì sao lửa đốt bên da mà không biết nóng, sét đánh ngang trán mà không biết sợ, thầy hay bạn giỏi ở một bên mà không biết gắng sức bắt chước bước theo. Thậm chí nữa trằn trọc tráo trở, một hai toan tìm một nước thứ ba nào yêu thương mình mà vui lòng làm tôi làm tớ". Để thực hiện chủ trương của mình, ông đã tổ chức phong trào Duy Tân và viết những bản kiến nghị gửi lên chính quyền thực dân Pháp tại Đông Dương đề nghị họ thực hiện cải cách.
Mùa hè năm 1906 Phan Châu Trinh về nước. Việc làm đầu tiên là gửi một bức chữ Hán (quen gọi là Đầu Pháp chính phủ thư) cho Toàn quyền Paul Beau vạch trần chế độ quân chủ chuyên chế thối nát, yêu cầu nhà cầm quyền Pháp phải thay đổi thái độ đối với sĩ dân nước Việt và sửa đổi chính sách cai trị để giúp người Việt từng bước tiến lên văn minh.
Sau đó, với phương châm "tự lực khai hóa" và tư tưởng dân quyền, Phan Châu Trinh cùng Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp đi khắp tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận để vận động cuộc duy tân. Khẩu hiệu của phong trào lúc bấy giờ là: Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. Phương thức hoạt động của phong trào là bất bạo động, công khai hoạt động nhằm khai hóa dân tộc, giáo dục ý thức công dân - tinh thần tự do, xây dựng cá nhân độc lập - tự chủ - có trách nhiệm với bản thân và xã hội, thay đổi tận gốc rễ nền văn hóa - tâm lý - tính cách - tư duy - tập quán của người Việt, phổ biến các giá trị của nền văn minh phương Tây như pháp quyền - dân quyền - nhân quyền - dân chủ - tự do - bình đẳng - bác ái, cải cách trên mọi lãnh vực. Phong trào thực hiện mục tiêu cải tạo con người và xã hội Việt Nam bằng cách khuyến khích cải cách giáo dục (bỏ lối học từ chương, xóa mù chữ bằng cách phát động phong trào học Quốc ngữ), mở mang công thương nghiệp, chấn hưng công nghệ, bỏ mê tín dị đoan, thay đổi tập quán (cắt tóc ngắn, cắt ngắn móng tay)...
Thời gian này, ông viết bài Tỉnh quốc hồn ca kêu gọi mọi người duy tân theo hướng khai minh và phát triển thực nghiệp như vừa lược kể.
Hưởng ứng, ở Quảng Nam và các tỉnh lân cận, nhiều trường học, thư xã, thương hội, hội nghề nghiệp,... lần lượt được lập ra.
Tháng 7 năm 1907 Phan Châu Trinh nhận lời mời ra Hà Nội tham gia diễn giảng mỗi tháng 2 kỳ ở Đông Kinh Nghĩa Thục.
Bị giam lần thứ nhất
Tháng 3 năm 1908, phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ nổ ra, và bị triều Nguyễn và chính phủ bảo hộ Pháp đàn áp dữ dội. Phan Châu Trinh cùng nhiều thành viên trong phong trào Duy Tân bị nhà cầm quyền buộc tội đã khởi xướng phong trào chống thuế nên đều bị bắt.
Phan Châu Trinh bị bắt ở Hà Nội, giải về Huế. Tòa Khâm sứ Huế và Nam triều đều muốn khép ông vào tội chết. Nhưng nhờ sự can thiệp của những người Pháp có thiện chí và những đại diện của Hội Nhân quyền tại Hà Nội, họ buộc lòng phải kết ông án "trảm giam hậu, lưu tam thiên lý, ngộ xá bất nguyên" (nghĩa là tội chém nhưng chỉ giam lại, đày xa ba ngàn dặm, gặp ân xá cũng không cho về), rồi đày đi Côn Đảo ngày 4 tháng 4 năm 1908.
Nhờ dư luận trong nước và nhờ có sự vận động của Hội Nhân quyền ngay trên đất Pháp, đầu mùa hè năm 1910, Thống đốc Nam Kỳ theo lệnh của Toàn quyền Đông Dương ra Côn Lôn thẩm vấn riêng Phan Châu Trinh. Tháng 8 năm đó ông được đưa về đất liền. Tại Sài Gòn, một hội đồng xử lại bản án cho ông được ân xá, nhưng buộc xuống Mỹ Tho chịu quản thúc. Ở đây, ông làm nhiều bài thơ về các nhân vật tên tuổi của Nam Kỳ.
Bởi không hoạt động gì được, ông viết thư cho Toàn quyền Đông Dương đòi được sang Pháp hoặc trở lại Côn Lôn, nhất định không chịu cảnh bị giam lỏng ở Mỹ Tho nữa. Vì vậy, nhân có nghị định ngày 31 tháng 10 năm 1908 của chính phủ Pháp về việc lập một nhóm giảng dạy tiếng Hán tại Pháp, năm 1911, chính quyền Đông Dương cử một đoàn giáo dục Đông Dương sang Pháp, có cả Phan Châu Trinh và con trai là Phan Châu Dật.
Sang Pháp, bị giam lần thứ hai
Sang Pháp, việc đầu tiên của ông là đưa cho Hội Nhân quyền Pháp bản điều trần về vụ trấn áp những người dân chống sưu thuế tại Trung Kỳ năm 1908 (thường gọi là Trung Kỳ dân biến thủy mạt ký).
Sau đó, ông còn lên tiếng tố cáo tình trạng các tù nhân ở Côn Lôn bị đối xử tồi tệ, và nhờ Liên minh cầm quyền, Đảng Xã hội Pháp can thiệp nhằm giảm án cho các đồng chí của mình. Ông cũng đã tiếp xúc nhiều lần với những nhân vật cao cấp ở Bộ Thuộc địa, với Albert Sarraut (sắp sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương) để đưa ra những dự án cải tổ nền chính trị ở Việt Nam nhưng không có kết quả, vì lúc này thế lực của thực dân hãy còn đang mạnh. Trong khoảng thời gian này, ông viết Pháp-Việt liên hiệp hậu chi Tân Việt Nam.
Ngày 28 tháng 7 năm 1914, Đế quốc Áo-Hung tuyên chiến với Serbia, mở màn cho Chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau đó, ngày 3 tháng 8, Đức tuyên chiến với Pháp. Nhân cơ hội này, nhà cầm quyền Pháp tại Paris đã gọi Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường (một luật sư, nhà báo người Việt chống thực dân) phải đi lính, nhưng hai ông phản đối với lý do không phải là công dân Pháp. Mấy tháng sau, chính quyền khép tội hai ông là gián điệp của Đức để bắt giam Phan Văn Trường giam ở lao Cherchemidi và Phan Châu Trinh bị giam ở nhà tù Santé (Prison de la Santé), Paris, kể từ tháng 9 năm 1914.
Do việc Phan Châu Trinh bị bắt giam nên trợ cấp giảng dạy của ông bị cắt, con ông mất học bổng, phải vừa học vừa làm. Cũng trong năm này, vợ ông là bà Lê Thị Tỵ qua đời ở quê nhà ngày 12 tháng 5 năm 1914.
Tháng 7 năm 1915, vì không đủ bằng chứng buộc tội, chính quyền Pháp phải trả tự do cho hai ông sau nhiều tháng giam giữ. Sau khi ra tù, Phan Châu Trinh đã soạn tuyển tập thơ Santé thi tập với hơn 200 bài thơ ông sáng tác trong tù.
Ra tù, Phan Châu Trinh học nghề rửa ảnh rồi làm thuê cho các hiệu chụp ảnh để kiếm sống. Trong hoàn cảnh chiến tranh, giá sinh hoạt đắt đỏ, cảnh ngộ của hai cha con rất đỗi cơ cực. Chẳng lâu sau, Phan Châu Dật phải bỏ học về nước vì bị lao ruột và qua đời tại Huế ngày 14 tháng 2 năm 1921, được đem về an táng cạnh mộ mẹ tại Tây Lộc (Tiên Phước, Quảng Nam).
Ngày 19 tháng 6 năm 1919, Phan Châu Trinh cùng với Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành soạn bản "Yêu sách của nhân dân An Nam" gửi cho Hội nghị Versailles, ký tên chung là "Nguyễn Ái Quốc", và đã gây được tiếng vang. Tuy nhiên Phan Châu Trinh không tán thành với con đường đi theo chủ nghĩa cộng sản của Nguyễn Tất Thành. Phan Châu Trinh khuyên Nguyễn Tất Thành không nên ảo tưởng về sự hỗ trợ của người Pháp, kể cả đảng Xã hội Pháp, về vấn đề Việt Nam.
Năm 1922, khi vua Khải Định sang Pháp dự đấu xảo Marseille, ông viết một bức thư dài buộc tội vua Khải Định 7 điều, quen gọi là Thất Điều Trần hay Thư Thất Điều, khuyên vua về nước gấp, đừng làm nhục quốc thể. Cũng trong năm này, ông viết bài Tỉnh quốc hồn ca mới. Xuyên suốt tác phẩm này vẫn là một đường lối cải cách dân chủ, vẫn là thực trạng tăm tối của xã hội thực dân phong kiến và những thủ đoạn tàn bạo của chính sách thuộc địa ở Việt Nam.
Thấy hoạt động ở Pháp không thu được kết quả gì, đã nhiều lần ông yêu cầu chính phủ Pháp cho ông trở về quê hương, nhưng đều không được chấp thuận. Mãi đến năm 1925, khi thấy sức khỏe ông đã suy yếu, nhà cầm quyền Pháp mới cho phép ông về nước. Khoảng thời gian này, ông viết cuốn Đông Dương chính trị luận.
Về nước rồi qua đời
Ngày 29 tháng 5 năm 1925, Phan Châu Trinh cùng nhà cách mạng trẻ Nguyễn An Ninh xuống tàu rời nước Pháp, đến ngày 26 tháng 6 cùng năm thì về tới Sài Gòn. Sau đó, ông Ninh đưa ông về thẳng khách sạn Chiêu Nam Lầu của cha mình là ông Nguyễn An Khương. Ở đây mấy ngày thì ông về ở tại nhà riêng của ông Khương ở Mỹ Hòa để tiện việc tiếp đón bạn bè đến thăm và trao đổi công việc, đồng thời cũng để tiện cho ông Nguyễn An Cư (chú của ông Ninh, một lương y nổi tiếng) chăm sóc sức khỏe.
Tuy bị bệnh nhưng Phan Châu Trinh cố gắng diễn thuyết thêm hai đề tài là Đạo đức và luân lý Đông Tây, Quân trị chủ nghĩa và dân trị chủ nghĩa. Hai bài này đã có tác động không nhỏ đến thế hệ trẻ tại Sài Gòn, trong đó có Tạ Thu Thâu. Thân sĩ khắp ba kỳ năng lui tới nơi ở của Phan Châu Trinh, như Trần Huy Liệu và Nguyễn Văn Đính (Bắc Kỳ), Nguyễn Trọng Hy và Huỳnh Phò (Huế), Ngô Châu Danh và Trần Đình Phiên (Hội An), Hồ Tá Bang (Phan Thiết), Bùi Công Trừng (Nam Kỳ)...
Phan Châu Trinh cuối cùng nhận thấy thực dân Pháp không chấp nhận bất cứ một sự cải cách nào có lợi cho nhân dân Việt Nam, tư tưởng của ông có sự thay đổi. Bài “Đạo đức và luân lí Đông Tây” (1925) kết luận: “Nay muốn một ngày kia nước Việt Nam được tự do độc lập thì trước hết dân Việt Nam phải có đoàn thể đã. Mà muốn có đoàn thể thì có chi hay hơn là truyền bá xã hội chủ nghĩa trong dân Việt Nam”
Khi bệnh tình trở nặng (tháng 12 năm 1925), túc trực thường xuyên cạnh Phan Châu Trinh là Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường, Nguyễn Sinh Sắc, Huỳnh Thúc Kháng.
Đang lúc Phan Châu Trinh nằm trên giường bệnh thì hay tin ông Ninh vừa bị mật thám Pháp đến vây bắt tại nhà vào lúc 11 giờ 30 trưa ngày 24 tháng 3 năm 1926. Ngay đêm hôm đó, lúc 21 giờ 30, ông qua đời tại khách sạn Chiêu Nam Lầu và được đem quàn tại Bá Huê lầu, số 54 đường Pellerin, Sài Gòn, hưởng dương 54 tuổi.
Lời trăn trối cuối cùng của Phan Châu Trinh với Huỳnh Thúc Kháng, được thuật lại là:
"Độc lập của dân tộc ta sau này sở cậy có Nguyễn Ái Quốc".
Phản ứng
Khi Phan Châu Trinh qua đời, có rất nhiều cá nhân và tổ chức gửi câu đối và thơ văn đến đám tang của ông. Trong số đó có bài điếu văn của Huỳnh Thúc Kháng, người bạn thân thiết của Phan Châu Trinh, phản ánh rõ nét cuộc đời và quan điểm chính trị của ông:
...Một đoạn lịch sử của tiên sinh hơn hai mươi năm trời, nào bị tù đày, ở nước này sang nước khác, trải bao nhiêu phen nguy hiểm, trong giây phút này không thể lược thuật lại cho được; chúng tôi xin tóm tắt lại mà nói sơ: Chủ nghĩa tiên sinh đệ nhất là đánh đổ chuyên chế, làm cho dân quyền tự do, còn cái phương pháp tiến hành thì tiên sinh thường nói rằng:
– Tình hình trong nước ta bây giờ đang vào nguy ngập, nếu muốn cải cách thì cần liên lạc đoàn thể mới được. Tiếc cho người nước mình còn đang mê mộng, đồng chí với tiên sinh chẳng được mấy người. Vì vậy mà tấm lòng bị phân hóa ra uất ức, uất ức hóa nên đại bệnh huống gì những điều mắt thấy tai nghe dễ làm cho tiên sinh cảm xúc mà đau được, chết được, thương ôi!
– Thôi, đất vàng một nắm, giấc mộng ngàn thu, sự nghiệp anh hùng, ngày nay hết cuộc. Chúng tôi chỉ mong mai sau này những người kế chí tiên sinh, làm cho vẻ vang dân tộc Việt Nam ta. Thì linh hồn tiên sinh sẽ được yên ổn mà ngậm cười nơi suối vàng.
Một Ủy ban tổ chức lễ quốc táng chí sĩ Phan Châu Trinh gồm nhiều thành viên là các nhân sĩ, trí thức đã được hình thành ngay trong đêm ông qua đời gồm:
Chủ tịch
Bùi Quang Chiêu, Kỹ sư canh nông, Hội đồng quản hạt Nam Kỳ.
Các Ủy viên:
Nguyễn Văn Thinh, Bác sĩ y khoa, sau năm 1945 là Thủ tướng Cộng hòa Nam Kỳ tự trị.
Trần Văn Đôn, Bác sĩ y khoa, Hội đồng quản hạt Nam Kỳ.
Lê Quang Liêm, Đốc Phủ sứ.
Nguyễn Phan Long, Chủ bút La Tribune Indochinoise, Hội đồng quản hạt Nam Kỳ, Thủ tướng Quốc gia Việt Nam năm 1950.
Trương Văn Bền, Hội đồng quản hạt Nam Kỳ.
Nguyễn Tấn Được, Hội đồng quản hạt Nam Kỳ
Võ Công Tồn, Hội đồng quản hạt Nam Kỳ
Nguyễn Tấn Văn, Hội đồng thành phố Sài Gòn.
Trương Văn Công, Hội đồng thành phố Chợ Lớn.
Nguyễn Kim Đính, Chủ nhiệm Đông Pháp thời báo.
Trần Huy Liệu, Chủ bút Đông Pháp thời báo.
Nguyễn Huỳnh Điểu, Hội viên Hội đồng Canh Nông Trà Vinh.
Nguyễn Dư Khánh, tự Khánh Ký, Nhiếp ảnh gia Sài Gòn.
Huỳnh Đình Điển, nhân sĩ Sài Gòn.
Hơn 6 vạn người dân đã đến Sài Gòn, không phân biệt chính trị, đảng phái, tôn giáo tham dự, đã đưa linh cữu Phan Châu Trinh đến nghĩa trang của hội Gò Công tương tế lúc 6 giờ sáng ngày 4 tháng 4 năm 1926.
Bất chấp sự ngăn cản của chính quyền thực dân, phong trào làm lễ truy điệu Phan Châu Trinh được tổ chức rộng rãi ở khắp ba kỳ, trở thành một sự kiện chính trị nổi bật lúc bấy giờ.
Khu mộ của ông hiện ở quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh và được xếp hạng là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Hiện nay, các tên Phan Châu Trinh hay Phan Chu Trinh được dùng để đặt tên cho nhiều đường phố và trường học trong khắp nước Việt Nam.
Chủ trương cách mạng
Sau khi cáo quan về quê, Phan Châu Trinh dốc lòng vào công việc cứu nước. Mặc dù rất đau xót trước cảnh thực dân Pháp ngược đãi người Việt Nam, quan điểm của Phan Châu Trinh trước mắt chưa nên đặt nhiệm vụ khôi phục chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc (tức đánh đuổi Pháp), mà nhiệm vụ cấp bách là phải:
Khai dân trí: bỏ lối học tầm chương trích cú, mở trường dạy chữ Quốc ngữ cùng kiến thức khoa học thực dụng, bài trừ hủ tục xa hoa.
Chấn dân khí: thức tỉnh tinh thần tự lực, tự cường, mọi người giác ngộ được quyền lợi và nghĩa vụ của mình, giải thoát khỏi tư tưởng chuyên chế phong kiến.
Hậu dân sinh: phát triển kinh tế, cho dân khai hoang làm vườn, lập hội buôn, sản xuất hàng nội địa hóa,...
Cho nên sau khi ông vào Nam ra Bắc, sang Nhật, để trao đổi và tìm hiểu, cuối cùng ông nhất quyết làm cuộc cải cách duy tân cho quốc dân trong nước. Ngoài ra, ông gửi thư cho Toàn quyền Beau ngày 15 tháng 8 năm 1906, chỉ trích chính phủ Pháp không lo mở mang khai hóa cho dân mà chỉ lo thu thuế, do đó dân đã khổ càng khổ hơn. Ông đề nghị chính phủ Đông Dương nên thay đổi thái độ đối với sĩ dân nước Nam, cải tổ mọi chính sách cai trị. Bức thư đã gây tiếng vang lớn trong nhân dân, công khai nói lên tâm trạng bất mãn của dân chúng và khẳng định quyết tâm cải biến hiện trạng của đất nước.
Đối với đường lối hoạt động cứu nước của người bạn thân là Phan Bội Châu (ông gặp Phan Bội Châu vào khoảng tháng 7 năm 1904 và sau đó trở thành đôi bạn thân thiết), Phan Châu Trinh rất hoan nghênh việc bạn và tổ chức của bạn (Duy Tân hội) đã vận động được một số học sinh ra nước ngoài học tập và phổ biến những tài liệu tuyên truyền giáo dục quốc dân trong nước. Song, ông phản đối chủ trương bạo động và tư tưởng bảo hoàng của Phan Bội Châu.
Tôn Quang Phiệt nhận xét về chủ trương của Phan Châu Trinh như sau:
Phan Chu Trinh hô hào: Không bạo động, bạo động là chết… Phan Chu Trinh đã muốn thực hiện chương trình khai dân trí, xướng dân quyền của dân mình; dân đã khôn ngoan tiến bộ về mọi mặt, đã biết dùng quyền của mình thì mới có thể độc lập được. Tuy nhiên, cứ lấy tư cách một người thân sĩ chân không mà hô hào cải lương thì làm sao mà được toàn dân hưởng ứng, toàn dân thực hiện được; mà toàn dân không hưởng ứng, không thực hiện, thì cải lương với ai?
Cả hai phái bạo động và cải lương đều thất bại, vì lúc đó nước ta chưa đủ điều kiện chủ quan và khách quan để đuổi được ngoại xâm giành được độc lập. Tuy nhiên, cách mạng võ trang của Phan Bội Châu được người sau noi theo và đã thành công. Các nhà hoạt động cách mạng thường nói "thất bại là mẹ thành công", trường hợp này rất đúng. Còn chủ trương cải lương của Phan Chu Trinh thì bị thất bại và bị phá sản luôn, sau Phan Chu Trinh những nhà chân chính ái quốc của nước ta không ai đi theo con đường ấy nữa.
Phan Văn Trường (nhà yêu nước cùng thời với Phan Chu Trinh, từng là luật sư Tòa án Paris) viết:
Phan Chu Trinh là một người rất kiên trì, đeo đẳng... Ông vẫn tiếp tục lui tới những nơi làm việc của Bộ Thuộc địa, tìm cách gần gũi những viên chức cao cấp phụ trách về Đông Dương để bày tỏ lòng trung thành của ông, nhưng ông vẫn bị chính quyền Pháp thừa lúc ban hành tình trạng chiến tranh để buộc ông và tôi vào tội có âm mưu chính trị chống lại nước Pháp và tống cả hai vào ngục suốt 11 tháng
Cũng tưởng rằng sau những bài học thấm thía ấy ông Phan Chu Trinh sẽ tỉnh mộng chia tay với tật lạc quan của ông và sẽ vĩnh viễn từ bỏ cái hy vọng được chính quyền thuộc địa chiếu cố thương yêu trở lại. Nhưng sự thật không phải thế. Ông có một thứ triết lý riêng của ông, ông lại vẫn chứng nào tật ấy, làm như chẳng có việc gì xảy ra cả, vẫn tiếp tục lui tới văn phòng Bộ Thuộc địa, vẫn tìm cách gần gũi những người đã bức hại ông...
Ông Phan Chu Trinh rất thông minh, rất dễ mến, rất tốt với bạn bè, nhưng những đức tính nầy không đủ để giúp ông trở thành một nhà cách mạng.
Tuy khâm phục lòng ái quốc của Phan Châu Trinh, nhưng Nguyễn Ái Quốc cho rằng chủ trương cách mạng của Phan Châu Trinh chỉ thích hợp với các nước đã có được độc lập, chứ không thể nào đạt được trong bối cảnh lịch sử Việt Nam khi đó. Phan Châu Trinh đả kích hệ thống quan lại mục nát, tham nhũng và bất lực nhưng không thấy chính sách sử dụng bộ máy quan liêu phong kiến như vậy là bản chất của thực dân Pháp nhằm nô dịch dân chúng thuộc địa. Phan Châu Trinh cố thuyết phục chính phủ thực dân Pháp thay đổi chính sách, cải cách hệ thống quan lại, mở rộng dân chủ và nâng cao dân trí, ý định của ông là khi dân trí nâng cao, tinh thần tự cường tốt thì người dân Việt Nam sẽ mạnh lên, và khi đủ mạnh thì người Việt sẽ quay sang chống lại Pháp để giành độc lập. Nhưng Phan Châu Trinh không thấy được rằng Thực dân Pháp cũng hiểu rất rõ ý định của ông, và không đời nào Pháp lại chấp nhận thi hành những chính sách gây nguy cơ đe dọa đến việc cai trị thuộc địa của họ, nên sự thuyết phục của Phan Châu Trinh sẽ không thể nào thành công. Phan Châu Trinh nhìn thấy sự thành công của Minh Trị duy tân tại Nhật Bản, nhưng ông bỏ qua thực tế rằng cuộc cải cách ở Nhật Bản được tiến hành khi họ vẫn duy trì được nền độc lập và có Thiên hoàng làm lãnh tụ, còn Việt Nam thì đã trở thành thuộc địa gần 30 năm và cũng chẳng có ai đủ khả năng làm lãnh tụ cải cách (vua Nguyễn đã bị Pháp khống chế chặt chẽ). Vì những lẽ đó, Nguyễn Ái Quốc cho rằng:
"Cụ Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương, đó là sai lầm chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương".
Về sau, việc Phan Châu Trinh bị mật thám Pháp bắt giam năm 1914 và bị cấm về nước cho tới cuối đời, sự nghiệp vận động cách mạng của ông cũng chấm dứt. Ông để lại nhiều bài diễn thuyết thể hiện tư tưởng yêu nước, nhưng về thành tựu chính trị thì ông chưa đạt được gì. Sự thất bại của Phan Châu Trinh đã chứng minh những nhận định của Nguyễn Ái Quốc là xác đáng.
Tác phẩm
Đầu Pháp chính phủ thư (1906)
Hiện trạng vấn đề (1907)
Hợp quần doanh sinh thuyết quốc âm tự (1907)
Tây Hồ thi tập (tập hợp thơ làm trong nhiều năm)
Tuồng Trưng Nữ Vương (soạn chung với Huỳnh Thúc Kháng và Phan Thúc Duyện năm 1910)
Trung Kỳ dân biến tụng oan thủy mạt ký (1911)
Santé thi tập (gồm hơn 200 bài thơ, soạn trong tù tại Pháp, 1915)
Thư thất điều (thư vạch 7 tội của vua Khải Định, 1922)
Giai nhân kỳ ngộ diễn ca (gồm hơn 7.000 câu thơ lục bát, soạn 1912-1913)
Tỉnh quốc hồn ca I, II (phần I, làm khi ở Việt Nam (1907), phần II, làm khi sang Pháp (1922). Đây là thơ hiệu triệu, thức tỉnh đồng bào, tạo dân khí mạnh, đề cao dân quyền)
Bức thư trả lời cho người học trò tên Đông (1925)
Đông Dương chính trị luận (1925)
Đạo đức và luân lý Đông Tây (1925)
Quân trị chủ nghĩa và Dân trị chủ nghĩa (1925)
Ngoài ra, ông còn có các bài diễn thuyết và một số thơ (không nằm trong Tây Hồ thi tập) và câu đối chữ Hán ông làm từ 1902 – 1912...
Trích dẫn
Đánh giá
Tại Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh:
Năm 1926, có một sự thức tỉnh trong toàn quốc tiếp theo sau cái chết của một nhà quốc gia chủ nghĩa già – Phan Châu Trinh. Khắp trong nước đều có lễ truy điệu... Chữ "Chủ nghĩa Quốc gia" từ đó được nói và viết công khai. Những giáo viên người Pháp tìm cách ngăn cấm học sinh tham gia các cuộc meeting đó. Nam nữ học sinh ở nhiều trường, đặc biệt là Sài Gòn là nơi tổ chức đám tang, đã tuyên bố bãi khóa. Hai mươi ngàn người đi theo linh cữu mang biểu ngữ viết những khẩu hiệu có tính chất quốc gia chủ nghĩa. Người An Nam chưa hề được chứng kiến một việc to lớn như vậy bao giờ trong lịch sử.
Nguyễn Ái Quốc cho rằng: "Cụ Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương, đó là sai lầm chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương"
Nhà thơ Tố Hữu:
Muôn dặm đường xa biết đến đâu?
Phan Châu Trinh lạc lối trời Âu.
Học giả Nguyễn Hiến Lê:
Cụ Tây Hồ là người mở đường cho phong trào Duy Tân ở nước ta. Lập Nghĩa Thục, một phần công lớn là của Cụ, gây tư tưởng mới ở Quảng Nam là Cụ, đi khắp nơi diễn thuyết là Cụ, khuyên quốc dân cắt tóc là Cụ, liệng cái Phó bảng mà lập ra hiệu buôn cũng là Cụ, bỏ tục nhuộm răng, vận âu phục bằng nội hóa thì người đầu tiên cũng lại là Cụ.
Giáo sư Trần Văn Giàu:
Qua những vấn đề tư tưởng yêu nước của Phan Châu Trinh được sơ bộ phân tích, có thể thấy rằng đường lối khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, đường lối chống chủ nghĩa thực dân Pháp nhằm giành lại độc lập tự chủ, lập chế độ quân chủ lập hiến hay chế độ cộng hòa dân chủ, và nhằm đưa nước nhà phát triển theo Tây phương, thực chất là tư tưởng tư sản chứ không phải cái gì khác. Tư tưởng dân chủ tư sản ở Tây phương đầu thế kỷ XX rõ ràng là đã lạc hậu quá rồi bởi vì bấy giờ Tây phương đứng trước ngưỡng cửa của cách mạng vô sản, xã hội chủ nghĩa. Nhưng đối với Đông phương nói chung, với Việt Nam nói riêng, tư tưởng dân chủ tư sản hãy còn đóng vai trò tiến bộ, còn có một ý nghĩa cách mạng, bởi vì Đông phương và Việt Nam lúc này còn phải làm cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
Nhà sử học Phạm Văn Sơn:
Chủ trương của Phan Châu Trinh là muốn thi hành một chính sách cải lương cho dân tộc Việt Nam... Chủ trương của ông quả là không tưởng... Về sau này, nhờ sống 15 năm trên đất Pháp, ý thức cách mạng của ông đã tiến bộ nhiều qua bài diễn thuyết về đề tài "Quân trị và dân trị" vào đêm 19 tháng 11 năm 1925 tại Sài Gòn.Dù có những nhận định khác nhau về lập trường chính trị Phan Châu Trinh, nhưng không ai không công nhận ông là một người có tư tưởng dân chủ sớm hơn hết ở Việt Nam.
Nhóm tác giả sách Đại cương lịch sử Việt Nam:
Phan Châu Trinh là một tấm gương sáng trong phong trào Duy Tân đầu thế kỷ 20. Ông là một nhà nho yêu nước có nhiều suy nghĩ tiến bộ. Có thể xem ông là người có tư tưởng dân chủ sớm nhất trong số các nhà nho yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ 20.Đặc biệt hơn nữa là con đường ông chọn là con đường dấn thân tranh đấu nhưng ôn hòa, bất bạo động. Đây là điểm khác biệt chính giữa ông và Phan Bội Châu. Phan Châu Trinh xem vấn đề dân chủ còn cấp bách hơn độc lập và tin rằng có thể dùng luật pháp, cách cai trị có quy củ theo kiểu Âu Mỹ để quét sạch những hủ bại của phong kiến. Với tinh thần yêu nước nồng nhiệt, suốt đời gắn bó với vận mệnh đất nước, với cuộc sống sôi nổi, gian khổ và thanh bạch, ông xứng đáng để hậu thế ngưỡng mộ..
Giáo sư Trần Ngọc Vương:khác với chủ trương cầu viện ở nước ngoài của Phan Bội Châu và nhiều người, Phan Châu Trinh lại chủ trương "Ỷ Pháp cầu tiến bộ" (Dựa vào người Pháp để cải tạo xã hội). Ở đây, Phan Châu Trinh đã nhận ra mặt thứ hai của Chủ nghĩa thực dân, ấy là mặt xây dựng chứ không chỉ là mặt phá hoại. Tôi cho đó là cái nhìn tiến bộ và xa hơn rất nhiều so với Phan Bội Châu.
Từ góc độ của mình Phan Châu Trinh nhìn ra đường hướng "Ỷ Pháp cầu tiến bộ" không phải là đường hướng không sáng suốt. Chúng ta chứng kiến một thực tế về sau này là chính hệ thống giáo dục của nước Pháp đã đào tạo ra một đội ngũ trí thức mà chúng ta vẫn gọi là "thế hệ vàng của trí thức Việt Nam". Và chính những trí thức này sau đó đã góp một phần rất lớn trong việc loại bỏ Chủ nghĩa thực dân và tạo nền móng cho một xã hội hiện đại tại Việt Nam. Có nhìn như thế thì mới thấy hết cái viễn kiến, tầm nhìn của Phan Châu Trinh lúc bấy giờ.
Giáo sư Huỳnh Lý:
Phan Châu Trinh là một con người hoạt động, một chí sĩ yêu nước nồng nhiệt, dũng cảm, bất khuất, có đầu óc tổ chức và đầy sáng kiến, có những chủ trương dứt khoát và mạnh bạo, như chủ trương cần phải lật đổ bộ máy phong kiến chứ không thể dựa vào nó, cần phải nâng trình độ nhân dân lên về mọi mặt: dân quyền, dân sinh, dân chủ, và muốn thế phải làm một cuộc vận động "tự lực khai hóa" rộng lớn...Tuy nhiên, vào thời điểm lịch sử của ông, khi thế lực của chủ nghĩa thực dân trên toàn cầu còn rất mạnh, việc ông yêu cầu hết chính phủ ở Đông Dương đến chính khách tư sản ở Pháp, thực hiện cải cách chính trị trước sau đều vấp phải trở lực… nên cuối cùng dẫn ông đến thất bại.
Về sáng tác thơ văn, Phan Châu Trinh đã góp phần vào việc thức tỉnh nhân tâm, làm dấy lên phong trào yêu nước sôi nổi trong ba thập niên đầu thế kỷ 20.
Theo Nguyễn Đức Sự tại Kỷ yếu Hội thảo khoa học về Phan Châu Trinh (tháng 9/1992):Sự thực, chủ nghĩa cải lương của Phan Châu Trinh là một hiện tượng nổi bật trong xã hội Việt nam vào những thập kỷ đầu của thế kỷ XX. Nó chứng tỏ Phan Châu Trinh rất quan tâm đến sự tiến bộ và tương lai của nước nhà. Chính vì vậy mà ông muốn cải tạo xã hội Việt Nam lúc đương thời theo con đường cải lương, nghĩa là dựa vào chính phủ Bảo hộ và nước Đại Pháp văn minh để tiến hành cải cách nhằm đưa xã hội Việt Nam tiến lên phía trước. Nhưng chủ trương dựa vào Pháp để thực hành cải lương của ông đã thể hiện một sự nhận thức không đúng về chủ nghĩa tư bản đế quốc và nền văn minh tư bản chủ nghĩa. Ông không lý giải được tại sao các nước tư bản tiên tiến luôn cổ vũ nền dân chủ tự do như nước Pháp lại có thể câu kết với những thế lực phong kiến lỗi thời và phản động để nô dịch và áp bức nhân dân thuộc địa. Vì thế chủ trương dựa vào Pháp để thực hành cải lương chỉ là ảo tưởng và không thể nào đạt được mục đích. Ông còn chỉ rõ một trong những nguyên nhân dẫn đến sự đồi bại của bộ máy quan liêu là sự "dung túng của chính phủ Bảo hộ". Duy ở đây có điều là ông không thấy chính sách sử dụng bộ máy quan liêu sâu mọt như vậy để nô dịch nhân dân là bản chất của thực dân Pháp. Vì thế ông đã cố gắng thuyết phục chính phủ Bảo hộ thay đổi chính sách và tiếp thu những đề nghị của ông về cải cách hệ thống quan lại và mở rộng dân chủ cho nhân dân. Nhưng sự thuyết phục đó không thể thành công.Từ bên ngoài
Nhà sử học Daniel Héméry:Khuôn mặt vĩ đại của Phan Châu Trinh theo tôi là khuôn mặt đáng chú ý nhất trong lịch sử văn hóa và chính trị Việt Nam ở thế kỷ XX, bởi chính ông đã xác định một cách rành mạch, sáng rõ nhất những nan đề (les problematimaques) đặt ra lâu dài mà các thế hệ người Việt Nam sẽ phải và mãi mãi còn phải đảm nhận.Nhà sử học David G.MarrNhư phần lớn những người khác, Phan Châu Trinh đã thụ động trong giai đoạn đầu tiếp nhận những tư tưởng ngoại lai, ít khi tự vấn mình một cách nghiêm khắc để xác định xem những cái mới bổ sung, mâu thuẫn với những cái cũ như thế nào, hay lựa chọn những cái khác, những quan niệm ban đầu. Đối với Phan Châu Trinh cái cần thiết phải có những hành động cương quyết không bao giờ được cụ thể hóa ra cả. Ông ấy cũng không bao giờ bị cưỡng bách trong việc phân biệt và lựa chọn những phương pháp (có ý thức hay không) đến mức độ như Phan Bội Châu.Gia đình
Cha: Phan Văn Bình (?-1886), người làng Tây Lộc, Tiên Phước, một võ quan triều Nguyễn.
Mẹ: Lê Thị Trung (hoặc Chung?) (?-1878), người làng Phú Lâm, Tiên Phước.
Anh chị em: (khuyết)
Vợ: Lê Thị Tỵ (1877-1914), người làng An Sơn, Tiên Phước. Ông bà cưới nhau năm 1896 và có với nhau 3 người con:
Con trai: Phan Châu Dật (1897-1921)
Con gái: Phan Thị Châu Liên (1901-1996), về sau gả cho Đốc học Lê Ấm (1897-1976).
Cháu ngoại: Lê Thị Khoách, Lê Thị Kinh (tức Phan Thị Minh), Lê Thị Lộc, Lê Khâm (tức nhà văn Phan Tứ), Lê Thị Sương, Lê Thị Chi và Lê Thị Trang
Con gái: Phan Thị Châu Lan (1904-1944), về sau gả cho Họa đồ Nguyễn Đồng Hợi (1900-1969)
Cháu ngoại: Nguyễn Thị Châu Sa (tức Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình), Nguyễn Đông Hà, Nguyễn Đông Hải, Nguyễn Thị Châu Loan, Nguyễn Đông Hồ và Nguyễn Đông Hào. |
Các tiểu bang và vùng lãnh thổ của Úc bao gồm:
Tiểu bang
Queensland
Victoria
New South Wales
Nam Úc (South Australia)
Tây Úc (Western Australia)
Tasmania
Lãnh thổ nội địa
Lãnh thổ Bắc (Northern Territory)
Lãnh thổ Thủ đô Úc (Lãnh thổ Thủ đô Úc)
Lãnh thổ vịnh Jervis (Jervis Bay Territory)
Lãnh thổ hải ngoại
Quần đảo Ashmore và Cartier
Đảo Norfolk
Đảo Christmas
Quần đảo Cocos (Keeling)
Quần đảo Coral Sea
Đảo Heard và quần đảo McDonald
Lãnh thổ châu Nam Cực thuộc Úc
Lịch sử
Các tiểu bang có nguồn gốc là các thuộc địa riêng biệt của Anh trước khi Liên bang hóa vào năm 1901. Thuộc địa New South Wales được thành lập vào năm 1788 và ban đầu bao gồm phần lớn Đại lục Úc, cũng như đảo Lord Howe, New Zealand, Đảo Norfolk và vùng đất Van Diemen, ngoài khu vực hiện nay là tiểu bang New South Wales. Trong thế kỷ 19, các khu vực rộng lớn đã được tách ra liên tiếp để tạo thành Thuộc địa Tasmania (ban đầu được thành lập như một thuộc địa riêng biệt với tên vùng đất Van Diemenvào năm 1825), Thuộc địa của Tây Úc(ban đầu thành lập với tên gọi Thuộc địa sông Swan năm 1829), các tỉnh Nam Úc (1836), thuộc địa New Zealand (1840), [13] thuộc địa Victoria (1851) và thuộc địa Queensland (1859). Sáu thuộc địa New South Wales, Victoria, Queensland, Nam Úc, Tây Úc và Tasmania trở thành các bang thành lập Khối thịnh vượng chung Úc mới.
Quyền hạn lập pháp của các bang được bảo vệ bởi hiến pháp Úc, điều 107 và theo đạo luật liên bang, luật pháp Liên bang chỉ áp dụng cho các bang được hiến pháp cho phép. Cũng theo góc độ hiến pháp, các lãnh thổ được quản lý trực tiếp từ Chính phủ Liên bang; luật về lãnh thổ được xác định bởi Quốc hội Úc. [14]
Hầu hết các lãnh thổ được quản lý trực tiếp bởi Chính phủ Liên bang, trong khi hai lãnh thổ: Bắc Úc và Lãnh thổ thủ đô Úc (ACT) có mức độ tự trị mặc dù ít hơn so với các bang. Trong các lãnh thổ tự trị, Quốc hội Úc vẫn giữ toàn bộ quyền lập pháp và có thể ghi đè lên các luật do các thể chế lãnh thổ đưa ra trong những dịp hiếm hoi. Đối với các mục đích của các cơ quan liên chính phủ Úc (và Úc-New Zealand), Lãnh thổ Bắc Úc và Lãnh thổ thủ đô Úc có thể xem ngang với các bang.
Đứng đầu mỗi tiểu bang là một thống đốc, được chỉ định bởi Nữ hoàng, theo quy ước, bà làm theo lời khuyên của Thủ tướng bang. Đứng đầu Lãnh thổ phía Bắc là quản lý viên, được bổ nhiệm bởi Toàn quyền. Lãnh thổ Thủ đô Úc không có Thống đốc hay Quản lý viên, nhưng Toàn quyền thực thi một số quyền lực mà tại các khu vực tài phán khác được Thống đốc của một tiểu bang hoặc Quản lý viên của một lãnh thổ thực hiện, chẳng hạn như quyền giải tán Hội đồng Lập pháp.
Lãnh thổ vịnh Jervis là lãnh thổ nội lục duy nhất không tự quản. Cho đến năm 1989, nó được quản lý như thể nó là một phần của ACT, mặc dù nó luôn là một lãnh thổ riêng biệt. Theo các điều khoản của Đạo luật chấp thuận lãnh thổ vịnh Janner năm 1915, [15] luật của ACT áp dụng đối với Lãnh thổ vịnh Jervis khi chúng được áp dụng và giúp chúng không trái với Pháp lệnh. [16] Mặc dù cư dân của Lãnh thổ Vịnh Janner thường phải tuân theo luật do Hội đồng Lập pháp ACT đưa ra, nhưng họ không được đại diện trong Hội đồng. Họ được đại diện trong Quốc hội Úc là một phần của phân khu Fraser trong ACT và bởi hai Thượng nghị sĩ của ACT. Ở các khía cạnh khác, lãnh thổ được quản lý trực tiếp bởi Chính phủ Liên bang.
Lãnh thổ bên ngoài của Đảo Norfolk sở hữu một mức độ tự trị từ năm 1979 đến năm 2015.
Mỗi tiểu bang có một quốc hội lưỡng viện trừ Queensland, đã bãi bỏ thượng viện vào năm 1922. Hạ viện được gọi là Nghị viện Lập pháp, ngoại trừ ở Nam Úc và Tasmania, nơi được gọi là Hạ viện. Tasmania là tiểu bang duy nhất sử dụng đại diện theo tỷ lệ cho các cuộc bầu cử vào hạ viện; tất cả những người khác bầu các thành viên từ các khu vực bầu cử thành viên duy nhất, sử dụng bỏ phiếu ưu đãi. Thượng viện được gọi là Hội đồng Lập pháp và thường được bầu từ các khu vực bầu cử nhiều thành viên bằng cách sử dụng đại diện theo tỷ lệ. Ba lãnh thổ tự trị là ACT, Lãnh thổ phía Bắc và Đảo Norfolk, mỗi quốc gia đều có Hội đồng lập pháp đơn phương.
Người đứng đầu chính phủ của mỗi bang được gọi là thủ tướng, được bổ nhiệm bởi Thống đốc bang. Trong trường hợp bình thường, Thống đốc sẽ chỉ định làm thủ tướng bất cứ ai lãnh đạo đảng hoặc liên minh thực hiện quyền kiểm soát hạ viện (trong trường hợp Queensland, ngôi nhà duy nhất) của Quốc hội bang. Tuy nhiên, trong thời kỳ khủng hoảng hiến pháp, Thống đốc có thể chỉ định người khác làm Thủ tướng. Người đứng đầu chính phủ của các lãnh thổ nội bộ tự quản được gọi là bộ trưởng. Bộ trưởng lãnh thổ phía Bắc, trong những trường hợp bình thường, bất cứ ai kiểm soát Hội đồng lập pháp, đều được bổ nhiệm bởi quản trị viên.
Thuật ngữ "liên bang" được sử dụng trong nước Úc để chỉ một số sự kiện, giao dịch, đăng ký, du lịch, v.v. xảy ra xuyên biên giới hoặc bên ngoài tiểu bang hoặc lãnh thổ cụ thể của người sử dụng thuật ngữ này. Ví dụ về việc sử dụng bao gồm đăng ký xe cơ giới, [17] du lịch, [18] ứng dụng cho các tổ chức giáo dục ngoài tiểu bang của một người. [19]
Phân chia hành chính |
Ngày 24 tháng 11 là ngày thứ 328 trong mỗi năm thường (thứ 329 trong mỗi năm nhuận). Còn 37 ngày nữa trong năm.
Sự kiện
380 – Theodosius I làm adventus (sự đi vào chính thức), vào thành phố Constantinopolis.
642 – Theodore làm Giáo hoàng sau Gioan IV.
757 – Loạn An Sử: Quân Đại Yên chiếm được thành Tuy Dương sau một năm bao vây, tướng Đường Trương Tuần bị hành hình.
1207 – Sau khi bị bãi chức hữu thừa tướng, đại thần Nam Tống Hàn Thác Trụ bị ám sát, thủ cấp của ông sau đó được giao cho Kim để nghị hòa.
1639 (st.v.) – Jeremiah Horrocks và William Crabtree quan sát Sao Kim lướt qua Mặt Trời lần đầu tiên được xác nhận, sau khi Horrocks dự đoán sự kiện này. (4 tháng 12 theo lịch Gregory)
1642 – Abel Tasman dẫn cuộc thám hiểm tới vùng đất Van Diemen (Van Diemen's Land), nay là Tasmania, Úc.
1859 – Nguồn gốc các loài của nhà tự nhiên học người Anh Charles Darwin được xuất bản lần đầu tiên. Cuốn sách cho rằng những sinh vật từ từ tiến hóa theo thuyết chọn lọc tự nhiên. Lần in đầu tiên được bán hết trong vòng một ngày.
1863 – Nội chiến Hoa Kỳ: Gần Chattanooga, Tennessee, quân đội Liên bang dưới tướng Ulysses S. Grant lấy Núi Lookout và bắt đầu gãy bao vây của quân đội các Tiểu bang Liên minh Hoa Kỳ dưới tướng Braxton Bragg tại thành phố đó, trong Trận Núi Lookout.
1924 – Đoàn Kỳ Thụy nhậm chức chấp chính lâm thời, tức nguyên thủ quốc gia, của Chính phủ Lâm thời Trung Hoa Dân Quốc.
1947 – Oanh tạc cơ chiến đấu Grumman F9F Panther thực hiện chuyến bay đầu tiên, là kiểu máy bay được Hải quân và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Triều Tiên.
1963 – Jack Ruby bắn chết Lee Harvey Oswald, nghi phạm số một trong vụ ám sát Tổng thống John F. Kennedy, có truyền hình trực tiếp, gây ra nhiều giả thuyết âm mưu.
1974 – Các nhà cổ nhân chủng học do Donald Johanson dẫn đầu khám phá bộ xương của Australopithecus afarensis sống 3,2 triệu năm trước đây trong vùng lõm Afar ở Ethiopia và đặt tên hiệu của nó là "Lucy" theo bài hát "Lucy in the Sky with Diamonds" của The Beatles.
1976 – Nghi thức đặt móng cho Nhà kỷ niệm Mao Chủ tịch được cử hành tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
1992 – Hoa Kỳ hạ quốc kỳ và rút các binh sĩ cuối cùng khỏi Căn cứ Hải quân vịnh Subic tại Philippines.
Sinh
24 tháng 11: Charles-Michel de l'Epée, nhà giáo dục từ thiện thế kỷ XVIII , người được vinh danh là "Cha đẻ của người điếc".
1887 - Erich von Manstein, Thống chế Đức (m. 1973)
1942 - Nhạc sĩ Nhật Ngân
Mất
1896 - Lý Tường Quan, đại phú người Việt gốc Hoa (s. 1842)
1963 – Lee Harvey Oswald, nghi phạm số một trong vụ ám sát Tổng thống John F. Kennedy (s. 1939)
2019 - Goo Ha-ra, nữ ca sĩ, diễn viên và người mẫu Hàn Quốc (s. 1991)
1991 - Freddie Mercury, tượng đài âm nhạc thế giới (s. 1946)
Ngày lễ và ngày kỷ niệm
Lễ kỷ niệm Các Thánh tử đạo Việt Nam. |
Bàn phím AZERTY (phiên âm tiếng Việt theo tiếng anh: Ơ-dơt-ti, theo tiếng Pháp: A-déc-ti) là một loại bàn phím được dùng để nhập dữ liệu văn bản trên các máy đánh chữ hay máy tính tại Bỉ, Pháp. Một loại bàn phím tương tự ĄŽERTY cũng được dùng ở Litva.
Bàn phím này ra đời từ thế kỷ 19, được thiết kế để thay thế bàn phím tiếng Anh QWERTY cho máy đánh chữ tiếng Pháp đầu tiên được sản xuất hàng loạt bởi Remington. Nó được đã nghiên cứu và thiết kế để giúp giảm thiểu nguy cơ gây tắc nghẽn cho máy đánh chữ cơ khí. Trên các máy đánh chữ đầu tiên, các que gõ chữ nằm cạnh nhau thường bị va vào nhau. Thiết kế QWERTY giúp các chữ cái hay nằm cạnh nhau trong tiếng Anh được nằm xa nhau trên bàn phím, tránh cho việc các phím bị tắc do va nhau. Thiết kế AZERTY cũng nhằm mục đích tương tự cho tiếng Pháp.
AZERTY trên máy tính hiện đại
Không nhấn shift
Một số nút có thể cho ra kết quả khác trên một số bàn phím.
Nhấn shift
Một số nút có thể cho ra kết quả khác trên một số bàn phím. Nhấn nút Caps-lock, sau đó gõ các phím không cùng lúc với Shift cũng cho ra kết quả giống như trên ở đa số phím.
Với Alt Gr
Một số nút có thể cho ra kết quả khác trên một số bàn phím.
Viết dấu mũ
Nhấn nút ^¨ (nằm giữa pPþ và $£¤, tương đương nút [{ trên QWERTY) sau đó nhấn một trong a, e hay o sẽ được â, ê hay ô.
Viết dấu hai chấm trên
Nhấn shift cùng lúc với ^¨ sau đó nhấn một trong i, e để được ï, ë. |
Bài này viết về BLAST (viết hoa), một chương trình dùng trong tin sinh học. Về các nghĩa khác, xem tại blast (định hướng)
Trong tin sinh học, Basic Local Alignment Search Tool, hay BLAST, là một giải thuật để so sánh các chuỗi sinh học, như các chuỗi amino-acid của các protein hay của các chuỗi DNA khác nhau. Khi được cung cấp một thư viện hay cơ sở dữ liệu các chuỗi đó, một tìm kiếm BLAST sẽ cho phép nhà nghiên cứu tìm kiếm các chuỗi con giống với chuỗi có sẵn mà ta quan tâm. Ví dụ, tiếp sau việc khám phá ra các gen mà trước đây chưa biết ở chuột (loại mus musculus), một nhà khoa học sẽ thường thực thi một tìm kiếm BLAST trên genome người để tìm kiếm xem liệu con người có mang các gen giống vậy không; BLAST sẽ xác định các chuỗi nào trong genome người mà giống với gen chuột dựa trên sự giống nhau của chuỗi.
Để chạy, BLAST cần đầu vào là 2 chuỗi: một là chuỗi truy vấn (hay còn gọi là chuỗi đích) và một cơ sở dữ liệu chuỗi. BLAST sẽ tìm kiếm các chuỗi con trong câu truy vấn mà giống với các chuỗi con trong cơ sở dữ liệu chuỗi. Thông thường, khi sử dụng, chuỗi truy vấn là nhỏ hơn rất nhiều so với cơ sở dữ liệu, ví dụ: chuỗi truy vấn có thể chỉ gồm 1 nghìn nucleotide trong khi cơ sở dữ liệu chuỗi có hàng tỉ nucleotide.
BLAST tìm kiếm những bắt cặp trình tự có điểm số cao giữa chuỗi truy vấn và các chuỗi trong cơ sở dữ liệu bằng cách sử dụng phương pháp dựa trên kinh nghiệm (heuristic) để có thể có tìm được kết quả gần tốt bằng với giải thuật Smith-Waterman. Thuật toán bắt cặp trình tự tối ưu của Smith-Waterman là quá chậm khi tìm kiếm trong một cơ sở dữ liệu gen quá lớn như Ngân hàng Gen (GenBank). Bởi vậy, giải thuật BLAST dùng một hướng tiếp cận heuristic, dù ít chính xác hơn Smith-Waterman nhưng lại cho tốc độ nhanh hơn gấp 50 lần. Tốc độ và sự chính xác tương đối của BLAST là những cải tiến kĩ thuật quan trọng của các chương trình BLAST và những điều đó cho thấy lý do vì sao công cụ này lại là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất trong tin sinh học.
Thuật toán
Ý tưởng của BLAST dựa trên cơ sở xác suất rằng những chuỗi bắt cặp trình tự (alignment) thường sở hữu nhiều đoạn chuỗi con có tính tương tự cao. Những chuỗi con này được mở rộng để tăng tính tương tự trong quá trình tìm kiếm.
Thuật toán của BLAST có 2 phần, một phần tìm kiếm và một phần đánh giá thống kê dựa trên kết quả tìm được.
Thuật toán tìm kiếm của BLAST bao gồm 3 bước sau:
Bước 1: BLAST tìm kiếm các chuỗi con ngắn với chiều dài cố định W có tính tương tự cao (không cho phép khoảng trống gaps) giữa chuỗi truy vấn và các chuỗi trong cơ sở dữ liệu. Những chuỗi con với chiều dài W được BLAST gọi là một từ (word). Giá trị W tham khảo cho Protein là 3 và DNA là 11. Những chuỗi con này được đánh giá cho điểm dựa trên ma trận thay thế (Substitutionsmatrix) BLOSUM hoặc PAM, những chuỗi con nào có số điểm lớn hơn một giá trị ngưỡng T (threshold value) thì được gọi là tìm thấy và được BLAST gọi là Hits. Ví dụ, khi cho sẵn các chuỗi AGTTAH và ACFTAQ và một từ có chiều dài W = 3, BLAST sẽ xác định chuỗi con TAH và TAQ với số điểm theo ma trận PAM là 3 + 2 + 3 = 8 và gọi chúng là một Hit.
Bước 2: BLAST tiếp tục tìm kiếp những cặp Hits tiếp theo dựa trên cơ sở những Hit đã tìm được trong bước 1. Những cặp Hits này được BLAST giới hạn bởi một giá trị cho trước d, gọi là khoảng cách giữa những Hits. Những cặp Hits có khoảng cách lớn hơn d sẽ bị BLAST bỏ qua. Giá trị d phụ thuộc vào độ dài W ở bước 1, ví dụ nếu W = 2 thì giá trị d đề nghị là d = 16.
Bước 3: Cuối cùng BLAST mở rộng những cặp Hits đã tìm được theo cả hai chiều và đồng thời đánh số điểm. Quá trình mở rộng kết thúc khi điểm của các cặp Hits không thể mở rộng thêm nữa. Một điểm chú ý ở đây là phiên bản gốc của BLAST không cho phép chỗ trống (gap) trong quá trình mở rộng, nhưng ở phiên bản mới hơn đã cho phép chỗ trống. Những cặp Hits sau khi mở rộng có điểm số cao hơn một giá trị ngưỡng S (threshold value) thì được BLAST gọi là "cặp điểm số cao" (high scoring pair) HSP. Ví dụ, với chuỗi AGTTAHTQ và ACFTAQAC với Hit TAH và TAQ sẽ được mở rộng như sau:
AGTTAHTQ
xxx||||x
ACFTAQAC
Những cặp HSP đã tìm được được BLAST sắp xếp theo giá trị đánh giá giảm dần, đưa ra màn hình, và thực hiện phần đánh giá thống kê trên những cặp HSP này.
Trong phần đánh giá thống kê, BLAST dựa trên cơ sở đánh giá của một cặp HSP để tính ra một giá trị gọi là Bit-Score, giá trị này không phụ thuộc vào ma trận thay thế và được sử dụng để đánh giá chất lượng của các bắt cặp. Giá trị càng cao chứng tỏ khả năng tương tựu của các bắt cặp càng cao.
Ngoài ra BLAST tính toán một giá trị trông đợi E-Score (Expect-Score) phụ thuộc vào Bit-Score. Giá trị E-Score này thể hiện xác suất ngẫu nhiên của các bắt cặp, giá trị càng thấp càng chứng tỏ những bắt cặp này được phát sinh theo quy luật tự nhiên, ít phụ thuộc vào tính ngẫu nhiên. (Xem thêm về đột biến (Mutation)).
Ứng dụng
BLAST là một trong những chương trình được sử dụng rộng rãi nhất trong tin sinh học, có lẽ là vì nó giúp giải quyết một vấn đề cơ bản và giải thuật tập trung vào tốc độ hơn tính chính xác. Nó tập trung vào tốc độ vì đó là quyết định đến tính thực tiễn của giải thuật do cơ sở dữ liệu về genome người là cực kì lớn, mặc dù các giải thuật về sau có thể nhanh hơn.
Một vài ví dụ về những câu hỏi mà các nhà nghiên cứu dùng BLAST để tìm câu trả lời
Chủng loại vi khuẩn nào có các protein có liên hệ về giống loài với một loại protein khác mà có chuỗi amino-acid mà ta đã biết không?
Chuỗi DNA mà ta vừa sắp xếp có nguồn gốc từ đâu?
Có gen nào khác dùng để mã hóa các protein có cấu trúc hay dáng dấp gần với cái mà ta vừa xác định không?
BLAST còn được dùng kết hợp với các giải thuật khác có đòi hỏi sự so trùng chuỗi gần đúng.
Giải thuật BLAST và các chương trình máy tính hiện thực nó đã được phát triển bởi Stephen Altschul, Warren Gish, David Lipman tại U.S. National Center for Biotechnology Information (NCBI), Webb Miller tại Đại học Bang Pennsylvania, và Gene Myers tại Đại học Arizona. Nó có sẵn trên web tại . Các hiện thực khác có thể tìm thấy tại và
Bài báo gốc "Altschul, SF, W Gish, W Miller, EW Myers, and DJ Lipman. Basic local alignment search tool. J Mol Biol 215(3):403-10, 1990." được đánh giá là ấn bản có giá trị nhất trong thập niên 1990s.
Các biến thể của BLAST
Chương trình BLAST có thể được tải về và chạy dưới dạng tiện ích dòng lệnh tên là "blastall" hoặc có thể truy xuất miễn phí qua web. Máy chủ web chứa BLAST, đăng ký bởi NCBI, cho phép mọi người dùng trình duyệt web để thực thi tìm kiếm sự giống nhau trên các cơ sở dữ liệu các protein và DNA được cập nhật liên tục với hầu hết các chuỗi mới được tìm thấy trên các thực thể sống.
Một đối trọng với tốc độ cực kì nhanh so với BLAST nhằm so sánh các chuỗi nucleotide với genome là BLAT (Blast Like Alignment Tool). Một phiên bản được thiết kế cho việc so sánh nhiều genome hay chromosomes lớn là BLASTZ.
Các phiên bản BLAST song song được hiện thực dùng MPI,Pthreads và có thể chạy trên các hệ điều hành khác nhau bao gồm Windows, Linux, Solaris, AIX
BLAST thực sự là một họ các chương trình (bao gồm cả chương trình blastall). Sau đây là một số chương trình trong họ, được sắp xếp theo thứ tự quan trọng của nó:
Nucleotide-nucleotide BLAST (blastn): Chương trình này, khi đưa vào một DNA truy vấn, sẽ trả về các chuỗi DNA gần giống nhất từ cơ sở dữ liệu DNA mà người dùng chỉ định.
Protein-protein BLAST (blastp): Chương trình này, khi đưa vào một protein truy vấn, sẽ trả về các chuỗi protein gần giống nhất từ cơ sở dữ liệu protein mà người dùng chỉ định.
Position-Specific Iterative BLAST (PSI-BLAST): Một trong những chương trình BLAST mới nhất, chương trình này dùng để tìm kiếm các mối quan hệ xa (distant relative) của một protein. Trước tiên, một danh sách các protein liên quan sẽ được tạo ra. Sau đó, những protein này được kết hợp thành một "profile" dưới dạng chuỗi trung bình (average sequence). Một câu truy vấn tới một cơ sở dữ liệu protein sẽ được thực thi nhờ profile này, và một nhóm lớn hơn các protein được tìm thấy. Nhóm lớn này lại được dùng để tạo ra một profile khác, và quá trình này cứ lặp lại. Bằng cách thêm các protein liên quan vào việc tìm kiếm, PSI-BLAST trở nên tốt hơn trong việc lựa ra các mối quan hệ tiến hóa cách xa nhau hơn là phần mềm chuẩn protein-protein BLAST.
Nucleotide-protein 6-frame translation (blastx): Chương trình này so sánh các sản phẩm chuyển đổi (trừu tượng) sang 6-khung của một chuỗi nucleotide truy vấn (cả hai dải) với một cơ sở dữ liệu chuỗi protein. Quá trình này có thể rất chậm.
Nucleotide-nucleotide 6-frame translation (tblastx): Chương trình này là chậm nhất trong họ BLAST. Nó chuyển chuỗi nucleotide truy vấn thành mọi 6-khung (frame) có thể và so sánh các proteins tạo thành. Mục tiêu của tblastx là tìm kiếm mối quan hệ rất xa giữa các chuỗi nucleotide.
Protein-nucleotide 6-frame translation (tblastn): Chương trình này chuyển cơ sở dữ liệu đích thành mọi 6-khung (frame) và so sánh với chuỗi protein truy vấn.
Large numbers of query sequences (megablast): Khi so sánh một số lượng lớn các chuỗi đầu vào qua chỉ một BLAST dạng dòng lệnh, "megablast" là nhanh hơn rất nhiều so với chạy BLAST nhiều lần. |
Khai phá dữ liệu (data mining) Là quá trình tính toán để tìm ra các mẫu trong các bộ dữ liệu lớn liên quan đến các phương pháp tại giao điểm của máy học, thống kê và các hệ thống cơ sở dữ liệu. Đây là một lĩnh vực liên ngành của khoa học máy tính. Mục tiêu tổng thể của quá trình khai thác dữ liệu là trích xuất thông tin từ một bộ dữ liệu và chuyển nó thành một cấu trúc dễ hiểu để sử dụng tiếp. Ngoài bước phân tích thô, nó còn liên quan tới cơ sở dữ liệu và các khía cạnh quản lý dữ liệu, xử lý dữ liệu trước, suy xét mô hình và suy luận thống kê, các thước đo thú vị, các cân nhắc phức tạp, xuất kết quả về các cấu trúc được phát hiện, hiện hình hóa và cập nhật trực tuyến. Khai thác dữ liệu là bước phân tích của quá trình "khám phá kiến thức trong cơ sở dữ liệu" hoặc KDD.
Diễn giải
Khai phá dữ liệu là một bước của quá trình khai thác tri thức (Knowledge Discovery Process), bao gồm:
Xác định vấn đề và không gian dữ liệu để giải quyết vấn đề (Problem understanding and data understanding).
Chuẩn bị dữ liệu (Data preparation), bao gồm các quá trình làm sạch dữ liệu (data cleaning), tích hợp dữ liệu (data integration), chọn dữ liệu (data selection), biến đổi dữ liệu (data transformation).
Khai thác dữ liệu (Data mining): xác định nhiệm vụ khai thác dữ liệu và lựa chọn kỹ thuật khai thác dữ liệu. Kết quả cho ta một nguồn tri thức thô.
Đánh giá (Evaluation): dựa trên một số tiêu chí tiến hành kiểm tra và lọc nguồn tri thức thu được.
Triển khai (Deployment).
Quá trình khai thác tri thức không chỉ là một quá trình tuần tự từ bước đầu tiên đến bước cuối cùng mà là một quá trình lặp và có quay trở lại các bước đã qua.
Các phương pháp khai thác dữ liệu
Phân loại (Classification): Là phương pháp dự báo, cho phép phân loại một đối tượng vào một hoặc một số lớp cho trước.
Hồi qui (Regression): Khám phá chức năng học dự đoán, ánh xạ một mục dữ liệu thành biến dự đoán giá trị thực.
Phân nhóm (Clustering): Một nhiệm vụ mô tả phổ biến trong đó người ta tìm cách xác định một tập hợp hữu hạn các cụm để mô tả dữ liệu.
Tổng hợp (Summarization): Một nhiệm vụ mô tả bổ sung liên quan đến phương pháp cho việc tìm kiếm một mô tả nhỏ gọn cho một bộ (hoặc tập hợp con) của dữ liệu.
Mô hình ràng buộc (Dependency modeling): Tìm mô hình cục bộ mô tả các phụ thuộc đáng kể giữa các biến hoặc giữa các giá trị của một tính năng trong tập dữ liệu hoặc trong một phần của tập dữ liệu.
Dò tìm biến đổi và độ lệch (Change and Deviation Detection): Khám phá những thay đổi quan trọng nhất trong bộ dữ liệu.
Các vấn đề về tính riêng tư
Vẫn có các mối lo ngại về tính riêng tư gắn với việc khai thác dữ liệu. Ví dụ, nếu một ông chủ có quyền truy xuất vào các hồ sơ y tế, họ có thể loại những người có bệnh tiểu đường hay bệnh tim. Việc loại ra những nhân viên như vậy sẽ cắt giảm chi phí bảo hiểm, nhưng tạo ra các vấn đề về tính hợp pháp và đạo đức.
Khai thác dữ liệu các tập dữ liệu thương mại hay chính phủ cho các mục đích áp đặt luật pháp và an ninh quốc gia cũng là những mối lo ngại về tính riêng tư đang tăng cao.
Có nhiều cách sử dụng hợp lý với khai thác dữ liệu. Ví dụ, một CSDL các mô tả về thuốc được thực hiện bởi một nhóm người có thể được dùng để tìm kiếm sự kết hợp của các loại thuốc tạo ra các phản ứng (hóa học) khác nhau. Vì việc kết hợp có thể chỉ xảy ra trong một phần 1000 người, một trường hợp đơn lẻ là rất khó phát hiện. Một dự án liên quan đến y tế như vậy có thể giúp giảm số lượng phản ứng của thuốc và có khả năng cứu sống con người. Không may mắn là, vẫn có khả năng lạm dụng đối với một CSDL như vậy.
Về cơ bản, khai thác dữ liệu đưa ra các thông tin mà sẽ không có sẵn được. Nó phải được chuyển đổi sang một dạng khác để trở nên có nghĩa. Khi dữ liệu thu thập được liên quan đến các cá nhân, thì có nhiều câu hỏi đặt ra liên quan đến tính riêng tư, tính hợp pháp, và đạo đức.
Các lĩnh vực ứng dụng
Các lĩnh vực hiện tại có ứng dụng Khai thác dữ liệu bao gồm:
Những ứng dụng đáng chú ý của khai thác dữ liệu
Khai thác dữ liệu được xem là phương pháp mà đơn vị Able Danger của Quân đội Mỹ đã dùng để xác định kẻ đứng đầu cuộc tấn công ngày 11 tháng 9, Mohamed Atta, và ba kẻ tấn công ngày 11 tháng 9 khác là các thành viên bị nghi ngờ thuộc lực lượng al Qaeda hoạt động ở Mỹ hơn một năm trước cuộc tấn công.
Xem tin tức Wikinews tại: Wikinews: U.S. Army intelligence detection of 9/11 terrorists before attack
Xem bài viết về đơn vị Able Danger. |
Nhận dạng mẫu (pattern recognition) là một ngành thuộc lĩnh vực học máy (machine learning). Nói cách khác, nó có thể được xem là việc "cần thực hiện một tác động vào dữ liệu thô mà tác động cụ thể là gì sẽ tùy vào loại của dữ liệu đó" [1]. Như vậy nó là một tập các phương pháp học có giám sát (supervised learning).
Nhận dạng mẫu nhằm mục đích phân loại dữ liệu (là các mẫu) dựa trên: hoặc là kiến thức tiên nghiệm (a priori) hoặc dựa vào thông tin thống kê được trích rút từ các mẫu có sẵn. Các mẫu cần phân loại thường được biểu diễn thành các nhóm của các dữ liệu đo đạc hay quan sát được, mỗi nhóm là một điểm ở trong một không gian đa chiều phù hợp. Đó là không gian của các đặc tính để dựa vào đó ta có thể phân loại.
Một hệ thống nhận dạng mẫu hoàn thiện gồm một thiết bị cảm nhận (sensor) để thu thập các quan sát cần cho việc phân loại hay miêu tả; một cơ chế trích rút đặc trưng (feature extraction) để tính toán các thông tin dưới dạng số hay dạng tượng trưng (symbolic) từ các dữ liệu quan sát được; và một bộ phân loại (hay lược đồ mô tả) nhằm thực hiện công việc phân loại thực sự (hay miêu tả các quan sát đó) dựa vào các đặc tính đã được trích rút.
Việc phân loại (hay lược đồ mô tả) thường dựa vào sự có sẵn của một tập các mẫu mà đã được phân loại (hay miêu tả) sẵn. Tập các mẫu này được gọi là tập huấn luyện và chiến lược học nhằm phân loại mẫu vào một trong các lớp có sẵn được gọi là học có giám sát. Việc học cũng có thể là không có giám sát, theo nghĩa là hệ thống không được cung cấp các mẫu được đánh nhãn (phân loại) tiên nghiệm, mà nó phải tự đưa ra các lớp để phân loại dựa vào tính ổn định trong thống kê của các mẫu.
Việc phân loại (hay lược đồ mô tả) thường dùng một trong các hướng tiếp cận sau: thống kê (hay lý thuyết quyết định), cú pháp (hay cấu trúc). Nhận dạng mẫu dùng thống kê là dựa vào các đặc tính thống kê của các mẫu, chẳng hạn rằng các mẫu được tạo mởi một hệ thống xác suất. Nhận dạng dùng cấu trúc là dựa vào tương quan cấu trúc giữa các mẫu.
Các ứng dụng phổ biến là nhận dạng tiếng nói tự động, phân loại văn bản thành nhiều loại khác nhau (ví dụ: những thư điện tử nào là spam/non-spam), nhận dạng tự động các mã bưu điện viết tay trên các bao thư, hay hệ thống nhận dạng danh tính dựa vào mặt người. Ba ví dụ cuối tạo thành lãnh vực con phân tích ảnh của nhận dạng mẫu với đầu vào là các ảnh số. |
Phức hợp tương thích mô chính (major histocompatibility complex, MHC) hay ở người còn được gọi kháng nguyên bạch cầu người (human leucocyte antigen, HLA) là một nhóm gene mã hoá cho các protein trình diện kháng nguyên trên bề mặt tế bào của đa số động vật có xương sống. Những protein này đóng vai trò quan trọng trong tổ chức miễn dịch của cơ thể cũng như những cơ chế giao tiếp giữa các tế bào.
Những thuật ngữ tiếng Việt để chỉ MHC đã được sử dụng bao gồm: Phức hợp tương thích mô chính, Phức hệ hoà hợp mô chính, Phức hệ phù hợp tổ chức chính, Hệ thống trình diện kháng nguyên.
Lịch sử
Đầu thế kỷ 20, nhiều thí nghiệm ghép mô đã được tiến hành. Kết quả thường gặp là mô ghép bị đào thải sau một thời gian nhất định hoặc gây ra cái chết cho động vật được ghép. Tuy nhiên, mô ghép được dung nạp hoàn toàn nếu vật cho và vật nhận là một cặp sinh đôi. Từ đó người ta kết luận rằng kết quả của ghép mô phụ thuộc vào yếu tố di truyền.
MHC của chuột (H2)
Năm 1936, Gorer đã tìm ra MHC của chuột và đặt tên là "antigen II". Năm 1948, Snell miêu tả đặc điểm của MHC và đề nghị thuật ngữ "tương hợp mô" (histocompatibility). Sau cùng, người ta gọi MHC chuột bằng cái tên ghép H-2 (Histocompatibility-2). Hiện nay, người ta quy ước tên các gen của chuột được viết thường để phân biệt với các gen tương ứng ở người (viết hoa).
MHC của người (HLA)
Trong thập niên 1950, MHC của người đã được xác định bằng các nghiên cứu độc lập của Dausset (1952, 1958), Payne (1958) và van Rood (1958). Người ta thấy rằng máu của những phụ nữ nhiều lần sinh đẻ hoặc của những người từng được truyền máu có chứa các kháng thể làm ngưng kết bạch cầu. Các kháng nguyên tương ứng được gọi là kháng nguyên bạch cầu người (HLA).
HLA đã chứng tỏ được vai trò quan trọng khi cần phải ghép mô (thí dụ: ghép tủy xương), do đó nghiên cứu về HLA cũng như các kỹ thuật xác định sự tương hợp HLA đã được đẩy mạnh.
Bằng kỹ thuật phân loại huyết thanh, người ta sớm xác định được hai nhóm kiểu hình của HLA và đặt tên là HLA-A và HLA-B. Không lâu sau đó, HLA-C được xác định. Tiếp theo, "phản ứng MLC" (MLC - mixed lymphocyte culture) - một xét nghiệm in vitro ("trong lồng kính") để tìm sự tương hợp HLA đã được phát minh (dựa trên quan sát thấy hỗn hợp các tế bào lympho của những người không cùng huyết thống kích thích sự tăng sản của các bạch cầu đơn nhân).
Tuy nhiên kết quả của các xét nghiệm dựa trên phản ứng với hỗn hợp lympho bào nuôi cấy này không phải lúc nào cũng phù hợp với xét nghiệm bằng kỹ thuật phân loại huyết thanh. Sau cùng, người ta xác định được một locus gene khác trong phức hệ MHC có vai trò kiểm soát đối với "phản ứng MLC" ở cả người (Yunis, 1971) và chuột (Bach, 1972).
Khu vực gene MHC thứ hai này cũng nhanh chóng được xác định là rất đa dạng ở cả chuột (Sachs, 1973) và người (Jones, 1975). Các locus mới này được gọi là HLA-D và nó mã hóa cho nhiều hơn một sản phẩm (Park, 1978), (Tosi, 1978). Tiến bộ của ngành sinh học phân tử đã làm nên một cuộc cách mạng trong kỹ thuật xác định tương hợp HLA trong thập niên 1980 (Wake, 1982), (Owerbach, 1983). Bằng nhiều kỹ thuật xác định DNA khác nhau (Bidwell, 1994), (Begovich, 1995), nhiều locus mới trong phức hệ MHC đã được khám phá và các allen mới cũng liên tục được tìm thấy (Bodmer, 1995).
HLA-A, HLA-B và HLA-C thuộc nhóm MHC lớp I, HLA-D thuộc lớp II.
Sự khám phá các chức năng của MHC
MHC đã được tìm ra với tư cách là một kháng nguyên quan trọng trong sự tương hợp mô. Tuy nhiên, vai trò sinh lý của nó mãi đến thập niên 1970 mới được khám phá. Năm 1972, Benaceraff và McDevitt đã xác định các gene Ir (Immune response) trong hệ H-2 kiểm soát tính chất "đáp ứng" hay "không đáp ứng" miễn dịch đối với một số kháng nguyên polypeptide. Tương tác giữa các phân tử MHC với các tế bào lympho T trong các phản ứng miễn dịch cũng được phát hiện bởi Rosenthal năm 1973. Năm 1974, Zinkernagel đã chứng minh rằng đáp ứng miễn dịch của lympho T không chỉ tùy theo bản chất của kháng nguyên, mà còn phụ thuộc vào phân tử MHC.
Song song, quá trình sản xuất kháng thể cũng được xác định là phụ thuộc MHC (Kindred, 1972), cụ thể là các MHC lớp II (Katz, 1973). Ngày nay, nhờ các nghiên cứu bằng kỹ thuật tinh thể học, người ta biết được nhiều chi tiết về chức năng của phân tử MHC cũng như cấu trúc của các phân tử MHC lớp I (Bjorkman, 1987) và lớp II (Brown, 1993).
Sự khám phá các nguy cơ bệnh tật liên quan đến MHC
Người ta thấy có sự liên hệ giữa một số kiểu hình HLA với một số bệnh, nhất là các bệnh tự miễn. Năm 1967, một vài kiểu hình MHC được xác định là có nguy cơ cao mắc bệnh Hodgkin (Amiel, 1967). Không lâu sau đó, nhiều bệnh cũng được chứng tỏ là có liên quan đến các gene MHC. Tuy nhiên cơ chế chính xác của nguy cơ liên quan đến MHC trong các bệnh tự miễn vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ.
Cấu tạo, chức năng các phân tử MHC
Trình diện kháng nguyên
Bài chính: Trình diện kháng nguyên
Lympho B thông qua các thụ thể kháng nguyên (là các globulin miễn dịch) có thể nhận diện những kháng nguyên "thô". Ngược lại, thụ thể của lympho T chỉ có thể nhận diện được kháng nguyên dưới dạng các mẩu (đoạn) peptide gắn với một (đại) phân tử của phức hợp MHC. Như vậy, protein của tác nhân gây bệnh phải được cắt xén, xử lý thành các đoạn peptide ngắn trước khi trình diện cho tế bào T. Việc "biên tập" kháng nguyên xảy ra ở khu vực nội bào, các đoạn peptide sau đó được gắn vào phức hợp MHC rồi đưa ra bề mặt tế bào. Quá trình gắn đoạn peptide vào MHC và phơi ra mặt ngoài tế bào gọi là sự trình diện kháng nguyên.
Hai loại MHC
Các vi sinh vật gây bệnh có thể tạm chia thành hai loại: loại phát triển ở nội bào (virus, một số vi khuẩn nội bào...) và loại xâm nhập khu vực ngoại bào (thí dụ: hầu hết các vi khuẩn). Các tế bào T cũng gồm hai loại tương ứng với hai hình thức nhiễm bệnh đó. Lympho T CD8 có đặc tính độc tế bào với vai trò chính là tiêu diệt các tế bào bị nhiễm các tác nhân gây bệnh nội bào. Còn lympho T CD4 có chức năng chính là giúp đỡ các tế bào khác của hệ miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh ngoại bào.
Hệ thống MHC rất đa dạng về kiểu hình, nhưng đại thể có thể chia làm hai nhóm chính: các MHC lớp I trình diện kháng nguyên cho lympho T CD8; lớp II cho tế bào T CD4. Tuy khác nhau về đối tượng hoạt động, hai loại MHC có cấu trúc phân tử gần giống nhau (đều là các loại glycoprotein màng).
MHC lớp I
MHC lớp I có trên bề mặt của hầu hết tất cả các tế bào có nhân của cơ thể, chúng gắn với các peptide được cắt ra từ các kháng nguyên tạo ra trong tế bào, các kháng nguyên này có thể là các protein của chính cơ thể hoặc các protein hoặc của các virus hay vi khuẩn nội bào.
Phức hệ phân tử MHC lớp I gồm một chuỗi nặng xuyên màng (chuỗi α), liên kết không đồng hóa trị với một chuỗi nhẹ ngoại màng β2-microglobulin. Phần ngoại bào của chuỗi nặng gồm 3 domain: α1, α2 và α3, mỗi domain khoảng 90 amino acid. Phần xuyên màng gồm 25 amino acid và phần nội bào 30 amino acid.
Vị trí gắn mẩu peptide ở giữa hai domain α1 và α2 (là những domain ở xa màng tế bào nhất). Khác với chuỗi α, chuỗi β2-microglobulin là chuỗi duy nhất không có tính đa dạng kiểu hình và không được mã hóa bởi các gene thuộc phức hệ MHC.
Khối lượng của chuỗi α là 44 kDa, chuỗi β2-microglobulin là 12 kDa.
MHC lớp II
Không như MHC lớp I, các phân tử MHC lớp II chỉ có trên một số loại tế bào của hệ miễn dịch, như các tế bào trình diện kháng nguyên chuyên nghiệp (đại thực bào, tế bào tua) hoặc các lympho B, đã hoạt hóa. Các tế bào này thực bào các kháng nguyên, "biên tập" chúng thành các đoạn peptide trước khi gắn với MHC lớp II rồi phơi bày trên màng tế bào.
Phức hệ phân tử MHC lớp II gồm hai chuỗi xuyên màng (α và β). Cả hai đều thuộc về họ các phân tử globulin miễn dịch và được mã hóa bởi các gene trong hệ MHC. Mỗi chuỗi góp một domain (α1 và β1) tạo nên vị trí gắn mẩu peptide.
Khối lượng chuỗi α khoảng 33-35 kDa, chuỗi β 26-28 kDa.
Cơ chế chọn lọc giữa MHC với các loại lympho bào T
Các tế bào T CD8 chỉ nhận diện các kháng nguyên qua phân tử MHC lớp I còn các lympho bào T CD4 chỉ nhận diện các kháng nguyên thông qua MHC lớp II. Trên MHC I, α3 có sequence tương tác với phân tử CD8 và trên MHC II, β2 có cấu tạo tương hợp với CD4.
Gene mã hóa phức hệ MHC
Hệ thống gene HLA nằm trên nhánh ngắn của nhiễm sắc thể 6 (band 6p21.3).
Riêng gene mã hóa cho chuỗi β2-microglobulin của MHC lớp I nằm trên nhiễm sắc thể 15 (15q21-q22.2) và không có tính đa dạng kiểu hình (gene này không được xem là thuộc hệ HLA).
Các chuỗi được mã hóa bởi các gene HLA có chung một số đặc điểm với các globulin miễn dịch và được xếp vào họ các phân tử globulin miễn dịch.
Trong khu vực các gene của hệ HLA còn có các gene của các thành phần khác của hệ miễn dịch (một số bổ thể, TNF α và β, lymphotoxin B) cũng như các gene CYP21A, CYP21B, TAP1 và TAP2...
Các gene HLA lớp I
Ba gene HLA-A, -B và -C mỗi gene mã hóa một chuỗi α của MHC lớp I (tương ứng với các phân tử HLA-A, -B và -C). Mỗi gene được tổ chức thành 8 exon: exon 1 mã hóa peptide tín hiệu, sẽ bị cắt trong quá trình vận chuyển phân tử ở nội bào; các exon 2, 3, 4 mã hóa lần lượt cho các domain α1, α2 và α3; các exon 5, 6, 7, 8 mã hóa peptide liên kết, phần xuyên màng và phần nội bào của phân tử MHC cũng như vùng 3' không dịch mã.
Tính đa dạng tập trung ở các hai exon 2 và 3 (mã hóa cho α1 và α2 - vị trí gắn peptide).
Các gene HLA lớp II
Các gene HLA-D mã hóa cho các chuỗi α và β của MHC lớp II. Tổ chức của HLA-D đa dạng hơn của các gene thuộc MHC lớp I, bao gồm các locus HLA-DR (D-related), -DQ, -DP. Tại mỗi locus có hai gene A1 và B1 mã hóa tương ứng cho các chuỗi α và β cùng một số các pseudogene. Sự biểu hiện các gene thuộc HLA-DR rất phức tạp: tùy theo kiểu gene, một hoặc hai phân tử DR sẽ được giải mã.
Các gene MHC lớp II được tổ chức thành 5 hoặc 6 exon: exon 1 mã hóa peptide tín hiệu, các exon 2, 3 mã hóa cho các domain ngoại bào; exon 4 mã hóa peptide liên kết, phần xuyên màng và đoạn đầu của phần nội bào; các exon 5 và 6 mã hóa đoạn cuối phần nội bào và vùng 3' không dịch mã.
3 đặc tính cơ bản của các gene HLA
Di truyền theo bộ đơn bội: một người sẽ thừa hưởng nguyên một bloc gene HLA của cha và một bloc gene HLA của mẹ. Các gene HLA liên kết khá chặt chẽ, hiện tượng tái tổ hợp rất hiếm (khoảng 1 % giữa các locus B và DR).
Tính đa dạng: nhiều locus có rất nhiều (lên đến hàng trăm) allen khác nhau. Đó là kết quả của các đột biến cổ xưa cũng như của hiện tượng chuyển gene.
Hiện tượng đồng trội: cả hai allen (từ cha và từ mẹ) cùng được biểu hiện.
Danh pháp
Danh pháp hiện hành của các gene HLA:
Công thức chung của tên các allen là Tên gene + dấu * + mã số allen + mã số của sub-allen.
Thí dụ:
HLA lớp I: A*1101 (A11,A11E theo các danh pháp cũ): locus HLA-A, allen 11, tiểu loại 01.
HLA lớp II: HLA-DRB1*0101 (DR1,Dw1 theo danh pháp cũ): locus DRB1 (mã hóa chuỗi β1), allen 01, tiểu loại 01.
Liên quan giữa MHC và bệnh tật
Rất lâu trước khi vai trò trình diện kháng nguyên của MHC được khám phá, người ta thấy có sự phổ biến của một số bệnh tự miễn với một vài kiểu hình HLA. Sự liên hệ này đã được khẳng định qua các nghiên cứu trong các dòng họ hoặc trong các cộng đồng dân cư. Người ta đã tính được nguy cơ tương đối (RR: relative risk hoặc risk ratio) của một số bệnh có liên quan đến HLA.
Thí dụ:
Ngược lại, một số kiểu hình HLA lại có tính chất "bảo vệ" (RR < 1).
Cơ chế về sự liên quan giữa một số allen HLA và bệnh tự miễn vẫn chưa được hiểu rõ, hiện có 3 giả thuyết để giải thích:
Các allen đó trình diện quá mức 1 kháng nguyên tự thân.
Các allen mã hóa các phân tử MHC kém chất lượng, dẫn đến dễ mắc bệnh, mạn tính hóa và tự miễn hóa.
Cơ chế gián tiếp: các allen gây bệnh không phải là bản thân các gene HLA mà là 1 gene ở vị trí lân cận và biểu hiện đồng thời. |
Nam Úc (, viết tắt SA) là một bang ở phần nam trung của Úc. Bang này có một số bộ phận khô hạn nhất của lục địa. Với tổng diện tích là , đây là bang lớn thứ tư tại Úc.
Nam Úc có biên giới với tất cả các bang đại lục khác, và với Lãnh thổ Phương Bắc; phía tây là Tây Úc, phía bắc là Lãnh thổ Phương Bắc, phía đông bắc là Queensland, phía đông là New South Wales, phía đông nam là Victoria, và phía nam là vịnh Đại Úc và Ấn Độ Dương. Với trên 1,6 triệu dân, Nam Úc chiếm dưới 8% dân số toàn quốc và xếp thứ 5 trong số các bang và lãnh thổ. Đa số cư dân Nam Úc cư trú tại thủ phủ bang là Adelaide. Hầu hết các cư dân còn lại cư trú tại các khu vực phì nhiêu dọc duyên hải đông nam và sông Murray. Nam Úc có lịch sử độc nhất tại Úc khi là một khu vực định cư tự do và có kế hoạch của Anh, thay vì là một điểm định cư hình sự.
Mặc dù lịch sử Nam Úc mang dấu ấn với khó khăn về kinh tế, song cách tân về chính trị và sôi nổi về văn hóa. Ngày nay, Nam Úc nổi tiếng với rượu vang và một số lễ hội văn hóa. Kinh tế Nam Úc tập trung vào nông nghiệp, chế tạo và khai mỏ, và có một khu vực tài chính ngày càng quan trọng.
Lịch sử
Bằng chứng về hoạt động của con người tại Nam Úc truy nguyên xa đến 20.000 năm, với hoạt động khai thác đá lửa và tranh khắc đá tại hang Koonalda thuộc đồng bằng Nullarbor. Ngoài ra, các giáo và công cụ làm bằng gỗ được làm tại một khu vực nay bị than bùn bao phủ tại đông nam. Đảo Kangaroo có người cư trú từ lâu trước khi bị tách khỏi đại lục do mực nước biển dâng.
Sự kiện người châu Âu đầu tiên được ghi nhận là trông thấy bờ biển Nam Úc diễn ra vào năm 1627 khi tàu Gulden Zeepaert của Hà Lan dưới quyền chỉ huy của François Thijssen khảo sát đường bờ biển Nam Úc. Thijssen đặt tên lãnh thổ mà ông khám phá là "Đất Pieter Nuyts", theo tên cá nhân có địa vị cao nhất trên tàu. Đường bờ biển Nam Úc lần đầu tiên được lập bản đồ là vào năm 1802, nhờ Matthew Flinders và Nicolas Baudin.
Người Anh yêu sách đối với lãnh thổ mà nay tạo thành Nam Úc vào năm 1788 như bộ phận của thuộc địa New South Wales. Thuộc địa mới này bao gồm gần hai phần ba lục địa, song các khu dân cư đầu tiên đều nằm tại duyên hải phía đông và chỉ một vài nhà thám hiểm dũng cảm mạo hiểm đến khu vực viễn tây này. Mất bốn mươi năm trước khi có đề xuất nghiêm túc về việc thiết lập các khu định cư tại phần tây nam của New South Wales. Năm 1834, Quốc hội Anh thông qua Đạo luật Nam Úc 1834 (Đạo luật Thành lập), theo đó cho phép thành lập tỉnh Nam Úc. Đạo luật ghi rằng được giao cho thuộc địa và đây sẽ là một nơi miễn tiếp nhận tù nhân. Tương phản với phần còn lại của Úc, nguyên tắc "lãnh thổ vô chủ" không áp dụng cho tỉnh mới. Chế cáo đi kèm với đạo luật công nhận quyền sở hữu của người Nguyên trú và ghi rằng không hành động nào có thể được tiến hành nếu ảnh hưởng đến các quyền lợi của người Nguyên trú. Mặc dù chế cáo bảo đảm quyền lợi đất đai theo luật cho các cư dân bản địa, song nó bị Công ty Nam Úc và những người chiếm đất lờ đi.
Bảy chiếc thuyền chở 636 người tạm thời dừng chân tại Kingscote trên đảo Kangaroo, sau đó địa điểm chính thức của thuộc địa được lựa chọn tại Adelaide hiện nay. Những di dân đầu tiên đến tại vịnh Holdfast vào tháng 11 năm 1836, và thuộc địa được công bố vào ngày 28 tháng 12 năm 1836, nay được gọi là ngày Tuyên ngôn. Nam Úc là bang duy nhất tại Úc mà người định cư hoàn toàn có thân phận tự do.
Kế hoạch cho thuộc địa là một hiện thân lý tưởng của các phẩm chất tốt nhất trong xã hội Anh, có nghĩa là không có kỳ thị tôn giáo hoặc thất nghiệp và, do người ta tin rằng nó sẽ có rất ít tội phạm trong số lượng ít ỏi những người định cư ban đầu nên không có cảnh sát chuyên nghiệp được phái đến. Ủy viên Thuộc địa có ý định nhanh chóng thiết lập một lực lượng cảnh sát khi các hành vi sai trái trong dân chúng gia tăng. Đầu năm 1838, các di dân trở nên lo ngại sau khi có tường trình rằng các tù nhân trốn từ phía đông có thể đến Nam Úc. Cảnh sát Nam Úc được thành lập vào tháng 4 năm 1838 để bảo hộ cộng đồng và thực thi các nghị quyết của chính phủ. Vai trò chủ yếu của họ là vận hành nhà tù tạm thời đầu tiên.
Nam Úc cấp quyền bầu cử hạn chế cho nữ giới vào năm 1861, và đến năm 1895 thì trở thành nơi thứ hai trên thế giới cấp quyền bầu cử phổ thông (sau New Zealand), và là nơi đầu tiên mà nữ giới được cấp cả quyền bỏ phiếu và ứng cử.
Ngày 1 tháng 1 năm 1901, sau một tuyên bố của Nữ vương Victoria, Nam Úc trở thành một bang của Thịnh vượng chung Úc. đến năm 1906, mỏ uranium đầu tiên của Nam Úc mở cửa tại Radium Hill. Năm 1910, chính phủ của John Verran trở thành chính phủ Công đảng hoàn toàn đầu tiên trên thế giới.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, bãi tên lửa Woomera được thành lập vào năm 1947 trong Dự án chung Anh-Úc – đương thời là một trong bốn bãi tên lửa duy nhất trên thế giới. Nhộn nhịp suốt thập niên 1950, Woomera đóng một vai trò quan trọng trong phát triển công nghệ không gian. Với trợ giúp của Hoa Kỳ, vệ tinh đầu tiên của Úc là Wresat 1 được phóng từ Woomera vào tháng 11 năm 1967. Dự án biến Úc trở thành quốc gia thứ tư phóng vệ tinh từ lãnh thổ của mình, một điểm nhấn của khoa học Úc.
Thập niên 1960 và 1970 chứng kiến sự ban hành một loạt pháp luật có tính dấu mốc tại Nam Úc: Đạo luật cấm kỳ thị 1966 mà theo đó cấm kỳ thị dựa theo chủng tộc, màu da, hoặc quốc gia xuất xứ; và Đạo luật kỳ thị giới tính 1975 mà theo đó cấm chỉ kỳ thị dựa theo giới tính, tình trạng hôn nhân, hoặc tình dục bất chính. Năm 1975, Nghị viện "hợp pháp hóa" các hành vi tình dục đồng giới; và trong năm 1976 hiếp dâm trong hôn nhân trở thành một hành vi hình sự.
Năm 1976, Đạo luật Đất Pitjantjatjara trao cho các dân tộc Nguyên trú Pitjantjatjara và Yankunytjatjarra quyền sử hữu không chuyển nhượng đối với 100.000 km² đất của họ. Trong cùng năm, Nam Úc bổ nhiệm thống đốc Nguyên trú đầu tiên của một bang tại Úc, khi Douglas Nicholls trở thành toàn quyền của Nam Úc.
Năm 1987, sản xuất đồng, vàng, và bạc bắt đầu tại mỏ Olympic Dam, mỏ này cũng sở hữu trữ lượng uranium lớn nhất được biết đến trên thế giới.
Địa lý
Địa hình Nam Úc phần lớn gồm các mục địa khô hạn và bán khô hạn, cùng một số dãy núi thấp. Quan trọng nhất là hệ thống Mount Lofty-Flinders Ranges, trải dài về phía bắc khoảng từ Cape Jervis đến cực bắc của hồ Torrens. Điểm cao nhất của Nam Úc là núi Woodroffe () thuộc dãy Musgrave tại cực tây bắc của bang. Phần nam tây của bang gồm đồng bằng Nullarbor có dân cư thưa thớt, trông ra vách đá của vịnh Đại Úc. Khu vực duyên hải có vịnh Spencer cùng các bán đảo Eyre và Yorke bao quanh vịnh.
Ngành kinh tế và xuất khẩu chủ yếu của Nam Úc là lúa mì, rượu vang, và len. Trên một nửa rượu vang Úc được sản xuất tại các khu vực của Nam Úc như: Thung lũng Barossa, Thung lũng Clare, McLaren Vale, Coonawarra, Riverland và Adelaide Hills.
Nam Úc có biên giới với mọi bang đại lục của Úc. Năm 1863, bộ phận của New South Wales nằm tại phía bắc của Nam Úc được sáp nhập vào Nam Úc, với tên gọi là "Lãnh thổ Phương Bắc của Nam Úc", gọi tắt là Lãnh thổ Phương Bắc. Đến năm 1911, Lãnh thổ Phương Bắc được trao cho chính phủ liên bang và trở thành một lãnh thổ riêng.
Trên các bản đồ của Úc, bờ biển phía nam của Nam Úc ở bên Nam Đại Dương, song định nghĩa quốc tế của Nam Đại Dương chỉ đến 60°N hoặc 55°N, cách gần nhất là 17° từ điểm cực nam của Nam Úc, do đó vùng biển này là bộ phận của Ấn Độ Dương.
Phần phía nam của bang có một khí hậu Địa Trung Hải, trong khi phần còn lại của bang có khí hậu khô hạn hoặc bán khô hạn. Nhiệt độ Nam Úc dao động từ trong tháng 1 đến trong tháng 7. Nhiệt độ ngày tại nhiều nơi trong bang vào tháng 1 và tháng 2 có thể lên đến .
Nhiệt độ tối đa ghi nhận được tại Nam Úc là tại Oodnadatta vào ngày 2 tháng 1 năm 1960, cũng là nhiệt độ chính thức cao nhất ghi nhận được tại Úc. Nhiệt độ tối thiểu ghi nhận được tại Nam Úc là tại Yongala vào ngày 20 tháng 7 năm1976.
Kinh tế
Lĩnh vực thu hút lao động lớn nhất của Nam Úc là y tế và trợ giúp xã hội, vượt qua lĩnh vực chế tạo từ năm 2006–07. Năm 2009–10, ngành chế tạo tại Nam Úc tạo công việc trung bình cho 83.700 người so với 103.300 của y tế và hỗ trợ xã hội. Y tế và hỗ trợ xã hội chiếm gần 13% lao động trung bình năm của bang. Bán lẻ là lĩnh vực thu hút lao động lớn thứ nhì tại Nam Úc (2009–10), với 91.900 công việc, và chiếm 12% lực lượng lao động của bang.
Ngành chế tạo giữ một vai trò quan trọng trong kinh tế Nam Úc, tạo ra 11,7% GSP của bang và giữ một phần lớn trong xuất khẩu. Ngành chế tạo gồm ô tô (44% tổng sản lượng của Úc, 2006) và linh kiện, dược phẩm, công nghệ quốc phòng và các hệ thống điện tử. Kinh tế Nam Úc dựa vào xuất khẩu hơn bất kỳ bang nào tại Úc.
Tăng trưởng kinh tế của Nam Úc tụt hậu so với phần còn lại của liên bang, đặc biệt là từ khi Ngân hàng Bang Nam Úc sụp đổ.
Kinh tế Nam Úc gồm các ngành chính sau: thịt và chế biến thịt, lúa mì, rượu vang, len và da cừu, máy móc, kim loại và sản xuất kim loại, ngư nghiệp, xe cộ, và sản xuất dầu mỏ. Các ngành khác như giáo dục và công nghệ quốc phòng đang gia tăng tầm quan trọng.
Mỏ Olympic Dam nằm gần Roxby Downs tại miền bắc của Nam Úc có trữ lượng uranium lớn nhất thế giới, sở hữu trên một phần ba trữ lượng có thể khai thác với giá rẻ của thế giới và chiếm 70% của Úc. Mỏ thuộc quyền sở hữu và điều hành của BHP Billiton, hiện chiếm 9% sản lượng uranium toàn cầu.
Chính phủ
Nam Úc tuân theo chế độ quân chủ lập hiến với quân chủ là Quốc vương Úc, và thống đốc của Nam Úc là người đại diện cho bà. Nghị viện Nam Úc gồm có một Hội nghị viện (hạ viện) và một Hội đồng Lập pháp (thượng viện), bầu cử lập pháp được tổ chức mỗi bốn năm.
Ban đầu, thống đốc nắm giữ hầu như toàn bộ quyền lực, dựa theo văn kiện thành lập thuộc địa của chính phủ đế quốc. Nhân vật này chỉ chịu trách nhiệm trước Bộ Thuộc địa Anh, và do đó không tồn tại chế độ dân chủ tại thuộc địa. Một thể chế mới được lập ra để khuyến nghị cho thống đốc về quản trị Nam Úc vào năm 1843 mang tên Hội nghị Lập pháp. Thể chế này có ba đại biểu của Chính phủ Anh và bốn di dân do thống đốc bổ nhiệm. Thống đốc duy trì toàn quyền hành pháp.
Năm 1851, Quốc hội Anh phê chuẩn Đạo luật chính phủ các thuộc địa Úc, theo đó cho phép bầu cử các đại biểu vào mỗi cơ quan lập pháp thuộc địa và phê chuẩn một hiến pháp để tạo ra chính phủ đại diện và chịu trách nhiệm tại Nam Úc. Sau đó, các di dân có tài sản và là nam giới được phép bầu cử 16 thành viên cbo một Hội đồng Lập pháp gồm 24 thành viên, 8 thành viên do thống đốc bổ nhiệm.
Trách nhiệm chủ yếu của thể chế này là soạn thảo một hiến pháp cho Nam Úc. Thể chế soạn thảo hiến pháp dân chủ nhất từng tồn tại trong Đế quốc Anh và cấp quyền phổ thông đầu phiếu cho nam giới. Hiến pháp thiết lập Nghị viện Nam Úc có lưỡng viện. Năm 1894, Nam Úc là thuộc địa Úc đầu tiên cho phép phụ nữ bầu cử và là Nghị viện đầu tiên trên thế giới cho phép phụ nữ ứng cử.
Nam Úc được chia thành 74 khu vực chính quyền địa phương. Các chính quyền địa phương chịu trách nhiệm đối với các chức năng mà Nghị viện Nam Úc ủy quyền, như cơ sở hạ tầng đường bộ và quản lý chất thải. Thu nhập của hội đồng đến từ thuế tài sản và trợ cấp của chính phủ.
Tháng 9 năm 2014, ông Lê Văn Hiếu - người Úc gốc Việt chính thức đảm nhiệm chức vụ Toàn quyền (Thống đốc) Tiểu bang Nam Úc thay thế Đề đốc Kevin Scarce. Ông là người châu Á và Việt Nam đầu tiên được nữ hoàng Anh chọn làm Toàn quyền Nam Úc.
Nhân khẩu
Đa số cư dân trong bang sống trong khu vực đại đô thị Adelaide với ước tính là 1.262.940 vào năm 2011 (77,1% toàn bang). Các trung tâm dân cư đáng kể khác là Mount Gambier (28.313), Whyalla (22.489), Murray Bridge (17.152), Port Lincoln (15.682), Port Pirie (14.281), Port Augusta (14.196), và Victor Harbor (13.671).
Giáo dục
Ngày 1 tháng 1 năm 2009, tuổi được rời trường phổ thông tại Nam Úc tăng lên 17. Giáo dục là bắt buộc đối với mọi trẻ em cho đến năm 17 tuổi, trừ khi họ đang làm việc hoặc theo một chương trình đào tạo khác. Đa số học sinh hoàn thành chứng chỉ giáo dục SACE. Giáo dục phổ thông là trách nhiệm của chính phủ Nam Úc, song các hệ thống trường công và tư được tài trợ phối hợp từ chính phủ cấp bang và liên bang.
Ngày 14 tháng 6 năm 2013, Nam Úc trở thành bang thứ ba đăng ký Chương trình Cải cách Gonski của chính phủ liên bang. Điều này sẽ khiến tài trợ cho giáo dục tiểu học và trung học tại Nam Úc tăng lên $1,1 tỷ trước năm 2019.
Tồn tại ba trường đại học công và ba trường đại học tư tại Nam Úc. Các đại học công lập là Đại học Adelaide (thành lập năm 1874), Đại học Flinders of South Australia và Đại học South Australia. Ba đại học tư thục là Đại học Carnegie Mellon - Australia, Trường Năng lượng và Tài nguyên (Úc) của Viện Đại học London, và Đại học Cranfield. Toàn bộ sáu trường có khu trường sở chính tại khu vực đại đô thị Adelaide.
Giao thông
Sau khi lập khu định cư, loại hình giao thông chính của Nam Úc là hàng hải. Giao thông đường bộ hạn chế, dùng đến ngựa và bò. Đến giữa thế kỷ 19, bang bắt đầu phát triển một hệ thống đường sắt rộng khắp, song mạng lưới tàu duyên hải tiếp tục cho đến thời kỳ hậu chiến. Đường bộ bắt đầu được cải thiện khi xuất hiện ô tô. Đến cuối thế kỷ 19, giao thông đường bộ chi phối giao thông nội địa tại Nam Úc.
Nam Úc hiện có bốn liên kết đường sắt liên bang, đến Perth qua đồng bằng Nullarbor, đến Darwin qua trung tâm lục địa, đến New South Wales qua Broken Hill, và đến Melbourne. Giao thông đường sắt có vai trò quan trọng đối với nhiều mỏ tại miền bắc của bang. Adelaide có giao thông đường sắt đô thị hạn chế.
Nam Úc có hệ thống đường bộ rộng khắp, liên kết các đô thị và các bang khác. Đường bộ là loại hình giao thông phổ biến nhất trong các khu vực đô thị lớn với ô tô chiếm ưu thế. Giao thông công cộng tại Adelaide hầu hết là nhờ xe buýt, với thời gian hoạt động suốt ngày.
Sân bay Adelaide có các đường bay định kỳ đến các thủ phủ khác và các đô thị chính của Nam Úc. Sân bay cũng có các đường bay hàng ngày đến một số sân bay trung tâm của châu Á.
Sông Murray nguyên là một tuyến giao thương quan trọng đối với Nam Úc, với các tàu hơi nước liên kết các khu vực nội lục với đại dương tại Goolwa.
Nam Úc có một cảng container tại cảng Adelaide. Bang còn có một số cảng quan trọng khác nằm dọc bờ biển để phục vụ chuyên chở khoáng sản và lương thực có hạt. Đảo Kangaroo dựa vào phà Sea Link giữa mũi Jervis và Penneshaw.
Thể thao
Bóng đá kiểu Úc là môn thể thao có khán giả phổ biến nhất tại Nam Úc, là môn mà người Nam Úc có tỷ lệ tham gia cao nhất toàn quốc. Hai đội sân cỏ của Nam Úc tham gia giải bóng đá Úc (kiểu Úc): Adelaide Football Club và Port Adelaide Football Club. Giải bóng đá quốc gia Nam Úc (kiểu Úc) là một giải đấu địa phương được yêu thích.
Cricket là môn thể thao mùa hè phổ biến nhất tại Nam Úc và thu hút nhiều khán giả. Nam Úc có một đội tuyển cricket là Southern Redbacks. Đội tuyển bóng đá của Nam Úc thi đấu tại A-League là Adelaide United F.C.
Chú thích |
Nước trên Sao Hỏa là một chủ đề khoa học quan trọng trong các nghiên cứu và quá trình thám hiểm Sao Hỏa. Lý do chính vì nước ở thể lỏng là một yếu tố quan trọng bậc nhất để giúp duy trì sự sống, trong quá khứ của hành tinh này; cũng như trong tương lai thám hiểm hành tinh này.
Hiện tại có rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy nước tồn tại với lượng nhỏ trên hành tinh đỏ. Trong quá khứ, Sao Hỏa đã có thể còn có nhiều nước hơn hiện nay, và có thể có vị mặn cao. Các dấu hiệu xói mòn của nước trên bề mặt hành tinh là chứng cứ thuyết phục nhất về những thay đổi thời tiết và sự tồn tại nước lỏng trong quá khứ của Sao Hỏa. Việc sử dụng nguồn nước còn tồn tại ngày nay là yếu tố sống còn cho sự đổ bộ của con người lên hành tinh này.
Theo các quan sát thu được từ các dụng cụ đo đạc đã đưa lên hành tinh và các vệ tinh bay quanh nó, cùng các quan sát từ Trái Đất, chúng ta hiện có được hiểu biết chi tiết về chu trình thay đổi của hơi nước trong khí quyển Sao Hỏa diễn ra theo mùa trong năm Sao Hỏa. Nguồn cung cấp lớn nhất cho hơi nước đến từ vùng băng tuyết quanh cực Bắc; cứ đến cuối mùa xuân đầu mùa hè trên bắc bán cầu, một lượng lớn nước đá trên bề mặt ở vùng này lại thăng hoa và được gió đưa xuống phía nam. Sự đều đặn của chu trình hơi nước quan sát được cho phép chúng ta tạo ra các mô hình tiên đoán trước lượng hơi nước trong khí quyển Sao Hỏa bất cứ ngày nào, hôm nay hay ngày mai.
Toàn bộ lượng hơi nước trong khí quyển Sao Hỏa rất nhỏ. Nếu toàn bộ nước trong khí quyển này rơi thành mưa trong một thời điểm, chúng sẽ tạo ra một biển nước chỉ dày vài trăm xentimét bao quanh bề mặt.
Các mô phỏng chi tiết trên máy tính cho thấy hơi nước trong khí quyển Sao Hỏa còn phải tương tác với một nguồn nước nữa khá lớn nằm dưới bề mặt hành tinh. Một lượng nước lớn khoảng 10 lần toàn bộ nước có trong khí quyển có thể được hấp thụ trong vài xentimét đất đá trên bề mặt. Đây có thể là nguồn thu nước quan trọng và là mục tiêu khai thác cho các chuyến đổ bộ tương lai lên hành tinh. Các tính toán cho thấy nguồn nước hấp thụ trên mặt đất cung cấp hơi nước cho khí quyển và được trao đổi qua lại giữa hai bán cầu nhờ gió thổi quanh năm trên Sao Hỏa.
Nước lỏng bên dưới thềm băng
Tháng 7 năm 2018, các nhà khoa học thông báo đã phát hiện thấy một hồ nước lỏng nằm bên dưới 1,5 km thềm băng ở cực nam Sao Hỏa, có chiều rộng 20 km, và là một hồ chứa nước lỏng ổn định đầu tiên được tìm thấy ở hành tinh này. Hồ được phát hiện nhờ sử dụng dữ liệu radar từ thiết bị MARSIS đặt trên tàu Mars Express bay quanh Sao Hỏa thu thập từ tháng 5 năm 2012 đến tháng 12 năm 2015. Trung tâm của hồ nằm ở tọa độ 193°E, 81°S, một vùng đất phẳng không có bất kỳ một đặc điểm địa mạo đặc biệt nào nhưng được bao quanh bởi nền đất cao hơn, ngoại trừ phía đông, nơi có một bồn trũng.
Bởi vì nhiệt độ ở vùng cực ước tính vào khoảng 205 K, các nhà khoa học dự đoán nước có thể tồn tại ở trạng thái lỏng nhờ hiệu ứng phản đông lạnh của muối magnesi và calci perchlorat. Lớp băng dày 1,5 km phủ bên trên bề mặt hồ chứa băng nước với 10 đến 20% hỗn hợp bụi, và được bao phủ theo mùa bởi lớp băng khô CO2 dày 1m. Do dữ liệu thô thu được từ vùng chỏm băng cực nam là hạn chế, các nhà khoa học khám phá hồ nói rằng "không có một lý do thỏa đáng nào để kết luận nước bên dưới mặt đất Sao Hỏa chỉ tồn tại hạn chế ở một nơi duy nhất."
Hồ có thể chứa nước trong hoặc lẫn đất và bùn. Hàm lượng muối cao trong hồ khiến hầu hết các dạng sống khó phát triển ở đây, nhưng trên Trái Đất, có các "sinh vật ưa mặn" sống ở môi trường có độ mặn cao. |
Sydney (hay còn được gọi là Tất Ni; Chữ Hán: 悉尼) là một thành phố cảng nằm ở đông nam của Úc. Đây là thành phố lớn nhất, nổi tiếng nhất và lâu đời nhất của nước Úc. Sydney cũng là thủ phủ của tiểu bang New South Wales và là thành phố đông dân nhất của Úc với dân số hơn 6.000.000 người (2016).
Nằm ở bờ biển phía đông nam của Úc, thành phố được thiết lập vào năm 1788 tại Sydney Cove bởi Arthur Phillip người dẫn đầu Đoàn tàu Thứ nhất (First Fleet) đến từ Anh.
Được xây dựng xung quanh cảng Jackson với cảnh đẹp nổi tiếng, thành phố Sydney được gọi là "Thành phố Cảng". Đây là trung tâm tài chính lớn nhất của Úc và cũng là một địa điểm du lịch của khách quốc tế, nổi tiếng với nhiều bãi biển đẹp và kiến trúc đôi: Nhà hát opera Sydney (Sydney Opera House) và Cầu Cảng Sydney (Harbour Bridge).
Lịch sử
Khu vực Sydney đã được sinh sống bởi thổ dân Úc ít nhất là khoảng 30.000 năm, và vào thời điểm Đoàn tàu Thứ nhất cập bến vào năm 1788, 4000-8000 người đang sinh sống tại khu vực này. Có ba nhóm thổ dân với ngôn ngữ khác nhau tại khu vực Sydney; những ngôn ngữ này lại trở thành những thổ ngữ bởi các bộ lạc nhỏ hơn. Ngôn ngữ chính là Darug, (Cadigal, những thổ dân nguyên thủy của thành phố Sydney sử dụng thổ ngữ vùng biển Darug), Dharawal và Guringai. Mỗi bộ lạc có một lãnh địa riêng; vị trí của lãnh địa được xác định bởi các nguyên vật liệu có sẵn nơi đó. Mặc dù sự đô thị hóa đã tiêu diệt hầu hết các chứng cớ của các vùng dân cư đó, các bản khắc trên đá vẫn tồn tại ở một số nơi.
Người châu Âu để ý đến Úc từ khi Đô đốc James Cook nhìn thấy Vịnh Botany vào năm 1770. Dưới chỉ thị của chính quyền Anh, một khu di dân cho những người tội phạm được thiết lập bởi Arthur Phillip vào năm 1788. Phillip thành lập khu dân cư tại Sydney Cove trên cảng Jackson. Ông ta đặt tên nơi đó theo tên của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Anh, Lord Thomas Townshend của Sydney, để công nhận vai trò của Lord Sydney trong việc giúp cho Phillip có giấy phép thành lập khu thuộc địa. Vào tháng 4 năm 1789 một dịch bệnh, được nghĩ là đậu mùa, đã làm giảm dân số thổ dân ở Sydney; một ước tính khiêm tốn là vào khoảng 500 đến 1000 thổ dân chết do nhiễm bệnh trong khu vực Broken và Botany Bay.
Có một sự nổi dậy vũ trang chống lại dân Anh, bởi những chiến binh Pemulwuy trong khu vực xung quanh Vịnh Botany, và những trận đánh nhỏ xảy ra khá phổ biến ở khu vực quanh sông Hawkesbury. Đến 1820 chỉ còn lại vài trăm thổ dân và Thống đốc Macquarie đã bắt đầu những hoạt động "văn minh hóa và giáo dục" thổ dân bằng cách đuổi họ đi khỏi bộ lạc.
Nhiệm kì mà Macquarie là Thống đốc của bang New South Wales là giai đoạn mà Sydney được nâng cấp từ buổi ban đầu sơ khai. Đường sá, cầu cống, các bến phà và các tòa nhà chính phủ được xây dựng lên bởi những phạm nhân, và đến năm 1822 thành phố đã có ngân hàng, các chợ, các đường phố lớn và sở cảnh sát có tổ chức. Những năm của thập kỉ 1830 và thập kỉ 1840 là giai đoạn phát triển đô thị, bao gồm sự phát triển của các khu ngoại thành đầu tiên, vì thành phố phát triển nhanh chóng khi những đoàn tàu từ eo biển Anh bắt đầu đến với những di dân tìm cách bắt đầu một đời sống mới ở một đất nước mới. Những cuộc đổ xô đi tìm vàng đầu tiên bắt đầu vào 1851, và cảng Sydney từ đó đã chứng kiến nhiều làn sóng người nhập cư từ khắp các nơi trên thế giới. Sự phát triển của các khu ngoại thành bắt đầu phát triển vào phần tư cuối cùng của thế kỉ 19 với sự phát minh của các xe lửa và xe điện chạy bằng động cơ hơi nước. Với sự công nghiệp hoá, Sydney mở rộng một cách nhanh chóng, và vào đầu thế kỉ 20 thành phố đã có dân số trên 1 triệu người. Khủng hoảng lớn Great Depression đã tác động đến Sydney một cách tồi tệ. Tuy nhiên, một trong những điểm sáng của thời Khủng hoảng là sự hoàn thành của cầu cảng Sydney Sydney Harbour Bridge vào năm 1932.
Trong suốt thế kỉ 20 Sydney tiếp tục mở rộng với nhiều làn sóng di cư khác nhau từ châu Âu và sau đó là từ châu Á, kết quả là thành phố có một không khí quốc tế. Phần đông dân Sydney có nguồn gốc Anh hoặc là Ireland. Những người mới đến sau này bao gồm từ các nước Ý, Hy Lạp, Israel, Liban, Cộng hoà Nam Phi, Nam Á (Ấn Độ, Sri Lanka và Pakistan), Sudan, Thổ Nhĩ Kỳ, Macedonia, Croatia, Serbia, Nam Mỹ (Brasil, Chile, Argentina), Armenia, Đông Âu (Cộng hoà Séc,Ba Lan, Nga, Ukraina, Hungary) và Đông Á (bao gồm Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam).
Địa lý
Sydney tọa lạc trên một vùng đồng bằng trầm tích ven biển giữa Thái Bình Dương về phía đông và Blue Mountains về phía tây. Thành phố có vịnh biển tự nhiên lớn nhất thế giới, cảng biển Jackson, và hơn 70 vịnh và bãi biển, bao gồm cả bãi biển Bondi nổi tiếng. Khu vực nội thành của Sydney có diện tích 1687 km² (651 mi²) và giống như London mở rộng. Khu vực đô thị (Theo Sở thống kê Sydney) là 12.145 km² (4.689 mi²); một phần lớn của khu vực này là công viên quốc gia và các vùng đất chưa bị đô thị hóa.
Sydney chiếm hai khu vực địa lý: đồng bằng Cumberland, một vùng đồi thoai thoải tương đối bằng phẳng nằm về phía nam và tây của vịnh biển, và đồng bằng Hornsby, một đồng bằng về phía bắc của vịnh, cao trên 389 mét (1276 ft), được chia cắt bởi các thung lũng với các cánh rừng. Phần xưa nhất của thành phố nằm ở khu vực bằng phẳng; đồng bằng Hornsby, được gọi là North Shore, phát triển chậm hơn bởi vì địa hình nhiều đồi của nó, và là một vùng khá im lặng cho đến khi cầu cảng Sydney (Sydney Harbour Bridge) được xây vào năm 1932, nối nó với phần còn lại của thành phố.
Khí hậu
Sydney có khí hậu cận nhiệt đới với những mùa hè nắng ấm và với mùa đông mát mẻ, với lượng mưa trải đều trong năm. Thời tiết ôn hòa bởi ở gần đại dương, và các nhiệt độ khắc nghiệt hơn được ghi lại ở các vùng ngoại ô phía tây sâu trong lục địa. Tháng ấm nhất là tháng giêng, với nhiệt độ không khí trung bình trên bờ biển là 18,6–25,8°C và trung bình có 14.6 ngày trong năm nhiệt độ bên trên 30 °C. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mà Sydney đôi khi phải hứng chịu những đợt nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ cao nhất được ghi lại là 45,3 °C vào ngày 14 tháng 1 năm 1939 vào giai đoạn cuối của đợt nắng nóng 4 ngày trên toàn quốc. Mùa đông khá ôn hòa, đôi khi hơi lạnh nhưng nhiệt độ ít khi nào xuống thấp hơn 5 °C trong các khu vực ven biển. Tháng lạnh nhất là tháng 7, với trung bình xê xích 8,0–16,2 °C. Nhiệt độ thấp nhất được ghi lại là 2,1 °C.
Lượng mưa được chia khá đều giữa mùa hè và mùa đông, nhưng cao hơn một ít trong suốt nửa đầu của năm, khi gió phía tây thổi nhiều. Lượng mưa trung bình hàng năm, điều hòa ít biến động, là 1217.0 mm, rơi trên trung bình là 138 ngày trong 1 năm.. Tuyết rơi lần cuối cùng ở khu vực thành phố Sydney là vào thập niên 1830.
Mặc dù thành phố không chịu bão nhiệt đới hay các trận động đất lớn, hiệu ứng El Niño đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định khuôn mẫu thời tiết của Sydney: hạn hán và cháy rừng một mùa, và mưa bão và lụt lội mùa còn lại, liên hệ với các pha trái ngược nhau của sự dao động. Rất nhiều khu vực của thành phố giáp với các khu rừng bụi rậm đã bị ảnh hưởng bởi cháy rừng, đáng kể nhất là trong năm 1994 và 2002 – những lần này thường xảy ra vào mùa xuân hay mùa hè. Thành phố cũng thường bị mưa đá và bão lớn. Một cơn bão như vậy xảy ra ở các vùng ngoại vi phía đông Sydney vào buổi tối 14 tháng 4 năm 1999, tạo ra các hạt mưa đá lớn với các hạt đường kính ít nhất 9 cm và kết quả là bảo hiểm tốn khoảng $1,5 tỉ trong dưới 1 giờ. Ngoài ra, thành phố đã từng trải qua đợt bão bụi vào ngày 23 tháng 7 năm 2009
Các nghiên cứu gần đây bởi các khoa học gia nghiên cứu về khí hậu tại Đại học Macquarie cho rằng việc khai phá đất ở phía tây Sydney đã góp phần vào những thay đổi lớn trong khí hậu của thành phố.
Nhiệt độ trung bình hàng năm của biển dao động trong khoảng từ 18,5 °C (65,3 °F) vào tháng Chín đến 23,7 °C (74,7 °F) vào tháng Hai.
Nhân khẩu
Dân số Sydney năm 1788 chỉ còn dưới 1.000. Với vận tải của tù nhân, nó đã tăng gấp ba lần trong vòng 10 năm tới 2.953. Trong mỗi thập kỷ kể từ năm 1961, dân số đã tăng lên hơn 250.000. Dân số Sydney vào thời điểm Tổng điều tra năm 2011 là 4.391.674. Người ta dự đoán rằng dân số sẽ tăng lên từ 8 đến 8,9 triệu người vào năm 2061. Mặc dù tốc độ tăng nhanh, Cục thống kê Úc dự đoán rằng Melbourne sẽ thay thế Sydney thành thành phố đông dân nhất nước Úc vào năm 2053. Bốn khu đô thị đông dân nhất ở Úc được đặt tại Sydney với mỗi khu có hơn 13.000 cư dân trên mỗi kilômét vuông (33.700 cư dân trên mỗi dặm vuông).
Tuổi trung bình của cư dân Sydney là 36 và 12,9% số người trên 65 tuổi. Dân số kết hôn chiếm 49,7% số người Sydney, trong khi 34,7% người chưa bao giờ lập gia đình. 48,9% số gia đình là cặp vợ chồng có con, 33,5% là cặp vợ chồng không có con, và 15,7% là gia đình độc thân. 32.5% người dân ở Sydney bên cạnh tiếng Anh có thể nói được tiếng Ả Rập, tiếng Hoa, tiếng Quan Thoại, tiếng Quảng Đông, tiếng Việt và tiếng Hy Lạp. Nói chung đó là những ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất.
Có 54.746 người di cư bản địa sống ở Sydney trong năm 2011. Hầu hết người nhập cư đến Sydney giữa năm 1840 và 1930 là người Anh, người Ireland hay người Trung Quốc. Có rất nhiều nhóm dân cư quan trọng dựa trên quốc tịch hoặc tôn giáo trong suốt lịch sử phát triển của Sydney. Vào đầu thế kỷ 20, người dân Ailen đã tập trung tại vùng Surry Hills, vùng Scotland thuộc Paddington.
Sau Thế chiến II, các nhóm sắc tộc ở Sydney bắt đầu đa dạng hóa. Các nhóm dân tộc thông thường ở Sydney bao gồm, nhưng không giới hạn ở, người Hà Lan, người Sri Lanka, người Ấn Độ, người Assyrian, người Nga, người Việt Nam, người Do Thái, người Đức,.... Vào đêm điều tra dân số năm 2011 có 1.503.620 người sống ở Sydney sinh ra ở nước ngoài, chiếm 42,5% dân số thành phố Sydney và 34,2% dân số Sydney, tỷ lệ lớn thứ bảy của bất kỳ thành phố nào trên thế giới. Cuộc Tổng điều tra năm 2016 cho thấy 39 phần trăm của Greater Sydney là người di cư, trên thành phố New York (36 phần trăm), Paris (25 phần trăm), Berlin (13 phần trăm) và Tokyo (2 phần trăm). Nếu người dân địa phương có ít nhất một bà mẹ di cư sinh ra thì 65 phần trăm dân số ở Sydney di cư.
Các nhóm tổ tiên lớn nhất của Sydney là Anh, Úc, Ailen, Trung Quốc và Scotland. Người nước ngoài sinh ra ở Sydney có đại diện lớn nhất là Anh, Trung Quốc, Ấn Độ, New Zealand và Việt Nam. Sự tập trung di dân ở Sydney, so với phần còn lại của Australia (ngoại trừ Melbourne), làm cho nó là ngoại lệ chứ không phải là tiêu chuẩn về việc có một dân số cao ở nước ngoài như vậy.
Cảnh quan thành phố
Cấu trúc đô thị
Khu vực rộng lớn bao phủ bởi nội thành Sydney chính thức được chia ra thành hơn 300 khu vực (cho mục đích địa chỉ và bưu điện), và được quản lý như là 38 khu vực hành chính địa phương (thêm vào nhiều trách nhiệm của Bang New South Wales và các sở). Bản thân Thành phố Sydney bao phủ một khu vực khá nhỏ bao gồm khu thương mại trung tâm và các khu vực trong thành phố. Thêm vào đó, có một số miêu tả từng vùng được sử dụng không chính thức để chỉ một phần lớn của khu đô thị. Tuy nhiên phải để ý rằng có nhiều khu vực không được bao phủ bởi cách chia vùng không chính thức bên dưới đây. Những vùng này là: Eastern Suburbs, Hills District, Inner West, Lower North Shore, Northern Beaches, North Shore, Southern Sydney, South-eastern Sydney, South-western Sydney, Sutherland Shire và Western Sydney.
Khu thương mại trung tâm Sydney (Sydney CBD) mở rộng về phía nam vào khoảng 2 kilômét (1.25 mi) từ Sydney Cove, địa điểm cư trú đầu tiên của di dân châu Âu. Các tòa nhà cao ốc tập
trung dày đặc và các tòa nhà khác bao gồm những tòa nhà lịch sử như Sydney Town Hall và Queen Victoria Building được xen kẽ bởi các công viên như Wynyard và Hyde Park. Khu Sydney CBD được bao bọc phía đông bởi một dãy các công viên kéo dài từ Hyde Park cho đến the Domain và Royal Botanic Gardens đến Farm Cove trên vịnh biển. Phía tây được bao bởi Darling Harbour, một nơi thu hút nhiều khách du lịch và các hộp đêm trong khi Nhà ga trung tâm đánh dấu đầu cuối phía nam của CBD. George Street được xem là đường chính chạy dọc bắc-nam của khu Sydney CBD.
Mặc dù CBD chiếm hầu hết thương mại và đời sống văn hóa của thành phố trong các năm về trước, các khu thương mại/văn hóa khác đã phát triển theo theo kiểu nở rộng ra từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Kết quả là, tỷ lệ các công việc cổ trắng nằm ở khu CBD đã giảm từ 60% vào cuối Chiến tranh thế giới thứ hai đến dưới 30% in 2004. Cùng với khu thương mại ở North Sydney, liên kết với CBD bởi Harbour Bridge, khu thương mại lớn nhất ở bên ngoài là Parramatta ở vùng trung-tây, Blacktown phía tây, Bondi Junction phía đông, Liverpool ở tây nam, Chatswood về phía bắc và Hurstville về phía nam.
Kinh tế
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Loughborough đã xếp hạng Sydney trong số 10 thành phố trên thế giới được lồng ghép chặt chẽ vào nền kinh tế toàn cầu. "Chỉ số sức mạnh kinh tế toàn cầu" xếp thành phố đứng thứ mười một trên thế giới. "Chỉ số Thành phố Toàn cầu" cũng công nhận Sydney là thứ 14 trên thế giới dựa trên sự tham gia toàn cầu.
Lý thuyết kinh tế hiện hành có hiệu lực trong những ngày đầu của thời kỳ thuộc địa chủ nghĩa là chủ nghĩa thương mại, cũng như ở hầu hết các nước Tây Âu. Nền kinh tế gặp khó khăn trước tiên do những khó khăn trong việc canh tác đất đai và việc thiếu một hệ thống tiền tệ ổn định. Thống đốc Lachlan Macquarie giải quyết vấn đề thứ hai bằng cách tạo ra hai đồng xu từ mỗi đồng bạc bạc Tây Ban Nha đang lưu hành. Nền kinh tế đã rõ ràng là chủ nghĩa tư bản trong tự nhiên vào những năm 1840 khi tỷ lệ người định cư tự do tăng lên, ngành công nghiệp hàng hải và len phát triển rực rỡ và quyền hạn của Công ty Đông Ấn đã bị cắt giảm.
Lúa mì, vàng, và các khoáng chất khác đã trở thành các ngành xuất khẩu bổ sung vào cuối những năm 1800. Từ những năm 1870, chính quyền bắt đầu đổ vào thành phố này để xây dựng đường sá, đường sắt, cầu, bến tàu, tòa án, trường học và bệnh viện. Các chính sách bảo hộ sau liên bang cho phép tạo ra một ngành công nghiệp sản xuất đã trở thành chủ nhân lớn nhất của thành phố vào những năm 1920. Những chính sách tương tự này đã giúp giảm bớt ảnh hưởng của Cuộc Đại suy thoái khi mà tỷ lệ thất nghiệp tại New South Wales lên tới 32%. Từ những năm 60 trở đi, Parramatta được công nhận là khu trung tâm thương mại thứ hai của thành phố và tài chính và du lịch đã trở thành các ngành công nghiệp và nguồn việc làm chính.
Tổng sản phẩm trong nước của Sydney là 400,9 tỷ AU và 80,000 đô la Úc / người vào năm 2015. Tổng sản phẩm trong nước của thành phố là AU $ 337 tỷ trong năm 2013, lớn nhất ở Úc. Ngành dịch vụ tài chính và dịch vụ bảo hiểm chiếm 18,1% tổng sản phẩm và đứng trước các dịch vụ chuyên nghiệp với 9% và ngành chế tạo với 7,2%. Ngoài Dịch vụ Tài chính và Du lịch, ngành Sáng tạo và Công nghệ là ngành trọng điểm của Thành phố Sydney và chiếm 9% và 11% sản lượng kinh tế của năm 2012.
Các thành phần kinh tế lớn khác ở Sydney, được đo bằng số lượng người được nhận việc, bao gồm các dịch vụ thương mại và địa ốc, buôn bán sĩ, sản xuất và dịch vụ sức khỏe và cộng đồng. Kể từ thập niên 1980, các công việc đã di chuyển từ sản xuất sang các khu vực dịch vụ và thông tin.
Tính vào tháng 9 năm 2003, tỉ lệ thất nghiệp ở Sydney là 5,3%. Theo The Economist Intelligence Unit's Worldwide khảo sát về giá cả sinh hoạt, Sydney là thành phố đắt thứ 16 trên thế giới, trong khi một khảo sát của UBS xếp hạng Sydney thứ 26 trên thế giới tính theo thu nhập.
Tính vào tháng 12 năm 2005, Sydney có giá nhà trung bình cao nhất trong các thành phố thủ phủ các tiểu bang với giá $485.000. Một báo cáo xuất bản bởi OECD vào tháng 11 năm 2005, cho thấy Úc có giá nhà cao nhất phương Tây khi so với những tiền lời đem lại từ việc thuê nhà.
Sydney là một trung tâm tài chính và thương mại lớn nhất ở Úc nói riêng và châu Đại Dương nói chung. Thành phố cũng là một trung tâm tài chính quan trọng ở vùng châu Á Thái Bình Dương. Thị trường chứng khoán Úc và Ngân hàng trung ương Úc tọa lạc ở Sydney, cũng như là tổng hành dinh của 90 ngân hàng và trên phân nửa các công ty hàng đầu của Úc, và các trụ sở trong khu vực của khoảng 500 công ty đa quốc gia. 20th Century Fox cũng có những phim trường lớn ở Sydney.
Sydney Futures Exchange (SFE) là một thị trường tài trao đổi futures và options tài chính lớn nhất châu Á - Thái Bình Dương, với 64,3 triệu hợp đồng được trao đổi trong năm 2005. Theo thứ tự toàn cầu nó là thị trường futures lớn thứ 12 trên thế giới và đứng thứ 19 nếu tính luôn cả options. Với vai trò thương mại tăng dần của Sydney nhiều phòng thí nghiệm y khoa và trung tâm nghiên cứu, khoa học và nghiên cứu là một lĩnh vực khác với nhiều tăng trưởng mạnh.
Thành phố này đã được xếp loại là một thành phố toàn cầu "Alpha" bởi Mạng lưới nghiên cứu toàn cầu hóa và các thành phố trên thế giới.
Du lịch
Du lịch đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế của Sydney, với 7,8 triệu du khách nội địa và 2,5 triệu du khách quốc tế trong năm 2004..
Sydney là cửa ngõ tới Úc cho nhiều du khách quốc tế. Thành phố này đã tiếp nhận được 2,8 triệu khách du lịch quốc tế sang du lịch trong năm 2013, gần một nửa số chuyến đi bay quốc tế tới Úc. Những du khách này đã dành 59 triệu đêm ở thành phố và tổng cộng 5,9 tỷ đô la. Hầu hết du khách là người từ Trung Quốc, New Zealand, Anh, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đức, Hồng Kông và Ấn Độ.
Thành phố này cũng đã nhận được 8,3 triệu du khách trong nước qua đêm trong năm 2013 đã chi tổng cộng 6 tỷ đô la. 26.700 công nhân ở thành phố Sydney đã được trực tiếp sử dụng bởi du lịch trong năm 2011. Có 480.000 du khách và 27.500 người ở lại qua đêm mỗi ngày vào năm 2012. Trung bình, ngành du lịch đóng góp 36 triệu đô la cho nền kinh tế thành phố mỗi ngày
Các điểm đến phổ biến bao gồm Nhà hát Opera Sydney, Cầu Cảng Sydney, Vịnh Watsons, The Rocks, Tháp Sydney, cảng Darling, Thư viện Tiểu bang New South Wales, Vườn Bách thảo Hoàng gia, Vườn Quốc gia Hoàng Gia, Bảo tàng Úc, Nghệ thuật đương đại, Phòng trưng bày Nghệ thuật của New South Wales, Tòa nhà Nữ hoàng Victoria, Thủy cung Biển Sea Sydney, Vườn thú Taronga, Bãi biển Bondi, Dãy núi Xanh và Công viên Olympic Sydney.
Các dự án phát triển chủ yếu nhằm tăng cường ngành du lịch của Sydney bao gồm một sòng bạc và khách sạn tại Barangaroo và việc xây dựng lại Cảng Đông Darling, bao gồm một khu triển lãm và trung tâm hội nghị mới sẽ trở thành nơi hoàn thiện nhất của Australia sau khi hoàn thành.
Chính quyền
Theo lịch sử, Sydney được quản lý bởi Cumberland County (1945-1964). Ngày nay không có một cơ quan quản lý chung cho toàn bộ khu đô thị (metropolitan) của Sydney. Những công việc địa phương được điều hành bởi các cơ quan gọi là nhà nước địa phương (local government area- LGA). Những khu vực này đều đã bầu lên một hội đồng và họ có trách nhiệm trên một loạt các chức năng khác nhau được giao bởi chính quyền của tiểu bang New South Wales.
Thành phố Sydney bao gồm khu thương mại trung tâm và một số khu nội thành lân cận, và trong những năm gần đây đã được mở rộng thông qua sự sáp nhập với các khu vực nhà nước lân cận, chẳng hạn như khu Nam Sydney. Nó được đứng đầu bởi Thị trưởng Sydney được bầu lên và một hội đồng. Thị trưởng, tuy nhiên, đôi khi được đối xử như là đại diện cho toàn thành phố.
31 khu nhà nước địa phương (LGA) trong Sydney là:
Bayside
Canterbury-Bankstown
Blacktown
Burwood
Camden
Campbelltown
Canada Bay
Cumberland
Fairfield
Georges River
Hawkesbury
The Hills
Hornsby
Hunter's Hill
Inner West
Ku-ring-gai
Lane Cove
Liverpool
Mosman
Bắc Sydney
Bãi Biển Phía Bắc
Parramatta
Penrith
Randwick
Ryde
Strathfield
Sutherland
Sydney
Waverley
Willoughby
Woollahra
Đa số các hoạt động nhà nước tầm cỡ thành phố được quản lý bởi nhà nước tiểu bang. Những thứ này bao gồm phương tiện vận chuyển công cộng, các đường chính, điều khiển giao thông, cảnh sát, giáo dục trên mức nhà trẻ, và các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng. Bởi vì phần lớn dân số New South Wales sống ở Sydney, nhà nước tiểu bang theo truyền thống rất miễn cưỡng trong việc cho phép những cơ quan nhà nước cấp thành phố, mà sẽ trở thành những cơ quan cạnh tranh với nhà nước tiểu bang. Bởi vì lý do này, Sydney luôn luôn là tiêu điểm về chính trị của cả tiểu bang và Quốc hội liên bang. Chẳng hạn, biên giới của các vùng nhà nước địa phương (LGA) của thành phố Sydney đã bị thay đổi đáng kể bởi các nhà nước tiểu bang ít nhất là bốn lần từ năm 1945, với những hiệu quả đem lại những thuận lợi dự đoán được cho đảng cầm quyền ở New South Wales Parliament vào thời điểm đó.
Giáo dục
Sydney là nơi của một vài trường đại học nổi tiếng nhất của nước Úc, và là nơi của trường đại học đầu tiên trên nước Úc, Đại học Sydney, thiết lập vào năm 1850. Có năm trường đại học công khác hoạt động chủ yếu ở Sydney: Đại học New South Wales, Đại học Macquarie, Đại học Kỹ thuật Sydney, Đại học Tây Sydney và Đại học Catholic Úc (2 trong số 6 campus). Các đại học khác có campus thứ hai ở Sydney bao gồm Đại học Notre Dame Úc và Đại học Wollongong.
Có 4 trường dạy nghề (Technical and Further Education - TAFE) đa campus được nhà nước tài trợ ở Sydney cung cấp việc đào tạo nghề nghiệp ở bậc cao đẳng: Viện kỹ thuật Sydney, Học viện TAFE Bắc Sydney, Học viện TAFE Tây Sydney và Học viện TAFE Tây Nam Sydney.
Sydney có các trường công, trường dòng, và trường tư. Các trường công, bao gồm mẫu giáo, tiểu học và trung học, và các trường đặc biệt được quản lý bởi Bộ Giáo dục và đào tạo New South Wales. Có 4 khu vực giáo dục được quản lý bởi nhà nước tiểu bang ở Sydney, cùng nhau quản lý 919 trường học. Trong 30 trường trung học tuyển chọn trong tiểu bang, 25 trường đó là nằm ở Sydney.
Sydney là thành phố xếp hạng cao nhất thế giới dành cho sinh viên quốc tế. Hơn 50.000 sinh viên quốc tế học tại các trường đại học của thành phố và hơn 50.000 học tại các trường dạy nghề và tiếng Anh. Giáo dục quốc tế đóng góp 1,6 tỉ đô la cho nền kinh tế địa phương và tạo ra nhu cầu cho 4.000 việc làm địa phương mỗi năm.
Thể thao
Sydney từng là chủ nhà của Thế vận hội Mùa hè 2000. Ngoài ra, thành phố cùng với Melbourne, liên tục đứng ra tổ chức các sự kiện thể thao quan trọng.
Những cuộc đua thuyền buồm đã được tổ chức tại Port Jackson từ năm 1827. Du thuyền đã được phổ biến trong số các cư dân giàu có từ những năm 1840 và Đội tàu du lịch Hoàng gia Sydney được thành lập năm 1862. Cuộc đua thuyền buồm Sydney to Hobart là một sự kiện dài 1.177 dặm (727 dặm) bắt đầu từ Cảng Sydney vào ngày Boxing Day. Kể từ khi thành lập vào năm 1945 nó đã được công nhận là một trong những cuộc đua thuyền khó nhất trên thế giới. Sáu thủy thủ đã chết và 71 tàu của đội tàu 115 đã thất bại trong việc hoàn thành cuộc đua ở giải năm 1998.
Câu lạc bộ Gôn Hoàng gia Sydney được đặt tại Rose Bay và từ khi mở cửa vào năm 1893 đã tổ chức Australian Open 13 lần. Trường đua ngựa Royal Randwick mở cửa vào năm 1833 và có một số chén lớn trong suốt cả năm. Sydney được hưởng lợi từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng thể thao đáng kể để chuẩn bị cho việc tổ chức Thế vận hội mùa hè 2000. Công viên Olympic Sydney phục vụ các môn điền kinh, thể thao dưới nước, quần vợt, khúc côn cầu, bắn cung, bóng chày, đạp xe, cưỡi ngựa và chèo thuyền. Nó cũng bao gồm Sân vận động có sức chứa lớn Australia được sử dụng cho bóng đá bóng bầu dục, bóng đá, bóng đá Úc. [[Sân Bóng Đá Sydney được hoàn thành vào năm 1988 và được sử dụng cho các trận bóng bầu dục và bóng bầu dục. Sân Cricket Sydney được khai trương vào năm 1878 và được sử dụng cho cả hai môn bóng đá Úc và môn cricket.
Một giải đấu quần vợt giao hữu được tổ chức ở đây vào đầu mỗi năm như là sự khởi động cho Grand Slam giải quần vợt Úc mở rộng ở Melbourne. |
Kinh độ Mặt Trời là một góc chỉ vị trí hành tinh trên quỹ đạo quanh Mặt Trời. Nó thường được ký hiệu là Ls. Nó bằng góc giữa đường nối Mặt Trời với hành tinh và phương xuân phân trên mặt phẳng quỹ đạo.
Trên Trái Đất
Kinh độ Mặt Trời của Trái Đất cũng bằng xích kinh độ của Mặt Trời trong hệ tọa độ xích đạo.
Ứng dụng
Kinh độ Mặt Trời thường được dùng để chỉ thời điểm trong năm và mùa trên hành tinh:
mùa xuân bắc bán cầu/mùa thu nam bán cầu bắt đầu từ Ls=0° (xuân phân)
mùa hạ bắc bán cầu/mùa đông nam bán cầu bắt đầu từ Ls=90° (hạ chí)
mùa thu bắc bán cầu/mùa xuân nam bán cầu bắt đầu từ Ls=180° (thu phân)
mùa đông bắc bán cầu/mùa hạ nam bán cầu bắt đầu từ Ls=270° (đông chí)
Nó đặc biệt được dùng khi nói về các quan sát có chu kỳ lặp lại theo năm trên Sao Hỏa, Sao Kim, và các hành tinh khác. Trên Trái Đất, kinh độ Mặt Trời hay được dùng khi quan sát các trận mưa sao băng, vì đây là hiện tượng lặp lại khi Trái Đất ở vào những vị trí nhất định trên quỹ đạo.
Đối với trường hợp Trái Đất, kinh độ Mặt Trời đã được sử dụng trong lịch Trung Quốc để xác định 24 tiết khí từ thời Hán Vũ Đế.
Ghi chú:
Trong phần "tiếng Hoa", chữ Hán được sử dụng là loại phồn thể, chữ trong ngoặc là giản thể tương ứng.
Trong phần "tiếng Triều", chữ trong ngoặc là phiên bản chữ Hán (Hanja)
Ý nghĩa của các tiết về cơ bản là giống nhau trong các nước, tuy nhiên có một vài điểm khác nhau rõ rệt.
Ngày bắt đầu của tiết khí có thể dao động trong phạm vi ±1 ngày.
Trong khoảng thời gian giữa các tiết khí như Đại tuyết, Tiểu tuyết trên thực tế ở miền bắc Việt Nam không có tuyết rơi. (Trừ một số đỉnh núi cao như Fansipan, Mẫu Sơn có thể có, tuy vậy tần số xuất hiện rất thấp và lại rơi vào khoảng thời gian của Tiểu hàn-Đại hàn). |
Bệnh tằm gai do bào tử ký sinh trùng bệnh gai (Nosema bombycis) xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hoá. Bào tử bệnh gai chỉ sinh sôi nảy nở trong cơ thể sống của tằm hoặc một số loại côn trùng.
Louis Pasteur là người đầu tiên nhận ra nguyên nhân của căn bệnh này khi một dịch bệnh này lây lan trên toàn nước Pháp.
Triệu chứng
Tằm bị nhiễm bệnh sẽ sinh trưởng, phát triển không đồng đều, lột xác kém, có nơi còn gọi là tằm sun...Tằm trốn ngủ, da căng bóng, đốt hơi ngắn, vận động nhiều, hai bên sườn xuất hiện nhiều chấm đen nhỏ li ti. Trứng tằm bị nhiễm bệnh thì bệnh sẽ phát khi tằm ở tuổi 1 - 3. Tằm nhiễm bệnh ở tuổi 1 - 3 thì sẽ phát bệnh ở tuổi 4 - 5. Cuối tuổi 5 vẫn ăn bình thường, khi lên né thì sun lại, rơi xuống và chết. Nếu đến tuổi 5 mới mắc bệnh thì vẫn nhả tơ kéo kén nhưng kén không tốt
Con đường lây nhiễm
Nhiễm qua phôi (trứng) sẽ phát bệnh ở tuổi 1 đến tuổi 3.
Nhiễm bệnh qua đường tiêu hoá sẽ phát ở tuổi 4-5.
Nếu tuổi 4-5 nhiễm bệnh gai tằm vẫn kết kén nhưng bệnh sẽ lây nhiễm đến trứng của đời sau.
Biện pháp phòng trừ
Loại mọi lô trứng nhiễm bệnh gai trên 5% (chủ yếu đối với các cơ sở sản xuất giống). Khử trùng nhà nuôi và dụng cụ nuôi tằm bằng dung dịch fooc-môn 2% trước và sau khi nuôi tằm. Sát trùng mình tằm qua các tuổi bằng vôi bột khi tằm ngủ và dậy. |
Victoria là một tiểu bang nằm tại góc đông nam của Úc. Tuy là tiểu bang có diện tích nhỏ thứ nhì (sau Tasmania), Victoria có dân số cao nhất Úc - vào năm 2021 dân số của Victoria đạt hơn 6.649.159 người. Thủ phủ của Victoria là Melbourne, nơi tập trung hơn 70% dân số của tiểu bang. |
Lễ Tạ ơn (tiếng Anh: Thanksgiving) là một ngày lễ hàng năm được tổ chức chủ yếu tại Hoa Kỳ, Canada, một số đảo ở Caribe và Liberia. Ý nghĩa ban đầu là mừng thu hoạch được mùa và tạ ơn Thiên Chúa đã giúp cho cuộc sống no đủ và an lành. Đây cũng là ngày nghỉ lễ chính thức cho tất cả người lao động tại Mỹ và Canada.
Ngày và nơi diễn ra lễ Tạ ơn đầu tiên là chủ đề của một cuộc tranh cãi nhỏ. Mặc dù lễ Tạ ơn sớm nhất đã được kiểm chứng diễn ra vào ngày 8 tháng 9 năm 1565 tại khu vực ngày nay là Saint Augustine, Florida, nhưng "lễ Tạ ơn đầu tiên" theo truyền thống được coi là đã diễn ra tại khu vực thuộc thuộc địa Plymouth vào năm 1621.
Ngày nay, tại Hoa Kỳ, lễ Tạ ơn được tổ chức vào ngày thứ Năm lần thứ tư của tháng 11 vì thế ngày này có thể không phải là ngày thứ năm cuối cùng của tháng 11 như nhiều người lầm tưởng (ví dụ năm 2012, tháng 11 có đến 5 ngày thứ năm). Tại Canada, nơi có cuộc thu hoạch sớm hơn, ngày lễ này được tổ chức vào ngày thứ Hai lần thứ hai của tháng 10.
Lịch sử
Lễ Tạ ơn gắn liền với các lễ hội ngày mùa thường được tổ chức ở châu Âu từ xưa. Trong truyền thống Anh, ngày tạ ơn và nghi lễ tôn giáo tạ ơn đặc biệt trở nên quan trọng trong quá trình Cải cách Kháng Cách tại Anh trong thời kỳ trị vì của vua Henry VIII.
Tại Bắc Mỹ, lễ hội này đầu tiên được tổ chức tại Newfoundland bởi Martin Frobisher và nhóm Thám hiểm Frobisher năm 1578, để mừng tạ ơn Chúa đã cho sống sót qua cuộc hành trình dài và nhiều bão tố từ Anh. Một lễ hội khác được tổ chức vào ngày 4 tháng 12 năm 1619 khi 38 người khai hoang từ giáo khu Berkeley xuống thuyền tại Virginia và tạ ơn Thượng đế.
Tuy nhiên trước đó, cũng có thông tin về một buổi tiệc Tạ ơn tổ chức bởi Francisco Vásquez de Coronado (cùng với nhóm người da đỏ Teya) ngày 23 tháng 5 năm 1541 tại Texas, để ăn mừng việc họ tìm ra lương thực. Một số người cho rằng đây là cuộc tổ chức Tạ ơn thật sự đầu tiên tại Bắc Mỹ. Một sự kiện tương tự xảy ra một phần tư thế kỷ sau, vào ngày 8 tháng 9 năm 1565 tại St. Augustine, Florida khi Pedro Menéndez de Avilés gặp đất liền; ông và những người trên thuyền đã tổ chức một buổi tiệc với người bản xứ.
Sự tích về ngày lễ tạ ơn
Vào khoảng thế kỷ 16-17, một số người theo Công giáo và Thanh giáo tại Anh bị hoàng đế lúc đó bắt cải đạo để theo tôn giáo của ông ta, trong cuộc Cải cách Tin Lành. Những người này không chấp nhận và bị giam vào tù. Sau khi giam một thời gian vị hoàng đế truyền họ lại và hỏi lần nữa, họ vẫn quyết không cải đạo. Hoàng đế không giam họ vào tù nữa mà nói với họ rằng nếu họ không theo điều kiện của ông ta thì họ phải rời khỏi nước Anh.
Những người này rời khỏi Anh đến Hà Lan sinh sống nhưng họ sớm nhận ra mình không thể hoà nhập ở nơi này và lo sợ con cháu của họ sẽ bị mất gốc, một số nhóm người rời khỏi Hà Lan để đến Tân Thế giới (Châu Mỹ) sinh sống, và sau này thường được gọi là Người hành hương (Pilgrims). Những người này đi trên một con thuyền tên là Mayflower, họ đặt chân đến Thuộc địa Plymouth thuộc vùng Tân Anh (New England) khi đang mùa đông. Đói và lạnh, một nửa trong số họ không qua nổi mùa đông khắc nghiệt. Đến mùa xuân, họ may mắn gặp được những thổ dân da đỏ tốt bụng và cho họ ít lương thực. Người da đỏ dạy họ những cách sinh tồn ở vùng đất này như cách trồng hoa màu, săn bắt,... Khi người Pilgrims đã có thể tự lo cho bản thân được, họ tổ chức một buổi tiệc để tạ ơn Chúa Trời vì đã cho họ có thể sống đến ngày hôm nay, họ mời những người da đỏ và cùng nhau ăn uống vui vẻ. Từ đó về sau, hằng năm con cháu của người Pilgrims luôn tổ chức lễ tạ ơn để cảm ơn cho những gì tốt đẹp đã đến với cuộc sống.
Theo tài liệu, buổi lễ tạ ơn đầu tiên tại Hoa Kỳ, do người Pilgrims tổ chức, là vào năm 1621 tại Thuộc địa Plymouth, ngày nay thuộc Massachusetts, sau một vụ thu hoạch tốt.
Tổ chức truyền thống
Lễ Tạ ơn thường được tổ chức với một buổi tiệc buổi tối cùng với gia đình và bạn bè với món thịt gà tây. Tại Canada và Hoa Kỳ, nó là một ngày quan trọng để gia đình sum họp với nhau, và người ta thường đi xa để về với gia đình. Người ta thường được nghỉ bốn ngày cuối tuần cho ngày lễ này tại Hoa Kỳ: họ được nghỉ làm hay học vào ngày thứ Năm và thứ Sáu của tuần đó. Lễ Tạ ơn thường được tổ chức tại nhà, khác với ngày Lễ Độc lập Hoa Kỳ hay Giáng Sinh, những ngày lễ mà có nhiều tổ chức công cộng (như đốt pháo hoa hay đi hát dạo). Tại Canada, nó là một cuối tuần ba ngày, người ta thường được nghỉ vào ngày thứ Hai thứ nhì của tháng 10 mỗi năm.
Tại Hoa Kỳ, người ta thường tưởng nhớ đến một bữa ăn tổ chức trong năm 1621 giữa người da đỏ Wampanoag và nhóm Pilgrim đã di cư tại Massachusetts. Lễ Tạ ơn đã được thực hiện chủ yếu bởi các nhà lãnh đạo tôn giáo tại New England cho đến năm 1682, và sau đó bởi cả hai nhà lãnh đạo chính quyền và tôn giáo cho đến sau Cách mạng Hoa Kỳ. Tổng thống Hoa Kỳ George Washington đã công bố lễ tạ ơn toàn quốc đầu tiên ở Mỹ vào ngày 26 tháng 11 năm 1789, "là một ngày tạ ơn công cộng và cầu nguyện bởi sự công nhận với lòng biết ơn sự gia ân và tín hiệu tốt của Thiên Chúa Toàn Năng". Nhiều chi tiết của câu chuyện là truyền thuyết được đặt ra trong những năm 1890 và đầu thế kỷ 20 để tạo một biểu hiện sự đoàn kết quốc gia sau Nội chiến Hoa Kỳ cũng như để đồng hóa các người nhập cư.
Tại Canada, Lễ Tạ ơn là một cuối tuần ba ngày. Trong khi ngày Lễ Tạ ơn nằm vào ngày thứ Hai, người Canada có thể ăn buổi tiệc trong bất cứ ngày nào trong ba ngày cuối tuần đó. Việc này thường dẫn đến việc ăn một buổi tiệc với nhóm người này hôm này, rồi với nhóm khác hôm kia.
Từ cuối thập niên 1930, mùa mua sắm cho Giáng Sinh tại Hoa Kỳ chính thức bắt đầu khi ngày Lễ Tạ ơn chấm dứt. Tại Thành phố New York, cuộc diễu hành Lễ Tạ ơn của chuỗi cửa hàng Macy's (Macy's Thanksgiving Day Parade) được tổ chức hằng năm vào ngày này tại Manhattan. Diễn hành thường có nhiều khán đài với nhiều chủ đề, có bong bóng lớn hình các nhân vật trên Truyền hình và các ban nhạc từ những trường trung học. Diễu hành này lúc nào cũng kết thúc với một Ông già Nôen. Có nhiều cuộc diễn hành khác tại nhiều thành phố khác.
Trong khi ngày thứ Sáu (còn gọi là Thứ Sáu Đen) sau ngày Lễ Tạ ơn là ngày mua sắm đông nhất trong năm tại Hoa Kỳ, nhiều cửa hàng đã bắt đầu chào đón khách hàng với các món hàng cho mùa lễ ngay sau Halloween.
Bóng bầu dục (American football) thường là một phần quan trọng trong ngày Lễ Tạ ơn tại Hoa Kỳ cũng như tại Canada. Các đội chuyên nghiệp thường đấu nhau trong ngày này để khán giả có thể xem trên truyền hình. Thêm vào đó, nhiều đội banh trung học hay đại học cũng đấu nhau vào cuối tuần đó, thường với các đối thủ lâu năm.
Tại Hoa Kỳ và Canada
Ghi chú |
Trong tin sinh học, BLAST là một chương trình dùng để so sánh các chuỗi sinh học (DNA, polypeptide).
Trong y học, blast là cách nói tắt hay gặp để chỉ các tế bào máu chưa trưởng thành (từ tiếng Anh: myeloblast). |
Chùa Quảng Nghiêm (Chữ Hán: 廣嚴寺) còn gọi là chùa Tiên Lữ hay chùa Trăm Gian là một ngôi chùa nằm trên một quả đồi cao khoảng 50 m, ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Chùa được lập từ đời Lý Cao Tông nhà Lý, niên hiệu Trinh Phù thứ 10, 1185. Đến thời nhà Trần, có hòa thượng Bình An, quê ở Bối Khê tu ở đây, tương truyền là người có nhiều phép lạ. Sau khi ông mất, dân làng xây tháp để giữ gìn hài cốt và tôn gọi là Đức Thánh Bối. Ngôi chùa lớn với quy mô như hiện nay là đã được trùng tu và xây dựng thêm qua nhiều thời đại.
Ở sân chùa có gác chuông hai tầng tám mái được dựng vào năm Quý Dậu 1693, niên hiệu Chính Hòa, đời Lê Hy Tông, là một công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao. Chùa còn giữ được nhiều di vật và tượng quý. Trăm gian, cái tên rất bình dân, dường như muốn nói lên vẻ bề thế của ngôi chùa.
Lịch sử
Truyền thuyết kể rằng vào thời nhà Trần, ở làng Bối Khê có một người phụ nữ nằm mộng thấy đức Phật giáng sinh, rồi có mang, sinh ra đứa con trai. Năm lên 9 tuổi, sau khi bố mẹ mất, người con trai ấy bỏ nhà vào tu ở chùa Đại Bi trong làng. Lên 15 tuổi, đến thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, (huyện Chương Mỹ, Hà Nội ngày nay), thấy cảnh đẹp, người xin yết kiến và theo học kinh kệ với vị trưởng lão tu tại ngôi chùa trên núi. Sau mười năm học đạo, người thanh niên đó hiểu thấu mọi phép linh thông. Vua Trần nghe tiếng, sắc phong là Hòa thượng, đặt hiệu là Đức Minh rồi mời về tu ở chùa trong kinh đô.
Sau khi vị trưởng lão ở chùa Tiên Lữ viên tịch, Hòa thượng Đức Minh xin về làng dựng ngôi chùa mới. Năm 95 tuổi, Sư ngồi vào một cái khám gỗ, từ biệt đệ tử rồi siêu thoát. Một trăm ngày sau, đệ tử mở cửa khám, kim quang Sư bay mùi thơm nức, ngào ngạt gần xa. Dân làng và đệ tử xây tháp để gìn giữ kim thân và tôn thờ là đức Thánh Bối.
Chùa Trăm Gian thu hút hàng trăm ngàn lượt khách gần xa đến tham quan hàng năm và hiện đang được tu bổ xây dựng lại ao sen, gác chuông và 100 gian chùa để đón tiếp đồng bào gần xa đến tham quan. Chùa Trăm Gian được Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam chứng nhận di tích lịch sử quốc gia.
Kiến trúc
Chùa Trăm Gian là một quần thể kiến trúc độc đáo. Theo cách tính cứ 4 góc cột là một "gian" thì chùa có cả thảy 104 gian, chia thành 3 cụm kiến trúc chính:
Cụm thứ nhất gồm 4 cột trụ và 2 quán, trước đây là nơi đánh cờ người trong ngày hội, tiếp đó là nhà Giá Ngự nhìn ra mặt hồ sen, nơi đặt kiệu thánh để xem trò múa rối nước.
Trèo qua mấy trăm bậc gạch xây là tới cụm thứ hai gồm một tòa gác chuông 2 tầng mái, có lan can chạy quây 4 mặt. Các ván bằng đều có chạm hình mây hoa. Tại đây treo một quả chuông cao 1,10 m, đường kính 0,6 m, đúc năm Cảnh Thịnh thứ hai, 1794. Trên chuông có khắc một bài minh của Phạm Huy Ích. Qua gác chuông, leo 25 bậc đá xanh hình rồng mây, đến sân trên có kê một sập đá hình chữ nhật.
Lại leo 9 bậc đá, hai bên có lan can chạm hình rồng cuộn khúc thế tới cụm thứ 3 đó là chùa chính, gồm nhà bái đường, toà thiêu hương và thượng điện. Hai bên là 2 dãy hành lang. Trong cùng là nhà tổ, giữ lại có lầu trống bên trong treo một cỗ trống lớn, đường kính 1 m và một tấm khánh đồng dài 1,20 m, cao 0,60 m đúc năm 1749, Cảnh Hưng thứ 10. Tại đây có 153 pho tượng, hầu hết bằng gỗ, một số ít bằng đất nung, đặc biệt quý là tượng Tuyết Sơn, tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Ở giữa thượng điện có một bệ bằng đất nung đỏ hình khối chữ nhật, giống kiểu các bệ đá thời nhà Trần. Trên bệ đá là đài sen, xung quanh trang trí nhiều hình động vật và hoa lá, bón góc có hình chim thần. Trên bệ đặt các tượng Phật tam thế. Trong chùa còn có nhiều bia, hoành phi, câu đối... Riêng có hai câu đối khảm trai, tương truyền có từ thời nhà Hồ (1400-1406).
Trong chùa có tượng đô đốc Đặng Tiến Đông, một tướng lĩnh nhà Tây Sơn, chỉ huy đạo quân đánh vào phía nam Thăng Long. Tượng này được phát hiện vào năm 1972. Ngoài ra còn có tượng Đức Thánh Bối đặt trong khám gỗ gian bên phải. Đây là tượng cốt rút bằng mây đan ngoài bọc vải sơn, tương truyền là tượng bỏ hài cốt của ông.
Chư Vị Tăng Ni
Thánh Tổ Đức Minh Chân Nhân, Thánh Bối.
Từ Huệ Tháp, Tỳ kheo ni Như Bích, quê huyện Từ Liêm. Tháp lập năm Cảnh hưng thứ 16.
Tỳ Kheo Ni Diệu Sử, hiệu Giới Sử, người làng Bối Khê.
Viên Dung Tháp, Sa di ni Tánh Côn, tháp lập năm Cảnh Hưng 33 (1772).
Ni Trưởng Thích Đàm Hiền
Ni Sư Thích Đàm Khoa
Sự kiện hủy hoại chùa
Chùa Trăm gian đã nhiều lần được trùng tu, tôn tạo theo những cách thức phá hỏng di tích như sơn lại tranh tượng quý bằng sơn công nghiệp; làm mới bệ tượng, bàn thờ bằng xi măng, gạch ốp lát công nghiệp xanh đỏ tím vàng; xây mới các dãy hành lang đánh bóng cột kèo bằng vécni. Đặc biệt nghiêm trọng là đợt trùng tu hơn 100 ngày giữa năm 2012 khi nhà Tổ, gác khánh có tuổi đời nhiều trăm năm của chùa đã bị đập bỏ không thương tiếc để xây dựng thành di tích một ngày tuổi. Sự kiện xảy ra nhiều ngày, thậm chí thông tin về quyên góp dựng chùa còn được phát thanh trên hệ thống loa xã, nhưng cơ quan chức năng từ thôn, xã, huyện, thành phố, trung ương không ai hay biết.
Chú thích |
Ngày 25 tháng 11 là ngày thứ 329 trong mỗi năm thường (thứ 330 trong mỗi năm nhuận). Còn 36 ngày nữa trong năm.
Sự kiện
1034 – Malcolm II nước Scotland qua đời. Duncan, con trai của con út thừa kế, thay vì Macbeth, con trai của con lớn.
1120 – Tàu Trắng bị đắm vào biển Măng sơ, William Adelin, con trai của Henry I của Anh, bị chết đuối.
1177 – Baldwin IV của Jerusalem và Raynald xã Chatillon thắng Saladin ở Trận Montgisard.
1491 – Thành phố Granada, đồn lũy cuối cùng của người Maroc ở Tây Ban Nha, bắt đầu bị bao vây.
1542 – Ở Trận Solway Moss, quân đội Anh xâm lược Scotland và thắng quân đội Scotland.
1745 – Chiến tranh Kế vị Áo: Trận Katholisch-Hennersdorf và Görlitz kết thúc với thắng lợi của quân Phổ trước quân Áo-Sachsen.
1758 – Chiến tranh Pháp và Người da đỏ: Quân đội Anh lấy Pháo đài Duquesne từ chính quyền Pháp.
1783 – Cách mạng Hoa Kỳ: Quân đội cuối cùng của Vương quốc Anh ra khỏi Thành phố New York ba tháng sau khi Hiệp ước Paris được thỏa thuận.
1784 - Thủy chiến ở Măng Thít. Thủy quân Xiêm - Nguyễn giao chiến với thủy quân Tây Sơn. Chu Văn Tiếp tử thương.
1795 – Phân chia Ba Lan: Stanislaus August Poniatowski, quốc vương cuối cùng của nước độc lập Ba Lan, bị bắt phải thoái vị và trốn qua Nga.
1863 – Nội chiến Hoa Kỳ: Tại Missionary Ridge ở Tennessee, quân đội Liên bang dẫn bởi tướng Ulysses S. Grant gãy Bao vây Chattanooga khi đánh quân đội các Tiểu bang Liên minh Hoa Kỳ dưới tướng Braxton Bragg, trong Trận Missionary Ridge.
1872 – Cuộc chiến con lợn: Những người lính Anh cuối cùng rời khỏi quần đảo San Juan, đánh dấu sự kiện quần đảo thuộc Hoa Kỳ
1874 – Đảng Giấy bạc Hoa Kỳ được thành lập làm Đảng chính trị phần nhiều là người nông dân bị phá sản do Hoảng sợ năm 1873.
1876 – Chiến tranh Người da đỏ: Quân đội Hoa Kỳ trả thù những người da đỏ sau khi họ bị thua kinh khủng ở Trận Little Bighorn. Quân đội Hoa Kỳ phá đánh làng Cheyenne của Thủ lĩnh Dull Knife gần nguồn Sông Powder, những người ở làng đó đang ngủ.
1918 - Vojvodina, nguyên là thổ địa hoàng thất Áo-Hung, tuyên bố ly khai khỏi đế quốc và gia nhập vào Vương quốc Serbia.
1940 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Hai loại máy bay De Havilland Mosquito và Martin B-26 Marauder thực hiện chuyến bay đầu tiên.
1970 – Nhà văn - quân nhân Nhật Bản Mishima Yukio tự vẫn theo nghi thức seppuku sau một nỗ lực đảo chính bất thành nhằm phục hồi thực quyền cho Thiên hoàng.
1992 – Hội đồng Liên bang Tiệp Khắc bỏ phiếu quyết định chia tách liên bang thành Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovakia từ ngày 1 tháng 1 năm 1993.
Sinh
902 – Liêu Thái Tông Da Luật Đức Quang, sinh ngày Ất Mùi (23) tháng 10 âm lịch (m. 947)
1075 – Kim Thái Tông Hoàn Nhan Thịnh, sinh ngày 15 tháng 10 âm lịch (m. 1135)
1609 – Henrietta Maria, Vương hậu của Anh, Scotland, và Ireland (m. 1669)
1717 – Aleksandr Petrovich Sumarokov, nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch người Nga (m. 1777)
1825 – Nguyễn Phúc Gia Thụy, phong hiệu Bình Xuân Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (m. 1860)
1835 – Andrew Carnegie, doanh nhân, nhà từ thiện người Mỹ gốc Scotland (m. 1919)
1844 – Carl Benz, kỹ sư và doanh nhân người Đức, thành lập Mercedes-Benz (m. 1929)
1854 - Lương Văn Can, nhà cách mạng người Việt Nam (m. 1927)
1881 – Giáo hoàng Gioan XXIII (m. 1963)
1887 – Nikolai Ivanovich Vavilov, nhà di truyền học người Nga (m. 1943)
1915 – Augusto Pinochet, tướng lĩnh và chính trị gia người Chile, Tổng thống thứ 30 của Chile (m. 2006)
1919 - Huỳnh Phú Sổ, người sáng lập Phật giáo Hòa Hảo.
1926 – Poul Anderson, tác gia người Mỹ (m. 2001)
1941 – Riaz Ahmed Gohar Shahi, nhà lãnh đạo tinh thần và tác giả người Pakistan
1952 – Imran Khan, cầu thủ cricket và chính trị gia người Pakistan
1952 – John Lynch, chính trị gia người Mỹ
1960 – John F. Kennedy, Jr., nhà báo, luật sư người Mỹ (m. 1999)
1962 – Sakaguchi Hironobu, nhà sản xuất và đạo diễn trò chơi điện tử người Nhật
1969 – Dexter Jackson, vận động viên thể hình người Mỹ
1971 – Christina Applegate, diễn viên và ca sĩ người Mỹ
1978 – Shiina Ringo, ca sĩ-người viết ca khúc, nhạc sĩ, nhà sản xuất người Nhật
1981 – Xabi Alonso, cầu thủ bóng dá người Tây Ban Nha
1988 – Jay Spearing, cầu thủ bóng đá người Anh
2000 - Shotaro, ca sĩ người Nhật Bản, thành viên nhóm nhạc NCT
Mất
1185 – Giáo hoàng Luciô III (s. 1097)
1784 – Châu Văn Tiếp, tướng lĩnh Việt Nam (s. 1738)
1819 – Alexander Tormasov, tướng lĩnh người Nga (s. 1752), mất ngày 13 tháng 11 theo lịch Julius.
1884 – Adolph Wilhelm Hermann Kolbe, nhà hóa học người Đức (s. 1818)
1925 – Vajiravudh, Quốc vương Thái Lan (s. 1881)
1950 – Johannes Vilhelm Jensen, tác gia người Đan Mạch, đoạt Giải Nobel Văn học (s. 1873)
1956 – Aleksandr Dovzhenko, đạo diễn người Ukraina tại Liên Xô (s. 1894)
1970 – Mishima Yukio, tác gia, nhà hoạt động, diễn viên và đạo diễn người Nhật (s. 1925)
1974 – U Thant, nhà ngoại giao người Myanmar, Tổng Thư ký thứ ba của Liên Hợp Quốc (s. 1909)
1986 – Gabdulkhay Akhatov, nhà ngôn ngữ học Liên Xô (s. 1927)
1992 – Phạm Văn Mùi, nhiếp ảnh gia người Việt Nam (s. 1907)
1997 – Hastings Banda, chính trị gia người Malawi, Tổng thống đầu tiên của Malawi (s. 1898)
1999 – Pierre Bézier, kỹ sư người Pháp, tạo ra đường cong Bézier và mặt phẳng Bézier (s. 1910)
2005 – George Best, cầu thủ bóng đá người Ireland (s. 1946)
2016 - Fidel Castro, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba (s. 1926)
2020 - Diego Maradona, cầu thủ bóng đá người Argentina (s. 1960)
Những ngày lễ và ngày kỷ niệm
Ngày quốc tế loại bỏ bạo lực đối với Phụ nữ
Chú thích
Tháng mười một
Ngày trong năm |
Ngày 1 tháng 1 là ngày thứ 1 trong lịch Gregory. Đây là ngày đầu tiên trong năm.
Lịch sử
Trong suốt thời Trung cổ dưới ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo Rôma, nhiều quốc gia ở Tây Âu đã bắt đầu năm mới với một trong những lễ hội quan trọng của người Cơ đốc giáo – 25 tháng 12 (Ngày Chúa Giêsu ra đời), ngày 1 tháng 3, ngày 25 tháng 3 (Ngày thiên sứ truyền tin cho Maria) và cả lễ Phục Sinh. Các quốc gia Đông Âu (hầu hết trong số họ có dân số đông thể hiện lòng trung thành với Chính thống giáo) đã bắt đầu năm thứ nhất vào ngày 1 tháng 9 từ khoảng 988.
Hầu hết các nước Tây Âu đã thay đổi ngày đầu năm là ngày 1 tháng 1 trước khi họ chấp nhận lịch Gregorian. Ví dụ, Scotland đã thay đổi sự bắt đầu của năm mới Scotland đến ngày 1 tháng 1 năm 1600. Anh, Ireland và các thuộc địa Anh thay đổi đầu năm là ngày 1 tháng 1 năm 1752. Cuối năm đó vào tháng 9, lịch Gregorian được giới thiệu trên khắp nước Anh và thuộc địa của Anh. Hai cải cách này được thực hiện theo Đạo luật Lịch (Phong cách Mới) năm 1750.
Ngày 1 tháng 1 đã trở thành sự khởi đầu chính thức của năm ở một số quốc gia từ:
1362 – Đại công quốc Litva
1522 – Cộng hòa Venezia
1544 – Đế quốc La Mã Thần thánh (Đức)
1556 – Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
1559 – Phổ, Thụy Điển
1564 – Pháp
1576 – Nam Hà Lan
1579 – Công quốc Lorraine
1583 – Bắc Hà Lan
1600 – Scotland
1700 – Nga
1721 – Tuscany
1752 – Vương quốc Anh (trừ Scotland) và thuộc địa
Sự kiện
153 TCN – Các quan chấp chính Đế quốc La Mã bắt đầu năm đảm nhiệm chức vụ của họ.
45 TCN – Lịch Julius lần đầu tiên có hiệu lực.
42 TCN – Viện nguyên lão Lã Mã truy thần hóa cho Julius Caesar.
69 – Lê dương La Mã tại Thượng Germania khước từ lời thề trung thành với Galba. Họ nổi dậy và tuyên bố Vitellius là hoàng đế.
193 – Viện nguyên lão chọn Pertinax làm Hoàng đế La Mã.
404 – Sau khi buộc Tấn An Đế phải thiện vị, Sở vương Hoàn Huyền lên ngôi hoàng đế, tức ngày Nhâm Thìn (3) tháng 12 năm Quý Mão.
417 – Hoàng đế Honorius ép Galla Placidia kết hôn với Constantius III, vị tướng nổi tiếng của ông.
896 – Đường Chiêu Tông ban cho quân phiệt người Sa Đà Lý Khắc Dụng tước Tấn vương, tức ngày Ất Mùi (13) tháng 12 năm Ất Mão.
976 – Quân Tống đánh chiếm kinh thành Kim Lăng của nước Nam Đường, Nam Đường Hậu Chủ Lý Dục phụng biểu nạp hàng, tức ngày Ất Mùi (27) tháng 11 năm Ất Hợi.
1001 – Giáo hoàng Silvestrô II phong Đại công tước István I là quốc vương đầu tiên của Hungary.
1068 – Được người nhiếp chính Eudokia Makrembolitissa xá tội âm mưu soán vị, Romanos IV Diogenes kết hôn với bà để trở thành hoàng đế của Đông La Mã.
1259 – Mikhael VIII Palaiologos được tuyên bố là đồng hoàng đế của Đế quốc Nicaea cùng với người bảo trợ của ông là John IV Laskaris.
1438 – Albert II của Habsburg được trao vương miện trở thành vua Hungary.
1502 – Người Bồ Đào Nha lần đầu thám hiểm khu vực nay là thành phố Rio de Janeiro, Brasil.
1515 – Quốc vương François I bắt đầu cai trị Pháp.
1527 – Các quý tộc Croatia bầu Ferdinand I của Áo làm quốc vương của Croatia.
1600 – Scotland bắt đầu năm mới từ 1 tháng 1 thay vì 25 tháng 3.
1651 – Charles II đăng quang quốc vương của Scotland.
1700 – Đế quốc Nga bắt đầu sử dụng kỷ nguyên Công Nguyên và không còn sử dụng Kỷ nguyên Thế giới của Đế quốc Đông La Mã.
1707 – João V được trao vương miện trở thành vua Bồ Đào Nha.
1739 – Nhà thám hiểm người Pháp Jean–Baptiste Charles Bouvet de Lozier phát hiện ra đảo Bouvet gần Nam Cực.
1772 – Tấm séc du lịch đầu tiên có thể được sử dụng ở các thành phố châu Âu do Công ty Tín dụng Luân Đôn cấp.
1773 – Bài thánh ca mà sau được gọi là "Ân điển diệu kỳ", khi đó có tên "1 Chronicles 17:16–17" được sử dụng lần đầu để đệm cho một bài giảng đạo của mục sư John Newton tại thị trấn Olney, Buckinghamshire, Anh.
1781 – Cách mạng Mỹ: Một ngàn năm trăm binh sĩ thuộc Trung đoàn Pennsylvania 6 dưới quyền chỉ huy của Tướng Anthony Wayne chống lại Lục quân Lục địa ở Morristown, New Jersey ở Pennsylvania Line Mutiny.
1788 – Ấn bản đầu tiên của The Times tại Luân Đôn được phát hành, khi đó mang tên The Daily Universal Register.
1800 – Công ty Đông Ấn Hà Lan bị giải thể.
1801 – Việc hợp nhất về pháp lý giữa Vương quốc Anh và Vương quốc Ireland hoàn thành, hình thành nên Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland.
1801 – Nhà thiên văn học người Ý Giuseppe Piazzi phát hiện ra hành tin lùn Ceres.
1803 – Hoàng đế Gia Long ra lệnh cho tất cả các đồ bằng đồng của nhà Tây Sơn được thu thập đem đi nung chảy thành chín khẩu pháo cho Kinh thành Huế, Việt Nam.
1804 – Haiti giành độc lập từ Pháp và trở thành nước cộng hòa đầu tiên của người da đen, là cuộc cách mạng nô lệ thành công duy nhất đến thời điểm đó.
1806 – Lịch cộng hòa tại Pháp bị bãi bỏ.
1806 – Vương quốc Bayern được thành lập.
1808 – Việc nhập khẩu nô lệ vào Hoa Kỳ bị cấm.
1833 – Anh Quốc tuyên bố chủ quyền đối với Quần đảo Falkland ở phía Nam Đại Tây Dương.
1861 – Porfirio Díaz chinh phục Thành phố México.
1863 – Nội chiến Hoa Kỳ: Tuyên ngôn giải phóng nô lệ có hiệu lực tại lãnh thổ Liên minh miền Nam.
1870 – Người đồng sáng lập nên kiến trúc hiện đại là Adolf Loos được rửa tội tại nhà thờ Thánh Tôma ở Brno, Đế quốc Áo–Hung.
1873 – Nhật Bản bắt đầu sử dụng Lịch Gregory.
1877 – Nữ vương Victoria của Anh Quốc được tuyên bố là hoàng đế của Ấn Độ.
1880 – Ferdinand de Lesseps bắt đầu công việc xây dựng Kênh đào Panama của người Pháp.
1890 – Chính phủ Ý hợp nhất Eritrea thành một thuộc địa.
1892 – Đảo Ellis được mở cửa để bắt đầu đón nhận người nhập cư vào Hoa Kỳ.
1899 – Sự cai trị của Tây Ban Nha đối với Cuba chấm dứt theo Hiệp định với Hoa Kỳ.
1901 – Nigeria trở thành một lãnh thổ bảo hộ của Anh Quốc.
1901 – Các thuộc địa New South Wales, Queensland, Victoria, Nam Úc, Tasmania và Tây Úc liên bang hóa thành Thịnh vượng chung Úc; Edmund Barton được bổ nhiệm làm Thủ tướng Úc đầu tiên.
1902 – Cuộc thi bóng bầu dục đại học đầu tiên của Mỹ giữa Michigan và Stanford, được tổ chức tại Pasadena, California.
1908 – Lần đầu tiên, một quả cầu pha lê hạ xuống tại Quảng trường Thời đại ở Thành phố New York để biểu thị sự bắt đầu của Năm mới lúc nửa đêm.
1910 – Thuyền trưởng David Beatty được thăng chức Đô đốc và trở thành đô đốc trẻ nhất trong Hải quân Hoàng gia Anh (trừ các thành viên gia đình Hoàng gia), kể từ Horatio Nelson.
1911 – Lãnh thổ Bắc Úc được tách khỏi bang Nam Úc và được chuyển cho chính phủ Thịnh vương chung Úc quản lý.
1912 –Trung Hoa Dân Quốc chính thức được thành lập, Tôn Trung Sơn tuyên thệ nhậm chức Đại Tổng thống lâm thời Trung Hoa Dân Quốc tại phủ tổng thống ở Nam Kinh.
1914 – Hãng hàng không SPT trở thành hãng hàng không có lịch trình bay đầu tiên trên thế giới sử dụng máy bay có cánh.
1916 – Quân đội Đức Quốc xã từ bỏ Jaunde và thuộc địa Cameroon cho quân Anh và bắt đầu cuộc hành quân kéo dài đến Guineé thuộc Tây Ban Nha.
1920 – Tổ chức cộng sản Belorussian được thành lập như một đảng riêng biệt.
1923 – Đường sắt của Anh gồm 4 khu trọng điểm: LNER, GWR, SR và LMS.
1927 – Cuộc chiến Cristero bắt đầu ở México.
1927 – Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận lịch Gregory: ngay sau ngày 18 tháng 12 năm 1926 (lịch Julius) là ngày 1 tháng 1 năm 1927 (lịch Gregory).
1929 – Các cụm đô thị ở Point Grey, British Columbia và South Vancouver, British Columbia thuộc Canada được hợp nhất thành Vancouver.
1932 – Cục Bưu điện Hoa Kỳ phát hành 12 bộ tem kỷ niệm 200 năm ngày sinh của George Washington.
1934 – Đảo Alcatraz trở thành một nhà tù liên bang của Hoa Kỳ.
1934 – Đức quốc xã thông qua "Luật phòng ngừa con cái bị bệnh di truyền".
1937 – Kính an toàn trong kính chắn gió xe là bắt buộc tại Vương quốc Anh.
1942 – Tuyên bố của Liên Hợp Quốc được ký kết bởi 26 quốc gia.
1945 – Chiến tranh thế giới lần thứ hai: Để trả thù cho vụ thảm sát Malmedy, quân đội Mỹ giết 60 tù binh Đức tại Chenogne.
1946 – Thiên hoàng Chiêu Hòa của Nhật Bản ban bố Tuyên ngôn nhân gian, tuyên bố rằng Thiên hoàng không phải là thần thánh.
1947 – Chiến tranh lạnh: Các khu vực chiếm đóng của Anh và Hoa Kỳ tại Đức được hợp nhất để hình thành Bizone.
1947 – Đạo luật công dân Canada năm 1946 có hiệu lực, tất cả những người Anh đang sinh sống trên đất nước Canada sẽ có quốc tịch Canada. Thủ tướng William Lyon Mackenzie King trở thành công dân Canada đầu tiên.
1948 – Ủy ban cách mạng Quốc dân đảng Trung Quốc được thành lập tại Hồng Kông.
1949 – Lệnh ngừng bắn của Liên Hợp Quốc có hiệu lực tại Kashmir trước nửa đêm. Chiến tranh giữa Ấn Độ và Pakistan bị tạm ngừng.
1956 – Sudan giành được độc lập từ Ai Cập và Anh Quốc.
1957 – George Town, Penang trở thành thành phố do sắc lệnh hoàng gia của nữ hoàng Elizabeth II.
1957 – Chính thức kết thúc sự bảo hộ của Pháp đối với Saarland, lãnh thổ này hợp nhất vào Tây Đức.
1958 – Cộng đồng Kinh tế châu Âu được thành lập.
1959 – Nhà độc tài người Cuba Fulgencio Batista bị lật đổ trong Cách mạng Cuba.
1960 – Cameroon giành được độc lập từ Pháp và Anh.
1962 – Samoa giành được độc lập từ New Zealand; đổi tên thành Nhà nước Độc lập Tây Samoa.
1964 – Liên bang Rhodesia và Nyasaland được chia thành các nước cộng hòa độc lập là Zambia và Malawi riêng khu vực Rhodesia do Anh kiểm soát.
1965 – Đảng Dân chủ Nhân dân Afghanistan được thành lập tại Kabul, Afghanistan.
1966 – Sau một cuộc đảo chính, Đại tá Jean–Bédel Bokassa trở thành tổng thống của Cộng hòa Trung Phi.
1971 – Quảng cáo thuốc lá bị cấm quảng cáo trên các kênh truyền hình tại Hoa Kỳ.
1973 – Đan Mạch, Anh Quốc và Ireland được nhận vào Cộng đồng Kinh tế châu Âu.
1978 – Chiếc máy bay Boeing 747 855 của hãng hàng không Ấn Độ rơi xuống biển Ấn Độ Dương, ngoài khơi bờ biển Bombay, Ấn Độ, do trục trặc của thiết bị và sự mất phương hướng của phi công, làm chết 213 người.
1979 – Chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.
1981 – Hy Lạp được nhận vào Cộng đồng châu Âu.
1981 – Palau giành được quyền tự trị từ Hoa Kỳ.
1982 – Javier Pérez de Cuéllar trở thành người Mỹ Latinh đầu tiên nắm giữ cương vị Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc.
1983 – ARPANET chính thức chuyển sang dùng IP, hình thành nên Internet.
1984 – Brunei giành được độc lập từ Anh Quốc.
1984 – Công ty Viễn thông Hoa Kỳ (AT&T) phải đóng cửa 22 công ty con do việc giải quyết vụ kiện chống độc quyền Bộ Tư pháp Hoa Kỳ chống lại AT&T.
1985 – DNS của Internet được hình thành.
1985 – Cuộc gọi điện thoại di động đầu tiên tại Anh được thực hiện bởi Michael Harrison với cha của ông là Sir Ernest Harrison, chủ tịch công ty Vodafone.
1986 – Aruba độc lập từ Antille thuộc Hà Lan, song vẫn duy trì liên kết tự do với Hà Lan.
1988 – Giáo hội Tin Lành Lutheran được hình thành, sau phát triển thành giáo hội Luther – giáo hội lớn nhất ở Hoa Kỳ.
1989 – Nghị định thư Montreal về các chất gây suy giảm tầng ôzôn có hiệu lực.
1990 – Rowan Atkinson (hay Mr. Bean) ra mắt trên kênh truyền hình Thames Television.
1990 – David Dinkins tuyên thệ nhậm chức thành thị trưởng đầu tiên của thành phố New York.
1990 – VTV2 chính thức được lên sóng
1992 – Liên bang Nga chính thức được thành lập sau khi Liên Xô giải thể.
1993 – Sự chia cắt Tiệp Khắc: Tiệp Khắc chia thành 2 nước Cộng Hòa Séc và Slovakia.
1994 – Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) có hiệu lực.
1995 – Tổ chức Thương mại Thế giới bắt đầu hoạt động.
1995 – Phần Lan, Áo và Thụy Điển gia nhập Liên minh châu Âu.
1995 – Hội nghị An ninh và Hợp tác châu Âu trở thành Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu.
1995 – Phát hiện ra sóng Draupner trên vùng Biển Bắc thuộc Na Uy, xác nhận sự tồn tại của sóng độc.
1996 – Curaçao có được chính quyền giới hạn số lượng, mặc dù nó vẫn nằm trong Hiệp hội tự do với Hà Lan.
1997 – Nhà ngoại giao người Ghana Kofi Annan được bổ nhiệm làm Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
1998 – Nga bắt đầu lưu thông đồng Rúp mới nhằm kiềm chế lạm phát và thúc đẩy lòng tin.
1998 – Ngân hàng Trung ương châu Âu được thành lập.
1999 – Bắt đầu bước thứ ba của Liên minh tiền tệ châu Âu, đồng Euro được đưa vào trong thanh toán chuyển khoản tại 11 quốc gia.
2002 – Đồng Euro trở thành tiền tệ hợp pháp tại 12 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu.
2002 – Trung Hoa Dân Quốc chính thức gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với tên gọi Lĩnh vực thuế quan cá biệt Đài–Bành–Kim–Mã, gọi tắt là Trung Hoa Đài Bắc.
2004 – Trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm, tướng Pervez Musharraf giành chiến thắng với số phiếu 658 trong tổng số 1.170 phiếu tại Đại hội bầu cử Pakistan và theo Điều 41 của Hiến pháp Pakistan thì ông được coi là Tổng thống và nhiệm kì cho đến tháng 10 năm 2007.
2004 – Ba Lan, Estonia, Latvia, Litva, Slovenia, Slovakia, Cộng hòa Síp, Malta và Cộng hòa Séc gia nhập Liên minh châu Âu.
2007 – România và Bulgaria gia nhập Liên minh châu Âu, Slovenia gia nhập khu vực đồng Euro (Eurozone).
2007 – Chuyến bay Adam Air 574 mất tích tại eo biển Sulawesi, Indonesia với 102 người trên chuyến bay.
2008 – Síp và Malta gia nhập Eurozone.
2009 – 66 người chết trong một vụ cháy hộp đêm ở Băng Cốc, Thái Lan.
2010 – Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc chính thức có hiệu lực.
2010 – Một vụ đánh bom xe tự sát xảy ra tại Lakki Marwat, Pakistan, khiến 105 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương.
2011 – Một quả bom phát nổ ở Alexandria, Ai Cập làm chết 23 người.
2011 – Estonia chính thức thông qua đồng Euro và trở thành quốc gia thứ 17 trong Eurozone.
2013 – Ít nhất 60 người thiệt mạng và 200 người bị thương sau khi ăn mừng tại lễ hội Félix Houphouët–Boigny ở Abidjan, Bờ Biển Ngà.
2015 – Liên minh kinh tế Á–Âu có hiệu lực, tạo ra một liên minh chính trị và kinh tế giữa Nga, Belarus, Armenia, Kazakhstan và Kyrgyzstan.
2016 – Một tòa tháp tại Downtown Dubai bùng cháy vào nửa đêm khi năm mới sắp đến. Ngọn lửa bắt đầu vào đêm giao thừa năm 2015, chưa xác định được nguyên nhân. Có một người tử vong.
2017 – Một cuộc tấn công vào một hộp đêm ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, trong dịp năm mới, giết chết ít nhất 39 người và làm bị thương hơn 60 người khác.
2021 - Quận 2, Quận 9, quận Thủ Đức giải thể để thành lập thành phố Thủ Đức
2023 - Việt Nam chính thức bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.
Sinh
Việt Nam
1830 – Nguyễn Phúc Miên Ngung, tước phong An Quốc công, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1853)
1897 – Phanxicô Trương Bửu Diệp, linh mục người Việt Nam (m. 1946)
1906 – Chu Bá Phượng, chính trị gia người Việt Nam (m. 1964)
1914 – Nguyễn Chí Thanh, tướng lĩnh quân đội người Việt Nam (m. 1967).
1917 – Đỗ Mậu, tướng lĩnh quân đội người Việt Nam (m. 2002)
1920 – Trần Quỳnh, chính trị gia người Việt Nam (m. 2005)
1923 – Tôn Thất Xứng, Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (m. 2018)
1923 – Nguyễn Đăng Bảy, nhà quay phim người Việt Nam (m. 2007)
1924 – Lê Hạnh, chính trị gia người Việt Nam (m. 2013)
1926 – Ngô Du, Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (m. 1987)
1927 – Lê Trung Tường, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (m. 2002)
1928 – Phạm Hữu Nhơn, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa
1937 – Trần Kim Thạch, nhà địa chất học người Việt Nam (m. 2009)
1939 hoặc 1940 - Lê Gia Hội, là một nghệ sĩ ưu tú, ca sĩ opera người Việt Nam. (m. 2022)
1940 – Nguyễn Ánh 9, nhạc sĩ, nhạc công người Việt Nam (m. 2016)
1941 – Nguyễn Đăng Hưng, nhà cơ học người Việt Nam
1947 – Nhạc sĩ Hàn Châu
1979 – Phạm Thanh Thảo, ca sĩ người Việt Nam
1982 – Hòa Hiệp, diễn viên người Việt Nam
1984 – Dương Triệu Vũ, ca sĩ người Việt Nam
1992 – Mạc Hồng Quân, cầu thủ bóng đá người Việt Nam
1992 – Nguyễn Ngọc Kiều Khanh, người đẹp Việt kiều Đức
Các quốc gia khác
377 – Arcadius, hoàng đế Byzantine (m. 408)
1431 – Giáo hoàng Alexanđê VI (m. 1503)
1449 – Lorenzo de 'Medici, chính khách người Ý (m. 1492)
1453 – Bernardin Frankopan, quý tộc, nhà ngoại giao người Croatia (m. 1529)
1465 – Lachlan Cattanach Maclean XI, trưởng bộ tộc Scotland (m. 1523)
1467 – Sigismund I, vua Ba Lan cũ (m. 1548)
1470 – Magnus I, Công tước xứ Saxe–Lauenburg (m. 1543)
1484 – Ulrich Zwingli, mục sư và nhà thần học người Thụy Sĩ (m. 1531)
1500 – Solomon Molcho, nhà huyền môn người Bồ Đào Nha (m. 1532)
1509 – Guillaume Le Testu, nhà thám hiểm người Pháp (m. 1573)
1515 – Johann Weyer, bác sĩ người Hà Lan (m. 1588)
1516 – Margaret Leijonhufvud, nữ hoàng của vua Gustav I của Thụy Điển (m. 1551)
1526 – Louis Bertrand, nhà truyền giáo Tây Ban Nha đến Mỹ Latinh, vị thánh bảo trợ của Colombia (m. 1581)
1530 – Thomas Bromley, Thủ tướng Anh (m. 1587)
1545 – Magnus Heinason, anh hùng hải quân người Faroe (m. 1589)
1548 – Giordano Bruno, nhà toán học, tu sĩ, triết gia, nhà thơ và nhà lý thuyết vũ trụ học người Ý (m. 1600)
1557 – Stephen Bocskay, Hoàng tử Transylvania (m. 1606)
1560 – Hugh Myddelton, doanh nhân xứ Wales (m. 1631)
1561 – Thomas Walsingham, người phát ngôn hoàng gia Anh (m. 1630)
1579 – Jacob Dircksz de Graeff, thị trưởng Hà Lan (m. 1638)
1584 – Charles de Lorme, bác sĩ người Pháp (m. 1678)
1586 – Pau Claris i Casademunt, Giáo hội Catalunya (m. 1641)
1600 – Friedrich Spanheim, nhà thần học và học giả người Hà Lan (m. 1649)
1600 – Trương Hiến Trung, lãnh tụ khởi nghĩa nông dân cuối đời nhà Minh, đồng thời với Lý Tự Thành
1628 – Christoph Bernhard, nhà soạn nhạc và nhà lý luận người Đức (m. 1692)
1638 – Thiên Hoàng Go–Sai của Nhật Bản (m. 1685)
1638 – Nicolas Steno, người tiên phong của Đan Mạch về giải phẫu học, nhà địa chất và giám mục (m. 1686)
1650 – George Rooke, đô đốc Hải quân Hoàng gia (m. 1709)
1655 – Christian Thomasius, nhà tư pháp và triết gia người Đức (m. 1728)
1684 – Arnold Drakenborch, học giả và nhà văn người Hà Lan (m. 1748)
1693 – Hiếu Thánh Hiến hoàng hậu, hoàng thái hậu của triều Thanh, tức 25 tháng 11 năm Nhâm Thân (m. 1777)
1704 – Soame Jenyns, nhà văn, nhà thơ và chính trị gia người Anh (m. 1787)
1714 – Giovanni Battista Mancini, nhà văn người Ý (m. 1800)
1714 – Kristijonas Donelaitis, mục sư và nhà thơ người Litva (m. 1780)
1735 – Paul Revere, thợ bạc và thợ khắc người Mỹ (m. 1818)
1745 – Anthony Wayne,chính trị gia người Mỹ (m. 1796)
1750 – Frederick Muhlenberg, Bộ trưởng và chính trị gia Hoa Kỳ, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ đầu tiên (m. 1801)
1752 – Betsy Ross, thợ may người Mỹ, được cho là người đã thiết kế quốc kì của Mỹ (m. 1836)
1768 – Maria Edgeworth, nhà văn người Anh gốc Ireland (m. 1849)
1769 – Jane Marcet, nhà khoa học người Anh (m. 1858)
1769 – Marie–Louise Lachapelle, bác sĩ sản khoa người Pháp (m. 1821)
1774 – André Marie Constant Duméril, nhà động vật học và học thuật người Pháp (m. 1860)
1803 – Edward Dickinson, chính khách Mỹ và là cha của nhà thơ Emily Dickinson (m. 1874)
1803 – Guglielmo Libri Carucci dalla Sommaja, nhà toán học và học thuật người Ý (m. 1869)
1806 – Lionel Kieseritzky, cầu thủ cờ tướng người Estonia (m. 1853)
1809 – Achille Guenée, luật sư và nhà côn trùng học người Pháp (m. 1880)
1813 – George Bliss, chính khách Mỹ (m. 1868)
1814 – Hồng Tú Toàn, thủ lĩnh nổi dậy người Trung Quốc, tức 10 tháng 12 năm Quý Dậu (m. 1864)
1814 – Hermann von Lüderitz, tướng lĩnh và chính trị gia người Đức (m. 1889)
1818 – William Gamble, tướng Mỹ (m. 1866)
1819 – Arthur Hugh Clough, nhà thơ và học giả người Anh gốc Ý (m. 1861)
1819 – George Foster Shepley, tướng Mỹ (m. 1878)
1823 – Sándor Petöfi, nhà thơ và nhà hoạt động chính trị người Hungary (m. 1849)
1833 – Robert Lawson, kiến trúc sư người Scotland gốc New Zealand, người thiết kế trường trung học Otago Boys và nhà thờ Knox (m. 1902)
1834 – Ludovic Halévy, tác giả và nhà viết kịch người Pháp (m. 1908)
1839 – Ouida, tác giả và nhà hoạt động người Anh gốc Ý (m. 1908)
1848 – John W. Goff, luật sư và chính trị gia người Mỹ gốc Á (m. 1924)
1852 – Eugène–Anatole Demarçay, nhà hóa học và học thuật người Pháp (m. 1904)
1853 – Karl von Einem, tướng lĩnh quân đội người Đức (m. 1934)
1854 – James George Frazer, nhà nhân loại học người Scotland (m. 1941)
1854 – Thomas Waddell, chính trị gia người Ireland gốc Úc, Thủ hiến thứ 15 của bang New South Wales (m. 1940)
1857 – Tim Keefe, cầu thủ bóng chày người Mỹ (m. 1933)
1859 – Michael Joseph Owens, nhà phát minh người Mỹ (m. 1923)
1859 – Thibaw Min, vua Myanmar (Miến Điện) (m. 1916)
1860 – Dan Katchongva, nhà lãnh đạo bộ tộc người Mỹ (m. 1972)
1860 – Jan Vilímek, họa sĩ người Séc (m. 1938)
1860 – John Cassidy, nhà điêu khắc và họa sĩ người Ireland (m. 1939)
1860 – Michele Lega, Đức Hồng y (m. 1935)
1863 – Pierre de Coubertin, nhà sư phạm, nhà sử học người Pháp, người thành lập Ủy ban Olympic Quốc tế (m. 1937)
1864 – Tề Bạch Thạch, họa sĩ người Trung Quốc (m. 1957)
1864 – Alfred Stieglitz, nhiếp ảnh gia người Mỹ (m. 1946)
1867 – Mary Ackworth Evershed, nhà thiên văn học và học giả người Anh (m. 1949)
1870 – Louis Vauxcelles, nhà phê bình nghệ thuật người Do Thái tại Pháp (m. 1943)
1871 – Montagu Toller, tay chơi cricket và luật sư người Anh (m. 1948)
1874 – Frank Knox, chính trị gia người Mỹ, Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ thứ 46 (m. 1944)
1874 – Gustave Whitehead, phi công và kỹ sư người Mỹ gốc Đức (m. 1927)
1877 – Alexander von Staël–Holstein, nhà thần học người Đức (m. 1937)
1878 – Agner Krarup Erlang, nhà toán học, nhà thống kê và kỹ sư người Đan Mạch (m. 1929)
1879 – E. M. Forster, tác giả và nhà viết kịch người Anh (m. 1970)
1879 – William Fox, nhà biên kịch và nhà sản xuất người Mỹ gốc Hungary, thành lập Fox Film và Fox Theatres (m. 1952)
1880 – Vajiravudh (Rama VI), quốc vương Thái Lan (m. 1925)
1883 – Mary Forbes, nữ diễn viên người Anh (m. 1974)
1883 – William J. Donovan, tướng, luật sư và chính trị gia người Mỹ (m. 1959)
1884 – Chikuhei Nakajima, trung úy, kỹ sư và chính trị gia Nhật Bản, thành lập Công ty Máy bay Nakajima (m. 1949)
1884 – José Quirante, cầu thủ bóng đá, huấn luyện viên và quản lý người Tây Ban Nha (m. 1964)
1884 – Konstantinos Tsaldaris, chính trị gia người Ai Cập–Hy Lạp, Thủ tướng Hy Lạp (m. 1970)
1887 – Wilhelm Canaris, đô đốc Đức (m. 1945)
1888 – Georgios Stanotas, tướng Hy Lạp (m. 1965)
1888 – John Garand, kỹ sư người Mỹ gốc Canada, thiết kế súng trường M1 Garand (m. 1974)
1889 – Charles Bickford, diễn viên người Mỹ (m.1967)
1890 – Anton Melik, nhà địa lý và học thuật người Slovenia (m. 1966)
1891 – Sampurnanand, nhà giáo dục và chính trị gia Ấn Độ, Thống đốc thứ ba của Rajasthan (m. 1969)
1892 – Artur Rodziński, nhạc trưởng người Mỹ gốc Ba Lan (m. 1958)
1892 – Mahadev Desai, tác giả và nhà hoạt động người Ấn Độ (m. 1942)
1892 – Manuel Roxas, luật sư và chính khách Philippines, Tổng thống thứ năm của Philippines (m. 1948)
1893 – Mordechai Frizis, Đại tá Hy Lạp (m. 1940)
1894 – Satyendra Nath Bose, nhà vật lí và toán học người Ấn Độ (m. 1974)
1894 – Edward Joseph Hunkeler, mục sư người Mỹ (m. 1970)
1895 – J. Edgar Hoover, viên chức người Mỹ, giám đốc đầu tiên của FBI (m. 1972)
1900 – Sugihara Chiune, nhà ngoại giao người Nhật Bản (m. 1986)
1900 – Sam Berger, doanh nhân thể thao người Canada (m. 1992)
1900 – Shrikrishna Narayan Ratanjankar, học giả và giáo viên của nhạc cổ điển Hindustani Ấn Độ (m. 1974)
1900 – Xavier Cugat, ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Mỹ gốc Tây Ban Nha (m. 1990)
1902 – Buster Nupen, tay chơi cricket và luật sư người Nam Phi (m. 1977)
1902 – Hans von Dohnányi, luật sư Đức (m. 1945)
1903 – Dwight Taylor, nhà biên kịch và nhà văn người Mỹ (m. 1986)
1904 – Fazal Ilahi Chaudhry, luật sư và chính trị gia Pakistan, Tổng thống thứ năm của Pakistan (m. 1982)
1905 – Stanisław Mazur, nhà toán học người Do Thái–Ba Lan (m. 1981)
1907 – Kinue Hitomi, người chạy nước rút và nhảy xa người Nhật Bản (m. 1931)
1909 – Dana Andrews, diễn viên người Mỹ (m. 1992)
1909 – Dattaram Hindlekar, tay chơi cricket người Ấn Độ (m. 1949)
1909 – Stepan Bandera, lính và chính trị gia Ucraina (m. 1959)
1910 – Koesbini, nhà soạn nhạc người Indonesia (m. 1991)
1911 – Audrey Wurdemann, nhà thơ và nhà văn người Mỹ (m. 1960)
1911 – Basil Dearden, nhà sản xuất và biên kịch người Anh (m. 1971)
1911 – Hank Greenberg, cầu thủ bóng chày người Mỹ (m. 1986)
1911 – Roman Totenberg, nghệ sĩ vĩ cầm người Mỹ gốc Ba Lan (m. 2012)
1912 – Khertek Anchimaa–Toka, chính trị gia người Tuva–Liên Xô (m. 2008)
1912 – Boris Vladimirovich Gnedenko, nhà toán học và sử gia người Nga (m. 1995)
1912 – Kim Philby, gián điệp người Anh (m. 1988)
1912 – Nikiforos Vrettakos, nhà thơ và học giả Hy Lạp (m. 1991)
1917 – Shannon Bolin, nữ diễn viên và ca sĩ người Mỹ (m. 2016)
1918 – Ed Price, lính, phi công và chính trị gia người Mỹ (m. 2012)
1918 – Patrick Anthony Porteous, đại tá Scotland, người nhận giải Huân chương Chữ thập Victoria (m. 2000)
1918 – Willy den Ouden, vận động viên bơi lội Hà Lan (m. 1997)
1919 – J. D. Salinger, lính và nhà văn người Mỹ (m. 2010)
1919 – Rocky Graziano, võ sĩ và diễn viên người Mỹ (m. 1990)
1919 – Yoshio Tabata, ca sĩ kiêm nhạc sĩ Nhật Bản (m. 2013)
1920 – Mahmoud Zoufonoun, nghệ sĩ violin người Mỹ gốc Iran (m. 2013)
1920 – Osvaldo Cavandoli, người vẽ tranh biếm họa người Ý (m. 2007)
1921 – César Baldaccini, nhà điêu khắc và học thuật người Pháp (m. 1998)
1921 – Ismail al–Faruqi, nhà triết học và học giả người Palestine (m. 1986)
1921 – Regina Bianchi, nữ diễn viên người Ý (m. 2013)
1922 – Ernest Hollings, lính Mỹ và chính trị gia Hoa Kỳ, Thống đốc thứ 106 của bang Nam Carolina (m. 2019)
1922 – Jerry Robinson, họa sĩ người Mỹ (m. 2011)
1922 – Roz Howard, tay xe đua người Mỹ (m. 2013)
1923 – Daniel Gorenstein, nhà toán học và học thuật người Mỹ (m. 1992)
1923 – Milt Jackson, nhà soạn nhạc và nhà phổ nhạc người Mỹ (Modern Jazz Quartet) (m. 1999)
1923 – Valentina Cortese, nữ diễn viên người Ý
1924 – Charlie Munger, doanh nhân và nhà từ thiện người Mỹ
1924 – Francisco Macías Nguema, chính trị gia người Guinea Xích đạo, Tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Guinea Xích đạo (m. 1979)
1925 – Matthew Beard, diễn viên người Mỹ (m. 1981)
1925 – Paul Bomani, chính trị gia và nhà ngoại giao người Tanzania, Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của Tanzania (m. 2005)
1925 – Wahiduddin Khan, nhà hoạt động tôn giáo người Ấn Độ
1926 – Kazys Petkevičius, cầu thủ bóng rổ và huấn luyện viên người Litva (m. 2008)
1927 – Calum MacKay, người chơi khúc côn cầu trên băng người Canada (m. 2001)
1927 – Doak Walker, cầu thủ bóng đá và doanh nhân người Mỹ (m. 1998)
1927 – James Reeb, mục sư và nhà hoạt động chính trị người Mỹ (m. 1965)
1927 – Maurice Béjart, vũ công, biên đạo múa và đạo diễn người Pháp–Thụy Sĩ (m. 2007)
1927 – Vernon L. Smith, nhà kinh tế học người Mỹ, đoạt giải Nobel Kinh tế
1928 – Ernest Tidyman, nhà văn và nhà biên kịch người Mỹ (m. 1984)
1928 – Gerhard Weinberg, sử gia, nhà văn và học giả người Mỹ gốc Đức
1928 – Khan Mohammad, tay chơi cricket người Pakistan (m. 2009)
1929 – Larry L. King, nhà báo, tác giả và nhà viết kịch người Mỹ (m. 2012)
1929 – Raymond Chow, nhà sản xuất phim Hong Kong, đồng sáng lập Orange Sky Golden Harvest
1930 – Frederick Wiseman, giám đốc và nhà sản xuất người Mỹ
1930 – Hussein Ershad, Tổng thống thứ 10 của Bangladesh
1930 – Gaafar Nimeiry, chính trị gia người Ai Cập gốc Sudan, Tổng thống thứ tư của Sudan (m. 2009)
1930 – Jean–Pierre Duprey, nhà thơ và nhà điêu khắc người Pháp (m. 1959)
1930 – Ty Hardin, diễn viên người Mỹ (m. 2017)
1932 – Giuseppe Patanè, nhạc trưởng người Ý (m. 1989)
1932 – Jackie Parker, cầu thủ bóng đá và huấn luyện viên người Mỹ (m. 2006)
1933 – Ford Konno, vận động viên bơi lội người Mỹ
1933 – James Hormel, nhà từ thiện và nhà ngoại giao Mỹ, Đại sứ Hoa Kỳ tại Luxembourg
1933 – Joe Orton, tác giả và nhà viết kịch người Anh (m. 1967)
1934 – Alan Berg, luật sư và phát thanh viên người Mỹ (m. 1984)
1934 – Lakhdar Brahimi, chính trị gia người Algeria, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Algeria
1935 – Om Prakash Chautala, chính trị gia người Ấn Độ
1936 – Don Nehlen, cầu thủ bóng đá và huấn luyện viên người Mỹ
1936 – James Sinegal, doanh nhân người Mỹ, đồng sáng lập Costco
1937 – John Fuller, nhà thơ và nhà văn người Anh
1937 – Matt Robinson, diễn viên và biên kịch người Mỹ (m. 2002)
1938 – Frank Langella, diễn viên người Mỹ
1938 – Robert Jankel, doanh nhân người Anh, thành lập Panther Westwinds (m. 2005)
1939 – Michèle Mercier, diễn viên người Pháp
1939 – Mohamed El Yazghi, chính trị gia người Maroc
1939 – Phil Read, tay đua xe máy và doanh nhân người Anh
1939 – Senfronia Thompson, chính khách Mỹ
1941 – F. R. David, nhạc sĩ người Pháp
1941 – Martin Evans, nhà di truyền học người Anh, đoạt giải Nobel Sinh học
1941 – Eva Ras, nữ diễn viên, nhà văn và họa sĩ người Serbia
1941 – Younoussi Touré, chính khách người Mali, Thủ tướng Mali
1942 – Alassane Ouattara, chính trị gia người Bờ Biển Ngà, Thủ tướng của Bờ Biển Ngà
1942 – Al Hunt, nhà báo Mỹ
1942 – Anthony Hamilton–Smith, Baron Colwyn III, nha sĩ và chính trị gia người Anh
1942 – Kornelije Kovač, nhà soạn nhạc người Serbia
1942 – Billy Lothridge, cầu thủ bóng đá người Mỹ (m. 1996)
1942 – Country Joe McDonald, ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Mỹ
1942 – Dennis Archer, luật sư và chính trị gia người Mỹ, Thị trưởng thứ 67 thành phố Detroit
1942 – Gennadi Sarafanov, đại tá, phi công và phi hành gia người Nga (m. 2005)
1942 – Judy Stone, ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Úc
1943 – Bud Hollowell, cầu thủ bóng chày người Mỹ (m. 2014)
1943 – Don Novello, diễn viên hài, biên kịch và nhà sản xuất người Mỹ
1943 – Jerilyn Britz, tay golf người Mỹ
1943 – Ronald Perelman, doanh nhân và nhà từ thiện người Mỹ, thành lập MacAndrews & Forbes
1943 – Tony Knowles, người lính Mỹ và chính trị gia, Thống đốc thứ 7 bang Alaska
1943 – Vladimir Šeks, luật sư và chính trị gia người Croatia, Thượng nghị sĩ thứ 16 của Quốc hội Croatia
1944 – Omar al–Bashir, chính trị gia người Sudan, tổng thống của Sudan
1944 – Barry Beath, cầu thủ bóng bầu dục người Úc
1944 – Charlie Davis, tên côn đồ người Trinidad
1944 – Mati Unt, tác giả, nhà viết kịch và đạo diễn người Estonia (m. 2005)
1944 – Teresa Torańska, nhà báo và nhà văn người Ba Lan (m. 2013)
1944 – Zafarullah Khan Jamali, người chơi khúc côn cầu và chính trị gia người Pakistan, Thủ tướng thứ 13 của Pakistan
1945 – Jacky Ickx, tay đua xe ô tô người Bỉ
1945 – Martin Schanche, tay đua xe ô tô người Na Uy
1945 – Victor Ashe, chính khách Mỹ và cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Ba Lan
1946 – Roberto Rivelino, cầu thủ bóng đá người Brasil
1946 – Carl B. Hamilton, nhà kinh tế và chính trị gia người Thụy Điển
1946 – Susannah McCorkle, ca sĩ người Mỹ (m. 2001)
1946 – Claude Steele, nhà tâm lý học xã hội người Mỹ gốc Phi
1947 – Từ Tiểu Phụng, ca sĩ người Hồng Kông
1947 – Jon Corzine, trung sĩ và chính trị gia người Mỹ, Thống đốc thứ 54 của bang New Jersey
1947 – Leon Patillo, ca sĩ và nhà truyền giáo người Mỹ
1947 – Leonard Thompson, tay golf người Mỹ
1948 – Devlet Bahçeli, nhà kinh tế học, học giả và chính trị gia người Thổ Nhĩ Kỳ, Phó thủ tướng thứ 57 của Thổ Nhĩ Kỳ
1948 – Dick Quax, chính trị gia người New Zealand
1948 – Joe Petagno, họa sĩ người Mỹ
1948 – Pavel Grachev, tướng và chính khách Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Nga đầu tiên (m. 2012)
1949 – Ljubodrag Simonović, nhà triết học, nhà văn người Serbia
1949 – Borys Tarasyuk, chính khách và nhà ngoại giao người Ukraina
1949 – Olivia Goldsmith, nhà văn người Mỹ (m. 2004)
1950 – Deepa Mehta, đạo diễn và biên kịch người Ấn Độ gốc Canada
1950 – James Richardson, nhà thơ người Mỹ
1950 – Tony Currie, cầu thủ bóng đá người Anh
1950 – Wayne Bennett, cầu thủ bóng bầu dục và huấn luyện viên người Úc
1951 – Takemiya Masaki, kỳ thủ cờ vây người Nhật Bản
1951 – Ashfaq Hussain, nhà thơ và nhà báo người Pakistan gốc Canada
1951 – Hans–Joachim Stuck, tay đua xe ô tô người Đức
1951 – Martha P. Haynes, nhà thiên văn học người Mỹ
1951 – Nana Patekar, diễn viên, biên kịch và đạo diễn phim người Ấn Độ
1951 – Radia Perlman, nhà thiết kế phần mềm và kỹ sư mạng người Mỹ
1952 – Hamad bin Khalifa al–Thani, quân chủ của Qatar
1952 – Rosario Marchese, nhà giáo dục và chính trị gia người Ý gốc Canada
1952 – Shaji N. Karun, đạo diễn và nhà quay phim người Ấn Độ
1953 – Gary Johnson, chính trị gia người Mỹ
1953 – Lynn Jones, cầu thủ bóng chày và huấn luyện viên người Mỹ
1954 – Bob Menendez, luật sư và chính trị gia người Mỹ
1954 – Dennis O'Driscoll, nhà thơ và nhà phê bình người Ireland (m. 2012)
1954 – Richard Edson, tay trống người Mỹ
1954 – Yannis Papathanasiou, kỹ sư và chính trị gia Hy Lạp, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp
1955 – Gennady Lyachin, thuyền trưởng người Nga (m. 2000)
1955 – LaMarr Hoyt, cầu thủ bóng chày người Mỹ
1955 – Mary Beard, học giả và nhà kinh điển học người Anh
1955 – Precestler, đô vật và quản lý người Canada
1955 – Simon Schaffer, học giả và sử gia người Anh về khoa học và triết học
1956 – Christine Lagarde, chính trị gia người Pháp, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)
1956 – Andy Gill, nghệ sĩ guitar kiêm ca sĩ–nhạc sĩ người Anh
1956 – John O'Donohue, nhà thơ, nhà văn, linh mục và triết gia người Ireland (m. 2008)
1956 – Mark R. Hughes, doanh nhân người Mỹ, người sáng lập Herbalife (m. 2000)
1956 – Martin Plaza, ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Úc
1956 – Mike Mitchell, cầu thủ bóng rổ người Mỹ (m. 2011)
1956 – Sergei Avdeyev, kỹ sư và phi hành gia người Nga
1957 – Evangelos Venizelos, luật sư và chính trị gia Hy Lạp, Phó Thủ tướng Hy Lạp
1957 – Urmas Arumäe, luật sư và chính khách người Estonia, Bộ trưởng Tư pháp Estonia
1958 – Dave Silk, cầu thủ khúc côn cầu trên băng và huấn luyện viên người Mỹ
1958 – Grandmaster Flash, rapper và DJ người Barbados
1959 – Abdul Ahad Mohmand, đại tá, phi công người Afghanistan
1959 – Andy Andrews, tay vợt người Mỹ
1959 – Azali Assoumani, đại tá và chính trị gia người Comoros, Tổng thống Comoros
1959 – Michel Onfray, nhà triết học và nhà văn người Pháp
1959 – Panagiotis Giannakis, cầu thủ bóng rổ và huấn luyện viên người Hy Lạp
1960 – Danny Wilson, cầu thủ bóng đá người Anh
1960 – Michael Seibert, vũ công và biên đạo múa người Mỹ
1960 – Toomas Vitsut, doanh nhân và chính trị gia người Estonia
1961 – Fiona Phillips, nhà báo người Anh
1961 – Sam Backo, cầu thủ bóng bầu dục người Úc
1961 – Sergei Babayan, nghệ sĩ dương cầm người Armenia gốc Mỹ
1962 – Anton Muscatelli, nhà kinh tế học người Ý gốc Scotland
1963 – Srđan Dragojević, đạo diễn và biên kịch điện ảnh người Serbia
1963 – Alberigo Evani, cầu thủ bóng đá và quản lý người Ý
1963 – Jean–Marc Gounon, tay đua người Pháp
1964 – Dedee Pfeiffer, nữ diễn viên người Mỹ
1965 – Andrew Valmon, huấn luyện viên người Mỹ
1965 – John Sullivan, chính trị gia người Mỹ
1965 – Miki Higashino, nghệ sĩ piano và nhà soạn nhạc người Nhật Bản
1966 – Anna Burke, nữ doanh nhân và chính trị gia người Úc, Chủ tịch thứ 28 của Hạ viện Úc
1966 – Ivica Dačić, nhà báo và chính trị gia người Serbia, Thủ tướng thứ 95 của Serbia
1966 – Tihomir Orešković, doanh nhân người Canada gốc Croatia, Thủ tướng thứ 11 của Croatia
1967 – Trần Cẩm Hồng, ca sĩ và diễn viên người Hồng Kông
1967 – Derrick Thomas, cầu thủ bóng đá người Mỹ (m. 2000)
1967 – John Digweed, DJ, nhà sản xuất và diễn viên người Anh
1967 – Reza Sheykholeslam, chính trị gia người Iran
1967 – Spencer Tunick, nhiếp ảnh gia người Mỹ
1967 – Tawera Nikau, cầu thủ bóng bầu dục người New Zealand
1968 – Davor Šuker, cầu thủ bóng đá người Croatia
1969 – Morris Chestnut, diễn viên và nhà sản xuất người Mỹ
1969 – Paul Lawrie, tay golf và nhà báo người Scotland
1969 – Verne Troyer, diễn viên người Mỹ (m. 2018)
1970 – Sergei Kiriakov, cầu thủ bóng đá người Nga
1971 – Andre Marriner, thành viên Hiệp hội bóng đá Anh
1971 – Bobby Holík, cầu thủ khúc côn cầu người Mỹ gốc Séc
1971 – Chris Potter, nghệ sĩ saxophone và nhà soạn nhạc người Mỹ
1971 – Juan Carlos Plata, cầu thủ bóng đá người Guatemala
1971 – Jyotiraditya Madhavrao Scindia, chính trị gia người Ấn Độ
1971 – Sammie Henson, đô vật và huấn luyện viên người Mỹ
1972 – Lilian Thuram, cầu thủ bóng đá Pháp
1972 – Shane Carruth, đạo diễn, nhà sản xuất, diễn viên, nhà soạn nhạc và nhà quay phim người Mỹ
1972 – Barron Miles, cầu thủ bóng đá và huấn luyện viên người Mỹ gốc Canada
1973 – Bryan Thao Worra, tác giả, nhà thơ và nhà soạn kịch người Lào gốc Mỹ
1973 – Danny Lloyd, diễn viên và nhà giáo dục người Mỹ
1973 – Magnus Sahlgren, nghệ sĩ guitar và nhà ngôn ngữ học người Thuỵ Điển
1973 – Shelda Bede, cầu thủ bóng chuyền người Brazil
1974 – Christian Paradis, luật sư và chính trị gia người Canada, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Canada thứ 9
1975 – Becky Kellar–Duke, vận động viên chơi khúc côn cầu trên băng người Canada
1975 – Bengt Sæternes, cầu thủ bóng đá người Na Uy
1975 – Chris Anstey, cầu thủ bóng rổ và huấn luyện viên người Úc
1975 – Fernando Tatís, cầu thủ bóng chày người Dominica
1975 – Joe Cannon, cầu thủ bóng đá Mỹ
1975 – Mohamed Albuflasa, nhà thơ và nhà hoạt động người Bahrain
1975 – Sonali Bendre, nữ diễn viên và người mẫu người Ấn Độ
1975 – Oda Eiichiro, họa sĩ truyện tranh người Nhật Bản
1976 – Mustafa Doğan, cầu thủ bóng đá người Thổ Nhĩ Kỳ gốc Đức
1977 – Hasan Salihamidžic, cầu thủ bóng đá người Bosnia
1977 – Ngôn Thừa Húc, diễn viên và ca sĩ người Đài Loan
1977 – Craig Reucassel, diễn viên hài kịch người Úc
1977 – Leoš Friedl, tay vợt người Séc
1977 – María de la Paz Hernández, cầu thủ khúc côn cầu người Argentina
1977 – Rosena Allin–Khan, chính trị gia người Anh
1978 – Yohann Diniz, vận động viên marathon người Pháp
1978 – Philip Mulryne, cầu thủ bóng đá và linh mục người Bắc Ireland
1978 – Nina Bott, diễn viên múa người Đức
1979 – Brody Dalle, ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Mỹ gốc Úc
1979 – Koichi Domoto, ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Nhật Bản
1980 – Karina Jacobsgaard, tay vợt người Đan Mạch
1980 – Richie Faulkner, nghệ sĩ guitar và nhạc sĩ người Anh
1982 – David Nalbandian, tay vợt người Argentina
1982 – Egidio Arévalo Ríos, cầu thủ bóng đá người Uruguay
1982 – Luke Rodgers, cầu thủ bóng đá người Anh
1983 – Calum Davenport, cầu thủ bóng đá người Anh
1983 – Park Sung–hyun, cung thủ người Hàn Quốc
1984 – José Paolo Guerrero, cầu thủ bóng đá người Peru
1984 – Christian Eigler, cầu thủ bóng đá người Đức
1984 – Lance Brooks, tay ném đá người Mỹ
1984 – Michael Witt, cầu thủ bóng bầu dục Úc
1984 – Rubens Sambueza, cầu thủ bóng đá người Argentina
1984 – Stefano Pastrello, cầu thủ bóng đá người Ý
1985 – Jeff Carter, người chơi khúc côn cầu trên băng người Canada
1985 – Steven Davis, cầu thủ bóng đá người Bắc Ireland
1985 – Tiago Splitter, cầu thủ bóng rổ người Brazil
1986 – Glen Davis, cầu thủ bóng rổ người Mỹ
1986 – Lee Sungmin, ca sĩ, vũ công và diễn viên người Hàn Quốc
1986 – Pablo Cuevas, tay vợt người Uruguay
1986 – Ramses Barden, cầu thủ bóng đá người Mỹ
1987 – Devin Setoguchi, người chơi khúc côn cầu trên băng người Canada
1987 – Gilbert Brulé, người chơi khúc côn cầu trên băng người Canada
1987 – Meryl Davis, vũ công trên băng của người Mỹ
1987 – Ryan Perrilloux, cầu thủ bóng đá người Mỹ
1987 – Serdar Özkan, cầu thủ bóng đá người Thổ Nhĩ Kỳ
1988 – Grzegorz Panfil, vận động viên quần vợt người Ba Lan
1989 – Bae Geu–rin, nữ diễn viên người Hàn Quốc
1989 – Jason Pierre–Paul, cầu thủ bóng đá người Mỹ
1989 – Stefan Reinartz, cầu thủ bóng đá người Đức
1991 – Darius Slay, cầu thủ bóng đá người Mỹ
1992 – Daniel Kofi Agyei, cầu thủ bóng đá người Ghana
1992 – René Binder, tay đua người Áo
1992 – Jack Wilshere, cầu thủ bóng đá người Anh
1992 – Nathaniel Peteru, cầu thủ bóng bầu dục người New Zealand
1993 – Jon Flanagan, cầu thủ bóng đá người Anh
1993 – Michael Olaitan, cầu thủ bóng đá người Nigeria
1993 – Randa, rapper người New Zealand
1994 – Brendan Elliot, cầu thủ bóng bầu dục người Úc
1994 – Craig Murray, cầu thủ bóng đá người Scotland
1995 – Sardar Azmoun, cầu thủ bóng đá người Iran
1996 - Tiền Côn, ca sĩ người Trung Quốc, thành viên nhóm nhạc WayV/NCT
2001 - Winter, ca sĩ Hàn Quốc, thành viên nhóm nhạc aespa
Mất
Việt Nam
1854 – Nguyễn Phúc Miên Túc, tước phong Ba Xuyên Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1827)
2006 – Trần Xuân Bách, chính trị gia người Việt Nam (s. 1924)
2014 – Hà Thanh, ca sĩ người Việt kiều Mỹ (s. 1937)
Các quốc gia khác
138 – Lucius Aelius, con trai nuôi và là người kế nhiệm Hoàng đế Hadrianus (s. 101)
379 – Basilio Cả, giám mục người Hy Lạp (s. 329)
404 – Telemachus, tu sĩ và kị sĩ Kitô giáo
466 – Lưu Tống Tiền Phế Đế, hoàng đế của triều đại Lưu Tống (s. 449)
510 – Eugendus, trụ trì và vị thánh của Pháp (s. 449)
680 – Javanshir, vua Albania (s. 616)
827 – Adalard của Corbie, trụ trì Frankish
898 – Eudes I, quốc vương của Pháp (s. 860)
951 – Ramiro II, vua của vương quốc León và vương quốc Galicia (s. khoảng năm 900)
962 – Baldwin III, Bá tước vùng Flanders (s. 940)
1189 – Henry của Marcy, tu viện trưởng dòng Xitô (s. 1136)
1204 – Haakon III của Na Uy (s. 1170)
1387 – Charles II xứ Navarre (s. 1332)
1496 – Charles, Bá tước xứ Angoulême (s. 1459)
1515 – Louis XII, quốc vương của Pháp (s. 1462)
1559 – Christian III của Đan Mạch (s. 1503)
1560 – Joachim du Bellay, nhà thơ người Pháp (s. 1522)
1617 – Hendrik Goltzius, họa sĩ người Hà Lan (s. 1558)
1697 – Filippo Baldinucci, sử gia và nhà thơ vùng Florence (s. 1624)
1716 – William Wycherley, nhà viết kịch và nhà thơ người Anh (s. 1641)
1748 – Johann Bernoulli, nhà toán học người Thụy Sĩ (s. 1667)
1766 – James Francis Edward Stuart, người yêu cầu vương vị của Anh (s. 1688)
1782 – Johann Christian Bach, nhà soạn nhạc người Đức (s. 1735)
1789 – Fletcher Norton, Baron Grantley đệ nhất, luật sư và chính trị gia người Anh, Chủ tịch Hạ viện Anh (s. 1716)
1793 – Francesco Guardi, họa sĩ và nhà giáo dục người Ý (s. 1712)
1796 – Alexandre–Théophile Vandermonde, nhà toán học và hóa học người Pháp (s. 1735)
1817 – Martin Heinrich Klaproth, nhà hóa học người Đức (s. 1743)
1846 – John Torrington, nhà thám hiểm người Anh (s. 1825)
1853 – Gregory Blaxland, nông dân và nhà thám hiểm người Úc (s. 1778)
1862 – Mikhail Ostrogradsky, nhà toán học và vật lý người Ukraine (s. 1801)
1881 – Louis Auguste Blanqui, nhà hoạt động xã hội người Pháp (s. 1805)
1892 – Roswell B. Mason, luật sư và chính trị gia người Mỹ, Thị trưởng thứ 25 của thành phố Chicago (s. 1805)
1894 – Heinrich Rudolf Hertz, nhà vật lý học người Đức (s. 1857)
1894 – Heinrich Hertz, nhà vật lý người Đức (s. 1857)
1896 – Alfred Ely Beach, nhà thiết kế và luật sư người Mỹ, người tạo ra Beach Pneumatic Transit (hay tàu điện ngầm đầu tiên ở thành phố New York (s. 1826)
1906 – Hugh Nelson, chính trị gia người Úc gốc Scotland, Thủ tướng bang thứ 11 của bang Queensland (s. 1833)
1918 – William Wilfred Campbell, nhà thơ và nhà văn người Canada (s. 1858)
1919 – Mikhail Drozdovsky, tướng Nga (s. 1881)
1921 – Theobald von Bethmann–Hollweg, luật sư và chính trị gia người Đức, Thủ tướng thứ năm của Đức (s. 1856)
1922 – István Kühár, linh mục và chính khách người Slovenia (s. 1887)
1929 – Mustafa Necati, công chức và chính trị gia người Thổ Nhĩ Kỳ, Bộ trưởng Bộ Môi trường và Kế hoạch đô thị Thổ Nhĩ Kỳ (s. 1894)
1931 – Martinus Beijerinck, nhà vi trùng học và thực vật học người Hà Lan (s. 1851)
1937 – Bhaktisiddhanta Sarasvati, lãnh đạo tôn giáo Ấn Độ, người thành lập Toán Gaudiya (s. 1874)
1940 – Panuganti Lakshminarasimha Rao, nhà văn và nhà giáo dục Ấn Độ (s. 1865)
1944 – Edwin Lutyens, kiến trúc sư người Anh, người thiết kế lâu đài Drogo và Đài tưởng niệm Thiepval (s. 1869)
1944 – Charles Turner, tay chơi cricket người Úc (s. 1862)
1953 – Hank Williams, ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Mỹ (s. 1923)
1954 – Duff Cooper, chính trị gia và nhà ngoại giao Anh, Hiệu trưởng Công tước Lancaster (s. 1890)
1954 – Leonard Bacon, nhà thơ và nhà phê bình người Mỹ (s. 1887)
1955 – Arthur C. Parker, nhà khảo cổ học và sử gia người Mỹ (s. 1881)
1960 – Margaret Sullavan, nữ diễn viên người Mỹ (s. 1909)
1965 – Emma Asson, sử gia và chính trị gia người Estonia (s. 1889)
1966 – Vincent Auriol, nhà báo và chính trị gia người Pháp, Tổng thống thứ 16 của Cộng hòa Pháp (s. 1884)
1969 – Barton MacLane, diễn viên, nhà viết kịch và biên kịch người Mỹ (s. 1902)
1969 – Bruno Söderström, vận động viên nhảy sào và người ném lao người Thụy Điển (s. 1888)
1971 – Amphilochius của Pochayiv, vị thánh người Ukraine (s. 1894)
1972 – Maurice Chevalier, diễn viên và ca sĩ người Pháp (s. 1888)
1978 – Don Freeman, tác giả và họa sĩ người Mỹ (s. 1908)
1980 – Pietro Nenni, nhà báo và chính trị gia người Ý, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ý (s. 1891)
1981 – Hephzibah Menuhin, nghệ sĩ dương cầm người Mỹ gốc Úc (s. 1920)
1982 – Victor Buono, diễn viên người Mỹ (s. 1938)
1984 – Alexis Korner, ca sĩ và nhạc sĩ người Pháp gốc Anh (s. 1928)
1985 – Sigerson Clifford, nhà thơ, nhà viết kịch và công chức người Ireland (s. 1913)
1992 – Grace Hopper, nhà khoa học máy tính và sĩ quan hải quân Hoa Kỳ (s. 1906)
1994 – Arthur Porritt, Baron Porritt, bác sĩ và chính trị gia người New Zealand, Tổng thống thứ 11 của New Zealand (s. 1900)
1994 – Cesar Romero, diễn viên người Mỹ (s. 1907)
1994 – Edward Arthur Thompson, sử gia người Ireland (s. 1914)
1995 – Eugene Wigner, nhà vật lý và toán học người Hungary gốc Mỹ, đoạt giải Nobel Vật lý (s. 1902)
1996 – Arleigh Burke, Đô đốc Mỹ (s. 1901)
1996 – Arthur Rudolph, kỹ sư người Mỹ gốc Đức (s. 1906)
1997 – Ivan Graziani, ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Ý (s. 1945)
1997 – Townes Van Zandt, ca sĩ, nhạc sĩ và nhà sản xuất người Mỹ (s. 1944)
1998 – Helen Wills, tay vợt và huấn luyện viên người Mỹ (sinh năm 1905)
2000 – Colin Vaughan, nhà báo và nhà hoạt động xã hội người Úc gốc Canada (s. 1931)
2001 – Ray Walston, diễn viên người Mỹ (s. 1914)
2002 – Julia Phillips, nhà sản xuất phim và nhà văn người Mỹ (s. 1944)
2003 – Joe Foss, lính, phi công, và chính khách người Mỹ, Thống đốc thứ 20 của bang Nam Dakota (s. 1915)
2003 – Royce D. Applegate, diễn viên và biên kịch người Mỹ (s. 1939)
2005 – Shirley Chisholm, nhà giáo dục và chính trị gia người Mỹ (s. 1924)
2005 – Eugene J. Martin, họa sĩ người Mỹ (s. 1938)
2006 – Harry Magdoff, nhà kinh tế học và nhà báo người Mỹ (s. 1913)
2007 – Leon Davidson, nhà hóa học và kỹ sư người Mỹ (s. 1922)
2007 – Roland Levinsky, nhà hóa sinh học và nghiên cứu sinh người Nam Phi gốc Anh (s. 1943)
2007 – Tillie Olsen, tác giả truyện ngắn người Mỹ (s. 1912)
2008 – Harold Corsini, nhiếp ảnh gia và nhà giáo dục người Mỹ (s. 1919)
2008 – Pratap Chandra Chunder, nhà giáo dục và chính trị gia người Ấn Độ (s. 1918)
2009 – Helen Suzman, nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc người Nam Phi (s. 1917)
2010 – Lhasa de Sela, ca sĩ–nhạc sĩ người Mỹ gốc Mexico (s. 1972)
2011 – Marin Constantin, nhà soạn nhạc và nhạc trưởng người Rumani (s. 1925)
2012 – Kiro Gligorov, luật sư và chính trị gia người Bulgaria gốc Macedonia, Tổng thống đầu tiên của Macedonia (s. 1917)
2012 – Nay Win Maung, bác sĩ, doanh nhân và nhà hoạt động xã hội người Myanmar (Miến Điện) (s. 1962)
2012 – Tommy Mont, cầu thủ bóng đá và huấn luyện viên người Mỹ (s. 1922)
2013 – Christopher Martin–Jenkins, nhà báo Anh (s. 1945)
2013 – Patti Page, ca sĩ và nữ diễn viên người Mỹ (s. 1927)
2014 – Higashifushimi Kunihide, nhà sư và nhà sư người Nhật Bản (s. 1910)
2014 – Juanita Moore, nữ diễn viên người Mỹ (s. 1914)
2014 – Pete DeCoursey, nhà báo người Mỹ (s. 1961)
2014 – William Mgimwa, chính trị gia người Tanzania, Bộ trưởng Tài chính thứ 13 của Tanzania (s. 1950)
2015 – Boris Morukov, bác sĩ và nhà du hành vũ trụ người Nga (s. 1950)
2015 – Donna Douglas, nữ diễn viên người Mỹ (s. 1932)
2015 – Mario Cuomo, luật sư và chính trị gia người Mỹ, Thống đốc 52 của bang New York (s. 1932)
2015 – Omar Karami, luật sư và chính trị gia người Lebanon, Thủ tướng thứ 58 của Lebanon (s. 1934)
2016 – Dale Bumpers, lính, luật sư, và chính trị gia người Mỹ, Thống đốc thứ 38 của bang Arkansas (s. 1925)
2016 – Fazu Aliyeva, nhà thơ và nhà báo người Nga (s. 1932)
2016 – Mike Oxley, luật sư và chính trị gia người Mỹ (s. 1944)
2016 – Vilmos Zsigmond, nhà quay phim và sản xuất điện ảnh người Mỹ gốc Hungary (s. 1930)
2017 – Derek Parfit, nhà triết học người Anh (s. 1942)
2017 – Tony Atkinson, nhà kinh tế học người Anh (s. 1944)
2017 – Yvon Dupuis, chính trị gia người Canada (s. 1926)
2018 – Robert Mann, nghệ sĩ violin người Mỹ (s. 1920)
2020
Don Larsen (s. 1929)
David Stern (s. 1942)
Ngày lễ và kỷ niệm
Dương lịch
Tết dương lịch
Quốc khánh
Haiti – 1804
Trung Hoa Dân Quốc – 1912
Sudan – 1956
Cuba – 1959
Samoa – 1962
Brunei – 1984
Cộng hòa Séc – 1993
Slovakia – 1993
Truyền hình
VTV sử dụng logo tròn của Đài Truyền hình Việt Nam
Các ngày lễ khác
Ngày lễ Kitô giáo:
Adalard of Corbie
Basil the Great (Chính thống giáo Đông phương)
Lễ cắt bao quy đầu của Kitô giáo
Lễ Thánh Danh Chúa Jêsus (Hiệp thông Anh giáo, Giáo hội Lutheran)
Lễ hội của những kẻ điên (Châu Âu thời Trung cổ)
Ngày thánh Fulgentius
Ngày thánh Giuseppe Maria Tomasi
Ngày Lễ Phục Sinh của Chúa Giáng Sinh, được coi là một ngày lễ bổn phận thiêng liêng ở một số nước (Giáo hội Công giáo):
Ngày Hòa bình Thế giới
Ngày thánh Telemachus
Ngày thánh Zygmunt Gorazdowski
Ngày 1 tháng 1 (Phụng vụ chính thống Đông Phương)
Ngày cuối cùng của Kwanzaa (người Mỹ gốc Phi)
Ngày thứ tám trong mười hai ngày của lễ Giáng sinh (Tây Cơ đốc giáo)
Ngày Hiến pháp (Ý)
Ngày giải phóng nô lệ châu Phi (Hoa Kỳ)
Ngày đồng Euro (Liên minh châu Âu)
Ngày Quốc kỳ (Litva) kỷ niệm việc treo quốc kì của Lithuania trên đỉnh tháp Gediminas vào năm 1919
Ngày Thành lập (Đài Loan) kỷ niệm việc thành lập Chính phủ lâm thời tại Nam Kinh
Ngày Gia đình toàn cầu
Ngày Quốc tế Linh dương sừng móc của Nepal
Ngày mừng năm mới của Montserrat (Ngày Jump–up)
Ngày Kalpataru (Phong trào Ramakrishna)
Ngày Kamakura Ebisu, từ ngày 1 đến 3 tháng 1 (Kamakura, Kanagawa, Nhật Bản)
Ngày quốc gia cocktail Bloody Mary (Hoa Kỳ)
Ngày tết trồng cây (Tanzania)
Ngày đầu năm mới (lịch Gregorian)
Năm mới của Nhật Bản
Năm mới của Nga (Ngày Novy God)
Lễ hội Ryukyuan (Sjoogwachi) (Quần đảo Okinawa)
Ngày vì Gấu Bắc Cực (Canada và Hoa Kỳ)
Ngày phạm vi công cộng (nhiều quốc gia)
Ngày chiến thắng Cách mạng (Cuba)
Âm lịch
Tết Nguyên Đán |
Ngày 2 tháng 1 là ngày thứ 2 trong lịch Gregory. Còn 363 ngày trong năm (364 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
366 – Một lượng lớn người Alemanni băng qua sông Rhine đang đóng băng, xâm nhập Đế quốc La Mã.
533 – Mercurius trở thành Giáo hoàng Gioan II, ông là vị giáo hoàng đầu tiên nhận tên mới khi trở thành giáo hoàng.
1076 – Liêm Châu thất thủ trong Chiến dịch đánh Tống, 1075–1076 của quân Đại Việt.
1254 – Quân Mông Cổ dưới quyền Hốt Tất Liệt chiếm kinh thành của Đại Lý, Quốc vương Đoàn Hưng Trí đầu hàng, tức ngày 12 tháng 12 năm Quý Sửu.
1776 – Maria Theresia của Áo bãi bỏ tra tấn.
1788 – Georgia trở thành bang thứ tư phê chuẩn Hiến pháp Hoa Kỳ.
1861 – Wilhelm I trở thành quốc vương của Phổ, kế vị Friedrich Wilhelm IV.
1863 – Nội chiến Hoa Kỳ: Trận Stones River kết thúc với chiến thắng của quân miền Bắc.
1905 – Chiến tranh Nga–Nhật: Đội quân Nga đồn trú tại Lữ Thuận Khẩu đầu hàng, kết thúc trận chiến dài nhất và bạo lực nhất của cuộc chiến.
1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Quân đội Nhật Bản chiếm được Manila, Philippines.
1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Quân đội Đồng Minh oanh tạc ác liệt Nürnberg, Đức.
1963 – Trận Ấp Bắc, lần đầu tiên chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận được sử dụng tại Việt Nam.
1967 – Cựu diễn viên Ronald Reagan bắt đầu sự nghiệp trong chính phủ của mình khi tuyên thệ nhậm chức thống đốc thứ 33 của California.
1971 – 66 cổ động viên thiệt mạng trong một sự cố xô đẩy sau trận đấu bóng đá giữa hai câu lạc bộ Rangers và Celtic tại Glasgow, Scotland.
1982 – Hosni Mubarak thôi giữ chức thủ tướng của Ai Cập, song vẫn tiếp tục nắm giữ chức tổng thống.
1989 – Nguyên mẫu máy bay chở khách Tu–204 của Liên Xô tiến hành chuyến bay đầu tiên từ sân bay Ramenskoye.
2002 – Eduardo Duhalde được Quốc hội bầu làm tổng thống của Argentina.
2004 – Tàu vũ trụ Stardust bay thành công qua sao chổi 81P/Wild, thu thập các mẫu để đưa về Trái Đất.
2008 – Giá dầu mỏ tăng kỷ lục, đạt tới mức 100 đô la Mỹ một thùng dầu lần đầu tiên trong lịch sử.
Sinh
869 – Thiên hoàng Yōzei của Nhật (m. 949)
1642 – Mehmed IV, sultan của Đế quốc Ottoman (m. 1693)
1656 – Franz Lefort, đô đốc gốc Thụy Sĩ của Nga, tức 23 tháng 12 năm 1655 theo lịch Julius (m. 1699)
1699 – Osman III, sultan của Đế quốc Ottoman (m. 1757)
1822 – Nguyễn Phúc Đoan Thận, phong hiệu Tân Hòa Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (m. 1866)
1822 – Rudolf Clausius, nhà vật lý học người Đức (m. 1888)
1827 – Kraft Karl August zu Hohenlohe–Ingelfingen, tướng lĩnh và nhà văn người Đức (m. 1892)
1837 – Mily Alexeyevich Balakirev, nhà soạn nhạc, nghệ sĩ dương cầm người Nga, tức 21 tháng 12 năm 1836 theo lịch Julius (m. 1910)
1862 – Đường Thiệu Nghi, nhân vật chính trị, nhà ngoại giao người Trung Quốc, tức 3 tháng 12 năm Tân Dậu (m. 1938)
1873 – Têrêsa thành Lisieux, nữ tu sĩ người Pháp (m. 1897)
1919 – Đỗ Tất Lợi, nhà dược học người Việt Nam (m. 2008)
1920 – Isaac Asimov, nhà hóa sinh học, nhà văn người Mỹ (m. 1992)
1930 – Đặng Hữu, chính trị gia người Việt Nam
1932 – Huỳnh Anh (nhạc sĩ)
1935 – Nguyễn Thắng Vu, nhà quản lý xuất bản người Việt Nam (m. 2010)
1937 – Đức Hoàn, diễn viên và đạo diễn người Việt Nam (m. 2009)
1938 – Goh Kun, chính trị gia người Hàn Quốc, thủ tướng của Hàn Quốc
1944 – Norodom Ranariddh, chính trị gia và thành viên vương thất Campuchia, thủ tướng của Campuchia
1952 – Ngô Mạnh Đạt, diễn viên người Hồng Kông
1968 – Oleg Deripaska, doanh nhân người Nga
1975 – Dax Shepard, nam diễn viên Mỹ
1976 – Paz Vega, nữ diễn viên Tây Ban Nha
1960 – Urasawa Naoki, mangaka người Nhật Bản
1981 – Maxi Rodríguez, cầu thủ bóng đá người Argentina
1990 – Lý Xuân Ái, diễn viên, ca sĩ người Trung Quốc
1990 – Khởi My, ca sĩ người Việt Nam
1991 – Davide Santon, cầu thủ bóng đá người Ý
Mất
951 – Lưu Thừa Hựu tức Hậu Hán Ẩn Đế, hoàng đế thứ 2 và cũng là cuối cùng của nhà Hậu Hán thời Ngũ Đại Thập Quốc trong lịch sử Trung Quốc (s. 931).
1546 – Myōkyū, phu nhân người Nhật Bản, tức 30 tháng 11 năm Ất Tị (s. 1499)
1861 – Friedrich Wilhelm IV, quốc vương của Phổ (s. 1795)
1889 – Trương Thị Thận, phong hiệu Thụy tần, phi tần của vua Thiệu Trị, mẹ của vua Hiệp Hòa (s. 1817)
1904 – James Longstreet, tướng lĩnh người Mỹ (s. 1821)
1913 – Léon Teisserenc de Bort, nhà khí tượng học người Pháp (s. 1855)
1953 – Guccio Gucci, nhà thiết kế thời trang người Ý (s. 1881)
1973 – Mạnh Phát, ca sĩ, nhạc sĩ nhạc vàng người Việt Nam (s. 1929).
2003 – Phạm Khuê, bác sĩ, chính trị gia người Việt Nam (s. 1925).
2008 – Galyani Vadhana, công chúa của Thái Lan (s. 1923).
2023 – Gioan Hoắc Thành, là một giám mục người Trung Quốc của Giáo hội Công giáo Rôma (s. 1926).
Ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 3 tháng 1 là ngày thứ 3 trong lịch Gregory. Còn 362 ngày trong năm (363 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
684 – Hoàng thái tử Lý Hiển đăng cơ làm hoàng đế thứ tư của triều Đường, tức Đường Trung Tông, tức ngày Giáp Tý (11) tháng 12 năm Quý Mùi.
1389 – Tin theo lời của Hồ Quý Ly, Thái thượng hoàng Trần Nghệ Tông cho bắt giam và tuyên chiếu phế truất Hoàng đế Trần Hiện, tức Trần Phế Đế, tức 6 tháng 12 năm Mậu Thìn.
1431 – Jeanne d'Arc bị giao cho Giám mục Pierre Cauchon.
1815 – Áo, Anh Quốc, và Pháp thành lập một liên minh phòng thủ bí mật nhằm chống lại Phổ và Nga.
1861 – Nội chiến Hoa Kỳ: Delaware bỏ phiếu chống lại việc ly khai khỏi Hợp chúng quốc.
1868 – Minh Trị Duy tân tại Nhật Bản: Mạc phủ Tokugawa bị bãi bỏ; quyền lực về tay Satsuma và Chōshū.
1870 – Bắt đầu việc xây dựng Cầu Brooklyn tại thành phố New York, Hoa Kỳ.
1871 – Chiến tranh Pháp–Phổ: Trận Bapaume diễn ra tại Pháp.
1925 – Benito Mussolini tuyên bố ông nắm giữ quyền lực độc tài tại Ý.
1946 – Chính phủ Quốc dân Trung Hoa Dân Quốc thừa nhận Mông Cổ độc lập.
1958 – Liên bang Tây Ấn được thành lập từ 10 cựu thuộc địa của Anh Quốc tại vùng Caribe.
1959 – Alaska được nhận làm tiểu bang thứ 49 của Hoa Kỳ.
1961 – Hoa Kỳ đoạn tuyệt quan hệ ngoại giao với Cuba.
1962 – Giáo hoàng Gioan XXIII rút phép thông công nhà lãnh đạo Cuba Fidel Castro.
1974 – Myanmar bắt đầu sử dụng một phiên bản quốc kỳ mới, phiên bản này chấm dứt sử dụng vào năm 2010.
1976 – Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa có hiệu lực.
1977 – Tập đoàn công nghệ Apple Inc. được hợp nhất.
1990 – Cựu tổng thống Panama Manuel Noriega đầu hàng quân đội Hoa Kỳ.
1994 – Hơn bảy triệu người từ các Bantustan cũ của chế độ Apartheid được nhận quyền công dân Nam Phi.
1997 – Trung Quốc tuyên bố sẽ dành 27,7 tỷ đô la Mỹ để chống xói mòn và ô nhiễm môi trường các lưu vực Trường Giang và Hoàng Hà.
2014 – Tàu thăm dò Curiosity của NASA đã quan sát được Sao Thủy đi qua Mặt Trời từ Sao Hỏa, đánh dấu lần đầu tiên quan sát được hiện tượng thiên thể quá cảnh từ bên ngoài Trái Đất.
Sinh
106 TCN – Cicero, chính trị gia và triết gia tại Đế quốc La Mã (m. 43 TCN)
1766 – Nguyễn Du, tác gia và chính trị gia triều Nguyễn Việt Nam, tức 23 tháng 11 năm Ất Dậu (m. 1820)
1777 – Élisa Bonaparte, quý tộc người Pháp (m. 1820)
1832 – Nguyễn Phúc Miên Miêu, tước phong Trấn Định Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1865)
1836 – Sakamoto Ryōma, samurai và thủ lĩnh nổi dậy người Nhật Bản, tức 15 tháng 11 năm Ất Mùi (m. 1867)
1840 – Thánh Đamien, linh mục người Bỉ (m. 1889)
1883 – Clement Attlee, chính trị gia người Anh, thủ tướng của Anh Quốc (m. 1967)
1892 – J. R. R. Tolkien, nhà ngữ văn và tác gia người Anh (m. 1973)
1901 – Ngô Đình Diệm, chính trị gia người Việt Nam, tổng thống của Việt Nam Cộng hòa (m. 1963)
1912 – Nguyễn Thị Manh Manh, thi nhân người Việt Nam (m. 2005)
1913 – Phêrô Phạm Tần, giám mục người Việt Nam (m. 1990)
1924 – André Franquin, nhà văn và họa sĩ truyện tranh người Bỉ (m. 1997)
1926 – George Martin, nhạc sĩ và nhà sản xuất nhạc người Anh
1929 – Gordon Moore, doanh nhân người Mỹ.
1930 – Hoàng Nguyên, nhạc sĩ người Việt Nam (m. 1973)
1933 – Long Boret, chính trị gia người Campuchia, thủ tướng của Campuchia (m. 1975)
1936 – Nicolai Rubtsov, nhà thơ tại Liên Xô (m. 1971)
1942 – László Sólyom, chính trị gia người Hungary, tổng thống của Hungary
1946 – John Paul Jones, người viết ca khúc, nhà sản xuất âm nhạc người Anh
1947 – Ngô Thanh Hải, chính trị gia người Canada gốc Việt Nam
1950 – Victoria Principal, diễn viên Nhật-Mỹ
1953 – Mohammed Waheed Hassan, chính trị gia người Maldives, tổng thống của Maldives
1956 – Mel Gibson, diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất, nhà kịch bản người Mỹ–Úc
1969 – Michael Schumacher, vận động viên đua xe ô tô người Đức
1973 – Sandro Fignolio, diễn viên, người mẫu người Venezuela, Mister World năm 1998
1975 – Maeda Jun, nhà văn, người viết lời bài hát, nhà soạn nhạc người Nhật Bản
1977 – Iizuka Mayumi, diễn viên lồng tiếng và ca sĩ người Nhật Bản
1982 – Nguyễn Linh Nga, diễn viên người Việt Nam
1983 – Precious Lara Quigaman, người mẫu, diễn viên người Philippines, Hoa hậu Quốc tế 2005
1987 — Adrián, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha
1988 – Jonny Evans, cầu thủ bóng đá người Bắc Ireland
1989 – Anya Kop, người mẫu người Nga–Mỹ
Không rõ – Tamiyasu Tomoe, diễn viên lồng tiếng và ca sĩ người Nhật Bản
1995 – Jisoo, ca sĩ Hàn Quốc, thành viên của nhóm nhạc Blackpink
1995 – Kim Seol–hyun, ca sĩ Hàn Quốc, thành viên của nhóm nhạc AOA
Mất
235 – Giáo hoàng Antêrô
323 – Tư Mã Duệ, tức Tấn Nguyên Đế, hoàng đế của triều Đông Tấn, tức ngày Kỉ Sửu (10) tháng 11 nhuận năm Nhâm Ngọ (s. 276)
492 – Giáo hoàng Fêlix III
1322 – Philippe V, quốc vương của Pháp
1501 – Ali–Shir Nava'i, chính trị gia, nhà ngôn ngữ học, họa sĩ, nhà ngôn ngữ học người Đột Quyết Trung Á (s. 1441)
1717 – Maria Sibylla Merian, nhà nữ tự nhiên học người Đức gốc Thụy Sĩ
1850 – Doãn Uẩn, danh thần nhà Nguyễn, Việt Nam (s. 1795)
1858 – Henry Darcy, kĩ sư Pháp (s. 1803)
1904 – Nguyễn Phúc Trinh Thận, phong hiệu Lại Đức Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (s. 1826)
1917 – Henri Émile Sauvage, nhà cổ sinh vật học người Pháp (s. 1842)
1931 – Joseph Joffre, tướng lĩnh người Pháp (s. 1852)
1979 – Conrad Nicholson Hilton, doanh nhân người Mỹ (s. 1887)
1989 – Sergei Lvovich Sobolev, nhà toán học người Nga (s. 1909)
2017 – Nguyễn Thanh Châu, Hải quân Phó Đề đốc, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (Sinh 1933)
2020 – Qasem Soleimani (s. 1957)
2021 – Tanya Roberts, dien viên Mỹ (s. 1955)
2022 – Oussou Konan Anicet, cầu thủ bóng đá người Bờ Biển Ngà (s. 1989)
Ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 4 tháng 1 là ngày thứ 4 trong lịch Gregory. Còn 361 ngày trong năm (362 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
947 – Các tướng Hậu Tấn Đỗ Trọng Uy, Lý Thủ Trinh, Trương Ngạn Trạch suất sở bộ 20 vạn người đến hàng Hoàng đế Khiết Đan Da Luật Đức Quang, tức ngày Bính Dần (10) tháng 12 năm Bính Ngọ.
1642 – Quốc vương Charles I phái binh sĩ đi bắt giữ các thành viên của Quốc hội, bắt đầu đẩy quốc gia vào nội chiến.
1798 – Các công dân của Mulhouse bỏ phiếu ủng hộ việc rời khỏi Liên bang Thụy Sĩ và gia nhập vào Cộng hòa Pháp.
1847 – Samuel Colt bán súng ngắn ổ xoay của ông cho chính phủ Hoa Kỳ.
1854 – Thuyền trưởng William McDonald trên tàu Samarang khám phá ra quần đảo McDonald trên Ấn Độ Dương.
1865 – Sở giao dịch chứng khoán New York mở trụ sở thường trực của mình ở gần Phố Wall, thành phố New York, Hoa Kỳ.
1871 – Chiến tranh Pháp-Phổ: Cuộc vây hãm Rocroi bắt đầu.
1896 – Utah được nhận làm tiểu bang thứ 45 của Hoa Kỳ.
1912 – Hội Hướng đạo được hợp nhất trên khắp Khối Thịnh vượng chung Anh dựa theo hiến chương hoàng gia.
1947 – Bản in đầu tiên của tạp chí tin tức hàng tuần Der Spiegel được phát hành tại Hanover, Đức.
1948 – Myanmar giành được độc lập từ Anh Quốc.
1951 – Chiến tranh Triều Tiên: Quân Trung Quốc và Triều Tiên chiếm lĩnh Seoul.
1958 – Vệ tinh Sputnik 1 của Liên Xô kết thúc sứ mệnh, nó bị đốt cháy trong bầu khí quyền của Trái Đất sau khi rời khỏi quỹ đạo.
1960 – Hiệp ước thành lập Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu được ký kết tại Stockholm, Thụy Điển.
2004 – Mikheil Saakashvili được bầu làm tổng thống của Gruzia sau cuộc Cách mạng Hoa hồng vào tháng 11 năm 2003.
2005 - Số đầu tiên của chương trình Ai là triệu phú chính thức lên sóng trên kênh VTV3.
2006 – Thủ tướng Ariel Sharon của Israel bị một cơn đột quỵ. Quyền lực của ông được chuyển giao cho quyền Thủ tướng Ehud Olmert.
2010 – Khánh thành toà nhà chọc trời giữ 17 kỉ lục thế giới Burj Khalifa cao 828 m, gồm 164 tầng tại Dubai, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Sinh
1077 – Triệu Hú, tức Tống Triết Tông, hoàng đế của triều Tống, tức ngày Kỉ Sửu (7) tháng 12 năm Bính Thìn (m. 1100)
1643 – Isaac Newton, nhà toán học, nhà vật lý học người Anh, 25 tháng 12 năm 1642 theo lịch Julius (m. 1727)
1710 – Giovanni Battista Pergolesi, nhà soạn nhạc, nhạc công người Ý (m. 1736)
1769 – Trần Thị Đang, tôn hiệu Nhân Tuyên Thái hoàng thái Hậu, cung phi của vua Gia Long và là mẹ của vua Minh Mạng (m. 1846).
1772 – Jean-Étienne Dominique Esquirol, bác sĩ tâm thần người Pháp (m. 1840)
1809 – Louis Braille, nhà sư phạm người Pháp, phát minh Chữ Braille (m. 1852)
1812 – Yevdokia Petrovna Rostopchina, thi nhân người Nga, tức 23 tháng 12 năm 1811 theo lịch Julius (m. 1858)
1817 – Nguyễn Phúc Miên Áo, tước phong Phú Bình Quận vương, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1865)
1848 – Katsura Tarō, chính trị gia và tướng lĩnh người Nhật Bản, thủ tướng của Nhật Bản, tức 28 tháng 11 năm Đinh Mùi (m. 1913)
1890 – Victor Lustig, kẻ lừa đảo người Séc (m. 1947)
1893 – Minagawa Yone, người trường thọ người Nhật Bản (m. 2007)
1896 – André Masson, họa sĩ người Pháp (m. 1987)
1897 – Trần Thành, tướng lĩnh và chính trị gia người Trung Quốc, tức 12 tháng 12 năm Đinh Dậu (m. 1965)
1910 – Quách Tấn, nhà thơ người Việt Nam (m. 1992)
1923 – Xuân Oanh, nhạc sĩ, dịch giả người Việt Nam (m. 2010)
1924 – Đào Hồng Cẩm, nhà viết kịch, nhà văn người Việt Nam (m. 1990)
1929 – Amitai Etzioni, nhà xã hội học Mỹ
1930 – Don Shula (m. 2020)
1936 – Nguyễn Phúc Bảo Long, hoàng thái tử của triều Nguyễn Việt Nam (m. 2007)
1940 – Helmut Jahn, kiến trúc sư người Đức-Mỹ
1940 – Cao Hành Kiện, tác gia, nhà soạn kịch người Trung Quốc-Pháp, đoạt giải Nobel
1940 – Nguyễn Mộng Giác, nhà văn người Việt Nam (m. 2012)
1943 – Hwang Sok-Yong, tác gia người Hàn Quốc
1945 – Richard R. Schrock, nhà hóa học Mỹ, đoạt giải Nobel
1947 – Xuân Đức, nhà văn người Việt Nam
1950 – Vũ Xuân Hồng, chính trị gia người Việt Nam
1954 – Tina Knowles, nhà thiết kế thời trang người Mỹ
1965 – Julia Ormond, diễn viên người Anh
1980 – Greg Cipes, diễn viên, ca sĩ người Mỹ
1983 – Uemura Kana, ca sĩ, nhạc sĩ người Nhật Bản
1984 – Lê Tấn Tài, cầu thủ bóng đá người Việt Nam
1986 – James Milner, cầu thủ bóng đá người Anh
1986 – Katrina Halili, diễn viên, ca sĩ, người mẫu người Philippines
1990 – Toni Kroos, cầu thủ bóng đá người Đức
1997- Tạ Khả Dần, nhạc sĩ, ca sĩ, rapper người Trung Quốc, thành viên nhóm nhạc The Nine
Mất
1852 – Trần Thị Tuyến, phong hiệu Tam giai Trang tần, phi tần của vua Minh Mạng (s. 1791)
1896 – Alexander, vương thân và tướng lĩnh Phổ, Đế quốc Đức (s. 1820)
1913 – Alfred von Schlieffen, tướng lĩnh người Đức (s. 1833)
1928 – Otto von Hügel, tướng lĩnh người Đức (s. 1853)
1941 – Henri Bergson, triết gia người Pháp, đoạt giải Nobel (s. 1859)
1943 – Marina Mikhailovna Raskova, phi công, hoa tiêu người Liên Xô (s. 1912)
1943 – Hàm Nghi, hoàng đế của triều Nguyễn Việt Nam (s. 1871)
1960 – Albert Camus, triết gia người Algeria-Pháp, đoạt giải Nobel (s. 1913)
1961 – Erwin Schrödinger, nhà vật lý học người Áo, đoạt giải Nobel (s. 1887)
1965 – Thomas Stearns Eliot, nhà thơ, nhà biên kịch, nhà phê bình người Mỹ, đoạt giải Nobel (s. 1888)
1970 – Jean Étienne Valluy, tướng lĩnh người Pháp (s. 1899)
2001 – Quách Thị Hồ, nghệ nhân ca trù người Việt Nam (s. 1909)
2010 – Yamaguchi Tsutomu, kỹ sư người Nhật Bản (s. 1916)
2011 – Mohamed Bouazizi, nhà hoạt động chính trị người Tunisia (s. 1984)
2011 – Salmaan Taseer, doanh nhân và chính trị gia người Pakistan (s. 1944)
2021 – Tanya Roberts, dien viên Mỹ (s. 1955)
Ngày lễ và kỷ niệm
Quốc khánh
Myanma, 1948 |
Ngày 5 tháng 1 là ngày thứ 5 trong lịch Gregory. Còn 360 ngày trong năm (361 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
269 – Giáo hoàng Fêlix I tựu nhiệm
1757 – Quốc vương Louis XV của Pháp sống sót sau một nỗ lực ám sát của Robert-François Damiens, người này trở thành tội nhân cuối cùng tại Pháp bị hành hình bằng cách phanh thây.
1846 – Hạ viện Hoa Kỳ bỏ phiếu chấm dứt việc chia sẻ Lãnh thổ Oregon với Anh Quốc.
1875 Nhà hát Opéra Garnier tại Paris, Pháp chính thức khánh thành bằng một buổi biểu diễn hoành tráng.
1895 – Vụ Dreyfus: Sĩ quan quân đội Pháp Alfred Dreyfus bị tước bỏ chức tước và bị kết án tù giam trên đảo Devil ở Nam Mỹ.
1896 – Một tờ báo của Áo tường thuật rằng Wilhelm Röntgen khám phá ra một loại bức xạ mà về sau được gọi là Tia X.
1909 – Colombia công nhận Panama độc lập.
1919 – Đảng Công nhân Đức được thành lập, đây là tiền thân của Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa.
1933 – Bắt đầu xây dựng Cầu Cổng Vàng qua vịnh San Francisco ở Bắc California, Hoa Kỳ.
1945 – Liên Xô công nhận chính phủ mới thân Xô tại Ba Lan.
1953 – Vở kịch Waiting for Godot của nhà biên kịch người Ireland Samuel Beckett được công diễn tại Sân khấu Babylone, Paris.
1968 – Alexander Dubček nhậm chức Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, khởi đầu "Mùa xuân Praha".
1970 – Một trận động đất có chấn tâm tại Thông Hải, Vân Nam, Trung Quốc khiến cho hơn 15.000 người thiệt mạng.
1972 – Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon ra lệnh phát triển một chương trình tàu con thoi.
1976 – Khmer Đỏ tuyên bố Hiến pháp Campuchia Dân chủ.
2005 – Từ bức ảnh chụp ngày 21 tháng 10 năm 2003, tại đài thiên văn Palomar, một nhóm nhà khoa học người Mỹ phát hiện ra Eris, Hành tinh lùn lớn nhất được biết đến trong Hệ Mặt Trời.
Sinh
1592 – Shah Jahan, hoàng đế của Đế quốc Mogul (m. 1666)
1779 – Zebulon Pike, tướng lĩnh và nhà thám hiểm người Mỹ (m. 1813)
1782 – Robert Morrison, nhà truyền giáo người Anh Quốc tại Trung Quốc (m. 1834)
1797 – Eduard Vogel von Falckenstein, tướng lĩnh người Đức (m. 1885)
1829 – Nguyễn Phúc Miên Thể, tước phong Tây Ninh Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1864)
1846 – Rudolf Christoph Eucken, triết gia và tác gia người Đức, đoạt giải Nobel (m. 1926)
1874 – Joseph Erlanger, nhà vật lý học người Mỹ, đoạt giải Nobel (m. 1965)
1876 – Konrad Adenauer, chính trị gia người Đức, thủ tướng của Đức (m. 1967)
1888 – Bùi Kỷ, nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hóa người Việt Nam (m. 1960)
1893 – Paramahansa Yogananda, thượng sư người Ấn Độ (m. 1952)
1902 – Hubert Beuve-Méry, nhà báo người Pháp (m. 1989)
1920 – Arturo Benedetti Michelangeli, nghệ sĩ dương cầm Ý (m. 1995)
1928 – Zulfikar Ali Bhutto, chính trị gia người Pakistan, tổng thống của Pakistan (m. 1979)
1931 – Chu Minh, nhạc sĩ người Việt Nam
1932 – Umberto Eco, triết gia và tác gia người Ý
1938 – Juan Carlos I, quốc vương của Tây Ban Nha
1941 – Miyazaki Hayao, đạo diễn phim hoạt hình và là người đồng sáng lập hãng phim hoạt hình Ghibli
1944 – Ed Rendell, chính trị gia người Mỹ
1946 – Diane Keaton, diễn viên, đạo diễn, nhà viết kịch bản, nhà sản xuất người Mỹ
1952 – Uli Hoeneß, cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá người Đức
1962 – Thích Mỹ Trân, diễn viên người Hồng Kông
1963 – Khương Văn, diễn viên, người viết kịch bản, đạo diễn người Trung Quốc
1966 – Deborah Carthy-Deu, ca sĩ, người dẫn chương trình người Puerto Rico, Hoa hậu Hoàn vũ 1985
1968 – DJ Bobo, ca sĩ-người viết ca khúc, nhà sản xuất âm nhạc người Thụy Sĩ
1969 – Marilyn Manson, ca sĩ-người viết ca khúc, diễn viên và đạo diễn người Mỹ
1979 – Nakamura Asumiko, họa sĩ truyện tranh người Nhật Bản
1984 – Nagasawa Nao, diễn viên, ca sĩ và người mẫu người Nhật Bản
1986 – Deepika Padukone, người mẫu và diễn viên người Đan Mạch-Ấn Độ
1990 – Yang Yo-seob, ca sĩ và vũ công người Hàn Quốc (BEAST)
1991 – Daniel Pacheco, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha
1995 – Xuân Mai, ca sĩ người Việt Nam
1995- Ployshompoo Supasap, nghệ danh Jan hoặc Janhae, ca sĩ, diễn viên người thái, thành viên nhóm nhạc Sizzy
Mất
1588 – Thích Kế Quang, tướng lĩnh triều Minh, tức 8 tháng 12 năm Đinh Hợi (s. 1528)
1589 – Catherine de Médicis, vương hậu người Ý-Pháp của Henri II của Pháp (s. 1519)
1762 – Elizaveta, nữ hoàng của Đế quốc Nga, tức 25 tháng 12 năm 1761 theo lịch Julius (s. 1709)
1858 – Joseph Radetzky von Radetz, tướng lĩnh của Đế quốc Áo (s. 1766)
1874 – Rudolf von Krosigk, tướng lĩnh người Đức (s. 1817)
1878 – Emil von Schwartzkoppen, tướng lĩnh người Đức (s. 1810)
1905 – Hermann von Vietinghoff, tướng lĩnh người Đức (s. 1829)
1910 – Léon Walras, nhà kinh tế học người Pháp (s. 1834)
1915 – Nagakura Shinpachi, sĩ quan cảnh sát người Nhật Bản (s. 1839)
1922 – Ernest Shackleton, nhà thám hiểm người Ireland (s. 1874)
1923 – Otto von der Schulenburg, tướng lĩnh Phổ (s. 1834)
1933 – Calvin Coolidge, chính trị gia người Mỹ, tổng thống của Hoa Kỳ (s. 1872)
1947 – Nagano Osami, tướng lĩnh người Nhật Bản (s. 1880)
1970 – Max Born, nhà toán học Đức, đoạt giải Nobel (s. 1882)
1976 – Mal Evans, nhà quản lý người Anh (s. 1935)
1981 – Harold Clayton Urey, nhà hóa học người Mỹ, đoạt giải Nobel (s. 1893)
1987 – Nhật Lai, nhạc sĩ người Việt Nam (s. 1931)
1995 – Wadati Kiyoo, nhà địa chấn học người Nhật Bản (s. 1902)
1997 – André Franquin, họa sĩ truyện tranh người Bỉ (s. 1924)
2002 – Vadim Sergeevich Shefner, nhà thơ, nhà văn người Liên Xô và Nga (s. 1915)
2005 - Trần Văn Nhựt, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa
2007 – Andō Momofuku, doanh nhân người Đài Loan-Nhật Bản, sáng lập Nissin Foods (s. 1910)
2014 – Eusébio, cầu thủ bóng đá người Bồ Đào Nha (s. 1942)
Ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 6 tháng 1 là ngày thứ 6 trong lịch Gregory. Còn 359 ngày trong năm (360 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
1066 – Harold Godwinson đăng quang quốc vương của Vương quốc Anh, ông là quốc vương Anglo-Saxon cuối cùng của Anh.
1355 – Karl IV của Bohemia cùng với Thiết vương của Lombardy đăng quang quốc vương của Ý tại Milano.
1449 – Konstantinos XI đăng quang hoàng đế của Đế quốc Đông La Mã tại Mystras thuộc Hy Lạp ngày nay.
1907 – Maria Montessori mở trường học và trung tâm giữ trẻ đầu tiên của bà dành cho giai cấp công nhân tại Roma, Ý.
1912 – Nhà địa vật lý học người Đức Alfred Wegener lần đầu tiên đưa ra thuyết Trôi dạt lục địa của ông.
1912 – New Mexico được nhận làm tiểu bang thứ 47 của Hoa Kỳ.
1929 – Mẹ Teresa đến Calcutta, bắt đầu các hoạt động thiện nguyện đối với những người nghèo khổ và ốm đau tại Ấn Độ thuộc Anh.
1930 – Hành trình đầu tiên bằng ô tô động cơ diesel hoàn thành, hành trình kéo dài từ thành phố Indianapolis đến thành phố New York của Hoa Kỳ.
1930 – Nguyễn Ái Quốc triệu tập cuộc họp các đại biểu cộng sản Việt Nam tại Hồng Kông thuộc Anh Quốc.
1931 – Thomas Edison đệ trình đơn xin bằng sáng chế cuối cùng của ông.
1932 – Joseph Lyons trở thành Thủ tướng thứ 10 của Úc, kế nhiệm James Scullin.
1946 – Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tiến hành cuộc bầu cử Quốc hội lần đầu tiên trên quy mô toàn quốc.
1950 – Anh Quốc công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đáp lại bằng việc đoạn tuyệt quan hệ ngoại giao với Anh Quốc.
1974 – Đối phó với cuộc khủng hoảng dầu mỏ, quy ước giờ mùa hè bắt đầu sớm trước gần bốn tháng tại Hoa Kỳ.
1992 – Tổng thống Gruzia Zviad Gamsakhurdia đào thoát khỏi quốc gia do xảy ra đảo chính quân sự.
2020 - Denniele De Rossi Ý giải nghệ
Sinh
1412 – Jeanne d'Arc, anh hùng dân gian Pháp (m.1431)
1561 – Thomas Fincke, nhà toán học, nhà vật lý học người Đan Mạch (m. 1656)
1655 – Jacob Bernoulli, nhà toán học người Thụy Sĩ, tức 27 Tháng 12 năm 1654 theo lịch Julius (m. 1705)
1776 – Ferdinand von Schill, tướng lĩnh người Phổ (m. 1809)
1815 – Hugo von Kottwitz, tướng lĩnh người Phổ (m. 1897)
1832 – Gustave Doré, họa sĩ người Pháp (m. 1883)
1838 – Max Bruch, nhà soạn, nhạc trưởng người Đức (m. 1920)
1850 – Eduard Bernstein, chính trị gia người Đức (m. 1932)
1865 – Nikola Zhekov, tướng lĩnh người Bulgaria (m. 1949)
1872 – Alexander Scriabin, nhà soạn nhạc, nghệ sĩ dương cầm người Nga, tức 25 tháng 12 năm 1871 theo lịch Julius (m. 1915)
1878 – Carl Sandburg, thi nhân và sử gia người Mỹ (m. 1967)
1891 – Đới Quý Đào, chính trị gia người Trung Quốc, tức 26 tháng 11 năm Canh Dần (m. 1949)
1912 – Trần Nam Trung, tướng lĩnh người Việt Nam (m. 2009)
1913 – Loretta Young, diễn viên người Mỹ (m. 2000)
1915 – Nguyễn Đổng Chi, giáo sư, nhà người cứu văn hóa người Việt Nam (m. 1984)
1921 – Wolfgang Lotz, điệp viên người Đức-Israel (m. 1993)
1923 – Jacobo Timerman, nhà báo, tác gia người Argentina (m. 1999)
1926 – Kim Dae-jung, chính trị gia người Hàn Quốc, tổng thống của Hàn Quốc, đoạt Giải Nobel (m. 2009)
1944 – Lê Hiếu Đằng, nhà hoạt động chính trị người Việt Nam (m. 2014)
1946 – Syd Barrett, ca sĩ-người viết ca khúc, tay chơi guitar người Anh (m. 2006)
1955 – Rowan Atkinson, diễn viên hài người Anh
1956 – Justin Welby, tổng giám mục người Anh
1970 – Okamoto Lynn, mangaka người Nhật Bản
1988 – Thích Tiểu Long, diễn viên và võ sĩ người Trung Quốc
1989 – Andy Carroll, cầu thủ bóng đá người Anh
1994 - Im Jaebum, nhóm trưởng và ca sĩ hát chính nhóm GOT7 và JJ Project, người Hàn Quốc
2000 - Kwon Eun-bin, ca sĩ Hàn Quốc, thành viên nhóm nhạc CLC
2000 - Diệp Thư Hoa, ca sĩ thần tượng người Đài Loan hiện đang hoạt động tại Hàn Quốc, thành viên nhóm nhạc (G)I-DLE
2003 – MattyBraps, rapper người Mỹ
Mất
1693 – Mehmed IV, sultan của Đế quốc Ottoman (s. 1642)
1786 – Pierre Poivre, nhà truyền giáo người Pháp (s. 1719)
1852 – Louis Braille, nhà giáo dục người Pháp, phát minh Chữ Braille (s. 1809)
1884 – Gregor Johann Mendel, nhà di truyền học người Áo (s. 1822)
1918 – Georg Cantor, nhà toán học người Đức (s. 1845)
1919 – Theodore Roosevelt, tổng thống thứ 26 của Hoa Kỳ (s. 1858)
1942 – Aleksandr Belyaev, nhà văn người Liên Xô (s. 1884)
1945 – Edith Frank-Holländer, mẹ của Anne Frank (s. 1900)
1972 – Trần Nghị, tướng lĩnh và chính trị gia người Trung Quốc (s. 1901)
1981 – A.J. Cronin, tiểu thuyết gia và thầy thuốc người Anh Quốc (s. 1896)
1988 – Hải Linh, nhạc sĩ người Việt Nam (s. 1920)
1990 – Pavel Alekseyevich Čerenkov, nhà vật lý học người Nga, đoạt giải Nobel (s. 1904)
2006 – Hugh Thompson, phi công người Mỹ (s. 1943)
2006 – Chỉ huy Ramona, thủ lĩnh phiến quân người Mexico
2008 - Nhạc sĩ Châu Kỳ
2011 – Vàng Pao, tướng lĩnh người H'Mông (s. 1929)
Ngày lễ và kỷ niệm
Lễ Hiển Linh (tên cũ: Lễ Ba vua) của Kitô giáo |
Ngày 7 tháng 1 là ngày thứ 7 trong lịch Gregory. Còn 358 ngày trong năm (359 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
307 – Tấn Huệ Đế Tư Mã Trung bị trúng độc khi ăn bánh, ông qua đời vào ngày hôm sau, tức ngày Kỉ Tị tháng 11 năm Bính Dần.
555 – Quân Tây Ngụy chiếm được kinh đô Giang Lăng của triều Lương, bắt giữ Lương Nguyên Đế, tức ngày Tân Hợi (29) tháng 11 năm Giáp Tuất.
1566 – Giáo hoàng Piô V được bầu vào ngôi vị, trở thành người kế nhiệm Giáo hoàng Piô IV.
1610 – Galileo Galilei lần đầu tiên quan sát thấy bốn vệ tinh: Ganymede, Callisto, Io và Europa.
1785 – Một người Pháp là Jean-Pierre Blanchard và một người Mỹ là John Jeffries băng qua eo biển Manche từ Dover của Anh Quốc sang Calais của Pháp trên một khinh khí cầu.
1797 – Quốc kỳ tam tài Ý được thông qua chính thức.
1906 – Saionji Kinmochi trở thành thủ tướng thứ 14 của Nhật Bản.
1927 – Dịch vụ điện thoại xuyên Đại Tây Dương được hình thành – từ New York sang Luân Đôn.
1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Bắt đầu chiến dịch tấn công Lyuban của Hồng quân Liên Xô.
1954 – Hệ thống dịch tự động đầu tiên được trình diễn công khai tại trụ sở của IBM ở New York.
1959 – Hoa Kỳ công nhận chính phủ Cuba mới của Fidel Castro
1979 – Quân đội Việt Nam giải phóng thủ đô Phnôm Pênh của Campuchia, Tổng Bí thư Pol Pot và chính quyền Campuchia Dân chủ tẩu thoát.
1984 – Brunei trở thành thành viên thứ sáu của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
1989 – Thân vương Akihito tức vị Thiên hoàng Nhật Bản khi phụ hoàng Hirohito băng ngự.
2003 – Tại San Francisco, Steve Jobs công bố rằng Apple phát triển được trình duyệt web riêng của họ, mang tên Safari
Sinh
1502 – Giáo hoàng Grêgôriô XIII (m. 1585)
1528 – Jeanne III của Navarra, vương hậu người Pháp của Navarra (m. 1572)
1768 – Joseph Bonaparte, quốc vương của Tây Ban Nha và Tây Ấn, quốc vương của Napoli (m. 1844)
1794 – Heinrich Wilhelm Schott, nhà thực vật học người Áo (m. 1865)
1800 – Millard Fillmore, tổng thống thứ 13 của Hoa Kỳ (m. 1874)
1844 – Bernadette Soubirous, nhà huyền học người Pháp được phong thánh (m. 1879)
1859 – Phùng Quốc Chương, chính trị gia người Trung Quốc, quyền Đại tổng thống của Trung Quốc, tức 4 tháng 12 năm Mậu Ngọ (m. 1919)
1899 – Stepan Petrovich Schipachev, nhà thơ tại Liên Xô, tức 26 tháng 12 năm 1898 theo lịch Julius (m. 1979)
1915 – Đào Mộng Long, Diễn viên, đạo diễn người Việt Nam (m. 2006)
1926 – Kim Jong-pil, chính trị gia người Hàn Quốc, thủ tướng người Hàn Quốc
1935 – Nguyễn Lân Tuất, nhạc sĩ người Việt Nam-Liên Xô và Nga
1941 – John E. Walker, nhà hóa học người Anh, đoạt giải Nobel
1943 – Sasaki Sadako, nạn nhân bom nguyên tử người Nhật Bản (m. 1955)
1948 – Mizuki Ichirō, ca sĩ- người viết ca khúc và Diễn viên người Nhật Bản
1952 – Hồng Kim Bảo, Diễn viên người Hồng Kông
1964 – Nicolas Cage, Diễn viên, nhà sản xuất, đạo diễn người Mỹ
1971 – Jeremy Renner, Diễn viên người Mỹ
1976 – Marcelo Bordon, cầu thủ bóng đá Brasil
1979 – Bipasha Basu, người mẫu và Diễn viên người Ấn Độ
1984 – Đỗ Minh Quân, vận động viên quần vợt người Việt Nam
1985 – Lewis Hamilton, tay đua xe ô tô người Anh
1987 – Ya Suy, ca sĩ người Việt Nam
1988 – Haley Bennett, Diễn viên và ca sĩ người Mỹ
1989 – Emiliano Insúa, cầu thủ bóng đá người Argentina
1989 – Vũ Bá Đông, vận động viên thể dục nhịp điệu người Việt Nam
1991 – Eden Hazard, cầu thủ bóng đá người Bỉ
Mất
937 – Gia Luật Bội, tác gia, thi nhân, họa gia, thái tử người Khiết Đan, tức ngày Đinh Sửu (22) tháng 11 nhuận năm Bính Thân (sinh 899).
1451 – Giáo hoàng đối lập Fêlix V (sinh 1383)
1524 – Đường Dần, họa sĩ, thi nhân triều Minh, tức 2 tháng 12 năm Quý Mùi (sinh 1470)
1655 – Giáo hoàng Innôcentê X (sinh 1574)
1892 – Ernst Wilhelm von Brücke, thầy thuốc và nhà sinh lý học người Đức (sinh 1819)
1892 – Tewfik Pasha, chính trị gia người Ai Cập (sinh 1852)
1920 – Edmund Barton, chính trị gia người Úc, thủ tướng của Úc (sinh 1849)
1943 – Nikola Tesla, nhà vật lý học và kỹ sư người Serbia-Mỹ (sinh 1856)
1984 – Alfred Kastler, nhà vật lý học người Pháp, đoạt giải Nobel (sinh 1902)
1986 – Tam Lang, nhà văn, nhà báo người Việt Nam (sinh 1900).
1989 – Hirohito, Thiên hoàng thứ 124 của Nhật Bản (sinh 1901)
1998 – Vladimir Prelog, nhà hóa học người Croatia, đoạt giải Nobel (sinh 1906)
2010 – Quy Sắc, soạn giả cải lương người Việt Nam (sinh 1924)
2013 – Huell Howser, Diễn viên, nhân vật truyền hình người Mỹ (sinh 1945)
2014 – Thiệu Dật Phu, doanh nhân, nhà từ thiện người Trung Quốc (sinh 1907)
2021:
Tommy Lasorda (sinh 1927).
Nguyễn Vĩnh Bảo, nhạc sĩ người Việt Nam (sinh 1918).
Ngày lễ và kỷ niệm
Ngày Chiến thắng diệt chủng tại Campuchia |
Ngày 8 tháng 1 là ngày thứ 8 trong lịch Gregory. Còn 357 ngày trong năm (358 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
307 – Tấn Huệ Đế Tư Mã Trung qua đời tại Hiển Dương điện sau khi bị trúng độc vào hôm trước đó.
881 – Loạn Hoàng Sào: Đường Hy Tông chạy khỏi kinh thành Trường An, hướng đến đất Tam Xuyên, quá trưa hôm đó, tướng tiên phong Sài Tồn của Hoàng Sào tiến vào Trường An, tức 5 tháng 12 năm Canh Tý.
1077 – Chiến tranh Tống-Việt, 1075-1077: Quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy tấn công và vượt qua Ải Nam Quan, tiến vào lãnh thổ Đại Việt.
1198 – Lotario de Conti được bầu làm Giáo hoàng Innôcentê III; ông sau đó hành động để khôi phục quyền lực giáo hoàng tại Roma.
1499 – Quốc vương Louis XII của Pháp kết hôn với Nữ công tước Anne xứ Bretagne - một vị quân chủ.
1815 – Chiến tranh Hoa Kỳ - Anh Quốc: Trận New Orleans 1815 – Andrew Jackson lãnh đạo quân đội Hoa Kỳ giành thắng lợi trước người Anh Quốc.
1828 – Đảng Dân chủ, tiền thân của nó là Đảng Dân chủ Cộng hoà của tổng thống thứ 3 của Hoa Kỳ Thomas Jefferson, chính thức được thành lập.
1835 – Nợ công Hoa Kỳ lần duy nhất bằng không.
1867 – Nam giới người Mỹ gốc Phi giành được quyền bầu cử tại Washington, D.C.
1912 – Đại hội Dân tộc Phi được thành lập nhằm mục tiêu chống lại sự bất công đối với người da đen Nam Phi.
1918 – Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson tuyên bố "Mười bốn điểm" của ông về kết quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
1926 – Hoàng thái tử Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy đăng quang, lấy niên hiệu là Bảo Đại, là vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn, cũng như của chế độ phong kiến tại Việt Nam.
1959 – Charles de Gaulle trở thành Tổng thống đầu tiên của nền Đệ ngũ Cộng hòa Pháp.
1961 – Đa số cử tri Pháp ủng hộ chính sách Charles de Gaulle là trao quyền tự quyết cho Algérie trong một cuộc trưng cầu dân ý.
2003 – Chuyến bay 634 của Turkish Airlines gặp nạn gần Sân bay Diyarbakır của Thổ Nhĩ Kỳ, khiến toàn bộ phi hành đoàn và 75 hành khách thiệt mạng.
2005 – Cảnh sát biển Trung Quốc nổ súng vào tàu của ngư dân Việt Nam tại vịnh Bắc Bộ, khiến nhiều người thương vong.
Sinh
1037 – Tô Đông Pha, tác gia triều Tống, tức 19 tháng 12 năm Bính Tý (m. 1101)
1601 – Baltasar Gracián, nhà văn, thầy tu người Tây Ban Nha (m. 1658)
1821 – James Longstreet, tướng lĩnh và nhà ngoại giao người Mỹ (m. 1904)
1823 – Alfred Russel Wallace, nhà địa lý học, nhà sinh vật học, nhà thám hiểm người Anh Quốc (m. 1913)
1830 – Hans von Bülow, nhạc công dương cầm và nhà soạn nhạc người Đức (m. 1894)
1849 – Stepan Osipovich Makarov, tướng lĩnh của Đế quốc Nga (m. 1904)
1867 – Emily Greene Balch, nhà nữ kinh tế học, tác gia người Mỹ, đoạt giải Nobel (m. 1961)
1885 – John Curtin, chính trị gia người Úc, thủ tướng của Úc (m. 1945)
1894 – Maximilian Kolbe, người Ba Lan tử đạo được phong thánh (m. 1941)
1902 – Georgy Maksimilianovich Malenkov, chính trị gia tại Liên Xô, Tổng bí thư của Liên Xô (m. 1988)
1902 – Carl Rogers, nhà tâm lý học người Mỹ (m. 1987)
1914 – Lê Thương, nhạc sĩ người Việt Nam (m. 1996)
1923 – Joseph Weizenbaum, nhà khoa học máy tính, tác gia người Đức-Mỹ (m. 2008)
1932 – Hữu Thọ, nhà báo người Việt Nam
1935 – Elvis Presley, ca sĩ, diễn viên người Mỹ (m. 1977)
1938 – Anthony Giddens, nhà xã hội học người Anh
1942 – Stephen William Hawking, nhà vật lý học người Anh (m. 2018)
1942 – Koizumi Junichirō, chính trị gia người Nhật Bản, thủ tướng của Nhật Bản
1947 – David Bowie, ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên, nhà sản xuất âm nhạc người Anh (m. 2016)
1951 – Trần Đình Đàn, chính trị gia người Việt Nam
1965 – Phêrô Nguyễn Văn Viên, linh mục người Việt Nam
1971 – Brook Mahealani Lee, Hoa hậu Hoàn vũ 1997
1972 – Giuseppe Favalli, cầu thủ bóng đá người Ý
1979 – Adrian Mutu, cầu thủ bóng đá người România
1980 – Rachel Nichols, diễn viên người Mỹ
1984 – Kim Jong-un, chính trị gia người Triều Tiên, nhà lãnh đạo của Bắc Triều Tiên
1985 – Jorge Aguilar, vận động viên quần vợt người Chile
1986 – David Silva, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha
1986 – Maria Ozawa, diễn viên khiêu dâm, người mẫu người Nhật Bản-Canada
1988 – Allison Harvard, người mẫu và diễn viên người Mỹ
1991 -Shin Jimin, ca sĩ Hàn Quốc, thành viên nhóm nhạc AOA
1992 – Koke, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha
2000 – Noah Cyrus, diễn viên và ca sĩ người Mỹ
Mất
307 – Tư Mã Trung, tức Tấn Huệ Đế, hoàng đế của triều Tấn, tức 18 tháng 11 năm Bính Dần (s. 259)
1198 – Giáo hoàng Cêlestinô III (s. 1106)
1324 – Marco Polo, thương nhân, nhà thám hiểm người Ý (s. 1254)
1337 – Giotto di Bondone, họa sĩ và kiến trúc sư người Ý (s. 1266)
1642 – Galileo Galilei, nhà vật lý học, nhà toán học, nhà thiên văn học, triết gia người Ý (s. 1564)
1713 – Arcangelo Corelli, nhà soạn nhạc Ý (s. 1653)
1878 – Nikolay Alexeyevich Nekrasov, nhà thơ, nhà phê bình tại Đế quốc Nga (s. 1821)
1880 – Joshua A. Norton, doanh nhân người Anh-Mỹ (s. 1811)
1896 – Paul Verlaine, nhà thơ người Pháp (s. 1844)
1934 – Andrei Bely, tác gia, thi nhân, nhà phê bình người Nga (s. 1880)
1941 – Robert Baden-Powell, sĩ quan quân đội và tác gia người Anh (s. 1857)
1976 – Chu Ân Lai, thủ tướng của Trung Quốc (s. 1898)
1983 – Gerhard Barkhorn, phi công người Đức (s. 1919)
1995 – Huyền Kiêu, nhà thơ người Việt Nam (s. 1915)
1996 – François Mitterrand, tổng thống Pháp (s. 1916)
1997 – Melvin Calvin, nhà hóa học người Mỹ (s. 1911)
2007 – Iwao Takamoto, nhà làm phim hoạt hình người Mỹ gốc Nhật, tác giả của Scooby-Doo (s. 1925)
2009 - Nguyễn Phúc Vĩnh Lộc, Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa
2010 – Art Clokey, đạo diễn người Mỹ (s. 1921)
Ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 9 tháng 1 là ngày thứ 9 trong lịch Gregory. Còn 356 ngày trong năm (357 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
475 – Hoàng đế La Mã Zeno bị bức phải tẩu thoát khỏi kinh thành Constantinopolis, tướng của ông là Basiliscus đoạt quyền cai quản đế quốc.
1127 – Sự kiện Tĩnh Khang: Quân đội triều Kim dưới quyền Hoàn Nhan Tông Vọng và Hoàn Nhan Tông Hàn chiếm được kinh thành Biện Kinh của triều Tống, sau đó bắt giữ Hoàng đế Tống Khâm Tông và Thái thượng hoàng Tống Huy Tông, tức ngày Bính Thìn (25) tháng 11 nhuận năm Bính Ngọ.
1150 – Hải Lăng vương Hoàn Nhan Lượng tiến hành binh biến, sát hại và đoạt lấy hoàng vị triều Kim của ông chú là Hoàng đế Kim Hi Tông, tức ngày Đinh Tị (9) tháng 12 năm Kỉ Tị.
1317 – Philippe V tiến hành nghi lễ đăng quang quốc vương của Pháp
1349 – Do bị cho là nguyên nhân gây ra Cái chết Đen đang diễn ra, những người Do Thái tại Basel, Thụy Sĩ bị vây bắt và hỏa thiêu.
1431 – Jeanne d'Arc bị đưa ra xét xử trước tòa án dị giáo tại Rouen, thuộc khu vực kiểm soát của chính quyền chiếm đóng Anh.
1788 – Connecticut trở thành bang thứ năm được nhận vào Hoa Kỳ.
1793 – Jean-Pierre Blanchard trở thành người đầu tiên bay bằng một khinh khí cầu tại Hoa Kỳ.
1799 – Thủ tướng Anh William Pitt Trẻ ban hành một Thuế thu nhập hai Shilling cho mỗi Bảng Anh để tăng nguồn thu cho Anh Quốc trong Các cuộc chiến tranh của Napoléon.
1822 – Vương tử Pedro I quyết định ở lại Brasil, chống lại mệnh lệnh của Quốc vương Bồ Đào Nha João VI, khởi đầu quá trình độc lập của Brasil.
1861 – Mississippi trở thành bang thứ hai thoát ly khỏi Hợp chúng quốc trước khi nổ ra Nội chiến Mỹ.
1871 – Chiến tranh Pháp-Phổ: Trận Villersexel kết thúc với kết quả bất phân thắng bại
1878 – Umberto I trở thành quốc vương của Ý.
1916 – Chiến tranh thế giới thứ nhất: Chiến dịch Gallipoli kết thúc với thắng lợi của Ottoman trước liên quân Anh-Pháp.
1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Hoa Kỳ xâm nhập đảo Luzon tại Philippines.
1960 – Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser khởi đầu việc xây dựng Đập Aswan khi cho nổ mười tấn dynamit để phá hủy 20 tấn đá granit bên bờ đông của Sông Nin.
1992 – Hội đồng người Serbia tại Bosnia và Herzegovina tuyên bố thành lập Cộng hòa Srpska, xem chính thể này là một thành phần của Nam Tư.
2005 – Mahmoud Abbas giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống của Chính quyền Quốc gia Palestine.
2007 – CEO Steve Jobs của hãng Apple giới thiệu iPhone thế hệ thứ nhất khi phát biểu tại một hội nghị ở San Francisco, Hoa Kỳ.
2011 – Chuyến bay 277 của Iran Air gặp nạn tại tỉnh Tây Azerbaijan, khiến 77 người thiệt mạng.
2021:
Một sự cố lưới điện quốc gia đã khiến cả nước Pakistan mất điện vào buổi tối.
Chuyến bay 182 của Sriwijaya Air rơi xuống phía Bắc khu vực Jakarta, Indonesia, làm tất cả 62 người thiệt mạng.
Sinh
1554 – Giáo hoàng Grêgôriô XV (m. 1623)
1750 – Phan Huy Ích, nhà văn hóa, chính khách Việt Nam (m. 1822)
1797 – Ferdinand von Wrangel, nhà thám hiểm của Đế quốc Nga, tức 29 tháng 12 năm 1796 (m. 1870)
1859 – Carrie Chapman Catt, nhà hoạt động người Mỹ (m. 1947)
1908 – Simone de Beauvoir, nữ văn sĩ, triết gia Pháp (m. 1986)
1913 – Richard Nixon, tổng thống thứ 37 của Hoa Kỳ (m. 1994)
1914 – Mộng Tuyết, nhà thơ, nhà báo người Việt Nam (m. 2007)
1923 – Boris Alekseevich Chichibabin, tác gia người Liên Xô và Ukraina (m. 1994)
1924 – Sergey Iosifovich Paradzhanov, đạo diễn, nhà biên kịch tại Liên Xô (m. 1990)
1930 – Igor Aleksandrovich Netto, cầu thủ bóng đá Liên Xô (m. 1999)
1941 – Kim Long, linh mục và nhạc sĩ người Việt Nam
1941 – Joan Baez, ca sĩ-người viết ca khúc và nhà hoạt động người Mỹ
1942 – Trương Đình Tuyển, chính trị gia người Việt Nam
1944 – Jimmy Page, nhạc sĩ người Anh
1951 – Crystal Gayle, ca sĩ Mỹ
1955 – Trần Thế Ngọc, chính trị gia người Việt Nam
1956 – Đinh Đức Lập, viên chức người Việt Nam
1958 – Mehmet Ali Ağca, sát thủ người Thổ Nhĩ Kỳ
1959 – Rigoberta Menchú, nhà hoạt động người Guatemala, đoạt giải Nobel
1967 – Claudio Caniggia, cầu thủ bóng đá người Argentina
1978 – Gennaro Gattuso, cầu thủ bóng đá người Ý
1978 – A. J. McLean, nhạc sĩ, ca sĩ người Mỹ (Backstreet Boys)
1979 – Ban Tomiko, ca sĩ và diễn viên người Nhật Bản
1982 – Catherine, thành viên vương thất Anh Quốc
1985 – Nguyễn Minh Châu, cầu thủ bóng đá người Việt Nam
1987 – Kai Asami, diễn viên người Nhật Bản
1987 – Wanbi Tuấn Anh, ca sĩ người Việt Nam (m. 2013)
1987 – Lucas Leiva, cầu thủ bóng đá người Brasil
1988 – Lee Yeon hee, diễn viên, người mẫu người Hàn Quốc
1989 – Nina Dobrev, diễn viên người Bulgaria-Canada
Mất
1150 – Hoàn Nhan Đản, tức Kim Hi Tông, hoàng đế của triều Kim, tức ngày Đinh Tị (9) tháng 12 năm Kỉ Tị (s. 1119)
1283 – Văn Thiên Tường, chính trị gia và tác gia triều Tống, tức 8 tháng 12 năm Nhâm Ngọ (s. 1236)
1324 – Marco Polo?, thương nhân và nhà thám hiểm người Ý (s. 1254)
1514 – Anne, nữ công tước của Brittany, vương hậu của Pháp (s. 1477)
1757 – Bernard le Bovier de Fontenelle, tác gia người Pháp (s. 1657)
1872 – Henry Wager Halleck, tướng lĩnh người Mỹ (s. 1815)
1873 – Napoléon III, chính trị gia người Pháp, tổng thống của Pháp (s. 1808)
1878 – Vittorio Emanuele II, quốc vương của Ý (s. 1820)
1950 - Trần Văn Ơn, học sinh Việt Nam (s. 1931)
1961 – Emily Greene Balch, nhà kinh tế học người Mỹ, đoạt giải Nobel (s. 1867)
1989 – Marshall Stone, nhà toán học người Mỹ (s. 1903)
1995 – Souphanouvong, thành viên vương thất Vương quốc Lào, chính trị gia Lào (s. 1909)
1995 – Giacôbê Huỳnh Văn Của, linh mục người Việt Nam (s. 1915)
1998 – Fukui Kenichi, nhà hóa học người Nhật Bản, đoạt giải Nobel (s. 1918)
2004 – Song Hào, tướng lĩnh người Việt Nam (s. 1917)
2004 – Lê Trọng Nguyễn, nhạc sĩ người Việt Nam (s. 1926)
2012 – Malam Bacai Sanhá, tổng thống Guiné-Bissau (s. 1947)
2013 – Hoàng Hiệp, nhạc sĩ Việt Nam (s. 1931)
2013 – James M. Buchanan, nhà kinh tế học người Mỹ, đoạt giải Nobel (s. 1919)
2022 - Nguyễn Côn, chính trị gia người Việt Nam (s. 1916)
Ngày lễ và kỷ niệm
Việt Nam - Ngày tưởng niệm nêu cao tinh thần học sinh - sinh viên. |
Ngày 10 tháng 1 là ngày thứ 10 trong lịch Gregory. Còn 355 ngày trong năm (356 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
49 TCN – Julius Caesar vượt qua Sông Rubicon, dấu hiệu khởi đầu Nội chiến Caesar.
9 – Ngoại thích triều Hán là Vương Mãng lên ngôi hoàng đế, đặt quốc hiệu là "Tân", kết thúc triều Tây Hán, tức ngày Mậu Thìn (25) tháng 11 năm Mậu Thìn.
236 – Giáo hoàng Fabianô kế vị Giáo hoàng Antêrô.
947 – Tướng Khiết Đan Da Luật Giải Lý và những người khác đến đông đô Biện Lương của Hậu Tấn, tức ngày Nhâm Thân (16) tháng 12 năm Bính Ngọ.
1226 – Vua Trần Thái Tông lên ngôi, trở thành vua đầu tiên của triều Trần.
1475 – Quốc vương Ștefan III của Moldavia đánh bại Đế quốc Ottoman trong trận Vaslui.
1510 – Sau khi quân của Lê Oanh chiếm được kinh thành, Hoàng đế Lê Uy Mục của triều Lê buộc phải uống thuốc độc tự sát, tức ngày 1 tháng 12 năm Kỷ Tỵ.
1776 – Thomas Paine phát hành cuốn sách nhỏ Lẽ Thông Thường, truyền thêm cảm hứng cho Mười ba thuộc địa đấu tranh giành độc lập từ Đế quốc Anh.
1806 – Những người định cư Hà Lan tại Cape Town đầu hàng Anh Quốc.
1861 – Nội chiến Hoa Kỳ: Florida thoát ly khỏi Hợp chúng quốc.
1863 – London Underground, đường sắt ngầm cổ nhất thế giới, khai thông đoạn giữa gia London Paddington và ga Farringdon.
1920 – Hiệp ước Versailles có hiệu lực, chính thức kết thúc Thế chiến thứ I.
1923 – Litva xâm chiếm và sáp nhập Klaipėda.
1929 – Truyện tranh Những cuộc phiêu lưu của Tintin do họa sĩ người Bỉ Georges Remi sáng tác xuất hiện lần đầu tiên trên báo Le Petit Vingtième
1946 – Đại hội đồng Liên Hợp Quốc họp lần đầu tại Luân Đôn với đại diện của 51 quốc gia.
1962 – Chương trình Apollo: NASA công bố các kế hoạch kiến thiết tên lửa đẩy C-5, sau được gọi với tên gọi là tên lửa Mặt trăng Saturn V.
1984 – Hoa Kỳ và Tòa Thánh (Thành Vatican) tái lập quan hệ ngoại giao đầy đủ sau gần 117 năm.
1990 – Tập đoàn truyền thông giải trí Hoa Kỳ Time Warner được hình thành từ việc hợp nhất Time Inc. và Warner Communications.
2003 – Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Sinh
1209 – Mông Kha, đại hãn của Đế quốc Mông Cổ, tức 3 tháng 12 năm Mậu Thìn (m. 1259)
1769 – Michel Ney, tướng lĩnh người Pháp (m. 1815)
1813 – Wolf Louis Anton Ferdinand von Stülpnagel, tướng lĩnh người Phổ (m. 1885)
1835 – Fukuzawa Yukichi, nhà tư tưởng người Nhật Bản, tức 12 tháng 12 năm Giáp Ngọ (m. 1905)
1883 – Aleksey Tolstoy, tác gia người Nga, tức 29 tháng 12 năm 1882 (m. 1945)
1908 – Bernard Lee, diễn viên người Anh (m. 1981)
1913 – Gustáv Husák, chính trị gia người Slovak, chủ tịch nước Tiệp Khắc (m. 1991)
1916 – Sune Bergström, nhà hóa sinh người Thụy Điển, đoạt giải Nobel (m. 2004)
1922 – Michel Henry, triết gia, tiểu thuyết gia người Pháp (m. 2002)
1936 – Robert Woodrow Wilson, nhà vật lý học, nhà thiên văn học người Mỹ
1938 – Donald Knuth, nhà khoa học máy tính và tác gia người Mỹ
1939 – Chu Tuấn Nhạ, chính trị gia người Việt Nam
1945 – Rod Stewart, ca sĩ người Anh Quốc
1955 – Michael Schenker, nhạc công guitar người Đức
1957 – Lê Văn Thi, chính trị gia người Việt Nam
1959 – Nguyễn Trung Hiếu, chính trị gia người Việt Nam
1960 – Brian Cowen, chính trị gia người Ireland, thủ tướng của Ireland
1974 – Hrithik Roshan, diễn viên người Ấn Độ
1981 – David Aganzo, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha
1984 – Marouane Chamakh, cầu thủ bóng đá người Maroc
1986 – Trần Kim, vận động viên cầu lông người Trung Quốc
1986 – Saleisha Stowers, người mẫu người Mỹ
1989 – Heo Solji (EXID), ca sĩ người Hàn Quốc
1992 – Emmanuel Frimpong, cầu thủ bóng đá người Ghana
Mất
314 – Giáo hoàng Miltiadê
681 – Giáo hoàng Agathô
1276 – Giáo hoàng Grêgôriô X (s. 1210)
1510 – Lê Uy Mục, hoàng đế triều Lê (s. 1488)
1778 – Carl von Linné, nhà thực vật học người Thụy Điển (s. 1707)
1833 – Adrien-Marie Legendre, nhà toán học người Pháp (s. 1752)
1862 – Samuel Colt, doanh nhân người Mỹ (s. 1814)
1918 – Đội Cấn, thủ lĩnh nổi dậy người Việt (s. 1881)
1922 – Ōkuma Shigenobu, chính trị gia người Nhật, thủ tướng Nhật Bản (s. 1838)
1926 – Eino Leino, nhà thơ Phần Lan (s. 1878).
1949 – Khâu Thanh Tuyền, tướng lĩnh Trung Quốc (s. 1902)
1951 – Sinclair Lewis, nhà văn Hoa Kỳ (s. 1885)
1957 – Gabriela Mistral, thi sĩ và nhà giáo dục người Chile, đoạt giải Nobel (s. 1889)
1971 – Coco Chanel, nhà thiết kế thời trang người Pháp, thành lập Chanel (s. 1883)
1984 – Souvanna Phouma, chính trị gia người Lào, thủ tướng Lào (s. 1901)
1986 – Jaroslav Seifert, nhà báo và nhà thơ người Tiệp Khắc (s. 1901)
1997 – Alexander R. Todd, Nam tước Todd, nhà hóa học người Anh, đoạt giải Nobel (s. 1907)
2012 – Gevork Vartanian, điệp viên Liên Xô (s. 1924)
2014 – Vugar Gashimov, kỳ thủ cờ vua Azerbaijan (s. 1986)
Ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 11 tháng 1 là ngày thứ 11 trong lịch Gregory. Còn 354 ngày trong năm (355 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
937 – Cho rằng không thể chống lại nổi liên quân Khiết Đan-Thạch Kính Đường, Hoàng đế Lý Tòng Kha của triều Hậu Đường cùng hoàng hậu, thái hậu lên lầu Huyền Vũ tại kinh thành tự thiêu, tức ngày Tân Tị (26) tháng 11 nhuận năm Bính Thân.
947 – Quân Khiết Đan đánh chiếm kinh thành của triều Hậu Tấn, Hoàng đế Thạch Trọng Quý bị bắt giữ, Hoàng đế Khiết Đan Da Luật Đức Quang lệnh Thạch Trọng Quý cởi bỏ hoàng bào, tức ngày Quý Dậu (17) tháng 12 năm Bính Ngọ.
1551 – Bayinnaung trở thành vị quân chủ thứ ba của triều đại Taungoo tại Miến Điện.
1787 – William Herschel phát hiện ra hai vệ tinh của sao Thiên Vương là Titania và Oberon.
1805 – Lãnh thổ Michigan của Hoa Kỳ được hình thành.
1851 – Vào dịp kỷ niệm sinh nhật theo âm lịch của mình, Hồng Tú Toàn bái Thượng đế hội chúng tại Kim Điền thôn, Quế Bình, Quảng Tây, tiến hành khởi nghĩa, đặt hiệu là Thái Bình Thiên Quốc, tức 10 tháng 12 năm Canh Tuất.
1861 – Alabama ly khai khỏi Hoa Kỳ.
1908 – Vườn quốc gia Grand Canyon tại Hoa Kỳ được hình thành.
1913 – Mông Cổ và Tây Tạng ký kết việc thừa nhận độc lập chủ quyền lẫn nhau tại Ulan Bator, tức Điều ước Mông-Tạng.
1919 – România tái sáp nhập Transilvania.
1922 – Insulin lần đầu tiên được sử dụng để điều trị bệnh đái tháo đường trên người.
1923 – Quân đội Pháp và Bỉ xâm lược vùng Ruhr nhằm buộc Cộng hòa Weimar bồi thường hậu quả sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
1927 – Người đứng đầu hãng Metro-Goldwyn-Mayer (MGM) là Louis B. Mayer tuyên bố thành lập Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh tại Los Angeles, Hoa Kỳ.
1935 – Amelia Earhart trở thành người đầu tiên trên thế giới một mình bay từ Hawaii tới California.
1940 – Chiến tranh Trung-Nhật: Trận chiến đèo Côn Lôn ở Quảng Tây kết thúc.
1946 – Tổng Bí thư Đảng Lao động Albania Enver Hoxha tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Xã hội Chủ nghĩa Albania, bản thân ông trở thành nguyên thủ quốc gia.
1972 – Đông Pakistan đổi tên thành Bangladesh.
2007 – Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
Ngày sinh
347 – Theodosius I, hoàng đế của Đế quốc La Mã (m. 395)
889 – Abd-al-Rahman III, Emir và Khalip của Córdoba (m. 961)
1732 – Peter Forsskål, nhà tự nhiên học, Đông phương học người Thụy Điển (m. 1763).
1757 – Alexander Hamilton, nhà kinh tế học, chính trị gia, triết gia người Mỹ (m. 1804)
1842 – William James, triết gia, nhà tâm lý học người Mỹ (m. 1910)
1868 – Thái Nguyên Bồi, nhà giáo dục người Trung Quốc, tức 17 tháng 12 năm Đinh Mão (m. 1940)
1906 – Albert Hofmann, nhà hoá học người Thuỵ Sĩ
1924 – Roger Guillemin, nhà thần kinh học người Pháp, đoạt giải Nobel
1934 – Jean Chrétien, chính trị gia người Canada, thủ tướng của Canada
1934 – Charles Antony Richard Hoare, nhà khoa học máy tính người Sri Lanka-Anh
1941 – Gérson, cầu thủ bóng đá người Brasil
1951 – Nguyễn Thị Doan, nhà giáo dục, chính trị gia người Việt Nam
1957 – Bryan Robson, cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá người Anh
1961 – Karl von Habsburg, chính trị gia người Đức-Áo
1971 – Mary J. Blige, ca sĩ-người viết ca khúc, Diễn viên người Mỹ
1972 – Amanda Peet, Diễn viên người Mỹ
1972 – Marc Blucas, Diễn viên người Mỹ
1972 – Konstantin Yuryevich Khabensky, Diễn viên người Nga
1977 – Jérôme Kerviel, giao dịch viên chứng khoán người Pháp
1982 – Son Ye Jin, Diễn viên người Hàn Quốc
1982 – Denis Alexeyevich Kolodin, cầu thủ bóng đá người Nga
1983 – Hàn Tuyết, Diễn viên, ca sĩ người Trung Quốc
1985 – Trương Lỗi, cầu thủ bóng chuyền người Trung Quốc
1992 – Dani Carvajal, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha
1992 – Lee Seunghoon, ca sĩ Hàn Quốc, thành viên nhóm nhạc Winner (nhóm nhạc)
1993 – Will Keane, cầu thủ bóng đá người Anh
1996 – Leroy Sane, cầu thủ bóng đá người Đức
1997 – Cody Simpson, ca sĩ-người viết ca khúc, nhạc công guitar người Úc
2000 - Lee Chae-yeon, ca sĩ, thành viên nhóm nhạc IZ*ONE
Ngày mất
314 – Giáo hoàng Miltiadê
705 – Giáo hoàng Gioan VI (m. 655)
1753 – Hans Sloane, thầy thuốc người Ireland (m. 1660)
1850 – Nguyễn Phúc Vĩnh Gia, phong hiệu Phương Duy Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (s. 1821)
1882 – Theodor Schwann, nhà sinh lý học người Đức (m. 1810)
1891 – Georges Eugène Haussmann, chính trị gia và quy hoạch sư người Pháp (s. 1809)
1952 – Jean de Lattre de Tassigny, tướng lĩnh người Pháp (s. 1889)
1966 – Alberto Giacometti, nhà điêu khắc người Thụy Sĩ (s. 1901)
1988 – Isidor Isaac Rabi, nhà vật lý học người Ba Lan-Mỹ, đoạt giải Nobel (s. 1898)
1991 – Carl David Anderson, nhà vật lý học người Mỹ, đoạt giải Nobel (s. 1905)
2008 – Edmund Hillary, nhà thám hiểm người New Zealand (s. 1919)
2013 – Nguyễn Khánh, tướng lĩnh và chính trị gia người Việt Nam, nguyên thủ của Việt Nam Cộng hòa (s. 1927)
2013 – Aaron Swartz, lập trình viên máy tính và nhà hoạt động Internet người Mỹ (s. 1986)
2014 – Ariel Sharon, chính trị gia và tướng lĩnh người Israel, thủ tướng của Israel (s. 1928)
Những ngày lễ và kỷ niệm
Albania – Ngày Cộng hòa (1946) |
Ngày 12 tháng 1 là ngày thứ 12 trong lịch Gregory. Còn 353 ngày trong năm (354 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
1369 – Trần Nhật Lễ đầu độc giết chết Hiến Từ Thái hậu của nhà Trần, tức ngày 14 tháng 12 năm Kỷ Dậu.
1528 – Gustav I của Thụy Điển lên ngôi vua Thụy Điển.
1554 – Bayinnaung đăng quang quốc vương tại Bago.
1871 – Chiến tranh Pháp-Phổ: Trận Le Mans kết thúc với thắng lợi của quân Phổ.
1872 – Yohannes IV đăng quang hoàng đế của Ethiopia.
1893 – Tổng thống Pháp Sadi Carnot ra sắc lệnh xây dựng một cây cầu mới bắc qua sông Seine tại Paris, tức cầu Mirabeau.
1898 – Itō Hirobumi bắt đầu nhiệm kỳ thứ ba làm Thủ tướng Nhật Bản.
1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Quân đội Liên Xô bắt đầu tiến hành Chiến dịch Tây Carpath chống quân đội Đức Quốc xã tại lãnh thổ nay thuộc Slovakia và Ba Lan.
1964 – Quân nổi dậy đứng đầu bởi John Okello đã lật đổ quốc vương Jamshid bin Abdullah, kết thúc 200 năm thống trị của người Ả Rập tại Zanzibar.
2005 – Tàu vũ trụ Deep Impact được phóng từ mũi Canaveral, Florida, Hoa Kỳ trên một tên lửa Delta II.
2010 – Động đất ở Haiti với độ lớn 7,0 Mw khiến hơn hai trăm nghìn người thiệt mạng.
Sinh
1580 – Johan Baptista van Helmont, nhà hóa học và thầy thuốc người Bỉ (m. 1644)
1721 – Công tước Ferdinand xứ Braunschweig, nguyên soái Phổ (m. 1792)
1729 – Edmund Burke, chính trị gia và triết gia dân tộc Ireland tại Anh Quốc (m. 1797)
1783 – Erik Gustaf Geijer, nhà văn người Thụy Điển (m. 1847)
1817 – Karl von Schmidt, tướng lĩnh người Phổ (m. 1875)
1833 – Karl Eugen Dühring, triết gia, nhà kinh tế học người Đức (m. 1921)
1852 – Joseph Joffre, Thống chế Pháp (m. 1931)
1863 – Svāmī Vivekānanda, triết gia người Ấn Độ (m. 1902)
1876 – Jack London, tác gia người Mỹ (m. 1916)
1893 – Mikhail Iosifovich Gurevich, nhà thiết kế máy bay người Liên Xô, tức 31 tháng 12 năm 1892 theo lịch Julius (m. 1976)
1893 – Hermann Göring, chính trị gia người Đức (m. 1946)
1899 – Paul Hermann Müller, nhà hóa học Thụy Sĩ, nhận Giải thưởng Nobel
1903 – Igor Vasilyevich Kurchatov, nhà vật lý học người Liên Xô, tức 30 tháng 12 năm 1902 theo lịch Julius (m. 1960)
1907 – Sergey Pavlovich Korolyov, kỹ sư người Liên Xô, tức 30 tháng 12 năm 1906 theo lịch Julius (m. 1966)
1915 – Vadim Sergeevich Shefner, thi nhân người Liên Xô, tức ngày 30 tháng 12 năm 1914 theo lịch Julius (m. 2002)
1915 – Ruth Hurmence Green, nhà văn, nhà báo người Mỹ (m. 1980)
1929 – Alasdair MacIntyre, triết gia người Anh Quốc
1930 – Phạm Tuyên, nhạc sĩ người Việt Nam
1932 – Nguyễn Quang Sáng, nhà văn người Việt Nam
1942 – Michel Mayor, nhà vật lý học thiên thể người Thụy Sĩ
1944 – Joe Frazier, võ sĩ quyền Anh người Mỹ (m. 2011)
1949 – Murakami Haruki, tác gia người Nhật Bản
1949 – Ottmar Hitzfeld, cầu thủ, huấn luyện viên bóng đá người Đức
1956 – Marie Colvin, nhà báo người Mỹ (m. 2012)
1956 – Nikolai Ivanovich Noskov, một ca sĩ người Nga
1958 – Hồ Trọng Ngũ, sĩ quan công an người Việt Nam
1963 – Shin Kyung-sook, nhà văn người Hàn Quốc
1964 – Jeff Bezos, người sáng lập, CEO và chủ tịch của công ty công nghệ đa quốc gia Amazon
1967 – Inoue Takehiko, mangaka người Nhật Bản
1972 – Lê Thị Diễm Thúy, nhà văn người Việt-Mỹ
1973 – Hande Yener, ca sĩ người Thổ Nhĩ Kỳ
1974 – Thủy Tiên, ca sĩ người Việt-Mỹ
1978 – Kim Sa Rang, diễn viên người Hàn Quốc
1979 – Ngô Lan Hương, kỳ thủ cờ tướng người Việt Nam
1979 – Lee Bo-young, diễn viên người Hàn Quốc
1983 – Thanh Bùi, ca sĩ người Úc-Việt
1985 – Yohana Cobo, diễn viên người Tây Ban Nha
1986 – Pablo Daniel Osvaldo, cầu thủ bóng đá người Argentina-Ý
1987 – Naya Rivera, diễn viên và ca sĩ người Mỹ
1989 – Trương Quỳnh Anh, ca sĩ, diễn viên người Việt Nam
1991 – Pixie Lott, Ca sĩ, vũ công, diễn viên người Anh
1992 – Ishak Belfodil, cầu thủ bóng đá người Algeria
1993 – Zayn Malik, ca sĩ người Anh-Pakistan
1993 – D.O., thành viên nhóm nhạc EXO người Hàn Quốc
1996 – Lee Hye-bin, ca sĩ người Hàn Quốc, trưởng nhóm của nhóm nhạc nữ Momoland
Mất
1370 – Hiến Từ Thái hậu, Thái hậu nhà Trần Việt Nam
1519 – Maximilian I, hoàng đế của Thánh chế La Mã (s. 1459)
1519? – Vasco Núñez de Balboa, nhà thám hiểm, tướng lĩnh người Tây Ban Nha (s. 1475)
1665 – Pierre de Fermat, nhà toán học và luật gia người Pháp (s. 1601)
1759 – Anne, Vương nữ Vương thất (s. 1709)
1875 – Ái Tân Giác La Tái Thuần, tức Đồng Trị Đế, hoàng đế của triều Thanh, tức 5 tháng 12 năm Giáp Tuất
1885 – August, thành viên vương thất Württemberg, tướng lĩnh Württemberg-Phổ (s. 1813)
1909 – Hermann Minkowski, nhà toán học, vật lý học người Ba Lan-Đức (s. 1864)
1942 – Vladimir Mikhailovich Petlyakov, kỹ sư hàng không người Liên Xô (s. 1891)
1943 – Charles Tate Regan, nhà ngư học người Anh (s. 1878)
1976 – Agatha Christie, tác gia người Anh (s. 1890)
1995 – Hoàng Minh Giám, chính trị gia người Việt Nam (s. 1904)
1997 – Charles Brenton Huggins, thầy thuốc và nhà sinh lý học người Canada-Mỹ, đoạt giải Nobel (s. 1901)
2002 – Cyrus Vance, luật sư và chính trị gia người Mỹ (s. 1917)
2003 – Leopoldo Galtieri, tướng lĩnh và chính trị gia người Argentina, tổng thống của Argentina (s. 1926)
2003 – Maurice Gibb, ca sĩ-người viết ca khúc người Anh (Bee Gees) (s. 1949)
Những ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 13 tháng 1 là ngày thứ 13 trong lịch Gregory. Còn 352 ngày trong năm (353 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
827 – Lý Ngang tức hoàng đế vị, tức Đường Văn Tông, ngày Ất Tị (12) tháng 12 năm Bính Ngọ.
888 – Eudes, Bá tước xứ Paris trở thành Quốc vương của Người Frank.
1822 – Quốc hội khóa đầu của Hy Lạp thông qua thiết kế Quốc kỳ Hy Lạp.
1898 – Nhà văn Émile Zola đăng thư ngỏ J'accuse trên báo L'Aurore, phanh phui vụ bê bối Dreyfus, gây ra một cuộc xung đột chính trị-xã hội nghiêm trọng trong nền Đệ tam cộng hòa Pháp.
1902 – Abdul Aziz chiếm được Riyadh từ nhà Rashid, khởi đầu hơn ba thập niên giao tranh nhằm thống nhất Ả Rập Xê Út.
1934 – Cấp bậc phó tiến sĩ được thiết lập tại Liên Xô.
1940 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Chiến đấu cơ Yakovlev Yak-1 của Liên Xô tiến hành chuyến bay đầu tiên
1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Một phi công người Đức trở thành người đầu tiên thử nghiệm ghế phóng trên một chiếc máy bay tiêm kích phản lực Heinkel He 280.
1942 – Henry Ford được cấp bằng sáng chế một chiếc ô tô được làm bằng nhựa, nhẹ hơn 30% so với ô tô thông thường.
1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Quân đội Liên Xô mở màn Chiến dịch Đông Phổ chống quân đội Đức.
1951 – Chiến tranh Đông Dương: Quân đội Nhân dân Việt Nam bắt đầu tiến công quân Liên hiệp Pháp tại khu vực Vĩnh Yên, song buộc triệt thoái vài ngày sau đó.
1992 – Vườn quốc gia Cát Tiên nằm trên địa bàn ba tỉnh Đồng Nai, Bình Phước và Lâm Đồng do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Võ Văn Kiệt ra nghị quyết thành lập
2012 – Tàu du lịch Costa Concordia gặp nạn ngoài khơi bờ biển Ý, khiến 31 người thiệt mạng và 1 người mất tích.
Sinh
1777 – Élisa Bonaparte, em của Napoléon Bonaparte (m. 1820)
1832 – Horatio Alger, tác gia người Mỹ (m. 1899
1833 – Alfred von Keßler, tướng lĩnh Phổ (m. 1907)
1838 – Nguyễn Phúc Lương Nhàn, phong hiệu Thông Lãng Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (m. 1872)
1864 – Wilhelm Wien, nhà vật lý học người Đức, đoạt giải Nobel (m. 1928)
1878 – Trần Quýnh Minh, quân phiệt người Trung Quốc, tức 11 tháng 12 năm Đinh Sửu (m. 1933)
1889 – Lev Zakharovich Mekhlis, chính trị gia Liên Xô, tức 1 tháng 1 theo lịch Julius (m. 1953)
1927 – Sydney Brenner, nhà sinh vật học người Nam Phi, đoạt giải Nobel
1932 – Lý Hương Cầm, diễn viên người Trung Quốc
1934 – Robin Milner, nhà khoa học máy tính người Anh Quốc (m. 2010)
1955 – Huh Jung-Moo, cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá người Hàn Quốc
1957 – Thôi Thế An, chính trị gia người Ma Cao
1961 – Julia Louis, diễn viên người Mỹ
1967 – Annie Jones, diễn viên Australia
1969 – Suzumoto Yūichi, tiểu thuyết gia người Nhật Bản
1977 – Orlando Bloom, diễn viên người Anh Quốc
1982 – Barri Griffiths, đô vật người Anh Quốc
1984 – Hirayama Aya, diễn viên người Nhật Bản
1986 – Ông Cao Thắng, ca sĩ người Việt Nam
1987 – Lee Seung Gi, ca sĩ và diễn viên người Hàn Quốc
1988 – Tomás Rincón, cầu thủ bóng đá người Venezuela
1991 – Gu Ha-ra, ca sĩ, vũ công, diễn viên người Hàn Quốc (Kara) (m. 2019)
1993 – Trần Nghĩa, diễn viên người Việt Nam
2003 – Phương Mỹ Chi, ca sĩ người Việt Nam
Mất
888 – Charles Béo, hoàng đế của Carolingi, quốc vương của Ý (s. 839)
1599 – Edmund Spenser, thi sĩ người Anh (s. 1552)
1717 – Maria Sibylla Merian, nhà côn trùng học, họa sĩ tranh minh họa người Đức (s. 1647)
1902 – Nguyễn Phúc Miên Sạ, tước phong Tĩnh Gia công, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1830)
1936 – Gabriel Veyre, đạo diễn,, nhiếp ảnh gia người Pháp (s. 1871)
1941 – James Joyce, tác gia người Ireland (s. 1882)
1979 – Trần Trinh Huy, doanh nhân người Việt Nam (s. 1900)
1988 – Tưởng Kinh Quốc, chính trị gia người Trung Quốc, Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc (s. 1910)
Những ngày lễ và kỷ niệm
Thụy Điển - Tjugondedag jul (Mùa Giáng sinh) chấm dứt |
Ngày 14 tháng 1 là ngày thứ 14 trong lịch Gregory. Còn 351 ngày trong năm (352 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
927 – Sau khi thủ đô Phúc Châu bị chiếm, Quốc vương nước Mân Vương Diên Hàn cùng thê là Thôi thị bị xử trảm, Vương Diên Quân trở thành người cai trị quốc gia, tức ngày Tân Mão (8) tháng 12 năm Bính Tuất.
1724 – Quân chủ Tây Ban Nha đầu tiên thuộc vương tộc Bourbon là Felipe V nhượng lại vương vị cho con trai cả là Luis.
1761 – Quân Afghan dưới quyền Ahmad Shah Durrani đại thắng quân Maratha trong trận Panipat thứ ba nhằm tranh quyền bá chủ tại Bắc Ấn Độ.
1775 – Thuyền trưởng James Cook khám phá ra quần đảo Willis ở Nam Đại Tây Dương.
1784 – Quốc hội Hợp bang phê chuẩn Hiệp định Paris về việc kết thúc Cách mạng Mỹ.
1814 – Hòa ước Kiel: Quốc vương Frederik VI của Đan Mạch nhượng Na Uy cho Thụy Điển để đổi lấy Pomerania.
1858 – Hoàng đế Napoléon III của Pháp thoát khỏi một nỗ lực ám sát.
1895 – Thông qua hội nghị nội các, Nhật Bản tuyên bố quần đảo Senkaku là đất vô chủ, chính thức nhập vào bản đồ Nhật Bản.
1900 – Vở nhạc kịch Tosca của Giacomo Puccini được công diễn lần đầu tại Roma, Ý.
1943 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Quân đội Nhật Bản bắt đầu Chiến dịch Ke, một cuộc hành quân thành công nhằm triệt thoái lực lượng của họ ra khỏi Guadalcanal trong Chiến dịch Guadalcanal.
1943 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt và Thủ tướng Anh Quốc Winston Churchill bắt đầu Hội nghị Casablanca để thảo luận về chiến lược và nghiên cứu các bước tiếp theo trong chiến tranh.
1950 – Nguyên mẫu chiến đấu cơ phản lực MiG-17 của Liên Xô tiến hành chuyến bay đầu tiên.
1953 – Josip Broz Tito bắt đầu đảm nhiệm chức vụ Tổng thống Nam Tư, ông tiếp tục nắm giữ chức vụ này cho đến khi qua đời vào năm 1980.
1960 – Ngân hàng Trữ kim Úc được thành lập, đây là ngân hàng trung ương và cơ quan phát hành tiền giấy của quốc gia,.
1969 – Một vụ nổ bất ngờ trên boong tàu của hàng không mẫu hạm USS Enterprise gần Hawaii khiến 27 người thiệt mạng.
1972 – Nữ vương Margrethe II của Đan Mạch lên ngôi, bà là nữ vương đầu tiên của Đan Mạch để từ năm 1412.
1985 – Hun Sen trở thành thủ tướng của Cộng hòa Nhân dân Campuchia, thay thế tiền nhiệm Chan Sy qua đời từ năm trước đó.
2004 – Quốc kỳ của nước Cộng hòa Gruzia, còn gọi là "cờ năm chữ thập", được sử dụng chính thức sau khoảng 500 năm gián đoạn.
2011 – Cách mạng Tunisia: Cựu tổng thống Zine El Abidine Ben Ali dời sang Ả Rập Saudi sau khi diễn ra một loạt các cuộc biểu tình đường phố chống lại ông.
2020 – Hệ điều hành Windows 7 chính thức kết thúc hỗ trợ mở rộng.
Sinh
83 TCN – Marcus Antonius, chính trị gia và tướng lĩnh Đế quốc La Mã (m. 30 TCN)
1533 – Nguyễn Văn Giai, chính trị gia triều Lê sơ, tức 22 tháng 12 năm Giáp Dần (m. 1628)
1697 – Nguyễn Phúc Chú, chúa Nguyễn thứ sáu của Đàng Trong (m. 1738).
1831 – Alfred von Lewinski, tướng lĩnh Phổ (m. 1906)
1861 – Mehmed VI, sultan của Đế quốc Ottoman (m. 1926)
1875 – Albert Schweitzer, nhà thần học, triết gia, thấy thuốc người Đức-Pháp, đoạt giải Nobel Hòa bình (m. 1965)
1884 – Nagata Tetsuzan, tướng lĩnh người Nhật Bản (m. 1935)
1887 – Hugo Steinhaus, nhà toán học, nhà giáo dục người Ba Lan (m. 1972)
1890 – Arthur Holmes, nhà địa chất học người Anh Quốc (m. 1965)
1896 – John Dos Passos, tác gia người Mỹ (m. 1970)
1905 – Fukuda Takeo, chính trị gia người Nhật Bản, thủ tướng của Nhật Bản (m. 1995)
1919 – Giulio Andreotti, nhà báo và chính trị gia người Ý, thủ tướng của Ý (m. 2013)
1920 – Hoàng Tùng, chính trị gia người Việt Nam (m. 2010)
1925 – Mishima Yukio, tác gia, thi nhân, nhà biên kịch người Nhật Bản (m. 1970)
1938 – Hosokawa Morihiro, chính trị gia người Nhật Bản, thủ tướng của Nhật Bản
1941 – Faye Dunaway, diễn viên người Mỹ
1941 – Phạm Tiến Duật, tác gia người Việt Nam (m. 2007)
1943 – Ralph M. Steinman, nhà miễn dịch học và nhà sinh vật học người Canada, đoạt giải Nobel (m. 2011)
1944 – Peter Fechter, thợ nề người Đức, nạn nhân của lính canh bức tường Berlin (m. 1962)
1947 – Bev Perdue, chính trị gia người Mỹ
1948 – Nguyễn Thái Bình, sinh viên phản chiến người Việt Nam (m. 1972)
1959 – Nguyên Lê, nhạc sĩ người Pháp gốc Việt
1965 – Shamil Salmanovich Basayev, thủ lĩnh nổi dậy người Chechnya (m. 2006)
1966 – Marco Hietala, ca sĩ, tay chơi bass người Phần Lan
1969 – Dave Grohl, ca sĩ, nhạc sĩ người Mỹ
1969 – Jason Bateman, diễn viên, đạo diễn người Mỹ
1971 – Torsten Amft, nhà thiết kế thời trang người Đức
1973 – Giancarlo Fisichella, vận động viên đua xe ô tô người Ý
1973 – Djenar Maesa Ayu, nhà văn, diễn viên, đạo diễn người Indonesia
1980 – Hiroshi Tamaki, diễn viên và ca sĩ người Nhật Bản
1982 – Víctor Valdés, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha
1985 – Mai Phương, diễn viên người Việt Nam (m. 2020).
1986 – Yohan Cabaye, cầu thủ bóng đá người Pháp
1987 – Dennis Aogo, cầu thủ bóng đá người Đức gốc Nigeria
1987 – Phan Thanh Hưng, cầu thủ bóng đá người Việt Nam
1990 – Grant Gustin, diễn viên ca sĩ người Mỹ
1994 - Kai, thành viên nhóm nhạc EXO người Hàn Quốc
Mất
927 – Vương Diên Hàn, quốc vương của nước Mân, tức ngày Tân Mão (8) tháng 12 năm Bính Tuất
1224 – Hoàn Nhan Tuần, tức Kim Tuyên Tông, hoàng đế của triều Kim, tức ngày Canh Dần (22) tháng 12 năm Quý Mùi (s. 1163)
1742 – Edmund Halley, nhà thiên văn học, nhà địa vật lý học, nhá toán học người Anh (s. 1656)
1753 – George Berkeley, triết gia người Ireland (b. 1685)
1867 – Jean-Auguste-Dominique Ingres, họa sĩ người Pháp (s. 1780)
1898 – Lewis Carroll, nhà văn, nhà toán học, nhiếp ảnh gia người Anh (s. 1832)
1901 – Charles Hermite, nhà toán học người Pháp (s. 1822)
1934 – Eduard von Liebert, tướng lĩnh người Đức (s. 1850)
1944 – Hàm Nghi, hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn (s. 1871)
1957 – Humphrey Bogart, diễn viên người Mỹ (s. 1899)
1966 – Sergey Pavlovich Korolyov, kỹ sư người Liên Xô (s. 1906)
1972 – Frederick IX, quốc vương của Đan Mạch (s. 1899)
1977 – Anthony Eden, chính trị gia người Anh, Thủ tướng Anh Quốc (s. 1897)
1978 – Kurt Gödel, nhà toán học, triết gia người Áo-Mỹ (s. 1897)
1984 – Ray Kroc, doanh nhân người Mỹ (s. 1902)
1986 – Daniel Balavoine, ca sĩ người Pháp (s. 1952)
1988 – Georgy Maximilianovich Malenkov, chính trị gia người Liên Xô, thủ tướng của Liên Xô (s. 1902)
2010 – Petra Schürmann, người mẫu và diễn viên người Đức, Hoa hậu Thế giới 1956 (s. 1935)
2011 – Hồng Hà, chính trị gia người Việt Nam (s. 1928)
2013 – Conrad Bain, diễn viên người Canada-Mỹ (s. 1923)
2014 – Bùi Thế Lân, Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (Sinh 1932)
2016 – Alan Rickman, diễn viên người Anh.
Những ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 15 tháng 1 là ngày thứ 15 trong lịch Gregory. Còn 350 ngày trong năm (351 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
69 – Otho đoạt lấy quyền lực tại thành La Mã, tự tuyên bố là Hoàng đế La Mã, song ông chỉ trị vì được ba tháng do bị ám sát.
593 – Hoàng nữ Nukatabe làm lễ đăng quang thiên hoàng của Nhật Bản, là nữ thiên hoàng đầu tiên được công nhận.
1559 – Elizabeth I đăng quang quân chủ Anh tại Tu viện Westminster, Luân Đôn.
1582 – Nước Nga Sa hoàng cắt nhượng Livonia và Estonia cho Liên bang Ba Lan và Lietuva.
1759 – Bảo tàng Anh mở cửa lần đầu tiên cho công chúng.
1775 – Tù trưởng Kawila của Lampang chiếm thành Chiang Mai, kết thúc hơn 200 năm Miến Điện cai trị Lan Na.
1777 – Cách mạng Mỹ: Cộng hòa Vermont tuyên bố độc lập.
1826 – Tuần báo châm biếm Le Figaro được thành lập tại Paris, Pháp
1844 – Tổng hội bang Indiana ban đặc quyền trường đại học chính thức cho Đại học Notre Dame.
1870 – Một bức tranh biếm họa chính trị lần đầu tiên tượng trưng hóa Đảng Dân chủ (Hoa Kỳ) với một con Lừa.
1871 – Chiến tranh Pháp-Phổ: Bắt đầu trận sông Lisaine diễn ra trên lãnh thổ Pháp.
1892 – James Naismith ban hành các điều lệ của môn Bóng rổ.
1919 – Hai nhà xã hội chủ nghĩa xuất chúng tại Đức là Rosa Luxemburg và Karl Liebknecht bị Quân đoàn Tự do (Freikorps) tra khảo và ám sát ở thời kỳ cuối của cuộc Nổi dậy Spartacus.
1933 – Một cô bé 12 tuổi lần đầu trông thấy Đức Mẹ hiện ra tại Banneux, Bỉ, tức Đức Mẹ Banneux.
1934 – Một trận động đất có cường độ 8,0 Mw với chấn tâm tại miền đông Nepal khiến hơn 10.000 người thiệt mạng tại Bihar thuộc Ấn Độ và Nepal.
1943 – Lầu Năm Góc được khánh thành tại quận Arlington, Virginia, Hoa Kỳ, là trụ sở của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.
1949 – Nội chiến Trung Quốc: Lực lượng Cộng sản chiếm được Thiên Tân từ Chính phủ Quốc dân trong chiến dịch Bình Tân.
1951 – Một tòa án tại Tây Đức kết án tù chung thân và tước vĩnh viễn các quyền dân sự đối với Ilse Koch, vợ của cai ngục Trại tập trung Buchenwald vì các tội kích động giết người và gây thương tích.
1967 – Trận đấu tranh Siêu cúp Bóng bầu dục Mỹ Super Bowl đầu tiên diễn ra tại Los Angeles. Green Bay Packers đánh bại Kansas City Chiefs với tỷ số 35–10.
1970 – Muammar al-Gaddafi trở thành thủ tướng của Libya.
1980 – Indira Gandhi bắt đầu nhiệm kỳ Thủ tướng Ấn Độ lần thứ nhì không liên tục của mình
1981 – Giáo hoàng Gioan Phaolô II tiếp đón một phái đoàn do Lech Wałęsa dẫn đầu từ Công đoàn Đoàn kết tại Thành Vatican.
1990 – Quốc hội Cộng hòa Nhân dân Bulgaria chính thức bãi bỏ "vai trò lãnh đạo" của Đảng Cộng sản Bulgaria
1991 – Chiến tranh vùng Vịnh: Kết thúc thời hạn Liên Hợp Quốc đặt ra để lực lượng Iraq triệt thoái khỏi Kuwait, mở đường cho Chiến dịch Bão táp sa mạc.
1992 – 12 quốc gia thành viên của Cộng đồng châu Âu công nhận Slovenia và Croatia độc lập từ Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư.
2001 – Từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia phiên bản tiếng Anh được đưa lên Internet.
2005 – Tàu vũ trụ bay theo quỹ đạo Mặt Trăng SMART-1 của Cơ quan vũ trụ châu Âu phát hiện các nguyên tố như Calci, Nhôm, Silic, Sắt, và các nguyên tố khác trên bề mặt Mặt Trăng.
2005 – Mahmoud Abbas bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai Chính quyền quốc gia Palestine.
2009 – Chuyến bay 1549 của US Airways phải hạ cánh xuống sông Hudson tại thành phố New York, không có trường hợp thiệt mạng trong vụ tai nạn.
Sinh
5 TCN – Lưu Tú, tức Hán Quang Vũ Đế, hoàng đế của triều Hán, tức ngày Giáp Tý tháng 12 năm Kiến Bình thứ 1 (m. 57)
1539 – Maeda Toshiie, tướng lĩnh người Nhật Bản, tức 25 tháng 12 năm Mậu Tuất (m. 1599)
1622 – Molière, nhà biên kịch và diễn viên người Pháp (m. 1673)
1725 – Pyotr Aleksandrovich Rumyantsev, tức 4 tháng 1 theo lịch Julius tướng lĩnh Đế quốc Nga (m. 1796)
1810 – Emil von Schwartzkoppen, tướng lĩnh Phổ (m. 1878)
1842 – Mary MacKillop, người Úc được phong thánh (m. 1909)
1850 – Mihai Eminescu, thi sĩ người România (m. 1889)
1850 – Sofia Vasilyevna Kovalevskaya, nhà toán học người Nga, 3 tháng 1 theo lịch Julius (m. 1891)
1859 – Nathaniel Lord Britton, nhà địa chất, nhà thực vật học người Mỹ (m. 1934)
1866 – Nathan Söderblom, nhà thần học Tin Lành Thụy Điển, người nhận Giải thưởng Nobel về hòa bình (m. 1931)
1882 – Florian Znaniecki, nhà xã hội học, triết gia người Ba Lan-Mỹ (m. 1958)
1882 – Margaret, Vương tôn nữ Anh Quốc-Thái tử phi Thụy Điển (m. 1920)
1891 – Osip Emilyevich Mandelstam, thi sĩ người Nga, tức 3 tháng 1 theo lịch Julius (m. 1938)
1895 – Artturi Ilmari Virtanen, nhà hóa sinh Phần Lan, nhận Giải thưởng Nobel (m. 1973)
1897 – Từ Chí Ma, thi sĩ người Trung Quốc, tức ngày 13 tháng 12 năm Bính Thân (m. 1931)
1900 – Ông Văn Huyên, mục sư người Việt Nam (m. 1999)
1910 – Trần Hữu Dực, chính trị gia người Việt Nam (m. 1993)
1917 – Nguyễn Văn Trân, chính trị gia người Việt Nam
1918 – Gamal Abdel Nasser, chính trị gia người Ai Cập, tổng thống của Ai Cập (m. 1970)
1920 – Huỳnh Phú Sổ, người sáng lập Phật giáo Hòa Hảo, tức ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi (m. 1947)
1922 – Đoàn Trọng Truyến, chính trị gia người Việt Nam (m. 2009)
1923 – Lý Đăng Huy, chính trị gia người Đài Loan, Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc
1929 – Martin Luther King, nhà hoạt động dân quyền người Mỹ (m. 1968)
1930 – Trần Văn Cẩm, tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa
1940 – Thích Trí Quảng, hòa thượng người Việt Nam
1943 – Margaret Beckett, chính trị gia người Anh Quốc
1945 – Marie Christine von Reibnitz, nhà thiết kế nội thất và tác giả người Đức-Anh Quốc
1946 – Phêrô Nguyễn Văn Đệ, linh mục người Việt Nam
1947 – Martin Chalfie, nhà hóa học người Mỹ, đoạt giải Nobel
1950 – Marius Trésor, cầu thủ bóng đá người Pháp
1950 – Viên Tân Điều, nhạc sĩ người Việt Nam
1950 – Choe Ryong-hae, chính trị gia và sĩ quan quân đội người Triều Tiên
1951 – Iguchi Naruhito, seiyū người Nhật Bản
1955 – Tanaka Mayumi, seiyū người Nhật Bản
1958 – Boris Tadić, chính trị gia người Serbia, tổng thống của Serbia
1963 – Hà Thanh Toàn, nhà giáo dục, nhà chính trị người Việt Nam
1970 – Shane McMahon, đô vật và doanh nhân người Mỹ
1973 – Tomáš Galásek, cầu thủ bóng đá người Séc
1979 – Chu Hiếu Thiên, ca sĩ và diễn viên người Đài Loan (F4)
1981 – El Hadji Diouf, cầu thủ bóng đá người Sénégal
1981 – Pitbull, ca sĩ đọc rap người Mỹ
1982 – Emina Jahović, ca sĩ và diễn viên người Serbia-Thổ Nhĩ Kỳ
1983 – Jermaine Pennant, cầu thủ bóng đá Anh
1985 – René Adler, cầu thủ bóng đá người Đức
1988 – Skrillex, ca sĩ, DJ người Mỹ
1990 – Vũ Trà My, vận động viên võ thuật người Việt Nam
1994 – Eric Dier, cầu thủ bóng đá người Anh
1995 – Hương Tràm, ca sĩ người Việt Nam
1998 – Boo Seungkwan, ca sĩ người Hàn Quốc
Mất
69 – Galba, hoàng đế của Đế quốc La Mã (s. 3 TCN)
936 – Raoul I, quốc vương của Pháp (s. 880)
1128 – Lý Nhân Tông, quân chủ của triều Lý, tức ngày Đinh Mão (12) tháng 12 năm Đinh Mùi (s. 1066)
1595 – Murad III, sultan của Đế quốc Ottoman (s. 1546)
1815 – Emma Hamilton, tình nhân người Anh của Horatio Nelson (s. 1761)
1919 – Rosa Luxemburg, nhà lý luận, triết gia, nhà kinh tế người Đức (s. 1871)
1923 – Maurice Long, luật sư, chính trị gia người Pháp, Toàn quyền Đông Dương (s. 1866)
1926 – Enrico Toselli, nghệ sĩ dương cầm và soạn nhạc người Ý (b. 1883)
2007 – James Hillier, nhà khoa học người Canada-Mỹ, phát minh ra kính hiển vi điện tử (s. 1915)
2007 – Bạc Nhất Ba, chính trị gia người Trung Quốc (s. 1908)
2021 – Lệ Thu, ca sĩ người Việt Nam (s. 1943).
Những ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 16 tháng 1 là ngày thứ 16 trong lịch Gregory. Còn 349 ngày trong năm (350 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
27 TCN – Viện nguyên lão ban tước Augustus cho Gaius Julius Caesar Octavianus, đánh dấu sự khởi đầu của Đế quốc La Mã.
881 – Sau khi chiếm được kinh thành Trường An của triều Đường, Thủ lĩnh nổi dậy Hoàng Sào lên ngôi hoàng đế tại Hàm Nguyên điện, đặt quốc hiệu là Đại Tề, cải nguyên Kim Thống, tức ngày Nhâm Thìn (13) tháng 12 năm Canh Tý.
929 – Emir Abd-al-Rahman III thành lập nên Đế quốc Córdoba.
1492 – Ngữ pháp đầu tiên của tiếng Tây Ban Nha được đệ trình cho Nữ vương Isabel I của Castilla.
1547 – Ivan IV trở thành sa hoàng của Nga.
1556 – Felipe II trở thành quốc vương của Tây Ban Nha.
1605 – Tác phẩm Đôn Kihôtê của nhà văn Miguel de Cervantes được phát hành lần đầu tại Madrid.
1780 – Cách mạng Mỹ: Hải quân Anh Quốc đánh bại Hải quân Tây Ban Nha trong Hải chiến Cape St. Vincent ở tại vùng biển ngoài khơi Bồ Đào Nha.
1786 – Một thủ lĩnh Thiên Địa hội là Lâm Sảng Văn tuyên bố phản lại triều đình, mở đầu một cuộc khởi nghĩa quy mô lớn chống lại nhà Thanh trên đảo Đài Loan.
1900 – Thượng viện Hoa Kỳ thừa nhận hiệp ước Anh-Đức năm 1899 mà theo đó Anh Quốc từ bỏ tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Samoa.
1909 – Đoàn thám hiểm của Ernest Shackleton tìm thấy Cực Nam từ.
1917 – Bộ trưởng Ngoại giao Đức gửi cho Đại sứ Đức tại Mexico một bức điện, yêu cầu xúc tiến thành lập đồng minh Đức-Mexico chống Hoa Kỳ, tuy nhiên mã bức điện bị tình báo Anh Quốc thu được.
1920 – Hội nghị hội đồng đầu tiên của Hội Quốc Liên được tổ chức tại Paris.
1956 – Tổng thống Gamal Abdel Nasser của Ai Cập thề tái chinh phục Palestine.
1969 – Sinh viên người Tiệp Khắc Jan Palach tự thiêu tại Praha nhằm phản đối việc Liên Xô dập tắt Mùa xuân Praha vào năm trước.
1979 – Cách mạng Hồi giáo Iran: Shah Mohammad Reza Pahlavi cùng gia đình dời khỏi Iran và di chuyển tới Ai Cập.
1987 – Do phản đối "tư sản giai cấp tự do hóa", Tổng bí thư Hồ Diệu Bang của Đảng Cộng sản Trung Quốc bị buộc phải từ chức, Triệu Tử Dương trở thành quyền Tổng bí thư.
2001 – Tổng thống Cộng hòa Dân chủ Congo Laurent-Desire Kabila bị một trong số các cận vệ của ông ám sát, ông được tuyên bố qua đời hai ngày sau đó.
2006 – Ellen Johnson Sirleaf tuyên thệ nhậm chức tổng thống của Liberia. Bà là nữ nguyên thủ quốc gia đầu tiên của một quốc gia châu Phi.
2013 – Khoảng 41 người lao động ngoại quốc bị bắt làm con tin trong một cuộc tiến công tại thị trấn In Amenas, Algeria.
Sinh
972 – Da Luật Long Tự, tức Liêu Thánh Tông, hoàng đế của triều Liêu/Khiết Đan, tức ngày Kỉ Sửu (27) tháng 12 năm Tân Mùi (m. 1031)
1624 – Pierre Lambert de la Motte, giám mục người Pháp (m. 1679)
1728 – Niccolò Piccinni, nhà soạn nhạc người Ý (m. 1800)
1815 – Henry W. Halleck, tướng lĩnh người Mỹ (m. 1872)
1900 – Edith Frank-Holländer, nạn nhân diệt chủng người Do Thái (m. 1945)
1901 – Fulgencio Batista, sĩ quan quân đội và chính trị gia người Cuba, tổng thống của Cuba (m. 1973)
1912 – Trần Duy Hưng, bác sĩ, chính trị gia người Việt Nam (m. 1988)
1916 – Nguyễn Văn Vỹ, tướng lĩnh người Việt Nam
1928 – Hà Ân, nhà văn người Việt Nam (m. 2011)
1932 – Dian Fossey, nhà động vật học người Mỹ (m. 1985)
1940 – Reinhart Ahlrichs, nhà hóa học người Đức
1943 – Ngụy Văn Thà, sĩ quan hải quân Việt Nam Cộng hòa (m. 1974)
1945 – Birte Tove, diễn viên người Đan Mạch (m. 2016)
1946 – Trần Thị Trung Chiến, chính trị gia người Việt Nam
1968 – Tô Ngọc Hoa, diễn viên người Hồng Kông
1974 – Johnny Trí Nguyễn, diễn viên người Việt-Mỹ
1979 – Aaliyah, ca sĩ, vũ công, diễn viên người Mỹ (m. 2001)
1979 – Muntadhar al-Zaidi, nhà báo người Iraq
1980 – Seydou Keita, cầu thủ bóng đá người Mali
1981 – Bobby Zamora, cầu thủ bóng đá người Anh
1981 – Mỹ Tâm, ca sĩ người Việt Nam
1985 – Pablo Zabaleta, cầu thủ bóng đá người Argentina
1987 – Quỳnh Anh, ca sĩ người Bỉ gốc Việt
1988 – Nicklas Bendtner, cầu thủ bóng đá người Đan Mạch
1996 – Jennie, ca sĩ người Hàn Quốc, thành viên của nhóm nhạc Blackpink
1998 - Boo Seungkwan, ca sĩ người Hàn Quốc, thành viên của nhóm nhạc Seventeen
2009 - Na Haeun, ca sĩ vũ công người Hàn Quốc
Mất
1262 – Thân Loan, hòa thượng người Nhật Bản (s. 1173)
1710 – Higashiyama, thiên hoàng của Nhật Bản, tức 17 tháng 12 năm Kỉ Sửu (s. 1675)
1794 – Edward Gibbon, sử gia và chính trị gia người Anh (s. 1737)
1886 – Amilcare Ponchielli, nhà soạn nhạc người Ý (s. 1834)
1892 – Kraft zu Hohenlohe-Ingelfingen, tướng lĩnh Phổ (s. 1827)
1914 – Ito Sukeyuki, sĩ quan quân đội người Nhật Bản (s. 1843)
1942 – Carole Lombard, diễn viên người Mỹ (s. 1908)
1959 – Phan Khôi, nhà báo, tác gia người Việt Nam (s. 1887)
1969 – Jan Palach, người đấu tranh vì tự do người Séc (s. 1948)
1976 – Phạm Hán Kiệt, tướng lĩnh người Trung Quốc (s. 1894)
1981 – Bernard Lee, diễn viên người Anh (s. 1908)
1984 – Kenneth Arnold, phi công và doanh nhân người Mỹ (s. 1915)
1989 – Noriaki Kakyoin, nhân vật trong Jojo's Bizarre Adventure: Stardust Crusaders (s. 1970)
1990 – Đào Hồng Cẩm, nhà biên kịch, nhà văn người Việt Nam (s. 1924)
1995 – Trần Đình Hượu, nhà nghiên cứu văn học người Việt Nam (s. 1927)
1999 – Đoàn Khuê, tướng lĩnh người Việt Nam (s. 1923)
2007 – Ron Carey, diễn viên người Mỹ (s. 1935)
2008 – Nghiêm Phú Phi, nhà soạn nhạc người Việt Nam-Mỹ (s. 1930)
2009 – Phạm Thế Mỹ, nhạc sĩ người Việt Nam (s. 1930)
2013 – Aslan Usoyan, tội phạm người Gruzia-Nga (s. 1937)
2021 – Nguyễn Phúc Phương Mai, công chúa con vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương (s. 1937).
Những ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 17 tháng 1 là ngày thứ 17 trong lịch Gregory. Còn 348 ngày trong năm (349 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
395 – Hoàng đế Theodosius I qua đời tại Milano, Đế quốc La Mã bị tái phân chia thành nửa đông và nửa tây. Đế quốc Đông La Mã có trung tâm là Constantinopolis dưới sự cai quản của Arcadius- con của Theodosius, và Đế quốc Tây La Mã tại Mediolanum dưới quyền Honorius khi đó mới 10 tuổi- em của Theodosius.
1258 – Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 1: Quân Mông Cổ giao chiến với quân Đại Việt tại Bình Lệ Nguyên, kết quả quân Đại Việt buộc phải rút lui, tức 12 tháng 12 năm Đinh Tỵ.
1377 – Giáo hoàng Gregory XI về tới Roma sau 4 tháng đường trường khó khăn và gian nan, chấm dứt cuộc lưu đày 70 năm.
1595 – Henry IV của Pháp tuyên bố chiến tranh với Tây Ban Nha.
1773 – Thuyền trưởng James Cook và các thủy thủ của ông trở thành những người châu Âu đầu tiên đi thuyền xuống bên dưới Vòng Nam Cực.
1871 – Chiến tranh Pháp-Phổ: Trận sông Lisaine kết thúc với thắng lợi của quân Phổ.
1899 – Hoa Kỳ sáp nhập Đảo Wake tại Thái Bình Dương.
1913 – Raymond Poincaré đắc cử Tổng thống Pháp.
1917 – Hoa Kỳ trả cho Đan Mạch 25 triệu đô la Mỹ để mua quần đảo Virgin.
1918 – Nội chiến Phần Lan: Diễn ra các trận chiến khốc liệt đầu tiên giữa Hồng vệ binh và Bạch vệ binh.
1933 – Các nhà lãnh đạo Cộng hòa Xô viết Trung Hoa là Mao Trạch Đông và Chu Đức, ra tuyên bố phản đối Nhật Bản xâm nhập Hoa Bắc, bảy tỏ đề nghị cùng các lực lượng khác cùng kháng Nhật một cách có điều kiện.
1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Quân đội Liên Xô chiếm thành phố Warszawa của Ba Lan, song thành phố lúc này đã bị phá hủy gần như hoàn toàn.
1945 – Liên Xô bắt giữ nhà ngoại giao người Thụy Điển Raoul Wallenberg tại Hungary; sau đó ông chưa từng tái xuất hiện trước công chúng.
1946 – Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp phiên đầu tiên.
1951 – Chiến tranh Đông Dương: Quân đội Nhân dân Việt Nam chịu thiệt hại nặng nề trong Trận Vĩnh Yên, và phải triệt thoái vào hôm sau.
1972 – Quốc kỳ Bangladesh được sử dụng chính thức.
1981 – Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos gỡ bỏ thiết quân luật tại Philippines sau 8 năm 5 tháng.
1991 – Chiến tranh vùng Vịnh: Chiến dịch Bão táp Sa mạc của Liên quân Liên Hợp Quốc bắt đầu vào buổi sáng. Iraq trả đũa bằng cách bắn 8 Scud vào Israel.
1991 – Harald V trở thành quân chủ của Na Uy.
1992 – Trong một chuyến viếng thăm Hàn Quốc, Thủ tướng Nhật Bản Miyazawa Kiichi bày tỏ lời xin lỗi về việc quân lính Nhật ép buộc phụ nữ Triều Tiên làm nô lệ tình dục trong chiến tranh thế giới thứ hai.
1995 – Động đất lớn Hanshin với cường độ 7,3 theo thang độ lớn sửa đổi của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản xảy ra gần thành phố Kobe (Nhật Bản), phá hủy toàn bộ thành phố, làm 6.433 người thiệt mạng.
Sinh
1504 – Giáo hoàng Piô V (m. 1572)
1706 – Benjamin Franklin, nhà khoa học, chính khách người Mỹ (m. 1790)
1820 – Anne Brontë, tác gia và thi nhân người Anh (m. 1849)
1824 – Sơn Định Quận công Nguyễn Phúc Miên Cung, hoàng tử con vua Minh Mạng nhà Nguyễn (m. 1849)
1827 – Gustav Hermann von Alvensleben, tướng lĩnh Phổ (m. 1905)
1878 – Trần Kỳ Mỹ, nhà hoạt động chính trị người Trung Quốc, tức 15 tháng 12 năm Đinh Sửu (m. 1916)
1899 – Al Capone, tội phạm người Mỹ (m. 1947)
1911 – John S. McCain, Jr., đô đốc người Mỹ (m. 1981)
1911 – George Stigler, nhà kinh tế học người Mỹ, đoạt giải Nobel (m. 1991)
1914 – Kawamoto Taizo, cầu thủ bóng đá người Nhật Bản (m. 1985)
1922 – Betty White, diễn viên Mỹ
1924 – Nguyễn Đình Hòa, nhà ngôn ngữ học người Việt Nam-Mỹ (m. 2000)
1933 – Dalida, ca sĩ, diễn viên người Ai Cập-Pháp (m. 1987)
1938 – Đường Gia Triền, chính trị gia người Trung Quốc
1940 – Tabaré Vázquez, chính trị gia người Uruguay, tổng thống của Uruguay
1942 – Muhammad Ali, võ sĩ quyền Anh người Mỹ
1955 – Pietro Parolin, giám mục người Ý
1955 – Trương Quốc Lập, diễn viên, đạo diễn người Trung Quốc
1962 – Jim Carrey, diễn viên, diễn viên hài người Canada-Mỹ
1964 – Michelle Obama, luật sư và nhà hoạt động người Mỹ, phu nhân của Barack Obama
1968 – Sena Hideaki, dược sĩ va tiểu thuyết gia người Nhật Bản
1969 – Tiësto, DJ người Hà Lan
1972 – Hirai Ken, ca sĩ, người sáng tác bài hát người Nhật Bản
1973 – Cuauhtémoc Blanco, cầu thủ bóng đá người Mexico
1980 – Zooey Deschanel, ca sĩ, diễn viên người Mỹ
1981 – Ray J, ca sĩ, diễn viên người Mỹ
1983 – Álvaro Arbeloa, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha
1984 – Calvin Harris, DJ, ca sĩ, nhà sản xuất người Anh Quốc
1985 – Kangin, ca sĩ, vũ công, diễn viên người Hàn Quốc (Super Junior)
2002 - Kim Samuel, ca sĩ, vũ công, rapper người Mỹ gốc Tây Ban Nha
Mất
395 – Theodosius I, Hoàng đế La Mã (s. 347)
1468 – Skanderbeg, thủ lĩnh người Albania (s. 1405)
1598 – Fyodor I, sa hoàng của Nga, tức 7 tháng 1 theo lịch Julius (s. 1557)
1751 – Tomaso Albinoni, nhà soạn nhạc người Ý (s. 1671)
1833 – Friedrich Koenig, nhà phát minh người Đức (s. 1774)
1874 – Chang và Eng Bunker, cặp sinh đôi dính liền người Thái Lan (b. 1811)
1893 – Rutherford B. Hayes, tổng thống Hoa Kỳ thứ 19 (s. 1822)
1911 – Francis Galton, học giả, nhà nhân loại học, nhà địa lý học người Anh (s. 1822)
1927 – Juliette Gordon Low, người sáng lập Hội Nữ Hướng đạo Mỹ (s. 1860)
1960 – Vệ Lập Hoàng, tướng lĩnh người Trung Quốc (s. 1897)
1982 – Varlam Tikhonovich Shalamov, tác gia, thi nhân người Liên Xô (s. 1907)
1987 – Cố Chúc Đồng, tướng lĩnh người Trung Quốc (s. 1893)
1994 – Chung Il-kwon, tướng lĩnh và chính trị gia người Hàn Quốc, thủ tướng của Hàn Quốc (s. 1917)
1997 – Trần Dần, nhà thơ, nhà văn người Việt Nam (s. 1926)
1998 – Tạ Đình Đề, điệp viên người Việt Nam (s. 1917)
2002 – Camilo José Cela, tác gia người Tây Ban Nha, đoạt giải Nobel (s. 1916)
2005 – Triệu Tử Dương, Thủ tướng Trung Quốc (s. 1919)
2007 – Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật, giám mục người Việt Nam (s. 1926)
2008 – Bobby Fischer, đại kiện tướng cờ vua người Mỹ (s. 1943)
2010 – Erich Segal, tác gia và nhà biên kịch người Mỹ (s. 1937)
2013 - Trương Bảy, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (s. 1930)
2013 - Linh Quang Viên, Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (s. 1918)
2019 - Lê Ngọc Triển, Thiếu tướng, Quân lực Việt Nam Cộng hòa (s. 1927)
Những ngày lễ và kỷ niệm
Quốc khánh (Menorca,Tây Ban Nha) |
Ngày 18 tháng 1 là ngày thứ 18 trong lịch Gregory. Còn 347 ngày trong năm (348 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
350 – Tướng Magnentius phế truất Hoàng đế Constans I và tự xưng là hoàng đế của Đế quốc La Mã.
474 – Leo II mới bảy tuổi khi kế vị hoàng đế của Đế quốc Đông La Mã từ ông ngoại Leo I.
1126 – Trong lúc quân Kim tiến sát thủ đô Biện Kinh, Tống Huy Tông thoái vị nhường ngôi cho con là Tống Khâm Tông.
1258 – Quân Mông Cổ giáp trận quân Đại Việt tại Phù Lỗ. Quân Đại Việt buộc phải rút lui, bỏ ngỏ kinh đông Thăng Long.
1535 – Nhà chinh phục người Tây Ban Nha Francisco Pizarro thành lập thành phố Ciudad de los Reyes để làm thủ phủ của mình, nay là thủ đô Lima của Peru.
1562 – Giáo hoàng Piô IV mở lại Công đồng Trentô lần thứ ba và cũng là cuối cùng.
1670 – Henry Morgan chiếm Panama từ Đế quốc Tây Ban Nha.
1701 – Công tước Phổ–Tuyển hầu tước Brandenburg Friedrich I đăng quang quốc vương Phổ tại Königsberg.
1778 – Thuyền trưởng James Cook trở thành người châu Âu đầu tiên khám phá ra Hawaii, ông đặt tên nơi này là "Quần đảo Sandwich".
1871 – Wilhelm I của Đức tuyên bố mình là hoàng đế Đức đầu tiên tại Lâu đài Versailles (Pháp) vào giai đoạn cuối của Chiến tranh Pháp–Phổ, khởi đầu Đế quốc Đức.
1871 – Chiến tranh Pháp-Phổ: Trận St. Quentin, Trận Buzenval kết thúc với thắng lợi quyết định của quân đội Đức.
1910 – Duy Tân cho phép khắc in bộ sách dư địa chí Đại Nam nhất thống chí, tức 8 tháng 12 năm Canh Tuất.
1915 – Chiến tranh thế giới thứ nhất: Trận Jassin bắt đầu giữa quân đội Anh và quân đội Đức.
1919 – Hãng ô tô Bentley của Anh Quốc được thành lập.
1942 – Chiến tranh thế giới II: Chiến dịch đổ bộ đường không Vyazma bắt đầu
1943 – Chiến tranh thế giới II: Một phần trong chiến dịch Tia Lửa, Hồng Quân Liên Xô chọc thủng vòng vây hãm Leningrad của quân đội Đức.
1950 – Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở thành quốc gia đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
1952 – Tổng thống Hàn Quốc Lý Thừa Vãn công bố "đường Hòa Bình" về chủ quyền trên biển, bao gồm cả Dokdo.
1956 – Thành lập Viện Khảo cổ ở Sài Gòn
2002 – Nội chiến Sierra Leone được tuyên bố kế thúc.
2005 – Máy bay thương mại lớn nhất thế giới Airbus A380 được công bố trong một buổi lễ tại Toulouse, Pháp.
2009 – Chiến tranh Gaza: Hamas tuyên bố sẽ chấp thuận đề nghị ngừng bắn của Quân đội Israel, chấm dứt cuộc tiến công.
Sinh
1689 – Montesquieu, triết gia người Pháp (m. 1755)
1726 – Heinrich, thành viên vương thất, tướng lĩnh và chính trị gia Phổ (m. 1802)
1835 – César Cui, nhà soạn nhạc người Nga gốc Pháp-Litva, tức 6 tháng 1 theo lịch Julius (m. 1918)
1849 – Edmund Barton, thủ tchính trị gia và thẩm phán người Úc, thủ tướng của Úc (m. 1920)
1868 – Hoắc Nguyên Giáp, võ thuật gia triều Thanh (m. 1910)
1904 – Cary Grant, diễn viên người Anh–Mỹ (m. 1986)
1931 – Chun Doo-hwan, tướng lĩnh và chính trị gia người Hàn Quốc, tổng thống của Hàn Quốc
1931 – Nguyễn Khắc Bình, Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa
1933 – Ray Dolby, kỹ sư và doanh nhân người Mỹ, thành lập Dolby Laboratories (d. 2013)
1938 – Triệu Bôn, nhà văn, nhà báo người Việt Nam
1941 – Hoàng Văn Nghiên, chính trị gia người Việt Nam
1944 – Paul Keating, chính trị gia người Úc, thủ tướng của Úc
1946 – Nguyễn Sinh Hùng, chính trị gia người Việt Nam
1948 – Charles Taylor, chính trị gia người Liberia, tổng thống của Liberia
1951 – Julie Quang, ca sĩ Việt Nam Cộng hòa
1955 – Kevin Costner, diễn viên, ca sĩ người Mỹ
1955 – Fernando Trueba, đạo diễn, nhà sản xuất phim người Tây Ban Nha
1963 – Martin O'Malley, chính trị gia người Mỹ
1966 – Alexander Khalifman, kỳ thủ cờ vua người Nga
1967 – Iván Zamorano, cầu thủ bóng đá người Chile
1969 – Dave Batista, đô vật, diễn viên người Mỹ
1971 – Josep Guardiola, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha
1979 – Châu Kiệt Luân, ca sĩ, diễn viên nhà sản xuất âm nhạc người Đài Loan
1979 – Paulo Ferreira, cầu thủ bóng đá người Bồ Đào Nha
1982 – Joanna Newsom, ca sĩ người Mỹ
1984 – Hasebe Makoto, cầu thủ bóng đá người Nhật Bản
1984 – Cho Seung-Hui, sát thủ người Hàn Quốc-Mỹ (m. 2007)
1987 – Johan Djourou, cầu thủ bóng đá Thụy Sĩ
1988 – Angelique Kerber, vận động viên quần vợt người Đức
1990 – Nacho Fernández, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha
1994 – Kang Jiyoung, ca sĩ người Hàn Quốc (Kara)
1994 – Minzy, ca sĩ và vũ công người Hàn Quốc (2NE1)
Mất
474 – Leo I, hoàng đế của Đế quốc Đông La Mã (s. 401)
748 – Odilo, công tước của Bayern
1611 – Trần Văn Bảo, chính trị gia triều Mạc, tức ngày 5 tháng 12 năm Canh Tuất (s. 1524)
1862 – John Tyler, chính trị gia người Mỹ, tổng thống của Hoa Kỳ (s. 1790)
1896 – Hans von Passow, sĩ quan người Đức (s. 1827)
1926 – August Keim, sĩ quan người Đức (s. 1845)
1936 – Rudyard Kipling, tác gia và thi nhân người Anh, đoạt giải Nobel (s. 1865)
1949 – Charles Ponzi, doanh nhân lừa đảo người Ý (s. 1882)
1974 – Ngụy Văn Thà, sĩ quan quân đội người Việt Nam (s. 1943)
1982 – Huỳnh Hiện Phan, sử gia, nhà dân tộc học người Trung Quốc (s. 1899)
1982 – Kha Vạng Cân, chính trị gia người Việt Nam (s. 1908)
1990 – Melanie Appleby, ca sĩ Anh (s. 1966)
1995 – Adolf Butenandt, nhà hóa học người Đức, đoạt giải Nobel (s. 1903)
1996 – Vũ Đình Liên, nhà thơ người Việt Nam (s. 1913)
2001 – Laurent-Desire Kabila, tổng thống của Cộng hòa Dân chủ Congo (s. 1939)
Những ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 19 tháng 1 là ngày thứ 19 trong lịch Gregory. Còn 365 ngày trong năm (366 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
379 – Hoàng đế Gratianus thăng Flavius Theodosius làm Augustus, và trao cho người này quyền lực tại toàn bộ các tỉnh đông bộ của Đế quốc La Mã.
1419 – Chiến tranh Trăm Năm: Rouen đầu hàng Henry V của Anh, cuộc tái chiếm Normandie của ông hoàn thành.
1785 – Quân Xiêm lọt vào trận địa mai phục của quân Tây Sơn, Trận Rạch Gầm – Xoài Mút bắt đầu, tức ngày 9 tháng 12 năm Giáp Thìn.
1806 – Anh Quốc xâm chiếm Mũi Hảo Vọng.
1817 – Một đội quân 5.423 binh sĩ, dẫn đầu bởi tướng José de San Martín, bắt đầu vượt qua dãy Andes từ Argentina, sau đó họ tiến đến giải phóng khu vực nay là Chile rồi Peru khỏi Đế quốc Tây Ban Nha.
1839 – Công ty Đông Ấn Anh chiếm Aden.
1871 – Chiến tranh Pháp-Phổ: Trong Cuộc vây hãm Paris, Phổ chiến thắng tại Trận St. Quentin. Trong khi đó, nỗ lực của quân Pháp nhằm phá vây trong Trận Buzenval kết thúc trong thất bại và ngày hôm sau.
1899 – Sudan thuộc Anh-Ai Cập được thành lập.
1915 – Chiến tranh thế giới thứ nhất: Trận Jassin ở Đông Phi kết thúc với thắng lợi của Quân đội Đức.
1919 – Quân chủ quốc miền Bắc được thành lập tại Porto, Bồ Đào Nha, mục đích là nhằm phục vị cho Manuel II.
1920 – Thượng viện Hoa Kỳ bỏ phiếu chống lại việc gia nhập Hội Quốc Liên.
1935 – Coopers Inc. bán những chiếc quần sịp đầu tiên trên thế giới tại thành phố Chicago, Hoa Kỳ.
1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Quân đội Nhật Bản xâm nhập Myanmar.
1946 – Tướng Douglas MacArthur thành lập Tòa án Quân sự Quốc tế Viễn Đông tại Tokyo nhằm, phục vụ cho việc xét xử các tội phạm chiến tranh người Nhật Bản.
1966 – Indira Gandhi trở thành thủ tướng thứ năm của Ấn Độ, cũng là nữ thủ tướng đầu tiên.
1974 – Hải quân Trung Quốc giành chiến thắng trong Hải chiến Hoàng Sa trước Hải quân Việt Nam Cộng hòa, bắt đầu chiếm đóng hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa.
1993 – Cộng hòa Séc và Slovakia gia nhập Liên Hợp Quốc.
2005 – Thị trưởng Seoul Lee Myung-bak tuyên bố rằng danh xưng Trung văn của thành phố đổi thành "Thủ Nhĩ" (首爾), từ "Hán Thành" (漢城) không còn được sử dụng.
2006 – NASA tiến hành phóng tàu vũ trụ New Horizons từ Trung tâm vũ trụ Kennedy nhằm nghiên cứu sao Diêm Vương và vành đai Kuiper
2011 – Nguyễn Phú Trọng trở thành Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, thay thế Nông Đức Mạnh.
2012 – Trang thông tin điện tử chia sẻ dữ liệu Megaupload bị Cục Điều tra Liên bang đóng cửa.
Sinh
398/399 – Pulcheria, hoàng hậu của Đế quốc Đông La Mã, được phong thánh (m. 453)
1544 – François II, quốc vương của Pháp (m. 1560)
1655 – Nạp Lan Tính Đức, thi nhân triều Thanh tức ngày 12 tháng 12 năm Giáp Ngọ (m. 1685)
1736 – James Watt, nhà phát minh người Anh Quốc (m. 1819)
1762 – Tống Phúc Thị Lan, hoàng hậu đầu tiên của nhà Nguyễn, chánh thất của vua Gia Long (m. 1814)
1798 – Auguste Comte, triết gia người Pháp (m. 1857)
1807 – Robert E. Lee, tướng lĩnh người Mỹ (m. 1870)
1809 – Edgar Allan Poe, nhà văn, nhà thơ người Mỹ (m. 1849)
1813 – Henry Bessemer, kỹ sư và doanh nhân người Anh Quốc (m. 1898)
1836 – Gottlieb Graf von Haeseler, sĩ quan quân đội người Đức (m. 1919)
1839 – Paul Cézanne, họa sĩ người Pháp (m. 1906)
1890 – Georg Albert, vương của Schwarzburg-Rudolstadt (s. 1838)
1900 – Mikhail Isakovsky, nhà thơ người Liên Xô, tức ngày 7 tháng 1 theo lịch Julius (m. 1973)
1911 – Lê Thị Lựu, nữ hoạ sĩ người Việt Nam (m. 1988)
1912 – Leonid Kantorovich, nhà kinh tế học người Liên Xô, đoạt giải Nobel, tức 6 tháng 1 theo lịch Julius (m. 1986)
1919 – Park Choong-hoon, quân nhân, kinh tế gia, chính trị gia người Hàn Quốc, quyền tổng thống của Hàn Quốc (m. 2001)
1920 – Javier Pérez de Cuéllar, nhà ngoại giao người Peru, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc
1922 – Miguel Muñoz, cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá người Tây Ban Nha (m. 1990)
1923 – Markus Wolf, điệp viên người Đức (m. 2006)
1926 - Trần Thanh Phong, tướng lĩnh Quân lực Việt Nam Cộng hòa (mất 1972)
1933 – Larry King (mất 2021)
1937 – Birgitta, Công chúa Thụy Điển
1937 – Joseph Nye, nhà khoa học chính trị người Mỹ
1942 – Thom Mayne, kiến trúc sư người Mỹ
1944 – Peter Lynch, doanh nhân người Mỹ
1946 – Julian Barnes, tác gia người Anh
1946 – Dolly Parton, ca sĩ, diễn viên người Mỹ
1947 – Leszek Balcerowicz, nhà kinh tế học, chính trị gia người Ba Lan
1955 – Đỗ Trung Quân, nhà thơ người Việt Nam
1966 – Stefan Edberg, vận động viên quần vợt người Thụy Điển
1969 – Steve Staunton, cầu thủ bóng đá người Ireland
1972 – R-Truth, đô vật người Mỹ
1976 – Anh Ngọc, nhà báo người Việt Nam
1977 – Nicole, ca sĩ người Chile
1980 – Mã Lâm, vận động viên bóng bàn người Trung Quốc
1981 – Quang Hà, ca sĩ người Việt Nam
1983 – Utada Hikaru, ca sĩ - nhạc sĩ người Mỹ gốc Nhật
1986 – Claudio Marchisio, cầu thủ bóng đá người Ý
1988 – Yamamoto Yusuke, diễn viên người Nhật Bản
1992 – Logan Lerman, diễn viên người Mỹ
1980 – KOTOKO, ca sĩ người Nhật Bản
1991 – Hwang In-yeop, diễn viên, người mẫu người Hàn Quốc
Mất
1048 – Lý Nguyên Hạo, hoàng đế của Tây Hạ, tức ngày Tân Mùi (2) tháng 1 năm Mậu Tý.
1629 – Abbas I, shah của triều Safavid (s. 1571)
1896 – Ludwig Georg von Spangenberg, tướng lĩnh Phổ (s. 1826)
1929 – Lương Khải Siêu, học giả, nhà báo người Trung Quốc (s. 1873)
1969 – Jan Palach, sinh viên, nhà hoạt động chính trị người Séc (s. 1948)
1971 – Nicolai Rubtsov, nhờ thơ người Liên Xô (s. 1936)
1974 – Ngụy Văn Thà, sĩ quan quân đội người Việt Nam (s. 1943)
1974 – Huỳnh Duy Thạch, sĩ quan quân đội người Việt Nam (s. 1943)
1990 – Osho, nhà thần bí và guru người Ấn Độ (s. 1931)
1992 – Nguyễn Văn Tỵ, họa sĩ người Việt Nam (s. 1917)
2000 – Hedy Lamarr, nữ diễn viên người Áo-Mỹ (s. 1914)
2002 – Điềm Phùng Thị, nhà điêu khắc người Việt Nam (s. 1920)
2005 – Hoàng Phê, nhà từ điển học người Việt Nam (s. 1919)
2017 – Loalwa Braz, ca sĩ người Brasil (s. 1953)
Những ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 20 tháng 1 là ngày thứ 20 trong lịch Gregory. Còn 345 ngày trong năm (346 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
250 – Hoàng đế Decius bắt đầu một cuộc đàn áp rộng rãi các Kitô Hữu tại Roma. Giáo hoàng Fabianô tử đạo.
1189 – Hoàng thái tôn Hoàn Nhan Cảnh tức hoàng đế vị trước quan tài Kim Thế Tông, trở thành hoàng đế thứ sáu của triều Kim, tức Kim Chương Tông, tức ngày Quý Tị (2) tháng 1 năm Kỉ Dậu.
1649 – Quốc vương Charles I của Anh bị xét xử vì tội phản quốc và "trọng phạm".
1785 – Tại khúc sông Rạch Gầm-Xoài Mút nay thuộc Tiền Giang, Việt Nam, Liên quân Xiêm-Nguyễn bị quân Tây Sơn đánh bại trong trận Rạch Gầm – Xoài Mút, tức 10 tháng 12 năm Giáp Thìn.
1841 – Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất: Anh Quốc chiếm đảo Hồng Kông của Đại Thanh.
1887 – Thượng viện Hoa Kỳ cho phép Hải quân quốc gia thuê Trân Châu Cảng làm căn cứ hải quân.
1900 – Viện Viễn Đông Bác cổ được thành lập tại Sài Gòn với nhiệm vụ nghiên cứu, khai quật khảo cổ tại Đông Dương.
1934 – Fujifilm, tập đoàn với các sản phẩm phim chụp ảnh, máy ảnh và thiết bị điện tử, được thành lập tại Tokyo, Nhật Bản.
1936 – Edward VIII trở thành quân chủ của Anh Quốc.
1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Hungary chấp thuận một thỏa thuận đình chiến với Đồng Minh.
1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Đức Quốc xã bắt đầu di tản 1,8 triệu người khỏi Đông Phổ, hành động này kéo dài trong hai tháng.
1946 – Charles de Gaulle bất ngờ từ chức tổng thống của Chính phủ lâm thời Cộng hòa Pháp, chỉ hai tháng sau khi thành lập chính phủ mới.
1981 – Ronald Reagan tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ.
1986 – Ngày Martin Luther King, Jr. lầu đầu tiên được tổ chức với vị thế là ngày lễ liên bang.
2001 – Tổng thống Philippines Joseph Estrada bị lật đổ sau một cuộc cách mạng phi bạo lực kéo dài 4 ngày, kế nhiệm là Gloria Macapagal-Arroyo.
2009 – Barack Obama tuyên thệ nhậm chức và trở thành vị tổng thống Mỹ gốc Phi đầu tiên trong lịch sử.
Theo Tu chính án thứ 20 được thông qua vào năm 1933, ngày này được quy định là ngày bắt đầu và kết thúc một nhiệm kì đầy đủ của Tổng thống và Phó Tổng thống Mỹ.
Người sinh
225 – Gordian III, hoàng đế của Đế quốc La Mã (m. 244)
1554 – Sebastian, quốc vương của Bồ Đào Nha (m. 1578)
1716 – Carlos III, quốc vương của Tây Ban Nha (m. 1788)
1775 – André-Marie Ampère, nhà vật lý học người Pháp (m. 1836)
1832 – Nguyễn Phúc Miên Lâm, tước phong Hoài Đức Quận vương, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1897)
1833 – Ernst von Prittwitz und Gaffron, tướng lĩnh Phổ (m. 1904)
1873 – Johannes Vilhelm Jensen, tác gia người Đan Mạch, đoạt giải Nobel (m. 1950)
1903 – Reg Pollard, tướng lĩnh người Úc (m. 1978)
1906 – Aristotle Onassis, doanh nhân người Thổ Nhĩ Kỳ-Hy Lạp (m. 1975)
1915 – Ghulam Ishaq Khan, chính trị gia người Pakistan, tổng thống của Pakistan (m. 2006)
1916 – Lư Khê, nhà thơ, nhà báo người Việt Nam (m. 1950)
1920 – Federico Fellini, đạo diễn người Ý (m. 1993)
1930 – Buzz Aldrin, phi công và phi hành gia người Mỹ
1944 – Nhạc sĩ Anh Thy
1946 – Đỗ Quang Trung, chính trị gia người Việt Nam
1949 – Tư Cầm Cao Oa, Diễn viên người Trung Quốc-Thụy Sĩ
1958 – Lorenzo Lamas, Diễn viên người Mỹ
1964 – Minh Nhí, Diễn viên và đạo diễn người Việt Nam
1965 – Sophie, thành viên vương thất Anh Quốc
1971 – Gary Barlow, ca sĩ, nghệ sĩ dương cầm, nhà sản xuất âm nhạc người Anh Quốc (Take That)
1971 – Wakanohana Masaru, đô vật sumo người Nhật Bản
1973 – Mathilde, vương hậu của Bỉ
1979 – Rob Bourdon, nhạc sĩ người Mỹ
1979 – Yasser Al-Habib, giáo sĩ người Kuwait
1980 – Ju Se Hyeok, cầu thủ bóng bàn người Hàn Quốc
1981 – Owen Hargreaves, cầu thủ bóng đá người Anh
1987 – Marco Simoncelli, vận động viên đua xe mô tô người Ý (m. 2011)
1988 – Jeffrén Suárez, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha
1991 – Jumpol Adulkittiporn, diễn viên, ca sĩ và MC người Thái Lan
1995 – Phạm Đức Huy, cầu thủ bóng đá người Việt Nam
Người mất
250 – Giáo hoàng Fabianô (s. 200)
619 – Lý Mật, thủ lĩnh nổi dậy tại Trung Quốc, tức ngày Canh Tý (30) tháng 12 năm Mậu Dần (s. 582)
619 – Vương Bá Đương, tướng lĩnh nổi dậy tại Trung Quốc
1189 – Hoàng Nhan Ung, tức Kim Thế Tông, hoàng đế triều Kim, tức ngày Quý Tị (2) tháng 1 năm Kỉ Dậu (s. 1123)
1612 – Rudolf II, hoàng đế của Đế quốc La Mã Thần thánh (s. 1552)
1639 – Mustafa I, sultan của Đế quốc Ottoman (s. 1591)
1813 – Christoph Martin Wieland, tác gia người Đức (s. 1733)
1819 – Carlos IV, quốc vương của Tây Ban Nha (s. 1748)
1850 – Adam Oehlenschläger, nhà thơ người Đan Mạch (s. 1779)
1841 – Nguyễn Phúc Đảm, tức Minh Mạng, quân chủ triều Nguyễn, tức ngày 28 tháng 12 năm Canh Tý (s. 1791)
1855 – Adelheid Franziska của Áo, vương hậu Sardegna (s. 1822)
1875 – Jean-François Millet, họa sĩ người Pháp (s. 1814)
1885 – Udo von Tresckow, tướng lĩnh Phổ (s. 1808)
1921 – Sương Nguyệt Anh, nhá báo người Việt Nam (s. 1864)
1932 – Moriz von Lyncker, sĩ quan quân đội Phổ (s. 1853)
1936 – George V, quốc vương của Anh Quốc (s. 1865)
1938 – Lưu Tương, quân phiệt người Trung Quốc (s. 1888)
1983 – Garrincha, cầu thủ bóng đá người Brasil (s. 1933)
1990 – Barbara Stanwyck, nữ Diễn viên người Mỹ (s. 1907)
1993 – Audrey Hepburn, nữ Diễn viên người Bỉ-Anh Quốc (s. 1929)
1994 – Matt Busby, cầu thủ, huấn luyện viên bóng đá người Anh Quốc (s. 1909)
2012 – Etta James, ca sĩ người Mỹ (s. 1938)
2022 - Meat Loaf, ca sĩ và diễn viên người Mỹ, qua đời vì COVID-19 (s. 1947)
Những ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 21 tháng 1 là ngày thứ 21 trong lịch Gregory. Còn 344 ngày trong năm (345 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
1276 – Giáo hoàng Innôcentê V tựu nhiệm.
1643 – Abel Tasman trở thành người châu Âu đầu tiên đặt chân đến quần đảo Tonga.
1793 – Sau khi bị Hội nghị Quốc dân kết tội phản quốc, Quốc vương Louis XVI của Pháp bị hành quyết bằng máy chém tại Quảng trường Concorde, Paris.
1840 – Nhà thám hiểm và sĩ quan người Pháp Jules Dumont d'Urville khám phá ra Vùng đất Adélie tại Châu Nam Cực.
1861 – Nội chiến Hoa Kỳ: Jefferson Davis từ chức dân biểu của Thượng viện Hoa Kỳ.
1875 – Ngân hàng Đông Dương (Banque de I’Indochine, viết tắt là BIC) được thành lập tại Paris theo sắc lệnh của Tổng thống Pháp Patrice de Mac-Mahon.
1887 – Quân đội Pháp chiếm được chiến khu Ba Đình tại Thanh Hóa, Trung Kỳ.
1925 – Albania thành lập nền cộng hòa.
1949 – Tưởng Giới Thạch tuyên bố từ bỏ chức vụ Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc, Lý Tông Nhân trở thành quyền tổng thống.
1968 – Chiến tranh Việt Nam: Quân đội Nhân dân Việt Nam tấn công căn cứ Khe Sanh của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ ở Quảng Trị, khởi đầu Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh.
1976 – British Airways và Air France tiến hành các chuyến bay thương mại lịch trình đầu tiên bằng máy bay Concorde.
1977 – Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter ân xá cho hầu hết người Mỹ trốn quân dịch trong Chiến tranh Việt Nam, trong đó có một số người đã di cư đến Canada.
Sinh
1338 – Charles V, quốc vương của Pháp (m. 1380)
1824 – Stonewall Jackson, tướng lĩnh người Mỹ (m. 1863)
1829 – Oscar II, quốc vương của Thụy Điển (m. 1907)
1868 – Felix Hoffmann, nhà hóa học người Đức (m. 1946)
1874 – René-Louis Baire, nhà toán học người Pháp (m. 1932)
1905 – Christian Dior, nhà thiết kế thời trang người Pháp, thành lập Christian Dior S.A. (m. 1957)
1907 – Nguyễn Xuân Nguyên, nhà y học người Việt Nam (m. 1975)
1909 – Phaolô Bùi Chu Tạo, linh mục người Việt Nam (m. 2001)
1912 – Konrad Emil Bloch, nhà sinh hóa học người Đức-Mỹ, đoạt giải Nobel (m. 2000)
1914 – Giacôbê Nguyễn Văn Mầu, linh mục người Việt Nam (m. 2013)
1922 – Telly Savalas, diễn viên Mỹ (Kojak) (m. 1994)
1928 – Gene Sharp, nhà khoa học chính trị người Mỹ
1941 – Placido Domingo, giọng nam cao và nhà soạn nhạc người Tây Ban Nha
1944 – Hasso Plattner, doanh nhân người Đức, đồng sáng lập SAP AG
1949 – Trương Tấn Sang, chính trị gia người Việt Nam, chủ tịch nước thứ 7 của CHXHCN Việt Nam.
1953 – Paul Allen, doanh nhân và nhà nhân đức người Mỹ, đồng sáng lập Microsoft
1956 – Geena Davis, diễn viên người Anh
1975 – Nicky Butt, cầu thủ bóng đá người Anh
1977 – Phil Neville, cầu thủ bóng đá người Anh
1980 – Mizuki Nana, ca sĩ và diễn viên lồng tiếng người Nhật Bản
1981 – Chung Hân Đồng, ca sĩ và diễn viên người Hồng Kông
1982 – Simon Rolfes, cầu thủ bóng đá người Đức
1985 – Salvatore Giunta, sĩ quan quân đội người Mỹ
1985 – Sasha Pivovarova, người mẫu người Nga
1986 – Chuckie Akenz, rapper người Canada gốc Việt
1989 – Henrikh Mkhitaryan, cầu thủ bóng đá Armenia
1994 – Laura Robson, vận động viên quần vợt người Anh
1994- Kang Seung-yoon, ca sĩ Hàn Quốc, thành viên nhóm nhạc Winner (nhóm nhạc)
1995 – Nguyễn Công Phượng, cầu thủ bóng đá Việt Nam
1999 – Alisha Lehmann, nữ cầu thủ bóng đá Thụy Sĩ
Mất
1118 – Giáo hoàng Pascalê II
1519 – Vasco Núñez de Balboa, nhá thám hiểm người Tây Ban Nha (s. 1475)
1527 – Juan de Grijalva, nhà chinh phục người Tây Ban Nha (s. 1489)
1744 – Nguyễn Đình Hoàn, thi nhân, chính trị gia Nhà Lê trung hưng, tức 7 tháng 12 năm Quý Hợi (s. 1661)
1774 – Mustafa III, sultan của Đế quốc Ottoman (s. 1717)
1775 – Yemyelyan Ivanovich Pugachyov, thủ lĩnh phiến quân người Nga, tức 10 tháng 1 theo lịch Julius (s. 1742)
1793 – Louis XVI, quốc vương của Pháp (s. 1754)
1862 – Božena Němcová, tác gia người Séc (s. 1820)
1892 – John Couch Adams, nhà toán học và thiên văn học người Anh (s. 1819)
1916 – Victor von Podbielski, tướng lĩnh người Đức (s. 1844)
1919 – Lý Hi, quân chủ của Triều Tiên (s. 1852)
1924 – Vladimir Ilyich Lenin, chính trị gia và lý luận gia người Nga (s. 1870)
1924 – Conrad von Schubert, tướng lĩnh, doanh nhân, chính trị gia người Đức (s. 1847)
1949 – Quách Văn Tuấn, quân nhân người Việt Nam
1950 – George Orwell, nhà báo và tác gia người Ấn Độ-Anh (s. 1903)
1959 – Cecil B. DeMille, đạo diễn người Mỹ (s. 1881)
2007 – U;Nee, ca sĩ, vũ công, diễn viên người Hàn Quốc (s. 1981)
2012 - Nhật Ngân, nhạc sĩ người Việt Nam (s. 1942)
2013 - Chumpol Silpa-archa, chính trị gia người Thái Lan (s. 1940)
2019 - Emiliano Sala, cầu thủ bóng đá người Argentina (s. 1990)
Những ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 23 tháng 1 là ngày thứ 23 trong lịch Gregory. Còn 342 ngày trong năm (343 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
393 – Hoàng đế La Mã Theodosius I tuyên bố con trai tám tuổi Honorius của ông là đồng hoàng đế.
1368 – Chu Nguyên Chương tế thiên địa, xưng là hoàng đế tại Ứng Thiên phủ, đặt quốc hiệu là "Minh", tức Minh Thái Tổ, tức ngày Ất Hợi (4) tháng 1 năm Mậu Thân.
1556 – Một trận động đất có chấn tâm tại tỉnh Thiểm Tây, Đại Minh khiến khoảng 830.000 người thiệt mạng, tức ngày Nhâm Dần (12) tháng 12 năm Ất Mão.
1719 – Công quốc Liechtenstein được thành lập, với địa vị là một thành phần thuộc Đế quốc La Mã Thần thánh.
1871 – Chiến tranh Pháp-Phổ: Trận Dijon kết thúc.
1928 – Đảo Bouvet ở Nam Đại Tây Dương được sáp nhập vào Na Uy theo một chiếu chỉ của vương thất nước này.
1937 – Tại Moskva, 17 nhà lãnh đạo cộng sản bị xét xử trước cáo buộc tham gia vào âm mưu do Trotsky dẫn đầu nhằm lật đổ chế độ của Stalin và ám sát các lãnh tụ của chế độ.
1943 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Tập đoàn quân thứ 8 của Bernard Montgomery chiếm Tripoli tại Libya từ tay quân Đức-Ý.
1959 - Chính phủ Việt Nam Cộng hòa thành lập hai tỉnh mới: Quảng Đức và Phước Thành
1961 – Ban Chấp hành Trung ương Đảng của Đảng Lao động Việt Nam quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam thay cho Xứ ủy Nam Bộ.
1997 – Madeleine K. Albright trở thành người phụ nữ đầu tiên đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao của Hoa Kỳ.
1996 – Java ngôn ngữ lập trình mới ra đời.
2005 – Viktor Yushchenko tuyên thệ nhậm chức tổng thống của Ukraina.
Sinh
599 – Lý Thế Dân, tức Đường Thái Tông, hoàng đế triều Đường, tức ngày Mậu Ngọ (22) tháng 12 năm Khai Hoàng thứ 18 (m. 649)
1688 – Ulrika Eleonora của Thụy Điển, nữ vương của Thụy Điển (m. 1741)
1783 – Stendhal, tác gia người Pháp (m. 1842)
1828 – Saigō Takamori, samurai người Nhật Bản, tức 7 tháng 12 năm Đinh Hợi (m. 1877)
1828 – Alfred von Kaphengst, tướng lĩnh Phổ (m. 1887)
1832 – Édouard Manet, họa sĩ người Pháp (m. 1883)
1853 – Robert Loeb, tướng lĩnh Phổ (m. 1925)
1862 – David Hilbert, nhà toán học người Đức (m. 1943)
1876 – Otto Diels, nhà hóa học người Đức, đoạt giải Nobel (m. 1954)
1891 – Antonio Gramsci, triết gia, tác gia, chính trị gia người Ý (m. 1937)
1895 – Albert Buck, tướng lĩnh người Đức (m. 1942)
1896 – Charlotte, nữ đại công tước của Luxembourg (m. 1985)
1898 – Sergei Eisenstein, đạo diễn người Nga, tức 10 tháng 1 theo lịch Julius (m. 1948)
1907 – Hideki Yukawa, nhà vật lý học người Nhật Bản, đoạt giải Nobel (m. 1981)
1915 – Arthur Lewis, nhà kinh tế học người Saint Lucia, đoạt giải Nobel (m. 1991)
1916 – Trần Quốc Hoàn, sĩ quan công an, chính trị gia người Việt Nam (m. 1986)
1918 – Gertrude B. Elion, nhà hóa sinh học và dược lý học người Mỹ, đoạt giải Nobel (m. 1999)
1919 – Bob Paisley, cầu thủ và nhà quản lý bóng đá và người Anh (m. 1996)
1920 – Gottfried Böhm, kiến trúc sư người Đức
1928 – Jeanne Moreau, diễn viên, ca sĩ, đạo diễn người Pháp
1929 – John C. Polanyi, nhà hóa học người Canada, đoạt giải Nobel
1930 – Derek Walcott, thi nhân và nhà biên kịch người Saint Lucia, đoạt giải Nobel
1930 – Vũ Giáng Hương, họa sĩ, nhà quản lý người Việt Nam (m. 2011)
1947 – Megawati Sukarnoputri, chính trị gia người Indonesia, tổng thống của Indonesia
1951 – Nguyễn Khắc Nghiên, tướng lĩnh quân đội người Việt Nam (m. 2010)
1953 – Antonio Villaraigosa
1957 – Caroline, thành viên công thất Monaco
1958 – Trương Thị Mai, chính trị gia người Việt Nam
1969 – Ariadna Gil, diễn viên người Tây Ban Nha
1969 – Andrei Kanchelskis, cầu thủ bóng đá người Ukraina-Nga
1974 – Tiffani Thiessen, diễn viên Mỹ
1976 – Tony Lucca, ca sĩ, nhà sản xuất âm nhạc, đạo diễn người Mỹ
1984 – Arjen Robben, cầu thủ bóng đá người Hà Lan
1985 – Đổng Phương Trác, cầu thủ bóng đá người Trung Quốc
1986 – José Enrique, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha
1994 – Chan Vathanaka, cầu thủ bóng đá người Campuchia
1998 – XXXTentacion, ca sĩ nhạc sĩ người Mỹ (m. 2018)
Mất
643 - Nguỵ Trưng , nhà chính trị và sử học , đồng thời là khai quốc công thần của nhà Đường (s. 580)
1516 – Fernando II, quốc vương của Aragon, Valencia, Sicily, Castile và León (s. 1452)
1567 – Chu Hậu Thông, tức Minh Thế Tông, hoàng đế của triều Minh, tức ngày Canh Tý (14) tháng 12 năm Bính Dần (s. 1507)
1620 – Naoe Kanetsugu, samurai người Nhật Bản, tức 19 tháng 12 năm Kỉ Mùi (s. 1560)
1622 – William Baffin, nhà thám hiểm, nhà hàng hải người Anh
1789 – Jafar Khan, shah của Ba Tư (s. 1785)
1806 – William Pitt Trẻ, chính trị gia người Anh, thủ tướng của Anh Quốc (s. 1759)
1872 – Gustav Eduard von Hindersin, tướng lĩnh Phổ (s. 1804)
1883 – Gustave Doré, nhà chạm khắc và minh họa người Pháp (s. 1832)
1931 – Anna Pavlovna Pavlova, diễn viên ba lê người Nga (s. 1881)
1944 – Edvard Munch, họa sĩ người Na Uy (s. 1863)
1952 – Võ Thị Sáu, du kích người Việt Nam (s. 1933)
1963 – Józef Gosławski, nhà điêu khắc người Ba Lan (s. 1908)
1976 – Paul Robeson, diễn viên, ca sĩ, nhà hoạt động người Mỹ (s. 1898)
1981 – Samuel Barber, nhà soạn nhạc người Mỹ (s. 1910)
1989 – Salvador Dalí, họa sĩ người Tây Ban Nha (s. 1904)
1989 – Nguyễn Minh Châu, nhà văn người Việt Nam (s. 1930)
1993 – Thomas A. Dorsey, ca sĩ, nghệ sĩ dương cầm người Mỹ (s. 1899)
1994 – Nikolai Ogarkov, nguyên soái Liên Xô (s. 1917)
2015 - Abdullah bin Adulaziz al-Saud, vua Ả Rập Saudi
2021
Hal Holbrook, dien viên Mỹ (s. 1925)
Larry King
Ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 24 tháng 1 là ngày thứ 24 trong lịch Gregory. Còn 341 ngày trong năm (342 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
41 – Hoàng đế La Mã Caligula, được biết tới với tính lập dị và độc đoán tàn ác, bị các cận vệ bất mãn sát hại. Cận vệ sau đó tuyên bố chú của Caligula là Claudius trở thành hoàng đế.
399 – Ngụy vương Thác Bạt Khuê tức hoàng đế vị, đại xá, truy tôn tổ tiên là hoàng đế, tức ngày Kỷ Sửu (2) tháng 12 năm Mậu Tuất.
901 – Một số sĩ quan tiến hành phản binh biến tại kinh thành Trường An của triều Đường, Đường Chiêu Tông phục vị sau gần hai tháng bị buộc phải thiện vị cho trưởng tử Lý Dụ, tức ngày Ất Dậu (2) tháng 1 năm Tân Dậu.
1438 – Công đồng Florence đình chỉ Giáo hoàng Êugêniô IV.
1458 – 40.000 quý tộc Hungary tập hợp trên mặt sông Danube đóng băng, nhất trí lựa chọn Mátyás Corvin trở thành quốc vương của Hungary.
1634 – Hoàng đế La Mã Thần thánh Ferdinand II ra mật chiếu loại bỏ binh quyền của tướng Albrecht von Wallenstein, tổng tư lệnh quân đội của Quân chủ quốc Habsburg.
1772 – Nhà thám hiểm người Pháp Marc-Joseph Marion du Fresne trở thành người đầu tiên khám phá ra Quần đảo Crozet trên Ấn Độ Dương.
1848 – James Marshall tìm thấy một viên vàng nhỏ tại California, Hoa Kỳ, thông tin này gây ra Cơn sốt vàng California, thu hút rất nhiều người đổ xô đến tìm vàng.
1862 – Bucharest được tuyên bố là thủ đô của Các công quốc liên hiệp Moldavia và Wallachia, một chư hầu trên danh nghĩa của Đế quốc Ottoman.
1908 – Robert Baden-Powell tổ chức đội Thiếu sinh Hướng đạo đầu tiên tại Anh Quốc.
1911 – Nhân vật vô chính phủ Chủ nghĩa người Nhật Bản Kōtoku Shūsui bị treo cổ vì tội phản nghịch, nay được nhận định là một vụ án oan.
1915 – Tàu tuần dương bọc thép SMS Blücher của Đức bị lật và chìm do bị tàu Anh Quốc tấn công, khiến 747 đến 1.000 người thiệt mạng.
1918 – Hội đồng Ủy viên Nhân dân tại Nga ra sắc lệnh chuyển từ sử dụng lịch Julius sang lịch Gregory, theo đó sau ngày 31 tháng 1 là ngày 14 tháng 2.
1924 – Đại Nguyên soái Tôn Trung Sơn bổ nhiệm Tưởng Trung Chính là Ủy viên trưởng "Ủy ban trù bị Học hiệu quân quan Lục quân" nhằm lập nên học hiệu huấn luyện bồi dưỡng nhân tài quân sự, Tưởng Trung Chính sau đó thành lập nên Trường quân sự Hoàng Phố tại Quảng Châu.
1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Đồng Minh oanh tạc Bangkok, dẫn đến việc Thái Lan, đương thời nằm dưới sự kiểm soát của Nhật Bản, tuyên chiến với Hoa Kỳ và Anh Quốc.
1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Anh Quốc bắt đầu Chiến dịch Meridian nhằm vào mục tiêu là các mỏ dầu do quân Nhật chiếm giữ tại Palembang, trên đảo Sumatra.
1961 – Tai nạn của một máy bay B-52 tại Bắc Carolina, Hoa Kỳ, dẫn đến sự cố về bom nguyên tử.
1966 – Indira Gandhi chính thức bắt đầu nhiệm kỳ thủ tướng thứ năm của Ấn Độ.
1971 – Quân nhân Nhật Bản Yokoi Shoichi được tìm thấy trong rừng tại Guam, nơi ông ẩn nấp suốt từ Chiến tranh thế giới thứ hai.
1984 – Steve Jobs giới thiệu Macintosh 128K, loại máy tính cá nhân đầu tiên của Macintosh, dòng máy tính cá nhân đầu tiên được thương mại hóa thành công.
1986 – Tàu vũ trụ Voyager 2 bay vào trong 81.500 kilômét (50,600 dặm) từ các đám mây trên đỉnh sao Thiên Vương.
1989 – Phạm nhân người Mỹ Ted Bundy bị xử tử bằng ghế điện vì là thủ phạm sát hại hơn 30 phụ nữ.
2001 – Quốc kỳ Turkmenistan hiện tại được chính thức công nhận.
2003 – Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ chính thức bắt đầu hoạt động.
2011 – Một vụ đánh bom tự sát xảy ra tại Sân bay Quốc tế Domodedovo tại Nga khiến ít nhất 37 người thiệt mạng và 173 người bị thương.
Sinh
76 – Hadrianus, hoàng đế của Đế quốc La Mã (m. 138)
1712 – Friedrich II, quốc vương của Phổ (m. 1786)
1732 – Pierre Beaumarchais, nhà biên kịch người Pháp (m. 1799)
1776 – E.T.A. Hoffmann, luật gia và tác gia người Đức (m. 1822)
1779 – Elizabeth Alexeievna, hoàng hậu người Đức của Aleksandr I của Nga (m. 1826)
1813 – August, thành viên vương thất Württemberg, tướng lĩnh người Đức (m. 1885)
1828 – Ferdinand Cohn, nhà sinh học người Đức (m. 1898)
1848 – Vasily Surikov, họa sĩ người Nga, tức 12 tháng 1 theo lịch Julius (m. 1916)
1891 – Walter Model, nguyên soái người Đức (m. 1945)
1916 – Rafael Caldera, chính trị gia người Venezuela, tổng thống của Venezuela (m. 2009)
1930 – Trần Quang Khôi, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa
1933 – Lưu Kim Cương, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (m. 1968)
1940 – Joachim Gauck, chính trị gia người Đức, tổng thống của Đức
1941 – Dan Shechtman, nhà khoa học người Israel, đoạt giải Nobel
1947 – Michio Kaku, nhà vật lý học người Nhật Bản-Mỹ
1950 – Daniel Auteuil, tác gia người Pháp
1952 – Raymond Domenech, cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá người Pháp
1961 – Nastassja Kinski, diễn viên người Đức-Mỹ
1966 – Yelena Masyuk, nhà báo người Nga
1978 – Kristen Schaal, diễn viên và tác gia người Mỹ
1979 – Nghiêm Khoan, diễn viên, ca sĩ người Trung Quốc
1981 – Quang Lê, ca sĩ người Việt Nam-Mỹ
1986 – Ricky Ullman, diễn viên và ca sĩ người Israel-Mỹ
1987 – Luis Alberto Suárez, cầu thủ bóng đá người Uruguay
1989 – Ki Sung-Yueng, cầu thủ bóng đá người Hàn Quốc
1991 – Đinh Tiến Thành, cầu thủ bóng đá người Việt Nam
Không rõ – Hino Matsuri, mangaka người Nhật Bản
Mất
41 – Caligula, hoàng đế của Đế quốc La Mã (s. 12)
817 – Giáo hoàng Stêphanô IV
1850 – Tát Khắc Đạt thị, hoàng hậu của triều Thanh, tức ngày Ất Hợi (12) tháng 12 năm Kỉ Dậu (s. 1831)
1852 – Ján Kollár, tác gia, chính trị gia, nhà khảo cổ học, nhà tư tưởng người Slovak (s. 1793)
1875 – Nguyễn Phúc Tường Tĩnh, phong hiệu Xuân Vinh Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (s. 1828)
1878 – Pieter Bleeker, nhà ngư học kiêm nhà bò sát học người Hà Lan (s. 1819).
1890 – Nguyễn Quang Bích, thi nhân, thủ lĩnh nổi dậy người Việt Nam, tức 15 tháng 12 năm Canh Dần (s. 1832)
1896 – Albert von Memerty, tướng lĩnh người Đức (s. 1814)
1904 – Friedrich I, quân chủ của Công quốc Anhalt, sĩ quan Phổ (s. 1831)
1911 – Kōtoku Shūsui, nhân vật vô chính phủ Chủ nghĩa người Nhật Bản (s. 1871)
1920 – Amedeo Modigliani, họa sĩ và nhà điêu khắc người Ý (s. 1884)
1924 – Marie-Adélaïde, đại công tước của Luxembourg (s. 1894)
1939 – Thích Từ Phong, hòa thượng người Việt Nam, tức 5 tháng 12 năm Mậu Dần (s. 1864)
1965 – Winston Churchill, sĩ quan và chính trị gia người Anh, thủ tướng của Anh Quốc (s. 1874)
2007 – Chung Tấn Cang, tướng lĩnh người Việt Nam (s. 1926)
2007 – La Sương Sương, ca sĩ, nhạc sĩ người Việt Nam-Mỹ (s. 1972)
2011 – Hoàng Ngọc Hiến, nhà phê bình văn học người Việt Nam (s. 1930)
Những ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 25 tháng 1 là ngày thứ 25 trong lịch Gregory. Còn 340 ngày trong năm (341 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
41 – Sau một đêm đàm phán, Viện nguyên lão chấp thuận Claudius là Hoàng đế La Mã.
1533 – Quốc vương Henry VIII của Anh bí mật kết hôn với vợ thứ Anne Boleyn.
1554 – Các thầy tu dòng Tên khánh thành nhà thờ Pateo do Collegio tại làng São Paulo dos Campos de Piratininga, nay được xem là mốc hình thành nên São Paulo, thành phố lớn nhất tại Brasil.
1575 – Nhà hàng hải người Bồ Đào Nha Paulo Dias de Novais thành lập São Paulo da Assumpção de Loanda, với hàng trăm người định cư và bốn trăm binh sĩ, được xem là mốc hình thành thủ đô Luanda của Angola.
1755 – Nữ hoàng Elizaveta của Đế quốc Nga ra sắc lệnh thành lập Đại học Quốc gia Moskva, nay là trường đại học lớn nhất và lâu đời nhất ở Nga.
1879 – Tại Osaka, Asahi Shimbun được phát hành lần đầu tiên, nay là nhật báo lớn thứ hai của Nhật Bản
1915 – Alexander Graham Bell mở đầu dịch vụ điện thoại xuyên lục địa Hoa Kỳ đầu tiên, ông nói chuyện từ New York đến Thomas A. Watson tại San Francisco.
1924 – Thế vận hội mùa đông đầu tiên được khai mạc tại Chamonix trên khu vực dãy Anpơ thuộc Pháp.
1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Thái Lan tuyên chiến với Hoa Kỳ và Anh Quốc.
1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Trận Ardennes trên Mặt trận phía Tây kết thúc với chiến thắng quyết định của lực lượng Đồng Minh trước quân Đức.
1949 – Giải thưởng phim truyền hình Emmy đầu tiên được tổ chức tại Câu lạc bộ thể thao Hollywood, song chỉ giới hạn tác phẩm trong khu vực Los Angeles.
1955 – Liên Xô kết thúc tình trạng chiến tranh với Đức theo một sắc lệnh của Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao.
1961 – Bộ phim Một trăm linh một chú chó đốm được phát hành tại các rạp.
1971 – Idi Amin Dada lãnh đạo một cuộc đảo chính phế truất Milton Obote và trở thành tổng thống của Uganda.
1980 – Mẹ Teresa được trao tặng giải thưởng dân sự cao nhất của Ấn Độ là Bharat Ratna.
1981 – Tuyên án vụ án "Tập đoàn phản cách mạng Lâm Bưu-Giang Thanh" (Tứ nhân bang), Giang Thanh bị tuyên án tử hình song hoãn thi hành án trong hai năm.
2004 – Mikheil Saakashvili bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống Gruzia đầu tiên của ông.
2011 – Mở đầu loạt các cuộc biểu tình và phản đối ngoài đường phố và các hành vi bất tuân dân sự đã diễn ra tại Ai Cập.
Sinh
1477 – Anne, công tước của Brittany, vương hậu của Pháp (m. 1514)
1627 – Robert Boyle, nhà hóa học người Ireland (m. 1691)
1736 – Joseph Louis Lagrange, nhà toán học và thiên văn học người Ý-Pháp (m. 1813)
1759 – Robert Burns, thi nhân người Scotland (m. 1796)
1829 – Ông Ích Khiêm, tướng lĩnh triều Nguyễn, tức ngày 21 tháng 12 năm Mậu Tý (m. 1884)
1832 – Paul Bronsart von Schellendorff, tướng lĩnh Phổ (m. 1891)
1843 – Hermann Amandus Schwarz, nhà toán học người Đức (m. 1921)
1870 – Helge von Koch, nhà toán học người Thụy Điển (m. 1924)
1874 – William Somerset Maugham, tác gia và nhà biên kịch người Pháp-Anh Quốc (m. 1965)
1882 – Virginia Woolf, tác gia và nhà phê bình người Anh Quốc (m. 1941)
1892 – Takagi Takeo, tướng lĩnh người Nhật Bản (m. 1944)
1913 – Hoàng Hoa, chính trị gia người Trung Quốc (m. 2010)
1913 – Witold Lutosławski, nhà soạn nhạc và chỉ huy dàn nhạc người Ba Lan (m. 1994)
1915 – Ewan MacColl, ca sĩ, nhà sản xuất, diễn viên người Anh Quốc (m. 1989)
1917 – Ilya Prigogine, nhà hóa học người Nga, đoạt giải Nobel, tức 12 tháng 1 theo lịch Julius (m. 2003)
1928 – Eduard Shevardnadze, chính trị gia người Liên Xô-Gruzia, tổng thống của Gruzia
1933 – Corazon Aquino, chính trị gia người Philippines, tổng thống của Philippines (m. 2009)
1937 – Phêrô Nguyễn Văn Nho, giám mục người Việt Nam (m. 2003)
1938 – Etta James, ca sĩ người Mỹ (m. 2012)
1938 – Vladimir Vysotsky, ca sĩ, diễn viên, thi nhân người Liên Xô (m. 1980)
1942 – Eusébio, cầu thủ bóng đá người Mozambique-Bồ Đào Nha (m. 2014)
1947 – Tostão, cầu thủ bóng đá người Brasil
1949 – Paul Nurse, nhà di truyền học và sinh vật học người Anh Quốc, đoạt giải Nobel
1950 – Jean-Marc Ayrault, chính trị gia người Pháp, thủ tướng của Pháp
1953 – Anphongsô Nguyễn Hữu Long, giám mục người Việt Nam
1978 – Charlene, thành viên công thất Monaco
1980 – Xavi, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha
1980 – Michelle McCool, đô vật người Mỹ
1981 – Alicia Keys, ca sĩ, diễn viên người Mỹ
1982 – Noemi, ca sĩ, nhạc sĩ người Ý
1984 – Robinho, cầu thủ bóng đá người Brasil
1984 – Stefan Kießling, cầu thủ bóng đá người Đức
1985 – Hwang Jung Eum, diễn viên, ca sĩ người Hàn Quốc
Không rõ – Tonokawa Yūto, tác gia người Nhật Bản
1999 - Hoàng Húc Hi, ca sĩ Trung Quốc, thành viên nhóm nhạc WayV/NCT (nhóm nhạc).
Mất
389 – Grêgôriô thành Nazianzô, giám mục và nhà thần học Đông La Mã (s. 329)
477 – Genseric, quốc vương của Hungary (s. 389)
844 – Giáo hoàng Grêgôriô IV (s. 827)
1067 – Triệu Thự, tức Tống Anh Tông, hoàng đế triều Tống, tức ngày Đinh Tị (8) tháng 1 năm Đinh Mùi (s. 1032)
1138 – Giáo hoàng đối lập Anaclêtô II
1892 – Rudolf Walther von Monbary, tướng lĩnh Phổ (s. 1815)
1894 – Georg von der Gröben, tướng lĩnh Phổ (s. 1817)
1906 – Émile Boutmy, nhà khoa học chính trị và xã hội học người Pháp (s. 1835)
1933 – Hoàng Tích Chu, nhà báo người Việt Nam (s. 1897)
1947 – Al Capone, kẻ cướp người Mỹ (s. 1899)
1971 – Hermann Hoth, sĩ quan người Đức (s. 1885)
1990 – Ava Gardner, diễn viên người Mỹ (s. 1922)
2000 – Trầm Tử Thiêng, nhạc sĩ người Việt Nam-Mỹ (s. 1937)
2004 – Miklós Fehér, cầu thủ bóng đá người Hungary (s. 1979)
2005 – Philip Johnson, kiến trúc sư người Mỹ (s. 1906)
2010 – Ali Hassan al-Majid, sĩ quan quân đội và chính trị gia người Iraq (s. 1941)
2011 – Hà Ân, tác gia người Việt Nam (s. 1928)
Những ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 27 tháng 1 là ngày thứ 27 trong lịch Gregory. Còn 338 ngày trong năm (339 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
98 – Traianus kế vị cha nuôi Nerva làm hoàng đế La Mã; Đế quốc La Mã mở rộng tối đa dưới triều đại của ông.
661 – Đế quốc Rashidun sụp đổ khi Khalip Ali bin Abu Talib bị ám sát.
1142 – Tống Cao Tông và tể tướng Tần Cối cho độc sát tướng quân Nhạc Phi tại Đại lý tự Lâm An.
1606 – Âm mưu thuốc súng: Phiên tòa xét xử Guy Fawkes và các đồng mưu khác bắt đầu.
1820 – Đoàn thám hiểm người Nga dưới sự chỉ huy của Fabian Gottlieb von Bellingshausen và Mikhail Lazarev trên các tàu Vostok và Mirny khám phá ra châu Nam Cực và tiếp cận bờ biển của châu lục này.
1868 – Chiến tranh Mậu Thìn: Bắt đầu trận Toba-Fushimi giữa Mạc phủ Tokugawa và liên quân Tân chính phủ ủng hộ Thiên hoàng, tức 3 tháng 1 năm Mậu Thìn.
1869 – Chiến tranh Mậu Thìn: Dư đảng của Mạc phủ Tokugawa thành lập nên nước Cộng hòa Ezo tại Hakodate, quản lý đảo Hokkaidō, tức 15 tháng 12 năm Mậu Thìn.
1888 – Hội địa lý Quốc gia Hoa Kỳ được thành lập tại thủ đô Washington, D.C..
1939 – Nguyên mẫu XP–38 của máy bay tiêm kích Lockheed P-38 Lightning tiến hành chuyến bay đầu tiên.
1943 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Chiến dịch Ostrogozhsk-Rossosh kết thúc với thắng lợi chiến thuật của Liên Xô trước Đức Quốc xã.
1944 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Trận Leningrad kết thúc với thắng lợi của Liên Xô, thành phố Leningrad hoàn toàn thoát khỏi sự bao vây của Đức Quốc xã.
1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Hồng quân Liên Xô giải thoát các tù nhân còn lại trong Trại tập trung Auschwitz do Đức Quốc xã xây dựng trên lãnh thổ Ba Lan.
1965 – Tướng Nguyễn Khánh tiến hành đảo chính không đổ máu, lật đổ chính quyền dân sự của Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa Trần Văn Hương.
1968 – Hợp nhất 2 tỉnh Hưng Yên và Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng
1973 – Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được ký kết. Hai nhân vật chủ yếu trong cuộc đàm phán là Lê Đức Thọ và Henry Kissinger.
1983 – Thủ tướng Nhật Yasuhiro Nakasone đã nhấn nút thực hiện vụ nổ hoàn thành hầm dẫn hướng của Đường hầm Seikan nối liền Hokkaido và Honshu.
1995 – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập.
2010 – Cuộc khủng hoảng hiến pháp tại Honduras kết thúc khi Porfirio Lobo Sosa trở thành tổng thống.
2011 – Mùa xuân Ả Rập: Cách mạng Yemen 2011–2012 bắt đầu khi có trên 16 nghìn người biểu tình tuần hành tại thủ đô Sana'a.
2013 – 241 người thiệt mạng trong một hỏa hoạn hộp đêm Kiss tại thành phố Santa Maria, bang Rio Grande do Sul, Brasil.
2018 – Trận chung kết lịch sử cúp vô địch U23 Châu Á giữa ĐT U23 Việt Nam và ĐT U23 Uzbekistan. Đây là lần đầu tiên đội tuyển U23 của Việt Nam lọt vào đến chung kết của một giải đấu châu lục.
Sinh
1571 – Abbas I, shah của triều Safavid Ba Tư (m. 1629)
1756 – Wolfgang Amadeus Mozart, nhà soạn nhạc người Áo (m. 1791)
1807 – David Friedrich Strauß, nhà thần học và tác gia người Đức (m. 1874)
1809 – Lê Thị Lộc, phong hiệu Thất giai Quý nhân, thứ phi của vua Minh Mạng nhà Nguyễn (m. 1847)
1826 – Mikhail Yevgrafovich Saltykov-Shchedrin, tác gia và nhà báo người Nga, tức 15 tháng 1 theo lịch Julius (m. 1889)
1832 – Lewis Carroll, tác gia người Anh Quốc (m. 1898)
1848 – Tōgō Heihachirō, đô đốc người Nhật Bản, tức 22 tháng 12 năm Đinh Mùi (m. 1934)
1850 – Edward John Smith, thuyền trưởng người Anh Quốc (m. 1912)
1859 – Wilhelm II, hoàng đế của Đức (m. 1941)
1891 – Ilya Grigoryevich Ehrenburg, nhà báo và tác gia người Nga, tức 15 tháng 1 theo lịch Julius (m. 1967)
1893 – Tống Khánh Linh, chính trị gia người Trung Quốc, tức 10 tháng 12 năm Nhâm Thìn (m. 1981)
1902 – Khâu Thanh Tuyền, tướng lĩnh người Trung Quốc, tức 18 tháng 12 năm Tân Sửu (m. 1949)
1932 – Rimma Fyodorovna Kazakova, tác gia người Liên Xô (m. 2008)
1936 – Đinh Triệu Trung, nhà vật lý học người Mỹ, đoạt giải Nobel
1944 – Mairead Corrigan, nhà hoạt động người Ireland, đoạt giải Nobel
1955 – John Roberts, luật gia người Mỹ
1963 – Luigi Ambrosio, nhà toán học người Ý
1971 – Phạm Văn Phương, diễn viên người Singapore
1972 – Mark Owen, ca sĩ người Anh Quốc
1976 – Ahn Jung–Hwan, cầu thủ bóng đá người Hàn Quốc
1976 – Lâm Tâm Như, diễn viên, ca sĩ, nhà sản xuất người Đài Loan
1977 – Elena Vaenga, ca sĩ, nhạc sĩ, nhà soạn nhạc diễn viên người Nga
1979 – Rosamund Pike, diễn viên người Anh Quốc
1980 – Marat Safin, vận động viên quần vợt người Nga
1981 – Cindy Thái Tài, ca sĩ, diễn viên người Việt Nam
1987 – Lily Donaldson, người mẫu người Anh Quốc
1990 – Christoph Moritz, cầu thủ bóng đá người Đức
1993 – Yaya Sanogo, cầu thủ bóng đá người Pháp
Không rõ năm – Andō Natsumi, mangaka người Nhật Bản
Mất
98 – Nerva, hoàng đế của Đế quốc La Mã (s. 35)
457 – Marcianus, hoàng đế của Đế quốc Đông La Mã (s. 392)
661 – Ali bin Abu Talib, Khalip của Đế quốc Rashidun
672 – Giáo hoàng Vitalianô
1142 – Nhạc Phi, tướng lĩnh triều Tống tức 29 tháng 12 năm Tân Dậu (s. 1103).
1596 – Francis Drake, thuyền trưởng và nhà thám hiểm người Anh (s. 1540)
1688 – Bố Mộc Bố Thái, tức Hiếu Trang Văn hoàng hậu, thái hậu của triều Thanh, tức ngày Kỉ Tị (27) tháng 12 năm Đinh Mão (s. 1613)
1725 – Ái Tân Giác La Dận Nhưng, thái tử của triều Thanh, tức ngày Quý Mùi (14) tháng 12 năm Giáp Thìn (s. 1674)
1814 – Johann Gottlieb Fichte, triết gia người Đức (s. 1762)
1851 – John James Audubon, nhà điểu học và họa sĩ người Pháp–Mỹ (s. 1789)
1856 – Nguyễn Phúc Miên Sách, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1839)
1877 – Eugen của Württemberg, quý tộc và sĩ quan người Đức (s. 1846)
1881 – Wilhelm von Kanitz, tướng lĩnh người Đức (s. 1803)
1988 – Lê Văn Nghiêm, tướng lĩnh Quân lực Việt Nam Cộng hòa (sinh 1912)
1898 – Karl Gustav von Sandrart, tướng lĩnh người Đức (s. 1817)
1901 – Giuseppe Verdi, nhà soạn nhạc người Ý (s. 1813)
1924 – Hasegawa Yoshimichi, nguyên soái Nhật Bản, Tổng đốc Triều Tiên (s. 1850)
1951 – Carl Gustaf Emil Mannerheim, sĩ quan và chính trị gia người Phần Lan, tổng thống của Phần Lan (s. 1867)
1972 – Mahalia Jackson, ca sĩ người Mỹ (s. 1911)
1982 – Trần Văn Hương, chính trị gia người Việt Nam (s. 1902)
1983 – Louis de Funès, diễn viên người Pháp (s. 1914)
2008 – Suharto, chính trị gia người Indonesia, tổng thống của Indonesia (s. 1921)
2009 – John Updike, nhà văn và nhà phê bình văn học nghệ thuật người Mỹ (s. 1932)
2010 – J. D. Salinger, tác gia người Mỹ (s. 1919)
2013 – Phạm Duy, ca sĩ, nhạc sĩ người Việt Nam (s. 1921)
2013 – Stanley Karnow, nhà báo và sử gia người Mỹ (s. 1925)
2014 – Pete Seeger, ca sĩ người Mỹ (s. 1919)
2022 – Bích Chiêu, nữ ca sĩ người Việt Nam (s. 1942)
Ngày lễ và kỷ niệm
Ngày ký Hiệp định Paris
Ngày Thế giới tưởng niệm nạn nhân bị tàn sát chủng tộc (International Day of Commemoration in memory of the victims of the Holocaust) |
Phi X 174 (hay phi X) là tên của sinh vật ăn vi khuẩn (bacteriophage) đầu tiên được sắp chuỗi hoàn toàn genome của nó bởi nhà khoa học người Anh Fred Sanger và cộng sự năm 1977 .
Hình ảnh |
Ngày 28 tháng 1 là ngày thứ 28 trong lịch Gregory. Còn 337 ngày trong năm (338 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
1077 – Giáo hoàng Công giáo La Mã bãi bỏ Vạ tuyệt thông đối với Hoàng đế La Mã Thần thánh Heinrich IV.
1005 – Sứ giả Khiết Đan đem thệ thư dâng cho triều đình Bắc Tống, tức Thiền Uyên chi minh, hai bên không còn chiến tranh trong hơn 100 năm sau đó, tức ngày Ất Mùi (16) tháng 12 năm Giáp Thìn
1115 – Thủ lĩnh tộc Nữ Chân Hoàn Nhan A Cốt Đả xưng đế tại Hội Ninh, đặt quốc hiệu là Đại Kim, tức ngày Nhâm Thân (1) tháng 1 năm Ất Mùi.
1393 – Quốc vương Charles VI của Pháp gần như thiệt mạng khi trang phục của một số vũ công bắt lửa.
1547 – Edward VI mới chín tuổi khi trở thành quốc vương của Anh, ông là quân chủ Tin Lành đầu tiên của Anh.
1724 – Sa hoàng Pyotr I cho thành lập Viện Hàn lâm Khoa học Sankt-Peterburg, tiền thân của Viện Hàn lâm Khoa học Nga.
1813 – Tiểu thuyết Kiêu hãnh và định kiến của Jane Austen được phát hành lần đầu tại Anh Quốc.
1868 – Chiến tranh Mậu Thìn: Quân Mạc phủ giành chiến thắng trong Hải chiến Awa, tức 4 tháng 1 năm Mậu Thìn.
1871 – Chiến tranh Pháp-Phổ: Cuộc vây hãm Paris kết thúc với thất bại của Pháp, Pháp và Phổ đình chiến.
1887 – Tháp Eiffel được khởi công xây dựng theo thiết kế và chỉ đạo của kỹ sư người Pháp Alexandre Gustave Eiffel.
1915 – Một đạo luật của Quốc hội Hoa Kỳ thiết lập Tuần duyên Hoa Kỳ với địa vị là một nhánh của Quân đội Hoa Kỳ.
1918 – Nội chiến Phần Lan: Phiến quân chiếm giữ thủ đô Helsinki.
1918 – Hội đồng Uỷ viên nhân dân của Cộng hòa Xô viết Nga quyết định thành lập Hồng Quân với nòng cốt là Hồng vệ binh, tức ngày 15 tháng 1 theo lịch Julius.
1935 – Iceland là quốc gia đầu tiên mở đầu tiên hợp thức hoá việc nạo phá thai.
1941 – Hồ Chí Minh trở về nước tại Pác Bó (Cao Bằng) sau 30 năm bôn ba nước ngoài.
1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Chiến dịch tấn công Memel kết thúc khi quân Đức triệt thoái và quân Liên Xô làm chủ thành phố.
1955 – Người Pháp thành lập quân chủng vận tải và trinh sát trên không quy mô nhỏ Hàng không Lào, tiền thân của Không quân Hoàng gia Lào.
1965 – Nghị viện Canada thông qua một đạo luật lựa chọn mẫu thiết kế quốc kỳ hiện tại của quốc gia.
1985 – Ca khúc We Are the World được thu âm tại Henson Recording Studios, Los Angeles, Hoa Kỳ.
1986 – Tàu con thoi Challenger bị phá hủy sau khi bắt đầu sứ mệnh thứ 10, khiến 7 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.
Sinh
1457 – Henry VII, quốc vương của Anh (m. 1509)
1600 – Giáo hoàng Clêmentê IX (m. 1669)
1712 – Tokugawa Ieshige, tướng quân của Nhật Bản, tức 21 tháng 12 năm Tân Mão (m. 1761)
1717 – Mustafa III, sultan của Đế quốc Ottoman (m. 1774)
1829 – Gustav von Arnim, tướng lĩnh Phổ (m. 1909)
1833 – Charles George Gordon, tướng lĩnh và quản trị viên người Anh Quốc (m. 1885)
1838 – James Craig Watson, nhà thiên văn học người Canada-Mỹ (m. 1880)
1846 – Wilhelm von Kanitz, tướng lĩnh Phổ (m. 1912)
1853 – José Martí, nhà báo, nhà thp và nhà lý luận người Cuba (m. 1895)
1853 – Vladimir Solovyov, triết gia người Nga, tức 16 tháng 1 theo lịch Julius (m. 1900)
1887 – Arthur Rubinstein, nghệ sĩ dương cầm người Ba Lan-Mỹ (m. 1982)
1890 – Hoàng Thị Cúc, hoàng thái hậu của triều Nguyễn (m. 1980)
1912 – Jackson Pollock, họa sĩ người Mỹ (m. 1956)
1921 - Nhạc sĩ Xuân Tiên
1929 – Edith M. Flanigen, nhà hóa học người Mỹ
1934 – Mitr Chaibancha, diễn viên người Thái Lan (m. 1970)
1940 – Carlos Slim Helú, doanh nhân người Mexico
1944 – John Tavener, nhà soạn nhạc người Anh Quốc (m. 2013)
1948 – Charles Taylor, chính trị gia người Liberia, tổng thống của Liberia
1954 – Bruno Metsu, cầu thủ và nhà quản lý bóng đá người Pháp (m. 2013)
1954 – Rick Warren, mục sư và tác gia người Mỹ
1955 – Nicolas Sarkozy, chính trị gia người Pháp, tổng thống của Pháp
1962 – Abdelkader Aamara, chính trị gia người Maroc
1968 – Sarah McLachlan, ca sĩ, nghệ sĩ dương cầm, nhà sản xuất người Canada
1978 – Sheamus, đô vật và diễn viên người Ireland
1978 – Gianluigi Buffon, cầu thủ bóng đá người Ý
1978 – Jamie Carragher, cầu thủ bóng đá người Anh Quốc
1980 – Nick Carter, ca sĩ, nhà sản xuất, vũ công, diễn viên người Mỹ (Backstreet Boys)
1982 – Lee Yoo-ri, diễn viên người Hàn Quốc
1985 – Phạm Trưởng, ca sĩ người Việt Nam
1994 – Nguyễn Thị Mai Hưng, kỳ thủ cờ vua người Việt Nam
2001 - Vũ Minh Trọng
Mất
419 – Tư Mã Đức Tông, tức Tấn An Đế, hoàng đế của triều Đông Tấn, tức ngày Mậu Dần (17) tháng 12 năm Mậu Ngọ (s. 382)
814 – Charlemagne, hoàng đế La Mã (s. 742)
929 – Cao Quý Hưng, quân chủ nước Kinh Nam, tức ngày Bính Thìn (15) tháng 12 năm Mậu Tý
1547 – Henry VIII của Anh (s. 1491)
1621 – Giáo hoàng Phaolô V (s. 1550)
1864 – Benoit Clapeyron, nhà vật lý học và kỹ sư người Đức (s. 1799)
1889 – Đồng Khánh, hoàng đế triều Nguyễn, tức ngày 27 tháng 12 năm Mậu Tý (s. 1864)
1891 – Felipe Poey, nhà động vật học người Cuba (s. 1799).
1929 – Hans von Plessen, tướng lĩnh và giáo sĩ Phổ (s. 1841)
1939 – William Butler Yeats, nhà thơ người Ireland, đoạt giải Nobel (s. 1865)
1953 – James Scullin, chính trị gia người Úc, thủ tướng của Úc (s. 1876)
1968 – Ngô Lập Chi, nhà giáo, nhà cổ văn học người Việt Nam (s. 1888)
1975 – Antonín Novotný, chính trị gia người Tiệp Khắc, chủ tịch nước Tiệp Khắc (s. 1904)
1983 – Frank Forde, chính trị gia người Úc, thủ tướng của Úc (s. 1890)
1986 – Gregory Jarvis, Christa McAuliffe, Ronald McNair, Ellison Onizuka, Judith Resnik, Dịck Scobee, Michael J. Smith
1996 – Joseph Brodsky, nhà thơ người Nga-Mỹ, đoạt giải Nobel (s. 1940)
2001 – Vũ Bá Oai, võ sư người Việt Nam (s. 1903)
2002 – Astrid Lindgren, tác gia người Thụy Điển (s. 1907)
2002 – Ayşe Nur Zarakolu, tác gia và nhà hoạt động người Thổ Nhĩ Kỳ (s. 1946)
2007 – Hứa Vĩ Luân, diễn viên người Đài Loan (s. 1978)
2007 – Karel Svoboda, nhà soạn nhạc người Séc (s. 1938)
2010 – Đàm Thị Loan, sĩ quan người Việt Nam (s. 1926)
2021 – Cicely Tyson, diễn viên West Indies-Mỹ (s. 1924)
Những ngày lễ và kỉ niệm
1918, thành lập lực lượng Hồng Quân |
Ngày 29 tháng 1 là ngày thứ 29 trong lịch Gregory. Còn 336 ngày trong năm (337 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
757 – An Khánh Tự hợp mưu cùng những người khác sát hại cha là Hoàng đế Đại Yên-Thủ lĩnh loạn An Sử An Lộc Sơn nhằm kế vị, tức ngày 5 tháng 1 năm Đinh Dậu.
863 - Quân Nam Chiếu đánh chiếm Giao Chỉ, An Nam đô hộ Sái Tập của triều Đường nhảy xuống biển tự tử, tức ngày Canh Ngọ (7) tháng 1 năm Quý Mùi.
904 – Giáo hoàng Sergiô III ngưng nghỉ hưu để đoạt lấy quyền vị từ Giáo hoàng đối lập Christopher bị phế truất.
1258 – Quân Mông Cổ bị quân Đại Việt tập kích, bị thiệt hại nặng, rút lui khỏi Đông Bộ Đầu và Thăng Long (24 tháng 12 năm Đinh Tỵ).
1616 – Hai người Hà Lan Jacob le Maire và Willem Schouten đi thuyền vòng qua mũi Sừng ở cực nam quần đảo Tierra del Fuego tại Nam Mỹ
1856 – Nữ vương Victoria của Anh Quốc thành lập Huân chương Chữ thập Victoria.
1861 – Kansas được nhận làm tiểu bang thứ 34 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.
1871 – Chiến tranh Pháp-Phổ: Trận Pontarlier bắt đầu.
1877 – Chiến tranh Tây Nam bắt đầu tại Nhật Bản giữa triều đình trung ương và phiên Satsuma.
1886 – Karl Benz có bằng sáng chế cho ô tô chạy bằng xăng thành công đầu tiên.
1929 – Tiểu thuyết phản chiến Phía Tây không có gì lạ của cựu binh Đức Erich Maria Remarque được phát hành.
1943 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Trong ngày đầu tiên của Trận chiến đảo Rennell ở Quần đảo Solomon, lực lượng Nhật Bản phóng ngư lôi vào tàu tuần dương hạng nặng USS Chicago của Hoa Kỳ, khiến nó hư hại nặng.
1959 – Bộ phim Người đẹp ngủ trong rừng của Walt Disney lần đầu được công chiếu.
1964 – Thế vận hội Mùa đông IX được khai mạc tại thành phố Innsbruck của Áo.
1989 – Hungary trở thành quốc gia đầu tiên thuộc phe cộng sản thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc.
2002 – Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush mô tả "các chính thể tài trợ cho khủng bố" là một Trục ma quỷ, ông liệt kê ba nước Iraq, Iran và Triều Tiên.
2010 – Nguyên mẫu Chiến đấu cơ phản lực PAK FA của hãng Sukhoi Nga tiến hành chuyến bay đầu tiên từ sân bay Dzemgi ở vùng Khabarovsk tại Nga.
Sinh
919 – Da Luật Nguyễn, tức Liêu Thế Tông, hoàng đế triều Liêu, tức ngày Giáp Tý (25) tháng 12 năm Mậu Dần (m. 951)
1737 – Thomas Paine, tác gia, nhà hoạt động, nhà lý luận người Anh-Mỹ (m. 1809)
1824 – Oktavio Philipp von Boehn, tướng lĩnh Phổ (m. 1899)
1838 – Edward Morley, nhà khoa học người Mỹ (m. 1923)
1843 – William McKinley, Tổng thống Hoa Kỳ (m. 1901)
1847 – Hermann von Randow, tướng lĩnh Phổ (m. 1911)
1853 – Kitasato Shibasaburo, nhà vi khuẩn học người Nhật Bản, tức 20 tháng 12 năm Nhâm Tý (m. 1931)
1860 – Anton Pavlovich Chekhov, thầy thuốc và tác gia người Nga, tức 17 tháng 1 theo lịch Julius (m. 1904)
1866 – Romain Rolland, tác gia người Pháp, đoạt giải Nobel (m. 1944)
1877 – Georges Catroux, tướng lĩnh và nhà ngoại giao người Pháp (m. 1969)
1899 – Cù Thu Bạch, nhà hoạt động chính trị người Trung Quốc (m. 1935)
1945 – Ibrahim Boubacar Keïta, Thủ tướng Mali
1947 – Linda B. Buck, nhà sinh vật học người Mỹ, đoạt giải Nobel
1948 – Cristina Saralegui
1953 – Đặng Lệ Quân, ca sĩ người Đài Loan (m. 1995)
1953 – Hwang U-seok, nhà sinh vật học người Hàn Quốc
1954 – Oprah Winfrey, dẫn chương tình truyền hình, diễn viên, nhà sản xuất người Mỹ
1960 – Gia Carangi, người mẫu người Mỹ (m. 1986)
1961 – Mochizuki Minetarō, mangaka người Nhật Bản
1966 – Romário, cầu thủ bóng đá người Brasil
1970 – Heather Graham, diễn viên người Mỹ
1970 – Paul Ryan, chính trị gia người Mỹ
1982 – Adam Lambert, ca sĩ và diễn viên người Mỹ
1984 – Natalie du Toit, vận động viên bơi người Nam Phi
1985 – Isabel Lucas, diễn viên người Úc
1986 – Sotaro, diễn viên, người mẫu người Mỹ-Nhật
1988 – Jessica Iskandar, diễn viên người Indonesia
Mất
1119 – Giáo hoàng Gêlasiô II (s. 1060)
1820 – George III, quốc vương của Anh Quốc (s. 1738)
1899 – Alfred Sisley, họa sĩ người Pháp-Anh Quốc (s. 1839)
1907 – Nguyễn Phúc Thụy Thận, phong hiệu Bình Thạnh Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (s. 1829)
1907 – Trần Tế Xương, tác gia người Việt Nam (s. 1870)
1912 – Herman Bang, tác gia người Đan Mạch (s. 1857)
1933 – Sara Teasdale, thi nhân người Mỹ (s. 1884)
1934 – Fritz Haber, nhà hóa học người Đức, đoạt giải Nobel (s. 1868)
1944 – Nguyễn Thị Quang Thái, nhà hoạt động người Việt Nam (s. 1915)
1962 – Fritz Kreisler, nghệ sĩ violon và nhà soạn nhạc người Áo-Mỹ (s. 1875)
1963 – Robert Frost, thi nhân người Mỹ (s. 1874)
1992 – Đỗ Thế Chấp, quân nhân người Việt Nam (s. 1922)
1998 – Phan Văn Đường, quan cấp cao của Quân đội nhân dân Việt Nam (s. 1921)
2001 – Lê Dung, ca sĩ người Việt Nam (s. 1951)
2005 – Hoàng Phê, nhà ngôn ngữ học người Việt Nam (s. 1919)
2009 – Hélio Gracie, võ sư người Brasil (s. 1913)
2011 – Vũ Đình Hòe, luật sư, nhà báo, chính trị gia người Việt Nam (s. 1912)
2012 – Oscar Luigi Scalfaro, chính trị gia và quan toàn người Ý (s. 1918)
2014 – Trần Chung Ngọc, nhà vật lý học, tác gia người Việt Nam-Mỹ (s. 1931)
Những ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 30 tháng 1 là ngày thứ 30 trong lịch Gregory. Còn 335 ngày trong năm (336 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
1649 – Nội chiến Anh: Quốc vương Charles I bị xử chém vì tội phản quốc tại Luân Đôn.
1703 – Bốn mươi bảy Lãng nhân tiến công dinh thự của Kira Yoshinaka tại Edo, Nhật Bản để báo thù cho cái chết của sư phụ họ, tức ngày 14 tháng 12 năm Nhâm Ngọ.
1789 – Quân Tây Sơn giành thắng lợi trước quân Thanh, Quang Trung tiến vào Thăng Long, tướng Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy, tức 5 tháng 1 năm Kỉ Dậu.
1847 – Yerba Buena, California được đổi tên thành San Francisco.
1932 – Văn hóa Hòa Bình được công nhận chính thức theo đề xuất của Madeleine Colani
1933 – Adolf Hitler tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Đức.
1943 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Ngày thứ hai của Trận chiến đảo Rennell. Tàu tuần dương USS Chicago của Hoa Kỳ bị chìm.
1943 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Chiến dịch Tia Lửa trên Mặt trận Xô-Đức kết thúc với thắng lợi của Liên Xô.
1944 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Chiến dịch tấn công Nikopol–Krivoi Rog bắt đầu tại khu vực miền Tây Ukraina
1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Quân đội Hoa Kỳ và Du kích Philippines tiến hành cuộc đột kích giải thoát hơn 500 tù binh khỏi trại giam ở Cabanatuan, Philippines.
1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Tàu MV Wilhelm Gustloff chở những người tị nạn Đức bị chìm trên biển Baltic sau khi trúng ngư lôi của tàu ngầm Liên Xô, dẫn đến thảm họa hàng hải thảm khốc nhất từng được biệt đến.
1948 – Tín đồ Ấn Độ giáo quá khích Nathuram Godse bắn chết Mahatma Gandhi, nhà lãnh đạo chính trị và tinh thần của phong trào độc lập Ấn Độ, tại Delhi.
1964 – Tướng Nguyễn Khánh tiến hành đảo chính lật đổ chính phủ của Dương Văn Minh. Ông tự xưng là chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng kiêm Tổng tư lệnh quân đội của Việt Nam Cộng hòa.
1968 – Chiến tranh Việt Nam: Sự kiện Tết Mậu Thân bắt đầu khi quân Giải phóng miền Nam và Quân đội Nhân dân mở cuộc tấn công bất ngờ trên toàn miền Nam.
1972 – Pakistan rút khỏi Khối Thịnh vượng chung.
2005 – Tổng thống Venezuela Hugo Chávez lần đầu công bố ý định của mình về xây dựng Chủ nghĩa Xã hội thế kỷ XXI.
2007 – Microsoft phát hành đại trà Hệ điều hành Windows Vista.
Sinh
0133 – Didius Julianus, Hoàng đế La Mã (m. 193)
1816 – Nathaniel Prentiss Banks, chính trị gia người Mỹ (m. 1894)
1819 – Gustav Waldemar von Rauch, tướng lĩnh Phổ (m. 1890)
1832 – María Luisa Fernanda, Vương nữ của Tây Ban Nha (m. 1897)
1841 – Félix Faure, Tổng thống Pháp (m. 1899)
1844 – Moritz von Bissing, quý tộc và sĩ quan Phổ (m. 1917)
1852 – Ion Luca Caragiale, nhà biên kịch và nhà thơ người Romania (m. 1912)
1853 – Moriz von Lyncker, tướng lĩnh và chính trị gia người Đức (m. 1932)
1882 – Franklin D. Roosevelt, Tổng thống Hoa Kỳ (m. 1945)
1899 – Max Theiler, nhà virus học người Nam Phi, đoạt giải Nobel (m. 1972)
1903 – George Evelyn Hutchinson, nhà động vật học người Anh Quốc-Mỹ (m. 1991)
1915 – Joachim Peiper, sĩ quan người Đức (m. 1976)
1924 – Lloyd Alexander, tác gia người Mỹ (m. 2007)
1925 – Douglas Engelbart, nhà khoa học máy tính người Mỹ, phát minh ra chuột máy tính (m. 2013)
1926 – Vasili Arkhipov, sĩ quan Liên Xô (m. 1998)
1927 – Olof Palme, Thủ tướng Thụy Điển (m. 1986)
1932 – Inamori Kazuo, doanh nhân người Nhật Bản, sáng lập Kyocera
1937 – Vanessa Redgrave, Diễn viên người Anh Quốc
1938 – Islam Abdug‘aniyevich Karimov, chính trị gia người Liên Xô và Uzbekistan, Tổng thống Uzbekistan
1941 – Dick Cheney, Phó Tổng thống Hoa Kỳ
1948 – Ngô Đôn Nghĩa, chính trị gia người Đài Loan, Phó tổng thống Trung Hoa Dân Quốc
1949 – Peter Agre, thầy thuốc và nhà sinh vật học người Mỹ, đoạt giải Nobel
1951 – Phil Collins, ca sĩ, nhà sản xuất, Diễn viên người Anh Quốc
1968 – Felipe, thái tử của Tây Ban Nha
1974 – Christian Bale, Diễn viên người Anh Quốc
1975 – Juninho, cầu thủ bóng đá người Brasil
1981 – Dimitar Berbatov, cầu thủ bóng đá người Bulgaria
1981 – Peter Crouch, cầu thủ bóng đá người Anh Quốc
1987 – Arda Turan, cầu thủ bóng đá người Thổ Nhĩ Kỳ
1989 - Kang Han-na, diễn viên người Hàn Quốc
1993 – Thitipoom Techaapaikhun, diễn viên người Thái Lan
1995 - Marcos Llorente, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha
Mất
1649 – Charles I, quốc vương của Anh (s. 1600)
1730 – Pyotr II, hoàng đế của Đế quốc Nga, tức 19 tháng 1 theo lịch Julius (s. 1715)
1867 – Kōmei, thiên hoàng của Nhật Bản, tức 25 tháng 12 năm Bính Dần (s. 1831)
1928 – Johannes Fibiger, thầy thuốc người Đan Mạch, đoạt giải Nobel (s. 1867)
1948 – Mahatma Gandhi, nhà hoạt động chính trị người Ấn Độ (s. 1869)
1948 – Orville Wright, phi công người Mỹ (s. 1871)
1969 – Lý Tông Nhân, quân phiệt người Trung Quốc, quyền Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc (s. 1890)
1969 – Dominique Pire, thầy dòng người Bỉ, đoạt giải Nobel (s. 1910)
1991 – John Bardeen, nhà vật lý học người Mỹ, đoạt giải Nobel (s. 1908)
1994 – Pierre Boulle, tác gia người Pháp (s. 1912)
2003 – Lê Hoàng Phu, mục sư người Việt Nam (s. 1926)
2007 – Sidney Sheldon, tác gia và nhà biên kịch người Pháp (s. 1917)
2017 - Hoàng Dương, nhạc sĩ người Việt Nam (s. 1933)
Những ngày lễ và kỷ niệm
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân |
Ngày 31 tháng 1 là ngày thứ 31 trong lịch Gregory. Còn 334 ngày trong năm (335 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
314 – Bắt đầu giáo triều của Giáo hoàng Sylvestrô, giáo hoàng thứ 33 của Giáo hội Công giáo Rôma.
1542 – Chinh tướng Alvar Núñez Cabeza de Vaca trở thành người châu Âu đầu tiên khám phá thác Iguazu tại Nam Mỹ.
1606 – Âm mưu thuốc súng: Guy Fawkes bị hành quyết do âm mưu chống lại Quốc hội Anh và Quốc vương James I.
1856 – Nội chiến Hoa Kỳ: Robert E. Lee trở thành Tướng tư lệnh của Liên minh Miền Nam.
1928 – Lev Trotsky bị trục xuất tới Almaty, Kazakhstan.
1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Chiến dịch Mã Lai kết thúc với chiến thắng của Nhật Bản, quân Thịnh vương chung Anh triệt thoái tới Singapore
1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Trận Bataan bắt đầu tại Philippines giữa Đồng Minh và Nhật Bản.
1946 – Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lần đầu tiên phát hành tiền đồng, thay thế đồng bạc Đông Dương.
1958 – Nhà khoa học không gian người Mỹ James Van Allen phát hiện ra Vành đai bức xạ Van Allen.
1961 - Hoa Kỳ chính thức áp đặt lệnh cấm vận đối với Cuba… Và đến nay, lệnh cấm vận này vẫn còn có hiệu lực và là lệnh cấm vận thương mại lâu dài nhất trong lịch sử hiện đại...
1968 – Nauru giành được độc lập từ Úc.
1968 – Sự kiện Tết Mậu Thân: Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tấn công Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn vào sáng sớm. Và trong sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968, quân giải phóng miền Nam chiếm được kỳ đài (ở kinh thành Huế hay còn gọi là cột cờ Cố đô Huế) và lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được kéo lên trong 26 ngày đêm.
1977 – Tổng thống Pháp Valéry Giscard d'Estaing khánh thành Trung tâm nghệ thuật và văn hóa quốc gia Georges-Pompidou tại Paris.
1984 – Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á được thành lập với sáu thành viên là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.
1990 - Cửa hàng McDonald's đầu tiên xuất hiện ở trên quảng trường Pushkin của Moscow. Biểu tượng kết thúc của Liên Xô.
2013 – Vụ nổ Torre Ejecutiva Pemex tại Torre Ejecutiva Pemex tại thành phố Mexico khiến ít nhất 33 người thiệt mạng và trên 100 người bị thương.
2020 - Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland rời khỏi Liên minh châu Âu.
Sinh
877 – Vương Kiến, quốc vương của Cao Ly, tức 14 tháng 1 năm Đinh Dậu (m. 943)
1543 – Tokugawa Ieyasu, tướng quân của Nhật Bản, tức 26 tháng 12 năm Nhâm Dần (m. 1616)
1793 – Joseph Paul Gaimard, bác sĩ phẫu thuật, nhà động vật học người Pháp (m. 1858).
1797 – Franz Schubert, nhà soạn nhạc người Áo (m. 1828)
1820 – Eugen Ludwig Hannibal von Delitz, tướng lĩnh Phổ (m. 1888)
1841 – Paul von Collas, tướng lĩnh Phổ (m. 1910)
1868 – Theodore William Richards, nhà hóa học người Mỹ, đoạt giải Nobel (m. 1928)
1881 – Irving Langmuir, nhà hóa học người Mỹ, đoạt giải Nobel (m. 1957)
1902 – Alva Myrdal, nhà xã hội học và chính trị gia người Thụy Điển, đoạt giải Nobel (m. 1986)
1911 – Baba Vanga, nhà tiên tri mù người Bulgaria.
1919 – Jackie Robinson, cầu thủ bóng chày người Mỹ (m. 1972)
1929 – Rudolf Mößbauer, nhà vật lý học người Đức, đoạt giải Nobel (m. 2011)
1935 – Ōe Kenzaburo, tác gia người Nhật Bản, đoạt giải Nobel
1938 – Beatrix, nữ vương của Hà Lan
1941 – Jessica Walter, dien viên Mỹ (m. 2021)
1967 – Ôn Bích Hà, diễn viên người Hồng Kông
1967 – Vương Tổ Hiền, diễn viên người Đài Loan-Hồng Kông
1971 – Lee Young Ae, diễn viên người Hàn Quốc
1975 – Preity Zinta, diễn viên người Ấn Độ
1980 – Jurica Vranješ, cầu thủ bóng đá người Croatia
1981 – Justin Timberlake, ca sĩ, vũ công, diễn viên người Mỹ ('N Sync)
1984 – Vladimir Bystrov, cầu thủ bóng đá người Nga
1994 – Kenneth Zohore, cầu thủ bóng đá người Đan Mạch
1993 – Tristan Đỗ, cầu thủ bóng đá người Thái Lan-Pháp-Việt Nam
1995 – Sten Olmre, vận động viên bóng rổ người Estonia
1997 – Cho Mi-yeon, ca sĩ Hàn Quốc, thành viên nhóm nhạc (G)I-DLE
Mất
1435 – Chu Chiêm Cơ, tức Minh Tuyên Tông hay Tuyên Đức Đế, hoàng đế của triều Minh, tức ngày Ất Hợi (3) tháng 1 năm Ất Mão (s. 1398)
1606 – Guy Fawkes, binh sĩ người Anh (s. 1570)
1729 – Jakob Roggeveen, nhà thám hiểm người Hà Lan (s. 1659)
1828 – Alexander Ypsilantis, tướng lĩnh người Hy Lạp (s. 1792)
1844 – Henri Gatien Bertrand, tướng lĩnh người Pháp (s. 1773)
1856 – Đạt-lại Lạt-ma thứ 11 (s. 1838)
1888 – Gioan Bosco, thầy tu người Ý, sáng lập dòng Salêdiêng Don Bosco (s. 1815)
1892 – Charles Spurgeon, nhà thuyết giáo và truyền giáo người Anh Quốc (s. 1834)
1933 – John Galsworthy, tác gia và nhà soạn kịch người Anh Quốc, đoạt giải Nobel (s. 1867)
1955 – John Mott, lãnh đạo YMCA người Mỹ, đoạt giải Nobel (s. 1865)
1968 – Lê Tấn Quốc, quân nhân người Việt Nam
1968 – Trương Hoàng Thanh, quân nhân người Việt Nam
1969 – Meher Baba, guru và nhà thần bí người Ấn Độ (s. 1894)
1973 – Ragnar Frisch, nhà kinh tế học người Na Uy, đoạt giải Nobel (s. 1895)
2008 – Hoàng Châu Ký, nhà văn hóa, nhà văn, nhà nghiên cứu sân khấu người Việt Nam (s. 1921)
2011 – Nguyễn Tôn Nhan, tác giả người Việt Nam (s. 1948)
2013 – Giacôbê Nguyễn Văn Mầu, giám mục người Việt Nam (s. 1914)
Những ngày lễ và kỷ niệm
31 tháng 1 năm 2003: Gặp nhau cuối năm – Táo Quân lên sóng |
Ngày 1 tháng 2 là ngày thứ 32 trong lịch Gregory. Còn 333 ngày trong năm (334 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
772 – Giáo hoàng Ađrianô I tựu nhiệm.
1327 – Edward III đăng quang quốc vương Anh ở độ tuổi thiếu niên, song Quốc gia trên thực tế nắm dưới quyền cai trị của mẹ Isabelle và tình nhân Roger Mortimer của ông.
1662 – Trưởng quan Formosa của Công ty Đông Ấn Hà Lan là Frederick Coyett ký vào thư đầu hàng tướng phản Thanh phục Minh Trịnh Thành Công, kết thúc cuộc bao vây pháo đài Zeelandia kéo dài trong chín tháng và đặt dấu chấm hết cho Formosa thuộc Hà Lan, mở đầu thời kỳ Minh Trịnh trị Đài Loan, tức 13 tháng 12 năm Tân Sửu.
1790 – Phiên họp đầu tiên của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ được tiến hành tại thành phố New York.
1793 – Chiến tranh Cách mạng Pháp: Pháp tuyên chiến với Anh Quốc và Hà Lan.
1814 – Núi lửa Mayon tại Philippines phun trào, sát hại khoảng 1.200 người, đây là lần phun trào tàn phá nặng nề nhất của núi lửa này.
1835 – Chế độ nô lệ bị bãi bỏ tại Mauritius.
1861 – Nội chiến Hoa Kỳ: Texas ly khai khỏi Hợp chúng quốc.
1864 – Chiến tranh Schleswig lần thứ hai bùng nổ khi các lực lượng của Phổ và Áo vượt qua biên giới tiến vào xứ Schleswig thuộc Đan Mạch.
1884 – Quyển đầu tiên (A đến Ant) của Từ điển tiếng Anh Oxford được phát hành.
1887 – Ngày ra đời của Hollywood. Đến năm 1903, Hollywood được hưởng quy chế của một thành phố và năm 1910 được sáp nhập vào Los Angeles.
1908 – Quốc vương Carlos I của Bồ Đào Nha và con là Vương tử Luís Filipe bị sát hại tại thủ đô Lisboa.
1942 – Đài Tiếng nói Hoa Kỳ phát sóng lần đầu tiên với các chương trình nhằm vào những khu vực do phe Trục kiểm soát.
1958 – Cộng hòa Ả Rập Thống nhất được hình thành trên cơ sở liên minh giữa Cộng hòa Ai Cập và Cộng hòa Syria.
1968 – Chiến tranh Việt Nam: Eddie Adams quay phim và chụp ảnh sự việc Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Ngọc Loan hành hình sĩ quan Việt Cộng Nguyễn Văn Lém. Bức ảnh góp phần xây dựng Phong trào phản chiến trong Chiến tranh Việt Nam.
1972 – Kuala Lumpur trở thành một thành phố theo chiếu chỉ của Yang di–Pertuan Agong của Malaysia.
1974 – Kuala Lumpur trở thành một lãnh thổ liên bang của Malaysia.
1979 – Giáo chủ Ruhollah Khomeini về đến Tehran, Iran sau gần 15 năm lưu vong.
1982 – Sénégal và Gambia thành lập một liên minh lỏng lẻo mang tên Liên minh Sénégambia.
1999 – Mã Morse bị loại bỏ trong ngành thông tin hàng hải để thay vào đó là một hệ thống vệ tinh.
2003 – Phi thuyền không gian của NASA là Columbia nổ tung trong khi trở về bầu khí quyền của Trái Đất. 7 phi hành gia trên phi thuyền thiệt mạng.
2005 – Quốc vương Gyanendra của Nepal tiến hành một cuộc đảo chính nhằm đoạt lấy chính quyền dân chủ, trở thành Chủ tịch của Hội đồng bộ trưởng.
2009 – Jóhanna Sigurðardóttir bắt đầu nhiệm kỳ thủ tướng của Iceland, bà là người đứng đầu chính phủ đầu tiên công khai mình là người đồng tính luyến ái.
2013 – Tòa nhà cao nhất Liên minh châu Âu là The Shard tại Luân Đôn được mở cửa cho công chúng.
Sinh
1042 – Đỗ Đô, thiền sư nhà Lý, tức 9 tháng 1 năm Nhâm Ngọ (m. ?)
1394 – Nhất Hưu Tông Thuần, thiền sư người Nhật Bản, tức 1 tháng 1 năm Giáp Tuất (m. 1481)
1659 – Jakob Roggeveen, nhà thám hiểm người Hà Lan (m. 1729)
1864 – Sương Nguyệt Anh, nhà thơ, nhà báo người Việt Nam (m. 1921)
1871 – Gabriel Veyre, đạo diễn và nhiếp ảnh gia người Pháp (m. 1936)
1878 – Charles Tate Regan, nhà ngư học người Anh (m. 1943)
1894 – John Ford, đạo diễn và nhà sản xuất người Mỹ (m. 1973)
1901 – Clark Gable, diễn viên người Mỹ (m. 1960)
1902 – Langston Hughes, tác gia người Mỹ (m. 1967)
1902 – Nguyễn Phong Sắc, nhà hoạt động chính trị người Việt Nam (m. 1931)
1905 – Emilio G. Segrè, nhà vật lý học người Ý, đoạt giải Nobel (m. 1989)
1915 – Stanley Matthews, cầu thủ bóng đá người Anh Quốc (m. 2000)
1922 – Vũ Ngọc Hoàn, Y sĩ Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (m. 1993)
1930 – Hussein Muhammad Ershad, chính trị gia người Ấn Độ–Bangladesh, Tổng thống Bangladesh
1931 – Boris Yeltsin, chính trị gia người Liên Xô và Nga, Tổng thống Nga (m. 2007)
1932 – Nguyễn Văn Kiểm, tướng lĩnh Quân lực Việt Nam Cộng hòa (m. 1969)
1940 – Nguyễn Văn Trỗi, quân nhân đánh bom tự sát người Việt Nam (m. 1964)
1945 – Phaolô Nguyễn Thái Hợp, giám mục người Việt Nam
1946 – Thạch Tịnh, chính trị gia người Việt Nam
1952 – Roger Y. Tsien, nhà hóa sinh học người Mỹ
1957 – Jackie Shroff, diễn viên người Ấn Độ
1958 – Lương Gia Huy, diễn viên người Hồng Kông
1960 – Urasawa Naoki, mangaka người Nhật Bản
1965 – Sherilyn Fenn, diễn viên người Mỹ
1965 – Lý Quốc Hào, diễn viên và võ sĩ người Mỹ (m. 1993)
1965 – Stéphanie, Thân vương nữ của Monaco
1966 – Michelle Akers, cầu thủ bóng đá người Mỹ
1967 – Meg Cabot, tác gia người Mỹ
1969 – Gabriel Batistuta, vầu thủ bóng đá người Argentina
1969 – Brian Krause, diễn viên và nhà biên kịch người Mỹ
1972 – Leymah Gbowee, nhà hoạt động hòa bình người Liberia, đoạt giải Nobel
1972 – Christian Ziege, cầu thủ bóng đá người Đức
1972 – Giáng Son, nhạc sĩ và nhà soạn nhạc người Việt Nam
1973 – Óscar Pérez Rojas, cầu thủ bóng đá người Mexico
1973 – Ye Ji-won, diễn viên người Hàn Quốc
1978 – K'naan, nhà soạn nhạc và ca sĩ người Somalia–Canada
1984 – Darren Fletcher, cầu thủ bóng đá người Anh Quốc
1987 – Sebastian Boenisch, cầu thủ bóng đá người Ba Lan
1988 – Higashide Masahiro, diễn viên, người mẫu người Nhật Bản
1992 – Ichimichi Mao, diễn viên người Nhật Bản
1994 – Harry Styles, ca sĩ người Anh Quốc (One Direction)
1997 – Park Ji-hyo, thành viên nhóm nhạc Twice (nhóm nhạc) người Hàn Quốc
Mất
772 – Giáo hoàng Stêphanô III (s. 720)
1072 – Lý Thánh Tông, quân chủ triều Lý, tức ngày Canh Dần tháng 1 năm Nhâm Tý (s. 1023)
1328 – Charles IV, quốc vương của Pháp (s. 1294)
1590 – Catarina thành Ricci, trinh nữ người Ý được phong thánh (s. 1522)
1691 – Giáo hoàng Alexanđê VIII (s. 1610)
1851 – Mary Shelley, tác gia người Anh Quốc (s. 1797)
1865 – Nguyễn Phúc Miên Áo, tước phong Phú Bình Quận vương, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1817)
1895 – Nguyễn Phúc Miên Ôn, tước phong Nam Sách Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1833)
1903 – George Gabriel Stokes, nhà vật lý học người Anh Quốc (s. 1819)
1905 – Gustav Hermann von Alvensleben, tướng lĩnh Phổ (s. 1827)
1908 – Carlos I, quốc vương của Bồ Đào Nha (s. 1863)
1908 – Luís Filipe, vương tử của Bồ Đào Nha (s. 1887)
1922 – Yamagata Aritomo, nguyên soái và chính trị gia người Nhật Bản, thủ tướng của Nhật Bản (s. 1838)
1944 – Piet Mondrian, họa sĩ người Hà Lan (s. 1872)
1957 – Friedrich Paulus, tướng lĩnh người Đức (s. 1890)
1958 – Clinton Davisson, nhà vật lý học người Mỹ, đoạt giải Nobel (s. 1888)
1966 – Buster Keaton, tác gia người Mỹ (s. 1895)
1968 – Lê Thị Riêng, nhà hoạt động chính trị người Việt Nam (s. 1925)
1968 – Nguyễn Minh Hoàng, quân nhân người Việt Nam (s. 1940)
1976 – Werner Heisenberg, nhà vật lý học người Đức, đoạt giải Nobel (s. 1901)
1976 – George Whipple, thầy thuốc, nhà bệnh lý học người Mỹ, đoạt giải Nobel (s. 1878)
1986 – Alva Myrdal, nhà xã hội học và chính trị gia người Thụy Điển, đoạt giải Nobel (s. 1902)
2012 – Wisława Szymborska, nhà thơ người Ba Lan, đoạt giải Nobel (s. 1923)
Những ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 2 tháng 2 là ngày thứ 33 trong lịch Gregory. Còn 332 ngày trong năm (333 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
932 – Quốc vương nước Mân Vương Diên Quân mệnh con là Vương Kế Bằng nắm quyền cai quản quân phủ sự, còn bản thân trở thành một đạo sĩ, tức ngày Bính Tý (23) tháng 12 năm Tân Mão.
962 – Giáo hoàng Gioan XII tôn Otto I làm Hoàng đế La Mã Thần thánh đầu tiên sau gần 40 năm.
1421 – Minh Thành Tổ Chu Lệ tổ chức nghi lễ lập Thái Miếu, thụ triều hạ tại Bắc Kinh, Bắc Kinh chính thức trở thành thủ đô của triều Minh, tức ngày Giáp Tý (1) tháng 1 năm Tân Sửu.
1536 – Đoàn thám hiểm Tây Ban Nha dưới sự lãnh đạo của Pedro de Mendoza thành lập nên khu định cư Ciudad de Nuestra Señora Santa María del Buen Ayre, được xem là sự kiện hình thành nên thủ đô Buenos Aires của Argentina.
1611 – Nữ bá tước người Hungary Báthory Erzsébet bị xét xử vì tội sát hại 610 thiếu nữ nhằm lấy máu để uống và tắm để gìn giữ nét thanh xuân.
1848 – Chiến tranh Hoa Kỳ-México chính thức kết thúc với việc ký kết Hiệp ước Guadalupe Hidalgo, theo đó biên giới Texas kéo dài đến Rio Grande, Hoa Kỳ giành được quyền sở hữu một lãnh thổ rộng lớn nay thuộc các bang California, New Mexico, Arizona, Nevada, Utah, và một phần Wyoming cùng Colorado.
1864 – Chiến tranh Schleswig lần thứ hai: Quân đội Đan Mạch giành chiến thắng trong Trận Mysunde trước quân đội Phổ.
1868 – Các lực lượng ủng hộ Thiên hoàng chiếm Thành Osaka từ Mạc phủ Tokugawa và phóng hỏa đốt thành.
1889 – Nguyễn Phúc Bửu Lân trở thành hoàng đế thứ 10 của triều Nguyễn, đặt niên hiệu là Thành Thái.
1895 – Chiến tranh Thanh-Nhật: Quân đội Nhật Bản tiến vào Uy Hải vệ tại đông bộ Sơn Đông.
1899 – Hội nghị các thủ hiến Úc tổ chức tại Melbourne quyết định đặt thủ đô của quốc gia tại Canberra, địa điểm nằm giữa Sydney và Melbourne.
1900 – Samuel Langhorne Clemens lần đầu tiên chọn dùng bút hiệu Mark Twain, nguồn gốc từ những kỷ niệm lái tàu trên dòng sông Mississippi từ thuở nhỏ.
1922 – Tiểu thuyết Ulysses của nhà văn người Ireland James Joyce được phát hành.
1935 – Nhà phát minh người Mỹ Leonarde Keeler thử nghiệm máy phát hiện nói dối đầu tiên.
1943 – Trong thế chiến thứ hai, toán quân còn sót lại của lực lượng Đức Quốc xã từ trận chiến Stalingrad đầu hàng Xô Viết. Stalingrad được đổi tên thành Volgograd.
1971 – Idi Amin Dada thay thế Milton Obote trong vai trò nguyên thủ quốc gia của Uganda.
1971 – Công ước Ramsar được trình bày và thông qua bởi một số quốc gia tại một hội nghị ở Iran.
1974 – Máy bay chiến đấu F-16 Fighting Falcon của Hoa Kỳ có chuyến bay chính thức đầu tiên tại Trung tâm thử nghiệm bay Không quân tại California.
2004 – Vận động viên quần vợt người Thụy Sĩ Roger Federer trở thành tay vợt đơn nam hạng nhất, anh đứng ở hạng này trong thời gian kỷ lục là 237 tuần.
Sinh
1458 - Lê Ích Mộc,Trạng nguyên Việt Nam (m. 1538)
1649 – Biển Đức XIII, giáo hoàng thứ 245 của giáo hội Công giáo (m. 1730)
1717 – Gideon Ernst von Laudon, thống chế quân đội Áo (m. 1790)
1741 – Pigneau de Behaine, giáo sĩ người Pháp (m. 1799)
1754 – Charles-Maurice de Talleyrand-Périgord, Thủ tướng Pháp (m. 1838)
1775 – Cố Luân Hoà Hiếu, công chúa của nhà Thanh, tức 3 tháng 1 năm Ất Mùi (m. 1823)
1803 – Albert Sidney Johnston, tướng lĩnh người Mỹ (m. 1862)
1812 – Yevhen Hrebinka, nhà thơ người Nga, tức 21 tháng 1 theo lịch Julius (m. 1848)
1813 – Alexander August Wilhelm von Pape, tướng lĩnh Phổ (m. 1895)
1817 – Eduard Kuno von der Goltz, tướng lĩnh Phổ (m. 1897)
1832 – Nguyễn Phúc Thục Tuệ, phong hiệu Vĩnh Chân Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (m. 1854)
1841 – Eduard Linnemann, nhà hóa học người Đức (m. 1886)
1875 – Fritz Kreisler, nghệ sĩ violon và nhà soạn nhạc người Áo-Pháp-Mỹ (m. 1962)
1882 – James Joyce, tác gia người Ireland (m. 1941)
1885 – Mikhail Vasilyevich Frunze, nhà hoạt động chính trị tại Đế quốc Nga và Liên Xô, tức 21 tháng 1 theo lịch Julius (m. 1925)
1889 – Jean de Lattre de Tassigny, thống chế người Pháp (m. 1952)
1892 - Phan Kế Toại, Chính trị gia của Việt Nam (m. 1973)
1893 – Damdin Sükhbaatar, thủ lĩnh quân sự người Mông Cổ (m. 1923)
1901 – Jascha Heifetz, nghệ sĩ violon người Litva (m. 1987)
1905 – Ayn Rand, tác gia và triết gia người Nga-Mỹ (m. 1982)
1908 – Nguyễn Đức Cảnh, nhà hoạt động người Việt Nam (m. 1932)
1909 – Micae Nguyễn Khắc Ngữ, giám mục người Việt Nam (m. 2009)
1910 – Cơ Bằng Phi, chính trị gia người Trung Quốc (m. 2000)
1914 – Huỳnh Văn Nghệ, chính trị gia, sĩ quan người Việt Nam (m. 1977)
1915 – Saukam Khoy, Tổng thống Campuchia (m. 2008)
1916 – Xuân Diệu, nhà thơ người Việt Nam (m. 1985)
1917 – Đỗ Mười, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (m. 2018)
1923 - Lý Bá Hỷ, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (Mất 2015)
1926 – Valéry Giscard d'Estaing, Tổng thống Pháp
1929 – Đặng Hồi Xuân, chính trị gia người Việt Nam (m. 1988)
1929 – Giang Nam, nhà thơ người Việt Nam
1931 – Dries van Agt, Thủ tướng Hà Lan
1933 – Nguyễn Hà Phan, nhà chính trị người Việt Nam
1933 – Than Shwe, quốc trưởng Myanma
1941 – Lê Uyên Phương, nhạc sĩ người Việt Nam (m. 1999)
1943 - Thanh Sang, nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ cải lương Việt Nam (m. 2017)
1941 – Lee Redmond, kỷ lục gia người Mỹ
1944 – Norodom Ranariddh, thành viên vương thất, chính trị gia người Campuchia
1946 – Isaias Afewerki, Tổng thống Eritrea
1946 – Jang Sung-taek, chính trị gia ngươì Triều Tiên (m. 2013)
1947 – Farrah Fawcett, Diễn viên người Mỹ (m. 2009)
1949 – Phùng Quang Thanh, tướng lĩnh, chính trị gia người Việt Nam
1952 – Park Geun-hye, Tổng thống Hàn Quốc
1956 – Lê Quý Vương, tướng lĩnh công an người Việt Nam
1963 – Eva Cassidy, ca sĩ và nhạc sĩ người Mỹ (m. 1996)
1967 – Lê Công Tuấn Anh, Diễn viên người Việt Nam (m. 1996)
1977 – Shakira, ca sĩ, nhạc sĩ, nhạc công người Colombia
1982 – Han Ga In, Diễn viên, người mẫu người Hàn Quốc
1982 – Trần Thu Trang, nhà văn người Việt Nam
1987 – Gerard Piqué, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha
1987 – Victoria Song, ca sĩ người Trung Quốc, thành viên nhóm nhạc f(x) (nhóm nhạc)
1989 – Guillermo Rivera-Aránguiz, vận động viên quần vợt người Chile
1989 – Ivan Perišić, cầu thủ bóng đá người Croatia
Mất
1594 – Giovanni Pierluigi da Palestrina, nhà soạn nhạc người Ý (s. 1525)
1769 – Clêmentê XIII, giáo hoàng thứ 248 của giáo hội Công giáo (s. 1693)
1886 – David Hunter, tướng lĩnh người Mỹ (s. 1802)
1907 – Dmitri Mendeleev, nhà hóa học Nga (s. 1834)
1967 - Nguyễn Giác Ngộ, Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa
1970 – Bertrand Russell, triết gia, nhà toán học người Anh Quốc (s. 1872)
1980 – William Howard Stein, nhà hóa sinh học người Mỹ, đoạt giải Nobel (s. 1911)
1983 – Hằng Phương, nhà thơ người Việt Nam (s. 1908)
Những ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 3 tháng 2 là ngày thứ 34 trong lịch Gregory. Còn 331 ngày trong năm (332 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
301 – Thừa tướng Tư Mã Luân nhập cung và lên ngôi hoàng đế của triều Tấn, Tấn Huệ Đế Tư Mã Trung buộc phải xuất cư Kim Dung thành, tức ngày Ất Sửu (9) tháng 1 năm Tân Dậu.
535 – Hiếu Vũ Đế qua đời do uống phải rượu độc, Vũ Văn Thái và quần thần sau đó lập lập Nguyên Bảo Cự làm hoàng đế, Bắc Ngụy chính thức bị phân liệt thành Đông Ngụy và Tây Ngụy, tức ngày Quý Tị (15) tháng 12 nhuận năm Giáp Dần.
1690 – Thuộc địa Massachusetts phát hành Tiền giấy đầu tiên tại châu Mỹ.
1783 – Cách mạng Mỹ: Tây Ban Nha công nhận nền độc lập của Hoa Kỳ.
1809 – Lãnh thổ Illinois của Hoa Kỳ được thành lập.
1852 – Nội chiến Argentina: Trận Caseros.
1917 – Chiến tranh thế giới thứ nhất: Hoa Kỳ đoạn tuyệt quan hệ với Đức.
1930 – Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập tại Cửu Long, Hương Cảng thuộc Anh.
1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Hoa Kỳ và Thịnh vượng chung Philippines bắt đầu trận chiến nhằm tái chiếm Manila từ Đế quốc Nhật Bản.
1958 – Hiệp ước thành lập Liên minh kinh tế Benelux được ba nước Hà Lan, Bỉ, Luxembourg ký kết tại La Hay, Hà Lan.
1972 – Thế vận hội Mùa đông XI được khai mạc tại thành phố Sapporo, Nhật Bản.
1994 - Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bỏ hoàn toàn cấm vận Việt Nam và lập cơ quan liên lạc giữa hai nước.
Sinh
1721 – Friedrich Wilhelm von Seydlitz, tướng lĩnh người Phổ (m. 1773)
1807 – Joseph Johnston, tướng lĩnh người Mỹ (m. 1891)
1809 – Felix Mendelssohn, nghệ sĩ dương cầm, nhà soạn nhạc người Đức (m. 1847)
1820 – Nguyễn Phúc Miên Trinh, thành viên hoàng thất và thi sĩ triều Nguyễn, tức ngày 19 tháng 12 năm Kỷ Mão (m. 1897)
1874 – Gertrude Stein, nhà thơ, nhà sưu tập nghệ thuật người Mỹ (m. 1946)
1889 – Carl Theodor Dreyer, tác gia người Đan Mạch (m. 1968)
1898
- Hugo Alvar Henrik Aalto, kiến trúc sư người Phần Lan (m. 1976)
- Pavel Samuilovich Urysohn, nhà toán học người Nga và Liên Xô, tức 22 tháng 1 theo lịch Julius (m. 1924)
1899 – Lão Xá, tác gia và nhà biên kịch người Trung Quốc (m. 1966)
1915
- Boris Paichadze, cầu thủ bóng đá người Liên Xô, tức 22 tháng 1 theo lịch Julius (m. 1990)
- Hồ Văn Tố, Thiếu tướng Quân đội Việt Nam Cộng hòa (m. 1962)
1920 - George Armitage Miller, nhà tâm lý học Hoa Kỳ người tiên phong trong Tâm lý học nhận thức (m. 2012).
1947 – Paul Auster, tác gia người Mỹ
1958 – N. Gregory Mankiw, nhà kinh tế học người Mỹ
1959 – Chan Santokhi, chính trị gia người Surinam
1960
- Joachim Löw, cầu thủ và nhà quản lý bóng đá người Đức
- Huệ Anh Hồng, diễn viên người Hồng Kông
1963 – Vũ Đức Đam, chính trị gia người Việt Nam
1971 – Hong Seok-cheon, diễn viên người Hàn Quốc
1984 – Kim Joon, rapper, diễn viên, người mẫu người Hàn Quốc
1986 – Leandro Assumpção, cầu thủ bóng đá người Brasil
1987 – Cleiton Silva, cầu thủ bóng đá người Brasil
1988
- Kyuhyun, ca sĩ và diễn viên người Hàn Quốc (Super Junior)
- Gregory van der Wiel, cầu thủ bóng đá người Hà Lan
1989
- Slobodan Rajkovic, cầu thủ bóng đá người Serbia
- Ryne Sanborn, diễn viên người Mỹ
1990 – Sean Kingston, ca sĩ người Mỹ-Jamaica
Mất
13 – Vương Chính Quân, hoàng hậu và hoàng thái hậu của triều Hán, tức ngày Quý Sửu (4) tháng 2 năm Quý Dậu theo lịch triều Tân (s. 71 TCN)
403 – Tư Mã Đạo Tử, thành viên hoàng thất và chính trị gia triều Đông Tấn, tức ngày Canh Thân (26) tháng 12 năm Nhâm Dần (s. 364)
1451 – Murad II, sultan của Đế quốc Ottoman (s. 1404)
1468 – Johannes Gutenberg, thợ in, nhà xuất bản người Đức (s. 1398)
1820 – Gia Long, quân chủ triều Nguyễn (s. 1762).
1847 – Nguyễn Phúc Miên Quan, tước phong Kiến Tường công, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1827)
1862 – Jean-Baptist Biot, nhà vật lý học, thiên văn học và toán học người Pháp (s. 1774)
1862 – Carl Ludwig Blume, nhà thực vật học người Đức-Hà Lan (s. 1796)
1867 – Maximilian, quý tộc, nhà dân tộc học và tự nhiên người Đức (s. 1782)
1901 – Fukuzawa Yukichi, tác gia, dịch gia, doanh nhân người Nhật Bản (s. 1835)
1923 – Kuroki Tamemoto, tướng lĩnh người Nhật Bản (s. 1844)
1924 – Woodrow Wilson, Tổng thống Hoa Kỳ, đoạt giải Nobel (s. 1856)
1925 – Oliver Heaviside, nhà toán học và vật lý học người Anh Quốc (s. 1850)
1951 – Ái Tân Giác La Tải Phong, nhiếp chính vương của triều Thanh (s. 1883)
1959
Buddy Holly, ca sĩ và nghệ sĩ guitar người Mỹ (s. 1936)
Ritchie Valens, ca sĩ Mỹ (s. 1941)
1975 – Umm Kulthum, ca sĩ và diễn viên người Ai Cập (s. 1904)
1989 – John Cassavetes, dien viên Mỹ (s. 1929)
2005 – Zurab Zhvania, Thủ tướng Gruzia (s. 1963)
2008 – Đỗ Tất Lợi, nhà dược học người Việt Nam (s. 1919)
2012 – Lê Trí Viễn, nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học người Việt Nam (s. 1919)
2012 – Đỗ Tiến Tài, chính trị gia người Singapore (s. 1921)
Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1930). |
Ngày 4 tháng 2 là ngày thứ 35 trong lịch Gregory. Còn 330 ngày trong năm (331 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
266 – Ngụy Nguyên Đế Tào Hoán sai sứ giả dâng ngọc tỉ, thiện vị cho Tấn vương Tư Mã Viêm, kết thúc triều Tào Ngụy, tức ngày Nhâm Tuất (13) tháng 12 năm Ất Dậu.
960 – Sau khi tiến hành binh biến và buộc Hoàng đế Hậu Chu Sài Tông Huấn phải thiện vị, Tiết độ sứ Triệu Khuông Dận xưng đế, đặt quốc hiệu là Tống, tức ngày Ất Tị (5) tháng 1 năm Canh Thân.
1276 – Tròn 316 năm sau ngày nhà Tống thành lập, Kinh đô Lâm An của Nam Tống thất thủ với việc Tống Cung Đế dâng truyền quốc tỷ cho quân Nguyên và bỏ đế hiệu, tức ngày Giáp Thân (18) tháng 1 năm Bính Tý. (Sự kiện Lâm An thất thủ)
1567 – Dụ vương Chu Tái Hậu tức hoàng đế vị, trở thành hoàng đế thứ 13 của triều Minh, tức Mục Tông hay Long Khánh Đế, tức ngày Nhâm Tý (26) tháng 12 năm Bính Dần.
1703 – Tại Edo, Bốn mươi bảy Ronin tự sát theo nghi thức Seppuku.
1789 – George Washington được Đại cử tri đoàn nhất trí bầu làm Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên.
1794 – Cơ quan lập pháp Pháp bãi bỏ chế độ nô lệ trên toàn bộ lãnh thổ Pháp. Tuy nhiên, chế độ nô lệ được tái lập tại Tây Ấn thuộc Pháp vào năm 1802.
1899 – Câu lạc bộ thể thao SV Werder Bremen được thành lập với tên gọi Fußballverein Werder bởi một nhóm gồm 16 học sinh trung học hướng nghiệp.
1932 – Chiến tranh Trung-Nhật: Cáp Nhĩ Tân thất thủ trước Quân đội Đế quốc Nhật Bản.
1943 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Chiến dịch Sa mạc Tây tại Bắc Phi kết thúc với thắng lợi của Đồng Minh.
1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Hội nghị Yalta với sự tham gia của nguyên thủ ba cường quốc (Churchill, Roosevelt, và Stalin) được tổ chức tại cung điện Livadia gần thành phố Yalta, Ukraina, Liên Xô.
1948 – Ceylon (sau đổi tên thành Sri Lanka) trở thành quốc gia độc lập trong Khối Thịnh vượng chung Anh.
1969 – Yasser Arafat được bầu làm chủ tịch Ủy ban điều hành tổ chức Giải phóng Palestine (PLO).
1977 – Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam giải thể.
1980 – Giáo chủ Ruhollah Khomeini bổ nhiệm Abolhassan Banisadr làm tổng thống của Iran.
2003 – Cộng hoà Liên bang Nam Tư được chính thức đổi tên thành Serbia và Montenegro và thông qua bản hiến pháp mới.
2004 – Mạng xã hội Facebook được Mark Zuckerberg thành lập.
2022 - Đoạn Cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn trong đoạn cao tốc tổng thể Cầu Giẽ - Ninh Bình của Đường Cao tốc Bắc - Nam phía Đông đã chính thức khánh thành và được đi vào vận hành. Đây là dự án cao tốc đầu tiên của Dự án Cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 được vận hành chính thức.
Sinh
742 – Charlemagne, vua Pháp
982 – Lê Phụng Hiểu-Tướng nhà Lý (m. 1059).
1553 – Mori Terumoto, đại danh người Nhật Bản, tức 22 tháng 1 năm Quý Sửu (m. 1625)
1778 – Augustin Pyramus de Candolle, nhà thực vật học người Thụy Sĩ (m. 1841)
1795 – Jakob von Hartmann, tướng lĩnh người Đức (m. 1873)
1804 – Philipp Carl von Canstein, tướng lĩnh người Đức (m. 1877)
1841 – Clément Ader, nhà phát minh, kỹ sư người Pháp (m. 1925)
1847 – Remus von Woyrsch, Thống chế Phổ (m. 1920)
1871 – Friedrich Ebert, Tổng thống Đức (m. 1925)
1872 – Gotse Delchev, nhà cách mạng người Macedonia (m. 1903)
1875 – Ludwig Prandtl, nhà vật lý học người Đức (m. 1953)
1881 – Kliment Voroshilov, Nguyên soái Liên Xô, tức 23 tháng 1 theo lịch Julius (m. 1969)
1896 – Friedrich Hund, nhà vật lý học người Đức (m. 1997)
1897 – Ludwig Erhard, Thủ tướng Tây Đức (m. 1977)
1902 – Charles Lindbergh, phi công và nhà hoạt động người Mỹ (m. 1974)
1904 – Đặng Dĩnh Siêu, chính trị gia người Trung Quốc (m. 1992)
1911 – Trần Tiến, võ sư người Việt Nam (m. 2011)
1913 – Rosa Parks (m. 2005)
1921 – Lotfi A. Zadeh, nhà toán học, nhà khoa học máy tính người Azerbaijan-Mỹ
1923 – Conrad Bain, diễn viên người Canada-Mỹ (m. 2013)
1925 – Đinh Xuân Lâm, sử gia người Việt Nam
1925 – Stanley Karnow, nhà báo, sử gia người Mỹ (m. 2013)
1928 – Kim Yong-nam, chính trị gia người Triều Tiên
1948 – Marisol, ca sĩ, diễn viên Tây Ban Nha
1953 – Kitaro, nhà soạn nhạc người Nhật Bản
1971 – Eric Garcetti
1975 – Lưu Chí Hàn, diễn viên người Đài Loan
1975 – Natalie Imbruglia, ca sĩ Australia
1978 – Đoan Trang, ca sĩ người Việt Nam
1978 – Thúy Hạnh, người mẫu người Việt Nam
1982 – Kimberly Wyatt, ca sĩ, vũ công, diễn viên người Mỹ (The Pussycat Dolls)
1989 – Shogo Suzuki, diễn viên, nhạc sĩ người Nhật Bản
Mất
211 – Septimius Severus, Hoàng đế La Mã (s. 145)
708 – Giáo hoàng Sisinniô (s. 650)
1843 – Theodoros Kolokotronis, tướng lĩnh người Hy Lạp (s. 1770)
1882 – Nguyễn Phúc Miên Thích, tước phong Hậu Lộc Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1835)
1894 – Adolphe Sax, nhà thiết kế nhạc khí người Bỉ, phát minh Saxophone (s. 1814)
1906 – Maximilian von Hagenow, tướng lĩnh người Đức (s. 1844)
1928 – Hendrik Lorentz, nhà vật lý học người Hà Lan, đoạt giải Nobel (s. 1853)
1928 – Fritz Raschig, nhà hóa học, chính trị gia người Đức (s. 1863)
1971 – Nguyễn Vỹ, nhà báo, nhà thơ người Việt Nam (s. 1912)
1983 – Karen Carpenter, ca sĩ và tay trống người Mỹ (The Carpenters) (s. 1950)
1987 – Liberace, ca sĩ Mỹ (Mr. Showmanship) (s. 1919)
1987 – Carl Rogers, nhà tâm lý học người Mỹ (s. 1902)
1992 – Lisa Fonssagrives, người mẫu người Thụy Điển (s. 1911)
2001 – Iannis Xenakis, nhà soạn nhạc và kiến trúc sư người Hy Lạp (s. 1922)
2002 – Nông Quốc Chấn, nhà văn người Việt Nam (s. 1923)
2002 – Sigvard Bernadotte, nhà thiết kế công nghiệp, thành viên vương thất Thụy Điển (s. 1907)
2012 – Xuân Tâm, nhà thơ người Việt Nam (s. 1916)
2018 – Hoàng Vân, nhạc sĩ nhạc đỏ Việt Nam (s. 1930)
Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày ung thư thế giới |
Ngày 5 tháng 2 là ngày thứ 36 trong lịch Gregory. Còn 329 ngày trong năm (330 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
249 – Thừa cơ Hoàng đế Tào Phương cùng Đại tướng quân Tào Sảng thăm mộ Minh Đế, Tư Mã Ý phát động chính biến, đoạt thực quyền của triều Ngụy, tức ngày Giáp Ngọ (6) tháng 1 năm Kỉ Tị.
756 – Loạn An Sử: Sau khi chiếm được Lạc Dương, An Lộc Sơn xưng là Đại Yên hoàng đế, tức ngày Ất Mão (1) tháng 1 năm Bính Thân.
1576 – Chiến tranh tôn giáo Pháp: Henri IV từ bỏ đạo Công giáo Rôma tại Tours và tái gia nhập lực lượng Tin Lành.
1661 – Thuận Trị Đế Phúc Lâm của triều Thanh qua đời ở Dưỡng Tâm điện do mắc bệnh đậu mùa, Thái tử Huyền Diệp sau đó kế vị, tức Khang Hy Đế, tức ngày Đinh Tị (7) tháng 1 năm Tân Sửu.
1778 – Nam Carolina trở thành bang thứ nhì phê chuẩn Các điều khoản Hợp bang.
1783 – Bắt đầu chuỗi năm trận động đất tại vùng Calabria, Ý.
1818 – Karl XIV Johan đăng quang quân chủ của Thụy Điển và Na Uy.
1852 – Bảo tàng Ermitazh tại Sankt-Peterburg, Nga được mở cửa cho công chúng, nay là một trong những bảo tàng lớn nhất và cổ nhất trên thế giới.
1859 – Wallachia và Moldavia hợp nhất thành một thân vương quốc trong thành phần Đế quốc Ottoman, được xem là mốc khai sinh ra nước Romania hiện nay.
1885 – Quốc vương Leopold II của Bỉ thành lập Nhà nước Tự do Congo với địa vị là một thuộc địa cá nhân.
1909 – Nhà hóa học người Bỉ Leo Hendrick Baekeland tuyên bố tạo thành Bakelite, chất dẻo tổng hợp đầu tiên trên thế giới.
1936 – Phim hài Thời đại tân kỳ của Charlie Chaplin được công chiếu.
1946 – Đảng Thanh hữu Thiên Đạo được thành lập tại Triều Tiên với nền tảng là các tín đồ Thiên Đạo.
1958 – Gamal Abdel Nasser được bổ nhiệm làm tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Ả Rập Thống nhất.
1962 – Tổng thống Pháp Charles de Gaulle kêu gọi trao quyền độc lập cho Algérie.
Sinh
1817 – Bernhard von Schkopp, tướng lĩnh người Đức (m. 1904)
1828 – Nguyễn Phúc Tường Tĩnh, phong hiệu Xuân Vinh Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (m. 1875)
1836 – Tenshōin, phu nhân người Nhật Bản (m. 1883)
1842 – Karl von Wedel, tướng lĩnh và nhà ngoại giao người Đức (m. 1919)
1912 – Nguyễn Khang, họa sĩ người Việt Nam (m. 1989)
1913 – Nguyễn Khắc Viện, nhà khoa học và nhà hoạt động người Việt Nam (m. 1997)
1919 – Andreas Papandreou, kinh tế gia và chính trị gia người Hy Lạp, Thủ tướng Hy Lạp (m. 1996)
1932 – Cesare Maldini, cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá người Ý
1942 – Susan Hill, tác gia người Anh Quốc
1942 – Nguyễn Phúc Phương Dung, con gái của Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của Việt Nam và Hoàng hậu Nam Phương
1944 – Al Kooper, ca sĩ và nhà sản xuất người Mỹ
1946 – Chu Lai, nhà văn người Việt Nam
1946 – Charlotte Rampling, diễn viên người Anh Quốc
1948 – Sven-Göran Eriksson, cầu thủ bóng đá và nhà quản lý người Thụy Điển
1952 – Daniel Balavoine, ca sĩ và nhà sản xuất người Pháp (m. 1986)
1953 – Trần Quốc Vượng, nguyên Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
1965 – Gheorghe Hagi, cầu thủ bóng đá người Romania
1972 – Mary, thành viên vương thất Đan Mạch
1975 – Giovanni van Bronckhorst, cầu thủ bóng đá người Hà Lan
1976 – Tony Jaa, diễn viên và võ sư người Thái Lan
1977 – Pavel Novotny, diễn viên khiêu dâm người Séc
1981 – Lâm Chấn Huy, ca sĩ người Việt Nam
1982 – Rodrigo Palacio, cầu thủ bóng đá người Argentina
1982 – Phạm Đình Khánh Đoan, vận động viên điền kinh Việt Nam
1984 – Carlos Tévez, cầu thủ bóng đá người Argentina
1985 – Cristiano Ronaldo, cầu thủ bóng đá người Bồ Đào Nha
1985 – Paul Vandervort, ca sĩ và người mẫu người Mỹ
1987 – Trấn Thành, diễn viên, người dẫn chương trình người Việt Nam
1987 – Darren Criss, diễn viên và ca sĩ người Mỹ
1992 – Neymar, cầu thủ bóng đá người Brasil
1995 – Ratchanok Intanon, vận động viên cầu lông người Thái Lan
1995 – Adnan Januzaj, cầu thủ bóng đá người Bỉ-Albania
2002 – Davis Cleveland, diễn viên người Mỹ
2000 - Koo Jung-mo, ca sĩ, thành viên nhóm nhạc Cravity
2001 - Kim Min-ju, ca sĩ, cựu thành viên nhóm nhạc nữ IZ*ONE
2002 - Kang Tae-hyun, ca sĩ, thành viên nhóm nhạc nam Tomorrow X Together
2002 - Park Ji-sung, ca sĩ người Hàn Quốc, thành viên nhóm nhạc NCT
Mất
664 – Huyền Trang, cao tăng Trung Quốc, một trong bốn dịch giả lớn nhất, chuyên dịch kinh sách Phạn ngữ ra tiếng Hán (s. 602)
1597 – Phaolô Miki, chủng sinh Công giáo người Nhật Bản, được phong thánh (s. 1562)
1661 – Ái Tân Giác La Phúc Lâm, tức Thuận Trị Đế, hoàng đế của triều Thanh (s. 1638)
1807 – Pasquale Paoli, thủ lĩnh quân sự và chính trị gia người Corse (s. 1725)
1909 – Nguyễn Khuyến, quan viên, tác gia người Việt Nam (s. 1835)
1971 – Rákosi Mátyás, chính trị gia người Hungary (s. 1892)
1993 – Joseph L. Mankiewicz, nhà biên kịch, nhà sản xuất, đạo diễn người Mỹ (s. 1909)
1996 – Lâm Thanh Tường, chính trị gia người Singapore (s. 1933)
1999 – Wassily Leontief, nhà kinh tế học người Liên Xô và Nga, đoạt giải Nobel (s. 1906)
2013 - Hải Ninh, đạo diễn điện ảnh Việt Nam (s. 1931)
2020 - Kirk Douglas, diễn viên và nhà sản xuất phim người Mỹ (s. 1916)
2021 – Christopher Plummer, dien viên Canada (s. 1929)
Những ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 6 tháng 2 là ngày thứ 37 trong lịch Gregory. Còn 328 ngày trong năm (329 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
1649 – Nghị viện Scotland tuyên bố Charles II là quốc vương của Anh Quốc, song Nghị viện Anh và Nghị viện Ireland sau đó không làm như vậy.
1685 – James II trở thành quốc vương khi anh là Charles II qua đời.
1788 – Massachusetts trở thành bang thứ sáu phê chuẩn Hiến pháp Hoa Kỳ.
1833 – Othon trở thành quốc vương đầu tiên của Hy Lạp hiện đại.
1840 – Đại diện của Anh Quốc và các tù trưởng Maori ký kết Hiệp định Waitangi, thiết lập New Zealand làm một thuộc địa của Anh Quốc.
1851 – Cháy rừng cây bụi quy mô lớn tại khu vực đông nam của lục địa Úc, thiêu cháy một phần tư diện tích bang Victoria hiện nay.
1862 – Nội chiến Hoa Kỳ: Hải quân Hoa Kỳ giành được thắng lợi quân sự đầu tiên cho phe Liên bang trong Trận đồn Henry.
1899 – Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ: Thượng viện Hoa Kỳ phê chuẩn Hiệp định Paris, một hiệp định hòa bình giữa Hoa Kỳ và Tây Ban Nha.
1936 – Thế vận hội Mùa đông thứ IV khai mạc tại Garmisch-Partenkirchen, Đức
1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Chiến dịch Toropets–Kholm kết thúc với thắng lợi của Liên Xô.
1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Anh Quốc tuyên chiến với Thái Lan.
1952 – Elizabeth II trở thành nữ vương của Anh Quốc và các quốc gia Thịnh vượng chung khác.
1958 – Tám cầu thủ của Manchester United F.C. và 15 hành khách khác thiệt mạng trong Thảm họa hàng không München.
1965 – Chiến tranh Việt Nam: Trận tấn công Căn cứ không quân Pleiku.
1968 – Chiến tranh Việt Nam: Trận Làng Vây bắt đầu.
1998 – Sân bay quốc gia Washington được đổi tên thành Sân bay quốc gia Ronald Reagan Washington.
2000 – Chiến tranh Chechnya lần thứ hai: Nga chiếm thủ đô Grozny của Chechnya, buộc chính phủ ly khai Cộng hòa Chechnya Ichkeria phải lưu vong.
2006 – Stephen Harper nhậm chức Thủ tướng thứ 22 của Canada.
Sinh
885 – Thiên hoàng Daigo, Thiên hoàng của Nhật Bản, tức 18 tháng 1 năm Ất Tị (m. 930)
1611 – Chu Do Kiểm, tức Minh Tư Tông hay Sùng Trinh Đế, hoàng đế triều Minh, tức 24 tháng 12 năm Canh Tuất (m. 1644)
1664 – Mustafa II, sultan của Ottoman (m. 1703)
1756 – Aaron Burr, Phó Tổng thống Hoa Kỳ (m. 1836)
1833 – James Ewell Brown Stuart, sĩ quan quân đội Hoa Kỳ (m. 1864)
1834 – Wilhelm von Scherff, tướng lĩnh và tác gia người Đức (m. 1911)
1845 – Đỗ Huy Liêu, quan viên triều Nguyễn, tức 30 tháng 12 năm Giáp Thìn (m. 1891)
1872 – Robert Maillart, kỹ sư người Thụy Sĩ (m. 1940)
1892 – William P. Murphy, thầy thuốc người Mỹ, đoạt giải Nobel (m. 1987)
1908 – Edward Lansdale, sĩ quan quân đội Hoa Kỳ (m. 1987)
1911 – Ronald Reagan, cựu diễn viên, chính trị gia người Mỹ, Tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ (m. 2004)
1912 – Eva Braun, phu nhân của Adolf Hitler (m. 1945)
1913 – Mary Leakey, nhà nhân loại học người Anh Quốc (m. 1996)
1916 – Lê Khắc, kỹ sư, tướng lĩnh, chính trị gia người Việt Nam (m. 1990)
1924 – Kim Dung, tác gia người Hồng Kông
1932 – François Truffaut, diễn viên, đạo diễn người Pháp (m. 1984)
1941 – Bích Chiêu, nữ ca sĩ người Việt Nam (m. 2022)
1945 – Đào Đình Bình, chính trị gia người Việt Nam
1945 – Bob Marley, ca sĩ, tay trống người Jamaica-Mỹ (m. 1981)
1950
Natalie Cole, ca sĩ Mỹ (m. 2015)
Matsushita Susumu, họa sĩ truyện tranh người Nhật Bản
1966 – Rick Astley, ca sĩ Anh
1971 – Brian Stepanek, diễn viên người Mỹ
1976 – Công nương Marie của Đan Mạch, công nương của Đan Mạch. Vợ hiện tại của hoàng tử Joachim
1983 – Melrose Bickerstaff, người mẫu và nhà thiết kế thời trang người Mỹ
1985 – Nguyễn Vũ Phong, cầu thủ bóng đá người Việt Nam
1986 – Jung Yun-ho, ca sĩ, vũ công, diễn viên người Hàn Quốc (DBSK)
1987 – DJ Raiden
1995 – Moon Jong-up, ca sĩ, diễn viên người Hàn Quốc (B.A.P)
Mất
1497 – Johannes Ockeghem, nhà soạn nhạc người Bỉ (s. 1410)
1593 – Ōgimachi, thiên hoàng của Nhật Bản, tức 5 tháng 1 năm Quý Tỵ (s. 1517)
1685 – Charles II, quốc vương của Anh, Scotland, Ireland (s. 1630)
1695 – Ahmed II, sultan của Ottoman (s. 1643)
1740 – Giáo hoàng Clêmentê XII (s. 1652)
1804 – Joseph Priestley, nhà thần học người Anh (s. 1733)
1877 – Nguyễn Phúc Miên Thanh, tước phong Trấn Biên Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1830)
1899 – Leo von Caprivi, Thủ tướng Đức (s. 1831)
1918 – Gustav Klimt, họa sĩ người Áo (s. 1862)
1952 – George VI, quốc vương của Anh Quốc (s. 1895)
1981 – Friederike Luise xứ Hannover, vương hậu của Hy Lạp (s. 1917)
1993 – Arthur Ashe, vận động viên quần vợt người Mỹ (s. 1943)
1995 – Suzuki Choji, võ sư Karatedo người Nhật Bản
1998 – Falco, ca sĩ, nhạc sĩ người Áo (s. 1957)
2001 – Trần Văn Lắm, chính trị gia người Việt Nam (s. 1913)
2002 – Max Perutz, nhà sinh vật học người Áo, đoạt giải Nobel (s. 1914)
2013 – Chokri Belaid, luật gia và chính trị gia người Tunisia (s. 1964)
2016 – Birte Tove, diễn viên người Đan Mạch (s. 1945)
2020 – Lý Văn Lượng, một bác sĩ nhãn khoa người Trung Quốc công tác tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán, người đầu tiên phát hiện ra căn bệnh Covid-19. (s. 1985)
Ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 7 tháng 2 là ngày thứ 38 trong lịch Gregory. Còn 327 ngày trong năm (328 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
199 – Quân của Tào Tháo và Lưu Bị chiếm được thành Hạ Bì, bắt giữ Lã Bố trên Bạch Môn lâu rồi thắt cổ giết chết, tức ngày Quý Dậu (24) tháng 12 năm Mậu Dần.
457 – Leo I trở thành hoàng đế của Đông La Mã.
934 – Hậu Đường Mẫn Đế Lý Tòng Hậu phong tước Nam Bình vương cho Cao Tòng Hối và phong tước Sở vương cho Mã Hy Phạm, tức Nhâm Thìn (21) tháng 1 năm Giáp Ngọ.
1418 – Khởi nghĩa Lam Sơn chính thức phát động với mục đích lật đổ nền thống trị của triều Minh tại Giao Chỉ, tái lập nước Đại Việt, tức ngày 2 tháng 1 năm Mậu Tuất.
1435 – Thái tử Chu Kỳ Trấn tức hoàng đế vị khi mới 8 tuổi, tức Minh Anh Tông, tức ngày Nhâm Ngọ (10) tháng 1 năm Ất Mão.
1807 – Chiến tranh Liên minh thứ tư: Bắt đầu Trận Eylau giữa Pháp với liên quân Nga-Phổ.
1855 – Hiệp ước Shimoda được ký kết giữa Nhật Bản và Nga, tức ngày 21 tháng 12 năm Giáp Dần.
1914 – Phim Kid Auto Races at Venice được phát hành, nhân vật "Charlot" của diễn viên hài kịch Charlie Chaplin xuất hiện lần đầu tiên.
1915 – Chiến tranh thế giới thứ nhất: Trận hồ Masuren lần thứ hai bắt đầu.
1940 – Phim hoạt hình Pinocchio của Walt Disney được công chiếu.
1943 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Chiến dịch Ke kết thúc với việc quân đội Nhật Bản triệt thoái thành công khỏi đảo Guadalcanal.
1962 – Hoa Kỳ cấm mọi hoạt động xuất nhập khẩu đối với Cuba.
1964 – The Beatles lần đầu tiên đặt chân đến Mỹ. Sự xuất hiện của họ 2 ngày sau đó trên chương trình The Ed Sullivan Show đã khởi đầu cho "Cuộc xâm lăng của nước Anh".
1965 – Chiến tranh Việt Nam: Trận Dương Liễu - Đèo Nhông bắt đầu
1966 – Buổi phát hình đầu tiên lúc 19 giờ của Đài Truyền hình Việt Nam (Việt Nam Cộng hòa) và cũng là buổi phát hình đầu tiên trên toàn cõi Việt Nam.
1968 – Chiến tranh Việt Nam: Trận Làng Vây kết thúc với thắng lợi của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
1974 – Grenada giành độc lập từ Anh Quốc.
1979 – Sao Diêm Vương di chuyển cắt ngang quỹ đạo Sao Hải Vương lần đầu tiên kể từ khi cả hai được phát hiện.
1990 – Liên Xô tan rã: Ban Chấp hành Trung ương của Đảng Cộng sản Liên Xô chấp thuận từ bỏ độc quyền về quyền lực.
1992 – Hiệp ước Maastricht được ký kết tại Hà Lan, hình thành nên Liên minh châu Âu.
1998 – Thế vận hội Mùa đông XVIII khai mạc tại Nagano, Nhật Bản.
1999 – NASA phóng tàu vũ trụ Stardust từ Trạm không quân Mũi Canaveral.
2009 – Cháy rừng tại Victoria khiến 173 người thiệt mạng, đây là thảm họa tự nhiên tồi tệ nhất trong lịch sử của Úc.
2012 – Tổng thống Mohamed Nasheed của Maldives từ chức sau các cuộc biểu tình chống chính phủ.
Sinh
574 – Thánh Đức Thái tử của Nhật Bản, tức 1 tháng 1 năm Giáp Ngọ (m. 622)
1478 – Thomas More, chính trị gia và tác gia người Anh (m. 1535)
1812 – Charles Dickens, tác gia người Anh Quốc (m. 1870)
1841 – Otto von Grone, tướng lĩnh người Đức (m. 1907)
1870 – Alfred Adler, nhà tâm lý học người Áo (m. 1937)
1885 – Sinclair Lewis, tác gia và nhà biên kịch người Mỹ, đoạt giải Nobel (m. 1951)
1885 – Hugo Sperrle, nguyên soái người Đức (m. 1953)
1889 – Harry Nyquist, kỹ sư người Mỹ (m. 1976)
1905 – Ulf von Euler, nhà sinh lý học người Thụy Điển, đoạt giải Nobel (m. 1983)
1906 – Ái Tân Giác La Phổ Nghi, hoàng đế của triều Thanh và Mãn Châu Quốc, tức ngày 14 tháng 1 năm Bính Ngọ (m. 1967)
1906 – Oleg Antonov, nhà thiết kế máy bay người Liên Xô, tức 25 tháng 1 theo lịch Julius (m. 1984)
1909 – Hélder Câmara, tổng giám mục người Brasil (m. 1999)
1914 – Ramón Mercader, nhà hoạt động người Tây Ban Nha (m. 1978)
1926 – Konstantin Feoktistov, kỹ sư và phi hành gia người Liên Xô và Nga (d. 2009)
1952 – Hoàng Nhuận Cầm, nhà thơ người Việt Nam
1954 – Dieter Bohlen, ca sĩ và nhà sản xuất âm nhạc người Đức (Modern Talking)
1967 – Trương Mẫn, diễn viên người Hồng Kông
1968 – Porntip Nakhirunkanok, Hoa hậu Hoàn vũ 1988
1970 – Fukuzawa Hirofumi, diễn viên người Nhật Bản
1971 – Anita Tsoy, ca sĩ người Nga
1978 – Ashton Kutcher, người mẫu, diễn viên, nhà sản xuất người Mỹ
1978 – Daniel Van Buyten, cầu thủ bóng đá người Bỉ
1979 – Nhật Tinh Anh, ca sĩ người Việt Nam
1979 – Tawakkul Karman, nhà hoạt động người Yemen, đoạt giải Nobel
1984 – Kavin Elroy Bryan, cầu thủ người Jamaica
1990 – Neil Etheridge, cầu thủ bóng đá người Anh Quốc-Philippines
1990 – Hoa Thần Vũ, ca sĩ người Trung Quốc
1994 – Kim Jin-hwan (ca sĩ), ca sĩ Hàn Quốc, thành viên nhóm nhạc iKON
1996 – Hagiwara Mai, ca sĩ người Nhật Bản
Mất
199 – Lã Bố, tướng lĩnh Đông Hán, tức ngày Quý Dậu (24) tháng 12 năm Mậu Dần.
1691 – Nguyễn Phúc Thái, chúa Nguyễn thứ năm của Đàng Trong (s. 1650).
1799 – Ái Tân Giác La Hoằng Lịch, tức Càn Long Đế, hoàng đế triều Thanh, tức ngày Nhâm Tuất (3) tháng 1 năm Kỉ Mùi (s. 1711)
1878 – Giáo hoàng Piô IX (s. 1792)
1894 – Adolphe Sax, nhà thiết kế nhạc cụ người Bỉ (s. 1814)
1920 – Aleksandr Kolchak, đô đốc người Nga (s. 1874)
1933 – Konrad Ernst von Goßler, tướng lĩnh người Đức (s. 1848)
1960 – Igor Kurchatov, nhà vật lý học người Nga (s. 1903)
1979 – Josef Mengele, sĩ quan và bác sĩ người Đức (s. 1911)
1994 – Witold Lutosławski, nhà soạn nhạc và chỉ huy dàn nhạc người Ba Lan (s. 1913)
1999 – Hussein, quốc vương của Jordan (s. 1935)
2007 – Alan MacDiarmid, nhà hóa học người New Zealand, đoạt giải Nobel (s. 1927)
Những ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 8 tháng 2 là ngày thứ 39 trong lịch Gregory. Còn 326 ngày trong năm (327 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
266 – Sau khi được Tào Ngụy Nguyên Đế thiện vị, Tấn vương Tư Mã Viêm lập đài ở Nam Giao, lên ngôi hoàng đế, khởi đầu triều Tây Tấn, tức ngày Bính Dần (17) tháng 12 năm Ất Dậu.
421 – Constantius III trở thành đồng hoàng đế của Đế quốc Tây La Mã.
1347 – Cuộc nội chiến kéo dài 6 năm tại Đế quốc Đông La Mã kết thúc bằng một thỏa thuận chia sẻ quyền lực giữa Ioannes VI Kantakouzenos và Ioannes V Palaiologos.
1575 – Đại học Leiden được thành lập với khẩu hiệu Pháo đài tự do, là trường đại học cổ xưa nhất của Hà Lan.
1587 – Nữ vương Scotland Mary Stuart bị hành quyết vì bị nghi tham gia vào âm mưu ám sát họ hàng là Nữ vương Elizabeth I của Anh.
1601 – Bá tước xứ Essex Robert Devereux nổi dậy chống lại Nữ vương Anh Elizabeth I song nhanh chóng bị dập tắt.
1644 – Thủ lĩnh nổi dậy Lý Tự Thành xưng vương tại Tây An, đặt quốc hiệu là Đại Thuận, tức ngày Canh Dần (1) tháng 1 năm Giáp Thân.
1807 – Chiến tranh Liên minh thứ tư: kết thúc Trận Eylau giữa quân Pháp với quân Nga-Phổ.
1880 – Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ được thành lập.
1902 – Lương Khải Siêu thành lập "Tân Dân tùng báo" tại Yokohama, Nhật Bản nhằm ủng hộ chế độ quân chủ lập hiến cho Đại Thanh.
1904 – Nhật Bản tuyên chiến và bất ngờ tiến công lực lượng Nga tại Lữ Thuận Khẩu bằng ngư lôi, mở đầu Chiến tranh Nga-Nhật.
1910 – William D. Boyce hợp nhất Hội Nam Hướng đạo Mỹ.
1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Quân đội Nhật Bản đổ bộ vào Singapore, chiến đấu với lực lượng Anh Quốc.
1948 – Quân đội Nhân dân Triều Tiên được tuyên bố chính thức thành lập.
1950 – Cơ quan cảnh sát mật Stasi của Cộng hòa Dân chủ Đức được thành lập.
1971 – Chiến tranh Việt Nam: Lục quân Việt Nam Cộng hòa mở Chiến dịch Lam Sơn 719 nhằm cắt đứt tuyến đường Trường Sơn của quân miền Bắc.
1971 – Sàn giao dịch chứng khoán NASDAQ bắt đầu mở cửa giao dịch.
1984 – Thế vận hội Mùa đông 1984 khai mạc tại Sarajevo, Nam Tư.
1992 – Thế vận hội Mùa đông 1992 khai mạc tại Albertville, Pháp.
2002 – Thế vận hội Mùa đông 2002 khai mạc tại Salt Lake City, Utah, Hoa Kỳ.
2010 – Một loạt vụ tuyết lở xảy ra tại phía bắc Kabul, Afghanistan, khiến hơn một trăm người thiệt mạng.
Sinh
1405 – Konstantinos XI Palaiologos, hoàng đế của Đông La Mã (m. 1453)
1700 – Daniel Bernoulli, nhà toán học và vật lý học người Hà Lan-Thụy Sĩ (m. 1782)
1762 – Gia Long, Hoàng đế đầu tiên của nhà Nguyễn (m. 1820)
1820 – William T. Sherman, tướng lĩnh người Mỹ (m. 1891)
1828 – Jules Verne, nhà văn người Pháp (m. 1905)
1830 – Abdul Aziz, sultan của Ottoman (m. 1876)
1834 – Dmitri Mendeleev, nhà hóa học người Nga, tức 27 tháng 1 theo lịch Julius (m. 1907)
1880 – Franz Marc, họa sĩ người Đức (m. 1916)
1900 – Ivan Petrovich Ivanov-Vano, họa sĩ và đạo diễn phim hoạt hình Liên Xô, tức 27 tháng 1 theo lịch Julius (m. 1987)
1921 – Lana Turner, diễn viên người Mỹ (m. 1995)
1922 – Yuri Averbakh, kỳ thủ cờ vua người Liên Xô và Nga
1924 – Khamtai Siphandon, Chủ tịch nước Lào
1925 – Ngọc Bảo, nhạc sĩ ca sĩ người Việt Nam (m. 2006)
1928 – Vyacheslav Vasilyevich Tikhonov, diễn viên người Liên Xô (m. 2009)
1931 - Lâm Quang Thơ, Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (Mất 1985)
1931 – James Dean, diễn viên người Mỹ (m. 1955)
1932 – John Williams, nghệ sĩ piano, nhà soạn nhạc người Mỹ
1952 – Miêu Khả Tú, diễn viên người Hồng Kông
1954 – Ksor Phước, chính trị gia người Việt Nam
1960 – Benigno Aquino III, Tổng thống Philippines
1964 – Trinny Woodall, nhà thiết kế thời trang người Anh Quốc
1965 – Trương Vệ Kiện, diễn viên người Hồng Kông
1966 – Hristo Stoichkov, cầu thủ bóng đá Bulgaria
1972 – Paul Wight, đô vật người Mỹ
1977 – Dave Farrell, tay ghi-ta người Mỹ (Linkin Park)
1979 – Đặng Siêu, diễn viên người Trung Quốc
1982 – Erik Rhodes, diễn viên khiêu dâm người Mỹ
1985 – Phùng Ngọc Huy, diễn viên người Việt Nam
1990 – Trần Thị Thùy Dung, hoa hậu Việt Nam năm 2008
1992 – Carl Jenkinson, cầu thủ bóng đá người Anh Quốc-Phần Lan
1995 – Angela Phương Trinh, diễn viên, ca sĩ người Việt Nam
2001 – I.N, thành viên người Hàn Quốc của nhóm nhạc nam Stray Kids
Mất
1265 – Húc Liệt Ngột, quân chủ người Mông Cổ (s. 1217)
1587 - Mary của Scotland, nữ vương của Scotland, vương hậu của Pháp (s. 1542)
1725 – Pyotr I của Nga, sa hoàng của Nga, tức 28 tháng 1 theo lịch Julius (s. 1672)
1874 – David Friedrich Strauß, nhà thần học người Đức (s. 1808)
1912 – Wilhelm von Hahnke, thống chế của Phổ (s. 1833)
1918 – Louis Renault, luật gia và nhà giáo dục người Pháp, đoạt giải Nobel (s. 1843)
1921 – Pyotr Kropotkin, nhà động vật học, nhà địa lý, nhà ngữ văn học người Nga (s. 1842)
1946 – Felix Hoffmann, nhà hóa học người Đức (s. 1868)
1957 – John von Neumann, nhà toán học và vật lý học người Hungary-Mỹ (s. 1903)
1975 – Sir Robert Robinson, nhà hóa học người Anh Quốc, đoạt giải Nobel (s. 1886)
1979 – Dennis Gabor, nhà vật lý học người Hungary-Anh Quốc, đoạt giải Nobel (s. 1900)
1998 – Halldór Laxness, tác gia người Iceland, đoạt giải Nobel (s. 1902)
2002 – Vương Đỉnh Xương, Tổng thống Singapore (s. 1936)
2007 – Nguyễn Hữu Đang, nhà báo, chính khách người Việt Nam (s. 1913).
2007 – Anna Nicole Smith, người mẫu người Mỹ (s. 1968).
2017 – Nguyễn Cảnh Toàn, Giáo sư toán học người Việt Nam (s. 1926). |
Ngày 9 tháng 3 là ngày thứ 40 trong lịch Gregory. Còn 325 ngày trong năm (326 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
474 – Zeno đăng quang đồng hoàng đế của Đế quốc Đông La Mã.
1234 – Triều Kim diệt vong với việc Kim Mạt Đế Hoàn Nhan Thừa Lân tử chiến trước liên quân Mông-Tống chưa đầy một ngày sau khi đăng cơ, ông cũng là hoàng đế ở ngôi ngắn nhất trong lịch sử Trung Quốc, tức ngày Kỉ Dậu (10) tháng 1 năm Giáp Ngọ.
1468 – Công tước Sigismund và Giám mục Tullbeck đã cử hành lễ đặt viên đá đầu tiên cho Nhà thờ Đức Bà München mới.
1621 – Grêgôriô XV trở thành giáo hoàng thứ 234 của giáo hội công giáo La Mã.
1796 – Càn Long chính thức thoái vị, nhường lại ngôi hoàng đế triều Thanh cho con là Ngung Diễm, tức Gia Khánh, tức ngày Mậu Thân (1) tháng 1 năm Bính Thìn.
1825 – Sau khi không có ứng cử viên nào giành được đa số phiếu đại cử tri đoàn trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1824, Hạ viện Hoa Kỳ lựa chọn John Quincy Adams làm Tổng thống Hoa Kỳ.
1861 – Nội chiến Hoa Kỳ: Jefferson Davis được bầu làm tổng thống lâm thời của Liên minh quốc châu Mỹ trong Hội nghị Liên minh tại Montgomery, Alabama.
1895 – Một người Mỹ tên là William G. Morgan tạo ra một môn thể thao gọi là "Mintonette", môn thể thao sau được gọi là Bóng chuyền.
1900 – Giải quần vợt đồng đội quốc tế Cúp Davis lần đầu tiên được tổ chức.
1904 – Chiến tranh Nga-Nhật: Hải chiến cảng Lữ Thuận giữa Hải quân Đế quốc Nga và Hải quân Đế quốc Nhật Bản kết thúc.
1904 – Chiến tranh Nga-Nhật: Quân Nhật Bản giành thắng lợi trước quân Nga trong Hải chiến vịnh Chemulpo ở vùng biển phía tây Hàn Quốc.
1920 – Theo các điều khoản của Hiệp định Svalbard, quốc tế công nhận chủ quyền của Na Uy đối với quần đảo Svalbard ở vùng Bắc Cực, và xác định quần đảo là một khu phi quân sự.
1922 – Brasil trở thành một thành viên của Công ước Bern về bảo hộ quyền tác giả.
1929 – Thành viên của Việt Nam Quốc dân đảng ám sát trùm mộ phu người Pháp là Bazin, khiến chính phủ Đông Dương thuộc Pháp tiến hành trấn áp.
1943 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Sĩ quan Hoa Kỳ Alexander Patch nhận ra quân Nhật Bản đã đi khỏi và công bố Guadalcanal an toàn cho lực lượng Đồng Minh, đánh dấu Chiến dịch Guadalcanal kết thúc.
1959 – Đơn vị tên lửa chiến lược Tên lửa R-7 được triển khai tại Plesetsk, tây bắc Liên Xô.
1964 – Ban nhạc Anh Quốc Beatles xuất hiện lần đầu trong The Ed Sullivan Show, tạo nên kỉ lục với 73 triệu khán giả.
1965 – Chiến tranh Việt Nam: Toán lính Mỹ đầu tiên được gửi đến Nam Việt Nam.
1969 – Chuyến bay thử đầu tiên của Boeing 747 được diễn ra.
Sinh
1441 – Ali-Shir Nava'i, nhà thơ, nhà ngôn ngữ học, họa sĩ người Đột Quyết Trung Á (m. 1501)
1737 – Thomas Paine, triết gia, tác gia, nhà hoạt động người Anh Quốc-Mỹ (m. 1809)
1739 – Trịnh Sâm, vị chúa thứ 8 của vương tộc Trịnh cầm quyền ở miền Bắc Đại Việt thời Lê Trung hưng (m. 1782)
1773 – William Henry Harrison, tổng thống Hoa Kỳ thứ 9 (m. 1841)
1783 – Vasily Zhukovsky, nhà thơ người Nga, tức 29 tháng 1 theo lịch Julius (m. 1852)
1816 – Alfred Ludwig von Degenfeld, tướng lĩnh và chính trị gia người Đức (m. 1888)
1830 – Abdul Aziz, sultan của Ottoman (m. 1876)
1846 – Wilhelm Maybach, doanh nhân người Đức, thành lập Maybach (m. 1929)
1846 – Leopold, thành viên vương thất Bayern, nguyên soái người Đức (m. 1930)
1867 – Natsume Sōseki, tác gia người Nhật Bản, tức 5 tháng 1 năm Đinh Mão (m. 1916)
1885 – Alban Berg, nhà soạn nhạc người Áo (m. 1935)
1907 – Trường Chinh, tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (m. 1988)
1928 – Rinus Michels, cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá người Hà Lan (m. 2005)
1931 – Josef Masopust, cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá người Tiệp Khắc
1940 – John Maxwell Coetzee, nhà văn người Nam Phi, đoạt giải Nobel
1943 – Joseph Stiglitz, nhà kinh tế học người Mỹ, đoạt giải Nobel
1945 – Mia Farrow, diễn viên Mỹ
1946 – Jim Webb, chính trị gia người Mỹ
1951 – Adachi Mitsuru, mangaka người Nhật Bản
1963 – Vưu Khải Hiền, ca sĩ, nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc Malaysia
1979 – Chương Tử Di, diễn viên người Trung Quốc
1980 – Angelos Charisteas, cầu thủ bóng đá người Hy Lạp
1981 – Tom Hiddleston, diễn viên người Anh Quốc
1984 – Hàn Canh, ca sĩ, diễn viên, vũ công người Trung Quốc (Super Junior)
1986 – Choi Jin-hyuk, diễn viên người Hàn Quốc
1988 – Lotte Friis, kình ngư người Đan Mạch
1989 – Ngô Già Khánh, vận động viên bi-a người Đài Loan
1995 - Johnny Suh, ca sĩ, diễn viên, người mẫu, vũ công, thành viên người Mỹ (NCT)
Mất
1199 – Minamoto no Yoritomo, tướng quân của Nhật Bản, tức 13 tháng 1 năm Kỉ Mùi (s. 1147)
1234 – Hoàn Nhan Thủ Tự, tức Ai Tông, hoàng đế của triều Kim, tức ngày Kỉ Dậu (10) tháng 1 năm Giáp Ngọ.
1234 – Hoàn Nhan Thừa Lân, hoàng đế của triều Kim.
1640 – Murad IV, sultan của Ottoman (s. 1612)
1881 – Fyodor Dostoevsky, tác gia người Nga, tức 28 tháng 1 theo lịch Julius (s. 1821)
1961 - Trần Văn Soái, tướng lĩnh người Việt Nam (sinh 1889)
1977 – Sergey Ilyushin, nhà thiết kế máy bay người Liên Xô (s. 1894)
1984 – Yuri Andropov, tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô (s. 1914)
1989 – Osamu Tezuka, mangaka người Nhật Bản (b. 1928)
1994 – Howard Martin Temin, nhà di truyền học người Mỹ, đoạt giải Nobel (s. 1934)
1995 – J. William Fulbright, chính trị gia người Mỹ (s. 1905)
1996 – Yun Chi-Young, chính trị gia người Hàn Quốc (s. 1898)
2001 – Herbert A. Simon, nhà kinh tế học người Mỹ, đoạt giải Nobel (s. 1916)
2002 – Margaret, thành viên vương thất Anh Quốc (s. 1930)
2005 – Khánh Băng, nhạc sĩ Việt Nam (s. 1935)
2013 – Fukuda Keiko, võ sư người Nhật Bản-Mỹ (s. 1913)
2022 – Y Phương, nhà văn người Việt Nam (s. 1948)
Những ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 10 tháng 2 là ngày thứ 41 trong lịch Gregory. Còn 324 ngày trong năm (325 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
589 – Quân Tùy tiến vào kinh thành Kiến Khang của Trần, bắt giữ hoàng đế Trần Thúc Bảo, kết thúc thời kỳ Nam-Bắc triều, tức ngày Giáp Thân (20) tháng 1 năm Kỉ Dậu.
1258 – Bagdad thất thủ trước quân đội Mông Cổ dưới quyền Húc Liệt Ngột Hãn, Đế quốc Abbas bị tiêu diệt.
1306 - Robert the Bruce sát hại John Comyn bên trong Thánh đường Greyfriars tại Dumfries, mở đầu một cuộc khởi nghĩa trong nỗ lực giành độc lập của Vuơng quốc Scotland.
1355 - Cuộc bạo loạn Ngày Thánh Scholastica nổ ra tại Oxford, Anh trong hai ngày. Ước tính 63 học giả và 30 dân thường thiệt mạng.
1502 - Nhà thám hiểm Vasco da Gama khởi hành từ Lisboa, Bồ Đào Nha để bắt đầu chuyến hải trình thứ hai đến Ấn Độ.
1567 - Lord Darnley, vị phu quân thứ hai của Mary, Nữ hoàng Scotland, bị tìm thấy thiệt mạng sau các vụ nổ tại nhà Kirk o'Field tại Edinburgh.
1712 - Cộng đồng dân tộc bản địa Huilliche sống tại quần đảo Chiloé, Chile nổi loạn chống lại thực dân Tây Ban Nha.
1741 – Chiến tranh Kế vị Áo: Quốc vương Friedrich thống lĩnh quân đội Phổ giành chiến thắng tại trận Mollwitz trước quân Áo.
1763 – Hiệp định Paris (1763) được ký kết nhằm kết thúc cuộc chiến tranh giữa các thuộc địa của Pháp và Anh tại Bắc Mỹ, theo đó Pháp nhượng Québec cho Anh Quốc.
1837 – Đại thi hào người Nga Pushkin qua đời do thương tích sau một trận đấu súng vì danh dự.
1930 – Việt Nam Quốc dân Đảng phát động cuộc Khởi nghĩa Yên Bái tại Bắc Kỳ nhằm chống lại sự đô hộ của Thực dân Pháp.
1940 – Tập phim Puss Gets the Boot được công chiếu, đây là khởi đầu của loạt phim hoạt hình Tom và Jerry.
1952 – Hoa Kỳ trao trả quyền quản trị quần đảo Tokara cho Nhật Bản.
1996 – Siêu máy tính IBM Deep Blue lần đầu tiên đánh bại đại kiện tướng cờ vua Garry Kimovich Kasparov.
2008 – Lầu thành bằng gỗ của di sản văn hóa quốc gia Sungnyemun tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc bị một nam giới cao tuổi phóng hoả thiêu huỷ.
Sinh
1148 – Khâu Xứ Cơ, đạo sĩ thời Kim-Nguyên, tức 19 tháng 1 năm Mậu Thìn (m. 1227)
1840 – Per Teodor Cleve, nhà hóa học, nhà địa chất học người Thụy Điển (m. 1905)
1846 – Ira Remsen, nhà hóa học người Mỹ (m. 1927)
1850 – Alexander von Linsingen, tướng lĩnh người Đức (m. 1935)
1890 – Boris Pasternak, tác gia và thi nhân người Liên Xô, đoạt giải Nobel, tức 29 tháng 1 theo lịch Julius (m. 1960)
1893 – Bill Tilden, vận động viên quần vợt người Mỹ (m. 1953)
1897 – John Franklin Enders, nhà khoa học người Mỹ, đoạt giải Nobel (m. 1985)
1898 – Bertolt Brecht, nhà soạn kịch, nhà thơ người Đức (m. 1956)
1898 – Yun Chi-Young, chính trị gia người Hàn Quốc (m. 1996)
1902 – Walter Houser Brattain, nhà vật lý học người Mỹ, đoạt giải Nobel (m. 1987)
1910 – Dominique Pire, thầy dòng người Bỉ, đoạt giải Nobel (m. 1969)
1912 – Hoàng Anh, chính trị gia người Việt Nam
1919 – Diệp Minh Châu, họa sĩ, điêu khắc gia Việt Nam (m. 2002)
1924 – Trần Kiết Tường, nhạc sĩ người Việt Nam
1925 – Vương Đình Nhỏ, quân nhân người Việt Nam
1927 – Lê Ngọc Triển, Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa
1943 – Dương Thụ, nhạc sĩ người Việt Nam
1944 – Vernor Vinge, tác gia người Mỹ
1950 – Trần Văn Tuấn, chính trị gia người Việt Nam
1951 – Bob Iger, doanh nhân người Mỹ
1952 – Lý Hiển Long, thủ tướng của Singapore
1967 – Nguyễn Thị Thanh, chính trị gia cấp cao tại Việt Nam.
1971 – Đặng Lê Nguyên Vũ, doanh nhân người Việt Nam
1974 – Elizabeth Banks, diễn viên người Mỹ
1981 – Cho Yeo-jeong, nữ diễn viên người Hàn Quốc
1986 – Vũ Thị Hương Sen, bác sĩ và chính trị gia người Việt Nam
1986 – Radamel Falcao García, cầu thủ bóng đá người Colombia
1990 – Sooyoung, ca sĩ, vũ công, diễn viên người Hàn Quốc (Girls' Generation)
1991 – Emma Roberts, diễn viên và ca sĩ người Mỹ
1994 – Son Na-eun, ca sĩ, vũ công, diễn viên người Hàn Quốc (A Pink)
1994 – Kang Seul-gi, ca sĩ, vũ công người Hàn Quốc (Red Velvet)
1997 – Chloë Grace Moretz, diễn viên người Mỹ
Không rõ năm – Sakaguchi Kōichi, seiyū người Nhật Bản
Mất
840 – Lý Ngang, tức Văn Tông, hoàng đế của triều Đường, tức ngày Tân Tị (4) tháng 1 năm Canh Thân (s. 809)
1307 – Thiết Mục Nhĩ, tức Thành Tông, hoàng đế của triều Nguyên, đại khả hãn của đế quốc Mông Cổ, tức ngày Quý Dậu (8) tháng 1 năm Đinh Mùi (s. 1265)
1755 – Montesquieu, triết gia người Pháp (s. 1689)
1829 – Giáo hoàng Lêô XII (s. 1760)
1837 – Aleksandr Pushkin, nhà thơ và tác gia người Nga, tức 29 tháng 1 theo lịch Julius (s. 1799)
1863 – Nguyễn Phúc Nhàn Tuệ, phong hiệu Mỹ Thuận Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (s. 1835)
1865 – Heinrich Lenz, nhà vật lý học người Đức (s. 1804)
1878 – Claude Bernard, nhà sinh lý học người Pháp (s. 1813)
1879 – Honoré Daumier, họa sĩ, nhà điêu khắc người Pháp (s. 1808)
1886 – Enno von Colomb, tướng lĩnh người Đức (s. 1812)
1891 – Sofia Kovalevskaya, nhà toán học người Nga, tức 19 tháng 1 theo lịch Julius (s. 1850)
1901 – Hoàng Thị Loan, mẹ của Chủ tịch Hồ Chí Minh (s. 1868)
1912 – Joseph Lister, bác sĩ phẫu thuật người Anh Quốc (s. 1827)
1912 – Wilhelm von Kanitz, tướng lĩnh người Đức (s. 1846)
1913 – Hoàng Hoa Thám, thủ lĩnh nổi dậy người Việt Nam (s. 1858)
1918 – Abdul Hamid II, sultan của Ottoman (s. 1842)
1918 – Ernesto Teodoro Moneta, quân nhân và nhà báo người Ý, đoạt giải Nobel (s. 1833)
1923 – Wilhelm Röntgen, nhà vật lý học người Đức, đoạt giải Nobel (s. 1845)
1938 – Karl von Plettenberg, tướng lĩnh người Đức (m. 1852)
1939 – Giáo hoàng Piô XI (s. 1857)
1954 – John Drange Olsen, nhà truyền giáo người Na Uy-Mỹ (s. 1893)
1971 – Henri Huet, nhiếp ảnh gia người Pháp (s. 1927)
1993 – Fred Hollows, bác sĩ nhãn khoa người New Zealand-Úc (s. 1929)
2000 – Cơ Bằng Phi, chính trị gia người Trung Quốc (s. 1910)
2005 – Khánh Băng, nhạc sĩ người Việt Nam (s. 1935)
2007 – Jung Da Bin, diễn viên Hàn Quốc (s. 1980)
2013 – Trang Tắc Đống, vận động viên bóng bàn người Trung Quốc (s. 1940)
2015 – Lý Bá Hỷ, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (Sinh 1923)
Những ngày lễ và kỷ niệm |
Giải trình tự (chữ Anh: Sequencing), hoặc gọi là trắc tự, là đo lường thứ tự sắp xếp cấu trúc bậc một của phân tử mục tiêu. Giải trình tự nghĩa là xác định cấu trúc bậc một của polymer sinh học không phân nhánh. Kết quả giải trình tự là một miêu tả tuyến tính kí hiệu hoá, đã tổng kết ngắn gọn và súc tích thứ tự sắp xếp của phần lớn cấu trúc bậc nguyên tử của phân tử được trắc tự. Giải trình tự thường thấy có:
Giải trình tự DNA
Giải trình tự RNA
Giải trình tự Sanger
Giải trình tự Protein
Giải trình tự Pyrophosphoric acid
Giải trình tự Polysaccharide
Giải trình tự gen
Giải trình tự DNA
Tổng quan
Trong thuật ngữ di truyền học, giải trình tự DNA là quá trình xác định trật tự nucleotide của một đoạn DNA. Hiện nay, hầu hết giải trình tự DNA đều được thực thi dùng phương pháp phân tách trình tự (chain termination method) , được phát triển bởi Frederick Sanger. Kĩ thuật này dùng phân tách trình tự cụ thể (sequence-specific termination) của một phản ứng tổng hợp DNA trong ống nghiệm (in vitro) dùng chất nền nucleotide đã được chỉnh sửa.
Tại sao cần giải trình tự DNA?
Trình tự của DNA mã hóa các thông tin cần thiết để cho các cơ thể sống có thể tồn tại và tái sản sinh. Việc giải trình tự vì thế rất hữu ích với các nghiên cứu 'thuần túy' để lý giải tại sao và bằng cách nào mà các cơ thể tồn tại, cũng như các chủ đề mang tính ứng dụng. Vì bản chất quan trọng của DNA đối với các sinh vật sống, hiểu biết về trình tự DNA có thể trở nên hữu ích với các nghiên cứu sinh học và ứng dụng. Ví dụ, trong y khoa nó có thể được dùng để xác định, chẩn đoán và phát triển các phương pháp điều trị cho các bệnh về di truyền học. Tương tự, các nghiên cứu vào pathogens có thể giúp điều trị các bệnh lây nhiễm (contagious diseases). Kĩ thuật sinh học (biotechnology) là một ngành đang phát triển, với tiềm năng áp dụng cho các sản phẩm và dịch vụ hữu ích.
Giải trình tự protein
Phương pháp giải trình tự Protein bao gồm:
Phương pháp phân giải Edman
Phương pháp khối phổ
Phân tích vân tay phổ khối lượng Peptide (PMF)
Nếu gen mã hoá protein đã biết, vậy thì có thể lợi dụng trình tự gen để suy đoán ra thứ tự sắp xếp protein. |
Ngày 11 tháng 2 là ngày thứ 42 trong lịch Gregory. Còn 323 ngày trong năm (324 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
660 TCN – Theo truyền thống, vào ngày 1 tháng 1 năm Tân Dậu, Thiên hoàng Jimmu tức vị, Nhật Bản kiến quốc.
55 - Tiberius Claudius Caesar Britannicus, người được cho vào lúc ấy sẽ kế vị Đế quốc La Mã, tử vong với nhiều khuất tất. Sự kiện này đã mở đường cho Nero trở thành Hoàng đế sau này.
951 - Quách Uy tiến hành binh biến, tự xưng Hoàng đế, lập nhà Hậu Chu.
1457 – Thái thượng hoàng Minh Anh Tông phát động "Đoạt môn chi biến", phục vị hoàng đế, giam lỏng em trai là Đại Tông.
1534 – Quốc vương Anh Henry VIII được công nhận là lãnh đạo tối cao của Giáo hội Anh.
1584 - Pedro Sarmiento de Gamboa lãnh đạo một nhóm hải trình thành lập khu định cư Nombre de Jesús trên eo biển Magellan, bắt đầu thời kỳ thuộc địa hóa eo biển này của Tây Ban Nha.
1586 - Francis Drake lãnh đạo một đội quân sự Anh đánh chiếm hải cảng Cartagena de Indias của Tây Ban Nha. Người Anh chiếm cảng trong hai tháng.
1659 - Chiến tranh Thụy Điển - Đan Mạch (1658-1660): Trong trận tấn công thành Copenhagen, quân đội Đế quốc Thụy Điển bị phản công với thương vong lớn.
1794 - Thượng viện Liên bang Mỹ mở phiên họp đầu tiên cho công chúng dự thán.
1808 - Jesse Fell, người Mỹ, lần đầu tiên thực hiện thành công việc đốt Anthracit thay vì củi gỗ để sưởi ấm nhà.
1812 - Phó Tổng thống Mỹ Elbridge Gerry, lúc này là Thống đốc bang Massachusetts, bị kết tội thực hiện "gerrymandering" - Một kỹ thuật phân chia các khu vực bầu cử theo hướng có lợi cho một phe phái chính trị. Ông là người đầu tiên bị kết tội này trong lịch sử.
1841 – Vua Thiệu Trị đăng quang, là vị vua thứ ba của nhà Nguyễn kế vị vua cha Minh Mạng.
1858 – Thiếu nữ 14 tuổi Bernadette Soubirous thuật lại là Maria hiện ra tại Lourdes, Pháp, đô thị sau đó trở thành một trung tâm hành hương của tín đồ Công giáo Rôma.
1889 – Hiến pháp Đại Nhật Bản đế quốc được ban hành, đây là bản hiến pháp đầu tiên của một quốc gia châu Á.
1916 – Nhà hoạt động theo chủ nghĩa vô chính phủ Emma Goldman bị bắt giữ do diễn thuyết về kiểm soát sinh sản tại Hoa Kỳ.
1929 - Hiệp ước Lateran công nhận nền độc lập của Thành quốc Vatican, được kí kết giữa Thủ tướng Benito Mussolini đại diện cho vua Ý là Victor Emmanuel III và Hồng y tổng trưởng Pietro Gasparri đại diện cho Giáo hoàng Piô XI tại Latêranô.
1979 – Vương triều Pahlavi tại Iran sụp đổ khi quân đội tuyên bố trung lập sau khi phiến quân áp đảo lực lượng trung thành với Shah Mohammad Reza Pahlavi.
1990 – Nhà hoạt động chống apartheid - Nelson Mandela được phóng thích khỏi nhà giam sau 27 năm bị giam giữ.
2016 – Các nhà khoa học ở LIGO phát hiện ra sóng hấp dẫn.
Sinh
1839 – Josiah Willard Gibbs, nhà lý hóa học Hoa Kỳ (m. 1903).
1847 – Thomas Alva Edison, nhà phát minh Hoa Kỳ (m. 1931).
1882 – Trương Ba-na-ba, nhà truyền giáo Trung Quốc (m. 1961).
1910 – Nguyễn Xuân Khoát, nhạc sĩ Việt Nam (m. 1993).
1917 – Sidney Sheldon, nhà văn, kịch tác gia Hoa Kỳ (m. 2007).
1923 – Mao Ngạn Thanh, con trai Mao Trạch Đông (m. 2007).
1928 – Bernard de Lattre de Tassigny, sĩ quan quân đội Pháp (m. 1951).
1953 – Jeb Bush, thống đốc Florida.
1964 – Sarah Palin, thống đốc Alaska, ứng cử viên phó tổng thống Hoa Kỳ.
1969 – Jennifer Aniston, diễn viên Mỹ.
1969 – Gabriel Batistuta, cầu thủ bóng đá Argentina.
1977 – Mike Shinoda, nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc Mỹ.
1981 – Aritz Aduriz, cầu thủ bóng đá Tây Ban Nha.
1981 – Kelly Rowland, ca sĩ, nhạc sĩ, vũ công, diễn viên Mỹ.
1982 – Park Hwayobi, ca sĩ Hàn Quốc.
1983 – Rafael van der Vaart, cầu thủ bóng đá Hà Lan.
1997 – Jonathan Tah, cầu thủ bóng đá Bờ Biển Ngà
1997 – Rosé, thành viên nhóm nhạc Blackpink
Mất
1650 – René Descartes, nhà toán học, triết gia Pháp (s. 1596).
1917 - Oswaldo Cruz, Bác sĩ người Brasil (s. 1872).
1930 - Nguyễn Khắc Nhu, chí sĩ yêu nước Việt Nam thời cận đại (s. 1882).
1948 – Sergei Mikhailovich Eisenstein, đạo diễn, nhà phê bình điện ảnh Nga (s. 1898).
1963 – Sylvia Plath, nhà thơ, nhà văn Mỹ (s. 1932).
1967 – Trần Tử Bình, nhà ngoại giao và Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam (s. 1907).
1984 – Khuất Duy Tiến, chính khách Việt Nam, phó bí thư thành ủy Hà Nội (s. 1909).
2012 - Whitney Houston, ca sĩ, nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc,người mẫu, diễn viên, nhà sản xuất phim người Mỹ gốc Phi. Cô được mệnh danh là “Nữ hoàng nhạc R&B” và là một trong những biểu tượng văn hoá đại chúng vĩ đại nhất thế kỉ 20 (s. 1963).
2018 - Lâm Ngươn Tánh, Đề đốc Hải quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Những ngày lễ và kỷ niệm
Cameroon – Ngày Thanh niên Quốc gia. |
Ngày 12 tháng 2 là ngày thứ 43 trong lịch Gregory. Còn 322 ngày trong năm (323 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
515 - Bắc Ngụy Tuyên Vũ Đế đột tử, Thái tử Nguyên Hủ mới 5 tuổi kế vị hoàng đế Bắc Ngụy, Hồ thái hậu phụ chính, tức ngày Đinh Tị (13) tháng 1 năm Ất Mùi.
881 – Giáo hoàng Gioan VIII tôn Quốc vương Ý Charles Béo là Hoàng đế La Mã Thần thánh.
1502 – Vasco da Gama khởi hành từ Lisbon, Bồ Đào Nha, trong chuyến đi thứ hai của ông tới Ấn Độ.
1541 – Chinh tướng người Tây Ban Nha Pedro de Valdivia thành lập khu định cư Santiago de Nueva Extremadura, tiền thân của thủ đô Santiago, Chile.
1554 – Một năm sau khi tuyên bố vương vị Anh trong chín ngày, Jane Grey bị xử trảm vì tội mưu phản.
1733 – Một người Anh tên là James Oglethorpe thành lập Georgia, thuộc địa thứ 13 trong Mười ba thuộc địa, và thành phố đầu tiên của thuộc địa tại Savannah.
1832 – Ecuador sáp nhập quần đảo Galápagos tại Thái Bình Dương, đặt tên quần đảo là "Quần đảo Ecuador".
1895 – Chiến tranh Trung-Nhật thứ nhất: Trận Uy Hải Vệ kết thúc.
1912 – Long Dụ hoàng thái hậu lâm triều xưng chế, lấy danh nghĩa Thái hậu ban bố "Thoái vị chiếu thư", Phổ Nghi thoái vị, kết thúc 268 năm triều Thanh thống trị Trung Nguyên, tức ngày Mậu Ngọ (25) tháng 12 năm Tân Hợi.
1947 – Hãng xa xỉ phẩm Christian Dior S.A. của Pháp cho ra mắt bộ sưu tập thời trang đầu tiên của mình cho mùa Xuân/Hè 1947.
1958 – Mao Trạch Đông ký sắc lệnh tiêu diệt hoàn toàn chim sẻ trong Đại Nhảy Vọt
1968 – Thảm sát Phong Nhất và Phong Nhị: các đơn vị quân đội Hàn Quốc đã thảm sát hàng loạt dân thường không có vũ khí, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em.
1974 – Tác giả Aleksandr Solzhenitsyn bị bắt giữ và sau đó bị trục xuất khỏi Liên Xô vì viết Quần đảo Gulag nói về hệ thống trại lao động cưỡng bức của nước này.
1993 – James Patrick Bulger bị sát hại tại Kirkby, Merseyside, Anh.
2002 – Phiên tòa xét xử cựu Tổng thống Nam Tư Slobodan Milošević bắt đầu tại Tòa án Hình sự Quốc tế về Nam Tư cũ của Liên Hợp Quốc tại La Hay, Hà Lan.
2009 – Chuyến bay 3407 của Continental Airlines đâm vào một tòa nhà tại New York, khiến toàn bộ người trên khoang thiệt mạng.
2016 – Giáo hoàng Phanxicô và Thượng phụ Kirill ký một tuyên bố chung trong cuộc họp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo của Giáo hội Công giáo Rôma và Giáo hội Chính thống giáo Nga kể từ Ly giáo Đông–Tây.
2019 – Cộng hòa Macedonia đổi tên thành Cộng hòa Bắc Macedonia theo điều khoản trong Hiệp định Prespa, giả quyết tranh chấp đặt tên Macedonia với Hy Lạp.
Sinh
712 – Đỗ Phủ, nhà thơ lớn thời Đường (m.770)
1194 – Trần Thủ Độ Tể tướng Thái sư nhà Trần (m. 1264)
1809 – Abraham Lincoln, Tổng thống thứ 16 Hoa Kỳ (m. 1865).
1809 – Charles Darwin, nhà sinh học Anh (m. 1882).
1833 – Nguyễn Phúc Miên Uyển, tước phong Quảng Hóa Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1893)
1835 – Nguyễn Phúc Hồng Phi, tước phong Vĩnh Quốc công, hoàng tử con vua Thiệu Trị nhà Nguyễn (m. 1863)
1869 – Kiến Phúc, vua nhà Nguyễn (m. 1884).
1876 – Thổ-đan Gia-mục-thố, Đạt-lại Lạt-ma thứ 13 (m. 1933).
1898 – Tống Mỹ Linh, phu nhân Tưởng Giới Thạch, một trong 3 chị em họ Tống (m. 2003).
1900 – Vasily Ivanovich Chuikov, tướng Hồng Quân Liên Xô (m. 1982).
1948 – Vũ Đức Sao Biển, nhạc sĩ Việt Nam.
1963 – Borislav Mikhailov, cầu thủ bóng đá Bulgaria, chủ tịch Liên đoàn bóng đá Bulgaria.
1969 – Hong Myung-Bo, cầu thủ bóng đá Hàn Quốc.
1985 – Hoàng Anh Tuấn, vận động viên cử tạ Việt Nam.
1985 – Yoshika Kato, nữ diễn viên người Nhật
1992 – Soyou, nữ ca sĩ, diễn viên người Hàn Quốc, cựu thành viên nhóm nhạc nữ Sistar
Mất
1804 – Immanuel Kant, nhà triết học Đức (s. 1724).
1856 – Nikolai Ivanovich Lobachevsky, nhà toán học Nga (s. 1792).
1895 – Đinh Nhữ Xương, chỉ huy Hạm đội Bắc Dương của Đại Thanh (s. 1836).
1922 – Nguyễn Trọng Trì, danh sĩ Việt Nam, nhà cách mạng kháng Pháp (s. 1845).
1935 – Auguste Escoffier, đầu bếp Pháp (s. 1846).
1970 – Jean Renoir, đạo diễn, diễn viên, nhà văn Pháp (s. 1894).
2003 – Duy Khánh, ca sĩ, nhạc sĩ Việt Nam Cộng Hòa (s. 1936).
2008 – Imad Fayez Mughniyah, chỉ huy Hezbollah (s. 1962).
2019 – Gordon Banks, huyền thoại bóng đá người Anh
Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày Quốc tế chống sử dụng Binh sĩ Trẻ em |
Ngày 13 tháng 2 là ngày thứ 44 trong lịch Gregory. Còn 321 ngày trong năm (322 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
1575 – Henri III đăng ngôi vua Pháp.
1660 – Karl XI mới năm tuổi khi kế vị quốc vương Thụy Điển, ông nằm trong số các quốc vương vĩ đại nhất của nước này.
1689 – Cách mạng Vinh Quang: William III và Mary II được tuyên bố là các đồng quân chủ của Anh và Ireland.
1885 – Chiến tranh Pháp–Thanh: Quân Pháp chiếm thành Lạng Sơn từ tay quân Thanh.
1913 – Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 tuyên bố Tây Tạng độc lập từ Trung Quốc, Tây Tạng trở thành chính thể độc lập thực tế từ đó cho đến năm 1951.
1931 – Phó vương Edward Wood chủ trì lễ khánh thanh thủ đô mới New Delhi của Ấn Độ thuộc Anh.
1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Chiến dịch Budapest kết thúc khi tàn quân Đức và Hungary đầu hàng vô điều kiện trước Hồng Quân Liên Xô.
1969 – Chiến tranh Việt Nam: Thảm sát Thạnh Phong.
1984 – Konstantin Chernenko được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Liên Xô, kế nhiệm Yuri Andropov vừa qua đời.
Sinh
1766 – Thomas Malthus, nhà nhân khẩu học, kinh tế học Anh (m. 1834).
1805 – Johann Peter Gustav Lejeune Dirichlet, nhà toán học Đức (m. 1859).
1836 – Nguyễn Phúc Miên Điều, tước phong Kiến Hòa Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1891)
1910 – William Shockley, nhà vật lý, phát minh Mỹ gốc Anh (m. 1989).
1910 – Ung Văn Khiêm, chính khách Việt Nam, bộ trưởng Bộ ngoại giao (m. 1991).
1960 – Pierluigi Collina, trọng tài bóng đá Ý.
1974 – Robbie Williams, ca sĩ Anh.
1994 - Memphis Depay, cầu thủ bóng đá Hà Lan, nhạc sĩ
Mất
1603 – François Viète, nhà toán học Pháp (s. 1540).
1883 – Richard Wagner, nhà soạn nhạc Đức (s. 1813).
2009 – Phương Thị Thanh, nữ diễn viên Việt Nam (s. 1956).
2015 – Nguyễn Bá Thanh trưởng Ban Nội chính Trung ương Việt Nam
2017 – Kim Jong–nam
Những ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 14 tháng 2 là ngày thứ 45 trong lịch Gregory. Còn 320 ngày trong năm (321 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
820 – Đường Hiến Tông bị hoạn quan Trần Hoằng Chí ám hại, đánh dấu bắt đầu thời kì suy yếu của nhà Đường.
945 – Kinh thành Phúc châu của Mân xảy ra binh biến, Quốc vương Chu Văn Tiến và Tổng lục quân Liên Trọng Ngộ bị sát hại.
1779 – Nhà thám hiểm người Anh James Cook bị người bản địa giết chết tại đảo lớn Hawaii.
1918 – Sau cách mạng tháng Mười Nga, Liên Xô bắt đầu sử dụng lịch Gregory, bộ lịch mới do Giáo hoàng Grêgôriô XIII đưa ra vào năm 1582 và sử dụng rộng rãi ngày nay.
1961 – Nguyên tố hóa học Lawrenci lần đầu tiên được tổng hợp tại phòng thí nghiệm phóng xạ Lawrence thuộc Đại học California tại Berkeley.
2005 – Tên miền của YouTube được kích hoạt, YouTube hiện là trang web chia sẻ video lớn nhất thế giới.
2011 – Cầu thủ bóng đá người Brasil Ronaldo tuyên bố từ giã sự nghiệp cầu thủ.
2012 – Hỏa hoạn trong nhà tù Comayagua tại Honduras khiến 358 tù nhân thiệt mạng, đây là hỏa hoạn nhà tù gây tử vong cao nhất trong lịch sử.
Sinh
1368 – Sigismund, hoàng đế Đế quốc La Mã Thần thánh (m. 1437).
1867 – Toyoda Sakichi, doanh nhân Nhật Bản, người sáng lập tập đoàn Toyota (m. 1930).
1922 – Phạm Ngọc Thảo, điệp viên cho Quân đội Nhân dân Việt Nam (m. 1965).
1926 – Trần Văn Trung, Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa
1934 – Neil Davis, phóng viên Úc (m. 1985).
1942 – Phạm Huỳnh Tam Lang, cầu thủ bóng đá Việt Nam.
1945 – Bạch Tuyết, nghệ sĩ cải lương Việt Nam.
1947 – Phạm Tuân, phi công, phi hành gia Việt Nam, người Việt đầu tiên du hành vũ trụ.
1951 – Kevin Keegan, cầu thủ, huấn luyện viên bóng đá Anh.
1971 – Sakai Noriko, ca sĩ, diễn viên Nhật Bản.
1983 – Bacary Sagna, cầu thủ bóng đá Pháp.
1985 – Philippe Senderos, cầu thủ bóng đá Thụy Sĩ.
1987 – Edinson Cavani, cầu thủ bóng đá Uruguay.
1988 – Ángel Di María, cầu thủ bóng đá Argentina.
1992 – Christian Eriksen, cầu thủ bóng đá người Đan Mạch.
1996 – Lucas Hernández, cầu thủ bóng đá người Pháp.
1997 – Jung Jae-hyun, ca sĩ người Hàn Quốc, thành viên nhóm nhạc NCT (nhóm nhạc)
Mất
945 – Liên Trọng Ngộ, tướng lĩnh nước Mân
945 – Chu Văn Tiến, tướng lĩnh và quân chủ nước Mân
1779 – James Cook, nhà thám hiểm Anh (s. 1728).
1891 – William T. Sherman, tướng Liên bang miền Bắc trong Nội chiến Hoa Kỳ (s. 1820).
1943 – David Hilbert, nhà toán học Đức (s. 1862).
1998 – Albert Nguyễn Cao, Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (s. 1925).
2003 – Cừu Dolly, động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính (s. 1996).
2006 – Đồng Đức Bốn, nhà thơ Việt Nam (s. 1948).
2021 – Hoàng Dũng, nghệ sĩ người Việt Nam (s. 1956).
2021 – Nguyễn Tài Thu, giáo sư y học châm cứu người Việt Nam (s. 1931).
2023 – Toyoda Shoichiro, Chủ tịch tập đoàn Toyota (s. 1925)
Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày Valentine (hay còn gọi là Lễ tình nhân)
Ngày Bismarck (thiết giáp hạm Đức) hạ thủy |
Ngày 15 tháng 2 là ngày thứ 46 trong lịch Gregory. Còn 319 ngày trong năm (320 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
1113 – Giáo hoàng Pascalê II ban một chiếu thư phê chuẩn việc thành lập Hiệp sĩ Cứu tế.
1763 – Hiệp định Hubertusburg được ký kết giữa Phổ và Áo, kết thúc cuộc Chiến tranh Bảy năm.
1796 – Giáo chúng Bạch Liên giáo ở khu vực Nghi Đô, Chi Giang khởi sự, mở đầu cuộc Khởi nghĩa Bạch Liên giáo chống triều đình Thanh.
1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Lực lượng do Anh lãnh đạo tại Singapore đầu hàng Nhật Bản, đây là "thảm họa tệ nhất" trong lịch sử quân sự Anh.
1961 – Thành lập Quân Giải phóng miền Nam.
1965 – Canada bắt đầu sử dụng quốc kỳ mới với thiết kế lá phong tại trung tâm, thay thế hồng thuyền kỳ cũ.
1976 – Hiến pháp đầu tiên sau cách mạng của Cuba được thông qua trong một cuộc trưng cầu dân ý, đề ra hệ thống chính quyền và pháp luật dựa trên mô hình của Liên Xô và Đông Âu.
1991 – Các lãnh đạo của Ba Lan, Hungary và Tiệp Khắc ký kết Hiệp định Visegrád, thiết lập hợp tác nhằm hướng tới hệ thống thị trường tự do.
2013 – Sóng xung kích từ một thiên thạch phát nổ trên bầu trời Chelyabinsk của Nga khiến hơn 1000 người bị thương do kính vỡ.
Ngày sinh
1564 – Galileo Galilei, nhà vật lý, nhà toán học và nhà thiên văn học người Ý (m. 1642).
1835 – Nguyễn Khuyến, nhà thơ Việt Nam, tam nguyên nhà Nguyễn (m. 1909).
1875 – Ernest Shackleton, nhà thám hiểm Ireland gốc Anh (m. 1922).
1907 – Nam Trân, nhà thơ Việt Nam (m. 1967).
1909 – Phạm Tất Đắc, nhà thơ Việt Nam (m. 1935).
[1929] – Kauko Nieminen nhà vật lý nghiệp dư nổi tiếng với lý thuyết [xoáy ether].
1937 – Trần Hồng Quân, chính khách, nhà khoa học Việt Nam.
1943 – Thích Tuệ Sỹ, học giả Phật giáo, nhà bất đồng chính kiến Việt Nam.
1972 – Phan Thị Bích Hằng, nhà ngoại cảm nổi tiếng ở Việt Nam.
1988 – Rui Patrício, cầu thủ bóng đá người Bồ Đào Nha.
1993 – Ravi, ca sĩ, rapper, thành viên nhóm nhạc VIXX.
Ngày mất
1943 – Kim Đồng, Anh hùng lực lượng vũ trang Việt Nam (s. 1928).
1988 – Richard Feynman, nhà vật lý Hoa Kỳ, người nhận giải Nobel Vật lý năm 1965 (s. 1918).
Những ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 16 tháng 2 là ngày thứ 47 trong lịch Gregory. Còn 318 ngày trong năm (319 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
1862 – Nội chiến Hoa Kỳ: Trận đồn Donelson kết thúc với chiến thắng của Liên bang miền Bắc.
1923 – Nhà khảo cổ học người Anh Howard Carter phát hiện ra mộ thất và quách của Pharaon Tutankhamun.
1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Quân đội Mỹ đổ bộ lên đảo Corregidor tại Philippines và giao chiến với quân đồn trú của Nhật Bản trên đảo.
1959 – Fidel Castro trở thành thủ tướng Cuba sau khi nhà độc tài Fulgencio Batista bị lật đổ ngày 1 tháng 1.
1965 – Thủ tướng Phan Huy Quát lên làm thủ tướng Việt Nam Cộng hòa
1985 – Hezbollah, tổ chức chính trị, vũ trang của người Liban theo đạo Hồi dòng Shi'a, được thành lập.
1998 – Một máy bay của China Airlines gặp nạn gần Sân bay quốc tế Trung Chính tại Đài Loan, khiến 196 người trên khoang và bảy người dưới đất thiệt mạng.
2005 – Với việc được Nga phê chuẩn, Nghị định thư Kyoto bắt đầu có hiệu lực dưới sự giám sát của UNFCCC.
Sinh
1620 – Friedrich Wilhelm I của Brandenburg, Tuyển hầu Brandenburg và công tước của Phổ (m. 1688).
1700 – Nguyễn Phúc Tứ, tước phong Luân Quốc công, công tử con chúa Nguyễn Phúc Chu (m. 1753).
1817:
– Nguyễn Phúc Miên Thần, tước phong Nghi Hòa Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1878).
– Trương Thị Thận, phong hiệu Tam giai Thụy tần, phi tần của vua Thiệu Trị, mẹ của vua Hiệp Hòa (m. 1889).
1831 – Nikolai Semyonovich Leskov, nhà báo, nhà văn Nga (m. 1895).
1834 – Ernst Haeckel, nhà vạn vật học, sinh học, và triết học Đức (m. 1919).
1838 – Ōkuma Shigenobu, thủ tướng Nhật Bản (m. 1922).
1853 – James Douglas Ogilby, nhà ngư học người Úc (m. 1925)
1893 – Mikhail Nikolayevich Tukhachevsky, nguyên soái Liên Xô (m. 1937).
1897 – Vệ Lập Hoàng, tướng lĩnh người Trung Quốc, tức 15 tháng 1 năm Đinh Dậu (m. 1960)
1916 – Dương Văn Minh, cựu tướng lĩnh Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hoà (m. 2001).
1921 – Hoa Quốc Phong, Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (m. 2008).
1932 – Ahmad Tejan Kabbah, tổng thống Sierra Leone thứ 3 (m. 2014)
1942 – Kim Chính Nhật, lãnh tụ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (m. 2011).
1943 – Trọng Khôi, Nghệ sĩ Nhân dân nổi tiếng trong làng sân khấu kịch và điện ảnh Việt Nam (m. 2012).
1956 – Rina Messinger, Hoa hậu Hoàn vũ năm 1976.
1975 – Aikawa Nanase, ca sĩ Nhật Bản.
1979 – Eric Mun, ca sĩ, diễn viên Hàn Quốc.
1986 – Diego Godín, cầu thủ bóng đá Uruguay.
1988 – Denílson, cầu thủ bóng đá Brasil.
1988 – Kim Soo Hyun, nam diễn viên Hàn Quốc.
Mất
705 – Võ Tắc Thiên, Hoàng đế nhà Võ Chu (Trung Quốc) (s. 624)
1906 – Otto Knappe von Knappstädt, tướng lĩnh quân đội Phổ (s. 1815)
1907 – Giosuè Carducci, nhà thơ, nhà văn Ý, người thắng giải Nobel Văn học 1906 (s. 1835).
1977 – Ngô Kiện Hùng, nhà vật lý Mỹ gốc Hoa (s. 1912).
Những ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 17 tháng 2 là ngày thứ 48 trong lịch Gregory. Còn 317 ngày (318 ngày đối với năm nhuận) là hết năm. Ngày này thường rơi vào thứ tư, thứ sáu hoặc chủ nhật (58 lần trong mỗi 400 năm) hơn là vào thứ hai hoặc thứ ba (57 lần), và ít có khả năng rơi vào thứ năm hoặc thứ bảy (56 lần).
Sự kiện
360 – Sau khi phụ hoàng Mộ Dung Tuấn qua đời, Thái tử Mộ Dung Vĩ lên ngôi kế vị hoàng đế nước Tiền Yên.
1600 – Nhà triết học Giordano Bruno bị hỏa thiêu vì tội dị giáo tại Roma, về sau ông được vinh danh là liệt sĩ vì khoa học.
1616 – Thủ lĩnh tộc Nữ Chân Nỗ Nhĩ Cáp Xích lên ngôi đại hãn tại Hách Đồ A Lạp, kiến quốc "Đại Kim", tiền thân của triều Thanh.
1859 – Chiến tranh Pháp-Đại Nam: Quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định, song phá hủy thành một thời gian sau đó.
1904 – Vở opera Madama Butterfly được trình diễn lần đầu tại nhà hát La Scala tại Milano, Ý.
1979 – Quân đội Trung Quốc phát động chiến tranh biên giới với Việt Nam sau nhiều tuần căng thẳng và xây dựng quân đội dọc theo biên giới.
2000 - Phát hành Windows 2000
2008 – Kosovo đơn phương tuyên bố độc lập từ Serbia, và được Hoa Kỳ, Pháp, Anh Quốc cùng một số quốc gia khác công nhận trong cùng ngày.
Sinh
624 – Võ Tắc Thiên, Nữ hoàng duy nhất của Trung Quốc (m. 705).
1781 – René–Théophile–Hyacinthe Laennec, thầy thuốc Pháp (m. 1826).
1862 – Mori Ōgai, bác sĩ, dịch giả, tiểu thuyết gia và nhà thơ Nhật Bản (m. 1922).
1874 – Thomas J. Watson, người thành lập và chủ tịch tập đoàn IBM (m. 1956).
1923 – Doãn Quốc Sỹ, nhà văn Việt Nam.
1925 – Hal Holbrook, dien viên Mỹ (m. 2021).
1929 – Kiên Giang, nhà thơ, soạn giả cải lương Việt Nam.
1933 – Khun Sa, trùm ma túy, người đấu tranh cho dân tộc Shan (m. 2007).
1941 – Linda Fuller, nhà sáng lập Tổ chức Hỗ trợ Gia cư.
1955 – Mạc Ngôn, nhà văn Trung Quốc.
1963 – Michael Jordan, vận động viên bóng rổ Mỹ.
1981 – Paris Hilton, người mẫu, diễn viên Mỹ, người thừa kế Tập đoàn Hilton.
1982 – Adriano Leite Ribeiro, cầu thủ bóng đá Brasil.
1991 – Ed Sheeran, nam ca sĩ người Anh.
1991 – Bonnie Wright, nữ diễn viên điện ảnh Anh.
1992 – Meaghan Jette Martin, diễn viên truyền hình Mỹ.
Mất
1234 - Trần Thừa, Thái thượng hoàng đầu tiên của nhà Trần, Việt Nam (s. 1184)
1600 – Giordano Bruno, nhà triết học, linh mục, nhà vũ trụ học và nhà huyền bí Ý (s. 1548).
1673 – Molière, nhà thơ, nhà viết kịnh, nghệ sĩ Pháp (s. 1622).
1856 – Heinrich Heine, nhà thơ Đức (s. 1797).
1859 – Võ Duy Ninh, quan nhà Nguyễn (s. 1804).
1970 – Shmuel Yosef Agnon, nhà văn Israel, người thắng giải Nobel Văn học năm 1966 (s. 1888).
1986 – Krishnamurti, tác gia, nhà diễn thuyết Ấn Độ (s. 1895).
2005 – Omar Sivori, cầu thủ bóng đá Argentina (s. 1935).
Những ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 18 tháng 2 là ngày thứ 49 trong lịch Gregory. Còn 316 ngày trong năm (317 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
1861 – Tại Montgomery, Alabama, Jefferson Davis nhậm chức tổng thống lâm thời của Liên minh miền Nam Hoa Kỳ.
1861 – Với việc Thống nhất nước Ý hầu như hoàn tất, Vittorio Emanuele II của Piemonte, Savoy và Sardegna nhận hiệu là Vua của Ý.
1885 – Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn của Mark Twain được phát hành tại Hoa Kỳ.
1930 – Trong khi nghiên cứu các bức ảnh chụp từ tháng một, nhà thiên văn học người Mỹ Clyde Tombaugh khám phá ra sao Diêm Vương.
1932 – Mãn Châu Quốc tuyên bố độc lập từ Trung Quốc và được Nhật Bản công nhận.
1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Quân đội Nhật Bản bắt đầu tiến hành tiêu diệt có hệ thống các thành phần được cho là thù địch trong cộng đồng người Hoa tại Singapore.
1947 – Chiến tranh Đông Dương: Quân Pháp chiếm được Hà Nội sau khi Trung đoàn Thủ Đô rút lên chiến khu.
1977 – Tàu con thoi Enterprise thực hiện "chuyến bay" đầu tiên, bằng cách được gắn trên một chiếc Boeing 747, nhằm thử nghiệm các đặc tính.
2010 – Một nhóm binh sĩ tiến hành đảo chính tại thủ đô Niamey của Niger, thay thế Tổng thống Mamadou Tandja bằng chính quyền quân sự.
Sinh
259 TCN – Tần Thủy Hoàng, hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa (m. 210 B.C.)
1530 – Uesugi Kenshin, daimyo Nhật Bản (m. 1578).
1745 – Alessandro Volta, nhà vật lý Ý (m. 1827).
1810 – Frédéric Chopin, nhà soạn nhạc Ba Lan (m. 1849)
1838 – Ernst Mach, nhà vật lý người Áo, người đã phát hiện ra sóng xung kích,số Mach (m. 1916)
1895 – Semyon Timoshenko, Nguyên soái Liên Xô (m. 1970).
1922 – Vũ Cao, nhà thơ Việt Nam (m. 2007).
1931 – Toni Morrison, nhà văn Mỹ, người giành giải Nobel Văn học năm 1993.
1933 – Bobby Robson, huấn luyện viên bóng đá Anh.
1950 – Cybill Shepherd, nữ diễn viên Mỹ
1954 – John Travolta, nữ diễn viên Mỹ
1957 – Vanna White, diễn viên Mỹ
1963 – Sergey Paramonov, nhạc sĩ, ca sĩ Nga.
1967 – Roberto Baggio, cầu thủ bóng đá Ý.
1968 – Molly Ringwald, nữ diễn viên Mỹ
1973 – Claude Makélélé, cầu thủ bóng đá Pháp.
1975 – Gary Neville, cầu thủ bóng đá Anh.
1981 – Kim Jaewon, người mẫu, diễn viên Hàn Quốc.
1984 – Ốc Thanh Vân, diễn viên hài kịch – kịch nói, diễn viên điện ảnh, diễn viên truyền hình, người dẫn chương trình và diễn viên lồng tiếng người Việt Nam.
1990 – Park Shin-hye, diễn viên, ca sĩ và người mẫu người Hàn Quốc.
1994 – Jung Hoseok (nghệ danh: J-Hope), rapper, vũ công, nhà sản xuất nhạc người Hàn Quốc, là thành viên nhóm nhạc BTS.
Mất
1546 – Martin Luther, nhà thần học Đức (s. 1483).
1851 – Carl Gustav Jakob Jacobi, nhà toán học Đức (s. 1804).
1907 – Nguyễn Phúc Thục Thận, phong hiệu Cảm Đức Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (s. 1824)
1945 – Semyon Konstantinovich Timoshenko, Anh hùng Liên bang Xô viết (s. 1906).
1962 – Joseph-Armand Bombardier, nhà phát minh Canada (s. 1907).
1967 – Robert Oppenheimer, nhà vật lý lý thuyết Mỹ (s. 1904).
2014 – Phạm Quý Ngọ, tướng lĩnh công an người Việt Nam (s. 1954)
2017 – Omar Abdel-Rahman, chiến binh Hồi giáo cực đoan người Ai Cập
1294 – Hốt Tất Liệt, cháu của Thành Cát Tư Hãn, người lập nên nhà Nhà Nguyên.
Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày Quốc khánh (Gambia) |
Ngày 19 tháng 2 là ngày thứ 50 trong lịch Gregory. Còn 315 ngày trong năm (316 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
197 – Hoàng đế La Mã Septimius Severus đánh bại Clodius Albinus trong trận chiến tại Lugdunum (Lyon ngày nay), trận đánh đẫm máu nhất giữa quân đội La Mã với nhau.
356 – Hoàng đế Constantius II ban một chiếu chỉ lệnh đóng cửa toàn bộ đền thờ Pagan giáo trong Đế quốc La Mã.
1594 – Quốc vương Zygmunt III Waza của Liên bang Ba Lan và Lietuva đăng quang quốc vương của Thụy Điển, kế vị cha ông là .
1674 – Anh và Hà Lan ký kết Hiệp định Westminster, kết thúc Chiến tranh Anh-Hà Lan lần thứ ba, một điều khoản trong hiệp định là chuyển giao thuộc địa Tân Amsterdam của Hà Lan cho Anh, và khu vực được đổi tên thành New York sau đó.
1807 – Cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ Aaron Burr bị bắt giữ tại Wakefield, Alabama vì tội phản quốc.
1811 – Trận Gebora giữa Tây Ban Nha và Pháp.
1846 – Tại Austin, chính phủ bang Texas mới thành lập chính thức nhậm chức. Chính phủ Cộng hòa Texas chính thức chuyển giao quyền lực cho chính phủ bang Texas sau sự kiện Hoa Kỳ sáp nhập Texas.
1861 – Giai cấp nông nô bị bãi bỏ tại Nga.
1878 – Thomas Edison được cấp bằng sáng chế cho máy hát đĩa.
1942 – Không quân Nhật Bản oanh tạc thành phố Darwin, Úc, biến cố này thường được gọi là "Trân Châu Cảng của Úc", lần đầu tiên nước Úc bị một quốc gia khác tấn công và là một sự kiện quan trọng trên chiến trường Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
1943 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Trận đèo Kasserine tại Tunisia bắt đầu.
1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Khoảng 30.000 thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đổ bộ lên đảo Io, chiến đấu với quân đội Nhật Bản đồn trú trên đảo.
1949 – Nhà thơ Ezra Pound được trao giải thưởng Bollingen đầu tiên bởi Quỹ Bollingen và Đại học Yale.
1959 – Anh Quốc trao quyền độc lập cho Síp, tuyên bố chính thức được thực hiện vào ngày 16 tháng 8 năm 1960.
1965 – Tướng Lâm Văn Phát và Đại tá Phạm Ngọc Thảo tiến hành đảo chính bất thành tại Việt Nam Cộng hòa.
1986 – Trạm vũ trụ Hòa Bình của Liên Xô được phóng thành công lên không gian, trạm hoạt động cho đến năm 2001.
Ngày sinh
703 – An Lộc Sơn, tướng nhà Đường và là người cầm đầu loạn An Sử nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc (m. 757)
1281 – Trần Quốc Chẩn, nhà quý tộc, đại thần và tướng lĩnh quân sự Việt Nam (m. 1328)
1473 – Nicolaus Copernicus, nhà toán học và thiên văn học người Ba Lan (m. 1543)
1630 – Shivaji, hoàng đế Ấn Độ (m. 1680)
1743 – Luigi Boccherini, nghệ sĩ violon và nhà soạn nhạc người Ý (m. 1805)
1817 – Willem III, quốc vương của Hà Lan, đại công tước của Luxembourg (m. 1890)
1833 – Élie Ducommun, nhà báo người Thụy Sĩ, đoạt Giải Nobel Hòa bình (m. 1906)
1859 – Svante Arrhenius, nhà hóa học người Thụy Điển, đoạt Giải Nobel hóa học (m. 1927)
1864 – Đồng Khánh, vua nhà Nguyễn (m. 1889).
1880 – Álvaro Obregón Salido, chính trị gia người Mexico, Tổng thống thứ 39 của Mexico (m. 1928)
1896 – André Breton, nhà thơ người Pháp (m. 1966)
1924 – David Ionovich Bronstein, vận động viên cờ vua người Liên Xô-Ukraina (m. 2006)
1940 – Saparmurat Atayevich Niyazov, kỹ sư và chính trị gia người Liên Xô-Turkmen, tổng thống đầu tiên của Turkmenistan (m. 2006)
1944 – Nhạc sĩ, ảo thuật gia Nguyễn Trung Khuyến
1946 – Fujioka Kunihiro, diễn viên người Nhật Bản
1952 – Murakami Ryu, tác gia người Nhật Bản
1953 – Cristina Fernández de Kirchner, chính trị gia người Argentinia, tổng thống thứ 55 của Argentina
1954 – Sócrates, cầu thủ bóng đá người Brasil (m. 2011)
1956 – Roderick MacKinnon, nhà sinh vật học người Mỹ, đoạt Giải Nobel hóa học
1957 – Falco, ca sĩ người Áo (m. 1998)
1960 – Hoàng tử Andrew, thành viên vương thất các Vương quốc Khối thịnh vượng chung
1961 – Justin Fashanu, cầu thủ bóng đá người Anh (m. 1998)
1966 – Enzo Scifo, cầu thủ bóng đá người Bỉ
1974 – Phan Thị Minh Khai, diễn viên, người dẫn chương trình Đức gốc Việt
1977 – Gianluca Zambrotta, cầu thủ bóng đá người Ý
1979 – Romina Belluscio, người dẫn chương trình truyền hình người Argentina
1980 – Mã Lâm, cầu thủ bóng bàn người Trung Quốc
1981 – Vitas, ca sĩ người Nga
1983 – Nakashima Mika, ca sĩ và diễn viên người Nhật Bản
1985 – Haylie Duff, diễn viên và ca sĩ người Mỹ
1986 – Kadena Reon, người mẫu và diễn viên người Nhật Bản
1986 – Marta, cầu thủ bóng đá người Brasil
1986 – Quách Thái Khiết, ca sĩ và diễn viên người Đài Loan
1993 – Mauro Icardi, cầu thủ bóng đá người Argentina
1997 – Rathavit Kijworalak, ca sĩ và diễn viên người Thái Lan
1998 – Kim Jung-woo, ca sĩ người Hàn Quốc
2013 – Kim Ju-ae, con gái của Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
Ngày mất
197 – Clodius Albinus, nhân vật chính trị La Mã (s. 150)
1553 – Erasmus Reinhold, nhà thiên văn học và toán học người Đức (s. 1511)
1709 – Tokugawa Tsunayoshi, Chinh di đại tướng quân người Nhật Bản (s. 1646)
1865 – Nguyễn Phúc Hồng Kháng, tước phong Phong Lộc Quận công, hoàng tử con vua Thiệu Trị nhà Nguyễn (s. 1837)
1897 – Karl Weierstrass, nhà toán học người Đức (s. 1815)
1916 – Ernst Mach, nhà vật lý học và triết gia người Áo-Séc (s. 1838)
1929 – Otto Kreß von Kressenstein, tướng lĩnh người Đức (s. 1850)
1933 – Lê Hồng Sơn, nhà hoạt động chính trị người Việt Nam (s. 1899)
1941 – Jacques Curie, nhà vật lý học người Pháp (s. 1856)
1947 – Nguyễn Ngọc Nại, du kích người Việt Nam
1951 – André Gide, tác gia người Pháp, đoạt giải Nobel Văn học (s. 1869)
1952 – Knut Hamsun, tác gia người Na Uy, đoạt Giải Nobel Văn học (s. 1859)
1973 – Joseph Szigeti, nghệ sĩ violon người Hungaria (s. 1892)
1975 – Luigi Dallapiccola, nhà soạn nhạc người Ý (s. 1904)
1988 – André Frédéric Cournand, bác sĩ và nhà sinh lý học người Pháp-Mỹ, đoạt Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa (s. 1895)
1988 – René Char, nhà thơ người Pháp (s. 1907)
1997 – Đặng Tiểu Bình, chính trị gia người Trung Quốc (s. 1904)
2000 – Friedensreich Hundertwasser, họa sĩ người Áo-New Zealand (s. 1928)
2005 – Huy Cận, nhà thơ Việt Nam (s. 1919)
2013 – Armen Alchian, nhà kinh tế học người Mỹ (s. 1914)
2013 – Robert Coleman Richardson, nhà vật lý học người Mỹ, đoạt Giải Nobel Vật lý (s. 1937)
2015 – Harper Lee, nhà văn người Mỹ, tác giả cuốn Giết con chim nhại (s. 1926).
2015 – Umberto Eco, nhà văn, triết gia, nhà phê bình người Ý, tác giả cuốn Il nome della rosa (s. 1932).
2019 – Don Newcombe (s. 1926)
Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày Quân đội Mexico
Ngày Quốc kỳ Turkmenistan |
Ngày 20 tháng 2 là ngày thứ 51 trong lịch Gregory. Còn 314 ngày trong năm (315 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
386 – Thác Bạt Khuê lên ngôi Đại vương trong đại hội bộ lạc, sau đó cải xưng Ngụy vương, khởi đầu triều Bắc Ngụy.
1816 – Vở opera Il barbiere di Siviglia của Gioachino Rossini được trình diễn lần đầu tại Teatro Argentina tại Roma.
1872 – Viện bảo tàng mỹ thuật Metropolitan tại thành phố New York mở cửa, là nơi lưu giữ một bộ sưu tập khổng lồ các tác phẩm nghệ thuật.
1865 – Kết thúc Chiến tranh Uruguay bằng một hòa ước giữa Tổng thống Tomás Villalba và thủ lĩnh phiến quân Venancio Flores.
1877 – Vở ballet Hồ thiên nga của Tchaikovsky được trình diễn lần đầu tại Nhà hát Bolshoi tại Moskva.
1987 – Arunachal Pradesh trở thành bang thứ 25 của Ấn Độ, song Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền với hầu hết lãnh thổ bang này.
1988 – Tỉnh tự trị Nagorno-Karabakh bỏ phiếu ủng hộ ly khai khỏi Azerbaijan và gia nhập Armenia, dẫn đến Chiến tranh Nagorno-Karabakh.
1992 – Giải bóng đá Ngoại hạng Anh được thành lập theo quyết định của các câu lạc bộ trong Giải Hạng nhất.
2013 – Hành tinh ngoài hệ Mặt Trời nhỏ nhất Kepler-37b được phát hiện với khối lượng lớn hơn một chút so với của Mặt Trăng của Trái Đất.
Sinh
1844 – Ludwig Boltzmann, nhà vật lý Áo (m. 1906).
1912 – Pierre Boulle, tiểu thuyết gia Pháp (m. 1994).
1927 – Sidney Poitier, diễn viên Mỹ
1934 – Nhất Chi Mai, Phật tử tự thiêu phản chiến (m. 1967).
1947 – Peter Osgood, cầu thủ bóng đá Anh (m. 2006).
1948 - Lê Công Phụng, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hoa Kỳ, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam.
1951 – Gordon Brown, thủ tướng Anh.
1976 – Gail Kim, đô vật chuyên nghiệp
1988 – Rihanna, ca sĩ người Barbados.
1990 - Ciro Immobile, cầu thủ bóng đá người Ý.
2003 – Olivia Rodrigo,nữ ca sĩ người Mỹ
Mất
1887 – Lê Thành Phương, lãnh tụ phong trào Cần Vương (s. 1825).
1947 – Dương Văn Dương, thủ lĩnh chống Pháp (s. 1900).
1998 - Vũ Đức Nhuận, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (1926)
Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày Công lý Xã hội Thế giới (tính từ 2009) (World Day of Social Justice) |
Ngày 21 tháng 2 là ngày thứ 52 trong lịch Gregory. Còn 313 ngày trong năm (314 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
1848 – Karl Marx và Friedrich Engels xuất bản cuốn Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản tại Luân Đôn, Anh Quốc.
1912 – Hải quân Hoa Kỳ cử tàu tuần dương USS West Virginia đến rạn san hô vòng Palmyra nhằm tái khẳng định chủ quyền của Hoa Kỳ tại đây.
1916 – Chiến tranh thế giới thứ nhất: Quân Đức mở chiến dịch tấn công Verdun.
1918 – Vẹt đuôi dài Carolina, loài vẹt bản địa duy nhất ở miền đông Hoa Kỳ, bị tuyệt chủng sau khi cá thể cuối cùng chết trong điều kiện nuôi nhốt ở vườn thú Cincinnati.
1952 – Lực lượng vũ trang khai hỏa vào những người kháng nghị tại Dhaka, Đông Pakistan để yêu cầu công nhận ngôn ngữ Bengal là ngôn ngữ chính thức.
1972 – Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon bắt đầu công du chính thức Trung Quốc nhằm bình thường hóa quan hệ Trung-Mỹ.
1973 – Sau khi tình cờ lạc vào không phận do Israel chiếm đóng, một máy bay của Libya bị Không quân Israel bắn hạ.
1995 – Steve Fossett hạ cánh xuống Leader, Saskatchewan, Canada, trở thành người đầu tiên một mình bay qua Thái Bình Dương bằng khinh khí cầu.
Sinh
910 - Phạm Bạch Hổ, một sứ quân trong loạn 12 sứ quân trong lịch sử Việt Nam (m. 972)
1791 – Carl Czerny, nghệ sĩ dương cầm, nhà soạn nhạc người Áo (m. 1857)
1794 – Antonio López de Santa Anna, lãnh tụ chính trị người México (m. 1876)
1822 – Nguyễn Phúc Miên Vũ, tước phong Lạc Hóa Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng nhà Nguyễn (m. 1849)
1907 – W. H. Auden, nhà thơ Hoa Kỳ gốc Anh (m. 1973)
1924 – Robert Mugabe, tổng thống Zimbabwe
1935 – Nguyễn Mỹ, nhà thơ Việt Nam (m. 1971)
1946 - Alan Rickman, diễn viên nam người Anh
1963 – William Baldwin, diễn viên điện ảnh Hoa Kỳ
1967 – Paweł Mąciwoda, nghệ sĩ guitar Ba Lan
1979 – Jennifer Love Hewitt, diễn viên, ca sĩ người Hoa Kỳ
1979 – Carly Colón, đô vật chuyên nghiệp người Hoa Kỳ
1980 – Jigme Khesar Namgyel Wangchuck, quốc vương Bhutan
1981 – Lleyton Hewitt, vận động viên quần vợt người Úc
1987 – Ashley Greene, diễn viên, người mẫu người Hoa Kỳ
1987 – Ellen Page, nữ diễn viên người Canada
1989 – Corbin Bleu, diễn viên, ca sĩ, vũ công người Hoa Kỳ
1991 – Solar (ca sĩ), ca sĩ và diễn viên người Hàn Quốc
1991 – Riyad Mahrez, cầu thủ bóng đá người Algérie-Pháp
1994 - Wendy, ca sĩ, thành viên nhóm nhạc Hàn Quốc - Red Velvet
Mất
1677 – Baruch Spinoza, nhà triết học Hà Lan gốc Do Thái (s. 1633).
1741 – Jethro Tull, nhà nông nghiệp Anh (s. 1672).
1930 – Ahmad Shah Qajar, vua người Ba Tư (s. 1898).
1958 – Duncan Edwards, cầu thủ bóng đá Anh (s. 1936).
1965 – Malcolm X, nhà hoạt động dân quyền người Mỹ gốc Phi (s. 1925).
1981 – Lưu Quang Thuận, nhà viết kịch, nhà thơ Việt Nam (s. 1921).
1984 – Mikhail Aleksandrovich Sholokhov, nhà văn Liên Xô, người thắng giải Nobel Văn học năm 1965 (s. 1905).
2016 - Đỗ Kế Giai, Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (Sinh năm 1929)
Những ngày lễ và kỷ niệm
Ngày tiếng mẹ đẻ Quốc tế |
Ngày 22 tháng 2 là ngày thứ 53 trong lịch Gregory. Còn 312 ngày trong năm (313 ngày trong năm nhuận). Ngày này có tần suất cao rơi vào thứ hai, thứ tư, hoặc thứ sáu (58 lần mỗi 400 năm) hơn là thứ bảy hoặc chủ nhật (57 lần), và hơi ít khả năng rơi vào thứ ba hoặc thứ năm (56 lần).
Sự kiện
705 – Sau cuộc chính biến tại Trường An, Hoàng đế Võ Tắc Thiên bị buộc phải truyền vị cho con là Thái tử Lý Hiển, Lý Hiển lên ngôi vào hôm sau, tức Đường Trung Tông, tức ngày Ất Tị (24) tháng 1 năm Ất Tị.
903 – Sau một thời gian dài bị bao vây, Phượng Tường tiết độ sứ Lý Mậu Trinh buộc phải giao Đường Chiêu Tông cho Tuyên Vũ tiết độ sứ Chu Toàn Trung.
1371 – Robert II trở thành quốc vương của người Scots, là quân chủ đầu tiên của Nhà Stuart.
1889 – Tổng thống Hoa Kỳ Grover Cleveland ký dự luật thành lập các tiểu bang Bắc Dakota, Nam Dakota, Montana, và Washington.
1904 – Anh Quốc bán một trạm khí tượng trên quần đảo Nam Orkney cho Argentina, sau đó, năm 1908, Anh Quốc tuyên bố chủ quyền với quần đảo này.
1909 – Mười sáu thiết giáp hạm của Hạm đội Great White trở về đến Hoa Kỳ sau một hành trình vòng quanh thế giới.
1916 – Người tự xưng Hoàng đế Việt Nam là Phan Xích Long bị hành hình theo phán quyết của tòa án vì tội tấn công vào dinh Thống đốc và Khám Lớn Sài Gòn tại Nam Kỳ.
1940 – Tenzin Gyatso, vị Đạt-lại Lạt-ma thứ 14, được tấn phong.
1943 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Đức bắt đầu rút quân trong trận đèo Kasserine tại Tunisia, sau khi khiến Hoa Kỳ chịu một trong các thất bại tệ nhất trong lịch sử quân sự của họ.
1957 – Ngô Đình Diệm, Tổng thống chính quyền Việt Nam Cộng hòa, bị quân của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ám sát hụt tại Buôn Mê Thuột.
1996 – Bénin gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.
1997 – Tại làng Roslin, Scotland các nhà khoa học thông báo đã nhân bản vô tính thành công một con cừu trưởng thành có tên Dolly.
1998 – Thế vận hội Mùa đông XVIII bế mạc tại Nagano, Nhật Bản.
2007 – Saint-Martin và Saint-Barthélemy tách khỏi Guadeloupe và trở thành các cộng đồng hải ngoại riêng biệt của Pháp.
2011 – Một trận động đất mạnh 6,3 độ richter xảy ra tại Christchurch, New Zealand, làm 185 người thiệt mạng.
2011 – Nổi dậy ở Bahrain: hàng chục ngàn người tuần hành phản đối cái chết của bảy nạn nhân do lực lượng cảnh sát và quân đội gây ra trong cuộc biểu tình trước đó.
2012 – Tai nạn tàu hỏa tại Buenos Aires, Argentina làm 51 người chết, 700 người bị thương.
2014 – Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovych bị Verkhovna Rada của nước này buộc tội với tỉ lệ phiếu 328–0, hoàn thành mục tiêu của cuộc Biểu tình ủng hộ Liên minh châu Âu ở Ukraina năm 2013.
2015 – Một chiếc phà chở 100 hành khách bị lật trên dòng Padma, 70 người thiệt mạng.
Sinh
804 - Vũ Hồn, Quan lại nhà Đường (m. 853)
1066 - Lý Nhân Tông, Hoàng đế thứ tư của triều Lý, Việt Nam (m. 1128)
1403 – Charles VII, vua Pháp (m. 1461).
1732 – George Washington, tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ (m. 1799).
1810 – Frédéric Chopin, nhà soạn nhạc Ba Lan (m. 1849).
1857 – Robert Baden-Powell, người sáng lập ra Phong trào Hướng đạo vào năm 1907 (m. 1941).
1861 – Katō Tomosaburō, thủ tướng Nhật Bản (m. 1923).
1889 – Olave Baden-Powell, vợ của Robert Baden-Powell và là Nữ Hướng đạo trưởng Thế giới (m. 1977).
1897 – Leonid Aleksandrovich Govorov, Nguyên soái Liên Xô (m. 1955).
1918 – Robert Pershing Wadlow, người đoạt kỷ lục cao nhất (m. 1940).
1921 – Jean-Bédel Bokassa, hoàng đế Đế quốc Trung Phi (m. 1996).
1922 – Hoàng Cầm, nhà thơ Việt Nam.
1943 – Horst Köhler, tổng thống Đức.
1962 – Steve Irwin (m. 2006).
1968 – Đinh Đồng Phụng Việt, Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ.
1969 – Brian Laudrup, cầu thủ bóng đá Đan Mạch.
1974 – James Blunt, ca sĩ, nhạc sĩ Anh.
1975 – Drew Barrymore, diễn viên điện ảnh Mỹ.
1981 – Jeanette Biedermann, ca sĩ, diễn viên truyền hình Đức.
1984 – Branislav Ivanović, cầu thủ bóng đá Serbia.
Mất
1512 – Amerigo Vespucci, nhà thám hiểm Ý (s. 1454).
1799 – Hòa Thân, đại thần nhà Thanh (s. 1750).
1814 – Tống Phúc Thị Lan, hoàng hậu đầu tiên của nhà Nguyễn, chánh thất của vua Gia Long (s. 1762).
1875 - Jean-Baptiste-Camille Corot, họa sĩ Pháp (s. 1796)
1913 – Ferdinand de Saussure, nhà ngôn ngữ học Thụy Sĩ (s. 1857).
1939 – Aleksandr Ilyich Yegorov, nguyên soái Liên Xô (s. 1883).
1942 – Stefan Zweig, nhà văn Áo (s. 1881).
1976 – Florence Ballard, ca sĩ Mỹ, thành viên sáng lập The Supremes (s. 1943).
1984 – David Vetter (s. 1971)
1987 – Andy Warhol, họa sĩ Mỹ (s. 1928).
1988 – Đôminicô Nguyễn Văn Lãng, Nguyên giám mục chính tòa Giáo phận Xuân Lộc (s. 1921).
1993 - Thái Quang Hoàng, Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa
1995 - Louis Hà Kim Danh, Nguyên Giám mục chính tòa Giáo phận Phú Cường (sinh 1913)
2009 – Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, hồng y Việt Nam (s. 1919).
2005 - Lý Tòng Bá, Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Những ngày lễ và kỷ niệm |
Ngày 23 tháng 2 là ngày thứ 54 trong lịch Gregory. Còn 311 ngày trong năm (312 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
532 – Hoàng Đế Đông La Mã Justinian I cho xây dựng Hagia Sophia.
705 – Võ Tắc Thiên thoái vị, nhà Đường được khôi phục trở lại.
1868 – Thống đốc Nam Kỳ Lagrandière làm lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng Dinh Thống đốc Nam Kỳ mới tại Sài Gòn.
1885 – Chiến tranh Pháp-Thanh: Pháp giành chiến thắng quan trọng trong Trận Đồng Đăng
1918 – Biệt đội lớn đầu tiên của Hồng Quân Liên Xô xuất hiện ở Petrograd và Moskva và có trận đánh đầu tiên với quân đội Đức trên sông Neva.
1934 – Leopold III trở thành vua Bỉ.
1945 – Thế chiến thứ hai: Các lực lượng hỗn hợp Mỹ-Phillipines giải phóng hoàn toàn Manila.
1946 – "Con hổ Mã Lai" Yamashita Tomoyuki của Lục quân Đế quốc Nhật Bản bị hành hình tại Philippines theo phán quyết của Tòa án vì các cáo buộc phạm tội ác chiến tranh.
1947 – Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế được thành lập nhằm thúc đẩy các tiêu chuẩn về quyền sở hữu, công nghiệp và thương mại trên toàn thế giới.
1954 – Chiến dịch tiêm chủng lớn đầu tiên cho trẻ em nhằm chống lại bệnh bại liệt bằng vaccin Salk bắt đầu tại Pittsburgh.
1991 – Ở Thái Lan, phe quân sự tiến hành đảo chính chính quyền thủ tướng Chatichai Choonhavan.
1992 – Thế vận hội Mùa đông XVI bế mạc tại Albertville, Pháp.
2017 – Quân đội Syria Tự do do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn đánh chiếm Al-Bab từ tay ISIL.
Sinh
1417 – Giáo hoàng Paul II (m. 1471)
1644 – Tokugawa Tsunayoshi, Mạc chúa của Mạc phủ Tokugawa (m. 1709)
1685 – George Frideric Handel, nhà soạn nhạc Đức (m. 1759).
1852 – Dục Đức, vua nhà Nguyễn (m. 1883).
1873 – Lương Khải Siêu, nhà tư tưởng và là nhà hoạt động chính trị Trung Quốc thời cận đại. (m. 1929)
1874 – Konstantin Päts, tồng thống Estonia đầu tiên (m. 1956)
1883 – Karl Jaspers, một nhà tâm lý học và triết gia người Đức (m. 1969)
1908 – William McMahon, thủ tướng Úc thứ 20 (m. 1988).
1923 – Nguyễn Chánh Thi, tướng lĩnh Quân lực Việt Nam Cộng hòa (m. 2007).
1925 – Nguyễn Hữu Có, Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (m. 2012).
1928 – Vasili Lazarev, phi hành gia Nga (m. 1990).
1929 – Thượng phụ Alexy II của Moskva (m. 2008)
1934 – Phan Huy Lê, nhà sử học Việt Nam.
1953 – Viktor Yushchenko, Thủ tướng Ukraina thứ 3.
1955 – Vũ Văn Ninh, Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.
1960 – Naruhito, Thiên hoàng Nhật Bản.
1965 – Michael Dell, doanh nhân Hoa Kỳ.
1986 – Kamenashi Kazuya, ca sĩ, Diễn viên Nhật Bản.
1992 – Casemiro, cầu thủ bóng đá Brazil.
1994 – Dakota Fanning, Diễn viên điện ảnh Mỹ.
Mất
1100 – Tống Triết Tông, Hoàng đế nhà Tống (s. 1076).
1447 – Giáo hoàng Eugene IV (s. 1383).
1464 – Minh Anh Tông, Hoàng đế nhà Minh (s. 1427).
1603 – François Viète, nhà toán học người Pháp (s. 1540)
1821 – John Keats, nhà thơ Anh (s. 1795).
1848 – John Quincy Adams, tổng thống Hoa Kỳ (s. 1767).
1855 – Carl Friedrich Gauß, nhà toán học, nhà vật lý và nhà thiên văn người Đức (s. 1777).
1877 – Nguyễn Phúc Hồng Y, tước phong Thụy Thái vương, hoàng tử con vua Thiệu Trị nhà Nguyễn, cha của vua Dục Đức (s. 1833).
1944 – Leo Hendrick Baekeland, nhà hóa học người Mỹ gốc Bỉ (s. 1863).
1946 – Yamashita Tomoyuki, Đại tướng Lục quân Đế quốc Nhật Bản (s. 1885)
1969 – Saud bin Abdulaziz Al Saud, Vua Ả Rập Xê Út thứ nhì (s. 1902).
1971 – Đỗ Cao Trí, Đại tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa (s. 1929).
2000 – Stanley Matthews, cầu thủ bóng đá Anh, Quả bóng vàng châu Âu 1956 (s. 1915).
2005 – Bắc Sơn, nhạc sĩ, Diễn viên Việt Nam (s. 1931).
2006 – Luna Leopold, nhà địa mạo học Hoa Kỳ (s. 1915)
2008 – Janez Drnovšek, Tổng thống Slovenia thứ nhì (s. 1950).
Ngày lễ và kỷ niệm
Guyana – Ngày Cộng hòa Mashramani |
Ngày 24 tháng 2 là ngày thứ 55 trong lịch Gregory. Còn 310 ngày trong năm (311 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
947 – Sau khi diệt Hậu Tấn, Hoàng đế Khiết Đan Da Luật Đức Quang tiến hành đăng quang hoàng đế của Trung Nguyên, xưng là "Đại Liêu"
1303 – Trận Roslin của Chiến tranh giành độc lập lần thứ nhất của Scotland, bắt đầu.
1525 – Quân Tây Ban Nha–Áo đánh bại quân Pháp tại Trận Pavia.
1582 – Giáo hoàng Grêgôriô XIII đưa ra Lịch Gregory để thay thế lịch Julius, quyết định bỏ 10 ngày trong tháng 10 năm đó.
1607 – Công diễn vở La favola d'Orfeo của nhà soạn nhạc Claudio Monteverdi, một trong những vở opera đầu tiên được công nhận.
1711 – Công diễn vở Rinaldo của nhà soạn nhạc George Frideric Handel, vở opera tiếng Ý đầu tiên được soạn cho sàn diễn Luân Đôn.
1826 – Hiệp ước Yandabo được ký kết, Chiến tranh Anh–Miến thứ Nhất kết thúc.
1848 – Vua Louis–Philippe I của Pháp thoái vị.
1854 – Tem Penny Red trở thành con tem bưu chính đầu tiên có viền răng cưa được phát hành.
1861 – Chiến tranh Pháp–Đại Nam: Bắt đầu trận Đại đồn Chí Hòa tại Gia Định giữa quân Pháp và quân Nguyễn, quân Pháp giành chiến thắng sau hai ngày giao chiến.
1863 – Arizona được tổ chức thành lãnh thổ Hoa Kỳ.
1875 – Tàu chìm tại bờ đông nước Úc sau khi va phải rạn san hô Great Barrier, khiến khoảng 100 người thiệt mạng, bao gồm một số nhân viên công vụ và quan chức cao cấp.
1917 – Thế Chiến I: Bức điện báo Zimmermann đến tay Walter Hines Page Đại sứ Hoa Kỳ tại Anh Quốc. Trong bức điện, Đức cam kết giúp Mexico lấy lại New Mexico, Texas, và Arizona nếu Mexico tuyên chiến với Hoa Kỳ.
1918 – Sau Cách mạng Tháng Mười, tại Tallinn, Ủy ban Cứu quốc Estonia ra tuyên bố Estonia độc lập từ Nga, và bổ nhiệm chính phủ lâm thời.
1920 – Đảng Công nhân Đức đổi tên thành Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa trong hội nghị tại Hofbräuhaus München.
1976 – Hiến pháp hiện hành của Cuba chính thức được công bố.
2005 - thủ tướng Việt Nam kí quyết định lấy ngày 23/11 là ngày di sản văn hóa Việt Nam
2008 – Quốc hội Cuba bầu Raúl Castro làm Chủ tịch nước sau khi Fidel Castro tuyên bố sẽ không chấp nhận vị trí này vì lý do sức khỏe.
2020 – Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã đệ đơn từ chức lên Quốc vương Abdullah Ri'ayatuddin Al–Mustafa Billah Shah.
2022 – Tổng thống Nga Vladimir Putin tiến hành cuộc tấn công vào Ukraina.
Sinh
1103 – Thiên hoàng Toba (m. 1156)
1500 – Karl V, Hoàng đế Đế quốc La Mã Thần thánh (m. 1558)
1536 – Giáo hoàng Clêmentê VIII (m. 1605)
1557 – Matthias, Hoàng đế Đế quốc La Mã Thần thánh (m. 1619)
1709 – Jacques de Vaucanson, kỹ sư người Pháp (m. 1782)
1743 – Joseph Banks, nhà thực vật học và nhà khám phá người Anh (m. 1820)
1767 – Rama II, Vua Xiêm (m. 1824)
1866 – Cyril Arthur Pearson trùm báo chí Anh (m. 1921)
1917 – Nguyễn Văn Tỵ, họa sĩ Việt Nam (m. 1992)
1922 – Anrê Nguyễn Văn Nam, Nguyên Giám mục chính tòa Giáo phận Cần Thơ (mất 2006)
1936 – John Stuart Baker, tướng Úc (m. 2007)
1940 – Denis Law, danh thủ bóng đá Scotland
1955 – Steve Jobs, doanh nhân Hoa Kỳ
1983 – Priscila Perales, Hoa hậu Quốc tế 2007
1986 – Ricky Ullman, diễn viên truyền hình Mỹ gốc Do Thái
Mất
1908 – Giuse Phạm Văn Thiên, Nguyên Giám mục chính tòa Giáo phận Phú Cường (sinh 1908)
1953 – Gerd von Rundstedt, thống chế quân đội Đức Quốc xã (s. 1875).
1993 – Bobby Moore, cầu thủ bóng đá Anh (s. 1941).
2022 – Ngọc Đáng, nghệ sĩ cải lương người Việt Nam, qua đời vì COVID-19 (s. 1951).
Ngày lễ và kỷ niệm |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.